PDA

View Full Version : Tung tích Tr/úy Cát H-19 và Tâm AD-6?



vinhtruong
12-13-2012, 06:53 PM
Tại sao chỉ có một mình tôi đặt tên là xa lộ Harriman trong tác phẩm, thay vì đường Mòn Hồ Chí Minh hay trong hạn hẹp miền bắc VN là Đường 559? Chúng ta hãy click vào Google, harrimanhighwaybyvinhtruong để xem những gì hiện ra rồi suy gẫm... Những tháng khai mở con đường xa lộ Harriman, Không Quân chúng ta đã hy sinh một AD-6 và một H-19 mà đến tận bây giờ chúng ta cũng không nghe tí gì về tung tích của Trung-úy Tâm AD-6 và Trung úy Cát H-19 vì vi phạm vùng trời Hạ Lào? Duy chỉ có phi hành đoàn Queenbee là tìm ra được và chôn cất tại Arlington, Washington DC với đầy đủ vinh dự trong nghi lễ.


Trong quyển sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã tỏ ra cay cú với Henry Kissinger và cho rằng chính ông ta là người bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản? Theo tác giả Vinh Trương thì hoàn toàn trật lất, Kissinger chỉ là một "tổng đài" duy nhứt ra lịnh để bảo mật cho một siêu chiến lược Eurasian.

Nhưng nếu đọc các tài liệu về chiến tranh Việt Nam do Hoa Kỳ công bố, chúng ta sẽ thấy rằng chính quyết định sai lầm của Tổng Thống John F. Kennedy và các hành động độc đoán và điên cuồng của Averell Harriman đã đưa miền Nam vào tình trạng nguy ngập khiến Hoa Kỳ phải nhảy vào và bị sa lầy? Lại trật nữa, Secrets of the Tomb muốn khuấy động lại chiến tranh VN lần 2 để cùng Liên Xô tiêu thụ những vũ khí tồn kho còn quá nhiều từ Đệ-2 thế chiến và cùng dùng chiến trường VN để thí nghiệm các loại vũ khí mới!
Henry Kissiger là người được giao phó trách nhiệm đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến bằng mọi giá? Không hoàn toàn như vậy, mà hoàn thành định kiến-1 (axiom-1) giao Saigon cho Hà Nội, hay nói cách khác Secret Society áp đặt 30/4/75 là ngày thống nhứt Việt Nam, Kissinger đã làm tròn trách nhiệm giao phó; Bất cứ một nhân vật nào khác được trao trách nhiệm nầy, họ cũng sẽ làm như ông thôi, vì Skull and Bones/Secret Society là Nhóm Permanent Government đầy quyền lực. Trách nhiệm của Averell Harriman nặng nề hơn nhiều, điều dễ hiểu ông là đương kiêm Thủ Lảnh Skull and Bones 322

Trong quyển From Trust to Tragedy, (Từ Tin Cậy đến Sụp Ðổ) ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa (Đệ-1/VNCH), đã viết: "Averell Harriman, đặc sứ của Tổng Thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962, trở thành Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Đông Nam Á Sự Vụ năm 1962, và sau đó là Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị. Ông ta trở thành một viên chức hàng đầu của Bộ Ngoại Giao giải quyết vần đề Việt Nam trong đầu thập niên 1960. Mặc dầu công việc lâu dài và đặc biệt của ông đối với quốc gia chúng ta là trên những lãnh vực khác, Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến của người viết, là cuộc bể dâu sẽ tàn phá quê hương tôi.


Khởi điểm Trường Sơn Tây

Âm mưu "trung lập hóa" Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm có dự mưu biến đường 559 thành con xa lộ tên Harriman, có ổng dẫn dầu do partner Liên Xô thiết kế để cho Hà Nội cưỡng chiếm miền nam bằng xa lộ Harriman nầy! và sự thù nghịch ngày càng gia tăng của Harriman với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm.

Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman là một thủ lãnh Skull and Bones, biến ông trở nên một Freewheeling Diplomat ở Washington, lớn đến nỗi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ chúng ta đã thực hiện trong năm 1963" bằng chính Harriman đã ra lịnh hành quyết thảm sát Diệm rồi Kennedy.

Averell W. Harriman sinh năm 1891, tốt nghiệp Yale University, từng là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Sô (1943) và Anh (1946), Thống Đốc New York (1955-59), Đại Sứ Toàn Quyền của Hoa Kỳ (1960-61). Ông được coi là "kiến trúc sư của chính sách Chiến Tranh Lạnh" (architect of Cold War policy) của Hoa Kỳ. Có lẽ thấy ông có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về đối đầu với Cộng Sản nên Tổng Thống Kennedy đã chọn ông để lo vấn đề Lào? Phải nói là Harriman muốn núp ở vị thế số 3 của Bộ Ngoại Giao để bí mật điều hành chính sách một cách bí mật, nhúng bàn tay trực tiếp vào chính sách của liên tiếp 2 chính quyền Kennedy và Johnson!

Tuy nhiên, vì độc đoán cho thế chiến lược toàn cầu phối hợp với “Aid to Russia 1941-1946 Plan” về Cộng Sản Việt Nam, ông đã cố tình tạo nên mà chính quyền Mỹ/Việt gọi là vi phạm nhiều sai lầm, mở đường cho Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Chính Harriman đã âm thầm bảo đảm cho Ung Văn Khiêm và đại tá Hà Văn Lâu tại một khách sạn, Genève 1962 là đường 559 sẽ là con đường duy nhứt để cưỡng chiếm miền nam. Đây là một chương bi thảm của cuộc chiến Việt Nam mà nếu độc giả xem 44 bài “Siêu Chiến Lược Eurasian” thì sẽ thấy rõ tuần tự xảy ra như người viết đã trình bày trong bài


Hành Quân Lôi Vũ và Thiếu tá Trần Khắc Kính

Ông đã được lệnh thực hiện trên đất Lào để chúng ta có thể thấy được chính phủ Ngô Đình Diệm đã có những nỗ lực ngăn chận Cộng quân tiến chiếm Miền Nam như thế nào, và các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu ra sao khi bảo vệ tổ quốc. Không phải như cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã nói, "Người Nam Việt Nam đã không chiến đấu" (The South Vietnamese did not fight), đọc những dòng dưới đây, quý vị sẽ thấy các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu rất gian khổ và anh dũng, và đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Điều dễ hiểu, tôi muốn trình bày cho độc giả biết thêm chi tiết: Donals Rumsfeld là tham mưu trường điều hành axiom-1, chiến dịch “Rả Ngủ QLVNCH” và “Quân dân miền nam phải chạy tán loạn và Hà Nội sẽ trả thù” trong tháng tư Đen mà Rumsfeld đặt tên là “Cruel April” vì thế chúng ta không lạ gì Rumsfeld đã phun ra câu: “Miền bắc yêu nước, miền nam bù nhìn”.

CON ÐƯỜNG DUY NHỨT TIẾN VÀO NAM
Tháng 1 năm 1959 Hội Nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản lần thứ 15 họp tại Hà Nội, KGB/CIA đã làm cuộc thanh trừng HCM, Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn đưa Lê Đức Thọ vào nam thế Lê Duẩn về Hà Nội làm quyền TBT, và Mai Chí Thọ lo coi sóc HCM như là một cha già dân tộc mà theo KGB là giam lỏng bằng cách ly vui thú điền viên, ngày ngày tưới cây Vú sữa miền nam; Lê Duẩn đưa ra nghị quyết "giải phóng miền Nam," trước mắt là "đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm." Để thực hiện cuộc xâm lược này, Bộ Chính Trị quyết định thành lập đường vận tải chiến lược vào Nam. Tháng 5 năm 1959, đường vận tải trên bộ được bắt đầu thực hiện và lấy tên là Đường 559. Tháng 7 năm 1959, Hà Nội lại cho lập thêm đường vận tải trên biển mang tên là Đường 759, do Pathet Lào và BV bảo vệ Hạ Lào, Thiếu Tướng Võ Bẩm (lúc đó là Đại Tá) của quân đội Bắc Việt đã kể lại như sau: (tháng 9 năm 1959 thành lập duyên đoàn 959 theo lịnh KGB/CIA tiếp tế miền nam và hải cảng Sihanoukville).

Ngày 19 tháng 5 năm 1959, đại tá Võ Bẩm đang làm việc tại Bộ Quốc Phòng thì được Trung Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, gọi đến Quân Ủy Trung Ương và cho biết Bộ Chính Trị đã quyết định giao cho ông mở đường giao thông quân sự đặc biệt để tiếp tế cho cách mạng miền Nam. Con đường này phải mở trong thời gian ngắn nhất để đưa cán bộ, bộ đội và các thứ hàng cần thiết như vũ khí, đạn được, thuốc men vào Nam theo kế hoạch của Bộ Chính Trị. Quân Khu 5 Cộng Sản muốn Đoàn phải giao hàng ở phía nam Quốc Lộ 9, tức trong vùng thuộc huyện Hương Hóa (Khe Sanh) Từ đó, Quân Khu 5 sẽ chuyển hàng theo Quốc Lộ 14 cũ vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Quảng Đức rồi xuống Phước Long.

Thiếu Tướng Võ Bẩm cho biết việc đưa hàng từ Hà Nội đến phía bắc sông Bến Hải không có gì khó khăn. Nhưng phải vượt qua Quốc Lộ 9 để giao hàng ở Hương Hóa rất phức tạp vì vùng này có nhiều đồn của quân đội VNCH và các cuộc hành quân lục soát được thực hiện liên tục nên khó vượt qua được. Chuyến chuyển hàng đấu tiên được thực hiện vào tháng 7 năm 1959, tức chỉ khoảng 50 ngày sau khi nhận lãnh công tác. Họ phải vác hàng bằng gùi, bằng xe thồ (TQ viện trợ hàng chục ngàn xe thồ) vượt qua thượng nguồn sông Bến Hải rồi sông Cam Lộ, sau đó băng qua Ðường Số 9 vào ban đêm và đi đến nơi giao hàng.

Thiếu Tướng Võ Bẩm cho biết vào đầu năm 1960 Quân Ủy Trung Ương ra lệnh lập kế hoạch chuyển gấp vào Nam 21,000 súng và hàng ngàn bộ đội. Ông thấy rằng không thể tiếp tục dùng con đường Đông Trường Sơn để chuyển một số lượng lớn hàng và người như vậy được, vì vừa vất vã vừa nguy hiểm. Ông liền về Hà Nội đề nghị làm con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để có thể chuyển quân, vũ khí và hàng nhanh và an toàn hơn. Bộ Chính Trị đồng ý. Ông trở về hội ý với Tướng Nguyễn Đôn, Tư Lệnh Khu 4, và các cán bộ lãnh đạo huyện ủy Hương Hóa, Khe Sanh để thực hiện công tác này.

Nhưng dù chọn con đường nào để qua Tây Trường Sơn, khi đến đất Lào cũng phải vượt qua hai đồn quan trọng của quân Lào đang đóng trên Ðường Số 9. Ðó là đồn Tchépone và đồn Mường Phín. Đồn Tchépone nằm cách biên giới Việt-Lào khoảng 40 cây số. Nơi đây là chỗ tiếp nối của Ðường 28 từ phía bắc tới. Đồn Mường Phín nằm cách đồn Tchépone khoảng 30 cây số, nơi khởi điểm của Ðường 23 đi về Nam Lào. Vậy công việc trước tiên phải làm là thanh toán hai đồn Tchépone và Mường Phín. Tướng Võ Bẩm cho thanh toán hai đồn này một cách dễ dàng, vì quân Lào mới nghe tiếng súng đã bỏ chạỵ Sau đó, Hà Nội bắt đầu làm con đường Tây Trường Sơn để tiến vào miền Nam Việt Nam? Nhưng theo tôi là đại sứ Mỹ tại Lào Sullivan đã nói nhỏ cho Thủ tướng Phoumi Nosavan biết nên dẹp 2 tiền đồn nầy song hành với Miền Nam TT Diệm sẽ dẹp bỏ quận Hương Hoá và dời dân xuống vùng đồng bắng Quảng trị và trên không cũng cấm phi cơ vảng lai vì đây là khởi điểm đường 559.

XÂM NHẬP QUA ÐẤT LÀO (INFILTRATION)
Hợp Tác Việt-Lào:Chính phủ Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Quân qua sông Bến Hải bằng cách cho thiềt lập các đồn bót dọc theo Quốc Lộ 9, từ Đông Hà đến Lao Bảo, và mở các cuộc hành quân liên tục trong vùng nàỵ Nhưng sau đó, Quân Lực VNCH lại phát hiện ra Hà Nội đã cho xâm nhập vào Nam qua ngả Lào, nên lại phải thương lượng với chính phủ Lào để chính phủ này hợp tác với Quân Lực VNCH trong việc ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào vùng Nam Lào.

Như người viết đã trình bày sơ qua, giữa năm 1961 một hội nghị Việt-Lào đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 VNCH ở Huế để bàn về phương thức phối hợp các hoạt động quân sự tại vùng biên giới Việt-Lào, nơi đang bị quân đội Bắc Việt khống chế. Phái đoàn Lào gồm Tướng Phoumi Nosavan (đương kim thủ tướng), Tướng Boupone (tư lệnh phòng thủ diện địa; Commandement des Defenses en Surface), Trung Tá Khâm Phát (trưởng phòng 3), Thiếu Tá Thao Ly (trưởng phòng 2), và Trung Tá Som Sack (tiểu khu trưởng tiểu-khu Tchépone, vừa bị quân Bắc Việt chiếm).

Phía Việt Nam Cộng Hòa có Trung Tướng Nguyễn Khánh (tham mưu trưởng Quân Lực VNCH), Thiếu Tướng Trần Văn Đôn (tư lệnh Quân Đoàn 1), Trung Tá Lữ Lan (trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu), Trung Tá Phước (trưởng phòng 2), Trung Tá Lân (chỉ huy trưởng Công Binh), Thiếu Tá Trần Khắc Kính (đại diện Biệt Kích Nhảy Dù thuộc Liên Đoàn 77), và Thiếu Tá Nhiên (chánh văn phòng của tướng Nguyễn Khánh).

Thủ Tướng Phoumi Nosavan và Tướng Nguyễn Khánh họp riêng. Tướng Trần Văn Đôn chủ tọa cuộc họp chung. Phía Việt Nam Cộng Hòa đề nghị Lào để cho Biệt Kích Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Hòa thực hiện các cuộc hành quân vào ban đêm trên đất Lào, nhất là tại vùng tả ngạn sông Sé Kong, để phá vở các cơ sở của quân đội Bắc Việt hiện đang hoạt động tại đó. Tướng Boupone đồng ý dành cho quân đội VNCH một hành lang 20 cây số dọc theo biên giới Việt-Lào, trong hành lang đó, quân đội VNCH có quyền tự do oanh kích và mở các cuộc hành quân.

Sau cuộc họp này, Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Giám Đốc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, được giao trách nhiệm mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Các cuộc hành quân này được lấy tên là "Hành Quân Lôi Vũ." Để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xẩy ra, Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu đã yêu cầu Phòng 3 Quân Ðội Lào chuyển cho Quân Lực VNCH hồ sơ các đồn bót của Lào đang đóng trên Quốc Lộ 9 và trên dãy đường mòn Mường Cao - Bản Tasseing, tức hai trục lộ băng ngang qua Quốc Lộ 9.

Qua thông báo của Phòng 3 Lào, Bộ Tổng Tham Mưu được biết rằng trên hành lang dọc theo Tây Trường Sơn, từ vĩ tuyến 17 đến vùng Tam Biên Việt, Miên, Lào, chỉ có một đồn biên phòng duy nhất nằm trên Ðường 9, cách Lao Bảo khoảng 5 cây số về hướng tây, đó là đồn Houaysan thuộc Bản Houiseng mà Bắc quân không muốn tấn công vì sợ đụng độ với quân đội VNCH. Đồn này do Trung Tá Thông Thanh, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Đoàn 33 Bộ Binh Lào chỉ huy. Đồn này do quân đội VNCH tiếp tế và yểm trợ.

Bộ Tổng Tham Mưu Lào cũng đã gởi qua Thủ Đức khoảng một trung đội các quân nhân sinh quán tại vùng biên giới để hướng dẫn Biệt Kích Nhảy Dù VNCH khi mở các cuộc Hành Quân Lôi Vũ. Sở Khai Thác Địa Hình thuộc Phủ Tổng Thống đã đặt tại Savannakhet một văn phòng liên lạc do Trung Úy Nguyễn Văn Hy chỉ huy. Trước đó, ông Ngô Đình Cẩn cũng đã cho lập các văn phóng liên lạc tại Savannakhet, Pakxé và Attopeu. Tại Paksé cũng đã có Tòa Lãnh Sự VNCH.

LỰC LƯỢNG THÁM BÁO
Vào giữa năm 1961, lực lượng Biệt Kích Nhảy Dù có 4 đại đội, gồm khoảng 1,000 người. Có tất cả 15 toán nhảy, mỗi toán do một sĩ quan chỉ huy. Theo đề nghị của Bộ Tổng Tham Mưu, cơ quan CSD/MACV của Mỹ đồng ý trả tiền phụ trội cho các quân nhân thuộc Biệt Kích Nhảy Dù mỗi khi họ hành quân trên đất Lào hay các mật khu của Việt Cộng. Cơ quan CSD cũng bằng lòng cung cấp cho các binh sĩ Biệt Kích Nhảy Dù các vật dụng ngoại lệ. Ngoài ra họ cũng đồng ý cấp cho Sở Khai Thác Địa Hình một số vũ khí và trang bị mới hơn như súng Swedish-K của Thụy Điển, súng Smeicher của Đức, súng Sten của Anh và M2 của Mỹ, súng cối M-19 (như súng Mortier 60 nhưng không có bàn tiếp hậu và hai càng), các máy truyền tin gọn nhẹ RS1, URC-4 (để liên lạc với máy bay) và máy phát điện GEN-43. Trước đó, Hoa Kỳ chỉ cấp cho quân đội VNCH súng trường M1 Garant, súng trường M1 Carbine, tiểu liên Thompson, tiểu liên MAS36 và trung liên BAR, mặc dầu lúc đó Hoa Kỳ đã có súng trường tự động AR-15 và đại liên M-60.

Các toán nhảy dù xuống đất Lào đều được luyện tập rất kỹ càng. Để những người thực hiện các cuộc Hành Quân Lôi Hổ nhận ra tầm quan trọng của các cuộc hành quân này, ông Ngô Đình Nhu đã đích thân đến xạ trường ở Thủ Đức để xem các toán thực tập biểu diễn. Trung Tướng Nguyễn Khánh (Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức), Trung Tướng Times thuộc cơ quan MACV và nhiều viên chức cao cấp khác cũng có mặt.

Sau khi các cuộc huấn luyện hoàn tất, Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lôi Vũ được dời từ War Room ở Saigon lên Kontum và đặt ở hậu cứ của Trung Đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22. Thiếu Tá Trần Khắc Kính bay qua Attopeu thăm dò tình hình. Trung Tá Khâm Không, Tiểu Khu Trưởng Attopeu cho biết tiểu khu chỉ có thể kiểm soát từ Mường May, thủ phủ của Attopeu, đến Mường Cao nằm ở hữu ngạn sông Sé Kong, cách Mường May khỏng 10 cây số về phía đông. Bên khia sông Sé Kong là "vùng tự do," Pathet Lào thường hoạt động ở đây, nơi đó có con đường mòn nối Bản Phya Ya tới Bản Tà Xẻng.

CUỘC HÀNH QUÂN LÔI VŨ
Cuộc Hành Quân Lôi Vũ đầu tiên trên đất Lào được thực hiện vào tháng 8 năm 1961 do hai Toám 7 và 8 thực hiện. Lúc gần sáng, hai toán này được những phi cơ C-47 không số hiệu thả từ cao độ 700 bộ xuống vùng Romald Gu sát biên giới, cách Bản Het vài chục cây số về phía Nam. Các cuộc đụng độ ác liệt đã xẩy ra ngay sau đó. Vì hai Toán 7 và 8 có nguy cơ bị tràn ngập, một trung đội Biệt Kích Nhảy Dù thuộc Đại Đội 2 do Đại Úy Trịnh Văn Viễn chỉ huy, đã nhảy xuống vùng ngả ba sông Dak Su để yểm trợ. Sau đó, Đại Đội 1 Đại Úy Lương Văn Lợi chỉ huy đã từ Bản Het vượt biên giới tấn công vào Bản Tà Xẻng. Ít ngày sau, áp lực địch trong vùng đã được giải tỏa, hai Toán 7 và 8 theo đường bộ về đến bến pha` Polei Krong, phía tây thị xã Kontum. Trực thăng H-34 đã đến bốc họ về rừng thông Dak Tang Ka Giai.

Tiếp theo, Toán 1 được thả xuống phía tả ngạn sông Sé Kong, gần ranh giới giữa hai tỉnh Saravane và Attopeu, ở phía đông Cao Nguyên Boloven. Ngày hôm sau, các toán 2, 3 và 6 được tiếp tục thả xuống. Các toán phân ra từng khu vực để lục lọi, mỗi toán cách nhau vài cây số. Toán 4 do Trung Úy Cao Ngọc Huân chỉ huy được thả xuống sau cùng. Toán này có tăng cường thêm một tiểu đội Biệt Kích Nùng với một khẩu đội nặng M19, vì thế quân số của toán này lên đến 29 người. Khi toán đang tiến về phía Mường Cao thì gặp một lực lượng cở tiểu đoàn, mang quân hàm Hoàng Gia Lào, tưởng là lực lược bạn. Nhưng khi tiến sát gần mới biết đó là lực lượng Pathet Lào, có cả cố vấn quân sự Bắc Việt đi theo.

Trong tình trạng bị bao vây không còn chạy thoát được, kháng cự cũng vô ích, Trung úy Huân đã ra lệnh buông súng. Cả toán bị quân Pathet Lào đoàn 759 bắt trói lại. Vì đơn vị Pathet Lào này đang thiếu thuốc men trầm trọng nên họ đã ra lệnh cho quân nhân phụ trách về truyển tin gởi điện về Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lôi Vũ yêu cầu gởi gấp nhiều thuốc trụ sinh cho toán. Khi gởi điện đi, quân nhân phụ trách về truyền tin đã ghi vào thêm dấu hiệu "Danger" (nguy hiểm) mà địch không hay biết gì. Nhận được mật báo này, Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lôi Vũ biết là toán đã bị bắt nhưng vẫn cho thả dù xuống các thuốc men để có thời gian tìm cách giải cứu. Vài ngày sau, Bộ Chỉ Huy nhận được công điện khác xin thêm thuốc men, nhưng kèm theo đó có câu "Chúng tôi đang ở tọa độ... yêu cầu oanh kích."

Công điện này được chuyển ngay cho ông Carlon Brandy thuộc cơ quan CSD. Sáng hôm sau, có 4 chiến đấu cơ T-28 ngang hông có cờ của Hoàng Gia Lào đã bay tới ném bom và bắn xối xả. Quân Pathet Lào chạy tán loạn. Các anh em thuộc Toán 4 nhân cơ hội này đã cởi trói cho nhau rối chạy về hướng Mường Cao. Máy bay oanh tạc một thời gian lâu nên có nhiều quân nhân của Pathet Lào và Toán 4 đã bị thương vong. Thiếu Tá Trần Khắc Kính đã bay ngay đến Attopeu yêu cầu Trung Tá Khâm Không cho một đơn vị của Tiểu Khu tiến ra sát bờ sông Sé Kong phía ngoài quận lỵ Mường Cao đón các quân nhân Toán 4 chạy thoát được.

Trong ngày kế tiếp khoảng 20 người đã thoát khỏi vùng kiểm soát của Pathet Lào. Sau đó Trung Úy Cao Ngọc Huân đã gom các quân nhân trong toán lại rồi tổ chức vượt sông Sé Kong và xuôi về Mường May. Trung úy Huân đi sau cùng. Khoảng gần một chục quân nhân đã bị thương hay thất lạc. Các toán 1, 2, 3 và 6 hoạt động trong vùng Phy Ya, đến đầu tháng 10 được lệnh triệt thoái theo đường bộ, khi đến chân núi thì được trực thăng H-34 đến bốc về.

Giữa tháng 10, hai Toán 5 và 10 được thả xuống nam Bản Ðông, gần Mường Nông, một quận đang do nhóm Kong-Le kiểm soát. Vùng này có con đường mòn nối từ Bản Đông đến Mường Nông rồi vào tỉnh Savarane. Đây là đường Cộng quân đang dùng để chuyển quân, võ khí và các vật dụng xuống nam Lào. Khi nhảy xuống, hiệu thính viên làm hư một bộ phận của máy truyền tin RS-1 nên máy này chỉ có phát chứ không thu được. Bộ Chỉ Huy phải cho máy bay C-47 thả bộ phận thay thế xuống, nhưng vì có gió lớn, chiếc dù lơ lửng trên không rồi rơi xuống phía Mường Nông, nơi quân của Kong-Le đang đóng.

Đại-úy Khong-Le là một sĩ quan Nhảy Dù trong quân đội Hoàng Gia Lào; Tháng 8/1960, Ðại úy Khong-Le nổi dậy lật đổ chánh phủ trong một cuộc đảo chánh nhỏ. Khi ấy, toàn bộ nội-các chánh phủ với nhiều giới chức lãnh đạo cao cấp không có mặt ở thủ đô Vạn Tượng (Vientiane). Tuy nhiên, đến tháng 12/1960 lực lượng đảo chánh của Ðại úy Khong-Le phải rút khỏi thủ đô vì không chịu nổi các cuộc tấn công của tướng Phoumi Nosavan (được Hoa Kỳ hỗ trợ) Ðại úy Khong-Le rút vào rừng theo phe Cộng Sản Pathet Lào để chống lại chánh phủ.

Chẩn úy Nguyễn Ngọc Giang, trưởng Toán 5 liền ra lệnh cho các binh sĩ dưới quyền bỏ hêt đồ đạc kềnh càng vào một cái hang và giao cho y tá Phạm Xuân Hải giữ, rồi đem quân đi thu lại chiếc dù. Nhưng khi đến nơi, phe Khong-Le cũng đã cho quân tới để cướp chiếc dù, hai bên giao tranh ác liệt. Ðêm đến, Chuẩn úy Giang thấy không còn hy vọng gì lấy lại chiếc dù nên lợi dụng đêm tối, lui quân về hang, nhưng khi đến nơi thì không thấy y tá Phạm Xuân Hải nữa. Anh này nghe tiếng súng đã bỏ chạy vào rừng trốn nên bị Cộng quân bắt đem về giam tại Tchépone.

Không có máy truyền tin, không có y tá, Toán 5 phải rút về Lao Bảo ngày hôm sau. Kiểm soát lại, Bộ Chỉ Huy thấy trên Quốc Lộ 9 từ Savannakhet đến Lao Bảo, lực lượng của phe hữu chỉ còn kiểm soát đến Seno, một căn cứ của Pháp lập trước ngày 20 tháng 7 năm 1954. Căn cứ này chỉ cách Savannakhet vài chục cây số. Phần còn lại do Cộng quân kiểm soát. Vùng phía nam Tchépone là đồi núi cao, nên Bộ Chỉ Huy đã cho thả các toán 1, 14 và 15 xuống để kiềm soát và quan sát. Từ vị trí đó, họ có thể dùng viễn vọng kính nhìn thấy hoạt động của Cộng quân từ Seno đến Bản Houiseng. Ở khu vực này có con sông Se Bang Phai chảy theo Quốc Lộ 9, ngang qua chiếc cầu sắt dẫn tới một phi trường nằm ở phía bắc Tchépone.

Vì khu này là một vị trí chiến lược quan trọng và là cửa ngỏ đi xuống nam Lào để xâm nhập vào miền Nam Việt Nam nên Cộng quân canh gác rất cẩn thận. Ðây là một vùng đồi núi phức tạp, nên ba toán không quan sát hết được. Bộ Chỉ Huy quyết định thả thêm Toán 5 xuống. Khi biết được nhiệm vụ của toán chỉ là quan sát vùng Tchépone nên Chuẩn úy Nguyễn Ngọc Giang, trưởng toán, đề nghị rút xuống còn 8 người thay vì 14 người để dễ hoạt động hơn.

Chuyến bay thả Toán 5 xuống vào lúc gần sáng do Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ lái. Vì trời tối và có mưa, Chuẩn úy Giang không thấy gì ở dưới để lái chiếc dù nên bị rơi xuống trên một ngọn cây. Chiếc máy truyền tin GEN-43 treo giữa hai chân quá nặng nên rơi xuống đất. Chuẩn úy Giang nắm chắc vào một cành cây nhưng cành cây gãy nên rơi xuống sườn núi bị gãy chân và vỡ hàm. Trung Úy Nguyễn Văn Tân, Trưởng Toán 1, liền được lệnh di chuyển về nơi Chuẩn úy Giang đang bị nạn và tạm thời chỉ huy luôn Toán 5. Y tá của cả hai toán đã tìm cách chữa cho Chuẫn úy Giang nhưng không thành công vì thương tích quá nặng, nên đánh điện xin tải thương.

Muốn tải thương phải dùng trực thăng H-34, nhưng cũng phải có phi cơ chiến đấu yểm trợ. Bộ Chỉ Huy liên lạc với ông Edward Barbier, phụ tá của ông William Colby, xin một chiếc AD-6 yểm trợ nhưng bị từ chối. Thiếu Tá Trần Khắc Kính phải giải thích với ông Edward Barbier rằng phi cơ AD-6 chỉ làm nhiệm vụ "air cover" (không-yểm) mà thôi. Và ông sẽ ngồi trên chiếc phi cơ chỉ-huy để hướng dẫn. Ông Edward Barbier miễn cưởng đồng ý.

Sau khi kế hoạch hành quân được trình bày tại phi trường Đà Nẵng, một oanh-tạc cơ AD-6 đã bay lên, nhưng chỉ liên lạc được hai lần, một lần báo đang ngang với Phú Bài, Huế và một lần cho biết đã tới Ba Lòng, Quảng Trị, rồi im luôn. Không ai biết tung tích phi đội đó đang ở đâu. Về sau mới biết chiếc AD-6 này do Trung Úy Tâm lái đã đâm vào một đỉnh núi ở Ba Lòng, cả hai phi công đều tử nạn.

Trời bắt đầu sáng, Trung úy Tân đưa Chuẩn úy Giang vào góc núi với một khẩu Browning 6.35 rồi vội rút lên núi. Cộng quân biết được vùng đêm qua Toán 5 đã nhảy xuống nên mở cuộc lục soát. Trung úy Tân có nghe tiếng súng nổ nơi khu Chuẩn úy Giang ẩn trốn và đoán rằng Giang đã bị bắn chết. Vài ngày sau, Trung úy Tân dẫn cả Toán 1 và Toán 5 về tới Lao Bảo. Vào mùa đông năm 1961, vì thời tiết xấu nên các cuộc hành quân thường được mở trong vùng Quốc Lộ 9 từ Lao Bảo đến Bản Đông. Các toán Biệt Kích Dù được di chuyển từ Saigon hay Đà Nẵng ra phi trường Đồng Hà bằng CH-46 rồi từ đó di chuyển dọc theo Quốc Lộ 9 qua đất Lào. Nhà tù Lao Bảo do người Pháp xây chỉ nằm cách biên giới Việt-Lào vài trăm thước. Nơi này thỉnh thoảng được dùng làm nơi tạm đóng quân. Trước nhà tù có một phi đạo dài vài trăm thước được dành cho các phi cơ thám thính L-19.

Đầu các con suối chảy vào sông Bến Hải có làng Miệt của người Thượng. Toán 12 do Chuẩn úy Nghi làm toán trưởng, đã được giao cho mở cuộc hành quân lục soát quanh vùng trên đất Lào sát biên giới. Bộ Chỉ Huy đã quan sát và nhận thấy các đơn vị của Đoàn 559 Bắc Việt đang đóng rãi rác trong vùng. Quân Pathet Lào chỉ đóng vai trò liên lạc với dân chúng và dẫn đường mà thôi. Việc chiếm lại Tchépone phải do quân đội của phe hữu phái Lào thực hiện, nhưng họ không đủ khả năng.

Bộ Chỉ Huy định cho phá hủy chiếc cầu sắt bắc qua sông Se Bang Phai trên Quốc Lộ 9, nhưng thấy rằng dù phá hủy cũng không ảnh hưởng bao nhiêu, vì quân đội Bắc Việt chưa xử dụng xe để vận chuyển. Vả lại, dù có phá, Đoàn 559 cũng có thể làm lại được. Chiến thuật của Bộ Chỉ Huy là mở các cưộc hành quân quấy phá liên tục trơng vùng để Đoàn 559 không thể hình thành con đường Tây Trường Sơn và không thể chuyển quân và hàng ồ ạt được.

Khi các cuộc hành quân trên đất Lào đang được tiến hành thì ngày 23 tháng 7 năm 1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết. Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam Công Hòa chấm dứt các cuộc hành quân ở Làọ Pathet Lào mở cuộc họp báo tại Cánh Đồng Chum, đưa 4 quân nhân VNCH bị bắt trong các cuộc Hành Quân Lôi Vũ ra trình diện và tố cáo VNCH đã phá hoại nền trung lập Lào. Việt Nam Cộng Hòa đã phải nhờ chính phủ Hoàng Gia Lào nhận 4 quân nhân này rồi qua đưa về.

Qua lời khai của các nạn nhân, người ta được biết quân Bắc Việt đã tìm thấy Chuẩn úy Giang, trưởng toán 1, đang bị thương nên bắt đem về giam ở Tchépone với y tá Phạm Xuân Hải. Trung Sĩ Trần Công Diên làm y tá thay Phạm Xuân Hải cũng bị bắt. Còn Hạ Sĩ Lưu Văn Tăng thuộc Toán 4 bị bắt khi chạy về Mường May. Tất cả đều bị giam ở Tchépone. Ít lâu sau, Bắc Việt cho một máy bay đưa cả 4 tù binh này về giam ở một trại tù ngoại ô thành phố Vinh. Sau khi hiệp định Genève về Lào được ký kết, Bắc Việt đã dùng xe đưa 4 tù binh này đi theo đường số 7 qua Cánh Đồng Chum và giao cho Pathet Lào mở cuộc họp báo tố VNCH.

Quan trọng hơn, sau khi hiệp ước "trung lập hóa" Lào bị thất bại, sự xích mích giữa chính phủ Ngô Đình Diệm và Harriman ngày càng gia tăng. Harriman và tay chân bộ hạ của ông tìm cách lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Tháng 8 năm 1962, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cử Joshep A. Mendenhal, một thành viên trong Toán Việt Nam của Harriman đến Việt Nam nghiên cứu tình hình. Trong bản phúc trình ngày 16 tháng 8 năm 1962 gởi cho Averell W. Harriman, Mendenhal khuyến cáo phải bỏ ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu và những thành phần còn lại của gia đình nhà Ngô, và thay thế bằng những nhóm khác. Mendenhal nhấn mạnh rằng cuộc đảo chánh phải nằm trong tay Hoa Kỳ, nhưng tránh đừng để dân chúng nghĩ rằng tân chính phủ là bù nhìn của Hoa Kỳ. Ông nói: "Vì chúng ta đã bị tố cáo là liên lụy đến cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 và cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962, nên các viên chức Hoa Kỳ phải âm thầm chọn lựa những người Việt Nam có khả năng làm đảo chánh (như Nguyễn Ngọc Thơ và Dương Văn Minh) và cho biết sẵn sàng ủng hộ một cuộc đảo chánh trong thời gian thích hợp. Chúng ta đứng đàng sau làm cố vấn, còn để cho người Việt thực hiện tất cả." Đọc toàn bộ nội dung bản phúc trình này, chúng ta thấy hầu hết các đề nghị của Mendenhal đã được thi hành trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 và sau đó.

Trong cuốn The Secret History of the CIA của Joseph J. Trento mới xuất bản (2005) có ghi lại cuộc phỏng vấn ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Saigon năm 1963. Ông Corson cho biết: "Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Cabot Lodge thực hiện." Harriman đã điều khiển vấn đề Việt Nam không hỏi ý kiến của Tổng Thống và ông Robert Kennedy, Bộ Trưởng Tư Pháp.

SỐ PHẬN CỦA CÁC TOÁN LÔI VŨ
Sau khi có Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào 23 tháng 7 năm 1962, các toán Lôi Vũ đã được rút về hành quân trong nội địa. Thung lũng A Shau và A Lưới nằm trên con đường 14 ở phía tây Huế là nơi quân Bắc Việt hay từ Lào xâm nhập vào miền Trung qua các khe núi. Vào mùa hè năm 1962, Toán 10 do Chuẩn úy Nguyễn Bá Chẩn làm Toán Trưởng được thả xuống lục soát phía bên kia biên giới. Toán 10 nhìn thấy từ Bản Pe Hai có một con suối nhỏ chảy vào Việt Nam, và đoán đây là con đường xâm nhập của Cộng quân nên bố trí quan sát.

Vào một buổi chiều, Chuẩn úy Chẩn đánh công điện hỏa tốc báo cáo: "Cả một rừng cây di chuyển". Cộng quân cỡ một tiểu đoàn đang từ Lào tiến xuống thung lũng A Shau. Bộ Chỉ Huy báo cáo ngay cho Trung Tâm Hành Quân của Quân Đoàn 1 biết để phi cơ AD-6 tới oanh kích. Nhưng vì đang ngày nghĩ nên các sĩ quan trực không có thẩm quyền quyết định. Đi xa vào phía nam hơn, Toán 1 được thả xuống con đường 14 cũ do người Pháp làm, ở khúc Kontum, lục lọi trong các vùng Dak To, Dak Sut, Dak Gle, Dak Pek và Dak Roath, tới biên giới tỉnh Quảng Nam.

Chiến công oai hùng của Hành Quân Lôi Hổ trong nội địa là cuộc Hành Quân Lam Sơn 1 vào Mật Khu Đỗ Xá và cuộc Hành Quân Lam Sơn 2 vào Mật Khu Nà Nêu. Nhưng sau khi chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, kế hoạch Hành Quân Lôi Hổ bị giải tán, còn người chỉ huy là Thiếu Tá Trần Khắc Kính bị bắt và bị quân đảo chánh tra khảo về tiền bạc. Trong khi đó, Hà Nội cho mở rộng cả hai con đường Đông và Tây Trường Sơn để tiến chiếm miền Nam. Con đường này thường được gọi là "đường mòn Hồ Chí Minh," còn các nhà phân tích của Mỹ gọi là "xa lộ Averell Harriman" (The Averell Harriman Highway). Đa số các quân nhân VNCH thực hiện các cuộc Hành Quân Lôi Vũ không còn nữa, nhưng Tổ Quốc không quên ơn họ.

QUEENBEE-1