PDA

View Full Version : Bá Quyền Nguồn Nước : Dã Tâm Của Trung Cộng



TAM73F
11-08-2011, 05:56 PM
Bài viết gốc: The Water Hegemon
Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm
nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách
Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của
châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and
the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)

Cuộc thảo luận quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Hoa đã tập trung
trên sức mạnh thương mại ngày càng tăng của nó, tham vọng hàng hải
đang phát triển, và mở rộng khả năng sức mạnh
quân sự. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng, thường là thoát khỏi sự chú ý: sự trỗi dậy của Trung Hoa như là một thủy bá chủ không song hành
với lịch sử hiện đại.
Không có quốc gia nào khác đã từng chế ngự các lục địa ven sông của các quốc gia
khác bằng giả định mình đứng trên tất cả mà không bị thách thức bằng cách kiểm
soát đầu nguồn của nhiều con sông quốc tế và thao túng các dòng chảy qua biên
giới của họ. Trung Hoa xây dựng đập nhiều nhất thế giới -
với số lượng hơn một nửa trong số khoảng 50.000 đập lớn trên hành tinh –
đang nhanh chóng tích lũy sức mạnh chống lại các nước láng giềng bằng cách thực
hiện các dự
án thủy điện lớn trên các dòng sông xuyên quốc gia.
Bản đồ nguồn nước châu Á
về cơ bản thay đổi sau khi chiến thắng của Cộng sản năm 1949 tại
Trung Hoa. Hầu hết các con sông quốc tế quan trọng của châu Á bắt nguồn từ các
vùng lãnh thổ bị thôn tính vào lục địa của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa. Ví dụ như Cao nguyên Tây Tạng, là
kho lưu trữ nước ngọt lớn nhất thế giới và nguồn của những con sông lớn nhất châu
Á, chúng bao gồm cả những huyết
mạch cho Trung Hoa đại lục, Nam Á và Đông Nam Á. Các vùng
lãnh thổ khác của Trung Hoa cũng
là đầu nguồn của các con sông như Irtysh, Illy, và Amur, chảy sang Nga và Trung Á.
Điều này làm cho Trung Hoa là nguồn của những dòng nước chảy qua biên giới với
số lượng lớn nhất của những quốc
gia trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Hoa bác bỏ mọi khái niệm chia sẻ nguồn
nước hoặc hợp tác để thể chế hoá với
cácquốc
gia ở phía hạ lưu.
Trong khi, hàng xóm ven sông ở khu vực Đông
Nam và Nam Á đang bị ràng buộc bởi hiệp định nguồn nước mà họ đã đàm
phán với nhau, thì Trung Hoa không có một
hiệp ước về nguồn nước với bất kỳ quốc gia nào chung sống ven sông. Thật
vậy, với quan điểm, có bánh thì cứ ăn, Trung Hoa là một đối
tác đối thoại, nhưng không phải là thành viên của Ủy ban sông
Mekong, Trung Hoa nhấn mạnh mục đích
của mình là không tuân theo quy tắc của cộng đồng lưu vực sông Mekong
hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào của Ủy ban này đưa ra.
Tệ hơn nữa, Trung Hoa đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên sân khấu
thế giới, Trung Hoa đã có thái
độ từ chối (cold shouder) hợp tác đa phương giữa
các quốc gia lưu vực sông. Ví dụ như, các nước hạ lưu
sông Mekong xem chiến lược của Trung Hoa như là một nỗ lực “chia để
trị” (divide and conquer).
Mặc dù Trung Hoa công
khai ủng hộ các sáng kiến ​​song phương đối
với những tổ chức đa phương trong
việc giải quyết các vấn đề về nguồn nước, nhưng họ đã không thể hiện bất
kỳ sự nhiệt tình thực sự cho hành động song phương có ý nghĩa nào. Kết quả là, nguồn nước
đã ngày càng trở thành một sự chia rẽ chính trị mới trong
quan hệ của quốc gia này với các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Nga, Kazakhstan, và Nepal.
Trung Hoa lại đẩy sự chú
ý từ chối của nó để chia sẻ nguồn nước, hoặc tham gia vào
hợp tác thể chế để quản lý nhữngcon sông
chung một
cách bền vững, bằng cách phô trương các hiệp định đã ký kết về chia sẻ số
liệu thống kê dòng chảy với các nước láng giềng ven sông. Đây không phải là thỏa
thuận hợp tác về chia sẻ tài nguyên,
nhưng lại là
nhữnghiệp định thương mại để bán các dữ liệu thủy văn mà các nước thượng
nguồn phải cung cấp miễn
phí cho các
quốc gia ở phía hạ lưu.
Trong thực tế, bằng
cách thực
hiện xây dựng đập một cách điên cuồng từ các con sông nội địa Trung Hoa
đến các con sông quốc tế, ngày nay Trung Hoa khóa
lại việc tranh
chấp nguồn nước với gần như tất cả
các quốc gia
chung sống ven sông. Những tranh chấp chắc chắn trở nên tồi tệ
hơn, khi
Trung Hoa tập trung vào việc xây dựng những đập mới
to lớn nhất, có tính biểu tượng nhất trên sông
Mekong - các
đập như
đập Tiểu Loan 4.200 megawatts, được xem là một
thápEiffel của Paris thu nhỏ về chiều cao
và một
con đập 38.000 megawatts đã được lên kế
hoạch trên
sông Brahmaputratại hạt Metog thuộc tây
Tạng, gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Đập thủy điện Metog có năng suất lớn gấp hai lần
hơn18.300 megawatts của một đập đang là lớn nhất
thế giới là đập Tam Hiệp – việc xây
dựng đập
Metog làm phải di dân ít nhất 1,7 triệu người
Trung Hoa.
Ngoài ra, Trung Hoa đã
xác định một vị trí xây đập lớn bằng với đập
Metog trên sông Brahmaputra tại Daduqia, đập Daduqia lấy
một sức nước có chiều cao 3.000 mét làm thay đổi dòng chảy của con sông ở phía nam thuộc phạm vi dãyHy Mã Lạp Sơn vào Ấn Độ, tạo
ra một hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới. Hẻm núi Brahmaputra – có độ sâu gấp 2 lần so với hẻm Grand ở Hoa Kỳ – giữ một lượng dự trữ nước chưa được khai thác lớn nhất châu Á.
Các quốc gia có khả năng chịu gánh nặng của sự chuyển dòng nước to lớn
này là những nơi nằm ở hạ nguồn xa nhất
trên các con sông như sông
Brahmaputra và sông Mê Kông – Bangladesh, có tương lai ảm đạm về
việc bị đe dọa bởi khí hậu và thay đổi môi trường, và Việt Nam, một vựa
lúa lớn của châu Á. Phân bổ nước
của Trung Hoa từ sông Illy có nguy cơ biến Hồ Balkhash của
Kazakhstan thành biển
Aral – một biển nước mặn không thông với các đại dương, nên còn gọi
là hồ nước mặn có nồng độ muối ngang bằng với đại dương. Ngày nay
hồ này bị ô nhiễm và khô trầm trọng sau khi 2 con sông cấp nước cho nó bị chuyển dòng cho tưới tiêu là: sông Amu Dayar và Sir Dayar (ND) - và làm lòng hồ Balkhash
đã giảm xuống còn ít hơn một nửa kích thước ban đầu của nó.
Ngoài ra, Trung Hoa đã
lên kế hoạch và chấp thuận “lộ trình Tây tiến vĩ đại”
(Great Western Route), giai đoạn thứ ba của Dự án chuyển dòng nước
Nam-Bắc vĩ đại (The Great South-North Water Diversion Project) – chương trình chuyển dònggiữa các lưu vực và những
con sông nội địa Trung Hoa có tham vọng lớn nhất từ trước đến nay –
ưu tiên hàng đầu của 2 giai đoạn là, liên quan đến các con
sông nội bộ ở vùng đất trung tâm của người Hán Trung Hoa, dự kiến
​​sẽ được hoàn tất trong vòng ba năm. Lộ trình Tây tiến vĩ đại,
tập trung trên cao nguyên Tây Tạng, được thiết kế để chuyển
hướng dòng
nước, bao gồm từ các con sông quốc tế, chảy đến sông Hoàng Hà, con
sông chính cung cấp nước chophía bắc Trung Hoa, nó cũng bắt nguồn ở Tây Tạng.Ngày nay, với ngành công nghiệp
thống trị thị trường thiết bị thủy điện toàn cầu, Trung Hoa cũng
đã nổi lên như một nhà xây dựng đập lớn
nhất ở nước ngoài. Từ những tiểu bang đã có chủ quyền
như Kashmir của Pakistan đến những tiểu bang bị bất ổn
còn đang tranh chấp như Shan và Kachin của Miến Điện, Trung Hoa
đã mở rộng xây dựng đập của họ tớinhững khu vực tranh chấp hoặc
bị tàn phá vì cuộc nổi dậy, mặc cho những phản đối dữ dội của
các địa phương này.
Các đơn vị thuộc Quân đội
Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang tham gia
vào xây dựng đập và các dự án chiến lược khác trong khu vực bất ổn,
ví dụ như vùng người Shia sinh sống đa số của Gilgit-Baltistan ở
Kashmir mà Pakistan đang nắm giữ. Và xây dựng đập của
Trung Hoa bên trong Miến Điện để tạo ra năng lượng nhằm xuất khẩu
cho các tỉnh Trung Hoa đã góp phần vào cuộc chiến đấu đẫm máu mới
gần đây, kết thúc một giai đoạn ngừngbắn đã 17 năm giữa quân đội
Độc lập của bang Kachin và chính phủ Miến Điện. Bằng vào tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những quốc gia khác, Trung Hoa đang tìm cách phá vỡ hiện trạng trên những dòng chảy của các con sông quốc tế. Thuyết phục để ngăn chặn sự chiếm đoạt đơn
phương nguồn nước lại trở thành vấn đề quan trọng cho hòa bình và ổn định châu Á. Nếu không Trung Hoa có thể sẽ nổi lên như là người kiểm soát nguồn nước của châu Á, qua đó giành được tác động rất lớn trên
hành vi của các nước láng giềng.

Bản quyền: Project
Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải