PDA

View Full Version : Không Lực Trung Cộng - Tarin65



chimtroi
10-21-2011, 02:08 AM
<table width="660px" height="700" border="5" cellSpacing="10" cellPadding="10">
<tr>
<td width="50%" height="100%" >

Không Lực Trung Cộng

Tarin65 sưu tầm


<p style="text-align:justify">Trước đây thì Không Lực Trung Cộng chỉ có nhiều phi cơ, nhưng nhìn chung thì chẳng có giá trị gì. Vì vậy nên gần đây, sự tiến triển nhằm gia tăng phẩm chất chiến cụ làm cho chúng trở nên khó đối phó hơn, cho Hoa Kỳ và cho cả đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Á châu và Thái Bình Dương.
Đó là lời nhận xét của tổ chức RAND, một tổ chức chuyên về Research and Development (R and D) về tiềm lực chiến đấu của Trung Cộng.
Trung Cộng đang làm mọi thứ cần thiết để tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng, làm mọi cách để vay mượn công nghệ, không được thì bỏ tiền ra mua, mà nếu không được nữa thì trổ tài ăn cắp. Chúng nhất định phát triển hai quân chủng:Không Quân và Hải Quân.
Không Quân Trung Cộng ngày nay lên đến 330,000 người, và có trên 2500 phi cơ, trong số đó có khoảng 1600 phi cơ chiến đấu. Như vậy đã trở thành một không quân lớn nhất châu Á, và là hạng ba trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Nga.
Hải Quân Trung Cộng chỉ có 26,000 người và khoảng 600 phi cơ, trong số đó có khoảng 300 là chiến đấu cơ.
Nói về công nghiệp hàng không, Trung Cộng đã đuổi kịp Hoa Kỳ trên một số lãnh vực, và qua mặt Hoa Kỳ trên một số lãnh vực khác, nhờ đã mua được kỹ thuật ở các nước như Do Thái, Nga và Ấu châu khác. Nói về lực lượng chính thì Trung Cộng coi như ngang hàng với Hoa Kỳ, ví dụ số lượng J-10 coi như ngang nhau với số F-16 cọng với F-18 của Hoa Kỳ. Tuy vậy, họ đang chế tạo rất nhiều phi cơ tiên tiến nên trở thành đối thủ đáng nễ trên chiến trường Thái Bình Dương nếu có tranh chấp xảy ra. Sự phát triển đáng chú ý của Không Quân Trung Cộng là khả năng tấn công có tính chiến lược làm cho vấn đề bá chủ không phận và không gian trong khu vực cần được xét lại kỹ càng.

Chiều hướng phát triển
Trung Cộng đã bỏ tiền mua bản quyền sản xuất từ MIG-15 cho đến MIG-21 và đã sản xuất khá nhiều, tuy nay số phi cơ này đã cũ kỹ. Họ cũng có mua phi cơ của Pháp, Do Thái và các nước khác ở Âu châu để họ nghiên cứu, ăn cắp công nghiệp. Số lượng lớn phi cơ đó đủ để họ đối phó với các nước lân bang trong thời gian qua. Nay thì họ cố gắng biến các phi cơ mà ai cũng nghĩ trở thành sắt vụn, họ chế thành phi cơ không người lái thay vì chỉ tập trung chế tạo phi cơ mới mà thôi. Như vậy, họ vừa duy trì số lượng mà tăng thêm một số phi cơ mới có phẩm chất như có thể xếp vào loại chiến đấu cơ thế hệ thứ Tư hay thứ Năm. Nhìn chung thì không lực Trung Cộng trở thành hết sức phức tạp với sự trộn lẫn hai loại chiến đấu cơ cũ và mới như vậy trong vòng mười năm tới đây. Tuy đó là một chiến lược đơn giản, nhưng thật ra rất hữu hiệu. Sự biến cải từ cũ đến mới theo chiều hướng họ đã thực hiện làm cho các giới chức cao cấp Đài Loan đánh giá cao trong quá trình hiện đại hóa của họ, ước lượng họ đã làm được trong vòng 20 năm những điều mà nước khác phải bỏ ra từ 40 đến 50 năm mới thực hiện được. Đó thật sự là một phát triển nhanh chóng.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319161276.png

<p style="text-align:justify">Chiếc khu trục cơ Chengdu J-10 là một chiếc khu trục cơ thế hệ thứ Tư được nghiên cứu và chế tạo trong nước. Không Quân Trung Cộng đã sử dụng nó nhiều năm, nhưng chỉ vào năm 2007 thì mới tiết lộ tấm hình đầu tiên của chiếc phi cơ này cho thế giới biết tới. Chiếc đầu tiên đáo nhậm đơn vị Trung Cộng vào tháng Hai năm 2003 và được đánh giá khả dụng hành quân vào cuối năm ấy. Câu chuyện đồn đoán rằng đó có phải là một chiếc ăn cắp mẫu của Do Thái hay không, thì nay câu chuyện đã trở thành lịch sữ rồi. Chắc chắn là nhà chế tạo Trung Cộng là Chengdu sẽ trả lời bạn rằng chẳng khi nào có chuyện đó, vì nó được nghiên cứu và chế tạo hoàn toàn trong nước. Điều quan trọng là nó đang có một khả năng bắn được hỏa tiển điều khiển bằng radar tiên tiến và nó đã trở thành phổ biến trong toàn khắp Không Quân Trung Cộng. Đã có năm căn cứ được trang bị loại chiến đấu cơ này, và sẽ có 10 căn cứ nữa sẽ được trang bị cùng loại phi cơ trong năm 2015. Và chắc chắn phi cơ này sẽ được cải bổ thêm làm tăng khả năng khung phòng và trang bị điện tử của nó trong nhiều năm tới đây.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319161412.png
Su-27 của Nga

<p style="text-align:justify">Chiếc Su-27 do hãng Sukhoi của Nga chế tạo để cạnh tranh với khu trục cơ thế hệ thứ Tư của Mỹ. Có khả năng quẹo rất gắt khi giao chiến và có tầm hoạt động khá xa (1,910 nm hay là 3,530 km). Được coi như một phi cơ đa dụng (air/air và air/ground) thay thế chiếc MIG-29 và có thể coi ngang hàng với chiếc F-15 Eagle của Mỹ.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319161509.png

<p style="text-align:justify"> Trung Cộng đã mua phi cơ này rồi nghiên cứu chế tạo một chiếc lấy tên là J-11 (mà NATO gọi là F-11) sau khi thay đỗi một số trang bị điện tử. Trung Cộng trang bị động cơ do họ chế tạo, cùng các trang bị vũ khí và điện tử riêng biệt của họ. Kiến thức nghiên cứu chế tạo của Trung Cộng nhờ thế đã tiến bộ rất nhiều.
Nhìn lại sự phối trí lực lượng khu trục cơ J-10 và J-11 từ năm 1995 đến năm 2009 thì ta thấy rằng từ một không lực có tính phòng thủ đã trở thành một lực lượng có khả năng tấn công hơn trước kia rất nhiều.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319161802.png

<td width="50%" height="100%">
<p style="text-align:justify">

Sự cải bổ chiếc JH-7 làm cho chiếc này trở thành lợi hại trong loại phi cơ có khả năng tấn công mục tiêu diện địa. Trang bị vũ khí tối đa của chiếc này lên đến 9,000 kg. So với chiếc Su-24 hay Su-30 của Nga thì trọng tải vũ khí đạn dược chỉ lên đến 8,000 kg, và chiếc FB-111 của Mỹ chỉ mang được 11,000 kg. Đây chỉ là một phi cơ hạng nhẹ hơn các chiếc vừa so sánh, nhưng nó lại ít phức tạp hơn Su-24 hay FB-111, ngược lại nó rất rẻ tiền và bảo trì rất dễ. Nó không có khả năng đánh nhau với phi cơ khác như Su-30, trái lại tầm hoạt động của nó thật đáng kể. Vì vậy, nếu đem nó mà so sánh với các khu trục cơ có khả năng quần thảo với khu trục cơ khác thì JH-7 sẽ không ra gì, nhưng dùng vào việc tấn công các mục tiêu diện địa, nhất là mục tiêu trên biển với loại hỏa tiển nội hóa chống tàu thủy YJ-82 thì nó trở thành đáng ngại. Nói về trang bị điện tử thì ngoài khả năng cao nhiễu loạn điện tử, nó có thể được nâng cấp trở thành chiến đấu cơ điện tử đặc biệt cho Hải Quân.
Nói về khu trục cơ thế hệ thứ Năm XXJ-5 (xin xem bài Chengdu J-20), chúng ta đã biết là hãng Chengdu đã trúng thầu chế tạo chiếc J-20 rồi. Các nhà nghiên cứu công nghệ hàng không đều có thể cho các bạn biết rằng chiếc J-20 còn lâu mới qua mặt được chiếc F-22 Raptor của Mỹ, nhưng nó cũng đã nhằm những mục tiêu mà chiếc F-22 nhằm đạt tới. Tuy nó không bằng về phẩm chất, nhưng giá thành của nó rất rẻ nên Trung cộng có thể có một số lượng khủng khiếp trong không lực của họ, do đó, về mặt cân bằng lực lượng, ta sẽ thấy đây là một thử thách cam go. Vì lợi thế lấy số lượng bù lại khiếm khuyết phẩm chất, Trung cộng sẽ không do dự sản xuất vô số loại chiến đấu cơ này để áp đão khi lâm chiến. Do đó, với chiếc J-20, không lực Trung cộng đã được nâng cao về phẩm như về lượng.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319162017.png

<p style="text-align:justify"> Chiếc khu trục cơ đa dụng JF-17 Thunder Dragon sản xuất cùng với Pakistan là một khu trục cơ hạng nhẹ, với sự đóng góp của hãng Chengdu (Chengdu FC-1). JF có nghĩa là Joint Fighter. Chiếc này được thực hiện cho nhu cầu của không lực Pakistan, là một chiếc có giá thành thấp, công nghệ không mấy phức tạp, lại đa dụng, cốt để thay thế các phi cơ đang có như A-5, F-7, Mirage 3 và Mirage 5. Họ cũng nhằm xuất cảng đến các nước chậm tiến nhờ giá thành thấp và dễ bảo trì, nên hấp dẫn hơn so với các khu trục cơ đắt tiền và khó bảo trì của các nước Tây Phương.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319162145.png

<p style="text-align:justify"> Nói về hàng oanh tạc cơ thì Trung cộng đang dùng chiếc B-6 Badger của Nga. Đây là một loại cũ kỹ, nhưng nó đã được nâng cấp để chuyên chở loại hỏa tiển di hành. Động cơ cũng được dùng loại mới hơn, tức nhiên nâng cao trọng tải vũ khí. Tuy tầm hoạt động của nó chỉ lẩn quẩn trong vùng, nhưng khi tính thêm tầm hoạt động của hỏa tiển di hành (cruise missiles) được nó thả khi đã ở xa hậu cứ thì sẽ thấy nó chẳng thua gì chiếc B-52—không phải tính về trọng lượng, cở to lớn hay tầm hoạt động---mà tính theo cách sử dụng nó trên chiến trường thì không khác nào ta sử dụng B-52 vậy.
Trong lãnh vực chế tạo phi cơ không người lái, có thể kể chiếc Harpy, là một chiếc có khả năng chiến đấu khuấy rối điện tử nhằm vào hệ thống phòng không của Đài Loan. Đây là một chiến cụ quan trọng trong khi phân tích tiềm lực chiến đấu. Nó còn là một đối thủ cạnh tranh trong thương trường quốc tế về chiến cụ.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319162258.png

<p style="text-align:justify">Về phi cơ dùng vào các phi vụ như không vận, tiếp tế nhiên liệu trên không, hay là một đài chỉ huy hành quân không quân tiền tuyến, thì chiếc phi cơ Y-8 có khả năng đa dụng hơn chiếc C-130 rất nhiều.
Hải Quân Trung Cộng tương đối khiêm tốn, nhưng cũng đã có bộ phận không binh riêng và hoạt động trên hàng không mẫu hạm như tàu Flanker. Tuy còn rất thô sơ, nhưng họ có thể hoạt động xa hơn một tí ngoài biển khơi, và với lực lượng hỏa tiển di hành mà họ có thể phóng từ những chiếc Y-8 cất cánh từ hàng không mẫu hạm nữa thì họ đã có thể nới rộng tầm hoạt động tấn công của họ khá xa.
Phi cơ các loại đang hoạt động tại các đơn vị:
Được liệt kê trong danh sách đính kèm. Download để xem qua link sau đây:
http://www.mediafire.com/?v24vrsc2h4nqhgr


Muốn xem hình các loại phi cơ Trung Cộng, xin vào link sau đây:
http://www.china-defense-mashup.com/chinas-arsenal/china-pla-air-force-power


Cái nhìn chiến lược

http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319163307.png

<p style="text-align:justify"> Xem bản đồ trên, ta thấy tham vọng bành trướng về biển Đông của Trung Cộng. Họ tự đặt hai rào phòng thủ của họ ra biển khơi. Thật là một cái nhìn chiến lược đầy tham vọng, khó mà các nước trong vùng có thể yên tâm được. Nhưng thật ra thì với khả năng chiến cụ mà họ có trong tay, và họ sẽ phát triển nó không ngừng nghỉ, họ có thể với tới các rào mà họ đã ghi trên bản đồ. Còn có đánh nhau hay không còn là chuyện khác.
Đối với Mỹ, chiến lược đối phó chỉ có thể nói là sử dụng Hải Quân và Không Quân để cấm đoán lực lượng Trung Cộng khi họ bung ra ngoài, và bắt họ phải trở về đất liền. Hy vọng là đường lối hành động đó sẽ làm yên lòng các đồng minh trong vùng, từ Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, cho đến Phi Luật Tân, Singapore, và Úc. Và gián tiếp, chính sách Mỹ cho thấy là các đồng minh phải tự túc phòng thủ trong giai đoạn đầu trước khi lực lượng Mỹ có thể đến nơi tiếp viện.
Tarin65
Tháng 9, 2011 </p>
</tr>
</table>