PDA

View Full Version : Đà lạt! Bài 1 : Lần đầu đến Đà Lạt.



Dzung72c
10-09-2011, 08:07 PM
ĐÀ LẠT
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318253691.jpg

BÀI I :LẦN ĐẦU ĐẾN ĐÀ LẠT




Năm tôi lên 9 hay 10 tuổi, cậu tôi có kể cho nghe về thành phố Đà Lạt, sau chuyến cậu đi công tác trên đó trở về. Cậu tôi kể:

-Đà Lạt là một thành phố rất đẹp, nhà cửa, đường xá ....cái gì cũng lạ. Thí dụ khi đang đi trên một con đường này, nhìn lên bên tay phải, có con đường xe nó chạy trên đầu mình, nhưng nhìn xuống bên tay trái,l ại thấy có người đi dưới chân của mình.

Nghe vậy tôi chả hiểu ra làm sao cả! Cho đến khi lớn lên, trở thành một chàng thanh niên 21, 22 tuổi, tôi vẫn chưa một lần được lên Đà Lạt. Thỉnh thoảng có việc đến nhà Bưu điện hay lang thang ra các quán nhỏ KiỐt (Kiosk) đặt dọc theo đường Nguyễn Huệ Sài Gòn, tôi thấy họ bán các tấm bưu thiếp, ảnh chụp danh lam thắng cảnh Đà lạt. Trên những tấm hình, họ còn in các dòng chữ như: Đà Lạt, Thành phố mù sương- Thành phố ngàn thông- Thành phố ngàn hoa- Xứ hoa Anh đào-Đà Lạt: Le petit Paris ..... Tại sao người ta lại dành cho Đà Lạt nhiều mỹ từ như vậy? Tôi luôn ước ao có lần được lên Đà-Lạt xem thành phố này có phải là:

Đà Lạt thành phố mộng mơ
Thông xanh,cảnh đẹp,sương mờ quanh năm.

Quả nhiên, người ta nói không sai: "Có cầu-bắc cầu mới tới". Vào tháng 7/1973, toán chúng tôi gồm 12 SVSQKQ, vừa mãn khóa quân sự tại Trung tâm huấn luyện Không quân Nha trang, trở về Bộ Tư Lệnh Không quân thì được lệnh chuẩn bị lên Đà Lạt học chuyên ngành. Tôi cũng như các bạn, đa số chưa biết Đà-Lạt là gì. Vì vậy đứa nào, đứa nấy rất mừng.
Rồi ngày N, giờ G cũng tới, chúng tôi tập họp tại Ban chuyển vận Sư Đoàn 5 Không quân/Tân sơn Nhất, xếp hàng lên chiếc máy bay quân sự C 7A Caribu, loại phi cơ thích hợp cho các phi trường có phi đạo ngắn, như Phi trường Cam Ly (1.500m) vừa bằng với độ cao của Đà Lạt, so với mực nước biển. Máy bay đáp nhẹ xuống đường băng như một phi cơ thương mại. Đúng là Pilot Không quân Việt Nam , cất cánh và đáp một cách điệu nghệ đâu thua gì phi công nước ngoài, mà hãng máy bay Air Viet Nam phải mướn. Sau khi cám ơn Phi hành đoàn, chúng tôi lần lượt xuống phi cơ. Bỗng dưng một luồng gió mát lạnh ở đâu thổi đến, làm bay cả nón Kết-pi....cả bọn thích thú, cười vang. Tôi nhìn chung quanh , thấy những đồi thông bạt ngàn, đây là lần đầu tiên tôi thấy cây thông thật trên cõi đời này. Tuy nhiên nhìn phi trường Cam Ly hoang vắng, không một bóng người... tôi nghĩ nó giống như một phi trường dã chiến, của một cứ điểm quân sự trên cao nguyên nào đó. Vậy có khi nào họ bỏ lộn mình xuống đây chăng? (Tôi ngẫm nghĩ vậy).
Chúng tôi đứng chờ cả tiếng đồng hồ, không thấy xe nhà trường ra rước. Tôi thấy một chiếc xe Taxi từ xa chạy tới bèn rủ Tráng ra đón. Tôi hỏi ngay:

-Thưa bác, đây có phải là Phi trường Cam Ly của thành phố Đà Lạt không ạ? Cháu thấy chả có bảng hiệu gì cả.

Bác Taxi nhanh nhẩu trả lời:

-Đúng rồi! Bộ mấy cậu mới lên Đà Lạt lần đầu hả? Vậy mấy cậu muốn về đâu?

Tráng trả lời:

-Bác đưa tụi con về căn nhà số 80 đường Pasteur.

Đây là căn nhà mà hai cậu em của Tráng đang ở trọ. Tôi trở vô thông báo cho cả nhóm biết và hẹn nhau sáng thứ hai đầu tuần đến nhà trường trình diện. Sau đó hai thằng tôi leo lên xe dọt trước. Rời phi trường CamLy xe đổ dốc ôm cua trái quanh chân một quả đồi, bác tài xế cho biết trên đó là khu lăng mộ ông Nguyễn hữu Hào bố vợ của vua Bảo Đại. Xe tiếp tục leo lên theo sườn đồi,rồi lại đổ dốc, cứ thế khi qua phải,khi qua trái... cứ một bên là sườn đồi, thì một bên là thung lũng.... chỗ nào cũng thấy cây thông. Thấp thoáng trong rừng thông là những căn biệt thự, theo kiến trúc Tây phương rất đẹp. Tôi thấy từ xa có một tốp nữ sinh đang đi bộ lên dốc, tóc cắt ngắn, đầu để trần, mình mặc áo khoác loại sang, vai đeo cặp như kiểu lính đeo ba-lô,dưới mặc chiếc váy màu da bò (Nâu hơi sậm ? ) ngắn vừa đủ khoe cặp chân săn chắc. Bác tài xế thấy vậy nói:

-Đó là mấy cô nữ sinh Trường Couvent des Oiseaux (Nay là trường nội trú của người dân tộc).

Thảo nào mấy em trường Tây có khác! Em nào em nấy tướng tá khỏe mạnh, có lẽ là nhờ đi bộ, leo dốc hàng ngày. Xe vừa đổ dốc ôm vòng qua trái, tôi nhận ra thác Cam Ly bên dưới, vì nó y chang như tấm hình tôi thường coi: những dòng nước đổ bọt trắng xóa, căn nhà mát hình lục giác dựng bên dòng thác, khách du lịch đang men theo bờ hoặc leo lên mấy tảng đá lớn để chụp hình... Tôi lại thắc mắc tại sao nó lại có tên là Cam Ly? Tôi nghe nói các cặp tình nhân hay vợ chồng khi đi hưởng tuần trăng mật đều đưa nhau đến đó. Phải chăng con thác này là nơi họ đến để thề với nhau rằng:

-Em(Anh)CAM chịu làm Vợ(Chồng)cho đến suốt đời,không bao giờ chia LY.

Rồi họ lấy chữ đầu và chữ cuối ghép lại thành hai chữ CAM LY! Sau này tôi mới biết là (Bé cái lầm). Thật ra địa danh Đà Lạt, bắt nguồn từ chữ ĐẠ LẠCH tên gọi của dòng suối Cam Ly, khởi nguồn từ huyện Lạc dương chảy qua thành phố Đà Lạt. Trong đó đoạn từ hồ Than thở tới thác Cam ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng: DA hay DAK có nghĩa là nước, LẠCH có nghĩa là người LÁT. Đà Lạt có nghĩa là suối hay nước của người Lát. Còn tại sao ai cũng đến thác Cam Ly vì nó rất gần, nằm cạnh thành phố,bạn có thể đi bộ đến được.

Mải mê suy nghĩ,xe vào đến ven thành phố hồi nào không hay,vừa thoáng thấy mặt nước hồ Xuân Hương xa xa,tháp nhà thờ con gà(Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt)thì xe đã làm một vòng lái ngược phải lên trên một đỉnh
đồi,rồi quẹo trái vào đường Pasteur.Mọi người trong nhà chạy ra đón chúng tôi gồm có:gia đình chủ nhà,Học và Hiền là hai cậu em bà con của Tráng đang ở trọ căn nhà này.Học lên tiếng nói:

-Em thấy xe taxi đến nhà là biết dân Sài Gòn mới lên Đà Lạt lần đầu.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

-Bộ người Đà Lạt không thích đi xe Taxi hả?

Cậu Hiền chen vào nói:

- Đà Lạt, các anh có thể đi bộ cùng khắp thành phố, di xa một tí thì đã có xe Lam rẻ hơn rất nhiều, so với đi Taxi.

Tôi nghĩ cũng chả sao, chi có quá tay một tí mà gặp bác tài xế hiếu khách, lái xe chậm cho chúng tôi ngắm cảnh, rồi còn làm hướng dẫn viên du lịch tự nguyện như vậy thì cũng đáng đồng tiền bát gạo. Sau khi cất hành lý cá nhân song, định rủ hai cậu em ra phố kiếm cái gì ăn,thì bà chủ nhà đã đon đả mời:

-Chả mấy khi các anh ghé nhà. Hôm qua nghe các cậu ở đây nói có người Sài Gòn lên chơi, vợ chồng tôi đã có ý làm một bữa cơm dưa muối. Thôi xin mời hai anh. Này cả Học và Hiền nữa cùng ăn cho vui nhá!

Nghe lời mời thấy quen quen, giống như Mẹ tôi thường mời khách phương xa lại nhà chơi. Bảo đảm với các bạn, tôi và bà chủ nhà này cùng một duột là người Bắc Di cư 54 rồi đây. Ngay vào thời điểm đó, bụng thì đói, trong ruột sôi lên như đang luộc bún. Tôi lại có tật đói là chân tay cứ run lên, không muốn nói một điều gì, dù chỉ là một lời từ chối khéo. Thế là cả mấy anh em đi xuống phòng ăn bên dưới lầu. Vừa đi, vừa quan sát, tôi thấy căn nhà này có kiến trúc rất lạ, từ mặt đường Pasteur bước vào, là lầu hai của căn nhà, gồm phòng khách và hai phòng ngủ của gia chủ. Lên lầu là 3 phòng trọ của Học, Hiền và một cậu bạn về quê nghỉ hè chưa trở lại, nên chúng tôi mới có chỗ để tá túc. Phòng ăn,nhà bếp và phòng tắm ở tầng dưới cùng, cũng giống như basement của các căn nhà ở các tiểu bang miền bắc nước Mỹ, song khác một chỗ là khi bạn bước ra sân sau, nó biến thành cái ban công. Từ đó bạn nhìn suôi theo triền dốc, bên dưới là những vườn trồng rau của người địa phương chạy dọc hai bên một con suối nhỏ. Nhìn qua các căn nhà phía bên kia thung lũng, thì tôi mới hiểu ra là các căn nhà được xây như chôn sâu vào hai bên cạnh sườn của cái thung lũng này.
Bữa cơm trưa được dọn ra, không có vẻ dưa muối tí nào: Gà luộc chặt miếng bự, thịt dầy, úp mặt có da vàng ươm lên phía trên, rắc thêm vài sợi lá chanh non xắt mỏng, kế bên là đĩa muối tiêu chanh cùng vài miếng ớt đỏ xắt xéo, đầu cổ cánh thì sốt chua ngọt màu nâu sậm, lại thêm hai tô canh bí đao nấu với sườn heo non. Bà chủ nhà không quên giới thiệu món thịt bò xào khoai và hành tây Đà Lạt, gọi là cây nhà lá vườn. Nhìn một bữa cơm đãi khách như vậy, tôi cảm thấy bồi hồi trước tấm lòng hiếu khách của người Đà-Lạt.
Cơm nước xong xuôi, chúng tôi nói lời cám ơn và xin phép cho anh em chúng tôi ra cho biết phố Đà Lạt. Từ nhà chúng tôi đi bộ xuống ngã ba, bên trái là ngôi nhà thờ Tin lành nhỏ bị hư hại trong biến cố Mậu thân 1968,nay bị bỏ hoang. Chúng tôi quẹo phải đi ngang trước mặt tiểu khu Đà lạt,trường trung học La San (?) rồi đi thẳng đến nhà thờ con gà. Rồi băng đường qua Hotel ĐaLat Palace,trước có tên là Sofitel Dalat Palace, một trong những khách sạn lâu đời và sang trọng bậc nhất của thành phố Đà-Lạt, với màu trắng thuần khiết của cả tòa nhà, những thảm cỏ xanh mượt chung quanh,trải dài xuống tận bờ hồ Xuân Hương. Quả thật nhận xét trên không có gì gọi là quá đáng.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318248157.jpg

Hồ Xuân Hương là một trong những biểu tượng của thành phố Đà-Lạt, rộng khoảng 38 hecta, được tạo lập năm 1919, trong quá trình xây dựng thành phố Đà-Lạt. Nó cũng là nguồn cung cấp nước cho thành phố thời bấy giờ. Chúng tôi bước vào nhà hàng Thủy tạ, đi thẳng ra phía sau là 1 cái sần , ngồi đó mới có thể ngắm hết được mặt hồ. Ven bờ ngoài những cây thông , còn có những cây Dương liễu rũ xuống mặt nước. Những người có hồn thơ đã ví von như mái tóc thề của các cô sơn nữ người dân tộc Cơ Ho.
Nhà hàng Thủy tạ cũng sơn trắng, nên từ xa ai cũng dễ dàng thấy nó. Phía trước nhà hàng có một sân đáp trực thăng dã chiến, nơi mà các chàng Pilot nhà ta làm một cú đáp nhanh, rồi chạy vội vô thành phố thăm người yêu. Nếu không thì cũng chạy thẳng vô chợ Hòa Bình mua 1 bó hoa, vài hộp trái cây.. làm quà cho em Gia Long hay Trưng Vương nào đó ở Sài Gòn, thì cả lớp đều phải mê Không Quân.
Từ nhà hàng Thủy tạ, chúng tôi đi băng qua cầu ông Đạo. Nước từ hồ Xuân Hương chảy qua, cầu ông Đạo thật ra nó là một cái đập nước nhỏ giữ mực nước hồ Xuân Hương luôn đầy. Khi nước tràn qua, nó đổ xuống cái dòng suối sâu bên dưới, rồi suôi dòng chảy đến thác Cam Ly. Chúng tôi đi ngang qua quán Cà phê Hạnh Tâm (?) rồi đi thẳng vô chợ Đà Lạt (có tên là chợ Hòa Bình). Theo tìm hiểu thì chợ được xây dựng năm 1937, thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy. Tôi thấy trên bức tường đầu hồi của chợ có dòng chữ bằng tiếng La Tinh: Dat(D) Aliis(A) Laetitiam(L) Aliis(A) Temperiem(T). Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem sau này nhờ các thày bên Giáo Hoàng Học Viện dịch có nghĩa là: -Cho người này niềm vui, cho người khác sức khỏe- Nếu ta ghép các chữ đầu lại sẽ là DA LAT. Đó là do những người có công kiến thiết thành phố, đã sáng tạo ra một câu cách ngôn khéo léo đến như vậy. Phía trên dòng chữ La tinh là huy hiệu Thành phố Đà-lạt hình tròn có tạc hình một đôi nam nữ người dân tộc.
Trước khi vô chợ, bên lề phải là các quầy bán trái cây đặc thù của Đà-lạt như: mận, hồng, đào, dâu tây thơm phức... nếu mang về tỉnh xa làm quà người ta sẽ bỏ vào các hộp giấy cạc-tông cứng, để khỏi bị dập. Ngay cửa chợ người ta chất từng đống cần xé rau. Tôi thấy nhiều nhất là cải bắp rồi đến khoai tây, cà rốt, xà lách, cải thảo, cải bông (Súp-lơ), hành tây, đậu Hà lan, rau chân vịt... Bước vào chợ là các quầy hoa, phải nói là tràn ngập các loại hoa, mà giá thì rẻ không ngờ. Vì vậy người Đà-Lạt có thói quen rất Tây là trưng hoa tươi hàng ngày trong nhà. Đúng là xứ ngàn hoa. Ngoài ra còn chè, cà phê, A-ti-sô loại dược liệu nổi tiếng của Đà-Lạt. Sâu bên trong là các sạp bán các đồ thông dụng, giống như các chợ khác để cung ứng cho các bà nội trợ. Chúng tôi theo cầu thang đi lên tầng trên là các quầy tạp hóa , các quầy bán áo len, họ đan bằng tay rất đẹp và chắc, mặt áo đằng trước có kết hình quả trám hay bện thừng, là những kiểu được khách chọn mua nhiều nhất.
Khi đi ra thì thấy sàn lầu chợ vừa bằng mặt đường phía trên, phố xá tấp nập người qua lại, vì nó là một trong các phố trung tâm của thành phố Đà-lạt. Chúng tôi quẹo qua bên trái là các quán cà phê nhạc ồn ào của giới trẻ, những dòng nhạc Trịnh công Sơn và Lê Uyên Phương rất được ưa chuộng. Nối dài là các quầy bán đồ lưu niệm, thời đó những kiểu chữ được cưa lộng rồi ghép tên người yêu mình lên các lát thân cây thông cắt xéo là bán đắt hàng nhất.
Chúng tôi làm một vòng quanh Hội trường Hòa Bình, nó giống như một cái ốc đảo, chung quanh xe chạy.Phía bên kia đường là những bậc thang rất rộng dẫn xuống cửa chợ Hòa Bình bên dưới, nơi chúng tôi vô lúc nãy. Từ đây, nếu đi sang các phố khác đa số các con đường đều phải đổ dốc. Mấy anh em chọn một nhà hàng ăn ở góc đường gần nhất để đãi hai cậu em của Tráng một chầu ăn tối, đồng thời để gởi lời chào đến thành phố Đà-Lạt, quả nhiên là rất đẹp.Vì vậy tối hôm đó tụi tôi ăn uống tới bến luôn.
Khi ra về dù có ngà-ngà say thì gió lạnh từ hồ Xuân Hương thổi ngược lên, chả mấy chốc tỉnh ra ngay. Nếu có còn lại chăng là cái cảm giác lâng lâng khi nhìn Đà-Lạt về đêm nó lung linh, huyến ảo lạ thường. Từ Hội trường Hòa Bình, chúng tôi đi xuống dốc về phía hồ Xuân Hương. Bên lề phải phía trên đầu chúng tôi là một dãy Ki-Ốt chạy dọc tới rạp hát Ngọc Lan. Từ trên họ xẻ các đường thang bằng Ciment rất hẹp xuống con đường chúng tôi đang đi , cuối dốc bên phải là bến xe Đà-lạt với các hãng xe đò nổi tiếng là Minh Trung hay Minh Nghĩa gì đó(?). Ngay giữa ngã ba sát bờ hồ và cầu ông Đạo là cái bùng-binh xe phải chạy xoay tròn khi đến đó. Ở giữa người ta thiết kế các vòi phun nước tựa như ở đầu đường Lê-lợi, Sài Gòn. Sau khi qua cầu ông Đạo, chúng tôi lại men theo đường cũ về nhà, gia đình ông bà chủ nhà đã đi ngủ.Nhìn đồng hồ đã 10 giờ đêm rồi còn gì!
Tuy vậy việc đầu tiên là phải đi tắm cái đã, vừa dội gáo nước đầu tiên. Trời dất! Lạnh khủng khiếp, giống như dội nước đá vào người. Thôi tôi lạy Trời để con ở dơ sống lâu, nhà lại không thiết kế có thêm vòi nước nóng kế bên, nên tôi lau khô cho lẹ,r ồi mặc hai ba lớp áo, quấn chăn ngủ .
Sáng hôm sau nhằm ngày Chủ Nhật, tôi mời cả nhà cùng tôi đi lễ tại nhà thờ con gà (Dù chỉ có tôi và gia đình chủ nhà là người có đạo). Bước vào trong nhà thờ con gà, thiết kế nội thất y chang nhà thờ Tân Định, Sài Gòn. Làm tôi có cảm tưởng như đang đi lễ tại Giáo xứ của mình. Tan lễ, chúng tôi di vòng ra phía ngoài. Dọc theo tường nhà thờ họ cất những quán ăn sáng rất đơn sơ, chúng tôi chọn một quán phở để vào ăn sáng. Mọi người bắt đầu kêu các món ăn theo ý thích của mình. Riêng tôi gọi một tô phở gà da dòn. Tại sao lại phải là da dòn? Này nhé các bạn, trước hết họ làm cho mình một tô phở gà bình thường như mọi người, song họ bắc một cái chảo gang lên bếp, cho vào đó một chút dầu ăn, một chút mỡ gà... rồi khi nóng họ đập dập tỏi bỏ vào, phi cho thơm, họ mới đổ cái chén đựng da và lòng gà xắt ngắn vào xào cho cháy cạnh, xong đổ vào cái tô phở của mình nghe một cái X..è..o...Xèo! Mùi thơm bốc lên... cả quán đều thèm. Khi ăn bạn lấy xà lách cuộn Đà-Lạt chấm vô nước phở nóng, bỏ vô miệng lẫn với mấy miếng da gà chiên dòn, ngoài Trời lại lành-lạnh. Nếu trong khi ta đang nhai mà Tiên nữ có đi ngang qua, cũng là người thế gian mà thôi! Vì vậy đĩa rau được tiếp liên tục. Hai dứa nhóc con ông bà chủ nhà không lo ăn, ngồi há hốc miệng, trố mắt nhìn tôi. Chắc chúng nghĩ là từ trước tới giờ,tôi chưa bao giờ được ăn rau vậy.
Ăn sáng xong, tôi đứng dậy trả tiền, gia đình ông bà chủ nhà ngỏ lời cám ơn rồi chào về trước, để bốn anh em chúng tôi làm một vòng quanh hồ Xuân Hương. Từ nhà thờ con gà , di thẳng ngang qua Hotel du Parc, nằm đối diện phía sau của Hotel Dalat Palace. Sau khi băng qua một ngã tư, chúng tôi đến đầu đường Trần hưng Đạo, bên phải là Dinh II (Tức dinh Toàn quyền Paul Doumer thời Pháp). Trước mặt dinh II có một ngã ba, rồi theo con đường đó di thẳng xuống bờ hồ Xuân Hương, sau khi đi băng ngang công viên Yersin bên trái và hồ Lắng bên tay phải. Tráng quay qua hỏi Học:
-Tại sao lại gọi là hồ Lắng?
Thấy Học bí xị, tôi đỡ đòn bằng cách nghĩ ra một cách giải thích:
-Này Tráng, bộ mày chưa nghe bản Đà Lạt hoàng hôn sao? Lúc đó Nhạc sĩ Minh Kỳ ngồi tựa gốc thông bên cái hồ không tên này mà sáng tác. Ngay câu đầu tiên ông ấy viết lời như sau:
-Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ.Màu lam tím Đà-Lạt sương phủ mờ.
Sau khi biết chuyện, người ta mới đặt tên cho cái hồ này là hồ Lắng. Nếu mày không tin cứ đi tìm Nhạc sĩ Minh-Kỳ mà hỏi.
Chúng tôi băng ngang đường Yersin là dến hồ Xuân Hương. Từ đó men bờ hồ, theo đường bà Huyện thanh Quan chúng tôi đi ngược lên đầu hồ. Nhìn lên quả đồi trước mặt là các dinh của bốn tướng đang bị quản thúc lúc đó là: Mai-Xuân-Kim-Đính. Xa xa là ngọn tháp của trường Lycee Yersin màu xám (nay là trường cao đẳng sư phạm thành phố) chúng tôi băng qua một cây cầu nhỏ (chỗ suối Đạ Lạch đang đổ nước vào hồ Xuân Hương) rồi đi thẳng đến vườn hoa thành phố. Theo lời kể của nhân viên, ở đây họ trưng bày nhiều loại hoa được trồng tại Đà-Lạt như hoa hồng, hoa Lys, hoa Lay-ơn, hoa cẩm tú cầu ,hoa bất tử ,hoa hướng dương..... Họ còn dẫn chúng tôi đến 1 khu toàn là hoa lan được nhập từ nước ngoài, nhân giống trồng tại đây như các chi lan Kiếm, lan Hoàng thảo, lan Hài, lan Hoàng hậu..... tất cả trên 300 giống.
Rời vườn hoa chúng tôi theo đường Trần nhân Tông, dưới chân đồi Cù đi qua một cơ sở của Viện Đại Học Đà-Lạt (Nay là Trường Đại học tại chức) rồi đến Viện Đại học Đà-lạt với phân khoa Chính trị kinh doanh nổi tiếng. Chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Đinh tiên Hoàng, chạy sát chân đồi Cù (Nay là Dalat Palace Golf Club) qua trường tiểu học Nguyễn- Trãi là di ngang phía sau khu đất của trường Bùi thị Xuân. Chúng tôi tìm đến Giáo Hoàng Học Viện. Vô tình tôi gặp được thày Hội Dòng Chúa Cứu Thế Nha-trang đang theo học một khóa Thần học tại đây. Vì là chỗ thân tình Thày dẫn lên giới thiệu với cha Viện Trưởng,Ngài giữ chúng tôi lại ăn cơm trưa nay với thày Hội. Thật là tiến thoái lưỡng nan, song tiến thì nghe có lý hơn, vì cuốc bộ mấy tiếng đồng hồ phờ cả râu, tô phở hồi sáng biến di đâu không biết, nên chữ YES lúc này là từ nên sử dụng. Hôm đó, chả biết Lễ quan thày của Cha hay thày nào mà Học viện lại đãi món Thỏ nấu bia, ăn kèm bánh mì nóng và chai rượu Tây đã bày sẵn trên bàn khách.
Bữa trưa vừa song chúng tôi ra phòng khách ngồi hàn huyên,tâm sự với thày Hội. Dạo tôi còn học quân sự tại Nha-Trang, chiều cuối tuần ra cổng Long Vân là nhà gia đình Bố Mẹ của thày ở đường Hùng Vương gần đó, tôi đến mượn chiếc xe Mini Vespa lượn lòng vòng ngoài phố ... chuyện vãn, chúng tôi chào thày rôi di lên đồi Cù. Thời đó Đồi Cù họ để tự nhiên, trông rất hoang sơ. Nó là một địa danh hơn là một danh lam thắng cảnh. Nói tên đồi Cù tôi nhớ thằng Hà khờ trong bọn tôi nó giải nghĩa thế này:
-Có thế mà tụi bay không biết,khi lên đồi cù tao thấy các cặp tình nhân, có lẽ vì Trời lạnh, ngồi trên đồi gió thổi còn mạnh hơn, rồi họ cứ rúc vào nách nhau. Tao hỏi tụi mày, họ không Cù léc nhau,thì còn làm gì?
Nên người ta mới đặt tên là đồi Cù chứ! Vì vậy một mình đừng có lên đó, một là không có ai quởn cho mình cù léc, hai là đừng làm phiền thiên hạ đang bận...Cù! (cái này lại phải hỏi người Đà-lạt-xin miễn bàn).
Tiếp tục cuộc hành trình, tụi tôi tìm đến Trường Don Bosco vì nghe nói trường mới khánh thành tuần trước, trường khang trang, rộng rãi. Nhất là Trung Tâm dạy Nghề, đầy đủ tiện nghi và hiện đại. Sau đó chúng tôi đi tắt về chợ Hòa Bình tìm một quán cà phê ngồi nghe nhạc đến tối mới chịu về.

Sáng thứ hai cả toán 12 thằng lên trình diện thì Trường cho biết đang chờ lệnh trên, vì nhà trường chưa bao giờ nhận SVSQ vào học. Rồi liên lạc tới lui, kết quả cuối cùng là mấy ngày sau chúng tôi phải trở về Sài gòn. Hồi đó chưa có bài-Tình yêu như bóng mây-của nhạc sĩ Song Ngọc. Nếu có tôi sẽ sửa lời hát rằng:

-Ngày mai tôi sẽ xa Đà-Lạt,thành phố này xin trả lại cho.....ai?

Vì lúc đó chân ướt, chân ráo mới đến Đà-Lạt chưa được một tuần, còn ngơ ngáo như Mán ra tỉnh thì có em má đỏ, môi hồng nào đâu để... trả lại cho Em! Đà-Lạt ơi biết bao giờ gặp lại???



GHI CHÚ:
-Thân tặng 12 chàng Ngự lâm cùng lên Đà-Lạt năm 1973.
-Thân tặng những bạn là -Người Đà-Lạt- và những ai chưa một lần đến Thành Phố này.
-Những dấu (?) có nghĩa là nhờ các bạn ở Đà Lạt nhắc dùm những cái tên, địa danh cho chính xác. Ở cái tuổi này bộ nhớ mà không có vấn đề mới là chuyện Lọa!
Mong các bạn thông cảm.

Thành thật cảm ơn


DZUNGUYEN 72 C

lyly
10-11-2011, 12:05 AM
Anh Dzung72c kể lại được những chuyện đi chơi và địa danh ở ĐL của gần 40 năm về trước mà không sót chút nào, xin khâm phục!

Mang tiếng là sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt chứ Lyly không có được đi ăn nhậu ở hàng quán nhiều như mấy anh đâu. Hồi xưa mỗi lần muốn ăn gì thì ba me thường mua về nhà cho ăn, hoặc trong nhà tự nấu. Quen rồi nên mỗi khi đi ngồi ăn ở hàng quán thấy mắc cỡ...
Sau này lớn lên, mỗi kỳ về Sài Gòn nghỉ Hè, Lyly thích ăn chè gánh ở chợ lắm. Ăn tự nhiên không sợ ai cả vì mình chẳng biết ai, mà cũng chẳng ai biết mình. Chứ ở Đà Lạt, đi ngoài đường cũng không dám vừa đi vừa uống, vừa đi vừa ăn.

Nghe anh Dzung72c phải chịu tắm nước lạnh, chứ người Đà Lạt họ tắm bằng nước ấm đàng hoàng, chứ có ai là mình đồng da sắt đâu? Thông thường nhà nào cũng có một cái xô to, vào buổi chiều người ta thường thay phiên nhau nấu một ấm nước sôi, rồi pha vào với nửa xô nước lạnh để có nước ấm mà tắm. Làm sao vừa hết xô nước là vừa xong, không được phí nước mà vẫn sạch. Nhưng vì lạnh và cũng hơi mất công như vậy, nên khi xưa người Đà Lạt (không phải Lyly) không có tắm hàng ngày (mà vẫn thơm như thường!).

Cái bến xe đò đi Sài Gòn - Đà Lạt, nếu em nhớ không lầm, tên là Minh Trung. Nghe nói nay họ có dịch vụ đem xe đến tận nhà để đón khách đi nên cũng thuận tiện.

Con gái ĐL ra đường (cái thuở xa xưa ấy) thì thường là phải có áo len, hoặc áo coat ở ngoài. Chứ không ai dám mặc áo sơ-mi không. Dẫu trời có nóng cách mấy cũng không dám cởi áo len ra. Trẻ em trai gái hầu như chẳng ai chịu đội nón, nếu thấy có người đội nón đi ngoài phố thì thường là người SG lên chơi mà thôi. Người ở ĐL cũng ít thích ăn mặc màu mè, lòe loẹt như người các nơi khác. Nếu đi đường có thấy ai mặc quần loe màu cam, hay màu xanh tươi, mặc áo tay trần, cổ rộng thì có lẽ phải là người ở các thành phố lớn khác lên chơi rồi. Có lẽ màu sắc đẹp nhất lúc đó là màu quân phục của các anh, các chú ở trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị thường dạo chơi phố vào mỗi cuối tuần mà thôi.

Đó là chuyện hồi xưa của 40 năm về trước, chứ nay thì Đà Lạt đã thay đổi nhiều lắm rồi...Có lẽ các anh biết nhiều hơn Lyly vì em chưa từng được có dịp về lại thăm Đà Lạt kể từ khi qua Mỹ đến nay, cũng đã 30 năm rồi.

Hồi xưa gia đình của em ở trên đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh Giáo Hoàng Học Viện, nhà quay mặt ra đồi Cù. Khi xưa anh Dzung72c đi chơi với bạn ngang đó, có thấy con bé nào ngồi chơi thơ thẩn một mình trước thềm nhà hay không vậy?

Cám ơn anh Dzung72C. Mong được nghe tiếp các câu chuyện vui nho nhỏ của anh ở đây.

Lyly

Dzung72c
10-15-2011, 12:10 AM
1/ Cám ơn HQPD đã thêm hình minh hoạ cho bài viết,đồng thời lại trình bày cho các dòng chữ được ngay ngắn hơn.Tôi rất ưng ý,song những việc này tôi lại chưa biết làm.Để hôm nào hỏi bạn Thuỳ Dương hay Hiếu Nguyễn 11 chỉ dùm.

2/Gởi Lyly:Sở dĩ tôi nhớ được như vậy vì tôi đã lên ĐL 4 lần.Lần cuối là năm 1982,có lẽ trùng với thời gian Lyly di(tìm đường cứu mình)từ đó đến nay,tôi cũng chưa một lần trở lai ĐL.Nếu Lyly gợi ý trước thì bài viết sẽ thêm một đoạn như sau:

...........vừa đi ngang phía sau khu đất của trường trung học Bùi thị Xuân,tôi thấy có một ngôi nhà,phía trước họ trồng toàn bông Lys trắng,thay vì hoa hồng như chúng ta thường thấy ở các căn nhà tại ĐL.Lấy làm lạ,tôi chăm chú nhìn thì mới thấy một cô gái trạc 15,16 tuổi đang thơ thẩn trong sân.Tôi thấy dáng người tầm tầm(hơi có da có thịt một chút),khuôn mặt bầu bĩnh,nhất là nước da trắng mịn làm nổi bật hai gò má ửng đỏ một cách hết sức tự nhiên.À thì ra con gái ĐL.má đỏ môi hồng là vậy;thảo nào các chàng không mê tít thò lò sao được.Tóc cô mới chấm ngang vai,cô khoác một cái áo len màu đỏ(bordeaux),tướng tá ngó cũng có vẻ tinh nghịch đây.Bỗng nhiên trong nhà có một bà đi ra(có lẽ là Mẹ của nàng).Thấy tôi bà mỉm cười,tôi gật đầu chào lại rồi lững thững đi tiếp.Song tôi nghe tiếng hai me con nói chuyện với nhau:
-Giờ này trưa chờ,trưa trật rồi mà cô chưa đi tắm à?Chiều lại lười.
Tiếng bà mẹ vừa dứt,nàng trả lời:
-Ơ!Hình như hôm qua con tắm rồi thì phải!
Bà mẹ tiếp lời:
-Hôm qua với chả hôm kia.Cô tắm hồi nào?Không chừng một tuần rồi cũng nên!Thôi vô tắm đi, kẻo mấy anh kia nghe thấyhọ cười cho .Mẹ đã nấu sẵn cho con một ấm nước sôi rồi đấy.
Cô nàng cự nự:
-Mẹ này!Sao nói to thế,lỡ mấy anh kia nghe được thì sao?Giả như con có quên tắm một tuần đi nữa,thì...vẫn thơm như thường-Hữu xạ tự nhiên hương mà mẹ-Thôi con vô tắm đây,cám ơn Mẹ.
Tôi quay lại, thấy cô đang ôm và mi lên má bà mẹ,rôi cô ú té chạy vào nhà.Bà mẹ nhìn theo mắng yêu con gái:
-Sư bố cô!chỉ được nước vậy.Con gái....con lứa.Lớn tướng rồi mà cứ như trẻ con.Phải chi có ai rước sớm cho tôi nhờ.
Tráng từ đằng trước ngoái cổ ngó lại,thấy tôi lọt tuốt ra phía sau bèn gọi:
-Con gái nhà người ta còn nhỏ,nhìn gì mà kỹ thế?Nếu muốn thì vác vài tạ gạo đến cho em ăn no, mau lớn thì may ra...Tôi đi mau lên cha nội.Tụi tao đói bụng tồi đây này.Được cái vừa qua nhà nàng thì đến Học Viện Giáo Hoàng .......

Các bạn thấy chưa?Ai dám bảo con gái ĐL.hiền lành nên thiếu tự tin?Lầm chết đi được.Chẳng qua là tại Trời ban cho đàn bà,con gái ĐL.ai cũng xinh,cũng đẹp(chỉ sợ các cô không biết làm đẹp mà thôi)nên có tự tin như vậy cũng là điềuđương nhiên phải không Lyly?


Chúc Lyly tươi trẻ và hạnh phúc bên gia đình


DZUNGUYEN 72 C

Dzung72c
10-15-2011, 12:50 AM
GỞI CÁC BẠN:

Cách đây 1 tháng tôi clik vô mục hát cho nhau nghe.ai ngờ nghe được bản Tình yêu như bóng mây(chi)Hà Võ hát.Sau đó đọc đoạn thơ hoài niệm về ĐL.của Lyly và bài thơ ĐL.thương nhớ của bạn Trịnh bửu Hoài.Đã vậy anh Hiếu Nguyễn 11 còn (bồi)thêm bản Thương quá Đà Lạt ơi(lần đầu tôi nghe)thế là bao nhiêu kỷ niệm xưa vế ĐL.sống lại trong tôi như một khúc phim quay chậm.Tất cả thôi thúc tôi phải viết một đề tài nào đó về ĐL.....Vậy mà tôi phải cho lòng mình lắng đọng đến 2 tuần lễ mới viết nổi.

Tôi xin viết những dòng này để chân thành cảm ơn các bạn

DZUNGUYEN 72 C

G.C:Xin các bạn đón đọc bài kế tiếp:ĐÀ LẠT ! THÀNH PHỐ CỦA TÌNH YÊU.

Ha Vo
10-15-2011, 08:05 AM
Chào anh Dzung Nguyen và LyLy thân mến

Mấy hôm trước Hà đọc bài viết về Đà Lạt của anh, và đoạn trả lời rất dí dỏm, dễ thương của LyLy đã gợi cho Hà nhiều nỗi nhớ về ĐàLạt. Đồng cảm nghĩ với Ly Ly, Hà cũng phải khâm phục anh vì anh biết rất nhiều nơi ở Đà Lạt, dù anh chỉ lên Đà Lạt có 4 lần. Khác với Lyly, Hà không sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt mà gia đình Hà bắt đầu sống ở Đà Lạt khi Hà mới lên 9 tuổi cho đến năm 75 thì về lại Sài gòn. Tuy thời gian ngắn ngủi chỉ có 6 năm thôi, nhưng trong " trí nhớ nhỏ nhoi" của Hà vẫn còn giữ lại chút kỷ niệm thời niên thiếu lúc đó. Những ngày mà chị em Hà hay lang thang vào rừng thông nhặt trái thông về nhà chơi, hay thỉnh thoảng được ba mẹ cho phép dắt em đi xem phim quyền cước ở rạp Hoà Bình. Hà không biết nhiều đường xá ở Đà Lạt đâu, ngay như chỗ của LyLy ở mà Hà cũng không biết luôn, vì Hà không được đi chơi nhiều. Hà chỉ biết quanh quẩn khu nhà Hà ở là khu Chi Lăng, dẫn ra hồ Mê Linh và đi xa hơn nữa là về phía Hồ Than Thở, không biết LyLy còn nhớ chỗ đó không?

Khoảng năm 70 hay 71, gia đình Hà dọn về Lâm Viên, nơi có khu cư xá sĩ quan mới xây gần Hồ Than Thở, rất buồn và vắng vẻ, đi sâu nữa là vô ấp Thái Phiên. Cũng trong thời gian đó (Hà không nhớ chính xác là năm nào) có lần trường Võ Bị bị VC pháo kích, đã làm thiệt hại khá nhiều, và có mấy sĩ quan bị tử trận lần đó. Lâm Viên hình như không còn an ninh từ dạo ấy, vì Hà nghe nói Ấp Thái Phiên ban đêm có nhiều du kích VC hoạt động. Gia đình Hà phải dọn về khu Chi Lăng lại. Sau đó ba mẹ Hà có mua một căn nhà khác ở vùng Cô Giang, nhưng ở đó chẳng được bao lâu thì " chinh chiến tàn " với bao nhiêu mơ ước tàn lụi theo...

Kỷ niệm về Đà Lạt với Hà không nhiều, nhưng nó đã để lại cho Hà một dấu ấn suốt thời niên thiếu rất khó phai. Đặc biệt với khung cảnh xanh tươi, yên tĩnh nhỏ bé chung quanh, đã làm nảy lên những hạt mầm thơ thẩn trong Hà. Nếu không có thời gian ở Đà Lạt, chắc gì Hà đã yêu thơ và làm được những bài thơ vớ vẩn như bây giờ. Vậy chứ trong bao nhiêu năm nay, Hà chẳng có làm một bài thơ nào về Đà Lạt cả, mặc dù cứ nghe ai nhắc đến Đà Lạt là mình thấy vui và hào hứng theo.

Hà có về thăm lại Đà Lạt vào những năm 88, 89, 90. Đà Lạt thay đổi rất nhiều khi phong trào du lịch mở đầu. Người ta trồng thêm hoa ở các lối đi vào những vùng có thác. Thác nào họ cũng làm hàng rào để bán vé cho du khách vào xem, cảnh không còn vẻ thiên nhiên như xưa. Vườn hoa Bích Câu ngoài các loại hoa mới trồng thêm, họ còn xây những cảnh giả như là nhà sàn, bể nước… Nếu đứng gần cảnh nào chụp hình thì họ lấy tiền cảnh. Làm tiền dễ sợ lắm. Thời đó, Lâm Viên và khu cư xá sĩ quan Lý Thường Kiệt ở Chi Lăng nghe nói là khu quân sự cấm không cho ai vào (không biết bây giờ thì sao?). Hà cũng có ghé qua vùng Cô Giang thăm lại căn nhà xưa, bấy giờ đã cấp cho một gia đình cán bộ ở. Bà ta là người miền nam tập kết, bà cũng có cho Hà vào nhà xem, và khoe cái vườn hoa Lan rất đẹp Lan của bà …
Lúc đó nhìn lại cảnh cũ, Hà thấy buồn thêm. Hà cũng ước mong có một ngày sẽ về thăm lại Đà Lạt lần nữa trước khi Hà nhắm mắt.
Chia sẻ cùng anh và Lyly chút kỷ niệm và cảm tình riêng về Đà Lạt của Hà, mong anh hoặc Ly Ly sẽ có thêm bài viết khác về Đà Lạt cho vui.
Thân mến
Hà Võ

PS khoá 72G
10-16-2011, 12:58 AM
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318726022.jpg
Hoài Thu do Mạnh Đình trình bày( sorry không biêt tác giả ).Thân tặng anh chị những tâm hồn còn thương quê hương... Đà Lạt
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318725604.mp3

lyly
10-16-2011, 02:58 AM
Các bạn thấy chưa?Ai dám bảo con gái ĐL.hiền lành nên thiếu tự tin?Lầm chết đi được.

Người ta nói thế này về con gái Đà Lạt, không biết có đúng hay không:
"Con gái Đà Lạt khi đi ra đường thì...thiếu tự tin nhưng thừa tự trọng. Còn khi các nàng về nhà thì ngược lại...". :=)

Kính chào anh Dzung72c, chị Hà Võ, anh PS khóa 72G,

Cái đoạn viết thêm bên lề của anh Dzung72c tiếu lâm ghê. Làm Lyly đã tủm tỉm cười cả ngày nay.
Muốn kể tiếp chuyện với anh Dzung72c cho vui nhưng mà nghĩ chưa ra...
Sợ lỡ mình mở miệng kể thì cái chuyện bên lề này nó sẽ dài đến vô tận. Nên thôi!
Cám ơn anh Dzung72c nhiều lắm. Lyly đang chờ được đọc những chuyện kế tiếp của anh.

Chị Hà Võ ơi, cái thuở mấy anh đã biết yêu biết nhớ thì Lyly và chị Hà Võ vẫn đang còn lo nhảy dây và chơi banh với chúng bạn.
Hình như mình không có gì phải lo cả, chỉ phải lo tính xem hôm nay có phải tắm hay không tắm thôi... :=)

Hôm nay vào mục này vừa được cười, vừa được nhớ đến những kỷ niệm xưa, vừa được anh PS khóa 72G cho nghe nhạc xập xình rất hay.
Không có gì vui bằng. Cám ơn các anh chị rất nhiều.

Lyly

Tinh Hoai Huong
10-16-2011, 03:11 AM
Cám ơn anh D ZUNGUYEN72C đã cho tôi tìm về chút kỷ niệm vàng son thuở xa xôi... ôi xa xưa...
Anh có viết xin “bổ túc” về các (?) ... thì vâng, đây là những TRÍCH ĐOẠN ngắn về điều anh hỏi nhé.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, có nhiều điều cần chưa thể nói hết ở đây. Nếu có thể xin mời anh vào đọc nhiều bài của THH về Đà Lạt. Nhất là bài: "ĐÀ LẠT NÊN THƠ QUYẾN RŨ VÔ VÀN" Nhưng... trong khuôn khổ hạn hẹp của trang giấy, mong anh và qúy vị niệm tình thông cảm.

***
*Khu nhà nàng ở ngay đầu ngã tư Pasteur và Yersin, (khuôn viên đất khá rộng), giáp ranh bên trái là nhà thờ Tin Lành. Sau lưng nhà là đường Phạm Phú Quốc. Lên trên đồi cao cuối đường Pasteur, rẻ ra một con đường đá đỏ là lên Dinh III, an tọa trên ngọn đồi cao.
... ** Nhà nàng ngó mặt qua bên Tiểu Khu Đà Lạt. Tiểu Khu sát vách rào của trường Trung học Kỷ Thuật Lasan (25 đại lộ Yerin) và góc đầu đường Đào Duy Từ (nhà Bò). Các “Freres” đảm nhận dạy học nghề (Kỷ Thuật) rất nổi tiếng.
.... Đứng trên lầu nhà nàng có thể nhìn thấy gác chuông nhà thờ chính tòa cao ngất in hình con gà báo thức ở chóp đỉnh.
***... Thẳng tới hướng Ty Cảnh Sát, nhà thờ con Gà và trường Trí Đức phía sau, rồi Bưu Diện và hotel Du Parc ở trên đường Yersin. Trường Kỷ Thuật Lasan do chi nhánh từ trường College A’ Dran nằm tít tắp dưới thung lũng sâu cuối đường Bá Đa Lộc. Từ ngoài đường Yersin qua ngã ba Bá Đa Lộc góc hotel Palace, nhìn ra hồ Xuân Hương là khu đồi hoang vu rừng Ái Ân). Du khách có thể nhìn Chủng viện Giáo Hoàng, dòng Don Bosco, Dinh I, v.v...
****Nhà dòng Couvent des Oisaux nữ sinh mặc đồng phục sơ mi trắng tay phồng bên trong, cổ bẻ, ở ngoài khoác thêm áo lạnh dày đan tay màu xanh biển đậm, mặc ríp đầm (skirt) có nhiều xếp ly màu xanh biển, váy lót underskit, petticoat), mang sandal có bít tất trắng cao lên đầu gối, hoặc giày trắng hay đen, đầu đội mũ len có vành che nắng to rất khéo, (như kiểu nón công chúa Bạch Tuyết). Nhiều khi nữ sinh Couvent vẫn phải mặc đồng phục áo trắng, áo len xanh, chỉ thay đổi váy xếp ly màu da bò (màu nâu, giống như trường Dòng Missionaires de Marie ở Trại Mát, hướng từ Hotel Palace tới Dinh II). Đó là trường bà dòng Franciacaine Missionnaires de Marie ở Đà Lạt.
Như anh thấy các nữ sinh mặc váy màu DA BÒ (nâu đậm) đó là do các em ở bên trường FRANCIANCAINE qua COUVENT học, vì ở bên dòng FRANCIANCAINE không có lớp lớn (chỉ có từ lớp Năm tới lớp Nhất, bây giờ gọi là: Một tới lớp Năm)
Tình thân,


Tình Hoài Hương

Ha Vo
10-16-2011, 05:03 AM
Người ta nói thế này về con gái Đà Lạt, không biết có đúng hay không:
"Con gái Đà Lạt khi đi ra đường thì...thiếu tự tin nhưng thừa tự trọng. Còn khi các nàng về nhà thì ngược lại...". :=)

Lyly à, câu này gợi cho Hà nhớ lại hồi Hà mới về Saigon năm 75, lúc đó, thiếu tự tin thiệt. Đi chợ Hà không dám băng qua đường vì xe đông quá, đi học thì ra chơi cứ kiếm chỗ nào vắng vẻ để ngồi một mình. Hà rất sợ chỗ đông người tụ tập, cũng phải mất một thời gian khá lâu Hà mới lấy lại được sự tự tin đó.
Cũng như LyLy, hôm nay Hà cũng cảm thấy vui thiệt vì được nghe và đọc những kỷ niệm gợi nhớ một thời ở Đà Lạt
Thân mến
HV

PhieuBong
10-16-2011, 03:29 PM
Thân gửi Dzung72C và những người con của Đà Lạt, cũng như các bạn đã từng có thời gian sống tại đây vài hình ảnh Đà Lạt năm 1968 để nhớ.

PhieuBong


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318777411.jpghttp://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318777461.jpg
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318778614.jpghttp://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1318778657.jpg

Dzung72c
10-19-2011, 12:42 AM
Thân gởi các bạn!

1/Trước hết xin cám ơn anh Phiêu Bồng với những hình ảnh của DL năm 1968.Tôi đã coi nhiều hình ảnh của DL.hôm nay song chẳng có 1 cảm xúc nào.Đến khi coi những tấm hình của anh DL.ngày xưa mới sống lại trong tôi trên khu chợ Hoà Bình,sân vận động.Tôi còn nhận ra...xa xa là nhà thờ con gà,Hotel Dalat palace,rừng ái ân xưa...nhất là cảnh phố DL.thân quen ,đã làm mòn gót giày(Bốt-đờ-sô)...Tôi đã đọc thơ anh trên nền các đĩa CD,DVD màu trình bày rất đẹp.Bài thơ có chủ đề,lời thơ trau chuốt,chững chạc,có ý nghĩa và cũng rất ...phiêu bồng.Vì vậy mà tôi nghĩ là anh lớn tuổi hơn tôi và có thể thuộc các khoá niên trưởng trong không quân .

2/Cám ơn anh Phước PS 72G, đã cho tôi nghe Bản Hoài Thu(do Hoàng Lan và Văn Trí sáng tác).Làm tôi nhớ lại những lần ngồi nghe nhạc TCS-KL tại quán cà phê Tùng ,ngay trung tâm thành phố Đà-lạt.

3/Gởi (chị)Hà Võ và Lyly!Cám ơn về những lời khen kiểu(xa luân chiến)làm tôi bể cả lỗ mũi và hồn thì bồng bềnh theo sương mù Đà-lạt.Tôi đang nghĩ:...những người con gái Đà-lạt tuyệt vời năm xưa,nay đang ở Mỹ có máy nước nóng tắm bất cứ lúc nào, thì các cô Đà-lạt ngày nay thật là .....trên cả tuyệt vời và thừa tự tin. Xin chúc mừng

4/Thân gởi Ái uu Du(THH)!
Mới đọc những dòng chữ đầu tiên của bạn làm tôi khựng lại,da tay tôi nổi gai ốc với câu :...nhà nàng ở ngã tư đầu đường Pasteur....làm kỷ niệm xưa tôi chợt nhớ.Tôi ngưng đọc.... đến vài phút sau,tôi đọc tiếp:...sát hàng rào bên trái nhà nàng là nhà thờ Tin Lành,đối diện với Tiểu khu Đà-lạt....thì tim tôi mới đập trở lại..Tôi hú hồn vì đã không.....-đụng hàng-Có những điều THH chưa thể nói(tất nhiên)song chuyện này tôi lại có thể nói thật,để bạn hiểu tại sao tôi lại có cảm xúc nhạy cảm đến độ đó?Là vì ngay lần đầu lên Đà-Lạt(Tháng 3/1973) chúng tôi có quen 1 người con gái ở phía bên kia đường Pasteur về phía nhà thờ tin lành,nhưng không sát như vậy(Chi tiết tôi sẽ kể trong bài:Đà-lạt!Tình yêu của tôi(là bài cuối).Đáng lẽ tôi viết thêm bài:DL.xưa và nay,song sau khi đọc bài DL với những niềm đau của TTH tôi cũng buồn lây...hết viết nổi.Xin chia buồn cùng bạn về những nỗi dau đó.Đang tìm bài của bạn về DL.những ngày yêu dấu vẫn chưa thấy.
Xin cám ơn các bạn


DZUNGUYEN 72 C

PhieuBong
10-19-2011, 03:29 PM
Bạn Dzung 72C,
Cám ơn bạn đã đọc thơ và có những lời khen tặng khích lệ PhieuBong.Có lẽ tôi cũng không lớn hơn bạn như bạn nghĩ. Tôi cũng chỉ là một Cựu SVSQ/KQ của một khóa trong những khóa phi hành thuộc tài khóa năm 1972 thôi.
Tôi cũng có kỷ niệm về Đà lạt, về cô bạn gái người Phan Rang học trường Couvent Des Oiseaux tốt nghiệp Tú Tài II tại đây năm 1973.
Tôi xin được post thêm mấy tấm hình trong mục này của bạn để gửi những người từng biết hoặc chưa biết về Đà lạt và cũng để bạn nhìn Đà Lạt xưa như một chất xúc tác cho bạn viết tiếp về Đà lạt và Tình Yêu.
Tình thân,

PhieuBong


Phi trường Cam Ly nơi bạn đến bằng C7 Caribou
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319036209.jpg
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319036249.jpg

Những hình này chắc bạn cũng như các bạn ở Đà lạt nhận ra rồi

http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319038685.jpg
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319036598.jpghttp://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319036842.jpg
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319036923.jpg
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1319037945.jpg

lyly
10-21-2011, 06:05 PM
Chào anh Dzung72c,

Hôm nay lỗ mũi của anh Dzung72c đã xẹp xuống chưa? :=) Xin lỗi, Lyly không có cố ý đâu.
Cũng chưa hiểu hết cái từ "xa luân chiến" của anh là tốt hay xấu nữa. Nhưng không sao, Lyly thấy
thích bài viết thì mình cứ khen người viết, mấy anh không thích nhận thì trả lại đây cho em.
Em đem về em chưng trong tủ kiếng mà ngắm mỗi ngày vậy...:=)

Lyly mong là anh... "thắng không kiêu, bại không nản", tiếp tục kể chuyện xưa cho bà con nghe với.
Em nghĩ đã là kỷ niệm của mình, đã là chuyện "đời xưa", thì mình cứ thoải mái thích gì kể nấy.
Có chuyện vui thì phải có chuyện buồn, có thích thì cũng có không thích, thế mới là đầy đủ.
Đó là hạnh phúc của mỗi người, là niềm vui của việc kể lại chuyện đời xưa.
Nên anh Dzung72c đừng vì chuyện chi mà nản lòng chiến sĩ nha...:=)

Kính chúc anh và gia đình một cuối tuần vui vẽ và bình an luôn.

Lyly

Dzung72c
10-22-2011, 12:05 AM
Xa luân chiến được hiểu nôm na là khen nhiều quá...mắc cở!....(nói vậy mà thiệt vậy hay không?).That ra anh viết sao là cái tánh anh vậy,tối ngày thích nói dzui đùa ...vậy thôi chứ không có ý gì.
Nên bạn bè cứ chọc già đầu mà tánh như trẻ con.Vì vậy anh có mấy thằng bạn đạo mạo,ra vẻ ông cụ là anh ngại nên tránh xa.Trời sanh mỗi người một tánh,biết sao đây???Lyly đừng lo lỗ mũi không xẹp
mà nay lại cao lên,có cái sống mũi dọc dừa....thế mới lạ chứ.Cuối tuần này anh mới gởi bài thứ hai:ĐÀ LẠT!THÀNH PHỐ TINH YÊU.Nhan HÀ VÕ:Chính vì anh không biết tuổi nên kêu bằng chị cho
lịch sự.Ai ngờ HÀ VÕ than là bị lão hoá đi quá nhiều.Theo anh biết ở Mỹ với cái tuổi của Lyly và Ha Võ mà than già người Bắc họ nói là.... ba cụ non đấy.Chúc Hà Võ luôn hạnh phúc bên gia đình.

Cám ơn Lyly và Hà võ rất nhiều

Ha Vo
10-23-2011, 10:49 PM
Chào anh Dzung 72c
Cám ơn anh đã gửi đến Hà một lời nhắn vui, anh nói đúng thiệt đó, Hà là " bà cụ non" từ hồi còn đi học lận. Khi vừa vào tuổi " teen" giữa phong cảnh yên tĩnh thơ mộng của Đà Lạt, cộng thêm hoàn cảnh sống đã làm cho Hà thành " cụ " thêm. Nhưng từ hồi Hà vào thăm HQPD , được đọc các bài vở vui và tếu lâm của các anh chị, nhất là khi gặp được LyLy, Hà cảm thấy mình bớt thành " cụ " rồi.
Chúc anh khoẻ mãi để sáng tác thêm những bài viết vui.
Kính mến
Hà Võ

lyly
10-24-2011, 12:55 AM
Chào chị Hà, chào anh Dzung 72c,

Cám ơn chị Hà đã bớt thành "cụ" khi gặp Lyly. Lyly cũng sợ mấy "cụ" lắm. Nói giỡn nói chơi một chút là bị la, mà em cũng thường thích nói chơi lắm
nên cứ bị la hoài. Không những nói không, viết mà không chịu bỏ dấu cho đàng hoàng cũng bị cằn nhằn nữa đó.

Cám ơn anh Dzung72c đã cho đọc những bài viết về Đà Lạt thật hay mấy lâu nay. Em cũng học hỏi thêm được nhiều điều mà hồi xưa lúc ở Đà Lạt mình
không có dịp biết đến (hoặc không hề thắc mắc đến). Mà lạ ghê, tuần trước vào mục này thì em còn cái mũi dọc dừa. Tuần này bước vào đây soi gương
mặt hồ thì không còn thấy cái mũi dọc dừa của mình đâu nữa. Anh Dzung72c có cầm nhầm của em không vậy? :=)

Lyly

hung45qs
11-09-2011, 07:26 AM
ĐÀ LẠT TRỜI MƯA
Phạm Tín An Ninh

http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1320824198.jpg

Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình , và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.

Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.

Tôi đã đến thành phố này nhiều lần. Lần cuối cùng vào mùa Giáng Sinh năm 1970, khi đơn vị tôi may mắn được lệnh về đây phối họp hành quân giữ an ninh cho một khóa Võ Bị làm lễ ra trường. Bao nhiêu năm trong rừng núi tây nguyên gió lạnh mưa mùa, rồi xuống bờ biển Phan Thiết với những động cát trơ trọi nóng như lửa đốt, bất ngờ được về Đà lạt, cho dù chỉ sau một ngày ở thành phố, đơn vị tôi lại được đổ xuống những rừng thông xa tít, nhưng đám lính tráng bọn tôi vẫn có cái cảm giác như được đi nghỉ mát. Người ta nói đúng, Đà Lạt dễ thương như những cô gái với gò má trắng hồng và đôi môi mộng đỏ để ai một lần lên xứ Hoa Đào mà lòng không vấn vương. Đà lạt cũng là nơi có nhiều huyền thoại về những mối tình đẹp và buồn của các cô sinh viên với những chàng trai mang alpha đỏ theo nghiệp kiếm cung, mà tôi đã đọc được trong những bài thơ thật buồn của Lệ Khánh từng vang tiếng một thời.

Nhưng đó là Đà Lạt của ngày xưa. Còn hôm nay tôi đến Đà Lạt, với ngổn ngang những nỗi buồn nặng trĩu trong lòng, và Đà Lạt bây giờ chỉ là một thành phố chết.

Tôi ra tù, trong thời gian còn bị quản chế, trong túi không có bất cứ một tờ giấy nào. Ngay tấm “Giấy Ra Trại” cũng đã bị công an xã giữ. Nhờ thằng em cùng đơn vị cũ, có lò bánh mì ở Tháp Chàm, gởi tôi theo một chiếc xe bộ đội nhận mối chở bánh mì với tiền thù lao khá, tôi mới có mặt ở đây. Anh tài xế sau khi giao mấy thùng bánh mì, còn gởi tôi cho cô “chủ nhiệm” quán Thủy Tạ (bây giờ là của nhà nước), bảo là ông anh họ, để tôi yên lòng không bị hỏi giấy tờ. Quán vắng tanh.Tôi chọn cái bàn nhỏ xa phía trước và gọi hai tách trà nóng. Tôi cũng chỉ đủ tiền để trà hai tách trà này.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1320824602.jpg

- Anh chờ em có lâu không ?

Tôi giật mình khi nghe cô gái hỏi.

- Không sao, tôi chờ cũng đã khá lâu, nhưng được gặp chị hôm nay là tôi mừng lắm rồi.

Điều mà ai cũng ái ngại khi phải mang tin buồn đến cho một người. Đặc biệt người đó lại lại là một cô con gái đẹp, như cô gái đang ngồi trước mặt tôi đây. Tôi dè dặt :

- Chắc chị đã biết, như trong lá thư tôi gởi. Tôi là bạn tù của Thống, và hôm nay muốn gặp chị là để nhắn lại những điều Thống đã nhờ tôi.

- Em biết là anh Thống đã chết từ năm 1978, nhưng mãi đến năm ngoái , em mới được phường đưa “Giấy Báo Tin”. Em không biết làm sao báo cho mẹ anh ấy biết. Bà ở bên Mỹ nhưng em không liên lạc được.

Tôi bất ngờ, nhưng chợt thấy một chút yên lòng khi nghĩ là cô sẽ không còn đột ngột nhận một tin buồn từ chính miệng của tôi .

- Chị đã biết tin buồn về Thống. Như vậy cũng là may, chứ không phải người tù nào chết mà người nhà cũng được báo tin. Hôm nay, dù hoàn cảnh khó khăn, tôi cũng phải tìm gặp chị đề nói lại cùng chị những lời trăn trối cuối cùng, và trao cho chị những kỷ vật mà anh Thống nhờ tôi trao lại chị.

- Cả tuần nay lòng em rất bồn chồn, mong sớm được gặp anh. Vì em không biết anh Thống chết ở đâu và mồ mả ra sao. Nhiều lần nằm mơ, em thấy anh Thống, nhưng chưa bao giờ nghe anh ấy bảo là anh đã chết.
Tôi lấy trong túi ra để trên bàn một sợi dây đeo một tấm ảnh nhỏ được lồng vào trong cái khung có hình trái tim đẽo bằng gỗ mun -loại gỗ quý mà chúng tôi thường tìm được ở khu rừng Việt Bắc- , một chiếc vòng nhỏ làm bằng nhôm xinh xắn, có khắc đậm sáu chữ Lê Minh Thống & Hà Nhất Anh, và trịnh trọng đứng lên đưa cho cô.

Nhất Anh chính là cô gái, và Minh Thống là tên một người bạn tù của tôi. Anh đã chết sau gần hai năm bị chuyển ra ngoài bắc.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1320895388.jpg

Tôi gặp Thống ở trại Lào Cai, khi hai thằng vừa trong nam mới chuyển ra. Sau hơn một năm cả hai cùng chuyển về trại Hang Dơi thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn và may mắn được “biên chế” về cùng một tổ. Thống tốt nghiệp từ trường Võ Bị Đà Lạt, được chuyển sang không quân, lái phản lực. Trong thời gian học trường Võ Bị, Thống quen Nhất Anh , khi ấy đang là sinh viên của trường Chính trị Kinh Doanh. Thống chỉ còn bà mẹ già và cô em gái ở Sài Gòn. Cuộc tình của cô sinh viên Đà Lạt và chàng cựu sinh viên sĩ quan alpha đỏ kéo dài khá lâu. Hai người đã làm lễ hỏi. Nếu Thống không sang Mỹ học phi hành và nếu không có ngày 30 tháng tư, thì hai người đã làm đám cưới .

Những ngày cuối cùng khi Sài gòn hấp hối, Thống được bạn bè thu xếp hai chỗ trên trực thăng để bay ra hạm đội Mỹ, nhưng Thống lại dành cho mẹ và cô em gái. Gởi mẹ và em cho thằng bạn thân, Thống nói dối với mẹ là anh sẽ đi sau.

Thống liều lĩnh tìm mọi cách chạy về Đà lạt. Chưa kịp đón Nhất Anh, thì Sài Gòn mất. Thống nằm ở nhà Nhất Anh một tuần rồi ra trình diện “uỷ ban quân quản”, nhưng người ta chỉ cấp giấy chứng nhận và ghi là phải về Sài Gòn trình diện chính quyền địa phương ngay. Trở lại Sài Gòn, nhà bị tịch thu, Thống phải ở ké nhà một người bà con trước khi vào trại cải tạo.

Mấy năm trong tù, Thống có liên lạc được với Nhất Anh . Nhưng vài tháng mới nhận được một lá thư ngắn, chỉ hỏi thăm vài câu và khuyên “học tập tốt để sớm được khoan hồng về với nhân dân”. Bao nhiêu nhung nhớ yêu thương đều phải dấu kín ở trong lòng. Trong tờ khai lý lịch, Thống ghi Hà Nhất Anh là vợ, cũng là người thân duy nhất, và địa chỉ của Nhất Anh cũng là nơi anh xin cư trú sau này .

Thống to con đẹp trai, nhưng dường như tình yêu dễ làm cho Thống yếu lòng. Có những ngày đi chặt nứa trong rừng, Thống chỉ ngồi khóc và thì thầm gọi tên người yêu. Mấy lần không mang về đủ nứa, bị phạt cắt bớt một nửa phần ăn vốn đã ít oi, nhưng vẫn không ngăn được nước mắt của Thống. Dường như khi lòng đang thương nhớ ai, thì cái đầu không còn điều khiển đôi tay được nữa. Nhiều hôm tôi phải vận động anh em nhường bớt một chút phần ăn cho Thống, và chia nhau đi lấy thêm nứa cho Thống có đủ chỉ tiêu để không bị phạt.

Thống còn trẻ, nhưng cũng như hầu hết sĩ quan xuất thân từ Đà Lạt, dù ở binh chủng nào cũng kiêu hùng và thăng tiến rất nhanh. Thống nhỏ hơn tôi sáu tuổi, nên xem tôi như người anh. Có điều gì vui buồn, Thống tìm tôi chia sẻ. Tôi luôn an ủi và khuyến khích để anh có thêm nghị lực. Thống có gì khó khăn tôi sẳn sàng hết lòng giúp Thống.

Sau này, đội tù của tôi được phân công đi lấy gỗ về xây dựng hội trường. Họ bắt chúng tôi phải tìm những cây gỗ lớn và thẳng. Có những thân cây lớn đến hai vòng tay ôm không hết. Trời mùa đông với những cơn mưa phùn không dứt, nên những con đường mòn trơn như mỡ, chúng tôi chia từng nhóm hai mươi người vừa kéo vừa bẩy cho từng thân cây lăn theo những con đường mòn ấy từ trên núi cao lao xuống suối để cho nó trôi về bên hông trại.

Ăn uống quá thiếu thốn, đám tù chúng tôi triền miên trong cơn đói. Sức ngày càng yếu mà phải lao động quá nặng nhọc, nên chỉ sau một tuần lấy cây, người nào cũng mệt lả. Một hôm đang lấy sức bật một thân cây xuống bờ suối, Thống mệt quá nên lảo đảo rồi ngã sấp trên thân cây, đúng lúc cây này lăn xuống suối, bật luôn theo Thống. Chúng tôi chỉ còn nghe tiếng hét của Thống trước khi anh bị văng xuống lòng suối nằm sâu dưới vực.

Trời nhá nhem tối, cả hơn bốn mươi thằng tù chia nhau trèo xuống suối đi tìm Thống. Gần nửa giờ sau chính tổ của tôi tìm được Thống. Anh nằm bất động bên bờ suối. Rất may là ở một nơi không có đá. Thống thoi thóp thở, nhưng không còn cử động được.

Chúng tôi nhanh chóng kết một cái bè gỗ, rồi theo dòng suối, cùng nhau đẩy anh về trại. Sau hơn một tiếng đồng hồ trong trạm xá, Thống tỉnh lại, mở hé mắt nhìn mọi người. Khi nhận ra tôi, Thống thì thào :

- Nếu sau này anh còn sống mà về được, nhớ tìm giùm Hà Nhất Anh và nói là em xin lỗi nàng. Mong nàng hãy sớm lấy chồng và quên em đi.

Tôi nắm chặt đôi vai lạnh lẽo của Thống :

- Thống yên chí, tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà Thống dặn dò.

Thống cố gắng mở lớn mắt nhìn tôi như cầu khẩn :

- Nhờ anh giữ lại cái vòng nhôm trong balô và tấm ảnh em đang mang trong cổ này, trao lại cho Nhất Anh. Nhớ nói giùm là em xin lỗi cô ta.. xin lỗi cô ta .

Ngày hôm sau, một buổi chiều mưa buồn ảm đạm, dưới sự kiềm soát của hai vệ binh, tôi cùng ba người bạn tù đẩy xác Thống trên một chiếc xe “cải tiến” ra chôn dưới triền núi, bên một hốc đá . Chúng tôi đào huyệt đúng vào lúc cơn mưa trút xuống. Huyệt đào tới đâu thì nước ngập theo tới ấy. Tôi năn nỉ xin hai vệ binh cho chúng tôi tìm một nơi khác cao hơn, và chờ cơn mưa tạnh bớt, nhưng không được đồng ý, mà còn bị quát tháo, bảo phải “chôn khẩn trương lên mà về ngay”.

Tôi phải ngồi đè trên xác Thống, lềnh bềnh trên nước, để cho ba người bạn tù kia lấp đất.
Chuyện xảy ra đã hơn sáu năm rồi. Thời gian có biết bao sự đổi thay. Tôi cũng đã nghe và chứng kiến không ít những điều phản trắc. Không biết bây giờ Nhất Anh đã có chồng chưa và trong cảnh đổi đời kéo theo bao cay đắng, liệu trong lòng cô có còn lưu luyến chút tình xưa.

Đắn đo giây lát rồi tôi cũng quyết định phải nói hết những gì tôi biết và nhất là những điều mà Thống, trước khi trút hơi thở cuối cùng, đã nhờ tôi nếu còn có dịp trở về, hãy nói lại cùng nàng.

Nghe tôi kể xong mọi điều, Nhất Anh vẫn ngồi yên bất động. Im lặng một lúc tôi nghe tiếng nàng khóc. Hai tay nắm chặt các kỷ vật mà tôi vừa trao lại cho nàng. Ngoài trời những cơn mưa càng vần vũ. Tiếng mưa như thấu hiểu được nỗi niềm, từng đợt trút xuống mái nhà Thủy Tạ làm át đi tiếng sụt sùi, để cho nàng khóc. Tôi cũng đã không cầm được nước mắt.

- Em cám ơn anh, và xin lỗi .. em đã không nén được xúc động.

Tôi cũng kịp lấy lại bình tĩnh và tìm lời an ủi nàng :

- Dù sao mọi việc cũng đã qua rồi. Sau cái ngày nước mất nhà tan, biết có bao cảnh chia lìa tang tóc. Thôi thì tôi cầu mong Nhất Anh sớm nguôi được nỗi buồn này và có thêm nhiều nghị lực để mà bước tới, như lời trối trăn của Thống. Nhất Anh còn trẻ mà, còn cả một con đường thật dài trước mặt. Còn tôi, trong hoàn cảnh này, cũng chẳng biết rồi đời sẽ ra sao. Thôi đành phó cho trời đất đẩy đưa.

Nhất Anh vẫn ngồi bất động, không nói lời nào. Nhìn đồng hồ treo trên vách, nhớ tới lời hẹn của anh tài xế, tôi khẽ gọi nàng :

- Chị Nhất Anh ! Chỉ còn 15 phút nữa là anh tài xế sẽ quay lại đón tôi. Sau này nếu chị có cần gì ở tôi, cứ liên lạc với tôi nghe !

Tôi nói cốt chỉ để an ủi thôi. Chứ tôi thì còn khả năng gì mà giúp nàng. Hơn nữa thời buổi nhiễu nhương này, dễ gì mà liên lạc được với nhau.

Nhất Anh lấy tay lau nước mắt, ngước lên nhìn tôi, ngần ngừ vài giây rồi lên tiếng :

- Nhờ anh vẽ lại và hướng dẫn cho em nơi chôn cất anh Thống. Sau này biết đâu có dịp may, em sẽ tìm ra thăm anh ấy.

Tôi đứng lên đến quày trả tiền hai tách trà, và xin một tờ giấy trắng. Tôi ngồi vẽ khá tỷ mỷ và hướng dẫn cho Nhất Anh con đường đến trại tù, và mộ của Thống nằm bên hốc đá trên triền núi, phía sau trại tù chừng một cây số. Cũng may là có cái hốc đá lớn duy nhất, để có thể định hướng được ngôi mộ nằm ở nơi nào giữa vùng rừng núi bao la.

Nhất Anh đứng dậy mặc lại áo mưa, xúc động nói lời chia tay, rồi đạp xe đi. Tôi nhìn theo bóng dáng nhỏ nhắn của nàng lảo đảo xiêu vẹo dưới cơn mưa tầm tã mà ngậm ngùi lo âu cho số phận của nàng. Tôi nghĩ có lẽ không bao giờ tôi còn có dịp gặp lại Nhất Anh.

Mùa hè năm rồi, vợ chồng tôi sang Cali thăm mấy cô con gái, nhân tiện chúng tôi đến thăm gia đình ông anh họ ở thành phố biển San Diego. Giáng Sinh năm 1970, nhân cuộc hành quân bất ngờ ở Đà Lạt, tôi có ghé thăm anh chị,. Khi ấy anh làm ở trung tâm điện lực Đa Nhim và vợ anh là giáo sư dạy trường Bùi thị Xuân Đà Lạt. Anh chị rời Việt Nam từ những ngày Sài Gòn hấp hối, nên cũng đã hơn ba mươi năm rồi bây giờ anh em mới gặp lại nhau. Anh lớn hơn tôi gần mười tuổi, vừa bà con lại vừa là học trò cưng của ba tôi lúc anh còn học ở trường Pháp Việt, nên anh chị rất quý chúng tôi, nhất quyết bắt vợ chồng tôi phải ở lại nhà anh chị một tuần để cùng đi chơi với anh chị. Sau một ngày đi khắp nơi ở San Diego, chúng tôi đi một vòng sang khu nghỉ mát Cancun bên Mexcico. Đến ngày thứ bảy cuối tuần anh chị rủ chúng tôi đi tham dự buổi họp mặt của Hội Đồng Hương Đà Lạt, tổ chức tại Anaheim, gần khu Little Saigon, nhân tiện sau đó anh chị đưa tôi về lại nhà cô con gái ở Fullerton, cũng rất gần nơi ấy. Gia đình anh được giấy mời với bốn chỗ ngồi. Vợ chồng đứa con trai lớn không đi, nhường chỗ cho chúng tôi. Bảo là chú thím ở tận bắc Âu, lâu lắm mới có dịp gặp nhiều đồng hương.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd1/HQPD_1320895900.JPG

Không ngờ đã rời khỏi quê hương khá lâu, nhưng những người Đà Lạt còn giữ cái tình đồng hương đậm đà như thế. Hội trường không còn một chỗ ngồi. Nghe bà chị nói là họ đã đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và Canada, một số từ Úc và Âu châu. Chưa tới giờ khai mạc, mọi người ngồi nói chuyện líu lo với những tiếng cười nghe như dư âm của một thời trai trẻ. Những cô gái với đồng phục áo dài trắng trong ban tổ chức đang chuẩn bị cho bài quốc ca, vẫn còn dáng dấp của Đà Lạt ngày xưa: môi đỏ má trắng hồng .

Chúng tôi ngồi ở dãy bàn đầu dành cho quan khách, cùng với gia đình của hai vị cựu giáo sư Bùi Thị Xuân khác. Trên sân khấu, một cái phông lớn là hình ảnh của khu chợ Hòa Bình và một mảng của hồ Xuân Hương trong sương mù. Tôi thầm phục người họa sĩ Đà Lạt nào đã vẽ bức tranh thật sống động. Tôi có cảm giác như mình đang ở một nơi nào đó trên thành phố thơ mộng một thời này. Ai đó đã nói đúng “người Việt nào ra đi cũng mang theo quê hương”.

Khi nghe cô MC giới thiệu thành phần ban tổ chức cuộc họp mặt hôm nay, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy toàn là phái nữ. Tôi chợt nhớ tới một bài viết nào đó mà tôi đã đọc đươc: Người Việt đến Mỹ, nữ giới thành công hơn là nam giới, và số lượng phụ nữ tham gia vào những hoạt động chính trị, cộng đồng ngày một nhiều hơn. Tôi nghĩ tới Dương Nguyệt Ánh, Lê Duy Loan, những người phụ nữ đã mang đến cho người Việt bao điều hãnh diện. Nhưng đến khi chị trưởng ban tổ chức có đôi lời cùng đồng hương, tôi mới hiểu thêm: Buổi họp mặt này là do các cựu nữ sinh trường Bùi Thị Xuân đảm trách.

Đang vui tôi bỗng ngậm ngùi khi một chị trong Ban Tổ Chức lên trình bày về hoàn cảnh thương tâm của nhà thơ Lệ Khánh. Bây giờ tôi mới biết Lệ Khánh là con gái của phó trưởng ty cảnh sát Đà Lạt và có cuộc hôn nhân thật buồn với một nhà thơ quân đội, lại là sĩ quan cấp tá trong ngành Tâm Lý Chiến. Bao nhiêu điều ấy đã đưa nhà thơ nổi danh một thời của xứ sương mù vào bước đường cùng, phải đi bán hàng rong, bán từng trái cà trái ớt trong cơn bệnh hoạn, và đứa con trai duy nhất phải đi ở mướn cho người ta. Ban tổ chức kêu gọi tình thương của những cựu Bùi Thị Xuân, của những người Đà Lạt cũ. Tôi thầm cám ơn tấm lòng của những người Đà Lạt và nghĩ đây là một việc rất nên làm.

Đến phần văn nghệ, cô MC giới thiệu <“nhạc phẩm Ai Lên Xứ Hoa Đào với một giọng hát truyền cảm của một Bùi Thị Xuân ngày trước, đã từng làm điêu đứng bao trái tim học sinh, sinh viên Đà Lạt”.

Lời giới thiệu đó không có một chút cường điệu nào. Giọng hát cất lên cao vút làm cả hội trường im lặng trong khi lòng tôi lắng xuống thẫn thờ. Không phải vì giọng hát truyền cảm, mà vì người hát ấy chính là Hà Nhất Anh, người con gái có một mối tình buồn với người bạn tù của tôi ngày trước. Gần hai mươi năm rồi, khuôn mặt có đôi chút đổi thay, nhưng tôi vẫn nhận ra. Cũng với nhan sắc ấy, nhưng với nụ cười rạng rỡ, không còn nét buồn nào đọng trên đôi mắt.

Thấy tôi nhìn đăm đăm lên sân khấu, bà chị đập vai tôi :

- Bộ có quen hay sao mà nhìn dữ vậy ? Hay lại là một người xưa ?

Tôi quay lại, đúng vào lúc bài hát vừa chấm dứt. Chờ cho những tràng pháo tay, cùng những tiếng la hét lắng xuống, tôi ôm vai bà chị :

- Đúng là có quen, nhưng không phài người xưa của em, mà là hôn thê của một thằng bạn tù của em, đã chết ngoài Bắc ! Chính em là người đã trao lại cho cô ấy những kỷ vật của anh ta, khi em vừa mới ra tù.

- Cô ấy là học trò cũ của chị, để chị gọi cô ấy lại nghe .

Tôi chưa kịp trả lời, thì bà chị đã vẫy tay gọi một cô trong ban tiếp tân nhờ đi mời “ca sĩ Hà Anh”.

Cô đến nhoẻn miệng cười, cúi đầu chào anh chị tôi và các thầy cô giáo cùng bàn, rồi khựng lại khi nhìn vợ chồng tôi, gật đầu nhưng không nói lời nào. Thấy tôi ngồi gần bà chị, nên cô nhìn bà chị như muốn hỏi chúng tôi là ai. Bà chị cười chỉ vào tôi :

- Đã gặp nhau rồi mà không còn nhận ra sao?

Cô nhìn tôi, rồi lắc đầu :

- Xin lỗi, em không nhớ ra .

Tôi có một chút khó chịu trong lòng. Hóa ra người đàn bà cũng dễ quên, ngay cả những kỷ niệm đáng ra phải nhớ trong đời. Giữ lịch sự, tôi nhìn cô :

- Có phải chị là hôn thê của anh Lê Minh Thống ? – Tôi là người đã trao cho chị những kỷ vật của anh ấy ở nhà Thủy Tạ, khi tôi vừa mới ra tù. Chị không còn nhớ ?

Cô ta khựng lại giây lát, nhưng rồi lắc đầu :

- Xin lỗi , em không nhớ. Có lẽ anh nhầm em với … ai đó !

Cô chào tất cả mọi người rồi vội vã quay về phía sau sân khấu.

Tôi nhìn sang ông anh bà chị nói cho đỡ ngượng:

- Chắc bây giờ chị ta đang hạnh phúc, nên không muốn nhắc lại chuyện tình xưa.

Trên sân khấu chương trình văn nghệ nối tiếp bằng một hài kịch. Thiên hạ cười ầm ĩ, trong lúc lòng tôi dửng dưng với một chút bẽ bàng .

Buổi họp mặt chấm dứt, tôi theo ông anh bà chị bước ra khỏi hội trường. Trong lòng không còn cái háo hức của lúc mới bước vào đây. Trống rỗng và một chút bực dọc.

Tôi đang đứng chờ ông anh bà chị đi lấy xe, thì một bàn tay đâp trên vai tôi . Quay lại, tôi ngạc nhiên khi nhận ra Hà Nhất Anh. Cô đưa cho tôi mảnh giấy, rồi bảo nhỏ, trước khi chạy nhanh về phía hội trường :

- Em xin lỗi, nhưng Anh nhớ phải đến nghe !

Tôi mở vội tấm giấy ra đọc. Chỉ có số điện thoại và địa chỉ, cùng với một dòng ngắn ngủi: “Suốt ngày mai, chủ nhật, em sẽ chờ anh ở nhà ”

Tôi cảm giác có điều gì lạ lắm. Và dường như cô ta muốn dấu mọi người . Nghĩ như vậy nên tôi không nói lại với ông anh bà chị và ngay cả vợ tôi. Ông anh bà chị đưa vợ chồng tôi về Fullerton, rồi hẹn quay lại sáng thứ bảy tới đưa chúng tôi đi thăm mấy người đồng hương và cũng là học trò cũ của cha tôi ngày trước.

Tôi nhờ cô con gái lớn gọi phôn, hẹn đến gặp vào lúc hai giờ chiều chủ nhật. Cô con gái chở vợ chồng tôi tới trước cổng nhà, sau khi xem đúng địa chỉ, bấm chuông, rồi lái xe đi, bảo khi nào cần gọi cellphone, sẽ quay lại đón.

Một ngôi nhà nhỏ, khá xinh, có trồng nhiều loại hoa Đà Lạt, nằm trong khu Fountain Valley yên tĩnh. Người ra mở cổng là một người đàn ông trẻ, khá bảnh trai với hàng ria mép. Anh gật đầu chào, nở nụ cười rất tươi bắt tay chúng tôi, giới thiệu tên, nói năng lễ phép bặt thiệp :

- Cám ơn anh chị đến thăm. Bà xã em mừng lắm, đợi mong từ sáng tới giờ . Tôi bước vào sân nhà, với một ý nghĩ vừa thoáng trong đầu: Được một người chồng như thế, hèn gì cô ta chóng quên mối tình xưa.

Nhất Anh mang nước ra mời chúng tôi, vui vẻ, thân tình, khác hẳn với Nhất Anh trong hội trường ngày hôm qua. Tôi im lặng, bởi không biết phải nói điều gì, ngồi chờ cô ta lên tiếng trước. Một lúc im lặng, tôi bất ngờ nhìn thấy cô ta khóc. Anh chồng đưa giấy cho cô lau nước mắt .

- Mong anh chị tha lỗi cho em. Ngày hôm qua khi gặp anh, nghe anh nhắc tới anh Thống em xúc động lắm, lại biết chính anh là người đã mang về những kỷ vật của anh Thống nữa. Nhưng hôm qua đông người quá, em không tiện nói.

Tôi đỡ lời :

- Tôi hiểu. Làm sao mà chị có thể quên được mối tình đầu, vừa đẹp lại vừa buồn, nhất là anh Thống đã ở lại và bị chết oan ức cũng vì quá yêu chị. Phải không ?

Rồi quay sang anh chồng, tôi lên giọng như một nhà tâm lý học:

- Ai lại chẳng có mối tình đầu. Và người chồng nào lại không tôn trọng cái kỷ niệm đẹp đó của vợ mình, phải không anh ?

Anh ta không trả lời, chỉ cúi xuống với một chút bối rối.

- Xin lỗi anh. Em không phải là chị Nhất Anh, và cũng không phải là người yêu của anh Thống!

Tôi bất ngờ, vừa ngượng ngùng vừa hụt hẩng khi nghe câu nói của người con gái, mà tôi đã chắc nịch là Hà Nhất Anh. Bây giờ người bối rối lại chính là tôi .

Cô gái hạ giọng :

- Em là em kế của chị ấy và cũng là đứa em duy nhất. Ba má em chỉ sinh có hai đứa con gái. Chị em giống nhau lắm, nên có nhiều người cũng lầm.

Tôi nhìn cô ngờ vực :

- Tôi nhớ ngày hôm qua khi MC giới thiệu chị lên hát, cũng với tên là Hà- Anh mà ? Tôi nghĩ Hà Nhất Anh, nhưng khi qua Mỹ người ta thường bỏ đi chữ lót .

- Đúng ra tên em là Hà Nhị Anh, nhưng bây giờ trong giấy tờ, em mang tên chị em: Hà Nhất Anh , mà Nhất Anh hay Nhị Anh gì sang đây, như anh nói, cũng đều gọi Hà Anh như nhau mà anh. .

Đến lúc này thì tôi không còn hiểu gì nữa. Cô ta đứng lên nhoẻn miệng cười và mời vợ chồng tôi theo cô lên từng trên, cô bảo :

- Anh chị cứ theo em lên trên này thì hiểu nhiều hơn .

Ba tấm ảnh để trên bàn thờ nhỏ. Tôi nhận ra Thống và Nhất Anh, mặc dù lúc chụp những tấm ảnh này hai người còn rất trẻ. Còn tấm ảnh thứ ba, một người con gái khác, tôi không nhận ra ai. Tôi chưa kịp hỏi thì cô gái lại sụt sùi:

- Chị Nhất Anh đã chết khá lâu rồi anh ạ. Vào một ngày mùa đông mưa tầm tã, chị ấy đạp xe đi đâu không biết, cả nhà chờ cơm tới tối vẫn chưa thấy về. Từ trước chị không bao giờ đi đâu một mình vào buổi tối. Cả nhà em và mấy người bạn hàng xóm chia nhau đi tìm. Em đạp xe đi khắp nơi. Trời mưa lớn quá nên em lạnh cóng. Đường xá vắng tanh không một bóng người. Cuối cùng thì chính em tìm ra chị ấy. Chị nằm bất động bên bờ hồ Xuân Hương, không xa nhà Thủy Tạ bao xa.

Tôi giật mình hoảng hốt :

- Ở gần nhà Thủy Tạ, bên bờ hồ Xuân Hương ? Rồi có tìm được chiếc xe đạp và cái gì nữa không ?

- Chiếc xe đạp rớt xuống hồ, ngày hôm sau người ta mới tìm thấy.

- Và chị đã chết ? Tôi hỏi

- Không, khi ấy thì chị còn sống, nhưng bất tỉnh và mình mẩy thì lạnh cóng. Vào bệnh viện, nửa giờ sau chị tỉnh lại, nhưng rất yếu chưa nói được. Khi thay áo cho chị, em thấy trong túi áo có một sợi dây đeo cổ có tấm ảnh của chị và một chiếc vòng nhôm có khắc tên chị và tên anh Thống

- Không có tờ bản đồ vẽ trại tù và nơi mộ anh Thống ?

- Có chứ ! Chính nhờ tấm bản đồ đó mà vợ chồng em, cách nay ba năm về Việt Nam, ra tận nơi tìm được, rồi thuê người lấy hài cốt của anh Thống mang về chôn trên Đà Lạt . Cám ơn anh đã vẽ cái bản đồ khá chi tiết và chính xác.

- Còn chị Hà Nhất Anh ?

- Hai tuần sau, chị khá hơn nhiều, nói năng tỉnh táo, bệnh viện cho xuất viện bảo về nhà điều trị, bồi dưỡng là chị sẽ khỏe thôi. Nhưng không ngờ về nhà mấy hôm thì lên cơn sốt nặng rồi hôn mê trở lại. Đưa vào bệnh viện thì chị mất. Người ta bảo là chị bị sưng phổi cấp tính. Mà thời ấy có thuốc men gì đâu mà chửa. Trong mấy ngày tinh táo, chị thường nhắc tới anh Thống, năn nỉ ba má em tìm mọi cách đem anh Thống về Đà Lạt, và báo cho mẹ anh ấy biết. Lúc trước bà thương quí chị lắm, nên chị cũng rất thương và lo lắng cho bà, khi em gái anh Thống vừa quá trẻ lại vừa yếu đuối. Không ngờ đó lại là những lời trăn trối của chị.

Tôi thầm nghĩ, chính vì đi gặp tôi hôm ấy mà Nhất Anh chết. Chắc cô đã xúc động nhiều lắm. Lòng tôi chùng xuống. Tôi có cái cảm giác đau đớn như vừa có những nhát chém vô hình nào đó trong lòng mình. Tôi lấy lại bình tĩnh :

- Như vậy là bây giờ mộ của Thống nằm trên Đà lạt .

- Dạ . Anh nằm bên cạnh chị Nhất Anh. Vợ chồng em mua lại mảnh đất tư gần khu rừng Ái Ân. Từ đó anh Thống có thể nhìn thấy Trường Võ Bị của anh lúc xưa và đỉnh núi Lâm Viên mà anh đã từng chinh phục.

- Đồi thông hai mộ . Tự dưng tôi buột miệng.

Đến lúc này tôi mới thấy cô nhoẻn miệng cười :

- Sau ngày 30 tháng 4/75, ở Đà lạt có khá nhiều “đồi thông hai mộ”. Có dịp anh chị về Đà Lạt, ghé lại Rừng Ái Ân hỏi thăm, là người ta biết hai ngôi mộ của anh chị Thống-Anh.

- Thế rồi, cô có liên lạc được mẹ và em gái của anh Thống ?

Cô không trả lời, mà lại mời vợ chồng tôi bước sang phòng bên cạnh. Căn phòng rộng, thoáng mát, có cửa kính lớn nhìn ra công viên phía trước. Một bà cụ tóc bạc trắng, nhưng da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng, ngồi trên chiếc xe lăn. Khi tôi cúi đầu chào bà , cô gái giới thiệu:

- Anh này là bạn tù của anh Thống ở ngoài Bắc.

Rồi quay sang tôi :

- Chắc anh ngạc nhiên lắm, đây chính là mẹ của anh Thống.

Bà cụ ôm lấy tôi, nước mắt trào ra trên đôi gò má. Bà hỏi tôi về Thống trong những ngày ở tù và vì sao mà Thống chết. Nhưng tôi chỉ kể vài kỷ niệm về Thống trong những lúc vui vẻ, và không dám nói cho bà nghe về cái chết thảm thương của Thống. Tôi nói dối là Thống chết vì bệnh kiết lỵ nặng mà nhà tù không có thuốc. Tôi tưởng nói dối như vậy cho cụ yên lòng, không ngờ cụ đã khóc ngất lên. Tôi chỉ còn biết ôm vai bà cụ mà im lặng.

Một lúc sau, bà cụ mới tỉnh táo và kể lại tai nạn xe hơi đã làm chết cô con gái, em Thống và làm tê liệt đôi chân của bà. Nhìn sang cô gái, bà cụ thỏ thẻ :

- Cũng nhờ vợ chồng cháu nó đây mà bác còn sống đến bây giờ.

Nhị Anh nắm tay bà cụ :

- Má coi vợ chồng em không khác gì con ruột của má. Em sang đây sau khi em gái anh Thống chết. Tấm ảnh trên bàn thờ lúc nãy là của cô ấy. Cô nhỏ hơn em tới sáu tuồi. Lúc ấy má đang làm chủ mấy sạp may, đã lo lắng tiền bạc cho em sang đây và cho em tiếp tục học xong đại học nữa. Ngôi nhà này là của má cho vợ chồng em đó chứ.

Vợ chồng tôi chào bà cụ, chúc bà sức khỏe và hứa bất cứ lúc nào có dịp sang Cali, sẽ ghé lại thăm bà.

Khi bắt tay từ biệt vợ chồng Hà Nhị Anh, chợt nhớ tới một điều, nên tôi hỏi cô :

- Khi nãy tôi có nghe chị nói là bây giờ tên tuổi của chị trong giấy tờ lại là tên tuổi chị Nhất Anh. Sao vậy ?

Cô gái vẫn còn nắm chặt bàn tay tôi, kéo tôi ra xa, nhìn quanh rồi hạ giọng :

- Chính nhờ cái giấy của trại tù báo tin anh Thống chết, trong đó có ghi tên chị Nhất Anh là vợ, nên em đã thay chị ấy mà sang đây theo diện dành cho vợ tù nhân cải tạo bị chết trong tù. Em thấy xấu hổ lắm khi phải làm điều gian dối ấy, tội lớn lắm đối với luật pháp Hoa Kỳ, nhưng đó lại là ước mong của mẹ anh Thống, và của cả chị Nhất Anh trước khi chết nữa. Em săn sóc cho má bao nhiêu năm nay, nên má thương em như con gái má. Biết đâu đây là sự sắp xếp nhiệm màu từ chị Nhất Anh – anh Thống? Hơn nữa nhìn em cũng giống chị em lắm, và tên em với tên chị ấy cũng như nhau mà. Nhưng anh nhớ phải tuyệt đối giữ hộ cho em điều bí mật này nghe .
Vâng! Chính vì tôi đã giữ cho cô cái điều bí mật đó, nên hai cái tên Hà Nhất Anh , Hà Nhị Anh mà các bạn vừa đọc được trong truyện, đều không phải là tên thật của hai chị em nàng.

muahong
11-21-2011, 07:27 AM
Thưa anh Dzung 72c , bài viết của anh về Đà Lạt rất hay , rất gợi nhớ , chỉ có 1 vài nho nhỏ laầm lẫn như từ phi trường Cam Ly về đường Pasteur thì không thể nào thấy hồ Xuân Hương được , thấp thoáng nóc chuông nhà thờ con gà thì chính xác .Còn các nữ sinh mặc váy màu da bò thì đúng như anh Ai Uu Du viết , chính là các nữ sinh dòng Franciscaine , nữ sinh Couvent mặc váy ca rô xanh trắng . Xin cám ơn

PS khoá 72G
01-10-2012, 06:39 PM
Lễ Hội Hoa Dalat năm nay được tổ chức từ ngày 30-12-2011 và chấm dứt ngày 03-01-2012.

Năm nay không có gì đặc biệt so với các năn trước nhưng du khách đổ về Dalat rất đông, một số không thuê được phòng ngủ phải lây lất trong cái lạnh khoảng 13 độ C ở công viên...
Vẫn những chậu hoa sắp lề đường lên Khu Hòa Bình, cầu Ông Đạo.

Trước Chùa Quan Thế Âm ở hồ XH, một số hoa được tao thành các bồn, thêm vào đó là các con thú được kết bằng hoa, được chừng đâu khoảng hơn chục bồn, giữa 1 không gian rộng lớn nên các bồn nhìn thấy quá bé nhỏ.
Phía sân cù, từ Thao Trường nhìn qua, Hiệp Hội Hoa Dalat thiết kế hoa ở diện tích 2ha 5, đa phần là hoa toulippe, vé vào cửa 50.000đ VN/người nên dân địa phương phần lớn "chê" không vào.
Xe hoa "đậu" ở đường Tự Đức cũ ( bên hông khách sạn Palace).
( Online 1/9/12, Thanh Vu )


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219554.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219594.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219630.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219665.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219703.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219743.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219780.jpg

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326219825.jpg

muahong
07-01-2013, 12:24 PM
Nhà ở Pasteur Đà Lạt trước 75 là xịn lắm đấy .

Tinh Hoai Huong
07-01-2013, 08:45 PM
Nhà ở Pasteur Đà Lạt trước 75 là xịn lắm đấy .

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1372709972.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1372710216.mp3

Anh muahong thân kính,

Xin mạn phép hỏi thăm: Có lẽ hồi xưa anh cũng là "dân Đà Lạt" [chính hiệu con nai vàng dễ thương trong rừng thông rũ lá!?. (Hễ.... có đính dấp đến ĐÀ LẠT là dễ thương rùi. Hi hi hi...). Tôi đùa xí, đừng giận nhé)].
Vì câu: "Nhà ở Pasteur Đà Lạt trước 75 là xịn lắm đấy " chẳng hiểu anh nói về ai, về nhà nào... nhưng HH cũng gồng mình để làm le, làm tới... làm dóc mà "nhận vơ, nhận đại ... nếu anh muốn nói đến ngôi nhà ở số 2 góc Yersin + Pateur ấy thì ... rằng... mà ... là: "Nhà Nàng... ở cạnh nhà tôi, cách nhau một ... giậu mồng tơi... " bi chừ ... "nó" đã bị ... "mất toi" cái biệt thự xinh xắn, tĩnh mịch xa xưa. Bây giờ nhà kia "đổi mới" mọi thứ & mọi điều. Thưa anh muahong .
Thân mến,
THH

muahong
07-02-2013, 05:32 AM
Cô THH thân mến .
Vì có ở ĐL một thời gian và cũng không xa tiểu khu là mấy , nên tôi biết con đường Pasteur có nhiều biệt thự đẹp .
Số 2 Pasteur ở gần tòa án ?

muahong
07-02-2013, 05:32 AM
Cô THH thân mến .
Vì có ở ĐL một thời gian và cũng không xa tiểu khu là mấy , nên tôi biết con đường Pasteur có nhiều biệt thự đẹp .
Số 2 Pasteur ở gần tòa án ?