PDA

View Full Version : Tâm Tình Của Người Lính Già Nhân Ngày 19-6-2011



Longhai
06-09-2012, 01:41 AM
Tâm Tình Của Người Lính Già Nhân Ngày Quân Lực 19-6-2011



Mường Giang


Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói “ Ðất nước còn thì còn tất cả “.Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền được làm người bình thường, khi chính phủ và quân lực VNCH không còn tồn tại, để bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và trăm ngàn cuộc chiến khắp mọi nẽo đường đất nước, cho tới ngay 30-4-1975 bị rã ngủ theo lệnh buông súng đầu hàng.

Nói về sự hy sinh của Người Lính VNCH, tác giả Ý Dân đã đem hai lực lượng quân sự của hai miền Nam-Bắc VN so sánh và kết luận rằng : “ Cuộc chiến khốc liệt do Cộng sản Bắc Việt phát động bởi lệnh của Liên Xô và Trung Cộng nhằm cưỡng chiếm Miền Nam VN, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản kéo dài đến 20 năm với những hậu quả tang thương cho quê hương và dân tộc Việt “.

Cộng sản Bắc Việt đã cho hàng triệu bộ đội xâm nhập vào tàn phá miền Nam. Chính phủ VNCH vì phải bảo vệ lãnh thổ và sinh mệnh đồng bào, nên đã chống trả hết sức dũng cảm và mãnh liệt. Người Việt mấy ngàn năm chung gốc nguồn, huyết thống, lịch sử và tổ tiên cha me, bổng dưng oan nghiệt bị ngoại bang áp đặt đứng về hai phía đồi nghịch hận thù, bôi mặt tàn sát lẫn nhau, trong hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ suốt cuộc chiến này. Sau ngày 30-4-1975 mọi xảo trá lần lượt bị phơi bày từ mọi phía, cho thấy cuộc chiến VN hoàn toàn do Hồ Chí Minh và đảng CSVN làm theo lệnh của QTCS gây ra. Cũng vì vậy, Bắc Việt đã được viện trợ vũ khí ồ ạt của Khối CSQT mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng.. nên được trang bị từ vũ khí cá nhân tới cộng đồng. Trong khi đó, QLVNCH được Hoa Kỳ trang bị phần lớn quân dụng đã lổi thời và nhỏ giọt (kể cả chiến hạm, phi cơ, trọng pháo) nhưng Họ vẫn can đảm chiến đấu để bảo vệ hữu hiệu được miền Nam VN cho đến ngày đau thương mất nước

Cũng nhờ tinh thần chiến đấu Phi thường và sự hy sinh vô bờ bến của Người Lính, qua các trận đánh lừng danh trong quân sử mà điển hình là Tết Mậu Thân năm 1968, Bắc Việt bất ngờ đồng loạt tấn công 44 tỉnh lỵ của miền Nam VN, vẫn bị thảm bại ê chề, bỏ lại hơn 60.000 xác trên trận địa khi tháo chạy. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, người lính QLVNCH vẫn kiêu hùng đẩy lui được nhiều sư đoàn bộ đội Bắc Việt khi mưu toan thôn tính các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, Bình Ðịnh, Bình Long. Tất cá các trận đánh trên đều ác liệt, đẳm máu, nói lên sự thiện chiến của người lính QLVNCH phải đương đầu với quân số đông gấp bội và trang bị vũ khí tối tân của giặc. Kết quả nhiều sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt phải rút lui, bỏ lại nhiều chục ngàn tử thi và hằng trăm xác chiến xa bị bắn cháy, tại mặt trận.

Nhưng số phận của người lính VNCH đã không may mắn bởi sự sắp đặt oan nghiệt của các thế lực quốc tế, qua bàn tay lông lá của đồng minh Mỹ. Rồi trong lúc chiến thắng gần kề, họ đã bị bức tử và đầu hàng. Ðưa ra lời nhận xét về người lính VNCH, nhà báo nổi danh Peter Kahn viết rằng “ Người lính miền Nam VN đã chiến đấu cho lý tưởng tự do, nhưng rất tiếc họ đã bị trói tay, buộc chân, cắt giảm viện trơ..” . Tóm lại, không có quân đội nào, khi gặp hoàn cảnh cay nghiệt trên mà vẫn giữ được lòng trung thành tuyệt đối với Tổ Quốc và sự chịu đựng một cuộc chiến đấu lâu dài, tàn khốc như vậy. Còn nhà báo Denis Warner thì lên án gay gắt quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho QLVNCH vào lúc cần phải gia tăng. Sau cùng, để vinh danh người lính QLVNCH,nhà báo Peter Kahn đã đưa ra lời kết luận : “Rốt cuộc người lính QLVNCH đã tài giỏi hơn sự ước lượng của các chuyên gia quân sự trên thế giới. Phía mạnh hơn chưa hẳn là phía tốt hơn.”.

Bộ đội CS Bắc Việt, nhà văn nũ Dương Thu Hương viết rằng “ Mục tiêu mà bộ đội Bắc Việt theo đuổi trong suốt cuộc chiến chỉ đem lại kết quả tai hại, là biến đổi xã hội văn minh VN bằng một mô hình xã hội man rơ.. “

Tự ngàn xưa, quân đội Việt Nam luôn nổi tiếng kiêu hùng, nên đã đạt được nhiều chiến công hiển hách trong suốt dòng lịch sử của dân tộc, qua sứ mạng ngăn chống các cuộc chiến xâm lăng của giặc phương Bắc lẫn phương Nam, trong đó có cả Lào-Thái, bọn thực dân da trắng Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan.

Là con cháu của Tổ Tiên Hồng - Lac, chúng ta dù được sinh vào thế hệ nào chăng nữa, ra đời trong nước hay hải ngoại, vẫn luôn có bổn phận ngưỡng mộ và hãnh diện, về công đức vĩ đại “ dựng và giữ nước “ của tiền nhân, trong đó “ Quân Ðội VN bao đời “ là lực lượng chính yếu bảo vệ Tổ Quốc Hồng Lạc, khác hẳn với Bộ Ðội Cộng Sản Bắc Việt trước sau, trên dưới chỉ biết “ Trung với đảng, hiếu với lãnh tụ “ và yêu nước là “ nước Xã Hội Chủ Nghĩa “ mà thôi !

Với ý nghĩa thiêng liêng và cao quý trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự của khối cọng sản đệ tam quốc tế, do Cộng Sản Bắc Việt đảm nhận. ÐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ của quân dân MIỀN NAM chống lại cuộc xâm lăng của bộ đội MIỀN BẮC, để giữ lại phân nửa gấm vóc giang sơn của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.

Ðây không phải là một cuộc chiến riêng của CỌNG SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật với mục đích đầu độc dư luận thế giới để làm giảm uy tín của QLVNCH. Làm như vậy, Cộng Sản và thành phần ham sống sợ chết, đám con ông cháu cha, quan quyền nhà giàu được du học ngoại quốc, mới có cơ hội vừa ăn chơi trác táng, vừa chửi Mỹ , vừa tô son vẽ mặt cho đạo quân tiền phong cong sản tại Ðông Nam Á tức Bắc Việt, mới có được một chính nghĩa lý tưởng “ Đánh đuổi Mỹ-Ngụy cứu nước “.Còn bọn phản chiến Miền Nam VN mới có chính danh “ để khước từ trách nhiệm và bổn phận “ Đối với đất nước mình trong thời loan, mà “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh “.

Ðây mới chính là nổi thãm thê chất ngất của người Lính Miền Nam, trong hai mươi năm khói lửa. Vì định kiến, vì buông xuôi, vì thủ đoạn con buôn quốc tế. Tất cả đã dồn ép QLVNCH vào chân tường trong cuộc chiến đấu đơn độc, không hậu phương, không một chút tình quân-dân, cá-nước.. Trong đó thiệt thòi nhất, không phải là những đơn vị chính qui mà là những người lính cô đơn Nhân Dân Tự Vệ, Cán Bộ Xã Ấp, Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát Dã Chiến, Nghĩa Quân và Ðịa Phương Quân.. luôn phải sống chết với đất, với nhà, trực diện từng giây phút với Việt Cộng để bảo vệ ruộng đồng, làng xóm, đình chùa nhà thờ, những di tích lịch sử của tổ tiên bao đời tạo dựng và sinh mệnh trân quý của đồng bào.

Hai mươi năm chiến đấu đời lính buồn ơi là buồn, trước mặt phải đối mặt với một kẻ thù gian xảo độc ác, mất hết thiên lương nhân tính vì đã bị chủ nghĩa nhồi sọ, cho nên chỉ biết có giết người để đạt mục đích được khắc sâu trong da thịt. Còn sau lưng bị đâm lén bởi hậu phương vô tình bạc bẽo và cuối cùng trên đầu là đồng minh Mỹ “ con buôn chính trị “ cùng với đại bàng trên thượng tầng cao ngất “ Chia xương, bán máu lính “ để vinh thân phì gia . Xin được cảm ơn những Bộ Ðội VC Nguyễn Thùy,Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Hòa .. đã trung thực vẽ lên “ Bức tranh vân cẩu “ của cuộc chiến VN, qua những hồi ký, tap ghi, truyện dài, truyện ngắn.. kể cả những bức thư tâm tình rất cảm động. Tất cả hầu hết, đều thẳng thừng xác nhận hay nói đúng hơn đã lên án “ chỉ có Bộ Ðội Bắc Việt hay Việt Cộng, vì thiếu thốn tình dục, thèm khát đàn bà, nên chỉ có chúng mới hãm hiếp phụ nử, chứ người lính VNCH đâu có lý do gì, để mà cuồng dâm cả xác chết của nử cán bộ VC ? như một vài kẻ khùng điên ngẩu hứng, muốn cho đời biết tên tuổi, đã bịa chuyện để làm hoen ố thanh danh của chính đồng đội mình .

Cảm nhận đựợc thân phận nhược tiểu của đất nước và sự bất hạnh của dân tộc, nên người lính chấp nhận hy sinh đời trai, để làm tròn bổn phận cùng trách nhiệm của một con người có tim óc, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi TT.Dương Văn Minh bắt buông súng đầu hàng.

Sau đó, cọng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc, chẳng những mọi chiến lợi phẩm của chính phủ VNCH từ công ốc, ngân khố, quân trang dụng, trong đó có mười sáu tấn vàng y của quốc gia, được Nguyễn văn Hảo giữ lại để nạp dâng công cho Bắc Bộ Phủ. Tệ nhất là VC táng tận lương tâm, cướp luôn tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào, mà trong số này có nhiều “ Mẹ chiến sĩ VC “ Đã từng nuôi dấu cán binh bộ đội, ủng hộ vàng bạc lúa gạo cho chúng sống còn để “ Quậy nát đất nước “ trong suốt thời gian chiến tranh 1945-1975.

Bao nhiêu bi kịch do Hà Nội đã tạo ra sau ngày Miền Nam VN bị cưởng chiếm, từ hành động cầy mồ người chết để trả thù đã bị thua VNCH trên chiến trường, tới việc VC cướp bóc tài sản, cưởng bức vợ con Người Lính Miền Nam ngã ngựa, hành hạ những phế binh, cô nhi quả phụ tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ KGB, mà mới nhất là chiến dịch ‘ đuổi tận, giết tuyệt ‘ Các thành phần trên, đang sống tại các chòi, dựng trong Nghĩa Ðịa Phước Bình, Sài Gòn và những nơi khác khắp mọi miền đất nước. Nơi nào VC cũng hung hăng tàn ác không hề thay đổi.

Ba mươi sáu năm tan hàng rã ngũ, quân-dân Miền Nam đã lần lượt đồng hành, qua hết chín tầng địa ngục trần gian nơi thiên đàng xã nghĩa. Nhưng người lính Miền Nam sinh ra trong khói lửa, trưởng thành chốn chiến trường, nên thễ xác dù đã bị bầm giập tan nát, tinh thần của người lính vẫn nguyên vẹn và không ai có thể thay đổi hay ngăn cản lý tưởng của họ. Công cuộc đấu tranh của Dân-Quân-Cán-Chính và thế hệ hậu duệ của VNCH từ mấy chục năm qua sau ngày mất nước, với chính quyền Cộng Sản VN trong nước cũng như tại Hải Ngoại, đã minh chứng hùng hồn, về sự chính danh và lý tưởng của người Quốc-Gia và QLVNCH.

Ngày nay dù trong tay không còn súng đạn, đồng minh nhưng người Lính cũ năm xưa, vẫn tiếp tục con đường quang phục đất nước bằng tim óc, thân xác còn lại, có đồng đội bên canh cùng chiến đấu, đồng bào trong các Cộng Ðồng Tị Nạn ủng hộ giúp đở tiếp tay và hãnh diện nhất là sự dấn thân ồ ạt của những thành phần trí thức trong nội địa và hải ngoại. Tất cả quyết tâm đạt cho bằng được “ Chiến thắng cuối cùng “.Ðó là giựt xập chế độ bất nhân tàn bạo kẻ cướp của QTCSVN, cởi ách nô lệ thực dân mới, đang xiết cổ hơn 86 triệu đồng bào trong nước, thực thi nền dân chủ pháp trị, bình đẳng, tự do .. để cho người Việt lấy lại quyền làm người, đã bị Hồ Chí Minh và đồng bọn cướp mất từ tháng 9-1845 cho tới ngày nay. Ðược như vậy, người Việt mới có cơ hội ngẩn mặt nhìn trời và quyền tự quyết về vận mệnh cũng như số phận của Nước Việt, trước kẻ thù không đội trời chung “ Trung Cộng “ .

‘ Dấu binh lửa nước non như cũ
kẽ hành nhân qua đó chạnh thương
phận trai già rủi chiến trường
chàng Siêu, tóc đã điểm sương mới về.’

(Chinh Phụ Ngâm Khúc )

Thủ tướng Trần Văn Hữu là người đầu tiên, đã đề nghị Quốc Trưởng Bảo Ðại và Tổng thống Pháp, để được thành lập Quân Ðội Quốc Gia VN theo những ký kết trong Hiệp định giữa hai phía. Và Pháp đã chấp thuận đề nghị trên vào ngày 11-5-1950, cho thành lập QÐQGVN có quân số đầu tiên là 60.000 người, gồm chính qui và phụ lực quân. Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết, vì thực tế thực dân đâu có muốn VN có Quân đội riêng. Trong lúc đó, mục đích của Pháp chỉ muốn lợi dụng xương máu của người Việt, đồng thời làm giảm bớt công luận thế giới đang tố cáo Pháp xâm lược VN.

Sau tháng 7-1954 chia hai đất nước, cho tới 12 giờ trưa ngày 30-4-1975, VNCH là một quốc gia độc lập. có lãnh thổ và chủ quyền. Ngày 19-6-1965 được chọn làm ngày QUÂN LỰC, và tổ chức kỷ niệm hằng năm. Nghi thức tưởng niệm này, được Cộng Ðồng Người Việt tị nạn CS khắp nơi trên thế giới, tiếp nối tổ chức liên tục suốt 36 năm qua.

Tháng 6-1965, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lớn mạnh và trưởng thành, thoát khỏi ảnh hưởng của ngoại bang, Nhờ vậy trong suốt hai mươi năm lửa binh tàn khốc, người lính Miền Nam mới có đủ can trường để chiến đấu và hy sinh, trong nhiệm vu bảo vệ đất nước và tài sản của đồng bào từ Bến Hải vào tới Cà Mau, trong rừng sâu núi cao hay chốn thị thành, trên bầu trời hay ngoài hải đảo muôn trùng sóng nước, trước sự xâm lăng của cọng sản.

Tóm lại nếu không bị Mỹ và bọn trí thức nằm vùng hay thiên tả của Miền Nam bán đứng, chắc chắn VNCH cũng sẽ như Tây Ðức, Nam Hàn và Ðài Loan, không bị mất và sụp đổ vào tay Bắc Việt vào tháng 4-1975. Người VN sẽ không bị tủi nhục vì kiếp sống lưu vong đầu đường xó chợ, qua thân phận tị nạn, lao động, bán dâm và làm dâu bất đắc dĩ khắp chân trời góc biển.

Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký Hiệp Ðịnh ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân, gồm Mười Một Sư Ðoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có Hai Sư Ðoàn Tổng Trừ Bị là SD. Nhảy Dù và SD. Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân (Quân số LÐ tương đương với một Trung Ðoàn Bộ Binh, gồm 3 Tiểu Ðoàn và một Ðại Ðội Trinh sát) và Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt.

Lực lượng DPQ và NQ/VNCH đã có mặt trên khắp chiến trường NVN ngay khi Cộng Sản Bắc Việt, mở đầu cuộc chiến xâm lăng, bắt đầu năm 1960 qua bình phong MTGPMN. Từ năm 1964, lực lượng Bảo An (Civil Guard) và Dân Vệ (Self-Defense Corps), chính thức cải danh thành Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân, qua cơ cấu tổ chức, thành các Ðại Ðội DPQ và Trung Ðội NQ Biệt Lập, Các Trung Ðội Thám Sát, Cơ Giới DPQ. Tất cả do Ðại Ðội Hành Chánh Tiếp Vận yểm trợ. Lực lượng DPQ hoạt động toàn tỉnh, riêng các Trung Ðội Nghĩa Quân, chỉ có trách nhiệm tại Chi hay Phân Chi Khu, trực tiếp bảo vệ xã làng, thôn xóm, cơ sở hành chánh địa phương và cầu đường liên hệ tới lãnh thổ.

Cũng bắt đầu từ năm 1964, lực lượng DPQ + NQ , được cấp quân số như Chủ lực quân, trực thuộc QLVNCH, được Chỉ huy bởi một Phụ tá Tổng TMT (Trung ương), Tư lệnh phó Quân khu kiêm CHT/DPQ + NQ Vùng và Tiểu Khu Trưởng (Ðịa phương). Nhờ sự yểm trợ tích cực của cơ quan CORDS Hoa Kỳ, DPQ + NQ mau chóng trưởng thành và lớn mạnh, chiến đấu can trường hiệu quả, không thua kém bất cứ một đại đơn vị hay Binh chũng nào của QLVNCH. Sau trận Tết Mậu Thân (1968), ai cũng nhìn rõ bộ mặt sát nhân man rợ của Cộng Phỉ Hà Nội, nhất là tại cố đô Huế. Bởi vậy thanh niên nam nữ miền Nam, thi nhau đầu quân giết giặc, giữ làng xóm, nhà cửa và sinh mạng của mình cũng như gia đình. Lực lượng DPQ + NQ nhờ vậy lại càng thêm tăng trưởng về quân số và tinh thần chiến đấu, đặc biệt là các cấp chỉ huy, ngoài số HSQ + SQ /DPQ được đào tạo tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức và Ðồng Ðế, phần lớn là Chủ Lực Quân, được thuyên chuyển từ các Quân binh chũng về phục vụ tại địa phương. Từ năm 1973, Lực lượng DPQ đã có 360 Tiểu đoàn, quân số tương đương với 10 Sư đoàn Chính qui, ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, còn phải tích cực yểm trợ công cuộc Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn của các Ðội Võ Trang Tuyên Truyền và Lực Lượng Nhân Dân Dân Tự Vệ.

Những ngày cuối cùng của VNCH, mở màn từ Trận Thượng Ðức tới Phước Long vào cuối năm 1974, gần như các lực Tổng Trừ Bị của QLVNCH như SD Dù, TQLC, các Liên Ðoàn BDQ, Biệt Kích Dù kể cả Lực Lượng III Xung Kích, các Sư đoàn Bộ binh.. đều bị kẹt tại các chiến trường khốc liệt, nhất là tại Quân Khu I. Ðể thay thế, Bộ TTM đã quyết định thành lập các Liên Ðoàn DPQ Chiến Thuật, rập theo mô hình tổ chức các Liên Ðoàn Cơ Ðộng (GM) của Liên Quân Việt-Pháp trước tháng 7-1954, gồm BCH Liền Ðoàn + 3 Tiểu đoàn DPQ + 1 Pháo đội 105 . Trong số 7 Liên Ðoàn DPQ được thành lập, TK Bình Thuận cũng có Liên Ðoàn 925 Chiến Thuật DPQ, do Ðại Tá Lại Văn Khuy nguyên Trung Ðoàn trưởng TrD 42/SD22 BB, về chỉ huy, trách nhiệm an ninh lãnh thổ 4 quận miền Bắc Bình Thuận. Liên Ðoàn này chiến đấu cho tới ngày Phan Thiết bị cưởng chiếm 19-4-1975, sau đó di tản vào Vũng Tàu-Phước Tuy, tiếp tục chống giặc, cho tới khi TT Dương Văn Minh ra lệnh rã ngũ.

Tính đến cuối tháng 4-1975, Lực lượng DPQ + NQ có quân số hơn nửa triệu người. DPQ với 312.000 quân, Nghĩa Quân thành lập được 7968 Trung Ðội tác chiến, quân số 220.800 người. Tất cả đã góp nhiều máu xương cho đất nước, nên số thương vong còn cao hơn nhiều so với các quân binh chủng. Nhiều đơn vi DPQ + NQ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Darlac, Bình Tuy, Hậu Nghĩa.. và nhất là Bình Thuận, Long An và Chương Thiện, đã đạt được nhiều chiến công hiển hách, đáp ứng được kế hoạch ‘ VN Hoá Chiến Tranh ‘ sau khi Mỹ rút quân về nước.

Ngày nay khi nhắc tới người lính DPQ + NQ, không ai không rơi nước mắt, qua câu chuyện kể về sự can đãm của vợ một Trung Ðội Trưởng Nghĩa Quân tại Ðồn Giồng Riềng, Gò Công.. cùng nhiều gương tiết liệt khác. tất cả đã trở thành những huyền thoại “ Về Người Vợ Lính “ trong dòng Việt Sử cận đại.

Từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, những người Chiến sĩ áo đen qua danh xưng CÔNG DÂN VỤ đã chính thức hoạt động đơn độc trong vùng địch chiếm hay tạm đóng. Theo thời gian và tình hình chính trị, quân sự, người Công dân vụ đổi tên nhưng không đổi màu áo và vùng . Họ là Biệt Chính Ðoàn, Bình Ðịnh Phát Triển rồi Xây Dựng Nông Thôn. Nhưng dù được khoát một cái tên nào đó, các chiến sĩ áo đen cũng vẫn có nhiệm vụ duy nhất : “ Cùng sống hòa nhập với dân chúng nông thôn, biến họ từ thù thành bạn, tạo niềm tin vào chính nghĩa nhân ái của quốc dân VN “.

Là một tổ chức bán quân sự, tương tự như các đoàn GAMO tức là các đoàn Hành Chánh quân thứ lưu động ở Bắc Việt nhưng có sự khác biệt là Gamo chỉ hoạt động trong vùng an ninh hay đã bình đinh. Còn các Chiến Sĩ AÔo Ðen VNCH thì sống ngay trong lòng đich hoặc vùng xôi đậu với hiểm nguy muôn trùng. Hoạt động đơn độc, đánh chớp nhoáng, tùy cơ ứng biến, khôn khéo mua chuộc và lòng thương của đồng bào, chính là cái phao cứu mạng. Họ đã lấy máu làm mực để cùng với mọi người viết lên những trang chiến sử, sinh và nằm xuống trên quê hương mình, xứng đáng được đời vinh danh, dù chỉ với tấm lòng của người Việt đang sống lưu vong buồn thảm.

Hai mươi năm chinh chiến, đâu đâu cũng có mặt những Chiến sĩ hào hùng của QLVNCH như Dù, TQLC, BDQ, LLDB, TG, BB kể cả DPQ,NQ. Cùng lúc, tại các chiến trường hiểm nguy trên, không bao giờ thiếu bóng dáng của người lính áo đen, đang âm thầm hoạt động bên những thần tượng của quân lực, với nhiệm vụ tiếp cận, thông tin và mở rộng vòng tay đón đồng bào ra khỏi vùng mê lụy, chết chóc, mà VC gọi là khu giải phóng. Họ là những Chiến sĩ vô danh của QLVNCH, đã có mặt khắp nước cũng như tại Bình Thuận từ 1955-1975, đã chết, bị tù đày hành hạ dã man như bất cứ một người lính nào của miền Nam sau ngày 30-4-1975. Chỉ riêng việc Hà Nội ra giá “ Một cán bộ XDNT đổi năm lính Dù” đủ để chúng ta nhắc nhớ và ái mộ những người một thời xả thân vì đại nghĩa dân tộc.

Hởi ơi, một thời lịch sử hào hùng đã khép lại, bao chục năm buồn thảm đến đi trong thiên đường xã nghĩa nhưng vẫn không ngăn nổi phế hưng cuộc đời, trong đó thời gian đã làm sống lại những gương anh hùng liệt nữ của VNCH thuở nào đã nằm xuống vì đại nghĩa dân tộc từ 1955-1975. Và như thế viết lại những trang sử này cho dù không thể nói hết vì Những người Lính chiến đấu đơn độc trong mọi chiến trường khắp nước hay tại Bình Thuận, là những chiến sĩ vô danh thênh thang một cõi đi về.

Tháng 6-1952 Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Ðội VNCH (BTTM) được thành lập nhưng tới ngày 1-7-1955, mới chính thức hoạt động độc lập. Ngày 26-10-1956, qua cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của VNCH. Cũng chính ông đã đổi danh xưng Quân Ðội VNCH thành Quân Lực VNCH, từ đó đã tồn tại cho tới ngày nay trong tâm khảm mọi người, dù rằng Miền Nam VN và QLVNCH đã mất, qua lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh.

Sau cuộc binh biến 1-11-1963, VNCH rơi vào cảnh “ Chó nhảy bàn độc “, tự gắn lon lá, chức phận cho chính mình giữa lúc đất nước vô chính phủ (1964-1967), dù rằng có rất nhiều chính phủ dân sự liên tiếp tới và đi, giống như những tên hề vô duyên, cứ chọc cười thiên hạ trong và ngoài nước trên sân khấu ngày nay. Trong lúc đó VC tấn công khắp nơi, làm cho người lính trận càng thêm bất hạnh, vì những xáo trộn chính trị, coi như không bao giờ giải quyết được.

Cuối cùng Quân Lực VNCH đã phải dấn thân nhận lãnh trách nhiệm ‘ An dân Cứu nước ‘, qua việc thành lập một Chính phủ quân sự, để điều hành đất nước đúng ngày 19-6-1965. Lúc đó, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đang giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (Quốc Trưởng), nên ông đã ban hành văn kiện chính thức, quy định ngày 19-6 là ngày Quân Lực được tổ chức hằng năm rất trang trọng, để mọi người ghi nhớ nổi cực nhọc gian khổ đầy hiểm nguy của người Lính, đang hy sinh chiến đấu với giặc Bắc xâm lăng, bảo vệ đất nước cũng như tài sản của đồng bào.

Sau khi VNCH bị CS Bắc Việt cưỡng chiếm, ngày 19-6-1975 giặc Hồ lùa gần hết Quân, Công, Cán, Cảnh Miền NVN vào các trại tù, qua chiêu bài “ học tập cải tạo “.Cũng từ đó, hằng năm cứ tới ngày Quân Lực 19-6, Cộng Ðồng Người Việt Tị Nan CS khắp nơi trên thế giới, lại tiếp tục tổ chức Lễ Kỷ Niệm, ngoài các cựu quân nhân VNCH, còn có đông đảo đồng bào tham dự. Tất cả nghiêm chỉnh chào kính Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ, luôn được song hành tung bay phất phới với La Cờ Hiệp Chũng Quốc, mang tới niềm hãnh diện thiêng liêng cho CDVNHN.

Tại thành phố biển Hạ Uy Di hơn mười mấy năm qua, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị (KHCTNCT) Hawaii, phối hợp với Các Hội Ðoàn, Nhân Sĩ và Ðồng Hương Ðịa Phương.. tổ chức rất long trọng Ngày Quân Lực 19 Tháng 6, để Vinh Danh và Cám Ơn Người Lính VNCH

“ Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử “.

Qua 36 năm đổi đời, cả một đất nước và dân tộc phải chịu khổ sở đọa đày trong ngục tù nô lệ của thực dân đỏ Hà Nội. Cũng nhờ đó mà tất cả bí mật của cận sử VN mới được vén màn, phô bày chân tướng của một thời nhiểu nhương loạn lạc, mà thời thế đã vô tình đưa những tên côn đồ của cả hai phía lên nắm quyền trị nước.

1-5-1975 VNCH chính thức bị xóa tên, Quân lực VNCH đã rã ngũ nhưng xóa tên mà không xóa sử và rã ngũ mà không đầu hàng. Ðược như vậy, là vì suốt 20 năm ngăn chống cuộc xâm lăng của giặc Hồ phương Bắc, người lính Miền Nam VN đã viết đầy huyền thoại trên các trang sử, về sự can đãm của người lính và phong cách chỉ huy của các Tướng lãnh ngoài mặt trận.

Thử hỏi trên thế giới, có Quân đội nào kể cả Hoa Kỳ có được một vị Nguyên thủ Quốc Gia như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, từ năm 1967-1975, hầu như lúc nào cũng có mặt tại những chiến trường khủng khiếp nhất tại Quảng Trị, Bình Ðịnh, Kon Tum, An Lộc, Ðức Huệ, Ðầm Dơi và mọi nơi chốn, khi bom đạn lửa khói vẫn còn dội trên đầu. Chính sự hiện diện của các cấp chỉ huy nơi mặt trận, đã mang thêm niềm vui trong chiến thắng, mà người lính vừa đổi lấy bằng máu lệ va sự hy sinh cao quý anh hùng.

Còn hình ảnh nào đẹp và hào hùng hơn, khi lật qua những trang quân sử của VNCH, của một tướng lãnh hàng đầu, mà cấp bậc được gắn ngay tại mặt trận. Ðó là Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT.QLVNCH, lúc còn Ðại Tá Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, lúc còn là Thiếu Tá Liên Ðoàn Trưởng LÐ Quan Sát 77, đã nhảy trực thăng vào chiến trường để tự mình điều động Chỉ huy Binh sĩ, trong trận Suối Ðá (Tây Ninh) vào năm 1964, trước tầm súng cá nhân của VC.

Những ngày lửa máu Tết Mậu Thân 1968, làm sao quên được hình ảnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, xông xáo khắp các Mặt Trận Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, để trực tiếp chỉ huy các đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến tại Ðô Thành, nên đã bị thương nhưng không chịu cho tải thương. Nhiều tướng lãnh khác cũng đã hy sinh tại chiến trường như Chuẩn tướng KQ Lưu Kim Cương, Nguyễn Bá Liên (Tư lệnh Biệt Khu 24), Trương Quang Ân (Tư lệnh SD23BB ), Nguyễn Hữu Ðức (Tư lệnh Thiết Giáp), Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (Tư lệnh Quân Ðoàn 4), Ðại tướng Ðổ Cao Trí (Tư lệnh QD3). Ðại Tá Lê Ðức Ðạt (Tư lệnh SD22BB)..

Mùa hè đỏ lửa 1972, Trung tướng Nguyễn văn Toàn (Tư lệnh QD2) đã bay vào trận địa tại Thị xã Kon Tum, để chỉ huy phá chốt. Tại Bình Thuận, từ 1969-1975, Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tiểu Khu Trưởng và Ðốc Sự HC Phạm Ngọc Cửu (Phó Tỉnh Trưởng) có đêm nào mà không tới các đồn bót, xã ấp, đại đội DPQ.. để ngủ chung với các đơn vị tác chiến. Tại Mặt Trận Phan Rang ngày 16-4-1975, từ Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (Tư lệnh Tiền Phương của QD3) tới Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang (Tư lệnh SD6KQ) và Ðại Tá Nguyễn Thu Lương (Lử Ðoàn Trưởng Nhảy Dù). Cả ba vị đều có trực thăng riêng để thoát thân, khi đại quân Bắc Việt tràn ngập khăp nơi. Nhưng vì không thể bỏ rơi thuộc cấp, tất cả đã đi bộ và bị giặc bắt tại chiến trường. Ðó là những tấm gương chói lọi trong quân sử, mà bất cứ đọc tới cũng phải kính phục, ngưởng mộ.

Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị Tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như đã kể trên. Ngày 30-4-1975, khi TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ .. đã lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết của kẻ sĩ. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC phanh thây trả thù tại Cần Thơ sau ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.

Sau đó hơn phân nửa các Tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Đỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, chun vào lòng máy bay hay chiến hạm Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.

Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt lớn đầy Uy Vũ hiên ngang, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác.. nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : “ Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần. Nhất tướng công thành vạn cốt kho “ nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành . Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.

Ý nghĩa “ Thiêng Liêng và Cao Quý “ của Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 hằng năm là thế đó !

Viết từ Xóm cồn Hạ Uy Di

Tháng 5-2011
Mường Giang