PDA

View Full Version : Tại sao TQ không đàm-phán Hoàng-Sa?



vinhtruong
12-09-2011, 04:55 PM
Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là 'không thể chối cãi'
Các viên chức ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đang có những vòng đàm phán kín để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tờ nhật báo tiếng Anh ‘Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng’ có trụ sở ở Hong Kong đưa tin hôm thứ 4 ngày 24/8. Như tôi đã viết nhiều bài về biến cố nầy trong lịch trình nhào nặn của Mỹ để rồi đi đến Việt Nam làm chủ, TQ khai thác, và Mỹ độc quyền mua bán sản phẩm, hay nói trắng ra VN và TQ mua dầu xăng với giá đắt hơn Mỹ, thế mới đau!

Theo tôi nghĩ có tiêu đề là ‘Việt Nam không thành trong việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về Hoàng Sa nếu không có Mỹ dự phần’, người viết cho rằng TQ bác bỏ vấn-đề của Việt Nam đưa Hoàng Sa thành một đề tài đàm phán về các bất đồng quan điểm trên Biển Đông. Dù rằng các cuộc đàm phán còn đang trong giai đoạn phôi thai, về mặt kỹ thuật là đang thiết lập một cơ chế với các nguyên tắc hướng dẫn đàm phán,” đây cũng là giai đoạn kéo dài như là nghiệp vụ chính trị (political affairs) do Mỹ âm mưu dàn dựng.

Nhiều bài báo cũng cho biết là ‘quần đảo Hoàng Sa là điểm khúc mắc chính vì TQ thậm chí còn không chấp nhận là quần đảo này đang có tranh chấp'.

Cũng như Trung Quốc, phía Việt Nam đã nhìn nhận Không có gì để đàm phán cả,” bài báo dẫn lời TS Vương Hàn Lĩnh, một học giả nghiên cứu các vấn đề trên biển và luật pháp quốc tế tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh, nói: “Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa [Hoàng Sa] chưa bao giờ phải bàn cãi,” ông nói thêm. Lập luận mà TS Vương đưa ra là ‘Chính phủ Việt Nam trước đây cũng đã từng thừa nhận [chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa]’, với hàm ý nhắc đến công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận và tôn trọng quyết định về hải phận của Trung Quốc. Làm sao TQ hiểu được đây là cái bẫy mà Mỹ dựng lên để cô lập TQ sau nầy về tham vọng dầu-khí và Mỹ đã deposit gần 60.000 lính Mỹ hy sinh cho trò khổ nhục kế. TS Vương nói rất dứt khoát là ‘đàm phán về các nỗ lực hợp tác – bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và những vấn đề khác – là một chuyện’, nhưng còn chủ quyền của Trung Quốc ‘lại là chuyện khác’. "Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển".

Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga của phía Việt Nam
Tác giả bài báo kết luận: ‘Việt Nam có vẻ như là đã thất bại trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Trung Quốc mở các vòng đàm phán về những tranh chấp lãnh thổ đang âm ỉ bấy lâu nay ở quần đảo Hoàng Sa’. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga được dẫn lời nói: “Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục”.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển,” bà Nga nói: Bài báo cũng nói là sau vòng đàm phán mới đây nhất, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có nhắc đến ‘những đồng thuận ban đầu về một số vấn đề’. Tuy nhiên dường như Hoàng Sa không nằm trong sự đồng thuận này. Tại vì nơi đây có một số lượng dầu khí rất lớn mà thập niên 60 Mỹ đã khoan thử chắc ăn rồi đóng nút lại chờ đem TQ vào chiếc ghế LHQ nói chuyện bằng pháp lý.

Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa có bình luận gì về chi tiết của các cuộc đàm phán mà hiện nay đã diễn ra đến vòng thứ tám. Tuy nhiên các nhà đàm phán và học giả của Trung Quốc đã nhắc đi nhắc lại rằng việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa không phải là vấn đề để đàm phán với Hà Nội. Tôi nghĩ đúng như lời TQ tuyên bố, nhưng ngặt nỗi chủ quyền VN về Hoàng Sa được xem như chủ quyền của Mỹ, nên Mỹ đả đem công ty EXXON vào đây đóng trụ từ lâu, nếu là của VN thì giàn khoan TQ đả chễm chệ neo tại đây từ lâu rồi?

Bài báo cũng phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận đàm phán giữa Bắc Kinh và Hà Nội. “Trong khi Bắc Kinh một mặt cam kết hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về Biển Đông, mặt khác họ vẫn luôn yêu cầu giải quyết những bất đồng cụ thể theo từng vấn đề một chứ không theo kiểu một gói (package) giải pháp cho cả khu vực như Asean yêu cầu,”

Trong khi đó, lập trường của Hà Nội là “đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về các tranh chấp cụ thể giữa hai bên và sẽ mở rộng đàm phán nếu tranh chấp có dính đến nhiều quốc gia khác nữa” là do sự cố vấn ngầm của Mỹ trong thời gian hoản binh. “Vấn đề là có vẻ như họ [Việt Nam và Trung Quốc] không đi được xa lắm bất chấp những tiến bộ đã đạt được trước đây,” đây là sự phân tích của tôi trong những bài trước đây ở mục Siêu chiến lược Eurasian, dẫn lời nhận xét.về các vòng đàm phán hiện đang diễn ra giữa ‘hai người anh em cộng sản nếu không muốn nói là những người láng giềng không tin nhau’, bài báo cho biết chúng ‘diễn ra rất bí mật nhưng vẫn được khu vực theo dõi sát sao’. Bài báo cũng nhắc tiếp là kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, (đáng lẽ Nga định bàn giao Hà Nội cho Mỹ, nhưng Mỹ vì chưa đến thời điểm (decent interval 2010 roll-back) nên để cho VN chuốt lấy thêm nhiều kinh nghiệm đau thương có một chiều dài lịch sữ thù hận với TQ. Để chủ động, Mỹ sữ dụng công cụ Nguyễn Chí Vịnh làm tình báo trong lòng TQ đã đem lại biết nhau tội ác thanh trừng do Vinh phải làm nên để loại dần băng nhóm thân TQ vào cái tội tham nhủng.

Bắc Kinh và Hà Nội đã giải quyết thành công những tranh chấp ở đường biên giới trên bộ dài 1.400 cây số đi qua những khu vực nhiều đồi núi cũng như những tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ sau những vòng đàm phán kéo dài và hết sức khó khăn. Tuy nhiên, kết quả của các vòng đàm phán biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ này bị dư luận một số người Việt trong và ngoài nước cho rằng đã làm Việt Nam “mất nhiều đất đai vào tay Trung Quốc”.

QUEENBEE-ONE

vinhtruong
04-27-2013, 01:36 PM
Nhân chuyển biến đột ngột, Secret Society khuyến-nghị cần sự có mặt TT Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-la cho cao điểm decent interval vì kỳ nầy một bài diễn văn đặc biệt toát ra đầy bí ẩn vào đầu tháng 1/6/2013 ... Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Việt Nam được xem là sẽ chính thức nặng kí nhứt tham dự và trở thành diễn giả "NỔI BẬT" tại diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-la (SLD) lần thứ 12, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5/2013, hiện đang là chủ đề “nóng hổi” thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng quốc tế và theo đúng trên trục lộ Eurasian đã đến thời điểm phải giải quyết để khai thác vì thế giới đang cần nhiên liệu, có nghĩa mọi nước đều có lợi và không có lý do gì để xung đột, và Mỹ sẽ bán vũ khí để các quốc gia cò-con có bửu bối phòng ngực.

Cùng lúc với ông TLS người Mỹ gốc Việt đi thăm và từ ngày 29/4 đến 15/5, tại Bảo tàng Đà Nẵng sẽ diễn ra cuộc triển lãm các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa hướng đến các đối tượng là khách tham quan ngoại quốc.

Triển lãm này do Bảo tàng Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử thành phố và UBND huyện đảo Hoàng Sa phối hợp tổ chức. Triển lãm sẽ được chính thức khai mạc vào lúc 8h00 ngày 29/4 với sự tham dự của trên 300 khách mời là đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán một số nước tại Việt Nam, du học sinh và khách nước ngoài.
Đã đến lúc Secrets of the Tomb thiết kế kềm theo chứng liệu: Như ở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng cho biết 26 hãng thông tấn, báo chí nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam xác nhận tham gia đưa tin về Triễn lãm, bao gồm phóng viên các hãng tin lớn như Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), Istar-Tass (Nga), NHK và Asahi Shimbun (Nhật Bản), Yonhap (Hàn Quốc)... Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng còn mời một số hãng truyền thông Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Economic Daily, Tân Hoa Xã (Trung Quốc), CAN (Đài Loan, Trung Quốc). Tất cả diển tiến đều tuần tự nằm trong chương lịch tín trước của secrets of the Tomb.

Với chủ đề “Hoàng Sa của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử”, Triển lãm giới thiệu 4 nguồn tư liệu quý, gồm: tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn, trong đó có 30 bản đồ được xuất bản ở: Anh, Đức, Australia, Canada, Hoa Kỳ và Hong Kong trong khoảng thời gian từ năm 1626 đến năm 1980 xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Còn Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

Đặc biệt, triển lãm đã trưng bày 3 tập atlas, gồm: Trung Quốc Địa đồ 1908, Trung Hoa Bưu chính Dư đồ 1933 và Trung Hoa Bưu chính Dư đồ 1919 do Trung Quốc xuất bản; các bản đồ do ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Hoa Kỳ trao tặng; các bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) xuất bản năm 1904; Bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ”; “Đại Nam nhất thống toàn đồ” và bản đồ các đài khí tượng Đông Dương… cùng các tư liệu liên quan đến quần đảo Hoàng Sa thuộc phông tư liệu Đệ nhất, Đệ nhị, Phủ Thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ 1954-1975.

Đáng chú ý, trong đợt Triển lãm này, tất cả các chú thích, thuyết minh, tư liệu sẽ được dịch sang tiếng Anh cùng với đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng giới thiệu bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Thái nhằm giúp bạn bè quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ 2 TP. Đà Nẵng giới thiệu những bằng chứng sống động về lịch sử Hoàng Sa. Trước đó, từ ngày 20/1 đến 20/2 tại Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã diễn ra buổi triển lãm thu hút hơn 1.200 khách quốc tế và hàng vạn người dân Việt Nam.

Cái bẫy Hoàng Sa từ tháng 1/1974 đến bây giờ Hoa Kỳ mới chịu đi gỡ cái bẫy để chính thức an toàn bỏ vốn làm ăn, nhưng lại chăc ăn "XÍ" trước bằng cách để Khoan dầu Exxon nằm đóng trụ ngay đó từ khuya ... báo hại Trung Quốc dòm ngó trong tức tối và chơi đoản-hậu lấy cả ngàn thuyền tàu đánh cá chạy thẳng vào chàng ràng đánh cá trong vùng phụ cận giếng dầu Exxon, báo hại Mỹ phải bấm đít tướng Nguyễn Chí Vịnh phóng rockets phòng thủ thềm lục địa ra "neutralization" ... dữ kiện âm thầm không ai lên tiếng mà chỉ thấy êm re cả ngàn thuyền tàu cá TQ lặng lẻ rút êm. Chúng ta cũng thừa hiểu tại sao khi XUẤT thì la ó ồn ào, khi RÚT thì êm re như bò kéo xe?