PDA

View Full Version : Anh Hùng Không Quân Trực Thăng Võ Trang VNCH



SVSQKQ
10-09-2011, 08:37 PM
OVmNT_BzgKE

SVSQKQ
08-15-2012, 07:51 AM
:40: http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1345016921.JPG

SVSQKQ
08-19-2012, 06:13 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1345356685.jpg

SVSQKQ
11-18-2013, 09:34 PM
Tưởng nhớ những anh hùng phi hành đoàn trực thăng đã hy sinh trong cuộc chiến để chúng ta được sống

http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810076.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810228.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810266.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810320.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810381.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810434.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810866.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810920.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384810957.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384811054.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384811086.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384811120.jpg
http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1384811796.jpg

SVSQKQ
05-07-2014, 08:58 PM
http://youtu.be/m4RjSxI__ng

SVSQKQ
08-07-2016, 10:49 AM
http://youtu.be/5D4njHF2SqM

Published on Aug 6, 2016
A great video of the US Military UH-1Y Huey Venom equipped with the Super Powerful GAU-21 gatling Machine Gun. CAMP PENDLETON, Ca. - One thing that sets the Marine Corps apart from other branches of the military is their creed that every Marine is a rifleman. Each Marine demonstrates their skill with an M16-A4 service rifle or an M4 carbine during annual qualifications, but there are some job fields that require abilities with slightly larger weapons.

Marines with Marine Light Attack Helicopter Squadron 169 (HMLA-169), Marine Aircraft Group 39, conducted weapons proficiency training aboard Marine Corps Base Camp Pendleton, California, Sept. 17, 2015.

Unlike the annual rifle qualification, this training was conducted in a UH-1Y Huey helicopter, and instead of M16s, they shot M240D and GAU-17 machine guns as well as laser guided rockets with the Advanced Precision Kill Weapons System.

“Today we did introductory exercises for both the crew chiefs and the pilots,” said Sgt. Elizabeth Azcuenaga, an enlisted aircrew training manager with HMLA-169, MAG 39. “We’re just getting them warmed up to the basic attack profiles.”

The training consisted of repeatedly attacking a specified target using different methods of approach. These attack profiles employ each of the weapons systems on the aircraft appropriately.

“Training like this is vital,” said Azcuenaga. “If the crew chiefs and pilots don’t get the practice they need at the basic level before a more tactical situation, it puts both the guys on the ground and in the air at risk.”

One Huey pilot, 1st Lt. Daniel Wilde, had only been with HMLA-169 a few months before participating in this training.
“I did a couple of runs like this back in the training squadron, but I pretty much doubled my rocket shots today,” said Wilde. “I’m looking for training value and the best way to get that is through repetition.”

Azcuenaga described the exercise as a building block and Wilde agreed that there is no substitute for experience.
“The senior guys have the exact same posture every time and they can just eyeball the shot without using the rocket redical,” said Wilde. “They can literally just sit in their seat and know where their rockets are going to hit.”

The proficiency these Marines are working to develop could help save the lives of Marines in a vast array of deadly scenarios.

“I chose the Huey because we do the double mission,” said Wilde. “We have the power and the space to do assault support and pick up the guys on the ground, but we also get to shoot.”

Wilde added that for him, the next step is to go into more detailed mission planning, but he’s only just getting started. Since the unit was commissioned in 1971, HMLA-169 has conducted countless successful missions from the Gulf War to the War on Terror. They flew more than 200 combat sorties in 10 days during Operations Desert Shield and Desert Storm without loss of aircraft or personnel. HMLA-169 has excelled in past conflicts and will continue to do so in the future.

Video Description Credit: Lance Cpl. Caitlin Bevel

SVSQKQ
02-04-2017, 01:40 AM
http://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1486172274-truong thanh tam.png

KQ Trương Thành Tâm là một trung tá trong Không Lực VNCH, xuất thân Khóa 16 TVBQGVN, phi đoàn trưởng PD Thần Ðiểu 217 (1969-1973), không đoàn trưởng KD64CT (1973-1975) tại SD4KQ (Vùng 4 Chiến Thuật).
Từ một sĩ quan xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) vào năm 1962 nhưng lại được chọn phục vụ cho KQVN từ ngày mãn khóa, tôi rất lấy làm hãnh diện được phục vụ trong ngành Phi Hành. Nhưng tôi đã rất thất vọng sau khi về trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân và được lệnh phải đi Hoa Kỳ ngay để học bay trực thăng. Vào năm 1963, trực thăng đang còn là một ngành bay còn sơ khai mà mộng tôi là được bay khu trục chiến đấu. Tuy nhiên tôi nghĩ số trời đã định, mình không thay đổi được. Giấc mơ của tôi tình nguyện vào TVBQGVN, làm một người sĩ quan hiện dịch với lý tưởng chống Cộng, gìn giữ cho miền Nam này không rơi vào tay Cộng Sản độc tài và luôn bip bợm người dân và quốc tế, đã bị giao động mạnh.

Nhưng rồi trực thăng đã trở thành một loại phi cơ chiến đấu sát liền với quân bạn trong cuộc chiến, một khí cụ cần thiết và hiệu quả cho cuộc chiến với Cộng Sản sau những năm 1964 Ngoài những phi vụ quen thuộc như bay liên lạc, tải thương, tiếp tế, đổ quân ,v.v... thì năm 1970 đã đưa trực thăng lên một nấc thang quan trọng vô cùng cho Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) với những chiếc Trực Thăng Võ Trang (TTVT). Phi vụ TTVT đầu tiên của KLVNCH được thực hiện tại Prey Veng (5.1970), trong cuộc chiến xâm nhập Kampuchea (K) để diệt trừ quân CS vẫn lẩn trốn về bên quốc gia này một cách an toàn bao lâu nay dưới sự làm ngơ của Sihanouk, quốc trưởng nước Kampuchea lúc bấy giờ. Cuộc đảo chánh của tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk ngày 18 tháng 3, 1970, đã cho phép quân đội chúng ta truy nã quân Cộng Sản (CS) qua tận vùng an toàn bên Cao Miên của chúng. Ðây là diễn tiến của một phi vụ ra quân với TTVT của KLVNCH lần đầu tiên đã làm cho quân CS thất bại não nề, thiệt hại quân số nhiều vì bị hoàn toàn bất ngờ.

Một Hợp Ðoàn Trực Thăng vẫn thường gồm có một phi cơ bay chỉ huy (C&C), khoảng 6 trực thăng đổ quân (slicks) và 3 chiếc trực thăng võ trang (TTVT) để yểm trợ hỏa lực cho quân bạn. Cho đến ngày 28 tháng 5, 1970, TTVT yểm trợ luôn luôn là từ quân đội Mỹ. Những cuộc chiến vào K thì không được TTVT Mỹ yểm trợ vì TT Nixon lúc bấy giờ, chỉ cho quân Mỹ yểm trợ không được quá 7 km vào nội địa K. Prey Veng, thành phố K này nằm quá tầm bay 7 cây số nên quân Mỹ không thể yểm trợ bằng TTVT hay khu trục cho quân lực VNCH.

Ngày 28 tháng 5, 1970, Phi Ðoàn 217 được lệnh trình diện tại Neak Leung bên K để trực thăng vận quân Thủy Quân Lục chiến của Quân Lực VNCH giúp quân đội Miên giải cứu Prey Veng. Tôi bay C&C và với các sĩ quan chỉ huy của Lữ Ðoàn B TQLC do Ðại Tá TQLC Tôn Thất Soạn làm lữ đoàn trưởng. Vì không có TTVT yểm trợ nên để tránh tổn thất cho hợp đoàn, tôi đã không cho đổ quân gần sát thành phố được.

Tiểu Ðoàn 1 TQLC đã tiến quân vào rất nhanh dưới làn mưa đạn của quân CS đang chiếm các cao độ trong thành phố. Vì là mùa khô nên các đồng ruộng là bãi đáp cũng rất khô và trống nên các anh em TQLC của chúng ta đã phải tiến vào thành phố dưới lợi thế của địch quân đang chiếm các địa thể có cao độ hơn. Sự thiệt hại của quân bạn thật rõ rệt&cuộc đổ quân chấm dứt sau khi TD 1 TQLC đã hoàn thành nhiệm vụ xuống bãi đáp và tiến quân vào Prey Veng. KLVNCH đã yểm trợ chiến trường bằng các đội khu trục A-37 của Sư Ðoàn 4 KQ... Qua liên lạc vô tuyến, quân bạn TQLC đã xin yểm trợ TTVT để tránh bớt thiệt hại cho quân lính.

Chiều lại, sau khi hướng dẫn hợp đoàn đổ quân PD217 về lại hậu cứ Bình Thủy an toàn, tôi đã có thời giờ để suy nghĩ rất nhiều làm sao để tránh bớt thiệt hại cho quân bạn TQLC của chúng ta trong ngày mai khi phải đổ thêm Tiểu Ðoàn 4 TQLC vào chiến trường nối tiếp với Tiểu Ðoàn 1 ngày hôm nay. Trên đường bay về hậu cứ, tôi giao phi cơ cho hoa tiêu phó Trung Úy Cao Minh Hoàng và ngồi suy nghĩ phải có giải pháp để TTVT có thể yểm trợ Tiểu Ðoàn 4 TQLC trong ngày mai thì mới giảm thiểu được thiệt hại nhân sự cho quân bạn...

Ðêm 28 tháng 5, 1970, tôi tìm ra được giải pháp.

Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, Hoa Kỳ mới bằng lòng cung cấp cho KLVNCH, TTVT cho chiến trường. Họ bắt đầu bằng cách đưa một nhóm huấn luyện viên TTVT với 6 phi cơ và chọn căn cứ KQ Bình Thủy làm nơi huấn luyện TTVT cho tất cả các Phi Ðoàn Trực Thăng từ Vùng 1 đến vùng 4 Chiến Thuật.

Phi đoàn 211 và 217 được chọn để học khóa huấn luyện đầu tiên về TTVT. Tôi đã họp PD 217 và nói rằng: “Bao nhiêu lâu nay hành quân chúng ta đã là những miếng mồi ngon, bay chậm và thấp, không có hỏa lực mạnh. Nhưng tình thế này đã thay đổi, chúng ta có một cơ hội để bay TTVT với hỏa lực hùng hậu đề yểm trợ quân bạn và tiêu diệt địch quân trước khi mình bị bắn...” Anh em phi đoàn đồng ý và đã tình nguyện cùng tôi học lớp huấn luyện đầu tiên bay TTVT vào tháng 3, 1970. Sau khi mãn khóa học, PD 217 đã có 6 phi hành đoàn đầy đủ khả năng để bay TTVT trên chiến trường, yểm trợ cho hợp đoàn đổ quân và quân bạn.

Tôi xin được gặp Ðại Tá Nguyễn Huy Ánh là không đoàn trưởng Không Ðoàn 74 Chiến Thuật, cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Tôi trình bày tình hình chiến trường tại Prey Veng ngày hôm nay và cho đại tá biết là quân bạn và có thể cả phi hành đoàn sẽ phải hy sinh rất nhiều ngày mai khi đổ quân mà không có TTVT yểm trợ. Vậy tôi xin đại tá cho tạm ngưng chương trình huấn luyện TTVT trong một ngày để PD 217 được bay những chiếc trực thăng võ trang yểm trợ cho cuộc đổ quân TD4 TQLC ngày mai. Ðại Tá Ánh nói: “Anh đòi hỏi tôi làm một quyết định ngoài thẩm quyền của tôi, để tôi gọi lên trung tướng tư lệnh Không Quân xin chấp thuận phi vụ này.” Trung tướng tư lệnh chấp thuận phi vụ TTVT đầu tiên của KLVNCH này.

Về lại phi đoàn tối hôm 28 tháng 5, 1970, tôi lại họp trọn vẹn PD217 và nói rằng: “Ngày mai chúng ta sẽ có cơ hội bay TTVT yểm trợ cho quân bạn lần đầu tiên trong lịch sử của KQVN, tôi sẽ tình nguyện bay chiếc số 1, có ai tình nguyện bay chiếc số 2 và số 3 không?” Sự đáp ứng của phi đoàn đã ngoài sức tưởng tượng của tôi. Ai cũng nhìn thấy sự thiệt hại của quân bạn hôm nay và đều muốn hy sinh bay TTVT ngày mai. Tôi chọn 3 phi hành đoàn ngay tối hôm đó. Chiếc TTVT số 1 đó tôi làm trưởng phi cơ, số 2 là Thiếu Tá Dương Quang Lễ, bạn đồng khóa 16 với tôi, số 3 là Ðại Úy Nguyễn Thanh Hải.

Sáng hôm sau, ngày 29 tháng 5, 1970 PD 217 xin tình nguyện bay yểm trợ cuộc chiến ở Prey Veng. Hợp đoàn Phi Ðoàn 217 Thần Ðiểu cất cánh với chiếc C&C, 6 trực thăng đổ quân và 3 TTVT. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN các trực thăng đổ quân của PD217 được yểm trợ bằng chính hỏa lực từ TTVT của đơn vị mình. Lúc cả hợp đoàn bay qua biên giới vào nước Miên, tôi cảm thấy một niềm hãnh diện lớn lao cho lực lượng trực thăng của KLVNCH.

Hợp Ðoàn Thần Ðiểu đến trình diện Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Ðại Tá Tôn Thất Soạn, lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn B TQLC tại Neak Leung và được lệnh bốc Tiểu Ðoàn 4 TQLC từ Neak Leung đổ vào Prey Veng tiếp nối với Tiểu Ðoàn 1 quyết lấy lại thành phố Prey Veng cho Quân Ðội Miên từ tay quân Cộng Sản Bắc Việt. Vì có TTVT yểm trợ bằng hỏa tiễn và súng mini-gun bắn ra hàng ngàn viên đạn trong một phút, nên trực thăng đổ quân bạn vào sát gần thành phố hơn, tránh thiệt hại cho quân bạn TQLC rất nhiều...

Sau khi toàn thể Tiểu Ðoàn 4 TQLC đã xuống bãi đáp và tiến lên như vũ bão, thì tôi hướng dẫn chiếc số 2 TTVT tiếp tục yểm trợ quân bạn. Qua vô tuyến, các anh em TQLC cho chúng tôi biết quân Cộng Sản leo lên những cây xoài trong thành phố, lên hồ nước cao (chateau d'eau) (toàn những điểm có cao độ) để bắn sẻ các chiến binh TQLC từ ruộng khô và trống tiến vào thành phố.

Ðược chỉ điểm rõ rệt như vậy, hai TTVT của tôi và Lễ đã bắn vào những mục tiêu quân Cộng Sản này và họ đã chết rớt từ trên cây xuống như sung rụng... Quân bạn thì reo mừng khi thấy như vậy nhưng mấy anh lính Bắc Việt thì không biết nghĩ sao??? Quân CS bắt đầu cảm thấy thất trận trước sự tấn công anh dũng của TQLC, họ từ từ rút ra khỏi thành phố theo quốc lộ và kéo theo những người dân Miên trong thành phố để làm bia đỡ đạn cho họ.

Tôi và Lễ lại tiếp tục bay theo truy nã và bắn chết những anh chàng VC còn ngơ ngác không ngờ quân đội chúng ta đã được trang bị đầy đủ hỏa lực như vậy. Quân VC chết và để lại xác rất nhiều trước hỏa lực của TTVT... Trong khi hăng say yểm trợ thì chiếc TTVT số 2 của Lễ đã bị trúng đạn, Lễ bị thương nhẹ nhưng anh xạ thủ phi hành Hạ Sĩ Hứa Văn Bá đã bị trúng đạn hư bàn tay. Tôi liền hướng dẫn Thiếu Tá Lễ bay ra khu trống và bay về Neak Leung. Chiếc TTVT số 3 của Ðại Úy Nguyễn Thanh Hải lên thay thế. Chúng tôi lại tiếp tục yểm trợ quân bạn dưới đất và truy lùng những chàng VC đang chạy trốn rút lui khỏi thành phố. Ngay chiều hôm đó, thành phố Prey Veng đã được lấy lại từ tay quân CSBV nhờ 2 Tiểu Ðoàn TQLC và Phi Ðoàn Thần Ðiểu 217.

Cũng cần nói thêm là một tài liệu của Mỹ cho biết Prey Veng được quân Nam Vang phối hợp với quân Mỹ tái chiếm ngày 15 tháng 7. Tài liệu này không đúng sự thật, vì trận này chỉ có quân VNCH tham dự và hợp tác với quân của Nam Vang tái chiếm Prey Veng ngày 28 tháng 5, 1970.

Cả hợp đoàn trực thăng vận của Phi Ðoàn 217 Thần Ðiểu được lệnh bay trở về lại phi trường Bình Thủy để chuẩn bị cho một ngày hành quân kế tiếp. Riêng tôi, trên đường bay, tôi lại có thời giờ suy nghĩ trận chiến vừa qua. Nhìn thấy hỏa lực của những chiếc trực thăng võ trang của Phi Ðoàn đã tác xạ hùng dũng và yểm trợ quân bạn kết quả vô cùng nên tôi bắt đầu nghĩ phải đặt tên cho Phi Ðội TTVT của Phi Ðoàn là Hỏa Ðiểu, người con hùng dũng của đơn vị Mẹ là Thần Ðiểu. Phi đội TTVT “Hỏa Ðiểu” đã tiêu diệt bao nhiêu quân Cộng Sản ở miền Tây nước Việt và làm vẻ vang cho KLVNCH.

Sau chiến thắng này, Ðại Tá Nguyễn Huy Ánh đã gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu tuyên dương công trạng của Phi Ðoàn Thần Ðiểu trước quân đội. Riêng tôi một năm sau đó đã được chọn làm Chiến Sĩ Xuất Sắc Nhất của Không Quân trong mặt trận Kampuchea và được tưởng thưởng đi Ðài Loan một tuần để thăm viếng và “bồi dưỡng.”

Tôi đã rất hãnh diện được đóng góp vào cho Quân Lực VNCH với Phi Ðoàn Thần Ðiểu 217 chống lại sự xâm lăng của quân CSBV. Rất tiếc là khi “Ðồng Minh Tháo Chạy” thì quân lực của chúng ta bị trói tay lại vì không còn đủ súng đạn để chiến đấu. Tôi vẫn xem chuyện mất nước của chúng ta là một quốc nạn vì số Trời đã định.
KQ Trương Thành Tâm/Người Việt


http://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1/1486190721-uh5.png

SVSQKQ
09-23-2017, 03:25 PM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506179977-21587341_284352318730828_8556331869821928209_o.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506215699-xt.1.png
"Đến phiên cháu bác nhá"
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506180066-21432712_905376986277133_5585351415548153205_n.jpg

"Vẫn tiếp tục chiến đấu tiêu diệt quân thù"

SVSQKQ
10-01-2017, 06:09 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506838143-Tr S I TĂNG LÊ Mevo K.5 69 PĐ 231.jpg

Tr/S I TĂNG LÊ (Mevo K.5/69) PĐ 231

SVSQKQ
10-01-2017, 11:02 PM
6maIZ5nWpDs



https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506899033-21616534_10155634115096054_1085179017081630391_n.j pg


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd417/1506900348-Screenshot 2016-04-07 10.56.17.png

SVSQKQ
12-06-2017, 03:19 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1512530294-24173659_699429216913604_2816188055341767530_o.jpg
Thiếu Tá Bông (215,229,243)

SVSQKQ
01-22-2018, 11:40 AM
PĐ 217 danh hiệu là Thần Điểu, Hỏa Điểu là danh hiệu của gunship 217.

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1516621127-Thần Điểu - trước giờ hành quân.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1516621151-ye Bye em,,chiều anh về sớm ăn cơm với em.jpg

Tạm biệt em ....chiều anh về sớm ăn cơm với em
5pLa-3STuqg


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1516621711-20620975_10155517401176054_8314453408888891763_n.j pg



https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1516622064-US_Army_UH-1Ds_near_Saigon_1965.jpg

SVSQKQ
04-26-2018, 09:34 PM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1524778328-204275-Bien-Hoa-4.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1524778373-ct.png

“Crazy pilot”
Phi công Hoàng Trọng Nghĩa được những người chỉ huy của ông gọi ông là “Crazy Pilot” vì trong những lần yểm trợ bộ binh, ông không ngần ngại điều khiển cho trực thăng lao thẳng vào quân địch, ngay trong vùng bom đạn. Ông nói rằng “Làm như thế quân thù mới run sợ.”

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1524778710-204275-HTN-4.jpg

SVSQKQ
07-06-2018, 02:14 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1530843082-Gunship PD 233.jpg
Phi công gunship 233 ngày đầu thành lập Phi Đoàn.
Từ trái sang phải : Nguyễn văn Sửu , Tạ nhất Chí , Cao mạnh Hùng , Đại úy Nguyễn văn Thanh , Lê ngọc Thanh và Hồ thanh Hải .
Còn thiếu hai bạn nữa : Nguyễn xuân Hiếu và Nguyễn kiến Thiết .

SVSQKQ
12-21-2018, 08:13 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2018/1545379975-gúnhup.jpg

4y79mPrrqQU

SVSQKQ
07-31-2019, 01:40 AM
TongLH xin chia sẻ 2 bài viết của tác giã Cao Nguyên 569 : THƠM RƠM và bài SẦU ĐÂU ĐẮNG HOÀI, một trong những người bạn " ngày xưa bấm Minigun, ngày nay bấm Viết ", đáo để vô cùng !

Thơm Rơm

*Tặng người bạn nông dân Nguyễn văn Đông-XTPH /PĐ239.
*Để tưởng nhớ người bạn thân thiết Tô nghi Đồng Pilot PĐ239

Trên đường từ Cần Thơ về Long Xuyên có một địa phương tên Thơm Rơm , đó là một vùng làng quê yên bình của huyện Thốt Nốt. Các cụ bô lão kể rằng :-ngày xưa đây là vùng đồng ruộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Thời nông dân miền Tây còn làm lúa một vụ, đây là vùng trồng lúa “Nanh chồn và Tàu Hương “ nổi tiếng. Không chỉ có gạo ngon, thơm phức mà rơm cũng cho một mùi hương thật đặc biệt. Sáng sớm đi ngang vùng quê nầy, trong làn sương lan tỏa vương vương trên từng gốc rạ, bổng nghe như có mùi rơm mới tỏa hương, nhẹ nhàng mà xao xuyến. Thơm Rơm từ đó được hình thành.
Xin được mượn tên Thơm rơm để kể lại một chuyện đời.

Anh Đồng điện cho tôi nói là vừa gặp thằng Đông XT ở bến xe Chợ Lớn, nó chạy xe xích lô. Hai anh em mừng quá kéo nhau tấp vào quán cà phê vĩa hè tâm sự.
-Thằng Đông nhà ở Cần Giuộc , làm ruộng cực khổ quá nên lên Chợ Lớn thuê xe xích lô chạy kiếm ăn . Tao có cho địa chỉ của mầy dặn nó có chạy sang phía Khánh Hội thì tìm ..
Nhờ có cuộc gặp tình cờ đó mà chúng tôi gặp lại nhau sau mười năm . Đông ốm nhưng rắn rỏi hơn ngày xưa nhiều. Cầm ly cà phê mà cứ xoay xoay trên bàn. Nói chuyện với tôi mà mắt cứ nhìn vào xa xăm.
-Năm rồi con tao chêt một lúc hai đứa...
Tôi lặng người :
-Sao vậy?
-Hai vợ chồng tao đi trả “vần công” xóm trên, tụi nó ở nhà tắm ao hụt giò chết cả hai. Gia đình tao như điên.
Có cha mẹ nào mà không đau lòng đứt ruột vì con chết thãm như vậy. Tôi buồn theo nổi buồn của bạn.
-Mầy kề lại chuyện nhà tao nghe ra sao !
-Ừ , để thư thả chút đã.

27/3/75 tao và thằng Tánh kẹt lại ở Đà Nẳng , trong lúc PĐ mình về vùng 2 gần hết. Mà mầy biết tại sao kẹt lại không? Ông Tr/u T đuổi hai thằng tao xuống để đón thêm hai đứa em vợ. Tụi tao lại là PHĐ chính hôm đó nửa chớ! Lúc đầu tụi tao không chịu xuống, ổng dỏng dạc lấy danh nghỉa Tr/u lệnh cho hai đứa tao rời tàu để cất cánh.
-Trong lúc dầu sôi lửa bỏng vậy sao tụi mầy lại xuống !
-Thì ổng “lệnh” mà , tao nghĩ thầm, mẹ..VC bắn mấy lần không chết thì cái vụ đi hay ở lúc nầy nhằm nhò gì ! Lúc đó trên tàu cũng cở 14,15 người , nếu tụi tao không xuống thì cất cánh không nổi..mà trên tàu con nít tùm lum..nên tụi tao ở lại.
-Vậy rồi tụi mày làm sao?
-Thì lội bộ ra cổng tiếp liệu, đón xe về phi trường chớ sao. Về lại PĐ thì vắng hoe hết rồi. Tất cả các PĐ đều di tản, phi đạo chỉ còn lại mấy chiếc hết xăng và hư thôi.

Và như thế Đông và Tánh đã lẩn lộn trong dòng người ở lại sau ngày 27/3 được xem như ngày mất Đà Nẳng.
-Vậy làm sao tụi mầy về được Sài Gòn?.
-Tụi tao thay đồ Civil, đi bộ có, đi xe hàng có , nối đuôi theo mấy anh bộ binh đi từ từ ..mỗi nơi xin một tờ giấy tập làm thông hành .Tới Phan Rang thì băng rừng ..Tới Phương Lâm tụi tao xem như đã về được Sài Gòn. Mầy biết không tới Sàigòn râu tao mọc dài tới đây nè, về nhà Ông già tao nhìn không ra mà!
-Rồi mầy có đi trình diện lại không?
-Có chớ , thằng Tánh thì về Cai Lậy hẹn tao hai ngày lên BTL, tụi tao vào trình diện là bửa sau có SVL đi Cần Thơ liền. Nhưng chưa kịp đi Cần Thơ thì tan hàng.

“Sau 30/4 tao về quê ở Cần Giuộc, được ba năm thì cưới vợ. Thằng con đầu của tao lúc chết mới 7 tuổi , thằng nhỏ 6 tuổi. Vợ tao sinh năm một . Mầy biêt ở nhà quê mấy thửa ruộng lớn thường có “vũng trâu nằm”, hai thằng nhỏ kéo nhau ra đó tắm, không dè lọt vô chổ sâu quá không hụt giò không ai thấy. Trưa hai vợ chồng tao về thăm chừng không thấy đâu đi kiếm thì thấy cái áo thun của thằng lớn trên bờ. Tao nhảy xuống mò hai đứa lên nhưng không cứu kịp..
Vợ tau sau vụ đó “ ngất ngơ” luôn tới giờ .
Ông già cho vơ chồng tao năm công ruộng, mà đất gò nên làm “thất” lắm, đâu có đủ ăn. Đâu có tiền mướn nhân công nhổ cỏ nên hai đứa tao phải đi làm vần công để lấy công về nhà. Bửa nào rảnh có ai kêu , cuốc đất, nhổ cỏ, đập lúa gì tao làm hết. Hồi xưa mình lính “công tử” giỏi lắm là xách cây M60 gắn lên gắn xuống cho Vũ khí phi đạo nó sửa thôi..Bây giờ cực quá..mà chắc tại cái số mầy ơi.!”

-Rồi sao bây giờ mầy lại chạy xích lô..?
-Thì tao chỉ chạy theo mùa thôi. Lúa cấy xong là tao lên đây thuê xích lô chạy, ngày trả hai chục ngàn. Có bửa kiếm được năm chục , mấy bửa mưa quá thì ăn bánh mì trừ cơm..nhưng vậy mà còn đở hơn ở nhà có vô ra được đồng nào !
-Sao mầy lại gặp được Đồng bụng ?
-Tình cờ thôi, bửa đó tao chở hai bao gạo của bà Mỹ Tho qua vựa số 5, gặp Đồng bụng ở đó..đâu dè vựa gạo của anh Hai ổng..Anh Đồng phụ bán , rồi mới biết địa chỉ của mầy.
Uống thêm ngụm trà, rồi như nhớ lại việc khác, Đông vổ đùi tiếp:
-À, tao có gặp Tài lùn, ảnh có cái sạp trong chợ Bình Tây . Mầy còn nhớ chị Anh, bà xã Tài lùn không, bả đứng bán sạp đó ..đủ thứ tạp hóa. Anh Tài kêu tao uống cà phê, ảnh nói nếu xích lô chạy không khá thì qua đây chạy ba bánh giao hàng cho ảnh, ngày có năm chục vững hơn..
-Rồi mầy trả lời Tài lùn chưa ?
-Tao ậm ừ nói để tính lại.

Đồng và Tài là hai Pilot thân thiết của chúng tôi ở PĐ 239. Khi học bay ở Mỹ , Đồng bị bệnh, nằm bệnh viện Mỹ điều trị một thời gian, nhưng khi tốt nghiệp về nước thì đã mang theo cái bụng phề phệ nên được anh em PĐ đặt cho cái nickname là Đồng bụng.
Tài và Đồng thuộc típ người dể gần. Tánh tình lại vui vẽ, hồn hậu, lại chỉ hơn chúng tôi một vài tuổi nên chúng tôi xem nhau như anh em một nhà.
Nói là dân Không quân nhưng là dân “tác chiến” nên việc sống nay, chết mai là việc bình thường. Vì vậy, sự gắn bó của các Phi hành đòan trực thăng như là một qui luật bắt buộc. Ăn chung, ngủ chung, chơi chung..(hẳn nhiên là có cả chết chung!). Sau 75, có dịp gặp lại nhau anh em mừng vô cùng. Có khi hàn huyên tâm sự cả đêm chưa dứt.
Tình đồng đội đưa những người ở lại tìm đến với nhau tự lúc nào. Chúng tôi hẹn nhau mỗi năm gặp mặt một lân để thăm hỏi , giúp đở nhau khi cần. Có lúc một vài người bạn cũ từ Mỹ về kịp ngày họp mặt lại càng vui hơn.
Rồi cũng chính từ những lần gặp gở ấy mới thấy tình cảm của nhau. Có người đối xử với anh em như ruột thịt, cũng có người ngồi với anh em còn lại trong một tư thế miễn cưởng . Anh em biết hết , nhưng vẫn khề khà cho qua.
Đông và Tánh mỗi lần gặp lại hay nhớ “chuyện xưa”, So với Tánh thì tánh tình Đông bộc trực hơn, nông dân Nam bộ mà :
-Cái chuyện “Đà Nẳng” của ông Tr/u T tao nói với thằng Tánh thôi quên đi.Tao sống với bà xã theo đạo Phật nên bị ảnh hưởng, gieo nhân nào gặt quả đó mầy ơi, giờ thời cuộc thay đổi , vậy mà ở Sài Gòn ông Phan N còn ra vẽ “quan cách”, chỉ cái chuyện họp mặt mà cũng phải “xin ý kiến” tới lui . Vui thì dự, buồn thì vắng mặt, rồi bắt bẻ đủ thứ..Tao nói “Dạ thưa anh Phan N :-Thằng Trung sỉ Long giờ là Tiến sỉ khoa học, mà tánh tình nó có thay đổi đâu, vẩn là bạn bè, anh em như thuở nào.Tụi mình quí nhau là ở cái tình..!”

Sau thời gian chạy xe xích lô, đến ba gác chở hàng cho vợ chông Tài –Anh thì Đông đổi nghể khi Tài xuất cảnh diện HO. Đông vẫn làm ruộng, hàng ngày kiêm thêm việc thu mua Gà Vịt ở quê đem lên Chợ Lớn bán kiếm tiền nuôi con. Nhìn Đông đúng là “đầu tắt mặt tối “. Trong lúc anh em chúng tôi có đứa đã sắm được xe máy loại xịn, thì Đông vẫn ì ạch với chiếc Deelim Hàn quốc loại nghĩa địa. Thỉnh thoảng lại ghé nhà thăm tôi , nhưng mấy lần như một đều kèm theo một con vit tàu hoặc con gà trống . Tôi cằn nhằn:
-Mầy buôn bán không đủ nuôi con mà còn bày đặt, lần nào ghé cũng cho con nầy,con nọ..
-Hè..thì có dư mới cho chớ bửa nào lổ tao đâu có ghé !
Hẳn nhiên “bánh ít đi, bánh qui lại” , nên khi Đông về , bà xã tôi vẫn có một món tặng Đông treo lủng lẳng trên xe. Khi thì cái áo thun, khi là một gói cà phê.

Mỗi lần gặp chuyện khó khăn, Đông thường tự an ũi mình là tại “cái số”, chuyện Gà Vịt đang ngon trớn thì bổng “phá sản”. Vụ dịch cúm H5N1 làm khắp nơi phải tiêu hủy Gà Vịt . Đông lại ghé nhà tôi tâm sự:
-Số tao là số con Rệp hay sao á ! bửa thu gom đâu khỏang hai trăm con Gà , chở lên tới ngoại ô là bị tịch thu sạch. Tổ kiễm dịch chỉ giao tao được một cái biên nhận. Bửa đó mất đứt hai chục giạ lúa.
Dịch cúm gà kéo dài. Hai đứa con sau ngày càng lớn. Đông buộc lòng phải đổi nghề.

Đồng ruộng miền Tây luôn là vựa lúa của cả nước. Tôi nhớ thời học “đệ thất “ (Lớp 6 ) , trong bài học có nói về việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam , năm đó đạt kỷ lục xuất cảng 1 triệu 800 ngàn tấn. Giờ thì khác xa rồi, phải gấp vài chục lần . Ngày xưa nông dân VN chỉ làm lúa một mùa, sáu tháng làm, sáu tháng phơi đất. Vào thời kỳ 70 thì đã nhập được giống lúa ngắn ngày , tuy gạo không ngon nhưng thời gian sinh trưởng của cây lúa chỉ có 100 ngày nên làm được hai mùa và sản lượng tăng nhanh.
Mỗi lần thu hoạch lúa xong là phải chuẩn bị ngay mùa vụ sau, rơm sau khi gặt được phơi ngay trên mặt ruông và sau đó đốt thành tro thay phân.
Lúa gặt xong, rơm phơi đầy đồng thoảng mùi hương thơm là lạ .
Ngày trước , khi xong mùa vụ, nhà nông thường hay làm cây rơm cạnh nhà để dành cho Trâu, Bò ăn. Nhưng khi có lúa ngắn ngày thì Trâu bò ăn không xuể, mấy anh chàng bò lại là mang tính “bảo thủ”, không khóai ăn rơm ngắn ngày , bởi vậy không đốt làm phân thì không biết để đâu.
Nhưng rồi cái khó cũng ló cái khôn , rơm không chỉ để Trâu, Bò ăn mà còn được dùng làm Nấm. Mọi người đổ xô nhau mua rơm trồng nấm .
Bạn Đông nhà tôi sớm trở thành một thương lái Rơm.

-Giờ thằng lớn nhà tao đã ra trường , nó làm kỹ sư điện lạnh..tao hết lo.Nhưng còn thằng nhỏ đang học Đại học ..đóng tiền đũ thứ.
-Nghề lái rơm chắc khỏe hơn nghề Gà Vịt.?
-Mẹ..cực lắm mầy ơi. Mầy tưởng đi thu mua quanh vùng Cần Giuộc là đũ sao, có khi phải đi xúông tới Thủ Thừa, Tân Trụ..Rồi phài kiếm xe bò chở về .Có khi gặp xe máy cày thì đở. Có lúc 2 giờ khuya còn ì ạch ngòai đường.
-Nhưng mà làm nghề tự do như mầy vẫn khỏe đầu óc hơn mấy thằng công chức..như thằng Tánh , nó nhận làm thủ kho tối ngày ôm cái kho xuất, nhập ..chết cứng luôn trong đó.
-Ừ thì “cực xác “ nhưng khỏe cái tinh thần. Nhiều lúc mệt quá tao ngũ luôn bên đống rơm..tới khuya trăng lên, gió hiu hiu thổi lạnh, tao giật mình thức dậy mới lồm cồm vô nhà.
-Vậy vợ mầy không đi tìm sao?
-Quen rồi, từ lúc xảy ra vụ mấy đứa nhỏ tới giờ bả “tưng tửng” luôn , bây giờ bả ở Chùa nhiều hơn ở nhà. Mọi việc trong gia đình một mình tao lo hết. Tội nghiệp bả..
-Rồi mầy tính theo cái nghề lái rơm nầy bao lâu ?
-Năm nay năm chín, sáu mươi rồi còn gì . Tao tính làm thêm vài năm đến khi thằng nhỏ có việc làm đã.
Rồi như muốn nói gì thêm điều gì đó tâm đắc hơn , Đông vội cướp lời tôi:
-Tao quen cái mùi rơm nầy rồi ..Thơm rơm khó bỏ mà , nên chưa tính tới chuyện đó./.

CAO NGUYÊN 569

SẦU ĐÂU ĐẮNG HOÀI

“Cá Trê nấu với ruột Bầu,
Thương anh nên lá Sầu đâu đắng hoài..

Mùa Đông ở Huế thật buồn , không chỉ buồn bởi sự trầm mặc, lặng lờ của dòng Hương Giang mà còn ở màn mưa bụi mịt mùng. Trong màn mưa giăng, bất chợt bắt gặp đâu đó hình ảnh lẻ loi, ủ rũ của nhánh Sầu đông như càng làm cho cảnh Huế thêm áo não. Mưa Huế không to, nhưng cái rét đũ làm người tha hương chạnh lòng nhớ quê. Người bạn Huế của tôi tâm sự “Huế là đất tán chứ không phải đất tụ”. Người Huế luôn yêu mến quê hương mình, luôn tự hào là người của đất Thần kinh, nhưng rồi vẫn muốn đi xa để nhớ!…”

Miền Bắc gọi Sầu đâu là Xoan , Ở miền Nam , Sầu đâu còn được gọi là Thầu đâu hay cây gỏi cá. Lá Sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt, là một loại rau tuyệt ngon khi trộn chung với các loại khô cá nước ngọt như cá Lóc, cá Lăng. Đọt non của Sầu đâu ăn với cháo Cá hoặc cháo Rắn thì không còn gì bằng. Đây là một món ăn dân dã, nhưng là “đặc sản” từ lâu đời của vùng Tháp mười và An Giang.
Vẫn có loại Thầu đâu tía không ăn lá được mà chỉ dùng làm dược liệu trị ghẻ lở,chống nấm, kháng khuẩn. Ngày nay các nhà khoa học cũng chiết xuất được hoạt chất từ cành và lá Sầu đâu làm thuốc lọc máu, rối loạn nhịp tim và cả việc điều trị cao huyết áp..
Nhưng Sầu đâu ở Huế thì lại mang một phong thái khác. Người Huế gọi cây Sầu đâu là Sầu đông , có lẻ xuất phát từ cuốn sách “Mưa trên cây Sầu đông “ của tác giả Nhã Ca, là quyển sách gối đầu nằm của SV-HS vào những năm 70. Thời đó, tôi cũng không thoát khỏi cái vòng quyến rũ của quyển sách nên khi đến Huế phải chú ý tìm cho được cây Sầu đông xem nó ra sao. Mà đâu chỉ có tôi , thế hệ thứ hai sau tuổi tôi đã có nhiều trẻ em mang tên Đông Nghi, nhân vật chính của “Mưa trên cây Sầu đông”.

o0o
Sau thời kỳ “Mùa hè đỏ lửa 1972“ , với công tác mới tôi thường xuyên có mặt ở Huế; và khi mây mù báo hiệu mùa Đông tới tôi mới thấy thắm thía được nổi buồn của Huế qua vóc dáng của từng hàng Sầu đông trơ trụi qua từng con đường nhỏ ở Nội thành.
Tôi trở thành người tạm trú thường xuyên của nhà anh từ những ngày cuối năm 72 và mãi cho đến khi trở về miền Nam vào đầu năm 75. Ba năm dài vừa làm việc, vừa học tập ở Huế đã để lại trong tôi biết bao là kỹ niệm .
Chúng tôi gọi anh là “Minh cháy”, một nickname thân mật bởi anh từng bị bắn rơi ở Quế Sơn trong mùa Hè 72. Tàu bốc cháy rớt cạnh bờ suối, cả hai Pilot đều bị cháy phỏng. Anh nói chỉ nhớ mang máng là cố gắng rời khỏi tàu thật nhanh vì sợ phát nổ và vì hơi lửa quá nóng. May mà hôm đó anh mặc bộ nomex nên thân mình còn khá nguyên vẹn. Anh và Pilot Sáng mặt mày đều bị cháy xém, nhờ đồng đội cứu kịp đưa về bệnh viện. Điều trị một thời gian, qua vài lần phẩu thuật thẩm mỹ tuy không lành lặn hẳn như xưa nhưng với anh vẫn nghỉ đó là một điều may. Mỗi lần nhắc lại chuyện thoát chết ở Quế Sơn anh lại cười hề hề..rồi lại buồn :
-Tội nghiệp anh Hoài, bay lead , Tàu anh và copilot Sinh bị dính pháo nổ bùng ngay bãi đáp. Phải mất gần tháng sau, mới đưa được hài cốt các anh về quê.
Từ sau chiến trường Quế Sơn, phi đoàn chúng tôi có thêm hai cái nickname mới là Minh cháy và Sáng cháy . Và cái tên cùng “tiếp vỹ ngử “ ấy đã theo các anh cho mãi đến hôm nay.
Nhưng Sáng cháy thì nghe đâu đang có cuộc sống khá sung túc ở châu Âu nhờ tài bươn chãi làm ăn của mình, còn Minh cháy thì ba mươi sáu năm qua cứ ũ rũ, eo xèo như ngọn Sầu đông trong mưa.

o0o

Tôi không bao giờ nghỉ rằng có một ngày nào đó lại gặp được anh, người trưởng phi cơ chiếc Alpha 2 ngày nào ở một đất nước xa lạ, nơi mà anh và gia đình phải tạm dung thân suốt hơn ba mươi sáu năm qua. Nếu tính theo số tuổi thì thời gian anh sống ở quê người nay lại hơn cả thời gian ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Gặp nhau, nhắc đến quê hương anh luôn đau đáu một nổi buồn xa xứ.
Chúng tôi hay gọi anh là “Chị Tâm” bởi cái dáng vẽ thư sinh yếu đuối của anh. Gọi vậy nhưng anh không giận, mặc dù lúc đó cái lon trên ve áo của anh đã thành hình tam giác.
Nhà của Chị Tâm và Minh cháy đều nằm trong thành nội và chỉ cách nhau một con đường ngang. Cả Phi hành đoàn đã có hết ba người là dân Huế, sáng vào Mang Cá đi làm, tối về nhà nên tôi phải trở thành dân tạm trú nhà Minh cháy thường xuyên. Ba Minh là một công chức trung cấp , nhà có xe con nên sáng sáng Minh lại lấy xe chở cả PHĐ vào bãi đậu, trưa lại chở về nhà Chị Tâm ăn cơm( ngoại trừ những buổi trưa bị standby ăn gạo xấy trên núi ), tối lại kéo nhau lên xe đi dạo phố , ngồi café Sông Hương . Đi bay thời chiến tranh như chúng tôi quả thật phải có nhiều người ganh tỵ.
Trong nhóm, anh Minh là người lớn tuổi nhất, kế đó là chị Tâm đến tôi và Tôn thất Lợi. Lâu ngày quen hơi, anh em đối nhau như ruột thịt .
Tôi nhớ rất rõ ngày tôi và anh chia tay, đó là buổi sáng 28/4, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của thành phố Sài Gòn, anh đã ghé lại nhà Bác tôi ở Thị Nghè –nơi tôi đang tạm trú vừa thăm vừa rủ tôi cùng đi. Đi đâu thì cả hai chúng tôi cũng chưa biết vì lúc ấy chúng tôi đang là những người “lạc ngủ”, đứa từ Đà Nẳng chạy về, đứa thì quân số của TTYKKQ chưa xuất viện. Anh nói -“ Cứ vào sân bay đã rồi tính, nếu đi được qua bên đó có anh em cũng vui ..” Tôi trả lời :”-Anh còn khỏe, nếu đi thì tốt rồi, còn tôi đầu cổ băng bó thế nầy thì làm sao ! “. Bởi tôi bị Crash tàu nằm TYVCH mới được chuyển về TTYKKQ được một tuần nay.
Tôi từ chối , anh lặng lẽ ra đi, và chúng tôi lạc nhau từ đó.
Ba mươi sáu năm sau, gặp lại nhau nơi đất khách quê người làm sao nén được cơn xúc động .
Nhờ có thông tin trước nên anh đón tôi tại sân bay DFW đúng giờ, tôi thầm khen anh vẫn còn giử được tính chính xác trong giờ giấc, trước đây khi còn đi làm chung lúc nào anh cũng đúng hẹn, anh hay nói đùa : “ hẹn mà đi trể lở VC nó bắn chết thì răng! “.
Gặp tôi với mớ hành lý cồng kềnh, anh nhanh tay giành lấy :
-Bay dài có mệt lắm không ? trông L vẫn còn khỏe hỉ !
-Cám ơn anh, lên máy bay toàn là ăn và ngủ, đâu phải như ngày xưa cố “banh” mắt ra mà nhìn , lớp thì sợ núi, lớp thì sợ “cắc bùm” . Ra cửa gặp anh là hết mệt rồi.
Trên đường đưa tôi về nhà, anh hỏi han đủ thứ về những người bạn còn ở lại, nhất là hoàn cảnh của những người bạn cùng nhóm “Alpha 2” với anh và tôi như Minh cháy, Tôn thất Lợi, Tô Thủy, Xuân Tuy Hòa .v.v.Anh nhắc làm tôi nhớ ra , nhóm “Alpha 2” ngày đó của chúng tôi rốt cục chỉ có mình anh là rời khỏi Việt Nam sau ngày 30/4/75 mà thôi. Số còn lại “quan” như anh cũng có, quân cũng có và mỗi người sống trong một hoàn cảnh khác nhau đã ngần ấy năm.

“… Anh Minh cháy không may mắn trong buổi phỏng vấn để ra đi theo diện HO. Tái phỏng vấn lần thứ 2 cũng bị từ chối, phải bươn chảy kiếm ăn , trong nhóm có lẻ anh là người khổ nhất “. Tôi nói với anh về những người bạn khổ còn ở lại và kể thật nhiều về cuộc sống vất vã của “Minh cháy” từ sau khi học tập cải tạo trở về.
-Nghe nói sau giải phóng Minh cháy đi bán chợ trời phải không ?
-Dạ đúng anh, em có gặp ở chợ Tân Định. Lúc đó không chỉ có anh Minh mà còn nhiều anh em đơn vị mình như Trí, Long xề, Tuấn Culi, Dư…Minh và Trí thì bán đồng hồ .Tuy không dư dả gì nhưng hể gặp lúc nào anh Minh nồng hậu với anh em, cũng mời cà phê, nước ngọt đầy đủ.
-Mình nghe nói có thời gian Minh đạp xe đi bán bánh !
-Em chưa gặp lần nào nhưng việc đó thì có. Thời gian sau khi rời chợ Tân Định cả gia đình thuê được một mặt bằng ở khu nhà thờ Ba chuông bán bún bò Huế cũng đắc khách lắm. Tưởng chừng thoát được cảnh khổ , nhưng chỉ được một thời gian thì mặt bằng bị lấy lại, hết chổ buôn bán, Bà già lúc đó cũng yếu sức, anh phải ra đường bán dạo.
Tâm bổng thở dài :
-Khổ hỉ ! …

o0o

“Nhấm ngụm cà phê, rít thêm hơi thuốc , Minh nói với tôi như một lời tự sự :
-Thời gian kéo xe ba gác cho vợ chồng Tài là thời kỳ cay đắng nhất của anh. Không phải là vợ chồng Tài bạc đãi mà là cực quá. Anh nhớ lúc đi bán dạo để dành được năm chỉ, may gặp vợ chồng Tài kêu vào chạy hàng cho nó cho đở hơn, dù sao thì cũng có đồng tiền căn bản .Vợ chồng Tài đối với anh thật tốt, không giúp tiền nhưng giúp anh có việc làm. Hàng ngày anh chở
hàng cho sạp của Tài ra bến xe giao về các tỉnh. Nhiều lúc khách thuê chở hàng nặng, trả giá cao anh ham quá còng lưng kéo xe từ chợ Bình Tây ra đến bến xe Tây Ninh ..mười lăm cây số chớ đâu có ít..lúc đường bằng phẳng còn đở, gặp đường lầy lội, ổ gà ..cái xe lại cọc cạch kéo vã mồ hôi. Có lần hàng nặng quá, xuống dốc xe mất thăng bằng chúi mủi hất văng anh lên trời. Khi hòan hồn lại thì thấy một đống hổn độn tứ tung. Người ê ẩm , tay chân rách nát máu me tùm lum , lúc đó anh chảy nước mắt thật sự …Nhưng rồi cũng phải ráng tiếp tục để kiếm tiền nuôi con. “
Vừa nói anh vừa vén tay áo cho tôi xem những cái thẹo lớn , nhỏ còn in đầy trên hai cánh tay. Nhìn anh, thật khó mà tưởng tượng ra đây là chàng Pilot hào hoa ngày nào, chiều chiều ngồi trước tay lái của chiếc Peugeot trắng lượn lờ trên đường Lê Lợi để thả hồn theo những tà áo dài Đồng Khánh bay bay.
Bửa cơm gặp gở tại nhà “chị Tâm” tại Dallas chiều ấy thật vui. Tâm và tôi miên man bắt chuyện mà toàn là chuyện xưa. Rồi tôi hỏi anh về những anh em, bạn bè cũ đang sống ở Mỹ. Anh nói ở gần đây có Trường, Hào, Thống ..Houston có Tuấn và Hảo..Anh Toàn và Sang thì ở Luciana. Một số khác ở Washington State, Cali..Lâu lâu mới gặp được một lần , không như bên nhà muốn uống cà phê cứ hú hí nhau là gặp.
-Trước khi qua đây một tuần em có ghé thăm nhà anh , thăm Bác gái , cũng gặp được anh Quán ..Lâu ngày gặp nhau anh Quán rất mừng.
-L thấy Bà già có khỏe không ?
-Mới đầu Bác không nhận ra, em phải nhắc là bạn anh Tâm Bác mới nhớ..Bà già cũng còn minh mẩn lắm anh.
-Anh Quán thì sao?
- Gặp em, anh Quán nheo mắt hồi lâu:
..” Trời, L hỉ ! Chừ già đi rồi mập mạp hơn nên anh nhìn không ra! Mà sao chú còn nhớ nhà mà ghé cũng hay hỉ!
-Thì em đi tìm từng nhà, em nhớ mang máng là trước nhà có dảy Sầu đâu lớn, nhưng bây giờ trống trơn, nhà cửa mọc lên đầy kín . Đến cửa nhà mình nhìn vào thấy cái tranh tượng anh Tâm đấp vẽ trên tường thì đúng là nhà nầy rồi, mà lúc đầu thấy vắng quá em không biết còn ai ở lại không..ghe lại thấy Bác còn khỏe em cũng mừng.
-Mạ trên tám mươi mà bửa chú Tâm nó về còn dám đi máy bay một mình vào Sài Gòn đó chú.
-Bửa em đi tìm nhà chị Ngọc để hỏi thăn tin tức về anh Tâm có nghe nói.
-Vậy chú có ghé lại nhà của Minh không ? Thỉnh thoảng anh cũng có đi ngang nhưng không gặp .-Dạ anh Minh ở Sài Gòn từ 75 tới giờ, tụi em vẫn liên lạc nhau thường xuyên .
-Về Sài Gòn có gặp Minh em nói có anh gửi lời thăm. Mấy năm trước đây anh cũng hay vào Sài Gòn vì mấy đứa nhỏ ở trong nớ, năm ni yếu rồi, ở đây chăm sóc cho Mạ già ..À hơn ba mươi năm mà em còn ghé thăm, mấy anh em KQ của em cũng hay hỉ !”
Tâm ngồi lặng yên nghe tôi kể về chuyện thăm gia đình anh trước khi sang đây rồi nói nho nhỏ một mình:
-Ở đây tụi mình cũng bận rộn với công việc, nhưng vẫn đở hơn anh em nhiều, nhất là tâm hồn được thư thả , sống ở quê người nhưng Tâm vẫn luôn nhớ về quê hương , ở đó còn bao nhiêu là bạn bè, anh em..Không biết làm sao để giúp Minh !

Sau bửa cơm , Tâm lại kéo tôi ra sân uống trà , qua làn khói tỏa hương Ngâu thơm ngát, tôi thấy mắt Tâm đỏ hoe./.

CAO NGUYÊN 569

SVSQKQ
03-08-2020, 12:52 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1583628648-image-asset.jpeg

SVSQKQ
03-08-2020, 08:30 PM
Phi vụ trực thăng của không quân VNCH chuyễn quân vào Xuân Lộc tiêu diệt tàn quân Việt cộng 1973


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1583699335-Xuân Lộc Tháng 4 1975.jpg

SVSQKQ
03-20-2020, 10:53 PM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1584744760-Gunships of VNAF..jpg

SVSQKQ
04-21-2020, 04:53 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1587444756-KQVNCH.jpg

SVSQKQ
05-09-2020, 11:42 PM
Tàu gunship của PĐ 215 Thần Tượng - Nha Trang.


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589067658-xa vuong2.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589067681-Xa vuong.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589067701-xa vuong1.jpg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589067719-xa vuong4.jpg