PDA

View Full Version : Vụ hộ chiếu t.q



vinhtruong
11-25-2012, 07:20 PM
Tại sao Ấn-Độ rồi VN phải mang cờ 6 sao ra đón TQ rồi ngày nay đến decent interval cả hai (không kể Manilla) phải đồng đứng lên chống Vụ HỘ CHIẾU của TQ? Chuyện nầy không có gì lạ, bạn hãy xem lại Video Skull and Bones 322 (nhờ khongquan2 post dùm) TT Bush-Con và John F Kerry đâu có dám tiết lộ bí mật cơ mưu. Tại sao để 2 đàn em nầy có động-thái lúc nhu lúc cang?

Thời kỳ để cho TQ làm mưa làm gió vướng vào bẫy của Mỹ về tham vọng dầu khí đã qua, Mỹ đã tìm cách đưa TQ lên hạng-2 thì cũng thừa khả năng đem TQ xuống, vì điều dễ hiểu Biển Đông không thể cùng một lúc mọc ra 2 mặt trời và buổi rạng đông?

Đây là dự mưu chiến lược của Đại-ca Mỹ chỉ thị cho mấy thằng em (subordinate) phải thi hành đúng theo trên trục lộ trình “Roll-back” mà danh từ mới nhứt “Đổi trục pivot chiến lược Asean” trên lộ đồ chiến-dịch 10 năm trù dập TQ (2010-2020). Bắt đầu khai diễn chiến dịch là chuyến thăm viếng đầu tiên tại Châu-Á/TBD, ngay sau khi Bà Hillary nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao 2009.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giới chức Việt Nam nói với Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội rằng việc mang sai cờ Trung Quốc là do "lỗi kỹ thuật", đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (vi ông sẽ thủ lãnh sau này do tình báo Mỹ áp đặt như Đặng Tiểu Bình, Giang Trach Dân) tại thủ đô Hà Nội tuần này khi đoàn thiếu nhi chào đón khách đã vẫy cờ có sáu sao thay vì năm. Người phát ngôn tại Bắc Kinh Lưu Vi Dân, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên hôm 23/12, nói Việt Nam thông báo với Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội rằng sự việc là do "lỗi kỹ thuật". Phía Việt Nam đã giải thích với Sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam và nói đó là lỗi kỹ thuật???

Lời bình trên các diễn đàn trực tuyến của người Việt yêu cầu có lời giải thích. Trong một chương trình thời sự hồi tháng Mười năm nay, Đài truyền hình Việt Nam cũng đã để một lá cờ Trung Quốc bị thừa sao trong lúc người dẫn chương trình đọc bản tin. Một sự cố tương tự cũng da xảy ra ở Ấn Độ, trong một buổi lễ chính thức đón một phái đoàn Trung Quốc tới Delhi năm 2006 - lá cờ Trung Quốc cũng có sáu sao thay vì năm? Tất cả đều do Mỹ trong thế chiến lược 10 năm sau cùng trù dập TQ làm cho thế giới tự tránh xa TQ vì tham vọng bành trướng bá quyền, trong khi Mỹ yên lặng ngồi làm ngư ông câu cá dưới bóng cây mát rượi, nhưng trong sách lược roll back là đang ngồi trên đỉnh núi cực bắc Úc Châu để nhìn bầy Chó săn đang đuổi bắt con Heo Rừng đang vướng vào thế trận địa chiến.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm chính thức hai ngày (20/12-22/12) tới Việt Nam, cho thấy TQ rất e ngại VN nghe theo lời Mỹ có thể làm ẫu và TQ đương nhiên bị dính vào một cuộc chiến tao ngộ đầu tiên với VN, sau đó các nước nhỏ bề hội đồng như Phi Luật Tân, Nhựt, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan… sẽ nhảy vào, đánh túi bụi rồi lại nhờ Mỹ làm trọng tài bằng khí giới trọng tài.”Arbitrary Weapon” mà Mỹ cân có cơ-hội để thí nghiệm ngăn chận, lại xa nước Mỹ không bị ảnh hưởng môi trường phóng xạ, nếu cần chết bớt khỏi chật đất thì hai nước khổng lồ nầy nên hy sinh chút đỉnh? Thế giới trong bạo loạn.bằng vũ khí trọng tài để giảo nghiệm trước, hòng gìn giữ an toàn cho hành tinh nầy, The New World Order

VN đóng dấu 'hủy' hộ chiếu của TQ Các hộ chiếu kiểu mới có in bản đồ với đường 'lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông.
Báo trong nước nói biên phòng Việt Nam đã đóng dấu 'Hủy' vào nhiều hộ chiếu có in hình đường 'lưỡi bò' của công dân Trung Quốc. Không rõ đây có phải là chủ trương của Nhà nước hay chỉ là 'sáng kiến' của một đơn vị địa phương trong bối cảnh dư luận Việt Nam hết sức bức xúc trước thông tin loại hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có in hình bản đồ đường yêu sách chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM cho hay riêng một ngày thứ Sáu 23/11, biên phòng cửa khẩu Lào Cai đã "đóng dấu hủy bốn hộ chiếu" có in hình đường 'lưỡi bò', đồ̀ng thời đóng dấu thị thực vào tờ rời cho bốn công dân Trung Quốc này nhập cảnh Việt Nam. Con số người Trung Quốc nhập cảnh trong ngày qua ngả Lào Cai được nói là gần 200, nhưng số người mang hộ chiếu điện tử kiểu mới với bản đồ gây tranh cãi hiện còn khá ít.
Tuổi Trẻ dẫn lời Trung tá Trần Việt Huynh, trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai, cho biết tới nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu này đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc.
Dấu 'Hủy' có nghĩa hộ chiếu không có giá trị ở Việt Nam. Cũng theo Tuổi Trẻ, lực lượng biên phòng tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, cũng đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực trên tờ rời cho công dân Trung Quốc.

Đại diện đồn biên phòng ở cửa khẩu Móng Cái nói đồn này “đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang".
"Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào.”
Vị đại diện này được dẫn lời bày tỏ hy vọng rằng "về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”.

Phản ứng của Ấn Độ sau Viet Nam và Philippine
Ấn Độ đã bắt đầu đóng dấu bản đồ của mình lên thị thực nhập cảnh cấp cho người Trung Quốc.
Hành động này là để đáp trả việc Trung Quốc cho in trong hộ chiếu mới một bản đồ vẽ hai khu vực mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền là lãnh thổ của Trung Quốc. Bản đồ của Ấn Độ cho thấy hai khu vực Arunachal và Aksai Chin là thuộc về Ấn Độ.

Tuy vụ xích mích về bản đồ diễn ra trong lúc quan hệ giữa hai lân bang Á châu này bị căng thẳng, nhưng hiện chưa rõ Ấn Độ có chính thức kháng nghị với Trung Quốc về vấn đề hộ chiếu mới hay không.

Bản đồ trên hộ chiếu mới của Trung Quốc cũng bao gồm những vùng có tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố có chủ quyền.

Hà Nội và Manila đã chính thức phản đối Trung Quốc về vấn đề này.

Bản đồ của Trung Quốc cũng bao gồm Đài Loan, một đảo quốc tự trị mà Bắc Kinh lâu nay vẫn cho là một tỉnh bất phục tòng. VN đóng dấu 'hủy' hộ chiếu của TQ

(CÒN TIẾP)

vinhtruong
11-27-2012, 03:34 AM
Việt Nam đã cố tình mang sai cờ Trung Quốc trong một nghi lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại thủ đô Hà Nội. Các tấm ảnh thiếu nhi vẫy cờ thừa sao, với sáu sao thay vì năm, tại Phủ Chủ tịch vào hôm thứ Tư đã gây bất mãn tại Việt Nam. Làm cho nguoi dân khắp thế giới càng khó chịu với sự bành trướng ảnh hưởng của TQ, là do một âm mưu của ai đứng sau lưng giưt dây? Ý muốn nói thêm một ngôi sao bị-trị là Việt Nam và các đảo Trường Sa, Hoàng Sa gây không khí nghi kỵ giữa các nước Asian và TQ và trong quốc nội sẽ làm cho người dân vô cùng khó chịu, có nghĩa là thêm sự căm thù TQ Làm bộ Dốt về lễ tiếp tân với ý đồ chính trị gây sự cô lập Khoi Asean xa rời TQ

Tân Hoa Xã cũng đưa tin lãnh đạo Trung Quốc mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác giữa hai đảng cộng sản, mở rộng công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ. Dư luận trong nước Việt Nam hiện tỏ ra rất nhạy cảm trước các thông tin liên quan tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ, nhất là sau một thời gian dài Trung Quốc có các động thái mạnh mẽ, thậm chí là hung hăng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Mới nhất, các hình ảnh mà nhiều hãng thông tấn nước ngoài ghi lại được trong lễ đón ông Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch hôm 21/12/2011 đã khiến cộng đồng cư dân mạng Việt Nam bùng lên sự căm phẫn, trúng kế của CIA.

Mẫu cờ chính thức và sự khác biệt.
Cờ Trung Quốc chỉ có một sao lớn, tượng trưng cho Đại lục, và bốn sao nhỏ, tượng trưng cho các khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu và Tây Tạng (và bây giờ thêm VN và các đảo Hoàng Sa, Trường-Sa âm mưu do bàn tay lông lá) Việc có thêm một ngôi sao bị cho rằng đã ám chỉ nguyện vọng đưa Việt Nam vào hàng tự trị như trên.
Tuy nhiên, theo cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, người hoạt động ngoại giao nhiều năm, đây chỉ là sai lầm về lễ tiếp tân??? "Đây là sự dốt về lễ tiếp tân? thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu" ông Trường nhận định như vậy, mà thật là vậy?
Sự cố "thêm sao cho cờ Trung Quốc" từng xảy ra trong quá khứ, khi kênh Truyền hình Trung ương VTV1 trong bản tin thời sự chính vào lúc 19 giờ hôm 14/10 trên phông nền cũng đã đăng hình hai lá cờ của Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cờ Trung Quốc nổi bật một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ nó nằm trong chiến dịch trù dập TQ của Mỹ 2010-2020). Sau khi nhận nhiều chỉ trích, VTV đã rút bản tin video 14/10 khỏi mạng internet, nhưng không đính chính hay xin lỗi.

Thử thách ngoại giao cho ông Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, người được xem sẽ là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc từ năm sau, sẽ thăm Việt Nam trong ba ngày từ hôm 20/12/2011. Mặc dù truyền thông cả hai nước đến giờ này đều giành thế thượng phong về chuyến đi, những người quan tâm tình hình Việt Nam xem đây có thể là sự kiện ngoại giao quan trọng nhất trong tháng cuối năm. Ông Tập Cận Bình, 58 tuổi, cùng các lãnh đạo Việt Nam sẽ xem đây là dịp tìm hiểu và thăm dò lẫn nhau, tạo nền tảng cho quan hệ trong 5 năm tới. Nhưng sự thật Tập Cận Bình cũng như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đều là subordinates của Mỹ. Nhưng đây là chuyến thăm thăm dò và theo Secrets of the Tomb: TQ có trách nhiệm giải quyết chính tình thể chế tại Việt Nam cũng như thống nhứt Triều Tiên do lịnh Secret Society đúng y chang như sách lược Eurasian đã vạch sẵn sau những mối quan hệ trắc trở nhất tại khu vực

Nghị trình chuyến thăm viếng Việt Nam Nói với báo South China Morning Post, giáo sư nghiên cứu Việt Nam, Carl Thayer, cho rằng: "Nếu như ông Tập Cận Bình muốn chứng tỏ ông đảm đương được trọng trách thì ông cũng phải chứng tỏ bản lĩnh trong xử lý quan hệ với Việt Nam". "Chắc chắn tường thuật chính thống về chuyến thăm sẽ bình thường và không tích cực, nhưng sự mặc cả gay gắt cũng sẽ diễn ra."
Theo lịnh Mỹ hôm 25/11 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới dám tuyên bố trước Quốc hội Việt Nam rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm 1974.

Bắc Kinh đã quan sát kỹ mối quan hệ đang lên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt sau khi chính phủ của Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ thúc đẩy các cam kết chiến lược tại châu Á.
"quan hệ chiến lược đang phát triển" với Hà Nội ngay sau khi Mỹ ra lịnh Nguyễn Tấn Dũng phải cứng cựa với TQ có Mỹ cam kết đứng sau lưng Việt Nam

Việt Nam không đóng dấu hộ chiếu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc
HÀ NỘI — Một mẫu hộ chiếu mới do Trung Quốc phát hành đang gây tranh cãi ở Châu Á. Hộ chiếu này vẽ bản đồ của Trung Quốc bao gồm cả các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, trong đó có Biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Marianne Brown từ Hà Nội, giới hữu trách Việt Nam đang tìm cách riêng để ứng phó với vấn đề.

Trung Quốc giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nhưng Việt Nam cùng 4 nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực bao gồm cả quần đảo Trường Sa mà người ta tin là có chứa các trữ lượng khoáng sản. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trong hộ chiếu phổ thông điện tử... Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị. Hộ chiếu Trung Quốc vừa ban hành đang gây ra tranh cãi trong khu vực, với sự phản đối của một số nước trong đó có Việt Nam.

Đại tá Lương Văn Sơn, phó giám đốc công an cửa khẩu tỉnh Lào Cai, cho biết công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng giới hữu trách sẽ đóng dấu cấp thị thực visa cho họ vào các trang giấy riêng.
“Sẽ xử lý rất là nhẹ nhàng như vậy thôi. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thống nhất xử lý như vậy. Sau khi mình đóng xong, chưa thấy phản ứng gì.”

Tuần rồi, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, đã lên tiếng phản đối mẫu hộ chiếu mà Trung Quốc mới phát hành:
“Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trong hộ chiếu phổ thông điện tử nêu trên. Chúng tôi đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối cũng như yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ các nội dung sai trái in trong hộ chiếu đó.”

Tại Manila hôm nay, phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nhà chức trách Philippines hiện vẫn chấp nhận cho các công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới này xin visa nhập cảnh.
“Chúng tôi đang xem xét các biện pháp khác nhau để có hành động tiếp theo sau. Tôi chưa biết những biện pháp đó là gì.”

Hộ chiếu Trung Quốc mới ban hành cũng bao gồm khu vực mà Ấn Độ cũng có tuyên bố chủ quyền. Để đáp trả, giới hữu trách tại đại sứ quán Ấn ở Bắc Kinh đóng dấu bản đồ của mình vào thị thực nhập cảnh cấp cho công dân Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng tấm hộ chiếu mới của Bắc Kinh là một phần trong xu hướng khẳng định chủ quyền đang tiếp diễn của Trung Quốc tại khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hình bản đồ in trong hộ chiếu mới không nhắm mục tiêu vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào?

vinhtruong
12-08-2012, 03:13 PM
Tại sao Ấn-độ, VN mới đón TQ bằng cờ 6 sao, bây giờ lại tỏ ra bướng bỉnh?

Nếu độc giả đã đọc 44 bài “Siêu Chiến Lược Eurasian”, thì sẽ không còn ngạc nhiên tại sao Ấn độ rồi VN mới tiếp phái đoàn Phó lảnh tụ TQ, Tập Cận Bình bằng lá cờ 6 sao, rồi bỗng nhiên trở nên cứng cựa ra mặt chống đối quyết liệt hộ chiếu của TQ có in hình lưỡi bò? Ấn Độ đã bắt đầu đóng dấu bản đồ của mình lên thị thực nhập cảnh cấp cho người Trung Quốc; Hành động này là để đáp trả việc Trung Quốc cho in trong hộ chiếu mới một bản đồ vẽ hai khu vực mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền là lãnh thổ của Trung Quốc. Bản đồ của Ấn Độ cho thấy hai khu vực Arunachal và Aksai Chin là thuộc về Ấn Độ. Tất cả vở tuồng cải lương nầy là do đạo diễn Secret Society dựng lên “Một màn kịch địa chính trị TQ/Ấn Độ” Cho 2 thằng đông dân nhứt chơi với nhau để ngư ông đắc lợi.

Ngày, 06/12/2012, một ngày sau khi sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ là không được “đơn phương” tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông, New Deli tuyên bố ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Hiện giờ, tuy hai nước chỉ trong giai đoạn khẩu chiến, nhưng rõ ràng Biển Đông đang ngày càng trở thành một trận địa mới giữa hai cường quốc châu Á do secrets of the Tomb dàn-dựng cho mưu lược 10 năm trù dập TQ trong khi Mỹ ngồi trên đỉnh núi phía bắc Úc Châu như ngư ông trục lợi.

Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã nóng lên thêm kể từ khi tập đoàn dầu khí Nhà nước của Ấn Độ ONGC vào tháng 10 năm ngoái, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã xác định trở lại việc tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Quan hệ giữa hai nước càng nóng thêm sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi hôm thứ hai vừa qua tuyên bố là họ sẵn sàng triển khai chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ quyền lợi của nước này ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 05/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng rất mạnh về tuyên bố nói trên của tư lệnh hải quân Ấn Độ, cho biết là Bắc Kinh “phản đối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương tại vùng biển tranh chấp trên Nam Hải” và yêu cầu các nước liên quan “tôn trọng chủ quyền, lập trường và quyền lợi của Trung Quốc”

Trước đó, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí “đơn phương” ở Biển Đông. Lời cảnh báo này dĩ nhiên là không chỉ nhắm đến Việt Nam, mà còn nhắm vào những quốc gia hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, như Ấn Độ kể cả EXXON của Mỹ.

Ngoài việc tham gia thăm dò khai thác dầu khí, có hai lý do khác giải thích vì sao đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng rất quan trọng về mặt chiến lược.

Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mậu dịch, đối với Ấn Độ, Biển Đông là một trong những ngõ giao thương quan trọng nhất toàn cầu và quyền tự do lưu thông ở vùng biển này phải được tôn trọng sau khi bà Hillary đến Ấn Độ gia tăng mậu dịch cũng như kỹ thuật đối với Ấn Độ trong lịch trình đưa Ấn Độ lên vị trí thế Trung Quôc trong thế siêu chiến lược toàn cầu, vì 2 xa lộ Harriman (Liên Bang Đông Dương) và xa lộ do TQ di dân lậu xây dựng dọc theo ranh giới Miến Điện ra tới Ấn Độ Dương đã bị Tình báo Mỹ thâm nhập huyền biến trong nội bộ lãnh đạo quân nhân Miến điện đợi đến thời điểm decent interval 10 năm trù dập TQ là lật đổ thể chế để đi theo Mỹ như lộ trình vùng kinh tế ĐNÁ, Trung Á xuyên qua Ấn độ trong lăng kính vùng kinh tế phục hưng của Mỹ cho các nước trong liên minh nầy đầu thế kỷ 21.

Thứ hai, và có lẽ đây là lý do quan trọng nhất, Biển Đông là nơi mà New Delhi có thể giải tỏa vòng vây mà Trung Quốc đang lập nên từ mấy năm qua chung quanh Ấn Độ, với việc xây dựng các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan. Nhảy vào Biển Đông, sân sau của Trung Quốc, là cách để Ấn Độ trả đũa trước việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương ngay sau khi Mỹ ra mặt yểm trợ Ấn Độ. Điểm nầy Mỹ lập lại xúi giục các nước đồng minh Âu Châu gây chiến với Đức để sau cùng Mỹ sẽ nhảy vào vòng chiến dứt điểm. Dĩ nhiên TQ sẽ co rút, nhưng Mỹ không tha, cả quyết truất ngôi vị hạng nhì của TQ giao cho Ấn Độ, nước đông dân sau TQ.

Trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong trong khu vực, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều để phát triển các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Nếu thật sự New Delhi nhất quyết bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng là một ngày nào đó, hải quân hai nước sẽ đụng độ với nhau ở vùng biển mà tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gần đây dự báo sẽ là một “Palestine của châu Á”.

Đối với những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam không muốn nhìn thấy Biển Đông trở thành khu vực độc quyền của Trung Quốc, Ấn Độ có thể là một chỗ dựa quan trọng, nhất là vì hai nước có quyền lợi tương đồng trong lĩnh vực dầu khí đó là lý do Mỹ roll-back cho kế hoạch 10 năm trù dập TQ.

-Để đi đến kết luận ta thử tìm một giải pháp nào hay nhứt, nhưng chung qui thì cũng do anh Mỹ dựng lên cuộc đạo diển cho một tuồng cải lương thời đại về địa lý chính trị: VN lại định lợi dụng Ân Độ chăng? Nếu hai thằng to đánh nhau ở của nhà mình thì VN được lợi gì? Còn nếu không có Ân độ thì liệu VN có yên ổn không? Nếu giả thuyết TQ buông ra mua chuộc Ân độ nhường một trong ba khu vực Sri Lanka, Bangladesh hoặc Pakistan để đổi lấy Biển Đông thì sẽ ra sao?

-Điều dễ hiểu con cò mồi của Mỹ là tướng Nguyễn chí Vịnh tuyên bố không để nước thứ ba lợi dụng để nước này chống nước kia . Phải chăng Mỹ không muốn can thiệp vào vấn đề hai nước Việt Trung bởi tướng Vịnh đã tuyên bố.

- Đến giờ người ta không biết chính phủ VN dự định ra sao khi TQ áp đảo toàn phần độc chiếm Biển Đông ngay đầu năm 2013 mà không có biện pháp chống trả hoặc đầu hàng. Biện pháp "hòa binh" của VN chỉ càng làm cho TQ lấn tới nhanh chóng giải quyết đường lưỡi bò mau gọn mà không cần thôn tính lâu dài.

- Mỗi lần xẩy ra sự kiện biển đảo thì TQ lại phái người sang nắm tay nghị sự thân thiết "đểu để dụ khị VN, vì VN là chìa khóa mọi sự kiện, do Mỹ mưu đồ trong lịch trình thiết kế Eurasian. Rất là tốt, vì đây là dự mưu do Mỹ dựng lên, như vậy ta mới có cơ hội lấy lại toàn bộ biển đông và lật đổ lũ cộng sản thân Tàu cũng như các loại sâu bọ cộng sản khác để thành lập một nước VNCH dân chủ và giàu mạnh.

Hoa Kỳ chẳng bao giờ chờ đợi đến 2030 (Theo cơ mưu của The Wise Men) khi mà TQ chịu nhẫn nhục hoàn thành các China Town, Khu vực dành riêng cho người Tàu khắp 5 châu, lúc đó TQ sẽ năn nỉ Hoa Kỳ gây chiến… dĩ nhiên người Tàu không chết hết và là nước duy nhứt thống lãnh thế giới đúng như chúc từ của Mao Trạch Đông (Đó cũng là lý do tại sao có nhiều độc giả bên Cánh Thép nghiên cứu 44 bài “Siêu Chiến Lược Eurasian”).

*** Page 3 of about 31,400 results (0.13 seconds) Search Results

Trương Văn Vinh-Chiến lược toàn cầu Eurasia | Chúng Tôi Muốn ...
chungtoimuontudo.wordpress.com/.../trương-van-...Cached - Translate this page
22 Tháng Giêng 2012 – Trương Văn Vinh-Chiến lược toàn cầu Eurasia ... Khởi đầu bằng phá vỡ bức tường Bá-Linh 1989, người thủ lãnh thế hệ-2 Skull and Bones ...

Mỹ buộc phải đánh Trung Quốc. - ๑๑๑๑ °°° Câu Lạc Bộ Giải Trí Của ...
newsaigon.free.fr › ... › Xóm Nhà Lá - Chợ NhỏCached - Translate this page
4 posts - 4 authors - 1 Sep 2010
Biện chứng rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, hơn nửa triệu ... by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush. ..... Mỹ được ở ngôi vị số một thêm 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng ...

Hội Quán Phi Dũng - Sách Lược Mỹ về cuộc chiến VN
hoiquanphidung.com/content.php?408-Sách...Cached - Translate this page
6 posts - 5 authors
CIA là cơ quan tình báo thay mặt Skull and Bones hay nói cách khác là công cụ... thế lực sau hậu trường lúc đó là Harriman và sau nầy gia đình giòng họ Bush, ... Đọc trong sách “The New Legion” của Vinh Trương 2010 thì sẽ rõ thêm chi tiết ...

Vinh Truong: Việt Nam, Ấn Độ và Trung Cộng
nktvinhtruong.blogspot.com/.../viet-nam-o-va-tru...Cached - Translate this page
19 Tháng Bảy 2011 – ... bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải ... George H W Bush (Ðại đế giấu mặt thuộc thế hệ Skull and Bones-II) ...

QUEENBEE-1

vinhtruong
12-11-2012, 02:42 PM
Secret Society gây ảnh hưởng Quốc Hội phản ứng Hành Pháp TT Obama chuyển trọng tâm quân sự 60% hải lực sang Á châu Thái Bình Dương, lần đầu tiên đổ quân ở Úc, cùng dồn dập những chuyến đi ngoại giao con thoi, phát triển đối tác chiến lược với khối ASEAN, Úc, Nam Dương, Ấn độ. Những chuyển động nầy đã nằm trong lộ đồ Eurasian mà người viết đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong 44 bài “Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020” - Với trong lăng kính: Kết hợp không riêng gì Nhật Bản hay Ấn Độ, mà cộng đồng quốc tế phải lưu ý đến Biển Đông, để bảo vệ vùng Biển quốc tế nơi đây. Hoa Kỳ phải tự tỏ ra có kỹ thuật quân sự cao, trách nhiệm vô hạn, căn cứ pháp lý của tập thể cộng đồng về luật Biển quốc tế, thì Hoa Kỳ, dù muốn hay không, cũng phải vào cuộc sau cùng, để chống lại một phát xít mới có thái độ du-côn gây hấn làm mất ổn định trong khu vực và hoà bình thế giới. Ủng hộ một tập thể, để chống lại một quân phiệt, một đế quốc mới trỗi dậy như là một hành động thế thiên hành đạo, nhưng sự thật là nằm trong mưu đồ của Mỹ theo đúng trục lộ Eurasian (10 năm trù dập TQ)

TQ không ghê gớm như người ta nghĩ, TQ có nhiều điểm yếu:
-Địa thế chiến lược: đang bị bao vây bởi Ấn Độ, Mỹ, Nga, Mông-cổ, Nhật, Nam Hàn, Miến Điện, Việt Nam, các quốc gia Hồi giáo phía tây.
-Kinh tế: hàng hoá bị thế giới tẩy chay vì chất lượng kém, và kinh tế thế giới còn đang trì trệ nên việc xuất cảng của TQ củng bị ảnh hưởng nặng.
-Tôn giáo và sắc tộc: Tây Tạng, Urumqi... nếu được độc lập và tách khỏi TQ, thì TQ sẽ bị xé nhỏ không còn là đế quốc hung hăng như hiện nay. TQ rất sợ mùa xuân dân chủ nở rộ.
-Lính TQ chỉ toàn là con một trong gia đình, chuyện phải hy sinh thì ai sẽ chăm sóc gia đình đây? (4 ông bà, 2 cha mẹ) trong khi hệ thống An sinh xã hội thì chưa có được như các nước tư bản.
-Thời tiết: hằng năm biển Đông từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa bảo tố, mọi hoạt động của hải quân sẽ bị hạn chế, hải quân TQ nếu xuống sâu phía Nam biển Đông sẻ không có đường về vì bị thần phong của trời hay bị phi đội cảm tử của Việt Nam đánh tan tành.

Vấn đề Biển Đông là đề tài lớn nóng bỏng nhưng nằm trong 10 năm sau cùng của sách lược Eurasian, và trong các hội nghị tiếp xúc của các nước trong vùng đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhựt, Phi, Úc, Ấn và đối tác như VN, v.v...

Nhưng lập trường Mỹ trong ngành ngoại giao cũng như quốc phòng lúc nào cũng tuyên bố Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo giữa các nước với TQ; Mỹ chỉ coi tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia, cốt lõi của Mỹ mà thôi. Có như vậy để Mỹ tự làm cao giá coi ai cần ai như bà Hillary đã tuyên bố tại Hà Nội

“Bị vướng vào cái bẫy của Mỹ”, TQ ngày càng có những hành động thô bạo lấn, chiếm, Biển Đông, coi Biển Đông như ao nhà của mình thật Mỹ coi vậy mà hết sức thâm trầm. Hành động thôn tính Biển Đông của TQ rõ rệt nhứt trên phương diện đối nội cũng như đối ngoại là việc in bản đồ hình lưỡi bò trên “hộ chiếu của TQ”; TQ đã cấp phát từ tháng 5 đến giờ đã cả chục triệu sổ rồi

TQ rất khéo léo vuốt mặt nhưng nể mũi Mỹ, không để đảo Senkhaku/Điếu Ngư vào bản đồ vì Nhựt là một nước đồng minh Mỹ, có hiệp ước phải bảo vệ về quân sự đối với Nhựt. Và đảo Senkhaku Mỹ đã tuyên bố là lãnh thổ của nước Nhựt, tức là Mỹ sẽ can thiệp nếu TQ đánh chiếm.

Còn Phi luật tân cũng là đồng minh của Mỹ nhưng trong quá khứ sau Chiến tranh VN, Phi thấy Mỹ phản bội VNCH quá dễ dàng vì quyền lợi trong việc mới bắt tay được với TQ. Phi không cho Mỹ ở lại hai căn-cứ Không quân và Hải quân lớn nhứt ở Đông Nam Á của Mỹ trên đất Phi (nhưng đây là âm mưu của Mỹ trong 40 năm rút ra khỏi TBD về đóng trụ tại Honolulu và đồng thời CIA xúi bẩy người dân biểu tình đòi đuổi Mỹ, lập lại Dương Văn Minh đuổi Mỹ để Mỹ hợp pháp rút lui) TQ để bản đồ bãi cạn của Phi vào bản đồ Biển Đông trên sổ thông hành của TQ.

Còn Ấn độ có nhiều tranh chấp biên giới với TQ, thì TQ để hai khu vực của Ấn độ, và Dài Loan cũng bị TQ mạo nhận hai danh lam thắng cảnh trên bản đồ.

Riêng VN bị nặng nhứt, bản đồ của TQ liềm 80% Biển Đông và toàn bộ hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thêm đảo Phú Lâm của VN nữa. Những cái mất mát trên đây là do âm mưu của Mỹ khi cần trở lại TBD bằng Roll-back, thì VN và Phi sẽ quỳ lạy năn nỉ Mỹ hồi mả thương, tạm thời Mỹ save money for base-maintenance cho chiến dịch Eagle Pull

Dĩ nhiên, tất cả các nước có liên quan đều quyết liệt phản đối TQ, không thừa nhận bản đồ, chống lại bằng hình thức ngoại giao hay hành vi chánh phủ. Ấn độ đóng thị thực chiếu khán ngay hộ chiếu có hình hai vùng TQ mạo nhận, VN cấp hộ chiếu rời, Phi cũng thế. Mỹ cũng phản ứng nhưng làm bộ phản ứng yếu xìu cho Phi và VN đau tim chơi, như Chamberlain lên tiếng khi Hitler chiếm một nước nhỏ của Âu châu để thăm dò nước Anh thời trước Thế Chiến 2 vậy.

Tin Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, ngày 26/11/2012 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Mỹ, Bà Victoria Nuland “trả lời câu hỏi của phóng viên rằng việc hải quan Hoa Kỳ đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình bản đồ có đồng nghĩa với việc Mỹ chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh hay không, Bà nói đó “không phải là sự chấp thuận” để cho TQ tưởng bở mà chết không kịp ngáp!

“Bà lặp lại quan điểm bày tỏ sự trung lập của Mỹ rằng vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nên được đàm phán giữa các nước có liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc. Đây là cái bẫy ngoại giao, không hiểu TQ có đủ khôn ngoan không?

Bà Nuland cũng cho rằng các hộ chiếu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và việc in những tấm bản đồ “lạc lõng” (stray maps) không phải là một phần của những tiêu chuẩn này, nước Mỹ chỉ phàn nàn nhẹ thôi.

“Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng về khía cạnh luật pháp, bản đồ trên hộ chiếu của Trung Quốc không phải là một trong các tiêu chỉ đánh giá xem có hợp lệ để được cấp visa hay để được vào Hoa Kỳ hay không.”

Biết phản ứng chiếu lệ, tránh đụng chạm TQ của Mỹ, TQ thừa thắng xông lên, bật đèn xanh cho tỉnh Hải Nam ngày 29/11/2012 ra lịnh cho tàu TQ “lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh” Lịnh này sẽ thi hành vào ngày 1/1/2013. Mỹ muốn có đụng chạm giữa TQ và VN, và VN sẽ khai hoả trước để có cơ hội Mỹ thử vũ khí trọng tài (arbitrary weapon level requirements) để có đủ khí tài bảo vệ trật tự hoà bình cho một tân thế giới (The New World Order)

Về hành động bạo ngược này của TQ, phát ngôn viện ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland cũng nói bâng quơ: “Chúng tôi cũng đọc thấy những thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa một vài câu hỏi đối với chính phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắn, để có thể hiểu rõ hơn những điều đó. Do vậy, từ nay cho đến lúc chúng tôi có dịp hỏi về việc này, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào bởi vì cho đến lúc này, đó chỉ là thông tin báo chí”.

Thử nghĩ Mỹ có trung lập, có vô tư, có những lời khuyên đạo đức giả như trên hay không nếu khí TQ in bản đồ trên sổ thông hành của TQ có đảo Guam của Mỹ trên bản đồ lãnh thổ lãnh hải của TQ. Thử nghĩ Mỹ sẽ làm gì khi TQ chận bắt, lên tàu Mỹ lục soát, dùng Biển Đông như một tiền đồn của TQ canh gác, kiểm soát đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Malacca lên Bắc Thái Bình Dương.

May là chỉ mới có một viên chức cấp trung là phát ngôn viên ngoại giao Mỹ lên tiếng về cái bản đồ lưỡi bò TQ liếm biển, đảo, đất khiến các nước Ấn độ, Phi luật Tân, Đài Loan, VN phản đối, chống đối quyết liệt. Lời tuyên bố của phát ngôn viên ngoại giao Mỹ khiến liên tưởng, nhớ lại thái độ và hành động của Thủ Tướng Anh Chmberlain xách dù đi qua đi lại, nói tới nói lui, hội nghị, họp hành, hoà huỡn với Đức Quốc Xã của Hitler. Để rồi Hitler tấn công thăm dò một nước ở lục địa Âu châu. Lúc đó Anh chỉ lên tiếng chung chung. Thấy phản ứng yếu xìu của Anh, Hitler tổng tấn công các nước Âu châu, có ai biết được đây là âm mưu của Averell Harriman và lần nầy tướng Nguyễn Chí Vịnh chơi trước là do Secret Society? Nước Anh phải thay đổi nội các, đưa Thủ Tướng mới lên và phải cùng các đồng minh khác, chánh yếu là Mỹ chống lại Đức Quốc Xã, giải phóng Âu châu khỏi sự chiếm đóng của Hitler. Một cuộc chiến tranh tàn khóc nhứt lịch sử, Thế Giới Đại chiến Thứ Hai, và lần nầy tướng Nguyễn Chí Vịnh phải thay đổi thể-chế để toàn dân Việt cùng một lòng một dạ quyết chiến với TQ!

Đúng như thế. Báo Global Times ghi lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Hong Lei nói hôm 6-12-2012 rằng Trung Quốc sẽ “chống lại bất kỳ cuộc thăm dò năng lượng đơn phương nào” ở Biển Đông. Câu nói này là đáp trả lời tuyên bố của Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Ấn Độ D. K. Joshi rằng Hải Quân Ấn Độ sửa soạn vào Biển Đông để bảo vệ quyền lợi khai thác dầu đã ký chung với VN.

Reuters trích phát biểu của đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Gary Locke, hôm 4/12 rằng chính phủ Hoa Kỳ rất muốn minh định rõ ràng ý nghĩa, cách thực thi, và mục đích của các luật lệ mới này của Trung Quốc. Ông Locke nói kế hoạch Trung Quốc loan báo tuần rồi không rõ ràng về mục đích cũng như phạm vi thực hiện. Trong khi đó, Philippines cũng cho biết cuối tuần qua đã gửi công hàm ngoại giao yêu cầu Trung Quốc lập tức xác minh về các quy định mới này.

VOA ghi thêm: “Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, nói kế hoạch của Bắc Kinh cho cảnh sát ngăn trở tàu bè nước ngoài tại các khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông là một mối đe dọa trực tiếp đối với cả cộng đồng quốc tế, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, và cản trở quyền tự do hàng hải căn bản cũng như hoạt động thương mại hợp pháp.”

Câu trả lời đơn giản: mời gọi các nước gác tranh chấp một bên để cùng khai thác dầu khí Biển Đông: Ai làm chủ cứ làm theo COC, nhưng không có kỹ thuật phải để cho TQ khai thác với giá thành rẻ vì nhân công rẻ và chuyên chở gần TQ, nhưng sản phẩm phải được độc quyền do Mỹ bán ra bằng dollar Xanh.

Trong tình hình dân số TQ ngày càng đông, nhu cầu dầu ngày càng nhiều, trữ lượng dầu thế giới ngày càng vơi và có nghĩa là giá ngày càng tăng (bạn không cần là toán học gia, đổ xăng hàng ngày là biết rồi)... TQ cần múc dầu Biển Đông khẩn cấp.

Báo Wall Street Journal trong ấn bản ngày 18-7-2010 ghi lời Fatih Birol, Kinh Tế Trưởng của Sở Năng Lượng Quốc Tế (International Energy Agency, IEA), nói rằng TQ đã qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, và dấu mốc lịch sử này đã đẩy giá dầu và than lên cao.

IEA, bản doanh ở Paris, nói TQ đã tiêu thụ số năng lượng tương đương 2.252 tấn dầu trong năm 2009, nhiều hơn 4% so với Mỹ, quốc gia bây giờ chỉ đốt tương đương 2.170 tấn dầu. Lượng tương đương dầu là gồm: dầu thô, điện nguyên tử, than, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo (như thủy điện, gió...).

Do vậy, phương án tối ưu Bắc Kinh nghĩ tới hiện nay không phảỉ là chiến tranh, vì chiến tranh sẽ làm vùng Biển Đông tê liệt trong vài năm, và có thể cả chục năm mới có thể khai thác vì múc dầu là phảỉ chờ cho êm tiếng súng. Cho nên, độc kế là mời các nước cùng khai thác biển. Và nguyên tắc là mặc cả. Thí dụ như với Việt Nam: TQ vẽ bản đồ khoanh vùng 90% Biển Đông, tăng áp lực quân sự, gây rối, và cò kè thương lượng để rồi giả vờ như nhượng bộ để cùng chia đôi dầu ngay trên các lô dầu trên biển VN. Nghĩa là vào sân nhà người, khoan giếng chia dầu dưới sự gục đầu của Mỹ.

Độc kế này cần có tay sai tiếp trợ mới thành. Ai sẽ là tay sai? Chúng ta chưa thể khẳng định TQ đã có ai làm tay sai ở Hà Nội, nhưng biết chắc chắn rằng phải cần có một Đạị Hội Diên Hồng mời người Việt toàn thế giới góp ý, chung sức để làm áp lực toàn cầu, vừa vận động các nước, trong khi trong nước cần có những cuộc biểu tình đông cả triệu người để dập tắt mọi âm mưu lấn biển (và dâng hiến biển, nếu có) để múc dầu (kể cả múc dầu kiểu gác tranh chấp, cùng khai thác). Những cuộc biểu tình rầm rộ hàng triệu ngàn người cần sự lặng lẽ hỗ trợ của nhà nước CSVN là tốt nhất, vì như thế sẽ cho TQ thấy quyết tâm toàn dân cả nước một lòng giữ biển.


Bàn tin Basamnews hôm thứ Sáu, 30-11-2012 cho biết căng thẳng đầy thêm một bước:

“12h30': Blogger QuocBao Pham đưa tin trên FB: “Tin đã kiểm chứng cho biết, vào lúc gần 8h sáng ngày 30/11/2012 Trung cộng 1 lần nữa đã táo tợn xâm nhập lãnh hải Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 nằm sâu trong lãnh hải Việt Nam“. Blogger Mạnh Quân: “Xác nhận chắc chắn: tàu Bình Minh sáng nay lại bị khựa cắt cáp“.

CỰC NÓNG! 11h5': Một nguồn tin từ báo giới vừa cho hay, các nhân viên đi trên tàu hộ vệ của tàu Bình Minh vừa báo về cho biết tàu này lại vừa bị tàu của phía Trung Quốc cắt cáp. Đề nghị các cơ quan hữu trách cho kiểm tra thực hư thông tin này.”(hết trích)

Tình hình như thế, không lập nổi một Đại Hội Diên Hồng để đoàn kết người Việt toàn cầu là sẽ thêm cơ hội cho TQ lấn tiếp.

Một nguy cơ đang hiển lộ là: Đài Loan đứng sau lưng TQ, hỗ trợ cho việc chiếm Biển Đông. Và đã có dấu hiệu nguy nữa: mời gọi quốc tế ủng hộ giaỉ pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác.”

Báo Taiwan Today hôm 30-11-2012, đăng bản tin Anh ngữ, cho thấy một khối khoảng 100 dân cử Anh Quốc, cả Thượng Nghĩ Sĩ và Dân Biểu, ủng hộ giải pháp do Đàì Loan đưa ra về Biển Hoa Đông (East China Sea, không phảỉ Biển Đông của VN, vì tên quốc tế thường gọi về Biển Đông VN là Biển Nam Hải, South China Sea).

Bản tin này nói rằng khối dân cử Anh có tên là All-Party Parliamentary British-Taiwanese Group đã tuyên bố ủng hộ giải pháp do Đàì Loan đưa ra ngày 5-8-2012, theo thông báo của Bộ Ngoại Giao Đài Loan ngày 29-11-2012.

Bản tin nói, trong lá thư gửi Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu, Lord Faulkner (Đảng Lao Động Anh) và Lord Steel (Đảng Dân Chủ Cấp Tiến), đồng chủ tịch của khối này, nói mục tiêu giải pháp này là cân bằng và thực dụng, và sự ổn định Đông Á là quyền lợi của Anh Quốc, và cam kết ủng hộ giaỉ pháp gác tranh chấp để khai thác tài nguyên Biển Hoa Đông.

Như thế là, một khối dân cử Anh khi đã ủng hộ giải pháp này ở Biển Hoa Đông, sẽ dễ dàng ủng hộ giải pháp tương tự ở Biển Đông của VN.

Các dân cử Mỹ sẽ suy nghĩ gì? Với áp lực của cử tri gốc Việt ở Mỹ, chắc chắn Quốc Hội Mỹ sẽ không chịu giảỉ pháp như thế. Mà thực tế, chính TQ đã đề nghị Mỹ cùng chia đôi Biển Đông từ lâu rồi.

Tờ Việt Báo (bản doanh ở Quận Cam, Calif.) trong ấn bản ngày 30-7-2011 có bản tin như sau:

“Mỹ: TQ Đòi Chia Đôi Biển Đông Có Cơ Nguy Chiến Tranh Lớn

WASHINGTON -- Chia đôi Biển Đông. Đó là lời đề nghị do phía Trung Quốc đưa ra với Hoa Kỳ.
Báo Financial Times hôm 29-7-2011 trong bài viết “A Test of Will” của Gideon Rachman, nói rằng Đô Đốc Timothy Keating, Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương, gặp một vị tương nhiệm không chỉ rõ tên và được ông Tướng Tàu vạch một đường giữa ngay bản đồ Thái Bình Dương và nói, “Quý vị có thể giữ phần phía đông Thái Bình Dương, từ Hawaii tới Hoa Kỳ. Chúng tôi giữ phần phía Tây Thái Bình Dương, từ Hawaii tới Trung Quốc.”

Bài phân tích nói rằng chiến tranh có thể sẽ xảy ra, vì mọi chuyện như dường TQ đã có một lộ trình để giành ảnh hưởng và tài nguyên nơi này.

Theo nhận xét của Aaron Friedberg, giaó sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Princeton University, nguyên cố vấn cho Phó Tổng thống Dick Cheney thời TT Bush, thì với sức phát triển tăng tốc của TQ, “cân bằng quân sự vùng Thái Bình Dương đang nghiêng hẳn về TQ,” và khi chiến tranh xảy ra, Mỹ có thể sẽ thảm bại.

Ông nói, tàu ngầm và phi đạn diệt hạm của TQ thế hệ mới có thể buộc Hải Quân Mỹ đưa các mẫu hạm và chiến hạm ra xa khỏi bờ biển TQ, và như thế là cho tàu chiến TQ hiện diện dày đặc hơn. Cuộc chiến theo ông, sẽ khởi sự bằng đợt tấn công điện toán trước, rồi sau đó súng các nơi mới nổ.” (hết trích)

Chúng ta cần nhìn thấy rằng, Friedberg và các cố vấn của Bush chỉ muốn tập trung sức mạnh Hoa Kỳ về Trung Đông, cụ thể là ủng hộ Israel, dân chủ hóa toàn vùng này để mở đường cho các hội truyền giáo Cơ Đốc vào các nước Hồi Giáo. Chủ trương này không hề giấu giếm qua lời ông Trung tướng Cựu Tư lệnh Quân Báo Mỹ William G. Boykin khi năm 2003 nói trên NBC rằng Thượng Đế của chúng ta vĩ đaị hơn Thượng Đế của Hồi Giáo, và nói ngày 10-4-2008 trước một hội nghị về Israel rằng: “Tôi muốn nói rằng, Hãy nhìn vào con, thưa Chúa Jesus. Con đang vào chiến trận. Con đang chiến đấu cho ngài.”

Như thế, có nhiều thế lực ở Mỹ muốn lái Mỹ vào Trung Đông, thay vì vào Châu Á như Obama đang làm.

Độc kế TQ cũng lộ ra tuần qua, khi Trung Quốc mời gọi Ấn Độ “cưa đôi quyền lợi” các vùng biển, theo lời một chiến lược gia TQ trên báo Global Times.

Bản tin Hindustan Times nói rằng, Wang Xinlong từ Đaị Học Chính Trị và Quản Trị Công Quyền ở Tianjin Normal University viết trên tờ Global Times rằng, Trung Quốc và Ấn Độ có thể cùng trở thành siêu cường đại dương nếu họ hòa giải các quyền lợi xung khắc.

Bài viết có tựa đề “Ấn Độ, TQ có thể cai trị các đợt sóng cùng nhau.”
Ấn Độ đã từng bày tỏ chiến lược “Nhìn Về Hướng Đông,” trong đó kết thân với Việt Nam về nhiều phương diện, và hiện một hãng dầu Ấn Độ đang khoan dầu ở Biển Đông của VN.

Nếu không có Đaị Hội Diên Hồng, và nếu không có những cuộc biểu tình cả triệu người bày tỏ ý chí giữ biển tại Sài Gòn và Hà Nội, sẽ không giữ nổi Biển Đông, và sẽ bị tay sai TQ trong Chính Trị Bộ CSVN xúi giục “gác tranh chấp, cùng khai thác.” Và làm như thế, là chính thức công nhận biển nhà là vùng tranh chấp, thế giới sẽ thấy Biển Đông được phía VN hàm ý công nhận có phần quyền lợi của TQ.

Nhưng muốn Đạị Hội Diên Hồng toàn cầu, chỉ có cách nhà nước CSVN tuyên bố đổi sang chế độ dân chủ đa đảng, và trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến. Không còn cách nào khác dĩ-nhiên mọi diển biến đang tiến hành cần sự bình tỉnh. Thật đơn giản Mỹ đưa TQ lên hạng-2 thì cũng có khả năng dìm TQ xuống?

Trương Văn Vinh