PDA

View Full Version : Cái bẩy trù dập Trung Quốc 1970-2020



vinhtruong
11-07-2011, 05:43 PM
Cách đây khá lâu người viết có nói nếu VN tát tai vào mặt TQ, TQ cũng không dám chống cự vì sợ rơi vào cái bẫy của Mỹ đã giăng ra từ Jan/1974 vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa (trích một đoạn nhỏ từ kế hoạch 100 năm Eurasia vì TQ rất sợ ngòi nổ dấu hiệu TQ bị chia năm xẻ bẩy.

Theo lệnh Mỹ TÀU CHIẾN HẢI QUÂN VN RƯỢT ĐUỔI VÀ ĐÂM THẲNG VÀO TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC
Xuất phát từ Aid to Russia 1941-1946 Plan, renewed, reactivated, cho nên ngày nay Việt Nam đã nhận đủ các loại máy bay mới, Tàu Ngầm và được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế về việc bảo vệ Biển Đông; Hoa Kỳ hôm 05-11-2011 (lập lại kế hoạch của George Kennan về NATO) đã lên tiếng thành lập Liên Minh Úc- Ấn Độ-Hoa Kỳ để vô hiệu hải lực của Hải Quân Trung Quốc. Thế nên, việc Việt Nam tấn công dằn mặt Tàu Hải Giám của Trung Quốc là một thách thức sau khi TQ đòi đuổi hãng khai thác Dầu Khí Exxon của Hoa Kỳ ra khỏi đặc khu kinh tế Biển của Việt Nam. Người ta tin rằng chiến tranh giữa TQ và Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ có nhiều bất lợi cho phía TQ hơn là cho Việt Nam. Các Máy Bay chiến đấu và Tàu Hải Quân TQ tiến xa đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ không toàn mạng khi rút lui về TQ.

Vì tình hình Biển Đông đang sôi động và có khuynh hướng tranh chấp quyền lợi cả với Hoa Kỳ nên TQ cho đóng thêm tại nhà máy đóng tàu WuChang shipyard cùng một lúc 2 chiếu Hải Giám Haijian-15 và Haijian-84 có trang bị vũ khí mạnh và cả hỏa tiễn (http://china-pla.blogspot.com/2010/10/china-maritime-surveillance.html). TQ cũng huy động tăng cường 5 máy bay tuần thám và chiến đấu cho Lực Lượng Hải Giám phụ trách Biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của VN.

Một nhân vật từ Hoa thịnh Đốn phát biểu không nêu tên nói rằng, việc Hải Quân VN tỏ thái độ cứng rắn đối với Tàu Hải Giám của Trung Quốc có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh thực thụ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ xem đó là hành vi gây chiến của Việt Nam vì Việt Nam dùng Tàu Chiến của Hải Quân để tấn công vào Tàu Hải Giám mà TQ cho là Tàu Dân Sự của Trung Quốc mang tên là “China Maritime Surveillance” gọi tắt là CMS… tức là đơn vị Giám Sát Biển của Trung Quốc. Thực tế Hải Giám của TQ là lực lượng quân sự, nhưng dùng tên trá hình để nếu khi các Tàu Hải Giám tấn công tàu Cá hay Tàu khai thác dầu khí của Việt Nam hoặc của các nước khu vực thì phía Chính Phủ và Quân Đội Trung Quốc sẽ phủ nhận trách nhiệm gây chiến vì sẽ cho rằng Hải Giám chỉ là tàu dịch vụ kiểm soát và cứu hộ trên biển mà thôi.

California (VietPress USA).- Vào sáng thứ Hai ở Việt Nam 07-11-2011, tức buổi chiều Chủ Nhật tại Hoa Kỳ, một chiếc Tàu Tuần Dương của Hải Quân Việt Nam đã rượt một chiếc Tàu Hải Giám (China Maritime Surveillance – CMS) của Trung Quốc và đã đụng thẳng vào hông phải gần phía đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc. Cuộc rượt đuổi và đụng thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”.

Biển Đông nổi sóng do Mỹ nhồi-nặn
“Sự khác biệt đáng kinh ngạc về điểm móc (decent interval nói theo ngôn từ CIA) trước thời điểm 2010 và sau 2010” (Cập nhật: 12:48 GMT - thứ tư, 31 tháng 8, 2011)
-Trước 2010: Đã khá lâu, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói cuộc gặp diễn ra hôm 11/9/2008 với sự tham gia của Phó trợ lý ngoại trưởng Scot Marciel, Đại sứ Michael Michalak và phía Việt Nam còn có Tướng Tô-Lâm và Đại tá Đào Tâm Châu.
Cũng đã từ lâu Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng phàn-nàn với Thứ trưởng Negroponte rằng Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte. Còn quá sớm, nhưng theo diển tiến trong lịch trình tương lai thì Hoa Kỳ sẽ trở lại Thái Bình Dương vào đầu năm 2010 hay bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 44 cho đúng thời điểm decent interval “Roll-Back”, móc thời gian sau cùng của lộ trình Eurasia 2010-2020, mười năm trù dập Trung Quốc.

Lý do gì mà guồng máy Mafia Nguyễn Tấn Dủng không phải có lời phiền trách Hoa Kỳ khi không có một công ước pháp lý nào dính dấp sự bảo trợ Việt Nam như Philippine mà Mỹ có những điều khoản giao ước trước đó? Nhưng trớ trêu thay trước khi mản nhiệm kỳ TT Bush lại muốn đồng đều o-bế cả Phi và VN về chủ quyền Biển Đông bằng cách mặt đối mặt tại Washington vời lời bảo đảm cam kết chủ quyền cho Phi cũng như Việt Nam là thế nào? Phi thì Okay rồi, còn VN lý do trịch thượng chính là Hoa Kỳ cần VN phải nài nỉ với Hoa Kỳ là để danh chính ngôn thuận được thỉnh cầu cứu xét những sự kiện nêu trên) Như sửa đổi nhẹ nhàng thễ chế, thể hiện qua nhân quyền là “diện” và kinh tế là “điểm” không có tắm máu, để Hoa Kỳ cứu xét cắt bỏ lịnh bán vũ khí sát thương càng sớm càng có lợi cho VN.

Phần tóm lược cuộc gặp, thông điệp viết: Thứ trưởng công an, tướng Hưởng bày tỏ quan điểm của ông về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và than phiền về việc thiếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quan điểm của Việt Nam, thì sau 2010 đã đổi khác thấy rõ; thí dụ VN không chịu vì bị áp lực của TQ thì Hoa Kỳ nhứt quyết giành lại VN từ tay TQ về phía Mỹ một cách keo-sơn vì điều dễ hiểu đó cũng vì quyền lợi sống còn của Mỹ trong vấn đề độc quyền nắm chặc vòi xăng từ Trung Ðông qua tới Ðông Nam Á, nơi có lượng dầu khí đáng kể như hiện nay.
Phần sau của bức điện nói: "Tướng Hưởng thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực. Theo tôi nghi, Tướng Hưởng đòi hỏi quá sớm nhưng đối với Hoa Kỳ phải tuần tự đi theo từng bước theo lộ-đồ Eurasia bắt từ giai đoạn Roll-back 2010 sau khi di tản chiến lược về Hawai 1973 bời hiệp định Hoà Bình Paris (Paris Talks)

"Tướng Hưởng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông." Ðó nó cũng nằm trong lăng kính của Permanent Government trong thế chiến lược toàn cầu. Tướng Hưởng cũng nói với phía Hoa Kỳ ông hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận kỹ ở đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ trong tháng 10 năm đó; nhưng còn quá sớm mà đối với Mỹ là phải đợi đến thời điểm TOT Mỹ mới chịu ra tay.

Quan chức phát biểu theo diễn tiến sách lược của Mỹ đã vạch sẳn.
Trước lời phàn nàn của Tướng Hưởng về chuyện Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông, điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Thứ trưởng Negroponte nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ "có ủng hộ quyền kinh doanh chính đáng của các công ty Hoa Kỳ ở Việt Nam". (Ðây là điều kiện mà Hoa Kỳ áp lực Hà Nội bắt nhốt một số luật sư hầu tạo uy tín cho họ có một Résume thật tốt để soạn thảo ra pháp lịnh đứng đắn hầu doanh nhân Mỹ sẽ đầu tư một số vốn khổng lồ vào VN với sự bảo đảm chắc chắn, tư bản Mỷ không thể yên tâm đầu tư vào một nước không có bảo đảm về pháp chế) Dù rằng Nguyển Tấn Dũng không muốn nhốt đứa con của một công thần đối với tổ quốc làm sứt mẻ trầm trọng tình cảm giữa các đảng viên với nhau; còn như người mà Bộ chính trị ngứa gan muốn bắt nhốt là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhưng Hoa Kỳ buộc phải thả ra ngay và dĩ nhiên công cụ của Mỹ là Nguyễn Tấn Dũng phải thi hành, đối với Dủng là không coi trọng Tổng Bí Thư mà Dũng mới thật sự là người nắm giữ guồng máy chính trị có sự đứng sau lưng của Nga và Mỹ.

Sau nầy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và các Thượng Nghĩ sỹ Hoa Kỳ trong những tháng qua có vẻ mạnh bạo hơn trong những tuyên bố của họ về vùng Biển mà quốc tế gọi là Biển Nam Trung Hoa bằng câu ngắn gọn “Việt Nam và Mỹ ai cần ai?”
Tướng Nguyễn Chí Vịnh “cò-mồi” của ai?
"Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng" Trong khi đó bản thân các quan chức cao cấp của Việt Nam lại đưa ra những tuyên bố khác nhau, tùy lúc về vùng biển này. Mới đây nhất Trung Tướng quân đội Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố thay cho Bắc Kinh rằng "Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam" Còn trên Biển Đông Trung Quốc đã chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa năm 1974 và đảo đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa năm 1988.

Tướng Vịnh cũng nói sau chuyến thăm tới Bắc Kinh mới đây:
"Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển" (Tướng Vịnh cò mồi xoa dịu vuốt ve TQ).

Dù câu nói của tướng Vịnh về sự hợp tác với Trung Quốc là câu nói chủ yếu có điều kiện, thời điểm phát biểu đã khiến nó thành chủ đề thu hút sự quan tâm của bạn đọc các trang mạng trong và ngoài nước, kể cả BBC Tiếng Việt.

Một cuộc thăm dò cho thấy phần đông người được hỏi không ủng hộ cách nói của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (tướng Vịnh xứng đáng đóng vai trò tam-trùng “triple-cross” rất khôn khéo vì nếu xẩy ra chiến tranh VN sẽ là chiến địa tàn khốc nhứt). Hơn 80 người cho rằng phát biểu của tướng Vịnh là "mơ hồ và khó hiểu" trong khi chỉ có 20 người cho rằng ông phát biểu "mạnh mẽ và tỏ rõ ý chí bảo vệ chủ quyền cho đất nước".

Được biết sau nhiều tháng không có động thái gì, Trung Quốc và Việt Nam hẹn họp tại Hà Nội có thể từ 5 đến 9 tháng 9 này về biển đảo trong vòng đàm phán thứ 5 do Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc chủ trì. Chúng ta hảy chờ xem rồi cũng chẳng đi đến đâu nếu không có Mỹ tham dự; Ðiều dễ hiểu mặt giáp mặt chỉ có hai người TQ sẽ áp-đặt VN để cho TQ đóng cọc giàn khoan tối tân 3000 thước khoan sâu dưới thềm lục địa thuộc vùng kinh tế VN với giá mà VN không thể nào chê được, nhưng chắc chắn Mỹ sẽ không cho phép VN làm việc nầy sau lưng Mỹ, vì đụng chạm đến quyền lợi sống còn của Mỹ là “độc quyền nắm vòi xăng”, mà phải trải qua các biến cố xung đột do Mỹ dựng lên như diển tiến dưới đây:

Nói về vụ đụng tàu Trung Quốc
(Cập nhật: 10:10 GMT - thứ năm, 1 tháng 9, 2011)
Tàu TQ và Ấn Độ đụng nhau ngoài khơi VN, Hoa Kỳ ngầm ý Ấn Ðộ sẽ bảo vệ Việt Nam chống Trung Quốc để chiếm ngôi thứ 2 như lời nói ẩn ý của Mỹ. Đó là đề tài của một bài viết đăng trên báo Pravda của Nga. Bài báo viết rằng Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Và trong tương lai gần, các tàu chiến Ấn Độ sẽ tiến vào vùng Biển Đông để yểm trợ tinh thần cho VN theo sự đề nghị của Hoa Kỳ.

Bài báo nói rằng hồi cuối tháng Sáu, đã có tường trình từ New Dehli rằng hải quân Ấn Độ đã có ý định thiết lập một sự hiện diện quân sự trong vùng biển Đông. Trích dẫn một nguồn tin chính thức của nhà nước Ấn Độ, thì sự hiện diện này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ đóng một vai trò nổi bật hơn tại Đông Nam Á, khu vực có các tuyến hàng hải thương mại có tầm quan trọng chiến lược. Ðây cũng nằm trong kế hoạch bao vây TQ, Ấn Độ là một trong các nước lớn nhất cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực, giữa lúc Bắc Kinh đang tìm cách nới rộng vùng ảnh hưởng của mình trong vùng này.

Việt Nam và Ấn Độ gần đây đang tăng cường hợp tác hải quân (Trong lăng kính của Permanent Government cho Eurasia-II là bắt đầu 2020 Ấn độ sẽ chiếm ngôi vị thứ 2 từ tay TQ).
Tin cho hay tàu chiến Trung Quốc đã chặn đường tàu hải quân Ấn Độ khi tàu này rời Việt Nam sau chuyến thăm hồi tháng Bảy. Thời báo Tài chính (Financial Times) có trụ sở ở London, cho hay một tàu chiến không rõ số hiệu của Trung Quốc đã ra tín hiệu đòi chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ phải trình báo danh tính và giải trình lý do có mặt trong vùng biển quốc tế, không lâu sau khi tàu này hoàn tất chuyến thăm Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc và Ấn Độ chạm trán nhau như vậy tại Biển Đông.
Sự việc gợi nhớ vụ tàu Impeccable của Hoa Kỳ năm 2009, khi Washington cáo buộc Bắc Kinh đã gây hấn tàu thăm dò Mỹ cũng trong vùng Biển Đông. Thời báo Tài chính nói rằng sự việc vừa phát lộ đã khẳng định lại thái độ ngày càng mạnh bạo của hải quân Trung Quốc và đã khiến quan chức quốc phòng cả của Ấn Độ và Việt Nam tức giận. Báo này dẫn lời một quan chức Ấn Độ nói: "Bất cứ nền hải quân nào trên thế giới cũng có toàn quyền được đi qua hải phận quốc tế. Nước nào tự nhận quyền sở hữu hoặc ngăn cản tàu bè của nước khác đi qua đều là không thể chấp nhận được". Không phải Biển riêng của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu INS Airavat đã thăm Việt Nam từ 19/7-22/7, nhưng nói không có tin về sự việc kể trên. Tuy nhiên, giới ngoại giao ở Hà Nội nói với phóng viên của Thời báo Tài chính rằng Việt Nam bực tức vì hành động mà họ coi là "chủ ý khiêu khích" từ phía Trung Quốc. Được biết tàu INS Airavat đã thăm Nha Trang và Hải Phòng, sau khi tham dự Triển lãm Quốc phòng Bridex 2011 ở Brunei hồi đầu tháng Bảy. "Bất cứ nền hải quân nào trên thế giới cũng có toàn quyền được đi qua hải phận quốc tế; Nước nào tự nhận quyền sở hữu hoặc ngăn cản tàu bè của nước khác đi qua đều là không thể chấp nhận được".

Một quan chức Ấn Độ. Hãng tin Pháp AFP dẫn lời một nguồn tin có hiểu biết về sự kiện nói rằng hiện vẫn chưa rõ nó xảy ra cách xa bờ biển của Việt Nam bao nhiêu. Nguồn tin dấu tên này nói: "Đây là cách tiếp cận đặc trưng của Trung Quốc". Theo người này, việc chặn tàu nước ngoài là cử chỉ tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Tuy có tới sáu quốc gia cùng tham gia tranh chấp tại đây, Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền rộng lớn nhất, chiếm 80% diện tích Biển Đông. Hoa Kỳ đã nhiều lần phản đối việc sách nhiễu và gây hấn đối với các tàu bè qua lại vùng biển giàu tài nguyên này, nói rằng bảo đảm tự do lưu thông hàng hải là "lợi ích quốc gia" của Mỹ.
Ngoài chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ, giới phân tích Trung Quốc cũng cho rằng Việt Nam đang tích cực lôi kéo Ấn Độ tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông. (TQ không hiểu đây là âm mưu của Mỹ chớ sao lại VN)
Một chương trình mới đây của Truyền-hình Trung Quốc CCTV nói Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, từng mời Ấn Độ lập cơ sở thường xuyên tại Nha Trang là nằm trong kế hoạch của Mỹ để lần lần đưa Ấn Độ cùng Việt Nam thống lãnh vùng biển Nam Trung Hoa, và lên ngôi vị thứ 2 thế TQ vào năm 2020.

KQ: Trương Văn Vinh

vinhtruong
03-13-2013, 05:08 PM
Hồi còn nhỏ đi xem phim chưa có phụ đề Việt ngữ nên tôi phải xem cái program trước để theo dõi chuyện phim mới kịp. Vì thế nếu bạn xem kịch bản 44 bài "Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020" thì chuyện Biển Đông và Việt Nam ra sao sẽ biết liền: Miến Điện phải đổi chiều và Việt Nam sẽ phải là nước không CS để hội nhập với Khối thị trường chung Asian có các nước tây phương và Mỹ là ông Trùm cùng ngồi chung một thuyền, và là Khối Liên Minh quân sự (sẽ đặt tên sau) như một NATO thay vì Tây-âu thì Đông Nam Á, nằm chàng ràng canh giữ hai bên hông Châu Á. Theo kịch bản mà Secret Society âm mưu là COC/LHQ sẽ quyết định thềm lục địa cho mỗi nước 200 hải lý. Các nước nhỏ vì không có kỹ thuật phải cho thuê mướn vì nhu cầu đòi hỏi xăng nhớt cho thế giới, riêng TQ với công nhân rẻ mạt sẽ khai thác cho giá thành rẻ và trùm Mỹ độc quyền mua và bán sản phẩm bằng dollar Xanh, hay nói cách khác nước nào cũng mua xăng đắt giá hơn Mỹ, bằng công thức, Hoàng Sa: VN làm chủ, TQ khai thác, Mỹ bán sản phẩm bằng dollar Xanh.

Năm 1970, sau khi Harriman ép quốc hội cho ra tu chánh án "Cooper-Church" cấm không cho tổng thống Nixon được vi phạm hiến quyền của Quốc hội là "Power Act" (quyền khai chiến) như TT Nixon đem quân xâm lược Cambodia. Nhưng bên trong, Harriman cho rằng hành quân lui binh được an toàn là tấn kích trước là phương thức rút lui ít trở ngại nhứt. Thế là 1975 Harriman và Bush cho quân đội mở cuộc hành quân "Eagle-pull" để rút về PACOM tại Haiwaìi. Đó là áp dụng theo nguyên tắc làm ăn của một hãng xưởng, khi thầu xong một công trình phải ngừng lại nghỉ một thời gian để đếm tiền lời bao nhiêu? Lúc nầy cho công nhân mới tuyển nghỉ để không phải trả insurance. Như cho Hà Nội thắng để khỏi phải tốn tiền viện trợ, mặc kệ cho toàn quốc ăn Bo Bo trong khi Mỹ save money mà còn xúi phe quân nhân TQ hù doạ để mua vũ khí Mỹ, như Philippine, Đài Loan, Indonesia .... ngoài ra CIA còn xúi người dân Philippines đòi 2 căn cứ Clark-Field và Subic Bay để Mỹ trả lại cho Phi cũng save ít money bảo quản. Mỹ yên trí sẽ xúi TQ hù doạ thì khi Mỹ trở lại trong sự chờ mong của Phi theo như lịch trình "roll back 2010", còn VN cũng để họ năn nỉ Mỹ xử dụng lại căn cứ Cam Ranh, không thì Mỹ chở vũ khí cho VN cặp cảng Subic Bay để VN đem tàu qua đó chuyển về?

Vì thế Kế hoạch trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bắt đầu 2010 nó nằm trong lịch trình Eurasian, 10 năm trù dập TQ (2010-2020) nên đã chính thức Secret Society tạo căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, bởi vì vệ tinh tình-báo là con mắt theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những đội hình tác chiến dưới mặt đất. Đồng thời, lợi hại nhất là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn. Tất cả đều ở trên trời. Nếu hai phương tiện chiến tranh nầy bị tê liệt, thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng.

Vũ khí Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới, cộng thêm kinh nghiệm xử dụng vũ khí tác chiến, không ai theo kịp Mỹ, nhưng mức độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc làm cho Hoa Kỳ lo ngại, nhưng nó đã nằm trong chương lịch chia TQ thành 5 thành 7, nhưng chiến lược gia kiêm kiến trúc-sư chiến tranh lạnh Averell Harriman đã chết 1986, George H W Bush lên ngôi thì định chơi con đường giải quyết khác: "không giải quyết trên chiến trường mà trên thương trường"

Lợi thế của Trung Quốc hiện nay là họ không bỏ ra những số tiền khổng lồ để làm nghiên cứu, chỉ nhờ vào tài ăn cắp rồi cải tiến, tuy lẹt đẹt phía sau nhưng thật sự là một đe dọa, không những cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, mà còn đe dọa cho cả nhân loại nữa, vì tham vọng bành trướng bá quyền ngàn năm của Hán tộc. Harriman đã biết điều đó nên quyết định như trên, vì không thể chờ đến khi TQ đủ lông đủ cánh, móng vuốt đại bàn nhọn bén như Hoa Kỳ thì đã trễ. Khi đã đủ mạnh, TQ buộc phải lịch sự mời Hoa Kỳ giao chiến như đời trung cổ chuyện tàu, trước khi đánh đấm phải nói qua lại đôi lời trước khi giao đấu vì lẽ dân Tàu không chết hết mà từ Phi Châu rồi từ các China Town sẽ hội nhập thành nước Tàu đông nhứt và như vậy thì Tàu thống lãnh thế giới? Đó là lý do chương lịch Eurasian 10 năm sau cùng phải chia 5 xẻ 7 TQ là vậy. Liên Xô quá khó gai gốc lổm chổm như vỏ trái Sầu Riêng mà Hoa Kỳ còn tét vỏ ra được, huống hồ gì đối với các múi TQ thì hẩu xực lúc nào lại chẳng được?

Trung Cộng đã tăng ngân sách quốc phòng từ 91 tỷ Euro của năm 2010, lên gấp đôi tới 183 tỷ Euro cho năm 2015, và năm 2012 chi tiêu 100 tỷ đô la cho quân đội... Hiện tại, cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ rất gay gắt, không những trên mặt đất, mà còn ở ngoài không gian nữa. Cựu Bộ trưởng QP/HK, mà cũng là cựu trùm CIA, ông Robert Gates cho rằng cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên lãnh vực an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ bên ngoài bầu khí quyển, tức là vũ trụ, bởi vì, hệ thống dẫn đường cho các hoả tiễn và hệ thống thông tin liên lạc, được điều khiển từ hệ thống định vị toàn cầu. Hiện tại, Trung Quốc đang xử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ là GPS (Global Positioning System-GPS). Khi hệ thống GPS bị khóa hay ngừng hoạt động, thì tất cả các hoả tiễn được dẫn đường bằng GPS sẽ trở thành vô dụng. Nên nhớ Hoa Kỳ thừa khả năng làm tê liệt hệ thống nầy, cho nên chơi TQ ngay bây giờ thì tốt nhứt.


Trung Quốc là vua ăn cắp kỹ thuật quốc phòng với ý đồ làm bá chủ toàn cầu

Trước đây, trong một cuộc điều trần hữu thệ, Giám đốc FBI, Robert Mueller và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, đã báo động trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện HK, về những cuộc tấn công xâm nhập quy mô và gia tăng các binh đoàn tin tặc (Hacker), vào hệ thống các máy tính của các ngành công nghệ HK, mục đích đánh cắp và đánh phá tài liệu. Công ty an ninh máy tính Symantec thông báo một loạt Virus gọi là Sykipot, phát xuất từ Trung Quốc, đã phát tán, mục đích xâm nhập vào các công nghệ quốc phòng HK. Năm 2009, đã có hơn 30 công ty HK, từ Yahoo, Adobe, Rackspace đến Northrop Grumman… bị tấn công trầm trọng. Đó là mục đích đánh cắp kỹ thuật, bí mật khoa học, và an ninh quốc phòng HK. Trung Quốc đang tìm kiếm những bí mật về kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và tàu chiến, bí mật hỏa tiễn và nhất là bí mật về phi cơ liên hành tinh (vũ trụ) không người lái, độc nhất vô nhị của HK, đó là chiếc X-37B. Phản gián HK và Ấn Độ gài bẫy để theo dõi hành tung của Virus, đã khám phá ra sào huyệt của tin tặc, thuộc cấp quốc gia là Trung Quốc. Không những ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế của HK, mà TQ còn ăn cắp kỹ thuật của châu Âu. Ngoài ra, TQ còn ăn cắp công khai quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Tây phương nữa. Nga còn chạy mặt Trung Quốc về nghề ăn cắp thô bạo từ lâu. Mới đây, hôm thứ thứ ba 6-3-2012, Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 48 phi cơ tiêm kích (không chiến) Sukhoi với số tiền là 4 tỷ đô la, nhưng với điều kiện là nước nầy không được sao chép, ăn cắp mẫu của Nga. Nga nhất định phải đưa điều kiện ràng buộc nầy vào hợp đồng: “Cấm Trung quộc sao chép máy bay nầy, rồi sau đó sản xuất đem bán cho nước thứ ba". Trung Quốc từ chối điều nầy xác nhận ý đồ bất chánh của họ.

Tờ Kommersant đã công khai tố cáo Trung Quốc, đã từng sao chép, ăn cắp nhiều kiểu máy bay của Nga như Su-27, Su-30 và MiG-29. Bị tố cáo trước thế giới là phường ăn cắp, vậy sỉ khí và danh dự dân tộc ở đâu? Thật là vô liêm sỉ.

Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế đặt tại Stockholm, Sipri, đã nhấn mạnh, “Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc chiếm lĩnh công nghệ nước khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ khí của họ”.

Trung Quốc muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào không gian của Hoa Kỳ. Hiện nay, hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Quốc còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ. Bộ QP/HK đang điều hành và kiểm soát hệ thống GPS nầy. Trong trường hợp căng thẳng giữa hai bên, Ngũ Giác Đài có thể không cho TQ xử dụng hệ thống nầy, bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ xem như vô dụng. Hoa Kỳ tại sao không dứt nọc sớm hơn?

Sự lợi hại của hệ thống định vị toàn cầu được thể hiện trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, năm 1991, hệ thống dẫn đường các hỏa tiễn đã đánh trúng mục tiêu một cách rất chính xác, sai số từ 1 đến 3m. Các ký giả ngoại quốc ở khách sạn không xa mục tiêu có thể thấy rõ hỏa tiễn phóng thẳng vào một chỗ, cho nên họ an tâm quan sát. Hệ thống GPS còn cung cấp một băng tần tín hiệu rộng rãi, do phủ sóng toàn cầu, nên việc giao thông liên lạc giữa các quốc gia trong liên quân rất dễ dàng. Kế đó, Trung Quốc lại bị một cú sốc, là không thể xác định được vị trí của hai nhóm hàng không mẫu hạm mà HK đã điều động đến để bảo vệ Đài Loan, cũng thuộc vùng biển của Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc đã bắn hỏa tiễn vào vùng biển Đài Loan và thực hiện những cuộc tập trận đổ bộ, trước cuộc bầu cử tổng thống 3 ngày, để đe dọa người dân Đài Loan, là không được bầu cho ứng cử viên Lý Đăng Huy, vì nghĩ rằng, khi đắc cử tổng thống, ông Huy có thể sẽ tuyên bố Độc lập cho đảo Đài Loan. Nhưng TQ thất bại, vì người dân Đài Loan tin tưởng vào sự bảo vệ của HK, nên Lý Đăng Huy đắc cử tổng thống với đa số phiếu. Vì muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống GPS của HK, nên suốt 15 năm qua, TQ nỗ lực xây dựng riêng cho mình một hệ thống định vị vệ tinh, có tên là Bắc Đẩu (BeiDou).

Khi làm chủ được hệ thống, TQ có thể xác định được vị trí, mục tiêu, toạ độ thì mới ngăn chặn tàu chiến HK đi vào vùng biển của họ hoặc vùng biển đang tranh chấp như biển Đông chẳng hạn. Đồng thời, TQ cũng có thể xử dụng phi cơ không người lái trong tình trạng căng thẳng với HK.


Hệ thống định vị Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System)

Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Quốc khẳng định rằng, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nổ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài. Bắc Đẩu sẽ cung cấp dịch vụ dẫn đường trong khu vực nước Trung Hoa trong năm 2012 và trên toàn cầu vào năm 2020.

Bắc Đẩu 1
Bắc Đẩu 1, gồm 3 vệ tinh phủ sóng địa phương, trên khu vực nước Tàu, được xử dụng vào ngày 27-12-2011.

Bắc Đẩu 2
Hệ thống Bắc Đẩu 2, còn gọi là Compass. Là hệ thống định vị toàn cầu với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25m và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m. Trung Quốc dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150km. Như vậy, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu. Các khoa học gia Trung Quốc cho biết, từ năm 2011 đến 2015, họ sẽ có 100 vụ phóng để đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ. Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.

Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu. Hệ thống do Bộ QP/HK thiết kế, xây dựng, điều khiển và quản lý. Trong cùng một thời điểm, 3 vệ tinh trong hệ thống, cùng xác định tọa độ của bất cứ một điểm nào trên mặt quả đất nầy, rồi truyền tín hiệu xuống các trạm thu nhận dưới đất. Kể từ năm 1980, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới, không kể quốc tịch, được xử dụng miễn phí một số công dụng của GPS. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, 24 giờ trong một ngày. Sự hoạt động của GPS24 vệ tinh bay vòng quanh trái đất 2 lần trong một ngày, theo một đường đi (quỹ đạo) được điều khiển một cách rất chính xác. 3 vệ tinh trong hệ thống cùng phát tín hiệu về một tọa độ xuống mặt đất, được các máy thu tiếp nhận, với độ sai biệt từ 1 đến 3m. Ba thành phần của hệ thống GPS 1. Phần không gian 2. Phần kiểm soát 3. Phần xử dụng Không Quân Hoa Kỳ phụ trách làm phát triển, điều hành và bảo trì 2 thành phần, là không gian và kiểm soát. Từ quỹ đạo cách mặt đất 20,200km, các vệ tinh truyền tín hiệu từ vũ trụ xuống mặt địa cầu, được các máy thu tín hiệu GPS, làm những con toán vô cùng phức tạp, để xác định vị trí không gian 3 chiều: kinh độ, vĩ độ và chiều cao vào thời điểm đó. Những tính toán phức tạp về trạng thái thời tiết của bầu khí quyển, có tác động vào tốc độ của tín hiệu, như độ ẩm, giông bão, các lớp mây…

Bầu khí quyển, nói chung là bầu không khí bao trùm quả đất, gồm nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước, được giữ lại bởi sức hút của trái đất. Độ cao 120km được coi là ranh giới giữa bầu khí quyễn và khoảng không vũ trụ bên ngoài. Phần không gian của hệ thống GPS24 vệ tinh nằm trên một quỹ đạo, xoay chung quanh trái đất. Chúng được điều khiển luôn luôn cách mặt đất 20,200km. Sự chuyển động rất ổn định và quay 2 vòng trái đất trong 24 giờ, với tốc độ 7,000 miles/giờ. Các vệ tinh được sắp xếp làm sao cho những máy thu dưới đất, luôn luôn nhìn thấy 4 vệ tinh ở bất cứ ở một thời điểm nào. Vệ tinh hoạt động được, nhờ năng lượng mặt trời và những nguồn pin, accu chứa điện khi không có ánh sáng mặt trời, tức là lúc gọi là ban đêm.

vinhtruong
03-16-2013, 11:39 PM
Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vừa được giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988. Tài liệu đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung đột tại Trường Sa vào đầu năm (tháng 3/1988) và bất đồng giữa hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai. CIA cho rằng xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988. "Bắc Kinh đang kiểm soát chặt quân của mình để ngăn chặn đụng độ, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng căn cứ trên đảo Chữ thập và năm đảo đá khác, hoạt động hải quân của Trung Quốc đã lắng xuống."

Cơ quan tình báo Mỹ nhận xét rằng cuộc chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi. "Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách tự mô tả mình như nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các tiền đồn ở Trường Sa và chiếm thêm một số bãi đá." CIA cho rằng Việt Nam chắc sẽ giữ chiến lược phòng vệ ở Trường Sa là chính, nhưng cũng không loại trừ khả năng Việt Nam có thể tấn công tàu hay căn cứ của Trung Quốc nếu như Trung Quốc tiếp tục có hành động khiêu khích ở Trường Sa. Làm sao chúng ta hiểu nổi những biến cố nầy có bàn tay lông lá nhúng vào cũng như hồi chiến tranh VN, VNCH cũng là Mỹ, MTGPMN cũng là Mỹ mà ngay đến CSVN cũng là Mỹ?

Vấn đề song phương

Theo tình báo Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã hết sức thành công trong việc giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của các hoạt động ở Trường Sa bằng cách nói đây chỉ là vấn đề giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. "Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm đó [1988] vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế mà cũng là gợi ý của Mỹ đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."
"Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng việc chiếm các đảo đá ngầm tại Trường Sa c ũng do Mỹ xúi sau 1975, và đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này."
CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines, Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác. Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình.

"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm ấy vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."
Bản báo cáo nói quá trình triển khai "chưa từng thấy" của Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi từ cái ao nhà chật hẹp. Chiến dịch sáu tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển. "Hạm đội Nam Hải tỏ ra là có tính chiến đấu cao nhất trong hải quân Trung Quốc," CIA nhận xét.

Khả năng đụng độ

CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa như ý kiến CIA chưa đúng thời điểm vì còn quá sớm, "Bắc Kinh có lẽ cũng tin rằng Việt Nam sẽ không tổ chức tấn công các tiền đồn của Trung Quốc vì phải chuyển sang củng cố các cơ sở của chính mình trên các đảo đã chiếm được." Cơ quan tình báo Mỹ nói phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được vì Mỹ thúc đít VN phải làm như vậy
Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến, mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines. "Chúng tôi cho rằng, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự." Tuy nhiên, theo tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay trong tuần ra biển...

"Theo nhận định của tôi, Việt Nam vẫn quá yếu so với hải quân mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn của Trung Quốc, nên sẽ khó khăn trong việc bảo vệ các tiền đồn của mình nếu xảy ra xung đột." Bởi vậy, theo CIA, việc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự của Việt Nam nhằm phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào và đợi một thời điểm tốt đẹp cũng do Mỹ chủ đạo khi chia TQ ra 5 xẽ 7 thì đánh chiếm luôn thể
Trong khi Mỹ cho rằng một thỏa thuận giữa hai bên là khó đạt được, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển, và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao. CIA nhận định rằng Hà Nội tỏ ra lạc quan thái quá về giải pháp ngoại giao.
"Chúng tôi cho rằng, ngược lại, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự." Và đây là giai đoạn dính vào Philippines có nghĩa dính vào sự cam kết của Mỹ và các nước khác như hồi Đệ-2 thế chiến, Mỹ sẽ nhảy vào có lợi việc trắc nghiệm được vũ khí "trọng tài" và coi đó như là bửu bối để bảo vệ an toàn thế giới mới "The New World Order"
"Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao." Tình báo Mỹ cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa. Lúc đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử khi vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc thì bắt buộc VN phải cầu cứu Mỹ trúng kế Secrets of the Tomb/Skull & Bones, như đã chứng minh trước khi con Ma Bonesman Bush-Con mản nhiệm kỳ tổng thống, có mời hai lãnh tụ Phi và VN qua Washington dặn dò cẩn thận đừng sợ TQ rung cây nhát khỉ.
Còn "Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở Trường Sa." Vì giữa 2 người bạn xưa, TQ nhiều dân hơn cho nên LX phải lưỡng lự chờ thời!

vinhtruong
03-18-2013, 10:39 PM
Thế nên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Washington muốn hợp tác với Brunei, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, về vấn đề Biển Đông. Phát biểu hôm thứ hai trong lúc tiếp kiến Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng “Chúng tôi rất muốn làm việc với Brunei về các vấn đề liên quan tới Biển Đông và các vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu.”
Ông Kerry nói thêm rằng nhà lãnh đạo Brunei “đang đảm nhận một công việc quan trọng với tư cách chủ tịch hội nghị ASEAN trong năm nay.”
Theo lịch trình đã được ấn định, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tiếp kiến Quốc vương Bolkiah tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ ba, trong lúc Brunei đang chuẩn bị để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN vào tháng 10.
Một thông cáo do Tòa Bạch Ốc công bố hồi tuần trước nói rằng “Chuyến viếng thăm của Quốc vương Brunei nêu bật sự kiện là Tổng thống Obama chú trọng rất nhiều đến tầm quan trọng chiến lược của khu vực Á châu Thái bình dương và mong muốn chủ động giao tiếp với các bạn bè và đối tác trong khu vực.” Vì nó nằm trong lịch trình "roll-back" của Secret Society
Cũng trong ngày thứ hai, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon tái khẳng định vị trí trung lập của Washington đối với các vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Nam Trung Hoa.
Trong bài diễn thuyết tại Hội Á châu ở New York về chính sách Á châu của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai, ông Donilon nói rằng Washington không có đòi hỏi chủ quyền và không có lập trường đối với tuyên bố chủ quyền của các nước khác ở Đông Á và không nghiêng về bên nào trong các vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng sự cưỡng ép hoặc sức mạnh để xúc tiến đòi hỏi chủ quyền của mình.
Ông Donilon nói thêm rằng chỉ có những nỗ lực hòa bình, hợp tác và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, mới có thể mang là những giải pháp lâu bền, phục vụ cho quyền lợi của các nước đòi chủ quyền và tất cả các nước trong khu vực vô cùng quan trọng này.

Cố Vấn An Ninh Hoa Kỳ, Tom Donilon tuyên bố như trên: Chỉ có những nỗ lực hoà bình, hợp tác ngoại giao quốc tế, phù hợp vơi luật pháp quốc tế mới có thể đem lại những giải pháp lâu bền trong vùng tranh chấp Biển Đông. VN đang có Ông Lê Lương Minh hiện là Tổng Thơ Ký của Asean và vào tháng 10/2013 sẽ có cuộc họp thượng đỉnh giưã Asean - Hoa Kỳ, chúng tôi rất thú vị lắng nghe tiếng nói của Ông Lê Lương Minh và hãnh diện VN chúng ta sẽ cho Hoa Kỳ hiểu rằng: Các quốc gia Asean sẽ đoàn kết chống lại sự cưỡng ép và sự dùng sức mạnh của Trung Quốc . Tổ Quốc VN đã độc lập gần 38 năm, một thời gian dài quê hương có thanh bình và sẽ luôn luôn có thanh bình. Chiến lược của Mỹ rất rõ họ chỉ chính thức thiết lập quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các nước có nền dân chủ tự do được thiết lập. Đó là lý do tại sao VN là con Ó-Con do Secrets of the Tomb nhào nặn ra là Mafia toàn trị từ năm thành lập xa lộ Harriman (đường 559, có nghĩa móc thời gian tháng 5, 1959) Trục ma quỷ KGB/CIA đưa Lê Đức Thọ thế Hồ Chí Minh, có nghĩa 38 năm thống nhứt nhưng chưa có độc lập tự do thật sự. Bây giờ tới thời điểm phải diễn biến thành nước VNCH có độc lập và dân chủ thật sự, nên trung úy phản chiến John Kerry đã đem lại sự thống nhứt cho Hà Nội tại thủ đô Washington DC, bây giờ BTNG Kerry phải đem tự do dân chủ cho Saigon cũng trong tình trạng thống nhứt nhưng có bảo đảm độc lập tự do.
Mỹ muốn cùng Brunei hợp tác về vấn đề Biển Đông là đối sách đúng trong giai đoạn này. Brunei đang nắm chức chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã một lần bán đứng ASEAN cho Trung Cộng rồi, Mỹ tìm đồng minh, Philippine đã là đồng minh chiến lược, để đó không mất đâu được Không còn nghi ngờ gì nữa, ngoại trưởng Hoa Kỳ ông John Kerry đại biểu cho chính phủ Hoa Kỳ thực hiện hành trình ngoại giao xuyên tâm chấn thế giới, khẳng định như đinh đóng cột câu trả lời của Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là số 1 thế giới, quản trị mọi chuyện, mọi vấn đề của thế giới ngay tại những điểm "tâm chấn", và hình như họ không muốn ai là trở lực của họ!

Vấn đề Biển Đông ngày một biến dạng vượt khỏi những dự đoán của giới quan sát quốc tế.
Tuy nhiên điều Việt Nam cần hiện nay vẫn là sự chuẩn bị tất cả mọi phương tiện nhằm đối phó với Trung Quốc trong lúc nước này đã và đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách lộ liễu.
Trong bối cảnh này, chúng ta nên tìm hiểu qua thực hiện loạt bài trên báo chí và lấy ý kiến của những chuyên gia về Biển Đông, các Luật gia, nhà báo cũng như các vị đại sứ từng hiểu biết sâu sắc vấn đề nhằm tìm ra một câu trả lời tương đối thỏa đáng có thể giải quyết bài toán hóc búa này.
Mười sáu chữ vàng, nội dung của nó tức là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đó là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, mà cũng là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, tức là nhân dân Việt Nam làm cho nhân dân Trung Quốc thấy rằng đó là nguyện vọng chung. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dựa câu nầy mà ngăn ngừa sự bộc phát đụng độ quân sự giữa TQ VN theo ý của Mỹ
Tuy rằng tướng Vịnh thừa hiểu những người cầm quyền Trung Quốc bịp bợm, họ nói một đàng để mà ru ngủ, lợi dụng, thao túng những người cầm quyền Việt Nam, mà nhân dân hai nước thì chắc chắn thật sự mong muốn điều đó. Những người Việt Nam chân chính kêu gọi nhân dân Trung Quốc buộc nhà cầm quyền của họ thực hiện cái nguyện vọng đó của hai dân tộc.
Để thực hiện những điều mà TQ nói như nêu trên thì bằng cách nào? Vì Việt Nam so với Trung Quốc rất yếu kém về nhiều mặt, từ kinh tế, quân sự cho tới sự đoàn kết trong và ngoài nước như hiện nay? Nhưng có ai hiểu được trong lăng kính Secret Society, chính quyền Mỹ không bao giờ tha thứ nếu TQ đụng đến con " Ó-Con" phải giữ chặt giếng dầu lớn nhứt mà EXXON đang khai thác tại Biển Đông.
Mặc dầu nội lực của VN yếu hơn nhưng mà thế của VN là thế mềm dẽo ví có chính nghĩa đối với quốc tế và chắc chắn nằm trong vòng tay của Mỹ vì America first. Bao giờ chính nghĩa nó cũng nhân cái sức mạnh lên gấp bội, thế mà tại sao chúng ta lại không dám đấu tranh với họ để mà thực hiện “mười sáu chữ vàng”?
Những vấn đề lịch sử thì mình phải công khai, thẳng thắn. Ví dụ như phía họ mà họ viết tiểu thuyết, họ đề cao bọn xâm lược 6 tỉnh phía Bắc, đề cao Hứa Thế Hữu tại sao ta không có dám phê phán quyển sách đó là nó phá hoại tình hữu nghị? Những tấm bia lịch sử lên án quân xâm lược ở các tỉnh biên giới phía Bắc thì phải giữ gìn trân trọng, tại sao mình lại đục phá đi? Những ngày lịch sử thì mình cũng phải kỷ niệm đàng hoàng và mình phải có xã luận để nói ai đúng ai sai.
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc hình như không được đồng nhất khi mà một mặt Việt Nam vẫn ca tụng tình hữu nghị giữa hai nước và khái niệm “vì đại cuộc” vẫn được đưa lên hàng đầu trong những văn bản chính thức của hai nước. Tuy nhiên cũng chính Bộ Ngoại giao khi lên tiếng về vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân và tổ chức du lịch Hoàng Sa vừa rồi thì đã nhiều lần dùng từ rất nặng là “phi pháp”. Mà một nước khi đã phi pháp với mình thì làm sao có thể giao hảo được, thưa ông? Chính trị là sự mâu thuẩn chổ đó
Tôi cũng thấy là nó không đồng thuận, nó thể hiện ở nhiều chỗ rất mâu thuẫn. Ví dụ như cái phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát” nó có cái gì là sai sự thật đâu? Nó hoàn toàn nói lên nguyện vọng, nói lên hoàn cảnh cụ thể của những ngư dân Việt Nam bị đày ải, bị hành hạ một cách vô lối, sai luật pháp quốc tế. Thế mà VN lại không dám bênh vực, VN vẫn sợ, VN không dám lên án!
Hoặc khi người dân của mình lên tiếng “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” tại sao mình lại cấm? Cái cách cư xử của guồng máy Mafia, nó làm người trong nước khó hiểu huống gì người ngoài nước! Những lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao vừa rồi nói rất là mạnh mẽ nhưng mà rất là yếu siều, thành ra nó không có sức thuyết phục những người khác đồng cảm.
Hồi đầu tháng 3 hai bên tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc, thế mà một tháng qua đường dây nóng tại sao nó lại không hoạt động trở thành đường giây nguội đầy mâu thuẩn, và hai phái đoàn gặp nhau bằng nụ cười há miệng đưa hai hàm răng khít rịt? Mục đích đặt ra cho nó rất là rõ ràng tức là để tăng cường quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, triển khai cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh để mà duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông. Những điều này đúng với việc mà đường dây nóng được thiết lập, thì tại sao đường dây nóng lại không hoạt động? Hay là nó có hoạt động mà phía bên kia có lý lẽ bào chữa cho cái quyền mà họ làm, nhưng mà VN ta thì coi như việc riêng nên không công bố nội dung đó? Nếu không công bố thì rất là vô lý.
Theo tôi, phía bên kia lý giải của họ như thế nào thì phía VN cứ công khai ra, tức là mình cũng tỏ ra rất bình đẳng, rất là tôn trọng người ta, để cho nhân dân trong nước mình với nhân dân thế giới cùng nghe, ai phải ai trái, tại sao mình không làm cái đó? Nếu làm được như vậy thì tôi nghĩ rằng bên phía Trung Quốc họ cũng thấy là họ đuối lý, bởi vì cái lý họ đâu có! Họ chỉ nói ngang rằng Hoàng Sa là của họ, không cần bàn cãi.
Nếu bên phía VN tiếp tục che giấu thông tin hay nói chính xác hơn là họ không muốn cho dân chúng biết những thông tin mà Trung Quốc đối với Việt Nam thì người dân có đồng thuận hay không? Và trong thời gian qua việc che giấu thông tin này đã có những kết quả nào thấy được, xấu hay tốt? Người Việt Nam trải qua lịch sử lâu dài rất nhạy cảm với họa ngoại xâm. Mọi động thái trong bang giao của Mafia VN đều được toàn dân chăm chú, lắng nghe, thẩm định, do đó nếu chúng ta không có một đối sách minh bạch đối với Trung Quốc, ứng phó từng trường hợp. Về lâu dài có những trường hợp bất nhất, nhiều khi nhượng bộ vô nguyên tắc thì tình trạng đó gây nghi hoặc, gây phân tâm trong Nhóm quyền lợi Mafia, trong cán bộ, trong nhân dân. Lẽ ra trước tình thế hiện nay thì mọi việc làm đều phải nhằm đoàn kết được toàn dân tộc, đồng lòng chống lại kẻ thù bên ngoài, nhưng tại sao Mafia không muốn sự đoàn kết nầy? Lẽ ra trước tình thế hiện nay thì mọi việc làm đều phải nhằm đoàn kết được toàn dân tộc, nhất trí chống lại kẻ thù bên ngoài.
Đối với dân Nhóm Mafia thực hành những chuyện rất đáng buồn. Ví dụ như đảng viên Nguyễn Chí Đức đi biểu tình, bị bắt, bị lôi như là súc vật, bị đạp giày lên mặt. Các nhà trí thức, các nhà văn hóa hàng đầu đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn cũng bị xếp một rọ với bọn phản động. Yêu cầu đính chính, xin lỗi cũng không đính chính, không xin lỗi. CIA ngầm muốn cho người dân biết rỏ guồng máy áp bức nầy không phải là đcs chính thống, vì thế nên đảng Mafia Đỏ nầy đàn áp dã man người của đcs như Cù Huy Hà Vủ, Tạ Phong Tần, Nguyễn Chí Đức ... trong khi đảng Việt Tân Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định thì thả, còn bác sĩ Ngụy Nguyễn Đan Quế thì không dám đụng đến? Đâu bạn thử suy luận nhà nước VN hiện nay là ai?
Những buổi tổ chức thuyết trình về Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng bị ngăn cản. Những buổi chiếu phim “Hoàng Sa – Nỗi đau Việt Nam” gần đây thì cũng bị cấm đoán mà không giải thích. Tất cả những chuyện đó gây một hiệu ứng tâm lý rất xấu, phá hoại sức mạnh đoàn kết dân tộc rất nguy hiểm.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những biểu hiện trong cách xử lý của chính quyền cho thấy nhà chức trách Việt Nam có những biểu hiện không tin dân, thậm chí là sợ dân, cho rằng dân có thể bị bọn phản động xúi giục, lôi kéo. Đó là một nhận thức rất lệch lạc, gây tác hại rất lớn nếu như không mau chóng khắc phục được, có nghĩa nhà cầm quyền mất phương hướng như một thủy thủ đem tàu lạc ngoài biển khơi mà không có địa bàn làm sao định hướng!
Phải có thái độ dứt khoát, chúng ta quay trở lại vấn đề đang rối rắm hiện nay: Việt Nam cần làm gì để việc bắt giữ ngư dân Việt Nam của Trung Quốc phải chấm dứt trong khi chờ đợi một giải pháp chung do quốc tế đưa ra sẽ có? Lẽ ra phía VN phải có một văn kiện chính thức của chính quyền Việt Nam nói về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa có đầu có đuôi để làm văn kiện cơ bản. Và phải có mặt trên tất cả các diễn đàn trên thế giới, không phải chỉ ASEAN. Phải đấu tranh với họ về vấn đề chủ quyền của chúng ta trên hai quần đảo này. Như việc họ bắt ngư dân ta cho tới nay vẫn chưa thả tôi nghĩ rằng đã đến lúc mình phải đưa việc này ra trọng tài quốc tế. Mình phải công khai đòi hỏi phía Trung Quốc, nếu mà song phương để đối thoại về chủ quyền Hoàng Sa thì phải có tiếng nói yêu cầu họ trả lời dứt khoát về thiện chí phương pháp song phương. Nếu mà song phương không được, trong thời hạn nào đó – phải có thời hạn – để tiến hành đấu tranh ở đa phương, chớ không thể nói cho qua như là nói không biết đến bao giờ có thời hạn cuối cùng thì không thể được. Một chính quyền không có đoàn kết với dân nên bị TQ lấn lướt vì thiếu căn bản dân chủ, xa rời dân chúng nên bị họ lợi dụng.
Nói tóm lại, VN muốn có thâu hồi chủ quyền biển đảo thì con đường duy nhứt là keo sơn với Mỹ là điều chắc chắn mà theo lộ đồ kết thúc Eurasian Great Game, VN phải chui vào quỹ đạo của Mỹ để được che chở là điều chắc chắn ... và chạy mô cho thoát.

vinhtruong
03-21-2013, 07:03 PM
Kể từ khi Liên Bang Xô-viết sụp đổ vào năm 1991 vì rơi vào "Bửu-bối" thế võ "On the Strongman Side" của Skull and Bones, đó là chiến thắng thứ-1 "Cold-War" của Mỹ với Liên Xô không tốn một viên đạn, còn TQ thì sao? Hiện nay trên góc trời Đông sẽ chiến thắng Trung Quốc bằng không phải "chiến-trường" mà "thương- trường", đồng thời ép buộc TQ phải đổi cờ kể cả VN và Triều Tiên: màu cờ biểu tượng cho dân tộc hay nói cách khác không còn có cờ búa liềm và giống y chang cờ tượng trưng dân tộc Nga.

Hiện nay, VN vào giai đoạn-2 "Cold War", tại góc trời 3 nước Đông Dương, Bonesmen cho phía Hà-Nội hồi tưởng lại cũng dựa vào cái thế ở phía "Bên Kẻ Mạnh" cho LX qua Hà Nội thắng trước ... rồi đến phiên VNCH và Mỹ thắng sau như hiện nay đang tự diễn biến từ từ trong nội bộ Mafia-VN được secrets of the Tomb gọi là "The Social Scientists War".
Với lăng kính từ ngôi mộ nầy, Mỹ thắng LX 1987 qua tình báo phản gián, dùng khoa học kỹ thuật vượt trội cho sự móc nối thằng bé Mathias-Rust đáp xuống công trường Đỏ để Mikhail Gorbachev có lý do bứng gốc ĐCS/LX bằng cách sơ khởi lột chức, thống chế BTQP Sergei Sokolov đầu não phòng không, phi công hạ nhiều phi cơ Đức, thống chế tư lịnh Alexander Koldunov và đồng thời thừa cơ hội nầy Gorbachev thay hết những thành phân chống Mỹ để thay người của mình tiếp tục làm cuộc cách mạng mềm đến 1991 mới hợp thức hoá danh chính ngôn thuận.
Còn VNCH thắng Hà Nội vào (đại hội-6, Oct/2012, chứng minh VN không phải CS mà TBT làm trời, đảng trưởng X-Mafia do Mỹ dựng lên mới có quyền làm trời, nên cười khi dễ trong suốt 2 tuần triệu tập bất ngờ, khi hai đàn anh TBT, CTN cứ tưởng là cộng sản thứ thiệt) nhưng hợp thức hoá "cuộc diễn biến" có lẽ đầu năm 2014 cùng lúc tháo gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương do tay trung úy phản chiến John Kerry thông báo cho phía Mafia-VN ... "sau 38 năm đủ rồi không còn chế độ ăn cướp nữa và Mỹ muốn tiếp phái đoàn VN đoàn hoàn đi cửa chính như TT Diệm vậy, chớ không phải TT Khải, rồi Triết rón rén đi cửa sau!"

Chỉ dấu cuộc chiến thắng Chiến Tranh Lạnh lần-2 ngay tại nội tạng TQ:
Nếu như Trung Quốc không chịu chơi trò "chiến tranh" như thời gian "roll-back" 2010: TQ hù doạ có hoả-tiễn bí mật có thể hủy diệt các "ốc đảo di động nổi" thì Hoa Kỳ phải xoay trục qua chiến tranh trên "thương trường" vì nó nằm trong lịch trình 10 năm (2010-2020) trù dập Trung Quốc với bất cứ giá nào, lập lại như Liên Xô là 1980-1990 và ngày nay là 2010-2020.

-Năm 2013 phục hồi kinh tế theo dự mưu qua một xu thế mới: Các công ty hãng xưởng Hoa Kỳ đang âm thầm trở lại Mỹ. Giới quan sát kinh tế dự tính năm 2013 sẽ bắt đầu chứng kiến sự hồi phục phồn vinh của kỹ thuật sản xuất, có thể làm thay đổi căn cơ nền kinh tế Mỹ sau một chu kỳ suy thoái mà các nhà kinh tế học tài ba đã dự trù trước đó cho điểm mốc thời gian phục hồi cuối năm 2013 nầy.

-Càng ngày nhiều công ty hãng xưởng Hoa Kỳ bắt đầu mở cuộc hồi hương, và trở về với nước Mỹ bằng kỹ nghệ tưng bừng sản xuất. Vì có nhiều lý do các công ty hãng xưởng phải trở về Mỹ vì giá xăng dầu quá đắt cho niên việc chuyển vận khá đắt và đồng thời cũng là móc thời gian phục hồi kinh tế Mỹ như ngày xưa lập lại khi phải phục hồi nền kinh tế kinh qua với sau thế chiến-2.

-Cũng như lập lại sau Nhựt, hiện nay là người ta bắt gặp hàng hoá nhãn hiệu Trung Quốc khống-chế cả thế giới là do Mỹ chủ mưu như vậy, đến nỗi phái đoàn thể thao dự Olympic của Mỹ cũng phải mặc áo made in China! Tuy nhiên, hàng hoá "made in China" đa phần tập trung nơi các món gia dụng, rẻ tiền, như đồ chơi trẻ con, quần áo, dụng cụ nhà bếp ... tính ra thua Mỹ đối xử với Nhựt còn cho phép Nhựt sản xuất xe gắn máy, xe hơi, máy tàu, máy giặt, trượt nước, TV, tủ lạnh ...

Từ sau Đệ-2 thế chiến, trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia với kỹ nghệ sản xuất hùng mạnh nhứt thế giới. Các thập niên trước, nhiều công ty hãng xưởng đua nhau xuất cảng công việc và công nghệ ra ngoại quốc, chính yếu là Trung Quốc. Lý do chính là nhằm tận dụng công nhân rẻ mạt. Đến ngày nay, nỗ lực mang công ăn việc làm về lại Mỹ được cân nhắc thiệt hại kỹ lưỡng với nhiều yếu tố lẫn lộn phức tạp. Người dân Mỹ tin rằng với sự cẩn trọng nầy, trong tương lai công ăn việc làm sẽ không vỗ cánh bay đi dễ dàng như trước đó là chiến lược kinh tế dài hạn đúng theo chu kỳ suy thoái và phục hồi trên căn bản luật bù trừ.

Trong quá khứ, sau khi TQ nhận sự chuyển nhượng khoa học kỹ thuật hạng bét, (cũng như thời xưa nhận công thức chế Bom nguyên tử do CIA lén lút ban tặng TQ qua người Mỹ gốc Tàu) và lỗi thời, làm mồi câu con cá Trê ăn tạp tưởng bở nên dính lưỡi câu dầu-khí gài lại của chú Sam trong cuối thập niên thế kỷ 20 (1/1974 Hoàng Sa) Mỹ đã cố tình nâng TQ lên thì cũng thừa khả năng dìm TQ xuống, Thầy dạy võ cũng phải thủ một đòn bí hiểm, vì biết thằng học trò trời đánh TQ nầy là tổ sư đầu Trâu phản chủ:

- Về kinh tế Mỹ đã gài Trung Quốc và VN vào đường cùng là sẽ phá sản vì nhảy vọt để bị tét háng vướng vào cái bẫy “phồn vinh giả tạo” (Xa-lộ HCM xe chạy thưa thớt, khách sạn vắng người, nhiều thành phố Ma TQ (ghost cities) Quí bạn có xem internet, TQ có bao nhiêu thành phố nguy nga tráng lệ mà không có người ở, và chỉ vì buộc phải bảo trì nên có le que vài nhân công quét dọn làm vệ sinh và tại Việt Nam xa-lộ Harriman, Trường Sơn, bây giờ là xa-lộ Hồ Chí Minh. Mãi đến gần 10 năm sau, nhà cầm quyền Công Sản mới thú nhận rằng họ đã sai lầm khi đầu tư với một số tiền lớn chưa từng có (Bạn nên xem bài “Sai lầm xa-lộ Trường Sơn” của BEBAU để thấy qua video “Ghost cities”) “Vì hệ thống dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, sửa chữa xe thiếu và phân bố không đều, bạn có dám chạy xe trên con đường mà không biết có trạm xăng ở đàng trước hay không, nếu hư xe thì có nơi để sửa?”

Tất cả phải đều nằm trong chu kỳ suy thoái kinh tế phải có như một định luật mà Mỹ phải chủ động dựng nó lên hơn là nó tự dựng lên cho Mỹ, theo đúng thời điểm suy-thoái bắt đầu 2008 và cũng cần một TT Đàn Bà hay DA-Màu để tượng trưng thế mạnh dân chủ Mỹ hầu có tiếng nói ngàn cân trong thế mạnh quân sự khi roll-back 2010 TBD, mà Obama có quyền tự đặt cho là "Trục Xoáy" cho cuộc chiến thắng "chiến tranh lạnh lần-2" (giai đoạn 10 năm trù dập TQ) Mỹ trở lại TBD với cam kết keo sơn cùng các cụu đồng minh để giữ an toàn thông thương hàng hải.

Nơi đây sẽ là điểm xuất phát khai mở khi vào thời điểm những năm tới cũng sẽ phát động tại đây: Xa lộ Liên Bang Đông Dương (xa-lộ Harriman hay đường mòn HCM) cùng hoà nhập với các xa lộ trong đó phải kể xa lộ từ Côn Minh, Trung- Quốc chạy xuyên Miến Điện xuống tận các cảng Ấn Độ Dương để tạo thành một vòng đai kinh tế chạy dài từ Đông Nam Á đến Trung Á Eurasian trên căn bản lập lại phục hồi kinh tế Mỹ trong thời bình qua “Hệ Thống Xa-Lộ Eisenhower” (Interstate-highway-system) và con đường số 9, Nam Lào nơi gây ra bão lửa Lam Sơn 719 thời chinh chiến, giờ là con lộ huyết mạch yết hầu như phần đầu cột xương sống cho khởi điểm phát xuất nền kinh tế từ một thành phố nguy nga Đà Nẵng như là cốt rẽ-quạt cho những khoảng cách bao vùng đều nhau qua các thành phố Saigon, Nam Vang, Udon AFB, Vientian, Hà Nội… Tất cả sẽ đợi Mỹ bật đèn xanh để cùng phát triển trong tương lai.

Vì thế CIA phải huyền biến Miến Điện trước và VN sau là một nước của Thế Giới Tự Do (không CS) trong một "Gói Asian" để phục hồi nền kinh tế do thế chiến lược mà Mỹ nhắm vào ĐNÁ. Lúc nầy TQ khóc ròng vì người dân có thể nổi lên gia nhập vào thị trường nầy với tối huệ quốc (the Freedom Support Act) do Mỹ ban tặng. Cuộc chiến thắng lần 2 không tốn một viên đạn lập lại sự kiện LX sụp đổ cho năm cuối cùng của kịch bàn 2020!!!!

-Vì theo chiến lược toàn cầu Eurasian Mỹ không thể đợi đến 2030 khi TQ đủ nanh vuốt lúc đó TQ mời Mỹ nhập trận thì Mỹ thua vì người Tàu không chết hết mà từ Phi Châu trở qua lục địa Mỹ châu thống lãnh toàn cầu, một nước Tàu thống trị trái đất với nguồn nước dồi-dào Ngũ Đại Hồ trong khi nhân loại (Phi Châu) chết khát?

Và theo mưu đồ chiến lược toàn cầu Eurasian, hiện nay TQ bị Mỹ đẩy dồn vào thế cô lập vì hung hẳn bởi vướng vào sách lược "di tản chiến lược về PACOM/Hawaii, từ 1975 "Operation Eagle-pull" của Mỹ. Trước tiên sẽ giống y chang chuyện xưa mà Mỹ đã thành công đánh gục nước Nga và những nước CS khác trên thế giới bằng đòn kinh tế vì hà tiện đạn đồng đang khan hiếm bằng “Tối Huệ Quốc" (Freedom Support Act), lấy căn bản đồng dollar làm bửu bối vũ khí Song-Chùy tuy rất nặng và chậm, nhưng các khí tài khác đụng phải sẽ gảy tung toé.

- Việc đầu tiên, Mỹ sẽ sửa-soạn ngưng không đặt hàng hoá làm ở Trung Cộng, những Cơ xưởng nhà máy đồ sộ của Trung Cộng sẽ tự-động chết dần, rồi Mỹ sẽ chuyển hướng và bành-trướng kinh-tế mua bán với nước Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam… dùng VN thế Nhựt viện trợ các nước ĐNÁ.

- Mỹ sẽ giúp nước Ấn Độ phát triển tranh ngôi hạng Nhì của TQ, về Quân-sự dùng Ấn-Độ để giải thoát dân Tây-Tạng đã và đang bị Trung Cộng đàn áp mà CIA phải bảo vệ Đưc Đat Lai từ 1959 (song hành cũng năm là thời điểm công cụ Lê Đức Thọ vâng lời Mỹ mở đường 559) bằng CIA dùng C-130A không số tiếp tế cho kháng chiến quân của Đức Đạt Lai để làm suy giảm thế cân bằng thế lực quân sự giành độc quyền ghế trọng tài cho Mỹ, mà người viết cũng nghĩ với số dân đông đúc hỗn loạn sẽ là nguy cơ biến hành tinh nầy sẽ vỡ nát và TQ buộc phải chia năm xẻ bảy là định luận an toàn của Mỹ qua siêu chiến lược cho thế kỷ 21 “The New World Order”.

- Trung Quốc đang bị Mỹ chuẩn bị cho Thế giới biết và ghép Trung Cộng vào tội vi-phạm luật-lệ của vùng biển Thái Bình Dương để cho các nước cách ly TQ. Cái vụ thử thách đầu tiên Philippine mời TQ ra toà án LHQ nhưng TQ chối từ vì đuối lý, đúng là TQ bị dính lưới không vùng vẫy được.

- Mafia đội lốt CSVN sẽ không có lựa chọn nào khác là sẽ phải theo Mỹ và sẽ bị Mỹ yêu cầu tự “Diễn Biến Hoà Bình”, xoá sổ chủ nghĩa Công-Sản và trở thành VNCH bằng BTNG John F Kerry sẽ lo việc nầy, không cần thế lực thù địch bên ngoài đụng đến. Trung úy phản chiến John Kerry giải quyết VN thống nhứt tại thủ đô Washington DC, bây giờ giải quyết tự do dân chủ tại thủ đô Hà Nội, bởi lẽ VN có thông nhứt nhưng chưa có dân quyền.

- Những lãnh-tụ chức cao cấp cầm quyền CSVN sẽ phải tự từ chức và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử của toàn dân Việt Nam do LHQ giám sát vì đã đến decent interval, Mỹ sẽ né không đụng đến, nhưng thỉnh thoảng xía vào vài câu cố vấn nhắc tuồng cho kịch bản.

- Mỹ sẽ có một ngân khoản tiền trích ra để nuôi sống tất cả người dân Việt Nam trong thời-gian 3 tháng để phục-hồi trong thời gian chờ đợi để có một chánh-phủ VNCH. (Người dân Việt Nam trên toàn lãnh thổ không phải đi làm trong thời-gian này, áp-dụng cho mỗi đầu người)

- Tình báo của Mỹ cũng vẫn tiếp-tục theo-dõi những số tiền mà nhân-viên cao-cấp CSVN đang cố-gắng chuyển ngân tiền bạc ra nước ngoài cho người nhà của chúng (Mua nhà cửa bên Mỹ, gởi vào nhà băng Thuỵ-sĩ v.v)

Mafia-VN đã và đang dùng phương-cách cổ-điển là... nếu ai gởi tiền về giúp người nhà ở Việt Nam hay gởi về buôn-bán v.v thì Mafia-VN sẽ giữ lại tiền Dollars ở nước ngoài, tẩu tán gởi tiền vào ngân hàng Thuỵ-sĩ hay cho người nhà ở nước ngoài giữ trước! Trong nước, thì CSVN in tiền giấy Việt Cộng phát lại cho dân xài! Những số tiền chóp bu Mafia-VN vơ-vét được của dân đều sẽ bị Mỹ áp-dụng theo luật-lệ Quốc-tế thu-hồi lại? Nên nhớ rằng không phải ai cũng đoàn tụ gia đình được hết mà có nhiều CBCS không được Mỹ cấp Visa, hạ cánh xuống phi trường TQ thì dễ, nhưng kẹt nỗi quí vị nầy không ưa!

Trương Văn Vinh

vinhtruong
03-23-2013, 06:20 PM
Từ các thế chiến Mỹ luôn luôn lả kẻ dự phần sau chót, đã ít hao quân mà cũng đợi địch thủ đánh đấm túi bụi đến khi gân cốt rã rời, rồi Mỹ mới chịu nhập cuộc. Còn khi Mỹ tự chuẩn bị gây chiến (cũng vì America first) như tại VN hay Trung Đông để nuôi quân tập luyện đồng thời thí nghiệm vũ khí mới sau một thời gian, vừa đủ kiếm được lợi nhuận thì kiếm cách rút về, cứ xem như là thua trận cho dư luận quốc tế không lên án, nhưng mục tiêu tối hậu là càng củng cố địa vị siêu cường bỏ xa các nước khác. Nói cách khác anh Sen-đầm nầy khôn bỏ mẹ!

Biển Đông theo như siêu chiến lược Eurasian do Mỹ nhàu nặn ra để bán vũ khí và tiết kiệm ngân quỹ (để cho Hà Nội chiếm miền nam "save money" và rút các căn Mỹ ở Philippines để đỡ tốn tiền mướn và bảo trì) sau một thời gian dài, đồng thời giai đoạn nầy xúi TQ làm hùm làm hổ ở Biển Đông, có vậy khi Mỹ trở lại theo lịch trình "roll-back" thì mọi nước mừng rỡ như mong đợi Mẹ đi chợ về có kẹo bánh. Nhưng TT Obama có quyền đặt tên "Trục xoáy" có nghĩa Mỹ trở lại TBD với lời cam kết bảo vệ đồng minh, thế là TQ vướng vào cái bẫy sơ khởi tháng 1/1974 Hoàng Sa là cái lưỡi câu lớn sẽ móc dính cứng ngắt vào "lưỡi bò". Trong khi Mỹ làm bộ chỉ đứng vào vị thế "người qua đường" nhưng để cập mắt cú vọ vào vùng giăng bẩy, có thể dựa vào "Aid to Russia 1941-46 Plan" mà xúi Nga làm ẩu miển có lợi cho Mỹ là được rồi, riêng phần mình, TQ cho hai chiếc tàu tuần thả gổ chận đường không cho tàu khảo sát Impaccable tiến tới, Mỹ cũng ngoan ngoãn tuy có kháng cự nhẹ, rồi máy bay dọ thám P-3 Orion bị TQ chơi nơi hải phận quốc tế, Mỹ cũng chẳng nói gì ... nhưng trong bụng nói thầm đến năm 2010 roll-back rồi sẽ biết tay tao! Quả thật, đúng 2010 TQ tiếp tục hù doạ Mỹ rằng có hoả tiễn tuyệt mật có thể tiêu diệt mọi ốc đảo nổi di động trong vài phút, nếu ai vi phạm vào ao nhà của TQ, có nghĩa Mỹ đừng có léng phéng vào biển Hoàng Hà. Nhưng Mỹ cứ phon phon cùng Nam Hàn tập trận tại biển Hoàng Hà như thường ... vì thế Secret Society buộc TT Obama phải giữ lại BTQP Robert Gate của TT Bush-Con cho thời điểm "roll back" để thừa sức đối phó với TQ, trong khi ba chiếc tàu ngầm bí mật đang lặn sâu có mặt ở tây TBD.

Mới đây một tàu chiến của Nga đã đánh đắm một tàu chở hàng của Trung Quốc, tàu New Star, ở ngay phía ngoài khơi cảng Nakhodka. Bảy thành viên trong thủy thủ đoàn đã bị chết trong tai nạn này. Tuy nhiên, thái độ của hai bên thể hiện một sự tương phản sâu sắc. Theo truyền thông đưa tin, tai nạn được châm ngòi khi tàu chở hàng của Trung Cộng rời bến cảng mà không được phép. Bắc Kinh nghĩ rằng tàu chiến của Nga nên chọn giải pháp là chặn tàu của Trung Quốc lại, thay vì bắn vào nó. Tàu của Nga đã không thèm đánh điện cảnh báo mà chơi thẳng luôn và thủy thủ đoàn dường như đã vi phạm vào nguyên tắc nhân đạo, nếu kiện LHQ thì Mỹ là LHQ chớ ai? Cũng như Lê Đức Thọ tự Sáu-Búa: "Tao là đảng, đảng là tao? Những sự kiện nầy cho thấy VN muốn thâu hồi biển đảo thì cũng phải nhờ anh Sen-đầm nầy!

Sau sự kiện này, Nga nói rằng họ “hối tiếc vì hậu quả thương tâm đó” nhưng vẫn bảo vệ quan điểm rằng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về thuyền trưởng của New Star vì thời buổi vũ khí nguyên tử Nga buộc phải phòng xa.

Thái độ quá quắt của Nga đang lẽ gây ra sự căm phẫn của Trung Quốc, nhưng sự hèn nhát của Bắc Kinh đơn giản là đáng xấu hổ vì trong thâm tâm TQ đang dụ Nga cùng về phía TQ để chống lại tên sen đầm nầy, thể hiện qua chuyến công du đầu tiên khi lãnh đạo TQ, Tập Cận Bình qua thăm giao hảo với Nga là chuyến đi lịch sử.

Khi tường trình về vụ việc, những kênh truyền thông chính thức của chế độ Trung Cộng đã dùng những lời lẽ rất nhập nhằng, cố gắng làm cho vụ việc lắng xuống và giả vờ rằng chế độ không rõ lắm về vụ tấn công. Nhưng thực ra, Trung tâm Tìm kiếm và Cứu Nạn của Trung Cộng đã gọi tàu New Star và xác nhận tín hiệu kêu cứu mà tàu đã phát ra. Chế độ biết rất chính xác điều gì đang xảy ra, và bên cạnh đó, Tòa Lãnh sự quán của Trung Quốc ở Nga cũng đã biết chi tiết về vụ việc từ những tường thuật của truyền thông Nga.

Điều làm người dân Trung Quốc buồn hơn cả là Bắc Kinh, biết rằng tàu của Nga đã khai hỏa mà không có cảnh báo nào, vẫn tiếp tục bao biện cho Nga. Nga đã thừa nhận khi tuyên bố rằng tàu chiến của họ đã nã đạn ba lần, làm chìm tàu chở hàng và gây ra cái chết của bảy thủy thủ. Bắc Kinh thì chỉ tuyên bố rằng Trung Quốc “quan tâm, bị bất ngờ, và không bằng lòng” nhưng vẫn khăng khăng rằng điều đã xảy ra là một tai nạn và tàu chở hàng bị chìm là do hiểm họa tự nhiên ngoài biển. Thế nên Mỹ nhờ BTQP Nga qua thăm VN lấy khí thế hù doạ TQ đừng có nắn gân VN nhe!

Thái độ trên của Bắc Kinh là rất bất ngờ, khi mà người ta luôn nghĩ rằng Trung Cộng thường “phản đối mạnh mẽ” các quốc gia Phương Tây, xúi bẩy các đám đông biểu tình trên phố và tẩy chay hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia mà nó chống đối. Bắc Kinh tự gọi nó là một siêu cường đang trỗi dậy nhưng nó lại tha thứ cho hành động giết người có chủ đích của Nga. Nhiều bloggers đã quy trách nhiệm cho chế độ là “nhu nhược và bất tài hơn cả thời mạt của nhà Thanh.” Những sự kiện nầy chứng minh hùng hồn là TQ sẽ mềm như bún về Biển Đông! Có như vậy mới biết "Siêu Chiến Lược Eurasian" là một kịch bản thần sầu quỷ khốc của soạn giả Averell Harriman (1891-1986)

Có một lý do đằng sau sự hèn nhát bất bình thường của Bắc Kinh. Sự kiện này xảy ra khi đang có một cuộc đàm phán quan trọng giữa hai nước. Vào ngày 17 tháng Hai, Trung Quốc và Nga đã ký một bản thỏa thuận, một “Giấy vay dầu”, theo đó doanh nghiệp quốc doanh của Nga có thể vay 25 tỷ USD từ Trung Quốc bằng cách xuất 15 triệu tấn dầu thô mỗi năm cho Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Bắc Kinh không muốn làm hỏng cuộc đàm phán này và đã cố tình nhường nhịn trong vụ việc này.

Thực ra, Bắc Kinh đã không chịu thua vì Nga hiện đang cần sự giúp đỡ từ Bắc Kinh. Hiện tại, giá dầu đang giảm và nền kinh tế của Nga, vốn phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, đang phải đối mặt mới sự khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hàng ngày và các công ty dầu mỏ của nhà nước thì thiếu tiền. Mặt khác, Trung Quốc hiện đang thừa dự trữ ngoại hối. Không may là, trong con mắt của Bắc Kinh, việc mua dầu từ Nga tất cả là để ổn định chính trị và nó không có liên hệ gì đến quyền lợi của người dân Trung Quốc. Cuộc sống của người dân Trung Quôc có quan trọng hay không thì còn phải do Đảng xem xét. Bắc Kinh không muốn làm mất lòng Nga và để lỡ mất cơ hội của cuộc giao kèo này.

Cũng như vậy, Bắc Kinh khá im lặng vì nó không quan tâm nhiều đến vấn đề nhân quyền. Bắc Kinh sợ rằng một khi nó tranh đấu vì nhân quyền cho những thủy thủ đoàn, nó có thể tự rước lấy rắc rối trong tương lai từ những sự kiện tương tự. “Chủ quyền luôn đi trước nhân quyền” là nguyên tác cơ bản của Trung Cộng và cả Nga, nước mà vẫn chưa bỏ hẳn thói cai trị kiểu cộng sản và đã đánh đắm tàu chở hàng của Trung Quốc một cách vô lương tâm. Đảng Cộng Sản đã mang súng máy và xe tăng tới để đàn áp các sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn và đang sử dụng sự tra tấn để khuất phục những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, và nó thà để cho Nga bắn chìm tàu chở hàng còn hơn là để cho nhân quyền đi trước chủ quyền.

Bên cạnh thỏa thuận về dầu mỏ, Nga còn nắm được một số điểm yếu của Đảng Trung Cộng. Nga biết rằng Bắc Kinh cần cái gì và sợ điều gì – Bắc Kinh cần sự ủng hộ khi nó bị chỉ trích về vi phạm nhân quyền. Nó sợ sự phát triển một cách hòa bình của Pháp Luân Công, và chủ nghĩa ái quốc là chỉ được lợi dụng cho mục đích chính trị.

Quan trọng hơn cả, Nga biết bí mật về một nhân vật đại ác trong chính quyền Trung Cộng. Theo như những gì được tiết lộ trong cuốn “Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân”, cựu lãnh đạo của chế độ Trung Cộng đã từng gia nhập KGB vào năm 1955 trong khi ông ta còn là một sinh viên ở Nga. Đây là điều mà Giang không muốn mọi người biết và để giữ bí mật này, ông ta đã ký hiệp ước nhượng 395 triệu mẫu đất [1 mẫu Anh bằng khoảng 0.4 ha] của Trung Quốc cho Nga. Chừng nào mà Giang còn sống, Bắc Kinh vẫn phải kiềm chế và cam tâm chịu nhục khi nó quan hệ với nước Nga.

TQ cứ cho rằng vụ chìm tàu chở hàng New Star đơn giản chỉ là một trường hợp xui xẻo và không đúng lúc!