PDA

View Full Version : Ra đi - Tàu Việt Nam Thương Tín



Longhai
01-02-2013, 12:22 AM
Ra đi - Tàu Việt Nam Thương Tín



Mấy tuần nay dự án “Nối Ti Vi” bị hủy bỏ vì nhóm Văn không phá được tiêu chuẩn về sự bảo mật và trì hoãn. Thời gian và bảo mật là hai điều chính trong kỹ thuật hiện nay. Chàng lang thang xin phụ giúp những dự án khác nhưng cũng không thể nào tiêu được 8 tiếng dài tại hãng. Chơi cổ phần thì cũng chỉ tới trưa. Coi phim bộ thì đã chán rồi. Nhìn vào bảng lịch trong thư điện chàng chợt nhận ra. Chỉ còn 3 hôm nữa là tròn 35 năm. 35 Văn rời bỏ quê hương. Trốn tránh một chế độ mà chàng được hiểu biết qua gần 21 năm sống và lớn lên trong miền Nam sung túc. Mặc dầu gia đình cũng không khá giã. Nhưng chàng cũng được đi học và cũng biết thế nào là sự thật.

Chàng rất ghét và ghê tởm những con chuột đen chuyên môn đi gậm cắn phá đồ trong nhà. Mà hình ảnh VC lại là những con chuột đó sẽ phá tan mảnh đất miền Nam, giết và hại đồng bào ta không biết đến chừng nào ? Họ đã phá miền Bắc chưa đã giờ lại tới miền Nam.

Tháng Tư Đen, sau khi mãn khóa căn bản Quân Y, số quân 74….., cấp bậc Hạ sĩ Nhất. Văn được đưa về phục vụ tại Trung Tâm Y Khoa của binh chủng Không Quân. Vừa chuyển về từ quân trường Đồng Đế, Nha Trang tháng 12 năm 74. Sáu tháng huấn luyện quân sự Văn được đào tạo xử dụng nhiều loại vũ khí, từ cây súng trường, cách nhắm tọa độ cho pháo binh yểm trợ, chỉ huy tiểu đội đóng chốt. Những ngày tập bắn tại núi Bà Nằm, đêm hành quân dã trại ngũ trên tảng đá tại bãi Tiên.

Câu chuyện thú vị của một đêm đang ngủ thì bị những hồi còi rền rĩ thúc giục ra sân trình diện.

Qua phần báo cáo quân số đầy đủ, thì đại đội khoá sinh được lệnh tập diễn hành. Trung đội 1 bắt đầu. 1, 2, 3, … Bên trái quay. Trung đội quay đều đồng bước. Riêng có 1 anh chàng cứ tà tà bước thẳng. Cả đại đội rú lên cười. Và hình phạt tiếp theo là 100 cái hít đất và nhẩy xổm.

Riêng anh chàng coi thường lệnh trên tha hồ đi vòng vòng dưới cột cờ cả đêm. Từ đó biệt danh của anh ta là “Thằng mù đi lính” vì anh vừa ngủ vừa đi. Những thú vui được nghỉ phép đều đến với chàng như bao đồng ngũ khác.

Trong tháng Ba, một lần ghé thăm bà chị thứ Tư đang làm sơ giám thị tại trường nữ trung học Nguyễn Bá Tòng. Trên lầu ba dựa hàng cang chị có tâm sự : “Cơ sở giáo dục như thế này mà việt cộng vào chiếm đóng thì phí qúa”. Những ngày cuối tháng Tư Sài Gòn thật hỗn loạn.

Tiếng súng, tiếng pháo không dứt. Qủa bom lửa dội xuống cộng quân tại Long Khánh cũng chỉ tạm chậm chân họ một tuần lễ. Một số bạn bè đã di tản. Gia đình Văn cũng có ngưỡi chị Ba và các con đã vào phi trường Tân Sơn Nhứt tối 28. Mang theo được một người em gái trong khi đó người chồng phải ở lại để chiến đấu.

Sáng sớm 30 Văn cùng một vài người bạn ra đầu hẻm Canh Nông, Thị Nghè. Ngồi uống cà phê để nghe ngóng tin tức chiến sự. Khoảng 8 giờ sáng, những người lính dù chạy vào thành phố cho biết cộng quân đã tiến đến ngã tư Hàng Xanh rồi. Văn vội vã từ giã lũ bạn chạy vội về nhà báo tin. Trong nhà chỉ còn có Mẹ, một chị và bốn em thôi. Bố đang đi làm tại bệnh viện. Một ý định thật nhanh chợt lé lên đầu của chàng, Văn nói với Mẹ :

- Thôi con lấy chiếc xe Honda đi ra bến Bạch Đằng tìm phương tiện để đi. Mẹ cho Huy và Quý theo con. Nếu đi được thì đi, còn không con sẽ về Long Xuyên ở tạm với tụi bạn.

Mẹ thở dài và nói:

- Vậy con vào lấy đồ rồi đi không kịp.

Bà cũng không quên dúi cho Văn ít tiền. Chàng cũng không ngờ đó là lần cuối cùng phải xa nhà tha phương cầu thực.

Từ đường Hùng Vương (Xô Viết Nghệ Tỉnh) qua cầu Thị Nghè, Hồng Thập Tự (Nguyễn thị Minh Khải), quẹo trái vào Hai Bà Trưng. Bến Bạch Đằng vẫn còn những tàu chiến, thương thuyền nằm đó, như đang chờ đợi những người đã hiểu thế nào là cộng sản. Sẵn sàng bỏ lại tất cả để tìm Tự Do. Người và người, những tiếng gào thét kêu gọi tìm kiếm nhau đang lẫn lộn trong biển người tị nạn.

Qua cầu Khánh Hội, Trường Xuân vẫn còn nằm đó, nghe họ thì thầm bàn tán, tàu này máy hư chắc không ra biển đâu. Văn đứng quan sát, trên tàu có vài trăm người, kẻ lên người xuống thật lộn xộn, máy tàu không nổ, đầu tàu hướng về phía thành phố. Có lẽ họ bàn đúng.

Qua cầu Tân Thuận, thấy một chiếc xe jíp quân đội, trên xe lại chở đầy người mặc thường phục có vẽ khá giã. Văn vội phóng xe rượt theo. Qua một khúc quanh tự nhiên bóng xe biến mất.

Chàng chạy chậm lại và dặn hai em nhìn vào những ngõ cụt phía bờ sông. Cuối một ngõ vắng chàng thấy lại chiếc xe đó nhưng không thấy một bóng người. Phóng xe vào trong hẽm Chàng và hai cậu em sinh đôi tìm được lỗ hổng kế bên chiếc xe. Có một toán lính dù đang gác tại đó.

- Tụi mầy đi đâu đây?

Một người lính hỏi. Văn cũng sẳn giọng trả lời:

- Tìm tàu ra biển.

- Có vàng không?

- Không, có chiếc xe hà. Cho tụi tui vô rồi lấy xe đi.

- Đưa thêm sợi dây chuyền nữa.

- Không được, đồ của Mẹ tôi. Tui cũng là lính đây.

Văn kéo thẻ bài ra. Toán lính có kẻ nói:

- Thôi cho tụi nó vào đi.

Chàng vội xách bịch đồ, kéo hai em chạy ngay vào trong. Có lẽ Chúa Mẹ phù hộ, con đường này chỉ dành cho những người thân nhân trên tàu. Những người đóng tiền hay chạy loạn đều đi vào cửa chính, xếp hàng lên cầu tàu phía bên kia. Cầu tàu ngay đó chỉ vài chục bước, 3 anh em đã tới chân cầu và leo ngay lên. Những người di tản trên tàu chưa có bao nhiêu nên Văn tìm được chỗ an toàn để túi xách thật dễ dàng. Chàng dặn hai em ngồi đó rồi đi ra phía đồng bào đang tìm cách lên tàu.

Đi về phía neo cột vào cọc trên bến. Một số người có thể không đóng tiền đang cố gắng bám mắc neo leo lên tàu. Có lẽ cũng là một người trong số đó nên Văn vội chạy đến và giúp kéo họ lên. Mới được vài người thì họ Dương Lâm Thời tuyên bố đầu hàng. Thủy thủ đoàn và ban điều hành quyết định ra đi. Họ vội vã đến độ không tháo neo. Máy chạy kéo đứt dây neo. Số người đang bám vào dây xích đều rớt xuống dòng sông. Ngón tay cái của Văn đang cầm dây neo cũng bị xước một đường may là buông ra kịp chứ không cũng đã mất một phần thân thể tại quê nhà. Bây giờ mỗi lần nhìn lại vết thẹo ký ức lại trở về.

Bây giờ dùng nhánh nào để ra biển ? Nhánh phía Đông gần hơn nhưng lòng sông chật hẹp. Có thể VC (Việt cộng) sẽ chận tàu và bắt quay về. Phía Tây tàu sẽ phải quay mũi chay chậm tại Rừng Sát dễ cho mục tiêu pháo. Bây giờ bọn cộng chưa có pháo lớn về đó được tàu sẽ an toàn hơn. Đó là những lời bình luận của thủy thủ đoàn. Những người lính trên tàu đồng ý sẽ không nổ súng bắn trả vào bờ nếu bị pháo trừ trường hợp bị tấn công. Lính Dù quăng cho Văn một khẩu M16 và nói.

- Không Quân có biết xài không vậy ?

- Đại liên, súng cối còn bắn được huống hồ.

Dự tính qủa chính xác, trên đường ra biển chỉ bị bắn và pháo B40. Có lẽ số mạng đã an bài, một trái pháo bắn trúng vào phía trái ống khói tàu, gia đình nhà văn Chu Tử nằm ngay đó, ông bị trọng thương và qua đời khi ra tới cửa biển. Xác của ông đã được thủy táng ngoài Vũng Tàu vẫn còn trong hải phận nước nhà. Ông đã không còn sống để ghi lại tâïm tình khi xa xứ. Tàu cũng bị bắn bể khoang giữa đây là hồ tắm giặc tạo trong nhà lớn nhất của anh em chàng. Những ngày lênh đênh trong Thái Bình Dương không có nước ngọt để tắm thì hồ tắm này qủa là thiên đàng hạ giới. Chỉ có anh em chàng mới dám bơi lội trong đó.

Ra biển cả, Văn nhìn thấy xác thuyền nằm la liệt, những chiến hạm Mỹ đang đón người tị nạn. Những cái vẫy tay chào nhau mừng thoát một đế quốc đỏ, sẽ tạo hận thù và máu đỏ Chàng được biết người có chức vụ cao nhất trên tàu là ông biểu dân Nguyễn hữu Chung của Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhà văn nổi tiếng Chu Tử vừa mới mất. Thuyền trưởng có lẽ về đón gia đình ra không kịp. Văn được cho một chỗ ngủ tạm là phòng thư viện trên tàu. Nơi đây là chỗ làm việc của chàng. Ngày đầu cùng vài người bạn thuộc lực lượng người Nhái đi đếm nhân số trên tàu để phát thực phẩm. Chàng kiểm được hơn 600 người. Con số thật là qúa ít so với một dự tính là 1500 với thực phẩm có thể lênh đênh trên biển cả tháng trời. Lính Dù lo an ninh và trật tự.

Có một buổi sau khi phát cơm, Văn bị một toán lính chặn lại và chửi:

- Đ m thằng không quần, mày phát cơm mặn chát thế này ai có nước mà uống. Muốn chết hả ?

Chàng vội chạy xuống nhà bếp và chuyển lời đe dọa. Lúc đó chàng mới biết tại họ sợ thiếu nước ngọt nên dùng tạm nước biển. Chàng nói trống không : “ Mấy bà bớt tắm một chút đi cho thằng em nhờ.”

Trong thư viện có quá nhiều sách nên Văn yêu cầu cho đồng bào mượn sách đọc đở buồn và từ đó chàng thêm một nhiệm vụ quản thủ thư viện. Ai muốn đọc sách thì cứ đưa căn cước mà đổi sách. Đến lúc tàu cập bến Guam đồng bào bỏ thẻ lấy sách nên chàng đành giao mớ căn cước ấy cho thủy thủ đoàn.

Kỷ niệm khó quên của Văn là những buổi chiều, chàng vẫn thường cùng Nga dựa vào song sắt trên tàu mà tâm sự. Nga đang học năm đầu ban Văn Chương ở trường Văn Khoa. Nàng theo gia đình người thân có một trai một gái lên tàu chạy loạn. Nhà nàng ở dưới Mỹ Tho. Không biết ba má nàng bây giờ ra sao? Chàng vẫn không quên đôi mắt xinh của cô bé mười bốn, bận áo ba, vẫn hay nghẽo miệng cười nhìn chàng phát cơm trắng. Hỏi xin chàng chút xì dầu hay nước mắn gì cũng được.

Một tuần tàu tới vịnh Subic. Trong trại lính, người tị nạn đã đầy ấp. Nên quân đội Mỹ quyết định tiếp tế lương thực và vá tàu để có thể tiếp tục tới Guam an toàn hơn. Lá cờ vàng ba sọc trên ống khói cũng bị những người lính Mỹ sơn mất. Giờ thật sự mình đã mất quê hương. Bao giờ chàng mới được về thăm Bố Mẹ. Con đường tới nầy thật yên tâm vì đã được xác định là người tị nạn. Nhưng khi an lòng thì sự nhớ thương gia đình, quê hương lại dâng tràn. Bây giờ con đường tương lai của chàng sẽ đi về đâu ?

Trước khi xuống tàu Văn được ban điều hành tặng 20 đồng tiền Mỹ và cây thuốc lá Ruby xanh. Đó là đồng đô la đầu tay trong cuộc đời của chàng.

Thưở con đi chưa đầy hai mươi mốt,
Lúc con về đã qúa tuổi năm mươi.
Cha đã mất trên con đường vượt biển,
Mẹ qua đời nơi xứ lạ quê người.

….

Chị em tôi tóc đã điểm hoa sương,
Hy vọng giờ đặt vào đàn con cháu.
Cầu cho chúng có ngày sau thành đạt,
Dùng sức chúng thế mình chỉnh quê hương.

San Diego, ngày 27 tháng 4 năm 2010

NgọHằng3D