PDA

View Full Version : Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính



vinhtruong
10-09-2011, 08:48 PM
Bài tuyển trên diễn đàn Thiên Thần Mũ Đỏ

Chiến Thuật “Cạ-Càng Lướt trên cây”
Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!”… Chiến thuật cạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch phải chui rúc, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc phải ngã quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưỡi hái tử thần. Ðặc biệt, cánh rừng chồi da beo hình chữ nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị minigun giã nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc giộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng. Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chữ nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chỉa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu đại liên 14,5 ly, nhưng có lẽ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chỉa về hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-hướt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được. Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển; Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy. Vừa làm một pass rãi dài 8 hoả tiển vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến trường và sẽ tìm ra chúng.

Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi. Chúng tôi từ giã bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài đám cháy với lớp khói mờ-mịt tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rõ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm quá vậy… xém chút nữa chúng tôi ôm lãnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho thả… mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi…thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tít như làm ảo-thuật trên nền thảm xanh rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả… thôi thông cảm nghe bạn”.

Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái võ trang và châm đầy xăng nhớt.
Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mũi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rãi đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẩm bằng một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi đáy chảo… không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẫn đến nổi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin đưa ra một dẫn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll Consider it” .

Nằm trên chiếc ghế-bố quân đội, tôi co-ro trong chiếc mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hãm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngủ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xảy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219… cứ miên man suy nghĩ mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng trễ nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều chạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẫn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngủ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống).

Tôi bóp đầu nặn óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại… đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bỗng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giảng giải danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích… nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!

Tôi lại bóp trán mỉm cười… vỗ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn… Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng võ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tiềm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hữu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chỗ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt:
Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm?”


Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719

Ngày 22/2/1971- Cả đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang của 42 khẩu trọng pháo Mỹ bắn yểm trợ, khuấy rối, mà chỉ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịt. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31; Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiểm.

Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tử Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khủng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.

Bầu trời bắt đầu trong sáng, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bửu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cả pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch của Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mở một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghỉ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 của Bửu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hỏa lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bảo đảm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẵn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào của Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cảnh như vậy.

Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chỉ dẫn đường bay nước đáp cho Bửu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rải rác mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Topgun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu… đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.

Giang đã trình bày cho Bửu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ dội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chỉnh rất chính xác. Phi-công dù tài giỏi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mảnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiển phương hướng rồi rơi xuống quay theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp của Giang.

TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật “lá vàng rơi”, từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, cơ phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay cạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Bửu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh của Mỹ nơi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống; Vừa ló ra khỏi rặng cây, TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy “Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam”. Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống; Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mảnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy “đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy”. Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 “Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa” trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống; May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc của Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào.

Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy “sensor” vẫn còn nguyên vẹn, Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù “trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho”. Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu, Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu, Tôi phải ghi vào sổ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn của Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít, PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em “mới đến” mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần; PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy “Thiên thần” nhảy Dù vẫn thản nhiên hút xì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.

Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yểm trợ thuộc trung đoàn 202.


Mệnh số oan-nghiệt của 2 PHÐ/219.

Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì quân BV luôn di-động che-dấu dàn phòng-không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng sương mù lại tan rất trễ, mất thời gian tính cho Không Quân Chiến Thuật can thiệp, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom cầu-âu vào khu vực khả nghi chung quanh đồi-31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B-52 rải thảm từ phía nam đường-9 ầm-vang như tiếng sấm rền từ xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào cõi âm-u của rừng núi trùng điệp. Từ phòng hành quân Pentagon, do tướng Al.Haig làm Chairman, phối kiểm với con mắt nhân chứng của tôi, tôi cũng có thể quyết-đoán được, B-52 Arc Light chỉ yểm trợ từ ranh giới phía nam đường 9 trở xuống, Trung đoàn của Ðại tá Ðiềm di chuyển không đúng lộ-đồ của phòng lạnh Pentagon, cũng bị B-52 đuổi đít thê thảm, (vì họ đánh giặc như bàn cờ trong phòng lạnh với bản-đồ treo trên tường trước mặt là ly cafê đen phi-phào điếu thuốc) còn từ đường 9 trở về phía bắc thuộc vùng trách nhiệm của Gunship AC-130B, còn như ngay chính trục đường-tiến-sát là đường 9 thì lại của Skypot trách nhiệm, vì thế TÐ-8 Dù tùng thiết với Thiết Giáp, chi di-hành trễ mà toan chuẩn bị dừng chân nghỉ đêm cũng bi Skypot đuổi đít bằng CBU-24, khi nổ bung ra hàng trăm quả bom nhỏ nổ đều lóm-đóm như pháo bông. Hành động nầy có 2 mục đích:
(1) đuổi đơn vị đặc nhiệm phải mau mau đi cho đúng lộ-đồ vào cái Rọ 604 của trò chơi chiến tranh trong phòng lạnh với lộ đồ bằng thước chỉ trên bảng, hậu quả TÐ/Phó TÐ/8 bị thương ngày 9/2/1971.
(2) trắc nghiệm nếu phi hành đoàn trực thăng bị bắn rớt, cứ chạy xuống hầm quân BV đào sẵn mà núp, AC-130B có thể thả bom CBU-24 trên miệng hầm để chờ cứu cấp, như Ðại-đội Hắc báo đã cứu 7 đoàn viên UH1 của Nỹ rớt bên Lào.

Tất cả hoả lực nầy, chúng đều là con dao 2 lưỡi nếu quân lực VNCH mà thượng-phong thì chính chúng sẽ “làm-bộ” thả lầm cho cân bằng lực lượng của cả 2 đối thủ cho trò chơi chiến tranh rất bẩn thỉu. Thí dụ TT Thiệu ra lệnh rút quân không chịu tấn kích vào Hậu cần 604, báo hại Sư-đoàn-2 Sao Vàng nằm chờ phục-kích phải chết oan bằng BLU-82s, BLU-82AL, và B-52 Arc Light, làm xóa sổ sư-đoàn nầy mà phía Hà Nội cũng không dám mở miệng, chỉ tội nghiệp cho người lính nhỏ bé của 2 miền Nam/Bắc từ cấp trung gian trở xuống. Tôi muốn ám chỉ từ cấp Lữ đoàn, Trung đoàn, Liên đoàn trở xuống người lính quèn là con thiêu thân, Tôi cũng đã đọc một tài liệu mật tại Library of Congress, siêu chính phủ Mỹ (Permanent Government) cho rằng phải tiêu diệt tất cả sĩ quan trung gian vì họ là thành phần ưu tú có nguy hại đến bàn giao Saigon cho Ha-Nội phải bị tắm máu, vì theo dư mưu thì chỉ rỉ-máu và Saigòn không thành đống gạch vụn khi bàn giao chuyển tiếp qua 3 vị tổng thống trong 72 tiếng đồng hồ.

Về phía quân BV quyết tâm bao vây theo lệnh của thành viên OSS-1945, Võ Nguyên Giáp, chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không đánh trận gần như căn-cứ Mỹ tại Khe Sanh. Quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù theo mưu đồ cũa Pentagon phải căng quân Dù ra mà dập trận địa pháo. Những vùng phía bắc đường-9 thì chỉ có Gunship AC-130B yểm trợ, nhưng họ chỉ ưu tiên cho BÐQ vì đơn vị nầy đang bị áp lực cực mạnh. Còn quân Dù chỉ có dựa vào một nhúm Gunships Phi đội 213, nhưng phần nhiều dành cover cho tản thương và tiếp tế, chỉ có yểm trợ tiếp cận (air closed supports) khi quân Dù bị PT-76 hoặc T-54 đe doạ.

Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, tất cả 2 đoàn viên H-34 từ Ðồi-31 đã nhận được lệnh và khởi sự di-chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa khi lớp sương mù buổi sáng vừa tan đi, đích thân phi đội-219 với 3 chiếc H-34 và 3 Gunship của phi-đội 213 sẽ yểm trợ một cách ngoạn mục theo kế hoạch rescue của tôi. Rút kinh nghiệm vừa qua tại Landing Zone North và South của BÐQ, tại sao trực thăng Mỹ rớt như chiếc lá mùa Thu? Tại sao phía Mỹ chịu quá nhiều thiệt hại hơn VN? Góp nhặt thực tế lấy ra trong các chiến trận, do các cố vấn Mỹ cũng như Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/LÐ17/SÐ101 Không Kỵ – Ðại úy Farrell, Phi đội trưởng, Gunship-Cobra C7/17, và Warrant Officer Joel Dozhier đại diện Phi-đội DMZ/Dust-Off cùng debriefing với Topgun trực thăng VN là tôi tại Hàm Nghi, Khe Sanh, để ghi chép vào Học-viên Quân-sư (Military History Institute of Vietnam) tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng thực tế rất hiệu quả như:

- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tiềm kích mất thời gian tính, nên địch có rộng thời giờ chuẩn bị trận địa.
- (2) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,
- (3) Nhiều minigun có xạ thủ tác xạ bao vùng (air cover) là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy; nếu nơi nầy địch quá đông ta sẽ yểm trợ thêm hoả tiễn chống biển người.
- (4) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngác không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, nếu ngoan cố sẽ bị minigun tiêu diệt trước khi mở mắt nhìn thấy sát thủ vừa bay thoáng qua.
- (5) Có nhiều con mắt Cú-vọ như diều hâu của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ sót những con mồi đang nằm trong tầm mắt.

Tại TOC dưới hầm Hàm Nghi, tôi đã bàn thảo với ba đại-tá Cockerham, Battreallda, cùng Tham-mưu-phó Hành-Quân/QÐ-1, xin được 20 phút ngừng tất cả hỏa lực pháo binh tác xạ cũng như không yểm, để chúng tôi làm cuộc đột kích lấy yếu tố bất ngờ cứu tất cả 2 phđ H-34 và thương binh Dù. Sau một hồi lâu bàn thảo suy tính cân nhắc, rồi các đại-tá nầy mới miễn cưỡng chịu chấp thuận. Vòng chờ của các hợp đoàn chúng tôi, lấy vùng trời A-luối, 15 phút làm điểm tập hợp như là một vòng chờ cho cuộc phi-diễn bay vào khán đài Ðồi-31. Cuộc rescue nầy do sự quyết định của tôi chỉ trong vòng có 5 phút chóp nhoáng trong vòng 20 phút cho cuộc hành quân phải hoàn thành. Giờ G và Phút P sẽ cho TOC biết ngay sau khi sương mù tan tại vùng hành quân.

Tôi sẽ đích thân cho TOC biết sau; Sự cấp cứu chỉ cần 5 phút đột xuất trong chóp nhoáng là phải thi hành cho xong: 3 gunship sẽ bay sát ngọn cây cách nhau 5 giây echelon trái, tầm đạn cuồng sát trên đầu địch 75 thước, trong vị thế cường kích. Ðiểm xuất phát TÐ/8 Dù, từ điểm chạm tuyến của đại đội Trinh-sát Dù, bay thẳng về hướng tây-bắc, thẳng đến sườn trái của Ðồi-31, trong lúc 3 H-34 ở cách sau 45 giây với cao-độ 150 thước song song với mặt rừng, 3 H-34 theo sau bay thẳng một mạch tới Bunker gần LZ đễ bốc tất cả đoàn-viên cùng thương binh, dưới sự bao vùng của 6 bầu lửa minigun cover 4.000 viên phút, rải đều như trận mưa rào nặng hột, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm, chia đều khoảng cách trên chu vi oanh kích, tuyết đối không xử dụng rockets chống Tăng mà chỉ dùng khi hữu sự, dồn nỗ lực rescue càng nhanh càng tốt; chỉ trừ khi lính BV phản ứng phóng ra khỏi hầm trú ẩn và chịu chấp nhận nghinh chiến thì đã bị bất khả dụng vì không tránh khỏi bị thương tích với trên 100.000 cái đinh sắt ghim vào người họ vào lúc cao điểm khi H-34 đang đáp xuống.

Từ điểm xuất phát trên đầu 2 Ðại đội Trinh sát Dù bay thẳng đến Ðồi-31 là 4 cây số, theo sau 50 giây trên cao độ 150 thước cách mặt rừng 3 H-34 bay thẳng đến Bunker để đón tất cả 2 phđ và thương binh, vì đạn M-60 trên H-34 không nhiều nên chỉ tác xạ khuấy rối (neutralization) khi thấy 2 gunship kè hai bên phụt xuống bằng hỏa tiễn chống biển người, có nghĩa khi cơ-phi trên H-34 thấy từng cụm khói đỏ-hồng phụt ra từ 2 gunship kè hai bên, lúc đó cơ-phi hãy tác xạ tự vệ. Chiéc gun số 2, 3 sẽ dùng hoả tiễn chống biển người để chống trả; Coi như rockets chống Tăng của Lead Trần Lê Tiến [Trung úy Tiến và tôi là 2 người đầu tiên xác định gunship với USAF, và S/I.P UH1 với 1st Army Aviation] chỉ để dành khi hữu sự mà không dùng càng tốt. Cái quan trọng nhứt là bốc thật nhanh đồng đội và thương binh Dù ra, vì đây không phải muc-tiêu cần phải tiêu diệt; Thực ra rockets chỉ là những hoả lực tự vệ, Minigun mới vô cùng lợi hại như dĩ vãng đã chứng minh.

Tôi sẽ bay C&C cùng với sĩ quan tham mưu Tiền-phương Dù, xử dụng tối đa M-18 cùng M-60 bắn xuống vào những nơi mà sĩ quan tham muu Dù nghi ngờ để phụ thêm hoả lực lúc cao điểm. Thế là chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 chiếc gunships trang bị 14 rockets chống Tăng, 28 rockets chống biển người, dẹp pod-rockets 19 thay vào pod- 7 cho nhẹ và trang bị tối đa 12.000 viên 7,62 minigun cho dễ linh-động khi phải nhào lộn tác xạ; Trung úy Trần Lê Tiến sẽ lead 3 gun bay thẳng vào, trên ngọn cây, từ đám rừng già trước mặt, trên đầu 2 đại-đội Trinh-sát Dù; khi bay qua khỏi vị trí Dù 45 giây thì bắt đầu khai hỏa: 6 xạ-thủ đứng xỗng lưng chồm ra ngoài rảo con mắt diều-hâu dội mưa xuống 4.000 viên phút, nhưng phải rút kinh nghiệm khi tăng khi giảm cường độ để duy trì hệ thống control-box không bị overcharge, bay thẳng một mạch đến bên trái Ðồi-31, lúc nầy Lead gun quẹo gắt qua phải lên cao độ bao vùng, kế tiếp chiếc 2 và 3 cùng lên cao độ, kè hai bên H-34 vừa mới tới mà phụt rockets chống biển người xuống bao vùng chung quanh. Tuyệt đối khai thác chướng ngại vật thiên nhiên, tàng cây, ngách núi, cùng khe-đá, phải chủ động khống-chế đối phương bằng hỏa lực cường tập, gầm thét, áp-đảo bằng minigun là chính, không cho phép địch ngóc đầu lên chống trả; chỉ xử dụng rockets khi địch quân dám xuất đầu lộ diện chiu chơi. Nếu có chiến xa cũng bắn chụp lên phủ đầu không cho chúng ló đầu ra khỏi pháo tháp bắn trả.

Lead Trần Lê Tiến thấy cần thì một mình lấy cao độ hủy diệt nó, trong khi 6 miniguns vẫn tiếp tục nhả đạn bao vùng, nhưng tốt hơn tha cho nó mà dành hỏa lực chỉ để rescue mà thôi. Ðiều quan trọng là cứu phi hành đoàn và thương binh là hoàn thành phi vụ với sự mãn nguyện đối với chúng ta 100%. Hợp đoàn của chúng tôi sẽ phối họp bao vùng, không cần hoả yểm cũa Mỹ vì cũng chẳng ích lợi gì ở vùng núi cao hiểm trở nầy, như Mỹ đã tiền oanh kích một cách vô ích dưới sự chứng kiến cũa chúng tôi, mà còn báo-động cho địch ở vị thế sẵn sàng chiến đấu, hơn nữa lại còn làm cho địch biết trước rồi núp vào các hầm hố kiên cố cùng làm mất thế chủ động và bất ngờ. Rơi vào thế bị động như Mỹ. Ðộng-thái nầy có nghĩa không cho phép địch ở vị thế thượng phong chuẩn bị sẵn sàng phản-kích mà ta phải giành có quyền chọn thế thượng phong. Trong chiến trận ai giành được thế chủ động thì người đó nắm chắc phần thắng.

Trung úy Tiến sẽ cover để vào vừa tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra trong vòng 5 phút tối-đa. Trên vùng trời Ðồi 31, 3 chiếc gunships khai thác tối đa, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm chia đều cover trên châu-vi hình tròn mà mưa xuống không chừa chỗ nào để địch không có thể chòi ra bắn trả, vào lúc cao điểm khi H-34 vừa đáp thì được bao phủ kín-mít bằng cã3 trăm ngàn mũi tên đinh sắt ghim xuống. Nên chắc chắn một điều, hãy quên rockets mà chỉ chú trọng đến mưa đạn minigun, phải dí đầu mấy tay súng không cho phép địch chường mặt, tôi nghĩ chúng ta có thể làm được. Cuộc Rescue nầy rockets chỉ là hỏa lực tư vệ không cần thiết khi phải ứng xử.

Nhưng khốn nạn thay, trời không chiều lòng người, tạo nên một buổi sáng sương mù tan quá trễ. Lợi dụng trong khi sương mù bao phủ, các trung đoàn BV bôn tẩu với ý định lấy thịt đè người bằng xa luân chiến càn quét chỉ một tiểu đoàn-3 Dù trừ (300 tay súng mà thôi) trung đoàn chạm trán đầu tiên là 24B cùng với trung đoàn 27 cơ-động ở hướng tây bắc, chính nó vừa làm thiệt hại cho TÐ-6 Dù, ngay sau khi đổ bộ xuống để tiếp cứu Ðồi-31, tiếp theo đó 2 trung đoàn 102nd và 88 đang chuẩn bị tham chiến từ hướng đông-bắc thuộc Quân đoàn 70B, có trung đoàn chiến-xa 202 yễm trợ. Chúng quyết thanh toán Ðồi-31 với bất cứ giá nào.

Kế hoạch rescue của tôi hoàn toàn bị đình-động, khi bất thần 42 khẩu trọng pháo của Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự vô cùng ngạc nhiên của chúng tôi, như vừa thỏa thuận buổi hợp sáng nay.

Bây giờ, nơi Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận, nói theo danh từ quân BV là “Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31. Than ôi! Ðúng là muôn sự tại nhân thành sự tại thiên, Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẩn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như kiến mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đỏ chống đỡ; Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chỉ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 sắp sửa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới.

Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn; Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù ở bên sườn tây. Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân “Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!” Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phải vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng âm mưu tấn công như bầy kiến tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thủ của ta chỉ có 300 tay súng chống đỡ? Có cả thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên.

Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá của của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng- cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này; Không ngờ, chỉ một lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sủa bậy bạ lên phía trên đồi để hù dọa các thiên thần mũ đỏ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 của FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắc đầu ngao- ngán.

Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rỡ vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C của con chim đầu đàn nguyện không bỏ anh em không bỏ bạn bè, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cảnh hàng binh.

Về phía KQ, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trải thảm. Không thấy Giang và Em đâu; Anh em KQ tim hỏi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tải. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm; Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.

Thế là PÐ-219 ghi thêm vào quân sử của LÐ/51/TC thêm một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào; Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên trái đồi oan-nghiệt nầy, Ngọn đồi quyết tử 31; Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, Khánh, On và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
10-13-2011, 03:08 AM
Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến

Đến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm bằng AK-47 và B-40 tịch thu được của quân BV.

Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu theo sau thật cảm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”.

Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn; Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napalm … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở, nhiễm độc khi bay sát trên ngọn cây qua đó. Tuy máy bay trắc-giác chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được thuộc trung đoàn 102/308 BV. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.

Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập khắp chân đồi với thân xác sình trướng. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết địa điểm về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp phục binh chờ đợi trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, phải khen rất tài tình dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống.


Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh trung-sĩ y tá Fujii ra mà thôi. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

“Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống.

Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off-30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.

Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân và bạn để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn 36/308 BV, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu vào chiều tối” và cũng nhờ vậy mà ngụy hoá được âm thanh khi luồn lách qua vùng trung đoàn 36 BV kiểm soát.

Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phantom F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40 thuộc Sư-đoàn 2 K.Q, Thái Lan, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi Đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.

Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ hội nhập được với Đồi-30, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người tràn ngập của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Hậu quả và nhận xét nhìn chung, các TÐ/BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp xa luân chiến của hai trung đoàn quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ/BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế vì quân số quá ít,về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

- QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, và không có bổ sung quân khi bị thiệt hại, trái lại quân BV thì có tân binh bổ sung quân số tại chiến trường bằng cách thành lập tại Aluoi một Trung Tâm Huấn Luyện B-70 tân binh từ tháng 10/1970 cho cuộc hành quân nầy, do chứng liệu hình ảnh tìm thấy trong các hầm che dấu súng đạn (bạn đả chứng kiến hình ảnh trong youtube) quân trang mới toanh cho tân binh.

Lực lượng VNCH bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ, do tên trung úy phản chiến John F Kerry cho Hà Nội biết ráo trọi phóng đồ hành quân của QLVNCH nên chúng ta mới hủy bỏ CCHL/Đồi-32.

Mỗi vị trí của QLVNCH đều bị khống chế bằng trận địa pháo khiếp đảm của tiền sát viên BV đả tiền điều chỉnh từ lâu, và chỉ chờ chiến xa T-54 và PT-76 đến leo núi, để tiền pháo hậu xung tràn ngập biển người. Vì quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên CCHL của ta trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định. Các đơn vị thiện chiến tổng trừ bị có cơ năng động tấn kích, phải nằm yên một chổ cho quân BV căng ra mà dập pháo đủ loại.

- Về mặt tinh thần, tin hai TÐ/BÐQ 39 và 21 phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch” và rất tiết KQVN chỉ có một nhúm gunship phải đảm đương dù riêng cho quân Dù cũng không thể cán đáng được thêm phi vụ tải thương và tiếp tế cho Slicks của Liên Đoàn; Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone.
Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1/BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh vô cùng đẫm máu.

- Với tin 2 TÐ/BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác… Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này với chủ tâm chinh-trị để Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương.

Anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39/BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: “Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy”.

- Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quân lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiệu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra nhiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”.

Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thảm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 dành riêng cho các quân khu khác mà tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không kể pháo phòng không và diện điạ, không để cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghịch-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường mòn HCM mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào).


Gunship PD-213 và 2 ĐĐ Trinh Sát Dù/T Đ/8
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ/213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”.

Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.

Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẽ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tâm Huấn Luyện với nóc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phải để truy kích tàn quân của trung đoàn 64, sư đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng võ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàn quân của trung đoàn7/304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.

Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẵn-sàng chiến đấu.

Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ một tuyến lửa trước mặt 75 thước xạ trường; Sáu xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích của T-54. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trận] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn. Điều nầy chứng tỏ phương thức oanh kích nầy làm cho địch kinh hãi phải tìm nơi ẩn-trú.

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 64/320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Hai chiếc đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nãy giờ tôi đã quan sát và thấy rõ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạc ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.

Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoải thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.

TRUONG VAN VINH

vinhtruong
10-13-2011, 03:27 AM
TỔNG THỐNG THIỆU CHỐNG LỊNH PENTAGON
General Al.Haig: “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April”

Với Quân-lực nầy, Tổng Thống Thiệu cũng như các Tướng Lãnh đều đồng có một quan niệm, là bảo vệ tối đa sanh-mạng cho binh-sĩ, và tiết kiệm tối đa xương máu của chiến binh. Để chứng minh điều nầy, có bao giờ chúng ta nghe Quân-Lực VNCH dùng chiến thuật biển người để chống Cộng không! Dùng thuốc kích thích, hoặc là xiềng chân vào tay-lái của chiến xa không!? Trong khi Cộng-Sản như một tôn-giáo cuồng tín, tử vì Đảng! Cái đỉnh cao trí tuệ nầy có chịu thua sự ngang-ngược của TT Thiệu khi làm bể kế hoạch chiến-lược trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 nầy qua sự cho 2 Tiểu đoàn của SÐ/1 (6/3/1971) nhảy xuống Tchepone đái một bãi rồi về? Có nghĩa là đếch thi hành giai đoạn-3 khai thác chiến trận! Ðể dạy một bài học thâm hiểm và đồng thời cũng vì phải giữ tình hình thật yên tịnh để Mỹ tiếp tục rút quân, nên Richard Helms, người hậu vệ [linebacker] của trận đấu “Pennsylvania” phải hoặch định một phương áng “Rã ngũ quân lực VNCH” bằng sẽ có một chước quỷ cho một cuộc chạy tán loạn của quân dân miền Nam và Cộng Sản sẽ trả thù!

Ðứng trên một góc cạnh nhãn quan chính trị, chiến sĩ chúng ta phải thông cãm và chấp nhận việc làm cũa TT Thiệu phải như vậy không còn con đường nào khác. Ðầu năm 1975, Họ đứng trong bóng tối áp lực TT Thiệu phải đích thân do chính bàn tay của mình tự bẻ gãy từng chiếc của bó đũa [quân lực VNCH] bằng cách phân tán lực lượng, rút bỏ vùng-1 và 2 vì không còn đủ hỏa lực, cơ-phận, nhiên liệu…đang cạn dần và phải bẻ nhỏ từng mảnh 2 Sư-đoàn tổng trừ bị lợi hại nhất mà Lê Ðưc Thọ rất khiếp đảm, nên Thọ khẩn thiết yêu cầu Kissinger nếu Mỹ muốn Hà-Nội chiếm miền Nam đúng theo lộ-trình, theo sự thỉnh cầu về điểm mốc thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh… Richard Helms phải làm theo sự chủ đạo của George H.W.Bush liền tức khắc qua khai thác sự sợ hãi làm đảo chánh của TT Thiệu để áp lực TT Thiệu ra lệnh rút về chỉ một Lữ-đoàn Dù thôi cùng Quân đoàn-3, vừa đủ tạm thời trấn giữ cái cổng chính của sân vận-động, hầu trực thăng Mỹ sẽ cứu người Mỹ và những tai to mặt lớn trốn chạy ra nước ngoài. Thế là bình luận, báo chí trên thế giới cứ chĩa mũi dùi tấn công chỉ một mình tội lỗi do Tổng thống Thiệu gây ra mà thôi, nhưng làm sao dư luận hiểu nổi một bộ óc tinh xảo trong bóng tối đã đem chiếc đũa thần hoàn thành định kiến-1 (axiom-1) Dù rằng TT Thiệu đã thỏa mãn tất cả những điều kiện do phía Polgar, Trưởng CIA yêu cầu nhưng ngặt nỗi những bức thư mật giữa TT Nixon và Thiệu vẫn còn nằm trong tay TT Thiệu. Chuyện khó là tạo ra vụ Watergate để hất chiếc ghế quyền lực của Nixon, việc đó đã hoàn thành tốt đẹp do tham mưu trưởng Donald Rumsfeld chỉ thị cho R.Helms. Tại sao Nixon không dùng đặc quyền theo hiến định để tự ân xá mình? Như Thái-tử George W Bush dù bị sự ủng hộ thấp nhứt trong lịch sử TT Hoa kỳ (23%) còn mang thêm trọng tội lừa dối Quốc hội và dân Mỹ về vũ khí giết người hàng loạt WMD nhưng vẫn phây phây ngồi cho đến mãn nhiệm kỳ?! Ðộc giả yên tâm! 2 sự kiện kinh dị nầy sẽ phải đợi một thời gian coi cho được [Decent Interval] rồi các sử gia sẽ phơi bày ra ánh sáng để trả lại tính trung thực cho lịch sử.

Trong những ngày ảm đạm của tháng 4 năm 1975 cũng trùng hơp như tháng 4 năm 1954, chỉ có một điều duy nhứt nếu Hoa Kỳ giữ vững lời hứa qua B-52 và B-29 …thì mọi việc đã khác hẳn; Nhưng sự can thiệp đó đã bị từ chối theo dự mưu của WIB. Hai trận đánh có tiếng vang quốc tế như chiến dịch Ðiện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh khi CSBV cưỡng chiếm miển Nam; Tôi thất vọng vì một thế lực tài trợ cho truyền thông văn hoá để bóp méo, xuyên tạc trên lãnh vực quân sự mờ mờ ảo ảo giữa một bên với 700 triệu tấn vũ khí tối tân và một bên cạn dần hỏa lực. Một sự sấp-sếp tàn độc cho một cuộc bàn giao quyền lực từ chính quyền Saigon cho Hà-Nội không tắm máu và Saigon không biến thành đống gạch vụn! Axiom: “There was never a legitimate non-communist government in Saigon”.

Cho nên sau khi áp-lực khai thác xong, TT Thiệu bị áp giải giữa băng ghế sau như một tù-nhân trong chiếc công xa màu đen, bên trái trùm mật vụ Polgar và bên phải là Tướng Timmes, lên chiếc phi-cơ DC-6 (C.118, MATS) đã đợi sẵn qua Ðài-bắc với danh nghĩa là Ðại-sứ VNCH kèm theo lời hăm-dọa phải “ngậm-tăm”, không được hé môi về những gì bí mật của mưu đồ chính trị nếu còn muốn sống. Làm sao ai hiểu được TT Thiệu phải chôn-chặt mối hận u-uất nầy mãi xuống tuyền đài, làm sao giải oan cho TT Thiệu trong khi các Tướng lãnh khả-ố cứ đổ trọng tội vào vị Tư lệnh tối cao, làm cho cái gọi là Ðỉnh-Cao-Trí-Tuệ cứ cười ngặt nghẽo trong sự tự-mãn về mưu chước xảo trá thần sầu quỷ khốc của chúng. Không một ai có quyền kết tội ai mà hãy để cho lịch sử phán quyết, hãy để hậu thế sau nầy điều tra, kiểm chứng, đối chứng, phân tích hầu trả lại tính trung thực cho lịch sử; riêng cá nhân người viết xác quyết rằng, các Sử-gia thế hệ thứ 3, thứ 4 sẽ minh oan cho vị nguyên thủ quốc gia mà tôi kính trọng. Lịch sử sẽ phán quyết những việc làm của người cũng như đạo đức của TT Ngô Ðình Diệm dù chưa được mọi người hoàn-toàn chấp nhận, nhưng sử gia sẽ tái xác nhận lòng yêu nước quyết bảo vệ chính-nghĩa, chủ-quyền quốc gia của ngài dù phải trả cái giá bằng mạng sống, cũng như ngày hôm nay người dân Việt vẩn tôn thờ Ðức tả quân Lê Văn Duyệt mà đã bị quá khứ kết tội oan-ức. Không có sử gia, sự thật sẽ vĩnh-viễn chìm trong bóng tối, theo như hiền-triết W.Brayant “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy” Người viết ước ao khi viết về những nhân vật, những sự kiện được gọi là lịch sử, theo thiện ý của tôi, là ghi lại một cách trung thực, vô tư, không thiên vị không ác ý, không diễn dịch sự kiện, tô vẻ hình ảnh nhân vật theo sở thích hoặc nhu cầu thương ghét của người viết. Ðể cho các sử gia hậu thế đúc kết các liên hệ thực tế, trong nhiệm vụ phục vụ quê hương dân tộc, có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi hầu theo dỏi vun đấp những gì đúng với sự thật, sửa chửa gạt bỏ những gì sai lỗi, xấu xa. Tôi xem tác phẩm nầy như một đốt xương nhỏ li-ti để cho các sử-gia sau nầy ráp nối với các cục xương Lớn, thành hình ảnh một con Dinosaur khổng lồ (Tại sao tôi đặt hết niềm tin nơi sử gia trẻ thuộc thế hệ 21? Thế hệ trẻ thường có những nhận định độc lập và thẳng thắn, dùng khoa học hiện thực để biện chứng trên những trang giấy trắng tinh; Họ không có lối viết phải né tránh hoặc ngần ngại như chúng ta viết là phải lách, vì những mặc cảm hoặc gánh nặng quá khứ, họ là trang giấy trắng tinh với ý thức nếu muốn phủ lên lớp sơn Hồng thì chỉ cứ việc trộn sơn Trắng với sơn Ðỏ, nếu muốn màu Hồng đậm hơn thì trộn nhiều sơn Ðỏ hơn Trắng, nhưng nếu muốn màu Hồng nhạt hơn thì trộn sơn Trắng nhiều hơn Ðỏ. Còn như thế hệ dính líu vào cuộc chiến thì hỡi-ôi, tờ giấy trắng nầy đã dính quá nhiều hoen-ố…loang-lỗ đủ các màu sắc khác biệc, không rõ nghĩa) Vì không làm được như vậy, người viết sử đương thời, không khác gì nhiều, so với những bài, sách báo, đã được một số trí thức, khoa bảng, chính khách Việt đã viết mà tôi đã được đọc, không lý luận dẫn-giải cho đúng với liên hệ thực tế, trong giai đoạn đầy nhiễu nhương của một nước Việt Nam nhỏ bé, bị ảnh hưởng quá nhiều vào ngoại bang, nhưng lại dư thừa thù-hận, ganh-ghét, đố-kỵ mà lại thiếu quá nhiều tình thương và tinh thần tự trọng thật sự đúng nghĩa là yêu nước!

“Mỹ đem con bỏ chợ”: Ngày 23/Febuary là ngày đen tối nhất: Trực-thăng của Hoa-kỳ không biết vì lý do gì đã không chịu yểm trợ tiếp vận cho QLVNCH nữa, gây xúc động đến nỗi Phó TT Trần-Văn-Hương phải sướt mướt tức tưởi trên đài…lên án người bạn lớn của ta đã đem con bỏ chợ. Tướng Abrams, gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến vì Abrams không hiểu tí gì về mục tiêu chiến lược của cuộc hành quân mà chỉ biết có chiến thuật là yểm trợ tối đa hoả lực cho quân lực VNCH, khác hẳn với tướng Wesmoreland tại vùng Khe Sanh nầy; Westmoreland dựa vào chỉ một TÐ/BÐQ để bảo vệ vòng đai Khe Sanh, còn Abrams thì khác, quân đội Mỹ không tham chiến, nhưng nhân viên phi hành, dù không được bước xuống đất Lào, nhưng phải bay qua Lào nên vẫn bị thảm hại vì bị bắn hạ. Nhưng Abrams cũng yên tâm vì có nguyên một đại đội Hắc Báo đặt dưới quyền điều-động của tướng Sid.Berry để tìm cứu phi hành đoàn lâm nạn.

Chứng kiến có 25% trực thăng khả dụng hành quân, Abrams nổi cáu đã chửi bới văng tục với các Tướng lãnh dưới quyền vì số trực thăng yểm trợ chỉ ở dưới mức không thể chấp nhận được, thay vì phải được 80%; Nhưng ngặt nỗi Abrams cứ nhè Tướng 3 sao Surtherland mà ‘dủa’ thê thảm. “Mấy anh là Quân-nhân, ưu tiên một là gì (Abrams dùng không biết bao nhiêu chữ god-damn thỉnh-thoảng còn chua thêm chữ ‘Fucking-bird’, trong tác phẩm ‘A Better War’) Tướng Abrams liền phái chiếc Trực-thăng dành cho riêng ông, bay xúc cho bằng được Đại-tá Lữ-đoàn-1 Không-kỵ, Sam Cockerham về gặp ông gấp gấp gấp; Trong khi chờ đợi, Abrams nghiêng qua hỏi ý kiến vị Tướng Phó của mình Weyand, Tôi nghĩ không thể tha-thứ cho Jock (tên lóng của Tướng Sutherland) vì Jock chỉ huy mà không theo-dõi tình-hình về Đ.M…mỗi mấy con chim…về tình trạng… Đ.M khả dụng mấy con chim ra sao…từng giờ… Đ.M từng ngày…Đ.M dường như có cái gì không ổn! Ông xem lại dùm tôi… Một tiểu-đoàn đã có mặt ở Con-lộ 914, đã 2 ngày rồi mà Jock không hay biết, ông xem họ làm ăn ra sao, tổ chức ra sao. “như vậy đánh động cho tôi biết, sự phối hợp giữa 2 bên Việt-Mỹ không ra cái thá gì, có nghĩa là vô hiệu quả, thất bại!”.

Sau khi ngừng một chút xả hơi, giọng ông dịu lại “Tôi nghĩ, tốt hơn là lên nói thẳng với Tướng Mc Caffiey ngay bây giờ, Tôi nghĩ mình nên tới họ, để họ ra lệnh xuống đưa chuyên viên, dụng cụ và đồ nghề tiếp liệu, cơ phận để sửa chữa tại chỗ”.

Tướng Abrams chấp tay sau đít đi tới đi lui dỏi mắt trông ngóng. Khi Đại-tá Cockerham bước vào, đứng thẳng nện gót giày chào theo nghi lể của thuộc cấp, Tướng Abrams ở đó chỉ chờ Cockerham tới để ‘quạt’ một mách cho nhẹ người. Abrams thả thân người mệt mỏi rơi xuống chiếc ghế da Sofa trong văn phòng của Tướng Surtherland; Tướng Abrams bắt đầu nổi nóng trở lại: “Đ.M mức sẵn-sàng tác-chiến O.R (Operational-Readiness) của Lục-quân Không-kỵ là bao nhiêu…ĐM làm sao bảo vệ niềm kiêu hãnh của Không-kỵ đây?” Sự nổi nóng cứ bộc phát tăng dần “Chiến lược, chiến thuật, về quan điểm đường lối hành động đều lộn tùng phèo hết … hỡi Ðại tá … Ð.M yêu quý của Tôi!”

“Tôi muốn Đai-tá làm gì tôi không biết … Ð.M phải đưa tình trạng khả dụng Trực-thăng lên đến mức yêu cầu trong USARV Standard, có nghĩa là 80% khả dụng và thêm 5% gọi là danh dự của Lữ đoàn Không-kỵ, Đại-tá hiểu chứ, và có làm được …không?”

Abrams đi thẳng vào vấn đề, “Bây giờ là 1 giờ trưa thứ Hai, Đại-tá cho tôi biết chừng nào đạt được tiêu chuẩn 85%” Cockerham: “Thưa Đại tướng Tôi cố gắng đến tối thứ Tư thì xong”

Khi Đại-tá Cockerham rời khỏi phòng họp, Abrams nói vói theo “Kính thưa Đại-tá…tôi muốn Đại-tá phải mở… Đ.M cái máy truyền tin cho tôi được theo dõi…Okay, Đ.M Tôi nhớ và trông chờ giọng nói của Đại tá…chắc Đại tá cũng thừa hiểu chớ?”

Sau một chuổi dài giận dữ và sỉ vã từ trên xuống dưới, Tướng 3 sao, Sutherland như con Chó cụp đuôi (General Sutherland was like a Dog with his tail tucked under) Sutheland cũng thành tâm tự cảm nhận rằng cuộc hành quân quá tầm hiểu biết và khả năng của ông.

Liền sau đó, Tướng Phụ-tá Sư-đoàn nhảy dù 101, Sid Berry tạm thời thay thế Đại-tá Cockerham phục hồi lại uy-tín cho Lữ-đoàn; Bây giờ trở đi, trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 có một Tướng lãnh duy nhất tham dự chiến trường với tất cả phi-vụ được xem là hóc búa nhất, và sâu nhất nằm trên đất Lào, trong khi phía VNCH không có một Tướng lãnh nào chiến đấu trên đất Lào “Sự cương quyết của Tướng Abrams đưa HÐAN (NSC, Pentagon) vào con đường vi-phạm ROE?” Thế là tướng Haig điều động đại-tá James Vaught qua với danh nghĩa cố vấn cho Sư đoàn Dù; Khi Trung-tướng Julian Ewell thăm viếng VN, có ghé thăm Khe-Sanh ông cũng là thành viên trong phái đoàn Hòa-đàm Paris, ông có cảm tưởng, ‘thật là khó tin’ Ngày chủa Nhật, số Phi cơ khả dụng 79%, thật không thể tưởng tượng được.

Cũng theo tác phẩm Better War, ngày hôm nay 23/Febuary/1971, thành phần Tướng lãnh Hoa-kỳ áp lực TT Thiệu phải thay đổi cấp Chỉ-huy, chứ không dựa vào thế dùng băng nhóm chính trị để thống trị đất nước, sinh mạng chiến binh phải được coi trọng; như Vùng-1 gồm có Băng Thiết Giáp:Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tướng Phan Hòa Hiệp và Tướng chưa kịp đeo Quân-hàm đã tử nạn Phi cơ A.37, là Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-lệnh Biệt-khu Quãng-Đà. Tướng Lãm được xem là người thiếu khả năng với trách nhiệm quá nặng, Lãm không thể nào hoàn thành trọng trách được, nên được thay thế bởi Tướng Đỗ Cao-Trí, mà người Mỹ cho là George-Patton của VN, một Sĩ-quan như vậy rất hiếm có trong Quân đội Sàigòn. Chính Tướng Trí đã hiên ngang ngồi trên Thiết vận xa M.113, đầu đội nón lưỡi trai có mang chần-dần 3 sao trắng trên đó, điều động 17,000 quân cho cuộc hành quân càn quét quân BV, Cục R ở Cambodia (1970). Nhưng chúng ta cũng nên suy nghĩ điều nầy, chỉ có những Tướng lãnh Mỹ vì danh dự của tổ quốc họ, chớ cái thứ Skull and Bone thì lại khác, chính TT Nixon cho oanh tạc và tiến quân qua Mật Khu của MTGPMN ở phần đất Cambodia đã bị Quốc hội do áp lực của thứ Ma đầu-lâu nầy gây khó dễ, gọi là vi phạm hiến-quyền Power-Act của Quốc-hội.

Chiếc Trực-Thăng của Tướng Trí đang chở phái đoàn Tham-Mưu Quân-Đoàn III thì bị nổ chết khi mới cất cánh ở Tây-Ninh; Cái tội của Tướng Trí là tiêu hủy một số chiến cụ bằng 5000 chuyến xe Molotova chở chúng từ hải cảng Sihanouk-Ville tới cục R.

[Theo sự suy diễn riêng tư của người viết qua nghiên cứu liên hệ với thực tế bằng các tài liệu giải mật: Tướng Trí chỉ có trọng tội là dám cả gan thiêu hủy kho vũ khí khổng lồ của CSBV tại mật trận Cục-R nằm trên hành lang Xa-lộ Harriman (đường mòn Hồ) cũng như John Paul Vann dám bẻ gãy kế hoạch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kontum làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây cùng 3 Tiểu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giữ Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xã. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm!? Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chỉ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, chỉ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku qua? Dưới đây là bút tích của John Paul Vann:
“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN”
Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689, với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phải bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắc, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman đều bị thảm hại. Ðịa điểm hẻo-lánh KHE-SANH nơi rừng núi xa-xôi nầy sẽ ghi mãi dấu ấn trong lịch sử Hoa kỳ với sự hy sinh 215 nhân viên phi hành Không-ky và 38 đoàn viên MIA, trong khi KQVN hy sinh 10 NVPH va 4 MIA (theo tài liệu MACV/SOG và báo cáo của tướng Hinh). Ðảng hội Skull and Bones dùng quân đội Mỹ như một công cụ người máy, chỉ cứ việc thi hành theo sự chỉ đạo của chúng. Muốn chiếm Hạ Lào phải đợi đến thời gian coi cho được (Decent-Interval) có nghĩa là quân dụng phải được vận chuyển về thừa thãi trên hành lang và được nhị-trùng đại-tá Bùi Tín xác nhận, rồi mới được mở cuộc hành quân, Ðại tá Bùi Tin sẽ cho Mỹ biết về việc tiếp liệu phải được dấu kín vào những nơi an toàn dư thừa để chiếm miền nam. Bắt đầu an toàn từ ngày 18/1/1971 do HÐAN/NSC [WIB quyết định cuộc hành quân Lam Sơn 719 [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, hàng 19 “HARRIMAN WAS INITIATED INTO THE SKULL AND BONES SOCIETY, ALONG WITH HIS FRIEND PRESCOTT BUSH, ông nội của TT thứ 43 Hoa-Kỳ, 2 soạn giả cuộc chiến VN]

Người viết cảm thấy cũng nên nhắc lại trong thời gian Hội nghị quốc tế Trung-lập Lào 1962, khi mà Harriman âu lo phía Hà-Nội không chịu tham dự trò chơi chiến tranh, nên ra lệnh cho William Colby phải thả toán thám sát STRATA [Short Term Road And Target Acquisition] từ đèo Mụ-Giạ, trên hành lang qua Tchepone và Attopeu để xác-định Ðoàn 559 và Ðoàn 959 có mặt trên đường Trường-Sơn Tây hầu dự trò chơi hay không? Còn như Ðoàn 759 thì Hoa kỳ dễ kiểm soát do tàu nhỏ cận duyên mà Trung Quốc chế tạo cho trò chơi tiếp tế bằng đường biển đến tận hải cảng Sihanouk-Ville trước khi Lon-Nol lật Sihanouk. Lúc đó Khe Sanh là Quận Hương-Hoá cách Tchepone 45 cây số, hành pháp Mỹ qua Harriman buộc Kennedy phải ra lệnh hủy bỏ Quận nầy vì lý do an-ninh. Ðồn điền trồng Cafê và Trà của người Pháp không còn khai thác nữa vì chiến tranh thì giữ để làm gì! Vì thế chữ Khe-Sanh đã đi vào huyền-sử Hoa kỳ, khi buộc phải xoá bỏ chữ Hương-Hoá! Nhưng TT Diệm rất bình thản vì đã có kế hoạch chỉ định Ðại-tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ Tam Quân Khu làm Tư lệnh chiến trường tấn kích và chốt chận cắt con đường nam Lào từ Dakto, Ben-Het qua tận Attopeu với 1 Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc Đống CÐT, 1 Thiết đoàn chiến xa và một đơn vị thuộc Sư đoàn 22. Kế hoạch nầy bị phản thần, Bác sĩ Trần Kim Tuyến báo cáo cho CIA biết ráo-trọi nên sự triệt tiêu TT Diệm đã nằm trong ống kính của người thủ lãnh Skull and Bones-1 ngay tức khắc; Ngay sau khi triệt tiêu 2 chướng ngại vật [Diệm, Kennedy] ngăn chận chương-trình CIP [Counter Insurgency Plan] COMUSMACV đưa đề nghị chỉ để cho quân lực VNCH, dĩ nhiên là không có người Mỹ, có quyền đánh đuổi quân CSBV ra khỏi biên giới Cambodia và Lào. Tổng tham mưu trưởng liên quân nghe hợp lý nên đề nghị McNamara và ông đề nghị lên TT Johnson đúng theo hệ thống quân giai. Tháng 4/1964 TT Johnson đồng ý trên nguyên tắc nên Cố vấn T.T George Bundy sắp đánh điện về Saigon thi bị Micheal Forrestal trong HÐANQG (NSC) cảnh cáo: “Gởi công điện mà không có sự đồng ý của Harriman sẽ có rắc rối. [Nguyên văn: To send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if the telegram had already received Johnson approval but that was not enough! It still required an “endorsement” from Harriman]

Có phải chính-sách Mỹ bị thống lãnh bởi tập đoàn Skull and Bones trong WIB!? Harriman thủ lãnh Skull và Prescott Bush WIB’s Chairman: Đó là lý do tại sao ai đã gây ra cuộc chiến lần thứ hai, 1954-1975 bằng một mưu-lược “bỏ phiếu bằng chân”. Sau khi Liên Xô áp lực Hà Nội thành lập một loạt Đoàn 559, 759, 959 và kết thúc bằng cho ra đời MTGPMN (20/12/1960) Phía Mỹ áp lực Saigon cho ra đời luật 10/59: Tố-cộng và Diệt cộng: Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã móm cho Lê Đức Thọ những tuyên ngôn chỉ Nam sau đây, dù rằng quân tác chiến Mỹ chưa qua tham chiến thì làm gì có xâm lược mà chống! Chống cái gì vào năm 1960! Như “Chế độ khát máu Mỹ-Diệm,” “Giải phóng Miền Nam” “Ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ,” “Miền Nam bị Mỹ ngụy kèm kẹp” “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào; Khi quân Mỹ rút đi Saigon chỉ còn là bộ xương khô! …”. Trong tầm nhìn sâu-sa của Harriman, những tuyên ngôn trên sẽ được giải nghĩa rõ ràng sau 50 nằm bằng phổ biến của kỹ nghệ thông tin internet. “Ðể rồi, tất cả đều là xảo-trá, lừa đảo, và phỉnh gạt”. Nhưng ngược lại cái khối óc gọi là “đỉnh cao trí tuệ” nầy rồi cũng phải chết, cũng không lừa gạt được với các sử gia thuộc thế hệ thứ 3, 4 khi các sử gia nầy đặt câu hỏi, tại sao quân tác chiến Mỹ chưa qua VN mà HĐANQG [NSC] họp ngày 21/9/1960, (thời Eisenhower) đã bày đặt ra cái huy chương “Chiến-dịch Bội tinh “dành cho quân Mỹ tham chiến VN, và đang sản xuất hàng tỷ họp lương khô C-Rations phối hợp bởi renewed Aid to Russia 1941-46 Plan, cho 3 triệu quân tác chiến Mỹ lần lược luân phiên mỗi năm qua VN dự cuộc Pinic tập trận và họ cũng là hành khách đi Máy bay book trước để nâng đỡ các hãng hàng không dân dụng [thế hệ phản-lực] đang phát triển trong lúc phôi thai khỏi bị khánh tận hay xáp nhập rút gọn; đồng thời 8000 chiếc trực thăng phản-lực UH-1 gọi là trợ huấn cụ [training-aid] để tập trận sau đó bỏ lại với danh từ Việt Nam hóa chiên tranh rồi trở thành đống sắt vụn khi không còn cơ phận để thay thế. Cái thế lực ghê-gớm nầy tinh-vi che mắt hai vị Tổng thống (Diệm-Kennedy) bằng cách chêm đệm bởi phương-án khai hoang những vùng Việt Cộng ẩn trú trong “chiến dịch Khai hoang Ranch-Hand” để cho 38 hãng thuốc khai hoang được phát triển lợi nhuận. TT Diệm nghe làm trống trải không cho Cộng-Phĩ có nơi ẩn trú để quấy rối, Kennedy và TT Diệm cũng bị dụ-dỗ như thường.

Ðể bưng bít cái chết của tướng Trí, một phái đoàn Mỹ sang điều tra tai-nạn cho là bộ phận trong máy có trục-trặc nên gây ra tai nạn thảm khốc nầy. Nhưng mãi đến khi tàn cuộc chiến, KQVN không có một tai nạn nào tương tự như vậy xảy ra, báo hại nhà báo đội lốp CIA, Francois Sully bị chết oan mạng cũng như bốn nhà báo ngoại quốc đã chết cùng với Phi hành đoàn 213, vì thật ra Họ không được phép bay qua phần đất của Lào. Về tin tức tình báo các nhà báo ngoại quốc nầy đã không được hiểu biết rõ ràng chi tiết như Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn. [Ẩn không dám bước chân lên trực thăng dù chỉ có người Mỹ mới không được phép qua biên giới Lào. Ẳn hiểu biết quá nhiều về CIA và CSBV có 6 trung-đoàn phòng không cổ-điển (AAA) và 8 Trung-đoàn pháo diện địa hạng nặng với 67.000 tấn đạn sẵn sàng gây trận bảo lửa khiếp đảm]

Ðiều vô cùng quan trọng cần nên biết là, ngày 27/Feb/1971, B.52 mới thật sự rời bỏ chữ SAC (Strategic Air Commmand) để đi yểm trợ tiếp cận (Tactical Air Ground Closed Support) Đó là những chiếc pháo đài bay B.52 cất cánh từ Căn-cứ Utapao, Thái-Lan, với số hỏa-lực gần gấp đôi B.52 cất cánh từ Đảo Guam. Có phải do Abrams vì thể diện, tự-ái dân tộc và sinh mạng của các phi hành đoàn Không-kỵ nên đã vi phạm những điều mật ước với Liên-Xô (Rules Of Engament), làm trở ngại, không rõ nghĩa trong thế chiến lược, về tinh thần buổi họp bàn thảo và đưa đến quyết định giải pháp cho cuộc hành quân Lam-Sơn 719 ngày 18/Jan/1971? [Hình trang đầu] Tất cả Phi vụ B.52 là do CIA quyết định, Không-quân SAC thi hành như một cái máy ‘Tổng-Đài’, thế mà Tướng Haig đang tìm cách tế thần Tướng Không-quân, John D.Lavelle, cho là Ông yểm trợ cầm chừng, chứ không hết mình. Có lẽ do sự bất đồng, vì Tướng D.Lavelle muốn thi hành thế “chiến thuật”, mà không tuân lệnh CIA thi hành theo kế hoặch “chiến lược”. Chiến tranh VN có nhiều điều ngộ nghỉnh thường xảy ra: John Paul Vann thất trận ở Ấp Bắc bị buộc giải ngũ nhưng lại lên chức như Diều gặp gió với chức vụ ngang hàng tướng 3 sao. Ðối với WIB Vann thua chiến thuật nhưng lại thắng thế chiến-lược, còn tướng D.Lavelle nghe lệnh thượng cấp lại bị đem ra xử như con Cừu non để tế thần thay vì Tướng Abrams phải lãnh đủ! Vì thế chiến lược kinh-dị nầy của cuộc hành quân mà Sư-đoàn-1 cứ bị B-52 chiến lược từ đảo Guam bay vào đuổi đít cho theo đúng lộ-đồ hành quân đã vạch sẵn. Sự kiện nầy tôi nhận thấy nhờ sự theo dõi từng bước đi mà tại Khe Sanh Chuẩn-tướng Phú cũng rà sát theo dõi những chiến dịch “tiền-oanh-kích” cũng như những hoạt động mờ ám tính trước theo lộ-đồ của B-52, để rồi Tướng Phú cứu nguy được đàn em. Còn như Lữ đoàn-1 Ðặc nhiệm chỉ ngừng lại dưỡng quân thì bị Skyspot gọi là thả lầm khiến một số quân bạn bị chết và bị thương, trong đó có Tiểu-đoàn-phó Tiểu đoàn-8/LÐ3/Dù tùng thiết cùng Thiết đoàn 11; Hơn đơn vị nào hết, chính Tiểu- đoàn/8 Dù nầy khi đụng độ với 2 trung-đoàn tân lập [trung-đoàn 27 và 278] mới biết sự chính xác và hiệu quả của B-52. Nhưng thật ra quân bạn có biết đâu đây là do con mắt tinh-ranh và bộ óc điện-tử chuyên nghiệp của ban tham mưu dưới quyền Tướng Haig tại Pentagon khi phải làm trọng tài cho hai đối lực, cần phải phối hợp để cân bằng lực lượng giữa 2 bên cho trò chơi chiến tranh bẩn thỉu, dí tay lên xuống những con cờ thí để có phần hấp dẫn như chiến tranh thực sự hầu che mắt thế giới. Họ dùng B-52 để cân bằng 2 đối lực và tiêu diệt trọn gói tại mục tiêu là căn cứ hậu cần 604 thay vì phải thi hành kế hoạch rã-ngũ sau nầy, nhưng Tướng Haig thất vọng vì sự ngang ngược của TT Thiệu, cho một đơn vị nhỏ xuống Tchepone đái một bãi rồi rút về.

Vấn đề quan trọng trước mắt, Abrams muốn phải khóa chặt phòng không của BV vì quá nguy hiểm cho phi công trực-thăng Mỹ, số thiệt hại trong 3 tuần nầy đã lên cao đến độ chóng mặt; Chuyện nầy sẽ gây ra sự mâu thuẫn và đụng chạm dữ-dội giữa Hội-Đồng NSC [Tướng Haig] và Tướng Abrams! Nhưng phản ứng của Abrams hoàn toàn đúng, vì phải gìn giữ uy-tín quốc-gia và sinh mạng của các phi công trực-thăng (sự hy sinh cho mưu đồ “khổ-nhục-kế” như vậy cũng đã quá lắm rồi, phi công oanh tạc Bắc Việt không được xử dụng hoả tiễn, bom vô tuyến điều khiển [no Laser targeting pods or Smart bomb] mà phải xử dụng bom nổ thường và làm mỗi prep 2 trái 2 bên cánh cho gọi là sự thăng bằng, có như thế mới tiêu thụ được hàng tiêu dung]

Phải nhiều tháng sau, thời gian coi cho được, Tướng Haig mới kiếm cớ “bứng” được Tướng John D.Lavelle, Tư-Lệnh Đệ 7 Không-Lực (Seventh Air Force) và thay vào đó, Tướng John Vogt; Tướng Tham-mưu trưởng Không quân triệu hồi Tướng Lavelle về nước và cách chức vì lý do vi phạm luật quy-ước ROE (Rules of Engagement) và cho về hưu liền sau đó, chỉ có lãnh được lương 2 sao thay vì 4 sao. Hội-đồng buộc tội cho là phản ứng chậm-chạp, quá nhiều do-dự, không thích ứng theo kịp chiến trận. Còn phía WIB thì hiểu ngầm rằng vì phải bảo-toàn không-lộ và để xoa dịu làm vừa lòng Liên Xô, sau khi buộc phải tiêu diệt CSBV bằng chiến dịch thả Bom Linebacker thay vì Rolling Thunder để cân bằng lực lượng hai bên [theo tài liệu, chỉ có 2 tuần trước khi chấm dứt cuộc hành quân, CIA đã cho lệnh trải thảm 412 trận B-52 trên đầu lính BV, luôn cả các đoàn xe Molotova chở đạn dược hỏa tốc để phục kích QLVNCH rút lui trên đường 9, thay vì lính BV được lệnh Tướng Giáp, lo chuẩn bị phục kích và xa luân chiến tại Căn cứ hậu cần 604. Hành động khẩn cấp nầy, Hoa kỳ đã vi-phạm điều lệ trò chơi ROE từ chiến dịch “Rolling Thunder” qua “Linebacker”]

Theo như sự ước tính tình báo của phòng MACV J-2, thì Trung-đoàn 29 của Sư-đoàn 324B đã có tham chiến chung với 6 Trung-đoàn BV tại chiến trường, được chia ra thành đơn-vị nhỏ là 21 tiểu-đoàn. Trong đó coi như 5 tiểu-đoàn BV bị xóa sổ; Tuy nhiên nhiều chiến thắng trên đoạn đường Quốc-lộ 9 đang xảy ra có lợi cho VNCH trong những ngày gần đây, nhưng không biết tương-lai sẽ ra sao? Tất cả 7 Trung-đoàn BV nầy đã vây hãm Đồi-31 cả tuần nay với quyết tâm dùng trận địa pháo tận diệt, vì quân VNCH đã lọt vào ổ hậu cần với vô số kể Hỏa tiển 122 ly và các tạc đạn pháo binh đủ loại trong đó đáng kể là tạc đạn 152 ly. Quân BV đang dồn hết nỗ lực, phối hợp trận địa pháo cùng chiến xa, bươn càng lên Đồi 31; Trong khi Tiểu-đoàn 39 BĐQ bị áp lực quá mạnh nên đành di tản chiến thuật về hội nhập với Tiểu-đoàn 21 BĐQ. Sau khi 2 Tiểu-đoàn nầy giữ được an ninh thì được Trực-thăng Mỹ bốc về Khe Sanh liền tức khắc để tái phối trí qua giai đoạn-2. Quân lực VNCH không có quân để thay, nhưng BV có quân thay tại Trung tâm huấn luyện ngay trận địa.

Khi chở Tướng Đống đến thăm Lữ-đoàn-3 Dù, tại Đồi 31, Tôi đã nhận thấy tình hình và địa thế không ổn, Tôi đã tự hỏi: “Ai là người đã chọn địa điểm nầy?” Trên một đỉnh đồi không cao lắm so với xa về chung-quanh như là một lòng chảo Điện Biên-Phủ, con đường từ dưới Suối lên đến bãi đáp Trực-thăng là đồi trọc, PT.76 leo lên rất dễ-dàng và từ đó leo lên thêm khoảng 80 thước nữa là tới BCH/Căn-cứ cũng đường đồi thoai thoải như vậy. Không khó lắm! Tôi muốn lập lại một lần nữa: “Ai lập ra phóng đồ hành quân Lam-Sơn 719 nầy?” Quân-lực VNCH đã chui vào một kho đạn khổng lồ mà bên phía BV đã thành lập mật trận B.70 từ tháng 10 năm 1970, cả những năm trước đó mỗi ngày, hàng ngàn xe Molotova nối đuôi dài như kiến, vào ban đêm chuyển tiếp liệu vào Nam, dưới tầm mắt thản nhiên đồng tình của phản gián CIA. Riêng những điểm cao ngõ ngách, số đạn phòng không được xe-thồ đưa vào, và được khuân vác trên lưng đoàn dân-công leo lên những vách núi cheo leo dựng đứng bên phía sườn Tây vô cùng an toàn của dãy núi. (Hình ảnh ở trang 90 do phóng viên Ðông-âu chụp)

Mục đích của cuộc hành quân nầy, theo Hội Đồng ANQG (NSC) là tiêu hủy những vũ khí và chiến cụ lỗi thời của hai đối thủ và kế đến là tiêu hủy những đơn vị sừng sỏ chủ lực của Hai bên, trong lộ-trình hoàn thành định-đề-1, [kế-hoạch Pennsylvania] để khi giao miền Nam không bị ‘tắm máu’ mà chỉ bị ‘rỉ máu’ thôi, nhưng phải đợi khi Quân-lực VNCH khai thác chiến trường trong giai đoạn-3 và trên đường ‘Độc đạo rút về’ lại Khe-Sanh. Hà Nội sẽ dùng chốt chận bằng các Trung đoàn phục kích dọc tuyến Quốc lộ 9 để tiêu diệt cho bằng hết lực lượng VNCH còn lại, dĩ nhiên B-52 cũng làm thịt cả 2 bên. Nhưng việc phục kích vĩ-đại đó không xẩy ra vì quân lực VNCH rút lui khá nhanh (lần nầy nhờ T/Thống Thiệu nên thoát khỏi nhưng lại vướng-mắc khi rút lui đường 7 Cheo Reo, Phú bổn từ pleiku của Quân đoàn 2. Lê Ðức Thọ nhờ được điệp-viên Phạm Xuân Ẩn cho tin vô cùng chính xác trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời CIA đã không giữ lời hứa giúp máy cày D-4 và hệ thống cầu dã-chiến cho cuộc lui binh như họ đã giúp trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy. Tướng Phạm Văn Phú vì đặt hết tin tưởng nơi người bạn lớn khi ông còn là Tư lệnh SÐ/1, nhưng khi là Tư lệnh QÐ/2 thì bị một sự bội phản quá phũ phàng giữa quân đội anh hùng bị đồng minh lừa gạt thế nên Tướng Phú đã phải dùng độc dược như Cụ Phan thanh Giản để các nước nhược tiểu đừng quá tin vào người bạn lớn xấu-xa nầy.

B.52 không được tiêu diệt nhân mạng vào lúc nầy, thế nên, khi các Trung-đoàn BV tràn ngập vào Đồi-31; Thì B.52 không thả, nhờ thế mà Đại-tá Thọ và Phi hành đoàn trực thăng H.34 của Trung úy Chung Tử Bửu bị mắc kẹt mới còn sống để đi ở tù ngoài Bắc. Nguyên một Tiểu-đoàn-3 Dù phải chịu cảnh tàn sát dưới biển lửa của hằng chục ngàn ngàn trái đạn đại pháo cầu vòng đủ loại vùi dập, và họ đã anh dũng tử thủ cho đến hơi thở cuối cùng. “Tội nghiệp, ai biết được các chiến sĩ Dù vô danh nầy đã nằm yên vĩnh-viễn trên một ngọn đồi không người biết tới cùng với 2 Queenbees của LÐ51TC?”

TRUONG VAN VINH

vinhtruong
10-14-2011, 12:57 PM
KGB/CIA đạo diễn cuộc chiến Việt Nam

Xuất phát từ [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, “Aid to Russia 1941-1946 renewed, reactivated Plan] - 1964 Hà Nội có được AK-47, VNCH vẫn còn xài Garant, Carbine M1 đến cuối 1968; 1973 sau hiệp định hòa bình Paris, Hà Nội có 700 triệu tấn vũ khí mới toanh, tối tân với 3 mục tiêu: (1) Chiếm miền nam 1975, (2) Chiếm Cambodia, (3) Phòng thủ Hà Nội 1979 bởi TQ sẽ dạy VN bài học.

2010-2020 (10 năm trù dập TQ) Tàu ngầm Kilo, Phi cơ siêu thanh, nếu được Mỹ bật đèn Xanh như lời Đại sứ Michalak cũng nói Tướng Vịnh không phải là người mà Trung Quốc "dễ nắn gân". Michalak nhắc lại Tướng Vịnh từng nói thẳng về khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc và trong một cuộc gặp với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, tướng Vịnh đưa ra một bức tranh về ... Hoa Kỳ nói ông Vịnh không lãng tránh vấn đề Biển Đông. Ông tướng này bác bỏ tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc và nói Việt Nam "biết cách chiến đấu và chiến thắng".

Tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cho oanh kich đập Tam Hiệp, lấy cớ TQ làm cho vùng châu thổ hậu giang chìm dưới nước mặn, ngăn cản sự sống của vựa lúc VN được thế giới tán đồng để nuôi sống nhân loại. TQ sẽ bị tàn phá sau đó như một cuộc tận-thế đại hồng thủy và tan ra từng mảnh khi có lịnh của Mỹ, đó là thái độ của VN hiện nay (đúng vào thời đểm “roll-back” 2010) đã làm ngạc nhiên các bạn không ít, như những phản ứng của VN vừa qua trong khi kiên quyết bắn hoả lực thực, quyết không cho TQ đem giàn khoan tối tân khoan dầu dưới 3000 thước đến đặt trong vùng 200 hải lý gần Phú Yên, nơi có số lượng dầu lớn nhứt) Dưới đây là mặt trái cuộc chiến cần thiết do CIA/KGB đạo diễn:

Một tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa-Kỳ đã được giải mật, người ta phải sững sờ khi thấy những chuyện không thể ngờ về những điều khoản của ‘luật lệ giao tranh’ ROE, mà con người bình thường cho đây là một chỉ thị về điều lệ ngu-xuẩn. Nhưng đối với tư tưởng Harriman, một Chiến-lược-gia chính trị nhà nghề về Liên-Xô cho đây là cái thế để dụ dỗ đối-phương vào cái bẫy mà Nhóm học giả nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ trong cái thế Bên kẻ mạnh (strong-man) Hay nói cách khác Hoa-kỳ đã dùng thế cờ CIP và chấp cho thế cờ NLF của Liên-Xô không những đi trước một nước, mà nhiều nước, trước khi tới phiên Mỹ. Dĩ nhiên lúc đầu Hoa-kỳ phải chới với, ngất ngư, thất thế vì bị tấn công nhiều mặt. Nhưng sau cùng, còn quá sớm để nói lên: Liên-Xô phải chào thua và nhường lại những nước như Mông Cổ, và các nước Cộng Hòa Trung Á, tài nguyện còn nguyên vẹn ở dưới lòng đất, và sau cùng là Việt-Nam sẽ là thành viên ‘lá-chắn’ (shield) son sắt trong PACOM (Manage the defeat, overhauling the damage control, to Roll-back) nhưng trên thực tế, không nước nào chịu hy sinh cho nước khác, đó chẳng qua Việt Nam có một số lượng dầu khí đứng hàng đầu của các nước ÐNÁ cho nên Hoa kỳ mới e-ấp che chở!

Mà thật vậy, những luật lệ giao tranh ROE xem ra thật ngộ nghĩnh mà Tôi cho rằng “khổ nhục kế” Các chỉ thị nầy đã ngăn cản rất nhiều hiệu năng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ, chẳng hạn các lệnh cấm máy bay Hoa-Kỳ không được tấn công các dàn hỏa tiễn SAM đang trong giai đoạn lắp ráp vì sợ rằng gây tử thương cho chuyên viên Liên-Xô đang nối ráp; không được tấn kích Phi-Cơ MIG trên phi đạo, chưa cất cánh, hoặc ngay cả khi các phi cơ MIG nầy đang bay nhưng không có hành động khiêu khích, như huấn luyện viên Liên-Xô đang bay thao dợt huấn luyện cho Phi-công BV. Đây cũng là điều lệ mà Hoa-kỳ tự xem như là “Khổ nhục kế” nhường cho Liên Xô có cơ hội phát triển, thí nghiệm vũ khí phòng không qua giai đoạn thế hệ mới, dùng hỏa tiễn tiêu diệt phi cơ Mỹ thay vì súng phòng không đạn cổ điển chạm nổ, trong kế hoạch Khổ-nhục-kế nầy, Hoa-kỳ và Liên Xô chụp các nhà bác-học Ðức để làm gì? nên phải có đấu trường để thí nghiệm vũ khí, Harriman phải đem những Phi-công ưu tú của Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Phi Công VNCH ra làm “Mồi” cho Liên Xô thí nghiệm hỏa tiễn phòng không. Và đồng thời lợi dụng trường hợp gây chiến tranh để tiêu hủy một số phi cơ lỗi thời như: về Không Quân có F.105 Thunderchief, F.100 Suber Sabre, F.102 Woodo, F.4 Phantom…Về Hải Quân có, A.4 Sky-Haw, A.7 Corsair, A.8 Crusader, A.6 Intruder… Đã vậy, Phi-công oanh tạc Bắc Việt không được quyền xử dụng bom tinh khôn ‘smart’, bom Laser, CBU-55 hay bom vô tuyến điều khiển, mà phải dùng bom chạm nổ thông thường, và một lần nhào-xuống chỉ được thả xuống hai trái, không được thả hết một lần, có như vậy mới giải quyết bằng nhiều Phi-cơ bị bắn rơi và nhiều Phi-công bị bắt. Trò chơi khổ nhục kế nầy thật thần sầu quỷ khốc, nhưng thật ra cũng để có cơ hội giải tỏa chiến cụ lỗi thời và thay vào thí nghiệm phát triển loại vũ khí mới hiện đại hơn cho cuộc chiến Trung Đông tiếp diễn sau nầy qua Màn-3 của trò chơi chiến tranh Eurasian.

Trong khi miền Nam quân BV dùng vũ khí tối tân như AT.3 điều khiển bằng vô tuyến bay vào ngay các hầm hố công sự của quân lực VNCH để phá hủy, dùng hỏa tiễn cầm tay SA7 để tiêu diệt Phi-cơ. Họ có B.40, 41 để tiêu diệt xe Tăng, trong khi quân lực VNCH không có thứ vũ khí diệt Tăng. Mãi đến giữa năm 1972, một đợt mới từ Hoa-kỳ qua với loại vũ khí hỏa tiễn TOW diệt Tăng. Nhưng không phải dễ dàng để được nhận đâu. Thoạt tiên Tướng Abrams nói:
“Tôi giao 20 trái hỏa tiễn TOW cho Thủy Quân Lục Chiến VN và Sư Đoàn 1 Bộ Binh, bởi vì họ là những chiến sĩ như tôi đã biết gan lì chiến đấu kiên cường; Còn như Binh Chủng Dù, tôi đã nói với Trung Tướng Kroesen Cố-vấn Vùng-1 rằng: Nếu Tướng Trưởng hứa và bảo đảm với tôi là họ không bỏ lại ngoài chiến trận và rồi tôi sẽ suy nghĩ lại có nên giao cho Dù giữ hỏa tiễn TOW hay không?”
(Quả thật Tướng Abrams đánh giá quá sai về lực lượng mà chúng ta thường gọi là “Thiên thần mủ Ðỏ”) Trong khi đó, nhóm phản chiến nữ Tài tử Jane Fonda, nam Ca Sĩ Bob Dyla, Nữ Ca Sĩ Joan Baez và ngầm trong bóng tối là Trung Úy John Kerry cho Hà Nội biết về vị trí phòng thủ để tiêu diệt phi cơ Mỹ. Như cây cầu Hàm Rồng đã có biết bao nhiêu Phi Cơ bị bắn rơi nơi đó vì chỉ dùng bom nổ thường, thay vì chỉ cần bắn một trái hỏa tiễn Pul-Pulp vô tuyến điều khiển là xong chiếc cầu. Để rồi không biết bao nhiêu tù binh Mỹ phải bị bắn rơi, trong đó có Đại sứ Peterson tại VN sau nầy (1995) và Thượng Nghị Sĩ John McCain…

Để đổi lại, Hoa-kỳ khai thác được phương cách chống hỏa tiễn phòng không, bằng cách xử dụng hệ thống quang-tuyến Sensor phát hiện vật lạ với một tốc độ gia tăng bắn tới Phi-cơ và máy dò-tìm sẽ báo động ngay trong nón bay của Phi Công qua tín hiệu SAM-SAM-SAM… lúc nghe được tín hiệu, Phi-công chỉ cần nhào lộn hay đổi hướng thật gắt, là hỏa tiễn sẽ bị mất đà và trượt qua một bên. Ngoài ra, Hoa-kỳ trắc nghiệm tìm hiểu và đánh giá khả năng phát hiện bằng Radar của Liên Xô qua Trực-thăng gián điệp 21-SOS chuyên thả toán thám sát Strata với ám hiệu ‘Pony’, cất cánh từ căn cứ Không Quân Nakhon-Phanom, nằm sát theo biên giới Thái-Lào. Chiếc Trực thăng tối tân HH-3S sẽ bay xuống thấp để tránh hỏa tiễn SAM, đồng thời xem thử Radar Liên-Xô có phát hiện nổi hay không? Nhưng vào những năm đó (1964) khi Tôi bay ra khỏi biên giới Lào Việt là bị ngay 2 chiếc Super Sabre F.100 của Không Quân Hoa Kỳ lên làm thủ tục ngăn chận, ám hiệu ra lệnh cho chúng tôi phải bay trở về biên giới ngay, nếu không sẽ bị hỏa tiễn bắn hạ.

Và nhân quả tức nhiên của nó, cho mãi đến ngày 30/5/1987, một thiếu niên người Tây Đức (Không có bằng chứng CIA tài trợ nuôi dưỡng) tên là Matthias Rust lái một chiếc máy bay nhỏ từ thủ đô Helsinki Phần Lan, đã vượt biên giới Liên Xô. Rust như một Phi-công lão luyện bay thẳng một mạch, vượt qua mặt toàn thể hệ thống phòng không Radar và Hỏa-tiễn SAM-2 bay xa đến 400 miles và hạ cánh xuống ngay Công-trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa. Người ta cho rằng thiếu niên nầy đã bị bốc đồng nên nổi hứng?! (Tôi không nghĩ như vậy) Thử xem có bay được đến Công Trường Đỏ để gây tiếng vang ngoạn mục lưu đời? Người ta cũng cho rằng, cậu bé Rust ngây thơ không bao giờ nghĩ đến hay sợ hãi hỏa lực ghê gớm của hệ thống phòng không Liên Xô. Việc nầy đã làm cho toàn bộ hệ thống an-ninh phòng thủ Liên Xô và KGB trở thành một trò cười cho cả thế giới, vì chỉ một chuyến bay có tính cách chơi đùa của trẻ con, đã khiến cho đảo lộn cả toàn bộ Chính trị và Quốc phòng Liên Xô. Tôi cho đây là Phó T.Thống, George H.W Bush, [Ðại-đế giấu mặt của thế hệ thứ 2 Skull and Bones] đã dùng chiến tranh tình báo để giúp Gorbachev lật ngược thế cờ loại bỏ những tên Cộng Sản cực đoan, cuồng tín, Liên Xô chỉ chú ý đến qua kinh nghiệm cuộc chiến tại Việt Nam, vào khoảng không với cao độ, nơi mà những hỏa tiễn SAM tìm-nhiệt diệt phi cơ phản lực của Mỹ hay máy bay do thám U.2, R. F.101 thường xuất hiện với cao độ. Còn như cậu bé Rust bay máy bay nhỏ với cao độ thật thấp, nên không hiện lên trên màn ảnh Radar. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một chiếc phi cơ nhỏ bay dễ bị gió lạc, nhứt là ở cao độ quá thấp, nếu không có radar sensor Tacan thì không cách nào đến được mục tiêu. Ðây là một chiến công lẫy lừng của ngành phản gián CIA, để rồi nhân cơ hội nầy, Gorbachev lập tức ra lệnh thanh trừng và thay đổi cấp chỉ huy: Người thứ nhất là, Bộ-trưởng Quốc-phòng Liên Xô, người thứ hai là, Thống-chế Sergei L. Sokolov, hung thần chiến tranh, đã có lời đe dọa sẽ gởi hạm đội tàu ngầm nguyên tử qua trừng trị Mỹ năm trước, bị cho giải ngũ. Cử Thống-chế Dimitri T. Yasov lên thay thế, Thượng-tướng Vladimir Kruichkov lên nắm quyền Tư-lệnh KGB, cùng nhiều Tư lệnh an- ninh, quốc phòng và các binh chủng bị thay thế.

Hoa-Kỳ đối về mặt Phản-tình báo chiến lược, đây là một thời điểm cực kỳ quan trọng để thay đổi lịch sử vô cùng thuận lợi để dẹp bỏ chế độ Cộng Sản như TT Reagan đã nói: “Đã đến lúc người Cộng Sản phải lật trang sử cuối cùng!” (Quả thật W.A.Harriman có tằm mắt nhìn xa khi chọn dòng họ Bushes, có máu di-truyền về tình-báo, lên ngôi Skull and Bones-2) Vì chuyện thằng bé chơi đùa ngỗ nghịch ở trên mà Ông Gorbachev hầu như không còn ai chống đối. Có phải do cơ-trời hay do sự ảo-thuật của Tình báo Hoa-Kỳ? nên ông Gorbachev không còn do dự gì nữa, thẳng đường tiến tới hợp tác với Mỹ, ra lệnh cho quân đội Liên Xô án binh bất động, mặc kệ cho nhân dân Đông Âu nổi dậy giành lại chính quyền, phá tan bức tường Bá-Linh, săn lùng các Cán-bộ Cộng Sản và tuyên bố thế chiến lược mới “Ðộc-lập Tự-do thật sự!” Ông Gorbachev cũng đến Hà Nội và nhiều nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác, cảnh cáo họ rằng: Phải chuẩn bị tự lực cánh sinh vì Liên Xô đổi mới sẽ không còn khả năng chi viện nuôi Chiến tranh Giải phóng (NLF) nữa.

Đặc biệt đáng ghi ngận, ông Gorbachev đến tận Hà Nội và cảnh cáo lãnh đạo Hà Nội rằng: “Liệu đường mà đi với Hoa-kỳ cho nhanh, ông lại ngụ ý, phải cẩn thận vì không còn cái dù che của Liên Xô và có thể bị Trung-Cộng làm thịt. Nhưng ngặt nỗi, Hoa-kỳ không hấp tấp, để kéo dài thời gian coi cho được, cần thiết theo lộ trình rồi mới đưa hai bàn tay ra nâng đỡ VN; Hơn nữa, phải để cho VN thêm một lần nữa thấm đòn và chuốc thêm nhiều đau thương với Trung Cộng vào một thời gian khá lâu… rồi sẽ ôm ấp sau. Cái thế siêu chiến lược của Nhóm dân sự theo tư tưởng Harriman là vậy! Việt Nam ao ước được có một tuyên ngôn độc lập dân quyền, như hồi năm 1945, ngày cụ Hồ tuyên bố trước thế giới, hãy nhìn vào lịch sư Hoa Kỳ xem thử họ đã trải qua bao nhiêu thời gian đầy sóng gió, thảm cảnh nội chiến để thành đạt bản tuyên ngôn mà Họ tự cảm nhận “Freedom is not for Free!” có nghĩa “Muốn Ðộc lập Tự do phải trả giá!?”

Cấm đánh phá các xe tải Molotova đang chạy trên đường xa lộ Harriman vào ban đêm mà không mở đèn pha, hoặc không đang di chuyển trên xa lộ, có nghĩa là đang ở bãi đậu, vì thế tài xế Molotova thường chạy ban đêm, còn ban ngày thì núp dưới rừng già để ngủ. Điều nầy đã có chứng-nhân là ông Hồ Sĩ Hãi, tài xế xe tải, quê ở Thái Bình, trong cái gọi là nạn nhân chất độc màu Da Cam. Đơn vị của Hãi được lịnh ngủ vào ban ngày, di chuyển vào ban đêm. Nhưng theo sự hiểu biết của Tôi, thì loại thuốc nầy chỉ có hiệu quả khi rải vào lúc trời tờ mờ sáng. Vì lúc nầy không khí thăng bằng ít lay động nên thuốc mới rải, tỏa từ từ theo chiều thẳng đứng xuống rừng cây. Trường hợp của ông Hải là giai đoạn trong chiến dịch “Hot-Tip”(1966-1968) để khai hoang làm dấu chỉ đường dùm cho CSBV phóng đường Trường Sơn Tây, [dù rằng các Tướng lãnh CSBV không ưa thích vì phải mất gần 4 tháng trong khi Trường sơn Ðông chỉ cần 1 tháng, làm sao ai hiểu được tư-tưởng Harriman muốn biến Trường Sơn Tây sau nầy thành Xa-lộ Liên-bang Ðông-dương] Còn tôi thì thả phun thuốc cho chiến dịch “Ranch-Hand” (1962) Ngoài ra tất cả là đều do vận tải cơ C.123 của Không-quân Hoa-kỳ đảm nhận.

Theo mật lệnh siêu chánh-phủ, công cụ Mac Namara (tác giả của sự kiện Vịnh BV và hàng rào điện-tử Mc Namara) đích thân ra các lệnh lạc xuất phát từ Bộ-quốc-phòng, đôi khi cố tình làm trái ngược, không rõ nghĩa, mù mờ và thường xuyên phải chậm chạp gọi là vô cùng cẩn thận, rụt rè, cho có vẻ là tuyệt đối bí mật về Quân Sự, với dụng mưu không đáp ứng được với biến chuyển của tình hình nóng bỏng ở chiến trường. Dưới con mắt vô cùng bực mình của các Tướng-lãnh như: Curtis Le-May, Arleigh Burke, Nathan Twining…Các Tướng nầy cho rằng: Cuộc chiến đã có thể thắng dễ dàng, nhanh chóng, nếu không có sự điều hành ngu xuẩn của Nhóm lãnh đạo Dân Sự? Tướng Westmoreland lại không hiểu sâu xa của vấn đề, vì Quân-đội Mỹ qua Việt Nam với nghĩa-vụ “Thao dượt tập trận thật”, nên phàn nàn: TT. Johson phản ứng quá chậm chạp, còn dư luận quần chúng Hoa-kỳ thì cho rằng: Những nhà chính trị kềm hãm quân đội và không cho phép họ chiến thắng. Và theo viện thống kê thì có tới 82% quân đội Mỹ tham chiến các trận khốc liệt nhất cho rằng: Phải, chỉ chấp nhận thua trận, chớ không được quyền thắng. Điều nầy đã rõ theo sự hiểu biết của tôi là: Không cần nhiều quân, chỉ cần E.C.130B với đạn 106, và 40 ly tầm nhiệt và bom C.B.U. 55 là đủ làm thất vọng quân xâm lược CSBV, vì không còn một chiếc xe nào kể cả người và vật được di chuyển dễ dàng trên đường xa-lộ Harriman mà không bị tiêu diệt. Trong khi đó ở Nam VN có nhiều bom CBU-55 nhưng không có đầu đạn (War-Head) Có thể xem đó là loại bom có thể giết tất cả sinh vật sống bằng dưỡng khí, còn vật chất thì không hề hấn gì kể cả màng nhện.

Đệ Thất Hạm Đội Hoa-kỳ không được tiêu diệt các tàu viễn-duyên CSBV của Ðoàn 759 điều hành, do Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt để tiếp tế chiến cụ cho Miền Nam VN, thuộc về mặt cung cấp tiếp liệu đường biển. Tuy nhiên cũng phải màu mè chút ít, khi báo động chỉ điểm cho quân lực Miền Nam tiêu diệt 3 chiếc tàu, 2 ở cực Bắc và Nam của Miền Nam và 1 ở ngay giữa Vũng Rô, Tuy Hòa. Còn trong đất liền Không-quân Mỹ đánh phá cầm chừng trong chiến dịch dội bom “Rolling-Thunder” hay nói cách khác để cho lính BV chỉ nghe “tiếng sấm rền thôi”, không ai chết đâu! Hàng rào điện tử Mac Namara thiết lập là không phải mục đích để tiêu diệt quân BV mà chỉ để theo dõi (Flow-Control) cường độ xâm nhập của lính BV, đồng thời cũng có vài trận đụng độ với quân đội Mỹ, nếu quân đội BV vượt qua mức đèn Vàng báo động. Thí dụ, như trận đụng độ tại Pleime trên Cao Nguyên chẳng hạn, để cho quân đội Mỹ có cơ hội thao dượt chiến trường, gọi là ‘tìm và diệt địch’ Tư-tưởng Harriman muốn vậy. Thế mà báo chí Mỹ diễu cợt quân đội VNCH là “tìm và né tránh,” (search and avoid). Họ có hiểu rằng: Người Mỹ đã bảo hộ Miền Nam và họ muốn tạo điều kiện cho quân đội họ có cơ hội để tập trận! (Combat training)

Ông Van Marbod, Đệ 1 Phụ-tá Quốc-phòng nói: Mỹ hóa trước rồi Việt hóa sau do chiến cụ Mỹ để lại. Còn Tướng O’Daniel nói toạc ra là “Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” (Who pays commands). Trong khi 2 anh em Cụ Diệm, Nhu, không cần chi tiền để giữ vững chủ quyền Quốc- gia mà có được đâu! Sau trận Pleime, một tiền đồn thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ ở đây, đã bị vây khốn bởi những đơn vị đông đảo BV; xung quanh đồn không biết bao nhiêu Phi-cơ Mỹ bị bắn hạ kể cả Phản-lực Cơ F.100, F.105 đặc biệt 4 quân nhân Mỹ đã bị thương và đang chờ Trực-thăng di tản. Phi công Trực thăng Mỹ không dám vào vì đã bị rớt quá nhiều chung quanh đồn; Lúc nầy Phi-công Thần-Phong 2, thuộc phi đội Project-Delta là Đại-úy Nguyễn-Minh-Vui tình nguyện bay Queen-Bee vào cứu, đồng thời trong chuyến bay cảm tử nầy Hoa kỳ đem vào một loại vũ khí khá đặc biệt để tiêu diệt phá vòng vây, đoàn viên Thần-Phong 2 gồm có Đại-úy Vui, Trung-úy Châu Lương Cang và Chuẩn-úy Nguyễn Văn Mai và 2 quân nhân Mũ Nồi Xanh Mỹ đem vào loại vũ khí mới.

Đại úy Vui, dùng chiến thuật “chiếc lá lốc-cuốn trong cơn bão” để đáp, trong khi trên trời một đoàn Trực thăng UH.1 đang bay đánh lạc hướng đối phương. Từ một góc trời, chiếc H.34 bất thần giảm tối đa tốc lực máy, đâm đầu xuống xoáy tròn khuôn ốc như chiếc lá cuốn tròn trong cơn lốc, trong khi các loại súng phòng không đủ cỡ chỉa vào một chiếc Trực thăng đơn côi đang rùng mình trong cơn bão lửa. Vài viên đạn đại liên 14,5 ly đã xuyên qua thành tàu, bay ngay vào một quân nhân Mỹ, hắn ngã quỵ chết ngay trên sàn tàu, máu chảy lênh láng trôi về cửa chính, bay ra không gian cuốn tan theo gió. Khi Trực-thăng chạm đất, người lính Mỹ còn lại đem vũ khí xuống và liền tức khắc 4 quân nhân Mỹ bị thương được đưa lên H.34. Lúc cất cánh, Đại-úy Vui dùng lối “Khủng Long áp đảo” bay rà sát gầm thét trên đầu địch làm chúng không kịp trở tay, khi thấy được, thì chỉ còn cuộn gió và âm thanh nhỏ lần để lại nơi đó. Đến phi-trường Holloway- Airfield, tất cả Phi công Trực thăng Mỹ chạy ra bồng bế Đại úy Vui như một anh hùng vĩ-đại. Sau đó Đại úy Vui được phía Hoa-kỳ tặng cho một Anh-dũng Bội-tinh với Ngôi-sao Bạc. Phi- công biệt kích Delta (Queen-Bee) anh hùng như vậy! Tất cả Phi công Mỹ đều nghiêng mình thán phục hành động cứu bạn đồng minh của phi công VN.

Tháng 10/1966, với sự hiệu quả của vũ khí nguyên tử chiến thuật trên, 2 năm sau, Khe-Sanh bị bao vây bởi 4 Sư-đoàn lính BV cùng với 2 Trung-đoàn Pháo yễm trợ có chiến xa T.54 và PT.76 tùng thiết đưa tổng số 40,000 quân, vây hãm 6,000 TQLC Mỹ, Tướng Westmoreland cũng sẽ dùng loại vũ khí nguyên-tử chiến thuật nầy? (Tactical Nuclear Weapons) để phá vòng vây của quân BV, dù rằng trước đó quân CSBV đã chạm súng dữ dội ngay ngoại-vi hàng rào Khe-Sanh với Tiểu-đoàn BÐQ của VNCH, nhưng cảnh Ðiện Biên Phủ ở Khe-Sanh không xảy ra như báo-chí đã ồn ào la hoảng. Sau đó, 6000 TQLC Mỹ rút ra về lại Ðệ 7 Hạm đội bằng đường bộ, không nghe dù một tiếng súng nhỏ.

Về mặt Tình-báo là chỉ để kiểm chứng sự có mặt của Quân đội BV trên đường Trường Sơn Tây qua các toán Thám-sát như Lôi-Vũ, Biệt-kích Hunt, Strata, gián điệp ngoài Bắc, tất cả chỉ để gây tiếng vang, đồng thời kích thích lòng tự hào và cao ngạo của Đảng CSVN (do Cơ-quan Phản- gián CIA xử dụng khéo léo “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong khi Hà Nội chẳng hiểu gì cả) Đoạn đường dài vào khoảng 900 miles từ đèo Mụ-Giạ đến dãy núi phía Bắc Pleime, sau khi được vận tải cơ C.123 phun thuốc khai hoang, B.52 dội bom phá những nơi núi đá hiểm trở cho trống trải chỉ dấu (Tracking) làm đường và đồng thời hàng 100 ngàn ‘Cần Anteme’ thu phát các tiếng động được thả xuống trên đường nầy, để được truyền về cho Tình-báo địa phương theo dõi các hoạt động của quân đội BV, có đúng là di chuyển vào Nam hay không? Càng dễ thấy và dễ hiểu được qua các cuộc hành quân LOKI, bắt người từ ngoài Bắc đem về đảo Cù Lao Ré, Quảng-Ngãi (hay gọi là cù lao Chàm), nuôi thúc cho mập rồi thả về để lộ nguyên hình, với vẻ hồng hào, mập mạp giữa đám người ốm đói, xanh xao kể cả các cán bộ cấp nhỏ,…rồi bị bắt đi cải tạo tư tưởng… trong khi Không-quân Chiến-lược Mỹ (SAC) thả 14 triệu tấn bom ở Miền Nam, trong đó có 6 triệu tấn chỉ dọc biên giới Lào Việt không dài cho lắm, nhưng không phải để tiêu diệt CSBV mà trên thực tế là để biến những hố bom thành hồ cá, và nơi tắm giặt cho cán bộ (nghe buồn cười nhưng sự thật là như vậy, chiến dịch thả bom gọi là tiếng sấm rền “Rolling Thunder” nghe vui tai) và khai phá bình địa vùng núi đá bên trong, dọc theo biên giới Lào để phóng đường Trường Sơn Tây. Mục đích sâu xa và tinh-vi là kích thích CSBV chiếm Miền Nam, nhưng ai hiểu được, trong tương lai Hoa-kỳ sẽ lịch sự nhường cho Trung Quốc qua mộng bành trướng sẽ mở xa lộ Liên-bang Đông-Dương cho đến khi vừa xử dụng được thì nước Tàu đã bị chia ra nhiều Tiểu-quốc và đương nhiên xa lộ nầy sẽ tự động biến từ Quân-sự thành mục tiêu Kinh tế hòa-bình cho các nước vùng lân cận. Và đảo Hoàng-sa ngày xưa Kissinger đã bật đèn Xanh, lập lờ giao cho Trung Cộng (1/1974) gọi là tin ngoài hành-lang (lobby scandal). Lúc đó, Hoa-kỳ làm trọng tài đứng sau lưng VN để lấy lại tại bàn hội nghị LHQ. Việc nầy cũng thuận lý, vì là ổ của loài con chim Ó làm ra, sao lại có Le Le, Vịt Trời nở con ra nơi đó!? Nhưng Nhóm trẻ Trung Quốc sau nầy có tầm nhìn xa hơn, nên đang tìm cách trả lại Hoàng-sa cho Việt Nam để khỏi bị sa vào cái Bẫy của Mỹ đã giăng ra 1974 và òn ỷ, dụ dỗ xin mướn dài hạn Hải Cảng Cam Ranh với mục đích đồng có lợi song-phương cho việc khai thác lọc dầu gần thềm lục-địa với sự gật đầu của Hoa kỳ, vì họ không muốn lập lại biến-cố Trân Châu Cảng, 1941 khi cô lập Nhựt Bản về đường tiếp tế dầu hỏa buộc Nhựt phải gây chiến trước.

Thế kỷ 21 Trung Quốc không dại gì gây chiến trước dù VN có tát vào mặt TQ! Không có chiến tranh xảy ra trong thế kỷ 21 như siêu chiến lược gia William Averell Harriman đã dự tính mà vào ngày sinh nhựt thứ 90 của Harriman, người em út sau cùng của giòng họ Kennedy đã tuyên bố trước bá quan văn võ: “We couldn’t have held the twentieth century without him”

KQ TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
10-15-2011, 12:29 AM
LAM-SƠN 719 và LIÊN ĐOÀN 51 TÁC CHIẾN

Tôi không thể nào không kể lại chiến công của LÐ1BÐQ trong trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng cảm của TÐ39 BÐQ và sự thảm bại của LÐ51TC, có phải do thiên định mà 2 phi hành đoàn của PÐ 213 và 233 phải hy sinh 8 NVPH cho sự nhầm lẫn như dưới đây:

Ðêm 10, February qua chưa … mà trời sao lại sáng! – Trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi cho số phận của 2 đoàn viên UH-1H đã bị bắn tan xác vào buổi chiều hôm qua. Tôi bỗng giựt mình choàng mở to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn yểm trợ hay quấy rối gì đó cho quân bạn của Mỹ. Tiếng của đạn 175 Long Tom không chát chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng ác liệt thêm lên, 42 khẩu đại bác nầy ở đây Mỹ yểm trợ cho ai? Cho TÐ39 BÐQ ở Landing Zone Ranger North, nơi trực thăng của LÐ51TC bị bắn tan xác khi cuộc hành quân mới bắt đầu đến ngày thứ ba [N+3] Thật không có cái cay đắng nào hơn hôm nay, ngày 10, February, 2 đoàn viên UH1-H đã bị bắn tan xác mà người đơn vị trưởng như tôi chẳng biết ất giáp mô-tê gì cả, Tôi như con Gà đá độ bị thua trận te-tua, ấm-ức xù lông, đang bị giam hãm dưới bốn góc mùng quân đội u-tối xám xịt không lối thoát. Cái nhục đau đớn nhứt là người anh cả không biết tình trạng của con em mình ra sao! Rồi những gương mặt thân thương của hai phi hành đoàn nầy không bao giờ không ẩn hiện trong tâm tưởng tôi như kêu-rêu oán trách đắm chìm trong những cơn ác mộng triền miên! Sáng nay tôi sẽ phải tìm đủ mọi cách để hiểu biết tường tận về tình trạng của con em mình …

Cũng vì sức khỏe của Nhân-Viên-Phi-Hành, đối với BTL Hành Quân, sự tranh đấu cũng không dễ dàng với Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh, TMP/Hành Quân/QÐ1 để cho anh em Trực Thăng không phải đậu tại phi trường Khe Sanh nầy vì cần phải có giấc-ngủ tốt về đêm mới có sức lực yểm trợ cho quân bạn, nên anh em được về Ðồng Hà, Ái Tử ngủ đêm. Một mình tôi chịu trừng phạt bằng những âm thanh nhức óc chói tai nầy bên cạnh TOC và BCH tiền phương Dù cũng đủ bảo đảm cho nhiệm vụ yểm trợ cho ngày mai; Dù sao dựa vào tình huynh đệ chi binh tôi có nói đùa với Ðại tá: “Theo sự hiểu biết của tôi, trong mùa nầy, nếu có buổi sáng nào… Ðại tá thấy sương mù tan trước 9 giờ… Ðại tá đem tôi ra bắn bỏ!” Ðể rồi Ðại tá Vinh rất thông-cảm nhưng miễn sao chu-toàn phi vụ là OK Tôi quyết tâm phải tìm hiểu dữ kiện tai nạn ra sao?

Ngày 8 tháng February 1971
- Hồi 1giờ chiều, TÐ 21 BÐQ do Th/Tá Tiểu-đoàn Trưởng Nguyễn Hiệp được trực thăng vận tới bãi đáp [Landing Zone South] BÐQ Nam, khoảng 5 cs Tây Bắc FSB Ðồi-30, phòng không 12.7 ly của Việt Cộng trên đồi trọc bắn xuống dữ dội khiến 11 BÐQ bị thương; Trực thăng võ trang Cobra của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân [trực thăng võ trang P.Ð 213 chỉ chịu trách nhiệm yểm trợ cho quân Dù mà thôi] Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm (trong đêm tối phi cơ AC và EC-130B dễ dàng yểm trợ tiếp cận cho quân bạn và không chế, cũng như tiêu diệt các ổ phòng không địch)
- Hồi 7 giờ 20, tại địa điểm XD 632370 gần Căn Cứ Hỏa Lực, Phú Lộc nơi đặt BCH/LÐ1/BÐQ và TÐ 37 BÐQ trú đóng bị địch pháo kích bằng khoảng 50 quả đạn vừa súng cối 120, 82ly cùng đại bác 152, 130ly khiến BÐQ 3 chết và 15 bị thương.

Ngày 9 tháng February
- Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ; dù vậy, các đơn vị VNCH khoảng 5000 chiến binh đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm cũng như đào công sự phòng thủ chiến đấu
- Hồi 3 giờ 45 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm địch khoảng 1 Ðại Ðội cách 4 cs Tây Bắc CCHL Ðồi-30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK 47 bị tịch-thu, phía BÐQ thiệt hại 1 chết, 1 bị thương.

Ngày 10 tháng February
- 2 chiếc UH1-H của PÐ/ 213 và P/Ð233 bị bắn tan xác- trong khi thời tiết có sáng sủa hơn.
- Hồi 1 giờ chiều: Tại gần Landing Zone South, BÐQ Nam, một hợp đoàn 4 trực thăng của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến, SÐ1KQ chở các SQ Tham Mưu QÐ/I bị phòng không 37 ly của địch bắn cùng phòng không 12, 7 và 14, 5 trên PT-76 bên sườn đồi bắn chéo qua. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị chết; Chiếc thứ nhất chở các Ðại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của QÐ1. Chiếc thứ ba chở 4 phóng viên ngoại quốc là các anh Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng AP, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek. Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin, tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. Ðó là điều mà báo chí tây phương muốn đánh hỏa mù theo ý đồ của một siêu quyền lực trong bóng tối muốn vậy, làm sao ai hiểu được nhóm phản chiến do Jane Fonda và Pentagon do Trung úy Hải quân phản chiến John F Kerry đã cho Hà Nội biết tất cả chi tiết bằng ngôn từ tiếng Việt qua Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, chứng cớ hầm dấu vũ khí súng ống đạn dược được đào sẵn chung quanh các CCHL thì rõ, nơi đây còn là một Trung Tâm Huấn Luyện bổ sung quân số ngay tại chiến trường vào những năm tháng trước ngày thành lập Quân Ðoàn 70B. Hiểu tường tận trận đồ như thế, nên là phóng viên chiến trường nhưng tam-trùng Phạm Xuân Ẩn có dám leo lên trực thăng bao giờ đâu, trái lại trận Ấp Bắc 1963 thì Ẩn khệnh khạng, ung dung ngồi trên trực thăng H-21 bước chân xuống Ấp Tân Thới quan sát, chụp hình hậu quả trận đánh.

Mọi chi tiết về phi vụ trực thăng này được biết như sau: Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm ấy, Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết 4 trực thăng của KQVN này có nhiệm vụ đưa các sĩ quan Tham mưu QÐ/I đến Phú Lộc để giải quyết vài trở ngại về vấn đề tiếp tế lương thực cho LÐ/1/BÐQ, vị Trưởng Phòng 3/QÐ/I là Ðại tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 4/QÐ/I là Trung Tá Phạm Vi. Không hiểu vì lý do gì, toán trực thăng bay lạc xa về hướng Tây Bắc tới gần các căn cứ của BÐQ trong phần đất Lào. Khoảng 3 giờ chiều, khi thấy toán trực thăng bay khá lâu mà vẫn chưa thấy báo cáo đã tới Phú Lộc nên tướng Lãm có hỏi LÐ/1/BÐQ; Cùng lúc đó, Ðại Tá Hiệp nhận được tin có hai chiến trực thăng của Viêt Nam bị bắn rơi tại Lào. Sở dĩ BTL Hành Quân không biết tin vì hai chiếc trực thăng còn lại bay thẳng về Ðông Hà. Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết: “Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nấc thang Trái, tốc độ chừng 90 knots, cao độ 2,200 feet; Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ nhì (chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dõi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về Pentagon do tướng Haig điều hành.

Ngày 11 tháng February
Ðể tìm kiếm tông tích tai nạn của 2 chiếc UH-1H, cùng yểm trợ cho nỗ lực chính trên tuyến xuyên lộ số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm vào Tchépone. BTL/HQ quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào trận địa – Khoảng 14:30 H: T/Ð 39 BÐQ được trực thăng vận tới Landing Zone North, BÐ BÐQ Bắc, khoảng 2 cs Tây Bản-Na để tăng cường cho TÐ/21 BÐQ đã trấn đóng BÐ BÐQ Nam từ ngày 8 tháng 2 án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Và cùng lúc đó, TÐ3/1/BB được trực thăng vận tới CCHL Delta thuộc vùng Nam đường xuyên lộ số-9 – Tới đây, cần nói qua về kế hoạch phối trí và phân nhiệm của các TÐ BÐQ vì có một vài chi tiết đáng ghi nhận, Thiếu Tá Quách Thưởng [lúc đó là Ðại Úy, TÐP TÐ 21/BÐQ] cho biết đúng ra TÐ 37/BÐQ được chỉ định phụ trách căn cứ BÐQ Bắc, còn TÐ/39 BÐQ đóng tại Phú Lộc cùng với BCH LÐ/1/BÐQ; Nhưng các trực thăng Hoa Kỳ đã thả lộn địa điểm nên TÐ 39 BÐQ đã có mặt trên đất Lào. Trung Tá Vũ Ðình Khang, TÐT TÐ 39/BÐQ nói rằng theo thông lệ luân chuyển trong mỗi cuộc hành quân, 3 TÐ thay phiên nhau, 1 làm trừ bị và bảo vệ BCH/LÐ còn 2 TÐ kia hành quân. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tới phiên TÐ/39/BÐQ làm trừ bị, nhưng lại được bốc sang Lào. Ðại Tá Nguyễn văn Hiệp, LÐT LÐ 1/BÐQ giải thích: đúng ra theo lệnh hành quân, TÐ/39/BÐQ có nhiệm vụ trấn giữ Phú Lộc, còn 2 TÐ bạn hoạt động bên Lào. Nhưng vào ngày 10 tháng 2, các trực thăng Hoa Kỳ đã đổ quân lộn tại địa điểm chuẩn bị trong vùng lân cận Phú Lộc. Trong biến cố nầy có phải do thiên định mà LÐ51TC phải hy sinh 8 nhân viên phi hành cho sự lầm lẫn nầy? Khi bốc quân sang Lào, TÐ/39 BÐQ ở vào vị trí thích hợp nhất nên đã được chỉ định hoán đổi vị trí với TÐ/37 BÐQ. Ðiều đáng lưu ý là mặc dầu có sự thay đổi bất ngờ vào giờ chót, các đơn vị BÐQ vẫn hăng hái chu-toàn nhiệm vụ, đúng “Kỹ luật là sức mạnh của quân đội”. Về phương diện hành quân, đây không phải là một mối quan tâm lớn, vì mỗi vị trí được chỉ định đều có một TÐ BÐQ trấn giữ, điều đáng ca ngợi là các đơn vị trưởng BÐQ đã rất uyển chuyển đưa ra những quyết định thay đổi nhanh chóng phù hợp với tình thế cũng như tuyệt đối thi hành thượng lệnh, không khiếu nại hay than phiền; Ðây là một điểm son về tinh thần kỷ luật cao độ rất đáng kính phục của các chiến sĩ BÐQ. Tuy nhiên, việc trực thăng Hoa Kỳ thả lộn địa điểm, cùng với biến cố các trực thăng LÐ51TC bay lạc ngay khi cuộc hành quân mới khai diễn chứng tỏ QLVNCH đã thất thế từ đầu vì phải chiến đấu tại một địa bàn hết sức xa lạ. Mất yếu tố “địa-lợi” và “thiên-thời” vì hằng ngày sương mù bao phủ suốt cả buổi sáng, lực lượng tham chiến đã phải trả giá rất đắt trong suốt cuộc hành quân, nhưng bất công thay không ai chịu hiểu được Biệt-Ðộng Quân là binh chủng biệt kích, cơ-động xuất sắc nhứt trong QLVNCH. Theo tôi nghĩ: người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù và TQLC mà quên nhắc nhở đến BÐQ và Ðại đội Hắc Báo của Sư Ðoàn-1. Nhưng đối với 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác: Tướng Westmoreland, khi ông phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh, Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ là đủ bảo đãm sự yên tâm cho Mỹ trấn giữ căn cứ. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1 Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ: Vì trách nhiệm nặng nề của ông là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. [Hay tin xấu, Tướng Alexander Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Sutherland ra lệnh “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April” - buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành lực-lượng phản ứng nhanh [rapid deployment force] cũng như cấp cứu đoàn viên phi hành Mỹ (xem đoạn cuối)]

Cũng ngày hôm nay, tại vùng trách nhiệm của LÐ/1/BÐQ, địch gia tăng áp lực rất nặng; Quanh vùng Phú Lộc, TÐ/37 luôn luôn chạm những toán tiền phong thuộc Quân đoàn 70B của Bắc Việt, ngoài ra, cũng bị pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các TÐ/39 và 21/BÐQ là các đơn vị bị địch quân tấn công thăm dò nhiều nhất và cũng là tuyến lửa của mũi dùi quân BV tiến qua từ vùng hoả tuyến Bắc DMZ, sau khi đoán chắc rằng quân lực VNCH không Bắc-tiến.

[B]Ngày 12 tháng February
- Hồi 11 giờ trưa, TÐ/37 đụng địch cấp tiểu đoàn tại địa điểm XD 670466, khoảng 3 cs Bắc Tây Bắc Phú Lộc, được trực thăng võ trang Cobra yểm trợ, BÐQ hạ 13 địch, bắt sống 1, thu 10 AK. Bên ta 4 chết, 6 bị thương và 2 trực thăng võ trang loại Cobra (AH-1G) bị phòng không 12.7 ly bắn hạ khiến 2 phi hành đoàn bị tử thương và 2 bị thương, cái thất thế nhứt cho Cobra là khi tác xạ phải làm vòng chờ để đâm đấu xuống xạ kích, ngoài ra bao vùng tác xạ bị hạn định về không gian phía trước, khác hẳn với gunship 213 Song Chùy, tầm xạ trường bao vùng rộng lớn hơn kể cả bắn tập hậu, lính BV chỉ biết tìm nơi trú ẩn khi nghe tiếng mưa đạn của gunship Việt Nam, người xạ thủ vô cùng lợi hại nầy với đôi mắt như con Cú ráo-đảo chiến trường, điển hình là Trung Sĩ Nguyễn Văn Ðức người xạ thủ thần tượng của tôi. Quân BV cũng không phải là mình đồng gan sắt, dù họ có uống thuốc liều khi lâm trận, nhưng khi nghe tiếng bò rống của Minigun thì liền tức khắc tìm chỗ núp mới mong sống-còn, vì không biết tử thần từ đâu đến mà chỉ nghe tiếng cánh quạt điên cuồng chém gió với âm thanh rùng-rợn nổ ròn rã ma quái đùng đùng lướt tới. Vì con chim lửa đầu đàn bị nổi khùng đưa ra thế chiến thuật mới gọi là “Thuật-Ðộn-Rừng-Ngụy-Âm” địch thủ không biết lưởi hái tử thần từ đâu đến. Có phải nhờ vậy mà đoàn viên LÐ51TC không còn bị tử trận cho đến khi cuộc hành quân chấm dứt!? Chờ xem kết-quả ở đoạn kết!
- Hồi 6: 25 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm khoảng 1 Trung Ðội VC tiền-sát thuộc Trung Ðoàn 88, SÐ/308 BV tại 4 cs Ðông Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 585520), bắn hạ 11 tên địch.
- Ðến 10 giờ đêm cùng ngày, dưới sự yểm trợ đắc lực của gunship AC-130, TÐ/21/BÐQ bị địch pháo kích khoảng 40 đạn súng cối 82, và 120 ly khiến 6 bị thương, liền tức khắc EC-130B can thiệp nên chúng không dám bắn trả vì tuyến đạn lửa dễ bị phát hiện trong đêm tối sẽ bị EC-130B dập tắt ngay bằng hoả lực đại bác đủ loại

Ngày 13 tháng February
- Hồi 1:50 sáng, tại địa điểm XD 575503 khoảng 3 cs Tây Tây Nam Landing Zone North, TÐ/39 BÐQ chận đánh một đơn vị VC, bắn hạ 43 tên, thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía BÐQ chỉ có 1 chết và 10 bị thương nhờ gunship vận tải cơ bao vùng [nên nhớ rằng theo điều lệ ROE, giai đoạn-2 vận tải cơ EC-130B, chịu trách nhiệm về sườn phía Bắc, còn B-52 Arc Light chịu trách nhiệm về phía sườn Nam, nên Trung đoàn của Ðại tá Nguyễn Khoa Ðiềm cứ bị B-52 đuổi đít hầu như mỗi ngày. Còn không quân chiến thuật (Skyspot) thì chịu trách nhiệm trục nổ lực chính trên đường tiến-sát xuyên trục lộ-9 – Nên TÐ Phó TÐ/8 Dù và một số anh em Thiết-kỵ và Dù mới bị thương vì không chịu đi đúng theo lộ-đồ chiến trận bày bản trong phòng lạnh tại Pentagon do Tướng Haig là người chủ đạo và điều hành. ROE [Rule Of Engagement] còn là con dao hai lưởi nếu bên VNCH mạnh hơn thì EC-130B sẽ bắn lầm vào để cân bằng lực lượng. Ðiều nầy khó hiểu chỉ có thể những chiến sĩ BÐQ mới là nhân chứng sự bắn chính xác của EC-130B kể cả ban đêm có thể yểm trợ quân bạn cách vài chục thước. (Tôi biết sẽ có một số bạn không tin về độ chính xác nầy)
- Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, TÐ/21 BÐQ đụng độ lẻ tẻ với chừng 1 Trung Ðội tiền sát BV, bắn hạ 15 tên.
- Trong khoảng thời gian từ 7: 10 giờ sáng, TÐ/21 chạm địch quân số không rõ, kết quả BÐQ, 1 chết, 7 bị thương; quân Bắc Việt 4 chết. BÐQ tịch-thu 300 thùng đạn đại bác chiến xa 100, và 76ly của hậu cần phụ thuộc Trung đoàn 202 Chiến-Xa.

Ngày 15 tháng February
- Hồi 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Landing Zone North (tọa độ XD 595515), TÐ/39 BÐQ bị pháo kích khiến 5 bị thương
- Hồi 10: 45 tối, cũng tại vùng Nam Landing Zone North (tọa độ XD 590514) một thành phần của TÐ/39 BÐQ chạm địch, giết 5 VC, BÐQ 2 bị thương.

Ngày 16 tháng February
- Hồi 10 giờ tối, tại phía Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 583503) một thành phần của TÐ/ 21 BÐQ chạm địch không rõ quân số, bắn hạ 6 VC, tịch thu 50 trái sáng, BÐQ 6 bị thương; Cho đến thời điểm này, QLVNCH đã chiếm Bản Ðông (Aluối) được gần 1 tuần lễ nhưng không dễ-dàng tiến thêm tới gần mục tiêu 604 Tchépone.
Trận đánh tại Căn Cứ Biệt Ðộng Quân Bắc (Landing Zone North) -Sáng ngày 17 tháng February – Tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp Sư Ðoàn của Cộng quân từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng February, địch gia tăng áp lực vào các đơn vị BÐQ. Các TÐ/21 và 39 BÐQ bị tấn công thăm dò và pháo kích liên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các TÐ BÐQ vẫn giữ vững vị trí; mãi đến 8: 30 sáng cùng ngày, BCH/LÐ1/BÐQ tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 120 ly rất chính xác, khiến 2 chết, 4 bị thương; Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Ðoàn 308 Cộng quân với ba Trung Ðoàn 64, 88 và 102nd đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của BÐQ. Khi trời sáng rõ, một trực thăng tải thương loại Huey thuộc Ðại-đội 237, Tiểu Ðoàn 16, Lữ Ðoàn 44 Tải-Thương của Hoa Kỳ [có tên là DMZ Dust Off. DMZ là tên tắt của De-Military-Zone tức là vùng Phi Quân Sự. Dust Off là tên lóng để gọi chung các trực thăng tải thương Hoa Kỳ] nhận được lệnh tải thương khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ. Nên nhớ đại đa số những trực thăng tham chiến tại Hạ Lào không phải của Không Quân mà thuộc các Sư Ðoàn Bộ Binh Không Kỵ 101 Hoa Kỳ nên được tổ chức thành các Tiểu Ðoàn hoặc Ðại Ðội theo hệ thống Lục Quân.

Chiếc trực thăng tản thương cất cánh tại Khe Sanh, hai phi công là Trung Úy Joseph Gordon Brown và Darrel Monteith, với hai Trung Sĩ y tá tên Fujii và Simpco cùng cơ khí viên Costello; Trên đường bay, phi hành đoàn đã được thông báo là bãi đáp rất “nóng” (hot) vì bị phòng không và súng cối địch vây chặt. Khi còn cách Căn Cứ LZ Ranger North chừng 3 cây số, phòng không địch đã bắn lên như mưa, Toán trực thăng võ trang Cobra hộ tống vội nhào xuống bắn hỏa tiễn và minigun để tiêu diệt các ổ phòng không nhưng không mấy hiệu quả vì những ổ súng này được ngụy trang rất kỹ càng, khéo léo và chôn sâu trong các công sự, hầm hố, dưới gốc bụi Tre, nơi vách núi đá khá vững chắc. Sau một hồi bắn phá, hai chiếc Cobra đã hết đạn, vả lại nhiên liệu cũng gần cạn nên phải quay về Khe Sanh tái tiếp tế. Phi công Brown nhận thấy phòng không địch vẫn còn quá mạnh, không thể vào bãi đáp nên đã quyết định hủy bỏ công tác. Nhưng chỉ một lát sau, anh đổi ý, hay có lệnh mới, anh bay vòng trở lại, mặc dầu trực thăng võ trang hộ tống đã bay về Khe Sanh để tái trang bị hỏa lực. Gần tới Bãi Ðáp Ranger North, chiếc trực thăng tản thương bay thật thấp để cố tránh màng lưới phòng không, nhưng những lằn đạn lửa AK và 12.7 ly vẫn chằng chịt đuổi theo. Từ trên trực thăng, anh Trung Sĩ, y-tá Fujii người Hawai trông thấy rõ các binh sĩ BÐQ trong giao thông hào đang chiến đấu dưới làn mưa đạn súng cối, hỏa tiễn 122ly và pháo 152ly của Cộng quân. Trực thăng tản thương quyết tâm nhào vội xuống bãi đáp; Toán tản thương của BÐQ đẩy vội các thương binh lên trực thăng, nhưng khi vừa rời mặt đất, một quả súng cối 120 ly nổ ngay bên cạnh máy bay khiến phi công trưởng Brown chết ngay tại chỗ, còn phi công phụ Monteith bị thương nặng, hai anh Fujii và Simpco đều bị trúng mảnh đạn súng cối ở lưng, chỉ có anh Costello là vô sự. Chiếc trực thăng cách mặt đất vài thước rơi xuống đất, tất cả những người sống sót, kể cả các thương binh BÐQ vội rời trực thăng chạy vào giao thông hào cách trực thăng chừng 10 thước; Sau đó, một trực thăng Huey cấp cứu khác liều lĩnh đáp xuống và cứu được phi hành đoàn Hoa Kỳ, ngoại trừ anh Trung Sĩ y-tá Fujii bị kẹt lại vì đang núp dưới bunker chạy ra không kịp; Từ lúc đó, các phi công Hoa Kỳ được lệnh tránh xa khu vực này vì hỏa lực phòng không quá dữ dội. Trong khi đó, Cộng quân cũng pháo kích vào Ranger LZ South.

Sáng ngày 19 tháng February
Áp lực tại căn cứ BÐQ Nam tưởng đối giảm, tuy không bị tấn công nhưng cường độ pháo kích vẫn dữ dội và liên tục. Ngoài ra, phòng không địch và súng cối 120ly vẫn khóa kín bãi đáp khiến TÐ/21 BÐQ không thể cựa quậy, đồng thời làm cho mọi hoạt động của vị trí này bị ngưng trệ. Khi đã cô lập và phá được thế liên hoàn giữa hai tiểu đoàn BÐQ, Cộng quân tập trung toàn bộ lực lượng Trung Ðoàn 102nd, SÐ 308 tấn công TÐ/39 BÐQ đóng xa hơn về phía Bắc. Tuy bị vây hãm và tấn công dữ dội, các binh sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Khang vẫn bình tĩnh chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân. Các trực thăng thuộc TÐ/158 Trực Thăng (158 CAB – Combat Assault Battalion) Hoa Kỳ do Trung Tá Peachy chỉ huy bay liên tục để tản thương, tiếp tế và yểm trợ hỏa lực cho tiền đồn bị tấn công này; Các pháo đội thuộc TÐ 44 PB đặt tại Phú Lộc về hướng Ðông và FSB Ðồi-30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào các vị trí quân Bắc Việt. Ðể tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật “bám sát” [hugging] Nhiều khi chúng nằm sát lớp hàng rào phòng thủ khiến nhiều trực thăng tiếp tế bị trúng đạn địch vì lầm tưởng là binh sĩ BÐQ, vì đôi bên quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn chỉ trừ có EC-130B có thể yểm trợ quân bạn 20 thước kể cả ban đêm nhờ hệ thống điển tử hồng ngoại tuyến nên đã cứu được hai tiểu đoàn BÐQ đang bị vây hảm. Trong học viện Quân sự Hoa-kỳ đánh giá cao về sự đa dụng của chiếc vận tải cơ bán phản lực EC-130B nầy.

Trận đánh tại căn cứ Ranger North kéo dài suốt ngày 19 tháng February. TÐ39 BÐQ báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Ðông bằng súng không giật trực xạ sơn pháo 85ly và súng cối 120ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, TÐ39 BÐQ vẫn giữ vững vị trí dưới các công sự để cho gunship EC-130B không tập. Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Ðoàn 102nd, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Ðoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Ranger North bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Tuy bị bao vây và tấn công liên tục nhưng dưới sự chỉ huy bình tĩnh và gan dạ của Thiếu tá TÐT Vũ Ðình Khang, các chiến sĩ TÐ39 BÐQ vẫn bình tĩnh chiến đấu, đánh bật những đợt tấn công biển người. Cộng quân tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng tại Trung tâm huấn luyện nơi đây và các hầm hố chôn dấu vũ khí đã có ước tính trước. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hang-ngũ vì bị chết quá nhiều, xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi, dọc theo dòng suối.

Trận đánh ngày 19 tháng February là một chiến thắng lớn của TÐ/39 BÐQ nhưng những chiến sĩ quả cảm nầy cũng đã bị yếu sức vì nhiều binh sĩ bị chết và bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực; Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược cũng gần cạn vì không được tiếp tế, đến đêm, quân BV sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Ranger South và Phú Lộc bị pháo kích dữ-dội, và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho TÐ/39 bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Ranger North như lòng chảo bị bao vây, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của BÐQ. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Ðình Khang, vị TÐT can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Ông dùng anh y tá người Mỹ Fujii như một chuyên viên truyền tin bất đắc dĩ để đảm trách việc liên lạc với các phi cơ Hoa Kỳ. Trung sĩ Fujii hoạt động rất đắc lực chuyển lời yêu cầu của Thiếu tá Khang lên các trực thăng võ trang Cobra và các phản lực cơ của Không Hải Quân chiến thuật Hoa Kỳ những tọa độ mục tiêu chính xác để xin oanh tạc. Nhiều lúc, quân BV vì quá đông nên môt số đã lọt được vào phòng tuyến của BÐQ, chiếm được một khúc giao thông hào, các chiến sĩ Mũ Nâu can trường đã phải cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn để đẩy lui chúng.

Ðến đây, tạm thời mở một dấu ngoặc để nói thêm về anh Trung sĩ y tá Fujii, lúc đó, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình đa số thuộc loại phản chiến của Hoa Kỳ luôn tìm đủ mọi dịp loan tin giật gân nhằm mục đích triệt hạ uy tín QLVNCH. Vì đạo luật Cooper-Church Amendment 1970 ngăn cấm không cho quân bộ chiến Hoa Kỳ có mặt trên phần đất Lào và Cambodia nên gặp dịp anh y tá Fujii bị bắn rơi, chạy không kịp nên bắt buộc phải chiến đấu bên cạnh TÐ39 BÐQ, họ liền nắm lấy cơ hội. Họ ca tụng Fujii như một vị anh hùng trong trận đánh tại căn cứ Ranger North, BÐQ Bắc, coi như một mình anh y tá này đã cứu nguyên một Tiểu Ðoàn 39/BÐQ tinh nhuệ. Có người lại còn “phong” cho anh ta chức vị “cố vấn” bất đắc dĩ của TÐ39 BÐQ! Ðây là một sự thổi phồng lố bịch và quá đáng! Chúng ta hãy tưởng tượng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng sống như chỉ mành treo chuông, một anh y tá chuyên cầm kim chích bị kẹt lại dưới đất vì không chạy kịp, dù là sĩ quan Mỹ tốt nghiệp võ bị West-Point đi nữa đã “cố vấn” được những gì cho một một TÐT BÐQ dạn dầy kinh nghiệm chiến trường như Thiếu tá Khang? Ðồng ý là anh Fujii đã trợ giúp TÐ39 BÐQ rất đắc lực trong lãnh vực liên lạc truyền tin, nhưng các chiến sĩ BÐQ còn đóng góp đắc lực hơn nhiều trên phương diện thực sự kinh nghiệm chiến đấu. Thật ra, vai trò của anh y tá này đơn thuần chỉ là một âm thoại viên, nhận những quyết định, dữ kiện cùng lời yêu cầu oanh tạc yểm trợ từ Thiếu tá TÐT-Khang rồi chuyển lại cho các phi công Hoa Kỳ vì lý do anh nói tiếng Anh dĩ nhiên thành thạo và dễ hiểu hơn, rất có thể việc “liên lạc” thông thường này được người Mỹ coi là vai trò quan trọng của cố vấn chăng? Cũng anh Fujii này, sau đó có dịp nhẩy lên được một trực thăng rời khỏi Ranger North, nhưng không may trực thăng này cũng bị trúng đạn, nhưng đáp được xuống LZ Ranger South nên lại bị kẹt tại đây. Chuyện chỉ có vậy, thế mà báo chí Hoa Kỳ lại có dịp thổi phồng, nói là anh y-tá này tình nguyện ở lại với TÐ21 BÐQ để giúp đơn vị này phòng thủ căn cứ! Trở lại trận đánh tại LZ Ranger North; Tuy bị Cộng quân bao vây chặt chẽ và tấn công suốt đêm nhưng TÐ/39 BÐQ dù đã bị thiệt hại khá nặng và đạn dược cũng gần cạn nhưng vẫn còn giữ vững vị trí chiến đấu. Thiếu Tá Khang luôn đôn đốc các chiến sĩ của mình đề phòng cẩn mật và tiết kiệm đạn dược vì ông biết trong hoàn cảnh nguy-nan này, trực thăng tiếp tế hay tải thương không còn cách nào đáp xuống được nữa.

Về trận đánh tại căn cứ BÐQ Bắc trong đêm 19 tháng February này, chính anh “cố vấn” Fujii đã kể lại cho các phóng viên Hoa Kỳ nghe như sau:“Trận đánh vô cùng khốc liệt, cả ngọn đồi như bốc lửa vì hỏa lực bom đạn đôi bên, tuy có một vài sĩ quan BÐQ hoảng hốt khi thấy được lực lượng BV quá đông và có chiến xa yễm trợ nên gỡ bỏ cấp bực phù hiệu và thiêu hủy thẻ quân nhân, nhưng bù lại vị TÐT vẫn bình tĩnh và gan dạ chỉ huy cuộc phòng thủ và phản công, có lúc địch quân đông như kiến tràn vào, tôi đã phải dùng súng M-16 bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác vào những đợt xung phong biển người, NVA chết như rạ nhưng vẫn liều lĩnh xông vào. Có lúc toán tiền phong cảm tử của địch đã lọt được vào trong vị trí phòng thủ, nhưng bị các chiến sĩ BÐQ can trường dùng lưỡi lê và lựu đạn cận chiến đánh bật ra trong vòng 10 phút. Sáng hôm sau, chúng tôi bắn hết đạn, tôi thấy các chiến sĩ Mũ Nâu phải đi lật từng xác đồng bạn cũng như xác địch để kiếm thêm đạn dược và vũ khí còn xử dụng được. Những người còn chiến đấu được thiết lập một tuyến phòng thủ quanh hầm chỉ huy để sẵn sàng tử chiến, nhưng phải thành thật, suốt đếm đó nếu không có EC-130B gunship bao vùng thì thật khó mà không bị địch tràn ngập lên cứ-điểm LZ”.

Sáng ngày 20 tháng February
Ngay từ lúc hừng đông, khi lớp sương mù chưa tan hết trên rừng núi Hạ Lào, từng đợt phi cơ đủ loại đã ào tới trợ chiến. Bắt đầu từ lúc 9: 30 sáng cho tới 2: 30 chiều, tổng cộng có 32 phi vụ oanh tạc yểm trợ cho hai căn cứ BÐQ Ranger South và North đang bị vây hãm khiến hàng trăm Cộng quân bị tan xác. Mặc dầu bị thiệt hại rất nặng vì hỏa lực phi pháo, Cộng quân vẫn không rời bỏ trận địa và được yểm trợ đắc lực bằng một rừng phòng không đủ loại tạo thành màng lưới lửa dầy đặc khiến trực thăng tiếp tế và tản thương không thể nào vượt qua nổi; Nhiều phi công trực thăng Hoa Kỳ cố lao qua bức tường lửa phòng không nhưng chỉ có hai trực thăng may mắn đáp xuống được trong khoảnh khắc. Khi cất cánh, cả hai phi cơ này đều bị trúng đạn phòng không, một chiếc phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ LZ Ranger South, chiếc kia may mắn bay được tới FSB Ðồi-30 xa hơn về phía Nam. Trận chiến quả là đẫm máu, vô cùng khốc-liệt, đến trưa, các máy bay quan sát FAC Bronco OV-10 báo cáo quân BV lại pháo kích dữ dội và có chừng 400 đến 500 tên đang vây kín vị trí của TÐ/39 BÐQ. Những trận mưa pháo liên tiếp của địch khiến ngọn đồi nhỏ như vỡ tan thành từng mảnh vụn cho đến con kiến cũng không sống nổi. Những lớp bụi đất đá Hạ Lào màu vàng nhạt liên tục tung lên sau mỗi đợt pháo kích, che phủ cả các chiến sĩ Mũ Nâu anh dũng vẫn bình tỉnh ghìm súng chờ địch dưới giao thông hào qua lớp khói mù-mịch, không còn phung phí đạn như trước đó nữa. Không được tăng viện, không được tiếp tế, không được tản thương, số tổn thất mỗi lúc một cao và đạn dược đã hết sau nhiều ngày tử chiến, số mạng của các chiến dĩ TÐ/39 BÐQ như chỉ mành treo chuông. Mọi yểm trợ sinh tử cứu nguy chỉ còn trông mong vào các phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh từ các vị trí bạn bắn tới yểm trợ, nhưng rất tiếc trực thăng của LÐ51TC không được lệnh yểm trợ cho BÐQ mà chỉ có Dù, Thiết kỵ và Sư đoàn-1 mà thôi.

Bỗng dưng tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nỗ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi công Hoa Kỳ…

QUEENBEE-1

vinhtruong
10-18-2011, 02:20 AM
W.E.Colby và cuộc chiến bí mật

Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là lấy máu để giải quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (permanent government) P.G đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trở ngại chính cho “Chương trình Chống Nổi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phủ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào.

S.C.P Mỹ vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quảng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp của tôi, mới phát hiện được sự thật P.G buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưỡng chiếm miền nam, để hoàn thành axiom-1 của chương trình CIP [Counter Insurgency Plan] Cụ cố-vấn Ngô Đình Nhu, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ để chống đỡ, nên cụ Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mở cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào.

Sự việc nầy bị ngay tay phản-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết-lộ cho CIA của nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phủ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phải hủy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.

Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hải-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.

Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẵng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra… những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiễn…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít… trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]

Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay hai anh em Ðức-Thọ và Chí-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoạch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM”) Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA móc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giải quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sử-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh thân-tín, nhưng còn quá sớm, phải đợi đến 2023 (50 năm Lính Mỹ rút đi) rồi P.G sẽ lập lại như cuốn DVD, nhưng kỳ nầy tài liệu do Mỹ sẽ trưng bày 8 bức thơ cụ Hồ thỉnh cầu Mỹ bảo trợ nền độc lập như Phi Luật Tân. Người viết có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ” mà chỉ là bạn của Mỹ. Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”

Vì theo nguyên tắc nhân sự, nên đích thân William E Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời như dân Cowboy Texas, mà Colby biết là giòng họ Bush rất thích. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (nam VN) dưới sự điều khiển của Richard Helms, (Pentagon): Sử dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay để xóa bỏ bàn cờ rồi chơi lại, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng võ trang UH1-C làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân… xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, để Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw 1973 Paris Peace Talks)

Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”
Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria).
Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực.

Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.

Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 của trung úy Phan Thanh Vân, nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đổi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống. Có nghĩa phía CIA Kennedy (Colby) thua CIA của Siêu chính phủ (Russel Flynn Miller) và chiếc trực thăng H-19 do trung úy Bùi Quang Các bị mất tích trên đường đem quà Noel thăm các tiền đồn sáp biên giới Lào/Việt, có lẽ vùng cấm bay vì là nơi bắt đầu khai phá xa lộ Harriman, theo Lê Đức Thọ là Đường 559, còn Tây Âu là đường mòn HCM, còn theo Việt Minh là đường Trường Sơn.

Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc… vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dõi sát nút… tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi, vì CIA của Conein cho biết toạ độ để Trinh Sát BV chụp. Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon dưới quyền điều động của Richard Helms. Sau khi triệt tiêu Kennedy là các toán Biệt Kích trở về quan sát lấy tin tức, tuyệt đối không được phá hoại cầu cống ám sát… coi như Biệt Kích trên không xếp bỏ thùng rác

Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasia, sẽ gây xáo trộn tình hình nội bộ TQ trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21 như lâu lâu, TT Bush tiếp Đức Dat Lai, rồi Obama tiếp Đức Dat Lai) đưa TQ như con ngựa chạy theo cái trục Mỹ đề ngay trước mặt. Về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasia, CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes)

Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rõ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II đang được Harriman chuyển tiếp bàn giao) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm.

Báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đảm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lãnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2.

Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.

Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gỡ lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7. Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi.

Kết quả về Hành-Quân của Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.

Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)

Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.

Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng).

Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổi tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lãng

Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mỉm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rõ mọi diễn tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)
Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.

Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus. Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lũy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.

Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao? Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)

Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nổi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đã bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoạch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.

Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).

- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoạch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
11-16-2011, 02:51 PM
(KBC Hải-Ngoại là một diễn đàn độc lập, chủ-trương không lệ thuộc bất cứ tổ-chức đảng phái chính trị, tôn giáo nào, tác giả không bị gò bó viết là phải lách. Vì thế số độc giả đã chiếm kỷ lục như ngày hôm qua là 13.557 người đọc, đại đa số tại quê nhà. Đặc biệt, dù văn sai chữ xấu như tôi cũng được chọn 9 bài nhưng phải qua cái hàng rào cản Ban biên tập đánh giá rồi mới được đăng)

Liên Đoàn 51 Tác Chiến & Hành quân Lam Sơn 719

Chiến Thuật “Cạ-Càng Lướt trên cây”
Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!”… Chiến thuật cạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch phải chui rúc, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc phải ngã quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưỡi hái tử thần. Ðặc biệt, cánh rừng chồi da beo hình chữ nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị minigun giã nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc giộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng. Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chữ nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chỉa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu đại liên 14,5 ly, nhưng có lẽ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chỉa về hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-hướt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được. Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển; Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy. Vừa làm một pass rãi dài 8 hoả tiển vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến trường và sẽ tìm ra chúng.

Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi. Chúng tôi từ giã bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài đám cháy với lớp khói mờ-mịt tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rõ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm quá vậy… xém chút nữa chúng tôi ôm lãnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho thả… mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi…thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tít như làm ảo-thuật trên nền thảm xanh rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả… thôi thông cảm nghe bạn”.

Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái võ trang và châm đầy xăng nhớt.
Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mũi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rãi đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẩm bằng một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi đáy chảo… không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẫn đến nổi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin đưa ra một dẫn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll Consider it” .

Nằm trên chiếc ghế-bố quân đội, tôi co-ro trong chiếc mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hãm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngủ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xảy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219… cứ miên man suy nghĩ mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng trễ nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều chạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẫn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngủ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống).

Tôi bóp đầu nặn óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại… đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bỗng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giảng giải danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích… nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!

Tôi lại bóp trán mỉm cười… vỗ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn… Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng võ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tiềm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hữu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chỗ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt:
Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm?”


Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719

Ngày 22/2/1971- Cả đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang của 42 khẩu trọng pháo Mỹ bắn yểm trợ, khuấy rối, mà chỉ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịt. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31; Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiểm.

Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tử Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khủng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.

Bầu trời bắt đầu trong sáng, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bửu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cả pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch của Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mở một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghỉ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 của Bửu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hỏa lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bảo đảm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẵn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào của Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cảnh như vậy.

Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chỉ dẫn đường bay nước đáp cho Bửu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rải rác mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Topgun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu… đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.

Giang đã trình bày cho Bửu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ dội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chỉnh rất chính xác. Phi-công dù tài giỏi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mảnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiển phương hướng rồi rơi xuống quay theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp của Giang.

TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật “lá vàng rơi”, từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, cơ phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay cạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Bửu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh của Mỹ nơi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống; Vừa ló ra khỏi rặng cây, TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy “Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam”. Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống; Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mảnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy “đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy”. Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 “Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa” trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống; May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc của Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào.

Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy “sensor” vẫn còn nguyên vẹn, Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù “trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho”. Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu, Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu, Tôi phải ghi vào sổ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn của Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít, PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em “mới đến” mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần; PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy “Thiên thần” nhảy Dù vẫn thản nhiên hút xì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.

Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yểm trợ thuộc trung đoàn 202.

TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
11-17-2011, 01:51 PM
(Nơi diễn đàn KBCHN bạn có thể thoải mái dùng bất cứ ngôn từ nào cũng được để cho tụi nhỏ bên quê nhà “quán-triệt” lịch sử Việt Nam rằng: thế hê vừa qua cả hai miền đều bị phỉnh gạt một cách tinh vi, và đều là tai sai “gián-tiếp” hoặc “trực-tiếp” của Tổ-sư CS mà bà già Jane Fonda đã thuyết giảng trước 2000 sinh viên tại đại học Michigan 1970 và được vinh danh là một trong 100 phụ nữ của thế gới, thể hiện qua cuộc chiến mà Tổ sư CS đem quân qua VN chiến đấu không cần chiến thắng mà cần ngôi-vị Siêu CS ngồi chót vót trên thiên hạ mà nước nào cũng cúi đầu bái phục. Dưới đây nên khen phía tay sai “gián-tiếp” Võ Nguyên Giáp nướng hàng triệu quân trên Xa lộ Harriman không khác gì lấy xương người xây Vạn lý Trường thành) Bài thứ 2 trên KBCHN

Tổng thống Thiệu chống lệnh Pentagon
General Al.Haig: “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,”
Với Quân-lực nầy, Tổng Thống Thiệu cũng như các Tướng Lãnh đều đồng có một quan niệm, là bảo vệ tối đa sanh-mạng cho binh-sĩ, và tiết kiệm tối đa xương máu của chiến binh. Để chứng minh điều nầy, có bao giờ chúng ta nghe Quân-Lực VNCH dùng chiến thuật biển người để chống Cộng không! Dùng thuốc kích thích, hoặc là xiềng chân vào tay-lái của chiến xa không!? Trong khi Cộng-Sản như một tôn-giáo cuồng tín, tử vì Đảng! Cái đỉnh cao trí tuệ nầy có chịu thua sự ngang-ngược của TT Thiệu khi làm bể kế hoạch chiến-lược trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 nầy qua sự cho 2 Tiểu đoàn của SÐ/1 (6/3/1971) nhảy xuống Tchepone đái một bãi rồi về? Có nghĩa là đếch thi hành giai đoạn-3 khai thác chiến trận! Ðể dạy một bài học thâm hiểm và đồng thời cũng vì phải giữ tình hình thật yên tịnh để Mỹ tiếp tục rút quân, nên Richard Helms, người hậu vệ [linebacker] của trận đấu “Pennsylvania” phải hoạch định một phương án “Rã ngũ quân lực VNCH” bằng sẽ có một chước quỷ cho một cuộc chạy tán loạn của quân dân miền Nam và Cộng Sản sẽ trả thù!

Ðứng trên một góc cạnh nhãn quan chính trị, chiến sĩ chúng ta phải thông cảm và chấp nhận việc làm của TT Thiệu phải như vậy không còn con đường nào khác. Ðầu năm 1975, Họ đứng trong bóng tối áp lực TT Thiệu phải đích thân do chính bàn tay của mình tự bẻ gãy từng chiếc của bó đũa [quân lực VNCH] bằng cách phân tán lực lượng, rút bỏ vùng-1 và 2 vì không còn đủ hỏa lực, cơ-phận, nhiên liệu… đang cạn dần và phải bẻ nhỏ từng mảnh 2 Sư-đoàn tổng trừ bị lợi hại nhất mà Lê Ðưc Thọ rất khiếp đảm, nên Thọ khẩn thiết yêu cầu Kissinger nếu Mỹ muốn Hà-Nội chiếm miền Nam đúng theo lộ-trình, theo sự thỉnh cầu về điểm mốc thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh… Richard Helms phải làm theo sự chủ đạo của George H.W.Bush liền tức khắc qua khai thác sự sợ hãi làm đảo chánh của TT Thiệu để áp lực TT Thiệu ra lệnh rút về chỉ một Lữ-đoàn Dù thôi cùng Quân đoàn-3, vừa đủ tạm thời trấn giữ cái cổng chính của sân vận-động, hầu trực thăng Mỹ sẽ cứu người Mỹ và những tai to mặt lớn trốn chạy ra nước ngoài. Thế là bình luận, báo chí trên thế giới cứ chĩa mũi dùi tấn công chỉ một mình tội lỗi do Tổng thống Thiệu gây ra mà thôi, nhưng làm sao dư luận hiểu noôi một bộ óc tinh xảo trong bóng tối đã đem chiếc đũa thần hoàn thành định kiến-1 (axiom-1) Dù rằng TT Thiệu đã thỏa mãn tất cả những điều kiện do phía Polgar, Trưởng CIA yêu cầu nhưng ngặt nỗi những bức thư mật giữa TT Nixon và Thiệu vẫn còn nằm trong tay TT Thiệu. Chuyện khó là tạo ra vụ Watergate để hất chiếc ghế quyền lực của Nixon, việc đó đã hoàn thành tốt đẹp do tham mưu trưởng Donald Rumsfeld chỉ thị cho R.Helms. Tại sao Nixon không dùng đặc quyền theo hiến định để tự ân xá mình? Như Thái-tử George W Bush dù bị sự ủng hộ thấp nhứt trong lịch sử TT Hoa kỳ (23%) còn mang thêm trọng tội lừa dối Quốc hội và dân Mỹ về vũ khí giết người hàng loạt WMD nhưng vẩn phây phây ngồi cho đến mản nhiệm kỳ?! Ðộc giả yên tâm! 2 sự kiện kinh dị nầy sẽ phải đợi một thời gian coi cho được [Decent Interval] rồi các sử gia sẽ phơi bày ra ánh sáng để trả lại tính trung thực cho lịch sử.

Trong những ngày ảm đạm của tháng 4 năm 1975 cũng trùng hơp như tháng 4 năm 1954, chỉ có một điều duy nhứt nếu Hoa Kỳ giữ vững lời hứa qua B-52 và B-29 …thì mọi việc đã khác hẳn; Nhưng sự can thiệp đó đã bị từ chối theo dự mưu của WIB. Hai trận đánh có tiếng vang quốc tế như chiến dịch Ðiện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh khi CSBV cưỡng chiếm miển Nam; Tôi thất vọng vì một thế lực tài trợ cho truyền thông văn hoá để bóp méo, xuyên tạc trên lãnh vực quân sự mờ mờ ảo ảo giữa một bên với 700 triệu tấn vũ khí tối tân và một bên cạn dần hỏa lực. Một sự sấp-sếp tàn độc cho một cuộc bàn giao quyền lực từ chính quyền Saigon cho Hà-Nội không tắm máu và Saigon không biến thành đống gạch vụn! Axiom: “There was never a legitimate non-communist government in Saigon”.

Cho nên sau khi áp-lực khai thác xong, TT Thiệu bị áp giải giữa băng ghế sau như một tù-nhân trong chiếc công xa màu đen, bên trái trùm mật vụ Polgar và bên phải là Tướng Timmes, lên chiếc phi-cơ DC-6 (C.118, MATS) đã đợi sẵn qua Ðài-bắc với danh nghĩa là Ðại-sứ VNCH kèm theo lời hăm-dọa phải “ngậm-tăm”, không được hé môi về những gì bí mật của mưu đồ chính trị nếu còn muốn sống. Làm sao ai hiểu được TT Thiệu phải chôn-chặt mối hận u-uất nầy mãi xuống tuyền đài, làm sao giải oan cho TT Thiệu trong khi các Tướng lãnh khả-ố cứ đổ trọng tội vào vị Tư lệnh tối cao, làm cho cái gọi là Ðỉnh-Cao-Trí-Tuệ cứ cười ngặt nghẽo trong sự tự-mãn về mưu chước xảo trá thần sầu quỷ khốc của chúng. Không một ai có quyền kết tội ai mà hãy để cho lịch sử phán quyết, hãy để hậu thế sau nầy điều tra, kiểm chứng, đối chứng, phân tích hầu trả lại tính trung thực cho lịch sử; riêng cá nhân người viết xác quyết rằng, các Sử-gia thế hệ thứ 3, thứ 4 sẽ minh oan cho vị nguyên thủ quốc gia mà tôi kính trọng. Lịch sử sẽ phán quyết những việc làm của người cũng như đạo đức của TT Ngô Ðình Diệm dù chưa được mọi người hoàn-toàn chấp nhận, nhưng sử gia sẽ tái xác nhận lòng yêu nước quyết bảo vệ chính-nghĩa, chủ-quyền quốc gia của ngài dù phải trả cái giá bằng mạng sống, cũng như ngày hôm nay người dân Việt vẩn tôn thờ Ðức tả quân Lê Văn Duyệt mà đã bị quá khứ kết tội oan-ức. Không có sử gia, sự thật sẽ vĩnh-viễn chìm trong bóng tối, theo như hiền-triết W.Brayant “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy” Người viết ước ao khi viết về những nhân vật, những sự kiện được gọi là lịch sử, theo thiện ý của tôi, là ghi lại một cách trung thực, vô tư, không thiên vị không ác ý, không diễn dịch sự kiện, tô vẻ hình ảnh nhân vật theo sở thích hoặc nhu cầu thương ghét của người viết. Ðể cho các sử gia hậu thế đúc kết các liên hệ thực tế, trong nhiệm vụ phục vụ quê hương dân tộc, có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi hầu theo dỏi vun đấp những gì đúng với sự thật, sửa chửa gạt bỏ những gì sai lỗi, xấu xa. Tôi xem tác phẩm nầy như một đốt xương nhỏ li-ti để cho các sử-gia sau nầy ráp nối với các cục xương Lớn, thành hình ảnh một con Dinosaur khổng lồ (Tại sao tôi đặt hết niềm tin nơi sử gia trẻ thuộc thế hệ 21? Thế hệ trẻ thường có những nhận định độc lập và thẳng thắn, dùng khoa học hiện thực để biện chứng trên những trang giấy trắng tinh; Họ không có lối viết phải né tránh hoặc ngần ngại như chúng ta viết là phải lách, vì những mặc cảm hoặc gánh nặng quá khứ, họ là trang giấy trắng tinh với ý thức nếu muốn phủ lên lớp sơn Hồng thì chỉ cứ việc trộn sơn Trắng với sơn Ðỏ, nếu muốn màu Hồng đậm hơn thì trộn nhiều sơn Ðỏ hơn Trắng, nhưng nếu muốn màu Hồng nhạt hơn thì trộn sơn Trắng nhiều hơn Ðỏ. Còn như thế hệ dính líu vào cuộc chiến thì hỡi-ôi, tờ giấy trắng nầy đã dính quá nhiều hoen-ố…loang-lỗ đủ các màu sắc khác biệc, không rõ nghĩa) Vì không làm được như vậy, người viết sử đương thời, không khác gì nhiều, so với những bài, sách báo, đã được một số trí thức, khoa bảng, chính khách Việt đã viết mà tôi đã được đọc, không lý luận dẫn-giải cho đúng với liên hệ thực tế, trong giai đoạn đầy nhiễu nhương của một nước Việt Nam nhỏ bé, bị ảnh hưởng quá nhiều vào ngoại bang, nhưng lại dư thừa thù-hận, ganh-ghét, đố-kỵ mà lại thiếu quá nhiều tình thương và tinh thần tự trọng thật sự đúng nghĩa là yêu nước!

“Mỹ đem con bỏ chợ”: Ngày 23/Febuary là ngày đen tối nhất: Trực-thăng của Hoa-kỳ không biết vì lý do gì đã không chịu yểm trợ tiếp vận cho QLVNCH nữa, gây xúc động đến nỗi Phó TT Trần-Văn-Hương phải sướt mướt tức tưởi trên đài…lên án người bạn lớn của ta đã đem con bỏ chợ. Tướng Abrams, gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến vì Abrams không hiểu tí gì về mục tiêu chiến lược của cuộc hành quân mà chỉ biết có chiến thuật là yểm trợ tối đa hoả lực cho quân lực VNCH, khác hẳn với tướng Wesmoreland tại vùng Khe Sanh nầy; Westmoreland dựa vào chỉ một TÐ/BÐQ để bảo vệ vòng đai Khe Sanh, còn Abrams thì khác, quân đội Mỹ không tham chiến, nhưng nhân viên phi hành, dù không được bước xuống đất Lào, nhưng phải bay qua Lào nên vẫn bị thảm hại vì bị bắn hạ. Nhưng Abrams cũng yên tâm vì có nguyên một đại đội Hắc Báo đặt dưới quyền điều-động của tướng Sid.Berry để tìm cứu phi hành đoàn lâm nạn.

Chứng kiến có 25% trực thăng khả dụng hành quân, Abrams nổi cáu đã chửi bới văng tục với các Tướng lãnh dưới quyền vì số trực thăng yểm trợ chỉ ở dưới mức không thể chấp nhận được, thay vì phải được 80%; Nhưng ngặt nỗi Abrams cứ nhè Tướng 3 sao Surtherland mà ‘dủa’ thê thảm. “Mấy anh là Quân-nhân, ưu tiên một là gì (Abrams dùng không biết bao nhiêu chữ god-damn thỉnh-thoảng còn chua thêm chữ ‘Fucking-bird’, trong tác phẩm ‘A Better War’) Tướng Abrams liền phái chiếc Trực-thăng dành cho riêng ông, bay xúc cho bằng được Đại-tá Lữ-đoàn-1 Không-kỵ, Sam Cockerham về gặp ông gấp gấp gấp; Trong khi chờ đợi, Abrams nghiêng qua hỏi ý kiến vị Tướng Phó của mình Weyand, Tôi nghĩ không thể tha-thứ cho Jock (tên lóng của Tướng Sutherland) vì Jock chỉ huy mà không theo-dõi tình-hình về Đ.M…mỗi mấy con chim…về tình trạng… Đ.M khả dụng mấy con chim ra sao…từng giờ… Đ.M từng ngày…Đ.M dường như có cái gì không ổn! Ông xem lại dùm tôi… Một tiểu-đoàn đã có mặt ở Con-lộ 914, đã 2 ngày rồi mà Jock không hay biết, ông xem họ làm ăn ra sao, tổ chức ra sao. “như vậy đánh động cho tôi biết, sự phối hợp giữa 2 bên Việt-Mỹ không ra cái thá gì, có nghĩa là vô hiệu quả, thất bại!”.

Sau khi ngừng một chút xả hơi, giọng ông dịu lại “Tôi nghĩ, tốt hơn là lên nói thẳng với Tướng Mc Caffiey ngay bây giờ, Tôi nghĩ mình nên tới họ, để họ ra lệnh xuống đưa chuyên viên, dụng cụ và đồ nghề tiếp liệu, cơ phận để sửa chữa tại chỗ”.

Tướng Abrams chấp tay sau đít đi tới đi lui dỏi mắt trông ngóng. Khi Đại-tá Cockerham bước vào, đứng thẳng nện gót giày chào theo nghi lể của thuộc cấp, Tướng Abrams ở đó chỉ chờ Cockerham tới để ‘quạt’ một mách cho nhẹ người. Abrams thả thân người mệt mỏi rơi xuống chiếc ghế da Sofa trong văn phòng của Tướng Surtherland; Tướng Abrams bắt đầu nổi nóng trở lại: “Đ.M mức sẵn-sàng tác-chiến O.R (Operational-Readiness) của Lục-quân Không-kỵ là bao nhiêu…ĐM làm sao bảo vệ niềm kiêu hãnh của Không-kỵ đây?” Sự nổi nóng cứ bộc phát tăng dần “Chiến lược, chiến thuật, về quan điểm đường lối hành động đều lộn tùng phèo hết … hỡi Ðại tá … Ð.M yêu quý của Tôi!”

“Tôi muốn Đai-tá làm gì tôi không biết … Ð.M phải đưa tình trạng khả dụng Trực-thăng lên đến mức yêu cầu trong USARV Standard, có nghĩa là 80% khả dụng và thêm 5% gọi là danh dự của Lữ đoàn Không-kỵ, Đại-tá hiểu chứ, và có làm được …không?”

Abrams đi thẳng vào vấn đề, “Bây giờ là 1 giờ trưa thứ Hai, Đại-tá cho tôi biết chừng nào đạt được tiêu chuẩn 85%” Cockerham: “Thưa Đại tướng Tôi cố gắng đến tối thứ Tư thì xong”

Khi Đại-tá Cockerham rời khỏi phòng họp, Abrams nói vói theo “Kính thưa Đại-tá…tôi muốn Đại-tá phải mở… Đ.M cái máy truyền tin cho tôi được theo dõi…Okay, Đ.M Tôi nhớ và trông chờ giọng nói của Đại tá…chắc Đại tá cũng thừa hiểu chớ?”

Sau một chuổi dài giận dữ và sỉ vã từ trên xuống dưới, Tướng 3 sao, Sutherland như con Chó cụp đuôi (General Sutherland was like a Dog with his tail tucked under) Sutheland cũng thành tâm tự cảm nhận rằng cuộc hành quân quá tầm hiểu biết và khả năng của ông.

Liền sau đó, Tướng Phụ-tá Sư-đoàn nhảy dù 101, Sid Berry tạm thời thay thế Đại-tá Cockerham phục hồi lại uy-tín cho Lữ-đoàn; Bây giờ trở đi, trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 có một Tướng lãnh duy nhất tham dự chiến trường với tất cả phi-vụ được xem là hóc búa nhất, và sâu nhất nằm trên đất Lào, trong khi phía VNCH không có một Tướng lãnh nào chiến đấu trên đất Lào “Sự cương quyết của Tướng Abrams đưa HÐAN (NSC, Pentagon) vào con đường vi-phạm ROE?” Thế là tướng Haig điều động đại-tá James Vaught qua với danh nghĩa cố vấn cho Sư đoàn Dù; Khi Trung-tướng Julian Ewell thăm viếng VN, có ghé thăm Khe-Sanh ông cũng là thành viên trong phái đoàn Hòa-đàm Paris, ông có cảm tưởng, ‘thật là khó tin’ Ngày chủa Nhật, số Phi cơ khả dụng 79%, thật không thể tưởng tượng được.

Cũng theo tác phẩm Better War, ngày hôm nay 23/Febuary/1971, thành phần Tướng lãnh Hoa-kỳ áp lực TT Thiệu phải thay đổi cấp Chỉ-huy, chứ không dựa vào thế dùng băng nhóm chính trị để thống trị đất nước, sinh mạng chiến binh phải được coi trọng; như Vùng-1 gồm có Băng Thiết Giáp:Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tướng Phan Hòa Hiệp và Tướng chưa kịp đeo Quân-hàm đã tử nạn Phi cơ A.37, là Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-lệnh Biệt-khu Quãng-Đà. Tướng Lãm được xem là người thiếu khả năng với trách nhiệm quá nặng, Lãm không thể nào hoàn thành trọng trách được, nên được thay thế bởi Tướng Đỗ Cao-Trí, mà người Mỹ cho là George-Patton của VN, một Sĩ-quan như vậy rất hiếm có trong Quân đội Sàigòn. Chính Tướng Trí đã hiên ngang ngồi trên Thiết vận xa M.113, đầu đội nón lưỡi trai có mang chần-dần 3 sao trắng trên đó, điều động 17,000 quân cho cuộc hành quân càn quét quân BV, Cục R ở Cambodia (1970). Nhưng chúng ta cũng nên suy nghĩ điều nầy, chỉ có những Tướng lãnh Mỹ vì danh dự của tổ quốc họ, chớ cái thứ Skull and Bone thì lại khác, chính TT Nixon cho oanh tạc và tiến quân qua Mật Khu của MTGPMN ở phần đất Cambodia đã bị Quốc hội do áp lực của thứ Ma đầu-lâu nầy gây khó dễ, gọi là vi phạm hiến-quyền Power-Act của Quốc-hội.

Chiếc Trực-Thăng của Tướng Trí đang chở phái đoàn Tham-Mưu Quân-Đoàn III thì bị nổ chết khi mới cất cánh ở Tây-Ninh; Cái tội của Tướng Trí là tiêu hủy một số chiến cụ bằng 5000 chuyến xe Molotova chở chúng từ hải cảng Sihanouk-Ville tới cục R.

[Theo sự suy diễn riêng tư của người viết qua nghiên cứu liên hệ với thực tế bằng các tài liệu giải mật: Tướng Trí chỉ có trọng tội là dám cả gan thiêu hủy kho vũ khí khổng lồ của CSBV tại mật trận Cục-R nằm trên hành lang Xa-lộ Harriman (đường mòn Hồ) cũng như John Paul Vann dám bẻ gãy kế hoạch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kontum làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây cùng 3 Tiểu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giữ Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xã. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm!? Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chỉ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, chỉ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku qua? Dưới đây là bút tích của John Paul Vann:
“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN”
Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689, với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phải bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắc, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman đều bị thảm hại. Ðịa điểm hẻo-lánh KHE-SANH nơi rừng núi xa-xôi nầy sẽ ghi mãi dấu ấn trong lịch sử Hoa kỳ với sự hy sinh 215 nhân viên phi hành Không-ky và 38 đoàn viên MIA, trong khi KQVN hy sinh 10 NVPH va 4 MIA (theo tài liệu MACV/SOG và báo cáo của tướng Hinh). Ðảng hội Skull and Bones dùng quân đội Mỹ như một công cụ người máy, chỉ cứ việc thi hành theo sự chỉ đạo của chúng. Muốn chiếm Hạ Lào phải đợi đến thời gian coi cho được (Decent-Interval) có nghĩa là quân dụng phải được vận chuyển về thừa thãi trên hành lang và được nhị-trùng đại-tá Bùi Tín xác nhận, rồi mới được mở cuộc hành quân, Ðại tá Bùi Tin sẽ cho Mỹ biết về việc tiếp liệu phải được dấu kín vào những nơi an toàn dư thừa để chiếm miền nam. Bắt đầu an toàn từ ngày 18/1/1971 do HÐAN/NSC [WIB quyết định cuộc hành quân Lam Sơn 719 [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, hàng 19 “HARRIMAN WAS INITIATED INTO THE SKULL AND BONES SOCIETY, ALONG WITH HIS FRIEND PRESCOTT BUSH, ông nội của TT thứ 43 Hoa-Kỳ, 2 soạn giả cuộc chiến VN]

Người viết cảm thấy cũng nên nhắc lại trong thời gian Hội nghị quốc tế Trung-lập Lào 1962, khi mà Harriman âu lo phía Hà-Nội không chịu tham dự trò chơi chiến tranh, nên ra lệnh cho William Colby phải thả toán thám sát STRATA [Short Term Road And Target Acquisition] từ đèo Mụ-Giạ, trên hành lang qua Tchepone và Attopeu để xác-định Ðoàn 559 và Ðoàn 959 có mặt trên đường Trường-Sơn Tây hầu dự trò chơi hay không? Còn như Ðoàn 759 thì Hoa kỳ dễ kiểm soát do tàu nhỏ cận duyên mà Trung Quốc chế tạo cho trò chơi tiếp tế bằng đường biển đến tận hải cảng Sihanouk-Ville trước khi Lon-Nol lật Sihanouk. Lúc đó Khe Sanh là Quận Hương-Hoá cách Tchepone 45 cây số, hành pháp Mỹ qua Harriman buộc Kennedy phải ra lệnh hủy bỏ Quận nầy vì lý do an-ninh. Ðồn điền trồng Cafê và Trà của người Pháp không còn khai thác nữa vì chiến tranh thì giữ để làm gì! Vì thế chữ Khe-Sanh đã đi vào huyền-sử Hoa kỳ, khi buộc phải xoá bỏ chữ Hương-Hoá! Nhưng TT Diệm rất bình thản vì đã có kế hoạch chỉ định Ðại-tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ Tam Quân Khu làm Tư lệnh chiến trường tấn kích và chốt chận cắt con đường nam Lào từ Dakto, Ben-Het qua tận Attopeu với 1 Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc Đống CÐT, 1 Thiết đoàn chiến xa và một đơn vị thuộc Sư đoàn 22. Kế hoạch nầy bị phản thần, Bác sĩ Trần Kim Tuyến báo cáo cho CIA biết ráo-trọi nên sự triệt tiêu TT Diệm đã nằm trong ống kính của người thủ lãnh Skull and Bones-1 ngay tức khắc; Ngay sau khi triệt tiêu 2 chướng ngại vật [Diệm, Kennedy] ngăn chận chương-trình CIP [Counter Insurgency Plan] COMUSMACV đưa đề nghị chỉ để cho quân lực VNCH, dĩ nhiên là không có người Mỹ, có quyền đánh đuổi quân CSBV ra khỏi biên giới Cambodia và Lào. Tổng tham mưu trưởng liên quân nghe hợp lý nên đề nghị McNamara và ông đề nghị lên TT Johnson đúng theo hệ thống quân giai. Tháng 4/1964 TT Johnson đồng ý trên nguyên tắc nên Cố vấn T.T George Bundy sắp đánh điện về Saigon thi bị Micheal Forrestal trong HÐANQG (NSC) cảnh cáo: “Gởi công điện mà không có sự đồng ý của Harriman sẽ có rắc rối. [Nguyên văn: To send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if the telegram had already received Johnson approval but that was not enough! It still required an “endorsement” from Harriman]

Có phải chính-sách Mỹ bị thống lãnh bởi tập đoàn Skull and Bones trong WIB!? Harriman thủ lãnh Skull và Prescott Bush WIB’s Chairman: Đó là lý do tại sao ai đã gây ra cuộc chiến lần thứ hai, 1954-1975 bằng một mưu-lược “bỏ phiếu bằng chân”. Sau khi Liên Xô áp lực Hà Nội thành lập một loạt Đoàn 559, 759, 959 và kết thúc bằng cho ra đời MTGPMN (20/12/1960) Phía Mỹ áp lực Saigon cho ra đời luật 10/59: Tố-cộng và Diệt cộng: Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã móm cho Lê Đức Thọ những tuyên ngôn chỉ Nam sau đây, dù rằng quân tác chiến Mỹ chưa qua tham chiến thì làm gì có xâm lược mà chống! Chống cái gì vào năm 1960! Như “Chế độ khát máu Mỹ-Diệm,” “Giải phóng Miền Nam” “Ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ,” “Miền Nam bị Mỹ ngụy kèm kẹp” “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào; Khi quân Mỹ rút đi Saigon chỉ còn là bộ xương khô! …”. Trong tầm nhìn sâu-sa của Harriman, những tuyên ngôn trên sẽ được giải nghĩa rõ ràng sau 50 nằm bằng phổ biến của kỹ nghệ thông tin internet. “Ðể rồi, tất cả đều là xảo-trá, lừa đảo, và phỉnh gạt”. Nhưng ngược lại cái khối óc gọi là “đỉnh cao trí tuệ” nầy rồi cũng phải chết, cũng không lừa gạt được với các sử gia thuộc thế hệ thứ 3, 4 khi các sử gia nầy đặt câu hỏi, tại sao quân tác chiến Mỹ chưa qua VN mà HĐANQG [NSC] họp ngày 21/9/1960, (thời Eisenhower) đã bày đặt ra cái huy chương “Chiến-dịch Bội tinh “dành cho quân Mỹ tham chiến VN, và đang sản xuất hàng tỷ họp lương khô C-Rations phối hợp bởi renewed Aid to Russia 1941-46 Plan, cho 3 triệu quân tác chiến Mỹ lần lược luân phiên mỗi năm qua VN dự cuộc Pinic tập trận và họ cũng là hành khách đi Máy bay book trước để nâng đỡ các hãng hàng không dân dụng [thế hệ phản-lực] đang phát triển trong lúc phôi thai khỏi bị khánh tận hay xáp nhập rút gọn; đồng thời 8000 chiếc trực thăng phản-lực UH-1 gọi là trợ huấn cụ [training-aid] để tập trận sau đó bỏ lại với danh từ Việt Nam hóa chiên tranh rồi trở thành đống sắt vụn khi không còn cơ phận để thay thế. Cái thế lực ghê-gớm nầy tinh-vi che mắt hai vị Tổng thống (Diệm-Kennedy) bằng cách chêm đệm bởi phương-án khai hoang những vùng Việt Cộng ẩn trú trong “chiến dịch Khai hoang Ranch-Hand” để cho 38 hãng thuốc khai hoang được phát triển lợi nhuận. TT Diệm nghe làm trống trải không cho Cộng-Phĩ có nơi ẩn trú để quấy rối, Kennedy và TT Diệm cũng bị dụ-dỗ như thường.

Ðể bưng bít cái chết của tướng Trí, một phái đoàn Mỹ sang điều tra tai-nạn cho là bộ phận trong máy có trục-trặc nên gây ra tai nạn thảm khốc nầy. Nhưng mãi đến khi tàn cuộc chiến, KQVN không có một tai nạn nào tương tự như vậy xảy ra, báo hại nhà báo đội lốp CIA, Francois Sully bị chết oan mạng cũng như bốn nhà báo ngoại quốc đã chết cùng với Phi hành đoàn 213, vì thật ra Họ không được phép bay qua phần đất của Lào. Về tin tức tình báo các nhà báo ngoại quốc nầy đã không được hiểu biết rõ ràng chi tiết như Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn. [Ẩn không dám bước chân lên trực thăng dù chỉ có người Mỹ mới không được phép qua biên giới Lào. Ẳn hiểu biết quá nhiều về CIA và CSBV có 6 trung-đoàn phòng không cổ-điển (AAA) và 8 Trung-đoàn pháo diện địa hạng nặng với 67.000 tấn đạn sẵn sàng gây trận bảo lửa khiếp đảm]

Ðiều vô cùng quan trọng cần nên biết là, ngày 27/Feb/1971, B.52 mới thật sự rời bỏ chữ SAC (Strategic Air Commmand) để đi yểm trợ tiếp cận (Tactical Air Ground Closed Support) Đó là những chiếc pháo đài bay B.52 cất cánh từ Căn-cứ Utapao, Thái-Lan, với số hỏa-lực gần gấp đôi B.52 cất cánh từ Đảo Guam. Có phải do Abrams vì thể diện, tự-ái dân tộc và sinh mạng của các phi hành đoàn Không-kỵ nên đã vi phạm những điều mật ước với Liên-Xô (Rules Of Engament), làm trở ngại, không rõ nghĩa trong thế chiến lược, về tinh thần buổi họp bàn thảo và đưa đến quyết định giải pháp cho cuộc hành quân Lam-Sơn 719 ngày 18/Jan/1971? [Hình trang đầu] Tất cả Phi vụ B.52 là do CIA quyết định, Không-quân SAC thi hành như một cái máy ‘Tổng-Đài’, thế mà Tướng Haig đang tìm cách tế thần Tướng Không-quân, John D.Lavelle, cho là Ông yểm trợ cầm chừng, chứ không hết mình. Có lẽ do sự bất đồng, vì Tướng D.Lavelle muốn thi hành thế “chiến thuật”, mà không tuân lệnh CIA thi hành theo kế hoặch “chiến lược”. Chiến tranh VN có nhiều điều ngộ nghỉnh thường xảy ra: John Paul Vann thất trận ở Ấp Bắc bị buộc giải ngũ nhưng lại lên chức như Diều gặp gió với chức vụ ngang hàng tướng 3 sao. Ðối với WIB Vann thua chiến thuật nhưng lại thắng thế chiến-lược, còn tướng D.Lavelle nghe lệnh thượng cấp lại bị đem ra xử như con Cừu non để tế thần thay vì Tướng Abrams phải lãnh đủ! Vì thế chiến lược kinh-dị nầy của cuộc hành quân mà Sư-đoàn-1 cứ bị B-52 chiến lược từ đảo Guam bay vào đuổi đít cho theo đúng lộ-đồ hành quân đã vạch sẵn. Sự kiện nầy tôi nhận thấy nhờ sự theo dõi từng bước đi mà tại Khe Sanh Chuẩn-tướng Phú cũng rà sát theo dõi những chiến dịch “tiền-oanh-kích” cũng như những hoạt động mờ ám tính trước theo lộ-đồ của B-52, để rồi Tướng Phú cứu nguy được đàn em. Còn như Lữ đoàn-1 Ðặc nhiệm chỉ ngừng lại dưỡng quân thì bị Skyspot gọi là thả lầm khiến một số quân bạn bị chết và bị thương, trong đó có Tiểu-đoàn-phó Tiểu đoàn-8/LÐ3/Dù tùng thiết cùng Thiết đoàn 11; Hơn đơn vị nào hết, chính Tiểu- đoàn/8 Dù nầy khi đụng độ với 2 trung-đoàn tân lập [trung-đoàn 27 và 278] mới biết sự chính xác và hiệu quả của B-52. Nhưng thật ra quân bạn có biết đâu đây là do con mắt tinh-ranh và bộ óc điện-tử chuyên nghiệp của ban tham mưu dưới quyền Tướng Haig tại Pentagon khi phải làm trọng tài cho hai đối lực, cần phải phối hợp để cân bằng lực lượng giữa 2 bên cho trò chơi chiến tranh bẩn thỉu, dí tay lên xuống những con cờ thí để có phần hấp dẫn như chiến tranh thực sự hầu che mắt thế giới. Họ dùng B-52 để cân bằng 2 đối lực và tiêu diệt trọn gói tại mục tiêu là căn cứ hậu cần 604 thay vì phải thi hành kế hoạch rã-ngũ sau nầy, nhưng Tướng Haig thất vọng vì sự ngang ngược của TT Thiệu, cho một đơn vị nhỏ xuống Tchepone đái một bãi rồi rút về.

Vấn đề quan trọng trước mắt, Abrams muốn phải khóa chặt phòng không của BV vì quá nguy hiểm cho phi công trực-thăng Mỹ, số thiệt hại trong 3 tuần nầy đã lên cao đến độ chóng mặt; Chuyện nầy sẽ gây ra sự mâu thuẫn và đụng chạm dữ-dội giữa Hội-Đồng NSC [Tướng Haig] và Tướng Abrams! Nhưng phản ứng của Abrams hoàn toàn đúng, vì phải gìn giữ uy-tín quốc-gia và sinh mạng của các phi công trực-thăng (sự hy sinh cho mưu đồ “khổ-nhục-kế” như vậy cũng đã quá lắm rồi, phi công oanh tạc Bắc Việt không được xử dụng hoả tiễn, bom vô tuyến điều khiển [no Laser targeting pods or Smart bomb] mà phải xử dụng bom nổ thường và làm mỗi prep 2 trái 2 bên cánh cho gọi là sự thăng bằng, có như thế mới tiêu thụ được hàng tiêu dung]

Phải nhiều tháng sau, thời gian coi cho được, Tướng Haig mới kiếm cớ “bứng” được Tướng John D.Lavelle, Tư-Lệnh Đệ 7 Không-Lực (Seventh Air Force) và thay vào đó, Tướng John Vogt; Tướng Tham-mưu trưởng Không quân triệu hồi Tướng Lavelle về nước và cách chức vì lý do vi phạm luật quy-ước ROE (Rules of Engagement) và cho về hưu liền sau đó, chỉ có lãnh được lương 2 sao thay vì 4 sao. Hội-đồng buộc tội cho là phản ứng chậm-chạp, quá nhiều do-dự, không thích ứng theo kịp chiến trận. Còn phía WIB thì hiểu ngầm rằng vì phải bảo-toàn không-lộ và để xoa dịu làm vừa lòng Liên Xô, sau khi buộc phải tiêu diệt CSBV bằng chiến dịch thả Bom Linebacker thay vì Rolling Thunder để cân bằng lực lượng hai bên [theo tài liệu, chỉ có 2 tuần trước khi chấm dứt cuộc hành quân, CIA đã cho lệnh trải thảm 412 trận B-52 trên đầu lính BV, luôn cả các đoàn xe Molotova chở đạn dược hỏa tốc để phục kích QLVNCH rút lui trên đường 9, thay vì lính BV được lệnh Tướng Giáp, lo chuẩn bị phục kích và xa luân chiến tại Căn cứ hậu cần 604. Hành động khẩn cấp nầy, Hoa kỳ đã vi-phạm điều lệ trò chơi ROE từ chiến dịch “Rolling Thunder” qua “Linebacker”]

Theo như sự ước tính tình báo của phòng MACV J-2, thì Trung-đoàn 29 của Sư-đoàn 324B đã có tham chiến chung với 6 Trung-đoàn BV tại chiến trường, được chia ra thành đơn-vị nhỏ là 21 tiểu-đoàn. Trong đó coi như 5 tiểu-đoàn BV bị xóa sổ; Tuy nhiên nhiều chiến thắng trên đoạn đường Quốc-lộ 9 đang xảy ra có lợi cho VNCH trong những ngày gần đây, nhưng không biết tương-lai sẽ ra sao? Tất cả 7 Trung-đoàn BV nầy đã vây hãm Đồi-31 cả tuần nay với quyết tâm dùng trận địa pháo tận diệt, vì quân VNCH đã lọt vào ổ hậu cần với vô số kể Hỏa tiển 122 ly và các tạc đạn pháo binh đủ loại trong đó đáng kể là tạc đạn 152 ly. Quân BV đang dồn hết nỗ lực, phối hợp trận địa pháo cùng chiến xa, bươn càng lên Đồi 31; Trong khi Tiểu-đoàn 39 BĐQ bị áp lực quá mạnh nên đành di tản chiến thuật về hội nhập với Tiểu-đoàn 21 BĐQ. Sau khi 2 Tiểu-đoàn nầy giữ được an ninh thì được Trực-thăng Mỹ bốc về Khe Sanh liền tức khắc để tái phối trí qua giai đoạn-2. Quân lực VNCH không có quân để thay, nhưng BV có quân thay tại Trung tâm huấn luyện ngay trận địa.

Khi chở Tướng Đống đến thăm Lữ-đoàn-3 Dù, tại Đồi 31, Tôi đã nhận thấy tình hình và địa thế không ổn, Tôi đã tự hỏi: “Ai là người đã chọn địa điểm nầy?” Trên một đỉnh đồi không cao lắm so với xa về chung-quanh như là một lòng chảo Điện Biên-Phủ, con đường từ dưới Suối lên đến bãi đáp Trực-thăng là đồi trọc, PT.76 leo lên rất dễ-dàng và từ đó leo lên thêm khoảng 80 thước nữa là tới BCH/Căn-cứ cũng đường đồi thoai thoải như vậy. Không khó lắm! Tôi muốn lập lại một lần nữa: “Ai lập ra phóng đồ hành quân Lam-Sơn 719 nầy?” Quân-lực VNCH đã chui vào một kho đạn khổng lồ mà bên phía BV đã thành lập mật trận B.70 từ tháng 10 năm 1970, cả những năm trước đó mỗi ngày, hàng ngàn xe Molotova nối đuôi dài như kiến, vào ban đêm chuyển tiếp liệu vào Nam, dưới tầm mắt thản nhiên đồng tình của phản gián CIA. Riêng những điểm cao ngõ ngách, số đạn phòng không được xe-thồ đưa vào, và được khuân vác trên lưng đoàn dân-công leo lên những vách núi cheo leo dựng đứng bên phía sườn Tây vô cùng an toàn của dãy núi. (Hình ảnh ở trang 90 do phóng viên Ðông-âu chụp)

Mục đích của cuộc hành quân nầy, theo Hội Đồng ANQG (NSC) là tiêu hủy những vũ khí và chiến cụ lỗi thời của hai đối thủ và kế đến là tiêu hủy những đơn vị sừng sỏ chủ lực của Hai bên, trong lộ-trình hoàn thành định-đề-1, [kế-hoạch Pennsylvania] để khi giao miền Nam không bị ‘tắm máu’ mà chỉ bị ‘rỉ máu’ thôi, nhưng phải đợi khi Quân-lực VNCH khai thác chiến trường trong giai đoạn-3 và trên đường ‘Độc đạo rút về’ lại Khe-Sanh. Hà Nội sẽ dùng chốt chận bằng các Trung đoàn phục kích dọc tuyến Quốc lộ 9 để tiêu diệt cho bằng hết lực lượng VNCH còn lại, dĩ nhiên B-52 cũng làm thịt cả 2 bên. Nhưng việc phục kích vĩ-đại đó không xẩy ra vì quân lực VNCH rút lui khá nhanh (lần nầy nhờ T/Thống Thiệu nên thoát khỏi nhưng lại vướng-mắc khi rút lui đường 7 Cheo Reo, Phú bổn từ pleiku của Quân đoàn 2. Lê Ðức Thọ nhờ được điệp-viên Phạm Xuân Ẩn cho tin vô cùng chính xác trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời CIA đã không giữ lời hứa giúp máy cày D-4 và hệ thống cầu dã-chiến cho cuộc lui binh như họ đã giúp trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy. Tướng Phạm Văn Phú vì đặt hết tin tưởng nơi người bạn lớn khi ông còn là Tư lệnh SÐ/1, nhưng khi là Tư lệnh QÐ/2 thì bị một sự bội phản quá phũ phàng giữa quân đội anh hùng bị đồng minh lừa gạt thế nên Tướng Phú đã phải dùng độc dược như Cụ Phan thanh Giản để các nước nhược tiểu đừng quá tin vào người bạn lớn xấu-xa nầy.

B.52 không được tiêu diệt nhân mạng vào lúc nầy, thế nên, khi các Trung-đoàn BV tràn ngập vào Đồi-31; Thì B.52 không thả, nhờ thế mà Đại-tá Thọ và Phi hành đoàn trực thăng H.34 của Trung úy Chung Tử Bửu bị mắc kẹt mới còn sống để đi ở tù ngoài Bắc. Nguyên một Tiểu-đoàn-3 Dù phải chịu cảnh tàn sát dưới biển lửa của hằng chục ngàn ngàn trái đạn đại pháo cầu vòng đủ loại vùi dập, và họ đã anh dũng tử thủ cho đến hơi thở cuối cùng. “Tội nghiệp, ai biết được các chiến sĩ Dù vô danh nầy đã nằm yên vĩnh-viễn trên một ngọn đồi không người biết tới cùng với 2 Queenbees của LÐ51TC?”

TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
11-17-2011, 07:28 PM
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Quan hệ nồng thắm càng tăng lên tay đôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, liên quan tới vai trò của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và trên Biển Đông tiếp tục là đề tài được truyền thông phương Tây và của chính Trung Quốc bàn bạc. Sự quan hệ tay ba Việt, Mỹ, Trung Quốc, qua phân tích của các phản ứng Bắc Kinh về việc Việt nam và Washington tăng cường giao lưu về quân sự bên cạnh nhiều lĩnh vực khác liên quan tới an ninh, quốc phòng và chính trị lẫn kinh tế đang có những bước tiến đột phá chưa từng có. Theo chúng ta nghĩ về các vấn đề châu Á của nhiều tờ báo thiên tả trên thế giới, chuyến thăm bốn ngày trung tuần tháng Tám của siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington tới Việt Nam, chính là một thông điệp cho Bắc Kinh: "Thông điệp chính trị rõ ràng này là Hoa Kỳ cũng có phần tại nơi mà Trung Quốc cho là ao nhà của nhà mình." Hoa Kỳ quyết liệt chống lại bất cứ việc sử dụng sức mạnh nào nhằm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa được gọi là South China Sea, như điều mà Trung quốc huênh hoang cho rằng: “Thật nghịch lý khi cho rằng South China Sea mà lại không phải thuộc sở hữu cũa Trung Quốc? Ðó là lý do hàng thế kỷ nay người ta hay nói “cái lý của kẻ mạnh” thế nên TQ đả xập bẫy của Mỹ qua cáo già Henry Kissinger đã ởm-ờ “cái gì của China thuộc về China” có nghĩa món quà tặng cho TQ cứ chiếm Hoàng-Sa Mỹ ngó lơ cho TQ cứ chiếm, nhưng nhớ một điều là “khi Hà Nội cưỡng chiếm miền nam là đừng nên lấy cớ đem quân TQ vào giữ sân sau, nếu TQ muốn trở thành siêu cường qua Mỹ giúp khoa học kỹ thuật và vốn liếng làm ăn thì nên ngoan ngoãn nghe lời của Mỹ!”

Nhưng tình hình hiện nay khá gây cấn khi Trung Quốc đã ngay lập tức nâng tầm quan trọng của tuyến bố chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa lên tầm "lợi ích nòng cốt," khi đặt vấn đề chủ quyền ở vùng biển này ngang hàng với các tuyên bố của họ với Đài Loan và Tây Tạng. Về phía Việt Nam được Mỹ hà-hơi với lời lẽ cứng rắn, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (người của TQ nhưng làm việc ngầm mật thiết với Mỹ) đã kiếm cớ cho chuyến thăm Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngay trong tháng Tám 2010. Mỹ bật đèn Xanh ngay sau tuyên bố của giới ngoại giao và quân sự Washington được đưa ra tại các diễn đàn khác nhau ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đã có những động thái tái khẳng định chủ quyền và vị thế của mình một cách cứng rắn, như những thông điệp được đưa ra qua truyền thông nội địa. Nhưng tôi đoán chắc vì lý do an ninh nội bộ không giữ nổi bởi phản gián CIA (ba ông đại sứ Mỹ và một Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt đã làm việc tại TQ như một cán bộ tình báo, một thời gian cần thiết trước khi đảm nhiệm tại VN) TQ đành sẽ buộc phải mềm èo như con Bún mà thôi! Mấy ngày qua chỉ miệng Hùm gan Sứa cho sướng cái miệng!


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam – Ông là ai?
Ông Nguyễn Chí Vịnh một con người bí ẩn nhưng có vô số nhiều lời đồn đại trên các trang mạng có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ (không sai mà ngầm theo sự chỉ dẫn của CIA) và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích. Nhưng đã đến lúc chín muồi trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông… cũng nhờ khôn ngoan đi theo đúng trục lộ đồ sách lược toàn cầu của Mỹ.

Hơn một tháng qua, kể từ cuộc họp hằng năm của Diễn Đàn Asean Forum (Asean Regional Forum – ARF) quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ, Trung quốc và Việt Nam có một chuyển dịch quan trọng. Bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary R. Clinton tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 23/7/2010 rằng “Hoa Kỳ xem việc tự do lưu thông, tự do lui tới và sự tôn trọng luật lệ quốc tế trên Biển Đông phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ”. Đồng thời bà Clinton nói Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc thương thuyết đa phương để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông.

Lời tuyên bố này đánh dấu sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ từ một thái độ bàng quan thù địch (hostility) từ năm 1975 đến 1995 (20 năm thù địch) nay đổi lập trường quan tâm vào cuộc. Lập trường VN theo Hoa Kỳ được sự ủng hộ của 11 nước khác (trong đó có Việt Nam) trong số 27 nước tham dự nhưng chưa đủ bán phần?

Nhìn cung cách báo chí Việt Nam chạy tin (vốn chỉ được phép đi trong vòng lề do đảng cộng sản vạch ra) Trung quốc thừa biết đảng cộng sản Việt Nam đã đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông. Và nhìn sự ủng hộ nồng nhiệt chính sách mới của Hoa Kỳ của các nước trong vùng Đông Nam Á châu, Trung quốc giận dữ tưởng chừng như bị phục kích, (nhưng sự thật là bị rơi vào cái bẫy của Mỹ giăng ra từ tu chánh án “1970 Cooper Church”) nên hô hào đường "lưỡi bò" mà TQ ngang ngược tuyên bố.

Không gì làm Trung quốc uất ức bằng khi thấy chính chiếc hàng không mẫu hạm George Washington vừa tham dự cuộc tập trận trên miền Bắc ngoài khơi bờ biển Nam Hàn chạy xuống Biển Đông đi qua vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (nơi Trung quốc từng tuyên bố thuộc chủ quyền của Trung quốc) cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý đón nhận bộ đội và viên chức Việt Nam từ Đà Nẵng được máy bay Hoa Kỳ đưa ra thăm viếng và xem diễn tập.

Dư luận, từ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đến cộng đồng Việt Nam hải ngọai rất lưu tâm đến biến chuyển ngoại giao ngoạn mục này nhưng họ có biết đâu trong lộ đồ Eurasian Great Game, đây là thời điểm “Roll Back” của Mỹ và đặc biệt quan sát mọi động thái lạ lung khó hiểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, biến đổi vừa khôn ngoan vừa cứng rắn như có chiếc đũa thần hướng dẫn. Thứ trưởng bộ Quốc phòng, một nhân vật được xem là thân Trung quốc bấy lâu nay nhưng lại có thái độ đổi ngược làm ngạc nhiên các chính khách.

Tìm hiểu chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam qua sự quan sát các động thái của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là quan sát đúng đối tượng. Tuy nhiên có một vấn đề: Hợp tác quân sự Việt - Mỹ khiến TQ "nóng mặt". Tướng Nguyễn Chí Vịnh từ bao năm nay mang nhãn hiệu thân Trung quốc, nhưng thật ra Vịnh là tam trùng (triple cross) như Phạm Xuân Ẩn. Trong khi đảng cộng sản Việt Nam mang nhãn hiệu nhu nhược qua các đối sách đối với việc lấn chiếm đất liền, biển đảo của Trung quốc, nên các suy diễn từ sự quan sát động thái của đảng cộng sản Việt Nam và của tướng Nguyễn Chí Vịnh lần này có thể thiếu tính vô tư vì bị ám ảnh bởi chiêu bài nghe đã quen tai và hợp nhĩ với cộng đồng.

Cần tạm quên các nhãn hiệu, nhìn vào bức tranh chính trị và ngoại giao đang diễn tiến trước mắt để suy đoán tình hình một cách thực tiễn may ra có được một cái nhìn sát sự thật. Từ đó có thái độ hành xử thích đáng giúp bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và an ninh đất nước đồng thời tạo đòn bẩy đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do tại Việt Nam vào thời điểm thuận lợi nhứt cho VN trong ống kính của Mỹ.

Lý do nào Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh (viên tướng duy nhất dám coi thường tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng tướng Giáp có tiếng mà không có miếng, nhưng thật ra cả hai đều tranh nhau tỏ thái độ là công cụ trung thành của Mĩ, chỉ có khác là Giáp OSS móc nối 1945, còn Vịnh là ngay sau khi Gorbachov khuyên Hà Nội nên theo Mỹ để được hùng mạnh, ngặt nỗi trong ống kính thì chưa tới thời điểm mà phải để cho VN chuốt lấy thêm nhiều kinh nghiệm đau thương, vì thế Tướng Vịnh đã gây nên nhiều tội ác triệt hạ các thành phần theo Mỹ trong phương sách "khổ nhục kế”) làm việc theo sự cố vấn của CIA đổi ngược lại như vụ Bauxit, không khác gì CIA làm việc với MTGPMN, VNCH và CSBV ngày xưa vậy thôi). Vịnh từng nắm Tổng Cục 2 làm việc rất gần gũi với tình báo Hoa Nam của Trung quốc. Quá trình ông Nguyễn Chí Vịnh làm việc với tình báo Trung quốc là một quá trình do nhu cầu khi Việt Nam cần dựa vào Trung quốc sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (CIA không muốn chụp thời cơ mà chưa đến thời điẻm decent interval kéo VN về phía Mỹ mà muốn VN phải chuốt thêm một thời gian dài với kinh nghiệm đau thương với TQ, có nghĩa Hà Nội không nghe theo lời Gorbachov. Vịnh buộc phải thân Trung quốc do nhu cầu công tác ngầm với CIA – nhưng có điều đáng khen là chưa có bằng chứng Vịnh sẵn sàng bán nước cho Trung quốc.

Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tại miền Nam có «Đặc ủy Trung ương Tình báo» trên danh nghĩa là một cơ sở tình báo Việt Nam nhưng hoàn toàn được Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và điều khiển, vì thế CBCS mới vào nằm cạnh tổng thống Diệm và Thiệu. Nhưng không vì vậy các vị từng làm giám đốc Đặc Ủy Trung ương Tình báo – tuy là những nhân vật thân Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ đề nghị vào chức vụ đó – đều là người không biết phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa. Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy, Đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng làm băng hoại xã hội, đảng đã tỏ ra nhu nhược không bảo vệ nổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế, nhưng cấp lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam không đến nỗi «ngu» đồng một lòng đem nước bán cho Trung quốc. Có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ trăn-trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung quốc. Và khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách Đông Á – Thái Bình Dương là họ mừng húm chụp lấy thời cơ ngay, nhưng thật ra cũng vì chính sự an- nguy của Hoa Kỳ nữa (vì điều dễ hiểu không bao giờ Mỹ muốn TQ nắm vòi xăng, đó là lý do Mỹ gây chiến ở Trung Ðông) thì đây là một cơ hội cho những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mở mắt và chụp lấy thời cơ.

Động thái chuyển hướng ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam không thể nhầm lẫn được (ngoại trừ chúng ta nhắm mắt không muốn nhìn thấy vì thành kiến):
(1) Ủng hộ lời tuyên bố của bà Hillary Clinton tại Hà Nội
(2) Cho báo chí đăng tải đầy đủ chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông
(3) Cho bộ đội và viên chức ra thăm mẫu hạm George Washington khi mẫu hạm này chạy qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam,
(4) Đón tiếp nồng hậu chiến hạm USS John S. McCain tại cảng Đà Nẵng
(5) Đặt tên con đường lớn dài 13 km chạy dọc bờ biển thành phố Đà Nẵng từ Tiên sa đến ranh giới tỉnh Quảng Nam là đường Hoàng Sa – Trường Sa trong một buổi lễ đóng tên đường được phổ biến rộng khắp, cấm nhắc lại tên China Beach trên biển Mỹ Khê.

Tuy nhiên Hà Nội vẫn phải theo đuổi chính sách «cân đối» giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Và trong khi Trung quốc nghi ngờ, giận dữ, chất vấn, dọa nạt không ai tốt hơn đi làm công tác ngoại giao với Trung quốc bằng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thân TQ?

Để chuẩn bị cho Hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng của khối Asean cộng với 8 nước liên hệ gồm Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan (Asean Defense Ministers Meeting Plus – ADMM+) sẽ triệu tập tại Hà Nội trong hai ngày 11 & 12/10 năm nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh có chương trình gặp đại diện quốc phòng của hai quốc gia chính yếu là Hoa Kỳ và Trung quốc để trao đổi quan điểm mà nếu không có mặt TQ là điều thất bại của VN.

Ngày 17/8 ông Nguyễn Chí Vịnh gặp đại diện bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội và ngày 25/8 ông gặp đại diện quốc phòng Trung quốc tại Bắc Kinh; Sau cuộc gặp gỡ tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một cuộc họp báo trả lời các câu hỏi khá hóc búa của đại diện báo chí thân Bắc Kinh (http://www.qdnd.Việt-Nam/QDNDSite/vi...8/Default.aspx) trong đó có câu hỏi quan trọng do Mạng Hoàn Cầu (Trung quốc) đặt ra: Hà Nội cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.

Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tướng Vịnh cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, theo Vịnh sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước thể hiện đồng lòng phương châm “ba không”:
(1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;
(2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;
(3) Không dựa vào nước này để chống nước kia (điều nầy CIA cố vấn để không bị là bải chiến địa bị tàn phá trước nhứt! Nhưng ai biết về sau nầy sẽ có nhiều thay đổi đột biến, chinh trị mà, nói một đường làm một nẻo?

Theo phân tích của Hà Nội đây là câu trả lời khéo léo nhất trong thế chuyển hướng hiện tại vừa thân Hoa Kỳ vừa làm yên lòng Trung quốc. Khi ông Nguyễn Chí Vịnh nói “chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào” ý của ông Nguyễn Chí Vịnh khá rõ rằng chính sách 3 không là “không” với cả Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong bối cảnh chiến lược hôm nay tại Đông Á – Thái Bình Dương, chọn chính sách 3 không như trên là một sự lựa chọn đúng đắn. Việt Nam không cần phải liên minh quân sự trên giấy trắng mực đen với ai, Việt Nam không cần có căn cứ quân nước nào tại Việt Nam mới có thể hỗ trợ Việt Nam nếu bị Trung quốc tấn công. Khi bị tấn công chỉ cần một lời kêu gọi chính thức của chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn có thể can thiệp như hồi Ðệ-2 thế chiến Mỹ nhảy vào. Nếu có chiến tranh, Mỹ cũng chơi Cha, cho những nước cò con đánh đấm nhau túi bụi rồi Mỹ mới nhảy vào giờ phút chót.

Thêm vào việc nói ra chính sách 3 không như trên không nên được diễn dịch một cách sai lạc cố ý như là một chính sách “thân Tàu chống Mỹ”. Trái lại nếu xét nhu cầu đặt căn cứ tại Việt Nam, Trung quốc rất cần căn cứ Cam Ranh để dễ dàng thực hiện chính sách khống chế Biển Đông thì chính sách 3 không có thể làm buồn lòng Trung quốc hơn là Hoa Kỳ nếu đem cân nhắc? Trong mọi trường hợp không có một căn bản lý luận nào để phán đoán một cách cưỡng chế rằng lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là do Trung quốc mớm như một số nhà bình luận trong cộng đồng Việt Nam nghĩ vậy (mà thật ra do Mi mớm, đó là cái sâu sắc của câu hỏi, Tướng Vịnh nói như cái máy được điều chỉnh trước, qua một bộ óc viễn tượng).


Một câu hỏi khác của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh.

Hỏi: “Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?”

Trả lời: “Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.

Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, (là do tư tưởng khôn ngoan để tránh khỏi là bãi chiến trường đầu tiên?) Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Mà sự thật Mỹ muốn chuyển mục tiêu một nước TQ hung cường dùng khoa học kỹ thuật để cùng các nước khác lo cho nhân loại về thãm hoạ thiên tai, môi trường sống, nhiệt độ trái đất tăng dần, bịnh hoạn và nghèo khó …

VN mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.”

Trong câu trả lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng chữ “phát triển quốc phòng” của Trung quốc và “quan hệ quốc phòng” giữa Việt Nam và Trung quốc nhưng trong bản tin sớm nhất bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã ngày 25/8 (do mạng Bauxit dịch ra Việt ngữ cùng ngày) Tân Hoa Xã cố tình viết chệch ra là phát triển quân sự và làm cho thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trở thành đề tài chỉ trích của dư luận vi TQ thừa hiểu thâm ý quá khôn ngoan nầy do người ở phía sau mớm lời trước.

Trong ngôn ngữ ngoại giao “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. “Phát triển quốc phòng” có thể bao gồm sự phát triển các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và có tính tự vệ, trong khi “phát triển quân sự” có tính “phóng tầm sức mạnh” (power projection) ra ngoài và đe dọa lân bang. Nếu tướng Nguyễn Chí Vịnh ủng hộ phát triển quân sự của Trung quốc thì quả ông quá ngây ngô.

Người Việt trong và ngoài nước từng đấu tranh với đảng cộng sản Việt Nam độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Mục tiêu đó không bao giờ thay đổi, nhưng hiện giờ trước mắt chúng ta có thêm một công tác khác là bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lăng của Trung quốc. Nếu đất nước rơi vào tay Trung quốc thì cuộc tranh đấu cho độc lập, dân chủ, tự do trở thành vô vọng. Cho nên chúng ta, ít nhất là khối người Việt hải ngoại cần tỉnh táo quan sát tình hình để nếu người cầm quyền trong nước có chính sách tích cực trong công cuộc chống xâm lăng của Bắc phương chúng ta cần nhanh chóng ủng hộ nên lắm thay.

Ðã đến thời-điểm decent interval, tướng Vịnh sẽ điều hơp ban nhạc hoà âm không có tiếng súng mà chỉ những âm điệu nhịp nhàn qua các đối lực âm thanh trầm bổng cùng hoà chung nhịp với nhau như hồi VNCH, chỉ cần 72 tiếng chuyển tiếp êm đẹp bằng 3 tổng thống là xong ngay, Permanent Government không muốn tắm máu tại VN thêm một lần nữa, đó là điều tối quan trọng mà Mỹ luôn luôn làm ồn ào cho cái gọi là “Diễn Tiến Hoà Bình” trong phần mềm thời hậu chiến (qua cuốn sách của sử gia, George C Herring “America and Vietnam: The Unending War (1991) Trong thời điểm 10 năm sau cùng “trù dập TQ” của thế chiến lược “Eurasian Great Game-1, Hoa Kỳ áp lực TQ phải đích thân áp đặt Bắc Hàn nằm trong cương toả của Nam hàn để thống nhứt) tướng Vịnh sẽ chịu trách nhiệm các biến-cố chuyển tiếp thể chế không đổ máu giữa Mafia VN, đảng Việt Tân và thành phần sinh viên trí thức chủ yếu là nhóm luật sư của Cù Huy Hà Vũ.

Tướng Vịnh là đứa con nuôi của Lê Ðức Thọ được thừa nhận 1969 sau khi Thọ gặp William Averell Harriman tại Paris Peace Talk, vì một lý do chính trị, B-52 đã làm chết tướng Nguyễn Chí Thanh do Hà Nội yêu cầu tiêu hủy một bịnh viện lớn nhứt tại tam biên để khỏi gây hoang mang khi buộc phải đưa họ trở về bắc (trang 5/7 http://www.answers.com/topic/w-a-averell-harriman , lúc đó Ng-C-Vịnh được 12 tuổi. Harriman đưa ra những lời nói như khuôn vàng thước ngọc cho Thọ, nên Thọ chẳng coi Kissinger ra gì, bằng chứng lời gởi gấm của Kissinger cho Thọ, khi giao miền nam cho Hà Nội, nhờ bỏ qua cho người bạn Kissinger là Nguyễn Xuân Phong trong phái đoàn VNCH, nhưng Thọ vẫn bị bắt đi ở tù như thường, (nhưng cũng được thả sau 5 năm) còn Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế thì không được đụng đến, và chờ ngày đi diện ODP và kế tiếp là HO, nhưng phải để cho họ làm “bản tự khai” (vì vậy Thiếu úy ở tù trên 3 năm – “Ði Mỹ”, còn Ðại tá ở tù 6 tháng – “Thích hợp chế độ”, Mỹ cũng hà tiện số người cho qua Mỹ?) Nhưng BS Quế muốn trở nên BS Madela nên phải bị bắt nhốt là đương nhiên.

Thọ được hứa sẽ làm tiểu-bá 3 nước Ðông Dương cho đến hết đời, và có quyền truyền ngôi cho ... có thể Nguyễn Chí Vịnh chăng? Thế nên, dù rằng Kissinger tuyên bố: “Peace is at hand” (hình tài liệu mật, trang 103 “The New Legion” Kissinger vui mừng cùng Lê Ðức Thọ nhảy múa vũ điệu "Sáo Diều trong mùa động đực” nhưng Thọ không yên tâm nên mới có chỉ một tháng sau, Kissinger tuyên bố Hà Nội vi phạm cái gì gì đó rồi oanh tạc 11 ngày đêm để tạo nên cuộc chiến thắng Ðiện Biên Phủ trên không, với trên 1300 hoả tiễn SAM và không còn trái nào để bắn lên ... nhưng Mỹ quyết tình dành cho Hà Nội niềm hãnh diện ký hiệp định Hoà Bình Paris, nhưng quyết liệt không được đầu hàng dù rằng Hà Nội thắp đèn dầu như thời kỳ đồ đá (vì đầu hàng sẽ bể kế hoạch Eurasian “tàn phá để tái thiết” theo kinh tế gia người Anh Malthus)

Cho nên ngày nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh gáy lớn: VN đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ thế lực nào, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cảnh báo rằng Việt Nam có “đủ mọi khả năng” để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào chống lại nước mình, đúng vậy, duy chỉ có tướng Nguyễn Chí Vịnh là biết phương án phải đấu với TQ như thế nào qua sự cố vấn của CIA về vũ khí đặc biệt mà khi cần VN sẽ dập phủ đầu TQ, ít nhứt là đập Tam Hiệp trên thượng nguồn sông Cửu Long, TQ sẽ lâm vào đại hồng thủy như tận thế, trong lúc cả thế giới tung hô VN tự vệ để giữ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long không bị nước mặn thắm nhiễm môi trường nuôi sống nhân loại...

Năm 1968 tại Paris, người cha nuôi của Nguyễn Chí Vịnh (lúc nầy Vịnh được 11 tuổi) là Lê Ðức Thọ cũng được Harriman cho biết chắc chắn dù Mỹ có đem hơn nửa triệu quân vào VN cũng chỉ để huấn luyện sẵn sàng tác chiến, rồi cũng rút về theo như định kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances, US troops honorable withdraw in 1973 Paris Talk)
- Wall Street Journal: bắt đầu 2010, Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ (hầu như tiếng nói dứt khoát của Skull and Bones) Bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal có đề cập đến thông điệp mạnh của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp biển Đông. Theo tôi nghĩ từ bấy lâu nay, tờ Wall Street nói ra có nghĩa là chính sách Mỹ và đúng vào lúc thời điểm Roll-back của Mỹ trở lại Thái Bình Dương.

Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam? Mỹ muốn chơi trò Tam Quốc Chí tân thời, như chính sách đã minh định: “Nước Mỹ không có người bạn lâu đời cũng không có kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi, quyền lợi trên hết, và quyền lợi quyết định thế liên minh” điều đặc biệt, Mỹ có quyền chọn ai là bạn ai là thù một thời gian rồi đổi ngược lại! Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng thầm lặng vì hốt quá nhiều lợi nhuận và củng cố địa vị số-1 trên thế giới. Thế nên, mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc, đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ giành chức Đế Quốc số-1 của Mỹ (trong nầy quan trọng nhứt là hủy bỏ vũ khí cũ và tái sản xuất vũ khí thời đại; Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô trong thế “Bên phía Kẻ Mạnh” (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô, [nhưng Mỹ Cà credit card để trả lương gián tiếp cho công nhân Liên Xô qua nguyên vật liệu từ Mỹ] nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô) Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô, Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979 qua vũ khí hai bên làm ra. Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973; Chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn củng cố giữ được cho đến ngày nay.

Người Mỹ vốn thực tế và thẳng thắn nên chính họ là nước lên tiếng trước chúng ta, (vì các biến-cố đang, sẽ xẩy ra đều do Mỷ dàn-dựng, và biết chắc rằng: Việt Nam cần bắt lấy cơ hội này mà đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông; Một số quốc gia khác cũng đang lo ngại Trung Quốc, ít nhất cũng có chung 1 quan điểm với VN là phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trong khi trước đó các nước nầy phải bỏ tiền mua vũ khí Mỹ để tự vệ; cho nên lúc nào Mỹ cũng make money kể cả thời bình.

Việt Nam phải dựa vào Mỹ, là nước có quyền lợi kinh tế bị đe dọa ở biển Đông, làm lá chắn cho mình; VN không nhất thiết phải đối đầu quân sự với TQ nhưng bằng ngoại giao và chính trị có thể ràng buộc TQ tuân thủ luật pháp quốc tế COC nếu không muôn trực tiếp đối đầu với Mỹ (Nên lưu ý có chiến tranh VN là bãi chiến trường, nên Mỹ không muốn VN sẽ rơi vào thảm cảnh một lần nữa) VN nên mời gọi các công ty Mỹ hợp tác khai thác biển Đông vì Mỹ đã chính thức phản đối việc TQ gây áp lực lên các công ty của họ; Cái ông Đại Tướng Thanh nói là có toan tính của đảng trong đó; Có nhiều người không thích cộng sản, nhưng cộng sản có nhiều cái đúng hoàn toàn do CIA cố vấn vì không muốn TQ nắm chặt VÒI XĂNG! Còn VN, chỉ có mình mới tự giải phóng cho mình được (đấu tranh giải phóng dân tộc) Độc lập và tự chủ (chiến tranh 1979 với TQ, Liên Xô muốn can thiệp nhưng VN theo CIA cố vấn không cần can thiệp, vì Mỹ khi đồng minh tháo chạy lỡ rớt lại vài warhead của CBU-55) chỉ muốn viện trợ vũ khí. Dẫu sao TQ nó củng ở gần bên, có nhiều ràng buộc mà không phải ta bỏ là được, rồi giải pháp hòa bình thông qua quốc tế hóa là vẫn còn nguyên hi vọng. Phản ứng của Mỹ nó như một tín hiệu Mỹ muốn móc nối thôi; Việc đi nhờ quốc gia khác giải quyết vấn đề của ta là không thể; Trong khi Việt Nam củng không theo chiến lược diều hâu nếu chưa quá nghiêm trọng. Phản ứng ở đây không phải là ai gan dạ hơn, can đảm hơn, nhưng ứng xử khéo léo sẽ quan trọng khi ta muốn quốc tế hóa nó. Không phải mấy cái đầu nóng là bảo vệ được chủ quyền, nhưng phát triển quan hệ mới với Hoa Kỳ, đó là một lựa chọn đúng đắn cho sự cân bằng, không phải là sự trông cậy, không phải hăm dọa Trung Quốc.

Người viết tin chắc rằng đến ngày hôm nay, tướng Vịnh đã lộ rõ nguyên hình là Tripple Cross, nên người đại diện chính quyền VN tướng Phùng Quang Thanh biết rất rõ tình hình đối đầu (với TQ) ngày càng gia tăng tại biển đông, không ai ngoài ông là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất trước khi trả lời báo chí về vấn đề vô cùng nhạy cảm này.

Người lãnh đạo tài ba phải là người biết lèo lái con thuyền đi vòng qua những thác ghềnh, nhất là khi tránh con thác này thì buộc phải đụng con thác khác thì ta mới chọn con thác nào dễ vượt qua nhất. Nên nhớ rằng nếu có chiến tranh dù Mỹ hay TQ gây ra, VN vẫn là bãi chiến địa điêu tàn nhứt; Tuy HK đã nêu quan điểm về biển đông, nhưng ta cũng không nên tin tuyệt đối vào người đồng minh cũ này được vì đã có nhiều hành vi bất tín, không khéo để xảy ra chiến tranh tại biển đông thì chắc chắn dân ta lại rơi vào cảnh lầm than nghèo đói và chết chóc.

Chúng ta không nên ngồi đây mà ý kiến này nọ, mà hãy nên cùng nắm chặt tay nhau, cùng tạo thành một khối thống nhất, thì kẻ thù nào dù có muốn thôn tính biển đảo của ta cũng phải kiên dè. Tôi muốn nói hãy xóa bỏ hận thù mà nghĩ đến món nợ thù chung. Đụng vấn đề gì cũng thấy người Việt mình chia rẽ quá, chẳng ai chịu ai, ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng, là sáng suốt hơn người khác. Nhất là đang còn một bộ phận không nhỏ "tử thù", chống Cộng (tức cộng sản chớ không phải là Mafia-VN) đến cùng, nhưng lại không có “thần tượng” Thần tượng như một người tài ba mà nước Mỹ kính nể, thế giới kính nể như Bác học Nguyễn Xuân Vinh mà cũng có người không ra gì chỉ trích cho mình chính mới là thần tượng, thật nhục vì NVHN không có lãnh tụ, chỉ có điều kiện duy nhứt là 2 triệu người đều là lãnh tụ hết? Nếu chúng ta đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì sẽ chẳng có kẻ thù nào dám xâm lăng. Vì vậy, để bảo vệ Tổ Quốc, không gì tốt hơn là phải có chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc thực sự như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng kêu gọi, trước khi bàn đến các giải pháp khác. Nhưng ác nghiệt thay Mỹ chưa muốn vi còn quá sớm, nhứt là còn thành phần “tử-thù” như tôi nêu ở trên, CIA sợ tạo ra cảnh tắm máu như hận thù vừa nói trên!

Ai đã tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thì sẽ hiểu, hợp tác với tất cả các nước trến thế giới là một điều quan trọng, việc này làm cho chúng ta hoc hỏi được nhiều hơn trên mọi lĩnh vực; Bắt tay với Hoa Kỳ, hay với Trung Quốc đều có lợi cả, những cũng không tránh khỏi việc các nước này lợi dụng trong một số vấn đề. Vì vậy cần phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hạn chế tối đa việc đối đầu trực diện, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của dân tộc, nhưng mọi giải pháp đàm phàn không thành, thì chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào của kẻ thù, dù kể thù đó lại ai; Chúng ta hãy cùng đứng lên, không nên phân biệt Tư Bản hay Công Sản đã là người Việt Nam thì kẻ thù nào xâm lược đất nước thì đó là kẻ thù chung của toàn dân Việt Nam như vậy mới đúng nghĩa yêu nước, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đến lúc đó sẽ tự lựa chọn ra người lãnh đạo và lá cờ riêng cho nước mình, quý vị cùng đừng nên nhìn vấn đề một chiều để đánh giá, hãy tự hỏi bản thân đã làm gì để nâng cáo hình ảnh Dân tộc, phát triển đất nước; Chừng nào hết trí tuệ rồi thì chúng ta mới dùng sức lực! Mà sức lực thì phải dựa vào dân, người viết tự cho mình là đại diện những người dân Việt Nam ủng hộ Việt Nam chống đối mạnh mẽ về việc xác định ranh giới tại Biển Đông! Dù một tất cũng không cho, mất một tất nước thềm lục-địa là một tất máu của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra mà độ sâu là vô tận, Việt Nam đã chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Bây giờ Mỹ đã lên tiếng ủng hộ VN, đây là cơ hội chung hợp tác với Mỹ để bảo vệ lãnh hải đảo; Tuy nhiên, cần khéo léo để tránh phật ý TQ; Có như vậy mới đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền của tổ quốc chúng ta. Việt Nam cần đoàn kết 85 triệu người như một như các thời kỳ kháng chiến trước đây để đương đầu với lũ bành trướng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của đất nước ta.

“Trong cuộc chiến đấu vừa qua Mỹ đưa ra một thông điệp, dù rằng mục đích chiến lược là huấn luyện tác chiến giữa 2 quân đội cho TQ thấy Mỹ tuy mạnh như thế mà vẫn thua VN? Thì TQ nên suy nghĩ 2 lần hay nhiều hơn!” Ðây mới thật là mục tiêu cuộc chiến VN để kết cuộc: VN thống nhứt trong lăng-kính của Permanent Government ở hiệp định Genève 1954, chỉ có độc nhứt phái đoàn Mỹ là cương quyết không chịu ký “chia đôi VN” Ðến 30/4/1975 mới thật sự giành được độc lập vì, “Freedom is not for free”

Hoa kỳ xác quyết không ký chia đôi VN
Trong Hiệp định Geneve 1954, Hoa Kỳ hàm ý sẽ thống nhứt Việt Nam vào ngày 30/4/1975 nên trước khi đem quân Mỹ qua tham chiến với 3 đáp số định kiến (axiom) rõ rệt dưới đây:
-1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon [dissolution GVN]
-2) The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs [Tonkin Accident]
-3) The US could not have won the war under any circumstances [US troops honorable withdraw 1973]

Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Hà Nội chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đã tạo nên “sự thống nhứt Việt Nam” như lời chống quyết-liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève 1954 chia đôi VN; Nhưng đây là những việc Mỹ nhúng sâu không tốt gì cho hành động đẫm máu trong cuộc chiến nầy, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt, vì “Sự tự do nào cũng phải trả giá”.

Đầu mùa hè năm 2011, thế chiến lược 10 năm sau cùng (2010-2020) “trù dập TQ”hiện lộ ra dưới cuối đường hầm tăm tối của sách lược Eurasian đã gây cho thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng (trong lăng kính dàn-dựng các biến cố nầy sẽ xảy ra trong khi Harriman đã nằm sâu dưới chín tầng hoả ngục. W A Harriman (1981-1986) người đại đế giấu mặt thế hệ thứ-1 thuộc triều đại Skull and Bones; nhưng chuyện phải đến, ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của đồng minh nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng, mục tiêu của đại đế giấu mặt thế hệ thứ-2 George H W Bush là tìm ngay nguồn nhân công khổng lồ và rẻ mạt, đồng thời đưa TQ lên hạng-2 cường quốc, tạm thời thế ngôi vi Liên Xô theo đúng trục lộ-đồ 1970-2010; và bắt đầu chuyển tiếp qua cho Ấn Ðộ 2020, một nước mà Hoa Kỳ tin chắc rằng sẽ không có tham vọng trồi lên giành ngôi hạng-1 của Mỹ như TQ.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân vì Kissinger là kẻ có tài được Thống đốc TB New York là Harriman thuê mướn và tài trợ để làm công cụ cho War Industries Board sau nầy, nhưng thực chất của nó là đánh hoả mù và bóp méo sự thật tội lổi của triều đại Skull and Bones; Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng (America First) cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ như vụ Iraq có vũ khí nguyên tử, do một thế lực ghê-gớm trong ban Hội đồng kỹ nghệ quốc phòng (WIB)

Đầu thập niên 1970s chiếu theo tu chánh án “Cooper-Church” Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt?! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, nhưng với điều kiện phải thay đổi quốc kỳ như Việt Nam, và Triều Tiên sau khi thống nhứt!

Phải thống nhứt trong một trật tự an toàn thế giới (The New World) thông thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng, như vừa rồi con cò mồi Luât sư Cù Huy Hà Vủ: “không chống đảng, nhưng phải có đa đảng vì ích lợi cho nền “dân chủ pháp trị” Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đã tạo nên sự thống nhứt Việt Nam như lời chống mãnh liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève chia đôi VN giữa đại tướng Pháp Deltheil và Thủ tướng Việt Minh Tạ Quang Bửu đồng ký; Nhưng đây là những việc làm không tốt gì cho hành động đẫm máu của Mỹ trong cuộc chiến, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt nầy, vì “Freedom is not for free”.

Và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Quốc tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nhóm phản tình báo Mỹ như Jane Fonda, trung úy phản chiến John F Kerry thuyết phục Hà Nội nên qua Paris nhận sự đầu hàng của Mỹ về trận Ðiện Biên Phủ trên không, vì đả bắn hết trên 1.300 hoả tiễn SAM và không còn gì trong tay. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Nhưng thật ra trên 14 triệu tấn Bom đạn cũng vừa đủ để tái thiết hậu chiến theo định luật Malthus.

Cũng vì chính sách gài bẫy nầy và để hợp thức hoá phương thức COC trên thềm lục địa đang bị tranh chấp và buộc TQ phải thi hành đứng đắn những điều khoản mà một thành viên LHQ phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu (chỉ vì nhân đạo thôi) thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông? Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này với mục đích gì? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây? Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì Theo hiền-triết W. Brayant đã nói: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy!” Những bí mật lịch-sử mà họ cố tình che giấu hay bóp méo, rồi sẽ xuất hiện nguyên hình khi thế hệ liên quan đến cuộc chiến 50 năm trước đây không còn nữa; Vì chẳng có gì che dấu mà không được tỏ lộ, cũng chẳng có gì bí-ẩn mà không được đưa ra ánh-sáng; ai làm đều ác thì ghét ánh-sáng, để các việc họ làm khỏi bị nguyền rủa. Chúng ta, những kẻ sống với sự thật, thì hãy đến cùng ánh-sáng, để thiên-hạ thấy rõ các việc làm của họ đã bị đưa ra dưới ánh-sáng. Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Ðối với cá nhân tôi, đó là một bí ẩn và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng ta: Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời! Vì tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rõ ràng là như vậy “Đây là một chiến thắng thầm lặng hay một sự thất bại nhục-nhã?” Đồng thời tôi tin tưởng mãnh liệt vào thế hệ thứ Ba, sẽ xuất hiện nhiều sử gia đồng nhứt cho lịch sử; “Không có Sử gia, sự thật sẽ vỉnh viển nằm trong bóng tối”

Trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa. Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội; Ông từng là nhân viên của RAND Corporation; Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand Hanch cho 36 công ty sản xuất chất độc màu da cam, Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng, sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự; Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng. Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944) một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết; Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers; Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam. Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers.

Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ, Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần; Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett; Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính, riêng về vụ Watergate: "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật” đây là hình thức PG hù doạ, khủng bố một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải “chai mặt” để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực để áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act (commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct) với 2 mục tiêu:

- (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, chủ tịch WIB: vì tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh triệt tiêu các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích

- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha thực thi axiom-1, bức tử miền nam nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả … để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ). Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất như TT Nguyễn Văn Thiệu đã nói: “Làm kẻ thù với Mỹ thì dể, nhưng làm bạn với Mỹ thí khó”


Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.

Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ, TQ bị dụ hay buộc phải làm như vậy vì không còn con đường nào khác? Tôi đưa ra ý kiến như vậy không biết trúng hay trật vì có nhiều trường phái yếu bóng vía cho rằng: Việt Nam sắp có Pass Port bằng tiếng Tàu … Nói tóm lại, chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề, nhưng người Việt đừng sợ Hoa Kỳ sẽ keo sơn với Việt Nam cũng vì America First.

KQ Truong Van Vinh

vinhtruong
11-17-2011, 09:43 PM
Mệnh số 2 phi hành đoàn PĐ/219 đi về đâu?




Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hảm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngũ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xãy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn/51/Tác Chiến của mình! Và nhất là các Phi-đội/233 và Phi-đội/219 … cứ miên man suy nghĩa mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn QueenBee1, phải cất cánh sớm nhứt, mà lại về đáp cũng trể nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Trần Duy Kỳ hay Trung-úy Trần Lê Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là QueenBee-1, người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Phan Ngọc Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẩn dầu băng ngang qua thì phải?
Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày N+3 (10/2/1971) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngũ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống)
Tôi bóp đầu nặng óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại … đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bổng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giản giãi danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích… nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!
Tôi lại bóp trán mĩm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn … Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng vỏ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tìm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hửu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chổ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt: Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114;.Liên Ðoàn 51 Tác Chi ến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm”
Ngày 22/2/1971- Cã đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang cũa 42 khẫu trọng pháo Mỹ bắn yễm trợ, khuấy rối, mà chĩ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịch. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31; Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiễm.
Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tữ Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khũng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.
Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bữu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cã pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mỡ một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghĩ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 cũa Bữu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hoã lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bão đãm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào cũa Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cãnh như vậy.
Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chĩ dẫn đường bay nước đáp cho Bữu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rãi rát mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu … đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B. Giang đã trình bày cho Bữu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ giội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chĩnh rất chính xác. Phi-công dù tài giõi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mãnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiễn phương hướng rồi rơi xuống quây theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp cũa Giang.TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật “lá vàng rơi”, từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ,co phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Buu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua My noi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống; Vừa ló ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy “Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam”. Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống- Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mãnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy “đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy”. Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 “Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa” trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống.
May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc cũa Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế.
Trên sàn tàu, đống máy “sensor” vẫn còn nguyên vẹn, Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù “trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho”. Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu; Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân-bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu! Tôi phải ghi vào sỗ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971; PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn cũa Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít; PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3- Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em “mới đến” mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần; PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy “Thiên thần” nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yễm trợ thuộc trung đoàn 202.
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì quân BV luôn di-động che-dấu dàn phòng-không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng sương mù lại tan rất trễ, mất thời gian tính cho Không Quân Chiến Thuật can thiệp, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom cầu-âu vào khu vực khả nghi chung quanh đồi-31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B-52 rải thảm từ phía nam đường-9 ầm-vang như tiếng sấm rền từ xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào cõi âm-u của rừng núi trùng điệp. Từ phòng hành quân Pentagon, do tướng Al.Haig làm Chairman, phối kiễm với con mắt nhân chứng cũa tôi, tôi cũng có thể quyết-đoán được, B-52 Arc Light chĩ yễm trợ từ ranh giới phía nam đường 9 trở xuống, Trung đoàn của Ðại tá Ðiềm di chuyễn không đúng lộ-đồ của phòng lạnh Pentagon, cũng bị B-52 đuổi đít thê thãm, (vì họ đánh giặc như bàn cờ trong phòng lạnh với bản-đồ treo trên tường trước mặt là ly cafê đen phi-phào điếu thuốc) còn từ đường 9 trở về phía bắc thuộc vùng trách nhiệm cũa Gunship AC-130B, còn như ngay chính trục đường-tiến-sát là đường 9 thì lai cũa Skypot trách nhiệm, vì thế TÐ-8 Dù tùng thiết với Thiết Giáp, chi di-hành trể mà toan chuẫn bị dừng chân nghĩ đêm cũng bi Skypot đuổi đít bằng CBU-24, khi nổ bung ra hàng trăm quã bom nhỏ nổ đều lóm-đóm như pháo bông. Hành động nầy có 2 mục đích: (1) đuổi đơn vị đặc nhiệm phải mau mau đi cho đúng lộ-đồ vào cái Rọ 604 cũa trò chơi chiến tranh trong phòng lạnh với lộ đồ bằng thước chĩ trên bảng, hậu quả TÐ/Phó TÐ/8 bị thương ngày 9/2/1971 (2) trắc nghiệm nếu phi hành đoàn trực thăng bị bắn rớt, cứ chạy xuống hầm quân BV đào sẳn mà núp, AC-130B có thể thã bom CBU-24 trên miệng hầm để chờ cứu cấp, như Ðại-đội Hắc báo đã cứu 7 đoàn viên UH1 cũa Nỹ rớt bên Lào.
Tất cả hoả lực nầy, chúng đều là con dao 2 lưỡi nếu quân lực VNCH mà thượng-phong thì chính chúng sẽ “làm-bộ” thã lầm cho cân bằng lực lượng cũa cả 2 đối thũ cho trò chơi chiến tranh rất bẩn thĩu. Thí dụ TT Thiệu ra lệnh rút quân không chịu tấn kích vào Hậu cần 604, báo hại Sư-đoàn-2 Sao Vàng nằm chờ phục-kích phải chết oan bằng BLU-82s, BLU-82AL, và B-52 Arc Light, làm xóa sổ sư-đoàn nầy mà phía Hà Nội cũng không dám mở miệng, chĩ tội nghiệp cho người lính nhỏ bé của 2 miền Nam/Bắc từ cấp trung gian trở xuống. Tôi muốn ám chĩ từ cấp Lữ đoàn, Trung đoàn, Liên đoàn trỡ xuống người lính quèn là con thiêu than; Tôi cũng đã đọc một tài liệu mật tại Library of Congress, siêu chính phũ Mỹ (Permanent Government) cho rằng phải tiêu diệt tất cả sĩ quan trung gian vì họ là thành phần ưu tú có nguy hại đến bàn giao Saigon cho Ha-Nội phãi bị tắm máu, vì theo dư mưu thì chĩ rĩ-máu và Saigòn không thành đống gạch vụn khi bàn giao chuyễn tiếp qua 3 vị tổng thống trong 72 tiếng đồng hồ.
Về phía quân BV quyết tâm bao vây theo lệnh cũa thành viên OSS-1945, Võ Nguyên Giáp, chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không đánh trận gần như căn-cứ Mỹ tại Khe Sanh. Quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù theo mưu đồ cũa Pentagon. Những vùng phía bắc đường-9 thì chĩ có Gunship AC-130B yễm trợ, nhưng họ chĩ ưu tiên cho BÐQ vì đơn vị nầy đang bị áp lực cực mạnh; Còn quân Dù chĩ có dựa vào một nhúm Gunships Phi đội 213, nhưng phần nhiều dành cover cho tản thương và tiếp tế, chĩ có yễm trợ tiếp cận (air closed supports) khi quân Dù bị PT-76 hoâc T-54 đe doạ.
Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, tất cả 2 đoàn viên H-34 từ Ðồi-31 đã nhận được lệnh và khởi sự di-chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa khi lớp sương mù buỗi sáng vừa tan đi, đích thân phi đội-219 với 3 chiếc H-34 và 3 Gunship cũa phi-đội 213 sẽ yễm trợ một cách ngoạn mục theo kế hoăch rescue của tôi. Rút kinh nghiệm vừa qua tại Landing Zone North và South của BÐQ, tại sao trực thăng Mỹ rớt như chiếc lá mùa Thu? Tại sao phía Mỹ chịu quá nhiều thiệt hại hơn VN? Góp nhặt thực tế lấy ra trong các chiến trận, do các cố vấn Mỹ cũng như Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/LÐ17/SÐ101 Không Kỵ – Ðại úy Farrell, Phi đội trưởng, Gunship-Cobra C7/17, và Warrant Officer Joel Dozhier đại diện Phi-đội DMZ/Dust-Off cùng debriefing với Topgun trực thăng VN là tôi tại Hàm Nghi, Khe Sanh, để ghi chép vào Học-viên Quân-sư (Military History Institute of Vietnam) tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng thực tế rất hiệu quả như:
- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tìm kích mất thời gian tính, nên địch có rộng thời giờ chuẩn bị trận địa
- (2) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,
- (3) Nhiều minigun có xạ thũ tác xạ bao vùng (air cover) là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy; nếu nơi nầy địch quá đông ta sẽ yễm trợ thêm hoả tiển chống biễn người.
- (4) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngát không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, nếu ngoan cố sẽ bị minigun tiêu diệt trước khi mỡ mắt nhìn thấy sát thủ vừa bay thoáng qua.
- (5) Có nhiều con mắt Cú-vọ như diều hâu của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ xót những con mồi đang nằm trong tầm mắt

Tại TOC dưới hầm Hàm Nghi, tôi đã bàn thão với ba đại-tá Cockerham, Battreallda, cùng Tham-mưu-phó Hành-Quân/QÐ-1, xin được 20 phút ngừng tất cã hoã lực pháo binh tác xạ cũng như không yễm, để chúng tôi làm cuộc đột kích lấy yếu tố bất ngờ cứu tất cã 2 phđ H-34 và thương binh Dù. Sau một hồi lâu bàn thảo suy tính cân nhắc, rồi các đại-tá nầy mới miễn cưỡng chịu chấp thuận. Vòng chờ cũa các hợp đoàn chúng tôi, lấy vùng trời A-luối, 15 phút làm điễm tập hợp như là một vòng chờ cho cuộc phi-diễn bay vào khán đài Ðồi-31. Cuộc rescue nầy do sự quyết định cũa tôi chĩ trong vòng có 5 phút chóp nhoáng trong vòng 20 phút cho cuộc hành quân phãi hoàn thành. Giờ G và Phút P sẽ cho TOC biết ngay sau khi sương mù tan tại vùng hành quân.
Tôi sẽ đích thân cho TOC biết sau. Sự cấp cứu chĩ cần 5 phút đột xuất trong chóp nhoáng là phãi thi hành cho xong: 3 gunship sẽ bay sát ngọn cây cách nhau 5 giây echelon trái, tằm đạn cuồn sát trên đầu địch 75 thước, trong vị thế cường kích. Ðiễm xuất phát TÐ/8 Dù, từ điễm chạm tuyến cũa đại đội Trinh-sát Dù, bay thẵng về hướng tây-bắc, thẵng đến sườn trái cũa Ðồi-31, trong lúc 3 H-34 ở cách sau 45 giây với cao-độ 150 thước song song với mặt rừng, 3 H-34 theo sau bay thẵng một mạch tới Bunker gần LZ đễ bóc tất cả đoàn-viên cùng thương binh, dưới sự bao vùng cũa 6 bầu lữa minigun cover 4.000 viên phút, rãi đều như trận mưa rào nặng hột, lấy Ðồi-31 làm tâm điễm, chia đều khoản cách trên chu vi oanh kích, tuyết đối không xữ dụng rockets chống Tăng mà chĩ dùng khi hữu sự, dồn nỗ lực rescue càng nhanh càng tốt; chĩ trừ khi lính BV phãn ứng phóng ra khõi hầm trú ẫn và chịu chấp nhận nghinh chiến thì đã bị bất khã dụng vì không tránh khỏi bị thương tích với trên 100.000 cái đinh sắt ghim vào người họ vào lúc cao điễm khi H-34 đang đáp xuống.
Từ điễm xuất phát trên đầu 2 Ðại đội Trinh sát Dù bay thẵng đến Ðồi-31 là 4 cây số, theo sau 50 giây trên cao độ 150 thước cách mặt rừng 3 H-34 bay thẵng đến Bunker đễ đón tất cả 2 phđ và thương binh, vì đạn M-60 trên H-34 không nhiều nên chĩ tác xạ khuấy rối (neutralization) khi thấy 2 gunship kè hai bên phụt xuống bằng hõa tiễn chống biễn người, có nghĩa khi cơ-phi trên H-34 thấy từng cụm khói đõ-hồng phụt ra từ 2 gunship kè hai bên, lúc đó cơ-phi hãy tác xạ tự vệ. Chiéc gun số 2, 3 sẽ dùng hoả tiễn chống biễn người để chống trả; Coi như rockets chống Tăng cũa Lead Trần Lê Tiến [Trung úy Tiến và tôi là 2 người đầu tiên xác định gunship với USAF, và S/I.P UH1 với 1st Army Aviation] chĩ đễ dành khi hữu sự mà không dùng càng tốt. Cái quan trọng nhứt là bóc thật nhanh đồng đội và thương binh Dù ra, vì đây không phải muc-tiêu cần phãi tiêu diệt- Thực ra rockets chĩ là những hoả lực tự vệ, Minigun mới vô cùng lợi hại như dĩ vãng đã chứng minh.
Tôi sẽ bay C&C cùng với sĩ quan tham mưu Tiền-phương Dù, xữ dụng tối đa M-18 cùng M-60 bắn xuống vào những nơi mà sĩ quan tham muu Dù nghi ngờ để phụ thêm hoả lực lúc cao điễm. Thế là chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 chiếc gunships trang bị 14 rockets chống Tăng, 28 rockets chống biễn người, dẹp pod-rockets 19 thay vào pod-7 cho nhẹ và trang bị tối đa 12.000 viên 7,62 minigun cho dễ linh-động khi phãi nhào lộn tác xạ; Trung úy Trần Lê Tiến sẽ lead 3 gun bay thẳng vào, trên ngọn cây, từ đám rừng già trước mặt, trên đầu 2 đại-đội Trinh-sát Dù; khi bay qua khõi vị trí Dù 45 giây thì bắt đầu khai hoã: 6 xạ-thũ đứng xỗng lưng chồm ra ngoài rão con mắt diều-hâu giội mưa xuống 4.000 viên phút, nhưng phãi rút kinh nghiệm khi tăng khi giãm cường độ đễ duy trì hệ thống control-box không bị overcharge, bay thẵng một mạch đến bên trái Ðồi-31, lúc nầy Lead gun quẹo gắt qua phãi lên cao độ bao vùng, kế tiếp chiếc 2 và 3 cùng lên cao độ, kè hai bên H-34 vừa mới tới mà phụt rockets chống biễn người xuống bao vùng chung quanh. Tuyệt đối khai thác chướng ngại vật thiên nhiên, tàng cây, ngách núi, cùng khe-đá, phãi chũ động khống-chế đối phương bằng hoã lực cường tập, gầm thét, áp-đão bằng minigun là chính, không cho phép địch ngóc đầu lên chống trã; chĩ xữ dụng rockets khi địch quân dám xuất đầu lộ diện chiu chơi. Nếu có chiến xa cũng bắn chụp lên phũ đầu không cho chúng ló đầu ra khỏi pháo tháp bắn trả; Lead Tần Lê Tiến thấy cần thì một mình lấy cao độ hủy diệt nó, trong khi 6 miniguns vẫn tiếp tục nhã đạn, nhưng tốt hơn tha cho nó mà dành hoã lực chĩ đễ rescue mà thôi. Ðiều quan trọng là cứu phi hành đoàn và thương binh là hoàn thành phi vụ với sự mãn nguyện đối với chúng ta 100%.
Hợp đoàn cũa chúng tôi sẽ phối họp bao vùng, không cần hoả yễm cũa Mỹ vì cũng chẳng ích lợi gì ỡ vùng núi cao hiễm trở nầy, như Mỹ đã tiền oanh kích một cách vô ích dưới sự chứng kiến cũa chúng tôi, mà còn báo-động cho địch ở vị thế sẳn sàng chiến đấu, hơn nữa lại còn làm cho địch biết trước rồi núp vào các hầm hố kiên cố cùng làm mất thế chũ động và bất ngờ. Rơi vào thế bị động như Mỹ. Ðộng-thái nầy có nghĩa không cho phép địch ỡ vị thế thượng phong chuẫn bị sẵn sàng phãn-kích mà ta phãi giành có quyền chọn thế thượng phong. Trong chiến trận ai giành được thế chũ động thì người đó nắm chắc phần thắng. Trung úy Tiến sẽ cover đễ vào vừa tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra trong vòng 5 phút tối-đa. Trên vùng trời Ðồi 31, 3 chiếc gunships khai thác tối đa, lấy Ðồi-31 làm tâm điễm chia đều cover trên châu-vi hình tròn mà mưa xuống không chừa chỗ nào để địch không có thễ chòi ra bắn trã, vào lúc cao điễm khi H-34 vừa đáp thì được bao phũ kín-mít bằng cã trăm ngàn mũi tên đinh sắt ghim xuống. Nên chắc chắn một điều, hãy quên rockets mà chĩ chú trọng đến mưa đạn minigun, phãi dí đầu mấy tay súng không cho phép địch chường mặt, tôi nghĩ chúng ta có thễ làm được. Cuộc Rescue nầy rockets chĩ là hoã lực tư vệ không cần thiết khi phãi ứng xữ.
Nhưng khốn nạn thay, trời không chiều lòng người, tạo nên một buổi sáng sương mù tan quá trễ. Lợi dụng trong khi sương mù bao phũ, các trung đoàn BV bôn tẫu với ý định lấy thịt đè người bằng xa luân chiến càn quét chĩ một tiểu đoàn-3 Dù trừ (300 tay súng mà thôi) trung đoàn chạm tráng đầu tiên là 24B cùng với trung đoàn 27 cơ-động ỡ hướng tây bắc, chính nó vừa làm thiệt hại cho TÐ-6 Dù, ngay sau khi đổ bộ xuống đễ tiếp cứu Ðồi-31, tiếp theo đó 2 trung đoàn 102nd và 88 đang chuẫn bị tham chiến từ hướng đông-bắc thuộc Quân đoàn 70B, có trung đoàn chiến-xa 202 yễm trợ. Chúng quyết thanh toán Ðồi-31 với bất cứ giá nào
Kế hoặch rescue cũa tôi hoàn toàn bị đình-động, khi bắt thần 42 khẩu trọng pháo cũa Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự vô cùng ngạc nhiên cũa chúng tôi, như vừa thoã thuận buổi hợp sáng nay. Bây giờ, nơi Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận, nói theo danh từ quân BV là “Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31. Than ôi! Ðúng là muôn sự tại nhân thành sự tại thiên. Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẫn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như Kiếng mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đõ chống đỡ; Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chĩ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 xắp sữa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới
Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn. Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù ở bên sườn tây; Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân “Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!” Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phãi vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng ăm mưu tấn công như bầy kiếng tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thũ cũa ta chĩ có 300 tay súng chống đỡ? Có cã thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên.
Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá cũa của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng- cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này; Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sũa bậy bạ lên phía trên đồi đễ hù dọa các thiên thần mũ đõ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 cũa FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắt đầu ngao- ngán.
Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rở vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C cũa con chim đầu đàn nguyện không bõ anh em không bỏ bạn bè, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hang; Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cãnh hàng binh; Về phía KQ, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trãi thãm. Không thấy Giang và Em đâu, anh em KQ tim hõi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tãi. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm; Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.
Thế là Phi-Ðoàn-219 ghi thêm vào quân sử của LÐ/51/TC thêm một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào, trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên trái đồi oan-nghiệt nầy, Ngọn đồi quyết tử 31; Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, Khánh, On và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?

Trương Văn Vinh

vinhtruong
11-19-2011, 03:40 PM
Mùi hôi tanh sình-chướng nhuộm đỏ các dòng suối cạn

Ðến chiều ngày 20 tháng February 1971, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cảm động cho tình đồng đội.

Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship Spectre EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”. Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.

Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập khắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

“Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.

Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.

Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.

Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

- QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.

- Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch” Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghỉ xả hơi sau các trận đánh rất đẫm máu.

- Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác… Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bày tỏ cảm tưởng tương tự: “Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy”.

- Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)Gunship PD-213 va 2 DD Trinh Sat Dù.

Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng võ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của độc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”.

Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.

Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẻ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nóc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phải để truy kích tàn quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yểm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng võ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàn quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.

Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiễn phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.

Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mỗi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoài người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn… 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi… một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nã Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sĩ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xổng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẫn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiễn chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rải đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nảy giờ tôi đã quan sát và thấy rõ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dõi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạc ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.
Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoai thoải và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.

QUEENBEE-ONE

PS khoá 72G
11-21-2011, 04:30 PM
http://hoiquanphidung.com/user-upload/users/HQPD_1309894334.JPG

Tấm ảnh bên trên do NT Vinhtruong ( người đứng giữa ) chụp chung với AE/BCH/HAH/KQ-Trung CA july -2011, là do nhiều yêu cầu của độc giả muốn biêt mặt tác giả là ai? HQPD cũng nhận được sự đồng thuận của NT Vinhtruong cho post lên hình của mình, xem như một tấm chân tình hoan hỉ gởi đến Anh Chi Em, đã quan tâm đến mình trong dịp lễ Tạ Ơn.
BDH/HQPD

khongquan2
11-21-2011, 06:28 PM
http://hoiquanphidung.com/user-upload/users/HQPD_1309894334.JPG

Anh PS khoá 72G không nói chắc tôi nhận không ra NT Vinh cựu Tr/Tá TKDTTT/BTLKQ.
Cảm ơn anh PS khoá 72G.
KQ2

vinhtruong
11-22-2011, 06:21 PM
Ðang bao vùng cho TÐ/6 Dù, bỗng dưng tôi có lệnh phải yểm trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi hành của họ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay: ”Song Chùy 1, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…?". Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy; Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển chưa đầy 700 thước.

Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào… Tôi bùi ngùi trong giây lát… chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ… Những cánh Chim vừa mọc đủ lông đang ngỡ ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ loại phòng không dầy-đặc. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo”

“Kingstar 5… cho biết vị trí ở đâu”
“Song-Chùy 1… Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
“Làm vòng chờ… 4 phút nữa Song-Chùy sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”

2 chiếc Trực-thăng Võ trang, tạm thời rời vùng hành quân, bay sà thấp trên ngọn cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời Nhà-tù Lao-bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Trung úy Lưu vừa được tôi xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu thực tập làm lead. Tuy là TPC Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những topgun như Tiến, Châu, Thục… người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những trong nước mà còn đảm nhiệm các trọng trách như bay yểm trợ cho Dù từ Ðồn điền Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lọng từng cơn, điều khiển con tàu không dễ dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.

Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động hăng-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị củ. Anh đang hăng-tiết bay sạt lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo. Vì bay cao nên Kingstar 5 không thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp.

“Song Chùy đã thấy Kingstar… hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ của Kingstar 5, sẽ gặp chúng tôi đến đón”

Hai chiếc Võ trang bay đội hình sẵn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một vùng vô cùng nguy hiểm; Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 BĐQ bi tràn-ngập bởi Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn 70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ noi bị tràn ngập tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số. Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà là trục đường tiến-sát ngắn nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy mà thôi, Họ đang lấy phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.

Ðội hình phải thay đổi, trải rộng tầm quan sát khi cần yểm trợ xạ kích bao che lẫn nhau. Tôi ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 15 giây, và Kingstar-5 cách 45 giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, tôi bay sát ngọn cây ở cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hữu hiệu của AK-47 từ trên đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ, còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay ra khỏi nòng; Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy, dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loái người nơi đây, Thình lình, đồng loạt tôi nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt nổ dòn tan. Quả thật khi tôi nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm miệng ếch, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới xuống dàn pháo, có lẽ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.

“Khi sắp đến bãi đáp…Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn bao quanh bải đáp… Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của Kingstar 5…O.Kay?”

Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Tôi thừa hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ; Vào khoảng 11 giờ sáng nay, khi sương mù đang tan, chúng tôi đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào chịu nhìn lên, nên chúng tôi mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mãnh, đặt Súng ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ pháo kích vào. Tôi đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời, lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chang ánh vàng tỏa xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà 42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho “Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.

“Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bãi đáp… bãi đáp ở hướng 12 giờ của Kingstar… Song-Chùy chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận tiến của Kingstar 5… an-toàn lắm… làm cận tiến đáp đi!”

Tôi nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ đến đây thì Xạ Thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút “Chúng nó ở trên sườn núi đồi trọc đang bắn xuống… đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng. Tôi ra lệnh “Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi… trên cao hơn mình một chút…O.K, Tôi tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”

Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó tôi quẹo gắt qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng sỏng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào bằng một vận tốc 2,000 viên phút.

Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bãi đáp rất khó, cũng như địch luôn bám sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bãi đáp thì không còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí; Để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh phung phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy.

Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa mới chặt; Quả thật bãi đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoai-thoải nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Tôi bay sạt trên đầu Kingstar 5, nhìn rõ bãi đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chỗ đáp. Tôi bắt đầu lo… lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xảy ra! Dưới đây có lẽ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua, đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 một cách êm ái. Nơi đây chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ. Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42 khẩu pháo điên cuồng dập xuống yểm trợ, dĩ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi nghỉ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy Gunship-Cobra yễm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đỡ và yểm trợ hoả lực liên hoàn cho nhau.

“Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẵn-sàng chưa? Càng nhanh càng tốt… để còn, có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến 30”

Tôi đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm nhiều, ứng xử ra sao đây… nếu bị trường hợp khẩn cấp; Nhưng dầu sao các Phi công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẵng, và hiện đang bay “team” với nhau.

Tôi nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng gió cuồn-cuộn của núi đồi, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây? Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng! Nhưng tôi tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tĩnh tự định liệu.

À… Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều, bãi đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã, Tôi bay vòng trở lại, và phát hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa chết hụt hồi nãy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang đứng thẳng lưng bắn nã tới bãi đáp. Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy tôi mới cảm nhận Song-Chùy 2 bắn tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm ngay tiếng A.K của chúng; Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiễn chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Tôi cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo.

Bỗng dưng tôi sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng nầy, Tôi chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao…! Không dám gây ra tiếng động ảnh hưởng đến sự bình tĩnh của phi công, khoảng thời gian dài nặng nề trôi qua… bỗng:

“Song-Chùy… Kingstar 5 đã chém cây… tàu rung giựt rất mạnh… nhưng tôi rán cất cánh… Song-Chùy… rán theo dõi tôi…..!”

Rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro. Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì tôi đã lỡ Salvo tất cả Rockets vào sườn đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống để cứu tất cả đoàn-viên. Tôi phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một. Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tỉnh của Kinngstar 5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép buộc như tôi đã làm hôm trước cũng không sao. Tôi giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt trọng lượng, cũng vì lý do tôi muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách không thể chần chờ được. “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Tôi cố nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tĩnh nói qua vô tuyến bằng một giọng đều-đều nhẹ-nhàng:

“Kingstar 5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh… cho đến khi nào anh đáp xuống… bình tĩnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu Ngựa nhảy nhổm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! tuy high-frequency nhưng không sao… đừng vượt quá 70 knots… O.Kay!”

Giờ nầy, tôi để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải bay ngang qua thung-lũng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như Đỉa; Chứng cớ nơi bãi đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ cho các cứ điểm Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2 chiếc Hueys của LD51TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ trang của tôi vào ngày hôm kia nữa. Thế nên tôi có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy rối vào những tọa độ trước mặt mà chúng tôi sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của Tôi, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt; chúng tôi an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175 ly và 8 inch Howitzers. Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông xuôi về Quốc lộ 9, xa xa hiện lên những loang-lổ lổm chổm với nhiều đám khói an-toàn. Tự nhiên trong tâm chúng tôi, mọi người đều cùng có một cảm giác thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ chúng tôi.

Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho quân bạn. Nhưng chúng tôi được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao giờ ngưng nghỉ.

Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội, Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang; Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm xác chết; Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy; Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim can. Trong lúc anh Fujii chuyển lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy của vị TÐT can trường. Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn. Anh y tá Fujii cố chạy ra trực thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi; Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên, trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau lưng đại-đội-1 vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30.

QUEENBEE-ONE

vinhtruong
04-07-2013, 09:35 PM
Bài tuyển trên diễn đàn KN 2000 Thời Sự Bình Luận-4
(kn2000thoisubinhluan.blogspot.com/2010/08/kq-truong-van-vinh-my...)

Qua chỉ thị từ ngôi mộ Secrets of the Tomb, sắp có ngày từ Wikileaks qua Youtube sẽ tiết lộ open vault: Muốn duy trì một trật tự thế giới mới (The New World Order Strategy) không còn cách nào khác Quốc Hội TQ, VN cùng Triều-Tiên phải thực thi dân quyền dân chủ, nhứt là quyền tư do lựa chọn chính thể của người dân qua Quốc Hội dân cử. Đó là lý do trước tiên Mỹ ức hiếp Đài-Loan nhường chiếc ghế LHQ cho TQ và để cho Hà Nội thống nhứt, hệ lụy Harriman, kiến trúc sư chiến tranh lạnh phải giải nhiệm Tư lệnh chiến trường của Thống tướng Mc Arthur và Đại tướng Westmoreland.

Mục tiêu của Secrets of the Tomb là, nơi 3 nước nầy, người dân sẽ quyết định lá cờ tượng trưng cho dân tộc mình chớ không phải là ĐCS, trong sự mong mỏi hợp tình của người dân như Liên Xô đã thể hiện. 70 năm lá cờ búa liềm phất phới trên nóc điện Cẩm Linh, giờ phải dời xuống để đưa lá cờ tượng trưng cho dân tộc Nga tung bay ngạo nghễ trên chóp điện Cẩm Linh.

Hoa kỳ xem Liên Xô như vỏ trái Sẩu Riêng gai gốc, muốn ăn nó việc đầu tiên phải tét vỏ (LX) ra trước, sau đó mới hẫu sực các múi thơm ngon sau. Người Việt mang dị ứng bị 1000 năm đô hộ, nhưng đối với Mỹ thì họ coi TQ như chỗ không người. CIA đã nằm yên phục kích chờ đến thời điểm một cách bí mật khắp mọi nơi trên lục địa TQ; lấy thí dụ, các vị đại sứ Mỹ kể cả TLS người Mỹ gốc Việt tại Việt Nam cũng đã phải làm việc bên TQ một thời gian để quen biết công việc tình báo và phản tình báo như thế nào trước khi đảm nhiệm chức vụ tại VN. Riêng đại sứ POW Peterson thì lần đầu tiên Secret Society dùng bàn tay sắt bọc nhung, hay nói cách khác, chỉ ngày ngày dẫn vợ Việt đi ăn Phở, Bánh cuốn Thanh trì, enjoy bù lại những ngày tù tội, riêng POW Mc Cain lúc đầu nổi nóng, vì bị cai tù đánh đập hết sức tàn nhẫn đến đổi 2 lần toan tự tử nhưng không thành, phải uất ức nói lên: “The bad guys won the war!” Nghe câu nầy, Ngôi Mộ không hài lòng, nếu muốn trở nên một TNS về đường lối chính trị và được tài trợ ứng cử làm tổng thống phải ăn nói có đượm chút màu mè chính trị chớ! dĩ nhiên TNS Mc Cain liền đổi thái độ sau đó.

Luôn thể, trong thập niên 2010-2020 "roll-back" ("trục xoáy" theo Obama) Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh vì bầu trời Biễn Ðông không thể có hai mặt trời cùng mọc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020. Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1920-2020, là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ 1880 Mỹ đứng làm "chủ-cái" chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phải phục tùng theo quyền lợi Amarican First; Hay nói cách khác Mỹ là Soạn-giả vở bi-hài-kịch Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị.

Biện chứng rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, hơn nửa triệu quân Mỹ (thay phiên mỗi một năm đổi lính G.I một lần, cho đủ 3 triệu air passagers (on booked schedule) và một triệu quân VNCH, còn thêm quân Đồng minh nữa mà vẫn thua mới ngộ chớ nhỉ? Mục tiêu đưa Liên Xô hạng-2, qua chiến lược “on the strongman side” đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX cho TQ như hiện nay và bây giờ Mỹ đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 thế Trung Quốc như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đủ điều kiện cần và đủ (criteria) để trở nên Đệ 2 anh hùng trong thiên hạ, vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công lực bằng cách nhập Việt Nam vào trục Ấn Độ để chận cửa ĐNÁ và Nam-Á.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng tư lệnh quân đội Ấn Ðộ, nước này tới Việt Nam trong suốt 15 năm.- Thời gian gần đây, Việt Nam và Ân Độ đã có nhiều trao đổi cấp cao về an ninh-quốc phòng. Hai nước cũng vừa tiến hành đối thoại về chiến lược quốc phòng lần thứ năm tại New Delhi từ 23/06- 25/06 - Truyền thông Ân-Độ nói trong chuyến thăm lần này, Tướng Singh sẽ có tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam kể cả về chính phủ và quân đội - Ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai bên sẽ bàn thảo việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội. Thông cáo của quân đội Ấn Độ cũng nói Tướng Singh sẽ đi thăm TP Saigon và tiếp xúc lãnh đạo một số Quân khu, tăng cường quan-hệ Tháng 11 năm ngoái, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tới New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony thăm Việt Nam năm 2007, mở ra thới kỳ mới trong quan hệ quốc phòng hai nước. Từ đó tới nay, Ấn Độ nổi hiện lên như một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng ở khu vực, nhứt là trong bối cảnh Trung Quốc đang củng cố năng lực quốc phòng của mình. Ấn Độ đã cung cấp trang thiết bị hải quân, đồng thời tham gia tập huấn cho nhiều sỹ quan Việt Nam, Delhi cũng có thể tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam trong tương lai; Quân đội Ấn Độ có tới 1.130.000 lính, thuộc loại hùng mạnh trên thế giới. Tướng bốn sao VK Singh, 59 tuổi, mới nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội hối đầu năm nay, thay Tướng Deepak Kapoor trong nhiệm kỳ hai năm.

-1) Từ năm 1880, thu nhập quốc gia (GDP) Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới cho đến năm nay, 2010. Thế là Mỹ giữ ngôi vị đứng nhất đã được 130 năm .

-2) 1918 chiến tranh thế giới thứ-1 nỗ ra: tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới.
Mỹ là vua xúi-bẫy, viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ-I – Sau chiến tranh thế giới thứ-1, Anh suy yếu, Nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới,

-3) 1939 chiến tranh thế giới thứ-2 nỗ ra: tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới.
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ-2, sau chiến tranh thế giới thứ-2, Nga suy yếu, nước Trung Hoa ngôi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

-4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngỏ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến-2. Tiêu nước Trung Hoa đang hạng nhì thế giới; Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa kỹ thuật Bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao cân bằng đối lực với LX, và đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA lo cưỡng bức chở di tản T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, đến phiên Miền Nam Việt Nam, Mỹ giúp Hà Nội thôn tính miền nam, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc và Việt Nam cho nghèo đói ăn Bo Bo một thời gian, (decent interval) gây nên 1 Trung Quốc và Việt Nam kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ dồn nỗ lực giúp đỡ tái thiết sau, để có cớ kéo lên tiếp nối theo tư bản. Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới; nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phải nhận nguyên vật liệu và khoa học kỹ thuật điện tử từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc có nghĩa phãi hoàn toàn lệ thuộc Mỹ.

-5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush. Tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới: Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sỏ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, mà dùng chiến tranh phản tình báo (Intelligence War) LX chỉ bị tiêu hao rỉ máu về kinh tế rồi ngã chết (còn như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn tuyên bố: muốn tiêu-diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa thực tiễn căn bản về tư bản, nhưng trái lại đối với Triều đại 2 Skull and Bones phãi sãn xuất vũ khí là phương tiện và nắm cứng ngắt vòi xăng để thống lãnh thế giới) Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nỗi sông ngòi Cửu long giang trứng cá cũng bị tiêu diệt, giây trồng khoai lang, hom khoai Mì đều bị khô cháy phải ăn Bo Bo, nhưng Trung Quốc thì lại không dám, vì sợ quăng một cục đá vào ổ kiến lửa, thì thế giới sẽ đại loạn ngay) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị mê hoặc thiên đàng Cộng Sản. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới, (nhưng chỉ tạm thời thôi nhé!)

-6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: Tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới. Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biễn Đông đưa Ấn Ðộ lên cường quốc hạng-2
Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới. Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020, thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thể xảy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phải hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô… Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu… Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn để dằn mặt hai nước kia. Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay chính ông nội Mỹ là thủ phạm (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn)

August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần. Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120, đó là sách lược Mỹ đang tiến hành mà Obama cho là "Trục Xoáy" còn Permanent Government cho là "Roll-Back TBD/2010) Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”

-Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tỉnh theo đạo Hôi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Kết quả, một nước Trung Hoa thay đổi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa. Các bạn hãy kiên nhẫn chờ xem.

-Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẻ lắm rồi như đang có kế hoạch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm để hù doạ TQ (như vừa qua có chuyện gọi là ngư dân VN bắn chìm tàu Trung Quốc qua bàn tay bí mật CIA vào lúc đang có sự hiện diện của Bà Hillary Clinton, CIA chơi kỳ, chuyện có nói không, chuyên không nói có như tàu Cảnh Sát biển VN bắn chìm tàu TQ, như khi Mỹ thúc đít tướng Vịnh bắn đạn thật không cho giàn khoan tối-tân TQ khai thác sâu 3000 thước vào cạnh tranh với Lô của Exxon thì nín khe)

Tiếp nối âm mưu CIA, đúng vào đợt kỷ niệm 50 năm ngày khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc (10/3/1959) các dân biểu Mỹ đưa ra một nghị quyết mang tính không ràng buộc, hối thúc Trung Quốc phải chấm dứt "sự đàn áp" trên vùng mái nhà thế giới. Trong buổi họp báo mới đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói: "Chúng tôi yêu cầu các dân biểu Mỹ có liên quan phải tuân theo các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế và ngừng ngay việc gây sức ép cho dự luật về Tây Tạng".-"Vấn đề Tây Tạng là vấn đề hoàn toàn mang tính nội bộ của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn phản đối bất cứ quốc gia hay cá nhân nào muốn can thiệp vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc dựa trên vấn đề Tây Tạng".

Nhưng Hoa Kỳ đã có dự mưu từ lâu, ngày khởi nghĩa bất thành của Tây Tạng, Đại-tá USAF, Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc, ông đã bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á, đây cũng là cái cớ để lật đổ ngôi hạng-2 của Trung Quốc vào đúng lộ đồ chiến lược toàn cầu trong thế kỷ 21th, nhưng trước tiên phải để cho Miến Điện, rồi tới Việt Nam qua cơn "gió đổi chiều".

hieunguyen11
04-09-2013, 03:15 AM
Thố-lộ của các vị tổng thống:


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1365477138.jpg

1. Thố-lộ cũa các vị tổng thống:
“Mất miền nam không phải lỗi của Tôi!” … vì tôi phải tiếp nối công việc cũa người tiền nhiệm để lại! Có nghĩa tổng thống Mỹ là người quản lý tổng quát, mà người chủ là siêu chính phủ (Permanent Government)
-Eisenhower: Thuyết Domino, “Việc Á-châu để người Á-châu lo!” Ông cho rằng TT Diệm là con người mầu nhiệm. Cái giá phòng thủ và bảo vệ tự do cho Hoa kỳ buộc phải trả bằng nhiều nơi và nhiều hình thức qua viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam là cần thiết.

-J.F.Kennedy: Ông cũng ca ngợi TT Diệm là Winston Churchill ở Châu-Á, và “chiến tranh VN sẽ phải do người Việt tự chiến đấu, người Mỹ không thể chiến đấu thế cho họ!” Còn TT Diệm tự tin VNCH sẽ tự vệ để chiến thắng Cộng phỉ qua Quốc sách Ấp Chiến Lược và Chiêu-hồi!

-L.B.Johnson: Không thể để cho Bọn Siêu Mafia thao túng nước Mỹ, Ông cùng Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy sẽ tiếp tục tiến trình theo kế hoặch của người tiền nhiệm đem cái Bọn Skull and Bones ra toà án như đã xảy ra 1943, bằng bản án “mua bán đổi chác” với kẻ thù “The trade with the-Enemy Act of December 1941.” Thình lình Robert Kennedy cũng bị ám-sát y chang người anh, Johnson bèn tuyên bố không tái ứng cử kỳ hai, đây là một hiện tượng chưa từng thấy xảy ra tại Mỷ quốc, còn Ðệ nhất phu nhân bèn chua thêm vào, “dù ai đó có yêu cầu!”. Lấy luật rừng áp đảo chính quyền nên tại sao chúng phải đặt cho cái tên Ðảng Ðầu-lâu và Xương người!

-Richard Nixon: “Quốc hội đã tước đoạt chiến thắng trong tầm tay!” (do một thế lực sau hậu trường được gọi là Permanent Government) vì đã cắt đứt mọi viện trợ cho VNCH để hoàn thành định-kiện-1. Hội-đồng Kỹ nghệ Quốc-phòng (WIB) đã tạo ra vụ tai-tiếng Watergate để vô hiệu hóa các văn-thư bảo đảm sự trường tồn của VNCH, thay vào một Tổng Thống không có dân bầu để ôm lấy một nỗi nhục nhìn sự sụp đổ của một đồng minh đã có một thời kỳ cùng chiến đấu chung một chiến hào!

-Gerald Ford: President confessed. “It looks like we just quit and ran. Yet I did all that I could for them. However, it still remains very difficult for me to sit here as President of the United States and watch South Vietnam collapse.”

-TT Thiệu: Hoa-kỳ đã đâm sau lưng đồng-minh, làm sao chúng ta chống lại một lực lượng hùng hậu với 700 triệu tấn vũ khí đời mới của Liên Xô vừa viện trợ, còn ta thì mòn-cạn hỏa lực! (Permanent Government has turned it back. Deserted us in the breach! How do we stand in defense against such forces when they can now so easily overwhemlm us”.

Tất cả những lời thố-lộ trên đây đều bị tròng tréo trong thế “Chiến-Lược-Toàn-Cầu” của Mỹ mà các vị tổng thống chỉ là người quản lý tổng quát chuyển tiếp mà thôi, còn chủ đạo là do một thế lực cực mạnh ở sau hậu trường gọi là ‘siêu chính phủ’ mới là cơ quan quyền lực nắm chắc chính sách đưa đến Liên-Bang Xô-Viết phải bị giải thể bởi Liên-Xô chủ trương làm chiến tranh bành trướng mà không tính đến hậu quả vì chế độ không thực với hoàn cảnh xã-hội trên Thế-giới; Nếu lãnh đạo Trung-Cộng tiếp tục đường lối bảo thủ khôn ngoan như Mao Trạch-Đông, và Ông đã thành công giữ vững Hoa-Lục từ năm 1949 đến khi ông chết năm 1976, thì làm gì Bắc-Kinh ngày nay phải trong cái thế ngồi phải cọc, trực diện với Mỹ và đối đầu với Việt-Nam; Chính sách bảo thủ của Mao, Chu khẳng định vị trí và lập trường của Trung-Cộng một cách khôn ngoan: “Dù cho Trung-Quốc phát triển kinh-tế, muốn nhanh chóng hiện đại hoá các ngành công nghiệp, Trung-Quốc không tự coi mình là một cường-quốc” Đó là chuyện Trung-Quốc hồi đời Mao, còn chuyện Trung-Quốc đời nay cũa tụi nhỏ có còn giữ lập trường nầy nữa hay không? Để trả lời câu hỏi nầy, xin độc giả xem một đoạn văn trên tờ báo China Daily “Has China the will to become a big Power?” Trong đó có một đoạn văn “xanh-dờn” lý giải như sau: “Để ổn định tình hình bất ổn của Thế-giới, Trung-Quốc phải có quyền quyết định và sẵn sàng đóng vai trò của một cường-quốc. Nếu không là một siêu cường làm sao Trung-Quốc có thể mang lại hoà bình cho Thế-giới!?

Lịch-sử Thế-giới thường được xác định bởi quan hệ giữa các nước lớn, và lịch-sử của thế kỷ hiện tại cũng vậy; Hai quốc-gia xác định hình thù của thế kỷ 21 là Hoa-kỳ, đương kim cường quốc và Trung-Quốc một sức mạnh đang vươn lên “long trời lở đất” mà bị một nước khác cố tình dìm xuống thì việc gì sẽ xảy ra? Trước Đại-tướng Chi-Hao Tian là Đại-Tướng Zhu Chenghu, Giải-Phóng quân Trung-Quốc, nhân vật đầy quyền lực.Tổng quân ủy ĐCSTQ tuyên bố một câu động trời: “người Mỹ sẽ phải chuẩn bị hàng trăm thành phố sẽ bị tàn phá bởi người Trung-Quốc (nguyên văn) Lẽ tất nhiên Chu Đại-tướng đưa ra lời động trời như trên không phải do Ông bốc đồng cao hứng. Tướng lãnh dưới chế độ CS không được phép nói năng lạng quạng như vậy.

Sau đó, bài nói chuyện dầy 10 trang, của Tướng Chi HaoTian mang tựa đề “chiến tranh sẽ xảy ra cho chúng ta không còn xa nữa”(The war is not far from us!) Bằng mọi giá khi Trung-Quốc bị Hoa-kỳ chèn-ép dồn vào sự khan hiếm năng lượng dầu hỏa như Quân Phiệt Nhật hồi năm 1941, thì phải bất thần khởi xuất phát động chiến tranh chớp nhoáng. Nếu Trung-Quốc không đánh Mỹ thì Mỹ cũng sẽ đánh Trung-Quốc do Trung-Quốc đụng vào cái huyệt-đạo của Nam Tây Bán Cầu, nơi mà từ xưa đến nay trong vòng ảnh hưởng sân sau an-toàn của Mỹ.

Nên nhớ rằng, cách đây hơn 50 năm, sở dĩ Harriman giải nhiệm Tướng Mc Arthur là vì sợ quăng hòn đá xuống ổ Kiến lửa thì nó sẽ bung ra gây thảm hại cho Thế-giới. Nhưng bây giờ đã có thiết lập nhiều cục than hồng xung quanh miệng ổ Kiến, nếu chòi ra con nào thì chết queo ngay con đó! Ngày nay cũng đã đến lúc Trung-Quốc cần tạo thêm nhiều dịch vụ làm ăn với Tư-bản Mỹ để phát triển còn hơn đương đầu với Mỹ để tự sát? Hoa-kỳ đã mở đường cho Trung-Quốc vào LHQ và hai nước tái lập quan hệ ngoại giao; Điều nầy phía Trung-Quốc đã nêu ra nhận định về phía Mỹ như sau: “Washington không muốn thấy thế lực của Nga bành trướng quá đáng ở Á-Châu, cảm thấy sự uy hiếp của Liên-Xô, lợi ích chung của hai nước tăng lên, nên đã thỏa hiệp với Trung-Quốc cho nên phải để cho TQ làm tàng chút đỉnh” Nhưng TQ có biết không, những câu trên đây sẽ đổi chủ từ khi Trung-Quốc trở nên mối lo ngại cho quyền lợi Hoa-kỳ cũng trong vùng Châu Á nầy. Hoa-Kỳ qua tư-tưởng Harriman vẫn luôn sợ ảnh hưởng bành trướng về Họa Da-Vàng nên đang để cho người Da-Vàng Ấn-Ðộ ra sức cân bằng ãnh hưỡng. Và Hoa-Kỳ mong muốn Liên-Xô là Đệ II cường-quốc sau Mỹ (Cứ xem những chuyến viếng thăm nồng thắm giữa gia đình Bushes và Putin ở tại Mỹ cũng như LX thì rõ)

Tuy nhiên, sự suy nghĩ của Bắc-Kinh nếu gây ra cuộc chiến, trước khi khởi chiến thì kẻ gây chiến phải hiểu rằng sẽ có sự lôi cuốn với những tình huống ngoài sự tiên liệu, như chiến tranh có thể leo thang thành chiến tranh nguyên tử với nhiều nước khác nhảy vào, hoặc có thể lan rộng thành đại chiến Thế-giới. Chỉ riêng một vấn đề nếu chiến tranh với Mỹ ở phía Đông, trong khi với Nga có thể tấn công phía Tây-Bắc và Việt-Nam nhân cơ hội tiến chiếm lấy lại quyền sở hữu của chùm đảo Hoàng-Sa, Trường-sa của mình, chưa biết chừng Hoa Kỳ bấm đít VN chiếm luôn hòn đảo Hải Nam có căn cứ tàu ngầm nguyên tữ và tạo nơi đây thành mảnh đất cấm cờ Việt Nam như Iwo-Jima memorial cũa VN không chừng. Bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bất cứ chiến lược gia nào cũa Bắc-Kinh phải điên đầu; Đó là chưa kể đến Hoa-Lục rộng mênh mông thì làm sao điều động nhanh hàng triệu quân vào ngay điểm Nóng! Làm sao phòng thủ hay trải rộng khắp lãnh thổ Biên-giới? Còn như vấn đề chiến tranh nguyên tử với vũ khí hạt nhân, chiến tranh siêu kỹ thuật (high-Tech) Lại còn phải nghĩ đến làm sao tấn công trước để chiếm ưu thế, tấn công thật nhanh, thật bất ngờ? Thêm vào những rối rắm vì vấn đề các Tỉnh Bang rối loạn hay nổi loạn thì phải ứng phó làm sao! Trung-Quốc có rất nhiều sự yếu đuối, nhiều sơ hở, thiếu sót khác nữa; Nhưng phần đông chúng ta bị lịch sử của quá khứ ám ảnh nên nơm nớp hoảng-sợ Trung-Quốc, tại sao phải sợ!

Trong khi Hoa-Kỳ đã phát họa gần 100 năm trước (từ 1917) Việt Nam là con Ó Con sừng sỏ nhất ở Á-Châu, và nhiều lần nhắc nhở Trung-Quốc đừng hòng đụng đến Nó, nhưng Trung-Quốc sẽ đụng vì quyền lợi sống còn, để rồi Thế-chiến sẽ bùng nổ tại Vùng Chiến Lược Thái Bình Dương?

Mao Trạch Đông hiểu rằng Trung-Quốc chỉ có thể giữ vững “thế-thủ” với sự toàn vẹn lãnh thổ và không bao giờ nên bung ra ngoài với chiến tranh xâm lăng để bành trướng Đế-quốc. Mao chỉ răn-đe dọa-nạt thôi, chứ không bao giờ làm thật; Vì Mao hiểu rằng, Ông phải củng-cố và nắm vững nội bộ, vì chính nôi bộ Hoa-Lục mới nguy hiểm cho chính bản thân Ông và chế độ. Mao cũng hiểu rằng không nên tấn công Đài-Loan vì nếu gây chiến tranh là Trung-Quốc bị cấu xé tan tành phân chia ra nhiều tiểu quốc ngay. Cho đến ngày hôm nay, Bắc-Kinh cũng hiểu như vậy, Đài-Loan chính là cái mồi lửa dễ cháy thành chiến tranh ngoài cục bộ địa phương, Bắc-Kinh không dại gì châm mồi lửa Đài-Loan; Nhưng Biển-Đông Việt-Nam [South China Sea] mới sẽ là ngòi nổ chiến tranh của Trung-Quốc cùng với các nước đàn em của Mỹ và sẽ trở nên Đại chiến Thế-giới. Hoa-Kỳ sẽ là nước tham chiến sau cùng, đó là âm mưu cũa Mỹ lúc nào cũng vậy; “chơi khôn và trật thượng”

Theo quy luật tất yếu phải có chiến tranh vì quyền lợi dầu khí ở thềm Lục-địa; Trung-Quốc không thể tồn tại được vì nhu cầu phát-triển kỹ-nghệ không thể thiếu được; Chiến tranh là một sự có tính toán hay là phương tiện chọn lựa sau cùng hoặc đôi khi là một chuyện bất đắc dĩ ở vào cái thế chẳng đặng đừng hay thế thời phải thế! Có lẽ đôi khi Hoa-kỳ làm bộ chủ hoà, không muốn chiến tranh, mà nước Mỹ thường phải ra tay sau khi bị khiêu-khích trước trong mưu đồ của Mỹ như 1941 bắt chẹt dầu hoả đối với Nhựt, buộc nước nầy vào bức tường phải gây chiến để Mỹ tiêu diệt rồi tái thiết, theo học thuyết Malyhus. Có phải Hoa-Kỳ luôn luôn chủ động một cách tuyệt đối khi lừa các nước nhỏ vào cái thế lâm trận trước!?

Chúng ta nên nghiên cứu về Tu Chính Án Cooper-Church 1970, đây là cái bẫy do Mỹ đặt ra để giăng lưới cho Trung-Cộng vướng vào mà Nhóm học giả cho rằng “Di tản Chiến lược” bỏ South China Sea về Honolulu thành lập PACOM (From 1970, Manage the defeat then to roll-back at 2010).

Tưởng nên nhắc lại một câu chuyện nhỏ thời Đệ II Thế-Chiến, năm 1938-1939, Hitler hung-hăng xé Hiệp-ước, xua quân đi xâm lăng các nơi tại Âu-Châu, ông Bộ-Trưởng Ngoại-Giao Hoa-Kỳ đòi phải tuyên chiến với Hitler ngay tức khạch can thiệp bằng một cuộc “chiến tình-báo” nhập trận sau cùng để bớt đổ máu cho quân đội Mỹ, trong khi Ba nước Đồng-Minh: Pháp, Anh và Liên-Xô dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu trước, lãnh nhiều thiệt hại trước, rồi quân Mỹ mời tà-tà tham chiến sau cùng, Có lẽ dựa vào lý do vì ở xa nên Hoa-kỳ can thiệp có chậm? (Harriman thay mặt Siêu-Chánh-Phủ (Permanent-Government) chỉ ngầm ra dấu thì Quốc-Hội Hoa-kỳ Okay ngay, như Hai cuộc chiến Iraq và Việt-Nam với số phiếu thuận giống nhau là 98/100 Thượng Nghị-Sĩ bỏ phiếu thuận; Cuộc chiến thường kéo dài tùy theo sự thiết kế của Bộ máy Tư-bản chiến tranh (WIB) rồi lại tạo dựng ra cuộc biểu tình phản chiến, phối hợp nhịp nhàng với truyền thông văn hóa phát động để dễ bề tạo thêm uy quyền cho Quốc-Hội phải chấp thuận rút quân về, vì lòng dân ta thán “sự kiên nhẫn cũa người dân Hoa Kỳ có giới hạn”và cứ phương thức như vậy mà tiếp nối cuộc chiến kế tiếp. Như hồi chiến tranh Việt-Nam, phải trang điểm phấn son cấp tốc cho Trung-úy John Kerry (Harriman và Bushes tuyển chọn Kerry vì định-kiến tốt nghiệp Đại-học Yale?) trong vòng vài tháng có tuyên dương nhiều huy chương Lèo, trong đó có Ba chiến thương nhưng băng bó bằng băng keo First-Aid, (Thượng Nghị Sĩ Bob Dole công khai tuyên bố) không có vết sẹo, không có nằm nhà thương dù là 1 phút, rồi lôi về Mỹ làm Tài-tử chính trong cuốn phim “kích-động-phản-chiến” mục đích xuất hiện trên truyền hình thế giới để Hà-Nội tin tưởng hầu rút mấy thằng Cu Mỹ về theo như định-kiến-3 của Harriman và Nhóm học giả của Ông đã giải nghĩa trước nơi khuôn-viên Đại-học từ 1960 trước khi quân Mỹ vào VN (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances) Bất cứ tình huống nào, Hoa-kỳ cũng không thể thắng nổi cuộc chiến! Chưa đem lính vào mà có đáp-số thua rồi!

Nhưng trong tư tưởng hiếu hòa đó của Mao, không che dấu, ngầm ý có ngày phải bung ra vươn mình để trở thành một Siêu-cường số Một của Thế-giới. Đó là quy luật tất yếu của lịch-sử loài người theo vận hành thế thiên hạ đại loạn. Và rằng thế kỷ thứ 19 là thế kỷ của Âu-Châu, thế kỷ thứ 20 là thế kỷ của Mỹ và thế kỷ thứ 21 là cũa Trung-Quốc. Lịch-sử đã chứng minh những Đại-Đế khi lên cao đến tuyệt đĩnh rồi cũng phải tụt xuống theo định lý toán học. Như Đại-Đế La-Mã, Nã-Phá-Luân, Thành-Cát Tư-Hản, Đức-Quốc-Xã, Quân phiệt Nhựt, Đại-Đế CS Liên-Xô, và Đế quốc Mỹ…đặc biệt La-Ma không ai đánh phá mà chỉ có enjoyed quá độ mà tiêu tán thoàn!

Nhưng có một điều kỳ lạ là chính sách Bắc-Kinh dựa trên 2 điều căn bản: khôn ngoan trong “thương trường” và giải quyết thế thượng phong về “nhân mãn.” Sách-lược của Bắc-Kinh lại phát khởi do nạn nhân mãn hay nói nôm-na là chính sách cho dân Tàu sinh đẻ tự do không cần kiểm soát trong kế hoạch 10 năm từ 1962 đến 1972 của Mao, với kết quả dân số trội lên quá mức khoảng 350 triệu người! Mao Trạch Đông chỉ cần O.K “mặc-kệ” cho họ tha hồ đẻ; Rồi hoảng hốt, có một trường phái đề nghị nên bắt dân Tàu ngừa-thai kiểm soát sanh đẻ tối đa, để phòng ngừa nạn nhân mãn. Mao phán không cần phải lo “dân Tàu đẻ nhiều là nằm trong chủ trương có dự mưu” Khi lợi dụng sự khôn khéo về mậu dịch với tất cả các nước trên Thế-giới, kể cả hối lộ, lo lót hay cần tặng biếu không cũng được, miễn sao đưa người Tàu vào nước họ càng nhiều càng tốt, chú trọng nhứt là Phi Châu và phía nam lục địa Mỹ, riêng các nước khác chỉ cần đạt được trung bình 3% dân số người Hoa trong nước họ là được rồi. Lúc đó Ta sẽ năn-nỉ bất cứ siêu cường nào cùng ta nên giao chiến nguyên tử, người Tàu sẽ không chết hết và sẽ còn một số lớn tồn tại; Thế là theo vận hành của Thiên-Cơ Trung-Quốc thống lãnh Thế-giới! Bắc-Kinh không cần biết là Nga hay Mỹ suy nghĩ gì, và họ có liên minh với nhau để chống Bắc-Kinh hay không? Bề nào thì con đường duy nhất mà Bắc-Kinh phải đeo cũng vẫn là đánh đổ cả Mỹ lẫn Nga, và tiêu diệt luôn cả các Giáo-hội lớn như Hồi-giáo, Thiên-Chúa-giáo, và tiến tới bá chủ Thế-giới – Lúc nầy một nước Tàu biết nói tiếng Anh trên lục địa Mỹ với nguồn nước Ngũ-đại-hồ vô tận trong khi thế giới đang hạn-hán và mặt bằng của đất rất hiếm (sụp đổ chày xuống đại dương)

Vì những lý do mộng bá quyền trên đây nên Mỹ bằng mọi giá phải triệt tiêu Trung Quốc trước năm 2030, khi đó TQ có đủ khoa học kỹ thuật để khoan dầu dưới độ nghiên sâu xuống thềm lục địa có đá cứng như quần đảo Ðiếu-ngư và Hoàng Sa, làm sao Mỹ chịu nhục cho TQ dẫn đầu thế giới? Ðó là lý do 10 năm sau cùng nầy của chiến lược Eurasian 1920-2020, Mỹ phải hoàn tất chia TQ ra nhiều tiểu quốc bằng mọi giá qua thế “roll back” Việt Nam phải giúp Mỹ một tay.

Cũng như trong tài liệu mật đã khẳng định rằng: Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc qua Mao-Trạch-Đông? (Tôi nghĩ đây là do Đỉnh-cao trí-tuệ vẽ vời, điều cần lưu ý là đừng tin hoàn toàn vào tài liệu mật!) Như trong tác phẩm nầy đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhu cầu cần thiết phải có chiến tranh cho Tư-bản phát triển kỹ nghệ, xong công trình là tới giai đoạn họ cần nghĩ’ để tu chỉnh lại cho kỳ phát động chiến tranh tới; như có ai làm trong hang xưỡng Mỹ thì dễ biết, có nghĩa xong một công trình là họ lay-off. Vì thế đã đến giai đoạn họ cần rút, chỉ đơn giản là thế, chớ không phải là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc (một lần nữa, chúng ta đừng tin tưởng quá nhiều vào tài liệu mật về câu nầy, vì Tôi đã có những dẩn chứng khá rõ rệt vì sao cần có CIP trong chiến tranh VN) Thế nên mặc dù Liên-Xô muốn cho Hoa-kỳ phải sa-lầy ở Việt-Nam, áp-lực không cho Hà-Nội ký hoà đàm Paris. Nhưng một khi Mỹ đã quyết định rồi thì họ lợi dụng ngay ưu thế mà họ đã cố ý ngụy-tạo dựng lên trước đó: “Vụ Vịnh Bắc-Việt” (Tonkin Gulf Incident) để giành thế thượng phong là: B.52 thả ngay Hà-Nội qua chiến dịch Linebacker -2’ trong 11 ngày đêm là buộc Hà-Nội phải ngồi vào bàn Hội-Nghị ngay, Hà Nội không còn một trái Hoả-tiển SAM nào để chống trả? Còn như Trung-Quốc thì Họ dùng kế “Rung cây nhát khỉ” (shake the tree to scare monkeys) Ngày xa xưa lắm, khi mà mối tình nồng cháy giữa anh em hai nước lớn Cộng-Sản; Mao có lời thúc giục Liên-Xô nên thừa lúc trên chưn Hoa-kỳ về khoa học không gian mà tiêu diệt địch thủ lợi hại nhất Thế-giới, vì Mỹ là con Cọp Giấy nhưng Liên-Xô đáp lời: “Tuy là con Cọp giấy đấy, nhưng nó có nanh-vuốt nguyên tử!” Khi Hoa-kỳ đưa qua chiến trường Việt-Nam với quân số lên đến 543.500 (1969) quân thì Trung-Quốc muốn tè trong quần, nghĩ hối hận vì trước đó mình lỡ dại xúi Liên-Xô nên bây giờ nó đem quân qua chơi mình một mách! Mao-Trạch-Đông bèn nói một câu bâng-quơ: “Người không đụng đến Ta thì Ta không đụng đến ngươi!”

Nhưng những đòn phép cũa Harriman là “như vậy nhưng không phải vậy,” đem qua nhiều quân như vậy là để “Hù-dọa” rồi rút quân về; Cũng như khi Harriman khuyên TT Truman đem Hạm-Đội 7 vào eo biển Đài-Loan nên Trung-Quốc không dám đụng tới Đài-Loan mà rút về thế thủ, và Hoa-Kỳ không những không muốn dùng lực lượng cực mạnh về nguyên tử để tiêu diệt Trung-Quốc mà còn cách chức Tư-Lệnh Chiến trường của Tướng Mc Arthur vì Arthur hiếu chiến và hiểu lầm ý nghĩ của Harriman, cũng như trong cuộc tháo chạy ở Việt-Nam, Đại-sứ Martin đã hiểu lầm ý nghĩ của cái loa Kissinger là thi hành những điều khoản của Hiệp định Paris. Chính-trị nó lắc-léo khó hiễu là vậy, cho nên trong tài liệu giải mật, nên suy nghĩ nhiều lần: “Hoa-Kỳ rút khỏi Việt-Nam là do sự yêu cầu của Trung-Quốc?” Có phải thật như vậy không!? Hay như Tôi đã nêu trên là: Đã đến lúc tới giai đoạn “Trồi lên để thở” gọi là nghỉ xả-hơi.

Mao và Chu lại hiểu theo cách khác khi gặp Kissinger và Nixon (1972) Chu-An-Lai có lời khen TT Eisenhower là có hành động sáng suốt và can đảm khi đưa ra quyết định chấm dứt chiến tranh Triều-Tiên. Chu cũng bày tỏ quan điểm của Trung-Quốc thời bấy giờ, là sở dĩ Trung-Quốc phải đưa quân vào Triều-Tiên là kẹt vào thế bị ép buộc do TT Truman gây ra, vì ông ta đưa Hạm-Đội 7 đến phòng thủ Đài-Loan nên Trung-Quốc thời đó không thể thu hồi lại hòn đảo nầy được. Quân Mỹ lại tiến gần đến bờ sông Áp-Lục (Yalu-River) Trong khi Trung-Quốc đã ra tuyên bố nếu quân Mỹ mà tiến đến Sông Áp-Lục thì Trung-Quốc sẽ không ngồi yên cho dù Trung-Hoa lục địa mới được giải phóng; Vì thế khi TT Truman đưa quân đến Sông Áp-Lục, cho dù Trung-Quốc không chắc thắng và Liên-Xô nhất định không gỡi quân qua tham chiến, Trung-Quốc không còn chọn lựa nào khác phải nghênh chiến thôi.

Nhưng trong thế Siêu-Chiến-Lược và phát triển kỹ nghệ quốc phòng như để lại tại Triều-Tiên 50.000 quân và NSC-68 đã chấp thuận tăng ngân quỹ quốc phòng trong cuộc hợp ngày 28/11/1950 với danh ngôn: “US Objectives and Programs for National Security” xong mục tiêu đi đến thời kỳ phải ngưng chiến để kiểm kê kế-toán (inventory) theo cung cách làm ăn của Tư-Bản Mỹ là đều lặp đi lặp lại như vậy. Tại Triều Tiên ưu tiên thí nghiệm vũ khí “quốc-phòng” bắt đầu thế hệ phản lực cơ Mig-15/F-84, kế tiếp cũng thế hệ phản lực cơ về “thương mãi” sẽ lấy chiến trường Việt Nam bằng Boeing và trực thăng. Cuộc chiến nầy chia ra hai giai đoạn, Westmoreland đem hành khách Boeing lên đến 534.000 air-tickets gọi là “Search and destroy” và Abrams rút về “Clear and hold” đến người lính Mỹ cuối cùng như chấm dứt một cuộc “Pinic thao dượt quân sư”. Riêng trực thăng là trợ huấn cụ (training aid) để tập luyện đổ quân, dĩ nhiên theo thủ tục làm ăn phải tiêu xài cho hết chớ chắc chắn sẽ không đem về Mỹ. Các sư đoàn không kỵ tiêu hủy hành quân, KQVN cũng đập phá thả giàn, các xạ thủ học ở LX về bắn hoả tiễn 107, 122 ly vào phi trường để phá hủy càng nhiều càng tốt, vì nếu chẳng may còn nhiều trực thăng thay vì Mỹ yểm trợ thành lập 28 phi đoàn, 4 phi đội thì phải 50 hay 60 phi đoàn thì tốn kém quá nhiều tiền. Nhưng cũng không sao, Mỹ sẽ tạo ra cái tên rất là chính trị “Việt Nam Hoá Chiến Tranh” để rồi thành đống sắt vụn vì không có bộ phận thay thế.

Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều lần trong quá khứ của lịch-sử, từ thế-chiến-1, rồi-2, Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan, Iraq… mà cái lò thuốc súng đó đã xây dựng năm 1918 khi Prescott Bush được những thành viên Skull and Bones bầu làm Chủ tịch WIB (War Industries Board). Thế kỷ 20 có nguy cơ về “nhân-tai” chủ yếu cho thế kỷ 21 là “Thiên-tai” W.A.Harriman làm thế nào thế giới sống yên lành dưới cái dù của Liên Hiệp Quốc trong thế kỷ nầy ./.

KQ TRUONG VAN VINH

vinhtruong
04-10-2013, 04:41 PM
(Lịch sử là gì nếu ta không căn cứ và góp nhặt những dư luận dữ kiện và phản ứng hiện tại thêm vào đó những nhận xét khách quan? Như “THUA chiến-thuật THẮNG chiến-lược” là gì? – Trung tá John Paul Vann phải bị giải ngũ, nhưng vì thắng "chiến-lược" nên Secret Society tái bổ nhiệm qua lại VN để trở thành tướng dân-sự tương đương ba sao, nhưng sau đó Vann lại làm bể sách-lược Eurasian cuả WIB, nên đành để J.P.Vann phải bị hy sinh, (theo như luật giang hồ là phản đảng) - Thật nghịch lý, một nơi xa xôi như thành phố nhỏ xíu Kontum, 3 sư-đoàn BV, cùng 4 Thiết đoàn chiến xa thuộc trung-đoàn 203, không kể pháo bình phòng không và diện địa... mà không chiếm được Kontum đã bị cô lập từ lâu?

Theo lăng-kính của tam đầu chế [Harriman, Prescott Bush, Georgew H W Bush] vào ngày ký Hiệp định hoà bình Paris 1973, “Ba thực-thể” hiện diện tại chiến trường VN mà trên bàn hợp phải có tượng trưng 3 lá cờ: Sàigon cờ Vàng, Hà-Nội cờ Máu, và Kontum cờ Xanh Đỏ…Vann đã ỷ vào sự tín-nhiệm của TT Nixon tóm thâu tất cà B-52 (kể cả ưu tiên cho các vùng Chiến Thuật) mà trải thảm trên đầu quân BV, để đến nỗi chỉ có Địa phương quân và Nghĩa quân thôi mà cũng tiêu diệt các chiến xa BV nằm rải rác vòng đai Tỉnh Kontum. Đây là điều khó tin nhưng có thật, “Vann phải trả cho cái giá làm bể sách-lược của P.G”)

*****


Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống tuyệt vọng, không thể làm cách nào để tránh khỏi thiệt hại khi đoàn Trực-thăng trái Chuối cứ chàng ràng trước mũi súng của VC. (nhưng Vann có hiểu không các thứ quỷ nầy phải xả rác trên vùng đồng lúa nầy vì quá lỗi thời để WIB sản xuất thứ mới "ngầu" hơn). Cả hàng tháng nay, Cán bộ VC đã bỏ biết bao nhiêu công sức để thực tập bắn xuyên táo máy bay lên thẳng theo lịnh của trục KGB/CIA, và đây là cơ hội nghìn vàng tốt nhất và dễ dàng nhất để VC bắn hạ. Suốt cả các cuộc đổ quân bằng Trực thăng trong mấy tháng vừa qua, có một chuyên viên Cơ-Phi trên Trực Thăng H.21 vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một VC đang quỳ một chân trong tư thế bắn lên Trực-thăng, hắn cố nhắm cho được người Mỹ đứng ngay cửa và cứ như thế mà bắn mãi, dĩ nhiên làm sao mà trúng được vì tốc độ của Phi cơ đang bay. Khi người Cơ phi thông báo cho các Phi hành đoàn đều biết… thì tất cả đều bật lên cười rộ! Có vẽ khinh thường! Nhưng hoàn cảnh thực hành trong trận nầy thì ai nấy trong phi hành đoàn đều... thót-dái (!!) lên cần cổ! Nhưng đặc biệt là ngày hôm nay, nụ cười khinh thường ấy sẽ đổi lại bằng một sự lo âu, như tim phi hành đoàn Mỹ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi bay đổ quân ở Ấp Bắc.

Vào ngày 20/7/1962, quân đội Miền Nam đã hành quân và tịch thu được tài liệu giảng dạy của Cán bộ Cộng Sản dạy về cách bắn máy bay, tại biên giới Việt-Miên, bằng Đại liên 50 (12ly7) đồng thời sau đó không lâu, họ đổi qua thế dùng súng cá nhân để bắn phi cơ. Và đặc biệt về cách bắn hạ Trực-thăng H.21 trái Chuối thì rất dễ, vì sự to lớn quá kềnh càng, cho nên điều kiện dễ hạ nhất là khi máy bay đang lúc cất cánh cũng như lúc sắp đáp xuống; Kinh nghiệm của một sát thủ chuyên nghiệp bắn hạ H.21 cho rằng: “cứ nhắm vào một phần ba phía trước của Trực Thăng mà bắn thì tất cả đạn đều ghim vào trong đó”.

Người chỉ huy Phi hành đoàn Trực-thăng không chịu nghe lời hướng dẫn của Vann, mà tự ghim trong đầu, và quả quyết rằng: VC ở bìa rừng cây phía Nam vì nơi ấy mới vừa đụng độ, cho nên hắn tự quyết định ở phía Tây tương đối không có địch, trong khi đó ở dưới Ấp Tân Thới, thì thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 514 địa phương đang có lệnh tập trung lại, và quyết hạ cho được đoàn Chuồn Chuồn sắt đang bay nhởn nha nhởn nhơ, muốn giỡn mặt với tử thần. 10 chiếc trái Chuối rà thấp như muốn đáp gần đâu đó, quả thật không bao lâu, đoàn Trực-thăng bay thấp và hạ dần đến phía rìa cây hàng Dừa tận bờ Tây của Ấp, rồi tuần tự đáp đại xuống hai thửa ruộng ngập nước. Trong khi đó VC thừa thời gian để phối trí lực lượng và quyết tâm bắn hạ cho hết đoàn Chuồn Chuồn lạc lối, bay rà qua rà lại thêm ngứa mắt; Kết quả, tất cả chúng đều bị trúng đạn, vì thân hình quá lớn, nên khắp thân đều bị ghim dấu đạn, nhưng cũng còn bay được, duy chỉ có một chiếc H-21 sau cùng là bị quá nhiều vết đạn nên phải nằm ụ dưới ruộng như con Khủng Long bị ngã qụy trên hoang đảo (xem hình trước trang 331& 333 The New Legion, Vol-1)

Thế là hai Phi công và hai chuyên viên của Hoa-Kỳ đeo sát theo Đại đội trừ bị, lội bì bõm dưới ruộng nước. Tuy nhiên có lệnh khẩn cấp là bằng mọi giá phải đem đoàn viên Phi hành nầy ra khỏi vùng hành quân, dù rằng, họ đang được bao quanh bởi quân bạn. Thình lình trơ-trọi một chiếc H.21 quay trở lại để đón bạn, nhưng lại không cứu được ai, mà một mình chịu trận với hàng chục khẩu súng (toàn made in USA thế mới đau) nhắm vào đến đổi phải lại nằm ù tại chỗ, cách chiếc trước chưa đầy 100 thước.

Lại thêm một lệnh khẩn cấp thứ 2 truyền ra, là phải cấp cứu tất cả 2 đoàn viên Phi hành H.21 về Hậu cứ gấp.
Vị phi tuần Trưởng-trực thăng võ trang HU1.B nói trong vô tuyến, để đích thân ông sẽ đi cứu họ; Vann bảo Phi-công L.19 bay thật thấp trên đầu địch và lấy trọng tâm nơi 2 chiếc Trực Thăng bị rớt làm trung tâm bay vòng tròn. Dù rằng Vann chẳng sợ súng đạn, nhưng súng đạn của VC lại sợ Vann nên không dám bắn lên. ‘Đây là một trò chơi chiến tranh rất khôn ngoan củaVC’ để khỏi bị lộ vì Biên Hoà có oanh tạc cơ B-26; Còn đối với Hoa-kỳ lại là 1 bài học vở lòng, ở trang đầu về học thuyết chiến tranh du kích. Đó là lý do Secret Society nuôi quân để luyện tập: Vì muốn bảo vệ hoà bình thì phải chuẩn bị chiến tranh?

Vann vô cùng tức giận: “Sao họ (phi hành đoàn) lại không chịu nghe lệnh của mình?” Đúng ra, Phi hành đoàn phải tuyệt đối nghe theo lệnh của vị Tư-lệnh chiến trường, hơn nữa Vann nắm vững tình hình chiến trận, vì ông đã ngồi quan sát trên 2 chiếc L.19 thay phiên nhau bao vùng hành quân từ lúc tờ mờ sáng tới giờ lựng. Nhưng có điều hơi lạ, là Vann biết chắc vị Sĩ quan chỉ huy Phi hành đoàn sẽ không để ý gì đến huấn lệnh của ông, nhưng tại sao Vann không bàn thẳng-thắn ngăn chận hủy bỏ cuộc đổ quân, hay điều động họ đáp qua chỗ khác, mà trong phóng đồ hành quân đã ấn định? Đây cũng là một bài học đáng kể, nhưng trước sau gì thì Hoa-kỳ cũng sẽ kiện toàn lại cơ cấu chỉ huy, tại chiến trường VN, sự học hỏi về chiến thuật du kích của họ đã phải hy sinh oan uổng cho một số binh sĩ của VNCH. Đó cũng nằm trong kế hoạch về tham mưu của Nhóm Harriman để ép buộc TT Kennedy phải cho quân đội Mỹ tập trận thiệt tại thao trường thật tiễn tại Việt Nam, còn TT Diệm không chịu đem quân Mỹ vào thì còn phương cách lấy máu để giải quyết và TT Kennedy cũng phải làm thịt thôi.

Vị Sĩ quan chỉ huy của Toán Trực-thăng UH.1 đang bay vòng chung quanh trên 2 chiếc trái Chuối đã bị bắn nằm ụ dưới ruộng nước (Phi hành đoàn UH.1-A gồm có 3 người) để tìm kiếm 2 đoàn viên Trực- thăng H.21 đang lẩn quẩn dưới đó, trong khi 4 chiếc Võ trang UH-1B đang nhả đạn và hỏa tiễn theo dọc hàng cây quanh đó, để áp đảo VC, đồng thời cũng yểm trợ cho một chiếc UH-1A đáp xuống để cứu 2 Phi hành đoàn H.21. Chiếc HU.1-A của Phi đội Trưởng đang giảm máy làm vòng cận tiến xuống thấp để đáp. Khi chiếc UH.1-A toan đáp, nhưng không biết rõ địch tình, quá tin tưởng vào 4 chiếc Võ trang đang quần thảo áp đảo VC mà quên rằng bên dãy hàng Dừa và ở các bụi Tre-gai, nơi đó có vô số hầm trú ẩn được ngụy trang rất là cẩn thận chắc chắn dưới các gốc Tre bao phủ dưới đó. Lúc chiếc UH.1-A gần như ngóc đầu khựng lại để đáp thì chỉ trong vòng một phút thôi, tất cả xạ thủ của VC đều ra khỏi hầm và tập trung hỏa lực vào chiếc UH.1-A nầy, vô số đạn ghim vào Trực-thăng đến nỗi nó phải lật úp qua bên phải và nằm một đống, cách 50 thước sau 2 chiếc H.21 (xem hình 3 chiếc nằm ụ nơi trang 331, Volume-1)

Hôm nay VC đã lập được thành tích trong chiến tranh là đã bắn rơi được 4 chiếc Trực- thăng; Chiếc H.21 thứ 3 vì trúng đạn quá nặng nên trên đường về, phải đáp ép buộc xuống trên một thửa ruộng , cách đây vào khoảng 5 cây số về hướng nam, Phi hành đoàn được cứu thoát, bình an vô sự. Du kích của VC đã hồ-hởi khi nhắm vào một đoàn Trực-thăng, gồm 15 chiếc thì có 14 chiếc đã bị trúng đạn, chỉ trừ có 1 chiếc UH.1-C là đã may mắn không trúng viên nào cả! Phi-công Hoa-kỳ chắc chắn đã tởn mặt cho biết thế nào là lễ độ, không còn dám cười khinh-khỉnh khi nghe người Cơ phi thông báo cho họ biết là đã thấy một du kích, trong vị thế quỳ một chân để bắn lên Trực Thăng.

Trung Sĩ Bowers, nhún mình đứng dậy chạy phóng tới chiếc UH.1-A vừa mới bị bắn rớt, nước dưới ruộng cạn lấp xấp như kéo chân hắn lại, không cho hắn đến để tiếp cứu đồng đội. Hắn mừng thầm trong bụng, chắc Chúa đánh động hay sao mà hắn được đi chung với một Tiểu đội gan dạ và nhạy bén trong chiến đấu như vậy. Chiếc UH.1-A, nằm nghiêng một đống bên phải như một con quái vật nổi lên trên hồ nước. Trên cánh đồng ngập đầy nước giống như một cái đập được chấn ngang bằng bờ đê khá lớn, nơi đó tiếng động cơ của Phản-lực gầm thét tức tối vì bị rớt gãy văng ra khỏi buồng máy; Với cái trớn vẫn còn quay của cánh quạt chính, đang bị cong vòng, chém xuống mặt ruộng rời rạc, dẫy dụa oằn-oại như một con quái vật dẫy chết; Bowers đang lo sợ sẽ bị phát hỏa và nổ tung, vì số xăng JP-4 vẫn còn nhiều ở giữa bụng Trực-thăng. Viên Phi-công phụ, ngồi bên ghế trái, chưa hoàn hồn, hắn lui cui mò mẫm để tìm lối thoát ra ngoài, và đang lom khom chạy đến mô đất khá to gần đó để tránh đạn.

Bowers la to gọi người Phi-công phụ, nhưng nó cũng chẳng ơi hỡi trả lời mà cứ ngồi lì nơi đó như kẻ mất hồn. Hắn thấy không trông mong gì về viên Phi-công phụ nầy sẽ cùng chung phụ lực để lôi đoàn viên ra, vì còn kẹt ở trong buồng lái. Con quái vật hoàn toàn nằm bẹp lún sâu xuống ruộng, nằm nghiêng hẳn về phía trái. Cũng may cánh cửa bên phải đã gãy một phần rơi cách đó không xa mấy. Bowers cố gắng đẩy phần còn lại của cánh cửa, và mở dây nịt an-toàn, lôi mạnh viên Phi công ra, Phi công trưởng đang ở trong trạng thái thẩn thờ, ngớ ngẩn, gần như mất hồn không còn biết gì cả; Ông bị thương ở chân vì lúc rơi ngả về bên phải, nhưng cũng còn lại được chút ít trí khôn để quàng qua vai Bowers, cà nhắc đi vào mô đất cùng với viên Phi công phụ mới vừa thoát hiểm.

Bowers hấp tấp trở lại để cứu viên Cơ-phi, viên Trung-sĩ già, da đen có cái tên trên túi áo là William Deal; Tiếng máy phản lực UH-1 vẫn còn nổ gầm thét như muốn đe dọa sẽ nổ tung ra từng mảnh. Trước khi UH.1 rơi, cơ-phi Deal ngồi nai nịt cẩn thận, bắn trả lại với khẩu súng trung-liên trong tay, Bowers nghĩ rằng: chắc khi rơi xuống đất quá mạnh nên hắn bị bất tỉnh và đang ngồi ở vị thế ngồi chổng ngược, theo vị thế khung-phòng Trực-thăng bị vặn uốn cong queo, Bowers nghĩ làm cách nào lôi nó ra trước khi Trực-thăng phát hỏa. Chỉ còn một cách duy nhất là, đi từ trước ra sau; và lôi nó ra ngược lại về phía trước; Bowers đạp mạnh mớ kiếng nhựa vụn bể dở dang ở đằng trước trực-thăng, xong ông leo vào trong. Deal vẫn ngồi chổng ngược, nên Bowers cho rằng Deal bị bất tỉnh, vì lúc rơi chạm xuống đất quá mạnh. Chiếc nón bay bằng nhựa cứng và sợi dây nghe đang xoắn tréo vào cổ của Deal trong thế ngồi bị chổng ngược. Bowers gỡ sợi dây nịt an-toàn, và sợi dây dưới cằm của Deal ra và lột cái nón bay ra khỏi đầu của hắn để không còn vướng mắc khi phải kéo lê hắn ra khỏi Trực-thăng. Trong khi Bowers lột chiếc nón bay của Deal ra khỏi đầu hắn, thì lúc đó Bowers mới phát hiện ra là vì “Ông đang cố gắng hết mình để cứu một người bạn đã chết, mà không sợ trực-thăng phát hỏa!” Deal đã bị một viên đạn khắc nghiệt ghim ngay vào đầu, và chết ngay tức khắc, lổm chổm gần quanh đó có vô số vết đạn ghim thủng.

Thình lình, tiếng động cơ của phản-lực sau một thời gian gầm thét, giờ thì cũng đã tắt lịm vì đã hết nhiên liệu, (hình đầu của bài nầy, chiếc HU-iA đâm xuống ruộng nước, văng đầu transmission ra xa cách đó khoảng vài chục thước nhưng may mắn không bị phát nổ, khi Bowers vào cứu Phi hành đoàn). Dù sao đi nữa, Bowers cũng phải rán gồng mình kéo lê cái xác của Deal ra khỏi Trực-thăng. Bowers là người nhà quê, khỏe mạnh của Tiểu bang Minnesota, thói đời thường khinh rẻ chê bai người nhà quê nầy nọ, nhưng thử nghĩ có được mấy nhà trí thức, mà làm được những việc như Bowers đã làm? Bowers là người Nông dân nên gân guốc nổi lên cuồn cuộn; Thuộc thế hệ thứ 3 của dòng dõi có 2 dòng máu Đức và Do Thái, từ lowa di chuyển qua Minnesota, dòng họ Bowers xuất thân từ công nhân mỏ than ở North Dakota. Bowers cao, khoẻ, vạm vỡ hơn Vann rất nhiều; Còn Vann, chỉ cân nặng có 150 cân Anh, dạng người Mỹ như vậy là quá mảnh khảnh, nhưng cái đầu thì nặng và chứa chất lì hàng tấn.

Cơ-phi Deal, vì quá nặng, nên Bowers ì-à, ì ạch mãi mới kéo được Deal ra khỏi Trực-thăng, sức cũng đã cạn dần, nhưng Ông vẫn tiếp tục, một tay sốc nách, còn tay kia nắm chặt chiếc áo bay màu xám Army Phi hành của Deal, kéo lê người chiến hữu vắn số qua khỏi phần ruộng nuớc… đến một mô đất cao, để nhập chung với 2 Phi-công đang ngồi bệt trên đó trông như kẻ mất hồn, thình lình có tiếng nổ ì-đùng sau khi nghe tiếng rú, dường như bazooka của VC đang nhắm bắn về hướng mô đất mà Bowers và Phi hành đang cố bám để ẩn núp? Bowers tự nhủ “Sao mình đần độn đến thế, Deal đã chết rồi mà” Mình không thể cứu hắn sống lại được! Và hắn vội thả nhẹ Deal nằm xuống dưới ruộng khô mà lòng vẫn còn bị cắn rứt vì đã không tôn trọng người vắn số; Nhưng có ai nỡ trách Bowers trong hoàn cảnh phải tự bảo vệ lấy mạng sống của mình chứ, dù sao thì Deal cũng đã chết rối, Bowers đang cùng ẩn núp dưới mô đất với 2 Phi-công.

Tại Hoa-Kỳ, xuất TV đầu tiên trình chiếu cuộc chiến nóng bỏng tại Việt-Nam, và đứa con trai lên 7 tuổi của Deal, nhà ở Mays-Landing, New-Jersey, nó nhìn thấy được hình ảnh của Cha nó đang tham dự hành quân và bị tử thương. Gia đình Deal, cùng mọi người đang chăm chú theo-dõi truyền hình, khi thấy rõ chiếc Trực-thăng UH.1-A bị bắn rớt, thì thằng nhỏ 7 tuổi thét lên! “Coi kìa, Cha tôi” và nó đã òa lên khóc nghe rất thảm thiết, 6 tiếng đồng hồ sau, gia đình Deal đã nhận được một tin sét đánh, từ Ngũ-Giác-Đài báo về xác nhận Deal đã chết.

Bowers trườn đến chiếc Trực-thăng H.21 thứ 2 bị rơi cách đó không xa, hắn thấy rõ người xạ thủ của Phi hành đoàn đang nằm núp dưới nước sau bánh xe của Trực-thăng H-21, bỗng dưng tiếng rít gió của tạc đạn hỏa pháo Bazooka nổ đoành cách đó khoảng trăm thước, nhưng chỉ làm nước văng lên tung tóe, hắn hụp đầu xuống bùn trong giây lát rồi lại tiếp tục trườn đến Trực thăng. Người chỉ huy của VC điều động một Tiểu đội chạy dọc xuống hàng cây, song song hướng Bắc của các Trực-thăng bị nằm ụ, và bắn từng phát một những trái phóng lựu đến Trực-thăng, toan phá hủy để làm di tích chiến thắng, nhưng rất tiếc là tầm đạn đạo không đến được, nên chỉ phát nổ lưng chừng hoặc làm bùn nước văng lên tung tóe khi chạm nổ.

Bây giờ cảnh vật đồng quê trở lại thanh vắng lạ thường, xem ra ngay đến một trái đạn rơi gần nơi đó cũng không thấy; sự thật chẳng qua đây là lần đầu tiên họ xử dụng súng cối vì trái đạn nầy rất quý hiếm, làm gì họ có cơ hội để luyện tập! Khi Bowers vừa bò trườn tới chiếc H-21 thứ 2 thì tiếng súng hoàn toàn yên lặng đến dễ sợ, Bowers suy diễn một hồi lâu, có lẽ VC đã tìm cách rút lui vì chúng không còn hoả lực mạnh và rút lui để bảo toàn lực lượng, chúng cũng rất khôn ngoan không dại gì chịu bị một trận địa pháo hay phi cơ oanh kích. Người Binh nhất, xạ thủ trẻ đang run rẩy cố dìm thân mình xuống sâu hơn dưới nước bùn một tí nữa để tránh đạn, lấp ló đôi mắt cạnh bánh xe Trực Thăng nhìn về phía có tiếng xào xạc đang trườn tới của Bowers; trông ngoại cảnh như một con quái vật khổng lồ đang dẫm một chân nghiền nát con mồi.

Bowers la to lên như muốn trấn an người chiến hữu cùng một Tổ-quốc đang thi hành chính sách quân dịch G.I “Họ đâu cả rối”
Người lính trẻ thều thào trả lời tiếng được tiếng không: “Phi-công đã bỏ chúng tôi chạy theo Bộ Binh VN rồi!” Vừa nói nó vừa chỉ tay về hướng bờ đê bên trái, nhưng tôi không thể nào bỏ bạn tôi một mình ở nơi đây!“. Chỉ là một chiến sĩ quân-dịch G.I mà còn nêu cao tình đồng đội như vậy, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè trong lúc nguy-nan nầy, thật cảm động và đáng khen cho tình nghĩa phi hành!
Bowers ngắt lời hỏi ngay “Hắn đâu rổi!” hắn đang bị thương, tôi không thể trèo lên đem hắn xuống, vì đã nhiều lần tôi toan nhảy lên thì VC bắn vào xối xả nên tôi phải nằm xuống nước núp lại, vừa nói hắn vừa chỉ ngón tay về phía rừng Tre trước mặt. Bowers chỉ tay về phía sau lưng, nơi mô đất mà 2 Phi-công đang núp ở đó và bảo “Anh bò trườn tới mô đất ở đàng kia, núp ở đó chờ Tôi… và anh sẽ gặp Trung-úy Đai-đội trưởng và 2 người bạn anh ở nơi đó!”

Bowers uốn mình, nhanh như chớp phóng lên sàn Trực-thăng, có vài tràng đạn súng nhỏ rời rạc bay đến nhưng rơi lõm bõm xuống nước ở đàng xa, trên mặt ruộng nước tạo thành những vòng tròn, giống như vài con cá to đang trồi mình lên ăn móng. Bowers cũng lăn-cuộn tròn trên sàn nhôm, cố đến gần người thanh niên trẻ đang bị thương, hắn bàng hoàng khi nhìn thấy khung phòng Trực-thăng bị vô số mảnh đạn xé nát; Rồi không khí trở nên im lặng một cách kỳ lạ đến khó thở! VC đã bỏ ý định bắn vô ích vào một chiếc Trực-thăng đã nằm ngã quỵ bất động trên ruộng nước tự bao giờ. Cơ-phi Braman như kẻ mất hồn bàng hoàng nhìn Bowers với đôi mắt cầu cứu nơi quới nhân, nhưng trông hắn không có vẻ gì là bị thương trầm trọng. Hắn vừa mới bị trúng đạn khi anh dũng bắn trả hết băng đạn Carbine và đang nạp vào băng đạn thứ 2, khi lom khom cuối xuống thì một viên đạn xuyên qua bả vai bên phải, buộc hắn ngã bật ngữa trên sàn nhôm.

Rốt cuộc, phi hành đoàn H-21, gồm 4 người mà chả giúp gì được nhau Bowers lấy dao rọc cắt chiếc áo phi-hành dài xuống tận lưng của Braman và đang chăm chú nhìn vào tình trạng vết thương để tìm cách săn sóc. Dường như nó không có gì gọi là trầm trọng cho lắm, chiếc áo giáp thì lố nhố nhiều vết đạn của mẫu quốc chế tạo, xa ra khỏi viền áo là 1 viên đạn xuyên qua ngọt ngào dưới cánh xương bả vai để lại một lổ tròn đang rỉ máu. Mọi người lính chiến đấu ai cũng phải được trang bị một loại băng cứu thương, thế nên Bowers chụp ngay băng cứu thương nơi dây nịt của Braman, mở toạc ra úp ngay vết thương, rồi Bowers lấy cuộn băng của mình băng vào lổ sau lưng của vết thương, cuốn quanh nơi cổ và nách để giữ chặt vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Rồi thì Bowers đặt nhẹ lưng Braman xuống sàn tàu để giữ vết thương bớt rỉ máu
Bowers đang suy gẩm một hồi lâu, rồi đi đến kết luận, Braman phải ở lại trong long cabin Trực- thăng để được an toàn hơn vì ra ngoài vết thương có thể trở nên trầm trọng, dễ bị làm độc bởi nước bùn quá dơ bẩn khi thấm vào. Bowers ôn tồn giải nghĩa cho người Cơ phi trẻ tuổi và được sự gục đầu hiểu biết của Braman
Bowers lấy bình nước của mình đưa cho Braman hớp vài ngụm và nằm bên cạnh hắn giây lát để an-ủi qua những câu chuyện tâm tình tự nhiên hơn bao giờ hết, Braman cảm thấy quá gần gủi và thân mật với Bowers. Hắn tâm tình và dường như muốn nhắn nhủ điều gì với Bowers; Braman vói tay qua bên cánh tay không bị thương một cách khó khăn, lấy ra trong bóp một chiếc ảnh vợ của hắn và nói: “Gee, tôi hy vọng sẽ được trở về nước sớm để gặp lại nàng!” Với cặp mắt tin tưởng bao đảm của Bowers: “Đừng lo, anh không đến nổi gì trầm trong...chắc chắn sẽ gặp lại nàng thôi” Bowers nói tiếp cho hắn vững lòng: “Đừng lo, Chúng tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh ra khỏi chỗ nầy càng sớm càng tôt!” Và Bowers nói hắn nằm yên nơi đây chờ đợi, Bowers phải rời khỏi nơi đây để tìm cách cứu phi hành đoàn, cũng không xa lắm quanh quẩn đâu đây, hứa chắc không bỏ rơi hắn, Bowers bò trên sàn tàu đến cửa Trực-thăng, và lăn nhào xuống ruộng nước, lại thêm một tràng đạn vô ích, nổ rời rạc bay tới rơi lỏm bỏm xuống nước

Đến giờ nầy vị Trung-úy Đại đội trưởng mới có thì giờ nói được tiếng Anh khi Bowers đến gần ông; Bowers dồn dập hỏi: Tại sao Lieutenent phải cho đại đội dừng quân tại chỗ để ẩn núp bên cạnh sườn phía Nam của dãy hàng cây, chờ pháo binh bắn yểm trở với tình trạng như thế nầy thì quá nguy hiểm khi phải phân tán đại đội để tấn kích vào một mục tiêu mà mình đang ở ngoài đồng trống, trong khi VC có thế đất phòng thủ vô cùng vững chắc; vì thế toàn đại đội phải tập trung lại để chống đỡ nếu chẳng may VC điên rồ bung ra tấn công mọi hướng. Nhưng đây VC không tấn công mà chỉ để bắn sẻ vì Phi-công Trực-thăng đã thả đại đội ngay tầm đạn của địch không hay biết; chỉ có một cách duy nhất và linh động lui quân về sau xa hơn tầm đạn của VC, điều nầy lại xa rời với lệnh hành quân tấn kích chớ không phải lui binh. Hậu quả quân bạn sẽ bị thiệt hại nặng nề do Phi Công dẩn đạo chỉ huy không thèm nghe lệnh của Vann: thoạt đầu VC dùng tất cả hỏa lực để bắn Trực-thăng, sau đó họ tập trung nổ lực tiêu diệt Bộ-binh càng nhiều càng tốt, cho đến khi mặt trời lặn thì mới mon men rút lui dọc theo các mương rạch; điều dễ hiểu rút lui vào ban ngày sẽ bị tiêu diệt lần mòn trên đường rút lui, còn như cố thủ sẽ được các hầm hố đào sẳn cũng như các chướng ngại vật thiên nhiên như các gốc Tre che chở, được bảo vệ an toàn hơn qua bao thế hệ kinh nghiệm chống Nhựt và Pháp
Quả thật, đại đội nầy phải nằm đây chịu trận trong tầm bắn sẻ của VC, một số chết tốt và một số bị thương bởi những viên đạn xuyên qua từ hướng Đông, bên cánh phải bay vút đến trúng vào mông hay phần sườn dưới sau lưng, trong khi cả đại đội đều nằm sát cạnh bờ đê của ruộng nước được che phủ tương đối là khá bảo đảm. Dưới tầm nhìn từ trên không, tôi nghĩ, trong khi Đại đội đang chú trọng về vùng hàng cây trước mặt, phía trước có một con kinh tương đối ở ví trí cao hơn bờ ruộng và đó cũng là điểm thuận lợi cho tầm quan sát và điều chỉnh đạn đạo; mà quên rằng quân du kích bắn sẻ đã leo lên trên các ngọn cây dừa về cạnh sườn phía Đông để bắn sẻ từng phát một, mà quân bạn khó phát hiện từ đâu bắn tới, khiến cho phần lộ diện lú ra, được trông thấy rõ qua điểm cao của bờ đê. Toán VC nhiều nhất ở tuyến hàng cây bờ Bắc đang lên tinh thần vì họ đã khóa chân đại đội Bộ Binh đang nằm trong tầm đạn của chúng, mọi cuộc động binh của đại đội đều bị VC khống chế, Bộ-binh bị lần lượt rụng rơi qua cuộc bắn sẻ của 1 Tiểu đội của VC đang ở vị thế thượng phong là trên các đọt cây Dừa, cây Cau. Và tại sao Trung úy Đại đội trưởng phải cho lệnh nằm thật sát vào cạnh gốc bờ đê chìm sâu xuống ruộng nước để tránh đạn, và một điều vô cùng bất lợi là không có ai dám nhoi người lên lộ diện để bắn trả, hay chỉ đưa nòng súng tựa qua bờ đê bắn trả một cách như lấy lệ giữa sự chứng kiến của VC trên hàng Dừa cao nhìn xuống. Quả thật phi công Mỹ cần tập luyện chiến trận là hoàn toàn đúng trong ống kính của Permanent Government cảnh báo hành pháp Kennedy, “Muốn bảo vệ hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh là vậy đó” Chờ gì mà không đem G.I qua tập luyện chiến trận thiệt?
Cuộc chiến Ấp Bắc gây ra không biết bao nhiêu chuyện xích mích giữa TT Diệm và hành pháp Hoa-Kỳ, về cấp giữa thì có Tư-lệnh Sư-đoàn-7 với John Paul Vann, còn dưới cấp nhỏ giữa Trung-úy ĐĐT và Thượng Sỉ Bowers. Trên thực tế thì Bowers muốn liên lạc với Vann trên L.19 để điều động pháo binh cũng như phi cơ oanh kích, giãi tỏa áp lực của địch và cứu phi hành đoàn, vì Bowers tự cho rằng mình đã có khá nhiều kinh nghiệm về ‘tiền sát viên’ cho súng cối 81 ly của một đại-đội chiến thuật, nhưng Trung-úy ĐĐT vẫn không cho vì những tần số nầy phải được thường xuyên liên lạc với Thượng cấp. Cấp nhỏ với nhau thật dễ giải quyết, mặc dù Bowers viện dẫn cũng như hù rằng, pháo binh và phi cơ chiến thuật sẽ cứu họ ra khỏi chỗ nầy, nếu không chốc lát đây VC sẽ tấn công tràn ngập vào Đại đội, nhưng một lần nữa Trung-úy dứt khoát không được (người viết vẫn luôn đồng ý với Trung úy vì đây là trách nhiệm của đương sự) Dầu sao ở cấp dưới từ chối hay đối chọi với Mỹ cũng dễ dàng hơn ở cấp cao, tôi còn nhớ hồi còn làm Phi-đoàn trưởng, tôi đã từ chối không muốn nhận có Cố vấn trong Phi đoàn của tôi. Trong một buổi họp tôi có trình với Đại Tá Cố Vấn Trưởng Surrat tại Sư-Đoàn 1 K.Q, Đà-Năng: “với cấp Thiếu-tá chỉ làm Phi-đội trưởng là cao nhất, thì làm sao có kinh nghiệm để làm Cố-vấn Phi Đoàn) Tôi lập bập lỏm bỏm tiếng Anh: “Have advisor having problem, No advisor no problem” thế là từ đó trở đi phi đoàn tôi không có Cố vấn.
Vị Thiếu-úy tiền sát viên được chỉ định theo Đai đội đang theo dõi liên lạc với hậu cứ tại phi trường Tân-Hiệp, Mỷ Tho. Ông đang nằm cách đại đội khoảng 10 thước; Và cũng đang hướng dẫn tác xạ, truyền chuyển tọa độ về Trung Tâm Hỏa Lực thuộc Bộ Chỉ Huy Sư-Đoàn 7; Thỉnh thoảng những trái đạn hú trên không gian rơi xuống vào những nơi xa về hướng Bắc, trật mục tiêu gần 500 thước, tiền sát viên chủ đích bắn hơi xa, để rồi điều chỉnh kéo lần về hướng mục tiêu, như thế an toàn cho quân bạn hơn, sau khi 8 trái đạn 105 ly nỗ vang dội ngoài ruộng nước, Bowers xỏ miệng xía vào “kéo về Nam 100 thước”, thậm chí còn đòi chụp máy liên lạc, nhưng 2 sĩ quan từ tốn trả lời: “không được chúng tôi đang điều chỉnh pháo binh kéo về mục tiêu ngay dãy hàng Dừa trước mặt” Dầu sao phải thông cãm ở cấp dưới rất dễ dàng giãi quyết với nhau hơn

Hỏa lực yểm trợ hành quân bao vùng gồm có Đai bác 105 ly và súng cối nặng 4.2-inch đang trải dài theo trục lộ phía Nam của cuộc hành quân, Bowers vô cùng nóng ruột muốn liên lạc với Vann trên L.19 và với Ziegler ở Bộ chỉ huy tiền phương Tân Hiệp mà không đươc “làm sao báo cáo tình trạng của phi hành đoàn để Vann cứu họ ra khỏi vùng khói lửa đây” Chắc hắn tức muốn ói máu, nhưng đây là giá phải trả đối với một chính sách trịch thượng của chính quyền nước hắn. Tại sao những lần hành quân trước, hắn không bị một chút trở ngại nào khi mượn vô tuyến của Bộ-binh Miền Nam; Vì thế hắn đinh ninh cũng sẽ được như trước, nên không đem theo máy vô tuyến để liên lạc với những người đồng hương!
Một viên đạn vô tình đã làm trọng thương người lính mang máy truyền tin ở sau lưng, rồi thêm một viên đạn nữa trúng vào máy làm anh chúi mũi chìm xuống vũng bùn không một tiếng rên-xiết; Bỗng chốc xa về phía chân trời từ hướng Bắc, 2 chiếc khu trục AD-6 Skyraider cánh quạt đang hùng dũng bay đến, một hiện tượng cứu nguy đang làm đại-đội nầy lên tinh thần, giờ họ chỉ còn chờ đợi những quả bom chính xác tiêu diệt chúng. Tuần tự từng chiếc một nhào xuống thật thấp để thả bom napalm, nhưng lại không trúng vào mục tiêu như đã ước đoán, Phi công AD-6 lại thả phá hủy dãy nhà tranh mà hồi sáng Trực-thăng võ trang đã oanh kích xong, thay vì mục tiêu chính yếu là chỗ VC núp sau bờ đê của con kinh đào khá lớn. Sau tiếng bùng nổ ấm áp của napalm, sức nóng kinh khủng kéo dài được đôi phút làm nghẹt thở những người ảnh hưởng gần nơi đó; Làm sao VC chịu nổi sức nóng khủng khiếp như vậy; Cả đại đội bừng dậy nhìn hiệu quả của bom napalm mà tự cho rằng cơn nguy kịch đã bắt đầu trôi qua, từng cái chúi mũi thẳng đứng xuống.rồi từng chùm bom, rockets phóng hỏa vào những dãy nhà tranh trong sự hớn hở lên tinh thần cho quân bạn; nhưng thình lình 2 chiến sỉ đứng cạnh Bowers ngã lăng ra chết tốt vì những tràng đạn từ bìa rừng cây trước mặt bắn tới; mọi người lại cùng một lượt, không ai bảo ai, nằm úp mặt sâu xuống bùn để tránh đạn, báo hiệu VC vẫn bám trụ vào những công sự phòng thủ để được che chở và chờ đến đêm tối mới chịu rút lui trong êm thấm.
Bowers cố lỏ con mắt nhìn về phía rừng Dừa, nhưng chẳng thấy có dấu hiệu nào VC chịu rút lui, hoặc động binh đổi vùng, có nghĩa là VC ở lì và cho ăn-thua đủ; Hắn nói với Trung úy ĐĐT như van xin: “cho tôi mượn máy để liên lạc”, nhưng vô ích Vị Trung úy, “tôi sẽ cho khu-trục dội Bom ngay xuống hàng cây trước mặt”

Vann như một tù nhân bị nhốt chặt trên không ở ghế sau của chiếc L.19 quan sát với đầy sự kinh hoàng lẫn giận dữ cùng nỗi thất vọng chán chường, Vann đang nghĩ đến trách nhiệm cứu sống 1 Cố vấn và 3 phi hành đoàn Trực-thăng đang kẹt lại ở dưới vùng lửa đạn, dù họ có chết hay bị thương làm sao Vann biết được, nên sự bồn chồn trong dạ làm thân người của ông đã bé nhỏ càng thêm teo-tắt, xuống sắc vì trách nhiệm đang đè nặng lên ông. Trong khi từ lúc triễn khai cuộc hành quân cho đến giờ quân bạn chưa thấy mặt kẻ đối địch, mà chỉ biết được những loạt đạn từ bìa rừng Dừa trước mặt bắn tua tủa về hướng Nam vào Đại đội đang núp; và rời rạc vài viên đạn bắn sẻ từ trên ngọn cây Dừa, Cau bắn xuống vô chừng khó phân định được hướng. Suốt cả ngày hôm nay, quân bạn chỉ thấy được 1 tên du-kích chạy băng ngang hàng cây về phía bìa Nam, có lẽ tên giao liên đưa tin; và sau đó 2 tên du-kích bên kia bờ kinh đào chạy thoáng qua để đổi vị thế.
Ngay sau khi chiếc UH-1.A bị bắn rớt, Vann kẹp chiếc máy truyền tin không lớn lắm vào hai bắp vế, gọi ơi-ới trên những tầng số đã điều chỉnh sẳn để chuyền lệnh cho Đai-úy James Scanlon và Robert Mays. Scranton người Sĩ quan gương mẫu và can đảm luôn luôn thích thú với chi-đoàn M-113 hành quân ngoài mặt trận, thật ông xứng đáng là Cố vấn của Lữ đoàn thiết kỵ do Thiếu-tá Lâm-Quang-Thơ kiêm Tiểu-khu trưởng Mỹ Tho chỉ huỵ. Dù rằng làm Cố vấn cho Lữ-đoàn nhưng ông lại luôn tham dự bên cạnh Chi-đoàn của Đại-úy Lý Tòng Bá
Vann bấm máy kêu gọi: “Walrus, đây là Topper Six, gọi...trả lời” Ông ép ống nghe sát vào tai để nghe được rõ hơn, mắt dáo dác trông ngóng sự trả lời của Đai-úy Mays hoặc Scanlọn. Bỗng có âm thanh rồ rồ trong tai Vann: “Topper Six, đây Walrus, tôi nghe 5/5 trả lởi” Vann hiểu ngay tiếng nói của Scanlon (Walrus là danh-hiệu của Cố-vấn Mỹ đi trên M-113) Hắn tiếp tục với giọng nói run rẩy như linh tính, chờ một tin xấu sắp được Vann cho biết. Trong hơi thở nóng hổi dồn dập, Vann trả lời: “Walrus đây Topper Six, Tôi cho anh biết, tôi đã được 3 lần báo cáo rằng: 3 chiếc Trực-thăng bị bắn rớt tại vùng hành quân cùng với 1 đại đội đang bị sa lầy trong tầm đạn của VC, ở tọa độ X.S 309539, tôi lập lại X.S 309539, Walrus nhận rõ chưa trả lởi” Khi biết chắc rằng Scanlon nhận được, Vann tiếp tục: “Nói với người chỉ huy M.113 (đại-úy Bá) điều động tất cả con Cua chạy thẳng về đó, và phải cho Ông ấy biết rằng, đây là trường hợp vô cùng khẩn cấp”
Scanlon mau mắn trả lời “Topper Six, Walrus đã nhận rõ… hết” Đồng thời Vann cũng đáp lại “Topper Six...hiểu…chấm dứt,” liền sau đó Vann ra lệnh cho Phi cơ L.19 bay xuống thấp về chỗ 3 chiếc Trực-thăng bị rớt, ông cũng thấy được Ðại đội đang dàn ngang sau con kinh đào, nhưng không có ý định toan tính tiến về phía hàng cây phía Tây của Ấp Bắc, vùng vừa bị đạn và bom napalm đốt cháy sạch. Người chỉ huy VC ra lệnh rán cố gắng hạ cho được chiếc Phi-cơ quan sát L-19 để cho có đủ loại Phi cơ hòng khoe với thế giới. Mỗi lần L.19 bay sà ngang, VC đợi vừa lướt qua là nổ súng vói ngay phía sau đuôi, như thế Phi công không biết chúng ở đâu, nhưng nhờ vào những viên đạn lửa nên Phi-công cũng biết để cố tránh. Người Phi-công Hoa-kỳ lái chiếc L.19 cũng rất gan dạ, ông sà xuống hơn chục lần trên đầu quân bạn để nắm vững tinh thần cũng như 3 phi hành đoàn Trực thăng đang chờ cấp cứu, nhưng mỗi lần sà xuống như vậy đều khác hướng. Dĩ nhiên tốc độ phải gia tăng để tránh né tránh tầm đạn của địch, chiếc L.19 nhào qua nhào lại không biết bao nhiêu lần mà không trúng dù chỉ một viên đạn, có lẽ L.19 quá nhỏ?
Khi chiếc L.19 lấy cao độ, thì Vann nghe được trong vô tuyến tiếng của Scanlon:
“Topper Six, tôi có vấn đề trở ngại, người chỉ huy M113 không chịu điều động mấy con Cua đến vùng hành quân” (Đại-úy Lý Tòng Bá)
Vann sau một hồi chưởi thề tùm lum, ông tiếp “Họ có biết đây là trường hợp khẩn cấp không, nếu trái lệnh sẽ bị ra toà án quân sự” Scanlon đáp ngay: “Topper Six, tôi đã mô tả tình trạng khẩn cấp y như Topper Six đã nói, nhưng họ đáp lại vắn tắt có vài chữ: “Tôi không được quyền nhận lệnh của người Mỹ!” (Thiếu tá Thơ ra lệnh cho Ðại-úy Lý Tòng Bá theo chỉ thị của TT Diệm? Trận chiến nầy "nữa nạc nữa mở" thiếu phối hợp nên thất bại là đúng)
Vann đáp lai: “Tôi sẽ liên lạc Walrus sau”, rồi đổi qua tần số của Ziegler tại Tăng-lều chỉ huy ngay phi trường Tân-Hiêp. Ra lệnh cho Ziegler phải mau gặp Đai-tá Đạm ra lệnh cho Đai-úy Bá đem các con Cua vào vùng hành quân gấp, tình trạng nầy không thể chậm trể được. Nhưng trên thực tế nhờ có máy móc theo-dõi, nên nơi Tăng lều chỉ huy tại Tân Hiệp, tôi đang túc trực hành quân nên được biết mọi việc vừa xãy ra; Vài phút sau, Zeigler trả lời cho Vann biết rằng, Đai Tá Đạm đã đồng ý và đang ra lệnh bằng hệ thống truyền tin của Sư-Đoàn
Chiếc L.19 của Vann đang bay vòng chờ trên 1000 bộ thuộc vùng Ấp Bắc, không ngoài mục đích đánh dấu nơi vùng đang hành quân, tuy nhiên sau một hồi, Vann lại ra lệnh cho Phi-công bay đến 13 chiếc M.113 đang chuẩn bị tiến đến vùng hành quân, liền tức khắc, Vann đổi qua tần số gọi Scanlon, chú trọng đến đám khói trắng những nhà lá vừa bị Trực-thăng võ trang bắn cháy, cứ theo đám khói trắng đục đó mà nhào tới. Chắc giờ nầy Đại-úy Bá đã nhận được lệnh của Sư-Đoàn rồi thì phải! Mau mau chạy nhanh về mục tiêu, Scanlon có trách nhiệm thúc dục người bạn của mình lời cảnh báo của Vann
Ngay sau khi nhận được lệnh, Đai-úy Bá cho Thiết đoàn chạy thẳng đến Áp Bắc, nhưng gặp trở ngại trước mặt là con kinh với bờ đê quá cao, dòng suối hơi sâu và con sông uốn khúc, đó là những chướng ngại vật chính mà những con Cua phải vượt quạ; M.113 có thể lội qua sông không khó lắm, nhưng những mắc xích có thể bị trượt qua trên những vùng đất bùn mềm nhuyễn trước khi lội qua bờ kinh bên kia, lại thêm một lần nữa phải lên một dốc đứng, với sức nặng 10 tấn í-ạch có thể bị lật úp (vì sự cố-ý không trang bị và tháo gở ra khỏi hệ thống lội sình, cũng như bức chống đạn trên M-113) Rồi một Đại đội tùng thiết phải nhảy xuống chặt những bụi cây, thân cây lót xuống vũng sình; tuần tự từng chiếc một chạy qua, sau cùng là một chiếc M.113 phải kéo theo sau một chiếc mắc dịch bị hư, để cuối cùng tất cả 13 con Cua đã qua được bên nầy con kinh; nhưng đã giết thời gian hơn 1 tiếng đồng hồ (đây là ý đồ của P.G muốn cố tạo ra sự trì trệ để kích thích phía Việt Cộng lên tinh thần chiến đấu tự tồn để kéo dài chiến tranh, còn phía chính phủ Saigòn cần phải nhờ vào sự giúp đở của đơn vị tác chiến Mỹ sẽ nhảy vào vòng chiến trong tương lai, trong khi xa lộ Harriman (đường mòn Hồ) CSBV đang chuyển vào Nam lên đến cấp Trung-đoàn hoàn chỉnh)
Đại-úy Bá có lý do để thối thác cũng như không tán thành về sự hấp tấp can thiệp của Chi-đoàn M-113 của ông vào trận chiến, vì nhiều trở ngại do chướng ngại vật gây ra, mà trong khi đó cũng có 1 Đại đội, sao không xử dụng, 1 đại đội có sẳn gần nơi chiến trận, và sau đó Đại đội thứ 2 và 3 lại đáp gần vào mục tiêu hơn vì đã trể quá 2 tiếng rưởi sau. Sao không xử dụng 3 đại đội nầy để ứng phó mà phải hấp tấp thiếu chuẩn bị xử dụng chỉ 1 Đại đội Tùng thiết nẩy; Scanlon vô cùng ngạc nhiên khi tìm hiểu sự thối thác tiêu cực của Bá, ghi sâu vào tâm tưởng người Mỹ rằng Sĩ quan VN quá cẩn thận nếu không muốn nói là Thỏ đế!? Lý Tòng Bá và Scanlon là 2 chiến hữu cùng cấp bậc cùng tuổi tác (Bá nhỏ hơn Scanlon 10 tháng) họ chiến đấu vì chung một lý tưởng chống Cộng, nhưng họ lại đối chọi với nhau trên quan điểm chiến thuật. Nhưng về quá trình chiến đấu thì Scanlon không xứng đáng là học trò của Bá; Hồi thời Pháp thuộc, Bá đã từng nắm giữ chỉ huy Chi-đoàn xe bọc thép, tốt nghiệp trường Thiết giáp nỗi tiếng của Pháp, Saumur nằm trong thung-lủng của dòng sông Loire; rồi thì vào những năm 1957-1958, Bá lại tốt nghiệp trường Thiết Giáp ở Mỹ ở Fort-Knox, Kentuckỵ
Scanlon lại càng ngạc nhiên hơn bởi ví chưa bao giờ Bá do dự khi thi hành những cuộc hành quân có VC trước mặt, Bá không những không do dự mà tiến thẳng đến mục tiêu không cần đo lường sức địch; nhưng lần nầy là một điều rất lạ có lẻ đả có lệnh của TT Diệm, mà Scanlon phải đặt nhiều câu hỏi. Chiếc M113 được xem như là vô địch với hỏa lực cũng như sự di động trên mọi thế đất tương đối linh hoạt đưa địch quân vào vị thế bị động; nếu VC có đại bác không giựt 57 ly thì mới là mối đe dọa, nhưng làm sao chịu nổi hỏa lực của Đại liên 50 (12,7 ly) có tầm đạn đạo khá xa, trước khi đạn Đại bác ở trong phạm vi tầm tác xạ hữu hiệu, thêm vào đó súng phun lửa là một lý do sợ hãi của đối phương; trong Thiết-giáp xa còn có 1 Tiểu đội Tùng thiết với trang bị hỏa lực khá mạnh bằng những trung liên Bars và đại liên M.30. Bá luôn luôn tự hào là chi-đoàn M113 là sức mạnh vô địch khống chế VC dù bất cứ thế ở đất nào, như ngày 18/September/1962 vừa qua, Bá đã chứng minh đơn-vị ông đã tiêu diệt khá nhiều và bắt sống vô số VC trội hơn cả đơn vị nào trong Sư-Đoàn 7
Vậy thì đâu có gì mà Scanlon khó hiểu, người lính VNCH không muốn người Mỹ chỉ huy và điều động đơn vị của đất nước mình, không muốn trở thành một công cụ bù nhìn, chỉ đơn giản có thế thôi, sự thiếu phối hợp là do bất đồng quan điểm trong cuộc chiến đấu chống Cộng. Vì thế, dựa vào chỗ đứng chính trị, Bá thẳng thừng tuyên bố ra mặt không muốn đến và hãy để cho Bộ binh hiện diện can thiệp trực tiếp vào chiến trận.
Đích thân Bá và Mays bỏ chân xuống đi bộ đến bờ đê thứ hai mới phát hiện bên ấy dốc bờ đê khá cao có thể M.113 khó vượt qua đươc; Nơi đây, hai ông dự trù phải tốn ít nhất là 2 tiếng đồng hồ mới lội qua được bờ đê, Bá dựa vào thế đất như vậy với mưu toan trì hoản để chờ lệnh trên điều động Tiểu đoàn Bộ-binh đến can thiệp, như vậy còn mau hơn. Trong khi đó Scanlon và Mays kêu gọi bản năng cứu người, để mong Bá mau chóng đem quân đến giải cứu Phi hành đoàn và 1 Đại đội bị H-21 thả vào tử địa, có thể bị VC tràn ngập vào bắt sống hoặc tiêu diệt trọn gói. Trong khi đó ở trên không, Vann vòng tròn sốt ruột hối thúc cả 3 người, như muốn dùng gậy chỉ huy gõ lên đầu Scanlon và Mays bảo áp lực Bá mau mau di chuyển đến trận tuyến
Bá tiếng Anh khá vững nên ông đã thấu hiểu hết mọi chuyện đối thoại giữa Scanlon và Vann qua ống loa của máy phát tuyến và khi cần trả lời, Scanlon cứ việc bấm nút là phát thanh được ngạy; Cả 3 đều có thể đo lường được sức giận dữ của Vann đến chừng mực nào qua những lời nói hằn học gằn từng tiếng Vann quở trách:
“Tôi đã nói với mấy người nhiều lần mà mấy người làm ăn chả ra cái quái gì!”
Vann tiếp: “Tại sao mấy người không đá đít cái con Chó đẻ đó tiến tới…Cái con Chó đẻ đó đã nhận được lệnh của cấp trên rồi…thì còn chờ đợi gì nữa” Bá tức giận nhưng cố dằn ...
Scanlon bèn cằn nhằn cố chạm vào máu anh hùng của Bá, nên nói khích:
“Bá! Anh sợ VC ở đàng kia hay sao mà không chịu tiến tới”
Bá bực dọc trả lời: “sức mấy mà sợ chúng!”
Scanlon: “vậy tại sao anh không cho tiến quân!”
Bá đang ôn-tồn trả lời: “Tôi đang tìm một con đường khác, tương đối dễ vượt qua hơn là ngồi đây để bàn cải 2 con kinh xếp hàng trước mặt!”

Cái mũi của Vann dán kín vào cạnh máy truyền tin, cất cao giọng:
“Chúa ơi! Như vầy là không thể nào tha thứ được! Cái thằng khốn nạn đó (Đại úy Bá) nó có đại liên 50 mà sợ hãi một nhúm VC với súng nhỏ! Bộ thằng nầy dở chứng sao mà kỳ lạ vậy, tôi sẽ nói cấp trên bỏ tù nó”

Với một giọng trầm buồn như hối tiếc, Scanlon đáp lại: “Topper Six, chúng tôi đang tìm mọi cách, cố gắng hết mình!”
Vann vẫn còn cái giọng nói khó chịu: “Walrus…các anh cố gắng cái con mẹ gì mà dở như cức! đây là trường hợp vô cùng khẩn cấp, quân bạn đang nằm trong tầm đạn của đich, tôi muốn anh bằng mọi cách phải đá đít cái thằng Chó đẻ đó để buộc nó mau mau tiến tới…anh có làm được điều đó không?”

Scanlon rất lấy làm ngạc nhiên, ít thấy Vann bực bội nóng nãy như vậy, mà hôm nay văng tục nhiều quá; Hắn có thể hình dung được một tù nhân bị nhốt chặt sau ghế lái của chiếc L.19, đang nghiến răng giận dữ mà lại kêu Chúa ỏm tỏi, gương mặt đỏ ngầu như… người say rượu, máu tụ xuống nơi cổ,…như bị rám nắng mặt trời từ tờ mờ sáng cho đến giờ, …như con Gà đang hăng-xung đá độ, sừng sỏ, những sợi giây gân quanh cổ đang nỗi phồng lên vì điên tiết. Còn Scanlon, con người đầm tính, nhưng trước hoàn cảnh nầy, hắn không nghĩ rằng, Vann dồn vào tội lỗi nơi hắn và Mays, Vann nỗi nóng là có lý do riêng của ông mà không thể kềm hảm được: “Lính Việt đâu có bao giờ nhận chịu sự chỉ huy của người Mỹ, mà người Mỹ thì biết con mẹ gì là chiến tranh du-kích!” Tinh-thần thiếu phối hợp là yếu tố chính của sự thất trận (P.G muốn có rắc rối về phối hợp chỉ huy để hành pháp Kennedy phải cho G.I tập trận tại VN và tái tổ chức quân đội phải ứng xử mọi tình huống chiến tranh du kích)
Về cá nhân của Đại úy Bá, thì ông xem 2 ông Cố vấn nầy chẳng ra cái thá gì, nhưng vì lịch sự ông ôn tồn hợp tác và chính 2 người Mỹ nầy cũng đồng quan điểm với Bá là điều động Bộ-binh có mặt ngay trận tuyến đã nhanh hơn và không bị chậm trệ. Bởi lẽ dễ hiểu là Vann không phải là Sĩ quan Thiết giáp nên chẳng hiểu tý gì về Xe bọc thép M.113; Làm sao M.113 di chuyển đều đặn và đúng giờ đến mục tiêu, khi phải vượt qua biết bao nhiêu con kinh đào khá lớn, mà từ đây đến Ấp Bắc vẫn còn phải qua nhiều kinh đào như vậy. Nhưng khổ nổi, Vann đã không hiểu tí gì về Thiết giáp mà khi giận thì mất khôn càng chả hiểu gì cả; Scanlon, mong Chúa đánh động cho Vann đủ sáng suốt để dùng phương tiện cấp cứu khác nhanh hơn như đúng nghĩa chữ cấp cứu, chớ vẫn duy trì ý định như thế nầy, thì sự thất bại thảm hại sẽ phải xãy ra. Nhưng tất cả sự lủng củng nầy đều nằm trong vị thế đã tính toán của Nhóm học giả hầu buộc hành pháp phải đem quân đội Mỹ qua Việt Nam thực tập; Cho nên có một điều ngộ nghĩnh, ở cách đó gần nữa vòng trái đất, có một bộ Óc và con mắt tinh vi, siêu-đẳng đang nhìn biết được những hiện tượng trên sắc mặt điên-dại của một tù nhân [Vann] bị nhốt ở ghế sau trên L.19 như thế nào! Nên chỉ mỉm cười, gât gù tự đắc, vì đây là mưu-kế chính họ đã sách động dựng lên; Chỉ hai chữ ’Cố-vấn’mà Siêu-Chánh Phủ đã chủ trương thai nghén từ lâu vì mục tiêu quyền lợi riêng tư. Họ thừa hiểu rằng người thi hành chính sách qua trách nhiệm “Cố-vấn”sẽ hoàn toàn thất bại vì lẻ: thứ nhất, chưa hiểu gì là chiến tranh du kích; thứ hai, với chức vụ Trung-tá, chỉ cao lắm là nắm giữ Tiểu đoàn và chưa bao giờ chỉ huy Trung-đoàn thì làm sao đủ tài Cố vấn Sư-doàn, mà đây là chức vụ Tư lệnh chiến trường đòi hỏi có tài thao lược điều họp liên quân, gồm Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Không-quân .. Họ cũng dư biết Vann, chỉ có khả năng lái M.113 chớ không tài nào vác nổi chiếc M.113 lên vai, như vậy là để con Trâu trước cái cày với chủ đích của P.G? Nhưng đây không phải là chính sách trịch thượng mà họ cố tình tạo dựng một “quái-thai cần thiết”cho nhóm Bác sĩ và Y-tá (tập đoàn công-ty) có cơ hội khai triển tài năng, nhưng không cho dụng cụ dao-kéo để giải phẩu. Sự bại trận của Vann, dĩ nhiên trên phương-diện quân sự, phải bay chức hay giải ngũ… nhưng đây lại thêm một điều rất ngộ nghĩnh là Vann lại lên chức một Tướng lảnh Dân-sự ba sao theo sự ban thưởng của Secret Society/Skull and Bones 322, "thua chiến thuật thắng chiến lược" (xem hình trang 330, Volume-1, The New Legion)


KQ: Trương Văn Vinh

vinhtruong
04-11-2013, 03:05 PM
Trên you tube

(1) Tôi nhìn Ðồi-31 thất thủ - Hưng Việt
hungvietsite.org/blog/2010/11/04/toi-nhin-ðồi-31-thất-thủ
Tôi nhìn Ðồi-31 thất thủ. Tác giả/Nhân vật: Trương Văn Vinh |04-11-2010| 673 lần xem ... đã bị hạ trên Đồi 31, ...

(2) Tôi nhìn Ðồi-31 thất thủ - Trương Văn Vinh - ÁI TỬ ...
forum4.aimoo.com/aitubinhdien/QU-N-L-C-VNCH/T-i-nh-n-i-31-th-t-th...
Tôi nhìn Ðồi-31 thất thủ ... đã bị hạ trên Đồi 31, họ là những Phi hành đoàn tài ba và gan dạ nhất của Không-quân VN, ...

(3) Tôi nhìn đồi 31 thất thủ - Trang Chính
batkhuat.net/tl-doi31-thatthu.htm
Truong Bo Binh Thu Duc ... Tôi nhìn đồi 31 thất thủ. Ðêm 26, February 1971 … qua chưa mà trời sao lại sáng – trong đôi mắt nhắm nghiền ...

****
Tôi nhìn đồi 31 thất thủ

Ðêm 26, February 1971 … qua chưa mà trời sao lại sáng – trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi suy-tư cho số phận của 2 đoàn viên H-34 đang bị kẹt trong Ðồi-31 không biết sống chết như thế nào, Tôi bỗng giựt mình choàng mở to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn quấy rối (neutralization) gì đó cho quân bạn của Mỹ, tiếng cũa đạn đại bác175ly Long Tom không chát chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng thêm ác liệt. Giữa tờ mờ sáng trong sương mù, 42 khẩu đại bác nầy ở đây, Mỹ yểm trợ cho ai! ? Ðồi-31 đã bị quân BV tràn ngập vào chiều hôm qua, làm sao họ hiểu nổi cái nhóm “phản chiến và phản tình báo đã cho Tướng Giáp biết mọi chi tiết của cuộc hành quân, vì Tướng Giáp là một thành viên OSS kết nạp 1945 tại mật khu Pat-Pó, [hình giải mật của Allan Squiers, trong khi Cụ Hồ mặc quần xà-lỏn dơ 2 cái ống quyển xương xỏ teo ngắt, lúc nầy Võ Nguyên Giáp đang ở trong rừng là Trung đội trưởng Võ trang tuyên truyền, nhưng cũng phải mặc áo trắng thắt cà vạt đàng hoàng để mừng lễ được gia nhập OSS 1945 qua sự kết nạp của Ðiệp-viên số 19 Lucius và Hạ-sĩ quan Huấn Luyện viên OSS]
Bạn có thể vào you tube click và xem 4 cái trò khỉ "Secret Society" đâm sau lưng VNCH

4= Videos of john kerry help vo nguyen giap bing.com/videos

- (1-6) Indo-China Battle (1945-197… YouTube Click to view 10:00

- (4-6) Indo-China Battle - North Vi… YouTube Click to view 10:00

- (3-6) Indo-China Battle, North Vie… YouTube Click to view 8:23

- (6-6) Indo-China Battle(1945-197… YouTube


Trung đoàn trưởng 24B/Sư-đoàn 304BV đã áp lực Ðại tá Thọ thông báo về Khe Sanh là Ðồi-31 đã rơi vào tay quân đội BV, lúc 16 giờ 05 phút, ngày 25 February theo như đồng hồ của tôi: Mấy ngày qua, 2 chiếc H.34 của Phi-đoàn 219, đã bị hạ trên Đồi 31, họ là những Phi hành đoàn tài ba và gan dạ nhất của Không-quân VN, khi phải nói đến Phi-hành-đoàn Queen-Bee thì người Mỹ phải nghiêng mình khâm phục, Trung-úy Khôi, rước Toán Delta bị 88 lỗ đạn, nhưng vẫn đem cả Toán SOG về được, phải tranh giành Toán từ trong tay địch, Trung-úy Hùng “râu-kẽm”cũng 66 lỗ, nhưng cũng tha mồi về được…Những Toán viên Biệt-kích Mỹ SOG được cứu sống không bao giờ quên được Phi-hành-đoàn Queen-Bee đã cứu họ. Lời Thiếu-Tá Ban-3/SOG, Scotty Crerar: “Neither impossible ground fire nor unflyable-weather stopped Cowboy and Mutachio; dozen of SOG men survived purely because “can’t” was not in these Queenbee-pilots .vocabularies they were absolutely fearless!

Trưa ngày 23 February, tôi sắp đến tọa độ hành quân cách Đồi-31 chừng vài cây số ở hướng Đông Nam và cũng đang nóng lòng hướng dẫn cho hai đại đội Trinh-sát thuộc Tiểu-đoàn-8 Dù di chuyển tiếp cứu Đồi-31, được bắt tay với một Lực-lượng của Tiểu đoàn-3 Dù đang trấn đóng trên đỉnh Ðồi-31 từ phía Nam. Hai đại đội Dù đang dung rủi cặp theo giòng suối giữa đường thông thủy, tôi và Trung úy Lưu phải bay trên đầu Dù bằng những vòng lượn tròn quẹo gắt, thỉnh thoảng phải bắn chụp vào những bụi Tre khả nghi trước mặt để cho Dù tiến lên. Trên cao xa về hai đầu cánh quạt hai bên tôi đã khám phá ra những bụi cát đỏ tung toé từ những hầm miệng ếch trên sườn đồi giả xuống, nhưng chúng tôi cương quyết vẫn giữ ở trên đầu Dù, và chịu chấp nhận cùng chung với Dù những cột khói dựng đứng của đạn pháo BV bắn xuống để yểm trợ cho trung đoàn 24B thuộc Sư đoàn 308 và bên kia là một trung đoàn 27 cơ động.

Chúng âm mưu lấy thịt đè người, còn như chiến xa T-54 có PT-76 yểm trợ thì chàng ràng lên xuống bọc hai bên sườn đồi trọc. Chúng không thể nào bịt mắt chúng tôi bằng để lại phía sau hai hàng song song với đất đỏ còn tươi rói; Nếu như tôi không có lệnh yểm trợ cho Dù thì cũng phải cùng chúng tranh tài cao thấp xem những xạ thủ trên PT-76 có dám chường mặt chạm trán với Minigun hay không, chúng đang núp phục kích trên đường 92, vây bọc hai bên vệ đường nơi khúc cong đáng sợ, nằm im-lìm trong bụi Tre che khuất. Thình lình FAC/OV-10 Bronco có tiếng người Việt hối giục chúng tôi phải rời vùng tức khắc để cho 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn 8 Dù, Chúng tôi về lại trên đầu Tiểu đoàn-1 Dù trên vùng A-Luối, nhìn lại phía sau từng tràng các đám khói dựng đứng lên như nấm rơm đang trổ nụ.

Tôi lại nghe tiếng người Việt cho biết chúng tôi không được rời A-Luối vì 5 phút nữa B-52 Arc-Light sẽ trải thảm để tiêu diệt 2 trung đoàn BV đang toan tấn công hai đại đội Trinh Sát TÐ/8 Dù. Nửa giờ sau, tôi trở lại yểm trợ cho 2 Ðại đội Trinh Sát Dù, thì mới phát hiện được B-52 trải thảm quá chính xác hai bên sườn núi cách quân Dù vào khoảng 300 thước; Chúng chết lền khên chụm lại từng đống người, thân thể bầm nát, thật đáng tội nghiệp cho số kiếp sanh Bắc tử Nam.

Sương lam chiều không đủ sức che đậy không gian, đó đây khói Bom đạn vẫn còn luyến tiếc núi rừng, đâu đâu cũng toàn là màu khói ám chướng mờ ảo. Tôi không dại gì bay trong những cụm bông gòn của phòng không 37 và 57 ly nổ lưng trời đang rượt theo những phi cơ chiến thuật, mà cũng không phải thế ‘độn-thổ’ mà nên gọi là ‘độn-rừng’ chăng? không phải vậy mà là “ngụy âm thanh” làm cho địch thủ không biết chúng tôi từ đâu đến bằng xa xa âm thanh lớn dần của cánh quạt điên cuồng chém gió, rồi trận mưa đạn gầm thét khiếp đảm đương nhiên tự động địch phải kiếm chỗ núp khi chúng tôi bay áp đảo trên đầu chúng, dựa vào ưu điểm cường tập của các hung thần xạ-thủ có tẩm trực xạ áp-đảo trải rộng từ trước ra sau khác hẳn phi cơ tiềm-kích kể cả trực thăng Cobra.

Dù rằng nơi đây mùi cháy khét của cây rừng không át nổi mùi sình thối của xác chết; “đây quả thật là một bầu trời đầy kinh hoàng” Nhìn về hướng Đồi-31, nơi mà trước đó vài ngày, 2 chiếc H.34 đang uốn mình sà xuống như con Đại-bàng đớp mồi: Chiếc đầu tiên của Trung-úy Giang tuông xuống như chiếc lá trong cơn gió lốc và chiếc của Trung-úy Bửu xuất hiện bất thần, sau khi rà xát rạt trên các ngọn cây giữa trận địa pháo của BV đã điều chỉnh rất chính xác, đáng sợ nhứt là súng cối 120ly; CSBV chỉ giã vào ngay khi nghe tiếng máy nổ của trực thăng vào Căn-cừ Hỏa-lực; Dù rằng phi công Queenbee có tài ba trong mọi chiêu thức để đáp nhưng khi chui vào lưới tạc đạn dầy dặt như thế nầy thì chỉ như là những con thiêu thân mà thôi.

Thử hỏi đoàn viên Kingstar-4 của TPC Thiếu Phúc có dám nhảy phóc lên chiếc thứ 2 của Trung úy Ðạt đang đáp chờ đoàn viên bị nạn. Bụi mảnh đạn như thế nào chắc đoàn viên 4 người nầy đều am hiểu và chỉ trong nháy mắt anh xạ thủ chiếc 2 trúng mảnh đạn ngay. Dỉ nhiên ngươì không dự trận thì thật khó mà tin!? Là chứng nhân trong cơn bảo lửa, đích thân Trung úy Bửu, chiếc Lead ra lệnh chiếc thứ 2 của Trung-úy Yên … “đừng xuống!”: Queenbee dù thần thánh đến đâu nhưng khi phi cơ gần đến mặt đất sẽ bị các mảnh tạc đạn chạm-nổ vung-rải vào cơ phận cánh quạt đuôi làm cho phi cơ mất phương hướng điều khiển và sẽ bị vùi dập xuống mặt đất khi chưa toan đáp xuống bãi đáp (undershoot) Trường hợp Tr/úy Giang, phi cơ gãy đuôi vì trúng mảnh đạn phát hỏa nơi phần xăng ít ỏi còn lại của 2 bình xăng giữa và sau, đã hết trống từ lâu và chiếc của Trung úy Bửu thì bị các mảnh đạn chạm nổ xoáy rải vào làm tê liệt bộ phận điều khiển của cánh quạt đuôi buộc rơi xuống tại chỗ, trong vị thế counter-clockwise, với cường độ trận địa pháo cùng cả ngàn tạc-đạn như mưa rải xuống các căn cứ hỏa lực nầy thì chẳng bao lâu các chiếc trực thăng nầy đều lại trúng đạn thêm một lần nữa và phát hỏa hủy diệt, để lại bằng các cột khói đen xì lên cao ngất trời như chiếc của Tr/úy Ðạt và Thiếu Phúc ở Căn Cứ Hồng Hà-2 và ở Ðồi-31 của Trung úy Giang, và Ðồi-30 là của Thiếu úy Lộc. Bạn có thể tưởng tượng con kiến nơi đây cũng phải chết, còn Mìn Claymore cho L/Ð/1Dù trực thăng vừa thả xuống là trúng đạn nổ tan tành như xác pháo ngay. Ðiều nầy các chiến sĩ văn phòng chắc khó tin!?

Lúc nầy, cả Căn-cứ 31 đang quằn mình chịu những loạt trận địa pháo; dù rằng Tiểu đoàn-6 Dù đã được trực thăng vận xuống Tây Bắc của Ðồi-31, nhưng lại bị đụng trận dữ-dội, rồi bị một trận địa pháo khiếp đảm, coi như TÐ/6 bị bể, 28 chết, 49 bi thương, và 23 mất tích; Trung-úy Châu yểm trợ quyết liệt đã chận đứng nhiều đợt xung phong của trung đoàn-9, vẫn luôn giữ cao độ trên đầu quân Dù và chỉ chấp nhận AK-47 qua những đợt xung phong biển người của trung đoàn-9/308. Quả thật Trung úy Châu đã bị các AK-47 chụm lại bắn thẳng xuyên qua Burble vào Chicken-plate mảnh dội văng vào cổ, bắp tay máu ra lênh láng, chúng tôi bỏ Ðại đội trinh sát qua yểm trợ TÐ-6. Tôi ra lệnh chiếc Wing hướng dẫn Medivac Trung úy Châu về Khe Sanh liền: “Trời ơi cuộc chiến mới có hơn 2 tuần mà sự thiệt hại quá sức tưởng tượng của tôi".

Hai đoàn viên UH1-H bị bắn tan xác trên không, dưới Ðồi-31 cũng 2 đoàn viên đang kẹt ở dưới không biết sống chết như thế nào …rồi Trung úy Châu một Top Gun lỗi lạc của Phi Ðoàn 213, Tôi như con chó điên, thề phải chết trước khi con em mình phải gục ngã thêm để bảo vệ an toàn cho toà Lâu-đài LÐ51TC. Qua lời nguyền nầy, Tôi bắt đầu điên tiết tự đưa tôi vào những chuyến bay oanh kích liều lĩnh, quá đáng, đôi khi có thể nói vượt ra khỏi kỷ cương của cấp lãnh đạo. Từ đây trở đi những viên đạn 7ly62 của xạ thủ phải xuyên phá vào mục tiêu không quá 75 thước trên đầu địch, có nghĩa là trục-tiến-sát “độn-rừng.” Tôi không cho phép bắn xuống như phi cơ vận tải hay Cobra mà là sát thủ như đã bắn tàn sát trên chiếc tàu cận duyên ở Mỹ Thủy, Hương Ðiền, Quảng Trị, với tham vọng sẽ không còn phi hành đoàn nào lâm nạn [xin chờ xem giấc mơ ở đoạn kết]

Ðịa thế nơi đây, phản tình báo Mỹ [WIB] đã cho Tướng Giáp biết trước lúc tháng 10, 1970 và cũng là ngày thành lập Quân đoàn 70B, và Trung đoàn 24B nầy là giữ an ninh hậu cần cho Ðoàn 559 tại đây và cũng là thổ địa tai mắt dẫn đường cho các sư đoàn 304, 308, và 320 cùng Trung-đoàn chiến xa 202 nữa. Chúng tôi yểm trợ hỏa lực hết mình để mong TÐ/8 ở đông nam từ A-Luối tiến lên và TÐ/6 ở tây bắc mau mau tiếp cứu Ðồi-31, nhưng hoàn toàn thất vọng, vì các trung đoàn BV đang chiếm các cao điểm quen thuộc để không chế hai T/Ðoàn Dù tiếp cứu đang còn xa lạ với địa hình.

Còn trung đoàn 9 và 66 mới vượt từ bắc DMZ ngày 9 February qua đây, sau khi biết chắc QLVNCH không Bắc-tiến mà thực sự qua Lào. Ngày 23 February đặc công BV đã đột nhập vào phòng tuyến hướng Tây, nhưng Tiểu đoàn-3 Dù đã tiêu diệt ngay vòng rào 15 tên chết tại chỗ. Từ lúc chiếc H-34 của Trung úy Giang bị bắn hạ trên đồi nầy đến nay không có chuyến tiếp tế và tải thương nào vào đây cấp cứu cả

Giờ phút nguy-biến đã điểm: từ 11 giờ ngày 25 February, một trận địa pháo rất chính xác, khiếp đảm, kinh hoàng vì đã tiền điều-chỉnh từ lâu, đại bác 152ly xuyên phá hầm hố, 130ly tàn phá diện địa, súng cối 120ly khắc tinh khống chế trực thăng, và tất cả hoả tiển 122, 107ly, riêng 100ly trực xạ của T-54, không leo lên được thì bắn hù doạ từ dưới chân đồi cho PT-76 leo lên với bộ binh tùng thiết theo sau.

Ðúng 13 giờ Ðại đội/1/3 Dù báo cáo tiếng chiến xa đang gầm thét [đoàn chiến xa nầy bị chúng tôi bắn đứt xích chiếc đi đầu, cách phía nam 4 cây số trên đường 92, nhưng chúng lại xem thường chúng tôi không phải đối thủ nên không thèm bắn trả mà lại hấp tấp né một bên, rồi tiếp tục bôn tập về Ðồi-31] Lúc đầu, tôi còn thấy Căn-cứ lờ mờ dưới lớp khói pháo kích, lần lần Tôi không còn thấy gì nữa cả, mà chỉ còn là những lớp khói cứ chồng chất dầy thêm lên “Làm sao tôi hiểu được 2 chiếc H-34 đang bị cả ngàn mảnh đạn đại pháo chạm nổ đang vung vải như bảo cát trên mặt đất bao trùm trên bãi đáp! Và bộ phận cánh quạt đuôi trúng mảnh, hoàn toàn bị tê liệt không điều khiển được”

Tôi cũng không biết số phận của 2 chiếc H.34 đã cất cánh được chưa trong hai ngày qua bao trùm sự tuyệt vọng, hay đã loay hoay vì quân bạn đang bấn loạn kinh hoàng tràn ngập leo lên đến độ quá nặng không thể nhúc-nhích được, chớ nói chi cất cánh. Cách đó không xa, về hướng Bắc của Đồi-31, quan sát cơ OV.10 đang hướng dẫn F-4 .Phantom thả xuống sát mặt đất bằng những trái Bom lửa Napal, nhờ ở đầu 2 cánh chém gió, tạo ra 2 vệt trắng, tôi mới phát hiện đang lướt qua ở trước mặt. Tôi mở tần số Guard (khẩn cấp) gọi Queen-Bees cả chục lần mà không thấy trả lời “tôi bắt đầu quặn đau, xót-xa lo-lắng cho số phận của 2 Phi hành đoàn gan dạ nầy”

Trước đó, ngày 23/2/71, Trung-úy Thục, một lead gunship sừng sỏ của Biệt-đội Gunship PÐ-213 được lệnh bảo vệ Trung úy Chung Tử Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn của Trung-úy Giang; Trên đường vào có chuyên chở những sensor-detector đặc biệt. Họp đoàn Gunship của Trung úy Phạm Vương-Thục đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ cho Trung úy Bửu. Nhưng làm sao tránh khỏi lưới đạn cầu vòng chụp xuống như đã tiền điều chỉnh sẳn, một lưới lửa vô tận từ căn cứ hậu cần 611 với 67.000 tấn đạn đủ loại. Thế nên cơn hấp hối của ngọn đồi oan-nghiệt đang bắt đầu xảy ra. Bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/2/1971: Khi 3 trung-đoàn CSBV đang cố tràn ngập trên đỉnh đồi 31, nơi đây chỉ đơn độc có duy nhứt một Tiểu đoàn-3 Dù [trừ] 300 chiến binh và Bộ tham mưu trấn giữ.

Ðợt xung phong đầu tiên của CSBV bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau, vì không có súng chống chiến xa như M-72, nên Dù phải dùng đại bác hạ nòng trực xạ. Kết quả thổi bay hai chiếc PT.76 và một số lớn tùng thiết. Ðể trả giá cho sự chiến thắng nầy, nhiều thiên thần mũ đỏ TÐ/3 đã nằm xuống vắt ngang trên những khẩu pháo của mình; Có phải Pháo-đội-trưởng Nguyễn Văn Ðương, người hy sinh đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó! CSBV chuẩn bị đợt xung phong lần thứ hai cũng lặp lại bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần nầy, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẫn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi bò lên tới lần ranh phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Dù.

Cho đến 14 giờ, thật khốn nạn không có chiếc FAC cũa Mỹ nào trên Ðồi-31, Quân BV bắt đầu xung phong từ bốn hướng. 2 PT-76 đến được bãi đáp phía nam phòng tuyến dưới, bất ngờ chiếc FAC/OV-10 Bronco đến, yên trí có người Việt ngồi phía sau. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngửa bao trùm khói đen. BV quyết tâm tràn ngập Ðồi-31 với khoảng 20 PT-76 xung phong 2 hướng đồi thoai-thoải hướng Ðông và Tây Bắc. Thình lình một chiếc Phantom F-4 trúng đạn phòng không 37ly xịt khói phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Lúc nầy chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàng đến Ðồi-31, mà họ dồn hết nổ lực để câp cứu người của họ người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Ðồi oan nghiệt nầy.

15 giờ 20 trên ngọn đồi nầy chỉ còn trơ-trọi chiếc UH1-H của tôi là C&C với Sĩ-quan Tham mưu Tiền-phương Dù đang vần-vũ trên Ðồi-31; Dù rằng 2 khẩu M-60 và vài cây M-18 nhưng chúng tôi cứ bắn xuống yểm trợ trong tuyệt vọng, Trung-úy Tiến Top-Gun đang vần vũ trên đầu TÐ-8 Dù chờ lệnh tôi bay vào cứu bạn, trong lúc Pháo đội từ Ðồi-30 và Aluối vẫn dồn dập tác xạ yểm trợ.

45 phút sau, Căn cứ bị tràn ngập quân BV, khốn nạn nhứt là từ nảy đến giờ không có FAC có nghĩa là không có không yểm. Hậu qua Ðại tá Thọ bị quân BV bắt cầm tù đúng vào lúc 16giờ ngày 25/February/1971, Tôi đang se thắt vì đoán mò rằng, tiếng đại liên M-60 trên trực thăng là nguyên do chính khiến 2 đoàn viên H-34 dưới đó quyết đóng trụ tại đây để chờ chúng tôi sẽ xuống cứu bạn. Có một đại đội đang toan thoát vòng vây chạy về Ðồi-30, trong đó có Không-quân Ðại úy Nghĩa, Sĩ quan Ðiều không Tiền tuyến đang chạy thoát cùng với quân Dù; Ngày mai tôi sẽ liên lạc tìm cách đón họ, may ra có đoàn viên H-34? [Sau vài ngày tôi biết được 2 chết, 4 bị bắt đem ra Bắc trong sự đau xót có lẽ vì tiếng M-60 trên C&C?]

Dù rằng tiếng trực thăng nóng lòng cứu bạn từ đôi mắt và khối óc thần sầu quỷ khốc của người Phi-đội-trưởng Queenbee đầu tiên do Lực-lượng Seal-Delta-Force dày công trắc-nghiệm để tuyển chọn, vẫn còn đang vần-vũ trên nền trời chờ đợi cơ may nào đến… bên cạnh cùng phụ họa tiếng động cơ H-34… nhưng trong tuyệt vọng vì làm sao có thể chui vào lưới đạn cầu vòng chụp xuống rải thảm như không bao giờ ngừng nghỉ … trong nửa khối cây số không gian bao chụp trên căn cứ Ðồi-31 như đang chìm đắm trong bão lửa, dù có một vật nhỏ tý hon nào chui vào được bên trong, nhưng khi vật ấy hạ thấp còn chục thước thì làm sao thoát khỏi hàng trăm ngàn mảnh sắt vung-vãi xoáy cuồn như trận bão cát trong sa-mạc…và dĩ nhiên vật nhỏ nầy sẽ bị gục ngã không lay động ngay trên mảnh đất nầy… thôi đành ngậm-ngùi nhỏ lệ bỏ lại vĩnh-viễn nơi ngọn đồi vô danh nầy, 2 chiến hữu Queebees [Giang cùng Em] và các thiên thần Tiểu đoàn/3 Dù cùng 4 Queenbees khác đang bị bọn CSBV cột chung với nhau bắng giây điện thoại bôn tẩu về Bắc qua con lộ 92B vì sợ B-52 sẽ bay đến cường tập liền sau đó.

Ðịa hình hiểm trở nơi Hạ Lào với đồi núi chập chùng và rừng cây rậm rạp đúng ra không thích hợp với chiến thuật càn lướt căn bản trong việc xử dụng chiến xa, nhưng đối với Trực thăng võ trang có xạ trường tự do cho người xạ thủ trổ tài cao thấp. Ðối với Phi-Ðội 213 đây là khung trời lý tưởng dễ tung-hoành ẩn hiện trên các chướng ngại vật thiên nhiên - Ngược lại, tại các trường Kỵ Binh nổi tiếng trên thế giới như Saumur (Pháp), Saint Cyr (Pháp), Sandhurst (Anh), Fort Knox (Hoa Kỳ) v.v… các chiến lược gia thường giảng dạy phương pháp xử dụng chiến xa trên sa mạc, vùng đất rộng lớn hay trên địa hình bằng phẳng.

Những trận xa chiến lớn và nổi tiếng trong quân sử thế giới cũng thường diễn ra trong sa mạc hay vùng bình nguyên, chẳng hạn như những trận đánh của con "cáo Sa mạc" Rommel thuộc đoàn Panzer của Ðức tại Phi Châu, hoặc tướng Patton Hoa Kỳ xử dụng chiến xa thần tốc trong trận "Battle of the Bulge" tại vùng đồng bằng sông Rhin trong lãnh thổ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến. Gần đây hơn, những trận xa chiến lớn giữa Do Thái và khối Ả Rập cũng xảy ra tại vùng sa mạc Sinai trong trận chiến 1967 và trận đánh 7 ngày. Trong chiến dịch Desert Storm năm 1991, và trận chiến tại Iraq mới đây, quân đội Hoa Kỳ cũng dùng chiến xa tại sa mạc để càn lướt tốc chiến tiêu diệt lực lượng Iraq, tiến chiến thủ đô Bagdagh trong một thời gian kỷ lục;

Những trận đụng độ chiến xa nổi tiếng này đều có đáp số, đó là địa hình bằng phẳng, tiếp vận dư thừa và hỏa lực yểm trợ đầy đủ. Ðể đi vào kết luận cụ thể như chứng minh trong quá khứ, đặc biệt nơi trận mạc rừng rú 719, Trực thăng vỏ trang Phi Ðoàn 213 phải chắc chắn là khắc-tinh đối với các chiến xa như T-54 trở nên kịch kợm mà là những con cua sẳn sàng để lên lò nướng của các Top Gun 213. [làm sao ai hiểu được cuộc đụng độ chiến xa với chiến xa mà phía VNCH toàn thắng không bị thiệt hại …thì có lẽ nhân chứng chính phải là các chiến hữu Thiết đoàn 11 và Chi đoàn 17, còn báo chí Mỹ ca ngợi, đến nỗi xạ thủ trên PT-76 phải bỏ chạy để cho quân Dù tới chiếm đoạt còn nguyên vẹn … đó là công của ai? cũng như chiếc tàu cận duyên bị TQLC chiếm đoạt tại bờ biển Mỹ Thủy, Phong Ðiền 1972 … Quân-sử sẽ phải nói sự thật]

Khi chuẩn bị kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 nhằm đánh vào Hạ Lào để cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân, tin tình báo [nhóm phản chiến WIB Bones cố tình lừa gạc] cho biết Cộng quân không có chiến xa tại vùng hành quân. Do đó, những chiến xa thuộc LÐ1/TK vào Hạ Lào coi như không có đối thủ, nhưng khi nhập vùng hành quân, ngoài địa thế xa lạ, khó khăn, chỉ sau vài cuộc đụng độ, thực tế đã cho thấy trái ngược hẳn với dự đoán. Cộng quân chẳng những có cả một Trung Ðoàn Thiết Giáp mang bí số 202, mà còn có cả chiến xa hạng trung loại T-54 với thiết giáp dầy hơn và đại bác 100 ly có hỏa lực trội hơn chiến xa hạng nhẹ M-41 chỉ được trang bị đại bác 76 ly của QLVNCH. Theo tài liệu Cộng quân, bí số 202 bắt nguồn từ khi mới thành lập Trung Ðoàn thiết giáp đầu tiên này của Cộng quân gồm có 202 người được huấn luyện tại Nga Sô và Trung Cộng.

Quân BV có cả một Trung Ðoàn 202 chiến xa tại Hạ Lào là một sự thật hiển nhiên ai cũng công nhận, nhất là sau các trận đánh tại CCHL 31 và CCHL 30 do quân LÐ3 Dù trấn giữ. Nhưng việc Cộng quân có chiến xa hạng trung loại T-54 hay không lại có nhiều người đặt thành nghi vấn. Nhưng đối với Top-gun 213 thì hiểu rỏ chúng chỉ là nhửng tên khổng lồ có đôi chân đất sét, sự thật chúng chỉ quanh quẩn di chuyển trên những mặt đường tương đối bằng phẳng như dọc theo đường-9, thường vào các ngả băng qua đường 9, đường 92, 92B, 914, 913, 922… và lại dựa dẫm vào các PT-76 dể càn bướng trên mọi thế đất.

Nhưng chúng cũng chỉ tung-hoành bên triền Tây của các dãy núi vì sợ bắt chợt 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn qua hên xui như chim mỗ lỡ trúng thì nguy, cũng kẹt, và "Thật ra, trong Trận Hạ Lào, Cộng Sản Bắc Việt chỉ sử dụng loại chiến tăng PT-76, ngang bằng với chiến xa M-41 của ta là cũng phiền cho ta lắm rồi". Trực thăng vỏ trang 213 buộc vào thử thách thế trận mới trên đường rút lui: Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 GMC chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối.

Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được, lợi dụng thế đất nầy làm nơi phục kích. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch, trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ; Khi địch quân bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 M-113 và toàn thể 18 GMC chở đồ tiếp liệu bị hư hại nặng bắt buộc phải bỏ lại. LĐ1/TK sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng vì địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn; Sau đó, OV-10 không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích quân BV leo lên các chiến xa bị hư hại của QLVNCH ở phía trước, dùng súng trên xe bắn lên máy bay; cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.

Trực thăng võ trang tiếp tục hộ tống đoàn xe trong tầm súng đại pháo 130, 152ly của BV thỉnh thoảng chụp xuống. Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những “lủng củng nội bộ” giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đã có trước đây nơi Ðồi-31, giờ nầy càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biềt bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ trình để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước; Sự lủng củng nầy theo sư nhận xét của tôi là Ðại-tá Lưởng giao banh cho Ðại tá Luật bằng câu “Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó” Nhưng rất tiếc Đại Tá Luật đã không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn như một vị Tư Lệnh khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền” Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đã ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy. Kết quả, Ðại tá Luật được TT Thiệu đem về giao chức hành chánh …xem như Ðại-tá Luật là một chén kiểu quý giá không nên xài mãi có ngày sẽ bị bể mà chỉ nên để chưng-diện trong tủ kín cho mọi người chiêm ngưỡng.

[Trích một đoạn nhỏ trong sách THE NEW LEGION của VINH TRUONG: During a visit to Vietnam, General Haig had strewn a certain amount of Chaos in his Wake: At forward XXIV Corps on 18 March General Haig told General Sutherland that “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,” The following day he visited II Field Force and told General Commander there “his tentative conclusion is that the time has come for an orderly close-out of the ground operations in Laos.” Both field commanders dutifully reported these Haig observation to Abrams, who must have been somewhat bemused. I thought all U.S generals were totally bemused by all the activity around them due to operation’s objective that was blow-out and kill all two crucial-opponents for Hanoi regime taking over Saigon be not a real blood-bath and Saigon not a “Pebble-Capital”]

TTVT/213 vì những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy: Con chim đầu đàn bị PT-76 bắn hạ, PHÐ bị xây xác vì flexiglass, Tư lệnh SÐ1KQ cho Ðại úy Trần Duy Kỳ thế nhưng ông bướng bỉnh không chịu về R&R … để rồi phải mất tới 2 ngày, những chiến xa và các TĐ/7 và 8 Dù tùng thiết mới từ A Lưới về được đến CCHL Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số vào ngày 20 tháng 3. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà vì TT Thiệu phá bỉnh kế hoặch đã quyết định 18/1/1971 của Tướng Haig, NSC, Pentagon. Ðó là lý do Tướng Haig bất mãn nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho riêng lực lượng của họ mà thôi, do đó LĐ1/TK lại gặp thêm trở ngại vì thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới.

Hành động can đảm nầy của TT Thiệu khiến nhiều báo chí Mỹ ca ngợi TT Thiệu còn có quyền định đoạt chuyện nội bộ của nước mình, trong khi TT Johnson đáng ghét, không làm được chức trách Tổng tư lệnh tối cao quân đội như là sự đề nghị hữu lý theo hệ thống quân giai: Tư lệnh chiến trường Westmoreland đề nghị lên Tổng tham mưu trưởng Liên quân chỉ cho quân lực VNCH được phép hợp lý đánh đuổi quân thù ra khỏi biên giới Lào/Việt mà có được với người Số-3 trong vị thế ở Bộ Ngoại giao là William Averell Harriman, vì Harriman là thủ lảnh của War Industries Board. TT Johnson vì liêm sĩ và không dẹp nổi bọn WIB nầy, nên đành tuyên bố trên TV quyết định sẽ không tái ứng cử kỳ 2, một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sữ Hoa Kỳ; Cũng vào lúc Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy bị ám sát y chang người anh TT Kennedy; Ðệ nhứt phu nhân Johnson quá sợ hải bèn chêm thêm một câu “dù ai đó có tha thiết đề nghị!” Sự thật 1964 TT Johnson đã ký OK nhưng Harriman không khán ký [xem trong sách The New Legion để rỏ thêm] thì làm gì có cuộc Hành Quân Lam Son 719 nầy! Tại sao người anh em phía bên kia có cơ hội hoà hợp hòa giải dân tộc mà đổi lại trả thù đày-ải chúng tôi, không chịu hiểu được chúng ta đều là tay sai của ngoại nhân?

Với một nhúm Trực thăng vỏ trang của Phi đoàn 213 chỉ có yểm trợ cho Dù, bây giờ phải cán-đán công việc yểm trợ cuộc hành quân lui binh bay dưới sự đe doạ thường xuyên của Pháo binh BV bắn chụp xuống. Chúng tôi đặt trọng tâm cover về Khe Sanh càng nhanh càng tốt, để BV không kịp đuổi theo … chúng tôi bắn xuyên phá trước mặt đoàn convoy từ 50 đến 100 thước vào những bụi Tre gai đáng nghi và bất chấp pháo binh BV rà đuổi theo.

Tuy rằng, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào; Nhưng khoảng 5 cây số còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với các chiến xa của LĐ1/TK, khi về gần đến biên giới, đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa. Lúc nầy chúng tôi cùng TTVT Cobra phối hợp yểm trợ cuộc lui binh; Mỗi buổi sáng hợp hành quân tôi luôn gặp Ðại tá Cockerham Tư lệnh Lữ-đoàn 1 Không Kỵ. Chúng tôi thường ăn sáng tại Mess-Tentshelter và thường gặp phi công thuộc Ðại đội C/7/7/1 Air-Cacalry/Cobra để bàn [briefing] chuyện yễm trợ trong ngày - Trên đường về, chúng tôi 3 chiếc Gun đang đổ xăng và tái trang bị hỏa lực để tiếp tục công tác ngay. Vì bay cả ngày, đêm không ngủ được, tiếng đại bác yểm trợ cứ luân hồi tác xạ, nên tôi chĩ bay copilot ngồi bên trái vào vị trí chiếc wing-2 hoặc-3. Trên đường thay thế air cover cho LÐ1ÐN - Lúc nầy, Ðại úy phi công Farrell thuộc Ðại-đội C/7/17 Không Kỵ Hoa Kỳ đang hùng dũng oanh kích quân BV,.chiếc trực thăng võ trang Cobra cùng với một viên phi công Warrant Officer gan dạ khác. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang Cobra đang lao vào vùng rừng núi Hạ Lào.

Vừa qua khỏi biên giới không xa, họ đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình chiếc móng ngựa; Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp âm u trông giống miệng rắn đang hả to ma quái. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, để lại phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn Chiến-đoàn trưởng Dù, Trung tá Ngọc dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang Cobra vào trận. Từ trên không, Đại Úy Farrell nhìn thấy rõ một toán quân BV ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 nã đạn xối xả vào đoàn xe. Chúng tôi vừa tới nhìn thấy những làn khói trắng từ đuôi đạn tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác, xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp này bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa M-41 không còn kiểm soát được quay qua quay lại như đầu lân trong đám lửa khói và đạn nổ.

Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thầm nhủ:
-“Trời! Với tằm mắt điên-tiết hiếu chiến của tôi, cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh thời thế chiến-2”
-Chiếc Cobra của phi công Lancaster nhào xuống trước; Đại Úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên, phóng lựu và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí phòng không 12 ly 7 của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Ðây là thế bắn mà Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã nói và thách thức sự hiểu biết của tôi trên [khi quá giang] chiếc C-119; Trong thế liên hoàn ba góc hỏa lực của tam giác cân mà lúc phi cơ xạ kích đang kéo đầu lên sau khi nhủi xuống xạ kích.

Những lằn đạn chỉ đỏ rực theo đường bay sát hai chiếc Cobra, gần đến nỗi tôi tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Farry vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công Lancaster về ba họng súng phòng không nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới. Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực salvo vào các ổ phòng không. Sau ba vòng oanh kích, chỉ còn một ổ phòng không hoạt động, Trực thăng của Đại Úy Farrell cũng đã bắn hết các hỏa tiễn mang theo nên thông báo cho chiếc Cobra dẫn đầu biết cần về Khe Sanh để tái vũ trang. Phi công Lancaster cho biết mình cũng chỉ còn vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ phòng không cuối cùng; Đại Úy Farrell cố thuyết phục Lancaster đừng làm như vậy vì oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc trực thăng kia vẫn ngoan cố lao xuống mục tiêu.

Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn phòng không bắn trúng vào chiếc Cobra, Lancaster thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Lead Farrell yểm trợ cho anh đáp khẩn cấp. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng bạn bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một bãi cỏ tranh khá rậm. Phi công Lancaster vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng vì cánh quạt đuôi đã bị hư hại nên mât thăng bằng, rung chuyển tăng dần high frequency dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xuống đất; Khi phi cơ tản thương Dusk stuff tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ tìm thấy xác hai viên phi công đã chết vì bị gẫy cổ khi trực thăng rơi counter clockwise xuống đất.

Nhờ vào kinh nghiệm chứng kiến và địa hình trước mặt, nãy giờ chúng tôi làm vòng chờ khuất tầm quan sát của địch, ở sau đồi trọc và có đám rừng cây, trên đầu quân bạn, Chúng tôi chưa chắc đã ngán họ, nhưng mục tiêu chính là làm cách nào cho đoàn quân xa được an toàn rút lẹ về Khe Sanh để khỏi bị các “Chốt-chận” cấp Tiểu đoàn hay tệ hại hơn là cấp trung đoàn, vì theo tin tù binh chúng có hai trung đoàn toan làm chốt chận và quyết tử với quân bạn có chiến xa yểm trợ; T-54 đối với chúng tôi như là những người khổng lồ với đôi chân đất sét chậm chạp đáng thương hại, nhưng đối với quân bạn là một trở ngại chính. Như các T-54 đã cố làm nút chận không cho chiến xa ta tiến đến tiếp viện cho Ðồi-31; Bây giờ đội hình tác chiến của phi đội 213 có nhiều thay đổi về mặt chiến thuật; Hoàn toàn không còn ngụy hóa âm thanh như lần yểm trợ cho Ðại đội trinh sát Dù.

Chúng tôi dùng chiến thuật 90 độ ngược lại đoàn xe. Ðội hình tác chiến luân phiên yểm trợ che kín, 3 chiếc hình thang bên trái [Left-Echelon] Trung úy Tiến Lead, Tôi wing-1 và Trung úy Lưu wing-2; Chúng tôi dùng chiến thuật “Ðộn rừng” núp sau sườn đồi móng ngựa. Khi vừa ló dạng khỏi sườn đồi, Lead Tiến ra lệnh đồng loạt tác xạ; Các xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tít, một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên phút xuống rừng Tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi là các hầm hố quân BV đang phục kích theo như con mắt cú-vọ kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ mà tôi nhớ lại lời nói của Nã Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xổng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân BV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bão của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Quân BV nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay qua.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của Tiến quẹo gắt qua Phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua Trái lead 4 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa bạn vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Tôi cho lệnh tất cả chiến xa kể cả bạn và địch nằm phía trước đoàn quân xa đều phải tiêu diệt, Tiều đoàn 8/Dù cho lệnh như vậy; Chiếc Lead bắn hết rockets xuống làm trail cho chiếc 3; Tôi lấy cao độ và tiếp tục phá hủy các chiến xa còn lại, trong khi luôn luôn 4 khẩu minigun vẫn tiếp tục cover 2000 viên phút; Nhưng có lẽ vì quá mệt mỏi, nên những chiếc rockets của tôi bắn ra đều gởi thiên gởi địa hết. Tôi bảo đảm đoàn convoy nên mau tiếp tục di chuyển với phần hoả lực còn lại của chúng tôi; Trong khi đó, đoàn thiết giáp của LĐI/TK đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội; Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Tôi điên tiết, liền vặn qua UHF 233.7 “Stop held it Charlie …Mother fucker you pissed Goddamn wrong place…”

Chiếc A-6 Intruder vẫn còn rán chơi một pass nữa mới chịu ngừng rồi bay ra biển. Làm sao tôi không điên tiết cho được, cũng trục lộ nầy, cũng Tiểu đoàn-8 Dù nầy trong những ngày đầu Skyspot đã “cố tình thúc đít” quân bạn bằng Bôm Bi CBU-24, bây giờ lại “Vô tình thả lạc” làm chết và bị thương một số cũng Dù và Thiết Giáp trong đó có Tiểu đoàn Phó TÐ-8, con người lỗi lạc nầy chưa kịp nhập trận thì đã bị thương. Hai đại đội Trinh Sát TÐ-8 Dù xuất sắc nầy đã chiến đấu cùng chúng tôi như môi với răng. Tiểu đội mũi nhọn tiên phuông phải choàng panel Vàng-Cam nơi lưng kẹp vào nón sắt để chúng tôi cover từ 50 đến 100 thước, trước các buị Tre gai thường có hầm trú ẩn trên đường tiến sát, thỉnh thoảng nơi bụi Tre lại có một tiếng nổ phụ làm kinh hoàng tiểu đội xung kích. Lỗi thả bom lầm nầy do FAC Mỹ Việt thiếu phối hợp. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy.

Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe, Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp. Nhưng theo tôi, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác giữa sự lủng củng của Dù và Thiết giáp. SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Tây Nam tương đối bằng phẳng để tránh các ổ phục kích.

Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn. Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất-đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún; Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu được nhau, với đội hình tác chiến ra sao? Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 có sự yểm trợ đáng tin cậy của Gunship-Song Chùy-213 như Tướng Ðống đặt hết niềm tin nơi tôi trước khi xung trận tại cứ điểm Fuller, Ðông Hà.. Cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được. Trên trời nhìn xuống lòng tôi quặn đau! Tuy nhiên với con mắt của TT Thiệu: Xem như đại tá là một chén kiểu cần phải cất giữ trong tủ kiếng để chiêm ngưỡng nên sau đó, đại tá được bổ nhiệm chức hành chánh là Tỉnh Trưởng BMT.

Kết quả thiệt hại của Sư-đoàn 101 Không Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác chiến:
[B]- Không Kỵ/S/Ð/101: 215 chết, 38 mất tích. Phi cơ: 618 trúng đạn; 82 rớt bên Lào, 26 nội địa VN.
- LÐ51TC: 10 chết, 4 mất tích, 11 bị thương (phần nhiều đoàn viên gunship) Hầu hết phi cơ đều trúng đạn ít nhứt một lần. Bên Lào, 4 chiếc bắn rơi trên không; Tại các Ðồi-31: 2 H-34 + 2 UH1-H; -Ðồi-30: 3 UH1-H, -A-Luối 1 UH1-H, -Hồng-Hà-2 UH1H, và 1 Gunship nội địa

LÐT51TC: TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
04-25-2013, 03:46 PM
Biệt Kích Nha Kỹ Thuật at 5:47 PM

TRẬN ẤP-BẮC: Không từ bài viết tay của tướng Lý Tòng Bá, không từ những lời phóng đại của phía Việt Cộng, lại không vì những bài báo thành kiến xuyên-tạc chủ đích của Mỹ, mà tôi nên viết lại cho có ngọn ngành để trả lại tính trung thực cho "lịch quân-sử", một trận đánh nhỏ nhưng là chìa khóa chính, mở cửa khai màu một cuộc chiến đẫm máu khủng khiếp nhứt trong lịch sử Việt-Nam, nhưng khôi hài đến chảy nước mắt, nó chỉ là một màn "diễn-phụ" của vở bi-kịch dài 100 năm có ác-nhãn là "Eurasian 1920-2020".

Dĩ nhiên, tôi phải dẫn-giải thực-chất mục tiêu Trận Ấp Bắc, vì thật quá khó khi phải chuẩn bị chấm dứt ngay giải pháp thực trạng cuộc chiến ‘Nửa-Nạc Nửa-Mỡ’. Tôi muốn nói một thế lực ghê gớm dám lấy máu để giải quyết, hầu đạt cho bằng được cuộc “Mỹ-Hoá Chiến Tranh” bằng sách-lược CIP (Counter Intergency Plan) phía quân sự gọi là chiến-dịch “Commando Vaught”: Thêm một lần nữa là không do chính quyền Mỹ, mà do một thế lực trong bóng tối là Secret Society chủ đạo; Vì thế mới xảy ra thảm trạng phải lấy máu giải quyết bằng hành động hạ sát anh em Diệm/Nhu và Kennedys, vì những người nầy là chướng ngại vật chận đứng trục lộ CIP/NLF.

Sau nhiều lần suy nghĩ, trăn-trở tôi vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để góp phần cùng các sử gia soi sáng những vùng tối đen định mệnh của Lịch Sử Việt Nam. Đây là vấn đề lịch sử, mà lịch sử phải là khách quan, trung thực; Tôi phải bổ túc thêm một lần nữa, đây là trận đánh nhỏ qua ngòi viết trung thực, không mạ-lỵ, không đả-kích, không tố-cộng, mà chỉ đơn thuần là trình bày sự thật bằng nhãn quan của người ngoại cuộc nhìn vào một đất nước bị quân của một nước lớn đem hơn nửa triệu lính chiến vào VN mà nước sở tại không một ai dám chính thức mời vào. Lại cũng là khách quan, tôi buộc phải về phía người dân nổi lên chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược; Dĩ-nhiên sự hiện diện của hơn nữa triệu quân xâm lược tự-tung tự tác biến cái Dù chính nghĩa của nước sở tại phải bị rách tả tơi liền sau đó.

Làm sao chúng ta cố gắng định nghĩa chữ “Miền Nam tự vệ chiến đấu cho chính nghĩa mà thật ra chúng ta đâu có “chủ-quyền” để bảo-vệ, không có chủ quyền làm sao ăn nói với đối thủ? Vì thế tôi chỉ chĩa mủi dùi vào nền Đệ-2 Cộng Hoà mà thôi! Bị buộc phải cho rằng trận đánh thiếu chính nghĩa của miền nam chỉ vì quân Mỹ xâm lược, để góp phần tâm huyết cộng tác với các sử gia trong tương lai… Tôi phải viết về huyền-thoại trận Ấp Bắc, Nguồn gốc và khuyết điểm: Trong chiến tranh Việt Nam, một số ký giả như Neil Sheehan, Robert Shaplen, Francois Sully, Phạm Xuân Ẩn, Home Bigart … qua chủ trương của một thế lực ở Mỹ, với mục đích viết lách cách nào làm cho cuộc chiến của chính quyền miền nam trở nên mất chính nghĩa, thất bại cho mục tiêu theo kế-sách định-kiến-1 vào ngày 29/11/1960 của National Security Council (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon).

Sheehan như một người chịu khó, khá thông minh, đỗ đạt từ một Harvard nổi tiếng, được mua chuộc cho mục đích chính trị, tự do viết lách mà chỉ viết những bài báo lập luận phê bình ác ý và không chính xác nhắm vào QLVNCH. Nhứt là sau ngày 30/4/75, anh ta đã cho xuất bản quyển "The Bright Shining Lie" với những biện luận bất công nhắm vào QLVNCH, một quân lực bị bất ngờ "ngã ngựa" vì sự phản bội của đồng minh cùng với 13 thiên truyền hình về cuộc chiến Việt Nam bị cố tình bóp méo để đánh bóng cho định-kiến-1, và để viện-dẫn trả lời tại sao Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ cho VNCH?

Tôi có suy nghĩ rằng - Không biết mặt trận trò chơi "hỏa mù "này của một thế lực có quỷ đen về phía Việt Cộng bỏ ra nuôi dưỡng hay không? (Cái Permanent Government bỏ ra, vì thực tế, trên thế giới, lĩnh vực báo in và viễn thông thường bị chi phối bởi một nhóm nhỏ (War Industries Board) tài phiệt, có tài sản kếch xù và ảnh hưởng sâu rộng qua ngân quỷ từ ngân hàng Thụy-Sỉ tài-trợ)vì xét ra thì cũng có lợi khỏi đưa tội-phạm chiến tranh (War Criminal) chường mặt ra mà chỉ núp sau lưng dùng Dollar cho chúng nó (người Việt) đánh nhau, ôm nhau mà chết, thề không đội trời chung, cuồng sát đến tận tuyệt.... để rồi sau đó Việt Cộng từ từ đi thu dọn chiến trường mà thôi, cũng may Permanent Government không thả dây cương, nếu như giao cho VNCH nhiều ngòi nổ (warhead) của loại Bom CBU-55 hoặc BLU-82Al thì thảm hoạ sẽ như thế nào? Khi lính già BV chết hết, thì lính trẻ dưới 18 tuổi sẽ chỉã mũi súng AK-47 vào người lính già thiện-chiến nhưng tiếc thay cây súng M-16 đã hết đạn phải đầu hàng. Ðó là vở bi-hài kịch mà soạn giả George Kennan thiết kế rất tỉ mỉ theo lộ-đồ Eurasian-1 (xin xem trọn bộ tác-phẩm “The New Legion” để biết thêm chi tiết) Mấy lời thô thiển này nếu có sai xin các đọc-giả tha cho tôi vì cái tội thấy sao nói vậy đối với lịch sử!

Ðối với cà hai dân tộc Việt, còn Mỹ G.I (government issue: quân dịch) cho “chiến-dịch khổ nhục kế” [Everything worked but nothing worked enough] có nghĩa cuộc Picnic thao dượt tập trận lớn nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng tuyệt đối không đụng đến hành lang Xa lộ Harriman (đường mòn Hồ) để cho quân BV vào nam cùng tập trận, và không có kẻ thắng người bại mà chỉ có lợi nhuận cho tài phiệt Mỹ. và quân BV có cơ may rèn luyện để chống TQ sau nầy. Sự kiện nghịch-lý đó đã trở thành thảm họa và cho đến nay lịch sử của cuộc chiến tranh đó vẫn còn những bí mật cần phải được soi sáng trong vùng tối của lịch sử sau nầy … nhưng đối với tôi nó chỉ nằm trong hai chử “American First” .

"The Bright Shining Lie" của Sheehan buộc bóp méo và hiểu lệch khác đi, nếu như anh ta xứng đáng thì chắc anh ta phải lãnh giải "nobel" ở Thụy Điển chứ không phải giải Pulitza mà anh ta nhận ở Mỹ như một phần thưởng từ thế lực trong bóng tối đặt hàng để đánh bóng vì mục tiêu chính trị qua định-kiến-1. Đúng như trong bài viết thêm của Neil Sheehan - về trận Ấp Bắc trong nguyệt san "The New Yorker" với bài "After the war was over", bài viết có đoạn P.Vann, một sĩ quan cố vấn, nóng nảy hồ-đồ, hăng say quá trớn, sợ bị qui trách nhiệm … Mục tiêu của trận đánh “thua chiến thuật, thắng chiến lược” Vì thế sau nầy tuy bị giải ngũ nhưng J.P Vann vẩn lên tướng dân sự theo sự ban thưởng của Permanent Government, một hiện tượng hiếm có trong chiến tranh? Nhưng đối với Mỹ khi cần “yêu-cầu”, Permanent Government cũng thừa khả năng dựng nó lên. Thí-dụ: Gắn lon 4 sao cho tướng Haig; TT Nixon chỉ nghe lén Watergate nhưng không có quyền tự ân xá mình theo hiến-định, nhưng Thái-tử George Bush vi phạm hiến quyền gây chiến Power Act, nói dối về Iraq có vũ khí giết người hàng loạt … nhưng vẫn ngồi trên chiếc ghế quyền lực cho đến phút chót. TT Johnson buộc phải từ chối tái ứng cử TT nhiệm-kỳ-2, đây cũng là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử? P.G có thể làm đảo lộn cả chân-lý một cách kinh-dị như: Da màu thắng Da trắng; nhà nghèo thắng nhà giàu; vô danh tiểu tốt thắng nổi danh trên chính trường; thiếu niên thắng thâm niên TNS; tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang lớn New York; người chưa ở Bạch Ốc thắng người đã từng ở Bạch Ốc. (trường hợp, Obama, Hillary, Mc Cain).

Trận Ấp-Bắc khúc quanh lịch-sử. Vì phải trả lại tính trung lực cho lịch sử, tôi cảm nhận phải viết lại trận chiến trong cái nhìn của dân tộc, mới dẫn giải rõ ràng tại sao Siêu chính phũ Mỹ (Permanent Government) phải lấy máu để giải quyết vì không còn giải pháp nào hơn! Dĩ nhiên bài viết nầy sẽ có tính chất tưa-tựa Wikileaks, vì thế phần Anh Ngữ sẽ dễ dàng sưu tra thêm những điều cần hiểu rõ qua tài liệu, sự kiện có thực trên internet, cựu tướng Lý Tòng Bá đã gửi tới tòa soạn một bài ký viết tay, trong đó, tướng Bá đã viết lại tỉ mỉ những sự thực về trận Áp Bắc, những sự thực mà một số sách báo ngoại quốc và cộng sản đã xuyên tạc hay bóp méo sự kiện. Mà thật ra (khách quan ngoại cuộc nhìn vào) trận chiến nhỏ nầy mới là chìa khoá chính của lò thuốc súng bùng nổ trên chiến trường VN lần thứ hai cho cuộc chuẩn bị Mỹ hoá chiến tranh bằng chiến dịch “Commando Vaught” 1959-1973 – Phải lấy máu giải quyết vì:

- Cương định cũa TT Diệm quyết không cho quân tác chiến Mỹ qua với bất cứ hình thức nào
- TT Kennedy: “không muốn đưa quân Mỹ qua một nơi quá xa-xôi”
- Siêu Chính Phũ [Permanent Government]: bằng mọi giá phãi “Mỹ hoá cuộc chiến”

John Paul Vann và Trận chiến Ấp Bắc
Lời nói mở đầu: Dù tôi là chứng nhân có tham dự trận đánh, nhưng đứng trên lập trường phi chính-trị, không giới tuyến cũng như ý thức hệ, và khách quan góp phần ghi chép trung thực để bảo-vệ tính trung thực cho lịch-sử, chỉ chú trọng đến về mặt chiến thuật quân-sự mà thôi, dựa trên nền tảng niềm tự hào chống “thực-dân-Mới” của dân tộc. Ðây là một chiến trận được ghi vào Quân-sử cận đại của một dân tộc quật khởi chống lại quân xâm lược mà Ngũ Giác Đài (Pentagon) đã trân trọng soạn thảo ghi chép vào “Học-thuyết Quân-sự” về chiến tranh “du kích”. Sau cuộc chiến thảm hại tại Ấp Bắc, Trung-tá John Paul Vann bị Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Maxwell Taylor triệu hồi về Pentagon họp cùng tất cả vị Tư-lệnh: April/1963, Vann vẽ lại phóng đồ hành quân với màu sắc rõ rệt trên những chạm tuyến với dãy hàng Dừa, hàng Tre, Cau để khống chế và tiêu diệt, chỉ có một Đại-đội của Tiểu-đoàn 261 Chủ lực VC. Và thuyết trình diển tiến trong phòng họp tối mật Quân-sự tại Ngủ Giác Đài (Vì thua trận nên ông phải bị giải ngủ, nhưng trên bình diện chiến lược, Vann sẽ được một thế lực sau hậu trường nâng đỡ Vann sẽ là tướng dân sự tương đương 3 sao).

Trong cuốn “The New Legion” 2010, Tôi chỉ nêu lên hai cuộc chiến mà tôi có tham dự là Trận chiến Ấp-Bắc và Lam-Sơn 719 – Hai trận nầy, SCP không chính thức công bố, vì định-kiến-2, phải đợi năm tới, 1964 ngụy tạo ra sự kiện “Vịnh Bắc-Việt” (Gulf Tonkin Incident) có nghĩa CSBV khiêu khích để có lý do trả-đủa. Còn 60.000 Lính Mỹ tiếp tục rút về trong thời gian xảy ra cuộc Hành quân Lam Sơn 719, nhưng cũng phải đợi 27/1/73 Hịệp định hòa bình Paris mới chính thức công bố rút quân trong danh dự, báo hại tướng Giáp không hiểu nên phải nướng 100.000 quân trong mùa Hè đỏ lữa 1972.

Dù gì đi nữa, về mặt chỉ huy, Vann là người bại trận nên phải bị giải-ngũ trong khi Ông rất yêu đời binh nghiệp, khi ông mới vừa được 18 tuổi; Cuộc chiến tuy nhỏ nhưng đã làm rung-chuyển Ngủ-Giác-Đài, và Ngũ Giác Đài buộc phải điều nghiên học hỏi ghi chép trong Học viện Quân-sự, thuộc khoa nghiên cứu chiến thuật; Đây là khúc quanh lịch sử, khi người Mỹ đã chuẩn bị nhúng sâu vào chính tình VN, giữa sự mâu thuẩn đẫm máu: “chính sách và hành pháp chõi ngược (political conflict) trong nội bộ Hoa-Kỳ”, buộc chính quyền Diệm phải cương quyết bảo vệ chủ quyền dù phải bị cúp viện trợ!

Cuộc họp “định-mệnh” hồi đời TT Eisenhower, ngày 21/September/1960, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa-Kỳ họp (National Security Council) Trên trục thế Chiến-lược toàn cầu đã phải thay đổi qua Á-châu 1950, vào Màn-2, giai đoạn 2 của “Eurasian Great Game” – Miền Nam hết còn là tiền đồn chống Cộng Sản của Thế Giới Tự Do, và biến Việt Nam thành nơi thí nghiệm đối đầu với Liên Xô bằng cuộc “Chiến tranh lạnh biến thể” qua sự dàn dựng của Kiến-trúc sư William- Averell-Harriman. Là một nhà ngoại giao huyền thoại kiệt xuất, vô địch có một không hai (Freewheeling Diplomat) nhưng lại cấu kết chặc chẻ với kẻ thù là Liên Xô – Ðây là trục Ma Quỷ mang tới thãm-họa cho người dân Việt vô tội trong khi thế giới đương-thời hầu hết đã giành được độc lập trên tay thực dân: Anh, Pháp, Hòa Lan, Bồ đào nha…nhưng Việt Nam phải bị rước lấy tai-họa vì quyền lợi của Tập-đoàn Tư bản WIB cấu kết với loài Quỷ Ðỏ gây chiến thủ lợi qua thương ước bằng món hàng giết người “Aid to Russia 1941-46 Plan”.

Vì quyền lợi của họ (American First) cho nên cậy vào thế Siêu-cường của Thế Giới Tự Do, nhúng tay thao túng vào chính trường Miền Nam, không chịu để yên cho Miền Nam được đấu tranh tự vệ để bảo đảm sự an bình cho quê hương của mình. Họ dùng Việt Nam như một thế đất để dụng võ, thí nghiệm nhiều loại vũ khí, và trắc nghiệm việc thao túng nội tình, rút kinh nghiệm để áp dụng sau nầy trên các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ bằng ‘bữu-bối’ gây xáo trộn nội bộ bằng cái gọi là “Dân-quyền Dân-chủ”. Thật là một điều bất hạnh, sự thãm họa cho các nước nhược tiểu nào bị cặp mắt xanh để ý tới.

Chúng ta chỉ ao ước được tự vệ đễ sinh tồn trên nền tảng chủ quyền Quốc-gia do người dân tự quyết mà không yên với người bạn lớn; thay vì giúp như một Hiệp sĩ (Noble-cause) họ lại phá hoại nội tình để dễ bề thao túng, hầu lấy đất nước nầy làm một tử thi để thí nghiệm cho cuộc thực tập giải phẩu. Chúng ta phải can đãm, thành thật với chúng ta khi người Mỹ đã đem vào Nam Việt Nam với số Lính trên nữa triệu mà không ai mời, là xâm lược chớ gì? Phải dẹp tự ái dân tộc của chúng ta (Đệ-2/VNCH) mà nhìn nhận rằng: Chính phủ “bù-nhìn” và loại lính Lê-Dương của thực dân mới, từ đôi giày, quân phục, chiến-cụ, lương bỗng cho đến những khóa đào luyện chuyên môn cũng từ tiền Dollar Mỹ mà ra: Dĩ nhiên tôi không ám chỉ thời Ðệ-1 Cộng Hòa của TT Ngô Đình Diệm! Dù uất hận đến đâu: “Tổ- quốc” đã bị người ta cướp đi, nhưng khi tôi cầm lái chiếc gunship, trong tôi vẩn còn lại “Danh-dự” của người chiến sĩ VNCH và “Trách-nhiệm” của con chim đầu đàn quyết bảo vệ đồng đội bằng dội lên đầu quân địch với một hoả lực cuồng sát.

Từ năm 1954 đến năm 1963, dưới chính quyền Ngô Đình Diệm người dân sống rất an-bình, TT Diệm cũng yêu cầu vi chính quyền Hoa Kỳ (Kennedy) ký một hiệp ước phòng thủ như tại Nam Hàn của Park-Chung-Hee, nhưng liền bị Hoa Kỳ thẳng thừng bác bỏ; Từ đó mối giao hảo giữa Miền Nam VN và Hoa Kỳ trở nên tồi tệ, và bộc phát rất rõ rệt sau trận Ấp Bắc; Người Mỹ muốn dùng Quân Lực VNCH như một con múa rối dưới ngón tay điều khiển của Trung-tá John Paul Vann thiếu kinh nghiệm và ngu-ngơ. TT Diệm không những không cho Quân-đội tác chiến của Mỹ qua VN dù bất cứ hình thức nào mà còn không muốn số Cố vấn Mỹ bành trướng tới tận Xã-Ấp, thì đừng nói gì đến cuộc chiến ‘Mỹ Hóa’ nửa nạc, nửa mở như thế nầy xãy ra trên mảnh đất Miền Nam VN.

Tức giận, TT Diệm đã không còn do dự khi tuyên bố với báo chí thế-giới rằng: “Tôi nghĩ rằng người Mỹ không có khả năng để cố vấn chúng tôi về chiến tranh du kích” (I don’t thinh The Americans are able to advise us on subversive warfare).

Ông cố vấn Ngô Đình Nhu lại chua thêm: “Tôi e rằng người Mỹ không biết nhiều bằng chúng tôi” (I’m afraid The Americans don’t know as much as we do).

Nhân dịp nầy, báo chí quốc-tế tha hồ bu lại phỏng vấn các viên chức của Tòa Bạch ốc về thái độ của TT Kennedy; bị tự ái dồn dập là một Siêu cường , Kennedy bèn khẳng định và bảo đảm với báo chí rằng: “ Chúng tôi sẽ rút bớt số Cố-vấn, bất cứ bao nhiêu, lúc nào mà chính phủ Miền Nam yêu cầu” (We would withdraw the troops, any number of troops, anytime the government of South Việt Nam would suggest it). Sự thật họ [Siêu chánh phủ] có muốn như vậy mà để yên cho TT Ngô Đình Diệm hay không (Điều nầy tôi muốn ám chỉ ‘chính sách’ do Siêu Chính Phủ nắm chớ không phải TT Kennedy) Thêm một cương quyết trong lỗi lầm vô cùng nguy hiểm nhất cho TT Diệm là đã trục xuất nhà báo CIA, Francois Sully của tuần báo Newsweek, lý do là đã nói xấu chế độ, gây ảnh hưởng không hay đền tinh thần chống Cộng của Quân Dân Miền Nam. Đây là một điều vô cùng tối kỵ mà chính quyền Diệm khó lường được hậu quả “Một bầy Ong nguy hiểm” Đây cũng là cơ hội tốt cho SCP bỏ tiến ra mua chuộc Báo chí để rồi hậu quả TT Diệm lại phải đối đầu với một kẽ thù đáng sợ là cơ quan truyền thông của Mỹ châm chít, CIA phải nhường ngôi công cụ “truyền thông” là số MỘT.

Hiện tại miền nam có hai kẻ thù là Cộng Sản BV và kẻ thù nguy hiểm nhứt là Báo chí Mỹ.
Trong trận chiến nhỏ nầy nhưng tầm mức quan trọng của nó thật khó có ai hiểu nổi; Vì sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, Tôi cho nó là khúc quanh bi thảm nhứt của lịch sử Việt Nam là sự cương quyết cho ra đời của chính sách CIP (Chống Nổi Dậy) Chính sách CIP nầy đang đụng độ rất ác liệt giữa TT Diệm và TT Kennedy và Kennedy với W.A. Harriman, Thủ lảnh Skull and Bones, Lảnh tụ của tập đoàn Tư bản thống trị nước Mỹ. Nội dung của cuốn sách nầy sẽ giải bày ai là người nắm chính sách của Hoa Kỳ và kể cả vận mệnh thế giới.

Chính sách nầy được nghiên cứu rất hệ-thống bởi một nhóm học giả tài ba kiệt xuất do Harriman ra công tuyển lựa và nuôi dưỡng từ 1950. Để hoàn thành định-kiến-1 qua trục Ma-Quỷ (CIA và KGB) áp-lực CSBV vào tháng Tư, 1959 Ðại-hội Trung ương đảng thứ 15 để thành lập Đường 559 (đường Mòn Hồ) trong khi CIA ngụy tạo tên Đường Mòn Hồ Chí Minh xuất phát từ các nước Tây âu với dụng ý chính trị mà tôi cho đó là Xa lộ Harriman sẽ có ống dẫn dầu huyết mạch song song do LX thiết-bị và được Harriman cương quyết bảo vệ bằng mọi giá. Và lý do gì, tại sao Hoa Kỳ dụ dổ được Liên Xô vào trò chơi chiến tranh nầy bằng một cuộc chiến tranh “phản gián” và “chống phản gián,” có “Nhị trùng” có “Tam-trùng.” (A Triple-Cross Phạm Xuân Ẩn, a double-cross Bob Anson) – Nhị trùng Bod Anson, người có công cứu vớt Việt kiều ở Takeo, Cambodia thoát khỏi bàn-tay Lonol bị Việt Cộng bắt giữ ở đó vì bị tình nghi là Phi công Mỹ bị bắn rớt giả dạng ký giả đã chĩ được thả nhờ sự can thiệp của “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn. Khi thã Bob Anson, VC gọi là đồng chí, được tặng Dép râu làm bằng vỏ xe Mỹ. Nhờ uy tín nầy CIA đề nghị Ẩn qua Mỹ bổ túc thêm các khóa tình báo, nhưng phía Hà Nội Mai Chí Thọ đã không cho Ẩn đi. CIA buộc phải dùng Tam trùng Ẩn phối hợp cùng điệp viên 19 Lucien conein, Russell F Miller, George Carver, Landsdale, Jane Fonda, John F Kerry…thông dịch bằng tiếng Việt qua Ẩn để chỉ vẻ rỏ ràng như Vỏ Nguyên Giáp được OSS móc nối 1943 cho rằng: Nhờ tam-trùng Ẩn: “Chúng ta nay đang ngồi chần-dầng trong War-Room của Tướng Haig” tại Pentagon (Pomonti, p, 19)
LX, TQ muốn chia 2 VN, Mỹ không muốn.

Người ta dễ mau quên là năm 1957 (con nợ Liên Xô bị kẹt cứng Aid to Russia Plan) nên bị Mỹ thuyết phục nhảy vào trò chơi chiến tranh, NLF & CIP, Liên Bang Xô Viết từng đề nghị hai chính phủ đương đại của Việt Nam cùng gia nhập LHQ, không kể là Trung Cộng cũng rất ưa thích sự hiện hửu của hai nước Việt Nam. Thật đã rỏ ràng ngoài hai phía Việt Nam, các thành phần tham dự Hiệp định Genève 1954 đều thiên về cách giảm thiểu nguy cơ đụng độ toàn cầu. Việc xác định lý thuyết về một nước Việt Nam thống nhứt trong thông cáo-chung của hội nghị; bản thông cáo mà không quốc gia tham dự nào chịu ký; đả đẩy vấn đề pháp lý của cái chính phủ Việt Nam thống nhứt kia qua những bất trắc và mơ hồ của một cuộc tổng tuyển cử sẽ tiến hành hai năm sau? (nó nằm trong thế chiến lược Cold War của lý thuyết gia George F Kennan để tránh một thãm họa cho loài bằng trận chiến nguyên tử).

Nhưng 50 năm sau, từ khởi đầu cuộc chiến (1945-1995) trong thế chiến lược toàn cầu, Hoa Kỳ sẽ chính thức hợp thức hoá bằng công hàm ngoại giao, công nhận bảo vệ một nước VN thống nhứt trong cái dù cũa Mỹ bắng chuyễn biến từ từ để không bị tắm máu. (Những ai muốn chuyển biến nhanh theo Mỹ chưa đúng thời điễm đều phải bị tế thần như: Đinh Bá Thi, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt …) VN sẽ thống nhứt và mang ơn Mỹ vì hiện tại (1954) Mỹ không chịu ký chia đôi VN, Hoa Kỳ tự tin trên trục lộ-đồ thế chũ động toàn cầu của Mỹ đã chứng minh sách-lược 100 năm nắm vững vận mệnh thế giới dù nước nào ươn ngạnh nhưng sau cùng cũng phải khúm núm chui vào khuôn khổ ứng xữ do Mỹ áp đặt. Như những tháng gần đây, TQ đã hung-hăng rồi cũng phải tuân thủ khuôn phép do Mỹ nhào nắn ra. Thí-dụ phương thức mẫu hình chia đôi hai quốc gia: Đức, Triều Tiên, và VN nằm trong thiết kề cũa George F Kennan, lý thuyết gia Chiến Tranh Lạnh, mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh bằng món hàng vũ khí giết người. Sau một thời gian thâu hoặch khá nhiều lợi nhuận, rồi ba nước nầy sẽ thống nhứt sau, mà kết quả nước nào có quân đội Mỹ ở lại như căn cứ hậu cần để giữ nhà, thì cứ tự nhiên đem quân qua giãi phóng nước kia. Còn như VN đuổi Mỹ: Khách bị chủ nhà đuổi nên không còn lính Mỹ thì nước đối nghịch sẽ cưởng chiếm. Cái thế chia đôi rồi thống nhứt chỉ đơn giản qua giải pháp như thế.

Nhóm tham mưu của Harriman đả đưa ra kế hoặc theo lộ trình “Eurasian” sẽ thống nhứt Việt Nam sau khi Hoa Kỳ hốt được khá nhiều lợi nhuận bằng cuộc chiến tranh lạnh biến-thể, rằng muốn có độc lập tự do VN phải trả một giá phải chăng, vì “Freedom is not for free!” Thế cho nên tám bức thư thĩnh cầu của cụ Hồ Chí Minh gởi TT Truman xin bảo trợ nền độc lập cho VN y chang như Phi Luật Tân đều bị bỏ vào xọt rác, thực tế Mỹ cũng phải trả giá cho nền độc lập bằng cuộc nội chiến? Trục Ma Quỷ cách ly Cụ Hồ Chí Minh bằng Lê-Duẩn từ Miền Nam về Hà Nội lảnh đạo, Lê Ðức Thọ vào Nam thế Lê Duẩn và Mai Chí Thọ là người nắm giữ cơ quan tối cao quyền-lực, Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn làm gạch nối vì đơn giản Ẩn biết tiếng Việt rỏ hơn điệp-viên 19 Lucus Conein, Russell Flynn Miller, Jane Fonda, và John.F.Kerry.

Ðể kết luận, Ắp Bắc là trận chiến mà người Mỹ can thiệp thô bạo vào chủ quyền miền Nam qua hành động trịch thượng của John Paul Vann. Cũng như hồi Ðệ-2-Cộng Hòa, Mỹ áp lực TT Thiệu bổ nhiệm Tướng Ngô Quang Trưởng ra vùng-1 là để thực thi chiến dịch cường tập “Hậu-vệ-1972” (Linerbacker-1) ngăn chận CSBV chiếm miền Nam vì chưa đến thời điễm (trong lộ đồ Eurasian đã có sẳn điểm mốc thời gian 20 năm thù địch qua hệ thống PRAISE vì ngày xưa chưa có máy tính computer, hostility 1975-1995).



TRẬN CHIẾN ẤP-BẮC: không từ bài viết tay của tướng Lý Tòng Bá, không từ những lời phóng đại của phía Việt Cộng, mà tôi nên viết lại cho có ngọn ngành để trả lại tính trung thực cho lịch sữ, một trận đánh nhỏ nhưng là chìa khóa của một cuộc chiến đẫm máu nhứt trong lịch sữ Việt Nam và trong lịch sữ Hoa Kỳ chưa bao giờ có một cuộc thao dượt huấn luyện quân sự lớn nhứt như tại VN theo phương châm “Everything worked but nothing worked enough” kể cả tình báo đấu lại với phản tình báo thả biệt kích ngoài bắc giữa William Colby và Lucius Conein, chiếc Cò Trắng C-47 tự động nổ trên vùng trời Ninh Bình là chứng cớ?

Ba ngày sau lễ Giáng Sinh năm 1962, Sư Đoàn 7 nhận lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu phải mở cuộc hành quân trên vùng trách nhiệm. Ngay sau khi nhận được nguồn tin mật báo đáng tin cậy, Việt Cộng đang tập trung tại vùng Ấp Tân Thới, cách 25 cây số về phía Tây Bắc Mỹ Tho. Nguồn tin nầy cũng được báo ngay qua văn phòng của Tướng Harkin; Phi Cơ trắc giác Otters thuộc đơn vị số 3 Bộ Binh vô tuyến tìm hướng phát hiện ra nơi xuất phát của Việt Cộng tại vùng nói trên. John Paul Vann và những cộng sự viên được tin hấp dẫn nầy nên vô cùng sốt ruột chờ đợi lệnh mở cuộc hành quân tấn công vào cứ điểm. Cuộc hành quân nầy có nhiều đặc điểm ‘hơi lạ’, vì cái gì cũng ‘mới’:

-Đầu năm mới, sáng tinh sương ngày 2/1/1963 mở cuộc hành quân.
-Chiến thuật ‘Trực Thăng Vận’ mới có lần đầu tiên trên thế giới, tại chiến trường VN.
-Chiến thuật ‘Thiết Xa Vận’ mới có lần đầu tại Nam Việt Nam
-John Paul-Vann mới bắt đầu ‘Mỹ hóa’ chiến tranh ‘nữa nạc, nữa mở’.
-Trung Tá Bùi Đình Đạm mới vinh thăng Đại Tá
-Và cũng mới nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB
-Đại Úy Richard-Ziegler, mới lần đầu tiên thiết kế hành quân cho mặt trận thật tại VN

Đại Tá Đạm, là người Công giáo, Miền Bắc được Tướng Huỳnh Văn Cao tin cẩn đề nghị lên Tổng Thống Diệm, và được TT chấp thuận ngay; Vì Đại Tá tên là Đạm, cho nên tánh tình rất là điềm đạm, khôn ngoan, mối giao hòa giữa Việt Mỹ vẫn luôn luôn tốt đẹp trong sự tôn trọng lẫn nhau; Vann đề nghị, tiếp tục kế hoạch hành quân đang bỏ dở trong thời gian Tướng Cao còn nắm quyền Tư-lệnh Sư-đoàn, Đại-tá Đạm am hìểu tình thế nên đành vui vẽ chấp nhận, nhưng trong bụng không vui tí nào vì biết chắc rằng TT Diệm rất bực mình cho cái hành động rất trịch thượng kẻ cả của người Mỹ. Vann gọi Phone cho Đại Úy Ziegler, cựu cầu thủ đá banh có tiếng tại trường Sĩ-quan West-Point, ông nầy có khả năng thiết kế phóng đồ hành quân, hiện đang nghĩ phép tại khách sạn Trung-Thu Hồng-Kông, buộc phải trở về lại SàiGòn gấp trong chuyến bay sớm nhất.

Theo hệ thống quân giai, Đại Tá Đạm phải trình kế hoạch hành quân của Đại Úy Richard-Ziegler cho Tướng Cao duyệt xét; Dĩ nhiên là phải O.K thôi; Tuy nhiên, Đại-tá Đạm e ngại Việt Cộng có nhiều thì giờ để chuẩn bị đối phó nên đề nghị cuộc hành quân phát xuất sớm hơn 24 tiếng đồng hồ, nhưng có được đâu, Vann dẩy nẩy, lớn giọng không chịu “Làm như vậy là kéo đầu mấy thằng Phi-công Trực-thăng H-21 phải thức dậy 4 giờ sáng, của đầu năm mới, mà trong khi tâm trí họ còn đang lâng-lâng mùi vị ngày tết của năm mới”. Hay nói toạc móng heo ra, đây là sơ-khởi cuộc Mỹ hóa chiến tranh theo kiểu nữa nạc, nữa mở, mà Quân Lực VNCH là con cờ dưới ngón tay trỏ của Vann…muốn đi lên đi xuống đi dọc đi ngang gì tùy ý. Thật cay đắng cho cuộc chiến trên đất nước mình, mà người ta xử dụng mình như một con cờ không hơn không kém. Vì tự ái dân tộc, tôi đang mong chờ xem phản ứng của TT Diệm ra sao!

Ngày 2/1/1963, sau một đêm dài tỉnh mịch, vào một buổi sáng tinh sương, không khí chiến tranh lại tái diễn như mọi ngày, với bụi khói mịt mù hòa lẫn với tiếng xe nổ máy rú ga, tiếng động cơ trực thăng phản lực UH-1A xé không gian, cùng tiếng máy nổ nhức óc của Trực-thăng H-34, tiếng cánh quạt chặt gió nghe bành bạch bao trùm khắp sân bay Tân Hiệp, Mỹ Tho. Qua rồi của một sáng sớm êm dịu, mát mẻ trên vùng Bắc châu-thổ sông Cửu Long. Bây giờ mọi người buộc phải cuộn mình trổi dậy sau một đêm dài mệt mõi để lo đi kiếm sống; Trên nền trời xanh thẳm, tiếng động cơ nổ đều đều của một chiếc L.19 nghe như quen thuộc đối với người dân địa phương, đó đây có vài cụm mây Cumulus lảng vãng trôi dạt về một phương trời vô định như muốn cuốn theo biết bao oan hồn Tử sĩ vất vuởng, sẽ đang chờ được siêu thoát!

Đúng 6 giờ 30 sáng, Phi cơ cất cánh tại phi-trường Tân Hiệp, Vann xông xáo ngồi ghế sau của một chiếc Phi Cơ L.19 Army Hoa-Kỳ, với một niềm tin là sẽ hốt trọn ổ bọn Việt Cộng. Tay phải cẩn thận nắm chặt tấm phóng đồ hành quân, để theo dỏi tình hình khi một Đại-đội đầu tiên của Sư-đoàn 7 đáp xuống vùng hành quân nằm phía Bắc của ấp Tân Thới.

Tướng Harkin và Ban Tham Mưu cũng như Vann đều nghĩ rằng: Việt Cộng cũng giống như mọi Da Đỏ ngày xưa hồi “Tây tiến” chỉ cần bắn vài phát súng là chúng hùa nhau chạy có cờ, mà theo ngôn từ trịch thượng của họ là “Those raggedy-ass little bastards” nhưng sự thật sẽ trái ngược không như họ tưởng, vì nơi đây là Thánh địa chống ngoại xâm Nhật-Pháp, Quân-đội Việt Minh không cho phép ngoại nhân được lò mò đến vùng đất bất khả xâm phạm nầy. Vì cách đây chưa đầy 3 tháng (October) một trung đội Biệt Động Quân đã bị phục kích gây thiệt hại và Việt Cộng rút lui rất êm-ái trong đêm tối, dù rằng Pháo-binh và Không-quân có can thiệp.

Đúng 7 giờ 5 phút, 10 chiếc Trực Thăng trái Chuối H.21 thả một Đại-đội Bộ-binh xuống một đám ruộng có nước ao tù lầy lội bỏ hoang. Phi công Hoa-kỳ thiếu kinh nghiệm, nên họ đáp đại giữa ruộng cho dễ, nhưng cũng may là chỗ nầy không có VC, nếu không thì chỉ tội cho lính Bộ-binh phải chịu cảnh bị bắn sẽ, đến khi mà lội lỏm bỏm chân thấp chân cao vào được tới bờ đê thì không còn bao nhiêu Lính nữa. Những chiếc Trực-thăng H-21 nầy, chả lẽ Hoa-Kỳ đem quẳng vào thùng rác! Bèn đem qua VN để dùng tập trận (training aid) rồi sau đó sẽ phế thải tại chỗ (400 chiếc) Thân hình thì to lớn kình càng, khi bay thì lại chậm rì, xê dịch thì lại khó khăn, chỉ chở được 8 anh Lính là ì à, ì ạch mới cất cánh nỗi, thế nên Phi công cứ lựa chỗ nào rộng rãi dễ đáp thì sà xuống đáp ngay, mặc kệ cho số mạng của mấy anh Lính VN…thật là tội nghiệp!

Những chiếc Trái Chuối cứ lề mề bay qua bay lại vì bị lạc lối, cũng như chưa quen với địa thế ở vùng, giống như bầy Ruồi Xanh nhỡn nha trước miệng Chó, thì làm sao chúng không bị táp cho được. Ngày hôm nay, Việt Cộng đang bị dồn vào bức tường, nên sống chết gì họ cũng phải chơi một trận cho nễ mặt anh hùng, vùng đất bất khả xâm phạm và cũng để giữ vững niềm tin của đồng đội, cũng như dân làng đã từ lâu che chở cho họ, trong đó cũng có con em ruột thịt của họ. Vào khoảng 10 giờ tối đêm qua, Tiểu Đoàn Trưởng 261 Chủ Lực Miền đã thuyết trình cách ứng xử chiến thuật tác chiến trên vùng nước có lau sậy phải ẩn náu kín đáo dưới các mương, dọc theo hàng Dừa, như phải dùng ống Sậy, ống Trúc để thở dưới nước, chỉ cần tấn công khi địch nằm trong tầm đạn và ngụy trang kín đáo là phương cách tối ư là quan trọng. Ngay đến tên của Tiểu đoàn-trưởng cũng hoàn toàn phải giữ kín và đó cũng là truyền thống trong tổ chức của Việt Minh, họ chỉ gọi nhau bằng anh Hai…anh Ba…anh Năm mà thôi.

Trên chiếc Phi cơ trắc giác Otters, có Jim Drummond, là một Sĩ Quan quân báo của Vann và bên phía VN có Đại Úy Lê Nguyễn Bình, báo cáo cho Vann biết rằng: “vùng Tân Thới là nơi đầu não của Việt Cộng, và nơi đây đang tăng cường thêm 120 tay súng nữa. Kế hoạch hành quân của Zeigler là tấn công 3 hướng, một Tiểu-đoàn của Sư-đoàn khoảng 330 người sẽ được Trực-thăng vận chuyển xuống phía Bắc, tấn công xuống mục tiêu. Cùng lúc, 2 Tiểu-đoàn Địa-phương tiến lên từ phía Nam, nhưng chia ra bằng 2 đường tiến sát, và sau cùng là một Chi-đoàn thiết-vận-xa M.113 gồm có 13 chiếc, có Bộ Binh tùng thiết tiến dọc từ hướng Nam cạnh sườn Tây. Nhiệm vụ tùng thiết cơ động nầy là lực lượng phản ứng nhanh khi VC lộ diện là xung trận ngay; Nhìn chung theo lý thuyết nhà trường thì okay, nhưng thực tế sẽ ra sao…xin chờ xem giữa lý thuyết nhà trường và thực tế nơi chiến trận ra sao?

Với một lực lượng hùng hậu như thế nầy, bằng 3 mũi giáp công, gồm có 1 Tiểu-đoàn Bộ Binh, 2 Tiểu-đoàn Địa-phương quân, như vậy đủ dư sức để tiêu diệt, chỉ có 1 Đại-đội VC. Ngoài ra, còn có một lực lượng cơ động can thiệp ngay khi có chạm súng, rồi còn có Phi-cơ và Pháo binh yểm trợ nữa thì làm gì mà không đem đến chiến thắng cho được? Còn ở tại Phi-trường Tân Hiệp, có 2 Đại-đội ứng trực, khi khẩn cấp sẽ được Trực-thăng vận xuống ngay trận địa. Chả lẽ không tìm ra được 120 lính VC hay sao? Tin tức thì rất chính xác 100% là đúng; không lẽ tin tức dõm! Vì đài trắc giác đã xác định đến 3 lần có tin như vậy! Việt Cộng đang bí mật giàn quân xuống sâu từ Tân Thới tới Ấp Bắc, cho nên chiến trận nầy có tên là trận Ấp Bắc thay vì Tân Thới
Vị chỉ huy Tiểu-đoàn của VC, 261 và nhóm Tham Mưu đã thành lập một lực lượng phòng thủ hỗn hợp gồm có 1 thành phần của Tiểu-đoàn 320 chủ lực Miền và du kích địa phương; ngoài ra họ được tăng cường thêm dân-công của 30 làng-ấp nằm san-sát ở cạnh vùng đó để thay thế di tản thương binh, cũng như khuân vác tiếp liệu đạn dược, giao liên đưa tin…

Tỉnh ủy VC đã thông báo trước cho Tiểu-đoàn-trưởng biết ngày và giờ địch sẽ tấn công (rạng sáng ngày 2/January/1963) để chuẩn bị, tuy nhiên không biết rõ chính xác nơi nào là mục tiêu xuất phát, nhưng chắc chắn cũng lẩn quẩn đâu đó thuộc vùng phụ cận Ấp Bắc và Tân Thới. Họ đã dự trù, tới mùa khô, quân VNCH sẽ mở chiến dịch hành quân càn quét dọc theo con kinh lớn Tổng Đốc Lộc, người dân địa phương thường gọi là Kinh Bà Bèo; một dãy toàn các Làng, Ấp nằm kế cận nhau như một vòng đai thuộc ranh giới phía Đông của “cánh đồng Lau Sậy”.Vừa rồi tình báo Tỉnh-ủy VC ở Định Tường có cho họ biết rằng: có 70 chiếc Xe GMC chở đạn dược và tiếp liệu từ Sàigòn xuống. Vào những ngày đầu năm, hội đồng Tỉnh-ủy VC đã đúc kết tin tức chắc chắn địch sẽ tấn công vào sáng mai, đúng như ngày nói trên.

(Xem tiếp phần-2)

vinhtruong
04-29-2013, 11:06 PM
(tiếp theo)

Vann rất bằng lòng vì lý do VC chịu chấp nhận giao tranh với Quân Lực VNCH. Vì chúng không có con đường nào khác phải bảo toàn niềm tin nơi dân làng, cũng như đồng đội đã đặt hết trách nhiệm nơi họ. Vann cũng muốn trắc nghiệm sự mới mẻ xuất hiện của 2 loại phương tiện cơ động của ‘Trực Thăng Vận’ và ‘Thiết Xa Vận’ trên phần đất vùng Bắc Châu Thổ sông Cửu Long. Ông cũng tự mãn cho rằng với sự ‘hòa nhịp’ của bản nhạc kích động nầy, gồm giữa những người phụ tá của ông như tình báo tin tức, Drummond và thiết kế phóng đồ hành quân, Zeigler sẽ như chiếc Đũa Thần làm thay đổi cục diện chiến trường! Và Việt Cộng sẽ bàng hoàng kinh hãi nhắm mắt không kịp lời trăn-trối! Nghĩa là sau đó chúng phải tái hội thảo học tập đường lối Quân sự mới thích hợp với tình hình, vì 2 loại phương tiện cơ động nhanh nầy (chủ tâm của Nhóm Học giả Harriman là Trực Thăng H-21 đã quá cũ bay không nổi dùng để tập trận rồi bỏ, số bất khả dụng sẽ không đủ để yểm trợ hành quân gây nhiều trở ngại còn Thiết Vận xa không cho trang bị bức chắn đạn, cũng như cảng lội bùn như thế sẽ giới hạn, trì-trệ bớt khả năng di động hữu hiệu, và người chỉ huy sẽ đem lại thất bại vì thiếu khả năng điều động, có thất bại thì mới có lý-do áp lực hành pháp Kennedy gởi Lính qua đây tập trận theo đúng phương châm “Muốn củng cố hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh”).

Ngay sau chiến thắng trận Ấp Bắc, từ đó trở đi, một số lớn VC từ bỏ gia đình đi theo Cách Mạng, lôi cuốn theo một số dân làng trở lại hồi kháng chiến chống Nhật-Pháp; họ đồng lòng nhất trí kêu gọi những Cán bộ nòng cốt đã tập kết từ Miền Bắc, nên mau mau trở về Nam để thành lập chính quyền tại đây, hầu chiến đấu tiếp tục giữ vững vùng giải phóng, không bị chính quyền bù nhìn Miền Nam cai trị. Họ cương quyết phải hủy diệt Mỹ, dù Mỹ có nhiều loại vũ khí giết người tinh-vi hơn; Thế là trò chơi chiến tranh giữa hai đấu pháp CIP và NLF sẽ trở nên ác liệt, đúng theo khởi điểm từ tháng 4/1959 cho đến nay (dự kế theo lộ-đồ hoặch sẵn trong chiến tranh lạnh) Nhưng trở ngại chính lại là do hai cục ‘Gù” Tổng Thống Diệm và TT Kennedy có chịu dự phần trò chơi nầy không? Harriman và Prescott Bush sẽ cương quyết dùng phẫu thuật để lấy chúng nó ra.

Tỉnh ủy cũng như vị chỉ huy Tiểu đoàn là Cán Bộ nồng cốt hồi thập niên 1940, trong 2 cuộc kháng chiến chống Nhật rồi Pháp, họ buộc phải ở lại để chờ cơ hội giải phóng Miền Nam. Đây cũng là nằm trong ‘thai nghén’ của thế chiến lược “binh kẻ mạnh”(on strong-man side) của Hoa-Kỳ. Tài liệu tịch thu được có câu: “sở dĩ chúng tôi không muốn trở về Bắc vì sợ cuộc cách mạng sẽ bị thất bại không thành đạt được!” trong đó có điểm nhấn mạnh rằng: “chúng ta cần giáo dục những thanh thiếu niên trẻ phải nối gót theo Cha-ông, chúng ta phải phù trợ con em, làm gương bằng nhiều chiến thắng lẫy lừng, khuyến khích con em hoàn thành mục tiêu giải phóng cho toàn dân tộc và thống nhất đất nước, phục hồi cơ nghiệp và tiền đồ của Cha-ông để lại”.

Việt Cộng điều nghiên bộ máy chiến tranh Mỹ và Chính-quyền Miền Nam, ôn lại những chiến thuật đã làm thất vọng mưu toan của địch, ra sức nhiều gian khổ hơn nữa để tìm cách giáo dục bảo vệ niềm tin cho Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan và Binh-lính, nếu họ bị rơi vào một tình cảnh sa sút tinh thần hoặc hoảng sợ, phải lanh lẹ biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện khi phòng thủ cũng như khi ngụy trang, chướng ngại vật thiêng liêng ưu đãi của vùng Châu-thổ bao la, và là nơi dung thân tốt nhất khi lâm trận cũng như phối hợp điều quân hay lẩn trốn. Bài học đầu tiên vẫn còn nóng hổi là: phục kích môt trung đội thiện chiến Biệt Động Quân địch, ở một Ấp chỉ cách vài cây số vào vùng Tây-bắc Tân Thới và bắn hạ 2 Trực-thăng trái Chuối chuyển quân tiếp viện, trong đó có một chiếc mà John Paul Vann đã có lần ngồi trên đó. Nhưng đó chỉ là thành quả của một đơn vị nhỏ (Đại-đội-1 của Tiểu-đoàn địa phương 514). Sáng hôm nay Đại-đội 1/514 nầy cũng đang chờ đợi để chiến đấu thử sức một lần nữa.

Nghe tin thảm bại, TT Diệm bèn nổi giận phản ứng với báo chí Thế-giới về sự ngang ngược của Mỹ đã nhúng tay thô bạo vào nội tình Việt Nam. Về quân sự, Hoa Kỳ như một người Mù bước vào một chỗ bùn lầy để bị mắc cạn; Theo như kế hoạch dự trù của chính phủ Diệm, sẽ dùng chiến thuật “vết dầu loang”, lấy một Ấp đầu tiên làm kiểu mẫu như Ấp chiến đấu Bến Tượng chẳng hạn, rồi bành trướng lan rộng khắp vùng, song hành, mở chiến dịch chiêu hồi rộng khắp nơi, như một phương pháp tát nước cho ao cá cạn dần, thì bắt buộc cá không thể sống được, nếu không có nước.Và như thế chiến dịch “chiêu hồi” sẽ được thành công mỹ mãn như đã và đang làm, và đã quy tụ được trên 4 triệu người dân nông thôn về hội nhập với chính quyền. Trong khi đó thì phía cố vấn Mỹ đổ thừa rằng, phía chính phủ Miền Nam đã để cho VC nghỉ xả hơi 2 tháng rưỡi chuẩn bị, không chịu mở cuộc hành quân trước, thế nên một Tiểu-đoàn cùng một Đại-đội VC có thời gian để chỉnh đốn lực lượng, rèn cán dưỡng quân, với chiến thuật và thêm nhiều vũ khí mới vừa chiếm được qua công đồn đã viện. Dĩ nhiên Hoa-Kỳ có lý do riêng của họ trong cuộc chiến nầy, còn TT Diệm thì muốn chiến thắng không phải từ súng đạn mà trong lòng yêu thương của dân tộc!


Ngay sau khi chiến thắng trận Ấp Bắc, lực lượng chủ lực vừa từ Bắc vào qua xa lộ Harriman (Đường mòn HCM) hiệp cùng du kích địa phương, thừa thắng xông lên đánh chiếm và cướp được từ các cuộc công đồn đã viện thâu được vũ khí vừa đủ để trang bị cho đồng đội. (Lúc nầy Việt Cộng dùng súng Mỹ cướp được, vì Liên Xô vừa renewed Aid to Russia Plan với Mỹ sẽ có AK và B-40 sau).

Tướng Harkin đã không thèm kiểm soát để ý đến một số lớn vũ khí bị thất thoát khi trao xuống tận Tiểu Khu và Chi Khu qua mưu đồ mật của CIA, VC đã tuyển mộ được 2.500 người tình nguyện vào các tiểu đoàn tân lập địa phương. Hầu hết Bộ đội Việt Cộng đều được trang bị các loại vũ khí như: Súng bán tự động Garant M-1, Carabines, hoặc Tiểu Liên Thompson. Mỗi Đại Đội đều có tiêu chuẩn 1 Đại Liên M-30 và một giây đạn, và hầu như tất cả Trung đội đều có một cặp Trung Liên BAR (Browning Automatic Rifles).

Nhưng đối với Đảng viên CS thuộc vùng Bắc Châu Thổ Sông Cửu Long thì cho rằng Tướng Cao đã lầm lẫn khi mở cuộc hành quân, thay vì bao vây để tiêu diệt từng cụm nhỏ như theo ý của Trung ương Sàigòn, trong khi ngược lại Vann đã bao lần đòi hỏi phải tấn công sớm hơn nhưng vô ích. Ấp Bắc và Tân Thới là khu giải phóng nổi tiếng trên vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là cái nôi của Cách Mạng VN, Việt Minh cố tạo ra cách tốt nhất là làm trở ngại chán nản khi quân đội Sàigòn có mưu đồ lấn chiếm vùng giải phóng bằng cách trì hoãn bước tiến của quân đội Sàigòn, qua những chướng ngại vật thiên nhiên như Lau Sậy cao hơn đầu người, dựa vào Chông Mìn, và bắn sẽ, dùng ‘Mo cau’ làm phương tiện trượt bùn để thoát chạy, hoặc dụ địch vào bẫy phục kích. Vì cấp chỉ huy không những chỉ bảo vệ đất-đai mà còn phải chiến đấu để tìm sự sống bằng những thao dượt sẵn có trong chiến thuật và điều binh; Họ cũng cần đụng trận để rút thêm nhiều kinh nghiệm và họ sẳn sàng chấp nhận hy sinh chờ đợi trong chiến đấu.

Mãnh đất nầy vẫn có nhiều thuận lợi, dù rằng mùa khô sắp đến, có vô số con rạch và kinh đào của cánh đồng Lau sậy vẫn quanh năm giữ được cho đồng ruộng có nước, để giúp cho người dân ở đây sống dễ thở với Tôm Cá bạt ngàn. Cái điều cốt lõi là người dân của 2 Ấp nầy có nhiều thuận lợi qua những ngõ ngách quen thuộc với tinh thần bất khuất để bảo vệ quyền sống còn, và bảo toàn mãnh đất, mà đã qua nhiều đời của Cha-ông họ đã trìu mến nhắn nhủ để lại. Và đây cũng là điều thuận tình, thuận lý của lòng người và lòng trời! Hoa Kỳ vì lý do riêng [móc nối với phía Lê Duẩn, Lê Đức Thọ qua lảnh đạo của Liên Xô] nên không muốn chính quyền Diệm có cơ hội để bình định, giải nghĩa cho họ về lý tưởng Quốc Gia, như những vùng đã giải phóng ở Tuy Hòa dọc lên hướng Bắc đến vùng đất Quãng Ngãi: “lý tưởng hiền hòa, mộc mạc, và quyền tự vệ của người dân Miền Nam” nhưng khắc nghiệt thay nó chỏi lại quyền lợi của Tư bản Mỹ WIB.

Thế nên Việt Cộng của 2 làng nầy cũng có lợi điểm chung là bà con chòm xóm, cùng chung vai góp sức để bảo vệ xóm làng. Nhưng du kích quân là người của vùng Châu Thổ, gồm cả Sĩ quan và Quân lính, Cán bộ CS trong Tiểu Đoàn 514 của địa phương, trong đó có Đại đội 1 túc trực án ngữ tại Ấp Tân Thới và cũng là Tiểu-đoàn nồng cốt của Tỉnh-ủy Định Tường. Một nữa binh lính của Đại-đội-1 thuộc Tiểu-đoàn 261 chủ lực, đang chờ đợi tại Ấp Bắc, còn một số khác đang án ngữ để đợi lệnh tại vùng phụ cận, và một Trung đội khác cũng đang tăng cường tiếp viện từ ranh giới Bến Tre, đang băng qua sông Mê-Kông.

Đây là cuộc chiến sống còn, có tính cách quyết định vận mạng đi vào lịch-sử của họ; Những người dân Nông-thôn, thuộc vòng đai của chuổi dài, gồm có vô số Làng, Ấp, dọc theo phía Đông của cánh đồng Lau Sậy, mà họ đã theo Việt Minh từ lúc phát động cuộc kháng chiến chống Pháp tại vùng đồng lầy nầy từ tháng 11 năm 1940. Quân đội Pháp đã bẻ gãy nhiều cuộc nỗi dậy bằng cách cày nát bằng bom đạn, hủy diệt hoàn toàn những Làng Ấp nơi đây, dùng xuồng máy có gắn Đại Liên cày nát và bắt tất cả Thanh niên trong làng bỏ trên các xà lan kéo theo sau. Tất cả tù binh đều bị đưa về Sàigòn trên một chiếc Xà-lan và bị lôi xuống Cảng vào ban đêm, dưới ánh đèn mù mờ. Họ bị thực dân Pháp, cột chùm với nhau, bằng cách là xỏ dây kẻm qua lòng bàn tay của tù binh kết thành một hàng dài lê thê, hết sức là tàn nhẫn. Còn dân quê thì bị hù dọa đủ thứ; Trong cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, họ đã được tự hào với danh nghĩa là “Việt Minh”, CIA lại không muốn người dân phân biệt định nghĩa rò hai chử Việt Minh và Việt Cộng

Vào lúc 4 giờ sáng, có vài du kích giao liên, bung ra xa vài cây số, từ 2 Ấp nầy đề dò la tin tức, với mật khẩu chuyên nghiệp qua ám hiệu riêng của du kích. Họ có nghe tiếng máy nổ của quân xa cũng như máy tàu đang dồn dập lớn dần; Vị chỉ huy của Tiểu-đoàn bèn ra lệnh, quân lính cứ giàn trận theo đội hình như đã thực tập ngày hôm qua. Khi được lệnh, mọi người đều thủ vũ khí chạy ùa vào nơi ấn định để triễn khai thế trận; người dân quê đã lo giúp cho họ việc đào những hầm cá nhân, và ngụy trang dưới những hàng cây của ngày trước đó; Ấp Tân Thới được nối liền với Ấp Bắc bằng một con lạch dính liền, với hàng cây chạy dọc theo hai bên bờ, tạo thành một đường di chuyển khá kín đáo, dù rằng giữa ban ngày. Nhưng 2 làng nầy cũng có thể tương quan yểm trợ lẫn nhau khi xung trận; Vị chỉ huy của Tiểu Đoàn điều động phân nữa chủ lực mạnh nhất, có nghĩa là nguyên một Đại-đội-1 của Tiểu-đoàn, tăng cường thêm vài Tiểu-đội Cảm tử và một Trung đội nằm cạnh Tiểu đoàn có được 1 Đại-liên M.30 và súng cối 60 ly, ở trong vòng phạm vi của Ấp Bắc; vì nơi đây vị thế rất khó để phòng thủ. Tin tức cho biết rằng: Quân đội Miền Nam sẽ tấn công Ấp nầy từ hướng Nam hoặc là hướng Tây.

Căn cứ theo địa hình, phía Nam của Ấp Bắc, có một con suối, nhưng bị ngắt quảng ở đầu hướng Tây, tuy nhiên hàng cây hai bên vẫn chạy dài ra theo đó. Tiều đoàn-trưởng đặt nơi đó một Trung-đội dưới 2 hàng cây được ngụy trang cẩn thận, dọc theo bờ của con suối. Nơi đây tầm quan sát của Trung đội xung kích được trải rộng xuống khắp đồng ruộng ở phía Nam, không có một chướng ngại vật nào nằm trên đường tiến sát cả. Tuyến phòng thủ về phía Tây của Ấp, có một con kinh đào rất lớn, nó chạy thẳng từ Nam đến Bắc. Và có một bờ đê khá lớn chạy dài xuống tận kinh đào, bề ngang nhỏ nhất là 1 thước rưỡi, riêng các chỗ khác có thể trải rộng ra thêm đến 2, 3 thước, và trên bờ đê nầy mọc lên những cây dừa cành lá xum xê um tùm nối thành hàng dài. Nơi đây người chỉ huy đặt lực lượng còn lại nằm rải rác, dọc theo trên các bờ đê, dưới những hầm trú ẩn bán thân (vị thế ngồi để bắn sẻ) được ngụy trang rất cẩn thận, vì bờ đê ở thế đất cao hơn nên rất thuận tiện cho việc quan sát trận chiến trước mặt, lại thêm một lợi điểm khác để phòng thủ là bờ đê có nhiều đoạn hình zic-zac, nên xạ thủ có thể đổi hướng mà vẫn có chướng ngại vật là cạnh bờ đê để che thân, rất dễ ứng xử khi địch đền gần trong tầm đạn. Nơi đây người chỉ huy Tiểu-đoàn đặt 2 Trung-liên BAR để tác xạ chéo góc khi quân đội Sàigòn xung phong; Hắn cũng điều động phân nữa lực lượng của 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 514 Địa phương, chia ra từng Trung đội cách khoảng nhau để yểm trợ qua lại.

Ở trên trời nhìn xuống, hay ở xa ngoài ruộng nhìn vào, cả 2 Ấp Bắc và Tân Thới đều không có dấu hiệu gì là một thành lũy kiên cố cả. Hầu hết những cây cối mọc dọc theo các bờ đê là các hàng Dừa, Cau, Chuối. Dọc theo các mái nhà tranh thì cây lá xum xê, um tùm chằng chịt những bụi Tre, những cây ăn quả mọc đều hàng thẳng lối, bên cạnh đó còn có cả ao nước, dưới ao đều có những lá đài Sen trông rất là hiền hòa mộc mạc, không ai nghĩ rằng nơi đây sẽ phải xãy ra cảnh máu đổ thịt rơi giữa những con người với con người cùng một Tổ-quốc! Ôi thiện tai!

Phải thành thật nhìn nhận người chỉ huy điều động cuộc phòng thủ nầy thật là tài tình, vì đã qua nhiều kinh nghiệm của thời quá khứ chống Nhật, Pháp, hắn đã chỉ vẽ cho người dân cũng như du kích, cách đào hầm trú ẩn mà không đụng đến các cảnh vật chung quanh như các cành lá thiên nhiên ở trên đầu, đằng trước cũng như đằng sau, những đất mới xúc lên đều phải dấu đi, hoặc là phải bỏ xa nơi khác, cho nên nếu không đến gần thì không thể nào dùng con mắt phàm tục mà phát hiện được, ngoài ra nơi trú ẩn nào mà thiếu cây cảnh thiên nhiên, thì họ phải chặt những cành lá phủ lên trên ấy, vì là đất bùn nên họ dễ dàng trồng quanh đó bằng gốc chuối, hoặc cành tre. Thế nên dù Phi-cơ quan sát L.19 hoặc Trực-thăng có bay thấp đến đâu cũng không thể nào phát hiện ra được “Tất cả ngoại cảnh đều thiên nhiên…hiền hòa, mộc mạc”!

Những hố (hầm) cá nhân đào sâu vừa đủ, để một người có thể đứng ở trong mà không bị trở ngại khi cần tác xạ; riêng hầm súng Đại-liên M.30 hoặc là Trung Liên BAR thì rộng hơn, để cho ít nhất là 2 binh lính (xạ thủ và nạp đạn) và cũng có phần sâu hơn để che chở, và tránh Phi-cơ hoặc Pháo-binh oanh kích. Nếu muốn giết một người nằm trong hầm với vị thế như vậy, thì đòi hỏi phải thả chính xác và phải ngay hầm, còn như bom lửa (napalm) thì ít ra cũng phải gần kề nơi miệng hầm; Còn như Pháo-binh nổ chụp trên đầu thì cũng phải chụp trên mục tiêu với một góc cạnh chạm thẳng, trừ khi người núp sơ ý mà nhỗng người đứng dậy thì mới bị thiệt mạng, còn như giữ yên tại chỗ thì Hỏa-tiễn 2.75 cũng như súng máy trên Trực-thăng võ trang cũng chẳng ăn thua gì mà chỉ gây ra tiếng nổ ồn ào vô ích thôi.

Con kinh đào nầy là một đường hầm nổi, rất lý tưởng để liên lạc, binh lính có thể tiến lên, rút xuống rất là kín đáo bên 2 mép của bờ đê; và có thể tiêu diệt đối phương trong tầm mắt dễ nhắm. Thêm một con kinh lạch nhỏ nữa, bề ngang khoảng 2 thước và nước lấp xấp qua khỏi bụng, du kích có thể lội qua, rất là lý tưởng để khi cần tiến thối cũng như dùng bè để chuyển tiếp liệu hoặc là thương binh. Khi Phi cơ quan sát đến, họ có thể dùng ống trúc hay ống tre hoặc là ống sậy ngậm vào miệng và nằm sâu dưới nước để lẩn tránh Phi cơ, hoặc nơi cạn thì họ chỉ mặc quần đùi và trét bùn quanh người để ngụy trang. Nếu có đủ thì giờ thì họ lẩn vào rừng Tre, hoặc Dừa cạnh đó; Con kinh đào lớn vẫn là đường huyết mạch để khi cần phải tiếp tế đạn duợc, nhưng chỉ vào lúc màn đêm bao phủ, hoặc sương mù, Cán bộ, Đảng viên rà lên rà xuống để khích động tinh thần chiến đấu của binh lính họ. Hầu hết Phụ nữ và trẻ em vào khoảng 6000 người của 2 Ấp chạy sang cái Vùng Đầm lầy cách xa đó để mà tránh đạn, khi có lệnh hành quân, nhưng đàn ông khỏe mạnh thì ở lại, để thi hành nhiệm vụ đưa tin hoặc là giúp tản thương khi du kích bị nạn.

Sương mù vào buổi sáng hôm ấy là một yếu tố quan trọng, đã thay đổi hẳn cục diện chiến trường. Khắp nơi, đâu đâu cũng bị sương mù dày đặc; từ trên cao cảnh vật mờ ảo một màu trắng đục bao phủ khắp đồng ruộng, thỉnh thoảng ẩn hiện vài mái tranh như Thượng Đế muốn che lấp tầm nhìn của con Diều-hâu sẵn sàng chụp gắp một bầy chuột con lố nhố dưới đồng ruộng. Vann có tham vọng muốn huy động một lần 30 chiếc H.21 trái Chuối để đổ bộ được 1 Tiểu-đoàn (Harriman muốn trì trệ cuộc đổ quân có mưu đồ), nhưng thất vọng vì bị trở ngại, việc bảo trì Phi-cơ nằm ụ quá nhiều. Thế nên, Vann phải có kế hoạch đổ quân từng một Đại đội 1 lần về phía Bắc của Ấp Tân Thới.

Ngay ngày hôm ấy, Tướng Harkins cũng ra lệnh ưu tiên mở cuộc hành quân gọi là: “Tên Lửa” (Burning-arrow) 1,250 lính nhảy Dù và một Tiểu đoàn Bộ Binh sẽ được Trực Thăng Vận xuống ‘mật khu’ của Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) một vùng rừng già bị mưa lũ quanh năm, có tên là chiến khu C, là một thành trì kiên cố của vùng Tây Bắc Sàigòn (chiến khu Dương Minh Châu) sau một cuộc oanh tạc dữ dội cày nát vùng hành quân. Cuộc hành quân có tên nghe hùng quá, nhưng lại bị thất bại: ‘tên lửa’ mà không có đủ lửa để nhìn thấy được ‘bộ chỉ huy đầu não của TƯCMN’, nên đành bye-bye rút về.

Thượng Đế lúc nào cũng che chở cho kẻ yếu thế, sương mù ngày hôm nay cứ vẫn còn bao phủ dày đặc trên Phi-trường Tân Hiệp nhỏ bé nầy, nhưng nơi đây là bóng Ma của sự chết-chóc. Phi-công Hoa-kỳ cực lực từ chối, vì thiếu An-phi nên có thể xảy ra tai-nạn; Vừa rồi Phi-công phải cố gắng lắm mới thả bừa xuống một Đại đội, sau khi may mắn tìm ra được một khoảng trống giữa ruộng phía dưới, trong sự hồi hộp của Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống lúc ẩn lúc hiện, cũng may là không trúng vào ổ kiến lửa.

Thượng Đế hình như muốn đình trệ sự chém giết lẩn nhau, nên lớp sương mù vẫn bao phủ mỗi lúc một dày đặc thêm lên, hậu quả Đại-tá Đạm và Trung-tá Vann phải dời lại cuộc đổ quân đến 2 tiếng rưỡi sau, theo kinh nghiệm, phải chờ đợi cho mặt trời phải lên cao mới mong sương mù tan bớt. Trong khi đó, 1 Đại Đội lẻ loi buộc phải tiến quân theo đội hình của một Tiểu-đoàn với đầy đủ quân số, tiến xuống dọc theo phía Nam đến án ngữ tại Bắc Tân Thới. Với số quân chỉ có một Đại đội, thói đời thường nói tiền hung thì hậu sẽ kiết, nhưng kỳ nầy chắc không ‘kiết’xảy ra? Vì sự chậm trễ nầy, dọc theo hàng cây, trên bờ đê của tuyến phòng thủ của Ấp Tân Thới, một Trung đội VC của địa phương di chuyển theo con suối nhỏ đến để tăng cường nhóm du kích tiền đạo của chu vi phòng thủ, họ giàn thế trận theo đường tiến sát về đồng ruộng hướng Bắc, mà một Đại đội Bộ-binh Sàigòn đang di chuyển xuống hướng Nam. Ngay khi Toán Tiền đạo biết có lực lượng tăng cường đến tiếp viện, người chỉ huy Tiểu đoàn của VC ra lệnh cho Đại đội trưởng đóng tại Ấp Bắc phải mau ra lệnh cho Trung đội dưới quyền, phải núp kín bên cạnh dòng suối và là đơn vị Tiên phuông nổ súng trước. Phía VC nhờ chiếm được máy truyền tin SCR-300 của binh lính Sàigòn, nên đã theo dõi được diễn tiến cuộc hành quân, vả lại phía Sàigòn cũng không mã hóa tất cả các mật mã hành quân nên dễ bị VC điều nghiên các hoạt động của đối phương.

Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn VC nghe được sự di chuyển của quân đội Sàigòn, qua theo dõi từng diễn tiến của tọa độ đã ghi chép, và đánh dấu trên bản đồ, nhờ vậy mà các toán tăng cường, cũng như đưa tin băng ngang trước mặt của quân đội Miền Nam, hoặc chạy thoát một cách êm ái và bí mật. Việt Cộng từ những hầm trú ẩn, dưới những lùm cây nhiều lá bao quanh, cuối cùng họ cũng phát hiện ra một Tiểu đoàn địa phương quân của Miền Nam đang tiến gần về hướng họ, trên một con đê qua lối mòn sình lầy, băng ngang qua những con đê nhỏ của các thửa ruộng. Nhanh như chớp, toán du kích của VC vùng phía cánh phải, đang ẩn núp dưới hàng Dừa sẵn sàng trong đội hình tác chiến, họ được căn dặn rõ rệt “bằng mọi giá phải kềm hãm sự tiến quân của địch, ở cạnh sườn bờ đê nầy, để cho chủ lực quân của Tiểu đoàn VC tấn công, gây bất ngờ cho địch ở trước mặt”. Vị Đại úy của Tiểu đoàn Địa phương quân Miền Nam, đang khả nghi về hàng cây trước mặt, nên báo động cho toàn thể Tiểu đoàn tiến quân trong sự thận trọng có thể bị phục kích trước mặt, khi tiến gần vào tầm đạn của VC, thì Đại-úy Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dừng quân trên một bờ đê của một đám ruộng, xong ra lệnh cho một toán nhỏ tiền đạo ra xa ngoài thửa ruộng để quan sát, trong khi thành phần còn lại nằm án ngữ yểm trợ cho toán cách bờ đê khoảng 15 thước. Toán du kích của VC án-ngữ tiền đạo để chờ cho toán thám sát của địa phương quân lọt vào tầm đạn khoảng từ 30 thước là phát hỏa ngay. Đến khi toán thám sát của ĐPQ lội bì bỏm trên vũng nước bùn lầy, để đến một bờ đê an toàn trước mặt , thì lập tức Trung đội Tiền phương của VC, từ dưới các hầm trú ẩn, nơi dãy hàng Dừa bên cạnh, đồng loạt nổ súng. Hai Sĩ quan Đại đội-trưởng và phó chết ngay tại chỗ; Toàn thể tiểu đoàn ĐPQ còn lại đang nằm yểm trợ bên bờ đê đối diện cùng đồng loạt bắn chống trả một cách mãnh liệt, vào 2 cạnh sườn trước mặt và bên trái; Vị Đại úy TĐT của địa phương quân ra lệnh rút lui để tái phối trí lại và kêu Pháo binh đến yểm trợ tác xạ; Lúc nầy là 7 giờ 45 sáng, sương mù vẫn còn bao phủ vùng chiến địa.

Vào khoảng 2 giờ sau, thì có lệnh của Thượng-cấp báo phải thanh toán mục tiêu, Đại-úy Tiểu đoàn-trưởng ĐPQ phải mưu toan bứng gốc lực lượng của VC ra khỏi Ấp nầy bằng cách xử dụng tối đa Pháo binh do Tiểu đoàn của ông chịu trách nhiệm hướng dẫn tác xạ, nếu cần thì có thể bắn hàng loạt vào một tụ điểm và chịu trách nhiệm hướng dẫn bãi đáp Trực-thăng xa phòng tuyến hay nói cách khác là phải xa tầm súng của VC. Cuộc điều quân của Đại-úy phải xong trước 10 giờ sáng nay, trong khi ông cũng đang bị thương nhẹ ở nơi chân.

Trong khi Vann chưa biết gì về một cuộc đụng độ vừa mới xảy ra ở phía Nam của Ấp Bắc, dọc theo dãy hàng Dừa, cho đến khi kết thúc, thì đã gây tử thương cho một số Sĩ-quan của Đại đội. Còn Thiếu-tá Lâm Quang Thơ, Tiểu khu trưởng Định Tường, là người chịu trách nhiệm về diện địa của Tiểu khu, trên cơ sở lý thuyết, ông như người thay mặt cho Đại-tá Đạm, vào các cuộc hành quân, nhưng cũng không quan tâm đến sự thông báo cho vị Đại-tá Tư-lệnh biết về sự việc vừa mới xảy ra, Thiếu-tá Thơ là người mà TT Diệm tin tưởng, nên đã giao cho ông trách nhiệm Lữ đoàn Thiết kỵ để phòng khi chống đảo chánh, bởi vì dòng họ Thơ là gia đình giàu có, là điền chủ ở Miền Châu-thổ Delta, và cũng đã có những kết cấu sâu đậm với gia đình họ Ngô, cho nên Thơ rất lạnh nhạt, khi phải gởi đi tăng cường cho cuộc chiến thêm một Tiểu đoàn ĐPQ nữa, trong khi đó Tiểu đoàn đầu tiên chờ tăng cường như người ở Sa-mạc nóng bức trông chờ mưa xuống! Vị Tiểu đoàn trưởng ĐPQ đầu tiên đang nóng lòng chờ Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đến để cùng nhau phối hợp thanh toán chiến trường, nhưng vô ích. Dĩ nhiên, Thiếu-tá Thơ ít ra cũng có chỗ dựa vững chắc nên không ái ngại gì đến vị Tư-lệnh chiến trường. Thêm vào đó có một Trung úy cố vấn của Hoa-Kỳ cùng đi theo cuộc hành quân, đã chụp máy kêu gọi Thiếu-tá Thơ can thiệp gởi gấp Tiểu đoàn thứ 2 đến để phối hợp cùng xung phong nhưng vô ích.

Sự lủng củng giữa Việt-Mỹ, đã gây ra thiệt hại cho những ai đã trực tiếp chiến đấu và thua trận trong sự nhục nhã. Sau khi đúc kết lại sự thiệt hại sơ khởi, thì phía ta có 8 người chết và 14 người bị thương, gồm có một Tiểu đoàn trưởng bị thương nhẹ nơi chân. Thiếu-tá Thơ quá cẩn thận ra lệnh chậm chạp theo thủ tục hành chánh, ông không đá động gì đến một Tiểu đoàn thứ 2 ĐPQ mà gọi máy đề nghị với Đại-tá Đạm, gởi 2 Đại đội trừ bị tại sân bay Tân Hiệp vào ứng chiến, và đáp xuống ngay hậu trường phía Nam dọc theo hàng Dừa của tuyến phòng thủ, nhưng rất bất lợi cho tầm súng trên trục tiến sát của VC.

Queenbee-1

vinhtruong
05-01-2013, 09:37 PM
(tvnd.fr.yuku.com › Trên Diễn đàn: "Ta-Vẫn-Nhàn-Du")
Sự thật cuộc chiến Hạ-Lào, trực thăng của VNAF rơi rụng khắp các Căn Cứ Hoả Lực cố định, vì trận địa pháo mà BV đã điều chỉnh trước rất chính xác vào những toạ-độ nầy. Khi nghe tiếng trực thăng bay vào đáp là khai hoả ngay. Pháo nổ dồn dập từ khắp mọi nơi chụp phủ xuống trên các Đồi Hoả-lực. Chúng ta thử hình dung một màu đất đỏ của căn cứ bị phủ lên trên đó những cột khói chồng chất lên nhau đến nỗi không còn thấy màu đất đỏ mà toàn một lớp khói đục ngầu bao phủ lên trên ấy, ngay đến con kiến, con mối cũng không thể sống sót, vì vùng đất bị đào xới với không biết bao nhiêu hố tạc đạn nhỏ to chồng-chất lên nhau, mà chỉ có trực thăng KQVN là phải lủi vào để tải thương, tiếp tế đạn nhỏ cho quân bạn, còn Sư đoàn 101 Không Kỵ thì thẳng thừng từ chối, vì lẽ họ được lịnh không được đáp xuống những CCHL đã được điều chỉnh tác xạ rất chính xác từ lâu.

Những "cơn uất" nầy nếu tôi không viết ra cho hậu thế thì khi chết tôi không thể nào nhắm mắt một cách an lành, ngay trong những người anh em phía bên kia mà cũng còn tỏ bày những tâm tình của một con người cùng chủng tộc. Chúng ta hãy cùng nghe tâm sự của người lính bắc việt khi đọc xong bài viết này:

(Trang A Pao | July 20th, 2011 at 9:37 am)
Tôi là một người lính cộng sản, 40 năm trước, đứng bên kia chiến tuyến của các anh, tôi còn quá dại khờ để hiểu ra một điều rằng chúng ta chỉ là nạn nhân của sự khác biệt giữa 2 ý thức hệ, Cộng sản và Dân chủ, cớ sao chỉ vì sự khác biệt này lại có thể đẩy cả triệu người con Việt Nam lao vào đâm chém bắn giết lẫn nhau, cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này hỏi ai là người hưởng lợi, chắc không phải là anh, cũng không phải là tôi. Chúng ta đâu có thù hận gì nhau mà để hàng triệu bà mẹ của chúng ta phải bạc trắng mái đầu vì thương nhớ những đứa con thân yêu của mẹ ra đi không bao giờ trở về.

Chiến tranh đã qua rồi, 38 năm qua tôi luôn đau đầu trong nỗi ân hận dày vò vì ngô nghê nông nổi của tuổi 20. Nỗi dày vò của kẻ được coi là chiến thắng. Có vẻ vang gì đâu khi chiến thắng người thân của mình, có dũng cảm gì đâu khi giết chết những người thân của mình mà lân hồi nay mới ngộ ra. Thực chất là giữa chúng ta không có hận thù mà chỉ là sự khác biệt tại sao không thể cùng tồn tại trong sự khác biệt, thời gian sẽ chứng minh ai đúng ai sai. Có lẽ mấy triệu sinh linh của các anh, của chúng tôi và sự đau khổ tột cùng của những bà mẹ chúng ta chỉ là cái giá của những tham vọng, những toan tính bá quyền. Chính bá quyền đã làm máu của anh, của tôi, của chúng ta đổ xuống và chính bá quyền đã đẩy anh và tôi đến miệng hố hận thù, chính bá quyền đã Làm cho Việt Nam của chúng ta đến ngày nay còn nghèo, mẹ của chúng ta vẫn khổ.

Tôi mong rằng chúng ta hay cùng nhau gác lại quá khứ và giáo dục thế hệ con cháu chúng ta tính nhân văn, lòng vị tha, nhân hậu, hãy tập cho chúng biết buông bỏ. Thế hệ chúng ta đổ máu nhiều rồi. Mẹ chúng mình đã hết nước mắt khóc con rồi… Chỉ mong chúng ta hãy yêu thương nhau.


*** - Quý bạn nên click vào Google search: Videos of operation lam son 719 ... sẽ mục kích hầu như toàn cảnh cuộc hành quân một cách sống động. Riêng tác giả vô cùng hối tiếc tướng Nguyễn Duy Hinh được đặt hàng nên không viết một tí gì về VNAF vì trong lăng kính Secret Society, trước sau gì miền nam cũng bị bức tử nói tốt để làm gì? Chỉ tội cho những phi hành đoàn trực thăng Huey của VNAF tuy vẫn có ghi khắc tên trên tấm bản đồng tại Newseum, Washington DC, không thể nói ra điều đó dù cả trăm bài viết trên you tube không được lịnh nhắc đến!

Tôi chỉ tìm được duy nhứt một tài liệu: Forum military images photos pictures: American aircraft losses to inventory included 10 OH-6As, 8 OH-58s, 53 UH-1Hs, 26 AH-1Gs, 3 CH-47s and 2 CH-53s. The VNAF also lost 7 UH-1Hs. Combat damage accounted for the loss of 90 helicopters while the rest were lost to non-combat related incidents; Damage not resulting in loss figures are difficult to pin down; There were 644 aircraft damage incidents to 451 different aircraft reported, but this does not impact availability figures because few damaged aircraft were down more then 24 hours. A very effective recovery operation brought back almost all aircraft that were salvageable and more then a few that weren’t.

-Losses to helicopter crews in the 45 days of combat flying over Laos amounted to a total of 210 casualties; of this total 152 were WIA, 26 KIA and 32 MIA.
VNAF tham dự gồm 3 Phi-đoàn 213, 219, 233. Tất cả phi cơ đều trúng đạn ít nhứt một lần, 3 gunship hư hại nặng không thể sửa chữa, 1 gunship và 6 Slicks trúng đạn phòng không rớt bên Lào và gần chục chiếc bị hạ tại các CCHL vì trúng mảnh tạc đạn pháo diện địa. Thế nên, Mỹ thẳng thừng từ chối không đáp xuống các CCHL cố-định bị BV tiền điều-chỉnh (khi nghe tiếng trực thăng bay đến, BV liền mở màn trận địa pháo ngay, các cột khói trắng đục che lấp màu đất đỏ của ngọn đồi dưới con mắt của phi hành đoàn)

Danh sách 7 trực thăng và địa điểm bị trúng đạn phòng không đủ loại:

- (1)-TPC/H-34/PĐ-219, Thiếu-úy Giang rớt tại Đồi-31 vì trúng mãnh đạn pháo;-
- (2) TPC/H-34/PĐ-219, Thiếu-úy Bửu rớt tại Đồi-31 vì trúng mãnh đạn pháo; -
- (3) HTC/UH1-H/PĐ-213, Thiếu-úy Hoà nổ tan xác trên không, trúng đạn phòng không ngay bình xăng JP4;
- (4) HTC/UH1-H/PĐ-233, Thiếu úy Tín nổ tan xác khi chạm đất vì trúng đạn phòng-không gảy cánh quạt chính; -
- (5) HTC/UH1-H/PĐ-233, Trung-úy Đạt trúng đạn 37ly, cháy phun lửa và khói ra sau đuôi, vì trúng hợp số dầu transmission trên không, autorotation, nổ tan xác ngay sau khi phi hành đoàn chạy thoát ra khỏi phi cơ, 2 cây số đông bắc CCHL Hồng-Hà-2; -
- (6) HTC/UH1-H/PĐ-213, Thiếu úy Phúc bị trúng mảnh tạc đạn vào đầu gối phải, đáp tại LZ, CCHL, Hồng-Hà-2/Tr/đ-3/BB; -
- (7) Sư thầy IP/gunship-trail/PĐ-213, Song Chùy-1, bị 2 Thiết vận xa PT-76 từ trên đồi cổ-chai núi Coroc bắn quạt chéo liên-hoàn xuống trúng bộ phận đuôi rớt xuống sau đó; Chiếc gunlead, Trung úy Trần Lê Tiến đáp xuống cứu thoát.

*** - Các gunship đã bao lần released 2 bó rockets để nhào xuống cứu đồng đội do đó đem lại sự thiệt hại quá khiêm nhường về nhân mạng như đã chứng minh trên thực tế mà Việt/Mỹ cũng phải nhìn nhận qua kiểm chứng?
Nói tóm lại, tất cả mọi phi cơ đều trúng đạn ít nhứt một lần, có 3 gunship đầy vết đạn dù bay lạng quạng như ngựa sút cương về hậu cứ, nhưng hư hại nặng không thể sửa chữa được: (3 chiếc gunship của Châu, Tiến và Song Chùy-1)

*** - Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật quân sử cũng được phơi bày qua internet, youtube, sách vở ghi chép; Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều, và rất nhiều chuyện độc diễn về mình, nói đi nói lại nói dai đến đổi người ta phải ganh ghét … cái mà tôi không hề thích nên âm thầm im lặng đến nay. Vì như Pascal nói: “Cái tôi là đáng ghét” (Le moi est haissable) nhưng sau cùng, tôi lại tự cảm nhận bị buộc có bổn phận với những người đã hy sinh và những người còn sống, cùng gia đình họ, tôi phải mở miệng to ra nói lại cho rõ để không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng đã cùng tôi chấp nhận chiến đấu trong máu lửa cho đến ngày cuối cùng thứ 45, e ngại gì ... sợ gì ... giữa thời đại vi tính và hình ảnh chứng liệu showed up sờ sờ ra đó? … Nhưng bằng tiếng Anh (The New Legion) thì hay hơn, vì ít đụng chạm và dễ mất lòng, như cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" đã bị tấn kích gay gắt của cả 2 bên

Và chỉ có chúng tôi thực thi bằng máu và nước mắt để thể hiện tình nghĩa đồng đội cao quí “Không bỏ anh em không bỏ bạn bè” dù trong hoàn cảnh thừa chết thiếu sống; Chúng tôi đã thể hiện bằng hành động thay lời nói bóng bẩy! Dĩ nhiên tôi đã phải ôm ấp cuốn nhựt ký hành quân đơn vị như một bảo vật gia-phả của gia đình truyền lại; Chỉ cần một nhân chứng nhắc đến giai đoạn nào, dù binh chủng nào, thì như cuốn phim cuộn khói chiến trận từ cặp mắt nhân chứng của tôi đang ngòì trên chiếc chòi canh di động, quay kể lại câu chuyện như mới xảy ra ngày hôm qua, dù đã gần nửa thế kỉ qua.
Thật … đây là cảnh khổ nạn cho dân tộc mình, chúng ta hãy nghĩ đơn giản hàng ngàn chiếc trực thăng đem qua VN tập trận như là trợ huấn cụ (training aid) cho mục tiêu thao dượt quân sự “Everything worked but nothing worked enough” lịnh từ ngôi mộ “secrets of the Tomb” (nên vào google search để thêm nhiều chi tiết) để phát triển kinh tế. Đây là hàng tiêu dùng phải xài cho hết, đổi lấy biết bao sinh mạng dân bay Việt/Mỹ, cũng chỉ vì hai chữ America First. “Mỹ không bao giờ có người bạn lâu đời cũng như kẻ thù truyền kiếp… mà chỉ có quyền lợi, quyền lợi xác định thế liên minh”. Nên nhớ!!! Nhóm WIB (War Industries Board trong secrets of the Tomb) ra lịnh không bao giờ đem thứ quỷ nầy trở về lại Mỹ? Thế mà ít ai chịu nghĩ đến: Trong thời đại tân kỳ của tin học ngày nay, việc phối kiểm data rất dễ: Google search. Thế nhưng không ai chịu khó làm công việc ấy để rồi suy diễn miên man, tranh luận, chụp đủ thứ loại mũ, phê phán bậy bạ mất đi tình chiến hữu, thật mất thì giờ và tốn biết bao giấy mực, tạo hoang mang cho mọi người, phụ lòng của biết bao tác giả cố moi óc với ao ước chúng ta biết được sự thật của lịch sử mà tội nghiệp cho dân tộc mình phải chịu 30 năm khổ nạn, để rồi chính mình được yên tâm ngủ yên dưới lòng đất lạnh không còn trăn trở nhức nhối khi đã tự xác định mình là nước nhược tiểu, con cờ của cường quốc.

Vì thế lực trong ‘ngôi mộ 322’ tạo ra cảnh thù hằn tinh vi đã đong đá trong khối óc người Việt khờ khạo cho một giai đoạn, nên Skull and Bones-322 conspiracy, vì đến decent interval phải cho toát ra một đòn phép chính trị phỉnh gạt tinh-vi hơn cái cớ chất độc màu da cam hồi thế kỷ 20, là bửu bối bị cho là sơ ý rò-rĩ Wikileaks để cùng rò rỉ trên Internet những hồ sơ đến thời điểm decent interval phải giải mật với dạng vô tình tiết lộ (declassified) để không gây hoang man nguy hiểm cho dư luận, miễn xoá bỏ các tên tuổi Bonesmen trong hội đồng kỹ nghệ chiến tranh (War Industries Board) nhưng nếu xem trong 2 tác phẩm “The New Legion” thì có đủ mặt mũi, không bị bôi đen như chúng ta thấy nơi hồ sơ mật.

Nửa thế kỷ qua mà sự thật về cái chết của Diệm/Nhu vẫn còn mù mờ, như tài liệu mới nhé-cạnh trên internet cũng mù mờ dù rằng đuợc gọi là declassified. Tất cả người ta cứ lải nhải rất chi tiết về cái NGỌN mà không biết gì về cái GỐC, tả cảnh rất kỹ về nhánh, cành, cọng, lá non còn đó lá vàng bay xa … nơi đây, tôi trích một đoạn cái GỐC về tài liệu declassified, Đòn phép từ Wikileak qua Internet: “ … Mãi đến năm 2005, trong tác phẩm “The Secret History of CIA” do tác giả Joseph J. Trento, có ghi lại cuộc phỏng vấn với viên chức cao-cấp CIA, William R. Corson, ông nầy tiết lộ chính đích thân William Averell Harriman ra lệnh giết hai anh em Diệm-Nhu. Hai ký giả Anh-Quốc Michael Charlton và Anthony Moncrieff cho rằng TT Kennedy chịu trách nhiệm về vụ giết TT Diệm vì không hề ra chỉ thị rõ ràng để bảo toàn sinh mạng của TT Diệm, thì cũng như các Tướng lãnh đổ tội cho nhau như Đôn đổ lỗi cho Minh, Minh đổ lỗi cho Khiêm…tất cả đều đổ lỗi cho viên đạn tàn phá thân xác mà không biết ai đã bóp cò? Giờ đây thì chúng ta đã biết rõ ai bóp cò súng? Và bỏ tiền thuê mướn báo chí ngoài nước (Paris, thủ đô ánh sáng văn hoá) đổ cả tội lỗi cho TT Kennedy và Johnson”

Dưới đây là 3 bước sưu tra, nghiên cứu và phối kiểm trên diễn đàn HQPD để tìm ra sự thật:

- Bước (1), dành vài tuần hay tháng nghiên cứu Google search: Skull and Bones 322 conspiracy, The OSS and Ho Chi Minh, Kennedy Assassination, Harriman highway by Vinh Truong.

- Bước (2), được thư giãn hơn đọc bài tiếng Việt “Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020” sẽ phối kiểm những chứng liệu vừa mới được giải mật phát ra từ Ngôi Mộ năm 2012, cũng trùng hợp với những gì tôi đã viết từ lâu, Henry Kissinger chỉ là cái tổng đài phát tin từ ngôi mộ sau bức tường Skull and Bones-322 conspiracy mà thôi (bấy lâu nay người Việt lên án Kissinger là hoàn toàn sai như các tài liệu archives bạn vừa khám phá trong internet, các bạn không ưa trung úy phản chiến John Kerry, nhưng lần nầy, BTNG kerry sẽ thật sự ra mặt giúp VN như chuyện Lưu Bình Dương Lễ.

- Bước (3) Đọc bài “Dưới rặng Trường Sơn Tây” để khám phá nguồn gốc phải có cuộc chiến VN do Ngôi Mộ bí-hiểm nầy khuấy động. Tại sao thế hệ thứ-2 Skull and Bones phải trang điểm cho trung úy hải quân Yale, Bonesman John F Kerry thành một hoạt náo viên “phản-chiến” với 3 chiến thương bội tinh Lèo (băng bằng First aid) để hùng hổ ra Quốc hội Mỹ trả lại huy chương, và thường xuyên xuất hiện trên TV hằng ngày ai ai cũng thấy bộ mặt Hippy sách động biểu tình phản chiến … để thình lình bí mật phóng qua Hà Nội chỉ vẽ những đòn phép đấu đá với phái đoàn VNCH và Hoa Kỳ cho mục tiêu hoàn thành “axiom-1” … (những dữ kiện viết ra trong hai tác phẩm “The New Legion” về trung úy phản chiến John F Kerry 1970 bây giờ (2013) đã lộ diện trong các Video “Skull and Bones 322 conspiracy” và thêm một nhân vật tuyên bố: “Người dân miền Nam không chịu đấu tranh cho tư do nên ngày hôm nay họ không có? Thế hệ thứ-3 phải tuyên bố những gì thế hệ thứ-2 bàn giao lại như vinh danh cô đào Jane Fonda, phục hồi danh dự 4 sao cho cựu Tư lịnh Đệ 7 Không Lực, tướng Lavelle …)

Hy vọng các bạn sẽ bình tỉnh tìm ra nguồn gốc cuộc khổ nạn của vận nước nổi trôi mà thương dân tộc mình nhiều hơn và thôi bớt ồn ào đi, “không có Cộng Sản mà là Mafia đội lốt CS” mà thôi, có người cho là “tư bản đỏ” bồ tèo làm ăn với Mỹ? Thì cũng đúng luôn! Nếu đứng vào vị trí của quí vị chả lẽ mình nhìn nhận mình là lũ ăn cướp sao, phải oang oang cái miệng mình là Cộng Sản cho oai thế thôi? Nếu con người có mắt tinh đời không phải là Sến để nhận xét về sự nghi lễ đón tiếp thì biết ngay: Đón TT Diệm ngay Bạch Ốc, Quốc hội; đón TT Thiệu tệ hơn nhưng ở toà Bach Ốc miền tây; cỏn Phan Văn Khải ở cửa sau, nếu muốn đón cửa trước cũng dễ thôi, chỉ cần làm hàng rào cách cửa chính vài trăm thước là xong ngay. Nhưng làm vậy thì chạm danh dự của Mỹ quốc vì không thể đón đảng cướp Mafia rình rang như vậy coi sao được?

Vì thật ra thể chế nầy là do “secrets of the Tomb” nhào nặn ra dành cho công cụ gián-tiếp chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc chiến, nó là một “Thực-thể Chính-trị” có tính giai đoạn, tạm thời cướp công của Cộng Sản và luôn cả Miền Nam VNCH, là khúc quanh chuyển tiếp diển biến hoà bình cho thực-chất một nước VN có dân chủ phú cường cũng vì mục tiêu ích kỷ (sau khi đã kiếm được quá nhiều lợi nhuận và đặc biệt giữ vị thế siêu cường cao chót vót) là đến thời điểm decent interval xoá bỏ “Hội Chứng VN” (Vietnam’ trauma) và phục hồi danh dự cho lính Mỹ đã hy sinh cho một trật tự thế giới mới (The New World Order) Sư thầy từ ngôi mộ “Secrets of the Tomb” bào chế ra thuốc độc dĩ nhiên cũng phải có thuốc giải chứ?

Rồi đây, chúng ta sẽ không còn nghe câu “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” nó như một tảng nước đá to lắm nhưng sẽ tan dần rồi mất dạng ngay trước sân nhà! Nhưng ác nghiệt thay nơi ngôi mộ secrets of the Tomb nầy không chịu nói toạc móng heo ra vì sợ người Việt nguyền rủa chúng, thà để người Việt khù-khờ nguyền rủa với nhau vui hơn, để chúng cười khúc–khích, vì chỉ có ‘thiên-lý-nhĩ’ mới nghe được nụ cười chọc quê xuyên bức tường Skull and Bones-322 conspiracy? (Như quí bạn vừa xem Video mà nhà sử học Steven Alvis dẫn giải về Old Crocodile) Cũng như vụ sóng gió Biển Đông cũng do secrets of the Tomb “dựng lên” các biến cố xung đột tài nguyên dưới thềm lục địa như là nhu cầu dịch vụ chính trị phải có về sinh hoạt hàng ngày (political business affairs) trong lăng kính của Secret Society, rồi đi đến kết luận trước 2020, kết thúc Eurasian-1 với đáp số là:

“COC/LHQ= Các nước có chủ quyền cứ làm chủ, nhưng Trung Quốc quản lý, và Hoa Kỳ độc quyền lãnh đạo”. Chia động từ theo kiểu phương Tây: Tôi ăn một mình là không được rồi, anh ăn một mình là tôi tức lộn gan lên đầu, thôi chúng ta cùng ăn cho vui vẻ cả làng!!!

… Cho một thế giới trật tự an-toàn trong quỹ đạo của Mỹ, mà sư-tổ thủ lãnh Nhóm 15 Bonesmen, W A Harriman được nhắc nhở vào ngày sinh nhựt thứ 90 của ông (1981). Người em út cuối cùng của giòng họ Kennedy, Edward đã nói “Nếu ngài Harriman không nhúng tay vào thế kỷ 20 thì trong thế kỷ tới chúng ta khó mà có một thế giới an toàn như ngày nay” “The New World”.

QUEENBEE-ONE


- PS: Diễn đàn "TA VẪN NHÀN DU" , nếu có ai muốn nghiên cứu trọn vẹn cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy thì qua diễn đàn HQPD, click vào 100 bài Top số người đọc nhiều, sẽ thấy bằng tiếng Việt bài “Lam Sơn 719 và LĐ/51/TC” (29 bài) - bằng tiếng Anh “Operation Lam Son 719” (35 bài).
In short, I came to the conclusion that war is sometimes necessary and war is at some level on expression of human feelings. American has helped underwrite global security for more than six decades with the blood of its citizens and the strength of its arms. I hope the service and sacrifice of its men and women in uniform has promoted peace and prosperity from Vietnam to Iraq and enabled democracy to take hold in places like the Balkans – and its actions matter, and can bend history in the direction of justice for the 21st Century as we hope.
- Askives? Possible Answer:
Losses were heavy in Lam Son 719 both for the Army of Vietnam and the US Army supporting helicopter crews. The ARVN lost almost 50% of their force. U.S. aviation units lost 168 helicopters; another 618 were damaged. ... 101st DIV [RETURN to TEXT] - read more (Secret Society rất hài lòng vì Sản Xuất phải được tiêu dùng")
Possible Answer:
During Lam Son 719, ... The 101st Airborne Division alone, for example, had 84 of its aircraft destroyed and another 430 damaged. Combined U.S./ARVN helicopter losses totaled 168 destroyed and 618 damaged. - read more

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH, LĐT/LĐ/51/TC

vinhtruong
05-05-2013, 01:54 AM
Biệt Kích Nha Kỹ Thuật at3:05 PM
Mối tình tay ba phản trắc Mỹ Việt Trung

Thời điểm 1979, Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia, nhưng thực tề do tình báo Mỹ là để cho TQ có cơ hội thí nghiệm sự hiệu quả vũ khí do TQ làm ra để đấu với vũ khí Liên Xô, theo sự gật đầu trên trục lộ trình sách lược của Mỹ Eurasia, nhưng trong phạm vi sáu tỉnh biên giới mà thôi, trong khi đó B-52 trang bị Bom nguyên tử bay ứng trực để ngăn ngừa TQ làm ẩu. Trong khi hỏa tiễn SAM tối tân bậc nhứt của LX đang bố trí phòng thủ Hà Nội dĩ nhiên là TQ không dám làm phiền Hoa Kỳ để hưởng được viện trợ khoa học kỹ thuật, trở thành siêu cường hạng nhì, tước đoạt từ tay LX như Permanent Government đã hứa Lèo với Mao 1972, và lập-lờ tặng Hoàng Sa như là món quà giao tiếp, nên khi quân BV vào hết trong nam, bỏ trống miền Bắc, nhưng TQ không được lấy danh nghĩa đem quân TQ vào để giữ sân nhà giùm cho Hà Nội theo như sự cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ.

Đánh sáu tỉnh miền bắc được gọi là dạy cho VN một bài học, cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Nhưng Mỹ chỉ cho phép làm VN chảy máu tay chớ không mất mạng. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh VN để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. (Nhưng sự thật TQ và VN không phải là Cộng Sản mà chế độ Mafia toàn trị theo sự thú nhận trong sách “The bushes” 2004….)

Đặng Tiểu Bình qua Mỹ xin chỉ thị để phát triển quan hệ với Trung Quốc theo ý của Mỹ, vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ bề ngoài là theo Mỹ đánh đàn em của LX, đánh đàn em của kẻ thù là bạn của Mỹ (Nhưng sự thật W A Harriman đang áp dụng Tam Quốc Chí “tân-thời” trên thế giới) Nhưng sự thật nằm trong sách lược Mỹ/Xô nhân cơ hội gài Mìn các hải cảng Bắc Việt 1972, phi cơ hạng nặng AN-12 của LX chở các hoả tiễn SAM đời mới nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội cho ngày mà Mỹ gọi là TQ có cơ hội thí nghiệm hiệu quả vũ khí do TQ làm ra trên 6 Tĩnh giáp ranh TQ (dĩ nhiên là vũ khí thua xa LX nhưng trái lại CIA cũng muốn hiểu qua khoa học kỹ thuật của TQ đã đi đến đâu?)

Gần đây có thông tin nói rằng 1979, hồi đó chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam, nhưng rất sợ lời cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ và TQ cũng ước mong trở thành cường quốc hạng-2 với sự giúp đỡ khoa học của Mỹ. Dĩ nhiên Thầy dạy võ cho học trò thì phải giữ những đòn bí ẩn để phòng khi học trò phản trắc chớ? Thế là nhân cơ hội nầy nhân viên tình báo CIA thâm nhập một cách tinh vi vào TQ. Ta thử nghiệm các đại sứ Mỹ tại VN cũng như Ông Tổng Lãnh Sự người Mỹ gốc Việt, có phải những vị nầy trước khi qua VN lãnh chức vụ quan trọng phải làm việc một thời gian cần và đủ về am-tường nội tình TQ trước khi được bổ nhiệm chức vụ quan trọng tại VN?
Nhưng mà đánh biên giới Việt Nam thì lúc bấy giờ đường sá biên giới giữa TQ và VN khó khăn lắm, chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới, toàn là đường hẹp, đường núi; Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó. Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó, vì thiếu kinh nghiệm làm sao bằng VN, cho nên khả năng Trung Quốc cũng chỉ đánh VN ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu.

Ngày nay, không ai xác định là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của bắc VN như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều, vì Mỹ khi hấp tấp tháo chạy lỡ dại bỏ lại vài ngòi nổ (war-head) của Bom CBU-55? Mà xui cho TQ Hà Nội lượm được! Cho nên TQ phải rút thôi vì bị thiệt hại quá nặng, kể từ lúc đó, TQ chuẩn bị sau 15 ngày họ phải rút theo đúng lời cảnh báo của Mỹ.

Với tinh thần Việt Nam cùng Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như chúng ta ước đoán, có nhiều biến cố xảy ra? Trong thế kĩ 21, W A Harriman sẽ không thể để xảy ra vì mọi việc sẽ phải được giãi quyết trên bàn mổ LHQ, như chuyện Biển Đông, TQ phải triệt để nghiêm chỉnh nghe lời cảnh báo của Mỹ COC để tuân thủ luật quốc tế.

Nhưng lỡ đã có chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay Việt Nam có thua trước rồi cũng tìm cách thắng lại sau; Về phía VN chúng ta chẳng nghĩ đánh Trung Quốc, nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ là muốn bành trướng xuống phía nam mà VN là cửa ngỏ. Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng không dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu, bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa; Cho nên là cũng khó. Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới, chứ trong thời đại thế kỷ 21 hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh! Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, VN nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, VN vẫn giữ được mảnh đất cha ông để lại theo lịch sử chứng minh.

Cách nhìn cuộc chiến 1979 từ hai phía. Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow; Vừa qua BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại nằm chình ình trong lịch trình Eurasia là TQ được Mỹ cho phép có cơ hội thí nghiệm vũ khí do mình làm ra để tự lượng giá tầm cỡ.

'Hoa Kỳ không tha-thiết tán thành' - Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược liên kết với chính quyền TT Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội để nịnh Hoa Kỳ vì TQ là kẻ thù của kẻ thù là bạn với Mỹ. Ông Đặng giả-vờ nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo, sự thật Hoa Kỳ đã thẳng thắng nghiêm cấm Bắc Kinh tấn công vào Hà Nội, vì quân lực Hoa Kỳ đã trực báo động nếu TQ làm ẩu thì hoa lục sẽ bị bình địa ngay tức khắc vì đã đi chệch lộ đồ chiến lược Eurasia của Mỹ .

Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam nó nằm trong kế hoạch renewed Aid to Russia 1941-1946 Plan (1973 Paris Peace Talk) với 700 triệu tấn vũ khí hiện đại của Liên Xô cho Hà-Nội với ba mục tiêu
(1) cưỡng chiếm miền nam,
(2) tấn công Cambodia,
(3) phòng thủ Hà Nội
bằng hệ thống phòng không tối tân nhứt hồi thời đó. Ngay sau khi tướng LX qua Hànội đầu tháng March 1972 gọi là Inventory, ngày 23/12/1972, (Hanoi bombardment) tám chiếc AN-12 chở vào Hà Nội 80 tấn hệ thống điện-tử phòng không SAM tối tân nhứt thời đó.

Ngày 8/1/1975 Lê Đức Thọ được sự bảo đảm của Kissinger là chiếm miền nam, có mặt người cùng vị trí với ông về phía Liên Xô, Nicolai Firyunbin, và Tướng LX, JCS V, A Jukilov ngang hàng với tướng Al Haig phía Mỹ để bảo đảm sự giao hàng sớm nhứt tại hải cảng Hải Phòng. Khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', trước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh theo ý đồ mong ước của TQ, nhưng sự thật VN buộc phải đu dây qua lại LX rồi TQ qua sự xúi bẩy của Mỹ bằng công cụ tam trùng Nguyễn Chí Vịnh sao theo đúng diển tiến sách lược Eurasia.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như Nguyễn Xuân Điền. blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới: - Đặng Tiểu Bình tiết lộ: "Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới, (có ý cảnh báo TQ phải kềm chế không được làm lớn chuyện vì biên giới Trung Xô) hù rằng chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số". Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về ngay: "Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài."

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', cho vừa lòng Mỹ và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'. Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế, chỉ đánh với một nước nhỏ như VN mà TQ đã bị thiệt hại đáng kể (sự thật tình báo Mỹ đã nghiên cứu trận mạt rừng núi hiễm trổ khó chuyễn quân rầm rộ nên sơ ý bỏ quên vài đầu nổ (warhead CBU-55) cho VN tự vệ, và vì quyền lợi America first bằng mọi giá Mỹ sẽ che chở VN không bị ngả vào bàn tay TQ hay LX).


Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam nhưng tuyệt đối nghe lời Mỹ là đúng nghĩa dạy cho VN một bài học không đi xa hơn, hay nói cách ngầm ý của Mỹ là lấy cơ hội nầy mà trắc nghiệm vũ khí chính do TQ làm ra. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi; Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN do CIA ngầm yễm trợ ngôi vị cho Đặng. Việc làm nầy CIA lập lại hồi 1959, trục ma quỷ CIA/KGB triệu hồi Lê Duẩn từ miền nam về làm Quyền TBT và Lê Dức Thọ vào nam lãnh đạo MTGPMN khởi nguyên triều đại Mafia toàn trị (không phải Cộng Sản) Lê Đức Thọ trị vì cho đến khi Thọ chết …


Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, dĩ nhiên hai ca-sĩ [Thọ/Đặng] có thương yêu nhau bao giờ? Nhưng Mỹ không cho phép Đặng làm quá đáng, trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói: "Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế." Tạo ra tình trạng nầy, Mỹ như một ngư ông ngồi rung đùi hưởng lợi.

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ-Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh. Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ: "Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tương đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta cương quyết là đã tỉnh táo ước đoán phản ứng của phía bắc lớn đến đâu".

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979, điều dễ hiếu là Lê Đức Thọ nghe lời Mỹ từ chấm đến phết để bảo vệ ngôi vị thủ lãnh đảng Mafia toàn trị của ông cho đến cuối đời vì sự bảo vệ ngôi vị nầy do PG Mỹ.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội. Bằng chứng suốt Hoà đàm Paris, TQ luôn luôn hậu thuẫn Bà Nguyễn Thị Bình; Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa nhưng mà lại bị xập bẩy của Mỹ trong chiến dịch di tản chiến thuật, lùi một bước tiến lên ba bước mà Mỹ cho rằng: “Overhauling the damage control and roll-back 2010-2020”.

Hệ quả lâu dài: - Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương sau nầy vào diễn tiến hoà bình trong phần mềm. Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông để bảo vệ cho một trật tự thế giới mới. Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ; Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến theo như Eurasian Great Game là mọi xung đột đều phải nghiêm chỉnh giải quyết tại bàn mổ LHQ.

Tóm lại, chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ là do tài ba ưu-việt của siêu chiến lược gia W A Harriman (1891-1986)


Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự. Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa; Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng Không quân, Hải quân và hoả tiển nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay ước ao trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu nhưng khó mà qua mặt Mỹ hay LX. Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế; Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế đối với nước ngoài. Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua khuyến khích ngầm của Mỹ, cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay, nhưng đối với Mỹ là thời gian dài cần thiết cho sách lược Mỹ ở Á-Châu trước 2010 (roll-back) rồi sẽ ám hại TQ lại làm cho TQ phải bị nội thương kể cả ngũ tạng lục phủ. Vì Biển Đông mỗi buổi sáng chúng ta không bao giờ thấy hai mặt trời cùng mọc một lượt?

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước Việt Trung

Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này, tại vì sao? Việt Nam sẽ hoàn toàn vào qủy-đạo của Mỹ qua cái gọi là thảo luận tập trận Việt Mỹ mà bề ngoài Nguyễn Chí Vịnh ởm ờ đu dây TQ/Mỹ, nhưng bây giờ là thời điểm chính muồi (decent interval 2010), CIA ra mặt cho tướng Vịnh công khai tuyên bố chính thức theo Mỹ!

Khi TT Johnson (bị áp lực của siêu chinh phủ, W A Harriman) quyết định ném bom miền Bắc VN là đã mắc một sai lầm không thể bào chữa! Nó đã khuyến khích những người trung lập ở miền Nam và thế giới hướng tình cảm của mình về phía Hà-Nội, và, cũng chính nó đã kích động lòng yêu nước và căm thù kẻ xâm lược càng thêm sâu sắc; Hình như hiện nay CP Mỹ vẫn chưa thật sự rút ra bài học từ VN trong các cuộc chiến bên ngoài nước Mỹ? Không có mục đích nào (dù là tốt đẹp) có thể bào chữa cho những hành động như thế! Tất cả những câu ghi trên đều tóm gọn trong ống kính của siêu chính phủ Mỹ cho giải đáp “axiom-1” của kinh tế gia người Anh Malthus, “tàn phá khủng khiếp rồi xây dựng lại” theo lời nói mà CIA đả có lần móm cho cụ Hồ, “đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây lại 10 lần đẹp hơn” Quả thật ngày nay ai đả gián tiếp xây dựng VN 30 lần lần hơn cụ Hồ đả nói? (người bán rau và người đi lượm rác vẫn có Cell phone như ai, có thể hơn Mỹ?)

Thông thường ai cũng cho rằng, vì Hoa Kỳ có chiến lược sai lầm (đây là cố tình sai lầm theo đúng trục lộ trình sách lược Eurasia, rất tinh-vi kín đáo cũa Permanent Government) cho nên mới có 2 triệu người Việt được là công dân Hoa Kỳ. Hàng năm gửi về 7, 8 tỷ dollar để nuôi sống chế độ trong nước, tai sao Cuba lại cấm triệt để … làm sao bạn hiểu nổi? Nếu Hoa Kỳ không sai lầm thì cộng sản VN chết từ lâu rồi, nhưng phải nói cho đúng Mafia VN chớ không phải CS, là công cụ cũa Mỹ mới đúng, (từ trước tới giờ những bài tôi viết đều dùng đúng nghĩa Mafia VN) Nhiệm vụ ngắn gọn ăn cướp vơ vét cho nhiều rồi đương hhiên gởi vào các trương mục; Còn phía Mỹ đợi đến thời điễm (decent interval) ngày N tháng T thì có cuộc lật đổ, lúc nầy Mỹ lấy tiền đôla Xanh nơi các trương mục và trả lại cho dân sứ sở tại bằng hàng tiêu dùng sắp expired, thế P.G là ai? Là Saigon, là Hànội, là MTGPMN (vì nơi nào cũng có CIA sau lưng) đi xa hơn nửa là LX,TQ, Ấn Ðộ, Nhựt ... phần Nóng, còn phần mềm hậu chiến là Mafia VN, người Việt Hải ngoại, là các hội đoàn, là Asia, Paris by Night ... là Lý Tống là Việt Tân ... (vì không am tường sự việc nên chụp mũ loạn xạ, kết án tùm lum làm cho Permanent Government cười mũi cho một sự ngu ngốc trong nhận thức, nhưng P.G mới đúng là đỉnh cao trí tuệ với mưu chước thần sầu quỷ khóc vì họ có thế chiến lược Eurasia 100 năm trồng người ... Gorbachoy, Putin, Ðặng Tiểu Bình, Lê Ðức Thọ, Nguyễn Chí Vịnh ... Harriman đả (1968 tại Paris) khuyên Lê Ðức Thọ nên nuôi dưỡng đứa con nghĩa-tử 11 tuổi Nguyễn Chí Vịnh, vì cha nó vừa bị B-52 trải thảm chết tại một bệnh xá lớn tam biên) các băng nhạc Paris by night, Asian …trong đó có thành phần ẩn và hiện. Nhưng tất cả đều do một trung-ương Mỹ đạo diễn theo xu-hướng chú trọng vào thời-điểm decent interval.


Thời gian khá lâu không thấy có cờ Vàng, bây giờ đến thời điểm Cờ Vàng rợp trời nhiều tiểu bang công nhận, vì đã đến decent interval. Công cụ gián tiếp của Mỹ là Hànội qua HCM, Võ Nguyên Giáp, Lê Ðức Thọ; MTGPMN, có Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hữu Thọ. Hậu chiến, phần mềm thì có Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh. Tất cả đào kép nầy đều là diể64n viên của màn kịch do Permanent Government dàn dựng qua CIA tuyển chọn nhân lực và bảo vệ.

“Có khổ chỉ là khổ dân đen VN mà thôi” Ðúng vậy P.G mới lấy Ðôla Xanh của nhóm Mafia ăn cắp trả lại cho dân VN bằng hàng tiêu dùng sắp phế thải; Vì theo sách lược Harriman thế kỷ 20 bạo hành, thế kỷ 21 thương lượng trên bàn mổ LHQ, cho nên bắt đầu thế kỷ 21 sẽ thấy nhan-nhãn nổi lên biểu tình đòi Dân quyền Dân chủ để Mỹ lấy lại của cải của những lãnh tụ ăn cướp của dân rồi sẽ trả lại cho dân, lấy green dollar bằng bửu-bối dân quyền dân chủ có vẻ cao thượng hơn mà P.G tạm gọi là: “Thế Thiên Hành Ðạo”.

Một cuộc nghiên cứu do một nhóm giáo sư thực hiện ở Hoa Kỳ mới đăng tải trên tạp chí điện tử ECN kết luận rằng việc lực lượng Hoa Kỳ và quân đồng minh rải bom xuống thường dân Việt Nam là một chiến lược sai lầm và vô hiệu quả, càng đẩy những người trung lập đi theo phía quân cộng sản. Cuộc nghiên cứu phối hợp các dữ liệu của chính phủ và của quân đội Hoa Kỳ nói về cuộc chiến Việt Nam đặc biệt ở thời điểm năm 1969, cao điểm 540.300 quân, nhưng phải lần lượt rút về theo định kiến-3 (axiom-3).

Chi tiết và kết quả của cuộc nghiên cứu này cũng được đăng trên tạp chí American Journal of Political Science. Tất cả lời nói trên đây đều đúng 1000 phấn 100,nhưng đây mới thật là mục tiêu chiến lược của một siêu thế lực gọi là Permanent Government, muốn tàn phá để xây dựng theo định luật kinh tế gia người Anh là Malthus, sau khi tàn phá để xây dựng lại thì có tham nhũng, ăn cắp công quỷ, ngân khoản viện trợ gởi vào trương mục ngân hàng, rồi đảo chánh lật đổ thì chính phủ Mỹ sẽ lấy lại từ các lãnh tụ tham nhũng và trả lại cho dân địa phương bằng hàng tiêu dùng cũa Mỹ, sự kiện nầy đang nhan nhản lần lượt xảy ra khắp thế giới như chúng ta đả mục kích.

Theo kế hoạch tình báo Mỹ, cụ thể tại VN, sau nhiều ngày nghiên cứu các cuộc đấu tranh thành công ở Tunisia và Ai Cập chính là sự quyết tâm của nhân dân và tận dụng tối đa 2 phương tiện hữu hiệu nhất là cell phone và internet (email, blogs, facebook...) . Đồng thời CIA chỉ vẻ qua truyền thông báo chí và các cuộc trao đổi với các quí vị ở hải ngoại đã ủng hộ và cung cấp lượng thông tin rất có giá trị; Họ cũng đã dùng 2 phương tiện là cell phone và internet để trao đổi từ khắp tỉnh thành Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp tới... Cuộc đấu tranh này mệnh danh là cuộc cách mạng Hoa Sen."Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" cũng ám chỉ người đảng viên CS trong sạch, yêu nước. Sống và lớn trong chế độ cộng sản nhưng không bị cộng sản đầu độc, mà họ muốn sống Tự Do
Đó là khát vọng Tự Do của toàn dân Việt Nam. Đảng và nhà cầm quyền CSVN đã báo động và đang ráo riết tìm cách điều tra để tiêu diệt mầm mống đấu tranh Tự Do Dân Chủ. Đảng CSVN hoang man lo sợ “hương thơm hoa lài” nên đã bắt đầu hành động là bao vây nhà và bắt giam các chiến sĩ đấu tranh dân chủ, trấn áp tinh thần và gây nhiều khó khăn để cho các Chiến sĩ Dân chủ không còn tinh thần và khả năng ủng hộ tham gia hay tổ chức xuống đường biểu tình. Nhưng người dân tin rằng các Chiến sĩ Dân chủ sẽ giữ vững tinh thần và không lùi dù chỉ là lùi một bước trước cường quyền gian ác CSVN; Một người bị bắt thì có hàng trăm, hàng ngàn người tiếp tục đứng lên… vì khát vọng Tự Do; Ngay cả khi họ bị bắt thì hàng vạn vạn thanh niên khác cũng sẽ tiếp tục đứng lên…Đảng CSVN đã thiếu một món nợ là một câu trả lời với Tuổi Trẻ Việt Nam khi họ xuống đường biểu tình chống Trung Cộng (Tàu phù) xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì đảng CSVN ra lệnh công an ngăn cản và đàn áp. Cho dù hiện nay những khẩu hiệu TS, HS là của VN cũng bị công an CSVN bắt bớ giam cầm chỉ vì lòng yêu thương đất nước Việt đã bị bọn Trung Cộng (Tàu Phù) xâm chiếm. Tại sao tuổi trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng (tàu phù) xâm lược mà chính công an người Việt Nam lại đàn áp? Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam hay của bọn Đại Hán? Bây giờ bọn Trung Cộng (Tàu phù) lại khoanh vùng lưỡi bò chiếm luôn biển của nưóc ta. Ai bảo vệ đất nưóc khi giặc xâm chiếm tổ quốc Việt Nam? Tại sao bọn Đại Hán vào Tây Nguyên khai thác bauxite? TẠI SAO? Sẻ có một yêu cầu từ người biểu tình: “Chúng tôi cần nhiều, thật nhiều xe thùng để chở chúng tôi tất cả cùng đi tù và chúng tôi đang đợi tại đây!”


Dĩ nhiên, người trong nước hoan nghênh và vô cùng xúc động khi biết đưọc đồng bào hải ngoại biểu tình biểu dương tinh thần cách mạng của nhân dân Tunisia và Ai Cập. Niềm phấn khởi cho Tuổi Trẻ Việt Nam là thấy Liên Hiệp Quốc đã lên án và trừng phạt nhà độc tài Gadhafi của Lybia đã dùng bạo lực đàn áp nhân dân đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Ngay cả Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ cũng kêu gọi nhà độc tài Gadhafi phải ra đi. Điều này cho thấy cả thế giới đã quay lưng với các nhà nưóc cộng sản và độc tài đã chống lại nhân loại vì đàn áp dã man nhân dân đòi Tự Do; Ở Trung Hoa, người dân Trung Hoa cũng đã bước sang tuần thứ 2 trong công cuộc đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Họ bắt đầu bằng một Lời Kêu Gọi bí mật đưa lên internet và đưọc nhân dân yêu chuộng Tự Do Dân Chủ tiếp tay phổ biến rộng lan truyền khắp nưóc Trung Hoa. Hương thơm hoa lài đã toả sang Châu Á, chính vì sự lo ngại nhân dân ta đứng lên biểu tình cho nên Đảng và nhà nước CSVN đã cho lực lượng công an, Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) thao dượt chống biểu tình. Sinh viên học sinh cũng đã theo dõi các cuộc thao diễn này và rút ra những biện pháp đối phó khi bị công an đàn áp. Theo một bài báo do người nước ngoài viết được dịch sang tiếng Việt, tác giả đã phỏng vấn và được những người dân Ai Cập cho biết họ đã tự nghiên cứu, học hỏi và trang bị như thế nào để tự bảo vệ khi bị đàn áp như đội nón bảo hiểm, chuẩn bị giấy bìa cứng để chống lại đạn cao su, chanh, dấm và khăn hay vải để chống lại hơi cay… Nay sinh viên học sinh chia sẻ với đồng bào khi xuống đưòng biểu tình: Kêu gọi mọi người khi xuống đường luôn luôn đội nón an toàn (còn gọi là mũ bảo hiểm) là loại nón đội khi lái xe mô tô. Lý do: công an bắn đạn cao su hay dùng dùi cui đập vào đầu thì có nón bảo hiểm, dùng vòi rồng xịt nước thì kéo kiếng xuống không bị ngộp nước… Nên nhớ đội nón bảo hiểm là hợp pháp là đúng với luật pháp Việt Nam, Công an đã diễn tập chống biểu tình thì toàn dân Việt Nam cũng phải có những diễn tập tương tự để đánh giá sự phản ứng của đảng và chính quyền CSVN mà công an là một công cụ bảo vệ đảng.

Chúng tôi đề nghị đồng bào mỗi sáng vẫn giữ những sinh hoạt sinh kế hàng ngày, nhưng khi đến giờ cao điểm như buổi sáng mọi người ra đưòng đi làm việc chiều đến giờ mọi người về nhà thì trong những giờ cao điểm đó tất cả mọi người cùng dùng phương tiên giao thông của mình như đi xe mô tô… và đầu đội nón bảo hiểm cùng chạy cho các ngỏ đường đều bị kẹt xe nhất là những con đưòng chính. Sau những lần diễn tập và biết những phản ứng của công an thì đến một khi ngày giờ bí mật đưọc ấn sau khi đã chuẩn bị xong thì cùng xuống đưòng ở tất cả các tỉnh thành làm kẹt tất cả các trục lộ giao thông chính tại địa phương …. -Sinh viên học sinh thì lúc nào cũng có tập sách, lận vào người để chống lại đạn cao su, gạch đá mà bọn công an có thể chọi, bắn vào người. Nếu đồng bào không phải là sinh viên học sinh thì nên chuẩn bị những bìa thùng carton, cắt nhỏ bằng thân thể của mình rồi gấp lại, để quấn xung quanh bụng khi cần thiết:
-Chuẩn bị chanh, dấm và vải hay khăn tay khi bị hơi cay thì vắt chanh hay đổ dấm vào khăn hay vải rồi bịt mũi và miệng lại, đồng thời kéo cái kiếng của nón an toàn (mũ bảo hiểm) xuống để che chắn cho bớt hơi cay
-Dùng máy quay phim, máy chụp hình, cell phone để chụp hình, quay phim những tên công an đánh đập, đàn áp ngưòi biểu tình để đưa lên internet phổ biến khắp thế giới.
-Khẩu hiệu nên viết trên các bìa cứng để dể cầm tay và dùng để che chắn khi bị công an bắn đạn cao su hay chọi đá, vật cứng…
-Chuẩn bị bao nylon, dẻ rách nếu có bao tay thì tốt và vài thùng sơn (không có sơn) có nắp đậy hay các keo thủy tinh có nắp, dây thung, dây kẽm và vài thùng nước hay chai nước… khi bị công an liệng lựu đạn cay thì dùng dẻ rách lượm bỏ vào thùng đổ nước vào rồi đậy nắp lại. Có khi dùng bao tay lượm lựu đạn cay hay khói cay liệng ngược lại bọn công an…
-Nếu có loa phóng thanh thì dùng thay phiên để có thể có tiết kiệm pin.
-Cần sắp xếp sự thông tin liên lạc vì khi xuống đưòng đấu tranh bất bạo động nhưng công an sẽ dùng mọi phương tiện đàn áp thì chúng sẽ đem các xe phá sóng và nghe lén đến gần khu biểu tình do đó sẽ rất khó khăn trong việc xử dụng điện thoại di động để gọi thông tin cho nhau. Bằng chứng là khy sinh viên học sinh biểu tình chúng Trung Cộng (Tàu phù) xâm lược, công an đã đem xe phá sóng và nghe lén đến gân khu biểu tình. Cần có những người tuờng thuật và thu băng sau đó cấp tốc chuyển tải lên internet toàn cầu để đồng bào ở hải ngoại tiếp tay phổ biến và vận động quốc tế.
-Yêu cầu đồng bào ở hải ngoại đoàn kết chuẩn bị tinh thần vận động Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Tự Do sẳn sàng can thiệp về ngoại giao khi CSVN bắt đầu đàn áp nhân dân ta giống như Lybia. Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Tự Do nhất là Hoa Kỳ sẽ trừng phạt và can thiệp về ngoại giao quốc tế như trưòng hợp Lybia hiện nay. Cuối cùng chúng tôi tin rằng nhân dân ở Lybia sẽ đấu tranh thành công và chế độ độc tài Gadhafi phải ra đi thì nhân dân Việt Nam chúng ta đấu tranh cũng sẽ thắng lợi (đồng bào yên tâm đã đến thời điểm CIA cần lật đổ để lấy lại tiền ăn cướp mà trả lại cho dân Việt Nam toàn quốc).
-Điều nhân dân mong đợi là Quân Đội và Công An đừng nghe theo lệnh của đảng CSVN đàn áp đồng bào khao khát Tự Do mà thực sự vì quốc gia dân tộc hãy đứng về phiá nhân dân để thay đổi vận mạng của đất nưóc Việt Nam.
-Cuộc đấu tranh nào cũng phải có một ban tham mưu hoạch định sách lưọc đấu tranh và tiến đến các giải pháp chính trị để duy trì an ninh trật tự xã hội lẫn kinh tế quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp. Do đó cần phải có hội đồng quốc dân lâm thời điều hành đất nưóc và tổ chức tổng tuyển cử.
-Cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ không thể để đất nước hổn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế. Yêu cầu toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước cần đoàn kết và hình thành ban tham mưu chiến lược để đưa cuộc tranh đấu đến thành công.


Toàn dân Việt Nam tổng nổi dây làm cuộc cách mạng Hoa Sen để cứu đất nưóc thoát khỏi ách cai trị tàn ác của đảng CSVN và nanh vuốt của Trung Cộng.
Chúng tôi ủng hộ và hưởng ứng Lời Kêu Gọi tổng nổi dậy đăng tại trang mạng:

Nay sinh viên học sinh kính mong đồng bào trong và ngoài nước có đầy đủ phương tiện thông tin như điện thoại và internet: blogs, Facebook, email, web, … tiếp tay phổ biến thật nhanh nội dung email này vì CSVN đã bắt đầu hành động truy tìm email và phương tiện truyền thông như celll phone, internet… khi dò ra là sẽ tiến hành bắt bớ, đàn áp tiêu diệt chúng tôi. Sinh Viên Hanoi-Hue-Saigon và các Tỉnh Thành
Toàn dân Việt Nam nhìn rõ ÐCS hợp tác toàn diện với TQ thì mất một phần đất ở thác Bản Giốc ở Ải Nam Quan… còn Hoàng Sa và Trường Sa thì khó lòng thu hồi lại được, trong khi đất nước ngày càng tụt hậu. Tất cả chỉ vì ý tưởng “chống Mỹ” Nhưng đến nay Secret Society đã cho một ấn tượng trong lòng mọi người dân Việt để rốt cuộc phải theo Mỹ mà tồn tại, lấy lại biển đảo, như chúng ta đả thấy nếu không có CIA nhúng tay vào thì sức mấy ÐCS dám chọi lại với thiên triều về vụ quốc tế hoá Biển Ðông? bắn đạn thật không cho TQ đem giàn khoan tối tân vào thềm lục địa VN ... Thời điểm đã đến!


KQ: Truong Van Vinh

vinhtruong
05-11-2013, 05:35 AM
Posted by Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa at 9:37 AM


Nếu giải đoán không ảnh hình trên đây (trang 276, Vol-1 “The New Legion) là hình chụp từ trên cao do phi cơ trinh sát U-2 hay Woodo RF-101E chụp thì cho rằng: Một đại đội quân Bắc Việt với đầy đủ trang bị súng đạn, đang băng qua con Sông cạn Xepon. Nhưng với hình chụp trên trực thăng H.34, đang bay Cạ càng bánh xe trên ngọn cây thì rõ ràng đây là toán Dân-công khuân vác những tạc đạn đại bác phòng không, từ tuyến đường cuối cùng của đoàn xe Molotova cho đến các đỉnh cao đặt súng. Họ đang ngụy trang bằng những nhánh lá cây, kể cả cây gậy để mò mẫm qua sông cũng ngụy trang để nguyên cành lá; Cảnh một chiếc trực thăng H.34 bất chợt lướt qua, phi công do phản xạ tăng tốc lực cho mau qua khỏi vùng nguy hiểm, còn người buộc dây nịt an-toàn đang tòn-ten nơi cánh cửa trực thăng như Th/sĩ Donald Duncan và Chuẩn úy Huỳnh Thuận Nhã LLÐB (sau qua Không Quân lên Trung Tá và chết khi lệnh bỏ Pleiku) thì tha hồ mà bóp chụp hình lia-lịa không dứt. Còn người Cơ-phi ở không Chuẩn úy Nguyễn Văn Mai thì làm gì trong cảnh tao-ngộ nầy! Một cái quơ-ngoắt tay chào đón “vô thức” qua hành động lịch sự phản xạ tự nhiên của người chiến sĩ Không quân hào hoa dù nơi chiến trận. Nếu Họ có súng sẵn trên tay, Họ có kịp bắn lên không? Tôi xin trả lời chắc chắn với độc giả: “Là không kịp rồí!”

Thời tiết vùng núi sáng nào cũng như ngày nào, khí lạnh toát ra từ đá núi, cây rừng còn đọng lại hơi sương, thỉnh thoảng vài cơn gió biển thổi vào đem hơi ấm cần thiết cho dân miền Sơn cước. Vài cụm mây ngàn bỏ núi bay xa, nơi đây lá rừng lung-lay xào xạc, trên bầu trời xanh thẳm điểm vài sợi mây vảy cá Cirrus nằm bất động, báo hiệu một ngày dài với trời nắng đẹp. Thượng đế như chìu lòng cảm thông cho sự lo âu của phi hành đoàn Biệt-kích Delta sẽ dấn sâu vào vùng lửa đạn với những phi vụ âm thầm không danh xưng trong bóng tối.

Trên bãi cỏ, hai chiếc trực thăng CH-34 lù lù nằm im lìm trên đó, ướt đẩm hơi sương như hai con kình-ngư vừa trườn lên bờ phơi nắng. Cơ-phi Mai đang hì hục, hấp tấp dang tay đẩy liên tục cần bơm xăng từ các thùng phuy chuyền qua trực thăng. Mồ hôi Mai nhuể nhoải ướt đẫm chiếc áo Bà ba đen, nhưng không phải là bác nông dân cày bừa mà là người hùng cày sâu nơi vùng lửa đạn. Mai dang tay lau bớt mồ hôi tuôn trên trán và dụi nhẹ vào đôi mắt đang cay. Tôi đang bước nhanh đến Mai:

“Anh Mai! Anh nghỉ tay một chút cho khỏe, để Tôi bơm cho… khi nào khỏe hẳn anh giúp Tôi kiểm soát mức độ dầu, xăng, nhớt thủy điều và các cơ phận xoay chuyển, okay!

“Mình chỉ bơm chiếc của mình mà thôi, để Huệ và Khôi bay ra Quảng Trị đổ xăng cho đỡ khỏi phải dùng xăng ở đây; Một công hai việc vừa để dành xăng ở đây mà cũng vừa an toàn hơn phải lấy trong thùng phuy lâu ngày đọng nước trong đó”

“Chút nữa anh bơm nhớ chừa cặn lóng ở dưới đáy thùng, và kiểm soát lại coi xăng đã hết hạn chưa… vi xăng để lâu trong thùng phuy sẽ bay mất nhiệt lượng octane, sẽ nguy hiểm khi mình dùng sức máy tối đa… Chút nữa đây lên trực thăng, anh nhớ nhắc Thượng-sĩ Donald-Duncan xiết dây nịt an toàn cho chắc, vì trước khi mình vào chụp hình ở Bộ chỉ huy Tiền phương Ðoàn 559, Tôi phải thử trước một động tác “8-chậm,” phi công Mỹ gọi là “Lazy-8,” có nghĩa là bay quẹo chữ I thay vì chữ U, nói cách khác đó là phương thức bay ngược 180 độ nhưng ở đây dùng khoảng cách Ðứng chớ không thể dùng khoảng cách Ngang. Làm như vậy không đụng vào vách núi dựng đứng nơi đó và tránh bay qua vùng mà hai Tiểu đoàn phòng không Bắc Việt luôn luôn sẵn sàng nhả đạn… Anh nhớ Tôi sẽ đâm đầu xuống tăng tốc lực tối đa, xong sẽ cất mũi trực thăng chỗng ngược thẳng đứng lên trời, đợi khi nào tốc lực xuống đến 25 hải-lý sẽ đạp phối-hợp nhẹ nhàng chân phải cho trực thăng từ từ hạ mũi xuống, rồi uyển chuyển phối hợp động tác tay lái đem phi cơ lên thăng bằng; như vậy là mình đang trở lại 180 độ trên trục mà mình đã bay qua… biết đâu Lính BV thấy cảnh ngoạn mục nầy nên người anh em thù địch sẽ vỗ tay mà quên bắn mình... Anh tin như vậy không!?

Mai hiểu được ý nghĩa bông đùa của Tôi khi phải giáp mặt với sự hiểm nguy, hắn nhanh nhẹn trả lời cho tôi yên tâm: “Anh lo việc lớn đi, còn việc nhỏ để tôi lo… tôi đã kiểm rất kỹ rồi anh yên chí, ống hút của cần bơm xăng không đụng đáy thùng mà cách gần tới hai tấc an toàn lận”.

“Anh Mai! Những chuyến bay có anh bên cạnh tôi rất yên tâm, vì chuyến bay nầy rất muôn phần nguy hiểm Tôi cảm thấy phải cho anh biết để chuẩn bị ứng xử”

Trong Không quân ngành trực thăng, chúng tôi xem nhau như anh em ruột thịt, người nào cũng là quan trọng cần thiết như nhau không thể thiếu được; Sự thật chúng tôi là những chiến sĩ anh hùng không tên tuổi. Các phi vụ thường được giữ tuyệt đối bí mật, âm thầm chiến đấu trong bóng tối hay trong giông bão để tạo sự bất ngờ, vào những đêm trời không trăng sao, thời tiết càng xấu càng tốt, địa hình càng khắc nghiệt càng tăng thêm yếu tố bất ngờ, rồi càng tăng thêm sự kín đáo khi thả Toán nơi chốn rừng già hoang-dã. Những phi vụ cảm-tử như vậy mà ngay người chiến hữu Không quân cùng binh chủng cũng không ai biết được, ngoài Sở Liên lạc, Nha Kỹ thuật và Bộ Tư lệnh lực lượng Ðặc Biệt. Nghe đến danh từ Queen-Bee, Delta-Alpha-1, 2, các phi công sừng sỏ xuất sắc nhứt của Không lực Hoa Kỳ và U.S Army Aviation cũng phải chào thua bái phục. Ðâu cần phải thâm niên quân vụ, đâu cần phải mang trên ngực cánh “hoa tiêu lãnh đạo” có vòng nguyệt quế và tinh cầu dẫn độ; Những phi công mới ra trường đã đi vào huyền thoại lịch sử chiến tranh Việt Nam ngang hàng với các bậc đàn anh của họ. Trong hỏa tuyến xung vào vùng trời lửa đạn, làm gì có sự phân biệt cấp bực giữa chiến sĩ với nhau, chỉ có lòng can đảm, sự hy sinh cho chiến hữu mới là những trang “chiến-sử” để đời của người Lính trận. Ðó mới chính là gia tài trang trọng và cao quý nhứt mà người chiến sĩ quân lực VNCH ít khi phải đem rao hàng giữa chợ đời.

Thông thường những chuyến bay nguy hiểm Tôi thường bay một mình, không có cơ-phi. Tôi rất tiết kiệm, tránh né tối đa sự thương vong vô ích có thể xảy ra cho đồng đội. Nhưng đặc biệt hôm nay tôi phải chấp nhận loại đạn AK hơn loại súng phòng không hoặc hoả tiễn cầm-tay SA-7. Vì Tôi biết phải giỡn mặt với hai Tiểu đoàn phòng không của CSBV bảo vệ Bộ chỉ huy Tiền phương Ðoàn 559; vùng mật khu vô cùng huyền bí, phía SOG Mỹ cho là vùng kiên cố “Oscar-8.” Tôi sẽ bay theo kiểu Cá lia-thia lách mình tránh né dưới rặng đá bén nhọn của san-hô, chôm-chổm dựng đứng. Bỗng dưng tôi nhớ lại những lời Ni ân-cần dặn dò. “Khi đi bay Anh nhớ đừng bao giờ quên đeo chiếc Tượng ảnh Thánh-giá nầy… Chúa Mẹ sẽ bao che cho Anh suốt chuyến bay được an-lành, nhớ hỉ... nhớ hỉ! Nàng muốn tôi luôn luôn bám giữ niềm tin như vậy, nhưng Tôi lại cứ bình thường; “Thôi thì cứ nghe theo nàng, không có lợi thì thôi chớ cũng chẳng có gì gọi là hại cả!”

Tôi sẽ bay cùng với Hảo, anh bay rất vững nhưng ít chịu liều mạng, không giống như Khôi và Huệ, hai hiện tượng nầy thôi khỏi nói, “Ðúng anh hùng tử chí hùng nào tử” do đó Tôi cắt đặt hai anh túc trực cấp cứu khi Tôi chẳng may bị nạn. “Ðúng ngựa hay thường sanh chứng!” Riêng Huệ, anh đã làm cho Tôi và Thiếu tá Thơm thuộc LLÐB phải bị Thiếu-tướng Cao Văn Viên, Tư lệnh Quân khu-3 kêu lên chửi cho một trận nên thân. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy vào một buổi chiều tối, khi tôi đi kiếm vài món gì nhét vào bao tử cho xong. Trên đường trở về Khách sạn mà CIA mướn trọn hết cho Phi đội chúng tôi để bảo mật, thì được ông chủ khách sản chạy ra phân bua: Có ông Thiếu-úy của Ðại-úy, tướng đi nghiêng nghiêng, gương mặt đỏ ngầu, tôi biết ngay là Huệ, xách súng và rủ các ông khác bao vây Ðồn quân cảnh ở ngả tư đàng kia. Tôi hối hả hỏi ông “Ông biết tại sao, lý do gì vậy” Tại vì các ông ăn mặc và súng ống của Việt Cộng, nên Cảnh sát đã phối hợp với Quân cảnh ụp vào khách sạn xét hỏi, khi ông Thiếu úy đi về thấy vậy, ông nổi điên chửi thề “Ð.M quân cảnh Mỹ mà thấy tụi nầy chở trên xe Jeep Delta cả chục người kể cả đàn bà con nít mà tụi nó không dám đụng đến mà quân cảnh Việt Nam là cái thá gì mà dám phiền nhiểu tụi nầy?” Nói xong ông Thiếu úy tập họp tất cả lại điều động bao vây Ðồn quân cảnh bảo Trung úy Ðồn trưởng phải đích thân đi ra xin lỗi vì dám vào khách sạn của ông hạch hỏi lôi thôi; Tôi có linh tính ngày mai thế nào cũng bị Tư lệnh Vùng chửi bới. Y như rằng, Tôi và Thiếu-tá Thơm bị Thiếu tướng Viên kêu lên chửi cho một trận vuốt mặt không kịp: “Các anh đừng ỷ các anh là đơn vị cảm tử, ưu tú nhứt của quân lực VNCH rồi muốn làm gì thì làm à, càng giỏi mà đừng kiêu binh thì người dân mới kính phục quân đội… Trung úy trưởng đồn thông-cảm sự hy sinh của các anh, chớ người khác họ lấy xe tăng cán đè lên các anh nát đầu dẹp lép, các anh hiểu chưa? Ăn mặc đồ Việt Cộng mà dám vây đồn quân cảnh, các anh liều thật… súng AK-50 của các anh thì làm được gì với xe tăng?”

Tôi về lại khách sạn gặp Huệ, tôi cũng chẳng nói tiếng nào, có phải con người mà hằng đêm bay phi vụ đùa giỡn với tử thần đã đem lại một tinh thần bất ổn, căng thẳng vì giao động mạnh? Thế nhưng Huệ sửa lại tư thế càng kính trọng và nể phục tôi hơn, Tôi có thể hiểu được qua nét mặt của Huệ. Còn Khôi, con người cứ lầm lầm lì lì khó hiểu. Thì giờ anh bỏ ra nhiều nhứt là mài dao trên một miếng đá mài tí hon. Thật là một hiện tượng kỳ quái; đêm đó tôi còn nhớ, Vũng Tàu một thành phố kết hợp nhiều binh chủng nhứt, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Người Nhái, Biệt kích Lôi hổ, Biệt Ðộng quân….Tôi đang ngồi trên chiếc ghế đẩu cao của một quán Kiosque ở Bãi trước, thì nghe tiếng súng nổ khắp nơi, mọi người đều nằm rạp xuống đất để tránh đạn, nhìn qua nhìn lại chỉ có một mình tôi thản nhiên ngồi uống rượu. Vì tôi biết chắc chắn họ chỉ bắn lên trời thôi chớ chẳng có gì phải sợ, sau một hồi nổ súng, các binh chủng khác đều rút lui chỉ còn lại lác đác vài anh Biệt kích gan lì ở lại lăm le khẩu súng. Tôi nhìn ra thấy Trung-sĩ Ðức, hắn vừa được tôi bốc ra trong chiến khu D tuần trước; Tôi trừng mắt quát lớn (không biết sao hồi đó tôi dữ quá):

“Ðức…Ð.M đi về ngay” Hắn riu-ríu đi về nhưng vẫn chu-miệng lên trời la lớn: “Ð.M không có ông thầy tao kêu về…thì chết mẹ tụi bây hết”. Một lát sau, không khí bãi trước vẫn vui lại như không có chuyện gì xẩy ra trước đó. Một người đàn bà trạc tuổi 40 mươi, mặt mày phấn son tươm tất đi ra chào hỏi như muốn làm thân: “Em thấy Ðại úy anh hùng quá chẳng sợ súng đạn là gì…cứ ngồi uống tỉnh-bơ”
“Có gì đâu mà sợ… họ bắn dọa lên trời thôi chớ có gì đâu mà sợ”
“Em đề nghị Ðại úy chuyện nầy nghe”
“Ðâu chị nói thử
“Tụi em ước ao Ðại úy đỡ đầu cho quán của tụi em, chúng em sẽ biết điều với Ðại-úy…có như vậy quán tụi em sẽ không bị phá-phách… nghe Ðại-úy”
Tôi cảm thấy khó chịu và tội nghiệp cho người dân trong thời buổi chiến tranh:
“Thôi đi bà nội… Tụi tôi ở đây có vài tuần xong chiến trận Bình-Giả chúng tôi sẽ đi chỗ khác…Chị coi bao nhiêu tiền tôi trả, Tôi phải về khuya rồi”
“Không có bao nhiêu thôi để em xin mời Ðại úy”
Tôi bèn đặt tấm giấy bạc lên bàn, cẩn thận dằn ly rượu lên trên rồi ra về một mạch.

Vừa nằm xuống chưa kịp chợp mắt, đã có ai gõ cửa rầm rầm nơi phòng mình, vừa mở cửa đã thấy Trung-úy Ðỗ Cao Luận, Ðại đội trưởng Biệt-kích Dù, mặt đỏ kè có lẽ uống quá nhiều rượu. Tôi nghe tiếng nói không chững chạc qua hơi rượu:
“Anh Vinh! Tôi muốn đấu súng với anh!”
“Luận…ê… bộ hôm nay Bồ có chuyện buồn”
Hắn gật gù trả lời: “Không có gì buồn mà chỉ có rửa hận thôi! Anh có đàn em mà không biết dạy-dỗ… mũi dại thì lái phải chịu đòn… có thế thôi”
Tôi điên tiết lên nhưng phải vuốt cơn giận xuống “Chuyện đâu còn có đó… không lẻ trong chiến trận mình đã hy sinh cho nhau mà bây giờ vì một người đàn bà mà mình phải hy sinh sanh mạng thật nhục quá…Tôi vẫn biết giữa anh và tôi, ai cũng xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng mình phải dành cái chết nơi xứng đáng.”
“Thôi anh về ngũ đi…sáng mai tôi sẽ khuyên Khôi vụ nầy… anh yên chí tôi biết tánh nó”
Luận bước lùi xiểng niểng, nặng nề lảo đảo ra xe để lại mùi hơi rượu nồng nặc.

Tôi không thể nào chợp mắt lại: “Tại sao có việc nầy… lỗi bởi do ai?” T.Lan là vợ bé của một cựu Tổng Bộ trưởng quyền thế, đã có liên hệ tình ái với Luận, chàng Trung- úy rất đẹp trai phải nói nhứt nhì trong quân đội, còn Khôi…so ra còn xấu hơn mình, tình yêu gì mà khó hiểu quá? Mà cũng thiệt kỳ quái, chiều nầy đi vào phi trường để bay thám sát LZ, xe Jeep thiếu gì, nhưng kẹt nỗi ai cũng muốn leo lên chiếc xe Cortina Trắng mui trần của T.Lan để vào phi trường; gót giày nhà binh nện lên làm trầy trụa cả lớp sơn trắng.
Chính tôi đã hỏi nàng “Sao cô không để các anh tự lái xe đi… như vầy thì nát xe hết”
T.Lan nhoẻn miệng cười: “Em dự định trầy sơn em sẽ sơn màu đỏ cho nó ngầu và hợp thời trang hơn!”

Thôi mình rán dỗ giấc ngủ, ngày mai tính sau nhưng lại nghĩ mông lung tới Trung-sĩ Ðức, vừa rồi nếu mình không cứu hắn từ trong lòng địch từ Chiến khu D ra thì sức mấy đang hăng-tiết vịt mà nó chịu nghe lời mình trở về Trại. Nghĩ cho kỹ Toán hắn hên và thật may, mới thả chiều hôm qua thì sáng hôm nay lại được bốc về liền. Hắn kể chuyện mà bắt tức cười:
“Chiến thuật ngụy-âm” Chúng tôi thả Toán của Tùng và Nhựt bằng phương cách tạo nhiểu loạn âm thanh. Trên thế đất bằng phẳng rừng cây cao dầy đặt bạt ngàn như Chiến khu D, hoặc rừng cao-su bát ngát như Bình Giả; Tâm lý ở vùng rừng núi người ta thường chuẩn bị cho một đêm dài trước khi trời sắp sụp tối. Trưa ngày hôm đó, hai Toán-trưởng, hai Phi-công trưởng và hai sĩ quan Việt Mỹ đặc trách hành quân, Thiếu tá Tất và Thiếu tá da màu Thompson. Chúng tôi được một chiếc phi cơ của quân đội Úc “Otter” chở đi thám sát bãi đáp, Tôi đề nghi phi công của chiếc Otter bay cao ngang qua vùng hành quân lấy trục thẳng từ Ðông sang Tây và khi trở về đáp lại Vũng Tàu, tránh tuyệt đối không bay trở lại trên vùng đó, làm như vậy để khỏi bị sự chú ý của địch.

Chỉ còn vài phút nữa là bay ngang vùng phải chọn bãi đáp cho tối nay. Bốn nhân vật quan trọng nhứt trong phi vụ thám sát nầy là hai cặp, Nhựt và Khôi, Tùng và Tôi. Chỉ duy có vài phút trôi qua nhanh chóng, mỗi cặp tự bàn thảo với nhau trong việc chọn bãi đáp, nhưng phần nhiều phi công quyết định; Toán trưởng chỉ có việc ghi chấm bãi đáp theo ý định của phi công. Chúng tôi thường chọn một bãi Chính và một bãi Phụ; Trên bản đồ có khoanh vùng thám sát cho từng Toán trách nhiệm. Thời gian bay ngang qua bãi đáp quá nhanh, bốn đứa chúng tôi, ai mặt mày cũng đỏ kè vì phải vận dụng trí óc quá nhiều căng thẳng thần kinh; Tôi nhìn qua Khôi và Nhựt thì họ cũng vừa trỏ ngón tay cái lên báo hiệu okay.

Thế là từ giờ phút nầy trở đi bãi đáp như một nhân tình không thể xóa mờ trong tâm trí chúng tôi; Thiếu tá Thompson có hỏi tôi hai toạ độ bãi đáp nhưng tôi do-dự, làm sao tin ai được, Tôi có trách nhiệm phải bảo vệ tuyệt đối bí mật cho Toán, cho nên Tôi thối thoát: “Tối nay Tôi sẽ cho Thiếu-tá biết ngay lúc về đáp vì có thể giờ chót đáp vào bãi phụ thứ hai”

Ánh nắng ban chiều còn bãng lãng dưới trời Tây như muốn nhắn nhủ loài người thôi dừng lại sự chém giết lẫn nhau vì tất cả rồi đây sẽ chôn vùi vào bóng tối âm ti. Ba chiếc trực thăng tuần tự nổ máy giữa gốc phi trường nhưng không át nổi tiếng động-cơ gầm thét khi lên xuống. Tôi cất cánh trước rồi Huệ và Khôi sau cùng. Huệ bay chiếc thứ hai không có chở Toán mà chỉ để cấp cứu khi có chiếc nào bị nạn và cũng để đánh lạc hướng đối phương. Phi cơ đang bay đội hình nấc thang, chút nữa đây giữa đám cây cao dầy đặc; Lính Bắc Việt chỉ nghe một đoàn trực thăng bay ngang qua như mọi ngày, không biết từ phương hướng nào tới, âm thanh nhiễu loạn, lẫn lộn lớn dần rồi vụt một cái ào lướt qua, âm thanh tiếp tục nhỏ dần đấn đến khi không còn âm vang. Làm sao Lính Bắc Việt biết được chỉ có vài giây, một chiếc vừa thả Toán cách đó không xa!

“Hai, Ba sẳn sàng… mình xuống thấp 100 bộ, hãy giữ cao độ nầy, mỗi chiếc cách nhau 7 giây okay?”
Tôi xuống thấp… bãi đáp trước mặt, làm động tác đứng khựng nhịp nhàng tay-lái…không được rồi, chúng gài chông cao năm thước để chống trực thăng đầy lố-nhố trên trãng tranh của bãi đáp, Tôi cất cánh lại tiến về bãi đáp dự phòng, vừa lúc nầy thì chiếc thứ Ba của Khôi vừa lướt qua; Tôi bám theo sau hắn giữ khoảng cách 7 giây. Bây giờ tới phiên Khôi thả, tôi giữ khoảng cách sau hắn. Khôi đang giảm sức máy, đầu phi cơ ngốc lên, chuẩn bị đáp. Tôi giữ nguyên tốc độ vượt qua trên đầu hắn, chưa được 7 giây thì Khôi đang nối đuôi sau lưng tôi. Giờ tới phiên Tôi thả, bãi đáp trước mặt hơi nhỏ khó khăn hơn. Tôi nhẹ nhàng giảm tốc lực máy, đáp xuống… một, hai rồi năm giây Toán phóng xuống quá nhanh. Tôi cất cánh nối đuôi theo chiếc trước của Huệ, bay thẳng một mạch không đổi hướng về lại căn cứ. Cuộc thâm nhập thật hoàn hảo!

Ðúng 10 giờ sáng hôm sau, Toán của Trung úy Tùng cho biết đã bắt được một tù binh xin được bốc về gấp, gần chỗ bãi đáp hôm qua bị gài nhiều chong chóng trực thăng. Lời nhắn của Toán trưởng, nên bay từ hướng Bắc xuống, từ nơi có nhiều cây cao dầy đặc nhưng rất an toàn, không nên lấy hướng từ Xóm sình, Bầu-Cạn, Bầu Phụng trở lên sẽ bay qua đầu một trung đòan trừ của Bắc Việt chốt ở đó, Toán chỉ trải báo hiệu bằng tấm vải nhựa màu vàng cam khi nghe tiếng trực thăng, tuyệt đối không đốt khói màu.

Trung sĩ Ðức là người lập công đầu; Hắn mừng rỡ vừa nhảy xuống phi cơ, bu lô bu loa trong niềm tự hào, hắn kể cho phi hành đoàn nghe: “Tôi nghe ở đàng xa có tiếng chân người bước vội, tôi núp ngay xuống bụi rậm dầy nhứt ở bên cạnh lối mòn. Tim tôi đập thình thịch, súng lườm lườm ở vị thế sẳn sàng nhả đạn, tuy tôi được lịnh tránh tối đa không được nhả đạn. Tiếng lá xào xạc mỗi lúc một gần, tôi nghĩ thằng Việt Cộng nầy chắc chắn nó không biết có tụi tôi ở nơi đây, nên nó vừa đi vừa thản nhiên hút gió. Khi nó vừa qua mặt tôi thì nó đi vào một bụi cỏ gần đó; Tôi ngó qua thấy nó không cách tôi xa lắm và đang cởi quần; Tôi nghĩ nó đi Ể. Tôi liền tiến tới ngay sau lưng nó la hét to lên, cốt cũng để báo động cho Toán biết luôn. “Dơ tay lên…Ð.M dơ tay lên”. Tôi thấy nó chẳng chút gì sợ hãi mà thản nhiên trả lời: “Ð Một …đây, Ð một đây!”. Tôi tức giận thét lớn: “Ð.M… Ð Một cũng phải dơ tay lên” lúc nầy Hắn mới sợ hãi quay lại nhìn tôi một lát rồi mới chịu dơ tay lên mà không kịp kéo quần, Ð.M thúi quá! Tôi xông tới trói tréo tay hắn lại bằng chiếc còng dã chiến Nilông thì cũng vừa lúc Trung úy Tùng chạy đến, chúng tôi kéo hắn chạy trối chết ra bãi đáp… Tôi không hiểu ám số Ð-Một là cái con mẹ gì?...”

Nằm trong phòng ngủ hạng sang có máy đều hòa mà Tôi không tài nào ngủ được, Tôi nhảy xuống giường chơi thêm một chai beer nữa họa may dỗ được giấc ngủ rồi ngày mai còn phải gặp Khôi để giải quyết chuyện tình cảm lăng-nhăng giữa đồng đội cùng sống chết có nhau. Thật tình yêu phức tạp khó hiểu quá! Ðẹp trai không chịu mà chịu xấu trai mới nên nông nỗi, ngày mai Tôi sẽ phải giải quyết sao đây!

Mặt trời đã lên cao nhưng Tôi vẫn còn ngủ vùi như khúc gỗ, bỗng có tiếng gõ cửa dồn dập; Tôi nhảy ra khỏi giường như chiếc lò xo ra mở cửa. Khôi xuất hiện vui vẽ mời tôi đi ăn sáng.
“Tôi định gặp anh thì anh đã đến”
Khôi vồn vã hỏi tôi “Có chuyện gì quan trọng không đại-ca”
“Ối, cũng chẳng có gì là quan trọng, anh đồng ý tính mạng của anh em mình mới quan trọng”
Khôi cướp lời “Khỏi nói đúng là như vậy”
Chúng tôi lái xe Jeep ra Bãi sau ăn sáng, trên đường đi tôi không nhắc nhở gì chuyện tối qua Trung úy Ðổ Cao Luận đòi đấu súng với tôi.
“Bữa nay hai anh em mình đi thi tài bắn súng, ai thua thì trả ăn sáng?”
Khôi dẫy nẫy, “Tôi hứa bao anh ăn sáng rồi mà… vả lại tôi làm sao bắn giỏi bằng đại-ca?”
Chúng tôi vào một cái quán xa nhứt và cũng vắng vẻ nhứt. Sau khi ăn uống no nê, tôi từ từ nói:
“À Khôi nè, đừng nói Tôi hay tò mò … Anh làm quen với cô T.Lan được bao lâu”
“Cũng không lâu lắm… mới được vài ngày đây thôi”
“Anh đừng nghĩ tôi tò mò, chỗ anh em mình sống chết có nhau… vì thế cuộc sống của chúng mình có những mấu chốt dính dấp chặt chẽ như ruột thịt… anh đồng ý điều đó”
“Chắc chắn dĩ nhiên là vậy”
“Anh có biết T.Lan là người yêu của Luận, Ðại đội trưởng Biệt Kích Dù”
“Biết chớ, nhưng T.Lan đâu phải vợ của thằng Luận”
“Ðành rằng như vậy nhưng giữa T.Lan và Luận anh quý người nào hơn”
“Tôi quý cả hai, Luận là chiến hữu cùng sống chết có nhau nhưng T.Lan là người yêu, dầu mới quen nhau nhưng tôi không thể bỏ nàng được”
“Một bên là tình bạn cố hữu lâu đời và một bên là tình yêu mới chớm nở, chả lẽ chuyện nầy anh không thể giải quyết được sao?”
“Anh Vinh à, mặc-dù anh lớn tuổi và là cấp chỉ huy của tôi, nhưng anh làm sao hiểu được khi yêu con tim nó có lý lẽ riêng của nó!”
“Khôi à… tôi rất hiểu điều đó, nhưng đây mình bỏ qua cấp bực mà chỉ lấy tình chiến hữu cao quý để đối xử với nhau, Tôi thấy nó trọn tình vĩnh cửu, dù sao mình cũng tự hào là người trai anh hùng của thế hệ. Tôi nghĩ Khôi con người tài ba mà chẳng lẽ chỉ có một T.Lan trong cuộc đời mình, ngoài xã hội thiếu chi người đã đẹp mà nết na chung thủy… hay là anh chịu khuất phục không đủ bản lãnh hay tài ba để tìm một người đẹp hơn T.Lan?”
“Ðúng, Anh là cấp chỉ huy tài ba không những trong nghề nghiệp mà còn thầy đời về tâm lý, anh đã khơi đúng lòng tự trọng của thằng Khôi nầy… Bây giờ trở đi tôi xin hứa với anh, mối liên hệ giữa T.Lan và tôi sẽ chấm dứt từ đây”
Ðể cho không khí bớt căng thẳng tôi cà-rỡn nói đùa như có lời khích bác, “Nếu mình o- mèo dở ẹt không kiếm nổi cô nào khác thì tội gì mà nhả ra… phải không”
“Anh Vinh à! Đây là lần cuối, thôi đừng nhắc nhở chuyện đó nửa, anh nói đúng: Mình không thể bỏ anh em, bạn bè chiến hửu cùng sống chết có nhau!”
Bây giờ nghĩ đến hai hiện tượng Khôi và Huệ túc trực cấp cứu, Tôi vô cùng yên tâm, vừa suy tư đến đây thì cũng vừa lúc Khôi và Huệ đến tôi; Huệ có cầm trên tay cho tôi một ca-nhôm càfê đen.
Hắn nói: “Trong thời gian nghiên cứu bản đồ, anh uống chút cho tỉnh!”
Tôi, Hảo, Huệ và Khôi, bốn đứa ngồi cho hỏ trên bải cỏ. Tôi chậm chạp thuyết trình: “Dự trù Tôi sẽ cất cánh lúc 10 giờ, hai anh cất cánh sau tôi một chút bay thẳng về Ðà Nẳng, nhớ giữ tần số UHF… VHF… F.M… thỉnh thoảng các anh gọi tôi hoặc ngược lại, Hảo sẽ gọi các anh. Xuống Ðà-Nẵng các anh đổ xăng vẫn luôn luôn giữ ba tần số nầy có gì khẩn cấp thì gọi, Okay..? Khi cất cánh lại nhớ bay về hướng Quảng Ngãi, khi bay xuống gần đến Benhét tôi sẽ trở về Quảng Ngãi đổ xăng và gặp các anh ở đó. Chúng ta sẽ gặp người đẹp Quảng Ngãi, Cô Mầu bán kẹo Gương, nhìn nàng rửa con mắt cho thỏa chí rồi lên nhà hàng Thế giới Tửu gia dùng cơm.”
“À còn quên một chuyện rất quan trọng, ngay sau khi cất cánh, các anh đừng vội bay một lèo về Ðà Nẵng mà bay vòng vòng ở Sông Mỹ Chánh, vì Tôi sẽ không bay chụp ảnh từ biên giới Lào Việt dọc xuống miền Nam, trọng điểm từ đỉnh núi đá vôi Coroc xuống lần theo Sông Xe-pon mà bay thẳng một mạch đến sào-huyệt Tiền phương Ðoàn 559 trước, vì rằng Tôi không muốn chúng sẵn sàng chào đón, nếu mình ló dạng nơi nào khác trước đó thì chúng sẽ báo động ngay. Mình sẽ bị lãnh đủ vì nơi đó là vùng tử địa, núi non chôm chổm, vách đá đứng sựng, nơi hai Tiểu đoàn pháo phòng không bảo vệ chặt chẽ, phi cơ khu trục chiến thuật rớt quanh đó rất nhiều, mới vừa rồi một gunship AC-130E bị bắn rớt phi hành đoàn coi như tan xác, vi theo ROE chỗ này có Sam- enveloped… Các anh có gì để hỏi…? Okay chúng ta chuẩn bị cất cánh”

LLDB Huỳnh Thuận Nhã xuất hiện trong bộ đồ ngụy trang da-beo lốm đốm và Thượng Sĩ Donald Duncan trong bộ đồ rằn-ri TQLC, trên bộ đồ ngụy trang nầy chằng chịt nhiều thứ máy chụp hình, phim ảnh, dây súng đạn đủ thứ. Người Mỹ ỷ vào sự lớn xác nên họ mang rất nhiều thứ lỉnh kỉnh trên mình, như ống nhòm, gun flare, bản đồ thậm chí còn có kiếng mát nữa. Tất cả đều được điều động ngồi gọn lên phần trước của Trực thăng, Cơ-phi Mai đang tháo hai khúc gỗ chèn bánh xe quăng vội một bên, rồi nhảy phóc lên sàn tàu, dơ ngón tay cái ám hiệu sẵn sàng nhưng không quên nhe hàm răng ngó lên cười để củng cố sự can đảm. Mọi người đều hiểu được đây là chuyến bay định mệnh, đúng nghĩa vào sanh ra tử!

Tôi vừa làm thử một thao tác “Lazy-8” rất ngoạn mục nhưng không biết tới đó, vach núi chập chùng chận cao trước mặt mình có làm được đẹp như vậy không, hay là quá căng thẳng thần kinh cùng sự mệt mỏi, rồi không làm được thì chết mẹ cả lũ năm mạng người. Sào-huyệt Ðoàn 559 (Oscar-Eight) cách Khe Sanh 25 dặm về phía Ðông-Nam, nơi đây tôi phải bay sạt trên ngọn cây không phải vì sợ Radar theo dõi mà sợ chúng biết tụi tôi mon men tới, chúng sẽ vui vẻ chuẩn bị chào mừng bằng những tiếng pháo phòng không đủ loại. Tôi cứ bám hướng 155 độ, bay sạt trên ngọn cây, dợn sóng lên xuống theo địa hình lồi lõm của thế đất. Xa xa là tiền đồn Satram của ngày xa xưa nay bỏ ngỏ như một đồn ma hoang vắng, đã bị bỏ hoang từ thời Ðệ-I Cộng Hòa; Trước mặt là dãy núi Tam Bôi, ánh nắng ban mai chói chang đang tỏa xuống cạnh sườn Ðông của thung lũng với vách núi đá sừng sững dựng đứng, lác đác đó đây trên điểm cao, những ổ phòng không lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn. Dưới đó có một con suối lớn ngoằn ngoèo chảy ngược nhưng lại xuôi về Ðông Nam, tiếp nối thung lũng ALuôi, Ashau như tấm thảm xanh bằng phẳng trải dài bát ngát với cỏ rạ sình lầy.

Còn vài phút nữa là chúng tôi sẽ đâm đầu vào ổ kiến lửa. Nó ở giữa lưng chừng của hai tiền đồn đã bỏ hoang từ lâu là Litôn và Tourout, cảm giác ngoại cảnh khác lạ trong tôi, bỗng dưng toát lên hai thái cực đối nghịch với nhau. Hồi còn là phi công quan sát, ở vị trí từ trên cao nhìn xuống, tôi thường chép miệng khen thầm “quê hương mình quả thật quá đẹp, núi non hùng vĩ bạt ngàn. Nhưng giờ đây ngoại cảnh trước mắt quá hãi hùng, buộc chặt trong tằm mắt phải nhìn thật gần, thật sát, thật rõ được những gì đang đe dọa cho đất nước miền Nam. Dưới đây, hoạt cảnh đổi thay nhộn nhịp đến kinh hoàng trên dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, chi chít đường xá mới mọc, lối mòn tua tủa song song chạy về hướng Nam, biết bao là cầu mới dựng tạm bắt ngang. Những doanh trại, nhà kho nằm ẩn dật dưới lùm cây dọc theo con Suối, có nơi lá ngụy trang đã rụng rời phơi bày mái nóc lợp bằng “Tre-đan đập-dập” lộ thiên như thách thức, rẫy nương tạp nhạp lẫn lộn với đủ loại hoa màu, Sắn, Ngô, Khoai, Cải bẹ… để ngụy trang đánh lạc hướng sự chú ý của các phi cơ trinh sát không ảnh U-2 và RF-101 nhưng làm sao lừa được những cặp mắt cú-vọ của Nhã và Duncan qua những thước phim để đời.

Ai dám bảo đảm cho Cộng Sản Hà Nội thôn tính Miền Nam! Tôi nghĩ không phải Liên Xô mà cũng không phải Trung Quốc mà là người bạn quý của chúng ta! Nếu phải nêu đích danh là W.A.Harriman, thủ lãnh đảng hội Skull and Bones thì quả là không sai – Một trò chơi chiến tranh chớ không phải là cuộc chiến tranh thực sự. Nếu Hoa kỳ muốn làm tiêu tan ý đồ của Cộng Sản Bắc Việt, cứ mỗi tuần lễ chỉ một lần thôi, thả vào nơi đường Xa lộ Harriman: Vì đã nhiều lần CSBV tuyên bố trước thế giới không có quân lính của họ ở nơi đó, có nghĩa là chỉ có Khỉ và Vượn mà thôi. Ðể phòng thủ tự vệ, Không-quân miền Nam chỉ thả một trái Bom CBU-55, và cứ một tuần một lần rồi dùng AC-130E bay dọc theo hành lang xa lộ dùng đại bác không giật 106ly loại đạn tầm nhiệt mà chơi. Không bao lâu chẳng còn chiếc xe máy nổ nào ở trên tuyến hành lang và chỉ còn lại một loại xe “cải tiến” (nói theo danh từ CS, chớ là Xe-thùng) nhưng lại không có người hay trâu bò để kéo. Dĩ nhiên là tiêu tan ý đồ cưỡng chiếm Miền Nam bằng vỏ lực.

Phía Cộng Sản thường nói: Mỹ là tay sen đầm quốc tế, còn các nước khác cho Mỹ là cảnh sát thế giới. Riêng Tôi thì cho rằng, Mỹ là Chủ cái chia bài rất điệu nghệ, phát hiện tay Con nào thua quá nhưng muốn cầm chưn để chơi tiếp. Chủ Cái Mỹ bèn có hai cách: Một, lấy tiền của tay Con kia cho tay nầy ăn để chơi tiếp – Hai, Chủ Cái chơi đẹp cho tất cả tay Con đều “hẩu-sực” rồi từ từ lùa hốt sau. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam , Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Pháp (nhưng thực tâm Mỹ muốn nhờ Pháp tiêu thụ những thứ vất đi nầy và chịu lệ thuộc cho quyền lợi của Mỹ).
Năm 1949, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Acheson [một thành viên Skull and Bones] thuyết phục TT Truman giúp viện trợ cho Pháp sơ khởi 15 triệu Mỹ kim, 4 năm sau lại đề nghị 2 tỉ đôla, nhưng đồng thời trước đó vấn đề Tình báo OSS, do Ðiệp viên 019 Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pác-pó giúp Hồ Chí Minh cả ngàn khẩu súng Carabin và Trung liên Bar, cho Hạ Sĩ quan OSS huấn luyện Trung đội Võ trang tuyên truyền của Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng làm Trung đội phó. Hồi Ðệ-II Cộng Hòa, CSBV chơi trội, pháo kích ác liệt vào phi trường Biên Hòa chẳng hạn như năm 1967 phá hủy một số lớn phi cơ (Mỹ muốn CSBV tiêu hủy dùm hàng tiêu dùng). Ðể cân bằng lực lượng của hai tay Con, Hoa-Kỳ dùng B-52 tiêu diệt lực lượng CSBV gây ra sự thiệt hại đáng kể để dung hòa. Khi dùng chiến dịch khai hoang đến hồi cao điểm, Quân CSBV đói, thì CIA tìm cách xúi bẩy Tiểu Khu trưởng chở vài chục GMC gạo vào cứu đói, còn Vùng Duyên hải, thì Hải-Ðoàn 759 thả gạo trôi từ ngoài biển vào bờ, trong khi Đệ-7 hạm đội ngó lơ. Còn MTGPMN rên rỉ quá thì CIA buộc VNCH thả ngay các tay gộc cán bộ MTGPMN để họ được ra Bắc nghỉ ngơi R&R.

Vào những ngày cuối cùng của tháng Sáu, 1972, Quân Dù của VNCH chưa được lệnh mà đòi xung phong chiếm Cổ Thành Ðinh Công Tráng làm ngược thế thương lượng theo kế hoạch hòa đàm, thì bị nướng một Ðại đội Dù tại bức tường thành gọi là thả bom “lầm” – Làm gì nhau? chiến tranh mà (theo kế hoạch là TQLC chiếm từ phía Ðông quốc lộ-I, ngoài biển tiến lên để Mỹ phối-hợp yểm trợ) phải đúng thời điểm mặc cả tại Hòa đàm Paris mới được phép, còn CSBV muốn Tổng nổi dậy chiếm Miền Nam 1972, nhưng chưa đúng thời điểm nên phải bị hy sinh 100.000 quân, khiến Tướng Giáp phải từ nhiệm. Nhưng quyền hạn do lãnh đạo Mỹ chỉ định là Sư-đoàn TQLC tái chiếm Cổ thành. Báo hại trong buổi hợp tại Camp Evan khi TQLC được chỉ định chiếm Cổ thành, thì bị ngay sự phản ứng của Trung tướng Dư Quốc Ðống phẫn nộ ngay buổi hợp. Tôi xin phát biểu nguyên văn “Ð.M thằng nào ở Dù ra mà phản bội lại Dù thì đéo khá được” Có lẽ Tướng Ðống nghĩ rằng đây là phóng đồ hành quân do Tướng Trưởng quyết định. [Chúng ta cũng đừng nên nghĩ rằng cuộc hành quân Lam Sơn 719 là tiếng Việt nhưng Mỹ đã đặt tên qua sự cố vấn của CIA trước một tháng, 18/1/1971, do Richard Helms va Donald Rumsfeld] làm mất đi tình huynh đệ chi binh giữa các Tướng lãnh với nhau.

Tôi phải mở to mắt ra để nhìn về phía trước, bằng mọi giá phải khóa chặt tầm nhìn của súng phòng không BV. Thông thường chúng điều chỉnh tầm tác xạ ở góc bắn bao quát lên trời chớ không bắn tầm ngang hoặc chĩa xuống dòng Suối của thung lũng. Ðây cũng là cách bay nhũi vào lửa đạn mà tôi đang nghĩ tới cách thoát thân trong luồn lách. Tôi quyết định bay thẳng góc với con đường mòn trước mặt giao tiếp với một con Suối lớn bắt nguồn từ giòng Sông Xê-Pon chảy ngược lên mạn Tây Bắc của Tỉnh lỵ Tchepone.

Bất chợt, như phản xạ, Tôi tự động chúi mũi tăng tốc độ tối đa để vượt qua tầm mắt của Toán người đang cố lội qua Suối. Họ đang còng lưng vác vật gì nặng lắm! có lẽ đạn phòng không? Mình mẩy ngụy trang đầy cành lá! Tại sao Họ không bắn chúng tôi mà lại vẫy tay chào mừng như đồng chí?
Tôi nghe trong nón bay, ở dưới buồng lái Mai nói nhắn lên: “Anh nghe thấy gì không?”
Tay chân đều kẹt đang lái, Tôi vừa ngậm micro vừa nói ú ớ: “Thấy lính BV vẫy tay chào anh”
“ Duncan và Nhã đang bận bấm liên tục chiếc máy hình, Tôi đâu có việc gì làm… mà không biết tại sao Tôi tự động vẫy tay, cho nên họ mới vẫy tay lại”
“Tôi hỏi gặng lại, “Tại sao họ không bắn mình”
Mai cười hô hố trả lời “Có lẽ Toán dân công khuân vác, Họ đâu có mang súng, anh nào cũng ì-ạch xiểng niểng chống gậy qua Suối, dường như Họ mang cái khỉ gì trên lưng nặng lắm, qua uối không vững… nếu như U-2 hoặc RF-101 mà chụp không ảnh… thì Họ cứ cho là một đại-đội hay trung-đội nào đó với đầy đủ súng ống đang băng qua Sông, chớ đâu có biết đây là Toán dân công khuân vác, có người chặt cả cành cây còn lá để ngụy trang, làm gậy chống chõi qua suối. Những cái vẫy tay qua lại vô tâm hay lịch sự vô thức? Hay phản ứng tự nhiên? Không phải “tao-ngộ chiến”… trong giây lát ngỡ ngàng không dự đoán phải làm sao.

Chúng tôi sắp lướt nhanh qua con đường đất đỏ trước mặt, lần nầy chắc Mai vẫy tay có ý thức, chớ ở không làm gì, vẫy tay ra cái điều là dân lịch sự hào hoa cũng nên lắm! Quả thật ở ngay trên đường đất đỏ nầy có một chiếc xe ‘hũ-lô’ làm đường, kiểu có ống khói hồi lý-toét xa xưa, vài chục người bu quanh, hai tay cầm cái Rế cái Xọt, dường như đang hất đất đá xuống những lỗ trũng làm đường. Làm sao biết được đàn ông hay đàn bà dưới những vành nón lá nhỏ hơn kiểu Miền Nam một chút. Chúng tôi đang nghĩ rằng họ sẽ ngước mặt lên khi nghe tiếng động cơ bay ngang; người ngước lên nhìn trước nhứt là ngay vào lúc Tôi đang bay ngang đầu họ, còn lại phần đông chưa kịp phản ứng. Những chiếc hình nầy của Duncan và Nhã sẽ tái xác định vào lúc nào thì tất cả đều biết chúng tôi bay ngang.

Ðã đến nơi tử địa rồi, Tôi đang căng thẳng thần kinh, hồi hộp mím môi ghìm tay lái. Bay lách qua, lách lại như con cá lia-thia ẩn hiện trong hóc đá san hô, cạnh sườn bên trái con Suối lớn, để tầm quan sát chụp ảnh được rõ ràng hơn, bên phải tôi, trên cao vách đá, đã phát hiện ra ít sự hoạt động của người qua lại trên lối mòn, cỏ vẹt ra nằm rạt hai bên. Nhưng cảnh vật vẫn yên tịnh, có lẽ là họ không ngờ rằng giờ nầy có chúng tôi đến thăm mà không hẹn trước. Trên vách đá cao hơn đã thấy có dấu vết phơi áo quần bộ đội, Tôi cảm thấy vững tâm vì các ổ phòng không đang chốt ở các cao điểm, hơn cao độ chúng tôi đang bay dọc theo dưới con suối. Và dĩ nhiên tầm tác xạ của chúng không làm gì được để gây thiệt hại cho chúng tôi.

Thình lình, Tôi nghe khoảng cách sau đuôi hai tiếng nổ ầm ầm, Tôi nhũi mũi tăng tốc độ bay sát vào vách đá, nương vào các chướng ngại vật thiêng liêng để lẩn tránh. Rồi cũng phía sau đuôi tiềng AK nổ dòn tan như bắp rang. Tôi chẳng sợ sệt gì cả vì tầm đạn còn quá xa không thể nào đến đây được. Dường như chúng đã báo động, tôi đã nhìn thấy rõ những vệt khói trắng từ bên kia suối. Có lẽ B-40 hay 41 gì đó bắn qua nhưng đạn đạo không tới, nên rơi nổ giữa dưới lòng suối. Thời gian bay qua Ðoàn 559 Tiền phương sao lâu quá mà khúc quẹo con suối lại quá gắt, đôi khi lượn trái đôi khi lượn phải mà vách núi đá thì đứng sừng sựng như muốn chụp xuống trực thăng.

(Xin xem tiếp Phần-2)

vinhtruong
05-11-2013, 11:02 PM
Bây giờ ở phía sau đuôi thì hình như không còn đe-dọa nữa, nhưng ác nghiệt thay những mảnh đạn súng cối tối tân nhứt thời đó của Liên Xô là Cối 120ly lại bốc lên trước mặt, có những cột khói nổ tung rải rác không biết đâu mà tránh. Chúng bắn từ những cao điểm ở trên chóp núi dọc theo dưới con Suối, nên luôn luôn chúng tôi phải lướt trên những cụm khói của hỏa pháo, mùi khói thuốc khét nghẹt đến muốn ngạt thở. Trong phản ứng, Tôi dùng hết sức máy để qua khỏi vùng tử địa càng nhanh càng tốt, trực thăng thoáng nhanh có lúc muốn chui vào vách đá bên trái con Suối. Bay như thế nầy có thể tránh khỏi những mảnh đạn của súng cối không, nhưng vô cùng nguy hiểm vì phải đòi hỏi tay nghề khá điêu luyện. Tôi đang thấy rõ hai vệt khói trắng đục bên phải, từ vách núi phía trên cánh quạt chính phụt xuống, Tôi lại cứ ngỡ rằng loại B-40 hay 41 gì đó; Nhưng khi chúng bay ngang tôi sức gió thật mãnh liệt và theo sau một vệt khói dài nơi sau đuôi. “Thôi chết rồi SA-7, 5, 3 gì đây” Trong nón bay Tôi vẫn nghe được tiếng gió rít, cảm nhận tốc lực và âm thanh thật hãi hùng, rồi hai tiếng nổ kinh hoàng …ầm ầm trên thành đá bên trái của chúng tôi chừng 20 thước. Trực thăng bị ảnh hưởng luồng gió cực mạnh rùng mình đôi chút.

Con người thường khi gặp nguy hiểm hay quá thất vọng thường nghĩ đến Thượng đế. Lúc nầy tự nhiên Tôi nhớ đến lời Ni dặn, “Chúa Mẹ Maria ơi cứu con!” Tôi Amen loạn xạ! Có lẽ hai trái hoả tiễn SA-7 cầm tay nầy hay đạn pháo 85 ly, 75 ly gì đó. Nếu đạn 85 hay 75 ly thì làm gì có vệt khói mạnh thẳng bon ở sau trái đạn, mà đạn đạo làm gì đi xa thẳng đường như hỏa tiễn; Nếu như ống thoát khói của H-34 ở bên phải thì mình đã bị nó hút vô rồi; vả lại khi bắn hoả tiễn sẽ không có hiệu quả chính xác, trừ phi trái hoả tiễn có đủ tốc lực và cao độ thì nó mới được chính xác nhũi vào mục tiêu. Cho nên chúng tôi đã thoát chết do hai đều may mắn kể trên: cao độ thấp và ống thoát khói ở ngoài tầm nhiệt phi đạo của hoả tiễn.

Thôi qua khỏi rồi, đừng quan tâm gì nữa để trí não lo chuyện khác, trước mặt lại lặp lại cảnh cũ, những cột khói súng cối lại cường độ nhiều hơn trước, nhưng thời gian và tâm trí đâu mà đoán ước lượng cỡ bao nhiêu cự ly; Thôi đành cứ bay sạt ngang cạnh vách đá chớ biết làm sao hiểu được ở đâu mà tránh. Ðạn tránh người chớ người làm sao tránh đạn! Chúng tôi đang thấy một số rất đông người ở dưới Suối, dường như họ đang thản nhiên tắm giặt; Ô coi kìa! Họ đang tủa chạy lên bờ, một lát sau chúng tôi nghe tiếng AK như chưa bao giờ được nghe nhiều như vậy, nhưng chúng tôi cứ tỉnh-bơ vì quá xa sau ấy; Nhưng nếu mà đừng hồi hộp thì nghe tiếng AK dòn như pháo Tết, pháo nổ trước mũi Lân đang múa giao thừa. Nơi đây cảnh vật bắt đầu yên tĩnh, núi đá cao dần, tôi bớt sức máy giữ trong chế độ bay bình thường.

Tôi giựt mình thấy chân ngọn núi Tam Bôi dựng đứng như cánh cửa sắt khổng lồ chấn ngang chực ụp xuống chúng tôi – rán gò tay lái, Tôi bình tỉnh ấn nhanh mũi phi cơ lấy tốc lực, nhanh lần, nhanh hơn đến vận tốc tối đa… đủ tốc độ, kéo mũi phi cơ thẳng đứng, xung quanh toàn vách núi… thân thể mọi người dính chặt vào ghế lái, thân tàu, mặt dài thộn ra…mũi phi cơ ngóc lên thẳng gốc, cao cao dần, một màu xanh bầu trời trước mặt, không còn thấy đất mà chỉ có trời và không-gian …tốc độ giảm dần còn 25 hải lý; đạp nhẹ đều chân phải, mũi phi cơ lắc nhẹ, rồi từ từ đâm đầu xuống Suối… tốc độ nhanh dần đến bình phi. Chúng tôi đang vòng lại 180 độ trong chiều thẳng đứng chữ I. Tôi nghe trong nón bay tiếng Mai phàn nàn “Anh ra khỏi vòng nguy hiểm một chút để chúng tôi nghỉ mệt, rồi vào lại sau!” Tôi hiểu được sức chịu đựng có hạn, nghĩ chỉ còn cách dựa vào đám rừng nguyên thủy dầy đặc cây cao trước mặt bay qua đó cho anh em nghỉ mệt một chút.

“Okay mọi người nằm đại xuống sàn tàu nghĩ 5 phút rồi tiếp tục!”
Lúc nầy Tôi mới có thời gian để hỏi Hảo: “Anh có liên lạc gì với Huệ chưa?”
“Tụi nó ở không, rảnh quá cho nên cứ gọi hoài làm sốt cả ruột”
“Thì anh cũng rảnh, nên trả lời cho Huệ yên tâm… liên lạc tốt chớ”
“UHF và VHF thì rất tốt, duy có FM thì không nghe rõ”

Nhìn tận mắt thung lũng với vách đá sừng sững hiểm trở như vậy, quả thật đây là thánh địa khá vững chắc của Bộ chỉ huy tiền phương Ðoàn 559 mà phía Bắc Việt cho là Trung tâm đầu não lãnh đạo cuộc chiến miền Nam. Còn phía SOG thì đặt tên cho nó là “Oscar-Eight” – CIA với mục tiêu chiến lược họ gọi rằng: “Mọi nơi miền Nam đều bị đụng trận nhưng chưa hoàn tất và chỉ để gây tiếng vang mà thôi” (Everything worked, but nothing worked enough) Vì thế nên mặc dù Miguez bị mổ ruột và thiêu sống, dù đây là một hành động vô cùng tàn ác trước sự chứng kiến của Toán SOG nhưng lệnh CIA buộc họ phải nhảy vào “Oscar-Eight”.

Giữa tháng Sáu năm 1967, lực lượng Hatcher Force được lệnh phải thâm nhập vào Trung Tâm đầu não Ðoàn 559 nầy, nó nằm vào khoảng 40 cây số phía tây-bắc thung lũng Ashau/ALuoi mà vừa rồi chúng tôi đã bay qua đó. Nơi đây đường xá cũng như sự hoạt động điều binh rất nhộn nhịp nối liền giữa Ðường 92 từ Lào qua 922 cùng nối liền 548 qua phần đất Việt Nam; Nơi đây ghi nhận số phi cơ đủ loại bị bắn rơi ngoài H-34 Queen Bee của Việt Nam là không hề hấn gì. Với lối bay khóa chặt các họng súng cũng như hóa giải sức thu-hút của hỏa tiễn cầm tay của BV. Phi hành đoàn chúng tôi không ngạc nhiên gì về công sự phòng thủ kiên cố, những hầm trú ẩn nằm sâu trong hóc núi đá như những cánh cửa sắt có thừa sức chịu đựng của B-52, hai Tiểu đoàn phòng không già kinh nghiệm đang bảo vệ vùng trời của Tướng một sao Võ Bẩm trấn giữ tại đây. Ðây mới thật là Trung tâm kiểm soát và điều động hành quân trên trục Xa lộ Harriman.

CIA mật báo cho biết, nơi đây là kho tiếp liệu lớn nhứt ngoài phạm-vi miền Bắc. Dĩ nhiên cái kiểu làm ăn của CIA là phải vào hang Cọp mới bắt được Cọp. Trung sĩ John Meyer trước đây đã vào một lần, ông cho đây là “ổ kiến Lửa” (the area was really hot. I mean, every team that went in there got the shit shot out of it) Chỉ trước khi Toán thám sát SOG cho lệnh B-52 oanh tạc, máy dò tìm tình báo của họ phát hiện từ nơi đây phát đi hàng ngày 2300 công điện đi đến từ miền Bắc và song song với Lào. Do đó Tướng Westmoreland tin chắc có một Tướng lãnh tư lệnh nơi đây; Dù rằng rừng nào Cọp nấy, nhưng Tướng Westmoreland rất hăng hái gởi Toán thám sát vào nơi đó định chuẩn rồi đề nghị TT Johnson đưa quân đội Mỹ vào hành quân tiêu diệt. Hậu quả Westmoreland bị triệu hồi về trong im lặng.

Nơi đây chúng tôi kiếm một chỗ tương đối đáp được an-toàn không thể có, chỉ duy nhứt là bãi đáp ở trong lòng chảo sâu như cái chén, mà xung quanh đó chúng tôi cũng thừa hiểu chằng- chịt những ổ phòng không lộ-thiên trên các sưòn núi đá. Dưới chân núi là các hầm và hang động có thể chứa chấp từ cấp Tiểu đoàn đến Trung đoàn. Nhưng kết cuộc chúng tôi cũng lựa vào thời điểm mà những người ở vùng rừng núi thường chuẩn bị chỗ ngủ cho một đêm dài trước đó. Mặt trời tuy ngả về Tây ánh sáng vẫn còn le lói, chúng tôi cách bãi đáp chừng năm mười phút. Bỗng dưng ở núi rừng bóng đêm chụp xuống một cách mau lẹ, là lúc đó tầm viễn kính thâu ngắn lại. Chúng tôi đã tìm được một hóc đá ở bên sườn xa về hướng Tây, tiếng động bị ngăn cản bằng một triền núi sau lưng chúng; Một cuộc ‘thâm-nhập’ coi như khá chu-toàn!

Sáng sớm hôm sau, thung lũng của cứ điểm chìm đắm dưới bức màn sương lờ mờ dưới con mắt của Toán SOG-Hatcher, B-52 sẽ thả đúng vào lúc 10 giờ sáng, gồm 9 chiếc, ba đợt, mỗi đợt ba chiếc với danh hiệu là “Arc-Light” cách nhau 5 phút. Hai toán viên người Mỹ là Thượng sị Billy Waugh và Covey từ cao điểm qua ống dòm: Gần 1000 trái bom loại nhỏ “mắt-Rắn” 250, 500, và lớn nhứt là 750 cân anh trải thảm trên thung lũng Ðoàn 559 Tiền phương. Hai người Mỹ đồng báo cáo ghi nhận có khoảng 50 tiếng nổ-phụ; Waugh vô cùng ngạc nhiên, ngay sau khi ngưng tiếng Bom nổ, Nó thấy lính Bắc Việt chạy ra từ những hang động dưới hóc đá và từ hầm đào sâu trong núi. Chúng ùa ra như ổ kiến lửa bị động, xô đẩy, lăn các thùng phuy xăng còn nguyên vẹn ra thật xa chỗ cháy.

Thượng sĩ Waugh liền gọi máy cho Trung tá Harold Rose ở Trại LLÐB Khe Sanh: “Thật đồ chó đẻ, chúng ta thả Bom chẳng ăn-thua gì cả, dường như chúng chẳng thằng nào bị chết nhờ ở trong hầm đá hang động được che chở an toàn, Tôi thấy họ đang dập tắt các đám cháy và di chuyển xăng dầu ra chỗ an toàn!”.

Vì là trò chơi chiến tranh của trục Ma Quỷ, 9 chiếc máy bay Arc-Light B-52 nầy là oanh tạc cơ chiến lược cất cánh tại đảo Guam, và các chiếc tàu Liên Xô ngụy trang là tàu đánh cá đả ước lượng giờ B-52 sẽ ở trên mục tiêu là 10.00 giờ sáng, thế nên Tướng Vỏ Bam mới ra lệnh cho lính của Ông núp vào hang động trước đó, chớ còn B-52 bay trên 30.000 bộ có nghe tiếng động gì đâu mà xuống hầm. Vì thế nên trục Ma Quỷ mới gọi là chiến dịch “tiếng sấm rền” nghe cho vui tai chẳng có tiêu diệt ai cả, đây là điều lệ trò chơi gọi là ROE (Rule Of Engagement) Ðổi lại, lấy thí dụ thành phố Ðà Nẵng chẳng hạn, vào một buổi chiều nào đó khi chiếc Tàu Bệnh-viện của Ðức Helgolan bắt đầu rời bến cảng Ðà Nẵng chạy ra khơi thì y như rằng Phi trường Ðà Nẵng bị pháo kích; Ở trong phi trường thì sáng hôm đó có máy phóng thanh cho quân đội Mỹ ở trong Main Compound biết trước vào giờ ăn sáng, thường thường họ cho biết giờ nào, bao nhiêu trái đạn sẽ rơi vào phi trường. Ðến khi trước giờ pháo kích 5 phút thì còi báo động nơi Main Compound hụ lên để nhắc nhở mấy thằng Cu Mỹ nào chẳng may ngủ sớm thì thức dậy mà chui xuống hầm, không thì toi mạng ngay. Mục đích trò chơi nầy là để tiêu hủy các phi cơ tại chỗ vì chúng nhứt định sẽ không đem về Mỹ, nếu còn nhiều phi cơ trong việc chuyển tiếp qua Việt Nam Hoá chiến tranh phải tốn kém thêm, vì phải bổ xung quân số, tăng cường số đơn vị rất nhiều tốn kém. Cái đỉnh cao trí tuệ dự trù CSBV pháo tiêu hủy càng nhiều càng tốt để sự chuyển tiếp các đơn vị tân lập sẽ thu gọn khi Mỹ rút về nước. [Ðiều nầy làm tôi nhớ lại, khi VC pháo vào phi trường Ðà-Nẵng, Tôi phải di tản các trực thăng vào các bãi đậu an toàn, xa các trực thăng đang bị cháy, thì người cố vấn, Thiếu tá Waitt bảo tôi không cần di tản, cháy chiếc nào, Không kỵ Mỹ sẽ giao cho chiếc khác ngay lập tức để đủ cấp số phi đoàn]

Những điều trên đây phải khen vợ Lính Không quân chúng tôi, không am tường chính trị cũng như quân sự, nhưng cứ mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ, mấy bà nghe léo nhéo tiếng Mỹ gì đó ở Main Compound, thì các bà thản nhiên đợi đến 5 giờ chiều ra bến cảng Chợ Hàn, Ðà-Nẵng mà thấy chiến Tàu Bệnh viện biến dạng là các bà chạy một mạch về nhà kêu réo mấy ông chồng “Tối nay Việt Cộng pháo kích, Tôi ẵm mấy đứa nhỏ ra phố trốn… còn Ông muốn chết thì cứ ở lại đây mà đợi Pháo!” Quả thật đúng như vậy!

Tôi bay trở vào lại gặp ngay con đường đất đỏ thẳng bon trên thế đất bằng phẳng, nhưng cây to dầy dặc của một khu rừng già nguyên thủy chưa có người khai phá. Bay ôm sát bên trái con đường để Nhã và Duncan được dễ dàng xoay sở chụp những gì khả nghi hoặc khác lạ về hoạt động của địch. Con đường bắt đầu chui xuống thấp rồi mất dạng trong đám rừng quá dầy. Tôi không cách nào tìm ra nó, bay cao thêm một chút để tăng tầm quan sát, thêm mười phút nữa để mò tìm, nhưng hoàn toàn không thấy nó đâu mà chỉ thấy trùng trùng điệp điệp toàn rừng cây cao. Theo chiến thuật đột kích chụp ảnh chớp nhoáng không cho phép tôi trên nguyên tắc bay ngược lại tìm nó mà vẫn tiếp tục bay. Tôi lấy qua trái 30 độ bay trong vòng 3 phút, rồi lấy qua phải 60 độ bay trong vòng 3 phút, rồi trở lại 60 độ qua trái…cứ như thế mà bay cho đến khi nào gặp con đường thì bay theo nó, tiếp tục phi vụ, nhưng tuyệt đối không được bay lên cao vòng tròn tìm kiếm con đường. Những con mắt cú vọ lõ ra tìm kiếm, không bao lâu tất cả chúng tôi đã phát hiện được không những một con đường mà 3, 4 con đường, giống 4 con rắn đỏ đang bò trườn song song lượn mình trên đám cỏ. Tất cả chúng đều xuôi xuống về Ðông-nam, Tôi chúi mũi xuống sạt ngọn cây, mắt nhắm vào con đường lớn nhứt vì nó gần với chướng ngại vật thiêng liêng là đám rừng già. Lúc nầy Nhã và Duncan với con mắt kinh nghiệm nên không tránh khỏi thần kinh đang giao động. Họ cũng biết rằng không còn con đường nào khác, tòn ten chắc nịch trong sơi nịt an toàn mà bấm nút.

Ðang suy nghĩ mông lung thì nghe sau đuôi tiếng AK nổ dòn tan như rang bắp. Chúng tôi nghe cũng quen rồi nên ước lượng không đáng ngại vì quá xa, vả lại Họ giựt mình nên bắn hoảng đấy thôi làm sao trúng được; Con đường trước mặt sắp sửa băng qua con Suối lắp sắp nước. Nhìn kỹ con đường làm dấu bởi dây rừng song song hai bên nối qua tận bên kia bờ, để làm gì? Thỉnh thoảng mỗi đoạn còn cột một cái gì như miếng vải đỏ để làm điểm chuẩn, rải rác đều nhau qua tận bên kia bờ, dường như để làm dấu cho tài xế khi lái xe qua Suối không bị sụp lỗ. Ấy chết! bên kia có chòi tranh, có anh bộ đội vừa trong chòi bước xuống nấc thang. Còn một anh nữa thì đang lom khom dưới Suối; Họ không kịp ngó lên huống hồ gì mà kịp đi tìm súng để bắn. Chúng tôi lướt qua êm ái không nghe một phát súng chào mừng nào cả.

Trên Xa lộ Harriman, chúng tôi đã bay qua hơn 100 cây số từ Vĩ-tuyến 17 đến thung lũng Ashau, nơi đây SOG hành quân được thi hành một các bí mật để thám sát hoạt động mức độ thâm nhập của Hà nội. Thung lũng nằm dọc như một bức tường thành cách bở biển 60 cây số từ Phú Bài đổ dài lên gần Vĩ tuyến theo trục hướng Ðông-nam về Tây-bắc với chìều dài khoảng 40 cây số, song song biên giới Lào/Việt có thảm cỏ xanh bề ngang 3 cây số lau-sậy khắp nơi. Tuy rằng thung lũng bằng phẳng nhưng vô cùng nguy hiểm cho đủ loại phi cơ bay qua vùng nầy với bất cứ cao độ nào; Khi chúng tôi sẽ bay ngang đây, chúng tôi đều cảnh giác không biết bao nhiêu cặp mắt thù địch đang theo dỏi và quyết tâm bắn hạ. Dưới thềm cỏ của thung lũng nầy, hai phi trường Ma ALuối và AShau vừa phải bị hủy bỏ vì áp lực địch cũng như cùng số phận của Ba Căn Trại Ma trống vắng dật dờ dưới lớp mây Stratus phủ ngập lên đó vào những lúc tờ mờ sáng. Trong khi con đường lớn 548 được nối dài từ Lào bởi hương lộ 922. Bây giờ con đường lớn nầy được cải bổ với vận-tốc xe có thể lên đến 50 cây số một giờ là con đường chạy nhanh duy nhứt trên Xa lộ Harriman với một tốc lực đáng được khích lệ như trên.

Trên những điểm mà chúng tôi vừa bay qua vùng núi Tam-Bôi phía Tây bắc Ashau là những hang động núi đá bao la và cũng là thành trì kiên-cố chống đỡ B-52 một cách hiệu quả, như Tôi vừa mới nêu trên qua Toán thám sát SOG của Thượng sĩ Billy Waugh báo cáo.

10 ngày sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu, là ngày 18/2/1971, Sáu Toán thám sát SOG được thả xuống dọc theo đường 548, trên những cao điểm để quan sát đồng thời điều động phi cơ oanh kích yểm trợ cho trục tiến quân của quân lực VNCH qua cuộc hành quân Lam Sơn 719 rút lui trở lại đường tiến sát về phía biên giới Việt Nam. Như khóa chận các đoàn quân tăng cường và tiếp liệu từ Căn cứ 559 chuyển qua. Nhưng việc đó đã không xẩy ra, vì TT Thiệu không muốn quân lực VNCH vướng vào cái bẫy của trục Ma-Quỷ!

Thoạt tiên, Tướng Abrams muốn chuyển một Lữ đoàn của Sư đoàn 101 Nhảy Dù xuống nơi đây với 4 Tiểu đoàn tinh nhuệ cũa Lữ đoàn. Nhưng giờ chót Tướng Haig cho lệnh hủy bỏ thay vì đem vào 3000 chiến binh của Sư đoàn 101 thì thay vào đó bởi một số ít người gồm 6 Toán thám sát để giảm bớt sự thiệt hại. Phía phản tình báo Mỹ qua Phạm Xuân Ẩn đã cho Tướng Giáp biết trước, nên Tướng Võ Bam liền thành lập 11 đại đội đặc trách về chống Biệt kích thám sát thâm nhập với một Toán Chó săn chuyên nghiệp tại thung lũng nầy và các Tiểu đoàn xung kích biệt lập sẵn sàng cơ động đến nơi để tiêu diệt tức khắc Toán thám sát.

Nhưng thung lũng Ashau vẫn được yên tịnh vì TT Thiệu dám ra lịnh cho Tướng Lãm thả một đơn vị nhỏ của Sư Ðoàn-1 xuống Tchepone, “đái một bãi rồi về”, ngay sau khi TT Thiệu phát hiện trên phóng đồ hành quân có tên bãi đáp với danh nhân minh tinh màn bạc như LOLO, (Lolobrigida) LIZ, (Liz Taylor) SOPHIA, (Sophialorren) HOPE, (Bob-Hope) cũng như trước đó vài tháng nữ tài tử Jane Fonda ăn nói bố láo với sinh viên Ðại học Michigan, như là một khổ nhục kế hay chiến tranh Siêu Tình Báo. Ðứng trên phương diện chiến lược của SCP, TT Thiệu cũng thừa hiểu Hoa Kỳ muốn bẻ gãy cái xương sống của Quân Lực VNCH qua tiêu diệt các Sư Ðoàn thiện chiến nhứt của VNCH như Sư Doàn Dù, TQLC, Sư Ðoàn-1 BB, Lử đoàn 1 thiết kỵ, Liên Ðoàn BÐQ…Các Tướng lãnh Mỹ như Westmoreland rất đau buồn vì SCP muốn cho quân lực VNCH không còn những sĩ quan ưu tú trung cấp để thay thế cho cuộc chiến.

Ðây cũng nằm trong ý đồ của trục Ma Quỷ biến vùng núi phía Tây dưới quyền kiểm soát của CSBV để năm sau 1972 chuyển qua mà SCP gọi là Easter Offensive, tấn công từ vùng núi (tây) ra vùng đông dân cư, (đông) Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, điệp-viên CSBV được nhiều huy chương do sự báo cáo chính xác, nhưng lần nầy quá hấp tấp suy diễn cho cuộc cưỡng chiếm Miền Nam 1972 qua cuộc Tổng công kích, nổi dậy quá sớm, kết quả CSBV phải hy sinh 100.000 quân cho chiến dịch Hậu-vệ (Linebacker) Làm sao điệp viên Ẩn hiểu nổi thế chiến lược 20 thù địch (1975-1995) Eurasian trong Á-châu chiến lược. Cưỡng chiếm miền Nam 1972 thì quá sớm mà làm sao Ẩn hiểu nổi giữa chiến dịch oanh tạc Rolling Thunder và Linebacker khác nhau như thế nào.

Chúng tôi đang bay ngang một cánh rừng chồi, nằm bên trái con đường, “rừng chồi gì?” nương rẫy của lính BV đây mà! Những luống Khoai-lang lẫn lộn Khoai mì nhánh lá xum xê phủ lấp lên trên ấy, thỉnh thoảng lại có vài cây Bắp chêm-châm thêm trên luống, không ảnh làm sao phát hiện và giải đoán cho được! Chỉ có những chuyến bay kỳ quái trong “chiến-sử” Việt-Nam mới phát hiện được huyền thoại nầy. Giữa vườn bắp lại có hình nộm mặt đồ bộ-đội Cộng Sản. Chim rừng đói quá chúng đâu có sợ Cộng Sản là gì!

Con đường đất đỏ nầy sắp sửa băng qua một con Suối cạn, những hoạt cảnh khác hơn con Suối trước một chút. Không có dây rừng làm dấu chuẩn, Họ lấp đá lên cao khỏi mặt nước, mà chả có chòi gác; Chúng tôi lướt qua quá nhanh trong yên tịnh, Tôi nghĩ: Hồi nãy là “cầu chìm” bây giờ là “cầu nổi.” Nếu như trời mưa bão ngập nước, tài xế cứ việc chạy giữa những gút vải Ðỏ là an-toàn, Chúng tôi bắt đầu bay vào thung lũng Aluối chạy dài tới Ashau rồi tới Atep. Thung lũng là một thãm xanh đồng cỏ, chiều ngang 2 cây số, chiều dài 40 cây số, nhưng Tôi lại không dám bay giữa thung lũng dù bất cứ vận tốc hoặc bất cứ cao độ nào. Vì hai bên bìa đồi là lính BV đã thiết lập những ổ phòng không cố định chĩa về phía Ðông nơi các phi cơ thường hay xuất hiện từ hướng đó, Tôi căn cứ vào địa lý cũng như quan điểm quân sự thì nỗ lực phòng không của BV chỉ nhắm vào phi cơ chiến thuật oanh kích từ ngoài biển đi vào. Tuy không dữ dội như ở Căn Cứ Tiền phương, Sào-huyệt Ðoàn 559, nhưng đây là vị thế rất bất lợi cho trực thăng vì thiếu các chướng ngại vật thiêng liêng như vách núi, đồi cây, sườn núi, rừng già, khe tránh hướng gió tránh âm thanh, không có những cụm mây Stratus thấp lè tè che khuất tầm quan sát của địch.

Nói tóm lại hai cạnh đồi hai bên của thung lũng, lính BV chỉ có phối trí cố định súng phòng không ở bên sườn đồi phía Ðông để mở rộng tầm quan sát, làm sao đây, chúng tôi đang bay về hướng Nam đến đỉnh núi Atep thuộc vùng Tà-Bạt, nhưng bắt buộc phải bay phía Tây của dãy đồi trọc đe dọa, làm sao để tránh tối đa trong tầm đạn phòng không, cánh cửa chính lại nằm ở bên phãi mà phi vụ chính là bay chụp “không ảnh” thì làm sao? Tôi thét lớn trong nón bay: “Ê Mai! Mở hai cánh cửa sổ bên trái… mau lên, tạm thời bảo Duncan và Nhả qua bên đó chụp… không thể ở bên nầy chụp… phải đổi chiến thuật vì địa hình thế đất thay đổi đột ngột”

Phi cơ đang thoáng nhanh trên đồi trọc, bỗng thế đất tuột về hướng Tây quá gắt, không kịp phản ứng nhưng phải chúi mũi xuống thấp ôm sát sườn đồi. Gió đập mạnh phi cơ hụp xuống quá nhanh. Những cảnh hãi hùng đến kinh hoàng đang chui vào mắt chúng tôi. Có lúc bánh xe càng đáp như muốn đụng vào ổ phòng-không, những cột antène và lẫn lộn các cột bằng Tre với dây điện thoại nối dài chằng chịt trên đó. Tôi tin chắc cánh quạt đã dớt đi một vài cộc Tre cùng dây nhợ trên ấy không chừng? Ổ phòng không với hầm miệng Ếch màu đất còn đỏ tươi của đất núi đập vào ngay mắt chúng tôi, thậm chí còn thấy được anh bộ đội mặc áo thung chưa kịp nhìn lên; Hai nòng súng song song chĩa lên đen ngòm, nhưng tại sao chúng không ngụy trang bằng những sợi dây leo có lá như những chỗ khác mà chúng tôi đã bay qua? Tôi chắc rằng sẽ có những tấm hình chụp cách họng súng chưa đầy 20 thước, nhưng tiếc không có xạ thủ trên giàn súng. Rồi thì xa về phía đồi bên kia, giữa cảnh màu xanh của đồi trọc, rải rác biết bao nhiêu cái miệng Ếch màu đất đỏ đã trở nên màu bầm dập như gạch nung, nhiều đến nỗi chúng tôi phải rùng mình. Mong rằng các xạ thủ đừng nhìn thấy những người bạn không mời mà tới; Tôi đoán chắc rằng gió biển thổi vào sẽ che lấp âm thanh máy nổ của chúng tôi xuôi sau hướng gió.

Bên trái, dưới thung lũng có nhiều đường mòn cũng hướng trục về Ðông-nam, màu đất của sình lầy không phải màu đất đỏ mà chúng tôi thường bay song song, nhưng lại Tôi không dám bay sát gần đường mòn, vì không những hàng trăm mà hàng ngàn con mắt đang theo dõi, và sẽ bị bắn rụng ngay trên đó. “Can đảm nhưng phải có trí-tuệ” đó là câu nhựt tụng mà tôi thường đem ra dạy dỗ các phi công biệt kích; Bất chợt chúng tôi phát hiện hai chiếc xe Trâu, chiếc trước chiếc sau cách nhau vài thước vừa ló dạng sau đám rừng cỏ-lau cao hơn đầu người, làm sao biết chúng chở những gì trong đó vì đang ngụy trang đầy cành lá, đang đến cuối thung lũng Tà-Bạt. Thế đất cao dần, chỉ nhập lại thành một con đường lớn mà chiếc xe đầu đang vào. Tôi tăng tốc lực ôm sát đọt cây trở về bên trái con đường. Tôi báo cho Mai biết để thông báo cho Duncan , Nhả biết để trở lại vị thế bên cửa chính bên phải như thường lệ.

Con đường đang từ từ lên cao, Tôi sợ mất nên bám sát thật kỹ, lá rừng dầy đặc, cây cối mỗi lúc một cao dần; Con đường đất đỏ lúc ẩn lúc hiện chúng tôi càng dỏi mắt theo nó. Lại mất hút nữa rồi. Tôi bấn xúc-xích hỏi Ba người ngồi dưới phụ giúp tìm nó ra giùm tôi. Tôi nghe trong nón bay, Hảo nói “Nó bên trái nè” Tôi nhìn qua Hảo thấy hắn chỉ ngón tay trái xuống dưói cánh cửa, quẹo gắt qua trái chụp nó ngay không nó sẽ mất. Chúng tôi đang bay lướt trên ngọn cây cách phía Tây Bạch Mã chừng khoảng chục cây số. Con đường đang hiện rõ ràng dưới ánh nắng chang chói của một vùng trống trải. Càng trống trải càng có nguy cơ bị trúng đạn, Tôi bay thật thấp như muốn đụng vào ngọn cây, với vận tốc tối đa, dĩ nhiên trên phi cơ ai ai cũng trống ngực đập thình thịch. Ở nơi đây mọc ra chi chít nhiều đường quá, có người kéo xe thùng mà Cộng sản gọi là xe cải tiến cho oai, không biết chở những gì trong đó. Tôi cố bám theo bên trái con đường lớn vì nó nằm gần rừng hơn. Nơi đây khá trống trải qua một cánh rừng chồi nên hiện rõ lộ ra song song với con đường như có ống cống nổi, chắc là ống dẫn dầu? Ồ, ở trước mặt có một làng nhà tranh to nhỏ đủ loại; Hình như trang trại hoặc nhà kho, Hội trường, Nhà hát chiếu phim; Ô! Họ đang chơi đấu bóng chuyền, Tôi liền tăng thêm vận tốc mặc dù máy đã quay tối đa rồi. Họ ham vui nên không có chuyện gì xảy ra cho chúng tôi.

Chúng tôi đã qua vùng nguy hiểm, bây giờ Tôi bớt sức máy, tiếp tục ôm sát bên trái như ôm một nhân tình, chẳng lẽ suốt đoạn đường đời? Trước mặt lại xuất hiện nhiều ụ đất, cái gì nơi đó, Chẳng lẽ kho đạn lộ thiên! Trên đó lại có nhiều đường cắt ngang giống như cây thánh giá bao quanh trọng điểm một nhà tranh khá lớn, trên nóc lại che một tấm ni-lông màu xanh nước biển để làm gì!? Ðể che mưa vì sợ dột, hay để làm dấu cho chúng tôi khỏi bị bay lạc; Sao chỗ nầy vắng tanh như âm phủ trên trần gian vậy? Chúng đi đến chỗ chúng tôi vừa bay qua để xem đánh bóng chuyền!? Nơi đây Toán thám sát biệt kích người Thượng Yard và Mỹ đã khám phá ra vô số như là một trái núi hoả tiễn 122 và 107 Katyusha của Liên Xô để pháo vào phi trường Ðà Nẳng, nhưng Toán chỉ được lệnh chụp hình lãnh thưởng chớ không được đốt phá nổ. Trò chơi chiến tranh nầy thật vô cùng dã man! Biến những trái hoả tiễn nầy thành quà tặng hãi hùng cho người dân Ðà Nẵng. Chỉ tội nghiệp gây biết bao thảm trạng cho người dân hai Miền, tai-họa từ đâu đến! làm sao thế giới hiểu được đây là tấm bi thảm kịch “Eurasian Great Game”mà SCP Mỹ đã cho ra đời từ 1920 cho đến khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam sau 50 năm (2025) khi mà những thế hệ dính líu hai cuộc chiến tranh Việt Nam không còn nữa thì sử gia mới có đủ bằng chứng để dẫn-giải. Lúc nầy là thời gian bức thiết nhứt, họ buộc phải kéo dài chiến tranh vì số quân Mỹ phải từ từ rút về theo đúng lịch trình để nâng đỡ các hãng hàng không không bị vỡ nợ và nó cũng là một quyền lợi cấp thiết nhứt cho chương trình CIP. Nhưng nuôi dưỡng đến chừng nào? bao lâu? Cũng tương đương thời gian người Pháp gây chiến; Trong khi quân đội Mỹ mở các cuộc hành quân “Lùng và diệt địch” thì CIA nuôi dưỡng tìm mọi cách che chở bảo vệ địch. Nhưng nhiệm vụ của họ cũng rất rõ rệt: Quân đội lo trau dồi học tập trận chiến, còn CIA chăm lo quyền lợi của Ðảng Công ty WIB [War Industries Board]

Tôi giao tay lái cho Hảo, cảm nhận nên ngồi thư giản thần kinh một lát.
“Hảo … Anh lái đi…bay cách nào mà Duncan và Nhả chụp được tổng quát” Theo kinh nghiệm dưới con mắt nhà nghề của Tôi, nơi nầy cũng chẳng có những gì để chụp… toàn rừng già, không có sự hoạt động của loài người, Hảo lại cẩn thận bay cao lên đôi chút, nhưng không sao. Nơi đây không có chỉ dấu một sự đe dọa nào, bỗng nhiên, một bầy chim Két xanh mỏ đỏ nghe tiếng động vọng tới, ù bốc bay lên từ những lùm cây cao rậm rạp, có tới cả trăm con. Không kịp né…vài chú đang bị cánh quạt chánh chém vào, máu me lông lá dính vào mặt kính của phòng lái; Bầy Két nầy mà xà xuống vườn Bắp thôi đừng hòng còn dính lại một hột.

“Hảo ơi … Anh mang tội sát sanh rồi!” Tôi thét lớn lên không ngoài mục đích để phổi tống ra những ám khí không trong lành mà nảy giờ đang ém nhẹm nơi đó, trong phòng lái qua khung cửa kính, Tôi lặng yên kéo hơi thuốc lá đầu ngày, đã được dành sẳn trên túi áo nơi cánh tay, đôi mắt mơ màng ôn lại những câu thỏ thẻ của người đẹp Ni căn dặn phải làm như kinh nhựt tụng của mỗi chuyến bay. Không khác gì phi công làm “tiền-phi” đọc check list, nhưng có bao giờ tôi nhớ đâu. Như tận hưởng những giây phút thoải mái hiếm hoi nầy, tiếng cánh quạt chém gió hòa vào âm thanh động cơ đều đều xen lẫn với tiếng gió ve vuốt nơi cửa kính, thân tàu, đã giúp tôi trong khoảng khắc tạm quên bao khổ ải hiểm nghèo trong đời phi công biệt kích, cũng như những sự chú tâm rình rập của người anh em thù nghịch dưới đây. Chả trách gì có lúc thế nhân cứ thi vị hóa lối sống của những người như chúng tôi; Những nhà văn, nhà thơ, những nàng kiều nữ mộng mơ thường tả “mây” là những gì thơ mộng, huyền ảo, nhưng nếu là phi công biệt kích như chúng tôi: “mây” là bức tường thành bảo vệ chúng tôi che cặp mắt người xạ thủ phòng không nhưng chúng tôi cũng dựa vào mây trong những đêm về sáng để chấp nhận những yếu tố bất ngờ. Nhưng có ai hiểu cho chúng tôi đã phải hy sinh mạng sống 100% vì thời tiết, trong khi chúng tôi chưa bao giờ bị thiệt hại do súng đạn của người anh em thù địch. Có chiếc H-34 đã chịu đựng đến 88 viên đạn AK mà vẫn lết về được nơi an-toàn và cứu sống cả một Toán thám sát. Sự thật mây đâu có phũ phàng mà là kinh hoàng cho chúng tôi! Nhưng đôi khi nó cũng cứu chúng tôi che những cặp mắt thù địch! Tuy nhiên cũng có dăm sự ganh tị nho nhỏ khá dễ thương của các cánh chim bạn, sao không được tuyển vào kinh qua lẽ sống ngang dọc của phi hành đoàn Thần Phong-83!

Chúng tôi đang bay ngang bên phải là Bến-Hiên, còn bên trái là Bến-Giang, xa về phía biên giới Lào Việt là tiền đồn Poste-6 chỉ cách biên giới vài cây số. Trước mặt là Aro và chệch qua trái là đồn Rô nó nằm ngay trên quốc lộ 14 do thực dân Pháp xây dựng từ khi chế độ thuộc địa được thành lập, nhằm mục đích khai thác các tài nguyên và khống chế các lực lượng nghĩa quân của phong trào Cần Vương ngày xưa. Ngày hôm nay chúng tôi đã có cơ duyên cũng như diễm phúc được bay ngang hai cái ‘nôi’ của Cách mạng Việt Nam . Cái đầu tiên ở phía Ðông Bắc ngọn núi Vôi Coroc, bên kia vĩ-tuyến 17 ngay đèo Lập-Cập, nơi mà Vua Hàm-Nghi mai phục chờ cơ hội lấy lại ngai vàng. Nơi đây cũng là địa điểm phân phối vàng và thuốc phiện từ Lào sang qua ngỏ Poste-6, Bến Giang, Thường Ðức, do những tay tứ chiến giang hồ trong giới trùm buôn lậu quốc tế.

Bây giờ, bắt đầu bay qua vùng đất đầy thử thách, đe dọa, Tôi liền chụp tay lái đâm đầu mau xuống thấp theo bên trái con đường mòn ngoằn ngoèo như con rắn Ðỏ-cam trườn qua đám cỏ Lau xanh. Thế đất bắt đầu cao dần báo hiệu sắp đến vùng núi cao hiểm trở; Những ngọn đồi thoai- thoải dợn sóng nằm ngang với những luống đất trồng những cây khoai mì, lá phủ xum xuê, lác đác vài cây Bắp vươn lên èo-uột không đủ cho loài Két liên-hoan vào buổi giao mùa. Ở giữa hai luống còn dặm thêm vài bụi Cải bẹ xanh, đứng sừng sững ở giữa lại một hình nộm với áo bộ đội để hù dọa bầy Két.

Kể ra thì người anh em cũng có sáng kiến ngụy trang khá khéo léo vì trinh-sát cơ U-2 và RF-101 làm sao giải đoán không ảnh với hình tiệp với lá rừng nhưng duy không thể che cặp mắt soi mói của Duncan và Nhã. Nơi đây khá nhiều sinh hoạt của lính BV. Cây cầu Khỉ bắt ngang con Suối nhỏ với lối mòn hiện rõ nét biết bao sự qua lại trên đó, cỏ rạp rộng ngả qua hai bên lối mòn, bên kia Suối nhiều mái lá còn mới toanh mọc dọc theo dòng Suối với khoảng cách khá đều. Họ cũng rất tinh khôn không dám đụng đến phần đất của đồng bào Thượng. Rất dễ hiểu vì đồng bào Thượng thường ở chung với nhau trong một Sóc-Làng, nhà sàn cao hơn mặt đất chừng hai thước, nằm trên một chiều hình chữ I. Hoa màu người Thượng chỉ cần trồng một thứ như Bắp, Khoai. Họ không có trồng tạp nhạp để ngụy trang như lính BV, có nhiều trảng đất bỏ hoang vì đất hết mầu mỡ, nhưng họ sẽ trở lại trồng trong vài năm sau khi đất tái hấp thụ màu mỡ thiên nhiên, vì không có phân trồng nên họ phát rẫy, đợi bụi lá vàng khô lâu ngày, rồi lúc đó họ mới đốt để lấy phân tro-muối. Tro tàn lá mục là lớp phân duy nhứt rất cần thiết cho sự sinh tồn đối với họ.

Bắt đầu lại bay vào vùng nguy hiểm, trước mặt là cây rừng bị phá để khai hoang, hai bên đường nhà tranh mọc rải rác xen kẽ như vùng kinh tế mới, lại có xe trâu kéo, xe hủ-lô ống khói chần-dần như ống khói tàu, lại có vài chiếc xe Molotova dường như đang ngừng lại. Con đường đất đỏ bỗng đổi qua màu đất sình, nhưng trở nên rộng rãi hơn, dường như đang băng qua vùng lầy lội. “À đây rồi” Bọn chúng chặt thân cây lót ngang đường nằm lúp xúp dưới lớp sình lầy và bên kia lưng chừng đồi xuất hiện nhiều chiếc Molotova đang từ từ lăn bánh. Vài chiếc đi đầu đang mất hút dưới những tàn cây rậm rạp; Chúng tôi bay vèo qua nhanh quá, nên chẳng con ma nào chịu nhìn lên dung nhan tái mét của Nhã và Duncan đang tòn-ten nơi cửa bấm nút liên tục. Nếu lúc nầy chẳng may hết phim hay máy ảnh trục trặc thì thật là quá uổng, dịp may không thể có hai lần.

Trước mặt là vùng Mật khu mà ngày xưa ba chiếc H-34 ngụy trang không bảng số đã đáp ba đầu nguồn con Suối. Ba Toán xung kích (Killer Team) mưu toan bắt sống Tướng Nguyển Ðôn Tư lệnh vùng Khâm Ðức nầy; Tôi không nhớ rõ vào năm nào nhưng chắc chắn là thời Ðệ-I Cộng Hoà của TT Diệm và Trung tướng Trần Văn Ðôn, Bộ tư lệnh đóng tại Huế. “Làm sao bắt sống một cách dễ dàng Tướng BV Nguyển Ðôn” Nhưng Ðại úy Richardson, sĩ quan hành quân Delta Force bắt chúng tôi phải thi hành. Chắc cũng chỉ là thực tập như trực thăng Sikorsky CH-53 cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây 1970 – Tôi còn nhớ rõ, Ðại úy Richardson bảo chúng tôi, ba chiếc cất cánh khi mặt trời chưa mọc, mỗi chiếc H-34 chở một Toán xung kích 10 người, trang bị tiểu liên xung kích của Tiệp Khắc và phóng lựu, đột kích chớp nhoáng chỉ trong vòng 5 phút ngay khi có tia nắng đầu tiên của mặt trời ló dạng, rồi rút về ngay. Khi đáp xuống sườn đồi thoai thoải nghiêng trái, Tôi cũng chẳng cần vội vã cất cánh bay vòng vòng. Nhìn xuống bánh đáp càng bên phải, Tôi phát hiện ra một ngôi mộ còn mới không hương khói, xung quanh trồng đủ loại hoa màu làm tôi bỡ ngỡ ngạc nhiên trong tầm mắt.


(xem tiếp phần-3)

vinhtruong
05-15-2013, 05:10 AM
Bảy phút sau, các Toán đều trở về trực thăng, chúng tôi bay trở về hậu cứ. Chả thấy Toán nào báo cáo bắt được Tướng Nguyễn Ðôn mà chỉ nghe Cơ-phi Vàng nói: “Chỉ tịch thu được một bộ đồ Tướng, một cái quần Jean và một mớ bao cao-su ngừa thai. “khó tin… ở trong rừng mà Tướng CSBV cũng ‘en-doi’ nữa sao?”

Ðồn Chalang cách đây chừng hơn một cây số đường chim bay, hồi trước rừng già trùng điệp bây giờ quá quang đãng, đồn nằm ngay ngả ba con Suối nhỏ. Những khi trần mây chụp xuống thấp, phủ kín thung lũng, các vận tải cơ C-47 thả dù tiếp tế bó tay. Lại phải nhờ vào các chiếc quan sát cơ L-19 thả gạo như khu trục thả Bom, báo hại các quan sát viên nào yếu sức phải ói mửa tùm lum, vì không có cách nào để thả cho được chính xác, bằng cách chúi mũi phi cơ với gốc độ đáng kể, nhưng một bao như vậy chỉ được 8 kilô gạo để sống lay lất qua ngày chờ trời tốt lại. Xa hơn nữa là tiền đồn Dak-Prau, tiền đồn cao nhứt nằm trên chóp núi gần 4000 bộ, chệch về phía Tây nam một tí là ngọn núi cao nhứt của miền Nam Việt Nam, đó là đỉnh Ngọc Lĩnh cao 6200 bộ. Nơi đây biết bao nhiều huyền thoại xảy ra có lúc được xem như là “Tam Giác Quỷ” của miền Nam hồi đó, không thua gì “Tam Giác Quỷ” của Ðại Tây dương, nhiều phi cơ Việt Nam và Hoa Kỳ đã rớt rải rác nơi đó như những cuộc lễ tế thần nhưng không chiếc nào bị phòng không của địch hạ.
“Hảo, Anh lái… mình về Quảng Ngãi ăn cơm…đói rồi”
Tôi đang lim-nhim đôi mắt trong giấc ngủ chập chờn cùng âm thanh đều đều thoảng mát

Thời điểm 1979, Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia, nhưng thực tề do tình báo Mỹ là để cho TQ có cơ hội thí nghiệm sự hiệu quả vũ khí do TQ làm ra để đấu với vũ khí Liên Xô, theo sự gật đầu trên trục lộ trình sách lược của Mỹ Eurasia, nhưng trong phạm vi sáu tỉnh biên giới mà thôi, trong khi đó B-52 trang bị Bom nguyên tử bay ứng trực để ngăn ngừa TQ làm ẩu. Trong khi hỏa tiễn SAM tối tân bậc nhứt của LX đang bố trí phòng thủ Hà Nội dĩ nhiên là TQ không dám làm phiền Hoa Kỳ để hưởng được viện trợ khoa học kỹ thuật, trở thành siêu cường hạng nhì, tước đoạt từ tay LX như Permanent Government đã hứa Lèo với Mao 1972, và lập-lờ tặng Hoàng Sa như là món quà giao tiếp, nên khi quân BV vào hết trong nam, bỏ trống miền Bắc, nhưng TQ không được lấy danh nghĩa đem quân TQ vào để giữ sân nhà giùm cho Hà Nội theo như sự cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ.

Đánh sáu tỉnh miền bắc được gọi là dạy cho VN một bài học, cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Nhưng Mỹ chỉ cho phép làm VN chảy máu tay chớ không mất mạng. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh VN để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. (Nhưng sự thật TQ và VN không phải là Cộng Sản mà chế độ Mafia toàn trị theo sự thú nhận trong sách “The bushes” 2004….)

Đặng Tiểu Bình qua Mỹ xin chỉ thị để phát triển quan hệ với Trung Quốc theo ý của Mỹ, vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ bề ngoài là theo Mỹ đánh đàn em của LX, đánh đàn em của kẻ thù là bạn của Mỹ (Nhưng sự thật W A Harriman đang áp dụng Tam Quốc Chí “tân-thời” trên thế giới) Nhưng sự thật nằm trong sách lược Mỹ/Xô nhân cơ hội gài Mìn các hải cảng Bắc Việt 1972, phi cơ hạng nặng AN-12 của LX chở các hoả tiễn SAM đời mới nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội cho ngày mà Mỹ gọi là TQ có cơ hội thí nghiệm hiệu quả vũ khí do TQ làm ra trên 6 Tỉnh giáp ranh TQ (dĩ nhiên là vũ khí thua xa LX nhưng trái lại CIA cũng muốn hiểu qua khoa học kỹ thuật của TQ đã đi đến đâu?)

Gần đây có thông tin nói rằng 1979, hồi đó chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam, nhưng rất sợ lời cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ và TQ cũng ước mong trở thành cường quốc hạng-2 với sự giúp đỡ khoa học của Mỹ. Dĩ nhiên Thầy dạy võ cho học trò thì phải giữ những đòn bí ẩn để phòng khi học trò phản trắc chớ? Thế là nhân cơ hội nầy nhân viên tình báo CIA thâm nhập một cách tinh vi vào TQ. Ta thử nghiệm các đại sứ Mỹ tại VN cũng như Ông Tổng Lãnh Sự người Mỹ gốc Việt, có phải những vị nầy trước khi qua VN lãnh chức vụ quan trọng phải làm việc một thời gian cần và đủ về am-tường nội tình TQ trước khi được bổ nhiệm chức vụ quan trọng tại VN?

Nhưng mà đánh biên giới Việt Nam thì lúc bấy giờ đường sá biên giới giữa TQ và VN khó khăn lắm, chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới, toàn là đường hẹp, đường núi; Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó. Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó, vì thiếu kinh nghiệm làm sao bằng VN, cho nên khả năng Trung Quốc cũng chỉ đánh VN ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu.

Ngày nay, không ai xác định là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của bắc VN như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều, vì Mỹ khi hấp tấp tháo chạy lỡ dại bỏ lại vài ngòi nổ (war-head) của Bom CBU-55? Mà xui cho TQ Hà Nội lượm được! Cho nên TQ phải rút thôi vì bị thiệt hại quá nặng, kể từ lúc đó, TQ chuẩn bị sau 15 ngày họ phải rút theo đúng lời cảnh báo của Mỹ.

Với tinh thần Việt Nam cùng Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như chúng ta ước đoán, có nhiều biến cố xảy ra? Trong thế kỷ 21, W A Harriman sẽ không thể để xảy ra vì mọi việc sẽ phải được giải quyết trên bàn mổ LHQ, như chuyện Biển Đông, TQ phải triệt để nghiêm chỉnh nghe lời cảnh báo của Mỹ COC để tuân thủ luật quốc tế.

Nhưng lỡ đã có chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay Việt Nam có thua trước rồi cũng tìm cách thắng lại sau. Về phía VN chúng ta chẳng nghĩ đánh Trung Quốc, nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ là muốn bành trướng xuống phía nam mà VN là cửa ngỏ. Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng không dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu, bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa. Cho nên là cũng khó. Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới, chứ trong thời đại thế kỷ 21 hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh! Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, VN nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, VN vẫn giữ được mảnh đất cha ông để lại theo lịch sử chứng minh.

Cách nhìn cuộc chiến 1979 từ hai phía. Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow; Vừa qua BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại nằm chình ình trong lịch trình Eurasia là TQ được Mỹ cho phép có cơ hội thí nghiệm vũ khí do mình làm ra để tự lượng giá tầm cỡ

'Hoa Kỳ không tha-thiết tán thành' - Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược liên kết với chính quyền TT Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội để nịnh Hoa Kỳ vì TQ là kẻ thù của kẻ thù là bạn với Mỹ. Ông Đặng dã-vờ nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo, sự thật Hoa Kỳ đã thẳng thắng nghiêm cấm Bắc Kinh tấn công vào Hà Nội, vì quân lực Hoa Kỳ đã trực báo động nếu TQ làm ẩu thì hoa lục sẽ bị bình địa ngay tức khắc vì đã đi chệch lộ đồ chiến lược Eurasia của Mỹ.

Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam nó nằm trong kế hoạch renewed Aid to Russia 1941-1946 Plan (1973 Paris Peace Talk) với 700 triệu tấn vũ khí hiện đại của Liên Xô cho Hà-Nội với ba mục tiêu (1) cưỡng chiếm miền nam, (2) tấn công Cambodia, (3) phòng thủ Hà Nội bằng hệ thống phòng không tối tân nhứt hồi thời đó. Ngay sau khi tướng LX qua Hànội đầu tháng March 1972 gọi là Inventory, ngày 23/12/1972, (Hanoi bombardment) tám chiếc AN-12 chở vào Hà Nội 80 tấn hệ thống điện-tử phòng không SAM tối tân nhứt thời đó.

Ngày 8/1/1975 Lê Đức Thọ được sự bảo đảm của Kissinger là chiếm miền nam, có mặt người cùng vị trí với ông về phía Liên Xô, Nicolai Firyunbin, và Tướng LX, JCS V, A Jukilov ngang hàng với tướng Al Haig phía Mỹ để bảo đảm sự giao hàng sớm nhứt tại hải cảng Hải Phòng. Khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', trước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh theo ý đồ mong ước của TQ, nhưng sự thật VN buộc phải đu dây qua lại LX rồi TQ qua sự xúi bẩy của Mỹ bằng công cụ tam trùng Nguyễn Chí Vịnh sao theo đúng diển tiến sách lược Eurasia.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như Nguyễn Xuân Điền. blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới: - Đặng Tiểu Bình tiết lộ: "Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới, (có ý cảnh báo TQ phải kềm chế không được làm lớn chuyện vì biên giới Trung Xô) hù rằng chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số". Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về ngay: "Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài."

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', cho vừa lòng Mỹ và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'. Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế, chỉ đánh với một nước nhỏ như VN mà TQ đã bị thiệt hại đáng kể (sự thật tình báo Mỹ đã nghiên cứu trận mạt rừng núi hiễm trổ khó chuyễn quân rầm rộ nên sơ ý bỏ quên vài đầu nổ (warhead CBU-55) cho VN tự vệ, và vì quyền lợi America first bằng mọi giá Mỹ sẽ che chở VN không bị ngả vào bàn tay TQ hay LX).


Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam nhưng tuyệt đối nghe lời Mỹ là đúng nghĩa dạy cho VN một bài học không đi xa hơn, hay nói cách ngầm ý của Mỹ là lấy cơ hội nầy mà trắc nghiệm vũ khí chính do TQ làm ra. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi; Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN do CIA ngầm yễm trợ ngôi vị cho Đặng. Việc làm nầy CIA lập lại hồi 1959, trục ma quỹ CIA/KGB triệu hồi Lê Duẩn từ miền nam về làm Quyền TBT và Lê Dức Thọ vào nam lãnh đạo MTGPMN khởi nguyên triều đại Mafia toàn trị (không phải Cộng Sản) Lê Đức Thọ trị vì cho đến khi Thọ chết …

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, dĩ nhiên hai ca-sĩ [Thọ/Đặng] có thương yêu nhau bao giờ? Nhưng Mỹ không cho phép Đặng làm quá đáng, trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói: "Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế." Tạo ra tình trạng nầy, Mỹ như một ngư ông ngồi rung đùi hưởng lợi.

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ-Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh. Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ: "Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tương đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta cương quyết là đã tỉnh táo ước đoán phản ứng của phía bắc lớn đến đâu".

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979, điều dễ hiếu là Lê Đức Thọ nghe lời Mỹ từ chấm đến phết để bảo vệ ngôi vị thủ lãnh đảng Mafia toàn trị của ông cho đến cuối đời vì sự bảo vệ ngôi vị nầy do PG Mỹ. Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội. Bằng chứng suốt Hoà đàm Paris, TQ luôn luôn hậu thuẫn Bà Nguyễn Thị Bình; Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa nhưng mà lại bị xập bẫy của Mỹ trong chiến dịch di tản chiến thuật, lùi một bước tiến lên ba bước mà Mỹ cho rằng: “Overhauling the damage control and roll-back 2010-2020”

Hệ quả lâu dài: - Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương sau nầy vào diển tiến hoà bình trong phần mềm. Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông để bảo vệ cho một trật tự thế giới mới. Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ; Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến theo như Eurasian Great Game là mọi xung đột đều phải nghiêm chỉnh giải quyết tại bàn mổ LHQ.

Tóm lại, chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ là do tài ba ưu-việt của siêu chiến lược gia W A Harriman (1891-1986)

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự. Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa; Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng Không quân, Hải quân và hoả tiển nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay ước ao trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu nhưng khó mà qua mặt Mỹ hay LX. Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế; Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế đối với nước ngoài. Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua khuyến khích ngầm của Mỹ, cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay, nhưng đối với Mỹ là thời gian dài cần thiết cho sách lược Mỹ ở Á-Châu trước 2010 (roll-back) rồi sẽ ám hại TQ lại làm cho TQ phải bị nội thương kể cả ngủ tạng lục phủ. Vì Biển Đông mỗi buổi sáng chúng ta không bao giờ thấy hai mặt trời cùng mọc một lượt? Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước Việt Trung.

Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này, tại vì sao? Việt Nam sẽ hoàn toàn vào quỹ-đạo của Mỹ qua cái gọi là thảo luận tập trận Việt Mỹ mà bề ngoài Nguyễn Chí Vịnh ởm ờ đu dây TQ/Mỹ, nhưng bây giờ là thời điểm chín muồi (decent interval 2010), CIA ra mặt cho tướng Vịnh công khai tuyên bố chính thức theo Mỹ!

Khi TT Johnson (bị áp lực của siêu chinh phủ, W A Harriman) quyết định ném bom miền Bắc VN là đã mắc một sai lầm không thể bào chữa! Nó đã khuyến khích những người trung lập ở miền Nam và thế giới hướng tình cảm của mình về phía Hà-Nội, và, cũng chính nó đã kích động lòng yêu nước và căm thù kẻ xâm lược càng thêm sâu sắc; Hình như hiện nay CP Mỹ vẫn chưa thật sự rút ra bài học từ VN trong các cuộc chiến bên ngoài nước Mỹ? Không có mục đích nào (dù là tốt đẹp) có thể bào chữa cho những hành động như thế! Tất cả những câu ghi trên đều tóm gọn trong ống kính của siêu chính phủ Mỹ cho giải đáp “axiom-1” của kinh tế gia người Anh Malthus, “tàn phá khủng khiếp rồi xây dựng lại” theo lời nói mà CIA đả có lần móm cho cụ Hồ, “đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây lại 10 lần đẹp hơn” Quả thật ngày nay ai đã gián tiếp xây dựng VN 30 lần lần hơn cụ Hồ đã nói? (người bán rau và người đi lượm rác vẫn có Cell phone như ai, có thể hơn Mỹ?)

Thông thường ai cũng cho rằng, vì Hoa Kỳ có chiến lược sai lầm (đây là cố tình sai lầm theo đúng trục lộ trình sách lược Eurasia, rất tinh-vi kín đáo cũa Permanent Government) cho nên mới có 2 triệu người Việt được là công dân Hoa Kỳ. Hàng năm gửi về 7, 8 tỷ dollar để nuôi sống chế độ trong nước, tai sao Cuba lại cấm triệt để … làm sao bạn hiểu nổi? Nếu Hoa Kỳ không sai lầm thì cộng sản VN chết từ lâu rồi, nhưng phải nói cho đúng Mafia VN chớ không phải CS, là công cụ của Mỹ mới đúng, (từ trước tới giờ những bài tôi viết đều dùng đúng nghĩa Mafia VN) Nhiệm vụ ngắn gọn ăn cướp vơ vét cho nhiều rồi đương hhiên gởi vào các trương mục; Còn phía Mỹ đợi đến thời điểm (decent interval) ngày N tháng T thì có cuộc lật đổ, lúc nầy Mỹ lấy tiền đôla Xanh nơi các trương mục và trả lại cho dân sứ sở tại bằng hàng tiêu dùng sắp expired, thế P.G là ai? Là Saigon, là Hànội, là MTGPMN (vì nơi nào cũng có CIA sau lưng) đi xa hơn nữa là LX,TQ, Ấn Ðộ, Nhựt ... phần Nóng, còn phần mềm hậu chiến là Mafia VN, người Việt Hải ngoại, là các hội đoàn, là Asia, Paris by Night ... là Lý Tống là Việt Tân ... (vì không am tường sự việc nên chụp mũ loạn xạ, kết án tùm lum làm cho Permanent Government cười mũi cho một sự ngu ngốc trong nhận thức, nhưng P.G mới đúng là đỉnh cao trí tuệ với mưu chước thần sầu quỷ khốc vì họ có thế chiến lược Eurasia 100 năm trồng người ... Gorbachoy, Putin, Ðặng Tiểu Bình, Lê Ðức Thọ, Nguyễn Chí Vịnh ... Harriman đã (1968 tại Paris) khuyên Lê Ðức Thọ nên nuôi dưỡng đứa con nghĩa-tử 11 tuổi Nguyễn Chí Vịnh, vì cha nó vừa bị B-52 trải thảm chết tại một bệnh xá lớn tam biên) các băng nhạc Paris by night, Asian …trong đó có thành phần ẩn và hiện. Nhưng tất cả đều do một trung-ương Mỹ đạo diễn theo xu-hướng chú trọng vào thời-điểm decent interval

Thời gian khá lâu không thấy có cờ Vàng, bây giờ đến thời điểm Cờ Vàng rợp trời nhiều tiểu bang công nhận, vì đã đến decent interval. Công cụ gián tiếp cũa Mỹ là Hànội qua HCM, Võ Nguyên Giáp, Lê Ðức Thọ; MTGPMN, có Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hữu Thọ. Hậu chiến, phần mềm thì có Nguyễn Tấn Dũng, Nguyển Chí Vịnh. Tất cả đào kép nầy đều là diễn viên của màn kịch do Permanent Government dàn dựng qua CIA tuyển chọn nhân lực và bảo vệ
“Có khổ chỉ là khổ dân đen VN mà thôi” Ðúng vậy P.G mới lấy Ðôla Xanh của nhóm Mafia ăn cắp trả lại cho dân VN bằng hàng tiêu dùng sắp phế thải; Vì theo sách lược Harriman thế kỷ 20 bạo hành, thế kỷ 21 thương lượng trên bàn mổ LHQ, cho nên bắt đầu thế kỷ 21 sẽ thấy nhan-nhãn nổi lên biểu tình đòi Dân quyền Dân chủ để Mỹ lấy lại của cải của những lãnh tụ ăn cướp của dân rồi sẽ trả lại cho dân, lấy green dollar bằng bửu-bối dân quyền dân chủ có vẻ cao thượng hơn mà P.G tạm gọi là: “Thế Thiên Hành Ðạo”

Một cuộc nghiên cứu do một nhóm giáo sư thực hiện ở Hoa Kỳ mới đăng tải trên tạp chí điện tử ECN kết luận rằng việc lực lượng Hoa Kỳ và quân đồng minh rải bom xuống thường dân Việt Nam là một chiến lược sai lầm và vô hiệu quả, càng đẩy những người trung lập đi theo phía quân cộng sản. Cuộc nghiên cứu phối hợp các dữ liệu của chính phủ và của quân đội Hoa Kỳ nói về cuộc chiến Việt Nam đặc biệt ở thời điểm năm 1969, cao điểm 540.300 quân, nhưng phải lần lượt rút về theo định kiến-3 (axiom-3). Chi tiết và kết quả của cuộc nghiên cứu này cũng được đăng trên tạp chí American Journal of Political Science. Tất cả lời nói trên đây đều đúng 1000 phấn 100, nhưng đây mới thật là mục tiêu chiến lược của một siêu thế lực gọi là Permanent Government, muốn tàn phá để xây dựng theo định luật kinh tế gia người Anh là Malthus, sau khi tàn phá để xây dựng lại thì có tham nhũng, ăn cắp công quỹ, ngân khoản viện trợ gởi vào trương mục ngân hàng, rồi đảo chánh lật đổ thì chính phủ Mỹ sẽ lấy lại từ các lãnh tụ tham nhũng và trả lại cho dân địa phương bằng hàng tiêu dùng của Mỹ, sự kiện nầy đang nhan nhãn lần lượt xảy ra khắp thế giới như chúng ta đã mục kích.

Theo kế hoạch tình báo Mỹ, cụ thể tại VN, sau nhiều ngày nghiên cứu các cuộc đấu tranh thành công ở Tunisia và Ai Cập chính là sự quyết tâm của nhân dân và tận dụng tối đa 2 phương tiện hữu hiệu nhất là cell phone và internet (email, blogs, facebook...) . Đồng thời CIA chỉ vẽ qua truyền thông báo chí và các cuộc trao đổi với các quí vị ở hải ngoại đã ủng hộ và cung cấp lượng thông tin rất có giá trị; Họ cũng đã dùng 2 phương tiện là cell phone và internet để trao đổi từ khắp tỉnh thành Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp tới... Cuộc đấu tranh này mệnh danh là cuộc cách mạng Hoa Sen. "Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" cũng ám chỉ người đảng viên CS trong sạch, yêu nước. Sống và lớn trong chế độ cộng sản nhưng không bị cộng sản đầu độc, mà họ muốn sống Tự Do .

Đó là khát vọng Tự Do của toàn dân Việt Nam. Đảng và nhà cầm quyền CSVN đã báo động và đang ráo riết tìm cách điều tra để tiêu diệt mầm mống đấu tranh Tự Do Dân Chủ. Đảng CSVN hoang mang lo sợ “hương thơm hoa lài” nên đã bắt đầu hành động là bao vây nhà và bắt giam các chiến sĩ đấu tranh dân chủ, trấn áp tinh thần và gây nhiều khó khăn để cho các Chiến sĩ Dân chủ không còn tinh thần và khả năng ủng hộ tham gia hay tổ chức xuống đường biểu tình. Nhưng người dân tin rằng các Chiến sĩ Dân chủ sẽ giữ vững tinh thần và không lùi dù chỉ là lùi một bước trước cường quyền gian ác CSVN; Một người bị bắt thì có hàng trăm, hàng ngàn người tiếp tục đứng lên… vì khát vọng Tự Do; Ngay cả khi họ bị bắt thì hàng vạn vạn thanh niên khác cũng sẽ tiếp tục đứng lên… Đảng CSVN đã thiếu một món nợ là một câu trả lời với Tuổi Trẻ Việt Nam khi họ xuống đường biểu tình chống Trung Cộng (Tàu phù) xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì đảng CSVN ra lệnh công an ngăn cản và đàn áp. Cho dù hiện nay những khẩu hiệu TS, HS là của VN cũng bị công an CSVN bắt bớ giam cầm chỉ vì lòng yêu thương đất nước Việt đã bị bọn Trung Cộng (Tàu Phù) xâm chiếm. Tại sao tuổi trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng (tàu phù) xâm lược mà chính công an người Việt Nam lại đàn áp? Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam hay của bọn Đại Hán? Bây giờ bọn Trung Cộng (Tàu phù) lại khoanh vùng lưỡi bò chiếm luôn biển của nưóc ta. Ai bảo vệ đất nưóc khi giặc xâm chiếm tổ quốc Việt Nam? Tại sao bọn Đại Hán vào Tây Nguyên khai thác bauxite? TẠI SAO? Sẽ có một yêu cầu từ người biểu tình: “Chúng tôi cần nhiều, thật nhiều xe thùng để chở chúng tôi tất cả cùng đi tù và chúng tôi đang đợi tại đây!”

Dĩ nhiên, người trong nước hoan nghênh và vô cùng xúc động khi biết đưọc đồng bào hải ngoại biểu tình biểu dương tinh thần cách mạng của nhân dân Tunisia và Ai Cập. Niềm phấn khởi cho Tuổi Trẻ Việt Nam là thấy Liên Hiệp Quốc đã lên án và trừng phạt nhà độc tài Gadhafi của Lybia đã dùng bạo lực đàn áp nhân dân đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Ngay cả Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ cũng kêu gọi nhà độc tài Gadhafi phải ra đi. Điều này cho thấy cả thế giới đã quay lưng với các nhà nưóc cộng sản và độc tài đã chống lại nhân loại vì đàn áp dã man nhân dân đòi Tự Do; Ở Trung Hoa, người dân Trung Hoa cũng đã bước sang tuần thứ 2 trong công cuộc đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ. Họ bắt đầu bằng một Lời Kêu Gọi bí mật đưa lên internet và đưọc nhân dân yêu chuộng Tự Do Dân Chủ tiếp tay phổ biến rộng lan truyền khắp nưóc Trung Hoa. Hương thơm hoa lài đã toả sang Châu Á, chính vì sự lo ngại nhân dân ta đứng lên biểu tình cho nên Đảng và nhà nước CSVN đã cho lực lượng công an, Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) thao dượt chống biểu tình. Sinh viên học sinh cũng đã theo dõi các cuộc thao diễn này và rút ra những biện pháp đối phó khi bị công an đàn áp. Theo một bài báo do người nước ngoài viết được dịch sang tiếng Việt, tác giả đã phỏng vấn và được những người dân Ai Cập cho biết họ đã tự nghiên cứu, học hỏi và trang bị như thế nào để tự bảo vệ khi bị đàn áp như đội nón bảo hiểm, chuẩn bị giấy bìa cứng để chống lại đạn cao su, chanh, dấm và khăn hay vải để chống lại hơi cay… Nay sinh viên học sinh chia sẻ với đồng bào khi xuống đưòng biểu tình: Kêu gọi mọi người khi xuống đường luôn luôn đội nón an toàn (còn gọi là mũ bảo hiểm) là loại nón đội khi lái xe mô tô. Lý do: công an bắn đạn cao su hay dùng dùi cui đập vào đầu thì có nón bảo hiểm, dùng vòi rồng xịt nước thì kéo kiếng xuống không bị ngộp nước… Nên nhớ đội nón bảo hiểm là hợp pháp là đúng với luật pháp Việt Nam, Công an đã diễn tập chống biểu tình thì toàn dân Việt Nam cũng phải có những diễn tập tương tự để đánh giá sự phản ứng của đảng và chính quyền CSVN mà công an là một công cụ bảo vệ đảng. Chúng tôi đề nghị đồng bào mỗi sáng vẫn giữ những sinh hoạt sinh kế hàng ngày, nhưng khi đến giờ cao điểm như buổi sáng mọi người ra đưòng đi làm việc chiều đến giờ mọi người về nhà thì trong những giờ cao điểm đó tất cả mọi người cùng dùng phương tiên giao thông của mình như đi xe mô tô… và đầu đội nón bảo hiểm cùng chạy cho các ngỏ đường đều bị kẹt xe nhất là những con đưòng chính. Sau những lần diễn tập và biết những phản ứng của công an thì đến một khi ngày giờ bí mật đưọc ấn sau khi đã chuẩn bị xong thì cùng xuống đưòng ở tất cả các tỉnh thành làm kẹt tất cả các trục lộ giao thông chính tại địa phương …. -Sinh viên học sinh thì lúc nào cũng có tập sách, lận vào người để chống lại đạn cao su, gạch đá mà bọn công an có thể chọi, bắn vào người. Nếu đồng bào không phải là sinh viên học sinh thì nên chuẩn bị những bìa thùng carton, cắt nhỏ bằng thân thể của mình rồi gấp lại, để quấn xung quanh bụng khi cần thiết:
-Chuẩn bị chanh, dấm và vải hay khăn tay khi bị hơi cay thì vắt chanh hay đổ dấm vào khăn hay vải rồi bịt mũi và miệng lại, đồng thời kéo cái kiếng của nón an toàn (mũ bảo hiểm) xuống để che chắn cho bớt hơi cay
-Dùng máy quay phim, máy chụp hình, cell phone để chụp hình, quay phim những tên công an đánh đập, đàn áp ngưòi biểu tình để đưa lên internet phổ biến khắp thế giới.
-Khẩu hiệu nên viết trên các bìa cứng để dể cầm tay và dùng để che chắn khi bị công an bắn đạn cao su hay chọi đá, vật cứng…
-Chuẩn bị bao nylon, dẻ rách nếu có bao tay thì tốt và vài thùng sơn (không có sơn) có nắp đậy hay các keo thủy tinh có nắp, dây thung, dây kẽm và vài thùng nước hay chai nước… khi bị công an liệng lựu đạn cay thì dùng dẻ rách lượm bỏ vào thùng đổ nước vào rồi đậy nắp lại. Có khi dùng bao tay lượm lựu đạn cay hay khói cay liệng ngược lại bọn công an…
-Nếu có loa phóng thanh thì dùng thay phiên để có thể có tiết kiệm pin.
-Cần sắp xếp sự thông tin liên lạc vì khi xuống đưòng đấu tranh bất bạo động nhưng công an sẽ dùng mọi phương tiện đàn áp thì chúng sẽ đem các xe phá sóng và nghe lén đến gần khu biểu tình do đó sẽ rất khó khăn trong việc xử dụng điện thoại di động để gọi thông tin cho nhau. Bằng chứng là khy sinh viên học sinh biểu tình chúng Trung Cộng (Tàu phù) xâm lược, công an đã đem xe phá sóng và nghe lén đến gân khu biểu tình. Cần có những người tuờng thuật và thu băng sau đó cấp tốc chuyển tải lên internet toàn cầu để đồng bào ở hải ngoại tiếp tay phổ biến và vận động quốc tế.
-Yêu cầu đồng bào ở hải ngoại đoàn kết chuẩn bị tinh thần vận động Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Tự Do sẳn sàng can thiệp về ngoại giao khi CSVN bắt đầu đàn áp nhân dân ta giống như Lybia. Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Tự Do nhất là Hoa Kỳ sẽ trừng phạt và can thiệp về ngoại giao quốc tế như trưòng hợp Lybia hiện nay. Cuối cùng chúng tôi tin rằng nhân dân ở Lybia sẽ đấu tranh thành công và chế độ độc tài Gadhafi phải ra đi thì nhân dân Việt Nam chúng ta đấu tranh cũng sẽ thắng lợi (đồng bào yên tâm đã đến thời điểm CIA cần lật đổ để lấy lại tiền ăn cướp mà trả lại cho dân Việt Nam toàn quốc).
-Điều nhân dân mong đợi là Quân Đội và Công An đừng nghe theo lệnh của đảng CSVN đàn áp đồng bào khao khát Tự Do mà thực sự vì quốc gia dân tộc hãy đứng về phiá nhân dân để thay đổi vận mạng của đất nưóc Việt Nam.
-Cuộc đấu tranh nào cũng phải có một ban tham mưu hoạch định sách lưọc đấu tranh và tiến đến các giải pháp chính trị để duy trì an ninh trật tự xã hội lẫn kinh tế quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp. Do đó cần phải có hội đồng quốc dân lâm thời điều hành đất nưóc và tổ chức tổng tuyển cử.
-Cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ không thể để đất nước hổn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế. Yêu cầu toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước cần đoàn kết và hình thành ban tham mưu chiến lược để đưa cuộc tranh đấu đến thành công.

Toàn dân Việt Nam tổng nổi dây làm cuộc cách mạng Hoa Sen để cứu đất nưóc thoát khỏi ách cai trị tàn ác của đảng CSVN và nanh vuốt của Trung Cộng.
Chúng tôi ủng hộ và hưởng ứng Lời Kêu Gọi tổng nổi dậy đăng tại trang mạng:

Nay sinh viên học sinh kính mong đồng bào trong và ngoài nước có đầy đủ phương tiện thông tin như điện thoại và internet: blogs, Facebook, email, web, … tiếp tay phổ biến thật nhanh nội dung email này vì CSVN đã bắt đầu hành động truy tìm email và phương tiện truyền thông như celll phone, internet… khi dò ra là sẽ tiến hành bắt bớ, đàn áp tiêu diệt chúng tôi. Sinh Viên Hanoi-Hue-Saigon và các Tỉnh Thành
Toàn dân Việt Nam nhìn rõ ÐCS hợp tác toàn diện với TQ thì mất một phần đất ở thác Bản Giốc ở Ải Nam Quan… còn Hoàng Sa và Trường Sa thì khó lòng thu hồi lại được, trong khi đất nước ngày càng tụt hậu. Tất cả chỉ vì ý tưởng “chống Mỹ” Nhưng đến nay Secret Society đã cho một ấn tượng trong lòng mọi người dân Việt để rốt cuộc phải theo Mỹ mà tồn tại, lấy lại biển đảo, như chúng ta đả thấy nếu không có CIA nhúng tay vào thì sức mấy ÐCS dám chọi lại với thiên triều về vụ quốc tế hoá Biển Ðông? bắn đạn thật không cho TQ đem giàn khoan tối tân vào thềm lục địa VN ... Thời điễm đã đến!


KQ: Truong Van Vinh

vinhtruong
05-31-2013, 11:04 PM
(Nguyệt san phát hành trên toàn Thế-giới)
Cuộc giải cứu đắt nhứt trong chiến tranh VN

Thình lình nghe tiếng la-ó của quân BV trên bờ “đuổi theo bắt chúng … đuổi theo bắt chúng!” Norris và Kiệt quạt mạnh tay chèo như điên tiết. Chỉ có Chúa lại ra tay cứu thêm một lần nữa, dòng nước bỗng dưng tuột xuống chảy xiết thật nhanh đẩy chiếc xuồng mau xuôi theo dòng nước, rồi che phủ biết bao tàn cây bụi lá bao bọc, cách xa bờ, rừng cây dầy hơn như bức tường ngăn chận, đưa mau cho chúng đến gần bờ phải, chiếc xuồng xa lần tiếng la-ó khủng khiếp cũa bọn bắc kỳ nhà quê nói ngọng “khẩn trương tiến nên! Tiến nên” Rồi thì Norris gọi phi cơ đến can-thiệp Chúng chèo sát vào bên phải bờ sông càng xa tầm đạn AK càng tốt, chờ đợi phi cơ can-thiệp. Trong giây lát, từng đợt tiếng bom đạn từ 2 phi tuần A-6, Intruder của Marine, thả chụp xuống thành một biển lửa phũ đầy bên bờ bác giữa tiếng kêu la thảm thiết, vì quá gần nên không khí bao trùm nóng rát. Sau đợt bom chính xác trên bờ bắc, Norris và Kiệt bắt đầu chống đẩy xuồng ra giữa dòng sông để nương theo sức mạnh của con nước thủy triều xuôi về tiền đồn. Chẳng bao lâu cả ba về tới tiền đồn giữa tiếng súng qua lại hai bên bờ bắc nam. Liền tức khắc Norris và Kiệt vội vã kéo lê Hambleton vào nơi một ụ-đất để núp và thở nghỉ mệt; Lúc nầy là 9 giờ sáng, Toán viên Kiệt phóng bay từ ngoài cổng gác chạy vào gọi 2 toán viên Biệt hải kia phải gấp rút xuống bờ sông để phụ giúp cõng Hambleton lên, nhìn thấy thân hình viên Phi công tương đối khá cao và gầy, ở nơi chân bị một vết thương khá sâu cùng nơi khuỷu tay bị gãy, vì không thuốc men, nên làm cho chung-quanh vết thưong bị nhầy nhụa, da thịt đã trở thành màu tím bầm. Từ mé sông ngược lên tiền đồn, đường mòn khá dốc, nên 3 Biệt Hải phải thay phiên người trước kẻ sau phụ cõng và nâng bỗng hai chân của Hambleton lên, Chẳng bao lâu họ lên tới tiền đồn, khi đã đặt ông nằm an toàn trong Lô Cốt rồi. Norris đang băng bó vết thương cho Hambleton và chuẩn bị rời khỏi nơi đây tức khắc. Áo quần mọi người ướt đẩm mồ hôi do ánh nắng gay gắt của buổi sáng đầu ngày. Theo dự trù một chiếc M-113 sẽ đến đón họ, khi đã đặt ông nằm an-toàn trong Lô Cốt rồi.

Ngay chiều hôm đó, tất cả Biệt Hải được lệnh rời khỏi tiền đồn trở về lại BCH/Tiền-Phương/ Quảng Trị gấp để lại số phận cho tiền đồn nầy phải bị dẫy chết liền sau đó. Tưởng chúng ta cũng nên hồi nghĩ lại những chiến hữu của Đại-đội thuộc Sư-Đoàn 3 Tân lập gồm 80 chiến-sĩ với 2 chiến-xa M.48 ngụy trang phòng thủ. Khi các anh Biệt hải và 4 người Mỹ đã vinh vien rời khoi tiền đồn nầy rồi thì chuyện gì đã xảy ra chỉ vài ngày sau đó: So phan cua mot tien don nam cheo leo tren tuyen phong thu chiến lược có thể quan sát xuyên suốt từ bờ Tây dòng sông Miếu-Giang gồm quốc lộ 9, bao vùng miền Cam lộ đến tận Đông-Bắc Quảng-Tri, há không làm cho linh BV ngứa mắt? Các Chiến-sĩ ta của tiền đồn nầy làm sao hiểu được, họ đang bị bao vây từ 3 hướng bởi 5 Trung-đoàn Pháo và 10 Trung-đoàn Bộ-binh cơ-động BV được chia ra từ 2 Sư-đoàn 304 va 308.

“Tổng công kích và Tổng nỗi dậy” đây là lệnh truyền từ các Cán-bộ Chính-ủy từ Trung ương xuống tới đơn-vị nhỏ nhất, bằng mọi giá phải đạt được yêu cầu (Hoa-Kỳ gọi là Easter-Offensive có nghĩa từ trên núi tràn xuống phía Đông, vùng đồng bằng đông dân cư) Bên phía VNCH gọi là: “Mùa-Hè Đỏ-Lửa” Nhưng chiến dịch Tổng công kích nầy còn quá sớm chưa đúng thời gian điểm mốc của lộ-đồ “Eurasian” nên Hoa kỳ đã co du mu phải dùng chiến dịch cường tập Hậu-vệ-1 (Linebacker-1) để tiêu diệt 100.000 quân CSBV (điểm mốc thời gian là 1975 đến 1995, tổng cộng 20 năm thù địch (hostility) rồi sau đó sẽ mua Boeing cua My, y chang như Trung quốc sau 20 nam thu dich (hostility))

Đúng 3 ngày sau khi các anh Biệt-Hải và 4 Sĩ-quan Hoa-kỳ rời khỏi nơi đây, vào lúc 12 giờ Trưa, sau một thời gian dài chuẩn bị chu-đáo, Quân-đội BV bắt đầu khai hỏa; Đến nữa khuya, chúng pháo 4,000 trái đủ loại từ súng cối, đến Hỏa-tiển 122 ly, rồi pháo hạng nặng như 152 ly, 130 ly, 122 ly…đến tờ-mờ sáng chúng tràn ngập các tiền đồn từ Cam-Lộ dọc xuống đồng bằng Quãng-Trị, riêng tiền đồn nầy còn bị dưới hỏa-lực bắn trực xạ bằng pháo chiến xa T.54 của BV trước khi chúng tràn ngập vào đồn. Chúng được lệnh đây là trận cuối, đánh dứt điểm và đồng khởi nổi dậy khắp nơi.

Trước đây một năm, chiến cuộc Lam-Sơn 719 đã không đi đúng theo dự trù của máy tính điện tử thiết kế mà soạn giả Tướng Haig và Richard Helms đã hoạch định theo lộ trình, lý do TT Nguyễn Văn-Thiệu đã ra lệnh ngầm rút quân không chiếm Tchepone, mà chỉ cho một đơn-vị nhỏ thuộc SÐ-1 nhảy xuống chụp hình ‘đái một bãi’ rồi về ngay, trong khi Trung-úy phản-chiến John Kerry đã móm ngầm” với Võ-Nguyên-Giáp, để tuyên bố gài bẩy thách thức trên đài: “Nếu “Quân-Lực VNCH chiếm được Tchepone xem như kẻ chiến-thắng”. TT Thiệu đã cứu QLVNCH khỏi phải lọt vào cái bẫy của Hội-Đồng An ninh quốc gia Hoa-Kỳ! (January 18/1971, national archives) Mục đích tiêu diệt hai đối lực mạnh nhứt để bàn giao miền nam không tắm máu mà chỉ rỉ-máu. Ðối với Permanent Government là rút ngắn cuộc chiến và giảm thiểu số người phải hy sinh.

Đô-Đốc Mc Cain, Tư-Lệnh Đệ 7 hạm đội và Đại-Tướng Abrams, Tư-Lệnh Mỹ ở chiến trường VN đã nắm chắc và hiểu rất rõ chiến dịch nầy, và lần nầy không giống như Lam-Sơn 719, B.52 chỉ để hù qua Rolling Thunder (Neutralization) lính BV, mà tiêu diệt chúng bởi chiến dịch Linebacker-1; Hai vị Tư-Lệnh nầy đã cùng đi đến quyết định xử dụng hỏa-Lực tối đa từ Hải-pháo, Phi-cơ chiến-thuật, nhưng BV vẫn tự cho rằng sẽ thừa thắng xông lên; Sau khi Tướng Liên-Xô Pavel Batitski đến Hà Nội, trước đó một tháng (March/1972) tái kiểm kê cùng đánh giá “hàng-tiêu-dùng”(vũ-khí, chiến cụ lỗi thời) và sẽ sản xuất để viện trợ dồi-dào hơn theo chỉ thị của Chủ nợ Tư bản Mỹ: “Aid to Russia 1941-1946 Renewed-Plan”. Sau chiến tranh, Liên-Xô không đòi nợ Việt-Nam vì Mỹ, người chủ nợ chịu đài thọ vào chổ ngân khoản đó; Thế nên lãnh đạo Hà-Nội liền cho lệnh tổng tấn công và nổi dậy (Easter Offensive) vào ngày March 30, 1972. Cũng phù hợp với tu chánh-án Mỹ ‘Cooper-Church’, giai đoạn chót cần phải giải tỏa cho hết vũ-khí chiến cụ lỗi thời tại Đông-Dương.

Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế nầy, mà Nguyễn-Cao-Kỳ lại xúi bẩy hai Tướng Vùng làm đảo chánh, Tướng Trưởng không chịu nghe vì ông bận rộn với chiến trận, ông cũng chẳng sợ ai vì hậu thuẫn rất mạnh của Mỹ; còn Tướng Dzu thì rất khôn ngoan, cho rằng TT Thiệu đã làm phật lòng Tướng Haig và Kissinger, hai công-cụ bén nhậy của Tham mưu trưởng quyền-lực WSAG, Donald Rumsfeld trong cuộc chiến Hạ Lào thì thế nào cũng phải bị làm vật tế thần như Tướng Tư Lệnh Ðệ Thất Lavelle cho mà xem. Nhưng Tướng Kỳ và Dzu làm sao hiểu được Hoa-kỳ đang ủng-hộ mạnh mẽ cho sự đứng vững của TT Thiệu để dự hòa đàm Paris, đồng thời theo lộ-đồ tuần tự rút quân Mỹ về nước an-toàn. Đại-Sứ Bunker, có tục danh là cái “tủ-lạnh” cho Kỳ là lóc-chóc không đủ bản lãnh là người lãnh đạo, phải có bản lãnh cứng rắn điềm tỉnh như TT Thiệu mới được, thế là TT Thiệu đưa băng Thiết Giáp là Tướng Nguyễn Văn Toàn lên thế Ngô Dzu cũng là để an-ủi băng thiết Giáp Tướng Lãm mới vừa mất chức Tư lệnh do yêu cầu của phía Mỹ để tái chiếm Cổ thành Quảng Trị. Phía Hoa-kỳ, Tướng Lavelle, Tư-Lệnh Ðệ 7 Không-Lực vừa bị Tham-Mưu Trưởng Không-Quân triệu hồi giải nhiệm và giải ngũ, (chỉ lãnh hưu bổng của Tướng hai sao mà thôi, thay vì 4 sao) cái lý do tạm gọi là Tướng Abrams phàn nàn “Phản ứng chậm chạp không thích hợp với chiến trường. Sự thật có phải như vậy không!? Có trời mà biết! Nhưng theo linh cảm của tôi, Tướng John Vogt đến thay đúng vào lúc mà Hoa-Kỳ cần dọn dẹp trước khi rút về. B.52 qua chiến dịch Linebacker-1 sẽ thả tiêu diệt chớ không còn hù dọa như chiến dịch ‘tiếng sấm gầm thét’ (Rolling thunder cho lính BV bị lủng lá nhĩ ‘điếc tai’, để lưu lại kỷ niệm kinh-hoàng như trước đó). Có lẽ như vậy nên sau trận Mùa-Hè Đỏ-Lửa, Tướng Giáp đành ngồi chơi xơi nước, sau khi nướng 100.000 quân? Chỉ có CIA là cảm thông cho sự hy sinh chức vụ của Tướng Giáp: Thay đổi Tướng Không-Quân là thay đổi thế ‘Chiến-Thuật’, cũng như thay đổi Đại-Sứ là đổi thế ‘Chiến-lược’ hay nói cách khác là chính sách đường lối mới. Cứ hồi tưởng lại chế độ VNCH thì rõ:
- Khi Lansdale qua VN, để giúp TT Diệm hất chân người Pháp ra khỏi Đông-Dương.
- Khi Durbrow qua, sau khi (NSC) Hội-Đồng An-Ninh họp, cần thay đổi chính sách, nên thay đổi chính-phủ Diệm (có sự mâu-thuẩn trầm-trọng về chính sách giữa Kennedy và Harriman (vì nước Mỹ lảnh đạo bằng Tập-đoàn Tư-bản WIB nên TT Kennedy phải bị hy sinh, vì tổng thống Mỹ chỉ là quản lý tổng quát (General Menager) của công ty mà ông chủ là Permanent Government) .
- Khi Cabot Lodge qua, phải làm đảo chánh Diệm do mật lệnh Harriman (policymaker)
- Khi Bunker qua, giữ tình trạng chính trị ổn định để hòa đàm Paris đi đến rút quân, dù rằng Tướng Kỳ có âm mưu nhiều lần làm đảo chánh nhưng không thành vì bị Mỹ bẽ gãy.
- Khi Martin qua, chuẩn bị kế hoạch “rã-ngủ” Quân-lực VNCH, và chấm dứt chế-độ Việt Nam Cộng-Hòa đúng theo “định kiền-1” của kế hoạch siêu chiến lược toàn cầu, giải-kết chiến tranh Việt-Nam, hoàn thành axiom-1.

Chỉ trong vòng 5 ngày, quân BV đã tấn công bằng biển người “tiền pháo hậu xung” và tràn ngập tất cả các Căn-cứ Hỏa-lực của ta và tiến sâu về phía Nam gần bờ sông Bến-Hải, nhưng quân-lực VNCH chiến đấu gan dạ, dù rằng lực-lượng rất ít so với quân số của địch, thế nên địch phải dừng khựng lại để tái phối trí và đợi bổ sung, sự thật cũng nhờ B.52, hải-pháo yểm trợ khá hữu hiệu. Trái ngược với lệnh của Chính-ủy là phải tiến chiếm như vũ-bảo, nhưng có cố gắng lắm thì cũng chỉ được chưa đầy 30 cây số trong 3 tuần lễ, nên họ đành án-ngữ trên tuyến phòng thủ, Đông-Hà, Ái-Tử và La-Vang Quãng-Trị [Hà Nội chỉ chiếm được Miền Nam đúng với thời gian coi cho được (decent interval) có nghĩa là 1975 để đúng điểm mốc thời gian 20 năm thù địch sẽ lập bang giao 1995, cũng như mốc thời gian 20 năm thù địch với Trung-cộng 1952-1972] Sau đó sẽ nối tiếp bang giao qua món quà mua “Boeing” khai màu tình chăn gối.

Tuy nhiên, Quảng-Trị đã lọt vào tay địch ngày 1/May/1972, Căn-cứ Hỏa-lực Nancy phải di tản chiến thuât 2 ngày sau. Đại-tá Nguyễn-Trọng-Luật, chỉ huy Lữ-Đoàn 1 Thiết kỵ phải ra lệnh rút 1 Thiết-đoàn mà không cần đợi lệnh trên, để bảo toàn Lực-lượng cũng như thông báo cho đơn-vị bạn. (Lệnh ngầm của Mỹ khuyên nên rút lui vì muốn giữ danh dự và mạng sống cho Đại-tá Luật như Đại-tá đã lăn-lóc năm vừa qua tại chiến trận Hạ Lào năm 1971, người Mỹ rất kính trọng sự hy sinh và bị tai tiếng hàm oan trong chiến trận năm vừa qua của vị đại tá nầy khác hẳn với trường hợp của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai bị trực thăng Mỹ bóc ra khõi vị trí hành quân, mà TT Thiệu rất tức giận cho rằng ‘politic sabotage’ do Mỹ dàn dựng để đẹp lòng phía Hà-Nội) Thế nên, quân BV và Chiến xa T.54 mới xuyên thủng phòng tuyến quân bạn.

Ngày 24/4/1972 Tướng Abrams gọi cho Bộ-Trưởng Laird đánh giá tình hình “Quân BV đã vào hết Miền-Nam, chỉ còn duy nhất 1 Sư-đoàn trừ bị nhưng đang di chuyển xuống vùng Phi-quân sự và sẽ sẵn-sàng nhập trận 3, 4 ngày sau đó khi nhận lệnh. (Lúc nầy nếu quả tình muốn chiếm Miền Bắc, chỉ cần hai sư đoàn Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC là Saigon đã nắm phần chắc bằng đổ bộ thẳng ngay Hà Nội và quân Mỹ trấn giữ tại Miền Nam, nhưng như vậy là đi chệch mục tiêu chiến lược của Mỹ là giao miền nam cho Hà Nội) Với sự đồng tình của Mỹ, Lê Đức Thọ (tay sai gián tiếp của Mỹ) tung hết 4 Sư-đoàn và 1 Trung-đoàn độc-lập, cho vào Nam nhập cùng 7 Sư-đoàn khác, 22 Trung-đoàn biệt lập cùng 7 Trung-đoàn Pháo đã lâm trận; họ đang dùng những Vũ-khí tối-tân hơn hẳn Quân-Lực Miền-Nam…Nhưng Quân-lực VNCH chiến đấu rất oanh-liệt trong hoàn cảnh vô cùng khó-khăn (luôn-luôn Quân-đội BV xử-dụng vũ-khí trên cơ QLVNCH.

14 năm qua, tại miền Nam quân ta xử-dụng vũ-khí bắn từng phát một như Garant và Carabin M.1, còn CSBV dùng AK.47 tự động hay AK.50 của Trung-Quốc. Hoa-kỳ cố tình để VNCH xử dụng cho hết số đạn dược tồn kho mà không còn thích hợp cho cuộc chiến mai sau, như những quả đạn nặng hàng tấn cồng-kềnh của các pháo hạm như New-Jersey, Oklahoma…xong chiến tranh nầy trở về Mỹ để nằm nghĩa địa. Đồng thời huy động tất cả Phi-cơ chiến-thuật giải tỏa hết những Bom đạn lỗi-thời tại chiến trường VN; Đây là sự thực-thi cho tu-chánh-án “Cooper-Church” cho quân đội Mỷ và “Case-Church” cho quân đội VNCH. Thế là có lệnh huy động hơn 100 B.52 tại đảo Guam, phải đóng bớt đường Phi-đạo cất cánh để làm chỗ đậu Phi-cơ mới đủ chỗ. Hơn 50 đơn-vị chiến đấu từ Không-Quân, Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến, tụ hội từ những Lục-địa Mỹ, Hawaii, Korea, Japan, Okinawa và Philipinne; từ 35 Phi-đoàn chiến thuật gồm cả Không-Quân Miền-Nam lên đến 74 Phi-đoàn. Tính trung bình, mỗi ngày từ 380 đến 650 Phi-vụ chiến-thuật, B.52, từ 33 đến tối đa 150; Sáu hàng không mẫu hạm luôn phiên với 4 chiếc luôn túc trực tại chiến trường. Mục đích phải giải toả (flushing) cho hết thứ quỷ nầy, có thế thôi!

Giũa tháng May/1972, B.52 và Hải-Pháo đã gây tổn thất hết sức trầm trọng cho 3 Sư-đoàn 304, 308 và 324 của BV, âm mưu tràn xuống Huế đã vở mộng; Chúng đành trấn giữ tuyến sông Mỹ-Chánh là ranh-giới cực Nam của Tỉnh Quảng-Trị để tái phối trí và chờ tiếp liệu. Ban tham-mưu Quân-sự của Tướng Haig theo dõi các hoạt động quân sự của hai bên và điều chỉnh phối hợp cách nào đi đúng theo lịch trình và thời gian trong kế hoạch đã thiết lập một cách tỉ-mỉ từ trước. Gần cuối tháng 6 năm 1972, Tôi, phi tuần trưởng, 4 Trực-thăng võ trang hướng dẫn 100 chiếc UH.1 gốm (60 chiếc của Mỹ và 40 chiếc của VN) Trực thăng-vận Lữ-đoàn-1 Dù xuống bờ Tây Nam sông Mỹ-Chánh. Trong cuộc chiến, sự lầm lẫn về thời tiết cũng như hướng gió có thể gây ra tai nạn thảm khốc; Nhưng cũng may nhờ sự phản ứng mau lẹ của các Phi-hành đoàn Việt-Mỹ nên mọi việc cũng trôi qua êm đẹp. Chúng tôi đang bay từng họp đoàn 4 chiếc hình nấc thang trong vị thế sẳn sàng tác xạ, thì bỗng dưng một màn khói của Không-quân Hoa-kỳ thả xuống để che lấp sự quan sát của địch phía trong núi bên trái chúng tôi, nhưng không ngờ họ lại tính trật hướng gió nên chúng tôi bị bao phủ bởi màn khói, gió từ biển thổi vào, nhưng lúc nầy tự nhiên ngưng thổi vào núi. Tôi ra lệnh cho tất cả đáp đại xuống đất càng sớm càng tốt, và chờ lệnh cất cánh lại, Tôi nghĩ 60 chiếc của Mỹ đi sau chúng tôi 30 giây, họ cũng sẽ đáp xuống như vậy.

Cuối cùng, Tôi đáp xuống trên một mảnh đất của vùng đồi trọc, khi cặp càng chiếc Trực Thăng võ trang vừa chạm đất, thì tầm nhìn xa hoàn toàn thu hẹp lại đến nỗi tôi không thấy gì chung quanh ngoài một màu trắng đục dày đặc khác hơn màu trắng thoang thoảng của mây. Tôi chỉ thị “Tất cả nòng súng Mini-gun đều phải sẵn sàng ở vị thế 160 độ để dễ quay chuyển khi cần phải nhả đạn”. Tôi cũng nghĩ rằng 100 chiếc ‘Slicks’ chở LÐ-1 Dù cũng sẽ phải bung ra hai bên để phòng thủ. Nếu chẳng may chúng tôi đang đáp ngay xuống lòng địch (quân lính Bắc Việt) thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đụng-độ với quân Dù và chúng tôi…cuộc chiến sẽ vô cùng tàn khốc…mà tôi cho rằng đây là cuộc tao-ngộ-chiến do định mệnh!

Tuổi trẻ dễ nổi nóng, tôi lầu bầu trong miệng chửi thề loạn xạ một hồi, nhưng có lẽ những Phi công Hoa-kỳ của Sư-đoàn 1 Không-kỵ, cũng xổ ra một tràng tiếng anh như tôi mà mắng nhiếc Không quân Hoa-kỳ “đồ cà chớn cà cháo … thả bức tường khói để giết bạn, chớ không phải bảo vệ bạn…đồ cái thứ đâm sau lưng chiến sĩ” Vì chúng tôi từng Box 4 chiếc một, lần lượt sẽ đáp trên đồi trọc, nhìn xuống đồng bằng sông Mỹ Chánh.

15 phút sau, tôi nghe chiếc Trực-thăng ‘C&C chỉ huy’ (Command and Control) ra lệnh chuẩn bị cất cánh lại (dù rằng tôi là vị chỉ huy lớn nhất trong cuộc hành quân nầy) đối với không quân VN, nhưng trong phi vụ nầy tôi chỉ là một Phi-công Trực-thăng võ trang bình thường, và phải chịu dưới quyền điều động của C&C (chiếc Trực thăng chỉ huy) Trong phút chốc, tôi hướng dẫn đoàn Trực-thăng gồm 25 hộp đoàn (formation) từng 4 chiếc hình nấc thang sẽ đáp xuống cạnh một sườn đồi trọc nằm cạnh nguồn Tây dòng sông Mỹ Chánh. Và 4 chiếc Trực Thăng võ trang chia làm 2 hợp-đoàn xung kích, Hợp đoàn 1 gồm có 2 chiếc, hợp đoàn 2 phải cover cho 1. Tôi có trách nhiệm đánh dấu bãi đáp bằng Lựu đạn khói màu và bao trùm vùng tác xạ yểm trợ hoả lực cho 40 chiếc của VN, riêng Trực-thăng võ trang Cobra của Sư-đoàn 1 Không-kỵ Hoa-kỳ thì lo yểm trợ cho 60 chiếc của Mỹ sẽ đáp sau chúng tôi.

Dưới bãi đáp, cuộn khói màu vàng bốc lên tỏa về hướng núi như mơn-trớn theo những cơn gió thoảng từ biển cả thổi vào. Tôi quay đầu Phi-cơ lượn gắt qua phải lên cao độ để tác xạ, tôi không nhìn máy nhắm mà dùng đến kinh nghiệm phản xạ tự nhiện, có phần linh động và nhanh nhẹn hơn… những bụi cây nào còn sót lại, mà nghi ngờ, thì tôi có trách nhiệm phải nhổ sạch hết. Đối với kẻ địch, tôi không thù hận họ, vì họ cũng như tôi, “ăn cây nào, phải rào cây đó” và cả hai bên, chúng tôi phải chịu hy sinh cả tuổi Thanh xuân của đời mình cho chiến đấu, cũng chỉ vì những danh-lợi chính-trị hẹp hòi của giai cấp lãnh đạo, quên đi sự đoàn kết dân tộc, và phản bội lại công lao của Tiền-nhân đã dày công xây dựng đất nước. Tôi cũng thừa hiểu rằng, người ‘bạn lớn’ của tôi, cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư của họ, nên đã bán đứng chúng tôi qua hành động giật sập nền Đệ 1 Cộng Hòa và cố tình giao cho kẻ địch có một chính nghĩa trong tay (theo như tầm nhìn của Thế giới hồi đó). Tôi không có Quê-hương, “Tổ Quốc”, giờ đây tôi chỉ là loại lính “phi -công Lê Dương Mới”. Nhưng với hỏa lực trong tay, tôi cương quyết và dứt khoát phải tận diệt kẻ địch để bảo vệ “danh dự” vì là một Phi-công của QLVNCH và “trách nhiệm” bảo vệ những cánh chim non, đang lặn hụp dưới bầu trời lửa đạn mà không phải dân Việt Nam đúc ra.
Khi đoàn Trực-thăng đầu tiên vừa chạm đất, chúng tôi đã oanh tạc vào những điểm nghi ngờ có quân BV phục kích, những quả Rockets nổ ầm vang sau cái quẹo gắt của chiếc trước và tiếp theo đó 2 Mini-Gun 6 nòng nhả đạn ra như tiếng bò rống…tiếng nổ liên hồi hòa với mùi thuốc súng khét lẹt tỏa ra cả phòng lái, các dây kẽm của rockets bắn vào cổ vào mặt kiến mát đang xụp xuống, nhưng phải cắn răng lỏ con mắt vào mục tiêu…Những bụi rậm, cây cối bị tróc gốc nằm ngỗn ngang dưới các cột khói dựng đứng. Chẳng bao lâu tất cả 40 chiếc Trực Thăng của VN đều đáp xuống an-toàn giữa những màn khói của hỏa tiễn hôi thối còn vương vấn chưa tan; Tôi gọi máy FM 42.5 bàn giao lại trách nhiệm cho AH-1G Cobra yểm trợ hỏa lực bãi đáp cho Lữ đoàn-1 Không-kỵ của Hoa-kỳ.

Mỗi chiếc võ trang còn lại 6.000 viên đạn 7 ly 62 để phòng khi hữu sự… Tuần vừa rồi, với cây Đại liên 6 nòng nầy (cũng nhờ Đệ 7 Hạm Đội Hoa-Kỳ phát giác 1 chiếc tàu của BV thuộc loại viễn duyên do Trung Quốc chế tạo thuộc Đoàn 759 chuyên trách nhiệm chở quân trang quân cụ cho lính BV vào trong Nam) Chúng tôi đã dùng cây Đại Liên 6 nòng nầy mà ‘rĩa’xuống 4.000 viên trong 1 phút, làm thiệt mạng tất cả đoàn viên trên tàu, và con tàu ma cứ như thế mà lủi vào bờ, thuộc Quận Phong Điền Quãng Trị… rồi thì, sau đó đủ loại súng chĩa vào con tàu Ma, kể cả Chiến xa M-48; đặc biệt trên chiếc tàu nầy chở vô số những hộp thịt, do Trung Quốc làm ra có ghi chữ “Thịt Lợn kho”, tất cả đều là chiến lợi phẩm của Lữ-đoàn (hình như LÐ 258 thì phải?) Thủy Quân Lục Chiến VNCH.

Chúng tôi kè hai bên hông để hộ tống đoàn Trực-thăng Slick về lại hậu cứ, vẫn tốc độ và cách bay khiêu khích, hùng dũng như tự bao giờ. Từ xưa tới nay, tôi thích bay ở độ thật thấp như muốn thách đố kẻ địch, vì với cao độ nầy, khi lâm trận thì tôi cảm thấy tin tưởng về sự quan sát cũng như sự phản xạ nhạy bén hơn của phi hành đoàn, còn như nếu bay hơi cao, thì địch có thể bắn lén mình mà mình không thấy, không biết và nhất là từ năm 1970 cho đến nay quân Bắc Việt có nhiều loại phòng không rất là tối tân như: SA3, SA5, SA7 mà súng Đại Liên phòng không 14 ly 5 là lợi hại nhất. Với cao độ sà thấp nầy không những làm cho đối phương sợ hãi, mà còn vô hiệu hóa với các hỏa tiển cầm tay của địch, vì chúng chỉ có thể tìm nhiệt vào mục tiêu với điều kiện có đủ cao độ và tốc lực khá nhanh, vì thế với cao độ nầy thì chúng không thể nhũi vào ống thoát hỏa của Trực-thăng được. Đây cũng là kinh nghiệm trong các phi vụ yểm trợ tản thương tại chiến trường Hạ-Lào (Lam sơn 719) mà phi hành đoàn gunship không có ai phải tử thương; Cũng với cao độ nấy, tôi đang nhìn xuống thấy rõ cảnh điêu tàn của làng xã bỏ hoang, có cả hàng trăm, hàng ngàn hố bom, và lỗ đạn Đại-bác…đất còn tươi, lớn nhỏ rải rác đó đây, đào xới trên nhiều thửa ruộng của làng mạc, khiến cho tất cả nơi nơi thành hoang phế điêu tàn, những làn khói trắng đục tỏa ra mùi khét lẹt, đang bốc cháy dở dang từ nơi các căn nhà đỗ nát do pháo địch tàn phá đêm qua, trên Quốc lộ 1 xe cộ đủ loại nằm ngỗn ngang, lẫn với xác người đang bị sình trướng (mùi xác chết rất quen thuộc đối với lỗ mũi của Phi hành đoàn Trực-thăng chúng tôi). Thì làm sao mà Thế-giới không cho đây là “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chứng tỏ tình hình ở đây hiện đang chịu nhiều trận dội pháo, hay nói theo danh từ của BV là “trận địa pháo nặng nề nhất của quân BV”

Một nhà Văn và cũng là nhà báo của Pháp, Michel-Tanriac đã lên tiếng tố cáo qua tác phẩm lừng danh “Việt Nam, le dossier noir du Communisme-de 1945 à nos jours” (Hồ sơ đen của Cộng Sản từ năm 1945 đến ngày nay) (Plon, Paris 2001, trang 252). Tác giả dành hẳn một chương mục viết về “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Boulevard de la terreur-Quảng Trị, năm 1972) Tác giả Tanriac đã là nhân chứng nhìn thấy tận mắt những nấm mồ tập thể “vĩ đại” mà Việt Cộng là những tên giết người có máu lạnh rất chuyên nghiệp (có khoảng 15.000 người chết, và 24.000 người bị thương, sách đã ghi ở trang 221-223). Dĩ nhiên CSBV sẽ không thể nào chạy tội với lịch-sử!
Chúng tôi đã bay qua khỏi vùng tử địa, dọc theo Quốc lộ 1, hướng về Huế, phía bên phải Quốc lộ, cả hàng trăm lều vải màu trắng của cơ quan Hồng Thập Tự dựng lên san sát theo thứ tự, nơi đây làm chỗ tạm trú cho nhiều ngàn người dân tỵ nạn từ khắp thôn quê chạy về ẩn náu.
Sau khi Lử-đoàn-1 Dù đặt chân xuống bờ Tây sông Mỹ Chánh, đường tiến sát điều binh một cách thận trọng về hướng Bắc, trục dọc theo phía Tây Quốc-lộ 1, đẩy lùi quân Bắc Việt về ngược lại, cách Quảng Trị 20 cây số về phía Nam, cùng với các đơn vị Bộ-binh và Sư-đoàn TQLC tiến lên hướng Bắc của Quảng Trị. Sở dĩ quân BV yếu lần sau vài đợt tấn công vũ bão, nhưng bị Quân Lực VNCH tuy ít hơn, nhưng vì một lòng một dạ quyết tâm tái chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng: chưa bao giờ quân Mỹ lại tận tình giúp tối đa hoả lực cho Quân Lực VNCH như lấn nầy! B.52 và Hải Pháo dứt điểm những loại đạn tồn kho, nặng hằng tấn như con bò bay vào và cũng đã lỗi thời, không còn dùng vào chiến tranh trong tương lai nữa, và đây là dịp duy nhất mà Mỹ cần chỗ để phế thải cho tận-hết …và cũng ngăn chận Hà Nội chiếm Miền Nam chưa phải lúc! Theo đúng lộ đồ mà PG đã thiết kế trong máy tín điện-tử.
Kết cuộc, sau trận mùa hè “Đỏ Lửa” Tướng Võ Nguyên Giáp bị cho đi về vườn, còn tam trùng Phạm Xuân Ẩn tuy mất điểm nhưng sẽ phục hồi sau. Tướng Abrams dù là võ tướng nhưng vô cùng xúc động, nên ông nói: “Cái gì đang xảy ra cho hằng loạt người chết vô ích”. Cuộc họp của Tổng Hội Thánh Tin Lành tại Atlanta, tất cả các Đại Biểu đều lên án Hoa-Kỳ là đã gây ra tội ác chống nhân loại. Thiệt hại giữa 2 miền, Miền Nam có 8.000 người chết, còn số thương binh thì gấp 3 lần, mất tích gần 3.500 người, đào ngũ hơn 40.000 người. Còn Miền Bắc có 40.000 người chết, và 100.000 người bị thương, và tổn thất hơn phân nữa số chiến xa và pháo hạng nặng, vì thế Tướng Giáp buộc phải từ nhiệm.

Hãy nghe hồi ký của H.R. Haldeman, vào ngày 1/5/1972 rằng: “Cả hai ông Nixon và Henry Kissinger, bình thản không quan tâm việc gì xảy ra, chiến tranh sẽ chấm dứt vào tháng 8/1972 và cũng đến lúc hai bên đều đã kiệt quệ, ngoài bắc lính già chết hết. Quân của Miền Bắc thiệt hại rất nhiều so với quân của Miền Nam”. Như vậy chúng ta cũng cảm nhận rằng: mục tiêu của họ đã đúng hạn kỳ phải chấm dứt một thời điểm cho nhiều giai đoạn khác nhau (Giai đoạn từ sự ngụy- tạo vụ tàu Maddox (1964) đến cuộc họp giữa Mao và Nixon (1972) “8 năm máu lửa!!!” Thời gian nầy nhóm tham mưu của Harriman không muốn kéo dài hơn thời gian của Pháp (1945-1954)

KQ: Trương Văn Vinh

vinhtruong
06-05-2013, 02:09 PM
Anh hùng Biệt-hải dẫm chân trên đất liền cứu Phi-cộng Mỹ:
Tất cả tài liệu đều phải giải mật trừ cơ quan kiểm duyệt, The US Information Agency cho phép (“Classified military Secrets to protect the nature of such SAR actions on the ground by The US Naval Special Warfare Archives). Có nghiã là câu chuyện Rescue nầy không được quyền phổ-biến sâu rộng, chi tiết theo luật pháp liên bang của Hoa Kỳ. Chiến hữu sẽ tìm hiểu tại sao Mỹ làm rùm beng chuyện "chất độc màu da cam" mà không chất độc trong bài nầy?

Đây thuộc loại “đặc-tác” xâm nhập tìm cách giải thoát hai phi-công Hoa-kỳ đang bị mắc kẹt trong vùng địch kiểm soát; khu-trục-cơ chiến thuật và oanh tạc cơ B-66 của họ đã bị phòng không của quân Bắc-Việt bắn hạ trên không phận Bắc Quảng-Trị hơn 10 ngày qua, Trung-tá phi-công Hambleton và Đại-úy Mark Lack đều nhảy dù đáp xuống đất an toàn, và đang tìm cách lẩn trốn chung quanh địa điểm dọc theo quốc lộ 9, thuộc phía Bắc sông Cam-Lộ, tỉnh Quảng-Trị. Hiện vùng đất nầy đã hoàn toàn do lính Bắc-Việt kiểm soát. Hai phi-công vẫn giữ được liên-lạc với thám thính cơ Bronco OV-10 trên không vào mỗi đầu múi giờ; Các Trung-đoàn quân Bắc-Việt chia ra từng vùng trách nhiệm để truy bắt hai phi-công nầy. Vì thế CIA lập lại cái cảnh thả dù tiếp tế như hồi 6.000 Thủy-Quân Lục-Chiến bị bao vây ở Khe-Sanh; Trong 10 ngày qua có những phi vụ bí mật đã thả những thùng đồ ăn, C.Ration xuống đất tiếp-tế. Các anh hùng Biệt-Hải được ân cần nhắc nhở nhiều lần; anh em hãy tránh xa mỗi khi trông thấy những thùng C-Ration đó, lý do có một số hộp đã bỏ chất độc truyền nhiễm hay bị gài chất nổ rất nguy hiểm, chỉ riêng phi-công Mỹ mới biết được ám số nơi đầu mỗi hộp cũng như biết ám số an toàn của các loại thực phẩm, và đây cũng là nguyên nhân theo những tài liệu thư từ của quân Bắc-Việt; lấy đạn địch để tiêu diệt địch, lấy lương-thực địch để nuôi quân. (Dĩ-nhiên Hoa kỳ không dại gì lấy chất độc loại nầy thay vì chất độc màu Da-Cam ít tội-vạ trong cái gọi là nối lại bang giao (theo lộ đồ 20 năm thù địch (1975-1995) qua cái cớ “Chất độc màu da-cam với người Mỹ mất tích MIA) Bạn có biết không cái gọi là bồi thường và hàn gắn vết thương chiến tranh rất cần thiết cho tập đoàn tư bản để xả-ra (flushing) những thứ thừa thải hết hạn để gọi là bồi thường thay gì phải vất bỏ vào thùng rác.

Trong cuộc thuyết trình bỏ túi chớp nhoáng, Toán trưởng chỉ ngón tay trên bản-đồ bao vùng hoạt động tìm kiếm trách nhiệm của Toán, vị trí xuất phát từ một tiền đồn của một Đại-đội thuộc Sư-đoàn 3 bộ binh tân lập, xa về phía Tây tận đến Khe-Sanh dọc theo quốc lộ 9, Cam-Lộ, xuôi theo dòng sông Miếu-Giang chảy ra biển, kể cả vùng Đông-Bắc đều do các Trung đoàn cơ-động Bắc-Việt kiểm soát. Các ngôi sao màu Đỏ tượng trưng cho các Sư-đoàn BV, còn về phiá Đông-Nam màu xanh tượng trưng cho VNCH, chỉ có rải rác các nút chận cấp Tiểu-đoàn hoặc Trung-đoàn hay nhỏ nữa là cấp Đại-đội như ở tiền đồn nầy chẳng hạn. Nhìn tình hình chiến trận tổng quát, làm cho tinh thần của vài người trong toán có phần căng thẳng khi hiểu được tương quan lực lượng giữa hai bên, để kết thúc buổi họp, Toán trưởng hỏi anh em ai có ý kiến gì không? Tất cả đều lặng thinh, các anh em đi đến bàn ghi địa chỉ thân nhân thật rõ ràng khi cần cấp báo, đồng thời đứng chờ lãnh một số quân trang cần thiết cho công tác gồm có: 2 bộ Kaki màu cứt Ngựa (loại lính chính quy BV thường mặc) 2 dây lựu đạn Mini loại nhỏ, giày Bata, súng hỏa-châu tí hon, loại 6 viên đeo nơi cổ (flaregun) còng tay dã chiến bằng nylon, C-Ration đựng trong giấy Nhôm màu Nâu đủ dùng trong 4 ngày; ngoài ra được trang bị một khẩu AK47 và băng được lấp đầy đạn, áo phao chân nhái.v.v..

Xa về phía Tây-Bắc của tiền đồn, dưới chân ngọn đồi có cây cầu bắc ngang qua trên con rạch nhỏ nối liền hai đầu Quốc-lộ, các chiến hữu Bộ-binh vừa cho biết Công-binh phe ta đã cố tình giật sập mấy ngày trước, mục đích ngăn chận tiến quân và xe Tăng T54 của BV xâm lăng ồ-ạt cùng mấy Sư đoàn chính quy. Cách đó không xa, vào khoảng vài trăm thước hướng Tây 7 chiếc T54 bị bắn cháy, đang nằm ngổn ngang như đống sắt vụn, các Xạ thủ bị xiềng chân vào ổ súng, bị chết cháy trông như những con Heo quay nhìn thấy thật là tội nghiệp. Vì tình hình khẩn trương, Trung-úy Tom Norris đề nghị với Toán-trưởng cho xuất phát vào khoảng 5 hoặc 6 giờ chiều nay; Toán-trưởng lưỡng-lự, xoay qua đưa tầm mắt nhìn về các Toán-viên như muốn hỏi ý kiến anh em. Châu, một Toán viên thâm niên và đầy kinh nghiệm nhảy Toán liền góp ý kiến: Các hoạt động Biệt-Hải xưa nay chỉ chuyên đột nhập về đêm, thành công hay không đều do yếu tố bất ngờ, nhưng với tình hình nầy, cũng như lộ trình di chuyển xem ra không mấy dễ dàng, nhất là đang lúc ban ngày, ngay đến 2 phi-công nhảy dù thoát hiểm ở vùng nầy cũng phải, ngày trốn, đêm đến thì thả trôi theo giòng sông Miếu-Giang xuôi theo ra Biển, vì một điều quan trọng là Quân BV rất nhiều và kiểm soát khắp nơi, rất nhiều Sư-đoàn Chính-quy từ Bắc mới vào, chúng đang kiểm soát từ tuyến Khe-Sanh dọc theo Quốc lộ 9 và chắc chắn sẽ lan sang những vùng phụ cận, sợ rằng, Toán dễ bị phát giác nhanh chóng bởi các tiền trạm hoặc những Chốt chận của chúng trước khi Toán đến được mục tiêu. Nghe sự giải thích hợp lý, Toán trưởng quyết định bác bỏ lời đề nghị của trung-úy Tom Norris, giờ xuất phát tối nay, khi mặt trời đã hoàn toàn ngủ yên.

Đúng 7 giờ tối, Toán chuẩn bị khởi hành, bỗng dưới chân đồi cách Lô-Cốt khoảng độ hơn 1 cây số, ước tính theo tầm mắt, trông khá rõ ràng vì hiện đang là mùa Hè, cho dù mặt trời mới khuất nhưng vẫn còn trông thấy được, xuất hiện một đoàn xe Tăng T54, và Molotova của BV không thể đếm được là bao nhiêu chiếc, tất cả đều bật đèn lên sáng trưng nối đuôi nhau chạy trên Quốc lộ 9, hướng thẳng về phía tiền đồn mà Toán đang chuẩn bị xuất phát, hầu như chúng không sợ chiến đấu cơ của phe ta đến oanh kích, hoặc Pháo-binh sẽ tác xạ, khi sắp gần tới cây cầu mà đơn vị Công-binh đã giật sập trước đó. Bỗng dưng đoàn xe tăng T54 chuyển hướng băng qua nhiều ngọn đồi, chạy thọt sâu vào lãnh thổ Quãng-Trị. Thấy vậy các Chiến-Sĩ Biệt-Hải, lẩm bẩm chửi thề ‘Mẹ kiếp’ tiền hung, hậu có kiết không đây? Hồi 2 giờ trưa nay, từng đoàn Molotova phát xuất từ hướng cửa Việt cùng lần lượt tiến vào, ở trên đồi cao nhìn xuống thấy rất rõ; đoàn xe băng qua nhiều cánh đồng hoang, sát nách cách tiền đồn không xa lắm, và băng qua một cách thản nhiên, không hề kiêng sợ, làm cát buị bay tung lên mù mịt. Nói tóm lại trong khoảng thời gian nầy (không được oanh kích hoặc pháo-binh tác xạ, vì kẹt Trung-tá Hambleton và Đại-úy Mark Lack đang lẩn trốn trong vùng chúng kiểm soát). Quân BV vẫn liên tục, thường xuyên di chuyển, nhất là những ngày Toán Biệt-Hải có mặt tại đây. Điều làm mọi người ngạc nhiên không ít, là ngày và đêm không hề nghe tiếng máy bay hoặc Pháo-binh của phe ta bắn tới yểm trợ cho quân bạn. Xem như tình hình quanh vùng, ngày càng trở nên căng thẳng đến mức vô cùng tồi-tệ; những giờ phút linh cảm đen tối như thế nầy, các Chiến-sĩ đều nhờ vào hơi của thuốc lá nặng (Basto Xanh) để giúp họ trấn an tinh-thần.

Đã 10 ngày qua, kể từ 9 giờ tối ngày 2 tháng 4 năm 1972, Không-quân và Hải-quân Hoa-kỳ đã lập vùng “cấm hỏa-lực” (no fire zone) quanh vị trí phi-công, Trung-tá Hambleton và Đại-úy Mark Lack bị phòng không BV bắn rơi với đường kính 27 cây số, vùng cấm hỏa lực bao trùm hầu hết các vị trí QLVNCH đang bị áp lực lực lượng BV bao vây tấn công, nên vì thế các đơn vị QLVNCH không còn được máy bay và pháo binh yểm trợ như thường lệ. Đây là cơ hội quý giá nhất cho quân đội BV chuyển quân vào các tỉnh của tuyến đầu lãnh thổ miền Nam một cách rầm rộ nhanh chóng mà không lo sợ, vì thế cho nên các cứ điểm đóng quân của Sư-đoàn 3 BB, sau đó không lâu đã bị Cộng-quân tràn ngập. Gần 8 giờ tối, màn đêm bắt đầu buông xuống phủ kín cảnh vật chung-quanh, nhường chỗ cho những sinh vật sở trường hoạt động về đêm, trong đó có Toán Biệt-Hải. Tối nay Toán áp dụng đội hình di hành hàng dọc, mỗi người cách nhau 3 thước, theo thứ tự đã được chỉ định trước khi xuất phát; Riêng trung úy Tom Norris luôn luôn đi giữa. Còn Trung-tá Andy Anderson thì nhận trách nhiệm ở lại Tiền đồn làm trục ‘trung gian’ móc nối, liên lạc với thám thính cơ OV-10 với Toán Biệt-Hải cùng với 2 phi-công Hoa-kỳ đang lẩn trốn trong lòng địch.

8 giờ 20 tối, Toán bắt đầu rời khỏi tiền-đồn dưới sự hướng dẫn của người lính gác, vượt, luồn lách qua nhiều vòng kẻm gai, mìn bẫy phòng thủ quanh căn cứ. Nhờ buổi chiều lúc vừa đến Toán-trưởng đã nghiên cứu địa hình, nên trong đêm tối, tìm hướng lộ trình dẫn Toán mon-men xuống bờ sông Miếu Giang cảm thấy không mấy khó khăn, con sông được chia ra nhiều nhánh, đặc biệt giòng nước thường chảy cực mạnh dù nhịp độ thủy triều có lên hay xuống; đứng dưới bờ sông nhìn lên Quốc lộ 9 vào lúc nầy không tài nào ước lượng nổi, khoảng cách bao xa! Hơn nữa nhiều cây to cao mọc lên san sát, nên đã che khuất phía trước. Trong màn đêm tịch mịch thanh vắng, mọi người trong Toán vẫn nghe được tiếng ho hay tiếng khua động từ chỗ đóng quân của các Trung-đòan thuộc Sư-đoàn 324B Cộng Sản vọng lại.

Bầu trời về khuya cảnh vật càng trở nên tỉnh mịch thanh vắng đến rợn người, ngoại trừ tiếng kêu của các loại côn trùng, như muốn chui rúc vào tai. Ám ảnh bởi những ‘oan hồn sinh Bắc tử Nam’ làm những vị anh hùng vô danh nầy chiến đấu âm thầm trong bóng tối, phải cảm thấy len lẻn một nỗi buồn man mác tẻ lạnh, khi nghĩ đến thần chết vẫn quanh quẩn đâu đây! Phút chốc, vài loài chim đậu ngủ yên trên các nhánh cây vụt bay tán loạn khi nghe tiếng chân của người dù rất thận trọng, vô tình làm lồng ngực cả Toán đập thình thịch, vì tưởng rằng đã bị địch phát giác theo dõi. Di chuyển ban đêm cảm thấy có nhiều khó khăn hơn, vì bất cứ tiếng động nào cũng có thể tạo ra cảm giác lo sợ, vì bị hạn chế tầm nhìn xa, duy chỉ tin tưởng vào thính giác giúp Toán phán đoán sự việc có thể sắp xảy ra, để tùy nghi ứng xử cho hợp với hiện trạng. Tâm trạng của Tiền-sát viên hết sức phân vân lo nghĩ, hình dung những sự việc không may có thể xảy ra thình lình cho Toán. Hắn mau chóng nẩy sinh ý kiến vội vàng thay đổi lộ trình dẫn Toán đi xuống dọc theo mé nước cạnh bờ sông, nhưng phải sâu ít nhất cũng ngang đầu gối, nhưng đôi lúc gặp phải chỗ trũng lên tận tới ngực, tuy sự xê dịch có phần chậm hơn nhưng chắc chắn không gây tiếng động, hoặc không để lại dấu vết giúp Cộng Sản dễ dàng theo dõi.

Đúng nửa khuya, 12giờ30, tất cả 6 người đều đến mục tiêu một cách bí mật và kín đáo, nhưng không tài nào đoán được Toán đã di chuyển được bao nhiêu cây số. Theo sự hiểu biết, qua liên lạc được thì hai phi-công sẽ thả trôi theo dòng nước như họ đã làm trong những đêm vừa qua, còn ban ngày thì tìm những bụi rậm, để nghỉ ngơi lấy sức cho đêm tới. Mọi người chia ra tìm các bụi cây gần đó không được cách xa quá để ẩn nấp; Đồng thời phải chú ý nghe ngóng về hướng trên của Quốc-lộ 9 mà hiện quân lính BV đang đóng quân, cũng như ở phía dưới dòng sông; Vì trước giờ khởi hành, Trưởng-toán cho biết tối nay, 1 trong 2 phi-công sẽ từ chỗ lẩn trốn thả trôi theo dòng sông, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 3 giờ sáng. Mọi Toán viên đều cố để mắt quan sát, nghe ngóng và khi tìm gặp họ, thì bằng mọi cách phải đem họ ra khỏi chỗ nầy càng sớm càng tốt, vì đây là ổ ‘kiến lửa’ trong lòng địch. Đêm nay là mấy! mà sao màn đêm lại mù mịt giống như đêm 30, chỉ có một vài vì sao lờ mờ lộ diện, chỉ nhìn thấy được trong chốc lát, qua đám mây mỏng tìm ẩn phơi bày nhẹ nhàng trôi về phía Tây Trường Sơn. Nhìn về hướng Đông cửa Việt, một vài vì sao nằm rải rác lấp lánh tựa như ánh sáng của loài đom đóm, muốn chia xẻ một chút ánh sáng để giúp cho những Biệt Hải anh hùng chiến đấu trong bóng tối. Quanh đây trên các ngọn cây lớn nhỏ không hề lay động, chứng tỏ thời tiết miền Trung sắp sửa bước qua mùa hè, nóng nực, oi bức, khiến cho ngoại cảnh chung quanh càng thêm ngột ngạt, ngoại trừ hơi thở dồn dập, nhưng không đều của một vài Toán viên đang cố tình nén lại đột biến… đâu đây có một hơi thở nhè nhẹ, nhưng chắc chắn không phải là ngủ mà đang mở to đôi mắt nhìn vào những lùm cây tìm kiếm xem có cây nào lay động không, nhưng chỉ nghe thấy tiếng nước chảy róc rách của dòng thủy triều đang hồi chảy xiết ra hướng Đại Dương...

Thình lình ở giữa dòng sông, Toán viên tiền vệ bất chợt phát giác có 1 chấm đen từ trên trôi xuống rất nhanh, một lúc một gần, bập bềnh trôi theo dòng sông đang chảy cuồn cuộn, chỉ vài phút sau, thì đã thấy chấm đen lớn dần rồi vụt qua khỏi tầm mắt của vài Toán viên đứng chận cách đó chừng 10 thước, gần đến độ nghe được tiếng thở phì phào mỏi mệt khá rõ, phát xuất từ chính vật đen đang hấp hối trôi qua… ở trong lòng địch, làm sao ai dám kêu gọi ơi ới?

Chẳng bao lâu, Toán tập họp lại đi đến quyết định, ban đêm không thấy nhau để bị ngộ nhận mà lại bất đồng ngôn ngữ, còn ban ngày lại càng không nên, vì Toán Biệt Hải ăn mặc theo lính chính quy BV, nếu đến gần phi-công có thể bị cho ăn kẹo đồng như chơi.

Quyết định rồi, nhanh như chớp Tom Norris mang chân nhái một mình phóng xuống nước, dùng hết sức mạnh lặn lội theo cho kịp vật đen; nhưng vào khoảng 20 phút sau Tom Norris lội trở lại vị trí của Toán, có lẽ vì dòng nước trên đã chảy mạnh, đã cuốn vật đen đi xa, nên Tom Norris lội theo không kịp. Vừa rồi, tất cả sự việc xảy ra trong khoảnh khắc, nên cả Toán chẳng ai có đủ thời gian để kịp phản ứng hành động. Dù vậy vẫn án binh bất động chờ đợi lệnh; tuy không nói ra nhưng cả Toán đều nghi ngờ vật đen lúc nãy có thể 1 trong 2 viên Phi Công Mỹ đang nương theo dòng nuớc với hy vọng về tới Đồng bằng có phe ta chờ sẵn, nhưng không may vượt khỏi tầm tay chờ đợi của Toán; xem như cơ hội hiếm hoi đã bị tuột mất, thình lình nghe tiếng đối thoại vừa đủ nghe giữa Tom Norris và Trung Tá Anderson đang trực máy ở tiền đồn, có lẽ đang bàn thảo diễn tiến về sự kiện vừa mới xảy ra. Kể từ lúc phát hiện vật đen đã gần 30 phút trôi qua rồi, Trưởng Toán cho lệnh đi ngược trở lại, nhưng xuôi theo bờ sông về lại tiền đồn, nhìn vào mặt của đồng hồ dạ quang, đã hơn 2 giờ sáng. Trên đường trở lại lộ trình cũ, đi nửa người dưới mực nước nhưng phải thận trọng cảnh giác đề phòng, nhất là những chỗ đáng nghi ngờ, trong đầu mọi người vẫn luôn luôn bị ám ảnh không ít, hiện giờ trời quá tối, vả lại cây cối rậm rạp thế nầy, lỡ mà lọt vào ổ phục kích của lính BV, thì chắc chắn không còn một mống chạy thoát.

Theo như tin vừa mới biết, một số dân trong vùng chạy giặc về cho biết, bọn lính BV đang tung ra nhiều toán nhỏ, như ở ngoài Bắc thường truy lùng các Toán gián điệp đột nhập, từ trên không theo thế cài răng lược cho nên hai phi-công Hoa-kỳ nầy khó hy vọng thoát khỏi cái lưới bẫy chặt chẽ nầy của chúng! Vì thế, nên ngày thì vô bụi rậm ngủ lấy sức, đêm thì thả trôi theo dòng sông, hy vọng xuống vùng đồng bằng sẽ gặp quân bạn.

Nỗi thắc mắc của mọi người, vật đen và tiếng thở của con người đang trôi vụt qua, đầu óc luôn ám ảnh thắc mắc và tự hỏi, không biết vật đen đó có phải là người… mà là người phi-công Hoa-kỳ mới đúng! Thật Toán Biệt Hải nầy quá khó tánh! phải là phi-công Hoa-kỳ mới đúng? Nên bụi cây nào ở trước mặt, Toán sắp sửa lướt qua là mở to đôi mắt soi bói như tìm một bảo vật đang lẩn trốn trong ấy, nhưng ác nghiệt thay, những bụi cây trước mặt không thèm lay động, thì lại càng làm nản lòng cho những người trông ngóng đi tìm, kể từ khi Toán nhận lệnh, rời khỏi mục tiêu cho đến giờ là hơn một tiếng đồng hồ rồi, thì hy vọng đang tan dần theo những áng sương mù của màn đêm chụp xuống… Rồi bổng chốc, như một điệu nhạc ‘rock and roll’ 6 cái đầu và 12 con mắt đều đồng loạt hướng về một bụi cây phía trước, nằm sát mé sông cách Toán chừng 10 thước, trong màn đêm tỉnh mịch làm sao không nghe rõ được những âm thanh giao động trên dòng nước, mọi người lấy lại bình tĩnh quan sát chung quanh cẩn thận trước khi ứng xử, như phản xạ trong kinh nghiệm chiến đấu, mọi người đều tìm một nơi ẩn nấp thuận lợi gần nhất, tất cả các bụi cây đều đứng yên bất động: và cả Toán không ai bảo ai đều giữ im lặng, đứng yên không lay động… và lắng nghe, theo dõi. Sau một hồi khá lâu, tất cả đều lắng nghe trong hồi hộp phập phồng, quan sát lại một lần nữa bụi cây trở nên yên lặng đến khó thở; vì trời sắp sáng đến nơi rồi không thể chần chờ được nữa. Tiền sát viên được một Toán viên ỳểm trợ cố đến sát mục tiêu, hai nòng súng AK47 chỉa vào bụi cây trước mặt; khi khoảng cách bụi cây thật ngắn, người tiền đạo nhận thấy bụi cây bỗng run lên như sợ hãi, rồi mỗi lúc một mạnh hơn, đồng thời nghe tiếng người phát ra yếu ớt như van xin (có vẽ viên phi-công đã thấy trước Toán người lố nhố từ nơi xa) ‘No, No’ bằng anh ngữ phát ra từ nơi thân cây, làm cho hai Toán viên đi đầu không còn nghi ngờ gì nữa, đích thực đây là viên phi-công Hoa-kỳ mà cả Toán đang vượt mọi nguy hiểm để đi tìm, ngay dưới thân cây lờ mờ trong tầm mắt của Toán chừng 5 thước, viên phi-công đang run rẩy vì bị ám ảnh và in trí rằng đây là những đơn vị bộ đội BV đang lùng bắt ông, tinh thần quá sa sút vì đói khát trong 10 ngày qua, vì đã lẩn trốn nên càng làm cho ông trở nên hoảng sợ khi nhìn thấy Toán người đang lố nhố trước mắt ông.

Tiền sát viên xác định mục tiêu có phần chắc chắn, bèn đứng yên bất động tại chỗ, cốt để mắt quan sát, theo dõi, không dám khiêu khích hay động tĩnh, vì sợ viên phi-công hoảng hốt, và sẽ buông tay khỏi gốc cây lần nữa để trốn theo dòng nước đang chảy xiết, hoặc là vì bản năng tự vệ ông ta có thể dùng súng P.38 trong người để bắn trả lại thì sẽ bị lộ tông tích cả lũ. Tiền sát viên đã trông thấy khá rõ viên Phi công, tử trên đỉnh đầu dùng khăn quàng cổ ngụy trang phủ kín đến cổ, hai tay ôm chặt dưới thân cây ngập nước, lom khom dưới mức nước sâu đến lồng ngực của ông, tiền sát viên vỗ nhẹ lên đầu ra dấu cho toán viên trở lại phía sau báo động cho Tom Norris biết; không bao lâu thì có tiếng bì bỏm cuộn quặng trên mặt nước, hai người hiện rõ, đó là Toán-trưởng và Tom Norris. Tiền sát viên chỉ về hướng thân cây đang ngập nước nơi đã phát hiện ra viên Phi công, trong giây lát Tom Norris xác định được vị trí rõ ràng, thì vội vàng lên tiếng vừa đủ nghe, rồi bất ngờ viên Phi công từ trong bụi cây nhanh nhẹn bò ra (giống như Bò mẹ khi sanh Bò con dấu trong lùm cây, khi Bò con nghe tiếng kêu của Bò mẹ thì dựng phóc dậy chạy ra). Thật là cảm động! Cả hai quỳ xuống ôm chầm lấy nhau giống như đôi tình nhân đã xa cách hằng thế kỷ, mà nay bỗng nhiên gặp lại; Mọi người đều nghe rất rõ, tiếng đứt quảng từ người Phi công thốt ra “Thank... Thank” làm cho mọi người ai ai cũng hết sức vui mừng phấn khởi và đầy cảm động! Và có lẽ ông quá xúc động sau 10 ngày lẩn trốn, phần thì bị lính BV truy kích, phần thì đói khát, ông tưởng rằng sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị bắt, nhưng không ngờ nay được cứu sống qua sự hy sinh của các chiến hữu cùng một chiến hào Thế Giói Tự Do.

Niềm vui sướng nào có thể so sánh cho bằng hai chữ Tự Do, vì tưởng đã vĩnh viễn mất đi, nay tìm lại được, nhưng đối với những chiến sĩ đã âm thầm chiến đấu trong bóng tối là cả một phần thưởng thầm kín, lớn lao vô giá đối với tinh thần thượng võ, Toán đã vượt tất cả khó khăn nguy hiểm để hoàn thành công vụ trong một đêm đầu, càng tăng niềm tin theo những chuyến nối tiếp. Dù vậy, thời gian không cho phép ở đây quá lâu, Toán-trưởng tức khắc ra lệnh rút lui nhanh, không thì sẽ bị lộ ngay, vì quanh đây vẫn là chỗ đóng quân của một Sư-đoàn lính BV, nên mọi người đều phải cảnh giác và cẩn thận đều đó, ngoài ra còn có trách nhiệm phải đưa viên Phi công về phần đất an toàn nữa chớ!

(còn-tiếp)

vinhtruong
06-07-2013, 10:18 PM
(tiếp theo)
Tôi thất vọng viết về quân sử “Nhất là những bài viết phỏng theo hay dịch lại trong những tài-liệu không thật - Get real!!! Và tệ nhứt là phim BAT-21 Bravo cũa Hollywood
http://www.homeofheroes.com/brotherhood/seals.html
It’s a great movie. However, the REAL story is even better. You can read about it here
http://www.vnafmamn.com/bat21.html
http://www.homeofheroes.com/brotherh...iet_award.html

- Còn Hollywood thì họ cho rằng: “Hollywood không bị bắt buộc phải phóng tác câu chuyện hoàn toàn sự thật” Ðúng thôi! Ngay đến tài-liệu được phổ biến rộng khắp cũng không thực tế xảy ra theo sự hiểu biết của tôi, như Mỹ phản ứng sử-dụng “rãi Mìn chung quang Hambleton dưới đây! Chả lẽ họ muốn Hambleton không được di-chuyển ra khỏi nơi nầy, và cũng không muốn ai đến gần để giải cứu?

“As morning dawned on April 3rd, Lieutenant Colonel Hambleton's position had been marked within 30 feet by onboard LORAN (long-range navigation systems) The Air Force knew where the injured survivor the the EB-66 was, but couldn't reach him because of the massive enemy force that surrounded him. Fellow pilots had circled above his position throughout the night, then with the first rays of dawn, they began dropping mines around him. If they couldn't fly in to rescue him, they could at least keep the North Vietnamese from reaching him as well. Then, as the dawn gave way to daylight and the cloud cover lifted, a new rescue effort was mounted”

Và thêm nữa “Classified military Secrets to protect the nature of such SAR actions on the ground by The US Naval Special Warfare Archives. (Có nghiã là câu chuyện không được quyền phổ-biến sâu rộng, tổng quát theo luật pháp liên bang của Hoa Kỳ, ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam” Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem. Dù rằng có nguồn tin đáng tin cậy: Thomas Norris (personel conversation) – Micheal Thornton (personel conversation) – Ltc Iceal Hambleton, USAF (ret) who gracious proof-read this report for accyracy – The Rescue of Bat-21 by Darrel D Whitcomb Brave Men, Dark Waters, by Orr Kelly SOG, by John L. Plaster.

Vì thế, tôi luôn có quan điểm tôn trọng sự thật đúng như nó có, không thêm không bớt, không tô hồng, nhưng phải lý luận cho đúng thực tế có xảy ra, cũng không bôi đen, không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại, không vì ghét chinh sách Mỹ, giận Mỹ thì tô-vẽ Mỹ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với Bên nào, Miền nào (vi cả 2 đều là công cụ bị ngoại bang ủy nhiệm), như ưa bên nào thì tả bên ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút - Làm như thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện của con người “tôi mong ước trả lại tính trung thực cho quân-sử và lịch sử”. Quả thật đánh giá đúng, thật đúng một bài vở không dễ chút nào, mỗi người đều vừa là tác nhân, là chứng nhân của lịch sử, vừa có thể là nạn nhân của lịch sử - Một bài có thể đúng về mặt này, trong phạm vi này, lại sai trái về mặt khác, trong phạm vi khác. Lại còn tuỳ theo điều kiện khách quan, tuỳ theo chỗ đứng và góc nhìn, lại còn tuỳ theo lập trường kiến thức hiểu biết và nhãn quan chính trị nữa. Muốn rõ hơn xin tra cứu hình “giải mật” ở Website: Lý do vì tôi đi tìm hiểu những bí ẩn lịch sử nên trong lúc tra cứu phát giác trên online có preview 178 trang giới thiệu, đang chờ đọc khi in ra.
http://books.google.com/books?id=UIw...page&q&f=false

Bài trước tôi viết xong Rescue Nail-38 (Trung úy Quan-sát-viên Mark-Clark) và dưới đây là tiếp theo Rescue Bat-21 Bravo (Trung Tá Hambleton, Ðiều-hành-viên, Navigator B-66)
(In one of the most bizarre rescues of the Vietnam War, Lt. Col. Iceal Hambleton was recovered from enemy territory in northern South Vietnam after 11 1/2 days on the ground. This was the largest rescue operation in USAF history.
On Easter Sunday, April 2, 1972, Lt. Col. Hambleton was flying as navigator in an EB-66 electronic counter-measures aircraft (call sign Bat-21) When the aircraft was struck by a surface-to-air missile, he was the only man to eject safely, landing near a busy highway junction on a Communist supply route. Intelligence sources reported the area contained 30,000 enemy troops. When he came up on a survival radio an effort was immediately instituted to try and rescue him. A Huey helicopter was shot down with a three-man crew. Two of them were killed and one of them was captured.
On the second day, two more helicopters went in and were so badly shot up they had to abort the mission, and a forward air controller aircraft was shot down, putting two more individuals on the ground. One was captured and one became just like Hambleton. They went in with one more rescue attempt. They were shot down and lost a six-man crew. The day after that another forward air control aircraft was shot down with two men aboard. One was killed and the second one, First Lieutenant Bruce Walker, was missing on the ground. After five days effort, we had 14 people killed, we had lost eight aircraft, we had two people captured, and we had three on the ground to be rescued. That's when Lt Tom Norris and a team of 5 ARVN Sea Commandos became involved: (Theo sự thông dịch bình thường, Queenbee-1 dịch Lieutenant=Trung úy, như vậy cũng tạm ổn theo nghĩa bình dân? nhung theo Seal Naval la dai-uy!)

Vì quyền lợi hẹp hòi ích kỷ cũa bọn tư bản quốc phòng (War Industries Board) áp đặt nhân viên phi hành Mỹ cũng như Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho cái gọi là xuất khẩu phi cơ phải tiêu dùng cho hết theo định luật làm ăn “xuất khẩu phải được tiêu xài” Cái giá phải trả cho sự thực tập trắc nghiệm hoả tiển ‘phòng không’ và ‘chống phòng không’ giữa hai thế lực LX và Mỹ, sau khi đã trắc nghiệm chiến đấu cơ lần đầu tiên thế hệ phản lực, Mig-15 (LX) và F-84 (Mỹ) trên bầu trời Triều Tiên là do âm mưu cấu kết giữa Ðại sứ Mỹ tại Moscow là William Averell Harriman và Stalin truoc khi ket thuc WW-2 (sau khi cả hai Mỹ và Liên Sô sẽ chia nhau chụp các nhà bác-học Ðức rồi phải có chiến trường để trắc nghiệm: ưu tiên quốc phòng trên bầu trời Triều Tiên và cho hàng không dân dụng bằng cuộc chiến tại VN; cho nên phải chia 2 nước nầy thành bãi chiến trường để thí nghiệm vũ khí mới và tiêu thụ vũ khí củ)

Trung tá Hambleton thình lình bị sức ép tống văng ra khỏi chiếc oanh tạc cơ EB-66, chiếc phi cơ điện-tử không vũ trang bị trúng một hoả tiễn Sam địa không (surface to air missile) nổ tung thành trăm mảnh vụn rơi xuống, trong khi Hambleton vừa thấy thoáng qua hình bóng phi công đang trong vị thế hoảng hốt, toan nhảy dù nhưng đã trễ vì phi cơ đang bùng nổ tan ra thành cả ngàn mảnh vụn, phi hành đoàn 5 người còn lại chắc chắn phải tan xác trong đám lửa. Vừa bị bắn văng ra ngoài, vị trung-tá 53 tuổi đang lững lờ trên trời không biết vận mạng ra sao; May mắn thay chiếc dù đã được Chúa che chở chui vào đám mây dầy-đặc bao-che cho đến xuống tận đám rừng chồi thưa cây. Con người số mạng lớn như thế nầy chắc sẽ thoát khỏi nanh vuốt quân Bắc-Việt như linh cảm của tôi. Số phận trung tá rồi cũng sẽ giống y chang 2 phi hành đoàn UH1-H của Trung úy Ðạt bị phòng không 37 ly bắn cháy trên không và chiếc Thiếu úy Phúc bị bắn tê-liệt khi còn cách LZ Hồng Hà-2 vài chục thước. Tất cả đều được cứu thoát nhờ vào câu nhựt tụng truyền thống cuả KQVN “không bỏ anh em không bỏ bạn bè” dù bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào.

Dưới đây, nằm ngay trung tâm điểm trách nhiệm kiểm soát cũa 30.000 lính BV mà quân BV đã từng có kinh nghiệm chia từng toán nhỏ lục soát từng vùng, cùng đồng loạt bung ra để bắt Biệt kích nhảy toán ngoài bắc, làm sao họ thoát khỏi bi chụp đây? Dĩ nhiên liền sau đó một cuộc Rescue được mật thiết tổ chức (SAR) để càng sớm càng tốt cứu tất cả những người lâm nạn, 2 chiếc trực thăng UH1 được phóng vào liền bị bắn hạ ngay tại trận, nhưng may mắn nhờ phi công gan dạ liều mình của chiếc CH-53 Jolly Green bay dùng Minigun bắn xối xả bao vùng, vào cứu được tất cả đoàn-viên về hậu cứ. Rồi màn đêm buông xuống bao phũ khung cảnh cô đơn hãi hùng vây quanh Hambleton đêm nay, Chúa nhựt 2/4/1972.

Sáng tinh sương 3/4/1972, trung tá Hambleton đã được phi cơ trắc-giác xác định vị trí của ông qua trên LORAN (long range navigation system) USAF biết chắc vị thế nhưng chịu thúc-thủ vì ông đang nằm kín mít giữa ranh giới của 2 sư-đoàn 304 và 308 . Dù vậy suốt đêm phi cơ thám thính vần vũ trên ấy, đợi đến sáng phi cơ sẽ vào thả mìn? (Theo tài liệu nầy các bạn quân nhân nên để ra vài phút suy gẫm, việc làm thả Mìn nầy có phải con dao 2 lưỡi… gây ra cảnh gậy ông đập lưng ông? Có nghiã là giết hết kể cả nhân viên phi hành lâm nạn! Trong cuộc rút lui êm thắm của 6.000 TQLC Mỹ từ Khe Sanh, đoàn convoy chạy một mạch từ Khe Sanh ra đến nơi và lên Hạm đội trên hàng không mẫu hạm Okinawa bình-an là sao? Trước đó hơn nửa năm, đầu năm 1968, ngày nào trên TV khắp thế giới đều có rao giảng quân BV có ở miền nam hay không? Và quân BV sẽ bắt TQLC Mỹ giống như Ðiên Biên Phủ vào năm 1954! Ðược Hà Nội trả lời là không! Chỉ có nhân dân miền nam nổi lên chống Mỹ/Diệm, còn Khe Sanh vùng rừng núi thì chỉ có Khỉ ... rồi bao nhiêu sư đoàn của tướng Giáp chết tươi ở đây mà Hà Nội có miệng mà nói không nên lời? Chiếc C-130 thả các chiếc dù tiếp tế thường điều chỉnh ở cao độ thấp để bung dù cho chính xác không bị lạc ra xa, bằng hệ thống sensor “altimeter setting” Tuy nhiên bỗng có sự kiện mới, các chiếc dù đều được thả ở cao độ, cứ cho lý do là phi cơ C-130 và C-123 đáp xuống bị pháo kích cường tập, nên có nhiều chiếc dù lạc ra ngoài, trong mỗi ballet đều có cấp số đan cối và lương thực giống nhau mà lính BV có viết thơ về nhà khoe ta cướp đạn Mỹ để đánh Mỹ (thí dụ đan cối 81 dùng 82ly BV) và lương khô để nuôi quân. Tất cả Ballets đều giống nhau, bỗng dưng thình lình có lệnh chuẩn bị rút khỏi Khe-Sanh, và Tiểu đoàn 37/BÐQ giữ vòng đai Khe Sanh phải rút vào bên trong cùng chuẩn bị lên đường.
Một buổi sáng đẹp trời, nhiều cánh dù lơ lững trên cao chung-quanh phi trường. Ngay khi vài chiếc dù rơi vào trong vòng đai phi-trường và bị các MP Mỹ ra gác chận lại không cho ai đụng tới, mà dồn nổ lực sắp xếp chuẩn bị rút. .. Chuyện gì sẽ xảy ra hãy để cho phản tình báo CIA trả lời! Hoặc xem sach Vietnam War “The New Legion”, Vinh Truong, Library of Congress Control Number 2010902134.

Khi cần cứu nvph như 7 người trong đoàn viên UH1-H rơi ở bên Lào 1971 và được đại đội Hắc Báo cứu như thế nào hãy xem ở mục Chuyện đời-lính, Canh Thep “Lam Sơn 719” thì rõ qua hình tài liệu, Mỹ đã dùng BLU-82Al và BLU-82S để tiêu diệt nguyên một sư-đoàn nổi tiếng là Sư Ðoàn-2 Sao Vàng đang phục kích cố thủ dưới công sự phòng chống kiên cố tại Căn-cứ hậu cần 604.

Nói cách khác họ làm cách nào mà quân BV không thể vào để chụp Hambleton, có nghiã là họ thả dù với lương khô có chất độc và truyền nhiễm (bacteria weaponry, như họ đã có căn dặn nhiều lần cho toán Biệt Hải trước khi xuất phát) để tiêu diệt mọi mầm mống đe doạ tính mạng của Hambleton, Mark Clark miễn làm sao cứu được phi hành đoàn dù phải trả bất cứ giá nào, vì thế các Biệt Hải được nhắc nhở nhiều lần không nên ăn những thức ăn mà Mỹ thả dù xuống hiện trường.

Rồi thì thêm một cuộc hành quân rescue khác sẽ được dựng lên để cứu Hambleton, cuộc rescue kỳ nầy đụng phải sự chuẩn bị sẵn sàng chống trả của quân BV, nên vô cùng khó khăn nguy hiểm, làm sao chui vào một màn lửa đạn đang giăng-mắc chung quanh? Hambleton như nằm sau một bức tường lửa, thách đố sư can đảm của phi công Ðế quốc Mỹ, bất chợt chiếc trực thăng Jolly Green CH-53 phải do-dự nhưng vẫn hùng dũng chui vào mây để tránh tầm đạn của địch, thay vì lướt qua vùng lửa đạn để cấp cứu Hambleton. Khi vừa ra khỏi mây phải đương đầu trước mắt với 10 chiến xa T-54 và PT-76, nhưng Trung tá phi công Bill Harris can đảm vận dụng phi cơ luồn lách đến gần cách Hambleton vài trăm thước, nhưng khắc nghiệt thay tình thế rất nguy kịch, 2 minigun trên CH-53 phải giao chiến với thành phần của sư đoàn 304 khắp mọi nơi; Có tiếng phi công chiến thuật muốn can thiệp giúp đỡ, gọi phi công Harris on guard frequency “Where’s the enemy fire coming from?” Harris trả lời khắp mọi nơi trong lúc mưa đạn ghim vào fuselage như tiếng bánh tráng bể vào xuyên thẳng cockpit; Thôi đành bỏ cuộc vì phi cơ trúng đạn quá nặng, Harris phải lấy cao độ và tiềm ẩn trong mây để tránh đạn, May mắn thêm một lần nữa 2 chiếc Jolly Green lại mình mẫy đầy vết đạn nhưng cũng lết được an-toàn về hậu cứ.

Vào lúc sương chiều đang xuống thêm một chiếc OV-10 Bronco FAC bị trúng Sam rơi xuống, Ðại úy William Enderson, phi công và quan sát viên ngồi sau Trung úy Mark Clark đang sử dụng ống nhòm quan sát; cả hai nhảy dù ra khỏi phi cơ cũng gần địa phận của Hambleton. Thế là cuộc rescue thứ 3 bắt đầu cứu bạn, hiện giờ tổng số là 3 nhân viên phi hành đang ẩn trú dưới đất. Màn đêm lại sập tối buông xuống không còn thấy đường nữa, 3 chiếc trực thăng phải bay về hậu cứ; Hiện giờ Henderson, Clark và Hambleton đang ẩn núp 3 nơi khác nhau. 24 giờ qua các toan-tính rescue đều thất bại, 3 phi cơ bị hạ, 5 chiếc hư hại nặng, 3 người bay rescue đã chết, và người thứ 4 đang bị bắt làm tù binh và vẩn còn 3 người đang ẩn núp đâu đó giữa vùng địch kiểm soát bao trùm dưới màn đêm u-ám.

Suốt đêm 3/4/1972 Ðại úy Enderson bị quân BV lùng bắt được, để rồi còn lại chỉ 2 người là Clark và Hambleton; Ðây là cuộc cấp cứu phải trả một cái giá quá đắt trong cuộc chiến VN, nhưng nghịch lý thay đây là mục tiêu yêu cầu phải có là tiêu-xài cho hết hàng tiêu dùng là đủ các loại phi cơ đã sản xuất quá nhiều mà công nhân Mỹ đã làm quá nhiều giờ Overtime để sắm thêm những tiện nghi cho cuộc đời. “Chỉ có các chiến sĩ tham dự trận chiến khắc nghiệt để trả cho cái nghiệp chướng nầy”

Ngày 6/4/1972, Ðại úy Chapman quyết tâm cứu đồng đội, ông phóng nhanh liền vào nơi Hambleton trú ẩn một cách điên cuồng, quân BV bắn ào-ạt vào phi cơ bóc cháy, khói mù mịt bao quanh phi cơ rồi phát hỏa, nổ tung bay ra từng mảnh vụn, Hambleton ôm mặt khóc ngất nhưng không dám gây nên tiếng động, khi nhìn thấy tình đồng-đội quá thắm thiết. Sáu đoàn viên trên chiếc trực thăng nầy đã hy sinh trước mắt Hambleton; Ông khóc tức tưởi cho chính ông trong yên lặng cô đơn, rồi đây những ngày dài trước mắt trong lòng địch với biết bao đói khát, thương tích đầy mình, kèm theo sợ-hãi, kiệt sức… rồi một ngày mai vô định. Ông phải sống để kể lại, nói lên sư hy sinh vô bờ bến của tình huynh đệ chi binh mà chỉ có thể hiện trên chiến trường như thế nầy “Họ không bao giờ bỏ bạn bè nơi chiến địa, thật cao cả thay!” Ðây cũng là truyền thống của dân bay!
Cuộc Rescue bằng USAF không thành công, bây giờ đổi sang xử dụng toán Sea Commandos Biệt Hải. Vì phải vào hang Cọp mới bắt được Cọp Con!

(còn tiếp)

vinhtruong
06-14-2013, 03:24 PM
(tiếp theo)

Coi như hoàn thành Rescue NAIL-38 Bravo, (trung úy air-observer Clark OV-10 FAC) Bây giờ theo đây tiếp tục giai đoạn-2 Rescue BAT-21 Bravo, Trung tá navigator/B-66, Hambleton)

Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 11 April 1972, tất cả Toán cùng Quan sát viên, Trung úy Mark-Lack về tới dưới chân triền đồi của tiền đồn nơi xuất phát, có nghĩa là vùng đất tư do của phe ta, lúc nầy sức khỏe của Quan sát Viên (air-observer) Lack đã quá bết bát không thể tự đi được sau hơn 10 ngày lẩn trốn, vì đã vắt hết sức mạnh của nghị lực tinh thần mà phấn-đấu quyết-liệt đến cạn mòn, nên cả Toán kẻ trước người sau phải thay phiên nhau cõng Lack chạy thẳng lên dốc tiền đồn, vì sợ để lộ thì bị lính BV trông thấy sẽ pháo kích. Khi lên đến đỉnh, phía ngoài hàng rào dây kẻm gai của tiền đồn, lúc nầy tất cả đều ngất ngư và mệt vì đã thức trắng đêm, thêm vào đó thân mình ai cũng bị ướt đẩm mồ hôi vì đã leo dốc mà còn phải thay phiên nhau cõng người bạn Mỹ nữa, nhưng dù sao thì cả Toán đều thở khì sung sướng vì đã hoàn thành công tác một cách mỹ mãn, giờ nầy thì Toán mới cảm thấy an toàn, nên cả Toán đã ngồi bệt xuống trước cổng gác để thở dốc; một số anh em trong tiền đồn thấy vậy, vội chạy ra tiếp ứng, phụ dìu quan sat viên Mark đặt nằm nghỉ trong Lô-Cốt cho an toàn hơn, để tránh đi sự quan sát của tiền sát viên BV và rồi có thể bị pháo kích nữa. Một vài chiến sĩ của Đại-đội đi lục lọi, tìm kiếm những gói càfê trong phần luơng khô C Ration, và họ đã pha nước nóng vào ly nhôm bọc ngoài Bi-đông đưa cho Mark để thể hiện tình chiến hữu. Trung úy Mark cầm ly càfê trên tay với đôi mắt đỏ hoe rơi lệ, anh thốt ra không biết bao nhiêu tiếng Thank… Thank… Ai có chứng kiến được trong hoàn cảnh nầy, thì mới hiểu thấu được tình nghĩa huynh đệ chí binh Việt/Mỹ thắm thiết là dường nào! Tại sao chúng ta không làm một tượng đồng Việt Mỹ, trong đó có ba người: Trung-tá Ðiều hành viên Hambleton và Quan sát viên, Trung-úy Mark Lark đứng hai bên còn một anh Chiến-sĩ Biệt-Hải Nguyễn Văn Kiệt đứng giữa? Trong bảng đồng khắc chữ: “Mùa-Hè Đỏ-Lửa, trên dòng sông Miếu Giang, Cam Lộ, Quảng-Trị, ngày 13/April/1972, để thể hiện tình chiến hữu Việt-Mỹ” rất hay và ý nghĩa muôn đời, phải không các bạn?

10 giờ sáng cùng ngày, một chiếc thiết vận xa M 113 xuất hiện thình-lình, không biết từ đâu chạy tới đứng đậu sẵn phía sau Lô-Cốt dùng làm phương tiện chở trung úy Mark về hậu cứ, xem như chuyến công tác đầu tiên đã hoàn thành tốt đẹp. Chiếc M 113 rời khỏi Tiền-đồn tức khắc sau khi đã chuyển tản Mark rời khỏi Lô-Cốt, bây giờ Toán mới yên tâm lấy khẩu phần C Ration ra ngấu nghiến ăn vội-vàng cho xong bữa, và mọi người đi tìm một chỗ tạm trong Lô-Cốt để ngủ lấy sức, nhưng nào có ai yên được giấc nồng! Không tài nào chợp mắt được vì bị ám ảnh của đêm hồi hộp lắng đọng vừa qua.

2 giờ 30, trưa cùng ngày mọi người đều nghe một loạt đạn pháo từ phía Tây-Bắc bủa tới, nổ rền vang từng đợt rải rác trên các miệng hố cá nhân, có lẽ chúng đã có tiền sát viên điều chỉnh, nên pháo khá chính xác, tất cả đều xách súng chạy ra ngoài hầm phòng thủ vì lính BV có thể tấn công đồn ban ngày; cứ mỗi tạc đạn sau khi hú rít xé tan không khí là nổ rung chuyển cả Lô-Cốt, bất chợt, có mấy anh lính chia ra hai nhóm đang dìu Trung-tá Anderson và Toán-trưởng Thọ từ ngoài đặt vào sâu trong Lô-Cốt, tìm cách băng bó vết thương cho hai người, trên áo quần cả hai lúc nầy thấm ướt đầy máu. Có vài anh lính tiền đồn thuật lại, trước khi xảy ra khoảng 10 phút, họ thấy hai vị nầy đang đặt ống dòm nhìn về phía bên kia đồi, vì thế lính BV mới pháo tới tấp vào đồn. Ở trong Lô-Cốt Tom Norris đang liên lạc máy vô tuyến để tìm phương tiện di chuyển tản thương về hậu cừ gấp.

4 giờ chiều hôm đó, một chiếc thiết vận xa M 113 ló dạng để nhanh chóng đem hai vị Sĩ-Quan bị thương nầy rời khỏi vùng hoả tuyến càng nhanh càng tốt; thể theo lời quyết định của Trưởng-toán Thọ, Toán viên Châu, người có nhiều kinh nghiệm và thâm niên nhất, cùng theo giúp để săn sóc vết thương cho cả hai vị Sĩ-quan. Làm sao đây! Kể như tối nay Toán mất hết 2 người cùng đi hành quân mà đây là hai người giỏi và nhiều kinh nghiệm nhứt trong toán và một Trung-tá Anderson, trực máy vô tuyến phòng khi Toán bị khẩn cấp sẽ dùng không quân chiến thuật can thiệp và liên lạc trung gian với Trung tá Hambleton. Chúng ta hãy khách quan mà nhận xét, chuyến đi tìm cứu tới đây có bao nhiêu phần trăm an-toàn trở về?

Không ngờ sự việc xảy ra quá mau chóng trong chiều nay, làm thay đổi hoàn toàn diễn tiến công tác tối nay chỉ dành riêng cho 4 người, coi như ra ngoài chương trình dự liệu; Trung-úy Tom Norris thay thế Trưởng-toán Thọ làm cho 3 toán viên người Việt còn lại thêm hoang mang và lo lắng, đó cũng là điều vô cùng hữu lý và thực tế vì ngôn ngữ bất đồng, Norris chả biết gì về địa hình địa vật trên đất nước xa lạ nầy, công bình mà nói địa lý và địa hình cũng rất lạ đối với người Mỹ dẫn đạo thì làm sao hoàn thành công tác, nhưng có một đều chắc chắn là Tom Norris đã hiểu được tình trạng cũng như vị trí của Trung-tá Hambleton như thế nào, theo như khách quan tôi nghĩ thì cũng không xa tiền đồn là bao nhiêu, và con đường phiêu lưu nầy Norris đã nắm vững trong công tác vừa qua theo đường đi nước bước, ít ra cũng vững tâm như phi công có nhiều kinh nghiệm khi bay trong mây mù, trong điều kiện IFR mà không cần phải nhìn ra ngoài? - Riêng 3 toán viên Việt còn lại như rắn không đầu, họ có quyền suy gẫm, cân-nhắc cho tính mạng cũa họ được thử thách trong hoàn cảnh khắc-nghiệt nầy ra sao? Những cảnh bị pháo kích vừa rồi đập vào mắt họ, gây ám ảnh không ít, càng làm cho họ thêm phân vân hơn, thêm vào đó nhiều đoàn xe Molotova và T54 của BV ngày cũng như đêm ngang nhiên di chuyển quanh vùng, đã làm chấn động đến tâm lý của 3 toán viên còn lại; Tóm lại tình hình ở đây càng ngày càng trở nên đen tối thêm, không kể nhiều đợt pháo kích dồn dập tới tấp của lính BV.

Trung-tá Hambleton, trong tình trạng đang bị thương quá nặng, hiện đang lẫn trốn sâu trong vùng địch kiểm soát, thời gian đã 11 ngày qua, sức khỏe đã sa sút đến mức tồi tệ, kiệt sức không thể di-chuyển được xa, đêm đêm chỉ nương theo dòng nước của thủy triều, và mong được vận may trôi đến vùng quân bạn.trú đóng

Ngày 11/April/1972, Tom Norris cho Toán khởi hành y như ngày hôm qua, vì quá nôn nóng nên khởi hành ngay khi bóng đêm vừa sụp xuống, nhìn vào đồng hồ dạ-quang đúng 7 giờ tối, Tom Norris nắm được tin khá vững, Hambleton không xa tiền đồn bao nhiêu, nhưng có điều Ông bị thương sốt rất nặng và kiệt sức, với số bốn người nầy chỉ yểm trợ để cố tình kiếm ghe xuôi theo bờ sông mà thôi, chớ không thể cõng hay dìu được trong vùng bị địch kiểm soát về đến vùng đất an-toàn.

Hai Toán viên dẫn đầu, có vẻ do dự áy náy, khi nghĩ đến vấn đề ngôn-ngữ, nếu lỡ có chuyện đụng-độ gì xảy ra, thì không biết phải ứng xử ra làm sao, lệnh lạc như thế nào? 3 người Việt thật vô cùng lo sợ với lý do chính đáng không thể chối cãi được! Nhưng Tom Norris thì sao, Ông có lo sợ như mọi người hay không? Dĩ nhiên là có rồi, nhưng ông hình dung được nằm lòng đoạn đường đã vượt qua vào đêm rồi nên cũng có phần yên tâm hơn, mà đêm nay Hambleton đã cố thâu ngắn thả trôi theo dòng nước, bởi sự nguy hiểm sẽ vượt qua ít hơn, dẫu sao, Tom Norris cũng biết được tình hình qua liên lạc với FAC, thì cũng đỡ hơn 3 người mù băng rừng lướt bụi ban đêm tối. Vì thế, nào ngờ chính điều nầy đã gây ra sự ngộ nhận của Tom Norris, trong tài liệu BAT-21, làm đau lòng những người lính Biệt Hải đã dấn thân trong đêm nguy hiểm đã qua để cứu bạn!...Hay là Tom Norris muốn ‘đánh bóng’ tính anh hùng cá nhân? Không hẳn là vậy! nhưng theo đơn đặt hàng của một thế lực muốn chối bỏ sư anh dũng của một quân lực được gọi là đồng minh cho mưu đồ thực hiện âm mưu xóa bỏ miền nam theo thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, nên bọn chúng không tiếc gì tiền tài trợ cho truyền thông văn hoá bóp méo sự thật qua cuón phim BAT-21 nầy cũa Hollywood, vá 13 thiên truyền hình bóp méo về cuốc chiến VN để dọn đường cho người dân Mỹ hiểu được vì sao Quốc hội Mỹ buộc phải cúp viện trợ. Mãi cho đến ngày hôm nay, các chính quyền Hoa-Kỳ đương đại vẫn tiếp tục cũng như các chính khách có trách nhiệm phải bảo vệ, làm sáng tỏ chính sách về cuộc chiến VN trước nhứt tập trung vào định-kiến-1, 1960 (Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon by a dissolution GVN solution). Ba định kiến nầy được công bố trước khi quân tác chiến Mỹ qua VN, bởi NSC ngày 21/9/1960 và phải phổ-biến, giải nghĩa sâu rộng trong các trường đại học (Jane Fonda đặc trách vụ nầy tại đại học Michigan trước 2.000 sinh-viên) Thế nên lui lại lịch sử cận-đại đến điểm mốc thời gian (decent interval) Thí dụ từ TT George Bush qua cò-mồi nêu lên sách lược về VN – Interview on Fox News, The O’Reilly Factor aired on September, 27/2004 with president George Bush. O’Reilly questioned: “The South Vietnam didn’t fight for their freedom, which is why they don’t have it today?” President Bush answered “Yes!!!”

- Thượng nghị sĩ Mc Cane bị Hà Nội cầm tù tàn-ác đến nỡi 2 lần ông toan tự sát nhưng bất thành, nên tức-khí phải thốt ra “The bad-guys won the war!” Nhưng bị một thế lực Permanent Government “óp” ngay - Muốn có tiền tài trợ để bước vào chiếc ghế quyền lực phải ăn-nói có đượm màu chính trị một tí - Cựu tù binh nầy bèn đổi thái độ 180 độ ngay: The Newsweek Paris Match on April 25, 2005 interviewed US POW Senate John Mc Cane, by repeated Axiom-1, stance of US P.G, was explained the Vietnam War in universities 1960 “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon etait legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh etait UN NATIONALISTE qui rechercherait l’unification du pays … En Iraq, les elections ont prouvé que les Irakiens croient que leur government est legitime” Một điều rất lạ là tại sao Hoa Kỳ muốn ám chỉ cụ HCM là người quốc gia… tai sao? Vì P.G muốn trả lại tính trung thực cho lịch sử sau khi buộc phải phản bội không giữ lời cam kết vì quyền lợi thấp hèn của bọn tư- bản quốc phòng (War Industries Board)

- Và người soạn giả vở bi kịch 30/4/75 là một chính khách rất trẻ Donald Rumsfeld, tham mưu trưởng WSAG (Washington Special Action Group) đã thốt ra một cách thẳng thừng: “Miền Nam bù-nhìn, Miền Bắc yêu nước!” Than ôi! Sự thật nó phũ phàng như vậy sao? “Nghèo là có tội… một nước nhược tiểu… tội càng nhiều hơn” Mãi cho đến giờ nầy, mỗi ngày chúng ta chỉ biết đấu khẩu qua lại với nhau, rồi bàn luận những chuyện trớt-huớt không đi vào đâu kéo dài hàng nửa thế kỷ nay, vì bị một thế lực trong bóng tối phỉnh-gạt một cách tinh vi, để rồi tự phiền lòng nhau! Căm giận thù hằng nhau! Thật ra do một cái gọi là đỉnh cao trí tuệ, vì chúng ta không hiểu bề trái tinh-vi đến độ thần sầu quỷ khốc của cuộc chiến vừa qua, mà phải gọi là danh nghiã cuộc chiến Chống Cộng-Sản theo giấy trắng mực đen, nhưng không phải là vậy. Ðáng lẽ chúng ta phải nói chống Bộ chính trị ‘Mafia toàn trị’ thì đúng theo định nghiã bản chất của nó. Có nghiã tài sản mà bọn chúng (Mafia) ăn cướp của dân cho đến ngày N và giờ G thì có cuộc lật đổ do Tam-trùng Nguyễn Chí Vịnh, lúc nầy các trương mục, tài sản sẽ xáp nhập vào ngân hàng Hoa Kỳ bắng giao trả lại cho dân Việt Nam qua đồ viện trợ sau cùng.

Dưới bầu trời vừa nhá nhem tối, mọi người được lệnh sẵn sàng rời khỏi tiền đồn, đội hình: Toán viên tiền đạo, cách sau vài thước Toán viên tiếp ứng, cách sau vài thước Tom Norris, cách sau vài thước Toán viên hậu vệ; đêm nay phải thay đổi lộ trình di hành, từ điểm xuất phát đến bờ sông, chú trọng cạnh mé bờ sông, có phần thay đổi vì e ngại có Mìn bẫy của lính BV, nhưng đối với Norris thì anh ta biết chắc rằng Mỹ không chơi dại rãi Mìn chung quanh vùng nầy đâu! nhưng có thể bị gài bẫy phục kích, nên đi lệch qua phải cách lối cũ khoảng 40 thước, có phần gần mé sông hơn, để đề phòng, biết đâu đêm qua bọn chúng đã nghe rõ và theo dõi Toán đang đi tìm kiếm phi-công mất tích.

Sau hơn 3 tiếng, thận trọng di hành theo mé bờ sông, tất cả 4 người tới được điểm hẹn vào lúc 11 giờ đêm, trước khi khởi hành Tom Norris cho biết, Trung tá Hambleton sẽ theo dòng nước thả trôi ra tương tự như quan sát viên Mark-Lack đêm qua; Rút kinh nghiệm của chuyến vừa rồi, nên lần nầy Toán rất thận trọng, ít gây ra tiếng động, chú ý quan sát và nghe ngóng nhiều hơn, thời gian nằm kích nơi địa điểm hẹn đã 2 tiếng trôi qua, nhưng không thấy động tỉnh gì cả, cả 4 người trong Toán tiếp tục kiên nhẫn nằm chờ, nhưng vẫn không thấy tông tích của Hambleton thả trôi theo dòng nước như đã cho biết trước, vã lại vào giờ nầy, nước thủy triều đang hồi chảy xiết. Bỗng Tom Norris cho biết sau khi liên lạc được FAC, Hambleton không thể rời khỏi vị trí ẩn trốn, vì vết thương quá nặng và ra hiệu làm dấu rút lui như đêm hôm qua, lui về dọc theo mé sông trên đường trở về, Toán vẫn cố quan sát coi có gì lạ không, nhưng không phát hiện được gì cả, ngoài tiếng nước chảy rì rào và đôi khi cũng nghe được tiếng vỗ cánh của loài chim đang hoảng sợ vụt bay lên. Cả Toán đi lần về được tới gần vòng đai của tiền đồn, lúc gần 4 giờ sáng, lúc nầy Toán bắt đầu lạc nhau chia ra hai nhóm, Tom Norris và hậu vệ Kiệt không biết đi về hướng nào, hay là có lẽ họ đã liên lạc được có tin gì mới, nên 2 người nầy phải tẻ ra bờ sông Miếu Giang để kiếm ghe hòng chuyên chở được Hambleton về đồn vì Norris liên lạc được với FAC? Còn hai toán viên dẫn đạo có biết gì đâu, cứ tưởng rằng toán về lại tiền đồn, vì cũng đã sắp gần sáng rồi? Tôi tin tưởng rằng Hambleton vẫn còn theo dõi được qua máy phát tuyến Guard tí-hon nằm gài chắc trong áo lưới cấp cứu của phi hành, mà tôi vẫn thưòng dùng mỗi khi bị rơi trên đường mòn Hồ Chí Minh, lúc đầu cứ mỗi đầu giờ là liên lạc một lần cho biết tọa độ vị trí, về sau vì tiết kiệm batterie, nên mỗi 3 giờ mới liên lạc một lần (3 giờ, 6..9..rồi 12 giờ, cứ như thế mà liên lạc) phi-cơ thám thính OV-10 FAC hay Toán thám sát dưới đất có thể định hưóng qua máy trắc giác để dò tìm (homing) đến ngay người phi công bị nạn.

Ðang di hành Norris bỗng đi chậm lại với Kiệt, để liên lạc với FAC thì họ bị lạc nhau lúc nầy, chia ra hai nhánh, người tiền đạo và người thứ hai tiếp ứng cùng nhau thành toán-1, và Norris cùng hậu-vệ Kiệt họp nhau thành toán-2, họ đang bị lạc bầy trong đêm tối mà không thể la kêu ơi ới gì được. Sau khi Norris liên lạc được vơi FAC rằng Hambleton ở cách thượng nguồn trong vòng một cây số và không thể di chuyển được vì sau 11 ngày vết thương làm độc trầm trọng, sức người và tinh thần đã xuống thê thảm; không còn sức di hành. Chắc chắn Norris và Kiệt không thể khiêng vác Hambleton nổi, Norris dẫn Kiệt vượt lên nguồn nước đang chảy khá mạnh, cũng may nhờ sương mù bao phủ nên quân BV không thể phát hiện. Họ đang âm thầm chui qua dưới chân cầu Cam Lộ một cách khó khăn vì nước chảy ngược, nhưng thật êm ái không gây ra tiéng động trong khi tiếng bộ đội BV ồn ào vang dội trên bờ sông; Họ vẫn đi chõi ngược dòng nước, có nghĩa là đi song hành với Norris đang ở dưới sông, chúng nói nói cười cười huyên thuyên.

Kể từ ngày 5/4/1972 Ðại tá Al. Gray Marine tiếp tục cuộc Rescue thay thế USAF thất bại trong việc tìm cứu; Al Gray chỉ thị Norris phải tiến vào ngôi làng đã bị bom đạn tàn phá, và hãy kiếm cho ra phương tiện làm bè để đưa Hambleton xuôi dòng nước về lại tiền-đồn cũa quân bạn cách đó khoảng chừng 3 cây số theo xuôi dòng sông Miêu Giang. Nhưng ánh sáng ban mai sắp sửa chiếu rọi nên Norris cùng Kiệt phải trở về nơi tiền đồn đã xuất phát. Hai người dẫn đầu đi lạc, nằm ẩn núp dưới chân đồi của tiền đồn chờ đợi lệnh, cho đến khi trời sáng trưng mới leo lên được tiền đồn, và nôn nóng không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho Norris và Kiệt. Nhưng sau cùng bốn người cùng về tới tiền đồn, Họ đang quá mệt mỏi nên cần một giấc ngủ vùi trong lô-cốt.

FAC trên vùng trời Hambleton thúc dục Norris cùng toán Biệt Hải qua trung gian Ðại tá Al Gray: Hambleton đã 11 ngày qua không còn đủ sức cũng như tinh-thần, họ phải đến gấp để cứu nếu không còn kịp nữa, vì Hambleton trong tình trạng sốt nặng do vết thương bị làm độc cả hơn mười một ngày qua. Nhưng Norris không tài nào thuyết phục được hai Biệt-Hải kia vì họ không tin vào Norris, nhứt là ngôn ngữ bất đồng khó ứng xử cho hiệu quả nên họ từ chối không chịu tham dự, chỉ có toán viên Nguyễn Văn Kiệt là tình nguyện theo Norris, vì Kiệt biết Hambleton cũng quanh quẩn đâu đó không xa lắm, Kiệt tin tưởng Norris sau nhiều ngày làm việc chung với nhau với vị trí hậu vệ. Riêng Norris thì có thể ước lượng được vị trí của Hambleton cho nên hắn rất yên trí mà đi tìm dựa vào những chặng đường cũ đã đi qua.

Ánh sáng sau cùng đã khuất hẳn dưới trời tây, Norris được Nguyễn Văn Kiệt tình nguyện đi theo, họ trang phục như người chài lươi nghèo nàn đi kiếm sống qua ngày của dân địa-phương. Xuất hành thêm lần nữa, hai người Mỹ Việt dường như thông thạo đường đi nước bước, đi thẳng một lèo ngược nguồn nước đang chảy xiết với âm thanh che lấp những bước chân âm thầm trong đêm tối. Họ di hành theo cạnh bờ nước lấp xấp vừa đủ không gây tiếng động hay hoà lẫn theo điêp khúc của dòng nước đang róc-rách chảy. Mục tiêu là ngôi làng đã bi Bom đạn cày nát với hy vọng tìm được vật thể làm bè hay phao để đưa Hambleton xuôi về lại tiền đồn. Khi tới bìa làng thì may mắn họ tìm được chiếc xuống đang bị bỏ hoang trống vắng không có bóng dáng ai nơi làng nầy. Cả hai đẫy nhẹ chiếc xuồng xuống nước và chèo lên thượng nguồn chừng cây số, dọc hai bờ sông chúng nghe tiếng máy nổ cũa chiến xa, Molotova, và bộ đội đang di hành, có tiếng nói chuyện qua lại hoà lẫn âm thanh tiếng nước chảy, nhưng không làm sao chúng phát hiện được có một chiếc xuồng đang chèo ngược dòng nước trong sương mù đang trùm phủ. Mặc cho sự hiểm nguy đe-doạ, Norris và Kiệt vẫn âm thầm chèo thẳng đến dưới chân cầu Cam Lộ với hy vọng sương mù sẽ che mắt toán lính BV gác cầu; May mắn chúng đã chèo qua khỏi cây cầu mà không bị phát hiện. Thình lình Norris nghe trong vô tuyến bảo phải thả xuôi về lại vài trăm thước, và ép vào bờ phải đi lên bờ vài chục thước nơi bụi râm. Rồi thì chúng chia nhau thận trọng mò-tìm Hambleton, nhưng không dám lên tiếng trước mà phải đợi Hambleton kêu khẽ trước, trong sư hồi hộp khó tả. Ði tìm người bị nạn trong đêm tối mà không được la ơi ới? Chúa ơi! May mắn như tôi đã tiên-đoán định mệnh của con người khi đã may mắn thoát chết như thế thì Chúa sẽ bảo vệ đến cùng. Norris và Kiệt đang tìm được Hambleton đang nằm im-lìm trên bụi cỏ cạnh bờ, Hambleton đã vui mừng nói vừa đủ nghe “Tôi đây”. Người điều hành viên (navigator) 53 tuổi nầy đã được cứu thoát với cái giá chịu đựng cả thể xác lẫn tinh thần là mất đi 45 pounds trong thời gian 12 ngày với vết thương nơi cườm tay bị gãy, cũng nhờ gầy ốm như vậy mà Norris và Kiệt mới khiêng nổi tới chiếc xuồng con.

Norris và Kiệt mau mắn nhưng không được gây ra tiếng đông khi dìu Hambleton xuống bờ sông, để nhẹ ông nằm xuống dưới lườn ghe, rồi lấy lá Chuối phủ lên che kín mít. Họ chèo nhẹ nhàng bắt trớn cho xuồng xuôi theo dòng nước, thoát qua biết bao chỗ đóng quân của BV, trong sương mù ầm vang tiếng máy nổ của xe cộ trên bờ. Vừa đủ nghe Norris gọi về FAC là đã cứu được Hambleton nhưng không biết sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai thì chưa thể biết được. Tuy nhiên khi ánh sáng ban mai rộ lên thì không biết chuyện gì xảy ra nếu hình bóng hai người chài lưới địa phương, tại sao dám chài lưới tại vùng nguy hiểm nầy, đập vào mắt quân đội BV mà để yên thì chỉ hy vọng có Chúa che chở. FAC đang cho lệnh Phi cơ chiến thuật phải đang trong tình trạng báo động khẩn cấp, chuẩn bị bao vùng nếu xảy ra nguy cơ cho ba người nầy, ngay lúc dòng nước đang chảy xiết xuôi theo xuống tiền đồn ..../.

KQ; Trương Văn Vinh

vinhtruong
06-22-2013, 11:04 PM
hcmtrail.blogspot.com/2012/12/william-cobby-cia-va-duong-mon-ho...

William Cobby CIA và Đường Mòn Hồ Chi Minh
Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào năm 1972, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự”. Quân Lực VNCH không những không còn được yểm trợ đúng mức, mà giao ước "một đổi một" được áp dụng theo Hiệp-định Paris cho phép; Secret Society cũng ra mật lịnh cho Quốc Hội ngó lơ chỗ khác. Thế nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn HCM. Cộng Quân coi như được HK bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam. Khi cây súng M-16 hết đạn rồi thì tới giai đoạn đánh kiếm bằng báng súng nilon M-16 với mả-tấu của BV không thôi ... thì phải tuột quần mà chạy khi cái lưởi dao mả tấu quá bén mà cứ bủa tới thì chạy chớ còn chờ đứt cổ hay sao?
Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là lấy máu để giãi quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (permanent government) Secret Society đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trỡ ngại chính cho “Chương trình Chống Nỗi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phũ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ nhảy vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào, dù đây chỉ là phương thức nuôi quân mà Secrets of the Tomb cho rằng "Big training để tiêu thụ cho hết hàng (vũ khí còn tồn kho quá nhiều sau chiến tranh thứ-2; Vì thế khi BV có AK-47, VNCH phải nhân dịp Mậu-Thân mà chơi cho hết để lảnh M-16.
Secret Society vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quãng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật S.S buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưởng chiếm miền nam, đễ hoàn thành axiom-1 cũa chương trình CIP) Cụ cố-vấn Ngô Đình Nhu, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ đễ chống đở, nên cụ Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mỡ cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào. Sự việc nầy bị ngay tay phãn-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết- lộ cho CIA cũa nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phũ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phãi hũy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.
Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hãi-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.
Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẳng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra…những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiển…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít…trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]
Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay hai anh em Ðức-Thọ và Chí-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoặch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM”) Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA mốc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giãi quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sữ-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh than-tín, nhưng có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ” Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”

Thời thế tạo Nguyễn Cao Kỳ thành anh-hùng
Đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (nam VN) dưới sự điều khiển của Richard Helms, (Pentagon):
Sữ dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay đễ xóa bõ bàn cờ rồi chơi lại, nhưng mạng của Kỳ còn lớn vì CIA dùng gunship UH1-C bắn đại liên, chớ nếu Minigun thì đã đi thăm ông bà hết rồi. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, đễ Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw) Nói tóm lại Secret Society hứa chắc với Lê Đức Thọ giao miền nam cho Hà Nội, nhưng cuộc chiến chưa phải là chấm dứt?

Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”
Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria)
Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực
Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.
Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đỗi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống)
Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc…vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dỏi sát nút…tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon dưới quyền điều động của Richard Helms.
Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rỏ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lảnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2
Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.
Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gở lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7
Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi
Kết quả về Hành-Quân cũa Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.
Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)
Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.
Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng)
Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lảng
Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mĩm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rỏ mọi diển tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)
Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.
Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus.
Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lủy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.
Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)
Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nỗi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đả bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoặch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoặch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
07-10-2013, 02:19 AM
chungtoimuontudo.wordpress.com/2012/01/22/trương-van-vinh-chiến...

Chúng Tôi Muốn Tự Do
Tự Do Cho Việt Nam!

Trương Văn Vinh-Chiến lược toàn cầu Eurasia
Posted on January 22, 2012 by chungtoimuontudo


Chiến lược toàn cầu Eurasia (1920-2020)

10 năm trong lộ đồ trù dập TQ (2010-2020): Đây là một đề tài khá thú vị nhưng cũng rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu 100 năm [1920-2020] của siêu sách lược Eurasia như thế nào, dỉ nhiên bài nầy sẽ truy cứu trở lại 90 năm về trước làm chứng liệu hậu quả cho 10 năm sau cùng. Người viết chấp nhận những ai muốn tra cứu hãy PM cho người viết trong ngôn từ lịch sự dù rằng quan điểm nhận thức chính trị có khác biệt theo trình độ: Dưới đây là kể lại những đoạn đường dài trải qua 90 năm để đối chứng hiện tại và tương lai … kế sách đoạn đường đả đi qua để cho các vị nghiên cứu sẽ thấy rỏ đoạn kết như thế nào, và tại sao Hoa Kỳ muốn nâng đở Ấn Độ vào ngôi vị thứ-2 thế Trung Quốc kết thúc Eurasia-1 để sang Eurasia-2 khởi đầu 2020?
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng úp mở lập lại những gì kiến trúc sư George F Kennan, người lý thuyết gia phụ tá cho W A Harriman, thiết kế lộ trình dẹp bỏ chủ nghĩa CS bắt đầu từ Soviet Union và kế tiếp là Trung Quốc. Như người Á đông ta khi muốn ăn những múi thơm ngon trong trái Xoài Riêng việc khó nhứt là tét vỏ [Soviet Union] Vị thế Liên Xô là nổ lực chính trên trục đường tiến sát của xung kích Mỹ. Sự sụp đổ Soviet Union bị bắt nguồn từ Mỹ chơi trò tiên-lể “on the strong-man side” biến Liên Xô thay vào vị trí của Mỹ là viện trợ cho các nước cò con CS để lần hồi đi đến chổ ngả quỵ vì kinh tế lôi theo những biến cố thay đổi chính trị bằng TBT Mikhai-Gorbachov 56 tuổi chấm dứt trên 70 năm lá cờ CS búa liềm phải bỏ xuống để cho là cờ tượng trưng cho người dân Nga phất phới trên điện Kremlin. Chấm dứt cuộc chiến tranh theo đúng diển-tiến lộ đồ của George Kennan vào mùa Noel 1991.
Khởi đầu bằng phá vở bức tường Bá-Linh 1989, người thủ lãnh thế hệ-2 Skull and Bones vẫn yên lặng ẩn mình trong vị trí Phó TT George H W Bush để mưu cầu cho giai đoạn lật đổ Trung Quốc bằng sách lược của lý thuyết gia George F Kennan “Phải xây dựng một minh ước quân sự NATO” và hiện tại, tại Á Châu, Mỹ đang lập lại những gì George Kennan khuyên bảo, thế nên chúng ta thấy thêm Ấn Độ một nước ngang ngửa với TQ đứng hạng nhì đông dân số. “If the Soviet Union were not allowed to expand …it would soon to collapse. Mùa Noel 1991, Liên Sô chính thức tuyên bố chấm dứt chế độ CS hơn 70 năm:
Liền tức thời các nước Cộng Hoà cực miền đông nam Liên Sô tách rời tự nguyện xin gia nhập LHQ có Estonia, Lithuania vào LHQ, ngày 17/91991
Ngày 2/3/1992 thêm Armenia, Kazakhstan, Republic of Modova, Turmenistan, Uzbekistan
Ngày 31/7/1992 thêm Georgia (nước nầy và Mông Cổ là 2 nước được Mỹ cưng yêu nhứt, khi Nga chiếm Georgia, Bà Rice chính thức tuyên bố đuổi quân Nga phải về xứ ngay tức khắc, còn Mông Cổ, TT Bush-Con và Phó TT Biden khi qua TQ buộc phải qua Mông-Cổ để dằn mặt sự an nguy của TQ!
Rồi đây Việt Nam sẽ dễ dàng tự nguyện nhờ LHQ can thiệp để hợp thức hoá nên dân chủ của Việt Nam với một lá cờ mới thay vào cờ đỏ sao vàng bằng cuộc thật sự tự do bầu phiếu
Thế nên Kissinger mới lập lại và đoán chắc Trung Quốc đang lo sợ về việc bị Hoa Kỳ bao vây như Liên Sô trước đây, trong cuộc chiến tranh lạnh do chiến lược gia W A Harriman nhào nặn ra, và Kissinger kêu gọi hai nước phát triển một mối quan hệ hợp tác thay vì đối đầu với nhau, đó chẳng qua Kissinger biết trước đây là thế siêu chiến lược Eurasia và lần lần từng bước TQ phải tuân thủ những gì mà Hoa Kỳ qua Harriman đã ước tính như là một Gia Cát Lượng hoàn vũ. Nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng về những hoạt động ngoại giao “đi đêm” thời Chiến tranh Lạnh đã kêu gọi như thế hôm thứ 3 vừa qua trong lúc một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Washington đang lợi dụng vụ tranh chấp Biển Đông để lôi kéo các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và các quốc gia Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh.
Cũng trong ngày thứ ba, một bài viết cổ võ cho việc gây chiến với Việt Nam và Philippines đăng trên một tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo ra điều mà các nhà quan sát cho là “một động lượng xấu xí” (ugly momentum) ở Biển Đông.

Dưới đây người viết trình bày vài chi tiết mà Hoa Kỳ đang kỳ vọng về Á Châu sau đây:
Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc nhận định rằng Hoa Kỳ đang lợi dụng vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông. Nhưng theo như người viết thì khác hẳn, đây là những biến cố do Mỹ áp đặt theo lộ-đồ Eagle Pull 1975 và Roll-back 2010 do Bộ Ngoại giao và Quốc phòng cùng xác định một mục tiêu Hoa Kỳ phải trở lại Á Châu, TBD đúng vào mốc thời gian (decent interval). Và TQ đang buộc tạo ra căng thẳng càng tăng thêm sự lo ngại của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đối với sự phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc để lôi kéo các nước này vào một trận tuyến chống Bắc Kinh. Dĩ nhiên vì thời thế buộc phải sinh nở ra một Liên Minh Quân Sự mới như trong thiết kế của George Kennan
Những nhận định đó đã được đưa ra mặc dù giới hữu trách ở Washington nhiều lần tỏ ý hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và hy vọng rằng một nước Trung Quốc thịnh vượng và hùng cường hơn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như sức nóng tăng dần của bầu khí quyển, bệnh hoạn khác thường sinh ra do vận tốc bộc phát triển của con người, thiên tai, nhu cầu tài nguyên bị cạn dần, nhân mãn đói khát phải giải quyết … Hoa Kỳ muốn TQ phải dùng khoa học kỹ thuật cùng giúp đở môi sinh cho con người và ngừng ngay việc tạo ra sự thắm nước biển vào đồng bằng Sông Cửu Long có thể đe doạ môi trường sống của nhân loại…(*)
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger thừa nhận rằng Trung Quốc đang lo ngại về việc bị Hoa Kỳ bao vây như Liên Sô trước đây. Ông phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo ở Washington hôm thứ ba vừa qua (27-09-2011). Theo như người viết sự lo ngại nầy là nhậy bén và có lý căn cứ theo dỉ vãng đã chứng minh
Ông nói" "Vấn đề khó khăn thật sự và thách thức thật sự là ứng phó với điều mà tôi cho là hai sự sợ hãi mâu thuẫn nhau. Trung Quốc lo sợ hay lo ngại về việc bị Hoa Kỳ bao vây. Họ e rằng chúng ta sẽ đối phó với họ như Liên Sô trước đây. Họ lo sợ như vậy vì từ trước tới nay lúc nào cơn ác mộng chiến lược của Trung Quốc cũng là các nước láng giềng của họ có thể đoàn kết lại với nhau để giành ưu thế. Và chính sách ngoại giao của Trung Quốc từ trước đến nay là tìm mọi cách để chia rẽ các nước láng giềng. Trong khi đó, mối quan tâm của Hoa Kỳ là làm thế nào để không xảy ra tình trạng một nước làm bá chủ toàn bộ châu Á, một tình trạng đã dẫn tới thế chiến thứ hai."
Nhà ngoại giao Mỹ Kissinger nổi tiếng về những hoạt động ngoại giao “đi đêm” thời chiến tranh Lạnh cho rằng nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc có mối quan hệ đối địch, hai mối lo sợ đó sẽ đụng độ với nhau, mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho cả thế giới. Kissinger cũng bác bỏ nhận định cho rằng Trung Quốc là một nước đang lên, chưa chắc vì bị Mỹ kèm kẹp còn hơn Liên Sô ngày xưa; Mỹ chưa bao giờ dùng chiến tranh khí tượng với Trung Quốc, nhưng đã dùng với Liên Sô, Cuba và Việt Nam đến nổi đồng bằng Sông Cửu Long Cá và trứng điều chết vào những năm đầu thống nhứt, Hom Mì và dây khoai Lang đều bị cháy khô, Cuba nước chuyên môn trồng Miá làm đường phải bị bỏ đất hoang, Liên Sô lúa Mì bị ún thối vì freezing bởi vủ khí khí tượng (**)(Weather Weaponry quá bí mật không thể phát hiện)
Ông nói: "Hầu hết sách vở ở Mỹ đều mô tả Trung Quốc hiện nay như một nước đang lên. Không có người Trung Quốc nào nghĩ rằng Trung Quốc là một nước đang lên. Trong 18 của 20 thế kỷ qua, trong 18 thế kỷ đó, Trung Quốc là nước hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng rồi một sự bất thường đã xảy ra trong tâm thái và kinh nghiệm của Trung Quốc trong thế kỷ 19 và trong phần đầu của thế 20, khi Trung Quốc không bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành một nước tương đối yếu. Nhưng trong đầu óc của người Trung Quốc họ không nghĩ rằng họ đang trỗi dậy. Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đang lấy lại vị thế lịch sử của mình và họ đang trở về với vị trí của mình.
Ông Miles Yu, giáo sư môn quân sử của Trường Võ bị Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng tuy giới hữu trách Bắc Kinh không ngớt trấn an thế giới về chủ trương phát triển trong hòa bình, nhưng những lời lẽ về sự quật khởi của Trung Quốc làm cho các lân bang của Trung Quốc cảm thấy lo ngại.
Ông cho biết: "Trung Quốc đang giốc sức để quật khởi. Nói một cách khác, giờ đây Trung Quốc tin rằng đã tới lúc Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ thế giới. Trung Quốc chưa bao giờ né tránh hay ngại ngùng khi nói như vậy. Quí vị đã nghe cụm từ ‘thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc’. Và mọi người dân bình thường ở Trung Quốc đều nói một cách tự nhiên như vậy. Nhưng đối với người viết đứng ở bên ngoài, đặc biệt là những người của một nước láng giềng, tuyên bố này thật là đáng sợ vì không ai biết rõ ý nghĩa cụ thể của điều này" Nhưng đối với George H W Bush-Cha thì Trung Quốc buộc phải co rút để nắm giử nội tình đồng thời ngoan ngoản nghe theo Mỹ để không bị chia năm xẻ bẩy và triệt để tuân thủ những điều khoản COC do LHQ ấn định .
Sự lo ngại này đã gia tăng trong mấy ngày qua, sau khi tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Trung Quốc cho đăng một bài viết hô hào cho việc tấn công Việt Nam và Philippines để đạt mục tiêu gọi là “dĩ chiến chỉ chiến”. Bài viết của tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh vì “trong số hơn 1000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào là của Trung Quốc; 4 phi trường ở quần đảo Trường Sa, không có cái nào là của Trung Quốc; một khi chiến tranh xảy ra mọi thứ sẽ bị thiêu rụi. Ai sẽ thiệt hại nhiều nhất khi các đại công ty dầu khí Tây phương rút đi?”
Điều nầy Bush-Con đã biết trước, nên trước khi rời toà Bạch Ốc, Bush-Con đã chính thức mời 2 nguyên thủ Việt Nam Và Phi Luật Tân với những lời vàng ngọc nhắn nhủ đừng sợ ma bắt
Trong khi đó, một số các nhà nghiên cứu an ninh quốc tế đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một diễn đàn để ngăn chận điều mà họ cho là một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu trong bối cảnh Trung Quốc nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Phát biểu tại một cuộc hội thảo hôm 29 tháng 9 ở Hồng Kông về chính sách an ninh quốc tế vùng Nam và Đông Nam Á, tướng hồi hưu Klaus Olshausen của Đức nói rằng sự tăng cường sức mạnh quân sự của các nước trong khu vực đang gây ra nhiều nỗi bất an.
Những biến cố nầy, người viết nhắc lại George H W Bush đang tái diển cái màn trước khi trù dập Liên Sô vào năm 1980 đến 1990 (đem so sánh nó từa tựa như 2010 đến 2020) mối căng thẳng quân sự với Liên Sô qua âm mưu ngầm với Iran, Afghanistan, và Iraq sóng ngầm sôi sục như hiện nay tại Biển Đông trước khi tình báo Mỹ làm sụp đổ Liên Sô tan từng mảnh năm 1991 tạo ra ngay tức khắc tám nước Cộng Hoà: như Caucasua và Transcaspia, sau đó tiếp nối Khanates, Circassian thuộc vùng núi …(***) theo đúng diển tiến lộ đồ Eurasia 1920-2020. Người ta cho rằng Chúa đang nói với Bush-Cha: “Con đã tạo dựng Neoimperialists like Paul Wolfowitz and Richard Perle. Thế là vùng dầu mỏ nầy do Mỹ kiểm soát gồm Caucasian và Transcaspian bởi sự mời mọc Tối Huệ Quốc [The US
Freedom Support Act] làm cho mực sống người dân của 8 nước Cộng Hoà sung túc hơn người dân tại Moscow
“Trung Quốc nên nhìn lại dĩ vảng để không bị lầm lỡ trong tương lai”
Olshausen nói tiếp: "Nếu chúng ta nhìn vào tỉ lệ của chi tiêu quân sự đối với tổng sản lượng quốc nội của mỗi nước ở Á châu, chúng ta không thể nói rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra. Tỉ lệ chi tiêu quốc phòng của tất cả hoặc đại đa số các nước Á châu trong năm 2010 đều tương đương hoặc thấp hơn tỉ lệ của những năm 2000 và 2001. Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là những hành động nhằm nâng cao khả năng quân sự trong những năm gần đây đã khiến cho các nước trong khu vực, Hoa Kỳ và các nước khác cảm thấy khó hiểu, lo lắng và bất an."
Ông Trương Bạc Hối, giáo sư chính trị học của Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, tán thành những nỗ lực để giảm thiểu mối rủi ro xung đột quân sự. Nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc có trách nhiệm đi tiên phong trong nỗ lực này.
Ông cho biết: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc rốt cuộc sẽ làm cho nhiều nước trong khu vực phải tính toán tới trường hợp xấu nhất. Bởi vì không một nước nào có thể hoàn toàn tin tưởng vào những tuyên bố của một nước khác về những ý đồ trong lãnh vực quân sự của họ. Vì vậy, tôi cho rằng cách giải quyết rốt ráo là Trung Quốc phải tự mình thực hiện sự khắc chế về chiến lược, phải hạn chế việc phát triển khả năng tấn công những mục tiêu ở xa."
Các chuyên gia quốc phòng cho biết trong 10 năm qua Trung Quốc đã chi tiêu hơn 150 tỉ đô la cho các trang thiết bị quân sự và chi tiêu quốc phòng của họ đã gia tăng với tốc độ hai con số mỗi năm. Các nước khác ở Á châu như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Australia, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã dành ra những ngân khoản lớn để trang bị tàu ngầm và các loại vũ khí khác. Biến cố do Mỹ nhào nặn ra cũng không khác gì việc làm ăn chính trị phải có cho sự lập lại như hồi 1980-1990 và hiện tại 2010-2020. Vì lịch sử là sự tái diễn không ngừng

TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
07-11-2013, 01:40 PM
en.wikipedia.org/wiki/Mathias_Rust www.check-
en.wikipedia.org/wiki/Korean_Air_Lines_Flight_902
six.com/lib/Famous_Missing/KAL_Flight_007.htm

Bài nầy quá dài, nên tác giả vô đầu bằng kích động cảm giác các anh em phi công quan sát về thằng bé Mathias Rust làm run chuyển thế giớ khi cậu bé 17 tuổi phải bay vượt qua một hệ thống hoả tiến SAM khiếp đảm như cái lưởi lửa bao trùm cả bầu trời (SAM envelopped), rồi đáp gọn ơn trên Công Trưởng Đỏ Red Square, Moscow. Nhưng đối với Bonesman Bush-Cha nó đánh dấu tờ lịch cuối cùng của kinh thánh Lenin đang gở xuống

Bài viết chia ra 4 phần chánh:

- (1980-1990) Sau 10 năm trù dập Liên Xô đi đến “kết quả” đổi là cờ tượng trưng quốc gia Nga trên đỉện Cẩm Linh thay lá cờ Máu Búa Liềm

- (2010-2020) Sau 10 năm trù dập TQ sẽ cũng thay lá cờ tượng trưng quốc gia Trung Hoa bằng lá cờ khác thay chỗ lá cờ Máu Búa Liềm

- (1955-1975) Sau 20 năm, cũng căn cứ vào bửu bối nhân quyền: Skull and Bones trù dập Saigon (1955-1975) bức tử bằng “cuộc chiến súng đạn”

- (1975-1995) Sau 20 năm hostility= Bế quan toả cảng, rồi Hà Nội chịu cảnh trù dập bằng “Truyện-thông Media” tự diển biến thành VNCH thống nhứt giàu mạnh, với lá cờ tượng trưng “con rồng cháu tiên” và màu Vàng là nguyên thủy của dân tộc Bách Việt với lá cờ mới

- Secrets of the Tomb đã làm LX đổi xong lá cờ, ngày nay TQ, VN, và Triều Tiên cũng phải đổi lá cờ cho tiệp (match) với màu dân tộc ngay sau khi kết thúc “Eurasian Great Game-1” - 1920-2020


Trước khi quý bạn xem Hoa Kỳ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam, tôi viết sơ qua về chiến tranh phản gián của Mỹ trong “Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020” và chiến tranh “Truyền thông Media” đối với đảng Mafia-VN trong kịch bản “Cuộc Chiến Chưa Dứt” (The Unending War) để huyền biến thành chánh thể VNCH

(1)- 1980-1990 = trù dập Liên Xô = Chiến tranh tình báo = không tốn 1 viên đạn
(2)- 2010-2020 = trù dập Trung Quốc = Chiến tranh phản gián phối hợp kinh tế
(3)-1955-1975=trù dập Saigon = đánh kiếm bằng báng súng M-16 (vì hết đạn)
với lủ trẻ VC dùng Mả tấu phang-chém thí sát phải chạy thôi ...?
(4)-1995-2015=trù dập Hà Nội = Secrets of the Tomb dùng “Truyên-Thông-Media” để “show-up”
không phải CS như bấy lâu nay mà thực chất là đảng cướp ngày phối hợp cùng bọn xã hội
đen để trị vì. Thế nên, Secret Society dùng công cụ quân đội và công an để làm trọng tài
chuyển tiếp thể chế trong êm ái

Phần-1: - 10 năm trù dập Liên Xô về chiến tranh tình báo:
Hoa Kỳ chơi Liên Xô “chiêu” đầu tiên về vượt trội khoa học kỹ thuật; Lợi dụng khoa học kỹ thuật tinh vi áp đảo LX, Hoa Kỳ đã dùng high-tech điều khiển các chuyến bay Hàng Không Dân Sự với điều kiện IFR (Instrument Flying Rule) bị chệch “hướng-từ” địa bàn (compas magnetique bắc từ) nhưng lại đi theo sự hướng dẩn của một phi cơ tàng-hình Boeing RC-135 AWACS (Airborne Warning And Control System) điều khiển bay lạc để vi phạm không phận LX, thay vì trên hành lang không phận ấn định ngoài biển bay về hướng Alaska, dĩ nhiên hậu quả phải bị “không-cản” intercept đáp ép buộc vào một phi trường nào gần đó...

• Korean Air Lines Flight 902 - Wikipedia, the free encyclopedia

en.wikipedia.org/wiki/Korean_Air_Lines_Flight_902
On April 20, 1978, Soviet air defense shot down Korean Air Lines Flight 902 (KAL902) near Murmansk, USSR, after the civilian aircraft violated Soviet airspace and ...

Các phi cơ Sukhoi Su-15 của LX bay theo escort thoạt đầu và liên lạc bảo phi công phải đáp xuống phi trường gần đó. Nhưng phi công bay không để ý gì ở ngoài trời và cũng không nghe gì với phi cơ khu trục để liên lạc? (có thề bị chiếc Boeing 707, RC-135 AWACS tàng hình làm nhiểu loạn phát sóng, viết theo nguyên lý tình báo phản gián mà tôi có dự nhiều khóa) Sau 2 tiếng rưởi không liên lạc mà phì công chiếc Boeing 707 Korean Air Lines cũng không chịu ngó ra ngoài để thấy, dù MIG-23 làm các thủ tục intercept.

Cuối cùng đài chỉ huy dưới đất thuộc Soviet Air Defense Corps phải cho lịnh bắn chính xác vào phi cơ. Thế là một hoả tiển không không bắn ra làm bể đầu cánh của chiếc Boeing 707. Lúc nầy Phi hành đoàn tỉnh giấc mơ tiên, chỉ có việc lo làm thủ tục đáp xuống càng an toàn càng tốt trên vùng tuyết phủ bao la của vùng Karelia, Russia. Rất may mắn dù phi cơ crash rất mạnh trên mặt băng tuyết dầy gây nên 2 người chết và một số bị thương, phải nhìn nhận phi công rất giỏi, chổ tại nạn không xa thành phố Kem, Liên Xô gần biên giới Finnish
Mặc dầu phi công khu trục cho điện đài dưới đất biết rằng không phải phi cơ quân sự, nhưng được lịnh bắn hạ, lúc đó 21:42 khuya. Khu trục Su-15 bắn 2 hoả tiển R-60, trái đầu bay trượt qua, trái thứ 2 trúng vào đầu cánh trái bay mất 4 thước đầu cánh, sẳn trớn trúng vào máy số 4 vào cabin làm không còn dưởng khí. Lúc nầy chiếc Boeing 707 đâm đầu xuống từ 30.000 feet chui vào mây, radar không còn thấy dạng trên radar. Phi công Bosoy của chiếc Su-15 báo cáo. Lệnh điều chiếc thứ 2 tiếp tục bay theo bắn hạ vì Bosov sắp hết xăng. Phi công Anatoly Kerefov thế vào
Phi công chiếc Boeing 707 cố kềm tay lái bay là theo bán đảo Kola tìm cách đáp ép buộc. Sau vài lần toan đáp ép buộc nhưng toàn nơi mảnh đất lổm chổm cây cối núi đồi chả lẻ để tự sát, loay hoay trong khoảng chừng 40 phút trên cao độ thấp giữa đêm khuya. Cuối cùng chiếc Boeing 707 đáp ép buộc trên băng tuyết Korpijarvi Lake in Karelian, Russia cách biên giới Phần Lan chừng 140 cây số. Trong khi radar Liên Xô không giải đoán được chiếc Boeing rớt ở đâu
Cuối cùng trực thăng Liên Xô bay đến cứu 107 người còn sống chở thẳng về thành phố Kem, Karelia. Hành khách được giao cho đại sứ quán Mỹ tại Leningrade; Còn đoàn viên phi hành bị hỏi cung và được thả ra ngay sau đó với lời nhận tội quyên lảng thủ tục quốc tế về không cản intercept.
Và sau cùng, tất cả hành khách đều bị tống xuất ra khỏi Liên Xô về Seoul với cái giá mà chính phủ Nam Hàn phải trả tiền tổn phí là 100.000 đôla (Bạn có thể click vào Internet, hoặc giúp post hình để xem phi công làm crash rất đẹp trên tuyết)

Mục đích CIA làm gì cho biến cố nầy vì đây là mưu đồ chiến tranh tình báo của Secret Society?
Về sau phía LX biết được có sự can thiệp làm che mắt bộ chỉ huy phòng không diện địa của chiếc RC-135 AWACS cho nên họ rất cảnh giác sau nầy. Hậu quả sự cay cú của KGB càng tăng sự tàn độc cho hành khách bị nạn trong chuyến bay sau nầy, Flight 007

-Tai nạn thứ hai ác liệt thảm khốc hơn cũng vì KGB “tức-khí” bị thua chiếc RC-135 AWACS lừa vào quỷ kế
Chiếc Boeing 747 cất cánh từ phi trường quốc tế Kennedy, New York đến phi trường Seoul Korea ghé Alaska đổ xăng, bị ghi là mất tích trên màn radar trên không phận gần Liên Xô. Sự cố gắng rộng khắp của quốc tế lo việc tìm cứu. Tuy nhiên, Liên Xô phát lờ trong khi khép kín vùng phi cơ lâm nạn, thẳng thừng từ chối không cho phép, Nhựt bản, Mỹ gởi toán cấp cứu vào tìm kiếm ở trên biển cũng như trên đất liền, làm khó dễ dù trên hải phận quốc tế
Tờ Aviation Week & Space Technology ngày 12/Sept/1983 ghi rằng: “Hải Không quân LX ngăn cản không cho lực lượng Mỹ-Nhựt tìm kiếm cứu nạn chiếc 747dù biết chắc là phi cơ rơi xuống cách vùng đảo Sakhalin 12 miles mà LX không muốn Hoa Kỳ tìm được chiếc hộp đen
Nhiều nguồn tin trái ngược, sau vụ Boeing 707 bị nạn tại LX và Boeing 747 lớn hơn, khoa học kỷ thuật Mỹ khá hơn làm LX rất bối-rối. Dưới đây vài sơ lược:
Chiếc 747 đến Alaska lúc 3:30 sau khi cất cánh tại New York. Đến 5:00 Chiếc 747 cất cánh lại lấy hướng về Seoul, Nam Hàn. Chuyến bay được theo dỏi bởi Bethel VOR beacon rồi thì trên hành lang không lộ Romeo 20.
Tuy nhiên, chiếc 747 bắt đầu đổi hướng từ không lộ chính chệch về phía bắc 12 miles lọt khỏi trục không lộ Bethel beacon, (lúc nầy theo người viết, chiếc Boeing đã bị RC-135 monitoring điều khiến theo ý muốn của AWACS) trong khi đang bay gần đến bán đảo Kamchatka, 6 chiếc MIG-23 liền được lịnh khẩn cấp cất cánh để nghêng cản. KGB ngứa mắt nhớ đến lần trước 1978, nên không ưa chiếc tàng hình RC-135 AWACS bay quanh quẩn ở hướng đông Kamchatka. Lực lượng phòng không LX không muốn bị chọc quê lần nầy nên theo dỏi rất kỹ và xác định IFF là phi cơ lạ. Chiếc nầy danh hiệu KAL-007 rời không phận LX thuộc vùng biển Okhostk Sea, rồi thì các MIG-23 trở về đáp tại hậu cứ bay qua Nippi beacon sau 4 giờ bay cũng đã gần cạn xăng. KAL-007 đang 185 miles rời vùng và đang hướng về Sakhalin. 2 chiếc Sukhoi Su-15 được khẩn cất cánh từ căn cứ Dolinsk-Sokol, lúc 17:42 và 17:54.
Vào lúc 18:16, thình lình chiếc Boeing 747 bay vào lại không phận Liên Xô. Đúng 18:22 Bộ chỉ huy phòng không diện địa ra lịnh bắn hạ chiếc phi cơ lạ ngay tức khắc (nhắc lại lần thứ-2) 2 hoả tiển không không được phóng ra từ một chiếc Sukhoi Su-15 bay trúng vào chiếc Boeing 747 lúc 18: 26. Áp lực phòng hành khách bị thoát khí ra ngoài và phi cơ chao đảo lật quay tròn cấm đầu xuống phát nổ trên mặt biển

• KAL Flight 007
www.check-six.com/lib/Famous_Missing/KAL_Flight_007.htm
Who: Korean Air Lines Flight 007. Total Persons on Board: 269 passengers and crew, including US Congressman Lawrence McDonald. When: September 1, 1983

Ronald Reagan - Wikipedia, the free encyclopedia
en.wikipedia.org/wiki/Ronald_Reagan
After Soviet fighters downed Korean Air Lines Flight 007 near ... President Reagan's Covert ... He became the first American president to open an Olympic Games ...

Dùng tâm lý chiến, dĩ nhiên Hoa Kỳ đã chuẩn bị việc nầy rất chu đáo, TT Reagan khệnh-khạng đem theo cuốn băng ghi âm của điện đài phi công khu trục và Ban chỉ huy phòng không dưới đất cho đến khi nghe quyết-định “Shoot”, tuyên bố trên thế giới một hành động thô bạo của chế độ giết người tàn ác của CSLX đã bắn hạ một chiếc phi cơ chở hành khách Boeing 707, không vũ trang buộc phải rơi xuống vùng tuyết phủ Karelia, Russia, và ngày nay Boeing 747 tại Sakhalin

Để kết luận Hoa Kỳ chơi Liên Xô bị mất mặt bầu cua. Lý do thô bạo nầy TT Reagan kêu gọi thế giới tẩy chay không cho phái đoàn Nga dự vào thế vận hội năm 1984

• Ronald Reagan's speech on KAL 007 - Conservapedia
conservapedia.com/Ronald_Reagan%27s_speech_on_KAL_007
Ronald Reagan's speech on KAL 007. From ... “Our daughter . . . and her
husband . . . died on Korean Airline Flight 007. ... the universal reaction ...

Hoa kỳ chơi Liên Xô chiêu thứ-2:

Chernobyl Nuclear Disaster
history1900s.about.com/od/horribledisasters/p/Chernobyl.htm
On April 26th, 1986, reactor four at the Chernobyl nuclear power plant exploded, releasing massive amounts of radiation into the environment. The Chernobyl nuclear ...

Tai nạn tại nhà máy Nguyên tử Chernobyl
Ngày 26/4/1986 một tai nạn khủng khiếp xảy ra tại nhà máy nguyên tử gần hướng bắc thành phố tráng lệ Ukraine. Sơ khởi có vào khoảng 28 người chết vì bị chất phóng xạ. Chất phóng xạ nầy đe doạ đời sống khoảng 5 triệu người vùng Belarus, Russia and Ukraine. Các nhà nghiên cứu lo sợ ảnh hưởng trầm trọng đến trẻ em và công nhân ở phạm vi thổ điạ rộng lớn nầy. Hệ lụy kéo dài hàng chục năm sau chánh phủ Ukraine, Belarus và Hoa Kỳ cùng các nhà bác học khác đang bỏ ra nhiều công trình nghiên cứu để bảo vệ an toàn môi trường sống và đã có những kết quả đáng được khích
Dù rằng sự nguy hại và tai nạn vẩn còn mù mịch, thế nên Bắc Hàn và Trung Quốc luôn luôn bị ám ảnh lở mình bấm nút vừa ra khỏi bệ mà nó nổ là thấy mẹ ngay? Cho nên phải suy nghĩ ngó trước ngó sau 2 lần hoặc nhiều hơn sau khi nổi điên muốn làm ẩu mà không thiệt hại người mà thiệt hại dân mình thì khổ???

(Còn tiếp)

PS: Cả tuần nay có bạn muốn tìm xem bài “TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ tự ý xuống” mà không thấy trên tựa 100 bài. Vì lý do đặc biệt xin các bạn hảy xem nó nằm trong mục nhỏ ở dưới bên trái - Gọi là “Trang Thời Sự Vinh Truong”
Có nhiều bạn bên quê nhà gặp tường lửa mà muốn vào xem, vì muốn biết tin sớm và đúng nhứt (nên kiểm chứng ngày và giờ bên góc TRÁI)

- Đúng và trước 2 năm, bài số-1 TT Dũng chuẩn bị xuống và câu đầu tiên, Trương Tấn Sang sẽ là lảnh tụ. Là tổng thống giả định, nhậm chức sẽ chuẩn bị đi thăm Obama cuối tháng nầy

-Đúng và trước 1 năm, John Kerry sẽ làm Bộ trưởng ngoại giao?

- Đúng và trước 1 tháng, TT Dũng sẽ là diển giả chính được CIA móm trước khi họp Shangri-La, sách lược “niềm tin chiến lược”

- Đúng trước 1 tuần, sau khi 2 lảnh tụ Mỹ/TQ họp không Cà Vạt sẽ có cuộc họp có trải thảm đỏ và 21 phát đại bác đón chào (diện đối diện Tập Cận Bình/Trương Tấn Sang và Thủ tướng Trung Quốc/Nguyễn Thiện Nhân, mục đích (Mỹ) không cho phép tụi bây đánh nhau vì tao không có cam kết gì ràng buộc bảo vệ VN, mà VN là quyền lợi của tao chỉ đơn giản là thế

-Đúng và trước 48 tiếng, vợ Cù Huy Hà Vũ bị Mỹ bắt cóc qua để khỏi bị phe thân TQ hạch hỏi cung lôi thôi lộ ra bể kế hoặch “Truyền Thông Media” để thay đổi thể chế.
Dĩ nhiên chồng bị tuyệt thực sau 25 ngày không chết mà chỉ ngất ngư, đi du lịch lúc nầy là nói khó ai tin, vì thế đài VOA thủ phạm nín câm như hến, để cho BBC và các diển đàn khác tung tin thăm viếng vui chơi để cho có chuyện mà nói

Chính tình VN Secret Society phải giải quyết sớm không bị bể mánh, (cũng là tin mừng vì 74 bài nói trước nầy luôn luôn có The US Information Agency theo dỏi rà sát nên phải giải quyết sớm hơn dự trù, tác giả Huy Đức chuẩn bị tháng sau về lại VN là okay

vnguyen5
07-11-2013, 07:54 PM
Bài viết dưới đây hay hơn :

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của muopdang Xem Bài
Ha, đi triều kiến thiên triều mà không cúi mọp đầu như vậy thì chúng lôi vào phòng vả vào mồm không còn cái răng ăn cháo , rồi kêu bọn tay sai lột hết chức vị cho về nhà đi bán cà rem . Nếu là hồi xưa thì phải quì lạy , đầu đụng sàn côm cốp rồi chớ không được đứng như vậy đâu . Vậy mà có đứa còn tự hào là chúng thông minh, biết uốn mình theo chiều gió . hi hi, việt cộng ơi là việt cộng . Bán nước cầu vinh là mấy thằng khốn nạn này đấy . end quote

Thiệt là, hồi xưa học lịch sử sách cũ của VNCH, do ba mẹ tôi dạy, mà lòng hừng hừng hận thù bọn Thái thú, tụi Tàu chệt, cho dù đã qua mấy ngàn năm.

Từ lúc cách đây gần 1000 năm thì Tàu suy yếu, do dân tộc này có văn hóa rác rưởi nhất thế giới, họ bị nào là nước Liêu, Kim, rồi Mông cổ, Thanh, cai trị.

Cho tới sau này nhờ Tứ cường trong đó quan trọng nhất là Anh quốc hạ nhà Thanh giùm, dân chúng TQ mới lấy lại độc lập sau gần 1000 năm bị ngoại quốc cai trị (trừ 1 khoảng thời gian có nhà Minh).

Xứ bự, dân đông như vậy mà bị thua đủ thứ nước, dân mọi (Liêu, Kim, Thanh) thì quả là xứ hèn, nhục, nhát, ngu dốt tận cùng trong lịch sử nhân loại.

Họ chỉ giỏi ăn hiếp kẻ yếu. VN mà yếu thì họ sẽ ngồi trên đầu, điều này VC không thể nào hiểu được.

TQ xâm lăng, nay VC mong như vậy để họ tiếp tục làm Thái thú, nhưng theo tôi nhận thấy, TQ mà xâm lăng VN thì nhóm người họ giết TRƯỚC NHẤT sẽ là Việt Cộng.

Từng phản bội, từng mánh mung gian xảo, Tàu hiểu rõ hơn ai hết, và khinh bỉ hơn ai hết, những TÊN PHẢN BỘI DÂN TỘC, QUỐC GIA.

Làm sao họ không biết VC đang phản bội, quốc gia mình?

----------------

Nay, việc cúi đầu chào ĐÁM LÍNH NƯỚC NGOÀI ngay giữa ban ngày ban mặt, thật là quá NHỤC cho quốc gia, dân tộc VN.

Thằng Sang này không thể cho được chết toàn thây như những thằng khác. Không ai làm thì tôi làm, ngày Cách mạng thành công, tôi sẽ đề nghị xử thằng này bị chặt đầu, tay chân, làm 6 khúc, rồi đem cho chó đói ăn.

Tôi muốn tự tay làm việc này, nhân danh Công dân Việt Nam.

Đời đời ghi tên vào lịch sử như là thằng PHẢN QUỐC số 2, tệ hơn cả Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, và chỉ theo sau thằng Nguyễn Sinh Cung.

Các thằng khác thì còn có thể châm chước, cho chết treo cổ, sau khi Tòa án tuyên bố họ tử hình.

Hết sức khốn nạn.

----------------

Hành động của nó LẬP TỨC đem lại hậu quả: Ngư dân nói "Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy".
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...y-2847097.html

Nghĩa là, chính vì hành động tối đa HÈN MẠT của thằng Sang, mà kể từ khi đó quốc gia VN ta sẽ còn tiếp tục bị TQ xâm lăng, ngư dân bị đánh đập dài dài, ngày càng hung tàn, thậm tệ, TRỪ KHI có Cách Mạng và CP mới sẽ uy dũng ít ra là như Phi Luật Tân.

Phiên tòa xử TQ xâm lăng, do Phi nộp đơn thưa, sắp sửa họp:
http://www.baomoi.com/Toa-trong-tai-...9/11446577.epi

Phi mua nhiều máy bay của Mỹ, và chắc chắn họ SẼ bắn bỏ bất cứ thằng Tàu nào xâm lăng, ngay cả dân đánh cá Đài Loan cũng bị Phi bắn chết, sau khi xâm phạm vùng biển của họ, còn không chịu chạy sau khi bị cảnh cáo 3 lần.

Dân Hàn quốc thì còn mạnh miệng hơn, phóng viên tường thuật trực tiếp vụ rớt máy bay bên San Fran nói "RẤT MAY 2 người chết là người Trung Quốc!"

Haha, có hơi quá đáng, nhưng lúc đó phóng viên không biết đó là 2 em gái 16 tuổi, nhưng suy cho cùng thì 2 đứa này lớn lên cũng chỉ làm điều xấu, bán hàng giả, dỏm, độc hại, do đó, theo lời TV Hàn quốc: "rất may" chúng chết!

Ôi, ước gì VN ta có lãnh đạo chỉ cần bằng người Phi Luật Tân trong việc bảo vệ biên giới? (và phóng viên "lỡ miệng" như Nam Hàn!)

----------------

Khi nào, khi nào đây, ngư dân ta mới hết còn bị đánh, bị "bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau."????

Càng nói, tôi càng muốn tự tay bóp chết 15 thằng trong Bộ Chính trị, mà thật ra tôi có thể không cần dùng vũ khí cũng đủ sức đá chết 15 thằng này trong vòng 10 phút.

(Bài Viết của Dr_Tran)

vinhtruong
07-12-2013, 02:29 AM
Hai tai nạn Hàng Không Korean Air Lines Boeing 707 và Boeing 747, có khác nhau do sáng kiến người cố tình đạo-diển ra hoạt cảnh trên không phận Russia và giờ giấc ấn định toan tính cho 2 hoàn cảnh xẩy ra khác nhau.

-Chiếc 707 bị bắn hạ lúc 21: 42 hoàn toàn trong đêm tối
-Chiếc 747 bị bắn hạ lúc 18: 26, trời chạng vạn sắp tối

Tại sao tôi phải nêu lên giờ giấc, vì trời chạng vạng tối là giờ phút mà chúng tôi thường thả các toán Biệt kích STRATA qua bên kia biên giới Lào/Việt đánh động tôi hồi tưởng lại cơ quan Tình Báo rất chú trọng vào lúc tranh tối tranh sáng. Loài người thường lăng xăn chuẩn bị cho một đêm dài nơi rừng rú mà không để ý đến sự vật xung quanh; về chính trị và quân sự đôi khi cũng song hành với nhau.
Ở đây, cái quan trọng là các đài Radar diện địa đang theo dỏi, và chả bao giờ thấy chiếc RC-135 AWACS nổi lên trên màn Radar ngoại trừ những chiếc Hàng Không Dân Sự qua lại trên hành lang ấn định.
Cái tai nạn 707 làm cho KGB điên đầu vì bị CIA phỉnh gạt, dù rằng chuyên viên Air Defense Corps của Russia thấy chiếc RC-135 AWACS đang khiêu khích chàng ràng nhởn nhơ ngoài không phận vùng biển quốc tế qua Radar định chuẩn IFF (Identification Friend & Foe) là rỏ ràng phi cơ địch, nhưng lại không thấy chiếc Boeing 707 trên màn Radar sắp bay tới?
Lúc khuya tối 21: 42 thì phát hiện trên Radar chiếc Boeing 707 đang bay vào không phận Russia và Air Defense Corps cứ tưởng là chiếc RC-135, (trong khi chiếc RC-135 mất dạng cùng lúc chiếc 707 lại ló dạng. Radar diện địa tin chắc là nó rồi, bèn ra lịnh bắn vào phi cơ lạ sau khi làm thủ tục nghêng cản theo đúng quy luật quốc tế vào lúc 21: 42 phút.
Kết quả, bị cả thế giới lên án Russia bắn vào phi cơ hành khách không vũ trang!

Lần nầy, cũng chiếc RC-135 AWACS hiện rỏ trong màn Radar vào lúc ánh nắng ban chiều vẩn còn soi sáng, 18:16 cũng ở ngoài hành lang hải phận quốc tế trong con mắt thịt theo dỏi của phi công Su-15.
Thình lình đài Radar Air Defense ra lịnh dồn dập 2 lần, phải bắn hạ tức khắt phi cơ lạ hiện rỏ trên scope radar trong khi chiếc Boeing 747 đã bay sâu vào không phận Russia, thì chiếc RC-135 không hiện trên màn Radar diện địa Corps Defense. Ánh nắng chiều thoi thóp trên bầu trời hải đảo Sakhalin, tầm nhìn xa thâu ngắn lại phi công Su-15 không còn thấy gì ngoài phải thi hành lịnh do điện đài dưới đất thúc giục. Thế là chiếc KAL Boeing 747 trúng hoả tiển không không rơi xuống biển đảo Sakhalin lúc 18:26

Về chiến tranh tâm lý, thủ lảnh thế hệ-2 Skull and Bones, George H W Bush đã lập kỳ công đem dư luận nguyền rủa động thái dã man của Liên Xô qua vụ 2 tai nạn phi cơ của Hảng Hàng Không Korean Air Lines, và tẩy chay không cho vận động viên LX tham dự Thế vận hội Helsinki

Biến cố thứ-3: Chuyến du hành đi vào lịch sử của cậu bé Mathias Rust.
Cậu bé Mathias Rust nầy đã làm điên đầu các lảnh tụ chóp bu Cộng Sản Liên Xô và gây chấn động dư luận khắp thế giới là do một âm mưu phản gián trong chiến tranh tình báo đã có kinh nghiệm qua 4 đời của giòng họ Bushes gài vào sự kiện thần sầu quỷ khóc nầy
Thế nên siêu chiến lược gia Averell Harriman mới chọn người kế vị cho mình là George H W Bush, một phi công gan dạ thời chiến tranh, bắt đầu nhiệm kỳ TT Richard Nixon

Năm 1987, cậu bé Rust ở tuổi 17 đã dám cả gan bay chiếc phi cơ loại nhẹ Cessna 172B mà không bị phát hiện? (Các bạn là phi công biết thế nào là phi cụ TACAN … CIA đã xuất quỷ nhập thần cấm dưới đất hoặc móc trên cây các Emitter Sensor [ như những phi vụ đặc biệt HOMING rước Toán STRATA ] dọc theo tuyến đường bay thẳng đến Red Square, chớ tài đức nào mà không bị gió thổi bay lạc? là phi công chúng ta phải nhận thức điều đó)
Mathias Rust cất cánh từ phi trường Malmi, Helsinki bay một mạch đến đáp xuống Công Trường Đỏ Moscow

-Cậu bị kết án 8 tù khổ sai nhưng mầu nhiệm thay có một tướng Liên Xô như tướng Nguyễn Văn Hưởng của Mafia-VN thả cậu bé nầy sớm hơn, vào tháng August năm sau đó

-Phải ghi nhận công lao từ SuPi

-Rust điều khiến phi cơ rà thấp trên vùng biển, rồi thì rà thấp sát ngọn cây khi vào đất liền như Queenbees cross border thả và bóc toán trong phi vụ Biệt kích Gián điệp để tránh các giàn radar chằng chịch trên đất liền. Thình lình màn Radar bạn thấy phi cơ Rust mất hẳn đóm sáng trên Scope-Screen, người điều hành theo dỏi cứ tưởng rằng hắn đâm đầu xuống biển hay đâu đó trên biển Baltic.

Căn cứ trên góc cạnh tình báo, LX sụp đổ ngày 30/5/1987 chớ không phải 1991
Cho mãi đến ngày 30/5/1987, một thiếu niên người Tây Đức (Không có bằng chứng CIA tài trợ nuôi dưỡng) tên là Mathias Rust lái một chiếc máy bay nhỏ từ thủ đô Helsinki Phần Lan, đã vượt biên giới Liên Xô. Rust như một Phi-công lão luyện bay thẳng một mạch, vượt qua mặt toàn thể hệ thống phòng không Radar và Hỏa-tiễn SAM-2 bay xa đến 550 miles và hạ cánh xuống ngay Công-trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa. Người ta cho rằng thiếu niên nầy đã bị bốc đồng nên nổi hứng?! (Tôi không nghĩ như vậy) Thử xem có bay được đến Công Trường Đỏ để gây tiếng vang ngoạn mục lưu đời? Người ta cũng cho rằng, cậu bé Rust ngây thơ không bao giờ nghĩ đến hay sợ hãi hỏa lực ghê gớm của hệ thống phòng không Liên Xô.

Phó TT BUSH, Đệ-2 đại đế triều đại Skull and Bones cho rằng vụ thằng bé Rust sẽ có dị-ứng lạ trong biến chuyển mới trên thế giới
Cậu bé nầy đã làm cho LX bối rối và quê dạng, coi như hệ thống phòng không của LX bị tê liệt. Lúc đó Rust mơi có 17 tuổi lái chiếc Cessna 172B từ phi trường Malmi Heisinki đáp xuống quãng trường đỏ Moscow’s Red Square. Cậu bị kết án 8 năm tù khổ-sai. Cậu bay qua biển, rồi đâm đầu xuống thấp tránh giàn Radar thì lúc đó CIA nghĩ rằng cậu đã đâm đầu xuống biển Baltic Sea; CIA cố tìm kiếm trên màn ảnh Radar RC-135 AWACS, vì trên scope radar thình lình biến mất một chấm trắng từ bờ biển Finland mãi cho đến khi LX tuyên bố cậu Rust đã đáp an toàn xuống quãng trường Đỏ.
Là phi công quan sát L-19, bạn có ý kiến gì? Khi bạn bay tập phi cụ trên vùng trời Nha Trang bạn đã bị bê trôi giạt như thế nào? Thế thì cậu bé nầy đã nhờ CIA trang bị phi trang tối tân hơn Tacan mà chúng ta đã từng sử dụng trên phi cơ. Theo tài liệu Rust chỉ có học 50 giờ bay tổng cộng kể cả cross country mà sao bay tới Moscow không lạc vả lại là lần đầu???
Vào một buổi sáng mùa xuân của tháng May/1987, Một điệp viên tình báo John Pike đã mừng rở đứng ngay cửa sổ toà đại sứ Mỹ ở Moscow, nhìn thấy thằng bé Rust đang làm một vòng trên không trung. Ông Pike chợt nhủ thầm “Làm đếch gì có phi cơ riêng tư, thương mãi nào mà dám bay ngang đây, Rust đã thâu gọn 550 miles là decent interval theo ý nghĩ của John Pike chỉ dấu chấm dứt Cold War trong tâm tưởng tình báo?”
Theo sự suy diễn của nhân viên tình báp Pike, tình báo Mỹ đã móc nối với Mikhail Gorbachev (như hiện nay CIA móc nối với Ông Putin, Ông Tập-Cận-Bình, Nguyển-Tấn-Dũng để làm diệu căng thẳng tại Biển Đông; Việc đầu tiên là ông Tập sẽ viếng thăm VN ưu tiên 1 cho vấn đề Biển Đông cũng do Mỹ cố vấn. Ông Tập như ngày xưa Đặng Tiểu Bình vậy) Từ 2 năm trước 1985, CIA đã bí mật giúp và đưa Gorbachov cũng như hiện nay, lập lại đưa Ông Tập-Cận-Bình trước 2 năm sẽ thay Ôn Gia Bảo làm thủ lãnh TQ, do nằm trong quỹ đạo của Mỹ, sẽ có thay đổi lớn trong nội bộ TQ, nhứt là trong phía quân đội
Liền sau đó Gorbachov tuyên bố đổi mới theo sự cố vấn CIA “Glasnost”, Ông bắt đầu thanh lọc thay thế từ từ người của ông vào trám chỗ các thành viên bị sa thải, gọi là “Perestroika” chỉ trừ những tướng lãnh thì CIA chỉ dẫn chờ thằng bé Rust đáp xuống công trường đỏ rồi tính luòn một lược.

Tình trạng chính trị Việt Nam vẩn chưa tới thời điểm diển biến … mà phải chờ
Đặc biệt Gorbachov qua Hà Nội khuyên lãnh đạo VN chuẩn bị mà theo Mỹ gấp gấp vì LX đổi mới không còn gì giúp được cho VN, nhưng Mỹ thì cứ lờ đi vì chưa tới thời điểm “roll-back 2010” để cho VN chuốc thêm nhiều bài học đau thương sau khi ăn BO Bo khoai sắn; về lịch sự hoà hoản với TQ và ngầm để cho tam-trùng Nguyễn Chí Vịnh làm con “cò mối” để cho buá rìu dư luận công kích Vịnh là người của TQ, đồng thời nhơn cơ hội đưa cán bộ thân TQ lộ diện như vụ Bau-xít chẳng hạn để loại trừ qua ngả êm xuôi bằng bửu bối “tham nhũng”. Người ta vẩn bị phỉnh gạt chỉ có Tổng Bí Thư, Chủ tịch mới lãnh đạo là lầm to. Đối với Secret Society chỉ cần nắm giữ các tướng trung thành làm công cụ khống chế các ông nầy để che phủ một lằn khói không ai biết. CIA đã thực thi những điều đó một cách bí mật và thành công.
Những sự kiện cho chúng ta thấy, TBT trọng không thể hất cái ghế của TT Dũng (nếu toan tính thì đã nằm trong ống cống trong đại hội-6. Đại hội-7, TBT Trọng và CTN Sang không được để bồ nhà vào BCT mà phải để con Gà made in USA vào ngồi chỗ đó, nếu 2 ông không muốn nằm ống cống. Rồi tới phiên TT Dũng, dù biết rằng lấy phiếu tín nhiệm sẽ bị thua một cách nhục-nhả nhưng không được cản trở, nếu không muốn nằm trong ống cống. Một guồng máy công an trị do Secret Society điều khiển qua 3 tướng lảnh, bên quân đội Nguyễn Chí Vịnh, bên cảnh sát tướng Tô Lâm, bên chống nổi dậy, tướng Nguyễn Văn Hưởng.
Tình trạng “vườn không nhà trống” sau khi Trương Tấn Sang qua Mỹ nhận chỉ thị sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, như thả tù nhân lương tâm, chỉnh lý guồng máy, chuẫn bị gia nhập TPP và nhiều thay đổi mới lạ nữa vì đã trể không còn kịp nữa

Ngày tàn của chế độ cộng sản Liên Xô đang chuyển biến nhưng VN từ từ
TT Reagan bèn tuyên bố mục đích chọc quê LX “Bức tường thép bây giờ bị thắng bé Rust chọc thủng, thế thì rất tốt cho sự phòng thủ của NATO” kết quả sơ khởi Gorbachov đã sa thải 2000 sĩ quan viên chức quan trọng của Bộ Quốc Phòng. Hoa Kỳ đã nhờ khoa hoc kỹ thuật mà đánh bại LX trong giai đoạn chạy đua vũ trang - 1981, George H W Bush vị đại đế hoàn vũ giấu mặt ra tuyên bố tất cả cho đầu tư về cuộc chạy đua vũ trang, Rồi đây người Mỹ sẽ không nghe lải nhải chữ chạy đua vũ trang khi ta bỏ xa LX. Đất nước còn là còn tất cả, mất mất tất cả. Những nhà tài phiệt nhát gan bỏ vốn liếng vào việc chạy đua vũ trang. Siêu chính phủ biết dân Mỹ nhát gan nên hù doạ một nước Cuba láng giềng CS đáng sợ mà khi đóng thuế người dân không còn cằn nhằn nữa?.

Cho thấy ai là người không những lảnh đạo nước Mỹ mà cả thế giới
Bush-Cha trên giấy trắng mực đen phải được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng an Ninh quốc gia (National Security Directive-3 là cơ quan đặc trách đấu tranh trực tiếp với LX. Lợi dụng cơ hội nầy WIB [War Industries Board] Bush buôn lậu một số vũ khí khổng lồ kiếm không biết bao nhiêu lợi nhuận, ra mặt lấn quyền TT Reagan và mở các cuộc hành quân mật tại Đông Âu mà không cần hỏi ý kiến của TT Reagan, Vì Reagon cấm bán lúa Mi cho LX liền bị nhóm Bush ám sát nhưng hụt. George H W Bush biết chắc rằng CSLX sẽ bị lật đổ do kế sách tình báo của Bush, nhưng tại sao trong lịch sử lại do công TT Reagan?
Trong các cuộc hành quân mật có vụ làm mất uy-tín LX trong thế vận hội, như 1983 Mỹ ỷ vào khoa học kỹ thuật vượt trội, đưa LX vào cái bẫy bắn lầm 2 chiếc phi cơ Korean Airlines đi lạc vào không phận LX, cũng do CIA dùng khoa học kỹ thuật biến đổi bắc-từ cực mạnh phát ra từ một AWACS, RC-135 (Boeing 707 modified doom radar trên lưng) tạo nên một điện từ cực mạnh, báo hại Pilot Korea Airline là một đại tá không quân biệt phái lái chiếc nầy phải lầm lẫn bay trong điều kiện IFR, không ngờ trong đêm tối nên bị Sukhoi Su-15 lên nghênh cản và bắn hạ, dù rằng phi công LX đã có báo hiệu intercept theo luật quốc tế. Những ghi âm cuộc đối thoại nầy đều được phía Mỹ đem ra phơi bày trên diễn đàn LHQ, báo hại các nước nghe lời Mỹ tẩy chay không cho LX tham dự Thế Vận Hội: Sau chuyến bay 902 đến 007 định mệnh bị AWACS, RC-135 phát sóng đánh ra làm lạc hướng bay vào không phận LX, vùng Kamchatka Peninsula, tất cả 269 hành khách đều bị tử nạn.

Thằng bé Rust đem vận đen đến cho chế độ CSLX
Theo sự nghiên cứu của người viết, LX đã đầu hàng Mỹ ngày 30/5/1987; Còn như cậu bé Mathias Rust bay máy bay nhỏ với cao độ thật thấp, nên không hiện lên trên màn ảnh Radar. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một chiếc phi cơ nhỏ bay dễ bị gió lạc, nhứt là ở cao độ quá thấp, nếu không có radar sensor Tacan thì không cách nào đến được mục tiêu. Ðây là một chiến công lẫy lừng của ngành phản gián CIA, để rồi nhân cơ hội nầy, Gorbachev lập tức ra lệnh thanh trừng và thay đổi cấp chỉ huy: Người thứ nhất là, Bộ-trưởng Quốc-phòng Liên Xô, người thứ hai là, Thống-chế Sergei L. Sokolov, hung thần chiến tranh, đã có lời đe dọa sẽ gởi hạm đội tàu ngầm nguyên tử qua trừng trị Mỹ năm trước, bị cho giải ngũ Việc nầy đã làm cho toàn bộ hệ thống an-ninh phòng thủ Liên Xô và KGB trở thành một trò cười cho cả thế giới, vì chỉ một chuyến bay có tính cách chơi đùa của trẻ con, đã khiến cho đảo lộn cả toàn bộ Chính trị và Quốc phòng Liên Xô. Tôi cho đây là Phó T.Thống, George H.W Bush, [Ðại-đế giấu mặt của thế hệ thứ 2 Skull and Bones] đã dùng chiến tranh tình báo để giúp Gorbachov lật ngược thế cờ loại bỏ những tên Cộng Sản cực đoan, cuồng tín, Liên Xô chỉ chú ý đến qua kinh nghiệm cuộc chiến tại Việt Nam, vào khoảng không với cao độ, nơi mà những hỏa tiễn SAM tìm-nhiệt diệt phi cơ phản lực của Mỹ hay máy bay do thám U.2, RF.101 thường xuất hiện với cao độ, còn máy bay bay thấp thì SAM được xem như Ốc-Vịt, như trực thăng H-34 bay qua lại trên đường mòn HCM như đan một chiếc thúng mà SAM có làm gì được đâu; điều kiện cần và có của SAM là phải có cao độ hoả tiển mới thăng bằng, có tốc lực cần thiết để đuổi theo tim nhiệt.

Sự chuẩn bị của Gorbachov để lật đổ cộng sản
Đề cử bồ nhà Thống-chế Dimitri T. Yasov lên thay thế, Thượng-tướng Vladimir Kruichkov lên nắm quyền Tư-lệnh KGB, cùng nhiều Tư lệnh an-ninh, quốc phòng và các binh chủng bị thay thế.
Hoa-Kỳ đối về mặt Phản-tình báo chiến lược, đây là một thời điểm cực kỳ quan trọng để thay đổi lịch sử vô cùng thuận lợi để dẹp bỏ chế độ Cộng Sản như TT Reagan đã nói: “Đã đến lúc người Cộng Sản phải lật trang sử cuối cùng!” (Quả thật W.A.Harriman có tằm mắt nhìn xa khi chọn dòng họ Bushes, có máu di-truyền về tình-báo, lên ngôi Skull and Bones-2) Vì chuyện thằng bé chơi đùa ngỗ nghịch ở trên mà Ông Gorbachov hầu như không còn ai chống đối.
Có phải do cơ-trời hay do sự ảo-thuật của Tình báo Hoa-Kỳ? nên ông Gorbachov không còn do dự gì nữa, thẳng đường tiến tới hợp tác với Mỹ, ra lệnh cho quân đội Liên Xô áng binh bất động, mặc kệ cho nhân dân Đông Âu nổi dậy giành lại chính quyền, phá tan bức tường Bá-Linh, săn lùng các Cán-bộ Cộng Sản và tuyên bố thế chiến lược mới “Ðộc-lập Tự-do thật sự!” Ông Gorbachev cũng đến Hà Nội và nhiều nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác, cảnh cáo họ rằng: Phải chuẩn bị tự lực cánh sinh vì Liên Xô đổi mới sẽ không còn khả năng chi viện nuôi Chiến tranh Giải phóng (NLF) nữa.

Đặc biệt đáng ghi ngận, ông Gorbachev đến tận Hà Nội và cảnh cáo lãnh đạo Hà Nội rằng: “Liệu đường mà đi với Hoa-kỳ cho nhanh, ông lại ngụ ý, phải cẩn thận vì không còn cái dù che của Liên Xô và có thể bị Trung-Cộng làm thịt. Nhưng ngặt nỗi, Hoa-kỳ không hấp tấp, để kéo dài thời gian coi cho được, cần thiết theo lộ trình rồi mới đưa hai bàn tay ra nâng đỡ VN; Hơn nữa, phải để cho VN thêm một lần nữa thấm đòn và chuốc thêm nhiều đau thương với Trung Cộng vào một thời gian khá lâu, rồi sẽ ôm ấp sau. Cái thế siêu chiến lược của Nhóm dân sự George Kennan theo tư tưởng Harriman là vậy! Việt Nam ao ước được có một tuyên ngôn độc lập dân quyền, như hồi năm 1945, ngày cụ Hồ tuyên bố trước thế giới, hãy nhìn vào lịch sư Hoa Kỳ xem thử họ đã trải qua bao nhiêu thời gian đầy sóng gió, thãm cảnh nội chiến để thành đạt bản tuyên ngôn mà Họ tự cảm nhận “Freedom is for Free!” có nghĩa “Muốn Ðộc lập Tự do phải trả giá!?”

Theo các nguồn dư luận
Sau khi thọ án khổ sai 18 tháng trong nhà tù Liên Xô, Rust làm việc cho một nhà thương ở Rissen, Đức, Nó yêu tha thiết một trong nhóm y-tá tại nhà thương nầy. Nhưng khi cô cự tuyệt vì khi dễ hắn là cựu tù nhân chăng? Rust quá đau khổ có lẽ mối tình đầu nên chơi nàng vài nhát dao cho chừa cái tật không biết đâu là tình yêu chân thật đầu tiên? Rồi Rust vô tù lại vì tội mưu sát bằng bản án 2 năm rưởi cho mối tình đầu ngay ngô! từ 1991 đến 1993
Tháng Tư 1994, thình lình hắn tuyên bố: (cái nầy giống y chang Cô Tim ở Phần Lan thiện nguyện vào VN làm việc như Mathias Rust giúp trẻ em Cô Nhi Viện Gó Vấp; Cái quan trọng là tiền ở đâu, cô Tim và Rust có?) Thiện nguyện trở về Liên Xô để giúp trẽ em tại một Cô Nhi Viện. Rồi thì Rust mất dạng một thời gian 2 năm, có nguồn tin hắn đã chết tại Liên Xô nầy. Nhưng một thời gian ngắn lại thấy hắn xuất hiện là một nhân viên chuyên quảng cáo bán giày tại Moscow.
Hai năm sau, ở tuổi 28, sau khi đi du lịch khắp thế giới (Tiền đâu mà nó sung sướng quá vậy) Hắn trở về Đức, nhân một cuộc phỏng vấn năm 1997, hắn thú thật sẽ cưới một cô gái Ấn độ, tên Geetha, một đứa con gái của một gia đình khá giả chuyên bán quần áo may sẳn, hắn theo vợ theo đạo Hinduism và làm lể cưới theo mẩu hệ tại Ấn độ. 2 vợ chồng về lại Đức sinh sống

vnguyen5
07-13-2013, 12:36 AM
Mời đọc những bài viết để biết hậu duệ VNCH vẫn tiếp tục cuộc chiến chống cộng của cha anh, đang công khai đánh phá kinh tế VC. Thế hệ 1.5 này giỏi hơn chúng ta xa lắc. Trong 10, 15 năm nữa mà không diệt được CS có lẽ dân Việt sẽ lâm vào cảnh ngàn năm tăm tối...


Quote:
Trích dẫn từ bài viết của kingkenny Xem Bài
Nhưng đấy là tương lai , còn phe bạn coi bộ khó có cơ hội nắm chính quyền , bọn mọi rợ CS tuy ngu nhưng bám dai như đỉa đói vậy , ở đâu cũng thế , rất khó dứt hoàn toàn trừ những nơi không bị CS tràn vào : Miến Điện , Nam Hàn
Nếu VN bị nạn đói, chết vài trăm ngàn người, cục diện sẽ khác. (End Quote)

Và đây là nhờ ngoại quốc vào phát chẩn, lẽ ra chết vài triệu.

Theo cách VC diệt nông nghiệp thế này thì ngày đó không xa đâu.

80% dân chúng hoàn toàn không có tiền để dành. 1 trận dịch lớn, mất mùa, là hàng mấy chục triệu nông dân đói ăn.

------------------

Vài năm qua, kể từ NQ11 tháng 2/2011, rất nhiều dân chúng đã phải vét bán hết vàng, đô la để sống qua ngày đoạn tháng. Nay họ cạn kiệt rồi, không còn gì để bán, chỉ có bán thân.

Thanh niên trai tráng nay bán thân rất nhiều, hoặc cho các bà sồn sồn thiếu trai, hoặc cho đám đồng tính ngoại quốc (la cà khu Phạm Ngũ Lão, SG).

VC nhắm mắt cho dân bán dâm, vì biết nếu cấm quá thì họ đói, sinh ra bạo loạn. Sắp tới đói quá có thể cho mại dâm công khai, NHÀ NƯỚC KHUYẾN KHÍCH, TỔ CHỨC.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ như đói quá uống thuốc độc cho qua cơn đói mà thôi.

------------------

Người ta nghèo quá, bán dâm tuy có thể sống qua ngày, nhưng rồi sẽ mang đủ loại bệnh tật, lây lan toàn xã hội.

Nạn phá thai nay bỏ xa nước đứng nhì thế giới. Phải nói, không đâu trên thế giới mà bán dâm rẻ, trẻ, tràn lan, như tại CHXHCNVN.

Các tệ nạn này càng làm toàn xã hội bất ổn, trở nên nghèo hơn. Người ta quá lo sợ nên không ai dám bung ra đầu tư cho ra tiền.

Consumer Confidence, Investor Confidence đều ở 1 con số trên 100.

Do đó, quay vòng lại, thì các "biện pháp xóa đói giảm nghèo" bằng cách cho TỰ DO BÁN DÂM hiện nay trở lại hại toàn xã hội, kể cả người mua, bán dâm. Nhà nhà nay nghèo đói, người người đói nghèo thảm khốc.

------------------

Sự tự hủy diệt không dừng lại chừng nào toàn quốc lăn ra chết hết. Xã hội không tiến thì lùi, nền văn minh không phát triển thì sẽ co rút lại thời phong kiến, thậm chí tiền sử.

Nay các loại "văn hóa lễ hội" thời cách đây cả ngàn năm đang trở lại. Lễ giết heo, chọi trâu rồi làm thịt tại chỗ, máu me vương vãi cả làng, nay đang "phát triển" mạnh.

Dân ta đang trở lại thời phong kiến cách đây 1000 năm, trong tư duy làng xã (cả làng đánh giết kẻ trộm chó), trong tư tưởng "Đảng luôn đúng", "Boác hồ là khai quốc đại công thần", v.v...

------------------

Muốn phá cái "dớp" này thì vô cùng khó. Phải có 1 biến cố vô cùng trọng đại xảy ra.

Chúng ta đừng bỏ qua yếu tố THIÊN MỆNH. Điều này phải khôn, khéo, vì không thể đùn đẩy cho "số mạng" rồi không làm gì cả.

Chúng ta phải trui rèn ý chí, chăm chỉ học hỏi, để rồi khi thời thế thuận lợi, chúng ta ra giúp nước.

Theo tôi, biết đâu sẽ có biến cố nào đó cực kỳ trọng đại tại VN, ví dụ 1 trận dịch kinh hoàng làm dân chúng không dám ra đồng, từ đó bị mất mùa, hoặc 1 trận động đất cực lớn tại 1 thành phố lớn nào đó, hoặc có sóng thần, v.v...

Phải cần 1 biến cố như vậy mới có thể thay thời đổi vận cho VN. KT sụt giảm mà thôi thì chỉ là điều kiện CẦN, chứ KHÔNG ĐỦ, đem lại sụp đổ chính trị, QUÂN ĐỘI, HỆ THỐNG CÔNG AN CHXHCNVN.

------------------

Các bạn đừng quên, cho dù có đảo chánh, thì phe mới lên nếu không thuộc thành phần nào đó của chính VC thì khó thể đứng vững, do mấy triệu bộ đội, công an, đã bị tẩy não, nhồi sọ từ mấy chục năm là "ĐCSVN quan vin, Boác hồ vỹ đạy", v.v...

Muốn thay đổi thể chế trong lúc công an, bộ đội làm ngơ cho xảy ra, thì vô cùng khó, tôi không nghĩ ra cách nào khác trừ khi có bàn tay Thượng đế can thiệp vào, ví dụ như cho xảy ra 1 trận động đất tại Hà nội làm chết hàng đống cán bộ chóp bu, ĐCSVN tự động tan rã, v.v...

Khi đó, phe dân chủ chỉ việc nhảy vào quản lý, trong lúc bộ đội, công an hoang mang hoảng hốt vì cấp trên phần chết, phần bỏ chạy, không ai muốn quyền lực gì nữa mà chỉ muốn chạy sống yên thân.

Tương lai rất khó đoán, chúng ta làm gì được thì làm, không thành công thì cũng không thẹn với con cháu, sử sách về sau.

Dr_Tran

vinhtruong
07-13-2013, 05:07 PM
Sau vụ chấn động về thằng bé Mathias Rust đáp xuống Quảng trường Đỏ, thủ lảnh Skull & Bones, George H W Bush an âm về ng ười cùng chí hướng là Gorbachov sẽ giúp giải phóng đông Âu. Thế là 15 ngày sau Bush-Cha âm thầm đi gặp Pope John Paul II để dàn xếp cuộc gặp gở đi vào lịch sử được lưu giử Hồ sơ Văn Khố (Archives) đặt cái tên “The Cold War Team of Pope John Paul II and Ronald Reagan”. (Toán kết thúc cuộc chiến tranh lạnh của Đức giáo hoàng Paul-2 và TT Reagan)

-TT Reagan tuyên bố tại Brandenburg Gate, ngày 12 June 1987: “Mr Gorbachev, tear down this wall” Ông Gorbachov đã đập xập bức tường ngăn cách Dông Tây)

Đúng một năm qua, để nhớ ơn 2 ngài đã giúp dân tộc Ba Lan dẹp tan cộng sản. Thứ Bẩy, ngày 14/July/2012, tại Gdansk. dân chúng Ba Lan khánh thành tại thành phố thơ mộng cửa biển Gdansk nơi cửa-khẩu của con s ông Vistula chạy ra Biển Baltic. Tạc tượng đài hình dáng của 2 vĩ nhân là Đức giáo hoàng John Paul II và TT Reagan đã lộ ra nguyên hình dư ới lớp vải phủ che từ từ dở xuống giữa sự hoan nghinh của toàn dân Ba Lan đã được cứu thoát khỏi chế độ độc tài CS

(Một tài liệu quan trọng tới ngày nay chưa bao giờ được giải mật)
Did George Herbert Walker Bush never meet with Pope John Paul II???
(Bush-Cha đã không bao giờ có cuộc họp với Đức Giáo Hoàng Paul-2 ???)

(Lấy tin tức từ CNN = In this Pope Slideshow at CNN.com (I won't spoil the ending) the John Paul-II is shown meeting Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bill Clinton, and George W. Bush.

Even disregarding the religious nature of the Papacy, the Pope is generally seen as being a significant World Leader. So it doesn't surprise me at all the U.S. Presidents would choose from time to time to meet the Pope. In the same slideshow we see the Pope with Gorbachev, Castro, and Arafat.

- There is no picture of the Pope meeting with George H.W. Bush.

- Is this just neglect on the part of the CNN archivists who put the slideshow together?

- Or did George H.W. Bush never meet the Pope?

**** Tại sao Secret Society phải dấu kỹ chuyện nầy?
Bush-Cha và Đức Giáo Hoàng Paul-2
(Tài liệu tiết lộ mới nhứt, nhưng không có dấu tích hình ảnh)

Ngày 15/2/1984, Phó TT Bush-Cha, thủ lảnh Skull and Bones 322 kết thúc cuộc đi đêm từ Âu Châu và Sô Viết sau khi hội kiến với Giáo Hoàng Paul-2 ở Rome. Khi bay trở về trên chiếc Air Force-2, đang băng qua Đại Tây Dương. Bush-Cha đánh mật điện về cố vấn an ninh quốc gia, Bud Mc Farlane:
“Tôi vừa hội kiến với Đức Thánh Cha trong vòng 55 phút, Đức Cha trông còn khỏe mạnh, nói năng nhẹ nhàng chân thành, thường hay chồm tới phía trước, nhìn ngay vào mắt tôi … Chỉ riêng mình tôi với ngài bàn bạc về tình hình phía đông Âu châu, chú đích vào trọng điểm cuộc gặp gở ngày hôm qua với Chủ tịch Sô-Viết Chernenko, nhưng Đức cha có quan niệm gần giống cựu Chủ tịch Leonid Breshnev, và có thể sẽ thuận lợi với giọng trầm hùng biện … lập lại lần 2, giọng trầm hùng biện …
Rồi thì tôi hỏi ngài có cao kiến gì cố vấn chỉ dạy chúng con về việc hiện tình Ba-Lan. Ngài nhấn mạnh 2 chử “nhần quyền” là nhân tố chính (thế là thủ lảnh Skull and Bones dùng Nhân Quyền như “Bửu bối về đòn phép chính tri” Chính thể sẽ không thể đổi nếu không đấu tranh cho “Nhân Quyền”. Đó cũng là lý do ngài yêu cầu được qua VN, nhưng chính quyền rất sợ hải?
Ngài tiếp: “Vì thế cho nên Ông (Phó TT) phải khai thác ảnh hưởng từ tướng Wojciech, dù rằng Jaruzelki là lảnh tụ Cộng Sản nhưng ông là người có nhiều uy tín và ảnh hưởng chính trị rất sáng suốt”

Dù rằng chuyện thằng bé Rust là do diệu kế của thủ lảnh Bush-Cha, nhưng ông muốn phụ thêm nhiều ý kiến nữa cho chắc ăn. Vì Mathias Rust là chìa khóa chính (master key) đễ lật đổ chế độ cộng sảng Liên Xô trước theo lịch trình 10 năm trù dập LX (1980-1990) Chìa khoá chính ở đây có nghĩa theo kế hoặch Eurasian-1: “Khi muốn ăn trái Soài Riêng việc đầu tiên là phải “Tách Vỏ” Vỏ soài riêng như ta đã thấy nó không những cứng mà gai gốc lỗm chổm không dể gì tét nó ra. Nhưng khi tét được cái vỏ gai góc Sô Viết ra rồi thì những chiếc múi Trung Quốc lúc nào muốn ăn chẳng được? Nhưng để lâu thì bị “hôi gió” nên thủ lảnh thế hệ-2 Skull and Bones 322 phải “hẩu-sực” vào thời gian “1920-2020”
Một tia sáng đáng tin cậy để dùng ảnh hưởng của ngài trong vấn đề cách mạng Ba Lan là mũi nhọn tiên phuông làm tan rả Khối CS đông âu để chấm dứt cuộc Chiến Tranh Lạnh trên phần đất nầy. Sự thật lảnh tụ Bush-Cha đi đêm cho cuộc họp Ngài với TT Reagan trên danh chánh ngôn thuận, chắc ăn, chớ mọi việc do ông sắp sếp trước cả rồi, thừa hiểu Gorbachov là ng ười của mình như bây giờ là Tập Cận Bình cho Biển Đông, Mỹ nói gì thì thế giới đều phải nghe theo sự chủ đạo của Mỹ. Trương Tấn Sang phải chấp nhận trước nhứt là ưu tiên vào Khối TPP (vì quyền lợi Mỹ đi đôi thay đối chế độ VN), kế là thả tù nhân lương tâm trể lắm là trưóc tháng October năm nầy y chang như Miến Điện. Nếu quý bạn xem trên 80 bài (TT Dũng sẽ …) trên là đúng như tôi đã dẩn giãi nhiều lần thì những đáp số trên chắc trúng 90% !!!!!?????
Đức Cha và Phó TT Bush bàn thảo vấn đề giao tế giữa Mỹ và các nước hồi giáo. Ngài nói: “Tình hình khá xấu về giao hảo giữa Mỹ và các nước hồi giáo”.
Bush-Cha tiếp: “Tôi phải hứa với ngài là lấy nước Lebanon làm khuôn-mẩu như ý cố vấn của ngài” bên cạnh đó nước Mỹ, (thoáng trong tư tưởng Bush-Cha) cần phải có một tổng thống da màu để hàn gắng tình cảm với phe hồi giáo (TT Obama cúi khòm sát lưng xuống cũng giống như Trương Tấn Sang không phải là yếu mà là chính trị sâu sắc, (dù rằng người dân Mỹ không chịu nhục như vậy, căn cứ trên nhiều tờ báo ở Mỹ) kiểu Obama’s stile mà cũng chả ai biết tổng thống giả định, nhậm chức phải nghe lời “móm” của Secret Society dù bất cứ họ xúi bẩy những gì cũng phải nghe theo)

Trách nhiệm phải làm sau lời khuyên của Đức Giáo Hoàng John Paul-2.
Không cần phải ngồi vào vị trí “chóp-bu” mới có quyền để lảnh đạo đất nước, thời TT Kennedy, Harriman ngồi ở một vị trí khiêm nhường sô-3 trong bộ ngoại giao, nhưng vẩn điều hành công việc một cách hiệu quả và cô cùng thắng lợi. (xem lại Video Kennedy assassination, bài “Skull & Bones chọn ngày Quốc Khánh 30/4 cho VN) Cũng như tại Việt Nam, George H W Bush (Secret Societ) chỉ cần điều khiển 3 con rối chức vụ làm tướng không lớn lắm nhưng vẩn chủ động phương tiện “Truyên thông Thông tin” một cách êm đẹp mà khó có ai có thể phát hiện được. Phe Dũng và phe Trọng, Sang phải răm rắp nghe theo như trong đại hội-6, rồi -7, bầu phiếu tính nhiệm, bắt nhốt ĐVCS loại gộc như Cù Huy Hà Vũ, bắt nhốt sinh viên trẻ Phương Uyên với tang vật cờ VNCH để đăng báo TIME với hình ảnh đẹp như tài tử Cinê ngay thơ (cậu kia nặng hơn 8 năm, nhưng không ăn khách) , thả ngay người Mỹ gốc Việt mà lại là đảng Việt Tân, như vậy mới ngồ-ngộ, thả tù sớm hơn như món quà vì Kerry làm BTNG, LS Lê Công Định made in USA, còn bác sĩ Ngụy Nguyên Đan Quế và Phạm Hồng Sơn thì cho công an đủ loại bao chung quanh để vui chơi, nhưng không được bắt nhốt, để cho đãng Việt Tân phân phát T-Shirt chống TQ về HS, TS … để sau nầy đảng Việt Tân như cách mạng 30/4 mang K-54, băng đỏ bàn giao chính thể bớt đổ máu … Còn như không nghe theo thì nằm dưới ống cống ngay thì rán chịu!!!, hay trong chiếc xe Van bỏ nằm bên cạnh đường, còn như ngoan ngoản thì hành theo sách lược “Truyền Thông Media” do Secrets of the Tomb vạch sẳn từng bước thì hạ cánh an toàn, êm re như bò kéo xe!

Thế là trong tâm tư của thủ lảnh Bush-Cha phải tạo dựng lên một cuộc cách mạng trong lảnh đạo của Mỹ là phải có một TT Da Màu đầu tiên để đủ cứng cựa về dân chủ hầu đấu tranh cho “Nhân Quyền”, để điều hành thế giới trong giai đoạn “roll-back” Thái Bình Dương sau hàng chục năm di tản chiến lược về Hawaì bằng cuộc di tản chiến lược “Operation Eagle-pull 1975” Ngày nay TT Obama thay vì lấy tên “roll back 2010” thì Obama có quyền đật cái tên là “Trục Xoáy” vì cái quyền là Tổng tư lịnh quân lực Mỹ
Cái khó là làm sao để có một tổng thống Da Màu đầu tiên dù rằng điều lịnh hiến pháp ngoài mặt không có sự kỳ thị, nhưng trong thâm tâm người Da Trắng vẩn còn … Phải nghe lời Ngài Đức Giáo Hoàng để tượng trưng một TT Dân-chủ 1000% cho cuộc đấu tranh 10 năm trù dập TQ và hoà hoản cảm tình với thế giới hồi giáo. Như sách lược đang đi đúng trên trục lộ Eurasian: Chiếm vòi xăng Trung Đông trước rồi trở lại bắc Úc trông chừng vòi xăng Biển Đông.
Trong tâm tưởng của người kế vị Averell Harriman là, cái khó là muốn có một tổng thống Da Đen vào thời điểm “roll-back 2010” là New York Establishment, chúng ta phải làm đảo ngược một số “định-luật và nguyên lý” đúng theo câu “có tiền mua tiên cũng được”, vào cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 8 năm (2008-2016) dưới 6 điều kiện khó xử và phải vượt qua dưới đây:

(1) Nhà nghèo thắng nhà giàu

(2) Da Đen thắng Da Trắng

(3) Vô danh tiểu tốt thắng Đệ Nhứt Phu Nhân

(4) TNS tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang lớn NEW-YORK

(5) TNS thiếu niên thắng TNS thâm niên

(6) Chưa từng ở Bạch Ốc thắng người đã từng ở Bạch Ốc

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH

vnguyen5
07-13-2013, 06:10 PM
Anh Vinh,
Bài phân tích nhận dịnh của anh hay lắm, nhưng có vẻ đơn điệu đọc mãi cũng ngán. Tôi xin thỉnh thoảng kèm vào những bài hay của thế hệ VNCH 1.5, cháu Đ/T N V Nghi, con của viên chức trong tòa đại sứ ở Pháp để thread này dễ đọc hơn. (nếu không phiền anh.)
V.N.

Cuối Cùng Thì TẤT CẢ NGƯỜI VN ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CS.
Quote:
Trích dẫn từ bài viết của Dr_Tran Xem Bài
Không có ngoại lệ cho giáo dục: price up, demand down:
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...9-2848594.html
End quote.

Lấy thí dụ đơn giản:

Theo trên, giá $30 thì sức cầu là 10 ngàn đơn vị, giá $40 thì sức cầu chỉ 5 ngàn đơn vị.

Giá lên thì sức CẦU giảm, đơn giản như vậy.

Giá học phí lên gấp 3, 4 lần, kéo theo đủ loại phí, tổng phí học sinh phải trả sẽ tăng gấp 5, 6 lần.

Do đó, rất nhiều học sinh đơn giản là không có tiền đóng, từ đó phải bỏ học.

Thế là HÀNG TRIỆU trẻ em sẽ phải thất học ngay từ tháng 9 này, cộng thêm vào số THIỂU HỌC và THẤT HỌC hiện đang vài chục triệu người.

-------------------

Quốc gia VN đang bị tàn, mạt, dốt, ngu, hèn, nghèo đi TỪNG NGÀY trong bàn tay thối tha, sắt máu, của Việt Cộng.

Đừng ai tưởng rằng họ không bị ảnh hưởng. Cho dù là nhà giàu sống riêng biệt cách xa các tầng lớp dân lao động nghèo khổ, thì vẫn bị ảnh hưởng xấu do môi trường độc hại, thức ăn độc, khói bụi ô nhiễm, trộm cắp cướp giựt, say rượu chạy xe, mánh mung lừa gạt, v.v...

Cuối cùng thì TẤT CẢ NGƯỜI VN ĐỀU LÀ NẠN NHÂN VC.

Cho dù sống tại ngoại quốc nhưng nếu có gốc VN thì cũng bị họa lây, như tôi hồi bên Úc bị biết bao sự hiểu lầm, kỳ thị, do người VN bên đó phạm tội ác quá nhiều. Phía phụ nữ mà thôi đã bị tù tỉ lệ 32 lần cao hơn phụ nữ Úc, đa số là do bài bạc mà ra.

Có lần có cô Úc kia gọi điện thoại nói chuyện, rồi lan qua chuyện phiền toái, cô ta than dân VN quá - khi đó qua điện thoại không biết tôi là VN.

Tôi ráng bênh dân VN, nhưng cô ta ráng thuyết phục rằng dân này không đáng bênh. Tôi đuối lý, lát hồi mới công nhận cô ta đúng, và công nhận tôi là VN cũng thấy quá xấu hổ vì dân tôi.

Quả thật, hồi nào xém chết ngoài biển, Úc nhận vào nuôi ăn ở, cho học hành, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, để rồi học xong, ra đại học, lại mánh mung làm chuyện bậy, có khi bài bạc thua rồi đi buôn xì ke ma túy, dùng kiến thức học được của Úc hại lại Úc, cảnh sát Úc.

-------------------

Đó, theo tôi, cũng là vì dân ta MẤT GỐC, không còn gì để tự hào, không có quốc gia để vịn vào trong các giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.

Có TÔN GIÁO thì còn đỡ, không có tôn giáo thì như lá cây bay trước gió, không phương, không hướng, không reference point, không điểm tựa, để mặc cho cuộc đời đưa đẩy, thường là xuống bùn sình.

Quốc gia ngày càng lụn, bại, tôi nghe việc tăng học phí này mà buồn lòng, vì đánh vào chính gốc rễ, căn bản, của quốc gia, nhân văn, dân tộc.

Dân tộc VN khó tránh khỏi bị thụt lùi xuống hàng man di mọi rợ trong thế kỷ này, mà thật ra nay đã là mọi rợ rồi, qua các việc ăn thịt chó, chuột, gần đây lên cả báo quốc tế.

Dr_Tran.

vnguyen5
07-13-2013, 06:21 PM
Mỹ, TQ, cùng lắm cũng chỉ giúp cái "core" KT quốc doanh kia mạnh thêm mà thôi
Quote:
Trích dẫn từ bài viết của BadDayXiii Xem Bài
Ngoại tệ khó mua là vì giờ đây dự trữ ngoại hối đang cạn dần , hơn nữa vừa bán ít nhất 2,45 tỷ $ ra để bình ổn giá vàng đợt vừa qua !
Hơi bi quan 1 tí nhưng tôi nghĩ VCs sẽ gượng dậy nhanh thôi , vì sắp tới chuẩn bị là có "Đại Hội Việt Kiều" , nơi mà chủ yếu thành phần tham dự là doanh nhân và trí thức .
Hơn 900 bộ óc heo đợt này sẽ ra sức dùng uy tín cá nhân để đầu tư và vận động đầu tư vào VN thêm nữa , nhằm cứu lấy k tế Việt bằng lượng kiều hối ổn định và vô tận .
End Quote.

KT VC sẽ KHÔNG chết vì thiếu ngoại tệ, điều này tôi đã phân tích từ rất lâu rồi.

Phe tôi đánh ngoại tệ tăng giá chỉ nhằm làm sụt giảm mức ngoại tệ dự trữ, làm suy yếu sức mạnh KT tài chánh của VC mà thôi.

Nói khác đi, đây chỉ là "lấy điểm" chứ KHÔNG phải đòn knock out.

1 cty phá sản nhiều khi, đa phần, không phải vì hết sạch tiền không còn 1 xu. Nhưng là vì nợ nhiều hơn tài sản, vì hàng bán không ra, không có sản phẩm gì in the pipeline, v.v... Nhân viên chán nản, bỏ việc, cũng là 1 vấn nạn dễ làm sụp đổ cty.

LX chưa có ai chết đói, vẫn sụp đổ KT, từ đó lan ra chính trị.

---------------------

Vả lại, còn vấn đề gọi là WEALTH DISTRIBUTION. Ví dụ như trong computer, tại sao chip càng có nhiều "core" thì computer càng hoạt động tốt, cho dù tốc độ (clock speed) không tăng?

Đó là vì phân chia hoạt động được tốt, các "core" chia nhau làm việc, tránh tình trạng 1 core nào đó kẹt cứng rồi cả computer bị frozen như trong computer chỉ có 1 core.

Có 4 cores, thì 1 cái kẹt, 3 cái kia đủ sức làm việc thế, nếu cần thì "kill" cái process đang bị kẹt kia, "giải phóng" cái core bị frozen.

Nay, việc wealth distribution tại VN ra sao, bạn biết rồi. Hơn 90% tài sản quốc gia chỉ nằm trong tay khoảng 5% dân giàu mà thôi. Khi KT tốt, họ xài nhiều, đầu tư nhiều, thì còn ok. Nay KT không khá, chỉ cần vài trăm người ngưng, chậm, đầu tư thì cả xứ bị kẹt.

Dân chúng trong 2, 3 năm qua đã bán ra gần hết tài sản tích lũy trong mấy chục năm trước đó. VC in tiền ra mua USD vào, TỔNG SỐ ngoại tệ tại VN KHÔNG TĂNG, mà chỉ là chạy từ gầm giường dân chúng vào kho dự trữ ngoại tệ CSVN.

----------------------------

Nói nôm na thì KT VN như cái computer chỉ có 1 core vậy.

Tại xứ tư bản như Mỹ, do wealth distribution khá hơn, kêu gọi đầu tư dễ hơn, kể cả thu hút từ nước ngoài về tư bản, kiến thức.

Microsoft có bị sập ngày mai thì cũng không mấy gì quan trọng, do có hàng ngàn cty khác thay thế lập tức. IBM, Cisco, Oracle cũng không ai độc quyền "một tay che trời" cả.

Nhóm KT này suy yếu, ví dụ như tài chánh, thì còn mấy chục nhóm khác như nông nghiệp, sản xuất máy móc, dược, y tế, vi tính, xây dựng, v.v...

Không như VN, nay TẤT CẢ mọi ngành đều suy yếu, và đầu tư chỉ còn có CP và vài tập đoàn lớn, còn ngoài ra dân chúng ĐÃ KIỆT QUỆ vốn liếng rồi.

------------------------

Cái computer KT VC chỉ còn có 1 core, đó là VỐN NHÀ NƯỚC.

Mà vốn này cũng không nhiều, và cũng không phải là thu vào, phát ra, mà chỉ là do IN TIỀN mà thôi.

Nói tóm, "tăng đầu tư" tại VN chỉ do MỘT nguồn duy nhất, đó là IN TIỀN.

Nền KT như vậy, thử hỏi có lành mạnh không? Computer chỉ có 1 core, và memory lại không thể tái sử dụng, mà xài xong là vứt, thì làm sao computer chạy nổi?

Đừng nói đám VK vô dụng kia, họ có bao nhiêu tiền? 900 thằng, con, thì phải, mỗi đứa 1 triệu đô bỏ vào thì cũng chỉ 900 triệu đô, bằng 18 ngàn tỉ đồng, tức 1/10 số nợ VINASHIN tính tới hôm nay.

Mà tụi này chỉ xạo ke, xạo sự, làm gì có 1 triệu USD đem vào đầu tư.

-----------------------------

Mỹ muốn giúp, nhưng giúp làm sao? Làm sao tạo ra cả hệ thống distribution of wealth, cả giai cấp trung lưu mở cty nhỏ, đầu tư vài trăm ngàn đô vào 1 cái, và quốc gia cần hàng trăm ngàn cty như vậy?

Mỹ, TQ, cùng lắm cũng chỉ giúp cái "core" KT quốc doanh kia mạnh thêm mà thôi, như làm Pentium 1000 tỉ gHz, nhưng nếu chỉ có 1 core thì cũng không ích lợi, do nếu bị ách tắt 1 process là toàn hệ thống kẹt cứng, như đường độc đạo 1 chiều vậy.

Xe chạy lẹ bao nhiêu không ăn thua vì càng lẹ, nếu gặp cục đá cản đường độc đạo, thì cả xe lại càng chết thảm khốc!

Bài toán này, tôi đã tính ra từ lâu, đó là sẽ không có lời giải đáp, mà KT VC chắc chắn sụp đổ cho dù có mượn nợ nước ngoài, cho dù cả thế giới bu vào giúp.

Obama và bộ sậu cố vấn KT không ai HIỂU KT VC bằng 1/1000 tôi đây. Kiến thức KT trời biển của Bernanke hoàn toàn VÔ DỤNG đối với KT VN.

Họ đừng hòng giúp nổi KT VC.

Cho dù có bơm vào 10 tỉ USD tiền cho vay giá rẻ, thì cũng chỉ giúp KT quốc doanh, mà nhánh KT này từng được tung vào 300 ngàn tỉ đồng tức 15 tỉ USD hồi 3 năm trước, có cứu nổi đâu, mà KT VC càng do đó mà lụn bại thêm mau, mạnh, nhiều!
Dr_Tran

vinhtruong
07-14-2013, 12:51 PM
vnguyen5
Tân Khách


Status :
Tham gia: Jul 2013
Posts: 10
Thanks: 1
Thanked 30 Times in 8 Posts

Anh Vinh,
Bài phân tích nhận dịnh của anh hay lắm, nhưng có vẻ đơn điệu đọc mãi cũng ngán. Tôi xin thỉnh thoảng kèm vào những bài hay của thế hệ VNCH 1.5, cháu Đ/T N V Nghi, con của viên chức trong tòa đại sứ ở Pháp để thread này dễ đọc hơn. (nếu không phiền anh.)
V.N.

Xin phúc đáp:

Đây là những bài mẩu do BĐH/HQPD vui lòng gọp lại thành một nhánh cho đọc giả dễ xem, hay nói cách khác cho Bạn dễ hiểu là những bài được tuyển chọn từ các diển đàn bạn như: Không Quân, BĐQ, NKT, LLĐB, Thép Súng, Nhảy Dù, Thiết-Giáp … từ mấy diển đàn bạn gom lại thành 1 nhánh

Bây giờ bạn thọt vào nó khác gì “khẩu-vị” - đang món thịt Bò xào Lá Lốt đang ngon lành trong bàn nhậu, mà bạn nở lòng nào đổ nước vào làm thành Canh thì nó nhạt nhẻo khẩu-vị quá … Đâu bạn thử hỏi đọc giả coi xem sao? Còn tại-hạ xin thưa bị “ngọng”

vnguyen5
07-16-2013, 04:39 PM
Anh Vinh,
Cám ơn anh đã "phúc đáp" thẳng thắng, vậy tôi cũng trả lời thẳng là tất cả bài viết của anh đa phần đều do sự tưởng tượng của riêng anh về tình hình chính trị. Có điều trong diễn đàn lính mà anh trọng vọng thằng Hồ Chí Minh, 3 Dũng, 4 Sang, Trọng lú..., cho bọn nó là thành phần lãnh đạo VN thì không được.

Những thằng kể trên đối với người lính dù mất nước nhưng còn đang tại ngũ chúng tôi, đối với những hậu duệ VNCH đang tiếp tục chiến đấu chống cộng, thì bọn nó đang đứng đầu danh sách phản quốc, trên cả Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, sẽ bị treo cổ sau khi phe dân chủ giành lại sơn hà, xã tắc.

Những thằng đó đối với dân tộc VN chỉ là bọn cướp, nhất thời cướp được VN, đang bán lần mòn giang sơn, vơ vét tài sản quốc gia cho riêng chúng, đẩy dân tộc đến chỗ sa dọa tận cùng về nhân bản, nghèo đói lạc hậu về vật chất. Nói ít anh hiểu nhiều, nếu vẫn chưa hiểu thì hãy mở rộng tầm nhìn trên những tin tức, cả lề trái lẫn lề phải, liên quan đến VN hiện nay.

Tóm lại, anh đừng ru ngủ người lính nữa, vì đã là lính thì phải biết gác giặc! Nếu thấy dấu vết VC trên đường mòn thì chúng tôi phải báo động!

À, anh quên đều cập đến diễn đàn Cánh Thép mà anh đã đăng những bài nhận định trong thread này, diễn đàn CT đã delete hết những bài đó để người lính sinh hoạt trong một diễn đàn quốc gia dân chủ thoải mái.

Có lẽ vì nể trọng anh là một niên trưởng nên người ta không nói thẳng, mong anh đừng tái diễn sự việc như trên diễn đàn Cánh Thép.

vinhtruong
07-23-2013, 02:55 PM
1. Tin đồn TLS/Saigon mất chức

Hieunguyen11
Super Moderator


Anh VT ơi, có một số người một mặt thì cãi lý với mình, một mặt thì dùng cái lý của mình để thao thao bất tuyệt một nơi khác mà đôi khi mình ngồi đó mà chính họ đã quên mình là tác giả của cái lý mà họ đang thao thao bất tuyệt đó !

Đệhieunguyen11


Em hieunguyen11.
Em nói đúng! Anh rất vui khi thấy bộ mặt bề ngoài chống đối ngòi viết của anh, nhưng lại là người sớm nhứt đang thèm khát chui vào đọc bài của anh để học hỏi mà tâm phục khẩu phục vì chứng liệu nằm chình ình ngay đó. ngậm tâm biết nói gì đây. Nhưng cũng phải màu mè như mình là người đệ tử RUỘT của Ngô Kỵ trốn lính chớ bộ.

Đâu em thử click vào 10 thành viên (theo anh nghĩ) the last 10 visitors .., là người có cảm tình muốn đọc bài anh để tìm hiểu? Hay để vạch lông tìm vết? khó mà tìm vết SẸO vì bài anh viết thì luôn luôn cho dẩn chứng hinh ảnh, video, nói có sách mách có chứng, nói có ngày giờ ghi rỏ trật trúng bên góc Trái, hay nói nôm na là chỉ có tự phàn nàn … “Sao không thấy vết “sẹo” nào vậy kà!!!” …. Toàn mụt ruồi SON không hà, không thấy Đen! Cũng phải làm bộ phàn nàn chút đỉnh: “Ụa mà sao không có mụt ruồi Son Lớn mà ruồi nhỏ nhiều thế …”

Bài vở binh luận thời sự thì khô khan khó nuốt sau 8 giờ làm việc mệt mỏi, mà đọc thì chán phèo, nhưng cũng được bà con cho điểm đến 1212 lận!!! Chán ghê! Bà con có suy nghĩ không trùng ý mình thế mới lạ chớ?.

vinhtruong
08-07-2013, 03:22 AM
Mỹ buộc phải đánh Trung Quốc
on Tue Aug 10, 2010 2:28 am

(Cáí trúng nhứt trên 80% của bài “TT Nguyễn Tấn Dũng tự ý xuống” là quý bạn nhận thấy nhản tiền, nhưng nó không trúng tới như 93% của bài “Siêu Chiến Lược Eurasian 1920-2020” vì nó đi vào thế siêu chiến lược nên phải kéo dài đi đến khó hiểu, nhưng kết quả TQ sẽ trở nên một bà đầm Pháp hái nho để kiếm sống không còn những bước tango uyển chuyển, vì đã qua rồi những năm 1975-2015, và giờ đây bản nhạc rock & roll TPP bắt đầu)
*****

Trong thập niên 2010-2020 Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mãnh vì bầu trời biễn Ðông không thể có hai mặt trời cùng mọc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020 - Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1920-2020, là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ 1880 Mỹ đứng làm chủ cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phãi phục tùng theo quyền lợi American First; Hay nói cách khác Mỹ là Soạn-giả vở bi-hài-kịch Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị. Biện chứng rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, hơn nữa triệu quân Mỹ (thay phiên mỗi một năm đỗi lính G.I một lần, cho đũ 3 triệu air passagers (on booked schedule) và một triệu quân VNCH, con thêm quân Đồng minh mà vẫn thua mới ngộ chớ nhĩ?
Mục tiêu đưa Liên Xô hạng-2, qua chiến lược “on the strongman side” đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX cho TQ như hiện nay và bây giờ Mỹ đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 thế Trung Quốc như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đũ điều kiện cần và đũ (criteria) để trở nên Đệ 2 anh hùng trong thiên hạ, vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công lực bằng cách nhập Việt Nam vào trục Ấn Độ đễ chận cữa ĐNÁ và Đông Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng tư lệnh quân đội Ấn Ðộ, nước này tới Việt Nam trong suốt 15 năm.- Thời gian gần đây, Việt Nam và Ấn Độ đã có nhiều trao đổi cấp cao về an ninh-quốc phòng. Hai nước cũng vừa tiến hành đối thoại về chiến lược quốc phòng lần thứ năm tại New Delhi từ 23/06- 25/06 - Truyền thông Ấn Độ nói trong chuyến thăm lần này, Tướng Singh sẽ có tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam kể cả về chính phủ và quân đội- Ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai bên sẽ bàn thảo việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội. Thông cáo của quân đội Ấn Độ cũng nói Tướng Singh sẽ đi thăm TP Saigon và tiếp xúc lãnh đạo một số Quân khu, tăng cường quan-hệ Tháng 11 năm ngoái, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tới New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony thăm Việt Nam năm 2007, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc phòng hai nước. Từ đó tới nay, Ấn Độ nổi hiện lên như một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng ở khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang củng cố năng lực quốc phòng của mình. Ấn Độ đã cung cấp trang thiết bị hải quân, đồng thời tham gia tập huấn cho nhiều sỹ quan Việt Nam, Delhi cũng có thể tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam trong tương lai; Quân đội Ấn Độ có tới 1,130..000 lính, thuộc loại hùng mạnh trên thế giới. Tướng bốn sao VK Singh, 59 tuổi, mới nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội hồi đầu năm nay, thay Tướng Deepak Kapoor trong nhiệm kỳ hai năm.

-1) Từ năm 1880, thu nhập quốc gia (GDP) Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới cho đến năm nay, 2010. Thế là Mỹ giữ ngôi vị đứng nhất đã được 130 năm .

-2) 1918 chiến tranh thế giới thứ-1 nỗ ra: tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới.
Mỹ là vua xúi-bẫy, viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ-I – Sau chiến tranh thế giới thứ-1, Anh suy yếu, Nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới,

-3) 1939 chiến tranh thế giới thứ-2 nỗ ra: tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới.
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ-2, sau chiến tranh thế giới thứ-2, Nga suy yếu, nước Trung Hoa ngôi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

-4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngỏ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến-2. Tiêu nước Trung Hoa đang hạng nhì thế giới; Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa kỹ thuật Bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao cân bằng đối lực với LX, và đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA lo cưỡng bức chỡ di tãn T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, đến phiên Miền Nam Việt Nam, Mỹ giúp Hà Nội thôn tính miền nam, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc và Việt Nam cho nghèo đói ăn Bo Bo một thời gian, (decent interval) gây nên 1 Trung Quốc và Việt Nam kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ dồn nỗ lực giúp đỡ tái thiết sau, để có cớ kéo lên tiếp nối theo tư bản. Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới; nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phãi nhận nguyên vật liệu và khoa học kỹ thuật điện tữ từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc có nghĩa phãi hoàn toàn lệ thuộc Mỹ

-5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush. Tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới: Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sõ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, mà dùng chiến tranh phản tình báo (Intelligence War) LX chỉ bị tiêu hao rĩ máu về kinh tế rồi ngã chết (còn như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn tuyên bố: muốn tiêu-diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa thực tiễn căn bản về tư bản, nhưng trái lại đối với Triều đại 2 Skull and Bones phãi sãn xuất vũ khí là phương tiện và nắm cứng ngắt vòi xăng để thống lãnh thế giới) Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nổi sông ngòi Cửu long giang trứng cá cũng bị tiêu diệt, giây trồng khoai lang, hom khoai Mì đều bị khô cháy phải ăn Bo Bo, nhưng Trung Quốc thì lại không dám, vì sợ quăng một cục đá vào ỗ kiến lữa, thì thế giới sẽ đại loạn ngay) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị mê hoặc thiên đàng Cộng Sản. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới, (nhưng chĩ tạm thời thôi nhé!)

-6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: Tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới. Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biễn Đông đưa Ấn Ðộ lên cường quốc hạng-2
Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới. Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thễ xãy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phãi hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô…. Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn đễ dằn mặt hai nước kia. Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay chính ông nội Mỹ là thủ phạm (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn)

August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần. Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120. Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”

Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tĩnh theo đạo Hôi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Kết quả, một nước Trung Hoa thay đỗi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa. Các bạn hãy kiên nhẩn chờ xem
-Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẽ lắm rồi như đang có kế hoặch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm đễ hù doạ TQ (như vừa qua có chuyện gọi là ngư dân VN bắn chìm tàu Trung Quốc qua bàn tay bí mật CIA vào lúc đang có sự hiện diện của Bà Hillary Clinton)
Tiếp nối âm mưu CIA, đúng vào đợt kỷ niệm 50 năm ngày khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc (10/3/1959) các dân biểu Mỹ đưa ra một nghị quyết mang tính không ràng buộc, hối thúc Trung Quốc phải chấm dứt "sự đàn áp" trên vùng mái nhà thế giới. Trong buổi họp báo mới đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói: "Chúng tôi yêu cầu các dân biểu Mỹ có liên quan phải tuân theo các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế và ngừng ngay việc gây sức ép cho dự luật về Tây Tạng".-"Vấn đề Tây Tạng là vấn đề hoàn toàn mang tính nội bộ của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn phản đối bất cứ quốc gia hay cá nhân nào muốn can thiệp vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc dựa trên vấn đề Tây Tạng".
Nhưng Hoa Kỳ đã có dự mưu từ lâu, ngày khỡi nghĩa bất thành cũa Tây Tạng, Đại-Tá USAF, Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc, ông đã bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á, đây cũng là cái cớ để lật đỗ ngôi hạng-2 của Trung Quốc vào đúng lộ đồ chiến lược toàn cầu trong thế kỹ 21th.

Nhưng đánh Trung Quốc bằng cách nào? Từ ngày làm anh cả thế giới được 130 năm, có bao giờ Mỹ ra tay trước đâu! Toàn bắt đàn em nhảy vào đánh đấm túi-bụi trước cho đến khi đối-thủ mệt đừ rồi mới nhảy vào dứt điễm, như hiện nay tạo ra sự kiện ở vùng Ðông Bắc để lập lại biến cố Vịnh Bắc Bộ 1964 bằng biến cô tàu Cheonan bị Bắc Hàn đánh chìm, đồng thời tại vùng biển Ðông Nam là tàu Trung Quốc la hoảng bị tàu lạ tấn công.

Cái gút mắc của nghị-quyết mà Trung Quốc phản đối là do dân biểu đảng Dân chủ, Rush Holt, chủ xướng, vào dưới thời Tổng thống George W Bush, khi phe Cộng hòa còn đang mạnh, Quốc hội Mỹ năm 2007 cũng có cử-chỉ tặng lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma huân-chương Vàng cao quý nhất cho một nhân vật dân sự, khi đó Bắc Kinh đã triệu đại sứ Mỹ đến để phản đối. Lần này nghị quyết cho thấy dù thay đổi cấp lãnh đạo đi nữa, Hoa Kỳ vẫn muốn lên tiếng về Tây Tạng.(như tôi đã nói dù chính phủ nào đi nữa cũng phải đi đúng theo lộ đồ chính sách đã vạch sẳn)

Lời qua tiếng lại trong động thái được coi là phản ứng mới của chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã chê trách cách cư xử của Trung Quốc với sáu triệu người Tây Tạng, nói rằng họ "hết sức quan ngại" về tình trạng nhân quyền Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh tái tục đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Người phát ngôn TQ nói Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của họ. Hôm thứ Ba, ông Robert Wood, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ra tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng, nói rằng: "Hoa Kỳ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi hết sức quan ngại về tình hình dân quyền tại các vùng dân tộc Tây Tạng" - Ông Wood nói rằng Hoa Kỳ "hối thúc Trung Quốc cân nhắc lại các chính sách tại Tây Tạng, vốn đã tạo ra nhiều căng thẳng do tác động xấu tới tôn giáo, văn hóa và mưu sinh của người Tây Tạng".Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước những chỉ trích của quốc tế về vấn đề Tây Tạng. Họ yêu cầu Hoa Kỳ nên ngừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, và gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là đứa trẻ mèo nheo.

Đúng hôm 10/3, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ trích mạnh Trung Quốc, nói rằng cuộc sống của người dân Tây Tạng dưới sự cai trị của TQ là "địa ngục trần gian", và rằng Trung Quốc đã phạm tội "diệt chủng về văn hóa" tại Tây Tạng. .Đáp lại, Tân Hoa xã có bài xã luận nói rằng "Cái gọi là "địa ngục trần gian" thực ra lại chính là "thiên đàng trên hạ giới" đối với người dân Tây Tạng".
Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ/TQ – Trước khi ông Obama lên cầm quyền, nhiều người cho rằng chính quyền mới của Mỹ vì bị khó khăn về kinh tế, nên có thể sẽ ‘nhẹ tay' hơn trong việc xử lý vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, lo ngại động chạm đến cường quốc mới nổi lên về kinh tế này, nhưng sự thật dù tổng thống nào lên cũng phải tiếp tục tiến bước theo sách lược đã định trước -.Tuy nhiên, trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trong cương vị Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cũng đã đề cập tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc như tôi đã nêu ở trên là theo đúng lộ đồ của sách lược đã thiết kế từ trước. Việc Hoa Kỳ lên tiếng về tình hình nhân quyền Tây Tạng diễn ra sau khi hai nước đã có lời qua tiếng lại về chuyện "gây hấn" tàu hải quân tại khu vực hải phận quốc tế bên ngoài đảo Hải Nam cuối tuần vừa rồi.
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế phối hợp cùng chính trị (giống như đánh tan Liên Xô năm 1991) như Mỹ kiếm cớ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ, (đó là cái láo cá của Mỹ khi bắt tay Mao Trạch Đông 1972 và hứa sẽ nâng TQ lên Hạng-2) Không bán được hàng, tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả, và chũ mưu như thế. Mỹ sẽ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp, để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới. Trò chơi chiến tranh kinh tế kiểu mới nầy Mỹ đang rất Exciting và muốn thí nghiệm thành công như ước tính
Áp thuế phá giá 30% lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau, gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc, sau khi chơi trò Chó Mèo ngộ độc, trẽ con bị đe doạ qua trò chơi mới … Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng (Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần) TQ không bình yên với Mỹ đâu dù có tỏ ra dễ dạy! Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD, các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, và chuyễn qua VN như là “cơ duyên nghiệp quả” mà Mỹ đã dự mưu theo đáp số cho ra từ máy tính điện tữ. Vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc triền miên, Mỹ đánh Iran, mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, lập lại chuyên cô lập dầu hoả cho Nhật trong thế chiến-2, để công nhân không còn phương tiện di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt. Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc, kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công đó là nghề cũa chàng (giống như Nga ỡ vị thế kẹt buộc phải tấn công Georgia) Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp, lập lại vụ Geogia nhưng lần nầy Mỹ bạo tàn hơn vào trường hợp nầy, tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan ra tro sau đó. Mỹ rất tự tin tự mãn vì diệt Trung Quốc dễ hơn diệt Liên Xô, như người viết có tầm nhìn: LX là võ trái Xoài-Riêng gai gốc cứng ngắt mà đã tét ra rồi …TQ chĩ là muối thịt thơm ngon tại sao không hẫu sực?
Chiến tranh thế giới thứ III : Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng đánh bằng quân sự, Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc để cùng Ấn Ðộ phò trợ các nước Tây Hồi cũa TQ nỗi dậy xáp nhập thành các nước Cộng Hoà y-chang như 8 nước Cộng Hòa LX mà W.A Harriman cho là chiến lược Trung-Á (“Eurasian”) Mỹ bán và dàn trận các hoả tiển chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu, bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam sau nầy theo kế hoặc (vì Mỹ không muốn làm khỗ VN thêm một lần nữa, là bãi chiến trường tiên khởi nên chưa muốn bán) Nhưng đừng vội mừng khi cần VN sẽ tiên phuông là mũi nhọn cho nỗ lực chính, Mỹ sẽ xúi VN làm mũi dùi xung kích đánh chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Hải Nam, tạo nên một huyền thoại Iwo-Jima Memorial cho VN với 100.000 binh sĩ hy sinh cho sự xáp nhập lãnh thỗ đảo nầy cùng HS và TS về với VN. Theo sau cùng với đạo quân Ðài Loan, Nam Hàn và Phi Luật Tân do Nhựt yễm trợ bao vùng bằng hoả-yễm. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela nhằm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triễn khai máy bay 747 cải biến trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên. Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như: Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc. Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề tấn chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Ðão Hãi Nam xác nhập vào thành phần lãnh thổ của mình bằng máu xương gần 100.000 binh sĩ, tấn chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu ở đảo Ðiếu Ngư của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc hùa với người đạo Hồi trên biên giới Ấn Hoa, tố-cáo Trung Quốc xâm phạm biên giới, Ngụy-tạo điều kiện lập lại Vịnh Bắc Việt (Tonkin Incident 1964) gọi là Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, nhưng đoàn viên có phao cứu không ai chết, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn, Trung Quốc tham chiến… thế là un point final
Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía, kể cả đánh bằng nguyên tử: Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên - Phía Đông có Đài Loan - Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan, (có Việt Nam tham chiến vào giờ chót vì Mỹ muốn vậy để VN không thành bãi chiến trường) vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa (vào cơ hội nầy VN chấm dứt sách lược đu dây đễ không thành bãi chiến trường, đó là cái khôn ngoan của VN nhưng qua lời cố vấn CIA xúi bẫy)- Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện, phía Nam có Ấn Độ, phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan; Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụng, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng (xác nhập đảo Hải Nam, HS, TS) Nhật chiếm 1 miếng, (đão Điếu Ngư) Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây tạng, Tân Cương, Ðài Loan giành độc lập, hình thành nhiều quốc gia Cộng-Hoà theo sau như y-chang LX. được đồng hưởng tối huệ quốc của Mỹ. Sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như: quốc gia Hồi Giáo, quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số: Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông, Tiều, Quang Thoại,.… đều độc lập dưới cái dù LHQ.
Đoạn kết Eurasian-1, Nam Hàn thống nhất nam bắc Hàn trong tình trạng huy hoàng không đau khổ như ở VN, Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu: Ba-Lan, Rumani sau 1991. Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn, Miến Điện sẽ được bầu cử tự do giống như Iraq, một nước dân chủ là cơ chế mẫu cho các nước Trung Đông, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước nào sống thì sống, mà muốn chết thì chết.

Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ trong Eurasian Great Game-1 trước khi chuyển qua Eurasian-II

1 post • Page 1 of 1
Top of Form
Return to Quân Sự - Quốc Phòng

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
08-12-2013, 03:44 PM
John Kerry was a war hero, but for which side?

Kết quả mới nhứt về để tài nóng bỏng nầy, bài "Kerry anh hùng phía bên nào?" như dười đây từ 14,400,000 đến 15,900,000 results

15,900,000 results
Any time
AllPast 24 hoursPast weekPast month
What is JOHN KERRY VIETNAM HERO?
mrwhatis.com/john-kerry-vietnam-hero.html

http://hoiquanphidung.com/showthread...for-which-side. Swift Vets and POWs for Truth - A True War Hero Speaks on Kerry
John Kerry was a war hero, but for which side? - Page 2
hoiquanphidung.com/...John-Kerry-was-a-war-hero...for-which-side/page2
8 replies through March 14 2013
Tính bổ đồng cứ cách 8 phút một trái bom BLU-117 thả xuống kéo dài ... Như các bạn đã nhìn thấy hình ảnh những trái Bom "nhân ...

John Kerry was a war hero, but for which side?
hoiquanphidung.com/...John-Kerry-was-a-war-hero-but-for-which-side
8 replies since February 23 2013
( theothermccain.com/2011/07/26/war-hero-who-attested-to-john-kerrys... ) by Vinh ... Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ...

As mentioned by Ollie North and reported on newsmax, North Vietnamese General Vo Nguyen Giap credited John Kerry's Vietnam Veterans Against the War to a great degree with helping the communists ultimately win the war

From: Vinh Truong <vtruong2602@yahoo.com>
Sent: Friday, September 23, 2011 6:08 AM
Subject: Xin nhờ anh 1 việc

Nhờ anh forward bài nầy nơi diển đàn KBCHN, vì nó có trên 4 trăm ngàn đọc giả tại VN. Tôi muốn người anh em phía bên kia thôi nói phét về cuộc Hành Quân nầy, mà trả lại tính trung thực cho lịch sử

Quật-mồ cuộc HQ Lam Sơn/719
Mục đích của bài nầy là đưa ra những chứng liệu, hình ảnh của trận chiến đả xảy ra đúng 40 năm về trước để cho những ai muốn nghiên cứu hầu trả lại tính trung thực cho “Quân-Sữ”
Các hình ảnh chứng liệu về cuộc hành quân nầy trong Youtube như dựng lên trước mắt tôi cuốn phim thế trận đồ đang xảy ra ngày hôm qua dù đả trôi qua khá lâu, gợi tôi có cảm giác nên quật-mồ (open vault) đào xới lại cuộc chiến đau thương tàn khốc nhứt mà bên nào cũng cho là mình chiến thắng, nhưng trận đó thật sự là một chiến bại thảm khốc nhục nhả nhứt trong lịch sử dân tộc. Tôi vỏ-đoán không ai hiểu nổi mục tiêu chính trị của nó … mà chỉ đơn thuần hiểu nghĩa đen là quân lực VNCH vào đây để “phá hủy kho hậu cần 604” của Hà Nội, “không phải như vậy đâu các bạn ạ !”
Là phi công Gián điệp Biệt kích tôi đả bay qua đây nhiều lần (1964) và đả bị Super Sabre USAF, F-100 lên nghênh-cản intercept bằng hiệu lệnh quốc tế về không lưu… bảo phải trở về đáp ngay tức khắc, vì không có phi-vụ lệnh (tuy nhiên vài phút sau lại có lệnh tiếp tục phi vụ bóc-cứu toán STRATA Emergency. Vùng nầy là không gian bị cấm được gọi là “SAM Enveloped-Zone” cho tất cả Hải Không quân Mỹ/Việt, còn ở dưới đất quân của hai chính phủ Việt/Mỹ không được mở cuộc hành quân tìm và diệt địch … tại sao?
Trước khi chết, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter (1882–1965) Cơ quan pháp lý dám nói thẳng: “Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.” Câu nói nầy lồng vào sự trùng hợp với nội dung của 2 tác phẫm “The New Legion” (phải ấn loát tại đệ tam quốc gia) mà tôi đặt cho cái tên là Siêu chính phủ, nhưng thực chất là thủ lảnh của Skull and Bones ám chỉ là Permanent Government bởi Nhóm War Industries Board thao túng. Họ đả khủng bố chính quyền Mỹ từ TT Eisenhower đến TT Gerald Ford cho mục tiêu quyền lợi America First của họ

Mục tiêu phá hủy đường mòn HCM đả có từ hồi TT Kennedy và TT Johnson, nhưng trớ-trêu thay, không chính quyền Mỹ nào được phép đụng đến Xa lộ Harriman (đường Mòn Hồ) tướng Westmoreland muốn đem lại sự kiêu hùng cho quân đội Mỹ sau Đệ II thế chiến, ra Quốc Hội đòi mở cuộc hành quân Lam-Sơn 689 (xảy ra năm 68 trên đường 9), chốt chận trên yết hầu đường mòn HCM, liền bị triệu hồi và lặng lẽ về hưu sau đó.
Xa lộ bất khả xâm phạm nầy chỉ duy nhứt dành cho Hà Nội thôn tính miền nam theo đáp-số định kiến-1 đả có từ 21/9/1960 NSC (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon) có sự hổ trợ thiết bị ống dẩn dầu song song nó do Liên Xô chịu trách nhiệm. Nhưng thật ra phải chờ đợi “nhị-trùng” (double cross) đại-tá BV, Bùi Tín có trách nhiệm xác-định báo cáo cho tình báo Mỹ qua “tam-trùng” (triple-cross) Phạm Xuân Ẩn, là mọi tiếp liệu đả được di chuyển dấu kín đầy ngập dọc theo hành lang xa lộ Harriman bằng xe ở Bải-Đậu-1, (còn Bải-Đậu-2 thì bị Arc-Light B-52 thả Bom tiêu hủy hoàn toàn chỉ vì bải đậu nầy bất khiển dụng, toàn cả trăm xe Truck bị hư không sửa chửa được) rồi Pentagon mới quyết định khai diển cuộc hành quân Lam Sơn 719 ngày 18/1/1971 NSC, (Hình trang-1, Volume II “The New Legion” Nixon bị vây quanh bởi thành viên WIB)

[(Phạm Xuân Ẩn đả bị William Colby cùng tướng Loan toan chụp mấy lần nhưng không được, vì bị Russell Flynn Miller xòe ra ấn-lệnh của Thái Thượng Hoàng George H W Bush nói không được đụng đến. Nguyên tắc của CIA là vắt chanh bỏ vỏ, đôi khi phải lấy vỏ làm mức Trần-Bì để trị Ho, vì Ho thì có tiếng động ồn ào, như cái chết của William Colby tại dòng sông Potamac, 9 ngày sau mới tìm ra xác không có phao mà các phương tiện tìm kiếm, người, Chó, Sensor đều bó tay. John Paul Vann lạm dụng B-52 dành riêng cho các Vùng chiến thuật để tóm thâu chỉ triệt tiêu 3 sư đoàn BV và 3 thiết đoàn chiến xa của trung đoàn 203, chưa kể pháo phòng không và diện địa mà không chiếm được một thành phố nhỏ như Kontum đang bị cô lập, thật là vô-lý chỉ có Điạ phương quân và Nghĩa quân mà chống giữ được.
Tham mưu trưởng ‘Washington Special Acting Group’ là Donald Rumsfeld muốn rằng trên đất nước VN phải có 3 lá cờ dựng lên cho có ý nghĩa Paris Peace-Talks: Cờ MTGPMN phải phất phới trên thủ đô giữa Xa lộ Harriman là Kontum nên sorry Vann! Còn tướng Đổ Cao Trí dám cả gan tiêu hủy một kho vũ khí khổng lồ ở COSVN dành để thực thi axiom-1, cưởng chiếm miền nam, buộc phải hy sinh hầu vui lòng partner LX trong điều-lệ ROE, cuộc chơi chiến tranh CIP/NLF; Còn Nguyễn Cao Kỷ sau khi xài để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, Cam vắt nước xong thì lại dùng Trực Thăng Vỏ Trang để làm thịt, nhưng nghiệp chướng của Kỳ còn phải trả nợ dương trần thêm một thời gian nữa, nên sau nầyMỹ sử dụng Kỳ như một “liaison officer” với Mafia VN để chỉ dẩn về diển biền từng bước chuyển tiếp thể chế)]

Hay nói toạt móng Heo, đây là cuộc hành quân xả rác các vũ khí chiến cụ lổi thời tại vùng rừng núi thâm u nầy để renewed lại “Aid to Russia 1941-1946 Plan, trong đó phải kể 700 triệu tấn vũ khí tối tân ngay sau hiệp-định Paris cho 3 mục tiêu: chiếm miền nam, Cambodia và SAM-2 có xe kéo để phòng thủ Hà Nội 1979 và reactivated cho tàu ngầm và phi cơ chiến đấu tối tân sau nầy cho VN trước khi Hoa Kỳ cắt bỏ lịnh bán vũ khí sát thương 2013”, đồng thời là điểm mốc thời gian (1970 decent interval) Hoa Kỳ cuốn chiếu ra khỏi ba nước Đông Dương sơ khởi là Cambodia và Lào qua tu chánh án “Cooper-Church 1970” gọi là “Di tản chiến lược” về Hawai, nâng đở Trung Quốc vào ngôi vị hạng-2 thế Liên Xô, tạm thời 50 năm (1970-2020) sau đó sẽ đến phiên Ấn-Độ theo đúng sách lược Eurasian Great Game “Hoa Kỳ không bao giờ có người bạn lâu đời và cũng không bao giờ có kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi, chỉ quyền lợi xác định thế liên minh” như hiện nay hai nước cựu thù Mỹ/Việt đang keo sơn với nhau như câu châm ngôn nêu trên cũng vì “America-First”?

Năm 2008, khi viết bài “Trận Hạ Lào và Trực thăng vùng hỏa-tuyến” trên Cánh Thép, tôi rất điềm-tĩnh không phiền muộn vì biết chắc rằng có một số ít anh em kém hiểu biết, kinh nghiệm tác-chiến, cũng như nhận thức thế trận đồ, nhưng tôi rất thông cảm vì họ không hiểu hay chưa “hiểu-thấy” tài liệu biện chứng trưng bày. Tôi đoán chắc thời buổi siêu kỹ thuật vi-tính sẽ có những chứng liệu giải mật, hình ảnh hiện lên trên internet, youtube, sách vở …cũng nhờ anh HNC và một số anh em tung hình ảnh, tài liệu lên Cánh Thép để dẫn chứng những lời tôi viết là đúng theo hình ảnh tài liệu có thật. Và ngày hôm nay nó thành chuyện cổ-tích mà ai ai cũng biết vì hàng hà sa số các chứng liệu mật đả phô bày trước mắt cho những ai muốn nghiên cứu trên youtube

Năm ấy, tôi biện minh cho sự vô cùng hiệu quả của Minigun thì chẳng ai chịu tin, sau nầy qua âm thanh gầm thét và sự cuồn sát hửu hiệu biện chứng trên tài-liệu phim ảnh đả đem lại tính thuyết phục cho tác-giả.
Bài nầy có nhiều diển đàn trích ra từng khúc cho riêng binh chủng của mình: Như BÐQ, “Tiểu đoàn 39/BÐQ/Liên Ðoàn 51 Tác Chiến” - Nha Kỹ Thuật, “Mệnh số oan nghiệt của 2 PHÐ/219” - Nhảy Dù, “Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719” - Thiết Giáp, “Chi Ðoàn Thiết Giáp tăng viện Ðồi- 31” … ngoài ra còn có Thép Súng, BKCHN, Biệt Kích Lôi Hổ … dỉ nhiên là có Không Quân trích ra nhiều đoạn nói đến một đơn vị căn-bản Phi-đoàn độc nhứt vô nhị của KQVN, đả tham dự hầu hết các mặt trận từ Cambodia, Lào bời những phi hành đoàn xuất sắc, kinh nghiệm chiến đấu, đó là Phi-đoàn 213. Phi đoàn nầy đả được Trung tướng Dư Quốc Đống độc quyền sử dụng cho cuộc HQ/LS/719 bởi sự gật đầu của Tổng tư lệnh QLVNCH
Mỗi diển đàn trích đăng mổi khúc theo sự chọn lựa tùy nghi của binh-chũng mình. Vì thế, tôi cảm nhận nên tiếp tục bài nầy để ráp nối những khúc xương li ti thành bộ xương con Diasaur như đả có trên diển đàn Hội Quán Phi Dũng, tránh đi những ý kiến phê-bình lung tung, nhưng không đủ nhận-kiến-thức về tác chiến cũng như chính trị làm trở ngại sự liên tục đăng bài…
Dĩ nhiên phải có những dữ-kiện-thực (data) đối chứng qua các tài liệu hình ảnh trưng bày trên Internet, youtube hay sách vở cùng phối kiểm với liên hệ thực tế được giảo-nghiệm chuẩn xác: (phần nhiều các tác giả đều không dự trận mà viết lung tung, như phóng viên báo chí, cố vấn Mỹ …)
Thí dụ, tôi đưa ra những sự kiện tò mò của đọc-giả muốn hiểu về 2 trái Bom thả ở Long Khánh BLU-82s: Trái Bom nầy được thí nghiệm thả lần đầu tiên trên vùng núi cao nguyên VN “BẰNG TRỰC THĂNG” thì chả ai chịu tin, vì nặng tới 15.000 cân Anh lận??? Bạn hảy tìm trong diển đàn HQPD nầy, mục “THỜI-SỰ” trang 1, hàng thứ 14, tựa đề “BLU-82 xóa sổ Sư-đoàn 2 Sao Vàng” thì rỏ cả hình ảnh lúc móc cũng như lúc thả trên trực thăng và trên vận tải cơ MC-130
Bài viết nầy không những nói lên trận đánh trên tầm nhìn của hai bên giao chiến phải được lồng vào quân sử dân tộc, mà riêng phía người anh em bên kia cũng nên phối kiểm lại tại sao khi đụng trận với “Cá Thòi-Lòi Mập” thì lính của tướng Giáp được lịnh phải chạy vào các công sự hầm hố đào sẳn để trốn chung quanh các Căn Cứ Hoả Lực VNCH?
Tôi đưa ra thế trận đồ phục kích bắc Aluối ngày 23/2/1971 do trung đoàn 64/320 (trung đoàn thiện chiến nhứt của sư đoàn Thép) Ðây là cuộc tao ngộ chiến của 3 chiếc gunship/213 cover cho TĐ/8/Dù, tình cờ phát hiện các đường song song màu vàng nghệ hiện rỏ trên đám rừng chồi xanh lá, chận ngang đường tiến sát của Dù lên phía hướng bắc Ðồi-31
“Tôi chận đứng Dù và Chi đoàn thiết giáp ngừng lại ngay … khúc quẹo vòng qua trái có phục kích”
Cái thất-thế thứ nhứt khi chúng tôi buộc phải giao chiến với chiến xa T-54 mà không có rockets chống Tăng chĩ có 42 hoả-tiển chạm nổ 17 pds, nhưng chính 36.000 viên 7, 62 trên 6 Minigun đã đem lại quyết định cuộc chiến thắng rất ngắn ngủi? Tôi nên nói rỏ về cuộc chiến ngắn ngủi xảy ra chỉ có bốn phút: Khi phát hiện địa điểm phục kích ở chổ eo-quẹo trái chật hẹp trên trục đường 92B tiến lên Ðồi-31. Chúng tôi bay tấn kích đội hình than trái (left echelon) cách nhau 5 giây, 6 khẩu minigun quạt chéo qua lại yễm trợ liên hoàn 50 thước trên tàn cây, mưa rào nặng hột xuống càn quét 75 thước trước mũi (neutralization) cuồn sát những mầm móng có nguy cơ chống trả phải bị tiêu diệt trước khi sát thủ của chúng bay thoáng qua. Và chiến thuật bay rà sát mặt rừng đả khoá chặc tầm nhìn của các ổ phòng không diện địa. Cuộc chiến ngắn ngũi nầy chỉ đem lại sự thiệt hại nhẹ cho chiến xa phục kích T-54, vài chiếc bị đứt xích, nhưng sự thiệt hại bất ngờ về quân số của trung đoàn tùng thiết thì thật kinh khủng (các bạn có thể xem được youtube do HNC post trong Cánh Thép, mục đời lính HQ, LS/719) quân BV đả chết quá nhiều trên miệng các hầm đào sẳn xung quanh căn cứ hoả lực của ta vì nghẽn chạy xuống hầm không kịp, và trong đoạn phim Cơn Uất Hạ Lào có flash snap vào khoản 2 giây gunship/213 đang oanh kích vào mục tiêu” Ðó cũng là lý do tại sao bắt đầu từ ngày nầy (23/2/1971) khi gunship xuất trận như chiến thuật “Kạ càng lướt trên ngọn cây” thì mọi nơi địch quân phải chui rút xuống các hầm hố công sự để được sinh tồn theo phản xạ tự nhiên)

Thêm vào, lời tâm-sự cũa người viết về trận chiến Lam Sơn 719: Nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam. Thật là tàn nhẩn khi chúng ta quên lảng những đồng đội của mình đã hy sinh cho chính nghĩa tự do nơi vùng rừng núi thâm u Hạ Lào. Làm sao tạo thành một tượng đài tưởng niệm tinh thần để họ sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian?

Bình luận, Lý-giải các hình ảnh giải mật
- (1) - TÀI LIỆU LIÊN XÔ cung cấp cho Mỹ theo đúng điều lệ giao ước (Rule Of Engagement War-Game between Counter Insurgency Plan & National Liberation Front) Hình ảnh nầy do Liên Xô trao cho DIA [Defense Intelligence Agency] nhưng khi giãi mật thì phải che đậy, cho rằng do người yêu thích trò chơi hình [Hoppy-collection] của Ông Albert Grandolini tung hình ra cho dân chúng xem chơi đở buồn (căn cứ theo hình post trên Cánh Thép, mục LS/719 của Bomho post)

- A) [Jul 19, 2009, 13:38; -Jul 28, 2009, 16:31; -Jul 22, 2009, 09:21] Tù binh VNCH bị lính BV bắt, các anh thuộc BCH Lữ-đoàn 3 Dù tử-thủ Đồi-31 đang bị cưởng bức di chuyển ra Bắc qua nhánh đường mòn 92B, ngày 26/Feb/1971 trong đó có 4 nhân viên phi hành của Phi Đoàn 219 thuộc LĐ/51/Tác-Chiến

- B)-Bãi tha-ma xác phi cơ trực thăng khổng-lồ Sea Stallion Sikorsky CH-53 và OH-6 trải qua sau bao lần trúng tạc đạn phát hỏa liên tục, chỉ còn lại xơ-xác mãnh kim loại màu xám xịt chưa kịp rỉ-sét trên Bãi dáp Pháo binh của Căn cứ Hoả lực Hồng-Hà.2, do Trung-đoàn-3/SÐ1BB trấn giữ.

- C)-LZ căn cứ hoả lực LoLo bị CSBV chiếm, và nhiều UH-1 bị mãnh tạc đạn bay vào bộ phận đuôi nên đáp ngắn (undershoot) nằm ngổn-ngang với trọng pháo 155ly và đạn dược vun vảy khắp nơi

- (2) – HÌNH PHÍA MỸ CUNG CẤP:
-(1) -[hình July 21, 2009 15:25] Ngày 3, 4 tháng Feb, 1971, tại phi trường Ðồng Hà tấp nập C-130 của KQVN và SÐ2 KQ Hoa kỳ đã luân phiên thả xuống các lực lượng tổng trừ bị và Biệt Ðộng cho cuộc HQ Lam Sơn 719, trong khi lực lượng cơ giới Mỹ đã lăn bánh từ 3 ngày qua (1/Feb/71) ngay sau khi National Security Council đi đến quyết định phát khởi cuộc hành quân Lam Sơn 719
Ngày 18/Jan/1071. Trung úy phản chiến John F Kerry đã bí mật qua Hà Nội nhắc lại với xác quyết một lần nữa về phóng đồ hành quân với những căn cứ hỏa lực của VNCH bên Lào, nhưng làm sao Hà Nội tin được, dù rằng Kerry đã có thành tích phản chiến mà cả thế giới đều biết qua hình ảnh nhan nhãn hàng ngày nổi bật trên TV. Thế nên khi một số đơn vị sừng sỏ nhất của QLVNCH tập trung dưới vùng phi quân sự, Hà Nội bèn tổng điều binh xuống phía Bắc vùng DMZ để sẳn sàng ứng phó, bỏ qua ngoài tai lời bảo đảm của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn với Mai Chí Thọ là “tấn công ra Bắc không bao giờ xẩy ra”. Duy chỉ có Tướng Vỏ Nguyên Giáp (OSS 1945) là chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không chịu đánh trận gần và chắc ăn như Bắp tại Căn cứ Mỹ, Khe Sanh. Ai hiểu được Tướng Giáp là thành viên OSS do điệp-viên ám-số 19 Lucien kết nạp tại Patpó 1945, [hình giãi mật do Allan Squires chụp, trong Volume-1 “The New Legion”]

-(2)-[July 21, 2009 10:55 và Aug 19, 2009; 00:26] Ngày 9/Feb/71, 42 khẩu trọng pháo Long-Tom 175ly và 8 inch của Hoa Kỳ đang rền vang nhã đạn “tiền oanh kích” bãi đáp. Nội trong ngày nầy 5000 chiến binh VNCH đã đặt chân trên vùng đất của Lào yên lành, Hà-Nội bèn bôn tập một lực lượng 60.000 quân gồm 5 sư-đoàn: (1) sư-đoàn 2 Sao-Vàng, (2) sư-đoàn thép 320, (3) 324, (4) 304, và (5) 308, ngoài ra còn có thêm 2 trung-đoàn biệt lập 27 và 278 tăng phái; (Lấy đơn vị trung đoàn làm căn bản đơn vị xung kích, chia thành 19 trung-đoàn cơ-động); 8 trung đoàn pháo hạng nặng, 6 trung đoàn phòng không AAA cổ điển chạm nổ [không có hỏa tiển theo quy luật trò chơi chiến tranh] 3 Thiết-đoàn chiến xa, 3 Tiểu-đoàn công binh, 8 tiểu đoàn đặc công cùng các đơn vị hậu cần, hơn chục ngàn người dân quân khuân vác và người dân đi nghĩa vụ quân sự đang được huấn luyện để bổ sung quân số tại chiến trường

-(3)- [Aug 15, 2009 03:34 và July 21, 2009, 14:37] Tướng Vỏ Nguyên Giáp đã chuẩn bị trận chiến từ trước ngày thành lập quân-đoàn B-70, vào tháng 10/1970: chứng cớ của sự kiện, hầm chống bom đạn đã có sẳn sàng bao quanh căn cứ hoả lực đã ấn-định trước, hầm làm kho chứa đựng xăng dầu, đạn dược, súng ống để đào luyện tân binh thay quân tại chiến trường, đường nấc thang leo núi thẳng đứng ở sườn Tây dảy núi, (có hình tài liệu mật trong sách “The New Legion”) rất an toàn dùng để vác đạn lên cao điểm mà không sợ 42 khẩu pháo của Mỹ từ biên giới hướng Ðông bất chợt bắn sang; các hầm kéo pháo ra vào trong hang núi khi cần để tác xạ, những ‘khẩu pháo giả’ lộ ra nơi tróng-trãi để dụ phi cơ chiến thuật. Những hầm nầy không thể làm ngày một ngày hai được! Có phải quân lực VNCH đã bị người bạn lớn đâm sau lưng!? Họ ép đặt quân Dù trong thế bị động, dìm chặt tính năng động hành quân tác chiến chuyên nghiệp, chôn chân thiên thần mủ đỏ nằm yên tại các căn cứ hỏa lực để cho CSBV tha hồ phun phí giả trận địa pháo lên đầu quân Dù với 67.000 tấn đạn cầu vòng đủ loại có sẳn tại chỗ.

- (4)- [Aug 19, 2009, 00:31] Chiến-sĩ TÐ39/BÐQ trên LZ Ranger North, đang chờ tản thương sau khi loại ra khỏi vòng chiến 600 lính BV; tiểu đoàn 39 phải rút về LZ Ranger South để bắt tay với Tiểu đoàn 21 vì bị sức ép quá mạnh của 1 đơn-vị thuộc trung đoàn 202 chiến xa PT-76 và T-54 tùng thiết bởi 1 trung đoàn 102/70B. Ðể cân bằng lực lượng, Hoa Kỳ đã “nhé-cạnh” dùng vủ khí răng đe EC130B tiêu diệt trung đoàn chiến xa nầy và yểm trợ tích cực suốt đêm bằng 7 AC .130 flare-ship và 6 EC.130B Gunship cho tiểu đoàn 39 rút lui bắt tay với 21. Thật ra mà nói, nếu không có AC-130B yểm trợ suốt đêm thì TĐ/39/BĐQ đả bị tràn ngập bởi quân BV và xoá sổ; Vì đêm tối nên lính BV đành chịu trận không dám bắn trả sợ lộ mục tiêu làm mồi cho mưa đạn 20, 40ly và nếu cần thì 106ly tầm nhiệt; Nếu họ được phép có hoả tiển tầm nhiệt thì không còn chiếc EC.130B nào bay trên vòm trời vào đêm nay, như cách đây 80 cây số về hướng đông nam có dãy núi Tam Bôi là Bộ tư lệnh Tiền phương Ðoàn 559 do Tướng Vỏ Bam Tư lệnh, năm vừa qua 2 chiếc EC.130B đã bị hỏa tiển SAM bắn hạ và nhiều loại phi cơ chiến thuật khác đã bỏ xác nơi đó, nhưng không tài nào bắn hạ 1 chiếc QueenBee H-34 huyền-thoại đã bay vào đó chụp hình bắng máy ảnh Canon tầm thường, [H-34 tranh giãi không-ảnh với RF-101E Woodoo và U-2, có máy cố định tối tân. [Xem QueenBee-1 over Ho Chi Minh Trail, Part-II nơi Cánh Thép hoặc sách “The New Legion”]

-(5)- [July 21, 2009 09:43] Ðại-Tá Nguyễn.Trọng Luật, tại Aluoi đang nhận lệnh sẽ bỏ lại tất cả xe có bánh cho B-52 trải thảm khi rút về Khe Sanh cho đúng giai điệu cân bằng trò chơi, B-52 đã trãi thãm nơi Bãi đậu xe lớn thứ 2 của quân BV, trên trục đường Mòn Hồ vào những ngày đầu cuộc hành quân. Chỉ khác ở chỗ Bãi đậu xe thứ 2 là hơn 100 chiếc Molotova hư đang chờ sửa chửa và đối lại cũng khoảng dưới 100 xe GMC của QLVNCH vì thiếu xăng khi rút về. [Bãi đậu xe thứ 1 gồm các xe đang khả dụng để luân phiên chở tiếp liệu xa về Nam, vì năm vừa qua (1970) Tướng Trí đã đốt sạch] khi quân lực VNCH vào thì chỉ có đụng trận với Sư đoàn 2 Sao vàng, đang phục kích cố thủ trong các công sự kiên cố, và số tiếp liệu lớn của Căn cứ 604 đã vừa tẩu-tán sâu vào Nam. Cuộc thư hùng nơi 604 bằng cách đánh giáp lá-cà và B-52 sẽ tiêu diệt toàn bộ hai lực-lượng chủ-lực của 2 miền Nam Bắc trong mục tiêu rút ngắn cuộc chiến, trong đó có cả nguyên sư đoàn Thủy-Quân Lục Chiến đang ứng chiến tại Khe Sanh, theo đúng sơ đồ tổ chức hành quân của tướng Haig tại Pentagon trong giai-đoạn-3 khai thác chiến trường (deployment)

-(6)- [July 21, 2009, 15:27; -Jul 28, 2009, 16:31] Phi tuần Gunship PÐ213 đang yễm trợ tiếp cận 75 thước trên đầu 2 đại-đội trinh sát Dù thuộc Tiểu đoàn-8/Lữ-Ðoàn-3, cách đông nam đồi 31, khoảng 4 cây số, mục-tiêu tác xạ dọc theo con suối nhỏ trước mặt; nơi đây lính BV phục kích chờ quân Dù sau khi rời cao điểm xuống tìm nguồn nước. Cánh đây 4 ngày (23/2/71) cũng Phi-đội vỏ trang nầy đã phối hợp nhịp nhàng với đơn-vi Dù/LĐ-1 tùng thiết cho Thiết đoàn-11/Lữ-Ðoàn-1 Ðặc Nhiệm … không-chế, khóa-ngàm hoả lực chống trả của T-54 và PT-76 BV, để cho Thiết đoàn 11 rãnh tay tiêu diệt 6 T54 và 16 PT-76, trong đó có dính rockets chống chiến xa của gunship PÐ.213. Sách “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war” (câu nầy được tướng Thiết Giáp Surtherland đặt nhiều nghi vấn, trận chiến lớn như vậy tại sao Thiết giáp VNCH không bị thiệt hại gì?)
Ðể phục thù, trên đường về reload hỏa lực, bị PT-76, phòng không di-động trá hình lợi hại nhứt LS/719, chúng núp dưới tàn cây trên đồi trọc nơi eo nhỏ như cỗ-chai của núi Coroc, phục kích bắn xối-xả xuống liên hồi theo sau đuôi, đạn 14,5 ly trúng vào bộ phận đuôi của gun-2, Song-Chùy-1: SC1 tức khắc low-pitch, cái đuôi rà phớt trên ngọn cây cánh rừng chối trước mặt để tạo zero-torque, khi vận tốc còn 15kts sát mặt đất, SC1 kéo cần pitch làm crash trên đồi trọc, đầu burble tán mạnh xuống cành cây khô tạo thành chiếc cửa phía trước, đoàn viên bị xây xác vì flexiglass cắt phải. Liền tức khắc chiếc gun-1 xuống bốc PHÐ về Khe-Sanh; Trong 42 ngày cam go chiến đấu, người anh em phía bên kia không giết chết được bất cứ 1 nhân viên phi hành nào của Phi đội vỏ trang PÐ.213, nhưng cũng được thán phục vì đã rình phục kích hạ được con chim sắt đầu đàn của Phi-đội Gunship: Người Top-gun ác ôn theo như người anh em phía bên kia đặt để.. có coi như bị loại khỏi vòng chiến đấu vì bị thương tích do mảnh flexiglass? Không … không bao giờ! Người giặc lái ác ôn nầy vẩn anh dũng chiến đấu đến khi tàn cuộc chiến, 42 ngày! Có phải vì định luật ‘nhân-quả’ vì đã tàn sát người đồng chủng, nên người anh em phía bên kia đã đay-nghiến, “tội anh đáng phải bắn lên bắn xuống cả triệu lần!” ... trong suốt 13 năm hành hạ tù đày! Phải cam-chịu như vậy, âu cũng là sự công bằng đối với Thượng đế về tội sát sanh!

-(7)–[July 19, 2009, 13:36 và July 31, 2009, 03:30 (hình 3)] Nguyên tắc tránh hoả lực địch, Top-Gun phải triệt để dựa vào chướng ngại vật thiên nhiên như bay sát trên cánh rừng già nguyên thủy, bay núp cạnh sườn đá vách đứng che chở, hay bay trên nốc đường đỉnh của dảy núi, tránh bay dọc theo dòng suối, nơi đồi trọc, rừng chồi hoặc trên các trảng tranh, để mở đường máu cho Slick đa dụng UH-1 bay theo sau. Các top-gun đã đưa đón anh em slick ra vào với phương thức biệt kích đột nhập thật khá bảo đảm. Trường hợp Kingstars 4, 5 vì được Gun-Cobra Mỹ yểm trợ với cao độ 5000 feet , có thể bớt hiệu quả của AAA theo US- regulations, nhưng rất nguy hiễm khi xuống bãi đáp và cất cánh lấy cao độ
Khi cất cánh Kingstar-5 trúng đạn 37ly xuyên thủng vào bộ-phận hộp số transmission, dầu phụt cháy khói đen ra phía sau đuôi từ 2300 feet do phòng không từ hai bên sườn đồi trọc của thung lũng bắn chấu xuống trong khi Kingstar-5 đang lấy cao độ từ Hồng-Hà-2, mục tiêu gần như cố-định; Vì thiếu kinh nghiệm, Trung-úy Ðạt buộc phải làm autorotation xuống thung lủng cách Hồng Hà-2 vào khoảng 2 cây số đông bắc trong sự hốt hoảng vì phi cơ sẽ bị phát hỏa không biết giây phút nào. Đáp được xuống đất, sau khi anh lính áp-tải của Trung-đoàn 3 dìu anh xạ thủ bị thương cùng với anh cơ phi giúp sức chạy ra chỗ trống trãi; 5 cặp mắt bổng mở to nhìn trực-thăng bùng nổ như cục lửa đỏ cháy rực đủ màu sắc bao phủ đầy khói, rồi tạo thành một cột khói đen dựng đứng cao ngất trời xanh vào giữa trưa oi-ả đứng gió. Lúc nầy là 11:25 ngày 28/Feb/71 [hình đoàn viên vừa thoát khỏi UH-1, không cần thiết phải tắt máy cũng như Trung úy Đạt không đóng cửa khi mau mắn chạy thoát ra ngoài trước khi phi cơ phát hỏa]

Mãi đến 3 giờ 30 khi đoàn viên của HTC Ðạt núp an toàn trong Bunker Hồng Hà-2 thì 2 chiếc F-4 Phantom từ Thái Lan bay qua thả trái Tel-TV, Laser Bom thổi bay mất dấu tích của chiếc UH-1. Loại Bom nầy lại không được thả để phá hủy cầu Hàm Rồng mà bắt mấy thằng Cu Mỹ phải thả bằng Bom nổ thường (GP snack-eye-bom), phải chia ra nhiều Pass, mỗi pass 2 trái 2 bên cánh cho thăng bằng, không được Salvo. Có như vậy mới tiêu xài hàng tiêu dùng, theo quy luật “cân bằng thế cung-cầu” Ai chết mặc ai, dollar WIB cứ bỏ túi! Với tư tưởng người công nhân phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được dollar … là quân nhân phải đổ chút ít xương máu chớ? Tư bản là vậy và tư bản lúc nào cũng vậy mà!

-(8)– [Jul 23, 2009, 09:36 (hình 4) và July 21, 2009, 15:00] Ngay khi TT Thiệu phát hiện phóng đồ hành quân LS 719 ở giai đoạn 3, có tên các tài tử Cinê như LOLObrigida, LIZ Taylor, Sophia Lorren, Bop Hope ..TT Thiệu liền ra lệnh cho Tướng Lãm cho một đơn vị của SÐ1 nhảy xuống Tchepone “đái một bãi rồi về”. TT Thiệu nhớ lại cách đây 3 tháng, ngày 21/11/1970, cô đào Cinê Jane Fonda đã tuyên bố tại đại học Michigan trước 2000 sinh viên “Nếu chúng ta thấu hiểu được chế độ CS, chúng ta sẽ quỳ gối nguyện cầu thế giới trở nên CS vào một ngày không xa lắm” Ở ngôi vị tổng thống, TT Thiệu hiểu rỏ Mỹ đã dùng tên các ngôi sao điện ảnh nơi khuôn viên học đường để giải nghỉa ý đồ bất chính về cuộc chiến VN như tấn tuồng cải-lương hát-bội . TT Thiệu thử yêu cầu Mỹ gởi một sư đoàn cùng tham chiến với VN, thì họ từ chối ngay, vì họ đang tiếp tục rút quân nhưng chưa có danh chính ngôn thuận mà phải chờ hiệp-định Paris/1973 để hợp thức hóa việc rút lui danh dự và cũng phãi đợi tổng thống VNCH đuổi Mỹ thì Mỹ mới hoàn toàn rút hết người, “vì khách bị chủ nhà đuổi, chớ khách luôn luôn thương yêu chủ nhà!” và có như vậy Trung Cộng không trách Mỹ vì lổi Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris; Ðó cũng là lý do Tướng Giáp nướng 100.000 quân trong mùa hè Ðỏ-lửa 72 vì Giáp không hiểu Decent Interval (điểm mốc thời gian) là gì, mà là thời gian coi cho được, thời gian hửu lý cần có theo diển tiến lộ-đồ?

-Hình 2, nơi LZ: LoLo nầy, trực thăng Mỹ bị bắn tơi tả như lá vàng rơi, Ðại tá James Vaught phải làm gì để không bị thiệt hại? Ông bắt đầu xử dụng B-52 từ chiến dịch Rolling Thunder qua Linebacker, có nghĩa là yểm trợ tiếp cận, bảo vệ quân bạn từ 300, 400 thước, không cho kẻ thù phục kích đến gần. Ðiển hình dưới đây:
-(9)- [hình 2, 3 July 26, 2009, 02:21] Từ giờ phút nầy, Ðại tá Vaught ra tay đã hạ trên 2000 lính BV bằng B-52, yểm trợ tiếp cận, Pháo binh Long-Tom 175 và 16 lược phi cơ chiến thuật F-8 Crusader, A-6 Intruder từ Ðệ 7 Hạm đội bay vào. Hảy tưởng tượng 4 mặt, một bên B-52 oanh tạc làm hàng rào hướng Tây; hướng Ðông, 42 khẩu trọng pháo của Hoa kỳ từ biên giới bắn sang làm rào cảng; hướng Bắc phi cơ chiến thuật thay phiên oanh kích không ngừng. Chừa lại hướng Nam thành cửa khẩu duy nhứt bay ra vào, dành cho 20 chiếc UH-1, chuyển 2 đại đội Dù vào LZ để tải thương và tiếp tế đạn nhỏ. Có 2, 3 chiếc trúng đạn nhưng vẩn hoàn thành phi vụ bay đi bay về liên tục 5 chuyến, đem hết thương binh, tử sĩ ra, và tiếp tế đạn nhỏ, xăng dầu đầy đủ cho thiết kỵ

- (10)- [Aug 19, 2009, 00:35] Ngày 23/Feb/71 là ngày đen tối nhứt, vì lý do gì mà Hoa kỳ từ bỏ yễm trợ trực thăng cho QLVNCH, đến nổi Phó tổng thống Trần Văn Hương phải sướt-mướt trên TV rằng: “Mỹ đem con bỏ chợ” Tướng 4 sao Abrams dủa thê thảm Tướng 3 sao Sutherland vì số trực thăng khả dụng chỉ còn 25% thay vì phải được 80% OR [Operational-Readyness] và 5% thêm gọi là niềm kiêu hảnh của Không Kỵ. Kể từ giờ phút nầy Tướng Tackson sẽ đeo sát Tướng Lãm. Và Ðại tá Vaught sẽ đeo sát Chuẩn tướng Phú. Hai người nầy kết thân vì tình cờ hay có chủ mưu!? Trong phòng họp BTL Hàm Nghi, tại Khe Sanh luôn luôn có mặt Tướng Phú, nhưng Ðại-tá Vaught thì rất hiếm; bất chợt khi có sự hiện diện của Vaught thì y như rằng lông mày của Tướng Phú xụ xuống, hai ngón tay vàng nhựa thuốc nicotin đang kẹp chặc điếu thuốc trong tay, hơ-hải vì B-52 cứ nhè Sư đoàn-1 mà trải thãm, vừa bặp điếu thuốc, Tướng Phú vừa rống cổ kêu gào Trung đoàn tìm chỗ nào tróng dễ chạy để thoát thân, 3 tiếng nữa B-52 chiến lược từ Guam sẽ thả theo lộ đồ chiến tranh trong phòng lạnh đã được ước tính của tham mưu Pentagon dưới quyền Tướng Haig. Còn như Lữ Ðoàn 1 đặc nhiệm có quân Dù tùng thiết nhưng di chuyển quá chậm, không đúng theo lộ đồ của Pentagon nên bị Skyspot thúc đít bằng Bom CBU-24, chứa 600 quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf khi nổ phóng ra 300 mảnh thép nhỏ chứa bên trong làm bị thương Tiểu đoàn phó TÐ8-LÐ3/Dù và một số chiến sĩ Dù và Thiết-đoàn-11. Cũng may mắn cho Trực thăng vỏ trang PÐ.213, luôn luôn bay thấp trên đầu quân bạn. Nếu Skyspot thả đúng bom nổ snack-eye thì coi như Gunship 213 ôm đủ mãnh bom

-(11)- [Jul 19, 2009, 13:34] Lúc thực lúc hư thế mới đưa đến sự tuẩn tiết của Tướng Phú vì sự phãn bội của người bạn đồng minh.[trích một đoạn trong tài liệu: Furthermore, General Phu’s Lam-Sơn 719 friend, General James Vaught, an American general assigned to CIA in Saigon tour, had visited him only weeks ago. When Phu asked him for advice, General had refused because he claimed that the Paris Accords prohibited him lending such help. Not even advice from an old and trusted friend. Who would have known??? Its was only the two of them, yet General Vaught, still, had said no]
Nhưng ngay bây giờ, thời điểm nầy, trước tiên Vaught được mật lệnh thể hiện uy tín của mình bằng sự can thiệp để cuộc hành quân lui-binh được tốt đẹp: Thế nên khi Lữ Ðoàn 1 Ðặc nhiệm với 2 tiểu đoàn Dù tùng thiết rút về qua con sông XePon như trong hình post. Vaught thuyết-phục Ðại tá Nguyễn Trọng Luật bỏ xe có bánh cho B-52 hũy diệt [theo đúng giai điệu B-52 đã hủy diệt Bãi đậu xe Thứ-2, CSBV trên đường Mòn Hồ vào lúc khai diển cuộc hành quân] Thế là trong đêm 23/March/71, đoàn xe có bánh làm vòng bán nguyệt, rọi đèn pha hướng Nam, Tây, Bắc để nghi binh, và chừa hướng Ðông để đêm tối rút về Khe Sanh. Ngay lập tức Vaught liên lạc với SÐ/101 Dù để trục mốc 4 chiếc xe ũi đất D-4 và vài Chinook mốc bình xăng, Vaught đã có dự tính mang theo bản đồ hành quân thời Pháp với nhánh sông Xepon nong-cạn vào mùa khô. Ðại-đội Công binh Dù tích cực ra tay, vừa dùng mìn phối hợp xe ủi đất. Sau 2 giờ hỏa tốc, cố gắng làm con đường thoai thoải dốc; Ðúng 11 giờ đêm toàn bộ xe có xích đều qua được phía bên kia bờ sông.

Nhưng than ôi! Khi Thiếu Tướng Phú là Tư Lệnh quân đoàn-2 thì Thiếu tướng James Vaught có qua thăm ngày 17/2/1975 … thế nên (làm ngạc nhiên các chiến sĩ quân đoàn) 8 giờ sáng 18/2/1975, đoàn quân tập trung tại căn cứ Hàm Rồng để khởi hành, nhưng đến 11 giờ Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ: Hình ảnh cuộc rút lui êm đẹp như Lam Sơn 719 không còn nữa dù rằng lời thuyết-phục của người bạn đồng minh như Tướng Vaught! Một cạm bẫy đau lòng của Tướng Phú! Ôi Quốc-lộ 7 Cheo-Reo Phú Bổn sao mà thê lương vậy! Người Mỹ có câu Time was change, trên thiên đàng Tướng Phú có cãm nhận được không?

-(12)- [Aug 15, 2009 03:32] Lào kiều được sự che chở của QLVNCH di-tản qua miền Nam VN tỵ nạn CS, nhưng ác nghiệt thay! cuộc rút lui đường 7 Phú Bổn thật vô cùng thãm-thương. Sách lược “Bỏ phiếu bằng chân” thật rất dã man tàn độc; Cái đỉnh cao trí tuệ nào!? Có phải 6 người nắm vận mệnh thế giới là tác giả của thế chiến lược toàn cầu Eurasian 1920-2020!? Vì vậy mà khi Hà Nội bắn trái SAM cuối cùng thứ 1242 và không còn gì cả trong tay sau 11 ngày đêm bị Mỹ oanh tạc. Hà-Nội muốn tuyên bố đầu hàng mà có được đâu?...phải qua Paris để nhận sự đầu hàng của Mỹ bằng chiến thắng “Ðiện Biên Phủ trên không” qua áp-lực bắt buộc của Cố-vấn con thoi Nicolai Firyunbin, và Tướng V.A Jukilov của Liên Xô; cùng sự thuyết phục của Kissinger, và Tướng Haig của Mỹ. Nếu còn sống đến ngày làm lể mừng 50 chiến tranh Việt Nam cũng như 50 chiến tranh Triều Tiên đã có năm 2003 … để rồi thấy được sự giải mả cho nhiều khúc mắc mà thế giới muốn tìm hiểu! Căn cứ vào thế siêu chiến lược toàn cầu “Eurasian” đã đến lúc phải xóa bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh, không còn là chỗ dựa như hòn đá tảng vững chắc của đảng CSVN bê tha, hoá-hoắc. Vì đã đến thời kỳ “quá-độ” DVD của Linh Mục Nguyễn Hửu Lễ đánh dấu thời điểm thần tượng Hồ Chí Minh không còn là bức tường sắt mà là bằng đất bùn trộn với rơm-rạ, DVD toát ra tài liệu giải mật bên phía CS, và phải đợi một thời gian không lâu (Decent Interval), vì chỉ có kẻ chuyên dùng độc-dược mới có thuốc giải. Và cũng phải trả lại tính trung thực cho lịch-sử, phía Mỹ và Tây âu sẽ nêu ra bằng chứng cho người Việt thấy rằng … nhưng còn quá sơm đê nói: “Cụ Hồ Chí Minh đáng được khâm phục không vì sự thắng-lợi mà vì sự lừa đảo của WIB”. Chỉ có lịch sử mới phán quyết thực hư, như hiền triết W. Brayant đã nói: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”. Ðoạn kết của vở bi-kịch Eurasian Great Game là thế đây!

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH
Posted by Thoi Chinh Chien at 1:25 AM
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to Facebook

vinhtruong
08-30-2013, 03:46 AM
ThoiChienChinh@Gmail.com - Sunday, November 25, 2012
Ai Là Thủ Phạm Ngày 30-4-1975
Hồ Chí Minh Trail: Ai Là Thủ Phạm Ngày 30-4-1975
hcmtrail.blogspot.com/2012/11/ai-la-thu-pham-ngay-30-4-1975.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sau khi Hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào năm 1972, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự”. Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn HCM. Cộng Quân coi như được HK bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam.

******

Ai đã gây ra thảm họa 30/4/1975?: “Kiến trúc sư cuộc chiến VN, William Averell Harriman (1891-1986) là thủ phạm ra lịnh cho CIA giết TT Ngô Ðình Diệm và là soạn giả vở bi-kịch ngày 30/4/75”
Cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ... cấp Trung Đoàn BV đã vượt qua xa lộ Harriman (Ðường-559) và bắt đầu gọi là leo thang chiến tranh theo lộ-đồ phối hợp của kiến trúc sư Harriman đem quân đội tác chiến Mỹ qua VN cũng vào năm nầy, để tập trận với mưu đồ lợi nhuân cho Hội đồng Kỹ nghệ chiến tranh (War Industries Board) gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ mà cái Nhóm WIB cho rằng: “công nhân phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có đồng dôla, còn là Lính phải đổ chút ít xương máu mới hưởng được đồng đôla, chớ không thể tập trận tại quê nhà, để tìm cơ hội bị gạch phấn trắng gọi là bị tử thương, loại ra khỏi vòng chiến để nằm nhà với vợ con. Thế nên những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm theo sau hình ảnh dã man và bất lợi (thổi phồng vụ Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan! để chuẩn bị lộ đồ rút lui bằng Air tikets booked trước theo lịch trình phải nâng đở hảng hàng không thế hệ Jet còn phôi-thai không bị Bankruptcy) của chiến tranh được giới chóp bu của hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, đa số gốc Đại học Yale quản trị, khai thác triệt qua đơn đặt hàng, để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên nhiều quốc gia khác, nhứt là ngay tại kinh-đô văn hoá thế giới Paris
Tướng độc nhởn cò-mồi, Moshe Dayan, Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái, đột ngột tự ý qua Việt Nam 3 ngày (từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ. Sau chuyến "hành quân" chớp nhoáng đó, Tướng độc nhởn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances) đúng vào điểm mốc thời gian Mỹ chuẩn bị rút quân) vì không thể thắng cuộc chiến này được mà hãy để cho Hà Nội chiếm miền nam (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon) thì mới thắng được Cộng Sản, trong khi nhị trùng Mafia Lê Đức Thọ đã biết trước sẽ thôn tính miền nam, nên 1960 (lúc nầy Mỹ chưa qua) khi thành lập MTGPMN đã tuyên bố cương quyết chống chế độ Mỹ Diệm kèm kẹp, đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, lúc nầy quân đội Mỹ chưa qua mà đã bị đánh cho cút rồi. Thật rất là vô lý vì sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày, mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy! Dayan là cò mồi của Mỹ) dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson và miền Nam VN; Tiếc thay sau này và mới năm ngoái đây, vẫn còn có những ký giả và bình luận gia Việt Nam ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần "khai tử" miền Nam! [Israeli General Moshe Dayan on Patrol with US Marines - South Vietnam 1966] Phong trào phản chiến càng lên cao, Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thăng cử làm Tổng Thống
Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Hoa tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng. Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo VNCH, thành công trong việc ép buộc VNCH ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam; Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann của T.T Nixon như sau: "Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ VNCH) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất". Tương tự, Kissinger đã trấn an T.T Nixon là: “Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, rồi sau đó thì chẳng ai cần đếch gì nữa. Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng” lời nói cũa cựu đại sứ Lào và hiện là phụ tá hành chánh cho Kissinger như ám chĩ miền Nam là bãi tha-ma (free-zone) sau một thời gian làm nơi thí nghiệm đủ loại vũ khí và miền Bắc trở lại thời kỳ đồ-đá, ngay đến thủ đô Hà Nội mà phải thắp đèn dầu leo-lét. Sau khi rút lui lại chơi trò vũ khí khí-tượng (weather weaponry) để cho nguoi Việt ăn Bo Bo một thời gian kiệt quệ rồi mới chịu bôm thuốc kinh tế thị trường sau, có nghiã là tái thiết tối đa
Bởi vậy thảm họa 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù qua lại đi đêm như con thoi của con-rối Kissinger do sự chủ đạo của thế lực Permanent Government [Skull and Bones].
Cũng theo lộ trình Political Business lại tiếp nối qua “giai đoạn-3 Eurasian” vùng Trung-Á – Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6/10/1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây; Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ con rối của Bones Permanent Government ra lệnh Kissinger thuyết phục gần như ép buộc TT Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều như trước. Sau vụ Cambodia Nixon đang chới với Power Act gần như mất hết quyền hành, nhưng khi PG cần, thì Nixon vẩn mạnh lại như thường; Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận điều nầy lập năm vừa qua 1972, Tướng Giáp cũng mất chức vì nướng 100.000 quân BV, vì cứ tưởng bở (còn quá sớm chưa phải đúng thời điểm (decent interval) chiếm miền nam theo lộ đồ Eurasian)
Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Skull and Bones nhìn rất xa và đang làm bộ với động-thái Hoa Kỳ bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam , nhưng sự thật đổi vùng hoạt động qua giai đoạn-3 Eurasian, nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam theo đúng lộ-đồ đã tín trước (axiom-1).
Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ rơi miến Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi, bởi vì phần lớn hệ thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Do Thái hoặc bị họ ảnh hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái (Anti-Semitism). Cho nên đến 35 năm sau dư luận vẫn còn bị phinh gạt; Điển hình, về phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả (thí dụ : Tiến sĩ Stephen Randolph trong Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 ) lầm lẫn hoặc cố tình cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng nên phải rút quân ra khỏi miền Nam (chịu thua ! hay gài bẩy TQ? vì đang câu con cá to hơn “has bigger fish to fry”) Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ khi Kissinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 với gia tăng Việt Nam Hóa Chiến Tranh .
Về phía Cộng Sản Bắc Việt, ngoại trừ lợi thế sẵn có của đường lối độc tài cuồng tín trong chiến tranh dám vô nhân đạo dùng chiến thuật biển người hy sinh "nướng quân" hàng loạt trên chiến trường (theo nhận xét của Tướng Westmoreland !) họ không ngờ có được sự giúp đỡ hữu hiệu của thế lực Do Thái tạo ra phong trào phản chiến đưa tới tình trạng "Đồng Minh tháo chạy" (từ ngữ theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đức!) bỏ rơi VNCH Như vậy miền Nam chỉ cần cầm cự được vài năm cho đến khi Tổng Thống Reagan nắm quyền và với tài lãnh đạo xuất sắc cương quyết nổi tiếng của ông này chắc chắn miền Nam sẽ được yểm trợ đầy đủ (đã xảy ra như vậy tại Nam Mỹ và A Phú Hản ! nhưng nó lại đi chệch lộ-đồ Eurasian) để không thể dể dàng rơi vào tay cộng sản như đã xảy ra trong ngày 30/4/1975. Nhưng khỗ nỗi chính sách không do tổng thống Mỹ mà do tập đoàn đại tư bản nắm giữ!
Đa số người Việt chúng ta đều có tâm tình thiện cảm với dân tộc Do Thái (một phần bị ảnh hưởng qua tác phẩm lừng danh "Về miền đất hứa / Exodus" của tác giả Leon Uris) vì ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết và chiến đấu dũng cảm của họ sau 2000 năm lưu vong đã thành công trở về tái dựng lại quốc gia Do Thái nhỏ bé bất chấp trước mọi đe dọa của Khối Ả Rập khổng lồ. Cũng trong cảm tình nồng nàn đó, Học giả Nguyễn Hiến Lê vào năm 1968 mang sức ra viết tác phẩm " Bài học Israel” (Do Thái) để nhắc nhở chúng ta nên noi gương vì sự trường tồn, thinh vượng dân tộc; Nhưng thực tế chính trị cho thấy tham vọng thủ đoạn của Do Thái sau khi tái lập quốc, nên chính ông đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích nặng nề; Đó cũng là tâm trạng của tôi khi biết qua Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận khám phá ra mưu sâu của thế lực Do Thái khiến xảy ra thảm họa 30/4/1975 cho quê hương Việt Nam và dẩn tới hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng kế tiếp.
Tôi tin rằng cùng góp phần với Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về thảm họa 30/4/1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực để các sử gia hậu cận đại Việt Nam và thế giới mai sau không còn bị phĩnh gạt, sai lầm nữa. Mong thay!
thí dụ như hai biến cố trọng đại, khúc quanh trong lịch sử VN: Cuộc chiến thắng Ðiện Biên Phủ dưới đất 1954 và cuộc chiến thắng Ðiện Biên Phủ trên không 1972 bằng sự lừa gạt đồng minh 1954 bằng sự hứa can thiếp của B-29, và 1972 bằng B-52. Muc tieu sau cung la bien Viet Nam thanh mot nuoc Do Thai tai DNA de bao ve quyen loi cho My!
Để tiếp nối giai đoạn 3 “Eurasian Great Game”: Chín tháng sau hoà-đàm Paris, ngày 6/10/1973 mục tiêu chuyển hướng qua Trung Đông (Center Asia) bằng 6 chiếc tàu chở đạn-dược cũa Mỹ khi gần đến hải phận VN, bất thần có lệnh của Kissinger qua mật lệnh truyền từ tham mưu trưởng WSAG, Donald Rumsfeld buộc phải trở đầu chạy về Do Thái unload số đạn dược xuống nơi đó gấp
Câu trả lời là Màn-2 giai đoạn-2 về Á-Châu của siêu sách lược Eurasian đã tạm thời chấm dứt để qua Màn-3 Trung-Đông (Center Asia) như những định kiến và đáp số đã nêu dưới đây:
Nguyên nhân chính nào đã phải kéo dài tấn thảm kịch đến 30/4 mà Rumsfeld đặt tên là Cruel April, Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (vì đả có mưu đồ bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam theo định kiến-2 vì không có văn bản ngoại giao nào minh chứng) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH; Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Mỹ qua Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam, chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann của T.T Nixon như sau: "Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ VNCH) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất".
Tuy nhiên ỡ trong nước, tấn thảm kịch 30/4/1975 xảy ra bất ngờ hơn mọi người Việt đã dự đoán bởi vì vụ xì căng đan Watergate tàn-độc dẫn tới sự từ chức của Tổng Thống Nixon vào ngày 9/8/1974 đã làm tê liệt mọi cố gắng để cứu vãng tình thế; Nhưng đã có trong lịch trình giãi đáp trước đây trên trục Chiến Tranh Lạnh của lý thuyết gia George F Kennan (1904-2005)

Tay sai Lê Đức Thọ được CIA và KGB điều vào nam lãnh đạo cuộc kháng chiến thay Lê Duẩn về Hà Nội làm Quyền Tổng bí thư để phát động lại chiến tranh lần thứ hai, qua trò chơi chiến tranh CIP/NLF

- Siêu chính phủ Mỹ có cuộc họp Hội Đồng An Ninh quốc gia (NSC) ngày 21/9/1960: (Thời chính phủ Eisenhower) đưa ra 3 định-kiến dưới đây với giãi pháp bằng 3 đáp số:
(1) Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon
(2) Axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affaires
(3) Axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances

- Ba tháng sau, tay sai Lê Đức Thọ tuyên bố ngày 20/12/1960 thành lập MTGPMN cũng 3 đáp số:
(1) Quyết tâm đấu tranh giãi phóng miền nam (đối chỏi lại axiom-1)
(2) Cương quyết tiêu diệt ngụy-quyền kèm kẹp của Mỹ/Diệm (đối chỏi axiom-2)
(3) Quyết tâm đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào (đối chỏi axiom-3)
Đó là lý do tại sao D-Rumsfeld quả quyết: “Miền Nam bù-nhìn, Miền Bắc yêu nước”

Thế lực nào ở Hoa Kỳ dám đứng sau kế hoặch bỏ rơi miền Nam!? - Theo tôi nghiên cứu cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật nhứt, đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan (Ireland) và sắc tộc gốc Do Thái, đặc biệt trong biến cố 911 không có người Do thái nào chết trong số trên 3000 người?
- Trên dòng lịch sử Hoa Kỳ, Cộng-đồng người Mỹ gốc Ái-Nhĩ-Lan đã rất nhiều lần thắng cử chức vụ tổng thống.
- Bên cạnh đó Cộng-đồng người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ nhứt là trong Đại Hội Đồng Kỹ Nghệ Chiến Tranh (War Industrues Board) Họ gài được nhiều nhân sự vào bên Hành- pháp cũng như Lập-pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như Ngoại giao, Quốc phòng và Tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp Bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng; Vì vậy, thế lực của Cộng-đồng người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái
Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố-vấn An-ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng ("đi đêm") với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt (Eurasian) như vậy đằng sau Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái và Ái Nhỉ Lan (Giòng họ: Harrimans and Bushes)
Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng-đồng người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow... với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác. Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm Cơ quan Tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới (World Jewish Congress - từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái) Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright (hai người nầy là thiên tài trong chuyên môn đơn giản là vậy, nhưng cũng chỉ là công cụ về mặt nổi trên chính trường như một chính khách quyền năng (freewheeling diplomat).

Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908-1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ từ Âu qua Á Châu) nhứt là hòa đàm Paris (axiom-3, mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn) nhưng theo tôi sau khi nghiên cứu là W.A Harriman muốn đưa TQ vào ghế LHQ để tuân thủ luật pháp nên Harriman mới cách chức tư lệnh TBD của tướng Mc Arthur và xoá bỏ miền nam vì nơi đây sẽ xãy ra cuộc xung đột về dầu-khí tại thềm lục địa từ đảo Điếu Ngư đến Hoàng Sa, Trường Sa. Để chứng minh điều nầy: Nhân dịp sinh nhựt thứ 90 của W.A Harriman, người em út của Kennedy là Ed-Kennedy đã nói: “Thế kỷ 21 chúng ta sẽ hưỡng một không khí an-bình là nhờ sáng kiến của Harriman trong thế kỷ bạo loạn 20 vừa qua”
Như vậy thảm họa 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực skull and Bones thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua ‘con rối’ Kissinger. Tại sao thế lực Skull and Bones muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam!? Thế lực Skull and Bones tại Hoa Kỳ, đối với tôi quả thực hoàn toàn mới mẻ và đầy ngạc nhiên sau khi được biết đến vai trò thực sự của người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan và gốc Do Thái trên chính trường Hoa Kỳ là do 20 năm nghiên cứu trong thư viện. Qua nghiên cứu, tôi công nhận thấy giáo sư Huy và Cha Luận có một phần đúng; Điển hình là cho đến nay có ít nhứt 23 tổng thống Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ Lan (xem website: http://en.wikipedia .org/wiki/ List_of_Irish_ Americans) mà trong đó có Tổng Thống Washington và những Tổng Thống gần đây như Clinton, Reagan, Kennedy và kể cả Tổng Thống Obama (bên ngoại gốc Ái Nhĩ Lan) Cũng như hiện nay tại quốc hội có 15 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gốc Do Thái và 33 Dân Biểu Liên Bang gốc Do Thái (xem website http://en.wikipedia .org/wiki/ List_of_Jewish_ American_ politicians# List) Thực sự nếu nghiên cứu sâu rộng thì sẽ thấy thế lực Skull and Bones tại Mỹ còn lớn hơn nhiều. Họ thành công trong việc gài được những nhân sự cấp lãnh đạo ở các bộ phận yết hầu của Hoa Kỳ. Thí dụ điển hình gần đây như:
- Trong Thượng Viện và Hạ Viện hiện nay với tổng số 48 nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái (so sánh chỉ có 1 dân biểu gốc Việt Nam là ông Cao Quang Ánh).
- Trong Bộ Ngoại Giao có Bộ trưởng Henry Kissinger dưới thời TT Nixon và Bộ trưởng Madeleine Albright dưới thời TT Clinton
- Trong Bộ Quốc Phòng có Bộ trưởng James Schlesinger dưới thời TT Nixon và thời TT Ford
- Trong Bộ Tài Chánh có Bộ trưởng Larry Summer và Bộ trưởng Robert Rubin dưới thời TT Clinton
- Trong CIA có Tổng giám đốc George H W Bush thời Gerald Ford, John M. Deutch dưới thời TT Reagan.
- Trong Ngân Hàng Trung Ương (Fed) cầm đầu bởi Tiến sĩ Alan Greenspan từ 1987 đến 2006 và Giáo sư Ben Bernanke từ 2006 đến nay.
Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, Wall Street, thị trường chứng khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình, và điện ảnh; Đặc biệt, ngành truyền thông, quan trọng nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Tại Hollywood đa số nhân sự từ đạo diễn đến diễn viên đều có gốc Do Thái, nổi tiếng nhứt như Donald Rumsfeld, Steven Spielberg, Liz Taylor, Kirk Douglas, Michael Douglas, Harrison Ford... Khôi hài nhứt là các tên tài tử ciné của Landing-Zones trong hành quân Lam-Sơn 719: LIZ, SOPHIA, LOLO, HOPE (xem website: http://en.wikipedia .org/wiki/ List_of_Jewish_ American_ entertainers) Họ biết rõ rằng nắm giữ được truyền thông trong tay là hướng dẫn được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho WIB-Bones. Vì thế tôi đã nhiều lần nhắc nhở CIA chỉ là hạng nhì sau Truyền thông Văn hoá, cứ nhìn vào mùa bầu cử tổng thống thì rỏ; Skull and Bones còn điều khiển một phần lớn các viện Nghiên cứu Chiến lược nhằm đưa ra những đề nghị cho chính sách tương lai của chính phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền lợi của War Industries Board Bones với quỹ Đen tại ngân hàng Thụy Sĩ

Khởi đầu giải quyết cuộc chiến Quốc Cộng tại Lào vào đầu thập niên 1960-62, ông Ngô Đình Nhu đã ngạc nhiên và bất mãn thấy thái độ nhượng bộ quá mức của ông Averell Harriman (đặc trách bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Mỹ, mặc dù là người số 3 trong bộ ngoại giao, nhưng là freewheeling diplomat) trong lúc đàm phán. Nên biết ông Averell Harriman (1891-1986) là một nhà tư bản lớn nổi tiếng gốc Do Thái và cũng là một đảng viên cấp lãnh đạo của đảng Dân Chủ ở Mỹ. Rõ ràng phía thế lực Skull and Bones muốn bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh cho lực lượng CSVN kiểm soát được phần lớn các địa điểm chiến lược tại Lào và thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển nhân lực và võ khí vào để đánh chiếm miền Nam vào 30.4.1975 để hoàn thành định kiến-1 (axiom-1)
Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson (dân Texas) cùng ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, Thế lực Skull and Bones lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong chánh phủ Tổng Thống Johnson để xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân sự của Tổng Thống Johnson, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn công từ bên ngoài dư luận quần chúng bằng công cụ số một Truyền thông Văn hóa
Tướng cò-mồi độc nhởn Moshe Dayan, Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái, đột ngột qua Việt Nam 3 ngày (từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với TQLC Mỹ. Sau chuyến "hành quân" chớp nhoáng đó, Tướng độc nhởn cò-mồi Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể thắng cuộc chiến này được, nếu như muốn thắng CS, hãy để CS chiếm miền nam (rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày, mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy, quả là có mách nước trước cho một sách lược có lộ-đồ sẳn: chích cho dân Việt một mũi thuốc miễn nhiễm Cộng Sản)
Dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson buộc Johnson không được tái ứng cử kỳ hai, đây là một hiện tượng kinh-dị hiếm có trong lịch sử Hoa Kỳ, để chắc ăn, họ ám sát người em TT Kennedy liền sau đó làm cho Đệ Nhứt phu nhân khiếp đãm phải lập lại “…Dù ai có đề nghị chồng tôi cũng cương quyết không ra tái ứng cử”
Sự thật gần đây, vẫn còn có những ký giả và bình luận gia Việt Nam trong đó có tôi ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần "khai tử" miền Nam trước mắt, nhưng đúng 50 năm sau (1973-2023) quả thật đúng như vậy, là một nước VNCH lớn hơn và mạnh hơn trên các thành viên Đông Nam Á, trong khi ấy các thế hệ dính dấp vào cuộc chiến đã nằm sâu dưới lòng đất vì định luật mọi việc rồi sẽ bỏ lại sau lưng

Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải đi đến quyết định không ra tái ứng cử kỳ hai vì nhiều áp lực của Skull and Bones, liền sau đó quyền lực Skull and Bones mướn Mafia làm thịt người em của Kennedy cũng y chang như người anh (vì Robert Kennedy muốn rút hết quân Mỹ về nước nếu thắng cữ và kế đến phải bịt đầu mối vì R. Kennedy đã tìm ra trong đầu người anh có thêm loại đạn của một tay súng khác) buộc Đệ nhứt phu nhân phải tuyên bố: “Dù ai có đề nghị nhà tôi tái ứng cử cũng big sorry”
Sự xáo trộn tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc sự thắng cử; Vì vậy thế lực Bones đã chọn và gài được thiên tài Kissinger từ năm 1957 làm tư-vấn cho Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York vừa hạ đo ván W.A Harriman để chiếm ghế) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa, nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thắng cử làm Tổng Thống. Nixon lên ngôi làm cho Bones rất lo ngại. Thấy vậy, Bones bèn đưa con gà nhà Kissinger, gọi là trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An ninh và sẽ kiêm luôn Bộ trưởng ngoại giao vào thời điểm cần thiết (decent interval) Dù rằng trong thời gian tranh cữ Kissinger hạ nhục Nixon không tiếc lới. Thế mới biết quyền lực ghê gớm của bọn Skull and Bones đặt để gần như ép buộc Nixon phải nhận Kissinger; Thế lực Skull and Bones còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái và Ái Nhỉ Lan vào trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann (1925-1999)... với những chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu ép buộc Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh, sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam trong thời gian chuẩn bị hoàn thành định kiến-3 (axiom-3)
Đến năm 1971, theo sự chủ đạo của Skull and Bones, Kissinger bí mật qua Trung Hoa tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon, đánh dấu giai đoạn lịch sử chấm dứt 20 năm thù địch cũng như sau nầy theo lộ đồ Việt Nam cũng chấm dứt 20 năm thù địch (1975-1995) Rồi thì hai nước Tư bãn Đỏ nầy sẽ mua máy bay Boeing làm một món quà giao-hảo. Tốt đẹp cả làng!
Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, rồi thì tới VNCH, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng. Có nghĩa là khi Mỹ rút quân và cho phép Hà Nội đem hết quân vào nam để tróng miền Bắc, Trung Quốc đừng làm ẩu đem quân chiếm Hà Nội lấy cớ Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris và giúp cho MTGPMQ lên ngôi, làm như vậy bể sách lược cũa Skull and Bones. Kissinger cũng thừa hiểu TQ không dại gì làm vậy vì Mỹ sẽ giúp TQ trở nên một cường quốc kinh tế và mạnh về khoa học kỹ thuật sau nầy

Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo VNCH, thành công trong việc ép buộc VNCH ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27/1/1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của siêu chính phủ qua Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam, chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann của T.T Nixon như sau: "Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ VNCH) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất". Tương tự Kissinger đã trấn an T.T Nixon là: “Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau (Decent Interval) sau đó thì …chẳng ai cốc-cần gì nữa . Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi tha ma hoang vắng … rồi ăn Bo Bo trừ Cơm! Bởi vậy thảm họa 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán trước của HĐANQG (NSC) ngày 21/9/1960: (Thời chính phủ Eisenhower) qua 3 đáp số dưới đây:
(1) Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon
(2) Axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affaires
(3) Axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances

Để tiếp nối giai đoạn 3 “Eurasian Great Game”: ngày 6/10/1973 mục tiêu chuyển hướng qua Trung Đông (Center Asia) Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến tiếp nối theo sách lược Eurasian là: “Jom Kippur” vào ngày 6.10.1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Việt Nam như vậy đủ rồi, Skull and Bones cần tiếp nối War-Business, lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng làm sao Skull and Bones để mất nước Do-Thái, liền tức khắc Donald Rumsfeld bấm nút Robot Kissinger thuyết phục Nixon nỗ lực can thiệp tối đa giúp Do Thái, nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận
Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ rơi miến Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi, bởi vì phần lớn hệ thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Skull and Bones hoặc bị họ ảnh hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái và Ái Nhĩ Lan (Anti-Semitism) Cho nên đến 35 năm sau dư luận vẫn còn bị phĩnh gạt dài dài, một cách tinh vi qua truyền thông văn hoá cố tính bóp méo sự thật kể cả những tài liệu mật nhưng không mật tí nào cả. Thí dụ Cụ Hồ là giả, là người Tàu, Nixon đòi cắt đầu TT Thiệu, NCK là người giả giải phẩu, Johnson ra lệnh giết Kennedy, TT Diệm buôn Á phiện bị Kennedy ra lệnh giết …Điển hình, về phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả (thí dụ: Tiến sĩ Stephen Randolph trong Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" - “Vietnam, A 35 Year Retrospective Conference” Tại Washington D.C, vào ngày 9.4.2010, lầm lẫn hoặc cố tình nhàu nặng cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng nên phải rút quân ra khỏi miền Nam. Vì đang câu con cá to hơn (“has bigger fish to fry”)
Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ lúc Harriman nói chuyện với Lê Đức Thọ tại Paris với những lời vàng thước ngọc giao miền nam cho Hà Nội rồi Harriman rời khỏi vỉnh viễn sân khấu chính trị vào tuổi 78, George H W Bush (Bush Cha) lên ngôi, biết hậu quả sẽ không đẹp gì, là thãm-kịch, nên giao cho Kissinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 bằng đội bóng mà Kissinger là Quarterback, còn Donald Rumsfeld là Linebacker, còn George H W Bush mới thật sự là ông Bầu Coach. Cho nên thế giới không ai biết gì cả chỉ đoán mò mà thôi; Nên chúng ta thừa cơ hội internet mà nghiên cứu và suy diển liên hệ với thực tế trên vài chục ngàn cuốn sách nói về lịch sử và triều đại nước Mỹ thì rỏ tại Library of Congress, vào những mục cần thiết cho chứng cớ biện minh mà thôi

KQ: TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
09-09-2013, 06:50 PM
Lên Trời tảo mộ. (Saturday, April 6, 2013)

Nguyễn Đạt Thịnh viết: “… Tôi đã thảo luận với các giáo sư trường báo chí, viện đại học Hawaii, về vấn đề này. Hiện nay sai lầm của truyền thông Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam đã được toàn bộ ký giả Mỹ nhìn nhận, nhưng họ vẫn chưa học được bài học Hạ Lào, bài học Mậu Thân; họ vẫn tiếp tục sai lầm trong việc tường trình chiến trường Iraq”
Xin thưa với đại tá, tác-giả Nguyễn Đạt Thịnh, vì sách lược Mỹ do Giòng họ Bush buộc phải tiếp nối dùng công cụ Truyền Thông Văn Hoá để khũng bố chính quyền đương đại phải đi đúng sách lược toàn cầu của Mỹ, chỉ nằm ngắn gọn trong hai chữ “America-First” và áp dụng triệt để định luật của kinh tế gia Malthus là phải tàn phá khủng khiếp để tái thiết sau, như Marshall Âu châu, Nhựt, Việt Nam, Iraq …có như vậy bộ mặt của các nơi bị tàn phá sẽ đẹp đẻ hơn xưa rất nhiều và Mỹ có thu nhập dollar mà lại được các nước mang ơn … Tôi nhìn nhận tác giả Nguyễn Đạt Thịnh nhận xét rất đúng, sự “cố tình” làm sai lầm qua các phóng viên nổi tiếng như tam trùng Phạm Xuân Ẩn làm việc mật thiết với các phóng viên CIA đội lốt, nổi tiếng như walter Cronkite, Robert Shaplen, Kenneth E Sharpe, Neil Sheehan … mãi cho đến ngày hôm nay, biết bao nhiêu chứng liệu, hình ảnh trên internet và youtube đưa lên Web, nhưng cũng còn nhiều sai trái cố tình bóp meo như tôi sẽ lý-giãi dưới đây:

Trở lại với bảo tàng viện Newseum và chiếc hòm kẽm chứa 11 di hài của 4 phóng viên Hoa Kỳ và 7 chiến sĩ VNCH, Đại tá Cao Khắc Nhật, Trung tá Phạm Vi, Trung Úy Lê Trung Hải, Trung Uý Lê Tín, Trung Sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trung Sĩ Từ Vũ, và một chiến sĩ VNCH (không tìm được danh tánh). So với trên tấm bảng đồng treo tại Newsium ký giả thì khác, không giống như những gì tác giả Nguyễn Đạt Thịnh ghi ở trên; Thí dụ không có tên Trung úy Tạ Hoà, người Lead 4 chiếc UH-1, Trung úy Nguyễn Diêu copilot của Tạ Hoà …
Thế thì sự thật ra sao? Tác giả Thịnh và tấm bản đồng tại Newseum ai trúng ai trật? Tôi giãi thich qua hình ảnh hai chiếc UH-1 bị bắn cháy và không cháy, rơi xuống đất…(bạn nên qua Hội Quán Phi Dũng xem hình bài: “Quật mồ cuộc HQ Lam Sơn 719” Mục “Nhận định thời cuộc” trang 2, thì sẻ rõ … nếu bạn nào chưa thông suốt xin cứ hỏi, tôi sẽ cố gắng giãi đáp ngay

Lời tâm-sự cũa người viết về trận Lam Sơn 719: Nhằm mục đích trả lại tính trung thực cho gia đình thân nhân, cho quân sữ, và vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam. Trước đây khá lâu, tôi đã viết loạt bài về cuộc hành quân Lam Sơn 719 xảy ra tại Hạ Lào hay Nam Lào vào năm 1971. Loạt bài này, đã có trong Đặc San Không Quân từ 2009-2015, chia thành khoảng 20 tiết mục đặt nặng về hoạt đông của LĐ/51/TC, mỗi mục nói về một giai đoạn của chiến dịch quan trọng này.
Vì tôi được vinh dự trực tiếp tham chiến tại Hạ Lào nên bài viết chỉ căn cứ vào các tài liệu thâu thập do chính mắt và sự hiểu biết của tôi, đương nhiên kém chính xác về bao vùng khắp chiến trận trải rộng và vô cùng sôi động, chấp nhập có thiếu sót so với những điều mắt thấy tai nghe bao quát cuộc hành quân, tuy là nhân chứng có mặt tại chiến trận. Tuy nhiên, cũng rất có thể vì vậy mà bài tường thuật lại có phần khách quan và thú-vị hơn, vì đối với một cuộc hành quân lớn và phức tạp như trận Hạ Lào, một cá nhân dù có mặt tại trận địa cũng rất khó nắm vững được toàn bộ chi tiết các biến cố trên chiến trường.
Về trực thăng vùng hoả tuyến, đối với những ai quan tâm đến 2 PHÐ đi không ai tìm xác rơi tại Hạ-Lào, Chúng ta chỉ nên cung cấp những tin tức chính xác để người nhà khỏi bị đau khổ thêm một lần nữa, vì ngoài sự mong chờ và hy vọng của họ, đồng thời chúng ta cũng thông cảm vì sự quên đi trên tấm bảng đồng không có tên PHÐ của Phi-Ðoàn/233 tuy mới tân lập, nhưng chiến đấu vô cùng anh dũng dưới sự ngạc nhiên của dân bay thuộc Sư đoàn 101 Không Kỵ bạn. Nhưng điều thật ngỗ nghĩnh là chính danh sách mà tác giả Thịnh đưa ra lại 100% đúng với sự thật mà lại khác những gì Ông Richard Pyle? Điều dễ hiễu tất cả đều là mục tiêu chính trị, chả lẻ Trung úy Tạ Hoà là Lead mà không có tên?

Nhưng tiếc thay, quá khứ ghi lại hoàn toàn sai: Dưới đây là câu chuyện mà tôi chắc chắn rằng không có chinh xác hay nói cách khác hoàn toàn sai sự thật, trái lại những gì như tôi đã minh xác nêu ra dưới đây với đầy đũ chứng cớ, tài liệu và thêm chi tiết hình ảnh trên Cánh-Thép, mục Lam Sơn 719 (Tôi như người lính canh gác ngồi trên chòi canh kiễm soát bao vùng hành quân, bằng vị thế ngồi trên chiếc Gunship, bay theo chiến-thuật Biệt-Kích “Kạ-Càng lướt thoáng trên ngọn cây” để áp đảo quân BV mà kết quả không còn phi hành đoàn nào bị tử thương ngay sau khi áp dụng triệt để chiến thuật nầy.
Về chuyện tấm bản đồ hành quân lọt vào tay đối phương và ngày tháng máy bay bị bắn rơi, ở phần ghi chú, ông Hà Mai Việt thêm, “Hai trực thăng của bộ tư lệnh Quân đoàn I bị phòng không BV bắn hạ và Hà Nội đã lấy được tấm bản đồ mật về cuộc hành quân LS 719 do đại tá trưởng Phòng 3 Hành quân Quân đoàn mang theo… Theo các sử gia HK ghi lại thì ngày 10-2-1971… Nhưng theo trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh chiến trường, kể với soạn giả [HMV] thì đó là ngày 9-2-1971, ngày thứ nhì hành quân vượt biên. Sau nhiều lần hỏi lại, trung tướng Lãm khẳng định: ngày 9-2 là đúng, chứ không phải ngày 10-2-1971.” (Sách đã dẫn, trg 87, tướng Lãm lầm-lẫn giữa ngày bị máy bay Mỹ thã lầm với ngày 2 trực thăng VN rơi, tôi xác quyết ngày các sữ gia Hoa Kỳ cho là hoàn toàn đúng theo nhựt ký hành quân, vì ngày 10-2-1971 là ngày tang đau buồn của LĐ/51/TC)

Tuy nhiên, người viết bài nầy căn cứ vào “Tờ Tường Trình Ủy Khúc” của Sư Đoàn 1 Không Quân, KBC 3198, (do chính tôi báo cáo từ nhựt ký điều hành của đơn vị đến đơn vị gốc Đà-Nẳng) ký ngày 11-5-1971, và vào “Tuyên Cáo Ước Đoán Biệt Tăm” (MIA) của Bộ Quốc Phòng, do Tướng Nguyễn Văn Vỹ ký ngày 17-7-1971. Cả hai tài liệu nầy Thời Báo đang có phó bản trong tay, đều ghi rõ phi hành đoàn do Thiếu úy Tạ Hòa làm Hoa-tiêu-chính đã bị bắn rơi ở tọa độ XD 565.520 vào trưa ngày 10-2-1971 trên lãnh thổ Lào.
Vào ngày thứ Năm 3-4-2008, Hài Cốt tập thể của 11 người trên chuyến bay định mệnh nầy đã được mai táng chung tại Nhà Bảo tàng Báo chí (Newseum) ở thủ đô Washington DC. Vì Newseum chỉ dành riêng cho ký giả tử nạn khi làm nhiệm vụ, trong khi số Hài Cốt thu hồi về từ cao-điểm 2062 feet bất khả phân ly, nên danh sách Phi hành đoàn Việt Nam và tên tuổi Phóng viên quân đội Từ Vũ, cũng như của Đại tá Cao-Khắc-Nhật và Trung tá Phạm-Vi không được ghi bên trong nhà bảo tàng. Hiện ký giả Richard Pyle đang vận động để yêu cầu Nhà Bảo tàng cho phép đặt một tấm bảng đồng trong sân bảo tàng để giúp khách tham quan biết rõ sự tích; Ngoài ra, thân nhân của cố Đại tá Cao Khắc Nhật từ vùng kinh tế mới Việt Nam đang được thân nhân cố Trung Tá Phạm Vi lập thủ tục để có mặt tại Newseum vào sáng 10-8-2010, để được chính ông Richard Pyle hướng dẫn vào thăm Hài Cốt người thân của mình lần đầu tiên, kể từ ngày máy bay lâm nạn đúng 39 năm rưỡi trước “Chĩ một nhúm đất mà thôi!” Việc nầy chĩ có một nhúm người Việt ngồi backseater trên Bronco OV-10 là nhân chứng và 8 NVPH chờ đợi Ðại úy Trần Duy Kỳ đơn thân độc mã bay vào lữa đạn để cứu đồng đội (T.U Ðạt và Thiếu-úy Phúc đang ngồi chờ cấp cứu trong Bunker CCHL Hồng Hà-2 là nhân chứng) Các phi-cơ bị bắn rớt tại Hạ Lào đều phải phi-tan bằng loại Bom đặc biệt vô tuyến điều khiển (laser-smart) do E.F-4 Panthom từ Thái Lan qua phá hũy dù rằng chiếc UH1 của T.U Ðạt cháy ngút-ngàn bằng cột khói đen lên cao ngất trời xanh, nhưng vẫn bị E.F-4 bay đến thã Bom phi tan dấu-vết theo như SOP.
Ðó là lý do tại sao phái-đoàn tìm kiếm MIA phải đem một nhúm đất về làm lễ. Một điều lạ nữa là tấm thẽ-bài (do anh sirlonelyhung post ở trên Cánh Thép) cũng như máy chụp ảnh của phóng viên chiến trường Huet mà còn bị cháy queo thì xương-xõ đâu mà còn, thế nên chĩ vì lý do làm rạng rỡ các Phóng viên và PHĐ lâm nạn là mục tiêu chính, cho nên họ pha-chế ra cho nghe có hửu-lý nhưng đối với dân bay chúng ta là một sự ngụy-tạo rất “dễ thương” xin miễn phê bình xa hơn mà nên thông cãm cho chính sách mưu đồ lừa dối của Hoa Kỳ trong cuộc chiến, các bạn nên đau lòng vì người đồng chũng của mình đã bị cuồn sát bằng Bom BLU 82AL và B-52, Mỹ đã bỏ điều lệ giao ước trò chơi chiến tranh ROE (Rule Of Engagement) từ Rolling Thunder qua Linebacker (chĩ vì TT Thiệu ươn-ngạnh cho lệnh rút quân bỏ qua giai đoạn khai thác chiến trường (deployment) tàn sát quân BV mà phía Hà Nội cũng không dám tiết lộ con số tàn sát ghê gớm, dã man nhứt trong lịch sữ chiến tranh, xem Cánh Thép mục Lam Sơn 719, Reply Mar 31, 2010 08: 02; Mar 29 2010 23: 35 và 23: 36; Phi hành đoàn Gunship chúng tôi phải ngữi mùi xác chết như thế nào nhiều khi muốn xiễu, qua lời Tướng Abram nói về đại đội Hắc Báo: (Black Panther)
“They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick … “ Chúng tôi bay kạ-càng trên ngọn cây hàng ngày như vậy, chắc bạn cũng đồng tình cãm giác như chúng tôi muốn ói mữa như thế nào? (Theo kinh nghiệm chỉ có duy nhứt dầu phọng mới khữ được)

Họ làm sao biết được số phi cơ khi tất cả chĩ còn là lớp tro tàn? Họ lấy trong sỗ kỹ thuật của KQVN và số phi cơ, và vì họ không biết rõ ràng như chúng ta nên tóm gọn TPC/PÐ/213, Tạ Hoà và HTC/PÐ/233 bay team là Haĩ và Tín đâm đầu xuống cùng chung một tọa độ. Với con mắt chúng ta thì không thễ chấp nhận cho việc nầy là hữu lý. Nhưng chúng ta đâu có quan trọng bằng hệ thống tuyên truyền mạnh nhứt cũa chính sách Mỹ hơn cả công cụ CIA, FBI? Nó là nhân tố chính để khai tữ miền nam đúng theo kế sách “Axiom-1” – Vì ôm-ấp một tham vọng phải trả lại tính trung thực cho lịch-sữ, tôi muốn xác định 100% cuộc hành quân nầy là chứng tích hoàn toàn trung thực hoà hợp với tác phẫm “Vietnam War”: The New Legion, tạm hoàn hảo của tôi để quân sữ đúc kết lại được nhiều đối chứng xác thực: Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết:
"Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202/B70. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nất than Trái, tốc độ chừng 95 knots, cao độ 2,200 feet; Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (T.U Ta Hoa, trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ ba (bay team Hai+Tin, chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dỏi từ vệ tinh cố-định (stationary satellite) chuyển về phòng hành quân chiến cuộc, Pentagon do tướng Haig điều hành. Chiếc số 1 cháy rơi xuống tọa độ XD 565520 chiếc số 3 không cháy rơi XD 563523 Nhưng than ôi! nhứt là còn sót lại chử “Stationary Satellite” mà tôi biết nhiều anh em chưa hiểu, nhờ Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/ Sư Ðoàn 101 Không Kỵ giãi nghĩa nhưng ông đã chết vì bệnh ung thư sau khi lên được cấp tướng 2 sao. Như những ghi nhận dưới đây: “Sorry to inform you that Bob Molinelli passed away more than 25 years ago. More information is available at this link http://www.flyarmy.org/DAT/datM/G61709.HTM Thanks for your interest. Army Aviation Association of America. 755 Main Street Suite 4D Monroe, CT 06468-2830; Phone: (203) 268-245. Fax: (203) 268-5870

Sau này, cùng với tài liệu giải mật (de-classified) các hồ sơ chiến tranh của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, một số tài liệu quan trọng liên quan tới cuộc hành quân Lam Sơn 719 như phúc trình hành quân, báo cáo hậu hành quân (After Action Reports) và các cuộc phỏng vấn nhân chứng (Oral Reports) v.v... được phổ biến rộng rãi nên những chi tiết được đầy đủ hơn. Ngoài ra, những hiệp hội Cựu Chiến Binh và các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến tại Hạ Lào cũng cung cấp nhiều tin tức mắt thấy tai nghe giá trị với tư cách nhân chứng. Một điều nữa khiến những sự thật về cuộc hành quân Lam Sơn 719 được thêm sáng tỏ vì một số các cựu quân nhân QLVNCH trực tiếp tham chiến đã bắt đầu viết hay kể lại về cuộc hành quân này.
Mặc dầu vậy, cũng như những chi tiết khác về chiến tranh Việt Nam, phần lớn các tài liệu về cuộc hành quân Lam Sơn 719 hiện có đều do các phóng viên và "cố vấn" Hoa Kỳ cung cấp và nhứt là thế lực trong bóng tối muốn che lấp những việc làm bất lợi trong cuộc chiến nầy theo ý đồ phản chiến, nên đôi khi kém trung thực, bị bóp méo, nếu không muốn nói là thiếu thiện cảm và nhiều thành kiến bất lợi đối với QLVNCH. Ðiều này cũng dễ hiểu vì một khi Hoa Kỳ đã muốn giải kết để rút chân ra khỏi Việt Nam, họ cần tìm lý do để bào chữa cho sự thất bại của chính họ bằng cách đổ lỗi cho QLVNCH đã không chịu tự mình chiến đấu và lệ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.

Hơn nữa, trong cuộc hành quân tại Hạ Lào, các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ, ngay cả các cố vấn, cũng không được trực tiếp tham chiến vì bị đạo luật Cooper-Church 1970, ngăn cấm nên chi tiết về các trận đánh trên đất Lào do người Mỹ cung cấp lại càng sai lạc và khó tin cậy; Cho đến nay, tôi đã nghiên cứu thu thập thêm được rất nhiều tài liệu, hình ảnh mới, hiếm có chưa từng được phổ biến liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ngoài ra, tôi còn được dịp trực tiếp chuyện với một số cựu quân nhân QLVNCH đã từng có mặt tại Hạ Lào, cũng như các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến nên đã thâu thập được nhiều chi tiết mới cùng tài liệu "sống" như video tapes, audio tapes, bản đồ hành quân v.v... Có thể nói số lượng tài liệu hiện có nhiều hơn hồi trước gấp bội phần
Vì vậy, căn cứ vào những dữ kiện mới thu thập được, tôi đang viết lại bằng tiếng Anh về cuộc hành quân Lam Sơn 719 từ đầu để loạt bài được trung thực và gần với sự thật hơn. Tuy nhiên, tài liệu dù có nhiều đến đâu cũng không thể ghi chép chính xác được một biến cố quan trọng, phức tạp và có tầm ảnh hưởng sâu rộng như cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã diễn ra cách đây bốn thập niên. Muốn cho ra một cuốn sách như là một tập tài liệu tương đối đầy đủ về trận Hạ Lào, thiết tưởng cần sự đồng lao cộng tác và góp sức của nhiều người quan tâm, để sự thật không bị mai một với thời gian.
Thiết tưởng, muốn ghi chép trung thực về một biến cố quân sự xẩy ra trong quá khứ, tôi cần căn cứ cả vào tài liệu lẫn lời tường thuật của các nhân chứng tham dự, phần tài liệu như lệnh hành quân, phóng đồ phối trí lực lượng, nhật ký và phúc trình hành quân v.v... sẽ cho chúng ta biết các chi tiết về chiến lược, chiến thuật, đơn vị tham chiến, kế hoạch điều quân và ngày giờ, địa điểm của các biến cố hay trận đụng độ. Nhưng đây phần lớn mới chỉ là các dự đoán, dữ kiện trên giấy tờ, nhiều khi khác xa với sự thực xảy ra trên trận địa, cũng vì lý do này, Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng độ với địch quân". Ngược lại, các nhân chứng tham dự tuy có mặt tại chiến địa, có thể biết nhiều "chuyện" không ghi trong các bản báo cáo hay phúc trình, nhưng chưa chắc còn nhớ được những diễn tiến nếu không được các tài liệu trên giấy tờ gợi ý, nhất là những biến cố phức tạp xảy ra đã lâu như trận Hạ Lào. Do đó, cả phần tài liệu tham khảo lẫn lời tường thuật của các nhân chứng đều cần thiết, quan trọng và bổ túc cho nhau liên hệ với thực tế.

Vì những lý do trên, tuy không phải là một sử gia hay chiến lược gia, tôi cũng mạo muội viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả, những người "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có một tập tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình. Ngoài ra, đây cũng có thể là một "Ðài Tưởng Niệm" tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm u Hạ Là sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNC tồn tại mãi với thời gian. Vì thế, bài viết bằng Anh ngữ của tôi ở Volume-II, được nhiều người My ưa chuộng để làm tài liệu, vì trong đó có mục “Operation Lam Son 719” tại Hạ Lào và bài nầy tôi cũng mới vừa post tại diễn đán Hội Quán Phi Dũng, mục “Văn Đàn Ngoại Ngữ” cũng leo lên rất nhanh vào được danh sách 100 bài đọc nhiều, trong đó phần ngoại ngữ chĩ duy nhứt có hai bài của tôi mà thôi là thêm bài “My Spy-Pilot Life”.
--- This article comes from Cánh Théphttp://www.canhthep.com

From: Sua Van Tran <suavantran@hotmail.com>
To: Truong van Vinh < vtruong2602@yahoo.com>
Sent: Monday, January 16, 2012 10:09 AM
Subject: Fw: [pd219] Fw: BỔ TÚC..... Bài vết của Đại Tá Vũ Văn Lộc: Lên Trời Tảo Mộ... [3 Attachments]

Anh VINH & Chi Quynh NHu than kinh !
Nhan dip Xuân Nham Thin 2012 den ,gia dinh em chuc mung anh Vinh & Chi Quynh Nhu nhung ngay Tet Nham Thin duoc binh yên ,nhiêu suc khoe va van su duoc nhu y...Sau cung ,em co vai thac mac ve Tran Ha lao ,Lamson719 nam1971,theo tai liêu Viet Nam War do anh Vinh biên soan ,co nhiêu ban /PD 219 co nhiêu cau hoi nho em liên lac voi anh Vinh cho biet chinh xac ve 2 chiêc truc thang UH-1 H cua PD 213 bi dan phong khong 14,5mm va 37 mm dat tren xe tank PT-76 ,gankhu vuc Dong Bac Tchepone,Lao ban ha ,tat ca
PHD
,4 ky gia chiên truong Viet,My va 1Dai ta thuoc QD1 nhu vay gom tat ca 9 nguoi bi chet tren chiêc phi co cua Tr/Uy Ta Hoa ,truong phi co ,sau nay 1 ky gia My tro lai Lao tim hai cot cua chiet truc thang UH- 1 H noi la 11 nguoi tat ca ,ong ta mang tro hai cot dem ve Viên Bao Tang Bao Chi va lam le truy diêu tai W ,DC nam vua roi moi biet them STAFFcua QD1 gom 3 nguoi < 1 D/Ta,1Tr/Ta 1 tr/Si>..Con chiêc truc thang thu 2/PD213 cung phi vu cung bi phong khong ban ha ,khong nghe noi toi khu vuc bi rot va PHD la ai??? Co le chiêc truc thang nay do Tr/Uy Le Uy Tín,Truong phi co ,PHD va bao nhiêu nguoi ngoi tren do ,khong nghe noi toi va nhiêu nguoi thac mac noi la bất cong vi bi ban rot khong duoc lam Le truy diêu va xac dinh vi tri truc thang bi ban roi gi ca???Vi vay ,em viet thu nay ,nho anh VINH tra loi cho biet tin chinh xac de em tra loi thac mac cua vai ban thuoc PD 219 ..Than kinh.TVSUA.
From: Sua Van Tran
Sent: Monday, January 16, 2012 9:00 AM
To: Bui Ta Khanh ; pd219@yahoogroups.com
Subject: [pd219] Fw: BỔ TÚC..... Bài vết của Đại Tá Vũ Văn Lộc: Lên Trời Tảo Mộ... [3 Attachments]
[Attachment(s) from Sua Van Tran included below]
Khanh thạnToi xin chuyên tiep :Fw : Bo Tuc...Bai viet cua Dai Ta Vu van Loc : Len Troi Tao Mo..do ban Bach Manh Hung Washington,DC viet bo tuc cho biet chiêc truc thang cua tr/Uy Ta Hoa < crews gom 4 NVPH >voi 4 ky gia phong viên chiên truong va STAFF cua QD1 gom 3 nguoi chu khong phai 1 theo tai liêu cua NT Truong Van Vinh ke lai tat ca chi co 9 nguoi ma thoi...Hom truoc toi co thay tin tren dai truyen hinh ke lai lam Le Truy Diêu tai Dai Tuong Niêm Chiên Si Hoa Ky tai Arlington, DCcho tat ca 11 nguoi tat ca.Toi se liên lac voi NT VINH de biet chinh xac so nguoi ngoi tren chiêc truc thang cua Tr/Uy Ta Hoa la 9 nguoi hay 11 nguoi???Con chiêc truc thang thu2 cung phi vu cung bi dan phong khong 14,5mm hay 37 mm dat tren tank PT 76 ban ha ,vi tri truc thang so 2 roi khong nghe noi toi va bao nhiêu nguoi ngoi tren do???Co le chiêc truc thang nay do Tr/Uy Le Uy Tín ,truong phi co nhu ban TVda ke.Khi nao NT VINH tra loi cho biet chinh xac ,toi se email cho KHANH ro.Men chao Khanh. TVSUA
From: BMH
Sent: Sunday, January 15, 2012 10:26 PM
Subject: BỔ TÚC..... Bài vết của Đại Tá Vũ Văn Lộc: Lên Trời Tảo Mộ...

Thưa Quý Vị, Quý NT và CH...

Xin chuyển đến Quý Vị e-mail của Dược Sĩ Trần Kim Long, Hội trưởng Hội Không Quân Đông Bắc Hoa Kỳ,
liên quan đến bài viết " Lên Trời Tảo Mộ" của Đại Tá Vũ Văn Lộc..

Và tôi cũng xin được bổ túc:

1.- Hộp đựng tro của tất cả nạn nhân được đặt trong một hộp kín (capsule) tại base ( floor/sàn nhà ) của khu vực Journalists Memorial, trong level thứ 3 của Viện Bảo Tàng Báo Chí (Newseum), Washington, D.C. -
Không phải gắn vào bức tường...

2.- Trong buổi lễ tưởng niệm đầu tiên vào năm 2008, chỉ có gia đình, thân nhân của bốn ký giả làm việc cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ được mời... Newseum đã không liên lạc được, nên không có sự hiện diện của thân nhân các tử sĩ QLVNCH...

Lần tưởng niệm thứ hai vào năm 2010, (như DS Trần Kim Long đã đề cập đến trong e-mail dưới đây), nếu tôi nhớ không lầm, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận, đã chuẩn bị tham dự với các thành viên quân, cán, cảnh của Liên Hội trong quân phục và cờ, nhưng Ban Giám Đốc của Newseum đã yêu cầu không có cờ (có lẻ vì muốn làm đơn giản), nên cuối cùng chỉ có sự tham dự của một số gia đình, thân nhân tử sĩ, đại diện Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận, Hội Không Quân Đông Bắc Hoa Kỳ và một số Chiến hữu/Đồng đội Không Quân về từ nhiều nơi....


Gia đình và thân nhân của các tữ sĩ QLVNCH bị lâm nạn tại Hạ Lào 1971

3.- Bảy tử sĩ của QLVNCH gồm có:

A.- Lục Quân/Quân Đoàn 1:
* Đại tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn 1.
* Trung Tá Phạm Vy, Trưởng Phòng 4 Quân Đoàn 1.
* Trung Sĩ Từ Vũ

B.- Phi Hành Đoàn::
* Thiếu Úy Tạ Hòa
* Thiếu Úy Nguyễn Diêu
* Trung Sĩ Trần Công Minh
* Trung Sĩ Nguyễn Hoàng Anh
** Ghi chú: Những cấp bậc và chức vụ vào thời điểm của các Chiến Sĩ vào lúc tử nạn và ghi trên bảng kỷ niệm tại Newseum...

Bảng ghi danh các nạn nhân lâm nạn tại Hạ Lào, được thực hiện cho buổi lễ tưởng niệm năm 2010

4.- Xin mời Quý Vị click vào link dưới đây để nghe Ông Richard Pyle trình bày câu chuyện liên quan đến chuyến bay định mạng, việc tìm kiếm hài cốt của những người tử nạn và nhất là sau nhiều năm ông đã liên lạc được với thân nhân những tử sĩ. Phần nói chuyện này đã diễn ra vào lần đầu tiên, Lễ Tưởng Niệm có sự hiện diện của gia đình, và thân nhân của các tử sĩ QLVNCH tại Newseum năm 2010.
Ngay phần mở đầu ông cũng đã nhắc đến việc, vì là Viện Bảo Tàng chỉ dành cho những người làm truyền thông, tử nạn khắp nơi khi hành nghề, thế nên đối với các tử sĩ QLVNCH, đã không được Newseum quan tâm thích đáng (dù cá nhân ông rất quan tâm đến việc này). Ông rất vui mừng được gặp gia đình và thân nhân của những Chiến Sĩ QLVNCH đã thiệt mạng trong chuyến bay (dù rằng không đầy đủ). Đồng thời ông cũng đã ca tụng sự chiến đấu và hy sinh của những Chiến Sĩ QLVNCH...

Xin Quý vị Click vào link dưới đây để xem video clip ông Richard Pyle nói chuyện:
http://www.youtube.com/watch?v=thRYYlnkdQA

Được biết, Richard Pyle là Trưởng phòng thông tin của Associated Press (A.P) tại Saigon từ 1970 cho đến 1973. Khi chiếc phi cơ lâm nạn trong 4 phóng viên/nhiếp ảnh viên có môt người là nhân viên của A.P. Vì tình hình chiến sự không thể giúp tìm kiếm những người bị lâm nạn, nhưng Ông Richard Pyle tự hứa sẽ có ngày trở lại để tìm nơi phi cơ bị lâm nạn. 27 năm sau, 1998 ông cùng một đồng nghiệp là ông Horst Faas đã giử lời hứa, không bỏ bạn bè/đồng nghiệp, hai ông đã đến Hạ Lào, tìm được nơi rớt của chiếc phi cơ và đem về một hộp tro.
Vào năm 2003 hai ông cùng viết quyển sách: Lost Over Laos, A True Story Of Tragedy, Mystery, And Friendship. (Quý vị muốn biết tường tận câu chuyện xin đón mua quyển sách nói trên..). Được xuất bản vào năm 2004. Đến năm 2008 thì ông Pyle đã đưa được hôp tro vào Newseum với buổi lễ tưởng niệm, cùng với bảng tên 11 người lâm nạn trong chuyến bay, nhưng không có sự tham dự của một gia đình tử sĩ Việt Nam nào cả. Ông hy vọng với quyển sách được xuất bản, ông có thể tìm được thân nhân của các Chiến Sĩ VNCH, nhưng mãi cho đến năm 2009, lần đầu tiên ông mới nhận được sự liên lạc của gia đình Tr. Sĩ Từ Vũ, và từ đó ông đã lần lần liên lạc được với nhiều gia đình của các tử sĩ. Với sự trợ giúp của ông vào năm 2010, đã có buổi lễ tưởng niệm với sự hiện diện của gia đình, thân nhân và đồng đội của các Chiến Sĩ QLVNCH tử nạn tại Lào vào năm 1971, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719.

Xin được vắn tắt góp tin, hy vọng giúp Quý Vị được rỏ hơn , tiếp theo sau bài viết của Đại Tá Vũ Văn Lộc: Lên Trời Tảo Mộ...

Nếu có thiếu sót xin Quý Vị thông cảm ... Và xin đón nhận mọi sự chỉ giáo...

Miễn tranh cải vô ích...

Trân trọng...

BMH
Wasington, D.C

*********************************************
-----Original Message-----
From: longktranpd
To: irccsj
Cc:
Subject: Re: Bài vết của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc: Lên Trời Tảo Mộ...
Thưa Ông Vũ Văn Lộc
Ngày 8 Tháng 10 Năm 2010 ,Hội Không Quân Đông Bắc Hoa Kỳ Phối Họp Cùng Ký Giả Richard Pyle
Đã Tổ Chức Một Buổi Lể Tưởng Niệm Đầu Tiên Cho Các Nhân Viên Và Phi Hành Đoàn Tử Nạn Tại Hạ Lào
Gồm 4 Ký Giả Mỷ Và 7 CH/QLVNCH Tại Newseum , Washington DC.Buổi Lể Tưởng Niệm Có Gia Đình Thân Nhân
Liên Hệ Đến Tham Dự (Gia Đình Đ/T Cao Văn Nhật ,T/T Phạm Vy ,T/U Tạ Hòa )
Đọc Qua Bài Viết 'Lên Trời Tảo Mộ " Của Ông Dưới Đây ,Tôi Thấy Có Nhiều Dữ Kiện Không Đúng Với Sự Thật
Cần Làm Sáng Tỏ
1- Hành Quân Lam Sơn 719 Không Phải 119
2- Đại Tá Phạm Vy Không Phải Phạm Ri
3- Buổi Lễ Tưởng Niệm Vào Tháng 4 Năm 2008 Tại Newseum Chỉ Dành Riêng Cho Gia Đình 4 Ký Giả Mỹ Tử Nạn Mà Thôi.
Gia Đình Các Quân Nhân VNCH Không Được Mời Tham Dự.
4- Không Có Tìm Thấy Tất Cả Di Hài Đã Tan Nát Trộn Lẫn Của 8 Thành Viên Việt Mỹ. ( 11 Người Tất Cả)
Theo Lời Ông Richard Pyle Xác Nhận : Tro Tàn ( Ashes ) Đem Về Mỹ Không Chắc Là Tro Tàn Của Các Hài Cốt
Mà Sau 37 Năm Có Thể Chỉ Là Cát Bụi Pha Lẩn Vài Miếng Xương Nhỏ Mà Thôi , Không Có Một Thử Nghiệm
Khoa Học Nào Chứng Minh Sự Liên Hệ Nào Giữa Các Nhân Viên Tử Nạn Và Mẫu Tro Tàn Đem Về.
5- Không Có Tên Các CH/QLVNCH Nào Được Khắc Trên Bia Đá Nhỏ ( Khoảng1 Foot Vuông )
Ngoại Trừ Tên Của 4 Ký Giả Mỹ Và Đã Được Đặt Dưới Sàn Nhà ( Floor ) Trong Phòng Triễn Lảm.
Được Biết Newseum Là Một Museum Chỉ Dành Cho Các Ký Gỉa Mỹ Tử Trận Ngoài Chiến Trường Trên
KhắpThế giới Mà Thôi.
Nhờ Sự Khiếu Nại Cùa Hội KQĐBHK , Gia Đình Liên Hệ Và Sự Can Thiệp Tích Cực Của Ông Richard Pyle
Nên Ban Giám Đốc Newseum Mới Làm Một Bản Dựng Đứng (Kế Bên Tấm Plaque Đặt Dưới Floor )
Có Liệt Kê Tất Cả Tên Của Các Nhân Viên Tử Nạn.
Xin Xem Hình Đính Kèm Và Hình Gia Đình Liên Hệ Đến Thăm Viếng.
Trân Trọng,
Trần Kim Long
HT/Hội KQĐBHK


*******************************************


From: Loc Vu <irccsj@yahoo.com>
Subject: lên trời tảo mộ
To: "1 loc vu" 0 1 2 giaochi"
Date: Thursday, January 12, 2012, 11:28 PM
Lên Trời tảo mộ.

Giao Chỉ San Jose.

Mất tích bên Lào 1971, tro tàn đem về Newseum 2008
Điện thoại gọi đêm.
Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.
Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.

Trương thị Sen và Nguyễn Diêu
Chuyện tình rất Huế :
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.

Du học tại Hoa Kỳ
Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 119 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 nước mất nhà tan nhưng người vợ thời chiến vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm9 xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.
Chuyến bay định mệnh năm 71.
Khi miền Nam mở mặt trận Lam ơnn1 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 8 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng.
Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì.
Khi Lam Sơn 119 rút về thì tất cả còn ở lại Hạ Lào.
Tảo mộ trên đất Lào.
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 8 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại.
Sau cùng Mỹ đem tất cả về Mỹ. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cho cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bức tường tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Newseum.
Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 8 người trên trực thăng của chuyến bay tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 8 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.
Ngày tưởng niệm.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 4 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì coi như bị quên lãng.

Truyền thông Hoa Kỳ và thân nhân tưởng niệm 2008
Từ 2008 đến nay đã 4 năm trôi qua, các gia đình của 3 sĩ quan Việt Nam có cơ hội thăm viếng nơi đặt tro tàn của thân nhân, và thấy có tên khắc trên bia đá. Nhưng riêng bà Sen thì không có điều kiện.
Bây giờ sau 41 năm kể từ 1971 đến nay, người vợ muốn viếng thăm nơi để di hài của chồng. Có thể là chuyến thăm viếng cuối cùng.
Câu chuyện dài qua điện thoại canh khuya bây giờ được thu ngắn lại.
Đường lên trời để đi tảo mộ chồng có thể rất khó mà cũng rất dễ. Nhưng cần nhiều may mắn.
Tôi viết lại chuyện này gửi đến độc giả để xin chỉ cho người quả phụ cao niên con đường lên trời. Chuyến đi cần được hướng dẫn và cần tài chánh chừng vài ba ngàn. Bay từ Việt Nam qua Cali, ở nhờ nhà bạn rồi bay qua DC. Trên đường bay cần được đón tiếp cho ở trọ vài ngày. Đến DC thăm Newseum là vợ sẽ gặp chồng, không cần phải qua Lào tìm kiếm.
Chúng tôi cũng dùng bài này làm bản báo cáo cho tổng hội không quân, cho các chiến hữu của không đoàn 41 Đà Nẵng. Các bạn tính sao.
Và tôi cũng sẽ viết thư thẳng cho Newseum tại thủ đô nhân danh người vợ đợi chờ 41 năm tại Huế. Hỏi thăm xem cái cơ sở truyền thông lừng danh thế giới đó có thể giúp đỡ được không.
Xem ra cái anh truyền thông Mỹ này khá vô tình. Đã đi nhờ máy bay Việt Nam, và đã cùng nhau đi vào chốn vô cùng. Sau khi tìm xác lẫn lộn thành một đống tro tàn, các bạn chi tiền cho người Lào rồi chẳng hỏi han ai, tự tiện đem tro tàn của cả 4 chiến binh Việt Nam về gắn vào tường kính của museum báo chí Mỹ.
Rồi khi làm lễ tưởng niệm, khóc thương ca tụng lẫn nhau vào tháng 4 năm 2008, các bạn chẳng hề nói đến các linh hồn Việt Nam.
Nào các bạn không quân Việt Nam anh dũng muôn đời. Ta nên tìm cách đưa bà Sen qua tảo mộ chồng rồi mắng cho cái Newseum này mấy mắng cho chừa cái thói cửa quyền. Bộ xương thịt của anh em ta không đáng bàn tới hay sao.
Tôi cũng xin báo cáo cho các thân hữu tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhờ các bạn ghé qua Newseum xem tro tàn, xương cốt và linh hồn của chiến hữu có còn ở quanh đấy hay không? Hỏi thăm bà Susan Bennett, the Newseum's deputy director phó giám đốc Newseum coi có thể bảo trợ cho gia đình các chiến binh VNCH đi thăm chồng vào tháng tư năm 2012. Nào đâu là AP.ABC.NBC hãy xin bảo trợ và quay phim chuyến đi từ Huế của bà Sen, từ Đồng Xoài của bà đại tá Cao khắc Nhật, từ Sài Gòn của bà trung úy Tạ Hòa, từ Canada của bà đại tá Phạm Ri. Phái đoàn quả phụ sẽ qua thăm Newseum trên con đường Pennsylvania tại DC.
Biết đâu đây cũng sẽ là những tin tức đáng kể
Bây giờ tôi xin hân hạnh bàn giao cho các bạn đây.
Địa chỉ bà Trương thị Sen 33/209 Phan Đình Phùng Huế Viet Nam
Giao Chỉ, San Jose
irccsj@yahoo.com




Posted by Thoi Chinh Chien at 1:11 AM

vinhtruong
10-22-2013, 05:48 PM
nktvinhtruong.blogspot.com/2011/04/toan-strata-ot-nhap...
Saturday, April 9, 2011 Vinh Truong. The War Stories. Saturday, April 9, 2011. Toán Strata đột nhập Trường Sơn Tây ... [ Combined Area Studies của Project Delta Group] ...

Hạ Lào, Xa lộ Harriman huyền biến hay mưu đồ trò chơi Khỗ Nhục Kế? bắt mấy thằng Cu Mỹ phải dấn thân, riêng KQVN thì chã bao giờ biết được 4 điễm hậu cần quan trọng mà Không Hải Quân Mỹ không được dội Bom, dù khi bay ngang qua bị dưới đất khai hỏa lên, như dưới 3 chân đè Đèo Mụ Giạ, Đèo Ban karai, Đèo Ban raving, cùng hậu cần 611. Biện-pháp, phi cơ Mỹ khi oanh tạc Bắc Việt đều có 2 phi công, người lo oanh kích còn người kia lo theo dõi nội quy ROE không cho phép phi-công đụng đến 4 mục tiêu trên, làm trở ngại hoàn thành định kiến-1, (axioms)

Vì đây là trò chơi chiến tranh nên phãi có điều-lệ gọi là ROE [ Rule Of Engagement - axioms): giao miền nam cho Hà Nội] Vì chỉ cần 1 viên đạn 20ly thì tất cả sẽ tan tành như xác pháo ngay sau đó. Một phi tuần chiến thuật lỡ dại F-100 vi phạm vùng cấm được gọi là, “SAM enveloped” bị BV bắn hạ, (xin đọc trang 161-167, Vol-1, The New Legion “The Ban Karai Pass where one Supersabre F-100 had gone down” một chết, một nhảy dù được cứu thoát) Quý bạn sẽ thấy chi tiết cuộc rescue thật ngoạn mục thần kỳ đầy cảm xúc do tình đồng đội giữa những nhân viên phi hành và kỹ luật của quân đội Mỹ

Dưới đây là Video cuộc rescue 2 phicông F-100 Super Sabre: một chết, một cứu sống được (hảy click)


Vietnam Air Rescue (There is sound) - YouTube
► 2:45► 2:45
www.youtube.com/watch?v=MKIhXAEMzxM‎
Oct 30, 2008 - Uploaded by RancidElf32
A Vietnam air rescue with sound color and alot of firepower

(còn tiếp)

vinhtruong
10-26-2013, 04:06 AM
Vietnam Air Rescues, Part 3, The Rescue of Sandy 05 - YouTube
Hi, this is Dave Richardson. This is the third video of the Vietnam Air Rescues series. In it I describe my 6th rescue that took place in June, 1968. As ...
www.youtube.com/watch?v=e1_btm8NJ_0

Harriman, con người đa nghi, muốn chắc-ăn “Làm sao xác định Đoàn 959 có xuất hiện tại nam Lào đễ dự trò chơi chiến tranh?” Riêng Ðoàn 559, Nhóm Phản gián CIA đã xác định đang hoạt động tích cực tại khởi nguyên mở mang đường Xa lộ Harriman mà cũng là hậu cần 611 (tên hành lang Đường mòn HCM) tại phía Tây vùng Phi quân sự (Tchepone) Còn Ðoàn 759 chuyển vận tiếp tế bằng đường biển đã bị Miền Nam đánh chìm một tàu tại Cà-Mau 1962, tượng trưng một chiếc tàu hạng nhẹ do Trung Cộng sản xuất, viện trợ thành lập Ðoàn vào tháng Bảy, năm 1959; Còn Ðoàn 959 thì sao? W.Colby, (người Trung úy tình báo quân đội OSS, hồi Ðệ-2 thế chiến đã báo cáo cho đại-sứ Mỹ tại LX, W.A Harriman là hồng quân LX đã vào Bertlin, tức khắc Harriman ra lệnh quân Nhãy Dù Mỹ phãi nhãy vào Berlin đễ chụp tay trên những nhà bác học Ðức) được lệnh phải phối-kiểm-chứng sự có mặt của Ðoàn 959 (Pathet Lào cùng BV) dự phần trò chơi chiến tranh tại nam Lào hay không?
Nhìn tổng quát, xê dịch qua phía nước Lào chưa đầy chục cây-số thì đất đai có vẽ phì-nhiêu hơn, các con suối nước không chảy siết như bên Trường-Sơn Đông mà chảy êm ái qua phía Tây, lượn khúc để nhập vào con Sông Sé-Kông rồi nhập vào các phụ lưu Sông Mê-Kông, nơi đây một thị trấn nhỏ chiến lược có tên là Attopeu mà tình báo Mỹ đang đặt cặp mắt xanh vào đó. Vì thế mới có cuộc hành quân “Lôi-Vủ” do đích thân trùm Tình báo William Colby tổ chức và điều hành. CIA đặt tên cho cuộc hành quân nầy là STRATA Infiltration: [Short Term Road And Target Acquisition] trãi dài gần 900 miles từ đèo Mụ Giạ, Ban-Karai, Ban Raving, Tchepone đến Attopeu, và đây là trục sẽ phát hoạ ra Trường Sơn Tây, tương lai là Xa lộ Liên Bang Ðông Dương theo dự tính của Nhóm tham mưu Harriman để đối chọi với xa-lộ Trung Quốc lén lúc thiết lập con đường từ Côn-Minh chạy xuống đến bờ biển Ấn-độ-dương xuyên dọc theo nước Miến Điện với âm mưu thôn tính Úc Châu. Tướng Vỏ Nguyên Giáp sau một thời gian bị thất sũng ngồi chơi xơi nước cùng với Cụ Hồ một thời gian vừa phải (decent interval) rồi sẽ được CIA qua KGB phục hồi nắm lại quân đội để làm Tư lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 do NSC (National security Council) chủ đạo trong tương lai. Sau một thời gian dài vận chuyễn tiếp liệu được sơ-tán tràn ngập trên hành lang đường mòn Hồ (đường 559) từ 1965-1970 (đại tá nhị- trùng Bùi Tín sẽ báo cáo cho Mỹ (Donald Rumsfeld) biết để rồi mở cuộc hành quân được gọi (theo danh từ chính trị) càn quét, nhưng khi đại đa số chiến cụ đã được sơ tán vào miền nam cũa hành lang 559. Sau đó Pentagon sẽ mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 để tiêu hũy chiến cụ, trong đó phãi kễ phần lớn là trực thăng, vì những thứ quỹ nầy theo quy định làm ăn cũa WIB là không bao giờ đem thứ quỹ nầy trở lại Mỹ.
Ỡ Kontum, Colby đặt ban chỉ huy hậu-cứ tại Trung-Đoàn 42/Sư Đoàn 22, còn ở gần giới tuyến Bến Hải, đặt hậu-cứ tại Quận Hương-Hoá, tức Khe-Sanh, Thiếu-Tá LLĐB, Trần Khắc Kính chỉ là Sĩ-quan liên-lạc, phụ tá cho Colby, lo công việc liên lạc hành quân giữa các Toán nhảy thám-sát và các địa phương. Các cuộc hành quân Strata nầy do CIA toàn quyền điều động trực tiếp và tài trợ không giới hạn, mà buổi sơ khai gọi là Biệt Kích Gián Điệp và Queen Bee cho đoàn viên H-34 về trực thăng, phia Việt chĩ là phương tiện cho CIA. Thế thì phi công Gián điệp Biệt kích khác nhau ở chỗ nào? “Máy bay gián-điệp luôn-luôn có đặt chất nỗ sẳn trên đó, nếu bị rớt xuống vùng đất địch, thì phải phá cho nỗ ngay tại chỗ; máy bay không số, không cờ, sơn màu ngụy trang lá rừng, để phi-cơ ở trên cao ngó xuống không thấy, vì tiệp với núi rừng. Phi-hành đoàn không được mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ bài kiêm loại, nếu bị địch bắt cũng không nhận mình là người của miền nam, kể cả nước nơi mình sanh ra và lớn lên cũng không nhận mình là công dân của nước họ, không được mang theo thuốc lá của Mỹ, phi hành đoàn trang bị súng y chang như Toán Gián điệp Biệt kích hành quân dưới đất, cũng súng tự-sát tí-hon 6 ly 35, Tiểu-liên và súng lục 9 ly của Thụy-Điễn không có khắc số súng trong điều kiện bí mật, và chỉ đễ tự vệ mà thôi, bá súng có thể xếp gọn lại, hay nói cách khác là không được dùng súng của Mỹ. Áo quần Bà-Ba đen đi dép râu hoặc là giày tùy-tiện. Còn Phi-công Kingbee là bay trong phần đất của mình, nên phải mặc quân-phục của Việt-Nam Cộng-Hòa, tên Kingbee được đặt ngay sau khi thành lập Phi-đoàn 219. Các động thái cũng như hình thức chỉ có khác bấy nhiêu đó thôi giữa đoàn viên Kingbee và Queenbee mà phía CIA gọi là CAS Flight Group [Combined Area Studies của Project Delta Group]
Giữa năm 1961, được biết nơi thị trấn Attopeu, do Trung-Tá Khâm-Không, Chỉ-huy Trưởng Yếu-khu Attopeu. Tình hình nơi đây được biết, chính phủ Lào chỉ kiểm soát được từ Mường-May đến Mường-Cao, nằm ở hữu ngạn Sông Sé-Kông, cách Mường-May khoảng 12 cây số về hướng Đông mà thôi. Còn như bên kia Sông Sé-Kông là vùng Pathet-Lào thường hoạt động, nơi đó có con đường mòn chiến lược giao liên từ Bản Phya-Ya tới Bản Tà-Xẻng Cuộc hành quân ‘Lôi-Vũ’ đầu tiên trên đất Lào được thực hiện vào tháng August/ 1961 do hai Toán 7 và 8 bí mật nhảy xuống, mỗi Toán gồm 6 người với vũ khí Tiểu-liên Tiệp-Khắc, nhiệm vụ chỉ thám sát, tránh tuyệt đối không đụng độ. Tiếp theo, Toán 1 được thả xuống phía tả ngạn sông Sé-Kông, gần ranh giới giữa 2 tỉnh Attopeu và Saravane, ở phía Đông Cao nguyên Boloven; ngay ngày hôm sau, các Toán 2, 3 và 6 được tiếp tục thả xuống. Các Toán đã được chỉ định trước, chia ra từng vùng khu, khoanh vòng trong bản đồ, vùng trách nhiệm để lục lọi quan sát. Mỗi Toán hành quân cách nhau chừng vài cây số như đã ấn định trong vòng chu-vi bản đồ, sau cùng, Trung-úy Toán-trưởng Cao-Ngọc-Huân chỉ-huy tổng quát được thả xuống sau hết, đó là Toán 4 chỉ huy
Các Toán 1, 2, 3 và 6 hoạt động trong vùng Phy-Ya, đến đầu tháng October/1961, được lệnh triệt thoái về nơi an toàn gần biên giới Việt-Lào, khi đến mí bìa rừng cạnh chân núi thì được chúng tôi dùng Trực-thăng H.34 sơn màu ngụy trang, không cờ, số bốc về. Giữa tháng October /1961, đến phiên, Hai Toán 5 và 10 được thả xuống nam Bản-Đông, gần Mường-Nông, một Huyện đang do nhóm Đại-úy Không-Le phe Hữu kiễm soát, nơi đây có một con đường mòn huyết mạch nối liền từ Bản-Đông đến Mường-Nông rồi vào tỉnh lỵ Saravane. Đây cũng là vùng mà quân Pathet-Lào phối-hợp với lính Bắc-Việt, thuộc Đoàn 959 dùng bảo vệ sự chuyển quân và tiếp liệu lén lúc vào Miền-Nam Lào đến ba biên giới. Harriman rất mừng vì BV ngoan ngoản theo lệnh KGB tham dự trò chơi.
Mọi việc đang diễn tiến vô cùng tốt đẹp với những kết quả thu lượm được rất đáng khích lệ, thì thình lình có lệnh William Colby bảo phải rút ra khỏi Nam Lào khẩn cấp, dĩ nhiên là có mật lệnh của Harriman cho Colby, vì đã “kiểm chứng” được sự có mặt của quân Bắc-Việt và Pathet Lào để tham dự trò chơi chiến tranh CIP/NLF. Trong thời Đệ II Thế chiến, Harriman và Colby là cặp bài trùng, mọi diển tiến xảy ra khi Hồng-quân Liên-Xô tiến về Berlin, Trung-úy OSS, W.Colby phải báo cáo cho Harriman kịp thời, lúc đó Harriman là Đại-sứ Hoa-kỳ ở Liên-Xô. Mục đích chính là chụp cho được nhiều nhà Bác-học Đức càng nhiều càng tốt, nhưng lại muốn tiết kiệm sinh mạng quân sĩ Mỹ. Sư-Đoàn Dù chỉ nhãy vào Berlin đúng lúc và đúng chỗ để chụp các nhà Bác-học Đức trên tay Liên-Xô. Harriman lợi dụng Nhóm Bác-học nầy cho quyền lợi Tư-bản về phát triển kỷ nghệ chiến tranh qua thế-hệ “phản-lực” giữa Liên Xô cùng Hoa Kỳ trong một bó [package Aid to Russia 1941-1946 Plan] Thật là may mắn, Hoa kỳ đã vồ-chụp được nhà bác học Ðức Dr. Werner von Braun và một số khoa học gia Đức về hỏa tiển chạy qua phía Mỹ và trốn khỏi bị rơi vào tay Soviet. Prescott Bush, chủ tịch Hội đồng Kỹ nghệ chiến tranh WIB bèn đi thẳng vào ngay chương trình dọ thám qua vệ tinh [American Spy Satellite Program] qua đó Hoa kỳ mới phát hiện được những tài nguyên thiên nhiên nằm sâu dưới thềm lục địa, trong đó có ở Việt Nam và đão Lý Ngư gần Nhật/Trung, cũng như nằm sâu dưới lớp tuyết vùng Tây Bá Lợi Á và những nước Cộng hòa Trung-Á trong âm mưu tương lai của Harriman dùng “tối huệ quốc” [US Freedom-Support-Act] dụ khị họ sau nầy trong thế chiến lược Eurasian, làm cho người dân 8 nước Cọng Hoà nầy sẽ được hưởng mực sống cao hơn dân Moscow.
Hành-pháp Kennedy khi nắm chính quyền đã thực tâm quan niệm rằng phải thực hiện một nước Lào trung lập thật sự, Kennedy không muốn dính dấp quân sự ở vùng quá xa-xôi nầy; Tất cả các lực-lượng ngoại quốc phải rút ra khỏi Lào và cấm xử dụng lãnh thổ Lào vào các mục tiêu quân sự, sẽ có Hiệp ước hoà-bình tại Lào vào ngày 23/July/1962 do Kennedy chủ trương. Một chính phủ trung lập do Souvanna-Phouma lãnh đạo sẽ cai-trị toàn lãnh thổ Lào. Nhưng có ai biết được chính sách Mỹ không nằm trong tay của tổng thống Mỹ mà nằm trong tay Đại-đế-1 dấu mặt William Averell Harriman. Cái gọi là W.A Harriman được TT Kennedy ủy nhiệm công việc tái lập Hiệp-định hoà bình trung lập cho nước Lào, nhưng ông lại làm theo kế hoặch của riêng ông như Free-wheeling-Diplomat với Nhóm học-giã xuất chúng đã thiết kế từ 1950 bằng một Tam đầu chế Skull and Bones.
Sách lược khai phá Trường Sơn Tây từ đèo Mụ-Giạ băng ngang qua phần đất của lảnh thổ Lào, như Tchepone và Attopeu, đó là khúc đường dài 900 miles đến Ba biên giới Việt-Miên-Lào là mục tiêu siêu chiến lược cho mai hậu; nhưng phải do công cụ gián-tiếp mà nhiệm vụ lại là “trực-tiếp” khai phá, do quân lính CSBV mở mang con đường Trường Sơn Tây. Trong khi các tưởng lãnh BV từ Văn Tiếng Dũng trở xuống, thích xuyên qua Trường Sơn Đông hơn, vì lý do di-chuyễn trong một tháng mà Trường Sơn Tây phải mất 4 tháng. Riêng chỉ trừ công cụ gián tiếp Võ Nguyên Giáp, vì là thành viên OSS (trong hình giãi mật trang 32, tập-1) là chấp nhận đánh trận xa không đánh trận gần – Thuốc khai quang sẽ phóng đường (tracking) làm dấu hiệu vàng lá và tróng trải, kèm theo hàng trăm ngàn cây “sensor-antenna” ghi-chuyễn-âm được thả xuống dọc theo hành lang, mốc trên cành cây hoặc ghim xuống đất để “kiểm chứng” âm thanh, theo dỏi các hoạt động của quân BV. Arc Light B.52 sẽ phá và bình địa những vùng núi đá qua chiến dịch Rolling-Thunder, nếu như làm đường theo kiểu phương giác-từ, phát xuất từ dưới đất, phóng thẳng theo đường chim bay sẽ có vô-vàn trở ngại, như phải làm quá nhiều cầu-cống, lên xuống quá nhiều dốc đứng, thay vì chỉ lệch qua Trái hay Phãi vài độ giạc, đã dễ làm đường mà ít tốn phí nhiều công xây dựng cầu cống chằng chịt qua những con suối dưới đó. “Con người dẩm chân mò-mẩm trên mặt đất mới thật sự là “Hoàng-đế của sự khai phá đường xá” Có một điều nên ghi nhớ “Quân sự yễm trợ Kinh-tế, theo định luật Malthus”
Sau khi đã biết chắc Hà Nội chịu chấp nhận trò chơi CIP/NLF qua toán Lôi-Hổ thám sát, Harriman làm một cú dò la tin tức: Tháng 6 năm 1962, vào một buổi sáng chúa nhựt không đẹp trời cho lắm, Harriman và một nhà ngoại giao trẽ tuổi William H Sulliam đã bí mật đến họp với phái đoàn BV tại Genève để thăm dò quan điểm của Hà Nội. Harriman lái xe đậu bên lề đường gần Ga Xe lửa để tránh các viên chức của phái đoàn VNCH ở bên kia đường có thể nhìn qua trông thấy Harriman và Sulliam đi ngả cửa sau của một khách sạn nhỏ do người Miến Ðiện làm chủ, rồi leo lên cầu thang để đến gặp Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm và Ðại tá Hà Văn Lâu của Hà Nội. Họ đang nóng lòng chờ hai ông đến, sau khi trà dư qua lại thăm hỏi xả giao
Harriman đi thẳng vào vấn đề: “Trong thời gian chiến tranh, cá nhân Tôi có nghe nói Ðồng minh chống lại việc Pháp trở lại Ðông Dương, nhưng sau đó Hoa kỳ không thể làm gì được để ngăn chận việc nầy!” (Làm sao những vị nầy hiểu được trước mặt họ là người nắm giữ chính sách Mỹ quyết tâm khuấy động chiến tranh lần thứ-2 để đáp ứng nhu cầu quyền lợi của Bọn Ðại tư bản WIB, chính họ đã bí mật chỉ thị cho Ðại tá OSS, Alfred hướng dẩn quân đội Pháp đổ bộ tại Hải phòng 6/3/1946) để khuấy động lại chiến tranh lần thứ-1 (1946-54) cho quyền lợi WIB Bones
Ông Ung Văn Khiêm cũng nói rằng: “Tôi cũng nghe như vậy và rất ngạc nhiên khi thấy Hoa kỳ chấp nhận việc Pháp trở lại các thuộc địa củ!”
(Ðại tá OSS Alfred Kitts nếu không phải là hướng dẩn viên nhưng ít nhứt cũng là một nhân chứng a tòng với quân đội Pháp trở lại Ðông dương vào ngày 6/3/1946 tại bờ biển Hải Phòng do sư chủ đạo của Harriman. Tháng 7/1946. Theo lệnh tình báo quân đội OSS, Cụ Hồ đang ở Pháp cho lệnh Vỏ Nguyên Giáp mở cuộc tổng tấn công VNQDÐ từ Thanh hóa trở ra, Tướng Giáp công khai hợp tác với Bộ tư lệnh Pháp ở Bắc Việt qua tình báo OSS giới thiệu [2 điệp-viên trẽ Lucien Conein và Russell Flynn Miller nói tiếng Pháp rất giỏi] Tướng Giáp xin Pháp giúp pháo binh tấn công VNQDÐ và ÐMH. Ngày 12/7/1946, Tướng Giáp mở cuộc tấn công vào trụ sở VNQDÐ ở phố Ðổ hửu Vệ, Cửa Bắc và Quan Thánh; Chiến xa Pháp hổ trợ Việt Minh theo lời yêu cầu của Giáp, chặn các ngả đường giúp VM mở cuộc tấn công. Chiến xa Pháp bắn đại liên và trung liên xối xả (xem Vỏ Nguyên Giáp, “Những tháng năm không thể nào quên” [Des journees inoubliables] bản dịch pháp-văn HN 1975, tr.290-295)
Cán Bộ Tình Báo OSS ai cũng thông thạo tiếng Pháp (trích dịch của CTD – Jean Sainteny, Histoire d’une paix manqué, Paris 1953,p.171) Cụ Hồ nghe theo sự hướng dẩn của OSS thoả hiệp với Pháp để dựa vào Pháp thanh toán Phe đối lập tạp nhạp. (Sau nầy CIA cũng nhờ Tướng Trịnh Minh Thế cùng hiệp với quân đội Quốc-Gia dẹp các lực lượng đối kháng tạp nhạp) Và để cho Quân đội Pháp tiến vào Bắc bộ qua cảng Hải Phòng do ĐạiTá Alfred Kitts Tình báo OSS hướng dẩn.- Kitts theo nguyên tắc tình báo đã đích thân làm nhân-chứng toán quân Pháp đầu tiên đổ bộ trên bờ biển Hải Phòng vào ngày 6-3-1946. Quân đội Pháp trang bị từ chân tới đầu đều là trang cụ làm ra tại Mỹ; ngay đến những trang-cụ nặng như tàu đổ bộ, xe-cộ trang bị quân dụng đều thặng-dư làm ra vào chiến tranh thứ II; Những Sĩ quan Việt Minh nhìn quân đội Pháp tiến vào bằng cặp mắt câm thù; nhưng ngặc nổi Cụ Hồ lại cứ tin theo Mỹ khuyến dụ nên để cho quân đội Pháp thành lập những trại lính tại Hải Phòng cũng như tại Hà nội và những thành phố khác. Và cũng không bao lâu quân đội Pháp lại nghe theo bọn OSS (Cụ Hồ và Pháp đều nghe theo lời khuyến dụ của Phản gián OSS vì miệng đã cắn nhằm viện trợ Mỹ) bắn xối xã vào quân đội Việt Minh có nghĩa là gây chiến để có cớ bọn buôn súng Mỹ giải tỏa số vũ-khí thặng dư đồng thời thí nghiệm và phát triển loại vũ-khí mới vào một nơi xa-xôi không bị bẫn-đục môi trường sống tại Mỹ!.
Như Tôi đã có trình bày nhiều lần, “Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập như Philippines; Dù tham vọng và ngoan cố thế nào, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Ðộ … nhưng Harriman [Thủ lảnh Skull and Bones] không muốn vậy vì khẩn thiết sẽ phải hoàn thành kế hoặch 1960-CIP [Counter Insurgency Plan]
Có một điều rất buồn cười, một hôm chiếc xe Jeep cũa Đại-tá Alfred Kitts dù có treo cờ Mỹ, nhưng Việt Minh vẩn bắn xối xả vào; Sáng hôm sau một Đại-úy Việt Minh phải đi xin lổi vị Đại tá Kitts nầy vì sự nhầm lẩn. Họ đều mặc cùng trang phục, cùng xe Jeep giống nhau thì VM làm đếch gì biết phân biệt được, vả lại họ đều là người da trắng; Cụ Hồ ra lệnh coi cho kỹ không phải là người Mỹ thì mới bắn. Các bạn có ý kiến gì về vụ nầy!? Hồ Chí Minh theo lệnh OSS chuẩn bị một cuộc chiến lâu dài và gian khổ gọi là “tiêu thổ kháng chiến” chống Pháp để cho Mỹ giải tỏa hết số bom đạn tồn kho sau thế chiến-Hai! Nếu chúng ta không bị cái nhóm (WIB) Kỹ Nghệ Chiến Tranh của Mỹ để con mắt cú-vọ đầy tham vọng thì cũng như 60 nước thời đó trên thế giới sẻ phục hồi lại nền độc lập đương nhiên vào thời điểm sau Thế chiến thứ 2. Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập; Dù tham vọng và ngoan cố cách nào đi nửa, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Độ v.v…Dĩ nhiên, đem lên bàn cân thì sự căm thù của Cụ Hồ về sự lừa bịp của Mỹ hơn gấp nhiều lần hai vị Tổng-thống Diệm, Thiệu. Dĩ nhiên người Việt chúng ta rất quý mến người Mỹ, nhưng với chính sách Mỹ thì thật rất buồn lòng! Cộng-Sản là phương tiện, cứu cánh là cứu nước, trong hoàn cảnh nầy Cụ Hồ bị Harriman xô đẫy phải vướng dây thòng-lọng của khối CS mỗi ngày mỗi siết chắc hơn mà cũng theo mưư đồ của Harriman. Đó là định luật đương nhiên! Sự kiện nầy sẽ phải trả lại tính trung thực cho lịch sữ mà chỉ có lịch sử mới có quyền phán quyết công bằng, còn bây giờ coi như thời buổi nhiễu nhương tranh tối tranh sáng, người viết vô cùng e ngại dù rằng chứng cớ rành rành trong thư-viện.(Library of Congress) Nhưng chắc chắn chĩ có lịch sữ mới phán quyết, cá nhân, đoàn thể, phe nhóm nên im cái miệng lại đừng cho rằng mình biết quá nhiều mà sự thật không biết gì cả!
. Đến chừng nào thì Cụ Hồ mới hết tin Mỹ? Vì những năm trước đó, sau khi gia nhập OSS 1943, vào một buổi trưa, trên Miền Sơn Cước xa-xôi thuộc vùng Tây Bắc Hà-Nội, bầu trời tuy nhiều mây, nhưng không xấu lắm, chiếc Phi-cơ vận tải hai chong-chóng CAT-46, không cờ số, lấp-lánh trần-trụi với lớp võ sáng lòe màu Nhôm, đang thả dù các khẩu súng Trung-Liên BAR, Garant, và Carbine xuống mật khu vùng Tây Bắc Châu-Thổ, xuôi lên thượng nguồn sông Hồng-Hà, mật khu Pat-Pó để giúp Cụ Hồ chống quân phiệt Nhật, đồng thời Toán NCO của OSS sẽ huấn luyện cho Trung-đội võ trang tuyên truyền của Võ-Nguyên-Giáp và Văn-Tiến-Dũng làm phó; Ngoài ra Bác-sĩ Mỹ, ông Paul Hoaglant, thành viên của phái bộ “Deer Team Mission” lo săn-sóc bệnh hoạn cho Cụ Hồ đang bị sốt rét rừng và kiết lỵ (hình giãi mật trang 32).
Sau khi bị Mỹ phỉnh gạt, Cụ Hồ trực diện một cuộc khủng hoảng Kinh-tế một cách trầm-trọng do giặc Pháp để lại: Mất mùa, hạn hán, cầu-kỳ sụp đổ, đặc biệt là sự thất bại thê-thảm từ năm 1954 đến năm 1956 của chính sách cải cách ruộng đất. Nhưng sau đó để xoa dịu dư luận, Cụ đã phải hy-sinh Tổng bí-thư Trường Chinh và một số Cán-bộ thân tín; Cụ Hồ ra lệnh đầu năm 1957 rút trên 100.000 quân từ Nam về Bắc. (Đọc Stanley Karnow “Việt-Nam A history” Editions Viking, New-York, năm 1983, trang 225) Nhờ vậy, nhiều cơ sở Việt Cộng tại đồng bằng sông Cửu-Long bị phía VNCH tiêu hủy, dân chúng sống được một thời gian tuyệt-đối an-bình từ năm 1954 đến năm 1959; cũng thời gian ấy, Cụ Diệm đã hai lần triệt hạ các cuộc nổi loạn tại Nông-thôn, vào năm 1956 và lần nữa vào năm 1958 làm Harriman vô cùng lo lắng cho ảnh hưởng thành quả của thế siêu chiến lược toàn cầu Eurasian)
Có ai hiểu đây là nguyên cớ chính mà Harriman quyết loại Cụ Hồ ra khỏi cơ quan quyền lực!? . Từ 1957 đến 1959 là thời gian sóng gió nhứt trong nội bộ lãnh đạo đảng, và đây là khúc quanh lịch sữ đánh dấu ngày đại hội đảng thứ 15, vào tháng 4, 1959, qua sức ép của trục Ma-Quỹ [CIA và KGB] đã cưởng bức Cụ Hồ rời khỏi cơ quan quyền lực, nhưng vẫn còn giữ chiếc ghế Chủ tịch đảng hư vị, và nếu Hồ chết thì đễ chiếc Ghế-Tróng muôn đời không ai được ngồi trên đó, nhưng trục Ma Quỷ lại huyền biến chiếc ghế nầy như bức tường Thép để cho đảng CS cầm quyền núp dưới chiếc ghế đó bằng hệ thống cai trị siêu Mafia trong bí-mật… đến 50 năm sau (1959-2009) … Ðã đến lúc phải nên làm sáng tỏ thêm câu nói trên của Thượng Nghĩ Mc Cain tại Paris, Cụ Hồ là người quốc gia, cái đỉnh cao trí tuệ lại khai-thác các nhà truyền giáo như Linh mục Nguyễn Hửu Lễ, đúng 50 năm sau: Ngày 11/7/2009 (1959-2009) Trần Quốc Bảo, giám đốc sản xuất cuốn phim (dĩ nhiên CIA đưa các tài liệu mật và Linh mục Lễ mới thực là người đứng mũi chịu sào) DVD, “Sự Thật Về Hồ Chi Minh” là người yêu nước, có công giành được độc lập cho dân tộc, thống nhứt đất nước …thì dân tộc Việt vẩn phải mãi mãi nhớ ơn Hồ Chi Minh! “Giá trị mà Cụ Hồ Chí Minh coi trọng nhứt trong suốt cuộc đời mình là những giá trị của nền “CỘNG-HÒA” dựa trên cơ sở “TỰ-DO, BÌNH-ÐẲNG, BÁC-ÁI” Thêm vào câu nói dưới đây chưa được phối kiểm mà tự vì người viết suy diển qua 20 năm miệt-mài nghiên cứu nơi thư-viện. Một hôm, tại Congress Library tình cờ tìm thấy: “Cụ Hồ khi còn ở trong tù đã được OSS móc nối, và đã được Quốc Dân Ðảng thả tự do qua Tướng Trương Phát Khuê, vào tháng Tám, 1944 Cụ Hồ được QDÐ Trung Hoa thả và chuẩn bị về Việt Nam để vào mật khu Pat-Pó chống lại quân phiệt Nhựt theo mưu-đồ của OSS và chính OSS, bởi điệp-viên 19 sẽ nhảy dù tiếp tế súng đạn xuống Pat-pó để giúp Cụ sau nầy, như huấn luyện quân-sự cho Trung đội Vỏ trang tuyên truyền của Vỏ Nguyên Giáp và Văn Tiếng Dũng là trung đội phó. Lời tâm sự đáng chúng ta ghi nhớ khi tỏ-bày với Tướng Trương Phát Khuê, “Tuy tôi là người Cộng Sản, nhưng bây giờ vấn đề mà tôi quan tâm không phải là chủ nghĩa CS mà là độc lập tự do cho dân tộc; Tôi xin hứa với ngài một lời hứa đặc biệt trong vòng 50 năm tới sẽ không còn thực hiện chủ nghĩa CS ở Việt Nam [Vì đã đến 50 năm sau, 1945-1995 theo lộ-đồ thiết lập bang giao, chỉ còn có Cụ Giáp còn sống, nên Giáp luôn luôn ở phía Mỹ như vẩn còn là một thành viên OSS trung thành kết nạp từ Patpó 1945] 1995 là ‘điểm-mốc’ giải thể chế độ CS tại VN thành Bộ chính trị Tư bản Ðõ để thu-gọn cung-cách trao đỗi bằng đưa nguyên liệu qua tay Trái, rút về bằng tay Phải với dollar Xanh qua trương mục tín dụng ngân hàng thâu gọn trong tay một số ít người mà Mỹ yêu quý như “đại-cồ tư-bản Ðỏ” vào các trương mục tại Hoa Kỳ, trong ấy Việt Kiều cũng được đặc-ân dễ-dãi, vui vẽ hàng năm gởi về hàng tỹ dollar, các nước Nhựt, Nam Hàn, Thái Lan, Phi, Mả-lai … cũng vui vẽ giúp Mỹ một tay xây dựng hậu chiến. Tiền ở đâu mà VN phát triển to thế!? Nhưng họ lại cứ kích-thích truyền thông văn hóa thúc đẩy Việt-kiều mãnh liệt với luận cứ hung-hãn tấn công CSVN hầu che dấu kín-đáo, làm lu-mờ âm mưu độc-ác của WIB về “cuộc bỏ phiếu bằng chân” tạo nên một nghĩa trang vĩ đại nằm sâu dưới đáy biển Thái Bình Dương mà Việt kiều đang trong cơn mê ngũ. Tuy nhiên cái đỉnh cao trí tuệ nầy cũng chứng minh cho Việt kiều thấy rằng “What you get what you pay”
Trong khi quốc tế CS cho rằng Hồ khẵng định: “Ðối với các dân tộc thuộc địa ở phương đông, chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” điều quan tâm của Cụ Hồ không phải là chủ nghĩa CS mà là độc lập, tự do của Việt Nam (dĩ-nhiên cái thế lực ghê gớm 6 người nầy sẽ phục hồi danh dự cho Cụ Hồ, sau khi buộc phải phản bội Cụ vì quyền lợi sống còn, và hiện nay, đầu thế kỹ 21, đang hé mở như chúng ta cũng đang ngạc nhiên qua những tin tức giựt-gân từ truyền thông văn hóa làm đảo lộn khá nhiều về thành kiến đã đong đá trong khối ốc chúng ta tự bấy lâu nay; Tôi đưa ra một sự kiện đáng chú-ý: Ngày 25/4/2005 qua The News-week Paris Match, có một cuộc phỏng vấn dành cho cựu tù binh Thượng nghị sĩ John McCain, người đã bị cai tù Hà-Nội hành hạ đến nổi ông phải toan tự sát 2 lần nhưng đều thất bại. Ông tuyên bố: (vì quyền lợi dân tộc, lương tâm kẻ sĩ, hay một siêu thế lực trong bóng tối cần tiếng nói của ông để giải bày bí mật của lịch sử đã đến điểm mốc thời gian phải toát ra từ cuối đường hầm tâm-tối, và hiện tại đang sáng lạng đối với McCain trong sự tài trợ để trở thành một tổng thống tương lai? thể theo tạ-từ của Emperor-1 nhưng với Emperor-II thì lại chọn Thái-tử George-Bush con của mình) “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays” Người dân miền Nam không bao giờ cho rằng chánh phủ hiện tại Saigon là hợp pháp; Họ cho rằng Hồ Chi Minh mới là người quốc-gia tìm kiếm sự thống nhứt đất nước. Và chắc chắn một thời gian ngắn sau đó, cái thế lực ghê-gớm nầy sẽ cho ra nhiều tài liệu minh xác Cụ Hồ phải được vinh danh vì chiến công cứu nguy dân tộc, nhưng họ lờ đi cái đoạn (1954-1975) “kỳ đà cản mũi” vì quyền lợi hẹp hòi của chúng mà buộc phải có được sự hoàn tất cho xong chiến lược CIP [Vì sự hạn hẹp của đề-mục nầy, xin đọc giả nghiên cứu thêm chi tiếc nơi Chapter-9: Comment, critical analysis/ The New Legion] Dĩa DVD nầy cũng không khác gì cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” 1955, do CIA Mỹ tài trợ có sự trợ giúp kỹ thuật của Phi Luật Tân. Hậu thuẩn cuốn DVD nầy quy tụ nào là giáo-sư, luật-sư, kỹ-sư, bác-sĩ…họ đều là những tinh hoa của người Việt hải ngoại; Cuốn phim nầy theo tôi nghĩ nó có nhiều giá trị, vì có những nhân chứng sống động là những nhà nghiên cứu thật sự nổi tiếng, trong đó có những nhà nghiên cứu ngoại quốc, họ dựa theo những tài liệu cũa nhiều tác giả có giá trị khác nhau ở trên thế giới, rồi đúc kết lại (sách tài liệu trong Library of Congress) Cuốn phim nầy sẽ bị những người chống cộng cuồng tính hung-hãng tấn công … trong khi chúng ta đối xử lịch sự có văn hoá với kẻ thù tại sao không thể đối xữ lịch sự có văn hoá với những người không đồng quan điễm với mình? Một siêu thế lực “Bố-Già” quyền hạn bao la cưởng bức giao cho tam đầu chế 3 anh em Lê Đức Thọ, từ 1959 cho mục tiêu chiến lược Eurasia-1 vào thời điểm "Roll-Back 2010" mới chịu nhúng tai vào mà từng bước giải quyết …

KQ: Trương Văn Vinh
Nha Kỷ Thuật - War Stories, 9/April/2011

vinhtruong
01-14-2014, 08:21 PM
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/quan-s-qu-c-phong-f29/m-bu-c-ph-i-anh-trung-qu-c-t722.html#p953
.Có phải chăng thời thế tạo anh hùng nên người con của Tướng Nguyễn Chí Thanh có thể làm cuộc cách mạng như Nguyễn Cao Kỳ của Miền nam cách đây nữa thế kỹ nhờ nội ứng của CIA? (Tướng Nguyễn Chí Vịnh từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, phụ trách tình báo quân đội (như một Phạm Xuân Ẩn, điệp-viên của TQ nhưng âm thầm làm việc mật thiết với phản gián CIA, Ông bắt đầu giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng từ tháng 02/2009) Gần đây, Thứ trưởng Vịnh xuất hiện nhiều trong các tiếp xúc với công chúng, thế nên người viết mới nghi ngờ về một vai trò lớn hơn cho ông trong tương lai, vào giờ chót, ông sẽ trở cờ như Tướng Tôn Thất Ðính 1/11/63, nhưng Tướng Vịnh trở về với dân tộc, còn Tướng Ðính là phản loạn vì háo danh.
“Bắt đầu từ vị Ðại sứ Mỹ thứ Tư sẽ bắn một phát súng hiệu lệnh …

Trong thập niên 2010-2020 Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mãnh vì bầu trời biễn Ðông không thể có hai mặt trời cùng mọc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020 - Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1920-2020, là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ 1880 Mỹ đứng làm chủ cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phãi phục tùng theo quyền lợi American First; Hay nói cách khác Mỹ là Soạn-giả vở bi-hài-kịch Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị. Biện chứng rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, hơn nữa triệu quân Mỹ (thay phiên mỗi một năm đỗi lính G.I một lần, cho đũ 3 triệu air passagers (on booked schedule) và một triệu quân VNCH, con thêm quân Đồng minh mà vẫn thua mới ngộ chớ nhĩ?
Mục tiêu đưa Liên Xô hạng-2, qua chiến lược “on the strongman side” đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX cho TQ như hiện nay và bây giờ Mỹ đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 thế Trung Quốc như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đũ điều kiện cần và đũ (criteria) để trở nên Đệ 2 anh hùng trong thiên hạ, vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công lực bằng cách nhập Việt Nam vào trục Ấn Độ đễ chận cữa ĐNÁ và Đông Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng tư lệnh quân đội Ấn Ðộ, nước này tới Việt Nam trong suốt 15 năm.- Thời gian gần đây, Việt Nam và Ấn Độ đã có nhiều trao đổi cấp cao về an ninh-quốc phòng. Hai nước cũng vừa tiến hành đối thoại về chiến lược quốc phòng lần thứ năm tại New Delhi từ 23/06- 25/06 - Truyền thông Ấn Độ nói trong chuyến thăm lần này, Tướng Singh sẽ có tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam kể cả về chính phủ và quân đội- Ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai bên sẽ bàn thảo việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội. Thông cáo của quân đội Ấn Độ cũng nói Tướng Singh sẽ đi thăm TP Saigon và tiếp xúc lãnh đạo một số Quân khu, tăng cường quan-hệ Tháng 11 năm ngoái, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tới New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony thăm Việt Nam năm 2007, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc phòng hai nước. Từ đó tới nay, Ấn Độ nổi hiện lên như một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng ở khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang củng cố năng lực quốc phòng của mình. Ấn Độ đã cung cấp trang thiết bị hải quân, đồng thời tham gia tập huấn cho nhiều sỹ quan Việt Nam, Delhi cũng có thể tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam trong tương lai; Quân đội Ấn Độ có tới 1,130..000 lính, thuộc loại hùng mạnh trên thế giới. Tướng bốn sao VK Singh, 59 tuổi, mới nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội hồi đầu năm nay, thay Tướng Deepak Kapoor trong nhiệm kỳ hai năm.

-1) Từ năm 1880, thu nhập quốc gia (GDP) Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới cho đến năm nay, 2010. Thế là Mỹ giữ ngôi vị đứng nhất đã được 130 năm .
-2) 1918 chiến tranh thế giới thứ-1 nỗ ra: tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới.
Mỹ là vua xúi-bẫy, viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ-I – Sau chiến tranh thế giới thứ-1, Anh suy yếu, Nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới,
-3) 1939 chiến tranh thế giới thứ-2 nỗ ra: tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới.
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ-2, sau chiến tranh thế giới thứ-2, Nga suy yếu, nước Trung Hoa ngôi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.
-4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngỏ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến-2. Tiêu nước Trung Hoa đang hạng nhì thế giới; Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa kỹ thuật Bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao cân bằng đối lực với LX, và đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA lo cưỡng bức chỡ di tãn T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, đến phiên Miền Nam Việt Nam, Mỹ giúp Hà Nội thôn tính miền nam, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc và Việt Nam cho nghèo đói ăn Bo Bo một thời gian, (decent interval) gây nên 1 Trung Quốc và Việt Nam kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ dồn nỗ lực giúp đỡ tái thiết sau, để có cớ kéo lên tiếp nối theo tư bản. Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới; nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phãi nhận nguyên vật liệu và khoa học kỹ thuật điện tữ từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc có nghĩa phãi hoàn toàn lệ thuộc Mỹ
-5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush. Tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới: Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sõ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, mà dùng chiến tranh phản tình báo (Intelligence War) LX chỉ bị tiêu hao rĩ máu về kinh tế rồi ngã chết (còn như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn tuyên bố: muốn tiêu-diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa thực tiễn căn bản về tư bản, nhưng trái lại đối với Triều đại 2 Skull and Bones phãi sãn xuất vũ khí là phương tiện và nắm cứng ngắt vòi xăng để thống lãnh thế giới) Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nổi sông ngòi Cửu long giang trứng cá cũng bị tiêu diệt, giây trồng khoai lang, hom khoai Mì đều bị khô cháy phải ăn Bo Bo, nhưng Trung Quốc thì lại không dám, vì sợ quăng một cục đá vào ỗ kiến lữa, thì thế giới sẽ đại loạn ngay) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị mê hoặc thiên đàng Cộng Sản. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới, (nhưng chĩ tạm thời thôi nhé!)
-6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: Tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới. Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biễn Đông đưa Ấn Ðộ lên cường quốc hạng-2
Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới. Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thễ xãy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phãi hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô…. Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn đễ dằn mặt hai nước kia. Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay chính ông nội Mỹ là thủ phạm (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn)
August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần. Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120. Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”
-Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tĩnh theo đạo Hôi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Kết quả, một nước Trung Hoa thay đỗi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa. Các bạn hãy kiên nhẩn chờ xem
-Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẽ lắm rồi như đang có kế hoặch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm đễ hù doạ TQ (như vừa qua có chuyện gọi là ngư dân VN bắn chìm tàu Trung Quốc qua bàn tay bí mật CIA vào lúc đang có sự hiện diện của Bà Hillary Clinton)
Tiếp nối âm mưu CIA, đúng vào đợt kỷ niệm 50 năm ngày khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc (10/3/1959) các dân biểu Mỹ đưa ra một nghị quyết mang tính không ràng buộc, hối thúc Trung Quốc phải chấm dứt "sự đàn áp" trên vùng mái nhà thế giới. Trong buổi họp báo mới đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói: "Chúng tôi yêu cầu các dân biểu Mỹ có liên quan phải tuân theo các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế và ngừng ngay việc gây sức ép cho dự luật về Tây Tạng".-"Vấn đề Tây Tạng là vấn đề hoàn toàn mang tính nội bộ của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn phản đối bất cứ quốc gia hay cá nhân nào muốn can thiệp vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc dựa trên vấn đề Tây Tạng".
Nhưng Hoa Kỳ đã có dự mưu từ lâu, ngày khỡi nghĩa bất thành cũa Tây Tạng, Đại-Tá USAF, Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc, ông đã bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á, đây cũng là cái cớ để lật đỗ ngôi hạng-2 của Trung Quốc vào đúng lộ đồ chiến lược toàn cầu trong thế kỹ 21th.
Nhưng đánh Trung Quốc bằng cách nào? Từ ngày làm anh cả thế giới được 130 năm, có bao giờ Mỹ ra tay trước đâu! Toàn bắt đàn em nhảy vào đánh đấm túi-bụi trước cho đến khi đối-thủ mệt đừ rồi mới nhảy vào dứt điễm, như hiện nay tạo ra sự kiện ở vùng Ðông Bắc để lập lại biến cố Vịnh Bắc Bộ 1964 bằng biến cô tàu Cheonan bị Bắc Hàn đánh chìm, đồng thời tại vùng biển Ðông Nam là tàu Trung Quốc la hoảng bị tàu lạ tấn công.
. Cái gút mắc của nghị-quyết mà Trung Quốc phản đối là do dân biểu đảng Dân chủ, Rush Holt, chủ xướng, vào dưới thời Tổng thống George W Bush, khi phe Cộng hòa còn đang mạnh, Quốc hội Mỹ năm 2007 cũng có cử-chỉ tặng lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma huân-chương Vàng cao quý nhất cho một nhân vật dân sự, khi đó Bắc Kinh đã triệu đại sứ Mỹ đến để phản đối. Lần này nghị quyết cho thấy dù thay đổi cấp lãnh đạo đi nữa, Hoa Kỳ vẫn muốn lên tiếng về Tây Tạng.(như tôi đã nói dù chính phủ nào đi nữa cũng phải đi đúng theo lộ đồ chính sách đã vạch sẳn)
Lời qua tiếng lại trong động thái được coi là phản ứng mới của chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã chê trách cách cư xử của Trung Quốc với sáu triệu người Tây Tạng, nói rằng họ "hết sức quan ngại" về tình trạng nhân quyền Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh tái tục đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Người phát ngôn TQ nói Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của họ. Hôm thứ Ba, ông Robert Wood, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ra tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng, nói rằng: "Hoa Kỳ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi hết sức quan ngại về tình hình dân quyền tại các vùng dân tộc Tây Tạng" - Ông Wood nói rằng Hoa Kỳ "hối thúc Trung Quốc cân nhắc lại các chính sách tại Tây Tạng, vốn đã tạo ra nhiều căng thẳng do tác động xấu tới tôn giáo, văn hóa và mưu sinh của người Tây Tạng".Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước những chỉ trích của quốc tế về vấn đề Tây Tạng. Họ yêu cầu Hoa Kỳ nên ngừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, và gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là đứa trẻ mèo nheo.
Đúng hôm 10/3, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ trích mạnh Trung Quốc, nói rằng cuộc sống của người dân Tây Tạng dưới sự cai trị của TQ là "địa ngục trần gian", và rằng Trung Quốc đã phạm tội "diệt chủng về văn hóa" tại Tây Tạng. .Đáp lại, Tân Hoa xã có bài xã luận nói rằng "Cái gọi là "địa ngục trần gian" thực ra lại chính là "thiên đàng trên hạ giới" đối với người dân Tây Tạng".
Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ/TQ – Trước khi ông Obama lên cầm quyền, nhiều người cho rằng chính quyền mới của Mỹ vì bị khó khăn về kinh tế, nên có thể sẽ ‘nhẹ tay' hơn trong việc xử lý vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, lo ngại động chạm đến cường quốc mới nổi lên về kinh tế này, nhưng sự thật dù tổng thống nào lên cũng phải tiếp tục tiến bước theo sách lược đã định trước -.Tuy nhiên, trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trong cương vị Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cũng đã đề cập tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc như tôi đã nêu ở trên là theo đúng lộ đồ của sách lược đã thiết kế từ trước. Việc Hoa Kỳ lên tiếng về tình hình nhân quyền Tây Tạng diễn ra sau khi hai nước đã có lời qua tiếng lại về chuyện "gây hấn" tàu hải quân tại khu vực hải phận quốc tế bên ngoài đảo Hải Nam cuối tuần vừa rồi.
Căng thẳng hiện nay diễn ra ngay trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì- Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Mỹ còn là để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh khối G20 tại London vào tháng tới. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lâu nay vốn phức tạp, hai nước hiện còn đang phải lo đối phó với những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Nhưng trên thực tế Trung Quốc đã nhượng bộ bắng cách tăng lên mức giá đồng nhân dân tệ, hơn là đễ Mỹ chủ động tăng thuế nhập cảnh hàng Trung Quốc. Nhưng cũng vì đã đến điễm mốc thời gian (decent interval) phải giãi quyết nên Mỹ phải cần bạo lực để “giựt-nợ”, dù Trung Quốc có đưa ra cây bài 9 nút hay Ba-Tây gì cũng không bằng Ba Chú Sam đứng chần-dần đòi chơi theo luật gian hồ! Cũng như ngang nhiên cho rằng Saddam vì có vũ khí giết người hàng loạt để có lý do gây chiến thì làm gì nhau?
Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ một ít mà không hữu dụng, quanh năm tuyết phủ, dân số được phân nửa Mỹ, nên không bao giờ qua mặt Mỹ được – Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa mà còn bị Mỹ đì vì lỡ dại chơi với Trung Quốc. Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ được ở ngôi vị số một thêm 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới với điều kiện phải chia năm xẽ bãy TQ, nhưng TQ rất khôn sẽ nhường Mỹ và mềm như con bún để bám được hạng-2 thế giới. Vì thế rất may cho sự khôn ngoan của TQ Mỹ sẽ xét lại và cho TQ quản lý việc khai thác dầu khí vùng phụ cận với giá nhân công rẽ mạt, như tại Biễn Đông và đóng thuế cho các nước có chũ quyền trên thềm lục địa do LHQ quyết định, chũ yếu bán sản phẫm bằng dollar Xanh do Mỹ độc quyền quyết định thương trường phân phối sản phẫm.
Những điều trên nầy không thễ duy trì như còn đại đế dấu mặt George H W Bush thống lãnh mà phãi chia TQ ra nhiều mãnh như LX theo lộ-đồ nguyên thũy của người tiền nhiệm William Averell Harriman cho chiến lược toàn cầu “Eurasian-1” Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang nữa, sau đó như Anh, Pháp bây giờ, phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang. Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga, Trung Quốc – Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc, Trung Quốc nói gì cũng phải nghe? Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong thập niên nầy (2010-2020) đúng theo Eurasian Great Game-1 để chuyển qua Eurasian-2, vì vòm trời không bao giờ có hai mặt trời cùng mọc một lượt.trên Biển Ðông?
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế phối hợp cùng chính trị (giống như đánh tan Liên Xô năm 1991) như Mỹ kiếm cớ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ, (đó là cái láo cá của Mỹ khi bắt tay Mao Trạch Đông 1972 và hứa sẽ nâng TQ lên Hạng-2) Không bán được hàng, tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả, và chũ mưu như thế. Mỹ sẽ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp, để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới. Trò chơi chiến tranh kinh tế kiểu mới nầy Mỹ đang rất Exciting và muốn thí nghiệm thành công như ước tính
Áp thuế phá giá 30% lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau, gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc, sau khi chơi trò Chó Mèo ngộ độc, trẽ con bị đe doạ qua trò chơi mới … Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng (Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần) TQ không bình yên với Mỹ đâu dù có tỏ ra dễ dạy! Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD, các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, và chuyễn qua VN như là “cơ duyên nghiệp quả” mà Mỹ đã dự mưu theo đáp số cho ra từ máy tính điện tữ. Vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc triền miên, Mỹ đánh Iran, mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, lập lại chuyên cô lập dầu hoả cho Nhật trong thế chiến-2, để công nhân không còn phương tiện di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt. Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc, kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công đó là nghề cũa chàng (giống như Nga ỡ vị thế kẹt buộc phải tấn công Georgia) Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp, lập lại vụ Geogia nhưng lần nầy Mỹ bạo tàn hơn vào trường hợp nầy, tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan ra tro sau đó. Mỹ rất tự tin tự mãn vì diệt Trung Quốc dễ hơn diệt Liên Xô, như người viết có tầm nhìn: LX là võ trái Xoài-Riêng gai gốc cứng ngắt mà đã tét ra rồi …TQ chĩ là muối thịt thơm ngon tại sao không hẫu sực?
Chiến tranh thế giới thứ III : Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng đánh bằng quân sự, Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc để cùng Ấn Ðộ phò trợ các nước Tây Hồi cũa TQ nỗi dậy xáp nhập thành các nước Cộng Hoà y-chang như 8 nước Cộng Hòa LX mà W.A Harriman cho là chiến lược Trung-Á (“Eurasian”) Mỹ bán và dàn trận các hoả tiển chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu, bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam sau nầy theo kế hoặc (vì Mỹ không muốn làm khỗ VN thêm một lần nữa, là bãi chiến trường tiên khởi nên chưa muốn bán) Nhưng đừng vội mừng khi cần VN sẽ tiên phuông là mũi nhọn cho nỗ lực chính, Mỹ sẽ xúi VN làm mũi dùi xung kích đánh chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Hải Nam, tạo nên một huyền thoại Iwo-Jima Memorial cho VN với 100.000 binh sĩ hy sinh cho sự xáp nhập lãnh thỗ đảo nầy cùng HS và TS về với VN. Theo sau cùng với đạo quân Ðài Loan, Nam Hàn và Phi Luật Tân do Nhựt yễm trợ bao vùng bằng hoả-yễm. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela nhằm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triễn khai máy bay 747 cải biến trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên. Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như: Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc. Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề tấn chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Ðão Hãi Nam xác nhập vào thành phần lãnh thổ của mình bằng máu xương gần 100.000 binh sĩ, tấn chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu ở đảo Ðiếu Ngư của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc hùa với người đạo Hồi trên biên giới Ấn Hoa, tố-cáo Trung Quốc xâm phạm biên giới, Ngụy-tạo điều kiện lập lại Vịnh Bắc Việt (Tonkin Incident 1964) gọi là Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, nhưng đoàn viên có phao cứu không ai chết, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn, Trung Quốc tham chiến… thế là un point final
Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía, kể cả đánh bằng nguyên tử: Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên - Phía Đông có Đài Loan - Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan, (có Việt Nam tham chiến vào giờ chót vì Mỹ muốn vậy để VN không thành bãi chiến trường) vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa (vào cơ hội nầy VN chấm dứt sách lược đu dây đễ không thành bãi chiến trường, đó là cái khôn ngoan của VN nhưng qua lời cố vấn CIA xúi bẫy)- Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện, phía Nam có Ấn Độ, phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan; Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụng, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng (xác nhập đảo Hải Nam, HS, TS) Nhật chiếm 1 miếng, (đão Điếu Ngư) Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây tạng, Tân Cương, Ðài Loan giành độc lập, hình thành nhiều quốc gia Cộng-Hoà theo sau như y-chang LX. được đồng hưởng tối huệ quốc của Mỹ. Sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như: quốc gia Hồi Giáo, quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số: Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông, Tiều, Quang Thoại,.… đều độc lập dưới cái dù LHQ.
Đoạn kết Eurasian-1, Nam Hàn thống nhất nam bắc Hàn trong tình trạng huy hoàng không đau khổ như ở VN, Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu: Ba-Lan, Rumani sau 1991. Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn, Miến Điện sẽ được bầu cử tự do giống như Iraq, một nước dân chủ là cơ chế mẫu cho các nước Trung Đông, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước nào sống thì sống, mà muốn chết thì chết. Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ trong Eurasian Great Game-1 trước khi chuyển qua Eurasian-II

Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam? Mỹ muốn chơi trò Tam Quốc Chí tân thời, nhưng Mỹ có quyền chọn ai là bạn ai là thù! Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng, o-bế đưa Liên Xô lên hạng-2 một thời gian coi cho được (decent interval) rồi đưa Trung Quốc lên hạng-2 thế Liên Xô; Vì mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc, đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ giành chức Đế Quốc của Mỹ (trong nầy quan trọng nhứt là Mỹ âm-mưu xã-rác vũ khí cũ và thí nghiệmt vũ khí thời đại trên một vùng an toàn xa nước Mỹ) Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô trong thế “Bên Kẽ Mạnh” (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô, nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô qua “Aid to Russia 1941-1946 Plan” do Mỹ dự mưu Liên Xô cà Credit Card ngân hàng Mỹ trả tiền cho nhân công LX, sau thế chiến quá dư thừa) Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô, làm như vậy Hoa Kỳ lại áp dụng triết gia Socrat “Khi 2 con chó CS nô đùa với nhau mà ta quăng cục xương Indochina ra thì chúng giành nhau, cắn nhau đến chết, thì Mỹ vô tay vui mừng” Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979 qua vũ khí hai bên làm ra, cũng do tiền Ðôla Mỹ.
Vì mục tiêu của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973, chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay; Người Mỹ vốn thực tế và thẳng thắn nên chính họ là nước lên tiếng trước chúng ta, Việt Nam cần bắt lấy cơ hội này mà đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, (cũng do CIA xúi bẫy) Một số quốc gia khác cũng đang lo ngại Trung Quốc, ít nhất cũng có chung 1 quan điểm với VN là phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam phải dựa vào Mỹ, là nước có quyền lợi kinh tế bị đe dọa ở biển Đông, làm lá chắn cho mình; VN không nhất thiết phải đối đầu quân sự với TQ nhưng bằng ngoại giao và chính trị có thể ràng buộc TQ tuân thủ luật pháp quốc tế nếu không muôn trực tiếp đối đầu với Mỹ (Nên lưu ý có chiến tranh VN sẽ là bãi chiến trường mà CIA tìm mọi cách cố vấn ngầm để không bị ảnh hưởng xúi bậy ở bên ngoài) VN nên mời gọi các công ty Mỹ hợp tác khai thác biển Đông vì Mỹ đã chính thức phản đối việc TQ gây áp lực lên các công ty của họ; Cái ông Đại Tướng Thanh nói là có toan tính của đảng trong đó; Có nhiều người không thích cộng sản, nhưng cộng sản có nhiều cái đúng hoàn toàn, nhờ CIA cố vấn. Đó là chỉ có mình mới tự giải phóng cho mình được (đấu tranh giải phóng dân tộc theo tư tưởng HCM) Độc lập và tự chủ (chiến tranh 1979 với TQ, Liên Xô muốn can thiệp nhưng VN qua Mỹ nói nhỏ chỉ muốn viện trợ vũ khí tạo cơ hội 2 bên thí nghiệm thực tập. Dầu sao TQ nó cũng ở gần bên, có nhiều ràng buộc mà không phải ta bỏ là được, rồi giải pháp hòa bình thông qua quốc tế hóa là vẩn còn nguyên hy vọng. Phản ứng của Mỹ nó như một tín hiệu Mỹ muốn móc nối thôi; Việc đi nhờ quốc gia khác giải quyết vấn đề của mình là không thể; Trong khi Việt Nam củng không theo chiến lược diều hâu nếu chưa quá nghiêm trọng. Phản ứng ở đây không phải là ai gan dạ hơn, can đảm hơn, cái đầu nóng vào lúc nầy là vô cùng nguy hại, nhưng ứng xử khéo léo sẽ quan trọng khi mình muốn quốc tế hóa nó; Không phải mấy cái đầu nóng hỗi là bảo vệ được chủ quyền, nhưng phát triển quan hệ mới với Hoa Kỳ, đó là một lựa chọn đúng đắn cho sự cân bằng, không phải là sự trông cậy, không phải hăm dọa Trung Quốc theo như sự chỉ dẫn ngầm của CIA .
Người viết tin chắc rằng tướng Phùng Quang Thanh biết rất rõ tình hình phải đối đầu (với TQ) khi cần, ngày càng gia tăng tại biển đông, không ai ngoài ông là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất trước khi trả lời báo chí về vấn đề vô cùng nhạy cảm này.
Người lãnh đạo tài ba (là nhóm siêu Mafia tư bản Ðõ do Mỹ giựt dây chớ không phải ÐCS) phải là người biết lèo lái con thuyền đi vòng qua những thác ghềnh, nhất là khi tránh con thác này thì buộc phải đụng con thác khác thì ta mới chọn con thác nào dể vượt qua nhất. Nên nhớ rằng nếu có chiến tranh dù Mỹ hay TQ gây ra, VN vẫn là bãi chiến địa điêu tàn nhứt; Tuy HK đã nêu quan điểm về biển đông, nhưng mình cũng không nên tin tuyệt đối vào người đồng minh cũ này được vì đã có nhiều hành vi bất tín, không khéo để xãy ra chiến tranh tại biển đông thì chắc chắn dân ta lại rơi vào cảnh lầm than nghèo đói và chết chốc, nhưng rất may CIA không muốn gây cảnh thãm khốc thêm một lần nữa, chĩ khi nào CIA cần thì VN lấy sinh mạng đổi lấy đất đai như HS, TS, và đão Hãi Nam khi làm mũi xung kích tấn công tràn ngập Căn Cứ tàu ngầm tại Hãi Nam.
Chúng ta không nên ngồi ỡ nước ngoài mà ý kiến này nọ, mà hãy nên cùng nắm chặt tay nhau, cùng tạo thành một khối thống nhất, thì kẽ thù nào dù có muốn thôn tính biển đảo của ta cũng phải kiên dè. Tôi muốn nói hãy xóa bỏ hận thù mà nghĩ đến món nợ thù chung. Vì đụng vấn đề gì cũng thấy người Việt mình chia rẽ quá, chẳng ai chịu ai, ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng, là sáng suốt hơn người khác. Nhất là đang còn một bộ phận không nhỏ "tử thù", chống Cộng (tức cộng sản) đến cùng, nhưng lại không có “thần tượng” Thần tượng như một người tài ba mà nước Mỹ kính nể, thế giới kính nể như Bác học Nguyễn Xuân Vinh mà cũng có người không ra gì chỉ trích cho mình chính mới là thần tượng, thật nhục vì NVHN không có lãnh tụ, phần nhiều “stupid man talk bad things about other people” nhưng lại quá ít “Good man think about goods ideas”. Duy chỉ có điều kiện duy nhứt là 2 triệu người nước ngoài đều là lãnh tụ hết; Nếu chúng ta đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì sẽ chẳng có kẻ thù nào giám xâm-lăng; Vì vậy, để bảo vệ Tổ Quốc, không gì tốt hơn là phải có chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc thực sự như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng kêu gọi, nhưng còn quá sớm chưa phải lúc nên đành phải hy sinh, trước khi bàn đến các giải pháp khác. Lại ác nghiệt thay CIA chưa muốn vi còn quá sớm, nhứt là còn thành phần “tữ-thù” như tôi nêu ở trên, CIA sợ tạo ra cảnh tắm máu không lường trước được như hận thù vừa nói trên. Lúc đó là một đại thãm họa cho VN, lấy oán trã oán nhân lên bao nhiêu!?
Ai đã tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thì sẽ hiểu, hợp tác với tất cả các nước trến thế giới là một điều quan trọng, việc này làm cho chúng ta hoc hỏi được nhiều hơn trên mọi lĩnh vực; Bắt tay với Hoa Kỳ, hay với Trung Quốc đều có lợi cả, những cũng không tránh khỏi việc các nước này lợi dụng trong một số vấn đề. Vì vậy cần phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hạn chế tối đa việc đối đầu trực diện, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của dân tộc, nhưng mọi giải pháp đàm phàn không thành, thì chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào của kẻ thù, dù kể thù đó lại ai; Chúng ta hãy cùng đứng lên, không nên phân biệt Tư Bản hay Công Sản đã là người Việt Nam thì kẻ thù nào xâm lược đất nước thì đó là kẻ thù chung của toàn dân Việt Nam như vậy mới đúng nghĩa yêu nước, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đến lúc đó sẽ tự lựa chọn ra người lãnh đạo của mình, quý vị cùng đừng nên nhìn vấn đề một chiều để đánh giá, hãy tự hỏi bản thân đã làm gì cho đất nước để nâng cáo hình ảnh Dân tộc, phát triển đất nước; Chừng nào hết trí tuệ rồi thì chúng ta mới dùng sức lực! Mà sức lực thì phải dựa vào dân, người viết tự cho mình là đại diện những người dân Việt Nam ủng hộ Việt Nam chống đối mạnh mẽ về việc xác định ranh giới tại Biển Đông! Dù một tất cũng không cho, mất một tất nước là một tất máu của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra mà độ sâu là vô tận, Việt Nam đã chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Bây giờ Mỹ đã lên tiếng ủng hộ VN toàn vẹn chủ quyền lãnh thỗ rồi, đây là cơ hội chung hợp tác với Mỹ để bảo vệ lãnh hải đảo; Tuy nhiên, cần khéo léo để tránh phật ý TQ; Có như vậy mới đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền của tổ quốc mình. Việt Nam cần đoàn kết 82 triệu người như một như các thời kỳ kháng chiến trước đây để đương đầu với lũ bành trướng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của đất nước ta
Vận mệnh Thế-giới nằm trong thế chiến lược tại Việt-Nam
Như những nhận định nêu trên cùng qua sự gặp gở của TT Nixon, Kissinger và Mao, Chu An Lai (1972) Bốn người nầy đều cho rằng Đông-Dương vốn là một điểm chiến lược quan trọng nhất Á- Châu và toàn Thế-giới. Trung-Cộng sẽ có lợi rất nhiều khi lôi cuốn Việt-Nam về với mình; Và từ đó sẽ làm Bá-chủ Á-Châu và khống chế toàn Thế-giới; Như những năm gần đây, Trung-Cộng đã chứng tỏ cho Thế-giới biết sức mạnh về Kinh-tế của mình và sau đó sẽ khống chế Chính-trị trong tương lai. Khác với hồi còn Mao Chủ-Tịch, Bắc-Kinh và Hà-Nội thường coi nhau như môi hở răng lạnh, sông liền sông, núi liền núi. Còn như những năm tháng sau nầy, Hồ Cẩm-Đào cũng theo gương Giang Trạch-Dân, sau khi kết thúc cuộc viếng thăm Việt-Nam, rất lấy làm tự hào, cứ cho rằng thằng đàn em nầy đừng hồng rời khỏi cái thòng-lọng của Ta. Hồ Cẩm-Đào vào Hội An thăm khu phố Cỗ Minh-Hương, nhìn về Biển-Đông hỉ-hả muốn thét lên như át hẳn tiếng sóng biển “Hai nước tắm chung một dòng nước biển-Đông” Trung-Cộng đang chuẩn bị cùng Việt-Nam bàn thảo một hiệp ước cho thuê Cảng Cam-Ranh, chỉ còn vấn đề là 99 năm hay 49 năm. Mục đích chuyến du hành Việt-Nam của Hồ Cẩm-Đào là chủ động sắp xếp thành phần nhân sự cho Bộ Chính-Trị ĐCSVN kỳ 10, cho năm 2.006; Điểm tối quan trọng là ngăn chận không cho Việt-Nam CS được ngã vào vòng tay Hoa-Kỳ. Bắc-Kinh bằng mọi giá nắm chặt Việt-Nam bằng bàn tay sắt, có nghĩa là nắm chặt trọng điểm Chiến-Lược sinh tồn của Bắc-Kinh ở phía Nam. Điều quan trọng là Hoa-Kỳ có chịu để yên cho Trung-Quốc muốn làm gì thì làm hay sao! Con Ó mẹ đã lót ổ nơi nầy, chẳng lẽ chịu để Vịt-Trời hay Le-Le-Con nở ra nơi ổ đó? Dù hơn 58.000 binh sĩ hy sinh tại đây cho chiến dịch “khỗ nhực kế” như một món tiền deposit cho vùng có trữ lượng dầu hoả lớn nhứt tại ÐNÁ.
Ngược lại, Nhóm Học Giả hậu-sanh khả quí của Harriman đã biết trước đều đó nên đã và đang tìm cách nắm chặt Việt-Nam qua việc giao lưu văn hoá và truyền bá lối sống tự do dân chủ thực dụng của Mỹ thâm ngấm từ từ vào không những trong máu mà còn luôn cả trong mọi tế bào của tất cả tầng lớp dân chúng Việt. Điều khá đặc biệt là những chính khách Việt trẻ tuổi trong những thế hệ kế tiếp dù rằng họ đã du học và đào luyện rất cẩn thận tại Hoa-Kỳ (13.000 sinh viên) nhưng họ có chịu cảm thông “sự bất tín chính trị” của Hoa-Kỳ khi bỏ rơi Miền-Nam trước đây, không thương tiếc là vì quyền lợi và sự phồn vinh hùng mạnh của nước Mỹ, gài dính liền trong cái thế siêu chiến lược mà họ phải làm và không thể đi chệch ra ngoài quỷ đạo được, trong sách lược đã thiết kế một cách rất tỉ-mỉ và thần thánh? Có nên đặt niềm tin vào Hoa-kỳ một lần nữa hay không!? Qua những sự kiện về tấn thảm kịch đau thương đã qua, những chính trị gia khôn ngoan sau nầy của chúng ta có nên đặt hết niềm tin tuyệt đối nơi Hoa-kỳ hay không? Chúng ta nên suy nghĩ “hai lần hay nhiều lần càng tốt; Vì hiện nay, Hai Siêu cường nầy đang cố dụ dỗ, giành giật nhau ôm chặt Việt-Nam của chúng ta; Nhưng bất hạnh thay, dù ta có theo bên nào, thì trên mãnh đất nầy lại một lần nữa là bải chiến-trường vô cùng tàn khốc, khi quyền lợi của chúng bị đe doạ trầm trọng, đến đổi chúng phải lấy sự độc ác, tàn sát hủy diệt ra mà giải quyết. Chúng ta không thể tránh né thảm-họa lây nầy? Con cháu chúng ta thừa khôn ngoan áp dụng phương pháp “nhu thắng cang, nhược thắng cường” Tôi vẫn đặt nhiều tin tưởng nơi con cháu của chúng ta, đúng nghĩa với câu “Hậu Sanh Khả Quý” đừng để chiến tranh xãy ra.
Đối với Harriman và nhóm Học-giả, Đông-Dương chỉ là ‘Diện” còn Mông-Cỗ mới chính là ‘Điểm’; theo như học-thuyết ‘không Mầy là Tao chớ không có Nó’ Họ [Harriman chiến lược gia] cho rằng chỉ có Liên-Xô và Hoa-Kỳ là siêu cường duy nhất lãnh đạo bảo vệ an toàn cho Thế-giới bằng biểu tượng 2 cây sung AK và M-16 và bằng mọi cách phải hủy diệt mầm mống ‘họa Da Vàng’. Trung-Quốc bị bao vây bốn hướng, Tây có cả một Khối Liên Xô án ngữ, Đông có cả Hạm Đội 7 cùng Nam Triều-Tiên, Nhật và Trung-Hoa Quốc-Gia. Còn phía Bắc và Nam ngày xưa thuộc ảnh hưởng Liên-Xô, ngày nay hoàn toàn dưới sự bảo trợ và ảnh hưởng của Hoa-Kỳ; Ta thử nhìn cuộc chiến Iraq thì biết ngay: “Lính Mông Cổ đã góp phần cùng Hoa-kỳ trong cuộc chiến Iraq”(Mông-Cổ và các Nước Cộng-Hòa tách rời khỏi ảnh hưởng của Liên-Xô đã đều được hưởng “tối-huệ-quốc”(U.S Freedom Support Act) sớm nhất do Hoa-kỳ trân-trọng dưng tặng không ngoài mục đích làm cho Liên-Xô và Trung-Quốc nhìn thấy mức sống của người dân các nước ấy mà thèm chảy nước miếng)
Đặc biệt biên giới phòng thủ nước Mỹ, để ngăn ngừa chiến tranh, Mỹ cần đặt biên giới phòng thủ ở xa, càng xa càng tốt, để lôi cuốn sự chú tâm vào vùng Nóng-bỏng đó mà quên đi những vùng khác. Lịch-sử đã chứng minh trong những năm từ 1960 đến 1975, chiến tranh Việt Nam đã ngăn chận hẳn làn sóng Đỏ Cộng-Sản, dù rằng Harriman đã táo-bạo gạc bỏ ‘thuyết Domino’ của TT Eisenhower qua thuyết ‘bên kẽ mạnh’đưa đến sự an toàn cho thế giới và những nước Đông-Nam Á không những không bị Cộng-Sản nhuộm Đỏ mà càng giàu mạnh thêm. Chiến tranh Việt-Nam là một sách-lược tài tình của Harriman và bộ tham mưu của Ông đã giải thể cuộc chiến tranh lạnh một cách cụ thể và làm cho Hoa-kỳ phồn vinh hơn, với nhiều khoa học tiến bộ, kỹ-thuật, siêu kỹ-thuật, nhiều khái niệm về học thuyết chiến tranh và thế chiến lược quân sự cũng được cặp nhật hóa hoàn toàn. Có lẽ bởi những nguyên nhân trên mà nước Mỹ trở nên Siêu-cường số một và không có nước nào trên Thế-giới bắt kịp
Nếu Liên-Bang Xô-Viết bị giải thể bởi Liên-Xô chủ trương làm chiến tranh bành trướng mà không tính đến hậu quả vì chế độ không thực với hoàn cảnh xã-hội trên Thế-giới; Nếu lãnh đạo Trung-Cộng tiếp tục đường lối bảo thủ khôn ngoan như Mao Trạch-Đông , và Ông đã thành công giữ vững Hoa-Lục từ năm 1949 đến khi ông chết năm 1976, thì làm gì Bắc-Kinh ngày nay phải trong cái thế trực diện với Mỹ và đối đầu với Việt-Nam. Chính sách bảo thủ của Mao, Chu khẳng định vị trí và lập trường của Trung-Cộng một cách khôn ngoan: “Dù cho Trung-Quốc phát triễn kinh-tế, muốn nhanh chóng hiện đại hoá các ngành công nghiệp, Trung-Quốc không tự coi mình là một cường-quốc” Đó là chuyện Trung-Quốc hồi đời Mao, còn chuyện Trung-Quốc đời nay có còn giữ lập trường nầy nữa hay không? Để trả lời câu hỏi nầy, xin đọc giả xem một đoạn văn trên tờ báo China Daily “Has China the will to become a big Power?” Trong đó có một đoạn văn “xanh-dờn” lý giải như sau: “Để ổn định tình hình bất ổn của Thế-giới, Trung-Quốc phải có quyền quyết định và sẵn sàng đóng vai trò của một Cường-quốc. Nếu không là một siêu cường làm sao Trung-Quốc có thể mang lại hoà bình cho Thế-giới!?
Nên nhớ rằng, cách đây hơn 50 năm, sở dĩ Harriman giải nhiệm Tướng Mc Arthur là vì sợ quăng hòn đá xuống ổ Kiến lửa thì nó sẽ bung ra gây thảm hại cho Thế-giới. Nhưng bây giờ đã có thiết lập nhiều cục than hồng xung quanh miệng ổ Kiến, nếu chòi ra con nào thì chết queo ngay con đó! Ngày nay cũng đã đến lúc Trung-Quốc cần tạo thêm nhiều dịch vụ làm ăn với Tư-bãn Mỹ đễ phát triễn còn hơn đương đầu với Mỹ để tự sát? Hoa-kỳ đã mở đường cho Trung-Quốc vào LHQ và hai nước tái lập quan hệ ngoại giao; Điều nầy phía Trung-Quốc đã nêu ra nhận định về phía Mỹ như sau: “Washington không muốn thấy thế lực của Nga bành trướng quá đáng ở Á- Châu, cảm thấy sự uy hiếp của Liên-Xô, lợi ích chung của hai nước tăng lên, nên đã thỏa hiệp với Trung-Quốc” Những câu trên đây sẽ đổi chủ từ khi Trung-Quốc trở nên mối lo ngại cho quyền lợi Hoa-kỳ cũng trong vùng Châu Á nầy. Hoa-Kỳ qua tư-tưởng Harriman vẫn luôn sợ ảnh hưởng bành trướng về Họa Da-Vàng và mong muốn Liên-Xô là Đệ II cường-quốc sau Mỹ (Cứ xem những chuyến viếng thăm nồng thắm giữac gia đình Bushes và Putin ở tại Mỹ cũng như LX thì rõ)
Tuy nhiên, sự suy nghĩ của Bắc-Kinh nếu gây ra cuộc chiến, trước khi khởi chiến thì kẻ gây chiến phải hiễu rằng sẽ có sự lôi cuốn với những tình huống ngoài sự tiên liệu, như chiến tranh có thể leo thang thành chiến tranh nguyên tử với nhiều nước khác nhảy vào, hoặc có thể lan rộng thành đại chiến Thế-giới. Chỉ riêng một vấn đề nếu chiến tranh với Mỹ ở phía Đông, trong khi với Nga có thể tấn công phía Tây-Bắc và Việt-Nam nhân cơ hội tiến chiếm lấy lại quyền sở hữu của chùm đảo Hoàng-Sa, Trường-sa của mình. Bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bất cứ chiến lược gia nào cũa Bắc-Kinh phải điên đầu; Đó là chưa kể đến Hoa-Lục rộng mênh mông thì làm sao điều động nhanh hàng triệu quân vào ngay điểm Nóng! Làm sao phòng thủ hay trải rộng khắp lãnh thổ Biên-giới? Còn như vấn đề chiến tranh nguyên tử với vũ khí hạt nhân, chiến tranh siêu kỹ thuật (high-Tech) Lại còn phải nghĩ đến làm sao tấn công trước để chiếm ưu thế, tấn công thật nhanh, thật bất ngờ? Thêm vào những rối rắm vì vấn đề các Tỉnh Bang rối loạn hay nỗi loạn thì phải ứng phó làm sao! Trung-Quốc có rất nhiều sự yếu đuối, nhiều sơ hở, thiếu sót khác nữa; Nhưng phần đông chúng ta bị lịch sử của quá khứ ám ảnh nên nơm nớp sợ Trung-Quốc; Tại sao phải sợ?Trong khi Hoa-Kỳ đã phát họa gần 100 năm trước (từ 1917) Việt Nam là con Ó Con sừng sỏ nhất ở Á-Châu.và nhiều lần nhắc nhở Trung-Quốc đừng hòng đụng đến Nó, nhưng Trung-Quốc sẽ đụng vì quyền lợi sống còn, để rồi Thế-chiến sẽ bùng nổ tại Vùng Chiến Lược Thái Bình Dương?
Mao Trạch Đông hiểu rằng Trung-Quốc chỉ có thể giữ vững “thế-thủ” với sự toàn vẹn lãnh thổ và không bao giờ nên bung ra ngoài với chiến tranh xâm lăng đễ bành trướng Đế-quốc. Mao chỉ răn-đe dọa-nạt thôi, chứ không bao giờ làm thật; Vì Mao hiễu rằng, Ông phải cũng-cố và nắm vững nội bộ, vì chính nôi bộ Hoa-Lục mới nguy hiễm cho chính bản thân Ông và chế độ. Mao cũng hiễu rằng không nên tấn công Đài-Loan vì nếu gây chiến tranh là Trung-Quốc bị cấu xé tan tành phân chia ra nhiều tiễu quốc ngay. Cho đến ngày hôm nay, Bắc-Kinh cũng hiễu như vậy, Đài-Loan chính là cái mồi lửa dễ cháy thành chiến tranh ngoài cục bộ địa phương, Bắc-Kinh không dại gì châm mồi lữa Đài-Loan; Nhưng Biển-Đông Việt-Nam [South China Sea] mới sẽ là ngòi nỗ chiến tranh của Trung-Quốc cùng với các nước đàn em của Mỹ và sẽ trở nên Đại chiến Thế-giới. Hoa-Kỳ sẽ là nước tham chiến sau cùng; Theo quy luật tất yếu phải có chiến tranh vì quyền lợi dầu khí ở thềm Lục-địa; Trung-Quốc không thể tồn tại được vì nhu cầu phát-triễn kỹ-nghệ không thể thiếu được; Chiến tranh là một sự có tính toán hay là phương tiện chọn lựa sau cùng hoặc đôi khi là một chuyện bất đắc dĩ ở vào cái thế chẳng đặng đừng hay thế thời phải thế! Có lẽ đôi khi Hoa-kỳ làm bộ chủ hoà, không muốn chiến tranh, mà nước Mỹ thường phải ra tay sau khi bị khiêu-khích trước. Có phải Hoa-Kỳ luôn luôn chủ động một cách tuyệt đối khi lừa các nước nhỏ vào cái thế lâm trận trước!? Chúng ta nên nghiên cứu về Tu Chính Án Cooper-Church 1970, đây là cái bẩy do Mỹ đặt ra để giăng lưới cho Trung-Cộng vướng vào mà Nhóm học giả cho rằng “Di tản Chiến lược” bỏ South China Sea về Honolulu thành lập PACOM (From 1970, Manage the defeat to roll-back at 2010)
Tưởng nên nhắc lại một câu chuyện nhỏ thời Đệ II Thế-Chiến, năm 1938-1939, Hitler hung-hăng xé Hiệp-ước, xua quân đi xâm lăng các nơi tại Âu-Châu, ông Bộ-Trưởng Ngoại-Giao Hoa-Kỳ đòi phải tuyên chiến với Hitler ngay tức khắt, thì Tổng-Thống Roosevelt (sau lựng là Harriman) ôn tồn chậm rải trả lời theo hiến pháp Hoa-kỳ nhưng qua sự chủ đạo của Lảnh-tụ Skull and Bones: “Hãy khoan, đừng vội, vì Ông không phải là Bộ-Trưởng-Quốc Phòng, không phải là Hội-Đồng An- Ninh Quốc-Gia, cũng không phải là Tổng Tư-Lệnh Quân-đội, cũng không phải là Quốc-Hội Hoa-Kỳ” Nhưng sự thật bên trong, Ông Harriman, vị Đại-đế giấu mặt đã có một kế hoặch can thiệp bằng một cuộc “chiến tình-báo” nhập trận sau cùng để bớt đổ máu cho quân đội Mỹ, trong khi Ba nước Đồng-Minh: Pháp, Anh và Liên-Xô dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu trước, lãnh nhiều thiệt hại trước, rồi quân Mỹ mời tà-tà tham chiến sau cùng, Có lẽ dựa vào lý do vì ỡ xa nên Hoa-kỳ can thiệp có chậm? (Harriman thay mặt Siêu-Chánh-Phủ (Permanent- Government) chỉ ngầm ra dấu thì Quốc-Hội Hoa-kỳ O.Kay ngay, như Hai cuộc chiến Iraq và Việt-Nam với số phiếu thuận giống nhau là 98/100 Thượng Nghị-Sĩ bỏ phiếu thuận; Cuộc chiến thường kéo dài tùy theo sự thiết kế của Bộ máy Tư-bản chiến tranh (WIB) rồi lại tạo dựng ra cuộc biểu tình phản chiến, phối hợp nhịp nhàng với truyền thông văn hóa phát động để dễ bề tạo thêm uy quyền cho Quốc-Hội phải chấp thuận rút quân về vì lòng dân ta thán và cứ phương thức như vậy mà tiếp nối cuộc chiến kế tiếp. Như hồi chiến tranh Việt-Nam, phải trang điễm phấn son cấp tốc cho Trung-úy John Kerry (Harriman và Bushes tuyển chọn Kerry vì định-kiến tốt nghiệp Đại-học Yale?) trong vòng vài tháng có tuyên dương nhiều huy chương Lèo, trong đó có Ba chiến thương nhưng băng bó bằng băng keo First-Aid, (Thượng Nghị Sĩ Bob Dole tuyên bố) không có vết sẹo, không có nằm nhà thương dù là 1 phút, rồi lôi về Mỹ làm Tài-tử chính trong cuốn phim “kích-động-phản-chiến” mục đích xuất hiện trên truyền hình thế giới để Hà-Nội tin tưởng hầu rút mấy thằng Cu Mỹ về theo như định-kiến-3 của Harriman và Nhóm học giả của Ông đã giải nghĩa trước nơi khuôn-viên Đại-học từ 1960 trước khi quân Mỹ vào VN (The US could not have won the war under any circumstances) Bất cứ tình huống nào, Hoa-kỳ cũng không thể thắng nổi cuộc chiến!
Nhưng trong tư tưởng hiếu hòa đó của Mao, không che dấu, ngầm ý có ngày phải bung ra vươn mình để trở thành một Siêu-cường số Một của Thế-giới. Đó là quy luật tất yếu của lịch-sử loài người theo vận hành thế thiên hạ đại loạn. Và rằng thế kỷ thứ 19 là thế kỷ của Âu-Châu, thế kỷ thứ 20 là thế kỷ của Mỹ và thế kỷ thứ 21 là cũa Trung-Quốc. Lịch-sử đã chứng minh những Đại-Đế khi lên cao đến tuyệt đĩnh rồi cũng phải tụt xuống theo định lý toán học. Như Đại-Đế La- Mã, Nã-Phá-Luân, Thành-Cát Tư-Hản, Đức-Quốc-Xã, Quân phiệt Nhựt, Đại-Đế CS Liên-Xô, và Đế quốc Mỹ…
Nhưng có một điều kỳ lạ là chính sách Bắc-Kinh dựa trên 2 điều căn bản: khôn ngoan trong “thương trường” và giải quyết thế thượng phong về “nhân mãn.” Sách-lược của Bắc-Kinh lại phát khởi do nạn nhân mãn hay nói nôm-na là chính sách cho dân Tàu sinh đẻ tự do không cần kiểm soát trong kế hoạch 10 năm từ 1962 đến 1972 của Mao, với kết quả dân số trội lên quá mức khoảng 350 triệu người! Mao Trạch Đông chỉ cần O.K “mặc-kệ” cho họ tha hồ đẻ; Rồi hoảng hốt, có một trường phái đề nghị nên bắt dân Tàu ngừa-thai kiểm soát sanh đẻ tối đa, để phòng ngừa nạn nhân mãn. Mao phán không cần phải lo “dân Tàu đẻ nhiều là nằm trong chủ trương có dự mưu” Khi lợi dụng sự khôn khéo về mậu dịch với tất cả các nước trên Thế-giới, kể cả hối lộ, lo lót hay cần tặng biếu không cũng được, miễn sao đưa người Tàu vào nước họ càng nhiều càng tốt, chú trọng nhứt là Phi Châu và phía nam lục địa Mỹ, riêng các nước khác chỉ cần đạt được trung bình 3% dân số người Hoa trong nước họ là được rồi. Lúc đó Ta sẽ năn-nỉ bất cứ siêu cường nào cùng ta nên giao chiến nguyên tử, người Tàu sẽ không chết hết và sẽ còn một số lớn tồn tại; Thế là theo vận hành của Thiên-Cơ Trung-Quốc thống lãnh Thế-giới! Bắc-Kinh không cần biết là Nga hay Mỹ suy nghĩ gì, và họ có liên minh với nhau để chống Bắc-Kinh hay không? Bề nào thì con đường duy nhất mà Bắc-Kinh phải đeo cũng vẫn là đánh đổ cả Mỹ lẫn Nga, và tiêu diệt luôn cả các Giáo-hội lớn như Hồi-giáo, Thiên-Chúa-giáo, và tiến tới bá chủ Thế-giới – Lúc nầy một nước Tàu biết nói tiếng Anh trên lục địa Mỹ với nguồn nước Ngũ-đại-hồ vô tân trong khi thế giới đang hạn-hán và mặt bằng của đất rất hiếm (xụp đỗ chày xuống đại dương)
Vì những lý do mộng bá quyền trên đây nên Mỹ bằng mọi giá phãi triệt tiêu Trung Quốc trước năm 2030, khi đó TQ có đũ khoa học kỹ thuật đễ khoan dầu dưới độ sâu thềm lục địa có đá cứng như quần đảo Ðiếu-ngư và Hoàng Sa, làm sao Mỹ chịu nhục cho TQ dẵn đầu thế giới? Ðó là lý do 10 năm sau cùng của chiến lược Eurasian 1920-2020, Mỹ phải hoàn tất chia TQ ra nhiều tiểu quốc bằng mọi giá!
Cũng như trong tài liệu mật đã khẳng định rằng: Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc qua Mao- Trạch-Đông? (Tôi nghĩ đây là do Đỉnh-cao trí-tuệ vẽ vời) Như trong tác phẩm nầy đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhu cầu cần thiết phải có chiến tranh cho Tư-bản phát triễn kỹ nghệ, xong công trình là tới giai đoạn họ cần nghĩ’ để tu chỉnh lại cho kỳ phát động chiến tranh tới; Vì thế đã đến giai đoạn họ cần rút, chỉ đơn giản là thế, chớ không phải là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc (Chúng ta đừng tin vào tài liệu mật về câu nầy vì Tôi đã có những dẩn chứng khá rỏ rệt vì sao cần có CIP trong chiến tranh VN) Thế nên mặc dù Liên-Xô muốn cho Hoa-kỳ phải sa-lầy ở Việt-Nam, áp-lực không cho Hà-Nội ký hoà đàm Paris. Nhưng một khi Mỹ đã quyết định rồi thì họ lợi dụng ngay ưu thế mà họ đã cố ý ngụy-tạo dựng lên trước đó: “Vụ Vịnh Bắc-Việt” (Tonkin Gulf Incident) để giành thế thượng phong là: B.52 thả ngay Hà-Nội qua chiến dịch ‘Linebacker 2’ trong 11 ngày đêm là buộc Hà-Nội phải ngồi vào bàn Hội- Nghị ngay, Hà Nội không còn một trái Hoả-tiển SAM nào để chống trả? Còn như Trung-Quốc thì Họ dùng kế “Rung cây nhát khỉ” (shake the tree to scare monkeys) Ngày xa xưa lắm, khi mà mối tình nồng cháy giữa anh em hai nước lớn Cộng-Sản; Mao có lời thúc giục Liên-Xô nên thừa lúc trên chưn Hoa-kỳ về khoa học không gian mà tiêu diệt địch thủ lợi hại nhất Thế-giới, vì Mỹ là con Cọp Giấy nhưng Liên-Xô đáp lời: “Tuy là con Cọp giấy đấy, nhưng nó có nanh-vuốt nguyên tử!” Khi Hoa-kỳ đưa qua chiến trường Việt-Nam với quân số lên đến 543.500 (1969) quân thì Trung-Quốc muốn tè trong quần, nghĩ hối hận vì trước đó mình lỡ dại xúi Liên-Xô nên bây giờ nó đem quân qua chơi mình một mách! Mao-Trạch-Đông bèn nói một câu bâng-quơ: “Người không đụng đến Ta thì Ta không đụng đến ngươi!”
Nhưng những đòn phép cũa Harriman là “như vậy nhưng không phải vậy,” đem qua nhiều quân như vậy là để “Hù-dọa” rồi rút quân về; Cũng như khi Harriman khuyên TT Truman đem Hạm- Đội 7 vào eo biển Đài-Loan nên Trung-Quốc không dám đụng tới Đài-Loan mà rút về thế thủ, và Hoa-Kỳ không những không muốn dùng lực lượng cực mạnh về nguyên tử để tiêu diệt Trung-Quốc mà còn cách chức Tư-Lệnh Chiến trường của Tướng Mc Arthur vì Arthur hiếu chiến và hiểu lầm ý nghĩ của Harriman, cũng như trong cuộc tháo chạy ở Việt-Nam, Đại-sứ Martin đã hiểu lầm ý nghĩ của Kissinger là thi hành những điều khoản của Hiệp định Paris. Chính-trị nó lắc-léo khó hiễu là vậy, cho nên trong tài liệu giải mật, nên suy nghĩ nhiều lần: “Hoa-Kỳ rút khỏi Việt-Nam là do sự yêu cầu của Trung-Quốc?” Có phải thật như vậy không!? Hay như Tôi đã nêu trên là: Đã đến lúc tới giai đoạn “Trồi lên để thở”
Mao và Chu lại hiễu theo cách khác khi gặp Kissiger và Nixon (1972) Chu-An-Lai có lời khen TT Eisenhower là có hành động sáng suốt và can đảm khi đưa ra quyết định chấm dứt chiến tranh Triều-Tiên. Chu cũng bày tỏ quan điểm của Trung-Quốc thời bấy giờ, là sở dĩ Trung-Quốc phải đưa quân vào Triều-Tiên là kẹt vào thế bị ép buộc do TT Truman gây ra, vì ông ta đưa Hạm-Đội 7 đến phòng thủ Đài-Loan nên Trung-Quốc thời đó không thể thu hồi lại hòn đảo nầy được. Quân Mỹ lại tiến gần đến bờ sông Áp-Lục (Yalu-River) Trong khi Trung-Quốc đã ra tuyên bố nếu quân Mỹ mà tiến đến Sông Áp-Lục thì Trung-Quốc sẽ không ngồi yên cho dù Trung-Hoa lục địa mới được giải phóng; Vì thế khi TT Truman đưa quân đến Sông Áp-Lục, cho dù Trung- Quốc không chắc thắng và Liên-Xô nhất định không gỡi quân qua tham chiến, Trung-Quốc không còn chọn lựa nào khác phải nghênh chiến thôi.
Nhưng trong thế Siêu-Chiến-Lược và phát triễn kỷ nghệ quốc phòng như để lại tại Triều-Tiên 50.000 quân và NSC-68 đã chấp thuận tăng ngân quỷ quốc phòng trong cuộc hợp ngày 28/11/1950 với danh ngôn: “US Objectives and Programs for National Security” xong mục tiêu đi đến thời kỳ phải ngưng chiến để kiểm kê kế-toán (inventory) theo cung cách làm ăn của Tư-Bản Mỹ là đều lập đi lập lại như vậy. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều lần trong quá khứ của lịch-sử, từ thế-chiến-1, rồi-2, Triều tiên, Việt Nam, Afghanistan, Iraq…mà cái lò thuốc súng đó đã xây dựng năm 1918 khi Prescott Bush được những thành viên Skull and Bones bầu làm Chủ tịch WIB (War Industries Board)

Thế-Giới khó tránh khỏi thế chiến thứ Ba giữa Hoa-Kỳ và Trung-Quốc?
Dường như thế Siêu-Chiến-Lược do Kiến trúc sư Harriman phát hoạ từ 21/9/1960, lúc nầy có xuất hiện phụ họa thêm Prescott Bush cùng đức con ‘Vua-Tình-báo’ là George H.W.Bush qua Hội-đồng NSC đã từ từ lộ ra dưới con mắt cũa chiến lược gia Trung-Quốc? Chuyến công du Á-Châu cũa TT Bush-Con vào cuối năm 2005 cho thấy Trung-Quốc không phải là mục tiêu chính của cuộc viếng thăm, với chỉ có tính cách xã giao, mà Mông-Cỗ mới là trọng điểm, một pháo đài mới của Mỹ ở Trung-Á. (Tới giờ nầy mới hiễu được thế siêu chiến lược của Harriman “không Mầy là Tao chớ không phải Nó” thì ông đã xuống chín tầng Hỏa-ngục ngày 26/July/1986) Thế chiến lược mới của Hoa-kỳ đã thấy rõ; Từ vòng vây vô hình càng ngày càng hiện rõ là vòng vây hữu hình bao chặt xung quanh Trung-Quốc; Nhưng những sự kiện nầy không thể tránh khỏi viễn kiến sâu sa của Mao Trạch-Đông, khi Ông cùng Chu-An-Lai từ tốn tuyên bố (1972): “Dù cho Trung- Quốc có phát triển kinh tế, muốn nhanh chóng hiện đại hóa các nghành công nghiệp nặng, Trung-Quốc không tự coi mình là một Cường-Quốc! Không ngoài mục đích để cho Hoa-Kỳ bớt chú tâm đến Trung-Quốc, và câu gợi ý về âm mưu của Liên-Xô cùng đồng lỏa với Mỹ vây chặt vòng tròn Trung-Quốc không khác gì những cục than hồng nóng bỏng bao vây trên miệng ổ Kiến lửa! Chu-An-Lai xác định lại lập trường mà Trung-Quốc cho là tối quan trọng, không những cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước mà còn cho tương lai của Thế-giới; Một khi hai bên đã thỏa thuận không có tham vọng chiếm đất đai, cũng không có tham vọng xâm lăng lẫn nhau, mà muốn giảm sự căng thẳng trên toàn Thế-giới, thì điều trước tiên là làm sao giảm tình trạng căng thẳng tại vùng Viễn-Đông, mà vấn đề Đông-Dương là vấn đề tối quan trọng! Nhưng sự thật bên trong Mao chỉ thị trong 10 năm phải tăng nhân số thêm 350 triệu và kế hoạch phân tán di dân giống như ổ Kiến làm đường hầm ra thật xa khỏi miệng tổ để tránh những cục than hồng bao chung quanh phía trên ổ Kiến, bung ra khắp cả trên Thế-giới, nước nào cũng có người Trung-Hoa tập trung thành khu phố, nhất là trên lục địa Mỹ-Châu, để chuẩn bị một cuộc chiến tranh nguyên-tử không thể nào tránh khỏi, đánh lạc hướng thế bao vây của Mỹ và Liên-Xô. Thành lập một nước Trung-Hoa nói tiếng Anh ngoài lục-địa Trung-Quốc để thống lãnh Thế-giới, sau cuộc chiến tranh nguyên tử thứ Ba sẽ phải xảy ra, dù phải hy sinh 1, tỉ 4 dân Tàu trong một nước Trung Hoa Củ tại Á-châu!
Lịch-sử Thế-giới thường được xác định bởi quan hệ giữa các nước lớn, và lịch-sử của thế kỷ hiện tại cũng vậy; Hai Quốc-gia xác định hình thù của thế kỷ 21 là Hoa-kỳ, đương kim cường quốc và Trung-Quốc một sức mạnh đang vươn lên “long trời lở đất” mà bị một nước khác cố tình dìm xuống thì việc gì sẽ xảy ra? Trước Đại-tướng Chi-Hao Tian là Đại-Tướng Zhu Chenghu, Giải-Phóng quân Trung-Quốc, nhân vật đầy quyền lực.Tổng quân ủy ĐCSTQ tuyên bố một câu động trời: “người Mỹ sẽ phải chuẩn bị hàng trăm thành phố sẽ bị tàn phá bởi người Trung- Quốc (nguyên văn) Lẽ tất nhiên Chu Đại-tướng đưa ra lời động trời như trên không phải do Ông bốc đồng cao hứng. Tướng lãnh dưới chế độ CS không được phép nói năng lạng quạng như vậy
Sau đó, bài nói chuyện dầy 10 trang, của Tướng Chi HaoTian mang tựa đề “chiến tranh sẽ xảy ra cho chúng ta không còn xa nữa”(The war is not far from us!) Bằng mọi giá khi Trung- Quốc bị Hoa-kỳ chèn-ép dồn vào sự khan hiếm năng lượng dầu hỏa như Quân Phiệt Nhật hồi năm 1941, thì phải bất thần khởi xuất phát động chiến tranh chốp nhoáng. Nếu Trung-Quốc không đánh Mỹ thì Mỹ cũng sẽ đánh Trung-Quốc do Trung-Quốc đụng vào cái huyệt-đạo của Nam Tây Bán Cầu, nơi mà từ xưa đến nay trong vòng ảnh hưởng sân sau an-toàn của Mỹ.
Trung-Quốc bất thần tấn công Mỹ theo chiến thuật, “tấn công là cách phòng thủ tốt nhất” Trung- Quốc sẽ làm chủ con Đường Xa-lộ Trường-Sơn Tây của Việt-Nam, phối họp song song với Xa-lộ từ Côn-Minh qua Miến-Điện xuống tận Ấn-Độ-Dương mở đường xuống Đông-Nam-Á và làm chủ biển Đông. Ðồng thời từ căn-cứ Tàu ngầm nguyên tử từ Ðảo Hải-Nam, điểm xuất phát đường tiến sát qua Hoàng-Sa, Trường-Sa, các Lộ, Quân-đoàn xung kích gồm các Sư-đoàn Dù và TQLC thẳng tiến xuống eo biển Malacca, đánh phủ đầu tấn công xuống tận Úc-Châu và Tân-Tây-Lan. Các hỏa-tiển liên lục địa (tầm ngắn) từ các chiến hạm, cũng như từ tiềm thủy đĩnh thừa lúc hộ tống các tàu dầu khi băng ngang Kinh-đào Suez, cùng một lúc trên đất liền và phi thuyền không gian sẽ quét sạch vào Ngũ-Giác-Đài, vì Mỹ là kẻ thù cần tiêu diệt trước hết. Đồng thời để bảo toàn lực lượng chiến đấu, Trung-Quốc điều động 1 triệu quân thẳng xuống Việt-Nam án ngử để giữ làm con tin, chiếm ngay hải cảng Đà-Nẵng và Qui-Nhơn, rồi tràn xuống Úc-Châu, và tránh hỏa-tiển Hoa-kỳ trả đủa; 1 triệu quân sẽ tiến vào Mông-Cỗ đễ thống lãnh Âu-Châu và nữa triệu quân sẽ tiến vào Tây-Tạng để thống lãnh Trung-Đông. Sau đó, chỉ vài giờ tất cã các nước còn lại sẽ cúi đầu vâng lệnh Trung-Quốc; Như Đại- Tướng Trì Hạo Điền (Chi Hao Tian) cựu Bộ-trưởng Quốc-phòng Trung-Quốc công khai nói với dân Trung-Quốc: “Quả thật là tàn nhẩn khi phải giết một hai trăm triệu người Mỹ, nhưng đó là con đường duy nhứt bảo đảm cho chúng ta mở ra một thế-kỷ của người Trung Hoa, một thế kỷ trong đó Ðảng Cộng Sản Trung Quốc lảnh đạo thế giới!” (toàn văn từ bản dịch Hoa ngữ) Chúng ta cũng nên hiễu rằng, lời phát ngôn của Tướng Chi Hao Tian không phải là tự ý Ông nỗi hứng nói lên, mà đó là câu nói của Bộ Chính Trị, ĐCSTQ, theo như cách làm việc của họ. Dĩ nhiên sau đó Chi Hao Tian bị cách chức để xoa dịu dư luận Thế-giới
Trong một bài báo nói tràng giang đại hải trên internet cho biết chủ trương của Đảng CSTQ là “dùng phương tiện đặc biệt để quét sạch Hoa-Kỳ” hầu lập một nước Trung-Hoa trên đất Mỹ…ngay sau khi tiêu diệt Hoa-kỳ…Tướng Chi Hao Tian tiếp: “…thì các nước Tây phương ở Âu-Châu sẽ cúi đầu trước chúng ta, không kể Đài-Loan, Nhật-Bản và những nước nhỏ khác. Vì vậy, giải quyết vấn đề Hoa-kỳ là sứ mệnh lịch-sử chỉ định cho các đảng viên CSTQ Chủ trương của Đảng CSTQ là tập trung các loại vỏ khí nguyên tử để quét sạch Hoa-kỳ một cách bất ngờ trong nháy mắt…Giải quyết vấn đề Hoa-kỳ là chuyện căn bản đễ giải quyết tất cả những vấn đề khác; Đã đến kỷ nguyên, thời điểm Trung-Quốc thống lãnh Thế-giới!” Trung-Quốc thừa khôn ngoan, họ sẽ không bao giờ tấn công Đài-Loan để tiêu diệt chủng-tộc Hán mà Hoa-kỳ mới là mục tiêu tối thượng; “Nên nhớ rằng người Trung-Hoa sẽ không bao giờ tiêu diệt chủng-tộc Hán”
Dùng phương tiện đặc biệt để quét sạch Hoa-kỳ là gì!? Có lẽ Họ sẽ dùng các loại hỏa-tiển tầm trung MRBM, bắn xa từ 1,000 đến 3,000 miles, có gắn đầu đạn nguyên tử chuyên chở bởi các tàu lặn nguyên tử, theo hộ tống các tàu Dầu của Trung-Quốc qua kinh đào Panama, và bỗng chốc trong nháy mắt tấn công vào bộ đầu nảo Pentagon của Hoa Kỳ, từ các vùng biển cận Nam- Mỹ? Ðồng loạt các phi thuyền không gian sẽ phóng xuống vô số hỏa-tiển trực thẳng vào nước Mỹ hoà nhịp với các chiến hạm trên Thái-Bình-Dương
Một điều mà Hoa-kỳ đang lo ngại là từ xưa tới nay sân sau Hoa-kỳ không ai động đến Nhưng đổi lại, ngày nay Trung-Quốc lại chơi cái trò ‘triều cống’ và ‘điếu-đóm’ qua kế hoạch ‘vết dầu loan’đến các nước Nam-Mỷ như Ba-Tây (Brasil) Argentina, Peru, Chile, Venezuela…
Địa vị Trung-Quốc càng ngày càng lớn và lan rộng ở sân sau Hoa-kỳ, có sự ủng hộ nhiệt tình của Cuba, Venezuela trở thành tiền đồn bành trướng của Trung-Quốc ở Tây-Bán-Cầu, Vancouver biến thành một Thượng-Hải ở Miền-Tây Canada, còn Toronto trở thành một Hồng-Kông ở trung tâm Canada. Hoa-kỳ đang bị thương trường của Trung-Quốc lấn ngay tại huyệt đạo ở Nam-Mỹ, đẩy lùi, hoá giải thế bao vây vô hình cũng như hữu hình của Harriman và Nhóm học-giả Dân sự; Nói trắng ra Trung-Quốc dùng “Thương trường” đánh gục Mỹ thay vì trên “Chiến trường” Cho đến một ngày nào đó, sau hàng loạt con người mang Bom tự sát, rồi các Toán, các Nhóm tự sát để sau cùng cả một nước tự sát, thì lúc nầy mới thật sự là một nước “Trung-Hoa Mới” ngoài nước Trung-Hoa là duy nhất một “Siêu-cường” độc đáo của nhân loại. Biết đâu lúc nầy Dân-tộc Bách Việt sẽ trở lại địa vị của mình thống lãnh Á-Châu như từ thời thủy tổ cách đây 7.000 năm do sự khôn ngoan của hậu sanh khả quý?
Ngày xưa, TT Theodor Roosevelt bị khiêu khích bởi những nhóm loạn quân ở Trung Nam- Mỹ thì ông chủ trương là nước Mỹ nên cầm trong tay một cây gậy thật to trong khi ăn nói mềm dẽo (speak softly and carry a big stick) nghĩa là tiên lễ hậu binh. Hoa-Kỳ sẽ sẳn-sàng ra tay hành động nếu thuyết phục không xong. Chiến thuật nầy được gọi là “Gun-boat diplomacy”, mỗi khi có chuyện lộn xộn ở Trung Nam Mỹ là TT Mỹ ra lệnh cho Thũy-Quân Lục-Chiến đổ bộ và can thiệp mau lẹ để dẹp loạn như ở Dominican Republic, Grenada, Panama, Guatemala…Điều bất lợi là chính sách nầy sẽ khiến cho một số nước lo ngại là quân đội Mỹ sẽ trở thành một thứ cảnh sát Quốc-Tế, đơn phương hành động trên thế giới theo kiểu đàn-áp thô bạo để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của nước Mỹ bị đe doạ dù là thiệt hay giả. Nhưng ngày hôm nay thì thấy Mỹ đã bị yếu thế ngay tại sân sau nhà của mình, mà anh chàng Trung-Quốc đã ngang nhiên xé rào chường mặt tới
Ngay trong cuộc Hội-Nghị Thượng Đĩnh các nước Tây Bán Cầu, thì Hugo Chavez rời hội nghị đến vận động trường khích động và dẫn đầu cuộc biễu tình đầy sát khí. Chavez trở thành anh hùng, được hoan hô cuồng nhiệt như ông thánh sống cứu tinh của những nước Nam-Mỹ; với lời hứa hẹn sẽ chôn vùi chủ-nghĩa Tư-bản kiểu Mỹ trên khắp Châu-Mỹ La-Tinh. Chavez cho rằng: “Tự do mậu dịch là một loại Ðế-quốc kinh tế mà Hoa-kỳ trùm lên đầu các nước nghèo, để thống trị theo kiễu đế quốc kinh tế Mỹ!” Venezuela giàu có nhờ dầu hõa, nhờ vậy, với 26, 5 triệu dân, tổng sản lượng Quốc-gia GDP lên đến 110 tỷ đô-la, lợi tức đầu người là 4,140 đô-la; Cho nên Chavez không sợ Mỹ: dọa cúp sản xuất dầu qua Mỹ và giành ưu tiên độc nhất cho Trung-Quốc nhập cảng dầu của Venezuela. Cho nên khó khăn không phải là nhỏ cho Hoa-kỳ giữa một Chavez càng ngày càng hung-hăng đe-dọa, ông ta thề đánh gục Đế-quốc kinh tế Mỹ ở tại Tây Bán Cầu
Chiến lược của Mao-Trạch-Đông là: dựng một nước Tàu vĩ đại ngoài nước Tàu để không những chống lại thế bao vây Trung-Quốc của Mỹ mà còn áp đặt Mỹ phải trỡ về thế phòng thủ và co cụm (có phải vì thế mà hiện nỗi lên nhân vật Dick.Cheney và Nhóm học-giả mới để thay đổi thế siêu chiến lược quá lỗi thời của Harriman? Chúng ta trông ngóng để chào mừng kết quả của các chiến lược gia Hoa-kỳ, thiên tài tái thế của thế hệ trẻ ra đời! Nhưng theo cá nhân tôi nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra với cái Nhóm Dầu-Hỏa đầy vị-kỷ của Dich Cheney và Bushes cùng Tham mưu Donald Rumsfeld và Lewis Libby)

Để đối phó với tình hình đã đến hồi gay cấn quyết liệt, Hoa- Kỳ với bất cứ giá nào cũng phải giành lại quyền khống chế kinh-đào Panama
Ngày 31/December/1999, Hoa Kỳ đã chuyễn quyền sở hữu kinh đào cho chính quyền Panama Sáu năm sau, ngày 8/November/2005, TT George Bush trở lại thăm kinh đào, sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-châu, ở Argentina, TT Bush cùng TT Panama, Martin Torrijo dạo trên cầu tàu dọc theo kinh đào ở cầu Miraflores. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ ngân khoản 10 tỷ để canh tân kinh đào, TT Bush nhấn mạnh, đây là kinh đào Quốc-tế, mọi nước đều có quyền xử dụng như nhau, gọi là “equal access”.
Mưu-sự nhẹ nhàng trước mắt là tại sân nhà Trung-Quốc phải làm chủ biển Đông, sự lắc-léo, hay là cái bẫy mà ngày 19/Janvier/1974, Kissinger ẩm-ờ làm bộ “bật đèn Xanh” qua tin nơi hành lang, giao miếng mồi béo-bở mà Trung-Quốc thèm đến chảy nước miếng về sự chiếm lỉnh chùm đảo chiến-lược Hoàng Sa của Việt Nam, gây ra sự hư hại cũa 4 chiến hạm VNCH, thiệt mạng 18 binh sỉ, bị thương 43 và bị bắt 48. Trung Cộng chiếm lĩnh Hoàng-Sa, kiễm soát đường giao thông quốc tế Đông-Tây, và sẽ đánh bật Hoa-kỳ ra khỏi ĐNÁ và TBD! Hay buộc phải va-chạm với Mỹ và các nước đàn em của Mỹ trong đó Việt-Nam và Phi luật tân sẽ là mũi nhọn phối hợp hải chiến …rồi Trung Quốc lâm vào cảnh tự sát? Trước đó cả thập niên, khi Đế-quốc Liên-Xô tự giải thể, tan rã, vỡ ra thành từng mãnh; Tại sao Bắc-Kinh không làm nhanh, làm mạnh, làm ẩu đúng lúc ngay khi Khối Liên-Xô tan rả với tình trạng nội bộ hỗn loạn, hoang mang vô trật tự, thì Họ có thể tràn lên chiếm Tây-Bá-Lợi-Á! Và 5 tiểu bang phía Nam của Nga với dân tộc gốc người Tàu từ Trung-Hoa tràn sang vào thế kỷ thứ 13 cùng với đại quân Mông-Cỗ? Vấn đề quan trọng là Bắc-Kinh không biết tổ chức chiến dịch hành quân, không có khả năng dùng đường lối hành động sắc bén, thần tốc, cũng như không biết lợi dụng tình thế chiến lược vô cùng thuận lợi cho Bắc-Kinh. Chứng tỏ Bắc-kinh, từ Đặng Tiễu Bình xuống đến chính quyền Bắc-Kinh hiện nay, hoàn toàn không có chiến lược gia nào thuộc loại tài ba, xuất chúng; Tài động binh hạng chót-bẹt như vậy mà đòi đánh gục Hoa-kỳ để làm bá chủ toàn cầu.
Nói được mà làm có được không! Thế giới và nhất là Mỹ có chịu ngồi khoanh tay chờ Trung-Quốc tấn công bằng nguyên tử trước rồi mới phản ứng sau… như vậy thì quá trễ vào kỷ nguyên nầy? Thật sự Trung-Quốc đã thành một Siêu cường, Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố từ Hà-Nội: Tự đề cao Trung-Quốc là đang lên đến đĩnh cao phát triễn “long trời lỡ đất” Các báo chí trên thế giới khuyên Hoa-kỳ nên xem Trung-Quốc là một cơ hội chớ đừng coi là mối đe dọa; Nhưng lại đi đến kết luận rằng nếu ta nghiên cứu vào lịch-sử thì thấy rằng đại cường mà Mỹ có một ngày phải đụng độ lại là đại cường Trung-Quốc đang vươn lên
Lịch-sử đã chứng minh không chỉ một thời gian ngắn mà Mỹ ngoi lên đĩnh cao siêu cường của Thế-giới; Sự hùng mạnh đó là một tiến trình trải qua hàng trăm năm, khi hạm đội Hoa-kỳ trở thành sức mạnh ở Địa Trung-Hải, đánh tan lũ hải tặc hoành-hành trong vùng mà thường là lũ hải tặc là bọn người Hồi-giáo. Sau khi bình định con đường biển huyết mạch, rồi cứ như diều gặp gió, Hoa-kỳ cùng Anh tìm ra dầu lửa ở Iran, Iraq rồi Saudi-Arabia….Lấy đà vào đầu thế kỷ 20 Hoa-kỳ đã bành trướng tới khắp biển Thái-Bình-Dương (có lẽ người xưa đã nghi ngờ nơi đây sẽ là ngòi nỗ xảy ra “tận thế” cho nên đặt cho cái tên là biển ‘Thái-Bình’ trái ngược chăng?) từ Hawai đến Wake,Guam, Samoa….Còn Trung-Quốc ngày nay phát triễn nhanh quá như đôi hia ngàn dậm, bắt đầu tranh lấn trên “thương trường” khắp Thế-giới bằng cách làm ăn theo phương cách cạnh-tranh với giá rẻ mạt. Kết quả, kinh-tế các nước trên Thế-giới đã bắt đầu rên xiết vì người dân nước họ thích chử mua đồ Sale hay mua đồ tiêu-dùng rẽ tiền mà Trung-Quốc đang phát triễn rất hấp dẵn đối với họ.
Tuy nhiên, Con-Rồng Đõ đang chới với, vì uống dầu, hít khí đốt, ăn than, như Voi ăn lá Tre thì biết bao nhiêu cho đủ. Sau Mỹ, Trung-Quốc là nước thứ Hai tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất trên Thế-giới cho nên dưới thềm lục địa từ đảo Điếu Ngư dài xuống Hoàng-Sa, Trường-Sa chạy tận xuống chùm đảo Indonesia là miếng mồi gần nhất và béo bở nhất, mà Trung-Quốc cần tử tế, lịch sự mời Mỹ rời khỏi nơi đó đễ Trung-Quốc không buộc phải dùng võ lực tiêu diệt từ gốc rễ, qua lời hù dọa thách thức của các Tướng Tàu như đã nêu trên. Trung-Quốc đang lửng-lờ dùng từ tiên- lễ hậu-binh; Đổi lại, phản ứng của Hoa-kỳ: “Chúng tôi đã ở đây từ cuối thế kỷ 19, chúng tôi vẫn tiếp tục ở đây, hôm nay, ngày mai và mãi-mãi. Còn đối với những nước ở vùng Thái-Bình-Dương nầy, chúng tôi bày tỏ sự cam kết vững chắc keo sơn của Hoa-kỳ đối với họ dưới sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của chúng tôi! Trung-Quốc nghe hiểu câu nầy nên tạm thời co mình chùng lại
Sau các chuyến bay gián điệp từ Tây-Tạng dọc biên giới Miến-Điện của Đại-Tá Harry- Aderholt từ đầu năm 1960 cho đến nay làm một vòng rào cãng ở phía Nam và Tây-Nam của Trung-Quốc, bằng cách tiếp tế cho các kháng chiến quân ủng hộ Đức Đạt Lai, và ngày nay đang hâm nóng lại làm Bắc-Kinh đau đầu! còn phía Đông thì có đồng minh son sắc của Mỹ, nên mới đây, Hoa-Kỳ cần nghĩ đến hướng Bắc của Trung-Quốc qua sự viếng thăm nước Mông-Cỗ lần đầu tiên cũa một vị Tổng-thống Mỹ (Bush Con) Nước Mỹ thường thích chử “danh chính ngôn thuận” nên đặt cho cái tên cuộc viếng thăm nầy là: “cám-ơn” Mông-Cỗ đã gỡi 160 quân qua Iraq chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ. Lẽ dĩ nhiên cuộc viếng thăm của TT Bush làm cho Bắc-Kinh vô cùng khó chịu nếu không muốn nói đến rất hoảng-hốt cho tương lai nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bẩy đúng theo kế hoạch của Nhóm Học Giả Harriman hồi 1950’ “Rồi đây!...sẽ không có nước nào dân số trên 200 triệu dân, ngoại trừ Mỹ!” với chiêu bài “Dân-quyền, Dân-chủ” rộng khắp Thế-giới, bắt nguồn dùng chiến tranh Việt-Nam làm thí điểm mô-hình kiểu mẫu sẽ lan dần ra khắp Thế-giới như vết dầu loang, để cho Thế-giới sẽ chiêm ngưỡng nước Mỹ như một ngọn hải đăng cần thiết trong đêm tối mờ mịch, hàm ý buộc Miến điện và Bắc Hàn nên noi gương Việt Nam để được tồn tại trong thịnh vượng..
Vì Liên-Xô là Đế-quốc Cộng-Sản sừng-sõ nhứt, theo thế chiến lược Eurasian, Hoa-kỳ phải đặt ưu tiên chia nó trước hết, cũng không khác gì khi ăn Trái ‘Soài-Riêng’ phải tét võ là điều khó nhất mà Hoa-kỳ đã làm xong 1991, qua sách-lược “Bênh Kẻ Mạnh” cùng sự ngụy tạo chiến lược là ‘Tháo-Chạy’ tại Việt-Nam. Nhưng thật ra các kỹ nghệ Tư-bản thuộc bộ máy chiến tranh cần nghĩ qua một chu-kỳ khá dài gọi là Inventory, sau khi thu-nhập quá nhiều lợi nhuận; Nếu như muốn thắng cuộc chiến tại VN, Hoa Kỳ cứ rút bình thường (1973) nhưng giao đầu nổ (warhead) cho KQ Miền Nam thả loại Bom CBU.55 và dùng EC.130B bắn đạn 106 ly tầm nhiệt tiêu diệt chiến xa (xe máy nỗ) thì không còn con người và chiến cụ nào chạy vào tới Miền Nam; nhưng đó là không được rồi, vì đi ngược lại với thế siêu chiến lược của Harrimam và Nhóm Học Giả của ông George Kennan. Nhưng, ngạc nhiên thay! 1995 khi thiết lập ban giao với Hà-Nội, phái đoàn Mỹ qua Việt Nam tưng bóc vì VN đã giúp họ thành công trên trục lộ đồ chiến lược toàn cầu, hàm ý gọi là “thán phục cuộc chiến đấu ngoan cường, thần thánh của người Việt!” (Ý muốn tôn vinh Cụ HCM là người quốc gia thực tâm muốn thống nhứt đất nước nhưng bị Mỹ (Permanent Government) phãn bội vì cần khuấy động lại chiến tranh để thủ lợi nên buộc phải cách ly trở ngại chính là HCM. Trục ma-quỹ CIA và KGB phối hợp đưa siêu Mafia bằng công-cụ Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, và Lê Duẩn, tam đầu chế nầy nắm chặc guồng máy “Mafia-trị” chuyên chế bằng lớp sơn bên ngoài với danh nghĩa Cộng Sản trị: “The Hanoi leadership was like an Asian version of Skull and Bones (U.S) secretive and select. While US Permanent Government was not exactly in the club, she was generally trusted by its members”
Sau Việt-Nam, hay sau một chu-kỳ nghĩ ngơi kết toán sỗ sách (inventory) mà thế-giới cứ nghĩ rằng Hoa-Kỳ đang yếu thế co cụm. Nhóm Tư-bản của bộ máy chiến tranh tìm cách phát triễn lại kỹ nghệ chiến tranh qua chủ đề khác‘Siêu Kỹ-thuật’ trong thập niên 80 mươi, hay nói theo kiễu khác, họ cho rằng: “Tại sao phải chạy đua vũ trang?” Chạy đua thì có lúc người nầy qua mặt người kia hay ngược lại. Tập đoàn tài phiệt Đại Tư-bản do Đại-đế-II giấu mặt George H.W Bush trị vì [dù ở ngôi vị Phó tổng thống] đã đồng lòng đầu tư hết vốn liếng vào cuộc thí nghiệm vũ khí siêu kỹ thuật (hi-tech) mục đích bỏ xa Liên-Xô gần vài thập niên. Trên Thế-giới sẽ không còn nghe lải-nhãi danh từ “chạy đua vủ trang” nữa, Họ cũng rất sợ sự hung-ác của Cộng-Sản khi nắm vận mệnh thế-giới, vì “Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả!” nên Tư-bản Mỹ đành phải trút hết hầu-bao ra cho mục tiêu phát triển vũ khí tối-tân bỏ xa đối thủ rồi từ từ hốt lại dollar sau đó. Ðồng Ðôla có chạy lẩn quẩn đâu đó cũng trở về hầu bao của đại cồ tư bản Mỹ
Năm 1983, sau khi phóng thành công phi thuyền con thoi (Space Shuttle) TT Ronald Reagan tuyên bố: “người Cộng-Sản đang giỡ những trang sử kinh-thánh nhựt tụng cuối cùng của họ” nhưng có ai biết đâu nhờ vào tài-ba của người Phó TT (George H W Bush) Lùi lại năm 1968, sau khi dùng chiến tranh khí tượng (weather-weaponry) phá hoại nông nghiệp chuyên trồng Mía làm đường và hoa màu của Cuba, để cho một nước Cộng-Sản của Tây Bán Cầu phải nghèo xơ nghèo xác, hầu dằn mặt các nước theo Cộng-Sản. Rồi tới phiên Liên-Xô, một mặt buộc Nga-Cộng phải leo thang thi đua với Hoa-kỳ trong trò chơi chiến tranh NLF nêu trên, càng tăng thêm việc chế tạo những vũ khí về chiến tranh làm người dân Nga đói khổ và dồn bọn Cộng-Sản Nga buộc phải rời bỏ chính quyền. Nhưng chủ tâm trong bụng dạ của Harriman cũng chỉ muốn, Nga là nước siêu cường hạng-2 nhưng phải dưới cơ của Mỷ, và bị ràng buộc cũng như lệ thuộc vào lúa mì của Mỹ và Canada. Còn Trung-Quốc là kẻ thù tiềm tàng, vì địa lý giống Mỹ mà dân số gấp 6 lần, khó áp đảo và rất nguy hiễm cho ngôi vị thống lãnh toàn cầu của Mỹ. Đặc biệt Hoa-kỳ không dám dùng chiến tranh khí tượng đối với Trung-Quốc, ví không ai dại gì lấy cây tâm xĩa răng soi vào ổ Kiến-Lửa.
Trong ba mùa liên tiếp (1968-1970) dùng chiến tranh khí tượng (weather weaponry) Liên-Xô thường xuyên mất mùa, thiếu lương thực trầm trọng và triền miên vào những năm nầy qua năm khác, phải nhập cảng hằng mấy chục triệu tấn lương thực mễ cốc từ Mỹ và Canada; Mùa Đông ở Liên-Xô khởi đầu từ cuối tháng October, trời bắt đầu trở lạnh, nhưng hạt lúa mì vẫn tăng trưởng cho đến khi chín hẳn vào tháng December; Khi mùa Đông đến, tuyết phủ trắng cả cánh đồng và các bông lúa được mặc một lớp áo tuyết xớp không bao giờ lạnh dưới 0 độC; Trong lớp áo tuyết bông lúa vẫn tăng trưởng rồi chín cho kịp mùa gặt vào tháng December, để kịp thời thu hoạch nuôi sống người dân Nga. Nhưng mùa Đông năm 1970, hoàn toàn giá lạnh và không có tuyết; Độ lạnh mau chống sụt xuống dưới -5 độ hay -10 độ âm (độ C) khiến hạt lúa băng giá rồi đông lạnh (frozen) tê liệt chết cống không tăng trưởng. Khi thời tiết vụt thay đỗi hay tuyết rơi, hoặc khí hậu ấm hẵn lên thì bông lúa tan đá và úng-thối. Thành thử người nông dân Nga chỉ cần nhìn tuyết rơi, nếu không có tuyết trắng cánh đồng, thì cầm chắc là mất mùa và chịu đói rét; Cũng vào năm ấy 1970, nước Nga thiếu 20 triệu tấn lúa mì và 20 triệu tấn khoai tây và yêu cầu Mỹ và Canada cấp cứu khẩn cấp. Chính nạn thiếu lương thực nầy đã làm cho người Nga tỉnh mộng “Cộng-Sản hóa toàn cầu bằng chiến tranh giải phóng (NLF) quả thật đã thất bại” Cũng cái mốc từ năm 1970 trở đi, người Nga bắt đầu nhìn thấy một thực tế chiến lược khá phủ phàng. Bọn CS Quốc-tế ở các nước chỉ là một lủ ngu dốt bịp-bợm, khoác lác, dối trá, ăn hại và chỉ bám vào sức mạnh chiến tranh của Liên-Xô để hống hách, dọa nạt và xâm lăng toàn Thế-giới.
Muốn giải quyết chiến tranh mà không cần tàn phá hay đỗ máu, bằng cách nào và bằng cái gì từ vệ tinh bay cùng tốc độ với trái dất (stationed spy satellite project) hay phi thuyền bắn tỏa xuống hàn-âm-khí để làm cho mùa Đông giá lạnh ở Liên-Xô hoàn toàn khô ráo, không ẩm ướt nghĩa là không có tuyết có nước…đây có thể là một trong nhiều bí mật chiến tranh siêu vũ khí của Mỹ (hi-tech) mà không tài nào phát hiện nổi! Vì do vấn đề thiếu lương thực trầm trọng, người Nga hiễu rằng nếu đánh nhau với Mỹ thì thua và chết hết. Trung-Cộng sẽ tràn lên tiến chiếm Tây-Bá-Lợi-Á phì nhiêu đầy tài nguyên thiên nhiên chưa từng được khai thác, Harriman cũng hiễu rằng nếu đánh nhau với Liên-Xô thì hầu như cả Thế-giới sẽ chết hết, chỉ còn người Tàu làm bá chủ Thế-giới. Nga Mỹ tính toán chiến lược thế nào thì vẫn nhìn thấy Trung-Quốc là kẽ thù chung của cả Nga lẫn Mỹ, Nó nằm chình ình ra đó trước mắt. Vậy tốt nhất là áp dụng biện pháp Tam-Quốc-Chí tân thời của Tàu, là Nga và Mỹ cùng bắt tay hợp tác, cùng tiêu diệt Trung-Quốc để trừ hậu hoạn, đó là lý do chiến lược gia có tầm cở quốc-tế như W.A.Harriman phải viết cho ra hai tác-phẩm: Liên Xô và Hoa kỳ xiết tay nắm giữ an toàn cho vận-mệnh thế giới (Cuốn “Peace with Russia 1959” và “America and Russia in a Changing world 1971,”nếu đọc giả nào xem bài tóm gọn nầy mà nghĩ “Biết được là chết liền” thì nên mua trên Internet 2 cuốn sách nêu trên và chêm. thêm một cuốn “The Wise-Men” Six friends and the world they made, do đồng 2 tác giả: Walter Isaacson và Evan Thomas phãi để trong tũ sắt đợi ngày Harriman xuống 9 tầng hoả ngục mới cho phát hành 1986)
Khi cần phải giải thể chế độ CS, Đế-quốc Liên-Xô để cứu nước Nga thì người dân Nga làm một cái rụp, và chỉ cần qua một đêm là thế giới thoát khỏi chiến tranh lạnh và hiễm họa chiến tranh nguyên tử. Còn CS Trung-Quốc thì mãi đến năm 2003 mới chịu công khai giải thể Cộng- Sản nhưng chỉ còn chế độ Tư-Bản Đỏ với chủ trương “Đế-quốc bành trướng công an trị” mà Mỹ cho là siêu Mafia rất nguy hiểm cho sư bình an của thế giới
Để bảo đảm vững chắc, lâu dài vị thế bá chủ của mình trong viễn cảnh siêu chiến lược toàn cầu, kể từ khi Liên-Xô hoàn toàn lui về vị thế thủ và chấm dứt chiến tranh lạnh, Hoa-kỳ đang trên đà phát triển “Dân chủ hóa” và “Kinh tế thị trường” Những đời Tổng-thống vừa qua cũng phải đi theo con đường mà Siêu-Chánh-Phủ (Nhóm Đại Tư-Bản) đã vạch sẵn, và ‘siêu-chiến-lược’ nầy được xem như phương cách duy nhất để bảo đảm bền vững và lâu dài chính sách của Hoa-kỳ (1920-2020).
Đặc biệt với Trung-Quốc, đứng trên quan điễm chính thức của Hoa-kỳ là hoan nghênh sự phát triễn thịnh vượng của một nước Trung-Quốc hiếu hòa để trở thành một nhân tố tích cực vì lợi ích trong cộng đồng thế-giới; Thực ra trong thâm tâm, Trung-Quốc rất thèm khát như vậy, cho nên trong chiến tranh chống khũng bố mà Hoa-kỳ phát động từ ngày 11/Sept/2,001, Trung-Quốc đã có một vài đóng góp tích cực để làm hài lòng Hoa-kỳ. Tuy nhiên kể từ khi Hoa-kỳ tung ra chiến lược ‘đánh phủ đầu’ và tấn công Iraq thì Trung-Quốc bắt đầu lo sợ nguy hại đến quyền lợi của mình (mà thật đúng như vậy, vì ngôi vị hạng-2 đã đến thời điễm (decent interval) phãi bị chính Mỹ hạ bệ) Thêm vào đó Trung-Quốc cũng tự cảm nhận rằng, mặc dù ngày nay hai nước liên hệ chặt chẻ với nhau về mặt kinh tế nhưng chưa bao giờ Hoa-kỳ ngỏ lời với Trung-Quốc như một đối tác chính trị để cùng gìn-giữ hoà bình thế-giới; cũng như VN về mặt ngoại giao Hoa Kỳ lờ lững để cho các lảnh tụ VN phải len-lén đi vào ngã sau, thay vì Mỹ có thể làm rào cãng 500 thước là lảnh tụ VN có thể vào ngả trước, cho chúng ta thấy rõ một nước VNCH đang lần lần hiện rỏ ra trước 2023 đễ phục hồi danh dự cho VNCH và rửa mặt 58.000 binh sĩ đã hy sinh cho dân quyền dân chũ VN.
Hiện rỏ từ ngày Hoa-kỳ thành lập “Bộ Tư-Lệnh Thái-Bình-Dương”PACOM (có sỉ quan Việt Nam tu nghiệp phối hợp quân-sự tại Hawai) đã khiến cho những nhà lãnh đạo Trung-Quốc giật mình và đoán chắc trong suy nghĩ kiên định: là Quốc-gia họ đang bị bao vây và có nguy cơ bị tấn công bất cứ lúc nào bởi một đối thủ đã từng thất tín với đồng minh, mà lại có tìm năng nguyên tử mạnh nhất thế-giới và những phản ứng cực kỳ nguy hiễm trong nháy mắt có thể hũy diệt thế-giới mà chắc chắn Trung-Quốc không kịp đối phó để ngăn chận.
Sau chiến tranh lạnh, thế chiến lược quân sự của Hoa-kỳ tại Thái-Bình-Dương và trên thế giới đã hoàn toàn thay đỗi, Hệ thống quân sự đó là Bộ Chỉ-Huy Thái-Bình-Dương PACOM được dựng lên để đương đầu với những chuyễn biến chính trị và quân sự bất thần xãy ra, có thể làm tổn hại đến thế quân bình lực lượng trong vùng. Và đây là trọng tâm chiến lược của Hoa-Kỳ trên toàn thế giới; Nó đặt trụ sở tại Honolulu, nơi mà nhiều năm nay, các Sĩ-quan Việt Nam (CSVN) do kế hoạch chiến lược của kiến trúc sư Harriman đã thiết kế ‘CIP-1960’bằng định kiến-1 (để CS chiếm Miền-Nam rồi Việt-Nam sẽ được vỉnh viễn miển nhiễm Cộng-Sản, như là mủi thuốc tiêm ngừa, Communist-Vaccination for immunization” hay nói trắng ra là Việt-Nam sẽ là một nước VNCH nguyên vẹn lớn hơn cho quyền lợi Mỹ. Nhưng việc nầy còn quá sớm chưa xảy ra (Mỹ và Trung-Quốc chưa đụng độ phãi đợi 10 năm cuối cùng cũa 1920-2020 là từ 2010-2020) nên cuốn sách “The New Legion” nầy đả không chứng minh đi đúng thời cuộc mà lại quá sớm theo như sự diển tiến hòa bình từ từ nhưng khá phức tạp của Hoa-Kỳ, và theo sau đó là “Món nợ Hội-Chứng Việt-Nam vẩn còn đó chưa giải quyết được” Nhưng sẽ giải quyết được khi Hoa Kỳ ăn-mừng 50 năm chiến tranh Việt Nam vào 2.023 (1973-2023) lúc nầy đối với Việt Nam phải mang ơn Hoa kỳ có công xây dựng thống nhứt thành Một VNCH trong khi Trung Cộng và Liên Xô đã đồng ý chia đôi qua Hiệp định Genève 1954 chỉ riêng có một mình Mỹ không có chử ký, nhưng Mỷ chỉ có duy nhứt nhìn nhận Miền Nam có hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đã thành văn trong nội-quy Hiệp định Genève-54.
Sĩ-quan VN Mới nầy cũng được gởi sang đễ thụ huấn binh pháp và chiến lược của Hoa-kỳ để sau nầy khi cần phải phối hợp hành quân liên minh với PACOM hầu thu-hồi lại Đảo Hoàng-Sa và Trường Sa. PACOM là Bộ Chỉ Huy quan trọng nhất trong các Bộ chỉ huy quân sự Hoa-Kỳ. Nó có nguồn gốc từ chiến tranh Phi Luật-Tân (1899-1902) là lúc mà quân đội Hoa-kỳ có những đơn vị hùng hậu chiếm đóng tại vùng biển nầy. Ngày nay vùng kiểm soát của PACOM trải dài từ bờ biễn miền Đông Phi-Châu đến vòng-đai Thái-Bình-Dương, bao trùm nữa diện tích địa cầu và kiễm soát hơn nữa tiềm năng kinh tế của Thế-giới; Gần như toàn bộ Hải-lực và những Binh-đoàn thiện chiến nhất của Hoa-kỳ đều đang tập trung tại vùng do PACOM kiểm soát điều hành.
Nhưng có một điều quan ngại là hai lực lượng mạnh nhất đang tập trung tại vùng do PACOM trách nhiệm. Đó là hai lực-lượng của Hoa-kỳ và lực lượng của Trung-Quốc, cả hai đang thi đua hiện đại hóa quân sự về mọi mặt; Vì không thễ ngồi khoanh tay chờ đối phương tiêu diệt bằng chiến tranh nguyên tử nên Trung-Quốc đưa ra vài Tướng lãnh ‘cò-mồi’ tuyên bố hù-dọa bành trướng lấn-áp ngôi vị bá chủ của Hoa-kỳ. Như năm 1972, Mao đã cho Nixon và Kissinger biết vài thập niên sau Thái-Bình-Dương là ngòi nỗ của thế chiến, Mao Trạch-Đông cũng thừa bản lãnh để lấy chiếc lá Tre che con ngươi màu xanh của Đế-quốc Mỹ để không còn thấy được ngọn núi Thái-Sơn ở trước mặt. Có nghĩa chúng ta sẽ dùng mưu chước mà chĩ cần một chiếc lá Tre để che lấp ngọn núi Thái Sơn. “Sau đại chiến thứ 3…chấp nhận hủy diệt hoàn toàn một nước Tàu Củ trong nước để chiếm lĩnh bằng một nước Tàu trên lục địa Mỹ-Châu!” với kế hoạch chiến lược về sanh sản trong 10 năm có được thêm 350 triệu dân (1962-1972) và độn thổ hay biến hóa thành lập một nước Tàu ngoài nước Tàu cho mục tiêu chiến lược sau nầy qua kinh nghiệm thương trường thay chiến trường
Nhìn thấy sự lớn mạnh cũa PACOM và trước những phản ứng khó lường được qua cuộc tấn công Iraq, Trung-Quốc phải có một số phản ứng được coi là cần thiết cho vấn đề an-ninh của mình; Như phối trí hỏa-tiển tầm xa của Trung-Quốc. Loại hỏa-tiển nầy không chỉ nhắm vào Đài-Loan mà còn hướng tới những mục tiêu tại nhiều Quốc-gia khác; Tự xem mình là một Cường- quốc, Trung-Quốc ký một thỏa hiệp an ninh với Pakistan và một thỏa hiệp về quốc phòng với Phi-Luật-Tân. Đặc biệt Bộ-Quốc-Phòng Hoa-Kỳ cũng theo dõi và chú ý đến sự góp mặt của Trung-Quốc trong “Tổ chức cộng đồng Đông Á” gồm các quốc gia từ Ấn-Độ đến Nhật-Bản đễ âm mưu hất chân Hoa-kỳ và Úc ra khỏi quỷ-đạo Thái-Bình-Dương mà chỉ có Da Vàng mình chơi với nhau. Những chỉ dấu nầy khiến dư luận tại Hoa-kỳ cho rằng Trung-Quốc đang có những quyết định táo-bạo có thể làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự tại vùng Đông-Á, cho nên chiến tranh Thái-Bình-Dương là điều khó tránh; Nhưng đối với Mao thì chiến tranh tại Thái-Bình-Dương chỉ là ‘Diện’ còn ngay tại Tây Bán-Cầu mới là ‘Điểm’ “chịu hy sin hủy diệt một nước Trung-Hoa Cũ để thành lập một nước Trung-Hoa mới tại Mỹ” trong một cuộc chiến siêu kỹ thuật chốp nhoáng sau nầy mà chỉ có cơ chế độc đảng CS mới bí mật chớp nhoáng hành-động, trước khi nhân loại tĩnh giấc bàng hoàng thì chuyện đã rồi.
Trong khi các nghiên cứu gia Mỹ chủ quan cứ cho rằng Trung-Quốc chưa bao giờ có một đại chiến lược theo như nghĩa mà người ta hiểu. Thêm vào đó về mặt địa dư chính trị Trung-Quốc thường xuyên phải chịu áp lực từ tứ phía bởi các Cường-quốc cở lớn như Nga phía Bắc, Nhật Bản phía Đông, Ấn-Độ phía Tây và Việt-Nam phía Nam. Trong thời gian hiện tại Trung-Quốc có nhiều triễn vọng phải đối phó với những quốc gia nầy hơn là phải đối phó với Hoa-kỳ, cách xa Trung-Quốc bằng cả một đại dương rộng lớn; Đây cũng là trong tầm nhìn bén nhậy của Harrimans và Bushes trên phương diện địa lý chiến lược.
Những điều suy diễn trên đều đúng, nhưng có một ngày gần tận thế nào đó Trung-Quốc không cần chạm tráng với những nước ‘Cò-con’ như chiến lược gia Mỹ ước tính bao quanh TQ mà chỉ có mục tiêu duy nhất là giáng xuống toàn khối nguyên tử trong ‘nháy mắt’ vào nước Mỹ mà thôi đễ rồi vài giờ sau các nước ‘Cò-con’ sẽ cuối đầu quỳ-lụy. Trung-Quốc không còn con đường nào khác chỉ vì nạn nhân-mản phải lợi dụng ưu thế nầy cùng lợi điểm thương-mãi ranh mãnh mà tóm thâu toàn cầu sau khi đã hủy diệt vài tỷ người
Dù bất cứ thế đứng nào, Việt-Nam cần tìm một thế tựa chiến lược của Hoa-kỳ ở Đông-Nam-Á và Thái-Bình-Dương. Nghĩa là Việt-Nam cần phải hợp tác và quan hệ chặt-chẽ với Hoa-kỳ. Nhưng sẽ sai lầm, có thể coi là trọng tội với Tổ-quốc, đối với tiền đồ Dân tộc nếu Việt-Nam lạc vào quỹ đạo của bất cứ đại cường nào để đối đầu với Trung-Quốc, vì dù gì đi nửa khi chiến tranh xảy ra, “Việt-Nam vẩn là bãi-chiến địa khởi điểm”. Các con cháu ta sẽ thừa khôn ngoan để tránh thảm cảnh cho Dân-tộc mình qua thế “đu-dây” chờ thời coi Mèo nào thắng miểu nào! Trong cái thế ngư-ông đắc lợi vẩn khôn ngoan hơn
Những nhà Tư Bản Mỹ phải nên kềm chế tham vọng về lợi nhuận của mình!
Ðể bình luận về cách đối phó với đà lớn mạnh của Trung-Quốc, tôi có cãm-nghĩ: “Hoa-Kỳ chỉ cần kềm chế tham vọng của mình thì chắc chắn nguy cơ đe doạ của Trung-Quốc sẽ phải giảm theo” Nhưng dù thế nào đi nửa, các chính khách đứng sau hậu trường cũa Hoa-kỳ cũng ít nhiều thắc mắc về chính sách đối ngoại, lo xa cho rằng: Trung-Quốc sẽ trở thành một lực lượng đối đầu với Hoa-kỳ không cách gì tránh khỏi. Vấn đề là chừng nào!? Do đó các chính khách nầy chủ trương Hoa-kỳ cần áp dụng một chính sách đối ngoại nhầm chận sự phát triễn cũa Trung-Quốc lên hàng ‘một Cường-quốc’ có nghĩa phải truất phế ngôi vị hạng-2
Để trả lời cho sự thắc-mắc của các chính khách nầy, đây không phải là một chính sách dễ thực hiện vì sự lớn mạnh hay trì trệ của một Quốc-gia tùy thuộc vào dân số, hệ thống giáo dục, tài nguyên, văn hoá, chính sách kinh tế, sự ổn định chính trị và chính sách đối ngoại của Quốc-gia đó. Cho nên chưa chắc Hoa-kỳ có khả năng ngăn chận sự lớn mạnh của Trung-Quốc ngay cả khi Hoa-kỳ ao ước; Đó là tôi chưa bàn đến chính sách nguy hiểm; Vì điều dễ hiểu, nếu Trung-Quốc nhận thấy Hoa-kỳ chơi cha, tìm cách làm yếu mình. Trung-Quốc sẽ trả đủa bằng một chính sách gây thiệt hại trầm trọng cho quyền lợi của Hoa-Kỳ trên Thế-giới; Trung-Quốc thừa khả năng để làm điều đó; Các chính khách nầy cũng cho rằng quan tâm chính yếu là làm sao giữ được thế đàn anh lâu dài trên toàn thế-giới; Tình trạng nầy có thể kéo dài nếu Hoa-kỳ đóng chốt được một cách trường cửu trên lục địa Âu-Á theo thế chiến lược Eurasian và đặc biệt là tại nút chận Đông-Á. Lịch-sử loài người đã biểu diễn cho Hoa-Kỳ cũng như chúng ta thấy rõ những lực lượng khuynh đảo của Thế-giới thường chỉ xuất phát tại hai lục địa lớn nầy; Do đó Hoa-kỳ phải tìm mọi biện pháp để cách nào không cho một lực-lượng quân sự khuynh đảo nào xuất hiện tại đây. Ðó là lý do Hoa Kỳ phải triệt tiêu ngôi vị khống-chế của TQ tại Biển Ðông.
Muốn được như vậy, Hoa-kỳ cần cấp bách làm sao tạo được thế quân bình tương-quan lực lượng bền vững thông qua giữa hai bán cầu, lục địa Âu-Á và Tây Bán-Cầu mà còn tương-quan giữa các nước lớn nhỏ với nhau, qua học thuyết “Quân bình Lực-lượng” Điều nầy vay mượn từ chiến lược gia người Đức Otto Von Bismark, được Hoa-kỳ áp dụng từ sau Đệ II thế chiến tại Âu-Châu và Đông-Á đã đưa đến kết quả là hai vùng nầy được hưởng dưới cái dù che của Hoa-kỳ lâu dài để phát triễn trong hòa bình và thịnh vượng nhưng khốn nạn thay trong đó không có Việt-Nam, như chúng ta đã nhận thấy tình trạng đau thương trong quá khứ.
Điều quan trọng là Hoa-kỳ phải tự kềm hãm tham vọng của bất cứ một Cường-quốc bá chủ nào, như đã vấp ngã tại các nước ở Tây Bán-Cầu trong hội nghị kinh tế vừa qua mà Vị T.Thống Venezuela đã cùng các nước chống đối quyết liệt. Vì vấn đề quân bình lực lượng tại vùng Đông-Á đòi hỏi một sự chia sẻ trách nhiệm giữa Hoa-kỳ, Trung-Quốc và cả Nhật-Bản nữa. Hoa-Kỳ phải chứng minh cho Trung-Quốc thấy là cho dù có thể nhanh chóng trở thành một Cường-quốc khu vực với đà phát triễn hiện nay, Trung-Quốc cũng không thể một sớm một chiều trở thành một đại cường cũng như Hoa-kỳ đã phải trải qua bao chông gai mới trở nên siêu cường. Và cho Trung-Quốc biết đà phát triễn kinh tế không thễ nào liên tục mãi; Ngoài ra chi phí quốc phòng gia tăng ngân sách một cách quá bình thường như vậy, thường sẽ kéo theo cuộc chạy đua vũ trang, vừa nguy hiểm vừa có hại cho sức phát triễn đang lên.
Trước hết, Hoa-kỳ có thể cùng với Nhật-Bản, Ấn-Độ và các nước khác tay trong tay vận dụng một chính sách đối ngoại thích hợp để giúp Trung-Quốc hội nhập vào cộng đồng thế-giới xứng đáng vai trò một Cường-quốc như ai. Vì rằng Trung-Quốc và Hoa-kỳ đều có nhu cầu, trách nhiệm tránh đụng độ lẫn nhau; Vì tương lai của thế kỷ 21 phụ thuộc vào câu hỏi liệu Hoa-kỳ và Trung-Quốc có thành công trong việc nương nhau để cùng tồn tại hay không! Hoa-kỳ cũng cần giải thích cho Trung-Quốc biết rằng: Đài-Loan không phải là vấn đề hoàn toàn có tính cách nội bộ của Hoa-lục. Xử dụng võ lực để thống nhất Đài-Loan sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hại và một trong những sự nguy hiểm đó là sự rút ra của các nhà đầu tư Quốc-tế khỏi lục địa Trung-Hoa là một sự thiệt thòi đáng kể, vì Trung quốc ngoan-cố ươn ngạnh nên Hoa kỳ dần dần rút đầu tư ra khỏi nước để chuyển qua chổ con Ó Con đang lớn mạnh là Việt Nam Cộng Hoà như đóa hoa đang nỡ nhụy.
Bằng như, một sự gia tăng ảnh hưởng chính trị của Trung-Quốc trong vùng sẽ không hại gì cho sách lược đối ngoại của Hoa-kỳ; Cụ thể như việc Trung-Quốc yểm trợ Pakistan là một việc tốt vì làm như vậy sẽ loại bỏ những tham vọng của Ấn-Độ nhầm thu phục nước nầy. Sự lớn mạnh của Trung-Quốc thật ra rất cần thiết cho quyền lợi của Hoa-kỳ vì cả hai nước có khá nhiều chương trình để cần tới nhau, tôi nghĩ Hoa-kỳ nên xây dựng Trung-Quốc thành một đồng minh chiến lược giống hệt như vai trò của các nước Tây-Âu trong thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh.
Nhìn về Nhật-Bản, từ lâu Hoa-kỳ đã đễ cho họ hiễu rằng: một nước Nhật-Bản dân chủ và thịnh vượng luôn luôn là một đồng minh cần thiết của Hoa-kỳ trong việc chia xẻ trách nhiệm quản lý những công việc chung của thế-giới.
Đứng trên một góc nhìn thực tế, chúng ta nên chủ trương rằng: “trong bối cảnh Thế-giới ngày nay, nếu có những trung tâm sức mạnh khác cùng tồn tại, thì một số vấn đề nan giải của Thế-giới sẽ dễ được giải quyết hơn như sư lan tràn vũ khí nguyên tử, siêu kỹ thuật, từng người ôm bom tự sát, từng Toán ôm mìn tự sát, rồi có ngày nguyên một nước tự nguyện tự sát, rồi vấn đề chống khủng-bố, nhân mãn, thiếu thức ăn, bệnh truyền nhiễm ghê gớm hủy diệt loài người, nạn ma túy và theo dỏi, kiểm soát sự nóng dần cũa bầu khí quyển và môi trường sống …Thử hỏi biết bao vấn đề đặt ra cho nhân loại, cho nên Trung-Quốc không dại gì mà gây chiến với Hoa-kỳ vào lúc nầy; Còn nghĩ về chuyện tương lai thì Trung-Quốc cũng không nên quên rằng nhân loại đã bỏ lại phía sau sự chém giết tràn ngập xác người của thời Trung-Cỗ và đang cố tìm cách sống chung hòa bình để phát triển tự tồn. Lịch-sử của nhân loại đang sang trang. Thế kỷ 21 là thế kỷ của hợp tác tích cực để phát triễn chứ không còn là thời kỳ của các ý thức hệ đối đầu ngu-xuẩn vô nghĩa lý; qua đó, viễn ảnh của chiến tranh trên điểm nóng Thái-Bình-Dương như Mao Trạch Ðông đã tiên đoán chỉ có thể coi như một huyền thoại không thể có vì quá xa rời thực tế … theo như tôi nghĩ?
Vậy nên vấn đề cần đặt ra không phải là lo Trung-Quốc lớn mạnh mà nên hỏi Trung-Quốc sẽ dùng sức mạnh của mình như thế nào…? Kết luận, đều cốt lõi là chính sách đối ngoại nào làm cho sức mạnh của Trung-Quốc biến thành một sức mạnh phục vụ hoà bình thế-giới là một chính sách đối ngoại tuyệt hảo của chính khách Hoa-kỳ, nhưng chắc chắn không phải là chính khách George H.W.Bush, và Dick Cheney. Vì các ông nầy chỉ biết đến quyền lợi cá biệt Phe-nhóm về dầu hỏa và buôn súng, không nghĩ gì đến quyền lợi chung của Tập đoàn Tư Bản Lớn cũng như Nhỏ; thế nên đã xảy ra vụ tai-tiếng Burlington, về tiết lộ danh tính điệp-viên Valerie Plame, do cựu phát ngôn viên chính phủ, Ông Ari-Fleischer khai trước toà rằng chính ông chánh văn phòng Libby cũa ông Phó TT Cheney tiết lộ tên tuổi điệp viên nầy cho ông ngày 7 tháng 7, 2.003. Coi như sự nghiệp chính trị của Nhóm Skull and Bones nầy sẽ bị nhiều rối rắm sau nầy và vĩnh viễn lùi vào bóng tối; Và dữ kiện trên như một bằng chứng ngày tàn của Skull and Bones!
Tôi mãnh liệt tin tưởng rằng: “Nước Mỹ sẽ xuất hiện những nhân tài kiệt xuất phát minh ra những tài nguyên bất tận thay thế xăng dầu bằng nguồn Nước, sức Gió thiên nhiên, Mặt trời ánh sáng của Thượng đế và Khí methanol!” Rồi đây các nước tồn trử vũ khí nguyên tử là cái gai khó ưa của nhân loại
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản đối kế hoạch tập trận chung Hàn Mỹ vừa qua. Người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, nói "các bên cần bình tĩnh, kiềm chế, không gây căng thẳng, không làm tổn hại đến lợi ích an ninh của các quốc gia trong khu vực" Trong khi đó, tờ Quang Minh Nhật báo của Trung Quốc đăng bài của tác giả Tôn Nhất Sơn phân tích về những việc nước này cần làm khi Hoa Kỳ mang hàng không mẫu hạm tham gia tập trận ở Hoàng Hải. Bài báo viết thông qua cuộc tập trận này, Mỹ chứng tỏ nhiều dụng ý. Đầu tiên là gây áp lực lên Trung Quốc. Thứ hai là ngăn chặn sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc, Mỹ tin rằng nếu có chiến tranh với Trung Quốc lúc này thì Mỹ sẽ thắng; Thứ ba, nếu xảy ra chiến tranh giữa hai bên, thì Mỹ sẽ không phải trả nợ Trung Quốc nữa. Nhưng thứ tư, Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ chẳng ḍại gì mà gây chiến với Mỹ vì khoản nợ khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc giống như "gót chân Achilles" của Trung Quốc vậy. (chưa chắc đâu, đừng chũ quan) Tác giả Tôn Nhất Sơn phân tích rằng trong tình hình khủng hoảng tài chính hiện tại, Hoa Kỳ đang rất cần nước ngoài gánh nợ và do vậy, đang gây áp lực lên các nước nhất là Trung Quốc để nước này "mua" các khoản nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ. Cuộc tập trận sắp tới cũng là một dạng áp lực quân sự đối với TQ; Bài báo cũng viết rằng Hoa Kỳ tin tưởng sẽ thắng nếu có chiến tranh với Trung Quốc vì công nghệ tin của Mỹ phát triển nhất thế giới và Mỹ có thể vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy điện tử của Trung Quốc trong vòng một tiếng đồng hồ. Thêm nữa, quân đội Trung Quốc còn yếu tính chiến đấu, mà quân đội VN là lực lượng tổng trừ bị cho Lực lượng Phãn ứng nhanh của Mỹ nếu Mỹ muốn, Mỹ cho rằng bây giờ là thời điểm lý tưởng để gây chiến với Trung Quốc. Ông Tôn Nhất Sơn cho rằng vì những lý do như vậy mà Hoa Kỳ quyết định tập trận tại Hoàng Hải nhưng đó là một quyết định sai lầm? Người viết không cho là sai lầm mà là ngòi nỗ đầu tiên kích hoả trong một kho đạn khỗng lồ biến thành xác pháo đã có thiết kế tĩ-mĩ, nếu TQ không cúi đầu nhượng bộ!
Mỹ hoàn toàn chũ động: Bài trên Quang Minh Nhật báo viết cần phải hiểu rằng gần như toàn bộ các vấn đề mà Trung Quốc đang phải giải quyết đều nảy sinh từ trò chơi xấu của Mỹ (đúng vậy, vì Mỹ đã có mưu đồ từ lâu) Các vấn đề như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Ấn Độ, Việt Nam, Biển Đông, Trung Á và Pháp Luân Công, bộ tộc Tây Hồi… dĩ nhiên ai cũng biết trò chơi xấu là truyền thống đặc thù cũa Mỹ mà lị; Vì thế, đương đầu với Mỹ cũng là giải quyết tận gốc các vấn đề trên. Tôi nghĩ, Trung Quốc trước hết cần tự hoàn thiện, sau đó quay sang trấn áp ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Cách thức nhanh chóng và đơn giản nhất là tấn công trực diện. "Trong quá khứ nếu ai nói thế này thì chắc bị coi là điên rồ. Nhưng ngày nay, đây là điều hoàn toàn thực tế" vì TQ chỉ cần 3 người quyền lực là có thế tấn công chớp nhoáng và bí mật vô cùng, trong khi Hoa Kỳ cần phải có lệnh họp hành của Quốc Hội – Trong khi Hoa Kỳ trỗi dậy nhờ một loạt họp hành thiết kế tĩ mĩ, như các cuộc chiến tranh, từ chiến tranh với Tây Ban Nha, tới Thế chiến I, rồi Thế chiến II, tất cả đều có liên quan trực tiếp tới sự lớn mạnh c̉ả nước Mỹ. Thế nhưng tác giã Tôn cho rằng cũng có những cuộc chiến tranh khiến Mỹ "thân bại danh liệt" như chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến Việt Nam, Iraq và Afganistan, Tôi cho rằng tác giã Tôn không biết gì cả: Cuộc chiến Triều Tiên, Việt Nam, và trước đó là Ðức trong ống kính của chiến lược gia George Kennan, chia 2 quốc gia để kéo dài chiến tranh bằng mục tiêu để thũ lợi giữa ba thằng cường quốc Mỹ, LX, và TQ. Còn cuộc chiến VN và Iraq giống nhau ỡ cái chỗ “Tàn phá để xây dựng” theo học thuyết kinh tế gia người Anh Malthus.
Họ cho rằng xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Hoàng Hải hay Biển Đông sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của nước Mỹ? Tôi không nghĩ như vậy, kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chỉ có cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 là mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ? Lợi ích như thế nào!? Theo tôi nghĩ thì lợi ích có khác theo ý nghĩ cũa tác giả Tôn. Tôi giãi nghĩa: nếu quân đội Mỹ đánh thẳng vào Badgda sẽ không hoàn thành được học thuyết Malthus, vì không có sự thanh toán câm thù giữa người Shite và Sunny có nghĩa không có sự tàn phá vào cuộc chiến Iraq sau cùng, nó cũng giống như chiến dịch Phượng Hoàng tại VN đễ kéo dài câm thù giữa ngưới quốc gia và MTGPMN, cho nên không thễ hàn gắng nếu như miền nam và MTGP vào mật khu chống lại quân BV sau 1975 thì chưa biết việc gì sẽ xãy ra, nhưng lại làm bể kế hoặch chiến lược cũa Mỹ.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở nước Mỹ này tuy đã khá hơn nhưng chưa phải đã chấm dứt. Có ý kiến cho rằng ngành ô tô có phục hồi đôi chút là vì "chơi bẩn" với tập đoàn Toyota của Nhật Bản và những rắc rối gần đây với tập đoàn BP của Anh cũng là để giúp các tập đoàn dầu khí Mỹ; Thế cho nên, Mỹ sẽ không dám chiến tranh với Trung Quốc vì ngay cả trong trường hợp chiến thắng, Mỹ sẽ "mất máu nặng" (Hãy chờ xem …đây là nằm trong dự mưu cũa Mỹ). Bài trên Quang Minh Nhật báo nói nếu thực muốn đánh nhau với Trung Quốc, thì cuộc chiến này sẽ là dấu chấm hết cho quyền lực của Hoa Kỳ (Tác giã nói ngược rồi) "Xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Hoàng Hải hay Biển Đông sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của nước Mỹ." (Vụ đấm tàu Cheonan và tàu lạ tấn công tàu TQ là nằm trong dự mưu của CIA) Nếu như Mỹ đụng độ với Trung Quốc, thì đồng Mỹ kim sẽ mất vị thế thống lĩnh trong thanh toán thương mại quốc tế vì nhiều quốc gia sẽ cho rằng Mỹ sẽ phá sản nếu thua trận. Nhưng nếu Mỹ thắng thì sao? Tác giả Tôn phải hiểu rằng làm sao Mỹ thua TQ "Đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, chứ không phải một quốc gia nào khác, Mỹ đã không thể đối phó với Iraq và Afghanistan, thì cơ hội với Trung Quốc là bao nhiêu" Báo nầy lại lầm to nữa
"Ban lãnh đạo của Hoa Kỳ đang hành xử như những kẻ điên dại, nhưng chúng ta không sợ những kẻ điên dại đó." Không điên đâu, đây là kế hoặc thiết kế cho 100 năm Eurasian 1920-2020 có từ lâu nên phải hy sinh cách chức tướng Mac Arthur, Westmoreland, ám sát Kennedy, không cho Johnson tái ứng cũ kỳ-2, lấy cái ghế quyền lực của TT Nixon bằng Watergate …Bài báo đặt câu hỏi: "Khi mà Mỹ có trong tay bom hạt nhân và Trung Quốc không có, chúng ta đã chẳng sợ gì Mỹ, tại sao bây giờ chúng ta lại phải sợ?" Tôi nghĩ tác-giả Tôn nầy điên chớ không phải Mỹ. Hoa Kỳ muốn TQ vào LHQ đễ chấp hành luật pháp thế giới, chấm dứt xài luật rừng, bây giờ vào LHQ rồi mà xài luật rừng là tự sát cho đáng kiếp cái mộng bá quền.
Nhận xét người viết: “Theo lời của linh mục Nguyễn Văn Lý trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ, thuộc hệ thống http://www.paltalk.com, các linh mục miền Bắc ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh đã đồng loạt cho chiếu DVD Sự Thật Về HCM do linh mục Nguyễn Hữu Lễ xuất bản, (theo tôi nghĩ cuốn phim nầy cũng tượng tự như cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” do CIA tài trợ, hay nói trắng ra là “Bõ phiếu bằng chân = Commando Vaught) Hàng ngàn đồng bào đã đến tham dự trong khuôn viên nhà thờ một cách công khai, có cả nhiều cán bộ, công an, viên chức nhà nước tham dự Ðây là một hiện tượng đột biến mới lạ khó tin trong chế độ CS khiến chúng ta phải suy gẫm có sự thay đổi nào trong chuyến viếng thăm của Bà Bộ Trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton? [Decent Interval, thời gian hửu lý] Hay là đã tới điễm mốc cho cuộc diển tiến hoà bình trong phần mềm hậu chiến?
Sau khi xem xong DVD trên, nhiều người đã hiểu ra bản chất những trò bịp bợm của ÐCS từ 1959 đến nay, sự thật là tập đoàn Mafia của Lê Ðức Thọ (do CIA) là công cụ “gián-tiếp” bấy lâu nay của siêu chính phủ Mỹ dựng lên (Permanent Government) từ bao nhiêu năm qua, nên họ đã đồng lòng "lộng kiếng" hình HCM, ngay cả các cán bộ, công an, viên chức nhà nước cũng đồng lòng xóa bỏ tất cả những gì gọi là "thần tượng HCM", có nghĩa chấm dứt chế độ Mafia-trị do trục ma quỹ dựng lên từ tháng 4/1959, và quay qua ủng hộ tinh thần đấu tranh yêu nước của linh mục Nguyễn Văn Lý. Họ nhận định việc bắt linh mục Lý là điều sai lầm, và hứa hẹn trong tương lai sẽ ra sức bảo vệ cho linh mục Lý; Tình trạng sức khỏe của linh mục Lý tạm ổn định, nhưng không khả quan mấy
Ðã đến thời điễm (decent interval) ÐCS núp dưới bức tường thép HCM để vinh thân phì da, quái-quắc không còn nữa, theo mưu đồ của trục ma quỹ đã đến lúc phải đập-đổ xuống trả lại tính trung thực cho lịch sữ VN. Bây giờ hiện nguyên hình là bức tường bằng Bùn trộn với Rơm-rác, có nghĩa ÐCS hết còn chỗ dựa cho kỳ Ðại hội đảng tới, cũng đúng vào lúc một người Mỹ góc Việt làm Tõng Lãnh Sự và người con của Tướng Nguyễn Chí Thanh đang quay về với cội nguồn dân tộc, đúng vào lúc vị Ðại-sứ thứ 4 của Hoa Kỳ nhậm chức (Phản tình báo Hoa Kỳ đã thần thánh nắm chắc nội tình TQ và VN trong nhiệm kỳ ba ông đại-sứ vừa qua, những năm qua bằng bàn tay sắt bọc nhung: Vì người đại-sứ đầu tiên là một cựu tù binh chĩ cần mỗi ngày chỡ vợ Việt đi ăn phở là đũ. Vi thứ 2, thứ 3 và riêng vi Tổng Lảnh Sự tại Saigon tương lai, là người Mỹ gốc Việt đã am-tường nhân sự về hệ thống tinh báo của TQ sau một thời gian miệt mài nghiên cứu phản gián trong nội địa nước Tàu để sẳn sàng tương lai qua VN nhúng tay nối tiếp vào việc có nhiều hiệu lực tình báo hơn.
Giờ đã đến lúc viên Ðại Sứ Mỹ (thứ 4) mới phải phối hợp hành động vì lợi ích (America First) của nước Mỹ cho giai đoạn lật đổ ngôi vị hạng-2 của TQ; Dưới đây người viết nhắc sơ qua cuộc biến cải đảng hội Mafia VN do sự cấu kết của KGB và CIA về mặt chìm nhưng mặt nỗi vẫn là ÐCS chuyên chính đễ có mục tiêu cho thiên hạ chữi bới đi chệch con đường hỏa mù của chúng
Ngay sau khi biến dạng từ OSS qua CIA 1947, CIA đã tài tình móc nối dược Ðặng Tiểu Bình và Lê Dức Thọ làm công cụ cho Mỹ. Trước hết, hãy nhắc lại vài nét về "triều đại Lê Đức Thọ, ông Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng CSVN từ đại hội 3 năm 1960 với sự áp đặt cùng đồng tình của Quyền tổng bí thư Lê Duẩn, nhưng thực ra vào cuộc họp bí mật thứ 15 của Bộ Chính Trị vào tháng 4/1959 và khẩn cấp thành lập ngay cứ sau 2 tháng cho ra một Ðoàn để chuyển tiếp vận và người vào Nam: Tháng 5 thành lập Ðoàn 559 (chuyễn người qua đường mòn HCM) tháng 7 thành lập Ðoàn 759 (chuyễn tiếp liệu quân dụng vào Nam bằng đường Biển, Port-Sihanook Ville, Cambodia) tháng 9 thành lập Ðoàn 959 (lực lượng Pathet Lào bảo vệ nam Lào trên trục đường mòn HCM) Trục ma quỷ sắp sếp xong mọi việc, 2 điệp viên Lucius Conein vùng Bắc VN và Russell Flynn Miller vùng Nam VN, cả 2 đồng báo cáo về Mỹ để phát động sách lược “Commando Vaught” cho đến khi hoàn thành ‘định-kiến-1’ (30/4/1975) Ngày 21/9/1960. HÐAN (NSC) họp trong nghị trình có đoạn cho ra “Chiến dịch Bội tinh” về chiến tranh VN cho lính Mỹ sẽ tham chiến (theo lộ-trình bắt đầu 1965, 2 TÐ US Marine đổ bộ Ðànẳng) Liền sau đó phía Hànội cho thành lập MTGPMN cuối 1960 (để chắc ăn CIA bảo-đãm nhắc lại ngày xưa CIA đã giúp VN đánh cho ‘Pháp cút Linh Lê Dương nhào’ và kỳ tới đánh cho ‘Mỹ cút Ngụy nhào’ và đừng lo dù chúng tôi có đem hơn nữa triệu quân thì cũng chĩ để huấn luyện chiến trường thôi và không đụng đến đường mòn HCM để cho các ông tư do di chuyễn vật cụ.
Thế nên trong đảng CS không ai có thể ngờ vực bạo-quyền tuyệt đối của ông Thọ được gọi một cách kinh sợ là “Sáu Búa”= Skull and Bones – Theo hồi ký "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993) quyền hành của ông Thọ lớn đến nỗi ông có thể cấm cả Cụ HCM phát biểu trong một hội nghị mà Cụ HCM cũng đành chịu, chưa kễ ám hại vợ con Cụ, bắt buộc Cụ phải độc-thân để xứng đáng là cha già dân tộc mà thật ra là như bức tường thép, chỗ dựa vững chắc cho bọn Tam đầu chế Mafia nầy (Ðức Thọ, Chí Thọ, và Lê Duẫn) dựa-dẫm, riêng Chí Thọ luôn luôn theo dõi chăm sóc Cụ hằng ngày tưới cây Dấu Sữa miền nam - Được ông Trấn hỏi về ông Lê Đức Thọ, ông Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: "Đ.M., tao cũng sợ nó!
Lúc nầy Mỹ đang có 2 công cụ trung thành là Thọ và Ðặng Tiểu Bình mà Mỹ hướng dẫn áp dụng hệ thống “Mafia-Trị” trên hai nước gọi là CS nhưng trong ống kính là “Skull and Bones trị” giống y chang như Mỹ, nhưng mà so với Mỹ còn nhẹ tay hơn nhiều. Thí dụ như trong thời kỳ chiến tranh VN, Skull and Bones ám-sát lãnh tụ “The king of World -Peace Kennedy” roi Bộ trưởng tư pháp Robert Kennedy, cấm không cho TT Johnson tái ứng cử kỳ 2, vì ngoan cố tiếp tục đường lối người tiền nhiệm, cấu kết chặc chẻ với Bộ trưởng tư pháp Robert Kennedy quyết tâm theo đuổi đưa gia đình Bushes và Harrimans ra tòa để tịch thu tài sản vì mua bán làm ăn với kẻ thù vi phạm hiến quyền Trading with Enemy Act 1941, tạo ra một hiện tượng đặc thù kỳ quái của guồng máy hiến quyền Mỹ, kế tiếp tạo ra vụ “Watergate” hất cái ghế quyền-lực TT cũa Nixon để hoá giãi những bức thư riêng tư với TT Thiệu, trong khi theo hiến-quyền Nixon có quyền tự ân xá cho chính mình … Những điều trên đây các sữ gia Hoa Kỳ sẽ phải viết ra sự thật cho lịch sữ Mỹ và lịch sữ chiến tranh VN sau khi bọn Skull and Bones lùi vào bóng tối, như 2003, đúng 50 năm chiến tranh Triều Tiên, tiết lộ W.A.Harriman ra lệnh TT Truman lột chức Tư Lệnh TBD của Mac Arthur (hình giãi mật trang 41 Vol-1, Vietnam War) vừa rồi TT Obama phục hồi danh dự cho Tướng John Daniel Lavelle cách đây 40 năm bị lột xuống còn 2 sao bây giờ phục hồi lại 4 sao như trước, cách đây 40 năm Obama còn nhỏ xíu biết gì đâu mà bây giờ có lệnh một thế lực Permanent Government thì thi hành thôi (trong Volume-2 có nói rõ lý do tại sao Tướng Lavelle bị lột lon chỉ vì là con cở thí của Permanent Government) Ðến 2023 sữ gia sẽ bạch hóa sự việc đẻ đem lại tính trung thực cho lịch sữ, đánh dấu 50 năm người Lính Mỹ rời VN sẽ được phục hồi danh dự hơn 58.000 lính Mỹ hy sinh cho một nước VNCH thống nhứt, có được dân quyền dân chũ và cường thịnh như hiện đang..

Theo nhiều nhân chứng, ông Thọ từng xác quyết nhiều lần: "Đảng là tao!" Ông Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng (cũng như Harriman ỡ số 3 trong bộ ngoại giao thời Kennedy và George H W Bush là ở vị Phó TT, thời Reagan) Trong danh sách Bộ Chính Trị ông L.Ð.Thọ chỉ đứng hàng thứ năm, sau các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng ông nắm bộ máy đảng và là nhân vật quyền lực nhất, sau lưng ông có KGB và CIA. Ông có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật này mà không ai dám chống lại, Ông cũng đích thân chỉ huy những công tác quan trọng nhất của chế độ khi cần giám sát Hội Nghị Paris và trực tiếp thương thuyết với WA Harriman; Chỉ huy cuộc tổng tấn công dứt điểm Miền Nam năm 1975 với vai trò chính ủy sau khi Kissinger trõ ngón cái lên trời, O.kay! là Thọ cho thi hành ngay. Theo lệnh Kissinger, việc đầu tiên phải làm khi vào Saigon là đuổi ngay Ðại sứ Pháp về nước gấp để tránh lôi thôi về trung gian thương lượng trung lập hóa miền nam là sẽ bễ kế hoặch thống nhứt … cứ bỏ tróng miền Bắc đừng sợ Trung Quốc đem quân vào với cái cớ giữ an ninh cho miền Bắc, Kissinger bảo đãm và Ðặng Tiểu Bình okay ngay vì Mỹ sẽ giúp TQ trở nên cường quốc hạng-2 thế Liên Xô, cho nên TQ không dại gì làm bậy..
Lê Đức Thọ có thể thay đổi đường lối của đảng theo ý mính qua chủ đạo của phản tình báo CIA. Cho tới 1968 ông chủ trương thân Trung Quốc và tiêu diệt khuynh hướng thân Liên Xô trong đảng theo mưu đồ của phản gián CIA để đánh lận con đen trong sách lược khỗ nhục kế (mà ông buộc tội là "bọn xét lại chống đảng") Bất thần CIA xúi bẩy từ 1968 trở đi ông quay sang thân Liên Xô gấp, chống Trung Quốc. Rồi sau khi Gorbachev lên cầm quyền ông quay lại với Trung Quốc theo lệnh CIA vi LX sắp xụp đổ tan rả. Nói chung, Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm, muốn hướng đảng và chế độ CSVN theo hướng nào tùy ý. Ông có toàn quyền. Và chính quyền lực của Lê Đức Thọ đã giúp cho đảng CSVN thắng lợi mặc dù những sai lầm khủng khiếp: Cải cách ruộng đất; Phát động cuộc chiến với Miền Nam; Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972. Tất cả những sai lầm đó gây thiệt hại ghê gớm cho đảng và chế độ, đồng thời cũng là những thảm kịch đối với Việt Nam, nhưng mà trong lộ đồ của CIA muốn như vậy; nhưng cái độc đáo nhứt là trút mọi trách nhiệm lên đầu Cụ HCM đang được tôn vinh là thần tượng như chiếc ghế để tróng dành riêng chỉ cho HCM, Chủ tịch Ðảng mà thôi. Một đảng cầm quyền bình thường có thể sụp đổ chỉ vì một trong những sai lầm như thế, nhưng đảng CSVN vẫn trụ được và sau cùng giành được thắng lợi nhờ có Lê Đức Thọ nghe lời CIA linh động thay đổi nguyên tắc lảnh đạo, đồng thời CIA muốn bảo vệ chế độ vững chắc cho mục đích chiến lược lâu dài cũa Mỹ, khác hẳn VNCH luôn luôn bị xáo trộn để rồi dứt điễm theo định-kiến-1. Một chứng cớ rõ rệt: cũng như theo nguyên tắc, cương-lĩnh ÐCS, khi đã phân loại 10.000 tù chính trị đem ra bắc là có nợ máu và phải giết hết qua lao động khỗ sai, kềm theo bõ đói, nhưng thình lình phản gián CIA bảo phải đem họ vào nam để đi Mỹ theo lộ trình tiếp nối ODP rồi đến HO, thì Thọ vâng lời ngay. Thế là tù ngoài bắc được lần lượt đưa vào nam để thã rồi đi Mỹ. (nhưng CIA không muốn cho đi nhiều, cố vấn Thọ về ‘sàn-lọc’ ở chỗ để cho tù chính trị VNCH tự xác định vị trí của mình, nên đại tá đi tù 6 tháng, còn thiếu úy đi tù 4 năm, kết quả thiếu úy đi Mỹ đại tá “thích hợp chế độ” nên phải ở lại)
Bí quyết thành công của Lê Đức Thọ là vâng lời cùng phối họp nhịp nhàng giữa CIA và KGB điều khiển Thọ như người máy robot biết nói và hành động ăn khớp với trục ma quỹ nầy cũng như phía Mỹ là Robot Kissinger, Thọ đã tạo ra một điều mà anh Nguyễn Gia Kiểng, trong nhiều bài viết, gọi là "một đảng cầm quyền trong đảng" (như Mỹ một thành viên Skull and Bones ảnh hưởng bao trùm trong Quốc hội là Presscott Bush trong ngành lập pháp quyền lực qua chức Thượng Nghị Sĩ) một thứ ban trật tự trong đảng (ở Mỹ, thành viên NSC, trong ngành hành pháp như Kissinger) khống chế đảng nhưng giữ được kỷ luật trong đảng và dùng đảng để khống chế phần còn lại của xã hội. Cũng phải nói là Lê Đức Thọ đã rất may – và đất nước Việt Nam đã rất khốn-nạn – là trước mặt đảng cộng sản không có một chính đảng đúng nghĩa theo bản chất của nó, mà chỉ vì nó là hệ thống Mafia-Trị, nếu Việt Nam Cộng Hòa có được một đảng cầm quyền đúng nghĩa thì lịch sử cận đại Việt Nam đã rất khác nhưng Mỹ muốn giãi thể VNCH như định kiến-1. Thực tế là Lê Đức Thọ đã cầm quyền trong suốt thời gian từ giữa 1957 trở đi cho đến khi ông chết; Ở một khía cạnh nào đó, theo tôi nghĩ là Mỹ cần sư ổn định chính trị vĩnh cữu cho thế chiến lược lâu dài, qua tổ chức cai trị kiểu Mafia, nắm quyền lực như ông còn kéo dài sau khi ông đã chết (người mới lên vẫn tiếp tục theo lộ-đồ CIA đã hướng dẩn) Trước khi chết Lê Đức Thọ đưa Nguyễn Văn Linh ra làm Tổng bí thư sau đại hội 6 để buộc qua cái gọi là cách mạng thị trường (từ 12-1986 tái thiết hạ từng cơ sở …Mỹ sẽ ào ạt bỏ vốn đầu tư khi hất chiếc ghế hạng-2 của TQ) để thực hiện những biện pháp đổi mới bắt buộc. Khi Nguyễn Văn Linh đã làm xong nhiệm vụ, ông trao quyền cho những người kế thừa mà ông đã chọn: Đỗ Mười và Lê Đức Anh.
Cũng nhờ có nền tảng đảng Mafia Lê Đức Thọ để lại, lần này do hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng lãnh đạo, mà đảng CSVN đã trụ được sau những sai lầm khủng khiếp – chính sách hạ nhục tập thể và bỏ tù cả nước đối với miền Nam sau 1975, cuộc chiếm đóng Campuchia, chính sách đánh tư sản – và sau khi chủ nghĩa cộng sản và khối cộng sản sụp đổ. Liên minh Mười–Anh, mà nhiều người có ác cảm gọi là "đảng Ăn Cướp", vẫn còn cầm quyền cho tới nay. Hai ông thái thượng hoàng Đỗ Mười và Lê Đức Anh vẫn trị vì sau hậu trường do CIA chủ đạo; Nồng Đức Mạnh chỉ là một con cờ; Cả hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đều là những người có bản lãnh nhưng thời cuộc đã biến chuyển quá nhanh chóng và mãnh liệt đối với họ; Sự phát triển dồn dập của các phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại, phong trào toàn cầu hóa, sự sụp đổ của ý thức hệ Mác–Lênin và sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, v.v., đều là những vấn đề vượt tầm hiểu biết ngu-dốt của họ. Họ đã chỉ biết lúng túng chống đỡ và noi theo Bắc Kinh như chỉ thị của CIA. Vì không làm chủ được hoàn cảnh mới, họ đã không tìm ra được những con người phù hợp để bàn giao quyền hành như ông Lê Đức Thọ đã bàn giao cho họ; Kết quả là cả hai đã ngoài 90 tuổi mà vẫn không có người kế thừa; cái "đảng cầm quyền trong đảng" dần dần mất thực chất đồng nhịp với sức khỏe mỗi ngày suy yếu thêm của hai ông; Trong tình huống đó, Ngyễn Tấn Dũng đã được chọn như một người kế thừa tự nhiên dù không phải là người kế thừa hợp lý, qua KGB và CIA thân LX chọn, vả lại đảng cộng sản cũng không có một nhân vật nào đủ tầm vóc để lãnh đạo đất nước trong bối cảnh mới

KQ: Truong Van Vinh

vinhtruong
02-17-2014, 04:54 AM
(Neu quy ban quen xem bai duoc tuyen tren dien dan LINH la mot su mat mat)
Posted by Biệt Kích Nha Kỹ Thuat at 10:50 AM
SÁCH LƯỢC ĐỔI MÀU DA TRÊN XÁC CHẾT:
KQ: TRUONG VAN VINH

Sau thế chiến-2, chiến lược gia W A Harriman (1891-1986) cấu kết chặt-chẻ với Liên Xô để chuyển điểm nóng từ Âu Châu quá Á-Châu lấy Trung Quốc làm trung tâm điễm bằng những biến cố dưới đây: 1949 cưởng bức Tướng Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra đảo Đài Loan bằng phi đội CAT của CIA, 1975 cưởng bức TT Thiệu cũng qua Đài Loan giao VN cho triều-đại Mafia Lệ Đức Thọ làm tiểu bá, thay LX trông coi ba nước Đông Dương, trong thế “bên kẻ mạnh” (on the strong-man side) điều kiện cấp thiết buộc Mao phải chia Triều Tiên và Việt Nam ra làm hai quốc gia, giúp di tản Đức Đạt Lai ra khỏi Tây Tạng để nửa thế kỹ sau hù doạ TQ khi có xung đột tại biển đông thì TQ giựt mình nhớ lại sự yếu kém trong nội bộ của mình mà bỏ đi thái độ “du-côn” và Đại tá tình báo Harry Aderholt có kế hoặch tiếp tế kháng chiến quân phò Đức Đạt lai ở mật khu, sau khi giúp một số lớn vũ khí trung liên BAR và Carbins cho HCM 1945 chống Nhựt/Pháp bằng điệp-viên 19 Lucius Conein và cho phi cơ THQG C-46 dọ thám trên lục địa Trung Hoa điều nghiên tình hình, nhưng chỉ một thời gian theo phương thức tình báo khai thác uy tín tối đa rồi bỏ vào xọt rác bằng triều đại Ðặng Tiểu Bình và Lê Ðức Thọ

Dưới đây người viết đưa ra những dữ kiện để đọc giả suy gẫm, truy cập tìm hiểu:
[ http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, 1/22/2006, page 1 of 7] Trang 1 và 3 có Bốn cuốn sách:
- (a) Tác-giả Walter Isaacson và Evan Thomas, “THE WISE MEN” Six Friends and the World they made (1986 khi Har
iman- (b) Tác-giả George C. Herring, jr “AID TO RUSSIA” 1941-1946 (1973) và
- (c) Ðồng tác-giả 2 cuốn, chiến lược gia William Averell Harriman “PEACE WITH RUSSIA” (1959)
- (d) Và “AMERICA AND RUSSIA IN A CHANGING WORLD (1971)

Hai tác phẫm cuối nầy có những con số ngẩu nhiên trùng hợp giữa trò chơi NLF/CIP của trục Ma-Quỷ KGB/CIA để ghi vào hồ-sơ văn-khố quốc gia Mỹ và Liên Xô: Hai số sau tượng trưng cho năm và trước là tháng về phía Liên Xô, như 559, 759, 959 còn phía Mỹ là hai số đầu là năm 71 và sau là địa danh đường 9 nam Lào, đưa chử KHE-SANH vào quân-sử và lịch-sử Hoa-kỳ trong khi đó cái tên đẹp đẻ là Quận HƯƠNG-HÓA như hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ, như cuộc hành quân LS-719, tác giả dấu tên và mặt là “Permanent Government” mà công cụ bị sai khiến như Tiến sĩ Kissinger phải thố lộ trong hồi-ký: “Khi chiến thắng thì có nhiều người cha nhưng thất bại thì đứa con không ai thừa nhận”, có nghĩa tên tiếng Việt nhưng người Việt không phải tác giả!


-Sách “The Wise Men” tạm dịch là 6 người nắm vận mệnh thế giới: (1) W.A.Harriman, (2) E.R Harriman, (3) R.A Lovett, (4) J. Forrestal, (5) Artemus Gates, và (6) Prescott Bush
Prescott Bush từ một đại lý bán vỏ xe bình thường sau một thời gian ngắn làm việc với thủ lảnh Skull and Bones (W A Harriman) đã trở nên triệu phú và được Harriman tin cẩn đặt để là Chủ tịch WIB [Hội đồng kỹ nghệ chiến tranh, War Industries Board] nhưng sau nầy trở nên một Giuda của thế kỷ 20, đành đoạn tách rời chân lý đúng đắn của Harriman cho sự ích kỷ tham lam về dầu hoả thay vì phải thực thi lời khuyên mau-mắn phát triển về xăng hóa học [synthetic-fuel] như Hitler đả thực thi 1933, bất kể giết hại môi trường sống của động vật và gây ra thảm hoạ thiên tai cho nhân loại!
-Sách “Aid to Russia”: Harriman vừa tốt nghiệp Yale với 26 tuổi đời đã trở nên một nhà triệu phú nhờ tài sản kết-xù của người cha để lại và là một thiên tài xuất chúng, một chiến lược gia có tầm cở hoàn vũ không như Gia Cát Lượng chỉ hạn hẹp trong đất nước Trung Hoa. Ông dám đi thẳng vào cuộc chiến tư tưởng hệ với Karl Marx (1818-1883) và Lenin (1870-1924) Nhưng đối với Harriman thì biến đổi giai cấp “công-nông” thành giai cấp “sản-xuất” (manpower) làm ra của cải cho xả hội. Năm 1917 dựa vào thời kỳ chiến tranh, thiên-tài 26 tuổi nầy áp lực chính quyền phải ký hợp đồng thành lập Hạm đội thương thuyền lớn nhứt thế giới, đồng thời thuyết phục chính quyền tạo điều kiện giúp đở cách mạng Liên Xô qua Aleksandr Kerensky số tiền cho vay là $325 triệu để sản xuất chiến cụ tự vệ, nhưng nguyên vật liệu phải được xuất cảng từ Mỹ? Làm sao cách mạng LX tránh được ‘cái-bẩy’ đầy hấp dẩn như vũ khí tự vệ kinh qua quá trình bị đế-quốc xâm lược: Thành Cát Tư Hản, Napoleon, và Ðức quốc Xả. Ðây cũng là chước: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, nhưng đối với tầm nhìn bao quát của Harriman là nắm ngay nhân-lực [giai cấp sản xuất vũ-khí] khi Cách mạng Nga mới vừa chớm nở

(Căn nguyên Eurasian Great Game) Năm 1920, sự làm ăn của Harriman nhắm vào mục tiêu trung tâm Liên Xô vùng Trung-Á, vì nơi đây có mỏ Manganese và dầu hỏa. Là một chiến lược gia tự tin, dám dấn thân vào làm ăn với Cộng Sản, Vladimir Lenin đang nắm quyền, lên án bọn tư bản gây ra nhiều tội ác bốc lột công nhân. Nhưng Harriman nhận thức rỏ ràng bọn Bolsevik vẩn cần dollar và kỷ thuật Tây âu để sống còn. Ðặt văn phòng tại Bá-linh, Harriman dám cùng chung với công ty Ðức và chính quyền LX tạo nên Công-ty Hổn-hợp phục vụ ngắn hạn để chuyển vận các nguyên liệu thô xuất khẩu từ Mỹ. Ði xa hơn nữa, Harriman thương lượng trực tiếp với Lenin và Trotsky đã đem lại kết quả đáng kể. Năm 1924, một số mỏ kim-loại làm vũ khí lớn nhứt thế giới lại nằm tại Tiffis, Georgia mà LX không cán đáng nổi. Chụp ngay cơ hội, Harriman bèn chơi môn sở trường tình báo, ngày 12/6/1924 Harriman cho mượn tính dụng $1 triệu dollar đặt cộc và điều động J.Speed Elliot, Phó giám đốc Công-ty Harriman and Company qua Moscow ký thẳng với viên chức điện Kremlin nhóm Bolshevik do trùm mật vụ Felix Dzerzhinsky đồng ký [vì thế chiến lược toàn cầu, tình-báo quân-đội Mỹ OSS được lệnh kết thân với KGB để sau cùng TT Nga Putin là người đồng tịch đồng sàn với Mỹ] Georgia sẽ là núm ruột xa ngàn dậm của WIB. “Kế hoặch Eurasian 1920-2020” đã lồng vào ống kính của Harriman về những nước Cộng hòa phía cực Ðông nam của LX sẽ rơi vào tay của Mỹ sau nầy với vô vàng tài nguyên nằm sâu dưới lớp tuyết mà LX chưa đủ kỷ thuật để khai thác. Năm 1941 Harriman giúp đở Hitler qua công ty hổn hợp Hamburg-Amerika, tờ báo New-york Herald Tribune đăng trang 1 “Hitler’s angel has $3 million in US bank”


Tại sao Harriman chơi với kẻ thù!? Chủ trương bá-đạo của Harriman là không có người bạn lâu đời cũng như kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi trên hết, quyền lợi xác định thế liên minh! Chơi với ma-quỷ thì phải lấy cái đảng hội “Skull and Bones” làm vũ khí, Vì đi với Bụt thì mặc áo Cà-xa, nhưng ở đây đi với Ma thì mặc áo giấy! Gentlemen thông cảm!
-Ý nghĩa sách “Peace with Russia” 1959: Chủ nợ thường thường nói gì con nợ nghe nấy. Nhưng làm sao khuyến dụ LX nhảy vào trò chơi chiến tranh “Mặt Trận Giải Phóng” [National Liberation Front] để chống lại với “Kế hoặch Chống Nổi Dậy” [Counter Insurgency Plan] Thế giới làm sao quên được là năm 1957, Liên bang Xô viết từng đề nghị 2 chính phủ đương đại của VN cùng được gia nhập LHQ, không kể là Trung Quốc cũng thích sự hiện hửu của 2 nước VN. Thật đã rỏ là ngoài 2 phe VN, các thành phần tham gia hội nghị Genève-1954 đều thiên về cách giãm thiểu nguy cơ đụng độ toàn cầu; Sau khi chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Cụ Hồ không muốn gây thêm chiến tranh cho người dân lầm than, vì quá nhiều khó khăn tàn phá, cầu cống xụp đổ tan hoang, hạn hán, bảo lụt mất mùa, thêm vào cách mạng ruộng đất bị thất bại làm nhân dân Nghệ-An nổi dậy chống đối. Trong bối cảnh nầy, Cụ Hồ quyết định qua bút tích “Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh” có nghĩa là không đụng đến miền nam, với mong mỏi Miền Nam sẽ phồn vinh chỉ có đứng sau Nhựt và sẽ “hiệp thương sau đó, Cụ Hồ ra lệnh rút 100.000 quân về Bắc, thế nên Miền Nam được hưởng một sự thanh bình tuyệt đối từ 1954 đến 1959, (Stanley Karnow “VN Viking, New York, 1983, page 225) Harriman vô cùng bấn loạn với số vũ khí thặng dư còn quá nhiều, dù chiến tranh Triều Tiên và Lính Pháp đã xữ dụng trong 8 năm nhưng vẩn còn tồn kho, theo sự thiết kế của nhóm tham mưu dân sự, phải xử dụng cho đến cuối 1968 [Tết Mậu-Thân] mới hết, cho nên khi phía CSBV dùng AK.47 nhưng VNCH vẫn dùng Garant M.1 bắn từng viên một.
Harriman đã có ý đồ trong thời gian thế chiến-2, [trong sách Aid to Russia 1941-1946] khi là đại sứ Mỹ tại Liên Xô, ông cũng thúc dục công nhân LX sản xuất vũ khí cứ tha hồ mà cho ra hàng loạt như T-34, T-54 chẳng hạn sẽ có chổ tiêu thụ sau nầy. Ðó cũng là ỷ vào vị thế chủ nợ nên buộc LX phải tham dự trò chơi chiến tranh CIP/NLF với điều kiện dễ dải là không cần quân LX tham chiến như tại Triều tiên cũng như VN mà chỉ có lợi ích duy nhứt là công nhân LX có việc làm ăn như sản xuất vũ khí trong khi dư thừa nhân lực cần có công ăn việc làm. Ðó là nguyên nhân vũ khí LX mà tiền nhân công do Mỹ trả: năm 1964 AK-47; 1973, 700 triệu tấn vũ khí hiện đại cho Hà Nội chiếm miền nam, Cambodia và SAM tối tân phòng thủ Hà Nội, và hiện nay tàu lặn phi cơ tối tân cho VN với mục đích không cho giàn khoan tối tân TQ khoan sâu 3000 thước vào gần thềm lục địa VN gần Tuy Hoà, Nha Trang

Đả đến thời điểm (decent interval) mà bất cứ tổng thống nào cũng phải… như TT Obama nhắc lại chiến tranh VN chỉ võn vẹn hai chữ Khe Sanh, vậy Khe Sanh mang ý nghĩa gì trong chiến tranh VN? Có phải Khe Sanh đã góp phần chuyển cuộc chiến VN đã kéo dài quá lâu từ “đánh” sang “đàm”. Rồi từ “đàm” sang kết thúc (kéo dài mà nuôi dưởng để PG thủ lợi: “phần nóng” để thí nghiệm và tiêu thụ vũ khí, và “phần mềm” khuyến khích Mafia VN ăn cắp tiền cho nhiều để sau cùng đảo chánh và tịch thu tiền các chóp bu, qua bửu-bối Dân quyền Dân chủ khắp nơi nổi lên recycling từ nguyên liệu ăn-cắp thành đồng Đôla Xanh sẽ chạy về Mỹ)

Sau đó “Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự…” (Điều 15d/HĐ Paris 1973) Đó chính là mục tiêu của HK ở Việt Nam mà TT Johnson đã tuyên bố tại Đại học John Hopkins ngày 7/4/1965: “Nơi đây [VN] không phải là căn cứ quân sự cho nước nào và cũng không liên minh với nước nào”. Trong điều kiện độc lập đó, một dân tộc vốn có truyền thống tự chủ tự cường sẽ phát huy sức mạnh bằng sự họp tác toàn dân để mang lại phồn vinh cho đất nước, không còn hợp tác liên minh với ngoại bang đem thảm họa lại cho dân tộc. Nhắc Khe Sanh cũng chưa đủ, TT Obama còn nhắc Gettysburg, cho thấy nhân dân Mỹ cũng có truyền thống cao đẹp như dân tộc Việt Nam “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhờ đó mà sau nội chiến, họ không còn thù hận, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh nhanh chóng, đất nước trở nên phú cường; Đây có thể là thông điệp mang nhiều ý nghĩa mà TT Obama muốn gởi đến người Việt Nam yêu nước vừa giúp HK xóa đi “hội chứng Việt Nam” đã ám ảnh họ từ bấy lâu nay, để trả công cho Mỹ về sự quyết tâm không ký chia đôi đất nước VN, nhưng cũng phải để trong đầu “Freedom is not for free?

Soi sáng vùng tối của lịch sữ VN
Hạ sỉ quan OSS và điệp-viên 19 Lucien Conein đang huấn luyện cho Trung-đội Vỏ trang tuyên truyền của Tướng Giáp và Cụ Hồ tại mật khu Pát-Pó (hình 32, volume-1) Sau khi được mốc nối tại Trùng-Khánh 1943 qua Cơ quan Thông tin Chiến tranh: Service of War Information, từ đây Cụ Hồ được lệnh về Mật khu Pát-Pó, còn thống chế Tưởng Giới Thạch 1949 được mật lệnh cưởng bức di-tản ra khỏi lục địa về Ðài Loan tử thủ bằng phương tiện hàng không CAT của CIA, điều nầy lập lại 1975 một chiếc DC-6 cưởng bức chở TT Thiệu cũng rời khõi VN đáp xuống Ðài Loan để giao cho Hà Nội thống lảnh ba nước Ðông Dương, hoàn thành phần 2, giai đoạn 2 của sách lược Eurasia, để chuẩn bị một cuộc chiến ý thức hệ lâu dài của Chiến tranh lạnh
Nhìn bức hình trên đây, làm sao mà Cụ Hồ-Chí-Minh không đặt hết niềm tin vào Hoa-Kỳ!? (bên trái cụ là bác sĩ Paul Hoaglant, Deer-Team lo chăm sóc sức khoẻ cho cụ) Nhưng độc hại thay, mưu đồ khai thác để kiếm lợi nhuận qua cái nhìn cách xa nữa vòm trái đất; Lợi-dụng cuộc cách mạng giành lại Độc-lập tại Việt-Nam, Ðảng Công-ty WIB nầy cho mở ra chiến dịch bí mật (Foreign Covert Operations) của họ ở nước ngoài bằng công-cụ bén nhọn là Toán tình báo quân-đội OSS, bởi điệp viên 19 điều hành. Đó là điệp viên Lucius (tên Mỹ) còn tên Pháp trong khai sanh là Lucien Conein, vì ông là người Quốc-tịch Mỹ nhưng sanh ở Pháp

Tất cả những nhà lãnh-đạo nam bắc tại Việt-Nam đều bị Mỹ lừa gạt một cách tinh-vi; Tổng-thống Thiệu không ghét Mỹ, nhưng ghét chính sách của Mỹ, ông sợ Mỹ ám-sát hơn sợ Cộng-Sản thảm hại, không chiến trận tàn khốc nào mà TT Thiệu không đến ủy-lạo Binh-sĩ như chiến trường Quảng-Trị, Kontum, và An-Lộc. TT Thiệu run sợ vì bị ám-ảnh qua cái chết của Tổng Thống Park Chung Hee do CIA đứng sau lưng điều khiển. Người Giám-Đốc Tình-Báo do chính TT Park tin cậy bổ nhiệm cũng như sự phản trắc của Bác sỉ Trần-Kim-Tuyến thời kỳ TT Diệm. Dù sao TT Thiệu cũng đã cảnh giác; Còn TT Diệm, thì Cụ đã hiểu ý đồ của Mỹ cũng như hai người em của Cụ là (Nhu và Luyện) Đặc biệt sự phản ứng bằng ngôn-từ của Cụ Ngô-Đình-Luyện như “Ông anh của tôi ngu-xuẩn đến đổi phải chui vào cái lỗ (trou)…bị người ta chơi cái trò hiểm độc (coup de vache) mà sự sống còn chỉ có một phần mười… Cụ Diệm làm sao quên được lý do nào mà CIA [điệp viên OSS-19 Lucius] đã kéo Cụ ra khỏi bàn tay của đối thủ Hồ-Chí-Minh, rồi đem ẩn dật nơi sự bảo trợ của Giám-Mục Spellman tại Mỹ? Sự việc Mỹ triệt tiêu Cụ là để cho người Việt hiểu rằng Cụ là bạn của Mỹ chớ không phải là người của Mỹ mà thật ra Cụ là nhà chí-sĩ ái-quốc! Nhà lãnh tụ khí-phách, bị đồng minh phản bội, dân-tộc hiểu lầm, thân-tín trở mặt, và kẻ thù Cộng-Sản reo mừng (với chỉ mặt nổi nhưng mặt chìm là Mafia VN, ám chỉ cứ tha hồ vơ-vét, cướp bóc rồi gởi qua Mỹ)
Dù sao thì hai vị Tổng-thống trên đều biết được mưu đồ của Mỹ, để đề cao cảnh giác, còn như Cụ Hồ-Chí-Minh thì hoàn-toàn tin-tưởng tuyệt-đối vào Mỹ như lời Tổng-thống Wilson công bố trước thế-giới cương quyết giãi thể chế độ thực dân. Sự tin-tưởng tuyệt đối vào Mỹ bảo vệ tuyên ngôn Độc-lập dân quyền in tạc như đúc vào Mỹ cùng kèm theo bài Quốc-ca của Hoa-kỳ, đã bị bội phản một cách phủ-phàng quá sức tưởng-tượng của Cụ. Thế hệ trước 1945 cũng như Tình báo Quân đội OSS đả đánh giá Cụ Hồ như một tổ chức duy nhất có kỹ luật là người “Quốc-gia” kiên-cường quyết tâm làm cách mạng để khôi phục độc lập cho đất nước dù với danh nghĩa nào cũng chỉ là phương tiện, còn cứu cánh là đem lại độc lập cho đất nước của Cụ. OSS cho Cụ là một đồng minh trung thành giúp Hoa kỳ trong việc tìm kiếm cấp cứu những phi công lâm nạn, trao đỗi những tin tức tình báo khá chính xác, phá hoại những cơ sỡ quan trọng của Quân Phiệt Nhựt và cuối cùng là một thành viên son-sắc với Hoa kỳ từ 1943.
Phái bộ Hoa-kỳ ở Trùng Khánh đã kết nạp được Cụ Hồ gia nhập vào Cơ quan Tình báo OSS, tiền thân của CIA, từ năm 1943 khi Cụ làm việc cho sở Thông tin Chiến tranh ở Côn Minh (Service of War Information) Và theo kế hoặch của OSS, tháng 10/1944 Cụ Hồ phải về Mật khu Pắc-Bó, Cao-Bằng thành lập chiến khu, nơi đây Điệp-Viên 19 Lucien Conein kết nạp thêm Tướng Vỏ Nguyên Giáp và nhảy dù xuống Pát-Bó để huấn luyện cho Trung đội Vỏ trang Tuyên truyền (nên hiện giờ con cháu Cụ Giáp đang ở Mỹ, và nhiều lần Cụ Giáp bị ám sát hụt cũng nhờ KGB giữ lời bảo đảm với CIA trong cái trò chơi CIP và NLF) Tướng Giáp lãnh trách nhiệm giống y chang như Tướng Trịnh Minh Thế giúp TT Diệm qua Landsale, ám-thị từ Thiếu-tá Archimedes Patti, trưởng đoàn The Deer Team, sau nầy thanh toán các toán đối lập tạp-nhạp để ổn định tình thế cho Cụ Hồ Chí Minh. Thế nên Vỏ Nguyên Giáp tàn sát Việt Cách và VNQDĐ rất tàn bạo từ mùa Thu 1945 đến suốt năm 1946 (nên nhớ cho rỏ theo chỉ thị của OSS) Để rồi ngày 2-9-1945 Cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập dân quyền 100 phần 100 in như đúc theo Mỹ. Tuyên cáo VN Độc Lập ở Vườn Hoa Ba Đình, Cụ Hồ long trọng với 5 lời thề, trong đó chúng ta nên chú tâm một lời thề độc đáo do OSS xúi bảo, “Thà chết chớ không thỏa hiệp với Pháp!” có nghĩa là phát động chiến tranh để cho Bọn Tư-bản kỷ nghệ chiến tranh làm giàu [War Industries Board] Sau khi nhờ Pháp ổn định tình hình rồi khai chiến với Pháp, OSS ngầm ý: “Cụ Hồ cần dựa vào sự giúp đở của Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và đè bẹp đối lập trước, cũng như sau nầy cụ Diệm về nước cũng phải nhờ tướng Trịnh Minh Thế qua Lansdale”
Tháng 7/1946, Cụ Hồ đang ở Pháp cho lệnh Vỏ Nguyên Giáp mở cuộc tổng tấn công VNQDÐ từ Thanh hóa trở ra, Tướng Giáp công khai hợp tác với Bộ tư lệnh Pháp ở Bắc Việt qua tình báo OSS giới thiệu [điệp-viên Lucien Conein và Russell Flynn Miller nói tiếng Pháp rất giỏi] Tướng Giáp xin Pháp giúp pháo binh tấn công VNQDÐ và ÐMH. Ngày 12/7/1946, Tướng Giáp mở cuộc tấn công vào trụ sở VNQDÐ ở phố Ðổ hửu Vệ, Cửa Bắc và Quan Thánh; Chiến xa Pháp hổ trợ Việt Minh theo lời yêu cầu của Giáp, chặn các ngả đường giúp VM mở cuộc tấn công. Chiến xa Pháp bắn đại liên và trung liên xối xả (xem Vỏ Nguyên Giáp, “Những tháng năm không thể nào quên” [Des journees inoubliables] bản dịch pháp-văn HN 1975, tr.290-295)
Cán Bộ Tình Báo OSS ai cũng thông thạo tiếng Pháp (trích dịch của CTD – Jean Sainteny, Histoire d’une paix manqué, Paris 1953,p.171) Cụ Hồ nghe theo sự hướng dẩn của OSS thoả hiệp với Pháp để dựa vào Pháp thanh toán Phe đối lập tạp nhạp. Và để cho Quân đội Pháp tiến vào Bắc bộ qua cảng Hải Phòng do ĐạiTá Alfred Kitts Tình báo OSS hướng dẩn. Kitts theo nguyên tắc tình báo đã đích thân làm nhân-chứng toán quân Pháp đầu tiên đổ bộ trên bờ biển Hải Phòng vào ngày 6-3-1946. Quân đội Pháp trang bị từ chân tới đầu đều là trang cụ làm ra tại Mỹ [trong ống kính của Harriman, Pháp là lính Lê Dương của Mỹ] ngay đến những trang-cụ nặng như tàu đổ bộ, xe-cộ trang bị quân dụng đều thặng-dư làm ra của chiến tranh thứ II: Những Sĩ quan Việt Minh nhìn quân đội Pháp tiến vào bằng cặp mắt câm thù, nhưng ngặc nổi Cụ Hồ tin theo Mỹ khuyến dụ nên để cho quân đội Pháp thành lập những trại lính tại Hải Phòng cũng như tại Hà nội và những thành phố khác. Và cũng không bao lâu quân đội Pháp lại nghe theo bọn OSS (Cụ Hồ và Pháp đều nghe theo lời khuyến dụ của Phản gián OSS) bắn xối xã vào quân đội Việt Minh có nghĩa là gây chiến để có cớ bọn buôn súng Mỹ giải tỏa số vũ-khí thặng dư đồng thời thí nghiệm và phát triển loại vũ-khí mới.
Như Tôi đã có trình bày nhiều lần, “Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập như Philippines; Dù tham vọng và ngoan cố thế nào, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Ðộ … nhưng Harriman [Thủ lảnh Skull and Bones] không muốn vậy vì khẩn thiết sẽ phải hoàn thành kế hoặch 1960-CIP [Couter Insurgency Plan] Harriman người nắm giữ chính sách Hoa Kỳ muốn VN phải trả một cái giá rất đắt cho nền tự do dân chủ của mình vì “Freedom is not for free” Cho nên 8 bức thơ Cụ Hồ gởi cho TT Truman đều bị bỏ vào thùng rác.

Có một điều rất buồn cười, một hôm chiếc xe Jeep cũa Đại-tá Alfred Kitts dù có treo cờ Mỹ, nhưng Việt Minh vẩn bắn xối xả vào; Sáng hôm sau một Đại-úy Việt Minh phải đi xin lổi vị Đại tá Kitts nầy vì sự nhầm lẩn. Họ đều mặc cùng trang phục, cùng xe Jeep giống nhau thì làm sao phân biệt được vả lại họ đều là người da trắng; Cụ Hồ ra lệnh coi cho kỹ không phải là người Mỹ thì mới bắn. Các bạn có ý kiến gì về vụ nầy!? Hồ Chí Minh theo lệnh OSS chuẩn bị một cuộc chiến lâu dài và gian khổ gọi là “tiêu thổ kháng chiến” chống Pháp để cho Mỹ giải tỏa hết số bom đạn tồn kho sau thế chiến-Hai! Nếu chúng ta không bị cái nhóm (WIB) Kỹ Nghệ Chiến Tranh của Mỹ để con mắt cú-vọ đầy tham vọng thì cũng như 60 nước trên thế giới sẻ phục hồi lại nền độc lập đương nhiên vào thời điểm sau Thế chiến thứ 2. Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập; Dù tham vọng và ngoan cố cách nào đi nửa, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Độ v.v…Dĩ nhiên, đem lên bàn cân thì sự căm thù của Cụ Hồ về sự lừa bịp của Mỹ hơn gấp nhiều lần hai vị Tổng-thống Diệm và Thiệu?. Cộng-Sản là phương tiện, cứu cánh là cứu nước, trong hoàn cảnh xô đẩy nầy Cụ phải bị dây thòng-lọng của khối CS mỗi ngày mỗi siết chắc hơn; Đó là định luật đương nhiên trong ống kính chiến lược của Harriman?
. Đến chừng nào thì Cụ Hồ mới hết tin Mỹ? Vì những năm trước đó, sau khi gia nhập OSS 1943, vào một buổi trưa, trên Miền Sơn Cước xa-xôi thuộc vùng Tây Bắc Hà-Nội, bầu trời tuy nhiều mây, nhưng không xấu lắm, chiếc Phi-cơ vận tải hai chong-chóng CAT, C-46, không cờ số, lấp-lánh trần-trụi với lớp võ sáng lòe màu Nhôm, đang thả dù các khẩu súng Trung-Liên BAR, Garant, và Carbine xuống mật khu vùng Tây Bắc Châu-Thổ, xuôi lên thượng nguồn sông Hồng-Hà, mật khu Pat-Pó để giúp Cụ Hồ chống quân phiệt Nhật, đồng thời Toán NCO của OSS sẽ huấn luyện cho Trung-đội võ trang tuyên truyền của Võ-Nguyên-Giáp và Văn-Tiến-Dũng làm phó; Ngoài ra Bác-sĩ Mỹ, ông Paul Hoaglant, thành viên của phái bộ “Deer Team Mission” lo săn-sóc bệnh hoạn cho Cụ Hồ.
Sau khi bị Mỹ phỉnh gạt, Harriman đưa cụ Hồ trực diện một cuộc khủng hoảng Kinh-tế một cách trầm-trọng do giặc Pháp để lại [Harriman cho rằng theo Cộng Sản là phải nghèo đói trước rồi Mỹ sẽ giúp sau]: Mất mùa, hạn hán, cầu-kỳ sụp đổ, đặc biệt là sự thất bại thê-thảm từ năm 1954 đến năm 1956 của chính sách cải cách ruộng đất. Nhưng sau đó để xoa dịu dư luận, Cụ đã phải hy-sinh Tổng bí-thư Trường Chinh và một số Cán-bộ thân tín; Cụ Hồ ra lệnh đầu năm 1957 rút trên 100.000 quân từ Nam về Bắc (đọc Stanley Karnow “Việt-Nam A history” Editions Viking, New-York, năm 1983, trang 225) Nhờ vậy, nhiều cơ sở Việt Cộng tại đồng bằng sông Cửu-Long bị phía VNCH tiêu hủy, dân chúng sống được một thời gian an-bình từ năm 1954 đến năm 1959; cũng thời gian ấy, Cụ Diệm đã hai lần triệt hạ các cuộc nổi loạn tại Nông-thôn, vào năm 1956 và lần nữa vào năm 1958 làm Harriman vô cùng lo lắng bấn loạn cho ảnh hưởng thành quả của thế siêu chiến lược toàn cầu Eurasian, ra lệnh cho CIA lập tức lật đổ cụ Hồ bằng Lê Ðức Thọ và thay đổi hiến pháp lập tức (1959) Ðại hội bí mật 15 tạo dựng triều đại Mafia Lê Ðức Thọ vào nam thế Lê Duẩn về Hà Nội làm cảnh quền TBT. Ngay lập tức Thọ sáng lập ngay ba đơn-vị để khuấy động lại chiến tranh chiếm miền nam bằng ba Ðoàn ngay sau khi Ðại hội 15: Ðoàn 559 do tướng Vỏ Bam tư lệnh để đưa người vào nam; Ðoàn 759 để tiếp tế bằng đường biển vào nam và hải cảng Sihanouk Ville (Tàu đánh cá trá hình của LX và Mỹ phối hợp nhắc nhở, theo dỏi trên trực hải hành quốc tế) Ðoàn 959 gọi là lực lượng Pathet Lào giữ an ninh nam Lào cho quân BV vào nam
Căn-cứ theo “định kiến-1” của Harriman thể hiện nơi khuôn viên đại-học là đã đến thời gian điểm mốc (vì thời gian nầy chưa có máy Computer nhắc nhở nên căn-cứ vào hệ thống phóng đồ PRAISE system) Nhóm Học-giả của Harriman nghĩ rằng nếu chờ đợi lâu hơn thì bỏ lở dịp ngăn-ngừa sự ổn định của một Chính-phủ không Cộng-Sản trong Nam trong khi Trung quốc và Liên Xô lại muốn duy trì Hai nước Việt: Đỉnh cao trí tuệ giải nghĩa từ khuôn viên đại-học phải làm cho Miền-Nam suy yếu và đưa Miền-Bắc có chính nghĩa là người Quốc-Gia kiên trì giành Độc-lập [nên ghi nhớ, nữa thế kỷ sau, SCP lại móm lời cho con Gà ứng cử tổng thống, Tù binh Thượng nghị sĩ John Mc Cain làm sáng tỏ thêm về định-kiến-1 “Người dân miền Nam không bao giờ tưởng rằng chính phủ Saigon là hợp pháp mà họ cho rằng Hồ Chí Minh là người “Quốc-gia” tìm kiếm thống nhứt đất nước…” (Les Sud Vietnamiens n’ont jamais croique le gouvernement en place à Saigon était legitime, Ils savaient que Hô Chi Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays….) Trong cuộc phỏng vấn tờ Paris Match, qua The Newsweek, xin nhớ xác định Cụ Hồ không phải là người Cộng Sản! và giải pháp nầy ít tốn kém hơn để Miền Nam chiếm Miền Bắc và đồng thời đáp lại lời hứa với Cụ Hồ [“What you get what you pay, independent isn’t for free”] Thế là bọn quyền lực đen trong bóng tối tung tiền thuê mướn bọn báo chí nước ngoài xuyên tạc chính quyền Miền Nam; Tổng thống Diệm phãi đương đầu với hai kẻ thù lợi hại là Cộng Sản và Báo chí. Cái thế lực trong bóng tối nầy đã bỏ hàng trăm triệu dollar tại nhà Băng Thụy-Sĩ để trả tiền cho các nhà báo viết bài chống lại chính quyền Mỹ và chống chiến tranh VN kể cả ngụy tạo vụ Phó TT Johnson giết TT Kennedy để trả thù câu nói mà TT Johnson tỏ bày với Phó TT Humphrey về cái chết của TT Diệm muốn ám chỉ Harriman là thũ phạm và dỉ nhiên làm sao không dính dấp tới vụ TT Kennedy bị sát hại!
Xuất phát từ dollar qua trục Ma-Quỷ, cả hai bên Liên-Xô và Mỹ bèn tìm cách truất phế hoặc cách ly cả Cụ Hồ và Cụ Diệm ra khỏi cơ quan quyền-lực – Trong Nam thì chúng ta đã rõ những gì Đại-Sứ E. Durbrow kiếm chuyện với TT Diệm, còn ngoài Bắc KGB và CIA đã móc nối được với Lê-Đức-Thọ đưa vào Nam thế Lê Duẩn về Hà Nội lãnh đạo đảng, còn Cụ Hồ như tấm bình phong ngồi chơi xơi nước ngày ngày vung tưới cây “Vú-Sửa” miền Nam (vì cả hai Cụ đều không muốn người dân mình đổ máu, thì bọn Tư bản buôn súng lấy gì mà sống) Con đường Trường Sơn được thiết lập qua lãnh đạo Đảng, người quyền lực là triều đạ i Lê-Đức-Thọ đư ợc CIA và KGB dựng lên và đứng sau lưng, đường tên 559 do Tướng một sao Võ Bam làm Đoàn trưởng. Cái tên đường mòn Hồ-Chí-Minh do phương Tây thường gọi qua thâm ý tuyên truyền của Nhóm học-giả nầy để trả ơn lại cho sự hối tiếc phải phản bội Cụ Hồ và sẽ ghi danh Cụ vào danh sách Danh-Nhân Thế-Giới sau nầy (From Enemy to Friend của Đại-tá nhị-trùng Bùi Tín, không gọi là đường mòn Hồ Chí Minh mà là đường 559 “về sau khi ném bom bằng B-52 Đường 559 cũng chỉ có 0.18% số bom trúng vào mặt đường…Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu Hà-Nội e ngại đến lo sợ Mỹ cho bộ binh chiếm một đoạn dù nhỏ của đường 559 sẽ làm đảo lộn…) nhưng tôi tự cho đó là Xa-lộ Harriman có huyết mạch là ống dẩn dầu do LX thiết bị, chạy song-song với nó trong sự hoàn thành định kiến-1 (là không thể có một Chính-Phủ chống Cộng hợp pháp tại Sàigòn)
19 năm sau, Lucien Conein được cân nhắc làm phụ tá về quân sự cho Thái-Thú Cabot Lodge năm 1963. Khi hay tin anh em TT Diệm chạy trốn ra khỏi Dinh Gia-Long, Conein bèn phun ra ngay câu ngạn-ngữ bằng tiếng mẹ đẻ [Pháp] “trứng đã đập vỡ ra rồi…không còn cách nào hơn là phải làm món chả chiên” Theo tác giả William Rust cho biết sáng 1/11/1963, qua Trưởng nhiệm sở CIA David Smith, Trung tá Conein nhận được lệnh của Harriman qua Lodge từ Washington phải tìm bắt cho kỳ được Diệm Nhu. Khi được các Tướng đảo chánh báo cáo sáng 2/11/1963 TT Diệm có điện thoại xin đầu hàng và chịu lưu vong với Nhu. Chính Ðại sứ Lodge (vì Hai Cụ ra khỏi Dinh Gia Long) ra lệnh David Smith cho họ biết không có máy bay trước 24 giờ đồng hồ nhưng sự thật chiếc DC-6 vẩn còn nằm chình-ình tại sân bay Tân Sơn nhứt. Khi hay tin động trời nầy, TT Kennedy hơ-hải chạy như bay tới máy gọi khẩn cấp Tướng Taylor, ra lệnh phải báo cáo lập tức các sự việc cho rõ-ràng, “Tại sao các anh làm vậy?” Đại-Sứ Lodge lúng-túng chuyển giao banh cho Conein; Thoạt đầu báo cáo Hai ông tự tử và nhiều nguồn tin trái ngược khó tin là quân đảo chánh làm ẩu TT Kennedy và Bộ-Trưởng Tư-Pháp Robert Kennedy không thể để yên cho bất cứ viên chức nào dám làm những điều sĩ nhục đến Quốc-thể Hoa-kỳ. Nên nhớ rằng, đương kim TT Kennedy đã tuyên bố trước Thế-giới “TT Diệm là Winston Churchill ở Á-Châu” và vị TT tiền nhiệm Eisenhower cũng đã ca ngợi TT Diệm là con người “Mầu nhiệm”. Hai anh em Kennedy phải làm cho ra lẽ, vì đây là một vết dơ muôn đời trong chính sách ngoại giao của Hoa-kỳ tại Á-Châu, đã làm cho thế-giới ngỡ-ngàng, sửng-sốt “Có phải vì thế mà hai anh em Kennedy cũng phải bị thảm hại” [nên xem 2 Volumes “The New Legion” sẽ rỏ hơn]
Mãi đến năm 2005, trong tác phẩm “The Secret History of CIA” do tác giả Joseph J. Trento, có ghi lại cuộc phỏng vấn với viên chức cao-cấp CIA, William R. Corson, ông nầy tiết lộ chính đích thân William Averell Harriman ra lệnh giết hai anh em Diệm-Nhu. Hai ký giả Anh-Quốc Michael Charlton và Anthony Moncrieff cho rằng TT Kennedy chịu trách nhiệm về vụ giết TT Diệm vì không hề ra chỉ thị rỏ ràng để bảo toàn sinh mạng của TT Diệm, thì cũng như các Tướng lãnh đổ tội cho nhau như Đôn đổ lỗi cho Minh, Minh đổ lỗi cho Khiêm…tất cả đều đổ lỗi cho viên đạn tàn phá thân xác mà không biết ai đã bóp cò? Giờ đây thì chúng ta đã biết rỏ ai bóp cò súng rồi? Và bỏ tiền thuê mướn báo chí ngoài nước đổ cả tội lổi cho TT Kennedy và Johnson
“Bài nầy chỉ nhé cạnh một ít soi rọi về vùng tối tâm của lịch sử, nhưng phải đến 2023 (ngày kỹ niệm 50 năm chiến tranh VN (1973-2023) thì các sử gia sẽ làm sáng tỏ với những chứng cớ tài liệu mà CIA sẽ thố lộ như cuốn DVD sự thật HCM, lúc đó người dân Việt sẽ hiểu được cụ Hồ được thán phục không phải vì sự thắng-lợi mà vì sự phản-bội của sách lược Mỹ (Hội Ðồng Kỹ Nghệ Chiến Tranh WIB)” Lúc nầy thế hệ có dính liếu đến cuộc chiến đều nằm sâu dưới đất không thể trồi lên mà ồn ào nửa!

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
02-18-2014, 01:47 AM
Khoảng 5.330.000 kết quả (0,52 giây) Có phải bạn muốn tìm: bai tuyen sinh truong tren cac dien dan linh

Kết quả Tìm kiếm - Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính - Page 6hoiquanphidung.com › ... › Trang Thời Sự Vinhtruong ‎Bản lưu07-10-2013 - 6 bài đăng - ‎2 tác giả

Bài tuyển trên diễn đàn Thiên Thần Mũ Đỏ Chiến Thuật “Cạ-Càng Lướt trên cây” Theo ... Trương Văn Vinh-Chiến lược toàn cầu Eurasia

vinhtruong
03-08-2014, 09:57 PM
[Siêu Chiến Lược EURASIA 1920-2020 -1
www.truclamyentu.info/...online/tvbd_tvvinh_sieu-chien-luoc-eurasia...

Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... ]
-nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan
Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế - Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen
Tác giả Trương-văn-Vinh | Siêu Chiến Lược EURASIA 1920-2020


10 năm trong lộ đồ trù dập TQ (2010-2020): Đây là một đề tài khá thú vị nhưng cũng rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu 100 năm [1920-2020] của siêu sách lược Eurasia như thế nào, dĩ nhiên bài nầy sẽ truy cứu trở lại 90 năm về trước làm chứng liệu hậu quả cho 10 năm sau cùng. Người viết chấp nhận những ai muốn tra cứu hãy PM cho người viết trong ngôn từ lịch sự dù rằng quan điểm nhận thức chính trị có khác biệt theo trình độ: Dưới đây là kể lại những đoạn đường dài trải qua 90 năm để đối chứng hiện tại và tương lai ... kế sách đoạn đường đã đi qua để cho các vị nghiên cứu sẽ thấy rõ đoạn kết như thế nào, và tại sao Hoa Kỳ muốn nâng đỡ Ấn Độ vào ngôi vị thứ-2 thế Trung Quốc kết thúc Eurasia-1 để sang Eurasia-2 khởi đầu 2020?

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng úp mở lập lại những gì kiến trúc sư George F Kennan, người lý thuyết gia phụ tá cho W A Harriman, thiết kế lộ trình dẹp bỏ chủ nghĩa CS bắt đầu từ Soviet Union và kế tiếp là Trung Quốc. Như người Á đông ta khi muốn ăn những múi thơm ngon trong trái Sầu Riêng việc khó nhứt là tét vỏ {Soviet Union] Vị thế Liên Xô là nỗ lực chính trên trục đường tiến sát của xung kích Mỹ. Sự sụp đổ Soviet Union bị bắt nguồn từ Mỹ chơi trò tiên-lễ “on the strong-man side” biến Liên Xô thay vào vị trí của Mỹ là viện trợ cho các nước cò con CS để lần hồi đi đến chỗ ngã quỵ vì kinh tế lôi theo những biến cố thay đổi chính trị bằng TBT Mikhai-Gorbachov 56 tuổi chấm dứt trên 70 năm lá cờ CS búa liềm phải bỏ xuống để cho là cờ tượng trưng cho người dân Nga phất phới trên điện Kremlin. Chấm dứt cuộc chiến tranh theo đúng diễn-tiến lộ đồ của George Kennan vào mùa Noel 1991..Khởi đầu bằng phá vỡ bức tường Bá-Linh 1989, người thủ lãnh thế hệ-2 Skull and Bones vẫn yên lặng ẩn mình trong vị trí Phó TT George H W Bush để mưu cầu cho giai đoạn lật đổ Trung Quốc bằng sách lược của lý thuyết gia George F Kennan “Phải xây dựng một minh ước quân sự NATO” và hiện tại, tại Á Châu, Mỹ đang lập lại những gì George Kennan khuyên bảo, thế nên chúng ta thấy thêm Ấn Độ một nước ngang ngữa với TQ đứng hạng nhì đông dân số. “If the Soviet Union were not allowed to expand …it would soon to collapse. Mùa Noel 1991, Liên Sô chính thức tuyên bố chấm dứt chế độ CS hơn 70 năm: Liền tức thời các nước Cộng Hoà cực miền đông nam Liên Sô tách rời tự nguyện xin gia nhập LHQ có Estonia, Lithuania vào LHQ, ngày 17/91991.

Ngày 2/3/1992 thêm Armenia, Kazakhstan, Republic of Modova, Turmenistan, Uzbekistan Ngày 31/7/1992 thêm Georgia (nước nầy và Mông Cổ là 2 nước được Mỹ cưng yêu nhứt, khi Nga chiếm Georgia, Bà Rice chính thức tuyên bố đuổi quân Nga phải về xứ ngay tức khắc, còn Mông Cổ, TT Bush-Con và Phó TT Biden khi qua TQ buộc phải qua Mông-Cổ để dằn mặt sự an nguy của TQ!
Rồi đây Việt Nam sẽ dễ dàng tự nguyện nhờ LHQ can thiệp để hợp thức hoá nên dân chủ của Việt Nam với một lá cờ mới thay vào cờ đỏ sao vàng bằng cuộc thật sự tự do bầu phiếu. Thế nên Kissinger mới lập lại và đoan chắc Trung Quốc đang lo sợ về việc bị Hoa Kỳ bao vây như Liên Sô trước đây, trong cuộc chiến tranh lạnh do chiến lược gia W A Harriman nhàu-nặn ra, và Kissinger kêu gọi hai nước phát triển một mối quan hệ hợp tác thay vì đối đầu với nhau, đó chẳng qua Kissinger biết trước đây là thế siêu chiến lược Eurasia và lần lần từng bước TQ phải tuân thủ những gì mà Hoa Kỳ qua Harriman đã ước tính như là một Gia Cát Lượng hoàn vũ. Nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng về những hoạt động ngoại giao “đi đêm” thời Chiến tranh Lạnh đã kêu gọi như thế hôm thứ 3 vừa qua trong lúc một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Washington đang lợi dụng vụ tranh chấp Biển Đông để lôi kéo các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và các quốc gia Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh.
Cũng trong ngày thứ ba, một bài viết cổ võ cho việc gây chiến với Việt Nam và Philippines đăng trên một tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo ra điều mà các nhà quan sát cho là “một động lượng xấu xí” (ugly momentum) ở Biển Đông. Dưới đây người viết trình bày vài chi tiết mà Hoa Kỳ đang kỳ vọng về Á Châu sau đây: Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc nhận định rằng Hoa Kỳ đang lợi dụng vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông. Nhưng theo như người viết thì khác hẳn, đây là những biến cố do Mỹ áp đặt theo lộ-đồ Eagle Pull 1975 và Roll-back 2010 do Bộ Ngoại giao và Quốc phòng cùng xác định một mục tiêu Hoa Kỳ phải trở lại Á Châu, TBD đúng vào mốc thời gian (decent interval). Và TQ đang buộc tạo ra căng thẳng càng tăng thêm sự lo ngại của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đối với sự phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc để lôi kéo các nước này vào một trận tuyến chống Bắc Kinh. Dĩ nhiên vì thời thế buộc phải sinh nở ra một Liên Minh Quân Sự mới như trong thiết kế của George Kennan. Những nhận định đó đã được đưa ra mặc dù giới hữu trách ở Washington nhiều lần tỏ ý hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và hy vọng rằng một nước Trung Quốc thịnh vượng và hùng cường hơn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như sức nóng tăng dần của bầu khí quyển, bệnh hoạn khác thường sinh ra do vận tốc bộc phát triển của con người, thiên tai, nhu cầu tài nguyên bị cạn dần, nhân mãn đói khát phải giải quyết … Hoa Kỳ muốn TQ phải dùng khoa học kỹ thuật cùng giúp đỡ môi sinh cho con người và ngừng ngay việc tạo ra sự thắm nước biển vào đồng bằng Sông Cửu Long có thể đe doạ môi trường sống của nhân loại…

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger thừa nhận rằng Trung Quốc đang lo ngại về việc bị Hoa Kỳ bao vây như Liên Sô trước đây. Ông phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo ở Washington hôm thứ ba vừa qua (27-09-2011). Theo như người viết sự lo ngại nầy là nhậy bén và có lý căn cứ theo dĩ vãng đã chứng minh
Ông nói" "Vấn đề khó khăn thật sự và thách thức thật sự là ứng phó với điều mà tôi cho là hai sự sợ hãi mâu thuẫn nhau. Trung Quốc lo sợ hay lo ngại về việc bị Hoa Kỳ bao vây. Họ e rằng chúng ta sẽ đối phó với họ như Liên Sô trước đây. Họ lo sợ như vậy vì từ trước tới nay lúc nào cơn ác mộng chiến lược của Trung Quốc cũng là các nước láng giềng của họ có thể đoàn kết lại với nhau để giành ưu thế. Và chính sách ngoại giao của Trung Quốc từ trước đến nay là tìm mọi cách để chia rẽ các nước láng giềng. Trong khi đó, mối quan tâm của Hoa Kỳ là làm thế nào để không xảy ra tình trạng một nước làm bá chủ toàn bộ châu Á, một tình trạng đã dẫn tới thế chiến thứ hai." Nhà ngoại giao Mỹ Kissinger nổi tiếng về những hoạt động ngoại giao “đi đêm” thời chiến tranh Lạnh cho rằng nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc có mối quan hệ đối địch, hai mối lo sợ đó sẽ đụng độ với nhau, mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho cả thế giới. Kissinger cũng bác bỏ nhận định cho rằng Trung Quốc là một nước đang lên, chưa chắc vì bị Mỹ kèm kẹp còn hơn Liên Sô ngày xưa; Mỹ chưa bao giờ dùng chiến tranh khí tượng với Trung Quốc, nhưng đã dùng với Liên Sô, Cuba và Việt Nam đến nỗi đồng bằng Sông Cửu Long Cá và trứng đều chết vào những năm đầu thống nhứt, Hom Mì và dây khoai Lang đều bị cháy khô, Cuba nước chuyên môn trồng Miá làm đường phải bị bỏ đất hoang, Liên Sô lúa Mì bị úng thối vì freezing bởi vũ khí khí tượng (Weather Weaponry quá bí mật không thể phát hiện).

Ông nói: "Hầu hết sách vở ở Mỹ đều mô tả Trung Quốc hiện nay như một nước đang lên. Không có người Trung Quốc nào nghĩ rằng Trung Quốc là một nước đang lên. Trong 18 của 20 thế kỷ qua, trong 18 thế kỷ đó, Trung Quốc là nước hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng rồi một sự bất thường đã xảy ra trong tâm thái và kinh nghiệm của Trung Quốc trong thế kỷ 19 và trong phần đầu của thế 20, khi Trung Quốc không bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành một nước tương đối yếu. Nhưng trong đầu óc của người Trung Quốc họ không nghĩ rằng họ đang trỗi dậy. Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đang lấy lại vị thế lịch sử của mình và họ đang trở về với vị trí của mình. Ông Miles Yu, giáo sư môn quân sử của Trường Võ bị Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng tuy giới hữu trách Bắc Kinh không ngớt trấn an thế giới về chủ trương phát triển trong hòa bình, nhưng những lời lẽ về sự quật khởi của Trung Quốc làm cho các lân bang của Trung Quốc cảm thấy lo ngại.
Ông cho biết: "Trung Quốc đang dốc sức để quật khởi. Nói một cách khác, giờ đây Trung Quốc tin rằng đã tới lúc Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ thế giới. Trung Quốc chưa bao giờ né tránh hay ngại ngùng khi nói như vậy. Quí vị đã nghe cụm từ 'thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc'. Và mọi người dân bình thường ở Trung Quốc đều nói một cách tự nhiên như vậy. Nhưng đối với người viết đứng ở bên ngoài, đặc biệt là những người của một nước láng giềng, tuyên bố này thật là đáng sợ vì không ai biết rõ ý nghĩa cụ thể của điều này" Nhưng đối với George H W Bush-Cha thì Trung Quốc buộc phải co rút để nắm giữ nội tình đồng thời ngoan ngoãn nghe theo Mỹ để không bị chia năm xẻ bẩy và triệt để tuân thủ những điều khoản COC do LHQ ấn định. Sự lo ngại này đã gia tăng trong mấy ngày qua, sau khi tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Trung Quốc cho đăng một bài viết hô hào cho việc tấn công Việt Nam và Philippines để đạt mục tiêu gọi là “dĩ chiến chỉ chiến”. Bài viết của tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh vì “trong số hơn 1000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào là của Trung Quốc; 4 phi trường ở quần đảo Trường Sa, không có cái nào là của Trung Quốc; một khi chiến tranh xảy ra mọi thứ sẽ bị thiêu rụi. Ai sẽ thiệt hại nhiều nhất khi các đại công ty dầu khí Tây phương rút đi?” Điều nầy Bush-Con đả biết trước, nên trước khi rời toà Bạch Ốc, Bush-Con đã chính thức mời 2 nguyên thủ Việt Nam và Phi Luật Tân với những lời vàng ngọc nhắn nhủ đừng sợ ma bắt.
Trong khi đó, một số các nhà nghiên cứu an ninh quốc tế đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một diễn đàn để ngăn chận điều mà họ cho là một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu trong bối cảnh Trung Quốc nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Phát biểu tại một cuộc hội thảo hôm 29 tháng 9 ở Hồng Kông về chính sách an ninh quốc tế vùng Nam và Đông Nam Á, tướng hồi hưu Klaus Olshausen của Đức nói rằng sự tăng cường sức mạnh quân sự của các nước trong khu vực đang gây ra nhiều nỗi bất an. Những biến cố nầy, người viết nhắc lại George H W Bush đang tái diển cái màn trước khi trù dập Liên Sô vào năm 1980 đến 1990 (đem so sánh nó từa tựa như 2010 đến 2020) mối căng thẳng quân sự với Liên Sô qua âm mưu ngầm với Iran, Afghanistan, và Iraq sóng ngầm sôi sục như hiện nay tại Biển Đông trước khi tình báo Mỹ làm sụp đổ Liên Sô tan từng mảnh năm 1991 tạo ra ngay tức khắc tám nước Cộng Hoà: như Caucasua và Transcaspia, sau đó tiếp nối Khanates, Circassian thuộc vùng núi … theo đúng diễn tiến lộ đồ Eurasia 1920-2020. Người ta cho rằng Chúa đang nói với Bush-Cha: “Con đã tạo dựng Neoimperialists like Paul Wolfowitz and Richard Perle. Thế là vùng dầu mỏ nầy do Mỹ kiểm soát gồm Caucasian và Transcaspian bởi sự mời mọc Tối Huệ Quốc [The US Freedom Support Act] làm cho mực sống người dân của 8 nước Cộng Hoà sung túc hơn người dân tại Moscov. “Trung Quốc nên nhìn lại dĩ vãng để không bị lầm lỡ trong tương lai ”Olshausen nói tiếp: "Nếu chúng ta nhìn vào tỉ lệ của chi tiêu quân sự đối với tổng sản lượng quốc nội của mỗi nước ở Á châu, chúng ta không thể nói rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra. Tỉ lệ chi tiêu quốc phòng của tất cả hoặc đại đa số các nước Á châu trong năm 2010 đều tương đương hoặc thấp hơn tỉ lệ của những năm 2000 và 2001. Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là những hành động nhằm nâng cao khả năng quân sự trong những năm gần đây đã khiến cho các nước trong khu vực, Hoa Kỳ và các nước khác cảm thấy khó hiểu, lo lắng và bất an".

Ông Trương Bạc Hối, giáo sư chính trị học của Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, tán thành những nỗ lực để giảm thiểu mối rủi ro xung đột quân sự. Nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc có trách nhiệm đi tiên phong trong nỗ lực này.

Ông cho biết: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc rốt cuộc sẽ làm cho nhiều nước trong khu vực phải tính toán tới trường hợp xấu nhất. Bởi vì không một nước nào có thể hoàn toàn tin tưởng vào những tuyên bố của một nước khác về những ý đồ trong lãnh vực quân sự của họ. Vì vậy, tôi cho rằng cách giải quyết rốt ráo là Trung Quốc phải tự mình thực hiện sự khắc chế về chiến lược, phải hạn chế việc phát triển khả năng tấn công những mục tiêu ở xa. "Các chuyên gia quốc phòng cho biết trong 10 năm qua Trung Quốc đã chi tiêu hơn 150 tỉ đô la cho các trang thiết bị quân sự và chi tiêu quốc phòng của họ đã gia tăng với tốc độ hai con số mỗi năm. Các nước khác ở Á châu như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Australia, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã dành ra những ngân khoản lớn để trang bị tàu ngầm và các loại vũ khí khác. Biến cố do Mỹ nhàu nặn ra cũng không khác gì việc làm ăn chính trị phải có cho sự lặp lại như hồi 1980-1990 và hiện tại 2010-2020. Vì lịch sử là sự tái diễn không ngừng.
Trước khi đi vào nội dung, hãy kiên nhẫn NÊN TÌM HIỄU TIỂU-SỮ NHÂN VẬT W-A-HARRIMAN (1891-1986) Đại đế giấu mặt của Triều đại thứ-1 Skull and Bones. Sở dĩ Harriman dùng danh từ Đảng Sọ Xương người là vì đường lối và sách lược: “Không bao giờ có người bạn lâu đời, cũng như không bao giờ có kẻ thù truyền kiếp, vì quyền lợi “America first”, quyền lợi, chỉ quyền lợi mới xác định thế liên minh, thế nên đi với Bụt mặc áo Cà sa, vì ở đây phải đi với Ma nên mặc áo giây, xin thông cảm nick name “Skull and Bones! Gentlemen …!

- Về cuốn sách “Aid to Russia”: Harriman vừa tốt nghiệp Yale với 27 tuổi đời đã trở nên một nhà triệu phú nhờ tài sản kết-xù của người cha để lại và là một thiên tài xuất chúng, một chiến lược gia có tầm cỡ hoàn vũ không như Gia Cát Lượng chỉ hạn hẹp trong đất nước Trung Hoa. Lợi dụng trong thời buổi chiến tranh 1917, Harriman báo động chính quyền phải phát triển hạm đội thương thuyền trong thế mạnh mục đích giao thương với Âu Châu mà nước Đức là mục tiêu chính. Ông dám đi thẳng vào cuộc chiến tư tưởng hệ với Karl Marx (1818-1883) và Lenin (1870-1924) Nhưng đối với Harriman thì biến đổi giai cấp “công-nông” thành giai cấp “sản-xuất” [human resources] làm ra của cải cho xã hội. Năm 1917 dựa vào thời kỳ chiến tranh, thiên-tài 27 tuổi nầy áp lực chính quyền phải ký hợp đồng thành lập Hạm đội thương thuyền lớn nhứt thế giới, đồng thời thuyết phục chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ cách mạng Liên Xô qua Aleksandr Kerensky số tiền cho vay là $325 triệu để sản xuất chiến cụ tự vệ, nhưng nguyên vật liệu phải được xuất cảng từ Mỹ. Làm sao cách mạng LX tránh được ‘cái-bẫy’ đầy hấp dẫn như vũ khí tự vệ kinh qua quá trình bị đế-quốc xâm lược: Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, và Ðức quốc Xã {Ðây cũng là chước: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, nhưng đối với tầm nhìn bao quát của Harriman là nắm ngay nhân-lực [giai cấp sản xuất vũ-khí] khi Cách mạng Nga mới vừa chớm nở).

Năm 1920, sự làm ăn của Harriman nhắm vào mục tiêu trung tâm Liên Xô vùng Trung-Á, vì nơi đây có mỏ Manganese và dầu hỏa. Là một chiến lược gia tự tin, dám dấn thân vào làm ăn với Cộng Sản, Vladimir Lenin đang nắm quyền, lên án bọn tư bản gây ra nhiều tội ác bóc lột công nhân. Nhưng Harriman nhận thức rõ ràng bọn Bolsevik vẫn cần dollar và kỹ thuật Tây Âu để sống còn. Ðặt văn phòng tại Bá-linh, Harriman dám cùng chung với công ty Ðức và chính quyền LX tạo nên Công-ty Hỗn-hợp phục vụ ngắn hạn để chuyển vận các nguyên liệu thô xuất khẩu từ Mỹ. Ði xa hơn nữa, Harriman thương lượng trực tiếp với Lenin và Trotsky đã đem lại kết quả đáng kể. Năm 1924, một số mỏ kim-loại làm vũ khí lớn nhứt thế giới lại nằm tại Tiffis, Georgia mà Liên Xô không cán đáng nổi. Chụp ngay cơ hội, Harriman bèn chơi môn sở trường tình báo.

Ngày 12/6/1924 Harriman cho mượn tính dụng $1 triệu dollar đặt cọc và điều động J.Speed Elliot, Phó giám đốc Công-ty Harriman and Company qua Moscow ký thẳng với viên chức điện Kremlin nhóm Bolshevik do trùm mật vụ Felix Dzerzhinsky đồng ký [vì thế chiến lược toàn cầu, tình-báo quân-đội Mỹ OSS được lệnh kết thân với KGB] Georgia sẽ là núm ruột xa ngàn đạm của War Industries Board. Thế là “Kế hoạch Eurasia” đã lồng vào ống kính của Harriman về những nước Cộng hòa phía cực Ðông nam của LX sẽ rơi vào tay của Mỹ sau nầy với vô vàn tài nguyên nằm sâu dưới lớp tuyết mà LX chưa đủ kỹ thuật để khai thác.

Năm 1941 Harriman giúp đỡ Hitler qua công ty hỗn hợp Hamburg-Amerika, tờ báo New-york Herald Tribune đăng trang 1 “Hitler’s angel has $3 million in US bank”. Tại sao Harriman chơi với kẻ thù!? Chủ trương bá-đạo của Harriman là không có người bạn lâu đời cũng như kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi trên hết, quyền lợi xác định thế liên minh! Chơi với ma-quỷ thì phải lấy cái đảng hội “Skull and Bones” làm vũ khí, Vì đi với Bụt thì mặc áo Cà-sa, nhưng ở đây đi với Ma thì mặc áo giấy! Gentlemen thông cảm!

-Sách “Peace with Russia” của Harriman, 1959: Chủ nợ thường thường nói gì con nợ nghe nấy. Nhưng làm sao khuyến dụ LX nhảy vào trò chơi chiến tranh “Mặt Trận Giải Phóng” [National Liberation Front] để chống lại với “Kế hoạch Chống Nổi Dậy” [Counter Insurgency Plan] Thế giới làm sao quên được là năm 1957, Liên bang Xô viết từng đề nghị 2 chính phủ đương đại của VN cùng được gia nhập LHQ, không kể là Trung Quốc cũng thích sự hiện hữu của 2 nước VN. Thật đã rõ là ngoài 2 phe VN, các thành phần tham gia hội nghị Genève-1954 đều thiên về cách giảm thiểu nguy cơ đụng độ toàn cầu; Sau khi chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Cụ Hồ không muốn gây thêm chiến tranh cho người dân lầm than, vì quá nhiều khó khăn tàn phá, cầu cống sụp đổ tan hoang, hạn hán, bão lụt mất mùa, thêm vào cách mạng ruộng đất bị thất bại làm nhân dân Nghệ-An nổi dậy chống đối. Trong bối cảnh nầy, Cụ Hồ quyết định qua bút tích “Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh” có nghĩa là không đụng đến miền nam, với mong mỏi Miền Nam sẽ phồn vinh chỉ có đứng sau Nhựt và sẽ “hiệp thương sau đó, Cụ Hồ ra lệnh rút 100.000 quân về Bắc, thế nên Miền Nam được hưởng một sự thanh bình tuyệt đối từ 1954 đến 1959, (Stanley Karnow “VN Viking, New York, 1983, page 225).

Harriman vô cùng bấn loạn với số vũ khí thặng dư còn quá nhiều, dù chiến tranh Triều Tiên và Lính Pháp đã xử dụng trong 8 năm nhưng vẫn còn tồn kho, theo sự thiết kế của nhóm tham mưu dân sự George Kennan, phải xử dụng cho đến cuối 1968 [Tết Mậu-Thân] mới hết, cho nên khi phía CSBV dùng AK.47 nhưng VNCH vẫn dùng Garant M.1 bắn từng viên một. Vì Harriman đã có ý đồ trong thời gian thế chiến-2, [trong kế hoạch Aid to Russia 1941-1946 Plan] đang là đại sứ Mỹ tại Liên Xô (1943-46), Harriman cũng thúc dục công nhân LX sản xuất vũ khí cứ tha hồ mà cho ra hàng loạt như T-34, -54 chẳng hạn sẽ có chổ tiêu thụ sau nầy. Ðó cũng là ỷ vào vị thế chủ nợ nên buộc LX phải tham dự trò chơi chiến tranh CIP và NLF với điều kiện dễ-dãi là không cần quân LX tham chiến như tại Triều tiên cũng như VN mà chỉ có lợi ích duy nhứt là công nhân LX có việc làm ăn như sản xuất vũ khí trong khi dư thừa nhân lực cần có công ăn việc làm sau thế chiến. Harriman đả tước quyền làm chủ của Chủ hãng xưởng tại LX, nói về business Costumer mới là người nuôi công nhân, người chủ làm gì có tiền để trả!?!?

Nói theo lời mộc-mạc của dân Miền-Nam, thế thì ông William Averell Harriman là ai mà “thấy ghê” vậy? Là người của giai-cấp thống lãnh nước Mỹ, người đặt đẻ ra chính sách, đường lối chủ trương sách-lược của Mỹ, mà ông là tiêu-biểu (Tôi xin lập lại một lần nữa, trong tác phẩm nầy, một đoạn của bình luận gia danh tiếng Gore-Vidal…”Tất cả mọi kế hoạch hay chương trình được đưa ra, trên hình thức coi như là chính sách Quốc-Gia, nhưng trong thực tế là để phục vụ quyền lợi của giới Đại-Tư-Bản, American First”).

Harriman đã từng áp lực Tổng-Thống Truman phải triệu hồi và giải nhiệm Đại-Tướng Mac Arthur liền tức khắc; Dĩ nhiên, TT Truman phải ít nhiều do dự rồi cũng phải giải nhiệm một Tướng tài ba mà nhân dân Mỹ yêu thương cũng như các nước ở dọc Thái Bình Dương quý mến, khi thấy Arthur đại diện Hoa Kỳ cùng ký hiệp định Nhựt đầu hàng. Tại sao? Theo sách lược Eurasia, thế kỷ 20 bạo hành thế kỷ 21 hòa giải trên bàn mổ LHQ buộc tạo thành trật tự thế giới mà Harriman cho là New World, vì thế phải cách chức tướng Mc Arthur để đưa TQ vào LHQ, còn tại chiến trường VN phải cách chức tướng Westmoreland để thống nhứt VN cho quyền lợi Mỹ đúng 3 thập niên chiến tranh để tiêu dùng và thí nghiệm vũ khí, rồi mới cho phép VN độc lập thống nhứt, nhắc lại lời hứa độc nhứt của Hoa Kỳ khi không chịu ký chia đôi VN. Thế nên CIA phải tài trợ đảng Việt Tân, Vỏ Văn Ái tại Pháp, và nhiều thành phần trí thức đánh bóng ngày 30/4 là ngày Quốc khánh VN được thống nhứt qua chiến dịch HCM là người QUỐC-GIA đã giành lại độc lập từ tay ngoại bang. Permanent Government đã phải dùng một TNS tù binh bị Hà Nội hành hạ độc ác nhứt, đến nỗi Mc Cain đã 2 lần toan tự sát nhưng bất thành, để nói lên sự thật: (trích một đoạn trong sách “The New Legion” Vinh Trương) The Newsweek “Paris Match” on April 25, 2005 interviewed U.S. POW Senate John McCain, repeated Axiom-I, stance of U.S Permanent Government, was explained the Vietnam-War in universities 1960: “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était “un nationaliste” qui rechercherait l’unification du pays. En Irak, les elections ont prouvé que les Irakiens croient que leur government est légitime…” Once McCain came back at Hoa-Lo “Hilton Prison, he said “The bad guys won the war!”.

Harriman lý giải cho rằng cuộc đổ quân Mỹ trên bờ biển Inchon, Triều Tiên thành công là do Nhóm Tham-Mưu Dân-Sự George Kennan của ông thiết kế chớ không phải do tài của các tướng-tá, cũng như ông muốn Võ Nguyên Giáp trở nên nổi tiếng vì nhu cầu chiến lược cuộc chiến VN như một công cụ gián tiếp cho quyền lợi Mỹ, vì thế sau khi bi oanh tạc 11 ngày đêm Hà Nội tuyên bố đầu hàng Mỹ đâu có chịu vì theo lịch trình Hà Nội được chỉ định “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ dưới đất và trên không 1954 và 1972” chứ sự thật Giáp thiếu căn bản quân sự, điều dễ hiểu: chả lẽ tất cả sĩ quan BV đều là thiên tài hết? Trong khi không tốt nghiệp một trường ốc đại học quân sự nào?

Đứng trên phương diện quân-sự thuần túy, bỏ qua chính-lược, ngay đến những người lính Hải-Quân bình thường cũng không dám chọn Inchon làm bãi đổ quân; Vì nơi đây toàn là San-hô và đá ngầm, tàu đổ bộ chỉ có đi vào mà không đi ra vì San-hô và đá ngầm sẽ đánh, cắt thủng và chìm tàu; Với tư-tưởng và góc nhìn của con mắt Đại Tư-Bản, Harriman cần đổ quân an-toàn và lấy yếu tố bất ngờ mà địch quân không thể tưởng-tượng được để bảo vệ 100% cho sinh mạng các Binh-sĩ và nơi đây cũng là cái ‘thùng rác’ để hủy bỏ các tàu nầy, vì quân đội Mỹ sẽ phải trang bị trong tương-lai loại tàu tối tân hơn. Còn hành quân LS 719 phải tiêu hủy nhiều trực thăng với gần 800 khẩu phòng không cổ điển, cả hai đều phải hủy bỏ tại thùng rác lộ thiên nầy bắng tính dụng của Mỹ cho kế hoạch “Aid to Russia 1941-1946 Plan renewed” dĩ nhiên phải chấp nhận sự hy sinh nhiều đoàn viên phi hành Army Aviation cho cuộc chiến vì America First.

Cuộc đổ quân tại Inchon cũng không khác gì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy, chỉ khác ở chỗ là, Inchon bảo vệ sinh mạng con người Mỹ, còn Lam Sơn 719 tiêu diệt con người bản xứ được gọi là Cộng Sản/Quốc Gia.. Duy có một điều giống nhau là, Tư-Bản sản xuất ra các loại vũ-khí mới và hủy bỏ những chiến cụ lỗi thời tại nơi hành-quân và có sự cấu kết, đồng lõa của Liên-Xô cùng phế thải tại vùng núi-non hiểm-trở đó, những chiến cụ dư thừa, lỗi thời từ Thế chiến thứ 2. Trước khi từ giã chính trường, Harriman lại áp-lực Hành-Pháp cách chức Tướng Westmoreland và triệu hồi về Mỹ giống như Tướng Mac Arthur; Lý do đã công khai xác nhận trong một buổi họp ở Thượng-Viện. “Lực-lượng Đồng-Minh nên đánh qua Nam-Lào, để cắt đứt đường “Xa lộ Harriman” [mòn Hồ] phá tất cả ống dẫn dầu và hệ thống tồn trữ vũ-khí của CS” Cũng như Tướng háo thắng Mac Arthur, ngày 5/April/1951 gởi thơ cho Dân-Biểu Joseph Martin, lãnh-đạo dân tộc thiểu số; Xin được phong tỏa dọc bờ biển Trung-Quốc và tấn công những Căn-Cứ ở Mãn-Châu (Manchuria) có sự hiệp lực với Quân-Đội Trung-Hoa Quốc-Gia ở Đài-Loan; Vì trước đó Tướng Arthur có xin phép TT Truman để đánh Trung-Quốc dựa vào độc quyền Bom nguyên-tử, nhưng TT Truman bị sức ép của W A Harriman nên từ chối cho là quá nguy-hiểm, (Dĩ nhiên tướng Arthur làm sao hiểu nổi Harriman muốn đặt TQ vào ngồi chiếc ghế hội-viên LHQ, nên phải bỏ rơi THQG và VNCH, đem Hạm đội 7 vào gần Đài Loan là chận Mao làm ẩu chiếm Đ.L chớ không phải làm thịt Mao) Tướng Arthur lại qua mặt TT Truman bằng cách viết thư cho Toà Lập-Pháp với mong muốn Quốc-Hội sẽ chấp thuận. Kết cuộc, Tướng Mac Arthur bị giải nhiệm vì lý do mà TT Truman cho rằng: “không được quyền phát ngôn về chính sách Quốc-Gia” (Unauthorized Policy Statements) giấy chứng-từ giải nhiệm Tướng Arthur do đích thân Harriman soạn thảo văn thư để cho TT Truman ký khán.

Tưởng cũng nên biết qua tiểu-sử của W.A.Harriman: Ông sanh vào ngày 15/Nov/1891 tại New-York. Là một chính khách gây nhiều ảnh-hưởng lôi cuốn người khác theo mình, là một Cố-vấn lỗi-lạc, kiệt xuất trong ngành ngoại-giao và đặc biệt là thủ-phạm số ‘Một’ trong mưu đồ giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa Việt-Nam. Tốt nghiệp Đại-học Yale 1913, ông hưởng một gia tài kếch xù của người cha là E.H.Harriman, người có nhiều thế lực trong ngành Hỏa-Xa, năm 1916 cai quản thêm một xưởng đóng tàu. Từ năm 1917 đến năm 1925 là đầu nậu của một Công-ty thương thuyền, Harriman cai quản một đội thương thuyền lớn nhất Thế-giới. Ông mới thật sự là giai cấp Đại Tư-Bản, giai cấp thống lãnh nước Mỹ.

Năm 1930, Harriman bỏ cuộc hưởng giàu sang ra chính trường để dấn thân bảo vệ quyền lợi cho giới Đại Tư-bản? Hay ông là người Ái-quốc dấn thân để bảo vệ Tổ-Quốc khỏi rơi vào tay Chủ Nghĩa Cộng-Sản? Cả 2 trên đều đúng, bằng chứng, tới giờ nầy nước Mỹ vẫn là Đệ-Nhất Anh-hùng trong thiên hạ; Thoạt đầu, ông phục vụ trong ngành Hành-Pháp của Tổng-Thống Franklin Roosevelt với chức vụ rất khiêm nhường trong Bộ phục hồi Quốc-Gia (National Recovery Administration) Cố-vấn Hội-đồng thương mãi kiêm quản-lý sản-xuất, kiêm ngành vật-liệu thô (raw materials) Sau một thời gian học hỏi lấy đà, Harriman được Roosevelt chọn làm sứ-thần đặc-biệt, phối hợp trung gian hợp-đồng mua bán giữa Liên-Xô và Anh-Quốc (1941-1943) và năm 1943 ông muốn được bổ nhiệm làm Đại-Sứ tại Moscow cho sách lược chia đôi hai quốc-gia Đức, Triều Tiên và Việt Nam được trôi chảy theo đúng trục lộ trình do nhóm tham mưu của Harriman thiết kế.

Trong suốt thời gian làm Đại-Sứ 1943-1946, Harriman được người Nga kính mến vì đã đem rất nhiều phúc lợi cho họ, mục tiêu của Harriman là nhắm vào giai cấp sản xuất [công nông] của Liên Xô, tại sao chủ nghĩa Cộng sản đối xử con người như Bầy-Ong, Bầy Kiến? Harriman tin vào chế độ dân chủ, bởi vì dân chủ đã mở rộng để tiếp nhận tất cả năng lực của con người, hảy xây dựng thế giới thành nơi an toàn cho nền dân chủ! Ngược lại, Harriman cũng không muốn người Nga và Âu-Châu sẽ đổ máu vì chiến tranh cứ liên tục xảy ra trên Lục-địa văn minh nầy; cũng như theo ông đang xảy ra Đại chiến-2 và từ đó trong tâm ông đã nẩy ra tư-tưởng đổi vùng bạo-loạn hay nói trắng ra là “đổi màu da trên xác chết” được gọi là hoạ da vàng, mà mãi đến sau nầy (năm 1964) Giáo Sư Francois Xavier Winters mới cho rằng cuộc chiến Việt-Nam là một cuộc chiến thế mạng (surrogate) “một cuộc tế thần, lấy da Vàng thế vào chỗ da Trắng!” được thể hiện qua tình cảm với một nước [Nga] bị nhiều lần ngoại bang xâm chiếm (Pháp, Đức, Nguyên-Mông) Harriman là tác giả của hai Tác-phẩm: Peace with Russia (1959) và American and Russia in a Changing World (1971) Đọc xong 2 cuốn nầy, và phối kiểm với ROE (Rules Of Engagement) trong cuộc chiến VN, người ta có cảm tưởng Ông như một người ‘Nga-kiều’ yêu nước, nhưng thật sự không phải vậy mà ông muốn cải biến chế độ Cộng Sản thành Siêu Cộng Sản toàn vẹn như nước Mỹ sau nầy, và chỉ có Liên Xô trong ngôi vị số-2 cho mục tiêu giải trừ hoạ Da-Vàng đang là nguy cơ hăm doạ nhân loại; LX là nạn nhân bị dân Tàu lấn đất giành dân ở cực đông nam LX. Đến thời Tổng-Thống Harry S Truman, Ông phục vụ với chức vụ Bộ-trưởng Thương-mại (1946-1948) Giám-đốc chương trình Marshall, tái thiết Âu-Châu (1948-1950) Người Đại diện của Hoa-kỳ trong Minh-Ước Bắc Đại Tây-Dương (NATO) và cũng là Ủy-viên nghiên cứu phòng thủ Tây-Âu (1951) Trong thời gian nầy, Harriman xử dụng William E Colby một nhân viên tầm thường của Tòa Đại-Sứ Hoa-Kỳ ở Stockholm và Rome để điều hành thuê mướn những dịch-vụ loại trừ phe Tả cũng như Cộng-Sản trong những nước Tây-Âu bằng công-cụ vô cùng hữu-hiệu là Mafia, thế nên Harriman rất có kinh-nghiệm khống-chế bộ máy Hành-Pháp của các vị Tổng-Thống nước Mỹ sau nầy. Nếu ta nhìn cho kỹ thì quả thật nước Mỹ lãnh đạo bằng một Ðảng siêu Mafia Skull and Bones, (Đả lâu lắm rồi, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter (1882 – 1965) đã dám nói trước khi chết) “Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.” tất cả đều tốt nghiệp từ lò luyện thép duy nhứt: Ðại học Yale và Harvard chỉ là công cụ chuyên viên cho Yale như 4 đời giòng họ Bush và Harriman.
Năm 1950, Khi chiến tranh Triều-Tiên bắt đầu, sáng lòe trong tâm tưởng của ông, đã đến lúc ông phải thực thi những gì mà ông hằng đeo đuổi. Harriman tức tốc bay về gặp TT Truman, xin ở ngay tại văn phòng điều hành (Executive Office Building) bên cạnh TT Truman như là một người phụ-tá về những dịch-vụ An-Ninh Quốc-Gia. Ông đề nghị TT Truman cho ông tháp tùng với Trung-Tướng Matthew Ridway đến Tokyo gặp Tướng Mc.Arthur, mục đích chuyến đi nầy là căn dặn Tướng MacArthur đừng có gây hấn với Trung-Quốc cũng như xúi bẩy Đài-Loan ăn phần vào và Ông cũng bảo-đảm cho Mc Arthur đổ bộ vào Inchon mà không sợ bị Liên-Xô can thiệp vì Liên Xô là bầu-bạn gắn bó ngầm với Mỹ qua tiền viện trợ giúp-đỡ tính dụng của công ty Harriman Co. Aid to Russia 1941-1946 Plan.

Quả thật sự hoài nghi của Harriman thành sự thật, nên ông buộc lòng phải ép TT Truman giải nhiệm cả hai ông, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Louis.A.Johnson và Tướng McArthur; Harriman đề nghị vị Tướng tay chân của ông lên thay thế Bộ-Trưởng Quốc-Phòng là Tướng Bộ-Binh, George C. Marshall. Harriman thay mặt cả Truman soạn thảo công lệnh, Tướng-lãnh không được tuyên bố vung-vít về Sách-lược Quốc-Gia nữa, rút ra từ sự giải nhiệm Tướng Arthur; Trong năm nầy (1950) Ông tuyển chọn những tài hoa kiệt xuất của Hoa-Kỳ vào làm việc tại một Viện Nghiên-Cứu đặc biệt mà phần trên tôi có giải thích chưa rõ đó là Nhóm Tham-Mưu Dân-Sự của lý thuyết gia George Kennan, gồm nhiều học giả nghiên cứu khác nhau và đây là ‘những hoàn-ngọc ẩn của nước Mỹ được hoàn toàn dấu kín cho cơ mật quốc gia.

Một học giả sáng chói trong Nhóm nghiên cứu nầy cho biết: Chắc-chắn sẽ xảy ra cuộc chiến tranh nguyên-tử ở Âu-Châu, hậu quả sẽ tàn phá Bắc bán-cầu, bao gồm Âu-Châu, Mỹ, Canada. Học-giả nầy đề nghị nên đổi trục chiến tranh qua Á-Châu và cũng để giải tỏa sự thăng bằng nạn nhân mãn cho thế-giới “Họa Da Vàng,” Đó là nguyên nhân thãm trạng chiến tranh Việt Nam phải xảy thay vì theo trào lưu tiến hoá của phong trào giải trừ chế độ thực dân (decolonalism) mà hơn 60 nước trên thế giới đã tìm sự độc lập cho dân tộc mình trước 1960. Thế thì xuất phát tại nơi nào ở Châu-Á: Theo nhận thức của giáo-sư Sử-Điạ, George Kennan: Tất cả những loài động vật trên trái đất đều có khởi nguyên của nó, có đường Hưu-Nai chạy, loài Kiến biết trước trời giông bão, cũng có đường bầy Voi qua lại (La Piste des Elephants) cho đến hang động sau cùng gởi nắm xương tàn của chúng, vì chúng có linh-tính biết trước ngày chết. Còn loài người thì có con đường gây ra bạo hành do cơ trời “thiên-hạ đại loạn” Từ Đại-Đế La-Mã, đến Nã-Phá-Luân, đến Hốt Tất-Liệt (Khoubilai) cho đến Đức-Quốc-Xã, Quân phiệt Nhựt…cái trục ‘bạo-loạn’ đó vẫn là từ Âu sang Á, sang Nga, Ba-Tư, Đông-Âu, Nam-Âu, Ai-Cập, tràn qua Thổ-Nhĩ-Kỳ (turkey) Iraq, Iran, Ấn-Độ…phía Đông Tân-Cương, Tây-Tạng, Nội-Mông, Mãn-Châu, Cao-Ly, bao trùm cả Trung-quốc nhưng khi đến Việt-Nam thì bị khựng lại; như quân Nguyên-Mông đã 3 lần dừng bước tại Việt Nam vì thua trận phải chạy về Xứ. Kết quả, Harriman chọn Triều Tiên làm “diện” phát khởi còn Việt Nam làm “điểm” tận cùng ở Á-Châu, là cái trục dứt điểm chuyển hướng từ bên trời Tây hướng về trời Đông, lấy Đông-Dương làm nơi chạm tuyến sau cùng (Jet-stream front).

Giáo-sư Sử-địa, William A.Withington tại Đại-Học Kentucky thì cho rằng: qua Lịch-sử, người dân ở các nước Á-Châu, nhất là Vùng Đông Nam-Á không thích sự đô hộ của người da trắng, dù rằng chủ nghĩa thực dân không còn nữa, muốn lấy lòng họ nên để cho người cùng màu da hay may ra chế độ CS dầy xéo lên đất họ một thời gian lâu mau tùy trình độ dân trí giác ngộ. Theo như ý đồ của Harriman, nên dựa vào chiến thắng Điện-Biên-Phủ để tạo cho phe Cộng-Sản một uy tín rất cao đẹp, lần đầu tiên một Nhóm Du-kích Á-châu đã đánh bại một đạo quân của một cường quốc Âu-Châu, rồi trở thành mô hình gương mẫu cho các phong trào giải phóng dân tộc khác, gồm gần 60 Nước trên toàn thế giới, như ở Bắc-Phi, Nam-Dương, Phi-Luật-Tân, Mã-Lai, Phi-Châu, Trung Nam-Mỹ, và Trung-Đông..Phía Thế-Giới Tự-Do bị đẩy vào vị thế phòng thủ; Làm thế nào để phục hồi chính nghĩa, kéo họ về với Mỹ...? Sau một thời gian kinh qua thế sự, dù Hồ-Chí-Minh đã bị dụ-dỗ để trở thành Đồng-Minh của Mỹ cũng phải chờ thêm một thời gian trắc nghiệm coi cho được; Vì “Freedom is not for Free!” nên để Việt Nam phải trả một cái giá cho sự Tự do của Họ như tại đất nước Mỹ lịch sử đả chứng minh qua Concord. Dù rằng, theo tin từ tình báo Quân-Đội OSS, nhóm Hồ là một tổ-chức có kỷ-luật vững chắc, chấp nhận gian nguy chiến đấu chống Nhật và giúp Mỹ tìm cứu khi Phi-công bị nhảy dù xuống vùng của họ. Hành-Pháp Mỹ thời TT Truman bị Harriman ép buộc phải từ khước lời thỉnh cầu của Cụ Hồ, tháng 8 và 9 năm 1945 qua 8 bức thư xin Mỹ bảo đảm độc lập như Phi Luật Tân như bảo đảm Hiến pháp VN giống y chang như Mỹ, trong khi HCM đang kiểm soát Hà-Nội, và đặt hoàn toàn niềm tin tuyệt đối vào Mỹ.

Hồ-Chí-Minh cầu khẩn qua trung gian của văn phòng “Cơ-quan Chiến-lược” Hoa-kỳ, đã gởi yêu cầu lên TT Truman xin cho Việt-Nam được hưởng quy chế như Phi-Luật-Tân để được bảo hộ trong thời gian giành độc-lập; Từ tháng 10/1945 cho đến tháng 2/1946, Hồ đã viết cho TT Truman ít nhất 8 văn-thư, chính thức kêu gọi Hoa-kỳ và Liên-Hiệp-Quốc can thiệp để ngăn chận chính sách thuộc địa của Pháp cho thích hợp theo trào lưu hiện tại, nhưng … cứ cho rằng nghiệp quả thiên định cho dân Việt như sách lược “vòng Kim-Cô” của Harriman áp đặt lên trên dầu dân tộc VN 30 năm theo thiết kế của Kennan 1945-1975 rồi mới được độc lập thống nhứt (một chứng liệu đả có trong thiết kế nho nhỏ do anh ThienLe: tài liệu của US Defense Supply Center Philadelphia (DSCP) thì C-ration used trong chiến tranh Việt Nam là phần thặng dư còn lại trong Đệ Nhị Thế Chiến (WWII).

Tổng-Thống tiền nhiệm Franklin D. Roosevelt cũng được Harriam thuyết phục: “Hoa-Kỳ chủ-trương không để cho Pháp trở lại Đông-Dương và đề nghị đặt Việt-Nam dưới quyền quản-trị tạm thời của Liên-Hiệp-Quốc” Điều quan trọng ở đây là theo ý-đồ toan tính của Harriman, khi Liên-Xô và Trung-Quốc cùng nhau công nhận Hồ-Chí-Minh vào tháng 1/1950, thì cũng đúng vào lúc mà William Averell Harriman cảm thấy phải thật sự dấn thân nhảy vào chính-trường để bảo-đảm sự phồn vinh cho quyền lợi nước Mỹ [đây tôi muốn nói có phần nguồn dầu khí ở thềm lục địa VN qua sự phát hiện của Vệ-tinh tình báo spy satellite] Liền sau đó ông tuyển mộ những nhân tài học giả kiệt xuất để nghiên cứu giúp ông trong vấn đề chiến thắng ý-thức-hệ Cộng-Sản trong chiến tranh lạnh (Cold War) Harriman coi trọng Nhóm Học-Giả Dân-Sự nầy là bộ óc của nước Mỹ. Tôn chỉ, nên dùng một ‘đấu pháp’ tuy nhẹ nhàng với Liên-Xô nhưng phải chiến thắng đối thủ qua môn võ-thuật, dùng sức mạnh tối đa của địch để tạo thành sức mạnh của ta ‘trong cái thế bên kẻ mạnh’ (on strong-man side) mà chúng ta cần sẽ phải áp dụng tại Đông-Dương: Hãy tạm bỏ qua thuyết Domino cũa Eisenhower. Ðó là lý do sâu-xa mà Harriman không muốn Hoa-kỳ ký tên vào Hiệp định Genève-1954 chia 2 miền Nam và Bắc! Ranh mãnh trong vấn đề hiệp định Geneve nầy để vỗ ngực chỉ có Hoa Kỳ là muốn Việt Nam được thống nhứt cho thế chiến lược toàn cầu của Mỹ với thâm ý xô đẩy VN vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn cho mưu đồ quyền lợi của thế lực trong Hội Đồng Kỹ Nghệ quốc phòng. Nhưng rốt cuộc cũng vào quĩ đạo cũa Mỹ tuy được độc lập thống nhứt dưới cái dù của Mỹ, và phải trả một cái giá quá đắt ? Vì freedom is not for free.

William Averell Harriman (1891-1986) kiến trúc sư cuộc chiến VN
Trong những nhân vật sừng-sỏ trên đây, chỉ có W.A. Harriman là người có nhiều tham vọng, nhưng thật ra ông cũng là một thiên tài “giấu-mặt” làm nên lịch-sử Hoa-kỳ. Theo cá nhân tôi nghĩ đem so với Quân sư Gia-Cát-Lượng để đánh giá thì Harriman quả thật xứng đáng là một “Đại-đế giấu mặt” không những trong nước Mỹ mà cả thế giới; báo chí thời đó cũng như hai văn hào Walter Isaacson và Evan Thomas mô tả Harriman là người lãnh đạo trong Nhóm “Sáu người thông-thái” nắm vận mệnh thế giới. Riêng Harriman biết xử dụng đồng tiền của người Cha để lại và mở kinh doanh ngân hàng W.A.Harriman and Company rồi trở nên Tổng Giám-Đốc đội thương thuyền lớn nhất thời đó, năm (1917-1925) Sự thành công theo phóng đồ thẳng đứng của ông làm “thôi miên” giòng họ Bushes, trong đó có George Herbert Walker, là tiền bối bốn đời của TT Bush-Con, Tổng-thống thứ 43 của Hoa-kỳ và ông Prescott Bush là cha của George H.W. Bush, Tổng-thống thứ 41 của Hoa-kỳ. Thật cũng là điều lạ, ở trên đời nầy ít ai chịu thuần phục một kẻ nhỏ hơn mình 16 tuổi như so sánh Harriman với Walker, ấy thế mà cả hai ông Bushes nầy đã thích-thú học-hỏi, tự-nguyện làm thành viên trong thương nghiệp mà người Chủ là Harriman; Chẳng bao lâu từ một người đại-lý buôn bán vỏ xe khiêm-nhường, Ông nội Bush con là Prescott Bush đã trở nên nhà triệu phú, với số tiền chuyên ngân từ Fritz Thyssen (Đức).
Harriman, tuổi vừa tròn 27 và mới tốt nghiệp 4 năm Đại-Học Yale; Năm 1917, lợi dụng trong thời chiến áp-lực chính quyền phải ký hợp đồng vào sự nghiệp đóng tàu hàng-hải dù cha Ông nổi tiếng là ông Vua về sở hỏa-xa. Harriman đóng tàu thành công trong thời chiến, chẳng bao lâu Harriman trở nên ông Vua về đội thương thuyền hàng hải lớn nhất vào thời đó, được củng cố phát triển qua danh xưng United American Lines, ông đặt vào trọng tâm tham vọng lợi nhuận qua hợp đồng với nước Đức bằng đường hàng-hải Hamburg-American Trong khi hơn nửa thế kỷ, người ta đều nghe danh ngân hàng tín dụng thương mại Quốc-tế BCCI (Bank of Credit and Commerce International) do sư tổ dòng họ Bush, George Herbert Walker sáng lập truyền lại cho cả dòng họ Bush sau nầy.

Trong Đảng Công-Ty, đáng kể là nhánh Cộng-Hòa có dòng-tộc Rockerfeller và Stillman, nhưng tất cả không ai chịu dấn thân ra làm chính khách để bảo vệ quyền lợi Công-ty, mặc dù phần đông, bản chất của họ phát xuất từ Đảng Cộng-Hòa. Đứng trên góc cạnh nước Mỹ, Harriman là một thương gia giàu có, một chiến lược gia có tằm cở quốc tế, một chính trị gia có tầm nhìn sâu-sắc, một chính khách lỗi-lạc, một nhà ái-quốc hiếm có, một đảng viên Dân-chủ đúng nghĩa để lo cho quyền lợi của tất cả Tập đoàn Tư bản không phân biệt lớn nhỏ, chịu dấn thân xa rời sự hưởng thụ giàu sang, hy-sinh và tận-tụy cho sự hùng-mạnh của đất nước Hoa-Kỳ. Yêu nước là yêu Tư-bản Chủ-nghĩa, vì Hoa-kỳ là tiêu biểu.

Khi Cách Mạng Nga thành lập chính quyền (năm 1917) và thành phần Tư-sản bị đày ải cho đến chết tại vùng đông lạnh Tây-Bá-Lợi-Á (Siberia) Harriman nhìn xa hơn vào lá cờ ‘Búa-Liềm’ ông đã đặt nhiều quan tâm đến giai cấp Công-nhân là chính, ông không sợ những giáo điều của Lenin sẽ đi vào thực tế như tư tưởng Lenin: “Trước hết, chúng ta sẽ chiếm Đông-Âu, rồi nắm lấy khối quần chúng khổng lồ ở Á-Châu, sau đó bao vây Hoa-kỳ và thành lũy cuối cùng của Chủ-nghĩa Tư-bản. Chúng ta khỏi phải đánh đấm chi cả, Hoa-kỳ cũng sẽ phải rơi vào tay chúng ta như một trái cây đã chín rục. Vì thế đã là người Cộng-Sản phải đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù là giai cấp Tư-Sản” và ‘Chính sách cải tạo’ là kỹ thuật đánh lừa người Tù “luôn luôn làm cho chúng có ý hy-vọng được tự-do, chuyển trại thường xuyên để nuôi dưỡng hy-vọng giả tạo đó, cuối cùng chúng gặp nhau và chết ở Siberia còn ở Mỹ là Alaska.

Sau nầy Phạm Văn Đồng và toàn thể CBCS cũng nghĩ như vậy: “Đem 10.000 nhân viên quan chức miền nam có nợ máu với nhân dân ra đày ải ở vùng sơn cước thâm u nầy cho chúng chết lần chết mòn tại Siberia/VN, bằng cách cho chúng ăn thật ít bắt chúng làm thật nhiều”; duy chỉ có Mafia-Lê Đức Thọ thì biết chắc chúng sẽ nối tiếp theo sau diện ODP.
Harriman không căm ghét người Nga mà trái lại Ông rất có cảm tình với người Nga qua nỗi lòng của Ông, lồng vào hai tác phẩm “Peace with Russia” 1959 (hòa bình với Liên-Xô) và “America and Russia in a Changing World” 1971 (Hoa-Kỳ và Liên-Xô cùng thay đổi cục diện thế-giới) Một tư-tưởng vĩ-đại đang nảy sinh trong khối óc của ông, người Công-nhân và Nông dân là nguồn nhân lực “sản xuất”, xứng đáng được hưởng những của cải do họ làm ra, nổi bật hơn, là tại sao không để cho họ chia phần làm chủ (Profit Sharing) ông vẽ ra một thế-giới phồn thịnh do người công-nhân sản xuất ra của-cải và chỉ có vài người bỏ vốn đầu tư thì chính họ mới là người lãnh-đạo, vì trên thực-tế “người nào chi tiền người đó chỉ-huy” (như trong chiến-tranh Việt-Nam, có lần Tướng O’Daniel nói toạc ra ‘ai chi tiền người đó chỉ-huy) Sự bỏ vốn đầu tư ở Liên-Xô không ngoài mục đích trên và sau nầy là Trung-Quốc; Đây là hình thức cũng như chân lý thực tế nắm chắc giai cấp thợ thuyền một cách tinh-vi với giá rẻ mạt, nhưng căn cứ trên sự hài lòng tự nguyện, thay vì đối xử với Họ như bầy Ong bầy Kiến, Harriman mảnh liệt tin tưởng phải xây dựng thế giới thành nơi an-toàn cho nền dân chủ, bởi vì chế độ Dân chủ sẽ mở rộng để tiếp nhận tất cả năng lực của con người.

Thật vậy, khi cướp được chính quyền vào năm 1917, hăng say trong chiến thắng, Lenine thường chủ quan với đề tài: Cộng-sản, Tư-bản, ai thắng ai?” Và càng đi xa hơn bằng cách tuyên bố: “Tụi Tư bản, nó vừa ngu và vừa tham. Tham và ngu đến nỗi, nó biết người ta mua dây thòng lọng để treo cổ chúng nó, thế mà chúng nó vẫn sản xuất và bán cho người ta” Từ đó đến nay đã gần 100 năm, và nếu chúng ta lấy mốc điểm thời gian 160 năm khi Karl Marx (1818-1883) viết tuyên ngôn thư Ðảng Cộng sản, suy ngẫm những biến cố lịch sử đã xảy ra: Chúng ta thấy nó hoàn toàn trái ngược lời tiên tri của Marx và Lenine. Marx tiên tri là Tư bản dãy chết, cách mạng tất yếu sẽ xảy ra tại những nước Tư bản, Lenine tiên đoán Cộng sản sẽ treo cổ Tư-bản; Nhưng Tư bản không dãy chết, không bị Cộng sản treo cổ, mà ngược lại, câu nói của Marx trở thành: Cộng sản dãy chết. Cách mạng tất yếu sẽ xẩy ra tại các nước Cộng sản “Và câu nói của Lenine cũng trở thành: “Tụi Cộng sản nó vừa ngu và vừa tham. Tham và ngu đến nỗi, nó biết người ta bán Coca Cola, Mac Donald, quần Jeans, hàng hóa cho nó, để dụ nó vào sập-bẫy, để bóp cổ nó chết, nhưng nó vẩn cứ mua!” W.A Harriman quả thật là một chiến-lược gia thiên tài, nếu chúng ta nghiên cứu chiến lược “Eurasian” của Skull and Bones đánh sập các nước Liên Xô và Ðông âu, thì chúng ta thấy họ đến với các nước nầy đầu tiên bằng những bang giao kinh tế, thương mại, đến với Coca Cola, Mac Donald, sau đó từ từ biến kinh tế quốc doanh thành kinh tế tư doanh, với tuyệt chiêu là “tối-huệ-quốc” làm cho xã hội dân sự các nước nầy mỗi ngày một trở nên mạnh; dỉ nhiên Ðảng và nhà nước CS mỗi ngày một yếu đi, đến lúc không thể cưỡng lại được, thì chế độ sụp đổ. Lẽ tất nhiên sự sụp đổ của Liên Xô và Ðông âu còn nhiều lý do qua sự nối-tiếp điều hành kiệt xuất của giòng họ Bush: Chiến tranh Tình-báo Phản-gián là một cú đấm sau cùng của loài Ma Ðầu-lâu Skull and Bones, vì đi với Ma phải mặc “Áo-Giấy” là vậy, cho nên Harriman không ngại ngùng khi sáng lập ra Ðảng Ðầu-lâu Xương-người. [Skull and Bones]

Ngày hôm nay, Hoa kỳ cố gắng đưa-đẩy Việt Nam vào Tổ chức Thương Mại Quốc-tế (WTO) theo lộ-đồ, giúp VN trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ, rồi có Vệ-tinh riêng để bảo vệ lãnh thổ (Hoa-kỳ đã hủy diệt những thám thính cơ bí-mật với âm mưu tìm kiếm hơi đốt cũng như dầu hỏa trên thềm lục địa VN, [kẻ lén lúc dọ thám tìm mỏ, nhưng có người âm thầm triệt hạ cho biết tay mảnh vun rớt trên đảo Phú Quốc] Kẻ bành trướng không chịu hiểu: “Cái ổ con Ó-Mẹ làm ra không thể Le-Le hay Vịt trời-Con nở ra nơi đó!”) Tình báo Hoa-kỳ theo lộ trình sơ khởi về phát họa những chiến thuật ngắn hạn, nằm trong một chiến lược dài hạn, đó là thay thế mô hình tổ chức xã hội độc đoán, độc tài CS, bằng mô-hình tổ chức xã hội Dân chủ, Tự do và kinh tế thị trường. Hoa kỳ tiên đoán theo lộ-đồ:
Chế độ Cộng sản chỉ sụp đổ dưới Ba sức ép:
- (1) Nhất là giới trí thức, sĩ phu, sinh viên, học sinh sẽ phải can đãm đứng lên đấu tranh càng ngày càng đông hơn, đấu tranh cho quyền sống và quyền làm người
- (2) Sức ép đến từ quốc-tế, đến từ hành động của Cộng đồng người Việt hải ngoại
- (3) Sức ép đến từ sự rạn nứt, (đây là tuyệt chiêu của CIA) chia rẻ trong Ðảng Cộng sản qua tố cáo chỉ mặt các quan chức tham nhũng.

Dưới thời Cách-Mạng Nga thành lập chính quyền năm 1917 bởi Aleksandr Kerensky, đảng Công-ty nầy cho mượn ngay tín-dụng số tiền là 325 triệu dollars để mua các vật liệu làm chiến-cụ, dĩ nhiên vật liệu nầy phải từ Hoa-Kỳ chuyển qua Liên-Xô. Mặt khác Harriman với con mắt nhìn xa thấy rộng, đang dòm ngó nguồn tài nguyên ‘dầu khí’ và mỏ ‘manganese’ để luyện thành hợp kim ‘alloy’ làm vũ-khí, nhất là các túi dầu chạy dài dọc theo các nước Cộng-Hòa Trung-Á đang nằm sâu dưới lớp Tuyết dày đặc mà chỉ có Hoa-kỳ mới có đủ khoa-học và kỷ-thuật để khai thác. Một tư-tưởng kinh-dị về “Eurasian Great Game” đang thoáng in sâu trong óc của Harriman từ dạo đó (1920) Đây là một kế hoạch chiến lược dài lê thê đến hàng thế kỷ mà một đời người không đủ thời gian đảm trách.

Harriman chụp lấy cơ hội nhảy vào chính-trường, Thủ-tướng Anh, là Winston Churchill và Chủ-Tịch Liên-Xô, Stalin biết mọi việc ở Mỹ qua Harriman; Trong suốt thời gian Đệ II thế chiến, Harriman là người trao mật tin giữa London và Moscov, ông chọn con số cho gọn trong hồ-sơ phối hợp giữa hai bên là 322 (his diplomatic case the numerals 322) cho tiện giữ bí mật. Dù rằng cuộc đời thương-mại đang quá thành công trong việc làm ăn với hai chính quyền đang xung đột với nhau là Đức và Liên-Xô. Bên cạnh đó Công-ty Remington-Arms của Rockerfeller lại buôn lậu bí mật vũ-khí từ Hoa-kỳ bán cho Đức qua ngã Holland vào đầu năm 1930; Đối với Tập-đoàn Tư-bản nầy chỉ biết có quyền lợi qua đồng Dollar, không có bạn mà cũng không có thù, chỉ có quyền lợi quyết định sự liên-minh.

Harriman bỏ ngành Hỏa-xa qua ngành đóng tàu chiến và trở nên Đại-đế ngoài nước Mỹ, (Overseas-Empire) Theo như báo chí Saint-Louis thời đó mô tả, khi con người quá thành công về tiền-tài thì người ta lại muốn bước vào đài danh-vọng, Harriman biết chuẩn bị cho mình rất chu đáo để trở nên một nguyên thủ Quốc-gia Hoa-kỳ. Nhưng Chúa lại không chìu lòng người, hai lần ra ứng-cử đều bị thất bại, năm 1952 và năm 1956; Mặc dù đã chuẩn bị sẳn-sàng lấy đà lên chức cuối cùng làm Thống-đốc của một tiểu bang lớn nhất nước Mỹ, là New-York.

Năm 1962, Tổng-thống Diệm được sự mách nước của vị Đại-sứ khả ái Frederick Nolting, nên đã đề cử ông Cố-vấn Ngô-Đình-Nhu qua Genève để gặp Phù-thủy Harriman và thuyết phục Harriman đừng ký vào hiệp định Trung-Lập Lào, vì biết chắc rằng Hà-Nội sẽ vi phạm và lợi dụng phần đất Lào để lấn chiếm Miền-Nam. Theo chương trình thì Harriman chỉ tiếp ông Nhu có 30 phút, nhưng cuộc bàn thảo kéo dài đến 3 tiếng; Khi Harriman tiển chân ông Nhu ra về, ông Bộ-trưởng Cao Xuân Vỹ nhận thấy vẽ mặt hai người hầm-hầm như bực tức một điều gì. Khi Cụ Nhu gặp ông Vỹ, Cụ Nhu bèn xả ra cho nhẹ người: “cái thằng Cha nầy không biết gì cả”. Làm sao Cụ Nhu biết được thế siêu chiến lược của Harriman về Eurasian! Định kiến Axiom-1 biến con đường mòn HCM thành Xa-lộ Harriman có ống dân dầu chạy song song theo nó do LX chịu thiết bị?

Đây là sự suy diễn có tính cách riêng tư của người viết: Một ông già 71 tuổi, đầy mưu-mô và bản-lãnh, kiên-nhẫn để cho cậu nhỏ [Cố vấn Nhu] đáng con mình hằn-học, chẳng lẽ Harriman nói toạc ra rằng: vì quyền lợi của Liên-Xô và Mỹ đã đồng thuận dùng Đông-Dương làm nơi thí nghiệm vũ khí mới vừa chế tạo và giải tỏa số Bom đạn thặng dư sau thế chiến-2, bằng cái trò chơi chiến tranh lấy danh từ hào nhoáng, về phía Liên-Xô “chiến tranh giải phóng” (NLF) và huê dạng về phía Hoa-Kỳ như “kế hoạch chống nổi dậy” (CIP) Đối với Harriman và Nhóm tham-mưu Học-giả kiệt xuất của ông sẽ không có Đại chiến thứ-3 mà chỉ có cuộc chiến khu-vực, lấy Triều-Tiên và Đông-Dương làm chiến tuyến thuộc Màn-2 của Eurasian Great Game. Trận Triều-Tiên vì quyền lợi tức thời nên để lại 50.000 quân, còn Đông-Dương vì quyền lợi tiềm-tàng để thành lập một nước VNCH lớn hơn, và sẽ thắt chặt hơn nửa thế kỷ sau đó 1995; Cái thâm-thúy là dùng khuôn viên các trường Đại-học để lý-giải hậu quả nơi chiến trường tại Việt Nam qua ba đáp sổ dưới đây:
- (1) Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon.
- (2) Axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affaires.
- (3) Axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances.
Cùng với 3 định-đề (axioms) đã được bàn luận sâu rộng tại các Đại-Học về cuộc chiến VN trong giai đoạn năm 1960-1971 như Kenneth E. Sharpe trong “The Post Vietnam Formula Under Siege” và “Political Science Quarterly” đây là thời kỳ giải kết của Mỹ. Cái nhóm Tham-mưu nầy đã có chủ trương đưa Trung-Cộng gia nhập vào Liên-Hiệp-Quốc, nên buộc phải giải nhiệm Tướng Mc Arthur trong cuộc chiến Triều-Tiên và bức tử Miền Nam thuộc VNCH. Chiến-lược giải kết nầy đã tạo nên một tầm vóc Quốc-Tế dù kết quả có bị mang tiếng nhất thời “con Cọp giấy”, “người khổng-Lồ với đôi chân đất sét” và đưa nước Mỹ vào thời kỳ suy thoái. Nhưng tập đoàn Tư-bản cho là thời kỳ nghỉ-ngơi sau khi hoàn-tất một công trình (Inventory năm 1973-1980) Còn Nhóm Học-giả Tham-mưu thì cho rằng, trò chơi cử-tạ để phô trương bắp thịt của Hoa-kỳ đã xong, bây giờ tới phiên người Nga phải trả giá về sự cho ra đời Chủ-nghĩa Cộng-sản khắp Năm châu, bằng cách đặt Liên-Xô vào vị trí của Hoa-kỳ, như quân-đội Nga tiến vào Afghanistan. Ngoài ra Hoa-kỳ cũng phong tỏa kinh-tế các nước chư-hầu của Liên-Xô, buộc Liên-Xô phải tăng cường viện trợ kinh-tế cho họ. Mặt khác Hoa-kỳ cũng gây rối khắp nơi, làm cho Liên-Xô phải quân viện hay chính thức tham chiến để lộ bộ mặt thực dân Đỏ. Để kết cuộc qua đó mà người dân trong khối Cộng-Sản mới có cơ-hội sáng mắt, so-sánh giữa hai thể chế “Dân-chủ Tư-bản” và “Dân-chủ Cộng-sản” ai thắng ai? Một cuộc bỏ phiếu bằng chân! Một cuộc chiến thắng thầm lặng với thủ đoạn Thần sầu Quỹ khóc, nhưng không dám nói ra, sợ lương-tri nhân loại nguyền rủa, vì gieo rắc tai-ương cho các nước nhược tiểu; Cái danh xưng nổi lên cho là thất bại thảm hại của Hoa-kỳ để làm mờ đi cái “mục-tiêu” chủ yếu là đồng Dollar hốt vào qua kỷ nghệ sản-xuất chiến tranh, và nước Mỹ vẫn là Đệ Nhứt siêu cường không nước nào địch nổi.

Sau cuộc chiến khá dài tại Việt Nam, nhưng họ không dám tuyên bố đó là một chiến thắng thầm lặng (Quiet-Victory) biết bao thảm họa cho người dân của ba nước Đông Dương, vì Họ không dám nhận những danh từ không tốt đẹp gì dù đã làm phong phú hoá trong tự điển Anh Ngữ như, “Bỏ phiếu bằng chân” (voted with theirs feet) “Cánh Đồng Chết” (Killing field) “Thuyền Nhân” (Boat People) “Học Tập Cải Tạo” (Reeducation-Camp) “Vùng Kinh Tế Mới” (New Economical Zone)
-12 năm sau, và cũng đã đến lúc kết thúc mật-kế Pennsylvania giao Miền-Nam cho Hà-Nội Năm 1974 đệ tử ruột của Harriman là William H.Sullivan cựu Đại-sứ Lào và đương kiêm thứ trưởng Ngoại-Giao cho Kissinger đã phán một câu rất mất dạy về quan điểm Hoa-kỳ lúc ấy: “Chúng tôi hy vọng rằng, Đông-Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối, và nó xứng đáng như vậy”. Thật tội nghiệp cho các nước nhược tiểu, phù-thủy Harriman đâu cần biết Đông-Dương là gì, ông chỉ coi đó như là một vùng hoang dã chỉ xứng đáng là nơi để thí nghiệm vũ-khí như chúng ta thường cho là “vùng oanh kích tự-do” Dĩ nhiên Tổng-thống Diệm dễ gì để cho đất nước mình trở thành lò luyện thép. Phù-thủy Harriman đích thực trở nên thủ phạm số một đã giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa và ra lệnh giết chết hai anh em TT Diệm, Miền Nam trở thành chính phủ bù nhìn từ đấy! Ấy thế mà ngày sinh nhứt thứ 90 của W A Harriman, người em út cuối cùng của dòng họ Kennedy còn sống là Edward Kennedy lại tuyên bố: “Nếu không có Ngài nước Mỹ và loài người không thể sống trong một trật tự thế giới mới” [The New World] “We couldn’t have held the twentieth century without him” như thế kỷ-21 nầy.
TRIỀU-ĐẠI-2 SKULL and BONES
(Prescott Bush, người tiền bối tham vọng đưa con cháu mình vào danh sách tổng thống nước Mỹ?)

Prescott Bush, chất Xám kiệt xuất của ngành tình-báo, An-Ninh Quốc Gia Hoa-kỳ?
Lợi dụng thời Thế-chiến thứ-1, Nhóm Yale-Skull áp lực chính quyền ký hợp đồng sản xuất kỹ nghệ chiến tranh, Họ tự ý thành lập “Hội-đồng Kỹ-nghệ Chiến-tranh” [War Industries Board] do Wall Street bảo trợ, người Giám-đốc là Bernard Baruch chuyên lo liên lạc đặt hàng giữa chính phủ và công xưởng về đóng tàu cho Hải quân. Vào mùa Xuân 1918, thình lình có mật lệnh [Harriman] từ ông Bernard Baruch gởi thẳng cho Prescott Bush, chỉ định P. Bush làm Chủ tịch Hội đồng WIB, ngày 1/6/1918 P. Bush chấp hành và trình diện tại Washington; Thực thi đúng theo tuyên ngôn của các trường Ðại-học Quân-sự: “Muốn củng cố hoà-bình phải chuẩn bị chiến tranh”. Liền sau đó không lâu, Thượng nghị sĩ bang Mississippi, James Vardarman phàn nàn rằng: “nên giải tán Hội-đồng buôn xác chết nầy, vì tự nó nói lên sự ăn-chận trên tay các công ty khác và giành giựt độc quyền lợi nhuận!” (Thí dụ như công-ty Halliburton của Phó TT Dick-Cheney sau nầy).

Sau Thế chiến-2, 1946 một sự chạy đua phát triển vũ-khí để gây chiến, từ một cuộc chiến Nóng (1941-1945) đến cuộc chiến Lạnh được thống kê qua sự sản xuất như sau: 38 phần trăm 1941-1947; 40 phần trăm cho 1953 (chiên tranh Triều-Tiên); từ 45 phần trăm cho 1959, đến 49 phần trăm cho 1968 trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam là nhiều nhứt. 1947 Prescott Bush và Robert A Lovett cùng Brown Brothers Harriman đồng quyết định cải đổi OSS thành CIA để làm công cụ bạo lực cho WIB; Nhóm nầy mở rộng Ngủ Giác Ðài tăng quân số Tướng lãnh nhiều hơn xưa, tăng tốc cho chương trình không gian, điện tử hoá siêu kỹ thuật cho quân đội. Bộ tam sên: Prescott Bush chắc chắn sẽ thành Thượng nghị sỉ 1950, gây ảnh hưởng bao trùm Quốc-hội, còn W.A.Harriman, người Cố-vấn tổng thống, nhưng lại có nghĩa nắm chính sách ngoại giao với nước ngoài, riêng Robert A Lovett sẽ đi từ Thứ-trưởng rồi Bộ-trưởng quốc phòng để điều động các cuộc hành quân bí-mật trên những nước đem lại quyền lợi cho Tư bản Mỹ. [như trước đó có hai cuộc hành quân bí mật: [covert operation] đáng kể là khuyến dụ Cụ Hồ vào OSS nơi Trùng Khánh, Côn Minh, Sở thông tin Chiến tranh (Service of War Information) và qua cuộc hành quân bí mật của điệp viên OSS-19, Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pát-Pó giúp Cụ huấn luyện quân sự cho Trung-đội Võ trang tuyên truyền của Trung đội Trưởng Võ Nguyên Giáp và CIA phải hoàn thành cuộc di tản về Ðài-Loan Thống chế Trưởng- giới-Thạch và phe phái.

Prescott Bush hăng-say tham dự những năm tháng chiến tranh ác liệt, đôi khi người ta lầm tưởng chỉ có một mình ông đơn độc chiến đấu trên trận mạc, ông chia ra hai phần thời gian ở Washington và trận mạc, ít khi về thăm nhà, sự làm việc nhiệt thành đã đặc vào ống kính của Harriman. June, 1918 P.Bush mau lẹ đáp ứng sản xuất qua Pháp cho Lữ-đoàn Pháo Dã-chiến 158th một số lớn đạn dược gọi là sản-phẩm lấy tên là Tiểu-đoàn Yale cung cấp. Có nghĩa Tiểu đoàn-Yale Pháo binh của ông sẽ tham dự vào chiến tuyến phía Tây [Western Front] Ðại-úy Prescott Bush và pháo thủ của ông đang chịu áp-lực trận địa pháo dữ dội của địch. Chúng đang cố tâm hủy diệt tất cả pháo-đội Hoa kỳ, Tuy nhiên sự phản pháo của Lử-đoàn pháo 158th đã làm tiêu tan các công sự kiên-cố của quân Ðức. Dưới con mắt làm ăn của P.Bush, lấy thịt đè người nên phía WIB đả bán ra được 4.2 triệu quả đạn sau khi tàn cuộc chiến đem một số tiền quá lớn về cho War-Industries-Board.

Mới chỉ 23 tuổi đời vào năm 1918, Prescott Bush là một Ðại-úy Pháo binh năng nổ, một hôm ông viết một bức-thư khôi hài về cho mẹ, sau khi đọc xong bà mẹ tự hào về con mình nên đem tin vui nầy cho tờ báo địa phương “The Ohio State Journal” đăng tin ở trang đầu: “Ðại-úy P. Bush chỉ một mình nhận được ba huy chương cao quý của chính phủ Pháp, Anh và Hoa-kỳ, vì đã cứu ba vị Tướng lãnh đồng minh, Pershing, Foch, và Haig đang đến thăm viếng đơn vị Tiểu đoàn Yale Pháo binh của ông. Ngày 15, July, P.Bush đang hướng dẫn ba Tướng nầy tham quan đơn vị, thì thình lình một trái đạn 77mm từ trên không rơi xuống, sự phản ứng tự nhiên P. Bush rút con dao (bolo-knife) hất mạnh lên như chơi baseball vào trái đạn, cho nên trái đạn không chạm nổ và rơi xuống bên cạnh như một hòn đá tảng vô hại. 24 tiếng đồng hồ sau P. Bush được ân tặng huy chương “Cross of the Legion of Honor của chính-phủ Pháp, The Victoria Cross của chính phủ Anh, và The Distinguished Service Cross của Hoa-kỳ”. Nhưng khi P. Bush nhận được một mẫu giấy đính chính trên tờ báo Pháp, liền lập tức ông nói cho mẹ hay, “đó chỉ là bức thư khôi hài để làm cho mẹ vui, chớ chuyện đó không bao giờ có!” Ngày hôm sau, September 6, 1918 tin nầy được đính chính trên báo chí là Tin Vịt-Cồ! Kể từ giờ phút nầy, trong đầu P. Bush luôn luôn in sâu về sức mạnh của “truyền thông văn hóa” vẫn có tác dụng gây ảnh hưởng, dù thật hay không thật và ông muốn con cháu ông phải xuất thân từ quân đội để lãnh đạo đất nước trong trật tự và kỷ luật

Năm 1950, là người Phụ tá cho Harriman, P. Bush quyết định công-cụ Truyền thông văn hóa nặng ký hơn CIA và cho ra quyền bất khả xâm phạm về “Tự do ngôn luận” một vũ khí lợi hại khi cần khủng bố chính quyền buộc họ phải đi đúng American-First. P. Bush qua đời 1972, làm sao ông biết được Con và Cháu nội sẽ là Phi-công Tổng thống thứ 41 và 43 của Hiệp chủng Quốc đã khai thác tuyệt vời truyền thông văn hóa cho quyền lợi của bọn dầu-hỏa qua sự chuyển ngân vào ngân hàng Thụy Sĩ. Ðúng theo di-truyền của giòng họ Bushes là: năng-lượng, tình báo, và an ninh quốc gia. Dòng họ Bushes không bao giờ chịu đào tạo Bác-sỉ, luật sư, thầy giáo, khoa học gia … mà chỉ chuyên về 3 địa hạt nêu trên.

Nguyên nhân nào W.A Harriman chịu chấp nhận Prescott làm phụ tá Ðảng hội Skull and Bones: Tình cờ, đầu năm 1926, người em của Harriman là Bunny Harriman đang uống rượu với P. Bush và nói chuyện công việc làm ăn. Prescott vẫn còn làm việc với hãng nhựa U.S Rubber, đại lý bán vỏ xe, còn Bunny đang bề bộn công việc ở Wall Street. Sau khi họ nhận ra nhau cùng tốt nghiệp Ðại học Yale, Bunny mới thú nhận tại Công ty người anh W.A Harriman and Company rất cần những nhân tài phụ giúp, hỏi P.Bush có muốn cùng giúp việc cho anh mình không? P. Bush nhận lời ngay, sau đó không lâu từ một Ðại lý bán vỏ xe khiêm nhường, Prescott trở nên một triệu-phú quá dễ dàng. Tóm lại W.A Harriman tin tưởng nhận P. Bush vào làm việc và tin cẩn chọn P. Bush như người phụ tá tham mưu tin cậy của ông [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman 1/22/2006, trang 4 of 7] Prescott Bush là người sau chót trong 6 nhân vật nắm vận mệnh thế giới nhưng được Harriman cân nhắc lên làm Phụ-tá tham mưu cho Harriman.

Harriman vở mộng vì đặt quá nhiều tin cậy vào viên Phụ tá của mình, Prescott Bush, trong khi Harriman muốn hợp-lý hóa bằng những quyết định phức tạp chia ra cho hai nhóm rõ rệt: Nhóm Dân chủ do W.A.Harriman và Lovett, còn nhóm Cộng hòa do P. Bush và Bunny Harriman. Nhưng nhìn vào hai nhóm nầy thì chẳng có công bằng tý nào vì phía bên kia vẫn còn người em của Harriman. Nhưng điều cấm kỵ là không được phê bình đàm tiếu nói xấu cãi vã nhau, P. Bush giữ thái độ im lặng về những hành động của Harriman làm việc với hai vị tổng thống, F.D.Roosevelt và Truman; Sư thật làm sao P. Bush hiểu được trong tương lai của trận chiến Triều Tiên chỉ dựa vào môi trường chạy đua và phát triển thế hệ phản lực cơ chiến đấu cho quốc-phòng giữa Liên Xô và Mỹ. Còn như tới phiên chiến tranh Ðông Dương mới qua giai đoạn phát triển thế hệ phản lực cơ cho Hàng không dân dụng và trực thăng. Có một điều quan trọng nữa là làm cách nào để dùng xăng hoá học (synthetic fuel) để làm diệu bớt sự thay đổi nhiệt độ cho môi trường sống như Hitler đã thành công từ 1933, nhưng vì lòng tham vô đáy, dòng họ Bushes đã đi chệch ra khỏi quỹ-đạo chiến lược của Harriman! Quên đi quyền lợi của các loại Tư-bản lớn-nhỏ khác!

1950, Prescott Bush đã là một Thượng nghị sĩ sừng-sỏ trong Quốc hội, ông nắm ảnh hưởng trong chức vụ Trưởng ban Hội đồng an ninh và tình báo gián điệp và nắm luôn Trưởng Hội-đồng về cơ quan quốc phòng, trong đó đáng kể có người bạn chí thân chuyên môn về tình báo là Allen Dulles. P. Bush quá hăng-say về chương trình “dọ thám bằng vệ tinh”. Sau Thế chiến-2, ông giành ưu tiên tài chánh không giới hạn cho Bác-học Werner Von Braun và các Khoa học gia người Ðức chạy trốn về với Hoa kỳ, chuyên trách hoả-tiễn, đồng thời tối tân hoá chương trình phóng hoả tiễn liên lục địa. Ðặc thù, P. Bush ghét cay ghét đắng TT Kennedy về vụ thất bại tại Vinh Con Heo vì Kennedy phản bác (P. Bush thố lộ bằng lời nói với lịch-sử, sự thất bại chỉ vì Kennedy không muốn đứng về phía sau nhóm nổi dậy, có nghĩa là đem Hải lục không quân ra can thiệp mà xem việc làm của Bushes qua công cụ CIA như con Voi rừng kinh-dị khó dại).

Với tham vọng người con trai của mình sẽ chạy đua vào nhà Trắng, 11 ngày trước khi Kennedy bị ám sát, đứa con Trai của ông là George H.W. Bush đứng trước bục phòng họp báo Thủ-đô ở Austin, tuyên bố sẽ ứng cử vào Thượng nghị sĩ của Ðảng Cộng Hòa. Vào được chức vị Thượng nghị sỉ trong khi TT Kennedy đã bị ám sát, nhưng George H.W Bush mở pháo trận đầu tiên tấn công Civil-right của Kennedy vì cho rằng đe-dọa hiến pháp, trong khi Barry Goldwater biện luận Hoa-kỳ vấp phải vấn đề kỳ thị màu da. George H.W. Bush cũng chống lại đường lối Liên bang tước đoạt quá nhiều quyền hạn của Tiểu bang. Về phương diện ngoại giao, ông chống đối Kennedy về lời đề nghị kiểm soát việc chạy đua vũ trang, biện luận thay vì phải cứng-cựa với chính sách chống Cộng sản; Những đặc điểm không kém phần quan trọng, George.H.W. Bush với 40 tuổi, thành công và là phi-công tác chiến anh hùng của tổ quốc. Có một tài sản đáng kể về thương nghiệp dầu hoả, nhưng vì tham vọng dầu-hoả mà dòng họ Bushes phải mai một sau nầy! Hơn nửa thế kỷ nay, dòng họ Bushes vẩn tự hào là “chống-Kennedys” vì Bushes xem giòng họ Kennedy là những kẻ muốn tranh tài với họ! Tuổi trẻ có phải vì nóng tính, nông nổi nên nói toạc móng heo!? Jeb Bush đã dám tuyên bố và thách-thức (có lẽ cũng bị thọc gậy bánh xe đang lăn ngon trớn theo đà mạnh tiến vào toà Bạch-ốc) “Tôi nghĩ, chúng tôi có thể hạ giòng họ Kennedy trong trận football, chúng tôi cũng hạ họ trong trận basketball, baseball, và bất cứ cái trò chơi quỷ-quái nào mà họ muốn đấu!”(Dịch theo nguyên văn, cuốn sách “The Bushes”, 2004, page 497 Petter and Rochelle Schweizer).

Thế nhưng! thế hệ trước là thủ phạm nhưng lại vô cùng khôn khéo, Bush-Cha vẩn tỉnh bơ giữ mối giao hảo bề ngoài rất tốt đẹp, ông [George H.W Bush] dựa vào vị thế thượng phong làm Phó, rồi Tổng thống nên phía đối địch cũng ngậm bồ-hòn cười nhe răng trong giao tế. Người em út còn sót lại của TT Kennedy, Thượng nghị-sĩ Ted Kennedy 1990 cũng giúp TT Bush-Cha cho qua Disabilities Act và luật cải-bổ Di-dân. Khi rời Nhà trắng hai vợ chồng của Bush-Cha cũng làm bộ tiếp nối tình cảm, nhưng lần nầy qua nhà người Chị của Ted Kennedy, Eunice Shriver.

Vâng lời Bush-Cha, Bush-Con, năm 2000 vừa nhậm chức Tổng thống, hâm nóng thêm tình cảm giữa hai họ, nhân dịp đám tang của Thượng nghị sĩ Paul Coverdell của Georgia, Bush cùng Ted Kennedy dự đám tang, sau giờ tan lể, Bush-Con lỏ con mắt tìm kiếm Ted Kennedy ẩn hiện trong đám đông. Khi gặp Ted, Bush-Con cười khà đưa tay bắt: “Tôi nghe anh có đi dự nên kiếm, Tôi ghi nhận anh đã làm những việc ích lợi cho dân cho nước” Ted cười khô cho qua. Tuy nhiên dù mối liên hệ tình cảm khó hiểu, nhưng cũng tiếp nối được đến thế hệ thứ-3.

Vào tháng chạp, 2000 TT Bush-Con mời gọi Ted Kennedy, họ nói chuyện với nhau như hâm nóng lại tình cảm khắng-khít ngoài mặt giữa hai họ và cùng giúp đỡ chia sẻ cho nhau vì lợi ích cho đất nước. Ted Kennedy vui lòng chấp nhận vì đại cuộc, Bush-Con bèn mời Ted cùng họ hàng Kennedy đến dự một cuộc họp mặt riêng tư để xem cuốn phim những ngày căng thẳng về cuộc khủng hoảng đe dọa Hoả tiễn nguyên tử của Liên Xô 1961; Sau đó Ted giúp Bush cho qua sự cải bổ Giáo dục vào 2001 và hai năm sau, TT Bush-Con tuyên dương công trạng Ted về sự tận tụy giúp đỡ dân chúng Hoa kỳ. Nhưng Ted Kennedy vẩn ngoan cường giữ vững lập trường, chiến tranh Iraq là một sai lầm, móng vuốt của thất bại và chính sách khánh tận (a failed, flawed, bankrupt policy) Tháng 11/2001 Bush-Con thông báo sẽ đặt tên Robert Kennedy trên Cơ quan chính phủ, Bộ Tư-pháp, có sự tham dự của Ted Kennedy với vẻ mặt gượng cười chua xót.

Giòng họ Bushes thì quá nhiều tham vọng về xăng dầu và quá nóng ruột về phát triển Hàng- không Dân-dụng muốn hấp-tấp bắt chước như Harriman đã thâu vào quá nhiều lợi nhuận khi phát triển Ðội hàng-hải đi biển lớn nhứt vào thời gian Thế chiến-1, vì tham vọng vào xăng dầu nên bị Dick Cheney lấn lướt đến nỗi thân bại danh liệt cho triều-đại-2 Skull and Bones, rồi ngã quỵ.

Kết quả, sự phản trắc, thất trung thể hiện trong bữa cơm tối của Ðảng Cộng hòa, Prescott Bush đã thẳng thừng tấn-công Harriman, “xem như Harriman, một công nhân đả cởi bỏ nón nhựa an-toàn ra khỏi đầu, và quăng đôi găng-tay lao động xuống đất, đi ra về một mạch không ngó lại” ngụ ý vô trách-nhiệm. Từ dạo đó P.Bush âm thầm theo dỏi từ chiến tranh Triều Tiên đến vấn đề giao tế thế giới. Dựa vào đó, Harriman đùn trách nhiệm cho dòng họ Bushes để cho George H.W. Bush nhảy vào cuộc chiến Việt Nam từ 1960 nhưng dưới sự diu dắt truyền nghề của Harriman cho đến khi mật kế Pennsylvania hoàn tất, có nghĩa là tạo nên một mô hình kiểu mẫu cho Hà Nội thống nhứt Việt Nam thành một qua mô-hình hiệp định Paris và cũng là lúc TT Nixon lên ngôi 1969. Thế là công cụ CIA do Dân-chủ Harriman thành lập 1947, bây giờ 1960 Cộng-hòa George H.W Bush được hưởng trọn vẹn. Thế nên chúng ta đoán chắc sự thất bại tại Vịnh Con Heo, thủ phạm chính là George H.W. Bush nhưng Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kim tổng thống. Vì Harriman biết cuộc chiến VN sẽ đem lại thãm hoạ nên muốn lẩn trốn thì tội tình gì George H.W.Bush phải lộ diện, nên Bush-Cha đã khoán trắng cho Donald Rumsfeld muốn làm gì thì làm

Sau Tết Mậu thân 1968, để chuẩn bị cho phong trào phản chiến, trong giai đoạn Tướng Abram trách nhiệm về việc lần lượt rút quân Mỹ về nước theo lộ trình sắp xếp hành khách lên phi-cơ. Trong khi Trung-úy phản chiến thuộc đại học Yale, John F.Kerry, Duyên tốc đỉnh cùng Thượng nghị sỉ Joe Lieberman, ứng cử viên Tổng thống, cầm đầu tờ báo Yale Daily News cùng một số đông sinh viên Yale đòi hỏi không tham dự cuộc chiến VN. Năm vừa qua 10/1967 họ trả lại thẻ quân-dịch cho Bộ tư pháp; Nhưng hơn ai hết, là người thay thế Harriman nắm giử chính sách, và cũng là lần đầu tiên George H.W.Bush công khai xuất hiện nhưng lại không muốn cho ai biết đến sự xuất hiện nầy, coi như đây là một trách nhiệm quan sát tại chổ cho biết sự tình, giai đoạn phải lần lượt rút quân về theo lịch trình của hệ thống các hãng Hàng-không Dân-dụng đã thiết kế.

Ðể chuẩn bị thay thế Harriman sẻ từ giã chính trường 1969, và thời gian chuyển tiếp cũng sắp đến, ngày 26/12/1967 Bush-Cha sẽ đi thăm Việt Nam bàn thảo với Ðại sứ Ellsworth Bunker như một cuộc thăm không chính thức, lặng-lẽ không ồn-ào, Ông đi thăm các chiến sỉ Mỹ ngoài mặt trận, dùng trực thăng HU-1 đi thăm các tiền đồn từ Mekong Delta đến Ðà-Nẳng. ông đáp xuống Hàng không mẫu hạm dự một cuộc thuyết trình oanh tạc Bắc Việt. Vào một buổi sáng đến phi trường Ðà Nẳng đang bị pháo kích. Trong khi thăm viếng, phi công phải bay vòng để khỏi bị hoả lực ở dưới bắn lên. Ðược hỏi, các người lính đều có ý kiến như nhau: “Chỉ đơn giản nếu Hoa kỳ giữ lời cam kết thì chiến thắng sẽ đến!” Bush-Cha giữ trong óc “sự kiện Vịnh BV và Trân Châu Cảng đều giống nhau vì số nhân viên tham chiến có quá nhiều” chỉ có một điều tối kỵ là quân Mỹ sẽ rút ra hết để lại biết bao thãm trạng bi lụy cho người dân miền Nam mà ông là người nối tiếp chính sách đó!

Ngày 11/5/1970 theo lộ trình John Kerry và số đông Yale và các phân khoa sẽ đến hành lang Quốc hội: “Chúng tôi bầu các người để chấm dứt chiến tranh hay chúng tôi phải tống các ông các bà ra khỏi chiếc ghế Quốc hội?” Trong đám đông nầy có Giám đốc Ðại học Yale, Kingman Brewster; riêng Prescott Bush, Chủ tịch Hội-đồng Kỹ nghệ Quốc phòng, hiểu rất rõ đường lối của Skull and Bones, đành phải phàn nàn “làm như vậy sẽ là một nhục khí cho Yale” Trong dòng họ Bushes, người cháu họ George Walker đang là lính chiến Sư-đoàn Dù, còn người cháu họ John Ellis đang hoạt động để chấm dứt chiến tranh.

Khi TT Nixon thắng cử 1968, ông giúp đỡ Bush-Cha được bầu là Dân biểu cho nhiệm kỳ đầu vì là đứa con của Prescott Bush, được chỉ định làm Ðại-sứ tại Liên Hiệp quốc 1970, Trưởng Hội đồng của Ðảng Cộng hòa 1973-1974, được ở trong tham mưu của TT Nixon. Nixon xem gia đình Bushes như là những thiên tài giúp đỡ tham mưu cho ông, 1976 được sự tín nhiệm giữ chức trưởng ngành CIA, Bush-Cha hy vọng được làm Phó cho TT Ford trong nội các dù không được dân bầu. Nhưng Tôi vẩn nghĩ rằng: Bush-Cha là cố-vấn trong bóng tối cho Nixon 1969 về chính sách vì ông mới thực sự là người nắm giữ chính sách ngay sau khi Harriman rời khỏi chính trường 1969.

Khi TT Nixon từ chức, Chủ tịch Quốc hội Gerald Ford lên làm Tổng thống, theo Tu chánh án 25th [The Twenty-fifth Amendment] TT Ford phải chờ Lưỡng viện của Quốc hội chấp nhận theo phổ thông đầu phiếu. Riêng Ông Dean Burch, cố vấn Tổng thống Ford đề nghị: “Cá nhân tôi chọn George H.W Bush [Bush-Cha]” và Richard A Moore, một thành viên tham mưu toà nhà trắng: “Cha và ông của Bush-Cha, cả hai đều được mọi người kính nể và là chủ của nhửng nhà Bank lớn ở New-York. Nhưng không may thay, Bush-Cha đã bị thua phiếu của Nelson Rockefeller 68/101, TT Ford rất lấy làm tiếc, vì hai người cùng là bạn thân, Ford mời Bush-Cha vào phòng bầu dục hàn huyên nhưng tiếc thay không còn ghế nào cho Bush.

Nhưng không sao vì nắm chính sách, biết được thế chiến lược toàn cầu nên Bush-Cha cần qua Bắc kinh ngay để thương thảo về việc bỏ vốn làm ăn của Tư bản Mỹ. Như thay thế nhiệm vụ của Kissinger còn đang dang-dở và vô số đường lối ngoại giao của hai nước chưa được sáng tỏ cho lắm, Bush-Cha cần kiểm điểm cho đúng lộ trình. Harriman dù xa lìa chính trường nhưng luôn luôn bám-víu, theo-dõi kế hoạch Eurasian, ông tin tưởng tài ba của Bush-Cha, đặc biệt là về phương diện tình báo và phản tình báo; là một cố vấn thật tốt cho Bushes. Sự thiên tài độc đáo về tình báo chuyên trách của dòng họ Bush làm cho Harriman yên tâm, Bush-Cha sẽ đánh bại Cộng sản không khó lắm; Harriman cũng nhấn mạnh cho người kế vị của thế hệ sau biết rằng: “Phải tuyệt đối quan tâm và theo dõi sát nút về vấn đề ngoại giao, nhứt là với Trung quốc. Dù sao cũng phải rút kinh nghiệm như Harriman, con người tuy quyền hạn bao la nhưng người dân không biết đến, còn Tướng nổi tiếng Eisenhower thì làm sao họ không bầu cho ông. Harriman hai lần ra ứng cử Tổng thống đều thất bại (1952 và 1956) Con đường tốt nhứt nên dựa vào liên danh nào mà người cầm đầu phải là nổi tiếng mà người dân sẽ bầu như trường hợp tài tử Ciné hay Tướng tài [Eisenhower, Reagan…] Bằng giá nào cho kịp nếu phải làm Phó trước để lấy đà vào năm 1980 là thuận lợi nhứt theo lời Tổ-sư cố vấn W.A.Harriman, cuối cùng Bush-Cha chịu làm phó cho Liên danh Reagan, nhưng mà là phó với quyền hạn bao la.
Vì là một bài quá dài nhưng lại chỉ dành riêng cho đọc giả phải thích thú trước khi vào nội dung của siêu chiến lược Eurasia. Người viết phải sơ-lược phần đầu và chút ít phần cuối trước khi đi vào chi tiết: Nhãn tiền phần cuối 2020 Ấn độ được Hoa Kỳ nâng lên cường quốc số-2 thế vào vị trí TQ?

Ngoại trưởng Mỹ cam kết trở lại Châu Á, Bà Hillary Clinton vừa có bài viết dài khẳng định cam kết của Washington với Châu Á Thái Bình Dương. Trong bài viết mang tựa đề "Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", bà ngoại trưởng nói Châu Á Thái Bình Dương trải dài Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với gần một nửa dân số trên thế giới đã trở thành "động lực chính của chính trị toàn cầu." Bà nhấn mạnh: “Châu-Á TBD có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ và thế giới”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ nhận định: "Vào lúc khu vực này đang xây dựng những cơ cấu kinh tế và an ninh chín chắn hơn để thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng, cam kết của Hoa Kỳ tại đây là hết sức cần thiết. "Nó [cam kết của Hoa Kỳ] giúp xây dựng cơ cấu đó và giúp Hoa Kỳ giữ vai trò lãnh đạo trong nhiều năm trong thế kỷ này, cũng giống như cam kết hậu Thế Chiến II của chúng ta đối với việc xây dựng các quan hệ và hệ thống định chế xuyên Đại Tây Dương mang tính chiến lược và lâu dài đã mang lại kết quả lớn hơn nhiều so với đầu tư ban đầu và vẫn tiếp tục như vậy."

Bà Clinton nói việc đảm bảo hòa bình và an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương ngày càng có ý nghĩa quan trọng cho tiến bộ toàn cầu cho dù đó là chuyện bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngăn chặn cố gắng phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động quân sự của những nước lớn trong khu vực. "Chúng tôi là cường quốc duy nhất với mạng lưới liên minh mạnh mẽ trong khu vực nhưng không có tham vọng lãnh thổ trong khi có lịch sử phụng sự lợi ích chung," Điều nầy lập lại “Phải có NATO (Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương “ thì mới đánh bại LX tan ra từng mãnh, ngày nay đang thành lập một khối mới “Liên Phòng Đ6ng Á TBD” có thêm Ấn-độ, Úc, Tân Tây Lan.

Bà Clinton tiếp: Hoa Kỳ hiện có hiệp ước liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Riêng tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã có 50.000 quân nhân Hoa Kỳ hiện diện và Nhật Bản đã bỏ ra năm tỷ đô la để đảm bảo binh lính Hoa Kỳ tiếp tục có mặt ở nước này.
Bà Clinton nói bản thân bà đã chọn Châu Á là nơi đầu tiên tới thăm trong vai trò ngoại trưởng còn Tổng thống Barack Obama vào tháng 11 năm nay sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tham dự Diễn đàn Đông Á diễn ra tại Indonesia.

Vấn đề nhân quyền TQ phải tuân thủ vì là một thành viên LHQ, đó cũng là lý do Hoa Kỳ hy sinh VN và THQG để lấy cái ghế LHQ cho TQ.
Ý Bà muốn nhắc lại TQ phải bắt chước theo Mỹ vận-dụng áp lực chính trị để cho miền Bắc thống nhứt miền Nam bằng 72 giờ chuyển tiếp 3 tổng thống và kết thúc bằng một công điện sau cùng chấm dứt chế độ bằng “ĐUỔI MỸ”, và ngược lại TQ phải dùng áp lực buộc Bắc Hàn phải mời Nam Hàn thống nhứt vì có 50.000 quân Mỹ ở đó như ở Đức vậy. Nhắc lại ngày xưa Hoa Kỳ đả dùng nguyên Phi-đội CAT mà cưỡng bức Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra đảo Đài-Loan, cho Mao thống nhứt lục địa với trách vụ chia hai Triều Tiên rồi Việt Nam…

Nhắc tới Trung Quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ nói cả hai nước sẽ được lợi hơn nhiều từ hợp tác thay vì đối đầu. "Sự thật là một nước Hoa Kỳ hùng mạnh tốt cho Trung Quốc và một nước Trung Quốc hùng mạnh tốt cho Hoa Kỳ." Bà Clinton nói Hoa Kỳ khuyến khích Trung Quốc tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu và cùng lúc tăng tính minh bạch trong các hoạt động quân sự để không có sự hiểu nhầm giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vị ngoại trưởng cũng nhắc tới những lo ngại của Washington về tình trạng nhân quyền ở đất nước đông dân nhất thế giới. Trên thực tế, nhìn vào bản đồ TQ như bị bao vây cô lập còn gắt-gao hơn LX ngày xưa và TQ chỉ có duy nhứt một con đường chọn lựa là vâng lời Mỹ để tồn tại "Chúng tôi đã nêu rất rõ, cả công khai và trong các cuộc gặp kín, những lo ngại sâu sắc của chúng tôi về nhân quyền. "Chúng tôi đã nói rõ ...với Việt Nam rằng tham vọng phát triển quan hệ chiến lược đòi hỏi họ phải có những bước đi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người và thúc đẩy tự do chính trị. "Có nghĩa TQ và Việt Nam phải có một lá cờ mới như Liên Xô xuất phát từ ý dân qua Quốc Hội phán quyết. Một hiện tượng lạ như chúng ta đang thấy, một đệ tử ruột của TQ đã âm thầm đi chung với Ấn-Độ do Mỹ bật đèn Xanh.

Hillary Clinton tiếp: "...Chúng tôi đã giải thích cho các đồng nghiệp Trung Quốc rằng sự tôn trọng đúng mực luật lệ quốc tế và một hệ thống chính trị cởi mở hơn sẽ tạo cơ sở để Trung Quốc phát triển và ổn định hơn nhiều - đồng thời tăng niềm tin cho các đối tác của Trung Quốc.
"Nếu không Trung Quốc đã tự hạn chế sự phát triển của chính họ một cách không cần thiết."
Bà Clinton nói sức mạnh các giá trị Hoa Kỳ còn quan trọng hơn cả sức mạnh quân sự và kinh tế.
Bà nói trong khi họ thắt chặt thêm quan hệ với các nước mà Washington có khác biệt về hệ giá trị, người Mỹ luôn thúc giục các nước này thúc đẩy cải cách để cải thiện hệ thống quản trị, bảo vệ nhân quyền và tăng cường tự do chính trị.

Vị ngoại trưởng cũng đưa Việt Nam ra làm ví dụ.
"Chúng tôi đã nói rõ ...với Việt Nam rằng tham vọng phát triển quan hệ chiến lược đòi hỏi họ phải có những bước đi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người và thúc đẩy tự do chính trị." Có nghĩa phải tuần tự sửa đổi thế chế theo đúng thời điểm decent interval của Mỹ qua diển tiến hoà bình không cần thiết phải “tắm máu”.

"...Chúng tôi không thể và không định áp đặt hệ thống của chúng tôi lên các nước khác, nhưng chúng tôi tin rằng một số giá trị có tính phổ quát và người dân của mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Châu Á, đều coi trọng - chúng [Những giá trị này] là những giá trị của những nước thịnh vượng, hòa bình và ổn định".

"Suy cho cùng chính người Châu Á sẽ tự theo đuổi những quyền và hoài bão của họ giống như chúng tôi thấy người dân đã làm ở khắp nơi trên thế giới."

Ám chỉ Hoa Kỳ 'Lãnh đạo toàn cầu'
Bà Clinton nói có nhiều người hoài nghi sức bền của Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới và bà nói những hoài nghi này không có gì mới. Bà Clinton nói Hoa Kỳ vẫn có nhiều cái nhất trên thế giới trong đó có quân đội mạnh nhất.

"Khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, có vô vàn các nhà bình luận toàn cầu đưa ra ý tưởng rằng Hoa Kỳ đang rút lui và đây là đề tài cứ vài thập niên lại được lặp lại. Chả lẽ nói ra đây là một chiến thắng thầm lặng cho thế giới nguyền rủa, trong khi nó chính là cuộc chiến bẩn thĩu, nhưng mục tiêu chính là Mỹ có rất nhiều lợi nhuận trong cuộc chiến đó, cái nhứt nhứt là Hoa Kỳ Siêu Cường Số-1 đứng vị trí cao chót vót không nước nào vói tới

"Nhưng bất cứ khi nào Hoa Kỳ gặp trở ngại, chúng tôi đều có thể vượt qua nhờ tái sáng tạo và đổi mới. "Khả năng trở lại “roll-back” với tư cách mạnh hơn của chúng tôi là chưa từng có trong lịch sử hiện đại, vì nó nằm trong sách lược toàn cầu Eurasia tới phiên “Ấn Độ sẽ nắn gân TQ” nếu khôn ngoan đừng đụng chạm tuyến lửa đầu tiên VN và Phi Luật Tân. Nếu có đụng thì chỉ một thời gian thật ngắn để Hoa Kỳ nhân cơ hội thử một loại vũ khí mới như vừa rồi tại Trung Đông.

"Nó bắt nguồn từ mô hình dân chủ tự do và doanh nghiệp tư do của chúng ta, mô hình hiện vẫn là phương tiện mạnh mẽ nhất sản sinh ra sự thịnh vượng và tiến bộ mà loài người từng biết tới." Vị ngoại trưởng nhắc lại cho thế giới thấy Hoa Kỳ vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, quân đội có vị trí số một, hiệu suất lao động của người Mỹ cao nhất thế giới và các trường đại học của Hoa Kỳ nổi tiếng khắp thế giới. "Bởi vậy không thể nghi ngờ chuyện Hoa Kỳ có khả năng giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ này như chúng ta đã đạt được trong thế kỷ trước," Sự trì trệ cũng như suy thoái kinh tế toàn cầu là do Hoa Kỳ cần có theo chu kỳ phải có … thế thôi.

Bà Clinton khuyến khích vai trò của Ấn Độ
Ấn Độ sẽ làm trụ cột châu Á? Ngoại trưởng SM Krishna đón bà Clinton ở Dehli hôm 19/7/2011. Trước khi tới Bali họp ASEAN về an ninh vùng tuần này, Ngoại trưởng Hillary Clinton khuyến khích Ấn Độ nhận trách nhiệm "lãnh đạo chính trị" và có vai trò mạnh mẽ hơn ở châu Á - Thái Bình Dương. Hiện đang ở thăm Ấn Độ, bà Clinton đã đọc bài diễn văn tại thành phố Chennai, nói rằng nước chủ nhà cần tăng sức mạnh chính trị cho xứng đáng với phát triển kinh tế. Hoa Kỳ đưa ra quan điểm rằng mối quan hệ Mỹ - Ấn sẽ tạo dựng đối tác cho thế kỷ 21 ở khu vực.
Theo lời bà Hillary Clinton, "đây không phải là thời gian để bất cứ quốc gia nào có cái nhìn hướng nội, bỏ qua tầm nhìn ra bên ngoài. Đây là thời gian để nắm bắt các cơ hội của thế kỷ 21 và dẫn dắt nó."
Các quan chức Hoa Kỳ nói diễn văn của bà Clinton một lần nữa xác tín viễn kiến về quan hệ của Washington với Dehli để thay đổi diện mạo châu Á.

Ủng hộ Ấn Độ hết mình
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thăm Ấn Độ và công khai ủng hộ Dehli có một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông Obama cũng nói Hoa Kỳ muốn thấy Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới trở thành đối tác rõ rệt hơn để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nay, bà Clinton nêu ra một loạt các lĩnh vực hai bên đang hợp tác, từ công nghệ năng lượng sạch đến lo ngại về chương trình nguyên tử của Iran. Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa cùng đồng ý, hoặc bất đồng riêng với nhau, nhưng chúng ta đều có các lĩnh vực chung quyền lợi.

Bà Clinton nói về tam giác Mỹ - Ấn - Trung
Hồi năm 2008, hai nước đã ký hiệp ước về năng lượng nguyên tử dùng cho mục tiêu dân sự nhưng các công ty Mỹ vẫn chưa triển khai được dự án hợp tác với Ấn Độ.

Về địa chính trị, bà Clinton nay nhấn mạnh đến tính tương đồng Mỹ - Ấn trong việc phối hợp vai trò dẫn dắt châu Á và nêu cao các giá trị chung từ an ninh biển, dân chủ đến nhân quyền trong thời điểm Washington đang va chạm với Trung Quốc, theo bản tin của Reuters 20/7/2011.
"Vì Ấn Độ chia sẻ các giá trị và quyền lợi đó, nên hoạt động mở rộng hợp tác với chúng ta [Hoa Kỳ] sẽ chỉ có lợi cho cả hai," 'Quyền lợi'. Nhưng bà Clinton cũng nói cả New Delhi và Washington sẽ vẫn phải có "quan hệ mạnh, mang tính xây dựng với Trung Quốc".
Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận: "Đây không phải là điều dễ dàng. Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa cùng đồng ý, hoặc bất đồng riêng với nhau, nhưng chúng ta đều có các lĩnh vực chung quyền lợi". Bà tin rằng cả Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ "đều phải phối hợp các nỗ lực".

Bà Clinton bắt đầu chuyến thăm ba ngày đến Ấn Độ bằng cuộc gặp với lãnh đạo nước chủ nhà ở Dehli hôm thứ Hai. Hai bên đã hội đàm cả về chương trình hạt nhân của Ấn Độ, và tình hình Pakistan, Afghanistan. Theo phóng viên Suvojit Bagchi của BBC News từ Delhi thì Ngoại trưởng Krishna tỏ ý lo ngại với bà Clinton về kế hoạch Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan. Ông nêu lý do chính quyền Karzai sẽ không đủ sức tự vệ trước phe Taliban, và nguy cơ hỗn loạn tại đây có thể lan rộng.

Ngoại trưởng Mỹ sau đó đến Madras (Chennai), nơi có đầu tư nhiều của Mỹ và thăm nhà máy xe hơi của hãng Ford. Ấn Độ hiện là bạn hàng thứ 12 thế giới của Hoa Kỳ với trao đổi thương mại hai bên đạt gần 50 tỷ USD năm ngoái. Hoa Kỳ muốn Ấn Độ vươn lên vị trí một trong 10 nước là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

(còn tiếp)

vinhtruong
03-15-2014, 07:01 PM
(Thư-Viện Hoa Sen, Thư-Viện Bồ Đề Online,
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia... -nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan )

****

Mặt trái cuộc chiến VN

Tham chiếu nghiên cứu thẳng vào nguồn gốc, hệ quả cuộc chiến: Nhắm vào trang 3/7 http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman: “Aid to Russia 1941-46” bởi chiến lược gia, George F Kennan, sáng lập chương trình chiến tranh lạnh (Cold War) chia hai quốc gia Đức, Triều-Tiên và VN, rồi tuần tự sẽ thống nhứt sau, đặt biệt VN vì không có quân đội Mỹ ở lại nên theo lộ đồ đúng 50 năm sau (1945-1995) sẽ thống nhứt theo dưới sự bảo trợ gián-tiếp của Mỹ, như trong ống kính của George Kennan là 1995 bằng sự chính thức công nhận trên công hàm ngoại giao; còn hai nước Đức và Triều Tiên theo yêu cầu tình thế vì trọng điểm Eurasian Great Game là phải chia Liên Xô và Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc với cái dù “Tối huệ quốc” [Freedom-Support Act] dĩ nhiên mực sống của người dân trong những nước Cộng Hoà mới nầy sẽ cao hơn người dân tại Moscova và Bắc Kinh).

Khi mà Thượng nghị-sĩ Dân-chủ, Idaho Frank F.Church và Thượng nghị-sỉ, Kentucky, Cộng-hoà, John Sherman Cooper, hai ông quyết định tu-chánh án bằng danh xưng của hai ông “Cooper-Church”-1970 ra lệnh cúp mọi chi tiêu về quân sự trên toàn vùng Ðông Nam Á, có nghĩa sẽ mớm những lời lập-lờ ẩn-ý để Kissinger cho Trung Quốc chiếm Hoàng-Sa sau khi Hoa kỳ rút khỏi nơi đây. Lúc nầy Chiến lược gia Harriman lại cho ra đời cuốn sách “Hoa kỳ và Liên Xô cùng thay đổi cục diện thế giới” [America and Russia in a Changing World 1971] có nghĩa nhường ảnh các nước ÐNA cho Liên-Xô (Theo sự nhận xét của cá nhân tôi, chính trị nói một đường nhưng làm thì trái ngược vì 1972 Nixon qua gặp Mao sẽ hứa giúp Trung Quốc về khoa học kỹ thuật để trở thành cường quốc số 2, chiếm ngôi vị của Liên Xô đương-đại).

Thấy Hoa-kỳ lùi bước về Honolulu, sau khi cưỡng chiếm Hoàng-Sa, nhóm trẻ Trung quốc lấy đà chiếm các đảo san-hô (Mischief Reef) của Phi Luật Tân và quần đảo Trường-sa (Spratlys) nhưng Phi Luật Tân vì yếu thế nên cứ la hoảng bằng hình thức ngoại giao. Tổng thống Fidel Ramos: “Tôi sẽ dùng những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền!” Thế là Mỹ bán cho Phi Luật Tân khoảng 2 tỷ dollars chiến cụ để tự vệ trong khi đó Hoa kỳ được “save money” về chi tiêu, nhờ CIA tạo cảnh rời bỏ hai căn cứ Hải và Không, Clark field và Subic 1992 với lý-do dân Phi biểu tình đuổi Mỹ! cũng như Tổng Thống Minh chỉ nắm quyền trong 72 giờ, vừa đủ để đuổi Mỹ để bàn giao.

Thấy những sự việc khó hiểu về chính sách Mỹ, báo chí có đặt câu hỏi với Ðô-đốc Richard Macke, Tư lệnh Thái bình dương về các biến cố như kể trên, Macke trả lời: “Chúng tôi không ngạc nhiên gì về dữ kiện biến-cố đó đả xảy ra!” Báo chí không hài lòng câu trả lời nầy, nên một tuần sau, họ hỏi Ðô đốc William Owens, Phó Tham mưu trưởng Liên quân một lần nữa và được trả lời: “Hiện đang có quá nhiều biến cố xảy ra tại quần-đảo Trường sa do nhiều nước dính líu tới, nhưng chúng tôi là quân nhân nên không dính líu gì về chính sách, tuy nhiên chúng tôi cũng chia bớt những tin tức tình báo mà chúng tôi biết được cho đồng minh của chúng tôi!” Tuy Hạm đội 7 của Hoa kỳ không có mặt ở biển Ðông nhưng chiến hạm Mỹ với cái gọi là “tìm phi-công Mỹ mất tích” dưới lòng Vịnh Bắc Việt và biển Ðông vẩn tiếp tục đi đi lại lại, đôi khi ghé vào thăm viếng VN và dĩ nhiên phải xuyên qua duyên hải VN cũng thuận theo công pháp quốc tế về biển.

Ðịnh mệnh của VNCH nằm trong tu chánh án “Case-Church": Ngày 29/6/1973, lại cũng do Thượng nghị sĩ Frank F Church, Dân chủ, Idaho và Thượng nghị sĩ, Công-hòa, New-Jersey Clifford P.Case, lại một lần nữa nhập tên hai ông nầy thành tu chánh án “Case-Church,” ra lệnh nghiêm-cấm mọi hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Lào, Cambodia, và Việt Nam. Có nghĩa lực lượng Hoa kỳ không còn ở lại Ðông Nam Á. Thế là 700 triệu tấn vũ-khí mới-tinh của Liên Xô trả bằng tín-dụng dollar Mỹ cho giai cấp thợ-thuyền Liên-Xô trong thế “bênh kẻ mạnh”, đem vào Hà Nội cho chiến dịch Hồ Chí Minh và chiếm Cambodia sau nầy. Kết thúc Màn-2 giai-đoạn-2 để qua Màn-3 là Trung-Ðông! Có nghĩa bức chắn ngang Âu-Á. Nhưng trọng điểm của vở bi kịch Eurasian lại nhấn mạnh ở hậu quả từ Màn-2, giai đoạn-2 do vệ tinh gián điệp [American spy satellite program] đã khám phá các nguồn tài nguyên dưới thềm lục địa sau thế chiến-2, gây hệ quả: phải giải nhiệm Tướng Mac Arthur, Trung Hoa Quốc gia buộc phải nhường ghế LHQ cho Trung quốc, giải thể VNCH tại vùng sẽ tranh chấp, sau khi khoan thử vài mũi khoan kiểm chứng có dầu khí tại đây, rồi đóng nút lại chờ phân giải trên bàn mổ LHQ vào đầu thế kỷ 21: Thềm lục địa có trữ lượng dầu khí nầy sẽ đem ra bàn luận tại LHQ vì có nhửng văn bản thành văn và những, chưa thành văn cần tái xác định điều chỉnh lại bằng công pháp quốc tế nhẹ nhàng không cần phải dao to búa lớn!Nhưng nó đã nằm trong kế hoặch do George Kennan thiết kế rất tỉ mỉ từ lâu, không thế nào đảo ngược được dù Hoa Kỳ có rất nhiều khó khăn về kinh, mà tôi biết chắc nịt TQ không dám nổi chứng

“Hoa-kỳ muốn bảo đảm rằng các nước có thể có lợi ích trong đó nên hiểu, vùng biển Ðông có những luật lệ thành văn (điều khoảng trong HÐ Genève-1954) và bất thành văn (Hoa kỳ bằng mọi giá phải đưa TQ vào cộng đồng quốc tế để dự phần bảo vệ trật tự thế giới) không ai được quyền ra đó “Xí-được” rồi đấm ngực ầm ầm và tuyên bố Tôi có quyền khai thác mỏ dầu ngay tại chổ nầy!” Hoa kỳ sẽ không quay lưng và cũng đúng vào lúc phải trở lại (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) theo đúng trên trục tiến đồ để giữ lời cam kết với đồng minh của mình, chủ yếu là Việt Nam phải có sự bảo đảm được an toàn cho các công ty khai thác, nếu không thì VN chưa có thể là quốc gia có dầu khí chính thức trong vùng! Vì thế Hoa-kỳ sẽ trang bị tối tân hóa hải quân cho VN để tiếp-tục keo sơn hiệp ước Việt-Phi tháng bảy, 1995 cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền lảnh hải của hai nước nhưng chủ yếu vẩn là quyền lợi Mỹ.

Trong thời gian nầỳ thỉnh thoảng chiến hạm Mỹ tới thăm VN, Ðô-đốc Timothy Keating, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái bình dương lại qua thăm VN một lần nữa ngay sau khi Bắc-Kinh công bố sắc lệnh thành lập thành phố Tam-sa bao gồm Hoàng-sa và Trường-sa. Trung Quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải-Nam để chuẩn bị khai triển lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa kỳ trên biển cả bao gồm Thái Bình Dương, Ấn Ðộ dương và cả Ðại Tây dương khi cần hộ tống các tàu dầu Trung Quốc chạy qua kinh đào Suez.

Ðể chuẩn bị cho Tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ sẽ tái xác định chính sách “tái can dự” của Hoa kỳ ở Á châu và đặc biệt ÐNÁ- TBD. Chính sách chiến lược Eurasian là mục đích chính “bảo vệ VN” trong giai đoạn trở lại [“roll back.”] Tháng Sáu, 2008, TT Bush có mời TT Dũng và TT Phi xác nhận chủ quyền của hai nước, đồng thời khuyên hai nước hợp tác quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình, dĩ nhiên Hoa Kỳ sẽ tìm cách bán vũ khí sau, và sẽ có Hiệp ước hợp tác quân sự Việt Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 44 . Biết cái thế yếu kém của VN, Hoa kỳ đã từ lâu im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung Quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại, Hoa kỳ tìm cách thuyết phục VN về mối nguy hiểm đã kinh qua do Trung Quốc, và hình như đã thành công phần nào. Kết quả Hoa kỳ cam kết ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lảnh thổ VN. Dĩ nhiên phản tình báo CIA sẽ lập lại qua con bài chống tham nhũng để loại ra các phần tử thân Trung Quốc bằng tam-trùng Nguyễn Chí Vịnh, và thế vào đó thành phàn thân Hoa kỳ, cấu trúc guồng máy lảnh đạo quân đội để sẵn sàng tối tân hóa hỏa lực, và sau nầy thành lập nội các có 8/10 sẽ đào luyện tại Mỹ và do đồng bào ruột thịt sẽ tự nguyện đem chất xám về phục vụ dân tộc, với 10.000 tiến sĩ gương mẫu đào tạo tại Hoa-kỳ. Ðiều nầy người viết chắc chắn sẽ xảy ra 100%, còn những người Việt hải ngoại mang máu hận thù sẽ không thấy có tắm máu trở lại mà Hoa Kỳ có trách nhiệm sẽ giải quyết êm đẹp, khi nhóm người nầy nằm yên dưới ba tất đất không thể đội mồ mà lội ngược dòng lịch sử.

Năm 1947 biến hóa OSS thành CIA, Harriman và Prescott đã chuẩn bị đem chiến tranh từ Âu Châu qua Á Châu, đồng thời ngay thập niên 60, khi vệ-tinh gián điệp đã phát hiện mỏ dầu dưới thềm lục địa của VN, và đả khoan thử chắc có rồi mới đóng lại để chờ đến ngày hôm nay (Tổng thống 44) TQ nên hiểu rằng Con Ó làm tổ thì nơi đó chỉ nở ra Ó-Con, chớ không thể Le-le hay Vịt trời nở ra nơi đó! Hoa kỳ phải cách chức vị Tướng tài Mac Arthur để đưa Trung Quốc vào trò chơi pháp lý; Còn đối với Hoa kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp mới dám bỏ vốn làm ăn, bất chấp sự bất bình của Trung Quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa-kỳ thì Hoa kỳ cũng sẽ làm khó lại. Trung quốc đừng quên rằng 1949 CIA đã hoàn thành cưỡng bức di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch qua đảo Ðài-Loan và 1959 đả bí mật giúp bảo-vệ Ðức Ðạt Lại Lama và vận tải cơ C-130A do Ðại-tá Harry Aderbolt, chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập vẫn thường xuyên tiếp tế cho du kích của ngài, Trung Quốc khôn ngoan nên ôn hoà với Mỹ vì nội bộ mới là cái cơ nguy cho Trung Quốc mà CIA đã quậy nát bấy rồi, và hơn nữa TQ bề ngoài xem như mạnh nhưng thật sự rất còn yếu kém nhiều phương diện. Gương trước mắt, Liên Xô là một nước CS chuyên chế mà Hoa kỳ còn làm sụp đổ từng mảnh, Hoa kỳ xem Liên Xô cứng và gai gốc như vỏ trái Soài Riêng, còn Trung Quốc như những múi thơm hay thúi gì đó tùy sự khôn ngoan của đối tượng biết cư xử thế nào cho phải đạo.

Ðã đến lúc Hoa kỳ phải tỏ ra bênh vực VN bằng cách “Tái khẳng định sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN” qua một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế đánh đổi ngạc nhiên: Hoa-kỳ và VN phải trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước, sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn nữa về các vấn đề chiến lược và an ninh. Ngay vào lúc nầy, về phía VN, bị dồn vào chân tường, VN khó chọn thái độ đẩy đưa đu-dây như trước mà phải dứt khoát, mạnh mẽ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ của mình. Theo trong tầm ống kính của Skull and Bones [Harriman] cho biết rằng: “nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế thì VN có nhiều điều kiện để thắng” Vì thế cho nên Hoa kỳ chường mặt bằng ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty người Anh BP đã phải chùn bước năm vừa qua, mặc dù áp lực của TQ không làm cho Công-ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Petro-VN.

Về chuẩn bị dư luận thế giới là môn tuyệt chiêu của thủ lãnh Skull and Bones [Harrimen, Bushes] lại lấy trung tâm văn hóa thế giới là Thủ đô Paris qua nguồn tài trợ Ngân hàng Thụy-Sỉ như: nữ tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau, giáo sư Luật và Khoa học Chính trị đại-học Paris, vì lương tâm khách quan, vì công lý lẽ phải của một luật gia tầm cỡ quốc tế. Giáo sư Monique đả bỏ ra nhiều năm tận tụy sưu khảo và viết bộ sử tựa đề “La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” L’Harmattan, Paris 1996, 306 pp (Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong đó gần nhứt là Hiệp định Genève 1954 có các Ðại-sứ cường quốc như Liên Xô và Chu An Lai công nhận bằng chử ký, miền Nam VN có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nhường ghế cho T.Thống thứ 44, George Bush ghé Tổng thư ký khối ASEAN ở Thai Lan tái xác định chính sách “can-dự” của Hoa kỳ ở Á-châu và đặc-biệt ở ÐNA, TBD. Nói tóm lại Bush tuyên bố thẳng thừng là bảo vệ VN để giữ nguồn dầu khí nơi đây không thể rơi vào tay Trung Quốc và sau đó VN sẽ thể hiện đường lối cứng rắn với TQ để đi theo Mỹ đúng như ý đồ cũa Harriman qua chiến lược gia George F Kennan trong thế chiến lược Eurasian 1920-2020.

“Làm gì có sự lạ trên đời khi Con Ó làm ổ, đẻ trứng nơi đó mà lại nở ra con Le-Le Vịt trời” Trung quốc cũng thừa hiểu khi đụng độ với VN và Phi Luật Tân thì có các nước khác nhảy vào như Nhựt, Thái-lan, Ðài-Loan, Mả-Lai, Borneo… Trung quốc không muốn rằng mình trở nên con Heo-rừng bị một bầy chó săn tấn công mọi mặt, đến khi kiệt sức, thì người thợ Chú Sam dứt nộc. Dĩ nhiên Trung quốc không dại gì phải… hơn nữa dù là “Di tản chiến-lược”[theo lộ-đồ Eurasian] về Hawai 1970 ngay sau khi Quốc hội Hoa kỳ ban ra Tu chánh án “Cooper-Church,” nhưng Hoa kỳ ngầm ý để cho Nhựt thay mặt bảo quản an ninh vùng Thái bình dương sau khi Mỹ di tản chiến lược. Ngoài ra từ thập niên 1970, Nhật bản được Mỹ bật đèn xanh bung ra viện trợ cho các nước trên thế giới, đứng vào hàng đầu là ưu tiên cho VN, qua viện trợ để các nước tiêu dùng hàng hóa Nhựt, đồng thời gây ảnh hưởng để mở rộng thị trường. Mỹ và Nhựt sáng lập Ngân hàng phát triển Á-châu ADA để tận tình giúp đỡ VN, cũng như Hoa kỳ lờ luôn cho Việt kiều tuôn về hàng tỷ dollar theo như lộ-đồ chiến lược Eurasian. Hoa kỳ bàn giao lại cho Nhựt những tin tức tình báo gài bẩy sự khao khát dầu khí của TQ qua 1974 cưởng chiếm Hoàng Sa của VNCH, đánh chiếm một số đảo Trường Sa năm 1982, trên biên giới trận đánh cưỡng chiếm đất đai Thanh-Thủy, Lão-Sơn 1984. Thấy TQ với âm mưu Ðại-Hán và chiến lược Hải Dương, Nhựt Bản thay mặt Hoa kỳ đã công bố một bạch thư về “An ninh quốc phòng Nhựt Bản về Á-châu” cho Việt Nam: 1988 hải quân TQ chủ trương chiếm các đảo San-hô của Phi và Trường-Sa và 2008 trong mùa bầu cử tổng thống, hải quân TQ sẽ tiến xuống Trường Sa, đánh bật Mỹ ra khỏi biển Ðông, cô lập vùng biển của Phi Luật Tân và VN. Nhưng Bushes rất bình tỉnh sẽ có một tổng thống da màu biểu tượng 1000 lần dân chủ, sẽ cứng rắn bằng những lời đanh thép với TQ.

(còn tiếp)

vinhtruong
03-22-2014, 06:09 PM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...

Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

*******

Hoa-kỳ muốn Nhựt trở nên một nước hùng mạnh tại Á-châu! Nhưng phải có nanh-vuốt quân sự, thông thường “Ai buộc, người đó gỡ”: Ngày 14/8/1945, Nhựt đầu hàng sau khi lãnh hai trái bom nguyên-tử ở Hiroshima và Nagasaki, Thống tướng Mc Arthur đại diện Ðồng minh, tiếp nhận cuộc đầu hàng của Nhựt trên mẫu hạm Missouri neo ở cảng Tokyo cùng với 11 đại diện các nước Ðồng minh, trong đó có Nga-Sô, Trung-hoa, Canada, Anh, Úc … Tướng Mc Arthur cầm đầu Hội đồng tối cao Ðồng minh quân-quản một nước Nhựt đầu hàng [một Vị Tướng tài ba như vậy mà bị W.A.Harriman áp lực TT Truman phải cách chức, thì chúng ta cũng dể hiểu, Ông Harriman nầy quả là một thế lực ghê-gớm nhứt sau hậu trường nước Mỹ và chính ông nầy là thủ phạm ra lệnh giết chết TT Diệm] Ban Quân pháp Hoa-kỳ được lệnh soạn thảo hiến pháp mới cho Nhựt – Hiến-pháp 1946, có hiệu lực từ 1947 cho đến nay, chưa một lần tu chỉnh. Dù hiến pháp do do Ban Quân pháp của Bộ Tổng Tư Lệnh Mỹ soạn thảo, nước Nhựt trong 60 năm qua vẩn triệt để trung thành và là một trong những nước dân chủ nhứt thế giới.

Vì Trung-Quốc đã vướng vào cái bẫy của Mỹ giăng ra đầu tiên 1/1974 vụ cưởng chiếm Hoàng-sa của miền Nam VN, sau đó quần đảo san-hô và Trường-sa do nhiều nước có chủ quyền nơi đó, nhiều nơi thành-văn còn nơi khác bất thành văn, kể cả đảo Ðiếu-ngư không biết Nhựt hay Trung hoa là chủ quyền; Vì thế Hoa-kỳ phải hy sinh hai nước đồng minh là Trung Hoa Quốc Gia và VNCH để đưa Trung quốc vào trò chơi công pháp quốc tế để yên tâm bỏ vốn khai thác dầu khí đúng theo sự thiết-kế của George Kennan. Trung quốc quá ham dầu hỏa và hơi đốt dưới vùng biển trong hải phận VN, điều nầy quá đúng theo sự dọ thám của vệ-tinh sau thế chiến-2, dầu khí ở thềm lục địa VN dẩn đầu các nước ÐNA. Tổng số dầu khí VN là 1.9 tỷ BOE (1 bbl tương đương 5,300 ft3) Dù rằng Trung quốc có hung hăng công bố bản đồ mới của TQ 2007 với lưỡi-bò từ vùng An-vạn bắc và biển Ðông rộng 5 triệu km2, thêm một thách đố khác đối với Nhựt, Úc mà Úc cũng như Tân Tay Lan đã tự coi thuộc về Á châu và ÐNA. Nhưng Mỹ thì cứ nhởn-nhơ vì biết chắc rằng, ít nhứt cho đến năm 2030, còn như hiện tại kỹ nghệ dầu hỏa TQ chưa có đủ khả năng khai thác dầu khí ở Biển Ðông, nhứt là vùng Trường-Sa và Hoàng-Sa. Nhưng trước 2030 hay trước 2023 kỷ niệm 50 chiến tranh VN thì mọi việc đã dàn-xếp trên bàn họp tại Liên Hiệp Quốc mà chắc chắn Trung quốc sẽ bị thua vì pháp lý, căn cứ những dẩn chứng mà Tôi hiểu được! .

Hoa-kỳ, ngay sau khi Quốc hội cho ra Tu chánh án “Cooper-Church-1970” bèn nói nhỏ Nhựt cứ việc âm thầm sản xuất chiến cụ để thay mặt Mỹ trông coi an ninh trong vùng, Nhựt sẽ đóng Hàng không mẫu hạm và các giàn hỏa tiễn tầm xa; ai cấm Nhựt bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử với đầu đạn nguyên tử? Sức mạnh quân sự của Nhựt vẩn gắn bó với sức mạnh quân sự Hoa-kỳ, nối kết với Úc-Ðại-Lợi, một thử thách ghê gớm khiến TQ phải suy nghĩ hai lần hoặc nhiều lần! Cho đến khi Bắc-Kinh điên khùng ngang nhiên ra tay cho liên quân tập trận ở Trường Sa và ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Tam Sa, huyện đảo Tam Sa, thuộc Tỉnh đảo Hải-Nam. Ðây là lúc mà Hoa-kỳ muốn Nhựt trực tiếp đối đầu [cũng là phương thức gây chiến kiểu đàn anh, bắt mấy thằng em nhập trận trước, cho đến khi địch thủ mệt nhòai, là chọt một cái nhẹ địch thủ cũng sẽ ngã quỵ; Trong thế chiến-2, Ðại sứ W.A Harriman tại Liên Xô chỉ ngồi chờ đợi, cho đến khi Hồng quân tiến vào Bá-Linh, lúc đó Trung-úy OSS William Colby mới cho Harriman biết để thả Sư-đoàn Dù vào phỏng tay trên chụp trước các nhà bác học Ðức].

Sự kiện hung-hăng diễn tập quân sự bắn đạn thật của TQ, khiến Nhựt bản phải tái võ trang theo sự gật đầu của Mỹ. Năm 2008 TQ vươn lên đến đỉnh cao thịnh vượng với Thế vận hội Bắc kinh; thực tế, Nhựt Bản chuẩn bị tái võ trang đã từ lâu, nay vì sự hung-hăng của TQ, nên mới công khai hóa. Ðây cũng là một khúc quanh thách đố lớn đối với TQ, chính phủ Nhựt công bố quyết định tháng 9/2007 nầy, Tự vệ quân Nhựt ra đời sau hiến pháp “chủ-hòa” 1947 sẽ trở thành Quân đội chính qui. Sau khi quốc-hội Nhựt thông qua đạo luật mới cho phép Tổng Nha Tự Vệ (The Agency of Self Defense) trở thành Bộ Quốc Phòng; Thế nên Tổng Giám Ðốc Tự Vệ đã trở thành Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ðương nhiên là một đồng minh son-sắt nhứt của Mỹ, Nhựt sẽ phát triển sức mạnh quân sự thành một cường quốc quân sự số 1 Á-châu chậm nhứt là năm 2010 với 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân cùng bảo-trợ quân sự cho VN để cùng chia sẻ trật tự tại vùng ÐNÁ, Việt Nam sẽ được trang bị sơ khởi bằng tàu ngầm Kilo, các diệt lôi hạm có trang bị hỏa tiễn tối tân liền sau đó và các trực thăng võ trang tuần tra UH-1H cải tiến đậu trực alert trên các tuần dương hạm.
Sự thật huyền thoại HCM

Để soi sáng những vùng tối của lịch sử, người viết cảm nhận phải đưa ra những sự kiện trung thực về con người và sự nghiệp của Hồ Chí Minh vào khi có quá nhiều thông tin trái ngược nhau về nhân vật lịch sử nấy, không nên mạt sát, không nên đả kích. Đây không phải bài viết tố-cộng, mà là một diễn giải bởi cá nhân người viết, muốn trình bày sự thật về một con người, mà phía Cộng Sản đã cố tình che giấu bằng những huyền thọai, họ coi như là một vị thánh, vị thần, thậm chí còn thở phượng. Nhưng thật ra có ai biết đâu là do một khối óc tinh-ranh thần sầu quỷ khốc, họ có thể làm đảo lộn cả căn thực chất chân-lý kinh dị mà chúng ta có thể chứng kiến nhãn tiền như tại Mỹ: da đen hạ da trắng, vô danh tiểu tốt hạ nổi tiếng trên chính trường, nhà nghèo thắng nhà giàu, tiểu niên TNS thắng thâm niên TNS, chưa ở Bạch Ốc thắng người đã từng ở 8 năm Bạch-Ốc, tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang nổi tiếng New-York… nói tóm lại cái Tập-đoàn War Industries Board ghê-gớm nầy muốn làm gì chả được? Tổng thống Bush-Con đã thua Gore, giờ chót “bồ-nhà” Tối Cao Pháp Viện quyết định cho thắng, nghe lén Watergate bị buộc từ chức, nhưng lừa gạt dân Mỹ và Quốc hội tuyên bố gây chiến vì Iraq có vũ khí nguyên tử… nhưng không có, vẫn ngồi trên chiếc ghế quyền lực đến mãn nhiệm kỳ thì làm gì nhau?

Qua một thời điểm tranh cử ngắn ngũi “chiến-thuật” do chính họ bảo trợ, như vậy thì trong kế hoạch siêu “chiến-lược” toàn cầu, nhóm người nầy muốn Võ Nguyên Giáp hay tướng lãnh Hà Nội dù không học trường lớp nào vẫn nổi tiếng như cồn, chẳng lẽ tất cả đều là thiên tài? Mọi đường lối chính sách thường qua quyết định bởi người thống lãnh thế giới William Averell Harriman (1891-1986) xác quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu, điển hình như nhân vật Hồ Chí Minh với nhiều huyền thoại trong sự nghiệp bí ẩn đầy gian dối do chính tham mưu chiến lược gia George F Kennan (1904-2005) sáng tạo dựng lên cho chủ đích chính trị trong giai đoạn lấy màu da Vàng làm vật tế thần thay cho người da Trắng, hay nói cách khác đem chiến tranh từ Âu Châu qua Á-Châu bắt đầu từ 1950 …

Nhưng thật sự, sau khi nghiên cứu kỹ, thì HCM cũng chỉ là một con người bình thường, mà là một con người có rất nhiều điều phải nói, một trong những điều phải nói là để lại một di sản rất là tai hại cho dân tộc VN (nhưng không phải do HCM chủ động mà là bị đặt để?) Về một cuốn phim mà tôi cho rằng: “Trình bầy Sự thật HCM đã đến thời điểm phải tuyên bố đâu là sự thật mà người Việt cần phải biết” theo đơn đặt hàng. Để thực hiện cuốn phim này, người ta tìm kiếm, góp nhặt, thẩm định và ghi chụp tài liệu của nhiều sử gia và nhà nghiên cứu, các nhân chứng sống, và nhất là những tài liệu đã được giải mật từ văn khố của nhiều chính quyền, cũng như cơ quan tình báo các nước đã giữ chặt trong tủ sắt, nay mới chịu khui ra cho thế gian biết vào đúng thời điểm decent interval trên trục lộ đồ phải diển tiến. Ngoài ra còn phải kể đến các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn 31 nhân chứng sống tại 15 địa điểm khác nhau, như nhà văn Vũ Thư Hiền, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng, Vũ Ngự Chiêu, GS Sophia Quinn-Judge, cựu đại tá và nhà báo Bùi Tín, GS Nguyễn Ngọc Bích, GS Lê Hữu Mục, ông Nguyễn Minh Cần, ông Nguyễn Tường Bách, ông Minh Võ, đại sứ Bùi Diễm, nhà báo Oliver Todd và LM Phan Văn Lợi …

Cuốn phim muốn trình bày sự thật về một con người, mà phía ĐCS, nhứt là phía Hà-Nội, tay sai gián tiếp của Mỹ, bằng sự lựa chọn Mafia Lê Đức Thọ. Vì được hưởng lợi khi buộc phải núp dưới bức tường Thép, nên đã cố tình che giấu bằng những huyền thọai, người ta coi như là một vị thánh, vị thần. Hồ Chí Minh lẩn khuất sau những lớp màn che tối tăm hay mờ ảo để cho người ta không nhận diện được ông, cho nên từ đầu chí cuối, tôi thấy từ ngày sanh cho tới ngày chết của cụ Hồ Chí Minh đều dối trá, không thật chỉ vì một lý do chính trị nào đó của thế lực trong bóng tối muốn thế. Vì sự thật OSS cũng như CIA sau nầy không muốn ai hiểu rõ lai lịch của lá bài tẩy đang thế úp như HCM để theo dõi mà chỉ có bọn họ [Permanent Government] độc quyền mà thôi cho mưu đồ chính trị; ngay cái tên đường mòn Hồ Chí Minh, Chiến dịch HCM, thành phố HCM, và nếu Harriman còn sống thì HCM sẽ nằm trong danh sách danh nhân thế giới như Nguyễn Trải qua quỷ tài trợ ngân hàng Thuỵ-Sĩ cũng như đã ban thưởng giải hoà bình Nobel cho Kissinger, còn Lê Đức Thọ không được nhận như lời vàng thước ngọc của Harriman dặn dò Thọ tại Paris Peace Talks: “Phải chiếm miền nam và Cambodia”.

Tôi hết sức tôn trọng, không chỉ trích nặng nề, và cũng không ca tụng cụ Hồ Chí Minh là một hình nộm lịch sử, những gì tôi hiểu được, từ nơi cuốn phim, đó là phim tài liệu. Tôi không thể cả quyết được rằng tất cả đều là sự thật theo nhãn quan của tôi, mà chỉ nói, tôi đang tiến tới sự thật về Hồ Chí Minh theo những chứng cớ thấy rờ được qua những tài liệu đi vào thực tế, như chính HCM cũng thừa nhận cụ là người bình thường như mọi người, dù rằng bị gán ép là học thuyết gia, tác giả … nhưng cụ rất khiêm nhường tự thú cho rằng cụ chỉ là người hành động, mọi người nghe chữ Leninìst, Maoist .. chớ có ai bao giờ nghe Hoist chưa? Ai muốn thần thánh hoá cụ để làm gì?

Di sản Hồ Chí Minh, nội dung tổng quát của phim “Sự Thật về HCM” được trình bày mạch lạc như có chủ đích từ lâu trong 6 lãnh vực: Thân thế, đạo đức, tư tuởng, bản chất, di sản và tội ác của HCM. Trong mỗi lãnh vực, cuốn phim nêu lên những gì đang được rao giảng về HCM ở trong nước và đưa ra những chứng tích lịch sử dưới nhiều hình thức để chứng minh là những gì đang được truyền bá trong nước hầu hết là những điều được thêu dệt lên để thần thánh hóa ông với chủ đích không tốt, là cái dù cho bọn Mafia Lê Đức Thọ và đồng bọn núp dưới mà hưởng thụ cướp bóc đúng nghĩa đảng cướp Mafia.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu ngọai quốc về phim đời sống của HCM, về con người của HCM khi họ xin phép để phỏng vấn thì bị từ chối, lý do là nếu họ trả lời, trình bày những sự thật thì CSVN sẽ không cho họ vào VN để mà nghiên cứu nữa. Cho nên phải nói là họ rất là may mắn nhờ CIA giúp đỡ! Phỏng vấn được hai người đó là nhà văn nhà báo Oliver Todd, và GS Sophia Quinn-Judge, là hai nhà nghiên cứu về VN có tăm tiếng quốc tế, và một lần nữa có thể nói đó là cái may mắn nhờ đúng vào thời điểm. Nhưng họ cứ yên tâm, Hoa kỳ sẽ đợi đúng thời điểm 50 sau khi người Lính Mỹ rời khỏi VN (1973-2023) lúc nầy thế hệ dính dấp với chiến tranh đã nằm yên đưới đất thì lúc đó câu nói của Thượng Nghị Sĩ Mc Cain sẽ làm sáng tỏ thêm: Mc Cain bị CS giam cầm hành-hạ đến nỗi hai lần toan tự tử mà không được toại nguyện đã nói, “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays. En Irak, les elections ont prouvé que les Irakiens croient que leur government est légitime…” sẽ phong phú hoá câu nói để rồi cùng trùng hợp với câu nói của Donald Rumsfeld, tác giả tháng Tư Đen: “Miền Nam bù nhìn Miền bắc yêu nước” Tại vì vở bi-kịch nầy trả lại lời hứa với cụ Hồ là sẽ giúp cho VN thống nhứt độc lập, nhưng trước tiên phải trả một cái giá là để cho họ khai thác lợi nhuận qua khuấy động chiến tranh, trong lúc chúng ta đang nằm yên dưới ba tấc đất không thể đội mồ lên mà lội ngược dòng lịch sử? Cái giá quá đắt 1945-1975 khói lửa!

Thật ra đối với người quen tìm đọc các tài liệu lịch sử, thì những điều được trình bầy trong cuốn phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” không mang đến cho họ điều gì mới mẻ đáng kinh ngạc, nhưng theo LM Nguyễn Hữu Lễ thì nếu đối tượng là những người ở trong nước thì lại khác. Đó là lý do vào thời điểm thả chiếc bong bóng nhẹ nhàng bay bồng bềnh trên bầu trời Việt Nam là chủ đích. Nếu là người ngọai quốc, thì người ta nói rằng ồ, chẳng có cái gì mới cả, bởi vì dầu sao về HCM thì họ đã biết rồi, có người thì đọc sách, có người thì nghe băng, có người thì coi hình, thì nói ồ dầu sao tôi đã biết rồi, HCM có vợ có con, HCM lấy đàn bà con gái, HCM giết người, HCM v.v…, HCM cũng đặt điều nói dóc về mình khi mà tự lấy tên là Trần Dân Tiên? Nhưng mà giới trẻ trong nước có biết không? Người dân trong nước không biết gì cả, cho nên mục đích chánh cuốn phim này, là họ làm để phổ biến về trong nước theo đơn đặt hàng có chủ đích như cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” qua thâm ý, di cư 1954 và cuộc chạy tán loạn 1975 bởi “Vote On Foot”. Bọn chúng tìm cách chạy trốn tội tàn sát người Việt nhứt là biến Thái Bình Dương thành một nghĩa trang vĩ đại với gần nửa triệu người Việt vô tôi phải làm mồi cho cá, nhưng tuyệt đối không dám dựng một cuốn phim nào cả?

Thành ra cái giá trị việc làm của LM Nguyễn Hữu Lễ là cho thấy được cái sự thật như thế nào, đó là một điều rất là cần thiết cho những thế hệ sau này của chúng ta theo ý đồ của một thế lực Permanent Government. “Đây là một công trình hết sức là công lao, và rất là khó khăn mà quý vị ấy đã bỏ công bỏ sức ra trong vòng hai năm vừa rồi để mà thực hiện. Tôi nghĩ là không cần cả cuốn phim, chỉ cần một phần của cuốn phim này, một phần tư của cuốn phim này thôi, mà về tới cho tất cả những người ở Việt Nam thì chắc chắn là họ biết là từ trứơc đến nay họ bị lường lọc, họ bị nhồi sọ một cách sai lầm.” Vì đã đến thời điểm Hoa Kỳ muốn chứng minh bấy lâu nay họ dựng bức tường Thép HCM cho bọn Mafia-Việt núp mà hưởng lợi thời gian như vậy là đủ rồi, và bắt đầu từ nay sẽ trở thành bức tường bùn đất trộn lẫn rơm rác, có nghĩa chấm dứt chế độ Mafia và đã đến lúc tiền bạc mà Đảng Mafia nầy cướp giựt của dân bấy lâu nay, tiến viện trợ, tiến người Việt gởi về, hùn vốn phải trả lại cho người dân như Marcos ở Phi, Trần Thủy Biền ở Đài Loan… bằng hàng tiêu dùng của Mỹ, dĩ nhiên những tai to mặt lớn vi phạm hiến quyền Mỹ thì đừng hòng đoàn tụ gia đình ở Mỹ khi bị đảo chánh vì đã bị từ chối Visa theo luật-pháp của Mỹ.

Người ta cho rằng sẽ có một cuộc chiến giữa sự thật về Hồ Chí Minh ở hải ngọai và sự thật về Hồ Chí Minh ở trong nước. Giới trẻ trong nước cũng có một số người đã xem phim này và cho rằng DVD “Sự Thật về Hồ Chí Minh” sẽ là một món hàng bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng các sử gia hậu cận đại sẽ đồng kết luận: “Hồ Chí Minh được thán phục không phải vì sự thắng lợi mà vì sự bội phản của Mỹ” (Skull & Bones 322 conspiracy)


(Còn tiếp)

vinhtruong
03-29-2014, 05:48 PM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

******

Bất đồng về chủ quyền tại Biển Ðông
Những vụ tranh chấp chủ quyền ở biển nam Trung Hoa mà VN gọi là Biển Ðông rất khó giải quyết và tình hình đã trở nên xấu đi vì khả năng chấp hành các đòi hỏi của TQ đang trở nên gia tăng và những mưu toan của nước nầy nhằm ngăn chận những nỗ lực của VN để hình thành một mặt trận Asian thống nhứt. Ðâu ai hiểu được có sự bấm đít VN của phản tình báo Mỹ cho rằng họ cương quyết bảo vệ đồng minh khi roll-back 2010: Mỹ muốn ám chỉ “Chúng tôi đã ở đây từ cuối thế kỷ 19, chúng tôi vẫn tiếp tục ở đây, hôm nay, ngày mai và mãi-mãi. Còn đối với những nước ở vùng Thái-Bình-Dương nầy, chúng tôi bày tỏ sự cam kết vững chắc keo sơn của Hoa-kỳ đối với họ dưới sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của chúng tôi” Trung-Quốc nghe hiểu câu nầy nên tạm thời co mình chùng lại dù VN không có lời cam kết nào với Mỹ, nhưng Mỹ coi trọng VN như Con Ó-Con thì làm gì được VN!

Vấn đề đòi hỏi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giải quyết, và tính chất thiếu minh bạch của TQ đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ; Trong năm nay, VN đã tăng cường những nỗ lực để đạt được thoả thuận về một quy tắc hành xử có tính cách ràng buộc COC ở Biển Ðông. Một tuyên bố năm 2002 đã ký giữa TQ và khối Asian kêu gọi các bên liên hệ giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối hoà bình và tránh thực hiện những hành động có thể gây nên căng thẳng. Trong khi TQ đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của VN, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối Asian, nhằm hình thành một mặt trận thống nhứt chống lại TQ ở Biện Ðông vào những năm ấy

Tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Boneswoman Yale/Hillary tuyên bố tại hội nghị diễn đàn khu vực Asian ở Hà Nội rằng: việc thông qua đường lối ngoại giao đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ở Biển Ðông là “quyền lợi quốc gia” của Mỹ, tuyên bố nầy đã gặp phải sự phản bác kịch liệt của ngoại trưởng TQ. Trung Quốc lâu nay vẫn chủ trương là giải quyết vụ tranh chấp nầy bằng đường lối song phương. Thế nên, trong thời gian qua TQ đã liên tục bắt giữ các tàu đánh cá của VN và ban hành các luật cấm đánh bắt cá ở biển nam Trung Hoa. Nói nôm na là TQ đã nâng cao vị thế của vùng biển nầy tới mức gọi là “lợi ích cốt lõi” Nhưng TQ có biết chăng Mỹ đã có mưu đồ từ 1959 giải cứu Ðức Ðạt Lai, như các chuyến bay gián điệp từ Tây-Tạng dọc biên giới Miến-Điện của Đại-Tá tình báo Harry- Aderholt từ đầu năm 1960 cho đến nay làm một vòng rào cản ở phía Nam và Tây-Nam của Trung-Quốc, bằng cách tiếp tế cho các kháng chiến quân ủng hộ Đức Đạt Lai, và ngày nay đang hâm nóng lại làm Bắc-Kinh đau đầu! Còn phía Đông thì có đồng minh son sắt của Mỹ, nên mới đây, Hoa-Kỳ cần nghĩ đến hướng Bắc của Trung-Quốc qua sự viếng thăm nước Mông-Cỗ lần đầu tiên cũa một vị Tổng-thống Mỹ (Bush Con) Nước Mỹ thường thích chữ “danh chính ngôn thuận” nên đặt cho cái tên cuộc viếng thăm nầy là: “cám-ơn” Mông-Cỗ đã gởi 160 quân qua Iraq chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ. Lẽ dĩ nhiên cuộc viếng thăm của TT Bush làm cho Bắc-Kinh vô cùng khó chịu nếu không muốn nói đến rất hoảng-hốt cho tương lai nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bẩy đúng theo kế hoạch của Nhóm Học Giả Harriman hồi 1950’ do tham mưu trưởng George Kennan thiết kế “Rồi đây!...sẽ không có nước nào dân số trên 200 triệu dân, ngoại trừ Mỹ!” (có nghĩa sau Nga, tới TQ và Ấn độ sẽ …) với chiêu bài “Dân-quyền, Dân-chủ” rộng khắp Thế-giới, bắt nguồn dùng chiến tranh Việt-Nam làm thí điểm mô-hình kiểu mẫu (The Social Scientists War) sẽ lan dần ra khắp Thế-giới như vết dầu loang, để cho Thế-giới sẽ chiêm ngưỡng nước Mỹ như một ngọn hải đăng cần thiết trong đêm tối mờ mịt, hàm ý buộc Miến điện và Bắc Hàn nên noi gương Việt Nam để được tồn tại trong thịnh vượng...

Vì Liên-Xô là Đế-quốc Cộng-Sản sừng-sõ nhứt, theo thế chiến lược Eurasian, Hoa-kỳ phải đặt ưu tiên chia nó trước hết, cũng không khác gì khi ăn Trái ‘Sầu-Riêng’ phải tét vỏ là điều khó nhất mà Hoa-kỳ đã làm xong 1991, qua sách-lược “Bênh Kẻ Mạnh” cùng sự ngụy tạo chiến lược là ‘Tháo-Chạy’ tại Việt-Nam. Nhưng thật ra các kỹ nghệ Tư-bản thuộc bộ máy chiến tranh cần nghĩ qua một chu-kỳ khá dài gọi là Inventory, sau khi thu-nhập quá nhiều lợi nhuận; Nếu như muốn thắng cuộc chiến tại VN, Hoa Kỳ cứ rút bình thường (1973) nhưng giao đầu nổ (warhead) cho KQ Miền Nam thả loại Bom CBU.55 và dùng EC.130B bắn đạn 106 ly tầm nhiệt tiêu diệt chiến xa (xe máy nổ) thì không còn con người và chiến cụ nào chạy vào tới Miền Nam; nhưng đó là không được rồi, vì đi ngược lại với thế siêu chiến lược của Harrimam và Nhóm Học Giả của ông George Kennan. Nhưng, ngạc nhiên thay, 1995 khi thiết lập bang giao với Hà-Nội, phái đoàn Mỹ qua Việt Nam tưng bốc vì VN đã giúp họ thành công trên trục lộ đồ chiến lược toàn cầu, hàm ý gọi là “thán phục cuộc chiến đấu ngoan cường, thần thánh của người Việt!” (Ý muốn tôn vinh Cụ HCM là người quốc gia thực tâm muốn thống nhứt đất nước nhưng bị Mỹ (Permanent Government do Averell Harriman làm TT suốt đời) phản bội vì cần khuấy động lại chiến tranh để thủ lợi nên buộc phải cách ly trở ngại chính là HCM; Trục ma-quỷ CIA và KGB phối hợp đưa siêu Mafia bằng công-cụ Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, và Lê Duẩn, tam đầu chế nầy nắm chặt guồng máy “Mafia-trị” chuyên chế bằng lớp sơn bên ngoài với danh nghĩa Cộng Sản trị: “The Hanoi leadership was like an Asian version of Skull and Bones (U.S) secretive and select. While US Permanent Government was not exactly in the club, she was generally trusted by its members” tài liệu lượm được tại Library of Congress.

Sau Việt-Nam, hay sau một chu-kỳ nghỉ ngơi kết toán sổ sách (inventory) mà thế-giới cứ nghĩ rằng Hoa-Kỳ đang yếu thế co cụm càng tốt. Nhóm Tư-bản của bộ máy chiến tranh tìm cách phát triển lại kỹ nghệ chiến tranh qua chủ đề khác‘Siêu Kỹ-thuật’ trong thập niên 80 mươi, hay nói theo kiểu khác, họ cho rằng: “Tại sao phải chạy đua vũ trang?” Chạy đua thì có lúc người nầy qua mặt người kia hay ngược lại. Tập đoàn tài phiệt Đại Tư-bản do Đại-đế-II giấu mặt George H.W Bush trị vì [dù ở ngôi vị Phó tổng thống 2000] đã đồng lòng đầu tư hết vốn liếng vào cuộc thí nghiệm vũ khí siêu kỹ thuật (hi-tech) mục đích bỏ xa Liên-Xô gần vài thập niên. Trên Thế-giới sẽ không còn nghe lải-nhải danh từ “chạy đua vũ trang” nữa, Họ cũng rất sợ sự hung-ác của Cộng-Sản khi nắm vận mệnh thế-giới, vì “Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả!” nên Tư-bản Mỹ đành phải trút hết hầu-bao ra cho mục tiêu phát triển vũ khí tối-tân bỏ xa đối thủ rồi từ từ hốt lại dollar sau đó. Ðồng Ðôla có chạy lẩn quẩn đâu đó cũng trở về hầu bao của đại cồ tư bản Mỹ, điển hình như nghị quyết 36 mà người Việt không hiểu gì cả nên chống đối chụp đủ thứ mủ. Người Việt chống người Việt cái gọi là quốc gia, càng lúc càng quyết liệt hơn chống người Việt cộng sản

Năm 1983, sau khi phóng thành công phi thuyền con thoi (Space Shuttle) TT Ronald Reagan tuyên bố: “người Cộng-Sản đang giỡ những trang sử kinh-thánh nhựt tụng cuối cùng của họ” nhưng có ai biết đâu nhờ vào tài-ba của người Phó TT (George H W Bush). Lùi lại năm 1968, sau khi dùng chiến tranh khí tượng (weather-weaponry) Link dưới đây trong sách “The New Legion” Vinh Trương:

-[Vietnam War: The New Legion
books.google.com/books?isbn=1426927444
Vinh Truong - 2010 - ‎History
The New Legion Vinh Truong ... Together Cuba and Vietnam were subjected to the weather weaponry. ...ambassador to Soviet, A Harriman 1943-1946 about his two books: “Peace with Russia” and “America and Russia in a Changing World”.-]

Phá hoại nông nghiệp chuyên trồng mía làm đường và hoa màu của Cuba, để cho một nước Cộng-Sản của Tây Bán Cầu phải nghèo xơ nghèo xác, hầu dằn mặt các nước theo Cộng-Sản. Rồi tới phiên Liên-Xô, một mặt buộc Nga-Cộng phải leo thang thi đua với Hoa-kỳ trong trò chơi chiến tranh NLF nêu trên, càng tăng thêm việc chế tạo những vũ khí về chiến tranh làm người dân Nga đói khổ và dồn bọn Cộng-Sản Nga buộc phải rời bỏ chính quyền. Nhưng chủ tâm trong bụng dạ của Harriman cũng chỉ muốn, Nga là nước siêu cường hạng-2 nhưng phải dưới cơ của Mỹ, và bị ràng buộc cũng như lệ thuộc vào lúa mì của Mỹ và Canada. Còn Trung-Quốc là kẻ thù tiềm tàng, vì địa lý giống Mỹ mà dân số gấp 6 lần, khó áp đảo và rất nguy hiểm cho ngôi vị thống lãnh toàn cầu của Mỹ. Đặc biệt Hoa-kỳ không dám dùng chiến tranh khí tượng đối với Trung-Quốc, ví không ai dại gì lấy cây tâm xỉa răng soi vào ổ Kiến-Lửa.

Trong ba mùa liên tiếp (1968-1970) dùng chiến tranh khí tượng (weather weaponry) Liên-Xô thường xuyên mất mùa, thiếu lương thực trầm trọng và triền miên vào những năm giá lạnh năm nầy qua năm khác, phải nhập cảng hằng mấy chục triệu tấn lương thực mễ cốc từ Mỹ và Canada; Mùa Đông ở Liên-Xô khởi đầu từ cuối tháng October, trời bắt đầu trở lạnh, nhưng hạt lúa mì vẫn tăng trưởng cho đến khi chín hẳn vào tháng December; Khi mùa Đông đến, tuyết phủ trắng cả cánh đồng và các bông lúa được mặc một lớp áo tuyết xớp không bao giờ lạnh dưới 0 độC; Trong lớp áo tuyết bông lúa vẫn tăng trưởng rồi chín cho kịp mùa gặt vào tháng December, để kịp thời thu hoạch nuôi sống người dân Nga. Nhưng mùa Đông năm 1970, hoàn toàn giá lạnh và không có tuyết; Độ lạnh mau chống sụt xuống dưới -5 độ hay -10 độ âm (độ C) khiến hạt lúa băng giá rồi đông lạnh (frozen) tê liệt chết cống không tăng trưởng. Khi thời tiết vụt thay đổi hay tuyết rơi, hoặc khí hậu ấm hẳn lên thì bông lúa tan đá và úng-thối.
Thành thử người nông dân Nga chỉ cần nhìn tuyết rơi, nếu không có tuyết trắng cánh đồng, thì cầm chắc là mất mùa và chịu đói rét. Cũng vào năm ấy 1970, nước Nga thiếu 20 triệu tấn lúa mì và 20 triệu tấn khoai tây và yêu cầu Mỹ và Canada cấp cứu khẩn cấp. Chính nạn thiếu lương thực nầy đã làm cho người Nga tỉnh mộng “Cộng-Sản hóa toàn cầu bằng chiến tranh giải phóng (NLF) quả thật đã thất bại” Cũng cái mốc từ năm 1970 trở đi, người Nga bắt đầu nhìn thấy một thực tế chiến lược khá phũ phàng. Bọn CS Quốc-tế ở các nước chỉ là một lũ ngu dốt bịp-bợm, khoác lác, dối trá, ăn hại và chỉ bám vào sức mạnh chiến tranh của Liên-Xô để hống hách, dọa nạt và xâm lăng toàn Thế-giới.

Siêu chiến lược gia Harriman muốn giải quyết chiến tranh mà không cần tàn phá hay đổ máu, bằng cách nào và bằng cái gì từ vệ tinh bay cùng tốc độ với trái dất (stationed spy satellite project) hay phi thuyền bắn tỏa xuống hàn-âm-khí để làm cho mùa Đông giá lạnh ở Liên-Xô hoàn toàn khô ráo, không ẩm ướt nghĩa là không có tuyết có nước…đây có thể là một trong nhiều bí mật chiến tranh siêu vũ khí của Mỹ (hi-tech) mà không tài nào phát hiện nổi! Vì do vấn đề thiếu lương thực trầm trọng, người Nga hiểu rằng nếu đánh nhau với Mỹ thì thua và chết hết. Trung-Cộng sẽ tràn lên tiến chiếm Tây-Bá-Lợi-Á phì nhiêu đầy tài nguyên thiên nhiên chưa từng được khai thác, Harriman cũng hiểu rằng nếu đánh nhau với Liên-Xô thì hầu như cả Thế-giới sẽ chết hết, chỉ còn người Tàu làm bá chủ Thế-giới. Nga Mỹ tính toán chiến lược thế nào thì vẫn nhìn thấy Trung-Quốc là kẻ thù chung của cả Nga lẫn Mỹ, nó nằm chình ình ra đó trước mắt. Vậy tốt nhất là áp dụng biện pháp Tam-Quốc-Chí tân thời của Tàu, là Nga và Mỹ cùng bắt tay hợp tác, cùng tiêu diệt Trung-Quốc để trừ hậu hoạn, đó là lý do chiến lược gia có tầm cở quốc-tế như W.A.Harriman phải viết cho ra hai tác-phẩm: Liên Xô và Hoa kỳ xiết tay nắm giữ an toàn cho vận-mệnh thế giới (Cuốn “Peace with Russia” in ra 1959” và “America and Russia in a Changing world” in ra 1971,”nếu đọc giả nào xem bài tóm gọn nầy mà nghĩ “Biết được là chết liền” thì nên mua trên Internet 2 cuốn sách nêu trên và chêm thêm một cuốn “The Wise-Men” Six friends and the world they made, do đồng 2 tác giả: Walter Isaacson và Evan Thomas phải để trong tủ sắt đợi ngày Harriman xuống 9 tầng hoả ngục mới cho phát hành 1986) rồi sau đó mới được in ra.
Nga và người Nga xem Harriman là ân nhân vì chính Harriman khi làm đại sứ Mỹ tại Liên Xô đã hứa với người dân Nga rằng: “Kể từ giờ phút tôi làm đại sứ tại Liên Xô, người Nga hay quên đi sự nhục nhả vì bị người Tàu, Pháp, rồi Đức lấn chiếm và làm nhục và bây giờ trở đi Nga sẽ là một nước hùng cường bằng Hoa Kỳ giúp đở qua “Aid to Russia 1941-46 Plan” [Read Aid To Russia, 1941-46 online/Preview - OPENISBN Project:Download ... Read the book Aid To Russia, 1941-46: Strategy, Diplomacy, The Origins Of The Cold War (Columbia Studies In Contemporary American History) ...]

Khi cần phải giải thể chế độ CS, để theo Mỹ theo Chúa In God we truct, Đế-quốc Liên-Xô để cứu nước Nga thì người dân Nga làm một cái rụp, và chỉ cần qua một đêm là thế giới thoát khỏi chiến tranh lạnh và hiễm họa chiến tranh nguyên tử. Và rồi đâ VN cũng vậy … chờ xem. Còn CS Trung-Quốc thì mãi đến năm 2003 mới chịu công khai giải thể Cộng-Sản nhưng chỉ còn chế độ Tư-Bản Đỏ với chủ trương “Đế-quốc bành trướng công an trị” mà Mỹ cho là siêu Mafia rất nguy hiểm cho sư bình an của thế giới.

Để bảo đảm vững chắc, lâu dài vị thế bá chủ của mình trong viễn cảnh siêu chiến lược toàn cầu, kể từ khi Liên-Xô hoàn toàn lui về vị thế thủ và chấm dứt chiến tranh lạnh, Hoa-kỳ đang trên đà phát triển “Dân chủ hóa” và “Kinh tế thị trường” Những đời Tổng-thống vừa qua cũng phải đi theo con đường mà Siêu-Chánh-Phủ (Nhóm Đại Tư-Bản) đã vạch sẵn, và ‘siêu-chiến-lược’ nầy được xem như phương cách duy nhất để bảo đảm bền vững và lâu dài chính sách của Hoa-kỳ (1920-2020) sau khi nâng Ấn Độ lên vị thế số 2 thế Trung Quốc!

Theo sự cố vấn bên trong cũa CIA, cuộc hội thảo ở Saigon do Học viện ngoại giao, và Hội luật gia VN đồng tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 quy tụ gần 70 học giả đến từ các nước vùng ÐNÁ, TQ, Australia, Canada, Ấn-độ, Nhựt Bản, Nam Triều tiên, Mỹ, và các nước thuộc liên hiệp Âu Châu. Hội thảo lần nầy là sự tiếp nối Hội thão Quốc tế về Biển Ðông lần thứ nhứt tổ chức ở Hà Nội, 2009; Tất cả đều do Mỹ ở đàng sau thúc đít nhưng chưa ra mặt mà phải đợi 2010 nhằm vào thời điểm “Roll-Back 2010”

Đặc biệt với Trung-Quốc, đứng trên quan điểm chính thức của Hoa-kỳ là hoan nghênh sự phát triển thịnh vượng của một nước Trung-Quốc hiếu hòa để trở thành một nhân tố tích cực vì lợi ích trong cộng đồng thế-giới; Thực ra trong thâm tâm, Trung-Quốc rất thèm khát như vậy, cho nên trong chiến tranh chống khủng bố mà Hoa-kỳ phát động từ ngày 11/Sept/2001, Trung-Quốc đã có một vài đóng góp tích cực để làm hài lòng Hoa-kỳ. Tuy nhiên kể từ khi Hoa-kỳ tung ra chiến lược “đánh phủ đầu” và tấn công Iraq thì Trung-Quốc bắt đầu lo sợ nguy hại đến quyền lợi của mình (mà thật đúng như vậy, vì ngôi vị hạng-2 đã đến thời điểm [decent interval rồi] phải bị chính Mỹ hạ bệ) Thêm vào đó Trung-Quốc cũng tự cảm nhận rằng, mặc dù ngày nay hai nước liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế nhưng chưa bao giờ Hoa-kỳ ngỏ lời với Trung-Quốc như một đối tác chính trị để cùng gìn-giữ hoà bình thế-giới, (làm sao Mỹ tin cái ông nội TQ gian manh nầy) cũng như VN về mặt ngoại giao Hoa Kỳ lờ lững để cho các lãnh tụ VN phải len-lén đi vào ngã sau, thay vì Mỹ có thể làm rào cản 500 thước cách cổng chính là lãnh tụ VN có thể vào ngã trước, cho chúng ta thấy rõ một nước VNCH đang lần lần hiện rõ ra trước 2023 để phục hồi danh dự cho VNCH và rửa mặt 58.000 binh sĩ đã hy sinh cho dân quyền dân chũ VN với mục tiêu xoá bỏ “Hội Chứng VN” (VN traumatic syndrome).

Hiện rõ từ ngày Hoa-kỳ thành lập “Bộ Tư-Lệnh Thái-Bình-Dương”PACOM (có sĩ quan Việt Nam (Skull & Bones/VN) tu nghiệp phối hợp quân-sự tại Hawai) đã khiến cho những nhà lãnh đạo Trung-Quốc giật mình và đoán chắc trong suy nghĩ kiên định: là Quốc-gia họ đang bị bao vây và có nguy cơ bị tấn công bất cứ lúc nào bởi một đối thủ đã từng thất tín với đồng minh, mà lại có tìm năng nguyên tử mạnh nhất thế-giới và những phản ứng cực kỳ nguy hiểm trong nháy mắt có thể hủy diệt thế-giới mà chắc chắn Trung-Quốc không kịp đối phó để ngăn chận.

Sau chiến tranh lạnh, thế chiến lược quân sự của Hoa-kỳ tại Thái-Bình-Dương và trên thế giới đã hoàn toàn thay đổi, Hệ thống quân sự đó là Bộ Chỉ-Huy Thái-Bình-Dương PACOM được dựng lên để đương đầu với những chuyển biến chính trị và quân sự bất thần xảy ra, có thể làm tổn hại đến thế quân bình lực lượng trong vùng. Và đây là trọng tâm chiến lược của Hoa-Kỳ trên toàn thế giới; Nó đặt trụ sở tại Honolulu, nơi mà nhiều năm nay, các Sĩ-quan Việt Nam do kế hoạch chiến lược của kiến trúc sư Harriman đã thiết kế “CIP-1960” bằng định kiến-1 (để CS chiếm Miền-Nam rồi Việt-Nam sẽ được vỉnh viễn miển nhiễm Cộng-Sản, như là mủi thuốc tiêm ngừa, “Communist-Vaccination for immunization” hay nói trắng ra là Việt-Nam sẽ là một nước VNCH nguyên vẹn lớn hơn cho quyền lợi Mỹ. Nhưng việc nầy còn quá sớm chưa xảy ra (Mỹ và Trung-Quốc chưa đụng độ phải đợi 10 năm cuối cùng của 1920-2020 là từ 2010-2020) nên cuốn sách “The New Legion” này đã không chứng minh đi đúng thời cuộc mà lại quá sớm theo như sự diễn tiến hòa bình từ từ nhưng khá phức tạp của Hoa-Kỳ, và theo sau đó là “Món nợ Hội-Chứng Việt-Nam vẫn còn đó chưa giải quyết được”. Nhưng sẽ giải quyết được khi Hoa Kỳ ăn-mừng 50 năm chiến tranh Việt Nam vào 2023 (1973-2023) lúc nầy đối với Việt Nam phải mang ơn Hoa kỳ có công xây dựng thống nhứt thành Một VNCH trong khi Trung Cộng và Liên Xô đã đồng ý chia đôi qua Hiệp định Genève 1954 chỉ riêng có một mình Mỹ không có chữ ký, nhưng Mỷ chỉ có duy nhứt nhìn nhận Miền Nam có hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đã thành văn trong nội-quy Hiệp định Genève-54 trong mưu đồ nơi đó là cái bẩy lòng tham dầu khí gần và tiện, rồi chắc chắn TQ sẽ dính bẩy

Sĩ-quan VN Mới (Skull & Bones) nầy cũng được gởi sang để thụ huấn binh pháp và chiến lược của Hoa-kỳ để sau nầy khi cần phải phối hợp hành quân liên minh với PACOM hầu thu-hồi lại Đảo Hoàng-Sa và Trường Sa. PACOM là Bộ Chỉ Huy quan trọng nhất trong các Bộ chỉ huy quân sự Hoa-Kỳ. Nó có nguồn gốc từ chiến tranh Phi Luật-Tân (1899-1902) là lúc mà quân đội Hoa-kỳ có những đơn vị hùng hậu chiếm đóng tại vùng biển nầy. Ngày nay vùng kiểm soát của PACOM trải dài từ bờ biển miền Đông Phi-Châu đến vòng-đai Thái-Bình-Dương, bao trùm nửa diện tích địa cầu và kiểm soát hơn nữa tiềm năng kinh tế của Thế-giới; Gần như toàn bộ Hải-lực và những Binh-đoàn thiện chiến nhất của Hoa-kỳ đều đang tập trung tại vùng do PACOM kiểm soát điều hành.

Nhưng có một điều quan ngại là hai lực lượng mạnh nhất đang tập trung tại vùng do PACOM trách nhiệm. Đó là hai lực-lượng của Hoa-kỳ và lực lượng của Trung-Quốc, cả hai đang thi đua hiện đại hóa quân sự về mọi mặt; Vì không thể ngồi khoanh tay chờ đối phương tiêu diệt bằng chiến tranh nguyên tử nên Trung-Quốc đưa ra vài Tướng lãnh ‘cò-mồi’ tuyên bố hù-dọa bành trướng lấn-áp ngôi vị bá chủ của Hoa-kỳ. Như năm 1972, Mao đã cho Nixon và Kissinger biết vài thập niên sau Thái-Bình-Dương là ngòi nổ của thế chiến, Mao Trạch-Đông cũng thừa bản lãnh để lấy chiếc lá Tre che con ngươi màu xanh của Đế-quốc Mỹ để không còn thấy được ngọn núi Thái-Sơn ở trước mặt. Có nghĩa chúng ta sẽ dùng mưu chước mà chỉ cần một chiếc lá Tre để che lấp ngọn núi Thái Sơn. “Sau đại chiến thứ 3…chấp nhận hủy diệt hoàn toàn một nước Tàu Cũ trong nước để chiếm lĩnh bằng một nước Tàu trên lục địa Mỹ-Châu!” với kế hoạch chiến lược về sanh sản trong 10 năm có được thêm 350 triệu dân (1962-1972) và độn thổ hay biến hóa thành lập một nước Tàu ngoài nước Tàu cho mục tiêu chiến lược sau nầy qua kinh nghiệm thương trường thay chiến trường bằng dựng lên càng nhiều China town khắp thế giới.

Nhìn thấy sự lớn mạnh của PACOM và trước những phản ứng khó lường được qua cuộc tấn công Iraq, Trung-Quốc phải có một số phản ứng được coi là cần thiết cho vấn đề an-ninh của mình; Như phối trí hỏa-tiễn tầm xa của Trung-Quốc. Loại hỏa-tiễn nầy không chỉ nhắm vào Đài-Loan mà còn hướng tới những mục tiêu tại nhiều Quốc-gia khác; Tự xem mình là một Cường-quốc, Trung-Quốc ký một thỏa hiệp an ninh với Pakistan và một thỏa hiệp về quốc phòng với Phi-Luật-Tân. Đặc biệt Bộ-Quốc-Phòng Hoa-Kỳ cũng theo dõi và chú ý đến sự góp mặt của Trung-Quốc trong “Tổ chức cộng đồng Đông Á” gồm các quốc gia từ Ấn-Độ đến Nhật-Bản để âm mưu hất chân Hoa-kỳ và Úc ra khỏi quỹ-đạo Thái-Bình-Dương mà chỉ có Da Vàng mình chơi với nhau. Những chỉ dấu nầy khiến dư luận tại Hoa-kỳ cho rằng Trung-Quốc đang có những quyết định táo-bạo có thể làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự tại vùng Đông-Á, cho nên chiến tranh Thái-Bình-Dương là điều khó tránh; Nhưng đối với Mao thì chiến tranh tại Thái-Bình-Dương chỉ là ‘Diện’ còn ngay tại Tây Bán-Cầu mới là ‘Điểm’ “chịu hy sinh hủy diệt một nước Trung-Hoa Cũ để thành lập một nước Trung-Hoa mới tại Mỹ” trong một cuộc chiến siêu kỹ thuật chớp nhoáng sau nầy mà chỉ có cơ chế độc đảng CS mới bí mật chớp nhoáng hành-động, trước khi nhân loại tỉnh giấc bàng hoàng thì chuyện đã rồi.

Trong khi các nghiên cứu gia Mỹ chủ quan cứ cho rằng Trung-Quốc chưa bao giờ có một đại chiến lược theo như nghĩa mà người ta hiểu. Thêm vào đó về mặt địa dư chính trị Trung-Quốc thường xuyên phải chịu áp lực từ tứ phía bởi các Cường-quốc cỡ lớn như Nga phía Bắc, Nhật Bản phía Đông, Ấn-Độ phía Tây và Việt-Nam phía Nam. Trong thời gian hiện tại Trung-Quốc có nhiều triển vọng phải đối phó với những quốc gia nầy hơn là phải đối phó với Hoa-kỳ, cách xa Trung-Quốc bằng cả một đại dương rộng lớn; Đây cũng là trong tầm nhìn bén nhậy siêu việc của Harrimans và Bushes trên phương diện địa lý chiến lược.

Những điều suy diễn trên đều đúng, nhưng có một ngày gần tận thế nào đó Trung-Quốc không cần chạm trán với những nước ‘Cò-con’ như chiến lược gia Mỹ ước tính bao quanh TQ mà chỉ có mục tiêu duy nhất là giáng xuống toàn khối nguyên tử trong ‘nháy mắt’ vào nước Mỹ mà thôi để rồi vài giờ sau các nước ‘Cò-con’ sẽ cúi đầu quỳ-lụy. Trung-Quốc không còn con đường nào khác chỉ vì nạn nhân-mãn phải lợi dụng ưu thế nầy cùng lợi điểm thương-mãi ranh mãnh mà tóm thâu toàn cầu sau khi đã hủy diệt vài tỷ người, nhưng điều nầy đất nước In God We trust đã có tính trước nên sự kiện đó khó hoàn thành!

(còn tiếp)

vinhtruong
04-05-2014, 10:55 AM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan
(Vì bài nầy quá dài phải qua đến 2020, nên tôi vội xen vào vài tin nóng cần thiết phải viết ra)

*******

Mỹ tìm chỗ dựa siêu cường (Ấn Độ) cho con Ó-Con

“Biển Đông Dậy Sóng”, đoạn kết của sách lược “Eurasian Great Game-1” (1920-2020) - 10 năm sau cùng, Hoa-Kỳ phải đưa Ấn-Ðộ thế ngôi vị hạng-2 của T.Q?
Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasia-1 Great Game 1920-2020: là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ như hiện nay đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ đó Mỹ đứng làm chủ-cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phải phục tùng theo quyền lợi Amarican First. Hay nói cách khác Mỹ là soạn giả Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị, rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, thoạt đầu Liên Xô hạng-2, đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX hứa cho TQ 1972, và bây giờ Mỹ (Obama) đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 như một dư âm hồn ma, vì Ấn-Độ chưa đủ điều kiện cần và có (criteria) vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công-lực bằng cách nhập Việt Nam một nước rất chịu đánh đấm vào trục Ấn Độ để chận cửa ĐNÁ và Đông Á (US President Barack Obama has hailed India's rise as a world power, days ahead of a visit to the country, calling the South Asian nation a "cornerstone" of US engagement in Asia. Obama said " my vision is a US-India partnership in which we work together to shape a more secure, stable, and just world").

Ấn độ hạng nhì sẽ làm cho Mỹ yên tâm hơn, vì là một nước đông dân xứ nóng không có nhiều nhân tài đáng sợ và tham vọng như TQ; Nhưng trong ống kính của Siêu chính phủ Mỹ, Nga là nước đàn em tiềm-tàng của Mỹ và luôn biết ơn đại-sứ Mỹ trong Đệ-2 thế chiến, WA Harriman (1891-1986) thực sự là nước số 2, dĩ nhiên sau Mỹ, Harriman đưa ra những dẫn chứng bảo đảm, kể từ bây giờ Nga nên quên đi sự bị xâm lược của Thành Cát Tư Hãn, Pháp, Đức… xâm lược mà hãy cùng Mỹ chung một lý tưởng lấy xác chết màu da Vàng thay chỗ da Trắng bằng sự bảo đảm thương ước “Aid to Russia 1941-1946 Plan” renewed, reactivated, trang 3/7, http://www.answers.com/topic/w-a-harriman vì thế Việt Nam mới có 700 triệu tấn vũ khí tối tân sau Paris Peace Talks để Hà Nội thống nhứt miền nam, Cambodia, và có hệ thống SAM tối tân nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội, ngày nay có tàu ngầm và hoả tiễn để phòng thủ Biển Đảo.

Về phía Nga, các hợp đồng với Việt Nam không chỉ là cơ hội làm ăn mà còn mang ý nghĩa chính trị to lớn, theo sự đoán chắc của người viết, lâu nay Nga nghe lời khuyên của Mỹ đã tìm cách bán vũ khí tới các nước Đông Nam Á cũng như phát triển quan hệ năng lượng với các nước này, lập lại năm tháng Mỹ rút lui khỏi ĐNÁ nhường ảnh hưởng cho Nga sau 1973.

Nga đã cung cấp khí tài cho Indonesia, thương thuyết hợp đồng với Brunei, Malaysia, Thái Lan và Miến Điện. Chính quyền quân phiệt ở Miến Điện hồi cuối 2009 đã mua 20 chiến đấu cơ MiG-29 và từ 6 tới 10 trực thăng Mi-35 của Nga. Trong khi các hợp đồng này phản ánh không khí ngày càng lo lắng tại khu vực trước hiện diện của Trung Quốc, chúng cũng mang lại cho Moscow cơ hội vươn lại vị trí siêu cường quốc tế mà Mỹ muốn Nga hồi sức.

Mỹ đang đưa Nga tìm khách hàng thay thế chỗ Trung Quốc, nước vốn mua nhiều vũ khí nhất từ Nga, vì hai lẽ: nạn làm giả và vì Bắc Kinh nay chỉ muốn mua các mặt hàng công nghệ tân kỳ nhất. Các toan tính của Nga trong việc đối trọng lại quyền lực của Trung Quốc chắc chắn không được Bắc Kinh hoan nghênh và có thể ảnh hưởng quan hệ song phương trong cái thế Mỹ như ngư ông đắt lợi, tuy nhiên, chưa thể phóng đại hiện diện của Nga tại khu vực, vì ngoài vũ khí và dầu lửa cùng năng lượng hạt nhân, Nga không có gi để chào mời các nước Đông Nam Á, trong khi quyền lực kinh tế của Trung Quốc thì quá rõ ràng. Chúng ta phải dõi mắt mới rõ Nga có thể ảnh hưởng các quốc gia Đông Nam Á tới đâu, tôi nghỉ chỉ một giai đoạn thời gian (decent interval) nào đó mà thôi, rồi cũng lập lại những diển biến như giữa thế kỷ hai mươi. Một câu ngạn ngữ của Trung Quốc nói rằng: "Nước xa không cứu được lửa gần". Có nghĩa Trung Quốc dám làm ẩu trên tuyến lửa chạm tráng đầu tiên Việt Nam và Phi Luật Tân? Đối với Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á, và cả Nga, Trung Quốc là một đám lửa gần trong khi quan hệ giữa các nước này với nhau lại vẫn còn lỏng lẻo như nguồn nước ở xa.

Hoa kỳ xúi dục Nhật Bản, Việt Nam ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tiếp đón tại Tokyo, ngày 24/10/2011. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và người đồng nhiệm Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo báo Kyodo, biên bản ghi nhớ được ký kết trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa ông Ichikawa và ông Thanh tại Tokyo của Nhật Bản ngày hôm qua.

Các giới chức Nhật Bản cho hay trong cuộc hội đàm này hai bên đã đề cập đến việc Trung Quốc nhiều lần cản trở các hoạt động hàng hải của các nước khác, trong đó có cả Việt Nam, và đồng ý về tầm quan trọng của việc thắt chặt quan hệ song phương trong bối cảnh đó.

Cũng tại cuộc hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa khẳng định Việt Nam là “đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định” của Nhật Bản ở khu vực châu Á. Trong khi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng nhận định rằng Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Được biết, biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng kêu gọi hai bên thường xuyên thực hiện các cuộc hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng và các chuyến thăm cấp bộ trưởng cũng như các cuộc trao đổi giữa quân đội Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản.

Theo Kyodo, ông Thanh là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Việt Nam tới thăm Nhật Bản trong vòng 13 năm qua.

VN nhờ Mỹ giúp cái gọi là mua vũ khí từ Nga để tự vệ khi khẩn cấp, như trường hợp vừa rồi TQ định làm ẩu đem giàn khoan tối tân khoan sâu dưới 3000 thước. TQ muốn hành động như chuyện đã rồi, nếu Mỹ không bấm đít Nguyễn Chí Vịnh bắn đạn thật vào vùng kinh tế của VN; Hợp đồng mua tàu ngầm được ký kết trong chuyến thăm của ông Dũng tới Moscow hồi tháng Mười Hai. Việt Nam đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009, trang tin DefenseNews đưa tin theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ (CAST) ở Moscow. Hà Nội đã đặt mua sáu tàu ngầm chạy cả điện và diesel và 12 máy bay Su-30 trong 12 tháng qua. Hợp đồng mua tàu ngầm ký với Việt Nam là hợp đồng lớn thứ hai về tàu ngầm tại nước Nga hậu Liên Xô. Trước đó, hồi năm 2002, Trung Quốc đã đặt mua tám tàu ngầm loại tương tự của Nga, CAST cho biết.

Hợp đồng ký năm 2009 cũng khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước mua vũ khí hàng đầu của Nga bên cạnh Ấn Độ, Algeria, Venezuela và Trung Quốc. Thương vụ trị giá hai tỷ đôla mua tàu ngầm hạng Kilo theo cách gọi của NATO và hạng Varshavyanka Project 636 được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Moscow hôm 15/12. DefenseNews nói truyền thông Nga đưa tin Việt Nam cũng đang chuẩn bị mua thêm 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2. Tháng Một năm ngoái Hà Nội cũng đã bỏ ra nửa tỷ đô la để mua 12 máy bay chiến đấu loại này. Nhà phân tích Konstantin Makiyenko của CAST được trích lời nói hợp đồng mua tàu ngầm cũng sẽ kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam bao gồm cả căn cứ hải quân, cơ sở bảo trì và sửa chữa, một trung tâm liên lạc và đào tạo cho các chuyên gia Việt Nam.

Hà Nội sẽ phải chi cho phía Nga thêm hai tỷ đôla nữa cho các khoản này, theo DefenseNews.com. Trang tin này cũng nói tàu ngầm hạng Varshavyanka Project 636 được cho là loại ít gây ồn nhất trên thế giới và có thể hoạt động ở độ sâu 300 mét với tốc độ tối đa đạt 20 hải lý mỗi giờ.

Sách lược xảo trá trong cuộc chiến VN
Đài BBC và VOA đưa ra Tranh luận về tài liệu CIA rồi khép lại ngay!!!
Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA để thả bong bóng nhìn xem coi phản ứng của quần chúng ra thế nào, sự phỉnh gạt tinh vi về B-29 (1954) cho loại Lính Lê Dương tạp-chủng và B-52 (1975) cho loại Lính Lê Dương Mới có còn hiệu quả về lừa đảo nữa không? Nhưng bây giờ nhờ phương tiện và khoa hoc kỹ thuật phân tích rất nhậy bén, nên một thế lực trong bóng tối (Permanent Government) đành phải khép kín lại như những biến cố gây tội ác lịch sử như hồi Đệ-1 và -2 thế chiến, hay nói cách khác khó phỉnh gạt vào thời buổi siêu vi tính dù rằng dân tộc chậm tiến như Việt Nam. Thế kỷ vừa qua ta đã lừa được chúng chém giết nhau tận tuyệt để tiêu xài món hàng giết người mà chính họ là real good Costumer cần thiết cho đại công ty WIB (War Industries Board).

Tự nhận thấy những bài phân tích bất lợi như hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam, được gọi là giải mật đầu năm nay, đây là sáu tài liệu, tổng cộng 1600 trang, với tôi là người thật, đọc nhiều tài liệu và là phi công gián-diệp tinh báo, nhân chứng sống viết lại có ngọn ngành cho độc giả, tôi đã đọc hai trong số sáu tài liệu đó và cung cấp nhiều chi tiết mới, dĩ nhiên phải chứng minh với liên hệ thực tế nghe thấy rờ rẫm được cho người đọc, phải được đọc giả cả tâm và khẩu đều phục. Ví dụ, qua đây, người ta biết rằng CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm, nhưng với Ngô Đình Luyện 1953-54 qua CIA từ Bảo Đại chọn cụ Diệm làm thủ tuớng. CIA đã giải thoát cụ Diệm từ tay cụ Hồ đem về tạm trú tại tu viện với mục tiêu sau nầy.

Ở tập tài liệu thứ hai về các tướng lĩnh Sài Gòn sau cuộc đảo chính tháng 11, 1963, mục đích CIA muốn gây chia rẽ thù hận, nghi kỵ để dễ sai khiến nhún sâu vào nội bộ trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng lãnh đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chánh, CIA cho là điều kiện cần và có cho ý đồ mưu lược. CIA cũng xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967) Giai đoạn thực thi “định kiến-3” (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances) sau khi kiểm đủ lợi nhuận, America-first.

Mặt khác, một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972, áp-lực VNCH thả rất nhiều cán bộ về Hà-nội R&R để nâng tinh thần sau khi hy sinh 100.000 quân cho Mùa Hè Đỏ Lửa) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Sự thật, hai tên nầy cũng chỉ là con múa rối mà thôi (nhưng người Việt chúng ta lại không hiểu gì cả, mà chỉ tấn công 2 nhân vật “con rối” nầy) Tôi đưa ra bằng chứng cụ-thể, tháng 11, 1972 Kissinger tuyên bố “Hoà bình trong tầm tay” “Peace is at hand”. Nhưng tham mưu trưởng WSAG Donald Rumsfeld ra lệnh cho Kissinger: Phãi thông báo cho Hà nội biết là vi phạm cái gì cũng được theo tài lẹo-lưởi cũa Kissinger đễ oanh tac 11 ngày đêm, biến miền Bắc trở về thời kỳ ‘đồ-đá’, buộc Hà Nội phải vào ký H.Đ hoà-bình Paris, hợp thức hoá việc Mỹ rút quân (axiom-3) nhưng đặc biệt Hà nội không được đầu hàng mà tuyên bố chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, lập lại lộ-đồ chiến thắng Điện Biên Phủ dưới đất 1954.

Kissinger sẽ được đại đế hoàn-vũ dấu mặt (George H.W.Bush) dùng ngân quỹ ngân hàng Thụy-Sĩ bảo trợ cho Kissinger đoạt giải hoà bình Nobel thế giới, Nhưng Kissinger phải khuyên cáo nhắc-nhở Mafia Lê Đức Thọ không được nhận mà phải cưỡng chiếm miền nam để hoàn thành sách-lược định-kiến-1 (axiom-1) Tôi đưa ra sơ khởi hai dẫn chứng dễ thấy: Quý vị đánh giá thế nào về nội dung tài liệu của CIA, so với những gì đã công bố lâu nay? Liệu kho tài liệu còn bí mật từ phía Việt Nam sẽ cung cấp thêm nhiều nội dung khác? Các tài liều nầy đều được bóp méo rất tinh vi theo mục tiêu chiến lược toàn cầu của Permanent Government. Lại thêm một lần nữa tài liệu được gọi là giải mật rất cần thiết để phỉnh gạt quần chúng Việt Nam của Permanent Government; Có ai nghĩ, ở miền Bắc có bao nhiêu tình báo của Liên Xô và TQ trong thời chiến không? Bao nhiêu ngàn cố vấn của LX và TQ ở VN làm cho ai ? Âm thầm gián tiếp làm cho Mỹ.
Mới đây, Nga cho biết đã đưa lính vào VN, bây giờ người nào nghĩ TQ không có tình báo ở trong bộ chính chính trị VN? Thực ra, nếu đúng như bài trên thì tình hình miền Nam mất nước là đương nhiên vì rắn không đầu và bản thân họ không có tài chính trị vì tất cả đều do CIA nhào nặn ra. Còn Mỹ, bản thân họ thấy chẳng có quyền lợi gì ngoài việc lấy vịnh Cam Ranh đối đầu với Liên xô cũ; lợi dụng Việt Nam có chiến tranh họ thử các loại vũ khí của họ mà thôi qua chương trình CIP (Counter Insurgency Plan).

Chuyện sách lược Mỹ này xưa xa lắc, xa lơ rồi, đọc chơi cho vui, cho biết thêm chút thôi; Bây giờ nên nói về chuyện CIA đang làm gì trong Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng. và Tổng Cục II mới là chuyện đáng nói. CIA là cơ quan tình báo thay mặt Skull and Bones hay nói cách khác là công cụ bén nhọn của Permanent Government trong mọi quyết định, thay mặt họ tự do sáng tạo miễn chu toàn mục tiêu là được! Họ qua mặt Tổng thống, Tổng tư lệnh quân lực, họ gây áp lực cả Hạ viện và Thượng viện giám sát, vì vậy có người cho rằng CIA là một cơ quan của chính phủ! Không phải vậy đâu? Nhưng sự thật họ là công cụ bén nhọn chỉ đứng sau công cụ “Truyền Thông Văn Hoá” do một thế lực sau hậu trường lúc đó là Harriman và sau nầy gia đình giòng họ Bush, sử dụng quarterback Kìssinger và Linebacker Richard Helms, còn giòng họ Bushes là Coach, ông Bầu. Bộ tam đầu chế nầy ép-buộc, khũng bố chính quyền đương nhiệm phãi chăm sóc quyền lợi của họ, American First).

Sau khi cứu Cụ Diệm khỏi bàn tay Cụ Hồ qua Mỹ, CIA dự trù đưa Cụ Diệm về nước, sự bất ngờ CIA đi đêm với Cụ Nhu trước 1951, còn về mặt nổi là qua sự khuyến dụ của Bảo-Đại bằng Ngô Đình Luyện 1953-54. CIA đứng đằng sau Cụ Ngô Đình Diệm nên buộc Cụ Diệm đã không tuân theo Hiệp Định Geneve để tổng bầu cử toàn quốc sau hai năm vì Cụ cũng biết chắc Hồ Chí Minh sẽ thắng là đương nhiên theo xu thế thời buổi ấy; Điều nầy chỉ đúng một phần thôi, nếu không muốn nói rằng Mỹ cố tâm muốn khuấy động lại chiến tranh để thủ lợi. Đọc trong sách “The New Legion” của Vinh Trương 2010 thì sẽ rỏ thêm chi tiết và hiện tại tới phiên CIA chơi ĐCS Việt Nam qua con nợ Trung Quốc như thế nào, rút từ kinh nghiệm “đâm sau lưng” VNCH qua con nợ Liên Xô trong cuộc chiến vừa qua: Với sách lược phần mềm (smooth approach) chúng ta có thể dễ dàng chứng kiến bốn Ông cựu Đại Sứ Mỹ vừa qua: Ông thứ Nhứt là một cựu Tù-binh, cưới một bà vợ Việt trẻ đẹp và ngày ngày chở vợ đi ăn Phở và Bánh cuốn Thanh Trì hưởng thụ sau bao năm nằm dài nơi khách sạn Hilton, gọi là giai đoạn bàn tay sắt bọc nhung, còn ông thứ Hai và Ba, và Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt, học biết chút ít tiếng Tàu, làm việc về phản gián tình báo nội tình nước Tàu một thời gian coi cho được, rồi mới qua VN tăng chức làm đại sứ.

Còn sau khi chiếm miền nam, gọi là giai đoạn "phần mềm” CIA bắt đầu dỡ lại tấn tuồng làm rối loạn ĐCS như hồi VNCH trước đó, ngay sau khi hoàn thành những mục tiêu căn bản như đuổi đại sứ Pháp về nước, bứng gốc mầm mống Trung lập hóa miền nam: CIA nhờ người Việt tự phân loại người Việt từ dân chúng ra, ai theo TQ, LX, MTGPMN, VNCH, riêng sĩ quan VNCH ai có nợ máu! Có nghĩa là ai ở tù lâu năm sẽ được ghi danh đi Mỹ ưu tiên theo “niên trưởng ác-ôn có nợ máu” vì thế tại sao Thiếu- úy ở tù 4 năm đi Mỹ, (còn Đại tá ở tù 6 tháng bị ở lại gọi là thích hợp chế độ) theo thứ tự ưu tiên qua Mỹ không phân biệt cấp bực hay chức vụ mà chính xác là thâm niên tù, tiếp nối theo lộ trình ra đi có trật tự ODP diện ưu tiên qua Mỹ. Kế tiếp đến giai đoạn gây xáo trộn chia rẽ nội bộ ĐCS: (Trích một đoạn CIA gây rối loạn VNCH để người anh em phía bên kia biết mà lo tẩu tán tài sản và bớt đi sự bố láo).

Ngay sau khi TT Diệm ổn định tình hình, nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập "ngay sau lưng ông Nhu," để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một "hăm dọa" của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính. Vì TT Kennedy vẩn luôn luôn sau lưng TT Diệm, nên qua William Colby (chính quyền) buộc điệp viên Russell Flynn Miller (Skull and Bones) khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Bác-sĩ Trần Kim Tuyến làm việc mật thiết cho CIA nhóm chống Kennedy) người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp! Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm; Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng bị hủy hoại vì sách lược đâm bị thóc, thọc bị gạo của CIA vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà cũng do CIA đưa Cụ Nhu lên cái gọi là thế Cụ Diệm, lấy địa vị chức quyền ra để làm rối loạn nội bô nhà Ngô. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi; Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu "cằn nhằn, to tiếng" cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng, thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định.

Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung. CIA đã thành công chia rẽ nội bộ một gia đình để có kinh nghiệm trong tương lai chia rẽ một đảng CS trong phần hậu chiến.

Bây giờ tới phiên tướng lãnh, ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, theo sự gợi ý của toà đại-sứ, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa; Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn (đã được Lucien Conein mốc nối khi còn là sĩ quan phòng 2 Pháp và 2 người nầy đều sanh đẻ tại Pháp. Cái đặc sắc của CIA là họ sắp xếp một kế hoạch dài hạn và có thời gian điểm mốc được gọi là decent interval, như họ dùng truyền thông văn hoá làm ồn ào kinh sấm ông trạng nầy ông trạng nọ “Khi nào Lúa mọc trên Chì, Voi đi trên giấy, thầy Tăng lại về” Có nghĩa thằng Tây lại về thì thằng Mỹ thế vào thay đồng Xu bằng Chì có nhánh Luá, và giấy bạc con Voi, 100 piastre) nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm đúng ngay tim đen của CIA; Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.

Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và các Tướng lãnh: Những hỗ trợ ngầm cho chính phủ Quân sự Việt Nam Cộng Hòa) cũng tương đối "tối mật" so với những tài liệu được CIA công bố trước đây. Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963; Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính. Với gia đình Cụ Diệm CIA len lỏi gây xào-xáo, ĐCS Việt Nam CIA len lỏi một cách thần sầu quỷ khốc, còn nước Việt Nam anh em ruột thịt muốn chia rẽ phải có “căm-thù” quyết không đội trời chung đi vào chém giết nhau đến chỗ tận tuyệt trong cảnh nồi da xáo thịt bằng ý thức hệ: “căm thù Cộng Sản” đối lại “câm thù giai cấp” để rồi xảy ra thảm sát Tết Mậu Thân tội bên phía CS, còn phía VNCH, nếu Mỹ giao hàng trăm hàng ngàn ngòi nổ (warhead) BLU-82S, BLU-82AL, hoặc CBU-55 (CBU-55 có thể thả bằng trực thăng Huey) thì cuộc tắm máu xảy ra như thế nào? Lịch sử Việt Nam rồi đây sẽ phán-quyết một thế hệ quá ngu-muội như tôi đã nói phạm thượng trong sách “The New Legion”, mà không ai hay biết gì cả, cho đến giờ nầy vẩn còn ôm mối hận thù ? Các phi công hiếu chiến của tôi ơi, nếu có hàng ngàn ngòi warhead để lại bạn có thể giết 10 triệu người miền bắc, thì soạn giả của vở bi kịch nầy cũng viết vào đoạn kết, đứa bé 10 tuổi miền bắc vừa đủ sức cầm cây AK lên đạn và biểu các chiến sĩ đầy kinh nghiệm chiến trường VNCH phải dơ tay lên ... vì cây M-16 đả hết đạn!!!

Vì chúng ta khờ khạo, cuộc chiến VN là một phần của cuộc Chiến Tranh Lạnh do trục Ma Quỷ chủ đạo vì quyền lợi… mà cho đến giờ nầy người Việt vẫn còn hận thù… thật ngu xuẫn hết chỗ biết… dù sao lịch sử vẫn còn đó!

CIA là cơ quan tình báo mọi quyết định của họ không phải họ muốn làm gì thì làm như tài liệu đã nêu! Họ có Tổng thống, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, họ có cả Hạ viện và Thượng viện giám sát, vì vậy cho rằng tài liệu CIA như đã nêu là tào lao. Chính sách Mỹ nắm chắc trong tay của Permanent Government qua 3 định kiến sau đây vào ngày 21/9/1960 thời TT Eisenhower:

1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon
2) The U.S had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs
3) The U.S could not have won the war under any circumstances

Với tôi CIA nói riêng, Hoa kỳ nói chung đã hoàn toàn thắng lợi ở VN bằng một cuộc chiến gọi là thua trận bỏ chạy. Dù có công bố bao nhiêu tài liệu đi nữa họ cũng chỉ để che dấu tội ác đối với nhân loại để chiếm ngôi vị siêu cường với đô-la đầy túi, ăn hay thua đâu có gì quan trọng? Mỹ không bao giờ có bạn bè, không có đồng minh lâu dài, chỉ có đồng minh tạm thời. Và, Mỹ không vì quyền lợi của ai hết, Mỹ chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, khi đồng minh không còn phù hợp với lợi ích của nước Mỹ thì Mỹ sẵn sàng bán đứng đồng minh. Đúng như ông Thiệu nói, đại ý: Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn của Mỹ thì vô cùng khó khăn. Đó là bài học lịch sử vỡ lòng về mối quan hệ với nước Mỹ; Bây giờ tới phiên Mafia Việt Nam; Vì vậy, Việt Nam ngày nay đang có mối quan hệ với Mỹ "đang ngày càng phát triển tốt đẹp" và họ đang run sợ!!!


(còn tiếp)

vinhtruong
04-14-2014, 05:14 PM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

Cuộc tế thần thay đổi màu da (Surrogate War)
Nguồn gốc, hệ quả cuộc chiến: Trước khi thực thi Màn-2 Eurasia-1, có nghĩa là một sự “TẾ-THẦN” lấy màu da VÀNG thế vào chỗ da TRẮNG, trước tiên Harriman chỉ định OSS phải tìm cách móc nối cho bằng được Cụ Hồ Chí Minh trước và CIA phải tống khứ cho bằng được Thống chế Tưởng Giới Thạch và phe nhóm qua Ðài-loan [Formosa] trễ lắm 1949 bằng phương tiện hàng không CAT của CIA.
Bắt đầu năm 1950 Harriman muốn lộ diện là Ðại-đế hay là vị thống lãnh (permanent government) siêu chính phủ: Harriman, Kiến-trúc-sư Chiến-tranh-lạnh đang đổi hướng từ Trung-Âu qua Á-Châu, lấy Triều-Tiên làm “hậu trạm” lâu dài, còn Đông-Dương làm “thí điểm” và cả hai đều bị chia đôi đất nước:
Trước tiên Harriman dàn-xếp nội bộ về sự xung đột giữa Bộ trưởng quốc phòng Louis A.Johnson và ngoại giao Dean G Acheson, ông thuyết phục TT Truman cho ông cùng tháp tùng với Trung-tướng Matthew Ridway đi Tokyo tham dự cuộc họp với Tướng Douglas MacArthur, nhiệm vụ của Harriman là thay mặt TT Truman khuyên Tướng Arthur đừng gây chiến với Trung Cộng và lôi kéo Ðài Loan vào trận đánh giải phóng Lục địa. Ông bảo đảm sự đổ bộ tại Inchon sẽ không có sự can thiệp của Liên Xô, vì những năm vừa qua Harriman đã dâng mời viện trợ cho Liên Xô đến hai lần (Aid to Russia Plan).
Bề ngoài Harriman giả-bộ cùng quan điểm với Louis A.Johnson, nhưng sau lưng Harriman đã buộc TT Truman phải giải nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Johnson và thay bằng con Gà của Harriman là Tướng Bộ binh George.C Marshall, tiếp đến Harriman triệu tập một cuộc họp quan trọng NSC-68, cho quyền lợi của bộ máy phát triển quốc phòng WIB (War Industries Board), e-ép TT Truman phải ký bản “mục tiêu và chương trình cho An ninh quốc gia [United States Objectives and Programs for National Security] có nghĩa chi tiêu quân sự tối đa cho sự tân trang vũ khí cho quân đội.
Nhìn thấy sự hiếu chiến của Tướng 5 sao Mac Arthur, Harriman cùng với hai Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng làm áp lực với TT Truman ra chỉ thị ngăn cản sự hứa hẹn của Tướng Arthur đối với Ðài-Loan đòi giải phóng lục địa, nhân buổi nói chuyện với Hội cựu chiến binh 8/1950 [the veterans of Foreign Wars] Tướng Mac Arthur coi thường lời đã khuyến-cáo của Harriman đừng đụng đến Mao Trạch Ðông, dù rằng lệnh của Bộ trưởng quốc phòng Johnson điều động Ðệ thất hạm đội kè sát cạnh eo biển Ðài loan để Mao bỏ ý định xua quân cưỡng chiếm. Harriman tức điên người khi nghe Tướng Arthur dám tuyên bố vớ-vẩn chính sách quốc gia, nhưng cũng phải trầm tỉnh đợi tới tháng 10 đổ bộ xong Inchon rồi hất ghế Tư lệnh thái bình dương của Arthur sau đó cũng không muộn.
Trong lăng kính của Harriman là đưa Trung Cộng vào chiếc ghế LHQ thế THQG là để thế kĩ tới 21, Trung Cộng phải tuân thủ những điều lệ mổ xẽ tại LHQ sau khi Hoa Kỳ “roll-back” TBD vào lúc Trung Cộng vướng vào cái bẩy “tham dầu khí” do Mỹ dựng lên ngay Hoàng Sa 1974, được gọi là “Biển Đông dậy sóng”

Lúc nầy chúng ta mới thấy quyền lực của thủ lãnh Skull and Bones, Harriman ra mật lệnh cho cố vấn chính trị Charles Murphy lôi cho được TT Truman bay qua đảo Wake mặt đối mặt với Mac Arthur. Harriman ước tính với Murphy, chỉ cần hơn một tiếng đồng hồ giải nghĩa sự lố bịch vì đi quá xa với trách vụ của mình, để cách chức người chỉ huy trực tiếp, Bộ trưởng quốc phòng Louis A Johnson.
Ở tại phòng điều hành Washington Executive Office, Harriman tác giả soạn thảo văn kiện giải nhiệm Tướng Arthur vì lý do công kích chính sách của Vị Tư lệnh tối cao của quân đội Hoa kỳ. Phản ứng phía Mac Arthur gởi công điện về Quốc hội, cho vị lãnh đạo thiểu số Ðảng Cộng-hòa, Joseph Martin ngày 5/4/1951, nhưng làm sao Tướng Arthur biết được người nắm Quốc hội lúc nầy là viên phụ-tá Skull and Bones, Prescott Bush, (ông nội của TT Bush-con) hậu quả khiến TT Truman phải triệu tập một cuộc hợp với sự tham dự có ngoại giao: Acheson, quốc phòng: Marshall và tổng tham mưu trưởng Tướng Omar Bradley. Tại đây, Harriman đệ nghị phải giải nhiệm Tướng Mac Arthur liền tức khắc, TT Truman rất bất ngờ, do-dự sau khi tham khảo nhưng rốt cuộc phải nghe theo lời đề nghị của người thật sự nắm chính sách Mỹ, là W A Harriman.
Bộ trưởng quốc phòng Johnson và Tướng Arthur hiểu lầm ý định của Harriman đem hạm đội 7 vào eo biển không nghĩa là tấn công vào lục địa, cũng như tại Việt Nam, khi liên quân Việt Mỹ tấn công Cục R bên Cambodia và tấn công qua Lào có nghĩa là rút lui chiến lược về Honolulu bỏ ÐNÁ và biển Ðông giao Hoàng Sa cho TQ … Làm sao ai biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?… Hoa kỳ giúp Trung Quốc vào LHQ để không còn dùng luật rừng, với thế kỷ 21 nhân loại quá chán ghét cảnh chiến tranh, không quốc gia nào muốn xác người nằm tràn ngập nơi chiến địa, Hoa Kỳ làm ăn theo kiểu khác bằng chêm đệm phù trợ một số lãnh tụ độc tài trên thế giới vơ vét của cải của người dân đến giàu sụ, sau một thời gian Hoa Kỳ ra tay nghĩa hiệp “thế thiên hành đạo” lật đổ lấy lại tài sản trả cho người dân nghèo nàn rất cần nhu yếu phẩm của Mỹ sắp hết hạn ...
Đúng 50 năm sau, ngày kỷ niệm chiến tranh Triều-Tiên năm (1953-2003) với huy-hiệu như trên, (hình giải mật trang 41, Volume-1) dù rằng phù-thủy Harriman đã nằm sâu dưới hỏa-ngục, nhưng Nhóm học-giả dân-sự do chính Harriman sáng lập, nuôi dưỡng, và chăm sóc bù đắp thêm nhân tài trẻ cho thế hệ kế tiếp, đã in hình ông trong ngày kỷ niệm mừng 50 năm: “như là Cố-vấn đối ngoại toàn quyền của T.T Truman và thúc-giục hay áp-lực TT Truman ký giấy giải nhiệm chức Tư-lệnh chiến-trường của Tướng Mc Arthur với tội trạng “không được quyền phát ngôn về chính sách quốc-gia” (Unauthorized Policy Statement) W.A.Harriman là Ðại-đế giấu mặt mà cũng chính là người lãnh đạo chính sách (policymaker) nước Mỹ từ Thế-chiến-1, rồi 2 cho tới 1960 (1917-1960).
Còn chiến tranh Việt-Nam thì sao!? (Theo tính nhậy cảm của người viết) Năm 2023 Hoa-kỳ lại kỷ niêm 50 năm chiến tranh Việt-Nam (1973-2023) y-chang như Triều-Tiên ở trên, họ lại để hình TT Nixon bắt tay Mao-Trạch-Đông Febuary, 1972 chứng minh chấm dứt 20 năm thù địch với Trung-Quốc để biến nước nầy lần lần chấp hành một trật tự chung sống phồn vinh theo lối sống Mỹ. Lúc nầy hàng hoá Trung-Quốc rẻ mạt khắp nước Mỹ và thế giới giống y chang như hàng hoá Nhựt sau thế chiến II. Đây là điều đáng mừng hay đáng buồn cho TQ?
Thật mừng cho nhân loại, khi hơn một tỷ người của thế hệ hậu sanh khả quý đã vui lòng chấp nhận là công-nhân “hạng-bét”với giá lương rẻ mạt cho một hãng xưởng độc-nhất trên Thế giới mà người chủ của hãng xưởng duy nhất nầy là “ai bỏ vốn nhiều nhứt vào cổ phần thì người đó làm Chủ,” qua tư-tưởng của Harriman, về thế chiến lược toàn cầu “Eurasian.” Còn trên đất nước Việt-Nam, đường Trường-Sơn Tây là xa lộ Liên-Bang Đông-Dương là huyết mạch cho nền kinh-tế của các nước vùng Đông-Nam-Á, mà đã có một thời người khai phá nó bằng đường bộ phải thường xuyên nghe tiếng dội Bom “tiếng sấm rền” (rolling thunder) phá núi đá với 6 triệu tấn Bom trên 14 tấn cho toàn cõi Đông Dương và Phi-cơ C.123 phun thuốc vẽ đường (tracking) bằng chiến dịch “Hot-Tip” làm vàng lá. Người đặt chân trên mặt đất mới thật sự là Thiên-Thần của sự phóng đường tiện gọn và hữu-hiệu nhất, để tránh khỏi thế đất gồ-ghề, nhiều con suối băng ngang, phải tốn kém để bắt quá nhiều cầu cống hoặc núi non hiểm trở, trong khi người dẫm chân lên mặt đất chỉ cần tìm ra sự xê-chệch qua trái hay phải vài độ dạt. Trục ma quỷ sẽ đặt Thủ đô là Đà Nẳng làm trụ gốc của chiếc quạt cho nền kinh tế mà các thành phố Saigon, Nam Vang, Vientian, và Hà Nội của nước Liên Bang Đông Dương được thế giới ngưỡng mộ, trên gốc độ giao thương tương đối khoảng cách bao vùng bằng nhau?
Sau đó Harriman trong mục tiêu siêu chiến-lược “Eurasian” của nhóm ‘Wise-men’ (6 người nắm vận mệnh thế giới) Duy chiến tranh Việt-Nam, có điều đặc biệt là Hoa-Kỳ sẽ không ký vào hiệp định Genève 1954 để dễ bề thi hành kế hoạch CIP; Nhóm tham-mưu Dân-sự George Kennan của Harriman muốn trả lại khát-vọng cho Cụ Hồ, như trong tuyên ngôn Độc-lập dân quyền tha-thiết của Cụ, nhưng phải để cho họ khai thác lợi nhuận trước đã. [“What you get, what you pay!”] Nước Mỹ giành được độc-lập cũng phải trải qua biết bao cuộc nội chiến thê-lương; Thôi thì “Bánh ít đi bánh quy lại” cho nó công bằng, và SCP sẽ vận động ghi danh Cụ Hồ trong danh sách “Danh-nhân thế-giới,” với tên của một Chiến-dịch, rồi một Thành phố, cùng tên một con đường Mòn đi vào huyền thoại lịch sử VN, phải chăng dầu hỏa dưới biển Ðông sẽ đem lại đại thảm họa cho VN?
Đúng 60 năm sau, trong bóng tối cuối đường hầm lại lú ra: (1945-2005) cũng tại trung tâm văn hóa Ba-lê, tuần báo Paris Match ra ngày 25/4/2005 có đăng bài phỏng vấn Thượng Nghị-sĩ, cựu tù binh bị hành hạ tàn nhẫn nhứt trong cơ-mưu “khổ-nhục-kế,” John Mc.Cain, một con gà Nòi của Siêu-chính-phủ, như muốn chuộc lại sự lỗi lầm của họ đã lường gạt, phản bội cụ Hồ từ 1945 cho đến nay: “Người dân Miền Nam Việt Nam trước đây chưa hề bao giờ cho rằng chính phủ Saigòn là hợp pháp. Họ hiểu rằng Hồ Chí Minh chính là người Quốc-gia muốn thống nhứt đất nước” (một lần nữa để làm rõ nghĩa “định-kiến-1 qua cuộc họp HÐAN 21/9/1960 và xác định Cụ Hồ không phải là Cộng sản và trước đó Cựu Bộ trưởng quốc phòng, Donald Rumsfeld củng là thủ phạm Tháng Tư Ðen-1975 tuyên bố: Miền Nam bù-nhìn, Miền Bắc yêu nước, dựa vào đâu? dựa vào hơn nửa triệu Lính Mỹ vào Miền Nam mà không có ai mời là xâm lược chớ gì?).
Nhưng bánh quy nầy là một thảm kịch dài và dai-dẳng nhất cho dân-tộc Việt-Nam qua hai cuộc phỉnh gạt tinh-vi: Hứa với Pháp, Mỹ sẽ dùng B.29 để tiêu diệt Việt Minh khi họ bu lại tụ điểm Điện-Biên-Phủ như Kiến bu quanh cục đường. Còn VNCH, Mỹ cũng hứa dùng B.52 tiêu diệt, nếu Hà-Nội vi-phạm hiệp định Hòa-bình Paris; Nhưng cả hai đều là một sự lừa gạt lắc-léo đầy trơ-trẻn cho quyền lợi của đảng Công-ty, mà Nhóm tham mưu George Kennan cho rằng: “Pháp là loại lính “Lê Dương tạp chủng” vì nhận 80% vũ khí Mỹ, và miền Nam là lính “Lê Dương Mới” vì nhậm 100% quân viện Mỹ? Vì mục tiêu là công cụ cho America-First.
Nhưng mục tiêu chính cho cái thế “bênh kẻ mạnh” là một môn võ thuật kỳ diệu, dùng sức mạnh tối đa của địch, huyền biến thành sức mạnh quyết định của mình, để đo-ván địch thủ thể hiện qua “bỏ phiếu bằng chân” Hoa-kỳ sẽ tạo ảnh hưởng tạm thời cho “con nợ” Liên Xô tại Đông-Dương là phải sản xuất vũ khí theo sự yêu cầu của “chủ nợ” [đảng Công-ty Mỹ: WIB] dựa vào sau đó, mà dân Việt hai miền là khách hàng tiêu dùng những thứ quỷ nầy. Đây mới thật là một Siêu chiến lược của người Thủ-lãnh Đảng Sọ xương người [Skull and Bones] vượt qua cả Karl Marx và Lênin để nắm gọn sự tự-nguyện (không có ép buộc) của “Giai-cấp Công-nhân” vào một thế giới an-bình và thịnh vượng chung.
Trong Thế chiến-1, W.A.Harriman đã có tham vọng đầu-tư để nắm vửng những lợi nhuận tại hai nước chủ yếu là Ðức quốc xã và Liên Xô vào năm 1920, dòng-tộc Brown-Brothers Harriman lấy Ðại-học Yale làm lò luyện thép, tôi-luyện ra những Skull and Bones. Cũng tại đại-học Yale nầy, mùa Thu, 1913, Prescott- Bush [ông nội của TT George W Bush-43] Theo bước cha-ông ghi danh vào Yale và hai vị Tổng thống Hoa-Kỳ sau nầy cũng noi theo cha ông cùng tốt nghiệp tại Yale. Sự kiện chứng minh những Skull and Bones tốt nghiệp từ Yale đã nắm chặt chính sách Hoa kỳ cho đến ngưới cuối cùng của Yale-Skull là George-W Bush- 2008 – Nói tóm lại, hơn nửa thế kỷ nay, Hoa-kỳ đang trị-vì bởi cái nhóm Yale-Skull như một “Chính phủ vĩnh-cửu” Ðảng Hội Ðầu Lâu nầy chủ trương “đi với Bụt mặc Cà-sa đi với Ma phải mặc áo giấy” dưới ảnh hưởng tuyệt đối của 2 Triều-đại: W.A.Harriman, Dân-chủ và George H.W.Bush, Cộng-hòa.
Hơn ai hết, Harriman hình dung được thế chiến lược Eurasian sẽ đem lại thảm hoạ kinh hoàng cho nhân dân hai nước Việt Nam và Iraq nên ông chỉ lộ-diện vào Thế chiến-2 và chiến tranh Triều Tiên, lý do dễ hiểu vì tại Ðức, Hoa kỳ sẽ để lại 300.000 còn Triều Tiên là 50.000 quân làm tiền trạm. Còn qua Màn-2, giai-đoạn-2 ở Á-châu là Ðông Dương, Harriman núp kín đáo ở ngôi vị thứ-3 của Bộ ngoại giao để không ai biết đến kẻ thủ phạm đem lại một cuộc chiến thắng trầm-lặng (quiet-victory) cho “Hội-đồng Kỷ-nghệ Chiến-tranh”. [War-Industries-Board] Những thảm hại cho quân đội Mỹ qua lá bài “Khổ-nhục-kế”, vài tờ thời báo của thập niên đó đã nhắc tới nhiều lần: “Nước Mỹ từ 1917 đến 1960 xuất hiện một Nhóm 6 Nhà thông-thái [The Wise Men: (1)-W.A.Harriman, (2)- E.R.Harriman, (3)- R.A.Lovett, (4)- James Forrestal, (5)- Artemus Gates, (6)- Prescott Bush] nắm vận mệnh thế giới. Còn hai nhà văn nổi tiếng, Walter Isaacson và Evan Thomas thì cho rằng Nhóm 6 nhà thông thái nầy đã đi săn-lùng tài nguyên từ thượng nguồn Sông Rhine đến hạ nguốn Sông Danube để rồi đưa ra mưu đồ chiến lược “Eurasian Great Game”1920-2020, sự làm ăn của Harriman nhắm vào mục tiêu trung tâm Liên Xô vùng Trung-Á, vì nơi đây có Mỏ manganese và dầu hoả. Là một chiến lược gia tự tin, dám dấn thân vào làm ăn với Cộng-sản, Vladimir Lenin đang nắm quyền, lên án bọn Tư bản gây ra nhiều tội ác bốc lột công nhân. Nhưng Harriman nhận thức rõ ràng Bọn Bolshevik vẩn cần dollar và kỹ thuật Tây-âu để sống còn. Ðặt văn phòng ở Bá-Linh, Harriman dám cùng chung với công-ty Ðức và chính quyền Liên Xô tạo nên một công ty hỗn-hợp phục vụ ngắn hạn để chuyển vận các nguyên liệu thô xuất khẩu từ Mỹ.
Ði xa hơn nữa, Harriman thương lượng trực tiếp với Lenin và Trotsky đã đem lại kết quả đáng kể; Năm 1924, một số mỏ kim-loại làm vũ khí lớn nhứt thế giới lại nằm tại Tiffis, Georgia mà Liên Xô không cán đáng nổi. Chụp ngay cơ hội, Harriman bèn chơi môn sở trường “tình-báo” Ngày 12/6/1924 Harriman cho mượn tín-dụng $1 triệu dollar đặt cọc [deposit] và điều động J.Speed Elliot, Phó Giám đốc Harriman and Company qua Moscow ký thẳng với viên chức điện Kremlin nhóm Bolsheviks do Trùm mật-vụ Felix Dzerzhinsky đồng ký, Georgia sẽ là núm ruột xa ngàn dặm của Mỹ? Công việc làm ăn với kẻ thù như thế nầy đã bị các nhà lãnh đạo Tây-âu cho rằng: “giúp cho Hùm thêm mống-vuốc!” Thủ tướng Anh MP Winston Churchill cho rằng: những việc làm-ăn thiếu khôn ngoan cũng như đạo đức. Nhưng Bọn Tài phiệt nầy đếch cần!
Vùng nước Cộng-hòa Georgia nằm trên Hắc-Hải, với khối lượng khổng lồ quặng-mỏ Kền để làm vũ khí, chỉ cách Iraq 400 miles, oặn dầu-thô ở Baku cũng khoảng cách không xa lắm. Nhà chiến lược gia kiệt xuất W.A.Harriman bèn nghĩ ra diệu-kế “Eurasian-Great-Game” ngay vào lúc nầy, mãi đến 1959, Ó-Mỹ chọn VN để lót ổ. CIA đã khuyến dụ được KGB để dự trò chơi chiến tranh tại Ðông Dương giữa hai đấu-pháp “Chiến tranh Giải phóng” và “Chiến tranh chống nổi dậy” [gọi theo tiếng Anh là: National Liberation Front (NLF) và Counter Insurgency Plan (CIP)] cũng vào năm nầy, Chiến lược gia Harriman cho ra đời tác phẩm “hoà bình với Liên-Xô” [Peace with Russia-1959]. Ðoạn kết của thế “bênh kẻ mạnh” buộc Hoa-kỳ bỏ vùng biển South China Sea, di tản chiến-lược về Honolulu, qua cuộc giao banh đầu tiên ngoạn mục của Quốc hội Mỹ năm1970, để giăng một cái bẫy cho tham vọng của Trung Quốc vướng-mắc vào vùng có trữ lượng dầu hỏa từ đảo Ðiếu Ngư [Nhựt: Sang-Ka-Xu, Tàu: Diaoyo] xuống Hoàng-Sa, và Trường-Sa.
- Là chiến sĩ, chúng ta cho rằng mục tiêu cuộc hành quân Lam Sơn 719 là tiêu hủy kho vũ khí của CSBV trên đường mòn HCM?

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy, chúng ta (Hà nội và Saigon) là kẻ chiến thắng?

* Tất cả hai câu trên đều sai bét như tôi sẽ lý giải dưới đây:
…. Nhưng rất tiết nhiều chiếc hình giải mật không được in ra từ hai cuốn sách “The New Legion”, nhứt là chiếc hình đoàn xe thồ (hình phóng viên Đông-Âu chụp) chuyển vận tiếp liệu trên đường mòn HCM, mỗi chiếc thồ hơn 200 kilô tiếp liệu (trang 95, Volume-1 “The New Legion”: Cast your eyes on this picture: If you have a good eye, you can see the words “handle with care”. CIA memorandum, 9/6/1967, Soviet wanted to control the transshipment of Soviet goods from USSR and through China to North Vietnam. However, the Chinese objected and stated that they would assume control at the USSR border. At this point the North Vietnamese officials intervened and said that: “If the USSR and China were going to disagree over this, then North Vietnamese would not continue the war” That made Permanent Government get into a panic ).

Ngay sau khi Lê Đức Thọ nhỏng-nhẻo đòi nghỉ chơi không chịu đánh đấm nữa. (Vì 1967 biến cố xung đột quyết liệt giữa TC/LX) TC đòi kiểm soát những chuyến xe lửa băng qua biên giới đến VN mà LX không chịu, sợ TC “cọp-dê” kỹ thuật quân sự. Permanent Government hết hồn hết-vía vì muốn nuôi dưỡng chiến tranh nên phải dùng C-130 không số, (sơn toàn thân tàu một màu xám-tro lam xậm) thả tiếp liệu quân dụng xuống đường mòn HCM, nhưng kẹt nỗi vì quá vội, trên các thùng gỗ quên bôi chữ “HANDLE WITH CARE” không biết phần đông lính BV nhà quê có hiểu không? Nhứt là các chai thuốc như huyết thanh serum … sợ bị bể.
Trong lăng kính phi công gián điệp, tại sao tôi chỉ nhấn mạnh chiếc hình đoàn xe thồ nầy từ chiến trường qua chính trường?
(1) Để bênh vực lập luận “Trận chiến Lam Sơn 719” là hai bên đều thảm bại nhục nhã nhứt trong lịch sử dân tộc, và nên bỏ đi cái thói cao-ngạo quân ta là kẻ chiến thắng qua quá nhiều chứng liệu hình ảnh chết chóc đau thương cho dân tộc (chứng liệu trên youtube).
(2) Cuộc hành quân nầy quá muộn màng, đáng lẽ phải xảy ra hồi chính quyền Kennedy hay trễ lắm là chính quyền Johnson, như trường hợp tướng Westmoreland nổi hùng khí ra quốc hội đòi đem quân Mỹ hành quân chốt chận trên đường mòn HCM thì bị triệu hồi về Mỹ tức khắc, không khác gì tướng Mc Arthur khi ra quốc hội đòi giải phóng lục địa.
Tại sao phải trễ, ai nắm chính sách ? Đây là vở bi-kịch tuồng cải-lương mà soạn giả Harriman viết đoạn kết cho phe miền Bắc thắng chỉ đơn giản là thế, và chỉ có thế thôi, nên đạo-diễn Donald Rumsfeld nhắc tuồng nói toạc móng heo ra là “Miền Nam bù nhìn, Miền Bắc yêu nước” làm quê cơ miền nam qua sự thật quá phũ phàng, phải không các chiến hữu?
(3) Để người Việt hải ngoại nhìn thấy tài liệu mật trong hai cuốn sách nầy mà hãy quên đi “Chiêu-bài chống cộng”. Nó là “viên-thuốc” tố-cộng mà Harriman đã cho người miền nam uống từ cuốn phim “Chúng tôi muốn sống 1954” nhưng đến giờ nầy nó đả lỗi thời rồi mà trong sách “The New Legion” tôi cho nó là thuốc đã đến thời kỳ hết hiệu-nghiệm “expired” (The old political label “Anti Communist” was already expired in forgetful and nobody buy it).
Nói về hoàn cảnh đau thương thì có lẽ TNS Mc Cain và tôi chịu quá nhiều kinh nghiệm bầm dập với CS. Nhưng đứng trên gốc cạnh phải nói sự thật theo lương tâm và danh dự của mình, tôi và Cain phải thẳng thừng nói rằng: cụ Hồ là người quốc gia, để trả lại tính trung thực cho lịch sử Việt Nam [The Newsweek “Paris Match” on April 25, 2005 interviewed U.S. POW Senate John McCain, repeated Axiom-I, stance of U.S Permanent [ Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays. En Irak, les elections ont prouvé que les Irakiens croient que leur government est légitime…” Nhửng điều nầy đã có đáp số định kiến-1 [Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon].
Trên diễn đàn nầy sẵn dịp, nếu có thì giờ nghiên cứu trong 2 cuốn sách nầy không có hình ảnh giải mật mà chỉ có một chiếc hình rẻ tiền được phô bày là bản đồ đi vượt biên nhỏ bằng chiếc Tem thư, và cái địa bàn như đồ chơi trẻ con thì bạn cũng nhận ra ngay nỗi kinh hoàng như thế nào khi phải chấp nhận căn cước tỵ nạn? (Hình Chapter-3, trang 249 đến 272; còn như anh muốn đọc tiếng Việt thì nơi diễn đàn hoiquanphidung, Mục 30/4, tựa “Chuyến tàu đầu tiên chở Bò Ngũ ra bắc”, từ bài số 20 đến hết … sẽ biết tại sao tôi phải dành hết thì giờ nhàn rỗi mài đũng quần 20 năm nơi thư viện để nghiên cứu tại sao có ngày 30/4/75 mới hiểu ra soạn giả, và đạo diễn tấn bi thảm kịch nầy đã đưa ra đoạn kết là sau khi kiếm đủ lợi nhuận (America First) VN sẽ được độc lập thống nhứt sau 30 năm (1945-1975), đúng y chang âm-mưu Mỹ không chịu ký chia đôi VN Genève 1954, trong khi các nước khác đều muốn… sự thật quá oan-nghiệt cho dân tộc Việt.
Viết lách trên một diễn đàn dành riêng cho những người tỵ nạn là sống trên môi trường rất nhạy cảm, tuy nhiên cảm nhận để đối phó với vấn đề nầy là một sự quyết định tùy theo cảm quan và chấp nhận những thử thách cũng chỉ là vì muốn trả lại sự thật cho lịch sử. Là một người viết nhưng KHÔNG MUỐN LÁCH mà chỉ dựa trên đạo đức dân tộc, tuổi đời đã trên 7 bó rồi mà còn viết là 1 điều hiếm có vì cần lưu lại cho Quân-Sử, sao lại khó khăn với nhau? Tôi quan niệm sự thật thời-đại là điều tiên quyết do đó đã quyết định chọn cái mũ tác-giả thay vì mũ tố-cộng, sức mạnh của ngòi viết ở Mỹ là sức mạnh được tu chánh án số 1 của Hoa Kỳ bảo vệ đệ 4 quyền là quyến bất khả xâm phạm, miễn sao người viết đừng lợi dụng quyền đặc miễn để sử dụng chúng như một vũ khí tấn công hoặc phỉ báng mạ lị bất cứ một ai.
Phải nhìn nhận sự thật, đây là cơn uất nhưng nếu chúng ta không chịu chấp nhận và lỡ đã binh con bài “mậu thầu mậu dỉ cù lủ” thì cứ tiếp tục binh con bài nầy, cũng chả chết ai … nhưng đường binh nầy là con đường mòn không lối thoát, vì người soạn giả vở bi-kịch nầy cũng đã cho kết quả trong lăng kính với đáp số rõ rệt: “Cứt Trâu để lâu hoá bùn” … Và trái đất vẩn phải quay! Sự thật ai bỏ độc dược thì chỉ người đó có thuốc giải? Ai không biết thì làm cách nào cứu được đây?
Như bài Hành Quân Lam Sơn 719, đọc giả có thừa thãi những hình ảnh chứng liệu để nói lên sự tự mãn càn-bướng của quân đội hai miền nam bắc, tự cho mình là kẻ chiến thắng; nhưng thật ra đây mới là một sự thảm-bại nhục-nhã cho cả hai phía trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào thời cận đại vì đã dùng súng người để chém giết đồng chủng.
Riêng về phía quân lực VNCH thì từ người lính đến tướng đều cho rằng cuộc hành quân nầy là “phá hủy kho vũ khí tại đường mòn HCM” nhưng dưới con mắt của phi công gián điệp tình báo thì hoàn toàn sai bét? Hay nói cách khác cuộc hành quân nầy xảy ra đã quá muộn màng!
Thời chính quyền Kennedy thì đã có chiến dịch bí-mật thả Biệt Kích ra ngoài bắc nhắm vào trọng điểm từ Đèo Mụ-Già đến ba biên giới, các toán phá hoại nầy đã bắt cóc, phá hủy cầu cống, công sự nhà máy, đặt Mìn … do Trưởng CIA tài ba từ Đệ-II thế chiến William E Colby điều hành, nhưng lại bị điệp-viên phản tình báo ám số 19 Lucius Conein (bắc) Russel Flynn Miller (nam) cho Trinh-Sát Hà Nội biết các toạ độ để chụp bắt làm điệp viên hàng đôi (double cross) và phá hoại chiếc C-47 Cò Trắng của Trung úy Phan Thanh Vân, và chiếc trực thăng H-19 của Trung úy Bùi Quang Các đi thăm viếng các tiền đồn dọc theo hành lang xa lộ Harriman (Đường mòn HCM) vì vi-phạm vùng cấm bay đang khai phá đường mòn HCM cho định kiến-1 (axiom-1’ solution).
Ngay sau khi siêu chính phủ (Permanent Government) triệt hạ được TT Kennedy, thì nhiệm vụ của các toán Biệt Kích nầy trở về cương vị nhàn rỗi là chỉ lấy tin-tức vui chơi thôi, điệp viên 19 bèn đặt cái tên để đời là Toán Easy để đánh dấu “nhàn-rỗi” và cuốn chiếu về nam kết thúc cuối 1968 sẽ không còn Biệt- Hải kích nào ở ngoài vĩ tuyến 17. Chiến hữu nào còn kẹt lại thì rán chịu cảnh đem con bỏ chợ.
Thời đệ 1 Cộng Hoà, Siêu chính phủ (Harriman, Bushes) ra lệnh hành pháp Kennedy phải áp lực chính quyền miền nam bỏ quận Hương-Hoá để cho quân BV khai mở xa lộ Harriman, mà phía Tây-Âu đặt cho cái tên Đường mòn HCM với mục tiêu chính trị vinh danh hậu thế để trả nghĩa sự phản bội của Mỹ; còn triều đại Mafia Lê Đức Thọ thì đặt cho cái tên Đường 559, ám chỉ năm 1959 lật đổ cách ly cụ Hồ, Thọ đưa Lê Duẩn về làm Quyền TBT, còn như Cách Mạng VN đặt cho cái tên Đường Trường Sơn.
Chính quyền Đệ-1 VNCH, qua cụ cố vấn Ngô Đình Nhu thì có một tầm nhìn xa hơn, Khe Sanh (Tchepone) chưa phải là trọng điểm để hủy diệt đường xâm nhập của BV mà Darto-BanHet (Attopeu) mới thật sự là yết hầu của quân BV, Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó của Harriman về trung lập hoá Lào, nhung vì cần viện trợ để chống đỡ, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mở cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Attopeu, Lào.
Sự việc nầy bị ngay tay phản-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết-lộ cho CIA của nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phủ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến Việt Nam (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phải hủy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá như phải lấy máu giải quyết.
Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hải-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp nhưng khổ nỗi tổng thống Mỹ chỉ là một người tổng quản lý nước Mỹ mà ông Chủ là một thế lực sau hậu trường (Permanent Government), mà người sáng lập ra nó từ 1920 cho đến nay là W A Harriman 1920-1960, và từ 1960-1969 là thời gian chuyển tiếp cho George H W Bush, nói cách khác là Bush-Cha học nghề cho đến cuối nhiệm kỳ thứ nhứt của TT Johnson và quan trọng nhứt trước khi rời khỏi chính trường Harriman cần nhắn nhủ lời vàng thước ngọc cho Triều-đại Mafia Lê Đức Thọ tại các cuộc họp mật Paris Peace Talks chỉ có riêng Thọ/Harriman mà thôi. Vì thế khi Kissinger có nhắn nhủ với Thọ: “Khi chiếm miền nam nhớ nhẹ tay với người bạn thân của tôi trong phái đoàn VNCH là Nguyễn Xuân Phong” nhưng Thọ vẩn bắt nhốt như thường, tuy nhiên Phong được thả sớm nhứt là 5 năm sau vừa đủ điều kiện đi diện H.O; duy chỉ có Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thì không được đụng đến vì ông có trong danh sách USIS. Vài năm sau ông Bác sĩ Quế bị bắt vì ông muốn hành động như Bác si Mandela ở Phi châu thì phải bị bắt nhốt thôi.
Để kết luận phần nầy: Quân đội của hai bên đều thảm bại vì mục tiêu chính là không tắm máu và bàn giao Saigon cho Hà Nội không thành đống gạch vụn. Những thành phần chủ lực chiến đấu xuất sắc phải bị tiêu diệt trước như: sư đoàn Dù/sư đoàn 2 Sao Vàng – sư đoàn TQLC/sư đoàn Thép 320 – sư đoàn 1 BB/sư doàn 324 – BĐQ/304, 308 …
-Mục tiêu kinh tế: những vũ khí lỗi thời phải được tiêu dùng, như trực thăng, chiến xa, đại pháo, xe vận tải …để thí nghiệm sản xuất loại mới cho chiến trường Trung Đông.
-Mục tiêu chiến lược: tu chính án “Cooper-Church” 1970 chuẩn bị Eagle pull về Hawai, vào thời điểm “Case-Church” 1973, giăng bẫy đồng thời nâng Trung Quốc lên hạng Nhì tạm thời thế Liên Xô (1970-2020).
-Mục tiêu chính trị: Việt Nam Hoá Chiến Tranh để Mỹ rút quân, hoàn thành định kiến 3 (axiom-3) bỏ lại chiến cụ ra đi nhẹ re, thời gian sau thành đống sắt vụn vì thiếu cơ phận, theo cung cách làm ăn của War Industries Board, không bao giờ đem thứ quỷ nầy về Mỹ.
-Mục tiêu chiến thuật: Tất cả tiếp liệu quân dụng đều được di tản đầy ngập trên hành lang Đường 559 do nhị-trùng đại-tá BV Bùi Tín báo cáo cho phóng-viên trá hình Phạm Xuân Ẩn, sau cùng Richard Helms cho tướng Haig biết để khai diển cuộc hành quân ngày 18/Jan/1971 bằng sự quyết định của TT Richard Nixon và HĐANQG (NSC) [ Hình giải mật, trang đầu “The New Legion” Volume-II ].

-Mục tiêu tuyên truyền: Vì Mỹ thua trận, thế giới không bươi móc cuộc chiến “bẩn-thỉu” qua sách lược “[B]Bỏ phiếu bằng chân” như 1954 thì làm rùm beng vì không ai chết với 1 triệu người tỵ nạn … sau tháng tư Đen thì… để người Việt tự hiểu… vì thế “Chiêu bài chống cộng thật sự đã lỗi thời rồi” nhưng đôi khi CIA lại đốc thúc người Việt hải ngoại hung hăng tấn kích là để làm một công cụ cho tư bản Mỹ gây áp lực với phía VN vì quyền lợi thương mãi mà thôi.

(còn tiếp)

vinhtruong
04-23-2014, 12:43 PM
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du châu Á với mục đích (theo tôi là cương quyết “bảo đãm” đụng đến đồng minh coi như đụng đến Mỹ, riêng đặc thù VN dù không có cam kết nhưng VN lại nặng kí hơn hết vì nó là đứa “nghĩa tử”) trấn an đồng minh về cam kết của Mỹ đối với khu vực này là theo đúng trên trục lộ đồ Eurasia-1 từ “huấn thị điều hành” của cẩm nang secrets of the Tomb về “roll-back”. Nó phải như đúng thời-điểm buộc phải tuyên dương bà Jane Fonda, phục hồi 4 sao cho tướng John Lavelle; Họp xăn tay áo, không cà vạt, phạch ngực nói chuyện tay đôi với Tập Cận Bình nơi thành phố nghỉ mát nhỏ, California. Tuyên bố có tính cách khiêu khích: “Nước ông có muốn lập lại, tụi tôi đẩy nước ông vào vị thế của Nhựt Bản 1941? Nếu không thì về mà lo trải thảm đỏ và bắn 21 phát súng chào đón đệ tử cũa chúng tôi là VN mà ký hoà ước không nổ súng tại Hoàng Sa vì có giếng dầu Exxon Mobile đã đóng trụ tại đó từ lâu …

*****

http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

Luận cổ suy kim
(Người viết muốn thay đổi từ món ăn nóng qua món đồ nguội và cũng muốn độc giả có chút ít căn nguyên để luận cổ suy kim)
Thượng sách phạt giao để thôn tính và làm giàu bằng món hàng giết người
Đầu thế kỷ 19, lợi dụng tình thế khó khăn của Pháp, Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ bằng “ngoại giao điền thổ” Tháng 5-1803, với 15 triệu USD và với giá 3 Cent (1 Cent=1/100 USD) một mẫu đất, chính quyền của ông Jefferson đã mua toàn bộ vùng Louisiana từ tay Pháp vì lúc đó Napoleon rất cần tiền để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Anh. Cuộc mua bán ngoạn mục này đã làm cho diện tích của Hoa Kỳ tăng lên gấp đôi. Tiếp theo là các vụ mua bán khác, gây chiến tranh, sáp nhập nhằm mở rộng lãnh thổ: mua lại Florida từ Tây-Ban-Nha (1819), sáp nhập Texas (1845).

Năm 1846 Mỹ tuyên bố chiến tranh với Mexico và sáp nhập bang California và New Mexico vào Mỹ. Năm 1848 sau khi ký hiệp ước hoà bình Mỹ-Mexico, chấm dứt chiến tranh giữa hai nước, Mexico buộc phải từ bỏ chủ quyền đối với Texas, California, Arizona, New Mexico, Utah, Nevada (1/2 lãnh thổ Mexico) Mỹ và Anh ký hiệp ước phân định đường biên của Oregon dọc vĩ tuyến 49. Năm 1853 Mỹ và Mexico ký hiệp định Gadsdeh và Mỹ chiếm thêm 140.000 km2 lãnh thổ của Mexico.

Năm 1867, tranh thủ cơ hội khi Nga đang gặp khó khăn về tài chính, Mỹ cũng đã nhanh chóng mua lại toàn bộ vùng Alaska rộng lớn từ Nga với cái giá rẻ khó tưởng tượng – 7, 2 triệu USD. Vùng đất này có vị trí hết sức quan trọng trong việc bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh và cả hiện nay. Như vậy, có thể thấy chỉ trong hơn nửa đầu thế kỷ 19, bằng “ngoại giao điền thổ” và chiến tranh thôn tính, các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ, tạo cho Mỹ một vị thế địa-chiến lược mới trên bản đồ địa-chính trị quốc tế so với nước Mỹ thuở lập quốc.

Vào đầu thế kỷ 20, Mỹ đã vươn lên vượt xa các nước tư bản khác về sức mạnh kinh tế, dần dần chiếm địa vị bá chủ thế giới; Năm 1900, Mỹ chiếm tới 31% tổng sản lượng thế giới so với con số tương ứng của Anh, Đức, Pháp là: 18%, 16% và 7%. Năm 1913 sản lượng gang và thép của Mỹ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần, than gấp 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Trong khoảng từ 1900-1913 số vốn đầu tư vào công nghiệp tăng khoảng 2 lần rưỡi (9 triệu USD-22, 8 triệu USD), và giá trị sản phẩm tăng hơn 2 lần (từ 11,4 triệu USD lên 24,2 triệu USD) Tới năm 1914, GDP của Mỹ đạt 37 tỉ USD, trong khi đó con số tương ứng của Đức và Anh là 12 tỉ USD và 11 tỉ USD.

Cùng với quá trình tăng cường sức mạnh kinh tế, Mỹ cũng đẩy nhanh xây dựng lực lượng quốc phòng, có những hạm đội mạnh hơn hải quân Anh và có đủ khả năng tranh giành quyền-lực trên các đại dương với các đế quốc châu Âu. Trong cơ cấu của nền kinh tế Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quân sự có vai trò quan trọng và đằng sau chúng là những nhóm lợi ích luôn theo đuổi các khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa hiện thực mà thực chất là dùng sức mạnh quân sự để đạt bằng được các lợi ích trong đó có lợi ích kinh tế.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Mỹ đã vận dụng thuyết “toạ sơn quan hổ đấu”, bây giờ đang lập lại vụ Biển Đông bằng Việt Nam Phi Luật Tân là chạm tuyến đầu tiên, và Mỹ đứng trung lập ngay từ đầu nhưng vẫn hưởng nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí qua gián tiếp đầu tư với Liên Xô cho VN mà cuối cùng là các tàu ngầm Kilô do dollar Mỹ.
Đến khi kết cục gần ngã ngũ, năm 1917 Mỹ mới tham chiến hùa theo bên thắng để tạo cơ sở dính líu tới châu Âu và Việt Nam cũng vậy qua thế “On the strong man side” (Liên Xô) Thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới, do bị suy thoái kinh tế như các nước tư bản khác, Mỹ điều chỉnh chiến lược, tạm gác mục tiêu bá quyền thế giới, tập trung sức để khôi phục và phát triển kinh tế trong nước. Thí dụ mở hệ thống Highway giao thông toàn nước Mỹ đem giá hàng tiêu dùng xuống thấp.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang được châm ngòi, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1939, Tổng thống Roosevelt đã hai lần yêu cầu Quốc hội thủ tiêu đạo luật cấm bán vũ khí cho các nước tham chiến nhưng vẫn không được Quốc hội chấp nhận vì buôn bán vũ khí là một nguồn lợi lớn của giới công nghiệp quốc phòng. Lúc đầu Mỹ tuyên bố giữ vai trò “trung lập”, nhưng sau sự kiện Trân Châu Cảng (7-12-1941), Quốc hội Mỹ đã chính thức tuyên chiến. Những mục tiêu cuối cùng của Mỹ ở Thái Bình Dương là đánh chiếm đảo Iwo Jima (tháng 2-3/1945) và đảo Okinawa (25-3-1945) nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản. Điều này phù hợp với mục tiêu chiến lược mở cửa thị trường và khống chế Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19.

Để chuẩn bị cuộc Chiến tranh lạnh, Harriman cho ra “Aid to Russia 1941-1946 Plan” nền [“War Industries Board”] công nghiệp quân sự của Mỹ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy để phục vụ cho chiến tranh và chạy đua vũ trang.

Có một sự kiện đáng lưu ý là ngày 23-3-1983, Tổng thống Reagan đưa ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ USD trong 5 năm; Kế hoạch này không chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự mà còn tạo đà cho phục hưng kinh tế Mỹ sau một giai đoạn suy thoái.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989), Chiến tranh lạnh đi vào hồi kết, vào tháng 1 năm 1991, nhân sự kiện Iraq chiếm đóng Kuwait, Mỹ đã tiến hành chinh phạt Iraq lần thứ nhất. Tháng 3/1999, Mỹ tiến hành chiến tranh ở Cosovo (Nam Tư) Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tiến hành liên tiếp hai cuộc chiến ở Afghanistan (11-2001) và Iraq (3-2003) Ngoài lý do chính trị-an ninh, còn lộ rõ những lợi ích công nghiệp quân sự.

Ở đây cũng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa chiến tranh với tình trạng suy thoái của kinh tế Mỹ vào đầu những năm 90 và khả năng chùn lại của kinh tế Mỹ sau một thời kỳ tăng trưởng kéo dài 113 tháng tính tới đầu năm 2000. Chiến tranh đã trở thành liều thuốc kích thích kinh tế Mỹ vì nó tạo ra những đơn đặt hàng mới cho các tổ hợp công-ty quân sự và mặt khác, nó còn tạo cơ hội cho giới quân sự Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí mới và giới buôn bán vũ khí chào hàng. Tờ “New York Time” ngày 25/9/2003 trích dẫn báo cáo của Quốc hội Mỹ cho biết năm 2002, Mỹ vẫn giữ vị trí số một trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, đặc biệt là bán vũ khí cho các quốc gia đang phát triển, với tổng giá trị là 13, 3 tỉ USD, chiếm 45% khối lượng hợp đồng bán vũ khí thông thường toàn cầu. Riêng về Á Đông tu chánh án “Case-Church” Mỹ “di tản chiến lược” về Hawai để cho các nước nằm gần TQ mua vũ khí của Mỹ, riêng VN mua của LX mà Mỹ có phần hùn TQ sẽ không có cớ buồn Mỹ? Chính sách thương mại bằng ngoại giao pháo hạm (gunboat policy) và thể chế kinh tế, tài chính quốc tế.

Cùng với việc mở rộng biên giới lãnh thổ ở các khu vực “cận ngoại biên”, vào đầu thế kỷ 19, Mỹ còn đề xuất Học thuyết Monroe (1823) về “Châu Mỹ của người châu Mỹ” và chủ nghĩa biệt lập. Liệu đây có phải là thực sự tinh thần độc lập và tự trị khu vực hay không ? Như đã biết, vào thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả về thế và lực so với các cường quốc khác ở châu Âu mà đặc biệt là so với Anh và Pháp, vì vậy Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ ở “sân nhà” là chủ yếu, chứ chưa thể bành trướng ảnh hưởng ở châu Âu. Do đó, về thực chất, Học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần tuý mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường. Trong Thông điệp liên bang năm 1823, Tổng thống Monroe nhấn mạnh: “lục địa châu Mỹ, với điều kiện tự do và độc lập đã giành và giữ được, không thể bị coi là đối tượng của việc thực-dân hoá trong tương lai bởi bất kỳ các cường quốc châu Âu nào”, và Mỹ ” coi bất kỳ cố gắng nào nhằm mở rộng hệ thống của họ tới bất kỳ nơi nào của bán cầu này là nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh của Mỹ”.

Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa châu Mỹ vì Mỹ coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Mặt khác, tuy chưa đủ sức tiến vào châu Âu, nhưng sau khi đã xác lập được vị thế khá vững vàng ở lục địa châu Mỹ, Mỹ cũng đã bắt đầu bành trướng sang khu vực Đông Á-Thái Bình Dương theo phương thức “thương mại đi trước, cờ Mỹ đi sau”.

Năm 1853 đô đốc Mỹ Perry đã đưa bốn chiến thuyền đến cảng Uraga (trong vịnh Tokyo) yêu cầu Nhật Bản cứu trợ, bảo vệ thuỷ thủ Mỹ, mở cửa thông thương và tiếp than đốt cho tàu Mỹ từ California đến Trung Quốc. Năm 1854 Perry lại đưa bốn chiến thuyền đến và ký hiệp ước Kanagawa buộc Nhật Bản đồng ý mở cửa Shimoda và Hakodate, theo đó Mỹ có quyền lấy than, lương thực, nước cho các chuyến tàu biển qua đó. Năm 1858 Mỹ ký hiệp ước buôn bán bất bình đẳng với Nhật Bản, mở cửa Edo, Nigata, Kobe, Yokohama, Osaka và Nagasaki, giành được quyền tài phán lãnh sự và tối huệ quốc về quan thuế. Như vậy, về phương diện kinh tế-thương mại, sự có mặt của Mỹ ở Nhật Bản đã được hợp thức hoá một bước.

Nếu từ cách tiếp cận địa-chiến lược, thì để thống trị đại lục Âu-Á, trước hết Mỹ cần phải lôi kéo, khống chế “hai tuần dương hạm nổi tự nhiên” là Anh và Nhật Bản là hai Ốc-đảo dưới ảnh hưởng của Mỹ. Lúc đó Anh đang còn rất mạnh, còn Nhật Bản thì lại chưa tiến hành công nghiệp hoá, cả thế và lực đều yếu, hơn nữa Nhật Bản vẫn còn là thị trường “vô chủ”. Đây là cơ hội lớn cho Mỹ và Mỹ đã thành công; Bằng “ngoại giao pháo hạm”, Mỹ đã buộc Nhật Bản phải mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xác lập thế đứng vững chắc ở khu vực sau này để phát huy ảnh hưởng cả về chính trị-an ninh và giành giật lợi ích kinh tế-thương mại.

Tới cuối thế kỷ 19, Anh đã suy yếu dần, còn Mỹ ngày càng mạnh thêm với lực lượng hải quân hùng hậu; Nắm được quyền lực biển là tiền đề quan trọng để Mỹ giành giật quyền lực thương mại với các cường quốc khác; Mục tiêu tiếp theo của Mỹ ở Đông Á là Trung Quốc. Sau khi gây chiến tranh với Tây Ban Nha và chiếm Philippine (1898) năm 1899 Mỹ đề ra chính sách “mở cửa” để giành giật thị trường ở Trung Quốc với Anh, Pháp, Nga và Nhật. Nội dung của chính sách “mở cửa” gồm có: Bất kỳ hàng của nước nào vào Trung Quốc cũng đều chịu chính sách thuế như nhau và do chính phủ Trung Quốc thu thuế. Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều ước đã ký. Không được thu thuế theo khu vực của từng nước quá cao. Với chính sách này, Mỹ muốn xác lập vị thế hợp pháp và bình đẳng của mình ở thị trường Trung Quốc so với các cường quốc khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận và cạnh tranh với các công ty nước ngoài ở thị trường to lớn này.

Như vậy, có thể thấy cho tới cuối thế kỷ 19, các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau đã triển khai được một bước quan trọng trong chiến lược toàn cầu: khẳng định châu Mỹ là khu vực ảnh hưởng riêng, là “chợ sân nhà” của Mỹ mà các cường quốc Âu-Á không có quyền dòm ngó, đồng thời đã bắt đầu vươn vòi “bạch tuộc” tới Đông Á-Thái Bình Dương, xác lập quyền tự do thương mại ở khu vực quan trọng này.

Với Chính sách kinh tế mới “New Deal” của Tổng thống F.D. Roosevelt (sự thật là W A Harriman) kéo dài trong 8 năm (1933-1941) nền kinh tế Mỹ đã có một bước phát triển mới cả về mô hình và cơ cấu. Trong những năm cuối của thế chiến thứ hai, cùng với việc tranh giành khu vực ảnh hưởng, Mỹ đã nỗ lực thiết lập luật chơi mới trên thương trường quốc tế thông qua việc xây dựng hệ thống Bretton Woods, IMF và WB vào năm 1944 – một năm trước khi kết thúc chiến tranh. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả trên hai phương diện lý thuyết kinh tế và chính trị đối ngoại bằng thiết kế gia George Kennan, cột trụ như quân sư của Harriman.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 cho thấy rõ hơn những khuyết tật của mô hình kinh tế thị trường tự do, cần có những điều chỉnh trong lĩnh vực quản lý qui mô cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Trong khi cả thế giới và đặc biệt là châu Âu bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và khi mà lãnh đạo các nước lớn chỉ tập trung vào đàm phán kết thúc chiến tranh và phân chia khu vực ảnh hưởng, thì Mỹ không chỉ tranh thủ làm giàu bằng buôn bán vũ khí mà còn nhanh chóng đổi mới quan-điểm kinh tế đối ngoại và xúc tiến khai triển các hoạt động xây dựng các thể chế kinh tế tài chính quốc tế. Thuyết thể chế đã có ảnh hưởng mạnh hơn cả trên hai phương diện kinh tế và chính trị; Cùng với cạnh tranh tự do, A-Harriman hoạch định chiến lược của Mỹ cũng đã sớm nhận thấy và tận dụng thời cơ dùng các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế nhằm tối đa hoá lợi ích và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh mà A-Harriman là kiến trúc sư, Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử và chạy đua vũ trang, thiết lập các liên minh chính trị-quân sự như NATO, hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ và gây các cuộc chiến tranh cục bộ v.v. để thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới. Đó là một phương diện quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả; Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực chính trị, chủ nghĩa tự do và thuyết thể chế với các mức độ khác nhau cũng có ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ và qua triển khai trên thực tế vẫn thấy hiển hiện sợi dây hợp lý vì lợi ích kinh tế của Mỹ ở các châu lục.

Sự phát triển kinh tế Mỹ phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào việc mở rộng thị trường, thương mại và đầu tư quốc tế; Chính vì vậy mà trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ không chỉ chú ý tới cuộc đọ sức với Liên Xô mà sự thật cùng Liên Xô thống lãnh thế giới bằng tượng trưng cây AK và M.16, trong khi LX phải chịu lép vế ở hạng đàn em bé nhỏ của Mỹ từ khởi nguyên Aid to Russia 1941-1946 Plan, renewed, reactivated nên ngày hôm nay Việt Nam mới có đủ vũ khí tối tân hơn TQ để bảo vệ công ty dầu hoả Exxon Mobile của Mỹ và bắn đạn thật không cho giàn khoan tối tân của TQ vào neo trong vùng kinh tế 200 hải lý của VN. Còn triển khai nhiều chính sách kinh tế đối ngoại có hiệu quả thiết thực; Ở châu Âu, cùng với việc thành lập NATO (1949) để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, Harriman còn triển khai kế hoạch Mashall nhằm tái thiết Tây Âu, thiết lập Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT, Mỹ lôi kéo và ép buộc các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản phát triển ở Tây Âu và Nhật Bản hạ thấp hàng rào thuế quan, chấp nhận các luật chơi chung về tự do hoá thương mại và dịch vụ.

Đầu những năm 70, Tây Âu và Nhật Bản trở thành hai cường quốc kinh tế thế giới và có thể cạnh tranh được với Mỹ. Nhưng con số hơn 70% lợi nhuận Mỹ thu được từ Tây Âu cũng cho thấy lợi ích kinh tế mà Mỹ thu được to lớn như thế nào trong quan hệ với Tây Âu. NATO không đơn thuần chỉ là phương tiện “ngăn chặn cộng sản”, mà còn là công cụ quan trọng bảo đảm cho sự dính líu lâu dài cũng như an ninh kinh tế của Mỹ ở châu Âu. Có một khía cạnh đáng lưu ý nữa là, với sự hậu thuẫn quan trọng của Mỹ, các nước Tây Âu trong khối NATO đã nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là Cộng hoà Liên bang Đức. Trong khi đó thì các nước XHCN trong khối Warsava trong đó có Cộng hoà dân chủ Đức, lúc đầu cũng duy trì được sự phát triển nhất định, nhưng sau đó lâm dần vào khủng hoảng kinh tế-xã hội ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy mà lợi thế cạnh tranh kinh tế đã nghiêng dần về phe TBCN do Mỹ hậu thuẫn. Như vậy, với chiến lược hai gọng kìm cả chính trị lẩn quân sự và kinh tế, Mỹ đã từng bước xác lập được vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng chi phối ở Tây Âu, hình thành khung quan hệ chiến lược châu Âu-Đại Tây Dương trong quan hệ giữa các nước tư bản Âu-Mỹ.

Còn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song song với việc thiết lập các liên minh quân sự song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Australia, Mỹ còn tăng cường các quan hệ kinh tế-thương mại với các nước khác và tạo điều kiện thuận lợi cho một số nền kinh tế khu vực đặc biệt là Hàn Quốc cất cánh trở thành “hổ” và “rồng”. Việc Mỹ chủ động cải thiện quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 70 không chỉ nhằm vào mục tiêu địa-chính trị – thiết lập Tam Quốc Chí tân thời mà Mỹ có quyền chọn bạn một thời gian rồi biến thành thù cho America First. Đó là nguyên lý Mỹ triển khai chiến lược mở cửa thị trường to lớn tới Trung Quốc trong thời gian qua.

Ngay từ thời Tổng thống Lincoln, Bộ trưởng Ngoai giao Mỹ đã khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương là “món quà tặng” của tự nhiên cho nước Mỹ, đặc biệt Việt Nam thống nhứt sẽ là con Ó-Con Bald Eagle “cầu tự” của Mỹ để chận bàn chưn khổng lồ Trung Quốc tiến về phía nam . Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tổng kim ngạch buôn bán của Mỹ với khu vực này đã vượt so với Tây Âu. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, năm 1989 APEC được thành lập; Quan hệ kinh tế-thương mại của Mỹ với khu vực cũng đã được thể chế hoá một bước quan trọng và đang tiến bước vào khối thị trường TPP mà Mỹ có trách nhiệm phải baby-sister cho đứa con cầu tự VN đang chập chửng trên con được học hỏi làm ăn.

Từ một phương diện khác, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1972-1973, năm 1975, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G.7) ra đời nhằm phối hợp chính sách thương mại, tài chính, đầu tư để đối phó với những bất trắc kinh tế có thể xảy ra trên toàn cầu. Mặt khác, đây còn là thể chế quan trọng để Mỹ có thêm cơ hội thuyết phục, dàn xếp và giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn với các đồng minh trong sân chơi cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Như vậy, có thể thấy, ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong chiến lược đối ngoại, với các mức độ và ưu tiên khác nhau, Mỹ luôn phối hợp và triển khai song song cả hai chiến lược có mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau là chính trị-an ninh và kinh tế đối ngoại. Đồng thời, chiến lược kinh tế đối ngoại được hoặch định và triển khai trong mối quan hệ chặt chẽ với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với những đòi hỏi mới của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới động lực của biến hoá khoa học-kỹ thuật.

Chính sách kinh tế của Tổng thống Reagan (Reaganomics, nhưng sự thật của Bonesmen/Bushes) trong những năm 80 đã tạo dựng cơ sơ hạ tầng thông tin cần thiết cho kinh tế Mỹ nắm bắt kịp những cơ hội mới do xu thế toàn cầu hoá đưa lại và nhanh chóng cất cánh vào thập kỷ sau đó.

Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ cũng nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng những lợi thế so sánh tối ưu trong bối cảnh cách mạng tin học và toàn cầu hoá. Cựu Tổng thống Mỹ B. Clinton đã từng tuyên bố “tập trung vào kinh tế như một tia laser” và cho tới đầu năm 2000, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kéo dài hiếm có do đảng Cộng Hoà (Bushes) làm cho Dân Chủ (Bill Clinton) hưởng.

Trên bình diện toàn cầu, cùng với việc triển khai chiến lược an ninh theo mô hình “đại bàng” với đầu là Bắc Mỹ và hai cánh là châu Âu-Đại Tây Dương (mở rộng NATO) + châu Á-Thái Bình Dương (củng cố hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ) Mỹ đã xúc tiến thiết lập một thể chế thương mại toàn cầu thông qua quá trình thúc đẩy chuyển hoá GATT thành Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào đầu năm 1995 nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới về tự do hoá thương mại và đầu tư của xu thế toàn cầu hoá. Đây là một thành công kinh tế đối ngoại của Mỹ theo hướng thể chế hoá quá trình cạnh tranh kinh tế toàn cầu bằng việc xác lập những qui tắc và luật chơi chung có lợi cho Mỹ trong khi Mỹ đang ghé mắt vào VN bằng thiết lập bang giao (1995) với thiện ý sẽ nâng đở vào WTO

Vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trong WTO rất lớn; (cho VN vào gạt LX ra cho thấy rỏ VN là đứa con cầu tự và chuyện gia nhập vào TPP chỉ là thời gian) Các nước còn lại, dù có là nước lớn, nếu muốn trở thành thành viên của tổ chức này đều phải tranh thủ sự hậu thuẫn và “gật đầu” của ông Bầu Mỹ. Trung Quốc cũng đã phải có một số nhân nhượng với Mỹ, đặc biệt là trong vụ sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư) bị ném bom khi Mỹ tiến hành không kích Cosovo năm 1999 để tranh thủ sự hậu thuẫn của Mỹ đối với việc gia nhập WTO. Trong sân chơi kinh tế mới này, với thế mạnh về kinh tế-tài chính, Mỹ và một số nước phát triển khác đóng vai trò chủ đạo, nhưng trong cấu trúc phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích, các nước đang phát triển cũng có vai trò nhất định. Tại Hội nghị WTO vừa rồi các nước phát triển đã phải nhượng bộ các nước đang phát triển về vấn đề hàng nông sản là do Mỹ làm thủ phạm cho việc thiện.

Còn trên bình diện khu vực, trong hai nhiệm kỳ cầm quyền, chính quyền Bonesman B. Clinton cũng đã có những quyết sách phù hợp khi triển khai chiến lược đối ngoại để tối đa hoá lợi ích kinh tế của Mỹ. Nắm vững xu thế khu vực hoá và cũng để tập hợp lực lượng nhằm cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khu vực khác, đặc biệt là với khối kinh tế Tây Âu mà sau này là Liên minh châu Âu (EU), năm 1992, Mỹ đã cùng với một số nước khác thành lập khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tới tháng 12 năm 1994, 34 nhà lãnh đạo của các quốc gia châu Mỹ từ Canada đến Chilê (trừ Cuba) đã có cuộc họp thượng đỉnh tại Miami và cùng nhất trí với Tổng thống Mỹ B. Clinton về dự án hoàn thành Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) trước năm 2005.

Ở châu Âu, Mỹ thực hiện chiến lược hàng đôi gắn chính trị-an ninh vào kinh tế-thương mại. Biên giới NATO mở rộng tới đâu thì sân chơi kinh tế của Mỹ cũng mở rộng tới đó; Ngay cả cuộc chiến Cosovo do Mỹ chỉ đạo năm 1999 cũng có mục tiêu kinh tế chứ không phải đơn thuần là một cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực với Nga ở bán đảo Balcan. Mỹ muốn cản trở đồng EURO sắp lưu hành và dọn đường để tiếp cận vào khu vực Trung Á có nhiều dầu lửa, luôn luôn Mỹ giữ đồng dollar là giá trị căn bản cho tiền tệ

Vào những năm gần đây, đặc biệt là sau Hội nghị Seattle và sau sự kiện 911, Mỹ đã đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các nước khác nhau; Trong Chiến lược An ninh quốc gia được công bố ngày 30/9 2002, Thái-tử George.W. Bush đã nhấn mạnh cách tiếp cận ba cấp độ về tự do hoá thương mại mang tính cạnh tranh: “Hoa kỳ sẽ hợp tác với từng quốc gia, từng khu vực và cộng đồng thương mại toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới tự do thương mại”.

Việc Mỹ lựa chọn đối tác để đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương xuất phát từ ba mục tiêu có liên quan với nhau phản ánh mối quan hệ tương tác qua lại giữa kinh tế với chính trị quốc tế: cạnh tranh kinh tế khu vực, tập hợp lực lượng và xác lập vai trò lãnh đạo trong đàm phán WTO. Chẳng hạn, Mỹ đã ưu tiên ký FTA với Australia vì nước này vừa là nước đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu thuần tuý các sản phẩm nông nghiệp, lại vừa là nước rất tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và cuộc chiến ở Iraq. Ký FTA với Australia tạo thêm thuận lợi cho Mỹ trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp ở WTO và tăng cường hợp tác chống khủng bố, hỗ trợ cho an ninh của Mỹ.

Tháng 5/2003, Mỹ đã ký FTA với Singapore – đối tác đầu tiên ở Đông Á; Đây cũng không phải là hành động ngẫu nhiên; Nó được tính toán phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Mỹ cả về chính trị-an ninh và kinh tế. Nước này đã nhiệt thành ủng hộ Mỹ trở lại Đông Nam Á sau các sự kiện Subic và Clark (1992 CIA xúi dân Phi biểu tình đòi đất và 1975 Tổng thống VNCH đuổi Mỹ được gọi là “Di tản chiến lược” để save money Base-maintenance và sẽ “roll-back” vào đầu thế kĩ 21) có chung quan điểm về tiêu chuẩn môi trường và lao động, hơn nữa lại có ngành dịch vụ tiền tệ rất phát triển. Lôi kéo được Singapore, Mỹ sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng cửa vào thị trường ASEAN, tăng sức cạnh tranh với cả Trung Quốc và Nhật Bản.

Mỹ đã chọn Chilê là nước đầu tiên ở Nam Mỹ để ký FTA không chỉ vì nước này là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Nam Mỹ, sẽ hậu thuẫn tích cực cho Mỹ thúc đẩy khu vực thương mại tự do châu Mỹ, mà còn vì Chilê đã từng có quan hệ gắn bó với Mỹ và hơn nữa, nước này đã ký hiệp định thương mại tự do với Canada và một số nước khác. Ở châu Phi, Mỹ đã chọn Maroc để ký FTA là muốn tạo dựng lên một tấm gương tín đồ Hồi giáo thân thiện với Mỹ, đồng thời tạo thế đứng vững chắc hơn để mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi nơi cũng có nguồn dầu lửa dồi dào. Đó cũng là lý do lần đầu tiên nước Mỹ có TT Da màu.

(còn tiếp)

vinhtruong
04-25-2014, 01:43 AM
(Tại sao tôi có tư tưởng nhận định thời cuộckhá chính xác để viết bài “Siêu Chiến Lược Eurasia 1920-2020” trúng 94% vì như mọi việc xảy ra như tôi đã trình bày qua bài viết (các bạn xem lại trên góc trái ngày và giờ) để phối kiểm thì thấy ngay tại sao bài “TT Dũng tự ý xuống chỉ trúng 80% còn bài nầy trúng 94% theo như chuyện thời sự đang diển tiến tiếp nối ra “đáp-số” TRƯỚC về chuyến thăm 4 nước Á Châu của TT Obama hiện nay)

****

(http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan)
_______

Gió Biển Đông phải xoay chiều
Vì đã đến thời điểm decent interval “roll-back” 2010, nên gần đây trên mạng, vài blogger tự do đưa ra nhận định lạc quan về tình hình trong nước, cho rằng đảng Cộng sản (mà từ lâu tôi cho rằng “Tư bản đỏ” hay Skull & Bones/VN) cầm quyền đang điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại, từ chỗ ngả về phía Trung Quốc, phụ thuộc Trung Quốc, chuyển sang thân Hoa Kỳ và phương Tây vào thời điểm Hoa Kỳ (giữa giai-đoạn “roll-back” là 2015, vì đã đến thời điểm decent interval) theo như “huấn thị điều hành” trong cẫm nang secrets of the Tomb: Và đặc biệt chú trọng sức mạnh nuôi sống nhân loại về lúa gạo đã chiếm 20% trên thế giới mà Bonesman Kerry khi bước chân trên mảnh đất VN đã quan sát cảnh sự nguy hại về biến đổi khí hậu (ý cảnh báo TQ trước khi ra nói chuyện với Hà Nội 16/12/2013).
Trên mạng Thế Giới Mới, nhiều bài viết về kinh tế toàn cầu, mang tít lớn VN đã khôn ngoan xoay chiều: “Cao trào thân Âu - Mỹ lan rộng trong đảng Cộng sản VN”, đưa ra nhận định “gió đã xoay chiều, vận nước đã xoay chiều…” Nhưng những điều trên đây đều đi đúng bon trên trục lộ trình Eurasia-1 vào thời điểm “decent interval 2010” cho tới nay theo từng bước của mỗi mốc thời gian
Bài viết nhấn mạnh đến sự thay đổi trong hàng ngũ quan chức ngoại giao của Hà Nội, gồm các đại sứ, tham tán, bí thư được đào tạo ở phương Tây, nói thạo tiếng Anh, phong cách linh hoạt kiểu Tây phương, kể cả ngoại trưởng mới Phạm Bình Minh (được CIA trồng người với cặp bài trùng tướng Nguyễn Chí Vịnh khá bí mật khó ai phát hiện mà tôi cho rằng Secret Society phải tung hỏa mù Vịnh là điệp-viên phe thân TQ), con cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng ngoại giao phóng khoáng, am hiểu thời đại, từng cảnh báo tai họa Bắc thuộc. Người con đang đi theo gót cha mình chăng? Đây là kế hoạch CIA trồng người từ lúc Nguyễn Chí Vịnh mới 11 tuổi mà Harriman có lời khuyên Lê Đức Thọ nên nhận đứa con của đại tướng BV làm nghĩa tử giữa cuộc hội đàm bí mật, mặt giáp mặt giữa Harriman/Thọ 1968. (Lê Đức Thọ bị blackmail vì tham vọng nắm tổng tư lịnh toàn quyền, nên giết tướng Nguyễn Chí Thanh để đưa người em ruột của Sáu-Búa Thọ trong coi đường 559.
Một số blogger khác cho rằng việc ông Trương Tấn Sang đi Ấn Độ và Philippines là để cân bằng với Trung Quốc, chứng tỏ Việt Nam không còn phụ thuộc Bắc Kinh như trước đây, (cho thấy TBT đảng đã ra rìa rồi), đang cố duy trì vị trí đứng giữa, thăng bằng giữa các nước, một tư thế độc lập rất đáng hoan nghênh do CIA ngầm cố vấn, sau một thời gian dài Nguyễn Chí Vịnh tạo cơ hội cho TQ trúng thầu, các ĐVCS thân TQ tham nhũng nổi lên để bứng gốc, giờ nầy chỉ còn thân Mỹ và LX tượng trưng Sang, Dũng. Vịnh, (nhưng tướng Vịnh chính là người cầm càng) trục tam đầu chế lập lại y-chang tam đầu chế, Lê Đức-Thọ, Lê Duẩn, Mai Chí Thọ năm 1959 (Sáu Búa Thọ mới là người cầm càng).
Secret Society đẩy đưa cho thế giới biết đâu là sự thật? Thoạt tiên, Việt Nam đã trở về tư thế độc lập, không ngả về phía nào một thời gian, về nước nào, ở vị trí thăng bằng giữa các nước ư? “Thấy zậy mà không phải zậy!” Việt Nam đã chuyển từ thân Trung Quốc sang thân Âu - Mỹ ư? Thế thì càng tốt hơn nữa ... Theo nghĩa thân Trung Quốc là thân Trung Quốc bành trướng kiểu Đại Hán, và thân Âu - Mỹ là thân những giá trị tự do, dân chủ đa nguyên đa đảng trên cơ sở bầu cử thật sự tự do và định kỳ theo diễn tiến đã có trong lộ đồ từng bước của “Eurasia-1 Great Game”

Nhưng…tôi thiển nghĩ, chưa phải như vậy. Cần tỉnh táo thận trọng trong nhận định. Theo lý luận Mác-Lê-nin, theo phép biện chứng mác-xít, những nhà lãnh đạo (CS Việt Nam?) luôn phân biệt chiến lược với chiến thuật. Chiến lược hay đường lối chiến lược là để áp dụng cho một giai đoạn dài, cần kiên định vững vàng, không thay đổi, không dao động về những mục tiêu chiến lược, những mục tiêu giai đoạn.
Chiến thuật là sách lược, thủ thuật, sáng kiến, mưu mẹo cụ thể, đoản kỳ, phục vụ cho chiến lược, rất linh hoạt, uyển chuyển theo từng thời điểm đã có trong huấn thị điều hành từ Ngôi Mộ Huyền Bí (secrets of the Tomb).
Thường chiến lược và chiến thuật ăn khớp với nhau, thuận chiều nhau, cũng có khi có vẻ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng chỉ là về suy luận theo diển biến hình thức, còn về thực chất là vẫn khớp nhau, vẫn phục vụ cho mục tiêu chiến lược, như “Di Tản Chiến Lược Về Hawaii”. Nhiều khi như vậy lại là cao mưu, kín kẽ, lừa được đối phương và người nhẹ dạ nhưng tham lam dầu khí như Trung Quốc mới tự chế kiểu ra “Đường Lưởi Bò” để bao thầu dầu-khí gần và tiện trước miệng mình. Đó là cứng trong chiến lược, mềm trong chiến thuật, là “dây lạt Tre Nứa mềm buộc chặt hơn”
Hiện nay nhóm lãnh đạo qua Đại hội XI ngoài mặt vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kiên trì chủ nghĩa xã hội (mác-xít), kiên trì chế độ một đảng (độc quyền đảng trị do ám lịnh Skull & Bones 322 conspiracy), kiên trì kinh tế quốc doanh là chủ đạo (do đó mà trong 10 tháng qua đã bóp chết 5 vạn xí nghệp tư nhân vừa và nhỏ, đồng thời làm cho các tập đoàn quốc doanh thêm hư đốn vì được quá nuông chiều mà thủ phạm là công cụ Nguyễn Tấn Dũng đở đầu cho TĐNH Nguyễn Văn Bình tráo trở điều hành để gom góp dollar deposit trước cho account TPP). Tập đoàn quốc doanh ngoan cố giữ vững 4 kiên trì hủ lậu, nguy hiểm, mặc cho hàng trăm trí thức cộng sản có trình độ cao nhất bác bỏ bằng lý lẽ chặt chẽ. CIA đưa họ vào một thế phải chọn lựa giữa chén cơm và chén đất sét
Trong đường lối đối ngoại từ cuối 1991 sau sự kiện Hỏa Mù Thành Đô, họ theo con đường “Bắc thuộc” (danh từ của công cụ Nguyễn Cơ Thạch) để tồn tại và kiếm lợi cho phe nhóm. Bọn bành trướng Đại Hán rất thâm, rất ác, tìm mọi cách buộc dây lạt Tre Nứa ngày càng chặt, nhóm lãnh đạo vào cỗ xe của chúng, từ mua chuộc tinh vi đến khống chế, đe dọa, làm nhục không thương tiếc, càng nhục càng bám chặt để khỏi đổ dưới con mắt theo dỏi kè sát của CIA (nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Văn Hưởng).
Gần đây, nhóm lãnh đạo hám lợi gặp tai nạn lớn, ở trong tình trạng trên đe dưới búa là do tài của Nguyễn Chí Vịnh ban bố cho họ dễ dàng “tham nhủng” để chuẩn bị vào án tử hình hay chung thân. Cái Đe là thế phụ thuộc bọn bành trướng thâm độc, Búa là lòng yêu nước truyền thống căm giận kẻ “hèn với giặc, ác với dân” trong kế thâm độc của CIA khá hơn TQ trên đầu trên cổ các nạn nhân đang hí-hửng nầy.
Rồi họ ngày càng lo, Đe thì rất cứng, mà Búa thì rất nặng tay. Họ tìm cách thoát hiểm thì có người lặng lẻ đến nhà cho biết con đường tốt nhứt để sau nầy giữ được tài sản và nếu cần qua Mỹ hưởng an nhàn có bảo đảm cấp Visa thì biết khôn hồn phải nghe răn rắc theo tướng tình báo giỏi nhứt VN mà được CIA chọn rất kỷ Nguyễn văn Hưởng (đừng nghĩ Hưởng về hưu là xong không còn quyền, Hưởng đã từng áp giải Nguyễn Tấn Dũng qua Bắc Kinh để được Tập Cận Bình sức dầu thêm sức mạnh cũng cố chiếc ghế quyền lực. Nói tóm lại Putin hay Bình đều phải nghe lời Mỹ thì mới được bảo vệ cái ghế quyền lực, vì đơng giản nhờ Mỹ nhúng tay đưa họ lên
Xin nhớ giải pháp của 16 cái đầu trong Bộ Chính trị hiện nay là giải pháp tình thế, là biện pháp đối phó, là biện pháp chiến thuật, kéo dài hiện trạng để thủ lợi. Chẳng qua kiên trì, ù lỳ, lỳ lợm về chiến lược là đợi lịnh của Secret Society, hay nói cách khác là phải theo những chỉ dẩn từng bước check list của Kerry đã khán ngày 16/12/2013 tại Hà Nội cho các chóp bu Skull & Bones/VN chờ khi bà phụ tá Kerry Wendy Sherman qua là bấm nút cho máy chạy dây chuyền cho ra các sản phẫm: Nhân quyền, Xã hội nhân sự, Guồng máy cai trị thế hệ trẻ Fulbright, Quốc hội chớ không phải đảng hội, phục hồi bảo đãm quyền lợi công nhân đúng nội quy TPP, và quan trọng nhứt là rút lại tiền ăn cắp, ăn chận, ăn cướp qua tham nhủng trả lại cho ngân quỷ quốc gia.
Do đó mới có những động thái hơi lạ, khác trước - ông Sang đi Ấn Độ, rồi Philippines, mời công ty Ấn vào vùng biển Đông khoan dầu; bộ trưởng quốc phòng đi Nhật Bản. Họ còn thỉnh thoảng lên tiếng đòi họp đa phương, tuyên bố tăng cường quan hệ chiến lược, kể cả chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh với Hoa Kỳ và vài nước phương Tây…trong tương VN lại sẽ nhận vũ khí từ Nhựt sản xuất. Vũ khí Nhựt Bản sản xuất hơn Trung Quốc là cái chắc vì có khoa học kỹ thuật Mỹ hoàn toàn giúp đở như Mỹ đã giúp Ấn Độ sản xuất và hạ thủy chiến HKMH, Vikrant cho Trung Quốc lé mắt chơi, còn VN sẽ sản xuất phi cơ không người lái
Trong khi đó họ càng xử nhũn, mềm mỏng, khéo léo với Bắc Kinh, chịu nhục cả khi bị báo chí chính thống Bắc Kinh gọi là “đàn ruồi”, “đàn gà nuốt dây thung” và “bầy chó dại” theo phương thức khổ nhục kế như Mỹ đã làm khi hy sinh gần 60.000 lính Mỹ như món tiền deposit khai thác dầu hoả sau nầy … Đó xem như con Ó-mẹ đã đẻ trứng nơi này chả lẻ nở ra Le-Le, Vịt Trời??? Phải nở ra Baby Bald Eagle chứ?
Xu thế kết thân với Âu-Mỹ có thể là của một bộ phận không nhỏ đảng viên Skull & Bones/VN, nhất là đảng viên trí thức, đảng viên cao tuổi đã về hưu, đảng viên trẻ và đoàn viên cộng sản có lòng yêu nước, thương dân, nhưng quyết không phải là xu thế của Ban Chấp hành Trung ương mới được bầu trong Đại hội XI, càng không phải là xu thế chân thực của nhóm lãnh đạo 16 ủy viên Bộ Chính trị đang toàn quyền lãnh đạo đảng và đất nước, mà là gương mặt trẻ mới của Nhóm Fulbright do Mỹ đào tạo bài bản sẽ hiện ra giúp nước
Đảng Cộng sản luôn chú trọng duy trì cái gọi là đoàn kết thống nhất trong đảng, nhất là trong cơ quan lãnh đạo, trong Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong Bộ Chính trị. Đã thành nếp, khi trong cơ quan lãnh đạo có ai có ý kiến tỏ ra đi chệch khỏi đường lối chiến lược chung là lập tức người đó bị cô lập và loại bỏ ngay, chuyện nầy xưa rồi. Không một ai có ý kiến trái ngược về đường lối chiến lược có thể tồn tại trong cơ quan lãnh đạo. Đó là quy luật thép. Đó là trường hợp Trần Xuân Bách, sau đó là trường hợp Nguyễn Cơ Thạch. Trường hợp từ chối chức bộ trưởng ngoại giao của ông Trần Quang Cơ cũng là do lý do như thế. Ông Cơ hiểu rằng khi đã nhận chức ông sẽ buộc phải theo con đường Bắc thuộc, một điều trái với lẽ phải và lương tâm, dù cho lợi lộc cá nhân rất lớn. Ông Cơ là một nhân cách hiếm có.
Còn ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao hiện tại, nhiều người hy vọng ông sẽ theo gót người cha, theo tục ngữ “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, tôi nghĩ nếu được vậy thì còn gì hơn nữa, nhưng có một điều dễ hiểu tại sao các chóp bu của hai miền đều là thành viên đắc lực cho CIA nếu được họ móc nối?
Nhưng…không nên hy vọng dễ dãi để vỡ mộng. Ông Phạm Bình Minh mới được đưa từ ủy viên trung ương dự khuyết lên ủy viên chính thức, chưa có chân trong Bộ Chính trị. Nhưng đó là y kiến đanh thép của CIA không muốn 2 ông Minh Vịnh bị lộ diện ngồi ghế BCT để làm gì, vì VN không phải “thực chất”là cộng sản trong ống kính của Secret Society! Dù ông Minh cũng sẽ phải phó thủ tướng như các bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm. Bộ ngoại giao là một trọng điểm kiểm tra theo dõi của Tổng cục An ninh và Ban bảo vệ Đảng, nhưng CIA đả nằm sẳn ở đây từ lâu rồi ngầm qua cánh tay nối dài Nguyễn Chí Vịnh. Ở các sứ quán, bí thư đảng ủy thường là người của Tổng cục An ninh, có uy quyền hơn cả viên đại sứ về mọi mặt. Dùng ông Phạm Bình Minh là một thủ đoạn chiến thuật. Xin hãy nghe ông ta biện bạch một cách phi lý, nói lấy được, kiểu lưỡi gỗ về tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam thì đủ hiểu con người. Bên cạnh ngạn ngữ “con nhà tông… ”, cũng có ngạn ngữ “cha dựng cơ đồ, cha tạo danh thơm, con cho mồi lửa”, nhưng đây là trò hỏa mù do CIA dựng lên, mọi việc đều do CIA lèo lái cho từng giai đoạn khá phức tạp và khó ai mà phát hiện. Ngày xưa Lê Đức Thọ có chiếc đủa thần biến hóa mọi việc, ngày nay tướng Nguyễn Văn Hưởng rồi Nguyễn Chí Vịnh biến hóa mọi chuyện.
Vậy thì khi nào thì Gió có thể xoay chiều? khi nào có thể có Cao trào thân Âu-Mỹ? kể từ lúc Bonesman Kerry bước chân xuống VN không phải là trung úy phản chiến mà BTNG, như mong muốn của luật sư Hà Vũ, người cho rằng liên minh quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại? Dĩ vảng thì khó, khó lắm. Lãnh đạo đã bỏ qua dịp Đại hội XI, khi đã có cả một xu thế trong đảng cất tiếng mạnh mẽ. Nhưng dân gian có câu châm ngôn: điều phải củ cải cũng phải nghe kể từ lúc Kerry bước chân xuống Hà Nột với vai chính BTNG thì mọi việc quây đầu 180 độ.
Hãy nghe vang lên khắp nơi từ trong nước tiếng nói của gíớí trí thức thật sự là kẻ sĩ thời đại, của những đảng viên lão thành có tâm huyết và tài năng, từ những văn nghệ sĩ lấy sáng tạo làm lẽ sống, các nhà kinh tế am hiểu thời đại đang được CIA bảo VN hảy để cho họ ra nước ngoài để giải bài sự việc. Tôi chỉ xin kể qua một số tên tiêu biểu (không theo thứ tự nhất định nào) như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Hồng Hà, Nguyễn Văn An, Trần Quốc Thuận, Nguyễn Nam Khánh, Lê Văn Cương, Nguyễn Tài, Nguyễn Xuân Mậu, Huỳnh Đắc Hương, Tô Thuận, Trần Phương, Vũ Khoan, Lê Hữu Đằng, Trần Trọng Tân, Võ Thị Thắng, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Trung, Việt Phương, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Đào Xuân Sâm, Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu…
Tất cả đều kêu gọi, với lập luận vững chắc, là phải từ bỏ (mà không cần nguyền rủa) chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị, chế độ “vua tập thể”, chế độ độc quyền kinh tế của các tập đoàn quốc doanh, thực hiện cải cách đổi mới đợt sau cùng nầy, thay đổi cả hệ thống chính trị và kinh tế, thực hiện một cuộc “canh tân đất nước”, lựa chọn nhân tài đúng nghĩa ra cầm quyền, đồng thời tiến hành một cuộc vận động văn hóa và giáo dục sâu rộng, vực dậy lương tâm xã hội, nghĩa tình dân tộc, tính cương trực, lòng hảo tâm. Tất cả đang từng bước thi hành theo check list Kerry để lại
Các nhân vật sáng suốt trên đây có thể họp lại thành một “think-tank”, túi khôn dân tộc, một hội đồng cố vấn đặc biệt, một nguồn kiến giải và cảm hứng cho bộ máy lãnh đạo biết lắng nghe. Vì đã đến thời điễm gấp rút thực thi vì thời gian không còn cho phép tà tà như xưa nữa với con người Kerry mang bản chất đầy kinh dị khi cần giải quyết tuy quái dị nhưng rất ngoạn mục, khoa học như việc thả tù chính trị mà chúng ta mục kích khá ngạc nhiện; Người tưởng thả như linh mục Nguyễn Văn Lý, Điều Cày thì chưa phải lúc, mà phương Uyên thả, Kha nhốt, 3 Saigon thả Điều Cày chờ …
Nếu không có những biện pháp trong đòn phép truyền thông thông tin (mass-media) của Bonesman Kerry để làm đòn bẩy bứng thoát khỏi bế tắc hiện nay, do tình hình có nguy cơ bùng nổ vì nhân dân lương thiện không thể chịu đựng them nữa, bọn tham nhũng mafia xả hội đen do tướng Hưởng mướn cho giai đoạn “gây xáo trộn sẽ lộng hành, đảng Cộng sản càng tha hóa, đất nước chìm đắm trong hỗn loạn, tang thương, đánh đập dân … Kerry muốn cho cái lò-xo nhận xuống càng sâu thì bung lên càng mạnh nhưng chỉ trải qua thời gian ngắn nhứt định nào đó.
Đất nước thật sự lâm nguy. Chỉ có một “kịch bản khả dĩ”, là trong bộ máy lãnh đạo, trong Bộ Chính trị, có một người hay một nhóm người có quyền uy, được lương tâm và trí tuệ mách bảo, thức tỉnh, hiểu rõ tình thế thực sự Tổ quốc lâm nguy, quyết tâm cứu nước thật lòng, từ bỏ lợi ích vật chất dù sao đã quá đủ để dốc sức một lòng một dạ cứu dân, để lại tiếng thơm muôn đời. Bạn có biết không chẳng ai xa lạ “tứ trụ” nầy muốn xuống lưng Cọp đói trong an toàn, nhưng Kerry cho rằng còn hơi sớm … cứ bình tỉnh mà run! Kerry sẽ chọn con đường không tắm máu, như đã 2 lần xúi VN đưa phái đoàn qua Vatican cầu khẩn sự can thiệp của ĐGH
Đó là cuộc cách mạng ôn hòa mà triệt để, theo kiểu cách Gorbachev, rất độc đáo lại có hiệu quả cao, của một trí thức Nga có tâm lại có tầm là cặp bài trùng Dũng/Sang dù ngoài mặt họ không ưa nhau đứng ra làm việc nầy theo Kerry’s check list
Tôi mong rằng trong cơ quan lãnh đạo của cái gọi là đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong Bộ Chính Trị, có người suy ngẫm sâu về khả năng xoay chuyển tình thế của Gorbachev sẽ lập lại.
Tôi vốn là con người lạc quan, do tin ở tính bản thiện ở mọi con người. Mỗi con người dù xấu đến đâu cũng có lúc nghĩ lại, cũng có thể có những cơn chợt tỉnh như những biến cố ngoạn mục khó tin mà có thật trong một xã hội được gọi là cộng sản. Xin chớ bao giờ tuyệt vọng sở dĩ lâu như vậy là vì Secret Society (permanent government, siêu chính phủ) không muốn tắm máu mà muốn chuyển tiếp êm-đẹp có các nước trên thế giới hoan nghinh và phù trợ Việt Nam như Miến Điện
Các nhà trí thức kẻ sĩ thời đại, những văn nghệ sĩ chân chính sáng tạo, những quân nhân thật sự mang bản chất nhân dân, những anh chị em dân chủ của những ngày Chủ nhật xuống đường… chính các bạn, những Minh Hằng, Kim Tiến, Trần Thị Hường... góp phần tạo nên gió, gió thời đại càng ngày càng mạnh, làm động lực vô địch cho lịch sử nước ta xoay chiều như hiện tại Quốc hội Hoa Kỷ đang tiếp nữ nghệ sĩ Kim Chi nói về nhân quyền ...
Hãy tạo nên sức ép mạnh hơn, tạo nên công luận xã hội và xã hội công dân đủ lớn để buộc lãnh đạo phải nâng các biện pháp chiến thuật thành đổi mới chiến lược, đổi mới đường lối đối nội và đối ngoại, trở về với dân tộc và đi với thời đại, mở ra sinh lộ mới bền lâu cho đất nước đúng theo những gì mà Harriman đã ước tính cho thế kỷ 21, để tiếp nối 2020-2120 “Eurasia Great Game-II” Vì mọi việc trên thế giới đều do Mỹ áp đặt lấy một thí dụ nhỏ thôi: Việt Nam vào WTO nhờ ai, tại sao Liên Xô chưa vào được mà VN qua mặt? rồi NQ/LHQ, sẽ gia nhập TPP và sẽ cởi bỏ lịnh cấm vận bán vũ khi sát thương … vân vân và vân vân

(còn tiếp)

vinhtruong
05-07-2014, 02:30 PM
(http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan)

2015 giải quyết Biển Đông tại LHQ
Theo người viết, nó nằm trong lộ-trình Eurasia: Mỹ phải nhào nặn ra các biến cố xung đột đi đến việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phản đối việc sử dụng vũ lực; ủng hộ các nước có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình; hoan nghênh các nỗ lực tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

“Nói tóm lại, sau 2013, người viết nói ra một câu nghe quen lá nhĩ như: Riêng về Hoàng Sa, Việt Nam cứ làm Chủ, TQ quản lý, và Mỹ lãnh đạo” Đó là mô hình mà Mỹ cố nhào nặn ra nhiều biến cố trong thập niên qua, mà họ gọi là Political Affairs phải có trong lộ trình chính trường, ép Trung Quốc vào khuôn-khổ phải tuân hành luật pháp quốc tế, và đây cũng là lý do tại sao 1949 Permanent Government [Harriman+Bushes] phải dùng nguyên phi đội Civil Air Transport Service của CIA, áp buộc Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra Đảo Formose, Đài Loan định cư, rồi nhường cái ghế LHQ cho Mao Trạch Đông và xóa bỏ miền nam Việt Nam để cho đến ngày hôm nay Trung Quốc không còn chơi luật rừng nữa, và cũng là điều kiện không thể đảo ngược vì TQ không muốn bị cô lập, đó là cái lưới thiên la địa võng mà Mỹ đã chắc ăn khi giăng ra bởi tu chánh án ”Cooper Church” 1970 (di tản chiến lược) Không còn bao lâu nữa độc giả sẽ thấy rõ những lời tiên đoán của người viết vào 2015 là y chang như trên trong trật tự thế giới mới mà Permanent Government gọi là “The New World order Strategy”.

Nhìn vào các hoạt động ngoại giao của Mỹ trong thời gian vừa qua, có thể thấy trong thời gian tới, dù ai lên nắm quyền thì cũng phải quan tâm tới ưu tiên chiến lược dầu lửa nó nằm trong “huấn thị điều hành” (SOP = Standard Operation Procedure) của cẩm nang “The Secrets Of The Tomb”. Một mặt để bảo đảm năng lượng cho sự tăng trưởng ổn định và lâu dài của kinh tế Mỹ và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của dân chúng Mỹ. Mặt khác, vũ khí dầu lửa được dùng để khống chế các đối thủ đang và sẽ cạnh tranh kinh tế quyết liệt với Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, thế giới hiện nay đang thay đổi theo hướng mà ngay cả cường quốc mạnh nhất cũng không thể đạt được một số mục tiêu quốc tế căn bản bằng hành động đơn phương. Do đó, sớm muộn thì Mỹ cũng sẽ phải điều chỉnh chính sách cả về chính trị-an ninh và kinh tế đối ngoại cho phù hợp với những chiều hướng và thách thức mới trong đó có hiện tượng đặc biệt là “tư nhân hoá chiến tranh” (có nghĩa những nước cò con tự lo lấy đó là lý do Mỹ khuyến khích Nhựt Bản tự sản xuất vũ khí, và Việt Nam lo sản xuất Drones phi cơ không người lái, hỏa tiển phòng thủ duyên hải …) từ các nước nhỏ trước khi Mỹ thật sự can thiệp, điều nầy lập lại kinh nghiệm từ các thế chiến trước đây mà Mỹ như là sen đầm thế giới.

Trong giai đoạn mới nầy, trước đây Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hawai mới đây. Trong cuộc gặp, Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước hoan nghênh việc Mỹ tăng cường hợp tác với khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương; có sự chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị cấp cao APEC 2011, đúng theo mưu đồ ước tình của Mỹ, rồi giúp VN vào WTO trước Liên Xô để thể hiện cho thế giới biết VN là “nghĩa tử” của Mỹ, sau đó vận dụng đưa VN vào chiếc ghế Nhân Quyền/LHQ, rồi TPP, bải bỏ lịnh cấm vận bán vũ khí sát thương …

Ông Sang, Chủ tịch nước đồng thời bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác, liên kết và phục hồi kinh tế trong khu vực, nâng cao vị thế của APEC sơ khởi. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược; (nói là nói thế thôi, chớ VN là “con tin” của Mỹ kể từ ngày chiến thắng ĐBP trên không) xem như sự đóng góp của Ngoại trưởng Clinton đối với sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua là đáng khích lệ và trong tương lai sẽ hợp thức hóa toàn diện sau.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước, trên cả bình diện song phương và đa phương, tạo cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Đó là nói theo ngôn từ ngoại giao cho thuận là nhỉ, chớ Mỹ muốn gì VN răn rắc nghe theo.
Ông Sang nhờ Ngoại trưởng Clinton chuyển lời mời Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam, đồng thời mời Ngoại trưởng và gia đình sớm thăm lại Việt Nam. Vì đả đến thời điểm “roll-back” Hoa Kỳ không để VN rơi vào tay Trung Quốc như trước 2010, và VN đã phải khôn ngoan giữ chặt chủ quyền biển đảo nếu không có Mỹ phò trợ? Mà sự thật Mỹ cũng chả tốt lành gì vì quyền lợi Mỹ trên hết là hiện tại giếng dầu Exxon Mobile đang đóng trụ xí trước ở vùng 200 hải lý kinh tế thềm lục địa VN chỉ còn chờ LHQ hợp thức hóa qua COC

Ngoại trưởng Clinton chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Obama tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về sự ủng hộ, hợp tác và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong suốt năm APEC 2011. (Vì VN có số lượng dầu lớn nhứt trong vùng theo như kế hoạch Mỹ phải nắm chắc vòi xăng từ Trung Đông qua Á Châu nên phải hy sinh chiếc ghế LHQ lấy từ THQG cho Trung Cộng và xóa bỏ Việt Nam Cộng Hoà ngay sau khi hệ thống vệ tinh phát hiện tài nguyên dưới lòng đất:

- [Discoverer 1 spy satellite launches, February 28, 1959 | EDN
... Discoverer 1 launched as the first in a series of US satellites that were part of the Corona reconnaissance satellite ... spy satellite launches, February 28, 1959. http://www.edn.com/electronics-blogs/edn-moments/4408028/Discoverer-1-spy-satellite-launches--February-28--1959.]

Ngoại trưởng Clinton khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các nước liên quan đóng góp vào tự do và an toàn hàng hải; ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); phản đối việc sử dụng vũ lực; ủng hộ các nước có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình; hoan nghênh các nỗ lực tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Cũng trong dịp nầy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Thống đốc Hawaii Neil Abercrombie, lãnh đạo các tập đoàn của Mỹ và người Việt ở Hawaii.

Riêng ông đại sứ Shear cho biết các ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ của ông là gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ và thúc đẩy tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông bình luận rằng để xây dựng được một mối quan hệ như vậy thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin. Nhưng có một điều chắc chắn “làm kẻ thù với Mỹ thì dễ, còn làm bạn với Mỹ thì rất khó” Vì Mỹ đang chú tâm coi trọng việc đổi mới thề chế VN bằng con đường diển biến hòa bình

Tân đại sứ Mỹ cũng khẳng định một trong những ưu tiên quan trọng nhất của ông là phát triển hợp tác kinh tế song phương và nỗ lực để tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều kể từ khi hai nước ký hiệp định thương mại cách đây 10 năm đã tăng từ 1, 5 tỷ lên 18, 6 tỷ USD tính đến năm 2010. Nên nhớ rằng kinh-tế là “diện” nhân quyền là “điểm”, đó là cái lưới thiên la điạ vỏng mà một nước nhỏ bé như VN làm sao mà chạy đâu cho thoát được. Theo quý bạn đó là may hay rủi? Nhưng theo tôi may nhiều rủi ít, hay nói cách khác “hết cơn bĩ cực tới ngày thái lai

Mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ cũng "có cải thiện đáng kể" trong tương lai là cái chắc, theo lời nhận xét của đại sứ Shear. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông nhắc lại quan điểm ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình của tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền; phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ông nhấn mạnh Mỹ chia sẻ lợi ích cùng các nước trong việc bảo đảm tự do hàng hải và ủng hộ giải pháp đa phương đối với vấn đề Biển Đông, có nghĩa là quốc tế hóa

Cũng theo đại sứ Shear, việc hợp tác giáo dục sẽ cho các sinh viên và học sinh hai nước cơ hội học hỏi lẫn nhau. Việt Nam hiện có 13.000 du học sinh đang theo học tại Mỹ, trong đó có nhiều sinh viên và học giả xuất sắc được đưa sang đào tạo qua các chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, dĩ nhiên là tư tưởng người Mỹ và số người nầy sẽ đặt ngồi vào ngôi vị điều hành chính quyền trong tương lai chiếm 80%, lúc nầy không phải đảng cầm quyền mà là Quốc Hội sẽ không còn “đảng hội”; Khi Nhóm trẻ Fulbright lên điều hành guồng máy chính quyền dĩ nhiên mọi việc sẽ chuyển tiếp từ từ rất khoa học (The Social Scientists War/Bonesman Mc Namara) Hai nước cũng có các chương trình trao đổi giáo dục dành cho bậc phổ thông để gài-trồng nhân lực.

Trước đó, khi được nghị viện Mỹ phê chuẩn làm đại sứ mới tại Việt Nam thay ông Michael Michalak hồi đầu tháng August, ông Shear đã gửi lời chào tới Việt Nam bằng tiếng Việt với chất giọng đầy truyền cảm. Khi được hỏi ông chuẩn bị như thế nào để đảm trách vai trò là đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông cho biết việc đầu tiên sẽ làm là học tiếng Việt. Có một điều chắc chắn các chính khách đều xem VN như con Ó-Con cùng dòng máu Bald Eagle

Sau khi trình quốc thư tại Hà Nội, đại sứ Mỹ tiết lộ đang học tiếng Việt và đã nhận "lời thách" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc ông có thể nói chuyện bằng tiếng Việt vào cuối nhiệm kỳ. Tân đại sứ Mỹ bày tỏ ông cùng vợ và con gái "đã bị Việt Nam quyến rủ" ngay từ lần đầu đến Việt Nam 2007 bởi sự thân thiện của người Việt Nam và thích thú các món ăn Việt. Chúng ta nên nhớ những câu nói ngoại giao bằng cách tiên học lễ hậu học văn như vị đại sứ đầu tiên là một POW [Peterson] để cho biết người Mỹ đả thua trận nên phải dùng bàn tay bọc nhung trong buổi sơ giao vô cùng khiêm tốn, nhưng hảy coi chừng?

Trước khi đến Việt Nam, ông David Shear đã trải qua 30 năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao và giữ chức phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ông từng công tác tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. Nói tóm lại các đại sứ kể luôn Tổng Lảnh Sự là người Mỹ gốc Việt cũng phải có vài năm làm việc ở Trung Quốc để biết ít nhứt là tình báo về tình hình TQ.

Ông Shear tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế của Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao John’s Hopkins, sau đó có thời gian theo học tại các trường đại học của Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Đại sứ Mỹ có thể nói tốt tiếng Nhật cùng tiếng Trung-Hoa và ông có ý định sẽ học thêm tiếng Việt. Sau nầy Bạn có thể đặt các câu hỏi phỏng vấn đại sứ Mỹ David Shear.

Dân quyền cho VN dưới áp lực Mỹ từng bước khá chậm qua phương thức kinh tế là “điểm”, dân quyền là “diện” mà quan trọng nhứt là phải đúng thời điểm hòa nhập với giai đoạn “roll-back”. Phải nói thẳng sự thật quá phủ phàng cho Miền Nam VN, ngày hôm nay trang sử (thực thể nửa nước VNCH) đã sang trang mà, Siêu Chính Phủ (permanent government) xem những người Việt hải ngoại như đã được đền bù và đang đến điểm mốc thời gian decent interval 2023 biến họ thành “Cứt Trâu để lâu hóa bùn” vì không còn tồn tại; Thế là xong, không còn nhân chứng nào của cuộc chiến đã qua còn nhởn nha trên mặt đất. Chúng ta sẽ chứng kiến các Hội đoàn sẽ tắt lịm theo thời gian, như vài sợi nắng chiều thoi thóp sau rặng núi Trường Sơn Tây xa lộ Liên Bang Đông Dương với 6 lanes, và trên diễn tiến của trục lộ đồ Eurasia Great Game-1 chậm rãi trôi qua).

Ngày nay, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt là Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách nhân quyền, dân chủ và lao động Michael Posner, và trưởng phái đoàn Việt Nam, Vụ trưởng Hoàng Chí Trung. Đây là vòng thảo luận thứ 16 trong cuộc đối thoại song phương, mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả trong một thông cáo báo chí hôm 7 tháng 11, là “dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau... nhằm thu hẹp những khác biệt giữa hai bên trong lĩnh vực nhân quyền.” Và theo chương lịch thì rất chậm chạp như giử công việc sợ hết jobs political affairs

Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và là Phó Giám đốc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông từng nhiều lần tới thăm Việt Nam và đã gặp một số nhân vật bất đồng chính kiến trong các nhà tù, kể cả Linh mục Nguyễn văn Lý và các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân. Nhưng thật ra những vị nầy chỉ để làm cãnh cho một giai đoạn cần có đào kép trên sân khấu chính trị thế thôi

Bất chấp những quan hệ nồng ấm hơn về nhiều phương diện, kể cả kinh tế, thương mại và quân sự, nhân quyền vẫn là lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều khác biệt quan điểm nhất, nhưng cũng do Secret Society dùng dằn kéo dài thời gian cho ăn khớp với các vấn đề khác có liên can dính dấp với nhau cần giải quyết cùng một thể. Trong phúc trình nhân quyền thường niên công bố hồi tháng Tư năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý rằng trong năm 2010, nhà nước Việt Nam đã “tăng các biện pháp hạn chế các quyền riêng tư của công dân, và các quyền tự do báo chí, ngôn luận, tụ tập, đi lại và lập hội” là bước Bonesman Kerry gây rắc rối để kéo dài vì chưa đến mốc thời gian phải thực thi.

Hồi tháng 9, hơn 10 nhà lập pháp Mỹ đã gửi thư kêu gọi tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hãy nêu bật các quan tâm về vấn đề pháp quyền, tự do Internet, và chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến tại nước cộng sản Việt Nam để có chuyện mà nói

Tiến sĩ Scott Flipse, phó Giám đốc USCIRF, nhận định về cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt: “Tôi tin rằng việc hai nước nói chuyện với nhau rất là quan trọng, nhưng Việt Nam cần nghe rằng các quan hệ tốt đẹp sẽ tùy thuộc vào những cải thiện đạt được trong lĩnh vực nhân quyền. Đó là điều rất quan trọng cho phía Hoa Kỳ, và đó là thông điệp chúng ta nên gửi tới Việt Nam một cách rõ ràng.”

Tiến sĩ Scott Flipse cho biết ông đã đề cập tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong cuộc tiếp xúc với Trợ lý Ngoại Trưởng Michael Posner.

Ông nói: “Tôi nói với ông rằng ở Việt Nam có quá nhiều người tù tội, nhiều người bị giam vì các hoạt động tôn giáo, và vẫn có nhiều người bị ép buộc từ bỏ niềm tin tín ngưỡng, có những du đãng đến đánh đập, bắt bớ giáo dân Ky tô tham gia các buổi cầu kinh ban đêm. Có nhiều Phật tử, kể cả những người theo phái Làng Mai, bị chính quyền dùng bạo lực cấm hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì không được công khai hoạt động hợp pháp. Đó là chưa kể các chiến dịch đàn áp tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài... Rất nhiều điều tôi muốn ông Posner nêu lên với phía Việt Nam.” Nhưng thật ra VN phải nghe lời Mỹ vì là trong đòn phép chính trị “truyền thông thông tin” mà CIA muốn vậy để gây bức xúc người dân, cường độ càng bạo tàn càng tốt như cái Lò-Xo càng ấn xuống sâu thì càng bung lên mạnh. Có như vậy khi Mỹ ra tay vào giờ chót thì mọi việc sẽ tốt đẹp, điểm bonus về phía Mỹ!

Được hỏi về phản ứng của Trợ lý Ngoại Trưởng Posner về yêu cầu đó, Tiến sĩ Scott Flipse cho biết: “Ông ấy nói tự do tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc đối thoại song phương. Tôi không nghi ngờ gì điều đó, nhưng vấn đề là nếu các cuộc thảo luận ấy diễn ra mà hai bên không tìm cách đạt các mục tiêu cụ thể và khả thi, những cải thiện cụ thể, thì sẽ có tác động ngược, chúng chỉ là những lời nói suông.”

Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là liên kết nhân quyền với toàn bộ cấu trúc các quan hệ Mỹ-Việt, từ Tòa Bạch Ốc, tới các cuộc thương thuyết thương mại, và các phái đoàn quân sự vv. Ông nói: “Người Việt Nam cần nghe chúng ta khẳng định nhân quyền là một vấn đề quan trọng và không thể xúc tiến quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, nếu không có những cải thiện cụ thể về nhân quyền” - “Tất cả đều do Secret Society dựng lên kịch bản!”

Trong một phúc trình công bố hồi tháng Ba năm nay, Tổ chức Ký giả Không biên giới xếp hạng Việt Nam thứ 165 trong tổng cộng 178 nước về chỉ số tự do báo chí, và mô tả Việt Nam là “kẻ thù của Internet”. Tiến sĩ Scott Flipse cho biết ý kiến của ông về vấn đề này: “Tự do Internet là một vấn đề thiết yếu, không nên coi tự do internet là chỉ liên quan tới nhân quyền, nó còn là một vấn đề thương mại, Việt Nam nên nghe không những ông Posner nói tới tự do internet, mà cả Bộ trưởng Thương Mại và các phái đoàn thương mại Mỹ đi thăm Việt Nam cũng nên nêu lên vấn đề này”.

Tiến sĩ Scott Flipse nhắc tới một số tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đặc biệt là Linh mục Nguyễn văn Lý, hiện đã bị đưa trở lại vào tù. Ông nói: “Tôi đã gặp Linh mục Lý 2 lần trong tù trong các chuyến đi thăm Việt Nam. Tôi biết Cha Lý là một người can đảm. Tôi biết Cha Lý tranh đấu ôn hòa cho tự do, và sự kiện Cha Lý vẫn tiếp tục bị cầm tù là một vết nhơ trong các quan hệ Việt-Mỹ”.

Tiến sĩ Scott Flipse nói ông hy vọng Linh mục Nguyễn văn Lý sẽ được trả tự do lập tức, một điều mà ông cho là rất có thể xảy ra sau vòng đối thoại nhân quyền lần này, nhưng ông nói ngoài Cha Lý, còn có nhiều trường hợp khác, những tín hữu đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Ky tô giáo, Tin Lành khác đang bị cầm tù, cùng với các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư bênh vực cho các cộng đồng tôn giáo cũng nên được phóng thích.

Tiến sĩ Scott Flipse nói ông không phải là người duy nhất nêu lên các trường hợp cá biệt vừa kể, mà các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia về Việt Nam khác cũng nhắc tới các trường hợp này trong cuộc tiếp xúc với Trợ lý Ngoại Trưởng Posner.

Ông nói: “Đã đến lúc nên làm nhiều hơn là chỉ nói suông, phải làm thế nào để Việt Nam phải hành động bằng cách phóng thích những vị này, hơn thế nữa, ngay từ đầu Việt Nam lẽ ra đã không nên bắt giữ họ.” Bắt giữ họ là do Secret Society ra lịnh cho tướng Nguyễn Văn Hưởng thực hành kịch bản nầy cho đòn phép “truyền thông thông tin” trong chiến dịch “tâm lý chiến” ồn ào trước khi ổn định trong chương lịch “diển biến hòa bình” sau khi gây xáo trộn nội tình lến đến cực điểm

Tiến sĩ Flipse lặp lại đề nghị của Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế, là nên liên kết nhân quyền với các quan hệ khác, kể cả trong lĩnh vực chiến lược và an ninh.

Tiến sĩ Flipse nói: “Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo.” Đó là lý do tại sao Secret Society muốn kéo dài vụ nhân quyền cho đến khi ăn khớp với vấn đề giải quyết Biển Đông theo kế hoặch “roll back”

Đã lâu, trong một bài tham luận về quan hệ Mỹ-Á Châu, Ngoại trưởng Clinton khẳng định rằng hơn cả sức mạnh quân sự và quy mô của nền kinh tế Mỹ, tài sản quốc gia quý báu nhất là sức mạnh của các giá trị Mỹ, đặc biệt là lập trường ủng hộ dân chủ và nhân quyền, mà theo bà là trọng điểm của chính sách đối ngoại, kể cả chính sách nhìn về khu vực Châu Á-Thái bình dương hiện nay.

Ngoại trưởng Clinton nói: “Giữa lúc chúng ta thắt chặt hơn các quan hệ với những đối tác mà chúng ta còn nhiều bất đồng về các vấn đề ấy, chúng ta sẽ tiếp tục kêu gọi họ hãy cải cách để nâng cao kỹ năng cai trị, bảo vệ nhân quyền và thăng tiến các quyền tự do chính trị.” Việt Nam lại thêm một lần nữa là chư hầu của Mỹ, nhưng điều quan trọng là vẫn giữ được Biển Đảo của cha ông để lại, nhưng nó lại nằm trong quyền lợi của Mỹ vì VN chẳng có khả năng kỹ thuật khái thác dầu mỏ mà chỉ nhờ vào Mỹ.

Ngoại trưởng Clinton nêu lên trường hợp Việt Nam, nói rằng Washington đã khẳng định rõ ràng với Việt Nam rằng sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mỹ đòi hỏi Hà nội phải đề ra những bước để bảo vệ tốt hơn các quyền làm người và thăng tiến các quyền tự do chính trị. Tiến sĩ Scott Flipse kết luận rằng những lời lẽ ấy đã làm ông ấm lòng, mặc dù ông chưa biết ngoài đời thực, chính sách ấy sẽ được áp dụng như thế nào cho có hiệu quả, dĩ nhiên nó phải nằm dưới chiếc đủa thần huyền biến của ông Phù Thủy John F Kerry!


(còn tiếp)

vinhtruong
05-14-2014, 09:27 PM
(http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...)
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan)

Những biến chuyển đáng kinh ngạc từ khởi điểm roll-back 2010 (ngày nay giàn khoan Nỗi HD-981)
Có nghĩa Mỹ không còn cho phép Trung Quốc hung hăng nữa. Trước đó, theo phúc trình thì mặc dù Canberra và New Delhi đã ký tuyên bố chung về hợp tác an ninh hồi năm 2009, nhưng mức độ thao dượt quân sự đã chậm lại kể từ đó vì chưa đến thời điểm roll-back (phải đợi Mỹ trở lại TBD năm 2010) Tài liệu này theo diễn tiến Eurasia-1 cũng nhấn mạnh đến một loạt dự trù những vụ gây hấn của TQ đối với các nước nhỏ hơn kể từ năm 2009, nhất là ở Biển Đông, và nói thêm rằng sự cạnh tranh Ấn-Trung ở trên Biển-Đông có thể gia tăng trong ống kính của Secret Society.

Một phúc trình chuyên môn cho rằng Úc và Hoa Kỳ nên hình thành kế hoạch đối thoại an-ninh tay ba với Ấn Độ để giúp ngăn chận mọi hành động gây hấn của hải quân Trung Quốc. Bản phúc trình phổ biến của 3 nhóm chuyên gia gồm Viện Lowy của Úc, hội Khảo sát-Quan sát độc lập của Ấn Độ và Hội Heritage ở Hoa Kỳ, kêu gọi Úc và Mỹ gia tăng hợp tác với Ấn Độ: Kế hoạch hợp tác giữa Mỹ-Úc-Ấn tại Ấn Độ-Dương và Thái Bình Dương lưu ý rằng hiện New Delhi vẫn chưa xem Úc là đối tác an ninh ưu tiên nhưng Mỹ sẻ buộc hoà nhập hai nước cùng keo sơn với nhau.
Nhưng đối với quan điểm của tôi là kế hoặch cũa sách lược “Kim Cương” Nhựt Mỹ Úc Ấn

Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật phải hình thành 2011 ngay sau khi “roll-back”
Các nước có hợp tác phòng ngừa trước sự trỗi dậy của Trung Quốc; Nga cũng tiến hành tập trận và tăng cường binh lực đề phòng Trung Quốc.
Cuối năm 2011, Mỹ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng tích cực thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba Mỹ-Ấn-Nhật. Thủ tướng Nada dự định thăm New Delhi. Một thế liên hoàn đang dần dần hình thành để đối phó với sự trỗi dậy tham vọng của Trung Quốc; Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông và tăng cường tiềm lực hải quân, không ngần ngại đe dọa, chèn ép hầu hết các nước có tranh chấp với họ, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này gây lo âu cho các nước liên quan trong vùng và Mỹ, cường quốc cho đến nay, vẫn đóng vai trò bảo đảm ổn định cho khu vực Thái Bình Dương là nằm trong kế hoặch Eurasia-1 (1920-2020).

Tàu chiến Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ tập trận tại Vịnh Tokyo:
Hợp tác tay ba, tay tư mang tính phòng ngừa. Từ năm 2009, bốn nước này đã khởi động sự hợp tác tay ba, tay tư. Nhưng các hành động gần đây của Trung Quốc đã thúc đẩy bốn nước lớn châu Á-Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an-ninh quốc phòng; Hồi giữa năm vừa rồi 2010, decent interval roll-back, hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương.

Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương.
Nổi bật nhất là việc củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ-Úc; Ngày 15/9/2011 vừa rồi, kỷ niệm 60 năm ngày ký hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước này, Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước hội đàm tại San Francisco (Mỹ) đã đạt các thỏa thuận mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Mỹ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Đại diện hai nước còn thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong các dự án về không gian và hỏa-tiển phòng thủ. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barrack Obama dự định thăm Úc để tăng cường quan hệ liên minh với nước này; Năm 2010, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cam kết cùng với Úc chia sẻ quyền sử dụng các hải cảng và căn cứ. Quân đội Mỹ có thể bố trí sẵn thiết bị của mình trên đất Úc để sử dụng dễ dàng hơn các cơ sở và hải cảng của nước này.

Patrick Cronin, chuyên gia quân sự đặc trách vùng Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security của Mỹ, nói trên Thời báo tài chính (Anh), cho rằng: “Úc đóng một vai trò bản lề trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”. Sự hợp tác Mỹ-Úc “làm cho toàn thể khu vực được yên tâm hơn”.
Ngày 12/9, tại Washington, đã mở ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ tư liên quan Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương và chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Indonesia. Hai bên còn bàn thảo về cuộc họp đầu tiên của cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Nhật-Ấn, sẽ được mở ra từ nay đến cuối năm 2011 tại Nhật Bản.

Nga cũng tham gia nhưng chủ yếu độc diễn
Mạng Sina.com ngày 15/9 bình luận “Nga sẽ không dễ dàng theo Mỹ, Nhật để bao vây Trung Quốc”, đưa lại tin của tạp chí Tin tức kinh tế Nhật Bản, cho biết, bắt đầu từ tháng 9/2011, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ lần lượt cùng với Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập quân sự liên hợp. Nhưng ngày nay Nga và Trung Quốc đang tập trận trong khi Biển Đông dậy song vì vụ giàn khoan HD-981, Mạng Sina.com cho rằng “Nếu Nga liên kết cùng Mỹ, Nhật kiềm chế Trung Quốc thì vòng vây đối với Trung Quốc không còn là hình chữ C mà sẽ là khép kín, thành hình chữ 0, điều này có ảnh hưởng to lớn đối với Trung Quốc”. Tuy cho rằng Nga không tham gia vào thế liên hoàn nhằm bao vây Trung Quốc, nhưng nêu lên mấy hiện tượng đang diển ra cuộc tập trận chung giữ Nga với Trung Quốc:

(1) Trung Quốc, Nga và 4 nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) vốn dự định tổ chức diễn tập quân sự liên hợp 2 năm 1 lần, nhưng cuộc diễn tập dự định sẽ tổ chức vào mùa hè năm nay đã bị hoãn lại. Nga chủ trương diễn tập quân sự trên Biển Nhật Bản, Trung Quốc lại tránh khu vực biển này

(2) Nga bằng việc tiếp cận gần hơn với Bắc Triều Tiên và các nước, tăng cường ưu thế đối với châu Á, nhân tố thực chất phía sau của vấn đề này là quan hệ Trung Quốc – Nga đang có những thay đổi không tốt. Quan chức ngoại giao của Nga từng tiết lộ, việc Hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Triều Tiên và Nga thực chất là do phía Bình Nhưỡng đề xuất. Triều Tiên muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, còn Nga cũng muốn kiềm chế Trung Quốc và tìm kiếm chỗ đứng chân vững chắc tại châu Á

(3) Quan hệ Mỹ-Nga không ngừng được cải thiện dưới chính quyền TT Obama, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự thời gian qua, Nga đã bắt đầu chú ý đến “mối đe dọa Trung Quốc”. Những năm gần đây vũ khí Nga bán cho Trung Quốc giảm dần, Nga còn thành lập bộ Tư lệnh tác chiến liên hợp Hải Lục Không quân vùng Viễn Đông gần với khu vực biên giới Trung Quốc. Chủ nhiệm Sở nghiên cứu phòng vệ thuộc Phòng vệ tỉnh Nhật Bản nhận xét: “Việc bố trí binh lực của Nga cho thấy Nga đã đưa Trung Quốc vào phạm vi cần nghiên cứu đối phó”.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quân sự Nga của Trung Quốc, gần đây Nga không có bất kỳ báo cáo nào về vấn đề tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ và Nhật Bản. Trước một sự kiện quan trọng như vậy mà báo chí Nga không có bất kỳ tin tức nào liên quan là điều rất không bình thường. Điều này có thể có hai nguyên nhân: một là, tin tức từ tạp chí trên của Nhật Bản có thể chỉ là suy đoán, thậm chí là bịa đặt. Hai, có thể là, việc diễn tập quân sự trên là thực tế, nhưng công tác bảo mật của Nga rất tốt, nên báo chí Nga không thể có tin tức gì.
Tuy nhiên Thời báo Moscova của Nga gần đây cho rằng mặc dù Nga cũng có những lo lắng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Nga khó liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc vì Mỹ nhất định chơi cha sẽ đưa Nga đi đầu “làm bia đỡ đạn”. Ngoài ra Nga còn có những tính toán chiến lược riêng của mình đối với thế giới, với khu vực châu Á và Trung Quốc.

Mục tiêu kép động thái quân sự của Nga: Lo ngại Trung Quốc vì dân quá đông khó kiểm soát
Từ đầu tháng 9 đến nay, Nga liên tục có các động thái quân sự tại các khu vực xung quanh Nhật Bản khiến nước này vô cùng lo ngại.
Hai máy bay ném bom chiến lược TU95 của Không quân Nga hôm 8/9 đã áp sát không phận Nhật Bản, trong khi 24 tàu chiến Nga đã đi ngang qua eo biển Soya của Nhật Bản. Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev hôm 11/9 đã tới thăm các hòn đảo thuộc vùng Lãnh thổ Phương Bắc (Nga gọi là quần đảo Nam Kurils). Tiếp đó, ngày 13/9, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc quân khu Viễn Đông của Nga đã tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Nhật Bản, Biển Okhod và khu vực Tây-Bắc Thái Bình Dương với sự tham gia của hơn 50 tàu chiến, 35 tàu hộ tống-tiếp ứng, 50 máy bay tiêm kích và lên thẳng cùng 10.000 lính thủy. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 9/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nói rằng động thái và ý đồ của Nga khiến cho người dân Nhật Bản lo ngại, do đó yêu cầu Moscow có các hành động kiềm chế hơn để không gây kích động tâm lý của người dân Nhật Bản.

Tàu chiến Mỹ, Nhật Bản, Úc tập trận tại Biển Đông.
Một điều cũng gây chú ý không kém là việc Nga mới đưa vào chạy thử tàu ngầm nguyên tử đa chức năng lớp Borei mang tên Yuri Dolgoruky, vốn được lên kế hoạch trang bị cho căn cứ Vilyuchinsk ở phía Đông bán đảo Kamchatka ngay trong năm nay. Loại tàu này có thể lắp đặt 10 hoả-tiển đạn đạo Bulava-M có tầm bắn 8.000 km
Máy bay ném bom chiến lược của Nga tham gia tập trận tại biển Okhotsk.
Mục tiêu của loại hoả-tiển này sẽ là nước Mỹ. Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự tại vùng Viễn Đông là nhằm đối phó với Trung Quốc thì đúng hơn; Trưởng phòng Nghiên cứu Mỹ-châu Âu-Nga thuộc Viện Nghiên cứu Phòng vệ Nhật Bản Hyodo Shinji cho rằng hiện nay quan hệ an ninh giữa Nga-Mỹ và Nga-Châu-Âu tương đối ổn định nên Moscow bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang khu vực Đông Á. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, song Nga vẫn không thể không đề phòng Trung Quốc trước việc nước này phát triển quá nhanh và ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự. Nga lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của Hải quân tới tận vùng biển Okhod nên họ đã tiến hành tập trận tại đây như một lời nhắn gửi tới Bắc Kinh rằng đây là vùng biển thuộc phạm vi ảnh hưởng của Moscow

Lộ Trình chiến lược tái cam kết của Mỹ tại châu Á
Sau hai cuộc chiến tranh tại Trung Đông và ĐNÁ, Washington đã bắt đầu chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác, đặc biệt là vào một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trong khi ông Obama còn nhiều việc để làm để định hình các thể chế kinh tế và chiến lược như EAS và APEC cho phù hợp với lợi ích của nước mình, chuyến công du sắp tới của ông có thể thúc đẩy sự chuyển đổi trong cán cân quyền lực Châu Á/Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Australia và Indonesia vào tháng 11; Và ông vừa chủ trì một hội nghị của Hợp tác Kinh tế Châu Á/ Thái Bình Dương (APEC) hôm 12-13/Nov/2011 tại Honolulu, Hawaii, và dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ sáu vào ngày 18-19/Nov/2011 tại Bali (Indonesia) lần đầu tiên trong vai trò một thành viên đầy đủ của tổ chức này. Chuyến thăm diễn ra đồng thời với một loạt các chuyến thăm ngoại giao và các phát biểu của các quan chức kinh tế và an ninh của chính quyền Obama nhằm chứng tỏ cam kết trở lại của Mỹ đối với khu vực Châu Á/Thái Bình Dương và gắn khu vực này với các lợi ích quốc gia của Mỹ.
Chiến lược của Mỹ tái cam kết với Đông Á, lần đầu tiên được thông báo vào năm 2009, trong chừng mực nào đó vì chưa tới decent interval roll-back, bởi chắc chắn Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi khu vực này. Tuy nhiên, sự tập trung của Washington trong thập kỷ vừa qua đã hướng về Trung Đông để nắm vòi-xăng trước rồi Biển Đông sau; Điều này, cộng với sự ảnh hưởng được mở rộng nhanh chóng về chính trị và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, đã khiến Mỹ nhận ra rằng các lợi ích của Washington tại Đông Á đang suy yếu, và tìm ra sách lược “roll-back 2010” khiến Mỹ phục hồi lại sức mạnh tại châu Á
Hiện nay, khi Mỹ đang chuẩn bị rút hết quân đội khỏi Iraq qua Úc Châu và giảm các chiến dịch tại Afghanistan, chính quyền Obama có thể sử dụng nhiều nguồn lực hơn để mở rộng sự can dự của mình vào Đông Á theo lịch trình của Permanent Government về 10 năm trù dập TQ. Trong khi Washington còn nhiều việc để làm nhằm định hình các thể chế chiến lược và kinh tế cho phù hợp với lợi ích của mình, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama có thể thúc đẩy sự chuyển đổi trong cán cân quyền lực tại Châu Á/Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ đang theo dõi về sự trỗi dậy của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã tỏ ra ngày càng xác quyết hơn, với việc Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa đóng một vai trò lớn hơn trong các quyết định chính sách của Trung Quốc. Đặc biệt, chiến lược của quân đội phát triển một lực lượng hải quân “viễn-chinh-biển” xa đã tạo điều kiện thay đổi trọng tâm của lực lượng này, hướng tới khả năng kiểm soát lớn hơn trên các hải trình quốc tế, đặc biệt tại biển Đông.
Trong giai đoạn này, Bắc Kinh đã muốn tạo dựng quan hệ với các nước láng giềng, nhưng những lo ngại về mối đe dọa của “sức mạnh cứng” của Trung Quốc đã khiến các nước ở Châu Á/Thái Bình Dương kêu gọi sự can dự lớn hơn của Mỹ trong khu vực nhằm làm đối trọng với sự ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Điều nầy nó đả nằm trong lăng kính của Permanent Government từ lúc Nixon và Mao gặp nhau 1972.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là “chiến lược biển” hiếu chiến của họ, đặt ra một thách thức đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ dựa vào quyền kiểm soát của nước này trên các đại dương, và Mỹ thấy Đông Á là một sân khấu chính cho các quan hệ kinh tế và chính trị trong tương lai gần.
Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Obama đã đầu tư đáng kể nguồn vốn chính trị vào Châu Á kể từ sau thông báo tái cam kết của Washington năm 2009, nhưng bắt đầu vào thời điểm 2010 sẽ bọc phát làm kinh ngạc thế giới để kềm hảm cường lực trên biển của TQ. Cùng với đó, Mỹ đã vượt qua các quan hệ với các đồng minh truyền thống ở Thái Bình Dương – như Australia, Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc – để kết nối với các cường quốc khu vực như Indonesia và Ấn Độ. Washington tìm cách thúc đẩy chỗ đứng của mình tại Indonesia, nước vốn là một lãnh đạo khu vực trong một loạt vấn đề, bằng việc tăng cường hợp tác quân sự và thông qua Đối Tác toàn diện Mỹ – Indonesia, cũng như tham dự Hội nghị EAS do Indonesia chủ nhà năm nay. Với Ấn Độ, Mỹ đã đi xa hơn các quan hệ kinh tế, vươn tới hợp tác chiến lược, đặc biệt trong các vấn đề biển bằng cách giúp Ấn Độ hạ thủy chiếc HKMH Vikrant qua mặt Trung Quốc.,
Washington cũng tiến gần hơn tới các đồng minh truyền thống của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia và cả Miến Điện.
Washington cũng nỗ lực định hình các thể chế đa phương cho VN trong khu vực, như một cách để hợp nhất các nước khác chống lại Trung Quốc, đồng thời tránh sự ra đời của một đồng minh mạnh trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ. Các thể chế có mặt Washington bao gồm ASEAN – mà Ngoại trưởng Mỹ ví là “điểm tựa cho kiến trúc đang nổi của khu vực” – và một số thể chế kinh tế và chiến lược do ASEAN đứng đầu, như EAS và APEC. Mỹ cũng phối hợp với một loạt các khối tiểu khu vực như Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương và Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong mà đích thân Bonesman coi sóc về sự biến đổi khí hậu
Washington đặc biệt quan tâm tới APEC và EAS, các cấu trúc và lịch trình của hai tổ chức này đang trong quá trình định hình lại, cho phép Mỹ có một tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai; Vì vậy, các cuộc gặp sắp tới của ông Obama sẽ cho thấy hai điểm tựa quan trọng cho chiến lược tái cam kết của Mỹ tại Thái Bình Dương và giúp VN biến đổi thế chế cho phù họp với những quy định bảo vệ người công nhân trong các công ty.

Hợp tác kinh tế Châu Á/Thái Bình Dương là quyền lợi sống còn của Mỹ(TPP)
APEC thành lập năm 1989 tại Canberra, Australia, với mục đích quy tụ các nền kinh tế năng động ở bên bờ Thái Bình Dương lại với nhau. Dần dần, nhóm này đã thu hút 21 quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, và trở thành tổ chức kinh tế hàng đầu khu vực. Các nước thành viên APEC có vai trò rất quan trọng đối với các lợi ích thương mại của Mỹ – cùng nhau, họ chiếm 60% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ – cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu, và vì vậy, Washinton đã sử dụng khối này để thể hiện sự ảnh hưởng kinh tế lớn hơn trong khu vực. Tuy nhiên, sự nổi lên của một số nhóm kinh tế khu vực trong thập kỷ qua, đứng đầu là các quốc gia Châu Á – hoặc bị chế ngự bởi Trung Quốc – đã làm giảm vai trò của APEC, và vì thế, Mỹ đã phải tìm kiếm các con đường khác để định hình chính sách thương mại châu Á của mình.
Để đạt mục đích này, TT Bush vào cuối nhiệm kỳ năm 2008 sẽ tham gia các cuộc thương lượng về một thỏa thuận tự do thương mại đa phương với tên gọi Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP ban đầu có hiệu lực năm 2006 và bao gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Sau thông báo của Mỹ năm 2008, Australia, Malaysia, Peru và Việt Nam đều đã tham gia các cuộc đàm phán; Các nền kinh tế như Canada, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan cũng thấy có lợi.
Cam kết của Mỹ đã thúc đẩy đáng kể các cuộc đàm phán, và Washington đang trong quá trình chốt lại các thỏa thuận tự do thương mại song phương với các nước tham gia. Chính quyền Obama hy vọng có thể thông báo một khuôn khổ cho TPP tại diễn đàn APEC năm nay; Dù khâu Việt Nam và Nhật Bản đang bị đình trệ, nhưng Washington hy vọng thỏa thuận này sẽ cải thiện quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương, đặt nền mống cho một lịch trình thương mại tự do do Mỹ đứng đầu, và cải thiện nhận thức của các nước châu Á về cam kết của Mỹ trong khu vực.
Nước vắng mặt rõ nhất trong các cuộc thương thảo về TPP là Trung Quốc; Bắc Kinh bày tỏ quan tâm tới việc tham gia đối tác này, vì nó bao gồm rất nhiều đối tác thương mại lớn, nhưng một lịch trình thương mại do Mỹ đứng đầu có thể đồng nghĩa với việc Trung Quốc chỉ có thể tham gia bằng cách mở cửa nền kinh tế theo đường hướng mà Mỹ định ra. Sự “quay lưng” của Trung Quốc khiến một số đối tác đàm phán nhỏ hơn phản đối, vì e rằng động thái này sẽ hủy hoại quan hệ kinh tế giữa họ với Bắc Kinh; Trung Quốc có thể sẽ tham gia TPP trong tương lai, nhưng không tham gia hoạch định chương trình cho thể chế này, Bắc Kinh cho rằng việc đó đi ngược lại lợi ích kinh tế của mình.

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
Mầm mống đầu tiên cho EAS là đề xuất của Malaysia năm 1991 về một khối thương mại đối trọng với phương Tây; Cuộc họp đầu tiên của EAS đã diễn ra năm 2005, hội tụ 16 quốc gia với Nga là quan sát viên, và không bao gồm Mỹ. Washington ban đầu thấy cơ chế này là một âm mưu của các nước thành viên nhằm loại trừ sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực; Nhưng như một phần của chiến lược tái cam kết, mới đây họ đã đã thay đổi quan điểm và sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh năm nay, lần đầu tiên trong vai trò một thành viên đầy đủ.

EAS ban đầu là một hội nghị về năng lượng và kinh tế. Các nước thành viên đã bắt đầu định hình lại lịch trình và cấu trúc của EAS và tạo ra một cơ sở mềm dẻo cho Mỹ tham gia nhằm tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực và hướng tới trở thành thể chế ưu việt cho các vấn đề an ninh tại Thái Bình Dương. Từ nay tới đó, Washington hy vọng hội nghị sẽ định hình chương trình của các cơ chế khu vực khác, như ASEAN.
Một số đối tác khu vực đã hoan nghênh sự tham gia của Mỹ trong EAS, coi đây là một đối trọng tốt cho sự chế ngự của Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp biển, khi thái độ xác quyết ngày càng mạnh của Trung Quốc làm gia tăng cẳng thẳng trên biển Đông. Trong bối cảnh này, những lời đề nghị của Washington trong năm nay có thể giúp đánh giá cam kết của họ đối với an ninh của Châu Á/Thái Bình Dương – đặc biệt đối với quyền tự do hàng hải trên biển Đông. Các nước Đông Nam Á, cũng như các bên liên quan thứ ba như Nhật Bản và Ấn Độ, đã tiến hành một chiến lược ngoại giao tăng cường nhằm thu hút sự chú ý lớn hơn của quốc tế vào vấn đề này. Trong khi các nỗ lực này không chỉ nhằm trực tiếp vào Mỹ, chúng lại giúp thống nhất các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, điều cũng thể hiện trong chiến lược Eurasia Great Game-1 của Washington.
Trung Quốc theo dõi sát vấn đề biển Đông, và Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến việc Mỹ có thể đưa ra các biện pháp thông qua EAS cho thấy một cam kết mạnh hơn trong vấn đề này. Trong khi một cuộc hội nghị riêng-rẽ như thượng đỉnh 24th Asean Miến Điện TT Dũng khó tạo ra một ảnh hưởng lớn, nó lại có thể ra hiệu cho thấy một sự chuyển đổi trong định hướng của khối này dưới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong siêu chiến lược toàn cầu trong giai đoạn thời điểm “roll-back” như chúng ta đang mục kích nhiều biến động nguy hiểm đáng sợ đang chờ đợi

hung quoc
05-15-2014, 01:55 AM
Cháu đang sống. khắc khoải và mong chờ đến ngày vận mệnh của Đất Nước

vinhtruong
05-15-2014, 03:47 PM
Hiện nay, xung quanh sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN từ đầu tháng 5-2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định giàn khoan này đã nằm sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, Công ước quốc tế về Luật biển 1982.

Nhưng tất cả chuyện nầy chỉ là một kịch bản nếu bạn đọc hết những bài khá dài trên trang thời sự Vinh Truong: Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính; Started by vinhtruong, 10-09-2011 08:48 PM ... http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) thì biết kết quả do soạn-giả Averell Harriman viết về vở "bi-kịch" nầy ở đoạn kết nó sẽ xảy ra như thế nào ... mà TT Nguyễn Tấn Dũng rất cô đơn trong cuộc hợp thượng đỉnh Asean 24th nầy, nhưng tại sao Việt Nam khó có thể trông cậy vào ASEAN trong cuộc đối đầu với TQ, và vì sao Hạm đội 7 muốn tăng hợp tác với VN…

Càng đọc càng thú vị cho đến khi thấy được một Khối bánh Da-Lợn gồm có các nước, 8 nước Cộng Hòa vừa tách khỏi Liên Xô nhập chung với các nước Cộng Hòa Trung Quốc cũng sẽ tách rời tạo thành một Khối thân Mỹ nằm chận họng Khối đông dân TQ và Nga để chêm-đệm cho một thế giới mới an toàn (The New World Order) cho sự an bình của nhân loại

vinhtruong
05-16-2014, 01:15 PM
Khi đọc hết bài nầy, bạn sẽ hiểu tại sao Nguyễn Tấn Dũng “cứng-cựa” với TQ bắt đầu sau thông điệp đầu năm (MÃ ĐỀ) Tại sao Đệ-7 Hạm đội thường xuyên ghé VN? Tại sao VN quá cô đơn sau thượng đỉnh Asean 24th … tại sao phải thay đại sứ Mỹ (DƯƠNG CƯỚC = đại sứ Bunker làm 8 năm lận!?) APTO là cái BÙA HỘ MẠNG CHO VN …?

Theo diễn tiến Eurasia, Mỹ sẽ tạo ra NATO phương đông gọi là APTO
Như nhiều bài trên đây, tôi đã viết về diễn tiến của trục lộ đồ Eurasia vào giai đoạn cuối (1920-2020) sẽ có một liên minh quân sự như theo lý thuyết gia George Kennan (1904-2005) sẽ phải lập lại một khối NATO phương đông để ổn định tình hình dưới sự thống lãnh của Mỹ khi quay lại “trục xoáy” vùng Thái Bình Dương

Có giả thuyết cho rằng độ ít năm nữa một liên minh quân sự mới sẽ hình thành tại Thái Bình Dương có tên là Tổ Chức Phòng Thủ Châu Á -Thái Bình Dương gọi tắt là APTO (Asia-Pacific Treaty Organization) Đây là một Liên minh An ninh Quốc phòng Thái Bình Dương, sau khi Mỹ giúp Ấn Độ qua mặt TQ bằng hạ thủy chiếc HKMH Vikrant để giữ eo biển Malacca dùm Mỹ. Và theo giả thuyết đó thì chỉ vài ngày trước đây, tranh chấp biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ nổ ra một cuộc giao tranh quân sự vô tiền khoáng hậu là bắn súng nước vui chơi thôi, và không bên nào dám chịu chơi bắn súng thiệt, như một trường hợp điển hình. Hiện nay họ đang chơi trò chơi đổ lỗi cho nhau như "Ai đã khai pháo đầu tiên?" Dĩ nhiên bàn tay lông lá sẽ cần bấm đít Việt Nam chơi ẩu trước trong sự kiểm soát theo dõi bên ngoài của Mỹ, qua đó Mỹ cũng cần để Việt Nam “làm ẩu” để nhân cơ hội thử vài vũ khí bí mật trọng tài của Mỹ trong vòng an toàn dù rằng Trung Quốc có phản ứng quyết liệt.
Đây cũng là cuộc giảo nghiệm thử coi Mỹ có đủ khả năng bảo vệ sự an toàn cho trái đất và đồng thời cần thữ “gân-cốt” của TQ đi tới đâu rồi? Dù vừa rồi check-out coi Trung Quốc có “tinh thông” vụ chiếc MH- 370 mất tích để đánh giá khoa học kỷ thuật của TQ, nhưng quả thật TQ vẩn còn dở ẹt

Vụ Biển Đông, vấn đề đã vượt xa hơn việc đi tìm ai có lỗi. Lúc đó, đối với APTO, câu hỏi quan trọng là ai đã khai pháo đầu tiên và lý do tại sao, và những gì xảy ra tiếp theo đó? Cũng giống như NATO, các thành viên của APTO đang bị ràng buộc phải tiếp cứu hộ để bảo vệ đồng minh của họ. Nhưng liệu họ có tới cứu đồng minh của họ không?

Khởi đầu của một liên minh mới APTO (Asia-Pacific-Treaty Organization)
Tương tự khối NATO về phương diện hình thành và hoạt động, APTO được hình thành để đáp ứng các đe dọa khủng bố và hải tặc. Khởi thủy là một liên minh không chính thức giữa các quốc gia đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Úc, Nhật, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines, nhóm này mau chóng mở rộng bao gồm cả Ấn-độ, Miến Điện, Indonesia, Mã Lai, Tân Tây Lan và Việt Nam. Mục tiêu của liên minh này là thống nhất và tăng cường khả năng phòng thủ, với hy vọng sẽ đem lại ổn định và an ninh cho Thái Bình Dương do trong âm mưu của Mỹ có tính toán trước.

Khối mười quốc gia đó được các quốc gia Brunei, Chile, Ấn Độ, Singapore, và dĩ nhiên cả Hoa Kỳ, tham gia với tư cách thành viên không chính thức, trong khi chính Hoa Kỳ giúp đỡ hình thành APTO theo như ước tính.

Dĩ nhiến, đối chọi lại, Trung Quốc đã bày tỏ không chấp nhận khối APTO, mà Trung Quốc cho là sự nối dài chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Trung Quốc không dám tấn công các thành viên của APTO, vì biết rõ rằng không bị khiêu khích mà tấn công có thể sẽ đưa tới một cuộc chiến tranh không cần thiết với Hoa Kỳ và điều chắc chắn là TQ đã rơi vào cái bẩy Eagle pull (di tản chiến lược về Hawaìi) của tu chánh áng Cooper-Church 1970 và Case-Church 1973.

Cuộc hội đàm viễn liên giả tưởng hiện nay của các lãnh đạo APTO là một hoạt động tìm hiểu dữ kiện hơn là chuẩn bị chiến tranh. Ngôn từ chuyên môn trong minh ước phòng thủ nói rằng các thành viên không bị đòi hỏi trợ giúp Việt Nam nếu thấy Việt Nam bị tấn công trước? theo người viết không phải TQ mà chính VN sẽ tấn công tự vệ trước? Và họ sẽ có lý do vững chãi để cùng nhau tránh chiến tranh vì Hoa Kỳ không sẵn sàng gửi quân tới như các thành viên chính thức.

Chỉ mới vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, và với ngân sách quốc phòng bị giảm thiểu một cách đáng kể, nhân dân và Quốc Hội Hoa Kỳ ít có ý định tham gia một cuộc chiến khác. Mặc dù Hoa Kỳ thường xuyên tuyên bố rằng tương lai của mình gắn chặt với Thái Bình Dương? Điều nầy khó lường lắm, nhưng có một điều chắc chắn là nếu TQ đụng đến vòi xăng là Hoa Kỳ sẽ phản ứng thích đáng ngay. Nhưng nếu không có Hoa Kỳ tham gia với tư cách thành viên chính thức thì mọi liên minh quân sự đều chỉ là hình thức và sẽ thất bại chăng? dỉ nhiên điều nầy không thể chối cãi được.

Nền tảng của một liên minh APTO thành công
Lý thuyết gia chiến tranh lạnh, George F Kennan có câu hỏi đó không sai. NATO thành công vì Chiến Tranh Lạnh là một cuộc chiến, phần lớn xảy ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Và Hoa Kỳ với quyết tâm đánh gục Liên Xô, cùng với chiến lược chạy đua vũ trang làm cho Liên Xô kiệt quệ về kinh tế đã đưa NATO tới thành công. Trái lại APTO sẽ không được hình thành trong cùng một hoàn cảnh. Bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai cũng sẽ không xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang. Đó là cái kiểu trò chơi trật thượng của đàn anh để cho mấy thằng nhóc đánh túi bụi rồi tà tà mới nhảy vào như lịch sử thế chiến đã chứng minh.

Có thể nói Hoa Kỳ láu cá làm bộ theo đuổi một chính sách đối ngoại không can thiệp vào công việc của các lân quốc của Trung Quốc. Biết vậy, thì thử hỏi Hoa Kỳ nên đóng vai trò gì và nên làm gì trong một liên minh quân sự như APTO? Ngư Ông đắc lợi. Rõ ràng là để cho APTO thành công, Hoa Kỳ phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, và Hoa Kỳ chỉ lãnh đạo khi mà sự thành công của liên minh đó là cần thiết cho sự thành công của mục tiêu của Hoa Kỳ. Nói một cách giản dị, APTO phải được cấu trúc quanh nhu cầu của Hoa Kỳ.

Bất hạnh thay, một tổ chức đã tồn tại trong quá khứ và đã thất bại, đó là Liên Phòng Đông Nam Á, SEATO. Nhưng có ai biết được nó nằm trong kế hoặch nhường ảnh hưởng cho Liên Xô ở vùng ĐNÁ mà Việt Nam là tiểu bá của LX nắm giử 3 nước Đông Dương; Do đó APTO không thể chỉ là bản sao chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nó phải được thiết kế nhằm giải quyết những nhu cầu của các quốc gia Thái Bình Dương thành viên, nhưng lần nầy có củng-cố thêm Ấn-độ và quân đội Mỹ ứng chiến đang có đầu cầu tại Úc.

Hoa Kỳ đã phản ánh các quan ngại của một số quốc gia Đông Nam Á về sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách tổ chức để các quốc gia đó tiếp tục tham gia các cuộc tập trận chung và tiếp cận vũ khí của Hoa Kỳ. Vả lại, Hoa Kỳ trong nhiều dịp cả công khai lẫn hội kín đã tuyên bố hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một đối tác chiến lược và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế dưới hình thức đại loại như Hội nghị Thượng đỉnh G-2 Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Cho dù trong tương lai Hoa Kỳ có trở thành một thành viên chính thức, thì để thành công, APTO phải hoạt động với Trung Quốc, làm cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia lân bang. Hoa Kỳ chẳng được lợi gì nếu APTO chỉ đẩy Trung Quốc đi xa; và trong hoàn cảnh như thế, Hoa Kỳ không có lý do để trở thành một thành viên thường trực của tổ chức này. Nếu APTO thành hình trong tương lai thì nó phải được thiết kế để xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia chứ không phải cắt đứt các mối quan hệ đó.

Tóm lại, không đối đầu với Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của các quốc gia thành viên, đồng thời mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ là ba yếu tố để APTO thành công.
Không lâu sau cuộc gặp hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc bên lề kỳ họp của Liên Hiệp Quốc tại New York để cải thiện quan hệ, báo Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích nặng nề cả Việt Nam và Philipines trong chuyện Biển Đông. Vì theo dự đoán của Mỹ về sự đụng độ sơ khởi phải bắt đầu chạm tuyến là VN và Phi để Mỹ thí nghiệm vài vũ khí mới phát minh

Nhưng hiện nay cũng có tiếng nói trên báo Trung Quốc đề nghị chính Bắc Kinh làm rõ về bằng chứng "vi phạm" của các nước khác trong bối cảnh các bên đều mơ hồ và không công bố bản đồ hay ranh giới gì cho những tuyên bố của họ. Nhằm giải toả căng thẳng sau những bất đồng trong đó có tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh trong khuôn khổ một loạt các cuộc gặp của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc với một số nước ở Hoa Kỳ. Theo tin Tân Hoa Xã hôm 25/9, hai bộ trưởng đều nói chính phủ hai nước sẵn sàng hợp tác để giải quyết bất đồng. Cuộc nói chuyện tay đôi nầy sẽ không đem đến kết quả nếu không có bàn tay lông lá đứng ra giàn xếp.

Trung Quốc muốn kiếm chuyện gây sự:
Nhưng báo China Daily hôm đầu tuần 26/9 vừa có thêm bài với tựa đề "Manila, Hanoi at it again" (tạm dịch: 'Manila và Hà Nội lại gây chuyện') để phê phán hai nước này "lôi kéo Hoa Kỳ và Ấn Độ vào Biển Nam Trung Hoa". Báo nầy chả biết chính trị chính em gì cả, thủ phạm là Mỹ nhào nặn ra Bài xã luận của báo Đảng Trung Quốc nói hai nước thuộc Asean này gần đây "bận bịu với chuyện gây khó khăn cho Trung Quốc, nuốt lời hứa để giải quyết tranh chấp biển Nam Trung Hoa song phương với Bắc Kinh".Làm sao song phương được, song phương để bị bắt nạt sao?

Ngoài ra, cây bút Bấm Lý Hồng Mai cũng có bài trong ngày thứ Hai 26/6 trên bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã cảnh báo rằng những nước theo chiến lược 'kéo bè kéo cánh' ở Biển Đông 'sẽ vỡ mộng'. Kéo bè kéo cánh là biện pháp duy nhứt làm TQ e-dè không dám có xuẩn động tự cô lập mình!

Bà Lý Hồng Mai nói thẳng đến Ấn Độ và Nhật Bản đang dính líu vào biển Nam Trung Hoa trong hai động thái cùng liên quan đến 'chủ quyền của Trung Quốc'. Tác giả nhắc đến kế hoạch của công ty Ấn Độ OVL và Việt Nam tại hai lô khai thác khí đốt ở Biển Đông "hiện được các nước khác theo dõi một cách lo ngại và là chuyện vi phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc".

"Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao" Thậm chí, đây là điều mà đã khiến một số nhà quan sát đem ra so sánh với tranh chấp ảnh hưởng lâu nay của Ấn Độ với Trung Quốc tại vùng Kashmir và Pakistan.

Bà Lý Hồng Mai cũng nói đến chuyện Nhật Bản hội đàm với Philipinnes về vùng biển này trong nỗ lực của Manila muốn 'cân bằng quan hệ'. Ngoài ra là các hoạt động tăng cường quốc phòng của Philippines như mua sắm phi cơ, chiến hạm từ Mỹ. Nhưng bà Lý Hồng Mai cho rằng kể c̉a khi Philippines vươn tay ra phía Nhật Bản và Việt Nam cố tìm cách kéo Ấn Độ vào phía mình, thì chuyện "đưa bên thứ ba" vào tranh chấp biển "chẳng thể nào xứng lại được với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc".

Còn bài trên China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nghiêm khắc cảnh báo Việt Nam trong vụ làm ăn với Ấn Độ. Bài xã luận bằng tiếng Anh viết rằng Việt Nam, cũng như Philippines vì "liên tục nuốt lời nên bị mất uy tín và làm suy giảm niềm tin chính trị (political trust) giữa họ v̀a Trung Quốc

Tuy vậy, bên cạnh các bài nặng nề chỉ trích Hà Nội và Manila, hiện trên trang Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, có ý kiến nêu ra một cách nhìn khác. Giải thích vì sao giới chức Bắc Kinh không phê Hà Nội nặng lời qua vụ khai thác khí với Ấn Độ, tác giả Ding Gang cho rằng các bên đều cần nêu rõ vấn đề.

Theo tác giả Ding Gang thì sau khi kiểm mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông cũng chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam "vi phạm lãnh hải của Trung Quốc", vì tất cả còn "rất mù mờ". Đặc biệt, bài báo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nói đến.

Tác giả cũng nói những năm qua, tranh chấp biển Nam Trung Hoa gia tăng, khiến truyền thông Hoa Kỳ và các nước Phương Tây cùng một số quốc gia xung quanh vùng biển này cũng xây dựng thuyết 'Mối đe dọa từ Trung Quốc' trên nền tảng đó. Nhưng tác giả viết cần phải cảnh giác trước cái bẫy của việc tạo ra nhãn hiệu 'bá quyền Trung Quốc", và truyền thông Trung Quốc cần tránh gọi vùng biển này là "Biển Nam của nước Trung Quốc", và tránh gọi mọi hành động của các nước ở khu vực này là "vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc". Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao. Tác giả Ding Gang cũng kêu gọi vấn đề ở vùng biển này "phải được giải quyết hòa bình" và Trung Quốc không nên tham gia trò chơi "cút-bắt" mãi mãi với các nước khác.

Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc. Mới đây, tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, có thể bắt đầu từ năm tới.

Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển. Vị trí hai lô này cũng gần với bể Nam Côn Sơn mà Việt Nam và các đối tác nước ngoài đã thăm dò, khai thác nhiều năm nay. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn. Các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng "Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông".

“Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.” Một số quan sát viên Trung Quốc nhìn nhận dự án hợp tác dầu khí trên như bước tiến của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm đối trọng với Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng ở khu vực.

Đối trọng với Bắc Kinh: Ông Thẩm Đinh Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phúc Đán, nói đây là "hành động khiêu khích cho thấy sự tức giận của Ấn Độ trước việc Bắc Kinh phát triển quan hệ thân cận với các nước như Miến Điện và Pakistan", nhưng có một điều bất ngờ vào giờ chót Miến điện đi theo Ấn độ có nghĩa là theo Mỹ theo Asian. "Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn. Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."

Hoàn cầu Thời báo: Ông Thẩm nhận định trên tờ Hoàn cầu Thời báo: "Những năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước như Miến điện, Pakistan … cũng cậy nhờ Trung Quốc giúp về an ninh và đề xuất cho hải quân Trung Quốc sử dụng một cảng biển của mình ở Ấn Độ Dương. Tất cả những động thái này khiến cho Ấn Độ cảm thấy lo lắng". Một giáo sư khác cũng từ trung tâm nghiên cứu trên, ông Ngô Tâm Bá, thì nói việc hai nước Việt Nam và Ấn Độ cùng thăm dò dầu khí không phải là chuyện ngẫu nhiên mà phù hợp với chính sách hướng về phía Đông những năm gần đây của New Delhi. Thêm nữa, ông Ngô cho rằng trong chuyện này có bàn tay của Mỹ.

"Hoa Kỳ lợi dụng mọi cơ hội để đối chọi lại Trung Quốc, như tham gia tập trận với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực ngày càng thường xuyên." Theo vị giáo sư Đại học Phúc Đán, dự án với Việt Nam giúp Delhi "ném một hòn đá giết hai con chim", vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Ấn Độ, vừa đối trọng chính trị với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc cũng nhanh chóng vào cuộc, với nhiều bài báo và chương trình truyền hình phân tích việc Việt Nam và Ấn Độ hợp tác dầu khí ở Biển Đông.

Kênh CCTV-4 của Truyền hình Trung ương Trung Quốc có buổi tọa đàm về chủ đề này hôm Chủ nhật 18/09, trong đó các khách mời nhận xét rằng việc này "chắc chắn sẽ tăng căng thẳng trong khu vực". Ông Vinh Ưng, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa chủ đề Biển Đông bằng cách chịu cho các công ty dầu khí nước ngoài lấy tới 70% lợi nhuận trong tương lai và Ấn Độ có vẻ quyết tâm giơ đầu chịu báng khi tham gia dự án mà ngay cả tập đoàn khổng lồ British Petroleum cũng cho là quá rủi ro.

Ông Vinh Ưng cũng cho hay chính phủ Ấn Độ đã không thông báo qua các kênh chính thức cho Trung Quốc về dự án liên doanh với Việt Nam mà chỉ đề cập việc này sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh.

"Với tư cách một cường quốc đang lên, Ấn Độ đang trở thành quốc gia ở giữa mà các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, muốn kéo về phía mình. Quyết định của Ấn Độ có khả năng xác lập tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như vị thế của chính nước này trong khu vực."

Khởi đầu của xung đột?
Các kênh thông tin của Trung Quốc, ngoài việc phân tích động thái của Ấn Độ, cũng cảnh báo nước này cân nhắc lại quyết định của mình, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao ở Delhi khẳng định họ không rút khỏi dự án đã được lên kế hoạch. Một bài xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo nói một cách thẳng thừng: "Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn". "Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."

Xã luận của tờ Hoàn cầu còn kêu gọi: "Trung Quốc đã hòa hoãn quá lâu, khiến nhiều nước nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ thực hiện những gì đã tuyên bố. Trung Quốc cần nhắc lại cho các nước này về quan điểm rõ ràng của mình." Phản ứng giận dữ của Trung Quốc đang khiến các chuyên gia an ninh khu vực dò đoán về khả năng gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển Đông vốn tiềm tàng xung đột.

"Trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra... thì trên biển thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả."

Bình luận gia Gwynne Dyer
Tạp chí Time của Hoa Kỳ tuần này đăng bài tựa đề 'Liệu chiến tranh bắt đầu thế này chăng?' nhận định rằng bất đồng lãnh thổ thuộc ḷai khó phân giải nhất thế giới "đang trở nên hầm hập" và nếu các quốc gia liên quan không kiềm chế thì nguy cơ xung đột 'khó mà tính trước được'. Tạp chí này nhắc tới một sự kiện cũng mới xảy ra, là tàu chiến Airavat của Ấn Độ khi thăm Việt Nam đã nhận cảnh báo từ nguồn tự nhận là hải quân Trung Quốc nói tàu này đang ở trong lãnh hải Trung Quốc; và nhận định rằng "nguy cơ xung đột trên biển khó có thể đoán trước" hơn là trên bộ.

Time dẫn lời một nhà quan sát lâu năm ở Á châu, ông Gwynne Dyer, nói trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra, thì trên biển "thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả". Bài báo cũng nhấn mạnh rằng một khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia hạt nhân với dân số chung chiếm 1/3 dân số trái đất, chạm trán nhau thì hậu quả khôn lường. Chết bớt là vừa vì nạn nhân mãn, nhân loại đang thiếu ăn trầm trọng, làm sao giải quyết?


(còn tiếp)

vinhtruong
05-25-2014, 01:42 PM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

VNCH hùng mạnh đang từ từ ló dạng

VNCH không chết đâu quý chiến hửu, mà nó đã nằm trong trái tim thầm lặng của hàng chục triệu người dân Việt khốn khổ dưới chế độ hiện tại cần được thay đổi đúng y chang sách lược “Khoa cải tạo xả hội” (The Social Scientists War) như cò mồi Moshe Dayan “Muốn chiến thắng CS phải để cho người dân sống với CS” ông bà gọi là dĩ độc trị độc.
Sách lược áp-đặt mô hình “The Social Scientists War” những nước chư-hầu của Mỹ về nhân sự được chọn là: “Muốn ăn một chiếc bánh Mì tay phải dính bột” đặc biệt, trong giai đoạn cuối thập niên Eurasia (1920-2020) biến đổi Miến Điện và Việt Nam từ 2 thể chế độc tài quân phiệt và ý thức hệ, bằng chỉ những người can đảm dấn thân trong tù tội mới đủ tư cách lãnh đạo đất nước, còn như nhửng cái gọi là chính phủ lưu vong như quốc trưởng Nguyễn Khánh, rồi thủ-tướng Lâm Nguơn Tánh chỉ vui chơi hay để thúc dục Việt Nam một điều gì như gấp gấp mua Boeing, sản phẩm, trao đổi kinh tế, cho ra nghị quyết 36 để gom dollar trả về Mỹ ...

CIA đã huyền biến trong nội bộ của Đảng CSVN, [Skull & Bones/VN] từ những nhân vật mà họ muốn bắt nhốt như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thì bị cú điện thoại từ cấp lãnh đạo Công An (tam đầu chế) bảo phải thả ra ngay. Bác sĩ Quế cũng là người mà sau 30/4 Lê Đức Thọ có lịnh CIA không được nhốt mà phải đợi chương trình ODP sẽ qua Mỹ, nhưng BS Quế lại muốn như bác-sỉ Mandela nên bị bắt nhốt thôi, nhưng con bài nầy hết sáng chói rồi, quay qua một nhóm trí thức gồm phần nhiều là luật sư, mà người được chú tâm là Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân phải bị bắt nhốt để có một cái resumé tốt, sau nầy soạn thảo một “bộ pháp lịnh” về kinh tế để Mỹ ồ ạt bỏ vốn đầu tư.

Hoa kỳ xếp đặt, ngày 1-11-2011, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Trung tâm Luật bảo vệ môi trường (EDLC – Environmental Defender Law Center) cho phổ biến đến tất cả các đại biểu của 196 nước thành viên một thông cáo báo chí cho biết Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ (Working Group on Arbitrary Detention ) của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện việc bắt giam nhà hoạt động xã hội: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là “vô căn cứ” và “vi phạm Điều 9 và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên”. Ủy ban yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và cho ông quyền được hưởng bồi thường. Đây là phản ứng chính thức của Liên Hiệp Quốc (thời buổi nầy Hoa Kỳ dùng cái bàn LHQ để áp đặt TQ cũng như mọi nước trên thế giới phải tuân thủ - Nếu không chịu ăn củ Cà rốt thì bị Cây gậy-đập vào đít. Cái kiểu chơi cha người ta và rất trật thượng của Mỹ như khi gây chiến Iraq lần-2: Các nước cho rằng Mỹ không nên đem quân vào Iraq, 2 nước láng giềng Mexico và Canada cũng bảo rằng không nên, Ông TTK/LHQ Kofi A Annan tuyên bố đem quân vào Iraq là “bất hợp pháp”, nhưng Mỹ cứ đem quân vào thì ai dám làm gì nhau? Chỉ vì vòi xăng, vì thế tôi dám quả quyết TQ không dám làm gì về nguồn lợi dầu khí trên Biển Đông của VN dù VN chẳng có một miếng giấy nào gọi là cam-kết, nhưng lại có spy satellite program phát hiện Hoàng Sa có trữ lượng dầu như con dinosaur. Hoa Kỳ lẳng lặng nhảy vào chốt trụ nằm lì “XÍ-ĐƯỢC” chổ đó mà vừa rồi TQ đem giàn khoan “chơi chọc nhột”, làm Hạm đội 7 tỏ ra thương yêu thường xuyên ghé thăm chủ nhà có bịnh hoạn gì không? Dù đã bị chủ nhà miền nam đuổi chạy trối chết 1975 mà không chút “giận lẩy”

Hoa Kỳ tạo nên một tin mừng cho người dân Mỹ gốc Việt quan tâm đến tình hình đất mẹ, cho tất cả những ai ủng hộ thái độ ngay thẳng yêu nước thương dân của ông Hà Vũ; cho bà Dương Hà, người bạn đời của ông; và cho mọi người thân trong gia đình rộng lớn của ông. Đồng thời, nó cũng là một tin vui cho hàng nghìn trí thức, văn nghệ sỹ, thanh niên ngưỡng mộ, tin yêu ông, đã ký tên đòi nhà nước phải tôn trọng luật pháp và đối xử công bằng với ông, một trí thức yêu nước vừa có tâm lại có tầm, vì họ thấy rằng đất nước đang cần những người như ông.
Thật không thể chê được mưu lược có kế hoạch ước tính trước của phản tình báo Mỹ, dù rằng Miến Điện sẽ là nước đàn em của Việt Nam, nhưng Mỹ muốn VN sẽ bảo trợ (sponsor) cho Miến Điện về kinh tế, quân sự… sau nầy, nhưng lại thể hiện hành động thả tù lương tâm trước VN vì Bonesman Kerry cho rằng “quân phiệt” vô chơi “Cát-house” trước, VN ý “thức hệ” vô chơi sau. Muốn có “around the world” thì phải thể lực ngon lành, vì lực bất tòng tâm … chớ lỵ!!!

Đây quả là một tin mừng cho mọi người Việt Nam quan tâm đến tình hình đất nước, cho tất cả những ai ủng hộ thái độ ngay thẳng yêu nước thương dân của ông Hà Vũ; cho bà Dương Hà (mà Mỹ đang quảng cáo rùm beng), người bạn đời của ông; và cho mọi người thân trong gia đình rộng lớn của ông. Đồng thời, nó cũng là một tin vui cho hàng nghìn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên ngưỡng mộ, tin yêu ông, đã ký tên đòi nhà nước phải tôn trọng luật pháp và đối xử công bằng với ông, một trí thức yêu nước vừa có tâm lại có tầm, vì họ thấy rằng đất nước đang cần những người như ông. Tuy nhiên Cù Huy Hà Vủ phải bình tỉnh trầm lặng vì người Việt hải ngoại khó tính theo sự cố vấn của thế giới siêu trầm lặng

Ngược lại, đây là một tin buồn rất đáng lo âu cho giới cầm quyền Việt Nam, trước hết cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà dư luận đang đặt ra nghi vấn là đã ra lệnh bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ vì ông đã dám nhiều lần lên tiếng báo động về nguy cơ thảm họa chất độc đối với cuộc sống của nhân dân do việc khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên gây ra. Nếu bạn buộc tội TT Dũng là trật rồi, Secret Society ra lịnh tướng Hưởng bắt nhốt theo đúng vào đòn phép “Truyên thông tâm lý chiến” ở kịch bản “The Unending War” mà soạn giả “The Social Scientists War” là Bonesman Mac Namara

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, những người đã hứa hẹn thực hiện một nền pháp chế nghiêm minh lúc nhậm chức, sẽ trả lời ra sao trước cáo buộc và yêu cầu của Liên Hiệp Quốc? Thì từng bước sẽ thi hành theo diễn tiến CIA chỉ đường cho Hưu chạy. Và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc sẽ chống chế ra sao, sau khi ông Minh vừa lớn tiếng thuyết giảng về tôn trọng nhân quyền tại diễn đàn quốc tế lớn này? (nhưng Bonesman Kerry đã nói nhỏ trước thi hành từ từ theo check list của tôi) Hoa Kỳ đưa vào vị thế gộng kềm bắt buộc Mafia VN phải tuân thủ thi hành, vì VN là con tin của Mỹ từ ngày Mỹ không cho phép Hà Nội đầu hàng!

Đã đến thời điểm Việt Nam từng bước đi vào quỹ-đạo của Mỹ là trở thành một nước VNCH, và đây là những lời mở đầu: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố “Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền nếu muốn tăng cường các mối quan hệ với Washington”.
Có nghĩa từ từ sẽ đâu cũng vào đó cho một nước VNCH thống nhứt mãi tới ngày Mả đề Dương cước thì có dân chủ

Trong bài diễn văn đọc tại Trung tâm Đông Tây ở Hawaii hôm thứ 5 về chính sách Á châu, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói:

“Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam là nếu muốn chúng tôi phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược, như sự mong muốn của cả hai nước, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân của mình.” Có nghĩa VN như cây Tre non đang từ từ bị Mỹ uốn nắn vào khuôn khổ thành con Ó con

Theo lịch trình đã được ấn định, bà Clinton hội kiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang xế ngày thứ 5 tại Honolulu, trong lúc Hoa Kỳ và Việt Nam kết thúc cuộc đối thoại thường niên về vấn đề nhân quyền.

Theo tin của hãng thông tấn AP, tại cuộc đối thoại trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm ở Washington, Hoa Kỳ đã nêu lên những mối quan tâm về sự hạn chế của giới hữu trách Việt Nam đối với quyền tự do truyền thông và những vấn đề nhân quyền khác mà Washington xem là một chướng ngại cho việc xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước cựu thù. Secret Society làm kiểu cách cho vui trước rồi đâu vào đấy theo check list của Kerry

Một giới chức Mỹ tham gia cuộc đối thoại cho biết cuộc thảo luận đã diễn ra “với tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhưng rất thẳng thắn.” (nói là nói thế thôi chớ nó nằm trong chương lịch “uốn nắn” của Mỹ) Đôi bên đã đề cập tới các vấn đề tù nhân chính trị, tự do tôn giáo của các tín đồ Cơ đốc giáo và Phật giáo, và những sự hạn chế đối với giới luật sư và xã hội dân sự.

Phía Hoa Kỳ cũng “làm bộ” nêu lên việc Hà Nội hạn chế truy cập internet và sử dụng mã độc để phá hoại các kho dữ liệu trên máy tính của các nhà hoạt động nhân quyền (bên trong Mỹ viện trợ mật cho công an VN các “thứ máy quỷ nầy” để xiết chặc theo dõi mầm móng nổi dậy vì chưa đúng lúc decent interval).

Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng nêu lên những trường hợp cụ thể của những người bị giam vì lý do chính trị, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, là một nhà tranh đấu kỳ cựu năm nay 65 tuổi và đang thọ án tù 8 năm vì những hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. (CTN Nguyễn Minh Triết muốn thả để lấy điểm TT Bush mà Bonesman Kerry bảo tướng Hưởng nhốt tiếp)

Linh mục Lý được tạm thả hồi năm ngoái sau khi bị đột quị ba lần, nhưng lại bị đưa vào nhà tù trở lại hồi tháng 7. Giới chức Mỹ tham dự cuộc họp ở Washington nói rằng phía Việt Nam đã không trả lời thỏa đáng về những câu hỏi mà phía Hoa Kỳ đã nêu ra về trường hợp của linh mục Lý.(Sở dĩ cha lý không nói tới là trên giấy trắng mựt đen cha lý đã được thả lâu rồi)

Cho đến ngày thứ Năm, các giới chức trong phái đoàn Việt Nam vẫn chưa bình luận gì với các cơ quan truyền thông Tây phương, nhưng trước đây chính phủ Việt Nam vẫn thường nói rằng họ không hề bỏ tù hay sách nhiễu người dân vì quan điểm chính trị mà chỉ giam cầm những ai vi phạm pháp luật.

Một ngày trước đó, một liên minh quốc tế của các tổ chức nhân quyền cho biết năm nay Việt Nam đã siết chặt hơn nữa những biện pháp hạn chế đối với báo giới và những người sử dụng internet.

Liên minh, trong đó có Hội nhà báo không biên giới, cho biết 20 nhà báo, blogger và những người hoạt động tích cực đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã nói về tình trạng nhân quyền bị chà đạp.

Tổ chức Human Rights Watch nói rằng gần 500 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam ở Việt Nam.
Theo Bonesman Kerry, khi ông nhậm chức 1/2/2013 thì TT Dũng phải bắt nhốt cho nhiều, ra các nghị định như 258 … kỳ oái và bắt nhốt gắp đôi năm trước 2012 làm ồn ào dư luận thế giới … rồi có ngày thả ra, người ta mới chú ý vui hơn. Nếu muốn một trận chiến để lưu đời về sau như Wateloo, Điện Biên Phủ, Iwo Jima … thì phải nướng quân cho thật nhiều, nhân loại mới nhắc nhở trong sử sách. John F Kerry muốn cho lịch sử VN sẽ nhắc đến tên JFK (như TT Kennedy) dù xấu hay tốt tùy đối tượng !!!!!!

(còn tiếp)

hung quoc
05-25-2014, 02:31 PM
ủng hộ thể chế mới cho nước Việt, nhưng không ủng hộ ông Cù, ôi thật tiếc cho nhiều nhân tài có lòng và có tâm

hung quoc
05-25-2014, 03:30 PM
cháu có 1 điều không hiểu, Kerry chọn nhân sự cho chính quyền vc ,vài năm gần đây, cho vị trí quản lý và thực quyền, là người miền nam, vì sợ người bắc đã cắm rễ sâu vào #ba tàu# ? hay..? vàbây giờ chuyển đổi thể chế đầu tiên lai chọn tổng thống là người bắc? chắc sợ người nam lỳ lơm khó dạy hay sao...?

vinhtruong
05-26-2014, 01:01 PM
Bài thứ 12/152 “TT Dũng sẽ …” Tôi viết trước Bonesman Kerry sẽ làm BTNG 2013, khó nhứt mà y chang. Còn hiện nay Tập Cận Bình đang lên cơn sốt về “Liên minh quân sự” mà Secret Society chưa đặt tên, nhưng tôi ỷ có sẳn tờ Program nơi tay chơi trước bài thứ 11 “Thời sự thế giới” là: APTO (Asia-Pacific Treaty Organization) Mục “Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính”; Started by vinhtruong, 10-09-2011 08:48 PM

Chuyện các bàn về giàn khoan 981 là chuyện nhỏ như con Thỏ. Chuyện nội địa TQ là mục tiêu chính của Bonesman Kerry. TQ 'trấn áp cực đoan' ở Tân Cương. Các vụ bắt giữ tháng này xảy ra tại khu vực có đa số là người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương, khu vực bất ổn Tân Cương-

Đối đầu TQ-VN ở Biển Ðông thử thách chính sách “roll-back 2010-2020” xoay trục Á Châu của Mỹ. Vụ giằng co về một giàn khoan dầu ở vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam đang trắc nghiệm cái gọi là chính sách “roll-back” của Skull & Bones 322 conspiracy về các nguồn lực quân sự

-Tập Cận Bình phản đối liên minh quân sự - BBC Vietnamese ...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo một số quốc gia châu Á, dù không nêu đích danh, về chuyện lập liên minh trong đó có ...
www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140521_xi_jinping_warning.shtml

vinhtruong
05-28-2014, 01:08 PM
http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

Tại sao Obama cảnh báo Ôn Gia Bảo về Biển Đông ?

Siêu chính phủ (Permanent Government) là nhóm người điều khiển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Người viết thiết tưởng phải nói lên những chứng liệu lịch sử đả xảy ra trên lục lộ đồ Eurasia: Cái thế lực nầy như bà phù thủy dư thừa khả năng làm đảo lộn ngay cả chân lý để hoàn thành một mục tiêu như: Khi cần lần đầu tiên trong lịch sử, một tổng thống da màu biểu-tượng là nền dân chủ tuyệt vời của nước Mỹ để có sức nặng khi đến thời điểm (decent interval) phải hù-doạ răn-đe Trung Quốc.
Vì mục tiêu chính để đổi lá cờ TQ, VN, và Triều Tiên là cái cớ từ “Nhân-quyền”, nguyên tắc từ Secret of the Tomb khi Mỹ cần nhào nặn ra cuộc chiến: Ngụy-tạo ra (VN) sự kiện Vịnh BV, Iraq/911, còn TQ/Biển Đông nhưng duy nhứt chỉ đưa ra có 1 đại diện Skull & Bones, người quyết định mọi sự việc để bảo mật (freewheeling diplomat)
-VN/Henry Kissinger = cố vấn Hội đồng ANQG (NSC) rồi BTNG = W A Harriman
-Iraq/Condoleezza Rice = cố vấn Hội đồng ANQG (NSC) rồi BTNG = Bush/Cha
-Trung Quốc/TT Da Đen = Nhân quyền 1000% dễ nói chuyện với TQ tại LHQ = John F Kerry

Secret Society làm sao trong mùa tranh cử Obama phải hạ trước tiên là Bà Hillary và sau là Mc Cain, cả 2 đang nổi tiếng hơn Obama về mọi mặt, nhưng Bush-Cha và tham mưu New York Establishment phải thừa khả năng làm “đảo lộn chân lý”: (1) da Đen thắng da Trắng – (2) nhà nghèo thắng nhà giàu – (3) vô danh tiểu tốt thắng nổi danh – (4) tiểu bang nhỏ thắng TB New York – (5) thiếu niên TNS thắng thâm niên TNS – (6) chưa từng ở Bạch Ốc thắng người 8 năm đả ở Bạch Ốc… bao nhiêu đó thôi là biết thừa sức thế thiên hành đạo, cho nên đến ngày nay trên diển đàn BBC, VOA …cũng còn cái gọi là CS với QG chữi nhau đủ thứ văn từ mà trong các bài trên tôi đã đưa ra chứng liệu, hình ảnh, thậm chí videos nêu lý do TT Kennedy, Diệm phải bị Skull & Bones 322 lấy máu giãi quyết

Chính quyền kế tiếp, nhưng điều cốt yếu quan trọng là phải tiếp tục giữ Robert Gate là Bộ trưởng QP, vì có nguy cơ phải đụng độ chiến tranh thứ 3 tại Biển Hoàng Hải khi HKMH Washington tập trận ngay ao nhà của Trung Quốc, sẽ xảy ra vào thời điểm roll-back 2010? Việc nầy sẽ không xẩy ra vì TQ sợ nền dân chủ mỹ có một tổng thống 1000 lần dân chủ da màu Obama cương quyết … mà thái độ Obama khá cứng rắn

Những năm trước, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp riêng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Một giới chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết hai ông đã thảo luận căng thẳng khu vực liên quan đến Biển Đông như hàm ý buộc TQ theo quỹ-đạo của Mỹ, đúng lịch trình của Siêu chính phủ 10 năm sau cùng (Eurasia 1920-2020) để đi đến hậu quả: Các nước có chủ quyền thềm lục địa được LHQ phán quyết “làm-chủ” Trung Quốc “quản-lý” khai thác với giá công nhân rẻ mạt, và Mỹ “lảnh-đạo” độc quyền lo việc buôn bán sản phẩm bằng dollar Xanh.

Cuộc gặp mặt vừa qua chỉ được loan báo vào giờ chót, trước khi hội nghị thượng đỉnh Đông Á bắt đầu phiên khoáng đại và bữa ăn trưa có làm việc. Cả hai nhà lãnh đạo đều không tuyên bố gì trước và sau khi họp. Nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon cho biết họ nói trong vòng thời gian ngắn về vấn đề Biển Đông nhằm tiếp tục cuộc trao đổi ngày hôm trước, và sắp tới sẽ có thảo luận thêm giữa cấp lãnh đạo. Dĩ nhiên TQ có quá nhiều rắc rối ngay chính nội bộ, không kể Mỹ có kế hoạch từ thế kỷ trước bao vây TQ tứ phía không thể cựa quậy nổi.

Cũng vài năm trước, phát biểu trước lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói các giải pháp không nên có sự can dự của “các thế lực bên ngoài dưới bất kỳ chiêu bài nào.” (ám chỉ Mỹ) Đó chỉ là những câu nói để nói mà thôi, không có một chút trọng lượng nào; Phát biểu này được nhiều người cho là muốn nhắm vào thỏa thuận quân sự mới đây giữa Hoa Kỳ và Australia, qua đó sẽ có 2.500 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đóng tại phía bắc chạm tuyến Australia, sau khi Mỹ đem quân vào Iraq để nắm giữ vòi xăng ở Trung Đông bây giờ rút quân về làm tiền trạm tại Úc Châu để giữ vòi xăng ĐNÁ, cho nên Việt Nam mới có những hành động ngang ngược với TQ bắt đầu 2010 Roll-back. (Bạn để ý xăng lên giá sanh hoạt xã hội bị rắc rối ngay)

Nói chuyện với báo chí, Cố vấn Donilon tái xác nhận Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong tranh chấp Biển Đông, và tin rằng vấn đề cần phải được giải quyết một cách ôn hòa là theo trục lộ đồ đã ước tính từ thế kỷ 20: Vì “Hoa Kỳ có lợi ích về tự do hàng hải, luồng thương mại tự do, và giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. Hoa Kỳ không đòi chủ quyền, không đứng về bên nào trong các nước đòi chủ quyền, nhưng với tư cách là một cường quốc hải dương toàn cầu, Hoa Kỳ có lợi ích khi thấy các nguyên tắc này được áp dụng một cách rộng khắp.” (đúng theo chủ đạo Mỷ)

Ông nói ông không muốn bàn cụ thể việc đòi chủ quyền của bất kỳ nước nào, nhưng lưu ý rằng vấn đề Biển Đông đã được các nước ASEAN nêu lên trong cuộc họp vừa qua.

Một nhà báo hỏi Cố vấn Donilon liệu “lời lẽ gay gắt” mà Tổng thống Obama đưa ra trong chuyến đi châu Á Thái Bình Dương lần này có làm một số người trong giới quân sự Trung Quốc cho là Hoa Kỳ có ý định cô lập hay ngăn chận Trung Quốc hay không, đây là câu nói rất lý thú mà Secret Society đả lường trước và TQ cũng thừa hiểu sẽ giải đáp ra sao cho đở quê dạng vì ương ngạnh sẽ bị cô lập ngay.

Ông Donilon trả lời rằng Tổng thống Obama vẫn nhắc đi nhắc lại ông hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và thành tựu kinh tế của Trung Quốc, và những gì tổng thống nói trong chuyến đi này “không liên quan gì đến cô lập hay ngăn chận bất cứ ai.” Vì thế giới cần một nền văn minh như TQ, mà TQ có trách nhiệm phải chia xẻ như sự nóng dần của trái đất, bịnh hoạn bằng những siêu vi khuẩn cần giải quyết, thiên tai, nhân mản vì thiếu thực phẫm, hạn hán …

Phản ứng của ASEAN về việc Mỹ đóng quân tại Australia.
Loan báo của Tổng thống Barack Obama về chương trình đóng quân tại Australia đã gây nên nhiều phản ứng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia, nơi những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông đang là một vấn đề lớn. Bộ trưởng Thông tin Philippines, ông Ricky Carandang, hoan nghênh nguồn tin theo đó Mỹ sẽ bố trí 2.500 nhân viên quân sự tại Australia trong mấy năm sắp tới:

“Nếu quí vị hỏi tôi một cách tổng quát, rằng tôi nghĩ sao về việc gia tăng tham gia của Hoa Kỳ tại Australia và khu vực này, thì câu đáp sẽ là chúng tôi xem hiện diện của người Mỹ và việc tham gia trở lại của họ tại nơi này rút cục là một sức mạnh giúp ổn định.” (Nếu bạn xem bài Eurasia-1 thì biết chia 5 xẽ 7 TQ cũng như sắp có Liên minh quân sự cho Asean)

Philippines từ lâu cổ súy việc tăng thêm hiện diện quân sự của Mỹ, như một đối trọng với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và tình trạng đụng độ nhiều hơn trong vùng tranh chấp tại Biển Đông. (Đúng mưu đồ save money maintenance 2 căn cứ Mỹ và lúc nầy Phi lại năn … thật diệu kế)

Chủ tịch ASEAN và cũng là Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, nói Indonesia không muốn thấy vùng Đông Nam Á bị tổn hại giữa sự cạnh tranh của các nước lớn. Ông nói, ông muốn triển khai một quy tắc hành xử quân sự, phù hợp với thỏa ước Thân Hữu và Hợp Tác, gọi tắt là TAC, kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các thành viên khác:
“Chẳng hạn, quy tắc này bao gồm chuyện từ bỏ sử dụng vũ lực và ưu tiên cho việc dàn xếp hòa hoãn các vụ tranh chấp, chính xác hơn là những chuẩn mực của TAC, lâu nay vẫn điều hành việc bang giao giữa các nước ASEAN”.

Vừa rồi, các giới chức Trung Quốc đã đặt câu hỏi là liệu việc đóng quân của Hoa Kỳ có nằm trong lợi ích tốt nhất của các nước trong khu vực hay không. Tuy nhiên, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã có một đáp ứng mực thước hơn khi được hỏi về liên hệ quân sự Mỹ-Úc:
“Liên quan đến bang giao diễn ra giữa các nước khác, Trung Quốc không can thiệp. Nhưng Trung Quốc mong rằng trong lúc triển khai các mối quan hệ với nhau, các nước cũng nên quan tâm đến các nước khác, những lợi ích, hòa bình và ổn định của khu vực”.

TT Obama đưa Australia keo sơn vào cuộc họp thượng đỉnh Đông Á. Nâng cấp liên minh Úc-Mỹ đã có từ 60 năm nay được vùng này cho là một thông điệp rõ ràng của Washington gửi cho Bắc Kinh.
Sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tái khẳng định “liên minh không thể phá vỡ được” của Washington với Australia trong một bài phát biểu trước Quốc hội Australia tại Canberra hồi hôm qua. Ông Obama tuyên bố trọng điểm ngoại giao của Hoa Kỳ nay sẽ chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố qua các thách thức về kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông là vị tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ nói chuyện với các nhà lập pháp tại thủ đô của Australia. Trong lời giới thiệu Tổng thống Obama trước phòng họp Quốc Hội Australia, Chủ tịch Quốc Hội Australia nói bài diễn văn hôm nay là một dịp quan trọng trong lịch sử Quốc hội Australia.

Tổng thống Obama đã được các nhà lập pháp Australia đón tiếp một cách nồng nhiệt. Ông nói rằng liên minh an ninh song phương là “không thể phá vỡ” được và những mối liên kết giữa Hoa Kỳ và Australia rất sâu xa.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói: “Từ những đường hầm của Thế chiến thứ nhất cho đến những đồi núi ở Afghanistan, người Australia và người Mỹ đã sát cánh bên nhau. Chúng ta đã cùng chiến đấu, chúng ta đã cùng dâng hiến mạng sống trong mỗi một cuộc xung đột từ 100 năm qua, từng cuộc xung đột một. Tình đoàn kết đã chống đỡ cho chúng ta vượt qua một thập niên khó khăn. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 đã cướp đi sinh mạng không những của người Mỹ, mà cả những người từ các quốc gia khác trong đó có Australia”.

Ông Obama đọc bài diễn văn trước Quốc Hội ở Canberra 1 ngày sau khi loan báo Hoa Kỳ sẽ bố trí máy bay quân sự và 2 ngàn 500 binh sĩ thủy quân lục chiến ở bắc bộ Australia, một quyết định được nhiều chuyên gia trong vùng coi như là gửi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc.
Bắc Kinh đã đáp lại một cách lạnh lùng, và nhấn mạnh rằng việc điều quân này “có thể không thích hợp cho lắm”.

Tổng thống Obama hoan nghênh sự kiện Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế và quân sự, nhưng nói rằng ông muốn có thêm sự giao tiếp giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc “để ngăn tránh những vụ hiểu lầm.”

Tuy nhiên, ông hứa sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương và “phô bầy lực lượng và ngăn cản những mối đe dọa hòa bình” ở khu vực này của thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ nói: “Trong tư cách là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và là nơi tập trung hơn phân nửa nền kinh tế toàn cầu, khu vực châu Á Thái Bình Dương là cấp thiết cho việc đạt được ưu tiên cao nhất của tôi và đó là tạo dựng công ăn việc làm và cơ hội cho dân chúng Mỹ. Với phần lớn lực lượng hạt nhân của thế giới và khoảng phân nửa nhân loại, châu Á sẽ góp phần lớn trong việc xác định liệu thế kỷ sắp tới được đánh dấu bởi xung đột hay là hợp tác”.

Tổng thống Obama cũng nói các vụ vi phạm nhân quyền tiếp tục ở Miến Điện, và ông kêu gọi các quốc gia xây dựng sự hỗ trợ dành cho các quyền cơ bản của tất cả công dân. Obama chưa đá động đế VN vì quân phiệt trước rồi ý thức hệ sau.
Ông Obama nêu ra rằng mặc dầu lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi hiện không còn bị quản thúc tại gia nữa và một số tù nhân chính trị đã được phóng thích, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng chống lại những vụ vi phạm nhân quyền.

Washington đã chuyển trọng tâm chú ý về mặt ngoại giao từ Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố qua các thách thức về an ninh và vận hội kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tổng thống Hoa Kỳ nói vào lúc Hoa Kỳ chấm dứt sự can dự quân sự ở Iraq và kết thúc dần các hoạt động ở Afghanistan, sẽ có một số cắt giảm về chi phí quốc phòng, nhưng ông hứa sẽ duy trì ảnh hưởng của nước Mỹ trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tiếp theo bài diễn văn trước Quốc hội Australia ở Canberra, tổng thống sẽ đáp máy bay đến thành phố Darwin miền bắc trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh 18 nước Đông Á ở đảo Bali của Indonesia. Nơi đây LQLC/Mỷ đóng quân như điểm hậu cần canh gác dầu xăng

(còn tiếp)

vinhtruong
06-01-2014, 02:44 PM
Mỹ kích động hận thù dân tộc giữa VN, TQ
Hoa Kỳ có mưu lược gây hận thù giữa các dân tộc láng giềng với nhau để thủ lợi, bài nầy viết về khơi tại mối hiềm khích truyền thống giữa hai dân tộc Việt Tàu do 2 tu chánh áng “Cooper-Church 1970” và “Case-Church 1973” Hoa Kỳ di tản chiến lược về Hawaii, bằng biến cố đầu tiên xúi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng-Sa đầu năm 1974 qua lời nói ỏm-ờ của Kissinger ngoài hành lang: “Cái gì Ceasar trả về Ceasar” – “Cái gì gọi là South China Sea là của China” thế China mới sập bẫy Hoàng Sa 1974 chớ!!!

1) “Cooper-Church” Amendment from Wikipedia, the free encyclopedia
The Cooper-Church Amendment was introduced in the United States Senate during the Vietnam War. The proposal of the amendment was the first time that Congress had restricted the deployment of troops during a war against the wishes of the president.
The amendment sought to:
1. End funding to retain U.S. ground troops and military advisors in Cambodia and Laos after 30 June 1970

2. Bar air operations in Cambodian airspace in direct support of Cambodian forces without congressional approval

3. End American support for Republic of Vietnam forces outside territorial South Vietnam.

The amendment was presented by Senators John Sherman Cooper and Frank Church and attached to a major bill, the Foreign Military Sales Act (HR 15628). After a seven week filibuster and six months of debate, the amendment was approved by the Senate by a vote of 58 to 37 on 30 June 1970. The bill failed in the House of Representatives, which opposed inclusion of the amendment by a vote of 237 to 153. President Richard M. Nixon threatened to veto the bill if it contained the Cooper-Church provisions, and the foreign assistance bill was subsequently passed without it.

A revised Cooper-Church amendment, Public Law 91-652, passed both houses of Congress on 22 December 1970, and was enacted on 5 January 1971, although this version had limited restrictions on air operations and was attached to the Supplementary Foreign Assistance Act of 1970. By that time, U.S. ground forces had already officially withdrawn from Cambodia, while U.S. bombing missions in Cambodia (Operation Freedom Deal) continued until 1973. The Nixon administration denounced all versions of the amendment, claiming that they harmed the military effort and weakened the American bargaining position at the Paris peace talks.

Author David F. Schmitz stated that the amendment was a landmark in the history of opposition to the war, congressional initiatives to bring the fighting to an end, and efforts to control executive power in foreign policy

2) “Case–Church” Amendment From Wikipedia, the free encyclopedia

The Case-Church Amendment was legislation approved by the U.S. Congress in 1973 that prohibited further U.S. military activity in Vietnam, Laos and Cambodia. This ended direct U.S. military involvement in the Vietnam War, although the U.S. continued to provide military equipment and economic support to the South Vietnamese government. It is named for its principal co-sponsors, Senators Clifford P. Case (R-NJ) and Frank Church (D-ID). The Amendment was defeated 48-42 in the U.S. Senate in August 1972, but revived after the 1972 election. It was reintroduced on January 26, 1973 and approved by the Senate Foreign Relations Committee on May 13.[1] When it became apparent that the Amendment would pass, President Richard Nixon and Secretary of State Henry Kissinger, acting on a suggestion by California Senator Alexander Ware,[2] lobbied frantically to have the deadline extended.[3] It passed the United States Congress in June by a margin of 278-124 in the House, and 64-26 in the Senate.[4] Although U.S. ground forces had been withdrawn earlier under a policy called Vietnamization, bombing continued until August 15, 1973, the deadline set by the Amendment.

Mối đe dọa mang tên Trung Cộng gọi là Biển Đông dậy sóng nằm trong Eurasia-1
Những biến cố du côn nầy đều nằm trong ống kính của một siêu thế lực Mỹ gọi là “Secret Society” dàn dựng ngay sau khi Nixon và Mao gặp nhau 1972 đi đến kế tiếp là TQ xua quân xâm chiếm Hoàng Sa dưới sự chứng kiến kiến của Hạm đội Mỹ cho đến cao điểm … (sẽ làm nhân chứng khi ra tòa quốc tế do Philippines kiện và Mỹ xúi VN hùa theo)
Rơi vào mưu lược của Harriman, vào cuối năm 2007, Trung Quốc thành lập một đơn vị hành chính là huyện Tam Sa để quản lý Trường Sa tuột vào bẫy Mỹ. Vào lúc thời điểm nầy Hoa Kỳ vẫn giữ vị thế im-lặng “co-cụm di tản chiến lược” for overhauling the damage control then roll-back và ngầm giao cho Nhựt trông coi, đây là giai đoạn trước thời điểm Mỹ roll-back 2010. Có nghĩa Mỹ đẩy cho con cá mập TQ nuốt lưởi câu vào sâu thêm cho chắc ăn là đến 2010 mới chịu “roll-back” gọi là “hồi mả thương. Nhưng làm bộ đứng ngoài (thấy dễ ghét) lại ngầm xúi VN, Phi, Nhựt và các nước Asian đánh túi bụi trước rồi Mỹ tà tà nhập cuộc sau như đệ-2 thế chiến

Bản chất tham lam dầu khí của chính quyền Đại Hán
Chưa bao giờ bằng lúc này người Việt ta trong và ngoài nước cần tìm hiểu sâu sắc bản chất của chính quyền Đại Hán: Thời gian 1970-2010 là thời điểm Hoa Kỳ giăng bẩy lòng tham khao khát dầu khí của Trung Quốc nhưng chẳng bao giờ Mỹ để cho TQ nắm chặc vòi xăng, đó là lý do Hoa Kỳ phải tách rời 8 nước Cộng Hoà Liên Xô vì nơi đó có vô vàng dầu khí đang ẩn mình nằm sâu dưới lớp tuyết, nắm chặc Trung Ðông dù số lượng dầu xắp cạn và đời nào Hoa Kỳ để cho TQ tung hoành trên Biển Ðông TBD, để nắm độc quyền về xăng dầu trên thế giới qua bửu-bối tối huệ quốc “Freedom Support Act” cho những nước mà Mỹ để cặp mắt phù thủy vì America-first

Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không nên khiêu khích nước họ, Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Việt Nam ngày càng tỏ ra quyết liệt và táo bạo hơn bởi có sự ủng hộ từ Hoa Kỳ vào thời buổi roll-back: Dỉ nhiên bắt đầu 2010 đến 2020, 10 năm trù dập TQ, đây cũng là kế hoặch nằm trong lộ trình “roll-back” của Skull & Bones 322 conspiracy để đưa Ấn Độ thế vị trí TQ mặc dầu Úc là nước đồng minh keo sơn với Mỹ, nhưng kẹt nước Úc tuy to lớn nhưng rất yếu đuối.

Theo cẫm nang TT Obama hứa Mỹ giữ vai trò mạnh trong các vấn đề châu Á
Tổng thống Obama nói ông đã nói rõ trong suốt thời gian ông nhậm chức vừa qua là Hoa Kỳ có ý định giữ một vai trò lãnh đạo ở châu Á: Ðúng vào thời điểm decent interval “Roll-Back” bất cứ tổng thống nào cũng phải tỏ ra cứng cựa với TQ và buộc TQ phải vào khuôn khổ là nhượng bộ tại LHQ bằng tuân thủ những điệu lệ COC triệt để áp dụng tại Biển Ðông. Vì thế mà Mỹ đành phản bội đồng minh là VNCH và THQG (Ðài Loan) cho quyền lợi tối thượng của Mỹ. TQ nên hiểu rỏ mà nên tuân thủ những quy tắc ứng sử COC do các thành viên LHQ soạn thảo ra.

Wall Street Journal (cơ quan ngôn luận của Bonesmen) Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ
Bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal có đề cập đến thông điệp mạnh của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp biển Đông: Tiếng nói chính thức của một thế lực ghê gớm sau hậu trường qua sự tỏ bày bằng tờ báo Wall Street, TQ nên khôn ngoan để khỏi bị chia năm xẻ bảy. Nhưng có khôn hay dại cũng bị nằm trong ống kính chia 5 xẻ 7 của Harriman và Bushes

Hoa Kỳ vẫn xem Biển Đông thuộc về quyền lợi quốc gia.
Hoa Kỳ mong giải quyết các tranh chấp tại châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở đa phương: Bằng lời tuyên bố chính thức của Bà BTNG Hillary Clinton đúng vào năm 2010 “trù dập TQ” từ chính trị, kinh tế đến quân sự nếu cần để cô lập TQ.

Từ biển Tây Hàn Quốc (ao nhà Hoàng-Hải) đến biển Đông Việt Nam.
Cuộc tập trận Mỹ - Nam Triều Tiên đã gặp phải sự chống đối của chính phủ ở Bắc Kinh: Hoa Kỳ thực sự muốn dập TQ sau khi TQ chơi bắn đạn thật bằng sẳn sàng ứng chiến, 3 chiếc tìm thủy đĩnh tối tân nhứt sẽ bình địa TQ trong chốc lát nếu TQ cả gan đánh chìm HKMH của Mỹ. Ðó là nguy cơ lần thứ nhứt, nhưng TQ đã khôn ngoan tự kềm chế? Nguy cơ lần thứ hai, TQ toan đem giàn khoan tối tân có thể khoan dưới độ sâu 3000 thước là HD-981. Hoa Kỳ ra lịnh cho tướng Nguyễn Chí Vịnh thổi rockets ra biển không cho TQ đem giàn khoan đóng cộc trong 200 hải lý trong thềm lục địa VN, và TQ biết sợ nên co rút lại. Nhưng mới đây phản gián Mỹ xúi nhóm quân nhân trẻ ăn cứt gà làm ẩu tại biển đông để Mỹ có cớ làm sớm nghĩ sớm
Theo ước tính Hoa Kỳ đả cà Credit Card cho công nhân Liên Xô sản xuất vũ khí tối tân cho VN vừa đủ để làm thất bại âm mưu TQ dám gây chiến.

TQ tiếp tục đả kích “âm mưu can thiệp của Hoa Kỳ” ở Biển Ðông.
Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng việc giải quyết một cách hòa bình vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông là cần thiết: TQ không còn con đường nào khác phải mềm nhủn như Bún nếu không muốn thế giới cô lập mình.

TQ cảnh cáo Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề Biển Ðông.

Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ tìm cách “khơi lại hận thù” về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông: Không khơi sao được! đây là cái bẫy đã giăng ra hơn ba thập niên qua, bây giờ mới xập để bắt con Heo-rừng đần-độn!

Việt Nam mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, cho biết rằng Việt Nam ủng hộ việc Hoa Kỳ quyết định quay lại Đông Nam Á và Đông-Á: Hoa Kỳ xem VN như một nước nhược tiểu, làm con nuôi như con Ó-Con đã được nuôi dưỡng đúng cách của loài Ó-Mẹ là hành hạ con mình trong 20 năm gọi là thù địch (hostility 1975-1995 - đau đớn trong nghèo khó, phải ăn Bo Bo trong khi có một vựa lúa phi nhiêu, giống như con Ó-Mẹ phải mổ những lông chim, cỏ rơm mềm bỏ xuống đất cho Ó-Con rên la vì da thịt non nớt phải va chạm hằng ngày vào những viên đá nhỏ chêm-đệm chung quanh ổ, cho đến khi đủ lông đủ cánh rồi mới quăng Ó-Con xuống đất để mưu sinh) phải nhờ Mỹ để lấy lại biển đảo đã mất và quyết theo Mỹ để phát triển một nước VNCH thống nhứt trong thịnh vượng dưới cái Dù của Mỹ.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ thế lực nào.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cảnh báo rằng Việt Nam có “đủ mọi khả năng” để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào chống lại nước mình: Dĩ nhiên VN có vũ khí đặc biệt mà chỉ có tướng Vịnh và CIA biết. Vịnh bí mật qua Mỹ hợp nhiều lần để biết cách thức đấu với TQ cho nên người Việt yên tâm, cứ nhìn Cảnh sát biển kiên trì bám sát khuấy rối giàn khoan trị giá 1 tỷ dollar là biết …

Việt Nam giữ nguyên kế hoạch khai thác dầu khí ở Biển Đông dưới sự bảo vệ ngầm của Mỹ nhờ dựa hơi giếng dầu Exxon đóng trụ nơi ấy từ lâu. Hoạt động khai thác-thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông nằm trong khu vực chủ quyền của VN chiếu theo Công ước LHQ về Luật Biển: VN cứng cựa nhờ Mỹ bảo đảm vùng nầy là của VN gần bờ biển Nha Trang Tuy Hoà.

Đảng Việt Tân bênh vực vai trò trong các cuộc biểu tình chống TQ.
Giáo sư Thayer cho rằng tinh thần chống TQ trong nhân dân không phải là mối đe dọa mà còn có lợi cho công tác đối ngoại của Hà Nội: Ông Thayer nầy được đặt mở-hàng cho chính sách Mỹ về phần mềm.

Philippines chỉ trích TQ không đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Quốc tế.
Philippines nói quyết định của Trung Quốc có thể khiến người ta nghi ngờ về tính hợp lệ của các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh: TQ rất sợ đưa ra LHQ sẽ bị thua kiện.
Philippines đề nghị để LHQ làm trọng tài giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc khăng khăng muốn giải quyết các tranh chấp chủ quyền với từng nước riêng rẽ, theo chiến lược ‘chia để trị’: Dĩ nhên chia bó đũa ra từng chiếc thì dể bẻ gãy hơn.
Philippines, Trung Quốc cam kết duy trì ổn định ở Biển Đông.
Vụ tranh chấp chủ quyền giờ đây đã trở thành quan trọng hơn vì có sự gia tăng của những hoạt động thăm dò dầu khí dưới đáy biển: Thế giới cần nhu cầu xăng dầu, nên đang hối thúc giải quyết biển đông gấp hơn dự trù.

Philippines tỏ ra thân thiện nhưng kiên quyết trong vụ giằng co với TQ về tranh chấp lãnh thổ

Tại một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài Ngoại trưởng Philippin nhắc lại lập trường 'những gì của chúng ta là của chúng ta': Khác VN, Philippine dựa vào sự cam kêt của Mỹ nên rung đùi hưởng lợi.

Bà Clinton tái khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với Philippines giữa vụ tranh chấp hải đảo

Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ và Philippin sẽ tổ chức thao diễn hải quân chung vào cuối tháng này trong vùng biển phía tây Manila: Hoa Kỳ quyết bảo vệ Philippine là vì quyền lợi của Mỹ trước hết.

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines trong vụ tranh chấp với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói nước ông sẵn sàng đứng dậy đối phó với những 'hành động hiếu chiến' trong vùng: Dĩ nhiên TQ sẽ rút cổ lại, từ bỏ hành động côn đồ.

Philippines mưu tìm hậu thuẫn của Mỹ để đối chọi với Trung Quốc.

Philippines muốn Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ trong trường hợp xảy ra chiến sự với Trung Quốc: Philippine đả có sự bảo đảm hơn VN còn gì mà phải lo.

TQ kêu gọi Việt Nam xoa dịu dư luận về vụ tranh chấp Biển Ðông

Một giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc hối thúc Việt Nam xoa dịu dư luận trong nước và tránh làm gia tăng căng thẳng: Bây giờ TQ mới thắm nên đổi thái độ hoà hoản và chính quyền VN mới trấn áp biểu tình trong những tuần qua.
Viện Lowy: Biển Ðông là điểm nóng chiến lược tại Đông Á.

Viện Lowy khuyến cáo rằng tinh thần quốc gia và những tranh giành tài-nguyên đang đổ thêm dầu vào lửa trong tranh chấp Biển Ðông: Không phải vậy mà vì khan hiếm dầu nên muốn giải quyết sớm hơn, nhưng chỉ có nhửng nước lớn mới có kỷ thuật khai thác dầu mà thôi.

Tranh chấp Biển Đông: TNS McCain đả kích đòi hỏi chủ quyền 'vô căn cứ' của TQ.
Thượng nghị sĩ John McCain trở thành người mới nhất kêu gọi Mỹ hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông: Sự thật TQ vô cùng thất thế, vì chỉ đơn giản TQ rơi vào cái bẫy của Mỹ đả giăng ra từ bấy lâu nay.

TNS McCain kêu gọi Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong vụ tranh chấp Biển Ðông.

Ông McCain nói rằng ông bất bình trước những hành động ngày càng hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông: Dĩ nhiên TNS nào của Mỹ cũng phải nói như vậy vì đó là lời phát ngôn có trong lộ trình đã thiết kế.

Trung Quốc khuyên Hoa Kỳ đứng ngoài trong tranh chấp Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao TQ nói các nước trong cuộc tranh chấp biển Đông đang 'đùa với lửa' và hy vọng 'lửa này sẽ không dây dưa' sang Mỹ: Nhóm trẻ làm bộ hù doạ Mỹ nhưng trong bụng rất run-sợ

Trung Quốc chỉ trích thời biểu các cuộc diễn tập quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông.
Trung Quốc nói thời biểu các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ tại khu vực nhạy cảm Biển Đông là không … Hoa Kỳ chỉ thao dượt vào thời điểm cần thiết để ngăn chận những âm mưu của TQ

Hoa Kỳ-Trung Quốc thảo luận về các tranh chấp ở Biển Đông.

Đô đốc Mullen nói ông quan ngại về tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trong tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông: Hai nước nầy nếu có xảy ra chiến tranh hay xung đột, nơi đây là chạm tuyến đầu tiên của ngòi nổ chiến tranh.

Hoa Kỳ-Trung Quốc thảo luận các vụ tranh chấp lãnh hải và các vấn đề khác.

Trung Quốc đã đưa ra những lời cảnh báo gay gắt, kể cả việc đe dọa có hành động quân sự để thực thi lời tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông: Dù Hoa Kỳ có những trở ngại nội bộ về kinh tế và Trung Ðông, nhưng TQ cũng không dễ gì ở vị thế thượng phong nên đừng tưởng bở mà bị chia năm xẻ bảy.

Hoa Kỳ sẽ không đứng ngoài lề trong tranh chấp ở Biển Đông.

Chính quyền của Obama nói Hoa Kỳ coi việc giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông là mối quan tâm quốc gia: Nhưng nước nào đụng đến quyền lợi America-first thì biết ngay hậu quả!

Tranh chấp Biển Đông: Lập trường đàm phán song phương của Trung Quốc có thể thay đổi?

Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích việc thượng nghị sĩ Jim Webb của Mỹ kêu gọi tiến hành đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Jim Webb là người bảo trợ một nghị quyết được đồng nhất thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 6 vừa rồi, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Đông Nam Á. Văn phòng Thượng nghị sĩ Jim Webb chiều thứ Tư ra thông cáo báo chí cho hay ông sẽ đi thăm Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam từ ngày 12 tới ngày 25 tháng Tám.

Tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thảo luận về nỗ lực thăng tiến các quan hệ kinh tế, và cuộc tranh chấp ở Biển Đông, sau khi ông rời VN có thể vụ án Cù Huy Hà Vũ sẽ có nhiều thay đổi để còn nhờ Mỹ giãi bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương và tăng trưởng kinh tế, dù rằng có một trường phái ngoan cố không cần bỏ lịnh bán vũ khí sát thương; nhưng họ có hiểu rằng tàu lặn Kilo và phi cơ tối tân là tiền của Mỹ cà Credit Card cho công nhân LX làm ra hay không? Coi chừng Mỹ mà giận thì ốc vịt không có máy bay tàu lặn đâu nhé? Ðồng thời Mỹ cũng xúi TQ hù doạ VN buộc VN phải nghe theo lời Mỹ (chính trị mà) cho sớm hơn vì tình hình Biển Ðông đang có nhiều biến cố phức tạp có thể xảy ra đụng độ không thể kiểm soát được vì thời điểm decent interval quá gấp rút.

Ðó thấy chưa, Trung Quốc đang triển khai quân lực gần biên giới, thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên, gia tăng hoạt động quân sự Biển Đông (biết đâu CIA Mỹ thúc TQ?) Theo tôi nghĩ Việt Nam nên lợi dụng chuyến viếng thăm của TNS Webb để khẳng định sự độc lập và toàn vẹn của lãnh thổ. Được sự ủng hộ của lập pháp Mỹ sẽ dễ dàng hơn cho chính quyền Hoa Thịnh Đốn hỗ trợ Việt Nam trong việc chống lại bá quyền. Hãy thực tế và dứt khoát với thái độ "đu-dây" hay "đi hàng hai" để dân tộc có được "vận hội mới" với hy vọng theo kịp sự phát triển trong vùng ÐNÁ và trở thành nước lảnh đạo NATO phương đông.

Ông JIM WEBB là một nghị viên HK có dường lối đối ngoại khôn khéo trong vấn đề Biển Đông. Theo tôi nghĩ, lần này Ông ghé thăm VN là một dịp tốt để hai nước Việt-Mỹ tìm biện pháp làm thế nào để vừa bảo vệ đường hàng hải ở khu vực vừa có kế sách cân bằng quyền lực với TQ ở BĐ.

Nhà lãnh đạo thượng viện Mỹ ông Jim Webb Thứ Năm, 11 tháng 8 2011. Là người Việt, nên yêu cầu ông Jim Webb đặt vấn đề với VN, Dân làm chủ, Dân tự do, Dân cần có công ăn việc làm.

Theo chương trình, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch tiểu ban Đông Nam Á-Thái bình dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sẽ gặp các vị nguyên thủ quốc gia và các quan chức đặc trách chính sách đối ngoại, thương mại và quốc phòng của mỗi nước, cùng các nhà ngoại giao Mỹ, các học giả và doanh gia hàng đầu.

Được biết tại Thái Lan, ông Webb sẽ trở thành một trong các giới chức Mỹ đầu tiên gặp các lãnh đạo của chính quyền tân cử dưới quyền Thủ tướng Yingluck Shinawat.

Tại Singapore, ông sẽ thảo luận về các quan hệ song phương, vấn đề chủ quyền biển và các nỗ lực khu vực chống nạn buôn người.

Tại Indonesia và Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thảo luận về nỗ lực thăng tiến các quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và hai nước này, ông cũng sẽ thảo luận về các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông, và các vấn đề an ninh khu vực khác.

Thượng nghị sĩ Jim Webb là người bảo trợ một nghị quyết được nhất trí thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 6 vừa rồi, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Đông Nam Á.

(còn tiếp)
.

vinhtruong
06-11-2014, 05:21 PM
Nhắc lại cuộc chiến biên giới Việt/Trung 1979

Thời điểm 1979, Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia, nhưng thực tề do tình báo Mỹ là để cho TQ có cơ hội thí nghiệm sự hiệu quả vũ khí do TQ làm ra để đấu với vũ khí Liên Xô, theo sự gật đầu trên trục lộ trình sách lược của Mỹ, nhưng trong phạm vi sáu tỉnh biên giới mà thôi, trong khi đó B-52 trang bị Bom nguyên tử bay ứng trực để ngăn ngừa TQ làm ẩu. Trong khi hỏa tiễn SAM tối tân bậc nhứt của LX đang bố trí phòng thủ Hà Nội, dĩ nhiên là TQ không dám làm phiền Hoa Kỳ để hưởng được viện trợ khoa học kỹ thuật, trở thành siêu cường hạng nhì, tước đoạt từ tay LX như Mỹ đã hứa với Mao 1972, nên khi quân BV vào hết trong nam, bỏ trống miền Bắc, nhưng TQ không được lấy danh nghĩa đem quân TQ vào để giữ sân nhà cho Hà Nội theo như cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ.

Đánh sáu tỉnh miền bắc được gọi là “dạy cho VN một bài học”, cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Nhưng Mỹ chỉ cho phép làm VN chảy máu tay chớ không mất mạng. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh VN để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. (Nhưng sự thật TQ và VN không phải là Cộng Sản mà chế độ Mafia toàn trị theo sự thú nhận trong sách “The bushes” 2004, Peter Schweizer…).

Đặng Tiểu Bình qua Mỹ xin phép, tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc theo ý của Mỹ, vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ bề ngoài là theo Mỹ đánh đàn em của LX, đánh đàn em của kẻ thù là bạn của Mỹ (Nhưng sự thật W A Harriman đang áp dụng Tam Quốc Chí tân thời trên thế giới mà chỉ có Mỹ có quyền thay đổi đồng minh đúng theo phương châm: “Nước Mỹ không có người bạn lâu đời và chẳng bao giờ có kẻ thù truyền kiếp; Chỉ có quyền lợi trên hết, và America first quyết định thế liên minh”.
Nhưng sự thật nằm trong sách lược Mỹ/Xô theo “Aid to Russia 1941-46 renewed Plan” [Wikipedia, the free encyclopedia http://en.wikipedia.org/wiki/Lend-Lease] nhân cơ hội gài Mìn các hải cảng Bắc Việt 1972, phi cơ hạng nặng AN-12 của LX chở các hoả tiển SAM đời mới nhứt thời đó để phòng thủ Hà Nội cho ngày mà Mỹ gọi là TQ có cơ hội thí nghiệm hiệu quả vũ khí do TQ làm ra trên 6 Tĩnh giáp ranh TQ (dĩ nhiên là vũ khí TQ thua xa LX).

Gần đây có thông tin nói rằng 1979 hồi đó chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam, nhưng rất sợ lời cảnh cáo nghiêm trọng của Mỹ và TQ cũng ước mong trở thành cường quốc hạng-2 với sự giúp đở khoa học của Mỹ. Dĩ nhiên Thầy dạy võ cho học trò thì phải giữ những đòn bí ẩn để phòng khi học trò phản trắc như ngày hôm nay chớ? Mưu lược của Harriman đâu có vừa, thế là nhân viên tình báo CIA thâm nhập một cách tinh vi vào TQ và ngày hôm nay nội tạng lục phủ của TQ mới bị ung thối bằng các cuộc bạo động khủng khiếp sẽ tăng dần. Bạn thử nghiệm các đại sứ Mỹ tại VN cũng như Ông Tổng Lãnh Sự người Mỹ gốc Việt vừa qua, có phải những vị nầy trước khi qua VN lãnh chức vụ quan trọng phải làm việc một thời gian cần và đủ về am-tường nội tình TQ trước khi được bổ nhiệm chức vụ quan trọng tại VN?

Nhưng mà đánh biên giới Việt Nam thì lúc bấy giờ đường sá biên giới giữa TQ và VN khó khăn lắm; Chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới; Toàn là đường hẹp, đường núi; Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó; Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó, vì thiếu kinh nghiệm làm sao bằng VN đã trưởng thành trong kháng chiến gian-khổ, cho nên Trung Quốc cũng chỉ đánh VN ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu. Ngày nay, không ai xác định là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của bắc VN như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều; Vì Mỹ khi hấp tấp tháo chạy lỡ dại bỏ lại vài ngòi nổ (war-head) của Bom CBU-55? Mà xui cho TQ là Hà Nội lượm được! Cho nên TQ phải rút thôi vì bị thiệt hại nặng, kể từ lúc đó, TQ chuẩn bị sau 15 ngày họ phải rút theo đúng lời cảnh báo của Mỹ.

Với tinh thần Việt Nam cùng Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như chúng ta ước đoán, có nhiều biến cố xảy ra? Trong thế kỷ 21, W A Harriman sẽ không thể để xảy ra vì mọi việc sẽ phải được giải quyết trên bàn mổ LHQ, như chuyện Biển Đông, TQ phải triệt để nghiêm chỉnh nghe lời cảnh báo của Mỹ DOC để tuân thủ luật quốc tế.

Nhưng lỡ đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay Việt Nam có thua trước rồi cũng tìm cách thắng lại sau; Về phía VN chúng ta chẳng nghĩ đánh Trung Quốc; Nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ là muốn bành trướng xuống phía nam mà VN là cửa ngỏ; Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng không dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu. Bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa; Cho nên là cũng khó; Hơn nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới; Chứ trong thời đại thế kỷ 21 hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh; Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, VN nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, VN vẫn giữ được mảnh đất cha ông để lại mà ...

Cách nhìn cuộc chiến 1979 từ hai phía, tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow; Vừa qua BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại nằm chình ình trong lịch trình Eurasia-1 là TQ được Mỹ cho phép có cơ hội thí nghiệm vũ khí do mình làm ra để tự lượng giá tầm cỡ.

Vì 'Hoa Kỳ không tha-thiết tán thành' - Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược liên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội để nịnh Hoa Kỳ vì TQ là kẻ thù của kẻ thù là bạn với Mỹ. Ông Đặng giả-vờ nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo, sự thật Hoa Kỳ đã thẳng thắng nghiêm cấm Bắc Kinh tấn công vào Hà Nội, vì quân lực Hoa Kỳ đã trực báo động nếu TQ làm ẩu thì hoa lục sẽ bị bình địa ngay tức khắc vì đã đi chệch lộ đồ chiến lược Eurasia-1 của Mỹ.
Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam nó nằm trong kế hoạch renewed Aid to Russia 1941-1946 Plan với 700 triệu tấn vũ khí hiện đại của Liên Xô cho Hà-Nội với ba mục tiêu (1) cưỡng chiếm miền nam, (2) tấn công Cambodia, (3) phòng thủ Hà Nội bằng hệ thống phòng không tối tân nhứt hồi thời đó. Ngay sau khi tướng LX qua Hànội đầu tháng March 1972 gọi là Inventory, ngày 23 /12/ 1972, tám chiếc AN-12 chở vào Hà Nội 80 tấn hệ thống phòng không SAM tối tân nhứt thời đó.

Ngày 8/1/1975 Lê Đức Thọ được sự bảo đảm của Kissinger là chiếm miền nam, có mặt người cùng vị trí với Kissinger về phía LX, Nicolai Firyunbin, và tướng LX JCS V, A Jukilov ngang hang với tướng Haig phía Mỹ để bảo đảm sự giao hàng sớm nhứt tại hải cảng Hải Phòng. Khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', trước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh theo ý đồ mong ước của TQ, nhưng sự thật VN buộc phải đu dây qua lại LX rồi TQ qua sự xúi bẩy của Mỹ bằng công cụ tam trùng Nguyễn Chí Vịnh (đả được Harriman trồng người từ lúc Nguyễn Chí Vinh 11 tuổi với cha đở đầu, Lê Đức Thọ 1968 nơi cuộc hợp mặt tay đôi tại Paris, trước năm 2010 ai ai cũng tin Vịnh là người của TQ nhào nặn ra, nhưng thời điểm roll back thì Vịnh là tam trùng, người của Mỹ)

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như Nguyễn Xuân Điền, blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới: - Đặng Tiểu Bình tiết lộ: "Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới, (có ý cảnh báo TQ phải kềm chế không được làm lớn chuyện vì biên giới Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số"

Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:
"Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài."

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'. Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế, chỉ đánh với một nước nhỏ như VN mà TQ đã bị thiệt hại đáng kể (sự thật tình báo Mỹ đã nghiên cứu trận mạt rừng núi hiễm trở khó chuyễn quân rầm rộ nên sơ ý bỏ quên vài đầu nổ (warhead CBU-55, BLU-82) cho VN tự vệ.

Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam nhưng tuyệt đối nghe lời Mỹ là đúng nghĩa dạy cho VN một bài học không đi xa hơn, hay nói cách ngầm ý của Mỹ là lấy cơ hội nầy mà trắc nghiệm vũ khí chính do TQ làm ra. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi; Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN do CIA ngầm yểm trợ ngôi vị cho Đặng. Việc làm nầy CIA lập lại hồi 1959, trục ma quỹ CIA/KGB triệu hồi Lê Duẩn từ miền nam về Hà Nội làm Quyền TBT và Lê Dức Thọ vào nam lãnh đạo MTGPMN khởi nguyên triều đại Mafia toàn trị (không phải Cộng Sản trong lăng kính Secret Society mà là Skull & Bones/VN) Bonesmen bảo vệ cho “6-Búa”, Lê Đức Thọ trị vì cho đến khi Thọ chết, với chức vị tiểu bá 3 nước Đông dương

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, dĩ nhiên hai ca-sĩ [Thọ/Đặng] có thương yêu nhau bao giờ? Nhưng Mỹ không cho phép Đặng làm quá đáng; Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói: "Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng (điều dể hiểu vì Hà Nội là tiền đồn của TC nơi nút-chận hơn nửa triệu Lính Mỹ), có công sự đã xây bảy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế." Tạo ra tình trạng nầy, Mỹ như một ngư ông ngồi rung đùi hưởng lợi.

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ - Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh. Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ: "Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tương đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu"

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979, điều dễ hiếu là Lê Đức Thọ nghe lời Mỹ từ chấm đến phết để bảo vệ ngôi vị thủ lảnh đảng Mafia toàn trị của ông cho đến chết.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội. Bằng chứng suốt Hoà đàm Paris, TQ luôn luôn hậu thuẩn Bà Nguyễn Thị Bình; Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa nhưng mà lại bị xập bẩy của Mỹ trong chiến dịch di tản chiến thuật, lùi một bước tiến lên ba bước mà Mỹ cho rằng: Overhauling the damage control and roll-back 1970-2010. Trung Quốc làm sao biết được lý do Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève-54 chia đôi VN là để sau khi kiếm đủ lợi nhuận sẽ để cho VN thống nhứt và cũng đáp lễ 8 bức văn thư thỉnh cầu của HCM về thống nhứt độc lập cho VN giống y chang Philippine do Hoa Kỳ bảo trợ. Ngày 30/4/75 là được thống nhứt sau 30 năm chinh chiến và Hoa Kỳ đả nhờ Pháp rồi VNCH giải toả một số vũ khí thặng dư còn tồn kho và đồng thời thí nghiệm một số vũ khí mới cho mặt trận Trung Đông.

Hệ quả lâu dài: - Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương sau nầy vào diển tiến hoà bình trong phần mềm. Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông để bảo vệ cho một trật tự thế giới mới. Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ; Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến theo như Eurasian Great Game-1 là mọi xung đột đều phải nghiêm chỉnh giải quyết tại bàn mổ LHQ mà Hoa Kỳ tin chắc là TQ sẻ tuân thủ như ngày hôm nay vụ giàn khoan HD-981 sẽ phải giải quyết trên bàn mổ LHQ mà TQ chạy trời không khỏi nắng bị ánh sáng COC phủ trùm

Tóm lại, chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ là do tài ba ưu việc của “siêu chiến lược gia” W A Harriman (1891-1986) qua lý thuyết gia George F Kennan tĩ mĩ thiết-kế để cho các nước CS đánh nhau xem vui hơn, hết CSLX zớt CSTQ đến CSTQ zợt CSVN

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự. Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa; Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng Không quân, Hải quân và hoả tiển nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay ước ao trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu nhưng khó mà qua mặt Mỹ hay LX. Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế; Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế đối với nước ngoài; Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua khuyến khích của phản gián tình báo Mỹ, cuộc gặp Thành Đô là con dao 2 lưởi của Mỹ nằm tìm ẩn trong nội bộ TQ, như sau 1975 các nhân viên KGB làm việc cho CIA, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay, nhưng đối với Mỹ là thời gian dài cần thiết cho sách lược Mỹ ở Á-Châu trước 2010 rồi sẽ ám hại TQ lại làm cho TQ phải bị nội thương kể cả ngủ tạng lục phủ. Vì Biễn Đông mỗi buổi sáng chúng ta không bao giờ thấy hai mặt trời cùng mọc một lược dưới chân trời Thái Bình Dương? Nhưng ngặt nổi với tằm nhìn từ Secret Society thì Biển Đông là diện mà “nội địa” Trung Quốc mới là mục tiêu Mỹ chú ý

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước Việt Trung; Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử nầy, tại sao? Vì quá tế nhị nhạy cảm!

(còn tiếp)

hung quoc
06-11-2014, 10:53 PM
xây đảo nổi ở đá chữ thập, xây hải cảng và sân bay ở đảo Gac Ma mà (Ó già) Mỹ vẫn im re, phải chăng ngầm ủng hộ cho ba tàu chuẩn bị để chơi thật sướng với ba tàu lần cuối

vinhtruong
06-19-2014, 12:33 PM
Trung Quốc bị kèm kẹp vào quỹ đạo của Mỹ bằng COC

"An-ninh Biển Đông có vai trò then chốt với Châu Á /TBD":
Như tôi đã viết theo diễn tiến trên trục lộ đồ Eurasia, thì ngày nay (decent interval roll-back 2010) đã đến thời điểm phải giữ An ninh biển, với vai trò then chốt đối với an ninh toàn bộ khu vực, do vậy khu vực cần một bộ Quy tắc ứng xử có tính “ràng buộc” nhằm bảo đảm an ninh biển chung cho toàn bộ khu vực, không chỉ cho Biển Đông. Đây là nhận định chung của đa số đại biểu dự Cuộc họp Đại hội đồng Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 8 diễn ra trong hai ngày 21 và 22/11 tại Hà Nội với hơn 300 học giả trong nước và quốc tế. Cuộc họp lần này có chủ đề - Những nguy cơ và thách thức: “Liệu phải có cấu trúc an-ninh khu vực mới có hiệu lực?” Theo mưu đồ lịch trình đã thiết kế của Mỹ của lý thuyết gia George F Kennan từ 1950 (ngay sau khi 1949 một phi đội CAT (Civil Air Transport) của CIA cưởng bức áp tải Tưởng Kinh Quốc và phe nhóm ra định cư tại đảo Đài Loan giúp Mao thống nhứt lục địa với điều kiện tiếp nối chia đôi Triều Tiên và VN y chang như Đông Đức và Tây Đức để Mỹ tiêu thụ cho hết hàng tiêu dùng [hàng giết người] nên chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao Hà Nội xài AK.47 tự động mà Sàigòn xài Garant, Carbin M-1 bắn từng viên cho đến 1968 thay vì 1964 như Hà Nội; Trận Ấp Bắc là cú chót lính Việt Cộng dùng súng MỸ để đánh Với QLVNCH đền 1964 thì nhận AK-47 bắn tự động còn VNCH Vẩn bắn từng Viên một

Tại Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dám làm ngạc nhiên bằng nhấn mạnh, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa - đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 từ tay của chính quyền VNCH (cái bẫy bày ra do Kissinger lập lờ nói ngoài hành lang “cái gì của South China Sea hay “Mer de Chine” đều thuộc của China, liền sau 1975 CIA xúi Lê Đức Thọ đem người dân ra “Xí”, và an cư lạc nghiệp tại các đảo kế cận Trường Sa vì spy satellite system đả chụp được có dầu khí dưới thềm lục địa tại nơi đó, riêng Hoàng Sa thì chắc ăn là của VNCH với chứng liệu khá rõ ràng. Nói nôm na Mỹ là người cầm cây gậy trưởng ban nhạc, và những biến-cố Biển Đông là do Mỹ nhào nặn theo dự mưu đã thiết kế political affairs để buộc TQ vào thế kềm kẹp của Mỹ, là một thành viên LHQ vì thế Harriman đã phải hy sinh VNCH và THQG, lấy chiếc ghế LHQ từ THQG… Nói tóm lại ngày nay nếu không có Mỹ thì Việt Nam mất tất cả, nhưng cũng không phải Mỹ thương yêu gì VN mà vì “America-first”.

Thảo luận về vấn đề bảo đảm an ninh hàng hải, các đại biểu hoan nghênh việc Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua tại Bali đã quyết tâm thúc đẩy thực hiện đẩy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và khởi động tiến trình đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), và việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thông báo sẵn sàng đối thoại với ASEAN về vấn đề này.

Nhiều đại biểu cho rằng, COC tập trung vào mục tiêu phòng ngừa, kiềm chế xung đột, thúc đẩy hợp tác khu vực bảo đảm an ninh biển khu vực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ các lĩnh vực liên quan tới an ninh biển, vì các nước có các quan tâm khác nhau. Việc tham gia đàm phán và ký kết COC là một nghĩa vụ của các bên có liên quan đã được nêu tại DOC.

Để đạt được COC, các học giả đều cho rằng, ASEAN cần đóng vai trò trung tâm, tạo diễn đàn để các bên đàm phán và thảo luận. Các bên cần lập cơ chế giám sát việc thực hiện DOC.

Một COC trong tương lai cần đề cập các cơ chế kiểm soát các mối đe doạ đến an ninh hàng hải. COC cũng cần tái khẳng định sự cam kết của các bên đối với luật pháp quốc tế và Công ước luật biển 1982 của Liên Hợp quốc, COC cũng cần tính đến quyền lợi của các quốc gia sử dụng Biển Đông – “Trung Quốc kẹt cứng làm tan rã mộng bành trướng”.

Bên cạnh vấn đề an ninh hàng hải, trong những ngày họp vừa qua, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thảo luận các vấn đề quan trọng hàng đầu đối với an ninh khu vực, như các biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trên thế giới đang gia tăng, vấn đề quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trách nhiệm bảo vệ người dân, vấn đề an ninh nguồn nước, như khu vực hạ lưu Sông Cửu Long, an ninh mạng, tình hình bán đảo Triều Tiên và đánh giá hiệu quả của cấu trúc an ninh khu vực.

Về chủ đề an ninh hạt nhân, các đại biểu cho rằng thế giới đang phải đối mặt ngày càng nhiều nguy cơ như khủng bố hạt nhân, tái chạy đua vũ trang hạt nhân, nguy cơ tai nạn hạt nhân xuất phát từ việc vận hành và sử dụng không an toàn nguyên liệu hạt nhân hoặc các nhà máy điện hạt nhân v.v...

Các đại biểu cho rằng các nước có vũ khí hạt nhân có trách nhiệm chủ đạo trong việc thúc đẩy một thế giới phi vũ khí hạt nhân; tìm biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin giữa các nước này với nhau nhằm tìm ra các giải pháp chuyển tiếp để tiến tới một thế giới phi hạt nhân.

Các đại biểu cũng cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển có nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình để tăng cường năng lực và chuyển giao kinh nghiệm cho các nước này, bảo đảm các chuẩn mực khu vực và quốc tế về an ninh và an toàn hạt nhân.

Vấn đề an ninh nguồn nước cũng được các học giả đặc biệt chú ý, cho rằng đây là một trong những thách thức lớn nhất của khu vực châu Á thời gian tới do đây là khu vực đông dân nhất, trữ lượng nước đầu người thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao nhất trên thế giới, khiến nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh chóng. Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực lại chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc chia sẻ nguồn nước các con sông trong khu vực, làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia.

Các học giả khẳng định cần tiếp cận vấn đề an ninh nguồn nước một cách tổng hợp, do có liên quan tới nhiều loại vấn đề an ninh khác nhau, nhiều loại đối tượng khác nhau, và nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội như giao thông vận tải, môi trường, văn hóa…

Nhiều học giả cho rằng việc xây dựng các con đập trên thượng nguồn các con sông lớn đe dọa đến an ninh nguồn nước của các nước hạ nguồn. Tuy nhiên, cũng có học giả cho rằng việc hợp tác và quản lý vận hành các con đập chưa hiệu quả mới là nguyên nhân cơ bản gây ra tranh chấp giữa các nước hạ nguồn và thượng nguồn.

Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng nước thiếu trách nhiệm cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nguồn nước, do đó các nước cần hợp tác xây dựng các chuẩn mực chung về sử dụng nguồn nước trong khu vực, thậm chí cần hướng tới xây dựng một “văn hóa an ninh nguồn nước” chung. Một số ý kiến đề xuất thiết lập mạng lưới các viện nghiên cứu về an ninh nguồn nước trong khu vực, có thể dựa trên nền tảng mạng lưới các Trường Đại học ASEAN.

Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, bà Đồng Hiểu Linh, trong bài phát biểu về 20 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc, cho rằng quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giao thông vận tải.

Nhìn nhận về tương lai phát triển của quan hệ, bà Linh cho rằng Trung Quốc sẽ luôn phát triển quan hệ hòa bình với các nước ASEAN, luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ trên tinh thần của Hiệp định Thân thiện và Hợp tác (TAC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký, khẳng định Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp với ASEAN thông qua các biện pháp hòa bình, tái khẳng định quyết tâm thực hiện đầy đủ DOC và khởi động đàm phán với ASEAN về COC trước thời điểm 2014.

Trong phiên đặc biệt chiều 22/11, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Sheer đã có bài phát biểu về chính sách của Mỹ trong bối cảnh khu vực đang thay đổi, theo đó khẳng định cam kết của Chính phủ Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự can dự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là vì an ninh và phát triển chung của tất cả các quốc gia trong khu vực.

Mỹ mong muốn xây dựng một trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực hiện hành, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực không nhằm kiềm chế quốc gia nào; Về quan hệ song phương với Việt Nam, ông David Shear cho rằng quan hệ Việt-Mỹ đang phát triển nhanh chóng và tốt đẹp, khẳng định mong muốn của Chính phủ Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Nhận xét về hiệu quả của cấu trúc an ninh khu vực, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia đánh giá cao vai trò của Cấp cao Đông Á (EAS), nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN không chỉ trong EAS mà còn trong các cơ chế hợp tác hiện có khác như ASEAN+1, ASEAN+3. Bà Thứ trưởng cũng cho rằng EAS vẫn còn là một vấn đề mới và cần thêm thời gian để có thể đóng vai trò hiệu quả hơn; Cấp cao Đông Á có thể không trực tiếp giải quyết các bất đồng trong khu vực nhưng sẽ đóng góp vào giải quyết các vấn đề này.

Về cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành, các diễn giả đã nêu ra 4 đặc điểm lớn đó là: 1. các liên minh do Mỹ đứng đầu, 2. các cơ chế đa phương với trung tâm là ASEAN, 3. các thỏa thuận hợp tác an ninh song phương, 4. sự nổi lên của Trung Quốc, trong đó đặc điểm thứ nhất và thứ tư là đặc biệt nổi bật. Chính vì vậy, ASEAN cần tránh sự đối đầu Trung-Mỹ tại khu vực và cần phát huy vai trò là nơi các bên có thể thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, nhằm giúp xây dựng lòng tin giữa các bên. Điều quan trọng là các cơ chế hiện tại cần có sự gắn kết, bổ trợ cho nhau như ADMM, ARF, EAS.

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Giám đốc Học viện Ngoại giao, ông Đặng Đình Quý cho rằng các nguy cơ và thách thức mà các đại biểu đã thảo luận trong 2 ngày của cuộc họp không phải là vấn đề mới nhưng những thay đổi trong môi trường khu vực và quốc tế đã làm cho những vấn đề này mang những tính chất mới, vừa đưa đến những thách thức và cả những cơ hội mới cho khu vực. Chính vì vậy mà các cơ chế đối thoại và hợp tác như CSCAP đóng vai trò quan trọng để giúp các chính phủ, các học giả, chuyên gia trong khu vực phản ánh tình hình khu vực một cách tốt hơn, đóng góp có hiệu quả hơn vào thúc đẩy hợp tác và đề xuất các chính sách và hành động đối với tất cả các bên liên quan.

Ông Quý cho rằng, cuộc họp này cho thấy những nguy cơ và thách thức mà khu vực đang đối mặt rất lớn; Nhưng cơ hội hợp tác cũng nhiều và hoàn toàn khả thi; Từ vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh hàng hải, đến an ninh nguồn nước và an ninh mạng, các quốc gia trong khu vực đều có thể xây dựng được các cơ chế đối thoại và hợp tác để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác. Điều cần thiết là các quốc gia cần có thái độ cởi mở, cầu thị, linh hoạt và một chút sáng tạo.

Những phát triển gần đây ở Bali, từ việc chấp nhận Nhóm các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an P5 tham gia Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANFWZ), đến thỏa thuận của các bên đồng lòng thực hiện tốt Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và bắt đầu việc đối thoại xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) đều là những minh chứng rằng việc hợp tác là khả thi và ASEAN vẫn đang hoạt động rất hiệu quả, tiếp tục đóng trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cấu trúc an ninh khu vực đang định hình. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN không phải là một điều ảo tưởng, mà là nỗ lực của ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực thừa nhận và ủng hộ rộng rãi hơn.

(con tiep)

vinhtruong
06-25-2014, 01:34 PM
Căn-cứ vào Hiệp định Genève 1954, chỉ có Hoa Kỳ độc nhứt hàm ý sẽ thống nhứt Việt Nam vào ngày 30/4/1975, nhưng HK phải gây chiến lần 2 cho America-first rồi sẽ thống nhứt sau; nên trước khi đem quân Mỹ qua tham chiến với 3 đáp số định kiến (axiom) rõ rệt ... mà tác giả 2 tác phẫm "The New Legion" cua Vinh Truong đã đưa ra 3 đáp số dưới đây:

-1) Không bao giờ có 1 chính phủ hợp pháp không cộng sản tại Saigon (phải bức tử VNCH)- [ There was never a legitimate non-communist government in Saigon [dissolution GVN]

-2) Nước MỸ không có ly do chính đáng để dính vào nội tình VN (phải ngụy tạo "Vịnh Bắc Việt" để trả đủa)- [ The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs [Tonkin Accident]

-3) MỸ không thể thắng cuộc chiến với bất cứ hoàn cảnh nào. (MỸ rút lui danh dự 1973) - [ The US could not have won the war under any circumstances [US troops honorable withdraw 1973]

Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa cũng như chính danh nước THQG (Chỉ còn tên đảo Đài Loan) qua "đình kiến" [axiom-1], để cho Hà Nội chiếm cả nước. Nhưng thật ra Hoa Kỳ đã tạo nên “sự thống nhứt Việt Nam” (nên đọc bài: Skull and Bones chọn ngày Quốc Khánh 30/4 cho VN; Started by vinhtruong, 04-15-2012 06:27 PM), chỏi lại lời chống quyết-liệt để tránh nguy cơ chiến tranh là tình trạng chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève 1954 chia đôi Băc/Nam. Nhưng đây là những việc Mỹ nhúng sâu không tốt gì cho hành động đẫm máu trong cuộc chiến nầy, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt nầy, vì “Sự tự do nào cũng phải trả giá” Thế nên chúng ta đừng ngạc nhiền gì báo chí Mỹ bươi móc nói xấu VNCH, War Industries Board đả bỏ ra số tiền khổng lồ để đả phá VNCH qua "phong trào phản chiến", nhưng trong tài liệu mật thì cho là Liên Xô tạo dựng phong trào phản chiến khắp thế giới nhưng bằng dollar MỸ bỏ ra cho chiến dịch "Truyền Thông Văn Hóa" Và hiện nay tới phiên Việt Cộng cũng bị chiến dịch "Truyền Thông Văn Hóa" do trung úy phản chiến John Kerry trở cờ, trở thành Bonesman BTNG làm cho cộng sản nhức nhối từng tế bào nảo bộ cộng sản

Đầu thập niên 1970s chiếu theo tu chánh án “Cooper-Church” Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt; Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, nhưng với điều kiện phải "thay đổi quốc kỳ" như Việt Nam, và Triều Tiên sau khi thống nhứt!

Phải thống nhứt trong một trật tự an toàn thế giới (The New World Order) thông thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng, như vừa rồi con cò mồi Luật sư Cù Huy Hà Vủ cùng với nhà tiên tri Trần Dần cũng đoán như vậy, riêng tác-giả thêm link http://www.truclamyentu.info/...onli...n-luoc-eurasia...
Thư-Viện Hoa Sen Online, Thư-Viện Bồ Đề Online, Trương-văn-Vinh ... (overhauling the damage control and roll-back 2010-2020) ... nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về “nhân-sinh quan” và “vũ-trụ quan” đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan

Cù Huy Hà Vủ: “Không chống đảng, nhưng phải có đa đảng vì ích lợi cho nền “dân chủ pháp trị”. Tài liệu cũng cho thấy Trung Quộc đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Mafia Việt Nam (đội lốt Cộng Sản) chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đả tạo nên sự thống nhứt Việt Nam như lời chống mãnh liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève-54 chia đôi VN giữa đại tướng Pháp Deltheil và Thủ tướng Việt Minh, Tạ Quang Bửu đồng ký; Nhưng đây là những việc làm không tốt gì cho hành động đẩm máu của Mỹ trong cuộc chiến, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt nầy, vì “Freedom is not for free”.

Và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Quốc tạo ảnh hưởng với tham vọng vào cái bẫy “dầu-khí”. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nhóm phản tình báo Mỹ như Jane Fonda, trung úy phản chiến John F Kerry quyết liệt thuyết phục Hà Nội nên qua Paris nhận sự đầu hàng của Mỹ về trận Ðiện Biên Phủ trên không, vì đã bắn hết trên 1.300 hoả tiễn SAM và không còn gì trong tay. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay; Nhưng thật ra trên 14 triệu tấn Bom đạn cũng vừa đủ để tái thiết hậu chiến theo định luật Malthus, như hiện nay nhà cao từng mọc lởm chởm khắp nước, đường xá cầu cống được mở mang, Hoa Kỳ áp dụng Tam Quốc Chí và Lưu Bình Dương Lễ tân thời cho TQ và VN

Cũng vì chính sách gài bẩy nầy và để hợp thức hoá phương thức COC trên thềm lục địa đang bị tranh chấp và buộc TQ phải thi hành đứng đắn những điều khoản mà một thành viên LHQ phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nên tháng Giêng năm 1974, như vào cái bẫy, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu (chỉ vì nhân đạo thôi) thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông? Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này với mục đích gì ? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì Theo hiền-triết W. Brayant đã nói: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy!” Những bí mật lịch-sử mà họ cố tình che giấu hay bóp méo, rồi sẽ xuất hiện nguyên hình khi thế hệ liên quan đến cuộc chiến 50 năm trước đây không còn nữa; Vì chẳng có gì che dấu mà không được tỏ lộ, cũng chẳng có gì bí-ẩn mà không được đưa ra ánh-sáng; ai làm đều ác thì ghét ánh-sáng, để các việc họ làm khỏi bị nguyền rủa. Chúng ta, những kẻ sống với sự thật, thì hãy đến cùng ánh-sáng, để thiên-hạ thấy rõ các việc làm của họ đã bị đưa ra dưới ánh-sáng. Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Ðối với cá nhân tôi, đó là một bí ẩn và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng ta: Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời! Vì tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rỏ ràng là như vậy “Đây là một chiến thắng thầm lặng hay một sự thất bại nhục-nhã?” Đồng thời tôi tin tưởng mãnh liệt vào thế hệ thứ Ba, sẽ xuất hiện nhiều sử gia đồng nhứt cho lịch sử; “Không có Sử gia, sự thật sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối”.

Trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, hai cuốn “The New Legion” Vinh Truong cùng Văn-Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác có thật thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa. Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội, Ông từng là nhân viên của RAND Corporation; Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand Hanch cho 36 công ty sản xuất chất độc màu da cam, Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ. Họ viết vì lương tâm tôn trọng tính trung thực lịch sử.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ, Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng; Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự; Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin, axiom-2: ngụy tạo Hà Nội khiêu khích để trả đũa) .

Năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam thì Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ Đà-Nẳng. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng; Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944) một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008).

Làm việc ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copies) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết; Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers; Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam. Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers.

Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ, Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần; Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett; Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ.

Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính, riêng về vụ Watergate: "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật” đây là hình thức PG hù doạ, khủng bố một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải “chai mặt” để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực, và áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act (commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct) với 2 mục tiêu:

- (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, Prescott Bush, chủ tịch WIB: vì tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh triệt tiêu các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích

- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha, George H W Bush thực thi axiom-1, bức tử miền nam nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả … để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ) Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất như TT Nguyễn Văn Thiệu đả nói: “Làm kẻ thù với Mỹ thì dễ, nhưng làm bạn với Mỹ thì khó”

Để kết luận: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.

Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ, TQ bị dụ hay buộc phải làm như vậy vì không còn con đường nào khác? Tôi đưa ra ý kiến như vậy không biết trúng hay trật vì có nhiều trường phái yếu bóng vía cho rằng: Việt Nam sắp có Pass Port bằng tiếng Tàu … Nói tóm lại, chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoa Kỳ đang thực thi để chuộc lại tội lổi đối với Việt Nam, đồng thời cũng phải keo sơn với VN vì muốn độc quyền nguồn dầu hoả - Biển Đông sẽ giải quyết trước 2015 “VN làm chủ, TQ khai thác, Mỹ độc quyền bán sản phẩm”

quandaohoangsa
06-26-2014, 03:56 AM
Biển Đông sẽ giải quyết trước 2015 “VN làm chủ, TQ khai thác, Mỹ độc quyền bán sản phẩm”
Còn về những đảo Hoàng Sa thì sao Bác vinhtruong ? Bác nghĩ có bao nhiêu phầm trăm khả thi VN sẽ lấy lại được và khi nào ?

vinhtruong
06-26-2014, 04:21 AM
Độc chiêu của Bonesman Kerry về Truyền Thông "Mass Media"

Trả lời bạn quandaohoangsa, nên Xem đoạn cuối của bài "Siêu Chiến Lược Eurasia 1920-2020" ở trang Thời Sự Vinhtruong. Ngay đọan kết Eurasia-1 chia TQ ra nhiều tiểu quốc Cộng Hòa y-chang 8 nước Cộng Hòa Liên Xô tách ra và được Secret Society ân cần mời mọc ban cho "Tối Huệ Quốc" (The Freedom Support Act)

Trước hết, tác giả viết sơ qua giai đoạn chiến tranh, decent interval bàn giao "chuyễn tiếp" từ 1960-1969 cho học tập quen việc. Từ thế hệ thứ 1 (W. A. Harriman) qua thế hệ thứ 2 (George H W Bush) đãm nhận Thủ lảnh Skull & Bones 322. Trong giai đoạn chuyển tiếp ấy có một biến cố "động trời" là phải lấy máu thanh tóan TT Diệm trước rồi TT Kennedy sau để bằng mọi giá phải hòan thành cho bằng được CIP (Counter Insurgency Plan) là đem quân tác chiến My qua VN... với 3 đáp số ở bài vừa viết ở trên (đình kiến = axiom)

Dưới đây là các Links như là nguồn dẫn chứng:
- (Vietnam War by Vinh Truong | 9781426926662 | Paperback ... www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/1022002192?ean=... Harriman took up residence in the ... As for young George H W Bush will take over as acted manager ... Excerpted from VIETNAM-WAR by Vinh Van Truong ...)

- (John Kerry was a war hero, but for which side?
hoiquanphidung.com/showthread.php?9898-John-Kerry-was-a-war-hero... 9 replies since February 2013 ... by Vinh Truong ‘War Hero’ Who ... in North Vietnam and often marched over 100 days ... chính là W. Averell Harriman và George H W Bush đã ...)

- (Ðầu mối 2 cái chết của TT Diệm/Kennedy
hoiquanphidung.com/showthread.php?4359-Ðầu-mối-2-cái-chết... 4 replies from October 2010 to November 2013... (http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, ... As for young George H W Bush will take over as acted ... - Vietnam War by Vinh Truong ...

- (Vietnam War by Vinh Truong | 9781426927447 | Paperback ...
www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/1022149605?ean=... ... Republican George H W Bush, ... Because the War-Architect Harriman who protected this Route 559 at ... Excerpted from VIETNAM-WAR by Vinh Truong …)

Thủ lãnh Skull & Bones 322 thứ BA đang ngự trị thế giới
Qua mấy Links trên, các bạn đã có ít khái niệm về Thủ lảnh Skull & Bones thế hệ-1, 2 và bây giờ qua mưu sĩ ranh mảnh của John F Kerry thế hệ thứ 3. Từ "đi đêm" với Hà Nội và cố vấn cho Lê Đức Thọ không được đầu hàng dù có bị B-52 bình địa khu Khâm Thiên mà 2 tài tử Jane Fonda và ca sĩ vọng cổ (American actress Jane Fonda, America-folk singer Joan Baez- In late 2011, workers in Hanoi that were restoring the hotel discovered the infamous underground bunker that once housed Joan Baez, Jane Fonda, and other anti-war activists during the Vietnam era. An 82-year-old Vietnamese doctor who was trapped in the bunker with Baez during the 1972 Christmas bombings reported that she sang songs to raise the spirits of the people sheltered there.)
Những nhân vật chịu cảnh "khổ nhục kế" nầy khuyên Hà Nội đã, đang, và sẽ có 3 cuộc chiến Victories ĐBP trên Bộ, trên Không, và trên Biễn

- (Joan Baez Vietnam Visit To Bunker That Saved Her Life
www.inquisitr.com/611846/joan-baez-vietnam-visit-to-bunker-that...The once-controversial 72-year-old folk singer and one-time Bob Dylan ... that once housed Joan Baez, Jane Fonda, ... that Baez and other stars like Fonda had ...)

Khi Bonesman Kerry nhận lảnh trách vụ BTNG (như tôi đã đoán chắc nịch trước 2012) công cụ Nguyễn Tấn Dũng phải NỊNH là thả ngay người My gốc Việt Nguyễn Quốc Quân đảng khủng bố Việt Tân và luật sư Lê Công Định nhóm Fulbright liền vào dịp Bonesman Kerry nhận chức BTNG, 01/02/2013.
Chưa hài lòng mà phải bắt nhốt thật nhiều tù nhân lương tâm gắp đôi năm 2012, làm cho người Việt không hiểu gì cả, hỏa mù trong đau thương... và đến khi thả theo kiểu Kerry's check list thấy vui hơn. Theo "Ý Kinh Dị" của John F Kerry là một cuộc chiến muốn nổi tiếng phải có số người chết thật nhiều như Waterloo, ĐBP, Lam Sơn 719 nhưng kẹt không chụp được hàng ngàn tù binh VNCH để chở lên xe Molotova do liên công ty MỸ/Xô (Ford/Gorkey) sản xuất vì kẹt tác giả Vinhtruong đã làm bể kế hoặch... xem bài post trên diển đàn HQPD)

Bonesman Kerry xúi công cụ Nguyễn Tấn Dũng phải chế ra cái luật "gà mờ" muốn hiểu sao cũng được, mục đích bắt cho thật nhiều và mướn xã hội đen đánh người dân trào máu đến khi thả mới vui hơn, cũng như bắt Trương Tấn Sang phải đưa bản photo-copy trong khi Obama có bản chánh thư HCM gởi cho TT Truman, trao cho TT Obama làm quà giao tiệp. Tuy nhiên TT Obama đã được Kerry thông báo trước nên không "SAY GET OUT"

Bây giờ bạn đọc nội dung điều 258, bất cứ ai cũng thấy rất mơ hồ! Tại sao luật pháp mà lại mơ hồ? Thật dễ hiểu, tại vì nhà cầm quyền csVN muốn như vậy để dễ kết tội, dễ tăng tội hay dễ trấn áp quần chúng nhằm độc quyền cai trị, do đó nhiều công dân Việt Nam đã phát biểu như sau: “Bây giờ công an không dùng điều 88 hay 79 bắt người mà chuyển sang điều 258… Điều 258 quy định nhiều khi mơ hồ, chuyện áp dụng một cách không đúng, nghịch tính nhiều, không được chính xác lắm”
Kèm theo sự tăng tốc độ trấn áp với điều 258. Ngày 15/07/2013 nhà nước csVN còn ra “Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” – Nghị định này là công cụ phục vụ điều 258 để nhà tù đông hơn và sự trần áp những người xử dụng Internet một cách quyết liệt hơn.

Yale/Bonesman/Kerry là "thằng khùng chính trị" nhưng vô cùng hiệu nghiệm ít ra làm cho mọi người đang sống trong thế giới bấn loạn (World paranoid) về chính trị nên võ đoán sai bét ...?!?!?!
Về giàn khoan HD-981: Quốc hội Việt Nam không ra nghị quyết dù lên án Trung Quốc quyết liêt. Kết thúc kỳ họp thứ Bảy vào hôm kia, 24/06/2014, Quốc hội Việt Nam, qua phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đã công khai "lên án" việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng Biển Đông của Việt Nam. Tuy nhiên Quốc hội đã không ra hẳn một nghị quyết, hay một tuyên bố riêng biệt về Biển Đông, cho dù đã có nhiều lời kêu gọi được đưa ra trong thời gian gần đây.
Trong bài phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã tố cáo "ý đồ lấn chiếm Biển Đông" của Trung Quốc khi nước này cho "hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Đối với ông Nguyễn Sinh Hùng, thì: "Độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng".
Theo ông Hùng, hành động của Trung Quốc không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và các quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký kết với ASEAN và Việt Nam. Trên căn bản đó, các Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã "mạnh mẽ lên án hành động sai trái của Trung Quốc".
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không được có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Về nội dung, phát biểu của người đứng đầu của Quốc hội Việt Nam rất cứng rắn, tương tự với nhiều tuyên bố trong thời gian gần đây của TT Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, về mặt hình thức, lời lên án Trung Quốc lại được lồng vào bên trong bài phát biểu bế mạc, những giải thích kể trên đã được nêu ra nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông thì tôi tin rằng người dân Việt sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang... Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: "Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng cho mất công".

Chung quy, nó cũng giống y-chang như Đại hội 9, theo Kerry's check-list "tứ trụ" không có "tư cách" vì là cộng sản bán nước, đã có những cam kết ngầm vơi TQ về hội nghị Thành đô, nên không được quyền có y kiến, chỉ có người dân Việt mới có y kiến sau khi người dân tự đứng lên giành lại chính quyền theo Kerry's check-list trong một ngày rất gần, xuống đường để lật đổ chế độ do quân đội ra tay như những bài trước tôi đã viết

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
07-06-2014, 12:50 PM
Trước giai đoạn "roll back" 2010, TQ tha hồ dương oai diệu võ hù doạ các nước nhược tiểu, tuyên bố vung-vít Biển Nam Hải là quyền lợi cốt lõi, đe doạ dùng vũ khí tối tân để tiêu diệt HKMH Mỹ, đe doạ Mỹ dám vào ao nhà Hoàng Hải tập trận, Mỹ không được quyền đụng đến Biển Đông vì ở xa, cũng không nên làm thêm phức tạp tình hình của những nước ĐNÁ, còn đối những nước nhỏ thì dở giọng côn-đồ đe doạ … tất cả những biến cố sự kiện nầy đều có trong dự mưu lịch trình Eurasian nhưng phải đợi đến 10 năm sau cùng (1920-2020) Mỹ mới có thái độ cho biết thế nào là sống cho phải đạo: “Đã nghèo khó được giúp đỡ chưa chi đã lên mặt!” Thế là bắt đầu 2010, một loạt sự kiện kiên quyết của Mỹ làm cho TQ phải co rút lại như con Đĩa phải Vôi, báo hại người Việt nhẹ bóng vía teo Bougie, sợ Cọp sợ cả cứt Cọp có nghĩa là sợ luôn TQ từ ngàn xưa tới nay.

Vừa qua, tuy Hoa Kỳ vẫn bảo Vệ Bonesman Nguyễn Tấn Dũng y chang như "6-Búa" Lê Đức Thọ để lần lần huyền biến thành VNCH mà không phải nổ một tiếng súng, trái lại còn kiếm được một số tiền lớn tham nhũng của những tên chóp-bu Mafia (mà có người gọi là tư bản Đỏ) đang nằm trong ngân hàng, và lịch sử không muốn Mỹ phải tắm máu một lần nữa tại VN như thế kỷ vừa qua. Mỹ sẽ áp lực TQ đích thân giải quyết VN và Triều-Tiên theo ý Mỹ, Miến Điện và Trung đông sẽ được Mỹ nhúng tay vào cho trật tự thế giới mới (New World Order) bắt đầu 10 năm sau cùng Eurasia-1 (2010-2020)

“Nói tóm lại TQ bị bao vây chỉ còn con đường vào gọng kềm quỹ đạo của Mỹ”.

Theo thế chiến lược toàn cầu Âu-Á [Eurasian] của W.A Harriman: "Về lâu về dài [Hoa Kỳ] không thể mãi mãi để Trung Quốc nằm bên ngoài cộng đồng các quốc gia [LHQ] để nghiền ngẫm sự hoang tưởng, ôm ấp hận thù và đe dọa các nước láng giềng". Đó là lý do phải cách chức Tư Lệnh TBD của Tướng Mac Arthur hiếu chiến. Và chuẩn bị việc giải vây và kéo Trung Quốc ra khỏi tình trạng bế quan toả cảng, để sẽ đứng cùng phe với Hoa Kỳ làm cân bằng thế mạnh của Liên Bang Liên Xô đang thời kỳ có thể vượt qua Hoa Kỳ. Vả lại, mục đích của Siêu Chính Phủ (Permanent Government) là giải toả tình trạng cô lập của quốc gia đông dân nhất địa cầu - khi đó có hơn 500 triệu dân - hầu lập thế liên minh Mỹ-Hoa trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Xô Viết, tạo nên cái thế liên hoàn “Tam Quốc Chí” tân thời, nhưng đặc biệt Hoa Kỳ ở vị thế thượng phong là có quyền chọn bạn và kẻ thù, với châm ngôn: “Hoa Kỳ không bao giờ có người bạn lâu đời, cũng như kẻ thù truyền kiếp” Quyền lợi America First trên hết, và quyền lợi xác định thế liên minh.
Người viết có một suy nghĩ, William Averell Harriman là một Gia Cát Lượng hoàn-vũ, và bỏ xa trong hạn hẹp của nội địa nước Tàu, độc giả có thể tìm thấy sách trong Internet “The Wise-Men”: Six Friends and the World They Made 1986 của 2 đồng tác giả Walter Isaacson và Evan Thomas, nhưng phải đợi vị thủ lãnh Harriman nầy qua đời ngày 26/7/1986 thì cuốn sách nầy mới được in ra. Có một chiếc hình nhạy cảm “Harriman nhe răng bắt tay Mac Arthur” chỉ được lộ ra vào đúng 50 năm Anniversary of the Korea War (1950-53)-(2000-03). Người viết tự suy diễn trong khi bắt tay nhe răng trắng xát cười “Tao sẽ lột chức mầy cho chừa cái tật ỷ là tướng tài ra trước Quốc Hội đòi dội Bom nguyên tử giải phóng lục địa” (Hình Volume-1, trang 41, THE NEW LEGION) Và đến 2023, Hoa kỳ cũng kỷ niệm y chang, chỉ khác dòng chữ là 50 years Anniversary of Vietnam War (1965-73)-(2015-23) nhưng lần nầy chắc hình bắt tay Mao-Nixon 1972.

Vì mục tiêu trên, SCP phải thành công mỹ mãn, với cái giá là đẩy một đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ra khỏi chiếc ghế Liên hiệp quốc và cách chức Tư Lệnh Chiến trường Mac Arthur, kế đến là tướng Westmoreland để khai tử chế độ VNCH. Vì thế cho nên, về mặt “nổi” cái gọi là đồng minh nam VN, "tiền đồn thế giới tự do" là Việt Nam Cộng Hoà, phải bị đẩy xuống biển – Câu chuyện ấy khiến người ta cần nhìn lại để còn nhìn tới, là Giáo sư danh dự về kinh tế học tại Howard University ở thủ đô Hoa Kỳ, ông Nguyễn Tiến Hưng từng làm Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà. Khi miền Nam hấp hối, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao cho các mật thư cam kết của Tổng thống Nixon và phái đi vận động viện trợ của Hoa Kỳ mà không thành. Vì cái Permanent Government nầy đã có kế hoạch đánh mất giá trị của các bức thư đó bằng vụ tai-tiếng Watergate theo lộ đồ của kế hoạch đã được thiết kế tỉ mỉ trước đó bởi Richard Helms trùm tình báo của Secret Society

Trong hai tuyển tập Vietnam War: "The New Legion" đã cung cấp thêm những văn kiện đã được Hoa Kỳ giải mật hoặc được tác giả sưu tập và kết hợp thành một chuỗi dài của bi thảm kịch 10.000 ngày, nhưng là một màn diễn phụ của vở bi-kịch 100 năm (1920-2020) nhầm trong tầm nhìn để đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát ông Diệm-Nhu tháng 11/1963 là sự kiện cột mốc (Decent Interval) giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" chấm dứt cuộc chiến nửa nạc nửa mỡ giữa quân đội Mỹ-Việt. Cuộc xung đột giai đoạn 1964 nhầm vào định kiến-2 (axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs, nên bằng mọi giá phải tạo dựng sự kiện Vịnh Bắc Việt để có cớ “trả-đũa”, không tuyên chiến để về sau rút lui danh dự nghe thuận lá nhĩ hơn).
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật Ngô Đình Diệm vẫn được ít người hiểu đúng; Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam) Họ đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963. Nếu được độc lập quyết định chính sách thì Cộng Sản như trong ao cá bị dẫy chết khi trong ao không còn nước qua Quốc sách “Ấp Chiến Lược” kềm theo “Chiêu Hồi”.

Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Ông Diệm làm, nhưng vẫn thật khó để hiểu ông ta là ai; Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm ngày 2 tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" cuộc xung đột giai đoạn 1964-65 (1964 Tonkin Incident, 1965 Mỹ đổ bộ Đà-Nẳng) Vì theo phản tình báo CIA và KGB đã hoàn thành sau đại hội đảng thứ 15 vào tháng Tư 1959, trong năm ấy, phía Hà Nội đã theo lệnh KGB cách ly HCM, đưa Lê Duẩn về làm Quyền Tổng Bí Thư và Lê Đức Thọ vào nam thay thế Duẩn, riêng Mai Chí Thọ là con hùm xám, ngày ngày theo dõi HCM tưới cây Vú Sữa miền nam. Phiá Hà Nội thành lập 3 Đoàn trong năm 1959, Đoàn 559, 759, và 959 chuẩn bị năm tới 1960 thành lập MTGPMN, đồng thời Liên Xô rút hết cố vấn về nước. Thế là phía Mỹ cho ra đời sách lược Commando Vaught và huy chương Vietnam War Chiến Dịch Bội Tinh để cho quân tác chiến Mỹ sẽ qua tập trận, trừ Xa lộ Harriman (đường mòn Hồ).

Thoạt nhìn qua, mỗi cách nhìn kể trên đều có vẻ khả tín, nhưng khi xem xét kỹ, rõ là tất cả chúng chỉ bị bóp méo cho một mục tiêu nào đó hơn là tiết lộ bản chất nhân vật kể cả phía ông HCM; Sự thật hai Cụ chỉ là công-cụ của Mỹ hay là một trái Cam khi vắt hết nước rồi thì liệng vào thùng rác

Theo tôi, ngoài Cụ Diệm ra so với Cụ Hồ, với cái nhìn công bằng trong con mắt của sử gia hậu cận đại, xuyên qua đối chứng các tài liệu có thật dính-dấp với liên hệ thực tế, nhìn một cách công bằng hơn và nếu chưa xét đến cách thức giành quyền lực thì cái chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) do cụ HCM góp phần lớn dựng lên đã có giai đoạn đầu đi theo xu thế dân-chủ. Trong giai đoạn đó cụ Hồ đã đồng ý hợp tác với các đảng phái quốc gia khác như Việt Quốc, Việt Cách để thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời VNDCCH, đã tổ chức bầu cử thành lập cơ quan lập pháp theo thể thức phổ thông đầu phiếu, tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái khác nhau, đã thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp và đặc biệt là nội dung của Hiến pháp 1946, hoàn toàn sao y theo bản thảo Hoa Kỳ với mong ước nước nầy có dư thừa quyền hạn bảo vệ VN như Philippines, dù còn thiếu sót, đã xác lập được một số nguyên tắc dân chủ cơ bản cho thể chế chính trị và xác định trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ một số quyền cơ bản của con người của thể chế chính trị. Cho dù giai đoạn đó là rất ngắn chưa đầy 1 năm, nếu kể từ ngày thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời VNDCCH (1/1/1946) cho đến ngày Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua (9/11/1946) và nếu tạm chưa xét đến các cách thức cạnh tranh của Việt Minh với các đảng phái quốc gia khác, nhưng khó có thể phủ nhận chính thể VNDCCH lúc đó đã tạo dựng được một số định chế cơ bản của dân chủ.
Chỉ sau giai đoạn đó hình thể VNDCCH (vẫn do cụ Hồ đứng đầu, nhưng không có cụ) mỗi ngày càng mất dần đi tính dân chủ và sau đó hoàn toàn trở thành một chính thể độc tài kiểu toàn trị cộng sản, nhưng thực sự trục ma-quỹ đã áp đặt đây là một chính thể toàn trị Mafia nhưng bao quanh lớp võ bề ngoài bằng Cộng Sản để cho thế giới biết mục tiêu mà lên án hầu quên đi cái thế lực ghê gớm sau hậu trường Mỹ (The Harrimans and Bushes). Ðại hội đảng 15, tháng 4/1959 đánh dấu ngày công cụ Mafia Lê Ðức Thọ lên nắm chính quyền và HCM đi vào bóng tối, bằng cách chỉ định Lê Duẩn từ trong nam về Hà Nội làm quyền Tổng bí thư.

Theo tôi, từ lúc nầy, (decent interval) cột mốc rõ nhất cho sự phi dân chủ hóa để trở thành độc tài toàn trị cộng sản của chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một cái tên rất dân chủ, là việc Đảng Lao Động Việt Nam phát động Cải cách ruộng đất theo huấn thị của Mao, được cụ Hồ gọi là cuộc “cách mạng long trời lở đất”, vào năm 1953. Bao trùm toàn bộ cuộc “cách mạng” này là sự tùy tiện của chính phủ cụ Hồ trong việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu gia sản đối với hàng trăm nghìn người Việt Nam. Các thủ tục tư pháp thông thường đã có từ thời thực dân Pháp hay các qui định phải tôn trọng pháp luật và quyền con người đã được ghi trong Hiến pháp 1946 đều không được đếm xỉa nữa trong Cải cách ruộng đất vì phải nghe theo sự chỉ giáo của Mao. Làm sao Cụ Hồ biết được Mao được tình báo Mỹ giúp đở ngầm ý bắt cóc áp-tải Tưởng Giới Thạch và phe phái ra đảo Ðài Loan bằng phi đội CAT của CIA vừa thành lập; Mục đích để cho Mao thống nhứt lục địa có điều kiện chia 2 nước Triều Tiên và VN để cho Mỹ có cơ hội khuấy động chiến tranh hòng tiêu thụ số lớn vũ khí thặng dư hồi thế chiến-2 còn tồn kho, đồng thời biến 2 nơi nầy thành 2 bãi chiến trường theo dư mưu của chiến lược gia George Kennan, và đương kiêm Ðại sứ Mỹ tại Liên-Xô, William Averell Harriman, liên kết với chương trình “Aid to Russia 1941-1946 Plan” sau khi Mỹ và LX bắt được một mớ nhà bác-học Ðức, việc ưu-tiên một cho quốc phòng là lấy chiến tranh Triều Tiên để thí nghiệm ưu tiên vũ-khí quốc phòng qua thế-hệ phản lực (Nga: Mig 15, 17 và Mỹ: F-84, 86) còn Việt Nam qua kỹ nghệ Hàng Không Dân Dụng như Boeing và Trực thăng phản lực. Vì thế Mỹ không có con đường nào khác, bắt buộc phải loại bỏ hai Cụ Diệm và Hồ (vì hai cụ là bạn của Mỹ chớ không phải người của Mỹ) cho mục tiêu sống còn của tư bản Mỹ (War Industries Board).

Theo tôi việc đánh giá cụ Hồ một cách toàn diện còn là một việc không dễ dàng và rất dễ gây tranh cãi, bất hòa bởi các thông tin về cụ Hồ chưa được bạch hóa một cách rộng rãi và nhiều người vẫn giữ nếp nghĩ theo lối duy cảm, tôn sùng thần tượng. Nhiều thông tin về cụ Hồ còn mơ hồ và ngay bản thân cụ Hồ khi sinh thời lại rất kín đáo về quá trình hoạt động và về đời tư của cụ. Chẳng hạn như ngay ngày sinh, nơi chôn nhau cắt rốn hay ông nội của cụ là ai vẫn là một vấn đề tranh cãi. Ở đây tôi chỉ muốn xét riêng dưới góc độ dân chủ và chỉ căn cứ vào những sự kiện đã rõ ràng thì tôi cho rằng cụ Hồ không phải là một chính trị gia không có lý tưởng dân chủ. Chỉ cần căn cứ vào một số sự kiện và chính sách của chính phủ VNDCCH khi cụ Hồ cầm quyền từ 1946 đến khi Cụ Hồ bị bọn Mafia Lê Ðức Thọ tháng 4/1959 thì chúng ta có thể thấy rõ. Tứ 1959 Mỹ dựng lên một bạo-quyền đặc-chế siêu Mafia và cương quyết bảo vệ sự bền vững của chế độ thảo-khấu nầy cho đến khi CIA tạo ra cuốn DVD sự thật về HCM, đây là điểm mốc giựt xập bức tường thép mà bấy lâu nay ÐCSVN dựa dẫm … để dần-dà thật sự xây dựng một nước VNCH hoàn toàn theo Mỹ.

-Thứ nhất, sau khi Cụ bị tước hết quyền hành, và nói đến dân chủ là phải nói đến tinh thần tôn trọng ý kiến khác biệt, tôn trọng phe đối lập, phải coi những gì đối lập với mình là sự tồn tại tự nhiên và cần thiết. Tự nhiên là vì không có một xã hội nào mà tất cả mọi người đều có cùng một ý kiến trên cùng một vấn đề: Cần thiết là vì đối lập giúp cho mỗi người ít nhất cũng giảm được khả năng sai lầm, ngộ nhận hay tự phụ. Nhưng bất hạnh thay chính phủ của cụ Hồ nhưng không có Cụ Hồ, cuối cùng đã không để cho một thành phần đối lập hay một đảng đối lập nào có thể tồn tại. Riêng Đảng Dân chủ hay Đảng Xã hội, những đảng vẫn tồn tại sau năm 1954 trên miền Bắc, thực chất chỉ là những tổ chức được xáp nhập vào Đảng “Lao-Động” Việt Nam, nó cũng tưa tựa đồng nghĩa với đảng “Cần-Lao” của cụ Diệm, điều nầy chắc không ai hiểu nổi tình báo Mỹ đã sấp-xếp như như vậy cho mưu đồ chính lược. Trên danh nghĩa bị hội nhập vào cái gọi là của cụ Hồ mà thôi, khó ai mà phát hiện được một thế lực ghê gớm đã nhào nắn ra nó để tái phát động chiến tranh

-Thứ hai, cụ Hồ là một trong những người đóng vai trò chính trong việc lập ra Hiến pháp năm 1959 vì áp lực của Tam đầu chế: Ðức Thọ, Chí Thọ, và Lê Duẩn qua cái ách của KGB và CIA cho trò chơi chiến tranh dơ-bẩn qua chương trình CIP/NLF của Mỹ/LX. Vì thế, bản Hiến pháp 1959 không chỉ được thiết lập một cách vi hiến do cái thế lực ma quỷ nầy (theo qui định của bản Hiến pháp 1946) mà còn xóa đi hết tinh thần tiến bộ và dân chủ đã có trong bản Hiến pháp 1946 do chính cụ Hồ ôm-ấp, mục đích để trục ma-quỷ khuấy động lại chiến tranh.

Hiến pháp 1959 đã mở đầu cho tính đảng Mafia trị, tính lãnh-tụ, và tính độc-tài toàn trị trở thành nền tảng cơ bản trong các bản hiến pháp tiếp theo mà theo dự trù chiến lược Mỹ, phải bảo vệ chế độ toàn trị Mafia nầy trong hơn một nửa thế kỷ cho sách lược Eurasian 100 năm. Chính Hiến pháp 1959 đã biến Quốc hội, kể từ đó, trở thành một cơ quan bù nhìn không hơn không kém, một cơ quan cấp dưới của Mafia (nhưng lớp bọc ngoài là Đảng Cộng Sản Việt Nam) nhưng sự thật là đảng Mafia do trục ma-quỷ dựng lên cho chúng dựa-dẫm núp dưới bức tường thép HCM, cho dù cụ Hồ chết, Lê Đức Thọ cũng phải để cái ghế trống Chủ tịch đảng chỉ dành riêng duy nhứt cho cụ mà thôi cho đến ngày (decent interval) cuốn DVD ra đời của linh muc Nguyễn Hữu Lễ mới là lúc đập-đổ thần tượng nầy và trả lại tánh trung thực cho lich sử, có nghĩa lật mặt nạ cái bọn đầu Trâu mặt Ngựa siêu Mafia nầy để dần-dà thay vào một chế độ VNCH dân chủ và giàu mạnh tại vùng ÐNÁ. Và cũng chính từ năm 1959, Bộ Tư pháp (một nhánh quyền lực độc lập quan trọng của chế độ dân chủ) bị xóa hẳn cho đến tận năm 1981 mới được lập lại nhưng cũng chỉ là một cơ quan của Đảng Mafia (Cộng Sản Việt Nam thôi).

-Thứ ba, sau khi quyền lực chính trị (ở miền Bắc) đã hoàn toàn do đảng Mafia không còn của cụ Hồ nhưng thật ra trong tay Lê Ðức Thọ nắm giữ thì những quyền tự do cơ bản của dân như quyền ra báo tư nhân, quyền xuất bản tư nhân, quyền hội họp và lập hội mà cụ Hồ đã đòi hỏi thực dân Pháp phải trao đầy đủ hơn cho người dân Việt trước đây cũng dần biến mất hẳn trên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì cụ Hồ làm chủ tịch bù-nhìn. Ngay cả một vấn đề mà chính cụ Hồ là người chắc phải rất thấm thía về ích lợi của nó là tính độc lập và tuân thủ pháp luật của tòa án khi cụ Hồ bị bắt và đưa ra tòa tại Hồng Kông vào năm 1932, chúng ta cũng không thấy cụ Hồ đả động gì đến cũng chỉ vì quyền hạn ở trong tay tam-đầu-chế Mafia nầy, khi diễn ra hàng loạt những vụ tống giam không cần xét xử hoặc xét xử hết sức chiếu lệ các trí thức, nhân sĩ trong các vụ án Nhân văn-Giai phẩm hay vụ án Xét lại chống Đảng, tất cả hành động tàn bạo nầy đều nằm trong tay sinh sát của trùm mật vụ Mai Chí Thọ.

Nhưng có nguồn tin cho rằng HCM đã có lúc bị khống chế hay chịu sức ép của lãnh đạo nước ngoài hay của các đồng sự khác trong Đảng Cộng Sản Việt Nam như Lê Ðức Thọ, Lê Duẩn… chúng ta nên tìm hiểu sự kiện nầy trong Library of Congress!

Nếu giả thuyết đó là đúng thì theo tôi cụ Hồ vẫn còn nguyên quyền và lương tâm để phản đối hay ly khai với những khống chế hay sức ép phi dân chủ đó. Chưa nói đến trách nhiệm của một nguyên thủ quốc gia là phải đặt mục tiêu phụng sự lợi ích dân tộc, đất nước lên hàng đầu; Các lãnh đạo quốc gia có lý tưởng dân chủ và bản lĩnh bao giờ cũng xử sự như thế, nhưng sự thật Cụ Hồ đã bị tước đoạt hết quyền hành, chỉ còn là một người máy biết nói theo những gi bọn Thọ mớm, vì uy-tín trong vấn đề thể hiện qua những cuộc hop ngoại giao. Nhưng chúng ta hầu như chưa bao giờ thấy cụ Hồ phàn nàn gì về quan hệ của cụ với các đồng sự khác trong Đảng Cộng Sản Việt Nam hay với lãnh đạo các nước “anh em’ như Stalin hay Mao Trạch Đông. Do đó giả thuyết trên khó biện hộ hay thuyết phục làm giảm đi trách nhiệm của cụ Hồ trong những hành động tàn nhẫn, phi dân chủ của chính thể VNDCCH. Những sự kiện nầy tôi nghĩ các sử gia hậu cận đại sẽ lý giải rõ hơn cho một nhân vật bị quá nhiều hàm oan nghiệp chướng.

Ông Tống Văn Công, một đảng viên cộng sản lão thành, cựu tổng biên tập báo Lao Động, người đã có nhiều bài viết ủng hộ cho việc cải cách chính trị, trong một bài viết gần đây có trích dẫn câu nói của HCM "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” và cho rằng đây là nội dung cốt lõi về dân chủ mà HCM đã nhấn mạnh. Theo tôi cốt lõi của dân chủ nằm ở chỗ phải xây dựng được các định chế dân chủ (democratic institutions) và bảo đãm cho sự vận hành (practice) các định chế đó được đúng đắn, đầy đủ, không bị cắt xén hay bóp méo nhằm bảo-đảm để những người nắm quyền là những người được lựa chọn từ những người có khả năng nhất trong xã hội và họ phải có trách nhiệm trước xã hội. Nói một cách giản dị là phải tạo ra các công cụ để người dân, người bị trị có thể “đuổi được chính phủ” bất kỳ lúc nào họ muốn. Vậy vấn đề là người dân trước tiên phải nhận thức được và tự tin vào sức mạnh của quyền năng tự có và từng bước đoàn kết, nỗ lực để cùng nhau giành lại các quyền cơ bản từ tay những kẻ cầm quyền độc đoán. Xã hội Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu của sự nhận thức đó và nỗ lực đó rồi, tuy nhiên còn yếu và chưa đủ, nhưng cái gì chả bắt đầu từ ít và yếu như hiện nay tại Việt Nam.

Kính trọng lòng yêu nước của cụ HCM là điều phải có, nhưng tôn thờ thần thánh hoá là không thể bắt buộc mọi người, nhưng phản gián CIA buộc tam-đầu chế nầy phải dựng lên thần tượng HCM để núp dưới hòn đá tảng nầy mà độc tài chuyên chính. Không ai có thể phủ nhận lòng yêu nước của cụ HCM, trong cuộc kháng chiến chống Pháp; nhưng sự độc tài thống trị theo thể chế độc quyền của đảng với thời gian, cho thấy sự sai lầm to lớn, nhưng không thể trách Cu HCM chỉ vì cụ là bù nhìn, ai đem cái gọi là hạt giống Mác Lê cấy vào dân tộc và đất nước VN, nhưng sự thật là một chế độ Mafia chuyên chính do CIA và KGB dựng lên cho cuộc chiến bẩn thỉu. Khởi điểm đó là nguyên nhân chính yếu, để thế lực bên ngoài xen vào chia đôi đất nước ta, gây phân hoá Bắc Nam, tạo nên cảnh huynh đệ tương tàn, xua quân ồ ạt vào Nam, bắn giết đồng bào mình nhân danh “Chống Mỹ Cứu Nước, Giải Phóng Dân Tộc” thật vô cùng khốn nạn cho dân tộc Việt. Lấy chống Pháp chống Mỹ làm bình phong, thủ tiêu thành phần yêu nước không CS, gây phân hoá Bắc Nam cho đất nước, tạo hận thù giai cấp trong cộng đồng dân tộc VN. Tội ác to lớn đó, công cụ gián tiếp của Mỹ là ÐCSVN có thể bưng bít với thành phần trẻ hiện nay, nhưng khó che lấp trước thành phần yêu nước, từng sống trong giai đoạn 1945-54 và suốt hơn 20 năm nội chiến. Chính sự chia rẽ đất nước dân tộc, dẫn đến HS-TS-VN bị CSTQ cưởng chiếm, CSVN chính là đầu mối, dẩn lối đưa đường cho ÐCS/TQ lấn chiếm VN.
Cụ HCM đã là chuyện lịch sử, để lịch sử toàn dân Việt phân định phán xét, không một cá nhân hay đảng phái phê phán mà có được giá trị, kể cả ÐCSVN. Phán xét hay tôn thờ sẽ không còn có giá trị với thời gian, bởi cái gì ngày hôm nay được tung hô có thể ngày mai bi đả-đảo. Vì SỰ THẬT không bao giờ có thể che đậy dưới ánh mặt trời chơn lý; Sự xụp đổ tiêu vong của thế giới CS, sẽ phải đánh giá lại tất cả những gì đã sai lầm trước đây; Những sai lầm mà bắt cả dân tộc VN phải gánh chiụ gần suốt thế kỷ, về lâu về dài với gốc rễ Mác Lê còn mãi ăn sâu. Tuy nhiên nhân vật HCM là nhân vật bí ẩn nên cần tìm hiểu toàn diện trước khi khen chê toàn diện; Chúng ta nói nhiều đến dân chủ quá, lại cứ đi chê cụ Hồ. Ngày xưa cụ ra đi tìm con đường để thực hiện lý tưởng của mình và cụ là con người của hành động, nói là làm, và làm cho tới khi thành công. Mặc dù thành công này theo như mọi người thì phải để lịch sử phán xét. Nhưng còn hơn những kẻ chỉ biết nói suông, nếu chúng ta có lý tưởng thì hãy hành động để thực hiện hóa nó đi, cho nên có người cho rằng cụ HCM được thán-phục không phải vì sự thắng lợi của cụ mà vì sự phản bội của Mỹ! Cái gì cũng có lý do của nó tại sao hiến pháp 1959 phải sửa đổi cho phù hợp với âm mưu của Mỹ muốn khuấy động lại chiến tranh, và muốn có được sự ủng hộ của phe CNXH, Liên Xô và Trung Quốc nếu không có sự ủng hộ đó thì có giải phóng miền nam được không? Tại sao cụ Hồ chỉ nói là sau giải phóng miền nam phải chỉnh đốn đảng vì làm sao cu biết được lúc đó phe XHCN sẽ ủng hộ như trước hay không! Tôi thật thán phục cụ Hồ, một người yêu nước và một vĩ nhân của nhân loại. Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn phong cách sống đơn giản của Phật, tổ chức chặt chẽ của Chúa, tư tưởng xã hội bình đẳng, cuộc chiến chống xâm lăng, trong đường lối xây dựng đất nước và con người VN. Tôi chỉ học được ở cụ HCM là một người rất tài về cơ hội, đây là lúc phải vùng lên để giành cơ hội thay đổi thể chế chính trị cho đất nước được tự do như phương Tây có nghĩa là một nước VNCH y chang hiến pháp của Mỹ mà cụ Hồ đã ấp ủ và bắt chước như khuôn vàng thước ngọc, nhưng tại sao Mỹ không bảo trợ thì chúng ta cũng thừa hiểu vì American First.

Trở về với cụ HCM, thời kỳ 1945 ai ai cũng thán phục cụ Hồ. Người dân trân trọng yêu kính Cụ, mỗi lần chúng ta thời đó vào Bưng Biền thăm người thân và bộ đội cụ Hồ, ai cũng xin cho được bức ảnh cu Hồ. Tôi tự hỏi, tại sao đã đuổi Tây, Nhật mà người Việt vẫn đánh nhau? Tôi tìm hiểu qua sách vở sử liệụ về HCM, phải công nhận cụ ta rất giỏi, nhiều người bật khóc khi nghe những câu chuyện "xúc động" về cụ mặc dù chưa gặp cụ lần nào, nhưng tất cả đều bị nhồi sọ, có thể trên thực tế, cụ chỉ là một con người tầm thường, nhưng chịu dấn thân nằm gai nếm mật tại hang Patpo như đã lỡ lầm theo lệnh của OSS rồi CIA cũng chỉ vì độc lập tự do cho dân Việt, và nhờ truyền thông CS biến cụ thành một vị thánh, nhiều nhà còn thờ Bác trong nhà. Sự việc nầy là CS quá giỏi hay phản gián CIA quá giỏi đã che mắt thế gian một cách thần sầu quỷ khóc. HCM cũng khát vọng muốn nhờ Mỹ giúp để phục hồi độc lập như Philippine, song lúc đó Mỹ cần phải khuấy động lại chiến tranh như tôi đã nêu lý-do ở trên, nên Mỹ thẳng thừng từ chối vì kẹt phải nhờ Pháp gây chiến tranh để tiêu thụ bớt số vũ khí quân dụng thặng dư còn đình đọng quá nhiều và Mỹ cũng muốn đem quân vào Việt Nam để thực thi sách lược CIP rất cần thiết cho sự sống còn của kỹ nghệ quốc phòng WIB.

HCM không còn lựa chọn nào khác hơn là phải ngã theo Cộng Sản theo như ý đồ cũa Permanent Government, rất tiếc HCM liền bị Liên Xô Trung Cộng kềm kẹp cứng ngắc trong xà lim CSCN suốt đời không thể dẫy-dụa được, lỗi của ai? Giờ đây CSCN đã chết và HCM đã mất, dân Việt có dịp tự cởi trói xiềng xích Cộng nô cho chính mình và còn chờ đợi gì nữa mà không hòa hợp hòa giải dân tộc; HCM thật sự thương dân nhưng không biết làm sao ngăn chận vi mình là một nước nhược tiểu bi các nước lớn chèn ép xúi dục phải nhảy vào cuộc chiến tương tàn qua trục ma-quỷ nầy dựng lên một bè lũ Mafia và dựng lên một chính phủ bù nhìn để dấn thân làm công cụ cho bọn chúng. Riêng cụ Hồ không bao giờ để xảy ra chiến tranh, không bao giờ xúi đi "giải phóng" miền Nam bởi như thế sẽ gây ra cuộc chiến chém giết giữa người Việt với nhau. Vì câu tuyên bố qua bút tích “Miền Nam trung lập, độc lập và giàu mạnh” nên cụ HCM mới bị bọn ma-quỷ nầy cách ly, tước hết mọi quyền hành; Cụ cho rằng thà để mạnh miền nào miền nấy phát triển rồi tìm dịp thống nhất trong hòa bình như trước, nên cụ đã ra lệnh rút 100.000 quân về bắc.

Khi cụ Diệm sắp bị lật đổ, cả hai cụ đã toan cùng hiệp thương với hai miền mà có được với Mỹ đâu (như Đông,Tây Đức) hoặc cứ để nguyên vậy như Đài Loan, TQ, Nam, Bắc Triều Tiên còn hơn là dùng chiến tranh để thống nhất đất nước để rồi gây ra những vết thương cho lịch sử dân tộc mà không bao giờ lành. Trước đây "nhờ"có thực dân Pháp nên VN tạm thời thoát khỏi ảnh hưởng của TQ kéo dài hàng ngàn năm, tuy nhiên sau khi đuổi được Pháp, cái ám ảnh ngàn năm của đất nước là TQ lại có lý do trở lại và ngày càng dọa nạt, bắt chẹt, chiêu dụ, lấn ép VN hơn bao giờ hết. Trong những rối rắm bít bùng như thế, đảng lại đem chiêu bài HCM ra gán cho ông những cái tốt mà ông không có để đánh lạc hướng dư luận, xem ra tội nghiệp cho cu Hồ, chết rồi mà cũng không được để cho yên thân.

Nếu mà mọi người đều cảm thấy cụ Hồ là một vĩ-nhân, một thánh nhân, một nhà tư tưởng có giá trị của VN thì đây cũng có thể họ bị lừa bịp bởi CSVN đã thêu dệt, Thần thánh hóa cụ Hồ để đem lợi ích chinh trị đến với tính cách bip bợm và cực kỳ nguy hiểm để làm lợi ích cho CSVN mà thôi! Ðất nước VN người dân thường bị đánh lừa! và kẻ lừa bip thì chẳng ai còn xa lạ! Ðể rồi mới vỡ lẽ! Tôi không theo Cộng Sản, tôi cũng không theo Quốc Gia, tôi không chống ai hết, nhưng tôi biết phân biệt phán đoán: Trên diễn đàn này tôi chỉ nói lên tiếng nói của cá nhân, của sự hiểu biết của tôi. Cho dù tiếng nói của tôi đơn độc thì tôi viết tôi nói cho tôi nghe, có thể cho anh nghe nữa! Tôi viết để tôi đọc, tôi cũng như các sử gia thuộc trường phái hậu-cận-đại, bắt đầu từ 2023, (sau 50 năm người lính chiến Mỹ rời khỏi VN, vào năm nầy tôi đã chết)… Có thể thấy tôi lập dị, nhưng thà lập dị, sống trong mộng ảo hoang tưởng còn hơn là sống trong sự thật, vì sự thật quá phũ phàng, quá tàn nhẫn đau thương… Thà nói chuyện với cây lá cỏ hoa mà thấy mình thanh thản hơn bàn thảo với người chung quanh mình, vì họ chả biết cái đếch gì mà Mỹ đã đặt họ là “Bãi cứt Trâu để lâu hoá bùn”, Họ chết là hết!

vinhtruong
07-09-2014, 01:16 AM
Muốn giải quyết chiến tranh mà không cần tàn phá hay đổ máu, bằng cách nào và bằng cái gì từ vệ tinh bay cùng tốc độ với trái dất (stationary spy satellite project) hay phi thuyền bắn tỏa xuống hàn-âm-khí để làm cho mùa Đông giá lạnh ở Liên-Xô hoàn toàn khô ráo, không ẩm ướt nghĩa là không có tuyết làm cho hột lúa bi freezing đi đến ung thúi…đây có thể là một trong nhiều bí mật chiến tranh siêu vũ khí (hi-tech, đọc giả đừng bắt tôi phải giải thích [ Weather Weaponry By Vinh Truong' S Books - eBay
ebay.com/sch/i.html?_nkw=Weather-Weaponry-By-Vinh-Truong%27-S-Books
Find great deals on eBay on Weather Weaponry By Vinh Truong' S Books. More to explore ] mà không tài nào phát hiện nổi! Vì do vấn đề thiếu lương thực trầm trọng, người Nga hiểu rằng nếu đánh nhau với Mỹ thì thua và chết hết. Trung-Cộng sẽ tràn lên tiến chiếm Tây-Bá-Lợi-Á phì nhiêu đầy tài nguyên thiên nhiên chưa từng được khai thác, Harriman cũng hiểu rằng nếu đánh nhau với Liên-Xô thì hầu như cả Thế-giới sẽ chết hết, chỉ còn người Tàu làm bá chủ Thế-giới. Nga Mỹ tính toán chiến lược thế nào thì vẫn nhìn thấy Trung-Quốc là kẻ thù chung của cả Nga lẫn Mỹ, nó nằm chình ình ra đó trước mắt. Vậy tốt nhất là áp dụng biện pháp Tam-Quốc-Chí tân thời của Tàu, là Nga và Mỹ cùng bắt tay hợp tác, cùng tiêu diệt Trung-Quốc để trừ hậu hoạn, đó là lý do chiến lược gia có tầm cỡ quốc-tế như W.A.Harriman phải viết cho ra hai tác-phẩm: Liên Xô và Hoa kỳ xiết tay nắm giữ an toàn cho vận-mệnh thế giới: Sách-1 “Peace with Russia” Sách-2 “America and Russia a Changing World”.

Còn Trung Quốc Hoa Kỳ không bao giờ dám dùng đến chiến tranh khí tượng sẽ tạo nên thế giới đại loạn ngay mà phải dùng chiến tranh kinh tế cách ly qua không cho TQ gia nhập vào Khối TPP với lý do làm đổ zỏm, làm chết chó mèo nháy theo ăn cắp bản quyền pha chế phẫm cách. Ngày nào đến “đĩnh điễm” hàng TQ nhập khẩu sẽ bị đánh thuế cao thì TQ sẽ xuống kiếp bần hàn ngay. Biễn Đông Secret Society nhào nặn ra với mục tiêu đem TQ xuống sau khi đưa lên đĩnh điểm. TQ chỉ có chết với Mỹ về kịch bản “Biển Đông Nổi Sóng”

Khi cần phải giải thể chế độ CS, Đế-quốc Liên-Xô để cứu nước Nga thì người dân Nga làm một cái rụp, và chỉ cần qua một đêm là thế giới thoát khỏi chiến tranh lạnh và hiểm họa chiến tranh nguyên tử. Còn CS Trung-Quốc thì mãi đến năm 2003 mới chịu công khai giải thể Cộng-Sản nhưng chỉ còn chế độ Tư-Bản Đỏ với chủ trương “Đế-quốc bành trướng công an trị” Còn Viet Nam vì trình độ dân trí còn quá thấp không thể đa đảng ngay sẽ có đẫm máu tức thì mà phải độc đảng Mafia độc tài công an trị một thời gian và biến hoá từ từ (nhưng mặt nổi cứ gọi là chế độ CS để phỉnh gạt một số NVHN, đánh lạc hướng về mục tiêu siêu chiến lược của Mỹ, nếu NVHN có tầm nhìn sâu sắc thì họ sẽ phát hiện ngay: Tại sao NVHN gởi về mỗi năm 6, 7 tỉ dollar, còn người Cuba không được gởi về nước?) và chuyển tiếp từ từ bằng quyền lực nằm gọn trong tay Quốc hội VN để sau cùng thành một nước dân quyền dân chủ 2023, sau 50 năm người lính Mỹ rời khỏi VN, đồng thời hoàn toàn hoá giải ”Hội chứng VN” và đem danh dự cho 60 binh si Mỹ hy sinh cho một nước VN độc lập thống nhứt và giàu mạnh.

Để bảo đảm vững chắc, lâu dài vị thế bá chủ của mình trong viễn cảnh siêu chiến lược toàn cầu Eurasia, kể từ khi Liên-Xô hoàn toàn lui về vị thế thủ và chấm dứt chiến tranh lạnh, Hoa-kỳ đang trên đà phát triển “Dân chủ hóa” và “Kinh tế thị trường” Những đời Tổng-thống vừa qua cũng phải đi theo con đường mà Siêu-Chánh-Phủ (War Industries Board) đã vạch sẵn, và ‘siêu-chiến-lược’ nầy được xem như phương cách duy nhất để bảo đảm bền vững và lâu dài chính sách của Hoa-kỳ trong trật tự thế giới mới mà WIB gọi là “The New World”.

Đặc biệt với Trung-Quốc, đứng trên quan điểm chính thức của Hoa-kỳ là hoan nghênh sự phát triển thịnh vượng của một nước Trung-Quốc hiếu hòa để trở thành một nhân tố tích cực vì lợi ích trong cộng đồng Thế-giới; Thực ra trong thâm tâm, Trung-Quốc rất thèm khát như vậy, cho nên trong chiến tranh chống khủng bố mà Hoa-kỳ phát động từ ngày 11/Sept/2,001, Trung-Quốc đã có một vài đóng góp tích cực để làm hài lòng Hoa-kỳ. Tuy nhiên kể từ khi Hoa-kỳ tung ra chiến lược ‘đánh phủ đầu’ và tấn công Iraq thì Trung-Quốc bắt đầu lo sợ nguy hại đến quyền lợi của mình. Vì Mao và Đặng Tiểu Bình đã đoán trước Mỹ sẽ qua chiếm vòi xăng Trung Đông trước rồi trở về lại thăm cái bẫy Hoàng Sa 1974 vừa sập xuống mà con mồi khổng lồ đang vướng nằm trong bẫy.

Thêm vào đó Trung-Quốc cũng than thân trách phận, tự cảm nhận rằng, mặc dù ngày nay hai nước liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế nhưng chưa bao giờ Hoa-kỳ ngỏ lời với Trung-Quốc như một đối tác chính trị để cùng gìn-giữ hoà bình Thế-giới, mà chỉ o-bế Viet Nam như là một nhân tình mơn mởn đầy hấp dẫn, quyến rủ. Hiện rõ qua hành động Hoa-kỳ đã thành lập “Bộ Tư- Lệnh Thái-Bình-Dương”PACOM (đã có từ lâu sĩ quan Việt Nam tu nghiệp phối hợp quân-sự tại Hawaii) đã khiến cho những nhà lãnh đạo Trung-Quốc giật mình và đoán chắc trong suy nghĩ kiên định: Sau khi nắm vòi xăng Trung Đông, Mỹ sẽ đem quân về lại làm đầu cầu tại miền cực bắc nước Úc để răng đe TQ không được làm ẩu. Trung-Quốc tự cảm thấy họ đang bị bao vây và có nguy cơ bị tấn công bất cứ lúc nào bởi một đối thủ đã từng thất tín với đồng minh, mà lại có tìm năng nguyên tử mạnh nhất Thế-giới và những phản ứng cực kỳ nguy hiểm trong nháy mắt có thể hủy diệt Thế-giới mà chắc chắn Trung-Quốc không kịp đối phó.

Sau chiến tranh lạnh, thế chiến lược quân sự của Hoa-kỳ tại Thái-Bình-Dương và trên thế giới đã hoàn toàn thay đổi, Hệ thống quân sự đó là Bộ Chỉ-Huy Thái-Bình-Dương PACOM được dựng lên để đương đầu với những chuyển biến chính trị và quân sự bất thần xảy ra, có thể làm tổn hại đến thế quân bình lực lượng trong vùng. Và đây là trọng tâm chiến lược của Hoa-Kỳ trên toàn thế giới mà họ gọi là “Overhauling the damage control” Nó đặt trụ sở tại Honolulu, nơi mà nhiều năm nay, các Sĩ-quan Việt Nam Mới (Chế độ Mafia-VN, công cụ của Mỹchớ bản chất không phải CSVN) do kế hoạch chiến lược của kiến trúc sư Harriman đã thiết kế ‘CIP-1960’(để CS chiếm Miền-Nam rồi Việt-Nam sẽ được vĩnh viễn miễn nhiễm Cộng-Sản, như là mũi thuốc tiêm ngừa CS “Communist-Vaccination for immunization” hay nói trắng ra là Việt-Nam sẽ là một nước VNCH nguyên vẹn lớn hơn cho quyền lợi Mỹ. Nhưng việc nầy không xảy ra tức thì, (Mỹ và Trung-Quốc chưa đụng độ) nên 2 cuốn sách nầy đã chưa chứng minh đi đúng thời cuộc mà lại quá sớm theo như sự diễn tiến hòa bình từ từ nhưng khá vững chắc, tuy phức tạp do Hoa-Kỳ chủ đạo, và theo sau đó là “Món nợ Hội-Chứng Việt-Nam vẫn còn đó chưa giải quyết được và chỉ giãi quyết 50 commemoration anniversary 2023”.

Rồi sẽ giải quyết được khi Hoa Kỳ ăn-mừng 50 năm chiến tranh Việt Nam vào khoảng 2.023; lúc nầy đối với Việt Nam, Hoa kỳ có công xây dựng thống nhứt thành Một VN trong khi Trung Cộng và Liên Xô đã đồng ý chia đôi qua Hiệp định Genève 1954 chỉ riêng có một mình Mỹ không có chữ ký, nhưng trọng tâm Mỹ chỉ nhìn nhận Miền Nam có hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đã thành văn trong nội-quy Hiệp định Genève, đây cũng là âm mưu chiến lược tối mật về quốc phòng của Mỹ sẽ bức tử VNCH và lấy chiếc ghế LHQ từ Trung Hoa Quốc Gia cho Trung-Cộng ngồi vào học luật. Vì thế phải cách chức Tư lệnh chiến trường của 2 danh tướng Mc Arthur và Westmoreland.
Sĩ-quan chế độ Mafia-VN nầy cũng được gởi sang sớm nhứt để thụ huấn binh pháp và chiến lược của Hoa-kỳ hầu sau nầy khi cần phải phối hợp hành quân liên minh với PACOM, mục đích thâu-hồi lại Đảo Hoàng-Sa và Trường Sa, rồi đây số du học sinh Mafia-VN sẽ tràn ngập nước Mỹ, nhưng họ rất có kỹ luật không làm gì động đến NVHN đầy mặc cảm thua trận, họ là thành phần trí thức du học, nói theo khách quan hơn một số NVHN tạp nhạp thiếu bén nhạy về chính trị mà tự vỗ ngực ầm ầm chính cá nhân tôi mới là một chính trị gia lãnh đạo lỗi lạc, hãy bầu tôi đi!.

PACOM là Bộ Chỉ Huy quan trọng nhất trong các Bộ chỉ huy quân sự Hoa-Kỳ trong thời gian di tản chiến lược “Overhauling the damage control” bởi tu chánh án Cooper-Church. Nó có nguồn gốc từ chiến tranh Phi Luật-Tân (1899-1902) là lúc mà quân đội Hoa-kỳ có những đơn vị hùng hậu chiếm đóng tại vùng biển nầy. Ngày nay vùng kiểm soát của PACOM trải dài từ bờ biển miền Đông Phi-Châu đến vòng-đai Thái-Bình-Dương, bao trùm nửa diện tích địa cầu và kiểm soát hơn nửa tiềm năng kinh tế của Thế-giới; Gần như toàn bộ Hải-lực và những Binh-đoàn thiện chiến nhất của Hoa-kỳ đều đang tập trung tại vùng do PACOM kiểm soát điều hành.

Nhưng có một điều quan ngại là hai lực lượng mạnh nhất đang tập trung tại vùng do PACOM trách nhiệm. Đó là hai lực-lượng của Hoa-kỳ và lực lượng của Trung-Quốc, cả hai đang thi đua hiện đại hóa quân sự về mọi mặt; Vì không thể ngồi khoanh tay chờ đối phương tiêu diệt bằng chiến tranh nguyên tử nên Trung-Quốc đưa ra vài Tướng lãnh ‘cò-mồi’ tuyên bố đe dọa bành trướng lấn-áp ngôi vị bá chủ của Hoa-kỳ. Như năm 1972, Mao đã cho Nixon và Kissinger biết vài thập niên sau Thái-Bình-Dương là ngòi nổ của thế chiến, Mao Trạch-Đông cũng thừa bản lãnh để lấy chiếc lá Tre che con ngươi màu xanh của Đế-quốc Mỹ để không còn thấy được ngọn núi Thái-Sơn ở trước mặt. “Sau đại chiến thứ 3 …chấp nhận hủy diệt một nước Tàu Cũ trong nước để chiếm lĩnh bằng một nước Tàu trên lục địa Mỹ-Châu!” với kế hoạch chiến lược về sanh sản trong 10 năm có được thêm 350 triệu dân và độn thổ hay biến hóa thành lập một nước Tàu ngoài nước Tàu cho mục tiêu chiến lược sau nầy.

Nhìn thấy sự lớn mạnh cũa PACOM và trước những phản ứng khó lường được qua cuộc tấn công Iraq, Trung-Quốc phải có một số phản ứng được coi là cần thiết cho vấn đề an-ninh của mình; Như phối trí hỏa-tiễn tầm xa của Trung-Quốc. Loại hỏa-tiễn nầy không chỉ nhắm vào Đài-Loan mà còn hướng tới những mục tiêu tại nhiều Quốc-gia khác; Tự xem mình là một Cường- quốc, Trung-Quốc ký một thỏa hiệp an ninh với Pakistan và một thỏa hiệp về quốc phòng với Phi-Luật-Tân. Đặc biệt Bộ-Quốc-Phòng Hoa-Kỳ cũng theo dõi và chú ý đến sự góp mặt của Trung-Quốc trong “Tổ chức cộng đồng Đông Á” gồm các quốc gia từ Ấn-Độ đến Nhật-Bản để âm mưu hất chân Hoa-kỳ và Úc ra khỏi quỹ-đạo Thái-Bình-Dương mà chỉ có Da Vàng mình chơi với nhau. Những chỉ dấu nầy khiến dư luận tại Hoa-kỳ cho rằng Trung-Quốc đang có những quyết định có thể làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự tại vùng Đông-Á, cho nên chiến tranh Thái-Bình-Dương là điều khó tránh; Nhưng đối với Mao thì chiến tranh tại Thái-Bình-Dương chỉ là ‘Diện’ còn ngay tại Tây Bán-Cầu mới là ‘Điểm’ “hủy diệt một nước Trung-Hoa Cũ để thành lập một nước Trung-Hoa mới tại Mỹ” trong một cuộc chiến siêu kỹ thuật chớp nhoáng sau nầy.

Trong khi các nghiên cứu gia cứ cho rằng Trung-Quốc chưa bao giờ có một đại chiến lược theo như nghĩa mà người ta hiểu. Thêm vào đó về mặt địa dư chính trị Trung-Quốc thường xuyên phải chịu áp lực từ tứ phía bởi các Cường-quốc cở lớn như Nga phía Bắc, Nhật Bản phía Đông, Ấn-Độ phía Tây và Việt-Nam phía Nam. Trong thời gian hiện tại Trung-Quốc có nhiều triển vọng phải đối phó với những quốc gia nầy hơn là phải đối phó với Hoa-kỳ, cách xa Trung-Quốc bằng cả một đại dương rộng lớn; Đây cũng là trong tầm nhìn bén nhạy của Harriman và Bush-Cha trên phương diện địa lý chiến lược mà họ đã tinh trước bằng Eurasia Great Game-1.
Những điều suy diễn trên đều đúng, nhưng có một ngày nào đó Trung-Quốc không cần chạm trán với những nước ‘Cò-con’ chung quanh mà chỉ có mục tiêu duy nhất là giáng xuống toàn khối nguyên tử trong ‘nháy mắt’ vào nước Mỹ để rồi vài giờ sau các nước ‘Cò-con’ sẽ cúi đầu quỳ-lụy. Trung-Quốc không còn con đường nào khác chỉ vì nạn nhân-mãn phải lợi dụng ưu thế nầy cùng lợi điểm thương-mãi ranh mãnh mà tóm thâu toàn cầu sau khi đã hủy diệt vài tỷ người. Hy sinh một tỉ rưỡi người Tàu để thành lập một nước Tàu mới trên lục địa Mỹ châu với một nguồn nước bao la trong Ngũ Đại Hồ mà trên mặt đất loài người đang chết khát.

Dù bất cứ thế đứng nào, Việt-Nam cần tìm một thế tựa chiến lược của Hoa-kỳ ở Đông-Nam-Á và Thái-Bình-Dương. Nghĩa là Việt-Nam cần phải hợp tác và quan hệ chặt-chẽ với Hoa-kỳ. Nhưng sẽ sai lầm, có thể coi là trọng tội với Tổ-quốc, đối với tiền đồ Dân tộc nếu Việt-Nam lạc vào quỹ đạo của bất cứ đại cường nào để đối đầu với Trung-Quốc, vì dù gì đi nữa khi chiến tranh xảy ra, Việt-Nam vẫn là chiến địa khởi điểm. Các con cháu ta sẽ thừa khôn ngoan để tránh thảm cảnh cho Dân-tộc.

(còn tiếp)

manhlong719
07-09-2014, 03:31 PM
Trung quốc có đủ khả năng thả một khối atomic weapons vào Mỹ ? Vậy họ sống với ai còn lại sau đó . Kỹ thuật của TQ có bằng Nga ngày trước chưa mà dám đi tới 1 cuộc chien diễt vong như vậy ? Khái niệm nước Tàu trong lục địa mỹ châu đơn giản như vậy sao ? Mr Vt nếu có thời gian xin giải thich giúp cho những viễn tượng khó hiểu nầy . Xin cám ơn Mr Vt

vinhtruong
07-09-2014, 11:54 PM
Câu hỏi của bạn manhlong719 thật là lý thú. Không những mọi người bình thường mà ngay đến các vị lảnh đạo các nước cũng lo bấn xúc xích khi anh Tàu tỏ thái độ hung hảng vì khát dầu khí trầm trọng

Khi bình luận về góc cạnh chiến lược toàn cầu, không ai mà không nghĩ đến trường hợp xấu nhứt có thể xảy ra cho hành tinh nầy, thế mới có sách lược “Chiến Tranh Lạnh” do chiến lược gia hoàn vủ Averell Harriman sáng tạo hầu bảo toàn một thế giới mới được an toàn. The New World Order
TT Kennedy đã thường nói thật là ngu xuẩn khi chúng ta phải trao đổi qua lại bằng những hoả tiển nguyên tử để trả đủa. Người xưa còn có quan niệm tiếc mạng sống của con người bằng cách tranh đấu trên ván cờ để nhượng đất thay cho ấn định ăn thua ngoài chiến trận hầu bảo vệ sinh mạng của người dân. Thế nên chiến tranh VN được giải quyết trên đường phố Washington bằng Vi Tiểu Bảo tân thời (John F Kerry) và trong thời hậu chiến cũng ngay thủ đô Hà Nội do chiếc đủa thần của Bonesman Kerry tái tạo một nước Cộng Hoà Việt Nam hùng mạnh như con Sói Do Thái bên trời tây
Harriman người giàu có do của cải người cha để lại đã bèn đầu tư tiền bạc vào ngôi vị lảnh đạo của Mỹ trên thế giới.
-Tặng tên độc tài Hitler 3 triệu dollar tại ngân hàng Mỹ để nắm dây cương điều khiển Hitler vào quỷ đạo của Mỹ
[Union Banking Corporation Ubc Hitler's Bank Angel Thyssen; www.economicexpert.com/a/Union:Banking:Corporation.htm ... the bank was headlined "Hitler's Angel has 3 million in US bank"; ("Hitler's Angel" being ... several places in the United States of America: Union City ... ]

-Giúp Liên Xô khoa học kỹ thuật để chiến đấu dẹp Đức Quốc Xả và cùng Mỹ chụp những nhà bác học Đức.
[ISBN: 9780231033367 Aid To Russia, 1941-46: Strategy ... Book information and reviews for ISBN:9780231033367,Aid To Russia, 1941-46: Strategy, Diplomacy, The Origins Of The Cold War ... www.openisbn.com/isbn/9780231033367 ]

Cứ mỗi khi Harriman giúp nước nào thì hảy coi chừng con virus CIA đã thâm nhập vào ngủ tạng lục phủ của nước mình rồi qua lời ngon tiếng ngọt mà trong thế chiến 2 người dân Nga xem đại sứ Mỹ tại Nga HARRIMAN là người Mỹ gốc Nga?
Harriman tuyên bố: Kể từ giờ phút nầy nước Nga sẽ không còn bị làm nhục bởi Thành Cát Tư Hản, không còn Nả Phá Luân hay mới đây nước Đức làm nhục nữa qua 2 tác phẫm của chính tác giả Harriman (1) Peace with Russia” và (2) “America and Russia a changing world”

- [Peace With Russia?: Averell Harriman: Amazon.com: www.amazon.com/…ith-Russia-Averell-Harriman/dp/B...]

Nước Nga trong lăng kính của Harriman là ngôi vị thứ 2 tìm tàng, Trung Quốc và Ấn Độ ngôi vị hạng nhì trong giai đoạn ngắn hạn
Muốn nắm tóc Nga Harriman bèn chơi chiến tranh khí tượng cho Nga mất mùa vì nắm cái dạ dày là nắm tất cả. Về địa thế bao vây TQ bằng bức tường thành phía bắc thêm nước Mông Cổ là người bạn thân thiết với Mỹ khi gởi quân qua Iraq cùng chiến đấu bên cạnh Mỹ. Vì thế cứ mổi lần các chính khách hàng đầu của Mỹ khi qua TQ phải ghé thăm Mông Cổ như TT Bush và Phó TT Biden.
TQ bị bao vây phía Tây có hậu cần của Mỹ ở Afghanistan, Iraq. Phía nam có VN, Ấn Độ và phía Đông có Phi, Nhựt, Đại Hàn.
Nói về vỏ nghệ thì Mỹ là bực thầy với nai đen nhiều đẳng gân guốc. Còn các nước như Nga, TQ như những học viên chưa đạt được đai nâu thì chỉ ăn hiếp những nước cò con nai xanh nai vàng mà thôi.
Trước khi chia 8 nước Cộng Hoà tách khỏi Liên Xô, Hoa Kỳ đưa ra trắc nghiệm vùng phòng không trên không phận Liên Xô xem trình độ khoa học kỷ thuật đã tới được nai màu nâu chưa? Nhưng ông thầy thất vọng trong nổi mừng vô hạn qua 2 chuyến trắc nghiệm tai nạn KAL Flight 902 và KAL Flight 007, phi cơ bị bắn hạ trên phần đất LX nên không còn chối cải gì cả thêm băng thâu ghi âm cuộc điện đàm giữa phi công và phòng không diện địa.

Người viết nên lý giải sơ qua nguyên cớ: Phi cơ điện tử ER-135 AWACS tàng hình phóng ra cực mạnh luồng bắc từ (north magnetic) cực mạnh làm chiến phi cơ dân sự KAL Boeing 707 bay chệch lên hướng tây bắc vào đất liền LX mà phi công không biết gì cả cứ tưởng mình đi đúng trên trục đường bay IFR; Khi phi cơ AWACS tàng hình thì chiếc Boeing lại xuất hiện rỏ trên màn Radar nên bị bắn hạ. Đó là trắc nghiệm trình độ Nga xong rồi, hậu quả LX mất 8 nước Cộng Hoà ly khai sáp nhập qua tối huệ quốc (Freedom Support Act) của Mỹ.
Vừa qua trắc nghiệm khoa học kỷ thuật của TQ coi đi đến đâu rồi … thì thật còn tệ hơn là bị Mỹ dụ chạy lòng vòng theo con mổi nhử trước mặt. Một cuộc hoả táng tập thể trên 45.000 feet đưa hành khách và phi hành đoàn vào một giấc ngủ ngàn thu mà chính họ không biết một con quỷ vô hình đả bóp mũi họ từ từ cho đến ngả gục vì không còn dưởng khí qua một lổ tróng xuyên thủng fuselage thân phi cơ bằng tia sáng ớn lạnh laser. Phi cơ đã bị con quỷ cướp tay lái bay đến một vùng biển Ấn Độ dương có độ sâu mà con người không thể mò tận đáy biển dù có tàu lặn robot.
Trình độ khoa học kỷ thuật của TQ chỉ ngang đến chỗ các vệ tinh có thể quay phim chụp hình các hiện vật trên mặt điạ cầu…
Thế là Mỹ dùng phương tiện nấy để đánh lừa phương tiện kia. Từ một chiếc Drone tàng hình bắn ra một vật thể nhỏ qua các mắt thần vệ tinh TQ và chỉ phùng to ra khi gần đến mặt biển lộ hẳn trên các vệ tinh đang theo dỏi. Thế là TQ báo động cho vùng chịu trách nhiệm của VN rescue tìm cứu
Việt Nam rất exiting đem hết nội lực tìm kiếm bằng phương cách cổ lổ sỉ bằng con mắt thường cho chắc ăn, hể nhiều chừng nào thì nhiều cặp mắt chừng nấy. Nhưng những cái phao cấp cứu và vài đám dầu loan không ăn nhập gì với chiếc phi cơ gặp nạn
Trong khi đó những vật thể từ phi cơ không thể tan biến như xác con người sau khi bị hoả táng tập thể bằng sức nóng ghê gớm đển nổi chiếc hộp đen đã chảy thành nước sớm nhứt mà lại không chịu gây ra tiếng chấn động để máy dò tìm chấn động ghi âm? mọi vật thể rơi xuống lả chả như nhửng đám tro tàn hoà nhập với nước, chỉ còn vài vật thể lớn còn nằm trên mặt biển trong thời gian tất cả phi cơ bu quanh cục đường trên bờ biển VN, cho đến khi không khí rời khỏi vật thể nầy để chìm lỉm trong cỏi hư vô thì Mỹ lại giống tiếng báo động tín hiệu của loại hộp đen Lèo do Drone vừa mới thả. Thế là các phi cơ lại xum họp cùng nhau tại vùng lừa đảo nhưng đúng thiệt chỗ nầy trong vô vọng vì không còn gì trên mặt biển. Mặc dầu Mỹ chỉ đúng chỗ nhưng khoa học kỹ thuật con người chỉ đến đó mà thôi
Sau khi khoa học kỷ thuật thành công, người đầu tiên có tiếng nói xấc láo được gọi là “khuyến nghị” Trung Quốc không nên đặt vùng n
hận dạng phòng không tại Biễn Đông chính là Bonesman Kerry khi đặt chân xuống Hà Nội 16/12/2013, như đã tuyên bố tại Hoa Đông, kế đến BTQP Hagel khuyến cáo TQ không được khiêu khích, Phó TT Biden lập lại lời đe doạ và TT Obama dứt khoát TQ đụng đến Nhựt Bản là đụng đến Mỹ

Tôi nghĩ bao nhiêu đó chắc cũng làm thoả mản bạn manhlong719

vinhtruong
07-12-2014, 03:41 PM
Henry Kissinger là một chính khách (nhưng chỉ là con rối đại diện cho Skull & Bones) không chỉ là người tiên phuông dấn thân đi mở bức màn Tre, mà còn là một viên chức chính thức của Hoa Kỳ dám đi đêm và thành công vào bốn thập niên qua bởi 50 cuộc gặp mặt, làm chiếc cầu bắc nối giữa hai bên Trung Mỹ với bảy viên chức quyền lực của đôi bên, làm dịu cơn căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thạnh Đốn. Hơn nữa, Bắc Kinh đang hy vọng chiến lược (strategic trust) không những cùng Hoa Kỳ mà còn thế giới phương Tây, hầu bảo vệ trật tự an toàn cho thế giới.
Theo báo giới Mỹ vuốt đuôi cùng tác phẩm “On China” của Kissinger, ca ngợi sự xứng đáng nhận giải hoà bình Nobel, 1973, The Presidential Medal of Freedom, và The Medal of Liberty, trong những giải thưởng đó, Kissinger còn là tác giả của một số tác phẫm quý giá về đường lối ngoại giao, hiện tại Kissinger là Chủ nhiệm của Kissinger Associatiates, Inc., an international consulting firm,

Mới vừa rồi, Kissinger ta ra mắt cuốn sách mới là “On China” (Penguin,2011) Như tôi đã nói ở phần đầu, mỗi khi ông này có "sách" mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to ! Bởi nhờ có loạn thì Siêu Chính Phủ Mỹ mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như bành trướng ảnh hưởng vô hình của mình chớ không phải đất đai cướp được; Và mầm mống của loạn lạc cũng do Siêu Chính Phủ tạo ra bằng một siêu quyền lực, từ sau hậu trường Quốc Hội bắt nguồn từ Tu Chánh Án Cooper Church-1970 và Case-Church-1973.

Tháng 7, 1947, ông Kissinger được lọt vào cặp mắt của W A Harriman để ý cho quay về Mỹ và tặng học bổng vào trường đại học Harvard (cũng nên biết thêm là những trường đại học như Yale, Harvard; Princeton; Oxford; Sorbonne là những trường do các nhóm [War Industries Board] Hội Đồng Kỹ Nghệ Quốc Phòng có nguồn gốc ở Âu Châu thành lập từ thế kỷ thứ 19. Mục đích sâu xa của đám ma-quỷ này với mục đích sẽ thu hút và chiếm hữu hết những nhân tài khắp thế giới bằng tiền, danh, và lợi đối với những sinh viên biểu lộ sự thông minh đặc biệt, (chúng đã tìm thấy điển hình sinh viên Canada và Mexico khi tốt nghiệp ưu hạn thì chọn nước Mỹ ở lại làm việc) hay ít ra chúng cũng đào tạo được những con người, mà Siêu Chính Phủ Secret Society gọi là "công-cụ chuyên viên", trong tương lai sẽ phục vụ đắc lực cho bộ máy thống trị toàn thế giới gồm toàn những con người được nhào nặn cho siêu chiến lược Eurasia.

Năm 1950 ông Kissinger có bằng B.A, năm 1952 lấy bằng M.A và năm 1954 có được bằng Ph.D. Trong thời gian học ở Harvard, Kissinger được ưu đãi đặc biệt, vì trường này vốn có một nguồn tài chánh dồi dào do CIA (Harriman + Bush) bí mật tài trợ qua một tổ chức trá hình là Hội Học Sinh Quốc Gia (National Student Association. Hội này đã bị "tan biến" năm 1967 do quần chúng phanh phui).

Lúc còn đang học, năm 1950 là năm Harriman quyết định thay đổi vùng bạo loạn từ Trung Âu sang Á Châu theo đúng lịch trình Eurasia Great Game, có nghĩa thay màu da Vàng trên lớp da Trắng mà nhóm tham mưu George Kennan đặt cho cái tên “Surrogate War”, nên con rối tài giỏi Kissinger đã được bí mật điều qua làm cố vấn trợ-lý cho Phòng Nghiên Cứu Các Chiến Dịch-Lục Quân (Army-Operations Research Office)
Đó là lý do thế giới chữi Kissinger chớ không chữi Bonesmen và cái thứ 2 là người Việt hải ngoại chỉ biết chữi CSVN chớ không không hiểu vị trí là “con tin Mafia VN” do Harriman và Bush nắn từ cục bột ra thành chiếc bánh Donut kể từ ngày không cho phép Hà Nội đầu hàng dù Hà Nội đang sống về lại thời đồ đá. Tại sao người đại diện đi đêm như Kissinger là John F Kerry vô cùng ranh mảnh lại ngồi chần dầng nơi Thượng Viện để giúp đở “con tin VN” thâu lượm không biết bao nhiêu quyền lợi “Vietnamese-first” như: … APEC, WTO trước Nga, NQ/LHQ, TPP, Bỏ cấm vận ngay ngày 16/12/2013 với 5 tàu cao tốc cho kịp trò chơi Giàn khoan 981 trong vài tháng tới mà CIA đã chuẩn bị tĩ mĩ hồi 1970 bằng “Cooper-Church” Và bắt đầu “Giàn khoan dậy” sóng thì Secret Society điều Đệ 7 hạm đợi nhảy xỏng vào làm body guard cho chắc ăn vì VN không có cam kết với Mỹ nên anh Ba Tàu sẽ làm ẩu!!!

-1951: Được cử tới Nam Hàn tìm hiểu ước lượng về "mức độ ảnh hưởng tâm lý của dân chúng về sự có mặt của quân đội Mỹ".

-1952: bí mật được chọn làm cố vấn cho Ủy Ban Chiến Lược Tâm Lý thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân (Psychological Strategy Board of the Joint Chiefs of Staff).

-1955: Được Siêu Chính Phủ Mỹ cho làm chủ bút tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ (Foreign Affairs magazine) Tạp chí này tuy thuộc "tư nhân", nhưng nó là cái loa chính thức và đầy quyền lực đặt ở Mỹ của vương triều nước Anh và con cháu của giới quý tộc tại Châu Âu ( Ở bên Tây, ban đầu nó được trung ương Ủy Hội Tam Điểm (Trilateral Commission) lập ra trong một phòng kín ở khách sạn Majestic, thủ đô Balê nước Pháp vào ngày 30.5.1919 và nấp dưới một cái tên thật "hiền" là Viện Quốc Tế Sự Vụ (Institute of International Affairs) Cụ HCM đã lọt vào ống kính của Siêu Chính Phủ Secret Society, cũng là hội viên Tam Điểm và được móc nối từ thuở đó như là công cụ ngầm của Mỹ khi họ cần, nhưng không tiết lộ ra để che đậy trong lớp khói mù tha hồ ai muốn hiểu sao cũng được, nên ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có họ hàng, dây mơ rễ má với tài phiệt quốc tế là chuyện đương nhiên. Viện Quốc Tế Sự Vụ có hai chi nhánh, một nằm ở Anh là Học Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Sự Vụ (Royal Institute of International Affairs- RIIA), cái khác nằm tại Mỹ từ ngày 21/7/1921 là Hội Đồng về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) cùng với cái loa của nó là tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ. Từ ngày đó đến hôm nay, cái loa này của RIIA và CFR mới là "đầu nậu" làm trùm hết tất cả các hãng điện thoại, truyền hình và những tờ báo v.v lớn nhất, mạnh nhất của nước Mỹ, chúng là công cụ Truyền thông Văn hoá vô cùng lợi hại đối với Bonesmen, vì giới chủ nhân của truyền thông Mỹ đều là hội viên của WIB gồm các thành viên Skull and Bones trong bí mật, ngoài công khai họ là hội viên của CFR. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ, tất cả giám đốc CIA, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, y tế, giáo dục, thương mại v.v cho tới chủ những siêu công ty về hàng không, hàng hải, xe hơi, dầu hỏa v.v đều là hội viên CFR, một hội "tư nhân" do Siêu Chính Phủ Secret Society thành lập (mà hầu hết người dân Mỹ không biết chuyện này).

-1957, W A Harriman, Thống Đốc New York, đích thân tuyển dụng (mướn) chỉ định ông Kissinger phải làm thỉnh giảng-viên ở đại học Harvard, cho con đường dài chuẫn bị thay mặt Siêu Chính Phủ là người quyết định mọi chính sách của Mỹ để giữ tuyệt đối bí mật quốc gia. Năm 1959 thành phụ tá giáo sư tới năm 1962 chính thức là "giáo sư" của trường này. Tháng 10, 1965 Kissinger được Siêu Chính Phủ âm-thầm điều đi đặc tác đến Sài Gòn, Việt Nam, Siêu Chính Phủ (Secret Society hay gọi là Permanent Government) sai ông tới đó để thẩm định phương diện tinh thần và tâm lý của giới quân nhân, chính trị, tôn giáo v.v của người dân Việt Nam Cộng Hòa nói chung trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt nói riêng.

Tháng 10, 1966, ông Kissinger "đi đêm" tới Sài Gòn một lần nữa để xác định lần chót về nhận xét đường hướng quan điểm của mình trước đó đối với tinh thần chống cộng của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa cho Harriman và người học trò thế hệ 2 đang được cẩn thận bàn giao chuyễn tiếp cho George H W Bush (Bush-Cha) lên ngôi thủ lảnh Skull & Bones 322 bắt đầu nhiệm kỳ TT Richard Nixon có Henry Kissinger sẽ xuất đầu lộ diện như cặp bài trùng kèm kẹp đường lối chính sách của Nixon phải đi vào trục quỷ đạo của Harriman.

Sau khi về Mỹ, những ghi nhận của ông về tinh thần dân chúng và giới lãnh đạo VNCH được phúc trình lên chính phủ Mỹ với một nội dung rất lạc quan để trấn an công luận. Tuy nhiên trong bí mật, ông ta đã phúc trình cho CFR (tức Siêu Chính Phủ, siêu tài phiệt gồm thành viên WIB [War Industries Board]) một sự thật quan trọng mà công chúng không hề biết, đó là: Ý thức về hiểm họa cộng sản và tinh thần chống cộng của người dân VNCH nói chung rất cao. Điều này sẽ là một trở ngại rất lớn vì Harriman không muốn người dân Việt tha thiết gì đến vấn đề chống cộng, Harriman e ngại Cộng Sản Bắc Việt rất khó chiếm được miền Nam-Việt Nam theo như kế hoạch mà Siêu Chính Phủ đã soạn ra và chờ đợi qua 3 đáp-số (axiom) ấn định phải được hoàn thành mỹ mãn bằng mọi giá:

- (1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon
- (2) The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs
- (3) The US could not have won the war under any circumstances

Đây là điểm then chốt nhất nên ngày 27/11/1968, sau khi chọn người và cân nhắc kỹ lưỡng, Siêu Chính Phủ (Permanent Government) giới thiệu ông Kissinger với vị tổng thống tương lai của Mỹ là ông Richard Milhous Nixon (1913-1994, ông này cũng là hội viên cao cấp của CFR và thành viên WIB)
Sau đó tổng thống "tân cử" R.M.Nixon bị áp lực của Permanent Government phải đưa ông Kissinger vô nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) Dù rằng trong suốt mùa tranh cử tổng thống, Kissinger được lệnh của Harriman phải nói xấu Nixon là hồ sơ “dơ bẩn” (Dirty-File) nhưng không ngờ Nixon thắng cử, nhưng bắt buộc phải nhận Kissinger và từ đây ông ta bắt đầu đại diện cho Permanent Government, nên nhớ không phải đại diện cho dân Mỹ kể cả tổng thống Mỹ nữa, khởi sự bí mật tiếp xúc, dàn xếp các thỏa thuận với CSBV do Harriman vạch trước lộ-đồ giữa Lê Đức Thọ/Harriman 1968.

Nhưng năm 1955 mới là năm mà cuộc đời ông Henry A. Kissinger rẽ qua một bước ngoặt quan trọng. Tại một hội nghị về chiến lược quân sự ở Quantico, Virginia ông ta được giới thiệu với ông Nelson Aldrich Rockefeller (1908-1979) Ông này thuộc "đảng" Cộng Hòa, từng có mặt trong nhiều nội các chính phủ của những tổng thống như các ông Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, hội viên cao cấp của thành viên WIB) Harry S. Truman (1884-1972, hội viên cao cấp của Permanent Government); Dwight David Eisenhower (1890-1969, hội viên cao cấp của P.G) và Richard Milhous Nixon (1913-1994, hội viên cao cấp của P.G). Ông Nelson Aldrich Rockefeller, hạ đối thủ Dân Chủ, William Averell Harriman, chiếm ghế Thống Đốc Tiểu Bang Nữu Ước từ năm 1959 tới 1973, từng là Phó Tổng Thống (1974-1977) cho ông Gerald Rudolph Ford, Jr (1913-2006, hội viên cao cấp của P.G) Ông ta là con của ông John Davison Rockefeller, Jr (1874-1960) và là cháu nội của ông "vua dầu hỏa" John Davison Rockefeller, Sr (1839-1937, lưu ý là tất cà những người đàn ông trong giòng họ Rockefeller đều là hội viên Bonesmen cao cấp của Skull and Bones) Sau cuộc gặp gỡ "lịch sử" đó và thêm vài lần nữa, ông Kissinger được gia tộc Rockefeller mời làm cố vấn cho Quỹ Huynh Đệ Rockefeller và từ 1956 tới 1958 là Giám Đốc của Dự Án Những Nghiên Cứu Đặc Biệt cho Qưỹ Huynh Đệ Rockefeller (Director of the Special Studies Project for the Rockefeller Brothers Fund).

Từ đó, "sự nghiệp" chính trị của ông Kissinger lên ào ào như diều trước gió, chức cao nhất mà ông dành được là Bộ Trưởng Ngoại giao (1973-1977) Có người cho rằng nếu ông ta sinh ở Mỹ chắc chắn sẽ làm tổng thống hai nhiệm kỳ, sự thật trường phái nói câu nầy chả hiểu gì Kissinger, sự thất ông chỉ là một công cụ chuyên viên nô-bộc tay sai cho giòng họ Harriman và Bush mà thôi. Sự hiểu lầm nầy ảnh hưởng đến một số ký giả, chính khách salon VN đổ oan nghiệt lên đầu con múa rối nầy
Vì quan niệm của 2 vị nầy là Harvard chỉ là chuyên viên, công cụ cho Đại học Yale, dòng họ Bush và Harriman 4 đời liên tiếp tốt nghiệp đại học Yale. Nhưng dù sao chăng nữa những chức vụ mà ông ta có được cũng chỉ là chuyện nhỏ như con Thỏ và ngoài công khai; Thật ra trong bóng tối của thế giới siêu quyền lực, ông ta thuộc hạng "lão làng", nắm giữ nhiều vị trí quan trọng thay mặt cho Siêu Chính Phủ (Secret Society) và những hiệp hội "tư nhân" (vòng ngoài của Siêu Chính Phủ) tại nước Mỹ và quốc tế để che dấu một tập đoàn đầy tham vọng trong bóng tối, thay vì mấy trự nầy chính là tội phạm chiến tranh.

Ông Henry A. Kissinger là một người rất say mê có được quyền lực và danh vọng, dù phải nói dối và bội nghĩa bạc tình ông ta cũng làm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Ông Kissinger kết hôn với bà Ann Fleischer năm 1949, họ có hai người con nhưng gia đình không được ấm êm vì bà thường than phiền sự vô trách nhiệm của ông đối với gia đình; Năm 1964 ông ta bỏ vợ để được thảnh thơi hoạt động trong trò chơi chính trị kiểu Mỹ. Mãi tới năm 1974, ông Kissinger mới lập gia đình lần nữa với bà Nancy Maginnes sau khi đã ngồi yên vị trong chiếc ghế Bộ trưởng ngoại giao và nhóm Bonesmen sợ y lang nhang ở phố Montmartre, vui chơi với gái rồi tiết lộ bí mật quốc gia thì nguy, nên tốt hơn bắt ông ăn cơm thôi chấm dứt ăn phở.

Ông Kissinger "viết" nhiều nhưng phần lớn những gì ông "viết" không phải do chính ông tìm ra ý tưởng. Ông "viết" cũng như làm một bổn phận theo nhu cầu “đặt hàng” chủ đạo của Siêu Chính Phủ, nói ra giùm những chiến lược quan trọng mà siêu chính phủ không thể công khai nói ra (tựa như ông Karl Heinrich Marx (1818-1883) và tướng Nguyễn Duy Hinh viết về hành quân Lam Sơn 719) không phải là tác giả thực sự của bản "Tuyên Ngôn Cộng Sản" (The Communist Manifesto, 1.2.1848), ông Heinrich Mark này được trả tiền để viết theo triết thuyết của một Hội nghị bí mật có tên "Hội Của Sự Công Chính" (The League of the Just), còn tướng Hinh viết để lưu giữ hồ sơ Văn khố Archives, đặc biệt không nói tí gì về các phi vụ VNAF, vì họ chết quá ít so với Army Aviation với tỷ lệ 10/212. (PĐ/219 = 2; PĐ/213 = 4; PĐ/233 = 4)
Một hội vòng ngoài của một Hội WIB lớn hơn là "Hội Dân Ba Lê Ngoài Pháp Luật" (The Parisian Outlaws League). Ông Kissinger có vài cuốn sách tiêu biểu như: The White House Years (1974); Years of Upheaval (1982); Years of Renewal (1999) v.v... nhưng trước đó trong năm 1957 ông "viết" một cuốn làm thay đổi quan niệm quốc phòng của Liên Bang Mỹ đến tận hôm nay, đó là cuốn "Những Vũ Khí Hạt Nhân và Chính Sách Đối Ngoại" (Nuclear Weapons and Foreign Policy). Ngoài ra các "bài viết" của ông về đề tài chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v đăng trên các báo, tạp chí thì rất nhiều nhưng nói chung, tất cả những gì ông "viết" và "lách" nhiều hơn theo đơn đặt hàng, cũng chỉ là cái loa dọn đường cho Siêu Chính Phủ và Hội Đồng Kỹ Nghệ Quốc Phòng (WIB). Chỉ nhằm biện hộ cho các "chính sách" trong quá khứ của "chính phủ" Mỹ mà siêu chính phủ điều khiển trong bóng tối. Hoặc ông "viết" cũng như thay mặt Bonesmen nhắc khéo cho thiên hạ biết trước rằng "chính phủ" Mỹ sắp có một kế sách chiến lược chi đó trong tương lai! Như “roll-back” hiện nay mà TT Obama lấy quyền Tổng Tư Lịnh đặt tên là “trục xoáy” cũng okay, vậy thôi, suy ra ông Henry A. Kissinger cũng chẳng là nhân tài, là anh hùng chi cả đối với nền "hoà bình" của nhân loại. Nhưng ông ta lại nham nhở đưa tay nhận giải "Nobel Hòa Bình" cũng do đám War Industries Board bày ra để thưởng công cho ông, trong khi Lê Đức Thọ nghe lời W A Harriman khuyến nghị: “không nhận giải vì phải cưỡng chiếm miền nam và Cambodia theo lịnh của Harriman”. Kissinger cũng không có chút công lao gì đối với một nước Mỹ đã bị mất quyền lực vào tay Secret Society và siêu quyền lực War Industies Board.

Ngược lại, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi, Kissinger đã sỉ nhục công chúng Mỹ khi lén lút thỏa hiệp với đối phương, Ông đã làm cho hàng chục triệu gia đình Mỹ, Việt Nam, Cam Bốt, Lào tới tận hôm nay vẫn còn sống với nỗi nhức nhối vẩn còn dày vò trong tâm khảm, khổ đau vì bị mất mát, chia rẽ và thù hận. Nghĩ cho cùng, những thế lực đứng trong bóng tối mới là những kẻ tội ác ngập đầu; Riêng ông Kissinger cũng vì say mê danh lợi quyền lực nên bị lợi dụng, bị thế lực đó đẩy ra ngoài ánh sáng để nói những điều họ không thể nói ra, vì sẽ là tội phạm chiến tranh. Ông ta cũng như Siêu Chính Phủ và siêu quyền lực WIB chẳng có tài cán gì, chỉ là những kẻ biết vận dụng cách nắm quyền lực mà không cần lộ diện, như tôi đã nêu đích danh William Averell Harriman, triều đại-1 Skull and Bones và triều đại-2, George H W Bush [ theo Link: Vietnam War by Vinh Truong | 9781426926662 | Paperback ... www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/1022002192?ean=...
Vinh-Van-Truong was ... (Why I dare say W A Harriman' Emperor-1, George-1 ... As for young George H W Bush will take over as acted manager Emperor-II job ...] biết cách tìm người đáng tin cậy, trao quyền để làm những gì có lợi cho mục tiêu cuối cùng của họ là thống trị toàn thế giới dưới nền "văn minh thực dụng" [Pragmatism] của Âu Châu. Vài năm gần đây ông Kissinger lại xuất hiện và tuyên bố vung vít đủ điều, nhưng thật ra đúng vào điễm móc thời gian ông sủa theo lệnh của Siêu Chính Phủ cho đúng trên trục lộ trình phải đi qua giải mật như “mất miền nam là do Mỹ bỏ dỡ cuộc chơi chớ không phải VNCH”

Tháng 5, 2011 ông ta ra mắt cuốn sách mới là “On China” (Penguin, 2011) Như đã nói ở phần đầu, mổi khi ông này có "sách" mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to! Bởi nhờ có loạn thì siêu chính phủ mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như phát triển ảnh hưởng của mình. Và mầm mống của loạn lạc cũng do siêu chính phủ tạo ra từ trong bóng tối. Ngày nay cần thữ vũ khi trọng tài mà trong tằm mắt của Harriman là tại Việt Nam vì trong thiết kế VN không có cam kết gì như Philippines và Nhựt Bản nên Bonesmen đồng ý nhắm VN là mục tiêu cho cuộc trắc nghiệm vũ khí trọng tài. Vì nó chính là bửu bối để người anh cả khống chế thế giới cho sách lược The New World Order Strategy! Bonesmen ưa thích mấy nước nhỏ vây đánh túi bụi TQ trước … rồi Mỹ tà tà nhảy vô sau cho đở hao mà chắc ăn như 2 cuộc thế chiến 1 và 2


(còn tiếp)

vinhtruong
07-14-2014, 05:09 PM
Bai 21: Saigon hấp hối 27/1/73; LX sụp đổ 30/6/87 không phải 1991 và TQ bị chia nhiều nước Cộng Hoà từ ngòi nỗ HD-981, tháng 1/5/2014

Trước hết, phải nói đã đến thời điểm decent interval phải hoàn tất axiom-1 (There was never a legitimate non-communist government in Saigon) nó nằm trong tập bi kịch màn-2 của vở tuồng Eurasia vào lúc phải kết thúc hạ màn xuống, 6 tháng sau vào mùa Hè 1973, Mỹ phải tiếp nối khi 6 chiếc tàu chở đạn cho Saigon vừa vào đến hải phận đã bị Donald Rumsfeld [người tuyên bố “Miền nam bù nhìn, miến bắc yêu nước”, 30 năm sau nhờ Nguyễn Cao Kỳ nhắc lại một lần nữa cho rõ] ra lịnh 6 chiếc tàu chở đạn nầy phải trở đầu chạy thẳng qua Do Thái gấp, kéo màn lên tiếp nối màn-3 (overlapped giai đoạn-3).
Để rồi Bạn có biết rằng trong những ngày dầu sôi lửa bỏng của tháng Tư Đen/75 Bush-Cha đã ngồi chần dần tại Bắc Kinh như đưa cái búa to tổ bố, doạ búa vào đầu Đặng Tiểu Bình, nếu Bình thừa nước đục thả câu, lấy cớ giúp gìn giữ an ninh sân sau cho Hà Nội mà đem quân qua miền Bắc-Việt để phù trợ cho MTGPMN, làm bể kế hoạch Mỹ quyết định trả lại độc lập thống nhứt cho VN mà Mỹ vì quyền lợi nên hứa Lèo với cụ HCM, đồng thời Bush-Cha giao khoán trắng quyền hành cho Tham mưu trưởng WSAG Rumsfeld muốn làm gì thì làm miễn hoàn thành chu toàn axiom-1: Trả lại độc lập thống nhứt cho Việt Nam sau 30 năm khói lửa. Đây là món quà ban tặng ngày “Quốc-Khánh” cho VN mà Mỹ không chịu ký chia đôi VN Genève-54 sau khi Mỹ xả rác một số vũ khí khổng lồ còn tồn kho sau Đệ-2 thế chiến.

[Xuất phát từ [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, “Aid to Russia 1941-1946 Plan renewed, reactivated]
- 1964 Hà Nội có được AK-47, VNCH vẫn còn xài Garant-M1 đến cuối 1968.
-1973 sau hiệp định hòa bình Paris, Hà Nội có 700 triệu tấn vũ khí mới toanh, tối tân với 3 mục tiêu: (1) Chiếm miền nam 1975, (2) Chiếm Cambodia, (3) Phòng thủ Hà Nội (bằng SAM tối tân nhứt thời đó, và gồm có warheads Bom CBU-55, BLU-82s) 1979 bởi TQ sẽ dạy VN bài học.
-2010-2020 (10 năm trù dập TQ, reactivated 1941-46 Plan) Tàu ngầm Kilo, Phi cơ siêu thanh, tàu chiến trang bị hoả tiễn hiện đại như được Mỹ bật đèn Xanh, chờ sau đó Mỹ sẽ bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN qua một TT da màu cùng ông Đại Sứ đồng tính.

Thế nên, Ông Đại sứ Michalak cũng nói Tướng Nguyễn Chí Vịnh không phải là người mà Trung Quốc "dễ nắn gân" Michalak nhắc lại Tướng Nguyen Chi Vịnh từng nói thẳng về khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc và trong một cuộc gặp với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, tướng Vịnh đưa ra một bức tranh về ... Hoa Kỳ nói ông Vịnh không lảng tránh vấn đề Biển Đông. Ông tướng này bác bỏ tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc và nói Việt Nam "biết cách chiến đấu và chiến thắng" Chúng ta cũng thừa hiểu do động lực nào mà tướng Vịnh mạnh miệng như vây, làm mọi người ngạc nhiên? Bấy lâu nay ai ai cũng tưởng Vịnh là người của TQ nên chửi bới tùm lum, chỉ có người viết đã nói là không từ lâu mà là một Phạm Xuân Ẩn tái sinh!
Tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cho oanh kich đập Tam Hiệp, lấy cớ TQ làm cho vùng châu thổ hậu giang chìm dưới nước mặn, ngăn cản sự sống của vựa lúc VN được thế giới tán đồng để nuôi sống nhân loại. TQ sẽ bị tàn phá sau đó như một cuộc tận-thế đại hồng thủy và tan ra từng mảnh khi có lịnh của Mỹ, đó là thái độ của VN hiện nay (đúng vào thời đểm “roll-back” 2010) đã làm ngạc nhiên các bạn không ít, như những phản ứng của VN vừa qua trong khi kiên quyết bắn hoả lực thực, quyết không cho TQ đem giàn khoan tối tân khoan dầu dưới 3000 thước đến đặt trong vùng 200 hải lý gần Phú Yên, nơi có số lượng dầu lớn nhứt mà Exxon Mobile đã đóng trụ từ lâu).

Dưới đây là mặt trái cuộc chiến cần thiết do CIA/KGB đạo diển:
Một tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa-Kỳ đã được giải mật, người ta phải sững sờ khi thấy những chuyện không thể ngờ về những điều khoản của ‘luật lệ giao tranh’ ROE, [Rule Of Engagement] mà con người bình thường cho đây là một chỉ thị về điều lệ ngu-xuẩn. Nhưng đối với tư tưởng Harriman, một Chiến-lược-gia chính trị nhà nghề về Liên-Xô cho đây là cái thế để dụ dỗ đối-phương vào cái bẫy mà Nhóm học giả của George Kennan nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ trong cái thế Bên kẻ mạnh (on the strong-man side) Hay nói cách khác Hoa-kỳ đã dùng thế cờ CIP [Counter Insurgency Plan] và chấp cho thế cờ NLF [National Liberation Front] của Liên-Xô không những đi trước một nước, mà nhiều nước, trước khi tới phiên Mỹ. Dĩ nhiên lúc đầu Hoa-kỳ phải chới với, ngất ngư, thất thế vì bị tấn công nhiều mặt. Nhưng sau cùng, còn quá sớm để nói lên: Liên-Xô phải chào thua và nhường lại những nước như Mông Cỗ, và 8 nước Cộng Hòa Trung Á, tài nguyện còn nguyên vẹn ở dưới lòng đất, và sau cùng là Việt-Nam sẽ là thành viên ‘lá-chắn’ (shield) son sắc trong PACOM (Manage the defeat, overhauling the damage control, then to Roll-back) nhưng trên thực tế, không nước nào chịu hy sinh cho nước khác, đó chẳng qua Việt Nam có một số lượng dầu khí đứng hàng đầu của các nước ÐNÁ cho nên Hoa kỳ mới e-ấp che chở?
Mà thật vậy, những luật lệ giao tranh ROE xem ra thật ngộ nghĩnh mà Tôi cho rằng “khổ nhục kế” Các chỉ thị nầy đã ngăn cản rất nhiều hiệu năng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ, chẳng hạn các lệnh cấm máy bay Hoa-Kỳ không được tấn công các dàn hỏa tiễn SAM đang trong giai đoạn lắp ráp vì sợ rằng gây tử thương cho chuyên viên Liên-Xô đang nối ráp; không được tấn kích Phi-Cơ MIG trên phi đạo [runways] chưa cất cánh, hoặc ngay cả khi các phi cơ MIG nầy đang bay nhưng không có hành động khiêu khích, như huấn luyện viên Liên-Xô đang bay thao dợt huấn luyện cho Phi-công BV.

Đây cũng là điều lệ mà Hoa-kỳ tự xem như là “Khổ nhục kế”nhường cho Liên Xô có cơ hội phát triển, thí nghiệm vũ khí phòng không qua giai đoạn thế hệ mới, dùng hỏa tiễn tiêu diệt phi cơ Mỹ thay vì súng phòng không đạn cổ điển chạm nổ, trong kế hoạch Khổ-nhục-kế nầy, Hoa-kỳ và Liên Xô chụp các nhà bác-học Ðức để làm gì? nên phải có đấu trường để thí nghiệm vũ khí, Harriman phải đem những Phi-công ưu tú của Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Phi Công VNCH ra làm “Mồi” cho Liên Xô thí nghiệm hỏa tiễn phòng không. Và đồng thời lợi dụng trường hợp gây chiến tranh để tiêu hủy một số phi cơ lỗi thời như: về Không Quân có F.105 Thunderchief, F.100 Suber Sabre, F.101 Woodo, F.4 Phantom…Về Hải Quân có, A.4 Skyhaw, A.7 Corsair, A.8 Crusader, A.6 Intruder…

Đã vậy, Phi-công oanh tạc Bắc Việt không được quyền xử dụng bom tinh khôn ‘smart’, bom Laser, CBU-55 hay bom vô tuyến điều khiển, mà phải dùng bom chạm nổ thông thường, và một lần nhào-xuống chỉ được chơi xuống hai trái, không được thả hết một lần, có như vậy mới giải quyết bằng nhiều Phi-cơ bị bắn rơi và nhiều Phi-công bị bắt. Trò chơi khổ nhục kế về cuộc huấn luyện tập trận thật lớn nhứt trong lịch sử nước Mỹ để có đủ hành khách booked trước hầu nâng đỡ hãng Hàng Không không bị Bankruptcy hay merge. Cuộc tập trân thiệt lớn nhứt nầy thật thần sầu quỷ khóc, ngoài sự tưởng tượng của con người bình thường, nhưng thật ra cũng để có cơ hội giải tỏa chiến cụ lỗi thời và thay vào thí nghiệm phát triển loại vũ khí mới hiện đại hơn cho cuộc chiến Trung Đông tiếp diển sau nầy qua Màn-3 của trò chơi chiến tranh Eurasia-1.

Trong khi miền Nam quân BV dùng vũ khí tối tân như AT.3 điều khiển bằng vô tuyến bay vào ngay các hầm hố công sự của quân lực VNCH để phá hủy, dùng hỏa tiễn cầm tay SA7 để tiêu diệt Phi-cơ. Họ có B.40, 41 để tiêu diệt xe Tăng, trong khi quân lực VNCH không có thứ vũ khí diệt Tăng. Mãi đến giữa năm 1972, một đợt mới từ Hoa-kỳ qua với loại vũ khí hỏa tiễn TOW diệt Tăng. Nhưng không phải dễ dàng để được nhận đâu. Thoạt tiên Tướng Abrams nói: “Tôi giao 20 trái hỏa tiễn TOW cho Thủy Quân Lục Chiến VN và Sư Đoàn 1 Bộ Binh, bởi vì họ là những chiến sĩ như tôi đã biết gan lì chiến đấu kiên cường; Còn như Binh Chủng Dù, tôi đã nói với Trung Tướng Kroesen Cố-vấn Vùng-1 rằng: Nếu Tướng Trưởng hứa và bảo đảm với tôi là họ không bỏ lại ngoài chiến trận và rồi tôi sẽ suy nghĩ lại có nên giao cho Dù giữ hỏa tiễn TOW hay không?” (Quả thật Tướng Abrams đánh giá quá sai về lực lượng mà chúng ta thường gọi là “Thiên thần mủ Ðỏ”) Trong khi đó, nhóm phản chiến nử Tài tử Jane Fonda, nam Ca Sĩ Bob Dyla, Nữ Ca Sĩ Joan Baez và ngầm trong bóng tối là Trung Úy John Kerry cho Hà Nội biết về vị trí phòng thủ để tiêu diệt phi cơ Mỹ.
Như cây cầu Hàm Rồng đã có biết bao nhiêu Phi Cơ bị bắn rơi nơi đó vì chỉ dùng bom nổ thường, thay vì chỉ cần bắn một trái hỏa tiễn Pul-Pulp vô tuyến điều khiển là xong chiếc cầu. Để rồi không biết bao nhiêu tù binh Mỹ phải bị bắn rơi, trong đó có Đại sứ Peterson tại VN sau nầy (1995) và Thượng Nghị Sĩ John McCain…

Để đổi lại, Hoa-kỳ khai thác được phương cách chống hỏa tiễn phòng không, bằng cách xử dụng hệ thống quang-tuyến Sensor phát hiện vật lạ với một tốc độ gia tăng bắn tới Phi-cơ và máy dò-tìm sẽ báo động ngay trong nón bay của Phi Công qua tín hiệu SAM-SAM-SAM… lúc nghe được tín hiệu, Phi-công chỉ cần nhào lộn hay đổi hướng thật gắt, là hỏa tiễn sẽ bị mất đà và trượt qua một bên. Ngoài ra, Hoa-kỳ trắc nghiệm tìm hiểu và đánh giá khả năng phát hiện bằng Radar của Liên Xô qua Trực-thăng gián điệp 21-SOS chuyên thả toán thám sát Strata với ám hiệu ‘Pony’, cất cánh từ căn cứ Không Quân Nakhon-Phanom, nằm sát theo biên giới Thái-Lào. Chiếc Trực thăng tối tân HH-3S sẽ bay xuống thấp để tránh hỏa tiễn SAM, đồng thời xem thử Radar Liên-Xô có phát hiện nổi hay không? Nhưng vào những năm đó (1964) khi Tôi bay ra khỏi biên giới Lào Việt là bị ngay 2 chiếc Super Sabre F.100 của Không Quân Hoa Kỳ lên làm thủ tục ngăn chận, ám hiệu ra lệnh cho chúng tôi phải bay trở về biên giới ngay, nếu không sẽ bị hỏa tiễn bắn hạ.

LX sụp đổ ngày 30/5/1987 chớ không phải 1991Cho mãi đến ngày 30/5/1987, một thiếu niên người Tây Đức (Không có bằng chứng CIA tài trợ nuôi dưỡng) tên là Matthias Rust lái một chiếc máy bay nhỏ từ thủ đô Helsinki Phần Lan, đã vượt biên giới Liên Xô. Rust như một Phi-công lão luyện bay thẳng một mạch, vượt qua mặt toàn thể hệ thống phòng không Radar và Hỏa-tiễn SAM-2 bay xa đến 550 miles và hạ cánh xuống ngay Công-trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa. Người ta cho rằng thiếu niên nầy đã bị bốc đồng nên nổi hứng?! (Tôi không nghĩ như vậy) Thử xem có bay được đến Công Trường Đỏ để gây tiếng vang ngoạn mục lưu đời? Người ta cũng cho rằng, cậu bé Rust ngây thơ không bao giờ nghĩ đến hay sợ hãi hỏa lực ghê gớm của hệ thống phòng không Liên Xô.
Phó TT BUSH, Đệ-2 đại đế triều đại Skull and Bones cho rằng vụ thằng bé Rust sẽ có dị-ứng lạ trong biến chuyển mới trên thế giới
Cậu bé nầy đã làm cho LX bối rối và quê dạng, coi như hệ thống phòng không củ LX bị tê liệt. Lúc đó Rust mơi có 17 tuổi lái chiếc Cessna 172B từ phi trường Malmi Heisinki đáp xuống quãng trường đỏ Moscow’s Red Square. Cậu bị kết án 8 năm tù khổ-sai. Cậu bay qua biển, rồi đâm đầu xuống thấp tránh giàn Radar thì lúc đó CIA nghĩ rằng cậu đã đâm đầu xuống biển Baltic Sea; CIA cố tìm kiếm trên màn ảnh Radar EC-135 AWACS, vì trên scope radar thình lình biến mất một chấm trắng từ bờ biển Finland mãi cho đến khi LX tuyên bố cậu Rust đã đáp an toàn xuống quãng trường Đỏ.
Là phi công quan sát L-19, bạn có ý kiến gì? Khi bạn bay tập phi cụ trên vùng trời Nha Trang bạn đã bị bê trôi giạt như thế nào? Thế thì cậu bé nầy đã nhờ CIA trang bị phi trang tối tân hơn Tacan mà chúng ta đã từng sử dụng trên phi cơ. Theo tài liệu Rust chỉ có học 50 giờ bay tổng cộng kể cả cross country mà sao bay tới Moscow không lạc vả lại là lần đầu??? Tôi nghĩ câu trả lời quá dễ cho 1 phi công L-19

Vào một buổi sáng mùa xuân của tháng May/1987, Một điệp viên tình báo John Pike đã mừng rở đứng ngay cửa sổ toà đại sứ Mỹ ở Moscow, nhìn thấy thằng bé Rust đang làm một vòng trên không trung. Ông Pike chợt nhủ thầm “Làm đếch gì có phi cơ riêng tư, thương mãi nào mà dám bay ngang đây, Rust đã thâu gọn 550 miles là decent interval chấm dứt Cold War trong tâm tưởng tình báo?” Theo sự suy diễn của nhân viên tình báp Pike.
Tình báo Mỹ đã móc nối với Mikhail Gorbachev (như hiện nay CIA móc nối với Ông Putin, Ông Tập-Cận-Bình, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyển-Tấn-Dũng để làm diệu căng thẳng tại Biển Đông; Việc đầu tiên là ông Tập sẽ viếng thăm VN ưu tiên 1 cho vấn đề Biển Đông cũng do Mỹ cố vấn. Ông Tập như ngày xưa Đặng Tiểu Bình vậy) Từ 2 năm trước 1985, CIA đã bí mật giúp và đưa Gorbachov cũng như hiện nay, lập lại đưa Ông Tập-Cận-Bình trước 2 năm sẽ thay Ôn Gia Bảo làm thủ lãnh TQ, do nằm trong quỹ đạo của Mỹ, sẽ có thay đổi lớn trong nội bộ TQ.

Liền sau đó Gorbachov tuyên bố đổi mới theo sự cố vấn CIA “Glasnost”, Ông bắt đầu thanh lọc thay thế từ từ người của ông vào trám chỗ các thành viên bị sa thải, gọi là “Perestroika” chỉ trừ những tướng lãnh thì CIA chỉ dẫn chờ thằng bé Rust đáp xuống công trường đỏ rồi tính luòn một lược.
Đặc biệt Gorbachov qua Hà Nội khuyên lãnh đạo VN chuẩn bị mà theo Mỹ gấp gấp vì LX đổi mới không còn gì giúp được cho VN, nhưng Mỹ thì cứ lờ đi vì chưa tới thời điểm “roll-back 2010” để cho VN chuốc thêm nhiều bài kọc đau thương về lịch sử với TQ và ngầm để cho tam-trùng Nguyễn Chí Vịnh làm con cò mối để cho buá rìu dư luận công kích Vịnh là người của TQ, đồng thời nhơn cơ hội đưa cán bộ thân TQ lộ diện như vụ Bau-xít chẳng hạn để loại trừ qua ngả êm xuôi bằng bửu bối “tham nhũng” để rồi đến ngày thực thi Kerry’s check list đem cái Nhóm thân TQ nầy vào mạn lưới tử hình hay nằm dài trong ngục tối

TT Reagan bèn tuyên bố mục đích chọc quê LX “Bức tường thép bây giờ bị thắng bé Rust chọc thủng, thế thì rất tốt cho sự phòng thủ của NATO” kết quả sơ khởi Gorbachov đã sa thải 2000 sĩ quan viên chức quan trọng của Bộ Quốc Phòng. Hoa Kỳ đã nhờ khoa hoc kỹ thuật mà đánh bại LX trong giai đoạn chạy đua vũ trang - 1981, George H W Bush vị đại đế hoàn vũ giấu mặt ra tuyên bố tất cả cho đầu tư về cuộc chạy đua vũ trang, Rồi đây người Mỹ sẽ không nghe lải nhải chữ chạy đua vũ trang khi ta bỏ xa LX. Đất nước còn là còn tất cả, mất mất tất cả. Những nhà tài phiệt nhát gan bỏ vốn liếng vào việc chạy đua vũ trang. Siêu chính phủ biết dân Mỹ nhát gan nên hù doạ một nước Cuba láng giềng CS đáng sợ mà khi đóng thuế người dân không còn cằn nhằn nữa?.

Bush-Cha trên giấy trắng mực đen phải được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng an Ninh quốc gia (National Security Directive-3 là cơ quan đặc trách đấu tranh trực tiếp với LX. Lợi dụng cơ hội nầy WIB [War Industries Board] Bush buôn lậu một số vũ khí khổng lồ kiếm không biết bao nhiêu lợi nhuận, ra mặt lấn quyền TT Reagan và mở các cuộc hành quân mật tại Đông Âu mà không cần hỏi ý kiến của TT Reagan, Vì Reagon cấm bán lúa Mi cho LX liền bị nhóm Bush ám sát nhưng hụt. George H W Bush biết chắc rằng CSLX sẽ bị lật đổ do kế sách tình báo của Bush, nhưng tại sao trong lịch sử lại do công TT Reagan?
Trong các cuộc hành quân mật có vụ làm mất uy-tín LX trong thế vận hội, như 1983 Mỹ ỷ vào khoa học kỹ thuật vượt trội, đưa LX vào cái bẫy bắn lầm chiếc phi cơ Korea Airline đi lạc vào không phận LX, cũng do CIA dùng khoa học kỹ thuật biến đổi bắc-từ cực mạnh phát ra từ một AWACS, EC-135 (Boeing 707 modified doom radar trên lưng) tạo nên một điện từ cực mạnh, báo hại Pilot Korea Airline là một đại tá không quân biệt phái lái chiếc nầy phải lầm lẫn bay trong điều kiện IFR, không ngờ trong đêm tối nên bị Mig lên nghênh cản và bắn hạ, dù rằng phi công LX đã có báo hiệu intercept theo luật quốc tế. Những ghi âm cuộc đối thoại nầy đều được phía Mỹ đem ra phơi bày trên diễn đàn LHQ, báo hại các nước nghe lời Mỹ tẩy chay không cho LX tham dự Thế Vận Hội: Chuyến bay KAL, Flight 007 định mệnh bị AWACS, EC-135 đánh làm lạc hướng bay vào không phận LX, vùng Kamchatka Peninsula, tất cả 269 hành khách đều bị tử nạn.

Theo sự nghiên cứu của người viết, LX đã đầu hàng Mỹ ngày 30/5/1987. Còn như cậu bé Matthias Rust bay máy bay nhỏ với cao độ thật thấp, nên không hiện lên trên màn ảnh Radar. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một chiếc phi cơ nhỏ bay dễ bị gió lạc, nhứt là ở cao độ quá thấp, nếu không có radar sensor Tacan thì không cách nào đến được mục tiêu. Ðây là một chiến công lẫy lừng của ngành phản gián CIA, (cũng như CIA đang dụ khị nhóm quân sự trẻ háo thắng TQ di rê giàn khoan HD-981 vào vùng đặt quyền kinh tế VN) để rồi nhân cơ hội nầy, Gorbachev lập tức ra lệnh thanh trừng và thay đổi cấp chỉ huy: (như Tập Cận Bình vừa loại 1 viên tướng đầu sỏ hiếu chiến) Người thứ nhất là, Bộ-trưởng Quốc-phòng Liên Xô, người thứ hai là, Thống-chế Sergei L. Sokolov, hung thần chiến tranh, đã có lời đe dọa sẽ gởi hạm đội tàu ngầm nguyên tử qua trừng trị Mỹ năm trước, bị cho giải ngũ Việc nầy đã làm cho toàn bộ hệ thống an-ninh phòng thủ Liên Xô và KGB trở thành một trò cười cho cả thế giới, vì chỉ một chuyến bay có tính cách chơi đùa của trẻ con, đã khiến cho đảo lộn cả toàn bộ Chính trị và Quốc phòng Liên Xô.
Tôi cho đây là Phó T.Thống, George H.W Bush, [Ðại-đế giấu mặt của thế hệ thứ 2 Skull and Bones] đã dùng chiến tranh tình báo để giúp Gorbachov lật ngược thế cờ loại bỏ những tên Cộng Sản cực đoan, cuồng tín, Liên Xô chỉ chú ý đến qua kinh nghiệm cuộc chiến tại Việt Nam, vào khoảng không với cao độ, nơi mà những hỏa tiễn SAM tìm-nhiệt diệt phi cơ phản lực của Mỹ hay máy bay do thám U.2, R. F.101 thường xuất hiện với cao độ, còn máy bay bay thấp thì Sam được xem như Ốc-Vịt, như trực thăng H-34 của tôi bay qua lại trên đường mòn HCM như đan một chiếc thúng mà Sam có làm gì được đâu; điều kiện cần và có của Sam là phải có cao độ hoả tiển mới thăng bằng, có tốc lực cần thiết để đuổi theo tim nhiệt, và SA7 là loại cầm tay nhưng lối bay cạ càng trên chóp lá thì là khắc tinh hoá giải mọi loại phòng không

(Bạn có thể xem Video cách bay gunship Song Chùy trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 nơi trang ngoại ngử mục “Operation Lam Son 719”).

Đề cử bồ nhà Thống-chế Dimitri T. Yasov lên thay thế, Thượng-tướng Vladimir Kruichkov lên nắm quyền Tư-lệnh KGB, cùng nhiều Tư lệnh an-ninh, quốc phòng và các binh chủng bị thay thế.
Hoa-Kỳ đối về mặt Phản-tình báo chiến lược, đây là một thời điểm cực kỳ quan trọng để thay đổi lịch sử vô cùng thuận lợi để dẹp bỏ chế độ Cộng Sản như TT Reagan đã nói: “Đã đến lúc người Cộng Sản phải lật trang sử cuối cùng!” (Quả thật W.A.Harriman có tằm mắt nhìn xa khi chọn dòng họ Bushes, có máu di-truyền về tình-báo, lên ngôi Skull and Bones-2) Vì chuyện thằng bé chơi đùa ngỗ nghịch ở trên mà Ông Gorbachov hầu như không còn ai chống đối.

Có phải do cơ-trời hay do sự ảo-thuật của Tình báo Hoa-Kỳ? nên ông Gorbachov không còn do dự gì nữa, thẳng đường tiến tới hợp tác với Mỹ, ra lệnh cho quân đội Liên Xô áng binh bất động, mặc kệ cho nhân dân Đông Âu nổi dậy giành lại chính quyền, phá tan bức tường Bá-Linh, săn lùng các Cán-bộ Cộng Sản và tuyên bố thế chiến lược mới “Ðộc-lập Tự-do thật sự!” Ông Gorbachev cũng đến Hà Nội và nhiều nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác, cảnh cáo họ rằng: Phải chuẩn bị tự lực cánh sinh vì Liên Xô đổi mới sẽ không còn khả năng chi viện nuôi Chiến tranh Giải phóng (NLF) nữa.

Đặc biệt đáng ghi ngận, ông Gorbachev đến tận Hà Nội và cảnh cáo lãnh đạo Hà Nội rằng: “Liệu đường mà đi với Hoa-kỳ cho nhanh, ông lại ngụ ý, phải cẩn thận vì không còn cái dù che của Liên Xô và có thể bị Trung-Cộng làm thịt. Nhưng ngặt nỗi, Hoa-kỳ không hấp tấp, để kéo dài thời gian coi cho được, cần thiết theo lộ trình rồi mới đưa hai bàn tay ra nâng đỡ VN; Hơn nữa, phải để cho VN thêm một lần nữa thấm đòn và chuốc thêm nhiều đau thương với Trung Cộng vào một thời gian khá lâu, rồi sẽ ôm ấp sau. Cái thế siêu chiến lược của Nhóm dân sự George Kennan theo tư tưởng Harriman là vậy! Phải đợi đến thời điểm “roll back 2010”, Việt Nam ao ước được có một tuyên ngôn độc lập dân quyền, như hồi năm 1945, ngày cụ Hồ tuyên bố trước thế giới, hãy nhìn vào lịch sư Hoa Kỳ xem thử họ đã trải qua bao nhiêu thời gian đầy sóng gió, thãm cảnh nội chiến để thành đạt bản tuyên ngôn mà Họ tự cảm nhận “Freedom is not for Free!” có nghĩa “Muốn Ðộc lập Tự do phải trả giá!?”

…Cấm đánh phá các xe tải Molotova đang chạy trên đường xa lộ Harriman (đường mòn HCM) vào ban đêm mà không mở đèn pha, hoặc không đang di chuyển trên xa lộ, có nghĩa là đang ở bãi đậu, vì thế tài xế Molotova thường chạy ban đêm, còn ban ngày thì núp dưới rừng già để ngủ. Điều nầy đã có chứng-nhân là ông Hồ Sĩ Hãi, tài xế xe tải, quê ở Thái Bình, trong cái gọi là nạn nhân chất độc màu Da Cam. Đơn vị của Hãi được lịnh ngủ vào ban ngày, di chuyển vào ban đêm. Nhưng theo sự hiểu biết của Tôi, thì loại thuốc nầy chỉ có hiệu quả khi rải vào lúc trời tờ mờ sáng vì không khí thăng bằng trong êm tịnh, không lay động,. nên thuốc mới rải, tỏa từ từ theo chiều thẳng đứng xuống rừng cây. Trường hợp của ông Hãi là giai đoạn trong chiến dịch “Hot-Tip”(1966-1968) để khai hoang làm dấu chỉ đường dùm cho CSBV phóng đường Trường Sơn Tây, [dù rằng các Tướng lảnh CSBV không ưa thích vì phải mất gần 4 tháng trong khi Trường sơn Ðông chỉ cần 1 tháng, làm sao ai hiểu được tư-tưởng Harriman muốn biến Trường Sơn Tây sau nầy thành Xa-lộ Liên-bang Ðông-dương cho “bãi đỗ hàng TPP?] Còn tôi thì thả phun thuốc cho chiến dịch “Ranch-Hand” (1962) Ngoài ra tất cả là đều do vận tải cơ C.123 của Không-quân Hoa-kỳ đảm nhận, H-34 chỉ phun thuốc dọc theo đường xe lửa hoặc các trảng tranh trồng hoa màu đủ loại để ngụy trang.

Theo mật lệnh siêu chánh-phủ, công cụ Mac Namara (tác giả Bonesman của sự kiện Vịnh BV và hàng rào điện-tử Mc Namara) đích thân ra các lệnh lạc xuất phát từ Bộ-quốc-phòng, đôi khi cố tình làm trái ngược, không rõ nghĩa, mù mờ và thường xuyên phải chậm chạp gọi là vô cùng cẩn thận, rụt rè, cho có vẽ là tuyệt đối bí mật về Quân Sự, với dụng mưu không đáp ứng được với biến chuyển của tình hình nóng bỏng ở chiến trường sau nầy tướng giả định nhậm chức 4 sao Haig cũng được lịnh của Donald Rumsfeld làm y chang như Mc Namara.

Dưới con mắt vô cùng bực mình của các Tướng-lãnh như: Curtis Le-May, Arleigh Burke, Nathan Twining…Các Tướng nầy cho rằng: Cuộc chiến đã có thể thắng dễ dàng, nhanh chóng, nếu không có sự điều hành ngu xuẩn của Nhóm lãnh đạo Dân Sự? Tướng Westmoreland lại không hiểu sâu xa của vấn đề, vì Quân-đội Mỹ qua Việt Nam với nghĩa-vụ “Thao dượt tập trận thật”, nên phàn nàn: TT. Johson phản ứng quá chậm chạp, còn dư luận quần chúng Hoa-kỳ thì cho rằng: Những nhà chính trị kềm hãm quân đội và không cho phép họ chiến thắng.

Và theo viện thống kê thì có tới 82% quân đội Mỹ tham chiến các trận khốc liệt nhất cho rằng: Phải, chỉ chấp nhận thua trận, chớ không được quyền thắng. Điều nầy đã rõ theo sự hiểu biết của người viết là: Không cần nhiều quân, chỉ cần E.C.130B với đạn 106, và 40 ly tầm nhiệt và bom CBU-55 là đủ làm thất vọng quân xâm lược CSBV, vì không còn một chiếc xe nào kể cả người và vật được di chuyển dễ dàng trên đường xa-lộ Harriman mà không bị tiêu diệt. Trong khi đó ở Nam VN có nhiều bom CBU-55 nhưng không có đầu đạn (Warhead) Có thể xem đó là loại bom có thể giết tất cả sinh vật sống bằng dưỡng khí, còn vật chất thì không hề hấn gì kể cả màng nhện.

Đệ Thất Hạm Đội Hoa-kỳ không được tiêu diệt các tàu viễn-duyên CSBV của Ðoàn 759 điều hành, do Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt để tiếp tế chiến cụ cho Miền Nam VN, thuộc về mặt cung cấp tiếp liệu đường biển. Tuy nhiên cũng phải màu mè chút ít, khi báo động chỉ điểm cho quân lực Miền Nam tiêu diệt 3 chiếc tàu, 2 ở cực Bắc và Nam của Miền Nam và 1 ở ngay giữa Vũng Rô, Tuy Hòa. Còn trong đất liền Không-quân Mỹ đánh phá cầm chừng trong chiến dịch giội bom “Rolling-Thunder” hay nói cách khác để cho lính BV chỉ nghe “tiếng sấm rền thôi”, không ai chết đâu? Hàng rào điện tử Mac Namara thiết lập là không phải mục đích để tiêu diệt quân BV mà chỉ để theo dõi (Flow-Control) cường độ xâm nhập của lính BV, đồng thời cũng có vài trận đụng độ với quân đội Mỹ, nếu quân đội BV vượt qua mức đèn Vàng báo động.

Thí dụ, như trận đụng độ tại Pleime trên Cao Nguyên chẳng hạn, để cho quân đội Mỹ có cơ hội thao dượt chiến trường, gọi là ‘tìm và diệt địch’ Tư-tưởng Harriman muốn vậy.
Thế mà báo chí Mỹ diễu cợt quân đội VNCH là “tìm và né tránh,” (search and avoid). Họ có hiểu rằng: Người Mỹ đã bảo hộ Miền Nam và họ muốn tạo điều kiện cho quân đội họ có cơ hội để tập trận! (Combat training) Ông Van Marbod, Đệ 1 Phụ-tá Quốc-phòng nói: Mỹ hóa trước rồi Việt hóa sau do chiến cụ Mỹ để lại. Còn Tướng O’Daniel nói toạc ra là “Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” (Who pays commands).

Trong khi 2 anh em Cụ Diệm, Nhu, không cần chi tiền để giữ vững chủ quyền Quốc-gia mà có được đâu! Sau trận Pleime, một tiền đồn thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ ở đây, đã bị vây khốn bởi những đơn vị đông đảo BV; xung quanh đồn không biết bao nhiêu Phi-cơ Mỹ bị bắn hạ kể cả Phản-lực Cơ F.100, F.105 đặc biệt 4 quân nhân Mỹ đã bị thương và đang chờ Trực-thăng di tản. Phi công Trực thăng Mỹ không dám vào vì đã bị rớt quá nhiều chung quanh đồn; Mỹ lại muốn trắc nghiệm vũ khí mới: Lúc nầy Phi-công Queenbee-2, thuộc phi đội CAS, Project-Delta là Đại-úy Nguyễn-Minh-Vui tình nguyện bay rescue vào cứu, đồng thời trong chuyến bay cảm tử nầy Hoa kỳ đem vào một loại vũ khí khá đặc biệt để tiêu diệt phá vòng vây, đoàn viên Queenbee-2 gồm có Đại-úy Vui, Trung-úy Châu Lương Cang và Chuẩn-úy Nguyễn Văn Mai và 2 quân nhân Mũ Nồi Xanh, Mỹ đem vào loại vũ khí mới.

Đại úy Vui, dùng chiến thuật “chiếc lá lốc-cuốn trong cơn bão” để đáp, trong khi trên trời một đoàn Trực thăng UH.1 đang bay đánh lạc hướng đối phương. Từ một góc trời, chiếc H.34 bất thần giảm tối đa tốc lực máy, đâm đầu xuống xoáy tròn khuôn ốc như chiếc lá cuốn tròn trong cơn lốc, trong khi các loại súng phòng không đủ cỡ chỉa vào một chiếc Trực thăng đơn côi đang rùn mình trong cơn bão lửa. Vài viên đạn đại liên 14,5 ly đã xuyên qua thành tàu, bay ngay vào một quân nhân Mỹ, hắn ngã quỵ chết ngay trên sàn tàu, máu chảy lênh láng trôi về cửa chính, bay ra không gian cuốn tan theo gió. Khi Trực-thăng chạm đất, người lính Mỹ còn lại đem vũ khí xuống và liền tức khắc 4 quân nhân Mỹ bị thương được đưa lên H.34.

Lúc cất cánh, Đại-úy Vui dùng lối “Khủng Long áp đảo” bay rà sát gầm thét trên đầu địch làm chúng không kịp trở tay, khi thấy được, thì chỉ còn cuộn gió và âm thanh nhỏ lần để lại nơi đó. Đến phi-trường Holloway-Airfield, tất cả Phi công Trực thăng Mỹ chạy ra bồng bế Đại úy Vui như một anh hùng vĩ-đại. Sau đó Đại úy Vui được phía Hoa-kỳ tặng cho một Anh-dũng Bội-tinh với Ngôi-sao Bạc. Phi-công biệt kích Delta (Queen-Bee) anh hùng như vậy! Tất cả Phi công Mỹ đều nghiêng mình thán phục hành động cứu bạn đồng minh của phi công VN.

Tháng 10/1966, với sự hiệu quả của vũ khí nguyên tử chiến thuật trên, 2 năm sau, Khe-Sanh bị bao vây bởi 4 Sư-đoàn lính BV cùng với 2 Trung-đoàn Pháo yểm trợ có chiến xa T.54 và PT.76 tùng thiết đưa tổng số 40,000 quân, vây hãm 6,000 TQLC Mỹ, Tướng Westmoreland cũng sẽ dùng loại vũ khí nguyên-tử chiến thuật nầy? (Tactical Nuclear Weapons) để phá vòng vây của quân BV, dù rằng trước đó quân CSBV đã chạm súng dữ dội ngay ngoại-vi hàng rào Khe-Sanh với Tiểu-đoàn 37/BÐQ của VNCH (hiện giờ bạn có thể xem phim giải mật trên youtube) nhưng cảnh Ðiện Biên Phủ ở Khe-Sanh không xảy ra như báo-chí đã ồn ào la hoảng và thêu dệt. Sau đó, 6000 TQLC Mỹ rút ra về lại Ðệ 7 Hạm đội bằng đường bộ, không nghe dù một tiếng súng nhỏ là sao?????.

Về mặt Tình-báo là chỉ để kiểm chứng sự có mặt của Quân đội BV trên đường Trường Sơn Tây qua các toán Thám-sát như Lôi-Vũ, Biệt-kích Hunt, Strata, gián điệp ngoài Bắc, tất cả chỉ để gây tiếng vang, đồng thời kích thích lòng tự hào và cao ngạo của Đảng CSVN (do Cơ-quan Phản-gián CIA sử dụng khéo léo “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong khi Hà Nội chẳng hiểu gì cả) Đoạn đường dài vào khoảng 900 miles từ đèo Mụ-Giạ đến dãy núi phía Bắc Pleime, sau khi được vận tải cơ C.123 phun thuốc khai hoang, B.52 dội bom phá những nơi núi đá hiểm trở cho trống trải chỉ dấu (Tracking) làm đường và đồng thời hàng 100 ngàn ‘Cần Anteme’ thu phát các tiếng động được thả xuống trên đường nầy, để được truyền về cho Tình-báo địa phương theo dõi các hoạt động của quân đội BV, có đúng là di chuyển vào Nam hay không?

Càng dễ thấy và dễ hiểu được qua các cuộc hành quân LOKI, bắt người từ ngoài Bắc đem về đảo Cù Lao Ré, Quảng-Ngãi (hay gọi là cù lao Chàm), nuôi thúc cho mập rồi thả về để lộ nguyên hình, với vẽ hồng hào, mập mạp giữa đám người ốm đói, xanh xao kể cả các cán bộ cấp nhỏ,…rồi bị bắt đi cải tạo tư tưởng… trong khi Không-quân Chiến-lược Mỹ (SAC) thả 14 triệu tấn bom ở Miền Nam, trong đó có 6 triệu tấn chỉ dọc biên giới Lào Việt không dài cho lắm, nhưng không phải để tiêu diệt CSBV mà trên thực tế là để biến những hố bom thành hồ cá, và nơi tắm giặt cho cán bộ như Rest Area bên Mỹ (nghe buồn cười nhưng sự thật là như vậy, không tin hỏi người anh em phía bên kia đi thì biết liền? chiến dịch thả bom gọi là tiếng sấm rền “Rolling Thunder” nghe vui tai) và khai phá bình địa vùng núi đá bên trong, dọc theo biên giới Lào để phóng khai phá đường Trường Sơn Tây có nghĩa Xa lộ LBĐD mà tôi tự đặt là Xa lộ Harriman

Mục đích sâu xa và tinh-vi là kích thích CSBV chiếm Miền Nam, nhưng ai hiểu được, trong tương lai Hoa-kỳ sẽ lịch sự nhường cho Trung Quốc qua mộng bành trướng sẽ mở xa lộ Liên-bang Đông-Dương cho đến khi vừa xử dụng được thì nước Tàu đã bị chia ra nhiều Tiểu-quốc và đương nhiên xa lộ nầy sẽ tự động biến từ Quân-sự thành mục tiêu Kinh tế hòa-bình TPP cho các nước vùng lân cận, kể cả Xa lộ mà TQ lén lúc làm từ Côn Minh xuyên qua Miến Điện đến tận bờ biển Ấn Độ Dương Và đảo Hoàng-sa ngày xưa Kissinger đã bật đèn Xanh, lập lờ giao cho Trung Cộng (1/1974) gọi là tin ngoài hành-lang (lobby scandal) Lúc đó, Hoa-kỳ làm trọng tài đứng sau lưng VN để lấy lại tại bàn hội nghị LHQ?.

Việc nầy cũng thuận lý, vì là ổ của loài con chim Ó làm ra, sao lại có Le Le, Vịt Trời nở con ra nơi đó? Nhưng Nhóm trẻ Trung Quốc sau nầy có tầm nhìn xa hơn, nên đang tìm cách trả lại Hoàng-sa cho Việt Nam để khỏi bị sa vào cái Bẫy của Mỹ đã giăng ra 1974 và òn ỷ, dụ dỗ xin mướn dài hạn Hải Cảng Cam Ranh với mục đích đồng có lợi song-phương cho việc khai thác lọc dầu gần thềm lục-địa với sự gật đầu của Hoa kỳ, vì họ không muốn lập lại biến-cố Trân Châu Cảng, 1941 khi cô lập Nhựt Bản về đường tiếp tế dầu hỏa buộc Nhựt phải gây chiến trước. Thế kỹ 21 Trung Quốc không dại gì gây chiến trước dù VN có tát vào mặt TQ! Không có chiến tranh xảy ra trong thế kỹ 21 như siêu chiến lược gia William Averell Harriman đã dự tính như vào ngày sinh nhựt thứ 90 của Harriman, người em út sau cùng của giòng họ Kennedy đã tuyên bố trước bá quan văn võ: “We couldn’t have held the twentieth century without him”

Mỹ đang chuẩn bị theo hiến định để trù dập TQ
Rất may Thượng viện Mỹ đồng thanh nhất trí tuyệt đối ra Nghị quyết Biển Đông.
Nói đến quân sự và chiến tranh, Mỹ chưa bao giờ yếu ớt. Ai nói ra câu này tất thể hiện sự ấu trĩ. Vấn đề là Mỹ đang muốn thể hiện tư cách của một cường quốc có trách nhiệm, tuyệt đối - Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết về an ninh hàng hải Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc thiết lập lại nguyên trạng biển Đông theo chính sách tiên lễ hậu binh, không thể đùa giởn với Mỹ
Theo TTXVN, Nghị quyết được thông qua với 100% phiếu thuận cho thấy TQ không nên chọc giận Mỹ vì nó đã nằm trong kịch bản chia TQ ra từng mãnh vào thập niên 2010-2020 (LX 1980-1990). Qua đó, nhận được sự bảo trợ của các nghị sĩ kỳ cựu của cả hai đảng, bao gồm Patrick Leahy, Cardin Benjamin, Dianne Feinstein bên phía đảng Dân chủ và John McCain, Robert Menendez, James Risch, John Cronyn bên phía đảng Cộng hòa.

Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên điềm nhiên toạ thị có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Mỹ là một cường quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia gắn với việc giải quyết các tranh chấp tại khu vực này bằng biện pháp ngoại giao và hòa bình, chứ không phải qua sự áp đặt hoặc đe dọa bằng vũ lực.

Nghị quyết S.RES.412 cũng liệt kê hàng loạt hành động của Trung Quốc mà các nghị sĩ Mỹ cho là vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Cụ thể, tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ ở không phận biển Hoa Đông mà không tham vấn Mỹ và các nước láng giềng khu vực. Từ năm 2012, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu nhà nước vào hải phận xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Tháng 12/2013, một tàu chiến của quân đội Trung Quốc đã chạy lên cắt mặt và đậu cách tàu chiến của Mỹ USS Cowpens chỉ khoảng 500 mét ở biển Đông, buộc tàu USS Cowpens phải rẽ hướng đột ngột.

Nghị quyết cũng nêu rõ sự kiện ngày 1/5/2014, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Sau đó, Trung Quốc còn điều động thêm hơn 80 tàu, bao gồm bảy tàu quân sự, sử dụng cả máy bay trực thăng và vòi rồng để đe dọa, tấn công tàu Việt Nam, tìm cách thiết lập vùng cấm xung quanh HD-981, theo nghị quyết có nguy cơ đụng chạm giếng dầu Exxon Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.
Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014
Mỹ phải ra tay kiềm chế cho bằng được Trung Quốc ở ngoài Biển Đông?
Sử dụng máy bay do thám, tăng hiện diện quân sự gần khu vực tranh chấp ở Biển Đông... Mỹ cảnh báo Trung Quốc nhưng chưa đủ làm nước này sợ. Khu trục hạm Mỹ có khiến tàu ngầm Trung Quốc run rẩy? Thêm Nhật Bản ra đòn hiểm, liên kết vây chặt Trung Quốc khẩn cấp trong tháng nầy. Những ngày qua, máy bay trinh sát Mỹ nhiều lần lượn quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 3/2014, Mỹ cũng điều máy bay trinh sát P-8A bay trên không phận của bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi ấy, các tàu Trung Quốc đang có mặt ở đó nhằm ngăn chặn tàu của Philippines cung cấp lương thực cho binh lính của nước này đang đồn trú trên một chiếc tàu gần đó (do CIA xúi Phi đem chiếc tàu xắn vào mắc cạn để làm tiền đồn, cũng như KGB làm việc cho CIA xúi Hà-Nội phải đem dân ra nuôi sống trên các đảo nhỏ không người tại Trường Sa cho mục tiêu chiến lược) Những chiếc máy bay của Mỹ đã bay với độ cao thấp để chắc chắn rằng tàu Trung Quốc có thể nhìn thấy là có ta đây bên cạnh đồng minh
Quân đội Mỹ cũng chỉ thị Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii tham gia phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực, cho phép chính phủ các nước thuộc tây Thái Bình Dương tiếp cận thông tin chi tiết về vị trí các tàu trong khu vực. Mỹ cũng hỗ trợ Philippines, Nhật Bản và một số quốc gia khác các hệ thống radar và theo dõi tiên tiến. Hiện nay Washington đang nghiên cứu cách thức để có thể chia sẻ mạng lưới thông tin này trên quy mô lớn hơn, còn VN vì không có cam kết nên Secret Society giao trách nhiệm cho Đệ 7 hạm đội làm body guard cho chắc ăn. Thế là các tàu USS Kidd, USS John S. McCain và USS Stethem bắt đầu tuần tra biển Đông ngày 7/7/2014
Gần đây nhất, ngày 7/7/2014, 3 tàu khu trục thuộc lớp Aleigh Burke của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển lửa Aegis đã cùng tuần tra ở Biển Đông, trong khu vực Hạm đội 7 của Mỹ đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Đó cũng là lý do Bonesman VN/Dũng lớn tiếng tuyên bố cứng rắn với TQ trong giai đoạn thực thi Kerry’s check list
Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ đang thay đổi chiến thuật nhằm kiềm chế Trung Quốc mà không làm tranh chấp trong khu vực leo thang thành xung đột quân sự. Mỹ đang ngầm gửi một thông điệp tới Trung Quốc rằng: "Chúng tôi biết các anh đang làm gì, hành động của các anh sẽ gây hậu quả và chúng tôi có khả năng và cả sự sẵn sàng có mặt ở đây", Song song với các hoạt động trên biển, tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng liên tiếp đưa ra những cảnh báo đối với Trung Quốc về tranh chấp trên biển. Ông mềm mỏng nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc nhưng kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. - Ý muốn nói “tiên lễ hậu binh”
Bonesman Kerry: "Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”
Tuy nhiên, đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thẳng thừng đề nghị Mỹ nên tôn trọng "chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc và hai nước nên kiềm chế không áp đặt quan điểm của họ đối với phía bên kia.
Thậm chí, ông Tập còn nhắc lại rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đủ rộng lớn cho cả 2 quốc gia, ông kêu gọi hai bên giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.
Trên Biển Đông, gã khổng lồ "xấu tính" tiếp tục có các động thái leo thang gây hấn gây căng thẳng nhiều hơn. Đặc biệt, Trung Quốc vừa điều 3 tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đã biên chế 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị hoả tiển đạn đạo cho Hạm đội Nam Hải. Đây là lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh đưa nhóm tàu ngầm tên lửa đạn đạo đến một căn cứ tiền tiêu. Ngoài 3 tàu ngầm nói trên, Trung Quốc cũng vừa điều 2 chiếc tàu hộ tống lớp Giang Đảo (Type 056) đến căn cứ của Hạm đội Nam Hải. (chắc TQ không hiểu nỗi đảo Hải Nam nầy sẽ bị quân xung kích VN chiếm giữ ngay sau khi ngòi nổ sẽ tự phát khắp nội địa TQ nổi lên đòi dân chủ độc lập)
Như vậy, có vẻ như chính Trung Quốc đang đặt Mỹ ở ngã ba đường (hay ngược lại TQ bị Secrets of the Tomb?): hoặc để mặc Trung Quốc tự tung tự tác, hoặc bắt tay với Trung Quốc cùng ăn "miếng bánh", hoặc đối đầu (trường hợp mà ông Tập cho rằng sẽ là "thảm họa" và bản thân Mỹ không mong muốn).
Rõ ràng Mỹ đang bị đẩy vào thế khó, vừa phải duy trì được hòa bình, ổn định khu vực vừa phải thể hiện được vai trò nước lớn sẵn sàng bảo vệ các đồng minh bị Trung Quốc bắt nạt. Mỹ phải làm sao có thể kiềm chế Trung Quốc lại không đẩy căng thẳng leo thang thành xung đột quân sự? Nhưng có điều chắc chắn phải thi hành theo cẫm nang, huấn thị điều hành (SOP’s Secrets of the Tomb)

Các chuyên gia nhận định, phản ứng yếu ớt của Mỹ đang khiến cho Trung Quốc được dịp lấn tới và hung hãn chiếm lấy nhiều lãnh hải hơn. Điều đó cũng chỉ làm cho uy tín của Mỹ bị tổn hại nhiều hơn mà thôi? (Thấy vậy nhưng không phải vậy!) Vậy nên, nếu Mỹ đang tính nước thay đổi chiến thuật thì cũng cần cân nhắc bởi họ đang khiến giới chuyên gia hoài nghi khả năng kiềm chế Trung Quốc chỉ bằng mấy chiếc máy bay do thám. Trong khi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoa Kỳ đang thực thi để chuộc lại tội lổi đối với Việt Nam, đồng thời cũng phải keo sơn với VN vì muốn độc quyền nguồn dầu hoả - Biển Đông sẽ giải quyết trước 2016 “VN làm chủ, TQ khai thác, Mỹ độc quyền bán sản phẩm”
Vấn đề chủ quyền tại Biển Đông gây chia rẽ nhất trong cuộc đối thoại lần này giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc thường xuyên cảnh báo Mỹ không nên tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại giao và họ xem chính sách xoay trục châu Á của Mỹ là một phần của chiến lược ngăn chặn đó. Các giới chức Mỹ nhiều lần bác bỏ tố cáo đó và khẳng định là Mỹ hoàn toàn ủng hộ cho sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng.

Để kết luận, chính khách Mỹ nói vậy nhưng thật ra không phải vậy vì TQ đang dòm ngó chức siêu cường của Mỹ và Mỹ cũng quyết tâm sau khi nâng TQ lên và lật TQ xuống để đưa Ắn Độ lên thế là mênh lệnh của siêu chiến lược gia William Averell Harriman (1891-1986)

KQ TRƯƠNG VĂN VINH

vinhtruong
07-24-2014, 03:34 AM
Bài 22: Việt Nam sẽ là nước bảo trợ cho Miến Điện và Bắc Hàn
Theo lịch trình Eurasia-1, qua giai đoạn giải quyết Biển Đông Dậy Sóng xong, Việt Nam sẽ là nước bảo trợ cho Miến Điện và Bắc Hàn dưới cái dù của Mỹ, y chang Nhựt đã bảo trợ cho VN mấy thập niên qua bây giờ VN là nhiệm vụ như Nhựt theo sự chủ đạo của Mỹ. Ngày nay, sau khi giải quyết xong vụ Biển Đông tại LHQ, khác trước kia khi Miến Điện là một trong vài nước khép kín và cô lập trên thế giới, thì Trung Quốc lại là một trong những nước ủng hộ quyết liệt nhất như hơn nửa thế kỷ nay với âm mưu mở con đường xuyên suốt từ Côn Minh đến tận bờ biển Ấn Độ Dương để thôn tính Úc Châu và các nước Đông Nam Á bằng cách lén lút di-dân gần 2 triệu người cùng gia đình lập nghiệp dọc theo xa lộ mà TQ sẽ khai phá đến tận bờ biển. Thế nên Harriman qua CIA phải sử dụng thành viên OSS 1945 là tướng Võ Nguyên Giáp mở Trường Sơn Tây, tức Xa lộ Liên Bang Đông Dương để đối chọi lại với xa lộ xuyên Miến Điện đến bờ biển của TQ lén lút xây dựng hơn nửa thế kỷ qua. Và bây giờ TQ âm mưu xây đường sắt dọc theo từ TQ qua tận bờ tây giáp với Ấn Độ Dương, nhưng kẹt Miến Điện được Mỹ nháy mắt đừng cho TQ vào phe mình, vì Mỹ không muốn cho TQ gia nhập Khối TPP mà Mỹ là ông bầu.
Chính phủ Trung Quốc tự kềm chế cho rằng họ không lo ngại về một cuộc gặp gỡ lịch sử sắp diễn ra giữa các giới chức Miến Điện và Hoa Kỳ, mặc dù các bản tin của giới truyền thông Trung Quốc lên án Washington là dùng Miến Điện trong khuôn khổ một sách lược để kiềm chế Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Stephanie Ho gửi về bài tường thuật sau đây. Mà đúng thật như vậy, Hoa Kỳ đã thiết kế thật tỉ mỉ lộ-đồ trù dập TQ qua lý thuyết, sử gia George Frost Kennan. (1904-2005) nhưng Kennan lại rất cưng Việt Nam. khi Miến Điện là một trong vài nước khép kín và cô lập trên thế giới, thì Trung Quốc lại là một trong những nước ủng hộ quyết liệt nhất trên toàn cầu. Mấy năm qua, vào lúc Boneswoman Ngoại trưởng Hillary Clinton chuẩn bị cho một cuộc họp lịch sử với các nhà lãnh đạo ở Miến Điện, giới truyền thông Trung Quốc mô tả động thái này nằm trong các nỗ lực của Washington nhằm “cô lập và bao vây Trung Quốc” và kế tiếp là VN.
Trong một bài xã luận đăng trên báo Global Times hôm nay, giáo sư về truyền thông của trường Đại học Thanh Hoa Lý Hy Quang nói rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton sẽ làm cho Trung Quốc “mất tinh thần.” Nó cũng không khác gì TT Bush và Phó TT Biden qua TQ nhưng mục đích là thăm Mông Cổ. TQ rất sợ 2 nước nầy rồi đây có thêm VN cùng hùa theo bao vây
Ông Lý nêu thắc mắc về điều ông gọi là một “chính sách mới về châu Á của Hoa Kỳ” mà tôi cho là “roll-back”, ông cho là nhắm chống lại Trung Quốc. Sự thật không phải vậy mà kềm hãm TQ, vì Hoa Kỳ rất hoan nghênh một nước Tàu hùng mạnh để cùng thế giới giải quyết những khó khăn về thiên nhiên, môi trường, bệnh hoạn, sự nóng dần của trái đất… Ông cho rằng cuộc họp của Ngoại trưởng Clinton là một thí dụ điển hình cho sách lược mới này. Ông cũng lập lại những cáo buộc của giới truyền thông Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đứng sau quyết định hồi tháng 9 của chính phủ Miến Điện đình chỉ công trình xây dựng một đập thủy điện mà một công ty của Trung Quốc đã góp phần đầu tư nhiều tỷ đôla.
Bất kể luận điệu gay gắt của giới truyền thông Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh không lo lắng mấy. Ông Hồng nói Trung Quốc tin là Miến Điện và cái mà ông gọi là “các nước Tây phương liên hệ” nên tăng cường tiếp xúc và cải thiện quan hệ. Ông nói thêm rằng ông hy vọng cuộc họp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển cho Miến Điện. Trước đó trong tuần, lãnh đạo quân đội cấp cao nhất của Miến Điện đã đi thăm Bắc Kinh và họp với các giới chức quân đội Trung Quốc. Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tư lệnh quân lực Miến Điện đã tán dương tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước và cam kết củng cố hợp tác quân sự. Chính trị nói vậy mà không phải vậy như bề ngoài ai cũng thấy tướng Nguyễn Chí Vịnh rất thân với TQ?
Trong một cuộc họp thường lệ với các phóng viên hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được hỏi về các bản tin nói rằng các đại diện của chính phủ Miến Điện và các thủ lãnh người Kachin nổi loạn đã họp vào hôm thứ Ba ở tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc. Ông Hồng lổi đáp rằng Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ bên trong Miến Điện có thể giải quyết các bất đồng qua những cuộc thương lượng hòa bình.
Trong mấy tuần vừa qua, giới lãnh đạo Miến Điện đã công bố chi tiết của một thỏa thuận hòa bình nhắm mục đích chấm dứt nhiều thập niên xung đột giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc nổi loạn lâu nay vẫn tranh đấu đòi quyền tự trị. Thỏa thuận hòa bình này cũng là một đòi hỏi chính của các quốc gia Tây phương, kể cả Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama cho biết ông cử Bộ trưởng Ngoại giao đến Miến Điện để xem Hoa Kỳ có thể làm thế nào để giúp nước này ủng hộ tiến bộ về cải cách chính trị, nhân quyền và hòa giải dân tộc. Nhưng ông Obama cũng nói rằng bang giao của Miến Điện và Bắc Triều Tiên là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết theo như huấn thị điều hành secrets of the Tomb Việt Nam sẽ bao thầu giúp đở cho 2 nước nầy như Nhựt đã thay Mỹ giúp đở VN.
Thượng nghị sĩ Richard Lugar đại diện tiểu bang Indiana, một thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại, đề nghị bất kỳ việc tiếp xúc trở lại nào với Naypyidaw đều phải bao gồm một sự khai báo đầy đủ về “mức độ và ý đồ trong chương trình hạt nhân đang được Miến Điện phát triển.” Vị thượng nghị sĩ này nói ủy ban của ông đã nhận được thông tin cách đây 5 năm cho biết chính phủ Miến Điện có ý định phát triển vũ khí hạt nhân, với sự trợ giúp của Bắc Triều Tiên vì Hoa Kỳ muốn kích thích kinh tế cho Miến Điện từ trục đông sang tây đến tận Nam Á
Cách đây 1 năm, các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản phúc trình cáo buộc Bắc Triều Tiên cung cấp thiết bị hạt nhân và phi đạn bị cấm chỉ cho Miến Điện, Iran và Syria, một cách bí mật, để tránh các biện pháp chế tài quốc tế.
Miến Điện, còn gọi là Myanmar, là nước ký tên vào Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân, và là thành viên của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế. Theo chuyên gia cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế Daniel Pinkston, sự kiện đó có nghĩa là Miện Điện phải khai báo đầy đủ bất kỳ cuộc giao dịch nào trước đây với phía Bắc Triều Tiên.
Ông Pinkston nói: “Nếu có bằng cớ rõ ràng về sự hợp tác hạt nhân thì, để cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế, Miến Điện sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp ước Cấm Phổ biến Hạt nhân và theo các thỏa thuận về bảo vệ với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế. Và sự kiện đó có nghĩa là khai báo bất kỳ công cuộc hợp tác nào đã có với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tức Bắc Triều Tiên, bất cứ vụ thủ đắc nào về chất liệu, kỹ thuật, cơ phận, vân vân...”
Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích tình báo cũng nêu ra những báo cáo chưa được kiểm chứng về việc hàng trăm kỹ sư và khoa học gia Bắc Triều Tiên đến thăm hay làm việc tại các cơ sở quân đội và các cơ sở khác của Miến Điện. Nhưng nói chuyện với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính, các giới chức chính phủ Nam Triều Tiên cho biết họ chưa nhìn thấy bằng chứng cụ thể về mức độ hợp tác đó giữa Bắc Triều Tiên và Miến Điện.
Cựu tổng giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, ông Hans Blix, hiện là chủ tịch Ủy ban về Vũ khí có sức tàn sát hàng loạt, cũng đồng ý với đánh giá đó, có liên quan đến một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân mà Miến Điện được cho là đang thực hiện.
Ông Blix nói: “Thế giới có lý do để lo ngại và tìm hiểu về việc này. Có một vài người đào tỵ đã nói đến chuyện ấy, nhưng nhiều người khác lại gạt hẳn đi. Và kinh nghiệm của tôi cho thấy là phía Bắc Triều Tiên chưa đi xa mấy”.
Các giới chức Miến Điện cũng bác bỏ bất kỳ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân nào, tuy họ thừa nhận rằng họ có cứu xét việc tìm cách sử dụng kỹ thuật nguyên tử để sản xuất điện năng. Trước đây trong năm, các giới chức Miến Điện đã khẳng định rằng đất nước họ quá nghèo không thể theo đuổi bất cứ hình thức nào của chương trình hạt nhân.
Bằng chứng về vũ khí quy ước đi lại giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên trong nhiều năm thì cụ thể hơn. Trong nhiều dịp, Hải quân Hoa Kỳ đã ngăn chặn các tàu của Bắc Triều Tiên, nghi là chở vũ khí, đến các cảng của Miến Điện. Các chuyên gia phân tích nói Bắc Triều Tiên dường như đã tiếp tay cho Miến Điện nâng cao các khả năng phi đạn của họ.
Các chuyên gia nêu ra rằng bất kỳ việc giao nhận thành công các vũ khí đó trước đây đều có thể đề ra những rắc rối về ngoại giao cho Miến Điện khi nước này tìm cách bình thường hóa quan hệ với cộng đồng quốc tế. Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp dụng đối với Bình Nhưỡng, tất cả mọi vụ mua bán vũ khí của Bắc Triều Tiên, kể cả vũ khí quy ước, đều bị cấm chỉ.
Bang giao giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã trải qua những thời kỳ bấp bênh kể từ khi được thiết lập vào năm 1962. Miến Điện đã cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng vào năm 1983, sau khi các điệp viên Bắc Triều Tiên ở Miến Điện tìm cách ám sát tổng thống Nam Triều Tiên. Vụ đánh bom lần đó đã gây thiệt mạng cho 18 viên chức cấp cao của Nam Triều Tiên.
Quan hệ quân sự giữa Miến Điện và Bắc Triều Tiên dường như đã được nối lại vào đầu thập niên 1990, nhưng quan hệ ngoại giao chưa được chính thức phục hồi cho mãi đến lúc cách đây 4 năm. Từ nhiều chục năm, cả hai nước đều bị cô lập tách khỏi phần lớn cộng đồng ngoại giao và giao thương toàn cầu vì các chính phủ áp bức.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến công du mang tính bước ngoặt tới Miến Điện, trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đầu tiên sang thăm nước này trong 50 năm qua với mong chiếc đủa thần của Boneswoman sẽ làm cho gió đổi chiều!!!.
Hôm nay, bà Clinton tới thủ đô Naypyidaw của Miến Ðiện để bắt đầu 3 ngày hội đàm bao gồm các cuộc họp đã lên lịch với Tổng thống Thein Sein và lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi của nước này.
Ngoại trưởng Mỹ đi từ Nam Triều Tiên tới Miến Điện. Tại Nam Triều Tiên, bà Clinton cho báo giới biết rằng bà sẽ đích thân xác lập các ý định của chính phủ Miến Điện hiện thời về việc tiếp tục cải cách chính trị và kinh tế.
Boneswoman Clinton đề cập tới điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu trước đây trong tháng về những “tia tiến bộ le lói” của chính quyền dân sự trên danh nghĩa của Miến Ðiện, phe lên nắm quyền trước đây trong năm sau hơn 4 thập niên quân đội cai trị nước này.
Tổng thống Obama nói Ngoại trưởng Clinton sẽ thăm dò xem Hoa Kỳ có thể làm gì để hậu thuẫn những tiến bộ trong quá trình cải cách chính trị, nhân quyền, và hòa giải dân tộc ở Miến Điện.
Miến Điện và Việt Nam ở gần nhau, nay cùng ở trong khối Đông nam Á, lại cùng loại chế độ độc đoán độc đảng, một bên là độc tài quân phiệt - một bên là độc đảng Cộng sản, nên có ảnh hưởng tác động đến nhau không nhỏ. Nhưng trong chương lịch phải thuyết phục quân phiệt trước rồi mới ý thức hệ VN sau. Miến Điện, nay được gọi là Myanmar - là nước rộng nhất vùng Đông Nam Á (676.000 km2), gấp đôi Việt Nam, với dân số gần 60 triệu, trước là thuộc địa Anh, độc lập từ năm 1948… Những nét đặc sắc của Miến Điện gần đây là: cuộc đấu tranh cho dân chủ khá rộng lớn từ hơn 20 năm nay, trình độ văn hóa, biết đọc biết viết trong toàn dân thuộc hạng loại cao nhất châu Á ngay từ sau Thế chiến II.
Miến Điện có những nhân vật xuất sắc. Ông Aung San, lãnh tụ chống thực dân Anh và phát xít Nhật, thân sinh của bà Aung San Suu Kyi, được suy tôn là Anh hùng dân tộc. Ông U Thant từng là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 10 năm liền, từ 1961 đến 1971. Bà Aung San Suu Kyi, người đứng đầu Liên minh Toàn quốc Đấu tranh vì Dân chủ, có uy tín cao trong xã hội, được Giải Nobel Hòa bình năm 1991 khi đang ngồi tù; trước đó bà được giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng năm 1990. Bà còn được chính phủ Ấn Độ tặng giải thưởng J. Nehru; được chính phủ Venezuela tặng giải thưởng S. Bolivar; và được chính phủ Canada phong tặng danh hiệu là Công dân Danh dự Canada. Bà là một trí thức loại ưu tú, nhà văn, từng tốt nghiệp về kinh tế Đại học New Delhi, Ấn Độ, tốt nghiệp môn chính trị - xã hội tại Đại học Oxford và London, Anh. Bà cũng từng là trợ lý cho ông U Thant ở Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay có hơn 1 triệu người Miến Ðiện ở nước ngoài, sống làm việc, kinh doanh, du học tại Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp…, cộng đồng này đã tỏ ra rất đoàn kết, đồng thuận trong ủng hộ phong trào dân chủ trong nước. Họ kiên quyết chống thế lực quân phiệt phi pháp từng dùng súng đạn hủy bỏ cuộc tổng tuyển cử vang dội ngày 27-5-1990, khi Liên minh của bà Aung San Suu Kyi dành được đa số tuyệt đối 59% phiếu bầu và 81% ghế trong Quốc Hội, 392 trên 485 ghế. Họ coi cuộc đảo chính quân sự của các tướng lãnh là phản nghịch, phản dân chủ, chống nhân dân. Họ vận động ráo riết cho việc tố cáo và cô lập chính quyền quân phiệt.
Đến nay cuộc đấu tranh cho dân chủ đang ở mùa thu hoạch, theo cách nói của bà Aung San Suu Kyi – mà người dân Miến bà thường gọi thân mật là «Đâu Xiu» (Dow Suu) – Cô Xiu.
Lần đầu tiên trong 21 năm qua, sau khi bị quản thúc từ ngày 20-7-1989 đến ngày 13-11-2010, Cô Xiu mới tỏ ra lạc quan, khi chính quyền quân phiệt tự giải thể vào tháng 4-2011, khi tổng thống mới được bầu, Thein Sein - tuy vốn là tướng, là thủ tướng - cam kết sẽ theo quy chế dân sự, các tuớng lãnh sẽ không làm bộ trưởng kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… như trước nữa. Ông Thein Sein đích thân gặp bà Aung San Suu Kyi trong bộ cánh dân sự, với lời hứa sẽ xem xét việc trả tự do cho tù chính trị, nới rộng tự do báo chí và mở rộng dân chủ. Sau đó bà Aung San Suu Kyi được tự do đi lại trong thành phố, còn đi thăm một số địa phương, tự do gặp gỡ các thành viên trong tổ chức của bà, không có mật vụ nào bám theo.
Tổng thống Thein Sein đích thân thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền và soạn thảo bộ Luật Lao động mới theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế, theo yêu cầu và khuyến nghị xây dựng của các phái viên của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Việc trả tự do cho 6.000 tù nhân, trong đó có 300 tù chính trị mấy hôm nay chính là do khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền vừa được thành lập.
Cô Xiu càng tỏ ra lạc quan có cơ sở khi ông Thein Sein và chính phủ thống nhất ý kiến đình chỉ việc xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy, công trình trọng điểm của quốc gia, trị giá 3, 6 tỷ đôla, do 1 hãng thầu quốc doanh Trung Quốc thực hiện từ 5 năm nay. Đây là một thái độ chính trị mạnh mẽ làm Bắc Kinh đùng đùng nổi giận, nhưng ông Thein Sein nói rõ đây là quyết định đặt cuộc sống an toàn của nhân dân Miến Điện làm trọng và cũng là nhân dân thuộc ảnh hưởng của dòng Sông Cửu Long. Việt Nam rồi đây sẽ tỏ thái độ với Bắc Kinh như Miến Điện vậy theo như dự mưu của Secret Society
Bắc Kinh cũng không che dấu thái độ vừa lo âu vừa tức giận khi ông Thein Sein dẫn đầu một đoàn cao cấp có 13 bộ trưởng đi thăm Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ toàn diện một cách thực chất, giống như TT Nguyễn Tấn Dũng khi chiếc ghế TT lung lay thì qua Bắc Kinh để được Tập Cận Bình xoa dầu giữ chiếc ghế TT vững như bàn thạch và giờ đây cũng phản bội là sao? Báo chí New Delhi ca ngợi ông Thein Sein khác hẳn ông Than Shwe là người tiền nhiệm ở thái độ chính trị «thức thời và tiến cùng thời đại». Sự gắn bó Ấn Độ - Miến Điện còn ở dựa trên cơ sở có chung nền văn hóa Phật Giáo, xa rời chất cộng sản vô thần của Bắc Kinh, nhưng nó nằm trên trục lộ trình siêu chiến lược Eurasia của Secret Society. Cô Xiu cũng tỏ ra lạc quan khi được mời dự một diễn đàn kinh tế lớn, có đại diện chính phủ, các nhà doanh nghiệp và 37 nhóm và tổ chức chính trị, tôn giáo của cả nước. Tại diễn đàn, ý kiến của bà rất được cử tọa tôn trọng và lắng nghe.
Do ảnh hưởng của Mỹ, cấm vận quốc tế đang được nới lỏng nhanh chóng, các tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cùng với các tổ chức nhân đạo và thiện nguyện Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Ấn Độ, đang thực hiện trợ giúp Miến Điện Các nước đang quan sát kỹ việc trả tự do cho tù nhân lương tâm và thực hiện tự do thông tin báo chí để có đối sách thích hợp, và muốn Việt Nam theo đó mà áp dụng trong nước mình dĩ nhiên là sau Miến Điện trong lăng kính Bonesman Kerry. Báo chí ở Miến Điện mấy tuần nay đã đăng tin hoạt động của bà Aung San Suu Kyi khá đầy đủ, khách quan, như về một nhà hoạt động chính trị, không còn cắt xén, xuyên tạc, mạt sát như đối với một người bị án quản thúc như trước.
Tất nhiên ông Thein Sein là người tỏ ra biết điều và có thiện chí, ông mong mỏi cuộc cấm vận của quốc tế chấm dứt, rồi thế giới dân chủ sẽ chi viện, đầu tư, hợp tác với quy mô lớn, khi xã hội dân sự được khôi phục, nhân tài Miến Điện ở khắp nơi trở về bắt tay cùng nhân tài và nhân dân trong nước xây dựng lại đất nước phồn vinh cho toàn dân để Việt Nam lỏ con mắt nhìn vào mà bắt chước sau.
Ông Thein Sein và những người cộng tác thân cận nhất đang hy vọng Miến Điện trên con đường hòa hợp dân tộc sẽ có vị trí khác hẳn trước, và những năm trước mắt sẽ được vinh dự đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của Tổ chức các Quốc gia Đông Nam Á, với một tư thế mới, ảnh hưởng mới vào năm 2014. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà báo Miến Điện cho rằng vận mệnh nước nhà đang chuyển động do 2 nhân vật bắt tay nhau thân thiện và tương kính, cả 2 đều cùng tuổi, cùng một năm sinh - ông Thein Sein ngày 20-4-1945, bà Aung San Suu Kyi ngày 19-6-1945, cùng năm âm lịch Ất Dậu - Hai con gà gáy sáng báo bình minh của nước Myanmar mới.
Mừng cho nhân dân Miến Điện đang có cuộc bứt phá đầy triển vọng hy vọng Việt Nam sẽ phát khởi mả đề để đến dương cước mọi vioệc sẽ huy hoàng trong lăng kính của kẻ quá cố Harriman. Hy vọng cuộc bứt phá sẽ thật sự ngoạn mục, thành một nguồn cảm hứng chính trị sâu rộng cho mọi người Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ, cho toàn dân ta, và nhà cầm quyền Mafia VN theo đó mà cải thiện đời sống văn minh cho người dân, dù rằng quá trễ nhưng vẫn còn hơn không… để sau cùng “Việt Nam sẽ là nước hùng mạnh như một nước Do Thái phương Đông là Cộng Hoà Việt Nam

Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc
Điều dễ hiểu Miến Điện rồi Việt Nam cố gắng hết mình để thoát cái ách Trung Quốc: Đường sắt dự kiến xây dựng sẽ dọc theo đường ống dẫn khí đốt từ cảng miền tây Miến Điện sang vùng Vân Nam Trung Quốc. Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ Trung Quốc, qua việc đình chỉ một dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho Trung Quốc ra đến Ấn Độ Dương.
Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.
Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Miến Điện và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011 trước khi Boneswoman Hillary qua Miến Điện. Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc. Đường sắt này theo dự kiến sẽ được xây dọc theo đường ống dẫn khí đốt nối các mỏ khí ở vùng biển Andaman đến nhà máy lọc dầu nằm gần Côn Minh.
Dự án này mang ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc bởi vì tuyến xe lửa Kyaukpyu-Côn Minh có thể thay thế eo biển Malacca như là con đường đi đến vùng Trung Đông. Theo thỏa thuận ký kết năm 2011 với chính phủ Miến Điện, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này trong thời hạn 50 năm, nhưng làm sao TQ hiểu được Harriman đã tính 2 xa lộ song song với đường Xa lộ Liên Bang Đông Dương cho nhịp cầu giống như “Eisenhower National System of Interstate” cho sự kích thích kinh tế thời bình của nước Mỹ thay vì của Khối TPP trong thế kĩ 21. Đúng ra chúng ta nên đặt tên “Harriman International Highway System” mới đúng
Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.
Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài như thế.
Hiện giờ, phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì về quyết định của Miến Điện hủy dự án đường sắt. Nhưng một nguồn tin từ Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc khẳng định với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ý kiến của người dân Miến Điện về dự án này.
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Miến Điện Thein Sein vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã định nghĩa quan hệ giữa hai nước là « có qua có lại và hai bên đều thắng ». Nhưng việc chính quyền Miến Điện hủy dự án đường sắt của Trung Quốc cho thấy bang giao giữa hai nước láng giềng này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, rồi đây tới phiên Việt Nam cũng sẽ phủ phàng TQ đã đến thời kỳ mặc vận trở lại thời Đông Châu Liệt Quốc rồi TQ ơi
Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ đôla.
Bắc Kinh nghĩ rằng, bằng cách đổ vốn ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng vào các nước Đông Nam Á, họ sẽ « mua » được thêm bạn và có thêm nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng ít ra là đối với Miến Điện, chính sách này như vậy là đã thất bại nầy qua thất bại khác tại Việt Nam qua khối óc siêu chiến lược gia tân thời William Averell Harriman (1891-1986)

Hết trọi rồi
KQ TRUONG VAN VINH

vinhtruong
07-25-2014, 04:26 PM
Chiến lược gia Harriman thích văn hoá tuồng cải lương VN, có nghĩa trước khi chết phải ca 6 câu vọng cổ kéo dài thời gian rồi mới chịu ngã lăn xuống chết: Bài 21 ở trên: “Saigon hấp hối 27/1/73; LX sụp đổ 30/6/87 không phải 1991 và TQ bị chia nhiều nước Cộng Hoà từ ngòi nỗ HD-981, 2/5/2014 đến 2020. Thế thì cái gọi là đảng cộng sản VN là thông điệp đầu năm 2014 của Nguyễn Tấn Dũng nói về cặp song sanh “dân chủ, pháp quyền” sẽ lộ ra sau khi hoàn tất Kerry’s check list, không phải mùa hè đỏ lửa mà mùa hè mát mẻ với từng cơn gió mát thổi đến

Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, để níu kéo bằng 6 câu vọng cổ … nhưng điều gì sẽ xảy ra?
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có mặt tại Mỹ trong chuyến đi thăm khởi sự từ ngày 21 tháng 7, 2014, cứ cho là theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng trật thượng Kerry không thèm đón mà để cho toàn là các Phụ tá đón, chỉ riêng Bonesman McCain thay mặt Kerry (cặp song sinh về đòn phép chính trị “MIA và chất độc màu Da Cam” Cặp bài trùng nầy chỉ định bởi Harriman (chết 1986 theo secrets of the Tomb) lo việc nối lại bang giao hay nói trắng ra là để tái thiết sau khi tàn phá như kế hoặch Marshall tái thiết Âu Châu vậy)

-Ông Phạm Quang Nghị là đại diện cao cấp của Đảng Cộng sản và không tham gia các thương lượng trực tiếp về chính sách. Do vậy, chuyến đi Hoa Kỳ của ông được giới chuyên gia nhận định dường như là một cuộc "ra mắt" chính giới Mỹ của nhân vật có thể sẽ còn lên cao sau Đại hội Đảng XII sang năm. Nó cũng hé mở rằng trong nội bộ ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có xu hướng muốn tách khỏi ảnh hưởng Trung Quốc và xích lại với Mỹ, tuy chưa rõ xu thế này mạnh mẽ đến đâu và freewheeling diplomat Kerry có chịu okay không?
Sau Washington DC, ngày 23/7 ông Nghị sẽ đi New York và sau đó ông sẽ thăm Chicago để vui chơi thôi theo thủ tục bình thường không có gì là ghê gớm cả

-Có dư luận cho rằng sự hoài nghi của giới bảo thủ trong Bộ Chính Trị đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tuổi hơn như Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, không ở trong BCT, mà họ cho là có thể bị nhiễm các giá trị Tây phương. Ai biết được các nhân vật nầy được trồng người hồi 11 tuổi và 15 tuổi ở một nơi ngoại ô Paris 1968?

-TS Hà Sĩ Phu: “ Đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi vì họ là sếp sòng cs mà.

- TS Vũ Tường: Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội.

-Giáo sư Thayer cho rằng: “Ngoại trưởng Kerry đã mời ông Phạm Bình Minh, chuyến đi đó giờ đây sẽ diễn ra vào tháng 9 này, nhưng chuyến đi đã bị hoãn lại. Lúc bấy giờ tôi được cho biết lý do là vì nó quá nhạy cảm. Tôi đoán rằng Bộ Chính Trị không tin tưởng ở một người trẻ tuổi như Ngoại trưởng Phạm Bình Minh - được coi là sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ hơn như cha của ông trước đây, so một nhân vật lớn tuổi, bảo thủ hơn, ông này được tin tưởng ở Hà Nội hơn là so với ông Phạm Bình Minh, ít nhất theo chỗ tôi hiểu.” (Theo ông Thayer hiểu là xưa và chậm tiêu wá)

-Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một thành viên Bộ Chính Trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, dĩ nhiên tôi đã từng viết tính trật thượng và rất kinh dị của Bonesman Kerry từ cách thả tù chính trị cho đến chủ trương tiếp chính khách phải là người sanh đẻ ở miền nam như 2 CTN, Sang, Triết, và 3 TT Dũng, Khải, Kiệt. Ngày nhậm chứng BTNG 1/2/2013 phải thả người Mỹ gốc Việt là đảng khủng bố Việt Tân Nguyễn Quốc Quân và luật sư Lê Công Định nhóm trẻ Fulbright để làm quà, ngoài ra còn chơi ngẵng bảo TT Obama đừng nổi điên khi CTN Trương Tấn Sang đưa bức thư photocopy làm quà giao tiếp cho kẻ đã có bức bản chính trong tay! Ngoài ra còn xúi bẫy Nguy ễn Tấn Dũng chế ra điều luật kỳ quái 258 để bắt gắp đôi tù ở năm 2012 để khi đại trà quây phim thấy xôm tụ hơn! (Tôi hiểu Kerry quá nên bài thứ 12, năm 2012 tôi đã quyết đoán Kerry sẽ thế Boneswoman Hillary vào ngày 1/2/2013, check ngày và giờ để kiễm chứng)
Vì thế cho nên Kerry tránh mặt dành để cho Bonesman McCain tiếp và bà phụ tá đặc biệt của Kerry là Wendy Sherman sẽ thay Kerry như một freewheeling diplomat (chính khách huyền năng, nếu bạn đã xem chỉ thị của Bà đã giao cho tướng Nguyễn Chí Vịnh như những sự việc phải tuần tự thi hành từng bước)
Nói tóm lại theo thiển ý của tôi, thì chuyến đi của một đảng viên có thể thay thế TBT Nguyễn Phú Trọng trong nhiệm kỳ tới, nhưng Kerry đâu care. Ông Nghị qua để cho biết ta đây mới là đại diện to nhứt của đảng cộng sản, nhưng Kerry có xem ra gì đâu. Hai ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Chí Vịnh là “cục cưng” của Secret Society nên không bị đặt ngồi trên chiếc ghế than hồng BCT mà phỏng đít
Hảy xem các Links dưới đây để biết tầm quan trọng của tướng Vịnh tại sao chưa đầy lục tuần mà đầu bạc phơ vậy? ngoài giữ chìa khoá kho vũ khí tối tân mà muốn nhốt ông nào thì nhốt, không khác gì người cha nuôi Sáu búa Lê Đức Thọ thét ra lửa, nhưng không! Con người khi nói uốn lưởi không 7 mà 9 lần, và cái quan trọng là được chỉ thị chỉ nhận đở xài trước 5 chiếc tàu tuần cao tốc nhưng phãi chịu chơi tới bến với trò bắn súng nước

Còn Phạm Bình Minh sẽ qua Mỹ vào tháng 9 nầy đúng theo chương lịch làm việc và cũng chính đích thân Kerry ưu ái đón tiếp chớ không phải một lảnh tụ đảng cộng sản. Bonesman Kerry có phân biệt đối sử chăng?

(1) - en.nhandan.org.vn/politics/external-relations/item/2345902-vietnam...
Sen. Lieut. Gen Nguyen Chi Vinh receives Under Secretary of State for Political Affairs Wendy Sherman (Source: VNA)

(2) -www.talkvietnam.com/2014/07/vietnam-india-boost-cooperation-on...
... Senior Lieutenant General Nguyen Chi Vinh, ... of Defence Sen. Lieut. Gen Nguyen Chi Vinh meets Under Secretary of State for Political Affairs Wendy Sherman.

(3) - vietnamnews.vn/politics-laws/251886/us-steps-up-search-for-missing...
Jul 19, 2014 • Deputy Minister of Defence Senior Lieutenant General Nguyen Chi Vinh receives a US ... Wendy Sherman, on Monday. General Vinh said Viet Nam valued ...

(4) -vovworld.vn/en-US/Tags/Nguyen-Chi-Vinh/trang2.vov
... Deputy Defence Minister Nguyen Chi Vinh has asked the US to ... on Tuesday for Wendy Sherman, ... General Nguyen Chi Vinh met with top ...

(5) -574,000 results Any time
Military Analysis: Vinh Truong. - blogspot.com
militaryanalysis.blogspot.com/2012/04/vinh-truong.html
Apr 14, 2012 • Vinh Truong a South Vietnamese military officer of some standing and an ... As extracted from the book by Truong: "Vietnam War: The New Legion, Volume 2

Phe thân TQ gồm Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị … muốn giữ thế?
Secret Society đưa ra bửu bối “Giàn Khoan Dậy Sóng” để cho thấy phải hiện rỏ mặt ôm chưn ai như bà Boneswoman đã nói trước “ai cần ai”, thì tháng 5, 2014 sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam do sự căng thẳng đã tăng lên giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Căng thẳng này gây nhiều lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á lẫn các cường quốc có quyền lợi trong khu vực như Hoa Kỳ và Nhật bản. Một chuyến đi sang Hoa Kỳ của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã được dự trù trong hoàn cảnh đó, nhưng Bonesman Kerry có kinh nghiệm những cuộc đảo chánh TT Diệm nếu không có tướng Tư lịnh vùng 3 bao gồm Biệt khu thủ đô mà không can dự e khó thành công, vì tướng trung thành gia đình họ Ngô là Tôn Thất Đính được TT Diệm tin tưởng bổ nhiệm để giử an ninh nội chính cho TT Diệm.
Không có gì mà CIA muốn mà không được. Xong rồi thì CIA ra lịnh tướng Khánh bắt nhốt các tướng nầy trên Đà Lạt rồi sau khi ổn định cho làm bàn giấy BTQP, BTTT coi như ngồi chơi không có quân như Cua mất càng.
Thế là số phận Phạm Quang Nghị thế Tôn Thất Đính, Nguyễn Phú Trọng thế Trần Văn Đôn sau khi tướng Nguyễn Chí Vịnh cách ly họ một thời gian ngắn rồi cũng ăn trên ngồi trước như ai, nhưng thân phận như Cua gảy càng, vì lẽ bonesman Kerry không muốn xảy ra cuộc tắm máu bằng 2 cuộc thăm viếng Vatican vừa qua, theo khuyến nghị của Kerry với nỗ lực xoa dịu Việt Nam sau các vụ bạo động ỡ Mỹ Yên.

-Ngày 19/09/2013; tướng Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ dẫn đầu, đã gặp gỡ Đức ông Tadeusz Wojda, Phó thư ký Thánh Bộ Truyền giáo, và Đức ông Antoine Camilleri, Phó thư ký Bộ Ngoại giao Vatican để giúp đở sự an toàn không bạo động của giáo dân đi đến chổ lật đổ chính quyền bằng mọi giá, có nghĩa là “Tử Vì Đạo” theo truyền thống của đất thánh Nghệ An.

-Thêm 1 lần nữa "Chiều 22/3, tại Tòa thánh Vatican, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi hội kiến Giáo hoàng Francis I và Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Một lần nữa xin ngài can thiệp vì nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội bị công an bao vây vì cô Đặng Thị Quỳnh Anh muốn trở thành bà thánh

Bonesman Kerry vì không ưa danh từ lảnh tụ cộng sản nên Kerry lánh mặt để cho bà Wendy Sherman tiếp và quan chức quan trọng cho đối tượng là Bonesman McCain tiếp trước. Kerry và McCain là thế hệ thứ 3 Skull & Bones 322 được thủ lảnh Harriman tin cậy giao cho đặc nhiệm “đòn phép chính trị” thiết lập bang giao với VN sau đúng 20 năm đóng cửa rút cầu (1975-1995) Cặp bài trùng nầy được tín nhiệm giao cho đòn phép “Chất độc màu Da Cam và POW/MIA” riêng 2 thằng cháu chết nhát như Bill Clinton và George W Bush thì Harriman không cần dùng tới, không dám qua VN chiến đấu, thằng dân vệ dưới đất, thằng dân vệ trên trời. Harriman muốn TT Mỹ phải là sĩ quan, nhưng muôn sự tại nhân thành sự tại thiên nên 2 thằng chết nhát đều được làm TT thế mới đau. Khi Harriman xuống 9 tầng hỏa ngục mà vẩn còn trăn trở nhức nhối cho 2 đệ tử ruột có công mà không có phước như Harriman cũng 2 lần ra tranh cử nhưng trượt vỏ chuối 1952 và 1956 không đấu lại với 1 tướng lảnh mà do uy tín ông đề nghị là Eisenhower. Đúng là Harriman chính là war criminal?

Chuyến đi này chưa được thực hiện. Và giữa tháng bảy thì giàn khoan Trung Quốc được rút đi như tôi đã viết trước 10 ngày. Khi tình hình có thể đụng độ nặng vì TQ đã ủi chìm tàu cá VN nhưng vì biết cái Jeu của Secret Society chơi nên cái gì tôi cũng nói trước như những bài bạn đã đọc.
-Đồng thời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng nói rằng một nhân vật khác sẽ sang Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy là ông Phạm Quang Nghị. Ông Nghị không phải là một quan chức ngoại giao cũng như hành pháp, mà ông lại là một quan chức của đảng cộng sản với chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội, và là một trong các thành viên của Bộ chính trị, cơ quan nắm thực quyền ở Việt Nam.
Đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi. Sự thật họ nghĩ vậy nhưng không phải vậy đâu

-“Tôi có cảm giác là Hoa Nam cũng như tờ Hoàn cầu của Trung Quốc hay đưa tin làm rối rắm dư luận, không những làm nhiễu loạn mà còn khiêu khích dư luận. Theo tôi trước mắt thì điều này không đáng tin cậy. Còn tin ông Phạm Bình Minh đi Mỹ vào tháng chín là từ ông Carl Thayer, từ Học viện quốc phòng Úc châu, có thể là giáo sư đã có những nguồn tin khả tín. Ai biết được ông Thayer làm việc cho United States Information Agency! Và tháng chín cũng là lúc ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam làm việc. Tất nhiên mọi chuyện ở Việt Nam đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi mỗi hai tuần lễ một cho đến khi nhanh đến chóng mặt trên mái tóc sẽ bạc mau trên đầu tướng Nguyễn Chí Vịnh. Vì đã tới giai đoạn từng bước của check list phải đi thật nhanh mới bắt kịp thời gian như giải quyết thành lập Công đoàn, Nhà báo độc lập, trừ tham nhũng để rút tiền bỏ vào ngân quỷ quốc gia, sắp xếp chỉnh đốn nhân sự. ..

Còn nếu ông Phạm Quang Nghị có thay ông Phạm Bình Minh sang Mỹ thì ông cũng không thể giải quyết những vấn đề như ông Minh có thể giải quyết vì ông Nghị dù là ủy viên Bộ chính trị nhưng không phải là Bộ trưởng ngoại giao, mà những việc trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay cần Bộ ngoại giao hơn là bí thư thành ủy Hà Nội” nói theo quan điểm thường tình chớ không phải trong toan tính khôn ngoan ranh mảnh về tình báo phản gián

bienhoa221
07-27-2014, 07:41 PM
======:sax::sax::sax:-History documentary-Operation Lam Son 719-Laos-:sax::sax::sax:======


http://www.youtube.com/watch?v=0TjQPsGxUfg

-Kính Anh VINHTRUONG - Tôi chưa rỏ Video này hay khác ? Anh cho xin địa chỉ đường Link thì chính xác hơn....
Kính chúc Anh và Gia Đình luôn bình an- hạnh phúc-
Kính chào Đại Sư Sư Phụ của tôi:41:

bienhoa221
07-27-2014, 07:46 PM
:confused::confused::confused::confused::confused: :confused:


http://www.youtube.com/watch?v=FjWtZQgX0zo

bienhoa221
07-27-2014, 07:48 PM
:confused::confused::confused::confused::confused: :confused:


http://www.youtube.com/watch?v=i93mW_QC9FY

bienhoa221
07-27-2014, 07:52 PM
:confused::confused::confused::confused::confused: :confused:

Kính gởi Anh 4 Video...không biết cái nào ! Mong Anh thứ lổi


http://www.youtube.com/watch?v=X-UYLYq2wDc

bienhoa221
07-27-2014, 09:22 PM
:confused::confused::confused::confused::confused: :confused:


http://www.dailymotion.com/video/xs7ehs_sous-le-feu-des-helicos_tech

bienhoa221
07-27-2014, 09:27 PM
:confused::confused::confused::confused::confused: :confused::confused:
http://www.youtube.com/watch?v=iQItBSNvm6s

vinhtruong
08-04-2014, 05:15 PM
Mỷ sẽ làm gi với sách Lược Roll-back
Những chuyện chưa ai biết, Harriman thủ lãnh Skull & Bones lấy máu giải quyết thanh toán cho xong TT Kenned và TT Diệm để khai thông hoang lộ Eurasia-1 bằng sách lược CIP (Counter Insurgency Plan) Bonesmen từ giả chiến trường, Bush-Cha gài bẫy Hoàng Sa 1974, đúng 40 năm sau 2014, Bonesman Kerry tháo gở con mồi mắc bẫy trong "roll-back". Đọc đến đây bạn sẽ đặt nhiều nghi vẩn. Nhưng không sao, đến năm 2016 tác giả Ken Burns sẽ phổ biến sâu rộng bằng 12 đến 20 tiếng trên truyền hình PBS/mass/media và mọi việc nó nằm trong 2 tác phẫm "The New Legion": Ken Burns Heading Back to War with VIETNAM Documentary collider.com/ken-burns-vietnam-documentary-pbs; Ken Burns Directing Documentary VIETNAM for PBS. VIETNAM will air in 2016 as a follow-up to prior Burns war documentaries THE CIVIL WAR and THE WAR. “Today, more than four decades after it ended, nearly everyone has an opinion about the Vietnam War, but few Americans truly know its history and there is little consensus about what happened there, or why. Our series will shed light both on the history of the war, and on our inability to find common ground about it" except the master pieces "The New Legion"
Rõ ràng là khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải là trọng tâm trong chiến lược đối ngoại sắp tới của Bonesmen/Secret Society, nhưng thách thức mà chính phủ Mỹ phải đương đầu là làm sao để bình định cho êm chính tình VN trước đã trong thế chủ động của Mỹ, vì VN là con Trâu bị sỏ mũi bằng sơi giây nhỏ bạch kim kể từ ngày không cho phép Hà Nội đầu hàng (qua video trên diễn đàn nầy) Như tôi đã viết trước bài ở trên …
Và bây giờ thì trên các diển đàn lo mà bình luận coi ai viết trúng theo bài viết của tác giả ở mục, Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính; 07-25-2014 04:26 PM #83 Bài: “Con rối của TQ vào đất Mỹ làm gì?” để rồi BBC: Giải mã chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ - Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ Thượng nghị sỹ John McCain.

Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều tầng thông điệp mà giới quan sát trong và ngoài nước đang theo dõi.
Hôm 04/8/2014, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích từ Úc, nói với BBC chuyến đi mang theo thông điệp của người lãnh đạo Đảng ở Việt Nam về vị trí của ông Nghị.
Ông Thayer nói: "Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị như là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư và ông Nghị cần kinh nghiệm đối ngoại. Đây là bước mở đầu để thử thách năng lực của ông."
Theo nhà phân tích này, ông Nghị nay có thể đáp lại những ai trong Đảng thách thức ông về kinh nghiệm đối ngoại ở quốc tế. Nhưng bài trên tôi đã viết trước Bonesman Kerry không coi ông Nghị ra cái thá gì và hảy để cho Bonesman/Dũng lo thực thi check list của ông là okay theo đúng hai đứa bé song sinh (Dân-chủ + Pháp quyền) sẽ nằm trong lồng kín vì èo uột, nhưng 72 tuần sau sẽ cứng cáp ra giúp đời cứ cho là thời gian mả đề đến dương cáp là đũ mạnh để vươn lên!

GS Thayer nói thêm: "Trước những ai đặt dấu hỏi tại sao một ông Bí thư Thành ủy ở Hà Nội lại đi Mỹ, ông ấy định đạt mục đích gì. Nay ông Nghị có thể nói lại rằng ông ấy cũng có thể có quan điểm không kém cạnh gì so với một người trẻ hơn là ông Phạm Bình Minh, một người chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị. Điều nầy tôi đã viết nhiều lần con tin VN chỉ mặc áo cộng sản VN để làm tiền gởi qua Mỹ và bây giờ bị đuổi xuống, có phải là cộng sản đâu? Mà bộ chính trị chính em. Vì thế Secret Society không bao giờ cho 2 nhân vật được Harriman 1968 trồng người là tướng Vịnh 11 tuổi, Phạm Bình Minh 9 tuổi ngồi trên lưng Cọp đói lòi ba sườn là BCT. Phải đặt câu hỏi ở Mỹ BTNG là người số 3, nếu chẳng may 2 ông phó và trưởng chết thì ông số 3 lên xữ lý thường vụ. Và bạn đặt dấu hõi tại sau Lê Đức Thọ họ Phan mà phải đặt họ Lê và con của Thọ cũng vậy và Phạm Bình Minh là họ Nguyễn (Cơ Thạch) mà phải đặt họ Phạm? làm việc cho Secret Society là có chữ hoả mù!

"Nay ông ấy có thể nói với những ai chỉ trích rằng ông ấy đã ở Washington và ông ấy đã có kinh nghiệm." Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư. Đó là chuyên riêng cũa mấy ông đâu có ăn nhập gì siêu chiến lược Eurasia-1

Theo nhà nghiên cứu từ Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn không từ bỏ mục tiêu là một ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư. Bạn chờ xem làm gì còn đảng cộng sản nữa mà ông bình luận chử TBT. Nếu thật TBT có bao thầu quyền hạn thì ông Dũng đã nắm chức vụ nầy của ông Trọng từ khuya rồi

GS Thayer nói: "Tôi có tới Việt Nam trong nhiều chuyến đi gần đây. Việt Nam đang tiến hành nhiều cuộc họp ở Trung ương Đảng để tới gần hơn việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới.
"Có thông tin nói ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ được tạo cho một tư thế hợp thức, hợp lệ với việc quy chế giới hạn tuổi tác ở 65 tuổi có vẻ sẽ được gỡ bỏ với một hay hai cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn muốn và quan tâm tới chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất đó của Đảng."
Tôi quyết đoán theo Kerry’s check list là ông Dũng phải xuống cho tụi nhỏ Fulbright lên thay (con trai của Dũng là trong nhóm được đào luyện bài bản ở Mỹ nhưng có pass được test hay không với con của Nguyễn Bá Thanh và biết đâu giờ chót là Lê Quốc Quân hoặc Nguyễn Tiến Trung)

Trở lại chuyến công du của ông Nghị tới Mỹ, theo nhà phân tích, Trung Quốc sẽ 'quan tâm' tới chuyến đi này vì là gà nhà của TQ, nhưng xưa rồi ... bỏ đi Tám!

"Tất nhiên là Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc đang đọc những ý hướng chính trị trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam, và gần đây họ đã chứng kiến phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ cả trong xã hội chống lại động thái gây hấn của Trung Quốc.

"Một trong những lý do và là lý do chính để rút sớm giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 là để ngăn chặn Việt Nam trở nên thường trực chống đối lại Trung Quốc. Việc rút giàn khoan làm tháo ngòi nổ tình thế, họ không chỉ rút giàn khoan mà cùng ngày hôm đó đã thả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt." Đừng mơ mộng hảo huyền VN sẽ bắt chước Miến Điện đưa đít về phía TQ

Nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đã không dự kiến được hết sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam, kể cả các ủy viên trong Bộ chính trị lẫn các cựu ủy viên và do đó họ đã thấy phải thay đổi để tránh sự thù địch và căng thẳng quá mức.

Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị cũng làm việc với một số tổ chức, hội phái chính trị ở Mỹ, nhưng theo chỉ thị của Bonesman Kerry là chĩ “phụ tá” thôi cho bĩ mặt là đầu đàn thân TQ, còn Kerry thì đừng hồng nhìn mặt mà chỉ có bồ tèo Minh hay Vịnh hoặc tệ lắm là Đam
"Trung Quốc thấy là không thể để chiếm được một lô dầu khí với một mũi khoan mà mất đi cả một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Nhưng mưu thì khác và lược thì khác

Cũng về chuyến đi của ông Nghị, hôm thứ Hai, nhà phân tích chính trị Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
"Nhiều người suy đoán là nó có liên quan việc trong tương lai sắp tới, ông Phạm Quang Nghị cũng có thể thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và đó là một dịp để giới thiệu ông với các nước quan trọng như Mỹ chẳng hạn.
"Nhưng cũng có những người cho rằng việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ cho thấy có một phái nào trong lãnh đạo Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép Bộ Ngoại giao quyết định quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ. Nói như vậy là phủ nhận Secret Society đã thế thiên hành đạo từ 1920 cho đến nay theo siêu chiến lược Eurasia-1

"Dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước."
"Dù sao đã có một lãnh đạo lớn của Đảng mà có thể là một trong những người sẽ có quyền lực lớn nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ, thì dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước. “Đã qua rồi thời kỳ Bonesmen cho VN mặc tạm chiếc áo CS để làm việc cho quyền lợi chiến lược 40 năm …”

"Và chúng ta đang thấy sự phát triển song phương của quan hệ Mỹ - Việt đang đi vào một giai đoạn mới." mà tại sao bạn “NGỘ” Bonesmen che chở VN vào APEC, WTO, NQ/LHQ, TPP, Nhựt lo trúc vủ khí độc cho VN … để làm gì???????

Cũng hôm 04/8, một cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, đưa ra bình luận về chuyến đi của ông Nghị từ góc độ một thông điệp với Trung Quốc.

Ông Xương Hùng nói với BBC : "Việc ông Phạm Quang đi Mỹ thể hiện rất rõ 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' vẫn còn đang có tác dụng ở trong giới lãnh đạo của Việt Nam. Nó như một tín hiệu đối với Trung Quốc rằng chúng tôi xử lý vấn đề với Mỹ cũng nằm trong chính sách đối xử với Trung Quốc, chứ không lệch khỏi con đường mà Trung Quốc có thể không kiểm soát được."

'Gõ cửa phương Tây' vì bị Secret Society hù doạ ám ảnh “Hội nghị Thành Đô”
Một số nhà quan sát nói hội nghị Thành Đô khiến Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc
Ông Hùng giữ quan điểm cho rằng ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng ngoại giao sau hội nghị Thành Đô 1990 vì ông bị Trung Quốc cho là nhân vật chống Bắc Kinh có thể phát hiện một Phạm Xuân Ẩn làm việc cho CIA.
Ông Xương Hùng nói thêm: "Việc cử ông Phạm Quang Nghị đi cũng còn có một ý khác rằng ông Phạm Quang Nghị sẽ là một nhân vật rất quan trọng của Việt Nam trong quan hệ đối với Mỹ. Nhưng tôi đã nhiều lần nói ngay đến TT Obama mà còn bị Kerry chơi khâm là bắt buộc phải nhận bức thư photocopy của cụ Hồ làm quà giao tiếp thì Nghị là cái gì để Kerry phải tiếp?

"Cái thông điệp hơi thâm, lấy một người lãnh đạo Đảng để thay thế một người lãnh đạo nhà nước đi thăm nước Mỹ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi, vẫn đánh đu trong quan hệ giữa hai nước này, mà họ không có tư tưởng rằng mối quan hệ phải tạo ra một niềm tin, tạo ra sự tin cậy." Nhưng chuyện ngày xưa xin gởi theo áng mây chiều trồi” xưa rồi Diễm đang bị cởi chiếc áo CS ra cho đến nổi cả thế giới chấn động vụ giàn khoan mà tứ trụ bị Kerry cho 1 người 1 cây tâm xĩa rang ngậm chơi … phải nín khe không được ú-ớ

Hôm thứ Hai, một chuyên gia ở Hà Nội nghiên cứu về chính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam, muốn giấu tên, nói với BBC:
"Việc ông Nghị đi Mỹ là một tín hiệu phức tạp. Tín hiệu này cho thấy phe bảo thủ trong Đảng có vẻ muốn chủ động và trực tiếp hơn trong quan hệ với Mỹ, trong lúc cả đối sách của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ hậu vụ giàn khoan còn chưa rõ ràng. Như tôi đã viết trước 11 ngày TQ sẽ rút giàn khoan có cái trật cho là TQ: “Chả có con mẹ gì ở đây mà VN ồn ào wá!” là vì TOT quốc hội Mỹ quyết định như vụ Tonkin Gulf Incident (Mỹ oanh tạc, còn TQ rút gấp)
"Và chính sự chưa rõ ràng này cũng có thể là một tín hiệu làm Trung Quốc quan tâm hơn. Đó là nếu anh gây áp lực quá mạnh, ngay phe bảo thủ, thân hữu về ý thức hệ với Trung Quốc cũng có thể sẽ bị lay chuyển lập trường và gõ cửa phương Tây," ý kiến này nói với BBC. Tôi cho là quá hay vì phải hâm he, hù doạ anh phương bắc có thể làm ẩu

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
08-07-2014, 09:21 PM
Bài nầy như để đem lại niềm tin cho trường phái “yễm thế” quá ám ảnh vì sợ cộng sản TQ + VN. Những bài trước tôi viết, khởi đầu chiến lược “roll-back” 2010, Boneswoman Hillary có câu thách thức với những cái gọi là (the so called) “cựu thù hay con tin của Mỹ” là: “Ai cần ai!” thì hôm nay sau 40 năm biến cố giàn khoan 981 thì đã rỏ Việt Nam như trái Táo chín rụt đã rơi tỏm vào lồng bàn tay của Mỹ. Thế là dù bộ máy hành pháp (Phạm Bình Minh) hay ngay đến đại diện đảng cộng sản (Phạm Quang Nghị) cũng phải qua chầu người đại diện quốc hội Mỹ là TNS John Mc Cain, dĩ nhiên là Bonesman Kerry không thèm tiếp đảng CS nhứt là người sanh ra ỡ miền bắc; nhưng miền nam thì okay như 2 CTN, Triết, Sang và 3 thủ tướng như Khải, Kiệt, Dũng
Thế là TNS Jim Webb sẽ qua thăm Việt Nam cùng với các nước sẽ sau lưng Mỹ khi có xung đột tại Biển Đông với TQ, như là Thái Lan, Singapore, và Indonesia vào tháng 8 nầy từ ngày 12 cho đến 25. Kế tiếp là TNS John McCain quay lại Việt Nam sau khi cựu TT Clinton qua giúp đở về nhân đạo. Nói tóm lại, toàn những chính khách đã từng tham chiến tại Việt Nam và lần nầy đến giai đoạn Mỹ cần lộ ra bàn tay sắt đã lột ra dưới lớp vải nhung mềm mượt bởi cựu tù binh trung tá Peterson làm vị đại sứ đầu tiên, giờ cứng rắn bảo đãm cho VN thôi đừng đu giây nữa và bấy lâu nay tập đoàn lãnh đạo VN chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp, ăn chận tiền viện trợ của dân, giờ hãy chấm dứt để bàn giao lại quyền làm chủ cho người dân có “quốc hội” do dân bầu chớ không còn “đảng hội” như bấy lâu nay.

Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8/2014; Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên keo sơn nhau hơn. Nhưng tôi nghĩ các Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách để cho kịp với sách lược toàn cầu của Mỹ và bạch hoá ban giao vào chiều ngày 8/8/2014. Hai ông sẽ có cuộc họp báo ở Hà Nội để nói về quan hệ Mỹ-Việt, các vấn đề song phương và khu vực cho xong đễ Mỹ tiến bước trên đường trù dập Trung Quốc theo trục lộ Eurasia-1 (rồi đây bạn đọc sẽ thấy rộ lên trên các diển đàn về đề tài đầy hấp dẩn nầy trong đó không tách khỏi vụ tù nhân lương tâm)
Chuyến thăm của hai vị thượng nghị sỹ diễn ra ngay sau chuyến công du của một thượng nghị sỹ khác, ông Bob Corker, thành viên cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Trong khi ở Việt Nam, ông Corker bày tỏ lạc quan rằng Washington sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai gần như tôi đã viết trước theo trục lộ là ngày 16/12/2013, Bonesman Kerry phải nổi cương lên có lý do xóa bỏ lịnh bán vũ khí sát thương để việt trợ cho VN 5 tàu cao tốc cho kịp trò chơi “súng nước”. Bây giờ những tàu bè sẽ do Nhựt Bản viện trợ cho VN có những thứ tối mật mà TQ phải khiếm đảm ngay sau khi TT da Màu ký lịnh và đại sứ “đồng tính” thi hành. Cái Jeu Secret Society chơi ngẳng nhưng tượng trưng dân chủ nhứt thế giới, chỉ trừ có người điên thì Secret Society không dám chơi.
Tôi lấy thí dụ điển hình về 2 nhân vật đều ở đảng Dân Chủ tranh giành đi ra tranh cử chức ứng cử viên tổng thống. Secret Society muốn lần nầy phải có TT da Đen để ứng phó ở Phi Châu và lấy thiện cảm với người Hồi ở Trung đông. Cái khó nhứt lại là bà Hillary Da trắng và Obama da Đen.
Chà vụ nầy khó à nghen … phải làm cách nào để đảo ngược chân lý cùng định thì mới. Nhưng tóm lại Secret Society có khả năng “Thê Thiên Hành Đạo” với 6 chướng ngại phải vượt qua:
1) Da đen thắng da trắng
2) Vô danh tiểu tốt thắng Đệ 1 phu nhân
3) Nhà nghèo thắng nhà giàu
4) TNS non choẹt thắng TNS thâm niên hơn
5) TNS tiểu bang nhỏ thắng TNS New York
6) Chưa ở Bạch Cung thắng người đã từng ở Nhà Trắng

Giới chức Việt Nam trong các tiếp xúc cấp cao với chính giới Mỹ gần đây đều đề cập tới vấn đề này là Mỹ nên tuyệt đối sau lưng VN vì VN có bịnh run Alzheimer vì ở gần TQ.
Thượng nghị sỹ John McCain, người được cho là ủng hộ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay từ mấy năm trước đã tuyên bố một cách lạc quan rằng "đây là chủ đề mà tôi cho là hai nước có thể giải quyết một cách tích cực". Vì VN là Baby Bald Eagle nên có bao giờ bị đẩy trở lại CPC đâu? dù có đàn áp tôn giáo. Mà trái lại phải bảo vệ VN vào APEC, WTO (trước Nga) NQ/LHQ, TPP (như tôi đã viết Harriman chấp nhận VN vào TPP từ 1964 sau khi “ngộ” C-123 xịt thuốc từ đèo Ban Karai tới 3 biên giới, đọc lại bài “Dưới rặng Trường Sơn Tây” thì biết liền
Mc Cain là nhân vật có ảnh hưởng trong Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, việc ông McCain có mặt ở Hà Nội tuần này làm nổi lên câu hỏi liệu Việt Nam và Mỹ đã đến rất gần một thỏa thuận mới trong chủ đề này?

Món quà của ủy viên Bộ Chính trị
Thả tù VN do Kerry thì cũng đành và ngay đến món quà trật thượng mà Kerry bảo CTN Trương Tấn Sang trao cho TT Obama gọi là quà giao tế cũng quái gở” Bức photocopy thư của HCM gởi cho TT Truman, trong khi Obama có bản chánh trong tay. Còn Ông Phạm Quang Nghị tặng ông John McCain ảnh chụp tấm bia có hình ông tuy quái gở, thôi coi cũng được đi, và quà thứ 2 là búc tranh cuốn bôi bác bằng giấy Nilon, Mc Cain hiểu trước nên cười rất tươi. Nhưng Mc Cain cũng suy gẫm theo tục ngữ VN: “Cha nó lú nhưng có chú nó khôn” thằng nầy chắc không có chú mà có búa liềm thôi.

Năm 1994, Mỹ đã bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, nhưng vẫn cấm bán các loại vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù, nhưng ngầm viện trợ bộ phận rời của Coast guard và ở Nhựt để bảo trì UH1/gunship hầu phòng vệ bờ biển trừ trường hợp cả ngàn ngàn tàu cá TQ lấy thịt đè người tràn ngập biển đông
Ngày nay để dỡ bỏ lệnh cấm vận này, Washington đòi hỏi Hà Nội thực hiện một số điểm, trong đó có chủ đề nhân quyền (Bonesman Kerry màu mè cho vui vậy thôi chớ mọi việc đều giải quyết theo chương lịch cũa Kerry theo từng bước nên hơi chậm).

Năm 2013, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên.
Ông John McCain từng là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và ông có nhiều duyên nợ với Việt Nam, từng thăm Việt Nam nhiều lần dù VN là Bad guide tra tấn đau đớn đến nổi 2 lần ông toan tự sát nhưng không thành, như ông từng tham chiến ở Việt Nam và bị cầm tù sau khi máy bay của ông bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.

Hôm 23/7/2017, trong chuyến đi Hoa Kỳ của mình, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng hội kiến ông McCain ở trụ sở Quốc hội Mỹ.
"Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết." Ông Phạm Quang Nghị nói với ông John McCain
Vào cuối cuộc tiếp xúc, ông Nghị tặng ông McCain hai tấm ảnh khổ A4, chụp tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch trên có hình ông McCain bị bắt làm tù binh 47 năm trước.
Phóng viên Việt Nam đi theo đoàn thuật lại rằng ông Nghị nói với ông McCain lúc đó: "Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài".

Đáp lại như đã có chuẩn bị qua Kerry (cặp bài trùng cho vụ MIA/Orange Agent), ông McCain chỉ vào tấm ảnh và than phiền rằng ông là "thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân cho có chuyện để mà nói. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng" rất thản nhiên không có sóc

Hành động của ông bí thư Hà Nội đã thu hút khá nhiều bình luận trên các diễn đàn mạng, trong đó một số ý kiến chê trách ông 'thiếu nhạy cảm' thì cũng như CTN Trương Tấn Sang tặng bức thư photocopy của cụ HCM cho TT Obama vậy thôi, đó cũng là trò chơi “hoả mù đòn phép chính trị” trật thượng nên tiếp CTN Triết ở hậu môn, còn CTN Sang thì đi cửa trước 1 mình, còn phái đoàn lội bộ vào nhà, mệt thì nghỉ.

Tuy nhiên sau đó, ông John McCain vẫn tình nguyện dẫn đoàn của ông Phạm Quang Nghị đi tham quan trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ theo thủ tục hành chánh mà Kerry đã nhắn Mc Cain.

vinhtruong
08-08-2014, 04:30 PM
Bài trên có câu: (Bonesman Kerry màu mè cho vui vậy thôi chớ mọi việc đều giải quyết theo chương lịch cũa Kerry theo từng bước nên hơi chậm).

… thì nay mai John Mc Cain qua VN check lại xem những gì bà Wendy Sherman bấm nút máy chạy ra những sản phẫm có đúng theo giây chuyền sản xuất không! Thực thi check list hậu quả dĩ nhiên là theo đúng những gì con tin VN (con Trâu khi đã bị xõ mũi bằng sợi dây bạch kim phải ríu ríu nghe theo thằng nài Kerry vì xin đầu hàng mà Secret Society qua trung úy phản chiến Kerry không cho phép mà phải ĐƯỢC chiến thắng ĐBP trên không thế mới đau)

Vài ngày nữa sẽ bàn luận sôi nổi hơn về đề tài nầy.
Ý kiến sơ khởi của Mc Cain: “Nên nới lỏng việc bán vũ khí cho VN” Nó cũng lập lại cái kiểu dạo đầu trước như Kerry viện trợ 5 tàu cao tốc để chơi trò súng nước là hình thức sẽ hợp thức hoá sau. Vì trong Kerry’s check list có nhiều đề mục lắm nhưng đặt trọng tâm là “dân chủ và pháp quyền” mà Kerry đợi đến giờ chót, khi nào Kerry tự sướng mới cho ra. Đó là cái jeu kinh dị của y. Nhứt định không sướng không ra!

Thượng nghị sĩ John McCain trao đổi với báo chí ở American Center tại Hà Nội.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tuyên bố đã đến lúc Hoa Kỳ nên nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vì Hà Nội đã có tiến bộ về nhân quyền? Tôi đã viết trước từ lâu, Kerry giữ chìa khoá tù chính trị: CTN, Triết muốn thả cha Lý và CTN, Sang muốn thả Điếu Cày để lấy điểm 2 TT Mỹ mà có được với Bonesman Kerry đâu! Thã tù cũng chơi ngẳng, theo bà Hillary lady first, thì thả Phương Uyên, Minh Hạnh còn đực rựa thì chờ Mc Cain qua rồi tính. Còn ngày đăng quang BTNG 1/2/2013 thì phải nhốt tù thật nhiều chiếu theo điều lệ dễ nhốt như 258 mà TT Dũng nhốt ít quá. Phải thả Nguyễn Quốc Quân, Việt Tân tuy khũng bố nhưng người dân Mỹ à nghen và thả một thành viên Fulbright đào tạo bài bản ổ Mỹ nhân ngày đăng quan của y là luật sư Lê Công Định và nhiều điều kinh dị theo bản chất từng đi đêm hối phản chiến để hoả mù sự việc mà chả ai hiểu gì cã, “thấy zậy mà không phải zậy!”

Phát biểu tại Hà Nội, ông McCain, từng được Đảng Cộng hòa đề cử tranh chức tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, bày tỏ hy vọng việc nới lỏng có thể bắt đầu ngay từ tháng sau. (lần nầy bạn nên tin vì sau vụ giàn khoan Nỗi là VN như trái Táo chin muồi rơi tỏm vào vòng tay của Mỹ để được vào TPP mà tôi đã viết trước từ 1964, W. A. Harriman đã chấp thuận cách đây đúng nữa thế kĩ (1964-2014, xem lại bài “Dưới rạng Trường Sơn Tây để xác định)

Hơn ai hết các Thượng nghị sỹ Mỹ cũng biết bày đặt màu mè kêu gọi VN cải cách cho có lệ như các ông làm bộ không hiểu gì cả về Kerry’s check list. Nên Ông McCain ghi nhận hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có tiến bộ, như việc thả một số nhà bất đồng, cởi mở hơn trong hoạt động tôn giáo. Nhưng ông nói việc giải tỏa lệnh cấm phụ thuộc có thêm hành động thiện chí để được quốc hội thông qua xóa bỏ cấm vận và ưu tiên vào TPP (nhưng tôi đã viết Harriman đã thuận hồi ông chưa xuống 9 tầng hoả ngục bằng treo đầu Dê [Ranch Hand] và bán thịt Chó [Hot Tip] làm 2 TT Kennedy và TT Diệm khi lên thiên đàn rồi ngó xuống mới biết con quỷ LU-XI-PHE, Harriman lừa gạt mình)

Ông Mc Cain nói lập trường của ông về vấn đề vũ khí không liên quan việc gần đây Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, gây căng thẳng trên Biển Đông. (coi chừng chính trị nói có là không đấy không có vụ giàn khoan Nỗi thì BCT đu giây tiếp)

Năm 2007, chính phủ Mỹ của Tổng thống Bush-Con ngầm bắt đầu cho phép bán vũ khí phi sát thương cho Việt Nam. (Hãng Bloomberg trích lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1,3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích cũng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước. Hoa Kỳ sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH-1H tồn kho (spared-stock Natioal Guard và tại Nhựt, vì khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nhựt sẽ bàn giao cho VN xài trước mệt nghĩ, cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ xét sau) rồi đây bạn sẽ chứng kiến vũ khí Nhựt đổ ào ào vào VN!

Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse đang có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8/2014. Chuyến thăm của hai vị thượng nghị sỹ diễn ra ngay sau chuyến công du của một thượng nghị sỹ khác, ông Bob Corker, thành viên cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Trong khi ở Việt Nam, ông Corker bày tỏ lạc quan rằng Washington sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai gần, cái mốc gở rối trước khi vào TPP mà tôi đã biết trước 50 năm trước vì lý do “Bãi đổ hàng” quan trọng xuất phát từ Cảng nước sâu Sơn Dương, Vũng Áng, Nghệ An (TP/Vinh) dọc theo đường 7 mà Harriman cấm phi công Mỹ oanh tạc cho đến đèo Mụ-Giạ sáp nhập vào Xa lộ Harriman; trích 1 đoạn trong sách “The New Legion” và phần post Anh ngữ (Operation lam son 719 - Hội Quán Phi Dũng - The Front Page hoiquanphidung.com/showthread.php?4445-Operation-lam-son-719 ... but a simple surrogate totalitarian as Democrat William A Harriman. Lam Son 719 was the largest air ... the importance of Highway Harriman, [Ho Chi Minh trail] ...Liên Bang Đông Dương) qua tận Afghanistan) cho nên Bonesman Kerry phải lo cho VN vào APEC, WTO, NQ/LHQ, bỏ cấm vận, vào TPP.
Cái khôi hài nhứt là người Việt hải ngoại làm gì biết chuyện nầy nên chống đối nhứt là nghị quyết 36 rồi CPC … đây là trò chơi “hoả mù” phá Việt kiều nổi xung thiên chơi ?
Giới chức Việt Nam trong các tiếp xúc cấp cao với chính giới Mỹ gần đây đều đề cập tới vấn đề TPP này.
Thượng nghị sỹ John McCain, người được cho là ủng hộ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay từ mấy năm trước đã tuyên bố một cách lạc quan rằng "đây là chủ đề mà tôi cho là hai nước có thể giải quyết một cách tích cực". Là nhân vật có ảnh hưởng trong Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, việc ông McCain có mặt ở Hà Nội tuần này làm nổi lên câu hỏi liệu Việt Nam và Mỹ đã đến rất gần một thỏa thuận mới trong chủ đề này? Câu nầy bây giờ bạn đã hiểu như những gì tôi đã viết trước từ lâu và kết quả ra sao rồi. Đừng ái ngại TQ làm trời với đất nước mình, và sự kiện Thành Đô là đòn phép chính trị do giòi phản gián CIA lồng người trong nội bộ TQ hù người Việt ở gần TQ nên thường mang bịnh run tay run chưn pakinson chỉ trừ người viết là lạc quan nhờ có góc nhìn từ Ngôi Mộ Huyền Bí, Secrets of the Tomb

vinhtruong
08-10-2014, 02:35 PM
Chính sách Hoa Kỳ vẩn đi đúng trên trục lộ trình, nên không dựa vào những gì mà Trung Quốc nói mà nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm, ý tôi muốn nói TQ đang xây những điểm chiến lược trên những hòn đảo san hô và quyết định sẽ can dự vào lời kêu gọi ngừng các hành động khiêu khích cần được coi như một mức độ can dự ngoại giao mới của Hoa Kỳ trong hồ sơ này - Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội nếu như sáng kiến do Ngoại trưởng John Kerry đưa ra, có được sự ủng hộ của ASEAN. Thế nhưng, nội bộ ASEAN vẫn thường xuyên bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố ủng hộ việc ngừng mọi hành động khiêu khích và sẽ hỏi cụ thể các thành viên liên quan xem họ ngừng loại hoạt động bằng phương cách nào. Tại Miến Điện đọc được thì văn bản này kêu gọi ngừng “các hành động gây mất ổn định”. Chưa rõ một số nước như Cam Bốt, Lào, thậm chí Miến Điện, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, có chấp nhận lời kêu gọi nhắm vào Bắc Kinh hay không vì còn lấn cấn về quyền lợi kinh tế với TQ

Buổi họp thứ 47 tại Naypyidaw Miến Điện
Thời điểm decent interval đã đến (1974-2014) Biến cố giàn khoan 981 như biến cố Vịnh BV, với Mỹ thì ”trả đủa” với TQ thì “bỏ chạy” với VN thì Secret Society bợ ngon ơ nguyên nước VN với giá on sale trả góp vài năm nuôi bằng Bo Bo thay vì thịt Bò. Giờ đây giao cho Bonesman thế hệ thứ 3, thấy tự sướng thì cho “nhân quyền” ra sớm, còn chưa sẳn sàng sướng thì từ từ cũng đâu vào đó theo chương lịch. Bonesman Kerry hí hững khi gặp mặt Phạm Bình Minh mang tư tưởng trong đầu như muốn có câu hỏi chọc quê: “Sao còn đu giây nữa thôi … bây giờ đã hiểu ra là … Ai cần ai? Boneswoman sút banh “ai cần ai” Bonesman bắt banh bằng check list gọn ơ! Sau khi Secret Society ra dấu quốc hội Mỹ dùng “thần chiêu đại pháp” đuổi giàn khoan 981 chạy té re!!!”.

Cái nhóm Bonesmen có cố tật chơi kỳ cục: Thời chiến tranh thì tạo ra nghịch cãnh 2 anh em cộng sản lớn Liên Xô, Trung Quốc choảng nhau chơi, rồi thời bình tạo cảnh 2 thầy trò cộng sản VN/TQ đấu nhau bằng súng nước chơi đở buồn và trong nước thì các đồng chí giành ăn choảng nhau về vụ cướp đất giữa đảng viên cộng sản với nhau. Và đúng pin năm 2015 là kỹ niệm sau 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao; “Decent interval 1995-2015” thời đễm quan hệ ban giao 20 năm thật tốt để trở thành một nước “Cộng Hoà Việt Nam” (có nghĩa là Secret Society bợ nguyên gói với giá rẻ nuôi “nghĩa-tử” bằng Bo Bo gọn ơ) với một lá cờ mới màu Vàng do quốc hội chọn, xuất phát từ nguồn gốc dân tộc từ bà Trưng bà Triệu và điều hành guồng máy chính quyền bởi những người trẻ tài ba được đào luyện bài bản từ Mỹ là Nhóm Fulbright.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp gỡ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 ở Naypyidaw, Miến Điện ngày 9 tháng 8 năm 2014. Ngoại trưởng John Kerry ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trước thềm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Naypyidaw Miến Điện.
Nói với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ông Kerry bày tỏ sự lạc quan trước các tiến bộ ngoại giao như nghiêm chĩnh thực hành những gì bà phụ tá Wendy Sherman căn dặn giải quyết lúc gần đây. Ông cũng nhấn mạnh về thành tích “nhân quyền” của Việt Nam và tỏ ý mong muốn thấy Hà Nội cải thiện nhiều hơn nữa, có nghĩa theo ý Kerry là bắt chước Miến Điện “thả tù đông vui ghê!!!”
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi Việt Nam về cách tiếp cận vấn đề Biển Đông cũng như hợp tác các hoạt động ngoan ngoản dân sự và không phổ biến vũ khí hạt nhân theo sáng kiến chỉ dẩn thượng sách phạt giao rất tốt đối với TQ

Còn tại VN, Ông John McCain cho biết, Mỹ sẵn sàng gia tăng trợ giúp về an ninh giúp Việt Nam bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền của mình (vì nó nằm trong sách lược đã ấn định “Eurasia Great Game” trong đó có giếng dầu Exxon Mobile chiếm nguồn dầu lớn nhứt ĐNÁ). ông John McCain cho rằng, hai nước Việt Nam và Mỹ cần nhận ra rằng còn nhiều việc để làm để trở thành đối tác của nhau, nhất là trong bối cảnh đang có diễn biến đáng lo ngại trên biển Đông, còn Việt Nam tạm gác qua một bên sau khi hoàn thành Kerry’s check list là ổn định ngay
Theo ông John McCain (làm bộ), những gì Mỹ có thể làm được tùy thuộc vào tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền (thì VN sẽ bắt chước Miến Điện). Mỹ đánh giá cao các tiến bộ của Việt Nam trong các tiến bộ này trong đó có tham gia ký kết công ước quốc tế chống tra tấn cũng như lĩnh vực tôn giáo (Nhưng về phương diện truyền thông VN được quyền bô bô cái miệng thực thi những gì đã ký kết cho quốc tế biết an lòng, còn nội bộ đàn áp người dân càng khờ khạo chừng nào càng tốt, như thuốc súng mồi càng nhiều thì bắn càng xa … để chi? để hoả mù thiên hạ không hiểu gì cả! Thấy zậy mà không phải zậy) tăng độ. Phía Việt Nam công nhận những việc này nhiều hơn nữa, sẽ tốt cho ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam đang chuyễn biến trong sự bao che, giờ đây sẽ lộ ra không còn úp mở. Vì chả lẽ Mỹ ngu sao giao vũ khí cho nó zớt mình? VN sẽ là đứa nghĩa tử trung thành dù nuôi lớn lên từ Bo Bo
Chúng tôi cũng mong sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường… với Việt Nam”. Mỹ và Việt Nam có thể mở rộng hợp tác cả ở lĩnh vực quân sự là điều Mỹ cần nhiều hơn VN vì vị thế chiến lược; Cái gì có lợi là Mỹ zớt trước như lô giếng dầu Exxon Mobile chẳng hạn
Nói một cách ngắn gọn là từ lúc nầy quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cần có bước nhảy vọt mạnh mẽ trong thời gian tới theo tiến trình trù dập TQ đúng theo kịch bản Eurasia-1

Về phía Mỹ, vì America first, họ sẵn sàng đương đầu thách thức mới, cách nghĩ mới và cả việc làm mới. Mỹ luôn sẵn sàng hoàn tất Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì họ là ông Bầu cùng với Việt Nam với tư cách là đối tác toàn diện dù quá yếu chưa đủ khả năng, nhưng vì là Baby Bald Eagle nên Mỹ gồng mình ôm đồm thêm một cục gù. Sẵn sàng đàm phán để Việt Nam đáp ứng tiêu chĩ của TPP cũng như được công nhận là nền kinh tế thị tường.

Hoa Kỳ phải chia TQ ra nhiều nước Cộng Hoà với bất cứ giá nào theo cẫm nang Secrets of the Tomb
Sớm nhứt là Mỹ giao cho Việt Nam tặng TQ một bài học để biết thế nào là lể độ nếu TQ dám cả gan đem giàn khoan xuống sâu tới Trường Sa; Như những bài trước tôi có viết đùa, “VN đừng ỹ nhỏ ăn hiếp lớn!” Nhưng biết đâu nước nhỏ Do thái ăn hiếp mấy nước lớn Á Rập thì sao!
Hoa Kỳ nên hiểu rằng nếu TQ lấp đất cát lên những đảo san hô (ở quần đảo Trường Sa) thành những căn cứ quân sự chiến lược trước giành chủ quyền, rồi sau TQ sẽ nói lý do đường tơ lụa của TQ nên Mỹ phải trả đão Guam rồi Wake cho TQ, xong rồi chưa hết còn đão Honolulu nữa thì sao. Bởi thế siêu chiến lược gia Harriman bằng mọi giá phải dìm TQ xuống đưa Ấn Độ lên thế vào năm 2020, sơ khởi động điểm là Tân Cương sẽ có hậu phương lớn là Mông Cổ. VN và Nhựt sẽ là con Sói sẳn sàng cắn xé con Gấu già chậm chạm TQ khi Mỹ bật đèn Xanh

Việt-Mỹ: lo Vũ khí đổi lại cải cách coi như là hình thức bên ngoài?
Trong lăng kính quan hệ Việt-Mỹ đã được nâng lên đối tác toàn diện hồi tháng Bảy năm 2013. Những ngày gần đây quan hệ Việt-Mỹ cũng nóng dần theo hàn thử biểu của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Dường như hai quốc gia “cựu thù” (trong ống kính Secret Society là con tin) trong chiến lược của Harriman, đang cố gia tốc trong việc nâng cấp quan hệ song phương thông qua đàm phán và vận động hành lang để Hoa Kỳ sớm hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam cũng chỉ là âm mưu của Secret Society trì hoảng binh mà thôi
Động thái này được các nhà quan sát đánh giá như một chỉ dấu quan trọng trong phát triển quan hệ Mỹ-Việt, nhưng không phải là không có hậu quả. Tin từ Hoa Thịnh Đốn cho biết có nhiều khả năng Tòa Bạch Ốc sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam nội trong năm nay, nhưng sự thật thì Kerry đã xóa bỏ ngày 16/12/2013 ngay sau khi viện trợ cho VN 5 tàu cao tốc cho kịp chơi trò bắn súng nước với Trung Quốc.
Động thái này chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực tức, quốc gia sẽ xem Hoa Kỳ trong chừng mực nào đó như Hoa Kỳ đã từng xem viện trợ quân sự của Liên Xô tới Cuba trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”.
Tuy nhiên, chắc chắn không vì phản ứng của Trung Quốc mà Hoa Kỳ do dự, lý do chính đang lãng vãng đâu đó trong những “toan tính chính trị” của cả Hoa Kỳ lẫn Hà Nội phụ hoạ.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có thể được xem như là một bước tiếp theo hợp lý trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký kết Thỏa ước Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam vào ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Tòa Bạch Ốc.
Chắc chắn, với Hoa Kỳ trong chiến lược “chuyển trục và tái cân bằng” sang châu Á-Thái Bình Dương, cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực trong đó có cả Việt Nam dường như là một bước đi cần thiết.

Lập pháp Hoa Kỳ hôm 31/7/2014 đã chính thức mở đường qua việc Hạ nghị sĩ Randy Forbes thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng của Hạ viện và Colleen Hanabusa thuộc đảng Dân chủ, thành viên của Ủy Ban Quân Sự Hạ viện, bày tỏ mối quan tâm chung trong việc cung cấp các thiết bị quốc phòng cho Việt Nam.
Vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam đã được liên tục đề cập trong thời gian gần đây, điển hình ông Ted Osius, ứng cử viên cho chức danh Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng cho là đã đến lúc cần ủng hộ ý tưởng “hủy bỏ lệnh cấm vận” nói trên trong buổi điều trần đề cử ông tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ. Nhưng thật ra mọi việc đều phãi nằm trong huấn thị điều hành (SOP) của secrets of the Tomb
Trước đó, Đại sứ đương nhiệm David Shear hồi tháng 8 năm ngoái cũng từng khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ “nghiêm túc xem xét việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng kèm theo một số điều kiện” nhân quyền
Ngoài quốc hội và một số viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), cũng nhập cuộc với một báo cáo công bố mới nhất có tiêu đề "Xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ," CSIS thẳng thắn đề nghị Hoa Kỳ nên triển khai một “lộ trình thích hợp để cho phép nới lỏng từng bước các hạn chế,” cho thấy phiá Mỹ dường như đã sẵn sàng cho cuộc chơi mới.
Hủy bỏ lệnh cấm vận luôn là đặc quyền của Tổng thống Hoa Kỳ nhưng tất nhiên nếu không có sự hậu thuẩn từ lập pháp và của lưỡng đảng thì thực sự điều đó rất khó có thể xảy ra như chúng ta đã từng chứng kiến sự kiện cách đây 20 năm vào ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton chính thức thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam với sự hậu thuẫn lưỡng đảng của hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam John McCain (Cộng hòa) và John Kerry (Dân chủ). Nên nhớ cặp bài trùng nầy đã được Secret Society đặt để chức vụ cho đòn phép chính trị thiết lập bang giao bằng “Chất độc màu da cam với người Mỹ mất tích”
Liệu lịch sử có đang tái lập trong chuyến thăm Việt Nam bất ngờ ngày 7/08/2014 của Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và người đồng viện Dân chủ Sheldon Whitehouse?
Tin mới nhất từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết phái đoàn Hoa Kỳ sẽ thảo luận với quan chức lãnh đạo Việt Nam về các vấn đề an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại.
Cũng cần nói thêm rằng chuyến thăm của hai vị Thượng nghị sĩ này chỉ diễn ra vài ngày sau chuyến công du của Thượng nghị sĩ Bob Corker, một thành viên cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Ông Corker được tường thuật là đã "bày tỏ lạc quan rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai gần.”

Yêu cầu “bán vũ khí có điều kiện”
Hồ sơ “nhân quyền” của Việt Nam vẫn là chướng ngại vật trong quan hệ với Hoa Kỳ (nhưng chỉ hình thức bề ngoài thôi, còn bên trong thì đã lên kế hoặch rồi cứ nghe theo sự chỉ dẩn của bà Wendy Sherman mà thi hành)
Tuy nhiên, không phải không có lý do để quan ngại nếu lệnh cấm vận này cần được bãi bỏ. Một quyết định đơn phương của Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vô điều kiện là điều vô cùng thiển cận, nhất là lại tạo thêm cơ hội cho sự lạm dụng không cần thiết từ phiá Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn gì và quan trọng nhất là Hà Nội đã đảm bảo gì với Hoa Kỳ rằng họ sẽ không sử dụng những vũ khí này để chống lại nhân dân Việt Nam? Có ngụ ý là người dân đã lật đỗ chính thể để đòi lại chủ quyền được đòi hỏi thu hồi lại biển đảo đã mất. Và liệu Hà Nội có là một đối tác đáng tin cậy? Thành tích nổi bật “nhân quyền” của họ đâu phải là chuyện mới hôm qua và cả thế giới này có ai còn lạ gì luận điệu của họ, nhưng lần nầy thì khác à nghen, vì Mỹ phải lo ổn định VN rồi mới bắt đầu dồn nổ lực chơi TQ!!!.
Mặc dù các vị Nghị sĩ Forbes và Hanabusa có cho rằng việc bán vũ khí theo dự kiến của Hoa Kỳ sẽ không bao gồm các mặt hàng có thể được sử dụng để kiểm soát đám đông hoặc các mục đích nội địa, nhưng vũ khí luôn là vũ khí dù ở bất kỳ thể loại nào nó vẫn luôn có khả năng quay lại bắn vào người dân.
Một khẩu súng chỉ đơn giản là một công cụ, vấn đề là người xử dụng nó và cho mục đích gì; người đó có thể là một viên chức công an hoặc một quân nhân ngoài mặt trận mà quyết định cuối cùng của họ là dùng khẩu súng đó để bắn ai hay cái gì. Điều nầy dễ hiểu là 1 siêu cường vô địch có chịu cho mình bị gạt?
Nếu không có hành động cụ thể, lời nói đơn giản chỉ là vô nghĩa, và Hà Nội đã từng làm thất vọng ê chề cộng đồng quốc tế bằng sự thờ ơ trong các yêu cầu cải thiện điều kiện nhân quyền (điều nấy do Secret Society muốn vậy để trì cửu chiến). Human Rights Watch, Tổ chức Ân xá Quốc tế, các quốc gia trong Liên minh châu Âu, Australia, Canada cũng như chính Hoa Kỳ đã từng lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc các hạn chế về nhân quyền ở Việt Nam và khuyến cáo Hà Nội cần có nỗ lực mạnh mẽ nhưng tình trạng nhân quyền Việt Nam thì ngày càng trở nên xấu đi một cách tồi tệ.
Nếu thật sự Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ quyết tâm hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, dứt khoát Hoa Thịnh Đốn cần phải đặt điều kiện hết sức nghiêm túc cho những thương vụ đặc biệt này. Hoa Kỳ cần làm cho Hà Nội hiểu rỏ rằng Hoa Kỳ không cần bán vũ khí cho Việt Nam và chắc chắn Việt Nam cũng không nhất thiết cần phải mua vũ khí từ Hoa Kỳ mà đây là một “lựa chọn chiến lược” phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước và quyền lợi của hai quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam.
Như vậy, việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam sẽ tùy thuộc vào sự cải thiện “nhân quyền” cụ thể của Hà Nội theo một lộ trình đã được ấn định trước. Có nghĩa là tuần tự phải hoàn thành những điều khoản trong check list. Đây cũng là hình thức chơi game VN cứ ung dung mà thụ hưởng yên chí lớn đừng lo, có số hưởng nhờ Mỹ cần dìm TQ xuống nâng VN lên
Ngoài ra, trong khi Hoa Kỳ chưa cung cấp công nghệ quốc phòng hiện đại nhất cho Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn phải nghiên cứu nghiêm túc khả năng rất thực tế là những vũ khí này có thể rơi vào tay Trung Cộng, một cách vô tình hay cố ý. Và tuy không kém phần quan trọng, Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ cũng phải quyết định xem liệu họ có thể tin tưởng vào quân đội Việt Nam để giữ cho những vũ khí này không lọt vào tay một lực lượng bất hảo nào đó có nghĩa chỉ giao cho tướng Nguyễn Chí Vịnh mà thôi.
Tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương là bước tiến lớn tiếp theo của Mỹ có thể làm trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tuy nhiên, đó là một bước đi quan trọng đòi hỏi phải có tranh luận rộng rãi, minh bạch và được đánh giá nghiêm túc cả về lợi ích lẫn cạm bẫy. Nếu gắn liền với cải thiện nhân quyền, tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương là bước đầu tiên đầy hứa hẹn cho một cơ hội cải cách lớn hơn ở Việt Nam, nhưng nó đã nằm trong mưu chước tính trước mà không sợ gậy ông đập lưng ông, hay nói thẳng ra là những nhân vật mà tình báo CIA biết chắc ngã về phía Mỹ, thí dụ như cha con Nguyễn Cơ Thạch chẳng hạn
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện nhân quyền kèm theo và Mỹ thất bại trong việc đảm bảo Việt Nam tuân thủ, việc làm này không những chẳng giúp ít được gì cho chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ trong khu vực mà còn là cơ hội trang bị cho lực lượng an ninh Việt Nam có thêm vũ khí chống lại nhân dân Việt Nam là điều không tưởng vì Mỹ là nước thế thiên hành đạo! Bạn có bao giờ nghĩ CIA làm ăn dở ẹt không?
Không giống như quan hệ Mỹ-Việt, số phận của lệnh cấm vận này khá ư phức tạp.
Mặc dù có những “tiến bộ” đáng kể trong quan hệ song phương cũng như có “nhu cầu chiến lược” thực tiễn nhưng Hoa Kỳ vì quyền lợi tối thượng của nuớc Mỹ và nhân dân Mỹ dứt khoát không thể bỏ qua những khát vọng cháy bỏng yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân Việt Nam.
Nếu Hoa Kỳ đảm bảo được rằng Hà Nội sẽ triệt để tuân thủ theo các quy định của Mỹ, sự nới lỏng từng bước các hạn chế của lệnh cấm vận này có thể đạt được giá trị tối ưu của nó.

vinhtruong
08-12-2014, 03:59 PM
Người Việt bị ám ảnh về hậu quả hội nghị “thành đô” nên cho rằng nhờ người đại diện đảng Phạm Quang Nghị qua rủ rê mà phái đoàn McCain phải qua thăm VN! Bonesmen thế hệ thứ 3, Skull & Bones 322 tiếp tục thi hành theo huấn thị điều hành từ cẫm nang của Secrets of the Tomb, như đứa bé da đen Obama (8 tuổi) biết gì về Jane Fonda và tướng Lavelle tư lịnh Đệ 7 Không Lực mà phải đến decent interval phải phục hồi danh dự cho sách lược “khổ nhục kế” vì quyền lợi chiến lược và vị trí của Mỹ càng lên cao sau các trận đánh giả đò THUA như VN và Iraq?

Ông McCain là một vị khách quen thuộc ở Việt Nam, ông và John Kerry qua lại Việt Nam nhiều lần trên trục lộ đồ thiết lập bang giao sau 20 năm thù địch (hostility 1975-1995) theo sự chỉ định của thế hệ thứ 2 George H W Bush (Bush-Cha)qua đòn phép chính trị, “Chất độc Da cam và Người Mỹ mất tích (MIA) - Lần nầy qua là cũng sau 20 năm thiết lập bang giao 1995-2015 (có nghĩa ngày 2/5/2015 đúng sau một năm giàn khoan HD-981 kéo vào vùng biển chủ quyền VN là vừa đủ thời gian cởi chiếc áo CS thay vào chiếc áo Cộng Hoà)
Trên trục lộ đồ check list, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về “dân chủ” trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse. Chính trong bài phát biểu này, vị thượng nghị sỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã đề cập đến khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh rằng việc này tùy thuộc rất lớn vào thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam. (Nói cho có nói chớ tôi đã viết trước bây giờ là thời điểm phải lo xóa bỏ lịnh bán vũ khí sát thương để mua thẵng Mỹ rẻ hơn là Mỹ phải trả tiền cho Liên Xô như “Aid to Russia 1941-46 Plan renewed”. Ụa! Tứ trụ mà tiền bỏ túi chưa đủ lấy dollar đâu mà mua kà? Nhưng Mỹ cũng đâu dại, chả lẽ những thứ vũ khí out of date chẳng lẽ liệng xuống biển? Nhưng cũng đâu dễ phãi theo thủ tục là giao cho Nhựt thứ Xịn, còn thứ vất đi của Nhựt thì giao cho Việt Nam xài đở, nhưng Mỹ cũng làm bộ quan trọng ồn ào đôi chút. Bạn sẽ chứng kiến chờ đợi Nhựt sẽ giao cho VN một số lớn trong nay mai cho coi.

Rồi cũng màu mè: “Nên nới lỏng việc bán vũ khí cho VN” Lấy lý do nầy, Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách nhứt là “nhân quyền” thả ra y chang như Miến Điện để đổi lại sự keo sơn liên qua Việt - Mỹ
Tuy nhiên, báo chí trong nước khi đưa tin về bài phát biểu của ông McCain không hề đả động gì đến lời nhắn gửi của ông McCain về “dân chủ và nhân quyền” cho đở quê vì là “con tin” thà để trên mạn tha hồ thông báo rộng khắp
Nhắc lại lời thủ tướng Dũng: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước,” theo toàn văn bài phát biểu được đăng trên trang web riêng của ông McCain.
Nhắc lại thông điệp Năm Mới do Bonesman Kerry “móm trước” nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ví-von rằng “dân chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển” và rằng “Đảng (nhóm trẻ Fulbright) phải giương cao ngọn cờ dân chủ” xuất phát từ cặp song sinh “Dân-chủ + Pháp quyền” nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép nên phải đặt 2 bé song sinh nằm trong giường kiến để chăm sóc cho cứng cát, đến thời thế Dương cước 2015 mới đem ra đối chọi với đời
THS McCain nói: “Chúng tôi mong là Việt Nam sẽ đưa những lời nói lôi cuốn này thành hành động táo bạo chẳng hạn như thả tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự và cuối cùng là ghi rõ vào luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là giới hạn và những quyền con người phổ quát – quyền tự do phát biểu, hội họp, tín ngưỡng, xuất bản và tiếp cận thông tin – cần phải được đảm bảo cho mọi công dân.”
Ông nói ông tin rằng Việt Nam có thể là một tấm gương đáp ứng được những mong đợi ngày càng tăng của người dân về dân chủ, quản trị tốt và pháp trị, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong sạch và sức mạnh quốc gia để bảo vệ nền độc lập của mình.
"Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền theo chương trình bà Wendy Sherman đưa ra vào đầu tháng 3 nầy) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước."

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: “Đó sẽ là một tấm gương có thể khuyến khích những nước khác trong khu vực, (ám chỉ TQ) bao gồm láng giềng của quý vị ở phương Bắc, phải tự hỏi: tại sao chúng ta không làm giống như Việt Nam?” Ý McCain là sớm muộn gì Trung Quốc cũng giống Việt Nam cải cách “nhân quyền” sau khi bị tan từng mảng nhỏ theo đúng đoạn kết Eurasia-1 về Khoa Xả hội học tự biến (The Social Scientists War)

- [What role did Robert McNamara play in the Vietnam war?
wiki.answers.com › … › War and Military History › Vietnam War
What role did Robert mcNamara play in the decision to escalate us ... What role did race play in the Vietnam war? Social scientists will be arguing this question ... ]

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ tuy trượt vỏ chuối nầy bày tỏ mong muốn quan hệ Việt-Mỹ trong những năm tới sẽ dựa trên “những giá trị chung” sau gần 20 năm dựa trên “những mục tiêu và lợi ích chung”.
Ông McCain cũng hứa hẹn Mỹ sẽ có “suy nghĩ về hành động mới” trong quan hệ với Việt Nam.
“Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán xong hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường,” như tôi đã viết từ khuya các Bonesmen phải lo cho con Baby Bald Eagle vào APEC, WTO, NQ/LHQ, TPP và gở bỏ cấm vận … đừng nói chi đẩy ngược nghĩa tử vào trở lại CPC, dù phái đoàn LHQ phàn nàn. Mỹ là LHQ, LHQ là Secret Society! Cho nên hội nghị Asean tại Miến Điện vừa qua TQ bị vào bẫy giàn khoan (HS/1974) không nhúc nhích được. Như vậy cũng chưa đủ mà còn bị đồng minh Mỹ trù dập ít nhứt là kinh tế để “thoát Trung”
TNS McCain: “Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự và tăng các chuyến viếng thăm của tàu chiến (như body guard hoàng tử trên đường đi học) đến mức mà Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập căn cứ (hao dollar wá), điều mà chúng tôi không có ý định – mà bằng các thỏa thuận giữa hai nước,”.
McCain tiếp: “Chúng tôi cũng sẵn sàng tăng hỗ trợ an ninh để giúp Việt Nam cải thiện khả năng nhận thức về lãnh hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền.”- Chúng ta nhận thấy rỏ Hoàng Sa sẽ trở về lại khổ chủ sau 40 năm vuột mất như tôi đã viết “chương trình đu giây sẽ tắt tịt”

Nhưng VN phải tỏ rỏ thái độ để vì các Thượng nghị sỹ Mỹ cần VN thật sự cải cách. Riêng TNS John McCain có dịp tiếp xúc giới bất đồng chính kiến tại VN (Bạn chú ý tại sao ngay đến phái đoàn cao cấp LHQ cũng bị trở ngại mà McCain thì khá tự do muốn gặp ai thì gặp?) Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cũng làm bộ phàn nàn nhẹ, Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực “nhân quyền và pháp quyền” (nói là nói thế thôi, chớ McCain thừa biết lần nầy VN răn rắn nghe theo, đã là “con tin” nào dám cải lịnh tổ sư bồ đề!
Lời cuối, TNS McCain vừa kêu gọi Việt Nam có những bước đi cải cách về hướng dân chủ, cần nghiêm chỉnh về nhân quyền. Có nghĩa sắp thả tù chính trị vào giờ G ngày N theo chương lịch của bà Wendy Sherman đã trao thẳng cho tướng Vịnh, (quân đội) và tướng Tố Lâm (công an) vì Việt Nam không phải cộng sản mà công an trị bằng tam đầu chế theo sách lược của Bonesman Kerry là toàn trị (Totalitarianism or totalitarian)

Về hồi ký của POW McCainC
ó bài viết tựa đề "Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ qua đường Philippines. Lúc đó ông McCain và các bạn tù không cho rằng họ sẽ có ngày quay trở lại Việt Nam, nhưng Averell Harriman lại chọn cặp bài trùng, 1 chiến đấu kiêu hùng ở vùng châu thổ Cửu long giang và 1 ở tù nhưng vẩn kiêu hùng trong nghịch cảnh. Cả 2 sẽ tiếp tục trên con đường gắn nối bang giao với cựu thù. Thế nhưng ông thượng nghị sỹ đã quay lại đất nước từng cầm tù ông nhiều năm. Harriman cho McCain câu nhựt tụng vì tổ quốc Mỹ trên hết, nên cho rằng: "Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, và người Việt Nam thật hiếu khách," McCain nhận xét đúng nghĩa là một chính khách từ nguồn gốc Bonesmen
"Tôi hài lòng thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình xây dựng một quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi..."
“Hy vọng chỉ là hy vọng” - Tuy nhiên, vị thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona nhận định: "Khi nói tới các giá trị mà nước Mỹ tôn thờ - như tự do, nhân quyền và pháp quyền - các hy vọng lớn của chúng tôi cho Việt Nam nói chung vẫn chỉ là hy vọng". Nhưng chắc chắn sẽ đạt được theo siêu chiến lược Eurasia-1
"Chính quyền Hà Nội vẫn bỏ tù và ngược đãi các nhân vật bất đồng chính kiến hòa bình, các nhà báo, blogger và các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo vì lý do chính trị." Nhưng rồi họ sẽ phải thả để được hạ cánh an toàn do Bonesmen bế xuống từ con Cọp đói đến lòi ba sườn và them đến chảy nước bọt. Có ngon thì nhoan cố rồi biết!!!!
Theo ông McCain, Việt Nam vẫn duy trì các điều luật, như Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vốn cho chính quyền "quyền lực gần như vô biên đối với các công dân của mình".
"Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có hành động dù nhỏ để chứng tỏ Việt Nam tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận, thí dụ như thông qua và thực hiện Công ước Quốc tế chống việc tra tấn.

Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội
Dù vậy, ông thượng nghị sỹ cũng thừa nhận rằng đã có một bước tiến tích cực, khi chính phủ Việt Nam bắt đầu đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và đang có nỗ lực sửa đổi Hiến pháp để bào vệ quyền công dân tốt hơn.

TNS McCain viết: "Các quan hệ tốt, như quan hệ Mỹ-Việt lúc này, thường dựa trên cơ sở lợi ích chung, nhưng tôi tin rằng các quan hệ đối tác tuyệt vời và lâu dài nhất lại dựa trên nền tảng của các giá trị chung". Thượng nghị sỹ McCain bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang trên con đường "từ hòa giải tới tình bạn thực sự".
"Triển vọng này là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất cuộc đời tôi," ông nói, đồng thời hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức. Đúng là tác phong của một chính khách freewheeling diplomat cũng như gương người em cuối cùng của giòng họ Kennedy, Edward Kenney gạt thù nhà vì Harriman là thủ phạm đã gật đầu giết 2 người anh của ông vì tất cả cho tổ quốc “Patriot Act” Edward tuyên bố nhân ngày sinh nhựt 90 tuổi của Harriman, “Nếu không có ngài, thế giới sẽ không có ngày an bình như thế kĩ 21”

vinhtruong
08-31-2014, 05:11 PM
18,800,000 results Any time
-John Kerry was a war hero, but for which side?
hoiquanphidung.com/showthread.php?9898-John-Kerry-was-a-war-hero...

-Vinh Truong: Tướng Nguyễn Chi Vịnh là ai?
nktvinhtruong.blogspot.com/2011/08/tuong-nguyen-chi-vinh-la-ai.html
Aug 04, 2011 • Trung tướng Nguyễn Chí ... sản Việt Nam và của tướng Nguyễn Chí Vịnh lần này ... John F Kerry thuyết phục Hà ...

****

Đóng vai điệp viên trong thời chiến vẩn dễ hơn trong thời bình, vì “thời gian thích nghi” (decent interval) cần và đủ thì … quá dài nên có thể dễ bị lộ theo tỉ lệ như tôi phỏng đoán 72 giờ cho 72 tuần trong thời “hậu chiến” vì thế khi trung úy phản chiến Kerry đóng vai BTNG phải áp dụng cực mạnh “On the Strongman side” để hoả mù, cho nên làm đánh đổi ngạc nhiên mọi người là đúng điển hình sự kiện Bùi Hằng phía chính quyền phải thắng tối đa đi đến tột đỉnh theo phóng đồ đường thẳng đứng. Rồi Phía TQ, phải nhào nặn VN cảnh “đi chầu” Bắc Kinh trong thế lép vế nhục nhả (on the strongman side)…

Giờ thử gợi lại, chuyện thủ phạm bỏ người Việt vào hủ chai keo rồi đậy nấp lại là nhân viên hỏi cung CIA Frank Snepp, ông là tác giả của cuốn sách Decent Interval “Khoảng cách thích đáng” hay “cần và đủ” nói về sự sụp đổ hỗn loạn của Sài Gòn năm 1975, “điệp viên tam trùng (triple cross) Phạm Xuân Ẩn có một tầm quan trọng tột bậc đối với cộng sản, vì không những cung cấp tin cho miền Bắc, mà còn chứng thực những gì họ nhận từ nhiều nguồn khác nhau . Xuân Ẩn nắm được đường dây mối nhợ về tình báo chiến lược. Đó là điều quá rõ ràng. Nhưng không ai làm một cuộc giảo nghiệm tử thi ngược dòng về những tổn thất do Xuân Ẩn đã làm. Cơ quan tình báo CIA không còn tinh thần bụng dạ nào về chuyện đó. “Frank Snepp đề nghị có một nguồn tìm hiểu về hoạt động tình báo của Xuân Ẩn là ký giả báo New Yorker tên ký giả Robert Shaplen là 1 trong nhiều tác giả được CIA đặt hàng cho axiom-1 về khâu “đòn phép” chính trị phản chiến.
Là bạn và là người hợp tác với nhau, Xuân Ẩn và Shaplen trải qua hàng giờ nói chuyện kín trong phòng của Shaplen (cũng là nhân viên CIA đội lớp phóng viên) ở tầng thứ 3 khách sạn Continental Palace, đôi khi họ bước ra ngoài Balcon để tránh bị nghe lén. Snepp nói tiếp: “Shaplen là một trong những ký giả được chúng tôi ưa thích vì là cá mè một lứa vì cũng là điệp viên đội lớp ký giả. Chúng được lệnh từ cấp trên cho Xuân Ẩn được tiếp cận với tòa đại sứ và tình báo cao cấp một cách không thể tưởng tượng.”

“Chúng ước lượng có chừng 14.000 gián điệp hoạt động ở Nam Việt Nam. Cộng sản đã thâm nhập vào được ngay chính trái tim của kẻ thù nhờ CIA bao che ngồi ngay Dinh Độc Lập với TT Diệm + Thiệu. Đây là một chính phủ (VNCH) có nhiều lỗ hổng”. Diễn tả những bước ngoặt trong cuộc chiến, nhưng những hội đàm bí mật của “con rối” Henry Kissinger ở Paris và quyết định của chính phủ Nam Việt Nam năm 1975 bỏ những vị trí ở Cao nguyên, Snepp nói, “Phe Cộng sản biết những gì xảy ra trước khi Tòa đại sứ Mỹ biết qua cặp bài trùng Ẩn/Shaplen.” Và đồng thời của tên trung úy phản chiến chuyên đi đêm John F Kerry theo đúng nguyên tắc song hành của siêu chiến lược gia Harriman

“Chúng không hiểu nổi mức độ tham nhũng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Chúng cũng không muốn nhìn vấn đề tham nhũng hay đạo đức. Chúng không muốn biết là chúng đang hỗ trợ một con ngựa hoang chứng sanh chứng Ngô Đình Diệm. Điều này cũng đúng ở Iran hay Iraq hay bất cứ đâu khác là nơi mà chúng hỗ trợ những chính phủ tham nhũng có mục đích ám hại sau cùng khi hoàn tất mục tiêu America-first. Dĩ nhiên Xuân Ẩn muốn biết rất nhiều về những điều này. Y muốn biết dưới những điều kiện này thì chương trình Việt nam hóa chiến tranh (vietnamization) sẽ không thực hiện được có nghĩa thất bại”

Những cuộc đối thoại hàng ngày giữa Frank Snepp với Xuân Ẩn bắt đầu đi vào khuôn khổ, vì CIA không cho phép Ẩn viết hồi ký dù quá ngứa tay vì nghiệp chướng ký giả, còn CIA sợ bể kế hoặch chiến lược Eurasia-1

Snepp tới cổng nhà Ẩn vào buổi sáng và kéo chuông. Ẩn lê chân xuống lối đi và bắt tay Snepp bằng những ngón tay lòi xương của ông vì trằn trọc không ngủ được, sự chết không biết rơi xuống giờ nào!
Chúng đi qua vườn, ngắm nghía những con gà đá và những con chim hót của Ẩn, chào 2 con chó nhỏ ông cột gần cổng chính, và rồi ngồi hàng giờ nói chuyện trong phòng nghỉ của Ẩn. Giọng ông thấp, còn nhỏ hơn tiếng thì thầm trong khi tiếng xe cộ ào ào phía bên ngoài cổng. Thời gian trôi qua, Snepp di chuyển từ ghế dài đến ngồi ở cái ghế cạnh Ẩn. Giả vờ điều chỉnh cái microphone ở cổ họng ông, Snepp cúi người để tai xuống phía miệng ông để nghe cho rỏ. Giống như một Jean-Paul Sartre, vốn thích bàn cãi chuyện chính trị bên tách cà phê tại quán Café de Flore, Ẩn hiếm khi thú nhận là làm cái gì hơn trong chiến tranh ngoài chuyện quan sát và phân tích những biến cố. Nhưng họ biết thỉnh thoảng trong vài trường hợp họ ra phía sau màn che để điều chỉnh chuyện xảy ra.

Một trong những chuyện là trận đánh Ấp Bắc năm 1963, là trận đánh dấu một bước ngoặt trong việc mở rộng chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Việt Cộng dùng sức mạnh của một tiểu đoàn 514 cơ động để tấn công và thắng một trận quyết định quân miền Nam được hỗ trợ bởi trực thăng Mỹ H-21 (loại vất đi), xe thiết giáp (M-113 không trang bị lưới lội bùn và bửng sắt che xạ thủ chống đạn.) Có hai bộ đội Việt Cộng được tặng huy chương quân đội cao nhất của Bắc Việt. Một là người chỉ huy của lực lượng thép sắt cộng sản. Người kia là Phạm xuân Ẩn, vốn là người bày ra kế hoạch chiến thuật đưa đến chiến thắng là nhờ Frank Snepp chỉ trước những chướng ngại M-113

Ẩn lại nhờ điệp viên Snepp nổi bật lên vào dịp Tổng tiến công vào dịp tết, một cuộc tấn công đồng thời vào hơn 100 thị xã Nam Việt Nam và những mục tiêu khác trong dịp ngưng chiến vào đầu năm 1968. Chuyện chuẩn bị kế hoạch tấn công đã được chuẩn bị từ 2 năm trước, khi người cầm đầu mạng lưới tình báo của Ẩn là một đại tá có bí danh là Tư Cang do Mai Chí Thọ chỉ định, rời rừng vào Sài Gòn. Tư Cang là một thứ dân chơi nổi tiếng, táo bạo và lịch sự, hòa nhã, là người có thể sử dụng một cặp súng K-54 và có thể bắn vào một mục tiêu cách xa 50m dù với tay trái hay tay phải. Là một học sinh danh dự của trường lycée Pháp ở Sài Gòn do CIA âm thầm mốc nối, Tư Cang đã sống dưới đất trong những địa đạo Củ Chi quá nhiều năm đến nỗi khi ông vào lại Sàigòn, ông quên cách mở cửa xe hơi. Ẩn thay đôi dép râu của Tư Cang bằng đôi giầy mới và mua cho ông một bộ quần áo. Rồi sau đó hai người đi xe quanh thành phố trên cái xe Renault 4Cv nhỏ của cái dù phóng viên Ẩn như là những người bạn cũ, dĩ nhiên có con mắt theo dỏi để bảo vệ bới Frank Snepp

Giả bộ như đang nói chuyện về chó và gà đá, họ ấn định mục tiêu cho cuộc tấn công Tết. Tư Cang đề nghị đánh vào Ty Ngân Khố để lấy một số tiền. Ẩn nói cho ông biết Ty Ngân Khố là một mục tiêu sai – Ẩn nói “Họ chỉ phát lương ở đó thôi.” Theo đề nghị của Snepp, Ẩn nói một mục tiêu tốt hơn là tòa án, nơi có nhiều vàng được giữ như là bằng chứng của những bọn ăn trộm và buôn lậu. Ông Ẩn khuyến cáo Tư Cang hãy mang theo một cây đèn gió đá đốt bằng khí acetylene.

Tư Cang chọn ra 20 mục tiêu ở Sài Gòn, trong đó bao gồm Dinh Độc Lập và Tòa Đại sứ Mỹ. Ông đích thân điều động trận tấn công vào Dinh Độc Lập, nơi mà 15 trong số 17 thành viên trong đội của ông bị bắn chết tươi. Bản thân ông thoát trong đường tơ kẽ tóc vào một căn nhà an toàn kế cận, và ông trốn với 2 cây súng sẳn sàng kê vào đầu, thề sẽ tự sát còn hơn để bị bắt. Ngày hôm sau, ông Tư Cang và Ẩn lại lái xe đi vòng vòng thành phố, lần này để đếm xác những lính Việt Cộng bị chết trong cuộc tấn công. (Để tưởng nhớ đến vai trò của 2 người này đã làm trong cuộc chiến đấu, những cây súng của Tư Cang và chiếc xe Renault màu xanh được trưng bày trong viện bảo tàng quân đội tại Bộ chỉ huy quân đội ở Hà Nội.)

Vào cuối mùa xuân đó, trong một cuộc tấn công được gọi là tiểu tấn công Tết, phe Việt Cộng bắt đầu pháo bừa bãi vào Sàigòn, làm nổ tung nhiều cao ốc và giết một số nhiều thường dân. Ẩn gửi một mẫu ghi chú ra ngoài bưng, “Tôi bảo họ hãy ngưng pháo kích đi. Nó không có mục đích quân sự gì cả và làm cho dân chúng giận ghét, xa lánh.”

“Rồi sao?” Snepp hỏi.

“Chuyện pháo kích chấm dứt.”

Năm 1970, một phóng viên bạn cùng làm báo Time của Ẩn là Robert Sam Anson bị quân Bắc Việt và quân Khmer đỏ bắt ở Cam bốt, nơi đó có ít nhất 25 ký giả khác đã chết hay mất tích. Sau khi vợ của Anson cầu cứu Ẩn giúp bà, ông bí mật dàn xếp việc thả Anson ra và được MTGPMN tặng cờ và dép râu như một kỷ vật. Cũng mất chừng 17 năm sau Anson mới biết được câu chuyện Ẩn nhúng tay vào cứu ông. Khi Anson gặp lại Ẩn năm 1987, ông hỏi Ẩn: “Tại sao anh cứu tôi, nếu anh là kẻ thù của đất nước tôi?” Ẩn đáp, “Vâng, tôi là kẻ thù của đất nước anh, nhưng anh là bạn đồng nghiệp của tôi “. Cho tới ngày nay, Anson làm việc trên một cái bàn có để hình Ẩn bậc cứu tinh
Mà thật đối với Ẩn, tôi đã cùng trò chuyện với Ẩn trên chuyến quá gian C-119 về Saigon. Dĩ nhiên làm sao tôi biết ký giả nầy là một tên gián điệp cộng sản đội lớp ký giả nhà báo UPI, TIME đã 3 lần William Colby cho lịnh tướng Nguyễn Ngọc Loan chụp mà có được với Frank Snepp có giấy khán của Harriman và George H W Bush không được đụng đến và nếu không nhờ CIA/KGB can thiệp thì đã bị Lê Đức Thọ cho đi mò tôm rồi vì tội lộ liểu tiển đưa bác sĩ Trần Kim Tuyến vào toà đại sứ chạy qua Mỹ. Dù Ẩn theo phía Hà Nội nhưng ít làm mất lòng phía VNCH, dù sao đối với tôi Xuân Ẩn là người khả ái dù các bạn có quăng đá!

Chuyện “tam giác kế phòng không liên hoàn” mà chính mắt tôi đã chứng kiến trong cuộc chiến Lam Sơn 719 Hạ Lào do Xuân Ẩn đã kế gây ra 1 Cobra rớt trước mắt tôi.
Cùng chuyến bay quá giang trên C-119, thấy tôi mặc đồ bay Ẩn hoà nhả gợi chuyện làm quen. Làm sao tôi biết được người mà tôi tiếp chuyện là 1 điệp viên đã được agent Frank Snepp (thủ phạm bỏ NVHN vào hủ chai keo đậy nấp lại) giúp cho y chiến thắng trận Ấp Bắc nhờ vào việc CIA âm mưu làm trì trệ, trở ngại trong trận Ấp Bắc, không khác gì bác sĩ giải phẩu rất giỏi nhưng thiếu dao kéo chuyên nghiệp.
Đặc biệt “decent interval” ghi dấu trận chiến cuối cùng giữa VC và VNCH bằng súng Mỹ theo đúng chương lịch trò chơi chiến tranh VN, để qua giai đoạn trang bị AK-47 theo Credit Card “Aid to Russia 1941-46 renewed Plan” còn VNCH chơi tiếp súng bắn từng viên một … cho đến khi hết đạn tồn kho

Xuân Ẩn lấy được một huy chương chiến công quân đội cuối cùng về vai trò ông làm trong chiến dịch Hồ chí Minh, được chấm dứt với sự kiện cộng sản chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hành động cuối cùng của ông lại là một việc nghiã hiệp giúp bạn. Vài giờ trước khi thành phố rơi vào tay cộng sản, Ẩn sắp xếp cho sự trốn thoát của người đỡ đầu của ông là trùm tình báo mật vụ Nam Việt Nam Trần kim Tuyến. Trong một bức hình nổi tiếng chiếu cảnh trực thăng bay đi từ một nóc nhà mà nhiều người tưởng lầm là tòa đại sứ Mỹ (thật ra là một nhà an toàn của CIA cách đó 2 khu phố), người cuối cùng leo lên cái thang lung lay khập khiễng chính là Trần kim Tuyến. Người đứng bên ngoài vẫy tay chào giã biệt là Phạm xuân Ẩn thật dễ chết dưới con mắt Mai Chí Thọ

Khi những đồng nghiệp cũ của Ẩn nghe chuyện của ông lần đầu tiên – từ những tin đồn bắt đầu lan ra trong thập niên 80 – họ nhớ lại như in một cảnh tượng, một sự phát giác lúc đó, đột nhiên được giải thích bằng tin tức. Người xếp của Ẩn tại Reuters là Nich Turner, xác nhận sự nghi ngờ của ông về những sự vắng mặt không báo cáo của Ẩn từ văn phòng. Ký giả H.D.S. Greenway, được bạn bè biết đến với cái tên David, đột nhiên hiểu tại sao người đồng nghiệp cũ của ông ở báo Time biết rõ hơn ông về cuộc hành quân 719, là một nỗ lực đầy tai họa của phía quân đội Nam Việt Nam tấn công vào Lào năm 1971.

Greenway nói với Snepp, “Tôi đã lên vùng biên giới gần Khe Sanh, nhìn những binh sĩ bị thương nặng rút về từ Lào. Tôi diễn tả họ như là những người sống sót từ đội quân dẫn đến trận tấn công. Biết thế nên Xuân Ẩn có dám leo lên UH1/PĐ/233 như 4 phóng viên Mỹ đã bị bắn tan xác trên không? Trái lại ở Ấp Bắc thì Ẩn khệnh khạng leo lên H-21 để quan sát trận mạc cùng ký giả Mỹ để lảnh huy chương. Tam trùng Xuân Ẩn có khác!

“ Không”, Ẩn nói, không một chút do dự: “Đội quân đầu tiên bị xóa sổ. Những gì anh thấy là những người sống sót từ nỗ lực để cứu đội quân, vốn cũng thất bại luôn.” Sau này, khi nghĩ lại, tôi thấy Ẩn có vẻ nắm vững tin tức một cách kỳ lạ. Đó là những tin tức chỉ có được nhờ am hiểu cả hai bên trong trận chiến.” của một tam trùng nhưng vẫn còn quá dễ so với tam trùng Nguyễn Chí Vịnh kéo dài sự dấn thân đầy nguy hiểm nên tóc đã bạc phơ còn hơn là rụn tóc.

Ký giả Nayan Chanda lúc ấy đang làm việc cho hãng tin Reuters và báo Far Eastern Economic Review, nhớ lại hình ảnh Ẩn đứng phía trước Dinh Độc Lập vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, lúc chiếc xe tăng mang số 843 húc sập cái cổng sắt. Chanda nói
“Có nụ cười kỳ quái, khác lạ nở trên khuôn mặt ông. Tôi cảm thấy có cái gì đó quái lạ. Vợ và con ông đã được máy bay chở ra khỏi nước, và ông dường như không quan tâm gì đến thế giới.” Sau này Chanda mới biết Ẩn đang ăn mừng chiến thắng của Cộng sản, đó là phe mà ông đã làm việc trong ba mươi năm.

Bỏ qua cái nhìn thoáng nhỏ nhặt của Chanda, Ẩn giữ vỏ bọc kín sau 1975, nhưng có được không?
Xuân Ẩn nói: “Đó là một thời điểm nguy hiểm cho tôi. Thật là dễ dàng cho ai đó cho vào đầu tôi một viên đạn. Tất cả những gì tôi có thể làm là đợi người nào đó trong rừng ra và nhận diện tôi.” Nhưng thật ra Kissinger cũng đã cho Sáu búa Lê Đức Thọ biết 2 chuyện quan trọng cần phải làm khi bước chân vào Sàigon, ngoại việc tống xuất đại sứ Pháp còn dặn không được thủ tiêu Phạm Xuân Ẩn với điểu kiện Ẩn đừng nhí nhảnh viết hồi ký

Ẩn và mẹ ông dọn vào khách sạn Continental. Đầu tiên họ sống trong phòng cũ của Robert Shaplen. Rồi Ẩn dọn vào trụ sở hai phòng của báo Time. Ông thường bị công an gọi lên thẩm vấn, cho đến khi những cán bộ tình báo đứng ra can thiệp. Mọi người bắt đầu nghi ông là “người của cách mạng” khi họ thấy ông cưỡi xe đạp đến nhà kho chứa gạo quân đội và đem về những bao gạo và thịt treo trên ghi đông xe đạp của ông. Họ cho ông là thứ “cách mạng 30 tháng 4” tức là người nhảy vào tham gia phía Cộng sản sau khi Sàigòn sụp đổ.

Ngay cả những cán bộ quân sự cao cấp như Bùi Tín cũng không biết được câu chuyện của Ẩn dù Bùi Tín đã báo cáo tình trạng các tiếp liệu đã chôn dấu kỹ dọc theo hành lang đường 559 cho Ẩn để Frank Snepp báo cáo cho Richard Helms để cho TT Nixon ký lịnh hành quân “Operation Lam Son 719” ngày 18/1/1971 - Và cuộc hành quân khai diển ngày 8/2/1971. Bùi Tín là một đại tá của Bắc Việt Nam chấp nhận sự đầu hàng của chính phủ Nam Việt Nam để không xảy ra như vụ Sarit Matak cho Dương Văn Minh. Ông đang làm việc với tư cách là chủ bút tờ báo Quân Đội Nhân Dân, là tờ báo của Quân Đội miền Bắc, khi ông đi trên một chiếc xe tăng vào Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4. Bất ngờ trở thành cán bộ cấp cao nhất ở đó, Tín chấp nhận sự đầu hàng của chính phủ Nam Việt Nam và ngồi ở bàn làm việc của tổng thống để viết bài về cho báo ông. Giống như nhiều ký giả mới tới Sài Gòn, chuyện kế tiếp ông làm là đi tìm Phạm xuân An khi có lịnh của Tổng tư lịnh Lê Đức Thọ.
Bùi Tín nói: “Vào buổi sáng ngày 1 tháng 5, tôi đến gặp Ẩn tại văn phòng ông ở khách sạn Continental. Vào lúc đó tôi không có ý nghĩ gì về chuyện ông ta là một người điệp- viên. Tất cả những gì ông ta nói với tôi ông là phóng viên làm việc cho báo Time và Life. Ông giới thiệu tôi với tất cả những ký giả trong thành phố, và tôi giúp họ gửi những bài tường thuật ra nước ngoài. Ba tháng sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, tôi vẫn không biết Ẩn là một gián điệp dù rằng Bùi Tín đã ăm thầm báo cáo tình trạng tiếp liệu về đường 559 cho Xuân Ẩn bằng tiếng Việt để Ẩn thông dịch cho Frank Snepp báo về Mỹ cho Richard Helms thủ phạm đang thi hành vụ scandal Watergate

Có những dấu hiệu cho thấy có chuyện tranh cãi trong hệ thống quyền lực về Ẩn – Sự đọ sức xảy ra giữa những cán bộ tình báo quân sự muốn gửi ông sang Mỹ đối nghịch với ý kiến của những cán bộ trong bộ chính trị – những chuyện này chỉ được tiết lộ cho Bùi Tín khi chính quyền tiến hành chuyện đem vợ và những đứa con của Ẩn về lại nước. Đi ngược lại với dòng người tỵ nạn đang ồ ạt ra khỏi nước, gia đình Ẩn trải qua 1 năm trong sự cố gắng tìm cách trở lại Việt Nam bằng phương tiện là đường đi vòng ngang qua Paris, Mạc tư khoa, và Hà nội. Lời công bố chính thức đầu tiên về nhiệm vụ của Ẩn trong thời chiến xảy ra vào tháng 12 năm 1976, khi ông bay ra Hà nội như là một đại biểu quân đội tại Đại hội 4 của Đảng. Bạn bè thấy ông đi dạo quanh Hà Nội trong bộ quân phục, là bộ áo quần lính ông bận đầu tiên trong đời, đã sửng sốt khi thấy sự biến đổi của một ký giả thành anh hùng lẫm liệt.

“Sau 1975, Sài Gòn biến thành thành phố Hồ chí Minh, “Ẩn nói, về cái năm mà ông điều hành văn phòng của báo Time, trước khi nó bị đóng cửa vào tháng 5, năm 1976. “Sự kiểm duyệt thật quá khắt khe, nó giống như những ngày xưa thời kỳ Graham Greene. Tôi không viết nhiều bài cho lắm, vì tôi không biết làm sao để tránh sự kiểm duyệt. Tôi chơi gà đá và cá đá cho qua ngày.”

Có hàng trăm ngàn người Việt biến mất vào những trại tù và trại lao động, Ẩn cũng bị đưa vào “cải tạo”. Vào tháng 8 năm 1978, ông bị gửi ra Hà nội trong 10 tháng để cải tạo tư tưởng tại Viện chính trị thuộc bộ quốc phòng, một trại huấn luyện tư tưởng Mác xít- Mao ít cho những cán bộ trung và cao cấp. Ẩn nói: “Tôi đã sống quá lâu với quân thù. Họ gửi tôi đi để được tái lập sự tuần hoàn.” Nghe thuận lá nhỉ!

Năm 1990, Đại tá Ẩn được phong lên tướng. Vào thời đó, Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách đổi mới, là “chính sách cải tiến “mở cửa đất nước ra với phương Tây. Cho dù những người Cộng sản có công nhận những công lao của Ẩn, xấu hổ trước cảnh thiếu thốn xác xơ mà ông sống, hay vận động giữ ông bằng một sợi dây chặt hơn được phơi bày thể hiện ra công khai. Như thường lệ Ẩn giải thích sự thăng chức của ông với sự diễu cợt. Khi những ký giả ngoại quốc bắt đầu trở lại Việt Nam, người ta sẽ tìm gặp “Tướng Givral “Để tránh sự bẽ bàng, theo ám thị ngầm của Secret Society, Bộ chính trị quyết định thăng cấp cho ông để phù hợp với danh hiệu nổi bặc của ông mà Bonesmen đã đầu tư tài chánh về truyền thông vắn hoá quảng cáo cho tên tuổi của ông hoàn thành chức vị tam trùng (triple cross)

Vào năm 1997, chính phủ Việt Nam từ chối không cho phép Ẩn thăm viếng Hoa Kỳ để tham dự một hội nghị mà ông được mời như một khách đặc biệt, và sự từ chối tiếp tục cho đến tháng 3 năm 2002, khi ông tướng 74 tuổi mang bệnh khí thủng được cho phép nghỉ hưu. Ông nói, “Họ muốn kiểm soát tôi. Đó là lý do tại sao họ giữ tôi trong quân đội lâu đến như vậy. Tôi phát biểu lung tung. Họ muốn bịt miệng tôi.” Đó có thể là một lối giải thích, nhưng đối với Ẩn thì lúc nào cũng có một hình bóng khác được đem ra thảo luận là thế hệ trẻ tam trùng đang nổi Nguyễn Chí Vịnh. Chúng ta đều biết rằng, ít nhất là 27 năm sau khi kết thúc cuộc chiến, Ẩn vẫn còn là một thành viên hoạt động trong mạng lưới tình báo Việt Nam.

Chuyện thêu dệt những câu chuyện là chuyện xa vời, Richard Pyle vốn là giám đốc văn phòng của hãng tin A.P nói, “Ẩn cứu báo Time khỏi sự bẽ bàng bằng cách không cho in những câu chuyện không thật. Đây là sự mưu mẹo tài tình của ông. Bằng cách không tiết lộ làm thế nào ông biết những gì ông biết, ông cho bạn biết bạn có đi đúng đường hay không.” Thí dụ tại chiến khu D, Ông Đinh Xáng được cắt đặt thay thế Hùynh Tấn Phát nhưng bị mật vụ VNCH chụp khi đi họp từ Pháp trở về bị Honda chận bắt tại đường Công Lý nên hủy bỏ, cũng như tướng Đổ Cao Trí được chỉ định thay thế Hoàng Xuân Lảm trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 như bị Mỹ sát hại nên Lãm vẩn tiếp tục nhiệm vụ

Theo cựu phóng viên báo Time Zalin Grant, Ẩn bị tố cáo là “Trường hợp đầu tiên của một điệp viên Cộng sản xuất hiện trong bản danh sách ban biên tập của một cơ sở xuất bản lớn của Hoa Kỳ như là một phóng viên.” Murry Gart được ghi nhận là đã nói câu này sau khi ông biết rõ chuyện Ẩn, “Ẩn là một thằng chó đẻ. Tôi muốn giết hắn.”

Một ký giả khác cũng phê phán Ẩn, tuy bởi nhiều lý do khác nhau, đó là Peter Arnett. Ẩn mướn một cái nhà từ người bà con bên vợ của Arnett, và cả hai đều gặp nhau thường xuyên ở Givral để trao đổi chuyện trò. Arnett nói, “Đó vẫn còn là một điểm mới đối với tôi. Dù tôi hiểu ông ta là một người Việt Nam yêu nước, nhưng tôi vẫn nghĩ là báo chí đã bị phản bội. Có nhiều lời tố cáo trong suốt cuộc chiến là chúng ta đã bị Cộng sản xâm nhập. Những gì ông ta làm đã cho phép phe hữu nêu lên và đập vào mắt chúng ta. Trong chừng một năm, tôi cho nó là chuyện của mình. Rồi tôi quyết định nó là chuyện của ông ta.

Với một vài ngoại lệ này – và ngay cả Arnett chấm dứt cuộc đối thoại với chúng tôi bằng cách ca ngợi Ẩn là “một người dũng cảm, táo bạo “- những bạn bè đồng nghiệp của Ẩn đoàn kết hỗ trợ ông. Frank McCulloch, người đứng đầu văn phòng Á châu của báo Time và là người mướn Ẩn làm việc ở văn phòng Sàigòn với số lương 75 dollars một tuần, nói “Tôi có tức giận trong khi tôi biết chuyện về Ẩn? Chắc chắn là không. Tôi nghĩ đó là đất nước của ông. Nếu tình trạng ngược lại, tôi chắc sẽ làm giống như vậy.”

McCulloch, hiện nay đã nghỉ hưu sau khi để lại một sự nghiệp xuất sắc là chủ bút điều hành của báo Los Angeles Times, The Sacramento Bee, và nhiều tờ báo khác, nói tiếp, “Ẩn là đồng nghiệp và là một ký giả tài ba. Ẩn có một hiểu biết sâu sắc về chính trị Việt Nam, và ông chính xác một cách đặc biệt”. McCulloch bật lên cười, “Dĩ nhiên là ông chính xác, hãy nhìn những nguồn lấy tin của ông thì biết !”

McCulloch nhớ về Ẩn với lòng yêu mến và kính trọng lớn lao, và ông nói thật là “một sự vui sướng lớn lao “vào năm 1990, đã tổ chức ra một quỹ quyên góp thâu được 32.000 dollars để gửi cho người con trai lớn nhất của Ẩn là Phạm xuân Hoàng An, được mọi người biết đến với cái tên Ẩn trẻ, đi học ngành báo chí tại trường Đại học North Carolina. Danh sách của những người đóng góp cho quỹ đọc giống như Tự điển danh nhân Who‘s Who của những ký giả tường trình về chiến tranh Việt Nam. (Hoàng Ẩn tốt nghiệp ngành Luật từ Đại học Duke năm 2002, hiện nay làm việc cho Bộ ngoại giao Việt Nam nhưng tại sao Secret Society không chọn Hoàng Ẩn mà chọn Nguyễn Chí Vịnh? Tại vì Harriman đã chọn khi Vịnh mới 11 tuổi giữa cuộc họp tuyệt mật 2 người Thọ/Harriman ở một nơi biệt thự vùng ngoạo ô Paris)

(*) Paris Peace Talks 1968-1973 - an album on Flickr
www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157632574405072
... 1971 (3) - At a villa outside Paris, meetings with Hanoi. ... Paris 1972 - Le Duc Tho & Xuan Thuy. ... Paris Peace Talks 1968 - Averell Harriman, ...
www.blackwellreference.com/public/tocnode?id=g9781577180999_chunk...
Paris peace accords ... meeting with North Vietnamese representatives under Le Duc Tho in Paris to find a settlement for the Vietnam War . US negotiators W. Averell ...

Related searches for Averell Harriman and Le Duc Tho bilatera…
The 1968 Paris peace negotiations: a two level game?
www.viet-studies.info/kinhte/Paris_TwolevelGame_RIS.pdf
Vietnam. Harriman interpreted this as ‘the ... W. Averell Harriman Papers, LOC. The 1968 Paris peace ... the main North Vietnamese negotiators Le Duc Tho and ...

Người xếp cũ của Xuân Ẩn là Mai chí Thọ sau chiến tranh đã nổi bật lên là một trong những gương mặt có quyền lực mạnh nhất của Việt Nam, phục vụ với tư cách là người cầm đầu Đảng bộ chỉ huy Nam Việt Nam và là bộ trưởng bộ nội vụ. Tại ngôi nhà villa của Thọ – là tòa Đại sứ Thụy sĩ cũ – McCulloch được dẫn vào một phòng lỗng lẫy ở tầng trệt, được trang hoàng đầy bàn ghế làm bằng gỗ đào hoa tâm và những tượng đẽo từ đá thâu thập từ những địa danh cách mạng nổi tiếng. Phần chiếm ưu thế ở phía xa cuối phòng là một bàn thờ được trang hoàng bởi hoa, những mâm trái cây và 4 cái ảnh to bằng bàn tay của song thân Mai chí Thọ và hai người anh nổi tiếng: Đinh đức Thiện, là tướng hai sao giúp xây dựng đường mòn Hồ chí Minh và đó là căn nguyên Lê đức Thọ đầu độc tướng Nguyễn Chí Thanh trong bửa cơm chiều cùng HCM tiển đưa Tướng Thanh để đề cử người em ruột của mình là Đinh Đức Thiện vào nam làm Tư lịnh thế Thanh.
Khi HCM phát hiện thì Sáu búa Thọ xin phép con cá Sấu già đáng ghét, Harriman làm thịt luôn HCM vì điều kiện phải để cho Thọ có rộng quyền điều hành công chuyện của chức Tổng tư lịnh như Harriman đã cam kết. Về sau đệ tử trung thành của tướng Chí Thanh buộc phải thanh toán Đức Thiện để trả thù cho sư phụ.
Harriman tặng thưởng cho Kissinger lãnh giải Nobel hòa bình nhưng có dặn Thọ không được nhận vì phải cưởng chiếm miền nam và Cambodia

Mai chí Thọ đứng trước bàn thờ, cầm một bó nhang nhẹ trong tay và vái trước hình của cha ông. Hôm nay là ngày mất của cha ông, theo tục lệ đó không phải là ngày tiếp người lạ, nhưng Thọ biết thời gian tôi (McCulloch) ở lại trong nước ngắn ngủi. Ông cắm nhang vào trên bàn thờ và đến bắt tay tôi. Ông bận một quần xám và một áo tím, ông trông bệ vệ với mái tóc bạc trắng và có cái nhìn thẳng chăm chú. Thọ cao to hơn một người Việt Nam bình thường, có một đường hầm thật rộng dành cho ông trong suốt 10 năm ông sống dưới địa đạo ở Củ Chi.

Được rèn luyện từ những nhà tù nổi tiếng ở Việt Nam, bao gồm cả Hỏa Lò, sau được biết đến với cái tên khách sạn Hilton ở Hà Nội, nơi mà John McCain đã trải qua 5 năm, và nhà tù Côn đảo, theo lời Thọ kể là nơi 2 phần 3 bạn tù của ông đã chết trước khi ông được thả vào năm 1945, Tướng Thọ là một người dày dạn trong chiến tranh, ngày hôm nay là một người chủ nhà nhã nhặn, niềm nở đón tiếp người bạn Mỹ với trà và trái cây. Ông nói đến nỗ lực kiếm tiền của ông để gửi Ẩn sang Mỹ năm 1957: “Đó là một việc làm khó nhọc, nhưng chúng tôi phải làm cho nó. Đảng có rất ít tiền, nhưng chúng tôi nghĩ đó là nỗ lực đáng giá – Ẩn là người đầu tiên chúng tôi gửi đi Mỹ – để học văn hóa của loại người thay Pháp và trở thành kẻ thù của chúng tôi.”

Ông nói thêm, “Ẩn là một người tốt nhất cho công việc. Đó là một hành động táo bạo lớn của chúng tôi.”

McCulloch hỏi Thọ về một cơ hội khác mà Việt Nam đã bỏ lỡ – đó là cơ hội gửi Ẩn đi Mỹ một lần nữa năm 1975. Ông nhìn chằm chằm vào McCulloch bằng cặp kính có gọng thép. “Tôi không biết làm sao câu chuyện lan ra ngoài,” ông nói, rõ ràng tỏ ý hối tiếc về chuyện tôi biết đầy đủ để hỏi câu hỏi đó. “Anh ta sẽ tuyệt vời nếu chúng tôi gửi anh ta đến Mỹ.” Đây là lời ám chỉ duy nhất trong ý kiến của Thọ về chuyện này, trước khi ông chuyển sang nói đường lối của Đảng cho rằng Ẩn đã chịu đủ những khó nhọc từ chuyện làm việc nhiều năm ở hậu trường lãnh thổ quân thù và anh ta cần được cho phép nghỉ hưu trong sự an bình.” Có nghĩa bị quản chế trong nước

Tôi biết trước, khi tôi hỏi câu hỏi kế tiếp này, ông sẽ không được trả lời, “Ẩn đã thực sự làm gì cho ông?”

Bộ trưởng Thọ mỉm cười và mời tôi thêm một tách trà nữa, ông nói “Ẩn có những nguồn tin tốt nhất và tiếp cận được những thông tin bí mật. Anh ta nghe ngóng mọi chuyện không giống bất cứ ai ở Sài Gòn. Nếu bạn muốn biết những gì thật sự xảy ra, Ẩn là người nên hỏi. Sau chiến tranh, chúng tôi phong anh lên tướng và anh hùng lực lượng võ trang nhân dân. Không cần cho ông bất cứ chi tiết nào, điều đó thôi cũng đủ nói cho ông biết sự quan trọng mà Ẩn đã làm cho đất nước.”

Tôi bấm chuông để gặp Ẩn lần cuối cùng. Tối hôm qua có cơn mưa phùn thổi từ hướng Đông và mưa rơi rả rích suốt sáng hôm nay. Giờ đây khi mưa rơi xuống, phòng Ẩn phủ đầy hơi của những con chó ướt và phân chim, và mắt cá của tôi trở thành một mảng đầy những chấm đỏ và bắt đầu sưng lên bởi những vết cắn của bọ chét. Vào khoảng giữa buổi sáng, không khí dày đặc với mùi tiêu và rau rán rồi tan đi khi Ẩn bắt đầu nói chuyện suốt giờ ăn trưa qua tới buổi chiều. May thay tôi biết trước nên ăn một bữa ăn điểm tâm thịnh soạn trước khi đến gặp ông.

Có những dòng nước chảy lai láng làm vấy bẩn cái vườn và làm cho không khí mù sương. Tôi quan tâm lo lắng đến những cuốn sách vàng ố của Ẩn, chúng bị hoen ố bởi mốc meo và từ từ biến thành một đống giấy bầy nhầy không thể đọc nổi. Ẩn thỉnh thoảng ngưng lại để đứng lên lấy một trong những cuốn sách đó. Ông kiếm một câu trích dẫn hay dúi vào tay tôi một một bản văn để chứng thực cho sự phân tích của ông. Nhiều cuốn sách của Ẩn được ký tặng, hoặc là do tác giả cuốn sách hay là những người đến tặng sách cho ông. Về hai cuốn sách “ Sự lừa dối hào nhoáng “ The bright shining lie” do tác giả Neil Sheehan đề tặng, cuốn kia do phóng viên CBS Morley Safer mang biếu.

Vào buổi trưa khi mưa tạnh, Ẩn đứng dậy lê bước đi qua nhà bếp ra khỏi cửa sau tiến vào vườn. Ông mở ngăn hộc bàn chỉ cho tôi coi nhiều ảnh cũ. Ông liệng bỏ nhiều ảnh mới hơn, chụp ông trong bộ quân phục tướng lãnh đứng gần những thành viên trong bộ chính trị. Ẩn nói, “Họ muốn xem tôi giống gì. Họ trải qua cuộc chiến trong rừng và chưa bao giờ gặp tôi.”

Tôi moi thấy trong hộc bàn một huy chương bọc dây ruy-băng đỏ. Tôi hỏi,” Cái gì đây?”, ông nói, “Họ cứ đưa tôi những thứ này. Tôi không hiểu thứ đó có ý nghĩa gì.”

“Tôi sống trong bóng tối và chết trong bóng tối,” Ông nói, và đóng lại hộc bàn … sao giống những lời thì thầm y chang nhửng chàng Phi công Biệt kích Gián điệp wá!!!

Đi trở lại nhà, chúng tôi một lần nữa dừng lại trước thư viện của Ẩn. Ông nói, “Tôi sẽ nhớ những thứ này khi tôi không còn ở quanh đây.Tôi là người duy nhất quan tâm đến những câu chuyện cũ.”

Tôi ngạc nhiên khi thấy sách sưu tầm của Ẩn bao gồm những cuốn tiếng Anh và tiếng Pháp và rất ít sách tiếng Việt. Ông nói, “Người ở đây không thể viết tự do. Đó là một lý do tôi không viết về cuộc đời của tôi. Tôi sẽ gặp rắc rối nếu tôi nói về cuộc đời tôi hay những gì tôi biết.” Đúng vậy kể cả CIA cũng không muốn Ẩn viết hồi ký sợ bể cơ mật quốc gia mà Ẩn sẽ bị chết về CIA chớ không phải Mai Chí Thọ

Đôi khi tôi cảm thấy những cuốn sách Ẩn dúi vào tay tôi giống như những thông điệp mật mã, là những cách nói về những kinh nghiệm vẫn còn quá nguy hiểm để đối diện trực tiếp. Cứ mỗi ngày thăm viếng, Ẩn dường như chọn một văn bản hay một đoạn văn để đan kết vào cuộc đối thoại của chúng tôi. Có ngày dùng đến nhà văn Dickens có đoạn viết, “Đó là thời gian tốt nhất, đó là thời gian tệ hại nhất.” Ngày khác, bài học lấy từ cuốn sách “Ngụ ngôn” của Jean de La Fontaine. Ẩn thích thú với những truyện thú vật xử sự như người, và người yêu thú vật.

Vào lần gặp cuối cùng, Ẩn chỉ cho tôi một cuốn sách của Gérald Tongas, một nhà giáo dục người Pháp có đến Hà Nội để giúp Cộng sản thành lập một trường trung học sau chiến thắng của họ đối với Pháp năm 1954. Theo Ẩn, Tongas cũng giống như Edward Lansdale, có một con chó thông minh và một ngày nọ đã cứu ông khỏi bị đầu độc chết.

Tôi nhìn thấy lời đề tặng ở trên bìa ngoài cuốn sách Tongas được tặng cho Ẩn bởi người đứng đầu Tổ chức Á châu (The Asia Foundation), là tổ chức đã bảo trợ cho những chuyến du hành của ông ở Mỹ. Cái tên thôi dường như có hàm ý, “Tôi đã sống trong địa ngục của Bắc Việt Nam, và tôi chọn Tự Do (“J’ai vécu dans l’Enfer Communiste au Nord Viet Nam et J’ai choisi la Liberté “)

Ẩn nói, “Đó là một cuốn sách quan trọng, một cuốn sách thật. Anh phải đọc nó trước khi anh viết cái gì ...”

vinhtruong
09-22-2014, 04:10 PM
(Căn cứ theo bài thứ 90 ở trên, nên xem tiếp “Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính” bài trên về “Phạm Quang Nghị "08-04-2014 05:15 PM #90 – by vinhtruong)

Lổi là tháng 4 năm nay, bà Wendy Sherman mời họp những nhân vật sau đây để bắt đầu thực thi từng bước chương lịch do Bonesman Kerry đưa ra mà bà Sherman triệu tập không định nghĩa những nhân vật nầy là gì, gồm: Phạm Quang Nghị, Vũ Đức Đam, Hoàng Bình Quân, Tô Lâm, Nguyễn Chí Vịnh. (nhưng theo tôi ”đoán mò” là Hội đồng “chĩnh lý”)

- [ Press Releases | Consulate General of the United States Ho ... hochiminh.usconsulate.gov › News › Press Releases
Under Secretary of State for Political Affairs Wendy Sherman ... To Lam, Vice-Minister, Ministry of Public Security, Lt. General Nguyen Chi Vinh, Vice ...
www.hanoiecommerce.com/under-secretary...wendy-sherman-visits-vietnam

Không thể gọi là Hội Đồng Cách mạng được mà nên gọi là “Hội Đồng Chỉnh lý” để đổi mới thể chế

Sự hiểu lầm về Phạm Quang Nghị người “khổng lồ của đảng” trong nhóm, trước những ai đặt dấu hỏi tại sao một ông Bí thư Thành ủy ở Hà Nội lại đi Mỹ, ông ấy định đạt mục đích gì? Nay ông Nghị có thể nói lại rằng ông ấy cũng có thể có quan điểm không thua kém gì so với một người trẻ hơn là ông Phạm Bình Minh, một người chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị? Điều nầy tôi đã viết nhiều lần “con tin VN” chỉ mặc áo cộng sản VN để làm tiền từ nguyên vật liệu recycling thành dollar gởi qua Mỹ và bây giờ bị đuổi xuống vì xong giai đoạn “quyền lợi chiến luợc” (America first) thì phải xuống, có phải là cộng sản thiệt đâu mà làm trời? và Bộ chính trị chính em là ông trời con! Vì thế Secret Society không bao giờ cho 2 nhân vật được Harriman (1968) trồng người là tướng Vịnh 11 tuổi, Phạm Bình Minh 9 tuổi ngồi trên lưng Cọp đói lòi ba sườn là ghế BCT. Phải đặt câu hỏi ở Mỹ BTNG là người số 3, nếu chẳng may 2 ông phó và trưởng chết thì ông số 3 lên xữ lý thường vụ. Và bạn đặt dấu hõi tại sau Lê Đức Thọ họ Phan mà phải đặt họ Lê và con của Thọ cũng vậy và Phạm Bình Minh là họ Nguyễn (Cơ Thạch) mà phải đặt họ Phạm? Làm việc cho Secret Society là có chữ hoả mù là chuyện nhi nữ thường tình, nhưng đó là quy luật của họ đặt ra.

Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ có mặt tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, lúc 3h chiều ngày 24-9-2014, địa chỉ: 725 Park Avenue, New York, NY, để tham dự hội thảo “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới mà Secret Society sẽ cắt đặt
Ngoài ông Phạm Bình Minh, các nhân vật tham gia hội thảo gồm có: GS David Denoon – đại học New York; ông Vikram Nehru – Giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Carnegie; Ankit Panda – BTV báo Diplomat và GS Jayne Werner.
Không thấy truyền thông trong nước đưa tin về hội thảo này. Được biết, chuyến đi Mỹ của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã bị trì hoãn hơn 4 tháng qua vì sao ?

Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam, thì tướng Nguyễn Chí Vịnh trầm tĩnh ứng xữ như những gì mà Vịnh được triệu hồi họp mật ở Mỹ thi hành theo SOP (Standard Operation Procedure) bình tĩnh, chịu đựng, dấn thân không bỏ cuộc.

hôm 21/5/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh thăm Mỹ để “tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước“, thế nhưng ông Phạm Bình Minh đã không đi Mỹ vì phãi đợi Quốc hội Mỹ ra lịnh công cụ Tập Cận Bình phải rút (Bình có được ngày hôm nay là nhờ Virus/CIA hạ giùm Bình 2 nhân vật Hố Cẫm Đào, và Giang Trạch Dân, trong khi Virus/CIA giúp uy tín và quyền lực cho Bình bằng ra lịnh Ấn Độ và VN đón Phó Chủ Tịch Bình bằng cờ 6 sao cho nâng cao uy thế) cho dù báo chí trong nước đưa tin ông sẽ thăm Mỹ để ‘thảo luận về vấn đề giàn khoan Hải Dương’. Nhưng Bonesman Kerry thì cần đợi cho Tướng Vịnh đối phó HD-981 ra sao cái đã.

Hai tháng sau lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ Chính trị đã cử ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm Mỹ trong một chuyến đi “bí mật”. Kerry không thèm tiếp đón giao cho TNS Mc Cain và các phụ tá đón cho có lệ. Còn truyền thông trong nước chỉ đưa tin sau khi ông Phạm Quang Nghị đã làm việc ở Mỹ 2 ngày. Báo chí trong nước không đưa tin chương trình làm việc của ông Phạm Quang Nghị trong suốt những ngày ông Nghị ở Mỹ. Truyền thông trong nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng cho tới khi ông Nghị kết thúc chuyến đi. Nhiều người thắc mắc, không hiểu Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì trong khi phía Mỹ mời ông Phạm Bình Minh? (nên xem bài 90 ở trên để biết tác giả dẫn giải phong cách của người cộng sản đối với Mỹ ra sao thì biết liền)
Trong suốt gần 5 tháng qua, có vẻ những gì quan trọng nhất mà ông Phạm Bình Minh diễn đạt là dự tiếp đón các quan chức quốc hội Mỹ vào tháng 8/2014 tại Hà Nội, trong khi giới chức bên chính phủ VN dường như giữ thái độ lắng tiếng đến khó tả. Tuy nhiên, có lẽ ảnh hưởng của những nhân vật như John McCain và Dempsey là đủ lớn để dẫn đến chuyến đi Hoa Kỳ sắp tới của ông Phạm Bình Minh để nhận chỉ thị sau cùng tứ Bonesman Kerry quyết định.



“Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế”
Một chi tiết đáng chú ý và có tính so sánh là tin tức về chuyến đi dự kiến của ngoại trưởng Phạm Bình Minh hé lộ giữa lúc phái đoàn đàm phán TPP của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đang ở Hoa Kỳ, cùng lời đề nghị người Mỹ cần “linh hoạt” cho Việt Nam về quy chế thị trường và các điều kiện “thấp hơn” để vào TPP.

Cùng là phó thủ tướng, nhưng ông Vũ Văn Ninh đứng ở thứ bậc cao hơn ông Phạm Bình Minh trong “Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế” – một cơ quan mới được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lý quyết định thành lập vào khoảng giữa năm 2014 theo sự cố vấn của bà Wendy Sherman vừa rời Hà Nội trước 1 tháng. Qua sự kiện nầy Phạm Quang Nghị mới lấy danh nghĩa Bộ Chính Trị tước quyền qua Mỹ của Phạm Bình Minh vì đảng lảnh đạo.

Có thể, một số lời “nhắn nhủ” nào đó của Đại diện thương mại Mỹ Froman với ông Ninh đã có tác dụng khiến cho giới bảo thủ Việt Nam thay đổi cách nhìn nhận vấn đề: đằng nào thì cũng phải có một khuôn mặt đại diện ngoại giao đứng ra làm việc với Chính phủ Mỹ chớ không phải Nghị.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) cho biết, cuộc họp sắp tới giữa hai vị ngoại trưởng Mỹ – Việt là một diễn đàn để “đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013” theo lộ đồ của Secret Society.
Còn theo dư luận hành lang, trước khi đi Mỹ, một cách đương nhiên ông Phạm Bình Minh “phải” có mặt ở Trung Quốc, dù chỉ mang tính hình thức lễ nghĩa thầy trò m à TQ thường hiểu là thằng VN tráo trở 2 mặt

Lại nói về Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Cơ quan này đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015.

Tin tức mới nhất cho biết ngay trước chuyến đi Mỹ, ông Phạm Bình Minh sẽ tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 69 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, diễn ra từ ngày 22/9-7/10 tại New York, Hoa Kỳ. Ông cũng sẽ phát biểu tại một hội nghị cấp cao về khí hậu.

Tuy nhiên, “biến đổi khí hậu” trong chính trường Việt Nam là vô cùng khó lường. Nếu cho tới giờ vẫn chưa ló dạng bất cứ tù nhân lương tâm nào từ thể chế “đặc xá” của Nhà nước Việt Nam, vẫn chưa có gì chắc chắn là ông Phạm Bình Minh sẽ có mặt ở phi trường thủ đô Washington vào đầu tháng 10/2014 để bàn thảo về “đối tác chiến lược toàn diện” với Ngoại trưởng Hoa Kỳ thì là có trục trặc giữa Nhựt và Mỹ về sự chèn ép của ông Bầu TPP

Không phải vì ông Phạm Quang Nghị qua mà … vì đúng theo chương lịch của Kerry’ check list phải vậy
Theo chương lịch, trùng hợp sau chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, một tuần sau đó, Thượng Nghị sĩ Bob Corker đã đến thăm Việt Nam. Ba ngày sau chuyến thăm của TNS Bob Corker, là chuyến đi của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse thăm Việt Nam 4 ngày, từ ngày 7/8 đến ngày 10/8. Trong chuyến đi này, TNS John McCain đã lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với lý do “Hà Nội đã có tiến bộ về nhân quyền“. Có tiến bộ thiệt không??? chẳng qua như tôi đã viết là để điều chỉnh cho hợp hiến vì Bonesman Kerry đã mở cho 5 chiếc tàu cao tốc dự trận bắn súng nước rồi … vì cho kịp trò chơi có thế thôi và bây giờ mau mau hợp thức hoá giấy tờ.

Ba ngày sau chuyến thăm của TNS John McCain và Sheldon Whitehouse là chuyến thăm lịch sử của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Chuyến thăm Việt Nam 4 ngày, kể từ ngày 13/8 đến ngày 16/8, của tướng Martin Dempsey là chuyến đi của một viên tướng cao cấp tới Việt Nam sau hơn 4 thập niên, kể từ khi chuyến thăm của Đô đốc Thomas Moorer, Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

"Nay ông Nghị có thể nói với những ai chỉ trích rằng ông Nghị đã ở Washington và ông ấy đã có kinh nghiệm." Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị là một ứng cử viên sáng giá mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư. Đó là chuyện riêng cũa mấy ông đâu có ăn nhậu gì siêu chiến lược Eurasia-1. Và Secret Society có coi TBT/CS ra cái thá gì đâu!

Theo Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu từ Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn không từ bỏ mục tiêu là một ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư. Là 1 nhà nghiên cứu gia nổi danh nhưng ông xét đoán việc nầy hết sức sai lầm vì chính Thayer cũng tin đây là chế độ cộng sản thế mà thiên hạ vẩn cho ông là nhà nghiên cứu. Bạn chờ xem làm gì còn đảng cộng sản nữa mà Thayer bình luận chử TBT. Nếu thật TBT có bao thầu quyền hạn thì ông Dũng đã nắm chức vụ nầy của ông Trọng từ khuya rồi chớ đâu có đợi tới giờ nầy hay tương lai. Cứ nhìn sự đón tiếp tẻ nhạt của Mỹ thì biết ngay; Như tôi đã viết ở bài trước là cuối tháng 9 hay đầu tháng 10 Kerry sẽ được long trọng đón tiếp như con Gà nhà một cách nồng ấm … để rồi quí bạn xem! không nhạt như nước ốc khi đón ông Nghị tại Mỹ (hảy xem lại bài 90 ở trên để biết).

Tin mới nhứt, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ đi thăm Washington vào đầu tháng 10 sắp tới để tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry. Tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói các cuộc họp giữa hai vị Ngoại trưởng là một diễn đàn để đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013, nhưng trong sự uất ức vì tam đầu chế không chịu thả Điếu Cày, người mà được TT Obama nhắc đến để làm quà giao tiếp cho thấy vị thế VN là “con tin tìm ẩn” của Mỹ từ ngày Secret Society không cho Hà Nội đầu hàng như Video đã post trên diển đàn nầy.

Trong một bài viết đăng trên trang web của CSIS hôm 18 tháng 9, 2014 ông Ernest Bower, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng ngày nay, các nhà làm chính sách Mỹ coi Việt Nam là một đối tác có tiềm năng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cho rằng trong một khu vực rất năng động và đang thay đổi nhanh chóng, các lợi ích của Washington và Hà Nội đang ngày càng hội tụ về một điểm, trong bối cảnh hai nước chia chung một số lợi ích địa chính trị, và lợi ích kinh tế trong Khối TPP. Những hành động gây hấn của Trung Quốc là một yếu tố góp phần trong những tính toán của Việt Nam về liệu nước này có nên xích lại gần Hoa Kỳ, và xích lại nước cựu thù này theo tốc độ như thế nào. Theo tôi mau hay chậm là chìa khóa bất đồng giữa Nhựt và Mỹ nếu 2 bên cùng tương nhượng cho TPP được thả Solo thì tù chính trị VN sẽ thả cùng một lượt. Khi mà Mỹ cho Nhựt kiếm chút cháo về bán vũ khí thì lúc đó Kerry sẽ giao chìa khoá cho Phạm Bình Minh đem về giao cho Tư Móm để thả tù ngay.

Nhưng không xảy ra thì hạn chót năm tới, 2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau hồi năm 1995, đó là decent interval của Eurasia-1 để chuẩn bị cho TT Obama trước khi hết nhiệm kỳ. (20 năm thù địch 1975-1995 hostility) và bây giờ sau 20 năm hợp tác (1995-2015) Secret Society hay chơi giai đoạn 20 năm decent interval cho gọn như chiến tranh Đông Dương lần 2 (1955-1975) như vậy dễ tính sắp xếp để lưu trử vào Hồ sơ Văn khố, National Archives and Records Administration

Sau một cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cay đắng. CSIS cho rằng các điều kiện hiện nay đã chín muồi để lãnh đạo hai nước đề ra những bước cụ thể để hoàn toàn bình thường hóa các quan hệ song phương, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau theo con đường chính quyền cương trực bỏ qua thời kỳ gian húng trịch thượng.

Nếu có xục xịch với Nhựt về TPP thì Bonesman Kerry đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, dĩ nhiên có chuyện thả tù chính trị trể nhứt, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới 2015, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015 nhân chuyến công du nầy

vinhtruong
01-09-2015, 05:50 PM
(The War Stories - Posted by Biệt Kích Nha Kỹ Thuật at 11:06 AM)http://nktvinhtruong.blogspot.ca/ – About 93,900 results (0.51 seconds) - Vietnam War: The New Legion; https://books.google.ca/books?isbn=1426926669 - Vinh Truong - 2010 - ‎History
The New Legion Vinh Truong. above, after Linebacker II, US announced a piece of news officially to withdraw troops honesty in legitimacy way (So why in this book I account for the battle of ... Our folk cultural standard meaning that, squeeze all the juice from one orange then thrown the orange-peel to the trash container)
Vinh Truong: Chiến dịch oanh tạc Linebacker-1 nktvinhtruong.blogspot.com/.../chien-dich-oanh-tac-li…
Nhưng đợi đến phiên chiến dịch oanh tạc Linebacker-2 là buộc Hà Nội vào bàn ... (US could not have won the war under any circumstances), nhưng sự thật là hoàn ..... Life of Republic Of Vietnam Special Operations Member.


Bí-mật cuộc chiến Việt-Nam do hệ quả tu-chánh-án Cooper-Church 1970, được diển tiến phơi bày từ cuộc hành quân 1971, Lam-Sơn-719 mà không có quân bộ chiến Mỹ tham dự, hay nói cách khác Mỹ cho ra cái danh từ rất chính trị được gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh” để xã-rác vũ khí lổi thời trước khi rút quân. Tiếp nối East Offensive 1972, có nghĩa Hà Nội từ phía Tây trên triền núi tấn công xuống miền đồng bằng đông dân cư nên có sự can thiệp qua chiến dịch cân-bằng oanh-tạc Linebacker-1 (Ngăn ngừa Hà Nội làm ẩu vì chưa đúng thời điễm tổng tấn công “decent interval” cưởng chiếm miền nam khi còn quân Mỹ trú đóng tại Nam VN, nhưng mục-tiêu phải giải toả cho hết những vũ khí mà trên chiến trường Hạ Lào không thể giải toả được như: Các viên đạn hải pháo nặng bằng con bò phải giải toả cho hết từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19, (xong đem tàu về Mỹ bán ve-chai) tàn phá để xây dựng theo học thuyết kinh tế người Anh Malthus, các Mìn từ trường MK-52 hồi chế tạo đến giờ chưa có hải cảng nào để gài, hoả tiển TOW, đại bác 175 ly Long Tom, chiến xa M-48 …)
Nhưng đợi đến phiên chiến dịch oanh tạc Linebacker-2 là buộc Hà Nội vào bàn hội nghị ký hoà đàm Paris để danh chính ngôn thuận Mỹ rút quân 1973, hoàn thành định-kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances), nhưng sự thật là hoàn tất công trình nâng đở “thế hệ phản lực Hàng không Dân dụng” đang còn phôi-thai, với ba triệu hành khách G.I booked trước theo chương trình nâng đở không bị Bankrupcy hay Merge và số trực thăng phản lực như là trợ huấn cụ (training-aid) cho binh lính tập luyện, như một cuộc Pinic tập trận. kế đến 1975 chỉ cần 72 tiếng đồng hồ chuyển tiếp qua ba tổng thống VNCH và kết thúc cuộc chiến rất quan trọng nầy bằng một bản tuyên ngôn “đuổi Mỹ” rời khỏi VNCH kết thúc bằng sự thống nhứt Việt Nam trong giải-pháp thế mạnh bên phía Hà Nội là cưởng chiếm miền nam (On the strongman side’s solution) Hoà Kỳ hoàn thành mục tiêu thống nhứt VN sau 30 năm chinh chiến đúng nghĩa Paris Peace Talks
Như trong kế hoặch chiến lược thống nhứt ba nước Đức, Triều Tiên, và Việt Nam, duy chỉ Triều Tiên Và Đức thống nhứt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ vì đơn giản Siêu Chính Phủ đã buộc phải để quân Mỹ lại tại hai nước nầy như kế hoặch “hậu-cứ”, còn Việt Nam thì không, vì bị chủ nhà đuổi khách, chớ không phải khách tự ý bỏ chủ nhà khi đang có nguy biến, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game cho sự thống nhứt trong trật tự thế giới mới. Thế kỷ 21 là hoà bình và hợp tác để phồn thịnh, vì mọi xung đột chĩ được giãi quyết trên bàn hội nghị LHQ như chuyện Biển Đông chẳn hạn! dù rằng Mỹ nặn và dàn-dưng ra các biến cố gay cấn sôi động, nhưng đó là công việc làm ăn political business phải có hàng ngày như trái đất đang quây.

Đoạn kết của cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc trong vội vã vì sự cương quyết có lý do của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau 42 ngày giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên, sau đó tình hình tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có gì thay đổi mà chỉ để lại quân đội BV chiếm lĩnh phía tây triền núi như theo trục lộ-đồ. Phải chăng vì mục tiêu chính trị, và quyền lực đã biến chiến trường thành nơi tử địa cho cả hai phía Saigon và Hà Nội, giống như để cho đàn kiến bu quanh cục đường rồi sau đó đập tan nát tất cả một cách không thương tiếc, mà trục Ma-Quỷ cho là để rút ngắn, tiết kiệm xương máu như hai trái Bom nguyên tử đã thả tại Nhựt, khi hoàn thành định kiến-1 thì Saigon không tắm máu và không thành đống gạch vụn (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon)
Tuy nhiên, vì chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn về việc tiêu hủy vũ khí lỗi thời, nên đến mùa hè 72 lại tiếp diễn trận tấn công vượt tuyến của quân Cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Hòa Đàm Paris để kết thúc, chấm dứt vai trò tập-trận của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng dầu sao mục tiêu của Pentagon và Liên Xô đã tiêu thụ một số lớn “Hàng Tiêu Dùng” (một số lớn vũ khí và chiến cụ lỗi thời trong thương ước “Aid to Russia 1941-46 plan, renewed, reactivated”)

Năm 1972, hai bên Liên Xô và Mỹ lại tiếp tục tiêu dùng cho hết chiến cụ hồi Đệ 2 thế chiến, ở giai đoạn cuối để đi đến hoà đàm Paris 1973. Sau đó có một đợt (new batch) vũ khí tối tân mới của Liên Xô như SAM-2 có xe kéo, dùng để phòng thủ Hà Nội khi đến lược Trung Quốc thí nghiệm tiêu dùng vũ khí do chính TQ sản xuất qua cái cớ “dạy cho VN một bài học” 1979, nhưng theo sự thuận ngầm của Mỹ là chỉ sáu tỉnh miền Bắc thôi nhé! Điều nầy lập lại sự cam kết cũa Mỹ và TQ khi Hà Nội đem hết lính tráng vào Nam 1975, TQ không được đem quân vào Hà Nội dù rằng với cái cớ nghe thuận là nhĩ là TQ bảo vệ sân nhà dùm cho Hà Nội, dĩ nhiên TQ đang bị sự cám dỗ của Mỹ giúp TQ chiếm ngôi vị thứ-2 của LX và được Mỹ bỏ vốn đầu tư về khoa học kỹ thuật để trở thành một siêu cường thấy rõ, Ðó là lý do tại sao TQ không dám đem quân vào thủ sân sau cho Hà Nội dù rằng TQ nằn nặc bênh vực đường lối của Nguyễn Thị Bình MTGPMN
Tại hạ Lào, tất cả ba thế lực đều dùng nơi rừng núi xa xăm nầy lấy dân Việt làm con cờ Chốt. Nói trắng ra chỉ tội nghiệp cho dân Việt bị các thế lực bên ngoài giựt dây đem súng đạn vào nhà mình thí nghiệm mà có biết con mẹ gì đâu, và cứ như thế mà huynh đệ tương tàn cho mãi tới giờ nầy cũng vẩn còn trong cơn mê dai-dẫn hận thù, vì cái đĩnh cao trí tuệ cứ nhai-nhãi cuộc chiến ý thức hệ, nhưng thật ra để tránh khỏi cuộc chiến nguyên-tử có thể hũy diệt loài người, nên họ bày ra cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) Họ thừa hiểu muốn cho anh em trong nhà chém giết nhau tận tuyệt và thề không đội trời chung là phải gây ra hận thù “đấu tranh giai cấp” đối chỏi “câm thù CS”; Mà thật đúng vậy, Hà Nội gây biết bao nhiêu tan tóc cho dân tộc mà nếu như thế lực trong bóng tối, Mỹ không xác quyết đây là trò chơi chiến tranh, cứ giao cho Saigon hàng ngàn ngòi nổ (warhead) của CBU-55, BLU-82AL thì thãm trạng sẽ xảy ra như thế nào? Cã một thế hệ ngu-xuẩn của cả hai miền mà có biết con mẹ gì đâu! Đòi thả Bom phá đê điền sông Hồng Hà và tiêu diệt hết quân BV mà cho đến giờ nầy vẩn còn chồng chất hận thù, biết được dã tâm ngu-xuẩn đó nên SCP chĩ trang bị cho KQVN loại phi cơ hoạt động tầm ngắn như để huấn luyện T-6, T-28, T-37, T-38

Chuẩn bị Linebacker-1 để giải toả vũ khí lổi thời vào giai đoạn chót trước khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi VN: Ngày 21/11/1970, để sửa soạn vào Hà Nội, cô đào Jane Fonda giữ đặc-vụ siêu điệp-viên, được tô son trét phấn tập hợp 2.000 sinh viên đại-học Michigan và tuyên bố: “Nếu chúng ta hiểu được chế-độ CS ưu việt, hy vọng, chúng ta quỳ xuống cầu nguyện tương lai nước ta sẽ trở nên CS” (totalitarianism) Hai năm sau, ngày 8/7/1972, trục Ma Quỷ sắp đặt Jane Fonda đi vào Hà Nội bằng Russia Aeroflot Airline: Fonda từ Mỹ qua Pháp, từ Pháp qua Moscow, và từ đây bí mật qua Lào rồi đến Hà Nội dĩ nhiên là dưới sự bảo vệ của Liên Xô. Mục đích đưa cao trào phản chiến đến cao điễm cho định kiến-1 (axiom-1) Fonda mặc chiếc áo dài đỏ màu máu, ngồi bên cạnh súng phòng không chạm nổ (AAA) tuyên bố: “I feel shame the US into doing something like inhumanity”
Với ý-đồ gọi là kiểm-kê vũ khí củ tồn kho phải xử dụng cho hết (inventory) rồi chuẩn bị tối tân hoá quân đội BV, tướng Liên Xô, đặc-vụ ông nầy y chang tướng Alexander Haig của Mỹ, Pavel Batitski bay qua Hà-Nội gọi là đánh giá khuyên Hà Nội xài cho hết vũ khí củ để tiếp nhận vũ khí mới như Sam-2 có xe kéo, hoả tiển Katyusha 122ly bắn salvo 1 lần 40 trái, hoả tiển cầm tay SA-7, AT-3, Tăng T-55, T-57 … tiếp nối chiếu theo đơn đặt hàng của Mỹ “Aid to Russia 1941-1946 Plan’ renewed” - Đầu tháng ba 1972 tướng Liên Xô Batitski đến và cuối tháng ba, quân đội BV bắt đầu tấn công qua sông Bến Hải. Cái mốc do KGB/CIA ấn định ngày 30/4/1972, Vỏ Nguyên Giáp nghe lời thầy LX, xuất phát cuộc tấn công vào trưa ngày 30/4/72 bằng cuộc chiến mà trục Ma-Quỷ gọi là “East Offensive” có nghĩa là sau khi lấn chiếm phía Tây 1971 bây giờ xuống miền đồng bằng phía Đông và đúng bon 3 năm sau 30/4/75 là cái mốc thời gian chấm dứt cuộc chiến. Thế nên Linebacker-1, mục-đích tiêu xài cho hết quân dụng củ của cả hai bên:

Để chuẩn bị danh từ chính trị “Việt Nam Hoá Chiến Tranh” cho người Mỹ an-toàn rút ra và các chiến cụ lỗi thời sẽ trở thành đống sắt vụn vì không có bộ phận rời thay thế; Rồi cuộc chiến trở nên tàn khốc hơn cho ba trọng điểm: Bình Long, Kontum, và vùng Hoả tuyến. Những vũ khí Hoa Kỳ cần tiêu xái mà trận LS 719 không thể tiêu thụ được như số đạn dược cổ điển trên những tàu như New Jersey, Oklahoma…bắn viên đạn nặng bằng 1 con bò bây giờ quê lắm rồi, ai mà thèm xài thứ nầy, mục tiêu hải pháo từ Quảng Trị đến Đồng Hới, rồi tái thiết sau hậu chiến theo định luật Malthus. Mìn Mark-52, cân nặng 1.100 pds với 625 pds chất nổ, lỗi thời quá, cơ hội nầy gài vào hải cảng. Lấy lý do tàu LX không vào được để che lấp con mắt TQ bằng phi cơ AN-12 luân phiên chở vào Hà Nội các Sam-2, mỗi chiếc AN-12 chở vào 10 tấn hệ thống hoả tiển bí mật mà LX không bao giờ dám chuyên chở bằng tàu hoả từ LX qua HN sợ TQ vua ăn cắp kỹ thuật.
Lúc nầy LX xúi Hà Nội xài cho hết T-34, T-54, PT-76, Sam cũ, các đại bác AAA lỗi thời cho hết để nhận đồ mời (new batch) chỉ giữ lại đại bác tối tân 152 ly, còn phía Mỹ sẽ giao cho quân đội VNCH tăng M-48, đại bác 175 ly, TOW, nói tóm lại là đồ vất đi, nhưng để cho VNCH có hảnh diện là lực lượng Hải và Không Quân đứng hạng thứ 4 trên thế giới với số lượng, nhưng thực chất là đồ vất đi, thường thường là thứ dành để huấn luyện

Cái thế lực trong bóng tối (permanent Government) bỏ qua cái tội Power-Act ra lệnh quân Mỹ vượt biên qua Cambodia của TT Nixon, và giờ đây hảy bình tỉnh thi hành mở cuộc hành quân cuối cùng, trước khi rút ra - xả láng những quân cụ lỗi thời cần thanh toán cho hết. Thế là Nixon mau mắn, nhân danh Tổng tư lệnh quân lực Mỹ ra lệnh: Hàng trăm B-52 tập trung tại Guam AFB, buộc đóng cữa một đường bay để làm parking cho B-52, và hơn 50 đơn vị phi hành từ Không Hải TQLC từ những căn cứ như trong U.S, Hawai, Japan, South Korea, Okinawa, và Philippine. Từ 35 phi đoàn chiến thuật như USAF, ASN, và VNAF, tổng cộng tăng lên 74, gồm có USMC; Chỉ trong tháng 6/1972 là 55.000 phi vụ. B-52 có riêng 4.759 phi vụ, bổ đồng hằng ngày từ 380 cho đến 650 và B-52 từ 33 cho đến 150. Sáu hàng không mẫu hạm luân phiên, nhưng bốn luôn luôn có mặt túc trực hành quân, các pháo hạm giãi toã cho hết đạn cỗ điển bự nặng như con bò, rãi từ Vĩ-tuyến 17 cho đến vĩ-tuyến 19, xong về Mỷ bán ve-chai lấy sắt:
Buổi sáng sớm ngày 9/5/1972, tất cả hãi cảng BV bị gài mìn mark- 52. Đô đốc, chủ tịch tham mưu liên quân Moore tuyên bố: “Afterward not one ship entered or left the harbor until we took up the mines”
Linerbacker-1 chỉ để tiêu hủy những vũ khí thặng dư còn lại thuần túy về mặt quân sự (đại bác 175, M-48, hoả tiển TOW …) còn về mặt chính trị buộc Hà Nội chuẩn bị ký hiệp định Hoà bình Paris (Peace Talk) sẽ có Linerbacker-2 (Việc nầy do tôi nghiên cứu và phát hiện ra chính Kissinger tại Library of Congress, cũng không hiểu tí gì về Linebacker-2), chứng cớ Kissinger vừa nói với Lê Đức Thọ tháng 11, và tuyên bố với báo chí “Peace is at hand” hoà bình trong tằm tay, nhưng tháng sau đó, có lệnh của Donald Rumsfeld, tham mưu trưởng WSAG buộc Kissinger phải dùng miệng lưởi Tô-Tần mà nói Hà-Nội vì phạm điều gì đó để tái oanh tạc Linebacker-2 trong mùa Noel, biến Hà Nội trở thành thời kỳ đồ-đá có nghĩa thủ đô thấp đèn dầu leo-lét, mục tiêu sẽ tái thiết Việt Nam to lớn hơn nhiều sau nầy theo định luật Malthus: tàn phá để xây dựng.
Đặc biệt san bằng khu Khâm Thiên để sau nầy làm khu mọc lên các toà đại sứ, và pháo hạm giải toả cho hết đạn đem tàu về bán ve chai, từ bờ sông Mỹ Chánh đến vĩ tuyến 19 không loại bỏ nhà thờ La Vang và thành Đinh Công Tráng (briefing tháng 4, 1972 tại căn cứ EVAN với sư đoàn 101 Không Kỵ). Tôi người Việt duy nhứt trong cuộc hợp tại Camp Evan đã phát biểu nên để lại nhà thờ La Vang vì là di tích lịch sữ còn thành Đinh Công Tráng nằm ngay trong thành phố hải pháo khó bắn chính xác thì okay. Kết quả TT Thiệu quỳ tại nhà thờ La Vang với ánh nắng xuyên thẳng xuống bàn thờ vì không còn một chiếc ngói nào trên nóc bởi rockets 19 pd chạm nổ của trực thăng vỏ trang quạt thẳng vào những khẩu B-41 trụ trên tháp chuông. Riêng thành phố Quảng Trị được xây dựng lại khá đẹp nhưng hởi ơi cổ thành Đinh Công Tráng không còn nữa theo đúng định luật Malthus!

Dĩ nhiên đời nào Mỹ cho phép Hà Nội đầu hàng để bể kế hoặch! tránh Bom các runwáy, phải để cho Mig-21 lên tập trận F-4 Panthom, và phi cơ AN-12 chở vào những trang bị điện tử tối tân của LX viện trợ cho Hà Nội, cũng như hiện tại trong khi chờ đợi Mỹ sẽ giải toả lịnh bán vũ khí sát thương cho VN, thì tạm thời dùng tàu chiến và phi cơ tối tân của LX mà hù doạ TQ
Vì làm sao hiểu được thế chiến lược của trục KGB/CIA, nên trong thời gian mùa Hè-đỏ lửa 72, tướng Giáp tự kiêu, nên ra lệnh tổng công kích, sự việc như chiếm miền nam chưa đúng vào thời điểm lộ trình (Decent Interval) nên nướng 100.000 quân và bị mất chức nắm quân đội cho nên Văn Tiếng Dũng lên thế để cưởng chiếm miền nam 30/4/75 cho đúng điễm mốc của thời gian mà Mỹ chủ đạo, chấm dứt 30 năm chinh chiến (1945-1975).

(Trích dịch một đoạn trong tập-II, The New Legion by Vinh Truong)

vinhtruong
01-17-2015, 03:06 AM
Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè!
The War Stories Posted by Biệt Kích Nha Kỹ Thuật at 11:45 AM
Wednesday, August 10, 2011

Nhân dịp Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh” Tôi vui mừng cám ơn diển đàn “Hội Quán Phi Dủng” đả post cuộc phỏng vấn các phi công trực thăng để nói lên tình đồng đội giửa các các chiến hửu cùng một chiến tuyến, riêng cá nhân tôi những lời chân thành toát lên từ chiến hửu Phạm Vương Thục, người Top Gun chỉ lo chuyện sắt và máu nhưng rất đa tình nhậy cảm làm thôi thúc tôi phải nói lên về trận chiến khiếp-đảm Lam Sơn 719 mà Pentagon đã tàn độc dựng lên để xả rác các chiến cụ lổi-thời cũng như chú tâm hủy diệt chủ lực quân thiện chiến nhứt miền nam, trong đó có 2 sư đoàn tổng trừ bị tinh nhuệ để tránh tắm máu khi bàn giao Saigon cho Hà Nội, mà sau nầy Kissinger thú nhận khi chiến thắng thì có lắm người cha ... nhưng thất bại thì là đứa con không người thừa nhận.
Chính quyền Mỹ có dám thừa nhận? TT Nixon đả đổ cho Quốc Hội Mỹ tước lấy chiến thắng trong tầm tay, (nhìn hình Volume-II, “The New Legion” trang nhứt sẽ thấy gương mặt TT Nixon buồn hiu như đem con bỏ chợ, trong nhóm Bonesmen bu quanh thì miệng cười toe toét) Nhưng trong ống kính của một thế lực sau hậu trường Mỹ có trung úy phản chiến John F Kerry thì đang bực mình vì TT Thiệu đòi rút ra sớm, không chịu khai thác chiến trường tại Hậu Cần 604, chi khai thác nếu Mỹ gởi vào 1 sư đoàn tham chiến thì TT Thiệu sẽ tiếp tục cho đến tháng 5, 1971. Trong lăng kính của nhóm Bonesmen nầy xác quyết trận chiến nầy như 2 trái Bom nguyên tử thả trên đất Nhựt để rút ngắn cuộc chiến mà họ tự cho đó là sự tiết kiệm xương máu cần thiết; vì phải cột chưn những binh chủng thiện chiến trên ốc đảo cô-lập cheo leo, buộc họ phải đội lên đầu 67.000 tấn đạn đả có sẳn tại chổ cùng một Trung tâm huấn luyện để bổ sung đầy đủ quân số tác chiến, còn QLVNCH thì không có quân số để thay thế, và luôn luôn ở trong tình trạng bị tấn kích xa luân chiến bằng bộ binh cũng như trận địa pháo đủ loại từ đại pháo 152, 130 ly, cối 120, 82 ly, phòng không trực xạ 100, 85 ly bắn thẳng vào bãi đáp từ trên chóp núi bắn chéo sang.

Trong internet hay youtube Mỹ không nhắc nhở gì đến KQVN mà họ chỉ nói lên sự thiệt hại của Mỹ là 215 chết và 38 MIA, chỉ có một đoản văn viên phi công trên quan sát cơ OV-10 Bronco nói rằng chiếc huey của Trung úy Ðạt bị bắn cháy trên không và rớt xuống cháy thành một cột khói đen dựng đứng cao gần 100 feet … nhưng về sau ông mới biết phi hành đàn vẩn còn sống và dìu nhau về đến Căn Cứ Hồng Hà-2 và được cứu thoát.
Ðây cũng là một trường hợp chứng minh truyền thống Không Quân “Không bỏ anh em không bỏ bạn bè” (dù bất cứ trường hợp nào cũng phải cảm tử phóng bay vào lửa đạn)
Ngày ấy, tôi đang bay yểm trợ hỏa lực tiếp cận cho 2 đại đội trinh sát Dù thuộc TÐ-8 cứu viện từ phía nam Ðồi-31 thì nghe TOC cho lệnh Kingstar 4 và 5 đi bay tiếp tế cho Căn Cứ Hồng Hà-2 do Cobra Mỹ yễm trợ. Tôi vô cùng lo lắng (vì chúng tôi chỉ có một nhúm trực thăng vỏ trang) Hai chiếc Hueys của mình và Hai Cobra đang bay trên 5,000 bộ, sau một buổi sáng sương mù khá dầy đặc, bây giờ thời tiết thật tốt chỉ còn động lại với những lớp sương mờ buổi sáng thoang-thoảng không đáng kể, bốn chiếc đang hướng về Căn-cứ Hỏa-lực HH2. Tôi, có linh tính nghi ngờ nên dặn Co-pilot của Kingstars phải để tần số VHF liên-lạc với tôi thường xuyên; Tôi lo nhất là lúc 2 chiếc Hueys đang đến LZ, giảm cao độ, làm cận tiến để đáp, nếu mấy thằng bộ-đội anh hùng thì nên bắn vào phi cơ có võ trang như 2 chiếc Cobra nầy, mà chừa ra 2 chiếc hiền lành đang cứu sự đói, khát cho quân bạn.
Bỗng trong nón bay, tôi nghe qua tần số VHF “Phòng không đủ loại, từ nhiều cao điểm chung-quanh bắn lên từng cụm khói trắng như hoa giăng, chúng tôi đang xuống…!” Rồi bỗng dưng tắt lịm, một sự yên lặng dễ sợ như nhói quặn trong tai. Tôi vặn tối đa Volume của máy VHF và hồi-hộp đợi chờ, Tôi để Wing Lưu lên làm Lead và dặn người học trò của tôi sắp xác định khả năng gunship tác xạ yễm trợ quân bạn (nhân cơ hội huấn luyện hành quân) cứ bay theo chiếc Lead làm vòng chờ. “Vẫn chỉ còn một sự yên lặng nặng-nề trôi qua trong nón bay, làm tôi cảm thấy như muốn nghẹt thở”
Có tiếng rồ rồ trong nón bay “Cobra của Mỹ, bắt đầu tách khỏi chúng tôi ‘prep’ vào ổ phòng không cạnh sườn đồi trọc… Họ phóng Rockets chống biển người, phụt ra toàn màu Hồng-đỏ” Nghe tới đây tôi có một chút an-tâm, vì chúng phải lo chống cự với Cobra mà quên 2 thằng em của mình! Nhưng bỗng nhiên Tôi lại nghe: “Mấy thằng Cobra nó gọi nhau, trên tần số Guard: “Ground Fire… Ground Fire… get-out the fucking place” Rồi nó bay đâu mất tiêu! Những trái đạn đại bác phòng không từ tứ phía bắn lên nổ từng đám khói như những cụm bông gòn càng lúc càng nhiều… bao quanh chúng tôi” nhiều nhứt là phòng không 37ly
“Rồi các anh em đang làm gì… đã đáp xuống chưa”
Tôi chẳng còn nghe tiếng trả lời, mà chỉ còn nghe trong nón bay tiếng đại-liên M.60 của Kingstars đang nổ dòn. Chắc Kingstar đang chuẩn bị đáp, tôi lặng thinh và cầu nguyện cho 2 Kingstars; Vừa đang cầu nguyện, tôi nghe: “Tàu trúng đạn quá nhiều … Lead Trưởng phi cơ thiếu úy Phúc bị thương, đèn đỏ báo nguy nỗi lên mọi nơi…trên Panel… báo cáo đã đáp xuống được rồi…”

Thiếu-úy Phúc HTC đã bị một mảnh tạc đạn xuyên bể đầu gối; Cả Phi hành đoàn dìu nhau chạy xuống các giao-thông hào ẩn trú, chỉ còn cầu mong chiếc thứ 2 của Trung úy Đạt xuống cứu; Nhưng khi chiếc thứ 2 vào đáp thì cường độ pháo kích càng ác-liệt hơn, phải né qua bải đáp của Pháo-binh, thì toàn là Trực-thăng Mỹ đã bị bắn nằm ụ nơi đó. Nhưng Trung-úy Đạt cố tâm muốn cứu Phi hành đoàn nên cứ nhào vô hover bên cạnh chiếc 1 đã tắt máy nhưng cánh quạt vẫn còn quây chậm. Cuộc pháo kích của BV mỗi lúc càng thêm dữ dội hơn, khiếp-đảm đến nỗi Phi hành đoàn bị nạn không dám lú đầu ra khỏi bunker vì lưới đạn cầu vòng đũ loại đang chụp xuống bãi đáp, vung vải tung-toé bụi cát bằng hằng hà vô số mãnh đạn đến nỗi phi hành đoàn lâm nạn không dám ló đầu ra khỏi bunkers để phóng lên trực thăng số 2 của Đạt. Trên căn cứ hỏa lực nầy, dưới con mắt của Kingstars là một bải tha ma, với nhiều cộc sắt hàng rào kẽm gai bị đào xới bởi hằng hà vô số những hố đạn pháo sâu-cạn chồng chất lên nhau, trên các giao thông hào, lốm đốm rãi rác khắp nơi những cánh dù tang trắng hoả châu, những xe nước tróng trơn không còn một giọt nước vì mảnh đạn loang lổ cạnh những lưới đạn vừa thã xuống là bị phá hủy ngay. Chỉ có Kingstars là những nhân chứng sống thực, đây quả thực địa ngục trần gian, một chiến địa kinh hoàng; Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu khi buộc phải liều mình chui vào màn lửa, khói, mảnh đạn vun vải để nhảy phóng lên chiếc số 2 đang hover cạnh chiếc 1, kể cả con Kiếng cũng không thoát khỏi sự chết dưới ổ Kiếng nằm cạn trên mặt đất. Kingstars-4 đành núp sâu dưới bunkers chờ cơ may. Cơ may gì, tiếng máy càng nổ thì nhịp đạn dội xuống càng nhiều!
“Hover sao lâu quá vậy!” Trung úy Ðạt nóng lòng cứu bạn, nhưng Ðạt có biết tất cả trực thăng rớt trên các Căn cứ hỏa lực đều bị bảo cát mãnh đạn vun vảy làm bộ phận nhậy cảm cánh quạt đuôi bị tê liệt mất phương hướng phải quây đầu rơi xuống đất. Trong nháy mắt, anh lính Bộ-binh tháp tùng cùng Cơ phi và Xạ thủ đang đẩy các đồ tiếp viện xuống đất giữa những tiếng nổ kinh hoàng của đạn pháo đã điều chỉnh sẳn từ lâu; Thình lình anh Xạ-thủ thét lên: “tôi bị thương rồi anh Ðạt ơi!” Trung úy Ðạt buộc phải bỏ ý chí cứu bạn! Làm sao tránh khỏi trận bảo cát bằng các mảnh đạn vun vải từ tứ phía rãi đến như thế nầy!? Không còn cách nào khác, Trung-úy Đạt phải cất cánh để tránh khỏi mục tiêu đang bao phủ đầy cụm khói và lửa, đào xới đất tung toé, dù phải dùng sức máy tối đa, lấy hướng nào thuận lợi để tăng tốc độ càng nhanh càng tốt, hầu tránh xa vùng tử địa. Sau khi luồn-lách giữa các cột khói trận địa pháo, thay vì cấm đầu bay xạt trên ngọn cây luồn lách theo thung lủng trên đám rừng già ở hướng tây-nam, như Queenbee Yên đã làm nơi Ðồi-31, liền sau khi nghe lệnh của Lead Chung tử Bửu, “không được vào đáp…” thì Trung úy Ðạt lại bị một lỗi lầm vì thiếu kinh nghiệm, nên cố lấy tốc độ an-toàn leo cao cho lẹ làm cho mục tiêu gần như cố-định mông lung trên không gian, ít linh hoạt trong sự xê dịch như một mục tiêu dễ nhắm, để rồi phòng không tứ phía chụm vào chỉ có một mục tiêu duy nhứt đơn côi là Kingstar 5, những cụm bông gòn hòa lẫn với những cục lửa xẹt lên bao quanh con tàu côi-cút ngơ ngác lạc-lỏng đến tội nghiệp, rồi một cục lửa khác đã nhẫn tâm chui vào bộ phận Transmission phát nổ sau lưng con tàu, lửa và khói đen qua dầu transmission mù-mịt đang bao trùm con tàu, không biết còn những gì sẽ xãy ra nữa đây (Phải là loại đạn đại bác cổ điển chạm nổ, 37 hay 57ly) Trong tần số Guard tất cả mọi Phi hành đoàn đều nghe tiếng kêu thất thanh thảm thiết của Trung-úy Đạt, “May day…May day…!” Trong lửa và màn khói mù mịt, Trung-úy Đạt cố bình tỉnh mở đôi mắt to hơn, cố gắng đưa con tàu đáp ép buộc, làm cách nào cứu sống được Phi hành đoàn đây? Không còn cách nào khác là phải “đáp ép buộc” (autorotation) xuống một thung-lủng trước mặt, vì nếu chần-chờ là con tàu có thể bị nổ tung trên không. Rừng cây càng lúc càng gần, trong nháy mắt, thì con tàu đã rơi trúng ngay một khoảng rừng-chồi vang dội một tiếng ầm khô khan, rồi con tàu nằm gọn giữa các chồi cây đâm thọc vào nhưng không lật, hai càng đáp skids chèn bẹt qua hai bên. Mọi người không ai bảo ai, vội vã thò chân xuống đụng đất ngay, buớc ra trên lớp bụi cỏ còn ẩm ướt hơi sương, giữa tiếng kêu rên của anh Xạ thủ đã bị thương; Người chiến sĩ Bộ-binh tháp tùng đang dìu anh xạ thủ và liền ngay sau đó mọi người chạy ù tới cùng phụ đỡ anh xạ-thủ mau ra khỏi con tàu. Thật cảm động cho tình huynh đệ chi binh đả thể hiện như thế nầy! Tất cả mọi người dìu nhau chạy đến một khoảng trống dễ nhất ở phía trước vào khoảng 20 thước, lửa đã liếm tới bình xăng bùng nổ thiêu rụi con tàu cùng một số đạn 7,62ly còn lại, trông như một cục lửa xẹt ra xanh đõ đũ màu, to lớn, khói đen tỏa lên nghi-ngút cả chục thước cao hiện rõ trên bầu trời dưới bốn con mắt của OV-10 FAC vần-vũ trên đó ....

KQ: TRUONG VAN VINH

Nghiên cứu thêm tài liệu về Bonesman Kerry giúp Hà Nội chiến thắng ngay thủ đô Washington, và thời bình giúp Sàigòn chiến thắng bằng qua báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng kết nối trong ngoài nước bằng Điếu-Cày kết nối trong nước bắng cú dứt điểm “Chân dung Quyền lực”,

A)-John Kerry Smells the Pentagon Papers The Washington Note ...
washingtonnote.com/john_kerry_smel
... and he was a Marine Lt. in VN who after his year in combat stayed on in an intelligence unit for 6 ... “John Kerry Smells the Pentagon Papers ... John. Reply …

B)-Vietnam War - Wikipedia, the free encyclopedia
en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War
... Role of the United States in the Vietnam War § John F ... As one officer noted "this is a political war and it calls ... the Pentagon Papers warned of "a …

vinhtruong
02-14-2015, 04:33 PM
Posted by Biệt Kích Nha Kỹ Thuat at 9:06 AM No comments: Monday, August 29, 2011
“cuộc giải cứu đắt nhứt trong chiến tranh VN”

Ðịnh mệnh của một tiền-đồn/SÐ-3.BB
Thình lình nghe tiếng la-ó cũa quân BV trên bờ bắc “đuỗi theo bắt chúng … đuỗi theo bắt chúng!” Norris và Kiệt quạt mạnh tay chèo như điên tiết. Chỉ có thượng-đế mới ra tay cứu thêm một lần nữa. Dòng nước bỗng dưng tuột xuống chãy siết thật nhanh đẩy chiếc xuồng mau suôi theo dòng nước, rồi che phũ biết bao tàn cây bụi lá bao bọc, cách xa bờ, rừng cây dầy hơn như bức tường ngăn chận, đưa mau cho chúng đến gần bờ nam, chiếc xuồng xa lần tiếng la-ó khũng khiếp cũa bọn bắc kỳ nhà quê nói ngọng “khẩn trương tiến nên... khẩn trương tiến nên” Rồi thì Norris gọi phi cơ đến can-thiệp, chúng chèo sát vào bên phải bờ sông càng xa tầm đạn AK càng tốt, chờ đợi phi cơ can-thiệp. Trong giây lác, từng đợt tiếng bom đạn từ 2 phi tuần A-6, Intruder của Marine, thã chụp xuống thành một biển lữa phũ đầy bên bờ bắc giữa tiếng kêu la thãm thiết, vì quá gần nên không khí bao trùm bởi bom napalm nóng rát.

Sau đợt bom chính xác trên bờ bắc tàn sát quân BV, Norris và Kiệt bắt đầu chóng đẫy xuồng ra giữa dòng sông để nương theo sức mạnh cũa con nước thủy triều tuông ra biển, suôi về tiền đồn. Chẵng bao lâu cã ba về tới tiền đồn giữa tiếng súng qua lại hai bên bờ bắc nam. Liền tức khắc Norris và Kiệt vội vã kéo lê Hambleton vào nơi một ụ-đất đễ núp và thở nghĩ mệt; Lúc nầy là 9 giờ sáng, Toán viên Kiệt phóng bay lên đồi từ ngoài cổng gác chạy vào gọi 2 toán viên Biệt hải kia phải gấp rút xuống bờ sông để phụ giúp cõng Hambleton lên, nhìn thấy thân hình viên Phi công tương đối khá cao và gầy, ở nơi chân bị một vết thương khá sâu cùng nơi khũy tay bị gãy, vì không thuốc men, nên làm cho chung-quanh vết thưong bị nhầy nhụa, da thịt đã trở thành màu tím bầm.

Từ mé sông ngược lên tiền đồn, đường mòn khá dốc, nên 3 Biệt Hải phải thay phiên người trước kẻ sau phụ cõng và nâng bỗng hai chân của Hambleton lên, Chẳng bao lâu họ lên tới tiền đồn, khi đã đặt ông nằm an toàn trong Lô Cốt rồi. Norris đang băng bó vết thương cho Hambleton và chuẫn bị rời khỏi nơi đây tức khắc; Áo quần mọi người ướt đẩm mồ hôi do ánh nắng gay gắt của buổi sáng đầu ngày. Theo dự trù một chiếc M-113 sẽ đến đón họ, khi đã đặt ông nằm an-toàn trong Lô Cốt rồi; Ngay chiều hôm đó, tất cả Biệt Hải được lệnh rời khỏi tiền đồn trở về lại BCH/Tiền-Phương/ Quãng Trị gấp, để lại số phận cho tiền đồn nầy phải bị dẫy chết liền sau đó.

Tưởng chúng ta cũng nên hồi nghi lại những chiến hữu của Đại-đội thuộc Sư-Đoàn 3 Tân lập gồm 80 chiến-sĩ với 2 chiến-xa M.48 ngụy trang phòng thủ tiền-đồn nầy. Khi các anh Biệt hải và 4 người Mỹ đã vinh vien rời khỏi tiền đồn nầy rồi thì chuyện gì đã xảy ra chỉ vài ngày sau đó: Số phận của một tiền đồn nằm cheo leo trên tuyến phòng thủ chiến lược có thể quan sát xuyên suốt từ bờ Tây dòng sông Miếu-Giang gồm quốc lộ 9, bao vùng miền Cam lộ đến tận Đông-Bắc Quảng-Tri, há không làm cho linh BV ngứa mắt? Các Chiến-sĩ ta của tiền đồn nầy làm sao hiểu được, họ đang bị bao vây từ 3 hướng bởi 5 Trung-đoàn Pháo và 10 Trung-đoàn Bộ-binh cơ-động BV được chia ra từ 2 Sư-đoàn 304 va 308, chưa kể lực lượng pháo diện địa kinh khủng và hoả lực phòng không
“Tổng công kích và Tổng nỗi dậy” đây là lệnh truyền từ các Cán-bộ Chính-ủy từ Trung ương xuống tới đơn-vị nhỏ nhất, bằng mọi giá phải đạt được yêu cầu (Hoa-Kỳ gọi là Easter-Offensive có nghĩa từ trên núi tràn xuống phía Đông, vùng đồng bằng đông dân cư) Bên phía VNCH gọi là: “Mùa-Hè Đỏ-Lửa” Nhưng chiến dịch Tổng công kích nầy còn quá sớm chưa đúng thời gian điểm mốc của lộ-đồ “Eurasia” nên Hoa kỳ đã có dự mưu phải dùng chiến dịch cường tập Hậu-vệ-1 (Linebacker-1) để tiêu diệt 100.000 quân CSBV (điểm mốc theo lộ trình thời gian là 1975 đến 1995, tổng cộng 20 năm thù địch (hostility) rồi sau đó sẽ mua Boeing của Mỹ, y chang như Trung quốc sau 20 năm thù địch (hostility) cũng mua Boeing làm quà giao tiếp

Đúng 3 ngày sau khi các anh Biệt-Hải và 4 Sĩ-quan Hoa-kỳ rời khỏi nơi đây, vào lúc 12 giờ trưa: Sau một thời gian dài chuẩn bị chu-đáo, tướng Vỏ Nguyên Giáp ra lịnh bắt đầu khai hỏa; Đến nữa khuya, chúng pháo 4,000 trái đủ loại từ súng cối, đến Hỏa-tiển 122 ly, rồi pháo hạng nặng như 152 ly, 130 ly, 122 ly…đến tờ-mờ sáng chúng tràn ngập các tiền đồn từ Cam-Lộ dọc xuống đồng bằng Quãng-Trị, riêng tiền đồn nầy còn bị dưới hỏa-lực bắn trực xạ bằng pháo chiến xa T.54 của BV trước khi chúng tràn ngập vào đồn. Chúng được lệnh đây là trận cuối, đánh dứt điểm và đồng khởi nỗi dậy khắp nơi
Trước đây một năm, chiến cuộc Lam-Sơn 719 đã không đi đúng theo dự trù của máy tính điện tử thiết kế mà soạn giả tướng Haig và Richard Helms đã hoạch định theo lộ trình, lý do TT Nguyễn Văn-Thiệu đã ra lệnh ngầm rút quân không chiếm Tchepone, mà chỉ cho một đơn-vị nhõ thuộc SÐ-1 nhãy xuống chụp hình ‘đái một bãi’ rồi về ngay, trong khi trung-úy phản-chiến John Kerry đã móm ngầm” với Võ-Nguyên-Giáp, để tuyên bố gài bẩy thách thức trên đài: “Nếu “Quân-Lực VNCH chiếm được Tchepone xem như kẻ chiến-thắng”
TT Thiệu đã cứu QLVNCH khỏi phải lọt vào cái bẩy của Hội-Đồng An ninh quốc gia Hoa-Kỳ! (January 18/1971, national archives) Mục đích tiêu diệt hai đối lực mạnh nhứt để bàn giao miền nam không tắm máu mà chĩ rĩ-máu. Ðối với Permanent Government là rút ngắn cuộc chiến và giãm thiểu số người phải hy sinh
Đô-Đốc Mc Cain, Tư-Lệnh Đệ 7 hạm đội và Đại-Tướng Abrams, Tư-Lệnh Mỹ ở chiến
trường VN đã nắm chắc và hiểu rất rõ chiến dịch nầy, và lần nầy không giống như Lam-Sơn 719, B.52 chỉ để hù qua Rolling Thunder (Neutralization) lính BV, mà tiêu diệt chúng bởi chiến dịch Linebacker-1; Hai vị Tư-Lệnh nầy đã cùng đi đến quyết định xử dụng hỏa-Lực tối đa từ Hải-pháo, Phi-cơ chiến-thuật, nhưng BV vẫn tự cho rằng sẽ thừa thắng xông lên; Sau khi tướng Liên-Xô Pavel Batitski đến Hà Nội, trước đó một tháng (March/1972) tái kiểm kê cùng đánh giá “hàng-tiêu-dùng”(vũ-khí, chiến cụ lỗi thời) và sẽ sản xuất để viện trợ dồi-dào hơn theo chỉ thị của Chủ nợ Tư bản Mỹ: “Aid to Russia 1941-1946 Renewed-Plan”. Sau chiến tranh, Liên-Xô không đòi nợ Việt-Nam vì Mỹ, người chủ nợ chịu đài thọ vào chổ ngân khoản đó;
Thế nên lãnh đạo Hà-Nội không hiểu biết gì thời điểm cưởng chiếm miền nam, liền cho lệnh tổng tấn công và nổi dậy (Easter Offensive) vào ngày March 30, 1972; Cũng phù hợp với tu chánh-án Mỹ ‘Cooper-Church’, giai đoạn chót cần phãi giải tỏa cho hết vũ-khí chiến cụ lỗi thời tại Đông-Dương.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế nầy, mà Nguyễn-Cao-Kỳ lại xúi bẩy hai Tướng Vùng làm đảo chánh, Tướng Trưởng không chịu nghe vì ông bận rộn với chiến trận, ông cũng chẳng sợ ai vì hậu thuẩn rất mạnh của Mỹ; còn Tướng Dzu thì rất khôn ngoan, cho rằng TT Thiệu đã làm phật lòng tướng Haig và Kissinger, hai công-cụ bén nhậy của Tham mưu trưởng quyền-lực WSAG, Donald Rumsfeld trong cuộc chiến Hạ Lào thì thế nào cũng phải bị làm vật tế thần như Tướng Tư Lệnh Ðệ Thất Lavelle cho mà xem. Nhưng Tướng Kỳ và Dzu làm sao hiểu được Hoa-kỳ đang ủng-hộ mạnh mẽ cho sự đứng vững của TT Thiệu để dự hòa đàm Paris, đồng thời theo lộ-đồ tuần tự rút quân Mỹ về nước an-toàn. Đại-Sứ Bunker, có tục danh là cái “tủ-lạnh” cho Kỳ là lóc-chóc không đủ bản lãnh là người lãnh đạo, phải có bản lãnh cứng rắn điềm tỉnh như TT Thiệu mới được, thế là TT Thiệu đưa băng Thiết Giáp là Tướng Nguyễn Văn Toàn lên thế Ngô Dzu cũng là để an-ũi băng thiết Giáp Tướng Lãm mới vừa mất chức Tư lệnh do yêu cầu của phía Mỹ để tái chiếm Cỗ thành Quảng Trị bằng tướng Trưởng. Phía Hoa-kỳ, Tướng Lavelle, Tư-Lệnh Ðệ 7 Không-Lực vừa bị Tham-Mưu Trưởng Không-Quân triệu hồi giải nhiệm và giải ngũ, (chỉ lảnh hưu bổng của Tướng hai sao mà thôi, thay vì 4 sao) cái lý do tạm gọi là Tướng Abrams phàn nàn “Phản ứng chậm chạp không thích hợp với chiến trường. Sự thật có phải như vậy không!? Có trời mà biết! Nhưng theo linh cảm của tôi, Tướng John Vogt đến thay đúng vào lúc mà Hoa-Kỳ cần dọn dẹp trước khi rút về. B.52 qua chiến dịch Linebacker-1 sẽ thả tiêu diệt chớ không còn hù dọa như chiến dịch ‘tiếng sấm gầm thét’ (Rolling thunder cho lính BV bị lủng lá nhĩ ‘điếc tai’, để lưu lại kỷ niệm kinh-hoàng như trước đó) Có lẽ như vậy nên sau trận Mùa-Hè Đỏ-Lửa, Tướng Giáp đành ngồi chơi xơi nước, sau khi nướng 100.000 quân? Chỉ có CIA là cãm thông cho sự hy sinh chức vụ của Tướng Giáp: Thay đổi Tướng Không-Quân là thay đổi thế ‘Chiến-Thuật’, cũng như thay đổi Đại-Sứ là đổi thế ‘Chiến-lược’ hay nói cách khác là chính sách đường lối mới. Cứ hồi tưởng lại diển biến của chế độ VNCH thì rõ:
- Khi Lansdale qua VN, để giúp TT Diệm hất chân người Pháp ra khỏi Đông-Dương.
- Khi Durbrow qua, sau khi (NSC) Hội-Đồng An-Ninh họp, cần thay đổi chính sách, nên thay đổi chính-phủ Diệm (có sự mâu-thuẩn trầm-trọng về chính sách giữa Kennedy và Harriman (vì nước Mỹ lảnh đạo bằng Tập-đoàn Tư-bản WIB nên TT Kennedy phải bị hy sinh, vì tổng thống Mỹ chỉ là quản lý tổng quát (General Menager) của công ty mà ông chủ là Secret Society) .
- Khi Cabot Lodge qua, phải làm đảo chánh Diệm do mật lệnh Harriman (policymaker)
- Khi Bunker qua, giữ tình trạng chính trị ổn định để hòa đàm Paris đi đến rút quân, dù rằng Tướng Kỳ có âm mưu nhiều lần làm đảo chánh nhưng không thành vì bị Mỹ bẽ gãy.
- Khi Martin qua, chuẩn bị kế hoạch “rã-ngủ” Quân-lực VNCH, và chấm dứt chế-độ Việt Nam Cộng-Hòa đúng theo “định kiền-1” của kế hoạch siêu chiến lược toàn cầu, giãi-kết chiến tranh Việt-Nam, hoàn thành axiom-1


Chỉ trong vòng 5 ngày, quân BV đã tấn công bằng biển người “tiền pháo hậu xung” và tràn ngập tất cả các Căn-cứ Hỏa-lực của ta và tiến sâu về phía Nam gần bờ sông Bến-Hải, nhưng quân-lực VNCH chiến đấu gan dạ, dù rằng lực-lượng rất ít so với quân số của địch, thế nên địch phải dừng khựng lại để tái phối trí và đợi bổ sung, sự thật cũng nhờ B.52, hãi-pháo yểm trợ khá hữu hiệu. Trái ngược với lệnh của Chính-ủy là phải tiến chiếm như vũ-bảo, nhưng có cố gắng lắm thì cũng chỉ được chưa đầy 30 cây số trong 3 tuần lễ, nên họ đành án-ngữ trên tuyến phòng thủ, Đông-Hà, Ái-Tử và La-Vang Quãng-Trị [Hà Nội chỉ chiếm được Miền Nam đúng với thời gian coi cho được (decent interval) có nghĩa là 1975 để đúng điểm mốc thời gian 20 năm thù địch sẽ lập bang giao 1995, cũng như mốc thời gian 20 năm thù địch với Trung-cộng 1950-1970] Sau đó sẽ nối tiếp bang giao qua món quà mua “Boeing” khai màu tình chăn gối
Tuy nhiên, Quãng-Trị đã lọt vào tay địch ngày 1/May/1972, Căn-cứ Hỏa-lực Nancy phải di tản chiến thuât 2 ngày sau. Đại-tá Nguyễn-Trọng-Luật, chỉ huy Lữ-Đoàn 1 Thiết kỵ phải ra lệnh rút 1 Thiết-đoàn mà không cần đợi lệnh trên, để bảo toàn Lực-lượng cũng như thông báo cho đơn-vị bạn. (Lệnh ngầm của Mỹ khuyên nên rút lui vì muốn giữ danh dự và mạng sống cho Đại-tá Luật như Đại-tá đã lăn-lóc năm vừa qua tại chiến trận Hạ Lào năm 1971, người Mỹ rất kính trọng sự hy sinh và bị tai tiếng hàm oan trong chiến trận năm 1971 Lam Sơn 719 vừa qua của vị đại tá nầy khác hẳn với trường hợp của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai bị trực thăng Mỹ bóc ra khõi vị trí hành quân, mà TT Thiệu rất tức giận cho rằng ‘politic sabotage’ do Mỹ dàn dựng để đẹp lòng phía Hà-Nội) Thế nên, quân BV và Chiến xa T.54 mới xuyên thủng phòng tuyến quân bạn TT Thiệu cho rằng: “Political sabotage” ngay sau khi trực thăng Mỹ vào bốc Tướng Vũ Văn Giai ra khỏi vùng hành quân.

Thật là quái gở, cái gì cũng muốn: Siêu chính phũ Mỹ (permanent government) cho rằng chưa tới thời điễm (decent interval) hoàn thành định-kiến-1 (axiom-1) và buộc QLVNCH phãi tái chiếm Cỗ Thành Quãng Trị. Theo lệnh P.G, qua tướng Al-Haig, tướng Abrams đề nghị TT Thiệu đề cữ Tướng Ngô Quang Trưỡng từ trong nam ra Vùng-1 để tái chiếm. TT Thiệu liền ra điều kiện với tướng Abrams: “No more political sabotage” Liền tức khắc Abrams đánh công diện thượng-khẫn nghiêm khắc ra lệnh các dơn vị trưởng Mỹ, tất cã phi cơ có cánh cũng như trực thăng không được bốc bất cứ đơn vị trưởng Việt Nam ra khõi vùng hành quân nếu không có lệnh cũa Tướng Ngô Quang Trưởng (Shortly Abrams have given a grim order to his field commanders. “Effective immediately no Vietnamese commander will be airlifted out of a unit defensive position by U.S fixed-wing aircraft or helicopter unless such evacuation is directed personally by the RVNAF corps commander”)

Ngày 24/4/1972 Tướng Abrams gọi cho Bộ-Trưởng Laird đánh giá tình hình “Quân BV đã vào hết Miền-Nam, chỉ còn duy nhất 1 Sư-đoàn trừ bị nhưng đang di chuyển xuống vùng Phi-quân sự và sẽ sẳn-sàng nhập trận 3, 4 ngày sau đó khi nhận lệnh. Lúc nầy nếu quả tình muốn chiếm Miền Bắc, chỉ cần hai sư đoàn Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC là Saigon đã nắm phần chắc bằng đổ bộ thẳng ngay Hà Nội và quân Mỹ trấn giữ tại Miền Nam, nhưng như vậy là đi chệch mục tiêu chiến lược của Mỹ là giao miền nam cho Hà Nội. Với sự đồng tình của Mỹ, Lê Đức Thọ (tay sai gián tiếp của Mỹ) tung hết 4 Sư-đoàn và 1 Trung-đoàn độc-lập, cho vào Nam nhập cùng 7 Sư-đoàn khác, 22 Trung-đoàn biệt lập cùng 7 Trung-đoàn Pháo đã lâm trận; họ đang dùng những Vũ-khí tối-tân hơn hẳn Quân-Lực Miền-Nam…Nhưng Quân-lực VNCH chiến đấu rất oanh-liệt trong hoàn cảnh vô cùng khó-khăn (luôn-luôn Quân-đội BV xử-dụng vũ-khí trên cơ QLVNCH) 14 năm qua, tại miền Nam quân ta xử-dụng vũ-khí bắn từng phát một như Garant và Carabin M.1, còn CSBV dùng AK.47 tự động hay AK.50 của Trung-Quốc. Hoa-kỳ cố tình để VNCH xử dụng cho hết số đạn dược tồn kho mà không còn thích hợp cho cuộc chiến mai sau, như những quả đạn nặng hàng tấn cồng-kềnh của các pháo hạm như New-Jersey, Oklahoma…xong chiến tranh nầy trở về Mỹ để nằm nghĩa địa. Đồng thời huy động tất cả Phi-cơ chiến-thuật giải tỏa hết những Bom đạn lỗi-thời tại chiến trường VN; Đây là sự thực-thi cho tu-chánh-án “Cooper-Church” cho quân đội Mỷ và “Case-Church” cho quân đội VNCH. Thế là có lệnh huy động hơn 100 B.52 tại đảo Guam, phải đóng bớt đường Phi-đạo cất cánh để làm chỗ đậu Phi-cơ mới đủ chỗ. Hơn 50 đơn-vị chiến đấu từ Không-Quân, Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến, tụ hội từ những Lục-địa Mỹ, Hawaii, Korea, Japan, Okinawa và Philipinne; từ 35 Phi-đoàn chiến thuật gồm cả Không-Quân Miền-Nam lên đến 74 Phi-đoàn. Tính trung bình, mỗi ngày từ 380 đến 650 Phi-vụ chiến-thuật, B.52, từ 33 đến tối đa 150; Sáu hàng không mẫu hạm luôn phiên với 4 chiếc luôn túc trực tại chiến trường. Mục đích phải giãi toả (flushing) cho hết thứ quỷ nầy, có thế thôi!

Giũa tháng May/1972, B.52 và Hải-Pháo đã gây tổn thất hết sức trầm trọng cho 3 Sư-đoàn 304, 308 và 324 của BV, âm mưu tràn xuống Huế đã vở mộng; Chúng đành trấn giữ tuyến sông Mỹ-Chánh là ranh-giới cực Nam của Tỉnh Quảng-Trị để tái phối trí và chờ tiếp liệu.
Ban tham-mưu Quân-sự của Tướng Haig theo dỏi các hoạt động quân sự của hai bên và điều chỉnh phối hợp cách nào đi đúng theo lịch trình và thời gian trong kế hoạch đã thiết lập một cách tỉ-mỉ từ trước. Gần cuối tháng 6 năm 1972, Tôi, phi tuần trưởng, 4 Trực-thăng võ trang hướng dẫn 100 chiếc UH.1 gốm (60 chiếc của Mỹ và 40 chiếc của VN) Trực thăng-vận Lữ-đoàn-1 Dù xuống điểm cao sườn đồi Tây Nam sông Mỹ-Chánh. Trong cuộc chiến, sự lầm lẫn về thời tiết cũng như hướng gió có thể gây ra tai nạn thảm khốc; Nhưng cũng may nhờ sự phản ứng mau lẹ của các Phi-hành đoàn Việt-Mỹ nên mọi việc cũng trôi qua êm đẹp. Chúng tôi đang bay từng họp đoàn 4 chiếc hình nấc thang trong vị thế sẳn sàng tác xạ, thì bỗng dưng một màn khói của Không-quân Hoa-kỳ thả xuống để che lấp sự quan sát của địch phía trong núi bên trái chúng tôi, nhưng không ngờ họ lại tính trật hướng gió nên chúng tôi bị bao phủ bởi màn khói, gió từ biển thổi vào, nhưng lúc nầy tự nhiên ngưng thổi vào núi. Tôi ra lệnh cho tất cả đáp đại xuống đất càng sớm càng tốt, và chờ lệnh cất cánh lại, Tôi nghĩ 60 chiếc của Mỹ đi sau chúng tôi 30 giây, họ cũng sẽ đáp xuống như vậy.
Cuối cùng, Tôi đáp xuống trên một mảnh đất của vùng đồi trọc, khi cặp càng chiếc Trực Thăng võ trang vừa chạm đất, thì tầm nhìn xa hoàn toàn thu hẹp lại đến nỗi tôi không thấy gì chung quanh ngoài một màu trắng đục dày đặc khác hơn màu trắng thoang thoảng của mây. Tôi chỉ thị “Tất cả nòng súng Mini-gun đều phải sẳn sàng ở vị thế 160 độ để dễ quay chuyển khi cần phải nhã đạn”. Tôi cũng nghĩ rằng 100 chiếc ‘Slicks’ chở LÐ-1 Dù cũng sẽ phải bung ra hai bên để phòng thủ. Nếu chẳng may chúng tôi đang đáp ngay xuống lòng địch (quân lính Bắc Việt) thì chuyện gì sẽ xãy ra? Đụng-độ với quân Dù và chúng tôi…cuộc chiến sẽ vô cùng tàn khốc…mà tôi cho rằng đây là cuộc tao-ngộ-chiến do định mệnh!

Tuổi trẽ dễ nổi nóng, tôi lầu bầu trong miệng chửi thề loạn xạ một hồi, nhưng có lẽ những Phi công Hoa-kỳ của Lử đoàn 1 Không-kỵ, cũng xổ ra một tràng tiếng chữi thề như tôi mà mắng nhiết Không quân Hoa-kỳ “đồ cà chớn cà cháo … thả bức tường khói để giết bạn, chớ không phải bảo vệ bạn…đồ cái thứ đâm sau lưng chiến sĩ, tôi nghĩ đây là ý nghĩ tức tối vì sinh mạng trên 100 trực thăng mà có tư tưởng bất chính”

Vì chúng tôi từng Box 4 chiếc một, lần lược sẽ đáp trên đồi trọc, nhìn xuống đồng bằng sông Mỹ Chánh, 15 phút sau, tôi nghe chiếc Trực-thăng ‘C&C chỉ huy’ (Command and Control) ra lệnh chuẩn bị cất cánh lại (dù rằng tôi là vị chỉ huy lớn nhất trong cuộc hành quân nầy) đối với không quân VN, nhưng trong phi vụ nầy tôi chỉ là một Phi-công Lead Trực-thăng võ trang bình thường, và phải chịu dưới quyền điều động của C&C (chiếc Trực thăng chỉ huy) Trong phút chốc, tôi hướng đẫn đoàn Trực-thăng gồm 25 hộp đoàn (formation) từng 4 chiếc hình nấc thang sẽ đáp xuống cạnh một sườn đồi trọc nằm cạnh nguồn Tây dòng sông Mỹ Chánh. Và 4 chiếc Trực Thăng võ trang chia làm 2 hợp-đoàn xung kích, Hợp đoàn 1 gồm có 2 chiếc, hợp đoàn 2 phải cover cho 1. tôi có trách nhiệm đánh dấu bãi đáp bằng Lựu đạn khói màu và bao trùm vùng tác xạ yểm trợ hoả lực cho 40 chiếc của VN, riêng Trực-thăng võ trang Cobra của Lữ-đoàn 1 Không-kỵ Hoa-kỳ thì lo yểm trợ cho 60 chiếc của Mỹ sẽ đáp sau chúng tôi.
Dưới bãi đáp, cuộn khói màu vàng bốc lên tỏa về hướng núi như mơn-trớn theo những cơn gió thoảng từ biển cả thổi vào. Tôi quay đầu Phi-cơ lượn gắt qua phải lên cao độ để tác xạ, tôi không nhìn máy nhắm mà dùng đến kinh nghiệm phản xạ tự nhiên, có phần linh động và nhanh nhẹn hơn…những bụi cây nào còn sót lại, mà nghi ngờ, thì tôi có trách nhiệm phải nhổ sạch hết. Đối với kẻ địch, tôi không thù hận họ, vì họ cũng như tôi, “ăn cây nào, phải rào cây đó” và cả hai miền nam bắc, chúng tôi phải chịu hy sinh cả tuổi thanh xuân của đời mình cho chiến đấu, cũng chỉ vì những danh-lợi chính-trị hẹp hòi của giai cấp lãnh đạo, quên đi sự đoàn kết dân tộc, và phản bội lại công lao của Tiền-nhân đã dày công xây dựng đất nước. Tôi cũng thừa hiểu rằng, người ‘bạn lớn’ của tôi, cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư của họ, nên đã bán đứng chúng tôi qua hành động giật sập nền Đệ 1 Cộng Hòa và cố tình giao cho kẻ địch có một chính nghĩa trong tay (theo như tầm nhìn của Thế giới hồi đó). Tôi không có Quê-hương, “Tổ Quốc”, giờ đây tôi chỉ là loại lính “phi -công Lê Dương Mới” Nhưng với hỏa lực trong tay, tôi cương quyết và dứt khoát phải tận diệt kẻ địch để bảo vệ “danh dự” vì là một Phi-công của QLVNCH và “trách nhiệm” bảo vệ những cánh chim non, đang lặn hụp dưới bầu trời lửa đạn mà không phải dân Việt Nam đúc ra.
Khi đoàn Trực-thăng đầu tiên vừa chạm đất, chúng tôi đã oanh tạc vào những điểm nghi ngờ có quân BV phục kích, những quả Rockets nổ ầm vang sau cái quẹo gắt của chiếc trước và tiếp theo đó 2 Mini-Gun 6 nòng nhã đạn ra như tiếng bò rống…tiếng nổ liên hồi hòa với mùi thuốc súng khét lẹt tỏa ra cả phòng lái, các dây kẽm của rockets bắn vào cổ vào mặt kiến mát đang xụp xuống, nhưng phải cắn răng lỏ con mắt vào mục tiêu…những bụi rậm, cây cối bị tróc gốc nằm ngỗn ngang dưới các cột khói dựng đứng. Chẳng bao lâu tất cả 40 chiếc Trực Thăng của VN đều đáp xuống an-toàn giữa những màn khói của hỏa tiển hôi thối còn vương vấn chưa tan; Tôi gọi máy FM 42.5 bàn giao lại trách nhiệm cho AH-1G Cobra yểm trợ hỏa lực bãi đáp cho Lữ đoàn-1 Không-kỵ của Hoa-kỳ.
Mỗi chiếc võ trang còn lại 6.000 viên đạn 7 ly 62 để phòng khi hữu sự…Tuần vừa rồi, với cây Đại liên 6 nòng nầy (cũng nhờ Đệ 7 Hạm Đội Hoa-Kỳ phát giác 1 chiếc tàu của BV thuộc loại viễn duyên do Trung Quốc chế tạo thuộc Đoàn 759 chuyên trách nhiệm chở quân trang quân cụ cho lính BV vào trong Nam) Chúng tôi đã dùng cây Đại Liên 6 nòng nầy mà ‘rĩa’xuống 4.000 viên trong 1 phút, làm thiệt mạng tất cả đoàn viên trên tàu, và con tàu ma cứ như thế mà lủi vào bờ, thuộc Quận Phong Điền Quãng Trị…rồi thì, sau đó đủ loại súng chỉa vào con tàu Ma, kể cả Chiến xa M-48; đặc biệt trên chiếc tàu nầy chở vô số những hộp thịt, do Trung Quốc làm ra có ghi chữ “Thịt Lợn kho”, tất cả đều là chiến lợi phẩm của Lữ-đoàn (hình như LÐ 258 thì phải?) Thủy Quân Lục Chiến VNCH.
Chúng tôi kè hai bên hông để hộ tống đoàn Trực-thăng Slick về lại hậu cứ, vẫn tốc độ và cách bay khiêu khích, hùng dũng như tự bao giờ. Từ xưa tới nay, tôi thích bay ở độ thật thấp như muốn thách đố kẻ địch, vì với cao độ nầy , khi lâm trận thì tôi cảm thấy tin tưởng về sự quan sát cũng như sự phản xạ nhạy bén hơn của phi hành đoàn, còn như nếu bay hơi cao, thì địch có thể bắn lén mình mà mình không thấy, không biết và nhất là từ năm 1970 cho đến nay quân Bắc Việt có nhiều loại phòng không rất là tối tân như: SA3, SA5, SA7 mà súng Đại Liên phòng không 14 ly 5 là lợi hại nhất. Với cao độ sà thấp nầy không những làm cho đối phương sợ hãi, mà còn vô hiệu hóa với các hỏa tiển cầm tay của địch, vì chúng chỉ có thể tìm nhiệt vào mục tiêu với điều kiện có đủ cao độ và tốc lực khá nhanh, vì thế với cao độ nầy thì chúng không thể nhũi vào ống thoát hỏa của Trực-thăng được. Đây cũng là kinh nghiệm trong các phi vụ yểm trợ tản thương tại chiến trường Hạ-Lào (Lam sơn 719) mà phi hành đoàn gunship không có ai phải tử thương; Cũng với cao độ nấy, tôi đang nhìn xuống thấy rõ cảnh điêu tàn của làng xã bỏ hoang, có cả hàng trăm, hàng ngàn hố bom, và lỗ đạn Đại-bác…đất còn tươi, lớn nhỏ rải rác đó đây, đào xới trên nhiều thửa ruộng của làng mạc, khiến cho tất cả nơi nơi thành hoang phế điêu tàn, những làn khói trắng đục tỏa ra mùi khét lẹt, đang bốc cháy dở dang từ nơi các căn nhà đỗ nát do pháo địch tàn phá đêm qua, trên Quốc lộ 1 xe cộ đủ loại nằm ngỗn ngang, lẫn với xác người đang bị sình trướng (mùi xác chết rất quen thuộc đối với lỗ mũi của Phi hành đoàn Trực-thăng chúng tôi). Thì làm sao mà Thế-giới không cho đây là “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chứng tỏ tình hình ở đây hiện đang chịu nhiều trận dội pháo, hay nói theo danh từ của BV là “trận địa pháo nặng nề nhất của quân BV”
Một nhà Văn và cũng là nhà báo của Pháp, Michel-Tanriac đã lên tiếng tố cáo qua tác phẩm lừng danh “Việt Nam, le dossier noir du Communisme-de 1945 à nos jours” (Hồ sơ đen của Cộng Sản từ năm 1945 đến ngày nay) (Plon, Paris 2001, trang 252). Tác giả dành hẳn một chương mục viết về “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Boulevard de la terreur-Quãng Trị, năm 1972) Tác giả Tanriac đã là nhân chứng nhìn thấy tận mắt những nấm mồ tập thể “vĩ đại” mà Việt Cộng là những tên giết người có máu lạnh rất chuyên nghiệp (có khoảng 15.000 người chết, và 24.000 người bị thương, sách đã ghi ở trang 221-223). Dì nhiên CSBV sẽ không thể nào chạy tội với lịch-sử!
Chúng tôi đã bay qua khỏi vùng tử địa, dọc theo Quốc lộ 1, hướng về Huế, phía bên phải Quốc lộ, cả hàng trăm lều vải màu trắng của cơ quan Hồng Thập Tự dựng lên san sát theo thứ tự, nơi đây làm chỗ tạm trú cho nhiều ngàn người dân tỵ nạn từ khắp thôn quê chạy về ẩn nấu.
Sau khi Lử-đoàn-1 Dù đặt chân xuống bờ Tây sông Mỹ Chánh, đường tiến sát điều binh một cách thận trọng về hướng Bắc, trục dọc theo phía Tây Quốc-lộ 1, đẩy lùi quân Bắc Việt về ngược lại, cách Quảng Trị 20 cây số về phía Nam, cùng với các đơn vị Bộ-binh và Sư-đoàn TQLC tiến lên hướng Bắc của Quảng Trị. Sở dĩ quân BV yếu lần sau vài đợt tấn công vũ bão, nhưng bị Quân Lực VNCH tuy ít hơn, nhưng vì một lòng một dạ quyết tâm tái chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng: chưa bao giờ quân Mỹ lại tận tình giúp tối đa hoả lực cho Quân Lực VNCH như lấn nầy! B.52 và Hải Pháo dứt điểm những loại đạn tồn kho, nặng hằng tấn như con bò bay vào và cũng đã lỗi thời, không còn dùng vào chiến tranh trong tương lai nữa, và đây là dịp duy nhất mà Mỹ cần chỗ để phế thải cho tận-hết …và cũng ngăn chận Hà Nội chiếm Miền Nam chưa phải lúc! Theo đúng lộ đồ mà PG đã thiết kế trong máy tín điện-tữ

Kết cuộc, sau trận mùa hè “Đỏ Lửa” Tướng Võ Nguyên Giáp bị cho đi về vườn, còn tam trùng Phạm Xuân Ẩn tuy mất điểm nhưng sẽ phục hồi sau. Tướng Abrams dù là võ tướng nhưng vô cùng xúc động, nên ông nói: “Cái gì đang xãy ra cho hằng loạt người chết vô ích”. Cuộc họp của Tổng Hội Thánh Tin Lành tại Atlanta, tất cả các Đại Biểu đều lên án Hoa-Kỳ là đã gây ra tội ác chống nhân loại. Thiệt hại giữa 2 miền, Miền Nam có 8.000 người chết, còn số thương binh thì gấp 3 lần, mất tích gần 3.500 người, đào ngũ hơn 40.000 người. Còn Miền Bắc có 40.000 người chết, và 100.000 người bị thương, và tổn thất hơn phân nữa số chiến xa và pháo hạng nặng, vì thế Tướng Giáp buộc phải từ nhiệm.

Hãy nghe hồi ký của H.R. Haldeman, vào ngày 1/5/1972 rằng: “Cả hai ông Nixon và Henry Kissinger, bình thản không quan tâm việc gì xãy ra, chiến tranh sẽ chấm dứt vào tháng 8/1972 và cũng đến lúc hai bên đều đã kiệt quê, ngoài bắc lính già chết hết. Quân của Miền Bắc thiệt hại rất nhiều so với quân của Miền Nam” Như vậy chúng ta cũng cảm nhận rằng: mục tiêu của họ đã đúng hạn kỳ phải chấm dứt một thời điểm cho nhiều giai đoạn khác nhau (Giai đoạn từ sự ngụy- tạo vụ tàu Maddox (1964) đến cuộc họp giữa Mao và Nixon (1972) “8 năm máu lửa!!!” Thời gian nầy nhóm tham mưu của Harriman không muốn kéo dài hơn thời gian của Pháp (1945-1954)


KQ: Truong Van Vinh

vinhtruong
02-24-2015, 06:42 PM
Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa
Vinh Truong's Blog 8:54 Thursday, August 4, 2011

Tướng Nguyễn Chi Vịnh là ai?
Quan hệ nồng thắm càng tăng lên tay đôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, liên quan tới vai trò của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và trên Biển Đông tiếp tục là đề tài được truyền thông phương Tây và của chính Trung Quốc bàn bạc. Sự quan hệ tay ba Việt, Mỹ, Trung Quốc, qua phân tích cũa các phản ứng Bắc Kinh về việc Việt nam và Washington tăng cường giao lưu về quân sự bên cạnh nhiều lĩnh vực khác liên quan tới an ninh, quốc phòng và chính trị lẫn kinh tế đang có những bước tiến đột phá chưa từng có. Theo chúng ta nghĩ về các vấn đề châu Á của nhiều tờ báo thiên tả trên thế giới, chuyến thăm bốn ngày trung tuần tháng Tám của siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington tới Việt Nam, chính là một thông điệp cho Bắc Kinh: "Thông điệp chính trị rõ ràng này là Hoa Kỳ cũng có phần tại nơi mà Trung Quốc cho là ao nhà của nhà mình." Hoa Kỳ quyết liệt chống lại bất cứ việc sử dụng sức mạnh nào nhằm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa được gọi là South China Sea, như điều mà Trung quốc huyênh hoang cho rằng: “Thật nghịch lý khi cho rằng South China Sea mà lại không phãi thuộc sỡ hữu cũa Trung Quốc? Ðó là lý do hàng thế kĩ nay người ta hay nói “cái lý của kẻ mạnh” thế nên TQ đả xập bẩy của Mĩ qua cáo già Henry Kissinger đả ổm-ờ “cái gì của China thuộc về China” có nghĩa món quà tặng cho TQ cứ chiếm Hoàng-Sa Mỹ ngó lơ cho TQ cứ chiếm, nhưng nhớ một điều là “khi Hà Nội cưởng chiếm miền nam là đừng nên lấy cớ đem quân TQ vào giữ sân sau, nếu TQ muốn trở thành siêu cường qua Mĩ giúp khoa học kỷ thuật và vốn liếng làm ăn thì nên ngoan ngoản nghe lời của Mĩ!”
Nhưng tình hình hiện nay khá gây cấn khi Trung Quốc đã ngay lập tức nâng tầm quan trọng của tuyến bố chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa lên tầm "lợi ích nòng cốt," khi đặt vấn đề chủ quyền ở vùng biển này ngang hàng với các tuyên bố của họ với Đài Loan và Tây Tạng. Về phía Việt Nam được Mỹ hà-hơi với lời lẽ cứng rắn, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (người của TQ nhưng làm việc ngầm mật thiết với Mỹ) đã kiếm cớ cho chuyến thăm Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngay trong tháng Tám 2010. Mỹ bật đèn Xanh ngay sau tuyên bố của giới ngoại giao và quân sự Washington được đưa ra tại các diễn đàn khác nhau ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đã có những động thái tái khẳng định chủ quyền và vị thế của mình một cách cứng rắn, như những thông điệp được đưa ra qua truyền thông nội địa. Nhưng tôi đoán chắc vì lý do an ninh nội bộ không giữ nỗi bỡi phãn gián CIA (ba ông đại sứ Mỹ và một Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt đã làm việc tại TQ như một cán bộ tình báo, một thời gian cần thiết trước khi đãm nhiệm tại VN) TQ đành sẽ buộc phãi mềm èo như con Bún mà thôi! Mấy ngày qua chĩ miệng Hùm gan Sứa cho sướng cái miệng!

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam – Ông là ai?

Ông Nguyễn Chí Vịnh một con người bí ẩn nhưng có vô số nhiều lời đồn đại trên các trang mạng có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ (không sai mà ngầm theo sự chỉ dẩn của CIA) và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích. Nhưng đả đến lúc chín mùi trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông… cũng nhờ khôn ngoan đi theo đúng trục lộ đồ sách lược toàn cầu của Mĩ
Hơn một tháng qua, kể từ cuộc họp hằng năm của Diễn Đàn Asean Forum (Asean Regional Forum – ARF) quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ, Trung quốc và Việt Nam có một chuyển dịch quan trọng. Bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary R. Clinton tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 23/7/2010 rằng “Hoa Kỳ xem việc tự do lưu thông, tự do lui tới và sự tôn trọng luật lệ quốc tế trên Biển Đông phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ”. Đồng thời bà Clinton nói Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc thương thuyết đa phương để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông
Lời tuyên bố này đánh dấu sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ từ một thái độ bàng quang thù địch (hostility) từ năm 1975 đến 1995 (20 năm thù địch) nay đổi lập trường quan tâm vào cuộc. Lập trường VN theo Hoa Kỳ được sự ủng hộ của 11 nước khác (trong đó có Việt Nam) trong số 27 nước tham dự nhưng chưa đủ bán phần?

Nhìn cung cách báo chí Việt Nam chạy tin (vốn chỉ được phép đi trong vòng lề do đảng cộng sản vạch ra) Trung quốc thừa biết đảng cộng sản Việt Nam đã đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông. Và nhìn sự ủng hộ nồng nhiệt chính sách mới của Hoa Kỳ của các nước trong vùng Đông Nam Á châu, Trung quốc giận dữ tưởng chừng như bị phục kích, (nhưng sự thật là bị rơi vào cái bẩy của Mĩ giăng ra từ tu chánh án “1970 Cooper Church”) nên hô hào đường "lưỡi bò" mà TQ ngang ngược tuyên bố
Không gì làm Trung quốc uất ức bằng khi thấy chính chiếc hàng không mẫu hạm George Washington vừa tham dự cuộc tập trận trên miền Bắc ngoài khơi bờ biển Nam Hàn chạy xuống Biển Đông đi qua vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (nơi Trung quốc từng tuyên bố thuộc chủ quyền của Trung quốc) cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý đón nhận bộ đội và viên chức Việt Nam từ Đà Nẵng được máy bay Hoa Kỳ đưa ra thăm viếng và xem diễn tập.
Dư luận, từ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đến cộng đồng Việt Nam hải ngọai rất lưu tâm đến biến chuyển ngoại giao ngoạn mục này nhưng họ có biết đâu trong lộ đồ Eurasian Great Game, đây là thời điểm “Roll Back” của Mỉ và đặc biệt quan sát mọi động thái lạ lung khó hiểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, biến đổi vừa khôn ngoan vừa cứng rắn như có chiếc đủa thần hướng dẩn. Thứ trưởng bộ Quốc phòng, một nhân vật được xem là thân Trung quốc bay lau nay nhưng lại có thái độ đổi ngược làm ngạc nhiên các chính khách
Tìm hiểu chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam qua sự quan sát các động thái của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là quan sát đúng đối tượng. Tuy nhiên có một vấn đề: Hợp tác quân sự Việt - Mĩ khiến TQ "nóng mặt" Tướng Nguyễn Chí Vịnh từ bao năm nay mang nhãn hiệu thân Trung quốc, nhưng thật ra Vịnh là tam trùng (triple cross) như Phạm Xuân Ẩn. Trong khi đảng cộng sản Việt Nam mang nhãn hiệu nhu nhược qua các đối sách đối với việc lấn chiếm đất liền, biển đảo của Trung quốc, nên các suy diễn từ sự quan sát động thái của đảng cộng sản Việt Nam và của tướng Nguyễn Chí Vịnh lần này có thể thiếu tính vô tư vì bị ám ảnh bởi chiêu bài nghe đã quen tai và hợp nhĩ với cộng đồng.
Cần tạm quên các nhãn hiệu, nhìn vào bức tranh chính trị và ngoại giao đang diễn tiến trước mắt để suy đoán tình hình một cách thực tiễn may ra có được một cái nhìn sát sự thật. Từ đó có thái độ hành xử thích đáng giúp bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và an ninh đất nước đồng thời tạo đòn bẩy đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do tại Việt Nam vào thời điểm thuận lợi nhứt cho VN trong ống kính của Mĩ.
Lý do nào Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh (viên tướng duy nhất dám coi thường tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng tướng Giáp có tiếng mà không có miếng, nhưng thật ra cả hai đều tranh nhau tỏ thái độ là công cụ trung thành của Mĩ, chỉ có khác là Giáp OSS móc nối 1945, còn Vịnh là ngay sau khi Gorbachov khuyên Hà Nội nên theo Mĩ để được hùng mạnh, ngặc nổi trong ống kính thì chưa tới thời điểm mà phải để cho VN chuốt lấy thêm nhiều kinh nghiệm đau thương, vì thế Tướng Vịnh đả gây nên nhiều tội ác triệt hạ các thành phần theo Mĩ trong phương sách :khổ nhục kế”) làm việc theo sự cố vấn của CIA đổi ngược lại như vụ Bauxit, không khác gì CIA làm việc với MTGPMN, VNCH và CSBV ngày xưa vậy thôi) Vịnh từng nắm Tổng Cục 2 làm việc rất gần gũi với tình báo Hoa Nam của Trung quốc. Quá trình ông Nguyễn Chí Vịnh làm việc với tình báo Trung quốc là một quá trình do nhu cầu khi Việt Nam cần dựa vào Trung quốc sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (CIA không muốn chụp thời cơ mà chưa đến thời điẻm decent interval kéo VN về phía Mĩ mà muốn VN phải chuốt thêm một thời gian dài với kinh nghiệm đau thương với TQ, có nghĩa Hà Nội không nghe theo lời Gorbachov. Vịnh buộc phải thân Trung quốc do nhu cầu công tác ngầm với CIA – nhưng có điều đáng khen là chưa có bằng chứng Vịnh sẵn sàng bán nước cho Trung quốc.

Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tại miền Nam có «Đặc ủy Trung ương Tình báo» trên danh nghĩa là một cơ sở tình báo Việt Nam nhưng hoàn toàn được Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và điều khiển, vì thế CBCS mới vào nằm cạnh tổng thống Diệm và Thiệu. Nhưng không vì vậy các vị từng làm giám đốc Đặc Ủy Trung ương Tình báo – tuy là những nhân vật thân Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ đề nghị vào chức vụ đó – đều là người không biết phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa. Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy, Đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng làm băng hoại xã hội, đảng đã tỏ ra nhu nhược không bảo vệ nổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế, nhưng cấp lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam không đến nổi «ngu» đồng một lòng đem nước bán cho Trung quốc. Có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ trăn-trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung quốc. Và khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách Đông Á – Thái Bình Dương là họ mừng húm chụp lấy thời cơ ngay, nhưng thật ra cũng vì chính sự an- nguy của Hoa Kỳ nữa (vì điều dễ hiểu không bao giờ Mĩ muốn TQ nắm vòi xăng, đó là lý do Mĩ gây chiến ở Trung Ðông) thì đây là một cơ hội cho những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mở mắt và chụp lấy thời cơ

Động thái chuyển hướng ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam không thể nhầm lẫn được (ngoại trừ chúng ta nhắm mắt không muốn nhìn thấy vì thành kiến):
(1) Ủng hộ lời tuyên bố của bà Hillary Clinton tại Hà Nội
(2) Cho báo chí đăng tải đầy đủ chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông
(3) Cho bộ đội và viên chức ra thăm mẫu hạm George Washington khi mẫu hạm này chạy qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam,
(4) Đón tiếp nồng hậu chiến hạm USS John S. McCain tại cảng Đà Nẵng
(5) Đặt tên con đường lớn dài 13 km chạy dọc bờ biển thành phố Đà Nẵng từ Tiên sa đến ranh giới tỉnh Quảng Nam là đường Hoàng Sa – Trường Sa trong một buổi lễ đóng tên đường được phổ biến rộng khắp, cấm nhắc lại tên China Beach trên biển Mỹ Khê
Tuy nhiên Hà Nội vẫn phải theo đuổi chính sách «cân đối» giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Và trong khi Trung quốc nghi ngờ, giận dữ, chất vấn, dọa nạt không ai tốt hơn đi làm công tác ngoại giao với Trung quốc bằng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thân TQ?
Để chuẩn bị cho Hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng của khối Asean cộng với 8 nước liên hệ gồm Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan (Asean Defense Ministers Meeting Plus – ADMM+) sẽ triệu tập tại Hà Nội trong hai ngày 11 & 12/10 năm nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh có chương trình gặp đại diện quốc phòng của hai quốc gia chính yếu là Hoa Kỳ và Trung quốc để trao đổi quan điểm mà nếu không có mặt TQ là điều thất bại của VN
Ngày 17/8 ông Nguyễn Chí Vịnh gặp đại diện bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội và ngày 25/8 ông gặp đại diện quốc phòng Trung quốc tại Bắc Kinh; Sau cuộc gặp gỡ tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một cuộc họp báo trả lời các câu hỏi khá hóc búa của đại diện báo chí thân Bắc Kinh (http://www.qdnd.Việt-Nam/QDNDSite/vi...8/Default.aspx) trong đó có câu hỏi quan trọng do Mạng Hoàn Cầu (Trung quốc) đặt ra: Hà Nội cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.
Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tướng Vịnh cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, theo Vịnh sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước thể hiện đồng lòng phương châm “ba không”:

(1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;

(2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;

(3) Không dựa vào nước này để chống nước kia (điều nầy CIA cố vấn để không bị là bải chiến địa bị tàn phá trước nhứt! Nhưng ai biết về sau nầy sẽ có nhiều thay đổi đột biến, chinh trị mà, nói một đường làm một nẻo?

Theo phân tích của Hà Nội đây là câu trả lời khéo léo nhất trong thế chuyển hướng hiện tại vừa thân Hoa Kỳ vừa làm yên lòng Trung quốc. Khi ông Nguyễn Chí Vịnh nói “chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào.” ý của ông Nguyễn Chí Vịnh khá rõ rằng chính sách 3 không là “không” với cả Hoa Kỳ và Trung quốc
Trong bối cảnh chiến lược hôm nay tại Đông Á – Thái Bình Dương, chọn chính sách 3 không như trên là một sự lựa chọn đúng đắn. Việt Nam không cần phải liên minh quân sự trên giấy trắng mực đen với ai, Việt Nam không cần có căn cứ quân nước nào tại Việt Nam mới có thể hổ trợ Việt Nam nếu bị Trung quốc tấn công. Khi bị tấn công chỉ cần một lời kêu gọi chính thức của chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn có thể can thiệp như hồi Ðệ-2 thế chiến Mĩ nhảy vào. Nếu có chiến tranh, Mĩ cũng chơi Cha, cho những nước cò con đánh đấm nhau túi bụi rồi Mĩ mới nhảy vào giờ phút chót

Thêm vào việc nói ra chính sách 3 không như trên không nên được diễn dịch một cách sai lạc cố ý như là một chính sách “thân Tàu chống Mỹ”. Trái lại nếu xét nhu cầu đặt căn cứ tại Việt Nam, Trung quốc rất cần căn cứ Cam Ranh để dễ dàng thực hiện chính sách khống chế Biển Đông thì chính sách 3 không có thể làm buồn lòng Trung quốc hơn là Hoa Kỳ nếu đem cân nhắc? Trong mọi trường hợp không có một căn bản lý luận nào để phán đoán một cách cưỡng chế rằng lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là do Trung quốc mớm như một số nhà bình luận trong cộng đồng Việt Nam nghĩ vậy (mà thật ra do Mi móm, đó là cái sâu sắc của câu hỏi, Tướng Vịnh nói như cái máy được điều chỉnh trước, qua một bộ óc viển tượng)

Một câu hỏi khác của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh.
-Hỏi: “Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?”

Trả lời: “Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.
Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, (là do tư tưởng khôn ngoan để tránh khỏi là bãi chiến trường đầu tiên?) Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Mà sự thật Mĩ muốn chuyển mục tiêu một nước TQ hung cường dùng khoa học kỹ thuật để cùng các nước khác lo cho nhân loại về thãm hoạ thiên tai, môi trường sống, nhiệt độ trái đất tăng dần, bịnh hoạn và nghèo khó …

VN mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.”
Trong câu trả lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng chữ “phát triển quốc phòng” của Trung quốc và “quan hệ quốc phòng” giữa Việt Nam và Trung quốc nhưng trong bản tin sớm nhất bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã ngày 25/8 (do mạng Bauxit dịch ra Việt ngữ cùng ngày) Tân Hoa Xã cố tình viết chệch ra là phát triển quân sự và làm cho thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trở thành đề tài chỉ trích của dư luận vi TQ thừa hiểu thâm ý quá khôn ngoan nầy do người ở phía sau móm lời trước
Trong ngôn ngữ ngoại giao “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. “Phát triển quốc phòng” có thể bao gồm sự phát triển các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và có tính tự vệ, trong khi “phát triển quân sự” có tính “phóng tầm sức mạnh” (power projection) ra ngoài và đe dọa lân bang. Nếu tướng Nguyễn Chí Vịnh ủng hộ phát triển quân sự của Trung quốc thì quả ông quá ngây ngô

Người Việt trong và ngoài nước từng đấu tranh với đảng cộng sản Việt Nam độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Mục tiêu đó không bao giờ thay đổi, nhưng hiện giờ trước mắt chúng ta có thêm một công tác khác là bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lăng của Trung quốc. Nếu đất nước rơi vào tay Trung quốc thì cuộc tranh đấu cho độc lập, dân chủ, tự do trở thành vô vọng. Cho nên chúng ta, ít nhất là khối người Việt hải ngoại cần tỉnh táo quan sát tình hình để nếu người cầm quyền trong nước có chính sách tích cực trong công cuộc chống xâm lăng của Bắc phương chúng ta cần nhanh chóng ủng hộ nên lắm thay

Ðả đến thời-điểm decent interval, tướng Vịnh sẽ điều hơp ban nhạc hoà âm không có tiếng súng mà chỉ những âm điệu nhịp nhàn qua các đối lực âm thanh trầm bổng cùng hoà chung nhịp với nhau như hồi VNCH, chỉ cần 72 tiếng chuyển tiếp êm đẹp bằng 3 tổng thống là xong ngay, Permanent Government không muốn tắm máu tại VN thêm một lần nửa, đó là điều tối quan trọng mà Mỹ luôn luôn làm ồn ào cho cái gọi là “Diển Tiến Hoà Bình” trong phần mềm thời hậu chiến (qua cuốn sách của sử gia, George C Herring “America and Vietnam: The Unending War (1991) Trong thời điểm 10 năm sau cùng “trù dập TQ” của thế chiến lược “Eurasian Great Game-1, Hoa Kỳ áp lực TQ phải đích thân áp đặt Bắc Hàn nằm trong cương toả của Nam hàn để thống nhứt) tướng Vịnh sẽ chịu trách nhiệm các biến-cố chuyển tiếp thể chế không đổ máu giữa Mafia VN, đảng Việt Tân và thành phần sinh viên trí thức chủ yếu là nhóm luật sư của Cù Huy Hà Vũ
Tướng Vịnh là đứa con nuôi của Lê Ðức Thọ được thừa nhận 1969 sau khi Thọ gặp William Averell Harriman tại Paris Peace Talk, vì một lý do chính trị, B-52 đả làm chết tướng Nguyễn Chí Thanh do Hà Nội yêu cầu tiêu hủy một bịnh viện lớn nhứt tại tam biên để khỏi gây hoang man khi buộc phải đưa họ trở về bắc (trang 5/7 http://www.answers.com/topic/w-a-averell-harriman , lúc đó Ng-C-Vịnh được 12 tuổi. Harriman đưa ra nhửng lời nói như khuôn vàng thước ngọc cho Thọ, nên Thọ chẳng coi Kissinger ra gì, bằng chứng lời gởi gấm của Kissinger cho Thọ, khi giao miền nam cho Hà Nội, nhờ bỏ qua cho người bạn Kissinger là Nguyễn Xuân Phong trong phái đoàn VNCH, nhưng Thọ vẩn bị bắt đi ở tù như thường, (nhưng cũng được thả sau 5 năm) còn Bác Sĩ Nguyễn Ðang Quế thì không được đụng đến, và chờ ngày đi diện ODP và kế tiếp là HO, nhưng phải để cho họ làm “bản tự khai” (vì vậy Thiếu úy ở tù trên 3 năm – “Ði Mỹ”, còn Ðại tá ở tù 6 tháng – “Thích hợp chế độ”, Mỹ cũng hà tiện số người cho qua Mỹ?) Nhưng BS Quế muốn trở nên BS Madela nên phải bị bắt nhốt là đương nhiên

Thọ được hứa sẽ làm tiểu-bá 3 nước Ðông Dương cho đến hết đời, và có quyền truyền ngôi cho ... có thể Nguyễn Chí Vịnh chăng? Thế nên, dù rằng Kissinger tuyên bố: “Peace is at hand” (hình tài liệu mật, trang 103 “The New Legion” Kissinger vui mừng cùng Lê Ðức Thọ nhảy múa vủ điệu (Sáo Diều trong mùa động đực” nhưng Thọ không yên tâm nên mới có chỉ một tháng sau, Kissinger tuyên bố Hà Nội vi phạm cái gì gì đó rồi oanh tạc 11 ngày đêm để tạo nên cuộc chiến thắng Ðiện Biên Phủ trên không, với trên 1300 hoả tiển SAM và không còn trái nào để bắn lên ... nhưng Mỹ quyết tình dành cho Hà Nội niềm hãnh diện ký hiệp định Hoà Bình Paris, nhưng quyết liệt không được đầu hàng dù rằng Hà Nội thắp đèn dầu như thời kỳ đồ đá (vì đầu hàng sẽ bể kế hoặch Eurasian “tàn phá để tái thiết” theo kinh tế gia người Anh Malthus)
Cho nên ngày nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh gáy lớn: VN đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ thế lực nào, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cảnh báo rằng Việt Nam có “đủ mọi khả năng” để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào chống lại nước mình, đúng vậy, duy chỉ có tướng Nguyễn Chí Vịnh là biết phương áng phải đấu với TQ như thế nào qua sự cố vấn của CIA về vũ khí đặc biệt mà khi cần VN sẽ dập phủ đầu TQ, ít nhứt là đập Tam Hiệp trên thượng nguồn sông Cửu Long, TQ sẻ lâm vào đại hồng thủy như tận thế, trong lúc cả thế giới tung hô VN tự vệ để giữ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long không bị nước mặn thắm nhiễm môi trường nuôi sống nhân loại...
Năm 1968 tại Paris, người cha nuôi của Nguyển Chí Vịnh (lúc nầy Vịnh được 11 tuổi) là Lê Ðức Thọ cũng được Harriman cho biết chắc chắn dù Mỹ có đem hơn nữa triệu quân vào VN cũng chĩ để huấn luyện sẳn sàng tác chiến, rồi cũng rút về theo như định kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances, US troops honorable withdraw in 1973 Paris Talk)
- Wall Street Journal: bắt đầu 2010, Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ (hầu như tiếng nói dứt khoát của Skull and Bones) Bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal có đề cập đến thông điệp mạnh của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp biển Đông. Theo tôi nghĩ từ bấy lâu nay, tờ Wall Street nói ra có nghĩa là chính sách Mỹ và đúng vào lúc thời điểm Roll-back của Mỹ trở lại Thái Bình Dương

Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam? Mỹ muốn chơi trò Tam Quốc Chí tân thời, như chính sách đả minh định: “Nước Mỹ không có người bạn lâu đời cũng không có kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi, quyền lợi trên hết, và quyền lợi quyết định thế liên minh” điều đặc biệt, Mỹ có quyền chọn ai là bạn ai là thù một thời gian rồi đổi ngược lại! Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng thầm lặng vì hốt quá nhiều lợi nhuận và củng cố địa vị số-1 trên thế giới. Thế nên, mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc, đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ giành chức Đế Quốc số-1 của Mỹ (trong nầy quan trọng nhứt là hũy bỏ vũ khí cũ và tái sản xuất vũ khí thời đại; Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô trong thế “Bên phía Kẽ Mạnh” (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô, [nhưng Mỹ Cà credit card để trả lương gián tiếp cho công nhân Liên Xô qua nguyên vật liệu từ Mỹ] nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô) Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô, Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979 qua vũ khí hai bên làm ra. Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973; Chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn củng cố giữ được cho đến ngày nay

Người Mỹ vốn thực tế và thẳng thắn nên chính họ là nước lên tiếng trước chúng ta, (vì các biến-cố đang, sẽ xẩy ra đều do Mỷ dàng-dựng, và biết chắc rằng: Việt Nam cần bắt lấy cơ hội này mà đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông; Một số quốc gia khác cũng đang lo ngại Trung Quốc, ít nhất cũng có chung 1 quan điểm với VN là phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trong khi trước đó các nước nầy phải bỏ tiền mua vũ khí Mỹ để tự vệ; cho nên lúc nào Mỹ cũng make money kể cả thời bình
Việt Nam phải dựa vào Mỹ, là nước có quyền lợi kinh tế bị đe dọa ở biển Đông, làm lá chắn cho mình; VN không nhất thiết phải đối đầu quân sự với TQ nhưng bằng ngoại giao và chính trị có thể ràng buộc TQ tuân thủ luật pháp quốc tế COC nếu không muôn trực tiếp đối đầu với Mỹ (Nên lưu ý có chiến tranh VN là bãi chiến trường, nên Mỹ không muốn VN sẽ rơi vào thảm cảnh một lần nửa) VN nên mời gọi các công ty Mỹ hợp tác khai thác biển Đông vì Mỹ đã chính thức phản đối việc TQ gây áp lực lên các công ty của họ; Cái ông Đại Tướng Thanh nói là có toan tính của đảng trong đó; Có nhiều người không thích cộng sản, nhưng cộng sản có nhiều cái đúng hoàn toàn do CIA cố vấn vì không muốn TQ nắm chặc VÒI XĂNG! Còn VN, chỉ có mình mới tự giải phóng cho mình được (đấu tranh giải phóng dân tộc) Độc lập và tự chủ (chiến tranh 1979 với TQ, Liên Xô muốn can thiệp nhưng VN theo CIA cố vấn không cần can thiệp, vì Mỹ khi đồng minh tháo chạy lở rớt lại vài warhead của CBU-55) chỉ muốn viện trợ vũ khí. Dẩu sao TQ nó củng ở gần bên, có nhiều ràng buột mà không phải ta bỏ là được, rồi giải pháp hòa bình thông qua quốc tế hóa là vẩn còn nguyên hi vọng. Phản ứng của Mỹ nó như một tín hiệu Mỹ muốn móc nối thôi; Việc đi nhờ quốc gia khác giải quyết vấn đề của ta là không thể; Trong khi Việt Nam củng không theo chiến lược diều hâu nếu chưa quá nghiêm trọng. Phản ứng ở đây không phải là ai gan dạ hơn, can đảm hơn, nhưng ứng xử khéo léo sẻ quan trọng khi ta muốn quốc tế hóa nó. Không phải mấy cái đầu nóng là bảo vệ được chủ quyền, nhưng phát triển quan hệ mới với Hoa Kỳ, đó là một lựa chọn đúng đắn cho sự cân bằng, không phải là sự trông cậy, không phải hăm dọa Trung Quốc.
Người viết tin chắc rằng đến ngày hôm nay, tướng Vịnh đả lộ rỏ nguyên hình là Tripple Cross, nên người đại diện chính quyền VN tướng Phùng Quang Thanh biết rất rõ tình hình đối đầu (với TQ) ngày càng gia tăng tại biển đông, không ai ngoài ông là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất trước khi trả lời báo chí về vấn đề vô cùng nhạy cảm này.
Người lãnh đạo tài ba phải là người biết lèo lái con thuyền đi vòng qua những thác ghềnh, nhất là khi tránh con thác này thì buộc phải đụng con thác khác thì ta mới chọn con thác nào dể vượt qua nhất. Nên nhớ rằng nếu có chiến tranh dù Mỹ hay TQ gây ra, VN vẫn là bãi chiến địa điêu tàn nhứt; Tuy HK đã nêu quan điểm về biển đông, nhưng ta cũng không nên tin tuyệt đối vào người đồng minh cũ này được vì đã có nhiều hành vi bất tín, không khéo để xãy ra chiến tranh tại biển đông thì chắc chắn dân ta lại rơi vào cảnh lầm than nghèo đói và chết chốc.
Chúng ta không nên ngồi đây mà ý kiến này nọ, mà hãy nên cùng nắm chặt tay nhau, cùng tạo thành một khối thống nhất, thì kẽ thù nào dù có muốn thôn tính biển đảo của ta cũng phải kiên dè. Tôi muốn nói hãy xóa bỏ hận thù mà nghĩ đến món nợ thù chung. Đụng vấn đề gì cũng thấy người Việt mình chia rẽ quá, chẳng ai chịu ai, ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng, là sáng suốt hơn người khác. Nhất là đang còn một bộ phận không nhỏ "tử thù", chống Cộng (tức cộng sản chớ không phải là Mafia-VN) đến cùng, nhưng lại không có “thần tượng” Thần tượng như một người tài ba mà nước Mỹ kính nể, thế giới kính nể như Bác học Nguyễn Xuân Vinh mà cũng có người không ra gì chỉ trích cho mình chính mới là thần tượng, thật nhục vì NVHN không có lãnh tụ, chỉ có điều kiện duy nhứt là 2 triệu người đều là lãnh tụ hết? Nếu chúng ta đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì sẽ chẳng có kẻ thù nào giám xâm lăng. Vì vậy, để bảo vệ Tổ Quốc, không gì tốt hơn là phải có chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc thực sự như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng kêu gọi, trước khi bàn đến các giải pháp khác. Nhưng ác nghiệt thay Mỹ chưa muốn vi còn quá sớm, nhứt là còn thành phần “tữ-thù” như tôi nêu ở trên, CIA sợ tạo ra cảnh tắm máu như hận thù vừa nói trên!
Ai đã tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thì sẽ hiểu, hợp tác với tất cả các nước trến thế giới là một điều quan trọng, việc này làm cho chúng ta hoc hỏi được nhiều hơn trên mọi lĩnh vực; Bắt tay với Hoa Kỳ, hay với Trung Quốc đều có lợi cả, những cũng không tránh khỏi việc các nước này lợi dụng trong một số vấn đề. Vì vậy cần phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hạn chế tối đa việc đối đầu trực diện, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của dân tộc, nhưng mọi giải pháp đàm phàn không thành, thì chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào của kẻ thù, dù kể thù đó lại ai; Chúng ta hãy cùng đứng lên, không nên phân biệt Tư Bản hay Công Sản đã là người Việt Nam thì kẻ thù nào xâm lược đất nước thì đó là kẻ thù chung của toàn dân Việt Nam như vậy mới đúng nghĩa yêu nước, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đến lúc đó sẽ tự lựa chọn ra người lãnh đạo và lá cờ riêng cho nước mình, quý vị cùng đừng nên nhìn vấn đề một chiều để đánh giá, hãy tự hỏi bản thân đã làm gì để nâng cáo hình ảnh Dân tộc, phát triển đất nước; Chừng nào hết trí tuệ rồi thì chúng ta mới dùng sức lực! Mà sức lực thì phải dựa vào dân, người viết tự cho mình là đại diện những người dân Việt Nam ủng hộ Việt Nam chống đối mạnh mẽ về việc xác định ranh giới tại Biển Đông! Dù một tất cũng không cho, mất một tất nước thềm lục-địa là một tất máu của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra mà độ sâu là vô tận, Việt Nam đã chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Bây giờ Mỹ đã lên tiếng ủng hộ VN, đây là cơ hội chung hợp tác với Mỹ để bảo vệ lãnh hải đảo; Tuy nhiên, cần khéo léo để tránh phật ý TQ; Có như vậy mới đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền của tổ quốc chúng ta. Việt Nam cần đoàn kết 85 triệu người như một như các thời kỳ kháng chiến trước đây để đương đầu với lũ bành trướng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của đất nước ta
“Trong cuộc chiến đấu vừa qua Mỹ đưa ra một thông điệp, dù rằng mục đích chiến lược là huấn luyện tác chiến giữa 2 quân đội cho TQ thấy Mỹ tuy mạnh như thế mà vẩn thua VN? Thì TQ nên suy nghĩ 2 lần hay nhiều hơn!” Ðây mới thật là mục tiêu cuộc chiến VN để kết cuộc: VN thống nhứt trong lăng-kính của Permanent Government ở hiệp định Genève 1954, chỉ có độc nhứt phái đoàn Mỹ là cương quyết không chịu ký “chia đôi VN” Ðến 30/4/1975 mới thật sự giành được độc lập vì, “Freedom is not for free”

Hoa kỳ xác quyết không ký chia đôi VN
Trong Hiệp định Geneve 1954, Hoa Kỳ hàm ý sẽ thống nhứt Việt Nam vào ngày 30/4/1975 nên trước khi đem quân Mỹ qua tham chiến với 3 đáp số định kiến (axiom) rỏ rệt dưới đây:
-1) There was never a legitimate non-communist government in Saigon [dissolution GVN]
-2) The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs [Tonkin Accident]
-3) The US could not have won the war under any circumstances [US troops honorable withdraw 1973]
Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Hà Nội chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đả tạo nên “sự thống nhứt Việt Nam” như lời chống quyết-liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève 1954 chia đôi VN; Nhưng đây là những việc Mỹ nhúng sâu không tốt gì cho hành động đẩm máu trong cuộc chiến nầy, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt, vì “Sự tự do nào cũng phải trả giá”

Đầu mùa hè năm 2011, thế chiến lược 10 năm sau cùng (2010-2020) “trù dập TQ”hiện lộ ra dưới cuối đường hầm tăm tối của sách lược Eurasian đả gây cho thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng (trong lăng kính dàn-dựng các biến cố nầy sẽ xảy ra trong khi Harriman đã nằm sâu dưới chín tầng hoả ngục. W A Harriman (1981-1986) người đại đế giấu mặt thế hệ thứ-1 thuộc triều đại Skull and Bones; nhưng chuyện phải đến, ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của đồng minh nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng, mục tiêu của đại đế giấu mặt thế hệ thứ-2 George H W Bush là tìm ngay nguồn nhân công khổng lồ và rẻ mạt, đồng thời đưa TQ lên hạng-2 cường quốc, tạm thời thế ngôi vi Liên Xô theo đúng trục lộ-đồ 1970-2010; và bắt đầu chuyển tiếp qua cho Ấn Ðộ 2020, một nước mà Hoa Kỳ tin chắc rằng sẽ không có tham vọng trồi lên giành ngôi hạng-1 của Mỹ như TQ

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân vì Kissinger là kẻ có tài được Thống đốc TB New York là Harriman thuê mướn và tài trợ để làm công cụ cho War Industries Board sau nầy, nhưng thực chất của nó là đánh hoả mù và bóp méo sự thật tội lổi của triều đại Skull and Bones; Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng (America First) cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ như vụ Iraq có vũ khí nguyên tử, do một thế lực ghê-gớm trong ban Hội đồng kỹ nghệ quốc phòng (WIB)
Đầu thập niên 1970s chiếu theo tu chánh án “Cooper-Church” Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt?! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, nhưng với điều kiện phải thay đổi quốc kỳ như Việt Nam, và Triều Tiên sau khi thống nhứt!
Phải thống nhứt trong một trật tự an toàn thế giới (The New World) thông thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng, như vừa rồi con cò mồi Luât sư Cù Huy Hà Vủ: “không chống đảng, nhưng phải có đa đảng vì ích lợi cho nền “dân chủ pháp trị” Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, nhưng thật ra Hoa Kỳ đả tạo nên sự thống nhứt Việt Nam như lời chống mảnh liệt chia đôi VN của hầu hết các thành viên ký vào Hiệp định Genève chia đôi VN giữa đại tướng Pháp Deltheil và Thủ tướng Việt Minh Tạ Quang Bửu đồng ký; Nhưng đây là những việc làm không tốt gì cho hành động đẩm máu của Mỹ trong cuộc chiến, cứ để cho lịch sử VN ngầm cám ơn Hoa Kỳ trong sự thống nhứt nầy, vì “Freedom is not for free”

Và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Quốc tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nhóm phản tình báo Mỹ như Jane Fonda, trung úy phản chiến John F Kerry thuyết phục Hà Nội nên qua Paris nhận sự đầu hàng của Mỹ về trận Ðiện Biên Phủ trên không, vì đả bắn hết trên 1.300 hoả tiển SAM và không còn gì trong tay. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Nhưng thật ra trên 14 triệu tấn Bom đạn cũng vừa đủ để tái thiết hậu chiến theo định luật Malthus
Cũng vì chính sách gài bẩy nầy và để hợp thức hoá phương thức COC trên thềm lục địa đang bị tranh chấp và buộc TQ phải thi hành đứng đắn những điều khoản mà một thành viên LHQ phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu (chỉ vì nhân đạo thôi) thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông? Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này với mục đích gì? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây? Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì Theo hiền-triết W. Brayant đã nói: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy!” Những bí mật lịch-sử mà họ cố tình che giấu hay bóp méo, rồi sẽ xuất hiện nguyên hình khi thế hệ liên quan đến cuộc chiến 50 năm trước đây không còn nữa; Vì chẳng có gì che dấu mà không được tỏ lộ, cũng chẳng có gì bí-ẩn mà không được đưa ra ánh-sáng; ai làm đều ác thì ghét ánh-sáng, để các việc họ làm khỏi bị nguyền rủa. Chúng ta, những kẻ sống với sự thật, thì hãy đến cùng ánh-sáng, để thiên-hạ thấy rõ các việc làm của họ đã bị đưa ra dưới ánh-sáng. Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Ðối với cá nhân tôi, đó là một bí ẩn và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng ta: Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời! Vì tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rỏ ràng là như vậy “Đây là một chiến thắng thầm lặng hay một sự thất bại nhục-nhả?” Đồng thời tôi tin tưởng mảnh liệt vào thế hệ thứ Ba, sẽ xuất hiện nhiều sử gia đồng nhứt cho lịch sữ; “Không có Sử gia, sự thật sẽ vỉnh viển nằm trong bóng tối”
Trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa. Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội; Ông từng là nhân viên của RAND Corporation; Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand Hanch cho 36 công ty sản xuất chất độc màu da cam, Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.
Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng, sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự; Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng
Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944) một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết; Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers; Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam. Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers.

Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ, Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần; Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.
Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett; Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính, riêng về vụ Watergate: "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật” đây là hình thức PG hù doạ, khủng bố một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải “chai mặt” để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực để áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act (commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct) với 2 mục tiêu:

- (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, chủ tịch WIB: vì tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh triệt tiêu các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích

- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha thực thi axiom-1, bức tử miền nam nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả … để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ)
Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất như TT Nguyễn Văn Thiệu đả nói: “Làm kẻ thù với Mỹ thì dể, nhưng làm bạn với Mỹ thí khó”
Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.
Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ, TQ bị dụ hay buộc phải làm như vậy vì không còn con đường nào khác? Tôi đưa ra ý kiến như vậy không biết trúng hay trật vì có nhiều trường phái yếu bóng vía cho rằng: Việt Nam xắp có Pass Port bằng tiếng Tàu … Nói tóm lại, chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề, nhưng người Việt đừng sợ Hoa Kỳ sẽ keo sơn với Việt Nam cũng vì America First

KQ: Truong Van Vinh
Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa 8:54

vinhtruong
03-11-2015, 07:26 PM
Posted by Biệt Kích Nha Kỹ Thuật: Wednesday, June 29, 2011 at 9:45 AM

Ðiểm NÓNG Biển-Ðông
Sách lược Eurasian 1920-2020 trong đó phải kể, nhiều người cho rằng trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ không thua trận trên chiến trường mà thua tại sân nhà, do các làn sóng phản chiến trên các đường phố Hoa Kỳ lúc bấy giờ? Ðúng vậy nhưng không phải vậy! Nó nằm trong ống kính của siêu chiến lược gia Harriman về 3 axioms (NSC 21/9/1960) trước khi quân đội Mỹ qua tham dự tập trận tại VN, mà tôi đả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hai tác phẩm “The New Legion”, đặc-biệt trong ngày họp NSC trên có cho ra sắc luật Huy-chương “Chiến dịch tham dự chiến tranh VIETNAM bội tinh” Cùng trùng hợp tư-tưởng của Tiến sĩ Roger Canfield đã nói như vậy trong một cuốn sách của ông ấy mới đây, và cũng hoà nhịp với hai cuốn sách của tôi “THE NEW LEGION”. Hoa Kỳ cho rằng (về mặt nổi) họ can thiệp quân sự ở Việt Nam là nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà Miền Bắc Việt Nam là “tiền đồn” ở Đông Nam Á trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh”. Vì vậy, việc Hoa Kỳ đã thua trong chiến tranh Việt Nam đương nhiên có nghĩa họ đã bại trận trước chủ nghĩa cộng Sản? Câu trả lời thật trái ngược đến khôi hài … Vì tại sao HK đang lên cao chót vót địa vị cường quốc số 1 trên thế giới mà nước nào cũng ngán sợ ngay sau khi ÐCS Nga tan rả!? Vì HK đả chuẩn bị rất tĩ mỉ hàng 100 năm. (nhắc lại nên xem mục xung đột giữa TQ….)
Ngày sinh nhựt thứ 90th của W.A. Harriman, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói rằng: “We couldn’t have held the twentieth century without him” Vì thế chiến lược 100 năm (1920-2020) mà đời người thì quá ngắn, 1968, Harriman đã 77 tuổi lại muốn trao ngôi đại đế dấu mặt hoàn vũ cho người con trai của viên phụ tá (Prescott Bush) là phi công chiến đấu tài ba trong giòng máu bốn đời thiên-phú về tình báo. Chúa sẽ ban phước cho chàng trai trẽ nầy đánh gục Liên Xô cuối thế kỹ 20 để rồi bắt đầu thế kỹ 21 nhân loại sẽ sống trong hoà bình hầu dùng nổ lực và trí thông minh chống lại với “THIÊN-TAI! Hãy bỏ lại NHÂN-TAI sau lưng!? Người phi công tác-chiến hào hùng đó là thiên tài George H W Bush.
Ấp-ũ sự thành quả của thế chiến lược toàn cầu, trước khi từ giả chính trường, Harriman được tự hào là một chính khách quyền-năng (freewheeling diplomat) tận dụng 7 tháng còn lại liên lạc mặt giáp mặt với người đối diện là Mafia Lê Đức Thọ đang khúm núm tuân lệnh Bố-già chính cống với những lời lẽ như khuôn vàng thước ngọc: cưởng chiếm miền nam như là một hoàng tử của một tiểu quốc từ đại đế La Mã (Indochina) Sự bảo đãm không những cho đến chết mà còn có quyền truyền ngôi cho kẽ khác mà Thọ tin tưởng trong thời gian nữa thế kỹ (1959-2009) cho đến một ngày có sự tiết lộ động trời cho lịch sử Việt Nam, đó là ngày cuốn DVD “Sự thật HCM” ra đời, dẹp bỏ hoàn toàn bức tường thép mà bây lâu nay ĐCS dựa dẫm để cướp bóc dân lành
Lúc 84 tuổi, Harriman xắp xếp cho Leonid Brezhnev gặp Jimmy Carter để tài giãm nguy cơ vũ khí nguyên tữ đễ đi đến bảo đãm an toàn cho thế giới mới trong thế kỹ 21
Vì quyền lợi American First, Mỹ áp-đặt Việt Nam như là một mản diễn phụ của một vở bi-kịch dài do soạn giả William Averell Harriman (1891-1986) thiết kế thành ba giai đoạn chính để chia một quốc gia ra làm hai quốc gia: điển hình là Đức, Triều-Tiên, và Việt Nam. Nhưng lại bất hạnh cho Việt Nam hơn Đức và Triều Tiên - Khi thống nhứt không bị thãm khốc kinh hoàng như tại Việt Nam là vì Seoul giải phóng miền Bắc Triều Tiên, có quân Mỹ ở tuyến sau, Còn Bá Linh người dân tự đập vở bức tường Bá-Linh
Hoa Kỳ (Harriman) cho rằng: Trong ống kính cũa Nhóm tham mưu dân sự “Tất cã người dân Bắc Hàn rồi đây điều hiểu rõ rằng nếu tước bõ hết quyền lực cũa gia đình ông Kim thì chế độ đó sẽ không còn lý-do để tồn tại” Đây là lý do hoàn toàn ngụy biện cho chính sách đặt vòng Kim-Cô lên đầu chỉ có dân tộc Việt Nam mà thôi, qua bằng chứng mà tôi hiểu được sau một thời gian dài nghiên cứu: Khi rút lui Mỹ để lại 300.000 quân tại Tây-Đức và 50.000 quân tại Nam Triều Tiên, còn Việt Nam thì hoàn toàn không còn một người lính nào và đóng khằn-lại nơi đó bằng 20 năm thù địch (hostility) 1975-1995.

Tại sao Mỹ buộc phãi o-bế VN?
Việt Nam đừng lo TQ đang đe doạ sử dụng vủ lực, như gần đây ông Su Hao, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á Thái Bình Dương, Ðại học Ngoại giao TQ đả nói với thế giới “Những biện pháp mới đây (do Mỹ bấm đít VN vì đả đến thời điểm “decent interval” 10 năm sau cùng phải truất phế ngôi vị HẠNG NHÌ của TQ) của VN là một sự coi thường thoả thuận được nêu ra cụ thể trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (không có Mỹ ở sau lưng đá đít sức mấy VN dám liều-lĩnh) vì quyền lợi, Mỹ buộc phải o-bế VN mình; Trên trái đất nầy chả có nước nào thương yêu nước nào, mọi việc chĩ là quyền lợi mà thôi, Việt Nam có ưu thế chiến lược và được thiên-nhiên ưu đải, nên cũng chẵng cần năn-nĩ ai mà bắt buộc nước có quyền lợi phải o-bế Việt Nam như Mỹ chẵng hạn. Biển Ðông, trong ống kính của Harriman, VN cứ làm chủ, TQ cứ khai thác với giá công nhân rẻ mạt, nhưng Mỹ mới là kẻ mua bán sản phẩm nầy bằng Dollar Xanh. Nói cách khác chỉ Mỹ mua dầu rẻ, còn VN và TQ chịu khó mua dầu đắt tiền hơn Mỹ, nhưng phải trả bằng dollar Xanh.
(sự thật vì Mỹ có chuẩn bị rất tĩ-mĩ: “Chuyện nói về kế hoặch Eurasia 100 năm (1920-2020) thì ai mà tin, không khác gì hồi xa xưa có một người khùng nói trái đất hình tròn là bị thế giới cho là người mất trí ngay, vì ai cũng cho rằng trái đất hình vuông, như ngày hôm nay tôi nói 2023 Mỹ kỹ niệm 50 năm chiến tranh VN, người Mỹ ăn mừng với LOGO như thế nầy: xin nhé cạnh (1965/1973 – 2005/2023) như trang 41/Volume-1 “The New Legion” … nếu ai còn sống thì sẽ thấy một nước VNCH 100%, nếu lở chết sớm thì dặn dò con cháu năm 2023/VNCH, LOGO nầy sẽ xuất hiện năm 2023. Click vào http://books.google.com/books?id=UIw...Page&q& sẽ tìm được chiếc hình giãi mật (trang 32) và một LOGO (trang 41) kỹ niệm 50 năm chiến tranh Triều-Tiên để suy đoán năm 2023 Mỹ sẽ làm lể kỹ niệm 50 năm chiến tranh VN, lúc nầy một nước VNCH hùng mạnh nổi lên tại Vùng ĐNA, Click vào http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman để biết ai là đại-đế hoàn-vũ có quyền đề cử tổng thống Mỹ (tướng Eisenhower Tư lệnh Nato thay vi George Patton và UCV tổng thống, buộc TT Truman phải giải nhiệm tướng Mc Arthur) giãi nhiệm, bổ nhiệm bộ-trưởng, tướng-lãnh Tư lệnh chiến trường mà bất cứ tổng thống nào cũng phải vâng lệnh. Các chính khách Mỹ cho rằng freewheeling diplomat, ông là người nắm chính-sách, kiến trúc sư chiến tranh lạnh, là tác giả axiom-1: "There was never a legitimate non-communist government in Saigon" Trong ống kính của Harriman:Thống nhứt thành một VNCH/2023 để trả lại danh dự cho hơn 58.000 binh Mỹ hy sinh, cùng trả lại danh dự cho chiến sĩ VNCH, xóa bỏ “hội chứng VN” )
Và xin quý bạn xem bài hoang tưỡng dưới đây để suy gẫm: Sau thế chiến-2, người Phụ tá của W.A.Harriman là Prescott Bush, ông nội Tổng Thống thứ 43, Chủ tịch Hội đồng kỹ nghệ quốc phòng “WIB” [War Industries Board] đả chiêu mộ được nhà bác-học Ðức Dr Werner Von Braun và các khoa học gia Ðức chuyên về hỏa tiển, Prescott Bush liền đầu tư tài chính không giới hạn cho chương trình tìm kiếm tài nguyên dưới thềm lục địa gọi là “American spy satellite program” cho nên sau khi Ðế quốc Liên Xô sụp đổ [theo thế siêu chiến lược Eurasia Hoa Kỳ sẽ nắm được 8 nước Cộng Hoà vừa tách khỏi Khối Liên Xô bằng “bửu-bối” The US Freedom Support Act] các nước Tây âu, nhứt là Ðức, Nhựt đầu tư một số vốn khổng lồ trên mảnh đất bao la ở Liên Xô. Nhưng sự thật các nước nầy đi vào một nơi mà người ta đã ăn Ốc bỏ vỏ chỉ còn bòn mót cặn bả, trong khi Hoa kỳ nhờ vào Vệ-tinh gián điệp mà bám trụ và dụ dổ các nước Cộng Hòa vừa tách rời quỷ đạo Liên Xô, nơi tài nguyên còn trinh-nguyên vô giá đang nằm sâu dưới băng giá chưa bao giờ khai thác vì thiếu khoa học kỹ thuật, vùng Caucasus, Azerbaijan, Transcaspian oil fields chỉ còn chờ đợi tương lai WIB sẽ đến khai thác. Vì thế mực sống sung túc của những người dân trong các nước Cộng hoà nầy qua sự ban tặng “Tối huệ quốc” (the US Freedom Supply Act) cũa Mỹ cao xa hơn người dân sống ở Moscow, theo người tiền nhiệm, nếu sau nầy chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc, Hoa Kỳ cũng lập lại y chang như rứa. Nhưng không may thay, người lên ngôi triều đại-2 là George H W Bush thì lái chệch qua con đường đem vốn liếng vào làm ăn ở TQ để giúp nước nầy trở nên cường quốc thứ-2 trong một thời gian rồi quật ngả giao cho Ấn Ðộ, dĩ nhiên hậu quả gây ãnh hưởng kinh tế Mỹ bị xụp đổ tạm thời một cách tồi tệ, xem như không bao giờ gượng lên nổi (dĩ nhiên ngưới bỏ thuốc độc sẽ có thuốc giãi) Ðại đế hoàn vũ-2 nầy đả quên lời khuyến cáo của người tiền nhiệm là phải bắt chước Hitler sáng tạo thành công (synthetic fuel) xăng hoá học để bảo vệ môi trường gây ra nhiều thiên tai cũng như khí hậu khắt nghiệt. Nhưng George H W Bush lại để ngoài tai và chỉ chú trọng đến việc nắm giử “vòi xăng” để sách nhiểu các nước trên thế giới, thậm chí còn chế ra Muscle-car uống xăng hoang phí … Ðó là lý do vừa rồi dựa vào bà con xa không bằng láng giềng gần, sông liền sông núi liền núi và dân hai nước cùng tắm chung một dòng nước biển Nam Hải: Một bản tin đăng trên tờ Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, dẫn lời tướng Quách Bá Hùng nói rằng tranh chấp Biển Đông là "vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ Việt Trung mà hai bên cần coi trọng và giải quyết thỏa đáng"- "Đây là một sự thật khách quan và không cần né tránh vấn đề này." Hôm nay Thượng tướng TQ qua dụ Bộ trưởng quốc phòng VN, Phùng Quang Thanh rằng hợp tác “song phương” để cùng có lợi, giử biển đảo của hai nước? Chắc chắn là Mỹ không cho phép VN và TQ đi bắt tay sau lưng Mỹ, nói như vậy Mỹ là Cha à? Không những là Cha mà nước có quyền năng biến hoá mọi việc; Hai nước CS đàn anh mà Mỹ còn tách họ ra làm hai được, huống hồ gì TQ và VN vốn đả có nhiều mâu thuẩn trong những ngày gần đây thì cũng do mưu đồ của Mỹ
Theo Cord Vidal “Chính sách Mỹ không bao giờ có người bạn lâu đời cũng như không bao giờ có kẽ thù truyền-kiếp, Quyền lợi, quyền lợi trên hết, và quyền lợi xác định thế liên minh. Cho nên ngày xưa Mỹ buồn quá cho Việt Nam là thù địch, bây giờ vui muốn Việt Nam trở thành bạn được không? Ai dám chống đối? Chuyện xung đột giữa TQ và Mỹ đâu có gì big- deal, đâu có bằng cuộc chiến Iraq lần thứ 2: hầu hết các thành viên LHQ chống đối, hai người bạn láng giềng phía nam và bắc cũng a tòng chống đối, và ông TTK/LHQ tuyên bố Mỹ đánh Iraq là bất hợp pháp, nhưng Mỹ cứ việc đánh nói bịa là có vũ khí nguyên tử, khi tìm kiếm không có vủ khí nguyên tử thì ... làm gì nhau, còn TQ Mỹ cố tình gây hấn để “xù nợ”, trong ấy có nhiều nước thấy Mỹ chơi theo kiểu gian hồ, dù chín nút hay ba tây gì cũng thua 3 Chú Sam với mống vưốt nguyên tử siêu-đẳng thì làm gì nhau?

Riêng Biển Ðông từ đảo Ðiếu-Ngư [Trung Quốc, gọi Diaoyo, còn Nhựt, gọi Sang-Ka-Xu] chạy dài xuống Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa kỳ đang phân vân cho kế hoặch khai thác dầu khí, nhưng muốn bỏ vốn khai thác phải được bảo đảm an-toàn qua công pháp quốc tế chấp pháp trên tòa án LHQ! (Vì thế gần đây CIA dụ một nhóm luật sư bất đồng chính kiến cho chính quyền Mafia VN bắt bỏ tù như resumé interviewed nhận việc trong một chính phủ thực sự được gọi là cách mạng, tôn trọng căn bản pháp luật quốc tế để Mỹ đầu tư một số vốn khổng lồ rút ra từ TQ bỏ vào VN, đưa VN lên hàng thứ 14 sau 2020, trong khi TQ phải bị tàn-tạ vì tội vong ơn) Rồi LHQ sẽ cho ra bộ quy ước ứng xữ DOC như chiến lược gia hoàn vũ William Averell Harriman đã có ý đồ là phãi đi đúng lộ đồ như vậy
Trường Sa nằm giữa bao quanh biển Nam Hải [có cái tên là South China Sea mà Kissinger dụ dỗ cái gì của China là thuộc China, nên TQ mới xập bẫy] gồm: Việt-Nam, Phi, Trung Hoa, Miến Ðiện, Thai-Lan, và Mả-Lai, các quốc gia nầy đòi hỏi chủ quyền trên cùng một phần mặt biển. Riêng Hoàng Sa, theo tôi nghĩ đã được thành văn, nên Hoa kỳ dùng nó như là cái “bẩy” tiên phuông cho chắn ăn, gài Trung Quốc vướng vào năm 1974 mà sau nầy VN thống nhứt sẽ kiện Trung Quốc trên bàn hội nghị rằng: “đánh cướp bằng sức mạnh quân sự” Ðó là lý do người viết đoán chắc-nịt là VN sẽ tìm đồng minh Mỹ-Nhựt để lấy lại cho bằng được, một viển tượng mà chắc chắn Hoa kỳ sẽ can thiệp cho quyền lợi của các Công ty dầu khí của Mỹ, như họ đã có kế hoặch chiến lược từ lâu trong thế chiến lược Eurasian. Hoa kỳ muốn dùng LHQ là nơi ra pháp lệnh công ước quốc tế để mọi quốc gia đều được công bằng hưởng lợi, “không ai được quyến ra đó “Xí” là của tao, rồi vổ ngực ầm-ầm giành-giựt chủ quyền của các nước khác” Hoa kỳ có đủ tư cách thuyết phục anh du-côn khổng lồ Á châu nầy phải đi vào luật pháp, đó cũng là lý do Harriman phải cách chức danh tướng Mc Arthur và hy sinh hai nước đồng minh Nam VN và Ðài-Loan để đặt cái ghế LHQ cho Trung Quốc ngồi vào học luật lệ cộng đồng quốc tế. Thế kỷ thứ 21 nầy, Hoa kỳ sẽ dùng bàn mổ LHQ để giải quyết mọi bất đồng của các nước trên thế giới bằng con đường đối thoại hiểu biết, ôn hòa, nhưng nếu nước nào có thái độ “côn-đồ” thì Hoa kỳ cũng vui vẻ “chịu-chơi” đối đầu cũng được! Hoa kỳ sẽ không dại gì gây chiến trước, mà để cho Nhựt, VN, Nam Hàn, Phi Luât Tân, và Ấn độ đọ sức trước, rồi Hoa Kỳ mới dùng cú dứt sau cùng Knock-out. Mỹ có cái tội rất “cữ” không bao giờ chịu đánh-đấm trước mà bắt mấy thằng em nhãy vô đánh túi-bụi trước, rồi anh mới ra tay sau.

Mao là người tiên liệu điều mà Trung Quốc sẽ bị chia năm xẽ bảy, nên đã tự nguyện làm đàn em cũa Mỹ qua Prescott Bush là giúp Mỹ chia VN và Ðại Hàn ra hai quốc gia ngay sau khi CIA áp-lực buộc Tưởng Giới Thạch phải di tản ra hòn đảo Ðài Loan năm 1949. Nhưng cũng phải cho HCM biết, đây là chiến lược “Trì-Cửu-Chiến” nói nôm na là chiến tranh lâu dài để Mỹ tiêu thụ hết vũ khí hồi thế chiến 2, cho nên khi 1964 lính BV dùng súng tự động AK-47(LX) AK-50(TQ) nhưng VNCH cứ phải chơi cho hết Garant M-1, Carbin-M-1 bắn từng phát một cho đến hết, sau Tết Mậu thân mới hết xữ dụng. Qua đó thì mình cũng hiểu VNCH quá nhẹ ký (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon)
Nguồn tin từ giới khoa học gia cho biết các dữ kiện mới: (Prescott Bush, chủ tịch WIB đã biết từ lâu qua vệ-tinh gián điệp) vùng đáy biển Bắc-Cực cũng đang được tranh luận cho thấy rặng núi Lomonosov dưới đáy ở phía bắc đảo Ellesmere thực ra nối liền với vùng Greenland và lục địa Bắc-Mỹ. Ông Jacob Verhoef, giám đốc Chương trình Luật biển của Liên Hiệp Quốc cho rằng: theo công ước về luật biển của LHQ, các quốc gia trên khắp toàn cầu nếu có tranh chấp vào thềm lục địa có dầu khí, sẽ có hạn kỳ đến năm 2013 để công bố biên giới của họ vượt hơn 200 hải lý. Trong khi Liên Xô cũng giành cho mình có chủ quyền ở rặng Lomonosov nối dài từ Siberia, trong khi Hoa kỳ giữ sự im lặng chờ 2013 tại bàn mổ LHQ, còn Canada và Ðan Mạch hy vọng là sẽ được chủ quyền ít nhất 350 hải lý nếu họ chứng minh đây là một phần của lảnh địa.
Năm 2007, thấy Trung Quốc cấm cờ trên quần đảo Hoàng-Sa và Trường Sa, Liên-Xô thấy Mỹ im lặng, bèn cấm cờ Liên Xô dưới đáy biển Bắc-Cực và công bố chủ quyền đối với một vùng rộng lớn 1 triệu cây số vuông. Tuy nhiên các quốc gia thuộc miền Bắc-Cực như Ðan-Mạch, Canada, Na-Uy, và Hoa-kỳ đã mảnh liệt phản đối tuyên bố trên của Liên Xô.
Thế nên vì quyền lợi Mỹ, Việt Nam nên đu dây đừng có dại chọc giận bất cứ nước nào gây chiến trước, nhứt là TQ câm thù VN họ sẽ dùng đất nước mình làm bãi chiến trường thì lại khốn khổ cho dân mình. Hảy đợi đến thời gian hửu lý (Decent Interval 2010) khi Hoa Kỳ bật đèn Xanh chia TQ ra nhiều mãnh thì chính Mỹ sẽ bấm đít VN nhãy vào làm đội quân xung kích trên Ðảo Hải Nam, nơi có Căn Cứ tàu ngầm, dĩ nhiên quân ta sẽ hy sinh 100.000 quân tạo nên đó là mãnh đất của VN như lập lại Memorial Iwo-Jima. Hoàng Sa chắc chắn sẽ trở về chủ quyền của Việt Nam, còn chuyện ngay trước mắt Hoa kỳ sẽ tối tân hoá hải quân VN trước 2013, và hũy bỏ lịnh bán vũ khí cho VN, lúc nầy xẫy ra cuộc cách mạng đúng nghĩa thực sự từ trước đến nay ghi dấu nước VNCH hiện nỗi lên cuồn cuộn như chiếc nấm khói Bom nguyên tữ, bắng một Phạm Xuân Ẫn mới là Tướng Nguyễn Chí Vịnh, điệp viên ruột của Trung Quốc nhưng âm thầm cấu kết chặc chẽ với CIA vì dân tộc, chỉ cần qua một đêm đến sáng lại là một nước VNCH lộng lẫy dưới ánh bình minh ngập tràn ánh vàng hào quang lấp lánh... vui mừng lắm thay!
Dù rằng có một trường phái đa-nghi về kết quã vấn đề tốt đẹp nầy là mơ hồ hay gọi là ảo-tưởng: Kể từ ngày nối lại bang giao VN-USA đả được 15 năm. Trong khoảng thời gian này, nhiều học bổng đã được cấp cho sinh viên VN theo học đủ mọi ngành trong các Đại Học của Hoa Kỳ, cho đến nay đã có hơn 13.000 sinh viên du hoc Mỹ. Vì vậy mà số nhân sự cần phải co khả năng kiến thức trong chính quyền để điều hành guồng máy chánh quyền mới của một nước VN Tự Do, Độc Lập, Hạnh Phúc thực sự đã được huấn luyện theo mô hình Hoa Kỳ đã tĩ mĩ thiết kế mà Permanent Government gọi là “phải gây cuộc chiến VN với mục tiêu: “The Social Scientists War”, đang và sẽ tiếp tục cho đến buổi sáng đẹp trời của ngày N, mà CIA tin chắc rằng khi thay đổi chế độ không có phát súng như Permanent Governent đã tiên đoán, guồng máy chánh quyền sẽ điều hành rất nhịp nhàng, vì tất cả các nhân viên nồng cốt do Hoa Kỳ đào tạo chiếm 80% đã nằm sẳn trong các cơ quan từ địa phương lên đến trung ương. Hiện tại vị Đại Sứ Hoa Kỳ là người VN đã ngồi sẳn ở Sài Gòn cho ta thấy được một tia sáng ở cuối đường hầm, lập lại vị đại-sứ người Mỹ gốc Tàu đang làm đại-sứ tại TQ, CIA bao trùm cả thế giới!
Người dân trong nước sẽ không thấy cái cảnh chạy loạn cào cào và hốt hoảng như năm 75 nửa; Mặc dù trong số nhân sự nồng cốt này cũng có con cháu của bọn tư bản đỏ trong đó, nhưng chúng nó đã được Hoa Kỳ lột lưởi hết rồi, và chúng cũng cãm nhận được con đường VN phải tiến bước với cộng đồng tiến bộ, cho nên chúng nó cũng nói cùng một giọng của mọi người VN yêu chuộng Dân Chũ, Tự Do. Ðó là một cuộc thiết kế thần sầu quỹ khóc cũa siêu tình báo chiến lược CIA qua thế chiến luợc toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020 của P.G. Chấm dứt đợt một qua 100 năm Eurasia-II (2020-2120).

“Cooper-Church” giăng bẫy 1970 đến 2010 mới xập
Trong ống kinh của Cooper Church: TQ đang sử dụng đồng thời cả 2 biện pháp để lấn chiếm khu vực Biển Ðông: vừa đàm phán, vừa thực hiện những hành động xâm lăn trên thềm lục địa. Họ đang cố tình đánh lừa dư luận rằng “TQ vẩn sẳn sàng đàm phán” trong khi thực tế họ đang đe doạ sử dụng vủ lực, duy Mỹ có cơ để trù dập
Chúng ta người Việt trong và ngoài nước ai ai cũng nóng lòng vì sự mất dần đất-đai biển đảo của tổ quốc, điều quan trọng là chúng ta phải đoàn kết, nhưng về phía Mỹ, nên nhớ là chính phủ Mỹ hiện có liên hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Vị thế họ hết sức là tế nhị, và nhà cầm quyền CS Việt Nam vẫn còn bị ám ảnh bởi “diễn biến hòa bình” (họ khá thông minh và hiểu sẽ bị lật đổ không tiếng súng) Người Mỹ chỉ có thể khuyến khích, thúc đẩy, làm các điều mà họ nghĩ là sẽ giúp cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, nhưng họ không thể tuyên bố là chinh phủ Mỹ đòi hỏi hoặc công khai yểm trợ cho việc thay đổi chính quyền hiện nay tại VN bằng một chính phủ đa đảng, mặc dù Mỹ rất mong muốn điều đó xảy ra. Như tôi, sau khi nghiên cứu tĩ-mĩ đả đoán là mọi việc như thế phải xuất phát từ trong nước, do chính người dân Việt Nam chủ xướng, người Mỹ có câu ngạn-ngử “muốn ăn ổ bánh-mì thì tay phải dính bột” Vấn đề nan giải hiện nay là Việt Nam cần cải cách dân-chủ để có thể mạnh hơn và giàu hơn trong ống kính của Harriman như kế hoặch Marshall tái thiết Âu-châu.
Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản lại rất sợ hãi cải cách, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cần phải hiểu rõ lập trường và chính sách của chính phủ Mỹ phải liên kết với mắc xích thế chiến- lược toàn cầu trong đoạn kết Eurasian-1, trong đó có 10 năm sau cùng phải triệt tiêu TQ ra từng mảnh nhỏ (2010-2020)
Thuộc về điểm NÓNG Biễn Đông bộc phát: đoạn kết của sách lược “Eurasian Great Game-1” (1920-2020) - 10 năm sau cùng Hoa-Kỳ phãi đưa Ấn-Ðộ ghép với quân tiền-đạo xung-kích VN thế ngôi vị hạng-2 cũa TQ tại vùng ÐNÁ và NÁ. Vì đỏn giản không thể có 2 mặt trời cùng mọc ỡ Biễn Đông bởi vì TQ đang muốn ngoi lên, và người Mỹ cũng muốn cho thế giới thấy rằng TQ vô ơn bạc nghĩa, ai nâng đở cho TQ có nền kinh tế mạnh như hiện nay và nếu như sau nầy Mỹ rút hết vốn đầu tư qua VN thì thế giới sẻ gật đầu cho là Mỹ đi đúng đường hướng và VN sẽ có cường lực kinh tế hàng thứ 14 trên thế giới trong ống kính của Permanent Government?

Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1920-2020: là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ như hiện nay đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ đó Mỹ đứng làm chủ cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phãi phục tùng theo quyền lợi Amarican First. Hay nói cách khác Mỹ là soạn giả Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị, rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, thoạt đầu Liên Xô hạng-2, đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX hứa cho TQ 1972 (Nixon), và bây giờ Mỹ (Obama) đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đũ điều kiện cần và có (criteria) vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công-lực bằng cách nhập Việt Nam một nước rất chịu đánh đấm vào trục Ấn Độ đễ chận cữa ĐNÁ và Đông Á. (US President Barack Obama has hailed India's rise as a world power, days ahead of a visit to the country, calling the South Asian nation a "cornerstone" of US engagement in Asia.Obama said "my vision is a US-India partnership in which we work together to shape a more secure, stable, and just world")
- (1) Từ năm 1880 GDP Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới đến năm nay, tính đến 2010 Mỹ đứng nhất đã được 130 năm .
- (2) 1918 chiến tranh thế giới thứ-1 nỗ ra: (tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới)
Mỹ viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ-I
Sau chiến tranh thế giới thứ-1, Anh suy yếu, Nước Nga ngôi lên đứng nhì thế giới,
- (3) 1939 chiến tranh thế giới thứ-2 nỗ ra: (tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới)
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ-2, sau chiến tranh thế giới thứ-2, Nga suy yếu, nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.
- (4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngỏ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến-2 (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới) Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA lo chỡ di tãn T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc (theo mat noi) gây nên 1 Trung Quốc kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ giúp đỡ, để có cớ kéo lên theo tư bản sau. Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phãi nhận nguyên vật liệu từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc
- (5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush (tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới)
Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sõ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, chỉ bị tiêu hao rĩ máu về kinh tế rồi ngã chết (như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn tuyên bố : muốn diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa căn bản về tư bản, nhưng triều đại 2 Skull and Bones phãi sãn xuất vũ khí là phương tiện và nắm vòi xăng để thống lãnh) Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nổi sông ngòi Cửu long giang trứng cá cũng bị tiêu diệt, dây trồng khoai lang, hom khoai Mì đều bị khô cháy phải ăn Bo Bo) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị mê hoặc thiên đàn Cộng Sản. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới
- (6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới) Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biễn Đông.

Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới. Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020, thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thễ xãy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phãi hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô…. Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn đễ dằn mặt hai nước kia. Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay “chính ông nội Mỹ là thủ phạm” theo chu kỳ mổi thập niên (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Permanent Government đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn, như người em cuối cùng của giòng họ Kennedy tuyên bố trong ngày sinh nhựt thứ 90 của W A Harriman)
August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần. Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120. Vì không còn nước nào giành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”:
- Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tĩnh theo đạo Hôi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Một nước Trung Hoa thay đỗi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa. “Wait and see!”
- Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẽ lắm rồi như đang có kế hoặch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm đễ hù doạ TQ
- Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ một ít mà không hữu dụng, quanh năm tuyết phủ, dân số được phân nửa Mỹ, nên không bao giờ qua mặt Mỹ được
- Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa mà còn bị Mỹ đì vì lỡ dại chơi với TQ ….
Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ được 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới nữa với điều kiện phải chia năm xẽ bãy TQ. Nhưng TQ rất khôn sẽ nhường Mỹ và mềm như con bún để bám được hạng-2 thế giới. Vì thế rất may cho sự khôn ngoan của TQ Mỹ sẽ xét lại và cho TQ quản lý việc khai thác dầu khí vùng phụ cận như tại Biễn Đông và đóng thuế cho các nước có chũ quyền trên thềm lục địa do LHQ quyết định, chũ yếu bán sản phẫm bằng dollar Xanh do Mỹ quyết định thương trường phân phối sản phẫm
Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang, sau đó như Anh, Pháp bây giờ, phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang. Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga, Trung Quốc, nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc , Trung Quốc nói gì cũng phải nghe. Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới, đúng theo Eurasian Great Game-1 để chuyển qua 2, vì vòm trời không bao giờ có hai mặt trời cùng mọc một lượt.
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị (giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau: Mỹ kiếm cớ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ", tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ, đó là cái láo cá của Mỹ khi bắt tay Mao Trạch Đông 1972. Không bán được hàng, tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả, và chũ mưu như thế. Mỹ sẽ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp, để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới. Trò chơi chiến tranh kinh tế kiểu mới nầy Mỹ rất Exciting …Ngày sinh nhựt thứ 90th của W.A. Harriman (1891-1986), Thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói rằng: “We couldn’t have held the twentieth century without him”
Áp thuế phá giá 30% lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau, gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc, sau khi chơi trò Chó Mèo ngộ độc, trẽ con bị đe doạ qua trò chơi mới … Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng (Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần) TQ không bình yên với Mỹ đâu! Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD, các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, và chuyễn qua VN như là cơ duyên nghiệp quả, vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc triền miên. Mỹ đánh Iran, mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, lập lại chuyên cô lập dầu hoả cho Nhứt trong thế chiến-2, để công nhân kh6ng còn phương tiện di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt. Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc, kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công đó là nghề cũa chàng (giống như Nga buộc phải tấn công Georgia) Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp, tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan ra tro.

Chiến tranh thế giới thứ III :
Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng đánh bằng quân sự, Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc. Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu, bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam sau nầy nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela nhằm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triễn khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên. Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như: Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc. Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu ở Đảo Diếu Ngư của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới, Ngụy-tạo điều kiện lập lại Vịnh Bắc Việt (Tonkin Incident) gọi là Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn, Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía, kể cả đánh bằng nguyên tử: Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên - Phía Đông có Đài Loan - Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan, có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa, (vào cơ hội nầy VN chấm dứt sách lược đu dây (như bắt đầu ngày hôm nay) đễ không thành bãi chiến trường, đó là cái khôn ngoan của VN qua cố vấn phản tình báo Mỹ) Trường Sa. Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện, phía Nam có Ấn Độ, phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan; Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụng, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng (xác nhập đảo Hải Nam, HS, TS) Nhật chiếm 1 miếng, (đão Điếu Ngư) Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây tạng độc lập, hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo , quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số: Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông, Tiều, Quang Thoại,.… Đoạn kết Eurasian-1, Nam Hàn thống nhất nam bắc Hàn trong tình trạng huy hoàng không đau khổ như ở VN, Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu: Ba-Lan, Rumani ...sau 1991. Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện … sẽ được bầu cử tự do giống như Iraq, một nước dân chủ là cơ chế mẫu cho các nước hồi-giáo Trung Đông, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước nào sống thì sống, mà muốn chết thì chết. Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ như đã thực hiện tại Liên Xô không cần một phát súng?
Theo sách lược Eurasian Great Game, tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam? Mỹ muốn chơi trò Tam Quốc Chí tân thời, nhưng Mỹ có quyền chọn ai là bạn ai là thù! Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng trầm lăng; Vì mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc, đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ giành chức Đế Quốc của Mỹ (trong nầy quan trọng nhứt là hũy bỏ vũ khí cũ và tái sản xuất vũ khí thời đại) Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô trong thế “Bên Kẽ Mạnh” (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô, nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô) Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô, Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979 qua vũ khí hai bên làm ra Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973. Chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vản còn giữ được cho đến ngày nay Người Mỹ vốn thực tế và thẳng thắn nên chính họ là nước lên tiếng trước chúng ta, Việt Nam cần bắt lấy cơ hội này mà đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông; Một số quốc gia khác cũng đang lo ngại Trung Quốc, ít nhất cũng có chung 1 quan điểm với VN là phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam phải dựa vào Mỹ, là nước có quyền lợi kinh tế bị đe dọa ở biển Đông, làm lá chắn cho mình; VN không nhất thiết phải đối đầu quân sự với TQ nhưng bằng ngoại giao và chính trị có thể ràng buộc TQ tuân thủ luật pháp quốc tế nếu không muôn trực tiếp đối đầu với Mỹ (Nên lưu ý có chiến tranh VN là bãi chiến trường!) VN nên mời gọi các công ty Mỹ hợp tác khai thác biển Đông vì Mỹ đã chính thức phản đối việc TQ gây áp lực lên các công ty của họ; Cái ông Đại Tướng Thanh nói là có toan tính của đảng trong đó; Có nhiều người không thích cộng sản, nhưng cộng sản có nhiều cái đúng hoàn toàn, vì có CIA cố vấn. Đó là chỉ có mình mới tự giải phóng cho mình được (đấu tranh giải phóng dân tộc) Độc lập và tự chủ (chiến tranh 1979 với TQ, Liên Xô muốn can thiệp nhưng Mỹ chỉ khuyên VN chỉ muốn viện trợ vũ khí do Mỹ Kà Credit Card cho mượn trong danh-dự.
Dẩu sao TQ nó củng ở gần bên, có nhiều ràng buột mà không phải ta bỏ là được, rồi giải pháp hòa bình thông qua quốc tế hóa là vẩn còn nguyên hi vọng. Phản ứng của Mỹ nó như một tín hiệu Mỹ muốn móc nối thôi; Việc đi nhờ quốc gia khác giải quyết vấn đề của ta là không thể; Trong khi Việt Nam củng không theo chiến lược diều hâu nếu chưa quá nghiêm trọng. Phản ứng ở đây không phải là ai gan dạ hơn, can đảm hơn, nhưng ứng xử khéo léo sẻ quan trọng khi ta muốn quốc tế hóa nó. Không phải mấy cái đầu nóng là bảo vệ được chủ quyền, nhưng phát triển quan hệ mới với Hoa Kỳ, đó là một lựa chọn đúng đắn cho sự cân bằng, không phải là sự trông cậy, không phải hăm dọa Trung Quốc.
Người viết tin chắc rằng tướng Phùng Quang Thanh biết rất rõ tình hình đối đầu (với TQ) ngày càng gia tăng tại biển đông, không ai ngoài ông là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất trước khi trả lời báo chí về vấn đề vô cùng nhạy cảm này. Người lãnh đạo tài ba phải là người biết lèo lái con thuyền đi vòng qua những thác ghềnh, nhất là khi tránh con thác này thì buộc phải đụng con thác khác thì ta mới chọn con thác nào dể vượt qua nhất. Nên nhớ rằng nếu có chiến tranh dù Mỹ hay TQ gây ra, VN vẫn là bãi chiến địa điêu tàn nhứt; Tuy HK đã nêu quan điểm về biển đông, nhưng ta cũng không nên tin tuyệt đối vào người đồng minh cũ này được vì đã có nhiều hành vi bất tín, không khéo để xãy ra chiến tranh tại biển đông thì chắc chắn dân ta lại rơi vào cảnh lầm than nghèo đói và chết chốc.
Chúng ta không nên ngồi đây mà ý kiến này nọ, mà hãy nên cùng nắm chặt tay nhau, cùng tạo thành một khối thống nhất, thì kẽ thù nào dù có muốn thôn tính biển đảo của ta cũng phải kiên dè. Tôi muốn nói hãy xóa bỏ hận thù mà nghĩ đến món nợ thù chung. Đụng vấn đề gì cũng thấy người Việt mình chia rẽ quá, chẳng ai chịu ai, các bạn nên nhìn thẳng vào các hội- đoàn thì rỏ ngay? Ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng, là sáng suốt hơn người khác. Nhất là đang còn một bộ phận không nhỏ "tử thù", chống Cộng (tức cộng sản nhưng thât ra không phải CS) đến cùng, nhưng lại không có “thần tượng” đề lãnh đạo; Thần tượng như một người tài ba mà nước Mỹ kính nể, thế giới kính nể như Bác học Nguyễn Xuân Vinh mà cũng có người không ra gì chỉ trích cho mình chính mới là thần tượng, thật nhục vì NVHN không có lãnh tụ, chỉ có điều kiện duy nhứt là 2 triệu người đều là lãnh tụ hết? Nếu chúng ta đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì sẽ chẳng có kẻ thù nào giám xâm lăng. Vì vậy, để bảo vệ Tổ Quốc, không gì tốt hơn là phải có chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc thực sự như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng kêu gọi, trước khi bàn đến các giải pháp khác. Nhưng ác nghiệt thay Mỹ chưa muốn vi còn quá sớm, nhứt là còn thành phần “tữ-thù” như tôi nêu ở trên, CIA sợ tạo ra cảnh tắm máu như hận thù vừa nói trên! Chúng ta thử nghĩ thành phần tử-thù nầy nếu như Mỹ giao cho vài trăm ngòi nổ (warhead) CBU-55 hoặc BLU-82AL thi thãm hoạ sẽ khủng khiếp như thế nào? Họ có hiểu rằng soạn giả Chiến-tranh-Lạnh, trong ống kính W A Harriman quyết định giao miền nam cho Hà-Nội (axiom-1) nếu như dân miền Bắc chết hết lính già thì cậu bé BV 15 tuổi cầm AK-47 chĩa vào người lính VNCH với cây M-16 đã hết đạn phải đầu hàng? Làm chi càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều!
Ai đã tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thì sẽ hiểu, hợp tác với tất cả các nước trến thế giới là một điều quan trọng, việc này làm cho chúng ta học hỏi được nhiều hơn trên mọi lĩnh vực; Bắt tay với Hoa Kỳ, hay với Trung Quốc đều có lợi cả, những cũng không tránh khỏi việc các nước này lợi dụng trong một số vấn đề. Vì vậy cần phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hạn chế tối đa việc đối đầu trực diện, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của dân tộc, nhưng mọi giải pháp đàm phàn không thành, thì chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào của kẻ thù, dù kể thù đó là ai; Chúng ta hãy cùng đứng lên, không nên phân biệt Tư Bản hay Công Sản đã là người Việt Nam thì kẻ thù nào xâm lược đất nước thì đó là kẻ thù chung của toàn dân Việt Nam như vậy mới đúng nghĩa yêu nước, dân tộc, vì dân tộc là trường cửu, chế độ chỉ là giai đoạn của lịch sử! Nhân dân Việt Nam đến lúc đó sẽ tự lựa chọn ra người lãnh đạo của mình, quý vị cùng đừng nên nhìn vấn đề một chiều để đánh giá, hãy tự hỏi bản thân đã làm gì để nâng cáo hình ảnh Dân tộc, phát triển đất nước; Chừng nào hết trí tuệ rồi thì chúng ta mới dùng sức lực! Mà sức lực thì phải dựa vào dân, người viết tự cho mình là đại diện những người dân Việt Nam ủng hộ Việt Nam chống đối mạnh mẽ về việc xác định ranh giới tại Biển Đông! Dù một tất cũng không cho, mất một tất nước là một tất máu của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra mà độ sâu là vô tận, Việt Nam đã chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Bây giờ Mỹ đã lên tiếng ủng hộ VN, đây là cơ hội chung hợp tác với Mỹ để bảo vệ lãnh hải đảo; Tuy nhiên, cần khéo léo để tránh phật ý TQ; Có như vậy mới đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền của tổ quốc chúng ta. Việt Nam cần đoàn kết 87 triệu người như một như các thời kỳ kháng chiến trước đây để đương đầu với lũ bành trướng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của đất nước ta qua giãi pháp người dân làm chủ, chính quyền hành pháp và người Mỹ gốc Việt thiên-tài cố-vấn vạch ra đường lối chính sách, trong đó đáng kể là quân sự, chính trị, và kinh tế se lên hàng thử 14

Cuộc đấu trí Mỹ/TQ qua tuyển lữa VN
Vi Mỹ âm mưu khiêu khích tập trận tại ao nhà của TQ là vùng biển Hoàng Hải, gây nên phản ứng TQ chơi bắn đạn thật – Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại khu vực Đông Hải, vì đây là ao nhà cũa họ trong sáu ngày liền (biết đâu sẽ có đặc lệnh hành quân tối cao của ÐCSTQ tấn kích bất thình lình tiêu diệt các sân bay-nỗi trên biễn … hôm nay đến phiên VN bắn đạn thật, do Mỹ thúc đít? Vì vừa lúc TQ toan tính khai trương giàn khoan dầu hiện đại nhất, có khả năng khoan tới độ sâu 3000 thước và có kế hoặch đưa giàn khoan nầy tới hoạt động ở biển Ðông hiện đang tranh chấp có trử lượng dầu khí lớn nhứt ÐNÁ. Ðiều nầy sẽ ảnh hưởng như thế nào để an ninh khu vực thời gian tới, mà Mỹ dứt khoát không muốn cho TQ nắm chặc vòi xăng. Không có Mỹ sau lưng sức mấy mà VN dám làm … cho nên ông Su-Hau, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Châu Á/TBD của đại học ngoại giao TQ đả công khai nói với bao chí: “Ông ngạc nhiên những biện pháp mới vừa rồi của VN là một sự coi thường thoả thuận đả được nêu cụ thể trong tuyên bố về ứng xữ của các bên ở Biển Ðông. Câu trả lời là tại sao VN dám bắn đạn thật vào vùng mà giàn khoan tối tân của TQ đang muốn đóng cọc khai thác nơi đó?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc la hoảng, hôm nay thứ Ba 14/6/2011, BNG/TQ đã thúc giục các bên hãy kềm chế trong vụ tranh chấp ở Biển Đông sau khi Việt Nam diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quảng Nam. Biết đâu sự hung hãn của TQ là thời cơ của VN, Hoa Kỳ và Việt Nam cho hay họ đã hoàn tất một cuộc tìm kiếm hiếm hoi các binh sĩ và máy bay Mỹ mất tích ở ngoài khơi Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Tàu khảo sát đại dương của hải quân Mỹ USNS Bowditch đã tham gia cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tuần và kết thúc hôm thứ Hai. Đây là lần thứ hai, trong tổng số 103 hải-vụ tìm kiếm người Mỹ mất tích, một tàu hải quân Hoa Kỳ tham gia cùng giới hữu trách Việt Nam để tìm kiếm các trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Năm 2009, tàu USNS Bruce C. Heezen cũng đã tiến hành hoạt động tương tự; Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, tàu Bowditch, với đội tìm kiếm là các thủy thủ dân sự, là một tàu lý tưởng để phát hiện các hiện trường máy bay rơi dưới đáy đại dương? Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết hàng trăm máy bay và phi hành đoàn vẫn còn mất tích ở ngoài khơi Việt Nam?
Tuy nhiên, Ðại sứ quán Mỹ không cho biết liệu họ có tìm thấy chiếc máy bay mất tích nào trong cuộc tìm kiếm mới nhất này hay không? Dỉ nhiên là không vì lý lẻ của kẻ mạnh muốn kiếm cớ khiêu khích … thế mục tiêu MIA ở ngoài biển khơi để làm gì … mà TQ run sợ? Ðúng là TQ, con Dế óc-tiêu gáy lớn nhưng không hù-doạ được ai trong khi VN rất chịu chơi ngay sau khi Mỹ bấm đít nhảy vào vàng chiến là assault liền. VN chờ đến giờ phút nầy rất lâu nhưng Mỹ thì cứ nhởn nhơ như hòi thế chiến-2 (phải đợi đến đúng thời điểm (decent interval) triệt hạ TQ 2010-2020
Bắt đầu từ 30/6/2010, có tin đồn đoán TQ đem vào thử nghiệm loại hoả-tiển đạn đạo chống tàu chiến tối tân bí mật nhất mà chưa quốc gia nào sử dụng. Hoa Ky mừng thầm “những ngở là thời cơ đả đến, làm sớm nghĩ sớm” Báo Bưu điện Hoa Nam nhận định rằng quyết định của Mỹ, đưa ra chỉ trước đó hai ngày, có thể là phản ứng của Washington trước quan ngại của các nước láng giềng trong khu vực, vốn đã "kín đáo yêu cầu Mỹ có hành động trước thái độ ngày càng lộng hành của hải-quân Trung Quốc tại Đông Á." Một quan chức ngoại giao được dẫn lời nói: "Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Australia - tất cả các nước này đều đã nhiều lần phản ảnh quan ngại của mình đằng sau hậu trường với Mỹ." Với tính cách như muốn nài-nĩ Mỹ trỡ lại vùng ÐNÁ, nhưng có ai biết đâu trong ý đồ của Mỹ phát xuất từ Tu Chính Án “Cooper-Church” 1970 ra lệnh quân đội Mỹ rút về Honolulu để cho các nước nhõ ở vùng nầy mua vũ khí của Mỹ để tự vệ, vì biết TQ sẽ tràn xuống vùng nầy hù doạ, các nước khác run sợ kêu gọi Mỹ can thiệp, nhưng Mỹ cứ nhởn-nhơ như thế chiến-2, trong khi Liên Xô bị thiệt hại quá nặng chờ Mỹ lâm trận như đứng giữa sa mạc chờ mưa xuống. Lần nầy lập lại, Mỹ cũng đợi đến điễm mốc thời gian 10 năm sau của sách lược Eurasian 1920-2020, rồi mới chịu ra tay như diễn biến vừa bộc phát hiện nay cho chúng ta thấy rõ TOT bắt đầu 2010, cũng đúng vào thời điễm bắt đầu nhiệm kỳ tỗng thống da-màu thứ 44.
Ðây cũng đúng vào lúc decent interval, với ý đồ cũa Permanent Government muốn chứng tõ 1000% nước Mỹ là nước vô cùng dân-chũ và Obama xác định quyền lợi quốc gia Mỹ tại Á-Châu là không thễ đão ngược, bằng cách bõ ra tài trợ cho Obama hơn 30 triệu đôla đễ tranh cữ, trong khi Mc Cain (CH) và Bà Clinton (DC) chĩ có khoảng 10 triệu Ðôla, đã dùng chiếc đủa thần huyền biến một cách kinh-dị đảo ngược nguyên-lý và chân lý: (1)- Bà Clinton da trắng thua da màu; (2) nỗi tiếng thua vô danh tiễu tốt; (3) Thượng nghị sĩ tiễu bang nhõ thắng TNS tiểu bang lớn New York; (4) Thâm niên TNS thua ít niên hơn; (5) TNS nghèo thắng TNS giàu; (6) đã từng ngồi Bạch Ốc 8 năm, thua người mới ngỡ ngàng bước vào White House
Nhưng được Permanent Government ân cần trịnh trọng mời vào vị họ ăn ốc bõ võ, nên mời số kiếp nô-lệ vào đễ hốt võ sạch sẽ rồi ung dung đi ra 2012, mặc dù đả có công triêt-tiêu Osawa Biladen, tuy nhiên vì an toàn cho thế giới Obama phải chọn ông Robert Gate làm BTQuốc Phòng, tay chân của đại đế giấu mặt George H W Bush (Bush-Cha)

Thời sư hiện nay "Không có chủ-đề nào "nóng" hơn câu chuyện về tham vọng hải quân của Trung Quốc" Tại Washington thì đang xuất hiện quan ngại về lượng hỏa tiễn ngày càng lớn ở Đông Á, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính rằng Trung Quốc đã tăng con số hoả tiển đạn đạo tầm ngắn và hoả tiển hành trình chuẩn xác đáng ngại. Báo cáo mới nhất của bộ này về quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cho hay con số hoả-tiển tầm ngắn ghi được vào cuối tháng 9/2008 là từ 1.050 tới 1.150, nay tăng 100 chiếc/năm, tập trung vào Đài Loan. (Nhưng không bao giờ mục tiêu là Hán tộc Ðài Loan mà Mỹ là chính) Trong cuộc tập trận mới kết thúc, giới quan sát nói có thể Bắc Kinh mang ra thử nghiệm loại hoả tiển đạn đạo có tên gọi là "sát thủ của hàng không mẫu hạm" (aircraft carrier killer) Được bắn đi từ bệ phóng lưu động mà Hoa Kỳ khó phát hiện vị trí, loại hỏa tiễn này có sức công phá rất lớn và sẽ khiến Hoa Kỳ phải cân nhắc lại hoạt động của các hàng không mẫu hạm, nhất là số tàu mà nước này duy trì ở Hạm đội 7 tại Nhật Bản đã được TQ cân, đong, đo, đếm đưa vào ống kính rất kỹ.
Ðã đến thời điễm TOT rồi, Hoa Kỳ phải ra tay để không còn kịp nữa. Người Mỹ có câu: “That cake was baked long ago …what would come next?” hay người bàng quang Á đông nói “Võ Trái xoài riêng (Liên Xô) gai-gốc đã bóc tét võ ra rồi, bây giờ chỉ còn hẫu sực các muối trong ấy mà thôi! Và chĩ có một điều không biết chừng nào! người viết cho rằng 10 năm sau cùng của Eurasian Great Game 2010-2020

“Nhân loại đang chờ đợi dứt nộc tìm lực đe dọa mộng bành trướng bá quyền Ðại Hán”
Dỉ nhiên, trước tiên Mỹ buộc phải xác định vị thế VN trước khi dập TQ, VN phải xác quyết lập trường VN ngã hẳn vào bên nàọ, tình báo CIA dư sức kéo VN vào phía Mỹ nhưng phải đợi decent interval 2010: Người viết thừa hiễu không bao giờ LX và Mỹ chịu buông VN ngã về phía TQ như hiện đang nắm chặc Ng Tấn Dũng cũng như bão vệ NTD đi họp từ VN qua Mỹ bằng phi cơ đặc biệt Boeing 777 đưa đến nơi về đến chốn sợ bị ám hạị, nhưng lại nghịch lý khi Mỹ đón tiếp phái đoàn Việt Nam lại phải cho đi cửa sau vì sợ bị biểu tình. Sao lạ vậy! Tôi đưa ra thí dụ: hồi TT Diệm Hoa Kỳ tiếp đón nồng nàn theo nghi lễ đón tiếp một lãnh tụ, TT Diệm hiên ngang đọc diễn văn tại Quốc Hội Mỹ, TT Thiệu thì bị tiếp đón tệ hơn nhiều, nhưng cũng đón tiếp Tòa Bạch Ốc miền Tây (San Clemente) Nếu Mỹ thật sự muốn đón NTD hay Ng Minh Triết bằng cữa trước cũng dễ thôị, cho cảnh sát làm một vòng rào an toàn cách xa nơi hội họp chừng nữa cây số là xong ngay, NVHN muốn biễu tình cũng chĩ đứng xa nhìn tới, như vậy rỏ-ràng là Mỹ có ý-đồ đặt nhẹ cái chính phũ VN hiện nay là có nguyên nhân. Cho nên đồng bào mình hãy yên tâm sẽ có một cuộc đão chánh âm-thầm không có tiếng súng do một người mà nói ra ai cũng ngạc nhiên, người đứng mũi chịu sào là tướng Nguyễn Chí Vịnh (điệp viên của TQ) Sau đó một phái đoàn VN vào Bạch Ốc cũng như Quốc Hội Mỹ hiên ngang cũng như hồi TT Diệm vậy, hảy chờ xem! Một phái đoàn được đón tiếp vẫn vào cửa trước như ai, nhưng sao lại không? Tinh hình nầy báo hiệu cho biết VN sắp có đột biến thay đỗị! Và điều cốt lỏi các lãnh tụ ăn cướp tiền của dân bõ ngân hàng, hay mua cổ phần, xưởng nghiệp bất động sản hảy coi chừng rồì sẽ bị như TT Marcos, TT Trần.T.Biền, và tới phiên TT Nguyễn Tấn Dũng… Hoa kỳ sẽ lấy lại trả cho dân, đương nhiên, tình thế sẽ thay đổi rất nhanh chóng, vào một đêm sáng ra đã khác ngay, bởi vì chỉ cách đây hơn 4 tháng, đầu tháng 5/2010, một nhân vật rất thạo tin trong nội bộ đảng cộng sản còn quả quyết: "Nếu đại hội diễn ra ngay bây giờ thì khả năng ông Dũng đắc cử Tổng bí thư là 99%" (nhưng CIA không cho rằng TBT là quan trọng, nắm cơ quan hành pháp mới thật sự là quan trọng) Hình như cũng cảm nhận được những nguy cơ cho ông Dũng, nhân vật này nói tiếp: "Nhưng còn 4 tháng nữa đại hội mới họp, tình hình có thể thay đổi từ đây đến đó?" tại sao một nhân vật đang có 99% hy vọng thắng lợi lại có thể thua sau 7 tháng? Dù lý do nào, tôi không nghĩ là vì chính nội bộ đảng CSVN đang rối loạn, mà là CIA và KGB lại một lần nữa, cấu kết thương lượng thay ngựa giữa đường; Ý kiến cũa DBQH Nguyễn Minh Thuyết có thể nói là "một ý kiến Ðộng-Trời nhưng rất đúng Hiến pháp". Một điều mà ai cũng biết, nhưng không ai dám nói ra, nhưng có 1 điều mà ít ai nghĩ tới, đây là thời điễm sắp diễn ra đại hội Ðảng, không loại trừ khã năng phe phái trong nội bộ Ðãng đấu đá lẫn nhau để giành ưu thế trong đại hội Ðãng sắp tới. Quốc-hội dạo này đã mạnh dạn phê phán gay-gắt về những yếu kém trong quản lý nhà nước của chính phủ, đó là điều mừng cho dân chúng; Nhưng đối với CIA là lập lại cái kinh nghiệm giao miền nam cho Hà Nội chĩ tốn 72 giờ và chuyễn tiếp bàn giao qua 3 vị tỗng thống. Bây giờ Quốc Hội nầy cũng lập lại y chang Quốc Hội VNCH trước 72 tiếng đồng hồ không có DBQH nào muốn bầu cho Dương Văn Minh làm tổng thống, nhưng cây đủa thần nào biến họ trong phút chốc lại Okay cho Dương Văn Minh làm tỗng thống mà còn đuỗi Mỹ ra khõi VN trong vòng 24 tiếng? Ðó mới là chuyện động-trời! Đây là một trong những bước đầu của một tiến trình mà điểm cuối là giãi thể và giãi quyết triệt để Nhóm Mafia ăn-cướp, bóc lột tiền cũa dân; Những ai đã lấy thì phải trả lại cho dân và đưa ra ánh sáng vì đây là tài sản của nhân dân chứ không phải là tài sản của csvn, không phãi ngẫu nhiên vinashin có rắc-rối từ lâu mà bây giờ mới phanh phui , vấn đề bô-xít cũng vậy, nhân sĩ Việt Nam phãn đối lâu rồi , bây giờ các báo VN mới cho đăng , Việt Nam đang bị Mỹ đánh vào Diện: "Nhân Quyền" mà Điểm là: "Kinh Tế" đấy! ĐBQH Nguyễn minh Thuyết đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm tại QH với Nguyễn tấn Dũng là nói theo ý dân, QH có làm được hay không thì phải chờ Mỹ bật đèn Xanh Có điều ngoạn mục khi việc ấy xãy ra chúng ta sẽ thấy đa số ĐBQH bỏ phiếu bất tín nhiệm, âm ỉ. Nếu thuê kiểm toán độc lập của nước ngoài kiểm tra 19 tập đoàn kinh tế nhà nước do Dũng trực tiếp thành lập và chỉ đạo tôi khẳng định sẽ tìm ra vài chục tỷ USD tiền ăn cắp tham nhũng nữa . Lúc nầy, Quốc Hội không là một tập thể người bù nhìn, nhận xét qua truyền thông, báo chí, số ĐBQH có nghị lực như Bà Nguyễn Thi Binh (chờ lâu quá từ 1972, Trung úy phản chiến John F Kerry đã hứa với bà là kiên nhẩn chờ đợi sẽ có ngày hôm nay) Nguyễn Minh Thuyết, Trần Văn Cuông, và một số lớn xắp hàng nối đuôi theo sau khác, ĐBQH không thể làm người bù nhìn mãi được vì làm người bù nhìn là phạm tội với nhân dân bây giờ và với con cháu mai sau. Nhưng dđiều chắc chắn Nga/Mỹ sẽ bảo vệ Nguyễn Tấn Dủng cho đến khi bàn giao chính phủ thật sự có tên lần đầu tiên đúng nghĩa là “Chính-phủ Cách-Mạng”
Hành động 'can trường ' của ông Thuyết đã được đạo diển bỡi ai đó đứng phía bên trong tấm màn nhung bật đèn xanh là cũng trục ma-quỹ CIA/KGB nhưng nhân vật mới vẫn là công cụ hữu hiệu của trục ma quỹ nầy gọi là nền dân chủ chớm-nở? Chấm dứt một thời gian dài (nữa thế kỹ) lừa phỉnh thế giới bằng ÐCSVN để tập trung sự chữi bới đảng nầy qua mặt nổi hầu ém-nhẹm một Ðãng Mafia tìm-ẩn, kinh hoàng nhứt thế giới hiện nay do trục ma quỷ dựng lên sau cuộc hợp thứ 15 Bộ Chính Trị, vào Tháng 4, 1959 chỉ định Tam-đầu-chế Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, và Lê Duẩn.
Bung ra Ðôla hàng tiêu dùng, cùng nguyên liệu viện trợ, nhưng rút về bằng recycling thành Ðôla Xanh. Căn cứ theo hiến pháp Mỹ như chúng ta được biết khi thi lấy quốc tịch, nếu VN là CS mà không phải là Ðảng cướp Mafia thì làm sao mà mua bất động sản, gởi tiền vào Mỹ dễ-dàng được, thì làm sao Mỹ tịch thu khi có đảo chánh vì tham nhủng? Ðưa ra xài Ðôla Ðỏ lấy về Ðôla Xanh như hồi lính Mỹ xài tiền MPC, Ðôla Ðỏ ở Nam VN vậy
Con những vụ tranh chấp chũ quyền ỡ biễn nam Trung Hoa mà VN gọi là Biễn Ðông rất khó giãi quyết và tình hình đã trở nên xấu đi vì khã năng chấp hành các đòi hỏi của TQ đang trở nên gia tăng và những mưu toan cũa nước nầy nhằm ngăn chận những nỗ lực cuả VN để hình thành một mặt trận Asian thống nhứt. Ðâu ai hiễu được có sự bấm đít VN cũa phản tình báo Mỹ cho rầng: “Chúng tôi đã ở đây từ cuối thế kỷ 19, chúng tôi vẫn tiếp tục ở đây, hôm nay, ngày mai và mãi-mãi. Còn đối với những nước ở vùng Thái-Bình-Dương nầy, chúng tôi bày tỏ sự cam kết vững chắc keo sơn của Hoa-kỳ đối với họ dưới sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của chúng tôi! Trung-Quốc nghe hiểu câu nầy nên tạm thời co mình chùng lại, nhưng vẩn lải nhải Mỹ không là nước láng giềng của ÐNÁ, nên tốt nhứt đừng có ý kiên về nội bộ của những nước Asian. Vấn đề đòi hõi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giãi quyết, và tính chất thiếu minh bạch cũa TQ đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ; Trong năm nay, VN đã tăng cường những nỗ lực để đạt được thoả thuận về một quy tắc hành xữ có tính cách ràng buộc ỡ Biễn Ðông. Một tuyên bố năm 2002 đã ký giữa TQ và khối Asian kêu gọi các bên liên hệ giãi quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối hoà bình và tránh thực hiện những hành động có thể gây nên căng thẵng. Trong khi TQ đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực cũa VN, là nước đang giữ chức chũ tịch của khối Asian, nhằm hình thành một mặt trận thống nhứt chống lại TQ ỡ Biện Ðông, nhưng TQ làm sao hiểu được Mỹ đang có ý đồ tạo nên một NATO phương đông.
Tháng 7 vừa qua, Ngoại trưỡng Mỹ tuyên bố tại hội nghị diễn đàn khu vực Asian ỡ Hà Nội rằng: việc thông qua đường lối ngoại giao đa phương đễ giãi quyết vụ tranh chấp ỡ Biễn Ðông là “quyền lợi quốc gia” cũa Mỹ, tuyên bố nầy đã gặp phãi sự phãn bác kịch liệt cũa ngoại trưởng TQ. Trung Quốc lâu nay vẫn chũ trương là giãi quyết vụ tranh chấp nầy bằng đường lối “song phương”. Thế nên, trong thời gian qua TQ đã liên tục bắt giữ các tàu đánh cá cũa VN và ban hành các luật cấm đánh bắt cá ỡ biễn nam Trung Hoa. Nói nôm na là TQ đã nâng cao vị thế cũa vùng biễn nầy tới mức gọi là “lợi ích cốt lõi” Nhưng TQ có biết chăng Mỹ đã có mưu đồ lam bất ổn từ 1959 giãi cứu Ðức Ðạt Lai,.. như các chuyến bay gián điệp từ Tây-Tạng dọc biên giới Miến-Điện của Đại-Tá tình báo Harry- Aderholt từ đầu năm 1960 cho đến nay làm một vòng rào cãng ở phía Nam và Tây-Nam của Trung-Quốc, bằng cách tiếp tế cho các kháng chiến quân ủng hộ Đức Đạt Lai, và ngày nay đang hâm nóng lại làm Bắc-Kinh đau đầu! còn phía Đông thì có đồng minh son sắc của Mỹ, nên mới đây, Hoa-Kỳ cần nghĩ đến hướng Bắc của Trung-Quốc qua sự viếng thăm nước Mông-Cỗ lần đầu tiên cũa một vị Tổng-thống Mỹ (Bush Con) Nước Mỹ thường thích chử “danh chính ngôn thuận” nên đặt cho cái tên cuộc viếng thăm nầy là: “cám-ơn” Mông-Cỗ đã gỡi 160 quân qua Iraq chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ. Lẽ dĩ nhiên cuộc viếng thăm của TT Bush làm cho Bắc-Kinh vô cùng khó chịu nếu không muốn nói đến rất hoảng-hốt cho tương lai nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bẩy đúng theo kế hoạch của Nhóm Học Giả Harriman hồi 1950’ “Rồi đây!...sẽ không có nước nào dân số trên 200 triệu dân, ngoại trừ Mỹ!” với chiêu bài “Dân-quyền, Dân-chủ” rộng khắp Thế-giới, bắt nguồn dùng chiến tranh Việt-Nam làm thí điểm mô-hình kiểu mẫu sẽ lan dần ra khắp Thế-giới như vết dầu loang, để cho Thế-giới sẽ chiêm ngưỡng nước Mỹ như một ngọn hải đăng cần thiết trong đêm tối mờ mịch, hàm ý buộc Miến điện và Bắc Hàn nên noi gương Việt Nam để được tồn tại trong thịnh vượng..
Vì Liên-Xô là Đế-quốc Cộng-Sản sừng-sõ nhứt, theo thế chiến lược Eurasian 1920-2020, Hoa-kỳ phải đặt ưu tiên chia nó trước hết, cũng không khác gì khi ăn Trái ‘Soài-Riêng’ phải tét võ là điều khó nhất mà Hoa-kỳ đã làm xong 1991, qua sách-lược “Bênh Kẻ Mạnh” cùng sự ngụy tạo chiến lược là ‘Tháo-Chạy’ tại Việt-Nam. Nhưng thật ra các kỹ nghệ Tư-bản thuộc bộ máy chiến tranh cần nghĩ qua một chu-kỳ khá dài gọi là Inventory, sau khi thu-nhập quá nhiều lợi nhuận; Nếu như muốn thắng cuộc chiến tại VN, Hoa Kỳ cứ rút bình thường (1973) nhưng giao đầu nổ (warhead) cho KQ Miền Nam thả loại Bom CBU.55 và dùng EC.130B bắn đạn 106 ly tầm nhiệt tiêu diệt chiến xa (xe máy nỗ) thì không còn con người và chiến cụ nào chạy vào tới Miền Nam; nhưng đó là không được rồi, vì đi ngược lại với thế siêu chiến lược của Harrimam và Nhóm Học Giả của ông George Kennan. Nhưng, ngạc nhiên thay! 1995 khi thiết lập ban giao với Hà-Nội, phái đoàn Mỹ qua Việt Nam tưng bóc vì VN đã giúp họ thành công trên trục lộ đồ chiến lược toàn cầu Eurasian, hàm ý gọi là “thán phục cuộc chiến đấu ngoan cường, thần thánh của người Việt!” (Ý muốn tôn vinh Cụ HCM là người quốc gia thực tâm muốn thống nhứt đất nước nhưng bị Mỹ (Permanent Government) phãn bội vì cần khuấy động lại chiến tranh để thủ lợi nên buộc phải cách ly trở ngại chính là HCM; Trục ma-quỹ CIA và KGB phối hợp đưa siêu Mafia bằng công-cụ Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, và Lê Duẩn, tam đầu chế nầy nắm chặc guồng máy “Mafia-trị” chuyên chế bằng lớp sơn bên ngoài với danh nghĩa Cộng Sản trị: “The Hanoi leadership was like an Asian version of Skull and Bones (U.S) secretive and select. While US Permanent Government was not exactly in the club, she was generally trusted by its members” (trong tài-liệu mật của P.G)

Thật đơn giãn vì vùng trời Biễn Ðông không bao giờ có 2 mặt trời mọc cùng một lúc! Nên thế-Giới khó tránh khỏi thế chiến thứ Ba giữa Hoa-Kỳ và Trung-Quốc: Vĩ đã đúng thời điễm, Mỹ đang cố tình dỡ trò biến thành anh du-côn Cowboy cần đánh đấm đễ giựt nợ? Nếu hạ đo ván TQ bằng bắt chẹt kinh tế tiền tệ thì đã có trong lộ-đồ từ 1970, (overhauling the damage control rút về Hawaì) bằng tu chính án “Cooper-Church” qua sách lược Eurasian, trong ấy không loại bõ bằng quân sự, nếu cần. Trong kế hoặch 10 năm sau cùng cũa sách lược (1920-2020) Sách-lược được nối tiếp qua Kiến trúc sư Prescott Bush phát hoạ với 3 đáp số (axiom-1, 2, 3) từ 21/9/1960, lúc nầy có xuất hiện phụ họa thêm cùng đứa con ‘Vua-Tình-báo’ là George H.W.Bush qua Hội-đồng NSC đã từ từ lộ ra nhưng không qua khõi con mắt cũa chiến lược gia Trung-Quốc, Mao trạch Ðông, nhưng chắc chắn sẽ đánh gục LX
Chuyến công du Á-Châu cũa Thái-Tữ Bush vào cuối năm 2005 cho thấy rõ Trung-Quốc không phải là mục tiêu chính của cuộc viếng thăm, với chỉ có tính cách xã giao, thế mới đau cho TQ bị xem thường có lý do, mà Mông-Cỗ mới là trọng điểm, một pháo đài mới của Mỹ ở Trung-Á. (Tới giờ nầy mới hiễu được thế siêu chiến lược Eurasian của W.A.Harriman: “không Mầy (LX) là Tao chớ không phải Nó,” có nghĩa không bị ảnh hưỡng Nga thì tới Mỹ chớ TQ chã ăn nhậu gì, thì ông đã xuống chín tầng Hỏa-ngục ngày 26/July/1986) Thế chiến lược nầy của Hoa-kỳ qua giòng họ Bush đã cho chúng ta thấy hiện rõ lần lần qua giai đoạn “Roll-back” trở lại Á-Châu từ TT thứ 44. Từ vòng vây vô hình càng ngày càng hiện rõ là vòng vây hữu hình bao chặt xung quanh Trung-Quốc; Nhưng những sự kiện nầy không thể tránh khỏi viễn kiến sâu sa của Mao Trạch-Đông, khi ông cùng Chu-An-Lai từ tốn tuyên bố với Nixon (1972): “Dù cho Trung- Quốc có phát triển kinh tế, muốn nhanh chóng hiện đại hóa các nghành công nghiệp nặng, Trung-Quốc không tự coi mình là một Cường-Quốc! Không ngoài mục đích để cho Hoa-Kỳ bớt chú tâm đến Trung-Quốc, và câu gợi ý về âm mưu của Liên-Xô cùng đồng lỏa với Mỹ vây chặt vòng tròn Trung-Quốc không khác gì những cục than hồng nóng bỏng bao vây trên miệng ổ Kiếng lửa! Chu-An-Lai xác định lại lập trường mà Trung-Quốc cho là tối quan trọng, không những cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước mà còn cho tương lai của Thế-giới; Một khi hai bên đã thỏa thuận không có tham vọng chiếm đất đai, cũng không có tham vọng xâm lăng lẫn nhau, mà muốn giảm sự căng thẳng trên toàn Thế-giới, thì điều trước tiên là làm sao giảm tình trạng căng thẳng tại vùng Viễn-Đông, mà vấn đề Đông-Dương là vấn đề tối quan trọng! Nhưng sự thật bên trong Mao chỉ thị trong 10 năm cứ phát lờ cho tự do sanh đẽ, phải tăng nhân số thêm 350 triệu và kế hoạch phân tán di dân giống như ổ Kiếng làm đường hầm ra thật xa khỏi miệng tổ để tránh những cục than hồng bao chung quanh phía trên ổ Kiếng, bung ra khắp cả trên Thế-giới, nước nào cũng có người Trung-Hoa tập trung thành khu phố, nhất là trên lục địa nam Mỹ và Phi Châu, để chuẩn bị một cuộc chiến tranh nguyên-tử không thể nào tránh khỏi, đánh lạc hướng thế bao vây của Mỹ và Liên-Xô. Thành lập một nước Trung-Hoa nói tiếng Anh ngoài lục-địa Trung-Quốc để thống lãnh Thế-giới, sau cuộc chiến tranh nguyên tử thứ Ba sẽ phải xảy ra, dù phải hy sinh 1, 4 tĩ dân Tàu trong một nước Trung Hoa củ tại Á-châu đễ tạo lập nên một nước Trung Hoa mới ít dân số, nhưng biết nói tiếng Anh trên lục địa Mỹ châu vẫn cần thiết cho tương lai, vì rằng người Trung Hoa sẽ không bao giờ chết hết sau cuộc hũy diệt tàn khốc bằng nguyên tữ, nếu VN khôn hồn theo Trung Quốc thì sẽ được trã lại A-châu cho nguyên thũy người Bách Việt! lúc nầy con người sẽ thương yêu quý trọng nhau vì còn sống sót quá ít trên địa cầu nầy, Mỹ có biết quỷ-kế nầy không?

Ðả đến lúc VN đeo Mỹ như Sam không dám nhả ra
Ðến thời-điểm “decent interval” 2010 là VN đeo cứng theo Mỹ như Sam, không dám nhả ra. Ðây cũng là mục tiều chính trị mà Mỹ muốn những người tù lương tâm vế chống TQ phải được thả trước tiên rồi mới được đặc-ân Mỹ xề cái lưng xuống cho VN đeo. Vì động thái mới đây, Trung Quốc đã tăng cường tàu ra Biển Đông trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo trực tiếp với Washington rằng sự can thiệp của họ ở Biển Đông có thể làm tình hình xấu thêm, như TQ đả lải nhải xa gần “những ai không phải là nước láng giềng không nên dính líu vào công chuyện nội bộ của những nước Châu Á/TBD
Trả lời phỏng vấn của Reuters, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thúc giục Hoa Kỳ đứng bên ngoài các tranh cãi hiện nay và nói rằng Trung Quốc “hết sức lo ngại” về sự “khiêu khích” thường xuyên của các bên khác tại South China Sea
Căng thẳng trên Biển Đông đã tăng lên trong tháng 6/11 và một số nước trong khu vực lo ngại Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong việc tuyên bố chủ quyền với vùng biển mà người ta tin là TQ sẽ đem giàn khoan tối-tân 3000 thước vào đóng trụ, vì có nhiều dầu và khí đốt. Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền lãnh hải lớn nhất ở Biển Đông với đường hình “Lưởi Bò” (nhưng Mỹ lại cho rằng lưởi Gà trong ống kính của P.G) TQ vẽ trên bản đồ chiếm phần lớn diện tích 1,7 triệu km2 của vùng biển bao la gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ðó mới là trúng kế của Mỹ giăng bẩy cho tham vọng TQ vướng vào từ 1970-2009 để giựt nợ, được gọi là “After Eagle Pull 1975 for overhauling the damage control … and Roll-Back 2010-2013” là mọi việc phải lắng dịu trong ống kính của Permanent Government. Tình hình lúc nầy được tốt đẹp nên Mỹ và Nhựt sẽ nhắm vào …2014, Nhật Bản và Hoa Kỳ quyết định lui lại sau 2014 kế hoạch dời đi căn cứ Mỹ ở Futenma trên đảo Okinawa và Nhựt sẽ lảnh đạo Khối Nato Phương Ðông đang còn trong thời buổi phôi thai
Ðương nhiên cơn sốt quân-sự diển tiến từ 2011-2013 theo sách lược Eurasian: Chủ đề Biển Đông cũng được đề cập tới trong cuộc họp an ninh giữa bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Washington trong ngày 21/6/2011, theo báo Nhật Mainichi. Tờ này nói các bộ trưởng thúc giục các nước đảm bảo an toàn hàng hải và an ninh dựa trên cơ sở tự do giao thông. Theo báo Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đồng ý sẽ cùng giải quyết vấn đề tự do thông thương với các quốc gia Đông Nam Á. Hai bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng có mặt tại hội đàm về an ninh Mỹ - Nhật tại Washington 21/6 khi hai bên đồng ý về một chiến lược mới cho quốc phòng.
Một quan chức Nhật Bản được trích lời thuật lại rằng bà Clinton nói "hoạt động hải quân của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực", gồm cả biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) Đặc biệt, các báo Nhật còn đưa tin Washington sẽ đồng ý bán ḥệ thống chống hỏa tiễn (missile interceptor) cho "quốc gia thứ ba" nếu Tokyo coi là việc đó ph̀ù hợp với an ninh của Nhật. Người ta không nêu ra "các nước thứ ba" có nhu cầu mua hệ thống này của Mỹ là nước nào? Mỹ rất thích bán cho VN nhưng vì kẹt lịnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN, nhưng TQ cũng thừa hiểu “đụng đến VN là đụng đến Mỹ”
Trong ngày hôm qua các báo chí chính thống của Trung Quốc đã có những lời lẽ cứng rắn về căng thẳng mới đây trên Biển Đông: Tờ Hoàn cầu Thời báo thậm chí nói Trung Quốc phải tính tới cả phương án có “hành động quân sự” chống lại Việt Nam. Báo chí Việt Nam cũng đăng lại tin này, một diễn biến cho thấy quan hệ giữa hai bên xấu đi trông thấy trong những tuần gần đây.

Hoa Kỳ thả câu hơi lâu (1999-2009)
Năm 1999 Việt Nam và Philippines từng đưa ra đề xuất về một quy tắc ứng xử tại Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc bác bỏ; sau đó vì phãi nghe theo lời cũa Mao và Ðặng Tiểu Bình, nên Lưu Kiến Siêu buộc lòng tuyên bố: “Nay Trung Quốc cởi mở hơn và sẵn sàng xem xét các phương thức và sáng kiến mới nhằm "giữ gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực". Ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển được cho là có tầm quan trọng lớn này. Mới đây, Hoa Kỳ cũng tuyên bố tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh Asean khai mạc tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2010, đang có nhiều tiếng nói của các nước kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực thay vì tranh chấp. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc COC với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ông Lưu khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan về văn bản này" Tuy nhiên, hiện chưa có một thời gian biểu cụ thể cho đàm phán COC. Truyền thông Philippines nói Trung Quốc cùng các nước Asean đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) "Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang" Nếu quả như vậy, thì đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà thời gian gần đây đang có xu hướng căng thẳng. Các nước Asean và Trung Quốc hồi năm 2002 đã ký với nhau Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC) nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này bị cho là thiếu tính ràng buộc về pháp lý và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều lần kêu gọi đưa ra một cơ chế luật lệ chặt chẽ hơn.
Tổng thống Philippines tuyên bố Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; Ông Benigno Aquino III đã có phát biểu về chủ đề Biển Đông một ngày trước cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Asean và Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. "Nếu điều đó xảy ra thì tôi nghĩ Asean đã cho thấy chúng tôi sẽ đoàn kết thành một khối"."Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ 'Biển Nam Trung Hoa' với hàm ý đó là biển của Trung Quốc".Tân tổng thống Philippines cũng ca ngợi nỗ lực tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á của chính quyền Obama, nhất là trong lĩnh vực quân sự. ông Obama và lãnh đạo Asean dự tính sẽ đưa ra thông cáo chung kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và không sử dụng vũ lực. Trung Quốc đã tỏ ra tức giận sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là "quan tâm quốc gia" của Mỹ. Nhung Bắc Kinh nói Washington đang can thiệp vào chuyện nội bộ của châu Á. Mỹ tỏ ra quan ngại về tự do lưu thông hàng hải tại Biển đông, trong khi Trung Quốc cho rằng đây chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ quay trở lại khu vực. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley vẫn khẳng định rằng Mỹ ủng hộ "nguyên tắc tự do lưu thông trong khu vực" Khi nói tới chủ quyền, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không lùi bước hay nhân nhượng Tuy nhiên ông thủ tướng nói Bắc Kinh không muốn đối đầu. "Thế giới trong thế kỷ 21 không mấy yên tĩnh, nhưng thời nay không ai còn có thể đơn độc giải quyết các vấn đề bằng vũ lực nữa." Mà phải trên bàn mổ LHQ
Ôn Gia Bảo được nói là nhằm giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu về "một nước Trung Quốc thực sự" Trung Quốc muốn phát triển một cách hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc không làm hại ai và không đe dọa ai, có những cường quốc khi lớn mạnh thì bá quyền nước lớn. Trung Quốc sẽ không bao giờ theo chân họ." (Ám chĩ Hoa Kỳ) Trung Quốc "tự hào về tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua" và rằng hệ thống chính trị và kinh tế của nước ông đang cần đổi mới. Ông nói: "Trung Quốc sẽ còn cởi mở hơn với thế giới trong những năm tới" - "Hợp tác các bên cùng có lợi là chính sách lâu dài của Trung Quốc."
Ðể chuẩn bị, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ gặp ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara tại Hawaii, bắt đầu chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng bà Clinton cũng sẽ thăm Việt Nam, nơi bà chính thức khởi động sự tham gia của Hoa Kỳ vào hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng như các nước Campuchia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Úc. "Bà sẽ bắt đầu chuyến đi từ Honolulu, nơi gặp ngoại trưởng Nhật Maehara và sau đó ra tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương," phát ngôn nhân bộ ngoại giao P.J. Crowley nói trong cuộc họp báo. Chuyến đi này dự kiến sẽ tập trung vào vai trò quyền lực gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, mà trong những tuần qua Bắc Kinh và Tokyo từng có những lời lẽ qua lại gay gắt về tranh chấp biển đảo. Giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sức mạnh đồng minh Mỹ-Nhật mặc dù có căng thẳng sau quyết định hồi năm 2006 di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. Sự phản đối trong nước phần nào đã khiến thủ tướng Yukio Hatoyama mất chức, nhưng người kế nhiệm Natao Kan nói sẽ thực hiện việc di dời, một bước mà Hoa Kỳ nói là cần thiết để điều phối lại quân Mỹ ở Nhật. Bà Clinton sẽ tham dự Thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, mở đường cho tổng thống Barack Obama đến dự phiên thượng đỉnh năm sau, và kết thúc chuyến đi ở Úc bằng một phiên họp thường niên giữa hai nước về ngoại giao và quốc phòng.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được cho là có liên hệ chặt chẽ tới nguồn lợi thiên nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu khí, tới đâu thì còn là một câu hỏi lớn. Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km vuông, trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Ước tính về trữ lượng dầu khí tại đây không đồng nhất, với một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu thô hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ảrập Saudi - Thế giới hiện nay cũng đã bắt đầu khai thác dầu khí ngoài khơi nhiều hơn là trong đất liền. Chúng ta đang tìm kiếm dầu khí xa hơn, sâu hơn và trong các điều kiện khắc nghiệt hơn ở ngoài biển. “Không ai nghĩ đến dầu-khí dẩn đến tai hoạ khủng khiếp cho VN sau nầy!”
Khi nói tới Biển Đông, người ta hay nghe thấy cụm từ đi kèm là "nhiều dầu khí". Và một phần lớn trong nghiên cứu của các chuyên gia là xem xét liệu những trông đợi về nguồn lợi dầu ở đây có hiện thực hay không; Cũng cần phải nói là không thể chắc chắn về trữ lượng nếu như không khoan thăm dò, thế nhưng sẽ không có công ty hay tập đoàn nào bỏ tiền đầu tư thăm dò nếu như họ không được bảo đảm về quyền khai thác, nhất là tại các khu vực có chồng lấn chủ quyền. Vậy nên, điều quan trọng là các quốc gia tranh chấp đi đến một sự nhượng bộ nào đó để công tác thăm dò có thể thực hiện. Asean có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên, nhất là trong việc đối thoại với Trung Quốc về các vấn đề luật pháp và an ninh.
Tuy nhiên vấn đề chính là dường như Asean khó đạt được thỏa thuận chung, Tôi nghĩ đây là khó khăn lớn nhất. Thí dụ trong chủ đề Biển Đông, các thành viên Asean đồng thời cũng là các bên tranh chấp, vì vậy dễ hiểu là họ có thể nói cùng một giọng. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, cũng có khác biệt. Một số quốc gia Asean chủ trương muốn Trung Quốc tham gia mạnh mẽ hơn trong quá trình đưa ra một Bộ luật Ứng xử mang tính pháp lý chặt chẽ, nhưng lại có nước không hăng hái lắm. nếu như không có một cơ chế hợp tác hay thỏa thuận nào giữa các bên tranh chấp thì sẽ không có phát triển trong dầu khí hay bất kỳ lĩnh vực tại các khu vực chồng lấn. Thí dụ như nói về các đảo Trường Sa chẳng hạn. Nếu các nước liên quan cùng thống nhất coi chúng là "đá", không phải các đảo có người, không đi kèm đòi hỏi về thềm lục địa và khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý quanh các đảo đó, thì các tranh chấp sẽ được khoanh vùng trong vòng 12 hải lý xung quanh, tức là nhỏ đi một đáng kể. Thế nhưng như mọi đề xuất, quan trọng nhất là phải có ý chí chính trị của các quốc gia thì mới thực hiện được. Lúc này tôi chưa thấy có chỉ dấu rằng các nước tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ đồng ý với đề xuất này. Như năm ngoái, khi Việt Nam và Malaysia nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng thì Trung Quốc đã phản đối ngay lập tức. Hiện nay thì chúng ta sẽ chỉ thấy một sự giữ nguyên hiện trạng (status quo) mà thôi, nhất là khi các tranh chấp vượt ra ngoài phạm vi song phương mà có sự liên quan của nhiều quốc gia. Vì song phương Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bóp mũi là cái chắc; Tuy nhiên vẫn có khả năng các nước có thể hợp tác được với nhau thông qua các thỏa thuận khu vực khai thác chung, như trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất được về nguyên tắc dù chưa thực hiện một cách chính thức. Hay Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử ở Biển Đông ̣(DOC) cũng là một thỏa thuận cần được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho hợp tác và ổn định.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc gặp với lãnh đạo Asean, trong đó các bên sẽ ra thông cáo kêu gọi dàn xếp vấn đề Biển Đông một cách hòa bình; Hãng thông tấn Mỹ Associated Press dẫn dự thảo thông cáo chung nói Mỹ và Asean sẽ kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Quan ngại chủ yếu của Washington là xung đột trong khu vực có thể ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở đây; Phát biểu của bà Clinton đã gây phản ứng tức giận từ Bắc Kinh, Trung Quốc cho là Mỹ can thiệp vào vấn đề khu vực. Dự thảo thông cáo chung mà AP có được cho thấy Washington đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải, ổn định trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do buôn bán trong vùng Biển Đông. Thông cáo cũng sẽ "phản đối việc sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" Các vị lãnh đạo theo kế hoạch cũng sẽ tái khẳng định cam kết ủng hộ Tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông mà Asean và Trung Quốc đưa ra hồi năm 2002, trong đó kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Thông cáo chung cũng sẽ khuyến khích tìm kiếm một bộ Quy tắc ứng xử chăt chẽ hơn về Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và Giám đốc chuyên trách Á châu của Ủy ban An ninh Quốc gia Jeffrey Bader đã nói với các đại sứ Asean rằng tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội đã có kết quả, vì Trung Quốc "rõ ràng đã nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn". Những gì đang xẩy ra đều đi đúng trên trục lộ-đồ Eurasian Great Game của Permanent Government
Trong một cuộc gặp gần đây với quan chức Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về cách hành xử của các bên trong khu vực tranh chấp. Phía Mỹ tìm cách trấn an Trung Quốc rằng lời phát biểu của bà Clinton không nhằm vào bất cứ nước nào.
Ðể đi đến kết luận, các nước nhỏ cứ “làm-chũ”, nhưng để cho Trung Quốc “quản-lý” khai-thác và Mỹ chỉ độc quyền “chũ-đạo” đem bán sản phẫm bằng đồng đôla Xanh. Ðó là mục tiêu cũa Ðệ-II Skull and Bones (George H.W. Bush) còn Ðệ-1 là chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc (William Averell Harriman) dẫn giãi như theo tôi nghĩ: TQ, trái Xoài Riêng đã bị bóc cái võ ngoài gai-gốc, bây giờ chĩ còn bóc múi ra bõ vào miệng “Hẫu-Sực” lá. Ðể sau cùng thành lập một Liên Phòng Trung A (Center Asian Treaty Organization) dưới cái dù tối-huệ-quốc cũa Mỹ, (US Freedom Support Act) qua sự giám sát của Án-độ, vì năm 2020 Ấn-độ sẽ chiếm ngôi vị hạng-2 cũa Trung Quốc, kết thúc thê chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” 1920-2020) qua Eurasian-II (2020-2120)
• “American Dynasty” Kevin Phillips: W.A.Harriman had evolved its own version of Permanent Government akin the British model 1920 through now

Tướng Nguyễn Chi Vịnh là ai?
Quan hệ nồng thắm càng tăng lên tay đôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, liên quan tới vai trò của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và trên Biển Đông tiếp tục là đề tài được truyền thông phương Tây và của chính Trung Quốc bàn bạc. Sự quan hệ tay ba Việt, Mỹ, Trung Quốc, qua phân tích cũa các phản ứng Bắc Kinh về việc Việt nam và Washington tăng cường giao lưu về quân sự bên cạnh nhiều lĩnh vực khác liên quan tới an ninh, quốc phòng và chính trị lẫn kinh tế đang có những bước tiến đột phá chưa từng có. Theo chúng ta nghĩ về các vấn đề châu Á của nhiều tờ báo thiên tả trên thế giới, chuyến thăm bốn ngày trung tuần tháng Tám của siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington tới Việt Nam, chính là một thông điệp cho Bắc Kinh: "Thông điệp chính trị rõ ràng này là Hoa Kỳ cũng có phần tại nơi mà Trung Quốc cho là ao nhà của nhà mình." Hoa Kỳ quyết liệt chống lại bất cứ việc sử dụng sức mạnh nào nhằm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa được gọi là South China Sea, như điều mà Trung quốc huyênh hoang cho rằng: “Thật nghịch lý khi cho rằng South China Sea mà lại không phãi thuộc sỡ hữu cũa Trung Quốc? Ðó là lý do hàng thế kĩ nay người ta hay nói “cái lý của kẻ mạnh” thế nên TQ đả xập bẩy của Mĩ qua cáo già Henry Kissinger đả ổm-ờ “cái gì của China thuộc về China” có nghĩa món quà tặng cho TQ cứ chiếm Hoàng-Sa Mỹ ngó lơ cho TQ cứ chiếm, nhưng nhớ một điều là “khi Hà Nội cưởng chiếm miền nam là đừng nên lấy cớ đem quân TQ vào giữ sân sau, nếu TQ muốn trở thành siêu cường qua Mĩ giúp khoa học kỷ thuật và vốn liếng làm ăn thì nên ngoan ngoản nghe lời của Mĩ!”
Nhưng tình hình hiện nay khá gây cấn khi Trung Quốc đã ngay lập tức nâng tầm quan trọng của tuyến bố chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa lên tầm "lợi ích nòng cốt," khi đặt vấn đề chủ quyền ở vùng biển này ngang hàng với các tuyên bố của họ với Đài Loan và Tây Tạng. Về phía Việt Nam được Mỹ hà-hơi với lời lẽ cứng rắn, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (người của TQ nhưng làm việc ngầm mật thiết với Mỹ) đã kiếm cớ cho chuyến thăm Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngay trong tháng Tám 2010. Mỹ bật đèn Xanh ngay sau tuyên bố của giới ngoại giao và quân sự Washington được đưa ra tại các diễn đàn khác nhau ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đã có những động thái tái khẳng định chủ quyền và vị thế của mình một cách cứng rắn, như những thông điệp được đưa ra qua truyền thông nội địa. Nhưng tôi đoán chắc vì lý do an ninh nội bộ không giữ nỗi bỡi phãn gián CIA (ba ông đại sứ Mỹ và một Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt đã làm việc tại TQ như một cán bộ tình báo, một thời gian cần thiết trước khi đãm nhiệm tại VN) TQ đành sẽ buộc phãi mềm èo như con Bún mà thôi! Mấy ngày qua chĩ miệng Hùm gan Sứa cho sướng cái miệng!

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam – Ông là ai?
Ông Nguyễn Chí Vịnh một con người bí ẩn nhưng có vô số nhiều lời đồn đại trên các trang mạng có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ (không sai mà ngầm theo sự chỉ dẩn của CIA) và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích. Nhưng đả đến lúc chín mùi trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông… cũng nhờ khôn ngoan đi theo đúng trục lộ đồ sách lược toàn cầu của Mĩ
Hơn một tháng qua, kể từ cuộc họp hằng năm của Diễn Đàn Asean Forum (Asean Regional Forum – ARF) quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ, Trung quốc và Việt Nam có một chuyển dịch quan trọng. Bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary R. Clinton tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 23/7/2010 rằng “Hoa Kỳ xem việc tự do lưu thông, tự do lui tới và sự tôn trọng luật lệ quốc tế trên Biển Đông phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ”. Đồng thời bà Clinton nói Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc thương thuyết đa phương để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông
Lời tuyên bố này đánh dấu sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ từ một thái độ bàng quang thù địch (hostility) từ năm 1975 đến 1995 (20 năm thù địch) nay đổi lập trường quan tâm vào cuộc. Lập trường VN theo Hoa Kỳ được sự ủng hộ của 11 nước khác (trong đó có Việt Nam) trong số 27 nước tham dự nhưng chưa đủ bán phần?

Nhìn cung cách báo chí Việt Nam chạy tin (vốn chỉ được phép đi trong vòng lề do đảng cộng sản vạch ra) Trung quốc thừa biết đảng cộng sản Việt Nam đã đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông. Và nhìn sự ủng hộ nồng nhiệt chính sách mới của Hoa Kỳ của các nước trong vùng Đông Nam Á châu, Trung quốc giận dữ tưởng chừng như bị phục kích, (nhưng sự thật là bị rơi vào cái bẩy của Mĩ giăng ra từ tu chánh án “1970 Cooper Church”) nên hô hào đường "lưỡi bò" mà TQ ngang ngược tuyên bố
Không gì làm Trung quốc uất ức bằng khi thấy chính chiếc hàng không mẫu hạm George Washington vừa tham dự cuộc tập trận trên miền Bắc ngoài khơi bờ biển Nam Hàn chạy xuống Biển Đông đi qua vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (nơi Trung quốc từng tuyên bố thuộc chủ quyền của Trung quốc) cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý đón nhận bộ đội và viên chức Việt Nam từ Đà Nẵng được máy bay Hoa Kỳ đưa ra thăm viếng và xem diễn tập.
Dư luận, từ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đến cộng đồng Việt Nam hải ngọai rất lưu tâm đến biến chuyển ngoại giao ngoạn mục này nhưng họ có biết đâu trong lộ đồ Eurasian Great Game, đây là thời điểm “Roll Back” của Mỉ và đặc biệt quan sát mọi động thái lạ lung khó hiểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, biến đổi vừa khôn ngoan vừa cứng rắn như có chiếc đủa thần hướng dẩn. Thứ trưởng bộ Quốc phòng, một nhân vật được xem là thân Trung quốc bay lau nay nhưng lại có thái độ đổi ngược làm ngạc nhiên các chính khách
Tìm hiểu chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam qua sự quan sát các động thái của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là quan sát đúng đối tượng. Tuy nhiên có một vấn đề: Hợp tác quân sự Việt - Mĩ khiến TQ "nóng mặt" Tướng Nguyễn Chí Vịnh từ bao năm nay mang nhãn hiệu thân Trung quốc, nhưng thật ra Vịnh là tam trùng (triple cross) như Phạm Xuân Ẩn. Trong khi đảng cộng sản Việt Nam mang nhãn hiệu nhu nhược qua các đối sách đối với việc lấn chiếm đất liền, biển đảo của Trung quốc, nên các suy diễn từ sự quan sát động thái của đảng cộng sản Việt Nam và của tướng Nguyễn Chí Vịnh lần này có thể thiếu tính vô tư vì bị ám ảnh bởi chiêu bài nghe đã quen tai và hợp nhĩ với cộng đồng.
Cần tạm quên các nhãn hiệu, nhìn vào bức tranh chính trị và ngoại giao đang diễn tiến trước mắt để suy đoán tình hình một cách thực tiễn may ra có được một cái nhìn sát sự thật. Từ đó có thái độ hành xử thích đáng giúp bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và an ninh đất nước đồng thời tạo đòn bẩy đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do tại Việt Nam vào thời điểm thuận lợi nhứt cho VN trong ống kính của Mĩ.
Lý do nào Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh (viên tướng duy nhất dám coi thường tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng tướng Giáp có tiếng mà không có miếng, nhưng thật ra cả hai đều tranh nhau tỏ thái độ là công cụ trung thành của Mĩ, chỉ có khác là Giáp OSS móc nối 1945, còn Vịnh là ngay sau khi Gorbachov khuyên Hà Nội nên theo Mĩ để được hùng mạnh, ngặc nổi trong ống kính thì chưa tới thời điểm mà phải để cho VN chuốt lấy thêm nhiều kinh nghiệm đau thương, vì thế Tướng Vịnh đả gây nên nhiều tội ác triệt hạ các thành phần theo Mĩ trong phương sách :khổ nhục kế”) làm việc theo sự cố vấn của CIA đổi ngược lại như vụ Bauxit, không khác gì CIA làm việc với MTGPMN, VNCH và CSBV ngày xưa vậy thôi) Vịnh từng nắm Tổng Cục 2 làm việc rất gần gũi với tình báo Hoa Nam của Trung quốc. Quá trình ông Nguyễn Chí Vịnh làm việc với tình báo Trung quốc là một quá trình do nhu cầu khi Việt Nam cần dựa vào Trung quốc sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (CIA không muốn chụp thời cơ mà chưa đến thời điẻm decent interval kéo VN về phía Mĩ mà muốn VN phải chuốt thêm một thời gian dài với kinh nghiệm đau thương với TQ, có nghĩa Hà Nội không nghe theo lời Gorbachov. Vịnh buộc phải thân Trung quốc do nhu cầu công tác ngầm với CIA – nhưng có điều đáng khen là chưa có bằng chứng Vịnh sẵn sàng bán nước cho Trung quốc.

Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tại miền Nam có «Đặc ủy Trung ương Tình báo» trên danh nghĩa là một cơ sở tình báo Việt Nam nhưng hoàn toàn được Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và điều khiển, vì thế CBCS mới vào nằm cạnh tổng thống Diệm và Thiệu. Nhưng không vì vậy các vị từng làm giám đốc Đặc Ủy Trung ương Tình báo – tuy là những nhân vật thân Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ đề nghị vào chức vụ đó – đều là người không biết phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa. Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy, Đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng làm băng hoại xã hội, đảng đã tỏ ra nhu nhược không bảo vệ nổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế, nhưng cấp lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam không đến nổi «ngu» đồng một lòng đem nước bán cho Trung quốc. Có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ trăn-trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung quốc. Và khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách Đông Á – Thái Bình Dương là họ mừng húm chụp lấy thời cơ ngay, nhưng thật ra cũng vì chính sự an- nguy của Hoa Kỳ nữa (vì điều dễ hiểu không bao giờ Mĩ muốn TQ nắm vòi xăng, đó là lý do Mĩ gây chiến ở Trung Ðông) thì đây là một cơ hội cho những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mở mắt và chụp lấy thời cơ

Động thái chuyển hướng ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam không thể nhầm lẫn được (ngoại trừ chúng ta nhắm mắt không muốn nhìn thấy vì thành kiến):
(1) Ủng hộ lời tuyên bố của bà Hillary Clinton tại Hà Nội
(2) Cho báo chí đăng tải đầy đủ chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông
(3) Cho bộ đội và viên chức ra thăm mẫu hạm George Washington khi mẫu hạm này chạy qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam,
(4) Đón tiếp nồng hậu chiến hạm USS John S. McCain tại cảng Đà Nẵng
(5) Đặt tên con đường lớn dài 13 km chạy dọc bờ biển thành phố Đà Nẵng từ Tiên sa đến ranh giới tỉnh Quảng Nam là đường Hoàng Sa – Trường Sa trong một buổi lễ đóng tên đường được phổ biến rộng khắp, cấm nhắc lại tên China Beach trên biển Mỹ Khê
Tuy nhiên Hà Nội vẫn phải theo đuổi chính sách «cân đối» giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Và trong khi Trung quốc nghi ngờ, giận dữ, chất vấn, dọa nạt không ai tốt hơn đi làm công tác ngoại giao với Trung quốc bằng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thân TQ?
Để chuẩn bị cho Hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng của khối Asean cộng với 8 nước liên hệ gồm Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan (Asean Defense Ministers Meeting Plus – ADMM+) sẽ triệu tập tại Hà Nội trong hai ngày 11 & 12/10 năm nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh có chương trình gặp đại diện quốc phòng của hai quốc gia chính yếu là Hoa Kỳ và Trung quốc để trao đổi quan điểm mà nếu không có mặt TQ là điều thất bại của VN
Ngày 17/8 ông Nguyễn Chí Vịnh gặp đại diện bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội và ngày 25/8 ông gặp đại diện quốc phòng Trung quốc tại Bắc Kinh; Sau cuộc gặp gỡ tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một cuộc họp báo trả lời các câu hỏi khá hóc búa của đại diện báo chí thân Bắc Kinh (http://www.qdnd.Việt-Nam/QDNDSite/vi...8/Default.aspx) trong đó có câu hỏi quan trọng do Mạng Hoàn Cầu (Trung quốc) đặt ra: Hà Nội cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.
Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tướng Vịnh cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, theo Vịnh sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước thể hiện đồng lòng phương châm “ba không”:

(1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;

(2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;

(3) Không dựa vào nước này để chống nước kia (điều nầy CIA cố vấn để không bị là bải chiến địa bị tàn phá trước nhứt! Nhưng ai biết về sau nầy sẽ có nhiều thay đổi đột biến, chinh trị mà, nói một đường làm một nẻo?

Theo phân tích của Hà Nội đây là câu trả lời khéo léo nhất trong thế chuyển hướng hiện tại vừa thân Hoa Kỳ vừa làm yên lòng Trung quốc. Khi ông Nguyễn Chí Vịnh nói “chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào.” ý của ông Nguyễn Chí Vịnh khá rõ rằng chính sách 3 không là “không” với cả Hoa Kỳ và Trung quốc
Trong bối cảnh chiến lược hôm nay tại Đông Á – Thái Bình Dương, chọn chính sách 3 không như trên là một sự lựa chọn đúng đắn. Việt Nam không cần phải liên minh quân sự trên giấy trắng mực đen với ai, Việt Nam không cần có căn cứ quân nước nào tại Việt Nam mới có thể hổ trợ Việt Nam nếu bị Trung quốc tấn công. Khi bị tấn công chỉ cần một lời kêu gọi chính thức của chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn có thể can thiệp như hồi Ðệ-2 thế chiến Mĩ nhảy vào. Nếu có chiến tranh, Mĩ cũng chơi Cha, cho những nước cò con đánh đấm nhau túi bụi rồi Mĩ mới nhảy vào giờ phút chót

Thêm vào việc nói ra chính sách 3 không như trên không nên được diễn dịch một cách sai lạc cố ý như là một chính sách “thân Tàu chống Mỹ”. Trái lại nếu xét nhu cầu đặt căn cứ tại Việt Nam, Trung quốc rất cần căn cứ Cam Ranh để dễ dàng thực hiện chính sách khống chế Biển Đông thì chính sách 3 không có thể làm buồn lòng Trung quốc hơn là Hoa Kỳ nếu đem cân nhắc? Trong mọi trường hợp không có một căn bản lý luận nào để phán đoán một cách cưỡng chế rằng lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là do Trung quốc mớm như một số nhà bình luận trong cộng đồng Việt Nam nghĩ vậy (mà thật ra do Mi móm, đó là cái sâu sắc của câu hỏi, Tướng Vịnh nói như cái máy được điều chỉnh trước, qua một bộ óc viển tượng)

Một câu hỏi khác của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh.
Hỏi: “Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?”

Trả lời: “Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.
Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, (là do tư tưởng khôn ngoan để tránh khỏi là bãi chiến trường đầu tiên?) Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Mà sự thật Mĩ muốn chuyển mục tiêu một nước TQ hung cường dùng khoa học kỹ thuật để cùng các nước khác lo cho nhân loại về thãm hoạ thiên tai, môi trường sống, nhiệt độ trái đất tăng dần, bịnh hoạn và nghèo khó …

VN mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.”
Trong câu trả lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng chữ “phát triển quốc phòng” của Trung quốc và “quan hệ quốc phòng” giữa Việt Nam và Trung quốc nhưng trong bản tin sớm nhất bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã ngày 25/8 (do mạng Bauxit dịch ra Việt ngữ cùng ngày) Tân Hoa Xã cố tình viết chệch ra là phát triển quân sự và làm cho thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trở thành đề tài chỉ trích của dư luận vi TQ thừa hiểu thâm ý quá khôn ngoan nầy do người ở phía sau móm lời trước
Trong ngôn ngữ ngoại giao “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. “Phát triển quốc phòng” có thể bao gồm sự phát triển các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và có tính tự vệ, trong khi “phát triển quân sự” có tính “phóng tầm sức mạnh” (power projection) ra ngoài và đe dọa lân bang. Nếu tướng Nguyễn Chí Vịnh ủng hộ phát triển quân sự của Trung quốc thì quả ông quá ngây ngô

Người Việt trong và ngoài nước từng đấu tranh với đảng cộng sản Việt Nam độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Mục tiêu đó không bao giờ thay đổi. Nhưng hiện giờ trước mắt chúng ta có thêm một công tác khác là bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lăng của Trung quốc. Nếu đất nước rơi vào tay Trung quốc thì cuộc tranh đấu cho độc lập, dân chủ, tự do trở thành vô vọng. Cho nên chúng ta, ít nhất là khối người Việt hải ngoại cần tỉnh táo quan sát tình hình để nếu người cầm quyền trong nước có chính sách tích cực trong công cuộc chống xâm lăng của Bắc phương chúng ta cần nhanh chóng ủng hộ nên lắm thay

Mỹ xúi Trung Quốc đánh Việt Nam với mục đích gì?
Cám ơn câu trên đây của bạn LôiBằng TQLC làm tôi nhớ đến đến nước Mỹ là vua xúi bẫy cho người ta đâm chém.nhau trong khi Mỹ như ngư ông thủ lợi. Nhiều khi tôi nghĩ Mỹ không chỉ là ‘dám-đốc” mà là “Tổng Dám Ðốc” Như nước Kuwait nhỏ xíu, nhưng nhờ thiên nhiên ưu đải có quá nhiều dầu mỏ và người dân được ơn mưa móc của Thượng-đế nên thu nhập theo đầu người được đứng nhứt thế giới. Làm sao bảo Kuwait chia bớt cho Tư-bản Mỹ 100 tĩ dollar? Thế là CIA xúi Saddam Hussein nên xác nhập Kuwait thành một nước cho gọn; Thế là gải đúng điểm ngứa của Hussein, nhưng Hussein rất cẩn thận, bèn triệu hồi Bà đại-sứ Mỹ April Glaspie để hỏi ý kiến (điều nầy vừa rồi CIA cũng lập lại với TQ về vụ Biển Ðông “cái gì của biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là thuộc của TQ“) Bà Glaspie trả lời: “We do not have any defense treaties with Kuwait, and there are no special defense or security commitments to Kuwait” and “We have no opinion on the Arab conflicts, like your border disagreements with Kuwait” (Câu trên đây VN sẽ dính chấu? Làm thinh không ý kiến có nghĩa là Okay! Nên Hussein xua quân qua chiếm Kuwait; Báo hại Hoa Kỳ được tiếng thế thiên hành đạo được cả thế giới khen ngợi là hiệp sĩ kiếm khách; Nhưng khi đuổi quân đội Hussein đến biên giới là ngưng ngay: Người Mỹ có câu, dùng chỉ một viên đá nhưng giết được hai con chim, trong khi xúi bẩy hai phe chống đối thanh toán đẩm máu là Mĩ sẽ giải phóng nhân dân Iraq tại Baghdad. Ðiều nầy gây câm thù giữa Sunny và Shite, giống như hành quân Phượng Hoàng của William E Colby để cho khi quân BV chiếm Saigon thì MTGPMN không thể cùng quân đội VNCH vào lập mật khu chống lại Hà Nội. Mục tiêu duy nhứt là tàn phá để xây dựng theo học thuyết Malthus. Thế là Kuwait bỏ ra 100 tĩ cho Mỹ tái thiết những đổ nát do chiến tranh. Ðiều nầy lập đi chiến tranh VN và lập lại chiến tranh Iraq lần hai
Căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang trong những tuần lễ gần đây, với việc hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Việt Nam báo động về những gì mà hai thành viên Asean này gọi là những hành động ngày càng hung hăng và mạnh mẽ của Bắc Kinh trong vùng biển diễn ra tranh chấp.
Ðúng là Ðiếm chợ xúi bẩy cho đả rồi lại ra cái điều xoa dịu tình hình, Hoa Kỳ cho hay sẽ tìm cách giúp xoa dịu căng thẳng ở khu vực Biển Đông vốn có vị trí chiến lược và giàu có về mặt tài nguyên, khi các quan chức ngoại giao của Washington hội đàm với các đồng nghiệp Trung Quốc tại Hawaii hôm thứ Bảy.
Vấn đề chúng ta muốn khảo sát nơi đây là có phải Hoa Kỳ đã lặng lẽ cho Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ để mặc cho TQ quậy phá vùng Biển Đông của Việt Nam, miễn là phải để thông thương hàng hải quốc tế và đừng lấn ép gì tới Phi Luật Tân, quốc gia nhiều thập niên trong vòng bảo kê của Mỹ. Tại sao Mỹ muốn TQ quậy phá Việt Nam?
Có phải đây là một độc chiêu mới của Mỹ, để phá thế liên minh có thể có giữa TQ-VN và đồng thời làm suy yếu tiềm lực của cả 2 nước “anh em xã hội chủ nghĩa” này? Hay đây là độc chiêu để làm TQ bận rộn với những cuộc tranh chấp biển với VN, nhằm lấy thế gây hấn này để cho cả thế giới thấy được mặt thật của TQ, và từ đó sẽ không ai sẽ tin thật vào TQ nữa?
Điều thấy rõ trước mắt, chỉ trong vòng vài ngày của sự biến cắt dây cáp Biển Đông, Trung Quốc trở thành một kẻ thù minh danh với hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước. Có phải Mỹ chờ đợi giây phút 2 nước TQ-VN trở mặt kình nhau như thế không? Và như thế, có phải một cách tự nhiên, VN thấy sẽ gần với Mỹ hơn, bất kể từ nhiều năm qua Hà Nội liên tục chửi mắng Mỹ là ‘diễn biến hòa bình, phá hoại chế độ XHCN Việt Nam…’? Như thế, có phải là chỉ cần một cái gật đầu (hoặc hiểu ngầm là gật đầu) nhẹ nhàng của Mỹ để cho TQ quậy phá Biển Đông, là thế liên kết XHCN giữa Bắc Kinh và Hà Nội lập tức tan vỡ?
"Hoa Kỳ không có ý định thổi bùng ngọn lửa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và chúng tôi có một sự quan tâm rất mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở đây", ông Kurt Campbell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói với truyền thông hôm thứ Sáu đ ể VN vào bẩy lên lưng Cọp nhưng lại không dám nhảy xuống, có nghĩa là nghe theo lời Mĩ thay đổi chính thể một cách rỏ ràng trước công luận thế giới, đúng ngay vào thời điểm decent interval 10 năm trù dập TQ và VN phải vân lời Mỉ để được đón tiếp tại Washington đi đường hoàn bước vào cửa chính thay vì hậu-môn.
Thế là phái đoàn VN hối hả tới Washington họp về Biển Ðông. Phái đoàn ngoại giao và quân sự VN đả tới thủ đô Washington để họp về “Ðối thoại Mỹ Việt về Chính-trị, An-ninh và Quốc phòng. Chúng ta cũng dư sức hiểu Mỹ nói gì về sự thay đổi chính trị tại VN nếu muốn được sự bảo đảm nào đó của Mỹ, nhưng sự thật mọi việc đều ngoại giao, quốc phòng và một số bộ ngành khác do ông Andrew Shapiro đi đúng theo lộ đồ của Mỹ về diển tiến hoà bình không tiếng súng mà vẩn thay đổi chính trị: đặc biệt Campell họp riêng với tướng Trần Quang Khê, không ai biết gì trong 3 buổi họp mật nầy, chi được phổ biến ồn ào trong buỗi họp ngày 17/6/2011. Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn; phía Mỹ viên chức ngoại giao, quốc phòng nói trên cuộc họp đối thoại lần nầy, gần như Mỹ ra chỉ thị VN phải nghe Mỹ để nâng quan hệ hai nước lên mức quan hệ đối tác chiến lược gần như lời cam kết ngầm như đả với Philippine và Nhựt Bản. Kết quả Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi đột biến về chính trị vì thời điễm decent interval đã đến phải hoàn thành về mục thay đổi chính trị ở VN. Hậu quả VN vừa trả tự do cho cây bút bất đồng chính kiến, đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, bà Trần Khải Thanh Thủy.
Từ California, bà Thủy cho BBC hay qua điện thoại rằng bà như 'từ địa ngục đến thiên đường' và vẫn còn 'lâng lâng chưa tin' rằng đã được tự do.
Bà cho hay "Họ giữ bí mật đến phút chót" về việc thả bà ra từ nhà tù tại Thanh Hóa:
"Họ cho tôi mặc bộ quần áo trại, đội chiếc nón mê. Đến khi ra cửa thấy rất nhiều an ninh mới biết có chuyện gì đó. Rồi họ đọc lệnh tha bổng."
Bà nói bà bị đưa ngay ra sân bay, không kịp qua nhà riêng.
Bà nói "Tôi không tin được dù đó là sự thật. Nhiều lúc đang ngủ vẫn mơ ngỡ như mình vẫn trong tù, có cảm giác bị canh gác,"
Còn nhiều đột biến thả tù nhân lương tâm sẽ xảy ra, nhứt là Ông Cù huy Hà Vũ và một số luật sư bị cầm tù, những người mà chính quyền CS muốn tha nhưng phải bắt nhốt cho cái resumé soạn thảo quy ước đứng đắn về đầu tư nước ngoài vào VN phải được bảo đảm, còn như Bác sỉ Nguyễn Ðang Quế họ gọ gọi là ngụy quyền muốn nhốt biết mấy nhưng Mỹ bảo thả, thế cho biết CS luôn luôn nói cứng nhưng thật ra mềm nhủng như bún. Bây giờ đả đến thời điểm dân tộc VN đả thoát khỏi cáí gông độc tài đảng Mafia trị- Xin thương đế ban phước lành cho dân tộc Việt

Ðả đến lúc Sam Việt đeo cứng trên lưng Cọp
Thời sơ khai khi thế giới mơ ước thiên đường xã hội chủ nghĩa, ảo tưởng của sáu thập niên trước đã qua rồi; Trong không khí tàn-tạ của Chủ nghĩa Xã hội hiện nay nhất là khi nhu cầu dân chủ là một thúc bách trong cuộc vận động nội lực của toàn dân, ý thức dân chủ sẽ có sức mạnh trở về đánh tan mọi tàn tích của độc tài đảng trị.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích; Nhưng trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông, đó cũng nhờ lắng nghe sự cố vấn của CIA như lập lại thời tam trùng Phạm Xuân Ẩn
Nội dung cuộc họp báo của tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh ngày 25/8/2010 cho thấy sự khéo léo như thể của một nhà ngoại giao dày dạn của ông trong một hoàn cảnh rất tế-nhị của đất nước và của chính cá nhân ông như có một phù thủy huyền năng đang đứng sau lưng Vịnh nhắc tuồng
Thế tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai vậy? Vẫn chưa có câu trả lời, nhưng không vì thế mà người Việt hải ngoại chúng ta chụp lên đầu ông mọi thứ mũ! Nào là … đến độ giận dữ: Tên trung tướng nguyễn chí vịnh, thứ trưởng quốc phòng phe Tàu cộng, cầm đầu tổng cục 2 cơ quan tình báo, đả có lần đấu tố có cả Võ nguyên giáp, Vỏ văn kiệt là CIA khiến nhiều CBCS bất mản. Tổng cuc 2 được coi như trực thuộc tỉnh báo Hoa Nam Tàu cộng, vì vậy, tuy là thứ trưởng QP nhưng Vịnh qua mặt BTQP Phùng Quang Thanh cái ào, tiếp xúc tùm lum với thế giới, một điều vô cùng cấm kỵ với bọn CSVN. Nhự gần đây Vịnh bổng bỏ hẳn chủ trương ‘Quốc-phòng song phương Trung/Việt để chạy theo QP đa phương theo chiến lược của Hoa Kỳ?
Trong một cuộc phỏng vấn của báo Trung cộng, Vịnh buộc phải lộ nguyên hình là tam-trùng (triple cross): “không có phương pháp nào xây dựng lòng tin hơn là sự minh bạch. Chúng tôi không bao giờ muốn xử dụng vủ lực để đạt lợi ích riêng tư, và một thông điệp nữa mà chúng tôi muốn gởi đến cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan tới việc xử dụng vũ lực hay đe-doạ xữ dụng vũ lực và chúng tôi có khả năng ngăn cản điều đó” (Nếu VN thình lình tự vệ oanh tạc đập thủy điện Tam-Hiệp cũng như nhiều đập khác thì hậu quả sẽ ra sao? Chúng ta có thể nhắm mắt lại trong giây lác thì nghiệm ra như xảy ra tình trạng tận-thế tại TQ?
Cuối cùng Vinh dứt khoát Việt Nam không còn là kẻ tôi-tớ Tàu cộng khi cho rằng Việt Nam có thể phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga/Mỹ, thế nên hàng ngủ trong bộ chính trị đang trở cờ…vì thế hiện nay VNCS không thể trở lại với Tàu nữa vào thời điễm decent interval 10 năm “trù-dập” TQ trên trục lộ đồ Eurasian 1920-2020. Khi Mỹ đã thực sự roll-back tại biển đông sau khi overhauling the damage control
Vì đã đến thời điểm roll back với mục tiêu: chắc chắn là nhửng targets con số như 430 tỷ hay 1450 tỷ đi nữa sẽ đóng một vai trò không nhõ giữa Mỹ/Tàu, dân Mỹ đang thất nghiệp dài lâu như sự kiên-nhẩn có hạn trong cuộc chiến VN phải đến thời kỳ giải quyết, khiến thị trường địa ốc có muốn lên cũng không lên được nổi, muốn tiêu thụ hành hóa made in china cho rẻ thì cũng không còn tiền (out of pocket) Do đó các hảng xưởng Mỹ có khuynh hướng quay trở lại Mỹ cho dân Mỷ có công ăn việc làm.
Phải xác định Nguyễn Chí Vịnh là ai ? Vụ án siêu nghiêm trọng TC-2 và T4 hay khác đi cuộc tranh chấp giữa hai phe Lê Ðức Anh và Võ Nguyên Giáp đang diễn ra khốc liệt. Cả hai phe đang tung những đòn chí tử vào đối thủ. Bài viết dưới đây của ông Võ Ðồng Ðội (có lẽ là tên giả do CIA đặt hàng, cũng như Nguyển Cao Kỳ là người ‘giả’ đả giải phẩu) viết về Nguyễn Chí Vịnh, con trai thứ của Nguyễn Chí Thanh, vừa mới được phe Lê Ðức Anh thăng cấp Trung Tướng (do L ê Ðức Thọ (Mỹ) đề nghị). Nội dung của bài viết cho thấy Nguyễn Chí Vịnh chỉ là một tên lưu manh không hơn kém, nhưng vì là con của Nguyễn Chí Thanh, và là bộ hạ của Lê Ðức Anh nên đã leo lên được tới hàng tướng của Cộng Sản Việt Nam? Ðiều nầy không đúng lắm! Ðây là giai đoạn khổ nhục kế để loại dần những chóp bu thân TQ ra khỏi cơ quan quyền lực bằng bửu-bối tham-nhủng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng con bài úp của Mỹ thì chẳng ai dám đụng đến.
Sự nhận xét về Vịnh để đánh lạc hướng theo nguyên lý phương thức tình báo: Một tên lưu manh, tham nhũng, tội phạm, trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một Thượng úy chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, bắt đầu 2010 cho đến nay, người lên tiếng nhiều nhất về các biến cố trên Biển Đông và về quan điểm cũng như chiến lược đối phó của Việt Nam trước sự uy hiếp của Trung Quốc chính là Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Vịnh vừa phát biểu chính thức tại Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn Khu vực ASEAN (AFR) ở Indonesia vừa trả lời phỏng vấn của báo chí, cả báo chí ngoại quốc lẫn báo chí Việt Nam như là một người văn-vỏ song toàn. nhờ có CIA ngầm đứng sau lưng
Đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc (cái tài của CIA là làm cách nào BTQP Trung Quốc ph ải có mặt ở Hà Nội trong vài tháng tới). Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Chí Vịnh kể từ sau khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng quốc phòng vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh đã không được báo chí tại Việt Nam đề cập nhiều, thậm chí không nói rõ mục tiêu và thời gian thăm viếng của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh, cũng giống như thời kỳ Kissinger đi đêm với TQ. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại thổi lớn việc Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn quân sự thăm viếng Trung Quốc với mục tiêu thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nhân dịp đánh dấu 60 năm quan hệ Trung Việt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đã hết lòng khen ngợi Nguyễn Chí Vịnh và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Rỏ ràng ngay đến TQ mà còn vướng mưu của Tình báo Mỹ, vì sự thật Mỹ đả tĩ mĩ hoá lộ đồ chiến lược toàn cầu 100 năm và cứ theo đó mỗi decent interval phải hoàn thành mục tiêu để sang decent interval khác, những ai là chướng ngại vật trên trục lộ-đồ ấy phải bị triệt tiêu như anh em Kennedy, Johnson, Nixon, Regean, William E Colby …
Từ đầu năm 2010 đến nay, có lẽ Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội viếng thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Tại sao? Nguyễn Chí Vịnh và Tô Huy Rứa được coi là hai nhân vật “thân tín” nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tô Huy Rứa đang được Bắc Kinh hỗ trợ để trở thành một lý thuyết gia “Mác-xít” cuối mùa tại Việt Nam; giống như Liên Xô đã từng uốn nắn Đào Duy Tùng trở thành lý thuyết gia “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” vào những năm cuối thập niên 80. Tô Huy Rứa hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, nắm trong tay toàn bộ công cụ báo chí tuyền thông và các cơ sở giáo dục. Tô Huy Rứa còn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, một cơ quan trá hình để tổ chức những buổi học tập bồi dưỡng chính trị và tư tưởng cho các cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy của cán bộ chính trị từ Trung Quốc
. Nguyễn Chí Vịnh đang được Bắc Kinh chuẩn bị nắm vị trí số một trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh. Sau khi Nguyễn Chí Thanh chết ở trong Nam thì Nguyễn Chí Vịnh được gia đình Lê Đức Thọ nuôi nấng (có ai hiểu được Thọ là con cờ của Mỹ và được Mỷ bảo đảm muôn năm triều đại Lê Ðức Thọ và có quyền truyền ngôi lại cho bất kỳ ai mà Thọ ủy thác không biết chừng là Nguyễn Chí Vinh?). Năm 1977, Nguyễn Chí Vịnh nhập ngũ và tốt nghiệp sĩ quan thông tin, năm 1979, Nguyễn Chí Vịnh vào làm việc cho cục Nghiên cứu Bộ quốc phòng. Tháng 2 năm 1995, Nguyễn Chí Vịnh giữ nhiệm vụ chỉ huy Cục 12, Tổng cục 2. Năm 1997, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Phó tổng cục 2. Đây là thời kỳ Nguyễn Chí Vinh đã được lệnh cấu kết với phe nhóm Lê Đức Anh ngụy tạo một số bản tin tình báo mật của cơ quan CIA Hoa Kỳ, cáo buộc là CIA đã móc nối một số nhân vật cao cấp của Cộng sản Việt Nam, trong đó có các ông Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt và cả Võ Nguyên Giáp, với âm mưu làm loạn để lật đổ chính quyền cộng sản. Ông Võ Nguyên Giáp đã viết thư tố cáo những ngụy tạo này và yêu cầu điều tra Nguyễn Chí Vịnh nhưng Lê Đức Anh đã gạt ra theo lệnh của tình báo Mỹ vì đây là kế hoặch đánh hoả mù của CIA để cho Vịnh có cớ loại dần những thành phần nồng cốt của TQ nhưng lại không chịu tham nhủng để Vịnh loại ra; điều nầy lập nhung gi mà Mỹ khai thác kín đáo triple cross Phạm Xuân Ẩn mà Mai Chí Thọ chả hiểu gì cả
Nhờ những việc làm nói trên, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Thiếu tướng vào tháng 7 năm 1999 và 3 năm sau được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục 2 vào tháng 8 năm 2002, thay thế Trung tướng Đặng Vũ Chính là bố vợ của Vịnh về hưu. Kể từ khi nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã trở nên thân thiết với Bắc Kinh nhiều hơn và hai phía đã có những hợp tác trao đổi về các tin tức tình báo, phải phục CIA về điểm nầy? Nguyễn Chí Vịnh đã cung cấp cho phía Trung Quốc danh sách cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có cảm tình hoặc không có cảm tình đối với Bắc Kinh, để cho Bắc Kinh ra tay thủ-tiêu như Võ Văn Kiệt. Dựa trên danh sách này, Trung Quốc đã tìm cách mua chuộc và gây ảnh hưởng lên hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Trong mối quan hệ này, Nguyễn Chí Vịnh được coi là “con thoi” giữa Nông Đức Mạnh với lãnh đạo Bắc Kinh. Đặc biệt, Nguyễn Chí Vịnh được Nông Đức Mạnh giao cho nhiệm vụ liên lạc về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Tháng 12 năm 2004, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Trung Tướng nhờ giúp TQ trúng thầu tại Tây nguyên
Vào năm 2006, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đều muốn đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương Đảng nhân đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh đã bị tấn công dữ dội về vụ Tổng Cục 2 làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời uy tín của Nông Đức Mạnh bị suy giảm một cách thê thảm sau khi phe Nguyễn Tấn Dũng khui ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông từ cuối năm 2005, vì thế mà tên của Nguyễn Chí Vịnh đã không được để vào danh sách ứng viên Trung ương đảng để cho các đại biểu chọn lựa trong đại hội X vào tháng 4 năm 2006.
Nguyễn Chí Vịnh không được vào Trung ương đảng nhiệm kỳ X là một thất bại lớn của Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh, vì Vịnh bị chống đối quá mạnh trong nội bộ. Rút kinh nghiệm đau thương này, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đã giúp cho Nguyễn Chí Vịnh cách chuẩn bị khác. Tháng 2 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng bộ quốc phòng và đến tháng 8 năm 2009, Nguyễn Chí Vịnh thôi kiêm nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục 2; người thay thế là Trung tướng Lưu Đức Huy, đàn em đáng tin cậy của Vịnh.
Sau khi không còn nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được sửa soạn xuất hiện ra bên ngoài với một tư thế mới như: Chủ tọa buổi lễ công bố sách trắng Bộ Quốc Phòng vào tháng 12 năm 2009; Chủ tọa buổi gặp gỡ các tân đại sứ, trình bày về đường lối an ninh quốc phòng của Cộng sản Việt Nam trước khi lên đường nhận nhiệm sở vào tháng 1 năm 2010; gặp gỡ và trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về tình hình an ninh vào tháng 2 năm 2010; dẫn một phái đoàn quân sự cao cấp viếng thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 2 năm 2010. Những diễn tiến “thăng quan tiến chức” của Nguyễn Chí Vịnh nói trên, cho thấy là Vịnh đã được chuẩn bị khá kỹ qua sự cố vấn cũa tình báo Mỹ. Với đà này, vài năm nữa, Nguyễn Chí Vịnh sẽ leo vào Bộ chính trị và lên nắm chức Bộ trưởng quốc phòng thay thế Phùng Quang Thanh, thân Phương Tây. Hiện nay trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam có 5 Thứ truởng, chỉ có một mình Nguyễn Chí Vịnh là chưa vào được Trung ương đảng; do đó, nhiều phần phe Nông Đức Mạnh và Bắc Kinh sẽ phải chạy nhiều cửa để vận động cho Vịnh được đề bạt vào Trung ương đảng trong đại hội đảng lần thứ XI vào tháng 1 năm 2010 là trúng kế Mỹ, nhưng điều đó không cần thiết, Thiếu tướng De Gaulle, Nguyễn Cao Kỳ vẩn chỉ huy trên cả 4 sao nữa thì sao?
Nguyễn Chí Vịnh năm nay mới 53 tuổi. Vịnh còn đến hơn 10 năm nữa để “phấn đấu” leo lên làm thành viên Bộ chính trị và làm Bộ trưởng quốc phòng nếu đảng Cộng sản Việt Nam còn sống lâu đến đó? Còn tướng Vịnh thì biết ÐCS sẽ tan từng mảnh nhỏ. Đương nhiên, Bắc Kinh sẽ giúp tiền cho Vịnh để chạy đúng cửa như đã từng giúp cho nhiều cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay vào Trung ương đảng và Bộ chính trị. Sau khi vào rồi họ phải làm tay sai cho quan thầy. Nguyễn Chí Vịnh không thể đi ra ngoài quỹ đạo của Bắc Kinh ? (TT Diệm đặt hết tin cậy vào tướng Tôn Thất Ðính giữ Quân đoàn 3 và Vùng 3 CT, nhưng khi đảo chánh Mỹ bảo nên theo ta thì việc gì xẩy ra?)
Vụ Tổng Cục 2 nổ ra bắt nguồn từ lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (luôn luôn được KGB/CIA bảo vệ) ngày 3/1/2004 gửi cho Ban chấp hành TƯÐ, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm Tra TƯÐ dài 7 trang, trong đó lần đầu tiên tướng Giáp dùng từ “Siêu nghiêm trọng ” để chỉ Vụ án Tổng cục 2. Tổng Cục 2 dược lập trên cơ sở của Cục 2 là Cục Quân Báo trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, được nâng cấp lên đến ngang hàng với bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục chính trị, trực tiếp với bộ Quốc phòng, với những quyền hạn đặc biệt về An ninh, tình báo, phản gián, bảo vệ nội bộ Nhà nước, Đảng, Quân đội, có quyền thăm dò mọi người kể cả những vị trí cao nhất . Tổng cục 2 lại có quan hệ đặc biệt với Cục Tình Báo Hoa-Nam – Trung quốc.
Tướng Giáp yêu cầu giải thể ngay TC 2, đưa nó trở về chỗ cũ, là Cục Quân Báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Bộ Chính trị và TƯÐ đầu năm 2005 đã quyết định lập Ban điều tra liên ngành xem xét vụ này, nhưng bộ chính trị đã ếm nhẹm bản báo cáo đặc biệt của Ban này, không đưa ra TƯ Ð, cũng không đưa ra Đại hội X. Do ý đồ của Đổ Mười và Lê Đức Anh, Nguyễn Chí Vịnh không những được cử là Tổng Cục trưởng TC 2, còn được thăng Trung tướng và nay là Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng (không công bố công khai? Do ai ở đàng sau?).
Còn vụ T4 là vụ do TC2 của Nguyễn Chí Vịnh bịa ra rằng họ đã cài được một nội gián trong CIA Mỹ mang bí danh T4, và T4 cho biết hàng loạt các vị như: Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần văn Trà, Lê Khả Phiêu, Nguyễn văn An, Võ Văn Kiệt , Võ thị Thắng … đều làm việc, công tác với CIA để thanh toán các vị lập trường ngả hẳn về Mỹ … theo khổ nhục kế vì còn quá sớm chưa đến decent interval 2010 roll-back/TBD -.phải hy sinh những thành phần thật tâm yêu nước nầy vì còn quá sớm chưa đến decent interval 2010
Vu án Siêu nghiêm trọng TC 2 bị bóp chết, ỉm đi, chủ yếu là do Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cùng Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng nhau duy trì hiện trạng ổn định bên ngoài, theo ý muốn của Bắc Kinh nhưng thật ra ngầm ý của Mỹ chưa đến thời cơ, Thời cơ là 2010
Gần đây Trung tá Vũ Minh Trí ở trong TC 2 (hình như đã về hưu) gửi thư cho TƯÐ, Bộ Chính Trị, cho ĐT Giáp, tố cáo những việc làm tệ hại vô nguyên tắc, bừa bãi, tham ô, gia đình trị, phe cánh, đồi trụy của TC 2. Tướng Giáp ngày 10/6/2009 đã gửi thư cho BCT, Ban Bí Thư, UB Kiểm tra TƯÐ yêu cầu mở một cuộc điều tra đặc biệt và giải quyết triệt để vụ án Siêu nghiêm trọng này.
Thư dưới đây của ông Giáp ra đúng lúc tình hình đang sôi sục do vụ BauXít, vụ Biển và Đảo, vụ ngư dân ta bị tàn sát, vụ Phật giáo ở Lâm Đồng, Giáo dân Thái Hà rồi Tam Toà, v.v… đẩy BCT, TƯÐ vào tình thế rất gay gắt vậy.
Thật ra, điều này cũng không lạ, không phải bây giờ mà từ cả vài năm nay, dường như Trung tướng Vịnh bao giờ cũng là người hay đề cập đến vấn đề này nhất, dù, trước đây, phần lớn, ông chỉ tuyên bố chung chung về các chiến lược quốc phòng và an ninh chứ hiếm khi đề cập thẳng đến quan hệ càng ngày càng có nhiều sóng gió với Trung Quốc. Cũng cần thừa nhận là, trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, Trung tướng Vịnh là người ăn nói mạch lạc, khéo léo và có vẻ như có tầm nhìn chiến lược nhất, vì Lê Ðức Thọ đào luyện uốn nắn Vịnh cho sự hùng mạnh của VN sau nầy. Có khi đó là lý do chính khiến ông được cử ra làm người phát ngôn chính về chiến lược của Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, sự lựa chọn ấy có nhiều vấn đề: Thứ nhất, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay vẫn chưa phải là xung đột quân sự và dường như cả hai bên đều chưa muốn quân sự hóa sự tranh chấp ấy. Các tàu Trung Quốc quấy rối và cắt dây cáp ngầm của Việt Nam được ngụy trang dưới hình thức tàu hải giám. Về phía Việt Nam, cũng thế, cũng ngụy trang tàu hải quân dưới hình thức tàu bảo vệ. Cả hai phía đều cố kiềm chế. Và cả hai phía đều cho các cuộc tranh chấp ấy có tính dân sự. Như vậy, vấn đề là: tại sao người phát ngôn lại là một viên tướng chứ không phải ai khác, ví dụ, một nhà ngoại giao, chẳng hạn? Vì tướng Vịnh là con Gà bí mật của Mỹ là con bài Tẩy đang lật úp (xem bài cuộc cách mạng không tiếng súng trong diển đàn nầy n ăm 2010)
Cuối cùng, như là hệ quả của các phân tích trên, vấn đề biển Đông rõ ràng là vượt ra ngoài thẩm quyền của các nhà quân sự, dù cho đó là một viên tướng và là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Một lúc nào đó, ví dụ, Việt Nam quyết định nổ súng vào tàu hải giám Trung Quốc, thì quyết định đó không thể xuất phát từ giới quân sự được. Trên nguyên tắc, nó phải xuất phát từ một người có chức vụ cao hơn. Thậm chí, chuyện đơn giản hơn: trong một cuộc phỏng vấn ở Singapore, Nguyễn Chí Vịnh phản đối việc dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 5 tháng 6: Với tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chắc chắn ông không có thẩm quyền gì để can thiệp vào một cuộc biểu tình như vậy cả. Ông đồng ý hay không đồng ý thì cũng vậy. Quyết định ấy phải xuất phát từ người khác, nhưng thật ra đây là lời tuyên bố hoả mù để không ai hiểu gì về lập trường của Vịnh nhứt là đối với TQ; Nhưng theo tôi hiểu, nếu có điều gì xảy ra đột biến chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh là người ra lịnh khai hoả
Ở nước ngoài, người đó phải là tổng thống hoặc thủ tướng (trong trường hợp người đứng đầu quốc gia chỉ có vai trò tượng trưng, như ở Anh, Úc, Đức, Do Thái, Canada, v.v… Theo hệ thống quyền lực tại Việt Nam, người đó không phải là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà là Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Thế nhưng, cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng. không nghe tăm hơi gì cả. Các bạn nên nhớ rằng ngay lúc nầy Mỹ đã lộ-diện nhúng tay vào nội bộ, biến con Sam VN đeo cứng trên lưng Cọp và chỉ có biết con cờ duy nhứt dể dạy bảo là Nguyễn Tấn Dủng mà thôi! Nghĩa là không còn chế độ Cộng Sản nữa
Một số người có thể sẽ biện minh cho sự im lặng của ông: Nguyễn Phú Trọng không muốn nghiêm trọng hóa vấn đề. Đồng ý, nhưng người ta vẫn có thể phát biểu mà vẫn tránh làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn, vấn đề chỉ là cách nói mà thôi; Ông im lặng, chúng ta có thể hiểu là: với ông, (1), chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam, quấy rối Việt Nam là chuyện nhỏ; (2), chuyện dân chúng phẫn nộ trước những sự xâm phạm ấy cũng như lo lắng trước vận mệnh của đất nước cũng là chuyện nhỏ; (3), việc giải quyết sự tranh chấp với Trung Quốc chủ yếu thuộc vào giới quân sự, trong khi giới quân sự thì chủ trương tự kiềm chế đến tối đa. Nhưng quan trọng nhất, sự im lặng của ông tiết lộ là ông và đảng Cộng sản do ông đứng đầu dường như đang muốn né tránh việc lãnh đạo đất nước trong lúc cả nước đang cần người lãnh đạo nhất, nhưng sự thật Mỹ chỉ bảo vệ chiếc ghế quyền lực của Nguyễn Tấn Dủng mà thôi.
Ðể kết luận, thời điểm đả chín mùi, VN không còn là CS nữa, mà là Mafia VN cho nên Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản chỉ là hư vô, người Mỹ đang chuẩn bị để tiếp đón các chóp bu VN mới như hồi TT Diệm chớ không còn lén lúc đi hậu-môn nửa vì lúc nầy họ không còn nhản hiệu bọn thảo khấu Mafia mà là một nước VNCH thống nhứt độc lập và dân chủ thực sự, Mỹ đã hoá giải “Hội chứng VN” giải oan cho trên 58000 binh sỉ hy sinh cho công cuộc chống Cộng đem lại danh dự cho quân dân VNCH kết thúc Eurasian Great Game-1 (1920-2020)

KQ TRUONG VAN VINH

vinhtruong
03-24-2015, 06:05 AM
timlaisuthat.blogspot.com/2014/09/suy-ngam-ve-chien-tranh-o-viet...

(Tìm Lại Sự Thật: Hóng hớt thông tin, giải độc cảm xúc! Thứ Ba, ngày 23 tháng 9 năm 2014)

Suy ngẫm về chiến tranh ở Việt Nam
Đôi điều suy ngẫm quanh "Có một sự kiện lịch sử đẩy Dân Tộc Việt Nam vào chiến tranh và đau khổ"(Báo Dân Luận phê bình tác giả Vinh Trương)

Dù khác biệt nhiều quan điểm với tác giả, tôi phải công nhận tác giả rất lương thiện về mặt tri thức. Ấy là là dám nhìn nhận sự thật : dân ta kháng chiến chống Pháp ( chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất theo cách gọi của Tây ) là do Pháp - Mỹ ép dân ta. :
"Kết luận mà tôi rút ra cho tôi là đau khổ của Dân Tộc Việt Nam từ Thế Chiến II là do chủ nghĩa Thực Dân ăn sâu vào trong đầu dân Pháp sau hơn 80 năm đô hộ và bóc lột Việt Nam, vào thời điểm đó, kẻ thực dân đại diện là De Gaulle. Dù ôngnày là anh hùng của dân Pháp cũng không ngăn tôi gọi ông ta là tên thực dân..."
Bất kỳ một người có "dân tộc tính" đều phải nhận thức được điều này. Tôi không hiểu làm sao người ta lại có thể đổ hết tội ( làm bùng nổ chiến tranh) cho chính phủ Việt Nam DCCH với các cáo buộc "hiếu chiến" , "đưa dân tộc vào máu lửa" với lý lẽ " không cần đánh Pháp , Pháp cũng trả lại độc lập".
"ông Hồ Chí Minh rất xứng đáng được coi là một lãnh tụ tuy cộng sản nhưng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa, dành mọi tâm trí, thủ đoạn và ưu tiên cho Độc Lập của Việt Nam. Chỉ rất tiếc và rất đau, chính vì sự ngoan cố của Thực Dân chỉ muốn tiếp tục vai trò chủ nhân ông của Đất Nước cộng thêm với thế chính trị của Mỹ sau Thế Chiến là ưu tiên cho đồng minh của mình dù đồng minh ấy là thứ chủ nghĩa thực dân mà chính Mỹ cũng không muốn. Không ít hơn tám lần Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc với Tổng Thống Mỹ Roosevelt và sau đó là Truman sẳn sàng hợp tác toàn diện với Mỹ và chỉ mong một điều mà Dân Tộc ta đã qua bao nhiêu lần vùng dậy mà không đạt được: Độc Lập..."
Tôi không đồng ý với Tác giả khi cho rằng cuộc chiến hai chục năm tiếp theo của người Mỹ là một cuộc chiến Ý Thức Hệ Quốc Gia - Cộng Sản cứ như thể người Mỹ tiếp quản cái đống bầy hầy do người Pháp để lại. Người Mỹ không hề nhảy vào Việt Nam một cách miễn cưỡng như cái giá phải trả để Pháp cộng tác "chống làn sóng đỏ" tại Tây Âu Người Mỹ không phải là kẻ thụ động trong giai đoạn 9 năm. Từ năm 1948, họ đã đẩy mạnh viện trợ cho Pháp . Khi Đờ - cát phất cờ trắng tại Điện Biên Phủ thì Mỹ đã góp tới 80% tổng cộng chiến phí. Một núi tiền được bỏ ra như vậy lẽ nào chỉ vì lý do miễn cưỡng , có qua có lại với đồng minh ? Từ vai trò kẻ đứng sau, sau hiệp định Geneve Mỹ đã chính thức xâm lược Việt Nam cho tới ngày cuốn cờ khỏi xứ sở này vào năm 1973. Giai đoạn 1954- 1973 nước Mỹ xâm lược trực tiếp Việt Nam chỉ vì muốn đạt được điều họ muốn từ sau thế chiến thứ II. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp đã không hề là chiến tranh Quốc - Cộng thì 20 năm tiếp theo cũng không phải là "chiến tranh ý thức hệ " hay "nội chiến". Không có chiến tranh Đông Dương lần I hay lần II như Phương Tây đã gọi , chỉ có duy nhất một cuộc xâm lược của Thực dân - đế quốc mà thôi. Có vẻ như Tác giả không công tâm khi đánh giá vai trò Pháp và Mỹ ở "chiến tranh Đông Dương"? Ở góc độ một người dân Việt Nam tôi không thấy khác biệt nào(về mục đích ) giữa Pháp và Mỹ khi họ đặt chân vào đất nước tôi. Và bằng hiểu biết lịch sử tôi thấy rằng cái khác biệt duy nhất là người Mỹ thông minh hơn người Pháp. Họ không duy trì các chức danh sặc mùi thực dân như "toàn quyền Đông Dương" hay "Cao Uỷ". Họ đặt Tòa Đại sứ tại Sài Gòn thay vì "phủ toàn quyền " , và VNCH không phải nằm trong "Liên Hiệp Mỹ" như Pháp đã từng làm với nhiều chính phủ "Quốc gia". Người Mỹ làm chủ miền Nam một cách tế nhị hơn người Pháp trên phương diện ngoại giao. Điều này làm nhiều người Việt tại Miền Nam , nhất là với tầng lớp thượng lưu , thu nhập cao không thấy rằng mình bị cai trị bởi thứ chủ nghĩa thực dân tiến hoá hơn. Sự ngộ nhận này kéo dài hàng mấy chục năm cho tới khi đủ độ lùi lịch sử để người ta khách quan và công tâm hơn khi suy ngẫm về lịch sử nước nhà.
Tôi không hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng "sự thực là dân tộc ta, nhược tiểu yếu kém về mọi phương diện trừ tình yêu Tổ Quốc vĩ đại,phải chịu thân phận con chốt cho các cường quốc trong bàn cờ chia chác tài nguyên, thị trường".
Hoàn cảnh Việt Nam 1946 cho đến 1973 là đúng như vậy nhưng Việt Nam bây giờ là nước nhỏ chứ không "nhược tiểu".
Năm 1972 đã diễn ra cuộc mua bán lãnh thổ Việt Nam giữa Mỹ - Trung mà hậu quả là ngày nay câu chuyện Hoàng Sa vẫn là cái kim đâm sâu nhức nhối . Chúng ta chiến đấu mất 9 năm chỉ để làm chủ một nửa đất nước , hiệp định Geneve đã bị người ta bội ước. Có công bằng không ? Luật chơi quốc tế nó là như thế , các nước nhỏ luôn là quân cờ của các cường quốc. Điều duy nhất các nước nhỏ có thể làm là luồn lách né Đông tránh Tây cốt sao toàn mạng , kiếm được lợi ích và giảm thiểu nguy cơ bị các cường quốc mua bán trên lưng. Dù còn nhiều khó khăn , vẫn còn là nước nghèo nhưng Việt Nam của 69 năm sau ngày quốc cách mạng đã có một vị thế tương đối vững chải , chí ít cũng không phải miếng bánh để người ta "hội đàm tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc chính trị" hay "hội nghị X bên bàn về tương lai Việt Nam " mà thực chất là họ cò kè trả giá với nhau. Sẽ có những ý kiến kiểu "Việt Nam nằm trong quỹ đạo Trung Quốc" hay "chư hầu" " lệ thuộc". Tôi đã nhiều lần phân tích vấn đề này. Trong phạm vi trao đổi về bài viết này , tôi chỉ muốn nhắc các bạn một sự thật khách quan là làm gì có một nước nhỏ nhưng vị thế địa chính trị nhạy cảm nằm bên cạnh một cường quốc mà có thể muốn làm gì thì làm ? Nước nhỏ chỉ có thể bình yên nếu không về phe nước khác chống cường quốc láng giềng , không biến thành nơi để các cường quốc khác làm bàn đạp tấn công nhau. Các bạn có bao giờ tự hỏi chuyện gì xảy ra nếu Mexico bỗng nhiên muốn thân Trung Quốc hay gia nhập một liên minh quân sự nào đấy của Nga , nước Mỹ sẽ khoanh tay đứng nhìn sao ? Vì vậy các bạn đừng có đòi hỏi Việt Nam phải thân Mỹ hay trở mình thành đồng minh Mỹ. Con đường ngoại giao đa phương của Việt Nam đã quá tuyệt vời ,nó đảm bảo cho chúng ta được hòa bình ổn định , có thời gian xây dựng kinh tế , tích trữ đạn dược phòng thân. Một nước nhỏ mà trở thành chiến trường cho các cường quốc đấu với nhau thực sự là một bi kịch. Việt Nam vẫn đang "lăng ba vi bộ " giữa các cường quốc và đường lối ngoại giao như thế này sẽ còn phát huy hiệu quả trong thời gian dài cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ III. Vì vậy các bạn có thấy các lãnh đạo Việt Nam tay bắt mặt mừng với ai , nói vài lời có cánh các bạn phải hiểu rằng ngoại giao (của ta) là như vậy , lời nói của chính trị gia không phải lời thề non hẹn biển của đôi lứa yêu nhau. Việt Nam mới tiếp tướng Mỹ sang thăm , hôm sau lại sang Bắc Kinh hội đàm , thắt chặt quan hệ hợp tác. Trong khi nâng cao mối quan hệ "hợp tác toàn diện" với Mỹ thi mới đây lại tuyên bố giúp Nga trong bối cảnh Nga bị Âu - Mỹ trừng phạt thương mại. Lời tác giả trong đoạn trích dưới đây nên thay từ "lãnh đạo Việt Nam" bằng "cộng đồng mạng Việt Nam ". Bởi lẽ lãnh đạo đã thừa hiểu bụng dạ của các cường quốc và hết sức khôn khéo trong quan hệ với họ còn dân ta thì chặt chém nhau , chia rẽ nhau vì các vấn đề "thân Mỹ" , "phụ thuộc Tàu" , "cuồng Nga" hết sức vô bổ.
"Lãnh đạo Việt Nam đọc để thấy chuyện đời là một màn chơi với những quy luật và thế trận của nó, tiếp tục lấy Tổ Quốc làm trọng vì đó là cái tinh túy nhất của những người làm và đi theo cách mạng chỉ mưu cầu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Họ cần phải thấy “không ai mãi mãi là bạn,không ai mãi mãi là thù”, phải thấy nước nào cũng xem quyền lợi của nước họ là tối thượng mà bỏ qua trong trong tâm trí mấy chữ “anh em” và càng cảnh giác hơn nữa với những danh từ hoa mỹ. "
Bao Bất Đồng


Được đăng bởi Tìm lại sự thật vào lúc 15:34 - ngày 23 tháng 9 năm 2014
Gửi email bài đăng nàyBlogThis! Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Tìm lại sự thật:"Khi bạn tức giận run mình trước những bất công, thì bạn là Đồng chí của tôi."
Che guevara

2 nhận xét:

-Hồ Quang: 01:38 Ngày 24 tháng 09 năm 2014

(1)-Lịch sử cận đại VN, không có bọn vác binh đao vào nhà người xâm lược thì dân tộc VN không việc gì phải chiến tranh và đau khổ. Có những thằng người bị đui đột xuất trước ông bố da trắng xâm lược rành rành, trong khi quay quắt nhìn đồng bào hỏi tại sao phải chiến tranh và đau khổ, đúng là lũ bệnh.

(2)-Nặc danh14:54 Ngày 08 tháng 01 năm 2015

Thân chào anh Thiềm Thừ , tôi chỉ xin góp y cùng anh về cái nhìn đối với người Mỹ nói riêng, và một nước Mỹ trong nước Mỹ nói chung thì anh sẽ hiểu rõ bản chất thật của cuộc chiến Nam - Bắc Việt Nam . Hà Nội xin đầu hàng sau trận thả bom 11 ngày đêm nhưng Mỹ không cho phép đầu hàng mà buộc HN phải thắng trận chiến được gọi là Điện Biên Phủ trên không nhằm mục đích trong thế chiến lược của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương. Tôi xin đơn cử vấn đề đường mòn HCM được xây dựng cho tương lai đến hôm nay để trở thành những Xa lộ xuyên Á nhằm hình thành khối TPP mà VN là bến cảng đổ hàng lớn nhất tại khu vực cho 11 nước qua đến tận Trung Đông . (xin xem lại bản đồ của Xa lộ xuyên Á và bên cảng nước sâu Vũng Ánh , Sơn Dương sẽ rõ ) .

Vấn đề ai là người chủ biển động thật sự ? anh nên nhớ vị tuyến 17 bao gồm HS-TS là của nước VNCH . Vì thế chiến lược tại Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ qua khối TPP , buộc Mỹ phải hành động vì Quyền lợi của Mỹ tại biển động là tự do hằng hải đúng theo luật pháp quốc tế . Muốn được như thế , Mỹ phải thay đổi thể chế CT tại VN hiện nay để đòi lại lãnh thổ lãnh hải , biển đảo bị TQ chiếm giữ nhằm mở đường tự do hằng hải cho TPP . Chính vì thế mà Mỹ phải dẹp bỏ dcs để thay vào đó nền Để Tam của nước Việt Nam Cộng Hòa mới đủ pháp lý đòi lại biến đảo , lãnh thổ lãnh hải bị mất . Anh nên đọc thêm tại link sau đây sẽ biết được ý tôi muốn nói . Thân mến .
http://hoiquanphidung.com/forumdisplay.php?141-Trang-Thời-Sự-Vinhtruong

PS: Bài nầy chĩ ở vài giờ trên mạng rồi bị Ban tuyên huấn bảo gở xuống, vì Trùm Chân Dung Quyền Lực …Videos quay tài liệu giải mật Secret Society không cho phép Hà Nội đầu hàng, như vậy bể kế hoặch VN sẽ phải làm công cụ con tin cho Mỹ … và vì thế đố ai post Videos nầy trên đài BBC hay VOA coi thử được không? … Vì Secret Society rất tự sướng khi nghe DLV huyênh hoang “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” cho trẻ con vui mau chóng nhớn!!!!

vinhtruong
05-16-2015, 08:07 PM
https://kbchaingoai.wordpress.com/2011/05/21/tiểu-doan-39-bdq-va...
Posted on May 21, 2011 by KBC HẢI NGOẠI

Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến

Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cãm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”. Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”

Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập kbắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

“Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.

Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.

Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.

Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

– QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.

– Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch” Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu.

– Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác… Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: “Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy”.

– Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)Gunship PD-213 va 2 DD Trinh Sat Dù.

Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”

Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.
Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẻ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nốc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phãi đễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.

Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.

Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nảy giờ tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yễm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.

Hồi nảy giờ, tôi đã quan sát thật kỷ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằn-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoi thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.

KQ: TRUONG VAN VINH

vinhtruong
05-26-2015, 10:06 PM
vinhtruongblog.blogspot.com/2011/07/hanh-quan-lam-son-719-t39bq.html
Tuesday, July 26, 2011


Hành Quân Lam Sơn 719 –TÐ/39/BÐQ

Nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như một tượng đài tinh-thần và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam; Trước đây khá lâu, tôi đã viết loạt bài về cuộc hành quân Lam Sơn 719 xảy ra tại Hạ Lào hay Nam Lào vào năm 1971. Loạt bài này, đã có trong Đặc San Không Quân từ 2009-2013, chia thành khoảng 20 tiết mục đặt nặng về hoạt động của trực thăng thuộc LĐ/51/TC, mỗi mục nói về một giai đoạn của chiến dịch quan trọng này.
Vì tôi được vinh dự trực tiếp tham chiến tại Hạ Lào nên bài viết chỉ căn cứ vào các tài liệu thâu thập do chính mắt và sự hiểu biết của tôi cùng phối hợp với tài liệu trên youtube, Internet và sách cuả học viện quân sự Army Aviation, đương nhiên kém chính xác về bao vùng khắp chiến trận trải rộng và vô cùng sôi động, chấp nhập có thiếu sót so với những điều mắt thấy tai nghe bao quát cuộc hành quân, tuy là nhân chứng có mặt tại chiến trận. Tuy nhiên, cũng rất có thể vì vậy mà bài tường thuật lại có phần khách quan và thú-vị hơn, vì đối với một cuộc hành quân lớn và phức tạp như trận Hạ Lào, một cá nhân dù có mặt tại trận địa cũng rất khó nắm vững được toàn bộ chi tiết các biến cố trên chiến trường dù rằng với lối bay trên chiếc Gunship bằng chiếc thuật cạ càng trên ngọn cây Tôi không thể nào không kễ lại chiến công của LÐ1BÐQ trong trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng cãm của TÐ39 BÐQ và sự thảm bại của LÐ51TC, có phải do thiên định mà 2 phi hành đoàn của PÐ 213 và 233 phải hy sinh 8 NVPH cho sự nhầm lẫn như dưới đây:
Ðêm 10, February qua chưa … mà trời sao lại sáng! – Trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi cho số phận của 2 đoàn viên UH-1H đã bị bắn tan xác vào buổi chiều hôm qua. Tôi bổng giựt mình choàng mỡ to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn yểm trợ hay quấy rối gì đó cho quân bạn của Mỹ. Tiếng cũa đạn 175 Long Tom không chác chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng ác liệt thêm lên, 42 khẩu đại bác nầy ở đây Mỹ yểm trợ cho ai? Cho TÐ39 BÐQ ở Landing Zone Ranger North, nơi trực thăng của LÐ51TC bị bắn tan xác khi cuộc hành quân mới bắt đầu đến ngày thứ ba [N+3] Thật không có cái cay đắng nào hơn hôm nay, ngày 10, February, 2 đoàn viên UH1-H đã bị bắn tan xác mà người đơn vị trưởng như tôi chẳng biết ất giáp mô-tê gì cả, Tôi như con Gà đá độ bị thua trận te-tua, ấm-ức xù lông, đang bị giam hãm dưới bốn gốc mùng quân đội u-tối xám xịt không lối thoát. Cái nhục đau đớn nhứt là người anh cả không biết tình trạng của con em mình ra sao! Rồi những gương mặt thân thương của hai phi hành đoàn nầy không bao giờ không ẩn hiện trong tâm tưởng tôi như kêu-rêu oán trách đấm chìm trong những cơn ác mộng triền miên! Sáng nay tôi sẽ phải tìm đủ mọi cách để hiểu biết tường tận về tình trạng của con em mình …
Cũng vì sức khỏe của Nhân-Viên-Phi-Hành, đối với BTL Hành Quân, sự tranh đấu cũng không dễ dàng với Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh, TMP/Hành Quân/QÐ1 để cho anh em Trực Thăng không phải đậu tại phi trường Khe Sanh nầy vì cần phải có giấc-ngủ tốt về đêm mới có sức lực yểm trợ cho quân bạn, nên anh em được về Ðồng Hà, Ái tử ngũ đêm. Một mình tôi chịu trừng phạt bằng những âm thanh nhức óc chói tai nầy bên cạnh TOC và BCH tiền phương Dù cũng đủ bảo đảm cho nhiệm vụ yểm trợ cho ngày mai; Dù sao dựa vào tình huynh đệ chi binh tôi có nói đùa với Ðại tá: “Theo sự hiểu biết của tôi, trong mùa nầy, nếu có buổi sáng nào … Ðại tá thấy sương mù tan trước 9 giờ … Ðại tá đem tôi ra bắn bỏ!” Ðể rồi Ðại tá Vinh rất thông-cảm nhưng miển sao chu-toàn phi vụ là OK


Tôi quyết tâm phải tìm hiểu dữ kiện tai nạn ra sao?
Ngày 8 tháng February 1971
- Hồi 1giờ chiều, TÐ 21 BÐQ do Th/Tá Tiểu-đoàn Trưởng Nguyễn Hiệp được trực thăng vận tới bãi đáp [Landing Zone South] BÐQ Nam, khoảng 5 cs Tây Bắc FSB Ðồi-30, phòng không 12.7 ly của Việt Cộng trên đồi trọc bắn xuống dữ dội khiến 11 BÐQ bị thương; Trực thăng võ trang Cobra của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân [trực thăng vỏ trang P.Ð 213 chỉ chịu trách nhiệm yểm trợ cho quân Dù mà thôi] Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm (trong đêm tối phi cơ AC và EC-130B dễ dàng yễm trợ tiếp cận cho quân bạn và không chế, cũng như tiêu diệt các ổ phòng không địch)
- Hồi 7 giờ 20, tại địa điểm XD 632370 gần Căn Cứ Hỏa Lực, Phú Lộc nơi đặt BCH/LÐ1/BÐQ và TÐ 37 BÐQ trú đóng bị địch pháo kích bằng khoảng 50 quả đạn vừa súng cối 120, 82ly cùng đại bác 152, 130ly khiến BÐQ 3 chết và 15 bị thương.
Ngày 9 tháng February - Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ; dù vậy, các đơn vị VNCH khoảng 5000 chiến binh đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm cũng như đào công sự phòng thủ chiến đấu
- Hồi 3 giờ 45 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm địch khoảng 1 Ðại Ðội cách 4 cs Tây Bắc CCHL Ðồi-30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK 47 bị tịch-thu, phía BÐQ thiệt hại 1 chết, 1 bị thương.
Ngày 10 tháng February - 2 chiếc UH1-H của PÐ/ 213 và P/Ð233 bị bắn tan xác- trong khi thời tiết có sáng sủa hơn.
- Hồi 1 giờ chiều: Tại gần Landing Zone South, BÐQ Nam, một hợp đoàn 4 trực thăng của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến, SÐ1KQ chở các SQ Tham Mưu QÐ/I bị phòng không 37 ly của địch bắn cùng phòng không 12, 7 và 14, 5 trên PT-76 bên sườn đồi bắn chéo qua. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị chết; Chiếc thứ nhất chở các Ðại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của QÐ1. Chiếc thứ ba chở 4 phóng viên ngoại quốc là các anh Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng AP, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek. Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin, tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. Ðó là điều mà báo chí tây phương muốn đánh hỏa mù theo ý đồ của một siêu quyền lực trong bóng tối muốn vậy, làm sao ai hiểu được nhóm phản chiến do Jane Fonda và Pentagon do Trung úy Hải quân phản chiến John F Kerry đã cho Hà Nội biết tất cả chi tiết bằng ngôn từ tiếng Việt qua Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, chứng cớ hầm dấu vũ khí súng ống đạn dược được đào sẳn chung quanh các CCHL thì rỏ, nơi đây còn là một Trung Tâm Huấn Luyện bổ sung quân số ngay tại chiến trường vào những năm tháng trước ngày thành lập Quân Ðoàn 70B. Hiểu tường tận trận đồ như thế, nên là phóng viên chiến trường nhưng tam-trùng Phạm Xuân Ẩn có dám leo lên trực thăng bao giờ đâu, trái lại trận Ấp Bắc 1963 thì Ẩn khệnh khạng, ung dung ngồi trên trực thăng H-21 bước chân xuống Ấp Tân Thới quan sát, chụp hình hậu quả trận đánh.
Mọi chi tiết về phi vụ trực thăng này được biết như sau: Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm ấy, Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết 4 trực thăng của KQVN này có nhiệm vụ đưa các sĩ quan Tham mưu QÐ/I đến Phú Lộc để giải quyết vài trở ngại về vấn đề tiếp tế lương thực cho LÐ/1/BÐQ, vị Trưởng Phòng 3/QÐ/I là Ðại tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 4/QÐ/I là Trung Tá Phạm Vi. Không hiểu vì lý do gì, toán trực thăng bay lạc xa về hướng Tây Bắc tới gần các căn cứ của BÐQ trong phần đất Lào. Khoảng 3 giờ chiều, khi thấy toán trực thăng bay khá lâu mà vẫn chưa thấy báo cáo đã tới Phú Lộc nên tướng Lãm có hỏi LÐ/1/BÐQ; Cùng lúc đó, Ðại Tá Hiệp nhận được tin có hai chiến trực thăng của Viêt Nam bị bắn rơi tại Lào. Sở dĩ BTL Hành Quân không biết tin vì hai chiếc trực thăng còn lại bay thẳng về Ðông Hà. Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết: "Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nất than Trái, tốc độ chừng 90 knots, cao độ 2,200 feet; Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ nhì (chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dỏi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về Pentagon do tướng Haig điều hành.
Ngày 11 tháng February - Ðể tìm kiếm tông tích tai nạn của 2 chiếc UH-1H, cùng yểm trợ cho nỗ lực chính trên tuyến xuyên lộ số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm vào Tchépone. BTL/HQ quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào trận địa - Khoảng 14:30 H: T/Ð 39 BÐQ được trực thăng vận tới Landing Zone North, BÐ BÐQ Bắc, khoảng 2 cs Tây Bản-Na để tăng cường cho TÐ/21 BÐQ đã trấn đóng BÐ BÐQ Nam từ ngày 8 tháng 2 án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Và cùng lúc đó, TÐ3/1/BB được trực thăng vận tới CCHL Delta thuộc vùng Nam đường xuyên lộ số-9 – Tới đây, cần nói qua về kế hoạch phối trí và phân nhiệm của các TÐ BÐQ vì có một vài chi tiết đáng ghi nhận, Thiếu Tá Quách Thưởng [lúc đó là Ðại Úy, TÐP TÐ 21/BÐQ] cho biết đúng ra TÐ 37/BÐQ được chỉ định phụ trách căn cứ BÐQ Bắc, còn TÐ/39 BÐQ đóng tại Phú Lộc cùng với BCH LÐ/1/BÐQ; Nhưng các trực thăng Hoa Kỳ đã thả lộn địa điểm nên TÐ 39 BÐQ đã có mặt trên đất Lào. Trung Tá Vũ Ðình Khang, TÐT TÐ 39/BÐQ nói rằng theo thông lệ luân chuyển trong mỗi cuộc hành quân, 3 TÐ thay phiên nhau, 1 làm trừ bị và bảo vệ BCH/LÐ còn 2 TÐ kia hành quân. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tới phiên TÐ/39/BÐQ làm trừ bị, nhưng lại được bốc sang Lào. Ðại Tá Nguyễn văn Hiệp, LÐT LÐ 1/BÐQ giải thích: đúng ra theo lệnh hành quân, TÐ/39/BÐQ có nhiệm vụ trấn giữ Phú Lộc, còn 2 TÐ bạn hoạt động bên Lào. Nhưng vào ngày 10 tháng 2, các trực thăng Hoa Kỳ đã đổ quân lộn tại địa điểm chuẩn bị trong vùng lân cận Phú Lộc. Trong biến cố nầy có phải do thiên định mà LÐ51TC phải hy sinh 8 nhân viên phi hành cho sự lầm lẩn nầy? Khi bốc quân sang Lào, TÐ/39 BÐQ ở vào vị trí thích hợp nhất nên đã được chỉ định hoán đổi vị trí với TÐ/37 BÐQ. Ðiều đáng lưu ý là mặc dầu có sự thay đổi bất ngờ vào giờ chót, các đơn vị BÐQ vẫn hăng hái chu-toàn nhiệm vụ, đúng “Kỹ luật là sức mạnh của quân đội”. Về phương diện hành quân, đây không phải là một mối quan tâm lớn, vì mỗi vị trí được chỉ định đều có một TÐ BÐQ trấn giữ, điều đáng ca ngợi là các đơn vị trưởng BÐQ đã rất uyển chuyển đưa ra những quyết định thay đổi nhanh chóng phù hợp với tình thế cũng như tuyệt đối thi hành thượng lệnh, không khiếu nại hay than phiền; Ðây là một điểm son về tinh thần kỷ luật cao độ rất đáng kính phục của các chiến sĩ BÐQ. Tuy nhiên, việc trực thăng Hoa Kỳ thả lộn địa điểm, cùng với biến cố các trực thăng LÐ51TC bay lạc ngay khi cuộc hành quân mới khai diễn chứng tỏ QLVNCH đã thất thế từ đầu vì phải chiến đấu tại một địa bàn hết sức xa lạ. Mất yếu tố “địa-lợi” và “thiên-thời” vì hằng ngày sương mù bao phủ suốt cả buổi sáng, lực lượng tham chiến đã phải trả giá rất đắt trong suốt cuộc hành quân, nhưng bất công thay không ai chịu hiểu được Biệt-Ðộng Quân là binh chủng biệt kích, cơ-động xuất sắc nhứt trong QLVNCH. Theo tôi nghĩ: người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù và TQLC mà quên nhắc nhở đến BÐQ và Ðại đội Hắc Báo của Sư Ðoàn-1. Nhưng đối với 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác: Tướng Westmoreland, khi ông phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh, Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ là đủ bảo đãm sự yên tâm cho Mỹ trấn giữ căn cứ. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1 Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ: Vì trách nhiệm nặng nề của ông là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. [Hay tin xấu, Tướng Alexander Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Sutherland ra lệnh “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April” - buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành lực-lượng phản ứng nhanh [rapid deployment force] cũng như cấp cứu đoàn viên phi hành Mỹ (xem đoạn cuối)] Cũng ngày hôm nay, tại vùng trách nhiệm của LÐ/1/BÐQ, địch gia tăng áp lực rất nặng; Quanh vùng Phú Lộc, TÐ/37 luôn luôn chạm những toán tiền phong thuộc Quân đoàn 70B của Bắc Việt, ngoài ra, cũng bị pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các TÐ/39 và 21/BÐQ là các đơn vị bị địch quân tấn công thăm dò nhiều nhất và cũng là tuyến lửa của mũi dùi quân BV tiến qua từ vùng hoả tuyến Bắc DMZ, sau khi đoán chắc rằng quân lực VNCH không Bắc-tiến.
Ngày 12 tháng February
- Hồi 11 giờ trưa, TÐ/37 đụng địch cấp tiểu đoàn tại địa điểm XD 670466, khoảng 3 cs Bắc Tây Bắc Phú Lộc, được trực thăng võ trang Cobra yểm trợ, BÐQ hạ 13 địch, bắt sống 1, thu 10 AK. Bên ta 4 chết, 6 bị thương và 2 trực thăng võ trang loại Cobra (AH-1G) bị phòng không 12.7 ly bắn hạ khiến 2 phi hành đoàn bị tử thương và 2 bị thương, cái thất thế nhứt cho Cobra là khi tác xạ phải làm vòng chờ để đâm đấu xuống xạ kích, ngoài ra bao vùng tác xạ bị hạn định về không gian phía trước, khác hẳn với gunship 213 Song Chùy, tầm xạ trường bao vùng rộng lớn hơn kể cả bắn tập hậu, lính BV chỉ biết tìm nơi trú ẩn khi nghe tiếng mưa đạn của gunship Việt Nam, người xạ thủ vô cùng lợi hại nầy với đôi mắt như con Cú ráo-đảo chiến trường, điển hình là Trung Sĩ Nguyển Văn Ðức người xạ thủ thần tượng của tôi. Quân BV cũng không phải là mình đồng gan sắt, dù họ có uống thuốc liều khi lâm trận, nhưng khi nghe tiếng bò rống của Minigun thì liền tức khắc tìm chỗ núp mới mong sống-còn, vì không biết tử thần từ đâu đến mà chỉ nghe tiếng cánh quạt điên cuồn chém gió với âm thanh rùn-rợn nổ ròn rả ma quái đùng đùng lướt tới. Vì con chim lửa đầu đàn bị nổi khùng đưa ra thế chiến thuật mới gọi là “Thuật-Ðộn-Rừng-Ngụy-Âm” địch thủ không biết lưởi hái tử thần từ đâu đến. Có phải nhờ vậy mà đoàn viên LÐ51TC không còn bị tử trận cho đến khi cuộc hành quân chấm dứt!? Chờ xem kết-quả ở đoạn kết!
- Hồi 6: 25 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm khoảng 1 Trung Ðội VC tiền-sát thuộc Trung Ðoàn 88, SÐ/308 BV tại 4 cs Ðông Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 585520), bắn hạ 11 tên địch.
- Ðến 10 giờ đêm cùng ngày, dưới sự yểm trợ đắc lực của gunship AC-130, TÐ/21/BÐQ bị địch pháo kích khoảng 40 đạn súng cối 82, và 120 ly khiến 6 bị thương, liền tức khắc EC-130B can thiệp nên chúng không dám bắn trả vì tuyến đạn lửa dễ bị phát hiện trong đêm tối sẽ bị EC-130B dập tắt ngay bằng hoả lực đại bác đủ loại
Ngày 13 tháng February
- Hồi 1:50 sáng, tại địa điểm XD 575503 khoảng 3 cs Tây Tây Nam Landing Zone North, TÐ/39 BÐQ chận đánh một đơn vị VC, bắn hạ 43 tên, thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía BÐQ chỉ có 1 chết và 10 bị thương nhờ gunship vận tải cơ bao vùng [nên nhớ rằng theo điều lệ ROE, giai đoạn-2 vận tải cơ EC-130B, chịu trách nhiệm về sườn phía Bắc, còn B-52 Arc Light chịu trách nhiệm về phía sườn Nam, nên Trung đoàn của Ðại tá Nguyễn Khoa Ðiềm cứ bị B-52 đuổi đít hầu như mỗi ngày. Còn không quân chiến thuật (Skyspot) thì chịu trách nhiệm trục nổ lực chính trên đường tiến-sát xuyên trục lộ-9 – Nên TÐ Phó TÐ/8 Dù và một số anh em Thiết-kỵ và Dù mới bị thương vì không chịu đi đúng theo lộ-đồ chiến trận bày bản trong phòng lạnh tại Pentagon do Tướng Haig là người chủ đạo và điều hành. ROE [Rule Of Engagement] còn là con dao hai lưởi nếu bên VNCH mạnh hơn thì EC-130B sẽ bắn lầm vào để cân bằng lực lượng. Ðiều nầy khó hiểu chỉ có thể những chiến sĩ BÐQ mới là nhân chứng sự bắn chính xác của EC-130B kể cả ban đêm có thể yễm trợ quân bạn cách vài chục thước (Tôi biết sẽ có một số bạn không tin về độ chính xác nầy)
- Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, TÐ/21 BÐQ đụng độ lẻ tẻ với chừng 1 Trung Ðội tiền sát BV, bắn hạ 15 tên.
- Trong khoảng thời gian từ 7: 10 giờ sáng, TÐ/21 chạm địch quân số không rõ, kết quả BÐQ, 1 chết, 7 bị thương; quân Bắc Việt 4 chết. BÐQ tịch-thu 300 thùng đạn đại bác chiến xa 100, và 76ly của hậu cần phụ thuộc Trung đoàn 202 Chiến-Xa
Ngày 15 tháng February
- Hồi 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Landing Zone North (tọa độ XD 595515), TÐ/39 BÐQ bị pháo kích khiến 5 bị thương
- Hồi 10: 45 tối, cũng tại vùng Nam Landing Zone North (tọa độ XD 590514) một thành phần của TÐ/39 BÐQ chạm địch, giết 5 VC, BÐQ 2 bị thương.
Ngày 16 tháng February
- Hồi 10 giờ tối, tại phía Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 583503) một thành phần của TÐ/ 21 BÐQ chạm địch không rõ quân số, bắn hạ 6 VC, tịch thu 50 trái sáng, BÐQ 6 bị thương; Cho đến thời điểm này, QLVNCH đã chiếm Bản Ðông (Aluối) được gần 1 tuần lễ nhưng không dễ-dàng tiến thêm tới gần mục tiêu 604 Tchépone.

[B] Trận đánh tại Căn Cứ Biệt Ðộng Quân Bắc (Landing Zone North)
-Sáng ngày 17 tháng February – Tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp Sư Ðoàn của Cộng quân từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng February, địch gia tăng áp lực vào các đơn vị BÐQ. Các TÐ/21 và 39 BÐQ bị tấn công thăm dò và pháo kích liên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các TÐ BÐQ vẫn giữ vững vị trí; mải đến 8: 30 sáng cùng ngày, BCH/LÐ1/BÐQ tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 120 ly rất chính xác, khiến 2 chết, 4 bị thương; Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Ðoàn 308 Cộng quân với ba Trung Ðoàn 64, 88 và 102nd đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của BÐQ. Khi trời sáng rõ, một trực thăng tải thương loại Huey thuộc Ðại-đội 237, Tiểu Ðoàn 16, Lữ Ðoàn 44 Tải-Thương của Hoa Kỳ [có tên là DMZ Dust Off. DMZ là tên tắt của De-Military-Zone tức là vùng Phi Quân Sự. Dust Off là tên lóng để gọi chung các trực thăng tải thương Hoa Kỳ] nhận được lệnh tải thương khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ. Nên nhớ đại đa số những trực thăng tham chiến tại Hạ Lào không phải của Không Quân mà thuộc các Sư Ðoàn Bộ Binh Không Kỵ 101 Hoa Kỳ nên được tổ chức thành các Tiểu Ðoàn hoặc Ðại Ðội theo hệ thống Lục Quân.
Chiếc trực thăng tản thương cất cánh tại Khe Sanh, hai phi công là Trung Úy Joseph Gordon Brown và Darrel Monteith, với hai Trung Sĩ y tá tên Fujii và Simpco cùng cơ khí viên Costello; Trên đường bay, phi hành đoàn đã được thông báo là bãi đáp rất "nóng" (hot) vì bị phòng không và súng cối địch vây chặt. Khi còn cách Căn Cứ LZ Ranger North chừng 3 cây số, phòng không địch đã bắn lên như mưa, Toán trực thăng võ trang Cobra hộ tống vội nhào xuống bắn hỏa tiễn và minigun để tiêu diệt các ổ phòng không nhưng không mấy hiệu quả vì những ổ súng này được ngụy trang rất kỹ càng, khéo léo và chôn sâu trong các công sự, hầm hố, dưới gốc bụi Tre, nơi vách núi đá khá vững chắc; Sau một hồi bắn phá, hai chiếc Cobra đã hết đạn, vả lại nhiên liệu cũng gần cạn nên phải quay về Khe Sanh tái tiếp tế. Phi công Brown nhận thấy phòng không địch vẫn còn quá mạnh, không thể vào bãi đáp nên đã quyết định hủy bỏ công tác. Nhưng chỉ một lát sau, anh đổi ý, hay có lệnh mới, anh bay vòng trở lại, mặc dầu trực thăng võ trang hộ tống đã bay về Khe Sanh để tái trang bị hỏa lực. Gần tới Bãi Ðáp Ranger North, chiếc trực thăng tản thương bay thật thấp để cố tránh màng lưới phòng không, nhưng những lằn đạn lửa AK và 12.7 ly vẫn chằng chịt đuổi theo. Từ trên trực thăng, anh Trung Sĩ, y-tá Fujii người Hawai trông thấy rõ các binh sĩ BÐQ trong giao thông hào đang chiến đấu dưới làn mưa đạn súng cối, hỏa tiển 122ly và pháo 152ly của Cộng quân. Trực thăng tản thương quyết tâm nhào vội xuống bãi đáp; Toán tản thương của BÐQ đẩy vội các thương binh lên trực thăng, nhưng khi vừa rời mặt đất, một quả súng cối 120 ly nổ ngay bên cạnh máy bay khiến phi công trưởng Brown chết ngay tại chỗ, còn phi công phụ Monteith bị thương nặng, hai anh Fujii và Simpco đều bị trúng mảnh đạn súng cối ở lưng, chỉ có anh Costello là vô sự. Chiếc trực thăng cách mặt đất vài thước rơi xuống đất, tất cả những người sống sót, kể cả các thương binh BÐQ vội rời trực thăng chạy vào giao thông hào cách trực thăng chừng 10 thước; Sau đó, một trực thăng Huey cấp cứu khác liều lĩnh đáp xuống và cứu được phi hành đoàn Hoa Kỳ, ngoại trừ anh Trung Sĩ y-tá Fujii bị kẹt lại vì đang núp dưới bunker chạy ra không kịp; Từ lúc đó, các phi công Hoa Kỳ được lệnh tránh xa khu vực này vì hỏa lực phòng không quá dữ dội. Trong khi đó, Cộng quân cũng pháo kích vào Ranger LZ South
Sáng ngày 19 tháng February, áp lực tại căn cứ BÐQ Nam tưởng đối giảm, tuy không bị tấn công nhưng cường độ pháo kích vẫn dữ dội và liên tục. Ngoài ra, phòng không địch và súng cối 120ly vẫn khóa kín bãi đáp khiến TÐ/21 BÐQ không thể cựa quậy, đồng thời làm cho mọi hoạt động của vị trí này bị ngưng trệ. Khi đã cô lập và phá được thế liên hoàn giữa hai tiểu đoàn BÐQ, Cộng quân tập trung toàn bộ lực lượng Trung Ðoàn 102nd, SÐ 308 tấn công TÐ/39 BÐQ đóng xa hơn về phía Bắc. Tuy bị vây hãm và tấn công dữ dội, các binh sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Khang vẫn bình tĩnh chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân. Các trực thăng thuộc TÐ/158 Trực Thăng (158 CAB - Combat Assault Battalion) Hoa Kỳ do Trung Tá Peachy chỉ huy bay liên tục để tản thương, tiếp tế và yểm trợ hỏa lực cho tiền đồn bị tấn công này; Các pháo đội thuộc TÐ 44 PB đặt tại Phú Lộc về hướng Ðông và FSB Ðồi-30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào các vị trí quân Bắc Việt. Ðể tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát" [hugging] Nhiều khi chúng nằm sát lớp hàng rào phòng thủ khiến nhiều trực thăng tiếp tế bị trúng đạn địch vì lầm tưởng là binh sĩ BÐQ, vì đôi bên quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn chỉ trừ có EC-130B có thể yểm trợ quân bạn 20 thước kể cả ban đêm nhờ hệ thống điển tử hồng ngoại tuyến nên đã cứu được hai tiểu đoàn BÐQ đang bị vây hảm. Trong học viện Quân sự Hoa-kỳ đánh giá cao về sự đa dụng của chiếc vận tải cơ bán phản lực EC-130B nầy
Trận đánh tại căn cứ Ranger North kéo dài suốt ngày 19 tháng February. TÐ39 BÐQ báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Ðông bằng súng không giật trực xạ sơn pháo 85ly và súng cối 120ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, TÐ39 BÐQ vẫn giữ vững vị trí dưới các công sự để cho gunship EC-130B không tập- Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Ðoàn 102nd, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Ðoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Ranger North bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Tuy bị bao vây và tấn công liên tục nhưng dưới sự chỉ huy bình tĩnh và gan dạ của Thiếu tá TÐT Vũ Ðình Khang, các chiến sĩ TÐ39 BÐQ vẫn bình tĩnh chiến đấu, đánh bật những đợt tấn công biển người. Cộng quân tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng tại Trung tâm huấn luyện nơi đây và các hầm hố chôn dấu vũ khí đã có ước tính trước. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hang-ngũ vì bị chết quá nhiều, xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi, dọc theo dòng suối.
Trận đánh ngày 19 tháng February là một chiến thắng lớn của TÐ/39 BÐQ nhưng những chiến sĩ quả cảm nầy cũng đã bị yếu sức vì nhiều binh sĩ bị chết và bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực; Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược cũng gần cạn vì không được tiếp tế, đến đêm, quân BV sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Ranger South và Phú Lộc bị pháo kích dữ-dội, và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho TÐ/39 bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Ranger North như lòng chảo bị bao vây, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của BÐQ. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Ðình Khang, vị TÐT can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Ông dùng anh y tá người Mỹ Fujii như một chuyên viên truyền tin bất đắc dĩ để đảm trách việc liên lạc với các phi cơ Hoa Kỳ. Trung sĩ Fujii hoạt động rất đắc lực chuyển lời yêu cầu của Thiếu tá Khang lên các trực thăng võ trang Cobra và các phản lực cơ của Không Hải Quân chiến thuật Hoa Kỳ những tọa độ mục tiêu chính xác để xin oanh tạc. Nhiều lúc, quân BV vì quá đông nên môt số đã lọt được vào phòng tuyến của BÐQ, chiếm được một khúc giao thông hào, các chiến sĩ Mũ Nâu can trường đã phải cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn để đẩy lui chúng.
Ðến đây, tạm thời mở một dấu ngoặc để nói thêm về anh Trung sĩ y tá Fujii, lúc đó, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình đa số thuộc loại phản chiến của Hoa Kỳ luôn tìm đủ mọi dịp loan tin giật gân nhằm mục đích triệt hạ uy tín QLVNCH. Vì đạo luật Cooper-Church Amendment 1970 ngăn cấm không cho quân bộ chiến Hoa Kỳ có mặt trên phần đất Lào và Cambodia nên gặp dịp anh y tá Fujii bị bắn rơi, chạy không kịp nên bắt buộc phải chiến đấu bên cạnh TÐ39 BÐQ, họ liền nắm lấy cơ hội. Họ ca tụng Fujii như một vị anh hùng trong trận đánh tại căn cứ Ranger North, BÐQ Bắc, coi như một mình anh y tá này đã cứu nguyên một Tiểu Ðoàn 39/BÐQ tinh nhuệ. Có người lại còn "phong" cho anh ta chức vị "cố vấn" bất đắc dĩ của TÐ39 BÐQ! Ðây là một sự thổi phồng lố bịch và quá đáng! Chúng ta hãy tưởng tượng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng sống như chỉ mành treo chuông, một anh y tá chuyên cầm kim chích bị kẹt lại dưới đất vì không chạy kịp, dù là sĩ quan Mỹ tốt nghiệp vỏ bị West-Point đi nữa đã "cố vấn" được những gì cho một một TÐT BÐQ dạn dầy kinh nghiệm chiến trường như Thiếu tá Khang? Ðồng ý là anh Fujii đã trợ giúp TÐ39 BÐQ rất đắc lực trong lãnh vực liên lạc truyền tin, nhưng các chiến sĩ BÐQ còn đóng góp đắc lực hơn nhiều trên phương diện thực sự kinh nghiệm chiến đấu. Thật ra, vai trò của anh y tá này đơn thuần chỉ là một âm thoại viên, nhận những quyết định, dữ kiện cùng lời yêu cầu oanh tạc yểm trợ từ Thiếu tá TÐT-Khang rồi chuyển lại cho các phi công Hoa Kỳ vì lý do anh nói tiếng Anh dĩ nhiên thành thạo và dễ hiểu hơn, rất có thể việc "liên lạc" thông thường này được người Mỹ coi là vai trò quan trọng của cố vấn chăng? Cũng anh Fujii này, sau đó có dịp nhẩy lên được một trực thăng rời khỏi Ranger North, nhưng không may trực thăng này cũng bị trúng đạn, nhưng đáp được xuống LZ Ranger South nên lại bị kẹt tại đây. Chuyện chỉ có vậy, thế mà báo chí Hoa Kỳ lại có dịp thổi phồng, nói là anh y-tá này tình nguyện ở lại với TÐ21 BÐQ để giúp đơn vị này phòng thủ căn cứ! Trở lại trận đánh tại LZ Ranger North; Tuy bị Cộng quân bao vây chặt chẽ và tấn công suốt đêm nhưng TÐ/39 BÐQ dù đã bị thiệt hại khá nặng và đạn dược cũng gần cạn nhưng vẫn còn giữ vững vị trí chiến đấu. Thiếu Tá Khang luôn đôn đốc các chiến sĩ của mình đề phòng cẩn mật và tiết kiệm đạn dược vì ông biết trong hoàn cảnh nguy-nan này, trực thăng tiếp tế hay tải thương không còn cách nào đáp xuống được nữa, về trận đánh tại căn cứ BÐQ Bắc trong đêm 19 tháng February này, chính anh "cố vấn" Fujii đã kể lại cho các phóng viên Hoa Kỳ nghe như sau:
"Trận đánh vô cùng khốc liệt, cả ngọn đồi như bốc lửa vì hỏa lực bom đạn đôi bên, tuy có một vài sĩ quan BÐQ hoảng hốt khi thấy được lực lượng BV quá đông và có chiến xa yễm trợ nên gỡ bỏ cấp bực phù hiệu và thiêu hủy thẻ quân nhân, nhưng bù lại vị TÐT vẫn bình tĩnh và gan dạ chỉ huy cuộc phòng thủ và phản công, có lúc địch quân đông như kiến tràn vào, tôi đã phải dùng súng M-16 bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác vào những đợt xung phong biển người, NVA chết như rạ nhưng vẫn liều lĩnh xông vào. Có lúc toán tiền phong cảm tử của địch đã lọt được vào trong vị trí phòng thủ, nhưng bị các chiến sĩ BÐQ can trường dùng lưỡi lê và lựu đạn cận chiến đánh bật ra trong vòng 10 phút. Sáng hôm sau, chúng tôi bắn hết đạn, tôi thấy các chiến sĩ Mũ Nâu phải đi lật từng xác đồng bạn cũng như xác địch để kiếm thêm đạn dược và vũ khí còn xử dụng được. Những người còn chiến đấu được thiết lập một tuyến phòng thủ quanh hầm chỉ huy để sẵn sàng tử chiến, nhưng phải thành thật, suốt đếm đó nếu không có EC-130B gunship bao vùng thì thật khó mà không bị địch tràn ngập lên cứ-điểm LZ".
Sáng ngày 20 tháng February, ngay từ lúc hừng đông, khi lớp sương mù chưa tan hết trên rừng núi Hạ Lào, từng đợt phi cơ đủ loại đã ào tới trợ chiến. Bắt đầu từ lúc 9: 30 sáng cho tới 2: 30 chiều, tổng cộng có 32 phi vụ oanh tạc yểm trợ cho hai căn cứ BÐQ Ranger South và North đang bị vây hãm khiến hàng trăm Cộng quân bị tan xác. Mặc dầu bị thiệt hại rất nặng vì hỏa lực phi pháo, Cộng quân vẫn không rời bỏ trận địa và được yểm trợ đắc lực bằng một rừng phòng không đủ loại tạo thành màng lưới lửa dầy đặc khiến trực thăng tiếp tế và tản thương không thể nào vượt qua nổi; Nhiều phi công trực thăng Hoa Kỳ cố lao qua bức tường lửa phòng không nhưng chỉ có hai trực thăng may mắn đáp xuống được trong khoảnh khắc. Khi cất cánh, cả hai phi cơ này đều bị trúng đạn phòng không, một chiếc phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ LZ Ranger South, chiếc kia may mắn bay được tới FSB Ðồi-30 xa hơn về phía Nam. Trận chiến quả là đẫm máu, vô cùng khốc-liệt, đến trưa , các máy bay quan sát FAC Bronco OV-10 báo cáo quân BV lại pháo kích dữ dội và có chừng 400 đến 500 tên đang vây kín vị trí của TÐ/39 BÐQ. Những trận mưa pháo liên tiếp của địch khiến ngọn đồi nhỏ như vỡ tan thành từng mảnh vụn cho đến con kiếng cũng không sống nổi. Những lớp bụi đất đá Hạ Lào màu vàng nhạt liên tục tung lên sau mỗi đợt pháo kích, che phủ cả các chiến sĩ Mũ Nâu anh dũng vẫn bình tỉnh ghìm súng chờ địch dưới giao thông hào qua lớp khói mù-mịch, không còn phung phí đạn như trước đó nữa. Không được tăng viện, không được tiếp tế, không được tản thương, số tổn thất mỗi lúc một cao và đạn dược đã hết sau nhiều ngày tử chiến, số mạng của các chiến dĩ TÐ/39 BÐQ như chỉ mành treo chuông. Mọi yểm trợ sinh tử cứu nguy chỉ còn trông mong vào các phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh từ các vị trí bạn bắn tới yểm trợ, nhưng rất tiếc trực thăng của LÐ51TC không được lệnh yểm trợ cho BÐQ mà chỉ có Dù, Thiết kỵ và Sư đoàn-1 mà thôi.
Bổng dưng tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi cong Hoa Ky ...

TÐ/39/BÐQ & Liên Ðoàn/51/Tác Chiến (tiếp theo)
Ðang bao vùng cho TÐ/6 Dù ở phụ cận phía tây Ðồi-31, bổng dưng tôi có lệnh phải yểm trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi hành của họ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy; Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển chưa đầy 700 thước, địa hình tương đối dễ đáp hơn vùng gió chướng xoắy cuộn thuộc phía bắc đường-9

Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào…Tôi bùi ngùi trong giây lát…chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ…Những cánh Chim non đang ngỡ ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ loại phòng không dầy-đặt. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo”
“Kingstar 5…cho biết vị trí ở đâu”
“Song-Chùy I…Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
“Làm vòng chờ…4 phút nữa Song-Chùy sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”2 chiếc Trực-thăng Võ trang, tạm thời rời vùng hành quân, bay sà thấp trên ngọn cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời Nhà-tù Lao-bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Trung úy Lưu vừa được tôi xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu làm lead. Tuy là TPC Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những top gun như Tiến, Châu, Thục, Niên ... Người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những trong nước mà còn đãm nhiệm các trọng trách như bay yễm trợ cho Dù từ Ðồn điền Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lọng từng cơn, điều khiển con tàu không dể dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.
Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động hăn-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị củ. Anh đang hăn-tiết bay xạc lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo
Vì bay cao nên Kingstar 5 không thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp
“Song Chùy đã thấy Kingstar…hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ của Kingstar 5 sẽ gặp chúng tôi đến đón” Hai chiếc Võ trang bay đội hình sẳn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một vùng vô cùng nguy hiểm; Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 bi tràn-ngập bởi Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn 70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ nơi bị tràn ngập là tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số. Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà là trục đường tiến-sát gần nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy mà thôi, Họ đang lấy Phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.
Ðội hình phải thay đổi, trãi rộng tầm quan sát khi cần yễm trợ xạ kích bao che lẩn nhau. Tôi ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 10 giây, và Kingstar-5 cách 45 giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, tôi bay sát ngọn cây ở cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hửu hiệu của AK-47 từ trên đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ, còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay ra khỏi nòng; Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy, dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loài người nơi đây
Thình lình, tôi nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt nổ dòn tan, quả thật khi tôi nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm miệng ếch với đất màu đỏ gạch còn tươi rói, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới xuống dàn pháo, có lẻ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.
“Khi sắp đến bải đáp…Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn bao quanh bải đáp…Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của Kingstar 5…O.Kay?”
Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Tôi thừa hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ; Vào khoảng 11 giờ sáng nay, khi sương mù đang tan, chúng tôi đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào chịu nhìn lên, nên chúng tôi mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mảnh, đặt Súng ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ pháo kích vào [xem hình giải mật trang 90 “The New Legion” Volume-1: Ðội khuân vác các tạc đạn 152 ly xuyên phá lên than leo núi do phóng viên Ðông Âu chụp]
Tôi đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời, lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chan ánh vàng toã xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà 42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho “Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.

“Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bải đáp…bải đáp ở hướng 12 giờ của Kingstar…Song-Chùy chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận tiến của Kingstar 5…an-toàn lắm…làm cận tiến đáp đi!” Tôi nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ đến đây thì Xạ Thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút
“Chúng nó ở trên sườn núi đồi trọc đang bắn xuống…đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng.
Tôi ra lệnh “Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi…trên cao hơn mình một chút…O.K, Tôi tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”
Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó tôi quẹo gắt qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng sỏng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào bằng một vận tốc 2,000 viên phút.
Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bải đáp rất khó, cũng như địch luôn bám sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bải đáp thì không còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí; Để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh phun phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy...

Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa mới chặt; Quả thật bải đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoi-thỏi nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Tôi bay sạt trên đầu Kingstar 5, nhìn rõ bải đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chồ đáp. Tôi bắt đầu lo…lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xãy ra! Dưới đây có lẻ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua, đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 BV một cách êm ái. Nơi đây chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ. Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42 khẩu pháo điên cuồn dập xuống yểm trợ, dỉ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi nghĩ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy Gunship-Cobra yễm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đở và yểm trợ hoả lực liên hoàn cho nhau bằng tam-giác kế
“Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẳn-sàng chưa? Càng nhanh càng tốt…để còn, có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến 30”
Tôi đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm nhiều, ứng xử ra sao đây…nếu bị trường hợp khẩn cấp; Nhưng dầu sao các Phi công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẳng, và hiện đang bay “team-HTC” với nhau. Nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng gió cuồn-cuộn của đồi núi chậm chùn, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây? Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng! Nhưng tôi tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tỉnh tự định liệu lấy
À…Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều, bải đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã, Tôi bay vòng trở lại, và phát hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa chết hụt hồi nảy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang đứng thẳng lưng bắn nã tới bải đáp; Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy tôi mới cảm nhận Song-Chùy 2 bắn tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm ngay tiếng A.K của chúng; Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiển chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Tôi cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo
Bỗng dưng tôi sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng nầy, Tôi chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao…! Không dám gây ra tiếng động ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của phi công, rồi khoảng thời gian dài nặng nề trôi qua … bổng:
“Song-Chùy…Kingstar 5 đã chém cây…tàu rung giựt rất mạnh…nhưng tôi rán cất cánh…Song-Chùy…rán theo dỏi tôi….crak ... crack.!” rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro
Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì tôi đã lở Salvo tất cả Rockets vào sườn đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống để cứu tất cả đoàn-viên. Tôi phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một đối với tôi
Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tỉnh của Kingstar-5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép buộc như tôi đã làm hôm trước cũng không sao. Tôi giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt trọng lượng, cũng vì lý do tôi muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách không thể chần chờ được, vì tôi quyết tâm bằng mọi giá không thể để thiệt hại thêm nửa “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Cố nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tỉnh nói qua vô tuyến bằng một giọng đều-đều nhẹ-nhàng:

“Kingstar…5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh…cho đến khi nào anh đáp xuống…bình tỉnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu Ngựa nhảy nhỗm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! Tuy high-frequency nhưng không sao…đừng vượt quá 70 knots…O.Kay!”
Giờ nầy, tôi để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải bay ngang qua thung-lủng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như Đỉa; Chứng cớ nơi bải đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ bảo-vệ cho các cứ điểm Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2 chiếc Hueys của LÐ/51/TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ trang của tôi vào ngày hôm kia nữa. Thế nên tôi có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy rối vào những tọa độ trước mặt mà chúng tôi sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của Tôi, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt
Chúng tôi an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175 ly và 8 inch Howitzers, Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông xuôi về đường-9, xa xa hiện lên những loan-lổ lổm chổm với nhiều đám khói an-tâm. Tự nhiên trong tâm chúng tôi, mọi người đều cùng có một cảm giác thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ chúng tôi
Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho quân bạn. Nhưng chúng tôi được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao giờ ngưng nghỉ.
Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội, Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang; Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm xác chết; Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy; Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim cang. Trong lúc anh Fujii chuyển lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy của vị TÐT can trường.
Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn nhỏ; Anh y tá Fujii cố chạy ra trực thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi; Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên, trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau lưng đại-đội-1 mà chúng tôi vừa tải thương vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30...
Như vừa rồi tôi có liên lạc trên tần-số 42.5/FM/RPC-10 với trung tá Thạch chiến đoàn-2 Dù tại Ðồi-30, rằng khoảng trưa, chiều nay Quang-Trung sẻ đến Ðồi-30, nên tiếp đón cẩn thận vì Quang Trung có trang bị vũ khí BV để vượt vòng vây. Trên phóng đồ hành quân, tôi có thể đoan chắc rằng: hai trung đoàn 102d và 88 đang yễm trợ lẩn nhau rút về tây/nam để bổ xung quân số vì bị thiệt hại quá nặng, chỉ có trung đoàn 88 thì kiệt quệ hơn ¼ quân tác chiến vì bị trọng thương, còn trung đoàn 102d thì số chết quá phân nửa, phần lớn bị EC-130B gunship truy kích cách quân bạn chưa đầy 50 thước (có lẽ nhiều chiến hửu không tin tôi, nhưng đây là sự chính xác của điện tử qua hồng ngoại tuyến kể cả tác xạ về đêm) ngay đến Trung Tâm Huấn luyện tại đây để bổ sung quân số cũng chém vè sơ-sát vào cánh rừng già vì bị Tiểu Ðoàn-1 Dù đánh đuổi ra khỏi căn trại, và đang chờ lịnh bổ sung quân cho các đơn vị bị te-tua như trung đoàn 102d
Dù rằng địa thế Đồi-30 rất thuận lợi cho việc phòng thũ, nó nằm trên cao độ 2210 bộ, cách mặt biễn, như chiếc chòi canh thẳng đứng từ 3 hướng, duy chĩ có hướng đông bắc mới là đường tiến sát duy nhứt cho quân BV tiến công, và Quang Trung cũng tiến vào hướng trục đó. Và chỉ duy nhứt một hướng để tấn kích, đó cũng là lý do biết bao cuộc tấn kích của BV đều bị đẫy lui, quân BV chết không biết bao nhiêu mà kễ, do sự chiến đấu kiêu hùng thủ thành cũa TĐ/2 Dù và một thành phần thất lạc của TĐ/39 BĐQ nầy trấn giữ. Phãi thành thật mà nói cũng nhờ sự phối hợp ngoạn mục giữa Trung-tá Thạch Chiến Đoàn Trưởng Dù và Spectra AC-130B nên quân BV khó mà lấy thịt đè người. Vì thế từ 4:30 sáng rạng ngày 28/1/1971 cho đến 9:00 sáng, quân BV ngưng hẳn hoàn toàn không có tiếng súng để tái phối trí cho một cuộc tập-trung tấn công dứt điễm. Đây cũng là một cơ hội bằng vàng nếu không bị ràng buộc bỡi điều giao ước ROE là dùng B-52 hũy diệt hoàn toàn lực lượng Quân đoàn 70B nầy. Bấy nhiêu đó cũng thễ hiện cho chúng ta biết rõ trò chơi chiến tranh của trục Ma/Quỹ đễ tiêu hũy chiến cụ tại thùng rác lộ-thiên nầy mà thôi !
Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cãm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận "sinh Bắc tử Nam". Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln ... khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”
Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con "suối máu" tanh rình tràn ngập kbắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:
"Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ".
Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: "Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.
Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: "Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào".
Trong tác phẩm "Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30" của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: "Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT". Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.
Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc "cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào" để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:
- QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn "hỗ tương yểm trợ" của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.
- Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như "lưỡng diện thọ địch" Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu
- Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác... Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: "Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy".
- Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)

Gunship PÐ-213 và 2 ÐÐ Trinh Sát Dù
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”
Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.
Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẻ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nốc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phãi đễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.
Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.
Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nảy giờ tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yễm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.
Hồi nảy giờ, tôi đã quan sát thật kỷ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằn-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoi thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.
Chiến Thuật “Kạ-Càng Lướt trên cây”
Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!” ... “Chiến thuật kạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch phải chui rút, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc phải ngả quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưởi hái tử thần. Ðặc biệt, cánh rừng chồi da beo hình chử nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị minigun giả nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc giộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng. Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chử nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chỉa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu đại liên 14,5 ly, nhưng có lẻ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chỉa về hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-hướt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được. Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển; Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy. Vừa làm một pass rãi dài 8 hoả tiển vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến trường và sẽ tìm ra chúng.
Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi. Chúng tôi từ giả bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài đám cháy với lớp khói mờ-mịch tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rỏ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm quá vậy … xém chút nữa chúng tôi ôm lảnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho thả … mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi …thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tích như làm ảo-thuật trên nền thãm xanh rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả … thôi thông cảm nghe bạn”
Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái vỏ trang và châm đầy xăng nhớt

Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mủi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rãi đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẫm bằng một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi đáy chảo…không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẩn đến nổi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin đưa ra một dẩn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll
Consider it”
Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc Mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hảm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngũ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xãy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219 … cứ miên man suy nghĩa mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng trể nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẩn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngũ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống)
Tôi bóp đầu nặng óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại … đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bổng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giản giãi danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích... nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!
Tôi lại bóp trán mĩm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn … Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng vỏ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tìm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hửu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chổ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt: Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật
“độn rừng ngụy âm”

Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719
Ngày 22/2/1971- Cã đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang cũa 42 khẫu trọng pháo Mỹ bắn yễm trợ, khuấy rối, mà chĩ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịch. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31. Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiễm.
Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tữ Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khũng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.
Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bữu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cã pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mỡ một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghĩ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 cũa Bữu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hoã lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bão đãm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng
đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào cũa Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cãnh như vậy.
Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Tr ợ Dù sẽ chĩ dẫn đường bay nước đáp cho Bữu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rãi rát mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu … đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.
Giang đã trình bày cho Bữu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ giội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chĩnh rất chính xác. Phi-công dù tài giõi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mãnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiễn phương hướng rồi rơi xuống quây theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp cũa Giang.
TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ,co phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Buu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua My noi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mãnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống; May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc cũa Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu. Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi phải ghi vào sỗ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.
PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn cũa Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít, PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần, PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "Thiên thần" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yễm trợ thuộc trung đoàn 202

Posted by Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa at 2:41 PM

Tác giả Trương Văn Vinh

vinhtruong
06-05-2015, 05:03 AM
www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=9825

Ðừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
Mỹ có thể công bố lời chứng Watergate: (Cho những ai muốn tìm hiểu bí mật về cuộc chiến Việt Nam)

Ðả đến thời điểm phải bạch hoá hồ sơ được tạm gọi là mật, nhưng Nhóm WIB (War Industries Board) lại âm mưu bóp méo nhiều sự thật đen tối … để rồi sẻ bỏ sau lưng dòng lịch sử chìm trong bóng tối quyên lảng.

Ông Richard Nixon là Tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ đã phải từ chức; Tại sao Nixon không chịu tự ân xá mình theo hiến định như tổng thống thứ 43 George Bush đã làm? Nghe lén có quan trọng bằng lừa dối dân Mỹ và Quốc Hội về việc gây chiến (Power Act) ở Iraq lấy cớ dựng lên Iraq có vũ khí giết người hàng loạt? trong khi đại đa số thành viên LHQ không tán đồng, kể luôn 2 nước láng giềng Mexico và Canada cũng quyết liệt chống đối, chưa kể Ông TTKý/LHQ tuyên bố Mỷ đánh Iraq là vi phạm điều lệ LHQ, nhưng Mỹ cứ đánh thi sao? Tại sao ở Mỹ một nhóm siêu Mafia được gọi tên là WIB (War Industries Board) có quyền thao túng chính sách và dùng truyền thông văn hoá để khủng bố mọi chính phủ trên thế giới bằng quỷ tài trợ nơi ngân hàng Thụy Sĩ?

Ngày nay họ vẩn tiếp tục gọi là hồ sơ đả được giải mật để che dấu và khóa sỗ hồ sơ về lịch sữ mua bán đổi chác thứ mặt hàng giết người quá tàn ác của họ đễ bỏ lại sau lưng bóng tối chìm trong dỉ vảng; Lời chứng Watergate được giữ bí mật trước Bồi thẩm đoàn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate sắp được công bố sau hơn 36 năm, theo lệnh của một Chánh án Liên bang. Chánh án Royce Lamberth “cò-mồi” khi đưa ra lệnh này, theo yêu cầu của nhà sử học Stanley Kutler, đã trích dẫn ý nghĩa lịch sử của tài liệu, để làm gì … có phải một thế lực ghê gớm muốn nhận chìm hồ sơ cho cái danh nghĩa đóng hồ sơ đả đúc kết đầy đủ?

Các bài liên quan gọi là hồ sơ mật nhưng hoàn toàn hỏa mù bóp méo theo chủ trương sách lược của WIB đưa ra:

- Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"

- Nixon ép Sài Gòn ký hòa đàm 1973

- Nhắc lại chuyện xưa Watergate

Nhưng tài liệu này sẽ không được tháo niêm phong cho đến khi Chính phủ có cơ hội để kháng cáo, hay những chứng nhân đều chết hết. Vụ bê bối chính trị tai tiếng đã khiến ông Nixon phải từ chức vào năm 1974 đều do sự giàn dựng tỉ mỉ bởi thiết kế viên Richard Helms, Donald Rumsfeld and George H W Bush, nhưng Thái tử George W Bush thì lại được quyền áp-dụng hiến định để tự ân xá cho chính mình và ngồi trên chiếc ghế quyền lực đến mản nhiệm kỳ-2 thì ai dám làm gì nhau!

Nixon, người đã qua đời 17 năm về trước, là cựu Tổng thống Mỹ duy nhất phải từ chức để hoá giải các bức thơ riêng tư giữa 2 tổng thống cho sự hoàn thành định kiến-1 (axiom-1, nếu đọc 2 tác phẩm “The New Legion” sẽ hiểu ngay)

Ông rời nhiệm sở trong bối cảnh tranh cãi gay gắt sau vụ nghe lén điện thoại tại trụ sở Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ tọa lạc ở tòa nhà Watergate tại Washington. WIB nghĩ rằng vì danh dự buộc TT Nixon phải từ chức thay vì phải đôi chối trước toà: TT Nixon đã làm chứng trong hai ngày tại California hồi Tháng Sáu năm 1975, 10 tháng sau khi ông từ chức và miền nam đã rơi vào tai CS theo định kiến-1 (axiom-1) Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính:

"Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã phải nói sự thật”

đây là hình thức PG hù doạ một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải chai mặt để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực để áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct)

- (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, chủ tịch WIB: Tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích

- (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha thực thi axiom-1 nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả có chút tiếng tâm .. để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ)

Quan tòa Lamberth nay phán quyết rằng vì lợi ích lịch sử về biên bản lời chứng, vốn dày tới 297 trang này, nặng cân hơn là sự cần thiết giữ bí mật hồ sơ. "Ý nghĩa về lịch sử nước Mỹ qua vụ Watergate không thể bị át đi," Thẩm phán Lamberth cho hay. "Việc công bố lời khai trước Bồi Thẩm đoàn của Tổng thống Nixon có thể sẽ củng cố các tư liệu lịch sử hiện có, thúc đẩy một cuộc thảo luận học thuật và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về một sự kiện lịch sử quan trọng," ông nói.

Ông Kutler (người đả được WIB đặt hàng) một giáo sư của trường Đại học Wisconsin, người đã viết nhiều sách về Nixon và vụ Watergate, trước đó đã khiếu kiện thành công để gây sức ép buộc phải công bố các băng âm thanh của ông Nixon, vốn được thực hiện bí mật tại Phòng Bầu dục? Ai hiểu được sự kiện bí mật đả được nhào nắn nầy với mưu đồ gây hoả mù?

"Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, mà Nixon sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy tôi quyết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật", ông Kutler cho biết đó là điều sỉ nhục mà Nixon tôn trọng danh dự nên sẽ từ chức, thế còn Bill Clinton vụ lăng nhăng tình ái thì sao? Quái quắc hơn nữa là Thái tử Bush đả lừa gạc người dân Mỹ và Quốc Hội thì sao về sự kiện Iraq có vũ khí giết người hàng loạt?

"Ông ấy đã nói gì về sự thật? Bây giờ tôi vẫn không biết." Ông Kutter muốn ám chỉ gì?

Các bài liên quan
• Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu" 01/06/10 (đừng tin vì họ muốn dàn dựng lên có lợi cho PG trong lịch trình ước tính)

• Nixon ép Sàigòn ký hòa đàm 1973 24/06/09 (theo mật lịnh của PG cho thế chiến lược toàn cầu)

• Nhắc lại chuyện xưa Watergate 26/05/09 (Họ buộc phải nói rỏ với lịch sử nhưng hoàn toàn bị bóp méo theo sự thiết kế khá tỉ mỉ và chủ đạo của WIB)

• Ra mắt tiểu sử chính thức về Kissinger và 1973 22/08/09 (Tiểu sử Kissinger không ưa Nixon theo như hồ sơ dơ bẩn “dirty file” của Nixon; nhưng dù ai làm TT cũng phải nhận Kissinger làm BTNG, đó là bằng chứng bắt buộc TT Nixon phải nhận Kissinger cũng là điều nghịch lý mà chúng ta cần phải hiểu và đặt nhiều nghi vấn? Tại sao người chữi mình suốt mùa bầu cử tổng thống mà bị bắt buộc phải chọn hắn vào trong guồng máy chính phủ? Ai ép buộc?)

Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"

GS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" tại California

Tác giả cuốn sách mới về "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" nói với BBC rằng một trong những hồ sơ quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa được giải mật. Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến cái gọi là hồ sơ "Nixon-Thiệu" chứa các tài liệu và thư từ giữa Tòa Bạch Ốc và Dinh Độc Lập từ năm 1971.

Ông Hưng, người được chỉ định đi cầu viện vào giờ chót, nói rằng vào ngày 23 tháng Ba năm 1975, nói ông Thiệu có cho ông xem hồ sơ này trong đó có hai bức thư của TT Nixon mà ông đã yêu cầu TT Thiệu gởi cho người kế nhiệm của TT Nixon là TT Ford qua trung gian của Tướng Frederick Weyand, cựu Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" mới được xuất bản, GS Hưng nói "Điểm trớ trêu là thư của TT Nixon mà TT Ford không biết gì." Họ dàn dựng lên một tổng thống không có dân bầu để cô lập và không cho Ford biết gì về cơ mật quốc gia

Vào ngày 5 tháng Tư năm 1975, đích thân Tướng Weyand đã đưa cho TT Ford xem hai bức thư đó chỉ 5 phút trước khi TS Kissinger đến cùng họp. Ngày 30 tháng Tư, TS Hưng tiết lộ hai thư này trong một cuộc họp báo tại Khách sạn Mayflower ở Washington để đặt trách nhiệm bội ước và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù lại bằng cách cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam.

Sau đó Quốc Hội Mỹ, theo GS Hưng, đã phản ứng "tại sao Hành Pháp Mỹ không cho Lập Pháp biết hồ sơ Nixon-Thiệu," đặc biệt là các nghị sĩ chủ trương cắt viện trợ cho VNCH như Henry Jackson, Frank Church, Ted Kennedy, Mike Mansfield...

Ngay chủ tịch của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là ông John Sparkman đã viết thư yêu cầu TT Ford [Vị tỗng thống không do dân bầu, nhưng nằm trong mưu đồ của WIB: tạo ra vụ ông Phó TT thứ 39, gian-dối trốn thuế là Spiro Agnew để Ford thế trước rồi làm tổng thống khi dựng lên vụ Watergate sau] cho kiểm xem hồ sơ "Nixon - Thiệu" nhưng TT Ford viện dẫn quyền đặc biệt của người đứng đầu hành pháp, đã từ chối. Rồi từ đó chính phủ Mỹ "đã ém nhẹm" toàn bộ hồ sơ này qua một thế lực ghê-gớm tam đầu chế: Donald Rumsfeld, Richard Cheney và George H W Bush

Năm 1978, ông Ronald Nesson, tùy viên báo chí của TT Ford, có viết một cuốn hồi ký trong đó ông tiết lộ rằng ông được lệnh cấp trên đi tìm hồ sơ "Nixon-Thiệu" trong Tòa Bạch Ốc, và tìm được vỏn vẹn chỉ có "bảy cái thư ".

GS Nguyễn Tiến Hưng nói có tổng cộng 27 văn thư trong hồ sơ này, nhiều hơn số thư mà ông Ronald Nesson đã tiết lộ trong cuốn hồi ký.

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã im lặng trong suốt thời gian sống ngoài nước, trừ một lần trả lời báo ̣Đức.

Theo GS Nguyễn Tiến Hưng, hầu như tất cả các hồ sơ về cuộc chiến Việt Nam nay đã được giải mật, trừ hồ sơ "Nixon-Thiệu" mà cho tới hôm nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Tại sao ông Thiệu không lên tiếng?Tác giả Nguyễn Tiến Hưng không tin rằng người Mỹ đã bảo cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không được nói gì về liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ khi gia đình ông dọn sang Mỹ năm 1985 tới khi ông từ trần năm 2001.

Là một người tâm sự thân tín của ông Thiệu trên bước đường sống lưu vong, GS Hưng nói rằng " tôi không tin là khi dọn sang Mỹ, ông Thiệu đã bị áp lực nào bắt phải yên lặng vì đó là thời của tổng Thống Reagan và ông Reagan rất ưu ái Tổng Thống Thiệu. Có lẽ vì phần nào của sự ưu ái đó mà ông Thiệu dọn nhà sang Hoa Kỳ sống." Ðây là sự phỏng đoán không phải như vậy đâu

Ông Thiệu đã tâm sự với ông Hưng rằng "khi vừa đến Đài Loan vào ngày 25 tháng Tư năm 1975, phái đoàn tùy tùng đã bị nhân viên Mỹ khám xét hết hành lý và tịch thu hết giấy tờ vì họ chỉ sợ hồ sơ Thiệu-Nixon lọt ra ngoài".

Ông Hưng thuật tiếp lời ông Thiệu: "Còn chuyện cái cặp bị đánh cắp nữa, vì họ tưởng rằng hồ sơ để trong đó, chứ không phải là để lục xét tiền."

Tuy nhiên, ông Hưng nói: "Phía ông Kissinger và đảng Cộng Hòa muốn giấu hồ sơ đó đi, cho nên có thể họ đã yêu cầu TT Thiệu giữ im lặng."

Còn như tướng Kỳ thì phải bô bô nói ra: Câu nói nổi tiếng: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”;
Còn Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam. Ðó là những gì mà WIB cần Kỳ nói toạt ra; thật ra
Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là đã có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau. Vì con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó. Đúng hay sai, hãy để lịch sử mai sau phê phán

Theo GS Hưng, ông Thiệu không muốn viết hồi ký vì "sau khi tôi làm lãnh đạo của miền nam gần 10 năm, tôi biết quá nhiều chuyện, và khi tôi nói cái hay thì tôi cũng phải nói cái dở nữa."

Ông Thiệu được cho là đã nói: "Người Mỹ đã phản bội mình rồi, cho nên mình cũng không nên vạch áo cho người xem lưng, và tôi chẳng cần để ý tới dư luận Mỹ nữa." Theo giáo sư Hưng đó là lý do chính tại sao ông Thiệu không muốn viết hồi ký.

Trước đây khi được GS Hưng yêu cầu nói rõ về vụ 16 tấn vàng, ông Thiệu nói: "Tôi đã làm hết sức mình rồi cho nên dù có nói ra, thì người đời sẽ nói rằng tôi cố tình chạy tội mà thôi."

Trong cuốn sách, GS Hưng cho hay cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã im lặng trong suốt thời gian sống ngoài nước, trừ một lần trả lời báo Đức, tờ Der Spiegel năm 1979.

Tăng quân là để rút lui? (Tại vì đọc giả không xem 2 tác phẫm “The New Legion” nên không nắm chắc được mấu chốt của sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, vì đây là một cuộc Picnic huấn luyện lớn nhứt để WIB kiếm lợi-nhuận, GI là hành khách booked trước vé máy bay cho cuộc du hành huấn luyện đánh trận thật để nâng đở hảng Boeing không bị Bankruptcy vì có GI luân phiên thay quân mỗi năm cho gần 4 triệu lượt air-passagers để biết mùi phi cơ thế hệ phản lực Jet Engine mới ra đời kể cả trực thăng phản lực)

GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong những lần đàm luận tại Luân Đôn, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho rằng Tổng Thống Mỹ Johnson, một người được cho là lập trường diều hâu, "đem quân vào Việt Nam là để thương lượng ở thế mạnh." Ðiều nầy không xác đáng vì chính sách không phải tổng thống Mỹ nắm giử mà ở trong tay War Industries Board, vì thế 4 đời tổng thống Mỹ mới bị hoạn-nạn vì chỏi ngược chính sách. Thí dụ: TT J.F Kennedy phải bị thảm sát, TT Johnson phải rút lui không dám tái ứng cử kỳ-2, đây là hiện tưởng khó xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, TT Nixon phải từ chức vì sự tạo dựng lên vụ Watergate do WIB chủ đạo để vô hiệu hoá những bức thơ riêng tư giữa 2 tổng thống, TT Ford bị buộc tay chưn đứng nhìn miền nam sụp đổ, UCV tổng thống Robert Kennedy hứa sẽ đem quân Mỹ về xứ liền bị thảm sát giống y chang người anh, nói tóm lại bất cứ ai làm trở ngại trục sách lược Eurasian đều bị triệt hạ.

Vào đầu năm 1964, khi ông Johnson lên thay cho TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ đã cho bộ trưởng McNamara (thành viên Skull and Bones) sang Việt Nam hứa đủ điều, rồi đề nghị 12 biện pháp rất mạnh trong đó, yêu cầu chính phủ Việt Nam đặt Miền Nam vào thế chiến tranh bằng một lệnh tổng động viên để "mưu cầu một nước Việt Nam không cộng sản" song hành với quân BV tiến bước hàng trung đoàn xuyên qua xa lộ Harriman [đường mòn Hồ] có Liên Xô bảo đảm thiêt bị hệ thống ống dẩn dầu để chiếm lỉnh miền nam, (có nghĩa là thống nhứt VN theo như những gì mà chỉ có duy nhứt phái đoàn Mỹ cương quyết không chịu chia đôi VN (Genève 1954) và ngày 30/4/75 mới đúng là thời điểm Decent Interval thống nhứt VN sau khi Mỹ hốt khá nhiều lợi nhuận)

Sau đó, Mỹ tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và đồng thời mở ra các chiến dịch như là Mũi Tên Lên vào tháng Tám cùng năm, rồi đến chiến dịch Phi Tiêu Lửa oanh tạc miền Bắc rất dữ dội mà họ gọi là escalation, sẳn sàng để leo thang chiến tranh

Đến tháng Ba năm 1965, quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng sau khi ngụy tạo Hà Nội khiêu khích về Vịnh BV 1964, và bước tháng Tư, Theo chủ đạo của WIB buộc các tổng thống phải tuyên bố theo sách lược: Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ ở lại miền Nam bao nhiêu lâu còn cần thiết, “nuôi dưỡng chiến tranh” với bất cứ sức mạnh nào còn cần thiết, với bất cứ nguy hiểm nào, phí tổn nào" như Tổng Thống Kennedy đã nói "We shall bear any burden" khi nhậm chức. Tất cả danh từ dao to búa lớn đều do WIB vẻ vời như TT Johnson nói rằng không muốn những thằng boy Mỹ phải chiến đấu tại bãi biển Wikiki, còn như bải biển Miami thì sao? Cũng như Tổng thống Nixon từng đe dọa "cắt đầu ông Thiệu" chuyện nầy ba xạo do WIB dựng lên cho tin giựt gân, Bush-Con “người dân miền nam không chịu chiến đấu cho sự tự do nên ngày nay họ không có

Tháng Sáu năm 1965, TT Johnson đã gởi vị tướng kinh nghiệm nhất của quân đội Mỹ là tướng Westmoreland đến Việt Nam để chỉ huy quân đội và một tháng sau, đã bổ nhiệm một vị tướng khác là Maxwell Taylor làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, để chuẩn bị dư luận sẽ có đánh lớn nhưng điều tối kỵ là không được đụng đến Xa lộ Harriman, đến khi vì danh dự của là vị tướng phải chiến thắng, Westmoreland liền bị triệu hồi về Mỹ vì dám ra trước Quốc Hội đòi đánh vào và chốt chận ngay yết hầu Xa lộ Harriman

Trong bối cảnh đó, ông Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào tháng Sáu năm 1965 và tướng Kỳ làm Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương

Theo GS Hưng, ông Thiệu và các tướng lãnh đều thấy rằng Mỹ quyết chiến và quyết thắng tại miền nam Việt Nam (Quả thật ông Hưng không biết gì cả)

Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, Bộ Trưởng McNamara lại rỉ tai ông Thiệu và nói là phải tổ chức bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội cho sớm để còn điều đình với Mặt Trận giải Phóng Miền Nam. Tại sao phải điều đình, VNCH và miền Bắc đều bị CIA trực tiếp hoặc gián tiếp do CIA chi phối
Mãi sau này với thời gian, ông Thiệu mới chiêm nghiệm câu "đem quân vào để điều đình ở thế mạnh," và "đem quân vào là để rút quân đi." Ðây là axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances” mà WIB đả công bố rỏ ràng trước các đại học, trước khi quân Mỹ qua VN và ngày 21/9/1960 NSC đả ra nghị quyết huy chương “Việt Nam chiến dịch bội tinh” cho lính Mỹ sẽ tham chiến tại VN

Không kết quả

Trong số này, có bức thư của TT Johnson gởi cho Hồ Chí Minh ngày Tám tháng Hai năm 1967 trong đó, Hoa Kỳ mong muốn đi đến một giải pháp hòa bình, nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, các nỗ lực mưu tìm hòa bình không đi đến một kết quả nào là do trục KGB/CIA đạo diển để nuôi dưởng chiến tranh. Khi có sự xung đột giữa TQ và LX, Hà Nội toan tuyên bố không dự trò chơi cưởng chiếm miền nam nữa, Hoa Kỳ thất kinh, bèn dùng C-130 không số thả đồ tiếp tế cho Hà Nội (hình giãi mật do phóng viên Ðông Âu, trang 95, Volume-1 một đoàn xe thồ do dân công khuân vác đi dọc theo xa lộ Harriman (đường Mòn HCM), nhưng vì gấp quá lại quên bôi chử “Handle with care” nơi các thùng gổ

Một tuần lễ sau đó, Hồ Chí Minh đáp lại một bức thư nói rằng "nếu như Ngài muốn đàm phán trực tiếp với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì phía Hoa Kỳ phải ngưng ngay các vụ oanh tạc vô điều kiện".

Lúc nầy mọi quyền hạn đều nằm trong tay triều-đại Lê Ðức Thọ, Hồ bị cách ly, tướng Giáp như bị học tập cải tạo về tư tưởng, và tướng Chu Văn Tấn bị đày đoạ và chết trong tù

Hai bức thư này được lưu lại trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam gồm tổng cộng 12 tập, cho thấy phía Hoa Kỳ từ năm 1965 đã 26 lần tìm cách bắt liên lạc với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua nhiều ngả khác nhau để điều đình hòa bình.

Nay với thời gian, GS Hưng nói rằng có thể là vì một "vấn đề nhận thức" gây ra bởi các "tín hiệu trái ngược nhau" mà 26 lần tìm cách bắt liên lạc này, không đi đến một kết quả nào. Thí dụ như cũng có thể là Mỹ đề nghị điều đình ngày hôm trước thì hôm sau lại oanh kích Bắc Việt còn mạnh hơn hôm trước

Theo GS, có thể vì các tín hiệu trái ngược nhau mà cuộc chiến cứ leo thang.
Cuộc chiến 'ủy nhiệm'

Trước khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Nixon đã từng nói cuộc chiến tại Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa hai miền nam bắc Việt Nam, hay là giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mà thực sự ra là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo GS Hưng thì TS Kissinger và TT Nixon cho rằng tất cả những sự thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

GS Hưng nói rằng theo như sự suy nghĩ của hai người này thì "cũng vì sự cứng rắn của Hoa Kỳ - mang nửa triệu quân tới Việt Nam rồi xúc tiến chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến - mà đã thuyết phục Trung Quốc mở cửa bang giao với Hoa Kỳ."



KQ; TRUONG VAN VINH

vinhtruong
06-15-2015, 03:10 PM
hcmtrail.blogspot.com/2012/12/william-cobby-cia-va-duong-mon-ho...Hồ Chí Minh Trail

Saturday, December 1, 2012 - Posted by Hoa Pham at 12:18 AM

(Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự” (hoàn tất axiom-3). Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn HCM. Cộng Quân coi như được HK bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam)


William Colby CIA và Đường Mòn Ho Chi Minh

Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là “lấy máu” để giãi quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (Secret Society) đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trỡ ngại chính cho “Chương trình Chống Nỗi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phũ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào. Các chiến hửu nên biết thủ lảnh Skull & Bones phải làm sao để hoàn thành “America-First” mà cũng là ngôi vị lãnh đạo thế giới?

Secret Society vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quãng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật S.S buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưởng chiếm miền nam, đễ hoàn thành axiom-1 cũa chương trình CIP)
Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ đễ chống đở, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mỡ cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, Hạ Lào với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào.
Sự việc nầy bị ngay tay phãn-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết-lộ cho CIA cũa nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phũ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H. N. Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Averell Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phãi hũy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.

Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy (trái ngược 180 độ với Harriman) muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hãi-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.
Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẳng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra…những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiển…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít…trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]

Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị CIA/KGB hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay ba anh em ruột Lê Ðức-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu hoả mù đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (Red gangster/totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoặch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM” do Linh mục Nguyễn Hửu Lễ, chỉ giải mật nhân vật huyền thoại nầy khoảng 10/100% mà thôi kèm theo hé một chút xíu, TNS McCain tuyên bố tại kinh đô ánh sáng và Paris Match: “HCM là người “Quốc-Gia” với chưa cho phổ biến sâu rộng tài liệu “Hà Nội xin đầu hàng vô điệu kiện”. Thề chừng nào mới phổ biến 100%, sử gia hậu cận đại sẽ lo, xem bài: “LOGO nầy sẽ xuất hiện năm 2023” Started by vinhtruong, 01-16-2011, 03:12 PM)

Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA mốc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giãi quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu Eurasia-1… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sữ-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh thân-tín thầm lặng nhưng phản phúc, có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ”. Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy” vào năm 2023 khi mà thế hệ bị Skull & Bones 322 phĩnh gạc để hoàn thành cho bằng được chiến lược toàn cầu của Secret Society!

Phía chính quyền Kennedy, đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (phía Harriman) dưới sự điều khiển của Richard Helms, Pentagon: Secret Society sữ dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay đễ xóa bõ bàn cờ rồi chơi lại từ đầu, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng vỏ trang UH1-B làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, đễ Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw)

Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”

Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria)
Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực

Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.

Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đỗi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống)
Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc…vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dỏi sát nút…tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián quỷ kế và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon đặc quyền điều động của Richard Helms.

Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rỏ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lảnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2

Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.
Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gở lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7
Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi

Kết quả về Hành-Quân cũa Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.
Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)

Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.

Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng)

Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lảng

Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mĩm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rỏ mọi diển tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)

Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.

Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus.
Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lủy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.

Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)

Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nỗi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đả bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoặch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoặch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.


QUEENBEE-1

vinhtruong
08-16-2015, 12:08 PM
Trương-văn-Vinh | Mỹ cung cấp 20 chiến đấu cơ F-35 cho VN
Trên đường đi dự họp mặt anh em KQ tại Little Saigon, qua phone, tôi nghe một người bạn thân đọc Thời Báo số 1013, June 25 đã đăng lời tựa như trên … vì sau 20 năm nghiên cứu trên các thư-viện chính, tôi quả quyết chuyện ấy không thể xảy ra vì còn quá sớm, cũng như trước 2010, Việt Nam không bao giờ dám tách rời khỏi TQ vì có Nguyễn Chí Vinh, cũng như bắt đầu 2010 VN trở nên cứng cựa với TQ nhờ Nguyễn Chí Vịnh … Sao lạ vậy? Tôi sẽ lý-giải sau. Về đến nhà xem kỷ tờ Thời Báo số 1013, June 25 mới phát hiện đúng như tôi đã xác quyết …còn quá sớm vì Hoa Kỳ chưa gở bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì thể-chế cần có thay đổi trước, ít nhứt sơ khởi những tù nhân lương tâm phải được phóng thích vì đơn giản họ chống TQ.

Ðã đúng thời điểm (2010 decent interval) Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương (Overhauling the Damage-Control and Roll-Back) Trước mắt Hoa Kỳ qua Bộ Trưởng Quốc phòng Robert Gate móm lời cho Việt Nam hảy tỏ bày ước muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận bán “vũ-khí sát thương” và Mỹ từng nói sẽ cân nhắc bán vũ khí cho Việt Nam, (đầu tiên có thể là các hệ thống radar duyên hải hay máy bay tuần tra made in Canada để lần lược thay thế Liên Xô, Nhựt rồi Ấn độ những cơ phận quốc phòng) Về phần mình, bấy lâu nay VN buộc phải “đu-dây” vì nhớ lại sự phản bội VNCH trước đó. Cũng BTQP Tướng Thanh đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu "tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin giữa VN và Mỹ” (Tướng Thanh sợ Mỹ lường gạc như VNCH, nhưng lần nầy người viết tin chắc nịt là Mỹ không dám lường gạc vì đây chính là quyền lợi keo-sơn của họ tại VN) Bản thân tướng Thanh đã nỗ lực thúc đẩy quá trình này qua các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Gates hồi tháng 5 năm ngoái (cũng tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La) và trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông vào tháng 12. Hai bên cũng đang hướng tới hợp tác trao đổi trong nhiều lĩnh vực liên quan quốc phòng, kể cả về vũ khí và công nghệ. Mới được nối lại hơn 15 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nhưng đúng vào thời điễm Hoa Kỳ trở lại (Roll-back) theo như lộ-đồ Eurasian, cho nên quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt nay có thêm động lực vì là ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương Theo sự tiên đoán của tôi, đã đến lúc chín mùi, BTQP Robert Gates rời Washington đi Singapore với mục đích về quan hệ với Việt Nam là "trọng tâm thực sự mà chúng ta nên cố gắn theo dỏi diễn tiến mới lạ nầy”. Theo tôi nghĩ hai bên sẽ "xem xét xem quan hệ sẽ tiến triển theo chiều hướng nào để hai nước cùng được lợi ích khi Việt Nam đang trở thành nước có tiếng nói trọng lượng hơn trong khu vực ĐNA" mà quyền lợi Mỹ keo sơn với sự sống còn của VN. Ngoài Mỹ, ông Phùng Quang Thanh cũng đã có tiếp xúc song phương với trưởng đoàn của năm nước đối tác khác, trong có Ấn Độ, quốc gia được tin là sẽ giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm trong tương lai, theo sự gật đầu của Mỹ. Vì thế trước đó, vào chiều thứ Năm 03/06, BTQP Tướng Thanh đã thăm một tàu cứu hộ tàu ngầm của hải quân Singapore để học hỏi sơ bộ. Thế nhưng có thể ông Gates sẽ sử dụng bài phát biểu của mình về hợp tác an ninh khu vực để đề cập tới việc cụ thể hóa quan hệ quốc phòng giữa Việt/Mỹ vô cùng cấp bách. Gate cho rằng: “Quan hệ với Việt Nam là trọng tâm thực sự mà chúng ta đang cố gắng phát triển” ý muốn nói hồi xưa bỏ rơi VNCH là theo định-kiến-1 của sách lược hợp thức hóa chũ quyền Biển Đông của các nước lân cận để Mỹ kiếm lợi nhuận hợp pháp, còn bây giờ Mỹ hết còn chơi xấu rồi và hãy gởi lòng tin nơi Mỹ.

Đã đến thời điễm, Hoa Kỳ kiếm chuyện chỉ trích Trung Quốc là không minh bạch trong các công bố về chi tiêu quốc phòng và Bộ trưởng Gates từng nói hai bên không thể cứ bên này tiếp tục che dấu các ý định của mình với bên kia để kiếm cái cớ hù doạ TQ như Hoa Kỳ đã chuẫn bị từ 1959 cứu và tiếp tế kháng chiến quân của Đức Đat Ma cho đầu thế kỹ 21 xuất hiện như một bóng Ma Dracula hù doạ chia xẽ TQ ra nhiều nước. Rồi mai đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ mạnh miệng có bài phát biểu về 'Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực'. Và dĩ nhiên Người ta cũng trông đợi ông bộ trưởng sẽ đề cập chủ đề an ninh Biển Đông trong các tiếp xúc của mình. Và lần đầu tiên chúng ta sẽ ngạc nhiên chứng kiến sự lớn mạnh cũng như kính trọng vị trí VN trên chính trường ĐNA cũng nhờ đại-cồ sư phụ. Cơn sốt chính trị nóng bổng trong một diễn biến khác, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Chuyên trách Các vấn đề Chính trị-Quân sự của Hoa Kỳ Andrew Shapiro sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ 06/06-08/06. Tại Hà Nội, ông Shapiro sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kỳ tham gia Đối thoại Mỹ-Việt lần thứ ba về Chính trị, An ninh và Quốc phòng. Đã đến lúc Việt Nam mạnh như chưa bao giờ có trong lịch sử về uy tín trong vị thế chính trị. (xin quý bạn hãy tin vào tôi nhưng khoan bình luận) Kế hoặch nầy đã có từ xưa, do áp lực của Permanent Government cho mục tiêu chiến lược toàn cầu bằng cơ quan lập-pháp. Năm 1970, Thượng nghì-sĩ Dân-chủ, Idaho Frank F.Church và Thượng nghị-sỉ, Kentucky, Cộng-hoà, John Sherman Cooper, hai ông quyết định tu-chánh án bằng danh xưng gép tên hai ông “Cooper-Church”- ra lệnh cúp mọi chi tiêu về quân sự trên toàn vùng Ðông Nam Á, có nghĩa sẽ móm những lời lập-lờ ẩn-ý để Kissinger cho Trung Quốc chiếm Hoàng-Sa sau khi Hoa kỳ rút khỏi nơi đây 1973. Lúc nầy Chiến lược gia Harriman lại cho ra đời cuốn sách “Hoa kỳ và Liên Xô cùng thay đổi cục diện thế giới” [America and Russia in a Changing World 1971] http://www.answers.com/topic/w.averell-harriman] có nghĩa “sợ hải hoạ Da Vàng” tạm thời nhường ảnh hưởng các nước ÐNA cho Liên-Xô, nên nhớ rằng không bao giờ Hoa Kỳ nhường cho cái nước đông dân tạp nhạp đầy nguy hại cho nhân loại như Nhóm tham mưu của Harriman quyết đoán trong sách lược.

Thấy Hoa-kỳ lùi bước về Honolulu, sau khi cưỡng chiếm Hoàng-Sa, Trung quốc lấy chiếm các đảo san-hô (Mischief Reef) của Phi Luật Tân và quần đảo Trường-sa (Spratlys) nhưng Phi Luật Tân vì yếu thế nên cứ la hoảng bằng hình thức ngoại giao.

Tổng thống Fidel Ramos: “Tôi sẽ dùng những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền!”

Thế là War Industries Board bán cho Phi Luật Tân khoảng 2 tỷ dollars chiến cụ để tự vệ trong khi đó Hoa kỳ được “save money” chi tiêu trong vùng nầy, bị đe doạ các nước trong vùng nầy lại mua thêm vũ khí để tự vệ - Về mặt tiết kiệm chi tiêu, nhờ CIA tạo cảnh rời bỏ hai căn cứ Hải và Không, Clark field và Subic Bay 1992 với lý-do dân Phi biểu tình đuổi Mỹ! cũng như Tổng Thống Dương Văn Minh chỉ nắm quyền trong 72 giờ, vừa đủ để đuổi Mỹ để bàn giao cho Hà Nội, nên về mặt ngoại giao, Mỹ bị chủ nhà đuổi đành phải ra đi chớ biết làm sao bây giờ!!!

Thấy những sự việc khó hiểu về chính sách Mỹ, báo chí có đặt câu hỏi với Ðô-đốc Richard Macke, Tư lệnh Thái bình dương về các biến cố như kể trên, Macke trả lời: “Chúng tôi không ngạc nhiên gì về dữ kiện biến-cố đó đả xảy ra!” Báo chí không hài lòng câu trả lời nầy, nên một tuần sau, Họ hỏi Ðô đốc William Owens, Phó Tham mưu trưởng Liên quân một lần nửa và được trả lời: “Hiện đang có quá nhiều biến cố xảy ra tại quần-đảo Trường sa do nhiều nước dính líu tới, nhưng chúng tôi là quân nhân nên không dính líu gì về chính sách, tuy nhiên chúng tôi cũng chia bớt những tin tức tình báo mà chúng tôi biết được cho đồng minh của chúng tôi!” Tuy Hạm đội 7 của Hoa kỳ không có mặt ở biển Ðông nhưng chiến hạm Mỹ với cái gọi là “tìm phi-công Mỹ mất tích” dưới lòng Vịnh Bắc Việt và biển Ðông vẩn tiếp tục đi đi lại lại, đôi khi ghé vào thăm viếng VN và dĩ nhiên phải xuyên qua duyên hải VN cũng thuận theo công pháp
quốc tế về biển.

Ðịnh mệnh của VNCH nằm trong tu chánh án “Case-Church”: Ngày 29/6/1973, lại cũng do Thượng nghị sĩ Frank F Church, Dân chủ Idaho và Thượng nghị sĩ, Công-hòa, New-Jersey Clifford P.Case, lại chua thêm một lần nữa nhập tên hai ông nầy thành tu chánh án “Case-Church,” ra lệnh nghiêm-cấm mọi hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Lào, Cambodia, và Việt Nam. Có nghĩa lực lượng Hoa kỳ không còn ở lại Ðông Nam Á. Thế là 700 triệu tấn vũ-khí mới-tinh của Liên Xô trả bằng dollar Mỹ cho giai cấp thợ-thuyền Liên-Xô trong thế “bênh kẻ mạnh”, đem vào Hà Nội cho chiến dịch HCM và chiếm Cambodia, và phòng thủ Hà-Nội bằng giàn SAM tối tân bậc nhứt 1979 cho TQ có dịp thử vũ khí do chính mình làm ra, nhưng trong phạm vi 6 tỉnh biên giới thôi nhé! Kết thúc Màn-2 giai-đoạn-2 để qua Màn-3 là Trung-Ðông! có nghĩa bức chắn ngang giữa Âu-Á. Nhưng trọng điểm của vở bi kịch Eurasian lại nhấn mạnh ở hậu quả từ Màn-2, giai đoạn-2 do vệ tinh gián điệp [American spy satellite program] đã khám phá các nguồn tài nguyên dưới thềm lục địa sau thế chiến-2, gây hệ quả: phải giải nhiệm Tướng Mac Arthur, Trung Hoa Quốc gia buộc phải nhường ghế LHQ cho Trung quốc, giải thể VNCH tại vùng sẽ tranh chấp tại Biển Đông, sau khi khoan thử vài mũi khoan kiểm chứng chắc-ăn có dầu khí tại đây, rồi đóng nút lại chờ phân giải trên bàn mổ LHQ 2013 theo sách lược Eurasian: Thềm lục địa có trử lượng dầu khí nầy sẽ đem ra bàn luận tại LHQ vì có nhửng văn bản thành văn và những, chưa thành văn cần tái xác định điều chỉnh lại bằng công pháp quốc tế nhẹ nhàng không cần phải dao to búa lớn theo như siêu kế hoặch của George Kennan tĩ mĩ thiết kế! “Hoa-kỳ muốn bảo đảm rằng các nước có thể có lợi ích trong đó nên hiểu, vùng Biển Ðông có những luật lệ thành văn (điều khoảng trong HÐ Genève-1954) và bất thành văn (Hoa kỳ bằng mọi giá phải đưa TQ vào cộng đồng quốc tế để dự phần bảo vệ trật tự thế giới) không ai được quyền ra đó, đấm ngực ầm ầm và tuyên bố Tôi có quyền khai thác mỏ dầu ngay tại chổ nầy!” Hoa kỳ sẽ không quay lưng và cũng đúng vào lúc phải trở lại (overhauling the damage control and roll-back) để giữ lời cam kết với đồng minh của mình, (sau khi dụ mấy nước nhỏ nhát gan trút một mớ dollar vào túi chú Sam để mua vũ khí) chủ yếu là Việt Nam, chú Sam phải bỏ dollar ra để giúp đỡ để có sự bảo đảm được an toàn cho các công ty khai thác, nếu không thì VN chưa có thể là quốc gia có dầu khí chính thức trong vùng! Vì thế Hoa-kỳ sẽ trang bị tối tân hóa Hải quân cho VN để tiếp-tục keo sơn hiệp ước Việt-Phi tháng bảy, 1995 ngay khi Mỹ thiết lập bang giao theo lộ đồ đã thiết kế, cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền lảnh hải của hai nước có gắn bó với Mỹ.

Trong thời gian nầỳ thỉnh thoảng chiến hạm Mỹ tới thăm VN, Ðô-đốc Timothy Keating, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái bình dương lại qua thăm VN một lần nữa ngay sau khi Bắc-Kinh công bố sắc lệnh thành lập thành phố Tam-sa bao gồm Hoàng-sa và Trường-sa. Trung Quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải-Nam để chuẩn bị khai triển lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa kỳ trên biển cả bao gồm Thái Bình Dương, Ấn Ðộ dương và cả Ðại Tây dương khi cần hộ tống các tàu dầu Trung Quốc chạy qua kinh đào Suez. Ðể chuẩn bị cho đúng điểm mốc thời gian, Tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ sẽ tái xác định chính sách “tái can dự” của Hoa kỳ ở Á châu và đặc biệt ÐNÁ/TBD. Chính sách chiến lược Eurasian là mục đích chính “bảo vệ VN” trong giai đoạn trở lại (“roll back.”)

Tháng Sáu, 2008, TT Bush có mời TT Dũng và TT Phi xác nhận chủ quyền của hai nước, đồng thời khuyên hai nước hợp tác quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình, và sẽ có Hiệp ước hợp tác quân sự Việt Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 44 . Biết cái thế yếu kém của VN, Hoa kỳ đã từ lâu im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung Quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại, Hoa kỳ tìm cách thuyết phục VN về mối nguy hiểm đã kinh qua do Trung Quốc, và hình như đã thành công phần nào. Kết quả Hoa kỳ cam kết ủng hộ chủ quyền, an-ninh và toàn vẹn lảnh thổ VN

Năm 1947 biến hóa OSS thành CIA, Harriman và Prescott đã chuẩn bị ngay sau khi vệ-tinh gián điệp đã phát hiện mỏ dầu dưới thềm lục địa của VN, và thập niên 60 đả khoan thử chắc có rồi mới đóng lại để chờ đến ngày hôm nay (Tổng thống 44) TQ nên hiểu rằng Con Ó làm tổ thì nơi đó chỉ nở ra Ó-Con, chớ không thể Le-le hay Vịt trời nở ra nơi đó! TQ nên hiểu rằng đừng có chơi Cha khi người ra công đào giếng, khi có nước thì TQ tới chôm!? Hoa kỳ phải cách chức vị Tướng tài Mac Arthur để đưa Trung Quốc vào trò chơi pháp lý; Còn đối với Hoa kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp mới dám bỏ vốn làm ăn, bất chấp sự bất bình của Trung Quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa-kỳ thì Hoa kỳ cũng sẽ làm khó lại. Trung quốc đừng quên rằng 1949 CIA đả hoàn thành di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch qua đảo Ðài-Loan và 1959 đả bí mật giúp bảo-vệ Ðức Ðạt Lại Lama và vận tải cơ C-130A do Ðại-tá Harry Aderbolt, chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập vẩn thường xuyên tiếp tế cho du kích của ngài, Trung Quốc khôn ngoan nên ôn hoà với Mỹ vì nội bộ mới là cái cơ nguy cho Trung Quốc, và hơn nữa TQ bề ngoài xem như mạnh nhưng thật sự rất còn yếu kém nhiều phương diện. Gương trước mắt, Liên Xô là một nước CS chuyên chế mà Hoa kỳ còn làm sụp đổ từng mảnh, Hoa kỳ xem Liên Xô cứng và gai gốc như vỏ trái Soài Riêng, còn Trung Quốc như những múi thơm hay thúi gì đó tùy sự khôn ngoan của đối tượng biết cư xử. Ðã đến lúc Hoa kỳ phải tỏ ra bênh vực VN bằng cách “Tái khẳng định sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN” qua một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế đánh đổi ngạc nhiên: Hoa-kỳ và VN phải trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước, sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn nữa về các vấn đề chiến lược và an ninh. Ngay vào lúc nầy, về phía VN, bị dồn vào chân tường, VN khó chọn thái độ đẩy đưa như trước mà phải dứt khoát, mạnh mẻ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lảnh thổ của mình. Theo trong tầm ống kính của Skull and Bones [Harriman] cho biết rằng: “nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế thì VN có nhiều điều kiện để thắng” Vì thế cho nên Hoa kỳ chường mặt bằng ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty người Anh BP đã phải chùn bước năm vừa qua, mặc dù áp lực của TQ không làm cho Công-ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Petro-VN.

Về chuẩn bị dư luận thế giới là môn tuyệt chiêu của thủ lảnh Skull and Bones, lại lấy trung tâm văn hóa thế giới là Thủ đô Paris qua nguồn tài trợ Ngân hàng Thụy-Sỉ như: Nữ tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư Luật và Khoa học Chính trị đại-học Paris, vì lương tâm khách quan, vì công lý lẽ phải của một luật gia tầm cở quốc tế. Giáo sư Monique đả bỏ ra nhiều năm tận tụy sưu khảo và viết bộ sử tựa đề “La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” L’Harmattan, Paris 1996, 306 pp (Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong đó gần nhứt là Hiệp định Genève 1954 có các Ðại-sứ cường quốc như Liên Xô và Chu An Lai công nhận bằng chử ký, miền Nam VN có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nhường ghế cho T.Thống thứ 44, George Bush ghé Tổng thư ký khối ASEAN ở Thai Lan tái xác định chính sách “can-dự” của Hoa kỳ ở Á-châu và đặc-biệt ở ÐNA, TBD. Nói tóm lại Bush tuyên bố thẳng thừng là bảo vệ VN để giữ nguồn dầu khí nơi đây không thể rơi vào tay Trung Quốc và sau đó VN sẽ thể hiện đường lối cứng rắn với TQ để đi theo Mỹ đúng như ý đồ cũa Harriman trong thế chiến lược Eurasian. Đường lối nầy chúng ta đang thấy thái độ cứng rắn của VN đang đối đầu với Trung Quốc càng ngày càng lộ rỏ ra hơn!

“Làm gì có sự lạ trên đời khi Con Ó làm ổ, đẻ trứng nơi đó mà lại nở ra con Le-Le Vịt trời” Trung quốc cũng thừa hiểu khi đụng độ tuyến lữa với VN và Phi Luật Tân thì có các nước khác nhảy vào như Nhựt, Ấn-độ, Thái-lan, Ðài-Loan, Nam Hàn, Mả-Lai, Borneo… Trung quốc không muốn rằng mình trở nên con Heo-rừng bị một bầy chó săn tấn công mọi mặt, đến khi kiệt sức, thì người thợ Chú Sam dứt nộc. Dĩ nhiên Trung quốc không dại gì phải…hơn nửa dù là “Di tản chiến-lược”[theo lộ-đồ Eurasian] về Hawai 1970 ngay sau khi Quốc hội Hoa kỳ ban ra Tu chánh án “Cooper-Church,” nhưng Hoa kỳ ngầm ý để cho Nhựt thay mặt bảo quản an ninh vùng Thái bình dương sau khi Mỹ di tản chiến lược. Ngoài ra từ thập niên 1970, Nhật bản được Mỹ bật đèn xanh bung ra viện trợ cho các nước trên thế giới, đứng vào hàng đầu là ưu tiên cho “cục cưng” VN, qua viện trợ để các nước tiêu dùng hàng hóa Nhựt, đồng thời gây ảnh hưởng để mở rộng thị trường. Mỹ và Nhựt sáng lập Ngân hàng phát triển Á-châu ADA để tận tình giúp đở VN sau một thời gian ăn Bo-Bo (nuôi con theo quy cách Ó Mẹ nuôi Ó Con, xin đọc sách kiểu hành hạ Ó Con trước khi Ó Mẹ xô đuổi Ó Con ra khỏi ổ) cũng như sau một thời gian vừa đủ, Hoa kỳ lờ luôn cho Việt kiều tuôn về hàng tỷ dollar như lộ-đồ chiến lược Eurasian. Hoa kỳ bàn giao lại cho Nhựt những tin tức tình báo gài bẩy sự khao khát dầu khí của TQ qua 1974 cưỡng chiếm Hoàng Sa của VNCH, đánh chiếm một số đảo Trường Sa năm 1982, trên biên giới trận đánh cưỡng chiếm đất đai Thanh-Thủy, Lảo-Sơn 1984. Thấy TQ với âm mưu Ðại-Hán và chiến lược Hải Dương, Nhựt Bản thay mặt Hoa kỳ đã công bố một bạch thư về “An ninh quốc phòng Nhựt Bản về Á-châu” cho Việt Nam: 1988 hải quân TQ chủ trương chiếm các đảo San-hô của Phi và Trường-Sa và 2008 lợi dụng trong mùa bầu cử tổng thống, hải quân TQ tiến xuống Trường Sa, đánh bật Mỹ ra khỏi biển Ðông, cô lập vùng biển của Phi Luật Tân và VN.

Hoa-kỳ muốn Nhựt trở nên một nước hùng mạnh tại Á-châu! Nhưng phải có nanh-vuốt quân sự, thông thường “Ai buộc, người đó gở”: Ngày 14/8/1945, Nhựt đầu hàng sau khi lảnh hai trái Bom Nguyên-tử ở Hiroshima và Nagasaki, Thống tướng Mc Arthur đại diện Ðồng minh, tiếp nhận cuộc đầu hàng của Nhựt trên mẫu hạm Missouri neo ở cảng Tokyo cùng với 11 đại diện các nước Ðồng minh, trong đó có Nga-Sô, Trung-hoa, Canada, Anh, Úc … Tướng Mc Arthur cầm đầu Hội đồng tối cao Ðồng minh quân- quản một nước Nhựt đầu hàng [một Vị Tướng tài ba như vậy mà bị W.A.Harriman áp lực TT Truman phải cách chức, thì chúng ta cũng dể hiểu, Ông Harriman nầy quả là một thế lực ghê-gớm nhứt sau hậu trường nước Mỹ và chính ông nầy là thủ phạm ra lệnh giết chết TT Diệm] Ban Quân pháp Hoa-kỳ được lệnh soạn thảo hiến pháp mới cho Nhựt – Hiến-pháp 1946, có hiệu lực từ 1947 cho đến nay, chưa một lần tu chỉnh.

Dù hiến pháp do do Ban Quân pháp của Bộ Tổng Tư Lệnh Mỹ soạn thảo, nước Nhựt trong 60 năm qua vẫn triệt để trung thành và là một trong những nước dân chủ nhứt thế giới.

Vì Trung-Quốc đã vướng vào cái bẩy của Mỹ giăng ra đầu tiên 1/1974 vụ cưởng chiếm Hoàng-sa của VNCH, sau đó quần đảo san-hô và Trường-sa do nhiều nước có chủ quyền nơi đó, nhiều nơi thành-văn còn nơi khác bất thành văn, kể cả đảo Ðiếu-ngư không biết Nhựt hay Trung hoa là chủ quyền; Vì thế Hoa-kỳ phải hy sinh hai nước đồng minh là Trung Hoa Quốc Gia và VNCH để đưa Trung quốc vào trò chơi công pháp quốc tế để yên tâm bỏ vốn khai thác dầu khí đúng theo sự thiết-kế của Harriman và Prescott Bush. Trung quốc quá ham dầu hỏa và hơi đốt dưới vùng biển trong hải phận VN, điều nầy quá đúng theo sự dọ thám của vệ-tinh sau thế chiến-2, dầu khí ở thềm lục địa VN dẩn đầu các nước ÐNA. Tổng số dầu khí VN là 1.9 tỷ BOE (1 bbl tương đương 5,300 ft3) Dù rằng Trung quốc có hung hăn công bố bản đồ mới của TQ 2007 với vùng An-vạn bắc và biển Ðông rộng 5 triệu km2, thêm một thách đố khác đối với Nhựt, Úc mà Úc cũng như Tân Tây Lan đã tự coi thuộc về Á châu và ÐNA. Nhưng Mỹ thì cứ nhởn-nhơ vì biết chắc rằng, ít nhứt cho đến năm 2030, còn như hiện tại kỹ nghệ dầu hỏa TQ chưa có đủ khả năng khai thác dầu khí ở Biển Ðông, nhứt là vùng Trường-Sa và Hoàng-Sa; Nhưng trước 2030 hay trước 2023 kỷ niệm 50 chiến tranh VN thì mọi việc đã dàn-xếp trên bàn họp tại Liên Hiệp Quốc mà chắc chắn Trung quốc sẽ bị thua vì pháp lý, căn cứ những dẩn chứng mà tôi đã nghiên cứu và hiểu được! .

Hoa-kỳ, ngay sau khi Quốc hội cho ra Tu chánh án “Cooper-Church-1970” bèn nói nhỏ Nhựt cứ việc âm thầm sản xuất chiến cụ để thay mặt Mỹ trông coi an ninh trong vùng, Nhựt sẽ đóng Hàng không mẫu hạm và các giàn hỏa tiển tầm xa; ai cấm Nhựt bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử với đầu đạn nguyên tử? Sức mạnh quân sự của Nhựt vẩn gắn bó với sức mạnh quân sự Hoa-kỳ, nối kết với Úc-Ðại-Lợi, một thử thách ghê gớm khiến TQ phải suy nghĩ hai lần hoặc nhiều lần! Cho đến khi Bắc-Kinh điên khùng ngang nhiên ra tay cho liên quân tập trận ở Trường sa và ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Tam-Sa, huyện đảo Tam Sa, thuộc Tỉnh đảo Hải-Nam. Ðây là lúc mà Hoa-kỳ muốn Nhựt trực tiếp đối đầu [cũng là phương thức gây chiến kiểu đàn anh, bắt mấy thằng em nhập trận trước, cho đến khi địch thủ mệt nhòa, là chọt một cái nhẹ địch thủ cũng sẽ ngả quỵ; Trong thế chiến-2, Ðại sứ W.A Harriman tại Liên Xô chỉ ngồi chờ đợi, cho đến khi Hồng quân tiến vào Bá-Linh, lúc đó Trung-úy OSS William Colby mới cho Harriman biết để thả Sư-đoàn Dù vào phỏng tay trên chụp trước các nhà bác học Ðức] Sự kiện hun-hăn diển tập quân sự của TQ, khiến Nhựt bản phải tái vỏ trang theo sự gật đầu của Mỹ. Năm 2008 TQ vươn lên đến đỉnh cao thịnh vượng với Thế vận hội Bắc kinh; Thực tế, Nhựt Bản chuẩn bị tái vỏ trang đã từ lâu, nay vì sự hung-hăn của TQ, nên mới công khai hóa. Ðây cũng là một khúc quanh thách đố lớn đối với TQ, chính phủ Nhựt công bố quyết định tháng 9/2007 nầy, Tự vệ quân Nhựt ra đời sau hiến pháp “chủ-hòa” 1947 sẽ trở thành Quân đội chính qui. Sau khi quốc-hội Nhựt thông qua đạo luật mới cho phép Tổng Nha Tự Vệ (The Agency of Self Defense) trở thành Bộ Quốc Phòng; Thế nên Tổng Giám Ðốc Tự Vệ đã trở thành Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ðương nhiên là một đồng minh son-sắt nhứt của Mỹ, Nhựt sẽ phát triển sức mạnh quân sự thành một cường quốc quân sự số 1 Á-châu chậm nhứt là năm 2010 với 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân cùng bảo-trợ quân sự cho VN để cùng chia sẽ trật tự tại vùng Thái Bình Dương, riêng ÐNÁ, Việt Nam sẽ được trang bị sơ khởi bằng các diệt lôi hạm có trang bị hỏa tiển tối tân liền sau đó cho trách nhiệm giữ ngỏ cửa phía nam.

Trong ống kính Harriman thời hậu chiến hay trên trục lộ-đồ “Diễn tiến Hoà bình”: Công tác đối ngoại quốc phòng đã được Hoa Kỳ e-ấp đặt ra ngay từ những năm đầu đổi mới, đến nay đã gần 20 năm, trong đó VN đã phát triển từng bước vững chắc, hiệu quả nhằm phục vụ nhiệm vụ quốc phòng quân sự của đất nước. Tuy nhiên năm 2010 có ý nghĩa rất đặc biệt khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động. Với sự phát triển chung của đất nước, vị thế, vai trò của quân đội cũng được nâng cao và công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được những thành tựu nổi bật. Có thể nói 2010 là năm hội tụ kết quả của gần 20 năm phát triển đối ngoại quốc phòng từ khi bắt đầu đổi mới theo phóng đồ thiết kế của lý thuyết gia George Kennan.

Cụ thể, VN đã tái bản Sách trắng Quốc phòng với nội dung đáp ứng được sự phát triển của tình hình cũng như yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Sách trắng Quốc phòng lần này có 2 điểm nổi bật: Thứ nhất, có độ công khai, minh bạch cao, thể hiện sự tự tin và minh bạch của đất nước về quốc phòng; Thứ hai, VN đã trình bày rõ ràng chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, trên tình hình độc lập tự chủ, bảo vệ Tổ quốc dựa trên sức mình là chính, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để xây dựng khu vực hòa bình ổn định, đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới.

Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, VN đã tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là các nước bạn bè cũ, các nước láng giềng; chủ động tham gia các diễn đàn đa phương như ARF, ADMM, Shangri-la…Trên các diễn đàn này, VN chủ động trình bày chính sách quốc phòng của đất nước, thể hiện mong muốn hòa bình và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; mong muốn khu vực ổn định và phát triển; công khai, minh bạch, chủ động đề xuất các biện pháp giải quyết những khác biệt như tranh chấp lãnh thổ, các thách thức an ninh phi truyền thống… “tất cả đều nằm trong ống kính của lý thuyết gia George Kennan” chủ đạo bởi Permanent Government qua thế chiến lược toàn cầu 100 năm “Eurasian Great Game”

Nhiệm vụ tam trùng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tại miền Nam có «Đặc ủy Trung ương Tình báo» trên danh nghĩa là một cơ sở tình báo Việt Nam nhưng hoàn toàn được Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và điều khiển, vì thế CBCS mới vào nằm cạnh tổng thống Diệm và Thiệu. Nhưng không vì vậy các vị từng làm giám đốc Đặc Ủy Trung ương Tình báo – tuy là những nhân vật thân Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ đề nghị vào chức vụ đó – đều là người không biết phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa, và Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy, Đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng làm băng hoại xã hội, đảng đã tỏ ra nhu nhược không bảo vệ nổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế, nhưng cấp lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam không đến nổi «ngu» đồng một lòng đem nước bán cho Trung quốc. Có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ trăn-trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung quốc (chuyện này năm trong ống kinh của CIA) Và khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách Đông Á – Thái Bình Dương là họ mừng húm chụp lấy thời cơ ngay, nhưng thật ra cũng vì chính sự an-nguy của Hoa Kỳ nữa (vì điều dễ hiểu không bao giờ Mỹ muốn TQ nắm vòi xăng, đó là lý do Mỹ gây chiến ở Trung Ðông giai đoạn-3 Eurasian) thì đây là một cơ hội cho những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mở mắt và chụp lấy thời cơ

Động thái chuyển hướng ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam không thể nhầm lẫn được theo lộ trinh Eurasian (ngoại trừ chúng ta nhắm mắt không muốn nhìn thấy vì thành kiến)

- (1) Ủng hộ lời tuyên bố của bà Hillary Clinton tại Hà Nội
- (2) Cho báo chí đăng tải đầy đủ chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông
- (3) Cho bộ đội và viên chức ra thăm mẫu hạm George Washington khi mẫu hạm này chạy qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam,
- (4) Đón tiếp nồng hậu chiến hạm USS John S. McCain tại cảng Đà Nẵng
- (5) Đặt tên con đường lớn dài 13 km chạy dọc bờ biển thành phố Đà Nẵng từ Tiên sa đến ranh giới tỉnh Quảng Nam là đường Hoàng Sa – Trường Sa trong một buổi lễ đóng tên đường được phổ biến rộng khắp, cấm nhắc lại tên China Beach trên biển Mỹ Khê

Tuy nhiên Hà Nội vẫn phải theo đuổi chính sách «cân đối» giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Và trong khi Trung quốc nghi ngờ, giận dữ, chất vấn, dọa nạt không ai tốt hơn đi làm công tác ngoại giao với Trung quốc bằng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thân TQ?

Để chuẩn bị cho Hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng của khối Asean cộng với 8 nước liên hệ gồm Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan (Asean Defense Ministers Meeting Plus – ADMM+) sẽ triệu tập tại Hà Nội trong hai ngày 11 & 12/10 năm nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh có chương trình gặp đại diện quốc phòng của hai quốc gia chính yếu là Hoa Kỳ và Trung quốc để trao đổi quan điểm mà nếu không có mặt TQ là điều thất bại của VN

Ngày 17/8 ông Nguyễn Chí Vịnh gặp đại diện bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội và ngày 25/8 ông gặp đại diện quốc phòng Trung quốc tại Bắc Kinh; Sau cuộc gặp gỡ tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một cuộc họp báo trả lời các câu hỏi khá hóc búa của đại diện báo chí thân Bắc Kinh (8http://www.qdnd.ViệtNam/QDNDSite/vi...8/Default.aspx) trong đó có câu hỏi quan trọng do Mạng Hoàn Cầu (Trung quốc) đặt ra: Hà Nội cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.

VN không đổ máu
Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tướng Vịnh cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, theo Vịnh sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước thể hiện đồng lòng phương châm “ba không”:

- (1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;

- (2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;

- (3) Không dựa vào nước này để chống nước kia (điều nầy CIA cố vấn để không bị là bải chiến địa bị tàn phá trước nhứt! “Nhưng ai biết về sau nầy sẽ có nhiều thay đổi đột biến, chinh trị mà, nói một đường làm một nẻo”

Theo phân tích của Hà Nội đây là câu trả lời khéo léo nhất trong thế chuyển hướng hiện tại vừa thân Hoa Kỳ vừa làm yên lòng Trung quốc. Khi ông Nguyễn Chí Vịnh nói “chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào.” ý của ông Nguyễn Chí Vịnh khá rõ rằng chính sách 3 không là “không” với cả Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong bối cảnh chiến lược hôm nay tại Đông Á – Thái Bình Dương, chọn chính sách 3 không như trên là một sự lựa chọn đúng đắn. Việt Nam không cần phải liên minh quân sự trên giấy trắng mực đen với ai, Việt Nam không cần có căn cứ quân nước nào tại Việt Nam mới có thể hổ trợ Việt Nam nếu bị Trung quốc tấn công. Khi bị tấn công chỉ cần một lời kêu gọi chính thức của chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn có thể can thiệp như hồi Ðệ-2 thế chiến Mĩ nhảy vào. Nếu có chiến tranh, Mĩ cũng chơi Cha, cho những nước cò con đánh đấm nhau túi bụi rồi Mĩ mới nhảy vào giờ phút chót

Thêm vào việc nói ra chính sách 3 không như trên không nên được diễn dịch một cách sai lạc cố ý như là một chính sách “thân Tàu chống Mỹ”. Trái lại nếu xét nhu cầu đặt căn cứ tại Việt Nam, Trung quốc rất cần căn cứ Cam Ranh để dễ dàng thực hiện chính sách khống chế Biển Đông thì chính sách 3 không có thể làm buồn lòng Trung quốc hơn là Hoa Kỳ nếu đem cân nhắc? Trong mọi trường hợp không có một căn bản lý luận nào để phán đoán một cách cưỡng chế rằng lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là do Trung quốc mớm như một số nhà bình luận trong cộng đồng Việt Nam nghĩ vậy (mà thật ra do Mi móm, đó là cái sâu sắc của câu hỏi, Tướng Vịnh nói như cái máy được điều chỉnh trước, qua một bộ óc viển tượng: (on course Eurasian Great Game)

Một câu hỏi khác của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh.

Hỏi: “Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?”

Trả lời: “Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.

Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, (là do tư tưởng khôn ngoan để tránh khỏi là bãi chiến trường đầu tiên?) Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Mà sự thật Mĩ muốn chuyển mục tiêu một nước TQ hung cường dùng khoa học kỹ thuật để cùng các nước khác lo cho nhân loại về thãm hoạ thiên tai, môi trường sống, nhiệt độ trái đất tăng dần, bịnh hoạn và nghèo khó …

VN mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.”

Trong câu trả lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng chữ “phát triển quốc phòng” của Trung quốc và “quan hệ quốc phòng” giữa Việt Nam và Trung quốc nhưng trong bản tin sớm nhất bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã ngày 25/8 (do mạng Bauxit dịch ra Việt ngữ cùng ngày) Tân Hoa Xã cố tình viết chệch ra là phát triển quân sự và làm cho thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trở thành đề tài chỉ trích của dư luận vi TQ thừa hiểu thâm ý quá khôn ngoan nầy do người ở phía sau móm lời trước

Trong ngôn ngữ ngoại giao “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. “Phát triển quốc phòng” có thể bao gồm sự phát triển các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và có tính tự vệ, trong khi “phát triển quân sự” có tính “phóng tầm sức mạnh” (power projection) ra ngoài và đe dọa lân bang. Nếu tướng Nguyễn Chí Vịnh ủng hộ phát triển quân sự của Trung quốc thì quả ông quá ngây ngô

Người Việt trong và ngoài nước từng đấu tranh với đảng cộng sản Việt Nam độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Mục tiêu đó không bao giờ thay đổi; Nhưng hiện giờ trước mắt chúng ta có thêm một công tác khác là bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lăng của Trung quốc. Nếu đất nước rơi vào tay Trung quốc thì cuộc tranh đấu cho độc lập, dân chủ, tự do trở thành vô vọng. Cho nên chúng ta, ít nhất là khối người Việt hải ngoại cần tỉnh táo quan sát tình hình để nếu người cầm quyền trong nước có chính sách tích cực trong công cuộc chống xâm lăng của Bắc phương chúng ta cần nhanh chóng ủng hộ nên lắm thay

Mỹ xúi Trung Quốc đánh Việt Nam!
Cám ơn câu trên đây của bạn LôiBằng TQLC làm tôi nhớ đến đến nước Mỹ là vua xúi bẫy cho người ta đâm chém.nhau trong khi Mỹ như ngư ông thủ lợi. Nhiều khi tôi nghĩ Mỹ không chỉ là ‘dám-đốc” mà là “Tổng Giám Đốc” Như nước Kuwait nhỏ xíu, nhưng nhờ thiên nhiên ưu đải có quá nhiều dầu mỏ và người dân được ơn mưa móc của Thượng-đế nên thu nhập theo đầu người được đứng nhứt thế giới. Làm sao bảo Kuwait chia bớt cho Tư-bản Mỹ 100 tĩ dollar? Thế là CIA xúi Saddam Hussein nên xáp nhập Kuwait thành một nước cho gọn; Thế là gải đúng điểm ngứa của Hussein, nhưng Hussein rất cẩn thận, bèn triệu hồi Bà đại-sứ Mỹ April Glaspie để hỏi ý kiến (điều nầy vừa rồi CIA cũng lập lại với TQ về vụ Biển Ðông “cái gì của biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là thuộc của TQ“) Bà Glaspie trả lời: “We do not have any defense treaties with Kuwait, and there are no special defense or security commitments to Kuwait” and “We have no opinion on the Arab conflicts, like your border disagreements with Kuwait” (Câu trên đây VN sẽ dính chấu? Làm thinh không ý kiến có nghĩa là Okay! Nên Hussein xua quân qua chiếm Kuwait; Báo hại Hoa Kỳ được tiếng thế thiên hành đạo được cả thế giới khen ngợi là hiệp sĩ kiếm khách; Nhưng khi đuổi quân đội Hussein đến biên giới là ngưng ngay: Người Mỹ có câu, dùng chỉ một viên đá nhưng giết được hai con chim, trong khi xúi bẩy hai phe chống đối thanh toán đẩm máu là Mỹ sẽ giải phóng nhân dân Iraq tại Baghdad. Ðiều nầy gây căm thù giữa Sunny và Shite, giống như hành quân Phượng Hoàng của William E Colby để cho khi quân BV chiếm Saigon thì MTGPMN không thể cùng quân đội VNCH vào lập mật khu chống lại Hà Nội. Mục tiêu duy nhứt là tàn phá để xây dựng theo học thuyết Malthus. Thế là Kuwait bỏ ra 100 tĩ cho Mỹ tái thiết những đổ nát do chiến tranh. Ðiều nầy lập đi chiến tranh VN và lập lại chiến tranh Iraq lần hai

Căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang trong những tuần lễ gần đây, với việc hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Việt Nam báo động về những gì mà hai thành viên Asean này gọi là những hành động ngày càng hung hăng và mạnh mẽ của Bắc Kinh trong vùng biển diễn ra tranh chấp.

Ðúng là Ðiếm chợ xúi bẩy cho đả rồi lại ra cái điều xoa dịu tình hình, Hoa Kỳ cho hay sẽ tìm cách giúp xoa dịu căng thẳng ở khu vực Biển Đông vốn có vị trí chiến lược và giàu có về mặt tài nguyên, khi các quan chức ngoại giao của Washington hội đàm với các đồng nghiệp Trung Quốc tại Hawaii hôm thứ Bảy.

Vấn đề chúng ta muốn khảo sát nơi đây là có phải Hoa Kỳ đã lặng lẽ cho Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ để mặc cho TQ quậy phá vùng Biển Đông của Việt Nam, miễn là phải để thông thương hàng hải quốc tế và đừng lấn ép gì tới Phi Luật Tân, quốc gia nhiều thập niên trong vòng bảo kê của Mỹ. Tại sao Mỹ muốn TQ quậy phá Việt Nam?

Có phải đây là một độc chiêu mới của Mỹ, để phá thế liên minh có thể có giữa TQ-VN và đồng thời làm suy yếu tiềm lực của cả 2 nước “anh em xã hội chủ nghĩa” này? Hay đây là độc chiêu để làm TQ bận rộn với những cuộc tranh chấp biển với VN, nhằm lấy thế gây hấn này để cho cả thế giới thấy được mặt thật của TQ, và từ đó sẽ không ai sẽ tin thật vào TQ nữa?

Điều thấy rõ trước mắt, chỉ trong vòng vài ngày của sự biến cắt dây cáp Biển Đông, Trung Quốc trở thành một kẻ thù minh danh với hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước. Có phải Mỹ chờ đợi giây phút 2 nước TQ-VN trở mặt kình nhau như thế không? Và như thế, có phải một cách tự nhiên, VN thấy sẽ gần với Mỹ hơn, bất kể từ nhiều năm qua Hà Nội liên tục chửi mắng Mỹ là ‘diễn biến hòa bình, phá hoại chế độ XHCN Việt Nam…’? Như thế, có phải là chỉ cần một cái gật đầu (hoặc hiểu ngầm là gật đầu) nhẹ nhàng của Mỹ để cho TQ quậy phá Biển Đông, là thế liên kết XHCN giữa Bắc Kinh và Hà Nội lập tức tan vỡ?

"Hoa Kỳ không có ý định thổi bùng ngọn lửa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và chúng tôi có một sự quan tâm rất mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở đây", ông Kurt Campbell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói với truyền thông hôm thứ Sáu đ ể VN vào bẩy lên lưng Cọp nhưng lại không dám nhảy xuống, có nghĩa là nghe theo lời Mĩ thay đổi chính thể một cách rỏ ràng trước công luận thế giới, đúng ngay vào thời điểm decent interval 10 năm trù dập TQ và VN phải vân lời Mỉ để được đón tiếp tại Washington đi đường hoàn bước vào cửa chính thay vì hậu-môn.

Thế là phái đoàn VN hối hả tới Washington họp về Biển Ðông. Phái đoàn ngoại giao và quân sự VN đả tới thủ đô Washington để họp về “Ðối thoại Mỹ Việt về Chính-trị, An-ninh và Quốc phòng. Chúng ta cũng dư sức hiểu Mỹ nói gì về sự thay đổi chính trị tại VN nếu muốn được sự bảo đảm nào đó của Mỹ, nhưng sự thật mọi việc đều ngoại giao, quốc phòng và một số bộ ngành khác do ông Andrew Shapiro đi đúng theo lộ đồ của Mỹ về diển tiến hoà bình không tiếng súng mà vẩn thay đổi chính trị: đặc biệt Campell họp riêng với tướng Trần Quang Khê, không ai biết gì trong 3 buổi họp mật nầy, chi được phổ biến ồn ào trong buỗi họp ngày 17/6/2011. Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn; phía Mỹ viên chức ngoại giao, quốc phòng nói trên cuộc họp đối thoại lần nầy, gần như Mỹ ra chỉ thị VN phải nghe Mỹ để nâng quan hệ hai nước lên mức quan hệ đối tác chiến lược gần như lời cam kết ngầm như đả với Philippine và Nhựt Bản. Kết quả “Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi đột biến về chính trị” vì thời điễm decent interval đã đến phải hoàn thành về mục thay đổi chính trị ở VN. Hậu quả VN vừa trả tự do cho cây bút bất đồng chính kiến, đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, bà Trần Khải Thanh Thủy.

Từ California, bà Thủy cho BBC hay qua điện thoại rằng bà như 'từ địa ngục đến thiên đường' và vẫn còn 'lâng lâng chưa tin' rằng đã được tự do.

Bà cho hay "Họ giữ bí mật đến phút chót" về việc thả bà ra từ nhà tù tại Thanh Hóa:
"Họ cho tôi mặc bộ quần áo trại, đội chiếc nón mê. Đến khi ra cửa thấy rất nhiều an ninh mới biết có chuyện gì đó. Rồi họ đọc lệnh tha bổng."

Bà nói bà bị đưa ngay ra sân bay, không kịp qua nhà riêng.

Bà nói "Tôi không tin được dù đó là sự thật. Nhiều lúc đang ngủ vẫn mơ ngỡ như mình vẫn trong tù, có cảm giác bị canh gác,"

Còn nhiều đột biến thả tù nhân lương tâm sẽ xảy ra, nhứt là Ông Cù huy Hà Vũ và một số luật sư bị cầm tù, những người mà chính quyền CS muốn tha nhưng phải bắt nhốt cho cái resumé soạn thảo quy ước đứng đắn về đầu tư nước ngoài vào VN phải được bảo đảm, còn như Bác sỉ Nguyễn Ðang Quế họ gọ gọi là ngụy quyền muốn nhốt biết mấy nhưng Mỹ bảo thả, thế cho biết CS luôn luôn nói cứng nhưng thật ra mềm nhủng như bún. Bây giờ đả đến thời điểm dân tộc VN đả thoát khỏi cáí gông độc tài đảng Mafia trị- Xin thương đế ban phước lành cho dân tộc Việt

Ðã đến lúc Sam Việt đeo cứng trên lưng Cọp:
Thời sơ khai khi thế giới mơ ước thiên đường xã hội chủ nghĩa, ảo tưởng của sáu thập niên trước đã qua rồi; Trong không khí tàn-tạ của Chủ nghĩa Xã hội hiện nay nhất là khi nhu cầu dân chủ là một thúc bách trong cuộc vận động nội lực của toàn dân, ý thức dân chủ sẽ có sức mạnh trở về đánh tan mọi tàn tích của độc tài đảng trị.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích; Nhưng trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông, đó cũng nhờ lắng nghe sự cố vấn của CIA như lập lại thời tam trùng Phạm Xuân Ẩn

Nội dung cuộc họp báo của tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh ngày 25/8/2010 cho thấy sự khéo léo như thể của một nhà ngoại giao dày dạn của ông trong một hoàn cảnh rất tế-nhị của đất nước và của chính cá nhân ông như có một phù thủy huyền năng đang đứng sau lưng Vịnh nhắc tuồng

Thế tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai vậy? Vẫn chưa có câu trả lời, nhưng không vì thế mà người Việt hải ngoại chúng ta chụp lên đầu ông mọi thứ mũ! Nào là … đến độ giận dữ: Tên trung tướng nguyễn chí vịnh, thứ trưởng quốc phòng phe Tàu cộng, cầm đầu tổng cục 2 cơ quan tình báo, đả có lần đấu tố có cả Võ nguyên giáp, Vỏ văn kiệt là CIA khiến nhiều CBCS bất mản. Tổng cục 2 được coi như trực thuộc tỉnh báo Hoa Nam Tàu cộng, vì vậy, tuy là thứ trưởng QP nhưng Vịnh qua mặt BTQP Phùng Quang Thanh cái ào, tiếp xúc tùm lum với thế giới, một điều vô cùng cấm kỵ với bọn CSVN. Như gần đây Vịnh bổng bỏ hẳn chủ trương ‘Quốc-phòng song phương Trung/Việt để chạy theo QP đa phương theo chiến lược của Hoa Kỳ?

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Trung cộng, Vịnh buộc phải lộ nguyên hình là tam-trùng (triple cross): “không có phương pháp nào xây dựng lòng tin hơn là sự minh bạch. Chúng tôi không bao giờ muốn xử dụng vủ lực để đạt lợi ích riêng tư, và một thông điệp nữa mà chúng tôi muốn gởi đến cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan tới việc xử dụng vũ lực hay đe-doạ xữ dụng vũ lực và chúng tôi có khả năng ngăn cản điều đó” (Nếu VN thình lình tự vệ (CIA ra linh) oanh tạc đập thủy điện Tam-Hiệp cũng như nhiều đập khác thì hậu quả sẽ ra sao? Chúng ta có thể nhắm mắt lại trong giây lác thì nghiệm ra như xảy ra tình trạng tận-thế tại TQ? (Theo lộ-độ VN lúc này có F-35 Lightning-II)

Cuối cùng Vịnh dứt khoát Việt Nam không còn là kẻ tôi-tớ Tàu cộng khi cho rằng Việt Nam có tiểng phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga/Mỹ, thế nên hàng ngủ trong bộ chính trị đang trở cờ…vì thế hiện nay VNCS không thể trở lại với Tàu nữa vào thời điễm decent interval 10 năm “trù-dập” TQ trên trục lộ đồ Eurasian 1920-2020. Khi Mỹ đã thực sự roll-back tại biển đông sau khi overhauling the damage control

Vì đã đến thời điểm roll back với mục tiêu: chắc chắn là nhửng targets con số như 430 tỷ hay 1450 tỷ đi nữa sẽ đóng một vai trò không nhõ giữa Mỹ/Tàu, dân Mỹ đang thất nghiệp dài lâu như sự kiên-nhẩn có hạn trong cuộc chiến VN phải đến thời kỳ giải quyết, khiến thị trường địa ốc có muốn lên cũng không lên được nổi, muốn tiêu thụ hành hóa made in china cho rẻ thì cũng không còn tiền (out of pocket) Do đó các hảng xưởng Mỹ có khuynh hướng quay trở lại Mỹ cho dân Mỷ có công ăn việc làm.

Phải xác định Nguyễn Chí Vịnh là ai? Vụ án siêu nghiêm trọng TC-2 và T4 hay khác đi cuộc tranh chấp giữa hai phe Lê Ðức Anh và Võ Nguyên Giáp đang diễn ra khốc liệt. Cả hai phe đang tung những đòn chí tử vào đối thủ. Bài viết dưới đây của ông Võ Ðồng Ðội (có lẽ là tên giả do CIA đặt hàng, cũng như Nguyển Cao Kỳ là người ‘giả’ đả giải phẩu) viết về Nguyễn Chí Vịnh, con trai thứ của Nguyễn Chí Thanh, vừa mới được phe Lê Ðức Anh thăng cấp Trung Tướng (do Lê Ðức Thọ qua CIA đề nghị nuối dưỡng lúc Nguyễn Chí Vịnh 11 tuối).

Nội dung của bài viết cho thấy Nguyễn Chí Vịnh chỉ là con của Nguyễn Chí Thanh, và là bộ hạ của Lê Ðức Anh nên đã leo lên được tới hàng tướng của Cộng Sản Việt Nam? Ðiều nầy không đúng lắm như tôi đã …! Ðây là giai đoạn khổ nhục kế để loại dần những chóp bu thân TQ ra khỏi cơ quan quyền lực bằng bửu-bối tham-nhủng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng con bài úp của Mỹ thì chẳng ai dám đụng đến.

Sự nhận xét về Vịnh để đánh lạc hướng theo nguyên lý phương thức tình báo CIA: Một tên lưu manh, tham nhũng, tội phạm, trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một Thượng úy chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia? Tuy nhiên, (do CIA) bắt đầu 2010 cho đến nay, người lên tiếng nhiều nhất về các biến cố trên Biển Đông và về quan điểm cũng như chiến lược đối phó của Việt Nam trước sự uy hiếp của Trung Quốc chính là Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Vịnh vừa phát biểu chính thức tại Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn Khu vực ASEAN (AFR) ở Indonesia vừa trả lời phỏng vấn của báo chí, cả báo chí ngoại quốc lẫn báo chí Việt Nam như là một người văn-vỏ song toàn. nhờ có CIA ngầm đứng sau lưng

Đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc (cái tài của CIA là làm cách nào BTQP Trung Quốc ph ải có mặt ở Hà Nội trong vài tháng tới). Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Chí Vịnh kể từ sau khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng quốc phòng vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh đã không được báo chí tại Việt Nam đề cập nhiều, thậm chí không nói rõ mục tiêu và thời gian thăm viếng của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh, cũng giống như thời kỳ Kissinger đi đêm với TQ. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại thổi lớn việc Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn quân sự thăm viếng Trung Quốc với mục tiêu thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nhân dịp đánh dấu 60 năm quan hệ Trung Việt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đã hết lòng khen ngợi Nguyễn Chí Vịnh và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Rỏ ràng ngay đến TQ mà còn vướng mưu của Tình báo Mỹ, vì sự thật Mỹ đả tĩ mĩ hoá lộ đồ chiến lược toàn cầu 100 năm và cứ theo đó mỗi decent interval phải hoàn thành mục tiêu để sang decent interval khác, những ai là chướng ngại vật trên trục lộ-đồ ấy phải bị triệt tiêu như anh em Kennedy, Johnson, Nixon, Reagan, William E Colby …

Từ đầu năm 2010 đến nay, có lẽ Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội viếng thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Tại sao? Nguyễn Chí Vịnh và Tô Huy Rứa được coi là hai nhân vật “thân tín” nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tô Huy Rứa đang được Bắc Kinh hỗ trợ để trở thành một lý thuyết gia “Mác-xít” cuối mùa tại Việt Nam; giống như Liên Xô đã từng uốn nắn Đào Duy Tùng trở thành lý thuyết gia “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” vào những năm cuối thập niên 80. Tô Huy Rứa hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, nắm trong tay toàn bộ công cụ báo chí tuyền thông và các cơ sở giáo dục. Tô Huy Rứa còn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, một cơ quan trá hình để tổ chức những buổi học tập bồi dưỡng chính trị và tư tưởng cho các cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy của cán bộ chính trị từ Trung Quốc.

Nguyễn Chí Vịnh đang được Bắc Kinh chuẩn bị nắm vị trí số một trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh. Sau khi Nguyễn Chí Thanh chết ở trong Nam thì Nguyễn Chí Vịnh được gia đình Lê Đức Thọ nuôi nấng (có ai hiểu được Thọ là con cờ của Mỹ và được Mỹ bảo đảm muôn năm triều đại Lê Ðức Thọ và có quyền truyền ngôi lại cho bất kỳ ai mà Thọ ủy thác không biết chừng là Nguyễn Chí Vinh?). Năm 1977, Nguyễn Chí Vịnh nhập ngũ và tốt nghiệp sĩ quan thông tin, năm 1979, Nguyễn Chí Vịnh vào làm việc cho cục Nghiên cứu Bộ quốc phòng. Tháng 2 năm 1995, Nguyễn Chí Vịnh giữ nhiệm vụ chỉ huy Cục 12, Tổng cục 2. Năm 1997, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Phó tổng cục 2. Đây là thời kỳ Nguyễn Chí Vinh đã được lệnh cấu kết với phe nhóm Lê Đức Anh ngụy tạo một số bản tin tình báo mật của cơ quan CIA Hoa Kỳ, cáo buộc là CIA đã móc nối một số nhân vật cao cấp của Cộng sản Việt Nam, trong đó có các ông Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt và cả Võ Nguyên Giáp, với âm mưu làm loạn để lật đổ chính quyền cộng sản. Ông Võ Nguyên Giáp đã viết thư tố cáo những ngụy tạo này và yêu cầu điều tra Nguyễn Chí Vịnh nhưng Lê Đức Anh đã gạt ra theo lệnh của tình báo Mỹ vì đây là kế hoặch đánh hoả mù của CIA để cho Vịnh có cớ loại dần những thành phần nồng cốt của TQ nhưng lại không chịu tham nhũng để Vịnh loại ra; điều nầy lập lại những gì mà Mỹ khai thác kín đáo triple cross Phạm Xuân Ẩn mà Mai Chí Thọ chả hiểu gì cả

Nhờ những việc làm nói trên, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Thiếu tướng vào tháng 7 năm 1999 và 3 năm sau được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục 2 vào tháng 8 năm 2002, thay thế Trung tướng Đặng Vũ Chính là bố vợ của Vịnh về hưu. Kể từ khi nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã trở nên thân thiết với Bắc Kinh nhiều hơn và hai phía đã có những hợp tác trao đổi về các tin tức tình báo, phải phục CIA về điểm nầy? Nguyễn Chí Vịnh đã cung cấp cho phía Trung Quốc danh sách cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có cảm tình hoặc không có cảm tình đối với Bắc Kinh, để cho Bắc Kinh ra tay thủ-tiêu như Võ Văn Kiệt. Dựa trên danh sách này, Trung Quốc đã tìm cách mua chuộc và gây ảnh hưởng lên hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Trong mối quan hệ này, Nguyễn Chí Vịnh được coi là “con thoi” giữa Nông Đức Mạnh với lãnh đạo Bắc Kinh. Đặc biệt, Nguyễn Chí Vịnh được Nông Đức Mạnh giao cho nhiệm vụ liên lạc về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Tháng 12 năm 2004, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Trung Tướng nhờ giúp TQ trúng thầu tại Tây nguyên

Vào năm 2006, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đều muốn đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương Đảng nhân đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh đã bị tấn công dữ dội về vụ Tổng Cục 2 làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời uy tín của Nông Đức Mạnh bị suy giảm một cách thê thảm sau khi phe Nguyễn Tấn Dũng khui ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông từ cuối năm 2005, vì thế mà tên của Nguyễn Chí Vịnh đã không được để vào danh sách ứng viên Trung ương đảng để cho các đại biểu chọn lựa trong đại hội X vào tháng 4 năm 2006, nhưng CIA lại muốn như vậy để dể che đậy

Về pháp lý Mỹ sẽ không can thiệp quân sự?
Giá dầu và căng thẳng Biển Đông như Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia nói việc giá dầu tiếp tục ở mức cao khiến khả năng phát hiện dầu hỏa ở Biển Đông thêm phần hấp dẫn cho các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền; Giá dầu thô Brent được cho là sẽ ở trên mức 100 đôla một thùng trong cả năm 2012

Hội nghị của Asean ở đảo Bali của Indonesia tuần này dự kiến sẽ tập trung bàn về tranh chấp Biển Đông và khối này nên phản ứng với Trung Quốc thế nào. Nhà nghiên cứu Ian Storey, ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói với Reuters: "Trung Quốc cần tiếp cận dầu và khí đốt để giảm phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài, vốn là rủi ro chiến lược." Và "Đây là một phần lý do vì sao căng thẳng đã tăng lên trong hai, ba năm qua vì Trung Quốc cảm thấy rằng các nước tranh chấp khác - cụ thể là Việt Nam, Malaysia và Philippines - đã 'đơn phương' chiếm đoạt tài nguyên mà TQ cho rằng thuộc về Trung Quốc."

Trong một báo cáo tháng Ba 2008, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước đoán trữ lượng dầu chưa tìm thấy ở Biển Đông có thể chênh lệch từ 28 tỉ lên đến 213 tỉ thùng. Còn năm ngoái, Khảo sát Địa chất Mỹ ước đoán có 50% khả năng là vùng biển này có ít nhất 10.25 tỉ thùng dầu chưa được phát hiện, mà đa số là gần quần đảo Trường Sa. Triển vọng khí đốt ở Biển Đông có vẻ còn sáng sủa hơn - 60% đến 70% trữ lượng hydrocarbon ở đây được tin là chứa khí đốt tự nhiên. Khảo sát Địa chất Mỹ cho rằng có 50% khả năng sẽ tìm ra ít nhất 3.79 ngàn tỉ mét khối khí đốt, tương đương 30 năm tiêu thụ theo mức độ hiện nay của Trung Quốc. Một nhân vật trong ngành hiện ở Bắc Kinh, muốn giấu tên, nói với Reuters: "Việt Nam rất muốn phát triển tài nguyên ở đó vì các mỏ dầu chính của họ đang cạn dần."

Theo Reuters, một số chuyên gia dự đoán rốt cuộc người ta sẽ có thể tìm dầu ở những khu vực tranh cãi thông qua các thỏa thuận song phương hoặc đa phương; Giáo sư nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Úc, Carl Thayer, nói với Reuters: "Thực tế thì Trung Quốc không thể mong có tất cả." Và "Nỗ lực cùng khai thác có thể trở nên nghiêm chỉnh hơn ...vì Trung Quốc không thể để uy tín bị thiệt hại một khi sự thù địch cứ tăng lên"

Nhưng bất kỳ một thỏa thuận nào giữa các nước tranh chấp cũng sẽ mất thời gian Đầu tháng Bảy, Philippines đã bác bỏ khả năng khai thác chung với bất kỳ nước nào ở Bãi Cỏ Rong ở phía tây đảo Palawan mà nước này xem là thuộc về họ, nhưng khả năng Philippines khộng thể một mình cán đáng vì thiếu khoa học kỹ thuật, thế họ nhờ ai?.

Hạm đội 7 của Hoa Kỳ từng đứng nhìn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Hải quân miền Nam hồi năm 1974, thế nên ngày nay vì sợ TQ nắm vòi xăng nên Mỹ ngầm ý cho Ấn Ðộ thay mình bảo vệ VN trước khi Philippine rồi Nhựt bản nhảy vào vòng chiến, khi quân Mỹ nhảy vào thì mọi việc xem như sắp kết thúc.

Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông. Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải 'đổi khác nhiều lắm' để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột (hành động sơ khởi thả Bà Thanh thủy, rồi sau đó tới những tù binh lương tâm chống TQ)

Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực. Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ. "Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt, Đảo Shenkaku là đảo Ðiếu Ngư hiện Nhật Bản đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ. "Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân, cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau"

Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói: "Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa."

'Trở lại Châu Á'
Giáo sư Hùng cũng nói với Nguyễn Hùng của BBC rằng khả năng xảy ra xung đột hiện nay là rất nhỏ vì Trung Quốc "không có lợi gì mà hành động ngay bây giờ" vì họ sẽ bị thế giới cô lập và các nước khác sẽ ngả về phía Hoa Kỳ. Theo ông, Hoa Kỳ ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang có chính sách tập trung sức mạnh quân sự của họ về Châu Á để kiềm chế Bắc Kinh. Ðây là sách lược đả có sẳn trong lộ đồ từ tu chánh án

“Cooper Church 1970” và “Case-Church 1973”

"Tôi nghĩ nó là chính sách bởi vì có hai ba chuyện.trồng tréo nhau’

Nói về gốc cạnh khác:

"Thứ nhất là trong khoảng một hai năm nay lực lượng Hoa Kỳ chuyển sang bên Châu Á khá nhiều, có tới 60% lực lượng của Hoa Kỳ đã chuyển sang Châu Á rồi.
"Thứ hai là về chính sách, chúng ta thấy từ mùa hè năm ngoái cả ông [Bộ trưởng Quốc phòng] Robert Gates và bà Clinton đều nói 'we're back' tức là 'chúng tôi đã trở lại Châu Á rồi'”Roll-back”

"Gần đây nhất chúng ta thấy ngày 20/6 vừa rồi ông John McCain đã có tuyên bố rất lớn

"Hai Thượng Nghị sỹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng ở Mỹ và quan tâm tới Á Châu, thứ nhất là Thượng Nghị sỹ [Jim] Webb thì ông đã đề nghị một nghị quyết cảnh cáo các hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc

"Rồi đến ông McCain, ông ấy nói Mỹ cần quan tâm tới Á Châu. Ông cũng nói không nhất thiết Mỹ và Trung Quốc phải tranh chấp với nhau nhưng ông cũng muốn Mỹ phải ủng hộ các nước Á Châu để họ có thể tự bảo vệ họ chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc."

Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột kéo dài cả ngàn năm, mặc dù những lần xung đột trong thời gian gần đây ít được nhắc tới

Biển Ðông nổi sóng: Hồi năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa khiến hơn 50 lính miền Nam tử trận. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người tham gia trận thủy chiến khi đó, từng nói với BBC lực lượng hai bên không khác nhau mấy nhưng các tàu của Trung Quốc hiện đại hơn nhiều khiến Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Ông cũng nói Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng cách nơi xảy ra xung đột không xa nhưng không can thiệp bất chấp lời cầu cứu.

Tới năm 1988 Trung Quốc cũng đã bắn chết gần 70 lính Việt Nam trong một trận thủy chiến khác gần quần đảo Trường Sa. Còn giữa hai trận thủy chiến này, đã xảy ra cuộc chiến trên bộ qua biên giới khi quân Trung Quốc đánh vào sáu tỉnh biên giới năm 1979 gây thiệt hại nặng về quân và dân cho Việt Nam. .Liên Xô khi đó cũng không can thiệp cho dù đã ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam hồi năm 1978. Trong khi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tại Campuchia, Moscow và khối Hiệp ước Varsava khi đó cũng không muốn "tham chiến" chống lại Trung Quốc. Thế rút kinh nghiệm nầy tại sao Trung Quốc không dám lập lại hành động côn đồ để lấn lướt và đặt gian khoan tối tân vào Biển Ðông của VN? Ðây là cái bẩy mà Chu Ân Lai và Mao Trạch Ðông đã nghi ngờ khi tiếp kiến Kissinger và Nixon 1972. Vì TQ cũng ngữi được Mỹ đã ngầm ý giao cho Ấn Ðộ bảo vệ VN để chiếm ngôi vị hạng NHÌ của thế giới theo lăng kính Eurasian-II.

“Thế thì chúng ta cũng nên đi đến kết luận “Tuy Cha nó lú nhưng có Chú nó khôn”

Thế thì giải quyết Biễn Ðông ra sao?

Năm 1999 Việt Nam và Philippines từng đưa ra đề xuất về một quy tắc ứng xử tại Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc bác bỏ; sau do vì phãi nghe theo lời cũa Mao và Ðặng Tiểu Bình, nên Lưu Kiến Siêu buộc lòng tuyên bố: “Nay Trung Quốc cởi mở hơn và sẵn sàng xem xét các phương thức và sáng kiến mới nhằm "giữ gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực". Ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển được cho là có tầm quan trọng lớn này. Mới đây, Hoa Kỳ cũng tuyên bố tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh Asean khai mạc tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2010, đang có nhiều tiếng nói của các nước kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực thay vì tranh chấp. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ông Lưu khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan về văn bản này" Tuy nhiên, hiện chưa có một thời gian biểu cụ thể cho đàm phán CoC. Truyền thông Philippines nói Trung Quốc cùng các nước Asean đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (CoC) "Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang" Nếu quả như vậy, thì đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà thời gian gần đây đang có xu hướng căng thẳng. Các nước Asean và Trung Quốc hồi năm 2002 đã ký với nhau Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông (DoC) nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này bị cho là thiếu tính ràng buộc về pháp lý và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều lần kêu gọi đưa ra một cơ chế luật lệ chặt chẽ hơn.

Tổng thống Philippines tuyên bố Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; Ông Benigno Aquino III đã có phát biểu về chủ đề Biển Đông một ngày trước cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Asean và Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. "Nếu điều đó xảy ra thì tôi nghĩ Asean đã cho thấy chúng tôi sẽ đoàn kết thành một khối"."Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ 'Biển Nam Trung Hoa' với hàm ý đó là biển của Trung Quốc".Tân tổng thống Philippines cũng ca ngợi nỗ lực tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á của chính quyền Obama, nhất là trong lĩnh vực quân sự. ông Obama và lãnh đạo Asean dự tính sẽ đưa ra thông cáo chung kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và không sử dụng vũ lực. rung Quốc đã tỏ ra tức giận sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là "quan tâm quốc gia" của Mỹ. Nhung Bắc Kinh nói Washington đang can thiệp vào chuyện nội bộ của châu Á. Mỹ tỏ ra quan ngại về tự do lưu thông hàng hải tại Biển đông, trong khi Trung Quốc cho rằng đây chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ quay trở lại khu vực. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley vẫn khẳng định rằng Mỹ ủng hộ "nguyên tắc tự do lưu thông trong khu vực" Khi nói tới chủ quyền, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không lùi bước hay nhân nhượng Tuy nhiên ông thủ tướng nói Bắc Kinh không muốn đối đầu. "Thế giới trong thế kỷ 21 không mấy yên tĩnh, nhưng thời nay không ai còn có thể đơn độc giải quyết các vấn đề bằng vũ lực nữa."

Ôn Gia Bảo được nói là nhằm giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu về "một nước Trung Quốc thực sự" Trung Quốc muốn phát triển một cách hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc không làm hại ai và không đe dọa ai, có những cường quốc khi lớn mạnh thì bá quyền nước lớn. Trung Quốc sẽ không bao giờ theo chân họ." (Ám chĩ Hoa Kỳ) Trung Quốc "tự hào về tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua" và rằng hệ thống chính trị và kinh tế của nước ông đang cần đổi mới. Ông nói: "Trung Quốc sẽ còn cởi mở hơn với thế giới trong những năm tới" - "Hợp tác các bên cùng có lợi là chính sách lâu dài của Trung Quốc."

Ðề chuẩn bị, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ gặp ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara tại Hawaii, bắt đầu chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng bà Clinton cũng sẽ thăm Việt Nam, nơi bà chính thức khởi động sự tham gia của Hoa Kỳ vào hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng như các nước Campuchia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Úc. "Bà sẽ bắt đầu chuyến đi từ Honolulu, nơi gặp ngoại trưởng Nhật Maehara và sau đó ra tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương," phát ngôn nhân bộ ngoại giao P.J. Crowley nói trong cuộc họp báo. Chuyến đi này dự kiến sẽ tập trung vào vai trò quyền lực gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, mà trong những tuần qua Bắc Kinh và Tokyo từng có những lời lẽ qua lại gay gắt về tranh chấp biển đảo. Giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sức mạnh đồng minh Mỹ-Nhật mặc dù có căng thẳng sau quyết định hồi năm 2006 di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. Sự phản đối trong nước phần nào đã khiến thủ tướng Yukio Hatoyama mất chức, nhưng người kế nhiệm Natao Kan nói sẽ thực hiện việc di dời, một bước mà Hoa Kỳ nói là cần thiết để điều phối lại quân Mỹ ở Nhật. Bà Clinton sẽ tham dự Thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, mở đường cho tổng thống Barack Obama đến dự phiên thượng đỉnh năm sau, và kết thúc chuyến đi ở Úc bằng một phiên họp thường niên giữa hai nước về ngoại giao và quốc phòng.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được cho là có liên hệ chặt chẽ tới nguồn lợi thiên nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu khí, tới đâu thì còn là một câu hỏi lớn. Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km vuông, trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Ước tính về trữ lượng dầu khí tại đây không đồng nhất, với một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu thô hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ảrập Saudi - Thế giới hiện nay cũng đã bắt đầu khai thác dầu khí ngoài khơi nhiều hơn là trong đất liền. Chúng ta đang tìm kiếm dầu khí xa hơn, sâu hơn và trong các điều kiện khắc nghiệt hơn ở ngoài biển.

Khi nói tới Biển Đông, người ta hay nghe thấy cụm từ đi kèm là "nhiều dầu khí". Và một phần lớn trong nghiên cứu của các chuyên gia là xem xét liệu những trông đợi về nguồn lợi dầu ở đây có hiện thực hay không; Cũng cần phải nói là không thể chắc chắn về trữ lượng nếu như không khoan thăm dò, thế nhưng sẽ không có công ty hay tập đoàn nào bỏ tiền đầu tư thăm dò nếu như họ không được bảo đảm về quyền khai thác, nhất là tại các khu vực có chồng lấn chủ quyền. Vậy nên, điều quan trọng là các quốc gia tranh chấp đi đến một sự nhượng bộ nào đó để công tác thăm dò có thể thực hiện. Asean có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên, nhất là trong việc đối thoại với Trung Quốc về các vấn đề luật pháp và an ninh.

Tuy nhiên vấn đề chính là dường như Asean khó đạt được thỏa thuận chung, Tôi nghĩ đây là khó khăn lớn nhất. Thí dụ trong chủ đề Biển Đông, các thành viên Asean đồng thời cũng là các bên tranh chấp, vì vậy dễ hiểu là họ có thể nói cùng một giọng. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, cũng có khác biệt. Một số quốc gia Asean chủ trương muốn Trung Quốc tham gia mạnh mẽ hơn trong quá trình đưa ra một Bộ luật Ứng xử mang tính pháp lý chặt chẽ, nhưng lại có nước không hăng hái lắm. nếu như không có một cơ chế hợp tác hay thỏa thuận nào giữa các bên tranh chấp thì sẽ không có phát triển trong dầu khí hay bất kỳ lĩnh vực tại các khu vực chồng lấn. Thí dụ như nói về các đảo Trường Sa chẳng hạn. Nếu các nước liên quan cùng thống nhất coi chúng là "đá", không phải các đảo có người, không đi kèm đòi hỏi về thềm lục địa và khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý quanh các đảo đó, thì các tranh chấp sẽ được khoanh vùng trong vòng 12 hải lý xung quanh, tức là nhỏ đi một đáng kể. Thế nhưng như mọi đề xuất, quan trọng nhất là phải có ý chí chính trị của các quốc gia thì mới thực hiện được. Lúc này tôi chưa thấy có chỉ dấu rằng các nước tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ đồng ý với đề xuất này. Như năm ngoái, khi Việt Nam và Malaysia nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng thì Trung Quốc đã phản đối ngay lập tức. Hiện nay thì chúng ta sẽ chỉ thấy một sự giữ nguyên hiện trạng (status quo) mà thôi, nhất là khi các tranh chấp vượt ra ngoài phạm vi song phương mà có sự liên quan của nhiều quốc gia; Vì song phương Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bóp mũi. Tuy nhiên vẫn có khả năng các nước có thể hợp tác được với nhau thông qua các thỏa thuận khu vực khai thác chung, như trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất được về nguyên tắc dù chưa thực hiện một cách chính thức. Hay Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử ở Biển Đông ̣(DoC) cũng là một thỏa thuận cần được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho hợp tác và ổn định.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc gặp với lãnh đạo Asean, trong đó các bên sẽ ra thông cáo kêu gọi dàn xếp vấn đề Biển Đông một cách hòa bình; Hãng thông tấn Mỹ Associated Press dẫn dự thảo thông cáo chung nói Mỹ và Asean sẽ kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Quan ngại chủ yếu của Washington là xung đột trong khu vực có thể ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở đây; Phát biểu của bà Clinton đã gây phản ứng tức giận từ Bắc Kinh, Trung Quốc cho là Mỹ can thiệp vào vấn đề khu vực. Dự thảo thông cáo chung mà AP có được cho thấy Washington đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải, ổn định trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do buôn bán trong vùng Biển Đông. Thông cáo cũng sẽ "phản đối việc sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" Các vị lãnh đạo theo kế hoạch cũng sẽ tái khẳng định cam kết ủng hộ Tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông mà Asean và Trung Quốc đưa ra hồi năm 2002, trong đó kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Thông cáo chung cũng sẽ khuyến khích tìm kiếm một bộ Quy tắc ứng xử chăt chẽ hơn về Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và Giám đốc chuyên trách Á châu của Ủy ban An ninh Quốc gia Jeffrey Bader đã nói với các đại sứ Asean rằng tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội đã có kết quả, vì Trung Quốc "rõ ràng đã nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn".

Trong một cuộc gặp gần đây với quan chức Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về cách hành xử của các bên trong khu vực tranh chấp. Phía Mỹ tìm cách trấn an Trung Quốc rằng lời phát biểu của bà Clinton không nhằm vào bất cứ nước nào.

Ðể đi đến kết luận, các nước nhỏ cứ “làm-chũ”, nhưng để cho Trung Quốc “quản-lý” khai-thác và Mỹ chỉ độc quyền “chủ-đạo” đem bán sản phẫm bằng đồng đôla Xanh, có một điều nghịch lý là 2 nước làm chủ và quản lý phải mua dầu với giá đắt hơn người chủ đạo ở xa! Ðó là mục tiêu của Ðệ-II Skull and Bones (George H.W. Bush) còn Ðệ-1 là chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc (William Averell Harriman 1891-1986) dẫn giãi như theo tôi nghĩ: LX như trái Xoài Riêng đã bị bóc cái võ ngoài gai-gốc ra, bây giờ chỉ còn bóc múi TQ ra bõ vào miệng “Hẫu-Sực lá”. Còn Harriman là: “That cake was baked long ago… what would come next?” Ðể sau cùng thành lập một Liên Phòng Trung Á (Center Asian Treaty Organization) dưới cái dù tối-huệ-quốc của Mỹ, (US Freedom Support Act) qua sự giám sát của Ấn-độ, vì năm 2020 Ấn-độ sẽ chiếm ngôi vị hạng-2 của Trung Quốc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game-1” 1920-2020)
(“American Dynasty” Kevin Phillips: W.A.Harriman had evolved its own version of Permanent Government akin the British model 1920 through now)

KQ Trương Văn Vinh

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
www.truclamyentu.info/.../tvbd_tvvinh_my-cung-cap...