PDA

View Full Version : SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN - Nguyễn Viết Trường



chimtroi
12-08-2011, 09:40 AM
HQPD vừa nhận được bài viết "SƠ LƯỢC VỀ SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN" của Niên Trưởng Nguyễn Viết Trường gởi tặng. Xin chân thành cám ơn NT Nguyễn Viết Trường và trân trọng giới thiệu cùng quý NT và quý bạn

<div style="background-image:url(../hoingoLK4/BG1.jpg)">

SƠ LƯỢC VỀ SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN

Trong chương trình Việt Nam hoá Chiến Tranh và phát triển Không Quân, từ những năm trước năm1969, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và BTL KQ đã chuẩn bị kế hoạch phát triển các Sư Đoàn Không Quân và mở rộng hạ tầng cơ sở các căn cứ Không Quân cũng như chuẩn bị tiếp nhận các căn cứ và phi trường do Lực Lượng Hoa Kỳ sẽ chuyển giao cho KQ VN.
Công tác tuyển mộ nhân viên các ngành chuyên môn KQ và huấn luyện cũng đã phát động từ những năm trước.

Không Đoàn 74 Chiến Thuật đã đuợc BTL/KQ chọn làm đơn vị nồng cốt để thành lập Sư Đoàn Không Quân đầu tiên của KQVN.

I. Giai đoạn đầu thành lập (1970-1972)

Đầu năm 1970, Sư Đoàn 4 Không Quân được chính thức thành lâp gồm có:

-Bộ Tư Lệnh SĐ4KQ ( Văn Phòng Tư Lệnh Bộ, các Văn Phòng các Tham Mưu Phó , các Phụ Tá và Phòng Hành Quân Chiến Cuộc)

1. Các Đơn Vị trực thuộc:

-KĐ74CT : (Gồm các Phi Đoàn: Quan Sát 116/ PĐ Phản lực A37 520 và PĐ Phản lực A37 526)
-KĐ84CT : (Gồm các PĐ Trực Thăng 211/PĐ 217/PĐ 225)
-KĐ Yểm Cứ Bình Thủy : (Gồm các Liên Đoàn Phòng Thủ và Liên Đoàn Trợ Lực cùng các Phòng Nhân viên, Tài chánh, Huấn luyện v.v…)
-KĐ 40Bảo Trì & Tiếp Liệu : (Gồm các Liên Đoàn Bảo Trì/ Liên Đoàn Tiếp Liệu và Liên Đoàn Vũ Khí & Đạn Dược)
-Liên Đoàn Yểm Cứ Sóc Trăng

2. Các căn cứ thuộc SĐ4KQ :

a/ Căn cứ KQ Bình Thủy (thuộc tỉnh Phong Dinh Cần Thơ): là nơi đồn trú của BTL SĐ4KQ và các Không Đoàn trực thuộc.

b/ Căn cứ Sóc Trăng (thuộc tỉnh Sóc Trăng): là nơi đồn trú của Liên Đoàn Yểm Cứ Sóc Trăng và một phần của KĐ84CT ( Căn Cứ KQ Bình Thủy đang thời kỳ xây dựng chưa hoàn tất và các đơn vị KQ Hoa Kỳ còn tạm trú chưa bàn giao các cơ sở còn lại cho SĐ4KQ nên một phần BCH của KĐ84CT và PĐ trực thăng 225 phải đồn trú tại Sóc Trăng).

c/ Năm 1971, SĐ4KQ tiếp nhận thêm căn cứ trực thăng của Hải Quân Hoa Kỳ bàn giao tại Cần Thơ (căn cứ này là nơi đồn trú của Phi Đoàn Trực thăng Võ trang Seawolves của Hải Quân Hoa Kỳ). Phi Đoàn trực thăng 217/KĐ84CT đã được tạm thời di chuyển sang nơi đây).

I I. Giai Đoạn hai (1972- 1975)

Đầu năm 1972 ,trong giai đoạn cuối của chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh và phát triển Không Quân , Sư Đoàn 4 Không Quân đã phát triển sang giai đoạn 2 với những đơn vị mới thành lập và được tái phối trí lại như sau:

-Bộ Tham Mưu Sư Đoàn đã được biên chế lại. (Các văn phòng Tham Mưu Phó Truyền Tin Điện Tử và Tham Mưu Phó Chương trình & Kế Hoạch được giải thể và sáp nhập vào Văn Phòng Tham Mưu Phó Hành Quân; Văn Phòng Tham Mưu Phó Nhân Huấn (gồm Văn Phòng Tham Mưu Phó Huấn Luyện và Nhân Viên sáp nhập lại)

-Không Đoàn 74 Chiến Thuật tiếp nhận thêm các phi Đoàn tân lập: Phi Đoàn Quan Sát 122 và Phi Đoàn A37 546 (tổng cộng KĐ74CT gồm có 2 Phi Đoàn Quan Sát (116 & 122) và 3 Phi Đoàn Phản Lực A37: 520/526 và 546).

-Không Đoàn 84 Chiến Thuật được tái phối trí toàn bộ về căn cứ KQ Bình Thủy gồm 3 Phi Đoàn trực thăng HU-1 : 211/ 225/227 và Phi Đội Tản Thương 259 I

- Thành lập Căn Cứ 40 Chiến Thuật Không Quân

SĐ4KQ tiếp nhận Phi trường Cần Thơ (còn gọi là Phi trường 31) do Không Binh Hoa Kỳ chuyển giao và thành lập Căn Cứ 40 Chiến Thuật Không Quân tại đây gồm có các đơn vị trực thuộc :
-Bộ chi huy Căn Cứ 40 Chiến Thuật
-Không Đoàn 64Chiến Thuật
(Gồm có các Phi Đoàn HU-1:217 & 255 và Phi Đoàn CH47 249 và Phi Đội Tản Thương 259H.)
-Liên Đoàn Yểm Cứ Cần Thơ
-Liên Đoàn 42 Bảo Trì & Tiếp Liệu.

Ghi chú: Sau khi tiếp nhận Phi trường Cần Thơ, Liên Đoàn Yểm Cứ Sóc Trăng và Căn Cứ Sóc Trăng đã được giải thể, nhân viên được sáp nhập về Liên Đoàn Yểm Cứ Cần Thơ. Căn Cứ trực thăng của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển giao trước đây cũng được giải thể, PĐ217 trực thăng tái phối trí vào KĐ64CT).

Phụ chú: v/v thành lập Căn Cứ Chiến Thuật Không Quân:
(BTL/KQ đã thiết lập các Căn Cứ Chiến Thuật Không Quân và BCH/Căn Cứ CTKQ để thống nhất việc chỉ huy và điều động các đơn vị đồn trú tại các phi trường Không Quân nằm riêng biệt với căn cứ gốc của Sư Đoàn 2KQ, SĐ4KQ, và SĐ6KQ :

1/ Căn Cứ 20 CT KQ tại căn cứ Phan Rang trực thuộc SĐ2KQ (Nha Trang); 2/. Căn Cứ 40 CT KQ tại phi trường Cần Thơ trực thuộc SĐ4KQ (Bình Thủy)

3/ Căn Cứ 60 CT KQ tại phi trường Phù Cát trực thuộc SĐ6KQ (Pleiku).

VÙNG TRỜI TRÁCH NHIỆM CỦA SĐ4KQ

SĐ4KQ trách nhiệm vùng trời của Quân Khu 4 (gồm 16 tỉnh miền Tây của đồng bằng sông Cửu Long từ Long An đến CàMau) và trách nhiệm yểm trợ Không quân chiến thuật cho các Sư Đoàn Bộ Binh đơn vị trực thuộc Quân Đoàn 4 (SĐ7BB, SĐ9BB và SĐ21BB) trong các cuộc hành quân bình định lãnh thổ, tiêu diệt Cộng Sản.
Trong giai đoạn đầu thành lập (1970-1972) các đơn vị Phi Hành và Kỹ Thuật của SĐ4KQ đã tiếp nhận ồ ạt các Quân nhân các cấp mới, vừa phải huấn luyện và xác định hành quân cho họ, vừa phải tăng cường hành quân thay thế các phi vụ của KQ và Hải Quân cùng Không Binh Hoa Kỳ đã rút về nước.

Ngoài ra, SĐ4KQ luôn sẵn sàng để tăng phái đi các vùng chiến thuật khác để tăng cường yểm trợ hành quân tiêu diệt Cộng Sản theo chỉ thị của BTLKQ:
-Trong năm đầu thành lập (1970), SĐ4KQ đã tham gia cuộc hành quân vượt biên đầu tiên , yểm trợ hỏa lực, chuyển quân cho các lực lượng Quân Đoàn 4 trong chiến dịch hành quân sang Kampuchia, truy lùng và càn quét các mật khu và lực lượng Cộng Sản ẩn náu bên đất Kampuchia. Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của SĐ4KQ đặt tại phi trường Nam Vang (Phi trường Pochentong) cùng các Biệt đội Quan Sát và Trực Thăng trong suốt thời gian chiến dịch.
-Năm 1971, SĐ4KQ đã biệt phái theo chỉ thị của BTL/KQ, một Biệt Đội Quan Sát phối trí tại phi trường Ái Tử (QK1) để tăng cường cho SĐ1KQ yểm trợ cho Hành Quân Lam Sơn 719 sang lãnh thổ Lào (một số Quan sát viên của PĐ116 để bay trên các phi cơ của Hoa Kỳ trong chiến dịch này).
- Mùa Hè đỏ lửa 1972, các chiến đoàn của SĐ21BB (thuộc QĐ4) được tăng cường giải tỏa Mặt Trận Bình Long-An Lộc tại Quân Khu 3, các Phi Đoàn Trực Thăng, Khu Trục và Quan Sát của SĐ4KQ đã tham gia yểm trợ tích cực cho chiến dịch giải tỏa này.
-Năm 1974, BTLKQ đã phối hợp với BTTM mở một cuộc hành quân Không Quân qui mô gồm: Cac Phi Đoàn Phản Lực A37 của KĐ74CT phối hợp cùng với các Phi đoàn Khu Trục F-5 của SĐ3KQ, các Phi Đoàn A37 của SĐ2KQ đã tập kích các lực lượng chuyển quân và vũ khí của Cộng Sản trên đường mòn Hồ Chí Minh (Cộng Sản đã công khai ồ ạt chuyển quân và vũ khí trên trục lộ chiến luợc này sau khi các phi cơ Hoa Kỳ đã rút về nuớc)
- Tháng 3 năm 1975, theo chỉ thị của BTLKQ, Sư Đoàn 4 KQ đã điều động Phi đoàn 225 lên Pleiku để tăng cường cho SĐ6KQ trong chiến dịch đổ quân giải tỏa tỉnh lỵ Ban Mê Thuộc (PĐ225 được lệnh đổ quân vào Quận Buôn Hồ của Ban Mê Thuộc), cuộc đổ quân bất thành vì có lệnh rút lui triệt thoái miền Cao Nguyên.
- Tháng 4 năm 1975, các phi cơ Phản Lực A37 của KĐ74CT đã yểm trợ cho mặt trận Xuân Lộc do SĐ18BB tử thủ trong cuộc chiến chống trả mãnh liệt cuối cùng của QLVNCH.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, có lệnh đầu hàng trong khi các phi cơ của SĐ4KQ vẫn còn đang bay yểm trợ trên vùng trời.
Đ/u Nguyễn Ngọc Trung của Phi Đoàn 116 đã tử thương khi trúng đạn của địch trên vùng trời Sóc Trăng vào ngày 30/4/75
(Đ/U Trung đã từng được chọn là Chiến sĩ xuất sắc nhất ngành Quan Sát của KQ).
Anh là chiến sĩ cuối cùng của SĐ4KQ đã chết khi thi hành phi vụ cuối cùng của KQVN.
Sư Đoàn 4 Không Quân là Sư Đoàn KQ đầu tiên được thành lập và cũng là SĐKQ cuối cùng đã ngưng chiến đấu khi có lệnh đầu hàng…
Vị Tư Lệnh đầu tiên: Cố Thiếu tướng NGUYỄN HUY ÁNH
Vị Tư lệnh cuối cùng: Cố Chuẩn TướngNGUYỄN HỮU TẦN.

*---*---*---*


Từ đó tới nay, thấm thoát đã 37 năm qua đi, chúng ta, những chiến hữu của SĐ4KQ chưa có lần nào chính thức họp mặt dưới lá cờ SĐ4KQ thân yêu,
Cho đến bây giờ…Mộng ước ấy đã được hình thành, khi hai vị cựu Đại tá

NGUYỄN VĂN CHÍN ( Cựu Tham Mưu Phó Hành Quân SĐ4KQ )

BÙI QUAN KHƯƠNG ( Cựu Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Yểm cứ Bình Thủy )
đồng đứng ra tổ chức:

SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN HỘI NGỘ
(Đêm nhớ Tây Đô: Vùng Trời kỷ niệm )

Vào ngày Chủ nhật : mồng 07 tháng 10 năm 2012, tại Nhà Hàng sang trọng nhất thành phố du lịch San Diego là nhà hàng LUCKY STAR
Niềm vui ấy đang được hoan ca rộng mở trong lòng mọi người Không Quân, không riêng gì những thành viên của SĐ4KQ…
Thật Hạnh phúc biết bao…
Vì đó chính là một dấu ấn kỷ niệm để đời của chúng ta vậy!



CÁC ĐƠN VỊ KHÔNG QUÂN KHÁC
TẠI QUÂN ĐOÀN 4 /QUÂN KHU 4

- Trung Tâm Hành Quân Không Trợ 4:

Trung tâm trực thuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân đồn trú trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4.
Nhiệm vụ cố vấn và cung cấp các nhu cầu yểm trợ Không Quân cho Quân Đoàn 4
Phối hợp với Phòng Hành Quân Chiến Cuộc /SĐ4KQ để điều động các phi vụ yểm trợ cho QĐ4.
TTHQKT luôn liên lạc chặt chẽ và mật thiết với SĐ4KQ để tham khảo và yêu cầu cung cấp phương tiện yểm trợ hỏa lực, quan sát, chuyển quân ,tải thương, kip thời cho các nhu cầu chiến trường của QĐ4.

- Toán Sĩ Quan Liên Lạc KQ:
Các Toán SQLLKQ trước đây nằm trong PĐ Quan Sát, đã được biên chế trực thuộc TTHQKT. Là các toán đại diện KQ tại các Sư Đoàn và Tiểu Khu để cố vấn và điều động các phi vụ Không Quân Chiến Thuật cho các đơn vị diện địa.

- Đài Kiểm Báo Paddy:
Trực thuộc Liên đoàn Kiểm Báo/BTLKQ, đồn trú trong Phi trường Bình Thủy.
Đài kiểm báo này là tai và mắt đối với các phi cơ của KQ;
Các nhân viên của đài đã liên lạc chặt chẽ với Phòng Hành Quân Chiến Cuộc/SĐ4KQ và TTHQKT4 để hướng dẫn các Phi Vụ Chiến Thuật yểm trợ cho QĐ4, thông báo thời tiết, các chi tiết hành quân và theo dõi an toàn cho các phi cơ, hướng dẫn các Phi Hành Đoàn thi hành nhiệm vụ trên vùng trời trách nhiệm và hướng dẫn về đáp an toàn ./.


CaLifornia ngày 07 tháng 12 năm 2011
Người viết: KQ NGUYỄN VIẾT TRƯỜNG
Với sự góp ý,sửa chữa và thông qua của 03 vị:
1/ ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN CHÍN
( Cựu Tham mưu phó Hành Quân Sư Đoàn 4 Không Quân )
2/ ĐẠI TÁ BÙI QUAN KHƯƠNG
( Cựu Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Yểm Cứ Bình Thủy)
3/ KQ: LÊ VĂN SÙNG
(Phi Đoàn 116)

Lời Tâm Huyết :
Vì bài viết được thực hiện theo hình thức ký ức, nên chắc chắn sẽ còn có nhiều thiếu sót. Rất mong Quý Huynh đệ trong Quân chủng Không Quân góp ý thêm, để bài viết được hoàn hảo hơn.
Mọi liên lạc xin gửi cho địa chỉ e.mail sau:
Truong_phicong@yahoo.com</div>

chimtroi
12-09-2011, 07:59 AM
Các pilot trực thăng thuộc các khóa 1, 2 và 3 HTTT quốc nội chắc chắn không thể nào quên những ngày đầu tiên tập tễnh học bay với loại phi cơ U-17 của Phi Đoàn 116 tại Phi trường Bình Thủy thuộc SĐ4KQ. Lấy checkpoint nhà máy phát điện Trà Nóc làm chuẩn, mỗi lần cất cánh hay hạ cánh thường phải băng ngang con sông Hậu Giang rộng mênh mông mà lòng thấy ơn ớn, rồi các thao tác "triệt nâng" đầu tiên làm anh em ói ra mật xanh, các show quẹo trái phải mà các tân binh nhà ta cứ "gồng mình" cưỡng lại thay vì thả hồn theo mây gió như các vị IP của PD 116 khả kính. Dù thời gian thụ huấn thật ngắn ngủi, vừa xong solo U-17 với khỏang thời gian bay 20-30 giờ (có trường hợp 100 giờ như NT Nguyễn Văn Bực 72A viết trong "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ" ??? ) thì phải tiếp tục về phi đoàn huấn luyện UH-1 (Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng), SĐ4KQ đã để lại bao nhiêu kỷ niệm trong nghiệp bay bổng của mỗi người, và không thuần là kỷ niệm bay. Bao nhiêu dây mơ rể lá của thời gian ở đây (từ chuột đồng chợ Bình Thủy rô ti nhâm nhi với "ông già chống gậy" cho tới những khi đói lã (vì mãi mê "phi vụ" nên trễ giờ ăn chẳng hạn) phải "chôm" khoai lang non mơn mởn trồng bên cạnh các barrack khóa sinh, hoặc những đêm ngủ chưa quen với cảnh mới, nghe tiếng ếch nhái ảnh ương cắt kè kêu lên một lượt, có tên khóc da diếc vì nhớ má, hay những ngày nghỉ phép lang thang không mục tiêu bên thành phố Cần Thơ hiền hòa nhưng xa lạ.
Ước chi quý vị IP hay các NT trách nhiệm Phi đoàn lúc đó còn nhớ chút gì về công việc huấn luyện nầy mà ghi lại chút ít về phía đơn vị cũng như lý do tại sao chỉ huấn luyện xong 3 khóa thì ngưng, đến các khóa sau nầy (4,5,6,7,8,9 HTTT), các khóa sinh đã bỏ qua giai đoạn U-17 nầy cho anh em cùng biết thì thật đa tạ. Sư Đoàn 4 KQ hội ngộ, là một cơ hội để anh em nhớ lại thời thanh xuân nầy, dù chắc chắn không ai còn có thể nhớ rõ từng khuôn mặt của những vị NT khả kính thuộc Phi Đoàn 116 đã từng nhọc nhằn cho các khóa huấn luyện.

Miệt Dưới
01-04-2015, 10:44 AM
Xin góp ý sửa lại chút đỉnh:

Phi đoàn 227 Hải Âu của Tr/tá Trần Châu Rết và Phi Đội 259I Hồng Điểu Th/tá Nguyễn Trọng Thanh thuộc KĐ84CT đồn trú trong CC40CT, phi trường 31St Cần Thơ.
Chứ không phải ở trong phi trường Trà Nóc
Trực thăng ở PT Trà Nóc chỉ có 2 Phi đoàn: 211 và 225. Vì không đủ Parking và Hangar, nên PĐ 227 & PĐội 259I phải đồn trú bên 31st Airfield