PDA

View Full Version : Phi vụ rescue bên Lào



ttmd
12-04-2012, 02:44 AM
http://www.youtube.com/watch?v=jkuwbYRDBIU

vinhtruong
12-08-2012, 02:54 PM
Trích một đoạn trong bài “Queenbee-1 thả Toán STRATA” có dính líu về vụ rescue nầy

“… Hạ Lào, Xa lộ Harriman huyền biến hay mưu đồ trò chơi Khổ Nhục Kế? bắt mấy thằng Cu Mỹ phải dấn thân, riêng KQVN thì chả bao giờ biết được 4 điểm hậu cần quan trọng mà Không Hải Quân Mỹ không được dội Bom, dù khi bay ngang qua bị dưới đất khai hỏa lên cũng phải bỏ chạy không được trả đũa (retaliation) như 4 depot cargo dưới 3 chân đèo Đèo Mụ Giạ, Đèo Ban karai, Đèo Ban raving, và hậu cần 611.

Biện-pháp, phi cơ Mỹ khi oanh tạc Bắc Việt đều có 2 phi công, (vì thiếu người nên bắt người Việt ngồi thùng được gọi là “tháp tùng tử” cho đúng regulation) - người lo oanh kích còn người kia lo theo dõi nội quy ROE không cho phép phi-công đụng đến 4 mục tiêu trên, làm trở ngại hoàn thành định kiến-1, (axiom-1: Vì đây là trò chơi chiến tranh nên phải có điều-lệ gọi là ROE (Rule Of Engagement) [axiom-1: giao miền nam cho Hà Nội] Vì chỉ cần 1 viên đạn 20ly thì tất cả depot sẽ tan tành như xác pháo ngay.

Sau đó, một phi tuần F-100 phi cơ chiến thuật Super Sabre USAF lỡ dại vi phạm vùng cấm nầy được gọi là, “SAM enveloped” bị BV bắn hạ, (hãy đọc trang 161-167, Volume-1, The New Legion, Vinh Truong “The Ban Karai Pass where one Supersabre F-100 had gone down” một chết, một nhảy dù được cứu thoát, hay xem hình Rescue trên sẽ rõ về hoạt cảnh Rescue.

vinhtruong
12-19-2012, 06:56 PM
Lấy thí dụ cuộc rescue trên đây: Một phi tuần F-100 Super Sabre chiến thuật, USAF lỡ dại vi phạm vùng cấm nầy được gọi là, “SAM enveloped” bị BV bắn hạ, (hãy đọc trang 161-167, Volume-1, The New Legion, Vinh Truong “The Ban Karai Pass where one Supersabre F-100 had gone down” một chết, một nhảy dù được cứu thoát, hay xem Video Rescue trên sẽ rõ về hoạt cảnh Rescue mà chỉ có phi công Hoa Kỳ phải chịu cái cảnh “Khổ-nhục kế” vì quyền lợi của tư bản Mỹ!

Hơn ai hết, Harriman hiểu rõ hậu quả của cuộc chiến tàn khốc nầy, nên ông ẩn núp kín đáo trong ngôi vị thứ Ba của Bộ ngoại giao nhưng quyền hạn như một đại đế hoàn-vũ; Bên cạnh đó ông bố trí vây kín TT Kennedy và TT Johnson bằng những thành viên Đảng Skull and Bones để khống chế chính quyền như độc giả đã đọc những chứng từ ở trên, và những lời đối thoại qua lại của những viên chức cũng như chính khách có thẩm quyền, như anh em Bundy (với ám số Skull and Bones 39 và 40) và các viên chức Bộ quốc phòng cũng như thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Forrestal. Bởi vì thế giới sẽ nguyền rủa cuộc chiến dơ-bẩn nầy thì tại sao Harriman phải lộ diện như hồi thế chiến 2 hay chiến tranh Triều Tiên? Vì mỗi nơi nầy Harriman phải để lại quân Mỹ làm ‘hậu-trạm’ bảo đảm sự an-toàn cho Đồng minh, còn VN thì không!

Cái siêu quyền lực Secret Society tiềm ẩn nầy lại chi tiền dùng công cụ truyền thông văn hóa phối hợp trong khuôn viên đại học để đổ lên đầu vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ như: Kennedy đã có những quyết định sai lầm về Việt Nam vì Kennedy không thật sự chú trọng vào vấn đề, còn về phần Johnson thì vì Việt Nam không là ưu tiên của ông ta. Kennedy thường phó thác việc quyết định về Việt Nam cho phụ tá những người thường bất đồng về mục tiêu hoặc đơn giản là thiếu khả năng. Những ký giả được mua chuộc đều lên-án cả hai ông tổng thống không hề dành thì giờ thẩm định chính sách của họ ở Việt Nam với sự cẩn trọng tương xứng.

Những ký giả nầy đi đến kết luận hồ đồ là, khi lãnh đạo thiếu sáng suốt và quyết tâm thì sai lầm tất nhiên chồng chất. Họ cho rằng một số người vẫn muốn lập luận rằng sự mù mờ ấy chỉ giản dị là dấu hiệu cho thấy Việt Nam không quan trọng đến độ giới lãnh đạo Hoa Kỳ dành hết tâm trí, và chỉ nội việc đó thôi cũng đủ cho thấy lẽ thất bại của cuộc chiến VN. Còn truyền thông văn hóa thì đã đến lúc quân đội Mỹ phải chuẩn bị rút về theo như thế chiến lược khai thác lợi nhuận xong của Đảng Công Ty WIB, rồi họ đi đến lập luận là Việt Nam có đủ quan trọng khiến chính quyền gởi hàng trăm ngàn thanh niên Mỹ vào cỏi chết trên chiến trường xa xôi với sự ủng hộ của dân chúng và Quốc hội? Rồi đi đến kết luận, họ đổ thừa cho chính quyền Kennedy, Johnson thi hành kém cỏi, thì hiển nhiên là một phê phán về phẩm chất của lãnh đạo chỉ huy chứ không về chính sách của quốc gia; Thật là một điều bỉ ổi cho cái quyền lợi hẹp hòi của tập đoàn Triều-đại Công Ty WIB. Tất cả rồi đây phải trả lại sự thật cho lịch sử Hoa Kỳ khi cái tập đoàn Skull and Bones ghê-gớm nầy bị hạ bệ (Tác phẩm “Lê Dương Mới” bằng Anh ngữ “The New Legion” sẽ là một phân tử góp phần cho sự minh chứng tương lai lịch sử, narrative history).

Trong suốt những năm từ 1961 đến 1967, có nghĩa là chính quyền của Kennedy và Johnson đã đánh mất lợi thế xuất phát từ khả năng quân sự vượt bực qua các suy nghĩ chiến lược kém cỏi và thiếu nghệ thuật chính trị: Sự thật do tay chân của Harriman khống chế không cho Tướng Westmoreland đụng đến đường Xa lộ Harriman dùng để chiếm lĩnh miền Nam theo như định-kiến-1 của chúng, đến nỗi Tướng Westmoreland cũng không hiểu nên cứ đổ lỗi cho Johnson phản ứng chậm, mất thời gian tính, đúng theo ý đồ của P.G. “Everything worked but nothing worked enough”. Chiến tranh Việt Nam cũng như Iraq, hầu hết các Tướng lãnh tham dự cuộc chiến không hiểu được mục tiêu, hay có hiểu được một cách mù mờ. Làm sao Tướng Westmoreland hiểu nổi Việt Nam chỉ là nơi thao-luyện để tập trận cho quân đội Mỹ hầu tiêu dùng chiến-cụ cũ và phát triển vũ khí đời mới, cùng rủ-rê trò chơi chạy đua vũ trang với kẻ thù Liên Xô, nhưng phải có thao trường an toàn, ưu tiên quốc phòng trên chiến trường Triều-Tiên [thế hệ phản lực: MIG-15/F-84] và Việt-Nam cho kinh tế qua phát triển Hành không Dân dụng qua thế hệ Jet engine kể cả trực thăng.

Họ lừa thế đổ tội những sai lầm tai hại và nổi bật nhất có thể được liệt kê như sau: quyết định của Kennedy vào năm mới nắm chính quyền 1961 (nhưng do cuộc họp ngày 21/9/1960 của NSC) để bàn cãi về cái gọi là trung lập hóa Lào nên đã nhường cho địch vùng trú ẩn tại biên giới và các trục giao thông nội biên, nên phải gánh chịu thiệt thòi về chiến lược trong suốt trận chiến, nhưng sự thật chính Harriman là đạo diễn về vấn đề trung lập Lào. Vì định-kiến-2 của Harriman mà các ký giả được lệnh chỉ trích quyết định của TT Kennedy khi gia tăng quân số Mỹ tại Việt Nam trong khi ngăn báo chí, truyền thông văn hóa loan tin về việc quân tác chiến Mỹ lâm chiến mà không có ý niệm (lệnh Harriman không cho phép Hoa Kỳ dính líu gì với công pháp quốc tế vế miền Nam Việt Nam) chiến lược nào rõ ràng ngoài nhiệm vụ “Cố-vấn”, điều nầy gây ra một tiền lệ nguy hại cho việc tham chiến không có chủ đích rõ rệt và minh bạch với dân chúng. Quái đản nhứt là trong vụ đổ thừa hửu lý cho rằng TT Kennedy dùng võ lực thô bạo để đảo chánh TT Diệm, vì vậy đã loại trừ một nhà lãnh đạo Việt Nam chống Cộng khá nhứt, quả thực một hành động ném đá dấu tay rất tinh vi và đáng sợ, dĩ nhiên đương kim tổng thống phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em Diệm Nhu là đúng rồi còn gì nữa?

Permanent Government đổ thừa cho tất cả sai lầm trên của hai vị Tổng Thống để cuộc chiến kéo dài từ năm nầy qua năm nọ mà không thẩm định được một cách đúng đắn mục tiêu và thành quả, khiến ý chí chính trị phải tiêu tan tại Hoa Kỳ. Đến 1969, thời điểm axiom-3 họ thành lập phong trào phản chiến do đại học Yale, trung úy John F Kerry phản chiến xuất đầu lộ diện cùng với quần chúng ngày càng không muốn ủng hộ cuộc chiến theo lối đang tiến hành, có nghĩa là sẽ đến giai đoạn định-kiến-3 là rút lui danh dự qua áp lực quốc hội có biện pháp quyết định sau cùng giống như Iraq. Họ cho rằng thời gian dài vượt giới hạn sự kiên nhẫn của nhân dân Hoa Kỳ, nhưng đó là trong mưu lược của họ có tính trước, khi khai thác lợi nhuận của một công trình cũng vừa xong. Họ dựa vào những định lý của các vĩ nhân để áp dụng vào sự gây chiến tranh tại những nước khác để thủ lợi như Việt Nam và hai cuộc chiến lớn nhỏ ở Iraq qua thuyết “Quân Sự yểm trợ Kinh Tế”của kinh tế gia người Anh Malthus, như “không có tàn phá xây dựng bị đình trệ, và nếu xây dựng hoài, thì có lúc phải phá đi để có chỗ tái thiết” Lý thuyết có vẻ ác độc, nhưng đó là thực tế.

Cuộc chiến Iraq lần thứ Nhất, tình báo chiến lược Mỹ phải vận dụng tài lừa bịp xúi Saddam Hussein sáp nhập Kuwait vào với Iraq. Hussein dĩ nhiên rất ưa thích, nhưng cũng cẩn thận hỏi ý kiến Bà Đại sứ Mỹ Glaspie. Nhưng Bà Glaspie giữ thái độ yên lặng; “yên lặng có nghĩa là đồng ý”. Thế là Hussein xua quân chiếm Kuwait để tạo ra chiến tranh tàn phá, rồi Mỹ vào tái thiết Kuwait với khoảng 100 tỷ dollar dễ dàng. Dân Kuwait chỉ có cái tội là thiên nhiên ưu đải thu nhập tính theo đầu người quá nhiều, phải chia bớt cho Tư Bản Mỹ chút ít, chớ khơi khơi bảo Kuwait chia cho Mỹ 100 tỷ thì đời nào họ chịu. Quân Mỹ đánh tới biên giới Iraq thì ngưng nhưng lại xúi giục các giáo phái nổi lên lật đổ Hussein, báo hại Đảng Bath và giáo phái Shite và Sunny thanh toán nhau gây ra một sự căm thù truyền kiếp cho sự tàn phá kế tiếp cuộc chiến lần sau mà do chính tay người Iraq gây ra. Còn Việt Nam ở giai đoạn 2 (khi quân đội Mỹ bắt đầu rút về) biến Miền Bắc thành thời kỳ đồ đá, Hà Nội phải thắp đèn dầu, còn Miền Nam thành vùng đất hoang dã sau khi Mỹ thí nghiệm đủ loại vũ khí.

Họ vin vào cớ (định-kiến-2 tại khuôn viên đại học) người Mỹ không có lý do chính đáng để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Nhưng Tôi lại nghĩ rằng sức mạnh toàn cầu hiện đang ở trong tay của Hoa-kỳ phải được coi như một trách nhiệm lương tâm, không là điều làm chúng ta phải biện bạch. Nếu nước Mỹ không dùng sức mạnh đó để đem lại điều tốt lành cho con người trên thế giới thì chẳng những nước Mỹ mất hết sức mạnh, mà Mỹ còn mất cả những điều tốt đẹp đã tích lũy từ trước đến nay. Theo kế hoạch Road-Map, sau 20 năm gọi là thù địch với Việt Nam qua hội chứng phải giải tỏa: Vừa qua ông Đại Sứ thứ Ba, Micheal Marine khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ các quyền làm người căn bản cho nhân dân toàn thế giới, chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam!” Hoa kỳ đang cố hàn gắn vết thương chiến tranh và đem lại dân chủ cho Việt Nam để vượt ra khỏi Hội Chứng Việt Nam, nhưng tình hình khó khăn phải đợi đến 2023, khi thế hệ dính dấp vào cuộc chiến đã nằm xuống (không thể lội ngược dòng lịch sử) mới có đa Ðảng và dân chủ VN, vì theo lộ-đồ diễn tiến hoà bình tránh cuộc tắm máu có thể xảy ra, nên Mỹ phải chuyển biến đảng Mafia VN từ bản chất Cộng Sản qua ổn-định hệ thống hành pháp chế bằng Nguyễn Tấn Dũng (người của Mỹ) nắm quyền sanh sát trong tay qua mặt BCT cũng như Quốc hội, lập lại triều-đại Lê Đức Thọ. Chủ đích mượn tay Dũng ăn cướp dùm tiền bạc từ viện trợ cho đến công quỹ gởi vào ngân hàng để sau cùng thì tình trạng cũng giống như Marcos, Trần Thủy Biền… Dollar Xanh sẽ trở về Mỹ theo định luật Malthus.


Nói về điều lệ trò chơi “Rules Of Engagement” nếu ta dịch ra là “Luật Giao Chiến” thì không ổn lắm; Theo sự hiểu biết tầm thường của tôi, đây là trò chơi chiến tranh giữa hai siêu cường thì phải giải là “Điều-Lệ của Trò chơi” Thí dụ hơi buồn cười nhưng có thật trong tài liệu. Khi bay oanh tạc Miền Bắc, mỗi chiến đấu cơ đều có hai người, một người lo lái, còn người kia lo đọc ‘điều lệ nội-quy’ được cho phép. Tuy có Bom Smart, Laser, CBU-55, Rocket điều khiển vô tuyến nhưng không được dùng, mà chỉ thả Bom chạm nổ thông thường từng hai trái một lần, không được Salvo một lần. Có như vậy khả năng phi cơ bị tiêu hủy mới tăng nhiều, như hàng tiêu dùng phải xài cho hết, hầu sản xuất mặt hàng mới để xử dụng vào ‘giai đoạn 3’, Trung Đông.

Tướng George Brown, Tư Lệnh Đệ Thất Không Lực phàn nàn với Tướng Abrams: “[B]Theo ROE, chúng tôi không được dội Bom những kho tàng, căn cứ địch nếu họ không bắn lên… dù rằng chúng tôi bay trên đầu họ để nhữ, chờ đợi…,” Tóm lại phi công Hoa Kỳ chỉ dội khi bị phòng không ở dưới bắn lên để tự vệ. Thậm chí có những vùng được gọi là SAM-envelopped nếu bắn lên thì bỏ chạy chớ không được trả đũa, thế mới đau đầu cho phi công Mỹ, phi cơ bị tháo gỡ hệ thống laser targeting pods kể cả smart bomb và night vision goggles, còn KQVN thì tầm hoạt động không đủ oanh tạc Hà Nội. Sau nầy, Thượng Nghị Sĩ tù binh Mc Cain “tức-khí” phun ra, “cái kẻ không xứng đáng chiến thắng mà lại chiến thắng” Báo hại Siêu chính phủ phải ngầm ý, muốn được yểm trợ tài chánh để ứng cử làm Tổng Thống nên ăn nói dè dặt và ẩn chút chính trị một tí. Thế nên sau nầy Mc Cain ăn nói khá chững chạc hơn để không ra khỏi lộ-trình hậu Việt Nam.

Tướng Brown xác nhận với Abrams, phi hành đoàn chịu quá nhiều nguy hiểm với chiến thuật bị gò bó như vậy; Tháng March 1970, các phi cơ Thunder-Chief F.105 khi oanh kích gần vùng cán-gáo phía đông Ban Ban của biên giới Lào trên Quốc lộ 7 thì bị 4 hoả tiễn SAM bắn lên nhưng may mắn chúng tôi thoát khỏi. Trung Tâm Yểm Trợ Hành Quân theo dõi ROE của Tướng Haig cấm không được bay trên quốc lộ 7 và những vùng được bảo vệ bởi SAM vì là phải nuôi dưỡng chiến tranh thêm một thời gian nữa. Tướng Abrams nổi nóng, hỏi lại Tướng Brown: “Có nghĩa là Không Quân không được quyền dội Bom trên đầu chúng, dù rằng chúng bắn lên, trong phạm vi đường 7 và Đông Ban Ban, để họ ngang nhiên tiếp viện vào Nam?” Tướng Brown xác nhận: “Dạ... dạ đúng vậy, thưa Ðại Tướng, Chúng tôi không được tấn công để trả đũa!” Abrams nổi nóng nhưng không làm gì được, “Bảo mấy người đó ngồi trên phi cơ bay vào vùng địch để lấy cảm giác!” Chưa hết, theo không ảnh có những giàn hỏa tiễn SAM do chuyên viên Liên Xô đang lấp ráp cũng không được oanh kích vì có thể gây thương vong cho chuyên viên lắp ráp. Phi cơ MIG đang đậu hoặc di chuyển, không được oanh kích; Phi cơ MIG đang bay có huấn luyện viên Liên Xô, cho rằng không khiêu khích, không được truy-kích; không được phá hủy runways vì phải để cho MIG-21 cất cánh để tập dợt không chiến (Dog-fight) với Mỹ và nhứt là để cho phi-cơ vận tải hạng nặng AN-2 có sức chở trên 10 tấn đáp xuống Hà Nội thả xuống những trang cụ điện tử cho hệ thống phòng không mà Mỹ và LX rất sợ đi qua biên giới TQ sẽ bị ăn cắp kỹ thuật chế tạo [Trong sách lược Eurasian Great Game phải giúp TQ tạm thời chiếm ngôi vị thứ NHÌ trong một thời gian nhứt định nào đó rồi dìm xuống vĩnh viễn nằm dưới trướng của Nhựt là đàn em trung thành không phản trắc với Mỹ] …Thế nên Hoa Kỳ không dám cho KQ miền nam phi cơ oanh tạc có tầm hoạt động xa sẽ thả vào runways thi hư đại sự, dù rằng họ rất muốn KQVN hy sinh thế cho mấy thằng cu Mỹ nhưng đành chịu, phải dùng người nhà trong thế “Khổ nhục kế” để tiêu hủy hàng tiêu dùng.

Thình lình, Tướng Haig bị lệnh của “Toán hành động đặc biệt” (Washington Special Action Group) gởi qua Việt Nam để điều nghiên tại chỗ, về kho tiếp liệu cuối đường Xa-lộ Harriman bị quân lực VNCH triệt hạ, chiến trận xảy ra ngay trung tâm đầu não MTGPMN (COSVN). Vì đây là hành động vi phạm những điều lệ quy ước của trò chơi chiến tranh. Tướng Haig thảo luận với Tướng Abrams với thái độ cay-cú, xấc láo, Haig nói: “Tôi ghét cay ghét đắng… vì TT Nixon không thể chứng minh sự lỗi lầm tai-hại của mình khi vi phạm hiến quyền gây chiến “Power- Act” chĩ duy nhất dành riêng cho Quốc Hội… còn lệnh lạc thì lề mề chậm chạp không rõ ràng!” Haig chỉ trích như là một chính khách có đủ quyền năng như Harriman chớ không phải là một Tướng lãnh bình thường, Haig là vị Tướng chưa nắm Sư đoàn, không đặc cách mặt trận mà vẫn lên đến Đại tướng… Ai gắn lon?

Tất cả… Haig ám chỉ TT Nixon ra lệnh hành quân phá hủy Căn cứ đầu não của MTGPMN. Người sĩ quan thuyết trình của MACV cho rằng lệnh lạc không rõ ràng từ Washington qua những thủ tục giấy tờ chậm chạp chớ không phải lỗi tại nơi đây. “Chúng tôi nhận được Hai công điện, Một bảo rằng ‘tấn công ngay’- Một bảo rằng ‘phải nhanh chóng rút ra ngay’…Thế Washington muốn chúng tôi làm gì ?” Haig bèn giả-lả: “Ờ!... thì tấn công vào… rồi thì rút ra… có vậy thôi!”. Tướng Abrams thêm rằng, chúng tôi không hiểu gì cả, lúc thì tăng quân VNCH lên 1.100.000, rồi thì sau đó vì ngân quỷ chỉ cho phép rút xuống 100.000 quân để tiết kiệm ngân quỹ. Abrams tức khí: ‘Thế thì cáì cục cức gì Washington muốn? Tôi nghĩ với số quân ít ỏi như vậy, chẳng qua dành cho Đại tá Cavanaugh một công việc chuyên môn về Biệt kích hạn hẹp”.

Ngày 12 March 1970, kế hoạch trò chơi qua giai đoạn mới, Hải Đoàn 759 của Bắc Việt chấm dứt chuyên chở tiếp liệu cho quân họ đến hải cảng Sihanouk Ville, và liền sau đó đổi tên lại là hải-cảng Kompong Som do Tướng Lon Nol sau khi lật đổ Thái tử Sihanouk, và sáu ngày sau quốc hội đi đến quyết định truất phế Sihanouk; Lon Nol bèn gởi khẩn cấp một thông điệp cho Hà Nội thông báo ngay, trong vòng Ba ngày quân đội BV phải rút ra khỏi lãnh thổ Cambodia. Đây là một khúc quanh quan trọng trong cuộc chiến Việt Nam; Nhưng thật ra trong trò chơi nầy, Hà Nội đã dư thừa chiến cụ và tiếp liệu cất giữ dọc theo đường Xa lộ Harriman và họ muốn tái xác định lại một lần nữa chỉ có duy nhất Xa lộ nầy là huyết mạch để chiếm Miền Nam. Nhưng xa lộ nầy rất an-toàn, phi cơ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không đụng đến; Đường Xa lộ nầy xây dựng từ ngày hiệp định trung lập Lào 1962 đến 1966 được 750 cây số, đến 1970 coi như hoàn thành là 3.700 cây số và được an toàn xử dụng trong mọi thời tiết. Đại tá Bùi Tín vẫn tự tin cho rằng: “mặc dù B.52 có oanh tạc trên đường 559 (đường mòn Hồ) nhưng không ảnh hưởng gì tới khả năng yểm trợ chiến trường vì chúng tôi có dư thừa chiến cụ cất dấu dọc theo hành lang của đường mòn”. Tiếp vận do Liên Xô cung cấp qua dollar và nguyên liệu của Mỹ, như Tôi lấy thí dụ từ cuốn quân sử Quân Đội Nhân Dân (PAVN). Về xe Molotova không thôi, chỉ vào mùa khô 1970-1971 có 4.000 chiếc bị phá hủy, trong đó phần nhiều do AC-130B bắn bằng hồng ngoại tuyến tầm nhiệt đã nướng hết 2.432 chiếc (có tất cả 60.8 phần trăm tổng số xe bị kẻ thù phá hủy).

Tóm lại, trung tâm hành quân của Tướng Haig cho phép quân đội Mỹ và VNCH tấn công khắp mọi nơi quân BV có mặt, nhưng chỉ để ‘vui-chơi’ có tiếng vang chớ không phải để hủy diệt hoàn toàn theo như kim chỉ nam: “Everything worked but nothing worked enough” Để đi đến kết luận, vì những điều lệ trò chơi nầy do một Nhóm học giả kiệt xuất của Harriman điều nghiên rất kỹ trước đó khá lâu, nên Bốn đời Tổng Thống có dính líu chiến tranh Việt Nam cũng không hiểu mục-tiêu của chính sách là gì, huống hồ các Tướng lãnh đã tham chiến tại Việt Nam và Iraq? Làm gì họ hiểu nổi thế Siêu Chiến Lược “Eurasian Great Game” của Trùm Đảng-Hội ‘Skull and Bones’ kiêm người Thủ-lãnh của Sáu người bạn nắm vận mệnh thế giới theo sách “The Wise-Men”. Trong Bốn đời Tổng thống nầy, chỉ có TT Nixon là bị kèm kẹp chặt chẽ nhất, [xem hình Lam Sơn 719 thì rõ, Volume-II, Chapter-1] cả bộ tham mưu tại Tòa Bạch Ốc ai ai cũng biết Kissinger được chỉ thị nói xấu Nixon trong mùa tranh cử 1968, nhưng dù ông hay ai làm Tổng thống cũng phải nhận Kissinger làm cố vấn. Siêu Chính Phủ rút kinh nghiệm, hồi đời Kennedy và Johnson; Dù rằng họ bủa vây Kennedy như một con cua có tám cái càng đều là Đảng viên của Skull and Bones, đặc biệt hai cái càng lớn nầy nắm giữ là hai anh em, một ở chức vụ cố vấn Tổng thống là Skull and Bones 40, Mc George Bundy, còn ở Bộ ngoại giao là Skull and Bones 39, William P.Bundy. Nhưng không áp lực được Kennedy qua công điện gởi cho Cabot Lodge ngày 30/10/1963 yêu cầu ngưng hoặc trì hoản cuộc đảo chánh TT Diệm; Còn Johnson gởi công điện cho phép quân đội VNCH được săn đuổi quân đội BV ra khỏi biên giới nhưng bị Nhóm Skull and Bones không cho phép. Vì thế chúng ta cũng dễ hiểu tại sao bằng mọi giá W.A.Harriman phải bảo vệ đường mòn HCM hay xa-lộ Harriman?

QUEENBEE-1

vinhtruong
12-20-2012, 04:15 PM
VNAF rescue theo kiểu nhà nghèo “Liệu Cơm Gắp Mắm”
Trong tần số FM 42.5, có tiếng liên lạc của Kingstar 4 và 5 cùng Cobra Mỹ đang cất cánh để cover tản thương và tiếp tế cho căn-cứ hỏa-lực Hồng-Hà 2, đúng 10:50 theo đồng hồ của tôi. Nghe nói được Gunship-Cobra yểm trợ, linh tính tôi bắt đầu lo (trong Không-quân, lấy giờ bay và thâm niên làm gốc, thế nên Kingstar-4 với cấp bực nhỏ hơn [thiếu-úy] nhưng thâm niên trong Phi đoàn, lên làm Lead hướng dẫn hành quân) trên đường bay tới Hồng-Hà-2 khoảng chừng hơn 20 phút; vùng nầy phòng không chưa đáng sợ, nhưng điều quan trọng nhất là HH2 đã bị địch bao vây cả mấy ngày nay, tất cả đại bác 105, và 155ly của ta đều bị tê liệt bới đạn 152ly xuyên phá.

CSBV khóa chặt căn cứ nầy bằng trận địa pháo cường tập ngay khi nghe tiếng trực thăng bay vào bằng cối 120ly và đại bác xuyên phá 152ly, 130ly và chúng đang chờ đợi Trung đoàn chiến xa 202 từ hướng tây/bắc xuống đến để tiền pháo hậu xung và tràn ngập sau đó như trận chiến vừa qua tại Ðồi-31, rồi Ðồi-30, rồi đến đây. Dĩ nhiên Hoa kỳ thẳng thừng từ chối không bay vào yểm trợ. Nếu như tôi hưóng dẫn thì phải ít nhất hơn nửa tiếng, vì phải bay vòng và sát ngọn cây, tạo ra sự bất ngờ theo như chiến thuật đột-kích trên đường mòn HCM. Nghĩ đến đây, Tôi bắt đầu rùng mình và lo lắng cho con em mình.

Căn-cứ Hỏa-lực nầy được chiếm lĩnh bởi Trung-đoàn 3/SĐ1BB, đây chỉ là một ngọn đồi nhỏ nằm lẻ-loi, với cao độ hơn 600 thước cách mặt biển, sâu qua đất Lào khoảng chục cây số. Dù rằng một ngọn đồi nằm lẻ-loi nhưng nơi đây là một cứ điểm rất quan trọng, như một đài quan sát và yểm trợ bao quát cho cuộc hành quân, chận ngay yết hầu của đường mòn Hồ. Căn-cứ nầy có 2 bãi Trực-thăng, cách các Bunkers không xa, hơi thấp xuống một chút là một bãi Trực-thăng lớn dùng để câu móc súng và xe nước uống và lưới đạn.

Vì Gunship/213 rất hạn-hẹp không thể bao che tất cả phi-vụ, trước khi đi bay, Bộ chỉ huy Hàm Nghi cho biết, tình hình có nguy hiểm nhưng không đến nỗi; Các tin-tức tình báo cũng như quân báo đều phải che dấu một ít, vì sợ anh em Không-quân từ chối phi vụ như Không-kỵ Hoa-kỳ không bao giờ đáp những CCH đã bị BV điều chỉnh tác xạ trước. Sự thật Căn-cứ nầy đã bị bao vây trong mấy ngày nay; Theo tôi nghĩ rồi định mệnh cùng số phận cũng giống như Đồi 31, 30, LZ North, LZ South của BĐQ; Bây giờ chỉ còn là chờ đợi từng giờ từng phút sẽ xảy đến mà thôi, Hoa-kỳ đã thẳng thừng từ chối là Hot LZ nên không chịu đáp, không trách vì họ đã chịu quá nhiều tổn thất, rơi rụng xung quanh Căn-cứ nầy, điển hình là nằm chần-dần trên bãi đáp của pháo đội 155 là chiếc Trực-thăng khổng lồ CH-53 Stallion, USMC màu xanh rêu, và nằm kề là chiếc Trực-thăng OH-6 màu olive.

Hai chiếc UH-1 của mình và Hai Cobra Mỹ đang bay trên 5,000 bộ, sau một buổi sáng sương mù khá dầy đặc, bây giờ thời tiết thật tốt chỉ còn đọng lại với những lớp sương mờ buổi sáng thoang-thoảng không đáng kể, bốn chiếc đang hướng về Căn-cứ Hỏa-lực HH2. Tôi, vì linh tính nghi ngờ nên dặn Co-pilot của Kingstars phải để tần số VHF liên-lạc với tôi thường xuyên, lo nhất là lúc 2 chiếc Hueys đang đến LZ, lúc giảm cao độ, làm cận tiến để đáp, nếu mấy thằng bộ-đội anh hùng thì nên bắn vào phi cơ có võ trang như 2 chiếc Cobra nầy, mà chừa ra 2 chiếc hiền lành đang cứu sự đói, khát cho quân bạn.

Bỗng trong nón bay, tôi nghe qua tần số VHF “Phòng không đủ loại, từ nhiều cao điểm chung-quanh bắn lên từng cụm khói trắng như hoa giăng, chúng tôi đang xuống…!” Rồi bỗng dưng tắt lịm, một sự yên lặng dễ sợ như nhói quặn trong tai. Tôi vặn tối đa Volume của máy VHF và hồi-hộp đợi chờ, để Wing Lưu lên làm Lead và người học trò của tôi cứ bay theo chiếc Lead làm vòng chờ. “Vẫn chỉ còn một sự yên lặng nặng-nề trôi qua trong nón bay, làm tôi cảm thấy như muốn nghẹt thở”.

Có tiếng rồ rồ trong nón bay “Cobra của Mỹ, bắt đầu tách khỏi chúng tôi ‘prep’ vào ổ phòng không cạnh sườn đồi trọc… Họ phóng Rockets chống biển người, phụt ra toàn màu Hồng-Đỏ” Nghe tới đây tôi có một chút an-tâm, vì chúng phải lo chống cự với Cobra mà quên 2 thằng em của mình! Nhưng bỗng nhiên Tôi lại nghe: “Mấy thằng Cobra nó gọi nhau, trên tần số Guard: “Ground Fire… Ground Fire… get-out the fucking place” Rồi nó bay đâu mất tiêu! Những trái đạn đại bác phòng không từ tứ phía bắn lên nổ từng đám khói như những cụm bông gòn càng lúc càng nhiều bao quanh chúng tôi” nhiều nhứt là phòng không 37ly

“Rồi các anh em đang làm gì… đã đáp xuống chưa?” Tôi chẳng còn nghe tiếng trả lời, mà chỉ còn nghe trong nón bay tiếng đại-liên M.60 của Kingstars đang nổ dòn. Chắc Kingstar đang chuẩn bị đáp, tôi lặng thinh và cầu nguyện cho 2 Kingstars; Vừa đang cầu nguyện, tôi nghe: “Tàu trúng đạn quá nhiều… Lead Trưởng phi cơ Thiếu-úy Phúc bị thương, đèn đỏ báo nguy nổi lên mọi nơi… trên Panel… báo cáo đã đáp xuống được rồi…” HTC Phúc đã bị một mảnh tạc đạn xuyên bể đầu gối. Cả Phi hành đoàn dìu nhau chạy xuống các giao-thông hào ẩn trú, chỉ còn cầu mong chiếc thứ 2 của Trung úy Đạt xuống cứu. Nhưng khi chiếc thứ 2 vào đáp thì cường độ pháo kích càng ác-liệt hơn, phải né qua bãi đáp của Pháo-binh, thì toàn là Trực-thăng Mỹ đã bị bắn nằm ụ nơi đó. Nhưng Trung-úy Đạt cố tâm muốn cứu Phi hành đoàn-1 nên cứ nhào vô hover bên cạnh chiếc 1 đã tắt máy nhưng cánh quạt vẫn còn quay chậm. Cuộc pháo kích của BV mỗi lúc càng thêm dữ dội hơn, khiếp-đảm đến nỗi Phi hành đoàn bị nạn không dám lú đầu ra khỏi bunker vì lưới đạn cầu vòng đủ loại đang chụp xuống bãi đáp, vung vãi bụi cát bằng hằng hà vô số mảnh đạn đến nỗi phi hành đoàn lâm nạn không dám ló đầu ra khỏi bunkers để phóng lên trực thăng số 2 của Đạt.

Trên căn cứ hỏa lực nầy, dưới con mắt của Kingstars là một bãi tha ma, với nhiều cộc sắt hàng rào kẽm gai bị đào xới bởi hằng hà vô số những hố đạn pháo sâu-cạn chồng chất lên nhau, trên các giao thông hào, lốm đốm rải rác khắp nơi những cánh dù tang trắng hoả châu, những xe nước trống trơn không còn một giọt nước vì mảnh đạn loang lổ cạnh những lưới đạn vừa thả xuống là bị phá hủy ngay. Chỉ có Kingstars là những nhân chứng sống thực, đây quả thực địa ngục trần gian, một chiến địa kinh hoàng. Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu khi buộc phải liều mình chui vào màn lửa, khói, mảnh đạn vung vãi để nhảy phóng lên chiếc số 2 đang hover cạnh chiếc 1, kể cả con Kiến cũng không thoát khỏi sự chết dưới ổ Kiến nằm cạn trên mặt đất. Kingstars-4 đành núp sâu dưới bunkers chờ cơ may nhảy lên Kingstar-5

“Hover sao lâu quá vậy!” Trung úy Ðạt nóng lòng cứu bạn, nhưng Ðạt có biết tất cả trực thăng rớt trên các Căn cứ hỏa lực đều bị bão cát mảnh đạn vung vãi làm bộ phận nhạy cảm cánh quạt đuôi bị tê liệt mất phương hướng phải quay đầu rơi xuống đất. Trong nháy mắt, anh lính Bộ-binh tháp tùng cùng Cơ phi và Xạ thủ đang đẩy các đồ tiếp viện xuống đất giữa những tiếng nổ kinh hoàng của đạn pháo đã điều chỉnh sẳn từ lâu. Thình lình anh Xạ-thủ thét lên: “tôi bị thương rồi!” Trung úy Ðạt buộc phải bỏ ý chí cứu bạn! Làm sao tránh khỏi trận bão cát bằng các mảnh đạn vung vãi từ tứ phía rải đến như thế nầy!? Không còn cách nào khác, Trung-úy Đạt phải cất cánh để tránh khỏi mục tiêu đang bao phủ đầy cụm khói và lửa, dù phải dùng sức máy tối đa, lấy hướng nào thuận lợi để tăng tốc độ càng nhanh càng tốt, hầu tránh xa vùng tử địa. Sau khi luồn-lách giữa các cột khói trận địa pháo, thay vì cấm đầu bay xạt trên ngọn cây luồn lách theo thung lũng trên đám rừng già ở hướng tây-nam, như Kingbee Yên đã làm nơi Ðồi-31, liền sau khi nghe lệnh của Kingbee-Lead Trung-úy Chung tử Bửu, “không được vào đáp…” thì Trung úy Ðạt lại bị một lỗi lầm vì thiếu kinh nghiệm, nên cố lấy tốc độ an-toàn leo cao cho lẹ làm cho mục tiêu gần như cố-định mông lung trên không gian, ít linh hoạt trong sự xê dịch như một mục tiêu dễ nhắm, để rồi phòng không tứ phía chụm vào chỉ có một mục tiêu duy nhứt đơn côi là Kingstar 5, những cụm bông gòn hòa lẫn với những cục lửa xẹt lên bao quanh con tàu côi-cút ngơ ngác lạc-lõng đến tội nghiệp, rồi một cục lửa khác đã nhẫn tâm chui vào bộ phận Transmission phát nổ sau lưng con tàu, lửa và khói qua dầu transmission mù-mịt đang bao trùm con tàu, không biết còn những gì sẽ xảy ra nữa đây (Phải là loại đạn đại bác cổ điển chạm nổ, 37 hay 57ly).

Trong tần số Guard tất cả mọi Phi hành đoàn đều nghe tiếng kêu thất thanh thảm thiết của Trung-úy Đạt, “May day…May day…!” Trong lửa và màn khói mù mịt, Trung-úy Đạt cố bình tĩnh mở đôi mắt to hơn, cố gắng đưa con tàu đáp ép buộc, làm cách nào cứu sống được Phi hành đoàn đây? Không còn cách nào khác là phải “đáp ép buộc” (autorotation) xuống một thung-lũng trước mặt, vì nếu chần-chờ là con tàu có thể bị nổ tung trên không. Một luồng khói dài cuồn cuộn sau thân tàu đang cắm xuống, rừng cây càng lúc càng gần, trong nháy mắt, thì con tàu đã rơi trúng ngay một khoảng rừng-chồi vang dội một tiếng ầm khô khan, rồi con tàu nằm gọn giữa các chồi cây đâm thọc vào nhưng không lật, hai càng đáp skids chèn bẹt qua hai bên. Mọi người không ai bảo ai, vội-vã thò chân xuống đụng đất ngay, buớc ra trên lớp bụi cỏ còn đẫm ướt hơi sương, giữa tiếng kêu rên của anh Xạ thủ đã bị thương. Người chiến sĩ Bộ-binh tháp tùng đang dìu anh xạ thủ và liền ngay sau đó mọi người chạy ù tới cùng phụ đỡ anh xạ-thủ mau ra khỏi con tàu. Tất cả mọi người dìu nhau chạy đến một khoảng trống dễ nhất ở phía trước vào khoảng 20 thước, lửa đã liếm tới bình xăng bùng nổ thiêu rụi con tàu cùng một số đạn 7,62ly còn lại, trông như một cục lửa xẹt ra xanh đỏ đủ màu, to lớn, khói đen tỏa lên nghi-ngút cả chục thước cao hiện rõ trên bầu trời dưới bốn con mắt của OV-10 FAC đang vần-vũ trên đó.

Trung úy Đạt, bắt đầu lấy lại bình tĩnh và hướng dẫn đoàn viên bị nạn về lại HH 2, vì cách đây cũng không xa lắm, dù chỉ là những khẩu P.38 hộ thân thôi, nhưng Phi hành đoàn vẫn cầm lăm le nơi tay, chỉ cốt để giữ vững tinh thần trên đường tháo chạy. Nằm sâu dưới thung-lũng, chung-quanh bao-bọc bởi cây rừng, nhấp nhô lên xuống bởi những đồi non trùng điệp; Họ đã bươn bả vẹt bờ bụi cây mà quên đi những gai rừng còn dính lại trong thân thể, những vết trầy, xây xát trên da thịt như không còn cảm giác nhức nhối đối với họ; Đoàn lữ hành bất đắc dĩ đang phát hiện ra HH 2 ở trước mặt, phần lớn là nhờ thấy được khói của đạn pháo kích bốc lên từ Căn-cứ.

Bất chợt, Trung-úy Đạt nhìn lại định hướng đi được bao xa, và nhìn thấy con tàu vẫn còn ngùn-ngụt một cột khói đen, nằm giữa thung-lũng bốc thẳng đứng lên giữa bầu trời trong xanh, Họ đã cách xa nơi bị nạn được một nửa cây số, mà tâm trí họ cứ nghĩ như đã vượt qua cả chục cây rồi! Sau bao lần bị bụi rậm bám cột chặt vào từng bước chân, lạc lõng giữa những thảm cỏ Voi dày đặc, trời quá trưa nên rất oi-ả, sức nóng thiêu đốt, họ vừa mệt, vừa khát, nhưng vẫn phải tiếp-tục leo-trèo trên những tảng đá đầy gai nhọn, dây rừng chằng-chịt, nhưng họ vẫn phải cố gắng dung rủi dìu người bạn xạ thủ đang bị thương, miệng khô đắng đến độ như con khô mực nhưng nước ở đâu mà mồ hôi cứ tươm ra?

Thỉnh-thoảng những tràng AK của lính BV nổ dòn dã như dọ dẫm, hù dọa cùng những tiếng bằng giọng Bắc nhà-quê la hét từ trên đồi cao dội xuống thung lũng: “Bắt nấy chúng nó… những thằng giặc nái máy bay nên thẳng!”
Họ dìu nhau bươn chạy cũng được hơn 2 tiếng, bây giờ đã leo lên được hơn nửa ngọn đồi. Nơi nơi đều có mùi xác chết xông lên nồng-nặc, xác chết nằm rải-rác từng cụm cạnh các bụi rậm, thân-thể họ bị Bom Mìn băm nát, AK và B.41 nằm bên cạnh xác người, thật là rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”. Tuổi còn quá trẻ mới 16, 18 xuân xanh đã bị chôn vùi nơi đây cùng cảnh ngộ với cỏ nội hoa ngàn, không một búp hoa rừng nào kịp đua hoa nở nhụy vào mùa Xuân đang rộ, bởi bom đạn tơi bời cày nát vùng hoả tuyến, đó đây để lại màu tang trắng của cánh hoa dù mà hàng đêm ánh mắt hỏa châu như khóc thương cho các chiến sĩ vô danh của cả dân-tộc phải chịu hy sinh nơi chiến địa nầy. Đây là hậu quả của nhiều lần tấn kích bằng biển người vào Cứ-điểm HH 2 nhưng thất bại vì Trung đoàn/3 chiến đấu kiên cường và quyết liệt.

Còn chừng 200 thước nữa là tới đỉnh đồi, HTC, Trung úy Đạt, người đại đội trưởng vừa chuyển qua Không Quân thì bị nạn đang ra lịnh dừng lại, vì biết Mìn Claymore và lựu đạn đầy dẫy chung-quanh chu vi của Căn-cứ. Được lệnh, đoàn lữ hành thả người xuống đất, nghỉ mệt với tràn ngập niềm vui là được thoát chết. Rớt máy bay trong rừng rậm mà không mất mạng là một điều hy-hữu, sau đó sống-sót rồi lại lội rừng đi tìm quân bạn thì quả là một sự mầu nhiệm do ơn trên áp đặt và ban cho? Trong linh cảm của tôi, những người nầy theo định mệnh phải được cứu thoát! Lính gác cũng như Bộ-chỉ-huy của Trung-đoàn-3 đã đặt ống dòm nhìn xuống và theo dõi đoàn lữ hành tả tơi gồm 5 người đang lù lù dìu nhau lủi tới, họ đã dìu dắt đùm bọc nhau đến được chu vi của Căn-cứ, “Ôi cao quý thay cho tình huynh đệ chi binh của phi hành đoàn vùng Hỏa-tuyến!” giữa cảnh núi đồi, đầy dẫy chông gai, nguy hiểm. Bổng một tiếng thét ‘dễ thương’ vang lên lồng-lộng trong gió “Giữ nguyên vị trí, Chúng tôi sẽ gởi người xuống hướng dẫn các anh lên”.

Vài phút sau, một anh Lính của Trung-đoàn, cẩn thận đi xuống và tránh từng quả mìn, rồi dẫn đoàn người lâm nạn đi ngược lên đồi, vào một cái hầm rất kiên cố, chất lên bởi vô số lớp bao cát. Lúc nầy là khoảng 3 giờ chiều định mệnh, cả 2 Phi hành đoàn Kingstar bèo nhèo gặp nhau nửa mừng nửa sợ; Nhưng họ được cho biết sẽ có Trực-thăng của Phi đoàn 213 đến cứu, hãy bình tĩnh cầu nguyện và chờ đợi.

Tôi không thể bỏ phi vụ yểm trợ hoả lực cho Dù mà bay về HH 2 cứu Kingstars được; Vì sáng nầy sương mù đã không cho phép các Phi cơ chiến thuật bay vào yểm trợ, lựa vào dịp nầy, 1 Trung đoàn BV đã tấn kích làm tan rã, tràn ngập (overrun) một lực lượng Dù đang lục soát dưới chân Đồi-30. Tôi phải đi tìm họ để hướng dẫn gom các con cái về một chỗ, để cho Trực-thăng Mỹ bốc đi nơi khác nhập vào với Lữ-đoàn-2 cơ hữu.

Căn-cứ HH 2, sau nhiều đợt bị pháo rất chính xác do đã điều chỉnh trước, của các tạc đạn đủ loại, và đạn pháo 152 ly nổ chậm đã hủy diệt các ổ pháo 155, 105 ly của ta và cả ngàn quả Hỏa-tiễn 122 ly, 107 ly đã làm rúng động tinh-thần binh-sĩ. Đã bị bao vây hơn tuần nay, Trung-đoàn không nhận được tiếp viện vì Hot LZ nên Mỹ không chịu vào; Hết thực phẩm, hết nước uống, và hết đạn dược nên không còn cách nào khác là phải chờ đêm tối sẽ rút ra khỏi HH2. Bộ Chỉ Huy của Trung-đoàn đã quyết định vào tối đêm nay sẽ thi hành; Dù rằng có quan sát cơ OV.10 đang hướng dẫn cho F.4 Phantom oanh kích cách đồi không xa lắm. Chiếc Bronco OV.10-FAC (Forward Air Control) đang hướng dẫn giội Bom vào chiếc Kingstar-5 của Đạt rớt dưới thung-lũng, Đoàn viên lâm nạn, từ cao điểm nơi bunker nhìn xuống, qua công sự phòng thủ: Phantom đang nhào xuống thả vào Kingstar-5 của mình, lửa bùng cháy mà chẳng thấy nao-núng chút nào cả. Thôi rồi, một chiếc F.4 bị trúng đạn phòng không, khói phun dưới cánh, nhưng không nổ trên không, chiếc thứ 2 kè bên cạnh, bay về hướng Tây của Căn-cứ Udon, Thái-Lan.

Người chỉ huy lớn nhất còn lại ở Bộ-tư-lệnh Tiền-phương là Đại-úy Trần-Duy-K ỳ, lúc 2 giờ trưa nay (ngày 28/2/1971) khi Trung-tướng Hoàng Xuân Lãm hay tin 2 chiếc Kingstar bị bắn rơi tại đây, nên đã ra lệnh không được gởi Trực-thăng vào cấp-cứu nữa vì quá nguy-hiểm, chỉ phí thêm Trực-thăng mà thôi. Lệnh của Tướng Lãm ban ra quá trễ sau khi các căn cứ hỏa lực đều phơi xác không biết bao nhiêu trực thăng của LÐ51TC, tơi tả rơi rụng nơi đó, trong vài giờ sau rồi một lần nữa các trực thăng nầy lại bị hủy diệt bằng các tạc đạn kế tiếp tạo nên đám khói đen dựng đứng thấu trời xanh. Nhưng chúng tôi quyết ấp-ủ câu châm ngôn không bỏ anh em không bỏ bạn bè dù bất cứ trường hợp nguy biến nào cũng phải bay xông vào biển lửa để cứu bạn!

Thấu hiểu được nghịch cảnh nầy, theo sự hiểu biết tình hình của chiến trận, vì tôi đã bay và theo dõi hằng ngày, hằng giờ từ diễn tiến cuộc chiến. Quân Bắc-Việt chưa tấn kích HH2 vào lúc nầy, họ chỉ bao vây khống chế khoá chặt bằng trận địa pháo đã điều chỉnh rất chinh xác và chờ cho được Trung-đoàn Chiến-xa 202, chủ yếu là PT.76 đến để leo đồi, qua thế trận “Tiền pháo hậu xung dưới sự yểm trợ của PT.76” như đã tràn ngập tại Ðồi-31, rồi Đồi-30. Nơi đây CSBV có 3 Tiểu-đoàn Chiến-xa, nhưng tuần vừa qua đã bị EC.130B phối hợp quần thảo chỉ trong một đêm thôi qua đạn 106ly tầm nhiệt, mà đã loại ra khỏi vòng chiến 1 Thiết-đoàn, bây giờ quân BV vẫn còn 2 Tiểu-đoàn Chiến-xa T.54 và PT.76. Họ phải chờ Chiến-xa bằng mọi giá, vì Họ đã thử cả chục lần nhưng vẫn chuốc lấy thảm bại dưới sự chống trả kiên cường của Trung đoàn/3 BB.

Nhưng Tôi tiên đoán Đại-úy Kỳ sẽ cất cánh đi rescue đồng-đội.” Vì truyền thống của Liên đoàn Tác chiến chúng tôi là “không bỏ bạn bè không bỏ anh em dù bất cứ hoàn cảnh nguy-biến nào”. Chúng tôi đang ở vào một vị thế nan giải tại vùng hành quân, vì Trung-đoàn 29 cơ động của Sư-đoàn 324B đang tạo ra một sự trở ngại rất lớn cho một Đơn-vị nhỏ của quân Dù thuộc Tiểu-đoàn/8, hai đại-đội trinh-sát Dù đang di tản để bắt tay với Tiểu-đoàn-2 Dù gần đó, cùng một đại-đội TĐ/3 Dù đang bị thất lạc, Tôi quyết tâm gom họ về thành một cường lực để chống đỡ. Chúng dùng Hỏa tiễn 122 ly cường tập, gây trở ngại cho sự yểm trợ tác xạ cũng như tìm cách gom gọn các đứa con lại để băng ngang qua một con suối độc nhất; Thỉnh-thoảng có những cụm khói cùng bụi đỏ mù-mịt từ lừng chừng đồi bắn thẳng xuống thung-lũng; Mặc dù quân bạn có gọi 42 khẩu pháo binh Hoa-kỳ từ biên-giới bắn qua cả 100 tràng và kéo dài hàng giờ, nhưng chỉ cháy mén phía bên vách núi phía Đông; còn vách núi phía Tây thẳng đứng do SĐ 324B cắt đặt những ổ trọng pháo trong đường hầm xem như không hề hấn gì. Chiếc OV-10 Bronco đã hướng dẫn Phi cơ A-6 Intruders chiến thuật thả xuống những trái Bom lớn 750, 1,000 và 2,000 cân anh, nhưng chúng đã khôn ngoan kéo Pháo sâu vào hầm núi, tôi biết chắc là như vậy. Đặc biệt, lần nầy các Phi cơ của Đệ Thất Hạm Đội vào thả; Những chiếc A.4 Skyhawks, đến lượt các chiếc F.8 Crusaders và sau cùng là đợt A.6 Intruders thả Bom lớn; Nhưng tất cả chỉ làm cho Lính BV điếc tai, và chảy máu Mũi chớ cũng chẳng tiêu diệt được một mống nào. Xem như hoả lực cả pháo và phi cơ chiến thuật bị hóa giải qua sự cho tin của phản gián CIA và được thông dịch bắng tiếng Việt qua Phạm Xuân Ẩn, chỉ còn lại hỏa lực của B-52 mới thực sự là đối lực cân bằng lực lượng khi cần thiết. Nhờ tam-trùng Phạm Xuân Ẳn mà Tướng Giáp đã cho rằng: “Giáp đang ngồi chần-dần trong phòng hành quân tại Pentagon do Tướng Haig là C&C”.

Trên đường về tái trang bị, hôm nay sao trời nóng rát, oi-ả lạ thường, hay là vì đầu óc của tôi bị máu dồn lên quá nhiều…? Nhưng bù lại khi màn đêm buông xuống thay vào đó một cái lạnh cắt da của núi rừng; Phòng TOC tại Hàm-Nghi, Khe Sanh cho biết trực-thăng của PĐ 213 sẽ bay vào cứu 2 Phi hành đoàn. BCH Trung-đoàn-3 cũng được đặc lệnh của Chuẩn tướng Phạm Văn Phú đừng gây trở ngại, hỗn loạn khi Trực-thăng vô cứu, giúp đỡ Phi hành đoàn để dìu các anh em bị thương tập trung gần bãi đáp.

Tại Cứ điểm HH2, 2 Phi hành đoàn đã quên đi cơn đói, nhưng sự khát nước vẫn hoành hành cơ thể con người không nguôi; Bỗng tiếng ‘bành phạch’ quen thuộc từ hướng Đông Bắc bay tới. Quả thật, sự tiên đoán của tôi không sai, Đại úy Trần-Duy-Kỳ đã đơn thương độc mã, né tránh những vùng có lửa đạn, dựa vào những chướng ngại vật thiêng liêng như muốn bảo vệ cho con tàu, những rừng cây nguyên thủy, với những cây cao vời-vợi không có dấu tích sinh hoạt của con người, thì làm gì dám bay ngang những đồi trọc dưới cả ngàn con mắt quan sát mênh-mông của địch; rừng núi vách đá ‘thiêng liêng’ vẫn là những bức chấn an-toàn cho con người đi làm việc thiện. Chiếc Trực-thăng hiền từ như Mẹ đi tìm Con, nhưng đã lạc mất giữa bãi tha-ma ngập đầy pháo địch, 2 chiếc Slick của PĐ.233 đây rồi, không thấy một ai ló dạng, có phải đây là một ‘Cứ-điểm Ma?’ mà pháo thì tứ phía cứ dồn-dập liên hồi khi nghe tiếng trực thăng bay đến, nã xuống một tiền đồn, rải-rác, ngỗn-ngang chung quanh vài chiếc Trực-thăng lớn nhỏ đủ cỡ… rơi rụng! Một trái pháo rơi nổ cạnh con tàu, làm rung động và lung-lay cả người và vật, có nên ở lại hay không, và ở đây để làm gì? Không thấy ai chạy ra vì pháo địch vùi dập khiếp đảm khắp nơi! Phải tránh xa nơi đây trước đã để khỏi bị trúng tạc đạn của trăm ngàn mảnh đạn chạm nổ vung vãy? Thôi đành cất cánh trở về đám rừng già trước mặt, rồi liên-lạc với quân bạn sau, Làm một vòng chờ trên đám rừng không có dấu vết sinh hoạt của loài người vẫn an-toàn hơn chòi mặt ra đây nơi đồi xanh trống-trải! “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” Lên cao độ là bị phòng không tứ phía chụm lại bắn rụng tả tơi ngay! Trung úy Ðạt vì thiếu kinh nghiệm nên phải lãnh hậu quả thê thảm như vậy khi toan lấy cao độ.

Bằng mọi giá Đại-úy Kỳ liên-lạc với BCH Trung-đoàn-3 và xin được nói chuyện trực tiếp với Phi hành đoàn để xác định rõ vị trí; Pháo hạng nặng của BV trên đồi trọc cao nhìn xuống, cứ thấy Trực-thăng đáp là chúng tha hồ nã pháo; Sau khi liên-lạc được với Tr/úy Đạt và nắm vững chi tiết nơi đoàn viên đang sẵn-sàng chờ đợi tại bunker nào. Kỳ mon-men lướt trên các ngọn cây trở về lại căn-cứ coi như đã hóa giải các ổ phòng không với lối bay gián điệp biệt kích nầy, dĩ nhiên phải chịu chơi với hàng loạt tràng bắp rang AK 47, nhưng bay cách nầy thì đạn AK làm sao tới được. Tốc độ vẫn lướt nhanh, nhưng khi cần làm ‘quick-stop’ thì con tàu như con ngựa không còn bất kham, dừng lại một cách ngoan-ngoãn: Con tàu Hover sát ‘bunker’ trên giao thông hào. Phi hành đoàn rất trật tự, bình tĩnh đưa 4 thương binh lên trước, rồi 4 người còn lại lên sau; Tuy nhiên những hành động phóng lên tàu nhanh như Sóc; Chưa đầy một phút, nhưng không biết từ đâu đã thấy có 5 anh binh-sĩ trốn chạy lên tàu tự bao giờ; Chiếc tàu đơn côi đến tội nghiệp, cất cánh trước những cột khói đứng thẳng của đạn pháo 152 ly, 130 ly, con tàu với trọng lượng quá tải, nhưng lại phải chịu chấp nhận thêm cảnh gió xuôi chúi mũi hụp sâu xuống thung lũng để lấy tốc lực, mau lướt qua khoảng trống, hầu bám vào đám rừng già cứu mạng. Không còn nghe tiếng A.K như pháo Tết nữa, những cột khói thẳng đứng trước mặt, không còn ám ảnh đe dọa mạng sống con người nữa.

“Cám ơn Thượng Đế đã cứu thoát chết cho hai phi hành đoàn lâm nạn như một định mệnh an bày” trong tích-tắc chiếc tàu nặng trĩu đang lướt nhanh trên các lùm cây, ẩn hiện trên cạnh sườn núi hướng về Đông Bắc, trong chốc lát đã đến được vùng đất an toàn, Lao-Bảo… Khe-Sanh. Biết bao Linh-hồn tìm sống trong cõi chết; Thật! “Họ về từ tử địa đó”

Khi trang bị xong hỏa lực, chúng tôi lại hấp tấp cất cánh về hướng Hồng-Hà 2, trong tần số hành quân TOC tôi nghe tiếng Kỳ đã đến Lao-Bảo, nhìn về hướng 11 giờ trên cao, chúng tôi biết chiếc UH 1 của Kỳ đã vượt qua trên đầu chúng tôi. Tôi lẩm bẩm: “Phi Công Liên Ðoàn 51 Tác Chiến đều là anh hùng từ chiến trận Cambodia cho đến Lào, tất cả đều là như vậy cả… thật hãnh diện là con chim đầu đàn!"

Đây là một cảnh rescue vô cùng thương cảm, nhưng tại sao tướng Nguyễn Duy Hinh được cái vinh dự viết về trận chiến nầy bằng Anh văn mà không nhắc tí gì về VNAF? Có phải một thế lực trong bóng tối đặt hàng, muốn chôn vùi chiến tích VNAF vì thật ra họ đã chủ mưu xoá bỏ VNCH thì nhắc nhở đến nó làm gì?

QUEENBEE-1