Remember ?

Trang 51/58 đầuđầu ... 414950515253 ... cuốicuối
kết quả từ 301 tới 306 trên 344

Tựa Đề: Bạch Mã

  1. #301
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh LHTong Viết Về Lập-Bụng Cơ Phi 231 Biên-Hòa - 235 Dê-Cụ Pleiku

    LHTong Viết Về Lập-Bụng Cơ Phi 231 Biên-Hòa - 235 Dê-Cụ Pleiku
    LHTong



    Hình chụp năm 2013 tại nhà Tài

    Nhớ đến Lập-Bụng, tôi quên mất Lập-Bụng đang ở Texas. Nhớ Lập-Bụng hồi còn ở phi đoàn, thường ngày, mỗi sáng lên Tây-Ninh nằm chờ bay đánh bên Kampuchia. Có những trưa hợp đoàn lại bị điều về hành quân ở Hậu-Nghĩa hay Củ-Chi, rồi lên nằm lại Tây-Ninh ăn cơm trưa. Tôi bỏ chiếc Gunship mò xuống đám Slicks đậu bên dưới kiếm mấy bạn mình trò chuyện. Đi ngang thấy mấy anh chen chúc trên một con tàu binh xập-xám ồn như đám chợ, xuống gần chiếc trail thì thấy Lập-Bụng ngồi dựa ngữa vào vách transmission đang ăn bịch gạo sấy của ảnh, hộp thịt ba lát và cá tuna để gác trên bụng ảnh mà không nghiêng đổ. Tôi ghé lại cười hỏi :

    - Sao giờ này mới ăn, Lập-Bụng?

    - Cơm hăm nóng dưới exhaust bây giờ mới chín a !

    Lập-Bụng hề hề cười trả lời. Anh ngồi thẳng dậy mà hai hộp thịt vẫn không lật đổ, đủ biết cái bụng của ảnh bự cỡ nào rồi, thật là tiện lợi, ăn cơm hay uống cà phê không cần kê bàn.

    Lập-Bụng dễ thương lắm, cái gì cũng hề hề, vừa cười vừa vổ cái bụng.

    Có một lần ở phòng hành quân, Lập-Bụng đứng bên bàn trực trước bảng phi lệnh xem phi vụ ngày mai. Sĩ quan trực muốn nhìn bảng phi lệnh để ghi vô sổ trực, nhưng vì bị cái bụng của Lập-Bụng che khuất, anh không kêu hắn tránh đi mà cứ đẩy miết cái bụng của hắn, anh Sĩ quan trực đẩy một hồi Lập Bụng mới la làng:

    - Cái gì mà cứ cái bụng của tui Thiếu-úy đẩy đi đẩy lại hoài dzậy!

    - Ha... Ha... Ha...

    Nghe Lập-Bụng kể phi vụ bay cho Dù bên Kampuchia, hôm đó phi hành đoàn gồm Tr/u Hùng là Trưởng phi cơ, copil là Th/u Khoái, gunner là Hoàng, khi tàu lên vùng theo lệnh đúng ra phải chờ gunship đến cover rồi cùng vào bãi nhưng không hiểu sao anh Hùng không chờ mà tự một thân một tàu low-level vô, không thấy bãi đáp vì đã quá target phải làm 180 độ quay ra dưới hỏa lực kinh hoàng của lũ vẹm:

    - Tao thấy rõ mồn một cả bộ kaki vàng của chúng mặc trên người, AK cứ chĩa lên bụng tao nhả đạn không ngừng. Lập-Bụng nói tiếp:

    - Đạn ghim vào thân tàu nghe lốp bốp lẫn tiếng la của Tr/u Hùng trong nón bay. Tàu trúng đạn nhưng Tr/u Hùng vẫn điều khiển cho tàu lết được vào sát chỗ phòng thủ của bạn Dù mới làm một cái ầm xuống bùn lầy. Tụi tao chạy bán sống bán chết mới vô tới bộ chỉ huy Dù nhờ vào đám bạn Dù mình nằm thủ ở vòng ngoài yếm trợ. Rồi thủ ở đó một đêm chờ đến sáng Th/u Quá mới bay vô bốc về.

    Anh Khoái kể lại phi vu này xẫy ra vào cuối trận đổ quân vào Kampuchia:

    - Hôm đó phi hành đoàn trực spare nhận lịnh tản thương cho Dù vào lúc 5 giờ chiều. Phi vu không có Gunships cover, nhưng có C&C, chúng tôi không đổ xăng ở Tây-Ninh, lên đến Thiện-Ngôn, qua biên giới rồi 180 độ vòng lai xuống low- level vào final LZ. Vì anh Hùng quẹo trái theo C&C luôn, tàu lách qua những cây cao không thấy panel bên phải. Phòng không 12.7 ly trên chán ba bắn trực xạ vào trươc mặt chúng tôi. Tiếng đạn xé lủng thân tàu khiến tàu rung lên. Bảng phi cụ tất cả warning caution light, fire detecor ré ầm trong tai nghe! Máy tắt, hydrolic off, control lock.. Tôi gọi Mayday 555 normal! Tàu trường đi với tốc đô tối đa. Tôi khoá shoulder harness! Giây phút tử thần đang gọi, tôi chỉ còn nhớ đến Mẹ tôi mà thôi.. Chúng tôi cùng kéo cyclic tàu đã lao vào bãi sình lăn quay hai ba vòng. Tôi và anh Hùng còn seatbelt nên vẫn giử yên trên ghế, Lập và Hoàng văng ra ngoài. Chắc lúc đó đến vẹm cũng không nhìn ra chúng tôi vì người đầy bùn sình...

    Anh Quá đã đón về ở Trại Bí trên biên giới tối hôm đó. Cả phi đoàn đón chúng tôi tại runwa y Spartan. Không biết phép lạ nào che chở chúng tôi giây phút đó? Tôi thực sự thấy tử thần từ chối chúng tôi nên vui mừng lắm! Anh Hùng, Lập, Hoàng đang ở nơi đâu trên thế giới này còn nhớ đạn bay trực diện, nhưng đạn tránh mình, ở trên, dưới, bên phải bên trái mà thôi! Hãy lên tiếng nhé!

    Có lần tôi hỏi Lập-Bụng về Tân-Sơn-Nhất xin đi pilot hắn mới kể:

    - Tao thi lại Tú-Tài1 đã đậu hồi năm 1971 mãi đến năm 73 tao thấy Lưu-Văn-Tiên và Trần-Văn-Điệu về Tân-Sơn-Nhất ghi tên đi Pilot thì cũng hùa theo.

    Lập-Bụng nói không may cho hắn vì Phòng Nhân Viên Ban Hồ Sơ tra ra hắn bị ký củ 7 ngày nên bị loại không cho đi sĩ quan.

    Nguyên do 31 thằng cơ phi chúng tôi khi mãn khóa cùng về Biên Hòa, trong khi chờ Phi Đoàn 231 tân lập thành hình thì tụi này biệt phái cho phi đạo. Lúc này Tài-Sòi làm trưởng toán huớng dẫn anh em đi ký "xuyệt-ki", ngày ngày lên xuống Sài Gòn Biên Hòa mà Bắc-kỳ Hà-Đăng-Thăng hay dụ dỗ, hắn cứ lãi nhãi:" mai nễ, mai nễ ! " ( "lễ" mà nó nói thành "nễ", ý nghĩa ngày mai là ngày lễ nên anh em nghỉ ), và anh em "nghỉ nễ " thiệt, bởi vậy lúc về lại trình diện thì cả đám bị chở hết ra Quân Cảnh nhốt ở Cổng số 1. Nhớ lại mấy chục thằng bị dồn trong bốn bức tường không đủ không khí nóng khát khô cả cổ phải nhờ đến Nguyễn-Nùng-Sơn, thân người hắn như con cá lẹp, chỉ có hắn mới chui lọt song sắt bò ra ngoài lấy nước cho anh em uống, nhưng anh em chỉ bị nhốt đến chiều tối thì được thả về. Riêng Lập-Bụng vì dzọt quá lâu, hắn về đến nhà ở Rạch-Giá nên bị ký nặng 7 ngày tù và bị ghi cả vô hồ sơ.

    Thế là mộng Pilot của Lập-Bụng tan theo trái khói, hắn chỉ biết gục đầu lầm bầm kêu ... mẹ...! Sau này chỉ có Tiên và Điệu về trường sinh ngữ bổ túc tiếng Mỹ, Tiên tiếng Mỹ điểm cao kịp lúc đi học A-37, còn Điệu đi sau học UH-1. Qua đến bển cho đến lúc miền Nam Việt Nam bị Mỹ bỏ rơi cúp cả viện trợ thì lúc đó Tiên đã phi huấn xong nên được giữ lại, còn Điệu đang phi huấn bị trả về.

    Nhắc lại khi Lập-Bụng mang hận trở về lại phi đoàn tiếp tục cái định-nghiệp cơ phi của hắn, rồi một ngày rất xấu hắn lại bóc trúng cái thăm bị đổi đi Pleiku.

    Ôi là cái xứ mây mù buồn muôn thuở có tiếng, cái xứ quan với lính hay bất mãn vì coi như bị đì. Từ đó hắn tự an ủi nên thuờng hay ca bài nhạc "Em Pleiku má đỏ môi hồng", thôi thì "may mà có em, đời còn dể thương", hắn lủi thủi xách "xắc-ma-ranh" ra ngồi C-123 bay đi Tây- nguyên về Phi Đoàn 235, một Phi đoàn có huy hiệu "con Dê Xồm" hay "Dê Cụ" dzậy mà mang cái tên thật hung là Thiên Lôi hay là Sơn Dương!

    Nhưng thật cũng may, trên đó Lập-Bụng không có một mình mà một điều an ủi cho Lập-Bụng là trên đây đã có Quan-The House, Thị-Hầu, Huỳnh-Quang-Thọ cũng từ 231 đi trước coi như sẳn có "phe ta" sớt bớt nỗi cô đơn trong hắn. Phút giây đầu tiên bước chân mới đặt xuống phi trường Cù-Hanh là Lập-Bụng có cảm giác đất này không thể dung thân mình được rồi. Gió cát mịt mù, bụi mờ hay sương đang giăng kín những ngọn núi xa xa kia càng nhìn sao mà càng thúi ruột.

    Lập-Bụng nói mình ở Biên Hòa quen làm lính con nhà giàu, có barrack đầy phòng trống lại sạch sẽ, có phòng trực máy lạnh giường nệm và cả giàn stereo thiệt là con ông cháu cha. Giờ ra đây, mẹ ơi... ở tập thể, tao trình diện xong về phòng thì hết giường cho tao ngủ cũng may có một số anh em đi phép tao mới có chỗ ngã cái lưng, đồ đạc thì nhét tạm vô tủ của Thị-Hầu.

    Thiệt không quen cái xứ Thượng này nên trong buổi họp ở Phòng Hành Quân khi Phi Đoàn Trưởng hỏi mấy anh em cơ phi xạ thủ, nhất là mấy anh mới về có ý kiến gì không? Lập-Bụng liền ủi một câu thẳng thừng:

    - Thưa Th/tá, bây giờ nếu Th/tá cho tôi về thì tôi về luôn Sài Gòn liền không trở lại nữa. Tôi chịu hết nổi cái xứ sình lầy đất đỏ nhìn đâu cũng thấy sương mù này rồi!

    Vậy mà Lập-Bụng cũng biết mang lại một phút thư giãn cho cả Phòng Hành Quân đến Th/Tá PĐT cũng phải động lòng không ngừng an ủi anh em binh sĩ của mình.

    Pleiku gió núi mưa rừng
    Mây Trường Sơn phủ mù vương cuộc đời.

    (Trần Ngọc Nguyên Vũ)

    Chiến trường Vùng Cao Nguyên hay khắp cả các nơi cuối năm 1973 không ai mà không biết, bắt đầu những trận chiến một mất một còn mà Lập-Bụng kể phòng không của địch nó bắn thế nào mà không còn thấy gì hết chỉ thấy khói với lửa, tao ngồi chiếc C&C bay cả 9000 bộ mà phòng không 57 ly của chúng cứ nổ quanh, hợp đoàn có chiếc nào còn chiếc nào mất cũng chả thấy, một hồi lâu mới thấy anh em từ trong đám khói chui ra lúc đó mới biết là còn sống mà trở về.

    Lập-Bụng hiện ở Texas. Hắn điện thoại thăm tôi, hai anh em nói chuyện vui lắm. Để kể các anh em mình nghe. Lập-Bụng nói:

    - Tao cũng tơi bời hoa lá lắm Tống ơi. Năm 2001 bà chị với ông anh rể cũng là pilot L-19 ở Mỹ bảo lãnh cho gia đình tao đi Mỹ nhưng khi làm thủ tục qua được phỏng vấn rồi mà cái mặt tụi tao méo mó như cái bánh bèo vì mấy đứa con không được đi, lý do tụi nó đã quá tuổi trưởng thành. Trời ơi, hai vợ chồng tao qua đến Mỹ cũng đã già quá rồi, tiếng Mỹ lại không biết một chữ chẳng biết làm cái gì, hồi đi học thì tao chọn sinh ngữ Pháp nên chỉ biết được vài tiếng Pháp thôi. Vợ chồng tụi tao làm bao nhiêu tiền cứ điện thoại về VN cho con cái còn không đủ thì lấy đâu mà ăn ngon mặc sướng.

    Nghe Lập-Bụng than mà tội. Giờ thì sau cơn mưa trời đã nắng rồi!

    Hắn kể lại có lần bị công an kêu lên nói anh là Đại úy sao khai là Thượng sĩ.

    - Chời ơi, tao có đeo lon Đại úy hồi nào đâu mà bây giờ bị chỉ điểm là khai gian. Công an cứ kêu tao lên lấy lời khai quài mậy. Ba hồi nói Đại úy, ba hồi nói tao Trung úy. Tao hỏi tại sao nói tao là Đại úy Trung úy? Tụi nó nói hàng xóm thấy ông mặc áo bay, mặc áo bay thì quá gõ gàng gồi, ông là sĩ quan mà!

    Tao mới tá hỏa, thì ra từ trước tới giờ tao chỉ mặc đồ lính hai mảnh chứ có bao giờ tao mặc đồ bay đâu, hôm đứng gác quan tài anh Ngọc-Già thì Th/sĩ1 Hưởng kêu tao mặc đồ bay nên khi về nhà hàng xóm nó thấy mới nghĩ tao là sĩ quan. Còn Đại úy Trung úy tụi nó tự cài cho tao. Dzậy mà khi làm xuất cảnh tao cũng bị nghi ngờ nữa. Rồi thì người ngay gặp may, mọi sự trắc trở đều qua!

    Mấy anh mấy bạn mình nghe mà càng thương cho Lập-Bụng. Tôi thích nghe hắn càm ràm đủ thứ chuyện cả 2 tiếng đồng hồ mà chẳng ngán chút nào!

    Ha... Ha... Ha...


    LHTong

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  2. #302
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Thôi ! Mình Về Linh Xuân Thôn, Đi Em !

    Thôi ! Mình Về Linh Xuân Thôn, Đi Em !
    Phan Công Tôn


    Hình minh họa

    Chiếc xe Jeep nhà binh chạy thật khó khăn giữa luồng xe cộ tấp nập từ đường Trần Hưng Đạo đổ vào đường Lê Lợi, nhất là lúc ngang khu bùng binh trước chợ Bến Thành. Lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm, nhưng khu vực từ chợ Bến Thành dọc theo đường Lê Lợi vẫn đông nghẹt người ta! Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, gần cao điểm của thời gian Chợ Tết!

    Hùng lái xe, bên cạnh là Hoàng và băng sau là chú tài xế, luồng xe cộ chạy thật là chậm, phần vì quá nhiều xe đang lưu thông, phần khác gây nhiều khó khăn và căng thẳng hơn, vì khách bộ hành cứ băng đại ngang đường bất cứ chỗ nào họ muốn. Cả 3 người trên chiếc xe Jeep đang thắc mắc và trao đổi nhau những câu hỏi liên quan đến việc rất nhiều người vẫy gọi Taxi dọc đường, nhưng các tài xế Taxi cứ khoác tay từ chối, mặc dù trên xe không có khách! Họ đã có khách hẹn trước ở một địa điểm nào đó chăng? Họ không muốn đón khách trong khu vực này vì không có khoảng trống để tấp vào? Hoặc họ không muốn đón những người khách với quá nhiều đồ đạc cồng kềnh vừa mua sắm?

    Khi xe đang chạy trên con đường trước Khách sạn Caravelle (bên hông tòa nhà Quốc hội), bỗng một toán người vẫy tay gọi, hình như họ muốn xin “quá giang”, Hùng đã lái trờ tới bỏ lại phía sau nhóm người này, vì khúc đường này không còn bị kẹt xe nên tốc độ khá nhanh. Hoàng nói lớn: “Hùng! Hùng! Ghé lại cho họ ‘quá giang’ làm phước!”. Nghe vậy, Hùng tấp vào lề và lui xe lại. Toán người xin “quá giang” chạy ùa tới, họ gồm có 4 người, một cô gái khoảng 17, 18 và 3 cô, cậu bé khoảng từ 12 tới 14 tuổi.

    Hoàng nhảy xuống xe để lo sắp xếp chỗ ngồi, thấy cô chị trồng trộng nên Hoàng tỏ ra “galant”, mời cô ta ngồi ghế phía trước với một bé gái, Hoàng chui ra băng sau với chú tài xế và 2 “nhóc” kia. Dĩ nhiên rất là chật vì băng sau có tất cả 4 người với quà mới mua ở chợ Tết, các “nhóc” không ai than phiền gì cả, ngược lại rất là vui và cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn.

    Qua lời cô chị lớn cho biết, sau khi mua sắm xong, mấy chị em ra về. Bắt đầu đón Taxi từ đầu đường Lê Lợi, đợi hoài đợi mãi, chẳng có Taxi nào chịu ngừng. Cuối cùng phải đi bộ dọc theo đường, vừa đi vừa đón xe để cầu may, nhưng vẫn không có. Khi tới khúc đường này, thấy cái xe “nhà binh”, cả toán cứ vẫy đại, cô chị lớn nói “mấy ông nhà binh ‘chịu chơi’ lắm, có thể họ giúp mình ... ” May quá, toán này được giúp thật!

    Hùng hỏi nhóm này muốn đưa về vùng nào thì được biết ở Gia Định, gần khu chợ Bà Chiểu. Khi xe chạy ra tới đường Thống Nhất, Hùng ngỏ ý với Hoàng là cần phải ghé qua Đại đội để xem có việc gì không, trước khi đưa toán “quá giang” này về Bà Chiểu.

    Hùng và Hoàng đang phục vụ tại một Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Hùng, Trung úy, Đại Đội Trưởng, Đại đội tác chiến, Hoàng, Trung úy thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, kiêm Trung Đội Trưởng Trung đội súng cối 81 ly. Đơn vị đang hành quân ở Vùng 4 Chiến thuật từ mấy tháng nay, cách đây 4 ngày, đang hành quân ở Vĩnh Long thì được lệnh cấp tốc chuyển về Saigon.

    Sau khi lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, chính quyền SàiGòn thường bị rơi vào tình trạng “chỉnh lý”, “biểu dương lực lượng” của các vị Tướng lãnh. Mỗi lần có những “sự kiện đặc biệt” như vậy, các đơn vị Tổng Trừ Bị như Nhảy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến được điều động về Thủ đô để kịp ứng phó với tình huống mới.

    Lần này cũng vậy, Tiểu đoàn được điều động về SàiGòn một cách bất thường chứ không phải được về nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ ở Thủ Đức như thường lệ sau một cuộc hành quân dài. Đại đội của Hùng được đóng quân tại Sở Thú SàiGòn và Sở Thú tạm thời ngưng hoạt động trong thời gian này.

    Hơn 1 giờ trước đây, Hoàng từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn (tạm đóng bên Trại Nguyễn Văn Nho, ở Thị Nghè) “dzọt” qua thăm Hùng và rủ Hùng đi “nghễ” một vòng SàiGòn vì lâu lắm chưa được “ngửi” mùi SàiGòn. Hoàng gốc người Quảng Trị và thích dùng chữ “nghễ”, được hỏi về nghĩa của chữ này thì Hoàng nói “cứ coi như là rửa mắt vậy mà !”.

    Nói của đáng tội, chỉ đi một vòng vậy thôi chứ có “nghễ” hoặc “rửa mắt” cái gì đâu! Một phần vì ban đêm, phần thì lo tập trung lái xe qua cái “SàiGòn đẹp lắm, SàiGòn ơi! SàiGòn ơi!” đã thấy nhức đầu rồi, và trên đường về Sở Thú thì gặp cái toán “quá giang” này.

    Hùng ghé vào Đại đội để xem tình hình có gì không và nhân tiện lấy thêm một cái máy truyền tin bỏ lên xe cho tiện việc liên lạc với Tiểu đoàn và các Trung đội. Sau đó, tất cả lại lên xe để Hùng đưa dùm toán “quá giang” này về nhà bên Bà Chiểu.

    Qua sự giới thiệu lúc còn ở trong sở thú, được biết cô gái “đàn chị” này tên là Khánh Tâm, một “nhóc” gái là em ruột của Khánh Tâm tên là Khánh Hằng và hai “nhóc” kia là đàn em lối xóm. Gần đến khu chợ Bà Chiểu, Hùng gợi ý rủ mọi người cùng đi ăn mì, mấy “nhóc” hoan hô hết mình vì từ tối đến giờ phải lội bộ nhiều và đang đói bụng!

    Khi tô mì được đem đến bàn của Tâm, Hùng cầm bình dấm chế vào tô mì một vòng rồi ngưng lại. Tâm vội nói: “Xin ông cho thêm”. Hùng lại rưới thêm một vòng nữa rồi ngưng. Tâm lại nói: “Ông cứ cho thêm, khi nào tôi ra dấu thì ông ngưng cũng còn kịp”. Hùng tiếp tục rưới dấm vào tô mì và nói diễu: “Cái này là dấm ‘xủ’, chua lắm à nghen!” Tâm trả lời tỉnh bơ: “Dạ, tôi biết”. Và cứ thế, Hùng tiếp tục rưới dấm vào tô trong khi vẫn nhìn vào mắt Tâm để xem chừng nào có thể ngừng. Một hồi lâu, áng chừng cũng đến gần nửa bình dấm, lúc bấy giờ Tâm mới đưa tay làm dấu cho Hùng ngưng, kèm theo lời cám ơn. Hùng tỏ ra rất ngạc nhiên, vì lần đầu tiên mới biết được có người ăn “dấm xủ” nhiều đến như vậy và càng thích thú hơn khi quan sát, thấy Tâm thưởng thức tô mì một cách rất ngon lành!

    Tiếp theo chầu hủ tiếu mì là chầu chè tráng miệng, mọi người có vẻ “ấm bụng” nên Hùng đề nghị đưa mấy chị em Khánh Tâm về nhà. Nhà cách chợ Bà Chiểu không xa, gần một trạm đón khách của các xe đò SàiGòn - Thủ Đức. Lúc bấy giờ cũng đã quá nửa đêm !

    ***

    Trưa hôm sau, nghe anh lính gác tại cổng (trên đường Hồng Thập Tự) báo Hùng có người nhà muốn gặp, Hùng vội lái xe ra cổng. Vô cùng ngạc nhiên khi thấy Tâm đến thăm, vì đêm qua sau khi chia tay, không ai có lời hẹn hoặc ngõ ý sẽ gặp lại ! Tâm cho biết, hôm nay Chủ Nhật, cô đi lễ ở Nhà thờ Đức Bà. Sau khi tan lễ, cô muốn đến thăm và cám ơn về việc đã cho mấy chị em “quá giang” về nhà đêm qua và còn đãi thêm một chầu hủ tiếu mì, làm mấy đứa nhỏ khen nức nở :

    - “Mấy anh lính thật tốt bụng và dễ thương quá chừng chừng...”

    Hùng, với tánh tiếu lâm cố hữu, vội ngắt lời :

    - “Mấy đứa nhỏ thì khen nức nở, nhưng bà chị tụi nó có thèm khen câu nào đâu ?”

    Khánh Tâm thẹn đỏ mặt, nhìn xuống đất, nói mấy lời nho nhỏ :

    - “Cái ông... này !”

    Vì Tiểu Đoàn đang trong tình trạng ứng chiến nên Hùng không dám đi đâu xa, chỉ chở Tâm đi một vòng trong sở thú. Trong khi xe đang chạy vòng vòng, Tâm vụt hỏi :

    - “Ông có thể chạy một chút ra đằng phía trước cổng? Tôi muốn chỉ cho ông thấy cái trường tôi đang học?

    - Cô học trường nào?

    - Dạ, Trưng Vương.

    - Ồ, cũng gần, để tôi đưa cô đến đó!

    Hùng lái xe ra cổng trước và chạy tới trường Trưng Vương, chỉ đi một vòng vậy thôi vì phải vội về Đại đội. Tuy vậy cũng đủ thì giờ nghe Tâm nói sơ sơ về lớp Đệ Tứ của mình, vị trí của lớp mình, tánh tình của các vị Giám thị và một số các thầy cô. v.v...

    Từ hôm qua đến giờ, nghe Tâm nói giọng Nam, Hùng mới thắc mắc:

    - Cô là người Nam, sao cô được học ở Trưng Vương?

    - Không, tôi là người Bắc mà! Bắc Kỳ 54!

    Trời ơi ! Sao cô nói rặc giọng Nam Kỳ! Ở trường cô nói giọng gì?

    Thì giọng cũng y như tôi đang nói chuyện với ông!

    Hùng hình như tìm được một điều gì thích thú, vội nói:

    - Cô phải cẩn thận, tôi sợ có ngày trường sẽ đẩy cô về bên Phan Thanh Giản!

    Chưa kịp hiểu câu nói đùa của Hùng, Tâm hỏi vặn:

    - Tại sao phải về bên Phan Thanh Giản?

    Hùng cười cười giải thích:

    - Vì họ tưởng cô là người Nam nên họ thảy cô về bên trường Gia Long ấy mà!

    Tâm hiểu câu nói châm chọc của Hùng, cười xòa và buột:

    - “Cái ông... này !” rồi hỏi tiếp :

    - “Bộ ông không biết bên Gia Long vẫn có một số học sinh Bắc Kỳ hay sao?”

    Hùng rất ngạc nhiên về điều này và nói :

    - Vậy mà tôi cứ tưởng, bên Trưng Vương toàn là Bắc Kỳ, còn bên Gia Long chỉ toàn là giá sống!

    Về đến sở thú, Hùng ngỏ lời xin lỗi vì không thể đưa Tâm đi ăn trưa được vì bận trực ứng chiến, Hùng gợi ý hỏi xem Tâm có thích pizza không, Tâm trả lời : “Tôi cũng thích pizza lắm” nên Hùng nhờ chú tài xế và một chú “đệ tử” chạy ra tiệm pizza trên đường Lê Thánh Tôn, đối diện với La Pagode để mua pizza và spaghetti vì Hùng rất thích pizza và spaghetti của tiệm này !

    Khi thức ăn được mang về và đem đến một cái lều dựng lên bên một hồ nước, từ lều này có thể nhìn thấy “cây cầu lịch sử” của Sở Thú SàiGòn (gần 10 năm về trước, nhân dịp có Hội Chợ tại Sở Thú này, vào buổi tối, trong khi cả ngàn du khách đang nườm nượp kéo tới Hội Chợ... vì một “báo động” lầm lẫn sao đó, khiến cả ngàn người tranh nhau chạy qua cầu, việc này đã gây ra cảnh hỗn loạn khủng khiếp với kết quả là hơn mười người bị chết và cây cầu bị sập.

    Hồi trước, Hùng có vài lần vào Sở Thú với cái thú vui riêng cùng đùa vui với bạn bè và nhất là để coi... người nhiều hơn coi... thú và dĩ nhiên không để ý nhiều đến cảnh trí chung quanh ! Hôm nay, nhân dịp Sở Thú đóng cửa và với sự vắng lặng, mới có thể thưởng thức được những nét đẹp hài hòa giữa cái đẹp nhân tạo hòa nhập với cái đẹp thiên nhiên của vùng này ! Đặc biệt, có Tâm, người con gái mới quen và còn rất ư là “nóng hổi” ngồi cùng ăn bên cạnh, Hùng thành thật trình bày cảm nghĩ của mình :

    - “Đơn vị anh mới về đây được 2 ngày, quá bận rộn vì công việc nên anh không để ý đến bối cảnh chung quanh. Hôm nay có em đến đây, cùng ngồi ăn chung trong cái lều này anh thấy cảnh vật chung quanh rất đẹp, có lẽ vì ảnh hưởng của... người đẹp ngồi bên cạnh !”

    - Tâm coi câu nói của Hùng như một lời nói “nịnh” nhưng cũng đủ làm Tâm thẹn đỏ mặt, vội cúi đầu và nói nho nhỏ: “Cái ông... này !

    Hùng ghi nhận được câu điệp khúc “Cái ông... này” của Tâm và coi như một lời mắng yêu hay một tán thán tự mà Tâm có thói quen thường dùng. Hùng thấy cũng hay hay và dễ thương với nét chấm phá này để tạm kết thúc một đàm thoại, biểu lộ cái tâm trạng ngạc nhiên pha lẫn buồn, vui và ngay cả (đôi khi) giận dỗi... Sau khi ăn uống xong, ngồi nói chuyện thêm một lúc, Tâm xin phép về, Hùng đưa Tâm về và vội trở lại đơn vị vì đang ứng chiến...

    Sáng 28 tháng Chạp, toàn bộ Tiểu đoàn của Hùng được chuyển về vùng Tân Quí Đông trong nhiệm vụ: “giữ an ninh vòng đai Đô Thành”. Qua sự liên lạc và sắp xếp trước, chiều 30 Tết Hùng cho xe đón Tâm tại cầu Tân Thuận để đưa vào vị trí đóng quân của đại đội, vì hôm đó Hùng có tổ chức một cái tiệc nho nhỏ cùng với anh em trong đơn vị, và nhất là để chuẩn bị đón Giao Thừa. Đặc biệt đây là lần đầu tiên đơn vị Hùng được về “hưởng Xuân” tại vùng ven đô. Ban đêm được nhìn thấy vùng ánh sáng của Thủ Đô bên kia sông SàiGòn, cứ tưởng tượng như đang được “ngửi” mùi Tết của SàiGòn với lời an ủi muôn thuở: “có còn hơn không”!

    Sau khi tiệc tùng xong, Hùng hỏi Tâm có muốn đưa về nhà trước giao thừa hay ở lại đây để “thưởng thức” giao thừa với lính? Với tánh hiếu kỳ, Tâm quyết định ở lại để xem mấy ông lính này đón giao thừa như thế nào và sẽ nhờ đưa về nhà sau khi đón giao thừa xong.

    Lúc chiều, trong phiên họp của Tiểu đoàn, vị Tiểu đoàn Trưởng đã “hăm mẻ răng” về việc các Đại đội Trưởng phải kiểm soát thuộc cấp, triệt để cấm binh sĩ không được dùng súng bắn thay pháo để đón giao thừa như đã xảy ra vài lần trong các vùng hành quân khác mấy năm về trước. Năm nay, về nằm vùng ven đô, gần “Mặt Trời”, Biệt Khu Thủ Đô đã ra lệnh cấm và đơn vị phải tuyệt đối thi hành!

    Đúng giờ giao thừa, vùng Tiểu Đoàn bố trí vẫn im lặng, nhưng vài cây số ở phía Bắc và phía Tây, súng nổ râm ran và đồng loạt trong vòng hơn 15 phút, mọi người kéo ra sân để coi và nghe “pháo súng”. Nhìn những vết đạn lửa bay mới biết các đơn vị ở vùng đó đã dùng súng thay pháo để đón Xuân!

    Tâm tỏ ra rất thích thú với cái hoạt cảnh này vì đây là lần đầu tiên trong đời, cô được thật sự gần gũi với một đơn vị của lính tại vị trí đóng quân, nhất là đúng vào giờ đón Giao Thừa!

    ***

    Sự gặp gỡ và quen biết giữa Hùng và Tâm bắt đầu là như vậy. Cái liên hệ tình cảm đã gắn bó và quyện lẫn giữa hai người qua thời gian, đã tạo ra những tố chất cấu thành một tình yêu “thật đặc biệt” và “hơi khác thường” giữa hai người.

    Những cái “hơi khác thường” trong chuyện tình này mà những bạn thân của Hùng quan sát và ghi nhận được cũng khá thú vị và ... “không giống ai” ! Về cách xưng hô, ngay từ ngày đầu mới quen nhau, Hùng vẫn xưng “anh” và gọi Tâm bằng “em”. Còn Tâm vẫn xưng “tôi” và gọi Hùng bằng “ông”. Về sau này, chỉ một lần đầu tiên và duy nhất, sau khi biết mình đã yêu Hùng, trong một lá thư dài viết bằng 2 tờ giấy đôi của cuốn vở học trò, Tâm gọi Hùng bằng “anh” và xưng là “em”.

    Hùng nhận được thư Tâm khi đơn vị đang hành quân vùng đèo Mang Giang, Pleiku. Đọc thư, nghe Tâm nói về tình yêu và nỗi nhung nhớ dành cho Hùng, chàng nghe hồn mình và thân thể mình như ấm lại trong cái giá lạnh nơi xứ núi ! Càng nghe ấm hơn với lời kết của lá thư :

    - “Em yêu anh. Em rất nhớ anh và rất mong ngày mình gặp lại nhau tại SàiGòn” !

    - Với biết bao háo hức và trông chờ, vậy mà, sau cuộc hành quân đó, trở về, gặp lại nhau ở SàiGòn, Tâm vẫn “bổn cũ soạn lại”, vẫn gọi Hùng bằng “ông” và vẫn xưng mình bằng “tôi” và... cứ như thế !

    Có một lần, trong một quán ăn, trong khi chờ đợi nhà hàng mang thức ăn ra, Hùng nửa đùa nửa thật nói :

    - “Chữ ‘ông’ và chữ ‘tôi’ em thường dùng với anh, bán bao nhiêu, anh mua phức cho rồi ?!”

    Tâm nguýt một cái và vội trả lời :

    - “Không. Không bán đâu !”

    Và kèm theo câu, như một tán thán tự mà Tâm vẫn thường dùng theo thói quen : “Cái ông ... này !”

    Hùng ghi nhận các cá tính đặc biệt của Tâm và cho điểm Tâm như là có tánh khí của một cậu con trai thành thật, bạo dạn, hơi bương bướng, có chút ngỗ nghịch và nhất là có những quyết định bất ngờ vào phút chót.

    Những lần, Hùng chở Tâm bằng xe Vespa, khi chạy qua cầu Bình Lợi, ngang đoạn cầu ghép bằng ván, vẫn giữ nguyên tốc độ nhanh, vespa bị trượt, chạy xẹt qua xẹt lại thật nguy hiểm, Tâm chẳng những không sợ, ngược lại, còn rất khoái có được những cảm giác ú tim như vậy ! Nói tóm lại, Tâm rất thích “tìm mua cảm giác mạnh”, những màn hồi hộp, ú tim thường có nơi các chàng trai trẻ ...

    Tâm có nét mặt khá đẹp, ưa nhìn và đầy quyến rũ, cộng với vóc dáng nở nang, khỏe mạnh, mái tóc ngắn kiểu “a la gạc xon” (à la garçonne) và thích bận các loại Jupe ngắn nên trông rất ư là “xì po” và dĩ nhiên rất ư là hấp dẫn!

    Môn thể thao Tâm rất mê là bơi lội, Tâm là hội viên và bơi thường trực tại Cercle de Sportif ở đường Hồng Thập Tự, SàiGòn; nhưng vẫn thường theo bạn bè đi bơi ở các hồ bơi trong Chợ Lớn hoặc tại hồ bơi Lido, gần Ngã Năm Bình Hòa. Hằng năm, Tâm thường tham dự các cuộc thi bơi ở SàiGòn và Chợ Lớn; Tâm từng nhiều lần đoạt giải hạng nhì nhưng chưa bao giờ chiếm được giải nhất cả. Tâm rất lấy làm khổ tâm về việc này và vẫn ao ước, ngày nào đó sẽ đoạt được giải nhất cho thỏa ước mơ!

    Từ ngày quen và thân với Hùng, mỗi lần đơn vị trở về hậu cứ ở Thủ Đức sau những cuộc hành quân, Hùng thường đưa Tâm đi bơi trên Biên Hòa và Thủ Đức. Đặc biệt ở Thủ Đức, Tâm rất thích bơi ở hồ bơi Ngọc Thủy; hồ bơi này có một cảnh trí rất dễ thương, phía Bắc của hồ bơi là một triền đồi có nhiều cây rậm đầy bóng mát và những “nhà chòi” ở các cao độ khác nhau, nhìn bao quát cả hồ bơi bên dưới thật nên thơ và hữu tình.

    Một lần, sau khi bơi xong, Hùng và Tâm trở lên “nhà chòi” ngồi nghỉ và nhâm nhi ăn uống; sau khi quan sát thân hình của Tâm qua bộ đồ tắm 2 mảnh, Hùng nói đùa:

    - “Đến bây giờ anh mới hiểu, tại sao em thi bơi hoài mà chưa bao giờ đoạt được giải nhất!”

    Đang ngồi dựa lưng vào ghế, nghe câu đó, Tâm bật ngồi thẳng lên nhìn chằm chặp vào Hùng rồi vội hỏi:

    - “Bộ ông đã khám phá được những điểm kỹ thuật hay thao tác nào tôi làm không đúng do đó làm tốc độ bơi bị giảm lại chăng?”

    Hùng vội phân bua kèm với nụ cười hóm hỉnh:

    - “Không, không phải vậy, em bơi thì giỏi lắm, nhưng sở dĩ chưa chiếm được giải nhất vì... vì có... “độ cản” lớn quá!

    Mới nghe như vậy, Tâm ngớ người, đăm chiêu suy nghĩ; một lúc sau, nhìn xuống ngực mình, như hiểu ý, mặt đỏ lên, vội đưa tay đấm vào lưng Hùng với câu cố-hữu: “Cái ông... này !”

    Cứ mỗi dịp Hùng được về SàiGòn, hẹn Tâm cùng đi chơi (ban ngày) đó đây ở SàiGòn, hoặc đi ăn nem và trái cây ở Lái Thiêu, hoặc đi ăn thịt rừng ở Tân Vạn và đi tắm ở Biên Hòa v.v... Mỗi lần như vậy, Hùng đưa Tâm về nhà bên Bà Chiểu khoảng buổi chiều hoặc cùng lắm là vào lúc chạng vạng tối. Hôm nào được xin phép đi chơi ban đêm, như đi xi nê hay đi phòng trà thì phải trở về trước nửa đêm. Và lúc nào tới nhà cũng có người nhà hoặc mấy “đứa nhóc” lảng vảng trước sân hình như đang “đợi chị Tâm về ”!

    Nhưng có một lần, lần này coi như “lịch sử” và “kỷ niệm nhớ đời”! Tối hôm đó, sau khi rời phòng trà Queen Bee, Hùng đưa Tâm đi ăn ở khu Hai Bà Trưng xong, sau đó đưa Tâm về nhà như thường lệ.

    Chẳng có ai, ngay cả mấy “đứa nhóc” đứng đợi trước sân ! Hùng ngừng vespa, tắt máy, đứng trước nhà khoảng gần 10 phút. Vẫn không thấy ai ra. Khi Tâm định đi vô nhà, Hùng đạp nổ Vespa, Tâm bước đi được mấy bước rồi bất ngờ quay ra, ngồi vội lên yên, vỗ vào lưng Hùng và nói:

    - “Mình về Linh Xuân Thôn, đi ông!”.

    Như một phản xạ, Hùng rú ga Vespa và vọt đi. Định quay vòng lại để ra chợ Bà Chiểu rồi ra xa lộ Biên Hòa, đi về Thủ Đức cho lẹ. Nhưng Tâm vội chồm ra phía trước, chỉ về hướng Ngã Năm Bình Hòa và nói “Mình đi đường trong đi ông!” Thế là Hùng chạy về hướng cầu Bình Lợi để đi về Thủ Đức. Khi chạy qua khỏi cầu Băng Ky, Tâm vỗ vào lưng Hùng, chỉ vào ánh trăng đang treo trên đầu, Hùng mới nhận biết đêm nay là đêm trăng tròn. Lúc chạy qua cầu Bình Lợi, quang cảnh thật là hữu tình nhưng nước sông bốc lên quá lạnh; Tâm ôm sát vào eo Hùng và áp má vào lưng Hùng như để tìm chút hơi ấm nhưng vẫn kêu lên:

    - “Ông Hùng ơi, tôi lạnh quá!”

    Hùng biết Tâm bị lạnh nhiều lắm vì đang mặc cái mini jupe, phần Hùng với cái sơ mi mong manh, cũng cắn răng chịu lạnh trong khi đang rú ga tối đa trên con đường vắng vẻ, mong nuốt ngắn đoạn đường để mau mau về Linh Xuân Thôn ...

    ***

    Linh Xuân Thôn là địa danh của một vùng rất rộng, bao gồm khu đồi thuộc Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (sau này đổi tên là Trường Bộ Binh Thủ Đức) và vùng Chợ Nhỏ. Lần đầu tiên, rời quê hương Nha Trang vào Trường Thủ Đức; tại vùng này, Hùng bắt gặp 2 cái tên rất là chỏi nhau : Linh Xuân Thôn, nghe sao êm đềm, tình tứ; trong khi Chợ Nhỏ, nghe sao thiệt thà, chất phác (y chang cái kiểu Nam Kỳ Quốc, có sao nói... dzậy !)

    Hùng tình nguyện gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Hậu cứ của đơn vị khi thì Thị Nghè, Gia Định, khi thì Cầu Đá, Nha Trang. Mãi mấy năm sau, đơn vị mới dời hậu cứ về Thủ Đức. Theo sự giới thiệu của Ba Má nuôi (nhà ở khu ngã tư Xa Lộ), Hùng mướn được một căn nhà ở vùng Linh Xuân Thôn (ông chủ nhà là một nhà thầu xây cất, có người con trai đang du học ở ngoại quốc nên tạm cho mướn căn nhà này với giá đặc biệt).

    Trên đường đi vào Trường Thủ Đức, chưa tới Chợ Nhỏ, có một con đường nhựa quẹo trái chạy vào trong xóm. Nhà cách đường lộ chính hơn 200 thước. Khu này yên tĩnh. Cái mà Hùng thích nhất là khu này nửa tỉnh, nửa quê. Trước nhà Hùng mướn, chỉ vài thước bên kia đường là một ruộng lúa. Hơn trăm thước bên kia bờ ruộng lúa là một xóm nhà kiểu xưa, mái ngói. Nhà nào cũng có một vườn điều và hàng cau phía trước. Đến mùa điều chín, đứng bên này vẫn thấy được màu đỏ của những trái điều bên kia ruộng.

    Tiếp nối sau xóm nhà này về phía Bắc, là những xóm nhà hiền hòa, mà lúc trước khi còn học trong Trường Thủ Đức, mỗi lần đi ra bãi học chiến thuật hoặc ra sân bắn, Hùng và các bạn phải lội bộ qua vùng này...

    Sống ở đây, nhìn lại cảnh cũ, gợi nhớ bao kỷ niệm lúc mới chập chững vào đời lính; do đó cái tên Linh Xuân Thôn sao nghe nó gần gũi, thân thiết và đáng yêu biết mấy đối với Hùng.

    Từ ngày quen biết với Tâm, Hùng đã giới thiệu, còn hơn thế nữa, đã quảng cáo về cái Linh Xuân Thôn của mình. Sự quảng cáo này xem ra rất “ép phê” đối với Tâm, Tâm như bị “thẩm thấu” và “nằm lòng” về những cái đáng yêu của Linh Xuân Thôn này mất rồi ! Và cái điều quan trọng và chính yếu Hùng muốn truyền đạt khi nói “Linh Xuân Thôn” có nghĩa là nói về căn nhà Hùng đang mướn và đang ở tại thôn này !

    Một trong những điều Hùng “ca” về cái Linh Xuân Thôn của mình là sự thuận tiện về không gian “Ở đây đi vào đơn vị cũng gần. Còn lúc nào nghỉ, đi chơi, chỉ ‘rẹt’ ra xa lộ Biên Hòa là ‘vèo” tới SàiGòn !”

    ***

    Tâm đã nhiều lần ghé về Linh Xuân Thôn. Chỉ ghé về “thăm nhà” (tiếng của Hùng) trong vòng tiếng đồng hồ để sửa soạn, “cụ bị” đồ đạc, dụng cụ trước khi cùng Hùng đi chơi miệt Bình Dương, Lái Thiêu, Biên Hòa hay đi bơi ở Thủ Đức. Và chỉ có thế ! Chưa bao giờ Tâm ở lại đêm tại Linh Xuân Thôn. Đêm nay là lần đầu tiên !

    Tâm duyệt lại “đoạn phim” khi Hùng đưa Tâm về nhà, không thấy ai ra đón. Đợi một lúc. Quyết định vào nhà. Bước đi mấy bước. Vụt quay trở ra và quyết định đi về Linh Xuân Thôn.

    Tâm cũng biết chắc rằng, từ ngày quen biết Hùng đến nay, chưa bao giờ Hùng “gợi ý” (chớ đừng nói tới “gạ gẫm”) rủ rê Tâm về nhà ban đêm ! Tâm cũng đang lo, không biết ngày mai về nhà, sẽ nói với cha mẹ như thế nào ? Làm sao trả lời được những câu hỏi Tâm tự vẽ ra. Đi đâu ? Đi với ai ? Làm gì ? Tại sao không về nhà ? Đang bị khuấy động với biết bao câu hỏi đang nhảy múa trong đầu thì tiếng xe Vespa ngừng nổ. Định thần lại, Tâm mới biết hai người đã về đến Linh Xuân Thôn !

    Phần Hùng, cũng đang lo trong bụng, vì từ ngoài đường phố quẹo trái vào nhà, sao thấy tối om ! Loay hoay một lúc, mở được cửa phòng, bật công tắc. Vẫn tối om. Đêm nay Linh Xuân Thôn bị cúp điện ! Vào nhà, bật hộp quẹt, lúi húi đi tìm đèn cầy. May quá còn được mấy cây.

    -“Thôi đành đốt đèn cầy cho nó có vẻ ‘rô măng tích’ một chút, em há !”

    Hùng nói đùa với Tâm như vậy, thật ra cũng muốn như tự an ủi lấy mình trong hoàn cảnh bất khả kháng này!

    Sau khi đốt đèn cầy trong phòng tắm, Hùng hướng dẫn Tâm vào, đưa kem đánh răng và cái bàn chải đánh răng mới cho Tâm. Tiện thể, Hùng cũng đưa cho Tâm một bộ khăn tắm chưa dùng và một bộ đồ ngủ màu xanh lá mạ và nói : “Bộ Pyjama này anh chưa mặc, còn mới cáu cạnh, mời em khai trương”. Tâm vội đưa tay tiếp nhận và nhanh nhẫu trả lời :

    - “Ông thật chu đáo. Tôi cám ơn ông nhiều lắm !”

    Trong lúc Tâm đang tắm, Hùng ra nhà trước, kéo một cái bàn tròn và 2 cái ghế ra trước hàng hiên. Vào tủ lạnh lấy ra mấy lon bia, một chai nước ngọt và một ít trái cây ra bày biện trên bàn. Có lẽ điện mới bị cúp tối nay cho nên thức ăn và đồ uống trong tủ lạnh vẫn còn lạnh và mấy dĩa nước đá vẫn còn xử dụng được !

    Sau khi tắm xong, Hùng mời Tâm ngồi trước hàng hiên và nói :

    - “Em ngồi nhâm nhi lai rai và ngắm trăng trong khi anh đi tắm. Em thấy không, nhờ bị cúp điện nên dưới ánh trăng, ruộng lúa và xóm nhà bên kia trông thật hữu tình !”

    Sau khi tắm xong, Hùng ra ngồi hút thuốc và nhâm nhi mấy chai bia. Tâm chỉ uống nước ngọt, ăn qua loa ít trái cây và cứ than vì mới ăn dưới SàiGòn trước khi về nên còn no quá !

    Dưới ánh sáng trăng và qua ánh sáng đèn cầy trong nhà hắt ra, trong bộ đồ ngủ màu xanh lá mạ, Tâm trông lạ và đẹp hẵn ra, làm Hùng buột miệng khen:

    -“Anh vẫn quen mắt nhìn em qua hình ảnh khi thì bận Jean, khi thì mini jupe, khi thì bận deux pièces. Còn đêm nay em bận Pyjama, trông rất lạ mắt, em thật là đẹp và chưa bao giờ em đẹp như đêm nay !”

    Qua cung cách và lời nói của Hùng, Tâm biết anh nói thiệt tình chứ không phải cố ý “nịnh”. Nhưng với thói quen cố hữu, Tâm đập vào cánh tay chàng rồi nói “Cái ông... này !”

    Tâm mắt lim dim nhìn cảnh vật, hai cây vú sữa và hàng rào dâm bụt thấp trước sân nhà, ruộng lúa sát bên kia đường, xóm nhà bên kia bờ ruộng với những cây cau vút cao lên như điểm thêm những nét chấm phá trên nền trời xanh sáng. Bên ngoài, cảnh vật thật yên bình và thật mơ mộng trong khi đó bên trong, tình cảm Tâm như đang khuấy động, đang rạt rào, dâng sóng ...

    Tâm gục đầu vào vai Hùng, hai vòng tay siết mạnh ngang hông Hùng và thều thào :

    -“Ông Hùng...”

    Ngồi thêm một lúc khá lâu, cả hai cùng thấm lạnh. Lúc đó đã quá khuya, hơn 1 giờ sáng rồi còn gì! Hùng đưa Tâm vào phòng ngủ, ra dọn dẹp bàn ghế vào nhà, rồi nằm ngủ trên ghế sofa. Vì lúc nãy Hùng để cửa mở nên muỗi bay vào nhà nhiều quá. Hùng tìm được một cái quạt, cứ quạt xoành xoạch hoài mà không sao ngủ được. Trong phòng ngủ, chắc Tâm nghe tiếng động của quạt nên bước ra ngoài phòng khách và nói :

    - “Tội nghiệp ông quá, ông nhường giường ngủ có mùng cho tôi, trong khi đó nằm đây chịu trận với đám muỗi làm tôi áy náy quá. Hay là ông cứ vào ngủ trong giường cũng được !”

    Được lời như mở cờ trong bụng, Hùng ngồi bật dậy, liệng cái quạt xuống sofa rồi diễu :

    - “Thôi, xin giã biệt Cà Mau. Ta đi về Linh Xuân Thôn đây!”

    Vào ngủ chung giường, cái này hơi rắc rối! Chưa ai nghĩ đến điều này, ngay cả Hùng cũng vậy! Mặc dù Hùng và Tâm không phải răm rắp như lời các cụ ngày xưa truyền dạy “Nam nữ thọ thọ bất thân!”

    Không! Họ đã từng hôn nhau, đã từng trong tay nhau rồi kia mà! Nhưng nằm chung giường với Tâm như thế này, thì quả thật, ngoài sức tưởng tượng và ngoài dự trù; mặc dù Hùng đã có kinh nghiệm qua những lần “thử lửa” với các cô gái khác!

    Khi lên giường, Hùng dùng bàn tay vạch một đường tưởng tượng giữa hai người rồi trịnh trọng tuyên bố: “Đây là sông Bến Hải. Là vĩ tuyến 17. Em Bắc Kỳ, em ở phía Bắc; còn anh ở phía Nam. Hiệp định Genève đã ký. Hai bên không được xâm phạm lãnh thổ của nhau. OK?”

    Tâm cũng thấy vui vui và hơi yên bụng, nên hỏi vặn:

    - “Ừa, hiệp định Genève đã ký. Ông phải giữ lời. Không được vượt tuyến. Không được xâm lăng đó nghe?”

    Hùng cũng diêu diễu đáp lại:

    - “Ký trên giấy tờ là một chuyện, còn xâm lăng hay không, thì hạ hồi phân giải!”

    Tâm ký vào đầu Hùng một cái kèm theo “Cái ông... này !”

    Nói thì nói như vậy, ranh giới thì vạch ra như vậy, nhưng Tâm đang nằm trong vòng tay của Hùng. Môi kề môi. Họ từ từ rơi vào giấc ngủ...

    Không biết họ ngủ vùi như vậy được bao lâu, cho đến khi trong cơn nửa mê nửa tỉnh, Tâm mơ hồ như bộ pyjama màu xanh lá mạ không còn dính trên người mình. Tâm đang ôm ghì lấy Hùng. Chạm mạnh và trọn vẹn khắp vùng da thịt Hùng. Họ đang hôn nhau. Họ đang xoắn xuýt trong nhau. Tâm cảm giác được những tung vỡ, những tê điếng trong cơ thể mình. Nhận biết được những quằn quại và nhức nhối trên phần thân xác mình. Tất cả như đang bùng nổ, tung hê. Và Tâm cảm nhận như đang được hưởng, được nhận lãnh trọn vẹn những đê mê, những tuyệt vời trong lần hiến dâng đầu tiên đời con gái! Trong cơn mê đó, Tâm mơ hồ như đang kêu gào, đang rên rỉ, đang thảng thốt với những lời đứt quãng, ngập ngụa trong mênh mông với tràn đầy yêu thương, chất ngất “Anh Hùng. Anh Hùng. Em yêu anh!”

    ***

    Đối với Tâm, đêm Linh Xuân Thôn vẫn hằn đậm nét và cho dù, sau này, cuộc tình có chuyển hướng ra sao, kỷ niệm này vẫn nhớ mãi một đời! Về phần Hùng, đêm Linh Xuân Thôn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ và khó nhạt nhòa. Thời gian còn bên nhau, cho dù đi chơi ở đâu, Hùng vẫn thường đùa lấy tay khều nhẹ vào tay Tâm rồi nói: “Thôi. Mình về Linh Xuân Thôn. Đi em!” Dĩ nhiên, câu này, Hùng không hàm ý muồn rũ Tâm đi về nhà mình ở Linh Xuân Thôn; mà chỉ muốn gợi lên một hình ảnh, một kỷ niệm thật đậm nét về một không gian mà hai người đã có với nhau! Và, lúc nào cũng vậy, Tâm nguýt Hùng một cái và lập lại điệp-khúc-muôn-thuở: “Cái ông... này!”

    Năm Khánh Tâm lên lớp Đệ Nhị ở Trưng Vương, cuộc sống có nhiều đổi thay ập đến. Lúc đang hành quân ở Quảng Ngãi, Hùng nhận được một thư ngắn của Tâm, chỉ một trang giấy học trò, qua nội dung lá thư, được biết vì công việc, ba Tâm và cả nhà phải chuyển về Nha Trang và Tâm phải ở nhờ tại nhà một người dì ở SàiGòn để tiếp tục đi học. Trong khi chuyện buồn trong gia đình chưa nguôi ngoai thì Tâm lại tìm hiểu và phát giác thêm việc Hùng đang có mối liên lạc khá đặc biệt với một người bạn cũ ở Làng Đại Học Thủ Đức.

    Tâm cho biết thêm, hiện đang bị rối bời, rất buồn, rất khổ tâm và sẽ có một quyết định mới cho hướng đi của đời sống mình trong một tương lai rất gần. Và không quên gởi lời chúc “móc họng”: “Chúc ông được nhiều hạnh phúc trên ‘đường xưa lối cũ’!” Cuối thư, Tâm còn ghi thêm 2 hàng “Người đang quen, Khánh Tâm” và “Lúc nào tôi cũng yêu ông!”

    Lần đó, đơn vị Hùng hành quân liên miên trong hơn 4 tháng, từ Quảng Nam vô Quảng Ngãi rồi ra lại Quảng Nam, sau đó mới được về lại hậu cứ Thủ Đức. Dịp này, Hùng đến nhà cũ của gia đình Tâm ở Bà Chiểu để hỏi thăm tin tức. Người chủ mới ngôi nhà này không biết gì thêm ngoại trừ: “Nghe nói họ đổi ra Nha Trang”. Lần thứ 2, Hùng trở lại tìm, may quá gặp được “mấy đứa nhóc lối xóm”, mấy đứa nhóc cho đi quá giang năm nào, chúng cho biết “Chị Tâm đã đi lính rồi!”. Đó là tin tức cuối cùng và rất mơ hồ mà Hùng ghi nhận được khi hỏi về Tâm.

    Vào mùa Thu năm 1967, đơn vị Hùng đang hành quân trong vùng đèo Phù Cũ, Bình Định, một hôm, trong một chuyến tiếp tế cho đơn vị hành quân, Hùng nhận được một số thư từ và sách báo do một chú đệ tử từ hậu trạm ở Bình Định gởi ra. Khi mở thư của chú đệ tử, chú ấy cho biết vắn tắt hôm chú ấy vào Tiểu Khu, thật bất ngờ gặp lại cô Tâm. Cổ hỏi thăm tin tức ông thầy. Em cũng cho cổ biết bây giờ ông thầy đang ở đâu. Cổ cũng gởi cho ông thầy một lá thư, em kèm theo đây luôn”.

    Mở thư Tâm, một cái “note” thì đúng hơn, Tâm cho biết một số tin vắn tắt nàng tình nguyện gia nhập Khóa Hạ Sĩ Quan/Nữ Quân Nhân/VNCH. Khi mãn khóa, xin đi phục vụ ở những đơn vị thật xa như Đông Hà, Quảng Trị hoặc Thừa Thiên nhưng ngoài đó không có nhu cầu, đành phải chọn nơi xa nhất là Bình Định. Mới phục vụ tại đây được mấy tháng. Sắp đi công tác tại Bồng Sơn và Tam Quan. Khi nào ra ngoài đó sẽ liên lạc với Hùng, nếu anh không vào vùng hành quân, có thể ghé thăm ông để xem bây giờ ông ra sao! Và cuối cái “note” Tâm viết:

    - “ Phần tôi. Tôi vẫn thế!”

    Đọc xong cái “note”, Hùng ngồi thừ người với rất nhiều câu hỏi và thắc mắc đang nhảy múa trong đầu... Nhớ lại, mấy đứa nhóc hàng xóm của Tâm đã nói: “Chị Tâm đi lính rồi!” Hùng tưởng tụi nó nói bậy bạ, nói tào lao; ai dè sự thật đúng như vậy!

    Như Hùng đã biết về tánh khí của Tâm, nàng giống như một đứa con trai thành thật, bạo dạn, hơi bương bướng, có chút ngỗ nghịch, có những quyết định bất ngờ vào phút chót... Qua thư cuối cùng của Tâm mà Hùng nhận được ở Quảng Ngãi trước đây: “đang bị rối bời, “rất buồn”, “rất khổ tâm”, “sẽ có một quyết định mới cho hướng đi của đời sống”...

    Có lẽ trong lúc đang bị ngụp lặn trong bối cảnh rối ren, phức tạp về mặt tâm lý và tình cảm, đã dẫn đưa Tâm đến quyết định thật bất ngờ vào giờ phút chót: Nhập ngũ! Và Hùng nghe thêm nhức nhối khi tự hỏi mình có phần trách nhiệm trong việc thay đổi hướng đi cuộc đời Tâm?

    Với tâm trạng rối bời, Hùng chưa biết phải phản ứng như thế nào đối với Tâm trong hoàn cảnh này, nên thông cảm để chấp nhận, hoặc nên giận, hoặc nên thương?

    ***

    Đơn vị Hùng mới trở ra vùng đèo Phù Cũ được 2 ngày sau một cuộc hành quân. Qua sự liên lạc trước, trên đường đi công tác ở Bồng Sơn, Tâm và một người bạn gái (cùng đơn vị) ghé thăm Hùng tại vị trí đóng quân, sát Quốc lộ 1. Sau hơn một năm mới gặp lại, qua bộ Treillis, trông Tâm chững chạc hơn, nhậm lẹ hơn, rắn chắc hơn. Thấy Tâm vui vẻ, thoải mái và tự tin hơn làm Hùng hơi yên bụng! Cô bạn gái cùng đi với Tâm là một Hạ sĩ, rất xinh xắn, nhanh nhẩu và liến thoắng; cô này nói chuyện vui vẻ, dễ gây cảm tình. Qua sự giới thiệu của Tâm, cô này gốc Hoa, có cái tên ngồ ngộ, nhưng hơi khó đọc “Triệu Bửu Huởn”. Sau khi nói chuyện với nhau khá lâu, biết về nhau thêm, nói chuyện vui vẻ và nhất là có thiện cảm với nhau qua lần sơ ngộ này. Với cái tánh tiếu lâm cố hữu, trong khi nói chuyện với Tâm và cô bạn gái, Hùng nói : “Huởn có cái tên thật đặc biệt, bắt đầu bằng 3 chữ “Tê Bê Hát” nhưng, hơi... líu lưỡi. Thôi để anh đặt cho em một cái tên mới cho rồi!”

    Huởn nhanh nhẩu hỏi:

    - “Anh định đặt cho em tên mới là chi, vậy anh?”

    Hùng cố làm mặt nghiêm, không cười trả lời: “Trẹo Bảng Họng!”

    Tâm bật cười ngặt nghẽo, thụi một mạnh vào lưng Hùng rồi buông “Cái ông... này!”

    Riêng Huởn, cũng ôm bụng cười lớn, rồi nói: “Chị Tâm đã nói với em về ‘Ông Hùng’ của chỉ thật nhiều, chỉ nói anh rất vui tánh, khoái tiếu lâm. Bây giờ em mới xác nhận được. Anh thiệt là... ‘hết sẩy’!”

    Từ đó, giữa 3 người, ngầm đồng ý và vui vẻ dùng cái-chết-tên “Trẹo Bảng Họng” mà Hùng đã đặt cho Huởn.

    Tối hôm đó, Tâm và cô “Trẹo Bảng Họng” ở lại nơi Đại đội Hùng đang đóng quân, trên đồi. Các chú đệ tử làm thêm một cái lều riêng cho cô “Trẹo Bảng Họng”. Cũng may mà ngày hôm trước, đơn vị mới nhận được tiếp tế, nên mấy chú đệ tử cũng xoay xở để có được một bữa cơm “thịnh soạn” rất ư là hành quân để đãi khách !

    Sau khi ăn xong, tiếp theo là chầu trà, cà phê, bánh ngọt và ngay cả trái cây để tiếp tục nói chuyện... đời ! Qua những lời thuật lại của cô “Trẹo Bảng Họng”, Hùng mới biết Tâm đã “trút hết bầu tâm sự” cho cô bạn này! Ngoài những sự việc đã xảy ra trong gia đình Tâm (về mặt nổi) và những ngóc ngách sâu lắng trong tình cảm của Tâm (về mặt chìm) hầu như cô “Trẹo Bảng Họng” đã biết tường tận, có thể nói là... từ kẻ tóc đến chân tơ!

    Tới giờ đi ngủ, Hùng nói với cô “Trẹo Bảng Họng”:

    -“Anh đã coi lại, trong lều em, đã có đủ mọi thứ cần thiết: mùng, mền, gối v.v... Chỉ rất tiếc là không thể nào tìm được cái “gối ôm” cho em thôi!”

    Cô “Trẹo Bảng Họng” biết Hùng nói diễu để “méo mó” về cái “gối ôm”, nên cô cũng trả đũa với chữ nghĩa rất ư là lính:

    - “Em thì cô đơn quen rồi, không có “gối ôm” cũng không sao! Em chỉ mong đêm nay sẽ được ngủ ngon và sẽ không bị quấy rầy vì ‘pháo kích’!”

    Khi cô “Trẹo Bảng Họng” đã chui vô lều, Hùng khều khều vào tay Tâm và nói:

    - “Thôi ! Mình về Linh Xuân Thôn. Đi em!”

    Tâm khẽ đấm vào lưng Hùng, và vẫn với lời mắng yêu “Cái ông... này!”.

    Tuy vậy, Tâm vẫn lom khom đi theo Hùng, cùng chui vào cái... “Túp lều lý tưởng” Qua quãng thời gian dài không gặp, với tình yêu bị dồn nén trong cô đơn với biết bao khổ đau, quặn thắt, dày vò... Bây giờ. Đêm nay, tất cả như đang tung vỡ, tất cả như đang ngập ngụa.

    Tiếng dội như vang vang khắp vùng đèo Phù Cũ im lìm, cô quạnh qua lời thảng thốt trong đêm vắng: “Anh Hùng. Anh Hùng. Em yêu anh... Em mãi yêu anh... Và chỉ mình anh thôi !”

    Sau đêm ở lại với Hùng, trưa ngày hôm sau, cả Tâm và cô “Trẹo Bảng Họng” tiếp tục lên đường đi công tác ở Bồng Sơn và Tam Quan.

    Được biết, sau lần công tác đó (khoảng 10 ngày), họ trở về Bình Định bằng trực thăng từ Phi trường Quân sự Đệ Đức (phía Bắc Bồng Sơn).

    Không ai ngờ được rằng, cái đêm “hội ngộ” ở vùng đèo Phù Cũ năm 1967... Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Hùng gặp và làm quen với cô “Trẹo Bảng Họng”. Và đó cũng là lần cuối cùng Hùng gặp lại Khánh Tâm!

    ***

    Tết Mậu Thân (1968) đến. Cộng sản Bắc Việt và tay sai của chúng, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã vi phạm lệnh hưu chiến trong thời gian Tết Nguyên Đán. Chúng đã tấn công trên hầu hết các tỉnh lỵ, các Thành phố lớn và quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị của Hùng sau cuộc hành quân giải tỏa Thành Nội và Cố Đô Huế, được không vận gấp về SàiGòn để giải tỏa áp lực của Việt Cộng vào vùng SàiGòn - Chợ Lớn trong Tổng Công Kích đợt 2 vào tháng 5 và tháng 6/1968. Đặc biệt tại vùng Thị Nghè, Đồng Ông Cộ, Ngã Năm Bình Hòa, Gò Vấp, Bình Lợi v.v... đã nổ ra các trận đánh lớn. Có trận Việt Cộng đã ra đầu hàng hàng loạt hơn 200 người...

    Hôm đơn vị Hùng được lệnh giải tỏa áp lực địch trong vùng các trại cưa gần cầu Bình Lợi. Khi chiếm xong vùng mục tiêu này, đơn vị Hùng đã gây một thiệt hại lớn cho địch với gần trăm xác còn nằm tại trận địa. Được lệnh tiếp tục truy kích địch tại khu đường rầy gần cầu Bình Lợi và trong đợt tấn công này, Hùng bị thương nặng vì đạn B40 vào ngực và bụng. Sau đó Hùng được chuyển ngay về Bệnh Viện Cộng Hòa ở Gò Vấp.

    Trong tuần lễ đầu, Hùng được giải phẫu nhiều lần, tình trạng rất là nguy kịch, Hùng được chuyển đến một phòng đặc biệt để được Bác sĩ và Y tá săn sóc cấp thời khi cần. Chú đệ tử thân cận nhất của Hùng cũng được đặc biệt ở lại trong Bệnh viện để giúp đỡ và săn sóc thêm cho Hùng. Khi vào thăm, thấy Hùng với bịch máu bên hông, giây nhợ chằng chịt nối liền với các y cụ khác chung quanh, qua các y cụ này, hiện lên các tín hiệu và các biểu đồ .. Hùng được trang bị và nai nịt như một phi hành gia... thứ thiệt!

    Mấy hôm sau, tình trạng của Hùng có vẻ khá hơn, các giây nhợ bớt chằng chịt hơn, cái mặt nạ và ống nối với bình dưỡng khí cũng không còn bị đeo thường trực. Hùng có thể giơ tay làm hiệu hoặc nói nho nhỏ với chú đệ tử, y tá hoặc bác sĩ! Tình trạng Hùng được đánh giá như “có một số dấu hiệu khả quan được ghi nhận”.

    Một hôm chú đệ tử của Hùng chạy về hậu cứ Thủ Đức, lấy lên cho ông thầy một ít đồ dùng theo yêu cầu của Hùng và một xấp thư hậu cứ Tiểu Đoàn mới nhận được. Chú đệ tử lấy dao rọc sẵn các bao thư để cho ông thầy đỡ mất công và đỡ khó khăn khi phải mở từng bì thư. Chú đệ tử lăng xăng dọn dẹp các ly tách và dụng cụ trên các bàn trong phòng vì từ sáng đến giờ mắc đi về hậu cứ, tuy nhiên vẫn theo dõi nét mặt ông thầy, để xem có gì buồn, vui hay không?

    Hùng đọc một số thư trong trạng thái bình thường chẳng có gì vui hoặc buồn hiện lên nét mặt. Nhưng đến một lá thư khá dày, khi nhận ra tên người gửi, nét mặt Hùng vụt vui hẳn lên. Hùng cười có vẻ thích thú và nói nho nhỏ một mình: “Ồ! Thư của cô Trẹo Bảng Họng”

    Nội dung thư, phần đầu, Hùng được biết thêm một số công tác và sinh hoạt của Tâm và cô “Trẹo Bảng Họng” đã làm trong mấy tháng vừa qua. Cô ta cũng nhắc đến một số vấn đề quan trọng giữa hai gia đình (dĩ nhiên Tâm đã “xì” những tin tức “bí mật” này) : Như việc gia đình Hùng ở miệt Thành, Nha Trang đã đến thăm gia đình Tâm hiện đang sống ở khu Xóm Mới, Nha Trang, hai gia đình muốn làm một nhịp cầu để “hai cháu” có thể cùng nhau tay trong tay tiến xa hơn : đến hôn nhân, đó là điều cả hai gia đình đều trông chờ... Điều này Hùng cũng đã biết qua thư của gia đình mình và qua thư của Tâm, Hùng nhận được cách đây hơn 2 tháng.

    Cô “Trẹo Bảng Họng” nói thật nhiều và cố tình diễn đạt rõ ràng như một thông điệp khẳng định về việc cô ta biết tận tường về tình yêu của Tâm đã dành cho Hùng. “Em biết một cách rất chắc chắn và dứt khoát rằng, trên cõi đời này, không có một người con gái nào yêu anh ghê gớm, dữ dội như chị Tâm đã yêu anh” Hùng ngưng đọc, mỉm cười và nói một mình “Cái kiểu này, chắc cổ muốn ăn cái đầu heo đây” !

    Khi đọc đến phần cuối thư, mắt Hùng như hoa lên làm nét chữ trong thư như nhạt nhòa. Hùng đọc thư nhưng có cảm giác như khi được, khi mất, lúc ẩn, lúc hiện. Hùng quên mất thực tại, không biết mình đang làm gì, đang ở đâu! Bên tai, hình như đang văng vẳng nghe lời một người nào đó, ai oán, kể lể:

    - “ Chắc giờ này anh đang tiếp tục hành quân ngoài Huế? Còn tụi em, tưởng đã thoát khỏi những ngày đen tối của Tết Mậu Thân vừa qua, nhưng không. Hôm đầu tháng 6, một đơn vị Việt Cộng, như để trả thù cho lần thảm bại trong dịp Tết Mậu Thân, đã trở lại tấn công qui mô vào một tiền đồn phía Tây Bắc tỉnh Bình Định. Lần tấn công đó, chúng không đạt được mục đích như vẫn tuyên truyền : muốn xóa sạch tên đơn vị này, nhưng chúng đã gây cho đơn vị anh hùng này một số tổn thất đáng kể. Mấy hôm sau, tụi em cùng phái đoàn tỉnh đi lên thăm và ủy lạo đơn vị này. Không may, khi còn khoảng hơn 3 cây số mới tới đơn vị thì phái đoàn bị phục kích. Lực lượng phục kích của Việt Cộng thì không nhiều, nhưng hỏa lực trên đồi bắn xuống, nhất là hỏa lực súng cối của chúng thật ồ ạt và khủng khiếp.

    Chính hỏa lực này đã gây cho phái đoàn một số thương vong. Em chỉ bị thương nhẹ ở vai và lưng nhưng cũng cố lê lết kéo chị Tâm vào núp dưới một gộp đá cạnh lề đường. Xui một cái là chị Tâm bị thương quá nặng vì bị nhiều mảnh đạn ghim vào ngực. Em đỡ chị Tâm bằng hai tay, em sợ quá, chỉ biết kêu gào và khóc nức nở trong khói lửa mịt mù! Chị Tâm đã chết trong tay em. Trước khi chết, trong lúc hấp hối, chị Tâm vẫn sảng sốt và thều thào gọi mãi tên anh”.

    Chú đệ tử thấy ông thầy mặt như trắng bệch, buông rơi những tờ thư, tay run rẩy ôm lấy ngực và kêu lên ú ớ. Hoảng quá, chú chạy ào đến phòng y tá trực gần nhất để kêu cứu. Mấy người y tá rầm rập chạy đến phòng Hùng. Xúm nhau, mấy người đẩy, mấy người phụ cầm theo những y cụ. Họ chạy như bay qua phòng cấp cứu gần đó ...

    ***

    Hùng thấy mình như đang bềnh bồng, đang lửng lơ, đang bay bổng. Mà sao lạ quá, Hùng có cảm giác như mình đang tung vút lên cao, và bên tai, nghe mơ hồ như có tiếng sáo diều réo rắt, như tiếng nhạc thiên thần đầy huyền bí, gọi mời.

    Và ơ kìa, Khánh Tâm vụt hiện ra. Vẫn với dáng nét thân quen. Vẫn với nụ cười rạng rỡ!

    Tâm nâng và vung hai cánh tay về phía Hùng như vẫy gọi, như đón chào. Hùng có cảm tưởng như hai người đã bị xa cách từ nghìn trùng, qua ngút ngàn thời gian với rất nhiều chướng ngại và điệp trùng thay đổi; giờ đây mới có dịp gặp lại !

    Hùng cố nhoài người vươn tới cho đến khi chạm vào cánh tay Tâm, và như sực nhớ một huyền sử của kiếp nào xa lắc, Hùng khều nhẹ vào cánh tay Tâm và với lời nhẹ nhàng như gió thoảng nhưng đầy khêu gợi và đầy tha thiết gọi mời: “Thôi. Mình về Linh Xuân Thôn. Đi em!”

    Khánh Tâm, vẫn với cái nguýt làm ngọt đuôi con mắt, vẫn với lời như âu yếm, như dỗi hờn; giống như điệp khúc nào của ngàn năm huyền thoại qua lời vi vu: “Cái ông... này!”

    Tâm, cứ làm như mình là chủ nhà, như muốn chứng tỏ mình đã sống ở đây từ lâu, đã rành rẽ mọi đường đi lối về nơi không gian đầy thiên sắc này !

    Tâm nắm chặt bàn tay Hùng để kéo Hùng đi. Lướt những bước nhẹ nhàng trên đỉnh những cụm mây bềnh bồng đang bay bay, cùng nhau hướng về vùng ánh sáng ửng hồng nơi cuối chân trời...

    Ở đó, không còn chia xa, không giận hờn, không khổ đau, không thù hận.

    Ở đó. Chỉ toàn một màu hồng, với ngập tràn:

    Hạnh phúc.
    Thương yêu.
    Và... Miên viễn



    Phan Công Tôn

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  3. #303
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Nhớ Bạn Cũ

    Nhớ Bạn Cũ
    Tùy bút - Phạm Minh Xuân
    Để nhớ về 7/68 Lê Văn Độ



    Hình minh họa

    Tôi là chứng nhân của những chuyện xẩy ra ở Phi Đoàn 530 thời 1971-1974.

    Trong Phi Đoàn 530 trước khi có Thiếu Úy Vĩnh Thuận về (1973) thì chỉ có Lê Văn Độ và tôi là dân Huế chính cống bị thuyên chuyển lên Pleiku cùng một lúc. Trong Phi Đoàn thường hay trêu chọc hai thằng tôi là dân 'Huệ' mà bày đặt đi Không Quân và bay 'Khù-Trục'(?) không trách gì bị tống cổ lên ‘Plề-Cu’ vì thiếu ‘piston’.

    Hồi đó trong 3 phi đoàn khu trục còn lại của KQVNCH 514, 518, và 530 hầu hết là người Nam và Bắc. Hai phe nầy kèn cựa, chia bè chia đảng, đòn phép ganh đua, và chơi nhau hằng ngày. Chỉ có mấy thằng Huế thủ phận con rơi con rớt, làm... thinh và suốt ngày làm... tầm bậy cho đỡ buồn!

    Bên cạnh người bạn nối khố trong quân trường của Lê Văn Độ là Nguyễn Văn Trường ra, tôi cũng là một thằng bạn Huế gốc 7/68 chí thân của Lê Văn Độ trong cuộc đời bay bổng. Độ đã gắn liền với tôi từ khi ở trong trường bay cho đến khi Độ được hạ huyệt.

    Độ cùng đi Mỹ và được sắp xếp vào cùng 'K' Flight với tôi ở trường bay Keesler AFB (MS.). Ra trường Độ có điểm 'academic' và tôi có điểm 'flying' cao của 'K' Flight vì vậy hai thằng là hai candidates duy nhất của 'K' Flight... bị chọn đi Skyraider, vì hồi 1969-1970 US-Navy bắt đầu chính thức chuyển giao toàn thể Skyraider cho USAF và USAF phải mở trường tự huấn luyện Skyraider cho USAF ở ngay tại S.O.G Center / Hurburt Field (Eglin AFB, FL.).

    Bốn khóa trước bọn tôi (71-01; 71-02; 71-03; 71-04 - See attached pictures) Pilot bị ra cỏ và đập máy bay khá nhiều cho nên trước ngày Class 71-05 bọn tôi mãn khóa, Col. Yeally và Staff của ông ta đích thân bay qua Keesler AFB cho đám T-28 Instructor Pilots biết là Trường Huấn Luyện A-1 không muốn nhận graduated-pilot 'yếu' nữa!

    Trong dịp nầy, để khuyến khích và động viên tinh thần, đám nầy cho tôi và Độ leo lên 'tham quan' hai chiếc AD-5 đồ sộ, dơ bẩn và 'ugly SOB' bám đầy dầu mỡ mà họ đã dùng để bay qua Keesler. Không ngờ họ đã làm tôi và Độ quá 'khủng' và muốn đái trong quần luôn! Lòng buồn rười rượi vì cái dơ dáy và uy hiếp tinh thần của chiếc A-1. Không biết với trình độ hơi non tay lái, mới ra trường của mình, rồi có thể chế ngự được con 'trâu điên' nầy chăng?! (USAF called it 'A DUMP TRUCK')

    Về Pleiku Tôi còn được 'adopted' bởi các tay đàn anh cô hồn các đảng: Phạm-Văn-Thặng 'Fulro', T.K.Long 'Lăng Quăng', Phúc 'Gandhi', Phùng 'Django' v.v... để tiếp tục quậy và say sưa vô kỷ luật. Còn Độ thì rất hiền từ và chừng mực. Độ cực kỳ chăm chỉ trong việc bay bổng. Trời xấu là thầy mang DASH-1 ra thầy đọc để toan tính học thuộc lòng luôn cả Emergency Procedure section. Tuy khác lối sống nhưng hai thằng tôi rất thương nhau. Có lẽ là vì có chung Huế và 7/68 DNA, và ở chung phòng.

    Độ và tôi 'shared' chung một phòng ở cư xá của Mỹ để lại cho PĐ-530 trên đồi cao phía Bắc của căn cứ nhìn xuống phi-đạo, ATC Tower và Tarmac của 2 Phi Đoàn Trực-Thăng.

    Đêm đầu tiên sau khi Độ bị tai nạn (See the last attached picture) người ta đem bộ đồ bay của Độ từ bệnh xá về quăng vào dưới gường của Độ. Mùi khét của da thịt Độ làm tôi không thể nào ngủ được, phải vác mền mùng qua phòng của Tiến Chỉnh ngủ.

    Sáng sớm hôm sau, được tin Độ đã qua đời tại Long Bình, Phi Đoàn Trưởng Tr/T Mười 'Lung' kêu tôi vào và yêu cầu tôi đem thi hài Độ về Huế để lo một đám tang thật đàng hoàng cho Độ.

    Tr/T Mười 'Lung' bảo: "Tôi biết ông anh rể của anh là Đ/T Tôn-Thất-Khiên làm Tỉnh-Trưởng Huế. Anh ráng làm đám tang cho anh Độ càng trịnh trọng chừng nào càng tốt chừng đó để gia đình của người anh em Jupiter chúng ta được vui lòng và thỏa nguyện".

    Ông thân sinh của Độ rất thật thà và chất phát giống như Độ. Khi tôi gặp và xin được biết ước nguyện của gia-đình thì ông cụ cho biết chỉ muốn lúc hạ huyệt có được một dàn kèn của ban quân-nhạc tiểu-khu thổi bài Chiêu Hồn Tử Sĩ.

    Ngày hạ huyệt 2 GMC với đầy đủ kèn trống của Tiểu Khu đã làm ông cụ và bà con ở Bao-Vinh/Huế hãnh diện và vui lòng.

    Kỷ niệm buồn vẫn không bao giờ quên: Những chiều gần Tết thật vắng lặng ở mọi công sở ở Biên Hòa. Tôi theo trực thăng đưa thi hài của Độ về Tử Sĩ Đường Tân Sơn Nhất. Từ Burn-Treatment-Center của Long-Bình Hospital, Trực Thăng dropped tôi xuống Tarmac Khu-Trục A-1 ở Biên Hòa AFB để tôi mượn xe Honda của 1 người bạn Khu-Trục 518 chạy đi ra Tòa Hành Chánh Tỉnh làm giấy khai tử cho Độ trước khi đưa Độ về Huế (vì Độ chết ở Long Bình chứ không phải ở Pleiku).

    Phòng sở nào cũng có bàn thờ cúng kiến ngay trước cửa để rước Ông Bà về ăn Tết, chạy tìm người muốn hụt hơi mới xong 1 giấy khai tử có đủ chữ ký cho Độ.

    Tối hôm đó tôi ngồi với ông cụ của Độ trong Tử-Sĩ-Đường cho tới 9:00 đêm. Thật là rợn người, không chữ nghĩa nào có thể diễn tả được cái khung cảnh ghê rợn nầy và lòng thương con vô bờ bến của một người cha.

    Sau khi đem quan tài vào Tử-Sĩ-Đường, quan tài được kê lên hai 'con ngựa' gỗ thô sơ, một bát nhang và hai cây đèn cầy ở hai đầu quan tài. Mọi người đều biến mất chỉ còn lại hai bác con, một ông già đang đau khổ và một thằng pilot Khu-Trục, tay dao tay súng, trông oai phong lẫm liệt nhưng nhát gan, thỏ đế, sợ ma còn hơn sợ cọp.

    Thú thật hôm đó tôi cũng không biết phải giải quyết sự việc bằng cách nào!? Rồi sau đây mình phải làm gì nữa đây?? (lần đầu tiên trong đời lo cho 1 thằng bạn mới chết, không biết mô tê gì cả!!!!).

    Hôm đó quan tài của Độ là chiếc quan tài duy nhất trong căn phòng rộng lớn và ma quái của Tử-Sĩ-Đường. Sự đơn lẻ càng làm cho không khí lạnh lẽo hơn. Tiếng gió hú qua mái hiên ở đằng sau nhà càng làm cho khung cảnh thêm ghê rợn như những chuyện ma quái mà tôi đã đọc lúc còn nhỏ.

    Hai Bác Con ngồi trong bóng tối của Tử-Sĩ-Đường. Cuối cùng tôi phải lên tiếng và hỏi: "Thưa Bác, Độ về tới đây là cũng tạm thời xong được một bước trước khi chiều mai máy bay C-123 đưa Độ về Huế. Vậy con xin mời bác về nhà con ở Chợ Lớn ngủ qua đêm rồi ngày mai mình trở lại".

    Ông Cụ cám ơn và từ chối: "Tui muốn ngồi ở chỗ ni với con tui cho hết đêm ni, để hắn nằm một mình lạnh lẽo không đành. tui không đi mô cả. Tết 'dức' tui hiểu, anh đi về với gia đình đi rồi mai trở vô với tui cũng được".

    Trong những tình huống như thế nầy mới thấy được tình cha thương con. Tôi chạy vội ra ngoài cổng Phi-Long mua một ổ bánh mì thịt và một chai xá xị cho ông cụ của Độ trước khi thắp một nén nhang khấn thầm với Độ: "Độ, mầy biết tau ham chơi nhưng tau đã đưa mầy về tới đây rồi, mầy cho tau chạy về thăm nhà một chút trong ba ngày Tết rồi ngày mai tao vô lại với mầy".

    Vái xong ba vái là tôi đi lui, trông ông cụ ngồi một mình bên quan tài con, tôi không thể nào đủ mạnh để cầm lại nước mắt của mình vì kính phục lòng hy sinh và tình cao cả của Cha và Con.

    Ngày hôm sau, sau khi giải thích cho ông cụ, tôi cho phép đục 4 lỗ trên quan tài (để release the pressure trong hòm lúc lên cao độ) để đưa Độ về Phú-Bài Huế và gác hòm 3 ngày 3 đêm trước khi hạ huyệt.

    Có thể nói Độ là người bạn 7/68 mà tôi đã có duyên gắn bó nhất và dành nhiều thì giờ nhất cho nhau trong cuối cuộc đời binh nghiệp. Nhân một lỗi nhỏ trong bài viết của Hà 'cà-chớn' Trần-Ngọc Nguyên-Vũ mà tôi lại có dịp ngồi ôn lại một kỷ niệm xưa cùng chia sẻ với anh em. Cũng là một cái duyên để nhớ bạn cũ.


    Phạm Minh Xuân

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  4. #304
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Chập chững "Đời Phi Công"

    Chập chững "Đời Phi Công"
    Hoài Phong

    Lời mạo muội... Tiếp theo câu chuyện “Mai mốt ông cũng sẽ như chúng mày” kể lại những ngày đầu nhập ngũ, và lần lượt những ngày Quân Trường rồi cũng qua, những lo sợ sẽ “Không thể nào bay được” như lời dọa dẫm của vài NT trở lại Quân Trường sau trên dưới một năm huấn luyện nơi xứ người, những mong đợi rồi cũng đến, nỗi lo sợ rồi cũng qua ...


    Hình minh họa

    Sau khi mãn Khóa T-28 và xuyên huấn C-47, chúng tôi 10 thằng về trình diện KĐ/33 tại TSN. Những Thiếu úy mới tinh, mới tinh khôi không thể nào dấu được, dù đã cố gắng làm cho cái lon Thiếu úy mờ tịt không còn chút gì sáng chói màu đồng, trong những ngày này, sau nhiều tháng năm miệt mài thụ huấn bây giờ thực sự như những chú chim non xổ lồng tung tăng và hung hăng bay nhảy, chúng tôi có cảm tưởng đã nắm chặt bầu trời, “Không Gian” đã nằm trong lòng bàn tay…

    Đã hơn 1 tuần, cứ mỗi sáng vào trình diện điểm danh xong là tan hàng đến hôm sau, quả là quá rãnh rổi nên chúng tôi đã gây ra không ít chuyện động trời, mà có lẽ những khoá đàn anh chẳng thể nào biết được. Chẳng hạn như có lần mấy “ông” Thiếu úy mới về này đã làm nhốn nháo cả đoàn QC Quân trấn, lẫn QC Không Quân và biết đâu cả Không đoàn 33 cùng BTL/ KQ (Lúc này Sư đoàn 5/KQ chưa được thành lập)…

    Qua bao nhiêu năm tháng, những khổ cực, những lo âu và cuối cùng là niềm hãnh diện đã đến với chúng tôi, với đôi cánh bạc trên ngực áo, những nhớ nhung, ray rứt những thèm muốn, những ước mơ đã đến và tôi đã cố gắng thuyết phục để cùng các bạn thực hiện giấc mơ từ bao lâu tôi hằng ôm ấp…

    -“Quyết định vậy đi nhé… 2 giờ chiều”, sau khi trình diện phụ tá KĐT 33, chúng tôi mỗi anh mỗi ngả, đường ai nấy chạy, đào ai nấy đón, 2 giờ chiều phải có mặt tại “Cái chùa“ La Pagode , “Tụi bây nhớ chưa ngay góc Tự Do và Lê Thánh Tôn đó nha!”

    Lúc xưa, còn là một thanh niên mặt trắng, một “Bạch diện thư sinh” tôi đã tập tành, lâu lâu được theo các bậc đàn anh vào đây ngồi “thiền” mắt xớn xác, và tai mở lớn để nghe, để thâu thập những chuyện đào kép, những kinh nghiệm quý báu làm thế nào để “đốn ngã” được em. Nhất là những mẩu chuyện chiến tranh các anh người Biệt Động, kẻ Nhảy Dù, TQLC… kể chuyện trong rừng, những pha chiến đấu, những cuộc đổ quân, tưởng chỉ có thể xảy ra trong Ciné.

    Oai hùng và thần thánh nhất là anh Hoàng, anh của người bạn học, một phi công trong Phi đoàn rất đặc biệt thời đó. Anh thường mặc áo bay đen với khăn choàng tím của Phi Đoàn Thần Phong, chỉ mới nghe tên, chỉ thấy người, tôi là một thanh niên mới lớn đã muốn “mê” huống gì những em gái hậu phương, những nữ sinh trường Việt, trường đầm… Anh lại có lối kể chuyện duyên dáng, hấp dẫn, luôn luôn là những chuyện mới thực hiện xong hôm qua, hay hôm nay, lúc sáng cách đây vài giờ, những chuyện chim trời, những cú nhào lộn, đánh bom… Tôi cứ há hốc mồm chiêm ngưỡng, quên cả liếc nhìn các “đàn chị” tươi đẹp, nõn nà như tài tử Kiều Chinh, như Thẩm Thúy Hằng… đang mân mê trong tay các anh ngồi im, và yên lặng một cách ngoan ngoãn.

    Thế nào rồi mình cũng như vậy, thế nào mình cũng sẽ oai hùng như vậy… Và hôm nay tôi đã thuyết phục các bạn vào “Chùa”, với tuổi trẻ, thời gian không gì vướng bận và với niềm tin ngất trời làm sao không tán thành, sợ gì ai nhỉ?... Thế là gần chục thằng Thiếu uý mặt búng ra sữa, mới toanh như những tấm “Phi bào” mới sửa cấp tốc hôm qua, tuy chưa có bên dao bên súng, vì đâu đã về đơn vị mà có được súng ống dữ dằn… Thôi như vậy cũng đủ Ground show lắm rồi, với những người yêu nhỏ bé, cùng các “Em gái hậu phương” có cô mới quen chưa đến… 1 ngày, chúng tôi ngang nhiên và ồn ào bước vào “Đất thánh ngày xưa” mà quên lững là nhiều đàn anh, sư phụ, sư tổ cũng rất có thể đang có mặt.

    Chàng chưa hết nửa chai 33… bé, đào vừa xong vài muỗng kem dâu, chợt nhìn quanh, sao lạ quá, chẳng thấy cái gì gọi là “Không khí chiêm ngưỡng”, sao đâu đây sương khói nặng nề, nhìn qua phải, thấy toàn, những ánh mắt ái ngại phớt qua vội vàng nhưng không dấu vẻ xót xa, có khi bắt gặp những ánh mắt như… khi dễ, nhưng bao dung, tha thứ, quay qua bên trái hình như gặp vài khuôn mặt giận dữ… thôi rồi, phải zulu sớm thôi,

    Tuy không có tí kinh nghiệm về trận mạc, nhưng có lẽ trời thương nên cuộc “triệt thoái” của chúng tôi hoàn toàn thành công, lực lượng được bảo toàn tuyệt đối, đào kép ai về nhà nấy, và không biết rằng lúc nãy, sau một cú điện thoại của ai đó trong La Pagode, Quân trấn Biệt Khu Thủ Đô đã phối hợp với Quân Cảnh / KQ có đến gần chục xe Jeep đã bao vây quyết tâm “rinh” mấy ông nội này về TTM, nhưng có lẽ sự “chần chờ cố ý” của bên KQ đã cứu chúng tôi, có lẽ nhờ sự rộng lượng của những cấp Chỉ huy bên BTL/KQ quyết định… bỏ qua, “Các anh hên lắm đó”, theo lời Thiếu tá Phương, phụ tá KĐT/KD 33.

    (Sau này nói chuyện với ông anh của 1 người bạn cùng khóa, là một Sĩ Quan Chánh án bên Tòa án Quân sự, thì theo vị đó, có lẽ BKTĐ được “Báo cáo lầm” thế nào đó, mới “huy động” một lực lượng hùng hậu như vậy vì thật ra chúng tôi chẳng có lỗi gì cả, ngoài việc mặc “quân phục tác chiến” dẫn đào vô nhà hàng, và việc này thì hai, ba mai vàng, mai bạc, cũng vẫn thường làm.)

    Rồi chuyện cũng xong, Trần Khương và tôi, 2 đứa ham chơi nhất trong số 10 thằng, không biết chè lá hay chạy chọt, chả thiết gì đến những lân la, ăn nhậu với những “thẩm quyền”, chỉ vào cho Thiếu Tá Phụ tá KDT điểm danh, có mặt xong là dzọt ra ngay, đến ngày cuối hai thằng đều méo mặt cầm sự vụ lệnh về Phi đoàn 716. Theo các vị tiền bối, đó là Phi đoàn với một Chỉ Huy Trưởng (Lúc này chưa gọi là Phi Đoàn Trưởng) “hắc ám” nhất Việt Nam Thiếu Tá Nguyễn Anh Tuấn. Phi đoàn 716 lúc này chiếm cứ một nơi riêng biệt, nơi cũ của Phi đoàn Thần Phong.

    Sau khi đưa Sự vụ lệnh cho văn thư, chúng tôi ra Câu lạc Bộ của Phi đoàn ngồi chờ, hai con ma mới ngồi đồng hơn một tiếng, thấy 1 Tr/sĩ ốm nhom, lang thang, lếch thếch, nhưng giọng lại sang sảng:

    - "Hai Th/u mới về, vào trình diện Th/sĩ Sáng gấp”. Ngồi chờ dài người hơn 1 tiếng, nghe đến đây, tôi không thể kềm được, nổi nóng quát ngay:

    - “Trình diện Th/Tá hay Th/sĩ?”, tôi gằn giọng hỏi lại, hắn vẫn xác định là Th/sĩ Sáng gọi chúng tôi vào trình diện… Mẹ cha nó, ngày đầu tiên về Phi đoàn, có nghĩa là ngày đầu của đời chiến binh, ngày đầu của “Dấu binh lửa”, bước chân tôi đã lỗi nhịp, chắc hậu vận không khá được, tôi dằn mạnh chai Coca muốn nát luôn ra mặt bàn, và phá vỡ luôn những tiếng ồn ào của phòng ăn sáng.

    - “Anh vào kêu anh Th/sĩ của anh ra đây trình diện hai Th/úy mới về, không có Th/úy nào đi trình diện Thượng sĩ, nghe chưa, cút!”

    Khương nhỏ nhẹ… "mày làm quá mày", “Tao đếch cần tới đâu thì tới”, tôi nạt luôn cả Khương. Dù gì thì Quân trường cũng vừa dạy cho mình Quân Phong, Quân Kỷ, mới mang lon Th/úy, một cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan thì sao có thể quên nhanh thế được!

    Và cứ như thế, ngày đầu tiên về Phi đoàn, tôi đã mang tiếng ba gai, tôi đã thách đố số mệnh, dù tôi cũng nghe phong phanh, mấy ông Th/sĩ văn thư, quyền hành lắm, là tay mặt, tay trái của Chỉ Huy Trưởng, hại mình dễ như chơi… nhưng tôi đếch cần!

    Ngày tháng lần qua, coi vậy mà không phải vậy, Thiếu Tá Nguyễn Anh Tuấn Chỉ Huy Trưởng đầu đời tác chiến thật sự của tôi không phải là một vị Chỉ huy “hắc ám” mà phải gọi là vị chỉ huy “réc lô” nhất thì đúng hơn.

    Trong khi các Th/úy Co Pilot vận tải mới về của các Phi đoàn “ngon ăn” khác, như 415, 413 hay kể cả Hỏa Long 417, nếu chưa xác định hành quân, thường bị đì đúng theo… "Ngành vận tải”: “Sĩ Quan Trực Phi đoàn” hay “Gác quan tài” mút mùa, đó là nhiệm vụ chính dù chỉ một, hai Sĩ Quan mới về Phi Đoàn, thì cũng chỉ “Mình ta với ta”.

    Không như thế, Phi đoàn 716 dưới quyền Thiếu tá Tuấn rất giản dị: Sĩ Quan Trực là Sĩ Quan… trực, Sĩ quan có chức vụ như PĐ Phó, Trưởng Phòng Hành Quân, An Phi được miễn làm Sĩ quan trực…

    Ngoài ra tất cả, không cần biết Trưởng phi cơ, Hoa tiêu chánh, Hoa tiêu phó cũ mới gì không cần biết, đã là Sĩ Quan, tới phiên là phải… trực! Trong khi những Phi đoàn khác gần như không có vụ điểm danh, dù cho cầm lệnh cắm trại của căn cứ là 50%; Phi đoàn 716 không vậy, cắm trại 50% là 50% phải có mặt, và có mặt có nghĩa là phải ngủ lại tại Phi Đoàn, 1 hai giờ sáng ngài buồn buồn không ngủ được, lang thang ra đánh kẻng điểm danh là chuyện bình thường… Không có mặt lúc đó, kể cả trễ 15 phút thôi, lập tức hôm sau trình diện và lãnh ngay 30 ngày ăn ngủ tại Phi đoàn.

    Ngoài những tên be bé hạng ruồi như chúng tôi không đáng kể, nạn nhân còn gồm cả những ông TPC hạng nặng như Đ/úy Huỳnh Minh Thoại, sau này là Tr/tá PDT 716); chắc hẳn quý đàn anh cũng như đàn em, đêu biết, sau Mậu Thân, khoảng thời gian đó, cắm trại 100% là chuyện bình thường, bình thường đến nỗi ông Hùng Cường suốt ngày kếu réo: “…em ơi chiều nay một “chăm” phần “chăm”... em ơi chiều nay lại cắm “chại… dzồi”

    Và suốt những năm tháng quân ngũ từ Mậu Thân đến tháng Tư tan hàng, hình như Tân Sơn Nhứt chưa bao giờ có chuyện “xả trại chăm phần chăm”, sau này sống khoảng đời tị nạn đôi khi có gặp lại những xếp sòng hân hạnh ngồi chung bàn tiệc, thắc mắc đặt câu hỏi, thì quan to cười ha hả: “Đ.m. Ngu sao “toa”? các "toa" còn trẻ không nói, mấy tụi “mỏa” vợ con nó níu chặt, xả trại 100% để một tuần đủ 7 ngày bảy đêm “cơm nhà quà vợ sao toa?” … À ra thế!

    Cũng sau Mậu Thân, cuộc chiến đã bắt đầu sôi động, phi vụ huấn luyện rất hiếm hoi, chưa được xác định hành quân, Khương và tôi mỗi tháng làm Sĩ Quan Trực độ 2 ngày, bay bổng thì mỗi tháng 1 hay 2 phi vụ Huấn luyện khoảng… một tiếng rưỡi, thế thôi. Tất cả giờ còn lại, buổi sáng áo liền quần, súng dao, đạn lửa… đầy người, Khương Vespa Italy, tôi Lambret twist đưa “Em đi học” khi thì Lái Thiêu vào vườn ăn trái… cấm, lúc Thủ Đức “Nai Vàng Ngơ Ngác” uống môi em ngọt… cứ thế ngày lại ngày, và cũng cứ thế, đến tối mới về lại Phi đoàn để đúng tám giờ tối, điểm danh xong đi… chơi tiếp, ghé qua Pasteur làm tô phở chín gầu, ít bánh nhiều thịt, thường nhâm nhi đến nửa đêm, còi hụ giới nghiêm đợt 2 mới vào lại TSN, về Phi đoàn ngủ, hay chưa ngủ được, lại đánh bi da, chơi cờ tướng… đến ngày hôm sau.

    Tuy đã bắt đầu bận rộn, Không đoàn lúc này vẫn nghĩ đến thuộc cấp, vẫn giữ chuyện “Nghỉ mát hằng tháng” trong Chủ nhật tuần đó, nếu không có nhiệm vụ. Quân nhân KQ/KĐ 33 được ghi tên thân nhân, vợ con hay đào kép… sẽ có hoặc C-47 hay C-119, khi thì Nha Trang, lúc Đà Lạt, Côn Sơn, Phú Quốc tắm biển nghỉ mát… cứ thế ngày lại ngày, tuần lại tuần, những ngày tháng mới về, thật đẹp, chiến tranh với chúng tôi lúc ấy như vẫn còn xa vời…


    Hoài Phong

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  5. #305
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Ba Trái Thúi

    Ba Trái Thúi
    Trần Ngọc Toàn



    Hình minh họa

    Giữa năm 1974, Tiểu Đoàn 4 TQLC được lệnh rời vùng biển Mỹ Thuỷ, Quảng Trị chuyển quân bàn giao vị trí phòng ngự ở vùng núi rừng ở phía Tây Quốc Lộ 1, dưới chân rặng Trường Sơn với căn cứ Hoả lực "Barbara" do TQLC Hoa Kỳ giao lại sau cuộc giao tranh đẫm máu giữa lực lượng Nhảy Dù và quân Cộng Sản Bắc Việt vào mùa Hè năm 1972, trên đường tiến quân tái chiếm Quảng Trị.

    Từ Quốc Lộ về phía Tây, những ngọn núi cỏ trọc, nằm nhấp nhô bên bờ Bắc sông Mỹ Chánh nối liền vào chân dãy núi Trường Sơn với rừng cây rậm rạp nay đã trơ trụi vì thuốc khai quang do quân đội Mỹ rải xuống để tránh bị địch xâm nhập đột kích, Tù căn cứ Hoả lực "Barbara" nhìn về hướng Tây là con đường dọ quân Cộng Sản mới khai mở sau năm 72 nằm vắt vẻo, uốn khúc nối liền trục xâm nhập với tên gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Ở đây, quân lính TQLC ngày và đêm nhìn từng đoàn xe chở lính và đại pháo của Cộng quân lũ lượt xuôi Nam, ngang nhiên dưới bóng tàng của Hiệp Định Đình Chiến Paris ký kết giữa Mỹ và Hànội năm 73.

    Người lính nào cũng biết sẽ còn ít nhất một trận đánh long trời lở đất nữa mới mong hết chiến tranh. Thuỹ Quân Lục Chiến là lực lượng Tổng Trừ Bị của miền Nam, trước đấy đã nhẩy vào các trận địa nóng bỏng trên khắp các mặt trận từ Mũi Cà Mau lên Pleiku, Kontum ra tận Bồng Sơn, Tam Quan, Huế, Quảng Trị, nay đã trở thành lính địa phương chống giữ phần đất địa đầu giới tuyến của Miền Nam.

    Ngày và đêm, ngoài các cuộc tuần tiễu, phục kích chống xâm nhập còn tự đặt ra các chương trình huấn luyện, thao dượt để luôn sẵn sàng ứng chiến. Việt Cộng cũng không ngừng luồn người vào trong các địa bàn hoạt động, móc nối sơ sở cũ và quấy rối trị an như pháo kích, gài mìn, bắn tỉa. Thậm chí, có khi chúng bất thần đánh thốc qua tuyến phòng ngự của TQLC để thăm dò. Quân Đoàn I lại càng chắc mẩm xin giữ giữ chân TQLC tại Quảng Trị để "bảo toàn lãnh thổ".

    Tuy vậy, công việc giữ đất dành cho TQLC ngày càng nhàm chán. Hầu hết quân lính vốn quê ở tận trong Nam. Mỗi ngày một chuyến bay liên lạc C. 130 của Không Quân cho người đi phép, tiếp tế, bổ sung cũng không đủ khoả lấp khoảng trống của người lính xa nhà. Được một tuần lễ sau, khi cuộc điều quân đã ổn định, một buổi chiều mưa dầm ở Quảng Trị, Thiếu Tá Nguyễn Tri Nam, Sĩ quan Hành quân của Tiểu Đoàn, nguyên xuất thân khoá 22 Võ Bị, đã mời vị Tiểu Đoàn trưởng vào ỏõ hầm hành quân ỏõ để tiếp chuyện với ỏõ Đại Bàng Thái Dương ỏõ. Thạch vừa chui ra khỏi cửa hầm ngủ vừa lẩm bẩm:

    - Không hiểu có chuyện gì nữa đây?

    Cái thằng "Thày Đồ tẩm ngẩm" này! "Đại Bàng Thái Dương" là Trung Tá Đỗ Hữu Tùng quyền Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 147 (LĐ147) TQLC. "Cái thằng Thày Đồ" là bạn cùng khoá Võ Bị với Thạch, ra trường về cùng đơn vị và trải qua cuộc chiến 10 năm nay lại gặp nhau. Tùng là cấp chỉ huy của Thạch.

    - Tuyên Đức tôi nghe Thái Dương.

    - Qua tần số cùi nhỏ, tao có chuyện muốn nói với mày.

    - Cùi nhỏ, năm trên năm. Dứt.

    Ở vùng hành quân, qua hệ thống máy liên lạc vô tuyến AN/PRC25, đám bạn cùng khoá Võ Bị của Thạch ở các đơn vị đã nghĩ ra hai hệ tần số liên lạc riêng dựa vào Khu Bưu Chính (KBC) 027 của Trường Võ Bị ngày xưa, cùi nhỏ là 4025 và cùi lớn là 4030. Thạch chuyển qua máy dự bị vặn cần vào tần số 4025.

    - Thái Dương đây Tuyên Đức.

    - Một chút nữa sẽ có trực thăng "Slick" vào đón mày ra ngoài này ăn tối chung với tao và thằng Tây Sơn. Có cả Kilô ở Saigon mới ra nữa.

    - Nhận rõ. Còn gì tiếp.

    - Gặp mày sau. Dứt.

    "Thằng Tây Sơn" là Trung Tá Nguyễn Đằng Tống, Lữ Đoàn phó LĐ 147 TQLC và cũng là bạn cùng khoá Võ Bị với Thạch, ra cùng đơn vị từ đầu năm 1963 đến nay. Tống, Tùng và Thạch là 3 Thiếu Uý vừa ngoài 20 tuổi, tốt nghiệp khoá 16 của Trường Võ Bị Đà Lạt, tình nguyện về TQLC sau ngày mãn khoá. Hai ngày sau khi trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn TQLC ở Thị Nghè, cả ba được phát quân trang rằn ri của TQLC, rồi được đưa thẳng ra bến Bạch Đằng xuống tầu Hải Quân HQ 401 để đáo nhậm đơn vị lúc ấy đang hành quân ở vùng Năm Căn, Cái Nước ở Cà Mau. Tống sinh sau Thạch một ngày ở tại Nha Trang, nên khi đổi sang số quân Hải Quân cả hai đã mang hai con số khít nhau là 701.162 và 701.163.

    Ông Cụ của Tống là một thâm nho, từ Quảng Nam vào Nha Trang để dạy học và sau đó được đổi vào Sàigòn làm cho Bộ Giáo Dục chuyên về cổ học Hán Nôm. Tống có khá đông anh chị em, vốn dòng dõi hoạt động yêu nước trong các Chi bộ Quốc Dân Đảng. Anh Chị của Tống khá lớn tuổi đã làm việc và dạy học, lập gia đình khi mẹ của Tống đã mất sớm. Sau Tống, còn có một cô em gái và một người em trai. Tống học ở trường Trung Học Võ Tánh tại Nha Trang. Sau khi đỗ Tú Tài, Tống đã tình nguyện vào trường Võ Bị. Khi tốt nghiệp vào cuối năm thứ 3, Tống là một trong mười người đứng đầu của một khoá với 226 sĩ quan ra trường.

    Với vóc người cao tầm thước, ứng biến nhanh lẹ và mau mồm mau miệng, Tống đã thành công trong việc lãnh đạo chỉ huy đơn vị từ một Trung đội trưởng với hơn 40 người lính lên đến một Tiểu Đoàn TQLC với quân số gần 900 tay súng thiện chiến. Năm 65, khi hành quân ở Điện Bàn, Quảng Nam, Tống bị trúng đạn vào bụng được chuyển về Quân Y Viện Qui Nhơn. Khi gặp lại Thạch, Tống kể: "Lúc tao bị trúng bụng, ngã xuống, không cục cựa gì được, chợt nhớ đến mày bị ba phát đạn ở Bình Giã còn bò mấy ngày mấy đêm được". Thạch bị đạn vào đùi và bắp chân. Còn viên đạn thứ ba cháy xém ngoài da ngực trái. Đạn vào bụng như Tống gây phá nguy hiểm hơn, thường dễ bị lưu huyết nội mà chết.

    Tống sống sót trở về trình diện Bộ Tư Lệnh lúc ấy đã dời về trại Lê Thánh Tôn, sau lưng bến Bạch Đằng. Thạch bị lõm thịt đùi ở Bình Giã nên được đi học khoá 3 Sĩ Quan Căn Bản Quân Cảnh ở Vũng Tàu rồi về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 202 Quân Cảnh của Binh chủng TQLC. Trong lúc ấy còn dưỡng thương, Tống được vị Tiểu Đoàn trưởng cũ là Thiếu Tá Nguyễn Kiên Hùng, nguyên tham dự đảo chánh 11/11/60, thất bại chạy sang ẩn náu ở Cao Miên rồi trở về thay Thiếu Tá Lê Hằng Minh làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4TQLC. Thiếu Tá Hùng được bổ nhiệm ra làm Tỉnh Trưởng Nha Trang đã đem Tống theo, lúc ấy Tống còn là Trung Uý, ra làm Quận Trưởng Quận Ninh Hoà.

    Vốn là Sĩ quan Tác chiến kiên cường và liêm chính, Thiếu tá Hùng không ngồi lâu ở nơi "xôi thịt" đã bị trả lên Quân Đoàn II và sau đó ông xoay sở về làm Huấn Luyện Viên cho trường Chỉ Huy và Tham Mưu. Còn Tống từ đơn vị 2 Quản trị đã nhất quyết đòi về lại TQLC và cuối cùng được toại nguyện. Dù trên da bụng của Tống còn dấu vết con rết dài sau cuộc giải phẫu, Tống nói đùa với Thạch :

    "Bụng tao có cái Fermeture để lâu lâu mở ra coi". Hồi Tống đi làm Quận Trưởng ở Ninh Hoà, do quân số còn ở TQLC nên đã uỷ nhiệm cho Thạch hàng tháng đến phòng Quân lương lãnh tiền gửi ra cho Tống. Tống viết thư bảo: "Mỗi tháng tao cho mày một ngàn xài chơi, còn bao nhiêu gửi ra cho tao".

    Làm Quận Trưởng chỉ vài tháng với tuổi trẻ độc thân lại khẳng khái, Tống chẳng dư dả được bao nhiêu. Vốn tính gan lì và dũng lược, Tống cầm sự vụ lệnh đi Tiểu Đoàn TQLC trở lại làm Đại Đội Trưởng. Với các công trận lừng lẫy trên khắp các mặt trận từ Miền Tây ra Miền Đông lên đến Đức Cơ, Pleime, Tống đã từng bước lên cho đến ngày được bổ nhậm làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/TQLC.

    Năm 68, Tiểu Đoàn của Tống đã vây bắt được 120 tên Việt Cộng xâm nhập vùng Ngã Ba Cây Thị, cầu Bình Lợi. Tống được đi học khoá Amphibious Warfare ở Quantico, Virginia, Hoa Kỳ rồi trở lại đơn vị hành quân tái chiếm Quảng Trị. Bị thương lần thứ hai, Tống được kéo về làm Chánh Văn Phòng cho Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC. Vẫn thích cười cợt, vui đùa, Tống bảo: "Bây giờ tao làm Skinman tức là gia nhân đó!". Người hùng coi thường tử sinh đó cuối cùng đã trở ra đơn vị tác chiến và làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4/TQLC, lên cấp Trung Tá với Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương sau cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị năm 72.

    Lúc ba Thiếu Uý trẻ măng xuống tàu HQ.401 trực chỉ Cà Mau, leo lươí xuống tàu LCU đổ bộ lên Rạch Ông Năm với quân phục mới tinh chưa cắt chỉ, balô đời Pháp từ trường Võ Bị mang theo cồng kềnh đủ thứ trên lưng và hai bàn tay không, cúi đầu chạy theo đám lính TQLC râu tóc xồm xoàm, chiến phục bạc màu nước muối, đổ bộ lên bờ sông nhão nhoẹt sình lầy với rừng cây Đước, cây Mắm xoải rễ dài chằng chịt như muốn níu kéo đôi chân người lính vốn đã trơn trợt. Trình diện Đại Uý Bùi Thế Lân, Tiểu Đoàn Trưởng xong, cả ba được lãnh ba cây súng Shotgun với dây đạn như phim cao bồi và được phân ra đi theo Ba Đại Đội tác chiến để "quan sát".

    Nhờ đã trải qua khoá Rừng Núi Sình Lầy của Biệt Động Quân ở Dục Mỹ nên cả ba đều thích ứng nhanh chóng. Chấm dứt cuộc hành quân gần một tháng sau, đơn vị được rút trở về Hậu cứ ở Vũng Tầu.

    Ba người bạn lại càng khắng khít với nhau hơn, dù ở ba Đại Đội khác nhau, đi đâu cũng như hình với bóng.

    Khi được cấp giấy phép một tuần lễ, cả ba cùng rủ nhau đi chung xe đò về Sàigòn. Đầu tiên ghé thăm nhà ông Cụ của Tống đang ở trong một hẻm nhỏ bên Đakao. Gặp cô em gái của Tống là Trúc,
    Thạch đã ngã lòng. Trúc lúc ấy đang học ở Gia Long, vừa đẹp, vừa thuỳ mị, hiền. Về lại đơn vị, Thạch mới nói vài câu ý muốn xin bàn tay cô em gái của Tống. Tống đã giẫy nẫy la lối: "Thôi đi mày. Mày bê bối, chơi bời bừa bãi. Không được đâu!". Thạch không vừa đáp lại: "Từ hồi nào tới giờ, tao đi đâu cũng có mày mà, làm gì nói tao bê bối, chơi bời bừa bãi".

    Ở tuổi mới lớn, thấy cô gái đẹp nào cũng mê. Anh Chị lớn bận bịu gia đình riêng, nên Trúc vừa đi học vừa lo chăm sóc Cha già và đứa em trai không Mẹ. Còn Thạch lặn lội hành quân. Khi trở về hậu cứ nghỉ quân, bô ba Thạch, Tống và Tùng đi đâu cũng dắt díu nhau như anh em ruột thịt, luôn cả xóm Ngã Ba nước mắm ở Vũng Tàu.

    Đi ăn uống, nhảy đầm cả ba gom chung tiền túi giao cho một người giữ trả. Lúc lãnh tiền "rappel" Thiếu Uý được 7, 8 ngàn, Thạch và Tùng mua hai chiếc Vélo Solex để đèo nhau đi chơi chung. Có khi vào quán Càphê có người đẹp. Lúc lại thả rong theo chân mấy cô bé Trung học Vũng Tàu. Lúc nào Thạch cũng tỏ ra nhường nhịn hai bạn, nếu chỉ có hai người đẹp phải theo. Từ đó, mấy cô gái mới lớn ở Vũng Tàu mới đặt cho ba anh chàng Thiếu Uý nhỏ tuổi có tên cùng vần chữ T. là "Ba Trái Thúi" trong lúc ba chàng tự nhận mình là "Ba Chàng Ngự lâm Pháo Thủ".


    Hình minh họa

    Đỗ Hữu Tùng xuất thân trong gia đình gia giáo, đông anh em ở Đà Nẵng, lớn hơn Thạch và Tống, một tuổi, dáng vẻ thấp bé hơn nhưng thâm trầm, kín tiếng với nét đạo mạo "Cụ Non", nên bị hai người bạn đặt tên là "Thày Đồ". Tùng ít nói nhưng khi mở miệng thì tuôn ra câu cú văn hoa ý nghĩa thâm thuý. Lại còn có tật để bụng không thích nói ra. Khi cần chàng lôi cuốn sổ tay ra có ghi chép mọi "sự việc" đầy đủ, đâu ra đó. Với nước da ngăm ngăm, Tùng có nét mặt và dáng vẻ thư sinh hơn là võ biền, khoan thai và từ tốn. Mãi một năm sau, khi đến đơn vị, hai người bạn mới phát giác ra Tùng đã có người yêu từ hồi còn ở Trung học, khi nàng bất chợt ghé xuống Vũng Tàu.

    Người thiếu nữ tên Lan còn giữ nguyên dáng vẻ, giọng nói và cử chỉ của một cô gái Huế, dù lớn lên ở Đà Nẵng với Tùng. Hồi mới ra trường, sau cuộc hành quân "thử lửa" ở Cà Mau trở về, Tống và Tùng đều được các Đại Đội Trưởng lo chu đáo từ việc sắp xếp đặt phòng ngủ bên cư xá Sĩ Quan độc thân trước mặt doanh trại. Riêng Tùng có được một căn phòng riêng rẽ nằm kín đáo phía sau. Thấy Thạch chưa có chỗ tạm trú, Tùng rủ bạn cho ở cùng phòng. Tính Thạch lại bừa bãi, cẩu thả nên ngày nào nghỉ ở hậu cứ Tùng cũng lo dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ cho bạn. Thậm chí còn đi mua sắm khăn phủ giường, gối và mền cho Thạch "Đâu phải ra đó như hồi còn trong trường Võ Bị". Khi Lan đến thăm với quà cáp tươm tất và thức ăn, bánh trái đầy giỏ, Tùng chia phần cho hai bạn rất đồng đều và không quên nhắc khéo Thạch.

    - "Tối nay, mày có quyền ở nhà chị Ba Cây Dừa qua đêm được rồi".

    Chị Ba Cây Dừa nuôi nhiều em út. Có một em chừng 17, 18 tuổi tự khoe mình là tay đã tạt át xít vào mặt cô Cẩm Nhung là người tình của Trung Tá Trần Ngọc Thức năm 61, 62 gì đó. Sau lần gặp đầu tiên, cô nàng bảo Thạch: Anh không cần cưới em đâu. Chỉ khi nào hành quân về ghé ở lại với em là được rồi. Thế cũng đỡ phiền lòng và mất thì giờ theo tán tỉnh mấy cô học sinh Trung học trong trắng.

    Ở đơn vị tác chiến đâu biết số Ông chết ngày nào. Thạch vui vẻ đáp ứng ngay yêu cầu của Tùng trước cặp mắt dò hỏi của Lan. Đã thế, Tống còn bồi thêm một câu:

    - "Thằng này chỉ giỏi ăn chơi trác táng".

    Làm cho Lan càng thêm thắc mắc. Hết hy vọng "cua" em gái của Tống rồi. Lần sau hành quân trở về hậu cứ, Tùng vọt ngay về Sàigòn thăm bạn gái. Nên khi có lệnh cấp tốc đưa quân lên SàiGòn chống đảo chánh của Tướng Lâm Văn Phát chỉ có hai Đại đội của Thạch và Tống lên máy bay Air Viet Nam từ phi trường Vũng Tàu về Tân Sơn Nhất. Dù vậy, khi Tiểu Đoàn lên nằm ứng chiến ở Thị Nghè,
    Tùng cũng theo hai bạn đi ăn và đi nhảy đầm ở Tour D'Ivoire. Dưới thời Tổng Thống Diệm, lương Thiếu Uý khá dư dả đối với ba chàng tuổi trẻ độc thân.

    Chẳng bù sau này lên đến cấp Tá với phụ cấp này nọ cũng không dám ghé vào nhà hàng Tây. Do hành quân liên miên sau ngày đảo chính 1/11/63, "Ba Trái Thúi" dù có những ngày về nghỉ ở hậu cứ theo đuổi cô này, cô nọ nhưng chẳng đâu vào đâu cả. Cuối cùng chỉ ghé thăm chị Ba Cây Dừa rồi lại lên đường ra "biên ải".

    Ở mặt trận Bình Giã, khi Tùng được lệnh đem Đại Đội vào rừng cao su Quảng Giao tìm xác chiếc trực thăng và phi hành đoàn 4 người của Mỹ, Thạch và Tống lo lắng dặn dò bạn phải cẩn thận, Tùng bảo:

    - "Tin tức mấy ngày nay đã rõ là quân số Việt Cộng tập trung lên đến cả Trung Đoàn. Nếu tụi nó còn quanh quẩn tại đây, Đại Đội của tao vào là bị tụi nó nuốt chững. Lệnh của cấp trên ra là tao phải vào thôi" !

    Thạch nói như an ủi bạn:

    - "Thôi được, có gì tao với thằng Tống sẽ nhào vô ngay"!

    Chỉ một tiếng đồng hồ sau, Thạch đã nghe tiếng súng nổ ran ở phía Đông của làng Bình Giã, tức tốc ra lệnh cho Đại Đội của mình ra quân tiếp cứu sau khi đã gọi máy cho Tống bên Đại Đội 4. Cuối cùng, Tống và Tùng thoát về làng không hề hấn gì sau cuộc giao tranh đẫm máu trong vườn cao su Quảng Giao. Là Đại Đội tiến sâu vào vùng địch nhất, Thạch bị kẹt lại, bị thương với ba phát đạn trên người, bò xuyên rừng với khẩu AR15 trọn hai ngày ba đêm mới đến cổng làng Bình Giã. Trong khi ấy, Tống và Tùng gom quân phòng thủ chờ tiếp viện.

    Mỗi đêm, cả hai thắp nhang đứng ngoài trời cầu nguyện xin nếu Thạch có chết linh thiêng nằm ở đâu về báo cho bạn biết để lấy xác. Đến ngày thứ Ba, khi dẫn quân cùng với Tiểu Đoàn Nhảy Dù vào trận địa thu lượm xác quân bạn, Tống và Tùng đã gặp lại người bạn sống sót với hai vết thương đã thối rữa và chiến phục rách tã tơi.

    Từ đó, những biến đổi đã xảy ra theo thời gian. Ba người trôi nổi theo định mệnh, nhưng vẫn còn chung trong một binh chủng. Hễ có dịp họ lại tìm thăm nhau. Tình bạn ngày càng bền chặt, Tống bị thương hai lần, nhưng Tùng không một mảy may thương tích, rời Tiểu Đoàn 4 qua Tiểu Đoàn 5, rồi làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6/TQLC. Vốn tính cẩn trọng, điềm đạm và kiên cường, Tùng nối dài bước đường hành quân suốt từ ngày ra trường với bao nhiêu chiến công tích luỹ và thăng cấp ngoài mặt trận từ Đại Uý lên đến Trung Tá.

    Năm 1972, khi hành quân tái chiếm Quảng Trị, Tiểu Đoàn của Tùng là một trong nỗ lực chính đã thanh toán tên địch cuối cùng để dựng lại lá Quốc Kỳ trên đỉnh Tháp Cổ Thành giữa cảnh khói lửa còn nồng nặc mịt mù. Trong cuộc khao quân mừng Chiến Thắng Quảng Trị tại Huế, Tùng đã gặp " KI LÔ" trong buổi tiệc khoản đãi. Lửa tình đã bùng cháy không có gì dập tắt được. "KiLô" đã nổi danh từ những dòng nhạc khắc khoải và lời ca như tiếng thơ của Trịnh Công Sơn. Người lính trận kiệt xuất Đỗ Hữu Tùng đang khát khao trong sâu kín niềm an ủi, vỗ về sau những ngày tháng dài ngụp lặn trong gió mưa bom đạn, khói lửa binh đao. Bất chấp hoàn cảnh nghiệt ngã, cả hai đã sôi nổi trong lửa tình nồng cháy.

    Tùng đã kết hôn với Lan từ sau ngày Lan tốt nghiệp và được làm việc ở Bệnh Viện Từ Dũ Sàigòn.Chẳng có đám cưới linh đình, vì từ năm 65, phép tắc ở đơn vị tác chiến như một món xa xỉ phẩm. Đứa con đầu long của Tùng ra đời khi người Cha đang lặn lội hành quân dẹp giặc Tết Mậu Thân từ Sàigòn, Chợ Lớn rồi ra đến Huế. Tùng cứ miệt mài hành quân. Sau này, khi gặp nhau lại ở vùng địa đầu giới tuyến Quảng Trị, Tùng có nói với Thạch đã gặp Lan đang tình tứ với một Bác Sĩ trực Bệnh viện, khi Tùng bất chợt trở về sau cuộc hành quân ghé tìm Lan ở Từ Dũ, rồi im lặng bỏ về lại doanh trại của đơn vị.

    Sau khi bị thương được đưa về phục vụ ở hậu tuyến, Thạch lẽo đẽo theo chân hai người bạn qua nhiều chức vụ. Cho đến lúc du học từ Hoa Kỳ trở về, Thạch bướng bỉnh không chịu ở lại đàng sau làm Chánh Văn Phòng cho vị Tướng Tư Lệnh, cuối cùng đã chấp nhận trở ra đơn vị tác chiến, dù chân bị thương còn tập tễnh vì mất thịt đùi. Tống nói: "Thôi kệ nó. Bây giờ đang đình chiến, mày cứ ra nắm chức vu chỉ huy với tụi tao cho vui".

    Lúc ấy, trong binh chủng TQLC, đám bạn cùng khoá Võ Bị của Thạch có Tùng làm Quyền Lữ Đoàn Trưởng, Phúc giữ chức Lữ Đoàn Phó LĐ 258, Hiển nắm TĐ6, Kim ở TĐ 7, Để ở TĐ9, Sắt ở Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thuỷ Bộ, Cảnh coi TĐ3, Tống làm Lữ Đoàn Phó cho Tùng.

    Mỗi lần có buổi họp hành quân, bạn bè túm tụm lại với nhau vui vẻ như một đại gia đình. Cấp bậc gì không cần biết. Mày tao chi tớ um sùm. Tất cả thân thiết với nhau đến nỗi bên ngoài có dư luận chê bai đám sĩ quan khoá kỳ thị phân biệt Đà Lạt, Thủ Đức. Điều tiếng xấu ấy không khuất lấp được sự thực đã xảy ra ở các đơn vị do các sĩ quan này chỉ huy.

    Khi trời đã chạng vạng tối và sương mù lãng đãng dưới chân những ngọn núi cỏ trọc mấp mô quanh khu vực đóng quân của Bộ Chỉ Huy TĐ 4/TQLC, chiếc trực thăng từ hướng Đông tà tà đáp xuống trên đỉnh núi. Tiểu Đoàn Trưởng Thạch lom khom chạy ra leo lên hàng ghế vải phía sau lưng phi công. Chỉ trong vòng phút sau phi cơ đã đáp xuống Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ngay phía bên kia cầu Mỹ Chánh.

    Tùng đứng tười cười đón bạn rồi đưa vào căn hầm dựng bằng bao cát. Tùng cười mỉm nhìn bạn nói:

    - "Thằng Tống đang đấu láo trong đó. KíLô nói biết mày từ hồi còn ở ĐàLạt. Đúng không?".

    Thạch nhìn thấy hạnh phúc như bao trùm lên gương mặt của Bạn, gật đầu đáp:

    - Ừ, từ hồi ở La Tulipe Rouge trên ĐaLạt kìa. Lúc ấy KiLô chưa nổi tiếng.

    - Thôi được, nếu vậy tao khỏi giới thiệu.

    - Cô nàng ra hồi nào vậy.

    - Hôm qua. Theo máy bay của Không quân.

    Thạch suy nghĩ rồi ngập ngừng nhìn bạn, hỏi:

    - Thế chuyện mày với Lan ra sao ? Còn thằng con của mày nữa.

    Tùng im lặng không trả lời. Tính vẫn thế. Chỉ để bụng thôi.

    Mấy tháng sau Tùng bị mất chức vì khi về phép ở Sàigòn đã đụng chạm với người chồng cũ của Kilô, khiến báo Trắng Đen chạy tít lớn ngay trang đầu. Tùng âm thầm về làm Lữ Đoàn Phó cho bạn cùng khoá là Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Á Khoa của khoá 16 Võ Bị, xuất thân từ Tiểu Đoàn Trâu Điên. Cho đến ngày 29/3/75, cả Phúc và Tùng ngồi trên chiếc trực thăng di tản bị bắn rơi, đã đền nợ nước trong cảnh chết chóc tang thương của đồng đội.

    Tống lên làm Lữ Đoàn Trưởng LĐ 468/TQLC những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến kẹt lại với người vợ đang mang thai đứa con trai đầu lòng. Khi bị đưa ra một trại tù cải tạo ở Yên Bái, Tống đã bị vết thương cũ ở bụng làm độc, không được chữa trị đã vong mạng giữa rừng thiêng nước độc Thượng Du Miền Bắc Việt Nam. Người vợ trẻ của Tống đã lặn lội ra tận nơi hốt cốt hoả táng cho vào bình lọ mang theo tận Mỹ với đứa con Tống chưa hề gặp mặt.

    "Ba Trái Thúi" nay chỉ còn lại một mình Thạch lưu lạc xứ người, ôm mộng trở về quê hương vinh danh những người bạn chiến đấu đã nằm xuống cho đất nước, những đồng đội và chiến hữu đã ngã gục tức tủi cho cuộc chiến bảo vệ Miền Nam và đòi lại DANH DỰ cho những người đã cầm súng giữ quê hương ở Miền Nam.


    Trần Ngọc Toàn

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  6. #306
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Nỗi Bất Hạnh Đời Tôi

    Nỗi Bất Hạnh Đời Tôi
    Thùy Nhiên



    Hình minh họa

    Đôi lời vào truyện: Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện H.O.5 năm 1991. Hiện cư ngụ tại California. Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng ngày 22.2.1985 vợ và sáu người con trai của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các em vợ cùng các cháu đã chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa.

    Năm 1975 mất nước, con gái tôi mới có tám tuổi, khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đầy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu chỉ có thể thuật lại “Nỗi bất hạnh của đời tôi” một cách trung thực. Là ba của cháu tôi cũng chỉ sửa những lỗi văn phạm, chính tả.

    Qua sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm, vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn. Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc.

    ***

    Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu, tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v.v... một cách bí mật, ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tại bãi Đá Bạc, Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải.

    Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở hồi hộp.

    Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm, vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường đầu đầy nguy hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội, tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS hay của thế giớ tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang. Giây phút trọng đại, mọi người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi ngừng lại để cho họ kiểm soát.

    Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạn đạn AK nổ dòn bắn về phía chúng tôi, tài công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao công an địa phương “xử lý”. Ông ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: "Các anh cho chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì cũng phải giao nạp cho công an thôi." Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và chỉ hướng cho tàu chạy.

    Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, châm chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện. Khi thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp và lo sợ, tất cả như nín thở. Những đứa nhỏ cũng biết được những gì nguy hiểm sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động. Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ.

    Toán người kia như không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được là bao, chúng đi tìm những bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua thuyền chúng nó.

    Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi tôi hoặc lớn hơn một tuổi), nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe.

    Chúng đẩy chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài.

    Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra tôi sẽ kể tiếp phần sau, khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa.


    Hình minh họa

    Ngồi trong hầm tầu tối đen mà lòng tan nát, tôi trấn tĩnh mình bằng lới cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Ba mẹ, các anh em tôi giờ đây trên biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giớ tự do vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát.

    Chưa bao giờ tôi nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay. Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại.

    Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh cá thứ hai, còn chị H. thì ở lại trên tầu của chúng. Chúng nói tiếng Thái với nhau tôi không hiểu một tí gì cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của mình, thấy tầu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tầu khác, cứ thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc tàu trước đây.

    Vào khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật, miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứ giúp. Chúng nó sờ mó và bắt cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết thẹo cuả tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển.

    Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con quỷ dữ, cố gắng đạp hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước (ở Cà Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giỏi). Trên biển giữa đêm đen, không có gì ghê rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may ra có người cứu vớt. Vì thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh.

    Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, rất may trên thuyền nhìn thấy, dừng thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước, tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi cảnh sát Thái cho tàu ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và trại Sikiw.

    Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi. Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa em mẹ thất thểu bước vào trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng.

    ***

    Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó. Nhưng chúng có súng, nên các anh con đánh thúc thủ. Chúng lồng lộn lên lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu chạy.

    Mọi người chư kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại, và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước, những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội, vớ lấy can đựng dầu, đựng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền còn lại nổi trên mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai em con. Ông ngoại và anh Liêm đã vĩnh biệt ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì cả hai đều bị thương.

    Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu không thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang Lập cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi.


    Hình minh họa

    Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì gọi mẹ không trả lời nổi, rồi mẹ con tức tưởi ra đi.

    Đạt, Hoài hai em của con ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói khát cũng lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng...

    Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì và em Đạt của con. Nó mệt quá gục trên tấm ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: "Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi”. Nói xong nó định bước xuống nước để đi. Dì cầm tay nó kéo lại: "Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con ngồi xuống đây đọc kinh với dì xin ngài ban phước”. Sau khi kinh nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng, tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra miệng, nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và nằm bất động. Vậy là người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi...

    Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên thuyền đánh cá của người Thái Land. Dì theo tàu họ trên biển, 15 ngày sau thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây.

    ***

    Ôi! Những biến cố đó trong đời tôi làm tôi điên dại, sống dưới ánh nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em, mất ông ngoại, cậu, cháu và những người thân yêu. 18 người đã chết tức tưởi, bỏ mình trên biển cả đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI.

    Mẹ ơi! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi! Các em ơi! Tất cả đã xa lìa tôi, vĩnh viễn li biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột đỉnh, hận thành non cao.

    “Biển xa sóng lớn dạt dào,
    nhớ anh, em, mẹ có ngày nào nguôi”.



    Thùy Nhiên

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

Trang 51/58 đầuđầu ... 414950515253 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Trả lời: 20
    Bài mới nhất : 12-17-2019, 03:19 AM
  2. Trả lời: 18
    Bài mới nhất : 08-20-2017, 06:40 PM
  3. Hình Ảnh Kỷ Niệm Xưa Không Bao Giờ Quên !
    By TAM73F in forum Phòng Chiếu Phim Dài
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 03-14-2013, 01:33 AM
  4. Không Cho Phép Mình Quên
    By Longhai in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-03-2012, 12:42 AM
  5. 27 Tháng Giêng 1973 : Không Thể Nào Quên
    By Longhai in forum Chuyện Đời Lính
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-03-2012, 11:36 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •