PDA

View Full Version : Bạc Hy Lai ( Bo Xi Lai ) đã 'ngã ngựa' như thế nào !



TAM73F
05-17-2012, 04:25 PM
Khi doanh nhân người Anh Neil Heywood được phát hiện chết tại Trùng Khánh năm ngoái với nguyên nhân ngộ độc rượu, rồi được đem hỏa táng nhanh chóng, không mấy ai chú ý.
Ngay cả việc anh ta không được kiểm tra pháp y dù chết bất thường, rồi việc cảnh sát có mặt ở nơi hỏa táng anh ta, cũng không khiến ai chú ý. Nhưng đến nay, tất cả mọi chi tiết liên quan đến cái chết của Heywood - mất mạng ngày 15/11 tại một khách sạn cũ kỹ ở Trùng Khánh - đều có thể làm dấy lên một cơn bão những lời đồn đoán, bởi nó liên quan đến đôi vợ chồng từng có thời nổi bật và đầy quyền lực ở Trung Quốc. Vợ của cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu luật sư danh tiếng Cốc Khai Lai, đang bị điều tra do nghi ngờ liên quan đến cái chết của Heywood.

Doanh nhân này chết, và hai vợ chồng ông Bạc bị tạm giữ và điều tra là hai điều chắc chắn ít ỏi trong hàng loạt tin tức về vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất Trung Quốc trong hàng chục năm qua. Vô số những lời đồn đại, những tin tức từ các nguồn không nên tên và những động cơ tiết lộ không được nói ra, đang tạo nên một bức tranh nhiều chi tiết xoay quanh sự sụp đổ của ông Bạc, người từng được cho là rất có cơ trở thành một trong 9 vị lãnh đạo quyền lực nhất ở Trung Hoa một khi ông được cử làm ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trong mùa thu này.

Quá trình sụp đổ của ông Bạc - chính khách nổi bật ở Trung Quốc với phong cách khác người, rất đặc biệt trên báo chí; và vợ ông - một phụ nữ nổi tiếng tài giỏi, xinh đẹp và khéo léo, đã khởi nguồn từ một người từng là cánh tay phải của ông và là hình tượng lừng lẫy trong một series phim chính luận ăn khách.

Vụ việc bắt đầu gây chú ý từ ngày 2/2, khi Vương Lập Quân, phó thị trưởng thành phố 30 triệu dân Trùng Khánh, đồng thời là cánh tay phải của bí thư Bạc Hy Lai trong chiến dịch chống các băng đảng tội phạm, bị điều chuyển công tác.

Ngày 6/2, Vương Lập Quân đến lãnh sự quán Mỹ tại Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh khoảng 250 km, và gặp các quan chức ngoại giao ở đây. Theo những gì mà các nguồn tin giấu tên của The New York Times cho biết, thì Vương đã kể các chi tiết liên quan đến cái chết của Heywood cho các viên chức, và được cho là đã xin tị nạn. Điện thoại qua lại dồn dập giữa Tứ Xuyên, sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và Washington, thậm chí vươn đến tận Nhà Trắng. Vương ở lại lãnh sự quán một đêm.

Ngày 7/2, trên mạng Trung Quốc xuất hiện những bức ảnh cho thấy cảnh sát vây quanh lãnh sự quán Mỹ ở Tứ Xuyên, hẳn là để đòi giao nộp Vương Lập Quân. Sau đó, ông Vương, được sự bảo đảm về tính mạng và không bị giao cho những người trung thành với ông Bạc, đồng ý nộp mình cho các quan chức từ Bắc Kinh đến.

Ngày 8/2, chính quyền Trùng Khánh thông báo rằng ông Vương đi an dưỡng do bị căng thẳng. Ngày 9/2, một blogger cho hay Vương đã lên một chuyến bay từ Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, đi Bắc Kinh cùng với một thứ trưởng bộ Công an.

Tài liệu mà Vương giao cho các viên chức ngọai giao được cho là bằng chứng cho thấy bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc, nhúng tay vào cái chết của Heywood. Doanh nhân Anh này là chỗ quen thân với bà Cốc nhiều năm, có quan hệ làm ăn, và theo những lời đồn đại đầy trên mạng ở Trung Quốc suốt tháng qua, thì còn có cả quan hệ tình cảm.

Tại sao Vương lại sợ rơi vào tay những người trung thành với Bạc đến thế? Là bởi trước đó ít ngày hai người đã có cuộc cãi cọ, sau khi Vương tiết lộ với Bạc rằng vợ của ông đang bị điều tra, và Vương có bằng chứng về nghi án của bà Cốc.

Heywood, doanh nhân Anh ngoài 40 tuổi có vợ người Trung Quốc và hai đứa con, quen biết vợ chồng ông Bạc Hy Lai khoảng 10 năm trước khi ông Bạc còn là thị trưởng Đại Liên. Heywood đã hỗ trợ bà Cốc,chủ một công ty luật nổi tiếng ở Bắc Kinh, thực hiện nhiều công việc quan trọng ở nước ngoài. Heywood cũng được cho là đã giúp con trai của ông bà Bạc, Bạc Qua Qua, sang học trường tư danh giá nhất ở Anh. Qua Qua sau đó học tiếp ở Oxford và Havard.

Bà Cốc bị nghi đã kiếm thật nhiều tiền bằng cách bán chức vụ ở Trùng Khánh, còn ông Bạc bị nghi triệt hạ các băng đảng cũng như kẻ thù và tạo điều kiện cho những người cánh hẩu làm ăn. Heywood bị nghi giúp bà Bạc chuyển tiền ra nước ngoài và thành lập các công ty ở nước ngoài.

Gia tộc giàu có của Bạc Hy Lai
Theo các số liệu mà Bloomberg thu thập được thì số tài sản của nhà Bạc Hy Lai có ít nhất 120 triệu USD. Thông tin do hãng Tân Hoa xã đưa ra nói rằng ông Heywood và bà Cốc "có mâu thuẫn về tài chính", nhưng không nói rõ chi tiết. Còn trên các trang mạng và báo Trung Quốc cũng như nước ngoài, dẫn các nguồn không nêu tên, cho hay Heywood là người rửa tiền cho bà Cốc, và họ mâu thuẫn vì doanh nhân Anh này đòi quá nhiều và dọa tiết lộ. Reuters hôm qua cho hay Heywood yêu cầu 10%. Tờ Telegraph của Anh cho biết Heywood bị ép uống chất độc cyanide và bà Cốc có mặt ở khách sạn khi người này chết. Một người thân tín của nhà bà Cốc cũng bị bắt do nghi ngờ đã đầu độc Heywood.

Các chi tiết quanh cái chết của Heywood mà Vương Lập Quân tiết lộ ở lãnh sự quán Mỹ sau đó được chuyển cho giới chức Anh. London đã yêu cầu Bắc Kinh điều tra đến cùng để làm sáng tỏ vụ việc.

Ngày 14/3, trong một động thái hiếm có trên chính trường Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ trích mạnh mẽ Bạc Hy Lai trong các sự việc liên quan đến Vương Lập Quân.

Ngày 15/3, ông Bạc bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh. Thông báo ngắn gọn được đưa ra trên các báo chính thống Trung Quốc cho hay ông Bạc đã "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng".

Ngày 20/3, một băng ghi âm rò rỉ từ cuộc họp nội bộ đảng cho thấy rằng ông Bạc đã cách chức Vương Lập Quân hồi tháng 2 là do Vương thông báo chuyện gia đình ông Bạc đang bị điều tra.

Ngày 10/4, giới chức Trung Quốc thông báo ông Bạc Hy Lai bị đình chỉ tất cả các chức vụ trong đảng, gồm ghế ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên trung ương. Bà Cốc Khai Lai bị tạm giữ để điều tra về nghi vấn liên quan đến cái chết của Heywood.

Trên các báo trong và ngoài nước, vụ việc này được ví như một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Các báo dẫn lời của những người từng ở Trùng Khánh chỉ trích việc ông Bạc lạm dụng quyền lực khi thi hành "đả hắc" - truy quét các băng đảng - để làm lợi cho mình và những người cùng cánh. Một số doanh nhân thậm chí từng phải trốn ra nước ngoài do lo sợ an nguy tính mạng. Nhiều ý kiến khác cho rằng các chiến dịch "hồng ca" - hát những bài cách mạng từ thời Mao Trạch Đông - là không thích hợp và có thể là tiền đề cho sự quay lại thời Cách mạng văn hóa. Cha của ông Bạc Hy Lai, Bạc Nhất Ba, từng là phó thủ tướng và có vai trò quan trọng giúp khôi phục Trung Quốc thời hậu Cách mạng Văn hóa.

Cũng trên các báo phương tây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự sụp đổ của ông Bạc là dấu hiệu cho thấy sự thắng thế của phe cải cách ở Trung Quốc. Báo chí chính thống của Trung Quốc thì đăng các ý kiến của cán bộ và nhân dân, đều đánh giá việc kỷ luật ông Bạc là việc làm sáng suốt của trung ương.

Tuy nhiên một số người dân thường ở Trùng Khánh bày tỏ cảm giác tiếc cho ông Bạc, họ ca ngợi ông vì đã mang lại an ninh cho thành phố, tạo điều kiện cho người nghèo bằng các dự án nhà ở xã hội khổng lồ. Các trang mạng xã hội của Trung Quốc, nơi diễn ra một cơn bão những lời bình luận, đồn đại, nhận xét liên quan đến vụ ông Bạc, có dấu hiệu được kiểm soát chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, các trang xã hội của Weibo và Sina được yêu cầu không đăng các comment liên quan đến vấn đề này trong hai ngày, dường như để cho cơn sốt dịu xuống.

Bạc Qua Qua, con trai của ông Bạc và bà Cốc, tuy không bị tố cáo hay buộc tội gì nhưng cũng bị cuốn vào bê bối của gia đình. Vấn đề tiền ở đâu để con trai của một cán bộ đảng - với đồng lương tháng khiêm tốn khoảng 1.500 USD - có tiền đi học các trường danh giá của Anh và Mỹ là câu hỏi đầu tiên mà cộng đồng mạng đặt ra. Rồi những tấm ảnh chụp Qua Qua trong cảnh tiệc tùng, kèm với đồn đoán về lối sống xa hoa của chàng sinh viên Havard 24 tuổi này xuất hiện đầy trên mạng. Ảnh Qua Qua tay trong tay với con gái của một quan chức lãnh đạo ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc cũng nhận được vô số lời bình.

Sau thời gian dài im hơi lặng tiếng, hôm 24/4, Qua Qua lần đầu lên tiếng chủ yếu là để phủ nhận các tin đồn về bản thân. Anh này bày tỏ niềm lo lắng cho bố mẹ, và cho biết tiền học các trường đắt đỏ ở Anh và Mỹ được chi trả bởi "học bổng do tự kiếm được và tiền tiết kiệm từ những năm làm luật sư và viết sách của mẹ tôi". Qua Qua bác bỏ tin cho rằng anh sở hữu xe thể thao Ferrari đắt tiền, còn các bức ảnh chụp cảnh tiệc tùng chẳng qua chỉ là một phần đời sống xã hội rất bình thường.

Hai ngày sau đó, cảnh sát ở Mỹ cho biết Qua Qua từng bị vé phạt vài lần khi chạy bằng xe thể thao Porsche.

Bạc Hy Vĩnh, người anh trai cả của ông Bạc Hy Lai, cũng mới tuyên bố từ chức lãnh đạo tại một công ty con của tập đoàn năng lượng quốc doanh China Everbright Group. Trước đó có tin Bắc Kinh đã cử một đoàn điều tra mở rộng đến Hong Kong để xem xét khía cạnh tài chính liên quan đến Bạc Hy Lai. Gia tộc ông này cũng như bên nhà vợ đều có nhiều người làm chức vụ lãnh đạo trong chính giới hoặc doanh nghiệp. Con của ông với vợ đầu là ông Bạc Vọng Tri, tốt nghiệp đại học Columbia của Mỹ, cũng được đánh giá là một doanh nhân "tai to mặt lớn" và tham gia đầu tư trong các công ty đăng ký ở trong và ngoài Trung Quốc.

Ngày 26/4, vụ bê bối Bạc Hy Lai có thêm tình tiết gây chấn động khi tờ New York Times, dẫn khoảng chục nguồn tin không nêu danh tính ở Trung Quốc, cho biết ông Bạc đã tổ chức nghe lén lãnh đạo cấp cao nước này, thậm chí cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Theo những gì tờ báo này có được, thì từ năm ngoái, khi một cán bộ kiểm tra đảng về Trùng Khánh để kiểm tra tình tình chống tham nhũng, bà cán bộ này điện đàm với ông Hồ Cẩm Đào. Thiết bị chống nghe lén của Bắc Kinh thông báo cuộc điện đàm bị chặn thu.

Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân trong những năm tháng "đả hắc" nổi tiếng, đã thiết lập một hệ thống nghe lén điện thoại khắp thành phố nhằm phát hiện để trừng trị tội phạm. Tuy nhiên hệ thống này được cho là đã câu cả vào mạng điện thoại của giới lãnh đạo cấp cao. Điều này là không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh. Một nhà phân tích chính trị có các mối quan hệ và nguồn tin ở Trùng Khánh nói với tờ báo Mỹ rằng "ông ấy muốn biết chắc thái độ của các lãnh đạo cấp cao đối với mình như thế nào" để có thể thuận lợi cho việc thăng tiến hơn nữa trong đại hội mùa thu này.

Nghi vấn về việc nghe lén không có trong các thông báo chính thức liên quan đến việc kỷ luật ông Bạc, nhưng có lẽ nó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đi của cựu bí thư Trùng Khánh. Ông ta muốn biết lãnh đạo nghĩ gì để dễ bề thăng tiến, nhưng kết quả lại là ngược lại.

Cuộc điều tra đối với vợ chồng ông Bạc đang tiếp diễn và nó thu hút sự chú ý lớn của dư luận, bởi nó đầy kịch tính, liên quan đến một phụ nữ tài sắc với ông chồng quyền lực, có đủ màu sắc từ nghi vấn giết người va tình ái đến mâu thuẫn tiền nong và những điệp vụ bí mật.

Thanh Mai

TAM73F
07-10-2012, 06:13 PM
-----------------------------------


Trung Quốc đề nghị kiều dân Pháp bị bắt trong vụ Bạc Hy Lai hợp tác
RFI / Anh Vũ

Hãng tin AFP dẫn lời của một phát ngôn viên Cam Bốt hôm nay cho biết phía Trung Quốc đã yêu cầu kiến trúc sư người Pháp bị bắt tại Phnom Penh vì những dính líu liên quan đến vụ bê bối Bạc Hy Lai hãy hợp tác với tư pháp với hứa hẹn sẽ không truy tố ông.

Ông Patrick Devillers là kiến trúc sư người Pháp 52 tuổi có quan hệ làm ăn giao hảo với gia đình nhà họ Bạc, nhân vật trung tâm của vụ bê bối chính trị lớn ở thượng tầng đảng Cộng sản Trung Quốc. Hôm 13 tháng Sáu vừa rồi, kiều dân Pháp này bị bắt tại Phnom Penh.

Cho đến giờ, ông Devillers vẫn chưa chính thức bị truy tố và lý do pháp lý của việc bắt giữ ông cũng chưa được công bố. Paris vẫn yêu cầu phía Cam Bốt là sáng tỏ vụ bắt giữ này. Hôm nay ông Khieu Sopheak , phát ngôn viên bộ Nội Vụ Cam Bốt cho AFP biết : « Trung Quốc đã yêu cầu dẫn độ ông ta (Patrick Devillers) để hỗ trợ điều tra và bảo đảm rằng ông ta sẽ không bị truy tố ». Ông Khiêu Sopheak cũng cho biết thêm là ông Devillers vẫn chưa quyết định gì, bây giờ ông là người quyết định.

Quan chức bộ Nội vụ Cam Bốt không giải thích làm sao mà kiến trúc sư người Pháp bị bắt giữ theo đề nghị của phía Trung Quốc trong khi mà bản thân Bắc Kinh lại không dự tính truy tố ông ta. Theo hiệp định dẫn độ tội phạm giữa hai nước thì phía Cam Bốt chỉ đựoc quyền giữ nghi phạm 60 ngày.

Bộ trưởng Ngoại giao Cam Bốt Hor Namhong cũng đã nói rõ rằng ông đang chờ Bắc Kinh cung cấp bằng chứng trước khi giao kiều dân Pháp này cho phía Trung Quốc. Sau cuộc tiếp xúc với người đồng sự Trung Quốc bên lề hội nghị khu vực hôm nay, ngoại trưởng Cam Bốt đã cho biết « Nếu kiều dân Pháp này muốn tới Trung Quốc, chúng tôi yêu cầu phải có thỏa thuận giữa chính quyền Cam Bốt, đại sứ quán Trung Quốc, đại sứ quan Pháp và bản thân đối tượng người Pháp ».

Hiện tại đại sứ quán Pháp tại Phnom Penh không bình luận gì về thông tin trên. Xin nhắc lại, ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy thành phố Trung Khánh, ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự nghiệp chính trị của nhân vật này đã bị tan vỡ từ hồi đầu năm nay khi ông bị loại khỏi mọi chức vụ lãnh đạo đảng và bị đặt trong vòng điều tra của nhiều vụ tham nhũng, bê bối chính trị.

Vợ ông, bà Cốc Khai Lai, một luật sư nổi tiếng, cũng bị rơi vào tầm ngắm điều tra trong vụ một doanh nhân người Anh có quan hệ làm ăn với gia đình bà bị chết một cách bí ẩn ở Trung Quốc.

---------------------------------------

TAM73F
07-20-2012, 12:14 PM
Cam Bốt :
Kiến trúc sư Pháp Devillers đã “tự nguyện” đi Trung Quốc
RFI / Thụy My

Trong một đoạn video được đưa lên trang web của cảnh sát Cam Bốt hôm nay 20/07/2012, kiến trúc sư Pháp Patrick Devillers, đã nói rằng mình “tự nguyện” đi Trung Quốc, để hỗ trợ cho cuộc điều tra liên quan đến cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới quan sát cho rằng Phnom Penh cố tìm cách chứng minh là họ không hề "giao nộp" nhân chững này cho Bắc Kinh.

Ông Patrick Devillers, 52 tuổi, có quan hệ làm ăn và bạn bè với vợ chồng ông Bạc Hy Lai, đã bị bắt tại Phnom Penh ngày 13/6 theo yêu cầu của Bắc Kinh, tuy không hề bị truy tố vì bất cứ tội danh nào.

Ông vừa được trả tự do, cũng theo yêu cầu của Bắc Kinh và lên đường đi Thượng Hải tối thứ Ba 17/7 để “hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc điều tra về bà Cốc Khai Lai” – vợ ông Bạc Hy Lai - đang là nghi can trong vụ ám sát một doanh nhân Anh.

Thông tín viên của RFI tại Phnom Penh, Stéphanie Gée cho biết thêm chi tiết :

“ Chính quyền Cam Bốt có vẻ lưu tâm đến việc chứng minh mình đã hành động đúng luật trong vụ xì-căng-đan đình đám này. Trên đầu trang web của cảnh sát quốc gia Cam Bốt, có đưa lên một đoạn video phỏng vấn ông Devillers tại sân bay quốc tế, trước khi ông lên chuyến bay đi Thượng Hải. Mục tiêu là để cho thấy ông Devillers không bị áp lực gì từ Phnom Penh.

Ngồi trên một chiếc ghế dài tiện nghi bên cạnh người phiên dịch, một bó hoa đặt bên phải, một tách cà phê trước mặt, người kiến trúc sư Pháp - đã sống tại Cam Bốt gần 5 năm qua - có vẻ không thoải mái lắm trong vụ tuyên truyền này.

Người phỏng vấn Cam Bốt đặt ra các câu hỏi để người nghe có thể suy đoán, thúc giục ông Devillers nhắc lại lần thứ hai là chuyến đi Trung Quốc của ông hoàn toàn tự nguyện. Và ông Devillers lại phải ... nói theo chiều này.

Việc dàn cảnh không chỉ dừng lại ở đó. Tiếp theo người ta thấy ông đi qua hải quan một mình, và từ khi ông đặt chân lên đất Trung Quốc, không có tin tức gì về số phận của ông được ... lọt ra ngoài !!! ”


----------------------------0000000000000------------------------------