PDA

View Full Version : TRƯỜNG AVORD/BLIDA/CIET (C/Tg Phạm Ngọc Sang)



buingocthang1965
12-27-2012, 01:25 AM
TRƯỜNG AVORD/BLIDA/CIET

TRỪƠNG AVORD, Khóa 1953-54

Theo cách thức đào tạo hoa tiêu cho Không Lực Pháp, trường Avord là trường đào tạo hoa tiêu cho ngành phóng pháo và vận tải, cũng như trường Mecknes cho ngành Khu Trục. Các học viên, khi học xong phần căn bản ở trường Marrakech, nếu được chọn bay trong ngành phóng pháo và vận tải, sẽ được gửi về đây học lấy cấp bằng hoa tiêu. Sau đó được gửi ra phục vụ trong các đơn vị trang bị các loại phi cơ như Marcel Dassault hoặc các phi cơ liên lạc tương đương. Còn nếu đơn vị trang bị phi cơ vận tải loại C-47, thì sẽ chỉ được bay với tánh cách là phi công phụ (Co-pilote)thông thường từ 6 tháng trở lên. Sau đó, đơn vị sẽ gửi các phi công phụ về trường CIET(Centre d'Instruction des Equipages de Transport) ở Toulouse-Franscasale để xác định khả năng bay trời mù. Học xong phần căn bản vận tải và qua phần bay trời mù thì khi trở về đơn vị, mới được bay là phi công chánh(Premier Pilote). Thông thường phải bay một thời gian từ 6 tháng trở lên mới được đơn vị cho thi xác định chức vụ Trưởng Phi Cơ (Commandant d'Avion).

PHI-HUẤN.-Phi cơ huấn luyện là phi cơ hai động cơ Marcel Dassault. Chường trình phi huấn gồm có tập bay cho quen tay (Vol d'accoutumance) trước khi được thả solo, bay phi cụ (VSV=Vol Sans Visibilite), bay hợp đoàn (Vol en Formation), bay đêm (Vol de Nuit), bay du hành ngày và đêm(Navigation de Jour/Nuit), học xuyên mây và cận tiến(Percée, Approche) với Gonio, Radio-Compas, Radio-Range, ILS(Instrument Landing System).

ĐỊA HUẤN.-Chương trình địa huấn gồm có các bài về Nhận Dạng Phi cơ(Identification), bài đại cương về sử dụng các phương tiện(Emploi des Moyens Aeriens),Khu Trục (Chasse), Phóng Pháo-Vận Tải(Bombardement-Transport), bài về Kỹ Thuật Bay(Mecanique du Vol) và bài về Khí Tượng (Météo).

LINK.-Huấn luyện trên Link-Trainer. Tất cả đều phải học bay trên Link mặc dù không ai thích.

*****

TRỪƠNG BLIDA (1954)

Trường Blida đồn trú trong Căn Cứ Không Quân Pháp ở Blida, Algérie. Năm 1953-54, các tân hoa tiêu của các khóa 52F1 va 52F2 được gửi về đây thụ huấn trên phi cơ MD-315 để có thêm khả năng bắn và thả bom phù hợp với ý định thành lập các Phi Đội Quan Sát và Trợ Chiến sử dụng MD-312 và MD-315, các hoa tiêu xong phần huấn luyện tại Blida, sau khi trở về Việt Nam, một số được gửi bổ sung để lái ngay trong các đơn vị đó. Các hoa tiêu nầy, ngoài việc bay liên lạc chuyên chở người và vật dụng, còn tham gia hành quân. Đặc biệt trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1956 tại Đồng Tháp Mười và Hậu Giang, 3 phi cơ MD-315 đã yểm trợ các đơn vị Bộ Binh gây được nhiều cảm tình. Từ giữa năm 1956, lần lượt tiếp nhận phi cơ của Mỹ, các phi cơ MD-312 và MD-315 cũng lần lượt hoàn trả lại cho Pháp, nên trong Không Lực Việt Nam chỉ có còn sử dụng phi cơ Mỹ>

PHI HUẤN.-Phi cơ huấn luyện là phi cơ Marcel Dassault 315, hai độn cơ. Chương trình học gồm có bay quen tay(Vol d'accoutumance), bay du hành thấp(Vol en raz-motte), bay tác xạ (Staffing), bay Oanh tạc(Bombing), bay Hợp Đoàn(Vol en Formation).

ĐỊA HUẤN.-Chương trình gồm có học chủ yếu về tác xạ và oanh tạc. Học về khí tài như liên thanh 12,ly 7 và các loại bom thích ứng cho phi cơ MD-315. Học về oanh tạc trong chiến tranh du kích.

*****

CIET

Đồn trú trong căn cứ Toulouse-Francazal Pháp, trường CIET (Centre d'Instruction des Equipages de Transport) là nơi huấn luyện các phi công phụ (Co-pilote) của các đơn vị vận tải gửi đến thụ huấn để được xác nhận bay trong cương vị phi công chánh vận tải (Premier Pilote). Trường đòi hỏi gắt gao về khả năng bay trời mù (Vol Sans Visibilité) với một độ sai biệt rất ít trong các động tác cận tiến (Percée-Approche) và đồ hình (figures).

PHI HUẤN.-Phi cơ huấn luyện là phi cơ hai động cơ C-45 (Beechcraft) và phi cơ C-47 (Dakota). Chương trình huấn luyện gồm có:

A).-Bay trên C-45 các bài thuần về bay trời mù (VSV), như bay trong mù sau khi cất cánh cho đến lúc trước khi đáp, bay theo các đồ hình (figures), bay xuyên mây(Percée) qua các phương tiện radio range, Radio-Compass, Gonio, ILS(Instrument Landing System)

B).-Bay trên C-47 các bài VSV bổ túc cho các bài trên C-45. Kế đến là học du hành xa. Chuyến du hành mãn khóa phải gồm có các địa điểm xuyên qua biển cả, sa mạc, rừng già, mà mỗi nơi trước khi đáp phải làm percée hoặc làm percée sous housse.

ĐỊA HUẤN.- Chương trình địa huấn gồm có học lý thuyết về vận tải hàng không quân sự, về sự phối hợp giữa phi hành đoàn thông thường gồm có hoa tiêu, hoa tiêu phụ, điều hành viên (navigateur), vô tuyến điện viên(Radio-Navigant), Cơ Khí Viên Phi Hành (Mécanicien navigant). Trường hợp theo nhu cầu, còn có conveyeur và conveyeuse de l'air. Học nhiệm vụ của phi công chánh và của Trưởng phi cơ. Trong Không Quân Pháp, phi công hoặc điều hành viên có thể là trưởng phi cơ, tùy theo công tác hoặc cấp bậc. Học hỏi lối giải quyết các trở ngại hàng không khi ở nước ngoài.

Tóm lại, CIET chủ yếu là để đào tạo hoa tiêu vận tải có khả năng điều khiển phi cơ trong nhiệm vụ chuyên chở trong mọi thời tiết. Khoảng đầu năm 1954, khi học sắp xong chương trình của Blida cùng với các anh em khóa 52F1 và 52F2, thì anh Huỳnh Hữu Hiền và tôi bổng được thuyên chuyển về căn cứ Orléans (Pháp) học lái C-47. Anh Hiền được bổ nhiệm về Phi Đoàn Franche Comté, và tôi về Phi Đoàn Poitou, (hai phi đoàn này từ Việt Nam về). Đồng thời cũng gặp anh Đinh Thái Nguyên là vô tuyến viên phi hành thụ huấn trong Phi Đoàn Franche Comté và anh Bùi Thanh Khiết là vô tuyến viên phi hành thụ huấn trong Phi Đoàn Poitou.. Chúng tôi được huấn luyện như là phi hành đoàn vận tải.

Thời gian ở Orléans là thời gian thụ huấn chuyển tiếp từ MD-312 sang C-47 trong giai đoạn bay với tánh cách là hoa tiêu phụ, chờ đợi được học xác định hoa tiêu chánh ở CIET. Nhu cầu chuyên chở khá nhiều nên chúng tôi bay rất nhiều phi vụ trong cả xứ Pháp và vùng Bắc Phi. Đặc biệt bay huấn luyện thả dù tại Pau và bay thả dù giải trí cho các buổi lễ. Sau 6 tháng, đơn vị gốc gửi chúng tôi xuống Toulouse vô trường CIET đồn trú trong căn cứ Không Quân Francazal. Ở CIET học bay rất nhiều về bay trời mù cộng với du hành xuyên sa mạc đến tận Trung Phi trong chuyến đi chót.. Mãn khóa, chúng tôi được coi như là hoa tiêu chánh với thẻ bay trời mù. Trở lại Orléans ít lâu, chúng tôi trở về Việt Nam, bổ sung vào Phi Đoàn Sénégal đồn trú tại Tân Sơn Nhất, trong lúc các anh em cùng khóa còn đang trong thời kỳ học tập chuyển tiếp sang C-47 tại đây. Ngoài anh Hiền và tôi, còn có anh Lý Tri Tình và anh Ôn Văn Hiển cũng có học CIET, nhưng chỉ có anh Tình đủ điểm.

(C/Tg Phạm Ngọc Sang)