Remember ?

Trang 52/58 đầuđầu ... 2425051525354 ... cuốicuối
kết quả từ 307 tới 312 trên 344

Tựa Đề: Bạch Mã

  1. #307
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Những Chuyện Chưa Được Kể Ra

    Những Chuyện Chưa Được Kể Ra
    Lê Phi Ô

    Sống và lớn lên trong lửa đạn, gian lao và tù đày… thời gian đã tạo cho tôi một hình hài già nua… cằn cỗi.

    Bây giờ thì bạn bè mỗi đứa một phương, người tình rồi cũng bỏ tôi mà đi… Xen lẫn trong quá khứ kiêu hãnh là một hiện tại… trống vắng, cô đơn và nhiều… nuối tiếc!

    Có nhân…! Cố nhân… xa rồi! Biết đến bao giờ ta gặp lại cố nhân để được sống lại những lúc huy hoàng trong sắc mùa chinh chiến cũ…!!!

    “Người ta đi lính mang lon,
    Chồng em đi lính mang xoong mang nồi!”



    Hình minh họa

    Hạ Sĩ I Thí, hỏa đầu quân, cùng binh nhì Long đang khiêng cái chảo gang to tổ bố lên gần tới đỉnh đồi… bỗng ông nghiêng vai hất cái đòn gánh làm cái chảo vừa to vừa nặng rơi xuống đất nghe một cái… “bịch,” và B2 Long khiêng phía đàng trước suýt té ngửa theo cái chảo. Hạ Sĩ I Thí chửi thề: “Tiên sư cha thằng nào mới nói đó?” rồi ông quắc mắt nhì
    n chầm chập vào mặt B1 Niên đang đi gần đó.

    Ông chửi tiếp: “Mẹ… mày, mày mang chỉ mỗi cái ba-lô. Ngoài cái ba-lô, tao còn mang ruột tượng gạo và khiêng cái chảo nữa… Mệt thấy mẹ, mày không khiêng phụ… còn móc lò nữa hả thằng khốn kiếp?! … Lát nữa, tao đéo nấu cơm, cho tụi mày đói thấy mẹ tụi mày luôn!” Chửi xong, ông vất cái ba-lô đang mang xuống đất thật mạnh làm cái xoong cột trên ba-lô méo một bên.

    B1 Niên nín khe. Nó không ngờ câu nói đùa đã khiến Hạ Sĩ I thí nổi cơn điên như vậy! Mà không điên sao được. Từ sáng đến giờ, Hạ Sĩ I Thí lu-bu với các vật dụng nhà bếp không có cả thì giờ ăn sáng, bụng đói còn phải khiêng cái chảo to nặng lên đồi cho kịp nấu cơm trưa cho cả đại đội… ăn. Mặc dù đã đổi phiên cho hai anh hỏa đầu quân khác khiên chảo rồi, nhưng vì… HS1 Thí lớn tuổi, người lại gầy nhom ốm yếu và lại còn leo đồi giữa trưa nắng cho nên ông mệt muốn… đứt hơi mà lại còn bị cái “thằng khốn nạn” chọc quê, không tức sao được!

    Tối hôm đó, thằng Niên mon men lại gần HS1 Thí, ông Thí trừng mắt ngó nó như muốn đổ lửa. Thằng Niên ấp úng: “Bố, hồi trưa…” HS1 Thí giận dữ: “Bố cái con c…, ai cho mày gọi tao là bố. Mày mà còn giở trò chọc ghẹo nữa, tao phang cho cái xẻng chết mẹ bây giờ!” Thằng Niên thành khẩn: “Hồi trưa con lỡ nói chơi khiến bố giận, con xin bố tha lỗi cho con!” Nó ấp úng tiếp: “Bố đừng buồn con… nha bố!”

    Vẻ mặt thằng Niên thành khẩn đến độ thiểu não. HS1 Thí có vẻ nguôi giận, ông nín thinh một hồi rồi đột nhiên ông thấy tủi thân, ông… khóc. Thằng Niên hoảng hốt, nó ôm chầm hai vai HS1 Thí và nó cũng khóc!

    Lỗi này là do nơi ông đại đội trưởng. Mới đổi về, ông có ý tốt, chọn những người ốm yếu, lớn tuổi, và nhất là HS1 Thí cũng sắp giải ngũ vì lý do gia cảnh nên ông cho họ ở ban hỏa đầu vụ để đỡ phải hành quân, phục kích đêm,… Có lẽ ông nghĩ công việc này nhàn hạ, chỉ ngày hai buổi đi chợ nấu cơm, mà đâu dè cũng là gánh nặng mà ông không biết.

    Người ta nói “quả báo nhỡn tiền” đôi khi cũng đúng. Ðơn vị tôi đột kích vào mật khu Việt Cộng. Bọn du kích bỏ chạy, chúng tôi tịch thâu được vài khẩu Carbine, súng Mas. 36, 3 bao gạo, vài chục ký cá khô và cá hộp, v.v… B1 Niên tịch thu được một cái thau nhôm thật lớn, định bụng sẽ tặng ban hỏa đầu vụ, có lẽ tặng HS1 Thí thì đúng hơn.

    Nó ôm cái thau trước bụng. Khi di chuyển người đi trước chạm vào nhánh cây thấp và nhánh cây bật ngược đập vào cái thau nghe leng keng. Trung đội trưởng bảo nó úp cái thau vào phía sau đít mà đi, tránh gây tiếng động kẻo bọn Việt Cộng sẽ nghe thấy. Lúc leo dốc, không hiểu B1 Niên trợt chân thế nào mà lại té ngồi lên cái thau… và cứ thế, cái thau như một vật trượt tuyết chở nó lao xuống đồi thật nhanh, va vào hết cây này đến cây kia, các nhánh cây thì quất vào thau, vào người nó tơi tả. Mọi người cố chạy theo cứu nó nhưng không kịp. May sao, một bụi gai tre chận nó lại… cái thau thì móp méo và thủng cả đáy, đít thằng Niên bị trầy trụa rướm máu, còn cái mỏ nó thì bị so le vì bị cây đập vào môi trên sưng vù. Nếu không có bụi gai tre cản lại có lẽ cái thau đã lôi tuột nó xuống đường thông thủy đầy đá lởm chởm thì chỉ có chết hoặc ít ra cũng gãy tay gãy chân. Mọi người vừa thương hại vừa tức cười. Thật đáng đời cái thằng hay nghịch ngợm, hay chọc phá người này đến người nọ. Một người nói:


    Hình minh họa
    “Ðúng là người gian mắc nạn!”

    Chưa hết…

    Cạnh đồn có nhà ông Năm Giáp. Ông có hai đứa con trai lớn đều đi lính ở xa, ở nhà chỉ còn hai vợ chồng già và cô con gái út. Cô Thơm vừa tròn 17 tuổi trông rất… mát mắt. Mấy ông lính nhà ta, nhất là… mấy ông nhóc quân dịch tuổi chừng 19, 20 thường lân la đến nhà cô Thơm thăm… hai bác!

    Thằng Long là một trong đám lính đó. Nó “lết bánh” vì cô Thơm. Ngày nào không ghé qua nhà ông Năm Giáp là ngày đó nó thẫn thờ như người mất hồn. Nó thường khoe với bạn là nó thương cô Thơm lắm, thương cũng bằng thương má nó ở nhà và cô Thơm cũng thương… nó nữa! Bất cứ một tân binh nào mới đổi về nó cũng rủ ra nhà cô Thơm… thăm ông bà Năm.

    Một hôm, nó vừa bước ra sau vườn thì thấy cô Thơm đang hái me, vừa nhảy cao vừa lấy cây đập nhưng cô Thơm vẫn không làm sao hái được me. Thấy thế, thằng Long nhào tới giúp liền. Nó ấp úng:

    “Thơm để đó, tôi… hái ‘giùm’ cho” và nó nhanh nhẹn cởi giày, cởi quần trận ra, leo một thoáng là đã ngồi trên cháng ba của cây me.

    Nó đứng trên một nhánh lớn, tay trái vịn vào một nhánh khác, tay phải với tìm những trái me “giốt,” loại me gần chín, hái lia lịa và liệng xuống cho cô Thơm lượm.

    Nhưng… khi nhìn xuống thì không thấy cô Thơm đâu cả! Nó hỏi thằng bạn đứng dưới gốc: “Ê, Xuân! Thơm đâu rồi?” Thằng Xuân trả lời: “Ði rồi!” Thằng Long ngạc nhiên: “Ủa! Ði đâu vậy?” Thằng Xuân ái ngại: “Tao không biết, nhưng chắc đi luôn rồi. Thôi… xuống đi.”

    Nghe Xuân nói vậy, Long vội tuột xuống, mắt nhìn dáo dác: “Sao bỏ đi đâu vậy?” Thằng Xuân thấy tội nghiệp bạn mình: “Gặp tao, tao cũng đi nữa là… cô Thơm.” Thằng Long chưa hiểu, lẩm bẩm: “Sao bỏ đi vậy cà!?” Giọng thằng Xuân trở nên gắt gỏng: “Mầy là cái thằng cà chớn! Leo cao hái me mà lại mặc quần xà lỏn, cái quần… rộng rinh. Cô Thơm đứng dưới nhìn lên thấy mẹ nó… hết rồi!” Thằng Long lại vẫn chưa hiểu: “Thấy cái gì?” Tức quá, Xuân nói như gây lộn: “Thấy trái me… của mầy chứ thấy gì!” Lúc nầy, thằng Long mới hiểu, nó sượng chín người, mặt đỏ bừng lên nhưng cặp mắt thì như đứng tròng. Nó lúng ta lúng túng trông thật tội nghiệp, rồi bất thần nó nhắm hướng đồn đi nhanh như chạy, làm thằng Xuân chạy theo muốn hụt hơi.

    Từ đó, cô Thơm tránh mặt nó. Mỗi lần đi chợ, ngang qua cổng đồn thì cô Thơm đi vòng ra sau dãy nhà đối diện đồn để khỏi đụng mặt thằng Long. Và thằng Long thì không dám đến nhà ông Năm Giáp nữa… Mỗi khi bất chợt thấy bóng dáng một người con gái xa xa là nó vội tránh mặt liền vì sợ phải gặp mặt cô Thơm. Cũng từ đó, suốt ngày nó lẩn quẩn trong sân đồn, thỉnh thoảng liếc mắt nhìn về hướng nhà cô Thơm, buông những tràng thở dài nghe mà đứt… ruột. Và cũng từ đó, hai người xa nhau, xa nhau chỉ vì một lý do… thật lãng nhách!

    Rồi…

    Ðơn vị tôi di chuyển vào trong rừng để truy lùng một đơn vị địch quân cấp tiểu đoàn mà cách đây hai ngày chúng đã phục kích quân ta tại khu vực cầu Lăng Quăng, ranh giới của xã Vỏ Xu, Hoài Ðức, và xã Duy Cần thuộc quân Tánh Linh, Bình Tuy, gây thiệt hại trung bình cho ta, trong đó có hai sĩ quan bị tử thương là Ðại Úy Hiếu, Chi Khu Phó CK Tánh Linh, và Ðại Úy Khải, Ðại Ðội Trưởng ÐÐ.720/ ÐPQ.

    Khoảng 9 giờ sáng, đang di chuyển thì bỗng nhiên cánh quân phía trước khựng lại, tôi chụp ống liên hợp từ tay âm thoại viên hỏi cánh quân đi đầu: “Một… Trung Hiếu… gọi.” (Im lặng vô tuyến). Tôi gọi tiếp… cũng không nghe tiếng trả lời. Tôi lại gọi với giọng gắt gỏng: “Trung Hiếu gọi Một nghe rõ không, nói đi.” Vẫn im lặng, tôi điên tiết… phóng vội lên phía trước định đập anh âm thoại viên Trung Ðội 1 một trận, vì đối với đơn vị tác chiến nhất là đang di chuyển trong vùng có địch thì sự liên lạc vô cùng quan trọng, gọi chưa dứt lời là phải có sự đáp trả tức khắc.

    Vừa được mấy bước thì thấy vài anh lính chạy ngược lại, mặt mày hơ hãi… Tôi ngạc nhiên! Lại một tốp lính nữa chạy ngược về phía sau và mặt mày người nào cũng có vẻ hốt hoảng, tôi quát khẽ: “Ðứng lại, cái gì đó?” Họ không trả lời mà còn chạy nhanh hơn. Thật là quái đản!? Tôi chưa kịp hỏi tại sao thì cả đám lính phía trước ùa chạy ngược lại phía sau… mặt họ trông càng khiếp đảm hơn! Lập tức, tôi cho dàn đội hình tác chiến.

    Chuẩn Úy Minh, Trung Ðội Trưởng Trung Ðội 1, đi đầu, tay ôm mặt, tay vịn nón sắt chạy vụt qua mặt tôi ngược chiều. Tôi vói tay chụp cái ba-lô kéo giựt Chuẩn Úy Minh lại và nói như thét: “Ðứng lại! Tại sao chạy?” Chuẩn Úy Minh không nói mà lại đưa một ngón tay chỉ về phía sau lưng hướng lên trời và lại bỏ chạy thật nhanh.

    Tôi quá đỗi kinh ngạc! Cái gì làm cho họ sợ đến như vậy?! Nếu gặp Việt Cộng thì họ nổ súng, đàng này… hoàn toàn không có một tiếng súng nào cả! Hay họ gặp thú dữ? Ðiều này cũng không đúng vì rừng này làm gì có cọp beo, chỉ có voi thôi. Nhưng lính tráng súng ống đầy trời như vậy thì cả trăm con voi đi nữa cũng đâu có thể làm họ sợ đến như vậy!? Hay là họ gặp… ma? hoặc gặp… quỷ gì đó?!

    Nhưng quỷ ma thì chỉ sợ lính chứ lính làm gì sợ ma quỷ!!! Và cứ thế, cả đoàn quân âm thầm bỏ chạy gần hết. Phía trước tôi… bỏ chạy, phía sau tôi… bỏ chạy, chính giữa… ngay cả anh truyền tin mang máy cho tôi cũng… bỏ chạy! Tôi bắt đầu rúng động bởi hiện tượng kỳ quái này mà chỉ có trong sách kiếm hiệp của Kim Dung may ra mới có… Thì, một cái gì, một vật gì thì đúng hơn, nhỏ cỡ ngón tay,… Không phải một mà… là hai, rồi … ba, chạm mạnh vào má, vào trán tôi đau đến nhảy dựng lên và nước mắt, nước mũi tôi túa ra… Tôi chợt hiểu và bây giờ thì tới phiên tôi… bỏ chạy!!!

    Thì ra thằng ôn dịch nào đi đầu… không biết mắt mũi để ở đâu mà nó lại lủi nhằm phải ổ ong vò-vẽ. Lũ ong giật mình hốt hoảng bay túa ra và khi nhận diện được… kẻ thù, bọn chúng xông vào tấn công tới tấp. Khổ nỗi là cánh quân của tôi lại quàng khăn đỏ. Trong rừng, màu đỏ tương phản với màu xanh của cây lá nên bọn ong thấy rất rõ “kẻ thù” nên tấn công rất chính xác. Chạy tới đâu, bọn chúng rượt theo tới đó. Có người bị chích rồi… con khác lại bu vào chích tiếp… quyết không tha.

    Ðang chạy trối chết thì có ai đó la lớn: “Liệng trái khói… Liệng trái khói!” thế là đủ các màu vàng, đỏ, tím,… tuông ra mù mịt… Lính tráng lớp bị ong chích, lớp bị hít phải khói màu ho sặc sụa, rên hù hù, trong đó có tôi! Nhưng tất cả phải gồng mình ráng chịu… vì ra khỏi vùng có khói thì sợ ong chích. Khói màu làm lũ ong sợ hãi, chúng không dám đáp xuống tấn công nữa mà lại bay tít tận ngọn cây, quầng qua quầng lại cả ngàn con trông thấy phát ớn lạnh. Tôi từng xem phim The Longest Day… cảnh máy bay đồng minh tấn công quân Ðức tại mặt trận Normandi nhưng vẫn còn thua xa đám máy bay… ong này.

    Chưa hết! Trong khi anh em liệng khói màu để cản bầy ong thì… một ông tân binh đứng cạnh tôi hoảng hốt, đưa tay lôi trái lựu đạn đeo nơi dây ba-chạc phía trước ngực định rút chốt, may mà tôi nhìn thấy và ngăn cản kịp lúc nếu không thì… chắc chết cả đám. Vì, thấy người ta liệng khói màu, ổng cũng tưởng là ổng có… khói màu!

    Coi như cuộc hành quân… thất bại! Cánh quân trên trăm người chạy tán loạn trong rừng và lạc nhau gần hết. Tới 4 giờ chiều tối chỉ gom lại được phân nửa. (Ong vò-vẽ thường làm ổ ở các lùm bụi thấp chứ không làm trên cao như loại ong mật.)

    Ðịnh bắn súng gọi những người đi lạc nhưng lại sợ lộ mục tiêu cuộc hành quân nên tôi gọi pháo binh xin bắn đạn khói. Ðài tác xạ gọi tôi xin cho tọa độ, tôi bảo: “Bắn đâu cũng được… không cần tọa độ!” Họ tưởng tôi điên nên không chịu bắn. Tôi gọi tiếp, họ trả lời là… Họ chưa bao giờ gặp một đơn vị hành quân nào xin bắn pháo binh mà không cho biết… tọa độ! Nghe họ nói, tôi hơi bị “quê” một phút, và tôi bắt đầu giải thích… Văng vẳng trong máy, nhiều chuỗi cười rộ làm tôi thấy “quê” thêm. Thực ra, tôi chỉ muốn anh em chạy lạc trong rừng họ nghe được tiếng súng đại bác 105 ly depart họ sẽ biết hướng chi khu nằm ở đâu để họ tìm đường về. Thế thôi.

    Người tôi mệt lả vì cả ngày chẳng có hột cơm vì còn phải lo chạy giặc… ong, phần bị ong chích bắt đầu lên cơn sốt. Loại ong này độ 20 con thôi… chích vào một con trâu thì trâu cũng chết huống chi là con người. Cả đoàn quân khi ra đi thì… Trời nghiêng Ðất lở… bây giờ thì chỉ còn lại một đám bại xụi, đứa thì rên, đứa thì khóc hu… hu vì đau nhức quá không chịu nổi!

    Ðêm đó, bệnh viện Quân Dân Y đầy ắp người. Cả hàng trăm người tụ tập ở đó, vừa lính… “bại trận,” vừa thân nhân của họ. Có điều khác lạ là thân nhân không khóc, không kể lể rên rỉ như những lần lính được tải thương từ mặt trận, mà lần này… lính càng rên thì thân nhân, cười rất… vui vẻ, cười rất sảng khoái. Kiểm điểm lại, có bảy ông “bại binh” phải chở vào Tổng Y Viện Cộng Hòa, hơn 20 chục ông phải nằm lại bệnh viện Quân Y để điều trị tiếp, còn lại bao nhiêu trở về hậu cứ để cho y-tá tiểu đoàn chăm sóc.

    ***

    Ðã 32 năm trôi qua… kể từ tháng 4, 1975 mà nỗi đau thương, bất hạnh đã đổ chụp xuống đất nước và trên đầu dân tộc chúng ta. Cho dù có còn kéo dài bao lâu đi nữa… tôi vẫn không bao giờ quên được những năm tháng tuổi trẻ trong đời, những tháng năm mà tôi đã sống cho lý tưởng, cho tình yêu và cho những nồng ấm trong tình chiến hữu, cho đời lính buồn nhiều hơn vui và đầy bất trắc.

    Mỗi tháng 4 về là thời gian làm cho hoài niệm trong tôi bùng lên mãnh liệt nhất. Tôi nhớ bạn bè tôi, tôi nhớ đồng đội tôi, và tôi cũng thấy nhớ chiến trường xưa loang lửa đạn. Những chuyện tôi kể trong bài này là những đặc điểm của từng người làm tôi không bao giờ quên họ được. Ðã 32 năm rồi, đây là lần đầu tiên tôi mới kể ra, kể ra để san sẻ, để vơi bớt trĩu nặng tâm tư và cũng để… biết đâu, tôi sẽ không còn dịp để kể.

    Tôi không muốn kể những chuyện vui nhất là trong Tháng Tư Ðen, đối với tôi đây là những chuyện buồn… Vì những người tôi vừa đề cập đến… họ đã không còn nữa! Họ đã ra đi vĩnh viễn vào một thế giới nào xa xăm khác với thế giới chúng ta đang sống, và… tất cả những người này đã gục ngã vì đạn thù trên bước đường lui binh trong trận chiến Võ Ðắc tháng 3 năm 1975!


    Lê Phi Ô

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  2. #308
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Con Bướm Đen

    Con Bướm Đen
    Bút ký của ông Nguyễn Quang Thành
    Nguyên Giáo sư trường nữ trung học Đà Nẵng



    Hình minh họa

    Lời người viết:

    -Bài viết này là nén nhang thắp lên để tưởng nhớ anh tôi là Nguyễn Quang Khóa, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng kế hoạch Không đoàn 41 Chiến thuật, xuất thân khóa 61A SVSQKQ đã chết tại trại tù số 3 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

    -Chân thành cảm ơn anh Phan Trừng, và anh Đan Hoài Bửu (Phượng Hoàng Kim Cương), nguyên Trung tá phi công phản lực, bạn học cùng khóa của anh tôi, đã giúp tôi hoàn thành bút ký này.

    -Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: nguyenpierre24@yahoo.com.

    Xin đa tạ.


    Gia đình tôi ít anh em. Không phải do ba mẹ tôi hiếm muộn mà do thời gian ba tôi ở Pháp khá lâu. Hơn mười năm từ khi mẹ tôi sinh ra anh, hai ông bà mới gặp lại nhau, nên tôi kém anh tôi đúng một con giáp.

    Mặc dù khoảng cách tuổi tác sai biệt khá nhiều, nhưng anh em tôi đều có điểm tương đồng là yêu thích toán học và ôm mộng viễn du. Vì thế chúng tôi đều học ban khoa học toán và tình nguyện gia nhập quân đội sau khi đậu tú tài toàn phần:

    “Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay
    Chí làm trai, nam bắc đông tây
    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”



    Hình minh họa

    Mùa hè 1960, anh tôi nhập học khóa 61A SVSQKQ. Khoảng tháng sau lại có giấy báo nhập học ban Toán của trường Đại học sư phạm gửi về nhà, ba tôi mở ra, đọc đi đọc lại nhiều lần, mặt đăm chiêu, ra chiều nghĩ ngợi nhiều lắm.

    Mười năm sau, tôi cũng vừa thi vào đại học sư phạm, đồng thời làm đơn xin gia nhập trường Võ bị Đà lạt để được sống và học tập trong khung cảnh hào hùng và thơ mộng của vùng đất cao nguyên, mà tôi đã bị quyến rũ trước đây qua bài “Ai Lên Xứ Hoa Đào” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và một số hình ảnh của người sinh viên sĩ quan Đà Lạt trong đoạn phim giới thiệu về trường Võ Bị Quốc Gia Đà lạt, đã chiếu tại trường vào dịp cuối năm lớp Đệ nhất ( lớp 12 ) tại trường Quốc Học, Huế.

    Tôi đã trúng tuyển vào trường đại học sư phạm nhưng không thấy giấy báo nhập học trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gửi về nhà. Vì thế, sau này tôi đã trở thành một giáo sư khoa học tại một trường nữ trung học đúng theo ý nguyện của ba mẹ tôi, nhưng tôi không bao giờ quên được hình ảnh hào hùng và lịch lãm của người trai thế hệ mà mình mơ ước.

    Sau khi học đại học sư phạm được vài tháng, nhân một buổi ăn tối của gia đình, ba tôi mới ôn tồn cho tôi biết là ông đã nhận được giấy báo của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gửi về nhà, nhưng ông không cho tôi biết, vì anh tôi đã là pilote de guerre vào sinh ra tử trên bốn vùng chiến thuật (ba tôi có thói quen nói nửa Việt nửa Pháp, như ông thường viết các toa thuốc cho bệnh nhân).

    Anh tôi du học tại Hoa Kỳ năm 1961. Gia đình tôi đều đặn nhận được thư từ và hình ảnh của anh tôi, chụp tại các trường huấn luyện phi công, luôn luôn kèm bên chiếc phi cơ đã bay, hoặc các hình ảnh chụp tại các tiểu bang đã đi qua nhân dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Tôi ước mơ một ngày nào đó mình cũng được như vậy.

    Ngoài thư từ gửi cho gia đình, anh tôi còn gửi cho chị M.T., sinh viên trường CSYT, con gái của một người bạn của ba tôi, mà ba tôi đã chấm theo tiêu chuẩn “Công-Dung-Ngôn-Hạnh” cho anh tôi, trong lúc hai người chưa một lần gặp gỡ.

    Nhiều lần tôi cảm thấy xót xa cho chị, khi chị đưa lá thư anh gửi cho tôi xem với hai câu thơ mở đầu:

    “Người ơi, gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không”


    Năm 1963 anh về nước. Hai câu thơ trên trích trong tập truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà anh đã lồng vào trong bức thư, gửi cho chị M.T. như một định mệnh đã an bài.

    Ba tôi đã phải nói lời xin lỗi với cha mẹ chị, vì việc đi hỏi chị là do ba tôi đơn phương quyết định.

    Một lần nữa, ba tôi lại đăm chiêu, suy nghĩ nhiều lắm.

    Dĩ nhiên, anh tôi từ đó không về nhà, cứ ở mãi Sài gòn. Lúc đầu, anh ở Liên Phi đoàn 33 Vận tải tại căn cứ Tân Sơn Nhứt, sau đó chuyển qua Phi đoàn 518 Khu trục tại căn cứ Biên Hòa.

    Thỉnh thoảng anh gửi thư cho ba mẹ tôi nói rằng anh quen một người con gái gốc Bắc, con của một sĩ quan cấp tá, bạn của cậu tôi. Chị là sinh viên trường Đại học Luật khoa Sài gòn và cũng là bạn cùng học tại ĐHLK với anh tôi (sau khi ở Hoa kỳ về, anh lại ghi danh học ĐHLK).

    Chị có tên rất ấn tượng: Phạm Chất L.

    Thư từ giữa hai anh chị chất đầy như núi. Một lần vào cư xá thăm anh, tôi tò mò đọc được một lá thư của chị gửi cho anh, với bài thơ mà tôi chỉ nhớ được hai câu:

    “Đời phi công có mấy người chung thủy
    Mỗi đường bay thay một cánh hoa yêu”


    Hay một lá thư khác:

    “Oublie, c’est le nom d’une fleur
    N’oubliez pas, c’est le vœux de mon cœur”
    ( Xin người giữ lấy hoa quên
    Và đừng quên nhé lời nguyền trong tâm )


    Chị cũng không quên ép vào những trang thư tình màu tím một con bướm đen đậu trên nhánh hoa Forget Me Not. Điều này làm tôi liên tưởng đến sự trùng hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên: Bộ áo bay của anh tôi màu đen với khăn quàng cổ màu tím, tôi thường thấy anh tôi mặc trong những phi vụ đặc biệt.

    Đời phi công thật hào hùng và bay bướm. Trong tủ sách anh tôi để lại cho tôi học, tôi thích thú khi đọc cuốn Đời phi công của Toàn Phong, Chuyến bay đêm (Vol de nuit), Cõi người ta (Terre des hommes) của nhà văn phi công Saint Exupery. Càng thích thú hơn, khi biết Toàn Phong là bút hiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tác giả cuốn Hình học Không gian không thua kém gì các cuốn Géométrie dans L’espace của Le Bosse hoặc của Caronner mà anh em tôi xem như là quyển Tự điển Toán Hình học Không gian.

    Suy cho cùng, toán học và văn chương tuy thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng luôn luôn có sự tương quan logic. Toán học tuy khô khan, nhưng nhà toán học lại là người rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm là khởi đầu cho bao đề tài lãng mạn trong văn chương.

    Thời gian dần trôi, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, anh tôi được điều động ra căn cứ Đà nẵng. Ác liệt nhất là trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và sau đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.


    Hình minh họa

    Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân, chiếc Khu trục cơ Skyraider AD6 do anh tôi lái bị bắn với chi chít lỗ đạn phòng không của Bắc quân, đặc biệt là bánh đáp bị bắn gãy nhưng anh tôi đã đáp bụng an toàn.

    Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cổ thành Quảng Trị, chiếc phản lực cơ A 37 của anh tôi bị bắn rơi trên bầu trời cổ thành, anh đã nhảy dù thoát hiểm và may mắn được một trực thăng cứu thoát, đưa về căn cứ Đà Nẵng an toàn.

    Năm đó, tôi đang học năm thứ hai. Vừa ra khỏi giảng đường, một con bướm đen to bằng bàn tay, bay lởn vởn và đậu trên vai tôi vài tích tắc rồi biến mất. Sau đó tôi gặp một viên thiếu úy phi công trực thăng đến trường tìm một người bạn, vô tình kể lại chuyên anh ta vừa cứu thoát một thiếu tá phi công phản lực A 37 bị bắn rơi tại Quảng trị, tôi nghe chuyện và hỏi tên người phi công lâm nạn, thì ra người phi công phản lực đó chính là anh tôi.

    Sau này, trong tập san Lý Tưởng của binh chủng Không quân có đăng bài Cánh Thiên Thần Trên Bầu Trời Cổ Thành Quảng Trị của ký giả L.R.viết về anh lúc cánh dù bung ra từ chiếc phản lực cơ lâm nạn trên vùng trời lửa đạn.

    Bạn bè cùng khóa 61 A SVSQKQ và các khóa sau đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại như tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch không hẹn ngày về. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mát, đau thương, cô đơn và giá lạnh:

    “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
    Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
    Chinh phu, tử sĩ mấy người
    Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”


    Biến cố khó quên đối với gia đình tôi xảy ra vào ngày 29/3/1975 sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp và sự vụ lệnh bổ nhiệm làm giáo sư tại trường trung học được vài tháng. Đà nẵng đang trong cơn hấp hối.

    Tình hình chiến sự vô cùng căng thẳng.

    Anh tôi một mình lái xe jeep ra nhà, hối hả chở cha mẹ tôi vào phi trường Đà nẵng, còn tôi không liên lạc được phải chạy một mình ra cảng Tiên sa mong thoát thân bằng đường biển.

    Vừa đến cảng thì bị pháo kích dồn dập, tôi chỉ kịp nằm bẹp xuống một mương nước, và chiếc vali trong tay tôi rơi lúc nào cũng không hề hay biết. Một quả đạn pháo kích rơi ngay trước mặt tôi chừng mươi thước, đúng lúc một chiếc xe jeep trờ tới, mọi người trên xe bị hất tung lên và trở thành tro bụi trong phút chốc.

    Quá hoảng sợ, tôi chạy lùi theo một số người tìm đường ra biển Sơn Trà.

    Lúc này có một vài chiếc phi cơ bay vút qua, hướng ra biển Đông. Tôi ngửa mặt lên trời, ước gì ở trên cao có anh tôi thấy để cứu vớt tôi. Thế nhưng, tất cả đều đã bay xa cho đến khi chỉ còn là vài chấm đen trên nền trời ảm đạm.

    Lúc này tôi đã ra đến bờ biển Sơn trà, gặp được một chiếc tàu đánh cá đang đậu cách bờ chừng vài trăm thước. Mừng quá, tôi cởi vội quần áo và lao nhanh xuống biển. Lúc tay tôi chạm vào mạn tàu cũng là lúc trên bờ xuất hiện vài người có vũ khí cầm tay, ra hiệu cho tàu vào bờ. Một số người trên tàu vội vã kéo tôi lên đồng thời tàu nổ máy chạy thẳng ra khơi.

    Nhóm người võ trang nhắm thẳng vào tàu bắn liên tục nhưng chỉ làm bị thương một người trên tàu, còn lại đều vô sự.

    Một tiếng sau, tàu này được tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cứu vớt và chuyển lên một chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ.

    Trên boong tàu, tôi đưa mắt nhìn vào phía đất liền. Mịt mù trùng khơi. Biển vây kín biển cả. Tiếng sóng vỗ ào ào. Tàu lắc lư chao đảo. Tôi ngửa mặt lên trời, tự nhủ: Có phải đây là giờ phút vĩnh biệt của anh em tôi? Đột nhiên bầu trời trở nên u ám, vài hạt mưa đã rơi nhanh xuống sàn tàu.

    Sau này, qua một người quen cho biết: khuya 29/3/1975 anh tôi đã lên và lái một chiếc phản lực cơ A 37 ra phi đạo nhưng không thể cất cánh được vì đã bị hư hại. Vì thế anh tôi đã trở thành tù binh tại trại tù số 3 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

    Hơn một năm sau, trong lúc gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nhiên có một con bướm đen to bằng bàn tay, bay vòng vòng trong phòng và đậu trên vai từng người rồi cuối cùng đậu ngay chính giữa bàn thờ gia đình. Năm phút sau, nhận được tin báo là anh tôi đã chết, nằm trong một bụi cây bên ngoài trại tù chừng 800 mét. Mọi người đều sửng sốt, bàng hoàng nhưng không dám bật thành tiếng khóc.

    Đến khi bình tĩnh lại, nhìn về phía bàn thờ, con bướm đen cũng đã vỗ cánh bay ra khỏi nhà.

    Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi mặc bộ áo bay màu đen với khăn quàng cổ màu tím, đang lái chiếc xe jeep về nhà nhưng máu đã đẫm ướt phi bào.

    Sáng dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi cảm thấy một vị đắng, chua cay tràn ngập cổ họng. Tôi nghe như đâu đây phảng phất tiếng hát .của một nữ ca sĩ nỗi tiếng một thời:

    “Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời
    Mẹ yêu noi gương người trước đặt lời
    ...
    ...
    Người phi công giữ khung trời
    Vẫn còn mang số phận con người”


    Bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào lúc nào không hay.

    Hai mươi năm sau, một mình tôi trở lại vùng rừng thiêng nước độc, nơi anh tôi đã bị lưu đày, khổ nhục. Trại tù giờ đây chỉ là một vùng lau lách đầy cỏ dại, rất khó xác định.

    Nghĩ mình đã vượt núi, băng rừng, lội suối trong mùa nước lũ, chẳng lẽ bó tay trở về.

    Trời đã nhá nhem tối, tôi thì thầm khấn nguyện anh tôi. Bỗng từ đâu một con bướm đen to bằng bàn tay bay đến trước mặt tôi, như có ý dẫn đường. Tôi tiếp tục khấn nguyện. Con bướm đen bay vòng vòng, tôi chạy theo và bị té sấp vào một bờ đất.

    Sau phút hoảng hốt, tôi lồm cồm bò dậy và nhận ra một số nấm mộ nho nhỏ nằm khuất dưới đám cỏ dại. Tất cả gồm 12 nấm mộ vô chủ. Người dân địa phương cho biết đó là mộ của tù binh tại trại 3 Kỳ Sơn. Tôi vội vàng hốt 12 nắm đất bỏ vào 12 bao nilon nhỏ và đánh dấu theo số thứ tự, rồi đến nhà dân xin ngủ tạm qua đêm.

    Sáng hôm sau về lại Tam Kỳ, tìm đến nhà một thầy ngoại cảm. Thầy cho biết anh tôi nằm ở ngôi mộ số 3.

    Tuy nhiên tôi vẫn mong trong tương lai, khi bài viết này của tôi được nhiều người biết đến, tôi có thể có nhiều tin tức hữu ích và cụ thể để xác định chính xác mộ phần của anh tôi.


    Nguyễn Quang Thành

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  3. #309
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Người Chiến Sĩ VNCH - Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến

    Người Chiến Sĩ VNCH - Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến
    Những Người Lính Không Quân VNCH



    Hình minh họa

    Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:

    1- Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không Lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Sài Gòn để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng Lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng Ðông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29 Tháng Tư, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.

    Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 Tháng Tư, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Sài Gòn. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh.”

    2- Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314): Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến Đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 Tháng Tư, đã sẵn sàng chờ “đón” quân Cộng Sản. Trong ngày 29 Tháng Tư, Tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Sài Gòn. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy Dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Sài Gòn từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Sài Gòn. Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, Tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 Tháng Tư, ở Vùng 1 và Vùng 2, và trong những trận rút bỏ khác).

    Những người lính chiến đấu này không có… radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết Tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hy vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng Sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng Sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ ngã tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng… bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.

    Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Sài Gòn qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhảy Dù án ngữ. Quân Nhảy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Sài Gòn. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Sài Gòn theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 Tháng Tư, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Sài Gòn. Tất cả hai cánh quân Việt Cộng đều khựng lại.

    Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho Tướng Lâm Văn Phát, Thiếu Tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.

    Một câu chuyện khác do Tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt Thiếu tướng,” rồi rút súng bắn vào đầu tự tử. Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, Tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó Tướng Ba Hồng mời Tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Sài Gòn. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (Tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 Tháng Mười, 1998).

    Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 Tháng Tư. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má…

    3- Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 Tháng Năm, 1975: Bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Điệu Nam Việt Nam” “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy… Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc. Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận.

    Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn.”

    4- Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy: Đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 Tháng Tư, 1975. Thứ Hai, 28 Tháng Tư, 1975, Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”

    Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Sài Gòn, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với Tướng Minh.

    Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”

    Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía Đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa…”

    Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Sài Gòn vào lúc 5 giờ chiều.Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của Đại Tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Sài Gòn. Một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, Đại Tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng…”
    Darcourt cho biết Đại Tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.


    (Người lính cũ tổng hợp tin từ báo chí nước ngoài)

    Nguoi-Viet.com

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  4. #310
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Những Xác Chết Trên Mảnh Đất Hình Cong Chử "S"

    Những Xác Chết Trên Mảnh Đất Hình Cong Chử "S"
    J.Nguyễn



    Hình minh họa

    Vào khoảng 3 giờ chiều ngày 25 tháng 6 năm 1975, đoàn xe chở chúng tôi đến Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Long Khánh cũ; đã có một số anh em đến trước đứng trong hàng rào vẫy tay chào đón chúng tôi. Ngoài sân rất đông du kích, công an lăm le những cây súng AK.47, M.16 (USA) trên tay, làm hàng rào bao quanh, la hét bảo chúng tôi phải ngồi tại chỗ theo 4 hàng dọc. Tiếp theo cứ 4 người lên một lượt để các công an bắt đầu khám xét các đồ dùng cá nhân chúng tôi đem theo, những con dao nhỏ, những cái nĩa, những vật dụng bằng sắt có mũi nhọn đều bị tịch thu.

    Buồng ngủ là những dãy nhà tôn dài, bên trong có sạp ván, mỗi người được chia 7 tấc vừa đủ cho một chiếc chiếu nhỏ. Tính đến ngày vào tù tôi chưa đầy 24 tuổi. Với lứa tuổi đầy hào khí nầy, trước 30-4-75 đã một thời oanh liệt, băng suối vượt rừng, có những người đã tung mây lướt gió, vượt trùng dương, hiên ngang chiến đấu trên 4 vùng chiến thuật, xem thân mình tựa lông hồng, quyết tâm bảo vệ quê hương.

    Nhưng hôm nay khí phách đó còn đâu! Một kẻ bại trận, một người hàng binh, thân xác này dành cho kẻ thắng trận dày xéo, thống trị???

    Bắt đầu nhập cuộc một trò chơi mới, chúng tôi nhận được một thông điệp mà trong xã hội loài người văn minh chúng ta chưa từng nghe bao giờ. Thông điệp mà người Cộng Sản phát ra ở đây bằng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ, với bản chất đầy hằn học, hận thù, những câu nói không văn hóa, tục tĩu và đầy sát khí. Cộng sản là kẻ chiến thắng nhưng họ vẫn sợ : Cái mặc cảm vì ngỡ ngàng vì miền Nam quá phồn vinh! Họ so sánh vì miền Nam tiến bộ hơn miền Bắc gấp trăm lần! Họ tính toán làm sao và bằng cách nào để vào miền Nam vơ vét của cải đem về miền Bắc. Họ bóp trán suy nghĩ, tính toán nát óc bằng mọi cách phải làm cho được, nếu rủi thay cho người nào đó trong khi ngược về Bắc mà không mang được số của cải nào, trước hết làm sao ăn nói được với “người cha già dân tộc Hồ chí Minh, ông nội Lenine, ông tổ Karl Marx”, sau đó làm sao ăn nói với đảng Cộng sản Việt Nam trong 30 năm đã dày công tuyên truyền, cổ võ, dạy dỗ và làm sao ăn nói với tổ tiên ông bà đã chết, với đại gia đình, thân tộc, xóm làng.

    Đời sống của chúng tôi giờ đây bị thu hẹp lại, bị trói chặt lại, không có quyền mở. Những sinh hoạt, những bước đi, những tiếng nói, những tiếng cười, những hơi thở, những ánh mắt và cả không gian xung quanh chúng tôi đều bị gò bó và giám sát. Điều chúng tôi biết rất rõ ràng là chúng tôi bị tước đoạt mất quyền làm người, quyền tín ngưỡng, quyền thờ cúng ông bà tổ tiên, thậm chí đến cả những người đã chết, thân xác cũng không được nằm yên dưới lòng đất vì bị người Cộng Sản cày xới, vung vãi như tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nghĩa trang Quân Đội (VNCH) Biên Hòa. Chúng tôi bị tước đoạt bớt khẩu phần ăn, bị khâu hẹp lỗ miệng, may nhỏ cái bao tử. Ba giác quan cần phải khép kín: không nghe, không thấy, không biết, mới mong còn sống sót trong những trại lao tù của Cộng sản vô thời hạn này. Giờ đây đời sống của chúng tôi như những con thiêu thân bay quanh bếp lửa.

    Cuộc Cách Mạng tháng 10 năm 1917 ở Nga, hàng triệu triệu người bị đày đến miền cực lạnh Sibéria. Họ đã bị chết mòn trong miền hoang vu băng giá này.

    Sau năm 1945, gần 50 triệu người ở Trung Quốc bị chết vì bị trả thù và đói khát.

    Ở Việt Nam sau năm 1954, hàng triệu người cũng đã bị chết vì bị đấu tố trong chiến dịch cải cách ruộng đất và đói khát.

    Và ở miền Nam Việt Nam sau 30-4-75, tập đoàn cộng sản Hà Nội tiếp tục cuộc thanh trừng những thành phần đối kháng. Những sĩ quan quân đội, cảnh sát, những viên chức của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đều bị tập trung vào các trại lao động khổ sai, được ngụy trang dưới hình thức “trại cải tạo”. Người Cộng sản đã la to hét lớn, gầm thét giống như những tiếng thú dữ giữa rừng hoang. Họ vung tay la lớn :

    Giết! Giết! Giết! Giết sạch! Giết lầm hơn bỏ sót! Giết cho máu chảy thành sông,cho xác chất thành núi như Lénine đã nói: Chỉ có bạo lực và họng súng mới đem lại được hòa bình!

    Những ngày tháng đầu, chúng tôi còn nếm được mùi vị của cơm trắng, nước mắm và cá khô nướng, lấp lửng được phần nào cái bao tử.

    Những ngày tháng kế tiếp từ tiêu chuẩn 3 chén cơm mỗi bữa ăn xuống còn 2 chén, rồi còn một chén. Đến tháng thứ tư, thay vì một chén cơm trắng thì được một chén bo bo, nên phải nhai lâu hơn và được no bụng lâu hơn vì nhờ vỏ bo bo không bao giờ tiêu. Chúng tôi thường nhặt những phần gốc rau muống đã bị “anh nuôi” vứt bỏ trong sọt rác, rửa sạch, chẻ làm hai ngâm với nước muối và nước vo bo bo trong những thùng đạn M.16, có thể lấy từ các kho hợp tác xã trong huyện.

    Từ ngày ăn bo bo trở về sau, chúng tôi không còn được thưởng thức mùi cá nướng và nước mắm nữa, thay vào đó là nước muối nấu pha trà để có màu đỏ như nước mắm thật, thỉnh thoảng trong tuần có vài bữa rau muống luộc hay củ cải trắng nấu canh. Xen kẽ vào các bữa ăn mì lát, nhà bếp làm bánh trôi nước bằng bột khoai mì được lấy từ các kho mì lát hợp tác xã. Loại bột này có các con mọt đục khoét từ các lát khoai mì rớt ra; bột và mọt lẫn lộn với nhau, đôi khi còn có cả đất cát nữa, nên bánh sau khi đã được luộc chín trở thành màu xám của mọt.

    Mỗi trưa và tối mỗi người được lãnh một cái, còn buổi sáng chỉ được nửa cái mà thôi. Loại bánh này nếu để sau 15 phút trở thành khô cứng và có thể ném chết con chó.

    Một loại bánh mà chúng tôi chưa từng thấy trong xã hội miền Nam trước đây, vì thế chúng tôi gọi đó là “BÁNH XE LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI”.

    Những ngày tháng cuối năm 1975, chúng tôi vừa lao động vừa học tập chính trị do Ba Kiều và Ba Ý hướng dẫn. Một tuần, hai tuần rồi ba tuần cũng quanh quẩn những đề tài:”Cách mạng thành công, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, các anh là tội đồ của nhân dân, đảng Cộng sản là đỉnh cao trí tuệ..”

    Tất cả toàn là những sáo ngữ, tiếng nói của loài vẹt, người trước nói người sau sao y bản chánh, nhưng có một điều mà Ba Kiều nói đúng “Mỹ buông ra để nắm lại”.

    Hầu hết các trại tù nào cũng vậy, ban giám thị bắt chúng tôi viết đi, viết lại tờ khai lý lịch và quá trình hoạt động nhiều lần. Mục đích của họ là muốn làm cho chúng tôi rối loạn tinh thần, lo sợ để kê khai nhiều “tội lỗi của mình”. Họ bảo chúng tôi phải “thành thật khai báo và học tập tốt để sớm được sự khoan hồng của nhân dân.” Nhưng họ đã lầm và đánh giá quá thấp sự hiểu biết của các sĩ quan, viên chức của VNCH. Trong những ngày “học tập và thảo luận” những đề tài chính trị, có nhiều anh em chúng tôi hiên ngang nói lên lập trường của chế độ VNCH trước đây và còn trưng dẫn những tội ác của Cộng sản đã gây ra trong suốt 21 năm từ 1954 đến 1975. Như “cuộc tổng công kích và nổi dậy” của Cộng sản vào mùa xuân Mậu Thân 1968 trên toàn lãnh thổ miền Nam, quân Cộng sản đã giết hại biết bao nhiêu dân lành vô tội. Riêng tại thành phố Huế sau 24 ngày đêm chiếm giữ, Cộng sản đã giết và chôn sống gần sáu ngàn người trong những hầm chôn tập thể gồm các binh sĩ, Cảnh Sát, Viên chức chính quyền VNCH và dân chúng thuộc thành phần đối kháng lại họ (CS), trong đó có những ông già bà lão, trẻ con, thậm chí những phụ nữ đã mang thai họ cũng không tha.

    Trong quá khứ họ đã đốt bao nhiêu làng xã, trại định cư và còn pháo kích bừa bãi vào các trường học giết hại trẻ thơ vô tội.

    Trại K.4 Long Khánh gồm hai khu vực, khu vực A bằm tại BCH. Cảnh sát Quốc Gia tỉnh Long Khánh cũ, khu B tại trại gia binh của trung tâm yểm trợ tiếp vận cũ (VNCH).

    Hàng ngày chúng tôi lao động quanh khu vực trại: nhổ cỏ tranh, khiêng đất đá chất thành bờ, nhặt cỏ. Ngày 30-4-75 là ngày đen tối nhất trong lịch sử đối với trên 20 triệu dân miền Nam VN. Lịch sử đã sang trang, nhưng đời sống xã hội miền Nam đã lùi lại thời kỳ đồ đá.

    Họ bắt chúng tôi ngồi bết dùng hai bàn tay không nhổ những đám cỏ tranh nằm giữa những hàng rào kẽm gai chằng chịt, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những quả lựu đạn, những đầu đạn M.79 (USA) chưa nổ, những loại đầu đạn M.79 này khi bắn ra khỏi nòng súng chưa đủ vòng tua để kích nổ, nhưng nếu chúng ta nhặt lên chuyền qua tay nó sẽ nổ ngay rất nguy hiểm. Chỉ qua một buổi lao động, hai bàn tay của chúng tôi bị kẽm gai cào và cỏ tranh cắt rướm máu. Trại bảo chúng tôi dùng những cây cọc sắt đập dẹp một đầu bẻ cong lại 90 độ dùng để cuốc đất, lên luống khoai, làm những luống cải. Với bàn tay trần chúng tôi không thể nào cầm cây cọc sắt để cuốc đất, nên phải dùng bao cát quấn quanh cọc sắt để bảo vệ đôi bàn tay.

    Vào một buổi chiều, trong lúc chúng tôi đang cấy những cây cải con vào luống. Út Nhân đi ngang qua thấy chúng tôi đang cấy những cây cải chỉ có ba hàng dọc, hắn đứng lại quát lớn:

    -Tại sao các anh trồng ba hàng? Ai tổ trưởng ở đây? Ai bảo các anh trồng ba hàng? Cách mạng đã tha chết cho các anh, các anh đã vào đây mà còn mơ tưởng đến “cờ ba que”?

    Hắn hét lớn:

    -Nhổ lên, nhổ lên trồng lại!

    Rồi hắn lầm lũi, mặt đầy sát khí, bàn tay phải luôn áp chặt vào bá súng Colt 45 mang trước ngực, bước đi không quay lại. Đã hết giờ lao động nhưng chúng tôi phải nhổ lên trồng lại. Tối đến Út Nhân bắt chúng tôi họp đội, lên lớp chửi chúng tôi thậm tệ và bắt làm tự kiểm từng người . Út Nhân là bí thư ban giám thị trại, người nhỏ thó, chân đi chữ bát, ít học, ăn nói ồn ào, nhưng nét mặt lúc nào cũng đầy thù hận.

    Còn những tên du kích, công an con, mặt lầm lì sát khí, trên tay lúc nào cũng lăm le những cây súng; trước đây chúng chưa từng có dịp nạt nộ sai khiến ai, nay có đối tượng là tù nhân nên chúng cảm thấy khoái trá lắm, chúng viết trên các bức tường: “Trong đời không có gì sung sướng hơn được đi chăn tù”.

    Trải qua 30 năm sau cũng không sao quên được hình ảnh những người trai trẻ thời bấy giờ phải cắn răn chịu đựng những lời sỉ vả nhục nhã, những ngày tháng lao động khổ sai trong những trại lao tù Cộng Sản. Còn những người lớn tuổi trông thê thảm hơn, thân hình tiều tuỵ, gương mặt hốc hác, đã thiếu ăn lại suy nghĩ nhiều về cha mẹ, vợ con, anh chị em, người thân đang sống ở xã hội bên ngoài, đời sống của những người ấy chẳng khác nào những người tù bị giam lỏng. Hằng ngày chúng tôi lao động vất vả dưới ánh nắng như thiêu đốt, áo quần bê bết màu đất đỏ, mong sao có những trận mưa rào tưới lên những tấm thân khô cằn này để xoa dịu những nỗi nhọc nhằn, suy tư.

    Đây chỉ là những bước đầu và thời gian tiếp nối có lẽ sẽ không có dấu chấm hết! Số tiền 20.620 đồng theo như thông báo chỉ để lừa gạt thiên hạ. Chân lết, tay nhổ cỏ, nhưng đầu óc quay cuồng bởi hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Anh em chúng tôi trong lúc nghĩ ngơi thường tụm ba, tụm bốn xầm xì to nhỏ bàn tán, hỏi rồi lại đáp, nhưng không có một ai trong chúng tôi có thể giải đáp được bài toán không có đáp số này. Theo tôi cho rằng thời gian tù ít nhất là 3 năm, có anh em cho rằng miệng tôi ăn mắm, ăn muối nên nói bậy bạ. Mà quả thật trong các trại tù chỉ có ăn nước muối chứ làm gì có mắm mà ăn, nếu có cũng chỉ là những loại mắm thúi ở các vựa cá hợp tác xã dùng để nuôi gia súc. Chúng ta hãy dựa vào bản chất độc ác, lừa dối của Cộng sản để suy đoán ra điều này. Từ năm 1930 đến nay, Cộng sản đã lừa dạt cả dân tộc Việt Nam, con tố cha (như Trường Chinh), vợ tố chồng, anh em tố lẫn nhau. Họ không có tính người vì tổ tiên của họ do loài vượn mà ra:

    Xưa kia khỉ ở trong rừng,
    Ngày nay tiến bộ, khỉ mừng khỉ vui.
    Từng đàn khỉ xuống miền xuôi,
    Dạng hình thay đổi, nhưng đuôi vẫn còn.


    Trung Uý Ba Kiều, cán bộ chính trị của trại K.4 đã tâm sự với chúng tôi rằng: Hai vợ chồng anh đi ngược về Bắc để thăm gia đình, bà con thân hữu xóm làng tới thăm vợ chồng anh, đã trầm trồ khen ngợi những sản phẩm tơ lụa và đồ dùng của miền Nam. Chiếc Honda dame mà anh mang về là một chiến lợi phẩm được cán bộ cả huyện đến xem (sự phồn vinh giả tạo của miền Nam!). Hằng ngày những đoàn xe khách chạy từ Nam ngược Bắc chở theo rất nhiều xe đạp, xe Honda, bàn ghế, Tivi, tủ lạnh, quạt máy, chưa kể những vật dụng có giá trị khác.

    Tôi nghe nói nếu có cán bộ nào ngược về Bắc, chẳng may không mang được của cải gì, thì bị người thân mắng chửi thậm tệ và gia đình cảm thấy xấu hổ với bà con hàng xóm. Bây giờ gần 1 triệu đảng viên Cộng sản và dân chúng miền Bắc đã thấy rõ bộ mặt thật sự lừa bịp của tập đoàn Cộng sản Hà Nội trong những thập niên qua do Hồ Chí Minh lãnh đạo hay chưa? Nhà văn nữ DƯƠNG THU HƯƠNG, tháng 4 -1975, lần đầu tiên bà đặt chân đến thành phố Sài Gòn, ngồi trên vỉa hè bà đã ôm mặt khóc nức nở, vì bà đã tận mắt nhìn thấy xã hội phồn vinh của miền Nam, thì ra cái xã hội của kẻ chiến thắng đang ngự trị là xã hội man rợ, một xã hội không tính người.

    Đã vậy, tập đoàn Cộng sản Hà Nội vẫn ngoan cố, không công nhận chân giá trị hiện hữu của miền Nam, vẫn còn tiếp tục giở trò lừa gạt nhân dân miền Bắc: Những người miền Bắc muốn xuôi Nam để thăm bà con, thì phải được học tập một thời gian cách nói láo về xã hội chủ nghĩa giàu sang tại miền Bắc (tivi, tủ lạnh chạy đầy đường…) và còn chỉ những mánh khoé để vào miền Nam xin của cải. Thế còn dân miền Bắc đem vào cho nhân dân miền Nam những gì? Dân miền Bắc dành dụm, chắt chiu những hộp sữa Ông Thọ, từng gói mì ăn liền, từng cái tô sành để đem vào Nam và họ đã nhận lấy LÒNG THƯƠNG HẠI TỪ DÂN CHÚNG MIỀN NAM!!!

    Hầu hết trong các trại tù nước rất khan hiếm, vì vậy trại đã chọn 40 anh em còn trẻ, khoẻ để đào giếng, được chia làm hai ca, mỗi ca đào một ngày. Công việc thật vất vả và nặng nhọc, vì vùng đất bazan Long Khánh lớp phía dưới toàn đá xanh. Lớp đá dày 10 mét nên phải dùng đến thuốc nổ TNT để đánh phá, đã đào suốt tháng trời cũng chưa có mạch nước. Một số anh em đã nản chí vì bị thương tích nhiều nhưng lại thiếu thuốc men chữa trị, vả lại chế độ ăn uống không hơn bao nhiêu nên anh em đã kiệt sức.

    Nước không đủ tắm và giặt giũ quần áo hằng ngày, vì thế chúng tôi bị ghẻ lở rất nhiều, thân hình gầy ốm, xông ra mùi hôi tanh khó chịu và ảnh hưởng đến những người chung quanh. Ban đêm chúng tôi không sao ngủ được, phần bị ghẻ ngứa nên đánh bài cào sồn sột. Trên đầu nằm, từng đàn dán ngửi thấy mùi hôi của ghẻ, chúng tấn công trên hai cánh tay, dưới bàn chân, chúng gậm nhấm vào da thịt cảm thấy ghê sợ. Cùng đồng minh với gián, hàng trăm chú rệp từ trong gối và sạp ván bò ra đồng loạt tấn công từ đầu cho đến chân, chúng bò ở cổ, tay, ở lưng, ở chân, cảm thấy rợn người.

    Khu vực lao động thứ hai rộng 60 mẫu tây, nằm về hướng đông của trại. Trước 30-4-75, khu vực này của Tướng Lê Văn Tỵ. Hai mươi mẫu sát quốc lộ 1 là vười cây ăn trái, vườn cà phê và bảy hồ nuôi cá. Khu vực còn lại 40 mẫu dùng chăn nuôi bò, khoảng 200 con lớn nhỏ. Sau khi tiếp quản, cán bộ Cộng sản huyện Xuân Lộc đã đem bò cống nạp trong qui hoạch sản xuất của trại, chúng tôi được tắm rửa, giặt giũ thoải mái hơn, nên bệnh ghẻ lở cũng giảm bớt phần nào.

    Trại đưa kế hoạch xuống bắt chúng tôi phải đào 6 hồ nuôi cá. Hồ lớn nhất có bề dài 220 mét, rộng 63 mét, sâu 3 mét, tại khu vực ruộng sình dày hơn 5 tấc, lớp dưới toàn đá cuội và nhiều tảng đá xanh rất lớn. Có một việc không làm sao chúng tôi quên được ngày hôm đó, 80 anh em chúng tôi phải tìm cách đưa một tảng đá nặng khoảng 3 tấn lên khỏi bờ hồ cao 2 mét. Chúng tôi phải dùng dây kẽm gai quấn thành những dây thừng lớn đan thành mặt võng bọc lấy tảng đá, dùng những đòn bẩy lên, phía trên anh em dùng đòn kéo tới, tảng đá lên được phần ba, bất ngờ dây cáp bị đứt, tảng đá rơi xuống lại gây cho nhiều người bị thương, kẻ dập tay, dập chân, người bị va đầu vào đá, khoảng 15 người bị cụp xương sống không thể đi được nên phải nhờ anh em dìu lên bờ. Thật ra muốn đem những tảng đá lớn lên bờ cách nhanh chóng, trại chỉ cần dùng nhừng xe cẩu hay dùng chất nổ TNT đánh phá tảng đá bung ra từng mảng. Nhưng ở đây người Cộng sản muốn đày đọa chúng tôi phải làm những công việc nặng nhọc quá sức người, để thân xác chúng tôi chết dần chết mòn trong đau khổ.

    Trong 4 năm trời, những tù nhân trại K.4 đã bị cưỡng bức dùng chính thân xác mình làm những tảng đá, dùng máu và nước mắt của mình hòa lần với hồ để hoàn thành một công trình thật vĩ đại: Một hồ lớn nuôi cá giữa có nhà thủy tạ hình chữ T, năm hồ nuôi cá khác được xây nhỏ hơn. Một khách sạn 3 tầng và nhiều cây ăn trái và cây kiểng.

    Điều đáng nói ở đây là đã xây bức tường thành bao quanh 60 mẫu và chung quanh khu vực trại K.4. Tù nhân đã chẻ những tảng đá lớn thành những khối đá hình chữ nhật để xây một “THIÊN LÝ TRƯỜNG THÀNH” dưới chân rộng 5 mét, bề mặt trên rộng 3 mét, cao 3 mét.

    Đây là một chứng tích lịch sử có một không hai trong những trại tù Cộng sản từ Nam chí Bắc. Một trại khổ sai nặng nề nhất, máu và nước mắt tù nhân đã đổ ra nhiều nhất.

    Để đánh đổi cho sự thành công này, để đánh đổi nụ cười ngạo mạn, đắc ý của bà vợ ba bí thư Lê Duẩn và các cán bộ từ trung ương xuống địa phương trong ngày cắt băng khánh thành công trình, trong những nhà biệt giam, trong những xà lim chứa hàng trăm người.

    Những tù nhân chết không nhắm mắt, chết còn mang theo nỗi hận thù không bao giờ chịu khuất phục dưới lưỡi đao hay họng súng của kẻ thù Cộng sản:

    -Anh Nguyễn Văn Hải bị nhốt chết khô vì sức nóng của thùng sắt Mỹ sau 4 tháng trời biệt giam.

    -Anh Bùi Thiện Thọ, huấn luyện Vovinam trường Chí Linh-Vũng Tàu, anh bị cùm hai chân, hai tay bị xiềng và treo trên sàn nhà đá, tay anh bị nhiễm trùng, thịt bị vữa, dòi rút đầy người và cuối cùng anh đã chết.

    -Anh Lê Văn Tý, Điều Xiểng, anh Hợi, anh Quyền và 5 anh em khác (tôi không nhớ tên) bị biệt giam và tra tấn cho đến chết.

    Ban giám thị trại K.4 còn dùng thủ đoạn lập ra ban tư tưởng do tù nhân Huỳnh Tấn B. làm trưởng ban, cắt được mỗi tổ 1 người để theo dõi anh em và báo cáo cho trưởng ban hàng ngày.

    Vào một buổi trưa đầu năm 1978, trong lúc chúng tôi đang ăn trưa, nghe tiếng báo động họp khẩn cấp, chúng tôi vứt chén đũa chạy vội đến sân dãy nhà tập họp một hàng theo từng đội, đa số chúng tôi ở trần phơi những tấm lưng dưới ánh nắng trưa gay gắt. Tư Hằng, tên trưởng trại mới đến thay Ba Xuân. Hắn bị chột mắt trái, trông hắn cũng thuộc loại người có máu lạnh, gian ác. Đứng trong hiên nhà, hắn nói lớn:

    -Tôi biết các anh 99% không ưa gì Cộng sản.

    Hắn đưa mắt đảo một vòng qua chúng tôi để xem có phản ứng gì hay không và nói tiếp:

    -Nhưng tôi khuyên các anh đừng có chống đối trong lúc này. Các anh được tha về rồi hãy chống, các anh chống giỏi thì sống, nếu chống dở thì chết.

    Hắn gằn từng tiếng và nói đi nói lại hai lần. Sau đó hắn cho đọc lệnh bắt nhốt 5 người về tội tổ chức cướp trại do anh Đặng Chiên làm tham mưu. Sở dĩ Tư Hằng nói như thế là để đánh động tâm lý chúng tôi cho rằng hắn nói đúng và đừng có ý đồ chống đối trong thời gian hắn làm trưởng trại. Tư Hăng bắt chúng tôi đào những đường hào chạy vòng sát những hàng rào phía sau, bề đáy rộng 1 mét, bề mặt rộng 3 mét, sâu 1 mét. Dưới đáy và hai bên thành hào đều được cắm chông tre và chông sắt. Bên ngoài được rào một hàng kẽm gai, mỗi tối được găm điện vào. Dù hàng rào và hầm hố có nguy hiểm đến đâu cũng không cản được sự quyết tâm của con người khi bị áp bức, vì thế vào ngày mùng năm Tết năm 1978 (?), năm tù nhân đã vượt trại, kết quả 3 anh đã trốn thoát, 1 anh bị bắt lại và 1 anh bị chết.

    Một thời gian sau Út Nhân lên làm trưởng trại thế Tư Hằng. Hắn là một tên đao phủ giết người không gớm tay, hắn còn độc ác và tàn bạo hơn những tên trước. Hắn đã ra lệnh nhốt rất nhiều tù nhân vào nhà đá và xà lim. Có nhiều tù nhân đã bị biệt giam từ 1 năm đến 2 năm.

    Tôi chỉ còn nhớ những anh em quen biết như Trần Phước H, Nguyễn Văn Đ, Trương Phước X, Nguyễn Trọng T, Đỗ V. B, Đỗ Minh G, anh Năm H. Bảy anh em này bị công an trại dùng bao bố bịt miệng và mũi đổ nước vôi vào cho đến khi ngộp thở. Cột tù nhân vào ghế dùng điện găm vào người nhiều lần làm cho người co quắp lại. Cột tay và chân tù nhân và treo chân ngược lên sàn nhà, dùng cây hay roi sắt đánh và quất vào người đến nứt da nứt thịt. Bốn là rút kiếm Nhật giống như một võ sĩ đang rút kiếm đeo sau lưng. Tay trái choàng ra sau ngang thắt lưng, tay phải để trên vai phải bẻ ngược về phía sau, 10 ngón tay được cột lại với nhau bằng những sợ dây và siết chặt hai đầu bàn tay lại làm cho hai cánh tay và xương sống có thể bị gãy, đau đớn vô cùng, người nào chịu không nỗi cực hình này nên khai bậy cho người khác như trường hợp anh Đỗ Minh G. đã khai cho vợ con, khiến cả gia đình anh đều bị bắt nhốt.

    Bất cứ tại những trại Cộng sản nào, trại thường dùng những thủ đoạn bắt nhốt như vậy để răn đe và trấn áp những tù nhân khác. Anh Đỗ Văn B và Đỗ Minh G. sau khi được ra khỏi nhà biệt giam, thân hình rất tiều tuỵ, chỉ còn da bọc xương, không còn khả năng đi đứng được phải nhờ anh em cõng về trại. Dù vậy, Út Nhân chưa chịu buông tha cho hai anh, chỉ được nghỉ dưỡng sức vài ngày và sau đó, hằng ngày hai anh bị xiềng một tay vào trụ sắt còn 1 tay cầm búa đập đá, nhìn hai anh như xác không hồn .Đây có phải là sản phẩm hòa bình, nhân đạo, độc lập tự do hay là chứng tích của sự độc tài, tàn bạo của tập đoàn Cộng sản Hà Nội theo chủ thuyết ngoại lai??

    Ngày Chủ nhật đầu tiên được phép thăm nuôi tại K.4, hầu hết anh em nào cũng ra ngồi dưới những gốc cây me nhìn ra cổng trông ngóng hình bóng của người thân, hay ngồi đợi nhừng trật tự vào gọi tên. Những anh đã được tin của gia đình có vẻ phấn khởi, còn những anh chưa được tin, nét mặt đăm chiêu, buồn rầu. Nhưng có điều anh em nào cũng nghĩ giống nhau là không biết bây giờ cha mẹ, vợ con, anh chị em có được mạnh khoẻ không? Hay tất cả những người ấy chỉ còn những tấm thân tiều tuỵ, xanh xao bởi vì phải vật lộn với cuộc sống bên ngoài, cũng ăn bo bo, ăn khoai mì, đi chân đất, đầu trần và còn nhiều áp lực đè nặng đôi vai.

    Đời sống của những người thân rất vất vả, lo toan đủ thứ để nuôi con, nuôi cha mẹ, còn phải chắt chiu dành dụm một ít thức ăn, thuốc men để thăm nuôi cha, nuôi anh….Hầu hết những người vợ của chúng ta ở bên ngoài phải đối mặt chống chọi với nhiều cơn bệnh: nghèo đói, đau yếu, xa vắng tình cảm của người thương yêu nhất, những lời yêu thương ngọt ngào, những nụ hôn nồng ấm giờ đây như bị chôn vùi vào dĩ vãng chỉ còn miếng ăn cái mặc là thực tế! Đã vậy hàng ngày những người vợ tiểu thơ đài các còn phải đấu tranh với những cám dỗ tình cảm. Nhiều người đã dùng cái chết để bảo vệ lòng chung thủy đối với chồng sau khi bị những “cán bộ địa phương” dùng quyền thế của kẻ chiến thắng để áp bức và tống tình.

    Những tên lòng lang dạ sói này đã trắng trợn cướp ngày không đủ tranh thủ cướp đêm: cướp nhà cửa, cướp xe cộ, cướp đồ dùng, cướp tiền bạc châu báo, cướp tờ hộ khẩu, cướp luôn quyền làm người để tống những người đàn bà thân liễu yếu đào tơ và những đứa con thơ dại với hai bàn tay trắng lầm lũi lên tận vùng kinh tế mới. Nơi đây không có nhà cửa, không có họ hàng thân quen, không dụng cụ canh tác, không đồ ăn thức uống, không thuốc men. Trên là trời, dưới là đất, chung quanh là núi rừng.

    Đêm cũng như ngày chỉ nghe tiếng vo ve của loài muỗi và tiếng kêu của muôn thú. Tất cả các thanh niên nam nữ không có quyền lựa chọn tương lai cho mình và bị ép gia nhập thanh niên xung phong, bị đưa đến những vùng rừng núi xa xôi, khai phá rừng để sản xuất lương thực, hay bị đưa đến những vùng sình lầy nước độc để đào kênh rạch.

    Đối với những thanh niên này trước mắt cả bầu trời u tối là con đường không lối thoát. Chính cũng tại nơi đây nhiều mối tình oan trái, nghiệt ngã đã xẩy ra. Xã hội băng hoại, một số học sinh không được thi vào đại học vì lý do của “Ngụy quân, Ngụy quyền”, con của những gia đình “đau khổ”. Những tà áo trắng ngày nào tung bay trong các sân trường đầy phượng vĩ, cái hồn nhiên trinh trắng thủa học trò nay còn đâu! Bây giờ chỉ là những nét đăm chiêu trên những vầng trán hằn suy tư.

    Hãy trả lại cho tôi tâm hồn người thiếu nữ
    Mười tám tuổi đầu ngỡ kết mộng băng trinh.


    Trong thời gian 3 năm ở K.4 gia đình tôi thăm nuôi được 3 lần. Có những lý do mà vợ tôi không thể thăm nuôi đều đặn và chính tôi cũng không muốn vợ tôi phải chịu nhiều cực khổ trong lúc phải nuôi dưỡng hai con dại, gia đình cha mẹ cùng 3 người em tại vùng căn cứ, đất đai không được màu mỡ, của cải không có. Bản thân tôi trước 30-4-75 là một người chỉ biết chiến đấu phục vụ lý tưởng để bảo vệ Quê hương, sau khi vứt bỏ vũ khí trở về đời thường ngoài bản thân ra không có gì để bán.

    Mười Vân, giám đốc công an tỉnh Đồng Nai thời bấy giờ bị kết án tử hình, Út Nhân đàn em của Mười Vân cũng bị rớt chức và sa thải về đời thường dân. Người xưa thường nói :”gieo gió thì gặt bão” quả không sai! Trong thời gian làm trưởng trại, Út Nhân đã làm biết bao nhiêu điều tàn ác, đã bắt nhốt, giam cầm và tra tấn một số tù nhân cho đến chết, chết không nấm mồ, chết đơn độc, lẻ loi, thân xác được quấn trong những chiếc chiếu không nguyên vẹn và đã vùi lấp nơi cánh rừng hoang vắng. Đời sống của gia đình Út Nhân giờ đây đã băng hoại, hắn như người điên khùng không một ai hỏi han, ngó ngàng đến dù là bạn thân hay những đồng chí của hắn trước đây. Hai người con gái xinh đẹp của hắn cũng lần lượt bị chết thảm : đứa thứ nhất bị côn đồ hãm hiếp tại suối tre Long Khánh, đứa thứ hai bị cháy xăng.

    Tháng 4-1978, chúng tôi khoảng 20 người được chuyển đến trại Z30C, thuộc huyện Hàm Tân – Thuận Hải. Trại nằm cạnh chân núi Mây Tàu, đất đai cằn cỗi, nước độc địa, nơi nào cũng thấy cây lá buông nên gọi là rừng lá. Tôi và anh Nghĩa được bổ sung vào đội mười nông nghiệp. Chúng tôi là những người đến sau được anh đội trưởng Huỳnh Tấn Công ưu ái chỉ định chỗ ngủ sát vách cầu tiêu. Nằm nơi đây suốt đêm không sao ngủ được vì những âm thanh và tiếng động bên kia vách, lúc thưa thớt, lúc vội vàng, lúc xối xả, cộng với “mùi hương thơm của thời đại, hương thơm của XHCN, hương thơm của đỉnh cao trí tuệ” xông ra. Tệ hại nhất là vào những ngày mưa gió, không thể nào ra bên ngoài để ăn “cơm mì không”, đành phải ngồi ngay tại vị trí ưu tiên này, không thể ăn mà cũng không thể nuốt nước miếng trong lúc cái bao tử đang kêu gào cứu nạn.

    Suốt 3 năm qua chưa có lúc nào bi đát, thê thảm như lúc này và bắt đầu từ ngày hôm nay: hết cơn bỉ cực đến ngày thê lương!!! Vì trưa không có gì trong bụng nên buổi chiều tôi chặt củ hủ buông ăn, ban đầu mới ăn thấy ngon như củ hủ dừa, nhưng khoảng vài ngày sau thấy yếu hẳn đi, không còn sức đối kháng, hai quả thận như bị suy liệt, củ hủ buông thật độc hại vô cùng.

    Điều làm cho chúng tôi khó chịu nhất ở trại Z30C là mỗi khi xuất nhập trại, tất cả tù nhân phải lấy nón, mũ xuống để chào tên công an gác cổng ngồi trên vọng gác. Lần đầu cũng là lần cuối, những ngày sau tôi không hề đội mũ nữa.

    Những đội nông nghiệp hàng ngày phải đào gốc cây buông cho ngã xuống, vào mùa nắng ráo đất rất khô cứng nên chúng tôi đào rất vất vả. Những vùng đất này chỉ thích hợp tỉa bắp và trồng khoai mì, nên mỗi năm chỉ canh tác được 1 vụ. Những đội đào hồ cá và những đội chẻ đá rất nặng nhọc, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Còn những đội trồng rau xanh hằng ngày phải gánh phân, được lấy từ những hầm cầu ở cuối mỗi buồng ngủ, đến khu vực trồng rau cải, dùng xẻng xúc phân rải xuống những hồ rau muống hay dùng gáo múc phân trải dọc theo những luống cải, luống mồng tơi, luống khổ qua….sau đó gánh nước tưới cho phân tan ra.

    Những ngày làm công tác này phải bịt miệng và mũi lại để khỏi bị nôn mửa. Những nông sản và rau xanh sau khi thu hoạch được, trại đem bán cho hợp tác xã bên ngoài, trại chỉ cho chúng tôi hưởng những loại rau cải hạng hai, hạng ba mà thôi để hàng ngày nấu canh với cá thúi. Suốt năm này qua năm khác, họa hoằn lắm chúng tôi mới thấy những tốp mỡ trôi dạt bồng bềnh trong nồi canh cả đội.

    Một năm chỉ có 2 ngày: mùng 2 tháng 9 và Tết âm lịch, mỗi người chúng tôi được 2 lát thịt mỡ bằng ngón tay út. Khi có dịp làm thịt heo, ban giám thị trại chia lấy những phần thịt, còn xương và mỡ bố thí cho chúng tôi ăn theo tiêu chuẩn quá thê thảm, nên những nơi nào có trại tù mọc lên các loài côn trùng nơi đó sẽ bị diệt chủng như rắn, ếch, nhái, ễnh ương, cóc, chuột, rắn mối, châu chấu, bọ cạp, ốc sên, ốc lá và các loại rau, lá rừng, gì có thể ăn được đều bị chúng tôi bắt sạch và hái sạch. Đó là những thức ăn phụ trội mà chúng tôi cần phải có mới mong chống chọi lại những ngày tháng trong lao tù.

    Trong thời gian này chúng tôi vẫn tiếp tục ăn mì lát, mỗi bữa chỉ được 1 chén, không sao lấp lửng cái bao tử nghèo đói này, vì thế hàng ngày tại khu vực lao động, trong lúc không có “cán bộ quản giáo” ở đó, tôi thường hay tìm đào những loại khoai mài, khoai mỡ rừng, khoai chùm hay hái những loại lá dạng, lá cốc, lá lành ngạnh, lá cánh bướm, hoặc rau cải trời, rau tàu bay v.v… đôi khi bắt được những con tắc kè thường nằm trong các bẹ cây buông, đem về nấu những món “hầm bà lằng” để ngốn cho đầy bụng vào những bữa ăn trưa hay ăn tối.

    Trong vùng đất Mây Tàu có rất nhiều loại rắn độc như hổ đất, hổ mèo, rắn lục, nẹp nia, hổ lửa….nhiều nhất là rắn chầm quặp, thân hình chỉ bằng ngón tay cái, màu da đen như màu đất, có thể đổi màu tùy theo vị trí nằm của nó. Nó hay nằm dưới những đống rác mục hay dưới những gốc cây buông. Nếu những ai bị nó cắn phải thì khó có thể sống sót. Rắn và tắc kè là hai loại tôi thường thu hoạch được, thịt của chúng đem nướng hoặc kho xả cho chúng ta mùi thơm hấp dẫn và ăn rất ngon lại giúp cho cơ thể thêm chất proteine.

    Cuối năm 1979, đội 10 chuyển qua khu B cách khu A (Z30C) trên 2 cây số. Trại nằm sát khu rừng rậm Mây Tàu và suối nước lạnh. Suối này có độ lạnh buốt như nước đá, nếu người nào không có sức khoẻ tốt không thể nào dám xuống tắm.

    Vào những ngày nghỉ lao động, chúng tôi hay nấu nướng ngoài trời ở phía cuối những dãy buồng, có đắp những bếp cá nhân. Có người nấu ăn một mình, có nhóm năm, sáu người đậu gạo nấu chung, ăn uống nói cười vui vẻ hầu quên bớt những khổ cực trong những ngày lao động. Phần ăn uống này đa số chúng tôi nhận được từ những bàn tay thăm nuôi của gia đình, mà người vợ, người mẹ, người chị, người em đã đổ ra bao mồ hôi nước mắt chan hòa với những ngày tháng vất vả, lặn lội, gom góp để có một ít lương khô mang đến cho chúng tôi.

    Chúng tôi phải cám ơn những bàn tay nhỏ bé ấy, bàn tay đầy tình thương, bàn tay đầy tình người. Những bàn chân yếu đuối, những bàn tay run rẩy, đã băng rừng lội suối từ miền Nam ra miền Trung hay ra tận miền Bắc, dù dài nắng dầm mưa, còng lưng mang những túi lương thực để tiếp tế cho người thân và điều duy nhất chỉ mong được gặp mặt lại, để nghe được tiếng nói, để nghe được nhừng hơi thở nồng ấm phát ra từng những con tim yêu thương của người chồng, người con, người anh, người em đã xa cách trong thời gain qua.

    Trong thời gian chưa có tin tức về gia đình, có những người vợ chân yếu tay mềm làm thân cò lặn lội nhiều nơi để nghe ngóng, dò la tin tức của chồng và không chống chọi nỗi với thời gian khắc nghiệt trong cuộc sống đầy nghiệt, nên ngã bệnh và cuối cùng lìa khỏi cõi đời mà không gặp được mặt chồng lần cuối! Có những người đi không quay trở lại, những thân xác yếu mềm này đã bị quên lãng ở tận rừng sâu hay dưới vực thẳm hoặc tận đáy sông. Những người rủi ro gặp phải những cơn bệnh đọa đày hay những dòng nước cuốn trôi hoặc bị thú dữ phanh thây? Dù những người này chết thế nào chúng ta vẫn khẳng định rằng: CHÍNH TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÃ GIẾT CHẾT HỌ TRONG MỘT XÃ HỘI ĐẦY MAN RỢ!!!

    Vào những ngày Chủ nhật, chúng tôi thường ngồi nghe anh Lộc kể những chuyện tiếu lâm thời đại với những đề tài “con người từ loài vượn biến thể”. Anh kể những chuyện làm cho chúng tôi không thể nhịn cười được, cười nghiêng ngữa, cười đến nỗi đau bụng. Anh Xuân, còn rất trẻ, chuyên kể chuyện kiếm hiệp Kim Dung, anh có biệt tài kể vanh vách không sai hay thiếu một chi tiết nào. Từ giọng nói, điệu bộ, anh thay đổi tùy theo nhân vật và thời gian. Mỗi lần được nghe anh kể chuyện, anh em thường pha trà, góp bánh ngọt để thết đãi anh. Nhờ anh Lộc, anh Xuân đã đem lại cho chúng tôi những nụ cười say mê làm vơi bớt những nỗi buồn chán trong tù.

    Vào giữa năm 1980, tôi có dịp quen biết Nguyễn Văn H, tuổi đời trên 60, da thịt hồng hào, trông người anh có vẻ bất cần đời. Tôi hỏi anh tại sao da thịt anh tốt như vậy?

    Anh cho tôi biết ngày nào anh cũng bẫy được vài con chuột, thỉnh thoảng còn bắt được cóc, nhái và tắc kè nữa. Hôm tôi gặp anh lần đầu, thấy anh đang nấu nồi cháo cóc, không biết anh đã làm ruột chưa, nhưng tôi thấy con cóc vẫn còn nguyên đầu và da, bốn chân cóc dang ra chồi lên lặn xuống trong nồi cháo đang sôi, giống như người sắp chết chìm vì không biết bơi lội. Chúng tôi cười ngặt nghẽo, cười nức bụng, cười vỡ tung cả không gian đang buồn thảm, thế nhưng anh H vẫn ngồi tỉnh bơ như không có việc gì xảy ra, đôi mắt anh vẫn đăm đăm nhìn con cóc đang trôi nổi trong nồi cháo. Có lẽ anh nhìn con cóc trong cháo cũng giống như số phận con người đang trôi nổi theo dòng đời.

    Vào một ngày đầu tuần của tháng tư nắng ráo, năm 1980, trong lúc đội đang giẫy cỏ, một “cán bộ bảo vệ” gọi tôi lại và hỏi rằng:

    -Anh đã “an tâm cải tạo” chưa?

    Tôi trả lời:

    -Đã an tâm rồi.

    Nhưng người “cán bộ” này cho rằng tôi nói “náo”. “Cán bộ” cầm điếu thuốc trên tay đưa cho tôi xem và nói:

    -Đây là điếu thuốc “cáp ten”, thuốc miền Nam của các anh đấy, trong lúc tôi hút nó tôi cảm thấy chưa an tâm, có nhiều sự suy nghĩ, huống chi là các anh….Tôi biết các anh phải trả lời như vậy, thôi ráng lao động để chờ ngày về.

    Trong lúc tôi quay lưng đi thì “cán bộ” nói với theo:

    -Các anh nhớ đừng trốn trại là tôi bị cúp phép một năm đấy.

    Trong những ngày “cán bộ bảo vệ” này theo đội, tôi thường thấy “cậu ta” ngồi lủi thủi một mình, súng ít khi cầm trên tay, mặc kệ chúng tôi làm hay chơi cũng không nói lời nào. Có lẽ những lời nói trên đã biểu hiện sự suy nghĩ chân thật của một công an miền Bắc tuổi đời còn rất trẻ, sau khi được đưa vào Nam để giữ tù. Họ cũng có những suy tư, những trăn trở khi đã nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai về đời sống của nhân dân miền Nam trước đây và so sánh với đời sống của nhân dân miền Bắc thời bấy giờ. Những cán binh và công an còn trẻ tuổi này bị ràng buộc bởi những liên hệ gia đình nên họ không dám đột phá, bởi vậy họ đành chấp nhận làm công cụ cho tập đoàn Hà Nội để đổi lấy những miếng ăn thức uống cho chính bản thân và cho cả gia đình.

    Theo lời anh Du phụ trách nấu nước đội 10 kể lại, vào đầu năm 1978, chuẩn uý Tám-cán bộ quản giáo đội 10- đã móc nối với 2 tù nhân: một người trước đấy là giáo sư Anh văn, một người là thiếu uý phi công, cả 3 đều trốn trại và đã vượt biên. Cán bộ Bạch Ngọc Phượng về thay thế CB Tám. Cán bộ Phượng lúc nào cũng thấy đói khát, hắn thường hay sai đội trưởng Công và đội phó Tú nhổ trộm mì, đào khoai, bẻ trộm bắp để nấu cho hắn ăn tại nhà lô, nếu ngày nào không có gì cho hắn ăn, trông mặt hắn cau có khó chịu, tính tình trở nên hung hăng và kiếm chuyện chửi mắng chúng tôi.

    Vì không chịu nổi sự sai khiến để làm những chuyện phi pháp, nên vào tháng 6 năm 1980, đội trưởng Công đã họp đội tố cáo và lên án những hành vi xấu xa của cán bộ Phượng. Cuộc họp đã kéo dài từ 7 giờ tối đến 2 giờ rưỡi sáng, biên bản được viết trên 12 tờ giấy học trò.

    Trong đội có 9 anh em lên tiếng chỉ trích cán bộ Phượng gắt gao, mà chúng tôi gọi là ” nhóm 9 tên”, gồm đội trưởng Huỳnh Tấn Công, Bùi Văn Phi, Châu Tá Hải, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Ngân, anh Long (?) và tôi.

    Trong biên bản, anh Phi là người có ý kiến táo bạo nhất: Yêu cầu ban giám thị trại đưa cán bộ Phượng đi cải tạo. Vì thế trong giờ lao động ngày hôm sau, cán bộ Phượng gọi anh Phi vào nhà lô một mình, dùng súng dí vào đầu anh và đánh anh tới ngất xỉu, đến trưa chúng tôi phải cõng anh về trại. Bắt đầu từ trưa hôm ấy cả đội 10 chúng tôi tuyệt thực và không đi lao động để phản đối việc anh Phi bị đánh và yêu cầu đổi “cán bộ quản giáo” mới.

    Đến hai ngày sau chúng tôi mới chịu đi lao động trở lại khi cán bộ Phượng đã đổi đi nơi khác. Khoảng 3 tuần lễ sau, cán bộ Quỳ, an ninh khu trại B, gọi chúng tôi làm việc.

    Mỗi anh được gọi một ngày khác nhau, tôi là người được gọi cuối cùng, hôm ấy tôi đã làm cán bộ Quỳ tức tối, vì tôi đã phân tích cho hắn thấy về nền kinh tế của miền Nam Việt Nam trước và sau ngày 30-4-75. Sau khi cán bộ Quỳ đã làm việc với 9 người chúng tôi, hắn thấy những sự việc chúng tôi chỉ trích cán bộ Phượng là đúng sự thật, nên trại không có lý do gì để nhốt chúng tôi, mà chỉ âm thầm cúp thăm nuôi mỗi người 2 lần. Đến tháng 7-1980, tôi bị liệt vào danh sách A1 cùng với 127 anh em khác chuyển về lại khu A (Z30C).

    Cuối năm 1979, năm anh thuộc đội lâm sản khu B đã bị biệt giam về tội liên hệ với tổ chức Phục Quốc bên ngoài, nhưng đó chẳng qua là cái bẫy mà Cộng sản đã đặt ra để gài những người tù chúng tôi. Tháng 10-1980, các anh này bị đưa ra toà xử tại huyện Hàm Tân, mỗi anh lãnh thêm từ 18 đến 20 năm khổ sai và bị đày đến trại trừng giới A30 tại Phú Yên. Tháng 8-1980 anh H. đội rau xanh đã cướp súng của “cán bộ bảo vệ” chạy vào khu rừng lá, một tuần lễ sau anh quay trở lại khu vực mà đội anh đang làm và bắn xối xả vào hai công an bảo vệ và chạy trở vào rừng.

    Tháng 10-1980, có 3 tù nhân trẻ lợi dụng trong lúc hết giờ lao động buổi chiều, đã đánh công an bảo vệ, cướp súng chạy vào rừng, sau khi bắn hết đạn chạy không thoát nên bị bắt lại và bị cả trung đội Công an đánh gãy xương sống, bể xương đầu, gãy xương bả vai, gãy cả tay. Công an dùng dây cột tay ba anh và lôi xồng xộc về trại, một anh đã chết còn hai anh kia có lẽ cũng khó sống sót.

    Trong thời gian từ năm 1979 đến cuối năm 1980 tại trại Z30C có rất nhiều tù nhân đã trốn trại, phần đông đi được trót lọt, một số ít có lẽ không biết tìm phương hướng hay mưu sinh thoát hiểm, khi đói quá bò ra các làng dân nên bị bắt lại. Như trường hợp anh Phạm Viết Vinh, Phó đốc sự hành chánh, người ốm yếu, thân cao lều khều, sau khi anh ra khỏi khu vực trại không biết hướng đi, lẩn quẩn mãi trong rừng và bị công an bắn chết.

    Trường hợp hai anh Đại uý biệt kích Mai Bá Trác và Trung Uý Trần Văn Thiện. Hai anh ở hai khu khác nhau nhưng hai anh đã liên lạc và cùng trốn trại một ngày, sau đó cả hai đã vượt biên.

    Toàn dân miền Nam sống trải qua dưới chế độ Cộng sản, dần dà nếm được mùi vị sự lừa dối, láo khoét, tráo trở, tham lam, lưu manh, gạt gẫm, cướp bóc, chiếm đoạt, độc ác, tàn bạo, chuyên chính.

    Bên trong độc ác bạo tàn,
    Bên ngoài lừa dối nhân dân cực hình!


    Suốt 30 năm qua chúng ta thấy chế độ Cộng sản đã làm được những gì? Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đồng ý rằng: chúng ta chỉ có thấy: “Không có gì!…KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!!!, con đường BÁC ĐI LÀ CON ĐƯỜNG BI ĐÁT!!!”

    30 năm là một thời gian tạm đủ dài, nhưng chúng tôi không thể nào quên được những chứng tích trong những trại lao động khổ sai của Cộng sản. Chúng tôi xin đốt những nén hương mong được cắm trên những nấm mộ của các chiến sĩ đã bỏ mình trong các trại lao tù cộng sản trên khắp miền đất nước từ Cà Mau đến tận Nam Quan. Các anh đã chết ngoài đồng ruộng, chết trên rừng xanh, chết bên bờ vực thẳm, chết dưới dòng sông, chết tận cùng ngõ hẻm, chết không miếng ăn, chết không thuốc uống, chết vì họng súng, chết vì tra tấn, chết không thấy người thân, chết không người vuốt mặt, chết không kẻ cầu kinh, chết không nấm mồ, chết giữa những tiếng cười man rợ của loài quỷ đỏ hút máu người!

    Các anh đã nằm xuống ngàn thu trong những nấm mồ hoang lạnh trên khắp miền của dãy đất hình cong chữ S. Các Anh đã chết nhưng hận thù vẫn còn đó, vẫn còn hằn trên những vầng khăn tang của các người vợ hiền và những đứa con thơ:

    Xin trả cho tôi linh hồn người thiếu phụ
    Tấm áo hàng tang chế nhuộm đơn côi



    J.Nguyễn

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  5. #311
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Kinh Đô Thất Thủ và Nguồn Gốc Ngày Cúng Cô Hồn Lớn Nhất Ở Thừa Thiên, Huế

    Kinh Đô Thất Thủ và Nguồn Gốc
    Ngày Cúng Cô Hồn Lớn Nhất Ở Thừa Thiên, Huế



    Hình ảnh Trấn Bình Đài (Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh

    Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới cúng âm hồn mà quy mô tổ chức lại có tính cách toàn dân trong một thành phố như ở Huế trong ngày lễ cúng âm hồn 23 tháng 5 âm lịch. Đây là một hình thức cúng tế mà đơn vị tổ chức nghi lễ vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng trong từng đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường.

    Tai sao toàn dân Huế lại tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy, và lý do nào tập tục cúng lễ này lại còn giữ được qua bao nhiêu biến động của cuộc sống. Chúng ta hãy giở lại trang sử cũ của đất nước.

    * Ngày 1-8-1883, Pháp nã đại bác vào Thuận An. Tối 20 tháng 8, Thuận An thất thủ; đột phá khẩu vào kinh thành đã mở. Triều đình hoang mang lo sợ, chỉ có Tôn Thất Thuyết cương quyết lập trường đánh Pháp. Cuộc chiến đấu tự vệ mà ông và các đồng sự ráo riết chuẩn bị từ lâu đã đến lúc phải bùng nổ.

    * Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới thua kém, hoả lực thua thiệt nên đã bị thất bại.

    Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).

    Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.

    Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào.

    Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Lính Pháp tràn vào thành và cuộc giết chóc, hãm hiếp tàn bạo, man rợ chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

    Từ đó về sau ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) đã trở thành ngày giỗ lớn, ngày "quẩy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.

    Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 Âm lịch. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.


    https://www.facebook.com/toiyeudathu...type=3&theater

  6. #312
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Default 30/4 – Tro Tàn Bay Trắng Đầu

    30/4 – Tro Tàn Bay Trắng Đầu
    Ngô Văn Thu

    Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị bắt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-Vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.
    ***
    Thời gian đủ để đứa bé trưởng thành, đủ cho quê hương khập khiễng đổi thay, không còn nhìn ra làng xưa xóm cũ nữa. Ký ức oan khuất 39 năm, như vết hằn đậm nét, như thỏi sắt nung chẩy, tro tàn bay trắng đầu.


    Hình minh họa

    Ngày ấy, 16 tháng 4 năm 1975, lúc 10 giờ sáng. Các loại súng lớn nhỏ nổ vang xa gần quanh phi trường Phan Rang. Đạn pháo kích của cộng quân đã rót vào cứ điểm nầy nhiều hơn, gây áp lực lên các đơn vị phòng thủ căn cứ, cũng như các Bộ tư lệnh tiền phương đang trấn đóng nơi đây. Trên bầu trời của phi trường, máy bay các loại cất cánh bay lên như đàm chim vỡ tổ. Dấu hiệu của sự bay xa, không ngày trở lại…

    Đơn vị tôi, vừa đánh cầm chân địch, vừa có lệnh rút dần về phía Nam ở Mũi Cà Ná (Bình Thuận), vì nơi đó đang có tàu hải quân đón để theo đường biển xuôi Nam.

    Thế nhưng khi chúng tôi đến nơi, mũi Cà Ná đã bị cộng quân chiếm. Một trận đánh lại diễn ra tại đây, sau đó buộc phải tản hàng vì cạn nguồn tiếp tế đạn dược. Lợi dụng bóng đêm, tôi tìm một hốc đá sát bờ biển ẩn mình, chờ đến mờ sáng bơi ra tàu hải quân đang có mặt quanh đó. Nhưng tiếc thay, chỉ bơi được một quãng thì tàu càng lùi dần ra xa… vì chính họ cũng bị pháo binh cộng quân bắn đuổi theo, buộc phải di chuyển.

    Mất nguồn hy vọng, lại bị kiệt sức, do mấy ngày qua phần di chuyển, phần chạm địch nên không có gì ăn uống khiến thân xác rã rời, đành quay vào bờ. Suýt buông tay chìm xuống biển thì một cơn sóng mạnh đánh tạt vào ghềnh đá. Bị va chạm mạnh, bất tỉnh, nằm mê cho đến trời sáng hẳn. Bỗng có cảm giác một vật gì lành lạnh đè lên bụng.

    Hoá ra mũi súng AK.47 của cán binh cộng sản gí vào. Phản xạ tự nhiên tôi vùng chạy, nhưng quá yếu, không chuyển mình được, đành bị bắt!

    Tối đó, tôi bị gom lại một trường tiểu học ở mõm Cà Ná, trong khi hải quân cuả ta ngoài biển vẫn còn bắn pháo vào quấy rối địch.Tất cả chúng tôi được lệnh ngồi im tại chỗ, có du kích canh gác cẩn mật vì Việt cộng sợ chúng tôi tìm đường trốn thoát khi có biến.

    Dưới ánh đèn manchon, tôi thấy có mấy sĩ quan quen trong đơn vị đã có mặt, như vậy họ cũng bị bắt như tôi. Mừng cho họ và tôi còn sống, còn thấy nhau trong giờ phút ngậm ngùi nhất của đất nước.

    Thế là hết! Thế là giã từ vũ khí, giã từ chiến trường từ đây, cuộc chiến xem như đã tàn. Tàn theo nghĩa của tình thế lúc đó.

    Tôi khai là lính (hạ sĩ) thay vì sĩ quan để giấu tung tích cá nhân khi lọt vào tay địch. Đêm đó Việt cộng dọa sẽ đem “bắn bỏ 100 tên” vì tội man khai lý lịch. Tôi cười thầm: họ chỉ nói khoác. Họ từ miền Bắc xâm nhập vào, tôi từ Chu Lai đến, tất cả đều xa lạ chỉ gặp nhau tại chốn “không hẹn ngoài kế hoạch”nầy, làm sao biết được ai là sĩ quan mà bắn. Mấy hôm sau tôi được đưa lên xe 18 bánh chở muối (Cà Ná có ruộng muối biển bao la) đưa vào lao xá Phan Rang giam giữ cùng với bao người khác.

    Đêm đầu được ngả lưng trên thềm xi măng trong tù, cảm giác thấy “sảng khoái” phần nào, dù trước mắt chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Một ước mơ nhỏ nhoi của người lính là được nằm thẳng lưng trên mặt bằng. Vì trong cuộc chiến, đêm về, người lính thường cong lưng đong đưa trên võng như vượn bám cành, có đêm vừa di chuyển vừa ngủ (ngủ trong tiềm thức, vì thiếu ngủ triền miên).Thế mà ước mơ đó chỉ đạt được khi tàn cuộc. Nơi ngả thẳng lưng bây giờ là nhà tù. “Hạnh phúc” sao oan nghiệt quá!.

    Nằm đó, nhớ lại hai năm trước. Đơn vị chúng tôi cũng đã từng bắt giữ hằng trăm tù binh cộng quân tại hải cảng Sa Huỳnh, khi họ vi phạm hiệp dịnh Paris 1/1973 tràn xuống lấn chiềm cảng nầy, nhưng đã bị đơn vị chúng tôi phối hợp với các đơn vị bạn đánh bại, bẻ gãy âm mưu trên.

    Hai năm sau,tháng 1/1975 mức viện trợ tiếp liệu ngày càng teo tóp thiếu hụt nặng nề, trong khi phía địch quân với sự viện trợ dồi dào của toàn khối Cộng sản quyết đánh chiếm Miền Nam bất cứ giá nào.

    Vì theo lời tổng bí thư Lê Duẩn nói lúc đó: ”Chúng ta đánh Miền Nam là đánh cho Trung quốc và Liên Xô” (lời nầy khắc trên lăng của Lê Duẩn ở Hà Tĩnh). Qua sự kiện đó cho thấy: tại sao toàn khối Cộng sản ra sức viện trợ cho CSVN.

    Những đêm kế tiếp nhớ về gia đình vợ con. Tôi đã bị cách ly với thế giới bên ngoài bằng bốn bức tường của nhà tù, không biết diễn biến gì xảy ra cho gia đình tại Sài Gòn khi tình hình ngày đang phức tạp thêm. Vợ và đứa con đầu lòng bốn tháng tuổi của tôi, từ khi sinh ra cho đến nay chưa một lần gặp mặt, mẹ con họ sẽ nương tựa vào đâu khi không có họ hàng thân thích. Thế rồi thời gian đi tới. Cuộc chiến đã chấm dứt ngày 30/04/1975 trong nghẹn ngào buồn thảm của người dân Miền Nam. Chúng tôi không hay biết gì lệnh bi thảm sau cùng của Sài Gòn ban ra, vì đã yên phận của người tù ngoài mặt trận trước khi Sài Gòn ”thất thủ”.

    Sau ngày 01/05/1975. Để giải quyết nạn kẹt chỗ ở của nhà tù, ban quản trại cho anh em binh sĩ theo học chính sách gọi là “5 điều bảy điểm” của “mặt trận” rồi phóng thích.

    Hai ngày một đợt năm mươi người. Với tiến độ ấy, tôi dự trù sau ngày 10/05 sẽ đến đợt mình.

    Cùng thời gian đó trong trại tù đã có người rỉ tai mua bán đồng hồ và các vật quý khác như vàng, tiền Miền Nam, v.v.. vì họ biết người về cần tiền chi phí xe cộ và, ngược lại cán bộ cũng cần đồng hồ, vàng, tiền Miền Nam v.v….

    Thế nhưng… chữ nhưng đầy oan nghiệt như một định mệnh với tôi! Một buổi sáng, tôi đang ngồi ngoài sân điểm danh sinh hoạt thường lệ, sau đó ban quản trại đọc danh sách người được thả. Một người lính cùng đơn vị có tên được ra tù, mừng quá, cậu ta thấy tôi đang ngồi hàng đầu chạy qua buộc miệng nói: “thẩm quyền, thẩm quyền” (tiếng gọi được mã hoá chức vụ của người sĩ quan). Thẩm quyền ở lại, mai em về.

    Tôi ngây người chết trân tại chỗ, vì bao cặp mắt đều hướng về tôi, họ tỏ dấu ngạc nhiên khi được một người lính (vì mất cảnh giác) xưng hô như vậy. Có khác nào cậu ta tố cáo tôi trước mọi người.

    Chuyện xảy ra rất nhanh, khiến đời tôi rẽ vào khúc quanh nghiêm trọng khác sau nầy.

    “An-ten” trại làm việc. Sáng hôm sau, khi sắp hàng điểm danh, nhận phần xôi sáng, có người trên ban quản trại xuống gọi tôi lên văn phòng “làm việc” (thẩm vấn). Tôi biết chuyện chẳng lành sẽ xảy ra trong lần đi trình diện nầy. Để chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất, tôi quyết định mang theo chiếc đồng hồ quý giá mà tôi còn cất giấu được trong đáy quần lót khi bơi ra tàu. Hy vọng nó sẽ là món “vũ khí lợi hại”, có thể sử dụng nó tánh mạng lâm nguy.

    Tại phòng của quản giáo trại giam, một người đàn ông trạc tuổi 50 đang ngồi đợi sẵn, hai bên có hai vệ binh súng AK47 kẹp hông đứng trong tư thế tác chiến. Tôi được lệnh ngồi xuống bằng giọng Bắc của người đối diện. Một phút trôi qua đủ để đôi bên trao nhau ánh nhìn dò xét, không khí nặng nề. Bỗng người quản trại hất hàm bảo:

    – “Cách mạng” kêu anh lên đây (nà) là có vấn đề, có tin báo anh (nà) là “sĩ quan ngụy” man khai cấp bậc để trốn tránh cải tạo. Anh phải thành thật khai báo, “ngoan cố” nà sẽ bị trừng trị. Bây giờ anh khai tên tuổi, đơn vị và, nhiệm vụ trong đơn vị của anh.


    Hình minh họa

    Tôi chưa làm theo lời yêu cầu đó, mà từ từ đưa tay mở chiếc đồng hồ Seiko tôi đang đeo ra để bên góc phải của bàn, xong trả lời:

    – Xin cho tôi biết cách xưng hô, vì tôi chưa biết cách xưng hô phía bên “cách mạng”như thế nào.

    – Hãy gọi chúng tôi là “cán bộ”, người đàn ông trả lời.

    Xong người cán bộ nhìn vào chiếc đồng hồ của tôi và không cần ý tứ nữa, anh ta với tay nắm đồng hồ lên xem một cách chăm chú.

    Qua cơn biến động của tâm tư trước một vật thể hấp lực, người cán bộ lấy lại bình tĩnh nói:

    – Nào, anh khai báo đi, tên gì, đơn vị gì, cấp bậc và nhiệm vụ gì?

    Tôi bình tĩnh trả lời:

    – Thưa cán bộ. Tôi tên… đơn vị… cấp bậc: hạ sĩ, nhiệm vụ khinh binh (lính chiến).

    – Không đúng, có người bảo anh là sĩ quan, anh che giấu. Người cán bộ quát.

    – Thưa cán bộ: có lẽ người giống người, ai đó nhìn lộn tôi với người khác.

    Trong khi hỏi chuyện như vậy, người cán bộ vẫn cầm chiếc đồng hồ của tôi trên tay và, bỗng dưng dừng câu chuyện, quay qua hỏi về đặc tính của đồng hồ:

    – Đồng hồ nầy tiền miền Nam giá bao nhiêu?

    – Thưa cán bộ: Tôi mới mua cách đây 4 tháng giá 45 ngàn đồng.

    – Chà, giá trị nhỉ? Có điện đài gì trong nầy không? Tốt, xấu thế nào mà đắt thế?

    – Dạ. Đồng hồ của Nhật, hiệu Seiko đời mới, màu mắt nai, không có điện đài gì cả, chỉ thuần là đồng hồ mà thôi. Có hai cửa sổ (ô xem ngày, ô xem giờ) có hai người lái (kim chỉ giờ, kim chỉ ngày).

    – Hiện đại nhỉ? Rõ ràng anh là sĩ quan mới có tiêu chuẩn, mới có giấy giới thiệu của cơ quan, mới mua được đồng hồ đắt giá nầy.

    – Thưa cán bộ: Không phải vậy, trong Nam ai có tiền đều mua được cả, hàng hoá bày bán tự do ngoài tiệm không cần giấy giới thiệu gì cả.

    Người cán bộ nhìn vào mắt tôi để dò xét lời nói của tôi. Bỗng ông hỏi tiếp:

    – Trong Nam ai đủ tiêu chuẩn đeo đồng hồ?

    Tôi đáp:

    – Thưa cán bộ, bất cứ ai cũng có thể đeo đồng hồ được cả nếu họ có tiền để mua.

    – Náo (láo) thật nhỉ! “Mỹ Ngụy” bóc nột (lột) nhân dân thế mà vẫn có tiền mua đồng hồ. Rồi ông trả lại chiếc đồng hồ về vị trí cũ và nói:

    – Buổi làm việc đến đây chấm dứt. Anh về dưới trại, ngày mai “nàm (làm) việc” tiếp.

    Tôi cầm đồng hồ và theo người vệ binh về lại trại giam. Đêm đó tôi trằn trọc mãi để phân tích sự việc xảy ra, xem mình còn “hở” chỗ nào khi trả lời các câu hỏi không, và đồng ý rằng: nhờ có chiếc đồng hồ mà có thể giảm nhiệt được câu chuyện tưởng rằng sẽ căng thẳng hơn.

    Tôi chỉ thắc mắc tại sao ông ta chấm dứt cuộc thẩm vấn khá đột ngột, (một chiến thuật điều tra, hay nghiệp vụ chưa sành sỏi?) mà đúng ra còn diễn tiến thêm nữa.

    Trong những ngày Miền Nam vừa bị mất, câu chuyện được loan truyền là mấy mặt hàng được toàn thể cán binh miền Bắc yêu thích nhất là:

    – Cái hồ (đồng hồ), cái đài(Radio) cái đạp (xe đạp). Cho nên không lấy làm lạ người cán bộ khi thấy đồng hồ của tôi, ông ta không khỏi choáng ngợp trước sức quyến rủ đầy mê hoặc đó.

    Chiều hôm sau, khi cơm nước xong, người lính tìm đến tôi báo tin: Em bị ban quản giáo gọi lên bắt xác nhận cho kỹ một lần nữa xem “thẩm quyền” có đúng là sĩ quan không. Sau khi đã trót lỡ khai: “thẩm quyền” là sĩ quan rồi, nên em báo tin lại để “thẩm quyền” biết hầu tìm cách đối phó. Theo cậu ta, nếu không khai đúng sẽ bị giữ lại không cho về. Tùy “thẩm quyền quyết định”. Câu nói tùy “thẩm quyền quyết định” của người lính tuy đơn giản nhưng đã làm cho tinh thần của tôi rối bời, vì phải tìm cách đối phó trước lời khai của mình trong tay địch.

    Hai hôm sau vệ binh lại xuất hiện trước phòng giam và dẫn tôi đi thẩm vấn lại. Vẫn khuôn mặt cũ của người thẩm vấn tôi ngày trước.

    Khi ngồi vào bàn ông liền hỏi bâng quơ:

    – Này mấy giờ rồi nhỉ?

    Một sự nhắc khéo về chiếc đồng hồ của tôi chăng?

    Tôi lại tự động cởi đồng hồ từ tay ra để bên phải của bàn như lần trước và, câu chuyện thẩm vấn bắt đầu:

    – Sao? Anh vẫn là sĩ quan đấy chứ? Có hầm ngầm, điện đài gì khai báo ra hết đi.

    Anh ta đặt câu hỏi ở thể xác định khiến người bị thẩm vấn dễ bị bối rối. May thay tôi vẫn bình tĩnh trả lời:

    Thưa cán bộ: tôi vẫn là lính, là hạ sĩ khinh binh.Tôi từ xa đến đây như cán bộ vậy, làm sao biết được nơi đâu có điện đài (đài truyền tin), và hầm ngầm (hầm bí mật) để khai báo.

    – Anh nà nính à? nương (lương) của anh bao nhiêu một tháng?

    – Thưa cán bộ: lương căn bản của tôi là…

    Tôi trả lời “rất ngọt”. Vì trước đây, sau khi bị thương, từ bệnh viện về nghỉ dưỡng thương, tôi được làm việc nhẹ một thời gian trong công tác sĩ quan tuyển mộ lính, nên tôi thuộc nằm lòng các mục quyền lợi của người lính để giải thích cho thanh niên biết khi họ muốn nhập ngũ.

    (Khen quân sư nào đó đã vẻ đường cho hưu chạy, nhưng đã chạy vào đúng đường tôi đón).

    – Phụ cấp vợ con của anh nữa? cán bộ hỏi tiếp.

    – Thưa cán bộ: phụ cấp vợ là … và con là …

    Cặp lông mày của viên cán bộ có vẻ nhíu lại chút đăm chiêu, vì lời khai của tôi như đúng sự thật mà ông ta đã kiểm chứng được với ai đó trong hàng binh sĩ (hoặc “an ten” đang có mặt trong tù). Ông dã-lã, cầm lại chiếc đồng hồ ngắm nghía khen đẹp và hỏi:

    – Lương nính (lính) ngoài việc phải nuôi vợ, con. Anh để dành bao nâu (lâu) mới mua được đồng hồ nầy?

    Câu hỏi rất hóc búa, nhưng tôi trả lời không do dự:

    – Thưa cán bộ: Tiền mua đồng hồ nầy tôi đã thắng qua canh bạc đỏ, đen với bạn bè. Bị hành quân liên miên, lâu ngày chưa có dịp gởi tiền về cho vợ, đành mua tạm đồng hồ mang cho gọn.

    – Anh vẫn thắng canh bạc hằng tháng đấy chứ?

    Cán bộ hỏi tiếp, (câu hỏi ngụ ý bảo: – lương sĩ quan các anh là đấy chứ thắng bạc thế nào được).

    Tôi trình bày và lái câu chuyện qua hướng khác:

    – Thưa cán bộ, canh bạc có lúc thắng lúc thua, cũng như tình hình hiện nay. Đất nước đã hoàn toàn “giải phóng” rồi. Cán bộ cho tôi về để tìm lại vợ con đã bị thất lạc không biết nơi nào, có gì quý nhất tôi biếu cán bộ để làm quà (ý tôi muốn hối lộ chiếc đồng hồ để mua tự do).

    Nhìn chiếc đồng hồ trong ham muốn lần chót rồi y trả lại vào vị trí cũ và nói: Anh về lại trại, ngày mai “nàm (làm) việc” tiếp.

    Lại chấm dứt câu chuyện trong đột ngột, chưa có hồi kết thúc khiến tôi càng phân vân thêm. Cứ thế, chuyện vẫn dằng co, vờn nhau quanh chiếc đồng hồ của tôi qua vụ thẩm vấn. Dù cố kiềm chế lòng ham muốn thế nào đi nữa, nhưng qua ánh mắt của y, tôi cũng đọc được lòng háo hức của con người, trước sự vật đầy cám dỗ đang bày ra phơi phới trước mắt mà cả đời người, nếu không vào Nam làm sao y có thể tiếp cận, thấy được.


    Hình minh họa

    Đêm đó chắc là đêm khó ngủ cua y, vì phải “đấu tranh” tư tưởng trước sự chọn lựa giữa tôi và chiếc đồng hồ đầy quyến rủ. Phần tôi cũng không sao chợp mắt được với bao nỗi ám ảnh, không biết câu chuyện sẽ kết thúc ra sao. Trong cơn vật vờ mê thiếp, tai tôi bỗng nghe nhiều loạt đạn nổ và cả trại nhốn nháo. Sau đó là tiếng chân chạy, tiếng quát tháo ồn ào từ các khu trại khác, tiếng xích rơi loảng-xoảng từ các xà lim, và sau cùng là tiếng ra lệnh cho các tù phải sắp vào hàng điểm danh xem ai còn ai mất.

    Đó là hồi kết của một màn trốn trại. Nửa đêm, hai người vượt rào. Một bị bắn chết, một bị bắt lại.

    Sau đêm hãi hùng đó, mấy ngày sau, tôi bị đưa qua hàng sĩ quan và “biên chế” qua bên trại ở chung với các sĩ quan đồng đội cũ của tôi.

    Khi chuyển khu, chiếc đồng hồ tôi vẫn còn mang theo vì chưa kịp thương thuyết. Khi sang khu mới, có lệnh phải nạp nó cho đồng chí quản kho. Sau này mới biết cả đồng chí lẫn đồng hồ cùng… bốc hơi. Khi hỏi, chỉ được trả lời là không biết. Đồng chí quản kho chuyển đơn vị khác, không thấy bàn giao lại.

    Ba tháng sau chúng tôi bị chuyển trại từ lao xá Phan Rang ra Đồng Bà Thìn (Cam Ranh) Khánh Hoà. Trại nầy trước đây là trung tâm huấn luyện của Lực Lượng Đặc Biệt nằm sát quốc lộ một. Hằng ngày chứng kiến từng đoàn xe quân sự hàng chục chiếc Molotova, trần bịt bùng chở hàng từ hướng Sài Gòn chạy ra Bắc. Chúng tôi bị giữ tại đây để khai báo lý lịch và, giao công tác hằng ngày chia nhau đi gỡ mìn bẫy ngoài rào. Một công tác cực kỳ nguy hiểm có tính cách trả thù. Một tháng sau đã thấy kết qủa. Một đại úy Dù bị mìn nổ cắt mất một chân khiến chúng tôi phản ứng, tranh đấu không chịu thi hành lệnh sau đó nữa.

    Cách trại nơi tôi ở 5km, có ngôi chợ tên Bảy Giếng cũng gần quốc lộ một, dân đang trở lại chợ mua bán lưa thưa, một hình thức thăm dò cách sinh hoạt của chế độ mới.
    Đám tù chúng tôi vì còn trong vòng quản chế của bộ đội nên hằng ngày chúng tôi được 2 vệ binh thay nhau dẫn bốn anh em đi chợ mua rau cá, gánh về tự nấu ăn theo quy chế tù binh.

    Phần tôi thật quá uổng phí một lần nữa, khi có cơ hội trốn thoát mà không làm được, vì không liên lạc được với gia đình nên không có phương tiện thực hiện ý định. Lý do dễ trốn, vì khi vệ binh đưa chúng tôi ra chợ xong, họ thay nhau tìm các cô bán hàng tán dốc, đã có phần mất cảnh giác quản lý tù. Muốn trốn thoát phải có người bên ngoài đưa đường chỉ lối, phải có tiền chi phí khi cần. Tôi dự định nếu trốn, sẽ thuê ghe chài đi đường biển vào Sài-Gòn an toàn hơn là đi đường bộ có nhiều nút chận, có nhiều rủi ro. Nhưng tôi hoàn toàn bất lực, vì mù tịt tình hình bên ngoài nên không dám liều.

    Cái liều của người trốn trại trong lao xá Phan Rang là một bài học cho tôi phải cân nhắc khi hành động. Không thể chấp nhận loạt đạn từ sau bắn tới, chết oan mạng khi không tính toán chu đáo thua, thắng trong hành động của mình. Hơn nữa, phần gia đình tôi, xem lại không ai có bản lĩnh đứng ra thực hiện công tác liều lĩnh nầy.Thế là cơ hội thứ hai lại đôi nón ra đi.

    Bốn tháng sau. Một ngày âm u của mùa đông miền Trung, mưa dầm rét mướt, tôi lại bị đưa lên xe bịt bùng chở đi, đi không biết về đâu.

    Sau khi xe chạy suốt một ngày đêm, xe dừng lại trong cánh rừng già. Tất cả xuống xe ngồi xếp hàng đợi lệnh. Mưa và rét vẫn bao trùm lấy số phận của anh em chúng tôi.

    Trong tư thế cảnh giác, tôi nhìn xem quanh mình có gốc cây nào gần, nếu bị bắn bỏ phải lăn mình qua đó hoạ chăng tránh được lằn đạn oan nghiệt. Nhưng may thay, biến cố đó không xảy ra.

    Trời sáng hẳn. Đoàn xe chở chúng tôi vào một doanh trại của quân đội cũ, hoá ra đây là Trung tâm huấn luyện ở tỉnh Khánh Hoà, nơi trước đây dùng để huấn luyện tân binh. Chúng tôi được sát nhập với một số lớn quân nhân khác của tỉnh ra trình diện với mỹ từ “học viên cải tạo”. “Học viên cải tạo” bị cấm tiếp xúc với chúng tôi vì lẽ chúng tôi là “tù binh ác ôn”, chống phá cách mạng đến cùng. Nhưng rồi sau đó, anh em hiểu ra đây là đòn tuyên truyền gây chia rẽ giữa chúng tôi với nhau mà thôi.

    Những ngày tháng sau đó, công việc của bọn tù là “bốn món ăn chơi”, gồm: Tranh, Tre, Kè, Gỗ. Tù được chia thành toán, mỗi toán cả trăm người có vệ binh kèm theo xuất trại “lao động”. Toán cắt tranh tuy có phần nhẹ nhàng, nhưng khi vào rừng tranh thường hay bị ngộp thở, ngất xỉu vì tranh cao quá đầu khiến thiếu dưỡng khí. Toán chặt gỗ có hai loại, loại gỗ củi, gỗ đốt than chỉ quanh quẩn gần trại, toán gỗ danh mộc thì phải lên núi cao hơn và phải ở lại cả một, hai tháng mới về một lần, (có vệ binh theo canh giữ). Gỗ quý thường dùng đóng tủ, bàn ghế, cho cán bộ trại làm quà cho cấp trên và làm “chiến lợi phẩm” cho mình chở về Bắc.

    Đáng nói là toán đi “kè” và tre. ”Kè” còn gọi là lá Kè, lá Buông có tàn lá rộng lớn dùng để làm nón, lợp nhà. Cây buông cao như cây dừa nhưng bẹ kè rậm rạp sắc nhọn hơn. Có người đã chết vì bẹ kè rơi từ cao xuống đâm thủng bụng.

    Rừng kè, rừng buông nghe thấy lạ. Nghe tre, thấy quen hơn, thân thương làm sao. Nhưng khu rừng tre nơi bọn tù phải chui phải đốn thì chằng chịt gai góc. Muốn đốn được tre phải đổ máu. Bảy người trong toán thay nhau “khoét lỗ chó” để vào gốc. Khi chui khi chặt, gai tre cào xước cả mặt. Chặt xong phải tỉa cành cho gọn, vậy mà cả toán 7 người cùng kéo vẫn không lôi nổi một cây tre ra khỏi bụi.

    Trọn ngày lao động mỗi người chỉ có trong tay hai cây tre già đặt ruột tòn- ten mang về, nhìn tưởng là nhàn lắm. Sự thật là thiên nan vạn nan.

    Cứ thế “năm tháng ngậm ngùi” trôi qua trong rừng. Ngày ngày chỉ thấy “ta với ta”, những khuôn mặt lần hồi bị biến dạng, những thân hình lần hồi bị teo tóp do thiếu dinh dưỡng, khiến con người dễ bị sa sút, suy sụp.

    Bỗng có một lần, khi toán lao động điểm danh xong để xuất trại, một cán bộ chận lại nơi cổng hỏi lý lịch quê quán của tù. Ai sinh ra từ Đà Nẵng hoặc Huế đứng qua một bên đi công tác ngoài trại chưa biết đi đâu. Khi đủ số 10 người thì lên xe GMC chờ sẵn, số còn lại vẫn xuất trại lao động thường lệ. (Sau nầy mới biết xe đi Nha-Trang, sợ người quê cùng điạ phương dễ trốn).

    Chúng tôi được xe chở vòng vèo trong rừng ra cặp đường nhựa rồi chạy về hướng Nha Trang. Chao ơi! Đã bao năm rồi không thấy đường nhựa, không thấy phố xá, nay được GMC chở đi, vẫn thấy thú vị như thuở ngồi xe Jeep.

    Xe chạy đến kho gạo trong Nha Trang để lãnh gạo, bị trục trặc thủ tục gì đó, người cán bộ ở lại làm việc. Để “tranh thủ” xe chạy đến chợ Đầm Nha Trang cho mấy vệ binh mua sắm đồ của trại gởi.

    Chúng tôi trên xe bị dồn lại một góc có vệ binh canh giữ.

    Nhìn xuống lề chợ, thấy có số người đứng nhìn lên, họ xì xầm gì đó một hồi. Chắc họ biết chúng tôi là sĩ quan đi “tù”, nên thoáng chốc họ liệng lên xe như mưa nào bánh mì, chuối, rồi khoai sắn, đường thẻ, đường cục, có cả xà phòng, khăn mặt, bàn chải răng, dầu gió, mọi thứ tù cần. Thấy vậy vệ binh ngăn cấm, không cho liệng lên nữa.


    Hình minh họa

    Chúng tôi đứng nghẹn ngào rưng rưng hàng lệ đón nhận tình cảm cuả đồng bào dành cho mình. Thật không ngờ đã bao năm qua mà họ vẫn còn dành cho chúng tôi tấm lòng yêu thương như vậy. Nay 30/4 về, qua mấy dòng nầy, xin gởi lời cảm tạ qúy vị ân nhân vô danh chợ Đầm Nha Trang thời đó, đã cứu đói chúng tôi một tuần hã hê trong tù.

    Trở lại chuyện trong trại

    Để chống nổi loạn và chống trốn trại do tuyệt vọng đường về, những ngày đầu nhập trại họ tung tin: Không nên trồng cây lâu dài, chỉ trồng khoai, bắp, sáu tháng ăn liền mà thôi. Anh em lại bàn nhau, chắc chỉ ở đây chừng đó ngày rồi về. Nhưng sáu tháng trôi qua, ăn hết đợt nầy, qua đợt khác cũng không có dấu hiệu gì khả quan. Quả bóng hy vọng lại eo xèo xì hơi…

    Ban quản trại lại bày trò tăng “dây cót” khác độc đáo hơn cho anh em hy vọng tiếp. Trại cho lệnh nhà bếp nấu cơm gói (đùm) ba ngày, rồi đem nồi niêu, soong chảo đi trả.

    Tù lại “hồ hởi” bàn tán: Trả dụng cụ nhà bếp là hết nấu, ba ngày cơm gói là ba ngày đi đường, là ngày về rồi còn gì nữa, chí lý quá mà! Cứ vậy mà bàn cãi, hy vọng. Nhưng rồi, ngày về vẫn chỉ là bánh vẽ. Hết ba ngày cơm gói, ăn và giậm chân tại chỗ. Trại cho lệnh, vào làng mượn nồi niêu soong chảo khác về nấu lại trong lặng thinh như không có việc gì xảy ra.

    Cảnh tuyệt vọng có hồi làm bùng lên phong trào “tự đua” (trốn trại). Khởi đầu là chàng phi công L.T. Đúng là tuổi trẻ tài cao, trong trại anh tự khổ luyện lấy bản lãnh đội trời, đạp đất (đầu không đội nón, chân không mang giày) để chiụ đựng trong hoàn cảnh nghiệt ngã khi gặp phải bên ngoài. Anh đã thoát ra khỏi trại bằng mưu mô chước qủy cuả mình, trốn lên đến Buôn Mê Thuột, dự trù sẽ vượt Trường sơn qua Thái Lan. Nhưng rủi to đã bị bắt lại ở bến xe Buôn Mê Thuột khi đang trà trộn ngủ qua đêm với khách ngược xuôi tại đây.

    Bị giải về lại trại và bị nhốt trong thùng sắt (Conex của Mỹ) dòng dã mấy tháng. Bị hành hạ đủ kiểu mà anh vẫn sống sót, khi ra khỏi thùng sắt chỉ còn là bộ xương. Nhưng ý chí anh bạn phi công này vẫn bền vững.

    Kế tiếp, có đôi chàng chăn bò cũng “tự đua”. Sau giờ quy định của trại không thấy đưa bò về chuồng. Cả hai đều là Trung tá. Một Lực Lượng Đặc Biệt, một Biệt Động Quân. …

    Mấy tháng sau, chàng trung tá Biệt Động Quân, được vệ binh súng kềm hông, tay bị trói chặt, mặt mày sưng vù, chân bước khập khiễng vì bị tra tấn, được “đưa về dinh” trở lại, (sau đó mới biết sự sai lầm của gia đình, thường xuyên tiếp tế đến điểm ẩn trốn, bị điạ phương theo dõi bắt được). Bài học phải trả bằng máu.

    Thêm một cuộc vượt trại khác xảy ra. Lần nầy là một Thiếu tá trưởng ty An Ninh Quân Đội của một tiểu khu vùng I. Ông ta bị bắn trọng thương ngoài rào, sau đó bị xử bắn cho chết luôn trước sự chứng kiến của các “nhà trưởng” mà trại tập trung lại cho thấy (để dằn mặt). Một người bị bắt lại nhưng “vô sự” vì nghe đâu hắn là ”cò mồi” của trại gài để dụ tù trốn.

    Qua những bất an của trại là những cuộc ”biên chế” xáo tung, trộn lộn, quậy đều tù trong trại, mục đích không để cho những người sống gần nhau lâu năm có cơ hội “rù rì” tìm đường trốn trại. Đêm ngủ một giờ phải điểm danh một lần, mỗi lán trại phải có người trực canh gác lẫn nhau, bên ngoài có vệ binh thay phiên tuần tiểu rất nghiêm ngặt.

    Tưởng chừng những biện pháp cứng rắn đó có thể áp đảo, ngăn chặn được “âm mưu trốn trại”của tù.Nhưng họ đã lầm. Lần nầy hai người tù gốc người Bình Thuận lại trốn ngoài rừng khi đi lao động.

    Chuyến nầy tôi được rủ theo, vì tôi và hai người dự mưu cùng trong ban điều hành của lán trại, một nhà trưởng, một nhà phó, và tôi là thư ký. Họ thấy tôi ”mồ côi”(không thân nhân thăm nuôi) nên muốn cho tôi cơ hội. Vị thấy mình không chủ động được việc trốn nên dù tiếc rẻ không dám theo. Chỉ đến khi bị tù vượt biên năm 1986 sau nầy, tôi chủ mưu trốn, mới dám dẫn theo 5 người cùng trốn thoát với tôi). Mấy tháng sau có tin vui. Hai người đó đã xuống tàu “đi cứu nước” bình an.

    Thoát một cảnh đời tù đày tăm tối

    Một cuộc trốn tù khác ngoài rừng cũng lắm ly kỳ. Lần nầy là một trung úy nghe đâu cháu cuả thủ tướng T.T.K. Ngày đó là chủ nhật, bỗng dưng người tù nầy có lệnh xuất trại lao động cùng vài anh em khác. Người trung úy có dàn xếp thăm nuôi chui ngoài rừng. Hết giờ lao động khi trở về người tù ấy đã cao bay xa chạy, nghe đâu vụ nầy có mua chuộc từ cán bộ trại.

    Trong cảnh đường cùng vô vọng, cơn sóng ngầm trốn trại vẫn chuyển động và, cơn sóng nổi (đàn áp) vẫn vờn lượn trong biển tù mênh mông.

    Trước viển ảnh nguy biến đó, bỗng dưng có phép lạ. Một ngày, tù được lệnh nghỉ lao động ở lại trại để khai báo lại lý lịch cho chính xác. Tù tự hỏi màn gì xảy ra nữa đây?

    Thế rồi một nhóm tù được phóng thích, trong đó có cả người đang bị giam trong xà lim (thùng conex Mỹ) vì tội chây lười lao động, vì tội chống đối “cách mạng” phao tin đồn thất thiệt v.v… Rồi cứ thế từng đợt phóng thích khác tiếp tục.Tôi cũng được phóng thích trong các đợt kế tiếp sau đó. Riêng các tù bị ghép vào thành phần “nợ máu của nhân dân” được chuyển qua trại khác sinh hoạt chờ đợi…

    Sau này, khi ra bên ngoài mới biết, có sự can thiệp của Mỹ đối với tù nên được thả, sau hằng chục năm tù.

    Những ngày tháng sau, tù lại ra đi, đi vì nước mất nhà tan, vì không có chốn dung thân trên chính quê hương của mình. Đi vì đại họa con số oan nghiệt 30/4 hiện về. Đi khi “tro tàn đã bay trắng đầu”, khi sức đã cạn, lực đã kiệt bởi tù đày của Cộng sản. Riêng tôi vượt biển nên phải “ngậm ngùi” thêm 4 năm nữa ở đảo mới thấy “cổng thiên đường” Mỹ.

    Và rồi, bây giờ 39 năm sau. Khơi lại ký ức, chẳng biết từ bao giờ, tro tàn của tháng Tư năm xưa đã bay trắng cả đầu.


    Ngô Văn Thu

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

Trang 52/58 đầuđầu ... 2425051525354 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Trả lời: 20
    Bài mới nhất : 12-17-2019, 03:19 AM
  2. Trả lời: 18
    Bài mới nhất : 08-20-2017, 06:40 PM
  3. Hình Ảnh Kỷ Niệm Xưa Không Bao Giờ Quên !
    By TAM73F in forum Phòng Chiếu Phim Dài
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 03-14-2013, 01:33 AM
  4. Không Cho Phép Mình Quên
    By Longhai in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-03-2012, 12:42 AM
  5. 27 Tháng Giêng 1973 : Không Thể Nào Quên
    By Longhai in forum Chuyện Đời Lính
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-03-2012, 11:36 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •