PDA

View Full Version : Chuyện lạ tại Việt Nam



vinhtruong
11-10-2012, 05:24 PM
Đã đến cao điểm CIA cần những công cụ như tướng Hưởng trong chính quyền Dũng phải làm những điều gian ác của chính quyền cho người dân không còn con đường nào khác phải xuống đường ngay vào dịp độc nhứt là TT Obama sẽ có mặt tại Cambodia, sau một chiến dịch thật dài gây sự căm phẫn của người dân thù hận đến xương tủy vì sự độc ác bá quyền TQ để lần lượt hất chân những đảng viên phe thân TQ ra khỏi guồng máy quyền lực và lúc nầy là thay đổi thể chế Việt Nam theo diễn biến hoà bình.

Hôm nay, ngày 10/11/2012: Phạt xe không ‘chính chủ'
Nhân dân phẫn nộ sau một loạt bắt các luật sư như Cù Huy Hà Vũ... dân oan, thế hệ sinh viên, học sinh ... những người nầy sẽ xuống đường trong lăng kính của bàn tay lông lá cho sách lược theo đúng trên trục lộ đồ là chính quyền Nguyễn tấn Dũng không còn đủ xe để chở tất cả người xuống đường về nhốt tại đồn bót.
Kể từ hôm nay, 10/11/2012, cảnh sát giao thông Hà Nội chính thức xử phạt người dân đi xe máy hoặc ô tô không do mình đứng tên. Mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng theo nghị định 71/CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 19/09/2012, đưa người dân đến bước đường cùng phải phản ứng bằng cách xuống đường, vì thế dù Nguyễn tấn Dũng tuyên bố cương quyết chống tham nhũng nhưng khi CIA bảo làm thì cứ cúi đầu mà làm để tận hưởng, không thì phải đi xuống từ lưng Cọp mà CIA không bảo đảm sự an toàn khi nhảy xuống như anh em Diệm Nhu, còn như tự nguyện thì được họ bế xuống từ lưng cọp một cách an toàn qua nước Đông Âu an hưởng tuổi già, như sách lược phối hợp cùng hoà nhịp với Dân làm báo, Quan làm báo như vụ scandal Wikileaks Hoa Kỳ hù doạ TQ bán lén hoả tiễn cho Iran vậy.

Ngay khi nghị định trên có hiệu lực vào sáng nay, đông đảo người dân trên các mạng xã hội và các báo điện tử đã đồng loạt phản đối quy định bị cho là ‘quái thai’ này. Một lần nữa, tên của ông Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng lại được nhắc đến nhiều lần, với một làn sóng giận dữ gay gắt từ phía nhân dân thể hiện thái độ không đồng tình.

Theo nghị định 71/CP, những người tham gia giao thông phải chứng minh là chủ sở hữu của chiếc xe đang sử dụng, nếu là xe mua bán thì phải sang tên đổi chủ. Đối với trường hợp mượn xe thì phải chứng minh mối quan hệ với người chủ đứng tên chiếc xe. Mức phạt cho mỗi lần bị kiểm tra là 1 triệu đồng cho xe gắn máy, và 10 triệu đồng đối với xe ô tô.

Từ mạng xã hội cho đến vỉa hè, người dân khắp nơi đều bày tỏ thái độ không đồng tình trước quy định trên. Nhiều người thằng thắn gọi đây là hành vi ‘cướp cạn’ của chính quyền. Nhiều hình ảnh loan tải trên các mạng xã hội châm biếm nghị định 71/CP của chính phủ yêu cầu phạt nặng xe không chính chủ.

Đối với những người thu nhập thấp, việc mua đi bán lại xe máy cũ là điều khá phổ biến. Nhiều chiếc xe thậm chí có nhiều đời chủ, hoặc người chủ đứng tên đi làm ăn xa, đã qua đời… Đó là chưa nói đến thủ tục sang tên đổi chủ rất khó khăn, chi phí cao, đi lại rườm rà.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên trong một gia đình thường dùng chung một chiếc xe. Với quy định này sẽ xảy ra tình trạng con không dám mượn xe của bố, vợ không dám đi xe của chồng…

Một số người tỏ ra nơm nớp lo sợ khi tham gia giao thông vì sợ sẽ bị bất ngờ kiểm tra. Nếu mỗi lần bị phạt, người tham gia giao thông có thể phải mất 1 đến 10 triệu đồng. Chỉ cần bị phạt vài lần như vậy sẽ tương đương với số tiền mua xe mới.

Đáng chú ý là quy định như trên được ông Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 19/09/2012. Chưa đến 3 tuần sau đã được mang ra áp dụng khiến nhiều người dân bất ngờ, trở tay không kịp.

Chính phủ Việt Nam từng dự tính đưa ra quy định tăng mức phí tham gia giao thông nhằm mục đích hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Tuy nhiên, với những quy định quái đản như nghị định 71/CP sẽ càng khiến số lượng phương tiện giao thông tăng vọt vì mỗi người sẽ cần phải mua một chiếc xe do chính mình đứng tên.

Qua nghị định 71/CP, có thể thấy tư duy và não trạng của quan chức - lãnh đạo Đảng CS trong việc điều hành đất nước. Các chính sách đưa ra chỉ biết chăm chăm vào việc bòn rút, móc túi dân nghèo. Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, với mức phạt như trên sẽ khiến công việc mưu sinh của nhân dân ngày càng vất vả.

Sách lược thành công nhứt của CIA là đồng dollar làm nên mọi việc theo triết học lòng tham của từng cá nhân, có người chỉ cần vài ngàn dollar là dám làm những chuyện động trời, nhưng có người phải cần vài trăm ngàn, nhưng khi bàn tay lông lá cần thì một triệu dollar trở lên kèm theo chức vị thì cả khối người tình nguyện làm. Thế là CIA đã thành công, như rẻ nhứt là chỉ 42.000 dollar mà vẫn làm thịt được anh em Diệm/Nhu.

vinhtruong
03-20-2013, 03:42 AM
Bộ trưởng Thăng: 'Chưa xử phạt xe không chính chủ' từ ngày có lịnh cho đến nay
"Không phải Bộ Giao thông chùn tay xử phạt người không sang tên đổi chủ phương tiện mà là tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phát biểu chiều 11/3.
Xe không chính chủ bị phạt tối đa 4 triệu đồng/ Quy định về xe "chính chủ" sai luật, không khả thi
Nội dung phạt chủ xe chưa sang tên đổi chủ, không nộp phí bảo trì, đội mũ bảo hiểm giả được thảo luận sôi nổi tại buổi lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt, chiều 11/3.
Theo bà Lê Minh Châu, Phó vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, sau khi dự thảo lần hai của Nghị định được đăng tải lấy ý kiến người dân, cơ quan này đã nhận được 300 ý kiến. Trong đó, đa số không đồng tình khi đưa mức xử phạt người chưa sang tên đổi chủ vào nghị định vì cho rằng các văn bản pháp lý để người dân đi sang tên xe chưa đầy đủ nên sẽ bất hợp lý nếu phạt. Bà Châu cho rằng chưa nên đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định.
Đồng quan điểm, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, hành vi phạt người chưa sang tên đổi chủ là chính xác, song hiện nay hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn người dân đi sang tên phương tiện chưa thật rõ ràng nên dự thảo Nghị định chưa nên đưa nội dung phạt hành vi này vào.

Ôtô chở Bộ trưởng Giao thông gặp tai nạn
Vài tuần sau, vào chiều 9/4, ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong chuyến công tác tại Ninh Bình, xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một chiếc xe khác đâm ngang hông vào cánh cửa trái.
Tuy nhiên, thông tin về chiếc xe gây tai nạn với xe Bộ trưởng và địa điểm gây tai nạn giao thông thì ông Công không biết. "Nghe nói chiếc xe đó bẹp rúm và tái xế xe xin, nên Bộ trưởng không yêu cầu xử phạt hay bồi thường", ông Công nói.
Chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng gặp tai nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8, mang biển 80A. Sau khi bị nạn, chiếc xe đã được đưa về một garashop tại Hà Nội sửa chữa. Ông Công cho biết, theo đánh giá ban đầu chiếc xe ước bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.
Theo ông Công, đây là xe đăng ký đứng tên chủ sở hữu là Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên chiếc xe do một công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá hơn 2,6 tỷ đồng) tặng Bộ Giao thông Vận tải. "Việc tặng xe đều có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và được Bộ Tài chính chấp thuận”, ông Công nói.
Bộ GTVT là cơ quan nhà nước, lại đi nhận xe tặng của doanh nghiệp, người dân có quyền nghi vấn. Doanh nghiệp lấy tiền mua xe hơi tặng quà, tiền đấy lại quyết toán vào chi phí doanh nghiệp, như vậy là không ổn rồi. Hơn nữa, để ...

Gởi Bộ trưởng. Chi phí sửa xe này do ai chi trả đây?
Hy vọng sau sự cố này Bộ trưởng Thăng sẽ hiểu hơn về lý do sử dụng xe hơi của đại đa số người sở hữu ô tô hiện nay - nhu cầu được an toàn trong giao thông. Mong bộ trưởng hiểu rằng nhu cầu được an toàn là ...

Biết rằng đó là nghĩa cử cao thượng khi Bộ trưởng La Thăng bỏ qua cho tài xế xe gây tai nạn bỏ đi. Nhưng một hành động nhỏ thể hiện một quyết tâm lớn, trong khi đó Bộ trưởng luôn phát biểu những câu Quyết Liệt.
"Thương bộ trưởng quá".
Cả nước đi xe đạp là an toàn nhất.
Theo tôi mọi tai nạn giao thông phải được làm rõ đúng sai để xử lý theo đúng pháp luật.
Nếu là đi xe máy thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ???
Bác Đinh La Thăng thật hào phóng! không xử lý tài xế gây tai nạn lại bỏ qua, nếu là tôi có thể phải đợi CSGT can thiệp làm biên bản!
Bộ trưởng thả tài xế xe kia ra mà không xem xét đến xe kia có vi phạm không khi gây tai nạn, cách làm này thì làm sao mà giao thông nghiêm được, xin xỏ, bỏ qua vẫn tồn tại đâu đó. Vấn đề ở đây không phải tiền đền bù nhưng cần... Ngài bộ trưởng sợ cảnh sát lập biên bản phiền toái lắm. Thường thường cảnh sát công lộ bên Mỹ mà bắt nhầm anh tài lái xe như bay, khi chận lại lập biên bản thì nhiều chuyện lôi thôi lòi ra.

vinhtruong
05-25-2013, 06:51 PM
Lá cờ phải sẽ được thay đổi không những VN mà TQ nữa theo như lịch trình của Secret Society/Skull and Bones ... Các chiến hữu bỏ ra ít thời giờ để xem bài "Siêu Chiến Lược Eurasia 1920-2020" thì thấy ngay Secret Society muốn kết thúc siêu chiến lược nầy vào cuối năm 2020 tất cả các nước CS đều phải đổi lá cờ màu đỏ tượng trưng cho CS bằng lá cờ quốc gia nguyên thủy. Nước Nga mạnh và lớn nhứt phải giải quyết trước nhứt. Như ăn trái Sầu Riêng phải tét cái vỏ lổm chổm gay gốc và cứng ngắt. Hậu quả lá cờ búa liềm phất phới trên điện Cẩm Linh phải nhường chỗ cho lá cờ tượng trưng quốc gia Nga phất phới trên nóc điện Cẩm Linh sau hơn 70 năm chế độ CS, Rồi đây TQ, VN, Triều Tiên, Cuba sẽ lần lượt sắp hàng sau Nga. Riêng để phục hồi danh dự cho THQG và VNCH, mà thủ lãnh Harriman đã lột chức Tư lịnh của 2 danh tướng Mc Arthur và Westmoreland và sau cùng THQG và VNCH sẽ được phục hồi danh dự sau khi Hoa Kỳ bỏ rơi họ vì một trật tự thế giới mới nên phải bức tử VNCH cũng như phải nhường chiếc ghế LHQ cho Tàu Cộng. Người dân Việt và Đài Loan sẽ vui mừng với lá cờ mới tượng trưng nguyên thủy của quốc gia mình!

Hôm nay, nhân dịp nhắc đến lá cờ tương lai cho VN, đọc bài viết “Cờ Đỏ, cờ Vàng và hòa giải” của anh Huy Đức (cò mồi như Nguyễn Tiến Hưng, Lewis Sorley, Moshe Dayan) tôi lại muốn viết tiếp về chủ đề này. Bài viết của anh Huy Đức xoay quanh những câu chuyện về 2 lá cờ, và tôi không thực sự hiểu sâu sắc cái ý “hòa giải” trong bài viết của anh. Đối với cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng khi nói đến “hòa giải” thì đừng bao giờ nhắc đến cờ Đỏ, cờ Vàng, đừng nhắc đền chiến thắng mùa xuân, ngày quốc hận ...

Sẽ không bao giờ tiến tới “hòa giải” nếu chúng ta cứ mãi gợi lại những câu chuyện quá khứ lẫn hiện tại về 2 lá cờ, đó đều là những bi kịch. Tương lai của dân tộc Việt không trông chờ vào những bi kịch tủi nhục đau thương ấy, tôi thực sự tâm đắc với một ý kiến được share trên FB Jonathan London, (cũng là cò mồi thả trái bong bóng để thăm dò dư luận). Đây quả thật là kẻ chủ đạo vì là trong lăng kính của Secrets of the Tomb, tất cả đều do họ nhào nặn và dựng lên trong sự hoàn toàn tự tin sẽ thành hiện thực! “Cờ Vàng, cờ Đỏ đều là quá khứ, nên quên đi! Ai làm một lá cờ mới hướng đến tương lai tự do, dân chủ cho VN, tôi sẽ ủng hộ”. Tôi cũng vậy, tôi sẽ ủng hộ cho một lá cờ mới của Việt Nam thống nhất, đó phải là một biểu tượng của dân tộc Việt, với lá cờ màu của đất, màu của biển, màu của bầu trời, và đương nhiên không thể thiếu cánh chim Lạc huyền thoại, nhưng quanh đi ngoảnh lại thì màu Vàng có từ ngàn xưa vẫn là màu chính yếu không thể thiếu được. Cờ Nga trả lại nguyên thủy của nó và cờ TQ và VN cũng vậy ... khá khen bộ óc đầy thông minh huyền aỏ của Secret Society

Chúng ta cần một lá cờ biểu trưng cho đất nước Việt 4000 năm văn hiến, chứ không cần một lá cờ của một đảng phái, một tư tưởng, hay của bất kỳ một thời kỳ trị vì nào, vì thể chế nào thì cũng qua đi chỉ có dân tộc mới trường tồn. Người thủ lãnh khôn ngoan, bản lãnh nên đừng để ghi lại sự ô danh nhúc nhả tông đường?
Vậy liệu chúng ta có thể thay đổi lá cờ hiện tại hay không? Với tình hình hiện tại, ý nghĩ đó có vẻ viễn vông, nhưng tôi tin rằng không sớm thì muộn điều đó cũng phải xảy ra là điều chắc chắn nếu chiến hữu chịu khó xem lại bài "Siêu Chiến Lược Eurasia".

Quay trở lại với tiêu đề bài viết “Âm nhạc và hòa hợp dân tộc”, tôi không muốn dùng từ “hòa giải”, vì thực tế với những gì đã xảy ra trong lịch sử, “hòa giải” quá khó gần như là điều không thể, nhưng “hòa hợp” thì hoàn toàn có thể. Vậy “âm nhạc” có liên quan gì đến “hòa hợp dân tộc”, cũng giống như lá cờ, nhạc Việt cũng có 2 thể loại đối chọi là “nhạc Vàng và nhạc Đỏ”. Nhạc Vàng là những sáng tác của các nhạc sĩ cờ Vàng, và nhạc Đỏ là những sáng tác của nhạc sĩ cờ Đỏ, một bên quá tình cảm ủy mị của dân tộc chỏi lại màu đỏ thét lên đầy sắc uống máu căm thù.

Nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và cả sau năm 1975. Các ca khúc nhạc Đỏ thường để cổ võ tinh thần chiến đấu của bộ đội sinh bắc tử nam, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu cuồng tính lý tưởng như một tôn giáo cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình nhẹ nhàng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc khuyến khích lao động, xây dựng. Nhạc Đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền bắc và nhạc Đỏ có sự chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc Đỏ tiêu biểu như Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu…

Nhạc Vàng là dòng nhạc Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với những giai điệu nhẹ nhàng buồn thảm vì quê hương bị xâm lược từ phương bắc, người trai làng phải tòng quân để tự vệ bảo vệ người yêu, quê hương và gia đình trong thơi ly-loạn (boléro, rumba, ballade, slow rock …) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ đầy trử tình lãng mạn. Trước năm 1975, dòng nhạc này chủ yếu phổ biến trong miền Nam. Sau đó, mặc dù bị cấm trên các phương tiện truyền thông, nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Đối với người Việt ở hải ngoại thì nhạc Vàng trở thành một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc. Các nhạc sĩ nổi tiếng của khuynh hướng nhạc vàng có Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Lam Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Vinh Sử, Châu Kỳ,…

Sau năm 1975, nhạc Vàng đã bị chính quyền Việt Nam Cộng sản phân loại thành dòng “nhạc đồi trụy”, đôi khi còn bị ghép thêm hai chữ “phản động” vì cho rằng đây là loại nhạc có khả năng tạo ra mầm mống phản cách mạng. Mãi đến khi bắt đầu thời kì đổi mới thì các loại nhạc vàng mới dần dà được xem xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm.

Về mặt lý luận âm nhạc thì nhạc Vàng hay nhạc Đỏ đơn giản là tên của hai dòng nhạc, với những đặc trưng khác nhau, hiện đang tồn tại tại Việt Nam như một tồn tại khách quan. Tuy nhiên, chính vì lý do “nhạc Vàng là nhạc đồi truỵ, nhạc phản động, nhạc của phía bên kia” nên nó đã không được phép tồn tại chính thức và luôn gặp phải sự ngăn chặn trong hành trình phát triển. Nhưng dỉa nhạc càng cấm chừng nào thì nó lại xuất hiện quá nhiều tràn lan mọi nơi với giá thành tăng lên gấp bội, điển hình mấy dĩa Asia DVD. Như vậy kể cả văn hoá miền nam đã cảm hoá miền bắc ít ra về văn hoá tư tưởng lôi kéo theo những danh từ nghe dễ chịu hơn "Xưởng-đẻ" "Cầu-Ỉa" bằng "Bảo Sanh Viện" "Nhà Vệ Sinh" - Thế ai đã thắng ai?

Âm nhạc cực kỳ quan trọng, và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Nói không ngoa thì thất bại của Việt Nam Cộng hòa và chiến thắng của Việt Nam Cộng sản có sự ảnh hưởng lớn từ âm nhạc. Nhạc Đỏ với “chất lửa” đã thổi bùng ý chí chiến đấu của bộ đội, trong khi nhạc Vàng với chất thơ, chất trữ tình, với tình yêu dường như đã ru ngủ người lính Cộng hòa, mà chiến tranh thì chỉ có súng đạn, lửa khói, là ý chí, niềm tin,… ("nỗi khổ tâm của tôi khi cầm trên tay một chiếc Trực thăng võ trang đang yểm trợ cho Đồi 30, mà phải nghe trong nón bay bản nhạc ... anh trở về trên chiếc xe tang chiếc trực thăng màu tang trắng ... trên đôi nạng gỗ ... mà bay sau tôi là 2 chiếc slicks đang vào tản thương các chiến sĩ Dù của trung tá Thạch ...") chứ không thể tồn tại tình yêu. Cái nầy có phản ảnh tâm tình của người chiến sĩ miền nam cứ phải tự vệ, phòng thủ mãi thì có ngày phòng tuyến phải lủng ... người chiến sĩ VNCH hiểu điều đó trong những bản nhạc "Buồn tàn thu" vì sợ người yêu mình phải chít lên đâu bằng chiếc khăn tang cho cuộc tình gãy đổ!

Việt Nam của hiện tại đang cần hơn lúc nào hết những đặc trưng của 2 dòng nhạc đó, chúng ta cần niềm tin, ý chí xây dựng đất nước đổi mới, dân chủ, và cần chất trữ tình, tình thương yêu giữa con người và con người trong cái xã hội đang dần mất đi tình thương này. Chúng ta cần sự hòa hợp giữa 2 dòng nhạc của cả 2 chế độ.
Có một thực tế ít ai phủ nhận, tại Việt Nam hiện nay, người dân 3 miền đều thích cả hai thể loại nhạc trên. Trong vài năm trở lại đây, việc các ca sĩ hải ngoại với dòng nhạc Vàng lần lượt trở về nước trình diễn đã khiến nhiều người nghĩ “hòa hợp dân tộc” đã bắt đầu. Nhưng với những gì đang xảy ra gần đây, việc cấm đoán các đĩa nhạc Asia, cấm một số ca sĩ hải ngoại trở về nước biểu diễn, và việc liên tục có nhiều bài báo cố tình bôi xấu hình ảnh những nhạc sĩ, ca sĩ của dòng nhạc Vàng hải ngoại đã khiến “con đường hòa hợp” ngày càng xa tầm tay.

Tuy vậy, với suy nghĩ “ủy-mị và mộng mơ” của mình, tôi vẫn tin rằng “hòa hợp dân tộc” rồi sẽ đến trong một tương lai không xa và nó sẽ bắt đầu từ “âm nhạc”.

KQ: Trương Văn Vinh