PDA

View Full Version : Phở và chữ nghĩa



thiennga7A
04-10-2012, 12:38 PM
PHỞ VÀ CHỮ NGHĨA

Dòng đời nhiều lúc êm đềm, nhưng cũng nhiều lúc oái oăm.

Nó bềnh bồng đưa ta đi đến những chỗ không ngờ một cách thích thú. Rồi bỗng dưng , quay ngoắt 180 độ, lôi ta đến những chỗ không ngờ và cũng không mong đợi!

Sau khi xếp bút nghiên “tòng quân nhập ngũ” ,tôi vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, học giai đoạn một bộ binh,. Học xong, khi tôi đang chuẩn bị tư thế để lên học giai đoạn Hai và giai đoạn Ba ở Trường Bộ Binh Thủ Đức, và yên chí sẽ ra trường với chiếc lon Chuẩn Úy Bộ Binh, thì. …ĐÙNG MỘT CÁI có lệnh của Không Quân gọi tôi về. Hoàn toàn bất ngờ, vì tôi đã quên mất kỳ khám sức khỏe gia nhập trước đây.

Về Tân Sơn Nhất, Ra Nha Trang Huấn Nhục. Về Saigon, Trường Sinh Ngữ Quân Đội, học Anh Văn,Thi OFFSHORE đậu, chuẩn bị khăn gói lên đường qua Lackland, thì…..ĐUNG MỘT CÁI, Tài khóa bị cắt giảm, ở lại, chờ hoc bay Quốc Nội, Nằm ở SĐ 5 KQ yên chí chờ khóa bay Quốc Nội, thì….ĐÙNG MỘT CÁI có lệnh “đưa anh em chờ khóa lên Trường BB Long Thành , học Quân Sự trước, rồi sẽ học bay sau”.

Những cái”ĐÙNG MỘT CÁI” này, lắm lúc làm tôi phải suy tư,” phải chăng có dòng đời oái oăm thật.”

Ở trường BB Long Thành, có một Trung Úy, tướng người mập mạp, cỡ chín mười vói nhạc sỹ VIỆT DŨNG, trong một buổi tối “sinh hoạt đại đội” ,Ông hình như thấu hiểu tâm tình của chúng tôi, những SVSQ Không Quân dày dạn gió sương, giờ đây phải lột hết alpha Không Quân , để những SVSQ BB “đàn anh”, mặt búng ra sữa, huấn nhục lại. Ông tâm sự,” Các bạn biết không? Cuộc đời cũng như tô phở vậy! Nó có đủ mùi vị. Ngọt, bùi, chua, cay, mặn, đắng. Ta phải nên chấp nhận những hương vị đó của cuộc dời, cũng như đã chấp nhận nhũng hương vị đó của tô phở!”

Tôi còn đang miên man với tư tưởng “vĩ đại” của ông, khi so sánh cuộc đời và tô phở, thấy cũng có lý, thì trong hàng quân có ÂU PHÁT THỜI,73F lên tiếng:”Thưa Trung Úy, Trung Úy nói sai rồi! Đời người đúng là có NGỌT, BÙI, CHUA, CAY, MẶN, ĐẮNG, chứ còn tô phở, chỉ có NGỌT, BÙI, CHUA, CAY, MẶN thôi, làm gì có ĐẮNG, thưa Trung Úy!” Cả hàng quân, và cả tôi vỗ tay rần rần, đúng rồi, đúng rồi, trong tô phở làm sao có vị “ĐẮNG” , ông Trung Úy nói sai rồi.

Chúng tôi, những chàng tuổi trẻ hiếu thắng, đang chờ ông Trung Úy nhìn nhận rằng, mình lỡ lời hoặc nói lộn. Thì Ổng tỉnh bơ, tự tin, cười mím chi, chờ cho đám đông bớt ồn ào,ông nói:” Các bạn bình tĩnh, các bạn ăn phở nhiều chưa, nhiều bằng tôi không?”. Tôi nhìn ông kỹ càng hơn,. “Ờ, tướng cha nội này, nói gì thì nói, chớ cái khoản đam mê ăn uống chắc hơn bọn mình rồi, mà chắc chắn hơn hẳn thằng ÂU PHÁT THỜI ốm nhách!”.

Trung Úy nói tiếp, ngắn gọn có một câu:” Bạn nào nói phở không có vị ĐẮNG, bữa nào ăn nhằm hột chanh coi!”. Bọn tôi đồng thời ồ lên một tiếng. Riêng tôi thầm than phục, và trong lòng âm thầm tôn viên Trung Úy mập mạp này lên hàng đại ca về ẩm thực.

Vậy là các bạn ơi, từ đó tôi nghiệm ra rằng, “CUỘC ĐỜI” và “TÔ PHỞ” có những vị giống nhau: NGỌT, BÙI, CHUA, CAY, MẶN, ĐẮNG.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ, ngày xưa trong giới văn chương có lưu truyền một câu chuyện về phở cũng hay hay, tiện chép ra cho các bạn thưởng thức.

Chuyện rằng, sau năm 1954, trong những người từ miền Bắc di cư vào miền Nam, có một bà góa chồng, tuổi mới ba mươi mấy, nhan sắc còn mặn mà, sống bằng nghề bán phở. Phần thì nhan sắc mặn mà, phần thì ăn nói có duyên, phở lại ngon, nên quán khá đông thực khách.

Nhưng nhiều thực khách lại ỡm ờ với bà chủ dễ thương, có ý mong muốn cùng bà chủ nối duyên nơi xứ lạ.

Bà chủ thì sợ cảnh con ông, con tôi, con chúng ta. Nên nhiều lần thẳng thắn chối từ. Các ông lại càng lỳ lợm, quyết xô đổ bức tường ngăn cách.

Sau nhiều lần chống đỡ, một hôm bà chủ tuyên bố giữa quán :” Tôi nghe các ông đây, phần đông nhiều chữ nghĩa, tôi xin ra một câu đối, ông nào đối lại hay thì tôi sẽ chấp nhận về nấu phở cho ông đó suốt cuộc đời còn lại này.” Nói xong, bà chủ lấy ra một câu đối đã được viết sẵn trên tấm vải, treo lên giữa quán, “ NẠC MỠ NỮA LÀM GÌ? NGHĨ ĐÃ CHÍN RỒI KHÔNG TÁI GIÁ”. Câu đối hay và hóc búa ở chỗ, NẠC MỠ có nghĩa là ỡm ờ, hư hư thực thực, CHÍN có nghĩa là kỹ càng , sâu sắc, TÁI GIÁ có nghĩa là lấy chồng lần nữa. Đồng thời NẠC MỠ, CHÍN và TÁI GIÁ lại là tiếng thông dụng trong nghề phở. Nghe nói, từ đó về sau, chưa có ai nghĩ ra được câu đối nào vừa hay vừa đúng với hoàn cảnh trên đây.

khongquan2
04-10-2012, 05:05 PM
Anh ThienNga7A trả lời câu đối rằng:

Muối tiêu không đáng ngại, anh đây còn “gân” chán,
thử nếm cùng anh miếng “gầu” dai

Thanks anh ThienNga7A, đùa với anh cho vui, anh biết ở đây bát phở không ngon bằng bát phở ở quê nhà, nó khác từ da tới thịt....:CungBia1:

kq2