PDA

View Full Version : Phỏng vấn Hà Huyền Chi về Duyên Anh



saomai
02-11-2012, 10:19 AM
Phỏng vấn Hà Huyền Chi
về Duyên Anh

Nguồn : Thơ Hà Huyền Chi



Lê Dinh: Sơ lược tiểu sử của anh?

Hà Huyền Chi: Tên thật là Ðặng Tri’ Hoàn , sinh qua’n Hà Ðông, 1935, trưởng thảnh tại Hả Nội . 1954 di cư vào Nam, một mình. 1957 nhập ngũ, khóa 14 VBQGVN. 1975 đào thoát qua Hoa Kỳ.

Hà Huyền Chi tập làm thơ từ rất trẻ. Chỉ nhập thơ lúc trưởng thành. Bài đầu tiên được đăng trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hoà: "Không Gian Vương Dấu Giầy". Hiện cư ngụ tại Washington State, Tây Bắc Hoa Kỳ, tiểu bang mưa, khiến ướt thơ, lạc tuổi. Bởi thơ và nhạc vốn không tuổi.

LD: Anh và nhà văn Duyên Anh đã có những quan hệ trước 1975?

HHC: Thuở mới lớn, hàn vi: 1954, chúng tôi cùng tạm trú trong Nhà Hát Tây, Saigon một thời gian dài . Duyên Anh chuyển trại Gia Long hay rời xuống lục tỉnh dậy Anh Văn. (Học bài nào, dậy bài ấy) Còn tôi chuyển xuống trại học sinh Pavie Lamothe gần trường đua Phú Thọ.

Thuở trưởng thành: Duyên Anh viết văn, viết báo. Tôi vừa cầm súng vừa cầm bút. Thân thiết hơn khi tôi đóng phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Nhà Tôi... (Truyện phim từ tiểu thuyết Duyên Anh, do Lê Hoàng Hoa, Lê Dân đạo diễn). Chúng tôi thường gặp nhau ở sân quay, hoặc ở những buổi nhậu, sau đó.

Giữa tháng Tư, 1975, Duyên Anh lái chiếc Pinto mầu xanh cánh cam, tìm gặp tôi tại sở (2 bis Hồng Thập Tự) để trao 50 ngàn đồng tiền nhuận bút cho mấy bài thơ đã đăng đâu đó. (Kể như món tiền nhuận bút lớn nhất mà tôi có, qua thơ). Duyên Anh rủ tôi đi nhậu nhưng tôi kiếu, vì đang bận công vụ.

LD: Tại sao sau 1975 thì tình bạn giữa Duyên Anh và anh trở thành tình tri kỷ?

HHC: Là lúc Duyên Anh bước vào cõi thơ, tôi nghĩ vậy. Từ Paris, Duyên Anh và tôi có những liên lạc thường xuyên hơn sau Thơ Tù Duyên Anh, và sau đó là thơ tình, thơ Ðộc Ngữ.

LD: Anh đã đến Paris thăm Duyên Anh. Anh có thể cho biết những suy tư nào, những nhận định về thời cuộc vào buổi ấy của hai anh. Lúc ấy, tiếng đồn "ăng ten" đã có chưa? Anh nghe và hiểu được tiếng đồn ấy đến từ đâu?

HHC: Khi tôi đến Paris, 1987, để ra mắt thi tập Ðời Bỗng Dưng Thừa do Nam Á, Paris ấn hành, Duyên Anh và tôi gặp nhau thường nhật. Thời tai tiếng của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đang trên đường phá sản. Thời tiếng đồn đại “ăng ten” Duyên Anh đang bộc phát. Tôi không tiện hỏi thẳng Duyên Anh việc này, và cũng không nghe Duyên Anh giải thích gì. Hiển nhiên là Duyên Anh xem nhẹ những lời đồn đại ấy. Trước sau, tôi chưa từng nghe biết 1 nhân chứng đích thực nào nói về việc này. (Sự việc được khai thác mạnh, trở nên tồi tệ hơn, qua 1 nhân chứng giả là nhà thơ Huy Trâm. Nhưng chính Huy Trâm cũng chỉ mơ hồ thuật lại những gì nghe lại từ người khác).

LD: Trong "Tiễn Hà Huyền Chi" (6-1987), Duyên Anh viết:
...Gặp ngươi tâm điểm vuông tròn
Biển dâu dâu biển chỉ buồn phồn hoa
Vẫn còn ta, mãi còn ta
Cái hôm nay lại sẽ là ngàn sau
Ngươi về đâu, ta ở đâu?
Về hay ở cũng chiêm bao gọi chiều
Ngựa đi nhạc tủi chân đèo
Vó hồn rã rượi hắt hiu cuối rừng
Thôi ngươi trở gót phiêu bồng
Dễ gì vụt thức dậy lòng viễn du?

Duyên Anh muốn nói, muốn tâm sự những gì với anh?

HHC: Tôi đến Mỹ từ tháng 5, 1975 nhưng mãi chôn chân ở 1 xó rừng hiu quạnh. Tôi từ khước nhìn cảnh đẹp quanh đời, từ khước du lịch. Vì Duyên Anh và Mai Trung, 1 niên đệ, tôi đã qua Paris khi ấy.

LD: Trong "Duyên Anh ở lại" (6-1987), anh rời Paris mà lòng vẫn còn vấn vương người bạn Duyên Anh:
...Ta về hồn ở Pa-ri
Ta về ngươi cũng hồn chia nỗi mừng
Mai kia lở núi tan rừng
Vẫn trong nỗi nhớ chập chùng hôm nay

Tình bạn như hai anh thật không thể có được ở thời buổi nhiễu nhương này. Những vần thơ của anh đã diễn tả thật đầy đủ tâm trạng của hai tri kỷ khi phải xa nhau. Nhân dịp này, anh có thể giải thích rõ ràng hơn ý nghĩa của bài "Duyên Anh ở lại"?

HHC: Cũng trong tâm trạng lưu đầy như tôi, DA vùi đầu vào sáng tác, từ khước rong chơi. Thế nên chuyến gặp nhau này kể như là lần đầu, và lần chót ở xứ người.

LD: Tháng 10 năm 1987, anh viết "Ngươi đi đâu bây giờ" diễn tả sâu sắc nỗi niềm thương nhớ bạn hiền Duyên Anh.

NGƯƠI ÐI ÐÂU BÂY GIỜ
Ðây dốc núi mù sương
Thu chín đỏ phố phường
Paris chừng cũng vậy
Thế giới này tang thương
Ði giáp vòng trái đất
Vẫn mộng du bàng hoàng
Cái ta còn ta mất
Trong trí nhớ tro tàn
Nhật Nguyệt Ðàm, sông Seine
Ðều lềnh bềnh rác rưởi
Gác xép dăm bạn hiền
Hơn kỳ quan ngàn tuổi
Riêng ta, chỗ thèm đi
Vẫn ma vương chắn lối
Con hẻm nhỏ Thị Nghè
Nàng trăm năm còn đợi
Trong cảnh đời lữ thứ
Duyên Anh, ngươi đi đâu
Vàng thau nhòa tâm sự
Luân lý cũng thay mầu
Bên Tây thừa vô lại
Ðức, Mỹ... cũng vậy thôi
Bạo lực là lẽ phải
Dối gian làm đuốc soi
Chúng chặt tay, bắn, đốt
Những "Thằng Người Có Ðuôi"
Chúng đâm nhau bằng bút
Khiến văn chương nặng mùi
Ðất trời không đủ rộng
"Sỏi Ðá Ngậm Ngùi" chưa
Ngươi còn trong dị mộng
Ta "Ðời Bỗng Dưng Thừa"
Trong cảnh đi lữ thứ
Ngươi đi đâu bây giờ?
Bài thơ trên nói về tình bạn mà cũng hình như diễn tả tâm sự của chính tác giả. Đấy có phải là điểm tương đồng mà anh và nhà văn Duyên Anh đã trở nên tri kỷ và tri bỉ?

HHC: Ðời sống đích thực của một nhà văn là sáng tác. Duyên Anh cũng tâm niệm như vậy. Duyên Anh viết rất mạnh, thị trường báo chí Châu Âu không đủ sức khai dụng. Thế nhưng dư luận hàm hồ với 2 chữ "ăng ten” đã là những đá tảng níu chân người. Nhưng cuối cùng thì Duyên Anh cũng phải sang Mỹ, phải đương đầu với mệnh số bất công, bất nhẫn sẵn dành.

LD: Trong "Thơ Vỗ Mặt Trời", có đoạn:
Bạo lực trét bùn lên đuốc sáng
Một nhà văn gục, vạn người đui
Trống đồng, bia đá đều bi thảm
Phản ánh gương buồn hậu thế soi

"Nhà văn" ở đây có phải anh ám chỉ nhà văn Duyên Anh? Qua bài thơ này, độc giả nhận thấy là anh có nhiều suy nghĩ rất tương đồng với nhà văn Duyên Anh về thời thế, thói đời, thói người... Có phải đây là bài thơ viết gửi Duyên Anh nhưng cũng nói lên tâm sự, suy nghĩ của chính tác giả?

HHC: Thưa đúng như vậy. Khi Duyên Anh bị nạn, tôi đang nằm điều trị tại một y viện tư ở San Jose. Bài thơ này được viết trên giường bệnh tôi, trong nỗi căm phẫn tột cùng của bạo lực đối với nhà văn.

LD: "Chiều Bơ Vơ", một bài thơ của anh đã được nhà văn Duyên Anh phổ nhạc vào tháng 11/1984. Tại sao Duyên Anh lại chọn "Chiều Bơ Vơ"? Có thể coi "Chiều Bơ Vơ" là tâm sự chung của anh và Duyên Anh?

HHC: Vâng, có thể nói như vậy ở những cảm nghĩ chung, riêng. Theo cảm nhận tôi thì Duyên Anh không có hạnh phúc gia đình.

LD: Hậu quả của việc nhà văn Duyên Anh bị đả thương tại quận Cam năm 1988 phải chăng do nhà văn cô đơn này đã tố cáo những sai trái, những lừa bịp của các tướng tá, các hội đoàn, mặt trận hải ngoại?

HHC: Nhiều người cũng nghĩ như vậy, nhưng sự thật còn nằm trong vũng tối. (Kinh tởm hơn một bậc, vì dư luận khi ấy nói về cách đả thương Duyên Anh: Không cho chết, chỉ gây tàn phế suốt đời!)

Khoảng 1995, 96 gì đó, tôi gặp lại Duyên Anh ở quán Ðào Viên, quận 13 Paris. Khi ấy Duyên Anh đã tạm xê dịch được, và nói còn rất ngọng nghịu. Duyên Anh khoe đang tập viết bằng tay trái, dạng chữ run rẩy nhưng khá đẹp. Duyên Anh nói là anh đã biết bọn nào đả thương anh, nhưng anh đã tha thứ cho chúng rồi.

LD: Công bằng mà nhận xét: Nhà văn Duyên Anh luôn luôn ngưỡng mộ và đề cao quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng vô số tướng tá, sĩ quan miền Nam Việt Nam đả kích Duyên Anh đến nơi đến chốn. Ngược lại, một số "rất ít" sĩ quan Việt Nam lại trân trọng công việc văn hóa quốc tế vận của Duyên Anh. Thí dụ như trường hợp Trung tá Phạm Kim Vinh đã thẳng thắn nhận xét rằng những bước đi của Duyên Anh "đã làm đẹp mặt cho người tị nạn Việt Nam trước mắt cộng đồng quốc tế, và làm đẹp hai chữ Việt Nam..." Là một người từng phục vụ trong quân đội, anh có nhận định thế nào về hai "trường phái" bênh và chống nhà văn Duyên Anh như thế?

HHC: Theo tôi thì không có trường phái nào bênh hoặc chống Duyên Anh. Chỉ là công việc của cá nhân. Và đám đông a dua mà thôi. Tôi đồng ý với Phạm Kim Vinh rằng nhà văn Duyên Anh đã làm đẹp mặt cho cộng đồng Việt Nam. Thành tích quốc tế vận ấy chưa một cá nhân hay đoàn thể nào làm được xưa nay.

LD: Những kỷ niệm nào về Duyên Anh mà anh có thể kể cho mọi người cùng biết?

HHC: Kỷ niệm đẹp nhất với Duyên Anh là ở nhà Ðào Hiệp, Paris. Tên dược sĩ Playboy này đã hào hiệp khui hết 2 chai rượu "gia bảo" để chúng tôi nhâm nhi và làm thơ tặng nhau tại chỗ. Chai rượu chát Château d’ Yquem 1975 trị giá $2,500.00 US và chai kia $1,500.00 US .
Lần khác, là ăn canh cải nấu cá rô do đích tay Duyên Anh nấu. Thực khách có Trần Văn Trạch, Khánh Ly, Ðào Hiệp và tôi. Ăn mệt nghỉ. Ngon nhớ đời.

LD: Lời khuyên nào của anh đối với những độc giả yêu mến văn chương Duyên Anh đã "được nghe" về những sự vu khống hèn hạ của những người ganh ghét, tị hiềm Duyên Anh?

HHC: Sự thật là cuối tháng 10, 2003 tôi nghe được từ họa sĩ Ðằng Giao về Duyên Anh và 2 chữ "ăng ten". Ðằng Giao từng ở tù chung với Duyên Anh rất lâu (tại nơi mà Duyên Anh bị gán cho 2 tiếng "ăng ten”), đã hoàn toàn phủ nhận về tin đồn ác ý này. (Ðằng Giao lấy con gái Chu Tử là Chu Vị Thủy, vốn là 1 người hiền hậu rất đáng tin cậy)

Theo Ðằng Giao thì Duyên Anh bị ganh ghét, tỵ hiềm trong tù, cũng như ngoài đời chỉ vì tánh khinh bạc, kiêu ngạo của anh mà thôi.

LD: Nhận định của thi sĩ Hà Huyền Chi về những vần thơ của thi sĩ Duyên Anh?

HHC: Duyên Anh viết văn, Duyên Anh viết nhạc, Duyên Anh làm thơ. Con người tài hoa ấy đã lưu lại đằng sau hằng hà những dấu ấn của thành tựu ở mọi lãnh vực anh đã kinh qua. Nhưng trên tất cả, đằng sau một Duyên Anh khinh bạc, ngạo thế, vẫn luôn có một Duyên Anh chân tình thành khẩn với bằng hữu.

Duyên Anh đã viết sẵn cho riêng mình một Ai Tín tuyệt vời:
Em,
Anh đã đến Paris
Mùa thu đầy xác lá
Như lòng anh buồn bã thuyền nhân
Sài Gòn tuy xa nhưng vẫn rất gần
Paris trước mắt mà trăm năm hiu quạnh
Cái gì lửng lơ trên miếng đời mỏng dính
Ðó hồn anh giá lạnh quê người
Anh đi giữa trưa thương nhớ mặt trời
Anh đi giữa đường tương tư cơn gió
Mặt trời ấm vừa má em hây đỏ
Cơn gió hiền đủ sợi tóc em bay
Anh đi giữa người thương nhớ ai đây
Anh đi giữa đời cát mù sa mạc
Anh đi tội tình lưu vong ngơ ngác
Anh đi dại khờ trẻ lạc quê hương
........
Em,
Anh đã đến Paris
Mùa thu đầy xác lá
Xác lá mùa thu, xác lá duyên anh
(1983)

Dòng Ai Tín ấy khép lại đời sống sầu tủi Duyên Anh và mở ra một bầu trời bát ngát cho thơ bay vào miên viễn. Cõi thơ chỉ thấy ở Duyên Anh, dù có hay không viết hoa như anh đã.


LD: Sau ngày nhà văn Duyên Anh bị nạn, tình tri kỷ giữa anh và anh Duyên Anh dường như bị cắt đứt. Dư luận cho rằng vì bài viết anh bênh vực anh Duyên Anh có đoạn: ”... Thú thực, mày chưa phải là bạn tốt của tao vì đời tao chưa từng gặp bạn tốt...” khiến anh Duyên Anh không bằng lòng. Sau này hai anh còn liên lạc với nhaủ Anh có thể giải thích rõ hơn để sự ngộ nhận sẽ biến mất và tình bạn giữa anh và anh Duyên Anh mãi mãi bất tử (dù anh Duyên Anh đã đi vào cõi miên viễn)?

HHC: Như đã no’i ở phần trên, khi DA bị nạn, tôi cũng đang nằm bệnh tại San Josẹ Trong cơn xu’c động ngu’t lửa â’y, tôi co’ co’ viê’t 1 bài hành dai 128 câu, 1 vần: “Thơ Vỗ Mặt Trời”, như một thê’ ca’ch tuyên chiê’n cùng bạo lực.

Tôi nhân danh kẻ sĩ mà viê’t, không phải đơn thuần vì tình bạn vơ’i DA, hoặc vì xu’c cảm nhâ’t thời,/. Co’ thể DA không vui vì sự xa’c định kia: ”... Thú thực, mày chưa phải là bạn tốt của tao vì đời tao chưa từng gặp bạn tốt...” Co’ thể DA chưa từng co’ dịp đọc toàn bộ 128 câu “Thơ Vỗ Mặt Trời” của tôi/. Thực tê’ là: Ðời tôi chưa từng gặp bạn tô’t, dù co’ hay không co’ Duyên Anh.

Hà Huyền Chi

THƠ VỖ MẶT TRỜI

Ngàn dặm thư ngươi rồi cũng tới
Ta trên giường bệnh vén môi cười
Người qua Hương Cảng tìm vui mới
Ta ráng tìm quên truyện đổi đời

Thấy rốn chú Ba phơi giữa chợ
Thấy xe mì tíu ấm đêm vơi
Thấy kinh đen kịt ngang thành phố
Hai thước hẻm con, bốn chủ chòi

Chiều đớp nghêu sò trên nắp cống
Tưởng đâu chợ cũ thuở yêu người
Thăm hồ Nhật Nguyệt thu vàng sóng
Thấy đủ ngàn năm nhục quá thời

Buộc bụng kinh niên ôi cũng đáng
Túi vừa rủng rỉnh lại rong chơi
Về quê, thèm lắm,nhưng không dám
Ngại đảng Ka-ki chửi thấu trời

Ngươi kể võ vàng dăm kỷ niệm
Ngàn đêm lao ngục héo mòn trôi
Ta van hải tặc, van thần biển
Ðể một lần ngươi tới bến vui

Ðể thấy văn chương nơi đất trích
Còn thua sỏi đá dưới chân ngươi
Dế Già,* hát dạo long tâm phách
Vưà múa vừa ca đến hụt hơi

Bạo lực nhìn đi bằng mắt gỗ
Bồn Lừa,** bị búa, liệt tay rồi
Ðòn thù chấn não, sai gân cổ
Chôn sống văn chương dưới mộ hôi

Ta vẫn in thơ đem bán dạo
Toan đem nhục nước gả cho người
Kinh Kha chỉ thấy trong phim xạo
Bạo chúa giờ nhan nhản khắp nơị

Ngàn dặm thư ngươi rồi cũng tới
Quê nhà từng mảnh nhớ chơi vơi
Sắn khô nút bấc mười năm nghẹn
Bơ sữa nhục hờn cũng đắng môi

Kình ngư sẻ thịt phơi đầy chợ
Hải điểu nhồi bông đứng ngậm ngùi
Gươm báu ích gì trên ngựa gỗ
Cung dâu mọt gặm, cỏ bồng ơi!

Vũ khí cho ngươi là cán chổi
Ðêm về xương cốt héo tả tơi
Văn chương táo bón, thơ tê mỏi
Viết bức thư xoàng cũng hụt hơi

Nghiệp bút ôm vào là khốn khó
Chiến-trường-báo-bổ rất tân thời
Nghề buôn không vốn thời nay đó
Báo biếu tràn lan khắp mọi nơi

Bài viết báo này chưa ráo mực
Báo kia thuổng lại chạy khơi khơi
Dăm ba ký thiệt mòn tâm lực
Chống đỡ thiên tai bởi báo đời

Chụp mũ, tống tiền,tranh quảng cáo
Báo thưa kiện báo rất đười ươi
Dăm tên lãnh chúa chơi đòn bạo
Thiêu sống, chặt tay, truyện cũ rồi

Tác quyền lái sách thi nhau phỗng
Văn sĩ, nhà thơ, rách tả tơi
Chủ báo ầu ơ quờ quạng chống
Ngươi còn ham viết nữa hay thôỉ

Thái thú văn chương say bí tỷ
Ngủ trên ảo tưởng phấn son ôi
Ngăn sông chiếm núi tranh hư vị
Thọc bút khơi sâu bất hạnh người

Chuột bọ thi nô cười ngặt nghẽo
Nhìn qua lỗ cống luận trùng khơi
Tầng xanh nào biết bao linh điểu
Phóng mắt nhìn xa tám hướng trời

Ganh ghét, tỵ hiềm mờ lý trí
Phì phà nọc rắn giữa môi cười
Thếp vàng dĩ vãng xưa han rỉ
Thắp sáng lân tinh tự mãn soi

Sớm biết đường dài hay sức ngựa
Buồn chi cho bạc tuổi năm mươi
Chửi toang cho hả cơn phong ngứa
Lại nghiến răng mang thập giá đờị

Ngàn dặm thư ngươi rồi cũng tới
Biển hoà trong máu muốn bay hơi
Xứ này đảng phái nhiều như ngói
Ta lập thêm dăm đảng cò mồi:

(Chủ tịch cho ngươi, ta thủ quỹ
Vợ ngươi phó đảng chắc ăn rồi
Hiền thê ngoại vụ, kiêm thư ký
Quyên góp lai rai cũng bộn lời

Bổn đảng sẽ độc quyền chống Cộng
Chờ đèn xanh bật, lượm Phân rơi)
Ðảng chia hệ phái, chia từng mống
Thực lực coi như đụn cát rời

Ngươi còn ham viết ta cho nổ
Dăm bộ dâm thư lệch đất trời
Lạc giáo, hoan đồ, chơi chết bỏ
Ta làm giáo chủ, dóp thơm ơi

Từ ngài Cam Ðịa chơi dê cái
Trinh nữ thay chăn ấp ủ người
Xác bố chình ình chưa kịp bái
Ðè nàng ký giả quất tơi bời

Chơi cho sông núi ta tơi tả
Bảo Ðại, hôn quân tiếng để đời
Dưới biển, trên rừng ngài chọi đã
Nghe đồn cả vịt cũng mần tươi

Tổng thống Ken-Ðì dâm có hạng
Ðứng trong thang máy cũng đinh chơi
Ðinh trên bàn giấy, đinh văng mạng
Thế giới nghiêng mình khép nép coi

Bí mật phòng the khai thác kỹ
Giúp thù lẫn bạn sướng mê tơi
Tân hôn bí thuật bao dâm hỷ
Sản xuất thêm nhiều lãnh tụ đoi

Kế sách dâm thư đem chống Cộng
Thử xem cán ngố có mòn hơi
Thằng trong hòm kính cười hay khóc
Lính gác trong lăng cũng chuổng cờị

Ngàn dặm thư ngươi rồi cũng tới
Di ngôn này ta gửi riêng ngươi:
-“Bạo hành đớn mạt như lang sói
Thơ sẽ hiên ngang vỗ mặt trờị”

Chất xám ta dùng không giới hạn
Thơ mang chân lý tặng cho người
Rừng gươm, biển lửa ta đâu ngán
Ta vẫn như thơ đứng giữa đời

Bạo lực trét bùn lên đuốc sáng
Một nhà văn gục, vạn người đui
Trống đồng, bia đá đều bi thảm
Phản ánh gương buồn hậu thế soi

Khắc lên trán gỗ lằn vôi hảo
Tuyên chiến cùng thô bạo mọi thời
Thơ mãi tung hoành trong mắt bão
Ngươi còn ham viết nữa hay thôỉ

Mộc Châu
02-11-2012, 11:27 PM
Lệ Đá- thơ Hà Huyền Chi, nhạc Trần Trịnh- Tiếng hát Vũ Khanh

<object width="640" height="480"><param name="movie" value="https://www.youtube-nocookie.com/v/bVAyBReCDTk?version=3&amp;hl=en_US&amp;rel=0"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="https://www.youtube-nocookie.com/v/bVAyBReCDTk?version=3&amp;hl=en_US&amp;rel=0" type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="480" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true"></embed></object>


Lyrics:
1.
Hỏi đá xanh rêu . . . bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du . . . qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm sâu . . . đèn vàng héo hắt
Ái ân . . . bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một . . . thoáng nhớ mong manh
2.
Thuở ấy tôi như . . . con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn . . . bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao . . . trời đừng bão tố
Để yêu thương . . . càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là . . . men say nguồn thơ

Điệp khúc

Tình yêu . . . đã vỗ . . . cánh rồi
Là hoa . . . rót mật . . . cho đời
Chắt chiu . . . kỷ niệm . . . dĩ vãng
Em nhớ gì . . . không em ơi !
3.
Mầu áo thiên thanh . . . thơ ngây ngày nào
Chìm khuất trong mưa . . . mưa bay rạt rào
Đọc lá thư xưa . . . một trời luyến tiếc
Nhớ môi em . . . và màu mắt biếc
Suối hẹn hò . . . trăng xanh đầu non

LỜI 2
1.
Tượng đá kiên trinh . . . ru con đời đời
Là nét đan thanh . . . nêu cao tình người
Là ánh chiêu dương . . . đẩy lùi bóng tối
Tháng năm xa . . . trùng trùng sóng gối
Ngóng nhìn từ . . . bát ngát chân mây
2.
Bài hát ca dao . . . theo tôi vào đời
Và giữ cho tim . . . tôi xanh nụ cười
Nào biết trong em . . . còn nhiều trống vắng
Trái yêu đương . . . chỉ là trái đắng
Gã tật nguyền . . . buông trôi niềm tin

Điệp khúc

Tình yêu . . . đã vỗ . . . cánh rồi
Là hoa . . . rót mật . . . cho đời
Chắt chiu . . . kỷ niệm . . . dĩ vãng
Em nhớ gì . . . không em ơi !
3.
Tượng đá kiên trinh . . . ôm con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa . . . hay chân ngựa hồng
Lệ đá tuôn rơi . . . giòng giòng nối tiếp
Ngóng chinh phu . . . đời đời kiếp kiếp
Suối vọng tìm . . . trăng xanh đầu non