PDA

View Full Version : Chiến dịch thả bom Linebacker-II, I, và 0



vinhtruong
12-16-2012, 03:15 PM
(Bài khá dài dành cho những ai muốn nghiên cứu)

Nhiều sách báo của CSVN phiên âm chiến dịch ném bom Giáng sinh năm 1972 "Linebacker II" hay "Chiến dịch 12 ngày đêm", trong khi các chiến dịch ném bom khác lại dịch nghĩa tiếng Việt như "Sấm rền/Rolling Thunder" hay "Mũi tên lửa/ Flaming dart". Để cho việc tránh dịch nghĩa tiếng "Linebacker I & II & 0" gây khó khăn cho người Việt trong nước đọc phổ thông để tìm hiểu ý nghĩa của trận Football Mỹ, cách đặt tên chiến dịch oanh tạc của Không Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Vậy trong football LINEBACKER là gì?
When Truong speaks we all need to listenWhen Truong sp (http://militaryanalysis.blogspot.com...nh-truong.html = When TRUONG speaks we all need to listen … posted by Albert-E at 7:37 PM; Label Vietnam)
Căn cứ vào web trên, nên ngòi bút của tôi viết ra từ góc cạnh dựa trên tần số Skull and Bones 322. Linebacker là một danh từ trong đội banh Football mà chỉ có thủ lãnh Bush-Cha vừa được bàn giao từ ông già 78 tuổi Averell Harriman là chơi trò nầy - Bush-Cha = George H W Bush 45 tuổi, sanh ra trong một gia đình 4 đời thiên phú về ngành tình báo, nên Bush-Cha đã làm trùm CIA và là người mà Harriman tin chắc là sẽ dẹp chế độ CSLX bằng em bé 17 tuổi tên là Matthias-Rust đáp xuống Công Trường Đỏ. Ngày 28/May/1987 là ngày trong tần số Skull and Bones, ngày chế độ CSLX bị sụp đổ mà không tốn một viên đạn. Còn VN, Linebacker II là chiến dịch oanh tạc để hoàn thành axiom-3: Ép buộc Hà Nội qua Paris ký tên cho Mỹ “rút quân danh dự 1973” từ khởi điểm “trả đũa 1964” do sự ngụy tạo Tonkin Gulf Incident vì quyền lợi Mỹ.
Trong ngôn ngữ văn hoá Mỹ, "Linebacker" là một thuật ngữ chỉ vị trí "hậu vệ phòng" hay "hậu vệ tấn" của một trong số các môn thể thao mà Mỹ ưa chuộng nhứt - Bóng bầu dục hay còn gọi là bóng đá kiểu Mỹ. Trong sơ đồ chiến thuật của bóng đá Mỹ, hậu vệ phòng/tấn đứng sau hàng tiền vệ và ngay trước thủ môn. Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này là dùng hết sức bình sanh lao vào húc ngã tiền đạo đối phương nếu hàng tiền vệ đội nhà cản phá không thành công. Hậu vệ phòng/tấn vì vậy cần to khoẻ, nhanh nhẹn để có thể ra đòn bẻ gãy mũi tấn công của đội bạn ngõ hầu tránh một bàn thua trông thấy cho đội nhà.
Vì thế secrets of the Tomb đặt Henry Kissinger là “Quarterback”, người tiền đạo chuyên tấn kích (offensive) đối thủ, nên Kissinger phải đi đêm là cái chắc như gặp Mao để hẹn hò dàn xếp cuộc gặp gỡ của Nixon/Mao … Cái khôn của ông Bầu Bush-Cha là lánh mặt giao cho Donald Rumsfeld làm tham mưu trưởng Washington Special Advisory Group thay vì Averell Harriman thì chỉ định BTQP Mc Namara là executive diplomat. Thế nên năm 1995 khi nối lại bang giao với Việt Nam, 2 ông nầy qua bắt tay cám ơn 2 tay sai gián tiếp là tướng Võ Nguyên Giáp và Võ Bẩm giúp Mỹ hoàn thành thế chiến lược toàn cầu.

Trở lại cục diện đàm phán bế tắc vào cuối năm 1972 khi dự thoả Hiệp hoà bình Paris bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cự tuyệt, nước Mỹ cần một chiến thắng tương đối về quân sự mang tính chiến thuật nhằm thúc ép Hà Nội chấp nhận điều-chỉnh yêu sách đàm phán mang tính chiến lược, giúp Mỹ nhanh chóng rút khỏi cuộc chiến phi nghĩa nhưng vì quyền lợi Mỹ trong danh dự. Và thế là Không quân Chiến lược thuộc SAC (Strategic Air Command) được tính nghĩ đến.
Cùng là "Linebacker" nhưng "Linebacker I" và "Linebacker II" có ý nghĩa không hẳn trùng nhau, dù chúng đều nhằm mục đích chủ-động trên bàn đàm phám. Nếu "Linebacker I" là ném bom trong thế thủ để cùng giải toả với Liên Xô vũ khí lỗi thời, thì "Linebacker II" là ném bom trong thế tấn buộc Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị để Mỹ thực thi định kiến-3 (axiom-3), rút lui trong danh dự sau một thời gian hoàn thành mục tiêu thử vũ khí mới và giải toả vũ khí thặng dư trong thế chiến-2 vì phía Mỹ còn tồn kho quá nhiều, nên đến khi công cụ gián tiếp (Hà-Nội) xài AK-47 vào năm 1964, nhưng công cụ trực tiếp (Saigon) phải xài súng bắn từng viên cho hết, đến sau năm 1968 mới được xài súng tự động M-16. Mỹ luôn luôn để QLVNCH xài súng ống dưới cơ quân BV cũng vì sớm muộn gì cũng để cho Hà Nội cưỡng chiếm Saigon hoàn thành định kiến-1.

Chiến dịch Linebacker I sử dụng các lực lượng Không quân Chiến lược và Chiến thuật của cả Không quân và Hải quân Mỹ để tấn công từ Vĩ tuyến 20 trở lên nhằm cân bằng áp lực cho Quân lực VNCH những đòn tấn công như vũ bão của Hà Nội với vũ khí trội hơn nhiều trong Chiến dịch Trị-Thiên. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch ném bom này tương đối sát với nghĩa đen của thuật ngữ, vì quân Mỹ còn đó sức mấy mà họ để cho Hà Nội chiếm, chưa nói đến một khối khổng lồ đạn hải pháo cần giải toả nếu quân BV vượt lằn Đỏ sông Mỹ Chánh hay ló đầu qua eo Bastogne thì cả B-52 và hải pháo sẽ hủy diệt ngay.

Chiến dịch Linebacker II lại khác! Mỹ muốn qua lực lượng ném bom chiến lược B-52 tấn công chủ động vào mục tiêu chiến lược trên Miền Bắc để đạt thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán. Điều này chỉ có thể đạt được khi đánh đòn chiến lược liên tục và kéo dài mà Miền Bắc không thể chống lại khi bắn hết hoả tiển 1.300 SAM và không còn gì để bắn trả. Nói nôm na là đêm đêm cho B-52 đi rải bom mà không bị bắn rơi hoặc rơi cực thấp cho đến khi Hà Nội phải xin thua thì thôi, có nghĩa không được đầu hàng, vì đầu hàng là bể kế hoạch chiến lược toàn cầu của Mỹ mà chỉ qua Paris ký để Mỹ rút lui trong danh dự như chủ mưu của Secrets of the Tomb; phù hợp với danh từ ngoại giao, “trả đũa” vụ Vịnh BV thì đáp lại “rút lui danh dự”. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch bắt đầu bằng nghĩa bóng, tức là chủ động tiến công để ngăn ngừa thảm bại của Mỹ khi bị kéo chìm cùng VNCH trên chiến trường. Làm sao mà Mỹ thua được trái lại là Quiet Victory nhưng vì đụng phải lương tâm nhân loại nên Secret Society không muốn nói ra và cứ cho là đồng minh tháo chạy cho phía Hà Nội cứ tưởng bở …

Dù với nghĩa gì, các chiến dịch Linebacker cũng đều mang nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy, tiếp sức cho mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Việt Nam là "rút quân trong danh dự" qua diễn biến trên bàn đàm phán. Thực tế nếu chỉ xét riêng kết quả của Hội nghị Paris là bản Hiệp định hoà bình năm 1973 thì chỉ có Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Mỹ là thắng theo kiểu win-win (tức Mỹ rút được quân về mà không mang tiếng thua trận và lực lượng cách mạng xoá được dính líu quân sự của Mỹ trên toàn cõi Đông Dương như vậy là đẹp cả làng), còn VNCH thì thua vì Mỹ muốn xóa bỏ qua định kiến-1 (axiom-1) nhưng được thống nhứt đất nước có lợi cho dân tộc hơn dựa trên một triết học cao xa và đây là mục tiêu của Mỹ cho sự thống nhứt Việt Nam mà hiệp định Geneve 1954 chỉ có Mỹ là không ký tên chia đôi VN và chờ đến ngày hôm nay… VN nghĩ sao về đường lối đối xử của Mỹ? Dĩ nhiên dân Việt vẫn phải trả cho cái giá có được Tự Do và Độc Lập!

Vì vậy, cách chuyển ngữ "Linebacker" bám theo nghĩa bóng của danh-từ xem ra phù hợp hơn. Do những điều trên, tên gọi các chiến dịch ném bom "Linebacker" do Donald Rumsfeld đặt để ở Miền Bắc Việt Nam trong năm 1972 nên được phiên dịch tiếng Việt là "Người tiếp sức" nếu gọi tắt, và "Chiến dịch ném bom Người tiếp sức thứ nhất hay thứ hai" nếu gọi đầy đủ. Như dưới đây là “Linebacker-0” vì cần người tiếp sức để bao che cho số trực thăng dự trận Hạ Lào đã bị gần 600 khẩu phòng không cổ điển AAA bắn hạ quá nhiều nên gọi là “Tiếp-sức-0” và đồng thời tại, bị, vì, bởi… Tổng Tư Lệnh QLVNCH không chịu cho quân đánh chiếm mục tiêu Hậu-cần 604 và ra lịnh cho quân lính nhảy xuống “đái một bãi rồi rút về”.

***
Linebacker-0: BLU-82AL xoá sổ SÐ/2 Sao-Vàng kết thúc…
Vi sự ương ngạnh có lý do của TT Thiệu, tướng Haig buộc phải tiêu diệt SÐ-2 BV nầy theo đúng trục lộ-đồ hoàn thành “axiom-1” không có tắm-máu mà chỉ rỉ-máu. Một sư đoàn thiện chiến, danh tiếng nhứt của quân đội nhân dân mà phải chịu chết oan-nghiệt khi thành viên OSS 1945, (hình trang 32 “The New Legion” Vol-1) Võ Nguyên Giáp ra lệnh “chỉ chờ phục kích quân VNCH mà thôi!” ở yên dưới các công sự kiên cố tại Hậu-cần 604. Nơi quân lực VNCH sẽ bị bẫy xa-luân chiến bằng 4 sư đoàn BV và 2 trung đoàn biệt lâp phối hợp cùng 3 tiểu đoàn chiến xa thuộc trung đoàn 202 và 8 trung đoàn pháo hạng nặng, không kể phòng không và đặc công, (Nên nhớ rằng quân VNCH không có quân để thay thế, còn quân BV đã có tại đây một Trung tâm Huấn luyện để bổ xung quân số tại trận mac) gồm 60.000 quân bao vây tấn kích từ vòng ngoài …vào, tạo vị thế đánh giáp lá-cà để cho B-52 Arc Light hủy diệt theo lời yêu cầu của nỗ lực chính bởi Ðại tá Luật và Lưỡng: “Là dội Bom lên đầu của hai đối lực lẫn lộn. Võ Nguyên Giáp thật là một công-cụ trung thành với OSS và bây giờ là CIA để chấp nhận nướng quân của dân tộc mình bằng cách chấp nhận theo Mỹ đánh trận xa (Tchepone) không đánh trận gần mà chắc ăn như Bắp tại Căn-cứ Mỹ nơi Khe Sanh?

Phân biệt 2 loại Bom BLU-82Bs và Bom BLU-82AL=Linerbacker-0
Tôi như người Lính gác ngồi trên chòi-canh quan sát khắp mặt trận từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc bằng lối bay “Cạ càng lướt trên ngọn cây”.
- Hinh August 15, 2009, 03:30 là Bom BLU-82Bs 15.000pds, loại làm bãi trực thăng nầy có cây kích hoả dài 38 inch, có nghĩa là nổ trên mặt đất không tạo thành miệng hỏa diệm sơn, mà là một khoảng trống gần bằng cái sân banh.
- Hinh August 24, 2009, 00:40 (hình thứ 3) là Bom BLU-82AL, (khác ở chỗ không có cây dài kích hoả ở đầu mũi Bom như hình Mar, 29, 2010, 23:35) là bom gây sức ép 1000 pds/square inch, công hiệu chống hầm hố bằng cách phóng ra hợp chất nhiên liệu, khi nổ gây sức ép lớn, đồng thời đốt hết dưỡng khí trong một khu vực khoảng 1 cây số vuông [Aluminium is a silvery white and ductile member of the boron group of chemical elements; it has the symbol AL; its atomic number is 13 …power and polystyrene (FAE) consist only of an agent and a dispersing mechanism and take their oxidizers from the oxygene in the air]

TT Thiệu ra lệnh cho tướng Lãm, vừa chạm đất xuống gần Tchepone để chụp hình và “Ðái một bãi rút về ngay!”, coi như hoàn thành mục tiêu chiến-thuật “touch and go” có nghĩa là hủy bỏ hành quân lùng và diệt địch cũng như phá hủy những cơ sở hậu cần của Căn Cứ 604 vào giai đoạn-3 của cuộc hành quân; Hay nói trắng ra TT Thiệu hủy bỏ giai đoạn-3 của cuộc hành quân là “khai thác chiến trường” mà Tướng Haig/NSC/Pentagon đã vạch ra và quyết định ngày 18/1/71, theo đặc lệnh hành quân tại Pentagon (Tướng Haig) cuộc hành quân phải kéo dài đến cuối tháng April/1971.
Một đoàn Trực-thăng 276 chiếc Hueys che khắp bầu trời vùng Khe-Sanh, Tchepone chuyển tất cả quân còn lại tại Khe-Sanh kể cả BĐQ, vào Cứ điểm HOPE, phải bay 3 lượt như vậy mới đủ gồm trên 800 chuyến, nhưng mầu nhiệm thay không bị trúng đạn dù chỉ độc nhứt một viên đạn A.K… tại sao? Có phải nhờ B.52 đã vi phạm luật ROE (Rules Of Engagement) dùng yểm trợ tiếp cận (air ground closed support bằng Linebacker thay vì theo luật giang-hồ, không gian-lận là phải chơi Rolling Thunder, chỉ để quân BV nghe tiếng sấm-rền cho vui tai thôi, không được tiêu-diệt) vì trong suốt cuộc hành quân Trực-thăng vận dài nhất nầy và số Phi cơ nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh mà không bị một thiệt hại nào, duy chỉ có một chiếc UH.1 bị hư máy khi làm cận tiến trên bãi đáp HOPE? Đại-Tá Cockerham khoác-lác nói rằng: Chúng tôi bay trong đường hầm trên không, như được che chở bằng bức tường sắt để tránh những phòng không bắn trực-xạ cũng như những đạn pháo cầu-vòng… bay qua từng chặng, thay đổi hướng bay theo như kế hoạch đã nghiên cứu tỉ-mỉ trước đó…!” (Làm sao ai hiểu được phải có một vị tướng Không Quân phải chịu cảnh “tế thần” vì vi phạm ROE (Rule Of Engagement) hậu quả thời gian sau đó, bắt đầu năm 1972, Tướng Lavelle, Tư Lệnh Ðệ 7th Không Lực bị giáng cấp còn 2 sao và cho giải ngũ tức khắc, thật tội nghiệp, làm vật tế thần, (nhưng không sao vị TT thứ 44, Barack Obama dù chả biết đếch gì chiến tranh VN, nhưng lại có quyền đem danh dư trở lại cho Tướng Lavelle bằng phục hồi danh dự trả lại 4 sao cho vị tướng tế thần nầy qua lệnh của Siêu chính phủ (Permanent Government) Phi Công B-52 Arc Light, sự thật chỉ bấm nút như thiên lôi, thả Bom do CIA chọn mục tiêu mà thôi, con nít cũng biết, và Obama cũng theo lệnh P.G tuyên dương cô đào Ciné Jane Fonda có công hoàn thành thế chiến lược toàn cầu bằng giải: “100 women of the Century” Tôi muốn nhấn mạnh” “Tổng thống cũa nước Mỹ chỉ là một general manager, quản lý tổng quát cho một công xưởng mà người chủ là Permanent Government (Harriman thủ lãnh và Bushes phụ-tá).

Nằm trên ghế bố quân đội tại BCH Tiền Phương Dù, Hàm Nghi, Khe Sanh, tôi buộc phải nghe tiếng Bom nổ từng hồi: Ðêm 5/March/71, rạng ngày 6/3 nhiều đợt B-52 với hoả lực gấp đôi từ Utapao trải thảm trên các điểm pháo cầu vòng của CSBV, khác hẳn B-52 cất cánh tại Guam, tiếng sấm rền ngắn hơn 20 giây. Vào đêm, Sư Ðoàn 2 Sao Vàng, họ thường ra khỏi hầm, nằm ngoài trời để lấy dưỡng-khí; Sáng ngày 6/3/1971, như hình Bomho post: quả bom đã rơi xuống toạ độ phía Tây của LZ Sophia vài Cây số về Nam Tây Nam, Hậu cần 604, chúng ta thấy trái Bom không có dùng fuse dài chạm kích nổ nên có lỗ hỏa diệm sơn trến chóp đồi, dĩ nhiên Bom nầy không làm bãi đáp trực thăng, đây là đồi trọc chứng minh Bom BLU-82AL đã cuồng sát xoá sổ hoàn toàn quân số BV/Sư Ðoàn 2 Sao-Vàng đang nằm sâu dưới hầm, cùng các công sư phòng thủ thuộc Căn Cứ Hậu cần 604 đang chờ phục kích quân Lực VNCH sẽ vào bẫy, nhưng việc đó không xẩy ra, nhờ TT Thiệu cho rút về biên giới, cương quyết không thi hành mục tiêu chiến lược của Mỹ.
(PS: xem sự trả đũa cũa Tướng Giáp theo lệnh KGB: 2 replies trên, Mar 07, 2010, 15:33 và Mar, 18, 2010, 14:38)
Bom được thí nghiệm lần đầu tiên tại vùng rừng núi miền Nam VN bằng Trực thăng Sikorsky CH-54 Tarhe (Skycrane) cân nặng 15000pds (6800kgs) Bom quy-ước có cây kích hỏa dài để chạm nổ trên mặt phẳng, và Bom Aluminium (its atomic number is 13) Sau khi thí nghiệm thành công, Hoa Kỳ cải biến chở bằng MC.130, vận tải cơ dành riêng cho phi vụ đặc biệt nầy (như phim bomho đã vừa post vận-tải cơ MC.130 chỉ thả 1 trái mà thôi) hình nầy, MC.130 với cao-độ an-toàn là trên 1 mile khối/vuông từ trọng tâm Bom nổ.
Hình trên August , 2009, 03:30, trái bom BLU-82s (daisy Cutter) được thả vào lúc quân lực VNCH đã rút ra khỏi lãnh thổ Lào, trái bom nầy được thả vào sáng ngày 6 tháng April/1971 để Đại đội Hắc Báo vào cứu 7 đoàn viên UH1-H bị bắn rớt, giữa rừng già nguyên thủy, cách đoàn viên Mỹ hơn 1 cây số an toàn và đang ngồi dưới hầm kiên cố của Sư Đoàn 2 Sao Vàng BV đào sẵn, (sự kiện nầy phải trả lại tính trung thực cho quân-sử, báo cáo của đại-đội Hắc Báo (Black Panther) đã giết quá nhiều lính BV, nhưng thực tế đều do phi cơ Mỹ không tập, đại đội HB đã bước qua biết bao xác chết sình-thối như answers Abrams:
“They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick. And we believe the Hac Bao Company—they’re proven it so many times. Recently we had a helicopter shot down with seven Americans on board. We put the Hac Bao Company in to rescue them. It took them two days, during which they killed 67 enemies and got those seven Americans out. It’s a little military unit that’s firs class”)
Đang hồi hợp chờ đợi trong khi ở trên đầu air cover gunship AC-130B bao vùng bằng đủ cỡ đại bác tối tân bắn bằng hồng ngoại tuyến, nơi hình 4 và 5 Aug 24, 2009, 00:40. Một người trong 7 nhân viên phi hành được cấp cứu phải buộc miệng “Sư Ðoàn 2 Sao Vàng đào hầm vững chắc như vậy sao không núp …?
Riêng hình 3 là BLU.82AL được thả trên đĩnh đồi trọc cho có nhiều ảnh hưởng hiệu quả, theo bản đồ hành quân của Pentagon mục tiêu là, CCHL-2, giai đoạn-3 dành cho Bom BLU.82AL. Phi cơ MC-130 chỉ có thể thả từng trái một Bomb BLU-82s vì kẹt hệ thống cây kích hoả cũng như trọng lượng conventional bom nặng hơn its atomic-13 BLU.82AL nên MC.130 có thể mang một lần 2 trái AL (hình 1 và 2)
Gần 40 năm sau khi từ trần, một tướng lãnh không quân Mỹ bị cáo buộc oan sai về tội oanh kích miền Bắc không có lệnh, đã được bạch hóa: Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Tư loan báo là một Ủy ban duyệt xét của bộ đã xóa bỏ những cáo buộc cho rằng Đại tướng John Daniel Lavelle lúc bấy giờ đã ra lệnh oanh tạc Bắc Việt mà không được phép và sau đó giả mạo hồ sơ để che-dấu việc này? Xin hỏi điều tra tham mưu trướng Donald Rumsfeld của cái gọi là WSAG (Washington Special Advisory Group) và Richard Helms trưởng CIA, tác giả vụ Watergate và buộc thả Bomb lại vào mùa Giáng Sinh-72, báo hại công cụ cái loa, Kissinger mới tuyên bố “Peace is at hand” tháng rồi, bây giờ phải nói với Thọ sao đây?! Vì thật ra cả 2 đều là cái loa để phát thanh.
Sau cuộc oanh kích vào đầu năm 1972, Đại tướng Lavelle bị giáng hai cấp xuống Trung tướng và bị cách chức liền tức thời; Tuy nhiên, hôm thứ Tư, Ngũ Giác Đài công bố tin tức cho thấy chính cựu Tổng thống Richard Nixon đã cho phép oanh tạc miền Bắc chứ không phải Đại tướng Lavelle. (Ðiều dễ hiểu TT Nixon mà còn bị Permanent Government hất ra khỏi chiếc ghế quyền lực để vô hiệu hoá các bức thư riêng tư giữa 2 tổng thống Thiệu/Nixon cho mưu cầu đi đúng trên trục-lộ siêu chiến lược Eurasian 1920-2020)
Ngũ Giác Đài cũng cho biết không có chứng cứ gì cho thấy tướng Lavelle (qua đời vào năm 1979) đã giả mạo bất cứ hồ sơ nào.
Cũng vào hôm thứ Tư, Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng Thống Barack Obama đề nghị khôi- phục cấp bậc Ðại tướng 4 sao cho tướng Lavelle cũng do lệnh của Permanent Government. Kết luận, USAF sẽ đưa ra quyết định chung cuộc. Ngũ Giác Đài nói là tin tức mới về tướng Lavelle được rút ra từ những hồ-sơ đã được giải mật, trong đó có băng ghi âm về những cuộc nói chuyện của Tổng thống Nixon tại Tòa Bạch Ốc khi ông còn tại chức; Đây là những băng ghi âm do chính P.G ra lệnh thực hiện. (Xin đừng nghe những gì Permanent Government ngụy tạo ra nhứt là hồ sơ “mật” được gọi là ghi âm, chúng ta phải nghiên cứu, đúc kết qua nhiều sự kiện có thật, rồi liên hệ với thực tế với nhiều data) Trước khi chết Prescott Bush đã giao cho người nô bộc đáng tin cậy là Rumsfeld phải tìm mọi cách để con cháu của ông phải được ghi danh vào danh sách tổng- thống Hoa Kỳ.
(Truy tìm chi-tiết nơi www.Donald Rumfeld.com) để biết: August 10, 2007, “The Case For Trying Rumsfeld As A War Criminal”, Rumsfeld là người chính khách trẻ duy nhứt dám tuyên bố: “Miền nam bù nhìn, miền bắc yêu nước” ông lột lon Tướng Lavelle, gắn 4 sao nhậm-chức cho Tướng Al.Haig để thay mặt Kissinger đấu đá với 3 sao N.V. Thiệu ương ngạnh, lấy chiếc ghế ngoại giao của Roger để cho Kissinger rộng quyền nói chuyện với Hà Nội, tạo dựng giải hoà bình Nobel để thưởng Kissinger hoàn thành axiom-1, trong khi ra lịnh cho Mafia L. Ð.Thọ không được nhận mà phải cưỡng chiếm miền nam để hoàn thành định kiến-1 (axiom-1, There was never a legitimate non-communist government in Saigon) Rumsfeld là soạn giả tấn bi thảm kịch về VN và Iraq, thế cho nên, Ed Kennedy nói cuộc chiến Iraq và VN giống nhau do một người là soạn giả; về sự tàn phá và giống nhau và sự tái thiết theo đúng học thuyết kinh tế gia người Anh Malthus. Ðể búa-rìu thế giới không chê trách mà thương hại nước Mỹ là thua trận rút quân, nhưng điều quan trọng nhứt là Ðôla bỏ túi, và Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số MỘT bỏ xa các nước. Thế nên mọi việc rối-rắm tại VN, Bố-già George H W Bush khoán trắng cho Rumsfeld muốn làm gì thì làm; Gia dình Bush chỉ dành thời gian ở Trung Quốc để lo quyền lợi sống còn của giồng họ Bush là (1) nắm chắc giá nhân công rẽ mạt; (2) độc quyền kiểm soát các tài nguyên trên thế giới; (3) nắm vững thương trường bằng giá đồng đôla Xanh là căn bản (như VN, các nước phải xài đôla Ðỏ, nhưng đem về Mỹ phải là đôla Xanh.

***
Linebacker-1: Giải toả cho hết các vũ khí lỗi thời
Bí-mật cuộc chiến Việt-Nam do hệ quả tu-chánh-án Cooper-Church 1970, được diễn tiến phơi bày từ cuộc hành quân 1971, Lam-Sơn-719 mà không có quân bộ chiến Mỹ tham dự, hay nói cách khác Mỹ cho ra cái danh từ rất chính trị được gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh” để xả-rác vũ khí lỗi thời trước khi rút quân. Tiếp nối East Offensive 1972, có nghĩa Hà Nội nhân mùa lễ Easten từ phía Tây trên triền núi tấn công xuống miền đồng bằng đông dân cư nên có sự can thiệp qua chiến dịch cân-bằng oanh-tạc Linebacker-1 (Ngăn ngừa Hà Nội làm ẩu vì chưa đúng thời điễm tổng tấn công “decent interval” cưỡng chiếm miền nam khi còn quân Mỹ trú đóng tại Nam VN, nhưng mục-tiêu phải giải toả cho hết những vũ khí mà trên chiến trường Hạ Lào không thể giải toả được như: Các viên đạn hải pháo nặng bằng con bò phải giải toả cho hết từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19, (xong đem tàu về Mỹ bán ve-chai) tàn phá để xây dựng theo học thuyết kinh tế người Anh Malthus, các Mìn từ trường MK-52 hồi chế tạo đến giờ chưa có hải cảng nào để gài, hoả tiển TOW, đại bác 175 ly Long Tom, chiến xa M-48 …)
Nhưng đợi đến phiên chiến dịch oanh tạc Linebacker-2 là buộc Hà Nội vào bàn hội nghị ký hoà đàm Paris để danh chính ngôn thuận Mỹ rút quân 1973, hoàn thành định-kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances), nhưng sự thật là hoàn tất công trình nâng đở “thế hệ phản lực Hàng không Dân dụng” đang còn phôi-thai, với ba triệu hành khách G.I booked trước theo chương trình nâng đỡ không bị Bankrupcy hay Merge và số trực thăng phản lực như là trợ huấn cụ (training-aid) cho binh lính tập luyện, như một cuộc Pinic tập trận. kế đến 1975 chỉ cần 72 tiếng đồng hồ chuyển tiếp qua ba tổng thống VNCH và kết thúc cuộc chiến rất quan trọng nầy bằng một bản tuyên ngôn “đuổi Mỹ” rời khỏi VNCH kết thúc bằng sự thống nhứt Việt Nam trong giải-pháp thế mạnh bên phía Hà Nội là cưỡng chiếm miền nam (On the strongman side’s solution) Hoà Kỳ hoàn thành mục tiêu thống nhứt VN sau 30 năm chinh chiến đúng nghĩa Paris Peace Talks.
Như trong kế hoạch chiến lược thống nhứt ba nước Đức, Triều Tiên, và Việt Nam, duy chỉ Triều Tiên Và Đức thống nhứt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ vì đơn giản Siêu Chính Phủ đã buộc phải để quân Mỹ lại tại hai nước nầy như kế hoạch “hậu-cứ”, còn Việt Nam thì không, vì bị chủ nhà đuổi khách, chớ không phải khách tự ý bỏ chủ nhà khi đang có nguy biến, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game cho sự thống nhứt trong trật tự thế giới mới. Thế kỷ 21 là hoà bình và hợp tác để phồn thịnh, vì mọi xung đột chỉ được giải quyết trên bàn hội nghị LHQ như chuyện Biển Đông chẳn hạn! dù rằng Mỹ nặn và dàn-dưng ra các biến cố gay cấn sôi động, nhưng đó là công việc làm ăn political business phải có hàng ngày như trái đất đang quay.

Đoạn kết của cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc trong vội vã vì sự cương quyết có lý do của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau 42 ngày giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên, sau đó tình hình tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có gì thay đổi mà chỉ để lại quân đội BV chiếm lĩnh phía tây triền núi như theo trục lộ-đồ. Phải chăng vì mục tiêu chính trị, và quyền lực đã biến chiến trường thành nơi tử địa cho cả hai phía Saigon và Hà Nội, giống như để cho đàn kiến bu quanh cục đường rồi sau đó đập tan nát tất cả một cách không thương tiếc, mà trục Ma-Quỷ cho là để rút ngắn, tiết kiệm xương máu như hai trái Bom nguyên tử đã thả tại Nhựt, khi hoàn thành định kiến-1 thì Saigon không tắm máu và không thành đống gạch vụn (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon).
Tuy nhiên, vì chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn về việc tiêu hủy vũ khí lỗi thời, nên đến mùa hè 72 lại tiếp diễn trận tấn công vượt tuyến của quân Cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Hòa Đàm Paris để kết thúc, chấm dứt vai trò tập-trận của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng dầu sao mục tiêu của Pentagon và Liên Xô đã tiêu thụ một số lớn “Hàng Tiêu Dùng” (một số lớn vũ khí và chiến cụ lỗi thời trong thương ước “Aid to Russia 1941-46 plan, renewed, reactivated”).

Năm 1972, hai bên Liên Xô và Mỹ lại tiếp tục tiêu dùng cho hết chiến cụ hồi Đệ 2 thế chiến, ở giai đoạn cuối để đi đến hoà đàm Paris 1973. Sau đó có một đợt (new batch) vũ khí tối tân mới của Liên Xô như SAM-2 có xe kéo, dùng để phòng thủ Hà Nội khi đến lược Trung Quốc thí nghiệm tiêu dùng vũ khí do chính TQ sản xuất qua cái cớ “dạy cho VN một bài học” 1979, nhưng theo sự thuận ngầm của Mỹ là chỉ sáu tỉnh miền Bắc thôi nhé! Điều nầy lập lại sự cam kết cũa Mỹ và TQ khi Hà Nội đem hết lính tráng vào Nam 1975, TQ không được đem quân vào Hà Nội dù rằng với cái cớ nghe thuận lá nhĩ là TQ bảo vệ sân nhà dùm cho Hà Nội, dĩ nhiên TQ đang bị sự cám dỗ của Mỹ giúp TQ chiếm ngôi vị thứ-2 của LX và được Mỹ bỏ vốn đầu tư về khoa học kỹ thuật để trở thành một siêu cường thấy rõ, Ðó là lý do tại sao TQ không dám đem quân vào thủ sân sau cho Hà Nội dù rằng TQ nằng nặc bênh vực đường lối của Nguyễn Thị Bình MTGPMN.
Tại hạ Lào, tất cả ba thế lực đều dùng nơi rừng núi xa xăm nầy lấy dân Việt làm con cờ Chốt. Nói trắng ra chỉ tội nghiệp cho dân Việt bị các thế lực bên ngoài giựt dây đem súng đạn vào nhà mình thí nghiệm mà có biết con mẹ gì đâu, và cứ như thế mà huynh đệ tương tàn cho mãi tới giờ nầy cũng vẫn còn trong cơn mê dai-dẵng hận thù, vì cái đỉnh cao trí tuệ cứ nhai-nhải cuộc chiến ý thức hệ, nhưng thật ra để tránh khỏi cuộc chiến nguyên-tử có thể hủy diệt loài người, nên họ bày ra cuộc chiến tranh lạnh (Cold War). Họ thừa hiểu muốn cho anh em trong nhà chém giết nhau tận tuyệt và thề không đội trời chung là phải gây ra hận thù “đấu tranh giai cấp” đối chỏi “căm thù CS”; Mà thật đúng vậy, Hà Nội gây biết bao nhiêu tang tóc cho dân tộc mà nếu như thế lực trong bóng tối, Mỹ không xác quyết đây là trò chơi chiến tranh, cứ giao cho Saigon hàng ngàn ngòi nổ (warhead) của CBU-55, BLU-82AL thì thảm trạng sẽ xảy ra như thế nào? Cả một thế hệ ngu-xuẩn của cả hai miền mà có biết con mẹ gì đâu! Đòi thả Bom phá đê điền sông Hồng Hà và tiêu diệt hết quân BV mà cho đến giờ nầy vẫn còn chồng chất hận thù, biết được dã tâm ngu-xuẩn đó nên SCP chỉ trang bị cho KQVN loại phi cơ hoạt động tầm ngắn như để huấn luyện T-6, T-28, T-37, T-38.

Chuẩn bị Linebacker-1 để giải toả vũ khí lỗi thời vào giai đoạn chót trước khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi VN: Ngày 21/11/1970, để sửa soạn vào Hà Nội, cô đào Jane Fonda giữ đặc-vụ siêu điệp-viên, được tô son trét phấn tập hợp 2.000 sinh viên đại-học Michigan và tuyên bố: “Nếu chúng ta hiểu được chế-độ CS ưu việt, hy vọng, chúng ta quỳ xuống cầu nguyện tương lai nước ta sẽ trở nên CS” (totalitarianism) Hai năm sau, ngày 8/7/1972, trục Ma Quỷ sắp đặt Jane Fonda đi vào Hà Nội bằng Russia Aeroflot Airline: Fonda từ Mỹ qua Pháp, từ Pháp qua Moscow, và từ đây bí mật qua Lào rồi đến Hà Nội dĩ nhiên là dưới sự bảo vệ của Liên Xô. Mục đích đưa cao trào phản chiến đến cao điểm cho định kiến-1 (axiom-1) Fonda mặc chiếc áo dài đỏ màu máu, ngồi bên cạnh súng phòng không chạm nổ (AAA) tuyên bố: “I feel shame the US into doing something like inhumanity”.
Với ý-đồ gọi là kiểm-kê vũ khí cũ tồn kho phải xử dụng cho hết (inventory) rồi chuẩn bị tối tân hoá quân đội BV, tướng Liên Xô, đặc-vụ ông nầy y chang tướng Alexander Haig của Mỹ, Pavel Batitski bay qua Hà-Nội gọi là đánh giá khuyên Hà Nội xài cho hết vũ khí cũ để tiếp nhận vũ khí mới như Sam-2 có xe kéo, hoả tiễn Katyusha 122ly bắn salvo 1 lần 40 trái, hoả tiễn cầm tay SA-7, AT-3, Tăng T-55, T-57… tiếp nối chiếu theo đơn đặt hàng của Mỹ “Aid to Russia 1941-1946 Plan’ renewed” - Đầu tháng ba 1972 tướng Liên Xô Batitski đến và cuối tháng ba, quân đội BV bắt đầu tấn công qua sông Bến Hải. Cái mốc do KGB/CIA ấn định ngày 30/4/1972, Võ Nguyên Giáp nghe lời thầy LX, xuất phát cuộc tấn công vào trưa ngày 30/4/72 bằng cuộc chiến mà trục Ma-Quỷ gọi là “East Offensive” có nghĩa là sau khi lấn chiếm phía Tây 1971 bây giờ xuống miền đồng bằng phía Đông và đúng bon 3 năm sau 30/4/75 là cái mốc thời gian chấm dứt cuộc chiến. Thế nên Linebacker-1, mục-đích tiêu xài cho hết quân dụng cũ của cả hai bên:

Để chuẩn bị danh từ chính trị “Việt Nam Hoá Chiến Tranh” cho người Mỹ an-toàn rút ra và các chiến cụ lỗi thời sẽ trở thành đống sắt vụn vì không có bộ phận rời thay thế; Rồi cuộc chiến trở nên tàn khốc hơn cho ba trọng điểm: Bình Long, Kontum, và vùng Hoả tuyến. Những vũ khí Hoa Kỳ cần tiêu xái mà trận LS 719 không thể tiêu thụ được như số đạn dược cổ điển trên những tàu như New Jersey, Oklahoma… bắn viên đạn nặng bằng 1 con bò bây giờ quê lắm rồi, ai mà thèm xài thứ nầy, mục tiêu hải pháo từ Quảng Trị đến Đồng Hới, rồi tái thiết sau hậu chiến theo định luật Malthus. Mìn Mark-52, cân nặng 1.100 pds với 625 pds chất nổ, lỗi thời quá, cơ hội nầy gài vào hải cảng. Lấy lý do tàu LX không vào được để che lấp con mắt TQ bằng phi cơ AN-12 luân phiên chở vào Hà Nội các Sam-2, mỗi chiếc AN-12 chở vào 10 tấn hệ thống hoả tiễn bí mật mà LX không bao giờ dám chuyên chở bằng tàu hoả từ LX qua HN sợ TQ vua ăn cắp kỹ thuật.
Lúc nầy LX xúi Hà Nội xài cho hết T-34, T-54, PT-76, Sam cũ, các đại bác AAA lỗi thời cho hết để nhận đồ mời (new batch) chỉ giữ lại đại bác tối tân 152 ly, còn phía Mỹ sẽ giao cho quân đội VNCH tăng M-48, đại bác 175 ly, TOW, nói tóm lại là đồ vất đi, nhưng để cho VNCH có hãnh diện là lực lượng Hải và Không Quân đứng hạng thứ 4 trên thế giới với số lượng, nhưng thực chất là đồ vất đi, thường thường là thứ dành để huấn luyện.

Cái thế lực trong bóng tối (permanent Government) bỏ qua cái tội Power-Act ra lệnh quân Mỹ vượt biên qua Cambodia của TT Nixon, và giờ đây hãy bình tĩnh thi hành mở cuộc hành quân cuối cùng, trước khi rút ra - xả láng những quân cụ lỗi thời cần thanh toán cho hết. Thế là Nixon mau mắn, nhân danh Tổng tư lệnh quân lực Mỹ ra lệnh: Hàng trăm B-52 tập trung tại Guam AFB, buộc đóng cửa một đường bay để làm parking cho B-52, và hơn 50 đơn vị phi hành từ Không Hải TQLC từ những căn cứ như trong U.S, Hawai, Japan, South Korea, Okinawa, và Philippine. Từ 35 phi đoàn chiến thuật như USAF, ASN, và VNAF, tổng cộng tăng lên 74, gồm có USMC; Chỉ trong tháng 6/1972 là 55.000 phi vụ. B-52 có riêng 4.759 phi vụ, bổ đồng hằng ngày từ 380 cho đến 650 và B-52 từ 33 cho đến 150. Sáu hàng không mẫu hạm luân phiên, nhưng bốn luôn luôn có mặt túc trực hành quân, các pháo hạm giải tỏa cho hết đạn cổ điển bự nặng như con bò, rải từ Vĩ-tuyến 17 cho đến vĩ-tuyến 19, xong về Mỹ bán ve-chai lấy sắt:
Buổi sáng sớm ngày 9/5/1972, tất cả hải cảng BV bị gài mìn mark- 52. Đô đốc, chủ tịch tham mưu liên quân Moore tuyên bố: “Afterward not one ship entered or left the harbor until we took up the mines”.
Linerbacker-1 chỉ để tiêu hủy những vũ khí thặng dư còn lại thuần túy về mặt quân sự, còn về mặt chính trị buộc Hà Nội ký hiệp định Hoà bình Paris (Peace Talk) sẽ bằng Linerbacker-2 (Việc nầy do tôi nghiên cứu và phát hiện ra chính Kissinger cũng không hiểu tí gì về Linebacker-2, chứng cớ Kissinger vừa nói với Lê Đức Thọ và tuyên bố với báo chí “Peace is at hand” hoà bình trong tầm tay, nhưng tháng sau đó, có lệnh của Donald Rumsfeld, tham mưu trưởng WSAG buộc Kissinger phải dùng miệng lưỡi Tô-Tần mà nói Hà-Nội vì phạm điều gì đó để tái oanh tạc Linebacker-2 trong mùa Noel, biến Hà Nội trở thành thời kỳ đồ-đá có nghĩa thủ đô thấp đèn dầu leo-lét, mục tiêu sẽ tái thiết Việt Nam to lớn hơn nhiều sau nầy theo định luật Malthus: tàn phá để xây dựng). Dĩ nhiên đời nào Mỹ cho phép Hà Nội đầu hàng! Và đời nào phi công Mỹ dám thả Bom các runway, phải để cho Mig-21 lên tập trận và phi cơ AN-12 chở vào những trang bị điện tử tối tân của LX viện trợ cho Hà Nội, cũng như hiện tại trong khi chờ đợi Mỹ sẽ giải toả lịnh bán vũ khí sát thương cho VN, thì tạm thời dùng tàu chiến và phi cơ tối tân của LX mà hù doạ TQ.
Vì làm sao hiểu được thế chiến lược của trục KGB/CIA, nên trong thời gian mùa Hè-đỏ lửa 72, tướng Giáp tự kiêu, nên ra lệnh tổng công kích, sự việc như chiếm miền nam chưa đúng vào thời điểm lộ trình (Decent Interval) nên nướng 100.000 quân và bị mất chức nắm quân đội cho nên Văn Tiếng Dũng lên thế để cưỡng chiếm miền nam 30/4/75 cho đứng điểm mốc của thời gian mà Mỹ chủ đạo, chấm dứt 30 năm chinh chiến.

***
Linebacker II: Ép buộc Hà Nội không được đầu hàng mà qua Paris họp
87 chiếc pháo đài bay Boeing B-52 Stratofortress từ căn cứ không quân Andersen (Guam) cùng 42 chiếc B-52 từ căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan Utapao gần Sattihip (Thái Lan) đã kéo vào bầu trời Hà Nội đêm 18.12. 1972, mở đầu chiến dịch oanh kích kinh hoàng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trận chiến 12 ngày đêm khốc liệt nhất chiến tranh Việt Nam - “Điện Biên Phủ trên không" (do sự đặt tên của Secrets of the Tomb, cho Hà Nội viên Kẹo chiến thắng ĐBP dưới đất rồi trên không, vào chỗ ngứa cao ngạo vì khờ khạo) - Theo báo chí CSVN, ngay trong trận đầu tiên, chiếc B-52 số 8201 đã bị hai hoả tiễn SAM bắn rơi và ba trong sáu phi công phi hành đoàn nhảy dù bị bắt.
Chiến dịch “Linebacker II”, mà quân đội Mỹ gọi là "món quà Giáng sinh" cho Hà Nội, được thiết kế để có thể làm thay đổi thế trận xuống dốc và cục diện bất lợi của Mỹ tại chiến trường Việt Nam, sau loạt thất bại trên mặt trận ngoại giao - cuối cùng cũng không cứu nổi sự nghiệp chính trị của Tổng thống Nixon và chính “Điện Biên Phủ trên không” đã mở màn cho việc sập tiệm của một cuộc chiến dài hơi kéo dài qua bốn đời tổng thống Mỹ?
Thử nhìn lại nguyên nhân chính đưa đến sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" trong lộ đồ cuộc chiến và kết quả của nó... đúng trong sách lược của Secret Society sau một thời gian giải quyết sự xả rác các loại vũ khí lỗi thời và thí nghiệm vũ khí mới cho mặt trận Trung Đông, xong giai đoạn nầy chuyển qua Trung Đông để nắm vòi xăng ở đây trước rồi sẽ trở lại Châu Úc làm đầu cầu để gìn giử vòi xăng Biển Đông

Mục đích và diển biến trong Đàm-phán
Từ tháng 5.1968, Mỹ đang dụ khị MTGPMN đưa quân vào nướng trong dịp Tết Mậu Thân cho có tiếng vang để thắng về mặt ngoại giao và phải trả giá! Công cụ gián tiếp Lê Đức Thọ vâng lời cũng vì tham vọng là một lảnh tụ trọn đời vững chắc với tên Sáu Búa; Cuộc chiến Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận: mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.
Ngày 13.5.1968, phái đoàn đàm phán Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH) gặp nhau lần đầu tiên tại Pháp, mở đầu cuộc thương lượng marathon kéo dài hơn bốn năm chờ giải quyết đúng vào thời điểm (decent interval); Từ Hà Nội, chỉ thị được gửi đến phái đoàn với nội dung:
-1/ Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện để câu giờ
-2/ VNDCCH ngưng tấn công các khu phi quân sự để tỏ thiện-chí
-3/ VNDCCH đồng ý cuộc họp bốn bên về giải pháp chính trị cho tình hình Nam Việt Nam nhưng chính quyền Sài Gòn phải công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) Mỹ là ông Bầu sẽ lo vụ việc nầy
Suốt từ 1968 đến đầu 1972, hàng loạt cuộc gặp gỡ đã diễn ra, nhưng hai bên - với Bộ trưởng Xuân Thuỷ cùng cố vấn Lê Đức Thọ đại diện VNDCCH và ông William Averell Harriman (sau đó là Henry Kissinger) đại diện chính phủ Mỹ - đều bất đồng. Thời gian này, chính phủ Nixon bắt đầu thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh theo lịnh của Secret Society (“Vietnamization” - do Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird đặt, nhưng thực chất chỉ để vui chơi, thi hành axiom-1: Cúp xăng, đạn dược, phụ tùng chiến cụ, không có một đổi một như hiệp định Paris cho phép…)
Tháng 6.1969, trong khi Nguyễn Văn Thiệu gặp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại đảo Midway để bàn chương trình Việt Nam hoá chiến tranh (kế hoạch rút quân từng bước của quân đội Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam) thì tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, MTDTGP cùng nhiều tổ chức yêu nước cũng tổ chức bầu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLT) do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và Hội đồng cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Sự ra đời của CPCMLT - như một đối tác chính trị chính thức đại diện Nam Việt Nam - đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris...

Từ đầu năm 1970, cuộc chiến ngoại giao xảy ra chủ yếu giữa hai đối thủ: Henry Kissinger và Lê Đức Thọ (hai người gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc họp vào ngày 21.2.1970 tại Pháp, nhưng công cụ Lê Đức Thọ đã họp mật với thủ lãnh Skull and Bones, Averell Harriman nhiều lần ở một nơi ngoại ô thành phố Paris). Đầu năm 1972, khi cuộc đấu trí căng thăng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pháp chưa ngã ngũ, Chính phủ VNDCCH đánh giá: “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa Hà Nội và Saigon trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhiệm vụ quân sứ cần kíp là đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị, binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền nam..., đánh bại chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ...”.
Ngày 30.3.1972, sau khi tướng Liên Xô qua Hà nội kiểm kê (inventory) số vũ khí cũ phải xài cho hết để nhận vũ khí tối tân hơn do dollar Mỹ trả cho công nhân LX. Thế là, Tướng Võ Nguyên Giáp ra lịnh bộ đội tổ chức tấn công qui mô vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Một tuần sau, ngày 6.4.1972, Mỹ không kích ác liệt (chiến dịch Linebacker-I để tiêu diệt quân BV nếu vượt qua khỏi lằn ranh giới tuyến đỏ (Mỹ Chánh và Bastogne để vào Huế) vì quân Mỹ còn đó khó mà làm ẩu, Giáp bèn nướng 100.000 quân nên mất chức nắm quân đội.
Ngày 2.5.1972, trong khi tiếng súng chưa ngưng tại Việt Nam, ở Paris, cuộc họp giữa Kissinger và các Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ được tái lập. Ngày 18.Oct 1972, Kissinger sang Sài Gòn, đưa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bản dự thảo kế hoạch hoà bình. Nguyễn Văn Thiệu bất mãn, cho rằng mình bị xử ép vì Mỹ chỉ tìm tiếng nói từ phía Hà Nội chứ không phải Sài Gòn; Trong hồi ký Our endless war, Trần Văn Đôn (Tổng tư lệnh kiêm Tổng trưởng quốc phòng) kể rằng Thiệu chỉ đồng ý với dự thảo hiệp định hoà bình với bốn điều kiện:
-1/Không có chính phủ liên hiệp
-2/ Quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam
-3/ Tôn trọng tính trung lập của khu phi quân sự
-4/ Giải quyết những bất đồng chính trị còn lại giữa hai miền mà không có sự can thiệp nước ngoài.

Nguyên do tại sao bế tắc?
Với chính quyền Sài Gòn, sự rút lui quân đội miền Bắc khỏi miền Nam là yếu tố quan trọng mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này có thể thấy rõ trong báo cáo của Bùi Diễm (đại sứ VNCH tại Mỹ từ 1962-1972): “Tôi vẫn còn nhớ những gì tổng thống Thiệu nói, khi tôi gặp ông ấy vài tuần trước khi ký hiệp định Paris: Hãy đến gấp Washington và Paris và ráng cố hết sức. Đặt vấn đề quân đội miền Bắc rút khỏi lãnh thổ chúng ta vào lúc này có lẽ quá muộn nhưng còn cơ hội thì chúng ta cứ thử; Nếu không thể đạt được những đòi hỏi cơ bản cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ gặp rắc rối về lâu dài...” Kết quả Hà Nội giữ lại miền nam 300.000 quân; Cùng lúc, chính quyền Thiệu nhận ra rằng chính sách Việt Nam hoá chiến tranh là đòn thoái bộ trong danh dự của Mỹ. Ngày 24.10.1972, Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội, chỉ trích và bác bỏ Văn bản thoả thuận 20.10.1972; trong khi đó, bên Mỹ, khi trở về Washington, Kissinger loan báo với giới báo chí: "Hoà bình đang trong tầm tay"... mà không biết Donald Rumsfeld sẽ chỉ thị Kissinger phải thi hành dội Bom trong dịp Giáng Sinh trong thế buộc Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị.

Văn bản thoả thuận 20. 10. 1972 nói gì? Có thể điểm lại vài điểm chính:
-1/ Axiom-1: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định này, Mỹ phải hoàn thành việc rút quân, bao gồm nhân viên quân đội và cố vấn quân sự; cùng lúc, hủy mọi căn cứ quân sự Mỹ trên đất Việt Nam.
-2/ 50 ngày mưu đồ của CIA “rả ngủ QLVNCH”: Việc thống nhất hai miền Nam-Bắc sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và đặc biệt không có sự can thiệp nước ngoài; trong khi chờ đợi, miền Nam và miền Bắc không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự.
-3/ 72 giờ bàn giao giữa 3 tổng thống và một công hàm sau cùng của chế độ VNCH là đuổi Mỹ: Chính phủ VNDCCH, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH cử đại diện thành lập ban liên hợp quân sự bốn bên để giám sát việc thực hiện ngừng bắn cũng như việc rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam... Tháng 11.1972, Thiệu cử đặc phái viên Nguyễn Phú Đức sang Mỹ, gõ cửa Nhà trắng, thuyết phục Washington tìm cách “câu giờ” tiến trình đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Tiếp đó, Nguyễn Văn Thiệu đưa tướng Alexander Haig bức giác thư yêu cầu Washington giúp sửa 69 điểm trong Văn bản thoả thuận... (Theo Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger, vài tài liệu khác ghi "96 điểm") Tuy nhiên, dù muốn cứu Thiệu, Nixon cũng không còn cách vì chính ông cũng đang chết đuối trong chính trường Mỹ vì vụ scandal Watergate do Richard Helms mưu đồ sẽ ngụy tạo để vô hiệu hoá các văn thư giữa Thiệu và Nixon, bằng đúng vào thời điểm gay-cấn Cruel April/1975, Secret Society sẽ không muốn thấy bản mặt 2 vị nầy ngồi trên chiếc ghế quyền lực.
Trong bốn năm cuối cùng ở cương vị tổng thông, Nixon đã làm mất thêm 20.553 lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam, đối mặt làn sóng phản chiến bạo động nhất trước giờ và uy tín bị suy yếu bởi ảnh hưởng từ scandal “Bộ tài liệu Lầu năm góc” (toàn bộ kế hoạch chi tiết về cuộc chiến Việt Nam mà viên chức Lầu năm góc Daniel Ellsberg bí mật cung cấp cho tờ NewYork Times đăng tải vào tháng 6.1971, hình thức qua chỉ thị của Secrets of the Tomb cũng như vụ Wikileaks xảy ra vào đầu thế kỷ 21)

Trong hồi ký, Tổng thống Nixon thú nhận rằng việc Quốc hội tước quyền hành động quân sự khiến ông chỉ có thể hù Hà Nội bằng miệng không thể dùng B-52, trong khi Lê Đức Thọ hí hững vì Averell Harriman đã bảo đảm không có vụ B-52 đó xảy ra cũng như trên nửa triệu quân Mỹ qua VN chỉ để thực tập thao luyện quân sự chớ không đụng đến đường mòn HCM để cho Hà Nội có phương tiện cưỡng chiếm miền nam, nhưng duy chỉ có Thọ là biết rõ điều này. Cuối năm 1972, các cuộc đàm phán nhằm thống nhất những bất đồng còn lại tiếp tục bế tắc, trong khi Chính phủ VNDCCH lợi dụng mùa tranh cử tổng thống Mỹ để gây áp lực Washington qua cố vấn Bonesman trung úy phản chiến John F Kerry –
Như lời kể trong quyển Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ -Kissinger. Khi Kissinger đưa kiến nghị sửa đổi gồm 69 điểm của Nguyễn Văn Thiệu cho Lê Đức Thọ, phía VNDCCH bác bỏ thẳng thừng lại một lần nữa do cố vấn John F Kerry, trung úy đại học Yale, tài tử Bonesman vận động viên phản chiến.
Ngày 13.12.1972, khi quan điểm tiếp tục bất đồng và chính quyền Sàigòn cương quyết không ngồi vào bàn thương lượng, hai bên Henry Kissinger- Lê Đức Thọ tạm ngưng làm việc. Hôm sau, vì đã đến thời điểm, Secret Society thúc Tổng thống Nixon gửi tối hậu thư, yêu cầu Hà Nội tái đàm phán trong vòng 72 giờ. Hà Nội từ chối. Ngày 15.12.1972, Lê Đức Thọ lên đường về nước, tạt qua Bắc Kinh và Moscow. Ngày 18.12.1972, khi Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về tới nhà ở phố Nguyễn Cảnh Chân, chiến dịch "Linebacker II" bắt đầu... Dù vậy nhưng Lê Đức Thọ thừa biết dù rằng Kissinger xớn xác tuyên bố hoà bình trong tầm tay (peace is at hand) thế nên Thọ được Averell Harriman khuyên bảo không nên nhận giải hoà bình Nobel như Kissinger vì phải chiếm miền nam và Cambodia

Trận chiến cuối cùng của sự nghiệp Nixon
Theo trung tướng Lê Văn Tri (nguyên Tư lệnh quân chủng phòng không - không quân), kế hoạch đánh B-52 được phác thảo từ tháng 2.1972 và hoàn thành vào tháng 5.1972. Như vậy, một trận chiến như "Điện Biên Phủ trên không" đã nằm trong thế chủ động trước, theo như tướng LX thì sẽ bắn hết 1.300 hoả tiển rồi chấp nhận Mỹ rút quân về xứ.
Trước năm 1972, miền Bắc có hệ thống phòng không với các chiến đấu cơ MIG-21 cùng 26 vị trí hoả-tiển đất đối - không SA-2 Guideline - theo sử gia quân sự Mỹ Waiter J. Boyne. Đêm đầu tiên, Mỹ tung 129 chiếc B-52, hơn 200 hoả-tiển SAM được bắn trong đêm này và ba chiếc B-52 bị trúng. Cũng trong đêm đầu tiên, xạ thủ Samuel Turner trên chiếc B-52 Brown 03 bị một MiG-21 bắn gục (vụ tử nạn đầu tiên trong lịch sử B-52). Những phi công Mỹ bị bắt trong trận đầu tiên đã được đăng ảnh trên hai tuần báo Time và Newsweek vào vài tuần sau. Đêm thứ hai kết thúc với hai chiếc B-52 bị hỏng và đêm thứ ba trở thành bi kịch, khi bốn B-52G và hai B-52D bị bắn cháy. Một trong những phi công bị bắt - trung tá Keith Heggen - chết vào 10 ngày sau do vết thương nặng từ vụ cháy máy bay.

Vào Giáng sinh, Nixon ra lệnh 36 giờ ngừng bắn và trận “Điện Biên Phủ trên không” đợt hai tiếp tục được tiến hành với cường độ kinh hoàng hơn, bởi sự tham gia của 120 chiếc B-52. Chỉ trong đêm này, B-52 đã thả 9.932 quả bom. Ngày 27.12, phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21 từ sân bay Yên Bái bắn rơi một B-52 tại Mộc Châu? (Sơn La) Cuối cùng, ngày 30.12.1972, chiến dịch “Linebacker II” kết thúc. Chiếc B-52 cuối cùng hạ cánh xuống căn cứ Guam vào trưa cùng ngày. Trong chiến dịch “Linebacker II”, B-52 thực hiện 729 chuyến bay (trong số 741 chuyến bay dự kiến), thả 15.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam (một tài liệu khác của Mỹ ghi "hơn 36.000 tấn bom") Hà Nội đáp trả với khoảng 1.240 hoả tiển SAM. Theo Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945- 1975, riêng tại Hà Nội, số nạn nhân thiệt mạng là 2.380 người; 1.355 người bị thương; 7 trong 9 ga xe lửa bị phá hủy; 4 trong 5 cầu; 4 trong 5 bến phà; 1/3 nhà máy; 5 bệnh viện; Đài tiếng nói Việt Nam và phố cổ Khâm Thiên cũng như nhiều tài sản - di tích văn hoá khác bị hư hỏng nặng... Theo thiếu tướng Trần Văn Giang, nguyên chính ủy sư đoàn phòng không Hà Nội, số máy bay Mỹ bị bắn cháy trên bầu trời Việt Nam trong 12 ngày đêm kinh hoàng tháng 12.1972 là 81chiếc, trong đó có 34 B-52 và 47 máy bay chiến thuật, 47 phi công bị bắt sống. (KGB/CIA khuyên không nên nói khoát con số, vì phải trao trả tù binh nữa đấy?)
Theo sử gia quân sự Mỹ Walter J.Boyne, số máy bay B-52 bị bắn rơi là 15 chiếc, cùng 13 máy bay chiến thuật và có tổng cộng 92 phi công B-52 bị bắn rơi (59 người bị bắt sống, số còn lại chết hoặc mất tích). Số phi công bị bắn rơi từ các máy bay Mỹ khác là 29 người, với 17 người bị bắt sống và phần còn lại chết hoặc mất tích...

***

Giá trị lịch sử của "Điện Biên Phủ trên không" như thế nào? Washington nói rằng chiến dịch "Linebacker II" là “chiến thắng”, một chiến thắng quyết-định của chiến thuật dùng quân sự gây áp lực ngoại giao, buộc Hà Nội phải chấp nhận tái đàm phán, nhưng để đánh giá chiến thắng thuộc phe nào thì chỉ cần xem kết quả chung cuộc từ hiệp định Paris 27.1.1973. Hiệp định này gần như không khác mấy bản dự thảo tháng 10.1972 và như vậy bên thật sự thắng lại chính là Chính phủ Hà Nội vả kẻ thua nặng nhất là chính quyền Sàigòn. Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào Hiệp định Paris 27.1.1973, dù trong thâm tâm bất mãn tột độ. Tại sao Thiệu chịu ký? 11 ngày trước khi các bên ngồi quanh chiếc bàn tròn tại Paris để ký Hiệp định 27.1.1973, ngày 16.1.1973, Nixon phái tướng Alexander Haig sang Sàigòn thuyết phục Thiệu (rõ ràng hơn là gây sức ép). Bùi Diễm đã thuật lại vài chi tiết từ cuộc gặp này (dẫn lại từ www.ehistory.com): Quyết định cuối cùng của Sài Gòn trong việc ký Hiệp định chỉ ra đời sau loạt thông điệp đau đớn giữa hai tổng thông Nixon và Thiệu mà trong vài thông điệp Tổng thống Nixon đã dùng thứ ngôn ngữ ngoại giao cứng rắn nhất vì áp lực của Secret Society, ít thấy trong ngôn từ ngoại giao (vì Kissinger soạn thảo), chẳng hạn nếu Thiệu ngoan cố không ký vào Hiệp định, viện trợ của Mỹ sẽ "cắt hoàn toàn... và nếu ông (Thiệu) từ chối không tham gia với chúng tôi, Chính phủ VNCH sẽ gánh toàn bộ trách nhiệm các hậu quả... Nếu ông không đưa câu trả lời tích cực vào trước 12 giờ trưa theo giờ Washington, vào ngày 21.1.1973, tôi sẽ cho phép tiến sĩ Kissinger tham gia tiến trình ký Hiệp định mà không cần có mặt chính phủ ông”.

Đúng là Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác và chấp nhận nhiều điều kiện khó chịu, kể cả nhìn nhận sự tồn tại hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam! Chỉ có Mao Trạch Đông là biết Hà Nội sẽ vi phạm hiệp định hoà bình Paris vì Bush-Cha đang ngồi chình ình tại Bắc Kinh sợ Mao đem quân vào Hà Nội giúp Nguyễn Thị Bình vì Lê Đức Thọ dám cả gan vi phạm hiệp định nhưng có sự gục đầu của Mỹ và Đặng Tiểu Bình đang hướng về mục tiêu lớn hơn dựa vào sự giúp đỡ khoa học kỹ thuật của Mỹ để trở nên một cường quốc số-2.

QUEENBEE-1