PDA

View Full Version : Mỹ đã ngầm để Nhựt tái võ trang



vinhtruong
11-30-2012, 03:26 AM
Nhật âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự để đối phó với Trung Quốc: Trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển chung quanh, Tokyo cũng đã tranh thủ thời cơ, chuyển đổi chiến lược quân sự theo chiều hướng can thiệp nhiều hơn vào các địa bàn khu vực. Do việc các động thái của Trung Quốc ngày càng gây lo ngại nơi các láng giềng, hành động của Nhật không còn gặp phản đối như trước đây, mà trái lại đã rất được hoan nghênh.

Vì Trung-Quốc đã vướng vào cái bẫy của Mỹ giăng ra đầu tiên 1/1974 vụ cưỡng chiếm Hoàng-sa của miền Nam VN, sau đó quần đảo san-hô và Trường-sa do nhiều nước có chủ quyền nơi đó, nhiều nơi thành-văn còn nơi khác bất thành văn, kể cả đảo Ðiếu-ngư không biết Nhựt hay Trung hoa là chủ quyền; Vì thế Hoa-kỳ phải hy sinh hai nước đồng minh là Trung Hoa Quốc Gia và VNCH để đưa Trung quốc vào trò chơi công pháp quốc tế để yên tâm bỏ vốn khai thác dầu khí đúng theo sự thiết-kế của George Kennan. Trung quốc quá ham dầu hỏa và hơi đốt dưới vùng biển trong hải phận VN, điều nầy quá đúng theo sự dọ thám của vệ-tinh sau thế chiến-2, dầu khí ở thềm lục địa VN dẫn đầu các nước ÐNA. Tổng số dầu khí VN là 1.9 tỷ BOE (1 bbl tương đương 5,300 ft3) Dù rằng Trung quốc có hung hăng công bố bản đồ mới của TQ 2007 với lưỡi-bò từ vùng An-vạn bắc và biển Ðông rộng 5 triệu km2, thêm một thách đố khác đối với Nhựt, Úc mà Úc cũng như Tân Tây Lan đã tự coi thuộc về Á châu và ÐNA. Nhưng Mỹ thì cứ nhởn-nhơ vì biết chắc rằng, ít nhứt cho đến năm 2030, còn như hiện tại kỹ nghệ dầu hỏa TQ chưa có đủ khả năng khai thác dầu khí ở Biển Ðông, nhứt là vùng Trường-Sa và Hoàng-Sa; Nhưng trước 2030 hay trước 2023 kỷ niệm 50 chiến tranh VN thì mọi việc đã dàn-xếp trên bàn họp tại Liên Hiệp Quốc mà chắc chắn Trung quốc sẽ bị thua vì pháp lý, căn cứ những dẫn chứng mà Tôi hiểu được!

Hoa-kỳ, ngay sau khi Quốc hội cho ra Tu chánh án “Cooper-Church-1970” bèn nói nhỏ Nhựt cứ việc âm thầm sản xuất chiến cụ để thay mặt Mỹ trông coi an ninh trong vùng, Nhựt sẽ đóng Hàng không mẫu hạm và các giàn hỏa tiễn tầm xa; ai cấm Nhựt bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử với đầu đạn nguyên tử? Sức mạnh quân sự của Nhựt vẫn gắn bó với sức mạnh quân sự Hoa-kỳ, nối kết với Úc-Ðại-Lợi, một thử thách ghê gớm khiến TQ phải suy nghĩ hai lần hoặc nhiều lần! Cho đến khi Bắc-Kinh điên khùng ngang nhiên ra tay cho liên quân tập trận ở Trường Sa và ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Tam Sa, huyện đảo Tam Sa, thuộc Tỉnh đảo Hải-Nam. Ðây là lúc mà Hoa-kỳ muốn Nhựt trực tiếp đối đầu [cũng là phương thức gây chiến kiểu đàn anh, bắt mấy thằng em nhập trận trước, cho đến khi địch thủ mệt nhòai, là chọt một cái nhẹ địch thủ cũng sẽ ngã quỵ; Trong thế chiến-2, Ðại sứ W.A Harriman tại Liên Xô chỉ ngồi chờ đợi, cho đến khi Hồng quân tiến vào Bá-Linh, lúc đó Trung-úy OSS William Colby mới cho Harriman biết để thả Sư-đoàn Dù vào phỏng tay trên chụp trước các nhà bác học Ðức].

Sự kiện hung-hăng diễn tập quân sự bắn đạn thật của TQ, khiến Nhựt bản phải tái võ trang theo sự gật đầu của Mỹ. Năm 2008 TQ vươn lên đến đỉnh cao thịnh vượng với Thế vận hội Bắc kinh. Thực tế, Nhựt Bản chuẩn bị tái võ trang đã từ lâu, nay vì sự hung-hăng của TQ, nên mới công khai hóa. Ðây cũng là một khúc quanh thách đố lớn đối với TQ, chính phủ Nhựt công bố quyết định tháng 9/2007 nầy, Tự vệ quân Nhựt ra đời sau hiến pháp “chủ-hòa” 1947 sẽ trở thành Quân đội chính qui. Sau khi quốc-hội Nhựt thông qua đạo luật mới cho phép Tổng Nha Tự Vệ (The Agency of Self Defense) trở thành Bộ Quốc Phòng; Thế nên Tổng Giám Ðốc Tự Vệ đã trở thành Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ðương nhiên là một đồng minh son-sắt nhứt của Mỹ, Nhựt sẽ phát triển sức mạnh quân sự thành một cường quốc quân sự số 1 Á-châu chậm nhứt là năm 2010 với 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân cùng bảo-trợ quân sự cho VN để cùng chia sẻ trật tự tại vùng ÐNÁ, Việt Nam sẽ được trang bị sơ khởi bằng tàu ngầm Kilo, các diệt lôi hạm có trang bị hỏa tiễn tối tân liền sau đó và các trực thăng võ trang tuần tra UH-1H cải tiến đậu trực alert trên các tuần dương hạm.

Sự kiện mới nhất phản ánh thay đổi chiến lược của Nhật Bản là việc một tiểu ban thuộc chính phủ vào hôm qua, 27/11/2012 đã khuyến nghị chính quyền là cần phải tăng cường năng lực phòng thủ trên biển của đất nước.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tiểu ban về chính sách đại dương đã chuyển lên Thủ tướng Yoshihiko Noda một kiến nghị, theo đó Nhật Bản vừa phải thúc đẩy việc khai thác và kinh doanh nguồn tài nguyên biển, vừa phải nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển – tức là Hải quân – cũng như lực lượng Tuần duyên – hay cảnh sát biển.

Cũng theo Kyodo, khi nhận được kiến nghị đó, Thủ tướng Noda hứa là sẽ phản ánh các đề xuất ngay trong chương trình hàng hải 5 năm của chính phủ, có hiệu lực trong niên khóa tài chính năm 2013.

Theo giới quan sát, nhu cầu tăng cường lực lượng hải quân và tuần duyên Nhật Bản đã trở nên bức thiết vì trong một hai tháng gần đây, Trung Quốc đột nhiên cứng rắn hẳn lên trong việc đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý. Vấn đề là Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng tranh chấp để khiêu khích Tokyo.

Ngay từ trước lúc tình hình trở nên căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo đã không che giấu thái độ lo ngại trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự, đặc biệt là về hải quân của Trung Quốc. Nỗi quan ngại lại càng lớn khi Trung Quốc lộ rõ tham vọng độc chiếm vùng Biển Đông, nơi có các tuyến hàng hải thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Vì thế, Tokyo đã âm thầm chuyển đổi chiến lược quốc phòng, tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của hiến pháp chủ hòa mà Hoa Kỳ đã áp đặt trên Nhật Bản sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.

Trong một bài viết ngày 26/11 vừa qua, nhật báo Mỹ New York Times ghi nhận ba hướng đi được Tokyo theo đuổi để nâng cao uy thế quân sự của mình trong vùng châu Á: tung Hải quân đi khắp nơi trong vùng để thiết lập các liên minh khu vực, sắn sàng cung cấp viện trợ quân sự và thậm chí giúp một số nước tăng cường tiềm lực quốc phòng để có thể đương cự lại Trung Quốc.

Một cách cụ thể là trong năm nay, lần đầu tiên từ khi cuộc Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ quân sự cho các nước trong vùng Đông Nam Á, cụ thể là tháo khoán 2 triệu đô la cho lực lượng công binh Nhật Bản qua đào tạo quân đội Cam Bốt và Đông Timor trong lãnh vực cứu trợ thiên tai và xây dựng đường xá.

Từ năm 2009 đến nay, Hải quân Nhật Bản ngày càng tham gia tập trận chung với nhiều nước hơn, không chỉ với Mỹ, mà cả với những nước khác như Úc Philippines, Ấn Độ. Không những thế, chiến hạm Nhật cũng bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm cảng nước ngoài thường xuyên hơn, đặc biệt tại một số quốc gia trước đây vốn không muốn Nhật Bản tái võ trang.

Sắp tới đây, Nhật Bản có thể sẽ tiến thêm một bước mới. Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, như Philippines chẳng hạn, Nhật Bản có thể sớm vượt qua một ngưỡng mới: bán hàng vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước trong vùng như máy bay tuần tra trên biển, tàu tuần duyên…

Theo New York Times, thậm chí Nhật Bản sẽ bán cả tầu ngầm tàng hình chạy bằng diesel được cho là rất thích hợp với vùng biển nông ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang đòi toàn bộ chủ quyền. Một trong những khách hàng tiềm năng của loại tầu ngầm được cho là số một thế giới này chính là Việt Nam.

Việc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Cộng và Nhật Bản đã có từ lâu. Ngày 7-9-2010, một tàu cá Trung Cộng cố tình đâm vào tàu tuần của Nhật trong vùng biển tranh chấp thuộc Nhật quản lý, đưa đến việc thuyền trưởng Zhan Qixiong và 14 thủy thủ bị Nhật bắt giữ khiến cho Trung Cộng làm ầm lên, đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, sau đó, Nhật nhượng bộ, thả thuyền trưởng, 14 thủy thủ và trả chiếc tàu.

Và mới đây, ngày 11-9-2012, chính phủ Nhật mua lại để quốc hữu hoá quần đảo đã khiến cho Trung Cộng nổi giận, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 85 biến cố Mãn Châu, đánh dấu ngày khởi đầu cuộc xâm lăng của Đế quốc Nhật ở phía Bắc Trung Hoa. Trung Cộng cho tổ chức biểu tình chống Nhật đồng loạt trên 85 thành phố. Biểu tình bạo động, đập phá các cơ sở kinh doanh của người Nhật, gây thiệt hại cho Nhật trên 100 triệu USD..

Ngày 15-8-2012, 14 nhà hoạt động Trung Cộng từ Hồng Kông đến đổ bộ lên 3 đảo, đã bị Nhật bắt và trục xuất lập tức.

Ngày 19-8-2012, 150 người Nhật từ Okinawa đến cắm cờ Nhật trên đảo. Tình hình căng thẳng thêm khi Trung Cộng tập trận hải quân lớn, bắn 40 hỏa tiễn, rồi cho 6 tàu hải giám xuất hiện ở vùng biển tranh chấp. Tuần dương Nhật báo cáo, từ ngày 18 đến 24-9-2012, đã có 20 tàu tuần tra của TC xâm nhập lãnh hải Nhật.

Ngày 25-9-2012, Đài Loan nhảy vào tranh chấp, đòi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 50 tàu cá Đài Loan được 10 tàu tuần duyên yểm trợ đã xâm nhập vùng biển tranh chấp. Đọ sức tay đôi xảy ra. Hai bên dùng vòi ròng phun nước vào nhau, sau đó, tàu Đài Loan rút lui.

Okinawa nơi tập trung không lực của Hoa Kỳ
Tờ Thanh Niên Tham Khảo của Trung Cộng có bài viết “Okinawa đang trở thành “tổ chim diều hâu” của lực lượng trên không của HK tại châu Á- Thái Bình Dương”.

Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey, máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-8A Poseidon, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II và F-22 Raptor cùng với phi cơ chiến tranh điện tử Boeing EA-18G Growler đã triển khai tại những căn cứ Futenma, Kadena thuộc Okinawa.

5 loại phi cơ chiến đấu uy lực nhất của HK đã chọn Okinawa làm đại bản doanh. Từ khi Washington tuyên bố quay lại châu Á Thái Bình Dương thì Đông Bắc Á trở thành khu vực để Ngũ Giác Đài trang bị vũ khí tối tân nhất. Hàng không mẫu hạm (HKMH) hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia (2.4 tỷ USD/chiếc), tàu tác chiến tàng hình ven bờ LCS (Litteral Combat Ship) siêu chiến hạm tàng hình Zamwalt DDG-1000 (3 tỷ USD/chiếc), phi cơ tàng hình ném bom tầm xa, tốc độ siêu thanh B-2 (929 triệu USD/chiếc), phi cơ cảnh báo sớm…

Hoa Kỳ thiết lập đài Radar và viễn vọng kính ở Úc
Ngày 14-10-2012, hai Bộ trưởng QP HK và Úc công bố “Quân đội Mỹ sẽ triển khai một đài Radar và một viễn vọng kính không gian tiên tiến ở Australia, một phần trong kế hoạch tái tập trung ưu tiên của Mỹ ở châu Á-TBD.”

Trạm Radar C-band sẽ phát hiện hoả tiễn đạn đạo (Ballistic missile) có đường đi qua 3 giai đoạn, là được phóng thẳng lên trời, vượt ra ngoài bầu khí quyển, đi trong vùng không có sức hút của trái đất, rồi lại quay về mặt đất để đánh vào mục tiêu,.

Viễn vọng kính để quan sát bên ngoài vũ trụ ở quỹ đạo cách trái đất 35,000km. Hai thứ trang bị nầy nhằm kiểm soát, con đường mà TC đang nổ lực đi vào vũ trụ bằng những con tàu không gian và vệ tinh.

Ngoài ra, HK và Úc cũng đang thảo luận về việc cho quân đội Mỹ xử dụng các phi trường và quân cảng của Úc, cũng như việc gia tăng số TQLC Mỹ ở căn cứ Darwin.

Quyết tâm trở lại châu Á của Mỹ được thể hiện qua việc TT Obama đến viếng Miến Điện trong những ngày đầu của nhiệm kỳ hai nầy. Ngày 15-11-2012, Bộ trưởng QP/HK cũng vừa ký một hiệp thỏa thuận, mục đích tăng cường vai trò của quân đội Thái trong nền an ninh khu vực và an ninh hàng hải, tái khẳng định các quan hệ chiến lược và hợp tác quân sự Thái-Mỹ.

Kết luận

Liệu chiến tranh vũ trang có thể xảy ra hay không?-

Trung Cộng không dám gây chiến vì không đủ sức mạnh quân sự để chiến thắng Mỹ-Nhật.

- Mặc dù vũ khí Nhật vượt trội hơn của Trung Cộng về mặt kỹ thuật, nhưng Nhật không dám gây chiến vì số lượng vũ khí kém hơn về hỏa tiễn, tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ chiến đấu, bỏ bom…. Sau thế chiến 2, Nhật không được phép thành lập quân đội và điều 9 Hiến pháp ghi như sau: “…cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như một phương tiện để giải quyết xung đột quốc tế”.

- Hoa Kỳ cũng không muốn gây ra chiến tranh với Trung Cộng, vì kinh tế chưa phục hồi và nhất là đã thấm mệt sau 2 cuộc chiến lâu dài ở Trung Đông. Hơn nữa quyền lợi kinh tế giữa hai nước không cho phép họ tách rời ra được. Nhật nhờ Hoa Kỳ bảo vệ, nhưng Mỹ không muốn chiến tranh thì cũng trớt quớt.

Ba quốc gia liên hệ không muốn chiến tranh vậy thì một giải pháp nào cho vấn đề chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?

Đó là giải quyết theo “luật giang hồ”, mạnh được, yếu thua. Kẻ mạnh đặt ra luật chơi nhưng luật chơi của người văn minh dễ chịu và hợp lý hơn luật của bọn bành trướng tham lam Trung Cộng.

Chiến lược HK ở châu Á nhằm mục đích bao vây, kiềm chế, răn đe hơn là tiêu diệt, vì cả ba phía liên hệ, Nhật, Trung Cộng và Mỹ đều hưởng lợi về mặt kinh tế của nhau. Gầm gừ, khua chiêng gióng trống, đánh giặc miệng ồn ào rồi cũng tự kiềm chế, trở về tình trạng cũ, gác tranh chấp qua một bên, hợp tác cùng phát triển.

Ngày 15-11-2012, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố tại Úc: “Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta. Chúng tôi ủng hộ một nước Úc có những quan hệ chặt chẽ và đa dạng với tất cả các quốc gia châu Á-TBD và trên thế giới, kể cả với Trung Quốc, vì chúng tôi cũng mong muốn điều tương tự cho mình”. Có thể hiểu là HK cũng muốn có quan hệ chặt chẽ với Trung Cộng, vì TBD đủ rộng cho “tất cả chúng ta” cùng sống chung với nhau. (Úc, Trung Cộng và Hoa Kỳ)

Giấc mộng làm chúa tể hoàn cầu của TC chỉ có thể thực hiện được khi nào nước nầy thực sự là một siêu cường số một về kinh tế và quân sự, nhưng TS Kissinger cho biết, còn lâu TC mới thực hiện được cái tham vọng đó.
“Chả lẽ Mỹ nâng TQ lên mà không đủ bản lãnh dìm TQ xuống vào đúng thời điểm 2020?”

QUEENBEE-1

vinhtruong
12-13-2012, 04:01 AM
Hoa Kỳ không trung lập trong tranh chấp ở Thái Bình Dương, dù họ nói theo ngôn từ chính trị là “đứng ngoài các cuộc xung đột” một cách ranh mãnh. Tờ Wall Street Journal số ngày 29/11/12 đăng tin nhà ngoại giao kỳ cựu Richard Armitage đã minh định với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không trung lập trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để tránh mọi hiểu lầm cho dù lập trường này chưa được bài tỏ công khai. Theo ông nước Mỹ không thể đứng ngoài khi đồng minh than thiết của Mỹ bị hăm doạ hay xâm lấn. “Có nghĩa mầy đụng đến Nhựt là tao nhảy vào ngay” chỉ vì quyền lợi mà Mỹ đã nâng TQ về kinh tế trên cơ Nhựt nhưng chỉ một thời gian thôi, nên TQ đừng tưởng bở mà làm ẩu là tự sát đó?

Chuyến đi Trung Quốc của viên cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao là do lời yêu cầu của Secret Society khi tình trạng căng thẳng Nhật-Trung lên cao độ trong vài tháng trước. Ông Armitage người đại diện Secret Society nhận xét rằng việc này đã góp phần tạm làm lắng diụ mối quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây, vì điểm nóng chạm tuyến frontline attack không phải tại điểm nầy mà tại Biển Đông vùng Hoàng Sa và Trường Sa VN. Đó cũng là nguyên nhân chính trước khi mãn nhiệm kỳ-2, thái tử Bush-Con đã mời 2 nguyên thủ Việt Nam và Phi có lời nhắn nhủ Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến Tây Thái Bình Dương và sẽ gắn bó với đồng minh ĐNÁ, trong khi VN không có gì để Mỹ cam kết sẽ bảo vệ. Đại tá Gaddafi phải chết trong ống cống vì Mỹ muốn Gaddafi kéo dài trận chiến để có dịp thử loại vũ-khí bay xuyên vào hầm chỉ huy để tiêu diệt đối phương và Việt Nam khai hoả trước để Mỹ thử vũ khí “trọng tài” Arbitrary weapon trong một cuộc đụng độ nhỏ như vô tình xảy ra vì thiếu liên lạc.

Về danh chính ngôn thuận, ngày 01/12/2012 Thượng Viện Hoa Kỳ lập lại nơi cơ quan quyền lực nầy để thông qua nghị quyết thừa nhận quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản để cho TQ tránh đừng làm ẩu. Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối cho rằng việc này đi ngược lại điều mà Hoa Kỳ vẫn thường nói là không can dự vào những cuộc tranh chấp chủ quyền của những nước khác. Nhưng tiếp theo Bắc Kinh không có những biện pháp trả đũa cho thấy đây chỉ là một thông lệ phản ứng ngoại giao và TQ đã chùn bước không còn ồn ào nữa.

Lời phát biểu của ông Armitage đáng quan tâm vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ với cả Nhật Bản và Phi Luật Tân, như vậy dẫn đến ý nghĩa bao hàm rằng Mỹ cũng sẽ không trung lập tại khu vực biển Đông khi các nước đồng minh bị đe doạ.


Như vậy trong số những quốc gia liên quan đến tranh chấp, Việt Nam ở vào thế khó khăn vì nhiều lý do:

- Không có một cường quốc quốc tế nào minh thị hậu thuẩn.

- Chiụ áp lực nặng nề và trực tiếp về chính trị, kinh tế và quân sự do vị trí địa lý và những ràng buộc trên phưong diện đối ngoại song phương với Bắc Kinh.

- Nhà cầm quyền VN và dân chúng không thống nhất trong lập trường đối xử với Trung Quốc. (phải đổi thễ chế)

- Việt Nam dù có hậu thuẫn quốc tế nhưng sát biên giới bị bao vây dần dần từ Hoa Lục, Lào, Cam Bốt sang đến hải phận (chỉ có dựa vào Mỹ mới giữ biển đảo)

Cho đến khi Việt Nam thống nhất ý chí và tạo được quan hệ bền vững với nước bạn thì những sự trợ giúp bên ngoài có thể được hiểu chỉ nhằm tạo rào cản trong chiến lược toàn cầu ngăn chận và làm tiêu hao thế lực của Trung Quốc. Nhưng bây giờ muốn thắt chặt bang giao với các cường quốc khác cũng sẽ bị cản trở từ nhiều phía khác nhau. Hai miền Nam Bắc đã là tiền đồn của Mỹ-Nga khiến bao nhiêu xương máu đổ ra dưới thời chiến tranh lạnh thì chúng ta phải thận trọng tránh không trở thành vùng xôi đậu trong cuộc tranh hùng Mỹ-Hoa vào thế kỷ 21. Vì nếu để xảy ra là bãi chiến trường thì VN một lần nữa chìm đắm trong cảnh bể dâu. Muốn được vậy VN cần phải có một thể chế dân chủ cho toàn dân thì mới thật sự giữ đất và biển đảo cho dân tộc mình! Chúng ta hảy đặt hết niềm tin vào hai nhân vật mầm mống mà Mỹ đã nuôi dưỡng khi còn thơ ấu là Nguyễn Bình Minh và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một chỉ dấu nhẹ nhàng cho những ai có con mắt tình báo: 2 nhân vật quan trọng nầy không có trong danh sách 14 chóp bu Cộng Sản VN?

vinhtruong
12-18-2012, 05:23 PM
Biển Đông dậy sóng nằm trong lịch trình Eurasian

Như chúng ta đã nhận thấy sau khi đọc xong 44 bài “Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020” là Biển Đông đang sẽ là trọng tâm trong chính sách ngoại giao quân sự của chính phủ da màu độc nhứt đầu thế kỷ 21, tượng trưng cho 1000 lần dân chủ để kiên trì giải quyết một mầm mống biến-động gây tai hoạ vì nạn Đại Hán mà Hoa Kỳ phải đứng mũi chịu sào, dùng sức mạnh toàn dân Mỹ để giải quyết… qua những quyết định từ cơ quan quyền lực duy nhứt là Quốc Hội.

Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên mà Secret Society gọi là “Cứ Tiến-Hành” (forward) để cho TT Obama phải tiếp tục tiến bước sau khi phải thay đổi sơ khởi đường lối (change) mà người dân Mỹ tiếp tục ủng hộ ở chức vụ tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm nữa. Theo trục xoáy Đông Nam Á mà Secret Society gọi là “roll-back 2010”, Obama phải gấp-gáp ghé lần lượt ba quốc gia Thái Lan, Miến Điện rồi Cambodia từ ngày 17 đến 20/Nov/2012 cho cuộc hành trình gây ảnh hưởng vì quyền lợi Mỹ.

Đối vơi chính sách của Permanent government/Skull and Bones, đây là dấu hiệu buộc hành pháp Mỹ phải chú trọng đến châu Á và đặc biệt là vùng Đông Nam Á, nơi đây sẽ trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama đang được báo giới cho là Obama-2, có nghĩa là tiến hành nhiệm kỳ-2. Mà Obama cho là “chuyển hướng qua châu Á/Thái Bình Dương” một nhân tố quan trọng về quân sự đã được tái phối trí thành lực lượng phản ứng nhanh (Rapid Deployment Force) trong thế chủ động.

Trong chính sách gọi là “Trục Xoáy Châu Á/TBD” của chính quyền Obama, sự phối trí giàn quân được thể hiện rõ rệt nhứt qua các đường lối hành động đem TQLC đến Úc, luân chuyển qua căn cứ hậu-cần tiền phương Darwin nhìn ra Biển Đông và việc chuẩn bị điều động đưa hải-lực tối tân thăm viếng neo đậu tại cảng Singapore và các nước ĐNÁ.

Trong chính sách ngoại giao/quân sự nầy của Mỹ/Philippines sẽ kết nối thành một nhân tố quan- trọng đối với ảnh hưởng liên can đến VN dù không được Mỹ cam kết bảo vệ, cùng dính líu vào quỹ đạo của Mỹ trong vùng Biển Đông/ĐNÁ, với việc quân đội Mỹ sử dụng trở lại một cách thường xuyên hơn hai cứ điểm cũ của Mỹ với sự mời mọc tha thiết của chủ nhà Philippines: Căn cứ Không Quân Clark-Field và Căn cứ Hải Quân Subic Bay mà Mỹ đã có dự mưu trong lộ đồ sẽ trở lại (roll-back) sau khi xúi người dân Phi biểu tình đòi đất, thì Mỹ trả lại, save một số tiền khá lớn để maintenance cũng như thuê mướn nhân công.

Trong lăng kính của Secret of the Tomb, ngoài yếu tố về đường lối hành động quân sự, chủ đạo quay trở lại châu Á của Mỹ còn bao gồm hai mục tiêu khác là Dân-chủ, với một thông điệp rỏ rệt đã được TT Obama phát ra nhân bài diển văn trước sinh viên Miến Điện ở Rangoon nhân chuyến ghé thăm vừa qua, cũng như là mục tiêu Kinh tế với việc thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP mà bà Hillary đã có lời giải trình trước Quốc hội về quyền lợi Mỹ tại vùng nầy.

Nhận định chung về chính sách châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ-2 của TT Obama, căn cứ vào thế siêu chiến lược toàn cầu, Secret Society đã thiết kế phân tích cho rằng hiện Mỹ đang có nhiều điểm thuận lợi để quay lại cam kết dấn thân vào khu vực nầy, trong hoàn cảnh TQ tiếp tục tỏ thái độ hung hăng (do dự mưu trong kế hoặch 40 năm đưa TQ lên hàng siêu cường-2) trong việc áp đặt chủ quyền của TQ trên nhiều vùng lảnh thổ đang tranh chấp với các nước láng giềng ở tại Biển Đông.

TQ phản đối việc Mỹ công nhận chủ-quyền của Nhật ở Senkaku
TQ rất lấy làm tức giận lên tiếng phản đối một dự luật mới được Thượng viện Mỹ thông qua, trong đó nhắc lại cam kết sẽ bảo vệ an toàn lãnh thổ Nhật và thừa nhận quyền hành của nhật ở quần đảo Senkaku. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao TQ nói với báo chí rằng TQ rất quan tâm về những việc làm của Mỹ trong chuyện nầy, cho rằng thái độ của Mỹ chứng tỏ các chính trị gia tại Washington vẫn còn những tư tưởng hủ-lậu sau thời chiến tranh lạnh, đi ngược lại điều mà hoa kỳ vẫn thường nói là không can dự vào những cuộc tranh chấp (nếu không tuyên bố như thế thì làm sao TQ bị rơi vào cái bẫy tham lam dầu khí tại Biển Đông để Mỹ có cớ roll-back và tiêu diệt TQ=adversary) chủ quyền của những nước khác. TQ cũng nhắc lại rằng, TQ có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để xác nhận chủ quyền quần đảo Senkaku mà Mỹ gọi là quần đảo Điếu-ngư thuộc về họ; Nhưng cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng thắng, mà Mỹ thì chơi trò ranh mãnh có thiết kế tỉ mỉ từ 1970 qua tu chánh án “Cooper-Church” là mọi việc sẽ giải quyết trên bàn mổ LHQ. Nhưng kẹt cái nỗi LHQ là Mỹ cũng như có thời kỳ Sáu Búa Lê Đức Thọ nói sau lời bảo đảm của thủ lãnh Averell Harriman: “Đảng là tao” đến nỗi cụ Tôn Đức Thắng phải chửi thề: “Đ.M tao cũng còn sợ nó, nó cấm cả cụ Hồ phát ngôn về đường lối chính sách”; dĩ nhiên đứng sau lưng Thọ là KBG/CIA, thế còn đứng sau Mỹ là gì? Đồng Dollar làm căn bản tiền tệ; nắm giữ tài nguyên thế giới, và sau cùng là giá công nhân rẻ mạt của các nước như TQ, VN…

Ấn-độ Việt Nam phối hợp hải lực
Ấn Độ được Mỹ bật đèn xanh sau giai đoạn làm bộ cùng Việt Nam đón phái đoàn TQ bằng cờ 6 sao, rồi đùng một cái đến thời điểm Ấn độ cùng VN phải cứng cựa như vụ phản ứng hộ chiếu đường lưởi Bò vừa xảy ra. Trong lăng kính của Secret Society, Việt Nam trấn giữ đầu cửa ải tiến xuống vùng ĐNÁ, còn Ấn độ trấn giữ cửa ải Malacca, 2 nước nầy sẳn sàng phối hợp khai triển hải lực bảo vệ sự kiện thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Cũng may mà tình báo Mỹ đã có kế hoạch tạo ra sự kiện “gíó đổi chiều” của Miến Điện đúng theo trên trục lộ-đồ Eurasian để biến xa lộ mà TQ đã lén lút đem hàng triệu di dân qua xây dựng từ Côn Minh đến tận bờ Ấn Độ Dương để cách ly các nước ĐNÁ và tấn chiếm Úc Châu một cách dể dàng và các nước cò-con nầy phải cúi đầu quy lụy Trung Quốc vô điều kiện! Pakistan, Banladesh, và Sri Lanka là đồng minh son sắt của TQ sẽ giúp một tay trong liên minh.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 3/Dec/2012, vị chỉ huy hải quân Ấn độ nhận định việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là mối “lo ngại chính yếu”, đồng thời, Đô đốc hải quân Đ.K Joshi cam kết bảo đảm cho đại công ty năng lượng do chính quyền Ấn Độ là ONGC có thể tham gia thăm dò dầu khí tại Biển Đông.

Phát biểu trước các nhà báo quốc tế tại thủ đô New Delhi, Đô đốc Joshi nói đánh giá hải quân TQ đang có quá trình hiện đại hoá đáng phải kinh ngạc. Đô đốc nói rằng: “Việc phát triển hải quân của TQ là một nguyên cớ lo ngại lớn cho chúng ta và chúng ta phải thường xuyên lượng giá để chuẩn bị những đối sách chiến lược. Những đòi hỏi chủ quyền Biển Đảo của TQ hầu như khắp vùng Biển Đông đã khiến TQ thường xuyên rơi vào những tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ với các nước trong vùng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.

Tháng 10/2011, Ấn độ ký thoả thuận với VN vào thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biển VN. Tuy nhiên TQ đã tìm mọi lý do để ngăn cản, yêu cầu chính quyền New Delhi “tôn trọng sự ổn định hoà bình của khu vực” và không tham gia các dự án khai thác dầu với VN trên vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Đô đốc Yoshi tuyên bố hải lực Ấn độ sẳn sàng hổ trợ đại công ty nhà ONGC để có thể tham gia vào dự án thăm dò dầu khí với VN như đã thoả thuận. Ấn độ và TQ là 2 nước lớn kình địch nhau ở châu Á do dự mưu của Mỹ trong lịch trình toan tính trước, dĩ nhiên vì nhiều nguyên cớ luôn luôn vẫn tồn tại những bất đồng về lãnh thổ biên giới kéo dài và đã từng xảy ra xung đột trong quá khứ giữa 2 quốc gia đông dân nầy.

Ngày nay, New Delhi lo ngại có lý do TQ gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ Dương. TQ đang cố săn đón, tìm cách nhảy xô vào nhiều dự án đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở trong khu vực nầy như xây dựng cảng ở Sri Lanka, Banladesh và Miến Điện cho tàu chiến TQ có mặt để giương oai diệu võ.

Trong một báo cáo hằng năm cho Quốc hội về chuyên đề quốc phòng, bộ quốc phòng của TQ, bộ quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định TQ vẫn tiếp tục duy trì sự phát triển tìm lực quân sự đều đặn trong các lãnh vực tìm kiếm kỹ thuật tân kỳ của phương tây, mạng lưới gián điệp và phát triển các loại các phi đạn có khả năng ngăn chận việc xâm nhập vùng bờ biển. Theo con số chính thức ngân sách quốc phòng của TQ năm 2012 là 106 tỷ dollar, nhưng so với Mỹ thì TQ vẫn còn thua xa. Nhưng đây là chiến dịch mà tình báo Mỹ muốn gây ồn ào để TQ hù doạ các nước cò-con với mục tiêu của Mỹ là cách ly TQ ra khỏi thị trường béo bở vùng ĐNÁ chạy dài đến Trung Á là nơi mà Hoa Kỳ và phương tây sẽ tái phục hồi kinh tế trong thương trường chống và cô lập TQ trong đoạn cuối 10 năm trù dập TQ (2010-2020)

Trương Văn Vinh

lethucthang
10-01-2013, 10:56 AM
Phải đọc bài của. Anh. Vinh Truong sau. Một năm , mới kiểm chứng được Rõ ràng sau vụ đảo Senkaku Bọn. TQ hù nhát chẳng dám làm gì. Nhật Bản Có. Mỹ sau lưng ! Dám làm gì ? Bây giờ thì Đã rõ rồi ! Tôi thì tin. Anh. VinhTruong nhận định thời cuộc ! Khá Chuẩn xác Một News Maker !

lethucthang
10-01-2013, 11:08 AM
Quả đúng vạy. N b Minh và. N c. Vịnh o có tên trong danh sách trong. Bộ. CT V. N bây giờ tan hoang hết Chẳng còn mấy tỉnh , thành phố nữa đâu ? Người. TQ Đa rãi kháp. V. N rồi Chỉ cân có chiến tranh Cái. Đám cơ hội. Nó theo ngay ( giống như bọn. 30/4 ) không thể hình Đung được V. N ngày đó sẽ ra sao !

vinhtruong
06-15-2014, 04:14 PM
Như những bài tôi viết về vai chính John F Kerry trong cuộc chiến VN và ngày nay thời hậu chiến Kerry ngồi tại Thượng Viện để giúp bảo vệ Ó-Con như gia nhập APEC, WTO, NQ/LHQ, TPP ... Bỏ cấm vận (tự y qua mặt Quốc hội viện trợ trước 5 tau tuần cao tốc cho kịp vụ giàn khoan HD-981 mà Mỹ sẽ nhào nặn ra tại "Biển Đông Dậy Sóng" như tôi đã viết trước cách đây 3 năm bài: "Biển Đông nổi sóng do Mỹ nhồi-nặn" - Started by vinhtruong, 09-24-2011 và đủ điều kiện gia nhập "Asia Pacific Treaty Organisation" tôi đoán trước theo chương lịch Eurasia Great Game-1)

Để rồi sức mạnh quân sự của Baby Bald Eagle sẽ có sơ khởi từ Nhựt giao cho - Hiện tại không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi VN đã thay đổi thể chế do Secret- Society cải biến VN theo mưu đồ của thủ lãnh Harriman/Skull & Bones 322 conspiracy.
Ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hộiVN cho biết: Ngày 27/5/ 2014 (sau khi Bonesman ngầm tự bỏ cấm vận cho kịp biến cố giàn khoan) Đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của thượng viện Hoa Kỳ đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. (Đừng quan tâm kinh tế của TQ mà qua kinh tế Tây Phương)

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ liên quan đến việc Quốc hội Hoa Kỳ vẫn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hộiVN cho biết: “Tôi nghĩ rằng hai bên đã nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, Việt Nam cũng đã chuẩn bị ký TPP, không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”.

Trong trường hợp lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ dỡ bỏ, rất có thể một số loại vũ khí sau sẽ sớm hiện diện tại Việt Nam:

1. Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion để bảo vệ America-first biển đảo (Exxon Mobile)
P-3C Orion của Hải quân Mỹ là "khắc tinh": Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống tau-ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với các quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có những máy bay tuần tra có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.
Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là P-3C Orion của Hãng Lockheed Martin. P-3C Orion là loại máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm 4 động cơ, được phát triển cho Hải quân Mỹ trên mẫu máy bay chở khách L-188 Electra, chính thức đưa vào sử dụng trong thập niên 1960.
P-3C Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi dài chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD. MAD là một “từ kế” (Micro Detectors Sensor)dùng để phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.
Để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm P-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Radar giám sát hàng hải Raytheon AN/APS-115 và radar tìm kiếm mục tiêu AN/APS-137D(V)5. Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao. Radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30 km, phát hiện xuồng nổi cấp-cứu sinh ở cự ly 60 km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng hoặc thông qua phao địn-vị (cá nhân) âm thanh AQA-7.
Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 đèo móc ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng.

P-3C Orion của Hải quân Nhật
Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống tác chiến chống tàu ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.
Về vũ khí trang bị, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mk-50 hoặc Mk-46 và bom chìm trong khoang chứa bên trong thân. Các giá móc treo 2 bên cánh có thể trang bị hỏa tiển chống hạm AGM-84 Harpoon, hỏa- tiển không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng lên đến 9 tấn.
P-3C được trang bị 4 động cơ bán phản lực Allison T56-A-14 công suất 4.600 mã lực/chiếc giúp đạt tốc độ tối đa 750 km/h, tốc độ hành trình 610 km/h. Máy bay có 5 bình xăng phụ bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít cho tầm hoạt động tối đa 4.400 km ở độ cao 8,9 km hoặc 2.490 km ở độ cao 1,5 km. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ.
Việc đàm phán mua máy bay tuần tra tuần tra chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn hợp lý của Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm trong tình hình mới.

2. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-16 hoặch F-35
F-16 của Không quân Mỹ - Hiện tại, vai trò tiêm kích đánh chặn xương sống trong Không quân Việt Nam vẫn do những chiếc tiêm kích nhẹ thế hệ 2 MiG-21 đảm nhiệm. Số MiG-21 Việt Nam đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1980 sẽ hết hạn sử dụng và phải ngừng bay từ sau năm 2015. Trong bối cảnh đối tác truyền thống là Nga không còn sản xuất tiêm kích nhẹ nữa thì Việt Nam sẽ buộc phải đi tìm một dòng máy bay mới để thay thế và F-16 của Mỹ có thể là một ứng viên sáng giá. (nhưng thật ra nó nằm trong kế hoặch Kennan viện trợ cho Nhựt trước, sau chuyễn qua VN theo kiểu làm ăn của "War Industries Board" trong chương trình Eurasia-1)
Máy bay chiến đấu đa năng F-16 Fighting Falcon được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh với những tiêu chí linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ – một máy bay đa nhiệm, hoạt động song hành cùng tiêm kích nặng chuyên không chiến F-15 Eagle trong Không quân Hoa Kỳ.
Ra đời từ chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của không quân Mỹ đầu những năm 1970, mặc dù được đặt tên là Fighting Falcon nhưng F-16 còn có biệt danh Viper (Rắn hổ lục) có lẽ do hình dáng nhỏ bé nhưng cực kì nhanh nhẹn lợi hại của mình.
F-16 đã có quá trình phát triển dài từ khi ra đời, mẩu hình một chỗ ngồi ban đầu được định danh F-16A trong khi mẫu 2 chỗ ngồi là F-16B. Năm 1984, mẩu hình nâng cấp F-16 C/D ra đời với những cải biến như khả năng tác chiến “mọi thời tiết” và tăng khả năng không kích. Với việc trang bị hỏa lực hỏa tiển đối không tầm trung mới AIM-120 AMRAAM, F-16 đã có thêm khả năng không chiến ngoài tầm nhìn bằng radar hướng dẫn
F-16 nhìn trực diện - Về thiết kế, F-16 có cockpit với tầm quan sát rất rộng hoàn toàn không có điểm mù. Mũi máy bay đặt radar kết nối với hệ thống bay và vũ khí trên thân. F-16 chỉ có một đuôi đứng cùng với một cửa lấy khí to nằm dưới bụng máy bay. Khi cần phải bay những chặng dài, ngoài việc gắn thêm thùng dầu phụ ở các mấu cứng dưới cánh thì F-16 còn có thể làm thon ốp các thùng dầu phụ dạng khí động học lên thân giúp tăng tầm hoạt động trong khi không làm mất đi mấu cứng gắn vũ khí cũng như khả năng cơ động của máy bay so với thùng dầu phụ thông thường.
Về trang bị vũ khí, F-16 có một đại bác chính M-61 Vulcan 6 nòng 20mm trong thân, bên cạnh đó là các loại vũ khí gắn dưới cánh như hỏa tiển không đối không tầm trung và tầm ngắn, hỏa tiển không đối đất, bom thông minh cũng như bom không điều khiển các loại. Bên cạnh vũ khí, F-16 còn có thể mang thiết bị chuyên dùng cho các nhiệm vụ riêng biệt như thiết bị gây nhiễu điện tử (ECM), thiết bị dẫn bắn, cảm biến… radar tiêu chuẩn của F-16 là AN/APG-66.
F-16 là loại máy bay tiêm kích nhẹ được sản xuất nhiều thứ hai trong thế kỷ 20 chỉ sau MiG-21, đã được thử thách qua nhiều cuộc chiến tranh và chứng minh rằng nó có thể làm tốt các nhiệm vụ từ tiêm kích đến cường kích. Đây có thể xem là một ứng viên rất sáng giá để thay thế vai trò tiêm kích nhẹ của MiG-21 trong Không quân Việt Nam một khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được Mỹ dỡ bỏ.Vũ khí My dành cho VN sau khi VN trở thành một nước Cộng Hòa Việt Nam

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
07-02-2014, 12:35 PM
(Nói trắng ra Mỹ muốn khi xãy ra đụng độ với TQ từ chạm tuyến Giàn Khoan, có nghĩa đụng độ với VN/Phi thì Nhật Bản phải nhảy vào trước rồi Mỹ sẽ nhảy vào sau cùng, lập lại "kiểu chơi" thế chiến-1 và -2)
Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy thay đổi trong chính sách an ninh. Trong thế siêu chiến lược tòan cầu Hoa Ky khuyến nghị chính phủ Nhật Bản nên tự bảo vệ vùng kinh tế Á Châu bằng để cho nội các có cuộc họp khai thông .
Hôm qua, nhân ngày 1/7/2014 Nội Các Nhật thông qua thay đổi lớn trong chính sách an ninh của nước này, mở đường cho việc quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài, và vùng Đông Nam Á, còn Ấn Độ nên bảo vệ vùng biển Ấn Độ Dương cho đến eo biển Malacca overlapped với Biển Đông cùng Nhật chịu trách nhiệm quản ly. Còn theo tác giả, My là đại ca của trùm du đảng, xếp sòng chỉ điều động thống lảnh tổng quát cho 2 thằng em du côn hai xóm nhà lá (Biển Đông và Ấn Độ Dương) tự trông coi sự an ninh cho lối xóm của mình
Theo hiến pháp của Nhật, Tokyo bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, trừ trường hợp phòng vệ. Nhưng cảnh báo TQ: "Đừng dựa vào nước lớn ở Biển Đông" Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á theo sự ủy nhiệm chia bớt trách nhiệm về bảo vệ một thế giới mới an tòan chiến lược tòan cầu của My (The New World Order Strategy)

Nhật Bản, và quan hệ Trung-Nhật
Nhưng việc diễn giải lại luật sẽ cho phép "phòng vệ tập thể", dùng vũ lực để bảo vệ các đồng minh bị tấn công. My ám chĩ Philippines và Việt Nam trong cái dù che của Nhựt nếu có đụng độ thì tụi nhỏ đánh TQ túi bụi trước rồi My sẽ nhảy vào sau, y chang Đệ-1 và Đệ-2 thế chiến. Còn như chiến tranh VN hay Iraq do chinh My chủ động thì rũ rê Đại Hàn, Mông cổ, Anh, Canada, Ái Nhĩ Lan, Úc, Phi, Thái ... có đông cho vui nhưng lại chỉ để thua rồi rút ra qua 2 đáp số:
-(1) thu hoặch một số lợi nhuận trong đó có rèn quân luyện cán
-(2) Có rút lui thua trận đấy, nhưng địa vị số 1 siêu cường lại tăng thêm cường độ bỏ xa LX và TQ.
Chỉ cần hoàn thành 2 mục tiêu trên mà thôi; Ai phán đoán sao cũng đươc.
Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy mạnh mẽ cho thay đổi này, ông lập luận rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á-Thái Bình Dương để bảo vệ trục hàng hải kinh tế quan trọng nhứt của thế giới. Hoa Kỳ, quốc gia mà Nhật Bản có quan hệ đồng minh về an ninh từ hàng chục năm qua, cũng sẽ hoan nghênh bước đi này, tuy nhiên, Trung Quốc, nước vốn đang có quan hệ căng thẳng với Tokyo, sẽ rất tức giận.
Quyết định này cũng gây nhiều tranh cãi ở ngay trong nước Nhật. Nhật thông qua bản hiến pháp hòa bình sau khi đầu hàng hồi Thế chiến II. Kể từ đó, binh lính Nhật không tham gia vào các hoạt động chiến đấu, dẫu cho có một nhóm nhỏ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Nhật lâu nay giữ quan điểm rằng theo luật quốc tế, Nhật có quyền phòng vệ chung, nhưng cũng cho rằng không thể thực thi được quyền đó do những hạn chế trong hiến pháp.
Ban cố vấn của ông Abe khuyến nghị rằng nếu Nhật diễn giải lại hiến pháp để cho phép được phòng vệ chung, thì các điều kiện sẽ được áp dụng nhằm đảm bảo sức mạnh sẽ không bị lạm dụng.
Hôm thứ Hai, hàng ngàn người đã tham gia biểu tình phản đối tại Tokyo. Những người chỉ trích ông Abe sợ rằng đây sẽ là bước đi đầu tiên tiến tới việc sửa đổi chính thức hoặc xóa bỏ điều 9 hiến pháp, là điều khoản tuyên bố từ bỏ chiến tranh.
Étuo Nakashima, 32 tuổi, nói với hãng tin Reuters: "Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi bây giờ không chặn chính phủ ông Abe thì sẽ không thể cứu vãn được,"
Nhưng những người khác tin rằng bản hiến pháp là di tích hậu chiến mà Hoa Kỳ áp đặt lên Nhật Bản, hạn chế việc Tokyo được có các hoạt động bình thường của một quốc gia hiện đại.
Trung Quốc, nước hiện đang có tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Nhật, lên tiêng phản đối thay đổi, cáo buộc Nhật "tái quân sự hóa" trong thời ông Abe.
Nay, nội các đã chuẩn thuận bước đi; các sửa đổi pháp lý sẽ phải được quốc hội thông qua. Nhưng với việc diễn giải lại thay vì sửa đổi hiến pháp, ông Abe tránh được việc cần có trưng cầu dân ý.

Nhắc lại tiểu sử Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai và sự chiếm đóng của các lực lượng nước ngoài tại Nhật Bản sau đó, toàn bộ quân đội đế quốc của Nhật đã bị giải tán theo Hiến pháp mới năm 1947, với toàn văn chương 2 điều 9, Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận. Hải quân Nhật hiện nay đứng dưới danh nghĩa của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF) với cái tên Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (JMSDF).

Nhật Bản giảm bớt hạn chế đối với quân đội
Các thành viên phong trào dân tộc 'Ganbare Nippon' diễn hành với quốc kỳ Nhật Bản gần Ðền thờ tử sĩ Yasukuni ở Tokyo. Nhật Bản đã giảm bớt những hạn chế đối với quân đội nước này trong một động thái lịch sử tách rời khỏi chính sách hòa bình sau Thế chiến Thứ 2.
Hôm qua, Nội các Nhật Bản ủng hộ việc giải thích lại điều 9 của hiến pháp Nhật Bản do Hoa Kỳ soạn thảo lên án chiến tranh. Theo sự giải thích mới, quân đội Nhật Bản được phép thực thi quyền “quyền tự vệ tập thể”.
Sự thay đổi này nhắm mục đích giúp Nhật Bản bảo vệ các nước bạn bị tấn công. Thay đổi cũng cho phép can dự nhiều hơn vào những sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng quyết định này có tính cách phòng vệ, nói rằng “qua tư thế chuẩn bị tốt hơn thì có thể ngăn chặn những quốc gia muốn gây hấn với Nhật Bản.”
Thủ tướng Abe nói vì hòa bình và ổn định của thế giới, Nhật Bản sẽ đóng góp nhiều hơn là hiện nay. Tuy nhiên trong bất cứ cuộc tranh chấp nào cần phải giải quyết không phải bằng vũ lực nhưng bằng luật pháp quốc tế và ngoại giao. Ông Abe nói các quy định mới không có nghĩa là Nhật Bản sẽ nhất thiết phải tham gia các nỗ lực quân sự quốc tế như cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo tại Iraq.
Nhưng các lời trấn an này không làm hài lòng các đối thủ chính trị của ông Abe, hàng ngàn người tập trung bên ngoài văn phòng của ông để phản đối quyết định. Quyết định này cũng gây nhiều tranh cãi ở ngay trong nước Nhật.

Có người chống đối cho tình huống khó cứu vãn.
Hôm Chủ Nhật, một người đàn ông đã "tự thiêu" tại trung tâm Tokyo hôm Chủ Nhật phản đối việc thay đổi chính sách quân sự, vi Ông Abe hồi tháng Năm đã hậu thuẫn cho thay đổi, sau khi ban cố vấn của ông ra bản phúc trình khuyến nghị thay đổi luật quốc phòng.
Ông Toshio Ban 67 tuổi, một trong những người biểu tình, nói: “Suốt 70 năm, Nhật Bản đã giữ được hòa bình với hiến pháp của mình. Ta sẽ làm gì trước việc người đàn ông ngu xuẩn đó tìm cách chà đạp lên hiến pháp quý báu của chúng ta?”.
Trung Quốc, đang lâm vào một vụ tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, nổi giận đối với thay đổi này. Trung Quốc nói Nhật Bản đang thách thức trật tự sau chiến tranh và làm tăng căng thẳng trong vùng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Nhật Bản không thể dùng điều ông gọi là mối đe dọa của Trung Quốc được bịa đặt ra để “thúc đẩy chương trình chính trị trong nước.”
Ông Hồng nói: “Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản tôn trọng các quan ngại hợp lý về an ninh của các nước láng giềng châu Á và cẩn thận xử lý vấn đề liên hệ. Nhật Bản không được làm hại đến chủ quyền quốc gia và an ninh và không được làm hại đến hòa bình và ổn định trong vùng.”
Việc giải thích lại hiến pháp cũng bị một số người Nam Triều Tiên chống đối, cùng với Trung Quốc là nạn nhân chính của việc Nhật Bản chiếm thuộc địa.
Ông An Ji-Jung giúp lãnh đạo cuộc biểu tình ngày hôm nay bên ngoài tòa đại sứ Nhật Bản tại Seoul.
Ông An nói ông hy vọng là chính phủ Abe sẽ xin lỗi và suy ngẫm về những hành động trong quá khứ của Nhật Bản hơn là nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm tự vệ tập thể.
Sau khi thua trận trong Thế chiến Thứ hai Nhật Bản bị bắt buộc quản tán quân đội và chấp nhận một hiến pháp cho phép sử dụng vũ lực chỉ khi nào lãnh thổ bị tấn công.
Việc giải thích hiến pháp kể từ đó được nới rộng để cho phép Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được củng cố trong những năm qua cùng với sự phát triển sức mạnh kinh tế của Tokyo.