PDA

View Full Version : Đừng hoàn toàn tin vào tài liệu mật



vinhtruong
11-29-2011, 02:10 AM
Ðả đến thời điểm phải bạch hoá hồ sơ được tạm gọi là mật, nhưng Nhóm WIB (War Industries Board) lại âm mưu bóp méo nhiều sự thật đen tối … để rồi sẻ bỏ sau lưng dòng lịch sử chìm trong bóng tối quyên lảng.
Ông Richard Nixon là Tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ đã phải từ chức; Tại sao Nixon không chịu tự ân xá mình theo hiến định như tổng thống thứ 43 George Bush đã làm? Nghe lén có quan trọng bằng lừa dối dân Mỹ và Quốc Hội về việc gây chiến (War-Power Act) ở Iraq lấy cớ dựng lên Iraq có vũ khí giết người hàng loạt? trong khi đại đa số thành viên LHQ không tán đồng, kể luôn 2 nước láng giềng Mexico và Canada cũng quyết liệt chống đối, chưa kể Ông TTKý/LHQ tuyên bố Mỷ đánh Iraq là vi phạm điều lệ LHQ, nhưng Mỹ cứ đánh thi sao? Tại sao ở Mỹ một nhóm siêu Mafia được gọi tên là WIB (War Industries Board) có quyền thao túng chính sách và dùng truyền thông văn hoá để khủng bố mọi chính phủ trên thế giới bằng quỷ tài trợ nơi ngân hàng Thụy Sĩ
Vì thế, không nên tin tài liệu mật mà phải góp nhặt nhiều dử kiện data rồi suy luận với liên hệ thực tế thì lòi ra sự thật, không khó với thời buổi kỷ thuật siêu vi tính hiện nay để tìm ra đáp số ngay; vì thế, khuyên bạn nên xem mục “Siêu Chiến Lược Eurasia-1” để hiểu được mà càng thương dân mình nhiều hơn, vì chính trị là một thứ tôn giáo có quyền lực đáng sợ nhất trong xã hội loài người
Không may, cuộc chiến Việt Nam là màn diển phụ của vở bi kịch Eurasia theo lịch trình qua công cụ CIA để phĩnh gạt cả Hồ Chí Minh về lời hứa bảo trợ nền “độc lập như Philippine” và Ngô Đình Diệm về một miền nam là “tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự Do”
Mỹ qua CIA đứng đằng sau ông Ngô Đình Diệm nên ông Diệm đã không tuân theo Hiệp Định Genève-54 để tổng bầu cử toàn quốc năm 1954 vì CIA biết chắc Hồ Chí Minh sẽ thắng. Trong lăng kính của siêu chính phủ (Permanent Government) là sau 30 năm (1945-1975) khuấy động chiến tranh để Mỹ kiếm đủ lợi nhuận, rồi Mỹ mới cho phép Việt Nam thống nhứt đúng theo tinh thần hiệp định Genève-54 là chỉ có Mỹ chưa chịu ký tên chia đôi Việt Nam.
Ngày nay, người Việt có ai nói đến VNCH và VNCS nữa đâu!? Ngoài cái ngày 30/4!? NGày xưa thì còn nói là “Giải phóng miền nam thống nhất dất nước”… Chứ bây giờ, Mỹ muốn người Việt phải nói “Thống nhứt đất nước thôi”… Bỏ luôn cái từ giải phóng rồi; Chúng ta phải nhìn nhận rất đúng theo tấn bi thảm kịch mà P.G là soạn giả, vì có ai bị xâm lược đâu mà giải phóng??? Chỉ là Nồi da xáo thịt mà thôi… khơi vết thương đang lành ra làm chi thêm đau lòng mẹ Việt Nam! P.G ám-chỉ chúng ta nên bắt chước Mỹ về nội chiến

Mỹ qua Ngô Đình Diệm đã chia cắt Việt Nam làm hai rồi thúc hai anh em trong nhà đánh nhau qua “câm thù giai-cấp” đối đầu “câm thù Cộng Sản”, chém giết nhau đến tận tuyệt, thề không đội trời chung - Chưa hết, Mỹ còn thả bom và bắn giết dân lành Việt Nam qua quỹ kế “bỏ phiếu bằng chân” [Vote on foot]
Bây giờ chuyện này không phải là bí mật nữa, đã đến lúc ta đưa Mỹ ra tòa Thế Giới để đòi đền bù chiến tranh (chất độc da cam, nhà phố cầu-cống bị phá hủy tại miền bắc, môi trường bị tàn phá nhiễm độc, dân lành bị bắn giết... biến miền bắc vào thời kỳ đồ đá còn miền nam là vùng oanh kích tự do) thì tại Việt Nam Mỹ kín đáo đang giúp và VN sẽ lớn mạnh như hiện nay, tiền ở đâu mà Việt Nam được xây dựng to lớn như thế? Theo mưu đồ chiến lược, những nước nào bị Mỹ tàn phá sẽ được phồn vinh và tái thiết 10 lần to lớn hơn xưa, và đả thể hiện thấy rỏ!

Ta không căm ghét người Mỹ, nhưng Mỹ phải chịu trách nhiệm về những gì họ trực tiếp tàn phá tại Việt Nam thì họ đang và sẽ làm cho Việt Nam. Với số tiền có được ta sẽ xây thêm bệnh viện, trường học, đường xe, đường sắt, cải thiện môi trường cho Việt Nam còn đầy vết thương … rồi đây Việt Nam sẽ mọc ra nhiều nhà máy sản xuất các bộ phận rời của vệ tinh và VN luôn luôn có vũ khí tối tân hơn TQ, đó là lý do TQ không dám đem giàn khoan tối tân 3000 thước vào khu kinh tế của VN 200 hải lý, khi VN quyết định chơi đạn thật?
Chúng ta hảy thông cảm chính sách Mỹ không bao giờ có bạn bè, không có đồng minh lâu dài, chỉ có đồng minh tạm thời. Và, Mỹ không vì quyền lợi của ai hết, Mỹ chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, khi đồng minh không còn phù hợp với lợi ích của nước Mỹ thì Mỹ sẵn sàng bán đứng đồng minh… Đúng như TT Thiệu nói, đại ý: Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn của Mỹ thì vô cùng khó khăn; Đó là bài học lịch sử vỡ lòng về mối quan hệ với nước Mỹ

Vì vậy, Việt Nam ngày nay đang có mối quan hệ với Mỹ "đang ngày càng phát triển tốt đẹp". Hãy coi chừng! Nhưng đừng sợ VN có số lượng dầu-khí đáng cho Mỹ phải o-bế vì America-first
Nói tóm lại không nên tin tài liệu mật mà phải góp nhặt nhiều dử kiện data rôi suy luận với liên hệ thực tế thì lòi ra sự thật, không khó với thời buổi siêu kỷ thuật vi tính hiện nay để tìm ra đáp số thật giả như thế nào, vì quyền lợi Mỹ sẽ bảo vệ VN như một nước Do-Thái phương đông, bạn nên tin tưởng nơi người viết

QUEENBEE-ONE

vinhtruong
12-01-2011, 06:18 PM
Tại sao Nguyễn Tấn Dủng phải đợi đến thời điểm roll back của Mỷ mới dám nói chuyện Hoàng Sa? Gần 40 năm sau khi một phần lãnh thổ Việt Nam bị ngoại bang chiếm đoạt, lãnh đạo Việt Nam vừa rồi là lần khai phá lên tiếng trước Quốc hội về hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Sự kiện Hoàng Sa được những người quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước nhiều lần nhắc đến trong gần bốn thập niên qua, nhưng bất ngờ vào thời điểm roll back, Hoa Kỳ buộc phải trở lại Châu-Á/Thái Bình Dương, nên mới đây, nhất là trong “Thư Ngỏ” gửi lãnh đạo Việt Nam ngày 21/8/2011 của một số trí thức ở nước ngoài là do Hoa Kỳ bấm đít
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào.”Tuyên bố trên thể hiện phần lớn sự thật về chủ quyền. Tuy nhiên, để giải quyết hữu hiệu tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam cần có những bước cụ thể hơn ngoài “khẳng định” chủ quyền như từng làm trong nhiều năm.
Người viết nêu ra hai điểm chính, căn nguyên cứ và mục tiêu giải quyết tranh chấp
Căn nguyên giải quyết bằng đối thoại tại LHQ:
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, khiến 74 chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà hy sinh, Trung Quốc nỗ lực chứng minh “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong các lãnh vực nghiên cứu khác nhau. [Nhưng trong môi trường thuận lợi cho Việt Nam là cái thế của kẻ mạnh là Hoa-Kỳ, Việt Nam phải ôm chặc Hoa Kỳ để có chủ quyền thềm lục địa Biển Đảo nhân vào cơ hội Hoa Kỳ roll-back TBD]
Thêm vào, căn cứ trên kho cổ sử tuy vô số về dữ kiện nhưng có không ít vấn đề bản chất của sự việv, giới nghiên cứu Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, họ biện luận tranh cải để biến không thành có về chứng cớ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.
Trung Quốc, dù ở trong tầm cở nhất định, thành công trong việc tạo hỏa mù, đánh lừa dư luận trong nước và dư luận quốc tế.
Đã có trường hợp các nhà nghiên cứu và học giả phương Tây đưa nhận định về chủ quyền biển đảo xa rời những chỉ dấu về lịch sử hay pháp lý, gây bất lợi cho Việt Nam, nhưng tôi mảnh liệt tự tin, sức mạnh nơi Hoa Kỳ vì quyền lợi độc quyền dầu khí mà Hoa Kỳ phải ở sau lưng Việt Nam. Nếu TQ nắm chặc vòi xăng thì Mỹ khó làm tình làm tội với TQ; Đây nó cũng nằm trong dự mưu thế chiến lược toàn cầu Eurasia của Mỹ, vì thế Mỹ đả hy sinh THQG và VNCH như mục đích buộc TQ ngồi vào chiếc ghế LHQ để thi hành luật pháp chung sống hoà bình thế giới, nếu không muốn bị cô lập. Vì vậy tình báo Mỹ mới nói nhỏ Nguyễn Tấn Dủng hảy dỏng dạt công khai tuyên bố như trên Ngược lại, trong một thời gian dài, Việt Nam hầu như bị-động trong công việc nghiên cứu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách khoa học và nghiêm chỉnh vì không dám làm sư phụ nổi giận, ngày nay dựa vào thời điểm “roll back” có sự bảo đảm từ tổng thống thứ 43, rồi 44 về chủ quyền biển đảo nên VN mới dám đựa vào đại cồ sư phụ mà tỏ ra cứng cựa với TQ.
Mối quan tâm về chủ quyền gia tăng khi Trung Quốc trở nên hung hãn trên Biển Đông: cấm biển, bắn đạn thật, đâm chìm tàu cá, đánh đập, giết hại ngư dân Việt Nam, v.v.Đồng thời, sự lớn mạnh của mạng lưới internet trong nước giúp truyền thông tin đa chiều rộng rãi hơn trước. Kết hợp hai điểm chính trên dẫn đến sự hình thành giới nghiên cứu độc lập cùng những bài viết có giá trị, dù bị giới hạn về phương tiện để rồi đi đến kết cuộc “America-first” nên VN sẽ thắng cuộc
Để khắc phục thiếu sót trong quá khứ, và để loại bỏ lỗ hổng trong lập luận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Chính quyền Việt Nam nên mau mắn hỗ trợ giới nghiên cứu (độc lập cũng như trực thuộc bộ máy hành pháp, thúc đẩy tham giảo nghiệm tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và từ các nguồn khác (kể cả nước ngoài), chuyển dịch những nghiên cứu đúng đắn từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (cụ thể như tiếng Anh, tiếng Hoa), tư vấn chuyên gia ở nước ngoài về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, đào tạo lớp người trẻ với chuyên môn nghiệp vụ nhận thức cao, v.v.
Đặt mục tiêu giải quyết tranh chấp qua đối thoại:
Căn-cứ từ sách lược roll-back nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đã công khai nói về vấn đề Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “… chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển,theo Tuyên bố DOCQuan điểm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hiện nay rất rõ ràng: “Không có gì để đàm phán cả… Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chưa bao giờ là đề tài tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về nỗ lực hợp tác bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và các việc khác là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác”.
Khi Trung Quốc công khai cho biết vị thế của họ trong tranh chấp biển đảo, đặc biệt là đối với Hoàng Sa, dù không từ bỏ chủ trương đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam, ngay lập tức, cần thực hiện những phương án song song:
1. Tranh thủ các nước ASEAN để hoàn thành trong vòng 6 tháng tới bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông, nêu rõ Hoàng Sa, Trường Sa là khu vực tranh chấp, phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS.
2. Hoàn tất hồ sơ cần thiết để đưa tranh chấp Hoàng Sa ra cơ quan tài phán quốc tế trong vòng 9 tháng tới.
3. Tranh thủ sự ủng hộ của Nhựt, Úc, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Indonesia, v.v., cho bước 2.
Thời điểm nêu lên trong bước 1-2 phản ánh yếu tố khách quan và thuận lợi từ tình hình khu vực và rộng khắp
Hơn 4 tháng trước, Philippines yêu cầu Trung Quốc cùng đưa tranh chấp Trường Sa ra Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS); Trung Quốc từ chối, vì biết chắc sẽ bị cô lập và thua chắc
Việt Nam nên tích cực ủng hộ và vận động để các nước khác ủng hộ yêu cầu trên của Philippines, cùng Philippines và Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra ITLOS hay Toà án Quốc tế (ICJ). Nên đặt dấu hỏi tại sao trước khi mản nhiệm kỳ, TT Bush-Con phải mời hai vị nguyên thủ VN và Phi, mặt giáp mặt với Bush-Con trong lời nhắn bảo-đảm chủ quyền biển đảo của Phi và VN
Ngoài ICJ và ITLOS, vì UNCLOS cung cấp cơ chế trọng tài đặc biệt và hội đồng trọng tài đặc biệt thuộc Phụ lục VII và Phụ lục VIII để tài phán các trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua ICJ hay ITLOS, Việt Nam nên khẩn cấp và nghiêm chỉnh nghiên cứu khả năng sử dụng hai cơ chế này, cũng cho bước 2 ở trên.
Trong vòng 2 năm gần đây (2010 roll-back), lãnh đạo Việt Nam mạnh dạn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, khởi đầu với Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và hôm nay là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Do Hiến pháp Việt Nam quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sau khi chứng kiến Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ dõng dạc tuyên bố về sự toàn vẹn lãnh thổ, nhiều người không thể không tự hỏi: Trước quan tâm sâu sắc của nhân dân Việt Nam và trước thái độ cứng rắn của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế khi khẳng định “không có gì để đàm phán cả”, quan điểm và quyết tâm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là như thế nào
Đáp ứng mong đợi của người dân bằng những hành động kế tiếp của lãnh đạo Việt Nam sẽ góp phần xác định vị trí của Đảng đối với dân tộc, đối với lịch sử.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả QUEENBEE-ONE

vinhtruong
12-02-2011, 03:30 PM
Thời gian overhauling the damage control đả hết (sau 2 tu chánh án “Cooper-Church” và “Case-Church” là giai đoạn dài từ 1970-2010, được gọi là di tản chiến lược về Hawaii đặt cái bẩy tham vọng dầu-khí, cũng như cái mốc thời gian trước 2010, Nguyễn Chí Vinh là người của TQ và sau 2010 là hiện rỏ tam-trung làm việc trong bóng tối với Mỹ, lại thêm một Phạm Xuân Ẩn khác hiện ra vào thời mà Việt Nam cần keo sơn với Mỹ để đòi lại chủ quyền biển-đảo) Bây giờ đả đến thời điểm “decent-interval” xác quyết: “roll-back” (2011-2020)
Trong chuyến công du Á Châu - Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm trở lại Thái Bình Dương” của Mỹ - chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “đóng trụ” ở đây đúng như vẩn giữ nguyên trên trục lộ đồ Eurasia-1.

Trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và kể luôn tổng thống đều nói nhiều đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất quan trọng vào đúng thời điểm roll back
Nhưng theo tôi nghĩ nhà bình luận Frank J. Gaffney của tờ Washington Times, trong thời gian cầm quyền vừa qua, chính Tổng thống Obama đã làm-bộ cho những quốc khách của ông có cảm tưởng rằng nước Mỹ ngày càng suy yếu, đồng thời làm họ hoài nghi về thiện chí của Wasington “đóng trụ” ở vùng Á Châu - Thái Bình Dương một cách có chiến lược giăng bẩy. Theo bình luận gia Gaffney, những cảm nhận như vậy góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm khi trong những năm gần đây tại vùng Thái Bình Dương, nơi xứ Trung Quốc ngày càng trổi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế và bá quyền về quân sự trong khi Hoa Kỳ lại lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế lẫn quân sự - tình hình khiến không những Trung Quốc mà Nga và cả Bắc Hàn lờn mặt.
Từ đó, bình luận gia Gaffney hình dung ra câu hỏi trong tâm trí của nhiều người dân tại vùng Thái Bình Dương đang không yên bình rằng liệu Tổng thống Obama lần này có thực sự thực hiện điều ông cam kết không? Hay chỉ là “nhãn hiệu: hy vọng và đổi thay” – hy vọng thì nhiều mà đổi thay thì từng trống vắng – khiến khó có thể bảo vệ được quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương?
Tuy nhiên, theo chuyên gia Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Lowy về Chính sách Quốc tế của Úc, thì Hoa Kỳ chưa bao giờ thật sự rời vùng Thái Bình Dương đúng theo sách “The New Legion” đả xác quyết căn cứ trên trục lộ trình chiến lược Eurasia. Chuyên gia Shearer cũng nhắc lại rằng, gần đây, người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ chuyển sự quan tâm từ Trung Đông sang Châu Á. Ông cho rằng những gì Tổng thống Hoa Kỳ phát biểu trong thời gian gần đây là cách cam kết mạnh mẽ về sự can dự sâu hơn vào vùng này, vì mục tiêu nắm vòi xăng Trung Đông rồi mới đến Biển Đông VN cho nên Mỹ phải điều quân trong tương lai và “đóng-trụ” miền cực bắc nước Úc

Theo tờ South China Morning Post qua bài “Bắc Kinh kinh ngạc trước “hành động hung hăng” của Mỹ, thì hiện TQ bất ngờ sững sờ vì những hành động mới đây nhất của Washington, theo người viết thì TQ u-mê đến nổi tới giờ nầy mới hiểu mình đang sập bẫy Mỹ … với phương cách cứng rắn lạ thường nhắm vào TQ, từ việc hình thành Thương ước Đối tác Xuyên TBD không bao gồm TQ, thỏa thuận với Úc cho trú đóng 2.500 thủy quân lục chiến ở căn cứ Darwin, tái xác nhận liên minh với Philippines cho tới nỗ lực cải thiện ngoại giao lịch sử với Miến Điện; và nhất là lãnh tụ Mỹ thẳng thừng nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia hồi tuần rồi khiến Bắc Kinh giận dữ, bất an.

Chuyên gia Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin Trung Hoa cho biết cách đây vài tháng, không ai nghĩ là Mỹ sẽ hành động như hiện giờ; Những học giả khác của Trung Quốc cũng nói là Hoa Lục hoàn toàn không ngờ trước những phản ứng mới đây của Mỹ và các nước trong khu vực, như tôi đả viết trước đây căn cứ vào thế chiến lược Eurasia thì chả ai tin mà còn châm biếm (điển hình là sự kiện Nguyễn Chí Vịnh, đứa bé 11 tuổi được chỉ định làm con nuôi cho Lê Đức Thọ qua sự đối mặt 1968 giữa Harriman/Thọ)
Theo giới phân tích thì Bắc Kinh ngày càng xem Hoa Kỳ là mối đe dọa cho sự ổn định của họ, Giáo sư Shen Jiru thuộc Viện Kinh tế-Chính trị Thế giới tại Viện Hàn Lâm Khoa Học-Xã Hội Trung Quốc lưu ý rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, không bao gồm Trung Quốc, thực ra vượt ra ngoài khuôn khổ kinh tế, mang tính chính trị, qua đó, Washington tìm cách vận dụng những giá trị của Mỹ để liên kết vùng Á Châu - Thái Bình Dương. Người viết nhấn mạnh, đừng quyên Đế-quốc Mỹ có quyền không cho LX vào WTO nhưng lại âu yếm cho tình nhân Việt Nam một chiếc bong hồng, WTO?

Bắc Kinh cũng cáo giác Hoa Kỳ xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc khi Washington xem “quyền lợi cốt lõi” Đài Loan của Trung Quốc như là đối tác kinh tế, an ninh quan trọng của Mỹ; can thiệp vào nội tình chính trị Hồng Kông… TT Obama và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Honolulu, Hawaii, vừa qua 13/11/2011; Nhật báo Investor’s Business ở Mỹ hồi trung tuần tháng này có bài tạm dịch là “Á Châu tìm lại được thiện cảm dành cho Hoa Kỳ”, lưu ý ngay ở phần mở đầu đại ý rằng trong khi công luận mất nhiều công sức mô tả nỗi bất an giận dữ của Trung Quốc trước tuyên bố của Tổng thống Obama về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, thì trên thực tế, chính toàn vùng này mới bất an trước hành động bành trướng của Trung Quốc – nên muốn Hoa Kỳ quay trở lại. Theo bài báo thì thực trạng cho thấy rằng những quốc gia Châu Á muốn Mỹ -chứ không phải Trung Quốc -đóng vai trò trọng tâm ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hiện diện của Tổng thống Obama tại Hawaii, Úc và Bali vừa rồi được khắp vùng mở rộng vòng tay chào đón. “Thật tuyệt vời vào đoạn kết 10 năm sau cùng của Eurasia” (xem tiếp với nhiều chi tiết trong mục bình-luận “chiến lược Eurasia”)

Bài báo nầy phân tích rằng việc Bắc Kinh phẫn nộ là vô lý vì đó là một chính thể chuyên chế và hù dọa, xâm lấn những xứ láng giềng Á Châu, không phải là mô hình kinh tế đáng tin tưởng, gây nên tình trạng mất quân bình, không có thiện chí ‘sống chung hòa bình”, đó là chưa kể dùng vệ tinh theo dõi các nước Á Châu và bị cáo giác về hành động tin tặc. Bài báo cũng lưu ý thêm rằng dù Trung Quốc có thích Hoa Kỳ hay không, lịch sử cho thấy Washington từng đóng vai trò quan trọng ở Á Châu trong 60 năm nay; Theo bài báo thì việc Hoa Kỳ quan tâm trở lại Á Châu là nhằm đáp ứng nguyện vọng của những nước trong vùng vốn đã chứng kiến nhiều hành động gây hấn đáng ngại của Hoa Lục khi thiếu bóng dáng của Hoa Kỳ. Nên Á Châu mong muốn được trở lại với con đường phát triển và hòa bình của Hoa. Xin cho them lời chót: “Không hù doạ tụi bây thì làm đếch gì bán được một số lơn vũ khí để tụi bây tự vệ?”

QUEENBEE-ONE

vinhtruong
12-05-2011, 02:24 AM
Thời gian overhauling the damage control đả hết (sau 2 tu chánh án “Cooper-Church” và “Case-Church” là giai đoạn dài từ 1970-2010, được gọi là di tản chiến lược về Hawaii đặt cái bẩy cho TQ tham vọng dầu-khí, cũng như cái mốc thời gian trước 2010, Nguyễn Chí Vinh, đầu nậu Tổng Cục-2 là người của TQ (theo như cái nhìn của đọc giả) nhưng sau 2010 là hiện rỏ tam-trung làm việc trong bóng tối với Mỹ, lại thêm một Phạm Xuân Ẩn khác xuất hiện ra vào thời mà Việt Nam cần keo sơn với Mỹ để đòi lại chủ quyền biển-đảo. Bây giờ đả đến thời điểm “decent-interval” xác quyết: “roll-back” (2011-2020) Và Nguyễn Chí Vịnh là người duy nhứt có (do Mỹ bấm đít) quyền lực ra lịnh cho Việt Nam bắn đạn thật để ngăn cản TQ đem giàn khoan tối tân khoan sâu 3000 thước vào neo trụ trong thềm lục địa Việt Nam
Trung Quốc sẽ sụp đổ như Liên Xô trước đây nếu không sớm từ bỏ chế độ hiện nay. người viết tự suy diển cảnh báo điều này, tôi khẳng định TQ nên theo Mỹ, và phải nhìn nhận kiểu chế độ Hoa Kỳ là mô hình tốt nhất. Tôi nghĩ sức mạnh Hoa Kỳ không nằm ở phố Wall, trụ sở của các trùm tư bản; cũng không nằm ở thung lũng Silicon, trung tâm sản xuất điện tử ở California, mà là ở cơ chế dân chủ và nền pháp trị tiên tiến, mô hình mà Trung Quốc cần áp dụng để phát triển bền vững có nghĩa TQ và THQG phải hoà hợp để tôn vinh một lá cờ mới cũng giống y chang Việt Nam trong vài năm tới qua Quốc hội thật sự dân chủ của Việt Nam theo mô hình mẫu của Mỹ nhào nặn. Sự sụp đổ đột nhiên của các chế độ độc đoán ở Bắc Phi đang trên đà phát triển là thêm một cảnh báo «sập bẫy trong phát triển» cho Trung Quốc và một số nước phát triển không lành mạnh, chênh lệch giàu nghèo mở rộng toang hoác, do đó không vững bền, chứa nhiều nguy cơ, dễ đổ vỡ.

Mốc thời gian đả đến theo lộ-đồ Eurasia, trong chuyến công du Á Châu/Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm trở lại Thái Bình Dương” của Mỹ - chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “đóng trụ” ở đây đúng như vẩn giữ nguyên trên trục lộ đồ Eurasia-1.
Theo tờ South China Morning Post qua bài “Bắc Kinh kinh ngạc trước “hành động hung hăng” của Mỹ, vì hiện nay TQ bất ngờ sững sờ bởi những hành động mới đây nhất của Washington, theo người viết, thì TQ quá u-mê đến nổi tới giờ nầy mới hiểu mình đang sập bẫy Mỹ … Với phương cách cứng rắn lạ thường nhắm vào TQ, từ việc hình thành Thương ước Đối tác Xuyên TBD không bao gồm TQ, thỏa thuận với Úc cho trú đóng 2.500 thủy quân lục chiến ở căn cứ Darwin, tái xác nhận liên minh với Philippines cho tới nỗ lực cải thiện ngoại giao lịch sử với Miến Điện; và nhất là lãnh tụ Mỹ thẳng thừng nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia hồi tuần rồi khiến Bắc Kinh giận dữ, tím mật tím gan.
Theo như mục tiêu giai đoạn-3 của Eurasia bằng cách ứng xử COC, Việt Nam sẽ làm chủ Hoàng Sa vì TQ đả dùng vũ lực cướp của VNCH 1974. Và cũng theo lịch trình “decent interval” 2013 Việt Nam trên danh chính ngôn thuận sẽ lấy lại Hoàng Sa trên tay kẻ cướp TQ trên bàn mổ LHQ, và kế tiếp Hoa Kỳ sẽ bải bỏ lệnh bán vủ khí sát thương cho Việt Nam. Một nước Do Thái mới hiện ra trên vùng Đông Nam Á

QUEENBEE-ONE