PDA

View Full Version : Góc Kỷ Niệm Chiến Trường : " Dăm Trường Việt Nam "



Longhai
05-20-2012, 01:18 AM
Góc Kỷ Niệm Chiến Trường : “Dặm Trường Việt Nam”

Bút Ký Ý- Yên



Thuở ấy... đầu xuân Ất Mão... Sau 30 năm phát động hai cuộc chiến tranh xây dựng đảng, quân xâm lăng phương Bắc đã tới bên sông La Ngà trên vùng cây trái hiền hòa Miền Ðông.

Qua 20 năm kháng chiến, quân dân Miền Nam không để một khu vực đông dân cư nào lọt vô tay Bắc Cộng; đôi khi trong thế giằng co, hễ tạm mất liền được dành lại. Mỹ và đồng minh ào ào kéo đến vào năm 1965, tưởng như ăn sống nuốt tươi cộng sản Bắc Việt, nhưng chỉ hoạt động tại Miền Nam, rồi tám năm sau lẳng lặng rút đi, để lại Quân đội Việt Nam Cộng Hòa một mình gánh chịu hết sức nặng chiến tranh tự vệ trước toàn khối cộng sản quốc tế.

Người viết có mặt tại Miền Ðông qua suốt một mùa quốc nạn. Là lính chiến, nên xin ghi lại những diễn biến về mặt quân sự. Và nếu đôi khi buộc phải nêu lên những sự kiện về tình hình chính trị, đó chỉ là một đòi hỏi trong khi viết, nhưng sẽ không đưa ra những lời chỉ trích nào đối với những nhân vật chánh yếu có liên hệ trực tiếp tới ngày 30-4-1975, nói thẳng ra là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Dương Văn Minh.

Trong đêm khuya 5-4-1975, trên đỉnh Ðồi Móng Ngựa, chàng lính chiến của một tiểu đoàn bộ binh nơi chạm tuyến, nằm đu đưa trên chiếc võng hành quân mắc vô hai cây mít, chiếc radio ba băng áp sát bên tai, nghe ngóng sự đời. Ðây là tiền đồn cực bắc cuối cùng của Miền Nam đã lui hàng ngàn cây số từ kháng chiến Ðông Hà, Quảng Trị, về mãi khu vực Dốc Mơ, Gia Kiệm, hướng về phương bắc mịt mờ.

Mấy đài phát thanh nước ngoài đổi giọng phóng tin Tướng Ngô Quang Trưởng đào nhiệm, gây hoang mang cùng khắp Vùng Một giới tuyến. Tổng Thống Thiệu kêu ông vô Sài Gòn nhận lệnh “bỏ Huế”. Sau đó, ông Thiệu thay đổi ý cho giữ Huế, sau cùng lại bỏ Huế. Miền Trung di tản trong hỗn loạn kinh hoàng. Khi về gặp Tổng Thống tại Sài Gòn, Tướng Trưởng cam phận vô nằm nghỉ bệnh tại moat trailer house gần cổng chánh thuộc doanh trại Bộ Tổng Tham Mưu. Sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, Tướng Trưởng được tự do, nhưng trắng tay cô độc, lại mang nón sắt áo giáp túc trực tại Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh chiến đấu từ một chánh quyền chuyển tiếp để tan hàng.

Một vị Tư lệnh quân đoàn khác đã phải ôm một nỗi buồn-muôn-thuở cùng Ban-Mê-Thuột. Tướng Phạm Văn Phú tâm sự với người bạn là Trung Tá Trần Thanh M., khóa 13 Ðà Lạt: Vào dịp Tết Ất Mão, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho ông phòng thủ Ban-Mê-Thuột, nhưng về sau lại ra phản lệnh cho ông ưu tiên phòng thủ Pleiku. Tướng mặt trận thi hành chỉ thị của nhà vua, đâu có ngờ đó là lệch lạc sai lầm về chiến lược, từ đó Ban-Mê-Thuột dễ dàng sa vô tay địch, biến cố như sức nổ dây chuyền ra tới Huế ngày 25-3-75 và liên tiếp về Miền Nam. Tướng Phú dặn Trung Tá M. chỉ nên tiết lộ sự kiện giả trá về Ban-Mê-Thuột vào thời gian thuận tiện. Ông tuẫn tiết trong Tháng Tư 1975 trước ngày mất nước.

Trong hai tháng Ba và Tư 1975, từng đoàn dân chúng lũ lượt bám sát theo các đơn vị ta trên đường triệt thoái, từ Cao Nguyên đổ xuống đồng bằng, từ Miền Trung xuôi nam. Nơi nào cộng quân kéo đến, là nơi đó người dân bỏ đi. Cảnh tượng Ðại lộ Kinh Hoàng ngoài Quảng Trị trong mùa Hạ 1972 tái diễn nhưng với mức độ khủng khiếp gấp trăm phần. Người dân thành Hạ Bì trong Tam Quốc bỏ Tào Tháo chạy theo Lưu Bị chỉ là hình ảnh mờ nhạt so với những thống khổ người dân Miền Nam phải gánh chịu trước vũ khí giết người, hỏa tiễn 122, đại pháo 130 của Liên Sô và Trung Cộng trong tay người cộng sản Việt Nam.

Trên đường tiến quân về Sài Gòn, Bắc Cộng đã chạm phải kháng tuyến Xuân Lộc. Sau 12 ngày tấn công vô vọng, quân đoàn 4 Bắc Việt đã để lại chiến địa một số tổn thất về nhân mạng và chiến cụ đủ để tổ chức và trang bị một sư đoàn mới. Nhưng Tổng Thống Thiệu, sau hai lần cho rút bỏ cao nguyên và vùng giới tuyến, thêm một lần nữa, cho di tản Xuân Lộc vào ngày 20-4-1975. Cái loa tuyên truyền “thừa thắng xông lên” của cộng sản vang rền là nhờ ăn theo những quân lệnh của Tổng Thống phủ Sài Gòn, đặc biệt là những đòn phản tuyên truyền mách nước cho Bắc Cộng của những đài nước ngoài. Còn ông Thiệu có nhận lệnh từ đâu chăng, thì không là nội dung của bài này.

Bên Cam Bốt, chánh quyền quốc gia, thân Việt Nam Cộng Hòa, cũng sụp đổ như một trùng hợp “lạ lùng” vào ngày 17 tháng Tư 1975, chỉ có 13 ngày trước giờ nguyệt thực Việt Nam Cộng Hòa. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do đó mất hết cơ hội mượn đất bạn tiếp tục kháng cộng, khi cần đến.

Tiếng Vọng Qua 30 Mùa Xuân

Xin dành một nửa trang bài viết để nói về thế tiến thoái lưỡng nan - có thể là nỗi dằn vặt trong lương tâm - của những vị lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa trước khi dinh Ðộc Lập rơi vào tay cộng sản; đó là quý vị Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, Dương Văn Minh, và Nguyễn Cao Kỳ. Ðây là những sự thực chưa được giải thích, do những người thân cận của các vị lãnh đạo thuật lại, xin dùng cho phần kết của bài này.

Người viết xin tôn vinh lòng yêu nước của quý vị lãnh đạo, thể hiện trước nguy cơ xâm chiếm của cộng sản Bắc Việt trong những ngày chót Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi vì chính sách của họ, những nhà lãnh đạo Việt Nam, xin kể luôn vị Tướng tuẫn tiết Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Vùng Bốn Chiến Thuật, đã cương quyết không kêu gọi tới sự can thiệp của Pháp hay Trung Cộng, biết rằng điều này cũng khó xảy ra do sự canh chừng của Hoa Kỳ.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu từng thăm An Lộc ngay khi trận chiến còn đang sôi động, từng chủ trương sử dụng tiền vay bốn ngân hàng Việt Nam để kháng chiến; đã lạy lục một cách vô vọng xin vay Mỹ vỏn vẹn ba tỉ MK có tính lời / interests, sẽ trả trong 10 năm, để kháng cộng; Tổng Thống Thiệu cũng từng xin quốc vương nước Saud Arabia giúp phương tiện để kháng chiến. Khi ông cho rút cao nguyên và giới tuyến, chắc ông đã thấy, ít ra lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũng còn bắt đầu lại từ vĩ chuyến 13 vùng Phú Yên xuôi về tới mũi Cà Mau. Có lẽ hy vọng cuối cùng về “một vùng trái độn giữa hai vĩ tuyến 13 - Phú Yên và 11 - Phan Thiết” đã đánh lừa ông? Niềm tin đó cứ nhỏ dần cho đến một giờ, ông lại ra lệnh di tản Xuân Lộc, trước khi đại sứ Mỹ cố vấn cho ông nên từ chức. Tuy nhiên, như có sự sắp xếp, ông Thiệu đã tránh được cuộc đầu hàng trong cương vị một Tổng Thống hợp biến... Khi sang Mỹ, trả lời phỏng vấn của BBC vào năm 1993, ông Thiệu cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng vào thực thể toàn vẹn của Việt Nam Cộng Hòa theo công pháp quốc tế.

Tổng Thống kế nhiệm Trần Văn Hương. Một nhân sĩ tràn đầy tình yêu nước, vô cùng thanh sạch, quả cảm đã thề giữ Miền Nam như chính mạng sống mình; nhưng rồi cũng đã phải trao quyền cho ông Big Minh - và chỉ cho Big Minh mà thôi - là đòi hỏi tối hậu của phe Bắc Việt: Bất cứ người nào khác ngoài Big Minh sẽ phải trả giá bằng một Sài Gòn trong biển lửa. Cái viễn tượng khủng khiếp về hàng triệu dân lành phải hy sinh về tay Cộng sản, và một Sài Gòn tan nát, đã buộc TT Hương trao quyền cho Big Minh.

Cụ Hương ở lại Miền Nam, khảng khái từ chối 100 ký gạo hàng tháng do cộng sản đề nghị chu cấp, cụ nói, “bởi vì đàn em dưới quyền tôi đang bị đói rét trong tù”. Cụ Hương không đi bỏ phiếu bầu cử theo lối cộng sản, và cũng không làm chứng minh nhân dân trong chế độ cộng sản. Cụ Hương từ chối lời mời sang Pháp định cư. Cụ đã quá vãng tại Sài Gòn, theo đúng ý nguyện vẫn là công dân Việt Nam Cộng Hòa.

Ðại Tướng Dương Văn Minh, ông Big Minh đã ra thường dân từ 1965, không được dân bầu cử, không có tư cách chuyển quyền làm Tổng Thống như cụ Hương, vị Chủ tịch Quốc hội, hoặc Chủ tịch Giám sát viện. Ông chỉ là làm Tổng Thống trong hai ngày, theo đòi hỏi và lời hăm dọa “san bình địa Sài Gòn” của phe xâm lược Bắc Việt, và do một thiểu số dân biểu còn lại trong tình hình hỗn loạn vào hai ngày chót Việt Nam Cộng Hòa. Big Minh là Tổng Thống vi hiến đã đầu hàng với quân ngoại nhập Bắc Việt. Ông Minh nhanh trí viết cấp bậc của mình là “đại tướng” trên “lời đầu hàng”, nhưng đã bị viên Trung Tá Tùng của Bắc Cộng bắt sửa lại là “Tổng Thống”.

Vào giữa thập niên 1980, trước khi sang Pháp, Big Minh tâm sự với cựu Tướng Hữu Hạnh và một Bác sĩ tư, từng là quân y sĩ thuộc binh chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa: “Qua” bị lừa. Qua định xin thời hạn ba tháng để anh em quân nhân có thể di tản, nhưng cuối cùng thì lại phải đầu hàng. Nhưng theo qua biết, “chừng 20 năm sau, tình hình sẽ trở lại sáng sủa cho Miền Nam Việt Nam. (?)Phó TT Nguyễn Cao Kỳ. Tướng Kỳ rời chánh quyền và quân đội từ 1971. Tháng Ba 1975, ông Kỳ rời lâm ấp Khánh Dương, xin dẫn quân tái chiếm Ban Mê Thuột, nhưng không được TT Thiệu chấp thuận. Ðại sứ Martin và CIA cảnh cáo Tướng Kỳ không được làm đảo chánh để tiếp tục chiến đấu. TT Hương, sau hai lần từ chối, cuối cùng đã đồng ý cho Tướng Kỳ và Tướng Nguyễn Ðức Thắng trở lại quân ngũ; nhưng mấy giờ sau, TT Hương lại hủy bỏ lệnh bổ nhậm, bởi chính cụ cũng sắp rời chức vụ. Trong hai Tháng Ba và Tư 1975, Tướng Kỳ tự nguyện vùng các phi công, đánh phá ngăn chặn Bắc quân tiến về Sài Gòn. Ngày 28-4-1975, TT Hương, trước khi trao quyền cho Big Minh, điện thoại sang Bộ Tổng Tham Mưu khuyên Tướng Kỳ nên ra đi để hy vọng còn có dịp phục vụ sau này.

Sơn Tinh chiếm Dinh Ðộc Lập

Sau khi ra lệnh bỏ tuyến Xuân lộc, Tổng Thống Thiệu đột ngột từ chức vào lúc 20g30 ngày 21-4-1975, và hứa sẽ sát cánh cùng các chiến sĩ chiến đấu chống Cộng tới cùng. Nhưng ông Thiệu ra đi, được đích thân đại sứ Martin đưa tiễn, hai CIA gộc Timmes và Polgar tháp tùng ra tận thang phi cơ quân sự Mỹ. Lời tố cáo Việt Nam Cộng Hòa phải tan hàng do tệ nạn tham nhũng đã không còn giá trị, khi ông Thiệu được Hoa Kỳ bảo vệ cho ra đi an toàn.

Cũng thời gian này, phía CS Bắc Việt đem Tướng Trần Văn Trà thuộc MTGPMN sang Quân Ðoàn Bốn Bắc Việt, nhằm mục đích cô lập Trà khỏi quyền tư lệnh các lực lượng giải phóng Miền Nam, đề phòng một cuộc “hòa hợp hòa giải” bất ngờ với Việt Nam Cộng Hòa theo ý Trung Cộng. Bắc Việt đã gạt đàn em Mặt Trận Giải Phóng ra một bên, và tự đóng vai trò Sơn Tinh chiếm dinh Ðộc Lập. Chính Lê Ðức Thọ sau chuyến sang Liên Xô vào cuối Tháng Ba 1975 để nhận chỉ thị, khi trở về đã tiết lộ với đại sứ Mérillon của Pháp: Bắc Việt phải đề phòng một cuộc hòa giải không cần thiết tại Miền Nam.

Từ cuối năm 1960, mười lăm năm làm phận tôi đòi cho Bắc Việt, MTGPMN chỉ thu hoạch được một trái dừa tròn trịa như con số Không, mà cụ Hồ gửi tặng qua phái đoàn Thị Ðịnh năm nào.

Diễn tiến tình hình vào giờ chót Việt Nam Cộng Hòa.

Trong đêm 29-4-1975, Big Minh chỉ thị cho đại tá Chiêm cấm binh sĩ nổ súng, các băng đạn tháo ra hết, mở sẵn cổng dinh “để tôi đón tiếp những người anh em bên kia”. Một toán thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hai lần tới định, ngăn cản ông Minh không được đầu hàng cộng sản.

Lúc 9g45 ngày 30-4-1975: Big Minh ra lệnh cho các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa ngưng bắn, buông súng tại chỗ để “tôi bàn giao chánh quyền cho Chánh Phủ Cộng Hòa miền Nam”. Biệt Cách Dù từ trại Trần Hưng Ðạo (Tổng Tham Mưu) tiếp tục điện thoại ngăn Minh không được đầu hàng địch.

Lúc 11g15: Toán xe tăng đầu tiên thuộc Lữ đoàn 203 tăng Bắc Việt tới cổng dinh theo đường Thống Nhứt. Một “Ve Chai” trên xe bắt lính gác khóa chặt cánh cổng dinh; anh lính chần chờ quay vô hỏi lệnh sĩ quan trực, liền bị ve chai bắn chết tại chỗ. Một ve chai khác nhảy xuống khép hai cánh cổng, lấy xích sắt vòng chặt lại. Chiếc T.54 rồ máy sấn tới xô nghiêng cánh trái cổng màu xanh, dây xích khóa bung ra; đại liên trên mấy xe tăng và lính tùng thiết đồng loạt tác xạ dữ dội vô mặt tiền dinh; chúng xuống xe, ùa vô, đến nữa sân cỏ đám lính Bắc Việt nhảy xuống, hai tên cầm cờ xanh đỏ Mặt Trận Giải Phóng (hai lá cờ cho chắc ăn), nón cối sùm sụp trên đầu, lúp xúp chạy lên thềm dinh...

Ðặt trường hợp Liên Hiệp Quốc không phải “sợ” một ai, có lòng tốt chỉ cần phải một tiểu đội mũ xanh tới, trương cờ xanh Liên Hiệp Quốc lên, ngồi phì phèo thuốc lá cà phê trên thềm dinh, thì bố bảo cả làng cộng sản cũng không dám xông vô dinh mà hô lớn, “A, ta bắt được Tổng Thống “ngụy” đây rồi !”

“Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện”, viên Trung tá Tùng thuộc đơn vị xe tăng Bắc Việt xẵng giọng với ông Minh. Hắn loay quay thảo “Lời đầu hàng” kèm theo “Bản chấp nhận đầu hàng” trên trang sổ tay, gạch xóa, nhưng chữ viết khá đẹp, lời văn gẫy gọn chứng tỏ đã được hướng dẫn rất kỹ từ trước. Ông Minh nhanh trí đòi ghi cấp “đại tướng” trên Lời Ðầu Hàng, nhưng viên chỉ huy Cộng Sản không thuận, bắt ghi đúng là “Tổng Thống” mới nghe.

Cộng Sản Bắc Việt khôn nhưng không ngoan, bởi khi họ ép ông Tổng Thống vi hiến Big Minh phải đầu hàng, là đã vô tình thừa nhận có một “thực thể quốc gia” để phải đầu hàng. Những cuộc “nội chiến” tại Cuba và Trung Hoa, làm gì có lệnh đầu hàng. Do đó, văn kiện pháp lý là Hiệp Ðịnh Ba Lê còn y nguyên tại Liên Hiệp Quốc, xác nhận Bắc Việt là bên xâm lăng, và Nam Việt là bên kháng chiến tự vệ. Những lính Bắc Việt bị dính chất da cam tại cao nguyên Miền Nam đã làm chứng cho cuộc xâm lăng của Bắc Cộng; cuộc kiểm tra dân số năm 1989 của Liên Hiệp Quốc đã phân loại những thành phần người dân tại Miền Nam trước và sau 1975, v.v...

Dinh Ðộc Lập, ngày tháng đợi chờ

Một sáng mùa Xuân 1992, trời Sài Gòn ấm áp, kẻ ngoại đạo, người lính cũ Miền Ðông mới ra tù, đạp xe quanh quẩn đi thăm thành phố thân xưa. Buổi sáng, anh ta đi gởi một tập hồ sơ tị nạn sang ODP Bangkok. Rời bưu điện, anh ta dừng xe đạp bên một con đường lớn, kêu ly nước mía. Dinh Ðộc Lập hiện ra cuối đường Lê Duẫn mới đổi lại từ tên cũ là 30-4. Nhìn kỹ, cái dinh thự xưa trông chẳng khác nào những khúc xương trắng, chính giữa là phòng khánh tiết nay để trống, vì thiếu ánh sáng nên giống như một cái miệng há ra rồi không ngậm lại được nữa.

Theo lẽ thường, vị thủ lãnh bên thắng trận sẽ chiếm ngự tòa nhà số một bên thua trận, ví dụ ông Hồ chiếm dinh thống sứ tại Hà Nội làm chủ tịch phủ, vì đó là niềm hãnh diện tự hào. Thế nhưng Cộng Sản Việt Nam đã bỏ bê cái dinh và chỉ cho sử dụng làm nơi vãng cảnh qua bao năm tháng, thu chút tiền còm. Có lời đồn đại rằng Mai Chí Thọ mê bói toán, đã chê cái dinh ở vào hãm địa, nên bỏ đi không dùng làm tòa nhà hành chánh. Nhưng CS vẫn không biến cái dinh thành một cơ sở nào khác, ví dụ những phân khoa đại học, một trung tâm thương mại kiểu mẫu.

Tòa Ðại sứ Mỹ gần đó cũng vắng hoe, để một căn buồng tối om phía lầu một làm văn phòng đại diện công ty dầu khí, ít khách khứa ra vô.

Khoảng đầu năm 1989, báo đài loan tin sẽ dựng tượng cụ Hồ trong khuôn viên dinh Ðộc Lập nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật cụ Hồ. Bức tượng bán thân cao 9 mét, để tượng hoa sen cao 3 mét, và cái đầu để bên cạnh cao hơn mét, đang do ông Diệp Minh Châu đẽo gọt dở dang tại một khoảng sân nhà kho bên đường Tô Hiến Thành. Chờ mãi không thấy ai rước cụ vào dinh. Dân chúng nhỏ to sầm xì, nên bảy tháng sau ngày kỷ niệm sinh nhật ông Hồ, đảng cho khiêng một tượng nhỏ thó của ông ta từ Lạng Sơn vô, đặt trước tòa đô chánh Sài Gòn xưa cho có lệ. Bức tượng bán thân cao chín mét của ông Hồ trong trại Tô Hiến Thành, đã bị lôi đi đâu mất dạng.

Vật đổi sao rời. Liên Xô đã sụp đổ, Trung Cộng không còn là người chị cả của Cộng Sản Việt Nam. Người Mỹ đã trở lại Việt-Nam. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã làm thân với Mỹ. Cạy cục được làm quen với Mỹ, thì đương nhiên Cộng Sản Việt Nam cũng phải làm quen với những người bạn cũ của Mỹ, ví dụ Nam Hàn, Úc Châu, Thái Lan, Tân Gia Ba, thì sao lại không với một Việt Nam Cộng Hòa, cũng là bạn của Mỹ xưa ?

Nước Việt Nam Cộng Hòa thành lập từ 1955, tức là 20 năm trước Hiệp Ðịnh Ba Lê, thì chẳng thể nào bị xóa tên vì một cái hiệp định do cộng sản đơn phương vi phạm. Cộng Sản Việt Nam có quanh co giải thích đến thế nào chăng nữa, thì cuộc chiến xâm lược Miền Nam do ông Hồ chủ động, cũng tương tự như cuộc xâm lăng của Bắc Hàn xuống Nam Hàn năm 1950. Nếu không thấy rõ điều này, là ta đã hợp thức hóa ngày 30-4-1975 cho Cộng Sản Bắc Việt, và vô tình thừa nhận cái trò thống nhất bịp bợm của Cộng Sản Bắc Việt. Ý tưởng này không nhằm hỗ trợ cho việc chia đôi đất nước, nhưng để liên hệ tới một cuộc tổng tuyển cử thống nhất chính thức dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Ít ra, người Việt yêu nước khắp nơi cũng nên nhớ rằng, mình đang là những kẻ vô gia cư trước căn nhà của mình đang bị cộng sản chiếm đoạt bằng võ lực.

Tòa đại sứ Mỹ bên đường Thống Nhứt, bỏ trống lâu năm, nay đã hoàn trả cho Caesar Mỹ, - Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Trong khi đó, dinh Ðộc Lập vẫn chưa có chủ mới. Vào Tháng Tư năm 1991, báo chí Cộng sản đăng tin về dự án trùng tu dinh, và một Ðại tá công binh Việt Nam Cộng Hòa sẽ được mời về nhận công tác tu bổ. Chưa biết đây là sự thực hay là một trái bóng thăm dò, cũng như tuyên bố của chủ tịch thành phố Lê Thanh Hải một năm trước về việc đặt tên thành phố trở lại là Sài Gòn.

Ý-Yên “ Dặm trường Việt Nam ”.