PDA

View Full Version : Cơn Biến Loạn 30/4: Quệt Nước Mắt Lưng Tròng



Tinh Hoai Huong
04-25-2012, 08:57 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1335387224.jpg

hieunguyen11
04-26-2012, 02:12 AM
Bài viết nói lên một chân tình trân quý và sự biết ơn đối với những tấm lòng vàng. Thật đúng là giếng cạn mới hay nước quí, cây khô mới biết trái ngon.

hieunguyen11

vinhtruong
04-26-2012, 07:51 PM
Chiến tranh Việt Nam: Cuộc tranh cãi vô tận

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự sụp đổ của Sài Gòn cách đây gần 4 thập niên, là một thất bại cay đắng hiếm xảy ra cho người Mỹ, đồng minh của Việt nam Cộng hòa. Những yếu tố đưa đến kết cuộc đó rất đa dạng, từ chính sách cho tới đường lối tiến hành chiến tranh. Lại có quan điểm quy thất bại cuối cùng cho sự thiếu quyết tâm của giới lãnh đạo chính trị ở Washington vào thời điểm quyết định, trong bối cảnh công chúng Mỹ đã quay sang chống đối chiến tranh do ảnh hưởng của một số nhà truyền thông quốc tế nổi bật thời ấy, có lập trường thiên tả, nhưng tất cả đều nằm trong mưu sĩ của Skull and Bones conspiracy theo sự phân tích của tác giã qua những dữ kiện (facts) dưới đây và đừng quá tin vào các cuốn sách do đơn đặt hàng của secrets of the Tomb

-Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War”mới xuất bản, quy lỗi phần lớn cho Đại Tướng Westmoreland, Chỉ huy trưởng MACV, Cơ Quan Viện Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, người mà ông gọi là “Ông Tướng đã để mất Việt Nam”.
Tôi hoàn toàn không chấp nhận theo nhận thức của tác giả Sorley về chính sách chiến lược của Mỹ như đã nhiều lần tôi nhắc nhở không phải do các tướng lãnh tr ách nhi ệm, mà nói thẳng ra là do thủ lảnh sáng lập ra Skull and Bones 1920 William Averell Harriman (1891-1986

-Tiến sĩ Sorley sẽ trình bày chi tiết về cuộc nghiên cứu của ông vào ngày thứ Hai 30 tháng Tư tại Williamsburg, bang Virginia, Hoa Kỳ để đánh dấu 37 năm từ khi Sàigòn sụp đổ.

Theo tôi nghĩ, đây là cái lịnh từ sau bức tường Bonesmen 322 conspiracy với chủ mưu bóp méo sự thật, Secret Society nầy thừa khả năng làm chệch đi tư tưởng của quần chúng qua thuê mướn truyền thông văn hoá.

Tốt nghiệp trường Võ Bị West Point của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lewis Sorley là một cựu chiến binh Mỹ và là tác giả một số quyển tiểu sử đoạt giải thưởng về các tướng lãnh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Một quyển sách của ông xuất bản năm 1999 mang tựa đề “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer

Thí dụ, những giải thưởng Pulitzer, Nobel cho Henry Kissinger đều do một thế lực sau Ngôi mộ secrets of the Tomb chi tiền yễm trợ từ Ngân hàng Thụy Điển (quí bạn nên theo dỏi các Video trên youtube mới giãi mật để suy diên qua liên hệ thực tế, như bebau và khongquan-2 post nơi bài “Skull and Bones …” để thêm nhiều chứng liệu phối kiểm)

-Lý do thứ 1: Tướng Westmoreland không có quá trình đào tạo và kinh nghiệm thích hợp để thấu đáo chiến tranh Việt Nam và đề ra một hướng tiếp cận để tiến hành cuộc chiến.

Các tướng lảnh của Mỹ đều bị cái thế lực Bonesmen nầy giải nhiệm vì không đi đúng chủ trương đường lối chính sách của Bonesmen chỉ đạo: tướng Patton, có tội ăn nói thô tục, nói ra một tiếng chữi thề chục tiếng, nên Harriman thay vào tướng chinh tri biết nghe lời Bonesmen bằng tướng Eisenhower, tướng tài Mc Arthur hiếu chiến đòi thả Bom nguyên tử hủy diệt CSTQ làm trái ngược chủ trương thế chiến lược Eurasian (là nhân công rẽ mạt, tất cả 1 dollar), tướng Westmoreland đòi chiếm Xa lộ Harriman (đường mòn HCM) và chốt tại đó một thời gian, tướng dân sự tương đương 3 sao, John Paul Vann dám cải lịnh Bonesmen vì cãm tình trai gái Việt/Mỹ Soyonara, không cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ cho MTGPMN, có 3 sư đoàn, ba tiểu đoàn chiến xa thuộc trung đoàn 203/CX, tướng Đổ Cao Trí thiêu hủy căn cứ hậu cần COSVN trên hành lang Xa lộ Harriman phải bị thanh toán để bảo đảm thực thi axiom-1. Tất cả các tướng nầy đều bị thảm hại là nguyên nhân trên

Thứ 2: Các phụ tá cấp cao của ông phần lớn đều có quá trình tương tự, cho nên không có những quan điểm khác biệt và kinh nghiệm đa dạng để có thể tranh luận hoặc đánh giá đường lối hành động của ông.

Bonesman Mc Namara cố tình gây trở ngại, trì hoảng các lịnh lạc, làm trì trệ mọi hoạt động với chủ đích do lịnh của Richard Helms, người sáng tạo chủ mưu dữ kiện Watergate dưới sự bao che của trùm CIA, George H W Bush, mà cũng là thủ lảnh triều đại thứ 2 Skull and Bones

Thứ 3: Tướng Westmoreland không chú ý tới những khác biệt quan điểm về cách tiến hành cuộc chiến, và thường gạt sang một bên những ý kiến khác biệt.

Vin vào sự độc đoán cho có cớ như là nhà quân sự nào cũng vậy: Vì kỹ luật là sức mạnh của quân đội, nhưng làm sao Westmoreland biết được chính sách của Bonesmen?

Thứ 4: Ông tin rằng ông có thể dành lấy trách nhiệm cho cuộc chiến từ tay Việt nam Cộng hòa, mang về thắng lợi để cuối cùng giao đất nước lại cho chế độ miền Nam, rồi ông sẽ về nước trong vinh quang. Nhưng kịch bản đó không xảy ra…

là do Bonesmen phá thối

Thứ 5: Tướng Westmoreland không giao vũ khí tối tân, chẳng hạn như súng M-16 cho quân đội Việt nam Cộng hòa, mà thay vào đó dành ưu tiên cho Mỹ và các đồng minh khác. Binh sĩ Việt nam Cộng hòa phải sử dụng các thiết bị quân sự phế thải từ thời Đệ nhị Thế chiến trong khi quân đội miền Bắc được trang bị AK-47 và các thiết bị hiện đại khác.

Lý do nầy khá ngây ngô, vì chính TT Johnson muốn giao cho VNCH súng AR-15, nhưng có được đâu với Bonesmen

Thứ 5: Ông không chia sẻ với các giới chức dân sự cấp cao những dữ kiện chính xác về sức mạnh và thành phần lực lượng địch.

Đây là lý do không cần thiết trên phạm vi chiến thuật, còn chiến lược nó nằm trong axiom-1 bức tử VNCH

Thứ 6: Chiến tranh tiêu hao và chiến thuật “lùng và diệt” của Tướng Westmoreland, cũng như cách đánh giá thắng lợi bằng xác địch, không giúp ông dành được ưu thế trong các làng mạc của miền Nam, nơi cộng sản Bắc Việt hoạt động mạnh.

Đây là ‘chiến lược’ Seach and Destroy không phải thuần túy ‘chiến thuật’ có nghĩa trong lăng kính Skull and Bones là leo thang chiến tranh song hành với quân BV di chuyễn mau hơn trên Xa lộ Harriman có ống dẩn dầu huyết mạch của partner Liên Xô trang bị để thao dượt tập trận chiến thuật cho quân đội Mỹ bằng 3 đáp số dưới đây:
từ ba đáp sổ dưới đây do cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 21/Sept/1960 :
- (1) Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon (dissolution South VN)
- (2) Axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affaires (Gulf of Tonkin Incident)
- (3) Axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances (US troops honorable withdraw)

Thứ 7: Ông đánh giá quá thấp sự kiên trì của kẻ thù, ông tin rằng nếu tập trung gây tổn thất cho quân đội miền Bắc, cuối cùng họ sẽ nản chí và ngưng các hành động gây chiến với miền Nam.

Làm sao ai hiểu được chính đích thân Harriman gặp riêng rẻ với Lê Đức Thọ ở một nơi bí mật ngoại ô Paris là đãm bảo cho Thọ là thủ lãnh Tiểu bá 3 nước Đông dương dưới sự yêm trợ ngầm của Bonesmen, quân đội Mỹ qua VN nữa triệu quân chỉ để huấn luyện tiêu thụ vũ khí, và khi quân Mỹ rút về VNCH sẽ như bộ xương khô mà thôi, tất cả Biệt Kích đều bị bắt do Richard Helms giao các toạ độ cho Mai Chí Thọ tóm cổ, các phi cơ gián điệp C-47 Cò trắng (trung úy Vân) và trực thăng H-19 (trung úy Cát) vi phạm vùng trời khai phá đường xa lộ Harriman đều phải bị tự động tắt máy, phá hủy; Nâng tinh thần binh si BV cao ngạo bằng trò chơi Cút Bắt, dùng Biệt hải và PT Nasty bắt cóc người dân ngoài bắc đem về Cù Lao Chàm, Quảng Ngãi, nuôi cho mập, hồng hào đỏ ao xong thả về lại chỗ củ, nên hiện rỏ giữa người dân miền bắc xanh xao bệnh hoạn với người được châm sóc hồng hào thì bị công an bắt đi học tập cải tạo tư-tưởng là tăng lên sự cao ngạo cho BV, CIA cố vấn tạo sự nói dóc càng nhiều càng tốt, nhưng có lần cảnh báo BV đối với quốc tế đừng nói dóc bắn rớt phi cơ nhiều như vậy làm sao có đủ để trao trả sau nầy?.

Thứ 8: Ông đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của dân chúng Mỹ cũng như mức độ họ chấp nhận tổn thất nhân mạng vì chiến tranh. Tác giả đơn cử một ví dụ, khi Thượng nghị sĩ Hollings đại diện South Carolina, bang nhà của ông đến thăm Việt Nam, Tướng Westmoreland khoe “Chúng ta tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi 1.” Thượng nghị sĩ Hollings trả lời: “Dân chúng Mỹ không quan tâm tới 10 quân thù bị ta tiêu diệt. Họ quan tâm tới 1 người Mỹ bị địch giết.” Tác giả Sorley nói Tướng Westmoreland không hiểu thâm ý của Thượng nghị sĩ Hollings.

Đó là lý do axiom-3, sau khi tiêu thụ vũ khi củ và huấn luyện xong, họ trở về Mỹ 1973, TNS nầy được lịnh của Bonesmen phải làm như vậy cho có về quyền lực tại Quốc Hội sẽ cúp viện trợ sau, nhưng sự thật nước Mỹ, tổng thống và quốc hội đều là bù nhìn dưới sự chủ đạo của Skull and Bones 322 conspiracy (nên xem và kiễm chứng trên internet từng mỗi ngày sẽ thấy tiết lộ ra những bí mật làm sững sốt, ngạc nhiên cho các bạn)

Thu 9: Lý do vì sao Tướng Westmoreland để mất Việt nam Cộng hòa, theo Tiến sĩ Sorley, là với hướng tiếp cận ấy, Tướng Westmoreland đã phung phí và đánh mất sự hậu thuẫn của phần lớn dân chúng, Quốc hội Mỹ và của giới truyền thông.

Đó là ý kiến cá nhân của tác giả Sorley, quy trách cho Tướng Westmoreland về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975.
Tôi cực lực lên án sự kiện nhận xét hoàn toàn sai bét của một tác giả bị mua chuộc qua đơn đặt hàng như Neil trong tác phẫm đặt hàng The Bright Shinning Lie

Khác với đánh giá của phần lớn các nhà phân tích, Tiến sĩ Sorley cho rằng sau khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland, tình hình chiến cuộc Việt Nam đã xoay chiều, tới mức có lúc có thể khẳng định lực lượng đồng minh đã thắng.

Đây là giai đoạn thực thi axiom-3, rút lui danh dự như đúng theo kế hoặch xuống thang của Secrets of the Tomb cho nên họ làm bộ khen vì chính quyền Mỹ đi đúng trục lộ đồ của sách lược Eurasian

“Mọi sự diễn tiến tốt đẹp tới mức có lúc tôi đã mạnh dạn viết trong quyển 'A Better War' rằng có một thời điểm khi có thể nói thắng lợi đã về tay miền Nam. Tôi viết rằng mặc dù giao tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng coi chúng ta đã thắng, lý do là bởi vì chính phủ miền Nam Việt Nam đã đủ khả năng để có thể duy trì độc lập và tự do, với điều kiện Hoa Kỳ phải giữ những cam kết đã hứa với họ.”

Câu nầy đúng 100%

Tiến sĩ Sorley lập luận rằng khi các binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Việt Nam hồi cuối tháng Ba năm 1973, miền Nam đã có một hệ thống chính phủ và quân đội có khả năng tồn tại lâu dài, với điều kiện là Hoa Kỳ phải tôn trọng lời hứa sẽ hỗ trợ Sàigòn nếu xảy ra những hành động gây hấn mới từ miền Bắc.

Câu nầy đúng 100%

Theo Tiến sĩ Sorley thì ngay trước đó vào năm 1972,Việt nam Cộng hòa đã vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.

Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đã thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đã ra đi, không đóng vai trò nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”

Thế mà trước thắng lợi đó, vẫn có người chỉ trích rằng miền Nam đã không lấy lại được ưu thế nếu không có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ. Tiến sĩ Sorley nói lời chỉ trích đó không công bằng.

“Đó là một lời chỉ trích lạ lùng, bởi vì thời ấy, chúng ta cũng có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng ở Âu Châu để giúp các đồng minh trong trường hợp họ cần được giúp đỡ, như chúng ta đã giúp Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta còn có 50,000 binh sĩ trên bán đảo Triều Tiên để giúp người Nam Triều Tiên nếu họ cần tới chúng ta. Không có ai chỉ trích người Âu Châu hay người Triều Tiên vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu không được Hoa Kỳ tiếp tay, vậy mà Việt nam Cộng hòa lại bị chỉ trích. Tôi cho rằng lời chỉ trích đó rất là bất công.”

Đây là nằm trong kế hoặch chia đôi nước như Đức, Triều Tiên, Việt Nam, nơi nào có lính Mỹ ở lại sẽ thống nhứt trong vòng tay bảo đảm của Mỹ riêng VN thì khác.

Tiến sĩ Sorley nói lúc ấy Tướng Creighton Abrams đã ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đã làm, thì hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.

Tuy nhiên, lúc đó dư luận Mỹ được sự khích lệ của giới truyền thông thiên tả đã quay sang chống đối chiến tranh, bẻ gãy ý chí chính trị của giới lãnh đạo tại Washington.

Đây nằm trong kế hoặch chiến lược mà Bonesmen cho rằng: “Sự kiên nhẫn của người dân Mỹ có hạn, có nghĩa sau khi thu nhập qua nhiều lợi nhuận phải chấm dứt một công trình để inventory

Đoạn kết của chiến tranh Việt Nam, theo lời Tiến sĩ Sorley, là một giai đoạn hết sức bi thảm.

“Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đã bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đã hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy trì nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đã không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”

Tiến sĩ Sorley kết luận rằng số phận của chế độ miền Nam đã được định đoạt ngay từ quan điểm lệch lạc và lối lãnh đạo của Đại tướng Westmoreland, và tình hình không thể nào lật ngược lại được vì Hoa Kỳ không giữ những cam kết đã hứa với Nam Việt Nam. Quan điểm của Tiến sĩ Sorley chắc chắn sẽ bị đả phá, kéo dài thêm cuộc tranh luận vô tận về chiến tranh Việt Nam.

Phải nói xuât phát từ 21/Sept/1960 bằng 3 đáp số cho định kiến (axiom) ở trên

Tiến sĩ Sorley sẽ trao đổi kết quả công trình nghiên cứu của ông tại Thư viện thành phố Williamsburg, bang Virginia, hôm Thứ hai, 30 Tháng Tư sắp tới. Buổi nói chuyện miễn phí và không cần vé. Muốn biết thêm chi tiết, quý vị có thể truy cập địa chỉ wrl.org để biết thêm thông tin.


PS:‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể góp ý về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần tới.


QUEENBEE-ONE

Tinh Hoai Huong
04-28-2012, 01:21 AM
Bài viết nói lên một chân tình trân quý và sự biết ơn đối với những tấm lòng vàng. Thật đúng là giếng cạn mới hay nước quí, cây khô mới biết trái ngon.

hieunguyen11

:rose: :icon_guitarist:

Anh hieunguyen11 thân kính,

Cám ơn anh đã thông cảm sâu sắc về cảm nghĩ của một người chưa thể ngỏ nên lời với quý nhân... và vì thế trong lòng tôi luôn áy náy & dày vò vì sự "vô ơn" của mình lúc bấy giờ...! Anh ạ!
Nhân đây tôi xin mượn diễn đàn HQPD chân thành cảm ơn quý vị ân nhân thân kính,
Tình thân,
THH

***

PS.- Các RE: của anh vinhtruong, tôi xin ghi lại một RE: sau ạ.
Thân kính,
THH

Tinh Hoai Huong
05-02-2012, 02:29 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1335925297.jpg
Vấn Vương Nỗi Buồn Thê Thiết




Chiếc xe đò cà tàng, thổ tả, lọc cọc, rệu rạo lăn bánh trên những cục đá dăm khi hoàng hôn nhè nhẹ quệt đường nắng yếu ớt, sóng sánh trên dòng sông mờ mờ, thì chúng tôi thực sự đặt chân về miền Tây lúc trời mưa thật lớn. Nhóm tôi đã trải qua một đoạn lãng du dài dằng dặc giữa trời đất tĩnh lặng bao la, hoang sơ, lãng mạn trên nẽo đường gió bụi trôi về xứ lạ, nơi vừa cũ vừa mới, vừa họa, vừa phúc, vừa lương thiện, từ bi lẫn tội ác quyện bện vào nhau, mà tôi không ngờ! Nhưng lòng trí ai nấy đều nôn nao, bồn chồn, lo âu thấp thỏm: vì xứ lạ phương xa, mà đa số bạn của tôi và tôi chỉ biết ngao du qua sách vở, chứ tôi chưa hề thú vị chứng kiến sông nước ruộng đồng bao la, vườn tượt xanh um bóng mát, như nhà thơ Bùi Giáng đã nói:
Chào Lục Tỉnh thu về xuân nức nở.
Ở trong cây trong lá ở bên sông.
Dòng nước chậm chần chờ con sóng chở.
Còn không em? kỷ niệm ở bên lòng!
Và:
Chưa đi chưa biết Bến Tre.
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa.
Dừa to dừa nhỏ dừa vừa.
Trèo lên tụt xuống nước dừa đầy tay. (2)
Xuống đến Rạch Giá cảnh vật thôn quê thơ mộng nhưng đa phần nhà cửa cư dân vắng vẻ, xóm làng quạnh hiu vô cùng, thì nhóm tôi hoàn toàn bị lạc lõng, xa lạ, đơn độc buồn thiu đến độ nào. Chúng tôi líu ríu dắt díu nhau đi tới chỗ lạ cái lạ nước, lạ hoắc, thật lúng túng bất tiện trăm bề. Nhóm người già trẻ lớn bé nầy chẳng hiểu sao lòng cảm thấy bất an, lo sợ, e dè, lấp ló thập thò, kín đáo dè dặt ngó quanh, nhìn trước ngó sau lén lút như kẻ gian, kẻ trộm, hết cả đám có miệng mà như câm, không ai dám hỏi thăm khi dân địa phương nhìn chúng tôi chằm chằm, xoi mói. Không có bản đồ địa phương, không rành phong thổ cũng như tập quán nơi đây, không thấy xe xích lô, không tìm ra khách sạn hay phòng trọ nào. Thế nên đã nhiều giờ nhóm tôi đi lạc lung tung. Sau đó:
Hỏi em, em đã đi rồi.
Hỏi chim, chim chỉ mỉm cười bay đi,
Hỏi cha, cha chẳng biết gì.
Hỏi sư, sư bận vội về tụng kinh.
Hỏi cô hàng xóm làm thinh.
Hỏi nàng bán bánh cười tình không hay.
Nhìn trời một đám chim bay... (2)
Duy có điều quan trọng là dù chúng tôi ngu ngơ ngố ngáo nơi quê hương thân yêu, cũng phải cương quyết rứt áo ra đi, phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Đang ngơ ngác, bồn chồn, lo lắng khi trời đã về chiều, mà chân chồn gối mỏi, đúng lúc đó chúng tôi văng vẵng nghe:
Đạt là chàng trai yêu xứ Đà Lạt.
Anh “pLê mê” đi lính ở Plei-me.
Cầu ma bà xã tui đi Cà Mâu.
Cây còn xa quê mình nhớ con cầy
Lợn sang đồng lo chạy rông Lạng Sơn.
Hiền ta ra hiên tà thấy Hà Tiên.
Chúng ta hoan hỉ tá chung chiếc thuyền.
Ngày mai anh Viễn định xuống Vĩnh Điện.
Cao Bằng đau bụng đụng bao căng bào.
Trai Hà Giang chỉ cơm hỏi hàng gia?
Đi Lai Châu gót chân mình lâu chai.
Gái Hà Đông đa hồng hỏi Đông Hà.
Cán ngố trên rừng cố ngán không khóc.
Con cóc vàng trên đàng bị cán vọc
Tớ chổng khu hỏi chủ không chổng khu?
Cù Lao Chàm càm ràm chú cào lu.
Tên “Plu-kê” chạy rông đi Plei-ku.
Quê hương vạn thuở hang vượn lu bù… (1)
Chúng tôi tần ngần do dự đứng khựng lại trầm lặng hồi lâu, lắng nghe bọn trẻ choai choai dé dé xíu xíu khoảng độ tuổi mười lăm mười sáu, có lẽ là nam nữ sinh trường Trung–học gần đấy đang ngồi trên sân đình, các em vui vẻ trao những câu “thơ thẩn tiếu lâm dám xướng ngôn vô loại” lên đấy, cười ha hả mà không sợ bị bọn du kích 30 tống giam, thì trong dạ tôi vui mừng như mở cờ, ruột hớn hở đánh lô tô tưng bừng mà nghĩ rằng: ở đây có lẽ còn khá tự do dễ chịu, chắc là còn thoải mái yên bình ca hát, ngâm thơ, hát câu vọng cổ... bên sông nước mơ màng: cũng có thể làm cho người lạ xích lại gần kề, thân ái gợi chuyện làm quen, làm thân một cách dễ dàng, cởi mở. Anh Bàn liều đi tới hỏi thăm đám trẻ, các em trai lanh lẹ vui vẻ chỉ lối đưa đường cho nhóm tôi biết: nên đi về hướng chợ nhỏ ở xa xa. Mấy anh dấm dớ dò dẫm qua một chiếc cầu gỗ cũ, tới trạm mua vé tàu thủy, dự định ngày mai cả nhóm sẽ đi Phú Quốc.
Chiều tà ở tại Rạch Giá từ bước chân khách lạ cô đơn trên đường chiều khiến lòng tôi buồn vô hạn, đứng trên cầu gỗ nhìn về phía góc vườn dừa rợp bóng nhà ai sông nước chập chùng. Có chút tâm hồn đa cảm và nhạy cảm... khiến tôi cảm thấy nơi đây thật sự kỳ diệu thanh bình lãng mạn lắm. Lòng tôi càng xúc cảm vấn vương nỗi buồn thê thiết, khi thấy mấy giang thuyền lạnh lẽo lắc lư nằm im ỉm, trơ trọi bên những cầu tàu quạnh vắng, làm thức dậy trong tâm trí tôi hình ảnh dĩ vãng lãng đãng mộng mơ thiết tha thật gần; nhưng bây giờ đã rời xa... xa mờ xa nơi chân trời mê-hoặc, xao xuyến mông lung bao tiếc nhớ, bâng khuâng lặng lờ nỗi đau sâu thẳm: Đâu rồi những anh thủy thủ phong trần trẻ trung vui tính ưa huýt gió, vui vẻ, xinh lịch oai hùng hào hoa trong bộ quân phục Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trắng tinh, mặc bộ quân phục với niềm kiêu hãnh vinh quang hào hùng trong dĩ vãng? Mặt nước có còn in bóng chàng trai phong sương đa cảm, đa tình vu vơ nhìn mây trời xanh bát ngát? Dưới đáy thuyền sóng cả cuồng phong thịnh nộ ngày ấy vỗ nước bồm bộp vào mạn thuyền, đẫy đưa anh lính Hải-quân có cuộc sống hào hoa phong nhã lang bạt xây mộng giang hồ đi tứ xứ!
Ý chí của bạn và tôi bây giờ chỉ còn là ảo ảnh: trăng tròn giữa lòng sông lắc léo dòng chảy trên luống đời điệp trùng bóng tối. Tiềm ẩn trong tâm hình ảnh đường chiều nâng ước vọng dâng cao với bài thơ: Vừng Quang Rạng:
Thuyền Hải Quân chập chùng lướt biển mặn.
Anh sông hồ đời dọc ngang áo trắng.
Tình sao biển trùng phùng hội hoa đăng.
Giang hà kinh lạch sớm chiều mưa tuông.

Hoàng hôn về tàu nhấp nhô lên xuống.
Cánh buồm căng gió tơ rung vương vướng.
Sóng thủy triều đùa giỡn ánh tà dương.
Cỏ bên đường ủ vệt trăng nghê thường.

Em e ấp đứng dưới hàng thùy dương.
Anh ngẩn ngơ khuya Vàm Cỏ ven đường.
Mây âm thầm xõa tóc trên ngấn sương.
Tiếc thương ơi! Ngày quê hương bất hạnh!?

Bao năm triền lá đổ… biệt ly anh.
Chiều Sông Hậu vàng phai áo mong manh.
Dòng đời muôn lối bóng ai dãi dầu.
Gót giày đinh xưa nốt nhạc... Hải âu

Như tình ta hoang phế; anh ở đâu?
Chắp đôi tay nhìn Thượng Đế nhiệm mầu.
Đường hải trình vạn dặm quá băn khoăn!
Sóng trùng dương xin kỳ ngộ Bích Câu.

Ở phương nầy chờ đợi những canh thâu.
Nếu ngày mai anh quá bước lên cầu.
Giữa nhịp nối em quỳ trên bệ đá.
Vừng quang rạng mình nhớ nhau dài lâu... (1)
* * *
Đến gần chân cầu sắt dày cui lót gỗ bên kia trạm vé, thì có một khu nhà tôn chen lẫn nhà lá tồi tàn, nhưng đã đem lại lòng tôi sự ấm áp rộn ràng rạo rực niềm vui, chen lẫn sự xót xa chân thật: khi tôi nhìn cư dân địa phương vất vả, thiếu thốn, nghèo nàn. Các anh vào thuê mấy chỗ trọ. Không phải là phòng trọ như ở nơi khác có phòng riêng sạch sẽ tươm tất, mà lán trọ ở đây giống như khu nhà trống tập thể, hoàn toàn không có cửa nẽo, chỉ là những hàng ghế bố cũ mèm nối dài, mái lợp lá dừa trống trơn, hơi giống patio bốn bề lộng gió. Nước mưa lộp độp trên mái lá, bùn đen sền sệt dưới chân ghế bố luôn luôn ướt nhẹp, mốc xì, đen thui, ghế bố có nhiều gián, rận, rệp hôi rình, thậm chí có cả chí mén, chí cồ bò lổm ngổm trên gối. Thế nhưng người ra kẻ vào lội nước lủm bủm vẫn tấp nập ồn ào ngược xuôi đông đúc lắm.
Chị Ngọc, Cúc, tôi vội vàng xẹt ra khu chợ xép nhỏ gần xịch một bên, chị em tôi chẳng buồn hỏi khu chợ nầy có tên gọi là chợ gì. Mỗi quầy hàng là một cái chòi bằng tre lợp lá dừa, giống túp lều nho nhỏ luôn kêu kẽo kẹt, nước bùn đen đen đọng dưới chân cột và trên đường nhựa. Quán xá lộn xộn, họ bán đủ thứ: cá, tôm, sò ốc, rùa, ếch... Úi trời! có nhiều con rắn uốn éo thân, cái lưỡi chẽ đôi thò ta thụt vô còn sống, cả những chú chuột đồng lông lá lưa thưa có móng nhọn dài to bự sư. Coi thật gớm à! Chị em tôi mua nhiều tôm tươi, cá trê vàng, cá sặc bướm, cá sặc rằn. Rồi day qua hàng khô mua gạo, mua một trái thơm, rau sống, cà chua, mua củi. Họ thật thà hào phóng bán trái cây tươi rói, tính một chục là 16 trái xoài bóng láng, mập ú, thơm ngon. Họ không nói thách, không làm hàng màu mè: không chất thứ to bỏ làm hàng mặt ở trên, trái nhỏ chêm ở dưới thúng, mà có sao họ bán vậy. Dân quê và dân chợ đa số khá hiền lành chất phác, vui vẻ chăm chỉ thật thà. Họ nói ở đây cái gì cũng tươi và rẻ nhất là: cá, tôm... Nhưng họ khó kiếm ra tiền, vì nhà nhà ai ai cũng có cá, có tôm. Thịt ếch và các loại cá ở miệt nầy càng rẻ rề, thì đem bán cho ai đây, để có tiền xây xài?
Chúng tôi xin bà chủ nhà trọ cho mượn mấy cái son nồi, nấu nhờ bữa cơm tối. Bà chủ nhà vui vẻ dễ dãi nhận lời. Chị em tôi xúm lại người nấu cơm, người làm cá, lớp kho, lớp nấu, chiên xào... Đây là bữa cơm đặc biệt đầu tiên, có thể cũng là bữa cơm cuối cùng tại Rạch Giá. Nhóm chúng tôi ăn uống no nê, dư dả và rất ngon miệng. Sau đó chị em bưng nồi niêu son chảo ra bờ kè rửa ráy, rồi trả lại cho bà chủ nhà tốt bụng. Chị em cho các con ra sông tắm gội sạch sẽ.
Khi màn đêm buông xuống, tôi nhìn bên kia kinh lạch tối om vì không có điện, bên nầy ngọn đèn đường tù mù hắt ánh sáng yếu ớt vàng vọt, giống như đèn đêm lốm đốm lập lòe ở khu nghĩa trang, thiệt cảm thấy quá nãn. Đêm buồn nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên lá, gió lồng lộng rít rít từng cơn, thổi bay tấm mùng vải cũ ố vàng đen đen, khiến cái lạnh càng về khuya càng ngấm xuyên qua da thịt tôi thêm dúm dó và rùng rợn. Bầy trẻ suốt ngày đi đường quá vất vả, nên tắm gội xong, chúng vừa đặt lưng xuống ghế bố, là đã “phè cánh nhạn” ngủ say. Riêng bọn già nầy thì bồn chồn, băn khoăn, lo lắng, không sao chợp mắt, dù chỉ vài phút. Thỉnh thoảng có đám tuần tra đi ngoài đường nói cười rổn rảng sát ngay bên ghế bố nơi Luật nằm. Tôi không biết họ đang oang oang chửi gì, chửi ai!? Chửi số phận nghiệt ngã đã trao cho họ: phải xách súng đi ngày đêm kiểm soát dân; từ buổi giao thời mới có “tự do hạnh phúc”?! Hoặc hắn tự chửi mình ngoảnh mặt làm lơ nhìn người khác hả hê trả thù dân tộc!? trợn mắt sung sướng nhìn đồng bạn tuông trào những lời cay độc, hét to từng tiếng lát gừng thị oai:
- Tên gì?
- Ai đó?
- Đi đâu?
- Kiểm tra giấy tờ.
Anh em thằng Tùng (con của Ngọc) giật mình thức giấc vì tiếng quát, thằng Thắng xù xì hỏi anh nó:
- Mấy ông kia có phải là lính mình không anh Hai? Lính Thủy Quân Lục Chiến mặc đồ đen, quàng cờ xanh đỏ, cánh tay đeo băng đỏ đó anh.
- Tầm bậy tầm bạ! Mầy đoán già đoán non, mà ngu như bò! Thủy-quân Lục-chiến oai lắm, họ mặc đồ xanh rằn ri, đội mũ màu xanh cứt ngựa, mang giày đinh.
- Vậy à… em cứ tưởng mấy ông kia là người trong đảng ca ca ca chi đó.
- “Ca ca” tiếng Tây nôm na là cứt nghen. Còn đảng K K K... là là… thời da trắng ám sát da đen, khi Nam Bắc phân tranh bên xứ Mỹ. Không có ở đây! Biết không?
- Thì… thì em thấy mấy ông du kích nầy có khác chi…
- Xuỵt! Mầy có câm ngay cái miệng ưa bép xép không!?
- Em không biết, mới hỏi chút xíu, anh làm gì dữ vậy!
- Coi chừng cái... bản mặt đó. Thấy thì biết.
Nghe hai cháu nhỏ “nóng ruột” từ lời nói, còn tôi “nóng ruột ứa gan” từ trong tim! Thành phố khiêm nhường bé nhỏ nầy đã trở nên trơ tráo hơn, khi có quân giải phóng miền Nam tới với những thứ lạ, thứ mới, có ít thứ tốt và nhiều thứ xấu, lắm thứ dữ. Một ông già chệnh choạng thất thểu bước thấp bước cao, và mấy thanh niên đứng xớ rớ dưới cột đèn mờ mờ, ông già ấy đã bị móc túi, không còn giấy tờ tùy thân, không có tiền xì ra. Cha con ông cháu nói dai, ú ớ van xin lằng nhằng lải nhải, liền bị một du kích địa phương dùng báng súng đập ông già bể một mé đầu, vọt máu tươi. Tên du kích ấy bắt ông già bó gối, hai tay đan vào nhau, chấp lên đầu chung với đám thanh niên: Khổ thiệt, ở thời buổi giao thời nầy, sao ông dám mở miệng phân bua, với ai hì! ông lẩm cẩm không nhớ cho:
Phong lan, phong chức, phong bì.
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn.
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra.
Chỉ còn cái phong thứ ba.
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui. (2)
Bị thương ngoài da rồi sẽ có ngày lành, nhưng tổn thương trong lòng dù không ai trông thấy (vì chuyện không đáng), nhưng đau dài lâu. Luật tức giận cành hông, anh dợm đứng lên nhảy ra can thiệp, nhưng Ngọc nhanh tay lôi giật Luật và ra dấu im re nằm xuống câm mồm, coi chừng đầu không phải phải tai. Cổ họng ai nấy đều đắng nghét như ngậm vốc trà khô. Trà đắng có thể không thích nghi với thổ địa bởi tại phong sương, hoặc trà chát, chua, bởi tại tình người? Vã chăng, khi chiều chúng tôi nhìn “mấy tên 30”, hoặc ngó ai ai thì cũng thấy họ tò mò nhìn sững mình không chớp mắt, chả biết đâu là thù, mô là bạn! Nhiều người ra vào ở phòng trọ nầy mặt lạnh như tiền. Chớ tôi có tật gì mà giật mình!? Đúng. Một số ít dân cách mạng lâm thời đội mũ tai bèo, mang súng AK trong buổi giao thời, bên cánh tay cột khăn vải đỏ, cổ mang màu cờ nửa xanh nửa đỏ, họ hầm hầm nhìn ngó chúng tôi trừng trừng, nhìn muốn nổ con mắt, muốn trợn trừng tráo trưng ăn tươi nuốt sống.
Nếu ví như có những điều tự trong thâm tâm qúy vị đang trong sáng, bỗng một sớm một chiều trở nên âu sầu, băn khoăn, suy tư, lo lắng, bâng khuâng ray rứt về cái ngày ngày 30-4; ngày lịch sử bất hạnh là một giòng chảy không bao giờ chảy ngược lại! Hoặc giả qúy vị hay tôi cầm bút viết lại, nói ra, lượt thuật, lượm lặt sưu tầm đó đây nhã ý là: do ta chỉ ước mong bộc lộ những uẩn khúc quá đau lòng tự thâm tâm trong đời sống thực. (Có lần tôi đã nói: “tôi không hề lên án ai, xúc phạm ai, bới móc ai một điều gì! Cho dù con người ấy, xã hội ấy sau 30-4-1975; đã đả thương tôi đớn đau trầm trọng cách mấy đi chăng nữa! Tôi vẫn rộng lượng sẵn sàng bỏ qua & tha thứ. Vâng)! Thì xin qúy vị tha cho tôi, đừng vội thẩm định tôi khuynh tả hay thiên hữu: Do thân tình ghi lại loạt chuyện (mà bạn TtTm hoặc tôi kể) để con cháu chúng tôi ngày ấy chưa thành nhân, thành danh, ngày nay sẽ hiểu rằng: Tình Đời và Tình Người rất cần thiết, dù có tiền rừng cũng không thể mua được thanh danh. Hũy hoại thanh danh dù một lần, một ngày làm mất danh dự, nhưng đã lưu lại suốt đời. Nếu tôi hoặc bạn tôi cố chấp, thì chẳng khác nào như con dơi vắt mình trên cành: con dơi chỉ thấy một phần nhỏ xíu dưới cành, mà chẳng thể nhìn thấy cả toàn cây.
Con cháu tôi nghe, thấy, biết sự hung ác kia... thì bây giờ nên tôn trọng nhân cách sống, cư xử với nhau hòa ái, bao dung, vị tha; vẫn trân qúy đáng ngưỡng phục, hơn sự thô lỗ bạo tàn rợn người. Con chuột chỉ là con vật loắt choắt tẻo teo, chuyên đi phá phách hại ruộng hại đồng áng cỏ cây nhà cửa, dù nó có uống nước trong, hoặc mò mẫm lặn lội húp nước đục, thì chỉ no được cái bụng bé tí teo. Chuột vẫn là giống chuột lủi tanh hôi, có khi truyền đến ta bệnh dịch hạch nguy hiểm đáng sợ. Chuột nhớp nhúa không thể làm điều gì cao sang, ích lợi cho đời. Nhưng… bây giờ thì nó có hóa thân làm con chuột hét ra tiếng người thị oai, cốc lốc, lấc xấc, có hét tướng lên trong màn đêm u tịch, càng khiến người rất sợ hãi, không dám hó hé dáo dác len lén nhìn quanh, mà phải nằm im ru trong mùng lim dim hi hí ngó trộm.
Có miệng không nói lại câm.
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.
Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa.
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền.
Xuất trình giấy phép liên miên.
Chứng từ thị thực ở miền nào qua. (2)
Khoảng mười hai giờ khuya, có một toán choai choai dé dé xíu xíu bặm trợn khác lại xồng xộc vô nhà trọ, vếu váo tốc ngược mùng của mọi người lên, chúng giựt giọng gọi những khách trọ đêm dậy để kiểm soát giấy tờ tùy thân. Qua nhiều thủ tục khám xét gắt gao, những túi hành trang vải, (mà tôi đã may hôm 28-4-1975). Họ lừ mắt trợn ngược, hất hàm chĩa súng vô bụng, gặn hỏi khách trọ cộc lốc đủ thứ chuyện không có chủ từ danh từ:
- Tránh qua bên kia, đứng xếp hàng.
- Trước ở đâu?
- Làm gì?
- Nay đi đâu?
- Đưa coi giấy tờ.
- Còn có gì dấu đút ở đâu không?
- Có lệnh không được đi đâu hết.
Nhóm tôi nói: hồi trước gia đình đã sinh sống ở Phú Quốc. Nay có tự do, hoà bình, thì muốn về lại chỗ cũ sinh sống.
Trăm năm trong cõi người ta.
Ở đâu cũng được đi ra đi vào.
Xa xôi như xứ Bồ Đào.
Người ta cũng được đi vào đi ra.
Đen đủi như Ăng Gô La.
Người ta cũng được đi ra đi vào.
Chậm tiến như ở nước Lào.
Người ta cũng được đi vào đi ra.
Chỉ riêng có ở nước ta.
Người ta không được đi ra đi vào. (2)
Người ta nói: Ông Trời có mắt nhưng do ổng ở xa lắm, nên có mắt cũng như mù! Úi Trời đất thánh thần thiên địa ơi! giờ nầy qúy ngài hiền đức thánh nhân ở trên thiên đình: lo đi rong chơi, ngao du nơi biển sâu sông dài núi cao nào rồi!? Sao qúy ngài không cúi xuống nhìn đám dân giả dưới trần gian của qúy ngài đang rét run, sợ té khói ra đít nè! Đã thế mà trời còn mưa giông sấm sét! gieo sấm sét đánh chết người, thì thiên hạ nói:
- Do người ấy ăn ở ác, không có đức, nên bị trời đánh.
- Hứ! Vậy chớ ông Trời làm sét đánh chết người, thì không ai nói là ông Trời ác hì!
Bốn giờ khuya, toán du kích già dặn kinh nghiệm thứ ba mặt mày đằng đằng sát khí, súng ống lăm le chĩa ra đằng trước ngực khách, đạn lên nòng róc róc róc… rắc rắc rắc... réc réc réc..., ngón trỏ đặt trên cò; họ lại dựng đứng khách trọ ra khỏi mùng, để “hỏi cung”. Chúng tôi sợ mấy cha nội không rành về súng ống đạn dượt, ưa tháy máy tay chân, thích “bụp” liền, thích “đục” , thích “nẻ” bậy vào dân ngu khu đen, thì chết toi cả đám oan đời. Tôi ngồi co rúm, không dám hó hé, xép re im thin thít trong một góc nhà trọ, lẩm bẩm đọc kinh cầu nguyện mà run như cầy sấy. Vậy thì tôi chẳng biết “ai” ác hơn ai hở Trời!
Hãy đến bất cứ nhà nào.
Chị em không việc cũng vào cũng ra.
Thật là ngứa mắt chúng ta.
Nhưng thôi cứ để họ ra họ vào.
Không thì “cửa sắt” họ rào.
Anh em đố có dám “vào” dám “ra”. (2)
Một đêm có tới ba lần bị kiểm soát! Tửng bưng gần năm giờ sáng thì tốp dân ở Phú Quốc cặp tàu vô đất liền. Sau đó, cả lán trọ được biết là tù-phạm sau ngày 30-4 ở ngoài Phú Quốc đã phá ngục, có lớp người vượt ngục ra tù về đất liền, họ cầm súng giương oai đi quậy tưng trời, phá phách cướp bóc nhiều nơi. May mắn Ngọc gặp ông ba của anh trên chiếc cầu gỗ lắt lẽo: Ông ba mừng rỡ, ôm con trai vừa khóc vừa nói:
- Phú Quốc đã có nhiều trại tù nổi loạn. Cướp bóc tràn lan. Có những cuộc chém, giết, chạm súng gắt gao. Bọn mình phải quay trở về Đà Lạt ngay thôi.
Chúng tôi tứ cố vô thân ở xứ lạ quê người, nghe thế lại càng tăng lòng sợ hãi lên cao độ, phân vân hết sức. Nếu chúng tôi đi ra Phú Quốc, biết đâu: Ngoài đảo đang lộn xộn kinh khủng, thì tai ách giữa đàng lại mang vào cổ. Thế là chuyện đi Phú Quốc và từ nơi đó sẽ “đào tẩu” ra nước ngoài, nhưng em ơi ”nếu mộng đã không thành thì sao? Non cao đất rộng biết đâu mà... tìm!”. Tất cả anh em chúng tôi như con ngố rù rì to nhỏ xầm xì với nhau nửa tiếng Anh, nửa tiếng Pháp, pha tiếng lóng chêm tiếng Ba Chệt, tiếp ngôn ngữ Việt bàn tính: nên trở về Sài Gòn thôi. Dù sao ở thủ đô vẫn còn có bộ mặt thị thành văn minh, còn có tai mắt quốc tế dòm ngỏ hầu vô cứu nhân độ thế!
Chuyến đi Rạch Giá mong ước lẽn ra Phú Quốc còn vùng vẫy trong tự do độc lập, thật vô duyên hết chỗ nói. Háo hức hân hoan hy vọng ra đi. Đến nơi Rạch Giá chứng kiến cảnh mắt thấy tai nghe bọn oắt con nhỏ bằng con cháu mình, hung hăng, thô thiển, xất xượt “lên mặt” đánh đấm răn dạy cha chú. Tôi chong mắt trông trời mau sáng, để quày quả trở về nơi vừa mới bỏ đi. Có phải chúng tôi sẵn tiền, hay đã trở thành kẻ du mục dị ứng thời cuộc đã bị tẩu hỏa nhập ma điên khùng, “lắc lư con tàu đi... tìm tự do hạnh phúc”!? Giá mà hôm qua chúng tôi không gặp mấy tên du kích có đôi mắt trắng dã, có cái nhìn dữ dằn, hành động hung ác, ăn nói cộc cằn, thô lỗ. Thì chắc chắn sáng tửng bưng nầy cả nhóm tôi đã lên tàu thủy dong ra Phú Quốc lánh nạn rồi. Cũng có lẽ định mệnh an bài cho chúng tôi nên ở lại Sài Gòn đông vui, thì đời không cô độc, sẽ là nơi an tựa vững vàng cho tương lai, cuộc sống của chúng tôi chăng?!
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ.
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo.
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo.
Và suối mát rừng xanh.
Xem đám chiên hiền thương áo trắng.
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh... (3)


* * *


(1) Thơ tìnhhoàihương
(2) Thơ sưu tầm lượm lặt.
(3) Thơ Tha La Xóm Đạo – Vũ Anh Khanh.

***

Tình Hoài Hương

hieunguyen11
05-02-2012, 03:25 AM
" Họ thật thà hào phóng bán trái cây tươi rói, tính một chục là 16 trái xoài bóng láng, mập ú, thơm ngon. Họ không nói thách, không làm hàng màu mè: không chất thứ to bỏ làm hàng mặt ở trên, trái nhỏ chêm ở dưới thúng, mà có sao họ bán vậy. Dân quê và dân chợ đa số khá hiền lành chất phác, vui vẻ chăm chỉ thật thà. Họ nói ở đây cái gì cũng tươi và rẻ nhất là: cá, tôm... Nhưng họ khó kiếm ra tiền, vì nhà nhà ai ai cũng có cá, có tôm. Thịt ếch và các loại cá ở miệt nầy càng rẻ rề, thì đem bán cho ai đây, để có tiền xây xài? " Những người dân thật thà, chất phát chỉ có trước ngày 30/4/75 thôi chị Ai Uu Du ơi, bây giờ thì chế độ đã dạy cho họ biết lọc lừa, lắt léo để kiếm miếng ăn nếu không sẽ đói ! Cám ơn chị đã viết lại tình người ngày xưa và tình người ngày nay.

hieunguyen11

Tinh Hoai Huong
06-19-2012, 06:15 AM
Những người dân thật thà, chất phát chỉ có trước ngày 30/4/75 thôi chị Ai Uu Du ơi, bây giờ thì chế độ đã dạy cho họ biết lọc lừa, lắt léo để kiếm miếng ăn nếu không sẽ đói ! Cám ơn chị đã viết lại tình người ngày xưa và tình người ngày nay.
hieunguyen11
---------------

:smile1:

CHÂN THÀNH CÁM ƠN ANH HIEUNGUYEN11 đã vào đọc truyện & ghi lời chia sẻ.
Vâng, điều anh nhận xét ở trên rất đúng ạ!
Tình thân,
THH

Tinh Hoai Huong
07-19-2012, 06:32 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1342678228.jpg
Mài Gươm Vóc Dáng Cô Đơn





Hội. Họp. Hành… Tại Ấp Dân Thắng (nơi gia đình tôi đang trú ngụ sau ngày mất nước 30-4), một tháng có ít nhất bốn ngày buộc tôi phải đi họp Tổ, nếu không họp Tổ thì đi họp Ấp: suốt từ năm 75 đến năm 91. Không đi thì lãnh thẹo á. Nhà nước sẽ không cấp phát phiếu mua dầu hôi, mua gạo, mỡ, đầu cá, đầu tôm ươn sình, đã đành. Mà còn bị phạt đi làm “công tác” điạ phương không tiền công! Trong khi đó tại “hội nghị quốc tế phụ nữ”, một đại biểu của Mỹ đứng lên phát biểu:
- Như hội nghị lần trước, chúng ta cần phải quyết liệt hơn với những ông chồng. Sau khi từ hội nghị trở về, tôi đã nói với chồng tôi rằng từ nay tôi sẽ không nấu nướng gì nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo. Ngày thứ nhất, tôi không thấy gì. Ngày thứ nhì, tôi vẫn không thấy gì. Nhưng... tới ngày thứ ba, chồng tôi đã chịu vào bếp và hôm đó, anh ấy đã nấu một bữa tối ngon tuyệt.
Cả hội nghị vỗ tay. Đến lượt đại biểu của Pháp đứng lên phát biểu:
- Sau khi từ hội nghị trở về, tôi nói với chồng tôi rằng tôi sẽ không lo việc giặt giũ nữa, anh ta sẽ phải tự lo. Ngày thứ nhất, tôi không thấy gì, Ngày thứ nhì, tôi vẫn không thấy gì. Nhưng... tới ngày thứ ba chồng tôi đã chịu mang áo quần đi giặt, và anh ấy không chỉ giặt đồ của mình mà còn giặt đồ của tôi nữa.
Cả hội nghị lại vỗ tay. Đến lượt đại biểu Việt Nam đứng lên:
- Sau khi từ hội nghị trở về, tôi nói với chồng tôi rằng từ nay tôi sẽ không đi chợ nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo. Ngày thứ nhất, tôi không thấy gì. Ngày thứ nhì, tôi vẫn không thấy gì. Nhưng... tới ngày thứ ba tôi đã bắt đầu nhìn thấy lại được một chút, khi hai mắt của tôi bớt sưng. (1)
Phần tôi mỗi lần đi họp phải ghi báo cáo, đi làm “công chùa” mút chỉ cà tha. Họ vắt cạn kiệt sức lao động con người như vắt miếng chanh hết nước. Ai ai cũng sợ, ban ngày cùi cụi đi làm nông, làm vườn vất vả khó nhọc, ban đêm phải đi họp, mỗi người mang theo một cái đòn, chiếc chẹ, hay đoạn chiếu cũ! Ai không có, thì rút dép mòn kê dưới mông, hay ngồi bệt xuống đất. Ngoài trưởng, phó Ấp, thư ký, an ninh, các liên tổ, công an khu vực ra, thì họ có ghế ngồi chung quanh một cái bàn và ghế dài cũ. Hầu như hôm nào cũng có vài ba cán bộ ngồi kiểu nước lụt, chò hỏ như con khỉ đánh đu, họ co một chân trên ghế. Có “vị” vừa nói vừa ngồm ngoàm nhai bánh mì nhồi thịt, uống nước ừng ực, cũng bàn tay ấy giơ lên hỉ mũi rột rột. Coi “vô tư-lự, “nịch xự” và bình dân giáo dục sao đâu á!
Trước khi họp khu phố, cán bộ chính trị trịnh trọng nói:
- Toàn thể dân chúng đứng lên để tôn vinh Bác:
Bác Hồ ta thật vẻ vang
Đang từ khỏe mạnh chuyển sang… từ trần (1)
Sau đó từ từ chuyển tông sang:
Cùng vào lăng bác đi cầu
nguyện cho thân quyến vừa giàu vừa sang. (1)
Sau đó nữa, cán bộ quơ tay ra dấu cho dân chúng lần lượt ngồi xuống và giảI thích về việc bầu bán:
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm (1)
Cán bộ chính trị trên Thành xuống chủ trì, ông trịnh trọng đứng dậy hân hoan vui vẻ nói:
- Đặc biệt hôm nay nhà nước ta nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu từ khắp năm châu bốn biển đến tham dự hội thảo: "Vì Một Thế Giới Ngày Mai. Trước tiên chúng tôi trân trọng giới thiệu:
Đoàn Việt Nam: Đặc biệt là người dân tộc Thiểu số gồm có:
Lò Văn Tôn.
Cú Có Đeo.
Lừa Song Phắn:
Đại biểu Cộng Hoà Dân Chủ nhân dân Lào:
Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn.
Hắc Lào Mông Chi Chít.
Xăm Thủng Kêu Van Hỏng.
Teo Hẳn Mông Bên Phải.
Ngồi Xổm To Hơn Hẳn.
Đang ị Lăn Ra Ngủ.
Lông Chim Xoăn Xoăn Tít.
Say Xỉn Xông Dzô Hãm.
Ôm Phản Lao Ra Biển.
Cu Dẻo Thôi Xong Hẳn.
Cai Hẳn Thôi Không Đẻ.
Xà lỏn dây thun giãn.
Xà Lỏn Luôn Luôn Lỏng.
Đại Hàn Dân Cuốc (Xẻng):
Chim Sưng U.
Nâng Su Chieng.
Kim Đâm Chim.
Pắt Song Híp.
Chơi Xong Dông.
Eo Chang Hy (y chang heo).
Nhật Bản:
Xa Ku Ta Ra.
Ta Cho Ku Ra.
Cu Ta Ta Xoa.
Liên Xô:
Cu Nhét Xốp.
Cu Dơ Nhét xốp. Nicolai Nhai Quai Dep.
Ivan Cu To Nhu Phich.
Trai Cop Xờ Ti.
Mooc Cu Ra Đốp.
Ivan Xach Xô Vôi.
Ncraina: Nâng Cu Lên Cô.
Rumany: Lo Nhet Cu.
Lôi Cu Ra Đốp.
Trung Quốc: Bành Tử Cung.
Đại Cường Dương.
Đài Loan: Kim Xuyên Quần.
Hà Ra Kinh. (1)
Mặc ông nói ông nghe thao thao bất tuyệt. Dân ngồi bệt dưới đất nghe cán bộ rống tên các “vĩ nhân” ; mà dân ôm bụng cười bò lăn bò càng: Vì “Sinh hoạt, bầu bán, đả thông tư tưởng, quán triệt đường lối, thi đua, nâng cao sản xuất. Đảng lãnh đạo. Nhà nước quản lý. Nhân dân làm chủ”...
Bỗng nhiên, chẳng hiểu có ông bô bà lão cô bác già nua, bệnh tật nào mà mất nết, mất na, mất danh, hoặc mất trí, vị ấy đã bị lỏng ruột già, yếu ruột non chi đó, nên vị ấy đau bụng đau bão chi, họ cố ôm bụng nhịn cơn xì té khói... mà không thể. Ui! không thể chống chọi với “cơn bão lòng” nên đã “tịiit” ra một tràng: bũm bũm bũm... xịt xịt xì.... dài dài dài… (nghe như củ cà nông đại pháo thời mấy ông Tây bà đầm dắt nhau ỏng ẹo tràn qua nước ta). Tiếng bũm... xịt... bay theo gió rõ to, và trời quơi! ren mờ thối um! Khiến cả hội trường bịt mũi, phải “tốc hành” xô nhau giạt qua một bên. Họ bưng mồm, đồng thanh cười ầm, xôn xao náo loạn cả lên. Cán bộ chính trị đang thao thao bất tuyệt, đã dừng im phắc lại, ông ta lỏ mắt, tức giận giơ nắm đấm đập mấy phát xuống bàn, quát:
- Ai đã đánh dắm, nghe hãi thế hở!???
Hội trường lnín khe im phăng phắc. Cán bộ chính trị mặt vẫn đỏ gay, ông xỉ xỉ ngón tay vô đám đông:
- Tôi hỏi lại: Tôi đang giảng về lý thuyết ưu việt của Bác và Đảng. Thế tại sao... ai đã phản đối, hử! Cút xéo khỏi đây ngay!
Nhiều tiếng xì xầm to nhỏ bàn tán vang lên đó đây. Cuối cùng có một bà miền Nam xồn xồn, ngoại tuần khoảng chừng năm mấy, bà ta là nhà giáo dạy Văn:
- Tui hỏi chút xi: cán bộ giảng về bài học cách mạng, và hỏi: ai đã “đánh dắm”... là cái điều luật thứ mấy của đảng dậy?
- . . . Chị kia bảo gì đấy nhỉ!
- Bởi vì:
Nam rờ bông Bụp. Bắc vuốt Vường Vy
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì. bao thơ Nam gói

Nam kêu: muốn ói. Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn. Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác. Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che. Gió ngang Bắc chắn

Bắc khen giỏi mắng. Nam nói chửi hay.
Bắc nấu thịt cầy. Nam thui thịt chó.
Bắc vén búi tó. Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên. Anh Hai Nam lú

Nam: ăn đi chú. Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi. Nam thời đi lội.
Bắc đi phó hội. Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi. (3)
Thiệt tình là ngôn ngữ hai miền khác nhau, tui không hiểu gì á cán bộ.
Cán bộ chính trị ớ ra một lúc, ngẩn ngơ nhìn trời hiu quạnh, rồi la:
- Chị kia, cố tình trêu ngươi tôi đấy phỏng?
- Ông ui. Tui không hiểu nữa, ông nói: “đánh dắm trêu ngươi” là gì?
Cán bộ mặt đỏ tía tai hầm hầm tức giận đến cực... điểm, hai bàn tay xoắn xuýt lấy nhau, ông vụt đứng bật dậy đi lui đi tới. Trong khi đó có một cán bộ khác đang ngồi chò hỏ kiểu nước lụt, ông ta chống hai tay lên cằm, ngó bạn cười ha ha:
- Dân miền Nam như tui không hiểu chữ “đánh dắm” của đồng chí đâu. Nếu đồng chí nói là: “địt”, thì họ hiểu, biết ngay.
- Có gì mà chả đả thông tư tưởng hử: “Đánh dắm” hay là “đánh rắm” thì có nghĩa là: ta muốn khỏi uất sình hơi trong ruột, trong bụng, thì ta cứ để cho nó tự do, là cho hơi trong ruột hân hoan thoát ra lỗ đít, bay ra ngoài trời. Có thế mà không hiểu .
Có một ông lão “lao động là vinh quang” nông dân bấy giờ đã ngà ngà say, chân nam đá chân chiêu, ông ta cóc sợ ai, đã ngồi bệt ở hàng đầu dưới đất, ông bèn lên tiếng ngân nga:
Anh nông dân sau một ngày mệt nhọc,
Trên đường về, ghé lại quán bia ôm.
Không có nhiều tiền, nên anh nói luôn:
-"Ông chủ quán, cho tôi bia, hai suất.

Chỉ bia thôi, không ôm, iếc gì sất!"
Chủ quán cười: -" Đây chỉ tính tiền bia.
Còn cái chuyện ôm, iếc anh nói kia,
Là miễn phí, anh khỏi lo, mệt óc!" (1)
Và ông thong thả tiếp:
- Dậy chớ còn chữ “trêu ngươi” là gì, cán bộ nói đi, cho tui học nữa.
- Trêu ngươi tức là: cố ý chọc tức, không kiêng nể khi tôi đang giảng và “đả thông tư tưởng” đấy. Hiểu ra chưa. Cố tình chưa hiểu, là chống đối cách mạng đấy. Ông bảo cho mà liệu thân nhá.
Bà gái già xồn xồn giáo sư Văn kia trở thế ngồi cho ngay ngắn, bây giờ bà lại khúc khích cười:
- Bởi dì cán bộ nói không gõ gàng, nên tui có thắc mắc xi. Chèn quơi, chừ hiểu rồi, đồng chí!
- Ai là đồng chí với bà mà dối quanh lải nhải nào?
- Ồ... xin lỗi cán bộ, tui già cả ưa "guên"! Vậy ra tui là đồng rận! thì:
Bắc gọi lọ. Nam kêu chai
Bắc mang thai. Nam có chửa
Nam xẻ nửa. Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy. Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm. Nam khai Bịnh
. . . Bắc nói trổng Thế Thôi. Nam bâng quơ Vậy Ðó
Bắc đan cái Rọ. Nam làm giỏ Tre.
Nam không nghe Nói Dai. Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bải. Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô. Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng (1)
Một cán bộ miền Nam khác ghé tai qua cán bộ chính trị miền Bắc nhỏ to tâm sự:
- Bà kia là một “giáo sư Văn-chương”, đã đi dạy trên Sè Gòn, nên xổ cả chùm nho, chùm thơ, dám đấu hót với cán bộ, chẳng qua là bà có chồng làm khá lớn, và con bà đã thuộc về tầng lớp liệt sĩ trong Nam, rất có công với cách mạng đó.
Cán bộ chính trị địu giọng, liền lãng qua chuyện vẩn vơ khác.
Trong tranh tối tranh sáng, khi tiếng ếch nhái ễnh ương tưng bừng kêu ộp oạp, uồm uộm… tiếng dế gáy ré ré, tiếng ve sầu rã rích than van, tiếng muỗi vo ve đốt sưng đít. Dân mất của mất công, mất tất cả mọi thứ trên cuộc đời ô trọc, mà ngồi xổm xép de dưới đất nhìn lên, hổng dám hó hé, là đúng mà. Thế là vô tình buổi họp biến thành buổi đối đáp thơ tiếu lâm, vui ơi là vui “hả hê” nhất từ xưa tới nay. Ai ai cũng có nhen nhúm chút xí hân hoan khoan khoái cởi mở tấc lòng. Tôi ngồi bệt dưới đất, nhìn một cánh tay liệt của cán bộ Mưu luôn đong đưa, lúc lắc, thân hình y nghiêng nghiêng qua một bên, ông ta lê từng bước cứng cỏi, nặng nề. Đi lui đi tới, ổng mang không vừa đôi dép râu nhỏ hơn khổ chân, nên ngón út ương bướng chìa ra ngoài, cọ quẹt xuống đất, trông dễ gai hết sức. Tôi nhìn lom lom vào ngón chân út “giao liên” của ổng, ngón chân chìa ra chả khác nào lưỡi cày bấm sâu xuống nông trường Nhị Xuân! Họ vắt cạn kiệt đến giọt mồ hôi cuối cùng người dân đen. Tôi gục mặt lên hai đầu gối nhô cao, mà nực cười.
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về. (2)
* * *
Bằng hai bàn tay thô cứng, dân vét rạch. Đào kinh. Dẫn thủy nhập điền. Trồng thơm, trồng mía, trồng ngô, khoai. Trồng dưa leo, trồng bí bầu… Ôi! Đủ thứ trồng trồng trọt trọt hầm bà làng xí cấu.
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Tụi bay có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù nỗi chi… mà thi hành:
Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Năm sau ta cứ dái dê ta trồng. (2)
Thì, một năm nhà nước sẽ ưu ái bán cho mỗi hộ dân hưởng đặc quyền: Mua ít bánh mứt tẻo teo, gạo mắm, tí đầu cá, đầu tôm, xà bong, bột ngọt. Nhất là mua vài mét vải hoa hoè, cùng hai mét vải dù quần đen (mà đàn bà rất cần) cho cả gia đình. Mẹ già héo hắt đi mót lúa ở ngoài đồng, cần có cái che đít che húm cho đỡ xấu hổ. Tôi ở nhà, đôi mắt mờ lệ, hai tay mỏi nhừ đang giặt bọc. Hai chân đau nhức đạp bọc ni lông. Tôi chỉ mặc “cái khố xì xịp líp”. Nếu có ai lạ bất thần vào nhà, nhà không có cửa nẽo khóa then cài, thì tôi vội vàng bụm húm lại, cười ruồi! Các con trai lớn tồng ngồng cũng trần truồng. Khỏi mặc quần, nước dơ bám vô, giặt quần áo chóng rách, sẽ hoài phí đi.
Ở ngoài vòng tù ngục “cải tạo” thì như thế. Bên trong vòng kẽm gai với hầm hố và cornex, thì những bạn tù đớn đau cơ cực gục đầu trên gối bó cao: Dù đói khổ nhọc nhằn đến vậy, mà tôi vẫn nghe con trai ngồi một góc, ôm cây đờn guitar khảy những điệu nhạc cuả chú bác hờn đau buồn thảm, nghe thật não nề:
Vàng phai trê thanh gươm. Người mái tóc điểm sương. Ngựa tung vó trong mưa buồn trên quê hương sầu thương. Đường mây vỡ tan thành mộng trong cô đơn còn mơ sa trường. Bóng xô nghiêng hoàng hôn. Mài gươm trong cô đơn. Người nuốt những hờn căm. Ngựa nuôi móng non thay bờm trên quê hương cuồng giông. Đường xa dẫu xa muôn trùng trong đêm nay ngựa phi sa trường. Bóng dõi bóng quê hương. Chiến mã đã đến sát dòng sông đêm quê hương mênh mông. Sao chưa hừng đông?! Chiến mã rất khát miếng nước trong trên quê hương tang thương. Ai qua trường giang...!?


*


(1) sưu tầm
(2) Bút Tre
(3) “Chiến Mã Ca”: Nhạc Cung Mi. Lời Lê XuâNh.


* * *

Tình Hoài Hương