PDA

View Full Version : Lên Trời tảo mộ



Ho Dac Tien
01-13-2012, 10:57 PM
Lên Trời tảo mộ.

Giao Chỉ San Jose



Mất tích bên Lào 1971, tro tàn đem về Newseum 2008

Điện thoại gọi đêm.
Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.
Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.

Trương thị Sen và Nguyễn Diêu

Chuyện tình rất Huế :
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.

Du học tại Hoa Kỳ

Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 119 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 nước mất nhà tan nhưng người vợ thời chiến vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.

Chuyến bay định mệnh năm 71.
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 8 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng.
Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì.
Khi Lam Sơn 119 rút về thì tất cả còn ở lại Hạ Lào.

Tảo mộ trên đất Lào.
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 8 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại.
Sau cùng Mỹ đem tất cả về Mỹ. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cho cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bức tường tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Newseum.
Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 8 người trên trực thăng của chuyến bay tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 8 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.

Ngày tưởng niệm.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 4 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì coi như bị quên lãng.

Truyền thông Hoa Kỳ và thân nhân tưởng niệm 2008

Từ 2008 đến nay đã 4 năm trôi qua, các gia đình của 3 sĩ quan Việt Nam có cơ hội thăm viếng nơi đặt tro tàn của thân nhân, và thấy có tên khắc trên bia đá. Nhưng riêng bà Sen thì không có điều kiện.
Bây giờ sau 41 năm kể từ 1971 đến nay, người vợ muốn viếng thăm nơi để di hài của chồng. Có thể là chuyến thăm viếng cuối cùng.
Câu chuyện dài qua điện thoại canh khuya bây giờ được thu ngắn lại.
Đường lên trời để đi tảo mộ chồng có thể rất khó mà cũng rất dễ. Nhưng cần nhiều may mắn.
Tôi viết lại chuyện này gửi đến độc giả để xin chỉ cho người quả phụ cao niên con đường lên trời. Chuyến đi cần được hướng dẫn và cần tài chánh chừng vài ba ngàn. Bay từ Việt Nam qua Cali, ở nhờ nhà bạn rồi bay qua DC. Trên đường bay cần được đón tiếp cho ở trọ vài ngày. Đến DC thăm Newseum là vợ sẽ gặp chồng, không cần phải qua Lào tìm kiếm.
Chúng tôi cũng dùng bài này làm bản báo cáo cho tổng hội không quân, cho các chiến hữu của không đoàn 41 Đà Nẵng. Các bạn tính sao.
Và tôi cũng sẽ viết thư thẳng cho Newseum tại thủ đô nhân danh người vợ đợi chờ 41 năm tại Huế. Hỏi thăm xem cái cơ sở truyền thông lừng danh thế giới đó có thể giúp đỡ được không.
Xem ra cái anh truyền thông Mỹ này khá vô tình. Đã đi nhờ máy bay Việt Nam, và đã cùng nhau đi vào chốn vô cùng. Sau khi tìm xác lẫn lộn thành một đống tro tàn, các bạn chi tiền cho người Lào rồi chẳng hỏi han ai, tự tiện đem tro tàn của cả 4 chiến binh Việt Nam về gắn vào tường kính của museum báo chí Mỹ.
Rồi khi làm lễ tưởng niệm, khóc thương ca tụng lẫn nhau vào tháng 4 năm 2008, các bạn chẳng hề nói đến các linh hồn Việt Nam.
Nào các bạn không quân Việt Nam anh dũng muôn đời. Ta nên tìm cách đưa bà Sen qua tảo mộ chồng rồi mắng cho cái Newseum này mấy mắng cho chừa cái thói cửa quyền. Bộ xương thịt của anh em ta không đáng bàn tới hay sao.
Tôi cũng xin báo cáo cho các thân hữu tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhờ các bạn ghé qua Newseum xem tro tàn, xương cốt và linh hồn của chiến hữu có còn ở quanh đấy hay không? Hỏi thăm bà Susan Bennett, the Newseum's deputy director phó giám đốc Newseum coi có thể bảo trợ cho gia đình các chiến binh VNCH đi thăm chồng vào tháng tư năm 2012. Nào đâu là AP.ABC.NBC hãy xin bảo trợ và quay phim chuyến đi từ Huế của bà Sen, từ Đồng Xoài của bà đại tá Cao khắc Nhật, từ Sài Gòn của bà trung úy Tạ Hòa, từ Canada của bà đại tá Phạm Ri. Phái đoàn quả phụ sẽ qua thăm Newseum trên con đường Pennsylvania tại DC.
Biết đâu đây cũng sẽ là những tin tức đáng kể
Bây giờ tôi xin hân hạnh bàn giao cho các bạn đây.
Địa chỉ bà Trương thị Sen 33/209 Phan Đình Phùng Huế Viet Nam

Giao Chỉ, San Jose
irccsj@yahoo.com

caonguyen569
01-15-2012, 05:13 PM
Chuyến bay định mệnh năm 71.
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 8 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng...

Xin được góp vài ý nhỏ:-Cuộc hành quân năm đó là Lam Sơn 719 chớ không phải 119. ( 71 là năm, 9 là Tỉnh lộ 9 nối từ Đông Hà-Quảng Trị vào Khe Sanh qua Lao Bảo, biên giới Hạ Lào.
-Các nhà báo Mỹ ghi nhận vẫn còn sai một số chi tiết vì một phi hành đoàn trực thăng có đến 4 người chứ không phải chỉ có hai phi công ! nên nếu nói đúng hài cốt được đưa về Mỹ là 10 chứ không phải 8 người.
Xin cám ơn tình cảm của anh đối với những người bạn trực thăng.

vinhtruong
01-16-2012, 11:35 PM
Nguyễn Đạt Thịnh viết: “… Tôi đã thảo luận với các giáo sư trường báo chí, viện đại học Hawaii, về vấn đề này. Hiện nay sai lầm của truyền thông Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam đã được toàn bộ ký giả Mỹ nhìn nhận, nhưng họ vẫn chưa học được bài học Hạ Lào, bài học Mậu Thân; họ vẫn tiếp tục sai lầm trong việc tường trình chiến trường Iraq”

Xin thưa với đại tá, tác-giả Nguyễn Đạt Thịnh, vì sách lược Mỹ do Giòng họ Bush buộc phải tiếp nối dùng công cụ Truyền Thông Văn Hoá để khũng bố chính quyền đương đại phải đi đúng sách lược toàn cầu của Mỹ, chỉ nằm ngắn gọn trong hai chữ “America-First” và áp dụng triệt để định luật của kinh tế gia Malthus là phải tàn phá khủng khiếp để tái thiết sau, như Marshall Âu châu, Nhựt, Việt Nam, Iraq …có như vậy bộ mặt của các nơi bị tàn phá sẽ đẹp đẻ hơn xưa rất nhiều và Mỹ có thu nhập dollar mà lại được các nước mang ơn …
Tôi nhìn nhận tác giả Nguyễn Đạt Thịnh nhận xét rất đúng, sự “cố tình” làm sai lầm qua các phóng viên nổi tiếng như tam trùng Phạm Xuân Ẩn làm việc mật thiết với các phóng viên CIA đội lốt, nổi tiếng như walter Cronkite, Robert Shaplen, Kenneth E Sharpe, Neil Sheehan … mãi cho đến ngày hôm nay, biết bao nhiêu chứng liệu, hình ảnh trên internet và youtube đưa lên Web, nhưng cũng còn nhiều sai trái cố tình bóp meo như tôi sẽ lý-giãi dưới đây:

Trở lại với bảo tàng viện Newseum và chiếc hòm kẽm chứa 11 di hài của 4 phóng viên Hoa Kỳ và 7 chiến sĩ VNCH, Đại tá Cao Khắc Nhật, Trung tá Phạm Vi, Trung Úy Lê Trung Hải, Trung Uý Lê Tín, Trung Sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trung Sĩ Từ Vũ, và một chiến sĩ VNCH (không tìm được danh tánh). So với trên tấm bảng đồng treo tại Newsium ký giả thì khác, không giống như những gì tác giả Nguyễn Đạt Thịnh ghi ở trên; Thí dụ không có tên Trung úy Tạ Hoà, người Lead 4 chiếc UH-1, Trung úy Nguyễn Diêu copilot của Tạ Hoà …
Thế thì sự thật ra sao? Tác giả Thịnh và tấm bản đồng tại Newseum ai trúng ai trật? Tôi giãi thich qua hình ảnh hai chiếc UH-1 bị bắn cháy và không cháy, rơi xuống đất…(bạn nên qua Hội Quán Phi Dũng xem hình bài: “Quật mồ cuộc HQ Lam Sơn 719” Mục “Nhận định thời cuộc” trang 2, thì sẻ rõ … nếu bạn nào chưa thông suốt xin cứ hỏi, tôi sẽ cố gắng giãi đáp ngay

Lời tâm-sự cũa người viết về trận Lam Sơn 719: Nhằm mục đích trả lại tính trung thực cho gia đình thân nhân, cho quân sữ, và vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam. Trước đây khá lâu, tôi đã viết loạt bài về cuộc hành quân Lam Sơn 719 xảy ra tại Hạ Lào hay Nam Lào vào năm 1971. Loạt bài này, đã có trong Đặc San Không Quân từ 2009-2015, chia thành khoảng 20 tiết mục đặt nặng về hoạt đông của LĐ/51/TC, mỗi mục nói về một giai đoạn của chiến dịch quan trọng này.
Vì tôi được vinh dự trực tiếp tham chiến tại Hạ Lào nên bài viết chỉ căn cứ vào các tài liệu thâu thập do chính mắt và sự hiểu biết của tôi, đương nhiên kém chính xác về bao vùng khắp chiến trận trải rộng và vô cùng sôi động, chấp nhập có thiếu sót so với những điều mắt thấy tai nghe bao quát cuộc hành quân, tuy là nhân chứng có mặt tại chiến trận. Tuy nhiên, cũng rất có thể vì vậy mà bài tường thuật lại có phần khách quan và thú-vị hơn, vì đối với một cuộc hành quân lớn và phức tạp như trận Hạ Lào, một cá nhân dù có mặt tại trận địa cũng rất khó nắm vững được toàn bộ chi tiết các biến cố trên chiến trường.
Về trực thăng vùng hoả tuyến, đối với những ai quan tâm đến 2 PHÐ đi không ai tìm xác rơi tại Hạ-Lào, Chúng ta chỉ nên cung cấp những tin tức chính xác để người nhà khỏi bị đau khổ thêm một lần nữa, vì ngoài sự mong chờ và hy vọng của họ, đồng thời chúng ta cũng thông cảm vì sự quên đi trên tấm bảng đồng không có tên PHÐ của Phi-Ðoàn/233 tuy mới tân lập, nhưng chiến đấu vô cùng anh dũng dưới sự ngạc nhiên của dân bay thuộc Sư đoàn 101 Không Kỵ bạn. Nhưng điều thật ngỗ nghĩnh là chính danh sách mà tác giả Thịnh đưa ra lại 100% đúng với sự thật mà lại khác những gì Ông Richard Pyle? Điều dễ hiễu tất cả đều là mục tiêu chính trị, chả lẻ Trung úy Tạ Hoà là Lead mà không có tên?

Nhưng tiếc thay, quá khứ ghi lại hoàn toàn sai: Dưới đây là câu chuyện mà tôi chắc chắn rằng không có chinh xác hay nói cách khác hoàn toàn sai sự thật, trái lại những gì như tôi đã minh xác nêu ra dưới đây với đầy đũ chứng cớ, tài liệu và thêm chi tiết hình ảnh trên Cánh-Thép, mục Lam Sơn 719 (Tôi như người lính canh gác ngồi trên chòi canh kiễm soát bao vùng hành quân, bằng vị thế ngồi trên chiếc Gunship, bay theo chiến-thuật Biệt-Kích “Kạ-Càng lướt thoáng trên ngọn cây” để áp đảo quân BV mà kết quả không còn phi hành đoàn nào bị tử thương ngay sau khi áp dụng triệt để chiến thuật nầy.
Về chuyện tấm bản đồ hành quân lọt vào tay đối phương và ngày tháng máy bay bị bắn rơi, ở phần ghi chú, ông Hà Mai Việt thêm, “Hai trực thăng của bộ tư lệnh Quân đoàn I bị phòng không BV bắn hạ và Hà Nội đã lấy được tấm bản đồ mật về cuộc hành quân LS 719 do đại tá trưởng Phòng 3 Hành quân Quân đoàn mang theo… Theo các sử gia HK ghi lại thì ngày 10-2-1971… Nhưng theo trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh chiến trường, kể với soạn giả [HMV] thì đó là ngày 9-2-1971, ngày thứ nhì hành quân vượt biên. Sau nhiều lần hỏi lại, trung tướng Lãm khẳng định: ngày 9-2 là đúng, chứ không phải ngày 10-2-1971.” (Sách đã dẫn, trg 87, tướng Lãm lầm-lẫn giữa ngày bị máy bay Mỹ thã lầm với ngày 2 trực thăng VN rơi, tôi xác quyết ngày các sữ gia Hoa Kỳ cho là hoàn toàn đúng theo nhựt ký hành quân, vì ngày 10-2-1971 là ngày tang đau buồn của LĐ/51/TC)

Tuy nhiên, người viết bài nầy căn cứ vào “Tờ Tường Trình Ủy Khúc” của Sư Đoàn 1 Không Quân, KBC 3198, (do chính tôi báo cáo từ nhựt ký điều hành của đơn vị đến đơn vị gốc Đà-Nẳng) ký ngày 11-5-1971, và vào “Tuyên Cáo Ước Đoán Biệt Tăm” (MIA) của Bộ Quốc Phòng, do Tướng Nguyễn Văn Vỹ ký ngày 17-7-1971. Cả hai tài liệu nầy Thời Báo đang có phó bản trong tay, đều ghi rõ phi hành đoàn do Thiếu úy Tạ Hòa làm Hoa-tiêu-chính đã bị bắn rơi ở tọa độ XD 565.520 vào trưa ngày 10-2-1971 trên lãnh thổ Lào.
Vào ngày thứ Năm 3-4-2008, Hài Cốt tập thể của 11 người trên chuyến bay định mệnh nầy đã được mai táng chung tại Nhà Bảo tàng Báo chí (Newseum) ở thủ đô Washington DC. Vì Newseum chỉ dành riêng cho ký giả tử nạn khi làm nhiệm vụ, trong khi số Hài Cốt thu hồi về từ cao-điểm 2062 feet bất khả phân ly, nên danh sách Phi hành đoàn Việt Nam và tên tuổi Phóng viên quân đội Từ Vũ, cũng như của Đại tá Cao-Khắc-Nhật và Trung tá Phạm-Vi không được ghi bên trong nhà bảo tàng. Hiện ký giả Richard Pyle đang vận động để yêu cầu Nhà Bảo tàng cho phép đặt một tấm bảng đồng trong sân bảo tàng để giúp khách tham quan biết rõ sự tích; Ngoài ra, thân nhân của cố Đại tá Cao Khắc Nhật từ vùng kinh tế mới Việt Nam đang được thân nhân cố Trung Tá Phạm Vi lập thủ tục để có mặt tại Newseum vào sáng 10-8-2010, để được chính ông Richard Pyle hướng dẫn vào thăm Hài Cốt người thân của mình lần đầu tiên, kể từ ngày máy bay lâm nạn đúng 39 năm rưỡi trước “Chĩ một nhúm đất mà thôi!” Việc nầy chĩ có một nhúm người Việt ngồi backseater trên Bronco OV-10 là nhân chứng và 8 NVPH chờ đợi Ðại úy Trần Duy Kỳ đơn thân độc mã bay vào lữa đạn để cứu đồng đội (T.U Ðạt và Thiếu-úy Phúc đang ngồi chờ cấp cứu trong Bunker CCHL Hồng Hà-2 là nhân chứng) Các phi-cơ bị bắn rớt tại Hạ Lào đều phải phi-tan bằng loại Bom đặc biệt vô tuyến điều khiển (laser-smart) do E.F-4 Panthom từ Thái Lan qua phá hũy dù rằng chiếc UH1 của T.U Ðạt cháy ngút-ngàn bằng cột khói đen lên cao ngất trời xanh, nhưng vẫn bị E.F-4 bay đến thã Bom phi tan dấu-vết theo như SOP.
Ðó là lý do tại sao phái-đoàn tìm kiếm MIA phải đem một nhúm đất về làm lễ. Một điều lạ nữa là tấm thẽ-bài (do anh sirlonelyhung post ở trên Cánh Thép) cũng như máy chụp ảnh của phóng viên chiến trường Huet mà còn bị cháy queo thì xương-xõ đâu mà còn, thế nên chĩ vì lý do làm rạng rỡ các Phóng viên và PHĐ lâm nạn là mục tiêu chính, cho nên họ pha-chế ra cho nghe có hửu-lý nhưng đối với dân bay chúng ta là một sự ngụy-tạo rất “dễ thương” xin miễn phê bình xa hơn mà nên thông cãm cho chính sách mưu đồ lừa dối của Hoa Kỳ trong cuộc chiến, các bạn nên đau lòng vì người đồng chũng của mình đã bị cuồn sát bằng Bom BLU 82AL và B-52, Mỹ đã bỏ điều lệ giao ước trò chơi chiến tranh ROE (Rule Of Engagement) từ Rolling Thunder qua Linebacker (chĩ vì TT Thiệu ươn-ngạnh cho lệnh rút quân bỏ qua giai đoạn khai thác chiến trường (deployment) tàn sát quân BV mà phía Hà Nội cũng không dám tiết lộ con số tàn sát ghê gớm, dã man nhứt trong lịch sữ chiến tranh, xem Cánh Thép mục Lam Sơn 719, Reply Mar 31, 2010 08: 02; Mar 29 2010 23: 35 và 23: 36; Phi hành đoàn Gunship chúng tôi phải ngữi mùi xác chết như thế nào nhiều khi muốn xiễu, qua lời Tướng Abram nói về đại đội Hắc Báo: (Black Panther)
“They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick … “ Chúng tôi bay kạ-càng trên ngọn cây hàng ngày như vậy, chắc bạn cũng đồng tình cãm giác như chúng tôi muốn ói mữa như thế nào? (Theo kinh nghiệm chỉ có duy nhứt dầu phọng mới khữ được)

Họ làm sao biết được số phi cơ khi tất cả chĩ còn là lớp tro tàn? Họ lấy trong sỗ kỹ thuật của KQVN và số phi cơ, và vì họ không biết rõ ràng như chúng ta nên tóm gọn TPC/PÐ/213, Tạ Hoà và HTC/PÐ/233 bay team là Haĩ và Tín đâm đầu xuống cùng chung một tọa độ. Với con mắt chúng ta thì không thễ chấp nhận cho việc nầy là hữu lý. Nhưng chúng ta đâu có quan trọng bằng hệ thống tuyên truyền mạnh nhứt cũa chính sách Mỹ hơn cả công cụ CIA, FBI? Nó là nhân tố chính để khai tữ miền nam đúng theo kế sách “Axiom-1” – Vì ôm-ấp một tham vọng phải trả lại tính trung thực cho lịch-sữ, tôi muốn xác định 100% cuộc hành quân nầy là chứng tích hoàn toàn trung thực hoà hợp với tác phẫm “Vietnam War”: The New Legion, tạm hoàn hảo của tôi để quân sữ đúc kết lại được nhiều đối chứng xác thực: Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết:
"Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202/B70. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nất than Trái, tốc độ chừng 95 knots, cao độ 2,200 feet; Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (T.U Ta Hoa, trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ ba (bay team Hai+Tin, chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dỏi từ vệ tinh cố-định (stationary satellite) chuyển về phòng hành quân chiến cuộc, Pentagon do tướng Haig điều hành. Chiếc số 1 cháy rơi xuống tọa độ XD 565520 chiếc số 3 không cháy rơi XD 563523
Nhưng than ôi! nhứt là còn sót lại chử “Stationary Satellite” mà tôi biết nhiều anh em chưa hiểu, nhờ Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/ Sư Ðoàn 101 Không Kỵ giãi nghĩa nhưng ông đã chết vì bệnh ung thư sau khi lên được cấp tướng 2 sao. Như những ghi nhận dưới đây: “Sorry to inform you that Bob Molinelli passed away more than 25 years ago. More information is available at this link http://www.flyarmy.org/DAT/datM/G61709.HTM Thanks for your interest. Army Aviation Association of America. 755 Main Street Suite 4D Monroe, CT 06468-2830; Phone: (203) 268-245. Fax: (203) 268-5870

Sau này, cùng với tài liệu giải mật (de-classified) các hồ sơ chiến tranh của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, một số tài liệu quan trọng liên quan tới cuộc hành quân Lam Sơn 719 như phúc trình hành quân, báo cáo hậu hành quân (After Action Reports) và các cuộc phỏng vấn nhân chứng (Oral Reports) v.v... được phổ biến rộng rãi nên những chi tiết được đầy đủ hơn. Ngoài ra, những hiệp hội Cựu Chiến Binh và các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến tại Hạ Lào cũng cung cấp nhiều tin tức mắt thấy tai nghe giá trị với tư cách nhân chứng. Một điều nữa khiến những sự thật về cuộc hành quân Lam Sơn 719 được thêm sáng tỏ vì một số các cựu quân nhân QLVNCH trực tiếp tham chiến đã bắt đầu viết hay kể lại về cuộc hành quân này.
Mặc dầu vậy, cũng như những chi tiết khác về chiến tranh Việt Nam, phần lớn các tài liệu về cuộc hành quân Lam Sơn 719 hiện có đều do các phóng viên và "cố vấn" Hoa Kỳ cung cấp và nhứt là thế lực trong bóng tối muốn che lấp những việc làm bất lợi trong cuộc chiến nầy theo ý đồ phản chiến, nên đôi khi kém trung thực, bị bóp méo, nếu không muốn nói là thiếu thiện cảm và nhiều thành kiến bất lợi đối với QLVNCH. Ðiều này cũng dễ hiểu vì một khi Hoa Kỳ đã muốn giải kết để rút chân ra khỏi Việt Nam, họ cần tìm lý do để bào chữa cho sự thất bại của chính họ bằng cách đổ lỗi cho QLVNCH đã không chịu tự mình chiến đấu và lệ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.

Hơn nữa, trong cuộc hành quân tại Hạ Lào, các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ, ngay cả các cố vấn, cũng không được trực tiếp tham chiến vì bị đạo luật Cooper-Church 1970, ngăn cấm nên chi tiết về các trận đánh trên đất Lào do người Mỹ cung cấp lại càng sai lạc và khó tin cậy; Cho đến nay, tôi đã nghiên cứu thu thập thêm được rất nhiều tài liệu, hình ảnh mới, hiếm có chưa từng được phổ biến liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ngoài ra, tôi còn được dịp trực tiếp chuyện với một số cựu quân nhân QLVNCH đã từng có mặt tại Hạ Lào, cũng như các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến nên đã thâu thập được nhiều chi tiết mới cùng tài liệu "sống" như video tapes, audio tapes, bản đồ hành quân v.v... Có thể nói số lượng tài liệu hiện có nhiều hơn hồi trước gấp bội phần
Vì vậy, căn cứ vào những dữ kiện mới thu thập được, tôi đang viết lại bằng tiếng Anh về cuộc hành quân Lam Sơn 719 từ đầu để loạt bài được trung thực và gần với sự thật hơn. Tuy nhiên, tài liệu dù có nhiều đến đâu cũng không thể ghi chép chính xác được một biến cố quan trọng, phức tạp và có tầm ảnh hưởng sâu rộng như cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã diễn ra cách đây bốn thập niên. Muốn cho ra một cuốn sách như là một tập tài liệu tương đối đầy đủ về trận Hạ Lào, thiết tưởng cần sự đồng lao cộng tác và góp sức của nhiều người quan tâm, để sự thật không bị mai một với thời gian.
Thiết tưởng, muốn ghi chép trung thực về một biến cố quân sự xẩy ra trong quá khứ, tôi cần căn cứ cả vào tài liệu lẫn lời tường thuật của các nhân chứng tham dự, phần tài liệu như lệnh hành quân, phóng đồ phối trí lực lượng, nhật ký và phúc trình hành quân v.v... sẽ cho chúng ta biết các chi tiết về chiến lược, chiến thuật, đơn vị tham chiến, kế hoạch điều quân và ngày giờ, địa điểm của các biến cố hay trận đụng độ. Nhưng đây phần lớn mới chỉ là các dự đoán, dữ kiện trên giấy tờ, nhiều khi khác xa với sự thực xảy ra trên trận địa, cũng vì lý do này, Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng độ với địch quân". Ngược lại, các nhân chứng tham dự tuy có mặt tại chiến địa, có thể biết nhiều "chuyện" không ghi trong các bản báo cáo hay phúc trình, nhưng chưa chắc còn nhớ được những diễn tiến nếu không được các tài liệu trên giấy tờ gợi ý, nhất là những biến cố phức tạp xảy ra đã lâu như trận Hạ Lào. Do đó, cả phần tài liệu tham khảo lẫn lời tường thuật của các nhân chứng đều cần thiết, quan trọng và bổ túc cho nhau liên hệ với thực tế.

Vì những lý do trên, tuy không phải là một sử gia hay chiến lược gia, tôi cũng mạo muội viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả, những người "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có một tập tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình. Ngoài ra, đây cũng có thể là một "Ðài Tưởng Niệm" tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm u Hạ Là sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNC tồn tại mãi với thời gian. Vì thế, bài viết bằng Anh ngữ của tôi ở Volume-II, được nhiều người My ưa chuộng để làm tài liệu, vì trong đó có mục “Operation Lam Son 719” tại Hạ Lào và bài nầy tôi cũng mới vừa post tại diễn đán Hội Quán Phi Dũng, mục “Văn Đàn Ngoại Ngữ” cũng leo lên rất nhanh vào được danh sách 100 bài đọc nhiều, trong đó phần ngoại ngữ chĩ duy nhứt có hai bài của tôi mà thôi là thêm bài “My Spy-Pilot Life”.

TRUONG VAN VINH