PDA

View Full Version : VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú



Tinh Hoai Huong
01-03-2012, 11:11 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1325631723.jpg

Tinh Hoai Huong
02-07-2012, 11:46 PM
2*. Từ đầu Tỉnh NINH THUẬN tới cuối CAM RANH


Quanh phụ cận vùng NINH THUẬN có: Đá Chẹt, Mũi Nhỏ, La Gàn, Hòn Rơm cách Mũi Né (xa 4 km). Những rặng dừa xanh um đầy quả rợp bóng mát. Đồi cát vàng luôn thay hình đổi dạng, mỹ lệ dưới sức gió đẩy đưa, tiếp nối trùng trùng… ánh lên dưới bầu trời đầy cát mịn, êm êm. Mũi Né hoang sơ nguyên thủy, nhưng phong thái đẹp tươi, trong lành, thoáng đạt dưới nắng ấm, bãi cạn thoai thoải, nước sạch, trong veo. Cà Ná, sông Mê Lam, sông Sắt, sông Chá, sông La, lại còn có tên rất lạ: sông Quao, Cà Đú, sông bà Râu, nào Cà Rôm, Suối Cát... là những danh lam thắng cảnh tuyệt vời trong quê hương Việt Nam. Dẫu có hững hờ, Mười vẫn ưa nhìn ngắm và trầm trồ khen phong cảnh quê hương tuyệt mỹ, đất nước mình độc đáo giàu chất thơ, lãng mạn, và gợi trí tưởng tượng phong phú đa cảm nơi mỗi người.

Khu tháp Chăm Pa: Tam Tháp, Hoà Lai, Pô Rô Mê, và Pô Tầm ở Phan Rí. Trong các tháp kể trên, có Tháp Chàm Poklong Garai, cách *PHAN RANG khoảng 2 ki lô mét, đẹp và hùng vĩ hơn hết. Tháp nằm trên ngọn đồi trọc oai dũng uy nghi, lồng lộng, trầm mặc u hoài mà sừng sững trang nghiêm giữa nắng trưa khuya chiều. Dưới chân đồi ta đi lên chín hàng cấp cao cao, qua cổng chào xây đá hình vòm cung. Đứng trên sân cao nhìn xuyên qua lũy cây xương rồng xù xì có bụi gai nhọn và to, khu tháp được bao bọc cả ba phía là ruộng vườn làng mạc trải dài xa xa, còn một phía tháp nhìn ra biển khơi, cuốn theo nỗi sầu đau xô sóng xa tít tắp đến tận chân trời mênh mông bát ngát.

Ba ngôi tháp kiến trúc tuyệt tác tinh xảo hình chóp ba tầng cao, to lớn, tháp làm bằng gạch đỏ, đất sét, đá ong. Chính diện có tượng thần Shiva. Trong tháp, ngoài bức tượng vua Poklong Garai và chiếc bàn đá, thì hoàn toàn trống trơn, rộng rãi. Vào dịp có đình đám lễ lạc, Tết nhất, như tháng Giêng âm lịch có lễ hội Rija Nưga; Poh Mbăng Yang, thì họ tổ chức lễ dưới chân tháp Pôsha Nư. Một trong hai ngôi tháp (nhỏ hơn ngôi chính điện) có để thờ bộ phận sinh dục nam & nữ, bằng đá. Tác phẩm độc đáo của Thượng Đế ban tặng cho con người hoàn mỹ để nối dõi tông đường, là điều cao qúy toàn bích. Ý nghĩ mình trong sáng thì cứ thản nhiên nhìn, coi như đó là chuyện bình thường, chẳng tục tỉu, không có gì quan trọng, chả có gì mà ngượng ngùng e thẹn, không dám chưng bày ra đây nà!

Trong suốt chiều dài lịch sử, dọc theo dòng đời đưa đẩy, qua bối cảnh lịch sử thăng trầm, thì dân tộc Chàm có di tích lịch sử vô cùng độc đáo và huyền bí: dân tộc Chăm có khoảng 200 năm sau Công Nguyên; từ 982 đến 1.471. Khi nước Nam bận rộn những trận chiến thư hùng, oanh liệt đánh tan giặc Nguyên từ Phương Bắc. Về phía Tây, Chiêm Thành luôn quấy phá bờ cõi đất Việt, chiến tranh Việt Chăm liên miên bùng nổ rất ác liệt. Vua Trần Nhân Tông bèn... làm cuộc giao hảo: cho công chúa Huyền Trân viễn du sang Chàm làm hoàng hậu Chiêm Thành. (“khiến cả Thế giới rúng động").

Thời gian hững hờ xô sóng rớt trên nỗi sầu đau vào Kinh Thành dân tộc Chàm, mãi sau đó Chàm bị họa diệt vong. Những đêm trăng sáng, số cư dân tụ lại quê nhà thường lũ lượt lên Tháp cầu kinh, cúng tế, ca hát nhảy múa, thiết tha hoài cổ bằng điệu sáo, cây đàn truyền thống, tiếng trống bập bùng u uất vang vọng... Họ hát câu đồng dao thiết tha não nùng ai oán, để tỏ lòng hoài hương vong quốc và hoài cảm. Đoàn người Raglai, Chăm, đội thúng, mũng, vò nước đi trên con đường đất pha cát mịn đỏ, vàng, đá sét, cát kết vôi, tích lũy mùn N, P2, 05, K20.
Với Mười thì nghĩ:
- Người ta có thể phân ly con người ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng không ai có thể vong bản tách bạch dòng sông, cây dừa, bụi chuối, vườn rau... ; (dẫu quê hương điêu linh, sầu đau) ra khỏi lòng mỗi người vong quốc nô, khi vong gia thất thổ, thì họ càng khắc ghi muôn vàn hoài nhớ, ngậm ngùi, đắng cay tức tưởi nghẹn ngào!

*Phan Rang, vùng cát vàng nóng bỏng, có bao trận cuồng phong xoáy tít trên không. Nóng, gió, nắng gắt quanh năm. Đồng khô cỏ cháy, đất đai không mấy phì nhiêu màu mỡ. Tuy có nhiều sông không sâu và lớn, có ba phía là rừng, một phía biển, nhưng Phan Rang luôn bị năng lượng bức xạ mặt trời có cường độ khá cao chiếu thẳng. Dân cư đông đúc đa sộ́ buôn bán các ngành hải sản. Họ chịu ảnh hưởng thủy triều, thiên nhiên khắt nghiệt, khí hậu gay gắt, ngập nắng chói chang, bị gió vần vũ trong bầu trời luôn tung cát bụi, nóng nung người, làm rát bỏng mặt, nên đa số dân vùng nầy bị bệnh loét mắt và đỏ mắt.

Phan Rang có lễ hội Katê, hoặc Chabum vào tháng 8, 9 âm lịch, tại tháp Pôklong Garai. Tháp nằm trên núi Trầu, cách Phan Rang 5 km, về hướng Tây Bắc, do Simhavarman ill, xây dựng từ thế kỷ 13, để dân tộc Chàm tưởng nhớ mẹ cha.

*BA NGÒI là miền hải tần nuôi tôm nước mặn sầm uất, chuyên sản xuất tôm hùm nổi tiếng. Vịnh CAM RANH quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh diện tích khoảng 60km2, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Thủy triều vịnh đều đặn hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Cam Ranh có nhiều cánh đồng cát mịn trắng phau phau, cát dùng làm men sứ hay thủy tinh xuất cảng là thượng hạng. Phía ngoài Vịnh Cam Ranh có một số đảo, cù lao và đất liền che chắn, thuận tiện cho việc trú bão tốt cho tàu vô vịnh khá kín gió nhờ đáy vịnh bằng phẳng là một quân-cảng tốt nhất.

Năm 1905, nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão. Cam Ranh có nhiều kho lớn chứa máy bay, có sân bay cũng là căn cứ lớn. Khi xưa Pháp dùng nơi nầy làm cảng Hải-Quân. Có dự tính vào năm 1905 để cho hạm đội Nga trong trận Tsushima. Năm 1942 Nhật Bản dùng làm điểm chuẩn trong cuộc tấn công Malaysia. Nơi đây tàu bè đi lại dễ dàng, nơi neo bến an toàn nhất vùng Đông Nam Á. Dọc quốc lộ, từ Krong Pha chạy xuống Cam Ranh, rải rác hai bên đường là Khu Dinh Điền trù phú, chính phủ Cộng Hoà Việt Nam do Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thành lập, đã nâng cao đời sống người dân tứ phương đến an cư lạc nghiệp, thanh bình trù mật.

Xe bon bon trên đường đi, bỗng nhiên chậm lại vì cơn mưa ào ạt, buốt giá, rả rích kéo dài suốt ngày. Rẽ về hướng trái, là đường vào *BÌNH THUẬN, nơi nổi tiếng với đoàn thợ lặn chuyên nghề. Người ta nói "sanh nghề tử nghiệp". Thật tình Mười chẳng biết nói sao khi thấy thợ lặn từ trong biển trồi lên, mang theo những hạt trai quý giá lóng lánh dưới ánh mặt trời, họ đem giàu sang về cho gia đình và đất nước. Nhưng cũng từ nơi chốn ấy, đa số thợ lặn khi trồi lên bờ nghỉ ngơi dưỡng sức. Bỗng nhiên mặt mày họ thâm tím, rồi máu mắt, máu mũi, máu mồm ộc ra có vòi. Họ quằn quại co giật chân tay đau đớn kinh khủng. Cho đến khi linh hồn họ "lặn" đi mút mùa lệ thủy theo hà bá. Than ôi!
* * *

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!
_________

Tình Hoài Hương
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Tinh Hoai Huong
03-05-2012, 06:53 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1330973022.jpg
3*- Cổ THÀNH đến NHATRANG tuyệt diễm


Trời xám xịt, ảm đạm với từng cuộn mây đen phủ chụp lấy Cây Cẩy, xe chạy càng chậm như rùa bò khi đến *Cổ Thành, là một quần thể lục giác, có lối kiến trúc quân sự độc đáo, quy mô theo phương pháp Vauban, {do ông kỹ sư Công-binh quân sự nổi tiếng của Pháp: tên Vauban (1633-1707) tên thật của ông là Sébastien Le Prestre} Cổ Thành có hào sâu chắn bờ thành cao 3 mét rưỡi, bên trong thành đắp làm hai bậc cấp rộng và cao.

Ven biển Nam Trung Bộ thuộc Tỉnh KHÁNH HOÀ (thành phố Nha Trang) phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên. Nam giáp Tỉnh Ninh Thuận. Tây là sườn đông của dãy trường sơn giáp Đắc Lắc & Lâm Đồng. Biển Khánh Hòa trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông Việt Nam, là có vị trí địa lý thuận tiện trên đường thủy & trục giao thông quốc lộ 1 A quan trọng xuyên qua mọi miền đất nước Việt Nam, khá thuận lợi. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa Đắc Lắc và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. Ngoài ra có hệ thống xe lửa nối dài từ Phan Rang chạy xuyên qua các miền tới Cà Mau & đồng thời ra tới Bến Hải. Khánh Hòa có nhiều hải cảng và phi cảng náo nhiệt, đông đúc, đồ sộ.

NHA TRANG tuyệt đẹp với miền cát trắng mịn đầy hấp dẫn... là một tiềm năng khá tốt mang tính chất nhiệt đới gió mùa & đại dương thông thoáng, thênh thang, bao la, mênh mông. Biển gần sát thị thành, nên khí hậu dễ chịu (so với các vùng biển khác). Phố biển thơ mộng của Tỉnh Khánh Hòa đã nở hoa đèn khi có nhiều cặp tình dìu nhau lượn ven biển: chàng Hải Quân áo xanh áo trắng hiên ngang, cùng nàng thiếu nữ mặt hoa da phấn, tay trong tay họ âu yếm cười vui trên đường thênh thang. Hợp với anh Không-Quân hào hùng, áo bay xám áo bay vàng cam cùng với em kiều diễm thủng thỉnh dạo bước thuở xuân tình, khiến thành phố biển càng nôn nao xao xuyến ngẩn ngơ thay!

Mưa bụi mù mù bay bay, nhạt nhòa trong bóng tối. Ngoài xa xa ngư thuyền tấp nập nhấp nhô trên sóng, những chùm đèn câu mực, nhỏ li ti, khi tỏ khi mờ. Thuyền lênh đênh trên mặt sóng, không hiểu vừa vào bến đỗ, hay đang ra khơi? Hòn Tre như bức lũy thành ngăn gió đại dương, bãi cát phẳng lì, tơi mịn dưới làn nước mát rượi. Đồng muối Hòn Khói, Hòn Hèo, Hòn Son, Hòn Bà… Hòn Yến. Hòn Tằm... Vân vân… Ôi sao có bao nhiêu là "Hòn"....hỉ!?

Phố thị hải dương thơ mộng, nhiều đại lộ khang trang sạch sẽ dẫn ra Xóm Cồn, Xóm Bóng, Xóm Mới. Nhà cửa, ghe thuyền tấp nập dưới ánh mặt trời. Biển xanh thẳm màu ngọc bích lóng lánh, dạt dào sóng vỗ vào mỗi buổi hoàng hôn hay bình minh. Miền cát trắng thơ mộng với đá granit, đa số cư dân là người Kinh, kế đến là dân tộc Hoa, Raglai, Gietiêng, Eđê, Tày, Chăm. Họ sinh sống trên đất cát, cồn cát.

Ven biển đất mặn có phèn, đôi vùng có đất xám bạc màu. Tuy thế tài nguyên biển rất phong phú cho ta nhiều hải sản quý: Sản xuất cả vạn tấn muối. Tôm giống, tôm thịt. Chim yến. Rừng Khánh Hòa có nhiều loại gỗ qúy hiếm: lim. hương, pơmu, trầm hương, kỳ nam... Khoáng sản: cát trắng, nước khoáng, than bùn, cao lanh, imenhich, đá granit. Ngoài phong thổ thuộc về nơi thắng cảnh hữu tình và du lịch. Nha Trang còn là nơi sản xuất dồi dào nhiều loại thủy hải sản, tôm giống. Trại nuôi trai trên biển lấy giống, lấy ngọc. Có những trang trại: Sản xuất đường mía, bia, nước ngọt. Thủy tinh kính phẳng. Khu công nghiệp Agar, Alginate. Công xưởng đóng tàu, thuyền, ghe.

Nha Trang có Tháp Bà, Hải Học Viện, Trường Hải Quân, quân trường Không-quân, Bãi Dâu, Bãi Cát Tiên. Viện Pasteur lớn nhất do chính bác sĩ Yersin thành lập. Ông Yersin sinh tại Pháp cha ông là người Thụy Sĩ, mẹ người Pháp. Ông Yersin lớn lên thi đậu tiến sĩ, ông viễn du đến Việt Nam, tận tụy cống hiến đời mình cho khoa học, và thành công trong việc trị bệnh dịch hạch. Ông là một trong những nhà thám hiếm đầu tiên khám phá ra thành phố Đà Lạt thơ mộng. Theo di chúc mộ ông xây đơn giản, người ta liệm ông nằm sấp, mặt ông gục xuống ôm chặt đất Việt Nam vào lòng, đầu quay về hướng biển: Alexandre Yersin – 1863 -> 1943, ở khu Suối Dầu. Nơi miền đất Việt Nam thân yêu nầy, là quê hương thứ hai của ông Alexandre Yersin.

Tháp Bà đồ sộ xây bốn tầng, là một kiệt tác từ thời vua Chàm Harivácman, xây năm 813 đến 817 mới hoàn tất. vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, tại Tháp Bà đây có lễ hội tưng bừng náo nhiệt đông đúc vô cùng để tưởng nhớ nữ thần Po Ino Nogar, ca ngợi mẹ tạo dựng ra xứ sở Chăm. Họ cầu xin an cư lạc nghiệp. Dưới chân tháp Bà là xóm Bóng. Hòn Chồng như một quần thể hải đảo xinh xinh, xếp lớp những khối lớn nằm chông chênh trên khối nhỏ. Trên một khối đá lớn có in dấu một bàn tay to dị thường. Tương truyền rằng: thuở xưa có một ông khổng lồ, vô tình ghé qua đây, ông ta nhìn thấy bầy tiên nữ tắm, ông ta say sưa nhìn ngắm mãi mê, nên ông ta bị trợt chân té xuống biển. Ổng liền chụp tảng đá nầy “bò” lên và trở thành “hòn chồng”. Ha ha ha!!! Mấy cô tiên hoảng hốt chui vào hốc đá, hóa ra “hòn vợ” nép mình bên Bãi Dương trải dài thật nên thơ.

Sau một đêm ăn cơm với thức ăn đặc sản, miền duyên hải tuyệt ngon và rẻ, hai mẹ con vào ngủ trong khách sạn Hoàng Yến. Suốt ngày ngồi trên xe chật chội, một chân thòng xuống nền xe, một chân co lên ghế, cằm tựa trên đầu gối một cách phiền não, Mười quá mỏi mệt, tê buốt. Mong sớm hết một ngày đường xa nhọc nhằn, nên vừa tắm rửa xong, leo lên giường, thì hai má con ngủ liền một giấc dài, đến năm giờ sáng, không cựa quậy.

- * -

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!
***

Tình Hoài Hương

Kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau...
Trân trọng

loc4HTTT
03-06-2012, 02:33 PM
nhatrang thành phố hội tụ rất nhiều quân trường như : trung tâm huấn luyện KQ, HQ, trường HSQ Đồng Đế, trường Pháo Binh, Trại Lực Lượng Đặc biệt v.v...những ngày cuối tuần dặp dìu các Quân Binh chũng đi phép dạo phố thật đẹp biết bao những màu áo QLVNCH...có lẻ cũng có rất nhiều người đã có dịp ghé vô dùng cơm nơi tiệm cơm Thọ Lộc, ngay ngả tư đường Công Quán và Hoàng tử Cảnh..hướng vô rạp xi nê Minh Châu..tiệm cơm này có 1 cô gái con cũa ông chủ tiệm tên Hồ nguyệt Thu, ngồi quầy thu tiền, mang cặp kính cận, Cô ấy là" người yêu cũa Lính: và người lính ấy là tại hạ đó AiDuDu ơi.( năm 1972).nhưng " Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, và hết vui khi đã vẹn câu thề..!"..nay đọc lại bài viết này làm mình bùi ngùi nhờ về dỉ vãng quá đi...cám ơn AiDuDu nhiều nhiều lắm lắm..

Tinh Hoai Huong
03-07-2012, 12:30 AM
nhatrang thành phố hội tụ rất nhiều quân trường như : trung tâm huấn luyện KQ, HQ, trường HSQ Đồng Đế, trường Pháo Binh, Trại Lực Lượng Đặc biệt v.v...những ngày cuối tuần dặp dìu các Quân Binh chũng đi phép dạo phố thật đẹp biết bao những màu áo QLVNCH...có lẻ cũng có rất nhiều người đã có dịp ghé vô dùng cơm nơi tiệm cơm Thọ Lộc, ngay ngả tư đường Công Quán và Hoàng tử Cảnh..hướng vô rạp xi nê Minh Châu..tiệm cơm này có 1 cô gái con cũa ông chủ tiệm tên Hồ nguyệt Thu, ngồi quầy thu tiền, mang cặp kính cận, Cô ấy là" người yêu cũa Lính: và người lính ấy là tại hạ đó AiDuDu ơi.( năm 1972).nhưng " Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, và hết vui khi đã vẹn câu thề..!"..nay đọc lại bài viết này làm mình bùi ngùi nhờ về dỉ vãng quá đi...cám ơn AiDuDu nhiều nhiều lắm lắm..

Đường chiều hoa trắng bay
Ôi những con phố nầy
Ngày xưa ta dạo bước
Bên nhau: "Lộc Nguyệt Thu"

Giờ đây khuất sương mù
Cớ sao tình dang dở!?
Ta về gợi giấc mơ
Gió mây sương hững hờ!

*
Tình Hoài Hương

Thân tặng anh LOC4HTTT & QUÝ VỊ HQPD quý mến,
Tình thân,
THH

loc4HTTT
03-07-2012, 03:38 AM
thành thật cám ơn bài thơ cũa THH..mình là trong những người khóa sinh SVSQ KQ ( năm 1972)..giửa đám đông, nhưng mình được may mắn lọt vào 4 mắt cũa nàng (2 mắt*2miếng ve chai)..chuyện tình cũng đơn sơ nhưng thắm đượm những thăng trầm của cuộc chiến tranh trong giai đoạn cuối, và kéo dài đến cuối năm 1978 thì mất liên lạc vì nàng là con gái, đâu thể chờ đợi mãi 1 người mặc cảm vì mang trong đầu là kẻ bại trận và lầm lủi sống xa lánh tất cả gia đình và những người thân..cô ấy đã có chồng và hiện đang sống với gia đình tại ÚC..mình đã có lần về lại nhatrang chỉ thăm hỏi mọi người xung quanh nhà cù của cô nàng mà thôi...buồn và lặng lẻ bước đi, không dám xin 1 địa chỉ hay số phone để được biết tin cũa 1 mối tình sau 37 năm rồi..( vì nếu có hỏi, gia đình chắc sẽ không cho 1 người đàn ông lạ mặt này thôi)...buồn lắm.."38 năm xưa, 1 đêm vừa gió, lại vừa mưa..2 mái đầu xanh, kề vai nhau thỏ thẻ. thôi duyên mình không trọn...."...1 lần nửa , xin cám ơn bìa thơ của anh THH

Tinh Hoai Huong
03-17-2012, 04:34 PM
..mình là trong những người khóa sinh SVSQ KQ ( năm 1972)..giửa đám đông, nhưng mình được may mắn lọt vào 4 mắt cũa nàng (2 mắt*2miếng ve chai)..chuyện tình cũng đơn sơ nhưng thắm đượm những thăng trầm của cuộc chiến tranh trong giai đoạn cuối, và kéo dài đến cuối năm 1978 thì mất liên lạc vì nàng là con gái, đâu thể chờ đợi mãi 1 người mặc cảm vì mang trong đầu là kẻ bại trận và lầm lủi sống xa lánh tất cả gia đình và những người thân..cô ấy đã có chồng và hiện đang sống với gia đình tại ÚC..mình đã có lần về lại nhatrang chỉ thăm hỏi mọi người xung quanh nhà cù của cô nàng mà thôi...buồn và lặng lẻ bước đi, không dám xin 1 địa chỉ hay số phone để được biết tin cũa 1 mối tình sau 37 năm rồi..( vì nếu có hỏi, gia đình chắc sẽ không cho 1 người đàn ông lạ mặt này thôi)...buồn lắm.."38 năm xưa, 1 đêm vừa gió, lại vừa mưa..2 mái đầu xanh, kề vai nhau thỏ thẻ. thôi duyên mình không trọn


:nhacvn: :rose:
Anh Loc4HTTT thân mến,

Câu chuyện tình của anh thật cảm động & buồn da diết.
Tuy chỉ đôi hàng tâm sự, nhưng tựu trung đã trọn vẹn nói lên tình yêu thắm thiết chân thành tín trung từ anh đó.
Anh có thể viết thành một câu chuyện tình đẹp nhưng đầy éo le, đầy nghịch cảnh anh Lộc à. Cố gắng viết nhe.
Tình thân,
THH

Tinh Hoai Huong
03-22-2012, 09:01 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1332448095.jpg
4*- ĐẠI LÃNH đến BỒNG SƠN
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú


Từ giã Nha Trang, xe xuôi về đèo Rù Rì, (Đại Lãnh xa Nha Trang chừng 80km). *Đại Lãnh, đèo Cả, vào vùng *Lương Sơn, *Phong Thạnh, *Hoà Huỳnh. Xe tạm dừng chân ở dưới đèo M'Drack Vạn Giã.

*NINH HOÀ. Trại cùi Bàu Phong nhìn chéo là Núi Hòn Khô. Gió lùa lá vàng, sương tuyết phủ đầy vai bức tượng đã sạm màu với thời gian. Nơi đó tạt hình ảnh chiến sĩ Cộng Hòa Việt Nam khá cao, chiến sĩ ấy đứng trong tư thế thao diễn nghỉ, do bộ chỉ huy trường Đồng Đế xây vào đầu năm 1960.

Ở vùng nầy tập trung rất nhiều loại cây dó Bầu, dó Lưỡi Trâu, dó Cam, rất nhiều trầm tích tụ chất nhựa dầu thơm đặc biệt, trầm có màu xanh cổ vịt, màu trắng vân lóng lánh, đó là lúc trầm đã biến thân thành Kỳ Nam. Người chuyên nghề đi tìm trầm ưa nói: "Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc"... "Trầm nơi Vạn Giã, hương tỏa sơn lâm". Mười nghe: Có người ngậm ngãi đi tìm trầm, trầm ở trong rừng sâu xa tít tắp. Nhưng đi quá lâu ngày, họ bị lạc nhau và mất hút trong rừng. Người ấy không tìm thấy lối ra, lâu ngày lâu năm… thì móng tay móng chân dài ngoẵng, râu tóc mọc xồm xoàm, họ ngơ ngơ ngáo ngáo… và những người ấy bỗng hóa thành cọp. Ui! Nghe sao hoang đường, huyền thoại lạ lùng, ớn lạnh thế không biết?!
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1332448258.jpg

Đúng là phong cảnh tuyệt tác, hữu tình. Bầu trời vần vũ mây xám đục, bàng bạc, hơi nước đan trong sương giá mờ mờ. Núi rừng trùng trùng điệp điệp, khí trời toả lạnh mát rượi, man mác, phơn phớt vàng, đó đây thoang thoảng mùi thơm thơm thật dễ chịu. Xe chạy chậm quanh co trên con đường hẹp, trơn trượt như bôi mỡ. Má tựa đầu vào hông xe chật như nêm, chân tay co quắp, má ngủ gà ngủ gật. Nhìn mẹ già thiêm thiếp mệt nhọc, lòng Mười trào dâng nỗi buồn phiền, và sự ân hận dày vò, khiến nàng ứa nước mắt. Đèo Giã trùng điệp ngút ngàn, núi non cheo leo uốn lượn quanh co. Mưa tầm tã, gió lồng lộng suốt đến Tu Bông. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, bên trái là dốc đá núi đèo, cheo leo hiểm trở, bên phải là đại dương mênh mông bát ngát biếc xanh lấp lánh dưới ánh bình minh rạng rỡ, hay hoàng hôn đều tuyệt diễm. Làng mạc nên thơ. Nhà cửa bao bọc bởi hàng thùy dương, những hàng dừa, hàng cau chen cánh, ven bờ có hàng trăm ghe thuyền nhấp nhô đậu san sát. Cồn cát trắng tưới nắng vàng hanh, phơi đầy loại lưới cá, trông xa như những mạng nhện khổng lồ: Lưới Đăng, lưới Rút, lưới Rồng, lưới Rê, lưới Văng, lưới Rẽo. Làng nầy chuyên về nghề: "Chồng chài. Vợ lưới. Con câu" trên những cánh buồm trắng, nhỏ li ti như hạt đậu phụng, bồng bềnh trôi đi trôi về. Ngư thuyền có thân hình vạm vỡ, cánh tay họ lực lưỡng hầu tung vó bắt cá; giống như vị thủy thần lão luyện, từng trải giang hồ trên biển cả.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1332448379.jpg

Phú Sơn, *Phú Hiệp, *Đông Tác. *Tuy Hoà là một Tỉnh miền Nam Trung bộ, trên tọa độ 12 độ 53’ - 13 độ14’ vĩ độ bắc, l08 độ37’ - 109 độ l3’ kinh độ đông, trực thuộc tỉnh Phú Yên. Nhạn Tháp cao khoảng 20m xây bên bờ bắc sông Đà Rằng, Tháp Nhạn có hình tứ giác bốn tầng. Chân tháp bệ vệ nhưng khi càng lên cao, thì chóp tháp càng thu nhọn nhỏ giống hình chóp nón. Cửa hình vòm cung nhọn, có tượng hình Linga, hơi giống tượng Pônagar, đầu quái vật ở trên đỉnh, như một phế tích u trầm.

Dọc chiều dài phương tây, có dãy núi thấp, nhiều đồi xen kẽ ruộng đồng, cây cỏ xanh um, nhiều cồn cát trắng. Tuy Hòa có ba sông chính: Sông Ba. Sông Kỳ Lô. Sông Bàn Thạch. Trong đó sông Đà Rằng rất dài và đẹp bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Sơn chảy qua các lưu vực cao nguyên Komtum, Đắc Lắc, Sơn Hòa... lượn quanh các vùng sau đó đổ ra cửa biển Đà Rằng. Sông rộng mênh mông có cầu gỗ Đà Rằng (sông Ba) dài nhất trong các cầu, cầu dài ngót cây số, có 21 nhịp, luôn tấp nập người qua lại, xe cộ đông đúc. Cầu nối các vùng *Hoà Đa, *Chí Thạnh, *La Hai, *Phước Lãnh, *Vân Canh.

Lưu lượng thủy triều không đều, lúc mạnh lúc yếu, theo khí hậu miền đại dương vùng nhiệt sáng và nắng ấm dồi dào độ 2000/2700 h/năm, tổng số lượng bức xạ 230 kcal/ cm3/năm. Gió mùa nóng, mưa ẩm quanh năm nơi vùng sông Cái, sông Bàn Thạch. Lại có các: Hòn Lao mái nhà. Hòn đảo Cô, hòn Dứa, hòn Than, hòn Chùa. “Hòn” ơi sao lại lắm hòn thế! Có tảng đá khổng lồ Hòn Vọng Phu trên cao độ 2.064m, đơn độc, đá Vọng Phu đứng chênh vênh lắc lẽo nhô một phần chân ra biển, sừng sững trên đỉnh núi cô tịch điệp trùng, chập chùng núi tiếp núi cao chót vót. Tục truyền rằng thuở xưa khách chinh phu, vì "xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách". Vì nợ nước quên tình nhà, chàng đi chinh chiến ngoài biên ải, quyết giữ gìn bờ cõi sơn hà gấm vóc. Chinh nhân hẹn sẽ trở về, khi giặc hết nhà yên:

Cái cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con.
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Chân đi đá lại dùng dằng.
Nửa nhớ Cao Bằng nửa nhớ vợ con. (cd)

Chinh phụ tháng tháng năm năm ôm con lên núi, mòn mõi khát khao đơn điệu ngóng trông chồng dãi dầu phong sương vẫn biền biệt. Nước mắt chinh phụ tuôn trào suốt ngày đêm thấm đẫm toàn thân. Nàng luôn dặn dò chồng:
Anh đi em ở lại nhà.
Vườn rau em tưới mẹ già em trông.
Anh đi em ở lại nhà.
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Lầm than bao quản muối dưa.
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Chim có đôi có bạn.
Hãy xem cặp nhạn làm gương.
Đứng làm người trong đạo tao khương
Thuỷ chung như nhứt giữ đường ngãi nhân.

Thời gian dài đằng đẵng xô sóng trên luống tóc sầu bạc phơ, nàng sương phụ đã hoá thân thành đá. Ôi! Lòng người vợ hiền Việt Nam thủy chung, bạc phơ mái tóc vẫn sắt son suốt kiếp trông chờ, ấy là tấm gương sáng chói qúy giá vô ngần.
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc.
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây?
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng. (cd)

Đại thi nhân Nguyễn Du có lời thơ trĩu tình người với nàng Tô Thị:
Thạch da, nhân da, bỉ hà nhân.
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điều vô vân vũ mộng.
Nhật trinh lư đắc cổ kim thân.
(Đá chăng? Người chăng? Đó là ai?
Đứng sững đầu non nghìn năm rồi.
Muôn kiếp mây mưa không vướng mộng.
Lòng son nay trước trọn bao đời).

Đèo Cù Mông luôn hoang vu, trầm mặc, cô liêu và u ám, dẫn đến Tháp Đôi (ở Xã Đống Đa). Gồm có hai tháp: Tháp Một cao 18m; tháp Hai cao 22m ; đều là hình chóp nón.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1332448564.jpg
*Qui Nhơn thuộc Tỉnh Bình Định có biển xanh trời rộng và thành Chà Bàn xa khoảng 26 km, về hướng tây bắc, nơi kinh đô vương quốc Chàm xưa, với vua Yangpuku Vijaya ngự trị giữa các tượng voi, rắn, cùng nhiều tượng dị hình khác. Thành Chà Bàn xây bằng đá ong, đường đi lát đá hoa cương. Vào thời triều cuối cùng vua Yangpuku Vijaya (Chàm) Còn gọi tên là Thập Tháp, tháp Cánh Tiên có nhiều hình quái vật, tượng rắn đá trắng, voi đá. Địa hình nghiêng nghiêng, hàm lượng đất phù sa thấp, bạc màu gần chân núi, quanh đầm, vịnh, trôi dần ra bờ biển đông.

*Bình Định nằm trên trục đường sắt xuyên Việt & đường giao thông quốc lộ 1 quan trọng, phía đông giáp biển đông, phía tây giáp tỉnh Gia Ray, Nam giáp Tỉnh Phú Yên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi. Bình Định có nhiều tài nguyên thủy sản: rong câu chỉ vàng. Các loại cá nổi & cá đáy, cá ngựa, tôm, tôm hùm, yến sào, cua Huỳnh Đế qúy. Không những Bình Định phong phú về cá tôm mà cũng là nơi có: nước suối khoáng, cao lanh, đất sét, đá Granosinite đỏ, Biotite vàng, quặn Titan ở Quy Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ... Bình Định có thắng cảnh Ghềnh Ráng đẹp là nơi an nghỉ cuối cùng của Hàn Mặc Tử. Bãi tắm Hoàng Hậu toàn đá xanh nhỏ to xếp từng lớp, nhìn xa như bãi trứng chim khổng lồ. Suối Tiên. Bán đảo Phương Mai, Thị Nại.

Thuở xưa, Vua Bảo Đại đã cho đã xây nhà nghỉ hữu tình trên khu đất cao, trông ngôi nhà giống con tàu nhấp nhô lướt sóng đại dương. Tại làng Thị Tứ có lò rèn nổi tiếng. Nam nữ Bình Định thích múa điệu trống vỏ truyền thống Tây Sơn. Con nhà vỏ nổi danh với câu thơ lưu truyền:
Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1332448839.jpg

*Phú Tài. Cánh đồng *Phù Mỹ bao la, đầm *Trà Ô. Mười thấy ngọn Chóp Chài cheo leo, hòn Cao quay ra biển, vô cùng đơn điệu trước biển cả mênh mông. Những nơi nầy nằm trên vị trí giao thông khá thuận lợi về hai mặt: đường biển và đường bộ. Núi đồi ngút ngàn, chen lấn đồng ruộng ven núi. Nơi nổi danh ba vị anh tài áo vải cờ đào Lam Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Họ sinh ở làng Kiên Mỹ. Hoàng Đế Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung tài ba, đầy mưu lược, đã cởi voi vào cửa Bắc đại thắng quân Thanh ở Phú Xuyên, Hà Hồi, Đống Đa, khiến Tôn Sĩ Nghị chạy bán sống bán chết (vào mùa Xuân 1789), đại thắng lẫy lừng. Ngọc Hân công chúa mười sáu tuổi, con gái thứ hai mốt của vua Lê Hiến Tông, vâng lệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ vương quyền. Thế mà… Nguyễn Huệ lẫy lừng như thế mà sau nầy vua Gia Long cho khai quật mồ vua Quang Trung mà phơi nắm xương khô (của vua Quang Trung), để trả mối hận thù rối rắm thuở xa xưa. Thù chi mà thù dai. Thù ghê gớm. Thù dễ sợ hỉ!

Đường đi càng khúc khuỷu gập ghềnh, xe rung lên từng hồi vì đường đi bị giật mìn, xe xóc mạnh qua ổ gà, gò mô, đất đá sụt lở. Xe đến gần vùng đảo Cù Lao Chàm, Hòn Ông, Hòn Dài, Hòn Tai nơi có nhiều khỉ (ui, lại có một lô một lốc các "hòn"!). Dọc quốc lộ, vô số hàng dừa chen cánh những hàng dừa ngã nghiêng theo chiều gió đại dương rì rào sóng vỗ.

Trời trở cơn gió bão mịt mù. Bóng tối sớm bao trùm vạn vật, suốt ngày không có chút ánh sáng mặt trời. Hai bên đường, cư dân bán đầy hàng quà bánh trái, hàng nước, hàng cơm, người ra vào đông đúc dưới cơn mưa như trút, gió rét căm căm. Nào là ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, thổ phục linh, phong kỷ, đều có sản xuất tại xứ nầy.
Xe bị bể bánh, phải ngừng lại hơn nửa ngày, để thay bánh xe, sửa chữa vài thứ, và vô dầu nhớt, không hy vọng xong ngay. Nhân đó, vài cụ già ở địa phương, tuổi già không sao đếm nỗi thắng năm trên những lằn nhăn lún sâu vầng trán hói. Họ đến đề nghị với hành khách trên xe:
- Ai muốn đi thăm di tích Hận Đồ Bàn, nơi kinh đô Dân Tộc Chàm. Thì bớt xén vài đồng, thuê hướng dẫn viên đưa lối dẫn đường.

Nghe thế, khoảng mười mấy người trẻ ngồi chung xe góp tiền, đưa lão trượng, họ cùng Mười leo lên ba chiếc xe ngựa cà rịch cà tang đi du hí. Muốn vào thành Đồ Bàn, Mười phải đi qua cửa chánh. Tức cửa Vệ. Vã lại xe khách bị hư chỉ cách thành nầy độ non cây số. Thành có ba cửa nữa là: Cửa Tả, cửa Hữu, cửa Bắc ở hậu cung. Thành có ba lớp: Thành ngoài, thành trong, tử cấm thành. Thành và tháp đắp toàn gạch tàu nung đỏ, đất sét, đá ong, đá phiến, thỉnh thoảng điểm thêm ít đá tai mèo, dưới chân cột kê toàn đá tảng. Tháp Cánh Tiên nằm trong thành Đồ Bàn, xưa gọi là tháp Vijaya. Quanh vùng nầy còn sót lại ít di tích tháp Bạc, tháp Bình Lâm, chùa Nhạn Sơn. Tứ bề cây đan cây, cỏ lướt cỏ, cổ thụ to sù sì chằn chịt, rậm rạp um tùm. Cảnh vật điêu tàn hoang phế in trên từng bậc thềm loang lổ, mốc meo. Cạnh bức tường thành ngôi tháp hư hại đổ nát mấy nơi chưa được trùng tu, trông càng tiêu điều hoang vu, hết sức đơn điệu buồn bã.

Hận Đồ Bàn và người đẹp hong mái tóc huyền, giặt lụa bên ven sông vang bóng một thời thuở ấy. Gợi nhớ ngày xưa quan hành khiển Trần Khắc Chung vẻ tranh công chúa Huyền Trân. Ông được triều đình trao bức tranh cho Chế Bồ Đào mang về Chàm. Có lẽ Huyền Trân và Khắc Chung: Một già một trẻ chưa hẳn nảy sinh tình cảm tâm đầu (như đồn đãi) nhưng họ kính trọng nhau qua phong cách. Khi Chiêm cắt hai châu Ô, Lý dâng Vua xứ Việt, để làm sính lễ, (do quan hành khiển Đoàn Nhữ Hài trấn giữ). Thì bờ cõi, dân tộc, được mang ra giao hảo cho hôn ước Chăm Pa và người đẹp mặt hoa da phấn nghiêng nước nghiêng thành đất Việt. Rồi Chế Mân chết.

Theo phong tục Chiêm, thì hoàng hậu phải hoả táng theo thi hài Vua. Nhà Việt liền sai ông Khắc Chung tức tốc sang Chiêm, dùng tài trí và mưu lược để cướp Huyền Trân. Ông đưa công chúa Huyền Trân trở về kinh thành Thăng Long an toàn, vào năm 1308. Người Maoris khi chết, họ cho người phối ngẫu cùng thủy táng xuống "thủy mộ quan", mong thân xác tắm mát, trôi về phương tây, thuộc quần đảo Hawaiki an nghỉ. Người chết rồi, thôi cũng cho ùm tủm xuống nước "mát mẻ" đi, cũng đành. Đằng nầy, bên Chiêm bắt người sống sờ sờ, sống nhăn răng mà phải trợn trừng mắt hoả táng theo, thì "nóng hổi và khủng khiếp", chịu sao thấu! Vương quốc Chế tan rã từ năm 1470. Mười đã học lịch sử nầy, nỗi sợ hãi như in vào trí.

Xứ dừa *Tam Quan và Chế Bồng Nga, ngày ngày cùng đoàn tỳ nữ ca múa thuở nào, bên bờ sông *Phú Yên. *Trà Ổ có núi Lồi, dân cư sung túc. *Phù Cát có yến sào, cua huỳnh đế, có đá granosinite đỏ, có mỏ cao lanh, đất sét. Người ta ưa bày bán các vật lưu niệm bằng đất nung, khá xinh. *Khánh Phước, *Phù Mỹ, *Văn Phú, *Bồng Sơn, đèo Nhông, đèo Phù Cư. Phía Đông là núi Chóp Chài, nhiều rừng dừa to cao, hàng hàng lớp lớp tre nứa nghiêng mình ra giữa lộ, như đón chào khách lữ hành.

Cơm Bồng Sơn nổi tiếng ngon, nóng, đậm đà hương vị quê hương, và rẻ nhất, con tôm to tươi rói, con cá no tròn đang bơi lội trong hồ, gà vịt luộc nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, ngon ơi là ngon tuyệt! Chủ quán niềm nở vui vẻ, chào đón khách với khăn nóng, khăn lạnh, thay đổi mỗi mùa. Hàng quán gọn gàng sạch sẽ. Câu mời chào đon đả, ân cần lịch sự, người nghe dù không đói bụng, ngại trời mưa gió, họ vẫn thích làm vui lòng chủ quán, mua giúp các món quà đặc sản.

_ * _

Tình Hoài Hương

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!
***

Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Tinh Hoai Huong
04-22-2012, 09:44 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1335130261.jpg
5*- SA HUỲNH đến ĐIỆN BÀN HỘI AN
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú
*


Bãi biển *SA HUỲNH thuộc huyện Đức Phổ, nằm sát quốc lộ 1A cực Nam của Tỉnh Quảng Ngãi. Thị xã cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 60 km. Dân cư hiền hòa an vui sống đời bình dân mộc mạc với ruộng đồng. Đây là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Biển Sa Huỳnh rất đẹp gió lùa sóng nước mênh mông, trong veo, bãi cát dài khoảng 6 km cong cong như hình lưỡi liềm, có màu vàng óng ánh tơi mịn, độ dốc thoai thoải, cùng hàng thùy liễu reo vui trong gió lao xao.

Sa Huỳnh có ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ, là một thắng cảnh nên thơ… *Thủy *Thạch - *Đức Phổ - *Thạch Trụ - *Mộ Đức; có nhiều đồn trú của quân nhân Cộng Hòa Việt Nam. Quân nhân đỉnh đạc nghiêm trang mặc sắc phục chỉnh tề. Họ không hổ thẹn là dòng dõi con cháu đức vua Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo… oai dũng cỡi voi đi đánh tan quân Mông Cổ xâm lăng, họ đã chiến thắng lẫy lừng.
Cậu lính là cậu lính ơi!
Tôi thương cậu lắm ...
nắng nôi thương chàng.
Lính nầy có vua có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi? (cd)
Hay là:
Ba năm trấn thủ lưu đồn.
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn.
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai.
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. (cd)
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1335130425.jpg

*Phu Nhơn thuộc phủ lỵ *Sơn Tịnh cách xa *QUẢNG NGÃI ba kilômét. Phía bắc Quảng Ngãi giáp Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông, Nam giáp Bình Định. Quốc lộ 1A và quốc lộ 24 giao tiếp tại Quảng Ngãi như chiếc xương sườn nối liền các Tỉnh với nhau cùng: sông, biển, núi Gò Tăng ở Sơn Hà nhấp nhô, núi Rết và đình Cà Đăm ở Trà Bồng, đỉnh Ba Tu ở huyện Ba Tơ. Suoi Xen Bay- Quang Ngai

Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông chính là: sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ. Quảng Ngãi bắt đầu có nhiều công trình kiến thiết xây dựng trường ốc, công sở, chùa miếu, nhà cửa dân cư khang trang hơn. Ngoài dân bản địa người Việt (Kinh) Quảng Ngãi còn có sắc dân Hrê. Cro. Ruđăng thường sống rải rác trên huyện Nghĩa Hành, Minh Long...v.v...Quảng Ngãi còn được Trời phú cho: Hai mỏ Granit Đức Phổ và Trà Bồng. Mỏ Graphit, mỏ Silimanit ở Sơn Tịnh. Mỏ than bùn Bình Sơn. Có ba mỏ sắt: Văn Bàn, mỏ sắt núi Võng, và mỏ sắt núi Đôi đều ở Mộ Đức. Mỏ đồng Ba Tơ. Mỏ vàng rải rác ở các huyện thuộc Tỉnh Quảng Ngãi. Quặng Bônit Bình Sơn. Đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ngãi là: Mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương. Quế. Điều. Ca cao. Song mây. Mật ong. Trầm hương. Sa nhân. Muông thú...

Dưới biển có nhiều tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, cua xanh, cá song, cá mú, cá nước lợ, cá nước mặn qúy hiếm. Họ có ngón nghề gia truyền mạch nha, đường phèn, đường phổi rất độc đáo. Đặc sản trên nổi tiếng có lẽ do nhờ... dưới chân núi có hàng dương liễu chạy dọc theo con đường xoắn ốc để đi lên đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng rợp bóng mát. Và con sông Trà Khúc nên thơ, trong trẻo uốn lượn qua làng mạc xanh tươi và trù phú. Nước róc rách chảy dưới chân cầu, ghe thuyền qua lại chở nhiều khoang mía, khoang dừa, khoang thuyền chứa nhiều lu hủ lỉnh kỉnh trôi đi trôi về trên sông nước chập chùng.

Đây là trạm xe đò đậu lại cho lữ khách dừng chân tạm nghỉ qua đêm. Người chủ hiếu khách lịch thiệp đon đả giới thiệu các món ăn đặc sản. Lữ hành ăn cơm tiệm xong, chủ quán sẽ mời mọi người vào phòng trọ tắm rửa và ngủ nghỉ không tính tiền! Nghe mà phát thèm! Bốn khất sĩ ni cô mặc áo vá thụng vàng, đầu cạo nhẵn bóng, mắt nhắm nghiền, miệng lâm râm niệm Phật. Họ đi chân đất, đôi bàn tay trắng thò ra ôm chiếc hộp nhôm. Thỉnh thoảng họ nhích đi từng bước trên phố chợ ồn ào náo nhiệt. Ngồi trên bến chờ sang xe đi Đà Nẵng, Mười thấy các em nhỏ trên vai đeo giỏ xách cói, lon ton chạy đi chạy lại, các em inh ỏi chào mời khách:
- Chim mía Phú Phổ.
- Cá Bống sông Trà.
- Kẹo Gương Thu Xà.
- Mạch Nha Mộ Đức.
- Bà con ơi! Ghé lại mua dùm cháu. Mua đi mua đi!

*Đại Lộc - *Bình Thạnh - *Bình Sơn - *Trị Bình - *Núi Thành - *Diêm Phổ đã lùi lại thật nhanh khi đoàn xe lướt qua. Trên những cánh ruộng bát ngát, xa xa từng tốp một có người chăn vịt kéo nghiên vành nón lá, co ro trong chiếc áo lá tơi che mưa rơi gió bấc. Trên đồng ruộng chỉ còn trơ cuống rạ có muôn ngàn chú vịt cổ lùn, có những vòng khoan tròn trên cổ đang cúi đầu xuống ruộng. Bao nhiêu là vịt, ngan, ngỗng, cò… con bay lên, con đáp xuống, con rỉa lông rỉa cánh, hòa lẫn vào nhau đứng nằm lao nhao; tạo thành một bức hoạt cảnh sống động, thú vị như cò với vịt cùng chung dòng họ. Chúng không tị hiềm, không tranh chấp từng món mồi béo bở! Khi xe chạy sát men bờ ruộng, má chỉ cho Mười biết phân biệt: Cò Đúm lông đen, trắng, cẳng xanh. Cò Ngà lông trắng, tròng mắt màu vàng, cẳng đen. Cò Rán lông vàng, mỏ sọc dưa, cẳng trắng. Cò Quắm mỏ cong, cao lêu khêu. Cò Lép nhỏ con. Cò Sen lông trắng, cẳng, mỏ, mắt, là màu đỏ. Tóm lại trông cò Sen là đẹp nhất.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1335130570.jpg

Trời càng nặng hạt mưa khi xe đến *Tam Kỳ. Tiết trời mùa đông ở miền Trung thường mưa dầm gió bấc rất lạnh lẽo, lạnh thấu xương. Có mấy người vừa lên xe, họ vấn điếu thuốc to bằng ngón tay cái. Họ nói hút như vậy, mới thấy “đã điếu và ấm bụng”. Người ta ưa hút thuốc lá vấn nguyên nửa ngọn, lập bập điếu thuốc nguyên ngày, ít khi rời trên môi cho đỡ lạnh. Thói quen hút thuốc trong mùa đông rét mướt đó, thành ra ghiền mùi thuốc lá Cẩm Lệ. Đôi khi hút xong điếu thuốc, thì họ bật ngửa tại chỗ mà “say ke” vì Cẩm Lệ nặng kí lô nhất trong dòng họ nhà thuốc lá, được sản xuất từ An Mỹ, Phú Cang, Trà Kiệu, Nông Sơn... Tại vùng nầy có tháp Chăm Pa hình bát giác, tên gọi là Bằng An, ở xã Điện An.

B]*Điện Bàn. Vùng *Quảng Nam[/B] có yến sào, đậu khấu, đồi mồi đặc biệt quý. Nơi đây cụ Phan Chu Trinh quê ở Tiên Phước, Quảng Nam, cụ có biệt hiệu là Tây Hồ trong phong trào Duy Tân, cụ chống cự bọn cường hào ác bá, đã hà khắt bóc lột dân lành vô tội, cụ chống siêu cao thuế nặng. Thế nên cụ bị triều đình Huế đày ra Côn Đảo, ba năm sau cụ “bị đày đi Pháp”.

Má và Mười đi Hội An thăm chị Huyền dưới cơn mưa dầm ảm đạm màu xám u tối, giá rét căm căm. Ngày và đêm đan vào nhau, bầu trời nhạt nhòa mưa bão, trông càng thê lương buồn thảm. Ba ngày hai đêm, vật vã trên chiếc xe chật như nêm. Đường dài vách đứng cheo leo, núi non hiểm trở, biển khơi mù mịt, sông nước mênh mông. Sự cực nhọc trên tuyến đường dài, làm thân xác hai má con rã rời, ủ rũ bơ phờ, như con mèo già thấm nước trước gió bão.

Mười quặn xiết niềm đau đớn, sự nhọc nhằn cùng cơn vùi dập tinh thần, và tình yêu, khiến nàng chết sững trên suốt một phần tư con đường cái quan nầy. Quả thật Mười rất đau buồn khi nhìn má lim dim mắt và im lặng chịu đựng sự cực nhọc, vất vả vì con. Một đời má lam lũ theo chồng nuôi mười người con. Có lẽ má vẫn khổ cực suốt kiếp tần tảo, không ngơi nghỉ. Có khỏe chăng là khi hai bàn tay má buông xuôi, đôi mắt đã mất vẽ nhìn. Dù thế nào chăng nữa, má vẫn thương con, má không kêu than quở trách, má sẵn sàng tha thứ. Lòng má từ ái bao dung, nhân hậu, khiến Mười vô cùng ân hận, và cắn rứt lương tâm. Má giống con gà mẹ giăng rộng đôi cánh, xù bộ lông ra để bảo vệ ôm ấp đàn con non dại, yếu ớt.
* * *

Từ hướng biển Đại Lãnh ra Hội An, con đường luôn trơn trợt, càng gập ghềnh hơn vì có nhiều nơi đường bị đắp bờ mô, hào chông, bãi lầy, hố đất, khách phải xuống xe đội mưa lội bùn mà lần bước. Thân thể nảy lên dập xuống, theo từng nhịp xe giồng xóc lắc lư, mọi người phập phồng lo sợ hiểm nguy sẽ ập đến. Chẳng biết có an toàn về đến nhà!? Hai má con vội vã về quê, lo chuẩn bị Tết nhất. Không ai là không lo, ít nhất năm bảy ngày đầu năm, tươm tất, chu đáo. Trước tiên tưởng nhớ ông bà, cha mẹ họ hàng quá cố, sau sum họp đại gia đình. Thăm viếng chúc tụng nhau, lời nồng thắm tốt đẹp nhất. Thế nên, dù xa xôi bận rộn cách mấy, họ vẫn trở về bên mái gia đình, trong ngày xuân mới.

Đối với Mười, vì mang trong lòng mối ân hận, buồn đau ray rứt. Tết đến hay Tết đi, chỉ đơn điệu, tẻ nhạt, trống vắng, xót xa, ân hận dày vò, đáng hỗ thẹn. Thôi, ta cứ trở về quê chúc xuân. Thế cũng đành.

* * *

Tình Hoài Hương

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!



Tình Hoài Hương

Tinh Hoai Huong
07-07-2012, 01:35 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341623489.jpg
*6.- HỘI AN tới ẢI VÂN QUAN


*Tam Kỳ, *Vĩnh Điện. *Quảng Nam có núi Bát Tiên, thác nước Cổ Cò, Hòn Kẽm. Dân địa phương thích trồng dâu nuôi tằm. *Hội An nổi tiếng là cửa ngỏ mậu dịch tốt nhất, thuận đường biển quốc tế từ Đông Nam Á lên Đông Bắc Á. Từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Một hải phố đặc biệt về tơ lụa ở thời kỳ cực thịnh. Hội An vừa cổ kính vừa tân thời, phố thị nằm gần cửa Đại, rừng phi lao ngút ngàn lộng gió. Rừng dừa Cẩm Thanh trĩu trái ngọt lịm. Duy Xuyên ở quốc lộ 1, có cổ thành Chiêm quốc Mỹ Sơn, nằm bên sông Thu Bồn nước trong mát, dòng sông êm đềm xuôi chảy đến chợ Hội. Có lăng hoàng hậu Đoàn thị Ngọc. Ven thành là làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng yến Thanh Châu, làng Mực. Quế Sơn có những mõm núi mica… Vân vân...

Phố Hội An có nhiều cây cổ thụ mọc lâu đời. Nhà gạch cũ thấp lè tè, đầy rong rêu bám phủ trên mái nhà tường gạch xây uy nghi, đồ sộ. Nhất là khu Phố cổ Hội An: cứ vào đêm l5 khi trăng sáng treo trên đỉnh đầu, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc dĩa vàng ai vừa ném vào không trung, thì mỗi tháng ở Hội An dân phố cổ tắt hết điện đóm, trước mỗi hiên nhà họ treo lồng đèn (thắp nến hoặc đèn bão lồng) đủ màu sắc trông rất đẹp.

Dưới nước suốt dọc hai bờ sông họ thả lồng đèn giấy lung linh lững lờ chập chùng trôi. Người dân thị thành phố cổ hầu hết mặc áo dài, họ an hoà phong lưu ngồi trước mỗi hàng hiên rộng trên thềm nhà, dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, họ vui vẻ chơi các loại cờ, kể chuyện cổ tích, hoặc mời nhau những món ăn đặc sản… như bánh tráng đập, cơm gà Hội An, mì quảng, cao lầu, bánh tráng đập, cơm gà Hội An độc đáo ngon miệng, nhất là món cao lầu nổi tiếng thu hút khách thập phương quá chừng. Ôi bức tranh diễm tuyệt thật nên thơ và thanh bình huyền diệu cảnh đào nguyên ở thế trần biết bao! Hội An có nhiều đình, chùa, am, miếu huyền bí, kiến trúc tựa chùa tháp mái cong, sơn son thiếp vàng. Cột lim chạm trổ hình phượng đầu rồng. Cầu gỗ cong cong sơn đỏ sơn vàng. Đâu đâu cũng thấy lung linh ánh đèn nến hiu hắt, hương trầm tỏa khói bay nghi ngút. Thành phố đậm đà di tích lịch sử, do chúa Nguyễn Hoàng xây dựng từ khi tham triều. Hội An dân cư hiền hoà đông đúc, phồn vinh.

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341624177.jpg
*Đà Nẵng, thành phố đẹp mùa đông không lạnh bao nhiêu, bởi gió từ phương bắc thổi về đều bị ngọn núi Hải Vân chận lại, tuy có gián tiếp hứng chịu nhiều trận bão chung miền từ tháng 9 trở đi đến cuối năm. Phố nằm ở trung độ đất Việt, thuận lợi về nhiều mặt, do hai trục giao thông quốc lộ lA nối đường xuyên Việt, quốc lộ 14 B, nối cảng với Tây Nguyên. Đường bay, đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhộn nhịp, ồn ào, đông đúc náo nhiệt bon chen. Nhiều night club mọc lên như nấm mời chào những chàng lính Mỹ đầu tiên vào miền Nam Việt Nam. Thành phố ngái ngủ hầu như bừng sống, để chụp giựt sau những năm dài thao thức theo biển Mỹ Khê, Tiên Sa, Thanh Bình: mỗi vùng biển mang một dáng vẽ đáng yêu khác nhau.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341623979.jpg

Chợ Hàn nối liền với chợ Cồn trên đại lộ Hùng Vương dài hun hút. Thánh đường uy nghi. Chùa chiền nhang khói u trầm nghi ngút, rợp bóng cây um tùm. Bến Bạch Đằng tấp nập người đi hóng mát, bán buôn đủ thứ quà bánh linh tinh trên công viên đầy xác phượng vào mùa hè. Bên kia sông Hàn là Sơn Trà lộng gió, trên sông nào đò ngang đò dọc, và những chiếc phà to đưa đón khách lại qua. Bên kia sông Bạch Đằng là bán đảo Sơn Trà hùng vĩ cách xa trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về hướng Đông Bắc.

Bán đảo Sơn Trà coi thật phóng khoáng cao 693m (so với mực nước biển). Biển xanh màu ngọc bích lấp lánh như tráng men sứ. Đặc sản nơi đây có rong tảo quý hiếm, rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị. Một con đường hẹp độc nhất vắt vẻo uốn mình bên sườn núi. Núi choài chân ra biển ghép những tảng đá to dầm mình dưới nước, núi rừng hoang dã nguyên sinh thật dễ thương. Đây là nơi quầng cư vô số loài Vọc, Chà-Và. Hươu, Nai. Đười Ươi. Khỉ đuôi dài. Vượn. Gà mặt đỏ. Bãi biển bằng phẳng đầy cát trắng phau vẫn vắng lặng hoang sơ tự nhiên, nhưng tuyệt đẹp.

Ngũ Hành Sơn với núi đá hoa cương vân ngũ sắc dựng đứng, cao chót vót, nằm kề đại dương bao la. Ngũ Hành Sơn gọi chung có năm ngọn núi: Kim Sơn. Mộc Sơn. Hoả Sơn. Thủy Sơn. Thổ Sơn. Động Linh Nham. Vân Thông. Huyền Không. Tàng Chơn. Ngoài ra có hang Gió, hang Ráy. Đường vào chùa Non Nước gập ghềnh khúc khuỷu, bụi đỏ mù bay, nhiều ổ gà lởm chởm, đứng dưới chân núi nhìn lên chùa mỏi cả cổ. Người bán hàng mời chào du khách mua hàng mỹ nghệ, do chính thợ thủ công đi lấy đá xanh, về nhà đục đẽo, trau chuốc thành những hình tượng tuyệt tác, độc đáo nét văn hiến lịch sử Việt Nam. Chùa Non Nước an toạ trên đỉnh núi cao vời vợi, tiền đường vắng lặng, văn uyển đẹp đẽ, như chuyện ngày xưa Lưu Nguyễn lạc chốn bồng lai tiên cảnh vậy.

Đứng trên sân chùa Non Nước nhìn xuống tít chân núi sâu thẳm, Mười thấy trời đất như quay cuồng, mà hết hồn hết vía. Trên Chùa cao ngất gần chân mây, có vị hoà thượng trụ trì mày rậm mũi cao, râu bạc trắng như cước dài tới ngực, khuôn mặt sư cụ đầy đặn, dáng dấp phương phi. Sư cụ mặc áo trúc bâu, một tay cầm gậy ngà, một tay cầm chuỗi cung kính chắp trước ngực. Phong cách sư cụ mực thước niềm nở ôn hoà vui vẻ đón chào du khách.
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415912397.jpg
Có mấy chú tiểu đồng mặt mày hồng hào dễ thương, để chùm tóc trái đào, mặc áo nâu sồng, lon ton hướng dẫn du khách xuống thạch động. Con đường trơn hẹp, đi xuống, đi lên ẩm ướt giá lạnh. Nhất là động Huyền Không với giếng tuyền cầm: tự phát ra những âm thanh trầm bổng ngút ngàn véo von đêm ngày. Như tiếng đàn tiếng sáo nhè nhẹ nhã nhạc theo sóng biển lao xao thoảng đưa về, êm thật êm. Tượng Phật tạc đá xanh thấp thoáng đó đây. Khe đá nước chảy róc rách, trong veo, ta uống vào nghe mát từng khúc ruột. Thạch động ươn ướt màu ngà ngà, đầy ngân nhũ, chen lấn những khe suối róc rách, động Chiêm Thành, Bàn Cờ. Nói chung đa số hang động như một bức tranh thiên nhiên hữu tình phong phú tự nhiên quá đẹp! Nơi có loại tảo quý hiếm như: Rong câu chân vịt, rong câu chỉ vàng.

Ngọn Hải Đăng bóng láng rêu phong cổ xưa. Nơi sinh ra những danh nhân nổi tiếng: Hoàng Diệu, Trần Cao Vân, Trần Qúy Cáp, Thái Phiên. Đặc biệt những thánh thất Cao Đài rất đẹp “Thiên nhân hợp nhất. Thiên chân vô ngã”. Các chức sắc quần áo trắng tinh, họ trang trọng đến thánh thất, vào bàn thờ Cửu Trùng thờ một con mắt tỏa sáng trên quả địa cầu. Bên trên là thế giới đại đồng: Lão Tử. Phật. Chúa Jésu Kitô Vua. Khổng Tử. Mô Ha Met… Họ cung kính trang nghiêm đi cúng bốn lần một ngày: Sáng. Trưa. Chiều. Tối.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341624260.jpg

Núi *Bà Nà an ngự tại huyện Hoà Vang, cách thành phố Ðà Nẵng chừng 45 km, về phía Tây Nam. Núi Bà Nà có một bên cao sừng sững, và một bên kia là vực sâu hun hút. Núi Bà Nà cao 1.487m so với mặt biển, diện tích 8.500 ha, rừng chiếm 6.056 ha. Bà Nà có rừng cây và những đồi thông xanh ngắt, ngút ngàn. Bà Nà quy tụ bốn mùa kỳ lạ trong một ngày: Buổi sáng trời thanh thanh tươi tươi. Buổi trưa trời ấm áp rực rỡ như mùa hè. Buổi tối gió hiu hiu thổi như mùa thu. Và, như mùa đông gây gây rét, tuyệt vời với những đồi thông xanh ngắt reo vi vu ngút ngàn. Những rừng cây rì rào lao xao vẫy gọi gió. Tầng mây xôm xốp bồng bềnh lơ lửng bay bay suốt ngày đêm. Trên đỉnh cao Bà Nà trời luôn sáng rạng, nhưng tầng mây ưa vần vũ e ấp ôm quanh lưng núi, chẳng lúc nào tan: mây chia thành hai tầng lớp sáng chói và bàng bạc tách bạch. Mây không bao giờ vượt lên cao, hay tản mác bay là là trong không gian mơn man lơi lả nơi đất Bà Nà nói riêng và quê hương cẩm tú Việt Nam nói chung. Nông Sơn, Lệ Trạch, Thanh Khê, Kim Liên, Bến Ván, Nam Ô, nằm dưới chân đèo Hải Vân, đường đèo chật hẹp đi một chiều, khá quanh co hiểm trở.
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415912490.jpg

Đoàn xe lên và xuống trên quốc lộ số 1 từ hai hướng: *Hải Vân Nam và *Hải Vân Bắc, và dọc theo bờ biển Đà Nẵng đến làng Nam Ô, là làng chuyên làm nước mắm ngon nổi tiếng ở Việt Nam. Đèo Hải Vân quanh co hiểm trở ngoằn ngoèo dài độ chừng 20km. Từ dưới chân đèo Hải Vân đoàn xe của hai hướng Bắc và Nam, người ta phải cho xe chạy chậm rì rì mò mò lên tóp đỉnh Hải Vân. Hai đoàn xe sẽ gặp nhau trên đỉnh đèo Ải Vân cao chót vót luôn lồng lộng gió, mây trắng quyện sương quanh năm bay là là trên đầu ngọn cỏ. Trên cao độ 460m nhìn xuống bao quát quanh vùng; quả thật phong cảnh đẹp ngất ngây tuyệt vời. Khi người ở trạm gác dưới hai bên chân của đèo: Hải Vân Bắc & Hải Vân Nam liên lạc gọi điện thoại báo hiệu là: “chiếc xe cuối cùng ở bên phía họ đã lên hết trên đỉnh đèo bên hướng Bắc và hướng Nam, và hết giờ”, (để đoàn xe lên hai hướng đèo ấy được phép di chuyển chạy xuống, vì con đường đèo rất hẹp, đoàn xe chỉ có thể đi thuận một chiều mà thôi). Thì trên đỉnh đèo, có hai ông lính gác trạm Ải… sẽ ra mở khóa ở hai đầu cổng gác, cho hai đoàn xe trở xuống theo đường một chiều... từ hai phía: Nam Hải Vân và Bắc Hải Vân.

Hải Vân còn có tên gọi là *Ải Vân Quan. Vì cư dân trong miền Nam muốn ra Huế, đi Bắc, hoặc từ ngoài Bắc đi vào Đà Nẵng, để xuôi Nam, thì họ đều phải vượt qua "cửa ải" xây từ thời vua Minh Mạng (1791-1840). Tại đây có một lô cốt có gọi tên là "Ðồn Nhất" xây dựng từ năm 1.826. Trên chóp bu đèo Hải Vân có một cánh cổng to: đó là “cửa ải” đồ sộ, độc đáo, chênh vênh như cánh cổng tiến thẳng lên thiên đình, bởi vì nó nằm trơ trọi, đơn độc. Gần đấy là một lô-cốt cũ bám đầy rêu, cũng nằm cheo leo trên triền đồi ngút ngàn lau sậy và nhiều loại cây hoang dã không tên cao lút đầu. Mây trời bàng bạc mênh mông ngút ngàn trên cao, xen lẫn biển nước xanh thẳm bao la dưới vực đèo, đã giao hoà với nhiên nhiên một màu xanh rất xanh. Nơi đây chỉ có một cửa ải độc nhất, xe cộ và con người muốn đi qua phải xuất trình giấy tờ. Con đường đèo uốn khúc lên xuống nối liền hai miền Nam và miền Bắc.

Ngoài ra, tại đỉnh đèo có một miếu nhỏ thờ vị thần chúa tể sơn lâm: “Thần Hổ”. Mười thấy cửa trạm gác quay về hướng Bắc có treo tấm bảng bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ “Hải Vân Quan” phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nên thơ tuyệt đẹp. Hướng Nam là bia đá trắng đã ghi: "Thiên hạ đệ nhất hùng quan (天下第一雄 關)" mà Thượng Đế hài hoà ưu ái ban tặng cẩm tú cho đất nước Việt Nam chính là ở nơi nầy. Gió lồng lộng trên đỉnh đèo lả tả mây trắng quyện sương mù vần vũ buông lơi quanh năm suốt tháng. Trời rất lạnh!
“Chiều chiều ra đứng Hải Vân.
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn…” (cd)
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1415912771.jpg

Xuôi đèo về quê, không nơi nào đẹp giống nơi nào, Hải Vân oai hùng hiểm nguy, không thua gì đèo Ngoạn Mục, hay đèo Cả. Một bên là vách đứng sừng sững chênh vênh cheo leo đầy hiểm trở. Một bên là vực thẳm sâu hút tầm nhìn. Đại dương mênh mông xanh biên biếc, luôn rì rầm gào thét những cơn cuồng phong bạc đầu xoáy tít dưới chân đèo trào sóng thần phong cao vút, bọt biển trắng xóa phóng lên cao, bắn tung tóe, rồi rớt ầm ầm xuống, sóng cuồng nộ xô đẩy nhau, chạy lui chạy tới vô tư lự nô đùa với những tảng đá to dầm mình trong biển. Trông thật đẹp mắt những cánh buồm trắng nhỏ ly ti chập chùng khi tỏ khi mờ, thuyền chơi vơi bồng bềnh lênh đênh nhấp nhô trên biển cả xa thật xa bờ. Con đường đèo chật hẹp khúc khuỷu, ngút ngàn uốn lên uốn xuống lượn theo sườn núi hùng vĩ, như con rắn khổng lồ, uể oải bò trên đèo Rọ Tượng toàn rừng rậm.

_ * _

Tình Hoài Hương



(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên: Wikipedia, internet …
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!
*

Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Ha Vo
07-08-2012, 05:17 AM
"Trên Đỉnh Lâm Viên Đà Lạt ngọt ngào xuôi về Bến Hải
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú"

Chị Hoài Hương quí mến

Hôm nay rảnh rỗi, em mới có dịp đọc hết một loạt bài này của chị về những danh lam thắng cảnh trên quê hương mình. Đặc biệt là bài nói về Đà Lạt.Wow, em phải khâm phục cho trí nhớ của chị. Hẳn chị cũng đi nhiều chỗ lắm nên chị đã có nhiều kinh nghiệm, mắt thấy tai nghe để truyền tải những cảnh quan đẹp đẽ đến với mọi người. Và, qua cách diễn tả rất chi tiết, rất sống động của chị ở từng địa danh mà nhân vật “Mười” đã đi qua, đã làm tăng thêm sự tưởng tượng phong phú cho người đọc (như em). Những cảm nhận về cảnh đẹp qua câu chuyện lịch sử bao đời của người dân Việt, người dân Chàm, những câu chuyện huyền thoại trong dân gian về các tượng, các hòn (hòn chồng, hòn vợ) …Thêm vào đó là những phong tục, lễ hội của người dân tộc thiểu số. Em thích đọc đoạn chị tả cảnh đèo Hải Vân, chùa Non Nước, làng chài ở Tu Bông, “Cồn cát trắng tưới nắng vàng hanh, phơi đầy loại lưới cá, trông xa như những mạng nhện khổng lồ: Lưới Đăng, lưới Rút, lưới Rồng, lưới Rê, lưới Văng, lưới Rẽo.” thiệt là ngộ nghĩnh… và còn nhiều cảnh khác nữa…

Cám ơn chị đã viết những bài viết thật giá trị với bao nhiêu tim óc và lòng nhiệt huyết. Em cảm tưởng như chị có một nguồn chữ thật dồi dào không bao giờ cạn. Thơ văn của chị cứ như là suối chảy tuôn vô tận, nhất là khi em đọc những bài thơ vui một vần của chị. Thật là tuyệt vời làm sao!

Sẵn đây, em viết lại một đoạn thơ ngắn tặng chị đọc cho vui


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341723729.jpg



Mến trao chị chút tâm tình
Tặng kèm theo với tấm hình quê hương
Chị về Đà Lạt mù sương
Tình quê em gửi theo đường chị đi
Hoài trông mong một chút gì
Hương thông, cỏ ngát xanh rì đồi cao
Những chiều phố núi xôn xao
Vần thơ kết lại biết bao lời buồn
Thơ như chảy tự thác nguồn
Quê hương còn mãi trong hồn thơ yêu

Em xin dừng ở đây với hai chữ “cảm kích” đầy khâm phục cho một cây bút nữ tài năng như chị.:rose::rose:
Quí mến
Hà Võ

Dzung72c
07-08-2012, 08:18 PM
Bắt chước Hà Võ gởi vội vài câu thơ (...thơ thẩn)tặng Tình Hoài Hương như sau:

MẾN người Đà-lạt thuở xưa,
TẶNG nhau kỷ niệm cho vừa nhớ nhung
TÌNH xưa,phố cũ theo cùng
HOÀI xuân ta đã đi chung con đường
HƯƠNG hoa hay tóc người thương?
TRĂM năm sao vẫn vấn-vương trong lòng?
LẦN theo những nỗi nhớ mong,
NGHE hồn thổn thức suốt trong cuộc đời!


DZUNGUYEN 72 C

Tinh Hoai Huong
07-10-2012, 08:54 PM
Mến trao chị chút tâm tình
Tặng kèm theo với tấm hình quê hương
Chị về Đà Lạt mù sương
Tình quê em gửi theo đường chị đi
Hoài trông mong một chút gì
Hương thông, cỏ ngát xanh rì đồi cao
Những chiều phố núi xôn xao
Vần thơ kết lại biết bao lời buồn
Thơ như chảy tự thác nguồn
Quê hương còn mãi trong hồn thơ yêu
Thien Ly

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1341952949.jpg
Bài Thơ THIÊN LÝ Trao Em



Tôi thương THIÊN LÝ ngoan hiền
Mặt hoa da phấn vành khuyên nụ hồng
Thơ Văn chớm nở thong dong
Đậm đà văn bút một lòng thiết tha

Thơ em nở đóa hoàng hoa
Gót son mỹ lệ hài hoà Văn-chương
Từ trong tư tưởng tôi thương
Nàng thơ diễm tuyệt mắt vương giọt tình… (!?)

*

Tình Hoài Hương

Tinh Hoai Huong
07-14-2012, 05:18 AM
THH cám ơn Hà Võ đã vào đọc Thơ Tình và ghi lại cảm nghĩ trung thực đầy khích lệ.
Cám ơn anh Hieunguyen11 & Dzung72C ghi những câu thơ dễ thương
Thân tặng Hà Võ & quý vị HQPD & anh: Dzung72C, Hieunguyen11 . . . những nụ hoa vàng.
Tình thân,
THH
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1342242733.jpg

Tinh Hoai Huong
10-06-2012, 07:56 AM
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1403503230.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1403509211.mp3
7* Kinh thành HUẾ Thơ & Lăng Tẩm

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1403506459.jpg

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1403507361.jpg

Lâu chưa về thăm… nhớ Huế
Nắng hồng vương Vĩ Dạ ấp hàng cau
Áo màu sim em khép nép qua cầu
Tay giữ nón ngang Phú Vân Lâu phượng đỏ.
Núi Ngự chiều dâng chim kiếm tổ
Sông Hương trăng luyến khách đưa đò
Nắng ngày xưa nay trôi giạt nơi mô?
Đường phố cũ và cơn mưa dầm Thượng Tứ.
Làn gió thoảng hồi chuông từ cổ tự
Ngả bên sông tháp Thiên Mụ in dòng
Hương Giang sóng vỗ trong lòng
Xa nhau từ đó hết Đông lại Hè
Nhớ sao phượng đỏ lời ve... (4)

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1403507140.jpg

Tinh Hoai Huong
11-26-2012, 02:49 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353899597.jpg

Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán
(VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)


***

Kính mời quý độc giả vui lòng xem tiếp trang sau
Trân trọng,
Tình Hoài Hương

Tinh Hoai Huong
11-26-2012, 02:51 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353896655.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353895934.mp3
8*.- Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán.
(VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)


Trong xe đò, bác tài xế trẻ mở radio có bài ca “Về Miền Trung” lúc đoàn xe chạy tới *Tử Hạ. Lòng Mười cảm thấy thấm buồn. Tuy nhiên khi ngồi trên băng ghế lắc lư, Mười lắng nghe các “mệ” vui vẻ hài hoà trò chuyện thân tình chia xẻ chút bánh trái với nhau:
- Nì, O ăn bánh ni đi…
- Có chút bánh ít nớ, mà ăn cái chi, hì.
- Bánh cả mâm răn gọi là bánh ít
- Nếu khôn ưng ăn bánh ít, thì ăn trầu, hỉ!
- Trầu cả chợ răn nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi (cd)
- Thì ăn, chớ khôn thì O lại nói:
Chuối không qua Tây răn gọi là chuối Sứ?
Cây không biết chữ răn gọi là thông?
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi (cd)

Mười thực sự kính phục các mệ nơi “xứ dân gầy” dù vai trĩu trịt quang gánh nặng, lưng còm, chân đất, quần thô áo vải, nhưng họ có cả tấm lòng nhân hậu tình mến, và có nguồn ca dao hoặc câu hò giọng hát thì dồi dào vô tận.
Xe chạy qua *Sông Bô, *Thượng An Ngoài, *Thượng An Trong, *Cầu Quán Rớ, *Văn Xá, *Hiền Sĩ, *Phò Trạch…, xe chạy mỗi lúc một chậm hơn, bởi trời đổ mưa to, và vì có lẽ Mười cảm thấy nóng ruột mong xe mau chóng chạy đến *Mỹ Chánh, *Hải Lăng… Nơi có bài thơ:
Từ HUẾ đi Bắc trời đẫm cơn mưa.
Lác đác hàng cau chen cánh hàng dừa.
Rồi oi ả hạ về nung bếp lửa.
Bên bạch đàn thưa nhà tranh song cửa.

Quê hương em đất sỏi đá khô cằn.
Thu heo may quốc lộ thêm điêu tàn…
Anh đến đây giữa vùng trời mây xám.
Chân ngại ngần anh bước qua: MỸ CHÁNH.

Gió lộng thổi cánh rừng sim bạt ngàn.
Bên làng Ngoại lưu thủy nơi CÙ HOAN.
Ông tổ Nội ở đầu HƯNG NHƠN nhánh.
Đất Tổng AN THƠ trù phú non đoài.

Dòng sông Nội cận bên THUẬN NHƠN Ngoại.
Yêu thương an bình Phủ HẢI LĂNG ấy.
Đầm ấm uống nguồn nước ngọt vơi đầy.
Tình quyến luyến quyện chặt đất quê đây.

Ra xa nữa miền QUẢNG TRỊ̣ phố buồn.
Ngày kia súng đạn về hơn mưa tuôn.
Khổ đau khốn cùng! Chiến tranh trong cuộc
xâm lăng bạo tàn, rực trên ngọn đuốc

Thiêu hủy xóm làng (đời sống bình yên).
Mẹ ôm xác con cười, khóc, băn khoăn...
Ông ra vườn chôn hài nhi vừa nhặt.
Em bé lõa lồ nhìn cha một mắt.

Bàn tay què bà lượm lặt bới đào
xác người vừa tắt trên dáu môn khoai…
Nơi đống hoang tàn quê nhà hiu hắt.
Dùng tay chị đi thay bàn chân mất…

Lết trên lối mòn lởm chởm ụ chông.
Ôi! Tương lai cuộc đời không thể tưởng...
Chiến tranh tới để lại vũng trừu tượng!
Đã bao phen em an phận thủ thường.

Vùi đời hèn bên nấm mộ chiều hoang.
Anh có vì em chia sẻ bâng khuâng!?
Anh yêu ơi! Quê nghèo thật cay đắng.
Có điều chi quặn đau tim nằng nặng!

Nầy bé HẢI LĂNG hạnh phúc cuối cùng!
Hố mắt trào tuôn ngấn lệ rưng rưng…
Cánh tay anh dìu bước em chưa vững
Bờ môi ta dâng mật đắng tủi mừng. (Tình Hoài Hương)
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353896933.jpg
*Hưng Nhơn và *Thuận Nhơn, là nơi quê nội và quê ngoại của Mười! Xe dẫn đến làng quê trên con lộ chạy dài, dọc theo dòng sông xanh êm mát quanh co, ngoằn ngoèo. Nhìn từ xa, dòng sông như sợi dây dừa đang uốn lượn xẻ đồng ruộng làng mạc ra làm đôi. Cánh đồng khô tiếp nối dãy núi đồi trùng điệp dưới tán rừng có đủ thứ: đót, tràm, dược liệu, mây song...

Bên hướng Nam sông Mỹ Chánh thuộc giang địa cuối cùng của Huế. Bên bờ Bắc con sông Mỹ Chánh thuộc giang địa của Tỉnh Quảng Trị. Sông Ô Lâu (Ô Giang) hợp bởi nhánh sông Mỹ Chánh: bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 500 > 600m là hợp nhánh chính, có chiều dài 65km, lưu lượng dòng chảy 44m3/giây, mật độ 0,81km2; có thể cung cấp chừng 376 triệu KW/h điện năm. Vì thế sông Mỹ Chánh là nơi thuận tiện chuyển tiếp của vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu & quan trọng từ ba bốn miền giáp giới địa lý: Mỹ Chánh nằm ở một phần quốc lộ 1: con đường cái quan nối liền Huế và Quảng Trị. Có quốc lộ 9 đi Lào qua cửa khẩu Lao Bảo toàn núi đồi trùng điệp, âm u, đi qua khu Khe Sanh, Đa Krông. Sát biên giới Việt là hai tỉnh Salavan, Savankhet, (mà tự thuở thanh bình, hồi còn bé, có mấy lần ba đã dẫn Mười qua đó, để ba trị bệnh nan y cho Vương Quốc bạn) con đường ấy nối trục đường bộ xuyên Á.

Đất đá lộn xộn, lạo xạo rạo rực dưới gót giày. Con đường mòn gập ghềnh lổm chổm gồ ghề nhìn mút tầm mắt đến tận dãy trường sơn lún bùn, dưới ánh nắng nhạt phai buổi chiều cuối năm trông đơn điệu vô vàn. Hai má con mừng rỡ, tươi cười, chen lẫn nỗi bâng khuâng trầm lắng, bước thấp bước cao thân hình ướt nhẹp nước mưa, khi má con Mười vừa đặt chân lên thềm nhà, là nơi phần đất trữ lượng than bùn chuyên sản xuất phân vi-sinh.
MỸ CHÁNH, nơi núi trọc đồi gò phù sa cổ và phù sa tiểu vùng đất phiến thạch tím và granit, với đặc thù khắc nghiệt tự nhiên vào muà khô, khí hậu rất oi nồng, thì rừng sim bạt ngàn cũng ủ rũ xơ xác. Vài tháng một lần gia đình Mười khi đi đò, khi đi bộ đường tắt băng rừng vượt dốc trùng điệp núi non chập chùng đi lại đó đây. Lau lát lá kép lông chim hoa vàng nhạt bay bay trong rừng sim bạt ngàn, cây lau cao hút tầm mắt, cây cối um tùm, chằng chịt, kèm toàn cây sao, kiền kiền, gụ, lim, chen lấn trong cánh đồng sậy, bông lau trắng xoá bay bay nghiêng nghiêng. Cỏ tranh ẻo lả lao xao đong đưa, lá tranh khô nằm rạp mình xuống mặt đất theo chiều gió xô, tạo ra những lượn sóng muộn phiền nhấp nhô rì rào xô lui xô tớI nơi nổi danh:

Nem chợ Sãi, vải La Vang
Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại
Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông
Cá bống Bích La, gà Trại Lộc... (cd)
***
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897395.jpg
Về hướng Tây cuả Quảng Trị là Thánh điạ *LA VANG cách cổ thành Quảng Trị độ sáu bảy kilomet. La Vang luôn giữ vẻ trầm lắng u buồn dâng cao. Dọc hai bên đường là hàng thùy dương kín đáo chạy dài xuống chính toà thánh điạ luôn rì rào reo trong gió u trầm, buồn tênh. Khoảng năm 1793-1801, vào đời vua Cảnh Thịnh tàn ác kinh khủng nhất, đã bắt triều đình Huế thẳng tay giết người có đạo Kito, sự việc kéo dài hơn một trăm năm sau (mặc dù năm 313 đại đế Constantin ở thành La Mã, đã ký sắc lệnh bãi bỏ việc cấm đạo Thiên Chúa Giáo, và ông ta cho xây nhiều giáo đường. Nhưng đó là chuyện ở bên trời Tây).

Khiến giáo dân ở Việt Nam bồng bế nhau, di tản lánh nạn vào trốn ở rừng Lá Vằng xa tít tắp trong hẻm núi xa hun hút, chập chùng trùng điệp rừng cây (một phiá Bắc cuả La Vang là cận bên dòng sông Như Lệ dài lê thê, rộng mênh mông, nước sông Như Lệ chảy xuống các làng mạc và nối dài dọc theo thành phố Quảng Trị với tên gọi là sông Thạch Hãn). Chính nơi đây nhiều lần họ được Đức Mẹ mặc áo trắng, thắc nơ xanh, bồng Chúa Hài Đồng trên tay. Đức Mẹ La Vang đã hiện ra trên ba gốc cây đa to, trìu mến an ủi, đùm bọc, chở che, giúp đỡ người đau ốm, khó nghèo. Đức Mẹ chữa lành bệnh không những cho đoàn giáo dân lánh nạn, mà Đức Mẹ còn ban ơn cho tất cả cư dân không hề phân biệt tôn giáo toàn vùng. Người ta tin tưởng tuyệt đối, nhiệt tâm, thành khẩn dâng lên Mẹ bao sầu đau.

Từ đấy, người ta gọi là “Đức Mẹ Lá Vằng”. (Hồi xưa chính tên gọi là nhà thờ Đức Mẹ Lá Vằng. Nhưng vào thời điểm đó, máy đánh chữ ở Việt Nam chưa có dấu tiếng Việt, nên người Pháp gọi bản địa nầy là La Vang. Thành ra quen tên gọi “La Vang” cho đến bây giờ. Người có đạo Thiên Chúa và người không cùng đạo ở tại đây xiết đổi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau chí tình không chút tị hiềm. Dù họ rất nghèo, nhưng họ có cả tấm lòng từ ái rộng mở. Đời sống họ lầm than, cơ cực, đói khát, bệnh hoạn vô cùng. Sau 1886 nhà thờ nầy xây dựng khang trang. Giáo đường Đức Bà Sài Gòn, và giáo đường La Vang được chính thức phong lên hàng Vương Cung Thánh Đường năm 1961).

Mỗi năm vào ngày 15 tháng 8 dương lịch có tổ chức kiệu một lần; năm lẻ thì kiệu nhỏ. Năm chẵn thì ba năm có một lần đại hội, nghiã là kiệu rất trọng thể. Biết bao người đã từ phương xa ở lại suốt tháng, sớm hôm quỳ bên Mẹ. Một vùng đất bao la có khoảng triệu người tấp nập suốt ngày đêm đến nhà thờ La Vang để chiêm ngưỡng, cung nghinh Mẹ. Họ trang nghiêm, yên lặng vô vàn, mặc dù người người đông vô số, hàng hàng lớp lớp, người và người chen chân đi bên nhaụ tuyệt đối giữ trật tự từ các nẽo thập phương trở về đây, đã tề tựu rất đông dưới chân Mẹ, khẩn xin Mẹ ban hồng ân. Người ta đi hái lá vằng, lá vằng không bao giờ hết trên núi đồi trùng điệp. Họ múc nước giếng đỗ vào chai lọ, để cạnh đền đài, dâng Mẹ xin những ước vọng, dâng những sầu đau, bệnh tật. Nước giếng sạch trong ngọt ngon, không bao giờ cạn, tựa như lòng Mẹ yêu thương bao la không bao giờ dứt.
***
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897244.jpg
Nơi quê hương suốt dọc miền Trung từ vùng *Quảng Ngãi về đến *Đông Hà, *Đồng Hới, tới cầu *Hiền Lương *Bến Hải mãi u trầm, lắng đọng. Nhất là phong tục tập quán và những cô những bà miền Trung có rặt giọng Huế chính cống thì thanh thanh, nghe ríu rít, thỏ thẻ, ân cần, bặt thiệp, lịch sự, nhưng thoảng buồn, lạ lạ man mác phiền phiền. Phụ nữ đa số giữ phong cách kín đáo, nhỏ nhẹ, vui vui, nhu mì, dè dặt, dù đi một đổi đò, đi chợ, đi bán hàng rong, đi xóm; khi ra khỏi nhà, họ luôn luôn đoan trang khép nép, e ấp mặc áo dài che kín thân, dù trời nắng gắt oi nồng họ cũng không mặc áo hở hang.

Điều hay hay là phái nữ ở miền Trung càng có nét đặc biệt: Khi các em bé gái còn thơ ấu, thường thường cha mẹ cắt mái tóc bum bê cho con nhỏ, để con bé đi học từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhất. Lớn lên chút nữa, cô bé vào lớp Đệ Thất đến trạc tuổi mười bảy mười tám, thiếu nữ xuân xanh duyên dáng ấy thường để mái tóc thề, tóc dài chấm ngang thắt eo, và buông xõa xuống bờ lưng theo gió là tà bay bay. Mái tóc của họ bóng mướt, mượt mà trông tuyệt đẹp, thoang thoảng thơm thơm mùi hoa bưởi, hoa lài, chanh, bồ kết. Qua khoảng quá tuổi ngoài đôi mươi, thiếu nữ ấy để suối tóc huyền chấm mông, dài tha thướt và họ kẹp tóc lại sau lưng. Nhưng khi “nàng” có ý trung nhân (đã đi dạm hỏi), thì mái tóc của “nàng” được xếp cuộn lại gọn gàng làm hai ba lớp, mà họ vẫn kẹp quấn vào, rồi thả kẹp tóc lơ lửng ra sau lưng. Nhìn vào “nàng”, ta biết ngay là “nàng” đã có vị hôn phu. Và khi nàng đã có chồng, thì phụ nữ ấy bối búi tóc to ra sau gáy. Cho nên, nhìn chung là Mười có thể nhận biết và phân biệt một điều lý thú khá hấp dẫn, dễ thương và sâu sắc:
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897626.jpg
Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung
Anh về thưa với hai họ rõ ràng
Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi (cd)

Ngày xưa ấy, suốt ba tháng hè, thì cha mẹ, chị Hạc, anh Thuyền và Mười, đi qua bao ruộng vườn hồ ao sông ngòi về thăm bà con làng nước tại *Thôn Kẽ Vịnh. Khi họ đi xe hơi, khi đi bộ, khi đi xe thồ do trâu, bò, ngựa, kéo lạch cạch, lọc cọc trên con đường quê lổm chổm đá đăm, bên ruộng đồng rì rào sóng lúa. Thôn quê ngát hương tinh tuyền của hoa mít, hoa cau, hoa bưởi, cam, quít… Lúa chín đầy đồng, thợ gặt tấp nập làm việc ngày đêm. Nhà nhà yên vui qua câu hò điệu hát phong dao trữ tình dân tộc.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa sa
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày (cd)

Trên sân phơi lúa vàng. Bên cối chày giả gạo, bên đôi trâu mập kéo cày vỡ đất làm mùa. Bên nghệ nhân khéo tay tinh xảo chằm những bài thơ trên nón lá mỏng nhẹ xinh xinh. Những bữa cơm ngon miệng nghi ngút mùi thơm gạo lức. Cơm đồng quê từ miếng thịt gà, thịt vịt, con cá, con tôm tươi rói nhảy tưng tưng trong rổ. Người ta mừng rỡ chúc tụng nhau, khuôn mặt họ chân chất thật thà tỏ lộ nét hân hoan, chất phác không nói câu văn hoa bóng bẩy, không thêu dệt ý tình thơ mộng, nhưng đôi mắt ngời sáng tia vui mừng thành thật, nụ cười ấm dịu, đầy tình âu yếm xiết đỗi!
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa (cd).

Chuyện vui nổ dòn như bắp rang, họ hỏi thăm về Đà Lạt, nơi xa xôi họ chưa bao giờ có dịp đặt chân đến. Họ là những người dân chân lấm tay bùn, suốt đời quanh quẩn bên lũy tre mộc mạc, vui cảnh điền viên với vườn sắn nương khoai. Mấy ai phiêu du hải hồ ngang dọc tứ xứ. Đa số nông dân thích bám vào mãnh đất gia tiên, nơi cho họ ba tiếng khóc oa oa chào đời. Nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi cột chặt họ với gốc đa bụi chuối, lũy tre làng xanh um bóng mát. Có mồ mã ông cha an nghỉ, gần con sông lặng lẽ êm đềm uốn khúc, giữa hai bờ quê hương, cạnh cồn cát trắng và bầy trâu nghé chậm chạp về chuồng mỗi buổi hoàng hôn. Sao ngọt ngào vui vẻ ấm áp, đắm thắm tình thân và sóng sánh tình người đến thế không biết!
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897501.jpg

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. (cd).
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897738.jpg

Ngày lễ Song Thất, tại Phủ *Hải Lăng đã tổ chức ngày “Cầu Ngư Thi Quán Quân”, nông dân muốn tranh tài: sẽ ghi tên dự thi, và hy vọng đoạt giải các bộ môn như: Cướp Cờ. Chèo thuyền. Đua trải. Hát giã trạo, vân vân: …
Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó
Cuộc chung tình chàng chưa rõ bấy lâu
Vì ai xê vô lật ván tháo cầu
Trai say dọi gái, gái thảm sầu dọi duyên
Ngồi buồn nói chuyện trên non
Một trăm thứ cá có con không thằng
Thầy ơi chớ nói bao đồng
Một trăm thứ cọp có ông không bà (cd)

Đánh cờ tam cúc. Bài thái. Bài ghế. Cờ tướng. Vật võ. Nam nữ thi các điệu hò đồng giao.
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào! (cd)

Thi chằm nón lá. Thi nấu một nồi cơm (chỉ có một nồi cơm nhỏ, nhưng Ban Giám khảo ấn định cho thời gian suốt ngày) củi được thay thế bằng năm cây mía tươi, và một lố hộp quẹt ở trên thuyền thúng. Họ vừa nấu cơm vừa bơi thuyền thúng.
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (cd)

Một cô đã đoạt giải nhất, vì cô ấy khôn ngoan, cứ ngồi tà tà róc mía ăn, cô ta phơi bã mía trên thuyền, chờ khô khô, rồi sau cùng cô ta đủng đỉnh nấu cơm, đã chín. Trong khi các nàng khác sợ không kịp giờ, đã vội đốt lửa “hơ” cho miá chảy ra, thì làm sao miá trở thành bả khô mà nấu cơm!
Em trao cho anh một nắm bắp rang
Anh trỉa làm sao cho mọc, thiếp với chàng trao duyên
Đồn bên em có miếng đất hoang
Mưa ba năm không ướt, hạn chín tháng nỏ khô
Đến đây anh trỉa, trỉa vô mọc liền
Thiếp trao cho chàng một nắm ngô rang
Chàng đúc nơi mô cho mọc thiếp thắp nhang mời về
Chỗ nào mà nắng không khô
Mà mưa không ướt đúc vô mọc liền (cd)
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897872.jpg

Trong tất cả cuộc thi, có cảnh đua thuyền là hào hứng rầm rộ trên sông nhất. Chiếc thuyền kết hoa lá đủ màu. Ngư thuyền dạn dày kinh nghiệm, bắp thịt no tròn rắn chắc, ngực nở vai u lực lưỡng, da đen dòn như bức tượng đồng. Ngư thuyền ở trần, mặc xà lỏn màu cuộn sát vào hai háng, nhìn từ xa như đóng khố, đầu họ chít khăn màu theo từng nhóm cuả thuyền có ghi số thứ tự dự thi. Trên bãi dưới bến, người đi xem đông hơn kiến, hai mươi cánh tay hùng dũng khua mái chèo khuấy nước đều đều lướt sóng vút vút, theo câu "hò dô ta… hò dô ta…" vang dậy góc trời. Dân chúng đứng trên bờ chen lấn nhau để giành chỗ tốt mà coi cho rõ. Họ ồn ào la hét inh ỏi mỗi khi có thuyền ai bơi về nhất. Thuyền nào thắng thì có nhiều tiếng reo hò la hét khàn cả cổ, vỗ tay rầm rầm. Thuyền nào thua thì buồn rầu kéo thuyền lật ngửa trở lại, họ lóp ngóp bơi vào bờ. Dân chài la chửi bạn chèo dở ỏm tỏi.
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô (cd)

Trên khán đài, tiếng tù-và thúc, trống giục liên hồi, phèn la dập dồn, bừng bừng niềm vui thích bốc cao.
Quê ngoại Mười ở làng *Thuận Nhơn, không cách xa quê nội *Hưng Nhơn là mấy. Cậu mợ Ấm Cửu Ổn qúy mến gia đình Mười không thể tả. Nhà cậu rất giàu có, ruộng vườn ông bà để lại cò bay thẳng cánh, nhìn hút tầm mắt tới đường chân trời. Cậu Ấm hào hoa, phong lưu đúng mực công tử, trong làng không ai mà không biết danh cậu, và kính phục tính hào phóng, rộng rãi với người trên kẻ dưới. Cậu yêu thương đùm bọc che chở người nghèo, tận tình giúp đỡ người sa cơ thất thế đến nơi đến chốn. Một hôm gia đình hai anh em ruột có ngày sum họp, cậu bảo người nhà cho giết bò, heo, gà, vịt… khoản đãi thân nhân. Cậu cho ông quản gia đi mời bà con họ hàng làng nước đến ăn mừng, hầu chia sẻ niềm vui ngọt bùi với gia đình em gái ruột ly hương của cậu đã trở về cố quốc. Cậu mợ Ấm có năm người con, nhưng đã chết hết hai, còn ba người là chị Hường, anh Trình, và chị Sao.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353897966.jpg ***
***

Tình Hoài Hương

(**) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(***) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!
***

Tình Hoài Hương
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Tinh Hoai Huong
03-15-2013, 07:59 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363332221.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363333870.mp3
8*.- Cầu Hiền Lương Bến Hải
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú



Từ Huế hoặc Mỹ Chánh xuôi đò về vùng Quảng Trị, thỉnh thoảng Mười ưa ngồi bên mạn thuyền thò tay xuống nước sông vớt cánh lục bình, tai vẳng nghe cô lái đò trên sông lả lướt câu hò ý nhị, đậm đà tình dân tộc:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Có khi nghe:

Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ
Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh
Ai về Triệu Phong Quảng Trị quê mình
Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương. (cd)

Hoặc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Phiá Bắc Tỉnh Quảng Trị thuộc đất miền Trung, Quảng Trị cách xa Thủ Đô Sài Gòn 1.121 kilomet, thuộc vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, chuyển tiếp hai miền Nam + Bắc giáp Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Dọc phía Tây cùng chiều dài dọc dãy trường sơn, thì giáp biên giới với nước láng giềng độ chừng 206km là Cộng Hoà Dân Chủ Lào (Savanakhet). Phía đông toạ độ địa lý 17o 09’ 30” vĩ bắc và 107o 20’ kinh đông, bờ biển dài 75km giáp biển Đông. Nam giáp hai huyện Phong Điền (Huế) và A Lưới. Cực bắc: 17o - 10’ vĩ Bắc từ điạ phận thôn Tây, xã Vĩnh Phú, huyện Vĩnh Linh. Cực Nam 16o - 18’ vĩ bắc là làng Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Cực Tây: 106o - 24’ điạ phận đồn Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Cực đông: 107o - 24’ kinh đông, thôn Thâm Quế, Hải Lăng. Tỉnh Quảng Trị có bảy Huyện. Gồm: Hải Lăng. Triệu Phong. Vĩnh Linh. Gio Linh. Cam Lộ. Hướng Hoá. Đa Krông.

Hai Thị-xã chính: Quảng Trị và Đông Hà. Gồm chín Phường. Tám Thị trấn. 119 xã thuộc Tỉnh Quảng Trị.
Khí hậu nhiệt đới ẩm. Điạ hình Quảng Trị do cấu trúc địa chất đa dạng: đồng bằng, núi, đồi, cồn cát, hồ, đầm, sông ngòi chằn chịt, biển… Cửa Tùng khá đẹp. ̣Khí hậu ở Quảng Trị khô và nóng rất khắc nghiệt; khó chịu, khi khô thì nóng hừng hực, có thể nắng và nóng nung cháy người vì ngọn gió Tây Nam, và gió Lào luôn quất vô mặt, và tàn phá thiên nhiên qua những cơn lốc xoáy kinh hồn! Mùa lạnh thì run rẩy, lạnh tê nhức thấu xương tủy. Từ tháng Bảy đến tháng 12 ở Quảng Trị thường bị bão, mưa dầm, lụt, gió xoáy. Ruộng lúa nương khoai có phần chưa tốt tươi, trái lại xơ xát hoang vu... cằn cỗi.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363332444.jpg

Lần đầu tiên vào năm 1824 Cổ-thành Quảng Trị có chu vi cổ thành Quảng Trị độ 2km đắp bằng đất, sau đó được xây bằng gạch chắc chắn bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Bốn bờ thành cao kiên cố bao bọc bởi lũy hào sâu hoắm hơn ba mét, ngăn cách trong tường thành và ngoài thành có dựng tầm dông vót nhọn làm hầm chông.

Từ Huế ra hướng Bắc (bờ Bắc) có hai nhánh sông lớn bao quát diện tích lưu vực 900km2 dài khoảng 65km, do bắt nguồn dọc theo những ngọn núi đồi nhấp nhô từ miền Tây Thừa Thiên & Quảng Trị: tạo thành sông Ô Lâu (cũng gọi là là Ô Giang) và sông Mỹ Chánh. Vào muà Hè dọc ven hai bờ sông Thạch Hãn có hàng phượng vỹ đỏ rực nghiêng mình là tà soi bóng nước, trông tuyệt vời biết bao! Trên sông Thạch Hãn nào đò ngang, đò dọc khua mái chèo. Muôn câu hò tiếng hát tình tứ thân thương đượm màu dân tộc, nghe mà lòng chan chứa niềm vui dạt dào ở ngày mai. Sông Thạch Hãn uốn lượn giữa hai bờ tre xanh ôm quê hương soi bóng mát được bắt nguồn do 37 phụ lưu ngòi lạch, từ: dãy núi phiá Tây (Thừa Thiên & Quảng Trị) , và từ trên thượng nguồn Trầm chảy nối dài qua các làng xã: Thượng Phước, Như Lệ, An Đôn…

Phong cảnh nên thơ uyển chuyển, nước lấp lánh ánh dương uốn khúc lặng lờ, tạo thành hai sông chính là sông Quảng Trị và Cam Lộ. Thạch Hãn là sông lớn nhất cuả Tỉnh Quảng Trị. Diện tích lưu vực chiếm gần một nửa lãnh thổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đổ ra biển qua cửa Việt.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363332594.jpg

*Thượng Phước (xã *An Đôn, Quận *Triệu Phong, thuộc *Tỉnh Quảng Trị); vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch: có lễ hội long trọng, để ghi nhớ quan công Hoàng Dũng, là người có công lập Làng nầy. Dân cư cả làng Thượng Phước kéo nhau lên rừng bạt ngàn để săn thú, đem về dâng cúng các chùa, họ vui vẻ bên nhau với điệu hát “oát”, hát ru em bé “Adang Kon”, hát “Prdoak” vui vui. Hoặc:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Ấy là nơi gia đình ba má Mười đã từ giã Đà Lạt và đến đây lập nghiệp, sống về nghề ương cây giống, như: Trà, cà phê, cam, quít, dâu, mãn cầu, bưởi đào, bưởi đường, cau, dừa, v.v... Ba của nàng không quản ngại khổ sở, vất vả, nhọc nhằn, nơi đâu có giống cây qúy, tốt, thì ba lặn lội đến, tuyển về nhà ương trồng. Rồi láng trại đem cung cấp hầu hết vùng phụ cận. Ba nàng bán cây với giá lời nhẹ nhàng, lời chút đỉnh, gọi là vui cảnh điền viên tuổi già. Có khi ba hào phóng cho không, tặng không, biếu không. Ba chẳng nhận tiền vốn, chứ nói gì đến tiền lời, tí chút tiền còm, gọi là... Mặc vợ và bầy con cằn nhằn:
- Sao ba quá “huênh hoang”.

Quảng Trị đa dạng: Núi Voi Mẹp. Đồi. Đảo Cồn Cỏ là đất nâu vàng, đất nâu đỏ có bãi đá và hai đồi. Bãi cát bằng phẳng. Cửa Việt, Cửa Tùng có bãi cát phẳng mịn. Tuy là miền đất khô cằn, sỏi đá, nơi “chó ăn đá gà ăn muối” (chao ôi! chi mà khổ) nhưng Quảng Trị có tài nguyên khoáng sản (cũng tuyệt vời như ai chứ!). Điển hình là: Đất mặn (Vĩnh Linh). Đất phù sa bồi (Mỹ Chánh. Thạch Hãn. Bến Hải...) Phù sa Glay: Gio Linh…). Đất nâu tím trên phiến thạch tím. Đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, trên phiến đá thạch sét ở Vĩnh Linh, Gio Linh. Hoặc đất đỏ vàng trên đá granit ở Voi Mẹp. Có nơi nhiều than bùn như Hải Lăng, Gio Linh. Kim loại đen quặng sắt ở Cam Mỹ, Cam Lộ, Đông Hà.

Ồ! Tỉnh Quảng Trị rải rác ở Sa Lung (Vĩnh Linh) cũng có angtimoan ở Cam Lộ nằm trong đá vôi, thạch anh chứa ít vàng nữa! Cửa Tùng phong cảnh khá đẹp và bãi cát mịn bằng phẳng, nước biển ở Cửa Tùng trong xanh, là một bức tranh sinh động thêu lên bầu trời bao la bát ngát rừng phi lao, hàng cây chen cánh hàng dừa, những mái nhà ngói bên nhà tranh mờ mờ ẩn hiện xa xa, có đàn hải âu mơn man líu lo bay lượn vờn đùa trên sóng, có nhạc biển ì ầm rì rào trong chiều lộng gió.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363333230.jpg

*Khe Sanh là một thung lũng nằm gần kề bên quốc lộ 9 thuộc Huyện Hương Hóa, tứ phương trùng trùng điệp điệp núi rừng và những dãy đồi cao trên bình độ 300m 400m, phun trào bazan và đá trầm tích. Có làng Làng Vây, Tà Cơn. Mười yêu rừng sim hoa tím bạt ngàn, chen cánh rừng lim xanh, gụ, huỳnh, trường, trám lương, đào, sến, mây, song, đót, tràm.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363332755.jpg

Núi đồi *Đông Hà xa Huế 66km, cách Quảng Trị 12km ở ngã ba cuả quốc lộ 1A và quốc lộ 9. Đông Hà có 9 quận: Cam Chính. Cam Giang. Cam Thủy. Cam Nghiã. Cam Hiếu. Cam Thanh. Cam Tuyền. Triệu Lương. Triệu Lễ. Đông Hà có đường xuyên Á Đông Tây; (cửa khẩu Lao Bảo) Đông Bắc Thái Lan. Lào. Myanma. Việt Nam về hướng Tây 83km trên toạ độ 1600’53” vĩ độ bắc, trùng điệp bao quanh, dù đất đai rất cằn khô, thiên tai luôn đe dọa, mùa màng thấp kém. Mười yêu con đường đất đỏ *Cam Lộ ngoằn ngoèo uốn lượn giữa hai bờ lúa lao xao, trăng sao gọi gió lào khắc nghiệt lùa về nóng khô hừng hực, nhưng gió nồm phía Nam lại nồng ẩm đất đai.

*Cầu treo và sông Đa Krông nằm về phía Tây Quảng Trị. Cầu Đa Krông lơ lửng chơ vơ trên cao ngút ngàn núi rừng trùng điệp, giữa trời cao mây trắng sông nước trầm lắng thâm u, nhưng không kém thơ mộng. Có con đường số 9 xuyên Á đất đỏ ngoằn ngoèo len lỏi trong rừng cây chằn chịt qua cửa biên giới Đen Sa Vẳn (Lào).

*Lao Bảo nằm cạnh sông Sepon về hướng Đông của đỉnh núi Voi Mẹp, cách xa Thị-xã Đông Hà độ 80km. Chợ Lao Bảo là nơi cách biên giới Lào khoảng 2km, nơi tập trung buôn bán tấp nập sầm uất rộn ràng hàng hoá cuả ba nước: Lào Việt Thái. Gió muà Tây Nam khô và nóng. Lao Bảo cách cửa khẩu Lào - Việt chừng 2km là nơi thấp nhất của dãy trường sơn.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363333038.jpg

*Rú Lịnh đa số núi rừng già cỗi, đất nâu tím, nâu đỏ, nâu vàng, cả đất đỏ vàng trên phiến đá thạch sét, nhiều gò, đồi, núi trọc, có đá granodiorit hồng, lục đen, trắng lẫn trong đá bazang.

Dòng sông nối hai bờ của Vĩnh Linh và Gio Linh mà thuở nhỏ đã đem lại cho Mười sự mơ mộng… đẹp tuyệt vời của bình minh, hay hoàng hôn lãng đãng đang nhúng lên nhúng xuống ở đường chân trời! Đồng thời dòng sông vẫn dạy cho Mười biết thế nào là sự giận dữ, gào thét trong cơn thịnh nộ của sóng thần… và cuộc đời phù phiếm đã bạo tàn quét lên những chia biệt, vò xé, đổ nát, đau thương xiết đổi đau-đớn trong đời người.

* Sông Bến Hải bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, Tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, sông cao hơn mặt biển 500m. Diện tích lưu vực độ 809km2, dòng chảy mạnh. Sông Bến Hải có 14 phụ lưu ở phiá Tây Bắc cuả Tỉnh Quảng Trị, thượng nguồn bắt đầu từ dãy núi phía Tây Bắc (cuả Quảng Trị). Tuy nhiên do có sông La Lung (Bàn Xen) hợp thành sông Bến Hải. Sông Bến Hải chạy dọc theo vĩ tuyến 17 dài 64,5km đổ ra biển Cửa Tùng.
1, Sông Bến Hải chảy từ Tây Nam sang Đông Bắc (còn có tên là Rào Thanh).
2, Sông Bến Hải (còn có tên là sông Bến Hói).
3, Sông Bến Hải (dân bản xứ còn gọi là sông Hiền Lương, vì dòng sông đã chảy qua cầu và qua làng Hiền Lương).


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363333424.jpg

*Cầu Hiền Lương thuộc địa phận Tỉnh Quảng Trị có từ năm 1922, do dân địa phương cần mẫn tạo thành cây cầu bằng gỗ nhỏ hẹp, thô sơ. Năm 1950-1952 người Pháp đã đúc cầu bằng bê tông, xe cộ có thể qua lại trên cầu, hoặc dân cư đi bộ thay lúc xưa ngồi đò thuyền đi đó đây. Cầu Hiền Lương có bảy nhịp, hai bên thành cầu cao 1,2m, chiều dài cầu 178m, bề rộng 4m, gồm bảy nhịp. Bề mặt cầu lót tất cả 894 tấm ván gỗ tốt.

Năm 1954 cây cầu gỗ có tên Hiền Lương; cái tên nghe thật hiền lành lương thiện, ấy thế mà oái oăm chua xót và đau đớn thay cầu Hiền Lương lại “bị đưa lên đoạn đầu đài” bởi Hiệp Định Genève 1954, diễn ra kể từ ngày 26 tháng 4 năm 1954 - rồi bản Hiệp Định được ký kết và kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954. Thành phần tham dự hiệp ước: Anh. Mỹ. Liên Xô. Pháp. Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Laos. Cambodia. Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; bản văn ghi -tạm thời chia đôi vĩ tuyến 17- tách ra hai miền Nam – miền Bắc Việt Nam. Mỗi chính phủ -của hai miền Bắc Việt Nam & miền Nam Việt Nam- được chủ quyền tự do trong khuôn khổ của 89m của cây cầu oan nghiệt mà thôi – Chính giữa cây cầu định mệnh đã bị ngăn chia bởi hai đường vạch song song, hai phe có toàn quyền sử dụng, tự do lộp cộp đi lại ở trên 447 miếng ván gỗ sờn úa của chiếc cầu luôn luôn lồng lộng gió. Ác nghiệt!

Lính biên phòng của hai Thủ Đô trong một đất nước mang tên hình chữ S trên chiếc cầu Hiền Lương tai hoạ truyền kiếp dị hợm nầy, hằng ngày họ bồng súng đi đi lại lại, để canh gác cầu. Hai bên bờ Bắc và bờ Nam Việt Nam: đều gắn nhiều giàn loa phóng thanh rất cao và mạnh chiã sang đối phương, ngày như đêm cả hai phía đều ra rả đọc tin tức, tuyên truyền, chiêu hồi. Lâu ngày lâu tháng quen mặt, thỉnh thoảng họ cũng dừng lại nơi mốc giới ranh phân định, rù rì rủ rỉ hỏi thăm bên nớ bên nầy vài câu xã giao vớ vẩn. Bên kia và bên nầy bờ e dè chia từng mẫu thuốc lá vặt, hút đỡ lòng lúc giá rét căm căm qua đêm mưa phùn gió bấc lạnh lẽo.

Ngặt nỗi… khi chộn rộn, loa phóng thanh ra rã tung tin đụng chạm đến chính kiến, nghe ngứa lỗ tai, họ liền nổi giận và “đấu võ mồm” ác liệt, chưởi nhau nhoi trời đất. Làm buồn lòng chiếc cầu Hiền Lương (hiền lành lương thiện) của sông Bến Hải không ít. Chiếc cầu buồn bã vẫn áo não kêu cót két, trăn trở khô khan, kêu răng rắc rên rỉ… "Chiếc cầu cũng khóc" trong mưa, khóc theo mưa, như lời tự trách thở than não nùng, ai oán khóc hận cơn sóng loạn cuồng lưu, gió réo rắt tru hú về những tháng năm phù trầm! Nhìn hai bờ thôn xóm, gợi nhớ trong tôi hình ảnh lữ khách tha phương thẩn thờ đứng bên bờ… thổn thức dòng lệ tuông rơi. như nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hoàng có bài thơ rặt giọng Huế “Chi Lạ Rứa” tuyệt vời:

... , ... Chi lạ rứa? Người cứ làm tui ngại
Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời
Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi
Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể
Tui không muốn khóc chi những giọt lệ
Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình
… Tui không điên, cũng không hề bối rối
Ngó làm chi cho tủi nhục đau thương
Tui biết tui là hoa dại bên đường
Không màu sắc, chi lạ rứa hè, người hí
Tui cũng muốn có một người tri kỷ
Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?
Tui không buồn, răng mắt mờ lệ ứa!
Bởi vì răng tui có hiểu chi mô
Vì lòng tui là mặt nước sông hồ
Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc...
***
Thật ra Mười yêu nhất quê nghèo rất nghèo từ nơi *Quảng Trị với *Trầm, *Rừng Cấm thượng nguồn, lên ngã *Ba Lòng, qua vùng biên giới. Gần giới tuyến có số ít sắc dân Paca, Tà ôi, Bru Vân Kiêu, Kơ Tu, Triêng, Dao, Xudăng, sống rải rác dọc trường sơn đông, trường sơn tây.

Mười càng yêu hoa sen nở tươi đồng nội xen lẫn hoa súng, hoa lục bình, cỏ lát, cây năng, hoa rau muống màu tím nhạt, bon chen trong cảnh ao tù nước đọng bùn lầy bên mé đình thôn Thượng Phước. Mười yêu ngôi chùa cổ kính cong cong rêu phủ đầy nóc, qua u ẩn bao tháng năm phơi mình giữa nắng gió khuya chiều đìu hiu. Mười yêu mái trường làng AN ĐÔN năm căn bé nhỏ, tường vách làm bằng rơm với bùn tro, phân trâu phân bò khô đã nhào trộn công phu, rồi tô trét kỹ lưỡng. Nhìn từ xa, ngôi trường giống như tường gạch xây, quét vôi vàng sạch sẽ. Nền đất nện công phu. Trường nép mình bên tàng phượng vĩ, hoa đỏ rực đan đầy cành. Đại đa số dân vùng xã thôn nầy làm ruộng, trình độ học vấn thấp kém, hơn 50% nam nữ, phụ, lão, ấu, chưa thông thạo đọc, viết.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363333649.jpg

Dân cư dọc miền Trung đa số rất hiền hoà, chất phác mộc mạc, tâm họ hiền lành chân chất, thật thà, đôn hậu, ít độc điạ và không chì chiết. Họ sống yên vui, đa số an phận bình yên, ẩn nhẫn bên lũy tre xanh bao bọc. Giọng nói của họ tại Quảng Trị, Đông Hà thổ ngữ âm khá nặng, nhưng vẫn ríu ra ríu rít… và trìu mến mặn mà hương đồng vị nội.

Khi tiếng ve sầu rền rĩ mỗi độ hè sang ở các miền nầy, nghe sao mà buồn não nùng khúc ca biệt ly trên sân trường Nguyễn Hoàng. Như thầy Phạm Lộc dạy Văn lớp Mười đã làm bài thơ dài thâm thúy, ý nhị, (thầy viết thơ riêng tặng học sinh lớp thầy). Đứng đầu hàng mỗi câu thơ là tên của một học sinh trong lớp. Trong đó, Mười thích nhất mấy câu thơ sau:

Từ độ xa nhau ai nỡ khóc.
Thế nhân một chuyến lỡ sông đò.
Hoa nở! Hoa ơi đã mấy lần.
Hương lòng úa lạnh giữa ngày xuân.
Hường phai sắc thắm trong ngàn lá.
Sen tả tơi hoa, nhụy úa dần.

./.

Tình Hoài Hương

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!

*

Tinh Hoai Huong
08-23-2013, 05:23 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377135736.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377279172.mp3

Côn Sơn (Côn Đảo POULO CONDOR)
còn gọi: Long Range hay Côn Lôn LORAN)


Côn Sơn Loran (Côn Đảo còn có tên gọi là Côn Sơn Long Range, hay xưa kia có tên gọi nữa là: Poulo Condor) với đường chân trời vẫn giao hòa nhịp nhàng thắm thiết biển cả mênh mông bao la. Bầu trời xanh xanh xam xám nhàn nhạt, mây trắng cuộn từng lọn bồng bềnh, lênh đênh bơi bơi trong không gian ngút ngàn vô tận. Nước xanh lam đậm và tươi ánh, long lanh lung linh như quyện lẫn hoà tan vào nhau, tạo thành đường viền chỉ bạc óng ánh tít đặm ngàn hải lý nơi chân trời xa mờ xa. Vào mỗi buổi bình minh hay hoàng hôn, mặt trời to to tròn tròn đỏ rực, nhúng lên nhúng xuống nhấp nhô đùa nghịch trong nước quanh Côn Sơn Loran. Mặt trời rạng rỡ vươn cao ánh bình minh hay ánh tà dương chìm lặn vào chân trời đâu đó, đều quyến rũ tuyệt đẹp và da diết đượm buồm.

Côn Sơn an tọa tại vùng Đông Nam Việt Nam, được Pháp thành lập vào giữa thế kỷ 19, do kinh tuyến gốc từ đài thiên văn Greenwich ở nước Anh. Điều 224 trong bộ luật thời vua Gia Long xưa đã ghi: “Côn Lôn ngộ xá bất nguyên” (bị dày ra côn đảo, có đại xá cũng không thể về). Xa xăm! Mịt mùng! Đơn điệu! Lẽ loi!
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377136155.jpg
Diện tích đảo Côn Sơn trên tọa độ 8o 40” 57” Bắc & 106o 36”26” Đông. Côn Sơn nằm giữa hai kinh tuyến- đi qua hai trục của trái đất, các điểm trên đó cùng một kinh độ: 106/o và 107/o36’ Đông với Sài Gòn; cùng một vĩ độ 8/o36’ Bắc với Cà Mau. Côn Sơn nằm ở cuối vĩ tuyến 9, trên mặt phẳng song song với xích đạo, nhìn ngang từ chóp Mũi Cà Mau ra hướng Biển Đông. Côn Sơn trực thuộc giám định từ khu Bà Rịa Vũng Tàu, trên đường bay 215km hay 116 hải lý. Tổng diện tích toàn diện khoảng 51, 52km2.

Côn đảo là một cù lao khổng lồ hoang vu dầm mình trong đại dương xanh thẳm, lềnh bềnh nhấp nhô bao bọc bởi đại dương bao la, bát ngát sóng vỗ. Bờ biển sạch nước trong veo tuyệt đẹp. Hải âu soãi cánh ríu rít nô đùa, chao lượn trên những ngọn sóng bạc đầu. Gió lồng lộng luôn lao xao rì rào dưới hàng phi lao. Sóng cả xô bờ đập vào những mô đá gập ghềnh, hùng dũng chạy lui chạy tới, tạo thành nhạc biển hùng ca bất tận, triền miên. Xa thật xa, thỉnh thoảng có những cánh buồm trắng nhỏ li ti, nhấp nhô trên sóng nước biếc xanh. Những cánh buồm ít khi vào bến đậu nơi đây.

Năm. Tháng. Ngày, giờ ngày cũng như đêm, sóng cuồn cuộn dập dồn, rì rào gió biển dìu dặt, lao xao, lồng lộng. Từ trên phi cơ nhìn xuống vĩ mô, thì dưới những vùng mây lướt mây trông Côn Sơn giống như một con gấu khổng lồ, dường như nó hờn dỗi phụng phịu quay lưng “làm ngơ” nũng nịu nhìn về đất liền. Một phần “con gấu” đồ sộ ấy choài ra mé biển xanh ngắt, bề mặt “con gấu” ngâm mình trong nước loáng bạc, hướng ra biển Thái Bình Dương. Mũi trước của Côn Sơn mang tên Con Chim Chim. Mũi sau tên là Cá Mập. Côn Sơn có một phi đạo nho nhỏ duy nhất ở Đầm Trầu chạy dài 10km từ sân bay tới huyện đảo. Sân bay bình thường và đơn sơ không có đài kiểm soát không lưu. Chỉ có vài cột trụ dựng lên mấy cái “ống gió”, cho phi công dễ nhìn xí trước khi đáp, để hoa tiêu định được vị trí hướng gió mà thôi. Ô là là! Muốn di chuyển từ Côn Sơn đi về đất liền, thường thường người ta chỉ dùng phi cơ, ấy là phương tiện giao thông duy nhất nhanh chóng và an toàn tuyệt hảo.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377136308.jpg

Một bên là hàng cây bàng già nua, một bên kia là biển cả mênh mông sóng gợn dập dồn. Làng Cỏ Ống là khu vực gần phi trường. “Con gấu Côn Sơn” cúi nhìn mấy cụm đảo nho nhỏ lân cận của nó là: Hòn Câu. Hòn Bảy Cạnh. Hòn Bông Lan. Hòn Tài Lớn Hòn Tài Nhỏ. Hòn Vung. Hòn Trứng. Hòn Trác. Hòn Tre Lớn. Hòn Tre Nhỏ. Hòn Bà. Hòn Anh, hòn Em. Cộng chung là có hơn 16 hòn đảo nhỏ tí xíu. Bãi An Hải (hòn An Hải). Bãi Lò Vôi. Bãi Đất Dốc. Bãi Ông Đụng. Bãi Đầm Tre giống một cánh tay con gấu vươn chìa ra biển.

Trạm khí tượng cạnh hồ Quang Trung. Phi Yến. Hàng Dương... Bên phía Tây của hòn đảo Côn Sơn là: Thị-trấn nhỏ bé trồng rất nhiều cây bàng xanh um rợp bóng mát, đơn điệu, hoang sơ, khiêm nhường với những hàng quán lẻ tẻ, có số ít cư dân sống đời đạm bạc, khép kín. Đi xa nữa sẽ lên những trại giam tù chính trị (là chuồng cọp). Trại biệt giam B2. Dãy nhà cuối cùng khá xa xa dành cho đám tù quân phạm… Những “ông” hạ-sĩ-quan, sĩ-quan, hay quân nhân bị phạt tù, từ 5 năm trở lên, thì ở đây… vân vân... Ai trong những nhóm tù phạm đó, có giỏi Anh-văn, sẽ được tuyển vào đài làm việc, họ sẽ được tự do đi lại trong khu doanh trại, ăn uống đầy đủ. Mỗi tháng họ có ít tiền xài, và được mua sắm thoải mái trong canteen của Mỹ. Thật ra, tuy ở tù mà họ cũng còn “sung sướng” vô canteen ăn nhậu như ở “đường Sơn Quán” thoả thuê ha!

Kế đến là hầm Xay Lúa. Cầu tàu 914. Cầu Ma Thiên Lãnh (nghe tên đã thấy rùng rợn bủn rủn cả người). Đến "thành phố buồn” mang danh nghĩa trang Hàng Dương. Đi mãi tận cuối cùng “lãnh địa sầu muộn” ta sẽ đến Sở Củi. Nơi nầy, các tù nhân khổ sai đi vào khu rừng bạt ngàn để đốn củi, chặt cây, đem về cho trại giam. Côn Sơn có một doanh trại kha khá gồm vài ba dãy nhà. Gần văn phòng có mấy căn nhà nhỏ, để Trưởng-đài, Phó-đài, chuyên viên Y-tế. Một dãy nhà khác dành cho nhân viên Việt Nam.
* * *
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1377279529.jpg
Gia đình Năm “lủng củng lình xình” chả mấy vui vẻ hạnh phúc tốt đẹp, càng rất đau buồn! Thời gian nầy, Năm đã được giải ngũ. Ở nhà Năm càng chán bà vợ, bà là dân thiếu học và phổi bò gây đủ thứ chuyện ồn ào trên trời dưới quận. Ngày ngày Năm thất thểu đi tìm một việc làm, tìm mãi… cuối cùng may mắn có được một việc ở công ty điện thoại hãng FEC của Mỹ. May mắn là Năm đã có người bạn làm trong FEC của Mỹ ân cần giúp cho Năm có dịp đọc qua tập tài liệu. Hôm thi trắc nghiệm Anh-văn, ban giám khảo đã hỏi Năm những chuyện hóc búa, ví dụ như Năm phải trả lời:

* Trận động đất kỷ lục gây thiệt mạng nhiều nhất từ trước tới nay xảy ra vào năm 1557 ở Trung Quốc. Nơi khu vực nơi người dân sống trong những hang động bằng đá. Núi đá ấy sụp đổ, giết chết khoảng 830.000 người. Một trận địa chấn kinh hoàng khác ở Đường Sơn, (Trung Quốc) năm 1976 khiến khoảng 250.000 người chết. Nơi có nhiều động đất và phun trào núi lửa nhất trên trái đất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương, gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.

* Đại dương lớn nhất trên trái đất là Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích rộng 165 triệu km2, lớn hơn gấp hai lần Đại Tây Dương, có độ sâu trung bình là 3,9 km.
* Nơi duy nhất có sông băng chảy qua đường xích đạo là núi Cotopaxi ở Ecuador, có sông băng duy nhất vắt qua đường xích đạo. Dãy núi Mid-Atlantic nằm dưới biển gần như chia đôi toàn bộ Đại Tây Dương từ Bắc tới Nam. Iceland là nơi dãy núi ngầm này nhô lên khỏi mặt biển.

* Điểm tận cùng của nước Mỹ về phía Đông là đảo Amatignak, Alaska. Điểm xa nhất về phía Tây là Pochnoi Point ở Semisopochnoi, Alaska. Điểm xa nhất về phía Nam là mũi phía Nam của đảo Hawaii. Điểm xa nhất về phía Bắc là Point Barrow, Alaska.

Năm nhớ, đã vượt qua giai đoạn thi khó khăn nhất, nên Năm được tuyển chọn, thì ra họ đã trắc nghiệm tâm lý, kiến thức và trí nhớ dẽo dai. Nhưng với điều kiện là Năm phải làm việc ở ngoài đảo Côn Sơn. Phần chán nãn chuyện gia đình đến tột cùng. Phần cũng muốn đi xa nhà, Năm nghĩ: “Thà xa nhau, để mà gần nhau hơn. Chứ ở cận kề, ngày nào ông xã với bà xã cũng có sóng gió, đay nghiến, dằn vặt nhau, thì khổ tâm lắm. Nhất là khi các con còn bé tí, mà tụi nó vẫn biết lo sợ, biết buồn, biết khóc, biết bịt hai tai, mỗi lần cha mẹ chúng hung hăng ẩu đả to tiếng”.

Vui vẻ lên phi cơ bay ra Côn Sơn làm việc, Năm cảm thấy thật hào hứng thoải mái, tự do tung tăng về đủ mọi phương diện. Tuy nơi đây có hoang vu vắng lặng và da diết buồn thật. Từ ngoài cổng đi vào, có mấy con đường tráng nhựa. Dãy nhà đầu tiên, là nơi làm việc của đài Phát Sóng, gọi là Loran (Loran gọi tắt của chữ Long Range). Đây là một trong ba điểm tam giác - để quân đội Mỹ định vị toàn bộ vùng biển Đông: Ở ngoài Trung có Tân Mỹ Lo Ran (ở ngoài hòn đảo Tân Mỹ). Phía Nam là hòn đảo Côn Sơn Lo Ran. Và, bên phía Tây có Sattahip (ở trên đảo tại Thái Lan). Nơi đây có những cột antenna cao ngất trời cả trăm mét.

Hôm trước cái bóng đèn ở Côn Sơn bị yếu xìu và “đứt bóng”, sau đó liền có một chiếc phi cơ chỉ chở duy nhất một cái bóng đèn và tốp quân nhân đi kèm trên phi cơ để “hộ tống bóng đèn” từ trong đất liền vùn vụt bay ra Côn Đảo mà thôi. Bóng đèn rất mắc tiền, ta không nói, nhưng mà… nhất là nó thật quan trọng cuả đài phát sóng. Nó bé xíu có tí ti, nhu mì duyên dáng mà cũng “le lói” kinh khủng chưa nào? Về vụ cái antenna nầy, có một lần bóng đèn trực trên đó bị cháy. Ông Trưởng đài vội vàng lên phòng báo tin với cả đoàn nhân viên:
- Suốt ngày nay tôi sẽ bận leo lên cột antenna, để thay bóng cái đèn bị cháy, tôi lắp vào đấy cái bóng đèn mới. Hôm nay tôi bàn giao toàn bộ đài lại cho anh trông coi. Nếu có người liên lạc vô tuyến từ đất liền ra, anh cứ trả lời nhe.

Nói xong ông Trưởng-đài mời Năm và Tom (thư ký tiếp liệu) và một anh phi công nữa, cùng đứng đó chăm chú nhìn (chứng kiến). Chính tay Mike mở cái hộp carton ra, có nhiều lớp giấy tốt bọc lại. Mike dè dặt và thận trọng từ từ mở đến mười phút mới xong những lớp giấy. Sau đó, Mike nhờ thư ký tiếp liệu làm biên bản, để mọi người hiện diện chứng kiến đồng ký tên vào, và ông trưởng đài đóng dấu lên tờ giấy, bỏ trong tủ lớn khoá lại.

Rồi thì Mike thay bộ đồ phi công màu vàng. Mike mang găng tay, chân đi ủng cao, đầu đội mũ bảo hiểm, vai đeo theo cái túi haversack to nặng. Đó là những sợi dây an toàn. Cuộn dây nhợ lớn móc bên hông quần Mike. Mike tự bước và móc vào cột antenna, anh ta từ từ leo lên. Sau lưng Mike là một ba lô nhỏ, mang cả café, coke, và sandwich anh đã làm sẵn được bỏ trong ziploc. Anh làm việc trên top cột antenna rất lâu, mãi đến 17:30’ Mike vui vẻ huýt gió mới từ từ tụt xuống đất.

Ở Côn Sơn không bao lâu, nhưng Năm được nghe, và chứng kiến nhiều chuyện không thể tưởng tượng, thật thú vị. Nói ra chả ai tin nỗi. Vì họ không tận mắt nhìn. Năm và Tiến ở chung một căn phòng xây rộng lắm. Còn những chuyên viên nước khác như: Phi, Đại Hàn, Đài Loan, vân vân... thì ở chung một nhà khác. Mỗi nhà đều có phòng tắm nước nóng, nước lạnh. Phòng có máy lạnh, máy giặt, máy sấy, vân vân... Tức là tuy ở ngoài đảo nhưng đầy đủ tiện nghi như ở đất liền. Có điều là “tụi mình” không thèm giặt, cứ cho đám quân phạm gần đến lúc mãn hạn tù sẽ được phóng thích ít tiền, là xong hết. Còn một đám tù khác phục vụ trong nhà ăn. Có đám phục vụ làm vệ sinh trong phòng ngủ, trong toilet. Họ làm công việc lặt vặt trong doanh trạI để chờ ngày trở về nhà. Ôi! Tóm lại, họ gồm đủ mọi thành phần: Từ những “anh” sĩ-quan ngổ ngáo, từng bắn giết mấy người, đến những “em” binh nhì hung hăng ném lựu đạn cho chết cả sòng bài, để lấy tiền vung vít xài hoang. Cả thành phần đào ngũ, giết người vì giành gái, nóng giận đánh lộn với cấp trên, say rượu, vân vân...

Tuy nhiên trong thành phần kể trên, có Trung-úy Kiệm Biệt-kích Dù đóng trên Pleiku, anh ta đã bị tù về tội: Lấy AR-15 thẳng thừng ria một loạt, chết hết ba ông Biệt-động-quân say rượu. Vì, mấy “ông tướng kia” trong cơn say túy lúy chỉ dám vui vẻ lố lăng “xàm-xỡ” với vợ của “ông thầy” (Đại úy chỉ huy trưởng của Kiệm mà thôi)!!! dù họ chưa chắm mút xí nào với và “ngài phu-nhân” ưa phô bộ ngực hở hang quá lố, chưng diện lòe loẹt và đỏm đáng cuả ông thầy. Chớ chẳng phải họ xàm xỡ với vợ của mình. Dù vậy Kiệm bỗng muốn dợt le nổi máu “yên hùng” tào lao chi địa lên cao độ như rứa mới ác! Kiệm bị ra tòa án binh lãnh 20 năm tù giam khổ sai. Cậu ta ân hận thì đã… ra Côn Đảo mà mến Năm.

Hằng ngày, Năm làm việc sát cánh Mike, nên cũng rành về các thủ tục quản trị trong văn phòng. Công việc của Năm mỗi ngày ở Côn Sơn là: Kiểm soát và làm Time sheet cho sáu anh nhân viên bảo vệ. Họ đều là người Việt gốc Pakistan, Năm giúp Mike khi có việc cần. Hết giờ là Năm đi ăn uống, nghỉ ngơi, ngồi chơi rung đùi xơi cá tôm, cua, sò ốc biển mệt nghỉ. Cá, tôm, cua, sò ốc, mực nhiều vô số kể núp dưới những tảng san hô, những gầm hang núi ngầm chìa ra biển.

Lần sau cùng, khi trở ra Côn Sơn, Năm bị chứng ói ra máu, nên Năm báo với Mike (trưởng cơ quan nầy). Ông Mike vội vàng gọi nguyên một chiếc phi cơ vận tải, loại C-47 dakota từ Sài Gòn bay ra Côn Sơn, để khẩn cấp chở Năm đi về đất liền. Người Mỹ thật qúy trọng nhân mạng, dù Năm chỉ là một nhân viên. Năm nằm trong bệnh viện Hoa Kỳ Trird Field Hospital, chụp X-Ray, và làm đầy đủ thủ tục y khoa cần thiết, chờ điều trị. Năm bị loét bao tử, có một vết to bằng đầu ngón tay, nên nằm đó điều trị hai tháng. Thời gian nằm bệnh viện, ngày ngày bà xã vào thăm đã đành. Còn có con bồ cũ ghé thăm Năm. Có lần con nhỏ bồ đang tỷ tê nói chuyện hủ hỉ ôm hót, hôn hít, khóc lóc về cảnh gia đình nó cho Năm nghe… thì bà xã Năm lù lù xuất hiện, la lối mắng nhiếc um sùm, khiến con nhỏ xanh mặt lủi mất. Năm thì mắc cỡ đứng thộn ra chịu trận lôi đình.

Khi Năm khoẻ lại rồi. Lẽ ra, thông thường thì Hãng FEC cho mình nghỉ việc. Nhưng nhờ Năm đã siêng năng làm việc; đồng thời được sự “gởi gắm” của Mike, ông ta chứng nhận Năm làm việc giỏi, ăm lại quen thân với một trưởng phòng người Việt Nam. Nên chàng được nghỉ phép và ăn lương hai tháng. Trở lại Hãng FEC, họ cho Năm vào làm tạm “gác cổng” ở văn phòng chính tại đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Tuần sau, họ đổi vào Năm làm “trợ lý” cho một người nữa, Năm lo đi lên đi xuống, ra vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm thẻ cho nhân viên Mỹ. Vì, chu vi hoạt động của hãng FEC bao gồm các đường dây điện thoại rất rộng lớn. Trong phi trường và trong DAO, trên Long Bình. Nghiễm nhiên Năm trở thành Phó-phòng, chuyên phụ trách về việc ghi Thẻ ở Tân Sơn Nhất.

Gần cuối tháng 4-1975, Năm lấy xe Van của bà bồ già tên Tư Rậm để đi làm một cái bản đồ, trong đó Năm ghi rõ tất cả địa chỉ, nơi mà nhân viên Mỹ đã và đang ở tại Sài Gòn và các Tỉnh phụ cận ở miền Nam Việt Nam. Thường thường người Mỹ ở tập trung, họ thuê bao nguyên một building nhỏ. Nếu ai có bồ bịch ở Việt nam, hay ai có vợ con đem qua Việt Nam, họ mới ở riêng và ở cách xa nhau. Khi hoàn thành xong công việc, và giao cho “xếp”, cũng là lúc Năm đã biết về chiến dịch “White Christmas” – Nghĩa đen là “Chiến dịch di-tản người Mỹ”. Năm vẫn ung dung và dửng dưng vì Năm chỉ thích sống tại Việt Nam!
Ngày cuối cùng trước khi ra đi, ông “xếp” gọi Năm:
- Tôi sẽ ra đi về Mỹ gấp đây. Bây giờ, cái công ty nầy là thuộc về anh.
Năm chỉ cây dù cuả ông xếp lớn dựng ở cuối văn phòng, cười cười:
- Tôi không có ý định đó. Nếu ông cho… tôi chỉ xin ông “cây dù đen” kia, để làm kỷ niệm…
Năm giống như:
“Thằng Bờm có cái quạt mo.
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu…
Phú ông xin đổi… nắm xôi. Bờm cười”. Ha ha ha !

_ * _

Tình Hoài Hương

Tinh Hoai Huong
09-14-2013, 05:10 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379133797.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379133977.mp3
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG CẨM TÚ
9*.- Đế Đô HUẾ - Kinh Thành Tráng Lệ Vàng Son Một Thuở


Trả phòng ở bên Vĩ Dạ, hai người gọi taxi qua bên phố Phan Bội Châu vào Hotel Đồng Lợi. Phòng ốc ở đây tương đối sạch sẽ, thoáng khí, lịch sự, yên tĩnh. Khi Nam qua nhà Vinh ở bên kia sông, (đối diện gần phòng trọ) thăm các bạn. Mười tắm rửa xong liền xuống lầu, ra chợ Đông Ba mua ít trái cây. Chàng về phòng, sau đó họ đi thuê bao một chiếc xe lam rộng thênh thang, họ không mời các bạn vì muốn riêng tư đi với nhau, chỉ có hai người đi thăm các lăng tẩm nổi danh ở Huế: Minh Mạng. Thiệu Trị. Đồng Khánh. Tự Đức. Gia Long. Khải Định…
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379134640.jpg
Lăng KHẢI ĐỊNH nằm riêng biệt ở phía Tây tĩnh mịch ở kinh thành Huế. Lăng tẩm uy nghi được xây dựng khi vua còn ngự trên ngai vàng nghinh tiếp tình yêu đôi trẻ. Họ dìu nhau đi dưới hai hàng hoa bằng lăng nở đầy cành, bước chân đôi trẻ phiêu bồng dẫm trên xác phượng vĩ đỏ thắm. Những con rồng to, những vị quan thần đá, mũ mão cân đai chỉnh tề, oai nghiêm. Hiện nay các lăng chẳng còn giữ được nguyên thể, dù đã nhiều lần trùng tu để nối dõi tông đường! Đầu tiên là hai bạn đi thăm: Lăng Khải Định (Ứng Lăng) tên thật của vua: Nguyễn Phúc Bửu Đảo, (1885-1925) Trị vì: 9 năm.

Chàng và nàng đã cười to, tiếng cười vang dội núi đồi thinh lặng, hai người nắm tay nhau, vừa chạy lên năm bậc thềm của các tầng sân tạo thành một trăm hai mươi bảy bậc cấp (127). Lăng đứng sừng sững trên triền núi phía Tây làng Châu Chữ, xã Thủy Bằng, Huyện Hương Thủy, có núi án núi chầu: Núi Chóp Vung, núi Kim Sơn. Lăng cách thành phố Huế 10 km, ngọn đồi nầy cao chót vót, chung quanh toàn cây đại thụ mọc um tùm, râm mát, che kín một vùng núi non có khe Châu Ê nước đục và độc. Lăng không trang trí hồ vọng nguyệt, không có cầu. Diện tích lăng rộng khoảng 330,05 héc ta. Lăng mới xây kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Đông và Tây, bê tông, gạch nung, đá, cột paratonnetrre, tháp nhọn stoupa v.v...

Thanh long bạch hổ của tiền đình, hậu chấn, rồng chầu, hổ phục: tượng trưng bằng 2 voi. 2 ngựa. 10 tượng người đứng chầu quanh sân đại điện. Gian đại sãnh sơn son thiếp vàng, vòm cung nhọn, tường cột chạm trổ tinh vi, chi chít kỳ quan của ngành phù điêu khắc giao thoa độc đáo, đầy thẩm mỹ, khiến người xem rất kính phục, coi hùng vĩ, uy nghi hoành tráng bậc nhất với các loại bê tông, sắt, thép, sành sứ, long vân thủy họa, ghép ngàn vạn mãnh sành sứ thủy tinh, tạo thành nhiều bức họa long lanh sống động tinh xảo với “phúc” và “vạn thọ” phong thủy địa lý thủy thổ vững vàng.

Hai người bạn trẻ đứng trước ngai vàng có pho tượng đồng vàng bao phủ, ở ngoài tạc hình vua Khải Định, sau lưng vua ngự là phong cảnh mặt trời lặn. Còn một pho tượng vua Khải Định đứng thì đặt ở Trung Lập đình của cung An Định. Tay Mười nương nhẹ sờ lên nếp nhung-y, tưởng chừng nơi đây đang trỗi dậy thời oanh liệt, vàng son với vua chúa, quan đại cận thần, dũng tướng kiêu binh, cung phi mỹ nữ. Vua cai trị triệu dân, giữ gìn xã tắc sơm hà, giang sơn ấm no, hạnh phúc một thời lừng lẫy. Nam Mười cùng nhau hét thật to, tiếng vang ngân từ xa vọng lại, như những dịp sấm rung dồn. Khi chàng hái được bông hoa thọ sim, anh cười ngặt nghẽo, chọc quê Mười. Hai bạn trẻ vừa chạy lên rồi chạy xuống những bậc cấp lăng, vừa đếm những 127 bậc cấp:
- Một, hơi, boa, bốn, nem, séo, bởi, tém... chín mừi… một trem lẽ tớm...
- Cha cố bà, mấy lâu ni, tui mới tìm thấy một bông thọ sim để tặng em. Hí!

Thế là Mười lượm lặt sưu tầm ít văn thơ đặc biệt của thổ ngữ miền Trung, đọc lên cho Nam nghe. Anh con trai miền Nam khoái chí cười ha hả, cố học thuộc lòng:
"Khôn" là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng = "khôn muốn lấy dôn"
"Đoản hậu" là "Ác" en ni.
Tui đã... im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói "trên côi"
"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ
"Phủ phê" là lúc thặng dư
Như là tình cảm "đã nư", no đầy
"Như ri" có nghĩa như vầy
Mô Tê Răng Rứa, em quay... mòng mòng. (*)

Bởi vì hôm nay là ngày thường, nên các lăng tẩm rất vắng khách vãng lai. Đôi bạn đi giữa hai hàng hoa bằng lăng tim tím, mỗi khi có gió lùa thì nhiều cánh hoa rơi lả tả ven tường. Trước thềm rộng, hồ vọng nguyệt sen nở rộ, lá sen ôm kín mặt nước ao tù thăm thẳm. Chàng và nàng tha hồ chơi trốn tìm, rượt bắt cứu tù náo loạn. Rồi họ đi đánh trống dộng chuông inh ỏi. Khiến một cô gái xinh đẹp, cỡ trạc tuổi Mười đang ngồi học bài (có lẽ là con gái của người gác lăng), cô gái nhăn mặt, nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Thấy thế, Mười và Nam trêu cô gái:
- Trời đéc thánh thiền thiên địa quơi, tui nà rân ri cư, còn bạn tui đây thì là dân Đà Lạt. Tui noái thặc dư ri… im đừng théc méc nghen: reng mờ im đệp chi, mòa im đệp éc ôn, đệp ớc liệt rứa, hỉ!
- Em ui, cho anh Nam hỏi nè, có phải lờ” :
"Răng chừ" đồng nghĩa "khi mô"
"Khi mô" có nghĩa khi nào đó thôi
Khi mô có cặp có đôi
Răng chừ hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi "cái trốt" dật dờ
Là ôm đầu bạc "cà ngơ" một mình
Lặng yên thì nói "mần thinh".
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ. (*)

Nói xong, Nam đưa thỏi chocolate cho cô gái:
- O đeng mần cới chi rứa, O có en sô cu la khôn? O khôn en, thì tét đèn đi ngủ, hén. Chớ không thì, súng sép bén đùng đùng. Mà nè O, O cầm cái kéo và noái: ẻm của tui cần két mớ tóc dời tới ngang lưng dư rớ. O két tóc đứa em tui trụi lủi, thì em tui sẽ giơ ra cấy trốt, lòi da đầu ra reng? Rùi O hô: O sẽ đi xung phen, để bén cái thèng cha ngừi Nôm ni lồm phẻn động... Chéc là tui chết. Hỉ!

Cô gái không vừa, nàng cũng có một khối sưu tầm thơ văn nguyên bản của Cai Vĩnh đem thơ ca ra đốp liền:
"Mần chi" ai hỏi làm chi
Em muốn làm gì, "răng hoải mần chi?"
Thế này thì nói "ri nì"
"Rứa tề", thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái "que"
Còn ở trước hè lại nói cái "cươi"
Cái "ôn" bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người "vô duyên" (*)
Sẵn trớn, Nam vui vẻ ôm Mười vào lòng và “ca” mấy câu thơ đã lượm lặt:

- A ha. Như vậy là O nớ đã có dôn rồi hí, để tui thỏ thẻ noái cho O nghe hí:
Nếu biết rằng em đã có chồng.
Cho anh gặp chàng có được không?
Để anh hậu đãi chồng em đã…
Rước giùm của nợ, lập đại công.
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về tát nước cạn dòng sông
Để cho đám cưới không qua được
Đừng có mà mong được động phòng. (*)

Cô gái ngượng quá nguýt hai người một cái dài, dài có đuôi… cô ta xù mặt ra, vội quơ tập sách chạy biến vào hậu trai, giữa tràng cười của Nam và Mười trải dài trên khu đồi quạnh vắng. Nam Mười cùng nắm tay nhau, chạy xuống trăm bậc tam cấp.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379134843.jpg

Hai người đến lăng TỰ ĐỨC xa thành phố Huế 7 km. Chu vi 1200/m, diện tích 10/ha. Lăng ngự tọa ở núi Khiêm Sơn, hướng Tây Đông có núi án, núi chầu Dẫn Khiên Sơn, Động Án tại thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân. Lăng vua Tự Đức có cửa tam quan hai tầng, vào sâu bên trong sân là những tòa nhà xây gạch, có lối kiến trúc độc đáo; nhưng nhìn chung thì nhà cửa phòng ốc có phần rườm rà.

Khiêm Lăng, tên thật vua là Nguyễn Đức Hồng Nhậm 1829-1883. Trị vì 35 năm. Vua là người nhân hậu, đa cảm, uyên thâm học vấn: Sử, Triết, Nho, xuất sắc nhất là văn học, một ông vua tinh tế có óc thẩm mỹ, và là một thi sĩ đa tình, thâm trầm, vua đã để lại nhiều bài thơ trữ tình. Khiến Mười hình dung đến vị vua cao trọng tôn qúy ấy mỗi khi rãnh việc nước, vua cùng đoàn mỹ nữ nhàn du, từng đặt chân đến nơi nầy, họ thi ca vịnh nguyệt, ngự tửu yến tiệc, đọc sách ngâm thơ. Phía tả hồ có bắc ba cây cầu, hồ mang tên Lưu Khiêm có dựng đảo Tịnh Khiêm. Trên hồ nước trong xanh mọc đầy sen trắng, tím, hồng coi sinh động, cạnh ven hồ là những con đường xinh xắn uốn lượn, và một rừng thông xanh ngút ngàn suốt tháng năm phóng khoáng reo vi vu dưới màu trời sắc nước rất yên tĩnh trầm lắng mà thơ mộng.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379134954.jpg

Qua phần núi Đại Thiên Thọ cách kinh thành Huế 16km, là Lăng GIA LONG có chu vi 1800/m, diện tích 20/ha. Thọ Thiên Lăng tên thật vua là Nguyễn Phúc Ánh, 1762 – 1819. Trị vì 17 năm. Phong cảnh hữu tình, địa thế hài hòa, khung cảnh trầm lắng thơ mộng mà uy nghi. Đây là lăng của một ông vua đã tiên phong khai sáng một triều đại phong phú đa dạng. Lăng ở nơi xa xôi, rộng rãi mênh mông, hoang vu, và bình dị. Lên những bậc tam cấp, nơi chính điện xám xịt đồ sộ, mái cũ rêu rong thâm u, đặc biệt có hai ngôi mộ đá thanh xam xám, đơn giản, màu than đá không hoa mỹ, đó là: vua và hoàng hậu đã nồng ấm nằm an giấc ngàn thu bên nhau, không có lăng tẩm nào có hoàng hậu nằm chung mộ phần với vua giống lăng Gia Long như thế. Hai hàng quan Văn, Võ gồm 10 người. Những con rồng chầu, kèm hai voi, hai ngựa. Sư tử đắp bằng vôi gạch mặt xanh, mắt đen, lưỡi thòng dài xuống quá cổ, đuôi cúp giữa bốn chân, mang tư thế trung thành, nhẫn nhục đứng chầu trước ngọ môn. Mặt hồ phẳng như gương soi, nước im phắt rất mang tên Dài, vẫn gợi lên trong lòng Nam Mười cảm giác rờn rợn, lạnh lẽo u tịch, đầy hình ảnh sự tích thời cổ xưa nối đuôi nhau lướt bóng thời gian, như bóng mây nhẹ lướt qua đời, bay trên cánh đồng cỏ xanh rờn vào những tháng ngày nắng ấm. Nơi đây, Mười thích nhất là lối kiến trúc độc đáo, sâu sắc, điêu khắc tinh tường, đặc biệt chiếc ngai vàng kê giữa chính điện, quả là một kiệt tác diễm lệ dường bao!

Hai người lững thững trở về lối cũ gọi đò đưa sang bên kia song. MườI và Naṃ đưa nhau đi qua lăng MINH MẠNG tức Hiếu Lăng, (tên thật vua Nguyễn Phúc Đảm 1791-1840) Trị vì 20 năm. Lăng an ngự ở hướng Tây Đông, chu vi 1732/m, diện tích 15/ha trên vùng núi Cẩm Kê. La Khê, xã Hương Thọ, Huyện Hương Trà. Lăng Minh Mạng cách xa thành phố Huế 12 km, có địa thế án núi do Kim Phụng núi chầu. Lăng đường bệ, hài hoà, được bao bọc bởi bức tường thành cao 3m, dày nửa mét. Mặt trước có ba cửa vào lăng đăng đối theo trục thẳng. Lăng nổi tiếng hoang-vu, ảm đạm, tàn phế. Lăng chiếm cư trên vùng đất xa xôi, vắng ngắt, rêu phong hoang dã, mái vòm gạch ngói tróc lở. Suốt dọc hai bên đường đất đỏ cỏ rậm chằn chịt với cỏ tranh mọc lên lút ngực, trông càng tiêu điều, hoang phế, cô liêu. Buồn tênh phiền não đến ghê rợn. Trong lăng đường bệ, im ắng, uy nghiêm, đăng đối. Bên ngoài thỉnh thoảng có nhiều tiếng chim hót líu lo trên cành. Mấy cái hồ xanh biếc im lìm mọc đầy hoa sen và cảnh nước mây trời. Đứng trên cầu Hữu Bật chia đôi mặt hồ thành con dường dài dẫn lên lăng, thì nơi hoang tịch nầy chỉ có Nam và Mười. Cảm thấy rờn rợn, sợ hãi, nên hai người thì thầm bảo nhau trở về.

Ra tới bờ sông, hai người nằm ngửa trên lớp cỏ mềm và dày để đợi ông lái đò sang đón. Chàng hú lên những tiếng quái dị, đầy man rợ. Khi thì Nam trổ giọng kim, khi đổi giọng trầm ồ ồ. Rồi anh xổ một tràng dài tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, chen tiếng Ấn Độ, tiếng Miên, hay tiếng ba xàm ba láp “tào-lao” nghe rất quái gở! Trong khi đó Mười bụm hai tay trên miệng phụ-họa Nam, làm những tiếng hót chiêm chiếp, tiếng khẹt khẹt, tiếng ụt ịt, tiếng ò ó o...ù ú u... “Giỡn hớt” với nhau giữa chỗ không người, hai người sung sướng thoải mái cười đau thắt ruột.

Bất thần, Mười Nam trông rõ có một đám du khách bốn người đang xuất hiện trên đường mòn, cỏ tranh lút gần tới bụng họ. Do Mười, Nam đang nằm trên cỏ bồng khuất lấp, bởi thế những du khách kia không thể trông thấy hai người, nhất là vùng nầy quá hoang vắng. Nên khi vô tình nghe những tiếng tru hú dị hợm ấy, họ hốt hoảng, lo sợ, xô nhau chạy về bên bờ sông cạnh con đò ngang. Du khách yếu bóng vía đành trở về bên kia sông, không được thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh của Đế Đô rồi. Lăng Minh Mạng nổi tiếng là có yêu tinh, ma quái mà lị! Càng nổi tiếng là có phường gian, ăn cướp, kẻ cắp đang ẩn núp đó đây, nên ít ai dám lên đò qua sông vào lăng Minh Mạng lúc choạng vạng hoàng hôn cả.

Nam kéo tay Mười đứng lên, vội vàng chạy theo họ, để lên đò qua song. Trả tiền cho bác lái dò xong: Nam nói:
- Nếu có máy ảnh, lúc đó mình chụp lại vài tấm, để lộng-kiến, em nhỉ!
- Để liệng-cống thì có. Nhìn chúng mình cười rũ rượi như đười ươi í.
- Lý tưởng chứ.
- Lý tưởng gì! Lý tưởng là mình tưởng những điều ấy có lý ha.

Môi hôn chàng phớt nhẹ trên môi nàng, Nam tủm tỉm nhìn Mười, cười cười như trêu ghẹo. Họ nhảy tót lên xe lam lúc nãy đã thuê bao. Hai anh chị ngồi thở dồn, giả vờ đứng đắn, nghiêm trang nhất thế giới. Nhưng Nam và Mười âm thầm kín đáo liếc nhìn bốn anh chị du khách kia, (họ xin Nam cho họ đi nhờ theo xe Nam đã thuê bao để về phố). Nam không do dự, đã đồng ý. Trên xe Mười và Nam cứ tủm tỉm, nháy mắt nheo mày, ngầm ngầm hân hoan vui thích những chuyện trêu chọc người ta, mà khoái... Không có gì ở đời khiến đôi trẻ hạnh phúc bằng tình yêu chân thành, say đắm và sự trìu mến đạt đến mọi cảm thông.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379135083.jpg

Xe lam đưa họ tới chùa THIÊN MỤ xa kinh thành Huế 5 km, chùa uy linh nằm trên đồi Hà Khê, chùa cao bảy tầng, mỗi tầng có tượng Phật soi mình chếnh chếch trên sóng nước ở tả ngạn sông Hương. Người dân thị thành luôn nghe tiếng chuông mỏ ngân rền dưới tháp. Tựa mình bên nhau, Nam Mườị đứng nhìn xuống dòng sông Hương lờ lững trôi giữa hai bờ tre trúc uốn mình trong gió hiu hiu. Những con đò nhẹ nhàng khua sóng, tìm về bến đậu, tiếng hát câu hò thoảng đưa, nghe đượm màu dân tộc, chan chứa ngày mai, thì còn bức tranh tuyệt tác nào qua nỗi buổi hoàng hôn, nơi vùng tranh tối tranh sáng, mờ mờ ảo ảo, giữa bè mây vàng tía, nhẹ lâng lâng, dáng chiều ươm hồng thắm mặt đất theo:
"Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”.

Ngày thứ năm – chàng và nàng vào thăm THÀNH NỘI, thăm Hồ Tịnh Tâm. Buổi chiều họ đi biển THUẬN AN. Buổi tối, hai người ra ngoài balcon nhìn xuống phố Phan Bội Châu, (nơi nầy xe cộ chỉ có phép xuôi theo một chiều, để đi lên hướng chợ Đông Ba. Nếu xe cộ muốn đi về hướng Bao Vinh, là xe cộ chỉ được phép lưu thông trên con đường Huỳnh Thúc Kháng dài ngoẵng nầy ôm ven bờ sông Bạch Đằng). Người người đi bộ, hoặc chạy xe đạp, xe gắn máy, xe xích lô, xe hơi… Lòng phố đông như kiến chạy xuôi về hướng chợ Đông Ba. Chợt Mười thấy anh Bảy của nàng đang cởi chiếc xe vespa Italy, anh mặc bộ đồ sport trắng, anh đi đánh tennis. Mười chỉ cho Nam nhìn thấy anh, nàng nép sau lưng chàng, sợ anh trai vô tình ngước nhìn lên, sẽ bắt gặp mình, thì chết.

Ăn cơm nhà hàng xong, Mười vào nằm nghỉ trên phòng. Chàng đi hội chợ với các bạn. Trong phiên chợ đêm, Nam chơi ném tên, ném cổ vịt, chơi bắn súng. Nam chơi cái gì thì trúng lớn cái đó. Nam ăn được hai chục ngàn đồng. Trong khi ấy thì các bạn thua to. Nam bù cho các bạn gấp đôi số tiền họ đã thua. (Ấy thế mà anh chả đưa cho Mười đồng nào ha!?) Khi chàng đi chợ đêm về, Nam mở khóa cửa thật nhẹ, vì ngỡ là Mười đã ngủ. Nam đi tắm, rồi lên giường hôn phớt lên má Mười. Nàng quàng tay qua cổ anh ghì xuống. Chàng và nàng muốn trao nhau mật ngọt tình yêu chân thật, run rẩy và táo bạo. Giữa lúc đôi trẻ ngỡ rằng hai người phải hòa tan tuyệt đỉnh tình yêu trong nhau, thì Nam đã thắng lướt được khuynh hướng bẩm sinh, mặc dù khuya nay, cả hai người không còn mảnh vải che thân. Chàng dặn dò Mười:
- Nếu khi thấy anh “đi quá trớn”, em nhớ tát tát vào má anh, cho anh tỉnh người. Nhé.
- Dạ vâng!
- Mười yêu của anh. Anh quyết giữ gìn em trọn vẹn. Không muốn xâm phạm em. Bởi vì, anh rất yêu em.
- Chúng mình đã thắng định mệnh một ván bài rồi đó anh.

Kỳ diệu thay. Lý trí đã vượt lên cao, để dập tắt ngọn lửa tình hừng hực cháy trong đôi trái tim: Ôi! “chí lớn trong thiên hạ, không đựng đầy trong đôi mắt mỹ nhân”. Cả hai người cùng hiểu rất sâu sắc rằng: Chuyện trở thành vợ chồng, sẽ không xảy ra giữa hai người. Khi mà Nam + Mười chưa chính thức làm đám hỏi, đám cưới. Chàng - nàng quyết giữ gìn tình yêu sạch trong, không xâm phạm đến tiết hạnh cuả nhau.

Để lãng quên ngọn lửa tình đang bừng bừng, chực đốt cháy hai thân thể, chàng gọi Mười đi ra ngoài balcon. Họ nhìn qua nhà Vinh ở phía sau khách sạn, trước bến sông Bạch Đằng, họ ngắm trăng rụng xuống dòng sông mờ đục. Chàng nói:
- Anh đố em biết: Có hai người chạy đua xe đạp, trên đoạn đường dài ba cây số. Đích cuộc đua là một bờ sông. Ông A chấp ông B, chạy trước ông ta bảy phút. Hỏi em rằng: Ai sẽ thắng?
- Ông A dám chấp ông B, như vậy có lẽ ông A giỏi hơn, ông A sẽ thắng.
Chàng mỉm cười, hôn lên má Mười cái chụt, lắc đầu lia lịa. Nàng nói:
- Vậy thì ông B. Phải không anh?
- Sai quá sá rồi.
- Vậy chứ ai nào?
- Cả hai cùng thắng.
- Kỳ lạ nhỉ!
- Nếu cả hai ông không ai chịu thắng... xe, thì rơi tỏm xuống sông, chết đuối sao! Ngu gì chết? Hở em!

Cả hai người cùng cười vang. Tay trong tay, họ trở vô phòng. Ngày thứ sáu- Nam Mười đi thăm Truồi, lúc về ghé núi Ngự, ăn bánh bèo ở Ga. Chiều qua ăn bánh xèo ở Trần Hưng Đạo. Ối Trời! Lúc đó Mười thấy Đan đứng trước sân nhà, anh ấy chống tay lên hông nhìn ngược lên hướng cầu Trường Tiền. Bên cạnh anh là mấy cô em gái rất xinh, họ đang nói chuyện vui vẻ. Chẳng hiểu sao Mười run run, lấm lét nhìn Đan, rồi quay phắt đi nép mình bên Nam. Mười nói nhỏ đến nỗi Nam phải cúi sát xuống đầu nàng, hỏi lại:
- Ấy, anh đừng qua lối đó. Anh Đan đứng kia kìa.
Theo hướng Mười chỉ, Nam ngước nhìn, rồi cười nhẹ:
- Anh Đan beau trai, em nhỉ!

Mười gật đầu. Hai người rẽ qua đầu cầu Gia Hội, lững thững trở về phòng. Chàng đã rõ câu chuyện Đan có dự tính sẽ về bàn tính với gia đình, xin làm đám cưới với Mười (sau ngày anh đi phép). Nam chỉ nghe Mười kể thoáng qua, không ngờ chàng vẫn ngậm ngùi.

Buổi tối, chàng thuê chiếc đò, cùng Mười, Thạch, Vinh, Phong, Hải, Trí, ngồi đò chèo đi dạo trên sông Hương thơ mộng. Các anh có trò chơi chọc phá nhau ngộ lắm. Cứ thỉnh thoảng có một anh giả vờ gọi tên bạn nào ngồi ở trước, anh kia quay lại, liền bị ngón tay mình chỉ vô má. Thế là cả nhóm cười vang. Hoặc ai đó nói câu gì nho nhỏ, một vài anh không nghe rõ, liền quay lại, tức mình “há” lên một tiếng to. Thế mà cả nhóm vẫn vui vẻ cười vang.
Ngày thứ bảy cuối cùng – (trong một tuần lễ rất hạnh phúc), thật bình an – chàng - nàng nằm bên nhau suốt ngày, đêm, như đôi bạn chí thân, cả hai người đọc lại cho nhau nghe những lá thư đã viết. Sau khi đi ăn cơm tối, Nam đi mua vé xe bao các anh Thạch, Phong, Hải, Vinh, Trí, đi về Đà Nẵng. Nàng ở trong phòng, lo thu dọn hành trang, áo quần vào valy mỗi người, chuẩn bị sáng mai lên đường. Đúng lúc nầy Mười “bị” sớm hơn mọi tháng những 5 ngày. Không ngờ bị sớm thế, nên nàng đâu chuẩn bị gì. Nam đi mua vé xe xong đã về phòng, biết Mười “bị”, chàng lại xuống phố mua serviette giúp cho Mười. Ôi, nàng mắc cỡ, ngượng ngùng không sao tả hết, cúi cúi liếc liếc, ỏn ẻn Mười nhỏ nhẹ cám ơn chàng.
* * *
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1379135322.jpg
Trở về Đà Nẵng, Mười đã quyết định chấm dứt mọi liên lạc với bạn bè cũ. Nam ở nhà anh chị bạn tên Phong tại đường Hoàng Diệu. Thỉnh thoảng hai người gặp nhau ở nhà anh chị Thương. Những ngày ngắn ngủi còn lại, Mười sống riêng cho Nam. Ngày cuối, chàng & nàng, các cháu Châu, Trân, Vân, Sơn, đi picnic tại biển Mỹ Khê. Chưa đi tắm biển nầy lần nào, nên Mười dẫn Nam, các cháu, đi lạc vô khu dân chài sinh sống. Không có bãi tắm. Nước đục và dơ ơi là dơ. Trên bãi cát đủ thứ phóng uế bừa bãi. Bẩn thỉu kinh khủng. Ngồi một lúc, ruồi xanh ở đâu bu vào đầy người. Dì cháu Mười, Nam, đành xách giỏ thức ăn, đi bộ lên phía khác xa chỗ cũ.

Nơi đây vẫn không lấy gì sạch sẽ tươm tất, tuy thế đỡ dơ hơn chỗ lúc nãy khá nhiều. Chàng, nàng đều tiếc rẻ, nếu biết bẩn thỉu như vậy, anh em dì cháu cứ đi đến biển Thanh Bình, như hôm trước có lẽ thích hơn. Chàng mặc chiếc soọt đỏ chạy đi tắm, chiếc quần đỏ in hẳn màu da trắng ngần trên nền trời xanh biếc, biển bao la xanh thẳm một màu sau lưng Nam, mái tóc bay xô lệch theo chiều gió. Nam đứng chống tay lên ngang hông, nụ cười đầy tin tưởng, mắt ngời sáng nhìn những cánh buồm căng gió. Ngâm mình trong nước, chàng bơi lội thoải mái. Khá lâu, Nam lững thững lên bờ. Trong khi các cháu còn nô đùa với biển cả, anh chạy về dưới hàng phi lao.

Nằm ngả lưng bên Mười, Nam quay sang ôm hôn Mười, bỗng đâu có đám trẻ con của làng chài đã phục kích ở mấy bụi cây lúp xúp, chúng đồng loạt bò lổm ngổm tới gần rình xem. Thật là quê xệ một cục! Mắc cỡ muốn dộn thổ! chàng, nàng, bẽn lẽn gọi các cháu đi về phố.

Buổi chia ly đã đến. Mười nghe tiếng gió rít trên tàng cây me trước sân nhà, cung đàn trầm lắng, xôn xao, ríu rít, bâng khuâng và băn khoăn vô ngần. Tai Mười nghe dư âm tiếng sóng gầm ngoài bờ biển Thanh Bình. Tiếng gió mưa ào ào, dội lên nóc nhà tôn bên Vĩ Dạ. Tiếng sóng nước vỗ vào mạn thuyền, với mái chèo khua sóng, tiếng hò khoan xuôi nhịp trên dòng Hương Giang. Muôn vàn xác hoa phượng rải trên lối cũ, dẫn đến các lăng tẩm hữu tình, thoảng nghe những lời ân tình, trìu mến.
Nam thắm thiết dặn dò:
- Anh về Sài Gòn, anh sẽ bỏ Đại-học Y Khoa. Anh xin ba má cho anh lên Đà Lạt học Văn-khoa vào niên khóa tới, để cho được gần em. Lúc anh ra đi, ba má đã nói rằng: Nếu em chưa lập gia đình, thì ba má rất sẵn lòng cưới vợ cho anh. Nhưng em biết rồi, sự nghiệp tương lai và hạnh phúc vợ chồng, do chính anh tạo nên. Mình phải có sự nghiệp trước, lập gia đình sau, là tốt. Còn em, em hãy xin ba má về Đà Lạt nhe. Chúng mình ở Đà Lạt, sẽ không sợ ai chia cách, phân ly nữa. Bây giờ, em yên tâm nghỉ ngơi ở nhà, em không đi làm nữa nha.

Mười gật đầu thật ngoan. Tuy nhiên, tự trong thân tâm nàng cảm thấy âu lo, vì chẳng lẽ Mười cứ ngồi ở nhà anh chị, không làm gì ra tiền phụ giúp họ trang trải tiền nhà, tiền chi phí sao? Nếu Mười cứ nhàn cư vi chờ đợi Nam một thời gian quá xa vời? Nhất là hiện nay nhà anh chị không khá giả, Mười không thể ăn không ngồi rồi. Coi sao được. Thậm chí ngay chính Mười cũng cần có tiền, để chi cho cá nhân những món cần thiết. Dứt khoát chàng là con nhà giàu, ăn Nam không phải lo, mặc Nam không sợ thiếu, nên chàng không nghĩ ra điều thực tế mà cần thiết đó.

Hình bóng Đan chợt hiện về trong tâm tư nàng, chàng lính chiến phong trần ấy đã yêu nàng tha thiết, dù chưa một lần tay nắm bàn tay, chưa một lần ở từ xa anh đưa bàn tay lên hôn gió. Hay anh hôn lên tóc Mười, dù chỉ nụ hôn phớt nhẹ trên mái tóc. Ấy thế mà Đan đã ngỏ lời cầu hôn với Mười. Anh tính chuyện hò hẹn đính ước hôn nhân, khi anh về phép thăm gia đình vừa qua. Ngày ấy nàng đã nói với Đan:
- Cho em suy nghĩ, và xin thỉnh ý của ba mẹ, Mười sẽ trả lời anh sau.

Mười vẫn suy nghĩ việc Mười từ chối lời ân cần cầu hôn của Đan với mình: thật sự xấu hay tốt, đúng hoặc sai đấy nhỉ!? Mười có cảm tưởng nửa tháng trọn vẹn hạnh phúc tinh tuyền bên Nam- một hạnh phúc trong vắt, sáng ngần- như phiên gương vừa rửa sạch- đã trôi tuột quá nhanh qua vùng trời Đế Đô êm đềm- là những ngày tươi thắm, đắm say, nồng nàn, tuyệt diệu nhất. Có lẽ, suốt đời người -mai sau- sẽ không bao giờ tìm thấy được, hình bóng thuở đầu đời! Vì, đó là hạnh phúc xanh xao, non nớt rất trinh nguyên, lồng trong áng mây hồng thắm sắc quyện tơ vàng giữa buổi hoàng hôn, làm rạng ngời mối tình niên thiếu tuyệt vời. Mười biết rằng: Hạnh phúc có thật rất tuyệt! khá trân quý nầy đang đứng gần bên, hay thoáng lướt qua - ở đâu đây. Mà, Mười không biết, để nắm giữ lại.

Phải chia tay nhau là chuyện thường tình, và nhất thời. Nhưng lần nầy Nam và Mười cảm thấy khác hẳn lần chia tay năm nào. Khi xưa chàng ở Đà Lạt - đau buốt, buồn xo đi về Sài Gòn. Mười bị chị Khánh cho mấy cái tát tai, chảy máu mũi, rồi nàng bị tống lên xe đi về Huế. Lần nầy, Nam đành lên xe trở về Sài Gòn, khi sương khuya rơi ướt đẫm mái nhà em. Nhưng lòng Nam hân hoan, vui vẻ, đầy tin tưởng và hy vọng vào mối tình chân chính. Mười ở lại Đà Nẵng huyên náo, vui nhộn. Cuộc sống trong thành phố như ngái ngủ và đơn điệu (đối với riêng nàng) xuôi dòng, cứ lặng lẽ trôi đi... cùng mối tình cháy lòng. Với bao kỷ niệm êm đềm, đắm say, còn tươi nguyên dấu vết. Mối tình bất diệt sẽ không ai có thể phân ly, chia cách được. Dù không thể ở mãi bên nhau, chưa thể đi chung trên một con đường. Đôi ta chưa đủ điều kiện để có thể thực hiện lý tưởng, nguyện ước sum họp dưới mái nhà hạnh phúc bền lâu. Nhất là Nam và Mười biết rằng: Chúng mình yêu nhau tha thiết. Cần có nhau. Vì nhau. Sống cho nhau. Suốt đời. Điều chúng mình thiết tha mong ước và sự thành tựu là hai điểm khác nhau. Không hiểu rồi đây -trong tương lai- Chúng mình sẽ thực hiện, đến mức độ tối đa nào?! Hở anh yêu !?

_ * _

ình Hoài Hương


(*) Sưu tầm lượm lặt.

Tinh Hoai Huong
02-27-2015, 05:59 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/DEO CO MA 2_1425018002.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Elvis Phương - Về Đây Nghe Em_1425069121.mp3


8.- Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán
(VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)


Trong xe đò bác tài xế trẻ mở radio có bài ca “Về Miền Trung” lúc đoàn xe chạy tới *Tử Hạ. Lòng Mười cảm thấy thấm buồn. Tuy nhiên khi ngồi trên băng ghế lắc lư, Mười lắng nghe các “mệ” vui vẻ hài hoà trò chuyện thân tình chia xẻ chút bánh trái với nhau:
- Nì, O ăn bánh ni đi…
- Có chút bánh ít nớ, mà ăn cái chi, hì.
- Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
- Nếu khôn ưng ăn bánh ít, thì ăn trầu, hỉ!
- Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi (cd)
- Thì ăn, chớ khôn thì O lại nói:
Chuối không qua Tây răng gọi là chuối Sứ?
Cây không biết chữ răng gọi là thông?
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi (cd)

Mười thực sự kính phục các mệ nơi “xứ dân gầy” dù vai trĩu trịt quang gánh nặng, lưng còm, chân đất, quần thô áo vải, nhưng họ có cả tấm lòng nhân hậu tình mến, và có nguồn ca dao hoặc câu hò giọng hát thì dồi dào vô tận. Xe chạy qua *Sông Bô, *Thượng An Ngoài, *Thượng An Trong, *Cầu Quán Rớ, *Văn Xá, *Hiền Sĩ, *Phò Trạch…, xe chạy mỗi lúc một chậm hơn, bởi trời đổ mưa to, và vì có lẽ Mười cảm thấy nóng ruột mong xe mau chóng chạy đến *Mỹ Chánh, *Hải Lăng… Nơi có bài thơ:
Từ HUẾ đi Bắc trời đẫm cơn mưa.
Lác đác hàng cau chen cánh hàng dừa.
Rồi oi ả hạ về nung bếp lửa.
Bên bạch đàn thưa nhà tranh song cửa.

Quê hương em đất sỏi đá khô cằn.
Thu heo may quốc lộ thêm điêu tàn…
Anh đến đây giữa vùng trời mây xám.
Chân ngại ngần anh bước qua: MỸ CHÁNH.

Gió lộng thổi cánh rừng sim bạt ngàn.
Bên làng Ngoại lưu thủy nơi CÙ HOAN.
Ông tổ Nội ở đầu HƯNG NHƠN nhánh.
Đất Tổng AN THƠ trù phú non đoài.

Dòng sông Nội cận bên THUẬN NHƠN Ngoại.
Yêu thương an bình Phủ HẢI LĂNG ấy.
Đầm ấm uống nguồn nước ngọt vơi đầy.
Tình quyến luyến quyện chặt đất quê đây.

Ra xa nữa miền QUẢNG TRỊ̣ phố buồn.
Ngày kia súng đạn về hơn mưa tuôn.
Khổ đau khốn cùng! Chiến tranh trong cuộc
xâm lăng bạo tàn, rực trên ngọn đuốc

Thiêu hủy xóm làng (đời sống bình yên).
Mẹ ôm xác con cười, khóc, băn khoăn...
Ông ra vườn chôn hài nhi vừa nhặt.
Em bé lõa lồ nhìn cha một mắt.

Bàn tay què bà lượm lặt bới đào
xác người vừa tắt trên dáu môn khoai…
Nơi đống hoang tàn quê nhà hiu hắt.
Dùng tay chị đi thay bàn chân mất…

Lết trên lối mòn lởm chởm ụ chông.
Ôi! Tương lai cuộc đời không thể tưởng...
Chiến tranh tới để lại vũng trừu tượng!
Đã bao phen em an phận thủ thường.

Vùi đời hèn bên nấm mộ chiều hoang.
Anh có vì em chia sẻ bâng khuâng!?
Anh yêu ơi! Quê nghèo thật cay đắng.
Có điều chi quặn đau tim nằng nặng!

Nầy bé HẢI LĂNG hạnh phúc cuối cùng!
Hố mắt trào tuôn ngấn lệ rưng rưng…
Cánh tay anh dìu bước em chưa vững
Bờ môi ta dâng mật đắng tủi mừng. (*)

*Hưng Nhơn và *Thuận Nhơn, là nơi quê nội và quê ngoại của Mười! Xe dẫn đến làng quê trên con lộ chạy dài, dọc theo dòng sông xanh êm mát quanh co, ngoằn ngoèo. Nhìn từ xa, dòng sông như sợi dây dừa đang uốn lượn xẻ đồng ruộng làng mạc ra làm đôi. Cánh đồng khô tiếp nối dãy núi đồi trùng điệp dưới tán rừng có đủ thứ: đót, tràm, dược liệu, mây song...

Bên hướng Nam sông MỸ CHÁNH thuộc giang địa cuối cùng của Huế. Bên bờ Bắc con sông Mỹ Chánh thuộc giang địa của Tỉnh Quảng Trị. Sông Ô Lâu (Ô Giang) hợp bởi nhánh sông Mỹ Chánh: bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 500 > 600m là hợp nhánh chính, có chiều dài 65km, lưu lượng dòng chảy 44m3/giây, mật độ 0,81km2; có thể cung cấp chừng 376 triệu KW/h điện năm. Vì thế sông Mỹ Chánh là nơi thuận tiện chuyển tiếp của vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu & quan trọng từ ba bốn miền giáp giới địa lý: Mỹ Chánh nằm ở một phần quốc lộ 1: con đường cái quan nối liền Huế và Quảng Trị. Có quốc lộ 9 đi Lào qua cửa khẩu Lao Bảo toàn núi đồi trùng điệp, âm u, đi qua khu Khe Sanh, Đa Krông. Sát biên giới Việt là hai tỉnh Salavan, Savankhet, (mà tự thuở thanh bình, hồi còn bé, có mấy lần ba đã dẫn Mười qua đó, để ba trị bệnh nan y cho Vương Quốc bạn) con đường ấy nối trục đường bộ xuyên Á.

Đất đá lộn xộn, lạo xạo rạo rực dưới gót giày. Con đường mòn gập ghềnh lổm chổm gồ ghề nhìn mút tầm mắt đến tận dãy trường sơn lún bùn, dưới ánh nắng nhạt phai buổi chiều cuối năm trông đơn điệu vô vàn. Hai má con mừng rỡ, tươi cười, chen lẫn nỗi bâng khuâng trầm lắng, bước thấp bước cao thân hình ướt nhẹp nước mưa, khi má con Mười vừa đặt chân lên thềm nhà, là nơi phần đất trữ lượng than bùn chuyên sản xuất phân vi-sinh.

MỸ CHÁNH, nơi núi trọc đồi gò phù sa cổ và phù sa tiểu vùng đất phiến thạch tím và granit, với đặc thù khắc nghiệt tự nhiên vào muà khô, khí hậu rất oi nồng, thì rừng sim bạt ngàn cũng ủ rũ xơ xác. Vài tháng một lần gia đình Mười khi đi đò, khi đi bộ đường tắt băng rừng vượt dốc trùng điệp núi non chập chùng đi lại đó đây. Lau lát lá kép lông chim hoa vàng nhạt bay bay trong rừng sim bạt ngàn, cây lau cao hút tầm mắt, cây cối um tùm, chằng chịt, kèm toàn cây sao, kiền kiền, gụ, lim, chen lấn trong cánh đồng sậy, bông lau trắng xoá bay bay nghiêng nghiêng. Cỏ tranh ẻo lả lao xao đong đưa, lá tranh khô nằm rạp mình xuống mặt đất theo chiều gió xô, tạo ra những lượn sóng muộn phiền nhấp nhô rì rào xô lui xô tới nơi nổi danh:
Nem chợ Sãi, vải La Vang
Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại
Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông
Cá bống Bích La, gà Trại Lộc... (cd)
***

Tỉnh QUẢNG TRỊ thuộc đất miền Trung, Quảng Trị cách xa Thủ Đô Sài Gòn 1.121 kilomet, là vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu đất hai miền Nam + Bắc là vùng đất chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới ấm của vành đai nội chí tuyến các miền địa lý Bắc - Nam từ Huế ra Đông Hà, Gio Linh, Bến Hải … Quảng Trị: Cực Nam 16/o – 1, 8’ vĩ bắc là làng Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Nam Tỉnh Quảng Trị giáp hai huyện: Phong Điền (Huế) và A Lưới. - Hướng Bắc Quảng Trị giáp Lê Thuỷ (Quảng Bình). - Cực Bắc 17/o - 10’ ở thôn Tây, Vĩnh Tú, (Vĩnh Linh). - Dọc phía Tây cùng chiều dài dãy trường sơn giáp biên giới với nước láng giềng độ chừng 206km là Cộng Hoà Dân Chủ Lào (Savanakhet). - Phía đông toạ độ địa lý cực đông: 17/o – 09’ 30” vĩ bắc và 107/o 20’ kinh đông. Đông giáp biển Đông dọc theo chiều dài biển Đông là 75km.

Sông lớn nhất Tỉnh Quảng Trị: Thạch Hãn, sông có 37 phụ lưu bắt nguồn từ Tỉnh Thừa Thiên, chảy quanh co qua bao rừng, núi: … Trầm, làng Thượng Phước, làng Như Lệ, Núi Cấm, An Đôn, Nhan Biều, vân vân… và chảy qua lưng chợ Quảng Trị, hợp thành sông Thạch Hãn dài rộng tuông ra cửa biển Cửa Việt. Sông Thạch Hãn có chiều dài 64,5km. Tỉnh Quảng Trị đã chia ra thành hai thị xã: Thị-xã Quảng Trị & Thị-xã Đông Hà. Tỉnh Quảng Trị (gồm có bảy Huyện: Hải Lăng. Triệu Phong. Hướng Hoá. Cam Lộ. Gio Linh. Vĩnh Linh. Đa Krông (7 huyện bao gồm 119 xã, 9 phường). Tám thị trấn: Hải Lăng. Ái Tử. Hướng Hoá. Cam Lộ. Gio Linh. Hồ Xá. Khe Sanh. Lao Bảo.

Về hướng Tây cuả Quảng Trị là Thánh điạ *LA VANG cách cổ thành Quảng Trị độ sáu bảy kilomet. La Vang luôn giữ vẻ trầm lắng u buồn dâng cao. Dọc hai bên đường là hàng thùy dương kín đáo chạy dài xuống chính toà thánh điạ luôn rì rào reo trong gió u trầm, buồn tênh. Khoảng năm 1793-1801, vào đời vua Cảnh Thịnh tàn ác kinh khủng nhất, đã bắt triều đình Huế thẳng tay giết người có đạo Kito, sự việc kéo dài hơn một trăm năm sau (mặc dù năm 313 đại đế Constantin ở thành La Mã, đã ký sắc lệnh bãi bỏ việc cấm đạo Thiên Chúa Giáo, và ông ta cho xây nhiều giáo đường. Nhưng đó là chuyện ở bên trời Tây). Khiến giáo dân ở Việt Nam bồng bế nhau, di tản lánh nạn vào trốn ở rừng Lá Vằng xa tít tắp trong hẻm núi xa hun hút, chập chùng trùng điệp rừng cây (một phiá Bắc cuả La Vang là cận bên dòng sông Như Lệ dài lê thê, rộng mênh mông, nước sông Như Lệ chảy xuống các làng mạc có tên: Ba Lòng, Trầm, Núi Cấm, Thượng Phước, Như Lệ, An Đôn, Nguyệt Biều, vân vân… và nối dài dọc theo thành phố Quảng Trị với tên gọi là sông Thạch Hãn).

Chính nơi đây nhiều lần họ được Đức Mẹ mặc áo trắng, thắc nơ xanh, bồng Chúa Hài Đồng trên tay. Đức Mẹ La Vang đã hiện ra trên ba gốc cây đa to, trìu mến an ủi, đùm bọc, chở che, giúp đỡ người đau ốm, khó nghèo. Đức Mẹ chữa lành bệnh không những cho đoàn giáo dân lánh nạn, mà Đức Mẹ còn ban ơn cho tất cả cư dân không hề phân biệt tôn giáo toàn vùng. Người ta tin tưởng tuyệt đối, nhiệt tâm, thành khẩn dâng lên Mẹ bao sầu đau. Từ đấy, người ta gọi là “Đức Mẹ Lá Vằng”. (Hồi xưa chính tên gọi là nhà thờ Đức Mẹ Lá Vằng. Nhưng vào thời điểm đó, máy đánh chữ ở Việt Nam chưa có dấu tiếng Việt, nên người Pháp gọi bản địa nầy là La Vang. Thành ra quen tên gọi “La Vang” cho đến bây giờ. Người có đạo Thiên Chúa và người không cùng đạo ở tại đây xiết đổi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau chí tình không chút tị hiềm. Dù họ rất nghèo, nhưng họ có cả tấm lòng từ ái rộng mở. Đời sống họ lầm than, cơ cực, đói khát, bệnh hoạn vô cùng. Sau 1886 nhà thờ nầy xây dựng khang trang. Giáo đường Đức Bà Sài Gòn, và giáo đường La Vang được chính thức phong lên hàng Vương Cung Thánh Đường năm 1961).

Mỗi năm vào ngày 15 tháng 8 dương lịch có tổ chức kiệu một lần; năm lẻ thì kiệu nhỏ. Năm chẵn thì ba năm có một lần đại hội, nghiã là kiệu rất trọng thể. Biết bao người đã từ phương xa ở lại suốt tháng, sớm hôm quỳ bên Mẹ. Một vùng đất bao la có khoảng triệu người tấp nập suốt ngày đêm đến nhà thờ La Vang để chiêm ngưỡng, cung nghinh Mẹ. Họ trang nghiêm, yên lặng vô vàn, mặc dù người người đông vô số, hàng hàng lớp lớp, người và người chen chân đi bên nhaụ tuyệt đối giữ trật tự từ các nẽo thập phương trở về đây, đã tề tựu rất đông dưới chân Mẹ, khẩn xin Mẹ ban hồng ân. Người ta đi hái lá vằng, lá vằng không bao giờ hết trên núi đồi trùng điệp. Họ múc nước giếng đỗ vào chai lọ, để cạnh đền đài, dâng Mẹ xin những ước vọng, dâng những sầu đau, bệnh tật. Nước giếng sạch trong ngọt ngon, không bao giờ cạn, tựa như lòng Mẹ yêu thương bao la không bao giờ dứt.
***

Nơi quê hương suốt dọc miền Trung từ vùng *Quảng Ngãi về đến *Đông Hà, *Đồng Hới, tới cầu *Hiền Lương *Bến Hải mãi u trầm, lắng đọng. Nhất là phong tục tập quán và những cô những bà miền Trung có rặt giọng Huế chính cống thì tiếng nói thanh thanh, nghe ríu rít, thỏ thẻ, ân cần, bặt thiệp, lịch sự, nhưng thoảng buồn, lạ lạ, man mác phiền phiền. Phụ nữ đa số giữ phong cách kín đáo, nhỏ nhẹ, vui vui, nhu mì, dè dặt, e ấp đi một đổi đò, đi chợ, đi bán hàng rong, đi xóm; khi ra khỏi nhà họ luôn luôn đoan trang khép nép, mặc áo dài che kín thân, dù trời nắng gắt oi nồng họ cũng không mặc: áo hở cổ, hở eo, nhất là che kín ngực.

Điều hay hay là phái nữ ở miền Trung càng có nét đặc biệt: Khi các em bé gái còn thơ ấu, thường thường cha mẹ cắt mái tóc bum bê cho con nhỏ, để con bé đi học từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhất. Lớn lên chút nữa, cô bé vào lớp Đệ Thất đến trạc tuổi mười bảy mười tám, thiếu nữ xuân xanh duyên dáng ấy thường để mái tóc thề, tóc dài chấm ngang thắt eo, và buông xõa xuống bờ lưng theo gió là tà bay bay. Mái tóc của họ bóng mướt, mượt mà trông tuyệt đẹp, thoang thoảng thơm thơm mùi hoa bưởi, hoa lài, chanh, bồ kết. Qua khoảng quá tuổi ngoài đôi mươi, thiếu nữ ấy để suối tóc huyền chấm mông, dài tha thướt và họ kẹp tóc lại sau lưng. Nhưng khi “nàng” có ý trung nhân (đã đi dạm hỏi), thì mái tóc của “nàng” được xếp cuộn lại gọn gàng làm hai ba lớp, mà họ vẫn kẹp quấn vào, rồi thả kẹp tóc lơ lửng ra sau lưng. Nhìn vào “nàng”, ta biết ngay là “nàng” đã có vị hôn phu. Và khi nàng đã có chồng, thì phụ nữ ấy bối búi tóc to ra sau gáy. Cho nên, nhìn chung là Mười có thể nhận biết và phân biệt một điều lý thú khá hấp dẫn, dễ thương và sâu sắc:

Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung
Anh về thưa với hai họ rõ ràng
Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi (cd)

Ngày xưa ấy, suốt ba tháng hè, thì cha mẹ, chị Hạc, anh Thuyền và Mười, đi qua bao ruộng vườn hồ ao sông ngòi về thăm bà con làng nước tại *Thôn Kẽ Vịnh. Khi họ đi xe hơi, khi đi bộ, khi đi xe thồ do trâu, bò, ngựa, kéo lạch cạch, lọc cọc trên con đường quê lổm chổm đá đăm, bên ruộng đồng rì rào sóng lúa. Thôn quê ngát hương tinh tuyền của hoa mít, hoa cau, hoa bưởi, cam, quít… Lúa chín đầy đồng, thợ gặt tấp nập làm việc ngày đêm. Nhà nhà yên vui qua câu hò điệu hát phong dao trữ tình dân tộc.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa sa
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày (cd)

Trên sân phơi lúa vàng. Bên cối chày giả gạo, bên đôi trâu mập kéo cày vỡ đất làm mùa. Bên nghệ nhân khéo tay tinh xảo chằm những bài thơ trên nón lá mỏng nhẹ xinh xinh. Những bữa cơm ngon miệng nghi ngút mùi thơm gạo lức. Cơm đồng quê từ miếng thịt gà, thịt vịt, con cá, con tôm tươi rói nhảy tưng tưng trong rổ. Người ta mừng rỡ chúc tụng nhau, khuôn mặt họ chân chất thật thà tỏ lộ nét hân hoan, chất phác không nói câu văn hoa bóng bẩy, không thêu dệt ý tình thơ mộng, nhưng đôi mắt ngời sáng tia vui mừng thành thật, nụ cười ấm dịu, đầy tình âu yếm xiết đỗi!
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa (cd).

Chuyện vui nổ dòn như bắp rang, họ hỏi thăm về Đà Lạt, nơi xa xôi họ chưa bao giờ có dịp đặt chân đến. Họ là những người dân chân lấm tay bùn, suốt đời quanh quẩn bên lũy tre mộc mạc, vui cảnh điền viên với vườn sắn nương khoai. Mấy ai phiêu du hải hồ ngang dọc tứ xứ. Đa số nông dân thích bám vào mãnh đất gia tiên, nơi cho họ ba tiếng khóc oa oa chào đời. Nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi cột chặt họ với gốc đa bụi chuối, lũy tre làng xanh um bóng mát. Có mồ mả ông cha an nghỉ, gần con sông lặng lẽ êm đềm uốn khúc, giữa hai bờ quê hương, cạnh cồn cát trắng và bầy trâu nghé chậm chạp về chuồng mỗi buổi hoàng hôn. Sao ngọt ngào vui vẻ ấm áp, đắm thắm tình thân và sóng sánh tình người đến thế không biết!

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. (cd).

Ngày lễ Song Thất, tại Phủ *Hải Lăng đã tổ chức ngày “Cầu Ngư Thi Quán Quân”, nông dân muốn tranh tài: sẽ ghi tên dự thi, và hy vọng đoạt giải các bộ môn như: Cướp Cờ. Chèo thuyền. Đua trải. Hát giã trạo, vân vân: …
Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó
Cuộc chung tình chàng chưa rõ bấy lâu
Vì ai xê vô lật ván tháo cầu
Trai say dọi gái, gái thảm sầu dọi duyên
Ngồi buồn nói chuyện trên non
Một trăm thứ cá có con không thằng
Thầy ơi chớ nói bao đồng
Một trăm thứ cọp có ông không bà (cd)
Đánh cờ tam cúc. Bài thái. Bài ghế. Cờ tướng. Vật võ. Nam nữ thi các điệu hò đồng giao.
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào! (cd)

Thi chằm nón lá. Thi nấu một nồi cơm (chỉ có một nồi cơm nhỏ, nhưng Ban Giám khảo ấn định cho thời gian suốt ngày) củi được thay thế bằng năm cây mía tươi, và một lố hộp quẹt ở trên thuyền thúng. Họ vừa nấu cơm vừa bơi thuyền thúng.
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (cd)
Một cô đã đoạt giải nhất, vì cô ấy khôn ngoan, cứ ngồi tà tà róc mía ăn, cô ta phơi bã mía trên thuyền, chờ khô khô, rồi sau cùng cô ta đủng đỉnh nấu cơm, đã chín. Trong khi các nàng khác sợ không kịp giờ, đã vội đốt lửa “hơ” cho miá chảy ra, thì làm sao miá trở thành bả khô mà nấu cơm!
Em trao cho anh một nắm bắp rang
Anh trỉa làm sao cho mọc, thiếp với chàng trao duyên
Đồn bên em có miếng đất hoang
Mưa ba năm không ướt, hạn chín tháng nỏ khô
Đến đây anh trỉa, trỉa vô mọc liền
Thiếp trao cho chàng một nắm ngô rang
Chàng đúc nơi mô cho mọc thiếp thắp nhang mời về
Chỗ nào mà nắng không khô
Mà mưa không ướt đúc vô mọc liền (cd)

Trong tất cả cuộc thi, có cảnh đua thuyền là hào hứng rầm rộ trên sông nhất. Chiếc thuyền kết hoa lá đủ màu. Ngư thuyền dạn dày kinh nghiệm, bắp thịt no tròn rắn chắc, ngực nở vai u lực lưỡng, da đen dòn như bức tượng đồng. Ngư thuyền ở trần, mặc xà lỏn màu cuộn sát vào hai háng, nhìn từ xa như đóng khố, đầu họ chít khăn màu theo từng nhóm cuả thuyền có ghi số thứ tự dự thi. Trên bãi dưới bến, người đi xem đông hơn kiến, hai mươi cánh tay hùng dũng khua mái chèo khuấy nước đều đều lướt sóng vút vút, theo câu "hò dô ta… hò dô ta…" vang dậy góc trời. Dân chúng đứng trên bờ chen lấn nhau để giành chỗ tốt mà coi cho rõ. Họ ồn ào la hét inh ỏi mỗi khi có thuyền ai bơi về nhất. Thuyền nào thắng thì có nhiều tiếng reo hò la hét khàn cả cổ, vỗ tay rầm rầm. Thuyền nào thua thì buồn rầu kéo thuyền lật ngửa trở lại, họ lóp ngóp bơi vào bờ. Dân chài la chửi bạn chèo dở ỏm tỏi. Trên khán đài, tiếng tù-và thúc, trống giục liên hồi, phèn la dập dồn, bừng bừng niềm vui thích bốc cao.
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô (cd)

Quê ngoại Mười ở làng *Thuận Nhơn, không cách xa quê nội *Hưng Nhơn là mấy. Cậu mợ Ấm Cửu Ổn qúy mến gia đình Mười không thể tả. Nhà cậu rất giàu có, ruộng vườn ông bà để lại cò bay thẳng cánh, nhìn hút tầm mắt tới đường chân trời. Cậu Ấm hào hoa, phong lưu đúng mực công tử, trong làng không ai mà không biết danh cậu, và kính phục tính hào phóng, rộng rãi với người trên kẻ dưới. Cậu yêu thương đùm bọc che chở người nghèo, tận tình giúp đỡ người sa cơ thất thế đến nơi đến chốn. Một hôm gia đình hai anh em ruột có ngày sum họp, cậu bảo người nhà cho giết bò, heo, gà, vịt… khoản đãi thân nhân. Cậu cho ông quản gia đi mời bà con họ hàng làng nước đến ăn mừng, hầu chia sẻ niềm vui ngọt bùi với gia đình em gái ruột ly hương của cậu đã trở về cố quốc. Cậu mợ Ấm có năm người con, nhưng đã chết hết hai, còn ba người là chị Hường, anh Trình, và chị Sao.

***
(*) Thơ Tình Hoài Hương

(**) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(***) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia,
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!

***

Tình Hoài Hương
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Tinh Hoai Huong
06-04-2015, 07:56 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/ben cang Saigon 75_1433404146.jpg
SÀI GÒN từ 1698: Giao-thoa ngọt ngào Cũ & Mới
(Việt Nam Quê Hương Cẩm Tú)
Do bút mực & khuôn khổ trang giấy có hạng, nên tôi, (tác giả bài viết) xin mạn phép chỉ viết bài & đôi khi ghi ít trích dẫn về mấy phát thảo: có nét đặc thù quan trọng theo quy luật chính & nổi bật nhất của bộ mặt Thủ-đô Sài Gòn hoa lệ > khởi nguyên từ năm 1698 trở đi.
THH



Sài Gòn chóa mắt vì đèn điện thắp sáng rực thâu đêm. Tiết trời quang rạng, gió hiu hiu nhè nhẹ phe phẩy mơn man trên đầu cây ngọn cỏ, thời gian vào tiết mùa đông thì không gian se lạnh, khi màn sương nhợt nhòa buông lơi. Rồi bình minh ló dạng sau những toà cao ốc tráng lệ, oai sang đứng sừng sững trên các thổ cư: nơi thủ đô vẫn rạng danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, thì lúc đó khí trời bắt đầu hâm hấp nóng. Thành phố bừng lên sức sống hối hả, ồn ào, bon chen và xô bồ mãnh liệt; nhưng chẳng kém tưng bừng náo nhiệt. Saigon, “cố đô” của các chúa Nguyễn ở những vùng đất miền Nam rộng mênh mông, bao la bát ngát, luôn luôn là một thành phố đặc biệt.

*Sài Gòn là một minh họa cho sự gặp gỡ định mệnh giữa hai đất nước: Việt Nam và Pháp. Vượt lên trên những thăng trầm về việc thuộc địa hoá, sơ đồ đô thị và kiến trúc Saigon được đặt nền tảng trên một kinh nghiệm chung… &… Nhằm thích nghi với điều kiện khí hậu và đáp ứng những nhu cầu vệ sinh và sự thoáng mát, các kỹ sư, kiến trúc sư kết hợp kỷ thuật của đất nước: trần nhà cao, cửa sổ hẹp nhưng có mái phủ ra ngoài, bắt nguồn từ nền kiến trúc truyền thống của Việt Nam. (Saigon est l’illustration du destin croisé de deux pays le Vietnam et la France. Au-delà des vicissitudes la colonisation, son schéma urbain et son architecture relèvent d’une expérience collective… & … Afin de répondre aux contraintes climatiques et aux exigences de salubrité et de fraicheur, les ingénieurs et architectes marient les techniques des deux pays: de hauts plafonds, des fenêtres étroites mais également des toits débordants issus de l’architecture traditionnelle Vietnamienne.) (*).


Thổ nhưỡng Sài Gòn có vị trí địa lý đặc biệt nhiều kinh rạch chằn chịt, giàu có và giàu tiềm năng được xây dựng và thành hình từ năm Mậu Dần 1698, là do phù sa cổ (cũ), phù sa mới của trầm tích, và đất cồn cát, đất phèn, đất xám, đất mặn, đất phù sa nước ngọt tạo nên. Sài Gòn có tọa độ 10/o 22’ 13” – 11/o 22’ 17” vĩ độ Bắc - và 106/o 01’ 25” – 107/o 01’ 10” kinh độ Đông, tính theo đường chim bay. Sài Gòn về hướng tây bắc xuống đông nam 120km, nam giáp biển đông, từ đông sang tây 75km. Tại trung tâm Sài Gòn cách biển Đông theo đường chim bay 50km. Một hướng khác về phía tây bắc dọc quốc lộ 22 đi Hóc Môn, Củ Chi lên Tây Ninh theo trục Xuyên Á tới Campuchia.

Địa giới Sài Gòn về phía bắc thì cao, và phía nam có khá nhiều đồng bằng bao bọc bởi các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tổng diện tích Sài Gòn 2.093,8km2. Sài Gòn có 12 quận: I, II, III - v.v… và thêm các quận: Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp. Các Huyện: Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh. Sài Gòn cận xích đạo nên giàu ánh nắng, mùa nóng nhất là tháng Tư, gió mùa đông nam và tây bắc và chuyển hướng tây nam đông bắc, khí hậu có độ ẩm khoảng 77%, và mưa từ tháng 5 đến 11. Mùa khô từ 12 đến tháng đầu tháng 4.

“Cố đô Sài Gòn” là vương quyền của các thời vua Chúa xa xưa, trước tiên do ông thống-suất Nguyễn Hữu Cảnh (tên thật là Kính) đi kinh lược miền Nam, đã lập ra phủ Gia Định; phủ nầy chia thành hai huyện: Phước Long & Tân Bình. Rồi từ đó nới rộng ra Đồng Nai, dựng Trấn Biên, và lập Sài Gòn làm huyện Tân Bình & Chợ Lớn là địa bạ huyện lỵ của huyện Tân Long. Vùng đất đặc biệt tại miền Nam Việt Nam, do chánh hộ (người xưa sống tại đây) và khách hộ lưu dân (bỏ quê quán xa xôi, đến vùng đất lạ tha phương cầu thực). Họ gồm tám hạng: Tráng. Quân. Dân. Lão. Cố. Cùng. Đào. (Tráng, quân: tráng kiện, khỏe mạnh. Dân= trẻ, già, tàn tật. Cố= làm thuê mướn. Cùng= cùng đinh nghèo khổ. Loại sau cùng= đào ngũ, trốn thoát…). Do đó bộ Hồng Đức (“Hoàng luật Gia Long”) ra đời, đặc biệt từ đời vua Minh Mạng thứ 21, thì có một số phong thổ, cũng như dân tình phát triển rất trù phú giàu mạnh & ổn định.

Năm 1698 (Mậu Dần) trở đi tại các khu trù mật chính thức tại miền Nam đã từ từ mở mang, khai sáng, thành lập: Những khu đất Giồng gần sông ngòi, rạch, như: Giồng Ông Tố, Giồng Cai Yến, Giồng Sơn Quy, Giồng Ông Huệ, Giồng Tháp, Giồng Xe. Những Gò: Gò Cẩm Đệm (Phú Thọ) Gò Vấp, Gò Bầu, Gò Găng, Gò Xoài, Gò Công, Gò Tre… Hạnh Thông Tây, bờ Tiền Giang, Vàm Cỏ Tây, Vàm Rạch Gầm, Tân An… ven khu tứ giác, Tân Châu, Cao Lãnh. Cù lao Tân Huề, cù lao Giềng, cù lao ông Chưởng, cù lao Mây, cù lao Năm Thôn, Đồng Tháp Mười. Sóc Trăng, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Cái Lớn, Cái Bé, Gành Hào, Ông Đốc, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Rạch Giá, Hà Tiên… Cà Mau, vân vân…
***

Dinh Thự: Thuở còn Tây cai trị nước Việt Nam ta, con đường có tên Norodom từ dinh Độc Lập chạy suốt tới khu Thảo Cầm Viên. Trong đó độc đáo và nổi bật nhất là: Dinh thự Norodom của thời Pháp-thuộc ở nước ta, xưa kia dinh xây cất năm 1868, mãi đến 1875 mới hoàn tất. Dinh Norodom (nay là dinh Độc Lập) trước kia theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite đảm nhiệm, ấy là dinh của Thống Đốc Pháp rất uy quyền: Charles Le Myre De Vilers. Dinh Độc Lập xây dựng nguy nga, lộng lẫy theo phong cách tân-Barốc Napoléon III. Gần dinh có để một cái đồng hồ to ở trên cao 15m, mỗi ngày đúng ngọ (12 giờ trưa) là trên tàu chiến bắn đi một phát. Thời gian dần dần trôi qua… cho đến bây giờ Sài Gòn “hai mùa mưa nắng” chóa mắt vì đèn điện thắp sáng rực thâu đêm suốt sáng, có sự giao thoa kiến trúc khá tuyệt hảo nhất thế kỷ; như văn sĩ Jules Boissière nói: Toà nhà ấy mà những thành phố kiêu hãnh nhất trên trái đất, sẽ lấy làm tự hào, thật là rất xác đáng. (Mounument don’t s’honoreraient avec raison les plus fíeres villes du monde). (*) -

Bưu điện Sài Gòn khởi công xây dựng hồi tháng Giêng năm 1861, lợp ngói âm dương. Xưa kia toà nhà nầy gồm có hai khu: khu bưu chính và khu điện tín. Năm 1886, theo đồ án của ông kiến trúc sư Viloolic (dân Pháp) cho nhiều thợ xây dựng, đã gộp chung lại thành một tòa nhà lớn, kiến trúc kết hợp đồ sộ theo phong cách Âu và Á. Mặt tiền khu bưu điện xây những ô hình chữ nhật. Khi khánh thành toà nhà bưu điện ở mặt tiền nầy, họ đã đặt một cái đồng hồ rất to, không gian và thời gian trôi đi, trải qua vài trăm năm rồi, mà chiếc đồng hồ (vẫn “sống”-động) còn đến bây giờ. Trong toà bưu điện đặt 35 ô cửa để làm việc: tiếp khách đến gửi bưu phẩm, gửi thư trong quốc nội và ra hải ngoại, khách gọi điện thoại ở trong nước và ra ngoại quốc, gửi tiền đi các nơi… Tất cả ô cửa trong nha bưu điện thì nhân viên và khách hàng đều bận rộn, lu bu và tấp nập.

Công trình xây dựng Thảo cầm viên Sài Gòn bắt đầu thành lập từ tháng 3 năm 1864, và hoàn thành năm 1865 tại 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I, là một khu đất rộng 22ha, khu đất nằm cạnh phía Rạch Lăng, (hướng đông bắc của sông Sài Gòn, quận 9), nơi đây nuôi chim, cá, muôn thú khoảng vài trăm loài. Khu đất rộng to lớn (so với các nơi khác). Trồng nhiều loại cây quý hiếm (trên thế giới được nhập vô Việt Nam) như: Pháp, Ấn-độ Campuchia, Lào, Nhật, Thái Lan… các loại cây: café, vani, cacao, mía Jardin Acclimater, bằng lăng, cẩm Lai, bạch đàn, cây sao, gỗ giá tị, gỗ mun… Đó là nơi thơ mộng với ngàn loại hoa thơm tươi đẹp, vài chục loại lan Nhật, lan nội địa, vườn bonsai kết hợp từ hải ngoại và quốc nội, xương rồng… Người ta tốn công xây dựng chuồng trại cho những động vật hiếm, lạ, sinh tồn thực vật lâu đời trên thế giới. Trong thảo cầm viên nầy đã thiết kế viện Bảo Tàng quốc gia Sài Gòn, trên lầu viện bảo tàng có một thư viện khang trang rộng rãi (thời Pháp gọi nơi đây là: Blanchard de la Bross, viện bảo tàng xây ngày 27-11-1927).

Phi trường: Sân bay Tân Sơn Nhứt quốc tế to lớn, đồ sộ, sầm uất nhất miền Nam Việt Nam, có các sân đậu nhẹ, phi trường quân sự, phi trường quốc tế, cùng phi đạo 25R, dài 3084m, rộng 45,72m, có mấy kho hàng hoá, kho chứa đạn, bom. Những phi cơ dân sự hiện có thường dùng trong nội địa, phi cơ dân sự cũ từ thời Pháp để lại. Phi cảng nầy chứa những phi cơ dân sự, phi cơ quốc tế bay ra ngoại quốc và trở về quốc nội rất an toàn, và trung tâm điều hành không lưu tinh vi (FIR/SG).

Hải Cảng Sài Gòn: được xây dựng tại giao điểm chính giữa con kênh đào rộng lớn, sông toạ lạc tại vùng hạ lưu thành phố Sài Gòn, nước chảy qua thành phố Sài Gòn phồn vinh tấp nập. Chiều dài sông Sài Gòn 106km, có cầu nổi. Đây là nơi cầu nối giữa chính quốc với thuộc địa từ năm 1862. Cảng Sài Gòn là tiền trạm vận tải hàng hoá, là liên lạc giữa thuộc địa với các chính quốc, các tàu buôn tấp nập ra vô, và trở thành trung tâm cầu tàu vận tải hàng hải thương mại, giao thông lớn nhất miền Nam Việt Nam, là cột trụ rất quan trọng của bến cảng. *nơi mệnh danh là “cảng nhà Rồng”, toà nhà đặc biệt nầy có vẻ không liên hệ gì với kiến trúc thời thuộc địa của thành phố. Mặt tiền khô khan, nhắc nhở đến những điều kiện sống trước kia của những thực dân đầu tiên. Nó tương phản với những trang trí mái nhà theo phong cách Việt Nam… (Surnommé “la maison aux dragons”, ce curieux édifice ne semble pas avoir de filiation dans lesquelles vécurent les premiers colons, contraste avec l’ormementation de son toit de style Vietnamien) - (*)

Công xưởng Hải-quân (Arsenal de la Marine, là Sở “Ba Son” hồi xưa); năm 1914 đã huy động hơn 1.600 công nhân quần quật vất vả đóng một chiếc tàu đầu tiên dài 85m, và an toàn hạ thủy tốt đẹp vào năm 1921. Cộng thêm xưởng Caric ở Thủ Thiêm chuyên sửa chữa các phần thiết bị và đóng tàu mới, ụ tàu, làm nồi “sốt-de”, lò hầm gạch, xây lắp để đào kênh, những chiếc xáng, bộ phận dây buồm… Thế nên về mặt đường sông, và biển, tàu bè, ghe thuyền di chuyển ngày càng tấp nập phong phú hơn xưa.

Doanh trại Hải Quân: đường Đinh Tiên Hoàng; được xây dựng từ năm 1873 theo lệnh của Chúa Nguyễn Ánh. Trại lính Martin des Pallières, là một ví dụ điển hình của công binh tại Đông Dương: (Construite en 1873 sur l’emplacement de l’ancienne citadelle – elle-même bâtie en 1790 sur ordre du prince Nguyen Anh – la caseme Martin des Pallières est l’exemple type du génie militaire en Indochine) – (*).

Năm 1881, Hải-quân đã tập trung khoảng mười chiếc tàu gọi là “trạm Hải-quân Nam Kỳ”. Những tàu nầy có nhiệm vụ bảo vệ an ninh các bờ biển, cùng nhiệm vụ làm cảnh sát bảo vệ đường sông, tàu thuyền. (La flotte comptait en 1881 une dizaine de bâtiments. Regroupés sous l’appellation de “station navale de la Cochinchine”, ils étaient chargés d’assurer la sécurité des côtes de la colonie et la police des fleuves. Afin de les entretenir, et malgré les difficultés techniques d’une telle réalisation, un dock flottant fut construit et mis à flot le 25 aout 1881. (*).

Bệnh viện: Một bệnh viện quân sự đầu tiên ở Sài Gòn trên khu đất rộng có tên: Grall xây năm 1882 gồm hai tầng lầu mái ngói, cửa vòm cung, mặt tiền và nội thất khá đẹp, khang trang, rộng rãi, yên tĩnh, nhiều phòng ốc tươm tất sạch sẽ, nhờ các dãy hành lang rộng thoáng mát. Grall cũng là nơi chứa nhiều bệnh nhân Tây, các doanh nhân, những người giàu có vinh sang và đầy thế lực mới được nhập viện.

Nhà Thờ: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn (Quảng trường Pigneau de Béhaine) bề thế tọa lạc tại trung tâm thành phố, (quản trường Pigneau de Béhaine), nhà thờ có hai tháp chuông cao, do kiến trúc sư Bourard kiến trúc tinh vi và chuẩn mực, theo lối cổ điển roman và gothic. Thánh đường Đức Bà xây từ 7 tháng 10 năm 1877, dĩ nhiên theo phong cách roman gạch trầm màu hồng của vùng Marseille (Pháp). Tất cả vật liệu chở từ Pháp theo đường tàu biển tới Việt Nam. Chiều dài nhà thờ 133m, rộng 35m, cao 21m, tính chiều cao tổng thể từ dưới đất lên ngọn tháp là 57m, nhà thờ có sáu quả chuông đặt trong hai lầu chuông. Ngày 11-4-1880 thì nhà thờ Sài Gòn khánh thành. Sau nầy xây thêm tượng Đức Mẹ ngự ở trước mặt tiền của nhà thờ ngoài công viên Hoà Bình, tượng làm bằng đá hoa trắc. Ngày 7 & 8 tháng 12 năm 1959 nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được toà thánh Vatican chính thức chấp nhận là Vương Cung Thánh Đường.


Nhà thờ Ngã Sáu kiến trúc kiểu Gothique theo lối tây phương, ở 116b Hùng Vương, phường 9 quận 5, (vì khu nhà thờ nầy có sáu con đường đan chéo nhau, chia ra thành sáu ngả đường lớn. Nhà thờ ngự tại khu nghĩa trang Huê kiều trong Chợ Lớn sầm uất phồn thịnh, nơi đây rợp bóng cây cổ thụ im mát. Nhà thờ nầy trước kia có tên của thánh Jeanne D’ Arc, dân Pháp gọi là Plaine Des Tombeaux. Nhưng cư dân miền Nam ở đây quen gọi là: “nhà thờ Ngã Sáu”).

Nhà thờ Huyện Sĩ xây năm 1902 (còn có tên là: nhà thờ Chợ Đũi) nhà thờ hình cung nhọn, oai dũng với công trình thiết kế quy mô, đặc thù, tinh xảo, khang trang xinh lịch. Thiết kế giáo đường do đức cha Bouttier kiến trúc theo phong cách gothique tuyệt tác tinh vi, cao sang với vật liệu đá granit Biên Hòa, đồng thời phối hợp cùng kiểu kiến trúc tân Gothique ở những phần đế, các cột nhà, cửa lớn và cửa sổ là vòm đỉnh nhọn, các cửa kính đều được sàng lọc nên ánh sáng không lọt vô, trái lại thanh thoát êm dịu.
Nhà thờ do ông bà Huyện Sĩ Lê Phát Đạt giàu có nhất thời ấy đã bỏ tiền ra xây dựng. Sau khi tạ thế, hai ông bà có mộ xây bằng đá cẩm thạch ở hậu sãnh.

Nhà thờ Chợ Quán an ngự tại 120 Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5 - là ngôi nhà nguyện nhỏ lâu đời từ năm 1674. Sau 1891 xây dựng nhà thờ mới kiến trúc theo kiểu Gothique đồ sộ uy nghi. Đến năm 1887 cha Nicola Hamm (Tài) bắt đầu khởi công xây nhà thờ, và hoàn tất ngày mồng bốn Tết Bính Thân 1896.

Nhà thờ Cha Tam (Phanxico Xavie) ở 25 đường Học Lạc phường 14 quận 5. Đức cha Mossard đến khu đất nầy đặt viên đá đầu tiên, xây cất nhà thờ cho người Hoa, nhà thờ trang trí liễn đối, hoành phi… chói ngời, tương tự như là các đền miếu người Hoa thường kiến trúc. Ngày 10-1-1902 khánh thành nhà thờ, sau đó cha chánh xứ Đàm Á Tô (Tam Asson) đảm nhiệm, sau nầy cha cho xây thêm trường học, khu nội trú, và một số tư gia khác.

Vào thập niên 50, Nhà thờ Tin Lành dựng trên khu đất rộng rãi thoáng mát ở góc đường Đề Thám và đại lộ Trần Hưng Đạo, số 155, phường Cô Giang, quận I. Nơi đây cũng là trụ sở của văn phòng chi hội Tin Lành khu vực Đông Nam Bộ. Nhà thờ có tầng trệt và một tầng lầu, mặt tiền nhà thờ xây gạch rộng và cao như bức tường thẳng đứng, bên trong nội thất rất rộng và thoáng, có nhiều hàng ghế. Nhưng rất khác với các nhà thờ Công Giáo, ở đặc điểm là nhà thờ Công Giáo thì trang trí nhiều tượng thánh, bông hoa…). Còn nhà thờ Tin Lành thì ở khu vực cung thánh chỉ có duy nhất một cây thánh giá lớn, (ngoài ra không có hình Chúa treo trên cây thánh giá, (hoặc chung quanh trong nhà thờ) không có trang trí bất cứ một hình ảnh nào khác).

Chùa: Ngôi chùa Phật-giáo đại thừa Vĩnh Nghiêm rộng 8.000m2 xây dựng năm 1964, kiểu chữ Công, tọa lạc 339 đại lộ Công Lý, (quận 3), theo thiết kế của các kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên, Nguyễn Bá Lăng, Cổ Văn Hậu, và cùng các nghệ nhân chạm trổ: Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Du, Bá Nhâm. Chùa do sư tổ từ đời Trần, thuộc phái “Trúc Lâm Tam Tổ” trụ trì, họ tu ở núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh. Bên các vách đặt 6 phù điêu La Hán do phái tịnh độ Nhật Bản thực hiện. Hai cửa ra vô tháp Quan Âm cao 35m, có hai pho tượng kim cương đắp nổi. Gian giữa thờ Đức Phật, hai bên thờ bồ tát Phổ Hiền, Văn Thù. Hai vách đặt bức phù điêu La Hán bằng gỗ.

Chùa Giác Viên 161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11, chùa có từ 1798 (trước kia tên chùa là Hố Đất). Chùa có những tấm bảng gỗ chạm trổ tinh vi theo lối kiến trúc cổ phương Nam phối hợp cùng phương Tây. Chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng, bao lam to, nhỏ… chạm trổ các vị La Hán, loài vật, hoa lá, cây cỏ, vân vân… Cao tăng đầu tiên là hoà thượng Hải Tịnh, Mạc Cửu trồng cây mai đến nay dù già nua nhưng vẫn tươi tốt.

Chùa Xá Lợi xây trên khu rộng 2.500m2 tại 89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Chùa xây năm 1956 do thiết kế của các kiến trúc sư: Đỗ Bá Vinh & Trần Văn Đường. Tượng Đức Phật do điêu khắc gia Lê Văn Mậu thực hiện coi hài hòa, tinh xảo. Chùa có đặt thờ ngọc Xá Lợi do ông Narada ở Tích Lan dâng tặng. Hướng trái cổng tam quan là tháp chuông cao bảy tầng. Chùa trang trí đơn giản, bài trí tượng Thích ca Mâu Ni bằng đá đầy mỹ thuật. Hoà thượng Khánh Anh đã khánh thành chùa.

Chùa Ấn Quang đặt trụ sở: tại 243 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, do kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện thiết kế. Chính giữa chùa thờ Đức Phật Thích-ca Mâu-Ni trang trí giản dị, nhưng tôn nghiêm. Chùa có trường dạy học gọi là viện Phật-Học Ấn Quang.

Chùa Phụng Sơn (còn gọi là Chùa Gò) an toạ tại 1408, quận 11. Chùa được thiền sư Liễu Thông tạo lập vào thế kỷ 19 ; và sau 2 lần có thợ Sa Đéc trùng tu cẩn thận, nên chùa Phụng Sơn giữ được nét kiến trúc độc đáo cổ riêng, từ 40 pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng, và các bộ tượng: Ngũ Hiền thượng kỳ thú, Di Đà Tam Tôn, tượng gốm Tiêu Diện, các tượng: Phật bằng đồng Thái Lan, Phật bằng đá giác vàng thuộc văn hoá Óc Eo, Phật Nhật Bản, đồ gốm, đất nung, v.v...

Chùa Linh Sơn toạ lạc 149 Cô Giang, quận I. Thời xa xưa kia chùa thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. 1931 chùa trùng tu thành thiền viện, chùa thành lập Hội Nam Kỳ, ra tạp chí Từ Bi Âm, thỉnh Tam Tạng kinh tại Trung-quốc về chùa chiêm bái. Chùa Linh Sơn là nơi đào tạo tăng, ni.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ thường gọi là chùa “Một Cột trong Nam” xây từ 1958 do kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức thiết kế. Từ cửa vào thấy hồ Long Nhãn nuôi nhiều cá và rùa, đài Liên Hoa giữa hồ. Chánh điện trưng bày lưu niệm và bảo tháp Nam Thiên. Trong khuôn viên chùa có nhiều pho tượng Phật.

Thiền viện Vạn Hạnh trên đường Võ Di Nguy Phú Nhuận đi Gò Vấp có một khu đất rộng 1ha, dưới vòm cổng tam quan bề thế là chánh điện của thiền viện Vạn Hạnh, ngôi nhà cổ, các khu trường Phật-học, hai văn phòng thiền viện: 1. Nghiên-cứu Phật-học. 2. Nơi dành cho Hội phiên dịch Đại tung-kinh ra tiếng Việt.

Đền thờ đức Trần Hưng Đạo to lớn, khang trang, toạ lạc trong khu đất rộng của chùa Vạn An xưa kia: tại 36 Hiền Vương, phường 4 quận I. Đền thờ xây hình chữ “đinh”, có ba cổng liền nhau trông ra ba hướng sân. Sân chính đặt bức tượng Trần Hưng Đạo uy dũng đắp xi măng màu đen vàng. Bên phải sân là bảo tàng chưng một số: bản đồ, có văn bản trích di bút về bài hịch của ông, hiện vật, v.v… Trong đền có thờ nhiều vị tướng: Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Dã Tương, Yết Kiêu, Trần Quang Khải. Đại sãnh treo nhiều hoành-phi, câu đối, v.v… Chính điện thờ đức Trần Hưng Đạo tạc đồng oai vệ, bề thế, uy dũng trong tư thế ngài đang ngồi, tượng ngài cao 1,70m đúc năm 1957. Bên trái có bài vị của hai người con gái, bên phải là bài vị bốn con trai của ngài.

Chợ: *Năm 1882 các vựa ở chợ Charner là một trong những nơi sầm uất của Sài Gòn. Các vựa nầy tạo thành ngôi chợ đầu tiên của thành phố, hàng hoá được cung cấp từ con kinh đào lớn được mở trên thương cảng… Sau khi lấp kinh đào vào năm 1887, hoạt động của các vựa hàng từ từ ngừng hẳn. Nhiều vị cao niên tiếc nuối sự biến mất những vựa hàng nầy. Ngược lại, tâm trạng những nhà kinh doanh địa ốc lại nóng lòng chờ đợi việc nầy. Những vựa hàng ấy được thay thế bằng chợ Bến Thành xây vào năm 1912 trên vị trí của đầm lầy Boresse cũ. (Les halles du marché Charner constituaient en 1882 l’un des lieux les plus animés de Saigon. Constituèrent le premier marché de la ville alimenté par le grand canal ouvert sur le port de commerce… Surau comblement du canal en 1887 les halles s’éteignirent progressivement. En 1910 beaucoup de vieux Saigonnais déplorèrent leur disparition, contrairement aux promoteurs qui l’attendaient avec impatience. Elles furent remplacées par le marché Ben Thanh construit en 1912 sur les bords de l’ancien marais Boresse). (*)

Tại trung tâm thành phố chính của miền Nam nước Việt, có ngôi chợ xép khung gỗ, tường gạch xây, mái lợp tranh nằm trên khu đầm lầy Bến Nghé và thành Sài Gòn. Thế nên dân bản địa đã ghép tên hai nơi: “Bến-nghé và Thành Sài Gòn” làm thành chợ “Bến Thành”. Năm 1870 một phần chợ đã bị cháy, nên chợ xép phá đi, năm 1912 họ đã xây ngôi chợ mới bằng gạch đúc, bốn hướng có bốn cửa: Đông. Tây, Nam. Bắc; cửa chia ra bốn hướng rộng rãi, khang trang, to lớn, có cái tháp đặt chiếc đồng hồ to tướng xinh lịch. Bên trong ngăn chia thứ tự các mặt hàng sản vật công nghệ bày bán đầy đủ từ hàng vải, nón, giày dép, hàng gia dụng, mỹ phẩm, quần áo. Qua các sập bán thịt, cá, gà vịt, chó, mèo, chim, chuột …v.v… Những khu hàng ăn, uống cũng rộng rãi, sạch sẽ. v.v… Hồi xa xưa từ thời Pháp và cả bây giờ, chợ Bến Thành vẫn là ngôi chợ lớn nhất vùng đô thành Sài Gòn Gia Định.

Chợ Lớn vào thế kỷ 17, 18… từ thuở xa xưa người Hoa gốc Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu, Hẹ… có quốc tịch Anh, họ được người Pháp (đang cai trị nước Việt Nam lúc bấy giờ), cho phép người Hoa từ Singapore nhập cư vào Việt Nam. Những người ấy từ khi rời bỏ nguyên quán để di-dân đến xứ người, họ mang canh cánh trong lòng một tâm niệm “thắt lưng buộc bụng, để mang vinh quang và giàu sang phú quý về cho bản thân và gia đình”; Thế nên, vào những năm tháng đầu tiên khi tha phương cầu thực, không hề quản ngại gian lao khốn khó, lúc nào, ở đâu, trên vai họ cũng quảy đôi thúng gióng kĩu kịt đựng thực phẩm bán hàng rong, họ đi trên khắp các nẽo đường lớn nhỏ.

Họ luôn miệng rao hàng nào là: hớt tóc dạo, bán bánh mì xíu mại, kẹo kéo, đậu hủ nóng ủ trấu chan nước đường. Làm thợ nhuộm áo quần, họ cũng ngồi lết bên lề đường, làm việc từ đôi thùng nước sôi tòn ten trên vai, làm lò heo, mổ thịt bò, đổ phân nhà cầu, vân vân… Bán buôn đầu tắt mặt tối suốt ngày lao khó vất vả, tối về nhà họ chỉ dám ăn nửa bát cháo với hột vịt muối bắc thảo. Những gia đình vợ chồng con cái nheo nhóc di dân ấy cùng ở trong ngõ hẻm sâu hun hút, ngoằn ngoèo, họ cùng chung nhau thuê một căn nhà lẹp xẹp chật chội, tối thui như ổ chuột, thiếu hẳn tiện nghi.

Thời gian trôi qua… từ người bán buôn ở ngoài góc “đầu đường xó chợ”, họ tiến lên: một bữa ăn cháo hai bữa ăn cơm có cá có thịt. Từ mướn nhà mở tiệm thuốc bắc, tiệm tạp hoá, họ chuyển qua mua đất xây nhà, mua phố ở mặt tiền, mở nhà hàng, mở ngân hàng, họ làm chủ nhân ông các hãng xưởng lớn, xây các đại khách sạn, lập nhà tang nghi quán, xây chùa, xây rạp chiếu bóng, lập hội trường trình diễn hát Tiều, hát Quảng, múa lân vào những dịp Tết khai trương các tiệm, mở tường học, lập nhà máy xay lúa, nhà máy xi măng, nhà máy dệt, vân vân... Chợ Lớn cung cấp thực phẩm cho các chợ nhỏ, chợ quê, nơi Chợ Lớn nầy đấu giá những mặt hàng chính để đem đi lục tỉnh, cũng như phân phối đi toàn miền Nam. Họ trở thành những tay thương gia xuất khẩu độc quyền lẫy lừng mua tận gốc với giá rẻ rề, bán tận ngọn các món: lúa gạo, tôm, cá, bao cà-ròn, dầu dừa, da trâu bò, cau khô, chiếu... từ trong nước ra quốc tế, và nhập về các loại rượu mạnh, tôn, sắt thép, vải vóc, len, mỹ phẩm, các nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ hộp, trang trí nội thất, v.v...

Chợ Lớn nằm gần sát cảng Sài Gòn, nơi sầm uất đầy thuyền buồm huyên náo vô ra, bán buôn tấp nập. Chợ Lớn trở thành nơi quan trọng sau cù lao Phố, vì Chợ Lớn xuôi về đồng bằng ở mé sông Cửu Long, và nối dài về phía Tây Vàm Cỏ Đông, Đức Hoà, Cần Giuộc, v.v... Quang cảnh ở Chợ Lớn khác hẳn ở khu Sài Gòn. Nơi đây ồn ào náo nhiệt đông đúc, người ta tụm trăm tụm ngàn đông đen trên đường phố to tiếng xí xa xí xô như chỗ không người. Đi đi, nói nói, la la, mắng chửi om sòm, họ tất bật buôn buôn bán bán, giành giựt mua bao đủ mọi thứ. Chợ Lớn có “chức năng” quan trọng của tư sản mại bản thương nghiệp “đại phố”. Đó là khu thương mãi của hoa-kiều (Arroyo Chinois). Họ giàu xụ! Có tiền rừng bạc bể, nên thương gia độc chiếm thị trường kinh tế, thương mại sầm uất ở một giang sơn Chợ Lớn!

Bề mặt Chợ Lớn tươi đẹp như thế, nhưng bề trái cũng không tránh khỏi có những “lắc léo cuộc đời”: trục lợi, buôn lậu, chủ chứa, gian manh… Do bắt đầu từ ngày 26-7-1861 đã có nghị định cho phép mở các sòng chứa cờ bạc như: hốt me, tứ sắc, bài cào, cu di, bông vụ… còn dây dưa “di truyền” cho đến ngày nay. Trò tiêu khiển đặc biệt xóc dĩa tương tự như “hốt me”, là: chủ cái bốc đại một nắm me, rồi bỏ vô cái dĩa chén to, có dĩa đậy kín. Sau khi những tay chơi đặt tiền lên bàn (ở các cửa bài, có thứ tự từng tên: yêu, tam, lượng, túc); thì chủ sòng mở cái chén ra; họ phân từng nhóm 4 hột; còn dư bao nhiêu hột me, chủ sòng bỏ vô mấy cửa bài trên, gọi chung là chẵn, lẻ. Tay chơi bài chỉ đặt một hoặc hai mặt. Ngày nay tại Chợ Lớn còn “chế biến” ra kiểu cờ bạc hấp dẫn hơn: Số đề. Dân chơi đề dựa theo 36 con vật mà đánh. Giao kèo của “chủ cái con đề” là chỉ ăn con số đầu, số đuôi. “Chủ cái con đề” đều nghe radio, xem mình thắng hay thua trong mục xổ số “Kiến Thiết Quốc Gia” mỗi tuần. Nói chung, đa số thì chủ cái ung dung vơ hết tiền tộng vô túi.

Những gia đình giàu sang quyền qúy ở Sài Gòn, và cư dân gốc Trung Hoa đang sinh sống ở Chợ Lớn, do bán buôn tấp nập nên đa số đều phong lưu. Ngoài hai ngôi chợ sầm uất náo nhiệt của thủ đô Sài Gòn là: chợ Bến Thành và Chợ Lớn ra, còn có các chợ: Tân Định, Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu. Chợ Thị Nghè, (xưa gọi rạch Avalanche, là tên của chiếc tàu đầu tiên vô thám sát trước khi Pháp đánh thành Gia Định), chợ Đũi, chợ Cầu Kho, chợ Rẫy. Chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Bình Đông, chợ Bình Tây, chợ Hoà Hưng, chợ Bà Quẹo, chợ An Đông, chợ Tân Bình. Chợ Bà Quẹo, chợ Khánh Hội, chợ Phú Thọ… Chợ Quán lúc xưa đã dùng nơi nầy để xử phạm nhân, nên đã có câu thơ:
“Ở đây chợ Quán thêm sầu.
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu giải khuây”.

Chợ Đệm: “Chim đại bàng đi ngang chơ Đệm.
Ông Lưu Bị nói chuyện chim bao” (bàng, bị, đệm, bao).

Chợ Thủ Thiêm ở làng An Lợi:
Chừng nào chợ Quán hết vôi
Thủ Thiêm hết gạo em thôi đưa đò
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm. vân vân và v.v…

Thương nhân người Hoa có mặt tại Sài Gòn từ thế kỷ XVII, họ dần dần chiếm lĩnh độc quyền thật sự trong các hoạt động thương mại buôn bán lớn. Được tổ chức chặt chẽ, gắn bó khắng khít bởi các lợi ích chung, có một hệ thống thương mại trải rộng trên toàn vùng, cộng đồng Hoa-kiều ở Sài Gòn tập trung tại Chợ Lớn, hình thành nên một đầu mối trung gian không thể thiếu được: (Les négociants chinois. Présents depuis le XVII siècle à Saigon, ils avaient peu à peu acquis un monopole de fait sur les activités commerciales et le grand négoce. Très organisée, soudée par des intérêts communs et disposant d’un réseau commercial qui s’étendait sur toute la région, la communauté chinoise de Saigon, concentrée à Cho Lon, constituait un intermédiaire incontournable) - (*).
***

Trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc sống phức tạp, xô bồ, nhưng không kém phần quyến rũ, thơ mộng nơi dòng chảy văn hoá, ấy là những đặc trưng tuyệt vời kết nối giữa sự giao thoa cũ và mới. Từ các ngày lễ, giỗ của đất nước và những con đường: Ôi những con đường lớn nhỏ, ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, và ngã Bảy… dài ngoẵng trong thành phố Sài Gòn thì nhiều vô số, không thể kể xiết. Trên các con đường ấy đã từng là nơi có những công trình xây cất phong phú mang di tích lịch sử, để tưởng niệm các vĩ nhân hiền tài qua các thời đại:

- Ngày rằm tháng Giêng âm lịch: Cư dân người Trung Hoa sinh sống ở miền Nam theo tín ngưỡng Hoa-Nam (nhất là khu Chợ Lớn) họ tập trung đến các đền miếu nơi họ cư trú, để dâng tế bái, khói hương nghi ngút, để thờ phụng các vị thần linh của họ. Lễ hội lớn nhất của người Hoa là lễ “Nguyệt Tiêu”.

- Ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch: tại số 5 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, nơi thờ cúng viên quan nhà Nguyên đã từng công cán ở Đông Nam Á, là ông Châu Đạt Quan, đền thờ nầy gọi là chùa ông Bổn. Người Trung Hoa đã đến cúng bái, xin xăm, đấu võ, múa rồng rất đông.

Ngày Kỳ Yên 16, 17, 18 tháng Giêng âm lịch: Ngày đầu tiên khai hội làm lễ tụng kinh cầu an, tế tiền hiền và hậu hiền theo truyền thống Nam-bộ. Ngày thứ hai và ngày cuối vẫn múa lân, biểu diễn võ thuật, sau đó làm nghi thức truyền thống Bắc-bộ: tôn vương tế thần và hồi chầu. Đó là phần lễ hội long trọng uy nghiêm bắt đầu và kết thúc trong ba ngày tại Phú Nhuận.
Tại bờ rạch Bà Tàng ở Bình Đông, phường 7, quận 8 thì lễ Kỳ Yên diễn ra từ > 10-2 >> 14/2 âm lịch. Ngày 10: cúng tiên sư trưởng, (thầy dạy nghề). Ngày thứ nhì: tụng kinh cầu an. Ngày thứ ba: làm nghi thức khán sắc, tế thần, cầu mưa thuận gió hòa, hát bội cúng thần. Ngày thứ tư: tế hiền tiền và hậu tiền. Ngày cuối: làm nghi thức hoàn sắc.

Ngày 2 tháng 2 âm lịch: Từ những năm đầu thế kỷ (1852) vua Tự Đức đã chấp thuận sắc phong cho miếu ông Địa; thờ: Thổ, Địa, Phúc, Đức, Chính, Thần. Thủ tục dâng tế lễ hội bằng những loạt nghi thức: gióng trống khai tràng dồn dập, chầu mời liên tục với điệu hát bóng rỗi, để thỉnh thần về dự lễ. Sau đó diễn tuồng hài hước “Địa, Nàng” khá vui, bởi hai nghệ nhân thủ vai “ông Địa, nàng tiên” có nội dung phê phán những thói hư tật xấu trong nhân gian. Cuối cùng là múa đồ chơi & mâm vàng mâm bạc và phát lộc. Ca hát hầu tổ và tiệc rượu linh đình.

Ngày 7, 8, 9 tháng 2 âm lịch: những đoàn hát bội, cải lương thường tổ chức lễ hội tại 133 cô Bắc, quận I, theo nghi thức đánh trống thỉnh tổ có bài bản, từ rạng đông cho tới xế chiều. Tiếp là thắp nhang bái tế tưởng niệm tổ sư ngành nghệ thuật

- 16 tháng 8 âm lịch: Lễ Ngư Dân “nghinh Ông”: Ngày ấy tất cả ngư dân miền biển từ Cửa Tùng đến Cà Mau đều nghỉ ngơi, họ ở nhà để rộn ràng trang hoàng lộng lẫy các bến cá, ghe, thuyền, tàu buồm. Một trong rất nhiều lăng miếu từ các ven biển Việt Nam đã thờ bộ xương cá voi đặt trên bàn thờ, hoặc ở trong quách, khạp, có dán giấy hồng đơn, được vua chúa Nguyễn sắc phong “Nam Hải cư tộc. Ngọc Lân thượng đẳng thần”. Tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ đã tổ chức long trọng tuần tự vào ngày thứ nhất: 1. làm lễ nghinh Ông. 2. Cúng tiền hiền, hậu hiền tưởng nhớ cố nhân. 3. Lễ cúng chánh tế. Đồ cúng: heo quay, xôi thập cẩm, rượu, trà (không nhận đồ cúng hải-sản). Xen vào đó là những trò vui chơi: hát bội, cà kheo, kéo dây.

- Ngày 12 tháng 3 (Hồi lịch): Lễ hội người Chăm: theo đạo Islam họ tiến hành nghi thức theo tôn giáo đạo Hồi rất long trọng. Đó là lễ sinh nhật thiên sứ Muhamed (người vâng lời thánh Alah giảng kinh Coran và khai sáng đạo Hồi). - Lễ Ramadan (tháng nhịn ăn) từ 1 đến 30/9 Hồi lịch). - Lễ bố thí 1/10 Hồi lịch, và tùy theo khả năng, người Hồi ở rải rác khắp nơi, sẽ hành hương về thánh địa Mecca ngày 20/12 Hồi lịch.

- Ngày 13, 14 và 15 tháng Tư: Lễ hội Khmer - Dân Khmer có nhiều lễ hội, nhưng các lễ lớn nhất là:
a/ Tết mới: (chol Chnam Thmay) bắt đầu tai chùa Miên quận 3, rước “đại lịch” (Mahaang Kran). Tiếp là lễ dâng cơm cho sư sãi (vên chông han). Lễ đắp núi cát quanh chùa (pên phnôm Ksach), Lễ quy y. Lễ té nước vào người khác, lễ tắm tượng Phật.
b/ lễ cúng tổ tiên ông bà, rước vong linh tổ tiên về cùng con cháu vào khoảng cuối tháng 8. Lễ thả thuyền bè bằng bẹ chuối, trên bè đặt đồ cúng cho trôi trên sông rạch.
c/ Lễ trông trăng “ăn cốm dẹt” (Ok om bok) ngày 15/10 âm lịch, tại sân mỗi nhà họ cúng khoai, mía, cốm, xôi…

- 29 ; 30 tháng 7 và 1 tháng 8 âm lịch: tại Lăng Ông Bà Chiểu đã thờ khai quốc công thần tổng trấn Gia Định là tả quân Lê Văn Duyệt. Nơi đây thường xin xăm cầu phúc cầu lộc… Lễ bái giỗ theo nghi thức cổ truyền Nam-bộ và hát bội diễn xướng nhiều tuồng tích và ôn lại những nhân vật chính yếu thuở xưa: Sinh tiền, thuở còn bé ông Lê Văn Duyệt đã than:
- Sinh ở thời loạn, không kéo cờ, gióng trống, không làm đại tướng, lưu danh vô sử sách, thì không phải trai tài.
Khi Lê Văn Duyệt 17 tuổi, đức Thế Tổ cho ông làm cai cơ thái giám nội dinh và hầu Thế Tổ qua Xiêm La, hoặc lúc vua về thu phục Gia Định, ông thường đi theo vua ở các chiến trận, ông cùng chư tướng bàn luận việc nầy việc nọ. Vua hỏi:
- Ngươi cũng biết việc binh à?
- Có biết.
- Binh cơ là việc trọng đại, sao ngươi nói khinh thường vậy?
Thưa, sơn tặc là quân vô đạo, không lâu nữa sẽ bị tiêu. Nay ta đánh kẻ bạo tàn như chẻ tre, tôi nghĩ không có gì khó.
19 tháng Giêng năm Tân Dậu: vua nghe tin quân Tây Sơn sẽ kéo binh vô đánh Bình Đề, vua Thế Tổ sai Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phúc đem quân đi trấn giữ. Hai ông đã tâu:
- Có chúng tôi ở đây, không sợ gì giặc. Đây là nơi chúng tôi liều sống chết với giặc.

Quả nhiên trận ấy hai ông lấy được thành Qui Nhơn uy danh ông lẫy lừng. Năm sau, quân, tướng, Tây Sơn lại kéo quân đi đánh Qui Nhơn, quân giặc ở trên đồn bắn xuống như mưa, nhưng không đến cửa Thị Nại được. Vua Thế Tổ sai Võ Di Nguy và Lê Văn Duyệt dùng thế hoả công. Võ Di Nguy bị đạn ngã xuống nước mà Lê Văn Duyệt chỉ lo xông vô đánh giặc, không ngoái lại dòm. Vua thấy quân, tướng bị giết nhiều, bèn ba lần sai tiểu hầu truyền dụ:
- Tạm lui quân.
Lê Văn Duyệt:
- Xin cho chúng tôi cứ tiến vô, không lui.
Tâu xong, thấy thuận gió ông liền dùng thuật “võ công đệ nhất” thúc quân xông vô cửa biển, nổi lửa bắn tên giết hết thuyền giặc.
Các tướng muốn thừa thắng xông lên, đem quân đánh Phú Xuân, nhưng vua Thế Tổ do dự chần chờ. Lê Văn Duyệt tâu:
- Binh qui thần tốc, mưu mô phải quả quyết. Nếu cứ đóng quân ở đây, sẽ mỏi mệt và uổng công. Nếu lấy được Phú Xuân, thì thành Bình Định không phải đánh, mà lập tức giải vây; đó là một cách chơi cờ thí xe vậy.
Đức Thế Tổ nghe ông, quả thật đã thu được thành Phú Xuân.

Đời Gia Long nguyên nhiên, Lê Văn Duyệt quả cảm hăng hái được thăng “Khâm-sai Chưởng-tả-quân Doanh-bình-sơn Tướng quân”, tước quận công, cùng Lê Chất đem bộ binh đi dẹp yên Bắc Hà. Đức Thế Tổ thưởng cho Lê văn Duyệt làm Tổng-trấn Gia Định. Năm vua Minh Mạng thứ 13 ông Lê Văn Duyệt già yếu dâng sớ xin từ chức, vua không cho. Ông Lê Văn Duyệt một lòng báo quốc, hưng lợi, dẹp giặc trừ hại, yên dân, không nghĩ đến thân, chăm lo và thương quân tướng, được lòng người, nên ông cầm quân đi chinh phạt đây đó, không thua trận nào, quân giặc Mán Vách Đá ở Quảng Ngãi nghe danh Lê Văn Duyệt uy phong rất khiếp vía; tuy tính ông tự chuyên, khi dụng hình có quá lạm. Ông Lê Văn Duyệt từ trần ngày 30-7-1832, thọ 69t. Mộ ông xây ở Gia Định.

Khi ông Lê Văn Duyêt mất rồi, bố chính Bạch Xuân Nguyên rất tham lam, sách nhiễu, không hoà với ai, tự xưng là: phụng mệnh vua Minh Mạng thứ 14, truy bắt con nuôi của ông Lê Văn Duyệt, (ghép tội loạn đảng Lê Văn Khôi). Mãi đến năm Minh Mạng thứ 16 mới dẹp yên. Các quan nội các dâng sớ lên đình thần nghị xử quy trách kể tội tại Duyệt, (nuôi lũ phỉ đảng đã gây tai vạ). Họ kết án ông Lê Văn Duyệt đáng tội tội giảo 2 điều, trảm 7 điều, truy đoạt quan tước, cuốc bằng bia mộ, dựng bia ghi tám chữ: Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ”.

- Ngày 10-3 (âm lịch) tất cả các đền thờ vua Hùng trong thảo cầm viên số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận I, - thủ đô Sài Gòn, Chợ Lớn, (và các miền đất khác trong lãnh thổ Việt Nam) đều đến dâng hương bái vọng, giỗ tổ Hùng Vương theo nghi thức lễ bái và cử nhạc khí cổ truyền: đàn đá, chiêng, trống, trống đồng, múa võ thuật, múa lân, cờ người; để tưởng nhớ đến vị cha già đã khai sinh ra nước Van Lang.

- Ngày 19-8 âm lịch (từ 19, 20, 21) nhiều lương dân đều tế lễ hát chầu cổ truyền Bắc-bộ bái tế gồm nam tế và nữ tế dâng quốc công tiết chế thống lãnh quân đội, ấy là đức Trần Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn: tại 36 đường Hiền Vương, quận I, nhiều nơi tổ chức lễ giỗ rất long trọng trang nghiêm và linh đình.
Hưng Đạo đại vương con ông An sinh vương Trần Liễu, (anh ruột vua Trần Thái Tôn) quê làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định.

***

Tóm lại, bây giờ không có gì hân hoan hớn hở vui thích bằng:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về (cd)
Và:
Nhà Bè nước chảy trong ngần
Buồm nâu buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt qua lướt lại như là gấm thêu (cd)

Nghe những câu thơ lục bát mô tả về cảnh sông nước hữu tình, duyên dáng, giản dị mà đậm đà tình quê (của con sông hợp lưu Đồng Nai & Nhà Bè nằm ở hướng đông nam Sài Gòn). Sông nước ngọt tấp nập ghe thuyền lướt bên những lá dừa ẻo lả quệt lui quệt tới trên sông nước có nhiều phù sa, dồi dào gạo trắng, cây lành trái tươi thơm ngon, tôm cá thừa mứa)… Quả là không thể tránh khỏi xúc động. Đúng như thế.

Thành phố Sài Gòn vốn dĩ ồn ào náo nhiệt, bon chen, càng tăng thêm nhốn nháo, nhưng bóng loáng, thanh cao, rộng rãi trên phố Catina. Người ta đông hơn kiến tràn ra ngoài lòng lề đường, chen lấn nhau đi dạo phố chiều kẹt cứng. Đại lộ sang trọng Norodom xa xưa, nào là đại lộ lớn như: Lê Văn Duyệt. Trần Hưng Đạo. Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, vân vân… thậm chí cả đường Duy Tân cây dài bóng mát. Trên những con đường lớn nhỏ tại Sài Gòn đều đông nghẹt người đi bộ. Mặc cho từng hàng xe hơi đủ loại, xe gắn máy, xe đạp, xe xích lô, xe ba gác vân vân… chồng chất đủ mọi thứ lỉnh kỉnh lên xe.

Sài Gòn đã hân hoan trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông lừng danh kể từ đó. Lúc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom cháy Dinh Độc Lập (vào tháng 2 năm l962), làm hư hại dinh. Tổng-thống Ngô Đình Diệm cho xây lại dinh Độc Lập. (Gia đình Ngô Tổng Thống phải dời sang Dinh Gia Long an vị, chờ kiến thiết lại). Bản vẽ Dinh Độc Lập do đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (đoạt giải Khôi Nguyên La Mã) đảm nhiệm. Theo thiết đồ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, thì có hai vị công-binh là: Đại tá Nguyễn Văn Quý, Đại tá Điển điều động một đoàn công-binh Việt Nam xây dựng. Sau đó hoàn tất tốt đẹp. Tiền đình dinh Độc Lập có quảng trường Pigneau De Béhaine, đại lộ rộng thênh thang rợp bóng cây tuyệt vời.
* * *

(*) - Trích dẫn: “Regard sur le monde Saigon 1882”
M. Charles Le Myre de Vilers: Tổng Lãnh Sự Pháp).
(Jean-Noel-Poirier, Consul géne’ral de France a Saigon ville).
*

Tình Hoài Hương

Tinh Hoai Huong
08-01-2015, 01:40 AM
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/CHO NOI CAI RANG_1438392999.jpg
http://hoiquanphidung.com/userupload/img/Loi Cu Ta Ve - Elvis Phuong_1438394039.mp3
MIỀN TÂY ơi! Thi-vị & hữu tình biết bao!
(Việt Nam Quê Hương Cẩm Tú)
*
SÀI GÒN đến TIỀN GIANG


Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ cao thật là cao
Vì thương anh, em vàng vỏ má đào
Em tìm khắp chốn… nhưng nào thấy anh! (*)

Theo điển tích xưa thì: khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào đánh chiếm Gia Định (gồm 4 lần; lần thứ I= 1777; lần II= 1782; lần III= 1783; & chiếm Rạch Gầm lần IV= 1785), thì vua “Gia Long tẩu quốc” lòng đau như dao cắt, đã dắt díu tàn quân xuôi về miền Tây Nam Bộ, vua và quân lính chạy tới các vùng đất: Bà Cụm, Bình Điền, Rạch Chanh, Bến Lức, Cai Lậy, vàm Ba Rài, Mang Thít, Trà Ôn, Sa Đéc, mũi Ông Đội, Giếng Ngự, Bãi Ngự, Cạnh Đền, rạch Thầy Quơn, Rạch Gò Quao, Rạch Bò Ót, Vàm Cỏ, (Gò Công), sông Tiền (Bến Tre, Mỹ Tho), vàm sông Hậu (Long Xuyên, Cần Thơ), U Minh Thượng, U Minh Hạ… Ba Thắt, Trà Vinh, Cầu Ngang, và những hòn đảo: Cổ Tron (Poulo Dama), hòn Thổ Châu (Poulo Panjang) giữa vịnh Xiêm La & vùng cực Tây:
Đem quân ra đóng cửa hùng quan
Chim muôn giọng hót hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn ngẩn ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai (*)

Nơi vùng quan tái dặm ngàn xa xôi cách trở, vua và quân lính lam lũ vất vả khổ cực trăm bề. Họ phải nai lưng ra khai khẩn đất làm đủ thứ, tự đào giếng, dựng trại, làm đồn bót, đắp luỹ hào, làm lộ nhỏ là đường đắp đê, rạch ngắn. Họ bắt cá biển, ốc biển, cuốc đất trồng khoai, sắn, đào củ chuối rừng… mà ăn, để tạm sống qua ngày ở vùng đất có đầy đủ nỗi âu lo sợ cọp dữ, muỗi, ve, vắt, ốm đau, bệnh hoạn.

Việc mần mệt nặng
Kẻ cuốc người rinh
Chừa hai bên kinh
Đắp hai đường lộ
Việc mần cực khổ
Mệt đổ hết hơi
Không dám nghỉ ngơi
Cực đà quá cực
Phần thời nắng nực
Lại không nước uống

Hy vọng vua và quân binh sẽ vạch ra một chân trời tươi sáng quang rạng mà “hưng long”: Vua (Nguyễn Ánh) kiên trì, nhẫn nại dùng những nơi đây nuôi quân, dưỡng quân, tuyển quân, luyện quân và đã làm bàn đạp tiến quân, ngỏ hầu sau đó vua “Gia Long phục quốc” sẽ vinh quang hùng dũng lấy lại đất Gia Định lần I= 1778-1781; chiếm lại lần II= 1782; chiếm lại Bến Nghé lần III= 1787- (tất cả ba lần: 1781, 1782, 1787):
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa (*)

Ra đi… trong lòng trai xứ Việt ngổn ngang trăm mối tơ vò sâu lắng buồn thương da diết lo âu. Người hẹn người… Lòng hẹn lòng mong sao ai nấy đồng tâm hiệp sức, cùng nhau kiến thiết xây dựng giang sơn, giữ gìn đất nước trường tồn, hưng thịnh, thì mọi người sẽ ấm no, hạnh phúc. Tất nhiên khi đã trả nợ non sông, đất nước thái bình thịnh vượng, mọi người vinh quang trở về chốn cũ, tại sao mình không mừng vui như Thánh Tông thượng hoàng xưa đã làm hai câu thơ:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vững âu vàng
Anh sẽ cùng em hoàn thành lời hẹn ước năm xưa:
Gió lung lay mới biết tùng bá cứng
Lửa có hồng mới rõ thực vàng thau
Thân tằm còn trả nợ dâu
Bước lên ghe mặt ủ gan rầu
Qua đây với bậu hẹn có ngày gần nhau
Tình qua với bậu làm sao phụ phàng

Bởi vì:
Quả trong ngăn trong lòng sơn đỏ
Mấy lời anh to nhỏ, em bỏ bạn sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Tàu Tây liệt máy, em mới đành bỏ anh (*)

Thật chí lý và chung tình! Từ đó, triều đình chúa Nguyễn đã ra sức mở mang bờ cõi, đường lộ, đường sông, đường biển… thủy vận là điều kiện tất yếu tự nhiên thuận tiện nhất. Các vị trí địa lý từ Sài Gòn về miền Tây, và đi ngoại quốc (Campuchia, Lào) luôn tấp nập rộn rịp, náo nhiệt… được định hình qua các tuyến đường thủy vận chính. Di chuyển bồng bềnh xuôi ngược trên sông, trên biển đủ mọi thứ: Thuyền, tàu, xuồng câu cá tôm từ loại ghe nhỏ đến tàu to, mái chèo tùy theo con nước ngược chảy xiết chèo mái cuốc, nước xuôi chèo mái dài thong thả, sông dài lúc nông lúc sâu, khi khoan khi nhặt nếu gặp nước xoáy đứng sát cột chèo và nạy. Thỉnh thoảng trên sông văng vẵng câu hò:
Tàu xúp lê một anh còn mong đợi
Tàu xúp lê hai anh than vắn thở dài
Tàu xúp lê ba tàu ra biển bắc
Vịn song sắc nước mắt nhỏ bên đông
Mở miệng kêu “bớ chú tài công
Chớ chú ôi làm chi cho phân vợ rẽ chồng đêm năm canh…

Ghe, Bè là loại không có mái che đóng bằng cây, chở hàng hoá, người ta thảnh thơi đi lại trên ghe: Ghe Cửa chạy buồm nhỏ, mũi nhọn. - Ghe Lồng có ngăn nhiều vách để chứa hàng hoá - Ghe Giản: Ghe to ở hai bên có ghép cánh cao dùng chứa hàng. Ghe Cui: đơn sơ dùng chở những vật liệu nhẹ và di chuyển gần, ghe nầy không đi thủy lộ xa sông dài. Ghe Độc Mộc. Ghe Be, Ghe Chái. Ghe Diêu thì mũi, kèo, lái đều chạm trổ hoa lá nhà cửa, thú vật… Có một loại thuyền ghe đặc biệt: sàn ghe bóng loáng, vách sơn son thiếp vàng, đó là loại thuyền ghe sang trọng đầy đủ tiện nghi, có quân hầu dành cho phú ông bá hộ, chủ điền, thương gia… Cô lái đò buông lỏng mái chèo bâng quơ thả câu hò:
Bớ chiếc ghe sâu
Chèo mau em đợi
Kẻo khỏi đoạn kinh nầy bờ bụi tối tăm. (*)

Nào ngờ… chàng trai xứ Việt hiền lành đôn hậu ấy không chỉ là dân miệt vườn, mà anh cũng là một thương khách đa tình, anh đã từng giang hồ vượt trùng dương ngạo nghễ đi tứ xứ trên sông rộng nước sâu, anh ỡm ờ buông câu:
Thuyền em đã nhẹ
Chèo lẹ khôn theo
Em ơi bớt mái, khoan lèo chờ anh. (*)
Cô gái vui sao là vui, dí dỏm ỏn ẻn trả lời:
Đây đã chèo lơi
Đặng chờ người tri kỷ
Gặp mặt chuyện trò cho phỉ ước mơ (*)

Thế rồi…
Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Biển Hồ hai chữ cặp kè bên nhau
Trai Việt Nam nổi tiếng anh hào
Anh đà đối đặng vậy là đào em trao đây… (*)

* Phương tiện di chuyển:

1.- Sài Gòn đi Mỹ Tho – Cái Bè – Vĩnh Long – Sa Đéc – rẽ qua Cù Lao Giêng – Châu Đốc – Long Xuyên – Lai Vung – Cần Thơ – Trà Ôn – Sóc Trăng.
a)- Tân An đi Gò Công - Gò Bắc Chiên – Hưng Nguyên – Soài Riêng.

b). Mỹ Tho đi Cái Bè – Vĩnh Long – Sa Đéc.

2.- Sài Gòn đi Cái Quanh – Sóc Trăng (Bãi Xàu) – Bạc Liêu.
a. Chi nhánh khác: từ Mỹ Tho đi Chợ Lách – Bến Tre – Trà Vinh.
b. Mỹ Tho đi Chợ Lách – Mang Thít – Cái Nhum – Ba Kè – Trà Luộc – Trà Ôn - Cần Thơ – Đại Ngãi.

3.- Phía Đông-Bắc: Từ Sài Gòn đi Thủ Dầu Một - Biên Hoà – Bà Rịa – Vũng Tàu – rẻ về hướng Bà Rịa đi Tây Ninh – Trảng Bàng – Bến Lức – Gò Công.

4.- Đường sông tàu thủy đi (ra ngoại quốc hoặc vô) Hậu Giang:
a. PhnomPenh (Campuchia) vô miền Hậu Giang - phải qua Ba Nam – Châu Đốc – Sóc Trăng – Đại Ngãi.
b. Từ Sài Gòn đi PhnomPenh – Compong Luông – CompongXnăng – PuotXat – Xiemrep…

5.- Sài Gòn đi Campuchia (và qua Lào): Bến Cảng Sài Gòn đi Bến Chùa – Mỹ Tho – Cái Bè – Vĩnh Long – Sa Đéc – Cái Tàu Thượng – Chợ Thủ - Tân Châu – Vĩnh Xương – Vĩnh Lợi – Ba Nam tới PhnomPenh, sau đó đi Lào, hoặc các nơi khác như Croche – Stung Treng…

6.- Trên đường dài 32km dọc theo bờ sông Tiền Giang có khoảng 25 cây cầu. Chợ Long Xuyên lên chợ Thất Nốt khoảng 19km, mà có hơn 30 con rạch cây cầu. Và, tại Kiên Giang tiếp nối với sông Cái Lớn, nếu tính theo đường chim bay chỉ cách nhau 7km, mà có tới 241 cây cầu. Ôi chà… cầu ơi là cầu!
* * *

* Tại thành phố Sài Gòn đi theo quốc lộ I tới LONG AN: 47km (thị-xã Tân An). Long An là một cửa ngõ quan trọng, và là trạm khởi đầu nối Sài Gòn (Chợ Lớn); để đi về các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long ở miền Tây Việt Nam. Toạ đô địa lý Long An: 10/o 08’30” đến 11/o 02’30” vĩ độ Bắc; 105o/ 0’ 30” đến 106/o 47’ 02” kinh độ Đông. Phía Nam Long An giáp tỉnh Tiền Giang. Phía Đông Long An giáp Sài Gòn. Phía Tây Long An giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Bắc Long An giáp tỉnh Tây Ninh và Svâyrieng (Campuchia) & vùng đất tiếp giáp với cửa sông Soài Rạp cũng trực thuộc với Cần Đước & Cần Giuộc.

Tỉnh Long An có các Huyện: Vĩnh Hưng. Mộc Hoá. Tân Thanh. Thanh Hoá. Đức Hoà. Đức Huệ. Bến Lức. Châu Thành. Tân Trụ. Cần Đước. Cần Giuộc. Phần đất đai Tỉnh Long An bao gồm: Đồng Tháp Mười, Đức Huệ, Thanh Hoá, Tân Thanh, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá và một vùng thuộc Thủ Thừa, Bến Lức. Long An còn phong phú chằng chịt kinh rạch sông ngòi từ hai con sông lớn:

1./ Sông Vàm Cỏ Đông dài 200km bắc nguồn từ Campuchia, nước chảy qua Tỉnh Tây Ninh, Đức Huệ, Đức Hoà, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước.
2.- Sông Vàm Cỏ Tây dài 250km cũng bắc nguồn từ Campuchia, qua Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thanh Hoá, Thủ Thừa, Tân An, Tân Tru, Châu Thành, Cần Đước… Dưới sông thuyền ghe tấp nập bán mua:
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn.
Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông.

Bước vào cửa ngõ địa đầu đi lục tỉnh, trước nhất là vô Long An, trên đường cái quan xe cộ vun vút qua lại. Xe lửa đi đây đi đó kéo nhiều toa xình xịch trên hai cây cầu bắc ngang sông Vũng Gù và Bến Lức. Dọc ven lộ có các nhà máy xay lúa, nhà máy ép mía rải rác từ ngõ nhà điền chủ, trung nông, tá điền… nhà nhà nép mình ẩn hiện dưới những tàng cây sum suê đầy bóng mát, chen lẫn ruộng vườn xanh um & bán buôn đổi chác có phần khác với chốn phồn hoa đô thị:

Trước phường phố bày hàng bày hoá
Sau nhà quê trồng bắp trồng khoai
Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bả
Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi (*).

Long An tuy là một Tỉnh (của phần đất địa đầu ở miền Nam), nhưng có giá trị cao không kém các nơi khác, vì những tinh hoa từ di tích Ốc Eo thời tiền sử đặc biệt hấp dẫn tại Gò Đồn, Gò Năm Tước. Gò Xoài có bộ chữ Phạn, tượng thần Siva, Vinu, Linga, Yoni. Ngôi đền Gò Xoài (thuộc Huyện Đức Hoà, Long An). Bình Tả là nơi hành lễ của người Phù Nam Chân Lạp thời cổ đại theo đạo Bà La Môn.

Long An có ngôi nhà 120 tại Huyện Cần Đước (Long An) cổ kính rêu phong đã xây dựng trên 100 năm, nhà làm vách & cột chạm khắc hoa văn tinh xảo, độc đáo với muôn chim, hoa, lá, cỏ cây… ghi trên loại gỗ cẩm lai và gõ đỏ. Đồn Rạch Cốc có năm tầng; hai tầng nổi lên khỏi mặt đất, ba tầng chìm là các gian hầm có tường dày, có nắp hầm và những cổ pháo 105mm. Đồn xây năm 1903, đồn dài 300m, rộng 100m.

* Lăng Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) nằm về phía Tây Nam trên quốc lộ I và cách Thị xã Tân An 3,5km, là di tích lịch sử kiến trúc cổ nguyên vẹn cổng ngoài, cổng trong, lăng mộ cùng các cổ vật từ 200 năm còn lưu giữ.
* Chùa Tôn Thạnh (Huyện Cần Giuộc) xây 1808 do hoà thượng Viên Ngô lập. Khuôn viên chùa có bia của thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu làm những bài thơ hay. Trong chùa có pho tượng cổ Bồ Tát địa tạng bằng đồng & Chùa Kim Cang (Huyện Thủ Thừa) có bảng kinh kim cang gỗ khắc chữ Hán. Chùa Linh Sơn (Rạch Núi) dựng 1926 còn pho tượng cổ Tiêu Điện bằng gỗ qúy.

* Bên dòng sông Vàm Cỏ Tây có những đầm đầy hoa sen, những cánh rừng thoang thoảng mùi tràm thơm ơi là thơm, bông so đũa, bông điên điển, thanh long, dưa hấu. Nơi đây cũng là vựa lúa nổi mọc tự nhiên từ tháng Tư đến tháng 10; Cũng là nơi trồng: mía, thuốc lá, bông, đậu tương, chôm chôm, chùm ruột, măng cầu, vú sữa, nổi tiếng không khác gì các nơi: bưởi Phong Trà, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít La Vung. Ta tận mắt thấy từng đàn sếu cổ trụi đầu đỏ, (sếu còn gọi tên là chim hạc, là loài chim thủy chung) cò, diệc, cồng cộc, vịt trời, ong bướm nhởn nhơ nô đùa bên muôn hoa tại thị-xã Tân An, Cao Lãnh.

* Tỉnh Đồng Tháp gần biên giới Campuchia & Tây Nam miền Nam Việt Nam. Đông Đồng Tháp giáp Long An và Tiền Giang. Tây Đồng Tháp giáp An Giang và Cần Thơ. Nam Đồng Tháp giáp Vĩnh Long. Bắc Đồng Tháp giáp Campuchia kéo dài 50,9km ranh giới qua hai huyện Tân Hồng & Hồng Ngự. Đồng Tháp có các Huyện: Tân Hồng. Hồng Ngự. Thanh Bình. Tam Nông. Cao Lãnh. Tháp Mười. Thanh Bình. Lai Vung. Lấp Vò. Châu Thành. Huyết mạch giao thông chính của Đồng Tháp là thuỷ vận từ sông Tiền nối với biển Đông, lục tỉnh và đi Campuchia. Nhưng Đồng Tháp cũng thuận tiện về quốc lộ I - nối quốc lộ 30, chạy qua các tỉnh phía Bắc đến Hồng Ngự, tới Tân Hồng, đi Preyveng (Campuchia). Quốc lộ 80 chạy qua các huyện An Giang, Kiên Giang.
Ai dzìa Giồng Dứa qua truông
Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em...
... về Bưng ăn cá, về Giồng ăn dưa".

Khu Đồng Tháp Mười hoang vu, có lau sậy, trấp, bưng, bàu, đìa, đưng, năng, lác, súng, sen... Có Cồn Tiên (Lai Vung), bãi tắm An Hoà. Đặc biệt la chợ chiếu Định Yên không họp ban ngày lại họp vào ban đêm, mỗi người một cây đèn, và bán chiếu con cò, chiếu hoa văn, chiếu trắng, chiếu cưới & những vật liệu để dệt chiếu như: bột màu, dây bố, v.v…

Đồng Tháp có tháp Cổ Tự, mộ cụ Đốc Bình Kiều chống Pháp, miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Hương. Chùa Kiến An Cung do nhóm người Hoa (Phúc Kiến) định cư tại Sa Đéc xây kiểu chữ Công 1924. Đền thờ thượng tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng) dưới triều vua Minh Mạng Ngày 16 tháng 2 âm lịch năm 1837, ông cùng quân lính đem lương thực đến An Giang, giữa chừng ông được tin dữ: “thành An Giang thất thủ”. Ông ra lệnh phá hủy đoàn thuyền, giải tán binh sĩ. Rồi ông bình tĩnh rút gươm tự sát. Triều đình quần thần và dân chúng vô cùng xúc động, cảm kích, vua ban tặng ông chức Thượng-tướng quận công. Dân chúng thương tiếc ông đã lập đền thờ và đặt tên rạch là ông Đốc Binh Vàng.

* TIỀN GIANG địa thế trải rộng và nằm dọc theo bờ biển sông Tiền, sông tiền là sông già chảy quanh, lòng sâu; sông có chiều dài 120km, là cửa ngõ giao thương quốc tế và giao lưu kinh tế từ hai cửa: sông Tiền và Soài Rạp. Các sông chính của Mỹ Tho: Sông Tiền. Gò Công. Bảo Định, và rất nhiều kinh đào. Tiền Giang có hai mùa rõ rệt: mùa khô thường bị ảnh hưởng mặn, và mùa mưa bị phèn, ngập lũ ở các huyện phía Tây; nên việc thoát nước khó khăn. Hè, Thu thì nước trong đồng, các kinh rạch đều mang tính chất vùng tiếp giáp nước lợ bị chua.

Toạ độ địa lý 10/o 12’ – 10/o 32’ vĩ độ bắc – 105/o 19’ – 106/o 48’ kinh độ đông. Phía đông giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng bán nhật triều. Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía nam giáp tỉnh Bến Tre. Phía Bắc giáp Tỉnh Long An. Tỉnh Tiền Giang có các huyện: Tân Phước. Châu Thành. Cai Lậy. Chợ Gạo. Cái Bè. Gò Công Tây. Gò Công Đông. Từ Tiền Giang thuận tiện nhiều mặt: quốc lộ 4 là đường bộ giao thông chính tới các nơi nối liền Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây, ra miền Trung, Cao Nguyên Trung-phần, cùng đường thủy đi PhnomPenh, v.v… Tiền Giang đất đai phì nhiêu, màu mỡ, là vựa lúa dồi dào, giàu hải sản: cá, tôm, sò, ốc... Vựa trái cây dồi dào nhất là: vú sữa Vinh Kim - mận hồng đào Trung Lương - ổi xá lị Cái Bè – xoài cát - cam sành, kể cả khóm, mía, dừa, v.v…

Tiền Giang có nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình, và là nơi mang đậm nét di tích lịch sử như: Tại thị xã Gò Công, xã Phú Đông có xây Lũy Pháo Đài năm 1862 chân móng lũy là đá hàn, đã đục lũng và nhận chìm xuống nước, nên mùa mưa úng ngập, không sợ sóng nước tràn cuốn đi. Lũy Pháo Đài cao 8mét, rộng từ 3mét,50 đến 4mét,50, thành xây hình lục lăng bằng đá ong, đá xanh kiên cố. Bốn mặt thành xây hình lục lăng, có rào chắn, vọng gác, cửa cổng. Trong đồn có lầu chỉ huy, giếng nước, kho vũ khí, dãy nhà ăn, ngủ… dành cho binh lính. Lũy thành rất đặc biệt từ: mặt bắc là sông Cửa Tiểu, bờ gắn liền với thành ngoài, trên thành có súng thần công, rặng cây, đập đá phòng ngự. Mặt nam là dãy trại và lũy chà-là, đất cát và sình lầy. Mặt đông nhìn ra biển cả bao la và rặng cây chằn chịt che khuất, bãi cát bồi, nên tàu bè không thể neo bến. Mặt tây là Rạch Đồn rừng rậm rạp, sình lầy ứ đọng quanh năm. Tại lũy Pháo Đài năm 1862 - 1863 là nơi Trương Công Định chiến thắng quân Pháp vẻ vang từ các trận Trại Cá, Cửa Khậu…

* Ông Trương Công Định sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tướng mạo ông khôi ngô, tuấn tú lại tinh thông võ nghệ, am tường binh thư. Ông được triều đình phong chức Quản Cơ, ông khai hoang lập ấp (bây giờ là Gò Công). Khi Pháp xâm lược nước ta, ông Trương Công Định chỉ huy quân dân đứng lên chống giặc oai hùng và dũng cảm, khiến Pháp nhiều phen điêu đứng. Nhưng do phản tặc Huỳnh Công Tấn theo giặc mật báo điềm chỉ, nên quân ta bị thua, ông đã oanh liệt tử tiết ngày 20.8.1864. Mộ táng của ông kiến trúc hồ ô, đước, đá ong, có ý tiêu biểu phong tục táp quán của người miền Tây Nam Bộ.

* Ông Thủ Khoa Huân là con của một gia đình giàu có (tên thật ông là Nguyễn Hữu Huân) sinh năm 1930 xã Mỹ Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, dưới triều vua Tự Đức ông học rất giỏi, năm 1852 ông đậu thủ khoa (thế nên ông có biệt danh là “Thủ Khoa Huân”). Ông được triều đình cử làm Đốc Học tỉnh Định Tường (Tiền Giang). Biết thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông cỡi áo từ quan, ông là một thi sĩ, một người trí thức yêu nước thương dân. Mười lăm năm ấy dù ông liên lạc với sĩ phu yêu nước, chiêu mộ binh lính khắp nơi, rồi anh dũng đánh đuổi giặc. Sau lần nghinh chiến với Pháp, ông đã bị bắt, bị chém đầu. Mộ ông Phó Đề Đốc đơn sơ, là phiến đá xanh ở mái bia, thân bia, chân bia, ghép lại ở xã Tịnh Hào, huyện Chợ Gạo.

Ngoài ra tỉnh Tiền Giang còn các di tích: Mỹ Tho Đại Phố cổ xây từ 1679, do người Minh (Tàu) và người Việt thành lập. Mỹ Tho Đại Phố cũng ngang hàng với Hà Tiên, Cù Lao Phố (Biên Hoà), đó là những trung tâm thương mại có tầm cỡ. Đối diện với thành phố Mỹ Tho và nằm lênh đênh giữa khúc sông Tiền mênh mông, là cù lao Thái Sơn, là những vườn cây có nhiều loại trái ngọt xanh tươi mơn mỡn trĩu nặng trên cành.

Đèn Cầu Tàu ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu (*)
Đây là phía Chợ Gạo Mỹ Tho ăn qua Gò Công, rạch Sa Đéc (sông Tiền) thủy triều lên xuống, nước lớn nước ròng ghe nhỏ thuyền to tấp nập từ các rạch Nha Mân, Sa Đéc, rạch Lai Vung, Lấp Vò, Cái Tàu Hạ, Long Hậu… nối qua sông Hậu đến tận Cà Mau, kinh Thoại Hà (núi Sập) nối qua sát chân núi Ba Thê. Núi Sam đền thờ Châu Đốc do ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) lập 29-11-1852.

Cũng trên mặt sông thênh thang từ Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long và Tiền Giang mỗi ngày, mỗi đêm đều tấp nập cư dân các nơi và thương lái nhộn nhịp kẻ đi lên bờ, người đi xuống thuyền mua, bán, hoặc cất hàng. Họ trao đổi mua bán như mắc cửi trên ghe thuyền lớn nhỏ, tạo thành một chợ nổi Cái Bè khổng lồ, thuyền ghe náo nhiệt luôn luôn tấp nập bềnh bồng, lênh đênh, nhấp nhô di động, lênh đênh nhốn nháo ồn ào náo nhiệt vui kinh khủng. Đây là một chợ nổi đông đúc tuyệt vời với những sáng kiến độc đáo nhất, dân dã chèo ghe chống xuồng đi mua nầy mua nọ, thương lái bày những mặt hàng quảng cáo cần thiết treo lủng lẳng ở đầu cây sào tre cắm trên thuyền. Nào là: Gà, vịt, heo, cá, tôm, cua, ếch, rắn, chim, gạo, muối, nước mắm, có cả các “tiệm” cà phê, bún, cháo, phở, kể cả quán nhậu “cờ tây” mới thú vị chứ. Phía bên phải khu chợ nổi là cù lao Tân Phong.

Ôi vui sao là vui, đầy thi vị, thơ mộng và hữu tình biết bao. Trên bờ hoa quả trĩu cành thơm ngon, cô thôn nữ mặc quần lãnh Tân Châu, áo bà ba nõn màu lá mạ ôm sát thân hình thon gọn, cô bẽn lẽn dấu nụ cười khúc khích trong chiếc khăn rằn; Dưới sông nước mát lững lờ trôi, gió chiều lả lướt ru tình theo cành trúc lả ngọn quệt lui quệt tới trên mặt nước. Anh thương khách đa tình tủm tỉm cười lom lom nhìn cô gái, tránh gì khỏi tằng hắng lấy giọng với câu hò, câu hát buông lơi, “ghẹo em”… nghe huê tình chất phác, đơn sơ, mặn-mà. Ui chao! sao mà thân thiết gợi cảm dễ thương đến thế không biết:
Chiều chiều ra đứng bờ kinh
Gặp người goá bụa tui rinh vô nhà.
Anh về để áo lại đây
Khuya nay em đắp, gió tây lạnh lùng
Gió lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo anh về đi học kẻo trưa. (cd)

Tiền Giang còn lưu lại di tích lịch sử Rạch Gầm Xoài Mút: ngày 20 tháng Giêng năm 1785, vua Quang Trung đã lẫy lừng chiến thắng ba vạn quân Xiêm, chỗ có nền văn hoá Óc Eo và lễ hội: Điển hình là tại Gò Thành (thuộc huyện Chợ Gạo, xã Tân Thuận) đã tìm thấy di tích quan trọng của nền văn hoá Phù Nam, & các vật qúy: vàng, đồng, đồ gốm, những pho tượng: Negasa, Nam Thần, Vinus. Tiền Giang có những chùa: Hội Thọ ấp Mỹ Hưng, huyện Cái Bè. Chùa Linh Thứu xây vào khoảng 1811 gần chợ Xoài Hột. Chùa Thanh Trước dựng năm 1826 tại Gò Tre, xã Long Thuận (Gò Công). Ngôi chùa to lớn nhất của tỉnh Tiền Giang do ông bà Bùi Công Đạt xây những bộ cột, những hàng đá hoa cương, nhiều bức hoành phi chạm trổ tinh vi tại xã Mỹ Phong (Mỹ Tho) là chùa Vĩnh Tràng, trong chính điện có 60 pho tượng gỗ quý, và tượng La Bát Hán tạc năm 1907.
[B]***

Tình Hoài Hương

Một ít tham khảo chính tại:
(*) ca dao.
(1), “Histoire modern du pays d’ Annam” (1592-1820) Paris 1919 – từ: Charles Maybon.
(2), “Guide historique de rues de Saigon” – từ: André Baudrit.
(3), “Scène de la vie Annamite”. Paris 1884 - từ: Henri le Verdier & H. Maubryan.

***

Tinh Hoai Huong
02-18-2017, 07:09 PM
http://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1487443993-ghe thuyen ban buon tren song 5.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadpics/mp3_pdf/1487444262-Loi Cu Ta Ve - Elvis Phuong.mp3

Miền HẬU GIANG Chập Chùng Sông Nước

* VĨNH LONG:

Vĩnh Long an ngự từ phía đông nam tỉnh Vĩnh Long giáp Trà Vinh. Phía tây nam tỉnh Vĩnh Long giáp Cần Thơ. Phía Tây bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Đồng Tháp. Phía đông bắc tỉnh Vĩnh Long giáp hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.

Tỉnh Vĩnh Long có ba dân tộc chính: Người Việt chiếm 97% dân số trong tỉnh; Tàu chiếm 1%. Tuy người Khmer chiếm 2% dân số, nhưng họ ghi dấu những nghi lễ uy nghi đặc sắc, long trọng: Tết Chol Chnam Thmay 15/4 dương lịch. Lễ Đôn Tạ (cúng ông bà từ 29/8 đến 1/9 âm lịch). Lễ dâng bông, dâng phước. Lễ Ok Om Bok 15/10 âm lịch = (lễ cúng trăng & đua ghe). Dường như những ngôi chùa, đền, miếu, am… đã xây dựng ở miền Tây Nam Bộ thì nhiều vô số, không thể nào kể cho xiết.

Vĩnh Long có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình 27o/C. Vĩnh Long có các huyện: Mang Thít. Long Hồ. Tam Bình. Trà Ôn. Bình Minh. Vĩnh Long được khai phá và chính thức thành lập năm 1832 (sau khi chúa Nguyễn dựng dinh Long Hồ năm 1732). Vĩnh Long có quốc lộ 1, và quốc lộ 53 êm đềm duỗi mình trên đồng bằng cây trái phì nhiêu, nơi đây được bồi đắp phù sa màu mỡ, dồi dào, trù phú giữa hai dòng sông Tiền Giang, Hậu Giang và chằn chịt sông rạch, nhất là những khu vườn cây trái sum suê, không khí trong lành mát mẻ, cảnh vật hài hoà nhịp nhàng với muôn chim.

CHÙA :

* Lúc đầu chùa Kỳ Sơn chỉ làm bằng tre lá thô sơ tại khu rừng hoang vu và nhiều đầm lầy. Sau đó chùa xây tại ấp Kỳ Sơn 1812, mái hình chóp năm tầng so le, ba mái xuôi một mái ngang, chung quanh là tượng nữ thần Kâyno đứng nâng tháp, kèm với nhiều đầu rắn hình rễ quạt che Phật ngồi thiền, tất cả cột ngoài tạc chim Mahaknốt, & những cánh dơi Kâyno đỡ mái. Nói chung chùa làm phỏng theo kiểu chùa Khmer.

Nào là: chùa Phước Hậu tại ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình đã xây từ thế kỷ 18, sau đó do thiền sư Hoàng Chỉnh đã trùng tu khang trang hơn vào năm 1895 – 1910.
* Chùa Tiên Châu (còn có tên là: Tô Châu, và tên Di Đà) ở bên kia sông Cổ Chiên (cù lao An Bình và xã An Bình) lập vào khoảng thề kỷ 19.
* Chùa Pháp Hải mới xây 1962. Chùa Saghamangala (Hạnh Phúc Tăng, còn gọi là chùa Vũng Liêm) xây 1339 của Khmer Nam Bộ, năm 1964 thì xây chính điện. Cửa tam quan xây 1974 đã đắp nổi hai tượng Krud đỡ mái tam quan tuyệt đẹp.
* Tịnh xá Ngọc Viên xây 1948 tại Xóm Chài của hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ đầu tiên khai mở, do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập.

* Cù lao An Bình đối diện với thị xã Vĩnh Long thoáng mát, nhiều vườn cây trái như: sầu riêng, nhãn, xoài, sapoche, chôm chôm, măng cụt, v.v… Cũng như vườn bonsai ông Sáu Giáo ở Bình Thuận (Vĩnh Long) trồng vô số loài hoa mai chiếu thủy lài, mai vàng tứ quý, cây cảnh đủ loại… và ông Mười Đẩy trồng la liệt trái cây.

* BẾN TRE:

Do địa mạo bằng phẳng, thỉnh thoảng có những giồng cát đặc trưng xen kẻ, lắng đọng phù sa, rừng chồi, trầm tích của các lòng sông cổ lẫn lộn nhiều xác hữu cơ, bốn bề kinh rạch chằn chịt sông nước mênh mông, bao bọc theo dòng chảy hai chiều của sông rạch, tàu bè xuôi ngược đó đây đều phải đi qua Bến Tre, và có phù sa của các sông: Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai và sông Tiền hợp lưu Bến Tre ung dung nằm ở cuối nguồn đồng bằng sông Cửu Long, được thành hình từ ba cù lao chắp lại với nhau: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hoá. Bến Tre được ví như hình cái quạt, các nan quạt là những nhánh sông lớn xoè ra ở phía đông, đầu ngọn thì nằm ở thượng nguồn.

Phía đông tỉnh Bến Tre giáp biển. Phía Tây tỉnh Bến Tre giáp ranh giới chung là sông Cổ Chiên thuộc Vĩnh Long. Phía Nam tỉnh Bến Tre giáp Trà Vinh. Phía bắc tỉnh Bến Tre giáp Tiền Giang. Cực đông nằm trên kinh độ 106/o 48’ Đông. Cực tây tỉnh Bến Tre nằm trên kinh độ 105/o 57’ Đông. Cực Nam của tỉnh Bến Tre nằm trên vĩ độ 9o/48’ Bắc. Tỉnh Bến Tre có các huyện: Châu Thành. Bình Đại. Ba Tri. Chợ Lách. Giồng Trôm. Mỏ Cày. Thạnh Phú.

Đường thủy tỉnh Bến Tre rất thuận lợi như thế, đường bộ cũng khá 1861 tiện trên quốc lộ 60 nối từ thị xã Bến Tre đến phà Rạch Miễu. Tỉnh lộ 882 đi Mõ Cày và Hàm Luông. Quốc lộ 60 nối tỉnh lộ 883 với thị trấn Bình Đại. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Hàm Long đi Tân Thành. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre với Ba Tri qua Giồng Trôm. Tỉnh lộ 888 cù lao Minh nối huyện Thanh Phú đi Mỏ Cày.

* Bến Tre có các thắng cảnh, trước tiên là CHÙA:
Chùa Tuyền Linh lập năm 1861 tại ấp Tân Quới Đông, huyện Mỏ Cày, ở khu vườn chùa có tháp tổ, trong chùa có tượng hộ pháp bằng đồng cao 0,70. - Từ thế kỷ 18, tại ấp 8 xã Quới Sơn (Châu Thành) có chùa Hội Tôn nơi đây có tượng đồng Thập Điện Minh Vương cao 0,70m. – Chùa Viên Minh tại 156 Nguyễn Đình Chiểu, tước khuôn viên chùa có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm.

* Lễ Hội:

Hằng năm đến ngày 1 tháng 7 đa số đồng bào kéo đến mộ phần thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, để cúng giỗ và tưởng niệm. Cũng tại huyện Ba Tri, xã Bảo Thạnh có mộ phần danh nhân Võ Trường Toản, ông có kiến thức uyên bác. Nằm gần ông là mộ phần của Phan Thanh Giản. - Mỗi năm vào ngày 18, 19 tháng Ba âm lịch, có lễ Kỳ Yên cầu mưa thuận gió hoà & lễ Cầu Bông tổ chức ngày 9, 10 tháng 11 âm lịch: rước sắc thần tế Hoàng thành, nông dân cầu xin gặt hái mùa màng tốt đẹp.

Tại đình Phú Lễ, ấp Phú Khương, huyện Ba Tri thờ thành hoàng Bổn Cảnh. Ngày 16/6 âm lịch hằng năm tại các nơi đình, miếu… thuộc huyện Ba Tri, huyện Đại Bình, các tay ngư phủ đều đem tàu thuyền đến neo bến, khai hội tế thần Cá Ông, cúng bái và cùng nhau hàn huyên vui vẻ, ăn uống linh đình. Nhân tiện nói về “ăn, uống”, thì… có “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (huyện Giồng Trôm).

Rượu Phú Lễ (Ba Tri) xuất hiện từ 1851 nghề làm rượu đa dạng, rất quy mô, và không những quá cầu kỳ với: nếp thượng hạng, 36 vị thuốc xay nhuyễn, hoà với cám và bột gạo lứt, vo thành viên, phơi nắng thật khô thành hồ men, bỏ vô tỉnh, (vại, hủ) ủ kín sau bảy ngày đêm mới chiếc ra nấu canh lửa, khi xong lại hạ thổ chôn bách nhật (100 ngày). Thật công phu. Kèm theo kẹo dừa Bến Tre là một đặc sản thơm ngon, béo ngậy ít có nơi nào bằng:

Bến Tre nước ngọt sông dài
Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan

CỒN

Cồn cách Bến Tre chừng 10km thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm có Cồn Ốc rộng 1km, dài 8,3km đã trồng nhiều cây trái trĩu cành ngon ngọt.
* Cồn Phụng cạnh phà Rạch Miễu (quốc lộ 60 Mỹ Tho – Bến Tre) có cù lao nổi giữa sông Tiền, có di tích đẹp: sân rồng, tháp, địa đạo ông Đạo Dừa, làng thủ công mỹ nghệ gia dụng, họ làm ra những sản phẩm từ cây dừa, và nuôi ong lấy mật.
* Cồn Tiên thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, ngang tầm với làng Cái Mơn có Cồn Tiên rộng 7/ha là một bãi cát tuyệt đẹp, nơi có thể vui chơi và tắm thoải mái .

* Giữa hai xã Quới Sơn & Tân Thạch là:
Cồn Qui (trên sông Tiền Giang) rộng 65/ha cũng trồng nhiều loại cây ăn quả rất ngon. Cái Mơn thuộc xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành là quê hương của Trương Vĩnh Ký, nơi nổi tiếng nhất với nghệ nhân chuyên chiếc cành các loại cây giống, cây cảnh, bonsai uốn thành hình rồng, phượng, nai, hưu… rất nghệ thuật có giá trị. Đây cũng là nơi có nhiều trái cây đủ các loại cây ăn trái của miền Nam.

Bến Tre nước ngọt lắm dừa.
Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm
Sầu riêng măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày
Xoài chua cam ngọt Cam Lai
Bắp thì Chợ Giữa giồng khoai Mỹ Hoà
Mắm bằm ven bãi phù sa
Bà Hiền Tân Thủy hằng hà cá tôm.

* Vàm Hồ ở hai xã Tân Xuân + Mỹ Hoà (huyện Ba Tri) cách xa Bến Tre 52km, nơi đây là khu rừng chà là có gai, đước đôi, bụp tra, ô rô, so đũa, dừa nước, cùng những cây ăn trái như phong phú: đậu ván, ổi, mãng cầu xiêm, v.v… Nơi đây là “chung cư” của những loài chim: cồng cộc, le le, vạc… và loại cò thì nhiều vô số: cò trắng, cò ngà, cò ruồi, quắm trắng, vòng vọc, diệc xám, các loại chim khác… không thể nào kể xiết.

Mỗi khi bình minh lên hoặc chiều về, thì trong rừng bừng lên sức sống mãnh liệt, đủ các loài chim nườm nượp rộn ràng từng đàn, từng đàn chim rìu rịt bay ngợp trời, trên không trên cạy, dưới đất vang inh ỏi những hợp ca trường cửu, mang đầy giọng điệu véo von trầm bổng, dìu dặt, líu lo. Tuyệt vời khôn tả. Đúng là nơi “đất lành chim đậu”.

* AN GIANG có một vùng Thất Sơn (Bảy Núi) hùng vĩ ở các huyện: Tri Tôn. Tịnh Biên. An Giang nằm về hướng Đông và Đông Bắc An Giang giáp Đồng Tháp. Hướng Tây An Giang giáp Campuchia. Hướng Tây và Tây Nam An Giang giáp Kiên Giang. Hướng Đông Nam An Giang giáp Cần Thơ. Cực đông: Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới. Cực tây: xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. Cực Nam xã Thoại Giang, huyên Thoại Sơn. Cực bắc: xã Khánh An, huyện An Phú. * Tọa độ địa lý 104/o 46’ đến 105/o 12’ kinh độ đông; 10/o 54’ đến 10/31’ vĩ độ bắc.

An Giang là một tỉnh đầu nguồn rất đặc biệt sông nước bao la bắt nguồn từ Tây Tạng, nhờ có dòng sông Mê Kông chảy vô An Giang, sông tách ra hai nhánh sông Tiền, và một phần sông Hậu Giang, dòng sông được thiên nhiên dao động mực nước điều hoà, phù sa bồi đắp “mùa nước nổi”, đồng thời đổ ra chín cửa biển, thế nên đã mang tên Cửu Long.

Muốn đi đường bộ: Sài Gon > Long Xuyên > qua Long An, đi cầu Mỹ Thuận, Sa Đéc Bắc Vàm Cống, Long Xuyên.

Đường thứ hai: qua cầu Mỹ Thuận, đi Thốt Nốt, Ô Môn, bắc Hậu Giang, đi Vĩnh Long. Long Xuyên. Liên tỉnh lộ 91 và tỉnh lộ 943 có thể các nơi: Nhà Bàng, núi Sam, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ & Núi Sập, Tri Tôn.

* Tịnh Biên > thì đi tỉnh lộ 948, đi về hướng Bắc, sẽ có liên tỉnh lộ 91 nối với Nhà Bàng, hoặc tại An Châu có tỉnh lộ 941 nối tới Tri Tôn. Tỉnh lộ 841 tại Chợ Mới đi Phú Tân, Cái Tàu Thượng, Sa Đéc.

* Hoặc Chợ Mới nối tỉnh lộ 942 đi Chợ Vàm, Tân Châu thấy tỉnh lộ 953 đi Châu Đốc.

Tóm lại, tỉnh An Giang rất thuận tiện về các mặt đường bộ, cũng như An Giang chằn chịt sông ngòi, kinh, rạch… nên sự giao thông thuận tiện nhất vẫn là di chuyển trên đường thủy.

An Giang có hai mùa: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
An Giang có chín huyện:
Tỉnh An Giang: thị xã Long Xuyên & Châu Đốc). An Phú (thị trấn cùng tên). Tân Châu (thị trấn cùng tên). Phú Tân (thị trấn Phú Mỹ & Chợ Vàm). Tịnh Biên (thị trấn Nhà Bàng & Chi Lăng). Tri Tôn (thị trấn cùng tên). Chợ Mới (thị trấn cùng tên). Châu Thành (thị trấn An Châu). Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập).

An Giang phong phú giống như vựa lúa gạo các nơi khác ở miền Tây: Thổ sản là các loại dưa, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu phụng…; Ngoài ra, các loại trái cây thì trồng nhiều vô số, cả mù u, tràm, giáng hương… Không những thế, nơi đây từ giữa thế kỷ 19 đến nay thường có hội hè đình đám tấp nập, tại thị xã Châu Đốc thường có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Miếu của bà đầu tiên làm vách bằng cây, tre, nóc lợp lá. Sau 1962 miếu bà kiến trúc theo chữ quốc, xây bằng đá, lợp ngói âm dương màu xanh, bốn mái hình vuông.

Trong miếu có bức tượng bằng đá màu xanh tạc hình bà Chúa Xứ, phỏng theo tượng thần Vitnu giống các nước Campuchia, Ấn Đô, Lào. Trước khi cử hành nghi lễ tắm tượng bà chúa Xứ, người ta cúng bái, hát bội, múa bóng rất vui. Sau đó ban hành lễ cỡi áo bà và tắm bà bằng nước mưa có rắt đầy hoa thơm trong bồn. Hằng năm lễ hội vía bà Chúa Xứ cử hành rất long trọng; bắt đầu từ đêm 23 đến 27 tháng Tư âm lịch tại Núi Sam, (đường thủy hoặc đường bộ tại Sài Gòn đi Cần Thơ đến Sóc Trăng, lên Châu Đốc. Hoặc đi đường bộ tại Sài Gòn đi tỉnh lộ 10 ở Long Xuyên đến Châu Đốc).

Lễ Hội & Cúng Giỗ

* Ngày 18 – 19 tháng 10 âm lịch: lễ giỗ ông Nguyễn Trung Trực, tại Xã Long Kiên, huyện Chợ Mới (An Giang). Ông là người rất nổi tiếng đã đánh chìm một tàu chiến trên sông Nhật Tảo của thực dân Pháp (thế kỷ 19).

* Ngày 12, 13, 14, & 15 tháng Tư âm lịch, là lễ Chol Chnam Thmay lớn nhất của người Khmewr định cư tại miền Tây Nam Bộ, họ tiễn thần Teveda cũ, tiễn ngày nắng hạn. Nhân đó mời thần Teveda mới, đón chào ngày mưa làm mùa (lễ nầy tương tự như ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam).

Ngoài việc cúng giỗ linh đình, họ đốt pháo, mở tiệc ăn mừng, chúc mừng nhau, đánh quay lửa, thả diều, hát Dù Kê, múa Roam Vông. Cũng giống như ngày Thanh Minh của người Việt, lễ của người Khmer cúng ông bà tương tự như thế vào ngày 1 đến 15, họ cúng hoa quả, bánh tét, cơm, thức ăn tại chùa, và ăn mừng tại gia. Ngoài ra còn có lễ hội “Đua Bò” của Khme. Lễ Hát Gi Haji (còn gọi là Roya Haidj của người Chăm theo đạo Hồi).

Thành cổ Ốc Eo là một thương cảng thời trung cổ, bị chìm dưới đất tại huyện Thoại Sơn, Ba Thê, vùng núi Sập. Chùa Xã Tón tại thị trấn Tri Tôn trên các đỉnh tháp chạm tượng thần sáng tạo Bayon, hai mái ngói đỏ vàng xanh hình tam cấp cong, góc nhọn chùa là thần rắn Naga, theo người Khmer rắn Naga tượng trưng cho sự hùng dũng và bất diệt. Quanh chính điện đựng tro cốt.

Chùa thường tổ chức những buổi lễ quan trọng chính:
* Choy Chnam Thmay từ ngày 12 đến 15 tháng Tư âm lịch.
* Lễ Chol Ca Sa: Suốt ba tháng từ 15 tháng 6 đến 15 tháng Chín = cấm sư, sãi ra khỏi chùa.
* Lễ dâng y: Sắm quần áo, nhiều vật dụng cho chùa, trường học, sư sãi.
Ngoài ra còn các ngày lễ nhỏ linh tinh khác. Một khu vực rộng lớn thuộc huyện Phú Tân, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang có nhiều nhà thờ Hồi Giáo Maburat của chừng 12.000 người Chăm theo đạo Hồi (những người Chăm ở An Giang; không phải là dân tộc Chăm ở Thuận Hải). Trong năm có những ngày lễ:
- Sinh nhật Mahamet (giáo chủ sáng lập).
- Lễ Haji ngày 3/7 dương lịch (Hồi lịch: ngày 10/2).
- Ra chay: ngày 27/4 dương lịch (Hồi lịch: tháng 9).

* Núi Cấm: Trong dãy núi hùng vĩ “Thất-Sơn” cách thị xã Châu Đốc 30km, có Núi Cấm cao 710m, trên đường đi lên Núi Cấm (tên là “Núi Cấm”, nhưng thật ra lên núi có độ dốc lài, ai ai cũng đi lại thoải mái dễ dàng). Trên núi mát mẻ, có dựng chùa và tượng Phật to lớn, có động Thủy Liêm, hang Vồ Bồ Hông, suối Thanh Lang. Trên núi Cấm nhìn xuống chung quanh chân núi thì cảnh An Giang rất đẹp.

Núi Sam: Trên đường liên tỉnh 10 về hướng tây thị xã Châu Đốc và thị xã Long Xuyên (quảng đường xa độ 60km, là đến Núi Sam. Núi Bảy và núi Sam là vùng núi án ngữ biên giới giữa Campuchia và lãnh địa Việt Nam tốt, nơi phòng thủ và an toàn bảo vệ tuyệt vời. Núi thấp có nhiều đường mòn lên, xuống. Núi nằm giữa cánh đồng bao la cao 284m, rải rác nơi đây ở đỉnh núi có pháo đài do Pháp xây. Tại chân núi, sườn núi, đỉnh núi có rất nhiều chùa, đền, miếu, am, (tất cả khoảng 200).

Du khách còn viếng lăng Thoại Ngọc Hầu (danh tướng Nguyễn văn Thoại 25/11/1761 – từ trần 6/6/1829) lăng kiến trúc độc đáo, tinh xảo, uy nghi, hài hoà bằng đá ong, có tấm bia đá sa thạch dựng năm 1828 ghi “Vĩnh Tế Sơn”. Mộ hai phu nhân nằm ở hai bên mộ của ông, và mộ phần của những người vô danh cùng ông khai hoang lập ấp.
Ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, phát triển nông nghiệp, mở đường phía Tây Nam khai sơn từ Châu Đốc đi núi Sam, Lò Gò, Sóc Trăng và nhiều vùng khác. Thế nên cư dân vùng nầy thương quý kính trọng và biết ơn ông, họ tưởng nhớ và cúng giỗ ông vào ngày 6/6 âm lịch.

Đứng ở hướng tây thị xã Châu Đốc nhìn về núi Sam cao độ 284m, tại đây có một ngôi chùa cổ tự Tây An, kiến trúc kiểu Ấn Độ theo phái Đại Thừa, do vị quan triều vua Minh Mạng là: thống đốc Nguyễn Nhật An xây dựng chắc chắn bằng cột đúc, gạch, xi măng, ngói. Trong sân chùa có cột phướn, hai bên chính điện là hai hành lang, dưới bậc thang có bạch tượng và hắc tượng, trên vai hai tượng là hai vị thần ngồi trên mặt trăng lưỡi liềm.

Chùa có ba vọng cửa, hai cửa hai bên đề Tây An cồ tự, hai bên là lầu trống, lầu chiêng, cửa tam quan thờ Phật Quan Âm. Chùa có 11.270 pho tượng lớn, nhỏ bằng gỗ quý. Chính điện ở giữa là tượng Phật Thích Ca cao 18m.
Các ngày rằm trong năm: tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười ... là những ngày chùa đón khách thập phương đến cúng dường lễ Phật rất đông.
Đường từ Châu Đốc Hà Tiên
Có kinh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe.

Sở dĩ cư dân địa phương ưa gọi chùa Long Hương Tự là chùa Giồng Thành, vì năm 1875 chùa đã xây trên hào thành của nhà Nguyễn xưa kia. Nóc chùa có tháp hai tầng hình phễu, mái lợp ngói, chùa có ba gian xây theo dạng chữ “song-hỉ”, cột chánh điện vẽ rồng, nơi đây thờ Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu. Chánh điện và hậu tổ có hai nhà cầu song song tiếp nối và nhà giảng thờ Phật Mẫu. Hậu tổ thờ các hoà thượng Trần Minh Lý, Chôn Nhơ, Nguyễn văn Điền. Cũng giống chùa Tây An, mọi tín hữu đi cúng giỗ, lễ Phật các ngày rằm trong năm: tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười

Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em. (*)

Hoặc:

Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri (*)

Vì thế, khá nhiều vị anh hùng hào kiệt trai trẻ một thời miệt mài bôn ba tứ xứ, ngày nay họ đã dừng gót giang hồ:

Nước mắm ngon dòm sâu đáy hũ
Thả miếng đu đủ xuống tận đáy bình
Mù u nhuộm thắm bông quỳnh
Bao nhiêu gái đẹp không nhìn
Dạ anh chỉ để thương mình em thôi. (*)

Thương hồ miền Tây Nam Bộ khác biệt với doanh nhân tại đô thị Sài Gòn hào nhoáng và xa hoa. Nơi vùng quê trù phú đây tĩnh lặng an lành, bình yên với sông xanh êm đềm nước ngược nước xuôi, kinh, rạch chi chít bến nhỏ, bến bạ, bến đối… tấp nập thuyền ghe xuôi ngược. Đất đai màu mỡ phì nhiêu tươi tốt, đồng lúa bao la bát ngát, nhờ anh nông dân, và con trâu:

Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông
Vừa đến buổi cày bừa bua việc
Trước cổ đà mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày
Miệng đã vàm, mũi lại dòng dây
Lưng mòng nút, dưới chân đỉa cắn
Trâu đã mệt thở dài thở vắn
Người không mêt mắng ngược mắng xuôi… (*)

Ôi! Thật thương sao là thương... và biết ơn người nông dân cần cù, nhọc nhằn lam lũ vất vả khổ cực dãi dầu nắng mưa khuya sớm & con trâu đã nai lưng vác nặng cày bừa, để cho chúng ta tận hưởng những hạt gạo thơm, gạo lứt (riz cargo) no tròn, ngon ơi là ngon. Miền Nam Việt Nam đã vang danh một thời dồi dào phong phú có nhiều gạo ngon xuất cảng ra nước ngoài hậu hỉ. Người dân quê chất phát, thật thà đôn hậu, hiếu hoà, rộng rãi, hào phóng. Xóm giềng thân mật cô bác ông bà chia cơm xẻ áo chí tình, hiếu khách, tương trợ lẫn nhau như anh em họ hàng.

Ngoài việc chăn nuôi dê, bò, heo, gà, vịt, ngỗng, ngan… thì ruộng vườn nhà nào nhà nấy đều sum suê trĩu trịt cây trái miền dưới (phía Nam) không thiếu thứ gì. Nào là: chuối lá xiêm, mãn cầu xiêm, vú sữa, chôm chôm, sầu riêng, dâu da, bòn bon, cam, quít, xoài, chanh, ổi xá lị, mận, chuối, mía, cau, dừa ... nhiều vô số kể chen cánh với rừng tràm, đót… Cánh đồng lúa bạt ngàn, ngun ngút, mênh mông như biển cả bao la. Sông ngòi kinh rạch chằn chịt tiếp nối, nơi sản xuất biết bao tôm, cá, sò, cua, ghẹ… e hề, thừa mứa:

Kinh rạch, nhà cửa từ nhà nầy đi sang nhà kia rất xa, hầu như đa số mọi nhà đều có ghe, thuyền… làm phương tiện di chuyển, giao dịch mua bán. Ngày xưa và bây giờ họ liên lạc với nhau bằng cách nghe những thông báo từ các tiếng mõ. Ví dụ như:
1./ Nghe mõ đánh thúc ba hồi, kèm ba dùi = gọi nhau đi họp.
2./ Nghe mõ đánh thúc hai hồi, hai dùi = Trong khu xóm có chuyện chẳng lành, gây lộn đánh nhau chảy máu.
3./ Nghe mõ đánh thúc một hồi, và một dùi = Hoả hoạn, trộm cướp.

Ngoài những sinh hoạt bình an êm đềm với ruộng vườn, điền thổ, sông ngòi, biển cả… vì kế sinh nhai cơm áo gạo tiền ra, người dân miền Nam Việt Nam hiền hoà, hiếu khách, chân tình nhân hậu có những thú vui tao nhã, lành mạnh khác: đó là những câu hát điệu hò đơn sơ mà trữ tình, phong phú của khách thương hồ dưới thuyền trao lời huê tình với người trên bến:

Trứng vịt đổ lộn trứng gà
Thấy em má trắng anh đà muốn hun
Muốn hun một cái mà chơi
Mâm trầu hũ rượu kết đôi vợ chồng.

Á à… thì ra “qua” đã ngẩn ngơ si tình cô thôn nữ nhu mì hiền hoà và xinh lịch mất rồi. Ai kia quyết định “bưng trầu hầu rượu” để rước nàng dìa dinh. Dù mai kia mốt nọ “qua” có tách bến mà lang bạt giang hồ, chắc hẳn “qua” cũng xôn xao nôn nao:

Anh ngồi phần thủ trống treo
Miệng kêu ghe ghé, chân trèo xuống thang
Bước xuống thang quạt che tay ngoắt
Chia rẻ vợ chồng ruột thắt dường bao!

Người phụ nữ mặc quần lãnh đen tuyền, áo bà ba nõn trên dáng người thon thả với khăn rằn vắt vai, phụ nữ ấy mặn mà duyên dáng, đảm đang, cần mẫn ở nhà với đìa, ao, kinh, rạch, cùng đồng áng, vườn cây trái ngon ngọt trĩu cành, dù trải qua bão táp gian truân không kém với thời gian, em vẫn chung tình ngóng chờ đợi anh trên bến:

Tiền tài như phấn thổ
Nhơn nghĩa tợ thiên kim
Trầm hương khó kiếm, anh tìm cũng ra
Linh đinh vịt lội giang hà
Nói ra tốt lớp, bạc đà trao tay
Nhiều sương cỏ mới bạc đầu
Thương anh, em chịu thảm sầu từ đây (*)
*
Tình Hoài Hương

***

Mời độc giả xem tiếp:
RẠCH GIÁ * KIÊN GIANG * HÀ TIÊN & CÀ MAU tại trang sau.
Trân trọng
***

Tình Hoài Hương

*
Một ít tham khảo chính tại:
(*) Ca dao, tục ngữ.
(1), “Histoire modern du pays d’ Annam” (1592-1820) Paris 1919 – từ: Charles Maybon.
(2), “Guide historique de rues de Saigon” – từ: André Baudrit.
(3), “Scène de la vie Annamite”. Paris 1884 - từ: Henri le Verdier & H. Maubryan.
***