PDA

View Full Version : Bộ phim tài liệu Sự Thật Về Địa Ngục Trần Gian Ở Bắc Hàn (5 tập)



TAM73F
12-23-2011, 10:26 PM
Do một NT khoá 4 ĐàLạt gửi tặng.

2363


Inside Undercover In North Korea

Lưu ý: Bấm nút CC bên dưới màn hình video để xem phụ đề.

PhầnI
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=QQXfMMHV8FM#!

Phần2
http://www.youtube.com/watch?v=k0t9fztpsOY&feature=related

Phần3
http://www.youtube.com/watch?v=eAipMzjaHzA&feature=related

Phần4
http://www.youtube.com/watch?v=EDR7j0sqYjA&feature=related

Phần5

http://www.youtube.com/watch?v=B4puhfLTzdc&feature=related


Sưu-Tầm :40: :40: :40:

TAM73F
12-25-2011, 08:14 PM
Kim Jong Il : Có thể bạn chưa biết…


Nếu các tờ báo phương Tây dành những từ hết sức trân trọng cho cố Tổng thống Cộng hòa Séc, Vaclev Havel vừa mới mất, thì lãnh tụ Bắc Triều Tiên cũng vừa theo chân lại không có được cái hân hạnh này.
Thử điểm qua một số tựa - Le Monde : " Một bạo chúa qua đời, căng thẳng đe dọa châu Á ", Marianne : " Kim Jong Il : Cái chết của một tên hề sầu não". Còn trên báo mạng Slate.fr : « Đồng chí Kim (Jong Il) đã chết, đồng chí Kim (Jong Un) vạn tuế ! ».

Năm chục danh hiệu chính thức
Đài RTL cho biết, ông Kim Jong Il được gọi bằng khoảng năm chục danh hiệu khác nhau. Trên lăng tẩm, nơi an nghỉ cuối cùng của lãnh tụ, người ta có thể đọc « Đức Ngài », « Lãnh tụ kính yêu », « Cha già dân tộc », « Vầng dương cộng sản tương lai », « Ngôi sao dẫn đường cho thế kỷ 21 », « Hiện thân đẹp đẽ nhất của tình yêu thương đồng chí », hoặc là « Lãnh tụ kính mến, là hiện thân hoàn hảo của một vị lãnh tụ ».
Theo bản tiểu sử chính thức của Kim Jong Il, thì ngày lãnh tụ vĩ đại sinh ra trên núi Paektu, một tảng băng lớn trên đỉnh núi đã phát ra một âm thanh kỳ lạ. Sau đó tảng băng bị nứt rạn, từ đó tỏa ra một cầu vồng đôi bảy màu, rồi trên bầu trời cao xuất hiện một ngôi sao thật sáng !
Nhà sưu tập xe Mercedes
Có lẽ vì "đẻ bọc điều" như thế nên lãnh tụ nổi tiếng là chỉ thích đi Mercedes thôi. Cũng phải thông cảm cho ngài vì lãnh tụ hơi bị yếu tim, sợ máy bay nên di chuyển toàn bằng xe lửa và xe hơi, cả hai loại phương tiện này luôn là loại bọc thép chống đạn thật dày.
Cho dù các sản phẩm sang trọng của châu Âu bị Liên Hiệp Quốc cấm xuất sang Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il vẫn mua được những chiếc xe ưa thích như thường, chủ yếu là đi vòng qua ngả người anh em Bắc Kinh. Sau khi chiếc Maybach bị thất sủng năm 2009, nhà độc tài đã tậu thêm hai chiếc Mercedes S600 Pullman Guard hoàn toàn được trang trí theo gu riêng, có giá khoảng 1,4 triệu đô la một chiếc.
Kim Jong Il có hẳn một bộ sưu tập cá nhân xe hơi Mercedes trị giá khoảng 20 triệu đô la. Những kẻ xấu miệng cho rằng hẳn lãnh tụ phải xơi bớt tí chút trong số tiền 80 triệu đô la viện trợ thực phẩm từ các tổ chức quốc tế vào đầu thập kỷ này. Kim chủ tịch cũng đã hào phóng tặng cho các cán bộ cao cấp nhất ít nhất 160 chiếc Mercedes nữa.
Một số sở thích của « vầng dương cộng sản »
Kim Jong Il rất thích các loại rượu : Whisky, Cognac, sâm-banh, Bordeaux…Hầm rượu của ông ta có trên 20.000 chai rượu quý. Lãnh tụ thích xơi cá sống, trứng cá muối nhập từ Iran, súp cá mập và …thịt chó. Cao chưa đến mét rưỡi, nên Kim Jong Il luôn mang giày đế cao. Rất sợ bệnh, ông đòi hỏi những người khách phải mang găng tay và có giấy chứng nhận sức khỏe.
Cho dù đề cao dân tộc chủ nghĩa, Kim Jong Il không tin tưởng vào bác sĩ Bắc Triều Tiên, và thường xuyên mời các bác sĩ Pháp khám chữa bệnh cho mình. Để bảo đảm an ninh cá nhân, lãnh tụ kính yêu cho xây một hầm trú ẩn chống bom nguyên tử và luôn mang theo bên mình một khẩu súng lục, hoặc đặt dưới gối, hoặc cất trong hộp đựng găng của xe hơi. Ông cũng có một "chuyên gia nếm" thức ăn, phòng ngừa bị đầu độc.
Bảy truyền thuyết về Kim Jong Il
1) Truyền thuyết thứ nhất: Thiên đình đã chào mừng sự ra đời của lãnh tụ vĩ đại, như đã nói ở trên.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1907197.stm
2) Truyền thuyết thứ hai: Kim Jong Il ăn loại gạo tuyển công phu nhất thế giới
Rất kén ăn, lãnh tụ kính yêu đã giao phó cho một nhóm phụ nữ nhiệm vụ vinh quang là lựa từng hạt gạo một trong số gạo chọn lọc dành riêng cho ông ta, để có được những hạt cùng y một cỡ, có cùng một tông màu. Những hạt gạo này được nấu với nước từ nguồn suối cũng của riêng Kim Jong Il, và chỉ được sử dụng duy nhất loại củi được đốn từ đỉnh Paektu.
http://articles.latimes.com/2004/jun/26/world/fg-gourmet26
3) “Sáng tạo” ra hamburger:
Vào năm 2000, chủ tịch Bắc Triều Tiên đã có sáng kiến chế ra một loại thức ăn rẻ và lành mạnh cho sinh viên. Đó là một loại bánh mì sandwich có kẹp thịt, ăn kèm với khoai tây chiên, và công thức này của lãnh tụ kính yêu sau đó đã được sản xuất công nghiệp hàng loạt. Món ăn mới này mang tên “gogigyopbbang”, có nghĩa là “bánh mì cặp có thịt”. “Gogigyopbbang” giống hamburger như hai anh em sinh đôi, tuy báo chí Bình Nhưỡng vẫn chỉ trích các loại fast food, còn coca cola bị bêu riếu là “nước hầm cầu của tư bản Mỹ”.
http://www.redorbit.com/news/oddities/70622/north_korean_leader_claims_he_invented_hamburgers/index.html
4) Cứu vớt nhân dân khỏi nạn đói nhờ loài thỏ khổng lồ:
Năm 2007, Karl Szmolinsky, một nhà chăn nuôi thỏ ở Berlin đã rất bất ngờ khi được đại sứ quán Bắc Triều Tiên liên hệ. Trước đó vài tháng, Szmolinsky đã được báo chí đưa lên trang nhất nhờ chú thỏ Robert của ông – một giống thỏ xám khổng lồ của Đức – đạt tới trọng lượng kỷ lục là 10,5 kg.
Thế mà lãnh tụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vừa nảy ra ý tưởng hay ho để chấm dứt nạn đói trên đất nước: xây dựng một trang trại nuôi giống thỏ khổng lồ. Karl Szmolinsky đã bán được 12 chú thỏ “khủng” cho Bắc Triều Tiên. Không ai biết số phận những chú thỏ này sau đó ra sao. Còn nạn đói, thì vẫn tiếp tục hoành hành.
http://www.spiegel.de/international/0,1518,458863,00.html
5) Khám phá bí mật trẻ mãi không già:
Trong một bài viết mô tả chân dung Kim Jong Il năm 2006, nhà báo Clifford Coonan của tờ The Independent cho biết một trong những bí quyết để giữ gìn nhan sắc của ông ta: lãnh tụ thường xuyên được truyền máu của các thiếu nữ còn trinh.
http://www.independent.co.uk/news/world/asia/kim-jong-il-the-tyrant-with-a-passion-for-wine-women-and-the-bomb-421016.html
6) Cầu thủ chơi gôn siêu hạng:
Năm 2004, nhân một trận đấu gôn giữa thanh niên hai miền nam bắc, báo chí Bình Nhưỡng cho biết lãnh tụ kính yêu hẳn là gôn thủ xuất sắc nhất thế giới. Mới chập chững vào sân, ngài đã đi được nhiều đường banh siêu hạng, đạt được số điểm mà theo lý thuyết, chưa có người chơi gôn nào trên toàn cầu với tới nổi.
http://www.worldtribune.com/worldtribune/WTARC/2004/ea_nkorea_06_16.html
7) Nhà sản xuất điện ảnh: Rất mê điện ảnh, Kim Jong Il có đến 20.000 băng đĩa phim các loại, và đặc biệt yêu thích ba bộ phim: Ngày thứ Sáu 13, Rambo, và Godzilla. Để giúp ngành điện ảnh nước nhà phát triển, nhà độc tài đã cho… bắt cóc đạo diễn Hàn Quốc Shin Sang Ok vào năm 1978, và buộc ông này phải thực hiện một phiên bản bộ phim khủng long Gozilla theo kiểu xô-viết!
http://www.guardian.co.uk/film/2003/apr/04/artsfeatures1

=============================

Phục chú Kim Dung In

Việt Nam có câu “khóc như cha chết” để diễn tả cảnh... đệ nhất khóc suốt 4 ngàn năm văn hiến cho đến khi bị át bởi tiếng “khóc như ông nội Xít Ta Lin chết” của cháu Tố Hữu. Tưởng vậy là ngon; nào ngờ xem cảnh nhân dân Bắc Triều Tiên khóc chủ tịch nước Kim Dung In chết, Chổi mới phục chú Kim chẳng những mặt sát đất (phục sát đất) mà còn phục đầu chui xuống dưới nước (http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/khoc-thuong-lanh-tu-kinh-yeu.html)



Nghĩ đến công ơn người cha mà người con “khóc như cha chết”; nhớ công ơn ông nội mình nên cháu Tố Hữu “khóc như ông nội Xít Ta Lin chết”. Ngày bác Hồ chết, nghe đâu dân Miền Bắc cũng khóc dữ dội, nhưng thời đó chưa có Gu Gồ Du Túp, không được xem tỏ tường cảnh “khóc như bác Hồ chết” hoành tráng đến đâu nhưng có lẽ cũng thua dân bắc Hàn khóc chú Kim. Vì công ơn chú ấy ăn đứt công ơn cha, “ông nội” và “ông bác”.




Công ơn Chú Kim thì rất nhiều. Nhưng thành tích vĩ đại đến hàng kỳ công thế giới không cần bình chọn như Việt Nam bình chọn Vịnh Hạ Long vừa rồi là cứu đói nhân dân Bắc Triều Tiên nhiều năm qua nếu không nói là suốt triều đại chú Kim trị vì.


Công cuộc cứu đói đồng bào Bắc Triều Tiên với dân số 25 triêu, người người đói, nhà nhà đói; đương nhiên ngoại trừ cán bộ cấp cao, của “Ngôi sao Bắc đẩu của Thế kỷ 21” không “mang tính” tầm thường chung chung là “đói thì đầu gối phải bò”. Không, tuyệt đối nhân dân Bắc Triều Tiên chẳng cần “bò” ra đồng ruộng, vì sau bao lần kế hoạch chú bắt nhân dân Bắc Triều Tiên bò ra lao động là vinh quang nhưng làm đến đâu mất mùa đến đó; cũng chẳng cần “bò” đi ăn xin. Nhưng một mình chú Kim bò đi ăn... dọa là đủ cứu đói cả nước.


Chú Kim không cần ăn xin cho mang tiếng là đồ ăn mày. Chú chỉ cần cầm hoả tiển Đông Phong Một rồi Đông Phong Hai đi dọa gần dọa xa. Gần là “khúc ruột ngàn dặm” nhưng lại kế bên nhờ dính vào cái bụng Tư Bản con đỉa hai vòi bóc lột mà đâm ra chẳng những có ăn mà còn giàu sụ; rồi sang anh láng giềng xa Nhật Bổn, toàn là dân không sợ đói mà sợ chết. Không cần dọa Mỹ vì dọa Mỹ, Mỹ cũng nô ke (no care) nhưng nghe hai anh bạn này bị dọa là Mỹ hoảng quýnh lên vội quăng ngay của bố thí bay qua vèo vèo bán đảo Triều Tiên phần Bắc đầy ắp.


Người ta ai cũng phục chú Kim; tôn vinh chú Kim là “ăn mày thời đại”



Nguyễn Bá Chổi

====================


Những thoi diêm quan trong duoi chê dô Kim Jong-il

Hãy cùng điểm lại những thoi diêm quan trọng trong cuộc đời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật – người vừa qua đời hôm thứ 7 vừa qua tại Thủ đô Bình Nhưỡng.


1945: Sau thế chiến thứ II, Triều Tiên hết bị Nhật Bản chiếm đóng (1910 – 1945), mà chịu sự chiếm đóng của Hồng quân Liên Xô ở phía Bắc và quân đội Mỹ ở phía Nam.

1946: Đảng Cộng sản của Bắc Triều Tiên (Đảng Lao động Bắc Triều Tiên – KWP) ra đời với sự hậu thuẫn của Liên Xô trong đó bao gồm cả Đại úy Hồng quân Liên xô Kim il Sung (Kim Nhật Thành).

1948: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời. Quân đội Xô Viết rút lui.

1950: Nam Triều Tiên tuyên bố độc lập. Bắt đầu giai đoạn chiến tranh và chia cắt giữa Nam và Bắc Triều Tiên.

1953: Chiến tranh Triều Tiên tạm chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, theo thống kê, cuộc chiến đó đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 triệu người.






Những năm 1960: Nền công nghiệp ở đây tăng trưởng mạnh.

1968: Tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ bị bắt giữ bởi các pháo hạm của Bắc Triều Tiên.

1969: Máy bay trinh sát của Mỹ bị bắn hạ.

1972: Sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Nam – Bắc Triều Tiên, cả hai bên cùng tìm cách phát triển.

1980: Con trai của Kim Il-sung - Kim Jong-il được chọn là người kế vị. Ông Kim Jong-il bắt đầu theo đuổi sự nghiệp chính trị của cha.

1991: Cả Bắc và Nam Triều Tiên đều gia nhập Liên Hợp Quốc.

1992: Bắc Triều Tiên chấp nhận thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, hơn 2 năm sau đó họ lại từ chối việc thanh sát của IAEA tại các khu vực bị nghi ngờ là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân.

1994: Kim Il-sung qua đời. Kim Jong-il kế vị cha với vai trò người đứng đầu Đảng Lao động Triều Tiên. Bắc Triều Tiên khi đó đã đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy khoản viện trợ dầu trị giá 5 tỷ USD và 2 lò phản ứng hạt nhân.

1995: Mỹ chính thức đồng ý giúp Bắc Triều Tiên xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân hiện đại để sản xuất điện.

Lụt và nạn đói

1996: Tại Bắc Triều Tiên xảy ra lũ lụt trên diện rộng khiến nạn đói hoành hành.

Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ không còn tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn – thứ từng giúp chấm dứt chiến tranh Triều Tiên nữa, đồng thời họ điều quân tới khu phi quân sự nằm ở biên giới Liên Triều.

Một tàu ngầm CHDCND Triều Tiên mắc cạn trong lãnh hải Hàn Quốc.

1998: Quyền lực của Kim Jong-il ngày càng được mở rộng.

Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực để cứu đói cho những người dân ở đây.

Bắc Triều Tiên đã phóng một vật thể lên không gian, mà theo nước này là vệ tinh viễn thông. Trong khi đó, theo Hoa Kỳ và các đồng minh thì đây là một vụ bắn tên lửa tầm xa.

Hàn Quốc đã bắt giữ tàu ngầm nhỏ của Bắc Triều Tiên khi chúng di chuyển trên vùng lãnh hải của họ. Tuy nhiên, toàn bộ các thuỷ thủ trên tàu đều đã chết vào thời điểm người ta tìm thấy nó.

Cái bắt tay lịch sử

2000: Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã tới Bình Nhưỡng để hội đàm thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il.

Bắc Triều Tiên khi đó dừng phát sóng các chương trình tuyên truyền nhằm chống lại Hàn Quốc. Các nhà báo cấp cao từ Hàn Quốc sang thăm Bắc Triều Tiên được mở cửa thông tin.





Hai bên đã đồng ý cho mở lại các văn phòng liên lạc biên giới ở làng đình chiến Panmunjom nằm ở khu vực biên giới liên Triều.

Hàn Quốc ban lệnh ân xá cho hơn 3.500 tù nhân. Hàng trăm người Bắc Triều Tiên đã được gặp lại những người thân yêu của họ ở Hàn Quốc trong một cuộc hội ngộ đầy xúc động được cả 2 bên chấp thuận sau cuộc hội đàm thượng đỉnh trên.

5/2001: Một phái đoàn thuộc Liên minh châu Âu (EU) đứng đầu là Thủ tướng Thuỵ Điển Goran Persson đã tới thăm đất nước này nhằm giúp họ đẩy nhanh quá trình hoà giải với Hàn Quốc.

6/2001: Bắc Triều Tiên phải vật lộn với đợt hạn hán lớn nhất trong lịch sử.

8/2001: Lần đầu tiên nhà lãnh đạo Kim Jong Il có chuyến thăm tới Moscow (Nga). Tuy nhiên, ông Kim Jong Il đã chọn đi bằng tàu lửa dù chặng đường dài khoảng 10.000 km tính từ Bình Nhưỡng tới Nga.

6/2002: Xảy ra giao tranh khốc liệt giữa hải quân CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Đây là cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong vòng 3 năm trở về trước. Khoảng 30 thuỷ thủ của Bắc Triều Tiên và 4 thuỷ thủ Hàn Quốc đã thiệt mạng sau cuộc giao tranh đẫm máu trên.

9/2002: Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tới thăm Bắc Triều Tiên. Đây là vị lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản từng tới thăm đất nước này. Trong cuộc gặp với ông Koizumi, ông Kim Jong-il đã xin lỗi vì những vụ bắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980.

Vấn đề hạt nhân

10 – 12/2002: Các mối căng thẳng liên quan tới vấn đề hạt nhân xuất hiện. Trong tháng 10, Mỹ tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên đã thừa nhận có một chương trình vũ khí bí mật. Mỹ đã quyết định ngừng các chuyến tàu chở dầu cho Bình Nhưỡng. Trong tháng 12, Bắc Triều Tiên bắt đầu kích hoạt lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của họ. Các thanh sát viên quốc tế bắt đầu “dòm ngó” mọi động thái của họ.

1/2003: Bắc Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân – một hiệp ước quốc tế quan trọng nhằm ngăn chặn sự lan tràn của vũ khí nguyên tử.

4/2003: Đoàn đại biểu tới từ Bắc Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc bắt đầu cuộc hội đàm ở Bắc Kinh (Trung Quốc) về tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên họ có những cuộc thảo luận như vậy kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân.

7/ 2003: Bình Nhưỡng tuyên bố, họ có đủ plutonium để bắt đầu chế tạo bom nguyên tử.

Các cuộc đàm phán 6 bên

8/2003: Cuộc đàm phán 6 bên ở Bắc Kinh (Trung Quốc) về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên gặp thất bại trong việc rút ngắn khoảng cách giữa Washington và Bình Nhưỡng.

10/2003: Bình Nhưỡng tuyên bố họ đã tái chế được 8.000 thanh nhiên liệu hạt nhân và đủ lực để chế tạo tới 6 quả bom hạt nhân.

4/2004: Hơn 160 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương khi hai đoàn tàu chở dầu và khí đốt hoá lỏng đã đâm vào nhau, gây ra vụ nổ chấn động cả một vùng tại nhà ga Ryongchon ở CHDCND Triều Tiên.

6/2004: Vòng đàm phán thứ 3 của cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã kết thúc không như mong đợi. Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 9 năm đó.

12/2004: Xuất hiện thông tin gây sốc về số phận của các công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Theo báo cáo, họ bị bắt và được đào tạo trở thành điệp viên cho Bắc Triều Tiên trong những năm 1970, 1980. Tokyo cho hay, 8 nạn nhân bị Bình Nhưỡng tuyên bố là đã chết, hiện vẫn còn sống.


20 năm Kim Jong-il, một kỉ nguyên Bình Nhưỡng (Phần 2)
Cuộc đời của nhà lãnh đạo Kim Jong-il gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử của nước CHDCND Triều Tiên trong suốt 20 năm ông cầm quyền.
2/2005: Bình Nhưỡng cho biết, họ sản xuất vũ khí hạt nhân để tự vệ.

9/2005: Vòng thứ 4 của cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã có hồi kết. Bắc Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí để đổi lấy viện trợ và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, sau đó, họ yêu cầu dựng một lò phản ứng hạt nhân dân sự.
2/2006: Cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Triều Tiên và Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức trở lại kể từ năm 2003 đã gặp thất bại do các bên không đồng nhất quan điểm về các vấn đề then chốt trong đó bao gồm cả số phận của những công dân Nhật Bản bị “bắt cóc” trong chiến tranh.




7/2006: Bắc Triều Tiên bắn thử nghiệm một tên lửa tầm xa và một vài tên lửa tầm trung tạo ra một phản ứng phản đối gay gắt của quốc tế.
10/2006: Bắc Triều Tiên lần đầu tiên tuyên bố thử nghiệp 1 vũ khí hạt nhân.
12/2007: Cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên được nối lại ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong một thoả thuận được đưa ra vào phút cuối, Bắc Triều Tiên đã đồng ý đóng cửa lò phản ứng hạt nhân chính của họ để đổi lấy viện trợ nhiên liệu.
5/2007: Những chuyến tàu xuyên biên giới giữa hai miền Triều Tiên lần đầu tiên trong vòng 56 năm qua.
6/2007: Các thanh sát viên quốc tế lần đầu tiên được thăm lại cơ sở hạt nhân tại Yongbyon kể từ khi bị trục xuất khỏi đất nước này vào năm 2002.
7/2007: Các thanh sát viên của IAEA xác nhận lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã bị “xóa sổ”.
8/2007: Bắc Triều Tiên kêu gọi viện trợ sau khi một trận lụt lịch sử tàn phá đất nước này.
10/2007: Bình Nhưỡng cam kết sẽ vô hiệu hoá 3 cơ sở hạt nhân và công khai mọi chương trình hạt nhân họ đang theo đuổi vào cuối năm.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, lãnh đạo của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã cam kết sẽ cùng tìm kiếm cơ hội mở các cuộc đàm phán giữa 2 bên nhằm chính thức kết thúc chiến tranh.



11/2007: Thủ tướng 2 miền lần đầu gặp mặt sau 15 năm.
1/2008: Mỹ tuyên bố Bắc Triền Tiên đã không công khai về mọi hoạt động hạt nhân của họ như đã cam kết hạn chót vào cuối năm 2007. Trung Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên xem trọng những cam kết của mình.
2/2008: Dàn nhạc giao hưởng New York Philharmonic của Mỹ đã có một buổi hoà nhạc mang tính đột phá ở Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên) – động thái được xem như một hoạt động ngoại giao văn hoá.
Tân Tổng thống gây tranh cãi của Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố, họ chỉ cung cấp các gói viện trợ cho Bắc Triều Tiên với điều kiện quốc gia này phải giải trừ vũ khí hạt nhân và cải thiện nhân quyền.
Tháng 3 – 4/2008: Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên xấu đi.
6/2008: Bắc Triều Tiên đã có một bản kê khai về tài sản hạt nhân của mình – điều được mong đợi từ lâu và cũng là một động thái quan trọng trong quá trình phi hạt nhân hoá.
7/2008: Các binh sĩ Bắc Triều Tiên bị cáo buộc bắn chết một phụ nữ Hàn Quốc ở khu du lịch đặc biệt của Bắc Triều Tiên Mount Kumgang khiến các mối căng thẳng giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên ngày càng leo thang.
Ngoại trưởng Pak Ui-chun và cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tổ chức một cuộc đàm phán về việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đây là cuộc đàm phán đầu tiên trong vòng 4 năm qua.
9/2008: Ông Kim Jong-il đã không xuất hiện trong một cuộc diễu binh quan trọng làm dấy lên các tin đồn về tình trạng sức khoẻ của ông. Bắc Triều Tiên cáo buộc Mỹ đã không thực hiện đúng như cam kết về khoản viện trợ - một phần trong bản thoả thuận nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân đồng thời tuyên bố họ đang chuẩn bị khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
10/2008: Mỹ loại Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước được họ tài trợ chống khủng bố nhằm tạo áp lực khiến Bắc Triều Tiên phải đồng ý cho các thanh sát viên quốc tế thị sát tại các cơ sở hạt nhân của họ. 11/2008: Bắc Triều Tiên tuyên bố họ sẽ cắt đứt mọi tuyến đường du lịch tới và từ Hàn Quốc kể từ tháng 12 tới, đồng thời đổ lỗi là do Hàn Quốc đang theo đuổi một chính sách đối đầu với họ.
12/2008: Bình Nhưỡng tuyên bố họ sẽ giảm tiến độ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân nhằm phản pháo lại một quyết định của Mỹ về việc tạm ngưng viện trợ năng lượng.
1/2009: Bắc Triều Tiên cho hay, họ đang đình chỉ mọi giao dịch về mặt chính trị và quân sự với Hàn Quốc, đồng thời cáo buộc Seoul có “ý định gây sự thù địch”.
4/2009: Bắc Triều Tiên bắn một tên lửa mang theo thứ mà họ nói là một vệ tinh thông tin liên lạc. Tuy nhiên, các quốc gia lân cận cáo buộc họ đang thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa. Sau những lời chỉ trích về việc bắn tên lửa đó tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Bắc Triều Tiên đã quyết định rút khỏi cuộc hội đàm 6 bên nhằm tránh “những câu hỏi xoáy” về chương trình hạt nhân của họ.




Kim Jong-il đã tham dự vào cuộc bỏ phiếu quốc hội nhằm tái bầu cử ông là nhà lãnh đạo. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trở lại tại một sự kiện lớn kể từ khi bị nghi ngờ đã đột quỵ vào năm 2008.
5/2009: Bắc Triều Tiên tuyên bố, họ đã thành công trong một thử nghiệm hạt nhân được thực hiện ở dưới lòng đất. Họ cũng tuyên bố rằng không còn chịu ràng buộc bởi các điều khoản của thoả thuận ngừng bắn vào năm 1953 – thứ giúp tạm kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói Mỹ sẽ không chấp nhận một Bắc Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân.
6/2009: Bắc Triều Tiên đề nghị mở lại cuộc đàm phán với Hàn Quốc tại vùng công nghiệp Kaesong - nơi hiện đang được điều hành bởi các công ty Hàn Quốc nhưng lại sử dụng nhân công từ Bắc Triều Tiên và nằm ở khu vực phía bắc của vùng biên giới liên Triều.
Con trai cả của Kim Jong-il gần như đã xác nhận các báo cáo được đưa trên các phương tiện truyền thông rằng cậu em trai của anh ta, - Kim Jong-un được chỉ định là người kế vị. Bắc Triều Tiên đã phạt 2 nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee 12 năm lao động khổ sai do bị cáo buộc đã vượt biên bất hợp pháp.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng phản pháo bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ xem bất cứ nỗ lực nào do Mỹ dẫn đầu nhằm phong tỏa đất nước này là một “hành động khiêu chiến”.

Căng thẳng giảm dần 8/2009: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tới thăm Bắc Triều Tiên nhằm giúp hai nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee được tại ngoại.
Bình Nhưỡng có hàng loạt hành động nhằm giảng hoà với Seoul. Họ đã cử một phái đoàn tới dự đám tang của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, trả tự do cho 4 ngư dân người Hàn Quốc – những người đã bị bắt giam được khoảng 1 tháng, và đồng ý tiếp tục chương trình đoàn tụ gia đình – thứ bị đình chỉ từ năm 2008.
10/2009: Bắc Triều Tiên cho hay, họ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán song phương và đa phương về chương trình hạt nhân của mình tại một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.



12/2009: Đặc phái viên Mỹ Stephen Bosworth tới thăm Bình Nhưỡng nhằm tìm ra “tiếng nói chung” để có thể nối lại vòng đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
1/2010: Bắc Triều Tiên kêu gọi chấm dứt quan hệ thù địch với Mỹ và thề sẽ cố gắng vì một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Bắc Triều Tiên lại nã pháo vào vùng biển tranh chấp như là một phần của “đợt diễn tập quân sự” khiến Hàn Quốc nổi sùng, phản pháo quyết liệt. Theo báo cáo, cả hai bên đều không có ai bị thương vong.
12/2010: Theo nguồn tin từ phía Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tuyên bố 4 khu vực gần vùng biển tranh chấp với Hàn Quốc sẽ trở thành vùng tập bắn của hải quân nước này đồng thời họ triển khai nhiều bệ phóng tên lửa ở gần khu vực này.
3/2010: Bắc Triều Tiên bị tố đứng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khiến mối quan hệ giữa 2 bên ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
6/2010: Quốc hội Bắc Triều Tiên có một phiên họp đặc biệt nhằm xem xét việc cải tổ lãnh đạo.
7/2010: Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên nhằm “trả đũa” vụ chìm tàu Cheonan.
Bắc Triều Tiên khi đó mô tả “những trò chơi chiến tranh có kế hoạch từ trước của Mỹ và Hàn Quốc” là một hành động khiêu khích và có thể đe doạ “một phản ứng hạt nhân”.
8/2010: Kim Jong-il thăm Trung Quốc, bày tỏ hi vọng sớm nối lại vòng đàm phán 6 bên – dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ có những nỗ lực với mong muốn sớm hoà giải.
9/2010: Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kí thêm hàng loạt lệnh trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên, thì quốc gia này lại đưa ra hàng loạt lời đề nghị với Hàn Quốc trong đó có việc cho phép nhiều gia đình đoàn tụ hơn và đồng ý viện trợ cho những người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi trận lũ lịch sử vừa qua.
Con trai út của Kim Jong-il là Kim Jong-un đã được bổ nhiệm giữ những vị trí then chốt, cấp cao về mặt chính trị và quân sự khiến nhiều người suy đoán rằng đó là một bước đệm để anh ta sớm thích nghi với việc lên nắm quyền thay cha.
11/2010: Bắc Triều Tiên đã cho một nhà khoa học chuyên về hạt nhân người Mỹ tới thăm một cơ sở hạt nhân lớn, mới, được bí mật xây dựng để làm giàu uranium của họ ở khu phức hợp Yongbyon. Washington, Seoul và Tokyo đã nổi sùng khi biết chuyện.
2/2011: Bệnh lở mồm long móng tấn công gia súc ở Bắc Triều Tiên khiến nguy cơ thiếu lương thực ở đây ngày càng trở nên trầm trọng.
12/2011: Các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin Kim Jong-il đã qua đời.
Nhiều người từng gặp Kim Jong-il đánh giá ông là người rất hiểu biết, luôn theo sát các sự kiện quốc tế, thông minh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để củng cố chế độ.


=================


Triều đại... “Kim... máy may” mới, bắt đầu
Ẩn dụ cái tiêu đề vui vui như vậy, để mĩm một nụ cười, dù cái ẩn dụ ấy có phần méo mó, nhưng vì nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, khi mà truyền thông đa phương tiện giúp thế giới và mọi nền văn minh như gần lại dưới một mái nhà, thì còn đó một quốc gia tự hào là sản xuất được tên lữa hành trình và vỗ ngực xưng tên là “chuẩn” bom nguyên tử, nhưng khi thay thế vị trí quan trọng nhất của quốc gia mình thì sao mà nó giống như người thợ may, thay cây “kim may” cho cái máy may công nghiệp?




Khi mà cái “Kim” may cũ có triệu chứng lão hóa thì “người ta” mang ra ngay một cây “Kim” dự trữ “tí hon” chưa một lần kiểm tra chất lượng, dán ngay vào một cái mác “khổng lồ” rồi tự công bố đây là cây kim cùng loại, chung một nhà sản xuất, đúng “sê ri” chất lượng cao, phải thay vào mà không được phép dùng bất cứ cây kim nào khác!?




Kim jong il Kim il Sung Kim Jong Un
(Cha) (Ông Nội) (Con)

Cây “Kim” mới đó là “Hoàng tử đại tướng” Kim Jong Un. Không biết sách kỷ lục Guiness thế giới có ghi nhận chưa nhưng hình như vị đại tướng “nhí ” này đã bóp kèn qua mặt đại tướng họ “Võ” của CHXHCN/VN để vinh danh là đại tướng trẻ nhất thế giới (chưa tròn tuổi 28) cũng giống như tướng họ “Võ” của VN, cả hai đều nằm cung số mệnh “đại tướng bẩm sinh” có nghĩa: Ta là “đại tướng ngoại hạng” từ trong bụng mẹ, không cần phải lăn lóc vào sinh ra tử ở mọi cấp hàm nào cả, trước đó?






Nhìn cái hình ảnh, khi viếng thăm Bộ quốc phòng, đại tướng “nhí” đứng trước vỗ tay, phía sau lưng là các “lão” Đại Tướng tuổi tầm ông Nội ông Ngoại, huy chương xệ cả vai áo, phải xếp hàng đứng khép nép vỗ tay theo dù không phải phim hài Charlie Chaplin nhưng ai cũng không nhịn được cười.




Đại Tướng “ nhí ”thăm khu kỹ thuật hạt nhân Bắc Triều Tiên


Và đây nữa, một quan chức giống như khoa học gia Bắc Triều Tiên, bạc trắng mái đầu, tầm tuổi 80 cũng phải bó tay khúm núm như “dạ thưa” trước “đại tướng tuổi 28” tóc rẽ hai mái! ngang tuổi cháu chắt mình. Cái kiểu cách, dù có là “VIP” nhưng đứng chống nạnh một tay “hách dịch” chỉ chỏ với người cao tuổi như thế, không hề là cử chỉ “kính lão” quốc hồn quốc túy của nhân cách Hàn Quốc hay Nhật Bản! Nó chỉ có thể là di truyền trong tâm thức của giai tầng độc tài quân chủ hay cộng sản toàn trị, xem nhân dân và người dưới quyền là nô bộc và khi tất cả là “thần dân nô bộc” thì “ngai vàng” cha truyền con nối là tất nhiên!








Cứ nhìn tấm ảnh “đại tướng nhí” cùng bá quan văn võ, có “vua cha Kim Jong Il” ngồi liền kề nếu thay veston và áo đại cán cho tất cả, bằng áo mão cân đai “hoàng gia” thì đúng là lễ đăng quang cho một hoàng tử lên ngôi “Tân Vương” còn vua cha thì lui về làm Thái Thượng Hoàng – Nhưng bây giờ thì không cần thiết nữa, bởi vua cha đã “băng hà” về chầu ông nội Kim Nhật Thành (Kim il Sung) của Tân Vương rồi ……..


Tối qua 20/12 trên hệ thống truyền thanh truyền hình cả nước VN, người ta nghe nội dung chia buồn với lời vinh danh: “Đồng chí Kim Jong Il một nhà lãnh đạo vĩ đại và lỗi lạc, một người bạn lớn của VN……”


Chúng ta thử tìm hiểu xem thành quả của nhà Lãnh Đạo “Vĩ Đại và Lỗi Lạc” ở một nữa nước Triều Tiên ấy như thế nào, so với phân nữa còn lại phía Nam nhưng không có lãnh tụ Nam Hàn nào dám nhận danh vị ấy!.


Cho đến tận ngày hôm nay nhiều tổ chức nước ngoài vẫn xem Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài khét tiếng kiểu Stalin và có một hồ sơ nhân quyền thuộc loại tồi tệ nhất trên thế giới. Tại đây cái từ ngữ tự do,dân chủ,nhân quyền là một từ “húy kỵ” không ai dám nhắc đến. Nạn đói xảy ra liên miên ở nước này sau khi Liên Xô và khối XHCN sụp đổ, Trung Quốc là “đồng chí” đỡ đầu nhưng cũng có hạn, khiến hàng triệu người chết đói, cụ thể, chết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo từ quốc tế và chính phủ phía Nam (Hàn Quốc) đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút nguồn viện trợ này.


Theo Tổ chức Ân Xá quốc tế thì người dân ở nông thôn Bắc Triều Tiên có một số nơi phải ăn cả cỏ dại, vỏ và rể cây để sống qua ngày. Trong khi chính phủ Bắc Hàn không còn khả năng nuôi sống dân chúng nhưng họ vẫn đang từ chối hợp tác toàn diện với cộng đồng quốc tế để nhận viện trợ lương thực.


Theo hãng tin ABC NEW của ÚC, rất nhiều trẻ em Bắc Triều Tiên đang sống lang thang, mồ côi do cha mẹ chết đói hoặc bị tống vào trại cải tạo. Hiện nay nạn đói đã lan đến quân đội của Bắc Hàn, lực lượng thường được ưu tiên về lương thực. ABC trích lời một binh sĩ Bắc Triều Tiên trẻ tuổi: “Mọi người đều ốm yếu, trong 100 đồng chí của tôi thì một nửa bị suy dinh dưỡng.Trong khi đó, những người dân thiếu đói lại đang phải lao động nghĩa vụ để hoàn tất một đường ray xe lửa dành riêng cho đồng chí Kim Jong-Un”.


Nhưng mĩa mai thay, Bắc Triều Tiên vẫn tự công bố và xếp hạng mình đứng thứ 2 (98 điểm) trong danh sách các quốc gia Hạnh Phúc nhất thế giới (!), chỉ sau Trung Quốc (100 điểm). Tiếp sau đó là Cu Ba, Iran và Venezuela (theo bảng hạng tự biên tự diễn của Bắc Triều Tiên). Theo bảng thống kê này thì Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đứng thứ 152 với 18 điểm, còn “Đế Quốc Mỹ” đứng chót với chỉ 3 điểm.???.(Wikipedia) Một sự bịp bợm khôi hài đến thế là cùng, với nhân dân Bắc Triều Tiên.


Tại các thành phố lớn và thủ đô Bình Nhưỡng, nhà cầm quyền hay cho xây dựng một số công trình trọng điểm nguy nga hoành tráng như một vài nhà hát, trường tiểu học, nhà bảo tàng..v.v... Ít thôi, để làm biểu tượng quảng cáo phô trương với báo chí quốc tế và quan khách nước ngoài, cho khỏi bẽ mặt với sự phát triển to lớn của Nam Hàn, trong khi ngân sách GDP lại cực kỳ eo hẹp, đặt biệt là chi tiêu cho quân sự, rất khủng khiếp mà trên thế giới hiếm có quốc gia nào chi tiêu như vậy trong thời bình, lên tới 1/3 tổng thu nhập nội địa của quốc gia. Thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, CHDCND Triều Tiên là một trong những nước duy trì lực lượng quân đội đông nhất thế giới: 1,17 triệu người. Không chỉ thế, họ còn đầu tư khoảng 6,4 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động quân sự.








Mọi chỉ số tốt đẹp, Bắc Triều Tiên hoàn toàn thua xa Hàn Quốc, chỉ duy nhất có một chỉ số cao hơn đó là tỷ lệ chi phí dành cho quân sự so với GDP. Theo số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Bình Nhưỡng chi cho quân sự tới 43% GDP (gần 7,7 tỷ USD, theo số liệu năm 2007), còn Hàn Quốc chỉ chi 2,6%,nhưng lại (tương đương 22,12 tỷ USD) cho quân sự trong năm 2007). Trong khi đó, Mỹ chi khoảng 4,1% GDP, Trung Quốc và Hy Lạp – 4,3% GDP, Pakistan - 4,5% GDP, Singapore - 4,9%.


Những con số như biết nói. Một Hàn Quốc giàu mạnh thu nhập GDP gần 1000 tỷ USD/năm, nhưng chi cho quân sự chưa tới 3%. Còn Bắc Triều Tiên GDP chỉ vỏn vẹn 26 tỷ USD nhưng lại chi cho quân sự tới 43% (Chắc các đồng chí CSVN vinh danh cho đồng chí “ Kim Jong Il ” là nhà lãnh đạo “Vĩ Đại và Lỗi Lạc” là ở các con số chi tiêu quân sự này??).


Tuy nhiên có một khía cạnh khác, Bắc Hàn chi 43% GDP/năm cho quân sự nhưng chỉ có gần 8 tỷ USD, ngược lại Nam Hàn chi 3% GDP/năm cho quân sự nhưng lại hơn 22 tỷ USD. Và vì vậy dưới mắt các nhà phân tích chiến thuật quân sự, trang thiết bị công cụ vũ khí chiến tranh kể cả phi cơ và chiến hạm của quân đội Bắc Hàn nhiều hơn Nam Hàn nhưng cũ kĩ lạc hậu (phần nhiều thuộc thời kỳ thế chiến II) bù lại, dù ít hơn nhưng tất cả các loại vũ khí ấy, thì quân đội Nam Hàn tối tân và hiện đại hơn rất nhiều. Không biết có phải vì vậy, để san bằng cách biệt nhược điểm của mình, dù nhân dân còn đói khổ, các nhà lãnh đạo CS Bắc Hàn vẫn cứ hy sinh dồn một phần tài lực hạn hẹp của mình cho “vũ khí hạt nhân”? Thậm chí hôm 20/12/2011 dù xác lãnh tụ của mình “Kim Jong Il” còn nằm trong lồng kính cho nhân dân “phúng điếu” thì hệ thống quân sự của Bắc Hàn vẫn khai hỏa tên lữa hành trình tầm ngắn gọi là “thí nghiệm”. Chắc muốn răn đe Nam Hàn đừng có lợi dụng lúc “tang gia đang bối rối” mà tấn công chăng??.


Nhưng nói gì thì nói, giữa thế kỷ hai mươi mốt này, một quốc gia mà “sở hữu” những nhà lãnh đạo không lo cho đất nước phát triển giàu mạnh, hạnh phúc nhân dân mà chỉ châm bẩm lấy súng đạn vũ khí làm phương tiện cho cứu cánh để đạt cho được mục đích cuối cùng và duy nhất là độc tài toàn trị với quyền lực độc tôn cho cá nhân và gia đình như “Vương Triều Kim” Cộng Sản Bắc Hàn thì nhân loại hay nhân dân Bắc Hàn không có nỗi bất hạnh nào lớn hơn.



Hoàng Thanh Trúc

TAM73F
12-25-2011, 08:33 PM
Chủ tịt từ trần và hài ý.

2373


2374


Chủ tịt từ trần
by TinhXaKhuat

Không thầy đố mầy làm nên
Không khóc đố mầy còn ...óc Thảm thương quá

2375



+ Tin đâu như sét đánh ngang
Chủ tịt đang sống chuyển sang từ trần

+ Ct Kim Chính Nhật vừa mới từ chức Chủ tịt cả đời hồi hôm, làm cho cả nước Đại Bắc Hàn phải than khóc vật vã, ngay cả anh xướng ngôn viên vừa đọc tin vừa diễn bi

+ Nhìn mấy hình ảnh này cũng đủ biết ngày 3/9/1969 (lúc đó không dám báo tin đúng ngày 2/9 vì kỵ ngày quốc khánh VC) tất cả người dân Miền Bắc đã phải khóc lóc thảm thiết như thế nào khi chú Cung chủ tịt chết. Ra đường, ai mà không buồn rầu, khóc lóc sẽ bị để ý ngay. Đảng viên, cán bộ thi đua khóc lóc, để tang, làm "cả nước để tang" theo. Đúng là trò khỉ.

+ KỲ này có ghế trống rồi, Kim Korea nhà ta mau lên thế nhanh lên nhanh lên, cho dân Bắc Hàn đở khổ
+ Chưa đâu! Kim Jong Il ngủm củ tỏi thì còn thằng con hai mươi mấy tuổi Kim Jong Un lên thay. Con chủ tịt thì làm chủ tịt. Nhưng ba cha con ông cháu nhà Kim Jong này vẫn còn chơi ngon, đường đường cha tryền con nối với họ Kim Jong mà chẳng phải giấu giếm che đậy kiểu mèo dấu kít như cha con nhà chú Cung: thằng bố mang tên Nguyễn Tất Thành => Hồ Chí Minh, thằng con lại cải trang họ tên thành Nông Đức Mạnh. Đó mới là đệ nhất điếm thúi.