PDA

View Full Version : Đời sống bây giờ ở Saigon - September 2011



TAM73F
09-24-2011, 12:56 AM
Đề xuất dùng vàng miếng thế chấp vay USD nước ngoài .

Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm làm tài sản thế chấp cho vay USD. Nếu huy động được 100 tấn vàng có thể vay 4 tỷ USD.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đưa ra hai khuyến nghị nhằm đưa vàng trong dân vào nền kinh tế.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, lượng vàng lưu giữ trong dân là 500 tấn (khoảng 25 tỷ USD). Theo ông Trúc, biện pháp dễ nhất là các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.

Một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho biết, họ sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD.

Cách thứ hai là khi giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà vàng trong tài khoản tiết kiệm còn dư, thì cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó, mua ngay một lượng vàng tài khoản đúng bằng số vừa bán để chốt giá mà chỉ phải trả 7% tiền đặt cọc. Khi cần vàng để trả cho người dân, ngân hàng mới chuyển hết tiền và đưa vàng về.

"Những giải pháp trên đã được chúng tôi đề xuất lên với một số lãnh đạo" - ông Trúc cho biết. Ngoài hai giải pháp thu hút vàng trong dân, ông Trúc cũng cho rằng cần phải giảm thuế xuất khẩu vàng nhằm ổn định thị trường, bởi thuế càng cao thì xuất lậu vàng càng lớn (hiện thuế xuất khẩu vàng là 10%).


24/09/2011

VN Média.VN
(Theo Đầu tư)
------//-----

Lời Bàn

Đang có kế hoạch "kiểm kê tài sản"?
http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.as...16744&catid=26

"...Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD..."

Chữ "huy động" có nhiều nghĩa. Có thể là "mượn tạm, Tết Công gô sẽ trả", có thể cho lãi suất cao.

Nhưng như vậy CP CSVN phải trả 2 lãi suất, 1 cho dân, 1 cho ngân hàng ngoại quốc.

Hơn nữa, chỉ mượn ra 80% giá trị (thế chân 5 tỉ, mượn 4 tỉ). Ví dụ trả cho dân 2% tiền lời, thì đó là 2 tấn; trả cho ngân hàng ngoại quốc 5% x 4 tỉ USD = 200 triệu USD.

Cho dù vàng không lên giá thì phải trả tiền lời cho dân tương đương 100 trệu USD (cho 2 tấn) + 200 triệu USD cho ngân hàng ngoại = 300 triệu USD.

Vậy là tiền lời 300 triệu USD / 4 tỉ USD = 7,5%.

Nhưng cách này có cái nguy là nếu vàng lên giá, như năm ngoái lên 25%, thì số tiền phải trả cho dân là 125 triệu USD, nâng tiền lời lên $325 triệu / $4 tỉ = 8,125%.

Vả lại, khó "huy động" 100 tấn với giá tiền lời 2%, và ngoại quốc cho vay có thể cao hơn 5%.

Nếu nâng giá tiền lời thì nguy cơ default càng cao.

Cái nguy của dân là, nếu CP CSVN không có tiền trả lại cho ngân hàng ngoại quốc, thì dân mất hết vàng, hoặc có Kết kim.

Xưa nay chưa từng ai đi kiện ông VUA mà thắng.

Phim Bao Công cũng chưa hề có xử VUA!

TAM73F
09-24-2011, 01:08 AM
---------//---------

Nhiều người không hiểu tại sao VN có cả hai deficits (cán cân thương mại balance commerciale và ngân sách budget) mà nền kinh tế vẫn tồn tại đến nay (và sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm nửa). Dễ hiểu thôi:
- Để giải quyết vấn đề 'ngân sách thiếu hụt' (deficit budgetaire, tức là chính phủ VN chi nhiều hơn thu ), chính phủ chỉ việc in tiền ra để trám vào chỗ trống ! Hậu quả: masse monetaire (M2) càng ngày càng chương phình, gây ra lạm phát đến mức độ kinh khủng là 18% trong năm nay. Để so sánh, TQ hiện nay chỉ lạm phát khoảng 5 hay 6% mà đã lo sốt vó, tung ra nhiều biện pháp gắt gao để kìm chế: tăng lãi xuất, tăng coefficient de reserves bancaires, hạn chế tín dụng ... Nói chi đến Mỹ và Âu Châu: chỉ tiêu đề ra cho lạm phát là không được quá ... 2% ! Ở VN, việc in tiền sẽ tiếp tục khi nào ngân sách còn thâm thủng. Và nhờ vậy kinh tế VN vẫn ... sống nhăn răng !
Điều đáng buồn là ô Bernanke của Mỹ cũng bắt chước VN, in tiền cả ngàn tỷ (dollars chứ ko phải đồng vn !) hai lần rồi, và chiều nay không chừng sẽ in lần thứ 3 ! Tại sao Mỹ củng in tiền mà lạm phát ko tăng ? Vì kinh tế Mỹ còn quá yếu, nên áp lực lạm phát chưa phát hiện, nhưng chắc chắn sẽ bột phát khi kinh tế Mỹ phục hồi, nếu ô Bernanke ko ra biện pháp để thu hồi số hiện kim dư thừa.
- Về vấn đề nhập siêu (deficit commercial, nhập cảng nhiều hon xuất cảng), hiệu quả là số hiện kim dự trử (réserves en devises etrangeres) của VN sẽ bớt đi (năm 2010: bớt 1 tỷ dollars mỗi tháng). Nhưng điều mà nhiều kinh tế gia 'tài tử' quên là: số dự trử này, ngược lại, được tăng lên do 2 nguồn hiện kim ào ào đổ vào VN ngày càng nhiều. Hai nguồn đó là: tiền Việt Kiều về VN ăn xài, đầu tư và tiếp tế thân nhân (8 tỷ một năm), và tiền người ngoại quốc viện trợ và đầu tư vào VN (Foreign Direct Investment FDI), năm 2009 là 21.5 tỷ $

http://www.vietpartners.com/Statistic-fdi.htm

2 nguồn ngoại tệ này cộng lại (khoảng 30 tỷ $), vượt xa số thâm thùng do ngoại thương gây ra (12 tỷ một năm). Do đó, kinh tế VN vẫn tiếp tục tăng trưởng (khoảng 6% năm 2011) và ... sống nhăn răng !
Hởi ôi, những người đang mong đợi VN sẽ 'sụm' vì kinh tế (như BS N.Đăng Quế) sẽ phải đợi ... hơi lâu !!!

--------//-------

TAM73F
09-24-2011, 01:25 AM
Chỉ trên phương diện kinh tế, VN hiện nay đã lệ thuộc TQ rất nhiều, vì VN nhập cảng nhiều nhứt từ TQ, đó là chưa nói đến FDI từ TQ. Nếu nói đến sự lệ thuộc hơn nửa, chỉ có một possibilité là TQ hoàn toàn áp đảo chính sách k.t. của VN. Trong trường hơp đó, Mỹ sẽ 'bất lợi' trên 2 phương diện:

1/ FDI:
Mỹ sẽ ko thể đầu tư nhiều vào VN như hiện nay, hoặc ko thể đầu tư gì ráo vào VN. Nguồn lợi từ FDI (cho Mỹ) sẽ cạn. Trong FDI phải kể cả những xí nghiệp mà Mỹ 'outsourcing' lao động (mướn người VN thay vì mướn dân công Mỹ)

2/ Nhập cảng Mỹ:
VN xuất cảng nhiều nhứt là vô ... Mỹ ! Vì vậy, Mỹ có thể mất đi một fournisseur à bon marché. (Về mặt xuất cảng: Mỹ ko bán được bao nhiêu hàng cho VN)

Tóm lại, đồ nhập cảng của Mỹ sẽ mắc hơn. Tuy nhiên, VN chiếm một phần rất nhỏ trong cán cân thương mại Mỹ, vì vậy hậu quả toàn diện trên k.t. Mỹ sẽ không đáng kể.

Hậu quả đáng kể hơn, là trên phương diện chính trị: Mỹ sẽ mất ảnh hưởng trên một 'tay chơi' (joueur) đáng kể trong Đông Nam Á.

------//------

TAM73F
09-24-2011, 02:25 AM
Kinh tế không người lái
Friday, September 16, 2011 6:11:00 PM

Ngô Nhân Dụng

Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.
Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.”
Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít!
Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn. Họ chỉ cần tính giá mớ rau muống ngày hôm nay so với tuần trước là đủ biết thằng lạm phát nó cắn vào túi tiền của họ như thế nào.
Sáng 14 tháng 9 tại Hà Nội, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) họp, báo cáo họ dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 18.7%. Mức lạm phát như vậy là có giảm xuống so với năm ngoái, nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Á Châu. Ngân hàng ADB cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Năm tháng trước đây họ tính kinh tế Việt Nam sẽ lên thêm 6.1% đến 6.7%, nay nghĩ lại thấy chắc chỉ tăng được 5.8% mà thôi.
Bình thường, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống thấp hơn thì sẽ giảm áp lực lạm phát, ít khi thấy kinh tế vừa đình trệ lại vừa lạm phát. Nhưng kinh tế Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Muốn bớt lạm phát, tất cả mọi người phải giảm chi tiêu. Số tiền lưu hành trong nước phải giảm xuống. Trong khi nhà nước bớt nhiều việc chi tiêu phí phạm để kinh tế không phồng lên một cách giả tạo nữa, thì những người dân bình thường thì vẫn phải ăn, phải uống, phải dùng xăng chạy xe ngoài đường, và buổi tối vẫn phải bật đèn điện. Giá điện, giá xăng đều được chính ông Dũng cho tăng lên; riêng giá thực phẩm thì tự động tăng không giảm, vật giá vẫn kéo nhau lên, mà không đổ tội cho một thế lực thù nghịch nào cả. Giá sinh hoạt chung vẫn tăng, riêng trong đám dân nghèo mà phần lớn tiền kiếm được đều chi vào việc ăn uống, tỷ lệ lạm phát thật còn cao hơn 20%. Nhưng phần chi tiêu của đảng và nhà nước, nếu nó cứ tăng thì người dân không chịu trách nhiệm!
Ðầu tháng 3 năm 2011, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết số 11 ra lệnh guồng máy tài chánh đẩy tỷ số lạm phát xuống cho chỉ còn một con số, dưới 10%, khoảng 7%, 8% thôi. Ông Dũng dùng tất cả các khí cụ ông nắm trong tay để đẩy: Ngân Hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nuớc, vân vân. Tất cả cùng nhau đẩy. Nhưng, như chúng ta thấy, sau 6 tháng tác dụng của cái nghị quyết 11 cũng giống như người ta cố đẩy một sợi dây thừng vậy. Nó nhích đi được một chút, rồi thun lại, ỳ ra, không nhúc nhích, không còn công hiệu nào nữa.
Tình trạng bi đát đến nỗi một nhà phân tích kinh tế trong nước vừa mới nhận định: “Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm,” (stagflation, tức là sản xuất đình trệ trong khi lạm phát vẫn cao, hai hiện tượng thường không xẩy ra cùng một lúc). Nhà kinh tế này còn tiên đoán: “Chính Phủ Việt Nam đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.” Ðể dẫn chứng cho mối lo tịch thu vàng, bài nhận định trên nêu ra bản tin (Vnexpress, 23/8/2011) nói Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng: “Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giữ vàng giùm cho dân.” Một câu nói đó có thể khiến cho vàng cũng mọc cánh bay thật nhanh ra ngoại quốc, tất nhiên chỉ những người có tài chắp cánh cho vàng mới chạy của thoát!
Nghị quyết 11 đã được khen là “một bước ngoặt lớn về chính sách” vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ chính sách cũ là cứ tung tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc chi tiêu thoải mái. Bây giờ, các ngân hàng kềm chế lại, số tiền cho vay không được tăng tới 20% so với năm ngoái; ngân sách nhà nước phải tăng thu khoảng 7%-8% vân vân. Và bản nghị quyết cũng không quên căn dặn: “Ðẩy mạnh thông tin-tuyên truyền;” cho guồng máy kinh tế nó lắng nghe rồi chạy theo tiếng hô các khẩu hiệu.
Nhưng guồng máy kinh tế nó điếc. Phương pháp điều hành kinh tế bằng khẩu hiệu thời ông Mao Trạch Ðông không còn hiệu quả nào trên kinh tế cả.
Muốn bớt lạm phát thì phải giảm bớt chi tiêu, hàng hóa sẽ bớt tăng giá hung hãn. Có hai khâu chính trong việc sử dụng tiền ở nước ta, là nhà nước và dân. Ông nhà nước ra lệnh cho các ông nhà nước khác bớt chi tiêu, nhưng chưa chắc họ đã làm được. Còn những anh chị dân đen thì phần lớn những món chi tiêu của họ là “tối thiểu,” không chi không sống được. Nhu cầu của một gia đình dân, những ăn uống, quần áo, xăng dầu, không tăng hay giảm theo nghị quyết của nhà nước. Còn về phần các bộ phận của nhà nước, thì có khi họ muốn mà cũng không giảm chi tiêu được.
Thí dụ, ngân sách chính phủ vẫn thâm thủng 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tức là tiền chi ra nhiều hơn tiền thu vào, nhưng không bỏ được. Nhà nước lại chi ra 15 ngàn tỷ đồng để cứu mấy ngân hàng nhỏ bị đe dọa phá sản, không chi cũng không được. Lại còn cứu các thị trường chứng khoán nữa. Lo cho các đại gia mua chứng khoán bị đang lỗ, nhà nước đã bỏ ra 70 ngàn tỷ đồng để nâng giá các cổ phần. Ngoài ra, còn những món tiền mà Ngân Hàng Nhà Nước đem chi hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường, ngoài tất cả dự liệu của Nghị Quyết 11, phải nói là phản lại bản nghị quyết này!
Theo lệ cũ, các ngân hàng thương mại chỉ được đem 80% tiền ký thác của thân chủ mà cho vay. Nhưng theo thông tư số 22 của Ngân Hàng Nhà Nước mới đổi, từ ngày 1 tháng 9, 2011, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ được đem tất cả tiền người ta gửi ra cho vay. Như vậy thì không khác gì cho số tiền lưu thông tăng vọt lên nhiều lần, không còn thấy cái giới hạn 20% của ông Nguyễn Tấn Dũng đâu nữa! Theo công ty Bảo Việt thì với thông tư 22 này, từ đây tới cuối năm, số tiền được phép tung ra cho vay sẽ lên tới 460 ngàn tỷ đồng! Cái thông tư 22 coi như đã hủy bỏ mọi tác dụng của nghị quyết 11! Cho nên, ngân hàng Standard Chartered tiên đoán trong bốn tháng cuối năm nay lượng tiền tệ lưu hoạt (M2) ở Việt Nam sẽ tăng tới 196 ngàn tỷ, so với năm ngoái chỉ có 172 ngàn tỷ. Càng có nhiều tiền trong kinh tế thì lạm phát càng cao. Người dân biết vậy, cho nên ai có tiền cũng lo đi mua vàng, mua đô la!
Rồi lại thêm chính sách lãi suất nữa. Ông thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ra chỉ thị số 2, bắt các ngân hàng thương mại không được trả lãi suất trên 14% cho các người gửi tiền. Giữa tháng 9, các ngân hàng báo cáo người ta ào ào rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một tuần, có ngân hàng bị rút 1,000 tỷ đồng. Chưa tới cảnh “tiền bỏ chạy” (bank run) nhưng cũng mấp mé. Nhưng họ rút hàng tỷ đồng rồi đem đi đâu? Không ai báo cáo, nhưng ai cũng hiểu: Người ta đi mua vàng và đô la. Các đại gia bán vàng và đô la rồi họ đem tiền cất đi đâu, sao không thấy chúng trở lại với các ngân hàng? Cái này thì chỉ các đại gia mới biết!
Nhưng khi Ngân Hàng Trung Ương bắt các ngân hàng thương mại “giảm lãi suất” xuống dưới 14% thì đó là một bước hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu chống lạm phát của nghị quyết 11. Vì xưa nay, khi muốn chống lạm phát thì ở đâu người ta cũng tăng lãi suất cho người ta bớt vay được tiền mà chi tiêu, không ai giảm lãi suất bao giờ! Chắc chỉ có đại biểu Quốc Hội Ðỗ Văn Ðương mới có thể nghĩ ra cách chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất, sau khi đi Thượng Hải nếm rau muống Tàu!
Cái chỉ thị đặt mức lãi suất tối đa (trần lãi suất) đã vô hiệu, vì nhiều ngân hàng vẫn lén trả lãi suất cao hơn 14% để có tiền kiếm ra tiền khác, nhất là các ngân hàng ở xa thì không sợ ai cả. Các quan đầu tình cũng không sợ lệnh từ trung ương. Họ phải phê duyệt càng nhiều dự án trong địa phương mình càng tốt. Càng nhiều dự án thì càng thêm cơ hội chấm mút, trước khi phải đổi đi nơi khác. Quan đầu tỉnh bảo ngân hàng trong tỉnh cho vay thì ai dám cãi chỉ tiêu lạm phát là mấy phần trăm cũng chẳng ai cần biết tới!
Nhìn thấy những nghị quyết và thông tư với khẩu hiệu và hành động trái ngược nhau, cuối cùng không biết ai đang cầm tay lái cho con tầu kinh tế Việt Nam. Có thể gọi là một nền kinh tế không người lái. Trong khi đó thì những nguồn ngoại tệ đang giảm, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho tới số tiền người Việt ở ngoài gửi về đều bớt đi. Cán cân thương mại trong tám tháng đầu năm 2011 đã bị thủng 10 tỷ đô la, so với khoảng 8 tỷ trong cùng thời gian năm ngoái.
Ông Tomoyuki Kimura của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, mới nói trong phiên họp ở Hà Nội, rằng muốn “giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao thì phải có những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng nếu không thay đổi chính trị thì ai thay đổi cơ cấu kinh tế bây giờ? Những đại biểu Quốc Hội như Tiến Sĩ Ðỗ Văn Ðương có sẵn sàng đứng ra lèo lái con tầu kinh tế nước nhà hay không?

TAM73F
10-05-2011, 08:17 AM
2092

2093

Bằng Thiệt, Bằng Dỏm !

1. Hình ảnh sưu tầm trên internet chỉ có tính cách minh họa.
2. Bài đọc suy gẫm: Nhân chuyện toàn thể báo đài quốc nội hô hoán ầm ỹ lên về việc Thứ trưởng Bộ Y-Tế Việt Nam xài bằng giả nhưng quan chức thiệt và siêu sao này lại có rất nhiểu “sự cố” vấn đề bê bối trong quá trình công việc điều hành bộ. Blog 16 xin tuyển đăng bài viết dí dỏm Bằng Thiệt, Bằng Dỏm hay “Tại Tôi…Không May của X-cafe Netter Phương “N”. 16 xin chân thành cám ơn quý anh chị đã chuyển những bài đọc hay từ khắp nơi đến kèm theo chú thích đề nghị đăng trên blog 16 từ trước tới nay.

Bằng “dỏm” của trường đại học nổi tiếng Harvard được cấp cho chú “Gúk”


Tại tôi… không may
Phương “N”


Ở Việt Nam người ta hay nói đến bằng A, bằng B, bằng C để định mức cho trình độ ngoại ngữ tiếng Anh được học ở các “Trung Tâm Đào Tạo” (TTĐT) ngắn hạn, hoặc bằng cử nhân Anh Văn cho bậc đại học chính quy dài hạn 4 năm.
Tiếng là bằng cấp hay đúng hơn là một loại chứng chỉ (certificate) của các TTĐT ngắn hạn (vocational centre) nhưng đừng xem thường nó à nha!.
Như đã kể ở bài trước, có một dạo tôi làm việc cho một công ty của Thụy Sĩ có chi nhánh ở Việt Nam . Quanh năm ngày tháng tôi hết ở Hà Nội rồi đến Sài Gòn, những lúc ở Sài Gòn, buổi tối tôi cũng thường hay la cà bụi đời nơi mấy cái quán bar ở Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn) để nhìn “tây ba lô” cho đỡ nhớ xứ “xứ người”. Lúc đó, ngồi đía dóc với mấy người đẹp chân dài làm pha chế cho quán bar ở đây, tôi đã vài lần được các nàng cho biết các nàng cũng đang theo học bằng B, bằng C tiếng Anh ở các TTĐT trong phố. Để chứng minh, các nàng còn “khè” cho tôi coi một số bài tập của thầy cho đem về nhà làm. Nhìn các bài tập này tôi thấy nó khó dàn trời mây luôn đối với một thằng đã ở Úc trên 10 năm, và cũng có chút học hành lem nhem ở đây như tôi.
Tình thật mà nói nếu cho tôi làm một bài luận văn của học viên đang học tiếng Anh ở mức bằng C ở trong nước thì tôi… bí lù. Làm được chết liền! Vậy thì trình độ ngoại ngữ của dân mình ở trong nước phải giỏi lắm chứ. Bởi vì hầu như ai cũng có vài cái bằng cấp phải học bằng ngoại ngữ hết. Bằng B, hay bằng C là loại “lôm côm” nhất chứ người ta còn có đến bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ , Giáo sư đào từ các đại học ngoại nữa kìa…
Cho đến một hôm, công ty (nước ngoài) nơi tôi đang làm việc có nhu cầu tuyển thêm một số nhân viên địa phương mới. Thằng sếp thấy tôi là (gốc) Việt Nam , lại biết nói tiếng Việt “very well” (rất nhiều “vi kê” khác về nước làm không biết nói tiếng Việt đâu nha!) nên đẩy cho tôi ôm cái công việc mà tôi không khoái tý nào, đó là phỏng vấn các ứng đơn xin việc để tuyển người.
Phải công nhận là ở Việt Nam mình chuyện gì thì chậm chứ chuyện đăng báo tuyển người thì vô cùng hiệu quả, rất là nhanh. Mẩu quảng cáo đăng lên báo chỉ có 1 ngày thôi thì phòng nhân sự đã nhận được trên 40 hồ sơ xin việc. Công ty tôi chỉ tuyển có mấy người nên sếp giao cho tôi làm cái chuyện khó nuốt là chuyện sàn lọc để loại bớt.
Ngày phỏng vấn, tôi chỉ cho hẹn chục 12 người, chọn lựa những ai có đơn xin việc tương đối thích hợp nhất mà tôi đã tham khảo trước…
Thú thật là lần đầu tiên xem hồ sơ của các bạn trẻ trong nước tôi có chút ngạc nhiên là sự đồng bộ giống y khuôn nhau trong các hồ sơ xin việc. Người nào cũng có một cử nhân hay cao đẳng hệ chính quy nào đó, ai cũng có vài chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh bằng B hay C, và ai cũng có thêm vài bằng vi tính loại sử dụng thành thạo các thứ Office Word, Excel, Power Point, Asset v.v… Người này giống y chang người kia.
Đọc xong xấp hồ sơ của các ứng viên tôi mới thấy cái khó cho người chọn lựa. Ai cũng như ai thì biết chọn… ai đây? Vì vậy tôi đành phải xem qua mấy… tấm hình dán trong đơn xin việc để làm tiêu chí mà “sàn lọc” bớt số đơn thặng dư. Tôi xin thành thật mà nói là tôi biết rõ các công việc của công ty tôi đang muốn tuyển chẳng có liên quan gì đến chuyện hình ảnh xấu đẹp của ứng đơn hết, nhưng tôi đành phải “tội nghiệp ” cho những ai đi xin việc ở trong nước (nhất là mấy cô) mà không có “ngoại hình” loại “điện nước đầy đủ” (dễ nhìn).
Đại học danh tiếng của quận Cam, University of California, Irvine nằm sát nách Little Sài-Gòn của Mít tị nạn. Theo Blogger Nguyễn Văn Tuấn, trường đại học Irvine bị cơ sở kinh doanh bằng cấp “dỏm”, ăn cắp những chương trình, thời gian học, ban giảng huấn, phương cách giáo dục,… tạo ra chuyện Irvine University tưng hợp tac vơi Đại học Quôc gia Hà- Nội, đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh!(MBA). Các quan cứ thế lấy tiền của dân, ị lên đầu dân, mua bằng “dỏm” xài “búa xua”.


Đành rằng có rất nhiều công việc tuyển dụng chẳng có chút xíu liên quan gì đến … điện nước của mấy nàng, nhưng như đã nói khi mà hai ứng đơn giống nhau y chang về văn bằng, về chứng chỉ chuyên môn thì người tuyển chọn chỉ còn biết “trông mặt mà bắt hình dong” thôi chứ làm cách nào khác giờ.
Cuối cùng tôi cũng chọn ra hơn chục bộ hồ sơ loại “ngon cơm” nhất, và nghĩ là buổi phỏng vấn chỉ cho có lệ, chỉ gặp để nhìn rõ “dung nhan” của nhau thôi chứ người nào trong nhóm xin việc này cũng có trình độ toàn hàng “chiến đấu” không hà. Nhất là cái khoản tiếng Anh và vi tính, nhìn cả đống bằng cấp và những chứng chỉ mà họ đính kèm thì tôi biết mấy thứ này họ giỏi hơn tôi là cái chắc rồi chứ còn phỏng vấn phỏng viếc làm gì nữa.
Ấy! Nghĩ vậy mà không phải vậy đâu bạn mình ơi! Tôi không biết khi đi xin việc ở nơi khác người ta phỏng vấn ra sao. Còn tôi thì như đã nói, tự biết “tài” của mình, nên tôi không dám ba xí ba tú hỏi lôi thôi sẽ dễ bị lộ tẩy mấy cái dốt của tôi trước mặt các ứng viên. Hơn nữa phần vi tính các công việc mà tôi đang tuyển không cần phải đòi hỏi trình độ cao siêu để biết cách đút “phần mềm” vào hay rút “phần cứng” ra (khi nó không còn… cứng nữa) khỏi ổ máy v.v… Tôi chỉ cần họ biết đánh văn bản trên computer thôi, vậy là đủ. Vì vậy tôi không dám múa rìu qua mắt thợ (ở Việt Nam rất nhiều bạn trẻ rất giỏi về computer), tôi chỉ đẩy cái laptop của tôi đang xài cho anh chị ứng viên đang phỏng vấn xin việc, và nhỏ nhẹ … nhờ “em gõ dùm cho tôi chừng 10 câu, một bài ca, bài thơ hay bất cứ cái gì mà em thuộc”.
Tôi tin rằng chỉ cần nhìn người nào dạo chừng 2 câu trên bàn phím thôi chứ đừng nói gì đến 10 câu là tôi có thể biết được khả năng đánh máy của họ như thế nào rồi chứ cần gì nhìn cái bằng cấp ghi là một phút mấy chữ.
Vậy mà các bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Thiệt là không tưởng tượng được trong 12 người dự phỏng vấn với Word, Excel, Power Point thứ gì họ cũng có bằng cấp chứng chỉ, với chú thích đạt yêu cầu loại “khá”, nhưng khi cần gõ máy thì họ nhìn cái bàn keyboard như nhìn cây “thiên ma cầm” trong phim chưởng vậy. Dấu chấm, dấu phẩy, xuống dòng v.v… Họ chăm chú tìm trên bàn phím như thầy pháp tìm bùa lỗ bang.
Đó là chưa kể trong buổi phỏng vấn này tôi đã khám phá thêm vài “bí kiếp” tuyển dụng chắc là khá “đại trà” ở trong nước. Nếu như các cô chân dài có lợi điểm dùng ngoại hình để đánh bại đối thủ khi đi xin việc thì phía các anh cũng biết tận dụng thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu) để lót tay người phỏng vấn.
Hôm đó tôi thực hiện buổi phỏng vấn với riêng từng người, và trong phòng riêng khi chỉ có “sếp” và người xin việc thì đã có hai ứng viên nam, một mạnh dạn đẩy cái bao thơ (tiền) về phía tôi với câu chào mở đầu “Sếp cho em gửi các cháu ăn quà..” , còn anh thứ nhì đã quên luôn mục đích của anh đến gặp tôi là để phỏng vấn xin việc làm, anh thân thiện đến bất ngờ, cứ nằn nì rủ rê tôi (như rủ bạn anh vậy) chiều tan việc đi uống bia với anh. Anh giới thiệu là “có biết có cái quán mới mở ở Tân Định toàn “hàng” (nữ tiếp viên) chiến đấu không hà… sẵn sàng phục vụ từ A đến Z”
Còn phía “chân dài” các nàng cũng không lép vế, không phải ai cũng vậy nhưng một vài nàng đã biểu diễn vài “chiêu” thật ngoạn mục. Các nàng gọi “sếp” bằng anh xưng em ngọt như mía lùi. Đứng lên ngồi xuống luôn thể hiện kiểu cách y như đang đi thi hoa hậu. Có một nàng trong nhóm xin việc hôm đó, cứ chống tay lên cầm mà nhìn ông “sếp” đang phỏng vấn mình cười cười mỉm mỉm thiệt là đẹp mê hồn làm cho tim tôi nhảy muốn rớt ra ngoài luôn.
Còn chết người hơn nữa là cái cách của nàng này nhìn người đang phỏng vấn nàng, là tôi đây, y chang như trong tiểu thuyết ba xu của Mỹ gọi là nhìn kiểu “love at first sight”, còn tiếng Việt mình các nhà văn trữ tình cũng diễn tả đó là “tiếng sét ái tình” hay “yêu ngay lần đầu” gì đó… Kể luôn cụ Nguyễn Du thi nhân đại tài của nhà mình năm xưa cũng đưa kiểu nhìn này vô tác phẩm Đoạn trường tân thanh của cụ. Đó là “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không…”
Má ơi! Cũng may là “sếp” (dỏm) này chưa được công ty cho tiêu chuẩn tuyển thư ký riêng cho mình nên đành vừa tụng kinh vừa ngó lơ chỗ khác để tránh ánh mắt “ba đào dị nịch nhân” đắm đuối đến làm người ta chết chìm được của cô em chân dài đi xin việc hôm đó…
Kết quả có 8 ứng viên trong số 12 đơn có đủ các loại văn bằng chuyên môn về “phần cứng phần mềm” nhưng không gõ được vài dòng chữ cho liền lạc bằng keyboard…
Phần tiếng Anh cũng vậy, như đã nói, tôi vốn hơi “ớn ợn” với trình độ tiếng Anh của mấy trung tâm ngoại ngữ trong nước nên cũng chẳng dám hỏi han gì nhiều mà chỉ yêu cầu các ứng đơn “xin bạn kể cho tôi nghe bằng tiếng Anh, sáng giờ bạn làm gì. Thí dụ bạn thức dậy lúc mấy giờ, ăn sáng món gì, bạn đi bằng cách gì đến đây, bạn có thể chỉ đường cho tôi đi từ đây ra hồ… con rùa hay không””
Chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh chị nào đó có thể nói được cho tôi nghe chừng năm ba câu thôi thì tôi có thể nhắm mắt mà phê đại mấy chữ “đạt yêu cầu” vô phần tiếng Anh của họ cái cho rồi.
Nhưng tiếc thay! Cũng như phần vi tính, phần tiếng Anh cũng hầu như không ai thể hiện được điều gì như trình độ của các bằng cấp hay chứng chỉ mà họ có. Cuối cùng chỉ có 3 anh chị giọng nói tuy chưa được hay lắm, nhưng khả năng Anh ngữ của các anh chị này cho tôi tin là họ có học thật chứ không phải loại có bằng thật mà học dỏm.



Ngài Thứ trưởng Y-tế nước CHXHCNVN bị uýnh tơi tả vì chức thiệt mà bằng giả, Blog Khai Trí đòi hỏi giùm cho hơn 80 triệu dân, vì sức khỏe và sinh mệnh của họ có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng “tri thức” của ông, rất cần ông trả lời trên báo chí. Riêng Web Hà Tĩnh Mình Thương còn đưa ra danh sách các quan đỏ nào đang xài bằng gỉả. Ôi nhân tài như lá mùa thu ở nước ta! Mùa “Thương Khó” của các đại gia…
Thì ra, sau buổi phỏng vấn tôi mới hiểu tại sao các hồ sơ xin việc lại có nhiều sự đồng bộ như vậy. Rất nhiều các loại chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ vi tính được các trung tâm đào tạo “bán” cho người xin việc như người ta bán một cần thiết phải có trong đơn xin việc chứ không cần chất lượng của bằng cấp hay chứng chỉ đó. Rất nhiều TTĐT ở trong nước chỉ cần có học viên ghi danh, có đóng đủ học phí là có chứng chỉ, không nhất thiết là phải có học hay khảo sát (thi) đạt yêu cầu…
Điều này đã làm cho trình độ của các chủ nhân của bằng cấp chứng chỉ thành đồng bộ, và đã làm cho rất nhiều người tuyển chọn phải lấy những tiêu chí không liên quan đến chuyên môn để mà chọn lựa như “ngoại hình”, “điện nước”, “”bao thơ” v.v…Trong đó mém chút nữa là cũng có tôi luôn.
Hôm đó nếu không kịp nhớ lại tôi vừa tự mình ký bản án chung thân với một “tiger” biết nói tiếng người, bây giờ đang làm mẹ của 2 đứa con gái tôi, thì tôi đã tuyển cô nàng “love at first sight” kia vô công ty chỗ tôi đang làm rồi.
Thế thì, có lẽ các bạn đang thắc mắc là bộ mấy ông chủ tuyển dụng nhân sự hoặc các sếp phỏng vấn nào cũng nhận bao thơ hay “tiếng sét ái tình” (như tôi) và để cho mấy cái bằng dỏm “lướt” đi một cách dễ dàng vậy sao?
Không hẳn là vậy, nhưng sự thật thì cũng có rất nhiều sếp không có trình độ (vi tính hay tiếng Anh) như các loại bằng cấp chứng chỉ thể hiện, nên không có khả năng khảo sát chất lượng thật của người “đã học” các loại bằng cấp này là học thiệt hay học dỏm.
Chuyện này cho đến hôm nay vẫn còn khá phổ biến ở nước mình. Đó là những bằng dỏm và bằng giả, bằng cách nào đó, đã len lỏi vào lực lượng nhân sự của tất cả mọi vị trí trong đủ các loại ngành nghề ở phía chính quyền lẫn tư nhân, và được chấp nhận y như bằng… thiệt.
Xin mở ngoặc ở chỗ này để quý bạn đọc ở nước ngoài hiểu thêm, ở nước mình bây giờ người ta phân biệt hai chữ “bằng dỏm” và “bằng giả” là hai loại khác nhau. Việc này đã được một “cao nhân” sử dụng bằng dỏm (hay giả) tự định nghĩa một cách rõ ràng cách đây cũng khá lâu. Đó là vị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, một tỉnh nằm cạnh Nha Trang ở đâu đó ngoài miền Trung.
Nếu tôi nhớ không lầm là năm 98 hay 99 gì đó. Khi bị báo chí phanh phui là bằng cấp ông này đang sử dụng, là một cần thiết cho chức vụ Chủ tịch mà ông đang làm – hình như là bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 12 thì phải – là bằng giả. Ông chủ tịch của mình đã “nổi dóa” đăng đàn mở họp báo lớn tiếng ong óng cãi lại là:
“Tôi công nhận tôi không có học mà có bằng là vi phạm, nhưng bằng này là bằng thật chứ không phải bằng giả. Con dấu thật, chữ ký thật do Giám đốc sở giáo dục tỉnh Đồng Nai cấp đàng hoàng (không tin hỏi ổng coi!) sao lại gọi là giả được”.
Sự việc được “khui” thêm ra là 2 ông chức sắc ở tỉnh Phú Yên và tỉnh Đồng Nai đó đã áp dụng tính ưu việt của nền “kinh tế đối lưu” trong thời bao cấp trước đây. Lúc còn bao cấp người ta ít khi xài tiền, mà là dùng hàng hóa để trao đổi (như thời… đồ đá vậy). Ông Phú Yên có biển, có rừng nên cho ông Sở Giáo Dục Đồng Nai ít gỗ vụn để xây nhà, xây dư thì bán đi cho người ta làm củi chụm cũng được mà. Có… vài ngàn mét khối thôi chứ mấy.
Ngược lại ông Đồng Nai có cái Sở Giáo Dục hàng năm “búng” ra cả vài chục ngàn cái bằng trung học phổ thông thì tiếc gì không “búng” cho bạn mình một cái. Bằng thiệt, chữ ký thiệt đàng hoàng ai dám bảo là bằng… giả đâu.
Bó tay luôn phải không quý vị! Lúc đó báo chí trong nước đã bầu cho câu nói của ông Chủ tịch Phú Yên là “câu nói hay nhất trong năm” của quan chức nước mình. Và (có lẽ) từ đó chữ “bằng dỏm” được ra đời để chỉ loại bằng có con dấu thiệt, chữ ký thiệt, có lưu chiếu vào sổ bộ thiệt đàng hoàng, nhưng chủ nhân của nó không cần do học (thiệt) mà có. Và cũng từ đó trong lý lịch của một số quan chức trong phần trình độ văn hóa học vấn, nhiều vị khai tốt nghiệp cử nhân kinh tế, cử nhân luật v.v… Có vị cẩn thận hơn đã mở ngoặc đóng ngoặc mấy chữ (có học thiệt) để chú thích phân biệt với các loại bằng, cũng thiệt y như của họ, nhưng là học dỏm.
Còn loại bằng giả khác với bằng dỏm vừa kể là bằng giả không có con dấu thiệt, không có chữ ký thiệt, không có lưu chiếu. Người có được (bằng giả) là do in ấn nháy hiệu cho giống y thiệt, rồi lấy củ khoai tây tự khắc thành con dấu giả, nháy theo dấu thiệt, như đồng hồ nháy hiệu vậy, hoặc cạo sửa từ bằng thiệt của người khác rồi bỏ đại (mẹ) tên mình vô.
Như vậy thì người xài bằng giả và bằng dỏm về hình thức thì khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cả hai không ai cần phải đi học (thiệt) để có bằng.
Ngày nay ở nước mình, sự kiện bằng dỏm & và bằng giả không chỉ ở những loại “lôm côm” như mấy cái chứng chỉ vi tính hay bằng B, bằng C của tiếng Anh để đi xin việc, hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như ông chủ tịch Phú Yên năm xưa mà còn “leo cao” hơn đến các bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư v.v… đã không còn là chuyện hiếm thấy…
Bằng dỏm và giả với học vị càng cao thì người sử dụng nó, thường là có chức quyền hay tiền, nên càng dễ đạt được yếu tố “tiêu cực” lúc dự tuyển bổ nhiệm vào các chức vụ cao (đa số là viên chức, công chức cấp cao của nhà nước), hoặc là vì bằng ở loại học vị cao nên nơi nhận (việc) cho các loại bằng cấp này, vì không có trình độ khảo sát nên đã dễ dàng để bằng dỏm hay giả biến thành bằng… thiệt.
Trong tháng (7-2010) vừa qua, chắc quý bạn đọc cũng đã biết rồi, báo chí trong nước lại lùm xùm lu xa bu thêm hai bằng Tiến sĩ “dỏm” do không học mà có, mà lại còn ác liệt hơn nữa, các bằng Tiến sĩ dỏm kỳ này ngoài chuyện có chữ ký thật, con dấu thật nhưng lại được mấy trường đại học “không có thật” (trường ma) cấp.
Không biết các chủ nhân của hai bằng Tiến sĩ này có mạnh miệng cãi là “bằng của tui là bằng thật có con dấu thật, chữ ký thật chỉ do trường… dỏm cấp mà thôi nên không thể gọi là bằng giả được…” như ông Phú Yên năm xưa hay không.
Hai bằng Tiến sĩ mà báo chí mới phanh phui kỳ này. Một là của ông Giám đốc Sở “Văn hóa & Du lịch” Phú Thọ, và bằng thứ hai là của ông Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.
Theo báo chí trong nước thì ông “Sở văn hóa” Phú Thọ có bằng Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, nghĩa là phải học bằng tiếng Anh, mà khả năng tiếng Anh của ông thì lại “xem xem” với mấy anh xin việc mà tôi phỏng vấn lúc trước.
Nghĩa là ông không kể được bằng tiếng Anh hồi sáng này ông ăn sáng món gì, tối hôm qua ông đi bia ôm ở quán nào, có vụ… A đến Z với mấy cô tiếp viên ở đó không… chứ đừng nói gì đến việc ông làm luận án khoa học bằng tiếng Anh để được cấp bằng Tiến sĩ…
Và ông Phó Yên Bái thì còn “thần đồng” hơn nữa, từ lúc ông có quyết định lãnh tiền của nhà nước hỗ trợ cho ông đi học cho đến lúc ông “khè” cái bằng Tiến sĩ ra cho thiên hạ ớn chơi chỉ có… 6 tháng.
Chuyện mà báo chí trong nước thấy đáng nói là cả hai bằng Tiến sĩ này đều có giá “học phí” (dù chẳng cần đi học) là 17,000 đô Mỹ để có. Cả hai đều nằm trong tiêu chuẩn sử dụng tiền “quỹ hổ trợ” của nhà nước dành cho cán bộ hiếu học muốn nâng cao trình độ để lấy cái bằng này.
Chuyện của hai ông Tiến sĩ dỏm ở Phú Thọ và Yên Bái lấy tiền nhà nước, không đi học mà vẫn có bằng dường như đã làm ức lòng đến hai ông Tiến sĩ (thiệt) đang làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu của Úc đó là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Sydney) và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (Melbourne)
Giáo sư Tuấn qua bài viết “Thêm bằng chứng về bằng giả trường dỏm” cho rằng ông Phó bí thư Yên Bái bị (trường dỏm) lừa gạt, hay là ông sẵn sàng (để cho) bị lừa gạt khi tốn 17 ngàn để lấy cái bằng ở một trường đại học không có thật, và cái bằng đó chỉ là một tấm giấy lộn chứ không có giá trị gì hết.
Và ở một bài khác “Bằng tiến sĩ dỏm giá 17,000 đô – Hãi” Ông Tuấn cho biết lý do người sử dụng bằng dỏm (ở trong nước) không chỉ mục đích lòe thiên hạ cho oai mà còn là một nhu cầu cho chức quyền.
Đồng lúc đó Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng viết 2 bài “Bằng giả và bằng dỏm” và “Tiến sĩ dỏm ở Việt Nam”
Ông Quốc cho là xài bằng giả để lòe thiên hạ cho sướng thì vấn đề chỉ là tâm lý và đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật, chính quyền không can thiệp nhưng nếu sử dụng cái bằng dỏm hay giả ấy để mưu lợi thì lại khác. Ví dụ để xin dạy trong các trường học hoặc để thăng quan tiến chức như ông Phó bí thư Yên Bái thì: Nó trở thành một hành động lừa bịp…
Và cũng cùng lúc này tờ báo mạng TuanVietnam.net ở trong nước cũng có bài châm biếm sự giải trình của chính chủ nhân cái bằng Tiến sĩ dỏm không biết tiếng Anh là ông Giám đốc Sở văn hóa Phú Thọ.
Cũng như ông Chủ tịch Phú Yên năm xưa. Ông giám đốc Sở Phú Thọ này cũng đăng đàn họp báo, ông đến tận tòa soạn báo TuầnViệtNam.Net, nhờ tiếng nói của tờ báo này để giải trình qua hình thức phỏng vấn hỏi đáp về việc ông tốn 17,000 đô để “học” cái bằng Tiến sĩ ở nước ngoài mà không cần biết một chữ tiếng Anh
Trong bài hỏi đáp của TuầnViệtNam.net ông Giám Đốc Sở Phú Thọ này hé lộ me mé ra là còn đến… 10 quan chức khác cũng có bằng Tiến sĩ ở cùng trường “dởm” với ông. Mấy ông học bằng cách “online” (hàm thụ từ xa qua mạng) và nơi dạy không yêu cầu người học phải biết tiếng Anh. Ông khai những người khác (cũng là quan chức nhà nước ở Phú Thọ và Hà Nội) cũng học cùng “lò” nơi ông học, cũng được cấp bằng như ông, nhưng người ta không ai bị gì cả, còn ông chỉ là…
“Tại tôi không may thôi!”
Đúng là “pó toàn thân” luôn chứ không thèm “pó tay” nữa với chuyện “quê nhà xứ huyện” của nước mình phải không quý vị? Dùng tiền của nhà nước (là tiền của dân) “mua” một bằng cấp là một “tấm giấy lộn không giá trị gi hết” để “thăng quan tiến chức” và “mưu lợi” cho cá nhân mình. Khi bị đổ bể đối với mấy ông không là “một hành động lừa bịp” mà chỉ là “Tại tôi không may thôi!”
Không biết câu nói này có nên bầu là “câu nói hay nhất trong năm” của quan chức mình lần nữa không các pác nhẩy!
Phương “N”
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links:
http://muoisau.wordpress.com/2011/10/01/b%E1%BA%B1ng-thi%E1%BB%87t-b%E1%BA%B1ng-d%E1%BB%8Fm-ph%C6%B0%C6%A1ng-n/



__._,_.___

TAM73F
10-05-2011, 06:49 PM
Hãy Nhìn Những Gì Nguyễn Tấn Dũng Làm...

Ngày 25/9/2011 kỷ niệm 10 năm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời. Lẽ đương nhiên là Tổng Thống và Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông phải chịu trách nhiệm đã để quân Bắc Việt lấn chiếm miền Nam. Việc đánh giá ông là việc của người viết sử và sử sách sẽ công bằng cho một người luôn quyết tâm chống lại Bắc Phương. Riêng việc ông ra lệnh nổ súng vào tàu chiến Trung cộng đã gởi một tín hiệu đến thế giới, đến các thế hệ mai sau Trung cộng chỉ là bọn xâm lược và Hòang Sa mãi mãi là của Việt Nam.

“Đất nứơc còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả !” lời của Tổng Thống vẫn văng vẳng nhắc nhở chúng ta trong hòan cảnh đất nước hiện nay. Nhân kỷ niệm ngày Tổng Thống qua đời, người viết xin tri ân sự đóng góp của ông và những người đã chiến đấu để bảo vệ giang san.

Tổng Thống Thiệu còn để lại cho chúng ta một châm ngôn “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”, bài viết này xin được tiếp tục phân tích cùng bạn đọc những gì Thủ Dũng đại diện đảng Cộng sản đã và đang làm.

Nhà cầm quyền Trung cộng ăn làm sao nói làm sao với dân Tầu ?

Trong khi ông Thiệu, một người quốc gia, lấy Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm là phương châm. Thì ngược những lãnh đạo cộng sản như Phạm văn Đồng lại lấy tình đồng chí anh em trong thế giới đại đồng làm cương lĩnh. Vì mối liên hệ như trên, nếu phải nhừơng cho đàn anh Trung cộng một vài hòn đảo thì những đảo này vẫn thuộc phe vô sản, còn hơn để cho “ngụy quyền” đóng giữ. Chính vì nghĩ như thế Bộ Chính Trị đảng Cộng sản mới chấp nhận và Phạm văn Đồng mới ký Công Hàm 1958 ghi nhận và tán thành Bản Tuyên Bố về hải phận của Trung cộng, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa.

Do hành động bán nước này, phía Trung cộng liên tục sử dụng bức Công Hàm để giáo dục dân Tầu về chủ quyền của họ trên Biển Đông. Trung cộng cũng lấy đó làm cớ để đánh chiếm Hòang Sa 1974, đánh chiếm Trường Sa 1988, rồi tuyên bố Biển Đông thuộc về Trung cộng. Trong tình thế như vậy bạn có tin rằng phía Trung cộng sẽ chịu đối thọai “hòa bình” với giới chức Việt Nam về chủ quyền Biển Đông hay không ? Họ đã chiếm Hòang Sa, chiếm Trường Sa và đang mở rộng kiểm sóat Biển Đông. Họ sẽ ăn nói ra sao với người Tầu khi phải nhừơng lại một mẩu đất một mảnh biển cho phía Việt Nam .
Gần đây vì cần khai thác tài nguyên trong khu vực, Trung cộng sẵn sàng đối thọai với Phi Luật Tân, nhưng chẳng ngó ngàng gì đến đàn em cộng sản Việt Nam . Đã biết thế nhưng giới chức Hà Nội vẫn đưa tin, vì phía Trung cộng không chấp nhận đối thọai về quần đảo Hòang Sa, bởi thế không có những tiến triển khả quan giữa hai bên. Tin tức kiểu này cũng được một số người tin. Phía Trung cộng lại luôn luôn lớn tiếng tuyên bố: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh…” và tiếp tục lấy Công Hàm 1958 như một chứng cớ hiển nhiên buộc cộng sản Việt Nam chỉ còn ẻo lả "hót" cho qua chuyện.
Thực tế lại cho thấy Trung cộng chỉ sử dụng võ lực khi bắn, khi bắt ngư dân Việt, lúc cắt cáp tàu khảo sát… hay làm áp lực để các công ty ngọai quốc không thể khảo sát và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội ngược lại chỉ im lặng đến độ hèn nhát, họ tìm mọi cách để kềm chế mọi tiếng nói dân sự liên quan đến Biển Đông.

Nói rõ ra nếu còn hai chế độ cộng sản Việt Nam Trung Hoa thì đừng mong lấy lại Hòang Sa – Trường Sa - Biển Đông.

Thủ Dũng bán đứng Hòang Sa
Ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Phạm Văn Đồng (cũng lại Phạm văn Đồng), Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã bí mật sang Tàu diện kiến Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Chuyến đi vô cùng bí mật dấu cả Ngọai Trưởng Việt cộng Nguyễn cơ Thạch. Đại diện hai “Đảng” bí mật ký với nhau Hiệp ứơc Thành Đô. Cho đến hôm nay người dân Việt vẫn chưa biết họ đã ký cái gì với phía Trung cộng. Chỉ thấy càng ngày Việt Nam lại càng bị khống chế bởi người Tầu.
Mười năm sau hai “Đảng” lại ký với nhau hai Hiệp Định về Biên Giới 1999 và 2000. Ngòai lãnh đạo cao cấp cộng sản, người mình chưa ai được thấy mặt mũi hai Hiệp Định nói trên. Hậu quả là Việt Nam mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan, mất hằng ngàn cây số vuông lãnh thổ, hằng chục ngàn cây số vuông Vịnh Bắc Bộ.

Đã thế mà Bắc Phương vẫn chưa thỏa lòng lại tiếp tục mè nheo thêm 227 cây số vuông lãnh thổ Việt Nam. Phải đợi đến cuối năm 2008 khi sang Tàu, Thủ Dũng mới quyết định “cưa đôi cho tiện”. Phe Thủ Dũng vui mừng tuyên truyền: “ta lấy lại 113 cây số vuông lãnh thổ”. Người dân thì lắc đầu ngao ngán than rằng “mất mẹ nó 113 cây số vuông lãnh thổ do ông cha để lại”.

Xuất thân từ nghề cắt bỏ (y tá cộng sản), Thủ Dũng cũng vô tư cắt bỏ lãnh thổ lãnh hải ông cha để lại. Miễn sao việc dâng đất, dâng biển có lợi cho Thủ Dũng và Tập Đòan Cộng Sản. Phương cách hành xử vô cùng đơn giản nêu trên, cho chúng ta thấy nếu Trung cộng chịu để Tập Đòan Thủ Dũng khai thác dầu, thì Hòang Sa -Trường Sa – Biển Đông không phải là vấn đề để Thủ Dũng phải bám theo Mỹ, không cần phải “Quốc Tế Hóa”.

Nói rộng ra nhường đất nhường biển cho giặc là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam và quyết đinh kiểu “cưa đôi cho tiện” là nhờ có một lãnh đạo “vô tư” như Thủ Dũng.

Thủ Dũng và Đồng Bọn cũng biết sợ

Hành Động vừa phò Tầu vừa bám Mỹ của Thủ Dũng đã đưa Dũng vào sổ đen những tên phản bội Bắc Kinh. Tình trạng tệ hại hơn khi Wikileaks công bố và Báo Mạng BBC lại đưa tin “Tướng Hưởng than phiền về Biển Đông”. Ngay mở đầu bản tin cho biết: “Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte.” (Xin gởi đến bạn đọc nguyên văn Anh ngữ để dễ dàng kiểm chứng “VM Huong expressed his views on China's territorial claim in the South China Sea and lamented the lack of U.S. support for Vietnam's position.”)

Trong tài liệu Wikileaks công bố nêu trên và đựơc Báo Mạng BBC loan tin "Ông Hưởng thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực.” (Nguyên văn Anh ngữ “Huong expressed the view that regional security, peace and prosperity cannot be accomplished without the presence of the U.S., adding that the U.S. presence can help regulate relationships in the region.”)

Và "Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông." (Nguyên văn Anh ngữ: “He emphasized that Vietnam seeks good relations with all countries, particularly its neighbors; however, Vietnam cannot accept China's territorial claims in the South China Sea.”)

Nguyên Bản tiếng Anh cho thấy Báo Mạng BBC đã loan tin hòan tòan trung thực. Được biết trong cuộc gặp gỡ Trung Tướng Công An Cộng sản Nguyễn văn Hưởng vào ngày 11/9/2008 ngòai Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte, còn có các ông Scott Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng và ông Michael Michalak Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đây là một cuộc gặp gỡ quan trong không có lý gì Bản Từơng Trình có thể sai lạc. Xin vào http://wikileaks.org/cable/2008/09/08HANOI1044.html để xem tòan Bản Từơng Trình.
Mọi người đều biết Tướng Hưởng là vây cánh của Thủ Dũng và là người đã được Thủ Dũng giao trọng trách thực hiện “Chiến lược Biển” đã được phân tích trong bài “Chỉ Tại Cái Công Hàm 1958 !!!”. Đi đêm với Mỹ thật khó. Một cuộc họp cao cấp như thế, một chuyện “tối mật” như vậy lại để lọt vào tay của một tên phản động “Úc thòi lòi” Julian Assange để làm phiền lòng “Thiên Triều”.

Xưa nay đảng Cộng sản rất ít đính chính tin “địch”. Thế mà lần này Tướng Hưởng lại phải mượn tay đàn em chính thức lên tiếng: “Tôi (Nguyễn Như Phong, Đại tá an ninh, nguyên là Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới tuần) – là người được dự nhiều cuộc gặp giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với phái đoàn Hoa Kỳ, cũng rất ngạc nhiên trước sự việc này.” Ông Phong cho biết “Chúng tôi cũng có trong tay hai bức điện của Đại sứ quán Hoa Kỳ và thấy nội dung cuộc họp đã không được phản ánh trung thực, bởi lẽ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng chưa hề có lời nào như thế (hoặc tương tự như thế), trong các cuộc gặp với John Negroponte và Scott Marciel cùng Đại sứ Michael Michalak.”

Thứ Ba 27/09/2011, Nguyễn Như Phong có đưa ra một bản dịch chưa cho biết nguồn từ đâu. Chính vì vậy người viết mới phải đính kèm nguyên văn Anh ngữ của tài liệu để bạn đọc tường. Ông Phong quen viết trên báo Công An nên chưa hiểu bạn đọc càng ngày càng khó tính không thể bịa chuyện tuyên truyền.

Ngay cả nếu các tài liệu ông Phong có được cũng do Wikileaks công bố thì ông Phong lại quên rằng cùng một cuộc họp biên bản có thể đã được cắt bớt những phần “tế nhị” để có thể phổ biến rộng rãi hơn. Việc làm của ông Phong chỉ tạo thêm sự chú ý của dư luận, nhất là chú ý từ Cơ Quan Tình Báo Bắc Kinh.

Sự kiện còn cho thấy Tướng Hưởng không chịu học hỏi từ Lê Duẩn. Theo một tài liệu do phía Trung cộng đưa ra có lần Lê Duẫn đã tranh cãi với Mao Trạch Đông. Ba tuần sau đó khi gặp Chu Ân Lai, Lê Duẩn đã đổ cho thông dịch viên dịch sai nên Duẫn đã hiểu lầm. Nếu ông Hưởng nói tiếng Anh thì cứ đổ cho tại Mỹ không hiểu ông. Dễ giải quyết như thế mà ông Hưởng lại nhờ đàn em lên tiếng đính chính.

Đính chính một mặt tạo chú ý, mặt khác chỉ rõ sự sợ hãi của Thủ Dũng và Tướng Hưởng. Không sợ sao được khi biết bao người đang mạnh như “trâu” đột ngột được “Đảng” cử hành đại lễ “Quốc Táng”. Thủ Dũng và Tướng Hưởng là hai hung thần của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam . Họ ác với dân nhưng lại rất hèn với giặc.

Nhắc đến Lê Duẫn lại nhắc đến thời chiến tranh, từ 1965 tới 1968 có tổng cộng 327,000 quân Trung Cộng giả làm công nhân xây dựng để bảo vệ miền Bắc Việt Nam, để Bắc Việt có thể chuyển quân vào Nam. So với hôm nay, sự hiện diện của hằng triệu “công nhân” Tầu đang họat động rải rác trên tòan cõi Việt Nam. Đội quân này sẵn sàng nổ súng vào dân hay quân đội Việt Nam, khi những người này muốn đứng lên giải thể chế độ cộng sản. Xét ra công của Thủ Dũng với “Thiên Triều” vẫn lớn hơn nhiều so với tội bám Mỹ nêu trên.

Bauxit Tây Nguyên – Chủ Trương lớn của “Đảng”

Đến thế kỷ thứ 21, sự phát triển quốc gia đều dựa vào những thông tin chính xác nhờ đó mới có được những quyết định đúng đắn. Khổ nỗi cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục họat động như ngày nào trên hang Pắc Bó. Chủ Trương lớn của “Đảng” quyết định cả vận mệnh dân tộc vẫn chỉ có Bộ Chính Trị biết. Chả thế ngày 22/10/2008, tại Bắc Kinh Thủ Dũng đã âm thầm chuyển nhựơng Tây Nguyên cho Tàu.

Về nước mặc cho giới chuyên gia Việt Nam khuyên can. Nào là dự án chả lợi gì cho đất nứơc. Để dành cho con cháu mai sau khi kỹ thuật tiến bộ hơn có lợi hãy khai thác. Bây giờ thực hiện nó là phá hủy cả Tây Nguyên một phần văn hóa Việt Nam, là tiêu diệt các sắc tộc thiểu số một thành phần của dân tộc, là tiêu diệt môi trường sống của cả dân tộc, là đặt một trái bom bùn đỏ trên đầu dân tộc, là rước ngọai xâm về “dày mả tổ”, là …, là …, là …

Thủ Dũng như có đôi tai gỗ, đã ra công văn số 650/TTg-KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite Tây Nguyên. Thủ Dũng cho biết đây là một Chủ Trương lớn của “Đảng”. Cần biết cũng trong năm 2008, vì tai hại của việc khai thác bauxite, Trung cộng đã đóng cửa tất cả các mỏ bauxite trên toàn cõi Trung Hoa. Thiếu quặng bauxite thì để bọn chư hầu Tấn Dũng cung cấp.

Thủ Dũng phải thực hiện Chủ Trương lớn của “Đảng” vì Tập Đòan Cộng sản cần Tiền ! Tiền ! Tiền !!! Thiếu ngọai tệ thâu được từ bán tài nguyên đất nứơc là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ máy “Đảng”, bộ máy công an, bộ máy Tư Bản đỏ … Nói trắng ra chế độ Cộng sản Việt Nam chỉ sống nhờ tiền bán đất, bán người, sống trên xương máu của nhân dân, của bao thế hệ ông cha đã hy sinh gìn giữ.
Trở lại với Bauxit Tây Nguyên, chỉ sau 6 tháng hoạt động, từ bể trộn của mỏ Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Ðồng hóa chất đã rò rỉ, chảy lan ra ngoài làm ô nhiễm 200 ha đất chung quanh. Thêm vào đó các xe vận chuyển bauxite từ quặng về nhà máy khai thác cày nát tuyến đường dài 227 cây số, trong đó có quốc lộ 20 gây phẫn nộ cho dân cư trong vùng và những người thường xuyên sử dụng tuyến đường này.

So với Biển Đông, Quân Đội Trung cộng chỉ ở sát cạnh sừơn. Thời chiến tranh chỉ tập trung các tỉnh gần biên giới phía Bắc. Còn Tây Nguyên, địa điểm chiến lược của Việt Nam, đã có hằng chục ngàn “công nhân” phục vụ, đa số đều còn trẻ và vừa được “giải ngũ”. Cả sư đòan “Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc” đang sẵn sàng “giải phóng” Việt Nam .

Đó mới chính là chủ trương lớn của “Đảng”. Ngày nay “Đảng” sợ thế lực thù địch tấn công nên mới mời “công nhân” Trung cộng sang trợ giúp bảo vệ chế độ. Thế nên lương của các “công nhân” này đều được trả nhiều lần cao hơn công nhân Việt làm cùng một công việc. Lẽ đương nhiên quặng Bauxite được khai thác là để trả công cho việc bảo hộ này.

Ngay cả đến báo chí ngọai quốc như tờ Financial Times ngày 06/05/2009 cũng cho rằng dự án Bauxite Tây Nguyên nói lên tính phụ thuộc của nhà cầm quyền Hà Nội với Trung cộng, và dự án này là một "món quà" của Thủ Dũng khi "triều kiến Bắc Kinh".

Có nguồn tin cho rằng Nông Đức Mạnh đã nhận $300 triệu Mỹ Kim, còn Nguyễn Tấn Dũng nhận $150 triệu Mỹ Kim từ Chủ Trương lớn của “Đảng” cho khai thác Bauxit Tây Nguyên. Rõ ràng mạng sống của người Việt đã bị bọn Mạnh Dũng bán rẻ cho Tàu.

Luật Rừng Lại Hòan Luật Rừng

Sau ngày chiếm miền Nam, cộng sản từ Bắc vào hay từ rừng ra xem tài sản của dân miền Nam như chiến lợi phẩm. Người thì bị họ bắt bỏ tù. Nhà thì bị họ cướp. Nhiều chuyện tang thương đã xẩy đến khó mà quên được. Mà quên làm sao được khi nó vẫn xẩy ra và nó lại xẩy ra theo lệnh của Thủ Dũng.

Số là ngày 11-6-2009, Tiến sỹ Luật Học Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn kiện Thủ Dũng. Ông Vũ cho rằng việc Thủ Dũng ký quyết định khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên là vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm các luật về bảo vệ môi trường, luật về bảo vệ di sản văn hóa.
Nhờ vụ này Thủ Dũng trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Cộng sản bị khởi kiện vì tội vi hiến. Thế mà không cám ơn Tiến sỹ Vũ, Dũng lại đê tiện bắt người cướp nhà.

Việc ông Vũ bị Dũng bắt thì hầu như ai cũng biết. Chuyện ông Vũ bị Thủ Dũng cướp nhà thì bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, chỉ mới được thông báo cách đây vài hôm. Mặc dù quyết định đã ký từ đầu tháng Chín năm 2010, hai tháng trước ngày ông Vũ bị bắt.

Chuyện bắt người cướp nhà chỉ còn có thể xẩy ra tại Việt Nam và dưới triều đại Thủ Dũng. Chuyện bắt người cướp nhà lần này lại xẩy ra ngay trung tâm Hà Nội để đón mừng sinh nhật thứ 1001.

Tòan Đảng chào Mừng “Quốc Khánh” Một Tháng Mười

Thấm thóat đã 1 năm kỷ niệm ngày “Ngàn Năm Thăng Long” 1/10/2010. Khai mạc ngày này cũng là Chủ trương lớn của “Đảng” nhằm Chào Mừng Quốc Khánh “Thiên Quốc”. Hằng chục tỷ Mỹ Kim đã được chi ra cho lễ “hội nhập” này. Sau Đại lễ Việt Nam trở thành một quốc gia ngập nợ và quịt nợ. Năm nay Hà Nội cũng tưng bừng đón mừng “Quốc Khánh” Trung Hoa.

Rời Hà Nội đến tỉnh Lào Cai, đảng bộ Thành Phố Lào Cai đã ra chỉ thị bắt dân phải treo "đèn lồng đỏ kiểu Trung Hoa" để đón mừng “Quốc Khánh” nứơc người. May thay người dân Lào Cai đã sớm nhận ra đây là một việc làm không phù hợp với văn hóa Việt Nam . Tỉnh Hòa Bình nghe đâu cũng sẽ tưng bừng mở Hội vào đầu tháng 10 này.

Vừa rồi khi Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam Tổng “Lú” Nguyễn Phú Trọng đã công khai phát biểu như sau: "Hai Đảng và Chính phủ có chung lý tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lý do gì không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp". Vui thì phải vui chung còn chết phải chết chung. Việc tòan “Đảng” chào mừng Quốc Khánh Trung Hoa vì thế đâu có gì là lạ mà phải làm như “mèo dấu c..”.

Càng nghĩ về Thủ Dũng và Tập Đòan Cộng sản lại càng có nhiều điều cần chia sẻ cùng bạn đọc. Bài tới người viết sẽ trình bày cùng bạn đề tài “Nguyễn Tấn Dũng Xây Dựng Nền Kinh Tế Khát Tiền”. Xin hẹn bạn vào bài tới.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi29/9/2011

Các bài khác về Nguyễn Tấn Dũng xin tìm trên google.

Nguyễn Quang Duy, 9/2011, “Nguyễn Tấn Dũng than “Chỉ Tại Cái Công Hàm 1958 !!!

Nguyễn Quang Duy, 8/2011, “Nguyễn Tấn Dũng: Tập Đòan Tư Bản Đỏ”Nguyễn Quang Duy, 6/2011, “Phân Hóa Nội Bộ - Hoa Kỳ Chửa Đánh Đã Thắng”

--------//--------

TAM73F
10-05-2011, 07:04 PM
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
CSVN VÀ NGƯỜI VIỆT HÃI NGOẠI

THẾ YẾU CỦA CHÁNH QUYỀN CSVN
Con người sinh ra, lớn lên rồi chết đi là cái lẽ biến thiên của cuộc đời. Một chế độ dựng lên rồi sập xuống cũng là cái lẽ biến thiên của cuộc đời. Nó có thể lâu hay mau, bền vững hay chết non là do nhiều sự kiện cộng lại. Nhưng một chế độ không thể ở lỳ hoài được. Nhưng ngoài cái lý do sinh diệt bình thường, chế độ CSVN còn có những lý do riêng biệt để mà tự hủy lẹ hơn.
Sau hơn 36 năm cầm quyền đảng CSVN đã có quá dư thời gian để chứng tỏ rằng mình không có khả năng đem đến hạnh phúc cho nhân dân, đưa đến nước mạnh dân giàu Ngoài chuyện tàn phá tài nguyên, phí phạm tiền viện trợ quốc tế, không bảo vệ nổi lãnh thổ của cha ông để lại, xã hội xô bồ, đạp lên nhau mà sống, người CS còn làm thêm một tội tầy trời, đó là làm nhục nước.
Trong bất kỳ chế độ nào, cũng có khi chính người nguyên thủ hay một vài ‘đại gia’ bất tín, bất nghĩa. Nhưng chưa từng có một chế độ nào mà 2 triệu đảng viên từ cấp thấp nhứt đến cấp cao nhứt đều ăn nói ngang ngược với dân một cách tỉnh queo. Sau hơn 36 năm hống hách với nhân dân cho sướng miệng, người CS đối với ngoại quốc lại vẫn chưa bỏ được tâm lý đi ăn mày và đổ thừa tất cả cho chiến tranh.
Những cái thích thú khuếch khoác khoe khoan, ăn ngược nói ngạo, bội tín, bội nghĩa, lưu manh gạt gẫm, bịa đặt vu oan, nói một đường làm một ngã - lúc đầu tưởng đâu là vô tội vạ vì có ai dám cải với cây AK - không dè với thời gian nó trở thành chứng bịnh ung thư. Đối với người dân trong nước dưới tay mình hay đối với người ngoại quốc đến làm ăn với mình, người CSVN đã tạo ra một ấn tượng khó bôi: họ là những người bán khai, thô lổ, không thể tin được. Họ đã tự mình loại mình ra khỏi tập thể có phép tắc cư xử văn minh. Và nếu muốn nước Việt Nam tiến lên, CSVN không thể nào tiếp tục đại diện cho chữ thành tín để đi giao tiếp. Muốn người ta lại tin vào VN nữa thì phải nhờ đến người khác. Cùng một lúc tàn phá đất nước về mặt vật chất, người CSVN cũng tàn phá đất nước về mặt tinh thần và văn hóa. Các dấu hiệu của sự tan rả của chế độ đã quá rõ rệt.
Trong cái bối cảnh suy đối này, CSVN bây giờ đang lung túng cả về đối ngoại lẫn đối nội. Phải đương đầu với Trung quốc vì những tranh chấp đất đai và hãi đảo. Phải đương đầu với dân chúng vì những cuộc biểu tình.
Trong tương lai, kết quả của những đối phó này sẽ ra sao?
Đối với Trung quốc, CSVN bị lép vế vì hai lý do.
Thứ nhứt, Trung quốc quá mạnh về kinh tế và quân sự so với Việt Nam cho nên mặc dầu có những luật lệ quốc tế để phân xử các tranh chấp giữa các quốc gia, nhưng trên thực tế, ngay cả ngày nay, ai có khả năng chiếm đất trước và giữ được nó là của họ (Anh quốc thắng Argentina ở Falklands).
Điểm thứ hai là cái nợ ân tình. Trung Quốc đã bỏ tiền của, súng đạn giúp CSVN chiếm lấy miền Nam thì bây giờ CSVN phải hồi báo lại thì mới đúng là tình hữu nghị.
36 năm là quá dài để cho Trung quốc dư thời gian đưa cán bộ tình báo qua Việt Nam để cấu kết với cán bộ VN thân Trung Quốc và lập kế loại trừ những cán bộ không thân thiện. Cho nên đảng CSVN bây giờ nằm gọn trong tay của Trung Quốc rồi. Quyền lực, tiền tài, cơ sở làm ăn mà bây giờ các người đang cai trị VN có, là nhờ có Trung Quốc xấp xếp. CSVN đâu có cách nào quỵt nợ ân tình được. CSVN đâu có thể nào làm nghịch ý Trung Quốc được. Chỉ khi nào Việt Nam có một chánh thể khác thì cái nợ ân tình này mới có thể đem ra bàn lại.
Còn các cuộc biểu tình ở các thành phố thì sẽ ra sao?
Lý do trước mắt là sự nhượng bộ về chủ quyền các hãi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nếu ta đi hỏi người dân ở Cần Thơ hay ở Bắc Lạng các đảo đó ở đâu thì hầu như không ai biết nó ở đâu cả. Những người biết các đảo đó ở đâu là đa số là các giáo sư Sử Địa, các sinh viên và một số trí thức khác. Tổng cộng lại, họ không phải là đa số quần chúng và họ cũng không thể tự động đi biểu tình. Đứng đàng sau lưng, phải có người đạo diễn. Những ngưòi này có thể vì lòng yêu nước chân thành hay cũng có thể có những lý do khác mà lòng yêu nước chỉ là tấm bình phong.
Liên can trong vụ này, CSVN là đảng cầm quyền phải chịu trách nhiệm với lịch sử VN về tội không bảo vệ được lãnh thổ. Trong tương lai xa hơn, VN có thể mất phần tài nguyên mà các vùng đó có thể đem tới. Nhưng trực tiếp bị thiệt thòi trước mắt chỉ là những ngư phủ đánh cá bằng tàu lớn. Xưa kia họ tự do ở vùng biển của mình, bây giờ ra đó đánh cá là bị bắt. Tỷ lệ của số ngư phủ này so với dân số cả nước là một tỷ lệ nhỏ nhoi.
Cho nên mặc dầu cái chánh nghĩa là có, nhưng cái thế nhân dân thì không. Các cuộc biểu tình này sẽ không kéo dài được lâu. Nhưng nó không phải là vô ích. Nó giúp cho quần chúng ý thức được ai là tội phạm phản quốc. Nó là những cuộc tập trận cần thiết. Nó giúp cho quần chúng có kinh nghiệm tổ chức, lòng tự tin và tính dứt khoát lúc thời cơ đã chính mùi. Chừng nào?
Khi nhà trường không có đủ chỗ cho con nít đi học, khi nhà thương bó tay, để người bệnh la liệt không còn thuốc thang để trị bịnh, khi người ăn xin và người thất nghiệp tràn lan ngoài phố, khi người dân đóng không nổi sưu cao thuế nặng nữa, khi bà con thân thuộc ở tù nhiều quá . . . thì người dân sẽ đi biểu tình. Nghẹt thở quá, không biểu tình thì chết, nổi dậy thì may ra có hy vọng. Nhưng lần này không cần trí thức giựt dây, lần này đọng chạm tới chén cơm và cuộc sống hằng ngày của người dân, lần này mới là sức mạnh của nhân dân. Lần này là lần thiệt.
Quân đội nhân dân, công an nhân dân, cảnh sát nhân dân sẽ được huy động để chống nhân dân. Nhưng không phải toàn bộ quân đội, công an, cảnh sát tham gia trực tiếp đàn áp. Chỉ một bộ phận tham gia và trong cơn say máu, họ sẽ thẳng tay.
Cuộc dằn co này có thể kéo dài lê thê hay ngắn gọn trong vài ngày. Nhưng phải có người đổ máu. Không nhiều thì cũng phải có ít, vì CS không dễ chịu thua liền, và máu là cái giá phải trả cho tự do.
Những bộ phận quân đội, công an. cảnh sát còn lại đứng ngoài nhìn, họ sẽ thấy bà con, anh em, cha mẹ trong đám biểu tình bị đánh, bị đập. Họ sẽ bắt đầu suy nghĩ. Khi họ suy nghĩ xong thì chế độ tiêu liền.
Đó là những cái gì đã thật sự xảy ra ở Tunisie, Egypte, Yemen .v.v. Có ông Tổng thống bỏ của, chạy lấy mạng, có ông Tổng thống bị bắt ở lại chờ ngày ra tòa. Đừng nói chi đến những Tổng Bộ Trưởng khác.
Trước đây, CS đoạt được chánh quyền là 50% nhờ súng đạn của Liên Xô và Trung Cộng còn 50% là nhờ một kỹ thuật vận động quần chúng xuất sắc đã gạt được người dân. Ngày nay chính người dân mở mắt ra biết mình đã bị lợi dụng nên không thể nào gạt họ lần thứ hai. Người CS không còn xử dụng thế nhân dân được nữa. Thế nhân dân bây giờ đang chống lại họ.
Người CSVN đang ở trong thế kẹt.

THẾ MẠNH CỦA NGƯỜI VIỆT HÃI NGOẠI
Người Việt hãi ngoại đã thành công lớn trong mọi lãnh vực. Từ công ăn việc làm của từng cá nhân đến việc học hành đổ đạt của con cái, từ đời sống vật chất sung túc đến cái khung cảnh an lạc thoải mái, không bị khuấy nhiểu của một chế độ tự do dân chủ, từ cái luật pháp công minh, đến cái châm sóc ân cần của hệ thống an sinh xã hội nhân bản, dầu cho họ có biết hay không, họ cũng đã thực sự ở ‘thiên đường’ trần gian rồi.
Với số lượng mấy triệu dân ở khắp năm châu, người Việt hãi ngoại là một tiềm năng vĩ đại có đủ khả năng đưa nước Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay. Do đó người Việt hãi ngoại đang ở thế thượng phong. Với điều kiện:
Người Việt hãi ngoại là một tập hợp nhiểu thành phần khác nhau, trong đó có những chủ tiệm phở, tiệm may. Trong đó cũng có nhũng kỷ sư, bác sĩ, mà trong đó cũng có người đi làm thuê, làm mướn. Trong đó cũng có những người thất nghiệp sống nhờ trợ cấp xã hội, mà trong đó cũng có những nhà tỷ phú dollars.
Người Việt hãi ngoại chỉ thành lực lượng khi họ hành động như một khối.
Câu này là chìa khóa của vần đề, Làm sao để cộng đồng người Việt Hãi ngoại hành động thành một khối? Thành lập một Hội Đồng? Ứng cữ? Đề cữ? Bầu phiếu? Cái đó tôi không biết. Nhưng chắc chắn có nhiều người nghĩ ra nhiều cách rồi. Cái mà tôi biết là sự việc một Hội Đồng Chỉ Đạo Người Việt Hãi Ngoại QUÁ KHÓ THÀNH LẬP không phải chỉ vì người Việt không thể hợp tác với nhau được và CSVN tìm cách phá thối. Ngoài hai lý do trên ra, còn có một lý do quan trọng không kém đó là có những thế lực ngoại quốc cũng không muốn người Việt Hãi Ngoại mạnh lên và có những người da vàng nói tiếng Việt nhưng làm việc cho các thế lực đó. Tất cả những yếu tố bên trong và bên ngoài đó đã đưa cộng đồng Người Việt Hãi Ngoại đến tình trạng rắn không đầu ngày nay. Dầu có bị thọc gậy bánh xe bao nhiêu, việc không tập hợp được vẫn là trách nhiệm chánh của những người trí thức thật tâm yêu nước. Không có cái Hội Đồng này thì không có tiếng nói chung, nghĩa là không có lực lượng, nghĩa là không thể làm gì để giúp nước được.
36 nhà trí thức nhắc nhở VC dùng đến ‘sức mạnh dân tộc’
Sức mạnh dân tộc là gì? Sức mạnh nhân dân là gì? Sức mạnh của quần chúng là gì? Sức mạnh của đồng bào là gì? Đương nhiên, khi lấy kiến hiển vi ra soi thì mỗi cụm từ có chút sai biệt, nhưng trong đại thể thì nó cũng chỉ nói đến sức mạnh của một số đông người. Chúng ta bàn luận nghiêm túc nên không để mấy chữ này làm bị rối trí nhe.
Trước đây có Giáo Sư Phó Bá Long, sau đó là đến Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bây giờ lại đến 36 người tự nhận là trí thức tìm cách tiếp xúc với VC. Những người này đều đã bị lực lượng hãi ngoại chối bỏ thậm tệ. Giáo Sư Phó Bá Long và Tướng Nguyễn Cao Kỳ được hân hạnh bắt tay với vài người lãnh đạo CS rồi thôi. Nếu CS chơi thâm, chánh thức mời rềnh rang 36 nhà trí thức về VN uống trà và ngợi khen họ, thì họ sẽ hãnh diện lắm hay mới biết mình bị lợi dụng và bị chọc quê?
Thật ra, một vài tướng lãnh cũ của VNCH hay 36 nhà khoa bảng VN đối với CS không là cái gì cả. Những người trí thức này tự đánh giá mình quá cao. Họ tưởng CS sẽ xem trọng chữ nghĩa. Dầu cho có 360 người khoa bảng đi nữa, đối với CS, trí thức phải đầu hàng giai cấp, nói một cách khác, trí thức phải nghe lời đảng. Trí thức không có gì để bàn với đảng. Trí thức trong nước vì ở trong thế kẹt nên phải chịu thua để mà sống thì ai cũng hiểu được mà thương tâm. Nhưng trí thức đã ra hãi ngoại rồi mà chịu đầu hàng giai cấp thì làm sao hiểu đây?
Nhưng nếu những người trên đây được người Việt Hãi ngoại nhiệt liệt ủng hộ thì sao?
Chừng đó CS sẽ thay đổi thái độ. CS sẽ mừng lắm, vì họ đã bỏ tiền ra rất nhiều để làm cái công tác hãi-ngoại-vận này lâu rồi. Bây giờ đã có kết quả thì còn muốn gì hơn? Nhưng ở trong thí dụ đó, các nhà trí thức đừng tưởng bở, nếu CS chịu săn đón các ông chẳng qua là tại cái lực lượng phía sau lưng chớ không phải cái bằng cấp trước mặt. Nói một cách khác, bất cứ một chủ tiệm phở, thợ hớt tóc, ca sĩ trẻ, ký giã già nếu họ được người Việt hãi ngoại ủng hộ thì họ cũng sẽ được săn đón tương tự.
Cái tiếu lâm trong vụ này là các ‘thiên kinh vạn quyển’ không hiểu cái gì họ nói. Họ không biết tự mình tìm hậu thuẩn của người Việt Hãi Ngoại - đó cũng là một sức mạnh dân tộc - lại đi dạy VC là chuyên viên thượng thặng dùng sức mạnh dân tộc để cướp chánh quyền. Nhưng thời thế đã đổi thay, bây giờ sức mạnh dân tộc đã quây 180 độ rồi!

KHI HAI BÊN NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
Cứ để tự nhiên, chế độ CS ở VN sẽ bị quần chúng đứng lên dẹp bỏ. Đó là điều chắc chắn. Nhưng trong quá trình dẹp bỏ đó, sẽ có rất nhiều tổn thất về vật chất và xương máu.
Để tránh tình trạng tồi tệ này, bài toán Việt Nam chỉ có thể giải quyết tốt đẹp nhứt bằng cách hai bên nói chuyện với nhau.
Nhưng mỗi bên có những ý định khác nhau. VC muốn người Việt Hãi Ngoại xóa bỏ hận thù. Còn người Việt Hãi Ngoại thì muốn xóa bỏ chế độ CS.
Mục tiêu của hòa đàm là giải quyết cái chánh trị bế tắc hiện nay. Do đó, nó không phải là tìm cách cải tiến để củng cố chế độ CS hiện nay (chế độ này hết thuốc chữa rồi) mà nó cũng không phải là dẹp bỏ đảng CS vì đó là trái với tinh thần tự do dân chủ. Mục tiêu thực tế là thỏa thuận những bước cần thiết để chuyển giao độc quyền cai trị của đảng CS lại cho nhân dân. Cái ưu việt của chế độ dân chủ không phải ở chỗ nó tự nhiên chọn được những người cai trị hoàn hảo, mà nó nằm ở chỗ người dân nếu rủi ro chọn lầm người thì chỉ phải ráng chịu đựng có một nhiệm kỳ (3 hay 5 năm) chớ không phải 36 năm hay hơn nữa như bây giờ.

PHÁI ĐOÀN CS
CSVN ở trong một thế phải chọn lựa khó khăn.
Người CS yêu nước muốn tìm cách giải quyết quốc nạn bằng cách thảo luận với mọi thành phần chống đối trước hết phải thắng được sự ù lỳ của các đồng chí bảo thủ. Những người này đang hưởng lợi lộc mà quyền hành đã ban cho, họ sung sướng quá rồi nên không muốn có thay đổi.
Và sau đó là phải qua mặt Trung Cộng. Đa số thành phần đang cai trị VN đã bị Trung Cộng khống chế rồi. Mà Trung Cộng đâu bao giờ muốn một nước VN hùng mạnh. Cho nên dầu cho biết rằng vì quyền lợi của Tổ Quốc, CSVN phải nhờ người Việt Hãi Ngoại tiếp tay để tăng nội lực, họ cũng không dám làm vì đừng nói đến quyền hành và tài sản họ đang có, ngay cả tính mạng của họ cũng không được an toàn.
Cho nên vì quyền lợi của quốc gia, ai cũng thấy phải có thương thuyết càng sớm càng tốt. Nhưng xác suất của triển vọng này rất ít.
Phải biết chờ đợi. CSVN sẽ bị bắt buộc phải thương thuyết chỉ khi nào họ không còn cách nào cựa quậy nữa. Cho nên phải chờ đến khi nào CSVN thật sự bí lối. Họ phải bị nằm trong một thế ‘hoặc thay đổi hoặc chết’. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Quan tài thì sẽ thấy. Hoặc thấy trước thì còn vớt vát chút đỉnh. Thấy quá trễ thì sẽ sạch túi. Chuyện này chỉ có thể xấp xếp giữa người CS với nhau mà thôi.

PHÁI ĐOÀN HÃI NGOẠI
Người Việt hãi ngoại đi thương thuyết với CS ở trong thế mạnh chỉ khi nào họ có đa số người Việt hãi ngoại ủng hộ. Và nếu họ thật sự yêu nước và muốn làm việc có kết quả thì họ phải nhận nhiệm vụ từ tập đoàn người Việt hãi ngoại. Người CS chỉ nhượng bộ trước áp lực của nhân dân. Chỉ có người đại diện thật sự của tập đoàn người Việt Hãi Ngoại mới có thể đặt kiều kiện với CS. ‘Chịu điều kiện thì giúp, không chịu thì thôi. Tôi đi về!’
Trong lúc CSVN chưa có dấu hiệu gì thay đổi chánh sách thì vì quyền lợi Tối Thượng của Tổ Quốc, người Việt Hãi Ngoại phải tự mình chuẩn bị sẳn sàng đi, những người Việt Hãi Ngoại nhứt là những người có danh vọng phải hiểu rằng xé lẻ vọng động là làm trở ngại sự tiến triển của ván cờ.

Hồ Tấn Vinh
4/10/2011

TAM73F
10-07-2011, 07:33 AM
Việt kiều là ai? Định nghĩa của 2 chữ Việt Kiều !!!.....


Saigon Echo sưu tầm


Bất kỳ người Việt nào CÒN MANG QUỐC TỊCH VIỆT CỘNG, MANG THÔNG HÀNH VIỆT CỘNG, TẠM THỜI NGỤ CƯ Ở NƯỚC KHÁC (ngoài Việt Nam,) gọi là NGOẠI TRÚ NHÂN thì mới gọi là Việt kiều.
Một số khác, khoảng nửa triệu người, phần đông là từ vĩ tuyến 17 trở ra miền Bắc, cũng tìm cách trốn chạy cộng sản bằng đủ mọi phương cách khác với phương cách TỴ NẠN CỘNG SẢN, như “xuất khẩu lao nô”, lấy vợ, lấy chồng, du sinh, nghiên cứu sinh v.v… qua các nước Đông Âu và Nga sinh sống và không muốn quay về. Vài trăm ngàn người, phần đông từ dưới vĩ tuyến 17 vào Miền Nam đến tận mũi đất cuối cùng của quê hương: Cà Mâu, đã tìm qua các nước Á châu: làm dâu Đại Hàn, Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Singapore, Philippines, Indosenia, Malaysia, Cambodia và ngay cả Trung cộng qua hiện tượng buôn người, buôn thân xác phụ nữ, trẻ em. Họ rời bỏ chốn địa ngục trên quê hương để bước vào những địa ngục trần gian khác, tàn bạo không kém. Một số khác nữa, xuất khẩu lao nô” đi “ở đợ” (làm đầy tớ, Việt cộng gọi là “Ôsin”) bên các xứ Trung Đông: Iran , IraQ, Libanon, Saudi Arabia, v.v…

Những người nầy vẫn còn là thân phận “Việt kiều”: mang quốc tịch Việt cộng, xử dụng thông hành CHXHCNVN (Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu), do Việt cộng cấp, vẫn còn là công dân của cái gọi là CHXHCNVN, sinh sống ở nước ngoài (Nga, Đông Âu và Á châu), vẫn bị khống chế bởi NHỮNG “Ổ CHUỘT CHÙ” NGOẠI GIAO VIỆT GIAN CỘNG SẢN có tên gọi là “Tòa Đại sứ” hay “Tòa Tổng lãnh sự Việt cộng”.
Vì thế, họ đành im lặng, chỉ lo cho đời sống cá nhân và gia đình, hoàn toàn không dám vọng động một phần bởi tâm thức sợ hãi chế độ gian manh Việt gian cộng sản còn đeo đẳng; phần khác, vì bị nhồi sọ và tiêm nhiễm quá lâu chủ thuyết vô luân cộng sản, không biết gì về lịch sử hào hùng của dân tộc và hoàn toàn không có một chút ý thức gì về quê hương, dân tộc, đất nước (tất nhiên trừ một số biệt lệ). Đây đích thị là những VIỆT KIỀU (những người mang quốc tịch Việt cộng và Thông hành do Việt cộng cấp,) theo đúng nghĩa đen của danh từ nầy.
Ở đây xin mở dấu ngoặc để nói về danh từ “Việt kiều”: Việt cộng gọi cộng đồng gốc Việt TỰ DO – TỴ NẠN CỘNG SẢN là “Việt kiều” là theo chính sách cô hữu, mập mờ đánh lận con đen, gian manh, bịp bợm, và ngay cả do bản chất ngu dốt của loài quái vật cộng sản (không hiểu danh từ hán-việt “Việt kiều”) theo đó, “Việt” là người VẪN CÒN MANG quốc tịch Việt cộng, công dân Việt cộng, mang thông hành Việt cộng, “kiều” là người nước này TẠM NGỤ CƯ ở một nước khác vì một lý do nào đó, như nhân viên của chế độ trong các cơ cở ngoại giao — ổ chuột chù ngoại giao Việt cộng,– du sinh, thương gia Việt cộng đi giao dịch thương mại trong một thời gian 5, 7 tháng, v.v…
Tóm tắt, bất kỳ người Việt nào CÒN MANG QUỐC TỊCH VIỆT CỘNG, MANG THÔNG HÀNH VIỆT CỘNG, TẠM THỜI NGỤ CƯ Ở NƯỚC KHÁC (ngoài Việt Nam,) gọi là NGOẠI TRÚ NHÂN thì mới gọi là Việt kiều.
Còn những người GỐC VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, lúc ở trại tỵ nạn đã khai là “stateless” (vô quốc tịch), lúc nhập cư vào quốc gia tỵ nạn trở thành “thường trú nhân” của xứ đó (khác với đám Việt kiều nói trên là ngoại trú nhân là công dân Việt cộng tạm ngụ cư).
Sau một thời gian “làm thường trú nhân” 3 năm (ở Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi – Canada, Australia,) hay 5 năm (Mỹ) thì được xin nhập tịch trở thành công dân chính thức của quốc gia tị nạn, họ là công dân tại quốc gia tỵ nạn có gốc gác VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, thí dụ Công dân Mỹ GỐC VIỆT, công dân Canada GỐC VIỆT, công dân Úc GỐC VIỆT, v.v… (US citizen Vietnam origin, Candian citizen Vietnam origin, Australian citizen Vietnam origin, etc.,) chứ không bao giờ họ là Việt kiều như Việt cộng vẫn gọi một cách ù lì, đần độn, ngu dốt, trơ trẽn, lưu manh và mập mờ, vì Việt cộng hay chế độ Việt gian cộng sản cũng chỉ gồm toàn những CON VẬT MANG MẶT NẠ DA NGƯỜI, chứ chúng không phải là người nên chúng không phân biệt được tiếng người hay ý nghĩa chữ viết của loài người nên không hiểu hay chỉ hiểu một cách lờ mờ, u mê, đần độn cộng với bản chất lưu manh bịp bợm muôn thưở, cố tình mập mờ một cách trơ tráo.
Một số người, ngay cả những người gọi là trí thức, nhà báo không để ý hay thành phần trẻ không hiểu tiếng hán-việt, vẫn lặp lại những từ ngữ Việt cộng thường dùng trong đó có danh từ “Việt kiều” khi nói về cộng đồng người tỵ nạn cộng sản gốc Việt. Việt cộng là loài dã thú không hiểu tiếng người, không đáng trách – Đáng trách chăng là chính chúng ta vì chúng ta lặp lại theo chúng trên các phương tiện truyền thông của ta. Vì vậy, chúng ta nên hết sức quan tâm TRÁNH XỬ DỤNG hay LẶP ĐI LẶP LẠI những từ ngữ sai lầm của Việt cộng!
Xin đóng ngoặc ở đây.

--------------//---------------

TAM73F
10-07-2011, 11:33 PM
Tiến Sỉ Lê Đăng Doanh: “Đến lúc nhìn thẳng vào sự thật”

Café F – 30 9 2011 -

Hỏi T.S có bi quan quá không khi nói rằng: “không nghi ngờ gì nữa, tình hình KT-XH nước ta đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”, ông liền hỏi lại, “thế bạn thấy có ai phản đối không?”.
Câu chuyện giữa VnEconomy với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, diễn ra khi không khí của cuộc hội thảo về các vấn đề kinh tếvĩ mô do UBKT Quốc hội tổ chức cuối tuần qua tại Tp.HCM vẫn còn đang “nóng hổi”.

Là diễn giả đăng đàn thứ ba với chủ đề “Điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tái cơ cấu và cải cách kinh tế” tại hội thảo này, ông Doanh đã hơn một lần nhấn mạnh rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật và “cần có đổi mới lần hai” một cách sâu sắc, toàn diện.

Phải nói thẳng

Thưa ông, nhận định nền kinh tế đang ở tình trạng “xấu nhất từ năm 1991” đã được “kiểm nghiệm” ở diễn đàn nào chưa?

Chưa đâu, đây là lần đầu tiên tôi đưa ra nhận định này.

Các ý kiến tại hội thảo đều rất dễ dàng thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn, song nếu khái quát như ông thì liệu có vội vàng quá không?

Thì bạn đã nghe cả tại hội thảo rồi đấy. Phải nói thẳng là tình hình đang rất xấu.

Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.

Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi.

Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.

Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học..., đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Rồi, tội ác hình sự, các hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội tăng nhanh, tình hình trật tự xã hội có diễn biến rất phức tạp, người dân lương thiện cảm thấy kém an toàn khi đi ra đường hay đến nơi đông người.

Nhưng thưa ông, chúng ta vẫn thường nghe các đánh giá là kinh tế - xã hội đang có chuyển biến tích cực?

Tất nhiên hiện thực là bức tranh nhiều màu sắc. Bên cạnh những “khoảng tối” như tôi vừa nói thì cũng có điểm sáng, như sản xuất nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo… vẫn tăng.

Bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thì cũng có doanh nghiệp làm ăn được. Ví dụ doanh nghiệp Mỹ Lan ở Trà Vinh chế ra vật liệu nano xuất khẩu, hay gốm sứ Minh Long cũng có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có năng lực cạnh tranh…

Những điểm sáng như vậy có thể tìm thấy ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương, nhưng chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn vì lãi suất cao, lạm phát làm chi phí đầu vào tăng nhanh.

Những điểm sáng đó mình phải thừa nhận, song một vài con én nhỏ không làm nên mùa xuân, không làm thay đổi được cục diện.

Vậy nên đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, phải có sự chuyển hướng chiến lược để khôi phục lại niềm tin của dân và các nhà đầu tư.

“Đổi mới lần thứ hai”

Xin mạn phép hỏi ông, ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, dù sao khi đã nghỉ hưu rồi thì cũng dễ “nói mạnh” hơn khi còn đương chức?

Với tôi thì không phải, tôi luôn luôn nói sự thật, vì thế nhiều phen sóng gió lắm rồi đấy, nhưng chắc bạn không biết rõ vì khi ấy bạn còn trẻ.

Còn ở tình thế hiện nay thì tôi thấy cả các anh đương chức cũng nói thẳng là chúng ta không nên ảo tưởng nữa, và nếu không điều chỉnh cho sát thực tế hơn thì kế hoạch 5 năm tới sẽ không thể thực hiện được.

Theo tôi thì đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, mà tôi tạm gọi là đổi mới lần thứ hai, để tránh khủng hoảng.

Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.

Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý‎ dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khác với lần đổi mới thứ nhất - chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng - đổi mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.

Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.

Phản biện chính sách cần được làm chu đáo hơn

Trong số các giải pháp để “chữa bệnh” bất ổn, nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm thu, giảm chi và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, ông có chia sẻ?

Giảm thu, giảm chi thì rất đúng rồi. Tập trung ổn định vĩ mô và phải khoan sức dân, bớt thuế bớt chi tiêu đi.

Tôi cho rằng cần phải phát động phong trào toàn dân cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một vị giáo sư người Nhật nói với tôi trước đây ông ấy đến Việt Nam thì được mời rượu Johnnie Walker đỏ, còn bây giờ thì họ mời Chivas giá mười mấy triệu. Và ôtô người Việt đi cũng sang hơn trước đây nhiều. Ở Nhật, không bao giờ một quan chức nào có thể mời bạn uống rượu sang như vậy bằng tiền ngân sách.

Vì thế cần phải tiết kiệm, trong đó thì cơ quan nhà nước cần gương mẫu trước.

Còn về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được.

Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.

Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra1 hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay băng người khác.

Tại sao họ làm được mà Việt Nam mình chưa làm được?

Nhân nói đến vai trò của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế, có chuyên gia tự phê là ý kiến nào cũng nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng để góp ý cho Chính phủ tái cơ cấu bắt đầu từ đâu thì đội ngũ các nhà khoa học cũng chưa làm được nhiều. Ông có thấy “chạnh lòng” không ạ?

Lần gần đây nhất được mời đến hội nghị tham vấn cho Chính phủ thì tôi lại đang hội thảo ở nước ngoài nên không dự được, rất tiếc.

Đóng góp cá nhân thì có cũng có thể chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng tôi nghĩ chúng tôi luôn cố gắng đóng góp.

Chỉ có điều vai trò phản biện cũng chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện ở cách làm vội vã. Thông báo trước hai ngày bảo mời anh đến thì làm sao mà chuẩn bị tốt được. Lẽ ra anh phải đặt hàng trước một số vấn đề để người tư vấn có thời gian chuẩn bị thật tốt. Sản phẩm 24 tiếng dĩ nhiên phải khác với sản phẩm được nghiên cứu nghiêm túc trong 2, 3 tháng chứ.

Cho dù như vậy thì có còn hơn không, thưa ông?

Rõ ràng chứ, chỉ có điều cần mở rộng hơn nữa. Tôi tin là nếu có quyết tâm cải cách, chúng ta sẽ làm được, làm tốt.

Theo Nguyên Hà
Vneconomy
----------//------------


Lời bàn :
Lần đầu tiên mình được nghe một (cựu) viên chức kinh tế cao cấp trong chính quyền VN nói lên sự thật, nên cảm thấy rất phấn khởi, may ra đã đến lúc chính quyền VN chịu khó nhìn vào sự thật, và 'đổi mới' thực sự cho dân chúng VN bớt nghèo đói chăng ?

Bài TS LĐD xác nhận những điều mình đã biết từ lâu về tình trạng bi đát của nền kinh tế VN. Như trong một bài trước mình viết, nếu ko có đầu tư nước ngoài (FDI) và viện trợ của việt kiều hải ngoại, số ngoại hối dự trử (reserves en devises étrangères) của VN đã cạn từ lâu và k.t. VN càng thêm bi đát.

Bài TS LĐD rất đầy đủ, khó có thể bổ túc được gì. Mình chỉ nhân cơ hội này để nhắc lại một cuộc tranh luận về mức nợ công (dette publique) của chính phủ VN. Lúc đó, khi bác NKHuy đưa ra số nợ công là 54% GDP, mình đã không mấy tin tưởng (nếu không muốn nói là nghi ngờ !), và mình đã đưa ra giả thuyết là số đó không gồm số nợ các xí nghiệp nhà nước (XNNN). Hôm nay, TS LĐD đã xác nhận là đúng như vậy: nếu tính luôn các món nợ của các XNNN, số nợ công sẽ lên gấp đôi, tức là hơn 100% GDP !

Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.


Một con én không làm nên mùa Xuân. Chỉ mong sao con én LĐD sẽ tồn tại để lôi kéo nhiều đồng chí khác, để dân chúng VN đở khổ.

-------ooooo-------

TAM73F
10-09-2011, 07:12 PM
Lòng nhẹ dạ ! Có tiền mua Tiên !

Việt kiều Mỹ đòi ‘siêu người mẫu’ hoàn trả $14.4 triệu
Wednesday, October 05, 2011 3:52:00 PM

SÀI GÒN (NV) - Một vụ án đòi lại tài sản sau khi ly dị giữa một Việt kiều Mỹ và một “siêu người mẫu” trị giá khoảng 14.4 triệu đô la đang gây xôn xao dư luận tại Sài Gòn. http://tintuc.xalo.vn/00-1610407338/Ngoc_Thuy_noi_gi_ve_dam_cuoi_scandal_cua_minh.html http://tintuc.xalo.vn/00-1610407338/Ngoc_Thuy_noi_gi_ve_dam_cuoi_scandal_cua_minh.html Nguyên đơn trong vụ này là một Việt kiều Mỹ, ông Nguyễn Ðức An, 51 tuổi, kiện người vợ cũ là Phạm Thị Ngọc Thúy, tức “siêu người mẫu” Ngọc Thúy, 31 tuổi, nhỏ hơn ông An 20 tuổi, ngụ tại phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn.

Một nguồn tin của Người Việt cho hay, ông Nguyễn Ðức An là người Mỹ gốc Việt ở miền Nam California và từng tổ chức đám cưới với “ Siêu người mẫu ” Ngọc Thúy tại cả hai nơi là Sài Gòn và Quận Cam . Theo báo Tiền Phong , ông Nguyễn Ðức An hiện có nhà ở phường Bến Nghé, quận 1, đã đâm đơn kiện bà Ngọc Thúy ra tòa án thành phố Sài Gòn vào ngày 5 tháng 10, 2011 với lý do tranh chấp quyền sở hữu nhà cửa, đất đai, xe cộ ... hiện đang do bà Thúy đứng tên.

Theo đơn kiện , ông An và “ siêu người mẫu ” Ngọc Thúy kết hôn vào năm 2006. Liên tiếp hai năm sau đó , ông Việt kiều đã bỏ tiền ra mua nhiều biệt thự, đất đai tại Sài Gòn, Phan Thiết, Vũng Tàu ... để cho bà Thúy đứng tên giùm.

Số tài sản này theo đơn kiện gồm 10 biệt thự và nhà ở quận 1, Bình Thạnh và 13 lô đất ở Phan Thiết, Vũng Tàu; 4 chiếc Mercedes và 31% cổ phần cũng như cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng... với tổng trị giá lên tới 14.4 triệu đô la. Ðáng nói là trong tổng số tài sản nêu trên có hai khoản vay lên tới trên 3.7 triệu đô la.

- Nguyên đơn, ông An, cay đắng tâm sự với báo Tiền Phong : “ Tôi đã yêu cầu cô Ngọc Thúy rất nhiều lần xin cô trả lại tài sản mà cô đứng tên cho tôi theo phán quyết của tòa án Mỹ . Cô không chịu trả mà ngược lại đang cố tẩu tán bằng cách bán lấy tiền , hoặc chuyển quyền sở hữu cho người nhà của cô .”

Trước đó , ông An cũng khởi kiện cô vợ cũ “ Siêu người mẫu ” tại Tòa án quận 1 và tòa này đã chuyển đến Tòa án thành phố Sài Gòn để thụ lý và phân xử đúng thẩm quyền.

Theo “ lệ thường ,” những vụ kiện tranh chấp tài sản tại Việt Nam kéo dài rất lâu. Kể cả khi đã có phán quyết của tòa án thì việc chấp hành án cũng chậm chạp , không biết chừng nào mới xong !!! ( P L)

Ngọc Thuý nói gì về “ đám cưới scandal ” của mình ?
http://tintuc.xalo.vn/00-1610407338/Ngoc...
Hanoinet - Hơn một năm sau đám cưới bất ngờ và ồn ào, tôi gặp lại Ngọc Thuý ở quán cà phê thuộc hàng sang trọng bậc nhất Sài Gòn .

----------//----------

TAM73F
10-10-2011, 06:14 PM
Xã hội VN gắn liền với vần "L"- Xin đừng nghĩ bậy‏ !

Liều, lỗ, lừa, lách, lươn lẹo…
Trần Kỳ Trung

Cái vần “ L” tưởng khó ghép nhiều từ, ấy thế trong thực tế xã hội ta, nó lại được nhiều người nhắc đến.
Sao ở nước ta giờ lắm thằng “liều” thế! Một vần có “L” nhé. Có thằng chưa đến tuổi thành niên, thế mà dám cầm dao lao vào tiệm vàng chém chết ba người để cướp… Chuyện không đội mũ bảo hiểm, bị công an giữ lại. Không sợ! lao luôn xe vào cảnh sát để tìm cách đào thoát… thậm chí dám đâm chết công an khi bị bắt… còn nhiều chuyện “ liều” bất chấp luật pháp, bất chấp người thực thi công vụ, không ngày nào báo chí không đưa tin đủ các lĩnh vực từ giao thông, xã hội, kinh tế…
Nghĩ kinh cả người.
Còn chuyện “ Lỗ ”, cũng thêm một vần “ L” thì khủng khiếp! Nhất là mấy Tổng công ty nhà nước từ đóng tàu, xi măng, cảng, xăng dầu, xây dựng… toàn thấy “ Lỗ” , không phải lỗ nhẹ, mà lỗ nặng, lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Lỗ toàn tiền nhà nước mà thực chất là tiền của dân, ăn cướp của dân…
Đọc xong bảo không bi quan mới là chuyện lạ. Không biết cứ như thế này thì kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu!
Rồi đến chuyện “lừa” trong xã hội, vần “ L”có lẽ nghe đã quen tai. “ Lừa” đủ kiểu, đủ ngành… từ bảo hiểm, đến vay nợ, mua bán bất động sản, bán hàng đa cấp, chữa bệnh của phòng khám bệnh Trung Quốc, lừa cả ngân hàng… có vụ lừa đảo lên đến cả hàng trăm tỷ đồng. Chưa kể những vụ lừa đảo mang yếu tố nước ngoài làm cho dân ta điêu đứng như vụ dưa hấu, trồng sắn, chuối…
Chẳng lẽ xã hội chúng ta có luật pháp, có công an, tòa án… mà để thế ư!
“ Lật lọng” mới ghê! Người dân nghèo nghe vần “ L” này chỉ còn sự căm tức. Khi lấy đất của dân nghèo để quy hoạch khu CN hay làm khu du lịch, mấy tay chủ dự án hứa với dân rất nhiều từ chuyện đền bù đến chuyện tạo công ăn việc làm…đến chuyện giải quyết khó khăn kinh tế. nhưng đến khi lấy xong đất của dân rồi, lật lọng không thực hiện lời hứa… mặc cho đời sống dân nghèo thậm khổ…
Không công ăn việc làm, không đất, con cái thất học…nỗi khổ của dân kêu trời không thấu.
Lo lót ! Vần “ L” này nhắm mắt cũng nhìn thấy.
Chỗ nào chẳng phải lo lót. Lo lót diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiền kiểu từ chuyện xin việc , chạy chức, lên lương, chuyển công tác, chạy án, xử phạt hành chính, xử phạt giao thông…... Cứ có tiền là sẽ giải quyết được mọi vấn đề, đến độ thành câu cửa miệng: “ Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn !”.
Lo lót trở thành một tập quán sống, một thói quen…Tại sao lại hình thành một một thói quen xấu đó ? Hỏi tức là trả lời !
Vần “ Lách” ư ! Cái vần “ L” này xuất hiện nhiều trên câu cửa miệng của mấy nhà doanh nghiệp khi nói chuyện làm ăn. Lách thuế, lách hải quan nhập hàng, lách cảnh sát giao thông khi chở hàng… nghĩa là lách đủ kiểu để mưu cầu lợi ích cá nhân. Không bằng cấp, cũng tìm cách có bằng cấp để an tọa chức vụ. Chẳng thế mới có chuyện, một ông tiếng Anh, một chữ bẻ đôi không biết vẫn có bằng “ tiến sỹ” bên Mỹ cấp. ( cho dù đó là bằng giả). Rồi tìm cách “lách” khai man tuổi, để tại vị lâu hơn… Mà kinh khủng nhất là “ lách” luật, để tạo điều kiện cho cấp dưới buôn lậu, cho các công ty tư nhân trong nước và nước ngoài khai thác tài nguyên vô tội vạ, phá rừng tràn lan, cướp đất của dân dưới danh nghĩa “quy hoạch, giải tỏa”… Nhìn chỗ nào cũng thấy, báo chí ngày nào cũng có bài về vấn đề này.
Cứ “ lách” như vậy, thử hỏi lòng dân có yên không ?
Còn “ lươn lẹo”, vần “ L” này hay được người đời nhận xét khi nghe các“ quan” nói. Các quan nói một đằng, làm một nẻo, nói mà không làm, đổ vấy cho người khác, thậm chí sẵn sàng xuyên tạc, bóp méo sự thật… không chịu nhận ra lẽ phải, phủ nhận lòng tốt của người khác, tìm cách bạo biện những khuất tất, những điều dân phản đối…
Chuyện này có rất nhiều, đến độ người ta chán không muốn nói, không muốn nghe nữa bởi những cái miệng “ lươn lẹo”.
Đến “ Lấp liếm” thì khỏi nói ! Mấy ông có chức có quyền khi bị phanh phui ra những vụ tham nhũng, ăn chơi trụy lạc… làm bản kiểm điểm hay bị truy tố ra tòa không bao giờ nhận tội mà lấp liếm rất nhanh, đổ hết do “trình độ hạn chế”, hoặc như “bị kẻ xấu lừa !” ,thậm chí còn nói “ Những thế lực thù địch tìm cách phá hoại…” để cố bào chữa tội ác của mình. Cuối cùng được cấp trên bao che, mấy ông này nhận những bản án nhẹ hều gây nên sự phẫn nộ trong dư luận…
Nói tóm lại, nếu là nhà nước văn minh, tiến bộ, dân chủ với luật pháp thượng tôn, Quốc Hội có quyền thực sự và nhất là Đảng cầm quyền bản chất đúng là vì dân, nghe dân, coi sự tồn vong của dân tộc lên trên hết thì những vần “ L” trên không có điều gì đáng sợ!
Còn không phải thế, không làm được, thì chỉ có “ Loạn”.
Mà đến như thế thì vận mệnh đất nước nguy to !

__._,_.___

TAM73F
10-17-2011, 12:33 PM
Nguyễn Tấn Dũng Xây Dựng Nền Kinh Tế Khát Tiền.


Khai mạc Hội Nghị Ban Chấp hành trung ương, ngày 6/10/2011, Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lại đang có những khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương. Vì vậy, Bộ Chính trị đề nghị Trung ương dành thời gian thích đáng cho nội dung này.” Lý do triệu tập Hội Nghị xác nhận đảng Cộng sản đang gặp bế tắc trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam.

Trong lời khai mạc Ông Trọng còn tiết lộ đã có những khác biệt ý kiến trong Bộ Chính Trị về việc điều hành kinh tế của Thủ Dũng đến độ phải công khai mang ra bàn thảo: “Vừa qua, các báo cáo, tài liệu của Ban cán sự đảng Chính phủ đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc; đã lắng nghe, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp của các ngành và các cơ quan, các chuyên gia, các nhà khoa học. Bộ Chính trị cũng đã dành một ngày để nghe và cho ý kiến. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn và rất hệ trọng, không ít nội dung còn có ý kiến khác nhau …”

Ông Trọng đề nghị Ban Chấp hành trung ương: “cần trả lời câu hỏi, hiện nay kinh tế - xã hội nước ta đang ở đâu; đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất chưa; xu hướng sắp tới thế nào ? Nhận định, đánh giá chuẩn xác tình hình và dự báo đúng xu hướng phát triển là căn cứ rất quan trọng để có quyết sách đúng.” Ông còn tự hỏi “Phải chăng sắp tới chúng ta vẫn phải tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm.” Câu nói cho thấy chính cá nhân ông cũng không còn tin tưởng vào khả năng điều hành kinh tế của ............ Ông còn xác nhận những phân hóa trầm trọng đang xảy ra giữa 14 thành viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam.

Kinh Tế Thị Trường Chỉ tồn tại dưới Thể Chế Dân Chủ
Kinh tế và Chính trị là hai lãnh vực luôn gắn bó bên nhau. Thể chế chính trị dân chủ vì dân do dân và của dân. Vậy phải chăng nền kinh tế tự do cũng là của dân do dân và vì dân ? Đúng vậy kinh tế quốc dân là tổng hợp tài sản, cả vật chất lẫn tinh thần, của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng quốc gia. Do đó sự phát triển của một nền kinh tế là từ thành quả đóng góp của mọi thành viên và vì lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Dân có giàu thì nước mới mạnh.
Ông Adam Smith đưa ra lý thuyết về một nền kinh tế lý tưởng, ở đó mọi cá nhân được hòan tòan tự do quyết định và hành động kinh tế để tối đa lợi ích cá nhân. Ông tự ví kinh tế tự do như cánh tay vô hình tạo nên sự thăng tiến xã hội.

Trên thực tế quyền lợi và quyền lực cá nhân lại là động cơ thúc đẩy con người hành động. Cá nhân lại thường quên đi hay không biết đến quyền lợi của xã hội và của các thế hệ tương lai. Từ suy nghĩ ích kỷ dẫn đến họat động kinh tế không mang đến lợi ích tối ưu, mà có khi còn làm hại cho xã hội. Thị trường tự do lý tưởng không tồn tại trên thực tế.

Xã hội càng tiên tiến thì những mặt trái của thị trường tự do càng bộc lộ. Từ đó chính phủ được giao cho trách nhiệm điều chỉnh các yếu kém của thị trường tự do nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho cộng đồng dân tộc. Dưới thể chế dân chủ người dân sẽ tự do chọn lựa người đại diện để bảo vệ và tranh đấu cho quyền lợi của mình.
Thể chế dân chủ cũng phát sinh hệ thống truyền thông độc lập và chuyên môn, thông tin các sai sót của thị trường tự do để chính phủ và cá nhân nhanh chóng giảm thiểu mối nguy hại đến xã hội.

Chính vì thế nền kinh tế thị trường phải được xây dựng trên nền tảng của một thể chế dân chủ. Vì thế trong cùng hòan cảnh và điều kiện, nước nào càng dân chủ thì dân tộc đó càng thịnh vượng văn minh.

Kinh Tế Kế Họach Hóa Cộng Sản
Ngược lại với thể chế dân chủ là độc tài tòan trị cộng sản. Ở đó mọi quyết định xuất phát từ một cá nhân (Stalin, Mao Trạch Đông …) hay từ một nhóm người (Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng…). Trên lý thuyết mọi người được nhà nước cộng sản lo cho từ miếng cơm, manh áo, đến giáo dục, công việc làm, thậm chí cả việc dựng vợ gả chồng sinh con đẻ cái.

Trên thực tế cá nhân thường ích kỷ quên đi, hay thiếu nhận thức được quyền lợi của xã hội và của các thế hệ tương lai. Và khi nhà nước quyết định mọi vấn đề thì các cá nhân cũng mất đi động lực thăng tiến, họ trở thành thụ động, không muốn tiến thủ, sống bám vào xã hội, dần dần đưa đất nước đến suy thoái khủng hỏang. Cán bộ đảng viên thì lạm dụng quyền lực vơ vét tài sản quốc gia và kết quả là sụp đổ tòan bộ hệ thống như đã xảy ra tại Đông Âu và Liên Sô. Một vài quốc gia còn bị cộng sản chiếm đóng như Việt Nam cũng đang bước vào con đường sụp đổ.

Mô Hình Trung Cộng
Cuối thập niên 1970, Trung cộng đã bắt đầu áp dụng một mô hình cởi mở kinh tế nhưng vẫn xiết chặt guồng máy chính trị. Mô hình này khởi đầu bằng việc Trung cộng cho thiết lập một số khu chế xuất với vốn đầu tư nước ngòai sử dụng nguồn lao động rẻ, tập trung cho xuất khẩu.

Từ đó đến nay nhà cầm quyền Trung cộng luôn tìm mọi cách để trợ giúp tối đa cho việc xuất khẩu. Cụ thể nhất là việc kềm giữ đồng Nguyên (nhân dân tệ). Nhờ nỗ lực này hàng Trung cộng rẻ hơn thực giá để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hàng hóa sản xuất và xuất khẩu đã tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Việc gia tăng xuất khẩu lại tạo ra một cán cân thương mãi thặng dư. Thặng dư này lại được đầu tư vào các ngành công nghệ xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cứ thế họ cho là phát triển bền vững và ổn định.

Thế nhưng việc giữ giá đồng Nguyên làm giá hàng sản xuất rẻ hơn thực giá dẫn đến việc tài nguyên thiên nhiên bị tận dụng và nhân công đã không được bồi hòan lao động, tiền lương rất thấp. Nói cách khác phương cách điều hành kinh tế của Trung cộng là lạm dụng tài nguyên và bóc lột lao động.

Vì được nhà nước bảo trợ, các nhà sản xuất mất đi động lực cạnh tranh về lâu dài chỉ còn khả năng sản xuất các mặt hàng rẻ tiền kém phẩm chất. Ngược lại hàng hóa nhập cảng phẩm chất cao thì lại mắc hơn thực giá, dẫn đến việc người dân chỉ được tiêu thụ các hàng hóa nội địa kém phẩm chất, hàng tồi, hàng xấu, hàng độc hại. Cũng chính vì những lý do trên hầu hết các quốc gia phát triển đã cho thả nổi đồng tiền để hàng hóa nước họ được tự do giao thương trên thị trường quốc tế và ngược lại. Giữ giá đồng tiền là một phương cách lỗi thời đã được đào thảo từ ba thập niên qua.

Mô hình kinh tế Trung cộng dẫn đến hai hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thứ nhất Trung cộng cạn kiệt tài nguyên và nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cần cho sản xuất càng ngày càng gia tăng. Thứ đến để tiếp tục gia tăng sản xuất Trung cộng bằng mọi cách phải giữ các thị trường sẵn có và tìm mọi cách xâm chiếm các thị trường mới. Sẵn bản chất bá quyền Trung cộng trở nên một mối đe dọa cho nền kinh tế tự do và hòa bình thế giới.

Thặng dư về ngân sách và ngọai thương đã dẫn đến việc giới cầm quyền địa phương vay mượn nợ công để đầu tư vào các công trình thiếu thực tế. Nhiều công trình lớn đựơc hòan tất nhưng phẩm chất kém hay không mang lại các lợi ích thiết thực cho xã hội. Nhiều tài nạn đã xẩy ra trên các tuyến đường sắt cao tốc nói lên đựơc thực trạng kỹ thuật Trung cộng. Nhiều thành phố được xây dựng không người ở, mặc dù dân Tầu vẫn thiếu nhà ở phải chui rúc trong các khu ổ chuột. Nhiều Tập Đòan kinh tế cũng được thành lập từ tiền vốn chính phủ và đều họat động không mang lại những lợi ích thiết thực cho quốc gia. Thậm chí lại lỗ và trở thành gánh nặng quốc gia.

Các công trình càng lớn, các tập đòan càng to thì việc tham ô của công càng lớn. Khỏang cách giữa cán bộ giàu có và người dân nghèo khổ càng ngày càng mở rộng. Mọi đầu tư, mọi tập đòan, mọi kỹ nghệ lại tập trung vào các thành phố lớn đào sâu khỏang cách chênh lêch phát triển giữa nông thôn và thành thị. Khi kinh tế càng tăng tốc thì bất công, bất mãn, chống đối càng gia tăng và guồng máy chính trị phải sử dụng bạo lực trấn áp.
Vì áp dụng mô hình này tình trạng tại Việt Nam còn tệ hại hơn và như Việt Nam Trung cộng đã trở thành một trái bom chưa biết nổ lúc nào.

Chiến Tranh Kinh Tế Hoa Kỳ Trung Cộng
Việc Trung cộng kềm giá đồng Nguyên ảnh hưởng đến công ăn việc làm tại các quốc gia tiêu thụ hàng hóa nước này. Việt Nam cũng định giá thấp đồng tiền nhưng vì thiếu ngọai tệ nên ít khả năng hơn.

Theo ước tính so với Mỹ kim đồng Nguyên được định giá thấp hơn chừng 20 đến 40 phần trăm. Trong khi ấy đồng Việt lại chỉ trong vòng trên dưới 10 phần trăm. Đây chính là lý do hàng hóa Trung cộng đã giết chết nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Sống cạnh nước lớn các nhà họach định kinh tế luôn cần quan tâm đến mọi thay đổi của nước lớn. Vì các thay đổi này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia của mình.

Ngày 11/10/2011 vừa qua, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Đạo luật giám sát tỷ giá giao dịch tiền tệ. Đạo luật này cho phép chính phủ Hoa Kỳ áp dụng thuế quan trên các sản phẩm nhập cảng vào Hoa Kỳ từ các nước định giá thấp đồng tiền của họ. Đạo luật này chủ yếu buộc Trung cộng phải tăng giá đồng Nguyên để cạnh tranh công bằng trên thị trường hàng hóa Hoa Kỳ. Nếu được Hạ Viện thông qua Đạo luật này sẽ làm giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như thế sẽ giảm sản xuất, giảm nhân dụng và giảm mức độ tăng trưởng Trung cộng.

Việt Nam cũng định giá thấp đồng Việt nên cũng sẽ bị chi phối bởi Đạo Luật này. Trong vòng 5 năm qua, Trung cộng còn sử dụng Việt Nam như một cửa khẩu để chuyển hàng của họ ra thế giới tự do. Nhiều mặt hàng dán nhãn sản xuất tại Việt Nam nhưng thực ra là hàng hóa được sản xuất bên Tàu. Tình trạng này càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cảnh cáo sẽ trừng phạt Việt Nam vì những gian dối nói trên.
..................................

............................


Kinh Tế Việt Nam Một Nền Kinh Tế Khát Tiền
Trước năm 1990, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào ngọai viện và vay mượn từ khối cộng sản. Năm 1990, khi Liên Sô và Đông Âu sụp đổ đảng Cộng sản quyết định quay lại thuần phục Trung cộng, áp dụng mô hình phát triển Trung cộng, đồng thời dựa vào vay mượn và đầu tư quốc tế để sống còn.

.................................................. ..
.................................................. ...

Xây dựng một nền kinh tế là phải xây dựng niềm tin của dân, của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Tấn Dũng lại quá tự tin vào tài in tiền đồng. Tiền càng in thì càng mất giá. Lạm phát phi mã lại làm mất niềm tin vốn đã rất ít.

Rồi xuất cảng thì chỉ tập trung vào hàng hóa rẻ tiền và nguyên nhiên liệu thô. Trong khi ấy lại phải nhập cảng những hàng hóa cao cấp phục vụ các Tập Đòan Tư Bản Đỏ, cán cân ngọai thương đâm ra thâm hụt.

Đặc biệt là hàng hóa của Trung cộng đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Hằng năm cán cân giao thương giữa hai nước nghiêng về phía Việt Nam đến hàng chục tỷ Mỹ Kim. Đó là con số thống kê, số thực tế cao hơn nhiều. Nhiều tỉnh ở cực Bắc Việt Nam sử dụng đồng Nguyên làm phương tiện thanh tóan chính thức. Lý do chính do thiếu Mỹ Kim dự trữ và như thế thiếu khả năng để kềm giá đồng bạc Việt Nam. Trong năm qua Việt Nam đã phải nhiều lần phá giá đồng tiền.

Thiếu khả năng cạnh tranh đầu tư ngọai quốc vì thế cũng sút giảm. Đầu tư còn lại đa phần đến từ Bắc Phương Trung cộng. Càng nhận tiền đầu tư từ Trung cộng Việt Nam càng lệ thuộc và càng chóng bị đồng hóa bởi Bắc Phương.

Hết sức khách quan trong vòng 5 năm đổ lại nền kinh tế Việt Nam đã hòan tòan bị khống trị bởi người Tàu. Từ hàng hóa tiêu dùng, đến nhà máy sản xuất, đến công trình khai thác tài nguyên, công trình đầu tư, đều do người Tàu chủ động. Người Việt mất cả công ăn, việc làm và đang thất thế ngay trên chính quê hương của mình.

Việt Cộng Chưa Bao Giờ Họach Định Kinh Tế Tự Do
Được đào tạo và làm việc trong nghành kinh tế, người viết tự tin để nói rằng Việt cộng chưa bao giờ có chính sách để họach định kinh tế tự do.

Họach định kinh tế vĩ mô là họach định ngắn hạn, sáu tháng đến hai năm. Muốn họach định cần phải dựa trên những phân tích và tiên đóan chính xác về tình hình kinh tế xã hội chính trị và quốc tế. Chính sách vĩ mô muốn có hiệu quả cần được đưa ra từ cả năm trước thì mới có thể điều hướng được các chỉ tiêu vĩ mô. Mọi thay đổi tại Việt Nam chủ yếu phát xuất từ ................. chỉ thấy sai thì sửa, sửa vẫn sai, sai lại sửa, sửa rồi lại sai, càng sửa càng sai.
.............................................
.................................................. .


Chưa có khả năng họach định vĩ mô, làm sao những cái đầu chỉ biết tranh giành quyền lực chính trị lại có thể họach định kinh tế vi mô. Họach định kinh tế vi mô là họach định thế chiến lược cần người biết nhìn xa nhìn rộng cần viễn kiến.

Như đã nói ở phần trên kinh tế là của dân do dân và vì dân, vì thế khi đã mất đi niềm tin của dân là đã mất đi khả năng họach định. Giới cầm quyền Việt Nam cuối cùng chỉ lo chống đỡ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ. Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.

Cải Cách Vi Mô
Trở lại với Hội Nghị Trung Ương Đảng nói ở đầu bài và theo tạp chí VNEconomic hôm 30 tháng 9 thì Việt Nam cần có một cuộc đổi mới thứ nhì. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết nếu cuộc đổi mới lần thứ nhất đã giúp cho Việt Nam thoát được cảnh đói nghèo triền miên của thời bao cấp, thì cuộc đổi mới lần thứ hai được coi là nhu cầu bức thiết để giúp Việt Nam thoát khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính đang cận kề.

Được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: “Cuộc đổi mới lớn nhất đã đem lại cho Việt Nam các bước phát triển vượt bậc như trong thời gian vừa qua. Nhưng đến nay thì những động lực đó không còn đủ nữa, và trong thời gian qua thì Việt Nam thấy rõ là gặp thách thức lớn. Vì vậy cho nên đợt đổi mới lần hai này là cần phải gắn liền với việc cải cách guồng máy nhà nước, gắn liền với cải cách các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khác. Cũng như cải cách quản lý về tài nguyên, về đất đai của đất nước để cho nền kinh tế phải nâng cao được hiệu quả và có năng lực cạnh tranh cao hơn.” Nói vắn tắc Việt Nam cần cải cách vi mô (microeconomic economic reform)

Cải cách vi mô thật sự rất cần thiết cho Việt Nam. Đây là phương cách để mang nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi mô hình Trung cộng. Vấn đề ở đây là làm như thế nào để tối ưu lợi ích xã hội.

Trong bài này người viết chỉ xin đưa ra vài vấn đề. Cải cách vi mô sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của hằng chục triệu người đang làm việc trong các khu vực được cải cách. Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi hòan, an sinh và huấn luyện lại tay nghề cho những người kém may mắn bị mất việc ? Làm như thế nào để cải cách vi mô ? Nếu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì tiền có được là tài sản quốc gia sẽ được sử dụng như thế nào ? Trả nợ, lo cho người bị mất việc ?

Hay chỉ vì .............. đang khát tiền nên bán rẻ tài sản quốc gia để chi tiêu hoang phí trong các công trình hòanh tráng không mang lại lợi ích thiết thực cho dân. Tệ hại nhất là tài sản quốc gia lại biến hóa thành tài sản cá nhân lọt vào tay các tư bản đỏ ......................... Có thêm tiền bọn chúng lại có thêm quyền lực và dân Việt lại tiếp tục sống trong gông cùm của thiểu số nắm được quyền lực.

Trong lần đổi mới trước đây, Ông Trần Xuân Bách nhấn mạnh việc cải tổ chính trị cần tiến hành song song với cải cách kinh tế: “…vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.” Mặc dù ông Bách chỉ đề nghị cải cách chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản, ông hòan tòan không chủ trương đa đảng và dân chủ tam quyền. Thế nhưng đảng Cộng sản đã chọn “tấp tểnh đi một chân” để cuối cùng......................................
.................................................. .....


Trước đây Tiến sỹ Lê Đăng Doanh và nhiều trí thức Việt Nam đã báo động về tình trạng xâm thực kinh tế của người Tàu. Trong guồng máy cộng sản hy vọng ông Doanh và giới trí thức đều nhận ra nguyên nhân vì không có dân chủ. Vì không có dân chủ người dân đã không được chọn lựa những người có khả năng xây dựng một nền kinh tế do dân vì dân và của dân. Vì vậy việc tối ưu không phải là cải cách kinh tế mà chính là thay đổi hệ thống chính trị. Có tự do có dân chủ Việt Nam mới có thể thóat khỏi cơn khủng hỏang và vươn lên để hòa nhập với cộng đồng thế giới.

Cứu nước cứu dân hay cứu chế độ cộng sản là câu hỏi mỗi chúng ta cần phải tự trả lời.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
13/10/2011

TAM73F
10-17-2011, 11:49 PM
Nghị Quyềt 36 Không Thể Chọc Thủng Văn Hóa Cộng Đồng Mỹ Gốc Việt Hải Ngọai .

tác giả Vi Anh

- Bộ Chánh Trị Đảng CSVN từ khá lâu đã ban hành Nghị Quyềt 36 với “ ý đồ ” nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngọai qua các công tác địch vận , dân vận , văn hóa vận bằng các hình thức tuyên truyền đen , trắng xám của họ . Nhưng đã mấy năm trời , CS Hà nội tốn bao nhiêu tiền bạc mà không thể chọc thủng nổi cộng đồng người Việt hải ngọai .

Tiêu biểu , là công đồng người Mỹ gốc Việt đông nhứt trên thế giới chỉ sau cộng đồng người Việt ở trong nước , CS tập trung nỗ lực , thọc nhiểu mũi dùi tấn công mà không hề hấn gì cả . Thí dụ như năm 2009 , nhà cầm quyền CS Hà nội tung ra gần như đồng loạt kế họach là mở lãnh sự quán ở Houston , tiểu bang Texas của Mỹ vào tháng 9 và đưa giáo viên , đem chương trình và cấp sách giáo khoa ra nước ngoài qua dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt ở các nước Miên , Lào , Tiệp , Nga , Canada , USA , và kết quả ... không co' kết quả .

Lạnh lùng phân tích cho thấy Lãnh sự quán Houston ... nhu đìu hiu , vắng vẻ chùa Bà Đanh , trở thành mục tiêu chống đối của cộng đồng Mỹ gốc Việt . CS không làm công tác kiều vận được , và còn bị người Mỹ gốc Việt lùa vào tòa lãnh sự ru rú như con dán ngày bên trong vậy . Còn việc dạy tiếng Việt và CS tốn tiền đem sách giáo khoa cho các lớp Việt ngữ bị người Mỹ gốc Việt và gia đình tẩy chay triệt để . Điều đó cho thấy bất cứ kế hoạch chiến tranh chánh trị nào nếu không hợp thời cơ , địa lợi , nhân hoà – ắt sẽ đại bại .

Chiến dịch kiều vận và văn hóa vận nói trên , qua mấy năm đã cho thấy cũng như bao nhiêu chiến dịch khác mà CS Hà nội tung ra hải ngoại đều thất bại . Thất bại như qua chiến dịch CS Hà nội vận động “ Việt Kiều ” xin miển chiếu khán nhập cảnh , và đưa cac' đoàn văn công DDVN sang ngoại quốc . Người Việt ở hải ngoại lại có thêm lý do để đồng tâm hiệp lực chống Cộng mạnh hơn , vì thấy CS Hà nội muốn xâm nhập sâu sát , lũng đọan cộng đồng VN ở hải ngoại . Bằng cách lợi dụng thế bang giao và nhu cầu bảo tồn tiếng Việt đồi với trẻ em gốc Việt ở hải ngoại .

Về việc CS Hà nội mở lãnh sự quán ở Houston. Nước nào có bang giao với Mỹ là có thể thương lượng mở lãnh sự quán . Hà nội có bang giao với Washington , thì có thể thương lượng điều ấy . Hà nội mở lãnh sự quán ở Houston, thì Mỹ mở ở Đà nẵng . Nếu nói về lợi hại kinh tế, chánh trị , xã hội thì Mỹ ở thế thượng phong . Đà nẵng có lợi cho Mỹ nhiều hơn so Houston đối với Hà nội . Đà nẵng gần Cam Ranh là một vịnh an toàn trú bão , có tính chiến lược trên con đường hàng hải cho Mỹ đi Á châu Thái bình Dương . Đà nẵng là trung tâm kinh tế, chánh trị của Miền Trung VN .

Còn về phương diện xã hội , lãnh sự quán Houston hoàn toàn có hại cho CS Hà nội . CS khi mở công sở ngoại giao này ... nói ở Houston có 85,000 người Việt đang sinh sống . CS mở lãnh sự quán ở Houston để tuyên truyền dụng danh đạt quả hơn là hiệu năng công vụ ngọai giao , kiểu vận thực tế . Thực tế có 85,000 người nhưng là Mỹ gốc Việt, công dân hay thường trú nhân Mỹ gốc Việt , coi quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ là hồn thiêng sông núi VN , không bao giờ tự coi mình là thần dân của chế độ CS Hà nội . Những người này đâu có cần sự bảo vệ kiều dân của CS Hà nội , là nhiệm vụ căn bản của lãnh sự quán .

Lãnh sự quán lớ quớ , đưa cán bộ đảng viên đội lốp ngoại giao , ra câu móc tổ chức đảng CS , thu thuế , làm tình báo ... ngưòi Mỹ gốc Việt nếu không đánh đuổi thì cũng báo cho FBI bắt trục xuất vì hiệp ước bang giao và giao thương nước nào cũng cấm điều đó . Phương chi đạo luật McCarthy của Mỹ hãy còn giá trị . Nhập quốc tịch Mỹ, người của bất cứ sắc tộc nào cũng phải có lời khai hữu thệ rằng trước không dính líu sau không dính líu với hai đảng độc tài Quốc xã và CS .

Nếu tốn mỗi năm hàng trăm triệu để có một lãnh sự quán, treo cây cờ CS ru rú , như gián ngày trong khuôn viên , cửa đóng im lìm ... nhưng lại tạo điều kiện và cơ hội cho người Mỹ gốc Việt nay biểu tình, mai biều tình – thì coi như CS Hà nội đã đem tiền thuế của người dân Việt đốt ở Mỹ chơi mà thôi .

Đó là chưa nói Lê Dũng miệng lằn lưỡi mối khi làm phát ngôn Bộ Ngoại giao mà đưa qua làm người đứng đầu Tổng lãnh sự quán VN tại Houston , sẽ là cơ hội cho ngườùi Mỹ gốc Việt thêm lý do chứng minh cho lớp trẻ Mỹ gốc Việt sanh ở Mỹ thấy cán bộ CS là những người nói láo như Vẹm ...

Về việc CS đưa giáo viên , sách vở ra hải ngoại qua dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt . Trước nhứt không thể đưa tiếng Việt vào chương trình giáo dục công lập của các nước được . Nước nào cũng có chuyển ngữ ( vehicle language ) riêng cho chương trình giáo dục quốc gia , được coi là một lối thể hiện chủ quyền của nước đó . Ngay như ở Mỹ một nước tự do , dân chủ nhứt nhì hoàn cầu , với một xã hội đa văn hoá , đa chủng tộc , tiếng Anh vẫn là chuyển ngữ bó buộc . Tiếng Tây ban Nha , Pháp , Đức , Hoa , Nhựt , Việt , chỉ là sinh ngữ ,chỉ học sinh trung học và sinh viên ở cấp đại học nhiệm ý chọn học thôi . TB Cali đông người Việt , vận động mạnh tiếng Việt mới được dạy trong vài trường trung học rất hiến hoi , tiểu học là không có .

Tiếng Việt nếu có dạy thì cũng dạy ở các cộng đồng hay gia đình người Mỹ gốc Việt là chánh yếu . Bao nhiêu trường hợp đã xảy ra trong cộng đồng VN , khi thấy cây cờ CS Hà nội , cô giáo Mỹ đưa ra để tượng trưng cho VN , học sinh dù lớp nhỏ cũng về nhà mét ba , mét má . Ba má bực mình, nói phải quấy với thầy cô và báo cho cộng đồng can thiệp . Hầu hết các trường hiểu biềt và thay cờ VN nền vàng ba sọc đỏ vào . Sau này việc hạ cờ máu của CS và thay bằng cờ VN nền vàng ba sọc đỏ người Mỹ gốc Việt yêu cầu các trường, các công ty , và cơ quan Mỹ như Bưu Điện , tương đối dễ vì đã có cả chục tiểu bang ra quyết định công nhận cờ VN nền vàng ba sọc đỏ là di sản , niềm tin , biểu tượng tự do , dân chủ của người gốc Việt . TB Cali lớn nhứt Mỹ ra cả một sắc lịnh và thành sắc luật sau đó là sự công nhận này .

Nhu cầu duy trì tiếng Việt ở hải ngoại rất cao . Cộng đồng và gia đình người gốc Việt ở hải ngoại đã giải quyết , đi trước CS Hà nội lâu lắm rồi , trước ít nhứt cũng hơn 30 năm , từ sau khi định cư ở các nước . Cộng đồng và gia đình VN đã nối tiếp dòng văn hoá VN , rất dị ứng với những “ từ CS” nặng mùi Tàu , cách phát âm the thé , nuốt chữ , ghép chữ như muốn cướp lời mà CS đã biến thành ... cách ăn nói của con người xã hội chủ nghĩa . Cộng đồng đã có những trung tâm Việt ngữ , ở khắp nơi, thậm chí chùa , nhà thờ , thánh thất , hội đoàn đồng hương đều có lớp dạy tiếng Việt rất gần gũi , quen thân . Các trung tâm Việt ngữ bây giờ lo thiếu học sinh .. chớ không sợ thiếu thầy , thiếu lớp .

Còn về phương diện chuyên môn sư phạm , giáo viên , chương trình , cách dạy , sách vở từ trong nước “ xuất khẩu ” ra khó mà được tập thể người chấp nhận . Chắc chắn khi giáo viên trong nước ra dùng tiếng ngoại quốc để so sánh , giảng giải bài tiếng Việt , học sinh học quen với giọng chính thống , chuẩn mực của chuyển ngữ khó mà hiểu . Phuơng pháp dạy tiếng Việt ở hải ngoại cũng khác ở VN là nơi tiếng Việt là chuyển ngữ . Phương pháp dạy tiếng Việt ở hải ngoại như dạy sinh ngữ , phải so sánh từ cách phát âm , ghép vần , đến văn phạm với ngôn ngữ chánh.

Còn chương trình dạy ở VN hải ngoại phải thích hợp với hoàn cảnh của môi trường đa văn hóa , không có chuyện giáo án , đáp án phải đi bên lề phải , qua do ban giám hiệu buộc và duyệt trước như ở VN . Tương quan giữa học sinh và giáo viên khác với VN , thầy cô chỉ là bạn hay anh chị , chớ không phải là người lên lớp dạy đời , đọc chép như ở VN . Ở hải ngoại nhứt là tại các nước có đông người Việt định cư đã có nhiều giáo viên , giáo sư giàu kinh nghiệm dạy tiếng Việt , có khoá tu nghiệp, đã có bộ sách giáo khoa sọan rất công phu và thích hợp từ lớp 1 đến trung học đệ nhứt cấp rồi.

Còn sách giáo khoa của CS đưa ra ngoại quốc khá lâu rồi , bán ngoài chợ , có khi cho không , cũng không ai lấy vì nội dung rất dị ứng đối người Việt hải ngoại . Sau cùng, nói tới thì cũng phải nói lui ... Hai “ ý đồ ” nói trên của CS Hà nội -- lập lãnh sự quán ở Houston và đưa giáo viên, sách vở ra ngoại quốc dạy tiếng Việt -- cũng có cái lợi ; đó là lợi cho cán bộ đảng viên CS ở ngoại quốc .

Đây là cơ hội những cán bộ có quyền thế trong đảng nhà nước đưa người của mình ra ngoại quốc , trong đó chánh yếu là “ con cháu , các cụ cả ”. Trước là để hưởng thụ ở ngoại quốc . Kế là tạo một đầu cầu để rửa tiền , chuyển tiền ra ngoại quốc . Con em của cán bộ đảng viên trong ngành ngoại giao , ngoại thương có người “ kềm cặp ” khỏi tốn tiền túi học ở quốc gia công tác.

Chớ ý đồ xâm nhập cộng đồng bằng công tác lãnh sự và dạy tiếng Việt chắc chắn thất bại như đã thấy . Ngay những người Việt hải ngoại về VN làm ăn , hay những chánh trị salon đón gió trở cờ ... muốn hoà giải hoà họp kia còn “ chém vè ” trước tập thể người Việt ở hải ngoại , huống gì qua những cán bộ đảng viên đỏ lòm do CS Hà nội “ điều ” ra ngoại quốc . Đó là chưa nói một vài phần tử bị CS móc nối , mới ngo ngoe , ọ ẹ là bị các đòan thể, cộng đồng người Mỹ gốc Việt bằng cách này hay cách khác phản ứng tức thì ....

Dr. Martin Luther King đả nói : Intelligence plus Character- That is the Goal of True Education !

Không biết những đảng viên Cộng Sản Việt Nam có hiểu Câu nầy không nứa ?

Cantho63
10-18-2011, 06:41 PM
Bắc thang lên hỏi ông ...trời :04:

TAM73F
10-19-2011, 04:12 PM
NGHỊ QUYẾT 36 và NHỮNG HỆ LỤY HÌNH SỰ

* Ðỗ Thái Nhiên

I - MỞ ÐỀ

“ Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói , hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm ” . Ðó là
“ câu nói để đời ” của ông Nguyễn Văn Thiệu , vị Tổng Thống Ðệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam . Qua lời phát biểu kia có nghĩa là Cộng Sản , hay qua cach' nói 1đường , va` làm một nẻo khac ' . Cộng Sản nói đen tức là trắng , nói đàm tức là đánh , nói yêu tức là ghét .

Muốn hiểu lời lẽ của Cộng Sản , chúng ta cần hiểu ngược lại những gì họ đã nói . Ðọc nghị quyết 36 , người đọc ghi nhận bộ Chính Trị của đảng CSVN đã qua 4 lần nhấn mạnh lời kêu gọi người Việt hải ngọai hãy tôn trọng luật pháp của các quốc gia sở tại
( xem nghị quyết 36 , phần II , đoạn 2 và 3 ; phần III, đoạn 4 ).

Tại sao Bộ Chính Trị CSVN lại phải ân cần đưa ra lời kêu gọi như vậy đến 4 lần trong một nghị quyết ? Theo định tắc hiểu ngược vừa nêu ra , điều đó hàm ý rằng : trong quá trình biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể , những người Việt hải ngoại bằng lòng hợp tác với CS sẽ bị CS dẫn dụ đi vào con đường vi phạm luật pháp của quốc gia sở tại .

Con đường phạm pháp đó ... chạy ngoằn ngoèo theo những địa đạo nào ? Qua con đường phạm pháp đó có bao nhiêu hầm chông ? mìn bẫy? Muốn trả lời các câu hỏi vừa nêu một cách chính xác , chúng ta cần phải qua cach' chọn lựa khung cảnh pháp lý cụ thể của một quốc gia , có cộng đồng người Việt định cư . Bài viết này, xin chọn qua mối quan hệ giữa luật pháp và người Việt nhập cư tại Hoa Kỳ làm đối tượng trọng yếu cho cuộc khảo sát .

II-VÀO ÐỀ

Trên bình diện nghĩa vụ pháp lý , mỗi người có hai nghĩa vụ căn bản :
1/ tôn trọng luật pháp quốc gia và tôn trọng những khế ước mà cá nhân đã ký kết với người khác , tập thể khác . Căn cứ vào hai nghĩa vụ vừa kể , chúng ta hãy xét xem khi một người Việt tại Mỹ hợp tác với CSVN đúng theo lời kêu gọi của nghị quyết 36 thì đương sự sẽ nhận lãnh những hậu quả pháp lý nào ?

A-Nghĩa vụ tôn trọng khế ước :

Muốn trở thành công dân Hoa Kỳ , mỗi ứng viên phải qua đích thân điền vào mẫu đơn N-400 . Ðặc biệt tại phần 10 , khoản B, đương đơn phải thành thực trả lời “ có ” hay la`
“ không ” các câu hỏi sau đây :

*/ Câu 9 : bạn có đang hay đã từng là qua đảng viên hay liên hệ dưới bất cứ hình thức nào ( trực tiếp hay gián tiếp ) với :

a/. Ðảng Cộng Sản
b/. Bất kỳ đảng độc tài nào khác ?
c/. Một tổ chức khủng bố ?

*/ Câu 10 : Bạn có đang hay đã từng ủng hộ , hay bênh vực ( gián tiếp hay trực tiếp ) sự lật đổ chánh phủ bằng vũ lực hay bạo động ?

*/ Câu 11 : bạn có đang hay đã từng hành hạ ( trực tiếp hay gián tiếp ) một người nào đó vì lý do chủng tộc , tôn giáo , cội nguồn quốc gia , thành viên của một hội đoàn xã hội hay vì lý do quan điểm chính trị ? ( Xin xem nguyên bản bằng Anh ngữ : US Department of Justice – Application for Naturalization – form N-400 (Rev 07/23/02 ) N page 7)

Mặt khác, sau khi thi đậu quốc tịch , ứng viên sẽ nhận được giấy gọi đi tuyên thệ quốc tịch, ( form N- 455A, Notice of Final Naturalization Hearing ) . Trên giấy gọi này , ứng viên sẽ phải trả lời một số câu hỏi có nội dung tương tự như các câu hỏi số 9, 10, 11 của Form N-400. Tuy nhiên qua giấy gọi N- 455A nhấn mạnh : các câu hỏi kia chỉ muốn biết có điều gì thay đổi hay không ... kể từ ngày ứng viên qua nộp đơn xin nhập tịch cho đến ngày ứng viên đi tuyên thệ .

Cả hai mẫu đơn N- 400 và N- 455A đều yêu cầu ứng viên xin nhập tịch phải xác nhận mối liên hệ . Nếu có , giữa ứng viên với đảng Cộng Sản , các tổ chức độc tài chuyên chế , các đơn vị khủng bố . Sự thể này chứng tỏ một cách mạnh mẽ rằng quốc gia Hoa Kỳ tuyệt đối không muốn ban cấp quốc tịch Mỹ cho những người có liên hệ dưới bất cứ dạng thức nào với các tổ chức vừa nêu . Vì vậy , qua một cách thông thường , để cho thủ tục nhập tịch được trôi chẩy , các ứng viên quốc tịch đều trả lời “ không ” đối với các câu hỏi 9, 10, 11 của N- 400 và các câu hỏi tương tự của N- 455A .

Bây giờ mang những chữ “ không ” vừa nêu so chiếu với hành động của vài người Việt quốc tịch Mỹ đang hăng hái chấp hành nghị quyết 36 , chúng ta thấy một cuộc xoay chiều 180 độ . Có lẽ do mải mê xoay chiều , các người Mỹ gốc Việt kia đã quên đi một số nguyên tắc quan trọng của luật pháp dân chủ .

- Họ quên rằng N- 400 và N- 455A là hai khế ước họ đã tự nguyện ký kết với chánh phủ Mỹ để đổi lấy sự việc họ được ban cấp quốc tịch Hoa Kỳ .

- Họ quên rằng mỗi công dân có hai nghĩa vụ pháp lý căn bản . Một là tôn trọng pháp luật quốc gia . Hai là tôn trọng những khế ước mà một cá nhân đã ký kết với cá nhân hay tập thể khác , tập thể công cũng như tập thể tư . Khế ước chính là luật pháp đối với những người đã ký kết .

- Họ quên rằng : quyền tự do tư tưởng là một trong những quyền tự do thuộc hàng tối thượng tại Hoa Kỳ . Thế nhưng , chiếu theo các khế ước N- 400 và N- 455A , tự do tư tưởng không có nghĩa là tự do theo Cộng Sản , tự do hỗ trợ cho một chế độ độc tài toàn trị , tự do chà đạp tín ngưỡng của người khác , tự do bao che những ổ khủng bố...

Ðời sống của mỗi người là một cuộc trả giá bất tận , trả giá cơm, trả giá nhà ... Khi qua ký khế ước nhập tịch Mỹ để rồi xoay chiều 180 độ chạy theo nghị quyết 36 , xoay chiều như vậy giá là bao nhiêu ? câu trả lời xin đặt ở phần cuối của bài viết này .


B - Nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc gia .

Bên cạnh nghĩa vụ tôn trọng khế ước quốc tịch , người Việt mang quốc tịch Mỹ còn có nghĩa vụ , cùng với những người không có quốc tịch Hoa Kỳ sinh sống trên lãnh thổ Hợp Chủng Quốc , tôn trọng luật pháp Hoa Kỳ . Phương cách tôn trọng luật pháp một cách tích cực và hữu hiệu nhất chính là nỗ lực phân tích, xác định và xa lánh mọi ngõ ngách dẫn đến hành động phạm pháp . Bằng vào những ngõ ngách nào ... qua nghị quyết 36 sẽ biến một người vốn là công dân lương hảo trở thành kẻ phạm pháp ? Sau đây là ba ngõ ngách chủ yếu :

*- / Ngõ ngách 1 : cuộc hội ngộ với các tổ chức Hồi Giáo khủng bố .

Biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể hiển nhiên là một việc làm chính trị . Nói tới chính trị là nói tới tiên liệu . Hoạt động chính trị , nhưng xem nhẹ khả năng tiên liệu chẳng khác nào một người đi biển không mang theo hải bàn . Mặt khác , kể từ sau biến cố tháng 9/11/2001 , cá nhân nào , tập thể nào đứng ở vị trí đồng minh với các tổ chức Hồi giáo khủng bố , họ đều là kẻ thù của nước Mỹ. Bây giờ căn cứ vào một số dữ kiện đáng quan tâm, chúng ta hãy tiên liệu xem có hay không mối liên hệ giữa CSVN và Hồi Giáo khủng bố. Những dữ kiện đó như sau:

- Ngay sau biến cố 9/11 tại New York , một số sinh viên Hà Nội đã tổ chức biểu tình chào mừng chiến thắng của Al Qaeda . Hiển nhiên đây là một cuộc biểu tình do đảng CSVN đạo diễn .

- Vào những năm cuối của chế độ Sadam Hussein , CSVN đã năm lần bẩy lượt hăm dọa là sẽ gửi chí nguyện quân qua giúp Iraq “ chống Mỹ cứu nước ”.
- Theo kinh Koran , Thiên Chúa Allah xác định “ ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của kẻ ngoại đạo . Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng ” (Surat 8:12) . Vẫn theo kinh Koran: “ Tất cả những kẻ ngoại đạo đều đáng bị chặt đầu hoặc bị bỏ tù ” ( Surat 47:4 ) .

Hai đoạn kinh Koran vừa trích dẫn cộng với những vụ khủng bố tràn lan khắp thế giới cho thấy Hồi Giáo quá khích vô cùng thù ghét kẻ ngoại đạo , đặc biệt là ngoại đạo Tây Phương . Thế nhưng, tại VN , với vô số khách sạn và những tiện nghi sang trọng khác, CSVN đã và đang rộn rịp tiếp đón đông đảo du khách cùng doanh nhân phương Tây .

Nghành du lịch của CSVN không ngừng đưa ra lời quảng cáo tự tin rằng VN là nơi an toàn nhất đối với du khách từ mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới . Tại sao CSVN không bao giờ là đối tượng của Hồi Giáo khủng bố , dầu chỉ là một lời đe dọa ? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong những quan hệ bí mật giữa CSVN và Hồi Giáo quá khích .

Qua thế giới đều biết : Trung Cộng có rất nhiều mối liên hệ mật thiết với Trung Ðông: xăng dầu , gạo, chất liệu và kỹ thuật chế tạo vũ khí nguyên tử ... CSVN đã trung thành với Trung quốc đến độ qua dâng đất dâng biển cho Bắc triều . Với lòng trung thành đó , nếu CSVN trở thành đồng minh với Hồi giáo khủng bố , theo lệnh của Bắc Kinh , thì đó không phải là ... điều khó hiểu .

Các dữ kiện có tính cách gợi ý nêu trên đã phát ra tín hiệu rằng chính trị là hoạt động muôn mặt trong đó mặt này liên hệ chặt chẽ với muôn mặt kia . Và rằng những người hợp tác với VC hãy tự tiên liệu một cách có căn cứ là trong tương lai không xa , những người này sẽ nằm hẳn trong khối liên kết giữa VC và khủng bố Hồi Giáo . Khi sự việc này xẩy ra : những kẻ làm tay sai cho CS thông qua nghị quyết 36 sẽ đương nhiên trở thành kẻ thù của nước Mỹ .

*-/ Ngõ ngách hai : Tác vụ tình báo chống lại Hoa Kỳ :

Cách đây hơn 3200 năm , vua Agammennon của xứ Hy Lạp sai sứ giả qua mang tặng thành Troy một con ngựa gỗ khổng lồ . Ðây là món quà biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Hy Lạp và Troy . Thế nhưng ngay trong đêm đầu tiên , sau khi thành Troy tiếp nhận quà hữu nghị , thành này đã bị đánh phá tan tành . Lực lượng đánh phá là qua những cảm tử quân Hy Lạp ẩn nấp trong bụng con ngựa gỗ . Tác vụ tình báo , bao giơ cũng khởi đầu bằng những kịch bản rất thân hữu , rất lịch sự . Nghị quyết 36 do VC gửi cho “ khúc ruột ngàn dặm ” hiển nhiên là một quà tặng kiểu ngựa gỗ thành Troy , gọi là ngựa gỗ 2004 . Trong bụng ngựa gỗ 2004 , chất chứa rất nhiều âm mưu , trong đó âm mưu tình báo là âm mưu nham hiểm nhất . Thông thường một tác vụ tình báo gồm hai bước căn bản :

- Bước 1 : tạo liên hệ thân thiết hướng về đối tượng mà nhân viên tình báo VC cho là có khả năng săn tin .

* Nghị quyết 36 làm thân với người Việt hải ngoại bằng cách “ thân thương ” qua cach' xác nhận : “ Ðảng và nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam ” . Nghị quyết 36 làm thân với người Việt hải ngoại bằng cách hứa hẹn “ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia , trí thức người Việt Nam ở nước ngoài .” ( Nghị quyết 36 , phần III, đoạn 2) .

Dĩ nhiên khi đi vào hành động cụ thể , VC sẽ có qua 1001 phương thức làm thân khác nhằm vào những con mồi mà VC đã chọn . Những con mồi đó là ai ? Nghị quyết 36 trả lời : họ là những người “ có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế ,chính trị , xã hội ở nước sở tại , qua cach' tác động ở mức độ khác nhau cho tới mối quan hệ giữa nước đó với VN ” ( NQ 36 phan I đoạn 1 ).

Bước 2 : cài đặt con mồi ở vào thế phải làm tình báo cho Việt cộng . Phương pháp cài đặt có thể là mỹ nhân kế , tài chánh kế , thương mãi kế , ma túy kế , danh vọng kế ...

Ðối với những con mồi thông minh và khó tính , không chấp nhận làm tình báo , VC sẽ bố trí mọi cơ hội thích nghi để tạo vết đen hình sự trong hồ sơ cá nhân của đương sự . Những vết đen kia như những lá bài tẩy để VC gây sức ép buộc con mồi phải ngoan ngoãn bước vào con đường tình báo . Xin đừng quên rằng, qua tin tức tình báo do VC thu lượm được tại Mỹ có thể mang bán cho Trung quốc , cho Hồi giáo khủng bố , cho bất kỳ thế lực nào có âm mưu chống lại nước Mỹ .

Phương pháp tốt nhất giúp một người không bao giờ bị nhiễm “ bệnh dịch ” làm tình báo cho VC là người đó tuyệt nhiên không giao dịch với VC dưới bất kỳ hình thức nào .


*- / Ngõ ngách 3 : đồng lõa tội cưỡng chiếm công quỹ và tán trợ những hành động phạm pháp khác .

Chế độ CSVN là chế độ cướp chính quyền , chế độ xây dựng trên những cuộc bầu cử gian lận , chế độ mạo nhận danh nghĩa đại diện người dân . Xuất phát từ cội nguồn phi chính thống vừa kể , mỗi hành động chi tiêu ngân quỹ quốc gia của VC là một hồ sơ phạm pháp . Trên diễn trình thi hành nghị quyết 36 , những kẻ hợp tác với CS có thể sẽ được CSVN ban phát một vài món tiền gọi là sở phí và/hoặc thù lao .Va` những món tiền kia chính là tang vật của tội trộm công quỹ .

Mặt khác , lịch sử của CSVN là lịch sử của tội ác : qua cach' sát hại lương dân để đoạt thủ tài sản , dâng biển hiến đất cho ngoại bang để củng cố quyền hành , qua thủ tiêu những người yêu nước để độc chiếm quyền lãnh đạo quốc gia . Do đó bên cạnh tội cưỡng chiếm công quỹ , CSVN không bao giờ từ bỏ bất kỳ con đường kinh tài phi pháp nào . Tài sản của đảng CS là thành tích của vô số tội phạm : tham ô nhũng lạm , qua buôn bán vũ khí , cần sa , ma túy , buôn bán tin tức tình báo , bí mật tán trợ khủng bố theo kiểu xui nguyên dục bị để thủ lợi .

Nhằm tẩy xóa nguồn gốc phi pháp của đồng tiền thu lượm được . CSVN phải “ qua cach' rửa tiền ”. “ Rửa tiền ” là che đậy nguồn gốc “ không lành mạnh ” của đồng tiền bằng chiếc áo khoác ngoài hợp pháp . Trong thực tế hoạt động kinh tế , rửa tiền được diễn ra dưới muôn hình vạn trạng . Những người làm tay sai cho CS rất dễ trở thành can phạm của tội “ rửa tiền ” : qua một dạng thức của tội tẩu tán tang vật hình sự .

Không còn nghi ngờ gì nữa : kẻ nào hợp tác với CSVN biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể, kẻ đó sẽ phải gánh chịu hai hậu quả pháp lý sau đây :

- 1 là : quốc tịch Mỹ của đương sự sẽ là đối tượng của thủ tục thu hồi.
- 2 là : kẻ làm tay sai cho CSVN sẽ phải đối diện với các vấn đề hình sự như : qua cach' đồng lõa khủng bố , làm tình báo cho ngoại bang , tẩu tán tài sản phi pháp.

Câu hỏi được đặt ra là : đến bao giờ và trong hoàn cảnh nào quyền công tố của Hoa Kỳ sẽ khởi động ?

* Hành vi phạm pháp và sự khởi động của quyền công tố :

- Hình sự tố tụng của hầu hết quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều dành cho cơ quan công tố quyền tùy nghi truy tố . Quyền này có nghĩa là : đứng trước một vụ phạm pháp , vì nhiều lý do khác nhau , luật pháp cho phép cơ quan công tố : hoặc là truy tố khẩn cấp , hoặc là tiếp tục điều tra , hoặc là tạm xếp hồ sơ . Vì vậy từ khi vụ phạm pháp xẩy ra cho đến ngày quyền công tố thực sự khởi độn g, thời gian ngắn hay dài khác nhau rất xa tùy theo tình huống pháp lý và /hoặc chính trị của mỗi vụ án.

Có những vụ án công tố quyền phải dành nhiều năm theo dõi để có thể bắt giam toàn bộ can phạm , từ con chốt thí đến tướng sĩ tượng . Có những vụ án quyền công tố chỉ thực sự khởi động sau khi bàn cờ chính trị quốc tế để lộ những chuyển biến đáng quan tâm . Vụ án nghị quyết 36 , qua cach' ẩn chứa hai cội nguồn .

Cội nguồn thứ nhất là tính chất thuần túy hình sự . Cội nguồn thứ hai , là những di biến động trên trận địa tình báo giữa : Trung Cộng – Việt cộng – Hồi giáo quá khích – các thế lực chống phá Hoa Kỳ và guồng máy an ninh của Hợp chủng Quốc . Sự khôn ngoan đòi hỏi người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ ... đừng nhìn những kẻ làm tay sai cho VC trên đất Mỹ - nhưng chưa bị truy tố – để cho rằng làm tay sai cho VC là hợp pháp .

- Hợp pháp hay bất hợp pháp phải được xác định bởi kết luận rút ra từ kỹ thuật lý luận chung quanh các yếu tố tội phạm , chứ không bởi sự kiện nghi can đã bị truy tố hay chưa ?

III- KẾT LUẬN.-

Nhiều năm về trước có thể có một số người đi theo CS vì lý tưởng Mac Lenin . Ngày nay l... cai' lý tưởng kia đã vỡ vụn theo sự sụp đổ của CS thế giới . Ngày nay CSVN đang cố gắng thổi phồng một mớ tư tưởng vụn vặt , lẫm cẩm , phản khoa học lý luận của Hồ Chí Minh để làm bức tranh trang trí cho chế độ độc tài .

Ðằng sau bức tranh nham nhở kia chính là bộ mặt Mafia của CSVN . Ngày nay không có sự chối cãi rằng ... qua những người chấp nhận làm tay sai cho VC hiển nhiên chỉ là những kẻ chạy theo đồng tiền . Ðối với thành phần này , đồng tiền vừa là sự khởi đầu , vừa là điểm kết thúc của đời sống .

Trong không khí nồng nặc mùi tiền đó, chúng ta không thể viện dẫn tình quê hương, tình đồng bào để thuyết phục CS và tay sai hãy cải tà quy chánh . Tình đã đi qua rồi . Phương tiện thuyết phục chỉ còn là lý .

Lý , ở đây là hậu quả hình sự của nghị quyết 36 . Lý , ở đây là những âm mưu tình báo thâm hiểm ẩn nấp bên dưới nghị quyết 36 . Lý , ở đây là cuộc hội ngộ buồn thảm giữa hai bên . Bên này là công lý hình sự của Hoa Kỳ , bên kia là các can phạm đã bị thâu hồi quốc tịch Mỹ . Những lý lẽ vừa được trình bày ... đã trở thành động lực tâm lý, đồng thời , cũng là qua căn bản lý luận để dẫn tới sự việc bài viết này được hình thành.

-----------------//------------------

TAM73F
10-21-2011, 06:27 PM
Friday, October 14, 2011
CS Hà Nội & Bắc Kinh không lừa được Philippines

Cuối thập niên 90's chúng tôi thấy những bài nhận định viết về âm mưu xâm lăng của Tàu Đại Hán " Chiến Lược Domino Trung Cộng và Việt Nam". tại http://www.dominotrungcong.com/ rất hữu ích. Rất tiếc là kiến thức chính trị của cộng đồng bị hạn chế, hoạt động chống VGCS tại hải ngoại bị giới hạn. Theo đó là bọn bút nô , trí thức việt gian nằm vùng ở hải ngoại ém nhẹm, không muốn tiết lộ mưu cơ này cho thế giới nên chúng chửi bới, bôi nhọ, phản đối kịch liệt những bài viết tố cáo âm mưu của Tàu và VGCS Hà Nội cấu kết với nhau để lừu bịp thế giới. Trong lúc chúng dựng lên những phong trào suy tôn lãnh tụ giả ở hải ngoại như MT Hoàng Cơ Minh (Việt Tân) , Nguyễn Hữu Chánh (bịp), Nhà thơ dzỗm Nguyễn Chí Thiện, phản tỉnh giả Bùi Tín, Đoàn Viết Hoạt, Lộ Trình 9 điểm của anh em Nguyễn Đan Quế & Nguyễn Quốc Quân, giòng sông xanh chảy ngược qua Tàu TS Nguyễn Thanh Giang, VG Hoàng Minh Chính, Thánh nữ bá đạo (B'hai, Hồi, Tin Lành, Phật Giáo, Thiên chúa Giáo) Lê Thị Công Nhân con của Lê Đúc Anh v..v... Ồn ào nhất là con của công thần chế dộ Hồ Chí Minh là Cù Huy Hà Vũ chửi đảng cứu nguy đảng và Trần Khải Thanh Thuỷ cứu nguy gian đảng Việt Tân . Để cho thần tượng của Yết Kiêu Hà Nội được thành công tại hải ngoại, chúng ra công bôi nhọ Nhà Báo Việt Thường, nhưng chúng lại sao chép, cướp đoạt tư tưởng của Việt Thường trong các bài viết của chúng để chứng tỏ cho thế giới là chúng chống cộng "oai hùng ra phết". Nếu nhìn sau hậu trường mọi kế sách chống cộng đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền do chúng chỉ đạo chỉ là trò đại bịp. Chúng sợ mất phần nên chúng ồ ạt "về nguồn" qua du lịch VN, làm từ thiện cứu trợ, gởi kiến nghị, gởi thư kính xin góp ý với lãnh đạo, kính xin chút ân huệ "cơm thừa canh cặn" của bọn chóp bu VGCS.


Sự lên tiếng của báo chí Philippine qua bài Philippines báo động CS Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh tức là các nước láng giềng không dễ bị lừa gạt chính trị bởi bọn sài lang Á Châu. Họ muốn nói là Bắc Kinh và Hà nội đừng chơi trò đểu cáng xâm lăng láng giềng 4 tốt, 16 chữ vàng, nhất là những láng giềng như Nhật, Ấn độ, Thái lan, Philippine, Úc.. v..v..
Xin mòi quí vị xem lại những bài viết của Vân Anh để biết là nếu chúng ta sáng suốt, đồng tâm lên tiếng thì thế giới này không tiếp tục bị bao phủ bởi luờng gạt, gian trá chính trị, bịp thông tin về tội ác của tập đoàn VGCS và các ác thế lực đang đè nặng trên toàn cầu. Chế độ thực dân xấu xa đã tan rã, chế độ bán thực dân như Cộng sản nếu không được bảo vệ, bao che hơn 1/2 thế kỹ thì sẽ tự động tan rã, Chúng không thể một chân chà đạp Á Châu nô lệ hóa toàn dân, một chân còn lại đứng dạng qua Phương Tây hội nhập "kinh tế thị trường , văn minh khoa học" để trở thành siêu cường. Đông Tây gặp nhau không phải để NÔ LỆ HOÁ TOÀN CẦU mà là Đông Tây gặp nhau để CỞI BỎ XIỀNG XÍCH NÔ LỆ HOÁ TOÀN CẦU.
Đặng phúc.

2106

Nguyễn Phú Trọng đã ký kết 6 điểm hòa giải (bán nước) với TC Hồ cẩm Đào về Biển Đông


2107

Như vậy coi như VN đã được an bài, và coi như đã mất trắng đất nước.

(còn tiếp )

TAM73F
10-21-2011, 06:33 PM
Hình: REUTERS/China DailyTổng Bí Đái Ðảng Việt Gian CS Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tàu xâm lược Hồ Cẩm Ðào duyệt hàng quân danh dự tại Sảnh Ðường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 11/10/2011


Đây là bản tạm lượt dịch:

Ngày 12-10-2011, Mạng Tân Hoa đã công bố nguyên bản văn thư "Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển của THNDCH và XHCHCHVN. Văn thư ký kết bởi đại diện hai nước TC và CSVN trong cuộc viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, CTDCSVN." Nguyên văn gồm hai bản văn kiện Việt Ngữ và Hoa Ngữ.Nguyên tắc căn bản gồm 6 điểm:
1. Vì quan hệ hai nước là điều trọng đại, hai bên đứng trên sự hợp tác chiến lược và toàn bộ, vì sự ổn định lâu dài trong vùng hai nước đề cao phương châm "làng xóm tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và bạn hợp tác tốt." Trong tinh thần đó, hai nước sẽ giải quyết mọi bất đồng trong sự hòa bình. Kiến tạo một biển hòa bình, hữa nghị và hợp tác.2. Dựa trên căn bản tôn trọng pháp lý, lịch sử, hai bên sẽ nổ lực giải quyết vấn đề thu nhỏ sự dị biệt. Dùng nguyên tắc trong Công ước biển cả LHQ năm 1982 để giải quyết những tranh chấp trường kỳ.3. Trong lúc đôi bên đàm phán, hai bên tuyệt để tôn trọng "Tuyên ngôn hành vi các bên trên Biển Đông" (DOC). Đôi bên thông qua bàn hội nghị giải quyết dị biệt.4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp Biển Đông, đôi bên nên dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẵng để tìm giải pháp trường kỳ. Không bên nào có hành động gì để gây nên giải pháp tạm thời kể cả việc khảo cứu và khai thác tài nguyên.5. Trong việc tìm giải pháp, hai bên đi theo con đường tìm giải pháp từ dễ đến khó. Tích cực thúc đẩy hợp tác trong vấn đề nghiên cứu hải dương, cứu nạn, giảm tai . Cố gắng gia tăng sự tín nhiệm lẫn nhau để giải quyết vấn đề khó khăn hơn.6. Đôi bên mỗi năm sẽ tổ chức hai lần hợp mặt cấp trưởng phái đoàn thương nghị vấn đề biên giớị Hai bên đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để việc giải quyết vấn đề biển cả dễ dàng hơn.China and Vietnam sign agreement to cool sea dispute
BEIJING Tue Oct 11, 2011 7:38pm EDTOct 12 (Reuters) - China and Vietnam signed an agreement seeking to contain a dispute over the South China Sea that has stoked tensions between the two Communist-ruled neighbours divided by a history of distrust, China's official news agency said on Wednesday.

Diplomats signed the six-point agreement on Tuesday, while the General Secretary of the Vietnamese Communist Party, Nguyen Phu Trong, held conciliatory talks with Hu Jintao, who is China's Communist Party chief and president.

Vietnam and China -- as well as the Philippines, Brunei, Malaysia and Taiwan -- stake conflicting claims of sovereignty over parts of the South China Sea, a potentially oil and gas rich body of water spanned by key shipping lanes.

Under the deal that builds on Beijing's efforts to cool tensions over rival territorial claims in the South China Sea, the two sides agreed to open a hotline to deal with potential maritime flare-ups and hold border negotiation talks twice a year.

"The two countries should remain committed to friendly consultations in order to properly handle maritime issues and make the South China Sea a sea of peace, friendship and cooperation," said the agreement, according to China's Xinhua news agency.

"Both sides should solve maritime disputes through negotiations and friendly consultations."

The bridge-building effort could dispel some of the rancour that has built up in the region, setting Beijing against Southeast Asian nations that have turned to the United States to counter growing Chinese military and political influence.

Last month, China's top official newspaper warned that a joint energy project between Indiaand Vietnam in the sea infringed China's territorial claims.

In May and June, Vietnam accused Chinese vessels of harassing Vietnamese ships within Vietnam's exclusive economic zone. China denied its ships had done anything wrong.

Businessmen and diplomats say China has pressured foreign firms in deals with Vietnam not to develop oil blocks in the sea.

China helped Vietnamese Communist forces to victory in their decades-long fight against U.S. backed forces, but the two Asian nations have a history of mutual distrust reflecting Vietnam's anxieties about its much bigger neighbour. In 1979, they fought a short but bitter border war.

On the day that the agreement was signed, China's President Hu told Vietnam's party chief Trong their two countries should try to get along.

"Stick to using dialogue and consultations to handle properly problems in bilateral relations," said Hu, according to a Xinhua report.
(Reporting by Chris Buckley; Editing by Sugita Katyal)
Philippines báo động CS Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh Sẽ chất vấn Trương Tấn Sang khi tới Manila vào cuối tháng


MANILA - Sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần này báo hiệu việc rút khỏi thỏa hiệp về ứng xử mà tập thể các nước ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002.

2108

Bản đồ Biển Ðông với các mầu sắc khác nhau chỉ độ sâu. (Hình của từ điển bách khoa Britanica)

Nhật báo Philippines Daily Inquirer ở Manila ngày Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011 cáo buộc như vậy và nói rằng Philippines từ lâu đã nhấn mạnh đến phương thức đứng chung nhiều nước để củng cố vị thế khi thương thuyết với cái nước to nhất mạnh nhất khu vực.
“Thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc thật đáng tiếc đã rơi đúng vào cái chiến thuật đàm phán tay đôi để giải quyết tranh chấp” do Bắc Kinh đòi hỏi. Inquirer viết.
Tờ báo này cho hay Tổng Thống Philippines Benigno Aquino “đã đúng khi chống thỏa hiệp (Việt Nam-Trung Quốc) và dự tính sẽ chất vấn Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn sang khi ông đến Manila thăm viếng chính thức.”
Báo này nói khi đến Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Aquino chỉ ký một bản tuyên bố chung tổng quát là “Lãnh tụ hai nước trao đổi quan điểm về tranh chấp biển đảo và đồng ý không để các tranh chấp ảnh hưởng đến hình ảnh lớn hơn của tình bạn và hợp tác giữa hai nước.”
Bản tuyên bố chung lập lại các bên cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc ứng xử đã đề ra trong thỏa hiệp 2002.
“Trái lại, thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10, 2011 có kết quả là các cam kết chi tiết hơn gồm họp mỗi năm 2 lần của các phái đoàn đại biểu cấp chính phủ” và “cơ chế đường điện thoại nóng” để đối phó “kịp thời các vấn đề.”
Sáu nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà Việt Nam ký với Trung Quốc hôm 11 tháng 10, 2011 cũng rất tổng quát. Không hề nói tới “Lưỡi Bò” cũng không đụng chạm gì tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ là những nguyên tắc “tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau” về các vấn đề liên quan tới biển.
Thật ra, bản thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, nguyên tắc thứ 3, cũng có viết rằng, “Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của ‘Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông’ (DOC).”
Nhưng báo Philippines cho rằng sự bỏ sót và không nêu chính xác “Qui tắc ứng xử ASEAN-China 2002” mà Việt Nam và Trung Quốc chỉ là 2 trong số những nước ký cam kết, “không hề nhắc tới ASEAN” làm các nước khác thấy khó hiểu.
Bài báo của Inquirer cho rằng sự khôn ngoan của Trung Quốc “dễ trước khó sau” sẽ được Bắc Kinh áp dụng để đối phó với cả ASEAN như họ đã từng làm như vậy hồi năm 2002. Hậu quả là “một bước tới cho Trung Quốc, hai bước lùi cho ASEAN.”
Báo Inquirer bình luận, “Ðọc xuyên qua các hàng chữ (của thỏa thuận VN-TQ) càng làm cho người ta thấy khó gấp 3 lần nếu những hàng chữ đó (thỏa thuận VN-TQ) lại viết bởi các nhà ngoại giao mà họ vừa là luật gia lại cũng là người Á Châu. Khi bắt đầu, thỏa thuận đã gọi tên cuộc tranh chấp càng tổng quát càng tốt là “các vấn đề liên quan đến biển.” Nếu chỉ nhớ lại mới 4 tháng trước, họ đã gần như “bắn nhau.”
Bốn tháng trước, tàu Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam dù Việt Nam cử một số tàu bảo vệ. Sau biến cố, Việt Nam loan báo tập trận hải quân bắn đạn thật trên biển. Mối quan hệ giữa hai nước có vẻ chùng xuống thấp khi một số vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Hà nội và Sài Gòn trong khi báo chí và tướng tá Trung Quốc dọa đánh.
Những cuộc vận động lôi kéo Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và các nước khác vào cuộc tranh chấp biển Ðông chỉ để giúp Hà Nội có thế mạnh hơn để điều đình với Bắc Kinh. Năm ngoái, khi tới Hà Nội dự hội nghị ASEAN mở rộng, bà ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia trên Biển Ðông” làm cho Bắc Kinh tức giận.
Nhật Bản, Ấn Ðộ cũng tuyên bố tương tự những ngày gần đây.



VIỆT CỘNG ÂM MƯU DÂNG TÀI NGUYÊN QUỐC GIA CHO TC
Trúc Giang MN
I. TỔNG QUÁT
Vì nhu cầu phát triển kinh tế để trở thành một cường quốc và cũng để nuôi 1.3 tỷ cái miệng ăn, Trung Cộng rất cần năng lượng, báo chí gọi là “khát dầu”.
Thời gian sau nầy, bùng lên việc tuyên bố chủ quyền trên vùng Đông Hải và Nam Hải, TC ngăn cấm việc đánh cá và thăm dò dầu khí của các nước trong vùng như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam… Bằng những hành động côn đồ như cướp tài sản, bắt người phạt tiền, thậm chí ngay cả giết ngư dân, mà TC cho rằng đó là hành động chính đáng để bảo vệ chủ quyền trên biển của họ.
Song song với ý đồ chiếm tài nguyên biển, TC cũng có mục đích kiểm soát hai tuyến giao thông hàng hải, một ra biển Nhật Bản để vào Thái Bình Dương, và một ra Ấn Độ Dương qua tuyến giao thông rộn rịp hàng thứ hai thế giới, là eo biển Malacca nằm giữa Malaysia và Singapore, để xuất cảng và nhập cảng hàng hoá của họ.
Hai chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược) và chiến lược Chuỗi Ngọc trai (Nhất xuyến trân châu. String of Pearls) đã bị các nước trong vùng phản đối mạnh mẽ, nhất là Hoa Kỳ.
Bị phản đối quyết liệt, TC bèn thay đổi thái độ, hoà hoãn với quốc tế, cho rằng “phát triển hoà bình” và không có ý đồ bá quyền.
Tuy nhiên, TC thay đổi chiến lược, quay sang đàn áp đàn em là Cộng Sản Việt Nam, buộc phải đàm phàn song phương, rồi từ đó, dùng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng xác định chủ quyền của mình trên Biển Đông, biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN trở thành vùng biển tranh chấp rồi nhảy vào khai thác tài nguyên thuộc vùng biển của VN.
Về phía VN, đảng CSVN có truyền thống làm tay sai TC và có “thành tích” bán nước từ Phạm Văn Đồng cho đến những Hiệp ước năm 1999 và năm 2000 đã cắt đất dâng biển cho quan thầy Trung Cộng.
Đảng CSVN đã bị TC khống chế, bị cấy bùa sinh tử, cho nên phải vâng lời đàm phán song phương, và một lần nữa sẽ bán nước cho bọn Tàu khựa.
Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25-12-2000 mà mãi đến năm 2004, VC mới công bố các toạ độ chính xác của các vị trí thoả thuận.
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc, được ký ngày 30-12-1999.
Qua hai hiệp ước, CSVN đã dâng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và 789km2 trên đất liền và hàng ngàn Km2 trên biển.
Và hiện nay, cuộc đàm phán có tên là “Ủy Ban Chỉ Đạo hợp tác song phương” đang tiến hành để cho ra một Hiệp Ước Bán Nước nữa sắp tới đây.
Trên đây là vài nét tổng quát về nội dung của bài viết nầy, mà chi tiết được trình bày trong phần sau.
II. CHI TIẾT
1* Trung Cộng khẳng định chủ quyền không thể chối cãi trên Biển Đông
Trung Cộng luôn luôn khẳng định chủ quyền trên vùng biển hình Lưỡi bò, là sự thật không thể chối cãi được.
1.1. Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Cộng
Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
Bốn: …”những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc”.
Đó là đường chữ U 9 đoạn hay vùng Lưỡi Bò đã chiếm 85% vùng Biển Đông của VN
1.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam tán thành nội dung bản tuyên bố
1.2. 1. Công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng
“Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.”(hết trích)
1.2.2. Đảng CSVN Công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng
1) Ung Văn Khiêm tuyên bố
“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
2) Ông Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN:
… "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống."
3) Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
4) Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas.
Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn.
Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn.
Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.
5) Báo Nhân Dân của Việt Nam số xuất bản ngày 16/9/1958
“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải".
6) Sách Địa lý năm 1974
“Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.”
7) Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành Tập Bản đồ Thế giới, trong đó, Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.
8) Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”. (Hết trích)
Như trên cho thấy, không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả đảng và Nhà nước CSVN đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.
Sự thật rành rành không thể chối cãi được.
3* Trung Cộng chửi Cộng Sản Việt Nam
Trong khi Hồ Xuân Sơn “đồng thuận” với TC là thi hành “định hướng dư luận”, thì báo chí TC chửi đảng CSVN tàu xà lúp chở không hết, không còn lời lẻ nào nặng hơn trong ngôn ngữ chửi cả bình dân lẫn có văn hoá. CSVN bị chửi te tua hơn cái mền rách nữa.
Trúc Giang xin trích đoạn do Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu của Trung Cộng, như sau:
“Nói về Nam Sa, quần đảo mà VN đang chiếm 29 đảo. VN là nước láng giềng nhưng không muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Quan hệ giữa VN-TQ là quan hệ giữa người nông dân với con rắn độc. VN luôn luôn đóng vai thất tín, bội nghĩa. Trong tình hình hiện nay, VN đã chống lại sự khoan dung và lương thiện của TQ.
Việc d ùng vũ lực đánh VN không thể chậm trễ hơn nữa.
Vì sao phải đánh CSVN bằng vũ lực?
Có hai khía cạnh sau đây:
3.1. CSVN là một quốc gia lòng lang dạ sói
Từ những năm 1960, TQ đã ủng hộ VN về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn, trong thời gian đó, bản thân TQ cũng khó khăn.
Với sự ủng hộ của TQ, VN đã đánh bại 560 nghìn quân Mỹ ở VN. TQ vô tư ủng hộ về nguồn lực và nhân lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt nền móng vững chắc cho việc phục hồi kinh tế cho VN.
Sự vô ơn của VN biểu hiện, một tay nhận viện trợ vô tư của TQ, một tay ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô. Dưới sự thao túng của Liên Xô, VN làm đủ trò quấy nhiễu biên giới Trung-Việt đến đổ máu người TQ.
Tại VN, VN sát hại và trục xuất Hoa kiều. VN đem quân sang chiếm Campuchia. Không thể nhẫn nại được nữa, tháng 2 năm 1979, TQ phát động chiến tranh phản kích tự vệ. VN bắt tay với Liên Xô, một đối thủ của TQ, cầm súng bắn lại ân nhân của mình.
Chúng ta hãy xem, bọn CSVN lòng lang dạ sói đến mức độ nào?
3.2. Cộng Sản Việt Nam là bọn tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ.
VN và TQ là hai nước láng giềng, uống chung một nguồn nước, nhiều chính trị gia đã đến học tập tại TQ, ngay cả đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được huấn luyện, giáo dục ở TQ.
Trước đây, ngày 30-5-2008, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm nước ta, nói ra những điều cảm động lòng người, mồm bô bô “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất thân thiết…sau nầy mới biết, vì lạm phát tăng cao, kinh tế nguy cơ bị khủng hoảng, nên mới chạy qua xin xỏ, cầu viện TQ. Đến khi vừa về tới nước thì tên Mạnh nầy liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của TQ là công ty Mobil, để khai thác dầu khí ở Nam Sa (Trường Sa) mà VN cướp đoạt của TQ. Rõ là quân phản bội. CSVN thật là vô liêm sĩ, không biết hổ thẹn là gì.
Trong quá trình tranh chấp, VN âm mưu quốc tế hoá các đảo đã chiếm của TQ, với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là điển hình của hành vi “cường đạo biến thành quân tử”, thật là vô liêm sĩ.
Chính sách của VN đối với TQ thật là vô cùng nham hiểm, đó là toa rập với Hoa Kỳ ngăn chặn sự phát triển của TQ.
Xem ra, VN muốn đi theo vết xe cũ của năm 1979, vẫn còn muốn diễn vai bán đứng ân nhân đã từng giúp đỡ họ, để trở thành một kẻ tiểu nhân vô liêm sĩ thật thụ.
Năm 1979 chưa đủ dạy cho CSVN một bài học tơi bời, thì sắp tới đây, chúng ta cần phải làm triệt để, để VN có một bài học nhớ đời và cũng là lợi ích lâu dài của TQ.
TQ hiện nay đang theo chính sách “ẩn dấu tài năng”, “lâu dài mai phục” khiến cho bọn oắt tì VN xâm chiếm lãnh hải TQ và cứ nhâng nhâng thăm dò khai thác tài nguyên.
Đã đến lúc chúngg ta cần phải dẹp bỏ thái độ khoan dung nhân nhượng, mà phải dung vũ lực, chứng minh TQ là một đất nước anh hùng.
Để cho một nước lỏi con như VN xâm phạm lãnh thổ của mình, sự khoan dung thái quá là tự hủy diệt mình, cho nên phải dùng vũ lực tấn công VN một cách tàn nhẫn. Cần phải phá hủy triệt để các cơ sở quân sự, tất nhiên bao gồm tất cả hạ tầng dân sự của VN. Đối với một nước vô liêm sĩ như vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhân đạo làm gì. Chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia thì đó là chiến tranh chính nghĩa.” (Hết trích)
(Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu Trung Quốc).
Ngày 25-6-2011, Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư Ký Ủy Ban Chính sách Quốc gia TC tuyên bố: “Trung Quốc đã từng dạy VN một bài học và có thể cho VN một bài học lớn hơn, nếu VN tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi đao, sớm muộn gì có ngày VN sẽ ngã trên lưỡi đao đó”.
4* Làm thế nào để hiểu nghĩa của từ ngữ của Trung Cộng?
Chúng ta không thể hiểu được quan điểm của TC qua những từ ngữ với cái nghĩa thông thường mà phát ngôn viên của hai bên đấu võ mồm với nhau, mà phải đọc qua những lời chửi bới thậm tệ nêu trên, từ đó mới hiểu rõ những “cụm từ” như sau:
- “Trung quốc không chiếm biển của VN” phải hiểu là, 2 quần đảo HS/TS và vùng Lưỡi bò là thuộc về của Trung Cộng rồi. TC không chiếm thêm nữa.
- “Không gây căng thẳng, gia tăng bất ổn” phải hiểu là VN phải ngừng thăm dò dầu khí, không đánh cá trong vùng biển của TC, cụ thể là tàu Bình Minh và Viking đã ngừng dò tìm mỏ dầu.
- “Định hướng dư luận” phải hiểu là VN phải cấm biểu tình, cấm chỉ trích TC, ví dụ như bắt giam nhà báo tự do Tạ Phong Tần và các nhà dân chủ, yêu nước khác.
Những chỉ thị trên đã được CSVN cung cung kính kính vâng lời tuyệt đối.
5* Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng phản đối quyết liệt
5.1. Hoa Kỳ phản đối
Ngoại trưởng Clinton tuyên bố, Hoa kỳ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao HK cho biết, Hoa Kỳ không tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà cũng không chấp nhận bất cứ một chủ quyền nào của ai tại đó cả.
Không phải nói suông, ngay sau đó, HK đưa Hàng Không Mẫu Hạm và tàu chiến hiện đại vào Biển Đông để bảo vệ quyền lợi quốc gia của HK. Các nước trong vùng hoan nghênh HK, cho rằng sự hiện diện lực lượng hùng mạnh của HK sẽ làm cho TC không dám dùng quân sự để gải quyết các tranh chấp với các nước nhỏ, yếu trong khu vực..
5.2. Các quốc gia trong vùng phản đối
Nhật, Úc, Philippines, Singapore, Malaysia và Ấn Độ đã rộn rịp ngoại giao để liên minh, liên kết chống lại bá quyền Trung Cộng.
6* Khúc xương khó nuốc
6.1. Gác bỏ chủ quyền qua một bên
GS Tô Hào, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu QT của Bộ Ngoại Giao TC cho biết, đến lúc phải “dẹp vấn đề chủ quyền qua một bên, tạo ra vùng biển hợp tác chung”.
Mới đây, hôm thứ năm 29-9-2011, ông Huang Jing, GS Đại học Singapore trả lời phỏng vấn của ký giả tờ Bloomberg, cho rằng Bắc Kinh muốn thoả hiệp với khối ASEAN về Biển Đông để ngăn cản sự can dự của Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông Huang Jing nêu giả thuyết là Trung Cộng có thể từ bỏ “Đường Lưỡi bò 9 đoạn” trên bản đồ.
6.2.* Trung Cộng quay sang đàn áp CSVN
Việt Cộng đã cung cung cẩn cẩn vâng lệnh quan thầy, ngồi xuống giải quyết song phương, định hướng dư luận, thề không đa phương hoá, không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông.
Trung Cộng đạt được mục đích là biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN trở thành vùng biển tranh chấp bằng công hàm bán nước Phạm Văn Đồng, rồi nhảy vào khai thác tài nguyên thuộc về quốc gia VN.
7* Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp tác song phương là gì?
Nói đến “Hợp tác song phương” có nghĩa là không còn tranh chấp về chủ quyền nữa, mà là bàn về việc hợp tác chung của 2 bên, không ngoài hợp tác khai thác tài nguyên.
Ngày 7-9-2011, Tân Hoa Xã đưa tin, Ủy viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng chủ trì phiên họp Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác song phương. Báo chí VGCS loan tin, VG Nguyễn Tấn Dũng nói rằng
- “Việt Nam luôn luôn ghi nhớ sự giúp đở to lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong việc xây dựng phát triển kinh tế ngày nay. Khẳng định, chính sách trước sau như một của VN là tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt”.
Vì bị chửi là “hèn hạ vô liêm sĩ, vong ân bội nghĩa”, nên VG Nguyễn Tấn Dũng cam kết là nhớ ơn, cũng có nghĩa là sẽ trả ơn, làm đẹp tình hữu nghị không gì bằng tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải mà Chu Ân Lai đã công bố. Lại một lần nữa, Nguyễn Tấn Dũng theo bước Phạm Văn Đồng đối với TC.
8* Ơn nghĩa trời biển của Trung Cộng
Chỉ riêng về vũ khí, tính bằng số lượng, cho giai đoạn 1973-1975
1. Súng bộ binh (Tính bằng khẩu): 2,227,677 khẩu (2 tỷ)
2. Súng chống xe tăng: 43,584 khẩu
3. Súng cối đủ loại: 24,134
4. Pháo hỏa tiễn: 290 khẩu
5. Pháo mặt đất: 1,376
6. Pháo cao xạ: 3,229 khẩu
7. Hoả tiễn Hồng Kỳ: 1 trung đoàn
8. Đạn hoả tiễn K 681: 480 quả
9. Phi cơ chiến đấu: 142 chiếc
10. Tàu chiến: 30 chiếc
11. Tàu vận tải quân sự: 127 chiếc
12. Xe tăng các loại: 552 chiếc
13. Xe vỏ bọc thép: 360 chiếc
14. Xe xích kéo pháo: 322 chiếc
15. Xe chở quân: 6,524 chiếc
16. Phao cầu: 15 bộ
17. Xe cơ giới: 3,430 chiếc
18. Ống dẫn dầu: 11 bộ
19. Thiết bị toàn bộ: 36 bộ
Đây là viện trợ vũ khí trong giai đoạn 1973-1975. Trước đó không kể. Không kể các chi viện kinh tế, cố vấn…
III. KẾT LUẬN
Hội đàm hợp tác còn đang tiến hành, có lẻ đang tranh cãi về hình thức hợp tác khai thác như thế nào? Lợi nhuận sẽ chia chác ra sao?
Phó chủ tịch Tập Cận Bình khuyên đảng CSVN nên “3 kiên trì”. Đó là lời khuyên của người bề trên như ông chủ khuyên bảo tôi tớ vậy. Thử hỏi CSVN có ai dám khuyên lãnh đạo TC như thế không? Khuyến khích, động viên, an ủi, vỗ về…
• Kiên trì hiệp thương hữu nghị
Về lời khuyên nầy thì CSVN đã nhanh chóng và đồng loạt thể hiện tấm lòng thành, nhất trí xử sự mọi việc trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt.
(Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai* Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt. Đối tác tốt)
• Kiên trì nhìn đại cuộc
Là kiên gan, bền chí, nhẫn nại, nhẫn nhục để bảo vệ đại cuộc có liên quan đến sự sống còn của lãnh đạo VN, đó là bảo vệ đảng. Đảng còn thì người còn. Người còn thì tài sản còn. Tài sản cán bộ còn thì nhân dân trắng tay.
• Kiên trì hợp tác cùng có lợi
Hợp tác thì có lợi. Bất hợp tác thì mất tất cả, bởi vì đã bị bùa sinh tử, đầu đội chiếc vòng kim cô…
Cộng Sản VN có lẻ khoái cái giải pháp nầy nhất. Bởi vì, vấn đề chủ quyền đã được gác qua một bên, cho nên, CSVN có thể mạnh dạn tuyên bố với nhân dân VN rằng, HS/TS vẫn còn là của VN, sự thật không chối cãi được.
Còn việc chia chác lợi nhuận thì các khoản thu nhập về khai thác tài nguyên biển sẽ được đưa vào ngân khoản quốc phòng, một chương mục thuộc bí mật quốc gia, cấm mọi người nhắc tới hoặc công bố.
Tóm lại, một hiệp ước sẽ ra đời. Hai bên đều tuyên bố thắng lợi trong việc hợp tác khai thác tài nguyên quốc gia của VN. Và một lần nữa, VC dâng tài nguyên quốc gia cho Trung Cộng.
Trúc Giang

TAM73F
10-23-2011, 10:28 PM
------------------//-----------------

Bắc Kinh đuổi VTV4 ra khỏi vùng thủ đô Mỹ để thay bằng CCTV9 tuyên truyền về Trường Sa

by Lữ Thứ on Saturday, October 22, 2011 at 11:56pm

Đã vài tháng qua, chương trình truyền hình VTV4 của Hà Nội phát qua các hệ thống cable TV của Mỹ ở vùng Washington DC như Comcast và RCN đã bất ngờ biến mất. Thay đúng vào nơi đó là CCTV9 của Trung quốc, dù Bắc Kinh đã có sẵn một băng tần kế bên từ nhiều năm nay. Như vậy hiện nay Trung Quốc có hai băng truyền hình để tuyên truyền ngay thủ đô Mỹ , bằng cách làm băng tần Việt Nam biến mất.

Điều đáng nói là Bắc Kinh , bắt đầu cho chiếu những phim " tài liệu " documentary về những huyện đảo Nam Sa , Trung Sa và Tây Sa ( theo cách gọi của họ ), trực thuộc tỉnh đảo Hải Nam . Các phim tài liệu đó hoàn toàn khiên cưỡng , đưa ra các chứng cớ lịch sử rất mù mờ , viện dẫn tới những chuyến hải hành thám hiểm hàng ngàn năm trước.

Điều đáng chú ý là động thái này sẽ khiến các vị dân cử Mỹ, công chúng và công luận Mỹ trong vùng Washington DC và toàn nước Mỹ có nhận thức không đúng về nguồn gốc , lịch sử và chủ quyền thật sự của các hòn đảo trên biển Đông của Việt Nam .

Trong khi đó thì tiếng nói của Việt Nam về chủ quyền Trường Sa , Hoàng Sa hầu như vắng hẳn trên trường quốc tế . Băng truyền hình duy nhất là VTV4 ở thủ đô nước Mỹ thì nay nhường chỗ cho CCTV9 của Trung Quốc.

Các vị trong sứ quán Việt Nam ở Washington DC như đại sứ , tham tán văn hóa , tham tán quân sự , tham tán báo chí ...có trách nhiệm gì về tình thế hiện nay hay không ???

----//----

TAM73F
10-27-2011, 11:59 PM
SAO CHÉP NHÒE NHOẸT KỊCH BẢN TÀU CỘNG – VGCS SẼ “XUỐNG HỐ CẢ NÚT” TRƯỚC SƯ PHỤ

LS Đinh Thạch Bích

Tổng Hợp Tin Tức ngày 19-10-2011 –



Không phải ngẫu nhiên mà cả hai anh khổng lồ cộng sản – Liên Xô và Tàu Cộng – không rủ nhau, cùng “xụm ba chè” vào thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Cái gọi là “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” của bọn “lú lẫn” VGCS, dù đã vỡ đôi từ năm 1968, khi LX/TC bắn nhau ở biên giới hai nước, và “nửa Tàu” đã phản “nửa Nga” chạy theo Mỹ từ năm 1970, vẫn không tránh khỏi “có vấn đề” cùng vào thời khoảng 1989-1990-1991. Tuy hai nửa cộng sản ấy, từ điểm xuất phát đến điểm cáo chung, đều khác nhau – nói khác đi, “đặc thù Tàu” không thể giống “đặc trưng Nga” – nhưng chúng “tất yếu chết như nhau”. Tại sao ? – Tại vì, nguyên nhân chết của chúng có chung một nguyên lý : hạ tầng cơ sở kinh tế tư bản “bất tương dung” với thượng tầng kiến trúc cộng sản.



Stalin chết năm 1953, thì năm 1956 Liên Xô “chuyển sang” chung sống hòa bình với tư bản. Sau khi bị Tưởng Giới Thạch rượt chạy từ Hoa Nam lên Hoa Bắc, trụ lại được ở Diên An, Mao đã “lập thuyết” Dân Chủ Nhân Dân – bây giờ gọi “chại” đi, là “chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc”. Sau khi cướp được cả nước Tàu năm 1949, Mao sang “chầu hầu” Stalin năm 1950, ý hẳn không phục, cho nên tâm địa phản phúc đã nảy sinh. Chủ nghĩa “nhân dân” của Mao không công nhận vai trò “tiền phong lãnh đạo” của giai cấp thợ thuyền, vì cho rằng nước Tàu nông nghiệp, thợ thuyền không đủ “đông” để “tiền phong”, mà khả năng không hơn gì nông dân, để có thể “lãnh đạo”. Từ “nông trường tập thể” đến “bước tiến nhảy vọt”, rồi “cách mạng văn hóa” kèm theo “cải cách ruộng đất” với những đợt đấu tố địa chủ “long trời lở đất”, Mao đã đưa nước Tàu đến bờ vực thẳm, cơ hồ “Xuống Hố Cả Nút”. Năm 1953, Mao phải “xí huề” với Mỹ ở Triều Tiên. Năm 1954, Mao dốc toàn lực đánh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ, dùng hòa đàm Geneva về “hòa bình Đông Dương”, tạo thế giá quốc tế cho bản thân, ngang hàng với Liên Xô, và Anh-Pháp-Mỹ. Đảng Lao Động của VGCS lúc đó “được tiếng” là “thắng Pháp”, nhưng chỉ được chia cho “một nửa nước”. Trong thực tế, thắng Pháp là “thắng cho Tàu”, mà “bại” cho Việt Nam. Vì thế, đoàn đàm phán Quốc Gia Việt Nam có mặt ở Geneva mà không chịu ký Hiệp Định 1954 chia đôi đất nước.



Đảng csvn, từ bẩm sinh đã là tay sai bán nước cho Liên Xô. Từ năm 1950 đã bán nước cho Tàu, để được Tàu “cứu sống” trước “giặc Pháp”. Đại Hội XX năm 1956, cộng sản Liên Xô hạ bệ Stalin, đồng thởi “chuyển sang” thỏa hiệp với tư bản; Xô/Tàu bắt đầu chửi nhau. Đại Hội XXI cộng sản Liên Xô 1966, Tàu Cộng tẩy chay không dự, nhưng VGCS có dự. Trước Đại Hội, Lê Duẩn, đại diện VGCS đọc diễn văn xác nhận y “có hai Tổ Quốc, một là Bắc VN, một là Liên Xô”, rồi “cám ơn Liên Xô đã viện trợ khổng lồ mọi mặt”. Năm 1968, khi Tàu bắn nhau với LX ở phía Bắc, mà Lê Duẩn ở phía Nam đã bộc lộ ý đồ “phản chủ Tàu”, vì quyền lợi của “Tổ Quốc Liên Xô”, thì Tàu phải cúp viện trợ, buộc VGCS phải “nghiêm chỉnh” hòa đàm với Mỹ, chấm dứt chiến tranh VN. Trong tuyệt vọng, Hồ ra lệnh “tổng nổi dậy” Tết Mậu Thân, bị thảm bại. Năm 1970, Mao chính thức bắt tay Nixon trong khi hòa đàm Paris còn nhùng nhằng. Cảng Hải Phòng bị Mỹ “phong tỏa” theo “gợi ý” của Tàu Cộng, khiến tổn phí tiếp vận từ Moscow qua cảng Vladivostok bằng xe lửa, rồi đến cảng Bến Thủy bằng đường thủy, tăng lên gấp bội. Với giá đắt ấy, VGCS tiếp tục thua Mỹ và VNCH năm 1972 qua chiến dịch “Mùa Hè Đỏ Lửa” và “trận Khe Sanh”, được đánh giá như trận Điện Biên 1954, với kết quả ngược : cộng sản thua đậm. Trong diễn văn đăng quang năm 2009 sau khi đắc cử, Tổng Thống Obama của Mỹ đã nhắc đến Trận Khe Sanh, như biểu tượng của “lý tưởng Tự Do phát huy ngoài nước Mỹ”. Tiếp theo, LX đơn phương viện trợ tối đa cho VGCS, đạp lên Hiệp Định Paris 1973, rồi “ngã sấp vào chiến thắng” ngày 30-4-1975 ở VN ra sao, sau đó sa lầy ở Kampuchea và bị Tàu “giáo trừng” ở biên giới phía Bắc thế nào, lịch sử đã rành rành. Khi cả ba mũi bành trướng của đế quốc Liên Xô – Angola, Afghanistan, Kamphuchea – lần lượt “cụp lại” vì kiệt sức, thì số phận những anh “bộ đội cụ Hồ” bị Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, đem đi làm lính đánh thuê cho LX ở Kampuchea trở nên “vô cùng phức tạp”. Đến khi “Tổ Quốc Liên Xô” của Lê Duẩn sụp đổ, các thuộc địa Đông Âu của nó đồng loạt đứng lên làm cách mạng lấy lại Tự Chủ và Tự Do, thì Lê Duẩn đã chết, nhưng chóp bu VGCS sống sót vô cùng hốt hoảng. Tên Nguyễn Đức Bình – “tổ sư lú lẫn” của bọn “hội đồng lú lẫn” đương quyền – đã hoang mang viết ngay trên báo đảng của y là “chả nhẽ Nguyễn Thái Học đúng, mà ‘bác Hồ’ sai ?”. Cùng lúc, TBT cộng sản vn lúc đó là Nguyễn Văn Linh la làng “... người cộng sản khắp nơi đang bị săn đuổi như săn chó dại”. Hình ảnh vợ chồng tên Ceaucescu, trùm cộng sản Rumania, bị quần chúng phẫn nộ đem hành hình ngoài đường phố, càng làm bọn chóp bu csvn thấm thía nhu cầu tìm đồng bọn, có “vận mệnh tương quan”, bám vào, “trả bất cứ giá nào để cầu sinh”. Đúng lúc đó, Tàu Cộng cũng lâm nạn “tự bùng vỡ từ bên trong” – implosion – như Liên Xô, nhưng quyết định “giết người để giữ mạng mình”, đem xe tăng đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn, nêu gương “còn đảng còn mình” cho bọn cộng sản sống sót ở vn noi theo cho đến bây giờ. Vụ thảm sát Thiên An Môn chấn động thế giới, cho thấy rõ nhất : thế nào là “cách mạng xã hội chủ nghĩa với đặc thù Trung Quốc”. Mỹ và thế giới không cộng sản, trước hai xác chết “khổng lồ cộng sản”, tự thấy không đủ khả năng cùng một lúc “tống táng” cả hai – hơn nữa, dù sao Tàu Cộng cũng có góp sức với Mỹ, “be bờ” để cho Liên Xô “tự bùng vỡ” mà chết – nên, một mặt tích cực giúp nước Nga “hậu cộng sản”, chuyển tiếp mà không bị “rò rỉ nguyên tử”, mặt khác “mắt nhắm mắt mở”, phản đối và trừng phạt “chiếu lệ” vụ thảm sát Thiên An Môn, dung túng Tàu Cộng “sống sót” cho đến bây giờ. Hoảng hốt lâm cảnh “chó mất chủ”, năm 1990-91 VGCS đã sang Tàu “bán nước cầu sinh” trong khung tình hình đầy những “tồn đọng lịch sử” như trên. Từ đó, Việt Nam trở thành “một bộ phận” của Tàu Cộng, cái gì cũng “sao chép” Tàu, theo “16 chữ vàng” của Tàu, cho tròn bổn phận “láng giềng 4 tốt”. Biển Đông “nổi sóng” hay không, chẳng qua là ván bài “tháu cáy” Tàu “đối phó” với Mỹ, khi Mỹ quyết định trở lại Châu Á Thái Bình Dương, cô lập Tàu mọi mặt, dồn Tàu vào thế trước sau cũng “tự bùng vỡ” – self implode. Trong ván bài này, VGCS chẳng qua là “con rối”, chạy quanh và ... “chết chẹt” , vì không biết phải “sao chép” theo kịch bản nào, Tàu hay Mỹ. Túng thế, chúng hô hoán “đa phương hóa”, mua tàu ngầm Nga, tàu bay Pháp, tàu chiến Hà Lan, rồi mời Ấn Độ vào khoan dầu ở Biển Đông, v.v... Lấp liếm chưa xong tội “bán nước từ khuya”, sợ lâu ngày “bể mánh”, 14 tên chóp bu VGCS lần lượt thay phiên nhau “tụng” câu thuộc lòng : “Trung Quốc vừa là thày, là bạn, vừa là ân nhân. Nhờ Trung Quốc mà “Ta” mới được như ngày hôm nay”. Mỹ và các nước đang “đối đầu” với Tàu chỉ hơi ngạc nhiên, nhưng Trí Thức và Tuổi Trẻ VN vô củng phẫn nộ. Chóp bu VGCS có 14 tên trong Bộ Chính Trị, viết tắt là BCT. Giới Bloggers trong nước, có người đã “mỉa mai” gọi BCT là “Bộ Cầu Tiêu”; nhiều người khác “chửi nặng” hơn, gọi BCT là “bọn chó Tàu”. Lòng Dân đến mức đó, chứng tỏ “bọn chó Tàu” đã “tha hóa” đến độ “hết thuốc chữa”.



Kịch bản Tàu “không phân biệt mèo trắng mèo đen, miễn bắt được chuột” có nghĩa là gì, nếu không phải là “không phân biệt cộng sản hay tư bản, miễn tạo lợi nhuận” ? Chủ nghĩa tư bản dựa trên “chủ nghĩa cá nhân” – individualism –, dùng “tự do cạnh tranh” làm động lực “tạo lợi nhuận”, rồi chia lợi nhuận theo “lợi ích cá nhân”. Chủ nghĩa cộng sản dựa trên “chủ nghĩa tập thể” – collectivism –, dùng “kế hoạch hóa tập trung” làm phương cách tạo lợi nhuận, rồi chia lợi nhuận theo “lợi ích tập thể”. Câu “mèo trắng mèo đen” của họ Đặng hàm ý rằng “theo chủ nghĩa cá nhân, tư bản” để tạo lợi nhuận, rồi “phân phối lợi nhuận” theo “chủ nghĩa tập thể”. Nếu thế, “sáng tạo” của họ Đặng đâu có khác, hay hơn gì “chuyển hướng” Đại Hội XX đảng cộng sản Liên Xô năm 1956, với khẩu hiệu “cải tổ cơ cấu kinh tế” mà Nguyễn Văn Linh chế biến thành câu “đổi mới hay là chết”. Nói khác đi, từ 1956, cộng sản đã “đầu hàng tư bản về kinh tế”, nhưng vẫn giữ chính trị cộng sản chuyên chế, toàn trị, độc đảng. Đây là một “chế phẩm” pha trộn “trái khoáy”, một kịch bản “đầu gà đít vịt”, mà các nhà “lý luận” , từ Moscow qua Bắc Kinh, đến Hà Nội cố gắng mượn khái niệm “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Marx để biện bạch một cách gượng gạo. Có anh cộng sản nào đó đã nói : “ thực tế là chân lý”. Thực tế Liên Xô đã minh thị một chân lý : “thượng tầng kiến trúc cộng sản không thể đứng được trên nền tảng hạ tầng cơ sở tư bản, với kinh tế thị trường”. Năm 1991, Liên Xô vào kinh tế thị trường đã 35 năm, đủ để các “yếu tố tự bùng vỡ” phát tác thành sụp đổ. Khi xảy ra vụ Thiên An Môn năm 1989, Tàu Cộng hãy còn “thập thò” nơi ngưỡng cửa kinh tế thị trường, chưa hội đủ điều kiện “tự diễn biến”, nên 1 triệu sinh viên xuống đường (tập trung ở thủ đô) không chuyển hóa nổi xã hội trên 1 tỷ người, với trên 10 triệu công an và bộ đội. Năm nay khác hẳn.



Năm nay, 2011, Tàu Cộng vào kinh tế thị trường ít nhất đã được 20 năm. Cả hai tên chóp bu Tàu Cộng là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều đã thay phiên nhau sang tận Mỹ để “tự kiểm điểm” rằng : “Trung Quốc mà không dân chủ hóa, khó tránh khỏi sụp đổ trong vòng 10 năm”. Riêng Ôn Gia Bảo còn nhấn mạnh thêm : “ ... Trung Quốc nên dân chủ hóa theo mô hình Mỹ”. Không thấy hai vị “con trời” này nói đến “thế lực thù địch” nào cả, trong khi bọn “thừa sai” của họ ở Hà Nội cứ lải nhải “chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” và “kiên quyết không tự diễn biến”.



Báo Asia & Pacific ngày 13-9-2011 đăng bài “Is China Heading for Collapse” – Có Phải Nước Tàu Đang Hướng Tới Sụp Đổ ?” – trong đó Samuel A. Bleichet cho rằng chế độ Tàu khó bị lật đổ bằng bạo lực, nhưng có thể “tự diễn biến” khó lường.



Cũng ngày 13-9-2011, trên báo The National Interest, John Quiggin viết bài có tựa đề “China’s Imminent Collapse” – Nước Tàu Sụp Đổ Trông Thấy – trong có câu tạm dịch như sau : “Chế độ có thể sụp đổ từ bên trong, khi các bất hòa phe nhóm từ trung ương đảng lan ra ngoài thành bè đảng, công chúng rộng lớn. Mặt khác, quần chúng phản kháng với quy mô lớn, cộng với bất hòa về đối phó thế nào là chừng mực và khả thi, có thể làm cho sụp đổ nhanh hơn”.



Ngày 10-5-2011, ngoại trưởng Hillary Clinton của Mỹ nói với ký giả Jeffrey Goldberg của báo The Atlantic :”Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm những việc vô ích như những gã hề”.



Kịch bản Tàu chưa biết kết thúc thế nào, nên các “chuyên gia sao chép Ta” vô cùng bối rối. E rằng “tuồng Tàu” chưa hạ màn, “đảng ta” đã “Xuống Hố Cả Nút”.

-----------------

TAM73F
10-28-2011, 04:59 PM
Phỏng vấn người Mỹ gốc việt !! Học hỏi về Quê Nhà .


http://www.youtube. com:80/watch? v=oC7UXPT0jfk --

<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/oC7UXPT0jfk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

---------//----------

TAM73F
10-28-2011, 09:02 PM
Tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam:

Bắt tạm giam 24 người nước ngoài có dấu hiệu phạm tội bằng công nghệ cao

Ngày 17-10-2011 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Việt Nam, Tổng cục an ninh (Bộ Công an) đã phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa, tổ chức khám xét và bắt tạm giam 24 đối tượng là người nước ngoài đang hoạt động tội phạm công nghệ cao tại khách sạn Thảo Trang (số 316/32 đường Dã Tượng, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang), mục đích của nhóm tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao để lừa đảo xuyên quốc gia.

2149

Các đối tượng phạm tội công nghệ cao bị bắt tạm giam.

Tại Khách sạn Thảo Trang, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, lực lượng công an đã bắt tạm giam 24 đối tượng gồm có 9 nữ và 15 nam giới, trong đó có 20 người mang quốc tịch Trung Quốc, 3 người Đài Loan và 1 người Việt , cùng với tang vật gồm 2 bộ thiết bị đường truyền tốc độ cao, 14 bộ đàm cầm tay, 8 điện thoại Wifi, 37 điện thoại bàn, 2 USB có chứa nhiều dữ liệu quan trọng và một số công cụ, thiết bị khác. Trong số 24 đối tượng bị bát tạm giam có Yang Wen Feng - tức Dương Văn Phương, 30 tuổi, người Đài Loan - là đối tượng điều hành, quản lý tài chính… của nhóm. Người Việt duy nhất trong nhóm này bị bắt tạm giam là Trần Hán Nam, 34 tuổi gốc Trung Quốc, nhưng có quốc tịch Việt Nam và làm nhiệm vụ phiên dịch.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, nhóm người nước ngoài này thông qua Trần Hán Nam đến thuê trọ tại khách sạn Thảo Trang, đồng thời lắp đặt hai đường truyền Internet tốc độ cao kết nối với nhiều thiết bị khác như laptop, điện thoại bàn, điện thoại di động, bộ đàm, modem cáp quang…Sau đó sử dụng Internet, đàm thoại VoiceIP để dò tìm tên tuổi, địa chỉ những người có hành vi phạm pháp, hoặc người bị hại trong một số vụ việc phát sinh ở Trung Quốc để liên lạc và tìm cách lừa đảo.



Trong các cuộc đàm thoại, nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia đã đe dọa, yêu cầu các nạn nhân cung cấp số tài khoản tín dụng, hoặc chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng chỉ định “để phục vụ công tác điều tra”. Phát hiện những dấu hiệu lén lút bất minh của nhóm người nước ngoài này, quần chúng nhân dân tại địa phương đã kịp thời cảnh giác và báo cho cơ quan công an. Sau thời gian tiến hành xác minh, Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) kiểm tra, bắt quả tang khi các đối tượng này đang hoạt động có dấu hiệu phạm tội, bọn chúng không kịp trở tay để tẩu tán, hoặc cất giấu phương tiện và các công cụ thực hiện hành vi phạm pháp.

Ngay sau khi bị bắt tạm giam, UBND tỉnh Khánh Hòa đã gửi văn bản đến Lãnh sự quán Trung Quốc và Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh Việt Nam, để thông báo về việc bắt tạm giam nhóm người nước ngoài nêu trên do có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hiện tại, tất cả 24 đối tượng đều bị bắt tạm giam để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ngọc Linh

TAM73F
11-03-2011, 06:27 PM
Bắt đầu đào tạo phi công tại Việt Nam‏ Xả Hội Chủ Nghỉa !!!



Đào tạo phi công “nội”, hướng phát triển bền vững
Thứ hai, 31/10/2011, 14:41 (GMT+7)
Kinh phí đào tạo thành công một phi công cơ bản rất lớn (khoảng 120.000-150.000 USD), vì vậy, chương trình đào tạo phi công nằm trong dự án ODA của chính phủ 2 nước Việt Nam và Pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực bậc cao cho ngành hàng không Việt Nam (HKVN) phát triển một cách bền vững.
Hướng tới trung tâm đào tạo riêng
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Nam Liên, Tổng Giám đốc Công ty Bay Việt, cho biết phát huy kết quả huấn luyện phi công của khóa 1, công ty tiếp tục khai giảng khóa huấn luyện đào tạo phi công cơ bản VFT2 cho 23 học viên phi công người Việt Nam. Cũng trong buổi lễ này, Cục HKVN đã trao chứng chỉ phê chuẩn cơ sở huấn luyện phi công cho Công ty Bay Việt, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hướng tới mục tiêu xây dựng một trung tâm đào tạo phi công riêng của Việt Nam.


2162

Các phi công Việt Nam tương lai trong một buổi học thực hành.

Cũng theo Tổng Giám đốc Nguyễn Nam Liên, Công ty Bay Việt hiện đang có những bước đi vững chắc để tiến tới độc lập đảm trách công tác đào tạo, huấn luyện phi công cơ bản tại Việt Nam với sự tham gia của Học viện HK Pháp-ESMA – đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo phi công cơ bản cho Vietnam Airlines và các hãng HK trên thế giới.
Trong thời gian tới, Công ty Bay Việt sẽ huấn luyện thêm 4 khóa phi công cho các hãng HK tại Việt Nam và trong khu vực, trong đó chủ yếu là học viên của Vietnam Airlines. Giai đoạn đầu, Công ty Bay Việt sẽ hợp tác cùng Học viện HKVN để huấn luyện thực hành bay cho học viên tại sân bay Cam Ranh, tiến đến hoàn thành chuyển giao công nghệ thành lập Trung tâm đào tạo phi công quốc gia của Việt Nam vào cuối năm 2012.
Khát vọng bay
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng Công ty HKVN thành lập cơ sở đào tạo phi công cơ bản. Và tháng 6-2008, Công ty Bay Việt được thành lập bởi các cổ đông gồm: Vietnam Airlines, Công ty Cho thuê máy bay VN, Công ty Bay trực thăng VN, Tập đoàn HIPT và Học viện Hàng không Pháp-ESMA.
Thực tế cho thấy, thị trường HKVN tăng trưởng bình quân 20%/năm là tín hiệu đáng mừng nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với ngành HKVN, khi nguồn nhân lực phi công đang rất thiếu. Chưa hết, theo chiến lược phát triển của ngành HKVN, từ nay đến năm 2020, nhu cầu về phi công cho ngành sẽ phải đạt khoảng 1.500-2.000 người, tăng hơn gấp đôi số lượng phi công hiện nay.
Những con số nêu trên cho thấy cơn khát nhân lực phi công cho ngành HK là rất lớn và đòi hỏi công tác đào tạo phi công ngày càng trở nên bức thiết. Để có đủ phi công cho hoạt động bay, lâu nay hầu hết các hãng HK phải đi thuê phi công nước ngoài với giá thuê rất cao từ 4.000-7.000 USD/người/tháng (gần gấp đôi mức thu nhập của một phi công người VN). Và như thế, trung bình mỗi năm, ngành HKVN phải bỏ ra khoảng 30-40 triệu USD để thuê phi công nước ngoài nhưng vẫn không đủ.
Có thể nói, việc Cục HKVN trao chứng chỉ phê chuẩn cơ sở huấn luyện cho Công ty Bay Việt là cột mốc quan trọng để các phi công cơ bản VN bước sang giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn mà các phi công được giáo viên lý thuyết của Công ty Bay Việt cùng trực tiếp tham gia giảng dạy dưới sự hỗ trợ và giám sát của các giáo viên có kinh nghiệm được phê chuẩn của Học viện ESMA-Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên các học viên phi công cơ bản được Cục HKVN trực tiếp tổ chức thi sát hạch tất cả các môn học quy định theo bộ đề thi và đáp án do Cục HKVN ban hành để cấp bằng lý thuyết, nâng cao vai trò giám sát chất lượng huấn luyện phi công của nhà chức trách.
Sau giai đoạn huấn luyện lý thuyết 24 tuần tại Công ty Bay Việt ở TPHCM, các học viên sẽ lần đầu tiên được cất cánh với chương trình huấn luyện thực hành bay giản đơn 50 giờ bay tại Việt Nam cho mỗi học viên, bao gồm cả trên 10 giờ bay đơn đầu tiên của khóa học. Với hạ tầng cơ sở tương đối hoàn chỉnh và 3 máy bay TB.20 đang sẵn sàng theo đề án ODA 95-97 giữa chính phủ 2 nước Việt Nam và Pháp, sẽ giúp cho các học viên đạt được khát vọng bay của mình trong một tương lai không xa.
NGUYỄN THU TUYẾT

source: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2011/10/272068/
Bắt đầu đào tạo phi công tại Việt Nam
Xem tin gốc http://www.baomoi.com/Home/HocBong/vtv.vn/Bat-dau-dao-tao-phi-cong-tai-Viet-Nam/5016265.epi
VTV - 13 tháng trước 320 lượt xem


2165

Chiều 14/10, Công ty Cổ phần Đào tạo Bay Việt vừa phối hợp với Học viện Hàng không ESMA (CH Pháp) tổ chức trao chứng chỉ của Cục Hàng không Việt Nam cho 20 học viên phi công đầu tiên.
Facebook Bắt đầu đào tạo phi công tại Việt NamTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Công ty Cổ phần đào tạo Bay Việt (TP.HCM) là đơn vị đầu tiên đào tạo phi công dân dụng. Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2011, Công ty Bay Việt sẽ tiếp tục huấn luyện thêm 4 khóa phi công tiếp theo với khoảng 80 học viên. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện lý thuyết, 20 phi công đầu tiên của công ty Bay Việt sẽ được gửi sang Pháp tiếp tục được đào tạo phần thực hành. Dự kiến sau 3 năm, phía đối tác sẽ chuyển giao công nghệ để Công ty Bay Việt đào tạo hoàn toàn trong nước.
Công ty Bay Việt đã được Tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu (EADS) tài trợ hơn 1 triệu USD và được Học viện Hàng không ESMA của Cộng hòa Pháp hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, giúp đỡ từng bước chuyển giao công nghệ đào tạo.
Hiện nay, Tổng cục Hàng không Việt Nam vẫn phải thuê 300 phi công nước ngoài và hàng năm phải gửi đi 80-100 phi công đi đào tạo ở các nước. Trong khi các hãng hàng không khác ở Việt Nam đến lúc này vẫn chỉ mới có duy nhất 1 phi công. Việc thành lập trung tâm đào tạo Phi công tại Việt Nam sẽ giúp Việt Nam chủ động hơn trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao tại Việt Nam.
Tác giả : Nguyệt Hà

source: http://www.baomoi.com/Bat-dau-dao-tao-phi-cong-tai-Viet-Nam/107/5016265.epi

Trường dạy nghề phi công đầu tiên ở Việt Nam
Thứ năm 03/11/2011 07:43
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường đào tạo phi công - nơi người học có thể tự đóng học phí để được đào tạo lái máy bay đã ra đời.


2164

Hinh minh họa. (Ảnh: Internet)

Trong bối cảnh công tác đào tạo nghề ở Việt Nam thường bị xem là thiếu gắn kết với nhu cầu của thị trường, mô hình dạy nghề phi công này có thể coi là khá thú vị. Nhiều người cũng hy vọng rằng, đây sẽ là cơ sở để trong tương lai Việt Nam phát triển bộ môn lái máy bay thể thao cũng cũng như đẩy mạnh việc sở hữu máy bay tư nhân.
Con đường để thành lập một trường đào tạo phi công tưởng như đơn giản, nhưng đã phải trải qua 17 năm tìm tòi và cuối cùng, chỉ có lời giải khi người ta tìm ra phương án xã hội hóa đào tạo.

Ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: "Khóa 2 của công ty cổ phần đào tạo bay Việt sẽ là khóa học đầu tiên mà các học viên được thực hành bay ngay tại Việt Nam".

Dù tất cả còn rất mới mẻ, nhưng ngay từ lúc này đã có những lời khẳng định về chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn thế giới.

Ông Eric Marsot, giáo viên của Học viện hàng không ESMA (Pháp) khẳng định: "Tôi không thấy lo lắng gì về khả năng của những sinh viên này sau khi họ tốt nghiệp. Ở đây, chương trình chúng tôi dạy hoàn toàn giống so với chương trình giảng dạy của các sinh viên Pháp, Trung Quốc hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Bởi vậy, nếu học viên vượt qua những bài học này, họ cũng sẽ có chất lượng tương đương với chuẩn thế giới".

Học phí 80-100 USD không phải là rẻ với những học viên tự túc kinh phí nhưng đổi lại, mỗi học viên ở đây khi vượt qua bài thi tuyển sinh sẽ được cam kết chắc chắn có việc làm và thậm chí được hoàn trả học phí nếu làm việc cho Vietnam Airlines.

Phần lớn các hãng hàng không đến nay vẫn phải đi thuê và phụ thuộc vào phi công nước ngoài. Sự xuất hiện của ngành đào tạo phi công tại Việt Nam xem như đã đánh đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Nhu cầu đó đang cần được đáp ứng bởi không chỉ một trường đào tạo phi công.
Theo VTV
source: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Truong-day-nghe-phi-cong-dau-tien-o-Viet-Nam/69817.gd


2163


Airbus hỗ trợ đào tạo phi công Việt Nam

Ngành hàng không Việt Nam đang thiếu nhiều phi công.
Hãng sản xuất máy bay Airbus vừa ký hợp đồng tài trợ và tư vấn với Công ty Đào tạo Bay Việt (VFTC) gói hỗ trợ đào tạo phi công Việt Nam.
Gói tài trợ này có trị giá hơn 1 triệu USD, sẽ được sử dụng cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức của trung tâm đào tạo nhân sự hàng không. Khoản tài trợ này cũng trang trải chi phí đưa các chuyên gia từ châu Âu trong chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành hai năm cho các nhân sự then chốt.

Với gói hỗ trợ này, Công ty Đào tạo Bay Việt sẽ đào tạo 100 phi công mỗi năm.

Đại diện Airbus cho biết, hợp đồng này thể hiện cam kết của Airbus và công ty mẹ EADS nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Việt Nam. Điều này cũng thể hiện giai đoạn kế tiếp của mối quan hệ vững chắc với Vietnam Airlines, kể từ những ngày đầu của 1991 khi chiếc máy bay Airbus đầu tiên được hãng đưa vào khai thác.

Công ty VFTC là liên doanh giữa Vietnam Airlines (VAC), Học viện Hàng không ESMA của Pháp và nhiều công ty khác của Việt Nam.

Đến nay, Vietnam Airlines đang điều hành đội bay gồm 27 chiếc máy bay Airbus và sẽ có thêm 21 chiếc khác được giao vào những năm tới. Thêm vào đó, Công ty Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC) cũng đã đặt hàng mua 10 chiếc máy bay cho Vietnam Airlines thuê.Gói tài trợ này có trị giá hơn 1 triệu USD, sẽ được sử dụng cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức của trung tâm đào tạo nhân sự hàng không. Khoản tài trợ này cũng trang trải chi phí đưa các chuyên gia từ châu Âu trong chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành hai năm cho các nhân sự then chốt.

Với gói hỗ trợ này, Công ty Đào tạo Bay Việt sẽ đào tạo 100 phi công mỗi năm.

Đại diện Airbus cho biết, hợp đồng này thể hiện cam kết của Airbus và công ty mẹ EADS nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Việt Nam. Điều này cũng thể hiện giai đoạn kế tiếp của mối quan hệ vững chắc với Vietnam Airlines, kể từ những ngày đầu của 1991 khi chiếc máy bay Airbus đầu tiên được hãng đưa vào khai thác.

Công ty VFTC là liên doanh giữa Vietnam Airlines (VAC), Học viện Hàng không ESMA của Pháp và nhiều công ty khác của Việt Nam.

Đến nay, Vietnam Airlines đang điều hành đội bay gồm 27 chiếc máy bay Airbus và sẽ có thêm 21 chiếc khác được giao vào những năm tới. Thêm vào đó, Công ty Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC) cũng đã đặt hàng mua 10 chiếc máy bay cho Vietnam Airlines thuê.


Ngọc Thắng (Theo VnEconomy)


---------//--------
Một Ví Dụ

Subject: Vietnam Airlines

Bằng gì cũng dỏm, bằng lái máy bay cũng dỏm, ớn thiệt! Coi sinh mạng của mấy trăm con người trên một chiếc máy bay không ra gì cả.



Một phi công Vietnam Airlines nghi dùng bằng lái giả :41: :icon_nerd:

Thứ năm, 3/11/2011

Nhà chức trách hàng không Hàn Quốc vừa yêu cầu Vietnam Airlines kiểm tra quy trình đào tạo, cấp bằng lái máy bay. Cơ quan này nghi rằng một phi công của hãng đang sử dụng bằng lái chưa đúng tiêu chuẩn.
Yêu cầu của trách hàng không Hàn Quốc đưa ra xuất phát từ việc một chuyến bay Vietnam Airlines chở theo 160 hành khách từ TP HCM đến Busan đã cố gắng hạ cánh nhưng không thể theo đúng đường băng thông thường. Máy bay phải lên xuống vài lần mới có thể hạ cánh.
Sự việc này xảy ra cách đây gần 6 tháng và được báo chí Hàn Quốc xới lên vào giữa tháng 10 vừa qua. Các thông tin cho hay phi công lái chiếc máy bay của Vietnam Airlines có quốc tịch Hàn Quốc. Người này bị nghi có bằng cấp không phù hợp, khai gian về số giờ bay (người này khai đã bay 680 giờ, trong khi thực tế chỉ bay có một giờ).
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Cục Hàng không VN xác nhận có sự việc trên và phía nhà chức trách hàng không Hàn Quốc cũng đã có văn bản yêu cầu phía Vietnam Airlines giải trình về sự việc.
Chiều 2/11, Vietnam Airlines cũng đã có văn bản báo cáo lên Cục Hàng không VN và cả phía nhà chức trách Hàn Quốc, trong đó hãng nói rằng phi công trên đã không còn ở Vietnam Airlines nữa. Trong văn bản này, hãng cũng cho biết đã chấm dứt hợp đồng với viên phi công từ tháng 8.
"Chúng tôi đang tiếp nhận báo cáo của Vietnam Airlines để làm rõ sự việc", vị lãnh đạo này cho hay.
Liên quan đến nghi ngờ phi công Vietnam Airlines sử dụng bằng giả, vị lãnh đạo này cho rằng cần phải xem xét điều tra thêm mới có thể kết luận.
"Việc đào tạo phi công được tuân thủ theo quy trình rất chặt chẽ. Phi công khi được cấp bằng phải đáp ứng tiêu chuẩn về số giờ bay. Tuy nhiên, khi có sự việc xảy ra, chúng tôi buộc phải kiểm tra lại toàn bộ quy trình này", ông nói.
Hồng Anh

TAM73F
11-08-2011, 12:33 AM
Mời đọc bài viết từ trong nước gởi ra


CHỦ NHẬT, NGÀY 23 THÁNG MƯỜI NĂM 2011

LỜI CUỐI CHÂN THÀNH

1. Hồi tôi còn rất bé ngồi nghe lóm ba tôi kể cho các chị tôi nghe câu chuyện Vua Mi Đi có tai lừa mà không hiểu làm sao tôi lại nhớ đến bây giờ. Chuyện rằng có ông vua nọ tên là Mi Đi không biết bị làm sao lại có hai tai lông lá và dài nhọn như hai tai lừa. Vua xấu hổ giấu kín không cho bất kỳ ai biết bằng cách suốt đêm ngày mang vương miện hoặc mang mũ che kín lại. Nhưng giấu cách nào thì cũng phải cho một người biết, đó là anh thợ hớt tóc cung đình vì mỗi tháng vua cũng phải hớt tóc một lần. Dĩ nhiên là vua phải "hợp đồng" trước với anh thợ nầy là giữ bí mật tuyệt đối hoặc bị chém đầu.
Có được cái thông tin quan trọng tột cùng như vậy mà không thông tin lại cho ai quả là một điều khó khăn cùng cực đối với anh thợ hớt tóc. Một ngày kia chịu hết nỗi, anh thợ bèn đi tìm đến một cánh đồng trống hoang vu không một bóng người, chỉ có lau sậy mọc đầy. Tại đây anh hét lên: Vua Mi Đi có tai lừa! Vua Mi Đi có tai lừa!.... Hét thỏa thích đến khan cả giọng rồi anh sung sướng và an tâm trở về. Nào ngờ lau sậy reo vi vu trong gió lại "ghi" được lời anh. Từ đó mỗi khi gió thổi là chúng cứ vi vu phát lại: " Vua Mi Đi có tai lừa! Vua Mi Đi có tai lừa!". Chẳng bao lâu cả kinh thành đều biết chuyện rồi cuối cùng câu chuyện về tai lừa của vua cũng đến tai lừa của vua. Anh thợ hớt tóc bị chém đầu.

Tôi nhớ ba tôi kể chuyện đó cho các chị tôi nghe với ngụ ý giáo dục rất phù hợp với cái thời Việt Cộng còn chui hầm bí mật ở vùng xôi đậu mà chúng tôi đang sinh sống và cũng phù hợp với tật ngồi lê đôi mách của các chị gái tôi: Chớ có thóc mách mà mất mạng.
Nhưng sau nầy lớn lên nhớ lại câu chuyện trên tôi lại nghiệm ra một ý nghĩa khác. Đó là quyền được thông tin của con người. Anh có thông tin mà không được nói ra, không truyền lại cho người khác thì đau khổ còn hơn là ăn mà không được ỉa.
Thông tin là những điều anh ghi nhận, thông tin là những điều anh suy nghĩ và thông tin cũng là những cảm xúc của anh bật ra khi tương tác với sự vật hoặc ngoại cảnh. Tùy theo cách diễn đạt để truyền tải mà thông tin ấy có thể là một ký hiệu nguệch ngoạc, có thể là thông báo ngắn gọn, có thể là một bài báo súc tích, có thể là một áng văn trác tuyệt, một bức họa sinh động và có thể là một bài thơ mượt mà hoặc một khúc hát mê li. Nói tóm lại thông tin và việc truyền đi thông tin đã hình thành nên nền văn hóa của nhân loại. Thông tin vừa là nhu cầu bức thiết vừa là điều kiện cơ bản để làm nên con người.

2. Người làm trực tiếp trong ngành báo chí thì khát khao thông tin còn hơn bất kỳ ai. Thế nhưng trong gần hai mươi năm làm báo, thú thực tôi chưa viết được một bài báo nào ra hồn. Tôi phải viết bài ở những lãnh vực tôi không am hiểu hoặc thích thú lắm nên bài vở tầm tầm. Còn lãnh vực tôi thích thú thì phải viết theo quan điểm và lập trường của đảng. Báo của Đảng nên phải thông tin định hướng theo ý Đảng, đó là lẻ đương nhiên. Nếu ai có cùng ý với Đảng thì hẳn sẽ rất hạnh phúc vì sẽ viết được những bài báo hay, rất thật với lòng mình. Còn tôi thì xin chịu. Tôi có những cảm xúc, những suy nghĩ, những lời tâm sự, những nhận định về thời cuộc, nhận định về lịch sử.... không hiểu sao lại chẳng trùng hợp chút nào với ý Đảng. Ví dụ bài nền tảng đạo lý của hiến pháp cách đây gần 10 năm, nếu viết theo ý mình thì phải nói đến bản tuyên ngôn nhân quyền- dân quyền, nói đến đạo lý truyền thống của dân tộc, thế nhưng phải làm tròn theo ý đảng là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lê xa lạ mà cái chủ nghĩa ấy thì lúc đó, ngay tại nơi sản sinh ra nó là nước Nga, người ta đang vứt bỏ thì làm sao viết cho ra hồn được. Đây là dịp cuối cùng trên blog, cho phép tôi được thật lòng.

Thế là tôi tìm đến đám lau sậy của riêng mình để truyền thông tin vào đó. Ban đầu là nhật ký được ghi chết trong ổ nhớ. Viết thoải mái mọi suy nghĩ, mọi cảm xúc, mọi nhận định của mình về thời cuộc, về thế giới, về lãnh đạo, về mọi người chung quanh... hả cả lòng mà chẳng sợ đụng chạm ai. Tuy nhiên thông tin như vậy thì cũng như chẳng có thông tin gì cả, vì bản chất của thông tin là sự lan truyền mà ổ nhớ thì không vi vu lại được như đám lau sậy của anh thợ hớt tóc để tạo ra sự lan truyền.

Rồi internet xuất hiện, bãi lau sậy trở nên hiện đại hơn. Mình hét vào đó có người nghe được, không những nghe được mà hắn còn nhảy đổng vào hét theo nữa. Đó là blog. Blog làm tăng nguồn cảm hứng vì thông tin được lan truyền và tương tác. Lời tâm sự, cảm xúc của mình được chia xẻ, được cảm thông.

Nhưng cảm xúc, tâm sự và nhận định của tôi thiên về khuynh hướng gì? Thú thực tôi ít am hiểu về kinh tế, không có năng khiếu về mỹ học, trình độ khoa học kỷ thuật thì không tới đâu nên tôi không có nhận định về kinh tế, ít có cảm xúc về văn chương nghệ thuật, không đủ hiểu biết để viết về khoa học công nghệ. Tôi có khuynh hướng về thời cuộc nên những cảm xúc, tâm sự và nhận định đều hướng vào chuyện thời cuộc. Thế là đụng vào chuyện chính trị nhạy cảm rồi. Vì viết về chính trị thì phải viết theo quan điểm nào, đứng trên lập trường nào. Mà khổ nổi quan điểm lập trường của tôi như đã nói lại không trùng với quan điểm lập trường của đảng đang cầm quyền. Trên lý thuyết, hiến pháp cho phép mọi công dân được quyền biểu lộ một cách ôn hòa chính kiến của mình. Tuy nhiên thực lòng mà nói, trên thực tế, sự biểu lộ quá thật này cũng gây ra không ít trở ngại nhất là khi trang nhật ký của tôi, nhờ vào sự ưu ái của các blog nổi tiếng đi trước cho đường link, nên lượng người vào tăng lên một cách nhanh chóng.
Thế là nguy hiểm quá. Mình lại tự thấy có trách nhiệm. Lại phải viết dè chừng, dòm trước ngó sau, uốn lưỡi nhiều lần... và vì vậy mà cảm xúc, suy nghĩ, nhận định dần dần trở nên nhạt nhạt vì chưa truyền đạt hết sự thật về những điều mình suy nghĩ..
Rồi còn bao nhiêu cảm xúc dâng trào khi đối diện với các sự kiện nóng hổi mà mình đã viết ra nhưng nào có dám đưa lên. Như chuyện cấm biểu tình, chuyện các thanh niên công giáo lần lượt bị mất tích một cách khó hiểu, chuyện một số người ra tòa chỉ vì viết hoặc phát biểu trên báo nước ngoài chính kiến của mình, chuyện chị Tạ Phong Tần bị bắt, anh Điếu Cày hết hạn tù rồi nhưng vẫn còn bị giam giữ bí mật đến vợ con cũng không nghe được thông tin, rồi ngay mới đây chị Bùi Hằng bị bắt giam vô cớ ba ngày, rồi những người công giáo ở Thái Hà, ở Cồn Dầu, ở Vinh... chưa được đối xử công bằng.Tôi chỉ bày tỏ cảm xúc của mình về những chuyện ấy chứ có kiến nghị, yêu sách, phản đối gì đâu mà cũng không dám đưa lên. Tự thấy mình hèn quá.

Cảm xúc, tâm sự thật lòng thì không dám đưa lên, cái đưa lên thì nhạt nhạt, chưa thật vì phải uốn lưỡi nhiều lần để che chắn, để tìm sự an toàn. Trang nhật ký của mình để tâm sự vui buồn dần dần giống như tờ báo đảng mà báo đảng thì có đến gần cả ngàn tờ rồi mình tham gia thêm làm gì nữa cho thừa.

Vậy thì phải đóng blog lại thôi. Nhiều bạn bè buồn lắm. Nhưng mình còn buồn hơn nữa. Anh Nguyễn Thông nói blog đi vào trong máu thịt mình còn hơn là vợ nữa, bỏ vợ còn dễ hơn bỏ blog không biết có đúng không.

3. Qua blog thì quen được nhiều bạn. Bạn cũ có, học trò cũ có, bạn mới có và bạn ở khắp các phương trời. Có những bạn chưa hề biết tên và tuổi tác mà sao chỉ qua vài lời trao đổi đã thấy như là tri kỷ lâu rồi. Có bạn comment vào blog nhưng phần lớn bạn khác lại email riêng hoặc điện thoại trực tiếp để chia sẻ. Những phản hồi đó làm mình rất vui vì vừa có tính động viên lại vừa góp phần điều chỉnh những sai sót và quan trọng nhất là cung cấp cho mình nhiều thông tin để tham khảo, nêu ra các vấn đề để trao đổi. Có một blog được nhiều người quan tâm là có thêm một thế giới khác để sống bên cạnh cái thế giới thực đang có. Trong thế giới mới nầy, được gặp nhiều người cùng trăn trở, cùng ưu tư, cùng suy nghĩ nên do vậy chỉ thấy toàn những người bạn tốt đẹp. Chính vậy mà tự dưng thấy có trách nhiệm với bạn bè nên nghĩ rằng hoặc phải viết chân thật từ đáy lòng hoặc không viết gì cả. Lúc này đóng blog lại chia tay với các bạn quả là tiếc lắm. Nhưng chẳng thà để lại một chút tiếc nuối cho nhau còn hơn là cứ kéo dài về sau bằng những bài viết không thật với lòng mình thì cũng phụ lòng các bạn phải không ạ?

4. Tôi có một giấc mơ. Trước khi đóng blog lại tôi xin phép nêu lên đây giấc mơ của mình. Chắc không ai phiền hà gì về những giấc mơ nên tôi lấy hết sự dũng cảm còn lại để kể ra đây:
- Tôi mơ Việt Nam mình thay đổi và đi về phía ánh sáng như Miến Điện.
- Tôi mơ nhà cầm quyền mình biết nói không với Trung Quốc, không bị mờ mắt trước miếng mồi kinh tế của họ.
- Tôi mơ thấy các anh chị đang bị bắt bớ, tù đày hân hoan bước ra khỏi nơi tăm tối. Đó là các anh chị: Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, Điếu Cày, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hối, Nguyễn Văn Lý, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thanh Hải, các thanh niên Công Giáo...vv..vvv...
- Tôi mơ thấy quyền được thông tin của người dân không bị cấm đoán, báo chí được tự do và ai cũng có thể nói lên chính kiến của mình mà không bị phiền hà.
Bốn điều trong giấc mơ và còn nhiều điều nữa nhưng thật ra chỉ cần điều mơ ước đầu tiên là có thể có đủ hết các điều còn lại.

5. Viết đến đây thì nổ ra sự kiện Gadafi bị bắn chết. Kết thúc tất yếu của một kẻ độc tài tàn bạo, hoang tưởng và ngoan cố chống lại nhân dân, chống lại cả thế giới tiến bộ. Tuy nhiên kết thúc như Kadafi thì nhục nhã và thê thảm quá. Nhục nhã vì phải chui vào trong một ống cống để trốn rồi van xin được tha mạng. Thê thảm là những ngươi lính NTC do quá căm phẫn đã tàn nhẫn kéo lê xác ông trần truồng trên đường phố.
Bọn độc tài hại người, hại dân nào rồi cũng có những kết thúc tồi tệ, không bị lật đổ ngay lúc đang còn tại vì thì cũng bị miệng đời phỉ báng đến cả ngàn năm. Sự tham lam, ích kỷ và ngu xuẫn đã che mờ mắt rất nhiều tên độc tài còn đang tạm thời tại vị để họ không thấy cái gương sờ sờ ngay trước mắt. Bài học Gadafi cho thấy, thế giới ở thời đại liên lập không để anh được tự do bắt bớ, đàn áp và bắn giết nhân dân tùy thích. Dân tộc nào bị áp bức quá rồi đến lúc cũng phải vùng dậy. 70 năm như Liên Xô, 50 năm như Đông Âu hay 42 năm như Gadafi rồi cũng sụp đổ.

Chính vì vậy mà tôi hy vọng rằng giấc mơ của tôi không mãi mãi chỉ là giấc mơ.

Tạm biệt.
HUỲNH NGỌC CHÊNH

ghi chú:
Anh Huỳnh Ngọc Chênh là phó thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, như anh đã tuyên bố khi anh nghỉ hưu cũng là lúc anh sẽ đóng blog HUỲNH NGỌC CHÊNH, hôm nay trước khi đóng Blog anh đã có một bài : LỜI NÓI CHÂN THÀNH, một bài viết rất hay và anh đã nói thay cho hàng triệu người dân Việt.

TAM73F
11-09-2011, 06:05 PM
The.true.ideology.of.communism

Sống ở VN khi về già ? Thà cứ là Giấc Mơ...

Một người Việt cao niên đã “SÁNG MẮT” viết về VN hiện tại.

Posted on November 4, 2011

1. Tài chánh
2. Tình nghĩa đồng bào
3. Anh em, bà con, Con cháu
4. Thời tiết
5. Thức ăn
6. Y tế
7. An ninh
8. Môi trường
9. Luật pháp
10. Chính trị
Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.
Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì ”ăn đất, ăn cát cũng chịu”… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm “nóng sốt” như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…
Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng “ Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa”. Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm “người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …”
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.
Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :
1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi…ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!!
2. Tình người: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi…
Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.
3. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. ”Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …
4. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: “trời quá nóng, chịu không nổi…”.
5. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ…
6. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …
7. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….
8. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …
9. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …
10. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …
Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”
Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:
” Việt nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. ”
Thấy cũng chẳng có gì để mà “phải thuơng phải nhớ” cả !

----------//----------

TAM73F
11-09-2011, 10:34 PM
Con gái Thủ tướng CSVN 3 Dũng thêm vai trò mới
3 , 11, 2011 ( On the Net )

Nguyễn Thanh Phượng ( con gai TT 3 Dung~ ) được cho là doanh nhân trẻ thành đạt number 1 ở Việt Nam . Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của cả ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản Nguyễn Thanh Phượng nắm thêm vai trò trong khu vực ngân hàng.

Phượng , sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng . Tin đăng trên trang web của chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt cho hay bà Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty quản lý quỹ Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt được bầu làm thành viên HĐQT Ngân hàng Bản Việt . Bản tin ngày 3/11 nói Ngân hàng Gia Định đã thông qua việc đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt .

“ Đại hội cổ đông qua cach' ... bất thường vao`sáng ngày 3/11 của ngân hàng TMCP Gia Định ( GiaDinhBank ) đã thông qua sửa đổi điều lệ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt ( Viet Capital Bank ) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng ( 95 triệu đôla ) lên 3.000 tỷ đồng ( 142 triệu đôla ) ”.

Đại hội này cũng thông qua việc bầu bổ sung Nguyễn Thanh Phượng làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014 . Công ty chứng khoán Bản Việt chính là công ty tư vấn cho GiaDinhBank để chào bán 100 triệu cổ phần nhằm tăng vốn hồi cuối tháng Bảy năm nay.

Bản tin trích điều họ gọi là nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online nói một nhóm cổ đông đã mua với tỷ lệ tối thiểu 30% vốn điều lệ của GiaDinh Bank.

“ Cổ đông lớn nhất của GiaDinhBank là Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn tất thương vụ bán hết 30% vốn cho một số cổ đông ”. Thông tin trên website của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt nói bà Phượng từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding , một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.

“ Ngoài ra , Nguyễn Thanh Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim ( Việt Nam ), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ ”. Chồng là Nguyễn Thanh Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng ( Henry ), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt . Hoàng, người Mỹ gốc Việt , hiện là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV) , chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004 .

Trong cuộc Bấm phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ cách đây 5 năm, Nguyễn Thanh Phượng nói " Tôi yêu nghề đầu tư tài chính vì theo quan điểm cá nhân , tôi cho nó là đỉnh cao của rất nhiều nghề . Tôi nghĩ có vài điều mà người ta cũng có thể học được qua .... từ một cô gái tuổi đôi mươi như tôi , là nên làm nhiều và nói ít thôi ", Phượng nói thêm .

Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân ( bên phải ) xuất hiện cùng con cái trước công chúng . Trong các điện tín ngoại giao Sứ quán Hoa Kỳ gửi về nước bị trang web Wikileaks tiết lộ mới đâ , cũng có bức điện liên quan tới con cái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Tp HCM, ông Seth Winnick trong Công điện ngày 26/12/2006 đã tóm lược tin tức thu thập được về các người con của ông Nguyễn Tấn Dũng trong đó có Nguyễn Thanh Phượng . Báo Người Việt gần đây trích lời ông Winnick viết :

“Thanh Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng , Phượng là người năng động nhất ( superman ) . Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở , tò mò , và chăm chú . Rõ ràng cô là một người có tài . ” !!! ???

“ Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng , và những cánh cửa rộng mở đón chàoThanh Phượng và anh em của cô, ” là “ bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo ( BCT- CS - Việt Nam ) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế .”

Công điện đơn cử một vài ví dụ, “Tháng 1/2006, lúc mới hơn 25 tuổi , Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management , quản trị vốn đầu tư 112 triệu đôla của các nhà đầu tư Thụy Sĩ .

Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt với nhiều trăm tỷ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”

Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi , thiếu kinh nghiệm như Phượng ?

Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện :

“ Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý , là một điều khôn ngoan , nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát , như dầu khí , ngân hàng và công nghệ thông tin . ”

Bức điện này cũng nói về việc Tổng Thống Bush ... làm Thủ tướng 3 Dũng qua hơi ngỡ ngàng , khi ông Bush đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam của ông Bush hồi năm 2006 để dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội . Bức điện có đoạn mô tả rằng “ Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh , Thủ Tướng 3 Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ ” .

----------------//--------------

Chế Linh bị hủy diễn ở Việt Nam

BBC phone Di Dong - thứ tư, 2 tháng 11, 2011

- Đêm diễn đầu tiên của Chế Linh ở Hà Nội và các ca sỹ hải ngoại khác được khán giả thủ đô đón nhận nồng nhiệt . Liveshow của ca sỹ hải ngoại Chế Linh ở Hà Nội vừa bị rút giấy phép do chương trình có những ca khúc chưa được phép ở Việt Nam. Buổi liveshow này theo dự kiến sẽ được diễn ra ở Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình vào ngày 12/11 tới .

Các bài liên quan
Xem và chống Đàm Vĩnh Hưng
Paris By Night trước nguy cơ đóng cửa
Âm nhạc và thế hệ Việt thứ hai tại Anh

Chủ đề liên quan Văn hóa,
Người Việt ở nước ngoài

Trước đó, Chế Linh đã có một đêm diễn được đánh giá là rất thành công vào ngày 21/10 cũng tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình và một đêm ở nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng, vào ngày 29/10. Liveshow ngày 12/11 ở Hà Nội được lên kế hoạch sau khi đêm diễn đầu tiên của Chế Linh tại Hà Nội được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Theo chương trình lưu diễn Việt Nam thì ngoài lần trở lại Hà Nội vào ngày 12/11, Chế Linh sẽ đến Hải Phòng vào ngày 5/11 và TP Hồ Chí Minh vào ngày 19/11. Như vậy với quyết định của ngành văn hóa Hà Nội hôm thứ Hai ngày 1/11, Chế Linh có nguy cơ không thể tiếp tục biểu diễn ở Việt Nam như kế hoạch.

- Rắc rối chữ nghĩa

Theo ông Phạm Quang Long, giám đốc Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội, đơn vị ra quyết định rút giấy phép, thì trong 35 bài hát biểu diễn trong chương trình thì có đến 11 bài hát chưa được Việt Nam cho phép phổ biến . Chính vì vậy Sở văn hóa Hà Nội không chấp nhận cho trình diễn những bài hát này .Theo ông Long thì 11 bài hát này không nằm trong danh sách trình Sở để xin giấy phép biểu diễn. Một lý do nữa mà Sở Văn hóa Hà Nội đưa ra cho việc rút giấy phép là tên chương trình không giống như đã đăng ký tại Sở.

Theo đó thì Sở cấp giấy phép cho chương trình có tên là ‘ Liveshow ca sỹ Chế Linh ’ chứ không phải là ‘ Chế Linh 30 năm tái ngộ ’. Bên cạnh đó, thì Sở Văn hóa Hà Nội cũng không đồng ý với chữ ‘ hải ngoại ’ trong cụm từ ‘ giọng ca vàng hải ngoại ’ xuất hiện trong băng rôn quảng cáo.

Tuy nhiên, lý do chính thức mà Sở Văn hóa Hà Nội đưa ra là nhà tổ chức chương trình đã treo quảng cáo ‘gây phản cảm, mất mỹ quan đường phố’. Do đó, Sở Văn hóa Hà Nội đã ra quyết định xử phạt việc treo các băng rôn trên các đường phố của Hà Nội và yêu cầu nhà tổ chức tháo dỡ toàn bộ các băng rôn này . Đồng thời, Công ty giải trí Bích Ngọc, đơn vị tổ chức liveshow của Chế Linh, cũng tạm thời bị cấm tiếp tục tổ chức các chương trình trên địa bàn Hà Nội.

Chế Linh là một trong những ca sỹ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng dưới thời Việt Nam Cộng hòa ở miền nam trước đây. Hiện nay ông đã sắp bước tuổi 70 . Sau ngày miền nam sụp đổ, ông bị bắt và kết tội ‘ phản động ’ vào năm 1976 và bị giam cầm hơn hai năm . Sau đó , ông đã tìm cách vượt biên thành công sang Malaysia vào năm 1980.

Kể từ khi định cư ở Toronto, Canada, Chế Linh đã góp mặt thường xuyên trong các hoạt động văn nghệ hải ngoại và tham gia trong các chương trình nhạc hội của các hãng Thúy Nga và Asia. Đây là lần biểu diễn chính thức đầu tiên của Chế Linh trước khán giả trong nước sau hơn 30 năm.

Liveshow lần này của ông quy tụ dàn ca sỹ quen thuộc tại hải ngoại như Hương Lan, Sơn Tuyền, Tuấn Ngọc, Thái Châu, Đức Huy, Mạnh Đình cùng với ba người con trai của ông vốn cũng theo nghiệp ca hát . Dẫn chương trình là Nguyễn Cao Kỳ Duyên , MC kỳ cựu của hãng đĩa Thúy Nga.

Giá vé chương trình trong khoảng từ 500.000 cho đến 3 triệu đồng một vé. Đón nhận nồng nhiệt . Sở Văn hóa Hà Nội không đồng ý với nội dung và cách treo các băng rôn quảng cáo liveshow của Chế Linh

Trao đổi với BBC, ca sỹ Hương Lan cho biết là chỉ nghe tin đồn từ tối hôm thứ Hai 31/10 nhưng chưa nhận được thông tin chính thức từ phía nhà tổ chức là sẽ hủy sô và chị vẫn biểu diễn như kế hoạch tại Hải Phòng vào ngày 5/11 tới . Chị cũng không tin là đêm diễn sắp tới ở Hà Nội sẽ bị hủy vì ‘ ở Việt Nam thì nếu bị rút giấy phép ở Hà Nội thì sẽ không được biểu diễn trên toàn Việt Nam ’. Hương Lan cho biết là trong đêm diễn ngày 21/10 ở Hà Nội, Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình với sức chứa 4.000 chỗ ngồi đã không còn chỗ trống.

“Khán giả phần lớn là trung niên, và họ đều rất vui được gặp Chế Linh sau 30 năm,” Hương Lan nói . Đêm diễn đầu tiên của Chế Linh ở Hà Nội được báo chí trong nước rất ca ngợi.

Một độc giả có tên Đỗ Văn Phong bình luận trên báo mạng VnExpress rằng đêm diễn của Chế Linh gợi cho anh ‘kỷ niệm về thời thơ ấu’. Còn một độc giả khác có tên Xuân Chiến thì cho rằng ‘thật tuyệt vời khi nghe Chế Linh ca lại những ca khúc bất hủ’. Một độc giả có tên Hạnh Ngân cám ơn Chế Linh đã ‘làm sống lại ký ức một thời để nhớ’.

Trong đêm diễn này, Chế Linh đã đơn ca và hợp ca cùng các ca sỹ khác trong các bài hát như Mai lỡ mình xa nhau, Con đường xưa em đi, Thành phố buồn, Linh hồn tượng đá, Mười năm tình cũ, Xin yêu tôi bằng cả tình người, Nụ cười chua cay… Chế Linh là ca sỹ mới nhất trong làn sóng về nước biểu diễn của các thuộc thế hệ nhạc vàng ở miền nam hiện đang định cư ở hải ngoại.

Chính quyền CS Việt Nam lâu nay kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc với những người ở phía bên kia chiến tuyến và những người đã bỏ chạy chế độ cộng sản . Trong năm 2010 thì các ca sỹ Trường Vũ , Tuấn Vũ và Thanh Tuyền cũng lần đầu tiên về nước biểu diễn ở Hà Nội và các đêm diễn này đều rất thành công.

Sau chiến thắng năm 1975, nhà cầm quyền CS Việt Nam thực thi chính sách cấm đoán nhạc vàng mà họ cho là ‘ phản động ’ và phổ biến nhạc đỏ , tức là nhạc mang tính chất tuyên truyền, ca ngợi lý tưởng, với hy vọng nhạc đỏ sẽ bóp chết nhạc vàng.
Tuy nhiên , những bài hát phần lớn được sáng tác ở miền nam vàp trước năm 1975 này hiện đang được rất được ưa thích ở Hà Nội và có thể dễ dàng tìm thấy ở các tiệm băng đĩa ở đây .

----------------//----------------

TAM73F
11-13-2011, 02:49 PM
GARDEN GROVE, CA, USA. Ngày 11 /11/2011.


LẠC DÂN GIÁO DỤC

Kể từ hơn 4 ngàn năm lập-quốc, sau 18 đời Vua Hùng, ViệtNam ta dựng-nước nuôi-dân với văn-hóa Âu-Cơ Lạc-tộc: trồng-dâu, nuôi-tằm, cày-ruộng, trồng-lúa; được cộng thêm văn-hóa Long-Quân thủy-tộc: đánh-cá, chày-lưới.
Khoảng vài ngàn năm sau, Hán-tộc phương Bắc đói-lạnh, hiếu-chiến;xăm-lăng, đánh-đuổi; họ lấn-đất dành-dân, cướp-bóc văn-hóa, dân ta xuôi Nam mưu-sinh, học được quy-tắc luyện-kim đúc đồng, tạo-trống hành-quân, đúc mủi-giáo đầu-tên giử nước, 2 lần đẩy-lui xăm-lăng.



Văn-hóa Âu-Lạc là văn-hóa văn-minh,hòa-bình an-lạc cho xả-hội thạnh-trị, nâng cao kiến-thức tâm-linh. Hán-tộc mỗi khi xâm-lấn đô-hộ các nước nhỏ, giả-bộ đốt-bỏ hết sách-vở (Tần Thỉ Hoàng đốt sách, giết học trò; các thái-thú tiếp-tục chung một kế-sách…), thực ra mang sách vở của tộc-ta về Hán đổi tên tác-gỉả, phổ-cập học-hỏi và đang xử-dụng làm của riêng trang-bị cho nền văn-minh vỏ-biền… Ngày nay, nhìn vào sách-vở phim-ảnh, ta thấy rỏ, văn-minh “cạo-đầu dóc-bính” (tết bính), tràn-lan trên phim-ảnh và sách-vở trung-hoa lục-địa chính là văn-hóa mãn-châu, người cộng-sản Trung-quốc dốt-nát hiếu-chiến cưỡng-chiếm phải dùng để trang-bị cho dân họ sống còn.
Riêng văn-minh Đài-loan hiện nay chính là văn-hóa Âu-Lạc học từ nước Lạc-Việt ta. Người cộng-sản-việt ta, biến-chiêu “đốt-sách-giết-học-trò” cùa anh 3 thành ra “cấm-sách-nhốt-cộng-hòa”, và hành-xử ra “giáo-dục ngu-dân để trị” giống cựu đế-quốc pháp khiến cho ngày nay, công-dân việt-cọng-sản chỉ biết tham tiền, buôn đạo-đức.
Thử hỏi, công-dân trẻ lạc-việt không thực biết lịch-sử tự-cường để tự-hào thì còn biết nương tựa vào đâu mà sống cho có thực-chất…???



Hiện nay, Phật-tử Đài-loan đang cố-gắng chấn-hưng văn-hóa Trung-quốc sau giáo-dục một-chiều, bằng cách trích-lục lời giáo-huấn của Phật-đà, để dạy trẻ. Việt-tộc ta, cũng cần có một nền giáo-dục “quốc-văn giáo-khoa thư” làm nền-tảng để con cháu xây nền cho học-vấn tương-lai.



Ở đây, xin đề-nghị một phương-hướng giáo-học LẠC DÂN GIÁO-DỤC.

Sau này khi có một phương-hướng, đường-lối-mới, chúng ta sẻ áp-dụng vậy.


MỤC-LỤC:

A. Quy-tắc làm người dân.

1. Tự-trọng, chăm-lo bản-thân.

2. Thân-cận và chăm-học đạo-đức.

B. Quy-tắc cư-xử.

1. Trong gia-đình.

2. Trong xã-hội.

3. Trong quốc-gia.

C. Quy-tắc học-vấn.



Kính mời Qúy-vị xem tiếp phần triển-khai dưới đây:



A.Quy-tắc làm người dân:



1. Dung-mạo, y-phục: Cần chăm-lo sức khỏe cá-nhân. Chăm-sóc cơ-thể không để tổn-thương. Cuộc-sống phải thứ-tự, ngăn-nắp tạo-thành tập-quán tốt trong mọi sinh-hoat.
Dung-mạo và y-phục: cần đủ vệ-sinh, sạch-sẻ, tề-chỉnh. Ăn-mặc bề-ngoài, nhất-thiết không cần bận-tâm so-sánh cho bằng người khác, không tự-ty vì thua kém người.
Cử-động thong-thả, thận-trọng không vội-vàng, hối-hả. Đứng như tùng: thân thẳng đứng, vửng-chắc. không khom lưng, cúi-đầu Đi như gió: Bước nhanh, mạnh, đều, bền-bỉ, dẻo-dai.

Ngồi như chuông: Ngồi thẳng lưng, không nghiêng, ngửa, chồm, dựa… Không duổi chân, rung-đùi.

Nằm như cung: Nghiêng nhẹ về bên phải, gối-đầu cao bằng bờ vai. Tay trái xuôi trên than, tay mặt co nhẹ, chỏ ngang ngực, bàn tay mặt xòe, ngữa nhẹ.


2. Tự-trọng: Con người, tánh bổn-thiện; nhưng kẻ phàm-phu thì chạy theo phong-trào, người nhân-từ, bác-ái thì hiếm-hoi. Nếu có một người nhân-đức xuất-hiện, mọi người tự-nhiên sẽ kính-nể bởi anh ấy chí-công vô-tư, không dối-trá, không làm hay hùa theo kẻ làm sai. Cử-chỉ chân-thành, cung-kính, lể-độ, đứng-đắn, không ngạo-mạn.

3. Thân-cận được với người nhân-đức rồi mỗi-mỗi đều theo học-hỏi để đức-hạnh mỗi ngày một tăng-trưởng, lổi lầm mỗi ngày một giảm dần đó mới là điều tốt không gì bằng. Chớ thân-cận kẻ xấu-ác, tiểu-nhân để lời nói, cử-chỉ không bị ảnh-hưởng, ngày tháng chất-chồng thói-quen tai-hại sẻ dẩn dần đến thất-bại, hư cả đời người.


B.Quy-tắc cư-xử:

Người xưa dạy: học ăn, học nói, học gói, học mở: đó là học cách cư-xử.

Tự mình thiết-lập tập-quán sinh-hoạt hằng ngày.
Làm việc cần có nguyên-tắc, không tự-ý thay-đổi.



* Với việc tư:

Dù nhỏ tới lớn cũng không nên tự-ý mình làm, phải thưa-trình cha-mẹ, xin ý-kiến xong mới làm. Tùy-ý tự làm sẻ không tròn bổn-phận người con, dể sai-lầm, sơ-sót.

* Với việc công:

Tùy-nương theo ý cấp trên và hiểu biết của mình mà làm. Quý-trọng và không lãng-phí của công, không lấy vật, của công dù rất nhỏ.



1.Trong gia-đình:



-Hiếu-thuận cha-mẹ:



a. Vâng dạ khi cha mẹ gọi. Tỏ lòng tuân-phục và hiếu-thảo.

b. Nhanh-chóng làm việc cha mẹ muốn, không lười-biếng, chậm-chạp, trể-nải.

c. Cha-mẹ răn-dạy: cung-kính vâng theo bởi cha-mẹ dạy-dổ nghiêm-khắc do lòng thương-yêu, lo-lắng cho ta. Ta nên tự kiểm- điểm mà phản-tỉnh, sửa-đổi, và vâng làm.

d. Không trái, cãi ý-tứ cha mẹ. Ngoan-ngoãn tùy-thuận để song-thân không tức-giận hay đau lòng.


-Bảo-vệ cha-mẹ:



a. Chăm-sóc cha-mẹ cần hết lòng và chu-đáo tương-tự như 24 người con trong tranh xưa có tên là “tranh nhị-thập-tứ hiếu”: đông đắp ấm, hạ quạt mát..

b. Sáng dậy hỏi-thăm sức-khỏe cha mẹ. Tối về trình-thưa việc thuận-nghịch và cách đã giải-quyết để cha-mẹ không lo-âu và xin ý-kiến hầu đối-xử tốt hơn lần sau khi gặp việc tương-tợ.

c. Vật-dụng cha-mẹ ưa-thích, hết lòng chuẩn-bị sắm-sửa; những thứ người không ưa cần cẩn-thận từ-bỏ (bao gồm cả tập-quán xấu của mình).

d. Có lúc cha-mẹ sai-lầm, chúng ta hết-sức thận-trọng khuyên-can với thái-độ thành-khẩn, lời nói nhu-hòa, nét mặt vui-vẻ, giúp cha-mẹ dể sửa-đổi, hướng-thiện. Nếu cha mẹ không nghe lời khuyên, phải kiên-nhẩn chờ-đợi có dịp thuận-tiện mà khuyên-tiếp. Tha-thiết và thành-khẩn cho tới khi đạt-thành ý-nguyện; dù cho cha mẹ có mắng-chưởi, đánh-đập vẩn không oán-trách.

e. Có lúc cha mẹ bị bệnh, con phải hết lòng chăm-sóc. Một khi căn-bệnh trầm-trọng, vẫn phải ngày đêm hầu-hạ hết lòng, không được tùy-tiện bỏ-bê.
g. khi cha mẹ mất, phải thật-sự làm con hiếu-thảo: tùy khả-năng mà hết lòng làm tang-sự cho phù-hợp hoàn-cảnh địa-phương. Chớ có qua-loa mà làm mất sĩ-diện gia-tộc, cũng không hoang-phí khoa-trương làm tổn phước về sau.



-Kính trên, nhường dưới:


*Một nền giáo-dục tốt đẹp, cần được vun-trồng từ thủa bé: Bất-luận khi ăn, khi uống; lúc ngủ, lúc nghỉ; lúc đi, lúc ngồi phải biết lể phép, nhún-nhường, già trẻ có trật-tự, lớn trước trẻ sau.

*Trên gọi dưới thưa, giúp-đở được nhau thì mau làm, không giúp nhau được thì nhẹ-nhàng thưa lời.

*Gia-đình vui-vẻ thì cha mẹ tự-nhiên hoan-hỷ; một khi anh chị em hòa-thuận chung sống với nhau thì gia-đình là thiên-đường.
a. Làm anh chị nên luôn thương-mến các em. Lấy đức lập hạnh.

b. Phận làm em phải biết kính nể anh-chị.

c. Anh-chị-em cư-xử không so-đo tính-toán hơn-thiệt, thì lòng óan-thù không có chổ nổi-dậy. Lấy chánh lập sự.

d. Bao-dung, nhường-nhịn, nói nhiều lời tốt-đẹp, không nói lời xấu- ác.

e. Nhịn điều tức-giận, tránh được xung-đột không đáng. Lời thiện, ác là cánh cửa của phước hay họa do ta tuyển-chọn.



2.Trong xã-hội:

a. Khiêm-nhường: Tự diệt tánh ngã-mạn. Không khoe-khoang, nên khiêm-tốn, lể-phép. Giỏi nhường-nhịn thì được thương mến, được giúp-đở khi hoạn-nạn.

b. Ăn nói nhu-hòa, âm-thanh vừa-vặn dể-nghe, dể mến thì dể vừa lòng người, dể được vừa-ý mình.

Hành-động từ-tốn, khoan-thai; nhẹ-nhàng, cẩn-trọng; không hấp-tấp, tùy-tiện; không tà-ác, hạ-lưu;
c. Tuân-thủ pháp-luật: không nghe nhìn hình-ảnh phóng-đảng, cờ-bạc, sắc-tình để tránh ô-nhiễm; lánh xa, cự-tuyệt, quyết không làm hay bị xúi-làm các việc phạm-pháp, tà-ác, hạ-lưu, những việc xã-hội cấm-đoán.
d. Tận-tâm: Việc làm và đối-xử cần chân-thành kèm theo cung-kính, không qua-loa cho mau xong việc. Cần hoàn-thành các sự-việc với toàn sức, toàn ý và toàn tâm mình.

e. Tín-nghĩa:
Vay-mượn khi cần dùng, phải thiết-tha mau trả. thọ-ơn cần nhớ đền-đáp.
Nhận lời phải giử lời, liệu vừa khả-năng mới hứa thuận làm, thuận giúp. Không nên khéo nói để lừa bịp. Không nhờ người làm việc hại người, lợi cho mình. Nói lời tốt, đúng; không nói nhiều, vô-vị; nói lời đáng tin hơn nói ngon-ngọt; tránh tuyệt, không nói lời gian-dối, đê-tiện, thô-lổ.

Không rỏ thật-hư, đúng sai, chớ có phát-biểu, loan tin đi hay lập-lại; không đồn- nhảm.

Không vội-vàng nhận lời, dùng trí-tuệ mà phán-đoán, tránh việc không phải của mình, không gánh-vác thị-phi để tránh nói hay làm việc bất-nghĩa, vô-lý, tiến-thoái đều khó về sau.

Tha-thứ và bỏ qua các oán-hận, bất-bình.

Đoan-chính với kẻ ăn người ở: Chớ ỷ-thế cưởng-chế hạ-nhân. Đối-xử sao cho họ tâm-phục, khẩu-phục.

g. Hưởng-thụ: Trong sinh-hoạt hằng ngày của chính mình, không nên hưởng-thụ quá đáng. Kiêng-cử rượu-chè, cờ-bạc, hút-sách.



3.Trong quốc-gia:

a. Tuyệt-đối tuân-phục luật-pháp nước nhà, phục-vụ quyền-lợi quốc-gia. Biến-chuyển thuận-nghịch của xã-hội do lãnh-đạo trách-nhiệm, ta không cần tham-dự, một khi thời tới thì vận-nước sẻ thay-đổi.

b. Tạo địa-vị trong xã-hội nhờ thực-tài học-vấn, và khả-năng phục-vụ xã-hội; không ích-kỳ, tự-lợi cho mình.

c. Không xâm-phạm của công. Công, tư cần phải rất phân-minh. Không tự-tiện lạm-dụng, lãng-phí của công.

d. Tòng-quân chống ngoại-xâm là bổn-phận và nghỉa-cử cao-đẹp của công-dân.



C.Quy-tắc học-vấn:



a. Học kỷ, hiểu rỏ, làm đúng. Không làm mọt sách: lập lại lời sách, không biết ứng-dụng vào thực-tế cuộc sống.
Ngược lại, chỉ lo học-vấn để kiếm tiền và địa-vị xã-hội, học chỉ để theo ý riêng, thiên-lệch thì trái đạo-đức, gây hại tự mình và phá-hoại xã-hội, nước nhà.
Học cần chú-trọng tới 3 điều: mắt nhìn, miệng đọc, ý hiểu; có-thể thêm tay viết. Học xong bài nầy mới học tới bài kia.

Hoạch-định thời-gian để học, thong-thả mà dụng-công nghiêm-nhặt. Không lười hay lơ-là, chiếu-lệ. Khi cầu-học thì phải hỏi rỏ khi có nghi-vấn; và cần giải-quyết dứt-khoát từng điểm nhờ thỉnh-giáo thầy tốt, bạn hiền.

Ngoài ra phòng học cần yên-tịnh, đủ ánh-sáng; sách-vở cần ngăn-nắp, không xen-tạp sách khác. Trong thời-đại vi-tính hiện nay, đứt-khoát không mở các mạng khác với bài học đang cần-thiết.

b.Luôn chú-trọng tu-dưởng phẩm-đức:
Nghe phê-bình khuyết-điểm không tức-giận mà siêng nghỉ lại, biết phản-tỉnh; hiểu thấu xong tự-hối, tự sửa chửa; luôn tự-thẹn ta chưa đủ tốt. Kẻ chánh-trực, thành-tín dần dần ưa thích thân-cận chúng ta.

Nghe ngợi-khen không vui-thích, tự-nguyện tiếp-tục hành thiện; phòng ngừa hạng bạn chỉ luôn nịnh bợ, hại mình về sau.

c. Vô-tình phạm lổi gọi là sai, biết sai liền sửa-đổi là hành-vi kẻ dũng-cảm. Lổi-lầm cố-tình vi-phạm là ác, kẻ ác học và làm chuyện gây-hại cho mình, gia-đình và xã-hội, đất-nước.
d.Cung-kính tuân-giử đạo-lý làm người. Không khuấy-rối, làm rộn người đang tâm-trạng bối-rối, khó-xử khiến người thêm phiền-não. Chỉ cảm-thấy có khả-năng giúp-đở mới thực-tâm gần-gủi, hỏi-han.

e. Học-hỏi, thưởng-thức và tán-thán tài-ba của người khác.
Không nên ganh-tỵ và phê-bình, phỉ-báng người dù đúng hay sai.

Không chỉ, vạch khuyết-điểm người khác, không rao-truyền chuyện riêng-tư của người, không chỉ-trích, phê-bình quá-đáng.

Nên khen-ngợi việc tốt của người, khuyến-khích tha-thứ.

g. Không nịnh-hót người giàu có, không phách-lối, khinh-rẻ người nghèo.

h. Biết trân-quý bạn củ, không vội chuộng bạn mới mà chờ được thử-thách.



Kết-luận:



Giáo-dục, cần có bài dạy học.

Gặp khó-khăn, trở-ngại, đừng nản-lòng và oán-hận, chán-đời để nhận-thấy điều gì cũng không vừa ý mình và chướng-mắt, không thích đọc hay học.

Cầu-học mới tiến-bộ. Cảnh-giới của thánh-hiền tuy cao nhưng quyết học và hành thì người sẻ thành Thánh.



Thiện-Đức Huỳnh-Tú-Mậu sao-chép lời dạy của cổ-nhân. :40: :40: :40: :40:

TAM73F
11-14-2011, 04:24 PM
Những nghề "lạ" ở trong nước

- Đoàn Dự ghi chép

Thưa quý bạn, về Việt Nam chơi, quý bạn sẽ kêu um cả lên là chả thấy có gì cả, chỉ thấy toàn xe gắn máy và bụi thôi. Có đấy quý bạn ạ, nếu đi sâu vào đời sống hỗn tạp tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, chỉ riêng về các nghề, chúng ta đã thấy có nhiều nghề rất "lạ" có lẽ chỉ xuất hiện ở Việt Nam chứ các nước khác trên thế giới chưa chắc đã có. Đấy, Việt Nam chúng ta "ưu việt' là ở chỗ đó. Bây giờ xin mời quý bạn coi chơi cho biết...

1. "Nghề" làm mẫu mặt
"Làm mẫu mặt" là tên gọi của công việc làm người mẫu tại các lớp trang điểm đang rất ăn khách tại Hà Nội và Sài Gòn. Nghề này thu hút các cô gái thích được trang điểm nhưng ít có điều kiện về tài chánh. Họ chỉ phải ngồi bất động mỗi buổi vài tiếng đồng hồ để làm người mẫu cho các học viên bới tóc, tô son trát phấn lên mặt theo sự chỉ dẫn của người dạy. Tiền công trả cho người mẫu do nhà trường chịu và đã tính trong học phí (tới vài triệu đồng một khóa), học viên không phải trả.
Mức lương dành cho công việc này khá rẻ, chỉ 25,000 đồng/giờ, nhưng những người làm mẫu đa số đều là sinh viên hoặc học sinh lớp 11, lớp 12, họ thích làm để kiếm thêm chút đỉnh tiền xài vậy thôi. Một nữ sinh viên nói: "Gọi là công việc chứ thật ra mình chỉ ngồi để các học viên trang điểm, cho nên họ muốn trả thế nào cũng được, mình không phàn nàn".

Công việc tuy đơn giản nhưng sự thực cũng có mặt trái của nó. Một cô làm mẫu giàu kinh nghiệm trong lãnh vực này cho biết: mỹ phẩm được sử dụng tại các lớp học thường là hàng Trung Quốc, chất lượng rất kém, hoặc đã quá hạn sử dụng từ lâu nên rất độc hại cho da. Từng có những chị da bị dị ứng, nổi mụn, mẩn đỏ hoặc nặng hơn phải đến chữa tại Bệnh viện Da liễu, tiền công nhận được không đủ để trả tiền thuốc men, điều trị.
Các "tai nạn" như vậy rất hay xảy ra và hầu như tất cả các cô làm "nghề" này đều biết, nhưng số người theo "nghề" không hề giảm bớt, nguyên nhân chỉ vì nghèo, không có tiền xài: "Bây giờ kiếm được công việc làm thêm rất khó, rõ ràng là làm mẫu mặt nhàn hơn là làm nhân viên quảng cáo, phải mặc đồng phục in chữ lớn, đeo tấm bảng trên lưng, đi bộ trên hè phố cho mọi người thấy, bởi vậy nên mình muốn làm để có chút đỉnh thu nhập".

2. 'Nghề" đọc sách mướn
Gần đây, "nghề" đọc sách cho người già hoặc người bệnh là công việc được nhiều sinh viên ưa thích, bởi vì nó có vẻ "trí thức" hơn và tiền công cũng cao hơn, tới 50,000 đồng/giờ (tức khoảng 2.50 Mỹ kim), còn thời gian đọc dài bao lâu thì... tùy người nghe.
Một nữ sinh viên cho biết: "Mình thấy việc này rất thú vị, bởi vì mình đã được thưởng thức trong khi đọc sách lại còn được tiền. Nếu giỏi tiếng Anh và may mắn được Trung tâm Giới thiệu Việc làm Sinh viên tìm được các ông cụ bà cụ Việt kiều từ nước ngoài về hay các cụ ngoại quốc đi du lịch, mắt kém nhưng thích nghe đọc sách thì hết sẩy, tiền họ sẽ trả gấp hai hay gấp ba lần và mình càng tiến bộ hơn".
Một nữ sinh viên tên Thảo Ly cho biết: "Có bà cụ già cô đơn, muốn mình ở chơi với cụ cho có bạn và đọc sách cho cụ nghe cả ngày, tiền bạc cụ trả rất rộng rãi nhưng đến giờ mình phải về đi học. Ngược lại, cũng có cụ mình chỉ mới đọc được 30 phút thì cụ đã bảo về để cụ ngủ, ngày mai tới đọc tiếp. Cụ không biết rằng từ chỗ mình trọ mãi tận Thủ Đức đến chỗ cụ ở thuộc khu Đầm Sen, xa hơn 20 cây số, mình chạy xe mệt muốn chết".
Một nữ sinh viên khác cho biết cô đã gặp một cụ ông ngoài 80 tuổi nhưng còn rất tráng kiện, da dẻ đỏ tía hây hây, cụ thích nghe đọc truyện Kim Bình Mai của Vương Thế Trinh là một bộ dâm thư dày hơn 500 trang cô cũng phải đọc, vừa đọc vừa mắc cỡ đỏ mặt. Trong khi đó, người bạn cô thì lại gặp một cụ ông cũng ngoài 80 tuổi nhưng thích loại truyện trinh thám mà cô không thích. Cô đọc như một sự bắt buộc mà vẫn phải lên giọng xuống giọng làm như mình thích đọc lắm cho cụ vừa lòng.

3. "Nghề" vỗ tay thuê
Mấy năm gần đây, khi các đài truyền hình nở rộ những game-show thì cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện một "nghề" mới: nghề vỗ tay thuê!
Ngay cả các show rất ăn khách, đã có từ lâu như Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng v.v... người ta cũng thuê một số thanh niên, thiếu nữ, cho ngồi chung với khán giả để vỗ tay và cười nói, hoan hô những khi cần thiết cho được xôm tụ. Riêng các chương trình ca nhạc thì ôi thôi, mỗi ca sĩ có một số lượng rất đông các "fan" vỗ tay của họ. Ca sĩ càng hát dở bao nhiêu càng phải tốn tiền thuê bọn choai choai đến coi để giơ hai tay lên, đưa bên nọ, đưa bên kia theo hiệu lệnh thật đồng bộ, thật "dzui dzẻ" để mọi người lầm tưởng rằng ca sĩ đó rất được giới trẻ ái mộ, có các "fan" đông lắm, đang ủng hộ nhiệt tình phát điên lên được. Sự thực, các "fan" ở đây chỉ là những thanh niên, thiếu nữ được thuê mà thôi. Tính ra, với giá thuê vỗ tay dù "bèo', chỉ 50,000 đồng hoặc 70,000 đồng/người cho một show diễn tức một hay hai bản, lại còn phải chi cho những người múa minh họa nữa, tiền cát-sê vài trăm ngàn đồng/bản, các ca sĩ thuộc hạng chưa nổi tiếng phải bù vào đó rất nặng nên họ nghĩ ra cách kết hợp với nhau, cùng thuê chung những người vỗ tay và các ban múa cho đỡ tốn kém.
Riêng các ca sĩ "ngôi sao" như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Đan Trường, Lam Trường, Cẩm Ly, Thanh Thảo, Hồ Ngọc Hà v.v..., mỗi người có rất đông những người hâm mộ "thứ thiệt" của họ nên không cần phải thuê người vỗ tay nhưng họ cũng phải mua vé cho số người hâm mộ này vào coi để reo hò ủng hộ cho mình. Giá trung bình khoảng 100,000 đồng/vé (với sự nhân nhượng của ban tổ chức để bảo đảm số lượng người coi), tính ra số tiền đó không phải là nhỏ. Mới đây, có hai ca sĩ được giới showbiz (show-business, giới ca nhạc) Hà Nội bốc thơm lên là đại danh ca (diva; tiếng này chỉ dùng cho nữ thôi nhưng họ cũng dùng cho cả nam luôn. Tôi nhớ, ngày trước bà Thái Thanh cũng chỉ được gọi là danh ca chứ chưa được gọi là diva. Hà Nội hay "bốc thơm" lắm); một người thì chuyên môn hát phá nhạc, nhạc của người ta như thế nào cô ta ỷ vào tài nghệ và tiếng tăm 'diva" của mình, hát khác hẳn đi, chỗ lên cao thì xuống thấp, chỗ xuống thấp thì lên cao, rồi đổi cả lời, khán giả nghe chịu không nổi; còn người kia thì từ ăn mặc cho đến cử chỉ, cách hát v.v... đều "ma quái", coi rất rùng rợn và kệch cỡm. Hai người từ Hà Nội bay vào Sài Gòn, tổ chức một đêm ca nhạc duy nhất tại nhà hát lớn nhất và danh tiếng nhất Sài Gòn, giá vé cao khủng khiếp, từ 1 triệu đồng tới 2 triệu đồng/vé. Dân Sài Gòn vốn không ưa gì hai 'diva" này và giá vé cũng quá cao nên chẳng mấy người đi coi. Nhưng... vẫn bán hết vé và vẫn đông kín rạp. Thì ra, hai "đại danh ca, đại thần tượng" thấy vé bán ế quá nên bèn bí mật ra lệnh cho ban tổ chức tặng vé... miễn phí cho cánh choai choai để đỡ mất mặt.
Cơ hội được gặp các "sao" và coi ca nhạc hoặc được lên đài truyền hình (dù chỉ có hai cánh tay giơ cao, đưa bên nọ đưa bên kia đồng loạt, không trông rõ mặt) chính là sức mạnh thu hút giới trẻ đi vỗ tay thuê mặc dầu tiền thuê khá "bèo"!

4. "Nghề" thanh nữ hớt tóc
Để hiểu rõ hoạt động của loại hình "thanh nữ hớt tóc" nhưng... không hề biết hớt tóc, chúng ta phải "xâm nhập thực tế" thì mới biết rõ tình hình.
Ở khu vực thuộc các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 3, Quận 10... nơi nào cũng có các tiệm "thanh nữ hớt tóc", và vào bất cứ tiệm nào, dù quen hay lạ, khách cũng được các em đón tiếp hết sức nồng nhiệt. Mỗi tiệm có tới vài chục em xinh như mộng, cười nói tíu tít, vui vẻ mời chào.
Cái bí mật và sự hấp dẫn là ở chỗ mang danh cửa tiệm "thanh nữ hớt tóc" nhưng các em không hề biết hớt tóc và đàn ông cũng chẳng ai dại gì lại đem cái đầu tới cho thanh nữ hớt. Vậy thì họ đến đây làm chi? - Khó nói lắm quý vị ạ. Không nói quý vị không hiểu mà nói thì ngay chính bản thân Đoàn Dự cũng thấy ngượng miệng, không thể nói được. Thôi thì tôi cứ diễn tả sơ thế này rồi quý vị tưởng tượng thêm ra sẽ hiểu những gì diễn ra trong các tiệm "thanh nữ hớt tóc". Sex đến mức tột cùng không thể sex hơn được nữa. Quý vị thử coi những bức hình sau đây, rõ ràng là các em rất đông, ăn mặc ngắn ngủn, đồng phục trông thật gợi cảm với những cái miệng xinh xắn cười tươi như hoa. Nhưng hỡi ôi, những cái miệng đó... trong các tiệm "thanh nữ hớt tóc" các em không thể bán... được, bởi vì làm như thế sẽ bị bắt, tiệm bị đóng cửa, chủ sẽ bị phạt rất nặng và bị truy tố ra tòa về tội tổ chức mại dâm. Chủ cũng sợ nên dạy cho các em... bán miệng, việc này xem ra rất mất phẩm giá nhưng họ phòng bị khéo léo, ít khi bị bắt.
Các tiệm thanh nữ hớt tóc lớn thường ở ngoài mặt đường, có chỗ giữ xe, nhà chủ không lấy tiền giữ xe. Tầng trệt bày biện y hệt một phòng hớt tóc, nghĩa là cũng có hai hay ba chiếc ghế nệm, gương lược và vài bộ đồ hớt tóc nhưng hễ có anh chàng ngớ ngẩn nào thò đầu vào đây với mục đích hớt tóc thật thì sẽ được chủ nhà trả lời là chỉ có thợ gội đầu thôi, các cô thợ lành nghề bữa nay bận việc không đến, người khác hớt sợ sẽ xấu, khách không hài lòng. Chủ đã nói thế thì có anh nào còn dám đòi hớt nữa. Còn nếu khách quen, đến với mục đích khác thì chủ sẽ mời đi thẳng vào bên trong. Các em đông tới hai hay ba chục người, chủ sẽ gọi ra cho khách chọn lựa. Khách có thể chỉ chọn một em hay cùng một lúc hai, ba em càng tốt, càng đáng mặt "đại gia". Các em đã được chọn lựa dẫn khách lên lầu.
Các tầng trên đã được ngăn ra thành những "phòng" nhỏ, kín đáo. Mỗi "phòng" có một chiếc giường nệm đủ cho khách nằm rộng rãi. Các em sẽ cởi giùm khách áo ngoài kể cả áo lót, còn quần và 'underwear" thì chỉ kéo xuống quá đầu gối để đề phòng trường hợp có chuông báo động - việc này rất ít khi xảy ra - ngay lập tức các em sẽ kéo lên trong chớp mắt, khách vẫn thơ thới hân hoan, coi như đang nằm mát xa, gội đầu, nghỉ ngơi, thư giãn. Thôi thì tay, miệng, đủ cả, các em vừa "làm" vừa "mát xa" cho khách ở những chỗ nhạy cảm nhất. Khách lim dim mắt nhưng sự thực là các bắp thịt rung lên từng chập, cơ thể quằn quại, rên rỉ như người sắp chết.
Một cuộc "đi chơi hớt tóc" như vậy tốn kém vào khoảng 180 ngàn đồng, tức cỡ non 10 Mỹ kim, gồm 80 ngàn đồng tiền "vé lên lầu" và 100 ngàn đồng tiền 'bo" cho một em nếu chơi theo kiểu thông thường là chỉ "thuê" có một em duy nhất.

5. "Nghề" nhổ tóc bạc
Người khách nằm trên ghế nệm, nhắm mắt, chân lắc lư theo tiếng nhạc du dương. Thiệt, ngay đến ông dzua ngày trước cũng chẳng bằng. Bởi vì có người nhổ tóc trong khi mình nằm thư giãn và lim dim ngủ thì sướng lắm, nhất là người nhổ lại là một em mặc áo hai dây, da thịt mát rượi, hai cánh tay trần kề trên vai anh, bộ ngực nõn nà mềm mại "vô tình" ép vào đầu anh. Ôi chao, nếu 'em" nhổ cả tóc ngứa, tóc bạc lẫn tóc không ngứa, không bạc, thì anh cũng chẳng biết đấy là đâu và anh vẫn khoái như thường. 60,000 đồng tức cỡ 3 Mỹ kim/giờ được "làm thượng đế" đâu phải là mắc?
Biết được chỗ yếu của cánh đàn ông và thấy rõ lợi nhuận từ dịch vụ "nhổ tóc bạc" nói trên, nhiều tiệm massage, tiệm gội đầu, hớt tóc ở Sài Gòn, hay ở Hà Nội cũng nhanh chóng "thi đua" với các tiệm nhổ tóc bạc chính cống bằng cách thiết lập thêm căn phòng có kê vài ghế "nhổ tóc bạc", với giá rẻ nhất là 30,000 đồng, mắc nhất là 60,000 đồng/giờ.
Nằm trên đường Lê Văn Thọ thuộc quận Gò Vấp, Sài Gòn, tiệm gội đầu kiêm nhổ tóc bạc Thanh Vân tương đối sang trọng và khá đông khách. Ở ngay trước cửa, chủ tiệm cho dựng tấm bảng mời chào rất ư văn chương, chữ nghĩa: "Cuộc sống hiện đại khiến quý vị có nhiều điều phải bận tâm lo nghĩ. Chính điều đó là nguyên nhân gây cho tóc bị bạc sớm, bị sâu hay còn gọi là tóc ngứa. Việc nhổ có thể do vợ chồng, người thân hay chính con cháu của quý vị. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhờ vả được. Xin hãy đến đây với tiệm Thanh Vân".
Trong trang phục váy ngắn, áo hai dây, những cô gái trẻ thân mật mời chào, anh anh em em, khi khách ghé vào. Nhẹ nhàng đỡ khách nằm lên chiếc ghế nệm giống như ghế trong tiệm hớt tóc, các em vừa nhổ tóc bạc vừa thủ thỉ kể cho khách nghe những chuyện trên trời dưới đất, "con voi đẻ ra con chuột, con chuột đẻ ra con voi" ở nơi quê nhà, khiến khách lim dim ngủ. Mỗi phút "ngủ" như vậy là 1,000 đồng, một giờ tức 60 phút là 60, 000 đồng (cỡ 3 Mỹ kim), khách không hề tiếc!
Dù khách có nhiều hay ít tóc bạc thì các em vẫn cứ nhổ được như thường, bởi vì đang lim dim ngủ, khách đâu có biết các em nhổ tóc sâu, tóc xanh hay tóc bạc, cho nên cứ ngủ ngon lành, lúc tỉnh dậy mới biết đã ngủ cả tiếng đồng hồ, hóa đơn theo đó tăng lên và tiền "bo" cho các em cũng tăng lên.
"Đã vào đây ngủ quên hai ba tiếng đồng hồ là chuyện bình thường", một vị khách vẫn quen đi "nhổ" đã nói như vậy.
Tại một tiệm ở đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, giữa cái nắng gay gắt, một người đàn ông trạc 40 tuổi đi chiếc xe SH bóng loáng tấp vào. Đặt chiếc túi xách xuống bàn, người khách liền nằm lên chiếc ghế, lắc lư từng nhịp chân, đôi mắt lim dim theo tiếng nhạc. Cô gái tiến lại mân mê, dùng nhíp bới từng sợi tóc, nhổ từng sợi bạc, sợi sâu... miệng không ngừng thỏ thẻ: "Tóc anh bạc nhiều rồi đấy, thỉnh thoảng đến đây em nhổ cho. Em nhổ "mát tay" (?) lắm...". Sau hơn một tiếng đồng hồ, người đàn ông đứng dậy trả tiền. Giá được tính 80,000 đồng chưa kể tiền "bo" tùy khách.
Chủ tiệm giới thiệu, tuần sau tiệm sẽ có chương trình khuyến mãi: "Nhổ một giờ tặng thêm nửa giờ". Ngoài việc nhổ tóc bạc, đội ngũ nhân viên còn có khả năng hát và đọc thơ để "ru ngủ" khách.
Những chiêu thu hút khách trong nghề cũng khiến nhiều tiệm nhổ tóc bạc khác bị hiểu lầm. Tại một tiệm nhổ tóc bạc trên đường Bàn Cờ (Quận 3, Sài Gòn) vào ngày cuối tuần, một thanh niên tuổi chừng 20 tuổi đi vào. Cô gái trẻ đưa tay "bới đen tìm trắng" nhưng tuyệt nhiên không thấy có sợi nào cần "giải quyết". Cô nhân viên tỏ ý băn khoăn hỏi, thì cậu thanh niên thản nhiên hỏi lại: "Ở đây có gì gì khác không?" khiến cô đỏ mặt.
Cô Nguyễn Thu Trang, 28 tuổi, chủ tiệm, cho hay từ ngày tiệm mở đến giờ nhiều người lầm lẫn: "Họ tưởng là tiệm chứa gái. Khách vào, thấy cánh cửa sau mở, phía trong tối thui, nhiều người hỏi thẳng ở đây có dịch vụ từ A đến Z không. Khi đó mình thấy buồn, không biết làm sao giải thích cho họ hiểu rằng tiệm kinh doanh đàng hoàng".
Để minh chứng, cô chủ cho biết, tiệm luôn có khách ra vào và cũng có nhiều khách là phụ nữ.
Anh Linh, 37 tuổi, nhân viên một công ty nước ngoài ở Quận 3, khách hàng quen của tiệm Bàn Cờ, cho biết: 'Công việc chiếm hết thời gian nên khi về đến nhà thì mẹ con nó đã đi ngủ trưa, muốn nhờ cũng chịu. Tranh thủ giờ nghỉ ra đây vừa thư giãn vừa giải tỏa stress, mà muốn ngủ một giấc cũng rất tiện lợi".
Còn anh Thành (32 tuổi, Quận 5, Sài Gòn) cho biết, do máu xấu nên tóc anh bạc sớm. Ở nhà có con gái 12 tuổi nhưng không dám nhờ cháu nhổ vì nhổ được một sợi tóc bạc thì cháu cũng "làm" luôn chục sợi tóc xanh. "Tình cờ tôi được biết ở Sài Gòn có dịch vụ này là qua đứa bạn. Nó kể, cứ đến giờ trưa là nhân viên nơi nó làm việc kéo nhau đến tiệm để được các thiếu nữ mân mê đầu tóc. Mà đúng là họ "gãi trúng chỗ ngứa thật", nhổ riết rồi tôi không muốn nhổ ở nhà nữa".

6. "Nghề" lấy ráy tai
Thưa quý bạn, việc lấy ráy tai thì ai cũng biết, nghĩa là mình nửa nằm nửa ngồi trên ghế, người thợ bật đèn, kéo tai mình ra, nhìn vào trong đó và đưa một cái cây bằng inox, gạy gạy rồi dùng một cái kẹp (pince) lôi ra những cục ráy mà tạo hóa "sản xuất' là để chống lại côn trùng, không cho lọt vào màng nhĩ. Có những người quen lấy ráy tai, khi lỗ tai ngứa thì dù chưa đến kỳ hớt tóc họ cũng đem đầu đến một tiệm quen nào đó, bảo thợ sửa tóc và lấy ráy tai. Tôi thì không, từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ đem đầu ra tiệm chỉ để sửa tóc hoặc lấy ráy tai, ngoại trừ trường hợp lúc đi hớt tóc, thấy lỗ tai ngứa thì bảo thợ lấy ráy luôn thể. Anh tôi hồi chưa đi Mỹ nói lấy ráy tai rất nguy hiểm, lỡ cái "cây chọc" có HIV hoặc nó lỡ chọc thủng màng nhĩ của mình, bị điếc chẳng lẽ mình bắt đền được hay sao, bởi vậy mỗi khi đi hớt tóc không bao giờ anh lấy ráy tai. "Thế tai anh không ngứa hả?"; "Không, nếu ngứa thì lấy ở nhà. Vấn đề là chỉ do thói quen mà thôi. Lần này chú đi hớt tóc, lấy ráy, họ "chọc" rất kỹ, các tuyến ráy bị kích thích, sinh ra ráy, đóng cục, rất ngứa, lần sau lại phải lấy nữa". Thế đấy, vấn đề rất đơn giản, có người thích lấy, có người không thíc, tùy ý mỗi người mà thôi.
Giá cả từ Tết đến nay ở Việt Nam, tiền hớt tóc là 25,000 đồng, tiền lấy ráy 5,000 đồng, tổng cộng là 30,000 đồng tức khoảng 1.50 Mỹ kim. Còn nếu chỉ lấy ráy, không hớt tóc, giá 10,000 đồng. Tiền sửa tóc, 10,000 đồng, cộng lại là 20,000 đồng.
Cái "lạ" đối với chúng tôi là, không hiểu ở bên Mỹ, bên Úc và Canada khi đi hớt tóc người ta có lấy ráy tai hay không? Thế còn Việt kiều, quan niệm của Việt kiều ra sao, ô kê hay nô ô kê về chuyện lấy ráy ở bên Việt Nam?
Đang thắc mắc như vậy bỗng dưng tôi vớ được một cái email với bài viết sau đây của một người bạn Việt kiều bên Mỹ do bạn bè gửi về, bài này rất vui, xin mời quý bạn coi qua cho biết.

Lấy ráy tai ở Việt Nam: ôi, sướng đê mê!
Quang cảnh giống hệt một phòng răng ở... Sillicon Valley, với những cái ghế dài, đèn thắp sáng choang, người ta nằm lên, ưỡn đầu và các nhân viên có gắn đèn rọi trên trán, tay mang một lô lỉnh kỉnh các dụng cụ. Thỉnh thoảng có tiếng "rên" của một "bệnh nhân".
Nhưng họ không yêu cầu "bệnh nhân" hả mồm để chiếu đèn, mà lại chiếu đèn vào lỗ tai và thọc một cái cây dài vào ngoáy ngoáy. Đây là một tiệm hớt tóc khá "hoành tráng" ở Saigon, và các cô đang trổ tài lấy ráy tai cho khách! Tiếng rên khi nãy là tiếng rên khoái trá. Tiếng bình dân gọi là "sướng rên mé đìu hiu!".

Ear picking?
Mới đây, báo San Jose Mercury News đi bài ngay trang đầu nói về "nỗi sướng không tên" này, cho thấy nghệ thuật "lấy ráy tai" ở Việt Nam sau này sẽ... chinh phục thế giới. Người Việt là một dân tộc thông minh, làm người khác khoái đến như thế phải có... đầu óc một chút!
Người Tây phương không có thói quen trả tiền cho người ta đè mình ra tra tấn lỗ tai như vậy. Nhưng bạn hãy nghe Katie Đặng, một nữ ca sĩ 20 tuổi, nói về kinh nghiệm "bị tra tấn" này như sau: "Thoạt đầu thì ai cũng sợ vì không có biết gì đâu, nhưng sau đó thì... ôi trời, qqqquuááá đđđđãããã!"
Hèn gì mà rất nhiều Việt kiều từ Mỹ về, vừa bước ra khỏi phi trường TSN là đã dông ngay lên xe taxi, đến ngay một tiệm hớt tóc để được lấy ráy tai. Nguyễn Tường Tâm, cư dân Silicon Valley, kể: "Đó là hạnh phúc, hễ về tới Saigon là tôi đi "chiến đấu" ngay, nó giống như yêu đương thể xác, quá đã, quá phê, đã có người dùng từ chẳng sai khi gọi hoạt động này là 'ear-gasms!".
Chuyên gia của nghệ thuật quá đã là cô Nguyễn Thị Lệ Hằng, 26 tuổi, cắt nghĩa: "Trong tai chúng ta có một "huyệt đạo", khi có người đụng tới thì nghe nhột nhột nhưng sẽ rên lên vì quá đã. Nỗi sung sướng này thật khó nói, có người sau đó còn quay qua hỏi tôi: "Cô lấy tôi làm chồng được hông?"
Bác sĩ Todd Dray, chuyên gia giải phẫu tai mũi họng ở quận hạt Santa Clara, cắt nghĩa: 'Lớp da tai trong cực mỏng và hết sức nhạy cảm với nhiều dây thần kinh tụ hợp về, nó có điểm G như bộ phận sinh dục của phái nữ, đụng đến là... sướng rên mé đìu hiu!"
Ngày nay, khi bước vào một tiệm hớt tóc có nhiều thanh nữ ở Saigon, bạn không còn đi hớt tóc thuần túy nữa. Ở đó có đấm bóp, xoa nắn hai vai, làm mặt, gội đầu và dĩ nhiên là lấy ráy tai. Theo nhiều ông, đây là hình thức thư giãn số một trong cuộc sống quá sô bồ của một thành phố hơn 10 triệu dân.
Và bây giờ đã có nhiều bà cũng…đi lấy ráy tai, như cô Katie Đặng. Cô nói: "Mấy bà ai cũng sợ lần đầu, nhưng sau đó ai cũng đòi đi nữa. Đàn ông làm việc này cũng khá, nhưng chắc chắn không điêu luyện bằng các cô. Các cô có hai bàn tay của phù thủy!'
Giá cả bao nhiêu? Rẻ không thể tưởng tượng được, tất cả chi phí đưa khách lên đến bảy tầng trời khoái cảm chỉ có 2 đô-la cộng với tip. Đó là chưa kể một số tiệm còn mời khách uống cà phê hay nước trà trước khi lên ghế nữa.
Một chủ tiệm lấy ráy tai tên Nhân cho biết: "Có khách đòi lấy ráy tai thật nhẹ nhàng nhưng cũng có khách lại bảo làm mạnh tay hơn (chắc là họ có... lỗ tai trâu!) thì mới đã điếu". Các em đâu phải chỉ có lấy ráy tai không ông địa ơi! Các em còn đi vài chiêu lả lướt 'cho anh chết luôn" là lấy bông gòn ngoáy nhẹ êm đềm. Có cha nội đã quá bèn ngủ luôn trên ghế, giục mãi mới tỉnh giấc mơ màng. Rõ khổ cụ rùa hồ Gươm!
Học nghề này có khó không? Chỉ mất chừng một tuần lễ để học, nhưng phải mất nhiều tháng để thực hành mang lại cho khách giấc mơ xuân. Những em quá giỏi khách đến nườm nượp và chỉ đòi được em "ngoáy" thôi.
Có một điều lạ là hầu như tất cả các đấng trượng phu khi đi lấy ráy tai thì đều không muốn cho vợ hay cho bồ nhí biết. Và chuyện gì đến ắt sẽ đến! Có cha nội mê "cái điểm G" quá, bèn bái bai cơm nhà, đến bê luôn "hàng phở" lấy ráy tai dìa để độc quyền... sướng, không cho thằng cha nào khác lai vãng đến!
Cho dù đã có cảnh giác là chơi với dao có ngày đứt tay, bởi vì lấy ráy tai mà làm trầy sứt thì đủ thứ vi trùng và siêu vi trùng đi vào, kể cả bệnh viêm gan siêu vi B rất ớn. Nhưng mấy tướng đã quen đâu thể nhịn được, như Trương Phùng, một tay 44 tuổi, cứ hai tuần một lần là ghé qua, thố lộ: "Có mấy thằng bạn nói coi chừng, không an toàn đâu, song tui đã ghiền như đi uống bia, đâu có dừng lại được!"
Đã có bà nào đi lấy ráy tai bèn... bê chàng về dinh chưa? Chắc chưa, cho dù lấy ráy tai là... qqquuuááá đđđããã! Các bà chẳng dại gì mà đem một thằng về làm mình sung sướng vài phút mà phải nuôi nó suốt đời! Phụ nữ vốn khôn hơn đàn ông! -

---------//---------



Xây đường, mới 1 năm đã nát
Saturday, November 12, 2011 4:47:08 PM





QUẢNG BÌNH 12-11 (TH) -Ðầu tư tốn kém rất nhiều tiền, đường lộ ở Quảng Bình và Vĩnh Long chưa đầy một năm sử dụng đã tan nát. Ðây là hai trong những thí dụ mới nhất về tình trạng đầu tư xây dựng đường lộ cầu cống tệ hại tại Việt Nam.

Nguy hiểm luôn rình rập các phương tiện lưu thông trên tuyến đường tránh TP. Ðồng Hới.

Theo tờ Dân Trí hôm Thứ Bảy, “Ðường tránh TP. Ðồng Hới (Quảng Bình) mới đưa vào sử dụng hơn một năm nay nhưng đã lộ rõ sự xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt, ổ gà, ổ voi, mặt cầu tróc lộ cả tấm thép bên dưới...”

Quãng đường này đã được đấu tư với phí tổn 660 tỉ đồng (khoảng gần $33 triệu USD) dài 20km bắt đầu làm từ năm 2005 và chỉ hoàn tất và bắt đầu sử dụng từ tháng 4 năm 2010. Chưa được bao lâu, tình trạng ổ gà ổ voi ngày càng nhiều thêm mà lại không được sửa chữa, làm cho sự sử dụng đường lộ ngày càng nguy hiểm.

Tại tỉnh Vĩnh Long, tuy mới chỉ được “thông xe” từ ngày 27 tháng 1 năm 2011, tuyến đường tránh TP. Vĩnh Long chỉ một tháng sau, “đơn vị thi công đã phải ‘vá’ hàng trăm ổ voi, ổ gà trên đường. Ðến nay, tuyến đường này tiếp tục xuất hiện hàng trăm ổ voi, ổ gà khác, trở thành mối ẩn họa cho người đi đường”. Người ta thấy cắm trên đoạn đường chỉ dài hơn 7km đó tấm bảng “Ðường chờ lún”.

Báo Dân Trí nói rằng trên quãng đường này “Nhiều hố to đã trở thành những cái bẫy chết người, sẵn sàng chờ đón những người xấu số”.

Ngày 30 tháng 9 năm 2011, báo Dân Trí cho biết một con đường ở Sài Gòn (đường dẫn cầu Phú Mỹ) được đầu tư tới hơn 1,880 tỉ đồng “thông xe chưa được 2 năm đã hư hại nghiêm trọng, mất an toàn giao thông”.

Tờ báo nói rằng “Ðiều đáng nói là cả chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý giao thông đều không ai nhận trách nhiệm sửa chữa con đường này”.

Mới ngày 2 tháng 11 năm 2011 tờ Sài Gòn Tiếp Thị nói rằng con đường Rừng Sác ở Cần Giờ (Sài Gòn) đầu tư 1,400 tỉ đồng (gần $70 triệu USD) do băng “Thanh Niên Xung Phong” ở Sài Gòn thi công mới khánh thành hồi đầu năm nay. Chưa được 10 tháng và cũng chưa được “nghiệm thu” mà “đã xuống cấp nghiêm trọng” dù phương tiện qua lại chỉ lèo tèo một ít xe gắn máy.

Tham nhũng trong việc đầu tư xây dựng cầu đường ở Việt Nam rất nổi tiếng. Thất thoát được mô tả là rất lớn thường được nêu ra trong các cuộc họp của các nhà tài trợ cho Việt Nam.

“Tham nhũng dẫn đến các công trình xây dựng kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, thương vong về người và môi trường sinh thái” - Ðại sứ Thụy Ðiển là Rolf Bergman phát biểu trong một cuộc họp ở Hà Nội ngày 29 tháng 5 năm 2009, theo bản tin VTC.

----------//---------
Lời Bàn:

Với tài năng không đủ để giải quyết chuyện cống rãnh,xây cầu cầu xụp,
xây xa lộ xa lộ nứt,xây nhà cao nhà đổ,đường phố chằngchịt dây điện không

biết giải quyết ra sao,VN như con ếch đòi to bằng con bò làm gì?
Of course, the building and the running of the nuclear plants should be a close monitoring by the Japanese partner
when its Vietnamese partner still lack the necessary industrial experience.



Phát triển kỹ nghệ mà tất cả nằm trong tay người ngọai quốc?
Hiện giờ ngay tại Sài Gòn đã có những khu không còn xử
dụng tiếng VN.Mạng sống của dân tộc VN nhắm mắt lại

giao cho kẻ lạ?
Philippines đã trưng cầu dân ý và quyết định không phiêu lưu
làm điện hạt nhân. Africa vừa ký giấy xây nhà máy phát điện
dùng solar và wind energy.
Không lẽ VN ngu hơn họ?

Other considerations from political grounds are not appropriate in my view.

Đây là một vấn đề nhân đạo, một vấn đề sống còn của dân tộc.
Chỉ nội những độc hại do thiếu hiểu biết về vấn đề Bauxite đã đang
tàn phá nhiều vùng đất nước!


13/11/2011
Thảm họa khai thác bauxite ở Tây Nguyên
(Tổng hợp các nguồn tin và ý kiến từ lúc khởi động đến nay)
Đại Nghĩa sưu tầm
Bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam là một khối tài sản vô giá của tổ tiên để lại cho con cháu nếu biết gìn giữ và khai thác đúng giá trị của nó thì là tài sản hiếm quý, ví bằng ngược lại thì nó là một tai họa khôn lường. Do vậy mà ngày nay toàn dân cả nước đang lên cơn sốt vì bauxite, nhà cầm quyền VN thì một mực cho nước ngoài nhất là Trung Quốc khai thác, còn toàn dân Việt Nam thì bảo “ngừng”.
Sau đây là ý kiến của một chuyên gia Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) – Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn:
“Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ VN đã từng đề xuất đưa dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên của khối hợp tác COMECON. Các nước thành viên của COMECON, đặc biệt là Liên Xô, khi đó rất cần bô-xít cho nhu cầu công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, Hội đồng COMECON đã quyết định không triển khai dự án, thay vào đó, đã tích cực giúp Việt Nam triển khai các dự án cao su, cà phê và chè.
“Các chuyên gia khi đó nhận định: nếu triển khai các dự án bô-xít, về môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây công nghiệp cao su, chè và cà phê. Về sinh thái, sẽ ảnh hưởng xấu đến khí hậu của toàn vùng miền Nam Trung Bộ và Campuchia, hạn hán sẽ kéo dài, lũ lụt sẽ thường xuyên xảy ra hơn” (TuanVietnamnet online ngày 24-10-2008).
1- Quyết định của đảng CSVN
Thế nhưng đảng CSVN đã bất chấp mọi lời khuyên can, họ cương quyết giao việc khai thác cho Trung Quốc, một nước rất cần bauxite, nhưng họ rất lo ngại tác hại nhiều mặt của việc khai thác bauxite ở nước họ nên sang VN để khai thác:
“Bản tin của Bộ Ngoại giao VN thì nói, hồi giữa năm ngoái, TBT đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung quốc, cũng khẳng định hai nước“tăng cường hợp tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông” (RFA online ngày 11-2-2009)
Tiếp sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết bất chấp mọi ý kiến khuyên can nhất là lời can ngăn của Đại tướng Võ nguyên Giáp:
“Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là
“chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.
“Website chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4-2-2009 tại Hà nội” (BBC online ngày 6-2-2009).
Bộ Chính trị đảng CSVN xác định lời tuyên bố của TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng:
“Bộ Chính trị, cơ quan cao nhất của đảng CSVN, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là “chủ trương nhất quán”của đảng” (BBC online ngày 26-4-2009).
Mặc dù nhiều nhân sĩ đã kiến nghị dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên nhưng ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam vẫn khẳng định:
“Bộ Công Thương không có kiến nghị dừng, ngược lại, chúng tôi chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ nhà máy Tân Rai. Bởi khi dự án đưa vào sử dụng càng sớm càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào” (?) (Dân trí online ngày 25-10-2010).
Và ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An ninh trong phiên họp Quốc hội ngày 22-10-2010 đề nghị Chính phủ cam kết về sự an toàn của việc khai thác bauxite:
“Phát biểu ở tổ ĐB Thanh Hóa, ông Bình cho hay ông tán thành chủ trương khai thác, nhưng ông đề nghị Chính phủ “cam kết với Quốc hội, với nhân dân về sự an toàn, đặc biệt là xử lí bùn đỏ” (Vietnamnet online ngày 22-10-2010).
Tôi cho đây là một cách ra điều kiện ấu trĩ, không nói rằng đây chỉ là lý do mớm đường cho Chính phủ cố lỳ, vì có ông nào, bà nào có đủ tư cách đứng ra chịu trách nhiệm một khi bùn đỏ tràn ra như ở Hungary, lúc bấy giờ thầy đổ bóng, bóng đổ thầy hoặc đưa mấy con tép riu ra làm kiểm điểm nội bộ, thế là xong?!
Đáp lại lời ông Lê Quang Bình, ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường trả lời báo điện tử Saigon tiếp thị câu hỏi: “Chúng ta đã lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra để ứng phó, thưa ông?”.
“Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Hội đồng chuyên gia và cả chuyên gia nước ngoài cũng đã tính đến những phương án xấu nhất để tính đến biện pháp khắc phục. Từ trước đến nay chúng ta đã tính đến hệ số an toàn cao nhất, như động đất 7 độ Richter. Về công nghệ cũng được khẳng định. Song không ai có thể lường trước những tình huống xấu nhất” (Saigon tiếp thị online ngày 22-10-2010).
2- Tác hại đến môi trường
Báo điện tử Tuổi trẻ viết bài về bauxite như một lời cảnh cáo chân thành cũng là lời kêu gào thống thiết “Tây Nguyên sẽ chết vì khai thác bauxite”, bài viết:
“Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumina để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. Giáo sư Đào công Tiến – nguyên Hiệu Trưởng đại học Kinh tế TP HCM - cảnh báo:“ Nguồn nước của Tây Nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây Nguyên sẽ chết vì thiếu nước”…
“Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây Nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ thành những“núi bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Khi đó không chỉ các tỉnh Tây Nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sẽ lãnh đủ hậu quả”- ông Sơn khẳng định” (* Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn) - (Tuổi trẻ online ngày 23-10-2008).
“Tiến sĩ Phạm Duy Hiển thì cảnh báo rằng, phá môi trường Tây Nguyên sẽ gây thiệt hại không chỉ cho Tây Nguyên: “Tây Nguyên được ví như mái nhà Đông Dương nên phải thận trọng. Phá môi trường vùng như Tây Nguyên thì sẽ gây ra những thiên tai lớn không chỉ Tây Nguyên mà còn những vùng dưới nữa” (RFA online ngày 11-2-2009).
“Giáo sư tiến sĩ khoa học Đặng Trung Thuận: Thực chất bùn đỏ là một hỗn hợp, gồm các oxit kim loại không hòa tan trong dung dịch xút (NaOH) ở công đoạn hòa tách trong dây chuyền công nghệ Bayer…
“Các hồ chứa bùn đỏ ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ tuy đã được chọn ở thung lũng có diện tích hứng nước nhỏ, nhưng nếu mưa lớn bất thường, lũ từ các thung lũng khác tràn sang mà vận hành thoát nước không kịp, nước sẽ đẩy bùn đỏ tràn khỏi hồ chứa và phát tán ra môi trường…
“Theo quy luật xác suất thì dù kiên cố tới đâu, không loại trừ khả năng vỡ bờ bao của bùn đỏ khi có mưa to bất thường ở Tây Nguyên, đặc biệt trong giai đoạn thay đổi khí hậu hiện nay” (Saigon tiếp thị online ngày 13-10-2010).
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, hiện là Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng trực thuộc TKV phát biểu:
“Nếu tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay, về lâu dài cái giá phải trả của Việt Nam là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất và ô nhiễm nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ chí Minh” (RFA online ngày 25-3-2009).
Các nhà tài trợ đã lưu ý Việt Nam về tác hại của việc khai thác bauxite:
“Nhân Hội nghị giữa kỳ mở ra trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba 8-9 tháng 6-2009 tại Dak Lak, các quốc gia và định chế tài trợ cho Việt Nam đã công khai lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội thận trọng trong việc thực hiện kế hoạch khai thác bauxite trên vùng Tây Nguyên. Đối với các nhà tài trợ, kế hoạch này có nguy cơ tác hại nặng nề đến môi trường và đời sống cư dân trong khu vực” (RFI online ngày 10-6-2009).
Khi người ta muốn làm thì cứ làm, bất chấp lời can ngăn của những người có chuyên môn và nhiều tâm huyết, qua quá trình khai thác bauxite nay đã xảy ra sự cố “bất ngờ ngoài dự đoán” gây hậu quả nghiêm trọng. Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghệ TP HCM trình bày một số thông tin liên quan chất xút được sử dụng cho công nghệ xử lý ướt mà Nhà máy alumin Tân Rai ứng dụng như sau:
“Xút gây bào mòn da con người và động vật. Hầu hết các sinh vật không thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và đi vào trong cơ thể sẽ huỷ hoại hết; như khi đi vào đường ruột sẽ phá vỡ các tế bào ruột non, hít thở vào làm viêm mũi…Nói chung xút là chất cực độc, xếp vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống…
“Ông Bùi Công Liên, Phó giám đốc Công ty TNHH Trà giống Cao Nguyên cho biết từ hồi cuối tháng Bảy vừa qua, nguồn nước từ nhà máy Tân Rai có mùi hắc, sủi bọt và có độ nhờn đã đổ vào hồ chứa nước của công ty. Nguồn nước bất thường này khiến cho cá trong hồ chết, cũng như nước hồ không thể sử dụng để tưới chè và cà phê của công ty như trước nữa” (RFA online ngày 9-10-2011).
Nhà văn Nguyên Ngọc xét đến khía cạnh văn hóa vì ông là người am hiểu văn hóa Tây Nguyên nên tỏ ra đặc biệt quan ngại:
“Xung quanh dự án bauxite tại Tây Nguyên, hiện có rất nhiều lo lắng trong xã hội. Lo lắng về nhiều mặt, kể cả kinh tế, về mặt môi trường, xã hội, an ninh quốc phòng, v.v. Tôi thì tôi lo lắng về mặt văn hóa xã hội ở Tây Nguyên. Đây là một vùng văn hóa rất đặc sắc và độc đáo. Tây Nguyên trước hết là rừng. Văn hóa Tây Nguyên có thể nói là văn hóa rừng, là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Tự nhiên ở đây là rừng,“ rừng của làng”…
“Một xã hội, một dân tộc mà văn hóa bị tan đi, thì xã hội không thể ổn định, và thậm chí các dân tộc không thể tồn tại” (RFA online ngày 11-2-2009).
3- Hậu quả của các nước khai thác bauxite
- Trung Quốc là một quốc gia rất cần bauxite, do đó mà họ đã từng khai thác các mỏ quặng trong nước của họ và họ đã bị những tác hại nghiêm trọng và chính nhân dân của họ cũng đã phản đối mãnh liệt. Trung Quốc đã thấy được tác hại của môi trường ở xứ họ và họ đã đưa tai họa ấy cho nhân dân ta.
“Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là mỏ bôxít ở nước này, đã bị huỷ hại nghiêm trọng. Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxít được dựng lên ở đây. Nguồn nước xung quanh các khu vực này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của hàng triệu người dân…
“Nhật báo Quảng Tây cho biết vụ ô nhiễm do khai thác bôxít gần đây nhất là ở mỏ bôxít Tịnh Tây. Chỉ mới khai thác hơn một năm nhưng mỏ này đã làm nguồn nước xung quanh khu vực nhiễm màu đỏ quạch khiến người dân trong khu vực không thể sử dụng được nguồn nước để sinh hoạt, kéo theo là những chứng bệnh lạ…
“China Daily cho biết từ năm 2005 đến nay, Cục Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc đã xử lý hàng chục ngàn vụ gây ô nhiễm môi trường trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxít trên khắp đất nước…
“Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxít ở nước ngoài theo kế hoạch“quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp” (TuanVietnamnet online ngày 15-12-2008).
“Truyền thông Trung Quốc cho hay hơn 1.000 người đã tụ tập, chặn đường và ném đá vào cảnh sát để phản đối tình trạng ô nhiễm từ một nhá máy khai thác bauxite và alumina ở phía Nam nước này…Chính phủ Trung Quốc vốn ngày càng lo ngại những phản ứng tức giận của công chúng về các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm.
“Một tuyên bố của Chính phủ được tờ China Daily trích dẫn nói:“Hầu như toàn bộ cư dân làng Linh Hoàng tham gia vào việc chặn đường tới huyện Tĩnh Tây chiều hôm thứ Ba, và một số dân làng ném đá vào cảnh sát” (BBC online ngày 15-7-2010).
- Ấn Độ, một quốc gia khai thác bauxite cũng đã thấy được hiểm họa của nó như thế nào và người lãnh đạo của người ta “biết nghe” như thế nào.
“Năm 2004, tại Ấn Độ đã diễn ra phong trào chống các công ty khai thác bôxit sau khi Chính phủ Ấn Độ, nước có trữ lượng bôxít lớn thứ sáu thế giới, cấp giấy phép cho 13 công ty đa quốc gia vào khai thác quặng bôxit tại bang Orissa. Các dự án khai khoáng đã ảnh hưởng tới 60.000 cư dân sinh sống trong vùng. Một diện tích đất nông nghiệp gần 1.000 ha đã hoàn toàn bị huỷ hoại” (TuanVietnamnet online ngày 15-12-2008).
“Những dự án đầu tư lớn luôn có sức hấp dẫn với những nước đang phát triển như Ấn Độ, nhưng hôm 21-10 vừa qua, Bộ trưởng Môi trường nước này đã từ chối dự án 8,5 tỉ USD của Tập đoàn Anh Vedanta Resources để phát triển khu công nghiệp khoáng sản liên hợp bauxite alumina ở bang Orissa…
“Quyết định đình chỉ dự án bauxite của Vedanta là chưa có tiền lệ ở Ấn Độ. Lâu nay, các tập đoàn lớn luôn thao túng chính quyền. Ông Jairam Ramesh được xem là vị Bộ trưởng Môi trường đầu tiên làm đúng trọng trách của mình” (VNR500 online ngày 2-11-2010).
- Australia, vì tuân theo luật bảo vệ môi trường mà phải huỷ bỏ một dự án khai thác bauxite trị giá hàng tỷ đô la:
“Bất chấp cả việc phải huỷ một dự án khai thác bauxite khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, chính quyền bang Queensland, Australia vẫn quyết định đưa lưu vực sông Wenlock nơi triển khai dự án vào diện cần được bảo tồn sinh thái…
“Mặc dù quyết định của chính quyền bang sẽ phải đối mặt với những đơn kiện cũng như yêu cầu bồi thường từ phía công ty Cape Alumina, tuy nhiên, những người lãnh đạo của Queensland khẳng định đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn” (Vietnamnet online ngày 21-10-2010).
“Giám đốc điều hành Cape Alumina, Paul Messenger, cho hay, Queensland đã để mất 1,2 tỷ USD cho các hoạt động kinh tế và hàng trăm việc làm mới. Nhưng ông Walker khẳng định Queensland được lợi nhiều hơn” (VNR500 online ngày 2-11-2010).
- Hungary, tai họa tràn bùn đỏ vì khai thác bauxite làm chấn động cả thế giới và nhất là các nước đang khai thác bauxite như Việt Nam. Bùn đỏ đã tràn đến sông Danube:
“Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, mô tả vụ tràn bùn đỏ độc hại là một“thảm họa sinh thái nghiêm trọng” khi tới thăm khu làng bị thiệt hại là Kolontar vào hôm thứ Năm 7-10. Chuyến thăm của Thủ tướng Hungary diễn ra trong khi dòng bùn đỏ bị tràn từ nhà máy sản xuất nhôm đã tiến gần tới sông Danube, là một nguồn nước lớn ở châu Âu…
“Thủ tướng Hungary lo ngại:“Những gì tôi chứng kiến tại đây thật là kinh khủng” (BBC online ngày 7-10-2010).
“Cảnh sát Hungary hôm 11-10 đã bắt giữ ông Zoltan Bakonyi, lãnh đạo Công ty nhôm MAL Zrt. Phát ngôn viên Chính phủ Anna Nagy cho hay ông này bị giam giữ trong vòng 72 giờ. Trước đó, Thủ tướng Hungary cũng thông báo cảnh sát đã bắt giữ Tổng giám đốc công ty này. Trên website của công ty MAL, ông Balkonyi là lãnh đạo Công ty khi ông Martin Rummelein là Tổng giám đốc Công ty…
“Những người phải chịu trách nhiệm trong sự cố này phải bị bắt giam và tất cả những nguy cơ tiềm tàng tại các khu công nghiệp khác cần phải kiểm tra lại” (Saigon tiếp thị online ngày 12-10-2010).
Hậu quả của việc tràn bùn đỏ bauxite ở Hungary vượt ra khỏi khả năng khắc phục của nước này mà phải nhờ chuyên gia của các nước trợ giúp:
“Các chuyên gia từ Liên hiệp Âu châu bắt đầu làm việc tại Hungary để xử lý với vụ tràn bùn đỏ bauxite, vốn đã làm cho 7 người thiệt mạng và phá huỷ nhiều vùng rộng lớn…
“Ngoài 7 người thiệt mạng còn có 150 người bị thương sau khi 700 ngàn mét khối bùn đỏ bauxite tràn ra từ hồ chứa gần Ajka ở Hungary hôm 4-10” (BBC online ngày 11-10-2010).
Tin mới nhất và cũng là tin quan trọng nhất là “Bùn đỏ ở Hungary có chứa chất phóng xạ”, một sự báo động khủng khiếp:
“Tờ Libération của Pháp trong bài viết “Bùn đỏ dưới kính hiễn vi của Ủy ban Nghiên cứu độc lập về phóng xạ”, cho biết, bùn đỏ trong sự cố vỡ bể chứa chất thải công nghiệp ở Hungary có chứa phóng xạ uranium 238 cao gấp ba lần độ phóng xạ trung bình của vỏ Trái Đất (40 bq/kg), và chất thorium 232 cao hơn 4 lần so với độ phóng xạ trung bình của vỏ Trái Đất” (VNR500 online ngày 2-11-2010).
3- Khai thác bauxite không có lợi
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong một bức thư gửi lãnh đạo Hà Nội đã nói rõ sự bất lợi của việc khai thác bauxite như sau:
“Chi phí vận tải và các khoản xây dựng vận hành rất lớn và bán alumin sẽ lỗ, như vậy chẳng khác nào ta đào tài nguyên của Tổ quốc cung cấp không công cho đối tác. Đã không được lợi lộc gì lại chuốc lấy tai họa” (Đối thoại online ngày 12-10-2010).
Cùng một nhận định về việc khai thác bauxite không có lợi về mặt kinh tế, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ VN ở Thái Lan phân tích rõ lợi hại thế nào khi khai thác bauxite từ Tây Nguyên:
“Nói một cách khác, cứ giả định rằng toàn bộ kết cấu hạ tầng riêng cho vận tải đã có sẵn rồi (một điều không tưởng), song giá thành sản xuất alumina chắc chắn sẽ gây lỗ lớn, vì không chịu nổi cước phí vận tải do đoạn đường từ nơi sản xuất đến nơi xuất cảng quá dài (bao gồm cước phí lên núi chở nguyên liệu phục vụ sản xuất, và cước phí xuống núi cho xuất khẩu nguyên liệu sơ chế alumina). Tôi đã làm mọi con tính và chỉ được kết quả “lỗ” (Đối thoại online ngày 7-10-2010).
Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam cùng góp ý trong việc khai thác bauxite bị lỗ ra sao:
“So sánh giá 1 tấn sản phẩm trên thị trường thế giới thì biết ngay khoản lời, lỗ của dự án. Ngay cả trong trường hợp tính có lãi cũng phải lấy lãi này so sánh với lãi nếu đem làm chuyện khác như trồng cà phê để tính lãi theo nguyên tắc giá thành cơ hội (opportunity cost) phải lấy lãi từ làm bôxít trừ đi lãi trồng cà phê. Đó mới là lãi thực.
“ Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài” (BauxiteViệt Nam online ngày 26-10-2010).
Ngay cả trong bản kiến nghị của những nhà trí thức, nhân sĩ yêu nước cũng xác nhận việc khai thác bauxite không đưa đến mối lợi kinh tế:
“Khả năng sinh lời trong khai tác bô-xít Tây Nguyên “không hiện thực, hầu như chắc chắn là lỗ”. Vấn đề vận tải và cảng cho việc sản xuất, xuất khẩu alumina hiện tại và trong vài năm tới “hoàn toàn bế tắc chưa thể giải quyết”. Nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu một thời gian” (TuanVietnamnet online ngày 22-10-2010).
Trong một cuộc tranh luận về hiệu quả của việc khai thác bauxite do Vietnamnet tổ chức ngày 27-10-2010, thì:
“Ông Nguyễn Thành Sơn nhận định sang năm thôi, khi dự án cho sản phẩm là đã vỡ về hiệu quả kinh tế rồi”. Bởi theo lập luận của ông Sơn, giá alumin đã xuống bằng ½ giá mà TKV đưa ra. “Sang năm sẽ không quá 270 USD/tấn trong khi giá TKV dự kiến là trên 360 USD.
“ Đến năm 2013, khi cả nhà máy Nhân Cơ đi vào hoạt động, thì lượng dư thừa thế giới sẽ từ 1-1,5 triệu tấn như năm nay sẽ tăng lên 16 triệu tấn. Xét toàn cục, quan hệ cung cầu thì tới 2011 đã vỡ, không phải 50-50 nữa mà 0 ăn 10 thua” (Saigon tiếp thị online ngày 29-10-2010).
Vấn đề hiệu quả kinh tế của việc khai thác dự án bauxite ở Tây Nguyên một lần nữa được phân tích lại khi mới đây, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến phải bỏ ra 4.000 tỷ đồng để nâng cấp quốc lộ 20 hư hại vì vận chuyển bauxite và những rò rỉ hóa chất ở dự án Tân Rai. Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nhận định:
“Rõ ràng là hiệu quả của dự án bauxite ở Tây Nguyên là không có được theo như trình bày ban đầu, khi tập đoàn Than – Khoáng sản muốn làm và Bộ Công Thương ủng hộ. Trên thực tế cho thấy vấn đề rất lớn.
“Con đường vận chuyển bauxite đòi hỏi đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng để làm đường, 4.000 tỷ đồng đó thì bản thân Tập đoàn Than – Khoáng sản thừa nhận nếu như họ bỏ tiền làm đường thì dự án đó hoàn toàn không thể có lãi được và thua lỗ nặng” (RFA online ngày 1-10-2011).
4- An ninh quốc phòng
Việc khai thác bauxite không những có nguy hại về môi trường, về văn hóa, nhân sinh, ngoài ra còn nguy hiểm đến nền an ninh của quốc gia. Nhất là những dự án giao cho người Trung Quốc khai thác là mầm di họa đến vấn đề tồn vong của đất nước được hai vị Đại tá Nguyễn Huy Toàn và Đại tá Quách Hải Lượng, chuyên viên cao cấp Viện nghiên cứu Chiến lược nói rõ:
“Cha ông từ xa xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này, người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng “nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương” (TuanVietnamnet online ngày 10-3-2009).
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an vạch rõ mưu đồ của Trung quốc trong kế hoạch chiếm vùng ngã ba Đông Dương này:
“Trung quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã là chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu – tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không?” (Đối thoại online ngày 3-3-2009).
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, trong bản báo cáo gửi Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang và Bí thư TƯ đảng Ngô Dụ để trả lời cáo buộc của Đảng ủy Tập đoàn TKV về việc “chống bô xít là mắc lừa phản động”:
“Tác giả viết ngay trong phần mở đầu bản báo cáo: “lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là một sai lầm cố ý của TKV” và rằng tác giả “hoàn toàn đồng tình với đa số các ý kiến tại các cuộc tọa đàm cho rằng việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên là một nguy cơ lớn đối với an ninh quốc phòng.
“Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào” (RFA online ngày 25-3-2009).
5- Ý kiến nhân dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người lên tiếng đầu tiên và liên tiếp bằng ba lá thư yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy ngừng ngay dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên nhưng đã như “đàn gảy tai trâu”:
“Trong bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 5-1-2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẩn thiết kêu gọi Chính phủ cho ngưng dự án khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên vì dự án này có nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ” (RFI online ngày 15-1-2009).
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại Bắc kinh (1974-1989) trong một bức thư gửi Chủ tịch và các Đại biểu Quốc hội ông viết:
“ Khai thác bô-xít, tàn phá môi trường sinh thái Tây Nguyên và môi trường sống của hàng triệu đồng bào, là đại hiểm họa đối với dân với nước, là tội lỗi. Các thế hệ mai sau sẽ nghĩ gì về thế hệ cầm quyền hiện nay…
“Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nước, tôi tha thiết mong Chủ tịch và các vị Đại biểu Quốc hội có quyết định sáng suốt, dừng ngay dự án bô-xít Tây Nguyên để tránh cho dân tộc một tai họa khôn lường” (Đối thoại online ngày 24-4-2009).
Trong “Lời kêu gọi một tháng biểu tình tại gia để chống việc lấy Vàng dân tộc đổi Nhôm nước ngoài”, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, viết:
“Nhân danh Hội đồng Lưỡng viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi kêu gọi người Việt Nam trong ngoài nước hãy tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại màu xanh Tây Nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người trong việc khai thác quặng bô-xít không thông qua nghiên cứu khoa học và kinh tế, mà chỉ vụ vào sự lệ thuộc Bắc phương”.
Đài BBC đưa tin về “Một nhà trí thức vào cuộc”, người mà chế độ Hà Nội hết sức ái mộ:
“Một nhà toán học hàng đầu của Việt Nam đã viết thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam xem xét lại dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên…
“Theo nội dung của bức thư này, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã cho rằng sự thỏa thuận khai thác quặng bauxite giữa hai nước Việt-Trung được trao đổi giữa Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh là một sự chênh lệch về lợi ích mà thiệt thòi lớn nghiêng về Việt Nam…
“Thư viết “Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa” (BBC online ngày 6-6-2009).
Ngoài những cá nhân gửi thư phản kháng nêu trên còn không biết bao nhiêu người nữa cũng bức xúc không kém. Dưới đây là một kiến nghị tập thể. “Nhóm trí thức bauxite ra thư ngỏ thứ ba”:
“Nhóm trí thức Việt Nam gồm các chuyên gia người Việt trong và ngoài nước chủ trương không tiếp tục dự án khai thác bauxite Tây Nguyên vừa ra kiến nghị mới nhất…
“Thư ngỏ kêu gọi đại biểu Quốc hội đưa chủ đề bauxite Tây Nguyên vào nghị trình hội họp và ra một nghị quyết toàn diện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Tài liệu nhấn mạnh nhóm trí thức Việt Nam muốn ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, cho dù đã ký hợp đồng với các đối tác như Úc, Nga, Trung quốc” (BBC online ngày 18-5-2009).
Sau sự cố bùn đỏ ở Hungary, những nhà trí thức Nhóm IDS cũ phối hợp với Nhóm Bauxite Việt Nam phát động gửi kiến nghị tạm dừng việc khai thác bauxite Tây Nguyên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nhiều nhân sĩ trí thức đã nhiệt liệt ký tên tham gia tính đến ngày 1-11-2010 thì đã được 2557 người ghi danh:
“Với tư cách” những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước”, bà Nguyễn Thị Bình và các nhân sĩ trí thức đã gửi thư tới TBT Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
“Trong thư, bà Bình và các nhân sĩ trí thức “khẩn yêu cầu” Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng, Quốc hội và chính phủ xem xét lại việc khai thác bô-xít Tây Nguyên…
“Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và Bắc Nam Bộ, miền Trung Nam Bộ” (TuanVietnamnet online ngày 22-10-2010).
Kiến nghị về dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên
“ Kính gửi: - Ông Nông Đức Mạnh, TBT BCHTƯ đảng CSVN
- Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN
“…khẩn thiết yêu cầu:
1- Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai/ Lâm Đồng…
2- Tạm huỷ dự án đang đàm phán tiếp với nước ngoài về nhà máy Nhân cơ ở Đắc Nông.
3- Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên…
4- Lập nhóm nghiên cứu độc lập…nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bô-xít Tây Nguyên.
5- Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bô-xít Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế-xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định…” (Bauxite Việt Nam online ngày 22-10-2010)
Nhà văn Nguyên Ngọc trả lời phỏng vấn của đài BBC về tính hợp pháp của dự án bauxite đang được nhà cầm quyền CSVN cho tiến hành là:
“Tôi cho rằng một cái chương trình mà chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra truớc Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi có đặt vấn đề về cái tính hợp pháp của quyết định này. Tôi cho như thế là không hợp pháp” (BBC online ngày 10-4-2009).
Tiến sĩ luật Cù huy Hà Vũ từ Hà nội cũng nộp đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành quyết định cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vì theo ông, quyết định đó trái với luật bảo vệ môi trường, luật quốc phòng, luật bảo vệ di sản văn hóa. Và nó cũng đi ngược với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BBC online ngày 12-6-2009).
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường trao đổi với VnExpress sau sự cố tràn bùn đỏ ở Hungary, đưa ra nhận định:
“Tôi cho rằng, trước hết cần đặt ra câu hỏi, không khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, Việt Nam có chết không? Câu trả lời là Không. Việt Nam chưa giàu về kinh tế nhưng cũng không nghèo đến mức phải bán vội bán vàng mọi thứ tài nguyên mới sống được. Khi còn là một quốc gia nghèo, việc khai thác khoáng sản thô để bán cứu đói cho người dân thì không có gì đáng trách. Nay chúng ta đã là một nước có thu nhập trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có vốn, tài chính quốc gia không quá hạn hẹp đến mức phải cư xử với bô xít như vậy” (VnEpress online ngày 24-1-2010).
Đ.N.

TAM73F
11-17-2011, 07:48 PM
Sao thầy cô lại nói “ngọng”?

16/11/2011

Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là do thói quen phát âm địa phương. Nhưng nếu là một người bình thường, không làm nghề dạy học thì câu trả lời đó còn có thể chấp nhận được. Tuy vậy, để giữ cho tiếng Việt chuẩn mực trong giao tiếp thì mọi sự lệch chuẩn đều không cho phép, huống chi đây là các thầy các cô.
Sau những bài viết về kế hoạch "chữa ngọng" của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, đăng tải trên Bee.net.vn, chúng tôi đã nhận được phản hồi của độc giả Nguyễn Duy Xuân, Buôn Ma Thuột. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải ý kiến của anh.

Tôi là người trong nghề nhưng quả thật không hiểu sao những đồng nghiệp của mình lại mắc những khiếm khuyết không đáng có như vậy. Với người thầy, ngôn ngữ vừa là phương tiện lại vừa là công cụ dạy học. Công cụ mà không chuẩn thì tất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Đã đứng trên bục giảng, người thầy phải ý thức được điều đó để ngôn ngữ nói, viết của mình chuẩn mực trước học sinh.
Lỗi nói “ngọng”, đúng ra là lệch chuẩn do phát âm địa phương không chỉ ở một vùng miền nào. Miền Bắc phát âm không phân biệt các cặp phụ âm l/n, tr/ch, s/x... Miền Trung phát âm không phân biệt thanh hỏi/ngã/nặng, còn miền Nam không phân biệt các phụ âm cuối t/c, n/ng… Những lỗi phát âm địa phương như vậy đã được dạy ở các bậc học phổ thông để giúp các em khắc phục. Ở bậc đại học, các thầy cô tương lai (đối với ngành sư phạm) còn được học ít nhất cũng qua môn tiếng Việt thực hành.
Cho nên có thể nói, việc cung cấp tri thức về ngữ âm tiếng Việt cho học sinh ở các bậc học không có gì đáng phàn nàn. Vấn đề còn lại chỉ là ý thức con người. Những thầy cô trong dạy học hàng ngày mà vẫn phát âm lệch chuẩn thì thật đáng trách. Sửa cái lỗi này là cần thiết cho sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt. Tôi cho đó là một việc làm nghiêm túc, chứ không thể gọi là tào lao như ông Nguyễn Văn Hiệp phát biểu khi trả lời phỏng vấn trên Bee.net.vn. Và thầy cô giáo phải là người thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Chỉ cần mỗi người chịu khó luyện phát âm trong một thời gian ngắn và có ý thức rèn luyện thường xuyên trong hoạt động nói năng của mình thì sẽ khắc phục được.
Nhân đây, cũng xin góp ý với các thầy cô đang dạy phát âm cho trẻ lớp Một (những em ở vùng phương ngôn Bắc bộ) hãy giúp các em sửa lỗi phát âm bằng việc luyện phát âm thực tế chứ không phải theo cái cách phân biệt “nờ cao/nờ thấp”, “sờ nặng, sờ nhẹ”… không giống ai.
Nguyễn Duy Xuân
* * *
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Bien-quang-cao-o-Ha-Noi-cung-loi-ngong/201111/178337.datviet

Biển quảng cáo ở Hà Nội cũng 'lói ngọng'
16/11/2011
Trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội, các biển quảng cáo mọc lên như nấm. Kích thước lớn có, nhỏ có, nhưng một trong số đó khiến người cười, kẻ khóc.




Liệu có loại sữa nào là sữa đậu lành?




"Chứng chim cút" , nhầm lẫn giữa "tr" và "ch".

TAM73F
12-01-2011, 01:32 PM
-------------oooooooo--------------




Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê

http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/66559/b1091_thong-ke-11-thang-2011.doc
Xuất khẩu 11 tháng hơn 87 tỉ đô la


Thứ Năm, 24/11/2011, 13:37 (GMT+7)

Xuất khẩu 11 tháng hơn 87 tỉ đô la

Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 8,6 tỉ đô la trong tháng 11 và tính chung 11 tháng đầu năm nay xuất khẩu đạt 87,16 tỉ đô la, tăng 34,7% so cùng kỳ năm ngoái.
>> Xem tinh hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2011 tại đây

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam - Ảnh: TL.

Mặt hàng dệt, may đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với giá trị xuất khẩu 11 tháng ước gần 12,83 tỉ đô la, tiếp theo là dầu thô đạt 6,72 tỉ đô la, giày dép đạt gần 5,74 tỉ đô la, thủy sản hơn 5,54 tỉ đô la.
Nhập khẩu tháng 11 đạt 9,3 tỉ đô la, lũy kế nhập khẩu 11 tháng đạt gần 96,07 tỉ đô la, tăng 26,4% so với cùng kỳ. 18 nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỉ đô la, lớn nhất vẫn là máy móc, thiết bị, dụng cụ hơn 13,7 tỉ đô la. Tiếp theo là mặt hàng xăng dầu hơn 9,22 tỉ đô la và điện tử, máy tính, và linh kiện hơn 6,5 tỉ đô la.
Như vậy, riêng tháng 11, nước ta nhập siêu khoảng 700 triệu đô la, lũy kế 11 tháng nhập siêu khoảng 8,91 tỉ đô la.
5 mặt hàng xuất, nhập khẩu nhiều nhất 11 tháng (ĐV tính: triệu USD)
Mặt hàng Giá trị XK 11 tháng Tăng Mặt hàng Giá trị NK 11 tháng Tăng
Hàng dệt, may 12828.16 27.97% Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 13702.75 12.19%
Dầu thô 6720.274 50.95% Xăng dầu 9222.249 67.58%
Giày dép 5735.644 25.79% Điện tử, máy tính và LK 6506.436 39.52%
Thủy sản 5540.757 23.07% Vải 6134.996 26.99%
Điện tử, máy tính và LK 3777.569 17.04% Sắt thép 5741.338 1.83%

Nguồn: Tổng cục Thống kê http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/66437/Xuat-khau-11-thang-hon-87-ti-do-la.html


Xuất khẩu nông sản đạt 22,6 tỉ đô la
Hồng Ngọc tổng hợp
Thứ Sáu, 25/11/2011, 17:22 (GMT+7)






Xuất khẩu nông sản đạt 22,6 tỉ đô la
Hồng Ngọc tổng hợp
(TBKTSG Online) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11 ước đạt 2 tỉ đô la, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm lên 22,6 tỉ đô la, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.
>> Xem chi tiết tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê tại đây
>>Xuất khẩu 11 tháng hơn 87 tỉ đô la
>> Xem báo cáo chi tiết tình hình sản xuất nông nghiệp 11 tháng đầu năm của Bộ NN-PTNT tại đây

Xuất khẩu cà phê 11 tháng qua đạt 2,3 tỉ đô la, tăng gấp 1,5 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong ảnh là một nhà máy chế biến cà phê ở Dak Lak - Ảnh: TL.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 12,3 tỉ đô la, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước; các mặt hàng lâm sản đạt 3,8 tỉ đô la, tăng 14,2% và thủy sản đạt 5,6 tỉ đô la, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu là nhờ giá cao.
Gạo
Xuất khẩu gạo trong 11 tháng đầu năm ước đạt 6,8 triệu tấn, thu về 3,5 tỉ đô la, tăng 7,1% về lượng và 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu cao của thế giới và cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác.
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam sau Indonesia. Cả hai thị trường này chiếm 40% tổng giá trị xuất khầu gạo.
Cà phê
Xuất khẩu cà phê tháng 11 ước đạt 30 nghìn tấn, kim ngạch 70 triệu đô la, đưa tổng giá trị xuất trong 11 tháng đầu năm lên 1,1 triệu tấn và 2,3 tỉ đô la, tăng không đáng kể về lượng nhưng cao gấp 1,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 11,3%, tiếp đến là Đức với 9,7%, Bỉ 8,5%.
Cao su
Xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm đạt 651 nghìn tấn, trị giá 2,7 tỉ đô la, giảm 4,7% về lượng nhưng tăng 37,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm tới 60%. Giá cao su xuất khẩu thời gian qua tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Hạt điều
11 tháng ước xuất khẩu 164 nghìn tấn điều nhân, thu về 1,4 tỉ đô la, giảm 6,7% về lượng nhưng tăng 35,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường tiêu thụ điều chính của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan.
Giá điều xuất khẩu thời gian qua tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2010, đạt hơn 8.300 đô la/tấn.
Hồ tiêu
Xuất khẩu hồ tiêu 11 tháng đầu năm đạt 122 nghìn tấn, kim ngạch 713 triệu đô la, tăng 10,5% về lượng và 83% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường đều tăng mạnh, trong đó xuất sang Mỹ tăng 45,6%, sang Tây Ban Nha tăng 123,7%, Singapore tăng 83,3%, Ai Cập tăng 74,1% và Pakistan tăng 44,9%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hạt tiêu số 1, chiếm gần 20% tổng giá trị.
Gỗ và lâm sản
Xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 3,5 tỉ đô la, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của nước ta, chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này.
Thủy sản
Xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 5,6 tỉ đô la, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, nhờ nhu cầu thị trường nhập khẩu tăng mạnh dù rằng nguyên liệu đầu vào trong nước gặp khó khăn.




source: http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/66559/Xuat-khau-nong-san-dat-226-ti-do-la.html

Dự báo kiều hối đạt 8,5 tỷ USD
Cập nhật lúc 05:14, Thứ Bảy, 05/11/2011 (GMT+7)


Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ USD, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ USD của năm 2010, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

NHNN cho biết kiều hối về Việt Nam trong quí 1 năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ USD, quí 2 đạt 2 tỉ USD và trong quí 3 là 2,5 tỉ USD.

Hiện có hơn 400.000 người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài. Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện có gần 4 triệu người Việt Nam cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tất cả họ mỗi năm gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ.

Nếu như năm 1999, lượng kiều hối chuyển về nước mới chỉ chiếm 4.2% tổng sản lượng nội địa (GDP), thì con số này năm 2002 đã tăng lên 7.8%. Và năm 2010, lượng kiều hối đã bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ USD).

Trong khi các nguồn khác như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một khó khăn thì kiều hối vẫn tăng đều và dồi dào. Theo NHNN, năm 2010, nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, sau Philippines (khoảng 21,3 tỉ USD năm 2010).


Theo TTXVN
source: http://www.baogialai.com.vn/channel/722/201111/du-bao-kieu-hoi-dat-85-ty-uSd-2107577/

Tốp 20 nước nhận được nhiều kiều hối nhất trong năm 2010. Nguồn: WB

Năm 2011 lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,8 tỷ
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, số kiều hối lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1 tỷ USD. Theo đó, ước cả năm 2011 lao động xuất khẩu sẽ gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD.
Trong 5 năm (2011-2015) theo dự báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, sẽ có khoảng 10 tỷ USD kiều hối của lao động đi làm việc tại nước ngoài gửi về Việt Nam.
Trao đổi với PV, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, so với nhiều quốc gia, lượng kiều hối do lao động xuất khẩu gửi về của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Con số này ở một số nước còn lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ quốc tế và cao hơn kim ngạch từ mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
Tuy nhiên, số tiền 1,8 tỷ USD của lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài gửi về đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng đói nghèo và thúc đẩy đầu tư.
Hiện, xuất khẩu lao động ở Việt Nam vẫn là một trong những hoạt động chính nhằm tạo việc làm cho lao động trong nước. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 60.530 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong đó, ba thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam là Đài Loan, dẫn đầu với 23.673 lao động; Hàn Quốc 14.134 lao động và Malaysia 6.664 lao động.
Một số thị trường khác như Nhật Bản, Ả rập Xê út, Lào, Campuchia, Macao ….cũng có một số lượng không nhỏ lao động Việt Nam đang làm việc.
Theo Vũ Quỳnh/ VnEconomy

Kiều hối phần lớn không chảy vào hệ thống ngân hàng





Đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do

Việt Nam hiện đang có hơn 400.000 người đi lao động ở nước ngoài và khoảng 4 triệu Việt kiều cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm họ gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quí 1/2011 kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỉ USD, quí 2 là 2 tỉ USD và quí 3 là 2,5 tỉ USD và ước tính cả năm sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ USD, so với mức kỷ lục 8 tỉ USD của năm 2010. Đó là chưa kể lượng kiều hối chuyển về không thông qua hệ thống tín dụng chính thức mà theo NHNN có thể tương đương ít nhất là 30% con số thống kê được. Đây là “tài khoản vàng” cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Nếu như năm 1999, lượng kiều hối mới chỉ chiếm 4,2% GDP của Việt Nam, thì đến năm 2002 đã tăng lên 7,8%. Và năm 2010, con số đó bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ USD). Trong khi các nguồn khác như ODA, FDI, FII đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một bấp bênh thì kiều hối vẫn tăng đều

Theo NHNN, năm 2010 nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, chỉ sau Philippines với khoảng 21,3 tỉ USD vào năm 2010.

Theo WB, kiều hối tại Việt Nam chủ yếu từ những người di cư thường trú từ Mỹ, Canada và Pháp chuyển về. Song nguồn tiền được chuyển một cách không cân đối, đặc biệt là tại TPHCM. Thành phố này nhận lượng kiều hối nhiều nhất trong cả nước mặc dù không có xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2006-2008

Ở góc độ khác, một cuộc điều tra tiến hành năm 2008 với hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam cho thấy kiều hối về Việt Nam đã làm tăng phần chi tiêu của các gia đình cho đất đai và nhà ở. Các chuyên gia ước tính khoảng 48% kiều hối chuyển về nước trong năm năm qua có liên quan đến bất động sản; một lượng nhỏ được đầu tư cho dịch vụ, du lịch. “Các tác động của kiều hối đối với xóa đói giảm nghèo là không đáng kể, vì kiều hối chủ yếu gửi cho các hộ gia đình khá giả và không dành cho chi tiêu”, theo kết luận của khảo sát trên.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết ông biết nhiều trường hợp kiều hối được chuyển về để mua bất động sản; một số sử dụng kênh này để chuyển tiền thanh toán thương mại bởi rút ngắn được nhiều thời gian so với thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có một lượng kiều hối tập trung vào đầu cơ lãi suất vì lãi suất tiền gửi USD ở nước ngoài hiện chỉ từ 0,25-0,5%/năm trong khi ở Việt Nam lên đến khoảng 5%/năm. Theo Ngân hàng Đông Á, trong sáu tháng đầu năm này, lượng kiều hối qua ngân hàng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ và tỷ lệ người nhận kiều hối xong gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 10-15%

Nhưng đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do. Nguồn ngoại tệ này gây thêm áp lực cho tỷ giá. Các công ty kiều hối Sacombank, Đông Á, các ngân hàng thương mại có thị phần chuyển kiều hối lớn như ACB, Agribank, Vietinbank đều cho biết lượng ngoại tệ từ kiều hối được gửi hoặc bán lại cho ngân hàng trung bình chỉ 10-15%. Nếu chỉ 50% lượng kiều hối đó quay trở lại ngân hàng thì cơ bản cũng sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng ngoại tệ
source: http://lobby.vn/forums/showthread.php?p=5054

Dự báo kiều hối đạt kỷ lục 8,5 tỉ đô la Mỹ

Thứ Tư, 2/11/2011, 08:08 (GMT+7)
Hồng Phúc


(TBKTSG Online) - Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ đô la Mỹ của năm 2010, theo Ngân hàng Mhà nước (NHNN).

NHNN cho biết kiều hối về Việt Nam trong quí 1 năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, quí 2 đạt 2 tỉ đô la Mỹ và trong quí 3 là 2,5 tỉ đô la Mỹ.
Hiện có hơn 400.000 người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài. Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện có gần 4 triệu người Việt Nam cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tất cả họ mỗi năm gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ.
Nếu như năm 1999, lượng kiều hối chuyển về nước mới chỉ chiếm 4.2% tổng sản lượng nội địa (GDP), thì con số này năm 2002 đã tăng lên 7.8%. Và năm 2010, lượng kiều hối đã bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ đô la Mỹ).
Trong khi các nguồn khác như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một khó khăn thì kiều hối vẫn tăng đều và dồi dào. Theo NHNN, năm 2010, nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, sau Philippines (khoảng 21,3 tỉ đô la Mỹ năm 2010).
Lãnh đạo một ngân hàng đang chuyển khoảng 20% kiều hối hàng năm lý giải với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng không loại trừ một số nguồn tiền kiều hối về Việt Nam để đầu cơ lãi suất. Lãi suất tiền gửi đô la Mỹ ở nước ngoài hiện chỉ từ 0% đến 0,5%/năm trong khi ở Việt Nam là khoảng 2%/năm, chênh nhau rất lớn.
Nhưng ông cũng lo ngại là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do vì tỷ giá ở thị trường này cao hơn ngân hàng. Do vậy, nguồn ngoại tệ này có thể gây thêm áp lực cho tỷ giá và công tác quản lý thị trường.

Tác giả bài viết: dungkq
Nguồn tin: vietlyso.com

Dự trữ ngoại hối tăng thêm 4-5 tỷ USD năm nay

http://www.intellasia.net/news/tinviet/printer/taichinh/113649_printer.shtml

------//------

Vì Sao Người Việt Khó Nói “Xin Lỗi”‏ ở VIỆT NAM

Vì Sao Nói Câu “Xin Lỗi” Khó Quá Đối Với Người Việt

· Báo Tuổi Trẻ đăng bài ý kiến của một người Mỹ đang sống tại Việt Nam . Báo này dịch sang tiếng Việt và xin độc giả đóng góp ý kiến: “Nếu bạn là người Việt, hay đang sống ở Việt Nam bạn nghĩ sao về bài viết này?”.
· Dưới đây là nguyên văn bài viết của một người Mỹ tên là Alison R. Bishop đang sống tại Việt Nam viết về cách cư sử của người Việt trong đới sống hàng ngày. Anh chàng Mỹ này than rằng người Việt không biết nói câu “xin lỗi” vì sợ bẽ mặt, xấu hổ, mặc dù họ có lỗi rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc cãi vã, ẩu đả vô ích.


Tuần trước, trên đường đi dự một buổi tiệc, tôi ngừng xe tại một cây xăng để đổ xăng. Người bán xăng vô ý đổ nhiều qúa, làm tràn xăng ra ngoài, và xăng bắn lên chiếc áo sơ mi mới tôi đang mặc. Bị dơ áo bất ngờ, tôi không biết phải nói sao với người bơm xăng, tôi chỉ nhìn chòng chọc vào ông ta.

Người bán xăng cũng không nói một lời nào cả. Thực ra, ông ta có vẻ muốn ngó lơ tôi, và quay sang phục vụ người khách hàng kế tiếp. Trong lúc đứng đó, tôi cảm thấy giận hết sức, và bối rối không hiểu vì sao người bán xăng có thái độ như vậy. Tại sao ông ta không biết mở miệng nói một câu xin lỗi?

Một lần khác tôi đang ngồi ăn trong tiệm, tôi nhặt được một miếng nhựa dẻo - plastic - trong bát phở tôi đang ăn. Tôi hỏi nhân viên phục vụ và chủ tiệm tại sao lại có miếng nhựa trong bát phở. Họ chỉ ngây người ra nhìn tôi, không nói một câu nào cả. Một lát sau, họ đem ra cho tôi một bát phở khác, nhưng họ không thèm nói một lời xin lỗi, hay biểu lộ sự đáng tiếc về việc làm sai trái của mình.

Với thái độ lạnh lùng, vô cảm của người phục vụ và chủ tiệm, tôi ăn mất ngon. Sau khi trả tiền, tôi ra về, trong lòng tự hứa rằng từ nay mình sẽ không bao giờ quanh trở lại tiệm phở này nữa. Tôi thắc mắc không hiểu những người làm trong tiệm phở có học được bài học kinh nghiệm nào qua lỗi lầm của họ hay không?

Sau khi sống ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận ra được một điều là người Việt không muốn nhận mình làm điều gì sai trái, và nói lời xin lỗi. Khi lỗi của họ rõ ràng không thể chối vào đâu được, họ chỉ đáp lại bằng thái độ lặng thinh và né tránh, và có khi còn tìm cách cãi lại thay vì nhận trách nhiệm trước mặt người khác.

Tôi từng phải cãi lộn với những người khác bởi vì họ không chịu nhận sự thực là họ đã làm điều sai trái. Chuyện này xảy ra khi tôi đến một bệnh viện điền những mẫu về bảo hiểm sức khoẻ. Mặc dù tôi đã điền các mẫu biểu đó, người nhân viên của bệnh viện cứ nhất định cả quyết rằng tôi không hể làm thủ tục điền các mẫu bảo hiểm.

Về sau tôi được biết rằng cô nhân viên đó đã làm thất lạc mấy mẫu biểu tôi đã điền xong. Lẽ ra, cô ta nên nhận lỗi mình làm mất những mẫu này, nói một câu xin lỗi, và lễ phép đề nghị tôi điền lại các mẫu biểu đó. Tại sao cô ta cứ muốn tranh cãi về vấn đề này?

Từ ngày còn bé, cha mẹ tôi đã dạy tôi phải biết nói lời xin lỗi khi mình làm việc gì sai quấy. Trong câu chuyện giữa những người trong gia đình với nhau, cha mẹ tôi vẫn thường nói câu xin lỗi khi nào họ làm điều gì sai. Tôi lớn lên trong khung cảnh mọi người sẵn sàng nói lới xin lỗi để bộc lộ sự quan tâm, lòng tử tế, và sự kính trọng lẫn nhau. Thực vậy, việc dạy cách xin lỗi người khác bắt đầu từ trong gia đình và nhà trường. Tuy vậy, ở Việt Nam , tôi tin rằng nhiều người lớn muốn chứng minh rằng họ luôn luôn đúng, và hiếm khi nào họ chịu nói câu xin lỗi với trẻ con. Như vậy làm sao họ có thể làm gương cho con cái học cách nói lời xin lỗi được?

Tôi phải công nhận rằng sự kiện này xảy ra từ những dị biệt văn hoá tận căn bản gốc rễ, và tôi tin rằng nó bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị mất mặt của dân Việt. Ở Tây phương , chúng tôi cũng coi trọng việc giữ thể diện, nhưng không đến mức gỉa vờ bỏ qua lỗi lầm của mình, và gây thiệt hại cho người khác.

Tôi không nghĩ có gì sai quấy khi mình làm lỗi và nói câu xin lỗi, vì thường khi con người vẫn dễ gượng dậy trở lại sau khi làm lỗi, hay bị người khác gây ra điều lầm lỗi. Thái độ sẵn sàng nhận lỗi sẽ giúp quan hệ giữa con người với nhau trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy tưởng tượng xem nếu một trong hai phe của một vụ đụng xe ngỏ lời xin lỗi, việc này sẽ tránh được cãi vã, chửi nhau, làm trở ngại giao thông. Tại nơi làm việc, thay vì đổ lổi cho nhau, nếu đứng ra nhận lỗi sai trái của mình sẽ giúp mối quan hệ nơi sở làm được cải tiến, và công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.

Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.

Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo Tuổi Trẻ 26/11/2011

TAM73F
12-07-2011, 05:41 PM
Cẩn thận Du Lịch Saigon: Những thủ đoạn Cướp khó ngờ‏

Vừa bước xuống ôtô, người phụ nữ bị 4 tên cướp xông vào giật giỏ xách. Cố níu giữ, chị bị chúng kéo lê trên đường. Một tên rút dao chém đứt gân tay nạn nhân buộc buông tài sản.> Độc chiêu lừa giữa phố/ Những chiêu cướp táo tợn tại buồng ATM
Sau sự việc chị Thuận (33 tuổi) bị tên cướp chốt cửa, nhốt trong trụ rút tiền ATM (góc vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP HCM) để đồng bọn bên ngoài cướp mất chiếc xe Airblade, một người đàn ông ngoại quốc cũng gặp "tai nạn" tương tự.
Đêm cuối tháng 10, ông Garland (giáo viên một trung tâm ngoại ngữ ở quận 3) cũng chạy xe máy đến khu vực trên để rút tiền. Khóa xe cẩn thận, ông định đút thẻ vào máy thì bỗng nghe có tiếng động phía sau. Quay lại, ông thấy một thanh niên đội mũ bảo hiểm đang lấy tuốc-nơ-vít chốt cửa buồng ATM. Bên ngoài, một gã khác đang phá khóa xe của ông.
Biết gặp phải kẻ gian, ông Garland đạp tung cửa. Vừa ra tay chống trả, ông bị bọn chúng tấn công tới tấp. Đám côn đồ tẩu thoát về hướng vòng xoay Hàng Xanh (quận Bình Thạnh). Trình báo với công an, nạn nhân cho biết đây là lần thứ 4 ông bị kẻ gian "hỏi thăm" để lấy xe.
Không may mắn như ông này, chị Kim (35 tuổi) đã trở thành nạn nhân của vụ cướp táo tợn ngay tại trung tâm Sài Gòn. Chúng chém đứt gân tay người phụ nữ khi chị cố giữ lại tài sản.
Theo cơ quan điều tra, rạng sáng 30/10, chị Kim đi công việc bằng ôtô từ quận 4 về nhà trên đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1). Tài xế vừa dừng xe, chị bước xuống mà không biết có đám thanh niên đang phục sẵn.
Thoáng thấy người phụ nữ, nhóm này lao ra giật chiếc túi xách chị đang cầm trên tay. Dù bất ngờ, chị Kim vẫn cố gắng giữ chặt giỏ và tri hô. Tên cướp vùng chạy, kéo lê nạn nhân một đoạn đường.
Trong lúc giằng co, thấy nạn nhân không chịu buông ra, một tên rút dao chém liên tiếp vào tay chị Kim, cướp chiếc túi xách đựng tiền và tài sản trị giá trên 20 triệu đồng. Bọn chúng biến mất trong bóng đêm.
Trước đó, nhóm cướp táo tợn khác ngang nhiên mang mã tấu và roi điện tấn công người truy đuổi. Đêm 22/10, sau chuyến công tác xa, chị Thanh xuống sân bay đã là nửa đêm nên đón taxi về nhà tại khu dân cư Ehome 2 (quận 9). Xe vừa dừng trước lô C của tòa nhà thì bất ngờ xuất hiện 4 thanh niên chạy xe máy trờ tới. Bọn chúng áp sát chị Thanh, giật phăng chiếc túi xách khiến chị không kịp phản ứng.
Nghe nạn nhân tri hô, tổ bảo vệ đang đi tuần tra lập tức truy đuổi chặn đầu xe bọn cướp làm 2 tên té nhào. Chạy được một đoạn, bọn chúng quay lại lăm lăm dao và roi điện tấn công các bảo vệ trước sự chứng kiến của nhiều người dân.
“Bọn chúng quá hung tợn và có hung khí tấn công nên lực lượng bảo vệ không chống lại được”, một bảo vệ tham gia truy bắt cho biết.
Bọn cướp sau đó lấy chiếc xe. “Vì đạp không nổ máy, cả bọn dắt xe tháo chạy mà không gặp bất kì sự ngăn cản nào”, một người dân kể lại. Vụ việc xảy ra khiến dân cư tại đây hoang mang lo sợ bởi sự liều lĩnh, hung hăng của băng này.
Có nhóm khác lại sử dụng chiêu dàn cảnh để cướp giữa đường phố đông người. Sáng 29/10, sau khi nhận 70 triệu đồng tiền công của chủ, anh Tiến bỏ vào túi quần rồi chạy xe máy về nhà tại quận Bình Tân. Khi dừng đèn đỏ tại giao lộ Bạch Đằng - Phan Bội Châu (quận Bình Thạnh), 4 người đi 2 xe máy bỗng vượt lên, kè sát hai bên anh Tiến.
Lúc này, gã cầm lái bên trái để xe đổ kềnh, đè lên anh Tiến và cả 2 người bên phải. Bọn người này kêu la thất thanh vẻ đau đớn làm anh Tiến phân tâm không hề biết một kẻ vừa nhanh tay rút cọc tiền trong túi quần mình. Mọi việc diễn ra chóng vánh, chỉ đến khi bọn chúng bỏ đi, anh Tiến mới phát hiện bị mất tiền.
Nghe nạn nhân tri hô công an phường và nhiều người lập tức đuổi theo, truy bắt. Bị bao vây, nhóm này dùng cây xăm gạo tấn công nhưng không thoát. Hai người đàn bà trong nhóm trốn xuống kênh gần đó cũng bị người dân phát hiện bắt giữ.
Sau khi điều tra, công an quận Bình Thạnh xác định, cầm đầu băng cướp là Nguyễn Thị Xuân Dung (36 tuổi, ngụ quận Tân Bình). Bà trùm đã lên kế hoạch để đám đàn em ra tay. Biết người đi đường thường lơ là lúc dừng đèn đỏ, bọn chúng dàn cảnh va quẹt, ngã xe sau đó lấy tài sản. Nếu bị phát hiện, đám côn đồ này sẽ dùng số đông để uy hiếp nạn nhân.
Hay tin băng nhóm này bị bắt, nhiều người tại các quận Thủ Đức, 2, 7 đã đến công an trình báo bị mất tài sản bởi thủ đoạn tương tự.

Quốc Thắng
( Tin của VN Express )

-----------ooooooo------------


Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa

Lữ Giang

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Đông Dương ngày 25.1.1974 và ngày 31.1.1974 do Ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.
Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân VNCH và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xẩy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG

Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên có 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến. Với lực lượng như thế, Quân Lực VNCH không thể huy động để chống lại được quân Trung Quốc trên biển hay sao?
Sở dĩ QL/VNCH không thể chống lại Trung Quốc vì các lý do sau đây:
(1) Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn Quân Lực VNCH về cả hải quân lẫn không quân. Trong trận Hoàng Sa, lực lượng hai bên chênh lệch một cách rõ rệt: Trung Quốc đã xử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281, 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 271, 274 và 4 Phi Tiển Đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo HQ/VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.
(2) Trung Quốc đã huy động cả hải lục không quân để áp đảo, trong khi QL/VNCH không thể huy động không quân vì Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ (chúng tôi sẽ nói sau)
(3) Vì quyết chiếm Hoàng Sa, Hải Quân Trung Quốc đã hoạch định một kế hoạch hành quân chu đáo: Khi lâm trận, họ đã áp dụng chiến thuật “cài răng lược” khiến HQ/VNCH không thể xoay trở được. HQ/VNCH đã bị trúng kế địch.
Tuy các chiến hạm Trung Quốc chỉ trang bị đại bác 100 ly (3.9 in.) hay đại bác 85 ly (3.5 in), còn chiến hạm HQ 16 của HQ/VNCH có đại bác 127 và HQ 10 có đại bác 76,2, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật bám sát các chiến hạm của HQ/VNCH trong khoảng cách gần, nên đại bác của HQ/VNCH không sử dụng được.
Cho dù cuộc chiến xẩy ra ở tầm xa, HQ/VNCH cũng không thể thắng được vì khi thực hiện “Việt Nam hoá” chiến tranh theo đúng lịch trình của kế hoạch “Accelerated Turnover to the Vietnamese” (ACTOV), Hoa Kỳ có giao cho HQ/VNCH một số chiến hạm nhưng họ đã gỡ đi các giàn phóng phi đạn được trang bị trên đó, trong khi nhiều chiến hạm Trung Quớc có trang bị giàn phóng phi đạn và được không quân yểm trợ.
TÓM LƯỢC CÁC DIỄN BIẾN
Các bài về trận đánh Hoàng Sa được viết quá nhiều với những cách nhìn khác nhau, chúng tôi chỉ xin ghi lại các nét chính.
Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, có kể lại rằng ngày 15.1.1974, Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Đà Nẵng cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.
Ngày 17 chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải Việt Nam theo lệnh của chiến hạm Việt Nam. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do Trung Tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.
Lúc 10 giờ ngày 19, Đại Tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.
Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết, theo Tùy Viên Quân Sự ở Sài Gòn, có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.
Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.
Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.
Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.
Tuần dương hạm HQ 16 do Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Đà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.
Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận.

MỸ TỪ CHỐI YỂM TRỢ

Có một điều quan trọng mà Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại không biết đến, đó là Hoa Kỳ đã từ chối yểm trợ VNCH trong trận chiến Hoàng Sa.
Ngày 18.1.1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó Dề Đốc Diệp Quang Thủy, Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi Đại Tá Kussan, Tuỳ Viên Quân Sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của Việt Nam khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không? Phó Đề Đốc Thủy cho biết Đà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý. Do đó, phi cơ chiến đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về. Nếu phải mang theo hai bình xăng thì không thể tác chiến được.
Sau khi nói chuyện với Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, Đại Tá Kussan đã trả lời cho Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy như sau: Các chiến hạm Mỹ không thể tiếp tế cho Quân Lực VNCH vì hai lý do sau đây:
Lý do thứ nhất, Hiệp Định Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều 4). Lý do thứ hai, Luật War Power Act ngày 21.9.1973 cấm Hoa Kỳ xử dụng Lực Lượng Quân Sự ở Đông Dương. Vì thế, các chiến hạm Hoa Kỳ không thể tiếp tế nhiên liệu cho các chiến đấu cơ VNCH được. Các chiến hạm Hoa Kỳ chỉ có thể cứu giúp quân đội VNCH khi bị các tai nạn mà thôi. Tuy nhiên, đó phải là các tai nạn bình thường, còn các tai nạn do chiến đấu, các chiến hạm Hoa Kỳ cũng không thể cứu giúp được.
Cần lưu ý, trong thời gian còn chiến tranh Việt Nam, Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (The US Military Assistance Command, Vietnam – MACV) là cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau Hiệp Định Paris, cơ quan này bị hủy bỏ và được thay thế bắng Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Defense Attaché Office –DAO) kể từ ngày 28.1.1973. Do đó, không còn các cố vấn Mỹ nữa mà chỉ còn các Tùy Viên Quân Sự.

QUAN ĐIỂM CỦA HOA KỲ QUÁ RÕ

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, theo tài liệu Hoa Kỳ vừa công bố, trong hai cuộc họp do Ngoại Trưởng Kissinger chủ trì ngày 25.1.1974 và ngày 31.1.1974, tức sau khi Hoàng Sa bị mất, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã được đưa ra bàn cãi. Nội dung tài liệu này đã được đài BBC trình bày ngày 3.10.2011, chúng tôi xin ghi lại những điểm quan trọng sau đây:
1.- Về trận đánh Hoàng Sa
Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."
Ngoại trưởng Kissinger: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"
Đô đốc Moorer: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác cũng có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Ngoại Trưởng Kissinger: "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"
Đô đốc Moorer: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.
"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."
2.- Quan điểm của Hà Nội
Ngoại trưởng Kissinger: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"
William Colby, Giám đốc CIA: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."
William Smyser, thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."
Ngoại trưởng Kissinger: “Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?”
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
William Colby: “Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.”
Ông Clements, Thứ Trưởng Quốc Phòng: “Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.”
Đô đốc Moorer: “Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."
Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."
3.- Chuyện bảo vệ Phillippines
Trong một cuộc họp ngày 31.1.1974 tại Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa.
"Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy.
“Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.”
Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.
Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn."
Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."

MỘT VÀI NHẬN XÉT:

Qua các sự kiện vừa được trình bày nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
(1) Hoa Kỳ không muốn can dự vào các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông vì sợ đụng chạm với Trung Quốc, nơi Hoa Kỳ có rất nhiều quyền lợi.
Mặc dầu trong chuyến viếng thăm Á Châu vừa qua, Tổng Tống Obama đã cho các quốc gia trong vùng hiểu rằng Mỹ sẽ “bao vây” Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, nhưng trong cuộc họp báo hôm 8.12.2011 tại Bắc Kinh, kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung, bà Michele Flournoy, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự tại Á Châu không nhằm mục đích «ngăn chặn» Trung Quốc.
(2) Giữa Philippines và Mỹ có hiệp ước ngày 30.8.1951 bảo vệ các hòn đảo, tàu thuyền và máy bay của Philippines trên Thái Bình Dương khi bị tấn công, nhưng khi có đụng độ, Philippines có thực sự được bảo vệ hay không thì có thể là vấn đề khác. Ngoại trưởng Kissinger đã nói rất rõ: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."
Bản tin của đài VOA ngày 24.6.2011 cho biết trong cuộc họp ngày 23.6.2011, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines giữa lúc xảy ra vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Nhưng tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Giáo sư Pacifico Agabin, cựu Khoa Trưởng Luật Khoa của Đại học Philippines, cho biết nội dung của bản hiệp ước ký năm 1951 ghi rõ Mỹ không tự động bảo vệ Philippines một khi có xung đột trên biển Đông. Điều 4 của hiệp ước quy định trong trường hợp xảy ra tấn công trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ phải được sự chấp thuận của Quốc hội mới tiến hành điều quân.
(3) Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Điều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa. Nhưng Tổng Thống Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ và cuối cùng chơi trò “tháu cáy”, rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, để Mỹ hoảng sợ miền Nam mất, phải nhảy vào. Nhưng Mỹ đã không can thiệp khiến miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng, gây tang thương cho không biết bao người. Tôi ấy trời khó dung và đất khó tha.
(4) Tất cả các sự kiện được trình bày nói trên cho thấy cả Việt Nam lẫn Philippines phải tự lo lấy thân phận mình, đứng trông chờ ở Mỹ.

Ngày 13.12.2011
Lữ Giang

TAM73F
12-16-2011, 04:51 PM
Cựu TBT Nông Đức Mạnh từ con trai Nông Quốc Tuấn?
Cập nhật lúc 08-12-2011 12:00:00 (GMT+1)


Như Vietinfo đã đưa tin của phóng viên Trạch Văn Đoành, cách đây không lâu sau khi rời ghế TBT Đảng Cộng sản Việt Nam mới gần 1 năm, Cụ Nông Đức Mạnh ở tuổi ngoài 70 cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ. Nay lại có tin Cụ từ con trai của mình do bất đồng trong hôn thú... Đây là chuyện khó tưởng có phần thêu dệt thêm về mối quan hệ giữa bố đẻ, con trai trưởng, con gái nuôi đến mẹ kế trong gia đình "mẫu mực" họ Nông này...

Vợ cụ Tổng là nữ Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 kém 3 tuổi so với ông Nông Quốc Tuấn con trai cả của cụ Tổng Nông và kém cụ Tổng Nông có hơn 26 mùa lá rụng. Ngoài ra bà Tâm còn được biết là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập từ năm 2002.

Theo nguồn tin từ nhóm bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn, gồm những người thuộc nhóm bạn bè xuất thân là dân tộc Tày, con cái của các lãnh đạo cao cấp trong Uỷ ban Dân tộc đang sống và làm việc ở Hà nội cho biết, thì cách đây khoảng hơn 10 năm, khoảng tháng 2 năm 2000 ông Nông Quốc Tuấn mới xuất hiện trên chính trường với chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Đó là thời gian sau 12 năm ngồi chơi xơi nước ở Hội Thanh niên Việt nam kể từ sau khi kết thúc cuộc đời là “công nhân xuất khẩu lao động”, do bị cha đẻ là ông Nông Đức Manh, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái bắt buộc phải đi để cai nghiện... tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ từ năm 1981 – 1987.

Thời gian này (từ năm 2000 – 2003) ông Nông Quốc Tuấn có quan hệ tình cảm trên mức bạn bè với cô Đỗ Thị Huyền Tâm kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng". Mặc dù lúc đó cô Đỗ Thị Huyền Tâm đã từng có gia đình sau nhiều lần kết hôn và li hôn và tin còn cho biết số số vốn điều lệ 5 tỷ đồng ban đầu thành lập công ty TNHH Minh Tâm từ năm 2002 tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm là do ông Nông Quốc Tuấn cho bà Tâm vay trên danh nghĩa cho mượn bao giờ có thì trả.


2335

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà vợ mới Đỗ Thị Huyền Tâm .


Bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn cho biết, cô Đỗ Thị Huyền Tâm thường xuyên qua lại với gia đình cụ Tổng Nông ở biệt thự 66B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà nội vốn dành riêng cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp với tư cách là cô em kết nghĩa của ông Nông Quốc Tuấn.

Dần dà trở thành con gái nuôi của cụ Tổng Nông lúc nào không biết, khi mà bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – do tuổi cao, sức yếu đã dược cụ Tổng Nông cho về ở quê và qua đời ngày 25.10.2010 tại xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Rồi cụ Tổng Nông đã được cô con gái nuôi đã “dìu” cụ Tổng Nông vào đời, và để đền đáp cụ Tổng Nông đã dùng quyền lực của mình .... để “dìu” cô con nuôi (nối ruột) trở thành nữ Đại biểu Quốc hội.


2336

Căn biệt thự mới xây của cụ Tổng Nông đã bị vợ mới mang sổ đỏ đi thế chấp NH


Việc cụ Tổng Nông lấy vợ trẻ hơn con trai cả của mình và từng là con nuôi của mình, hơn nữa trong thời gian chưa đoạn tang vợ đầu là bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đầy năm khiến họ hàng, con cái và những người thân cận của ông cựu Tổng bí thư hết mực can ngăn và hết sưc bất bình.

Một trong những người phản đối gay gắt nhất là con trai cả của cựu Tổng Bí thư là ông Nông Quốc Tuấn Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng khóa XI, vì nhiều nguyên nhân sâu xa mà theo ông Tuấn cho biết là khó nói vì nó là chuyện kiểu cha dùng của thừa của con trai đã nói ở trên.

Một điều đáng nói là việc vội vàng kết hôn với vợ mới khi chưa đoạn tang với vợ đầu là phạm phải những điều cấm kỵ trong tục lệ hôn nhân của người dân tộc Tày. Hơn nữa theo ông Nông Quốc Tuấn thì việc cụ Tổng Nông lấy vợ sẽ gây mất uy tín của cá nhân và làm ảnh hưởng tới con đường thăng tiến của ông trong tương lai.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất là tình trạng sắp sửa phá sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, sản phẩm hàng hóa tồn đọng và các hạng mục bất động sản không bán được, với các khoản nợ lớn hàng trăm tỷ đồng đến hạn đáo nợ nhưng không có khả năng trả nổi.

Theo tin cho biết tới mức kể cả sổ đỏ căn biệt thự sang trọng của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm tại Nhân Mỹ, Mỹ Đình – Hà Nội cũng đã phải mang đi thế chấp cho ngân hàng. Và không chỉ thế, điều nghiêm trọng nhất để cứu vãn tình thế bên bờ vực phá sản của doanh nghiệp mình, cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm đã dùng sổ đỏ của căn biệt thự mới xây ở tại Khu dân cư số 9, làng Võng thị, Phường Bưởi ven Hồ tây, đứng tên ông Nông Quốc Tuấn để thế chấp cho Ngân hàng. Mà theo đánh giá của giới buôn bán BĐS thì chỉ riêng mảnh đất mặt tiền hồ Tây 850 m2, giá 350 triệu/m2 thì có thể vay được xấp xỉ khoảng 300 tỷ.

Điều này đã khiến ông Nông Quốc Tuấn hết sức tức giận và do không kiềm chế được, trong mấy ngày gần đây, tại ngôi biệt thự 66B Phan Đình Phùng hai cha con cụ Tổng Nông đã to tiếng tới mức cụ Tổng Nông chỉ mặt ông Nông Quốc Tuấn mà nói rằng “Mày là thằng bố láo, miếng đất ven Hồ Tây có được là do ai? Từ nay tao từ mày, mày sẽ không là con của tao từ đây!”

Người ta bảo “Trẻ cậy cha – già cậy con” chắc cụ Tổng Nông hẳn biết điều đó, vậy mà sao cụ không nghĩ tới vài năm nữa cụ cũng tới tuổi bát tuần. Cụ không trông vào con trai cụ mà có bao nhiêu để con "chim Việt" chịu sự lãnh đạo của cái "bướm Việt", chắc khi tỉnh ra thì cũng khó bảo tồn cả cái "cắc tút".

Chỉ khổ cho ông Nông Đức Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng xấu hổ với bạn bè, chiến hữu và đàn em, vì có ông bố già hơn 70 tuổi mà vẫn còn thích thả dê.

Làng Võng thị, ngày 06 tháng 12 năm 2011

Trạch Văn Đuỳnh

Bản gốc bài phiếm trên trang tintuchangngay "Cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ ông Nông Quốc Tuấn con trai của mình"


Điều tra xác minh của Trạch Văn Đoành, phóng viên Thông Tấn Xã



Theo nguồn tin riêng của phóng viên Trạch Văn Đoành, trong bản tin trên có một số điểm cần bổ sung thêm:
Ngôi nhà biệt thự bên Hồ Tây 800m2 cạnh nhà của cố bí thư Lê Duẩn là tiêu chuẩn cấp cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, do đó Thái tử Nông Quốc Tuấn không có tiêu chuẩn này.

Người kết nối xe duyên cho Cụ Tổng là ông Nguyễn Thế Thảo, đương kim Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh). Thông Tấn Xã đã trực tiếp truy hỏi, nhưng văn phòng của Chủ tịch UBND TP Hà Nội không khẳng định hay phủ nhận về vấn đề này./.

----------//----------

Truyen gia đình cua Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Nước Ta‏
Nông Đức Mạnh


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

----------------



Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012



Đơn tố cáo lần 2






Đảng viên, đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.



Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi



Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, Quận Ba Đình,thành phố Hà Nội.

Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông/Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức Đảng viên.

Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của Cơ quan / Tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và Ông/Bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:

1. - Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi ddể vụ lợi:

- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.

- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.

Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia xẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.

Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.

Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.

Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh, nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là “Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn.” Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.

Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.

Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch thông tin cá nhân; che giấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng TP. Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.

Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày …) việc này đầ nghị cần phải được làm rõ:

Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng,TP. Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn. Ngày 30/6/2011,Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:

a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng? !

b) Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011, vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính Đăng ký kết hôn?. Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?

c) Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?

II. Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.

Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công Ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:


- Tại sao cùng một thời điểm, Công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng.

- Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho. Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp;

- Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thử đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được.

Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các Ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.

Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm, song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do Phường Quan Thánh,Quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy,bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.

Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, Công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập Công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012; phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại Công ty Minh Tâm?

Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?

Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:

Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi ?!

Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất. Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ Nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà Tâm !?

Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ Đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho bố tôi nên đã có những hành vi sai trái,vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được.

Với hàng lọat hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một Đại biểu Quốc hội - thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.

Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.

Tôi đề nghị:

1 - Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm, mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân Lãnh đạo Đảng, trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.

2 - Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:

Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành!

Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung Đơn đã nêu.

3 - Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước Chi bộ và Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân …Liệu có còn xứng đáng hay không?

4 - Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?

5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:

Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết. Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên ?

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân Lãnh đạo Đảng, trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.



Người viết đơn

Nông Thị Bích Liên

Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837




-----------------------/////--------------------------



NHẬT KÝ 1 NGÀY LÀM VIỆC CỦA ĐÀN ÔNG Cán Bộ Công Nhân Viên ở VN


7 giờ 30 sáng: Thức dậy. Nằm trên giường thêm ba mươi phút để cố nhớ lại những gì tối qua. Thường không nhớ ra. Khi suy nghĩ có ngáp và vươn vai nhưng không thò chân ra ngoài chăn. Máy lạnh đương nhiên vẫn mở.

8 giờ: Vào toilet. Thực hiện những nhu cầu hồn nhiên. Vừa thực hiện vừa hát. Nhạc ngoại quốc, lời Việt là chủ đạo. Cạo râu và kiểm tra lông mũi theo tiêu chuẩn ISO-9002. Chỉ ngoáy tai khi có tắm.

8 giờ đến 8 giờ 30: Ăn sáng. Mắng con. Khiển trách người làm. Than thở với vợ. Uống thuốc hạ huyết áp. Uống hải cẩu hoàn. Nghe tin bóng đá. Thắt cà-vạt. Mặc comple.

8 giờ 30 đến 9 giờ: Ra xe. Vừa ra vừa xỉa răng. Vứt tăm qua cửa kính xe. Nhắn tin cho em. Xóa một số tin nhắn của em. Kiểm tra lại lớp keo trên tóc. Ngả lưng và nới khuy áo vest.

9 giờ đến 9 giờ 30: Vô công ty. Bắt tay đủ ba người. Đọc báo. Mở vi tính xem giá chứng khoán. Nhún vai. Uống trà. Treo áo vest lên lưng ghế. Ký một số công văn. Uống trà tiếp tục.

9 giờ 30 đến 11 giờ: Mời đối tác sang quán cà phê trước công ty. Dặn thư ký là đi họp. Quyết định với đối tác là còn phải gặp nhiều lần. Cười bí hiểm khi được hỏi về hoa hồng. Cố gắng khi nói chuyện có pha tiếng Anh và tiếng Pháp. Gật đầu với mấy bàn quen. Tỏ ra nghiêm nghị với những em mới vào.

11 giờ đến 1 giờ 30: Mời đối tác dùng cơm trưa. Chọn nhà hàng sang, nhưng có hóa đơn đỏ. Uống ba ly bắt đầu xưng cậu – tớ và vỗ vai nhau. Gọi một con cầy hương nhưng chả hiểu nhà hàng dọn con gì. Thề sẽ trung thực. Hứa ký hợp đồng. Nháy mắt khi bàn về phụ nữ. Dùng khăn lạnh lau cả cổ lẫn mặt. Nói to hơn lúc bình thường. Cầm cua rang muối bằng cả hai tay. Mở khuy áo trên. Khen cô thư ký của đối tác đẹp. Nếu cao hứng có thể đọc bài thơ do mình sáng tác. Kể về những chuyến đi Bangkok, tùy theo quan điểm và độ chân tình sẽ quyết định kể từ đâu. Tranh nhau thanh toán. Ôm vai rồi siết chặt tay.

Từ 1 giờ 30 đến 3 giờ chiều: Ngủ trong salon phòng làm việc. Dặn thư ký không để ai vào. Ngáy to hay nhỏ là tùy loại rượu vừa uống. Khi ngủ thỉnh thoảng có giật mình.

Từ 3 giờ đến 3 giờ 30: Thức dậy. Rửa qua mặt mũi. Xem lại giấy tờ ban sáng. Gọi thư ký vô khiển trách, cố gắng tìm ra vài lý do. Thư ký nên già để tránh dị nghị. Họp với tay trợ lý thân tín. Dặn nó phone về nhà khi mình đi vắng để nhờ nói lại với vợ một số thông tin đã chọn lọc. Trao đổi vài đĩa phim DVD. Nhờ tìm vài loại thuốc và vài thứ rượu ngâm. Khi trợ lý ra khỏi phòng thì phone cho em, than từ sáng tới giờ quá bận.

Từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30: Họp các trưởng phòng chủ chốt. Mắng ba đứa, khen ba đứa, còn lạnh lùng với ba đứa. Nhấn mạnh những điều đã nói hôm qua. Kêu mệt và kêu nhức đầu nhưng đứa nào hỏi thăm thì gạt đi. Nhớ những câu quan trọng có đứng lên khi nói.

Từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30: Ở lại trong văn phòng khi mọi người đang ra về, cố tình để hé cửa. Viết và đọc như điên. Quát ầm ầm trong điện thoại. Khi mọi người đã về hết, phone cho em hẹn cà phê chiều.

Từ 5 giờ 30 đến 7 giờ: Ngồi với em ở cà phê loại sang. Nói nhiều về tâm trạng, về cảm xúc và nghệ thuật. Tiết lộ rằng mình sinh ra đáng lẽ phải làm nghệ sĩ chứ không hợp kinh doanh, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, giờ mới thấy tiền bạc là phù du. Thở dài kín đáo. Nắm tay nhè nhẹ. Xa xôi về nỗi cô đơn mơ hồ. Đọc một câu trong cuốn tiểu thuyết vừa xem. Bất thình lình nhìn em không nói.

Từ 7 giờ đến 9 giờ: Đi ăn tối với em. Thức ăn ngon, đĩa nhỏ, phòng kín đáo, rượu vang thơm. Đèn mờ dịu. Kể về thời thơ ấu vất vả. Kể về phim Sắc giới một cách cảm thông. Ngạc nhiên với những điều cổ hủ. Phẫn nộ với những nhỏ nhen. Cau mày khi nghe về tiền bạc. Bao dung khi nói về tội lỗi.

Từ 9 giờ đến 10 giờ tối: Xóa hết tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của em. Về nhà. Than với vợ là sắp điên lên vì họp. Ăn cơm nhà nửa chén, kêu mệt rồi thôi. Hỏi qua việc học của con. Đá cho con mèo hai cú.

Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Vô toilet. Tùy hôm mà ngồi trong đó nhanh hay chậm. Kiểm tra kỹ các dấu vết trên thân mình. Nhìn toàn thân xem bụng đã chiếm bao nhiêu. Ho và khạc. Đánh răng bằng máy. Định xức dầu thơm rồi lại nhún vai.

Từ 10 giờ 30: Lên giường. Tắt di động. Online lướt lát vài trang web, không dừng quá lâu ở facebook em để vợ không kịp nghi ngờ. Kêu mệt thêm lần nữa. Ngủ và ngáy đều. Nằm mơ thấy mình còn trẻ.

-----------//-----------

TAM73F
12-20-2011, 08:16 PM
Con Cháu Các Cụ (4C) hay Con Ông Cháu Cha ( COCC) ở Việt Nam hiện nay .


(1) Không có con cháu nào của cấp lãnh đạo CSVN phục vụ trong quân đội nhân dân CSVN. Tập đoàn quyền lực chính trị, tư bản đỏ đều do các con cháu của các tay chóp bu CSVN.
(2) Tội nghiệp các thành phần thấp cổ bé miệng phải đem thân phục vụ Quân Đội CSVN, sẳn sàng hy sinh mạng sống nơi chiến trường nếu có chiến tranh Việt-Trung.
(3) Tội nghiệp khoảng 80 triệu dân lành vô tội và nghèo khổ phải can tâm làm dân bị trị.

Trân trọng,
Trần Văn Thưởng ( 15/12/2011)



Xin nói ngay các cụ đây không phải các cụ già trong hàng dân dã mà là các cụ ủy viên trong Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Chế độ Cộng Sản Việt Nam hôm nay không phải chỉ là chế độ đảng trị mà thực sự là một chế độ quân chủ chuyên chế trong đó tập thể con cháu, hàng họ các đảng viên cao cấp thay phiên nhau cầm quyền và bốc lột người dân giống như thuở các triều đại khi xưa.

Bài viết sau đây là một sưu tập các 4C, tuy chưa đầy, nhưng đủ để cho thấy chế độ Cộng Sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh cho đến nay chỉ là một thứ gia đình trị, tập hợp các đảng viên cao cấp bạo ngược, phân chia quyền lực và quyền lợi từ cha đến con, cả đến hàng họ xa gần và bè đảng đã đưa xã hội đến chỗ vô đạo, đất nước đến chỗ nghèo đói, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư như điều không tránh khỏi.

Con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006 - )

Chúng tôi bắt đầu với người có nhiều quyền lực, gian xảo và tham nhũng nhất nước hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lý lịch của Nguyễn Tấn Dũng thật mù mờ. Trên trang mạng của Nguyễn Tấn Dũng ghi là sinh năm 1949 tại Cà Mau, nhưng ngôi nhà tự nguy nga của Dũng thì ở Rạch Giá. Ông Hoàng Dũng, một cán bộ Văn phòng Trung ương đảng đã làm việc với nhiều ủy viên cao cấp trong đảng, đã tiết lộ nhiều bí mật về đời tư của nhiều người lãnh đạo. Về Nguyễn Tấn Dũng, ông viết: «Theo cụ Nguyễn văn Linh, Tổng Bí Thư, thì trong thời gian Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư Liên khu ủy Khu IV từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng và cụ còn cho biết là Nguyễn Tấn Dũng còn có một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.

Cũng trong tài liệu nầy, ông Hoàng Dũng tiết lộ là có gặp nhiều lần Nguyễn Tiến Thắng (Tư Thắng) là em của Nguyễn Tấn Dũng (Ba Dũng). Ông viết về Tư Thắng như sau: Điều tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài Loan hoạt động chui tại VN là First China Bank. Như vậy, có thể hiểu được đây chính là «sân sau» của Ba Dũng và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhắm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngã Đài Loan...(Hoàng Dũng 09/10/2006 Những bí ẩn về Nguyễn Tấn Dũng, trang mạng winc100.multiply.com/journal/ item/261/261 <http://winc100.multiply.com/journal/item/261/261> )

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy (Paris), căn cứ vào sự nâng đỡ tận tình của tướng Lê Đức Anh (chủ tịch nước 1992-1997, nay đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn uy thế trong Trung ương đảng) lại đưa giả thuyết không những Nguyễn Tấn Dũng mà cả Nguyễn Minh Triết đều là con rơi của Lê Đức Anh (cần phân biệt với tướng Lê Hồng Anh, là đàn em được Dũng cất nhắc cho làm Bí Thư Tỉnh Rạch Giá, rồi phong quân hàm đại tướng, Bộ trưởng bộ Công An cho đến tháng 8/2011)

Dù là con của ai, căn cứ vào lý lịch và đường hoạn lộ thênh thang của Dũng, chắc chẳn Dũng là con rơi của một cán bộ cao cấp cộng sản. Lúc 12 tuổi, Dũng đã bỏ học (vừa học xong bậc tiểu học) đi làm du kích, y tá cứu thương ở vùng Cà Mau rồi chính ủy tiểu đoàn, trung đoàn ở vùng Cà Mau, tiến lên đến Tỉnh ủy Kiên Giang. Trong thời gian nầy (1980-1985), Dũng đã có công bắt nhóm Trần Văn Bá (bị xử tử), Mai Văn Hạnh được tha trở về Pháp vì là bạn học cũ của thủ tướng Pháp thời đó. Ngoài ra, Dũng còn tổ chức những cuộc vượt biên bán chính thức ở Rạch Giá và Hà Tiên để làm giàu cho đảng và cho cá nhân. Nhờ Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh cất nhắc, Dũng được đưa về trung ương làm Thứ trưởng Công An (1995-1996), Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ Tướng rồi Thủ Tướng (thay thế Phan Văn Khải) từ tháng 11-2006 và được tái cử trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010). Thử tưởng tượng một người vừa học hết tiểu học (sau nầy có học trường đảng cho có lệ, nhưng trong lý lịch ghi là Cử Nhân Luật), mà được đưa lên làm thống đốc ngân hàng trong thời kỳ kinh tế Á châu bị khủng hoảng, và thủ tướng của một quốc gia có nhiều liên hệ với các cường quốc, thì phải hiểu là việc lãnh đạo quốc gia đối với cộng sản là việc riêng của đảng. Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng lại là người có nhiều mưu trí và thế lực trong Trung ương đảng, là đảng viên cao cấp duy nhất sớm gởi con du học ở Mỹ và làm sui gia với Việt kiều, điều cấm kỵ tối hậu của đảng. Báo chí thuật lại trong lần họp hội nghị APEC năm 2006, Tổng Thống George Bush chúc mừng xỏ xiên Dũng có con du học ở Mỹ và lấy Việt kiều, Dũng bối rối phải chống chế là con trai đi học bằng học bổng (có lẽ để biện hộ với lương của thủ tướng độ 1000 mỹ kim thì làm sao có thể cho con du học) và lờ đi chuyện con gái lấy Việt Kiều.

2356

Đứa con mà Bush nhắc đến là Nguyễn Thanh Nghị, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ sư công chánh (Structural Engineering) ở đại học George Washington University, và khi về VN giảng dạy tại đại học Kiến Trúc thành phố HCM, rồi Phó Hiệu Trưởng (Phó Khoa Trưởng) trường nầy. Trong đại hội đảng lần thứ XI, Dũng đã dọn đường lãnh đạo cho con bằng cách đưa Nguyễn Thanh Nghị vào làm ủy viên dự khuyết trong Trung ương đảng và ngày 11-11-2011, Dũng đã bổ nhiệm con trai mình làm Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng mặc dù bộ nầy đã có 5 thứ trưởng (Dũng đã hèn nhát không ký tên trên nghị định bổ nhiệm mà sai phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký thay). Tại VN hiện nay, hai mỏ vàng để hốt bạc và tham nhũng là ngành xây dựng (đất đai và địa ốc) và hải quan. Về mặt kinh tế, từ nhiều năm nay, Nghị có liên hệ mật thiết với Công ty Betexco là đại công ty xây cất các tòa nhà chọc trời ở Saigon và HàNội. Tầm hoạt động của Betexco còn bao trùm cả kỹ nghệ may dệt, vô chai và thủy điện. Như vậy, Nguyễn Thanh Nghị là cột trụ chính trị và kinh tế cho gia đình Dũng và cho đảng Cộng Sản.

2358

Đứa con lấy Việt kiều tên là Nguyễn Thanh Phượng, du học ở Thụy Sĩ, đậu MBA ở International University in Geneva là đại học có liên kết với Michigan State University (cô chỉ đến Mỹ năm 2004 trong 2 tuần để nhận bằng từ đại học nầy chớ không có du học tại Mỹ). Tháng 1 năm 2006, lúc mới 26 tuổi, Phượng đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu MK của các nhà đầu tư Thụy Sĩ tại VN. Đến tháng 11 cùng năm, Phượng làm Chủ tịch Quỹ đầu tư chứng khoán Việt (Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, viết tắt là VCFM) gồm hàng ngàn tỷ bạc (VN) của các nhà đầu tư và công ty người Việt. Công điện Wikileaks tiết lộ là trong báo cáo của Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Saigon là Seth Winneck gởi về Bộ Ngoại giao ngày 26/12/2006 đã viết : « Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn khổng lồ như thế cho một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm như Phượng. Và câu trả lời hiển nhiên là về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản trị là một điều khôn ngoan bởi lẽ quỹ nầy tập trung những ngành mà chánh phủ kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và truyền thông »

(danluan.org/node <http://danluan.org/node> /10093).

Năm 2011, Phượng 31 tuổi là một tỷ phủ, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Chứng khoán Bản Việt sở hữu 6.5 triệu cổ phần chiếm 43.2% vốn của công ty, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản Bản Việt và vài ngày trước khi người anh được cử là thứ trưởng, Phượng được đề cử vào HĐQT Ngân hàng Bản Việt (trước có tên là Gia Dinh Bank) với số vốn là 3,000 tỷ VN. Với các thành tích trên, Phượng là nhà doanh thương trẻ tuổi kỳ tài nhất của thế giới !

Người chồng của cô Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen) con của Việt kiều «tội đồ» Nguyễn Bang (Nguyễn Tấn Dũng đã gọi Việt Kiều Nguyễn Cao Kỳ là tên tội đồ). Henry Nguyễn là Tổng Giám Đốc Điều Hành công ty IDG Ventures với số vốn là 100 triệu MK (sau tăng lên 200 triệu) phần lớn do người anh rể là Thomas Connor, một tài phiệt Mỹ đã làm ăn với Bộ Viễn Thông Bưu Chính Việt Nam, kiểm soát hầu hết hệ thống thuê bán Internet và truyền thông tại VN. Thomas Connor đã một lần khai phá sản, nhưng số đầu tư vẫn gia tăng, do đó câu hỏi đặt ra phải chăng các công ty do vợ chồng Phượng-Hoàng quản trị là cửa ngõ hợp pháp cho cha vợ và đồng bọn rửa tiền, tẩu tán tài sản tham nhũng ra ngoại quốc.

Đứa con thứ ba của Dũng là Nguyễn Minh Triết, học kỹ sư hàng không ở đại học Queen Mary tại Anh Quốc, và đã có giữ chỗ ở Bộ Quốc Phòng khi về nước. Gia đình Nguyễn Tấn Dũng là điển hình của chế độ con vua thì lại làm vua tại VN hôm nay.



Con của nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (2001-2010)

Trong kỳ hợp đảng lần thứ XI còn có một 4C thứ hai cũng được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, tạo nên nhiều tai tiếng là Nông Đức Tuấn, con trai của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (2001-2010). Cá nhân Nông Đức Mạnh cũng đã là một 4C, con rơi của Hồ Chí Minh với Nông thị Ngát, bí danh là Nông Thị Trưng. Được báo chí hỏi có phải Mạnh là con tư sinh của Hồ Chí Minh hay không, Mạnh đã trả lời lửng lơ «Ở đất nước nầy ai chẳng là con cháu của Bác».

Nông Đức Tuấn sinh năm 1963, người dân tộc Tày, đã đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức từ lúc 18 tuổi, lúc ấy Nông Đức Mạnh đã làm Tỉnh ủy tỉnh Bắc Thái. Sỡ dĩ cha làm quan mà đưa con đi lao động xuất khẩu vì cha muốn đưa con ra ngoài nước để cai nghiện khỏi xấu hổ. Từ khi trở về nước cuối năm 1988 cho đến năm 2008, Tuấn lêu bêu với mấy chức vụ trong Đoàn Thanh niên và Ủy Ban Sắc tộc. Để dọn đường cho con trai làm lãnh tụ, Nông Đức Mạnh «dàn xếp » với Thủ Tướng Dũng cử Nông Đức Tuấn làm Phó tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang vào tháng 4 năm 2009. Vận may đến với Tuấn là khi người thanh niên tên Nguyễn Văn Khương bị công an tỉnh Bắc Giang đánh chết và dân chúng xuống đường đòi nợ máu với chánh quyền, Tỉnh ủy Bắc Giang tên Đào Xuân Cẩn bị ép buộc từ chức để nhường ghế Tỉnh ủy cho Tuấn. Khi Đại hội Đảng họp lần thứ XI, tuy Mạnh bị mất chức Tổng Bí Thư nhưng lại gài được cho con vào ghế Ủy viên Trung ương, mở đường cho chế độ cha truyền con nối dòng họ Nông.



Con của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn (1960-1986)

Lê Duẩn là người Tổng bí thư cầm quyền lâu nhứt của chế độ Cộng Sản VN. Từ 1960 đến 1976, Lê Duẩn là Bí Thư thứ nhứt của đảng và từ sau 1976, chức vụ được đổi là Tổng bí thư, chức vụ mà Duẩn nắm giữ cho đến khi Duẩn mất năm 1986. Trong lý lịch các nhân vật cao cấp cộng sản, Duẩn cũng như Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí được xếp vào hạng vừa dốt, vừa độc tài và đa thê. Vì nhiều vợ, Duẩn có nhiều con, trong số có nhiều người giữ các chức vụ quan trọng trong chánh phủ và cơ sở kinh tế đầu não. Theo Hứa Hoành, thuở sinh thời, Lê Duẩn có ba vợ, bà vợ chính tên Cao thị Khê ở Quảng Trị cưới khi Duẩn 20 tuổi, có em là Cao Xuân Diệm, sau nầy trở nên Trung tướng công an bí danh Dương Thông phụ trách đàn áp văn nghệ sĩ. Bà thứ hai là Đỗ Thị Sảnh. Năm 1942, khi hoạt động trong Nam, Lê Duẩn dùng thủ đoạn cưới thêm bà Thụy Nga, cháu gọi ông Đỗ Hữu Vị (đại úy phi công VN đầu tiên trong quân đội Pháp). Ngoài ba bà vợ, Lê Duẩn còn lăng nhăng với nhiều người khác, trong đó có bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con của Hồ Viết Thắng, Phó chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước trong thập niên 80. Theo nhà văn Xuân Vũ, bà Thụy Nga đã có người yêu nhưng bị Lê Đức Thọ dàn xếp lừa bà vào một căn lều vắng để Lê Duẩn đến cưởng hiếp khiến bà phải chịu làm vợ ba. (Hoàng Dung, tr.83, 84)

Trừ Lê Hãn, Giám Đốc Tiếp Liệu cho các trường quân sự nay đã về hưu, các người con khác của Lê Duẩn đảm nhiệm các chức vụ béo bở như sau :

- Lê Kiến Trung: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải quan Thành phố HCM, hiện nay là Phó Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An.


2359
- Lê Kiến Thành: là tỷ phú, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Techcombank (1994-2004), chủ tịch Công ty xây dựng và phát triển đô thị và hiện nay là Tổng Giám Đốc Công ty chế biến thực phẩm Thái Minh. Ngoài ra, Thành còn là Phó Chủ Tịch thường trực Hội Golf Việt Nam, một loại kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận do các 4C độc quyền nắm giữ. Báo chí trong nước hồi tháng 10/2011 xôn xao vì Lê Kiến Trung đã công kích và nói xách mé Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải là Đinh La Thông khi ông nầy cấm nhân viên của Bộ Giao Thông chơi golf. Bức thư của Lê Kiến Thành có đoạn như sau: «Vấn đề giao thông thấp kém lạc hậu, đầu tư vào giao thông như muối bỏ bể, một con đường quy hoạch cho 30,000 dân, giờ phải tải cả triệu người, điều nầy đã tồn tại ngót 30 năm nay. Hẳn ông Bộ Trưởng cũng biết golf mới du nhập vào VN chừng 10-15 năm nay, vậy trước khi có golf điều gì đã ảnh hưởng tới chất lượng lãnh đạo của cán bộ giao thông vận tải. Chơi golf không có tội, lãnh đạo trước hết phải thượng tôn pháp luật» (bee.net.vn/channel/1988/ 201110ngày24/10/211 <http://bee.net.vn/channel/1988/201110ng%C3%A0y24/10/211> )

Việc tranh chấp giữa ông con của cựu bí thư bố già và ông bộ trưởng khoác lác là điễn hình của chế độ luật rừng và thế lực của 4C tại VN hôm nay.

- Lê Thị Muội : Hoàng hữu Quýnh trong tác phẩm «Tôi bỏ đảng» đã viết về cô gái nầy như sau: Trong số du học sinh VN tại Liên Sô có 3 đứa con của Lê Duẩn, học dốt nhưng lại đài các nhất. Đó là Lê Hản học tại đại học quân sự không quân, Lê thị Hồng và Lê Thị Nga.

Lê thị Hồng có tên thật là Lê Thị Muội. Là con đẻ của anh Ba, nhưng Lê thị Hồng không đồng quan điểm với ba mình. Triết lý sống của Lê thị Hồng là sống phải cho ra sống. Phải được thoải mái về mặt tinh thần. Về vật chất phải có miếng ăn ngon, phải mặc đẹp và phải biết tận hưởng mọi hạnh phúc khi tình yêu đến. Hồng đi nghỉ hè và «hành nghề» tại hải cảng Sochi trên bờ biển Hắc Hải. Không chỉ Hồng làm cái «nghề đó», các nữ sinh Liên Sô cũng vậy (Tôi bỏ đảng, tr.105). Khi về nước, Lê Thị Muội được cử làm Phó Bộ Trưởng bộ Nội Thương.

- Lê Vũ Anh tên thật là Lê Thị Nga: du học ở Nga, cãi lời cha ở lại lấy ông thầy người Nga tên Marlov, sau đó chết vì tai nạn xe cộ. Người ta đồn cái chết nầy do Lê Duẩn ra lịnh giết để giữ uy tín cho ông, (Hoàng Dung, tr. 131) không muốn cho con kết hôn với người ngoại quốc, điều cấm kỵ của đảng, ngay cho người ngoại quốc đó là người Nga. Điều nầy cho thấy việc Nguyễn Tấn Dũng làm sui gia với Việt kiều là một dấu hỏi lớn, phải chăng đảng đã cho phép để tẩu tán tài sản tham nhũng của đồng bọn.

-

Con của Lê Đức Thọ (Trưởng Ban tổ chức đảng, Ủy Viên Bộ chính trị 1956-1986)

Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải là anh của Phan Đình Đồng (bí danh là Mai Chí Thọ) và Phan Đình Dinh (bí danh là Đinh Đức Thiện). Cả 3 anh em đều không coi trọng dòng họ của tổ tiên, giữ bí danh cho đến khi chết, thậm chí con của Lê Đức Thọ vẫn mang họ Lê là Lê Nam Thắng hiện là Thứ Trưởng thường trực Bộ Thông Tin và Truyền Thông (nghĩa là thứ trưởng số 1, ưu tiên thay Bộ Trưởng). Mai Chí Thọ là Đại Tướng, trùm Công An miền Nam sau 1975, còn Đinh Đức Thiện được phong là Thượng Tướng, giữ nhiều chức vụ cao cấp mà chức vụ sau cùng là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Như vậy cha con chú cháu đều nắm giữ các chức vụ then chốt trong đảng và chính phủ.

Lê Đức Thọ và Lê Duẩn có nhiều điểm giống nhau: độc tài, gian xảo, cầm quyền sinh sát trong đảng lâu năm (từ 1948 đến 1986), có vào Nam công tác (Xứ Ủy Nam Bộ 1948-54, chính ủy cuộc đại tấn công miền Nam 1975) và đặc biệt là dâm đảng

Ông Bùi Tín nói rõ là 2 bà vợ của Lê Đức Thọ ở chung một nhà trên đường Nguyễn Cảnh Chân, Hànội, xưa là biệt thự của viên Hiệu trưởng trường Albert Sarraut, cùng ăn chung một bàn với ông chồng và con cái theo tinh thần Nam-Bắc đề huề. Đúng là một nhà tổ chức đại tài. (Mặt Thật, tr.177).

Trong Lớn lên với đất nước, tác giả Vy Thanh, một cựu đảng viên, sau trở về thành, du học ở Mỹ và trở về nước làm Tổng thơ ký một đại học VNCH xác nhận là Lê Đức Thọ đã dùng những thủ đoạn đê tiện hãm hiếp nữ cán bộ khi làm Xứ Ủy Nam Bộ. «Một đêm chị Thanh đang ngủ, bác Sáu (tức Lê Đức Thọ, mà trong khu gọi là Sáu Búa, chú thích của người viết) mò vô mùng chị. Chị sợ quá tốc mùng chạy la làng, làm lối xóm náo động. Đội bảo vệ bắn súng như Tây tới …» (Vy Thanh, tr. 290)

Con của tướng Nguyễn Chí Thanh

Tên là Nguyễn Chí Vịnh, sinh năm 1957, là con út của tướng Nguyễn Chí Thanh, và là em một cha khác mẹ với Nguyễn Tấn Dũng như lời đồn đãi Dũng là con rơi của Nguyễn Chí Thanh. Vịnh học ở trường đại học quân sự ở Vĩnh Yên, nhưng chưa tốt nghiệp, được tướng Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng bộ Quốc Phòng rồi sau là Chủ Tịch nước nhận làm con nuôi (cũng giống như trường hợp của Dũng). Nguyễn Chí Vịnh kết hôn với con gái của Đặng Vũ Chính, Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 là một cơ quan có quyền hành vô hạn và ngân sách khổng lồ bao trùm các hoạt động tình báo, quốc phòng, kinh tế, văn hóa của nước. (Cộng Sản có nhiều Tổng cục (TC) như: TC An Ninh, TC Cảnh Sát, TC Tình Báo, TC Xây Dựng, TC Hậu Cần…Mỗi Tổng Cục có nhiều Cục, thí dụ như TC An Ninh có cục A25 đặc trách về báo chí, Cục A18 kiểm soát ngoại kiều và Việt kiều, Cục A41 đặc trách về tôn giáo, Cục A24 chuyên về kiểm tra, xét hỏi, Cục A42 theo dõi bắt bớ những người chống chế độ. Những Tổng Cục trưởng và Cục trưởng đa số là ủy viên Trung ương đảng hay hàng họ với lãnh đạo cao cấp)

Đặng Vũ Chính đưa cả gia đình vào nắm các chức vụ then chốt của Tổng Cục. Con rể là Nguyễn Chí Vịnh là Tổng Cục Phó, con trai là Đặng Vũ Dũng từ lao động xuất khẩu trở về nước giữ chức Giám đốc Công ty xây dựng Hồng Bàng, hai con gái là Đặng Thị Mai và Đặng Thị Tuyết mang quân hàm đại úy phụ trách công tác mật, vợ gốc là con buôn đảm nhiệm giám đốc Khách sạn Hoàng Đế và chi nhánh công ty Decatour ở miền Trung. Riêng Nguyễn Chí Vịnh, với sự nâng đỡ tận tình của cha vợ và cha nuôi được thăng cấp từ đại úy lên đại tướng trong một thời gian kỷ lục mà trong lịch sử quân đội chưa bao giờ có. Khi Đặng Vũ Chính về hưu, Nguyễn Chí Vịnh lên thay làm Tổng Cục Trưởng.

Bộ ba Đặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như thu âm lén điện thoại, chụp ảnh (như khi Lê Khả Phiêu tằng tịu với 2 nữ nhân viên trong phái đoàn công du sang Pháp) để làm áp lực khuynh đảo các ủy viên trong Trung ương đảng hay các đối thủ bởi lẽ tất cả các chóp bu của đảng đều làm điều phi pháp, tham nhũng. Nhóm nầy còn tạo chiến dịch hạ nhục Võ Nguyên Giáp như Giáp là con nuôi của trùm mật thám Pháp Marty, Giáp là tướng bất tài, sợ chết (trong trận Điện Biên Phủ, Giáp nằm trốn trong hầm để cho Nguyễn Chí Thanh và Hoàng Văn Thái chỉ huy, nhưng khi thắng trận thì giành công; khi đánh Mỹ thì sợ bom nên không dám vào Nam), tằng tịu với vợ nhà văn Đào Vũ khi bà nầy đến dạy dương cầm. Sau khi làm mưa làm gió ở Tổng Cục 2, Vịnh được chuyển qua làm Thứ trưởng bộ Quốc Phòng và được đưa vào Ủy viên Trung ương đảng kỳ đại hội XI.

Nguyễn Chí Vịnh còn có người chị tên là Nguyễn Thị Thanh Hà có thời là Phó Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

Con của nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh (1992-1997)

Lê Đức Anh hiện là «bố già» trong đảng cộng sản mafia, là người lãnh đạo quân sự và chính trị cộng sản từ hơn nửa thế kỷ qua, cực kỳ thân Trung Quốc. Cả 2 ông đại tướng tên Anh (Lê đức Anh và Lê hồng Anh) đều là hai cây dù của Nguyễn Tấn Dũng (Đức Anh là dù to, Hồng Anh là dù bọc hậu) và cả hai đều xuất thân là phu cạo mủ cao su ở Hớn Quản.

Con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà hiện là Phó Chủ Tịch Ùy Ban Nhân dân TP HCM. Ông Hà được học bổng Fulbright du học ở Harvard từ 1998 đến 2000. Con dâu là Nguyễn thị Đoan là Phó Chủ tịch nước (thay Trương Mỹ Hoa) từ 2007 đến 2010. Bà Đoan có tiến sĩ ở Bulgarie và có tu nghiệp ở Pháp.

Những tân ủy viên Trung ương đảng trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010)

Được vào ủy viên Trung ương đảng là bảo đảm một chức vụ cao cấp, béo bở trong chánh phủ nên cuộc chạy đua vào chức vụ nầy thường diễn ra trong hậu trường với nhiều cuộc liên kết phe nhóm, tranh chấp ác liệt và đòn phép bẩn thỉu. Ngoài các nhân vật vừa kể, trong đại hội đảng lần thứ XI còn có các tân ủy viên sau đây :

- Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976 là con của Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kiểm Tra trung ương. Nguyễn Xuân Anh nhảy vọt từ Bí thư huyện Liên Châu (Đà Nẳng) đi thẳng vào Trung ương đảng. Tháng 7/2011, Anh được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẳng và chắc chẳng bao lâu sẽ là chủ tịch, nắm giữ thành trì của miền Trung

- Trần Sĩ Thanh, sinh năm 1972. Phó bí thư tỉnh ủy Darlac là cháu của Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ Tướng (Nguyễn Sinh Hùng là cháu của Hồ Chí Minh). Darlac hiện nay là một vùng béo bở, có nhiều tài nguyên và nhiều cơ sở kỹ nghệ của ngoại quốc đã và sẽ thành lập tại đây.

- Trần Bình Minh : Phó Tổng giám đốc đài truyền hình VN là con trai của Trần Lâm, nguyên Tổng giám đốc đài Tiếng nói VN.

- Nguyễn thị Kim Tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế là cháu ngoại của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Điểm đáng lưu ý là Cộng Sản đặt chỗ cho con cháu trước tiên vào ghế số 2 ở mỗi cơ quan bằng các chức vụ như phó (Phó Tổng Cục, Phó Cục, Cu Phó Giám đốc, Phó ban..), hay thứ (Thứ Trưởng) để chờ khi các ông số 1, vốn đang có những dù lộng cũng to để chiếm chỗ khi các ông số 1 về hưu, được điều động đi nơi khác để nhường chỗ, hay bị hất chân khi cái gốc không còn đứng vững.

Những hình thức «truyền ngôi» cho con cháu, hàng họ trong chế độ Cộng Sản

Không thể nào kể hết chi tiết các tên họ những 4C, bởi lẽ chế độ con ông cháu cha cộng sản chằng chịt ngang dọc từ trung ương đến địa phương như những dây leo, hay đúng ra như những tế bào độc hại của bịnh ung thư tràn lan khắp cơ thể, chúng tôi xin tóm tắt tổng quát cách truyền ngôi, tập quyền và tản quyền của hệ thống 4C theo như tổ chức mafia dưới 3 hình thức chính yếu là: tham chính, lập công ty kinh doanh, kết thông gia và bè đảng.



*Tham chính

Thông thường, những người có học, có khả năng thường được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan của đảng hay chính phủ. Ngoài những nhân vật kể trên, cần kể thêm một số nhân vật đang tại chức hay vừa rời chức vụ gần đây.

- Nguyễn Thiện Nhân : Phó thủ tướng là con của y sĩ Đông Dương Nguyễn Thiện Thành, gốc người tỉnh Trà Vinh (có tài liệu ghi là Biên Hòa) một cán bộ cao cấp cộng sản đã tham gia từ phong trào Việt Minh. Mặc dù Nguyễn Thiện Nhân đậu tiến sĩ ở Đông Đức và có tu nghiệp ở Harvard, đã bị mất chức Bộ Trưởng bộ Giáo Dục vì bất tài nhưng lại thích phô trương, đã đưa nền giáo dục VN đến chỗ lạc hậu, nhưng vẫn được tiếp tục lưu nhiệm chức vụ Phó thủ tướng, đúng như lời mỉa mai của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo dục được trong nước và ngoại quốc nể trọng : Bộ giáo dục (ý nói ông Nhân) trơ như đá, vững như đồng.

- Phạm Bình Minh: hiện là Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, con của Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương), phụ tá cho Lê Đức Thọ trong hội nghị hòa đàm Paris và là Bộ Trưởng bộ ngoại giao sau đó (1980-1991). Có tin là con của Phạm Bình Minh cũng đang du học ngành ngoại giao hi vọng nối nghiệp cha ông.

- Trần Tuấn Anh: nguyên lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ (San Francisco) là con của chủ tịch Trần Đức Lương.*

* Lập công ty

Những con cháu cán bộ cao cấp không có khả năng học vấn hay thiếu đạo đức (thực ra ông cha cũng đã thiếu đạo đức, nhưng thành phần các ông con nầy trác táng, lêu lỏng, không thể đảm nhiệm vai trò chỉ huy) thì quay ra kinh doanh, lập công ty. Thực ra những công ty nầy chỉ là bình phong để lợi dụng danh nghĩa của ông cha mà làm giàu phi pháp. Số 4C loại nầy thì kể sao cho hết bởi tràn lan khắp nơi ăn chịu với khắp các cơ quan. Chỉ đan kể vài tên con cháu của các cấp lãnh đạo ở Trung ương đảng.

Con rể của Võ Nguyên Giáp

Tên là Trương Gia Bình, là một tỷ phú, giám đốc công ty FPT, là một trong những công ty lớn nhất nước cung cấp dịch vụ internet, truyền thông.

Con rơi của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Võ văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, người được xem là cấp tiến, mở đầu cho phong trào đổi mới kinh tế. Nhân nói đến đứa con rơi của Võ văn Kiệt tên Phan Thành Nam, tưởng cần nói qua về đạo đức tồi tệ của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản.

Ông Hoàng Dũng, Thư ký Văn phòng Trung Ương đảng đã viết về lai lịch của Phan Thành Nam như sau: Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ biết rằng cụ Hồ gặp những khó khăn và thiếu thốn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình với người vợ cũ ở Trung Quốc nhưng bị phản đối, do vậy bộ Chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt từ thuở còn thanh niên, cụ Hồ đã có một mối tình rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật nầy đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết «Đi tìm Út Huệ»). Biết thế nên lúc nầy Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục miền Nam phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một số cô gái còn trẻ đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong bộ Chính trị (đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ). Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt nầy. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc có một cô còn trẻ và sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lỡ thì cô gái đã có thai mấy tháng, thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là Phan Thành Nam.

Phan Thanh Nam hiện nay là một tỷ phú đỏ, Tổng Giám Đốc Công Ty quốc doanh Tracodi, chuyên về «xuất khẩu lao động», xuất cảng hàng hóa, xây cất và du lịch.

Điều cần nói thêm là ông Kiệt cũng có chính thức 2 vợ: bà vợ cả tên là Trần Kim Anh và 3 đứa con đã chết trong chiến tranh, chỉ còn lại đứa con gái tên là Võ Hiền Dư. Ông lấy vợ kế là Phan Lương Cầm nổi tiếng tham nhũng được các công ty đặt tên là Bà Mười Cầm vì tất cả các dự án đầu tư đều phải đóng «hụi chết » cho bà ít nhứt 10%.




Con của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải


Tên là Phan văn Tỵ tục danh là Hoàng Tỵ là một tay du đảng chọc trời khuấy nước, có lần vì tranh giành địa bàn buôn lậu đã bắn chết Phạm Văn Hưng là sĩ quan công an, con của Phạm Thế Duyệt cũng là đảng viên trong Trung ương đảng, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Về kinh doanh, Hoàng Tỵ lợi dụng thế lực của cha và của các đồng chí của cha, nhập cảng lậu xe hơi cũ rồi tân trang lại bán sang Trung Đông, nhập cảng xe đạp mới nguyên chiếc từ Thái Lan, Singapore đem tháo ra từng bộ phận rồi lắp ráp lại (bởi luật VN lúc ấy chỉ cho phép bán xe đạp lắp ráp ở VN), bán với giá gấp đôi gấp ba. Hoàng Tỵ cũng là chủ nhân của hai đại khách sạn Hoàng Gia và Planet ở Saigon và HàNội, cho du khách ở tại hai khách sạn nầy được ưu tiên khỏi bị xét hỏi khi đến và khi rời phi trường. Nhờ tất cả mánh khoé và thế lực, Hoàng Tỵ cũng là một tỷ phú.



Con của Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng

Phùng Quang Thanh xuất thân là một bộ đội không có học thức nhưng nhờ phe cánh thân Trung Cộng trong đảng nên được phong quân hàm đại tướng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ nhiều năm nay. Con trai của Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải, lý lịch cũng không ghi học lực và trường đào tạo, nhưng mang cấp bậc Thượng tá, là Tổng giám đốc Công ty xây dựng 319 là một công ty quốc doanh bao gồm hơn mươi công ty hoạt động trong lãnh vực xây cất, cung cấp vật dụng cho quân đội và các cơ quan chính phủ trên địa bàn khắp nước. Đây là một nguồn lợi khổng lồ cho gia đình họ Phùng và các phe cánh trong đảng để tham nhũng và độc quyền các lãnh vực béo bở.

Nếu cần phải kể thêm thành tích của những 4C vì ăn chia không đồng đều bị tố cáo hay bị ra tòa, hay bị làm vật tế thần thì có mấy vụ gần đây như Mai Văn Dậu, Thứ trưởng Bộ Thương Mại bị ra tòa cùng với con là Mai Thanh Hải vì tham nhũng trong việc xuất nhập cảng, Đoàn Văn Kiểm, chủ tịch Hội đồng Quản Trị Tập đoàn Than - Khoáng sản bị bãi chức vì cho phép em là Đoàn Duy Thức khai thác quặng mỏ trái phép, Phạm Thanh Bình, chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tổng đoàn Công nghiệp Tàu Thủy VN bị bắt giam vì bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (một Bình Minh khác, không phải là Bình Minh con Nguyễn cơ Thạch) vào công ty Vinashin, Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng bộ Bưu Chính Viễn Thông, bị cảnh cáo vì cho con rể là Hoàng Minh gian lận trong việc trúng thầu.

Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị bằng bạo lực và áp dụng luật mafia ngay trong hàng ngũ đảng viên cao cấp của họ theo kiểu mạnh được yếu thua. Trong sự phá sản hàng tỷ mỹ kim của công ty Vinashin, người chịu trách nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng thì không hề hấn gì trong khi bộ trưởng Phạm Thanh Bình bị bắt giam vì một sự bổ nhiệm. Vụ ăn hoa hồng trong việc in giấy bạc polymer ở Úc (12 triệu Úc kim) liên hệ đến nguyên Thống đốc ngân hàng Lê đức Thúy đã có bằng chứng rõ ràng thì chẳng ai bị tù tội.

Lãnh đạo Việt Nam hôm nay làm trò hề và gây ô nhục cho đất nước mà không biết nhục. Vũ Văn Hiến, Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc Truyền hình VN gởi con gái tên Kiều Trinh sang Thụy Điển tu nghiệp bị cảnh sát Thụy Điển bắt vì ăn cắp trong siêu thị, bị báo chí trong nước phanh phui nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa – Du Lịch của đài truyền hình, chưa kể Hiến đưa bè đảng vào cơ quan để tham nhũng, bị nhân viên các cấp tố cáo nhưng vẫn bình chân như vại.

*Kết thông gia và bè đảng

Người Việt Nam ta có câu Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, những cán bộ cao cấp gian manh thường tìm gần nhau để hợp quần gây sức mạnh trong công cuộc trấn áp, bóc lộ lương dân. Những cuộc liên kết giữa các cán bộ qua các cuộc hôn nhân là một hình thức lưu chuyển quyền hành và tham nhũng theo hàng ngang và hàng chéo đến độ hệ thống tham nhũng Việt Nam hôm nay là những loại ung thư đang tàn phá một cơ thể chỉ chờ ngày bị tiêu hủy toàn diện. Dĩ nhiên không sao kể hết loại liên kết nầy, chỉ cần đan kể vài thông gia gần đây tạo nhiều tai tiếng to lớn.

Tại Việt Nam, nhắc đến tướng công an Nguyễn Đức Nhanh là người dân kinh sợ và khinh bỉ vì chánh sách đàn áp lương dân và tham nhũng của tên trùm công an nầy (đàn áp giáo dân Thái Hà). Nhanh đảm nhiệm 2 chức vụ: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (tổng cục 1: lo về tình báo hải ngoại, tổng cục 2: lo về an ninh quốc nội) kiêm Giám Đốc Công An TP HàNội. Nguyễn Đức Nhanh kết thông gia với Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy Ban nhà nước về người VN ở nước ngoài. Như vậy hai gia đình thông gia nầy đảm nhiệm vai trò chiến lược của đảng Cộng Sản và chánh phủ Việt Nam.

Trương Mỹ Hoa, Phó chủ tịch Quốc hội (2002-2007) là con của Trương Văn Đẩu, Tỉnh ủy viên Gò Công (cũng gốc là phu cạo mủ cao su) có em là Trương thị Hiền, Hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM, kết hôn với Lê Thanh Hải, Ủy Viên Trung ương đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Lê Thanh Hải làm sui với Huỳnh Ngọc Sỹ nổi tiếng trong vụ tham nhũng xây xa lộ Đông Tây nối liền từ Bình Chánh đến Saigon, qua Thủ Thiêm chạy đến Cát Lái trên đường về miền Tây. Xa lộ nầy do Nhật viện trợ và giao cho công ty Nhật PCI xây cất, Huỳnh Ngọc Sỹ làm quản lý. Lúc đầu, Sỹ đòi hối lộ 15%, sau sụt xuống 10% và đã nhận 2.6 triệu MK thì bị báo chí Nhật phanh phui, 4 người đại diện công ty Nhật bị Nhật bắt giữ vì đưa hối lộ. Chánh phủ Nhật đòi Việt Nam phải có biện pháp chế tài với người nhận hối lộ là Huỳnh ngọc Sỹ nhưng VN vẫn binh vực Sỹ khiến Nhật trả đủa bằng cách ngưng tất cả tiền cho vay ODA và đòi lại 30 triệu tiền viện trợ, điều hiếm có trong lịch sử bang giao quốc tế. Trước áp lực của các quốc gia viện trợ cho VN và Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải miễn cưởng đưa Sỹ ra tòa với án chung than khổ sai, sau giảm xuống 20 năm tù. Thì ra Sỹ chỉ là vật tế thần của một tập đoàn tham nhũng, mà những án vụ tham nhũng như thế chỉ là hãn hữu trong số ngàn ngàn vụ tham nhũng chẳng bao giờ bị phanh phui bởi được bao che từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và 700 cơ quan truyền thông trong nước chỉ là bầy két lập lại luận điệu của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một vài ngoại lệ khi báo chí đăng tin tham nhũng liên quan đến 4C, hoặc vì nhà báo có lương tâm, hoặc vì thanh toán nội bộ bởi chia phần không sòng phẳng. Thí dụ như trường hợp khi báo chí đăng tin tiền in của công ty TechBank của Lê Đức Minh là con của nguyên thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy không có phẩm chất thì hai tờ báo Thời Đại và Công Lý bị đình bản, và 6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô, Công Luận...bị cảnh cáo.

Về chuyện nhà báo bị khủng bố vì dám đá động đến việc tham nhũng của các 4C, tưởng cũng nên nhắc lại một vụ tham nhũng lớn bị phanh phui cách đây 5 năm, nhưng vụ án đã bị ém nhẹm vì liên quan đến các thủ phạm ở chóp bu, nhưng hai phó tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt giam và 5 phóng viên bị thu hồi thẻ hành nghề vì tội phá hoại an ninh quốc gia. Vụ tham nhũng bị vở lở khi công an bắt được 2 cầu thủ cá độ ngày 13/12/2005 và cuộc điều tra cho biết Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc Đơn vị Quản Lý các dự án PMU-18 đã chi tiêu 2.6 triệu trong trò chơi cờ bạc nầy. PMU-18 (Project Management Unit) trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) là cơ quan phụ trách thực hiện xây cất các dự án cầu đường với số vốn 20 tỷ gồm ngân sách quốc gia và quỹ tài trợ ODA của Nhật, Tây Âu và Ngân hàng Quốc Tế (World Bank). Bùi Tiến Dũng là con trai của Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Bộ Công An, cấu kết với Nguyễn Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ GTVT), Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng tài chánh), rể của Nguyễn Việt Tiến cùng với Phạm Hoàng Hải, rể của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Việt Bắc, rể của Đào Đình Binh (Bộ trưởng Bộ GTVT) cùng với nhiều bạn bè hàng họ lập ra hàng chục công ty để trúng thầu dù các công ty nầy không khả năng và không vốn. Tài sản tham nhũng của Nguyễn Việt Tiến, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Việt Bắc, mỗi người trên trăm triệu MK. Báo Thanh Niên tiết lộ là có ít nhất 40 quan chức cao cấp liên quan đến vụ tham những khổng lồ nầy. Bị gọi ra thẩm vấn trước tòa án, Bộ trưởng Đặng Đình Binh tuyên bố «Tôi thuộc diện Trung ương quản lý» có nghĩa là chỉ trả lời với trung ương đảng mà thôi. Ngoài ra, 2 đảng viên cao cấp là tướng Cao ngọc Oánh, Cục trưởng Cục điều tra C15, Phạm Xuân Quấc, Cục trưởng Cục điều tra C14 cũng bị dính líu, nhưng được miễn truy tố, rốt cuộc chỉ có Bùi Tiến Dũng và các « tép riu» bị lãnh án.

Một vụ tham nhũng khác gần đây còn to tát hơn là vụ Vinashin liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm thất thoát 5 tỷ mỹ kim, nhưng rút kinh nghiệm đau thương vụ PMU-18, không một tờ báo nào dám hé môi. Trên thế giới, có quốc gia nào tham nhũng và ngang ngược như Việt Nam cộng sản hay không ?

Ngoài việc cấu kết quyền lực bằng kết thông gia, các cán bộ cộng sản các cấp đều kết nạp đàn em hàng họ làm vây cánh để chia chác lợi nhuận tham nhũng và bao che lẫn nhau. Điển hình như khi Nguyễn Tấn Dũng về trung ương thì kéo theo Lê Hồng Anh vào bộ Công An, Huỳnh Vĩnh Ái vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thể Thao quốc gia (như Thứ trưởng), Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y Tế. Đọc lý lịch các cán bộ trong các cơ quan nhà nước và công ty quốc doanh, từ trung ương đến làng xã đều thấy bóng dáng của nguời chỉ huy. Một người bạn của người viết khi về thăm quê hương ở một quận lỵ thuộc tỉnh Long An gặp rất nhiều nhân viên trong quận, thậm chí đến người phu quét chợ, nói tiếng giọng «trọ trẹ» như ông huyện ủy. Trong khi đó, đồng chí Giải phóng miền Nam thì phải trở về cái chòi lá xiêu vẹo bên bờ kinh để chờ chết trong nghèo đói, và bà mẹ chiến sĩ răng rụng quần áo tả tơi đứng trước cơ quan xỉa xói «phải chi hồi đó tao kêu lính Quốc Gia bắt nhốt hết cái bọn khốn nạn nầy !».

Cái «bọn khốn nạn» nầy đã dùng mọi mưu chước xão quyệt để cai trị với chánh sách bạo ngược miền Bắc trong 66 năm và cả nước trong 36 năm qua và hôm nay run sợ phủ phục trước bọn đàn anh láng giềng để «dựa hơi» tiếp tục kềm kẹp 90 triệu dân Việt Nam hầu tiếp tục vơ vét bóc lột mà viễn ảnh cuộc cách mạng mùa xuân Á Rập làm chúng vừa hoảng hốt, vừa càng hung hản hơn.

Thay lời kết

Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với chánh sách gọi là «đổi mới» vào cuối thập niên 80, khi sinh viên Việt Nam lũ lượt ra nước ngoài du học hay tu nghiệp, nhiều người Việt Nam trong nước và nhất là ở hải ngoại hi vọng nước Việt Nam sẽ lần lần thoát khỏi được chế độ độc tài, nghèo đói và chậm tiến. Họ hi vọng với sự tiếp cận tinh thần tự do và kỹ thuật Tây phương, đất nước Việt Nam sẽ được khai phóng hơn. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Trong 20 năm qua, hàng ngàn sinh viên Việt Nam du học và tu nghiệp ở các nước dân chủ và kỹ nghệ đã trở về nước, chẳng những không giúp gì cho đất nước khả quan hơn mà còn đồng lỏa với những người lãnh đạo bất tài, vô lương để gia tăng thêm guồng máy tham nhũng, đưa đất nước mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Hãy nhìn vài ủy viên trung ương đảng như Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, Lê Mạnh Hà, Lê Đức Thúy, Nguyễn Thị Đoan, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Nghị ...và biết bao Bộ trưởng, Tổng giám đốc, Giám đốc cơ quan là những sinh viên tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, họ chỉ lợi dụng cái nhãn hiệu du học ngoại quốc để vinh thân phì gia, làm tay sai hay tác nhân trong hàng ngũ quỷ đỏ. Họ chỉ là những cái lọ bằng đất sét được tráng men và một đất nước bị cai trị bằng những cái đầu nhồi nhét đất sét thì làm sao khá lên được.

Khi cuộc «cách mạng mùa xuân» lần lượt bùng nổ tại các quốc gia Á Rập, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và một ít người Việt Nam trong nước hớn hở. Họ hớn hở bởi họ hi vọng khi thấy những chế độ độc tài đã thống trị ngót mấy mươi năm tại những vùng đất mà không ai nghĩ dân chúng có thể nổi dậy thì bỗng chốc lại bốc lên khói lửa, dân chúng đồng loạt xuống đường để lật đổ chế độ độc tài, thanh toán bè lũ ác ôn. Người Việt hải ngoại hi vọng những biến cố nầy sẽ lan tràn đến Việt Nam. Nhưng hi vọng ấy chóng đi qua để trở về với nỗi thất vọng bởi lẽ Việt Nam hôm nay chưa hội tụ đủ những yếu tố của một cuộc «cách mạng mùa xuân Á Rập ».

Trước tiên phải kể đến chế độ kiểm soát, kềm kẹp người dân VN quá tinh vi và nghiệt ngã. Tuy những thống kê của nhà nước mang bản chất phô trương, khoác lác, với con số 3 triệu đảng viên, 2 triệu cảnh sát công an và nửa triệu quân nhân, tuy vẫn biết có nhiều đảng viên bất mãn vì bị lừa dối hay bị bạc đãi, và không phải cảnh sát công an nào cũng có được chức vụ để có thể tham nhũng trong một xã hội có nền văn hóa phong bì, nhưng phải hiểu là thành phần trung kiên, cúc cung tận tụy cho chế độ, chiến đấu cho chế độ đến giọt máu cuối cùng để cùng chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cũng rất đông đảo. Bị nhuộm đỏ khối óc và đánh mất lương tri, nhóm đảng viên lớn nhỏ nầy đang chia chác các đặc quyền đặc lợi trong một hệ thống quyền lực mafia, dùng mọi biện pháp sắt máu để cai trị và bóc lột người dân còn thậm tệ hơn thời Pháp thuộc.

Trong lịch sử, cuộc cách mạng nào cũng bắt đầu bằng sự nổi dậy của khối người bị áp bức. Nhưng muốn cảm nhận được sự áp bức, người dân cần được thông tin những quyền lợi căn bản của con người, những cảnh sống tự do, no ấm để từ đó cảm nhận thân phận mà đòi hỏi. Dưới chế độ độc tài, công an trị của cộng sản Việt Nam, mọi thông tin từ bên ngoài, bên trong có mảy may bất lợi cho chế độ đều bị kiểm duyệt và ngăn chận, mọi hành động đối kháng đều bị tiêu diệt từ trong trứng nước. Người dân chỉ được quyền nghe biết những gì chánh phủ nói. Từ khi có truyền thông qua trang mạng, thông tin tuy có lưu hành nhiều hơn, nhưng luôn bị bức tường lửa ngăn chận. Internet vẫn còn là phương tiện truyền thông của lớp thị dân trung lưu hay giàu có, vốn là thành phần bằng lòng với cuộc sống, với chế độ, trong khi 80% dân số là những nông dân, thợ thuyền nghèo khổ, ít học, phải vật vã với bữa no bữa đói thì thời giờ tim óc đâu mà nghe tin tức, mà nghĩ đến đấu tranh trong cảnh giành giựt giữa những người đồng cảnh ngộ và trạng thái kềm kẹp thường xuyên của hệ thống cán bộ, công an .

Ngoài chuyện thông tin từ thế giới bên ngoài và trong nước bị bưng bít, bị kiểm duyệt, cơ cấu dân số VN hiện nay còn là một yếu tố giải thích phần nào lý do cuộc «cách mạng mùa xuân» chưa đến VN. Nếu tính với người dân VN sinh ra sau 1975 thì thành phần nầy nay đã 35 tuổi và nếu phải kể thêm những đứa trẻ khoảng 5 tuổi vào năm 1975 thì đến nay họ cũng đã đến tuổi 40. Đó là thế hệ người Việt chẳng biết gì về chiến tranh Việt Nam, chẳng có ý niệm gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2008, số người VN dưới 40 tuổi chiếm đến 66% dân số. Ngoài ra, lớp trẻ sinh ra sau 1986 là năm cộng sản bắt đầu chánh sách đổi mới kinh tế thì đến nay lớp người nầy đã hơn 20 tuổi. Như vậy, trên đất nước VN hiện nay có hơn phân nửa dân số chưa biết thế nào là kinh tế «xếp hàng cả ngày» và chế độ «Mỹ Ngụy» để họ có thể xác định một lập trường chính trị rõ rệt chống Cộng hay theo Cộng. Dĩ nhiên, sanh ra và lớn lên trong nền giáo dục bác đảng và văn hóa phong bì, đa số người Việt Nam trong nước hiện nay không có chọn lựa nào khác là phải sống theo những bản chất của người cộng sản. Tuy nhiên, đó cũng là một sức mạnh vô song để hi vọng lật đổ chế độ bạo tàn cộng sản nếu khát vọng tìm tự do và no ấm được huy động.

Khi 36 người tự xưng là trí thức gởi thư ngỏ cho chánh phủ bạo quyền, nhiều chống đối và mỉa mai vì «quá khứ» của người chủ xướng và cung cách, ngôn từ sử dụng trong thư ngỏ đã khiến một số người có thành tín, ưu tư với đất nước đồng ký tên bị vạ lây. Phải hiểu rằng những người bỏ xứ ra đi là những người không chấp nhận sống với chế độ Cộng Sản và sự trở về, thỏa hiệp với chế độ là hành động thiếu lương tri. Vã chăng, với 66 năm cầm quyền bằng phản bội, dối trá và bạo lực của chế độ cộng sản đã quá đủ để cho người có chút suy nghĩ hiểu rằng thỏa hiệp với cộng sản đồng nghĩa với khuất phục hay đầu hàng. Với cộng sản, biên giới bạn và thù họ đã vạch rõ. Trừ một thiểu số người, chỉ vì ham danh ham lợi, ngụy trang dưới lớp son phấn thương nước thương dân, đã ra đi trong nhục nhã năm xưa rồi hôm nay quay về hợp tác với bạo quyền, cộng đồng 3 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới tự do trong 36 năm qua, mỗi người, mỗi cách đã kiên quyết chống chế độ cộng sản. Những cuộc biểu tình, tuyên ngôn, bài viết, bài nói chuyện của cộng đồng người Việt tỵ nạn qua các phương tiện truyền thông phổ biến khắp năm châu là một sức mạnh mà cộng sản khiếp sợ bởi lẽ đó là tiếng nói của người Việt tự do nói cho Thế giới tự do biết được những xấu xa của chế độ cộng sản Việt Nam, và do đó chánh quyền cộng sản tìm mọi cách ngăn chận tiếng nói nầy vang dội trong nước làm thức tỉnh 90 triệu người dân đang bị họ bịt mắt bịt tai.

Hàng năm, vào dịp Tết, dịp hè, hàng triệu người Việt, trước đây đã bị bạo quyền đày ải trong các trại tù, trại cải tạo, hay nín thở trong các đám lau sậy chờ giờ lên ghe, đi tìm cái sống trong cái chết, thì nay họ đã sớm quên những ngày ngục tù, nhục nhã khi xưa, nhởn nhơ trở về du hí trên cái đất nước mà đồng bào họ không có cơ may vượt thoát được. Sự có mặt của những du khách Việt kiều nầy cũng là một nguyên nhân khiến cho «cuộc cách mạng mùa xuân» chậm đến. Họ hằn sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và niềm cay đắng giữa những người đồng cảnh ngộ khi xưa, và dưới mắt của người bất hạnh, có gì khác biệt trong sự phản bội giữa người bạn cũ và người thù mới. Người bạn cũ phải ngoảnh mặt để khỏi bị tủi nhục mà kẻ thù mới còn khinh rẻ họ nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trở về cũng là những du khách bị «mất trí». Có những người, phải nói là hiếm hoi, trở về quê để xây lại mồ mả tổ tiên đã bị cộng sản đào xới vì hận thù, vì chiếm đất, hay mang về những món quà mà họ đã chắt chiu dành dụm trong những ngày lao tâm lao lực ở xứ người để tiếp sức cầm hơi cho thân nhân đói khổ, thông tin cho người bị bịt tai biết được những quyền tự do, bình đẳng ở thế giới bên ngoài để như vết dầu thắp sáng ngọn nến cách mạng. Nếu cứ mỗi năm, hai triệu du khách Việt kiều trên các nẽo đường du hí, thay vì nhi nhô tiếng Tây tiếng Mỹ, khoe khoang nhà cao cửa rộng, thực hay láo, làm cho đồng bào nghèo khổ càng thêm bi phẩn, thì hãy mang về cho đồng bào những bản tin, những tấm ảnh, đại loại như cha Lý bị bịt miệng trước tòa án, công an đánh đập giáo dân Thái Hà, công ty Vinashin bị tập đoàn lãnh đạo tham nhũng hàng tỷ mỹ kim, để cho người dân biết được sự thật bị bít kín, khơi động mối hận thù cộng sản, thì cuộc cách mạng mùa xuân Việt Nam có cơ may sẽ đến nhanh hơn.

Nghĩ cho cùng, lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố giống nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau. Mọi chế độ độc tài rồi cũng bị tiêu diệt. Hình ảnh cha con Kadhafi phơi thây sình thúi trong cái nhà kho, Moubarak nằm im bất động trên cái «băng ca» trước tòa án, phải chăng đó cũng là hình ảnh ngày tàn của những bạo chúa cộng sản Việt Nam một ngày nào, xa hay gần.



Lâm Văn Bé

12/2011



Tài liệu tham khảo

- Bùi Tín. Mặt Thật.- Paris : Turpin Press, 1994.

- Hoàng Dung. Sau bức màn đỏ. – Virginia : Tiếng Quê Hương, 2007.

- Hoàng Hữu Quýnh. Tôi bỏ đảng.- Midway City : Mister Print, 2002.

- Vy Thanh. Lớn lên với đất nước.- Westminster : Tủ sách Sự Thật, 2006.

- Các trang mạng điện tử trong đó có bài viết của Hoàng Dũng.

TAM73F
01-23-2012, 04:49 PM
Dân thì nghèo ! Đảng viên, cán bộ thì giầu có do tham nhũng. Biết đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới hết khổ đau và có được cuôc sống no cơm ấm áo ?

Lặn hụp mưu sinh


TT - Từ sáng sớm, nhiều nông dân ở ấp Hưng Quế 2, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã tất tả ra cánh đồng ngập nước để bắt đầu một ngày lặn hụp xắn đất thuê.



http://hoiquanphidung.com/pics/T1.jpg

Trung bình mỗi ngày anh Phan Văn Sơn (bìa phải), ấp Hưng Mỹ Tây, xã Long A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, lặn hụp xắn được 200-300 tảng đất, kiếm được 80.000-120.000 đồng

Nghề xắn đất hay còn gọi là nghề “cạp đất”, nghề “xáng cơm” cực khổ, suốt ngày chân tay teo móp, móc từng tảng đất sét to nằm sâu dưới mặt ruộng quăng lên chiếc xuồng ba lá để chở vào cối ép đất làm gạch. Ngày cận tết nước trên ruộng cạn đi, đỡ cực hơn mùa lũ.
Phải lặn hụp sâu xuống mặt ruộng cả thước nước mới móc lên được tảng đất nặng khoảng 40kg cho vào xuồng. Mỗi người xắn, móc như thế được 300-400 tảng đất mỗi ngày. Thu nhập cho mỗi lao động sau khi trừ tiền cơm nước, chi phí vận chuyển còn khoảng 80.000- 100.000 đồng/ngày.
Anh Lung, một thành viên trong tổ xắn đất, cho biết những ngày giáp tết này có việc làm là mừng rồi, mần việc và nhín nhắn dè sẻn mới mong có của dư, có chút thịt bánh làm mâm cơm tươm tất cúng kiếng ông bà…


http://hoiquanphidung.com/pics/T2.jpg

Dụng cụ của một người xắn đất vừa tạm nghỉ tay




http://hoiquanphidung.com/pics/T3.jpg

Anh Huỳnh Văn Hiển, ấp Hưng Mỹ Tây, đang gồng sức làm việc



http://hoiquanphidung.com/pics/T4.jpg

Dò tìm nơi có đất thịt để xắn



http://hoiquanphidung.com/pics/T6.jpg

Những đợt xuồng ba lá xuôi ngược chở đất vào nơi đặt cối ép đất



http://hoiquanphidung.com/pics/T5.jpg

Ở miền Tây, nơi nào có người bán lớp đất mặt gò cao, nơi đó có nông dân xắn đất thuê



http://hoiquanphidung.com/pics/T7.jpg

Bữa cơm trưa với cá kho mặn ngay trên bờ ruộng



http://hoiquanphidung.com/pics/T8.jpg

Anh Lung sửa lại cây xắn đất vừa bị đứt dây




http://hoiquanphidung.com/pics/T9.jpg

Bệnh nghề nghiệp của những người sống bằng nghề lặn hụp xắn đất



http://hoiquanphidung.com/pics/T10.jpg

Đất xắn dưới ruộng được ép thành viên chuyển về lò gạch



http://hoiquanphidung.com/pics/T11.jpg

Các anh tắm vội để sớm về nhà ngả lưng hồi sức



http://hoiquanphidung.com/pics/T12.jpg

Anh Nguyễn Văn Hiền, xã Vĩnh Thạnh A, và hai con nhỏ sau một ngày xắn đất.
Nhà anh nghèo, lại bị bệnh tim nhưng anh vẫn trì thân làm việc nuôi con mỗi ngày




QUANG VINH

loc4HTTT
01-23-2012, 05:48 PM
đọc những bài này, quá hay và mắc cười không ngủ được đêm nay rồi TAM73F ơi...mong rằng bạn có nhiều bài thêm nữa nhen ...châm biếm và sát thực tế quá chừng luôn...cám ơn nhiều nhiều lắm lắm TAM73F...

loc4HTTT
01-25-2012, 02:55 PM
TAM73F ơi..làm thế nào để hơn 80 triệu người dân đang sống trên đất nước VN đọc và biết được những sự thật này.? !..dân đen, không có được 1 hòn đất liệng chim, thì suốt đời lưng đội trời, chân đạp đất,chạy miếng ăn không đủ.! biết được những việc này, mình chết liền đó TAM 73F ơi..! cám ơn nhiều lắm...

TAM73F
01-31-2012, 10:27 PM
Monday, 01.23.2012, 12:00am (GMT-8)
Các ông tây tại Việt Nam

Chưa bao giờ Việt Nam nhiều tây du lịch đến thế, nhất là tây ba lô. Họ ăn mặc đơn giản gần như bẩn thỉu với chiếc áo ba lỗ thường là cũ rích, chiếc quần soọc rộng thùng thình tới gần đầu gối, chân dậm đôi giày vải không có bít tất, lưng lúc nào cũng đeo toòng teng chiếc ba lô méo mó nên gọi họ là tây ba lô. Họ ăn cơm rẻ tại các quán bên lề đường gọi là “cơm bụi” vì hứng bụi, uống nước trà đá trong những chiếc bịch ny lông dùng bán cho hạng thợ thuyền, và ngủ tại bất cứ nơi nào có thể ngủ được, như công viên hay các phòng trọ hạng bét chẳng hạn. Ở khu Phạm Ngũ Lão Q.1 Sài Gòn có rất nhiều phòng cho tây ba lô thuê. Giá trung bình mỗi phòng 5 đô la Mỹ/ đêm. Nhưng đối với họ hình như vẫn còn là quá mắc (phải ở “free” thì mới không mắc!). Họ giải quyết sự mắc mỏ đó hết sức ranh mảnh bằng cách chờ buổi tối mới đến thuê, chẳng có giấy tờ gì cả rồi một anh thuê, hàng chục anh tới ngủ, chủ nhà chẳng làm gì được vì mặt “tây” thì anh nào chả giống anh nào. Họ nằm chen chúc như cá hộp trên sàn nhà, chẳng cần mùng vì trong ba lô anh nào cũng có sẵn tuýp thuốc thoa muỗi. Năm đô la tức gồm cả tiền nước và tiền điện. Điện thì họ không cần, còn nước, những anh lang thang ngoài công viên cũng cần tắm hàng ngày nên bèn đến tắm ké, nhà chủ không có cách chi đuổi họ. Có những anh thuê phòng dài hạn, hàng tháng không trả tiền rồi bỏ đồ đấy đi đâu mất. Chủ phải nhờ công an đến lập biên bản, niêm phong, phải chính tay công an đem đồ đi chỗ khác cho chủ lấy phòng cho thuê tiếp chứ nếu chủ động tới, lúc về họ sẽ tru tréo lên mất đồ, đi thưa, công an không biết giải quyết cách nào! Họ hay ăn vạ, có khi chính họ nhờ bạn đến lấy trộm giùm chiếc máy ảnh, cặp kính mát để...bắt đền nhà chủ. Công an phường Phạm Ngũ Lão là phường chuyên giải quyết chuyện...tây ba lô đến phát nhức đầu vì hầu hết các nhân viên công an chẳng ai biết nói tiếng Anh nên họ tha hồ ăn vạ!...
Nhưng, không phải tất cả tây ba lô đều như thế. Có những người đã vươn lên bằng sự kiên nhẫn và trí thông minh của mình. Họ làm nhiều nghề, trong đó có những nghề người Việt Nam không thể ngờ tới. Từ ngoài Bắc, ngoài Trung cho tới trong Nam đều gọi chung họ là những ông tây “rau muống”. Sau đây chúng ta thử xem xét một vài ông tây tiêu biểu chứ không thể nói hết được vì họ hoạt động kiếm sống tại VN nhiều lắm...


ÔNG TÂY BÁN THỊT CHÓ

Nhìn ông tây San bán quán và giải thích về các món ăn VN, nhất là món thịt chó, thông thạo như người Việt, nhiều khách mới đến quán rất ngạc nhiên, hỏi: “Ông là tây thật hay tây dỏm mà rành VN quá vậy?”. San cười: “Tây xịn, nhá!”. Nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi biết ông tây “thịt chó” này đã có bằng thạc sĩ kinh tế và dân tộc học tại Pháp.

Tất cả là nhờ thịt chó!

San tên thật là Stanilas Boissau, sinh năm 1975 tại Paris, Pháp, sang VN từ đầu năm 1999 làm việc cho dự án Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (S.A.M) của Chính phủ Pháp tại tỉnh Bắc Kạn.

San kể: “Hồi tôi mới sang VN lần đầu tiên, thấy các phong tục, tập quán của người VN cái gì cũng lạ nên muốn nghiên cứu thử xem thế nào. Tôi làm dự án ở vùng Na Rì (Bắc Kạn), tìm hiểu cách sống và nếp sinh hoạt của người Tày, Nùng, Dao nên sống chung với họ, ai ngờ thích luôn mấy món thuốc lào, rượu sắn và rượu táo Mèo. Sẵn tính tò mò, tôi tìm học luôn cách thức chế biến các thứ rượu là lạ mà hấp dẫn đó, vì biết đâu chả có lúc cần đến nó”.

Cuối năm 2000, dự án S.A.M kết thúc, San trở về Pháp. Anh kể lại: “Chỉ mấy tháng sau, nhớ VN quá không chịu nổi, tôi xin quay trở lại VN làm nghiên cứu sinh. Với lại, ở VN có lẽ dễ sống hơn. Nhưng dự án đã chấm dứt, học bổng cũng không xin được, tôi chắt bóp những đồng tiền đã dành dụm được, mở một quán nước nhỏ ở vỉa hè phố Huế Hà Nội sống qua ngày”. San kể tiếp: “Nhiều hôm đói bụng mà trong túi không còn đủ tiền ăn một suất cơm bụi vỉa hè Hà Nội là chuyện thường”.

Những ngày ấy San tìm thuê một căn phòng giá rẻ ở gần Quốc Tử Giám cho vừa túi tiền lại tiện học thêm, nhưng không ngờ lại bén duyên cùng cô sinh viên ngành du lịch trọ học ở xóm bên cạnh. Cô đưa San về thăm quê ở Vân Đình (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây). Họ làm đám cưới vào năm 2003.

Cuối năm 2004, một hôm San đưa mấy người bạn đồng hương về thăm quê vợ, được bố vợ mời thưởng thức món thịt chó chính gốc Vân Đình. San nảy ra ý nghĩ: “Người Việt thích món này, người nước ngoài cũng thế, tại sao mình không mở quán bán món đó tại Hà Nội? Nếu thành công là sống và học tiếp được rồi”.

Mấy hôm sau, vợ chồng San gom góp số tiền ít ỏi, thuê một địa điểm ở ngõ phố Huế để mở quán. Vợ San lo quản lý, còn San chạy vạy học cách chế biến món thịt chó, cả tháng trời đi tham khảo các quán khác và về cả các vùng quê để học cách bài trí quán.

Lúc đầu quán chưa đông khách, vợ lại mới sinh con đầu lòng, gánh nặng cuộc sống đè nặng lên vai San. Chuyện học hành và thu thập tài liệu cho luận án tiến sĩ dân tộc học của San cũng bị ngưng trệ.

Cuối cùng San có ý nghĩ: “Nếu bán một thịt chó không thôi thì những người không ưa món này không biết ăn gì, mà ăn hôm qua rồi nay đến ăn nữa cũng chán. Nếu là mình mình cũng không đến liên tục”. San liền mở rộng thêm các món ăn truyền thống khác, tuyển thêm nhân viên biết chế biến theo cách dân dã: cơm cá kho, dưa cà, thịt ba chỉ ram khô... Nhưng thịt chó vẫn là món chủ yếu. San cười: “Toàn món ăn với giá bình dân cả nên khách thích đến luôn”. Để quán “100% dân tộc”, San đặt tên là quán Chim Sáo.

Quán của San ngày càng đông khách. Cũng nhờ số tiền kiếm được từ quán mà vợ San đã đủ vốn thành lập một công ty chuyên tổ chức các tours du lịch cho khách nước ngoài. San khoe: “Hai vợ chồng đã mua được một căn nhà nhỏ ở Gia Lâm Hà Nội, không còn phải sống cảnh ở thuê như trước nữa. Tất cả là nhờ quán thịt chó đấy nhá!”. San nói: “Ở VN tuy không có nhiều tiền nhưng sống được lắm nhá!”.

Một ngày bán hàng

San mặc quần ống ngắn, chân đi đôi dép cao su cũ kỹ, áo bà ba màu cháo lòng, vai vắt chiếc khăn tay, cùng mấy nhân viên trong quán cũng ăn mặc tương tự, tất bật chạy hết bàn nọ đến bàn kia mời khách. “Đang là giờ cao điểm của quán ông thấy rồi đấy nhá! Ông phải ngồi đợi một lúc nhá!” (Hình như câu nói nào của ông tây nói tiếng Việt này cũng có tiếng “nhá”. San bảo mời khách kiểu thân mật như vậy thành quen miệng rồi). Chỉ một lát, chưa kịp hết câu đã lại có thêm một tốp khách tây ba lô bước vào. Không cần coi thực đơn, mấy vị khách gọi ngay: “Thịt chó và rượu táo Mèo” bằng thứ tiếng lơ lớ mới học. “Rượu táo Mèo thì có nhưng thịt chó thì hết. Đợi khoảng 30 phút nhá. OK nhá?”, San vừa cười hề hề với khách vừa xoa hai tay, dọn bàn.

Chờ mấy vị khách gật đầu xong, bảo nhân viên bưng tạm mấy món ăn trước cho khách, San lật đật phóng vội chiếc xe Minsk nổ bành bạch xuống tận Hà Đông (thuộc tỉnh Hà Tây) xa hơn 10km, lấy thêm thứ “thịt chó thui rơm thứ thiệt”, từ Vân Đình đem về vẫn còn thơm mùi khói.

Lấy được thịt rồi, San tự tay chế biến rồi đem lên cho khách. Các vị khách nhìn bát mắm tôm tỏ vẻ không hiểu, San đánh vần từng tiếng: “M...ắ... m t...ô...m”, rồi giải thích: “Mắm tôm đấy, ngon lắm nhá. Thiếu nó là món này hết ngon đấy nhá”. Đoạn, San quay sang dặn các nhân viên: “Từ nay nhớ tăng 7 kg lên 10kg nhá! Không ngày mai lại thiếu, phải đi lấy thêm vất vả lắm nhá!”. Ít tháng trước, những khách quen của quán muốn ăn thịt chó phải đặt trước ba tiếng đồng hồ để đích thân San có thì giờ xuống tận vùng “nguyên liệu thịt chó” ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây) lấy về cho đủ món. Nhưng nhiều lần thấy khách sốt ruột đợi món ăn như món hầm chẳng hạn, nên San mua sẵn để trong tủ lạnh, khách gọi, chỉ cần hâm lên là sẽ có ngay.

Gần 11 giờ đêm, khi quán đã bớt khách San mới được một chút nghỉ ngơi. Anh ngồi gác nhẹ chân lên chiếc ghế tre trước cửa quán, lấy ra chiếc điếu cày, vê thuốc lào, châm lửa và rít một hơi dài rồi mơ màng nhả khói. Có người đi qua, anh cười khoái trá: “Cái điếu này thật là kêu!”. Các nhân viên của San đã hiểu quá rõ ông chủ của mình, họ kể: “Ông San biết hút rồi nghiện thuốc lào VN ngay từ lúc mới sang. Ông ta nói hút thuốc lào cũng là phương tiện thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc”.


ÔNG TÂY LÀM MC

Nhiều người gọi ông Tây sinh năm 1978 này bằng cái tên thân mật là Joe hay Dâu! “Mình đến VN là để học, nhưng học cũng phải sống trước đã. Mình làm việc, kiếm tiền để có một cuộc sống dễ chịu hơn”, Joe tâm sự một cách thẳng thắn như vậy.

Một “cuộc sống dễ chịu” của Joelà: “Đủ tiền uống trà đá sinh viên 1,000đ, ăn phở hay bún ốc 5.000đ và cơm bụi vỉa hè là rẻ nhất nhưng phải có thời gian viết blog bằng tiếng Việt”.

Nhà trọ, cơm bụi, trà đá...

Joe tốt nghiệp hai ngành biểu diễn và truyền thông tại Đại học Acadia (Canada). Tháng 10 năm 2002, khi những người bạn cùng lớp với Joe tìm đường sang các nước Mỹ, Anh, Úc làm việc thì Joe chọn VN theo một dự án nhỏ của Chính phủ Canada.

Ấn tượng đầu tiên của Joe về VN là “không có những cao ốc chọc trời và những thành phố lớn nhưng con người thật tuyệt vời, dễ gần gũi”. Joe kể lại bằng tiếng Việt khá thông thạo: “Mới đến VN lần đầu tiên nhưng mình cảm thấy sẽ gắn bó với nơi này lâu dài”.

Mấy ngày sau, Joe tìm được việc dạy tiếng Anh cho một trung tâm Anh ngữ ở phố Cát Linh Hà Nội với mức lương không đủ cho một người bình dân sống. “Đó là những ngày sống khó khăn nhất của mình. Tiền kiếm được chỉ đủ trả thuê nhà trọ, ăn cơm bụi và uống trà đá dài dài”.

Cũng chính vì lang thang đi tìm các quán cơm bụi rẻ tiền, la cà những chốn bình dân nên Joe thuộc làu các ngõ phố Hà Nội. “Chỉ tội lúc ấy mình nói tiếng Việt dở quá, đi mua cái gì cũng toàn bị đắt. Người Việt có từ gì nhỉ? À, đúng rồi, “bần cùng”. Hoàn cảnh mình cũng bần cùng như thế. Nhưng kể cả những lúc khó khăn nhất, chưa bao giờ mình nghĩ sẽ trở về nước”, Joe tâm sự.

Để sống được ở VN lâu dài, đầu năm 2004 Joe đăng ký xin học khoa Tiếng Việt tại trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội. Bây giờ Joe có thể nói tiếng Việt làu làu, riêng khả năng viết tiếng Việt thì khó ai tin được đó là do một ông tây viết.

Joe vừa rèn giũa vốn liếng tiếng Việt vừa “chạy sô” một loạt các công việc để kiếm sống, nói như Joe là để “lấy ngắn nuôi dài”: làm biên tập thời vụ cho báo Đầu Tư bản tiếng Anh, phụ trách truyền thông cho một dự án của Cơ quan Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại VN, soạn tài liệu bản thảo cho Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)...

Joephải “quay chong chóng” để xếp lịch sao cho phù hợp: sáng lên lớp, trưa lên văn phòng UNDP, chiều chạy đến nhà in in tài liệu cho UNICEF. “Hôm nào phải biên tập ở báo Đầu Tư nữa thì ù cả tai. Có ốm cũng cố gượng mà đi làm. Thứ bảy, chủ nhật các bạn đi chơi, nghỉ ngơi thì mình phải cày. Tục ngữ VN chẳng nói đói thì đầu gối phải bò đấy thôi. Muốn mưu sinh bằng chính khả năng của mình ư? Đâu có dễ!”, Joe nói.

Rồi cơ hội để có một công việc ổn định cũng đến với Joe. Trong một tiểu phẩm phụ họa cho chương trình “Hành trình văn hóa” (VTV3), Joe diễn vai một sinh viên nước ngoài đi mặc cả mua hàng. Cách diễn dí dỏm và hài hước của Joe được những người làm show truyền hình để ý đến.

Dịp Hội nghị APEC được tổ chức tại VN năm 2006, với vốn liếng tiếng Việt sành sỏi, Joe được mời làm MC cho chương trình ca nhạc lớn, truyền hình trực tiếp. Khá tự tin trong vai trò MC, Joe đã nhận được những ánh mắt thiện cảm và bất ngờ từ khán giả. Đầu năm 2007, VTV6 ra mắt khán giả, Joe đã nhận được hợp đồng làm việc phù hợp với ý muốn của mình tại VN.

Làm gì cũng được, ăn gì cũng xong

Những ngày này Joe bận túi bụi chuẩn bị và thực hiện một loạt những cảnh quay, show diễn cho các chương trình VTV6. Joe nói thật mà như đùa: “Lịch “chạy” đã khép kín từ 5g sáng tới 11g đêm, chỉ gặp được mình sớm nhất là giao điểm 0 giờ hai ngày cũ mới. Không “chạy”, mất việc là đói thì bỏ tiền ra nuôi mình nhá!”. (Người phương Tây nói tiếng Việt thường có tiếng “nhá” đằng sau).

Đêm Hà Nội rất khuya Joe mới lần mò từ trường quay về căn phòng chung cư thuê ở phố Kim Liên, ngay sát đường tàu chạy qua chạy lại ồn ào không ai muốn ở. Căn phòng quá thiếu tiện nghi, Joe bảo: “Chỉ hợp với những người không có mặt ở nhà thường xuyên như tớ thôi. Có chỗ ở là tốt rồi”. Rủ thêm hai người bạn ở chung, Joe giải thích:”Kiểu Campuchia cho rẻ!”. Chỉ kịp tắm ào một cái, Joe xách xe ra đường “lôi” về cho mình bữa tối (hay bữa khuya!) với hai cái bánh mì pa-tê và “gặm” ngon lành vì đói. Gần 2 giờ sáng, khi đường phố Hà Nội còn vắng hoe thì mới là lúc Joe thư giãn cuối ngày: lên mạng để viết nhật ký điện tử (blog).

Nhưng 7g sáng hôm sau, gặp Joe ở quán cà phê gần Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội, người ta đã thấy anh cười nói và pha trò bằng những câu đùa kiểu Việt Nam trước khi bước vào dàn dựng một tiểu phẩm mới cho chương trình sắp phát sóng.

“Trông Joe vui vui, ngộ ngộ, hay đùa vậy thôi chứ khi làm việc thì cực kỳ nghiêm túc, cái gì được giao cũng làm ngon ơ, chưa bao giờ bỏ lỡ việc chung của tập thể “, các bạn đồng nghiệp của Joe ở VTV6 nhận xét như vậy.

Riêng đối với Joe: “Có được một chỗ làm ổn định tại VN là tốt lắm rồi. Làm gì cũng được, ăn gì cũng xong, miễn sao trụ được và sống được ở đây. Nhưng bền vững và ổn định với một công việc thì vẫn tốt hơn”.

Buổi chiều, 15g30, khoảng giữa hai cảnh quay của một chương trình, được tạm nghỉ 30 phút, Joe đi rất nhanh về phía một quán cơm bụi: “Cơm, cá kho, rau muống luộc. Suất 7.000đ thôi bác nhé”. Thấy Joe không phải là khách quen, bà chủ quán há hốc miệng, làm suất cơm nhưng vẫn lẩm bẩm: “Tây gì mà ăn uống hà tiện đến thế!”.

Joe cho biết ăn uống đơn giản như vậy lâu ngày sẽ tiết kiệm được khối tiền. Nhiều người thấy Joe bình dân, nghe Joe nói tiếng Việt sành sỏi, ai cũng ngạc nhiên. Những lúc ấy Joe giải thích: “Tớ là Dâu mà! Tây “rau muống” mà!”.


ÔNG TÂY LÀM BỒI

Từ lâu, người dân ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) đã quen với hình ảnh những du khách từ nhiều nơi trên thế giới đến đây làm việc. Nhiều người trong số họ đã chọn Hội An làm quê hương mình. Họ xin được làm thuê cho các ông chủ người Việt để mưu sinh, và điều quan trọng nhất đối với họ là được sống tại Hội An.

Rành Hội An như trong lòng bàn tay

Cứ vào 9 giờ sáng, Damien cưỡi chiếc xe máy màu đỏ với xấp tờ rơi trên tay, chạy long nhong khắp phố cổ. Chỗ nào có khách sạn mới mở, có du khách là Damien tìm đến. Chỉ mới nhận việc chưa được bao lâu tại hai quán bar King Kong và Sleepy Gecko, nhưng cuốn sổ tay của Damien đã chi chít những số điện thoại, địa chỉ của hàng trăm khách sạn và nhà hàng ở Hội An - những nơi hàng ngày Damien thường lui tới để tiếp thị cho quán bar Sleepy Gecko của một ông Tây lấy vợ Việt mới mở bên bờ sông Hoài.

À Một ngày làm việc của Damien bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 11giờ đêm. Từ 9g-17g, Damien làm tiếp thị cho quán Sleepy Gecko. Còn từ 19g-23g, anh lo âm thanh, ánh sáng kiêm cả chạy bàn, thu tiền tại quán bar King Kong của một ông chủ Việt Nam người Hội An.

Chàng trai 26 tuổi sinh ra và lớn lên ở bang Queensland (Úc) này vốn là một kỹ sư chuyên ngành sửa chữa ôtô, máy móc. Damien kể: “Hơn bốn năm làm nghề, ngày nào cũng vậy, từ sáng đến tối tôi chỉ biết những chiếc máy hư và chiếc xe hỏng. Nhiều lúc tôi nghĩ không lẽ mình cứ cặm cụi suốt đời quanh những chiếc máy như vậy hay sao?”. Nghĩ thế, Damien xin nghỉ việc và khoác ba lô, lên đường sang VN du lịch.

“Tôi định đi thăm VN khoảng một tháng rồi về lại Úc. Vậy mà đến Hội An chỉ mới mấy ngày, tôi đã muốn ở lại luôn. Ở đây tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn”. Công việc tuy thu nhập không cao, chỉ đủ tiền thuê một căn nhà nhỏ ở ngoại ô và ăn uống, nhưng Damien rất thích.

Hội An hút hồn Damien vì thức ăn ở đây rất ngon mà lại rẻ, không khí trong lành, người dân thân thiện. Lúc rảnh Damien nhảy lên xe máy, vẻ ngoài bụi bặm, ra các quán lá bên sông Hoài ăn hến xào, bánh tráng đập dập chấm mắm nêm, chè bắp... Ăn món nào anh cũng khen ngon. Ở Hội An một thời gian, Damien rành Hội An như lòng bàn tay, biết từng ngõ hẻm mà thậm chí nhiều người Hội An chưa biết. Những ngày đầu khi ăn uống hay đi mua hàng Damien còn bị hớ, nhưng nay đã biết trả giá bằng tiếng Việt. Anh kể: “Lúc tôi mới đến Hội An, ghé một quán cơm bình dân gần chợ, bà bán hàng bán cho tôi đĩa cơm với giá gấp đôi những người khác cùng ăn. Tôi im lặng trả tiền rồi đi về. Hôm sau, tôi cũng ghé lại hàng cơm đó, bà bán hàng chỉ lấy giá bằng nửa. Tôi ngạc nhiên. Bà nhìn tôi cười thân thiện và nhờ đứa cháu dịch cho tôi nghe: người quen mà. Vậy đó, ở Hội An chỉ gặp một lần là trở thành người quen thôi. Chính vì vậy mà tôi chọn Hội An để làm việc và sống”.

NHỮNG “ÔNG TÂY” KHÁC

Với vợ chồng người Hà Lan là Marc (36 tuổi) và Fem (27 tuổi), Hội An là nơi khởi đầu cho cuộc sống gia đình của họ. Cả hai chỉ mới quen biết nhau khi cùng đi du lịch VN cuối năm 2003, và cuộc sống êm đềm ở phố cổ Hội An đã kéo cả hai lại gần nhau.

Marc xin vào làm hướng dẫn viên du lịch cho Công ty TNHH Sơn Mỹ chuyên tổ chức các tour đưa khách đi thăm khu di tích Mỹ Sơn. Yêu cuộc sống hiền hòa ở phố cổ, Fem không về Hà Lan mà chọn Hội An để cùng Marc tạo dựng cuộc sống mới. Đám cưới của Marc và Fem chỉ là một bữa cơm rau trong căn nhà nhỏ trên đường Nhị Trưng.

Căn nhà mà hai vợ chồng Marc thuê để ở được Marc trang trí như một trung tâm điều hành du lịch. Ở đó có cả bản đồ nội thị Hội An với đầy đủ hệ thống nhà hàng, khách sạn và các shops mua bán hàng lưu niệm, có ghi rõ từng mặt hàng mà Marc và vợ đã mất gần ba tháng trời để thu thập và cày cục vẽ nên bằng bút màu. Mức lương của vợ chồng Marc đủ để trang trải tiền thuê nhà và chi tiêu hằng ngày.

“Hội An dễ sống, người dân dễ mến, chúng tôi luôn cảm thấy thoải mái khi đi trên phố, la cà ở các quán cà phê với các bạn trẻ địa phương” - Marc nói. Con trai đầu lòng của Marc có tên Việt là Sơn, “Chúng tôi đặt tên Sơn vì muốn con trai tôi nhớ về Mỹ Sơn”. Cái gia đình nho nhỏ ấy sắp sửa đón thêm một thành viên nữa ra đời, “Nếu là con gái, chúng tôi sẽ đặt tên là Hội An, có thể đó là một cái tên rất Việt: Nguyễn Thị Hội An”.

Với Scott McMillan (30 tuổi, đến từ Anh), Hội An là môi trường khá thuận lợi để anh làm việc. Vốn là bác sĩ thú y, nhưng khi qua VN du lịch, đến ở Hội An một tuần, Scott thích quá nên tìm cách ở lại. Tìm một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô để thuê, Scott đi gõ cửa các nhà hàng, khách sạn để tìm việc và nhận dạy thêm tiếng Anh cho một trung tâm ngoại ngữ ở Đà Nẵng. Ban ngày đi thử việc ở khách sạn tại Hội An, ban đêm Scott chạy xe máy hơn 30km ra Đà Nẵng dạy kèm. Gần bốn tháng làm việc như con thoi giữa Hội An và Đà Nẵng, Scott nói bằng tiếng Việt là “cày bừa”, anh được nhận vào làm quản lý cho Nhà hàng Khách sạn Phố Hội 2. “Hàng ngày tôi tiếp khách, hướng dẫn họ những nơi cần đến, kiểm tra các bàn tiệc, nơi ăn chốn ở của khách. Ban đêm tôi dạy tiếng Anh cho nhân viên của nhà hàng, còn họ thì dạy tôi tiếng Việt” - Scott kể với vẻ thích thú hiện rõ trên nét mặt.

Scott đang ấp ủ nhiều dự định: “Tôi chưa thể nói rõ kế hoạch của tôi cho các bạn biết, nhưng trong một tương lai rất gần tôi sẽ làm một cái gì đó cho tôi ở Hội An, dĩ nhiên là làm du lịch. Ba mẹ tôi ở Anh cũng rất ủng hộ”.

Qua câu chuyện của mình, Scott tiết lộ anh đang yêu một cô gái Hội An: “Chúng tôi sẽ làm đám cưới tại Hội An và sống với nhau ở đây. Tôi chọn Hội An làm quê hương và có thể con cái tôi cũng sẽ lập nghiệp tại đây”. Còn một điều Scott đang phấn đấu: “Phải nói tiếng Việt giỏi và sống hòa đồng hơn để mọi người không gọi tôi là ông Tây nữa. Tôi ghét bị gọi là ông Tây lắm, sao không gọi tôi là... “ông ta”?”
.
Sưu-Tầm

TAM73F
02-17-2012, 10:20 PM
Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn?
LS Nguyễn Văn Đài

Gửi tới BBC từ Hà Nội

thứ tư, 15 tháng 2, 2012
Facebook Twitter Chia sẻGửi cho bạn bè In trang này Vụ việc UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã dẫn đến việc gia đình ông tự chế mìn và trang bị súng bắn đạn hoa cải để tự vệ.


Vụ việc tại Tiên Lãng liên tục thu hút sự chú ý của dư luận

Điều này cho thấy những người dân vốn hiền lành quanh năm lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống, nay khi họ bị chính quyền ức hiếp, đối xử bất công nhằm tước đoạt mồ hôi, nước mắt, vốn liếng của họ đã bỏ ra biết bao năm trời. Họ đã sử dụng đến các công cụ pháp lý là khởi kiện ra tòa án, họ tin tưởng là tòa án sẽ đem lại công lý cho họ.

Kết quả là họ đã bị cả tòa án và chính quyền lợi dụng pháp luật, bẻ cong pháp luật, rồi thực hiện hành vi trái pháp luật để tước đoạt tài sản của họ. Thất vọng, mất niềm tin vào chính quyền và tòa án, không còn nơi nương dựa. Họ đã buộc phải lựa chọn giải pháp cuối cùng đó là trang bị vũ khí tự chế để tự vệ tài sản và bảo vệ công lý cho chính mình. Kết quả là chính quyền huyện Tiên Lãnh đã biến họ từ những người dân vô tội, hiền lành có nguy cơ trở thành những người tội phạm.

'Thi hành công vụ?'

Hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng đã gây ra sự bất bình và phẫn nộ trong nhân dân.

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đã khẳng định trên trang tin nhanh Vnexpress vào ngày 13/1/2012 rằng: quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng( Hải Phòng) với gia đình ông Đoàn Văn Vươn là vừa trái pháp luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội của thành phố Hải Phòng. Ông đề nghị Thủ tướng Dũng chỉ đạo bộ Công an khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi hủy hoại tài sản công dân. Nhiều Văn phòng luật sư đã đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các thành viên trong gia đình ông Vươn. Vụ việc cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người nguyên là lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và của đảng Cộng sản. Đặc biệt có hàng trăm người đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ và ủng hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Trước áp lực của nhân dân cả nước, ngày 10/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận: UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có sai phạm trong giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Cụ thể là các quyết định 460/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2008, quyết 461/QĐ-UBND ngày 7 tháng 4 năm 2009 của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất của gia đình ông Vươn là không đúng với qui định của Luật đất đai năm 2003. Do vậy quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật.

Từ kết luận của thủ tướng chính phủ, tính chất pháp lý của vụ án đã thay đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là 6 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn có phạm các tội hình sự “giết người” và “chống người thi hành công vụ” mà các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng đã khởi tố hay không?

Trước hết, chúng ta xem xét đến việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Vươn có phải là thi hành công vụ hay không?

Khái niệm người thi hành công vụ được nêu trong Điều 257 Bộ luật hình sự bao gồm các nhân viên của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức đang thừa hành nhiệm vụ được giao theo đúng qui định của pháp luật. Nhiệm vụ được giao những hoạt động bình thường, đúng đắn và đúng pháp luật.Theo kết luận của Nguyễn Tấn Dũng thì quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Do vậy việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế là trái pháp luật và đương nhiên không phải là hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Do vậy những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn không phải là những người thi hành công vụ.

Vậy UBND huyện Tiên Lãng và những người được giao nhiệm đó vi phạm pháp luật như thế nào?

Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định:

Khu nhà và vườn của ông Đoàn Văn Vươn bị 'đốt sạch, phá sạch'

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép….”

Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 và quyết định số 200/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm đó(Kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng). Do vậy nhà ở,các công trình xây dựng và tài sản trên đó là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình ông Vươn. Không ai được tự ý xâm phạm.

Về mặt khách quan: Việc UBND huyện Tiên Lãng lợi dụng pháp luật để huy động một lực lượng trên 100 người gồm công an, quân đội, dân phòng. Họ được trang bị vũ khí và các công cụ hỗ trợ nhằm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản được pháp luật bảo hộ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Các loại vũ khí mà UBND huyện Tiên Lãng sử dụng hoàn có thể gây thương tích và tước đoạt mạng sống của các thành viên gia đình ông Vươn.

Về mặt khách thể: UBND huyện Tiên Lãng đã sử dụng một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí để sẵn sàng dùng vũ lực ngay tức khắc buộc gia đình ông Đoàn Văn Vươn lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Tính mạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình ông Vươn có thể bị tước đoạt nếu họ quyết tâm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình đến cùng.

Thực tiễn là sau khi cho nổ mìn tự chế để ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, nhưng những người vi phạm vẫn kiên quyết thực hiện hành vi phạm tội tới cùng.

Họ tiếp tục tấn công bất hợp pháp vào khu vực của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, buộc gia đình ông phải bắn đạn hoa cải để tự vệ gây thương vong cho một số người vi phạm pháp luật. Khi UBND huyện Tiên Lãng tăng cường lực lượng và vũ khí thì gia đình ông Vươn buộc phải rút lui để bảo toàn tính mạng, sức khỏe.

Đốt sạch, phá sạch

Hậu quả xảy ra: Toàn bộ tài sản hợp pháp của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị cướp sạch, phá sạch và đốt sạch.

UBND huyện Tiên Lãng đã vi phạm Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, khi huy động một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí xâm phạm vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi không được pháp luật cho phép. Hành vi của UBND huyện Tiên Lãng có dấu hiệu của tội cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí được qui định tại Điều 133 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Khi họ sử dụng một lực lượng đông đảo để dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tấn công vào gia đình ông Vươn, làm cho gia đình ông không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của gia đình ông Vươn. Việc gia đình ông Vươn sử dụng mìn tự chế, súng tự chế bắn đạn hoa cải chỉ là giải pháp cuối cùng để tự vệ bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình mình trước hành vi tấn công ăn cướp của người khác. Hành động tự vệ cho nổ mìn tự chế và bắn đạn hoa cải chỉ nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

Chúng ta xét đến mức độ tương xứng giữa lực lượng vi phạm pháp luật và gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Bên UBND huyện Tiên Lãng với trên 100 công an, quân đội, dân phòng. Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ hiện đại và đầy đủ. Còn gia đình ông Đoàn Văn Vươn có bốn người đàn ông và hai người phụ nữ.

Họ tự trang bị một mìn tự chế, và một số súng tự chế bắn đạn hoa cải. Điều rõ ràng ở đây là gia đình ông Vươn hoàn toàn yếu thế trước những người vi phạm pháp luật là UBND huyện Tiên Lãng.

Việc gia đình ông Vươn cho nổ mìn, bắn súng hoa cải chỉ nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của những người tấn công chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Nhưng mặc dù gia đình ông đã cho nổ mìn, bắn đạn hoa cải, nhưng vẫn không ngăn chặn được hành động phạm tội của UBND huyện Tiên Lãng. Cuối cùng tài sản mà ông và gia đình đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, tiền bạc đã bị họ cướp, đốt và phá sạch.

Tất cả những điều trên đã chứng minh rằng hành động tự vệ của gia đình ông Vươn thấp hơn mức độ cố ý phạm tội đến cùng của các nạn nhân. Hành động tự vệ đã không đủ để ngăn chặn quyết tâm phạm tội đến cùng của những người vi phạm pháp luật.

Không một ai, hay không có một cơ sở nào có thể biện minh cho hành động vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Nhưng sự quan tâm, ủng hộ và lên tiếng của cả xã hội là chứng minh tốt nhất cho hành động tự vệ hợp pháp và đúng đắn của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Hàng động tự vệ của gia đình ông Vươn khi cho nổ mìn tự chế và bắn hoa cải vào những người vi phạm pháp luật vẫn nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật cho phép. Đó không phải là hành vi giết người như quyết khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do vậy, các ông Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) không phạm tội giết người như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bà Phạm Thị Báu (tức Hiền vợ của ông Quý) và bà Nguyễn Thị Thương(vợ của ông Vươn) không phạm tội chống người thi hành công vụ như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm vụ trong ngày 5 tháng 1 năm 2012 khi xâm phạm bất hợp pháp vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là những người vi phạm pháp luật. Họ không phải là những người thi hành công vụ.

Vậy việc các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ sử dụng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải vi phạm điều luật nào?

Theo qui định tại Nghị định số 175/CP ngày 11 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng chính phủ thì các loại: "vũ khí thể thao quốc phòng và các loại vũ khí khác như (súng săn, súng kíp, súng hỏa mai…), thuốc nổ và kíp mìn dùng trong sản xuất không phải là vũ khí quân dụng."

Như vậy, các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ chỉ có thể có dấu hiệu vi phạm vào Điều 232 Bộ luật hình sự qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng...vật liệu nổ. Và Điều 234 qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vật liệu nổ và vũ khí thô sơ chỉ nhằm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Chống lại hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. UBND huyện Tiên Lãng đã thực hiện âm ưu, thủ đoạn, sử dụng mọi lực lượng để quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến cùng. Nhằm dồn gia đình ông Vươn vào đường cùng để họ dễ dàng chiếm đoạt tài sản.

Hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng đã bị nhân dân cả nước phẫn nộ và lên án. Nhưng hành động tự vệ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn lại được nhân dân cả nước đồng cảm, chia sẻ và ủng hộ.

Do vậy chúng ta mong rằng các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải phòng không xem xét trách nhiệm hình sự theo Điều 232 và 234 đối với các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ để đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư đấu tranh dân chủ Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống tại Hà Nội. Các bài viết phản biện chính bài viết này hoặc tham gia ý kiến về vụ Tiên Lãng, xin gửi về Diễn đàn BBC Tiếng Việt.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120215_who_guilty_doanvanvuon_case.shtml

TAM73F
02-17-2012, 11:32 PM
------------//-----------//-------------
Ai mua nhà ở bên Phú Mỹ Hưng - V.N hãy coi chừng !!!

Chuyện "người giàu cũng khóc" ở Phú Mỹ Hưng
Nhiều người bỏ tiền tỷ để mua cuộc sống văn minh, tiện nghi ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã phải “vỡ mộng” vì phải đương đầu với muôn ngàn nỗi khổ khi dính vào những rắc rối ở đây.

Méo mặt vì bỗng dưng… mất đất

Có tiền mua nhà Phý Mỹ Hưng chưa chắc đã sướng

Trong cơn sốt nhà đất 2006 - 2008, mọi người đua nhau mua nhà ở Phú Mỹ Hưng (PMH) rồi mua bán sang tay mà không chú ý đến yếu tố chủ quyền nhà đất. Đến giữa năm 2009, khi cơn sốt nhà đất qua đi, người dân bắt đầu chú ý đến việc làm chủ quyền nhà đất để kinh doanh, cho thuê… thì mới té ngửa ra trước khoản tiền sử dụng đất quá lớn. Có người phải đóng từ 500 (+/-25,000 USD) - 700 triệu đồng cho căn nhà của mình.

Theo giải thích của đại diện công ty PMH thì đất mà PMH xây nhà bán cho khách hàng là đất công ty đã thuê trong 50 năm. Nhưng theo quy định thủ tục thuê nhà ở, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở, nghĩa vụ tài chính của công ty PMH do UBND TP ban hành thì UBND TPHCM sẽ thu hồi phần đất thuê trên và ra quyết định giao đất tương ứng cho khách hàng mua nhà của Công ty PMH. Và trong hợp đồng mua bán đã quy định rõ đối tượng phải đóng tiền sử dụng đất là khách hàng.

Tuy nhiên, ứng theo các điều khoản quy định tại Nghị định 181 ban hành ngày 29/10/2004 và Nghị định 198 ban hành ngày 3/12/2004 thì đối tượng đóng tiền sử dụng đất phải là chủ đầu tư, tức là công ty PMH. Thế nhưng, sau hơn 2 năm tranh chấp thì UBND TP vẫn ra quyết định phán quyết trách nhiệm đóng tiền sử dụng đất là của người mua nhà đất.

Một cư dân tại PMH than: “Nếu thế là tự dưng chúng tôi mất toi phần đất. Vậy là chúng tôi mua nhà xây trên trời à?!”.

Nỗi lòng của cư dân này cũng có phần đúng. Vì nếu vậy thì những căn hộ mà PMH bán chưa đúng nghĩa là 1 căn nhà, vì nếu là căn nhà thì nó phải nằm trên đất. Nếu nó nằm trên trời mà không có đất thì đó một tổ hợp gạch đá xi măng chứ chưa phải là một căn nhà. Vậy, những tổ hợp gạch đá xi măng mà PMH bán cho khách hàng cao giá quá!

Một lãnh đạo PMH còn an ủi là dù người dân không đóng tiền sử dụng đất, làm giấy chủ quyền thì họ vẫn là chủ sở hữu căn hộ trong vòng 50 năm, vì đây là thời gian PMH đã trả tiền thuê đất. Như vậy, tiền tỷ mà cư dân PMH bỏ ra là để mua quyền sử dụng cái tổ hợp gạch đá, xi măng trong vòng 50 năm. Nếu như vậy thì quả thật là PMH kinh doanh 1 vốn 4 lời, vì giá bán căn hộ của PMH cao gấp mấy lần giá thành xây dựng cái tổ hợp trên.

Chật vật bởi không có sổ hồng

Nhiều cư dân PMH đã và đang chịu đựng nỗi thống khổ vì nhà đã mua từ rất lâu, có khi cả chục năm trời nhưng vẫn không có chủ quyền nên không thể thực hiện bất cứ giao dịch gì liên quan đến những căn nhà không có chủ quyền này.

Thiệt thòi đầu tiên là họ không được phép mua bán nhà mà chỉ có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà thông qua công ty PMH. Nhưng từ khi có Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì cư dân cũng không thể chuyển nhượng hợp đồng thông qua công ty PMH vì quy định phải có chủ quyền mới được chuyển nhượng. Khổ nhất vẫn là những cư dân vay nợ ngân hàng để mua nhà, họ gần như không có lối thoát vì không thể bán nhà để trả nợ.

Nhiều cư dân còn phản ánh là họ phải cho thuê nhà “chui” vì theo quy định của Luật Nhà ở thì nhà ở cho thuê phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới có thể làm giấy phép đăng ký kinh doanh, cho thuê.

Bản hợp đồng mua bán giữa họ và công ty PMH không phải là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu của họ nên cũng không thể đem thế chấp ngân hàng, góp vốn kinh doanh, cho tặng di sản…

Một cư dân ở Hưng Vượng 2 than: “Cũng muốn làm sổ hồng lắm để có thể an tâm giao dịch, kinh doanh đúng pháp luật nhưng kiếm đâu ra mấy trăm triệu để đóng tiền sử dụng đất bây giờ. Tôi phải vay mượn đủ nơi mới có đủ tiền mua căn hộ này, nay tiền vay nợ còn chưa trả xong nữa là…”.

Hiện nay, họ còn đang đứng trước lời “đe dọa” của công ty PMH là: nếu không đóng tiền sử dụng đất trước tháng 11 thì có nguy cơ phải đóng số tiền nhiều gấp 2 – 8 lần mới có được chủ quyền nhà. Kể cũng tội, cư dân ở đô thị văn minh này cũng bị “đày” dữ quá!

Khóc ròng do sổ hồng… 0m2

Một trường hợp ly kỳ đến không thể ly kỳ hơn là khi một cư dân PMH lên diễn đàn Congdongphumyhung than phiền vì anh… đã làm được sổ hồng. Quái lạ! Ai cũng lo lắng không có tiền đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng, anh đã làm được sổ hồng còn khóc cái gì?!

Nhưng nghe kỹ lời anh trần tình, ngẫm nghĩ cũng thấy đáng khóc thật. Bởi với ý định làm sổ hồng để thế chấp ngân hàng lấy tiền làm ăn nên anh cố chạy một khoản tiền để đóng tiền sử dụng đất.

Nào ngờ, khi anh hí hửng đem sổ hồng đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp vay tiền thì nhân viên ngân hàng phán một câu xanh rờn: “Sổ của anh không thể thế chấp”. Lý do rất đơn giản: trong sổ hồng của anh không ghi diện tích sở hữu riêng, trong sơ đồ thể hiện vị trí căn hộ của anh cũng bị đánh dấu là phần diện tích không được công nhận. Như vậy có nghĩa là phần sở hữu riêng của anh là 0m2, 0m2 thì giá trị bao nhiêu mà thế chấp?

Dù giá căn hộ tại PMH lên đến vài chục triệu đồng/m2, để mua căn hộ đó anh cũng mất vài tỷ đồng. Thế nhưng, quyền sở hữu của anh chỉ là 0m2 thì đúng là chẳng có giá trị gì thật. Vậy là, anh không thể vay tiền để làm ăn, tiền vay đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng cũng không biết kiếm đâu ra mà trả nợ. Không khóc ròng mới lạ!
Có lẽ, những câu chuyện này có thể xếp vào danh sách những câu chuyện “người giàu cũng khóc” ở Việt Nam.

From : Tùng Nguyên

-----------//----------


GS Niel Koblitz góp ý cho Viện toán cao cấp

By NTZung, on February 18th, 2012

Đây là góp ý cho Viện toán cao cấp nói riêng, và cho chính sách phát triển toán học của VN nói chung. Ông Koblitz là người khách quan và tốt bụng, muốn cho VN khỏi một lần nữa đi chệch đường.

Bài này là được anh Hoang Khang giới thiệu trên diễn đàn Humboldt, tôi lấy lại đây. Những chỗ nào [viết nghiêng trong ngoặc vuông] thì là bình luận củ tôi

Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp
GS. Neal Koblitz

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ

Cập nhật: 08:03 GMT – thứ bảy, 18 tháng 2, 2012
Có bốn lý do căn bản để Việt Nam cần hỗ trợ nghiên cứu toán học cả lý thuyết lẫn ứng dụng.

1. Toán học đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Toàn bộ lĩnh vực toán học đều liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy thật khó dự đoán nhánh nào sẽ tạo ra lợi ích kinh tế quan trọng nhất trong tương lai. Ví dụ, tôi được đào tạo theo một ngành rất trừu tượng của toán ở Đại học Princeton, và giảng viên phụ trách luận án của tôi chưa từng làm những vấn đề ứng dụng. Tuy vậy, 10 năm sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi bắt đầu áp dụng kiến thức vào lĩnh vực an ninh máy tính và dữ liệu. Suốt một phần tư thế kỷ qua, toàn bộ công việc của tôi là trong những lĩnh vực ứng dụng.

Tương tự, nhà toán học nổi tiếng Hoàng Tụy nhận bằng tiến sĩ toán thuần túy ở Moscow, hợp tác với những nhà toán học Liên Xô chưa bao giờ làm ứng dụng. Nhưng sau này, ông có đóng góp tiên phong về lĩnh vực tối ưu hóa, tìm kiếm những phương thức hiệu quả nhất để tổ chức các nhiệm vụ hậu cần trong sản xuất, vận tải và liên lạc.

2. Toán học đóng vai trò trung tâm trong văn hóa nhân loại. Toán – như âm nhạc, nghệ thuật, văn học – là ngôn ngữ của tư duy và văn hóa con người. Khi một thanh niên từ Việt Nam giành huy chương Olympic toán học – ví dụ như khi Ngô Bảo Châu được huy chương vàng hai năm liền ở tuổi 16 và 17 – người Việt rất tự hào. Đúng thôi, vì nó có nghĩa là đất nước có danh tiếng cao về toán, và nó chứng tỏ thế hệ trẻ sẵn sàng đóng góp chủ chốt cho kiến thức toán học của thế giới.

Ngược lại, một đất nước không có đóng góp độc đáo cho toán cũng giống như một nước không có nền âm nhạc, nghệ thuật hay văn học của riêng mình.

3. Việt Nam vốn đã có truyền thống mạnh để tiếp tục phát triển. Ở Việt Nam, toán đã có từ thời xa xưa. Hơn 500 năm trước, cái tên Lương Thế Vinh đã được vinh danh trong Văn Miếu. Hơn 60 năm trước, trong cuộc chiến đánh Pháp, Việt Minh ấn hành một sách giáo khoa hình học của Hoàng Tụy để dùng trong vùng giải phóng. Tôi chưa thấy có nơi nào mà nhà xuất bản du kích trong rừng lại in một sách về toán! Và dĩ nhiên, ví dụ gần đây nhất về truyền thống toán học của Việt Nam là giải Fields dành cho Ngô Bảo Châu năm 2010.

4. Một cộng đồng nghiên cứu toán mạnh sẽ thúc đẩy giáo dục về toán. Tại Mỹ, chúng tôi dùng chữ “gateway” (cổng vào) để chỉ toán học vì người trẻ cần được đào tạo tốt về toán để có thể vào học và thành công ở một trong bốn lĩnh vực (khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán). Cải thiện giáo dục toán học ở mọi mức độ – tiểu học, trung học, đại học, sau đại học – là rất cần cho phát triển kinh tế và công nghệ của một quốc gia.

Bây giờ chúng ta cần đặt một câu hỏi khác: Việc chính phủ hỗ trợ cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) có phải là cách hiệu quả để phát triển toán học?

[Cả bốn ý trên đều đúng. Từ trước đến nay, nền toán học VN hầu như không đóng vai trò gì trong phát triển kinh tế. Đây là điểm cần đặc biệt chú ý. Trong khi đang thiếu ứng dụng, nguy cơ lớn ở VN là vẫn đâm đầu vào lý thuyết, và càng ngày càng không thu hút được giới trẻ vì giới trẻ vì giới trẻ bây giờ có thông tin tốt hơn, không coi chỉ có toán lý thuyết mới là "đỉnh cao nhân loại" nữa. Cần đẩy mạnh ứng dụng mới thu hút được giới trẻ làm toán]


Cụ thể là, làm sao để tiền bạc không bị lãng phí, và Viện không trở thành một thứ đồ triển lãm cao cấp mà không có mấy lợi ích cho đất nước?

[Nói cách khác, làm sao để khỏi mang danh Viện Cây Cảnh ?]


Tôi rất lo ngại nguy cơ lãng phí tiền chính phủ cho những dự án hào nhoáng nhưng không hiệu quả. Ví dụ, tôi đã mạnh mẽ chỉ trích đề nghị của Nhóm Chuyên trách về giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ muốn chính phủ Việt Nam dành 100 triệu đôla cho một liên hợp các trường Mỹ để họ xây một đại học “kiểu Mỹ” ở miền Nam.

[Không chỉ 1 trường, mà 4 trường dở ông dở thằng sẽ tiêu phí của nhà nước mỗi trường hàng trăm triệu USD mà không có khả năng thành trường đẳng cấp quốc tế]


Tôi cũng phản đối cái gọi là “chương trình cao cấp”, tức là chính phủ Việt Nam trả bộn tiền cho các giáo sư Mỹ có vài tháng ở Việt Nam dạy các khóa đại học nâng cao. Ở cả hai trường hợp, tôi cho rằng tiền cần dùng để cải thiện lương bổng, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất ở Đại học Quốc gia và các đại học công.

Tương tự, tôi tin rằng với VIASM, tiền chủ yếu cần được dùng ở Việt Nam. Ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, Việt Nam không nên trả tiền hậu hĩnh cho người nước ngoài và không nên đài thọ vé máy bay cho họ.

[VN trả hậu hĩnh cho một vài người để trưng bầy tỏ vẻ thôi, chứ đâu có ý định trả tiền hậu hĩnh cho nhiều người. Lợi dụng, bóc lột những người có lòng tốt là chính chứ có trả gì đâu. Đoạn này GS Koblitz hơi lo xa chăng ?]


Các nhà toán học thỉnh giảng nên dùng ngày nghỉ của mình và tiền của chính phủ nước họ. VIASM nói chung chỉ nên có sự giúp đỡ mang tính địa phương – ví dụ một phòng trọ trong nhà khách. Ngược lại, VIASM nên rộng lòng cung cấp thời gian nghỉ để nghiên cứu cho các giáo sư đại học Việt Nam. Nghiên cứu của họ có thể được hỗ trợ nhờ thời gian không phải giảng dạy và môi trường nghiên cứu rất tốt ở VIASM.

[Tại sao lại phải dùng ngày nghỉ của mình, tiền quĩ khoa học của mình để đi phục vụ một chế độ bất công ?]


Để không phí tiền, người ta cần tránh một sai lầm nữa. VIASM không thể trở thành một tổ chức cao cấp tách rời thực tế Việt Nam. Tại nhiều nước, các viện kiểu này dành tài nguyên để tạo quan hệ và uy tín quốc tế, chứ không tham gia mấy vào sự phát triển nội tại của đất nước.

Ví dụ tại Mexico, viện CINVESTAV (Trung tâm nghiên cứu cao cấp) bị chỉ trích vì thiếu quan hệ, cũng như hỗ trợ các khoa học gia Mexico ở các viện khác. Hai năm trước, CINVESTAV tổ chức một hội nghị quốc tế thuộc lĩnh vực của tôi, và sau đó tôi mới biết các đồng nghiệp ở các đại học khác của Mexico không được mời hay thậm chí biết về hội nghị.

Nguy cơ xa rời thực tế là có thật trừ phi có những biện pháp ngăn chặn cụ thể. Có nhiều cách để VIASM hòa nhập với giáo dục và ngành nghề vì lợi ích của Việt Nam.

1. Hỗ trợ toán ở đại học. VIASM nên làm việc chặt chẽ với mọi đại học công để giúp khoa toán cải thiện trình độ nghiên cứu và giảng dạy. Viện nên giúp các giảng viên có cơ hội nghỉ phép để làm nghiên cứu. Ngoài ra, khi các nhà toán học Việt Nam lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài, VIASM có thể đóng vai trò quan trọng giúp thu hút họ quay về. Đầu tiên là trải qua một năm tại Viện, và sau đó về với khoa toán của một đại học công. Bằng cách này, VIASM có thể thúc đẩy đại học và ngăn chặn “chảy máu chất xám”.

Các nhà toán học hàng đầu có quan hệ với VIASM cần vận động chính phủ cải thiện điều kiện cho Đại học Quốc gia và các đại học công. Cố gắng tăng tiền cho VIASM chỉ nên là ưu tiên thấp hơn so với cố gắng nâng cao điều kiện làm việc ở các đại học.

2. Cải thiện việc dạy toán ở mọi mức độ. VIASM nên tạo quan hệ với sinh viên đại học, học sinh cấp hai cũng như người học sau đại học, và tư vấn cho chính phủ về việc đào tạo giáo viên và chương trình học.

3. Khuyến khích giới trẻ đi vào toán học. VIASM nên tổ chức các chương trình đặc biệt cho những bạn trẻ có thành tích thi toán quốc gia, quốc tế để thu hút họ làm việc trong ngành toán và khoa học cơ bản. Quá nhiều những học sinh như thế rốt cuộc đi làm kinh doanh và lãng phí tài năng.

4. Ủng hộ bình đẳng giới trong toán học. Phụ nữ Việt Nam xuất hiện cực kỳ ít trong ngành toán. VIASM cần hợp tác với Hội Phụ nữ Việt Nam để tổ chức các chương trình đặc biệt cho những bạn nữ có khả năng về toán.

5. Hợp tác với các ngành nghề. VIASM nên khuyến khích giới làm toán tham vấn cho các ngành nghề, và đồng thời cũng phải kiểm soát chất lượng tư vấn. Nghĩ là việc áp dụng toán trong ngành công nghiệp phải dựa trên nền tảng khoa học vững chắc. Công chúng và những lãnh đạo ngành không nên bị đưa cho bức tranh phóng đại về khả năng của toán học.Nhiều nhà toán học đặt nhiều hy vọng vào Viện Toán Cao Cấp dưới sự lãnh đạo của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi đã để ý nhiều điểm so sánh giữa Ngô Bảo Châu và nhà toán học huyền thoại Trung Quốc S. S. Chern. Khi ông này làm giám đốc Viện Nghiên cứu Toán ở Berkeley của Hoa Kỳ, ông đã làm việc không mệt mỏi và thành công trong phát triển toán học ở Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Ngô Bảo Châu, giống như ông Chern, sẽ chứng tỏ là một nhà quản lý hành chính tài năng và cũng là nhà toán học xuất sắc.

[Nói riêng về Chern:tôi ngưỡng mộ ông này, vừa có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, vừa có nhân cách lớn]


Khi ta xem triển vọng cho toán và khoa học ở Việt Nam, có nhiều vấn đề trầm trọng nhưng cũng có lý do hy vọng. Chỉ cần nhắc một trong những bức xúc, các giáo sư đại học hầu như chẳng bao giờ gặp sinh viên bên ngoài giờ hành chính hay những dự án đặc biệt. Họ thường làm thêm và không có thời gian, và thường cũng chẳng có văn phòng riêng. Đây là một hệ quả của lương thấp và cơ sở vật chất tồi ở các đại học công.

Nhưng cũng có lý do để hy vọng. Giới trẻ Việt Nam được tiếng trên trường quốc tế là chăm chỉ và được chuẩn bị tốt. Ngay cả trong thập niên 1970, khi tôi lần đầu gặp sinh viên Việt Nam ở Moscow, người Nga luôn ca ngợi họ thuộc số giỏi nhất trong các sinh viên nước ngoài ở Liên Xô. Các gia đình Việt Nam đặt ưu tiên cho giáo dục và đã truyền lại tiêu chuẩn cao cho thế hệ đi sau.

Các giáo viên Việt Nam cũng đều rất tận tụy và nỗ lực. Việt Nam có nguồn nhân lực tuyệt vời để dựa vào. Nếu các lãnh đạo chính quyền và khoa học sử dụng tiền khôn ngoan, họ có thể thúc đẩy những tiến bộ lớn trong giáo dục, khoa học và công nghệ.

Tiến sĩ Neal Koblitz hiện là Giáo sư Toán ở Đại học Washington, Hoa Kỳ. Bài viết gửi riêng cho BBCVietnamese.com, do Lê Quỳnh biên tập và dịch.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120218_neal_koblitz_viasm.shtml

http://zung.zetamu.net/2012/02/gs-niel-koblitz-gop-y-cho-vi%E1%BB%87n-toan-cao-c%E1%BA%A5p/

TAM73F
02-20-2012, 10:01 PM
Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên.

Hoa Kỳ luôn giữ vai trò cường quốc số một thế giới là nhờ đã đặt giá trị của con người đúng mức. Nhất là giá trị những người trí thức. Về lý thuyết Hoa Kỳ có cả một trường phái kinh tế học ra đời vào những năm 1980, chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào tri thức (new growth theory).

Dựa vào lý thuyết và thực tiễn chứng minh được, người theo trường phái này hướng đến những chính sách xây dựng môi trường phát huy và tận dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai. Họ cổ vũ việc các quốc gia muốn phát triển cần tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và khuyến khích một thế giới tự do trên mạng tòan cầu.

Việt Nam Tồn Tại Trong Suy Thóai – Chết Lâm Sàng
Gần đây diễn đàn BBC mở ra một cuộc tranh luận về vai trò của những người trí thức trong hòan cảnh Việt Nam hiện nay. Một hòan cảnh mà ông Nguyễn Phú Trọng phải công khai bàn đến việc chỉnh đốn đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tránh sụp đổ. Còn ông Lê Khả Phiêu diễn tả “Đảng tồn tại trong suy thoái”.

Đảng Cộng sản lại là đảng cầm quyền vì thế đất nước cũng luôn trong cùng một tình trạng: tồn tại trong suy thóai. Theo cách nói của Giáo Sư Ngô Bảo Châu là Việt Nam đang chết lâm sàng.

Trí Thức Ta – Trí Thức Nô Lệ
Mồng một Tết, trên diễn đàn BBC nhà văn Võ thị Hào lập luận lịch sử Việt Nam là lịch sử của những người nô lệ. Ngày nay đại đa số người làm việc bằng trí óc chỉ vì miếng ăn ngon. Họ vẫn là những người nô lệ.

Bà Hào cho rằng trí thức như bộ não của xã hội. Nếu xã hội không có trí thức thì cũng như con người không có bộ não. Nói theo kiểu của nhà văn Phạm thị Hòai thì độ cao trí tuệ của người trí thức Việt Nam chỉ tính từ cái cổ trở xuống. Đó chính là lý do Việt Nam vẫn thua xa các nước trong vùng.

Thợ Văn, Thợ Báo, Thợ Vẽ, Thợ Thơ, Thợ Dạy, Thợ Nhạc …
Cũng ngày đầu năm được nhà văn Phạm thị Hòai phỏng vấn, nhà báo Lê Phú Khải diễn tả trí thức Việt Nam ra hình hài “người” hơn. Ông Khải cho biết: “Theo tôi thì ở Việt Nam, trừ một số ít trí thức có tư duy độc lập còn thì không có đội ngũ trí thức đúng với tên gọi, đúng với nội hàm của nó. Cái gọi là tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là những người do Đảng đào tạo nên để làm công chức cho Đảng. Vì thế Đảng nói gì họ nghe nấy, Đảng bảo sao họ làm vậy, vậy thôi.”

Những công chức của “Đảng” bao gồm nhà văn, nhà báo, giáo sư, họa sỹ, nhạc sỹ … nghĩ cho cùng chỉ là thợ viết văn, thợ viết báo, thợ dạy, thơ vẽ, thợ viết nhạc, thợ làm thơ … không hơn không kém. Việt Nam chỉ là một cơ xưởng “sáng tác”. Họ sáng tác theo mệnh lệnh của “Đảng” và nhằm phục vụ “Đảng”. Lẽ đương nhiên khi làm người, ai cũng muốn vươn lên, nhưng chính cái hệ thống của “Đảng” đã không tạo cơ hội hay cho phép họ trở thành người trí thức.

Khi đảng Cộng sản không còn tư tưởng để bám víu, không còn quyền lực để ban hành mệnh lệnh, tầng lớp công chức “Đảng” trở nên tê liệt, ù lỳ, thiếu khả năng “sáng tác” và trở thành gánh nặng xã hội. Xã hội lâm vào tình trạng chết lâm sàng.

Trí Thức Tây – Những Con Người Tự Do
Trong khi những người thuộc thế hệ trước hết sức bi quan, được báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần phỏng vấn Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết “vẫn đầy niềm tin tương lai”.

Được hỏi về vai trò của trí thức ông Bảo Châu cho biết: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” Cách suy nghĩ của Giáo sư Bảo Châu là cách suy nghĩ của một người được đào tạo và làm việc trong môi trường Khoa Học thực nghiệm Tóan Tây Phương. Tạm gọi là Trí Thức Tây.

Phương cách giáo dục thực nghiệm của Tây Phương đào tạo những con người biết suy nghĩ, tự tìm và tự giải quyết vấn đề một cách thuần lý. Từ đó, xã hội đánh giá sự đóng góp của cá nhân qua những thành quả có thể đo lường được. Những công trình được phổ biến trên các tạp chí các diễn đàn chuyên môn. Những bằng sáng chế được quốc tế công nhận. Những sản phẩm cả tinh thần lẫn vật chất nhằm phục vụ cho nhân quần xã hội.

Từ phương cách giáo dục thực nghiệm những người làm chuyên môn đều tích cực tranh luận trên các lãnh vực chuyên môn nhằm tìm ra sự thực hay phát hiện những điều mới mẻ. Kiến thức của họ truyền đạt, chuyển hóa, tích lũy và biến thành kiến thức chung của nhân lọai. Ảnh hưởng và uy tín của họ phát xuất từ khả năng chuyên môn mà họ truyền đạt và đóng góp cho xã hội. Trường hợp của Giáo sư Bảo Châu là cụ thể và rõ ràng nhất.

Vì làm việc trong một môi trường xã hội hòan tòan tự do và những đóng góp đều được xã hội tôn trọng đúng mức, những người làm chuyên môn Tây Phương thường rất ít tham gia vào những cuộc tranh luận về chính trị hay chính sách. Nói đúng ra họ ít có cơ hội để cất tiếng phê phán chính sách của các chính phủ do dân chúng bầu ra.

Những Con Số Biết Nói
Theo thống kê, trong 5 năm 2006-2010, số bằng sáng chế được quốc tế công nhận đứng đầu là Mỹ với 1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản 197.075 bằng. Trong khi ấy Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Điều oái oan là riêng tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng hơn 280 nhà phát minh người Mỹ gốc Việt được cấp bằng sáng chế, chỉ riêng Tiến sỹ Đoàn Trung đóng góp 72 bằng.

Có thể vì nhận ra điều này giáo sư Ngô Bảo Châu quyết định về Việt Nam mỗi năm 3 tháng điều hành Viện Toán Cao Cấp. Giáo sư Bảo Châu cho biết: “hiện nay tỷ lệ giảng viên toán có trình độ tiến sỹ chỉ là một con số rất nhỏ, quan trọng hơn tỷ lệ giảng viên toán có các công trình nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế nào đó lại là một con số vô cùng nhỏ.”

Thực trạng khoa học nêu trên là do đảng Cộng sản luôn tự cao tự đại cho rằng họ là đỉnh cao của trí tuệ lòai người, do phương cách điều hành “hồng hơn chuyên”, và nhất là do thiếu hẳn một môi trường tự do cho sáng tạo.

Hành Động Theo Cừu
Ở Tây Phương người khoa bản khi được thụ phong giáo sư đòi hỏi phải có ý kiến về các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến chuyên ngành và đến xã hội. Họ thường là tiếng nói của Viện Đại Học họ đang làm và phải sẵn sàng để nhận lãnh vai trò cố vấn cho chính phủ khi được mời.

Trong khi ấy giáo sư Châu lại cho rằng người trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” và xác nhận “Nói đến chuyện thay đổi chính sách là tôi lại băn khoăn. Hình như cái mà ta làm cho đến nay là thấy cái gì chưa ổn thì ta sửa lại, sắp xếp lại, mà ít để ý đến sự vận động tự nhiên của cuộc sống.”


Giáo sư Bảo Châu đã nhận ra cái hệ thống mà giáo sư đang phục vụ, vận động phản tự nhiên, nói theo từ chính trị là “phản động”. Đương nhiên ông phải biết thực trạng Việt Nam không có một môi trường sinh họat tự do. Đảng Cộng sản luôn ôm đồm lãnh đạo mọi thứ. Buồn thay giáo sư Châu lại cho rằng những người trí thức như ông không có vai trò để đưa ra một hướng đi cụ thể nhằm xây dựng một xã hội, một nền khoa học tự do cho Việt Nam. Ông đơn thuần làm khoa học.

Giáo sư còn cho biết “những khó khăn mang tính chất hành chính thì vẫn muôn hình vạn vẻ, nhưng tôi hi vọng giai đoạn này cũng sẽ chóng kết thúc để năng lượng được dồn vào những việc thật sự bổ ích là làm khoa học.”

Ngừơi viết cũng chưa bao giờ thấy các giáo sư tại Úc than phiền như trên. Tại Úc, người khoa bản đều biết tự trọng không luồn lách qua nhưng thủ tục nhiêu khê cho được việc. Ngược lại họ là những người luôn công khai đóng góp những phương cách để tháo gỡ những bế tắc hành chánh khi có chuyện xẩy ra. Với họ đây cũng chính là những đóng góp thực sự cho sự thăng tiến xã hội.

Mặc dù cho rằng người trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”, Giáo sư Châu quan niệm: “… cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.” Xã hội chết lâm sàng cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam tồn tại trong suy thóai.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có nhận xét như sau: "Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã nói đến cái phần sau là nếu không có phản biện thì xã hội chết lâm sàng. Nhưng trách nhiệm của cái xã hội chết lâm sàng ấy không đặt vào vai của trí thức thì đặt vào vai ai". Người trí thức làm việc bằng lý và được đào tạo để làm sáng tỏ vấn đề nên khi họ phê phán hay tranh luận dễ thuyết phục người nghe. Vì thế công việc phê phán chính yếu là công việc của người trí thức.

Mâu thuẫn trong lời nói dễ dẫn đến mâu thuẫn trong hành động. Trước đây giáo sư Châu cho rằng “…bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.” Thế nhưng nếu người tự do khi sống giữa những người nô lệ lại không có tiếng nói hướng dẫn người nô lệ đứng lên đòi quyền tự do, thì có khác chăng ngừơi tự do sống giữa đàn cừu lại hành động theo cừu. Theo cách nói ông bà ta “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Những Câu Hỏi Cho Giáo Sư Bảo Châu
Ở Tây Phương trong vai trò giáo sư và giám đốc Viện Toán Cao Cấp, Giáo sư Bảo Châu phải trả lời những câu hỏi về các chính sách của chính phủ, có ảnh hưởng đến Viện ông điều hành và đến chuyên ngành Tóan Học. Nhất là khi Viện Tóan Cao Cấp vừa được thành lập với kinh phí 650 tỷ đồng hơn 30 triệu Mỹ Kim.

Tiến sỹ Vũ Duy Mẫn (United Nation New York) có một số câu hỏi như sau: Liệu toán học có phải là ngành cần đầu tư phát triển nhất ở Việt Nam? Khoa học xã hội, nông nghiệp hay môi trường có xứng đáng được ưu tiên phát triển hơn và mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hơn cho đất nước ? Việt Nam là nước đang phát triển, còn rất nghèo, có nền toán học chưa tiên tiến. Vậy tại sao lại “hào phóng” đầu tư nghiên cứu toán cao cấp để có thể người được hưởng lợi nhiều chưa chắc đã là Việt Nam? Mục tiêu phấn đấu “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ hạng thứ 40 trên thế giới” có ý nghĩa gì ? và thực chất có đáng để đầu tư hay không ? Nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi trách nhiệm giải trình của Viện trước chính phủ là gì ?

Các câu hỏi nêu trên xuất phát từ bài “Gíao Sư Ngô Bảo Châu tiết lộ ‘bí mật’ của Viện Toán cao cấp” đăng trên báo Giáo duc Việt Nam. Các câu hỏi nêu trên dễ dẫn đến kết luận nhà nước cộng sản đưa tiền thuế của dân cho Viện chỉ để xây dựng một tháp ngà tóan học tại Việt Nam đánh bóng cho đảng Cộng sản.
Sống và làm việc tại các quốc gia Tây Phương mọi việc đều minh bạch, nếu Giáo Sư muốn giữ gìn uy tín, Giáo Sư hay ai đó trong Viện phải trả lời rõ ràng các câu hỏi nêu trên.

Giáo Sư Bảo Châu Nên ở Phương Tây
Cũng vì Việt Nam chưa có một môi trường sinh họat tự do nên tuyệt đại đa số những chuyên gia được đào tạo và làm việc chuyên môn tại Tây Phương đều ngao ngán khi nghĩ đến việc về nước phục vụ dù chỉ là ngắn hạn. Một số rất nhỏ trở về, nhưng lại trở ra với những nỗi thất vọng tràn trề. Những người này thường quan niệm đơn giản không muốn tham gia chính trị, phi chính trị thậm chí không muốn biểu lộ quan điểm chính trị. Thế nhưng khi về Việt Nam họ mới nhận ra chính trị do “Đảng” lãnh đạo bao trùm mọi vấn đề.

Người viết trân quý tâm và tài của Giáo sư Bảo Châu. Nhưng qua những việc kể trên và phương cách Giáo sư Bảo Châu giải quyết và ngụy biện, người viết tin rằng giáo sư đã chọn sai đường khi trở lại Việt Nam. Nếu ông ở Hoa Kỳ hay Pháp ông sẽ dành thời giờ qúy báu đóng góp cho khoa học cho nhân lọai thay vì về Việt Nam làm việc. Làm như thế ông được cả nhà cầm quyền cộng sản lẫn dân chúng tôn trọng và lắng nghe hơn.

Trí Thức Cổ Hủ - Trùm Chăn

Trả lời góp ý của Blogger Bọ Lập (Nguyễn Quang Lập), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết định nghĩa về trí thức của ông là “ hơi cổ hủ ” giống như trí thức “trùm chăn”.

Cũng theo ông vai trò lên tiếng không phải của riêng người trí thức mà là của người nông dân, của người doanh nhân, của mọi người. Điều ông nhận xét hòan tòan đúng trong một môi trường tự do. Ở đó mọi người đều được huấn luyện, có cơ hội, có tự do và bình đẳng như nhau. Tại Việt Nam khác xa người nông dân, người doanh nhân, … thậm chí mọi người mất đi cái quyền được nói. Họ sợ nói khác “Đảng” sẽ bị khép cho các từ “phản động chống Đảng”.

Cũng ngày mồng một Tết Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin: “Ông Dư Kiệt, Phó Hội trưởng Hội Văn bút Độc lập Trung Quốc, mới đây đã sang Hoa Kỳ tị nạn, cho biết tại một cuộc họp báo ở Washington rằng ông đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc tra tấn một cách tàn nhẫn và đe dọa chôn sống.” Thân phận của người trí thức Việt Nam cũng không khác mấy, thậm chí còn tệ hại hơn thân phận của người trí thức Trung Hoa.

Vì thế chỉ một thiểu số người có học hàm khôn khéo và can đảm cất tiếng nói. Những người trí thức này được xã hội lắng nghe hơn. Đừng nghĩ rằng họ muốn độc quyền phản biện mà ngược lại họ ao ước thêm người cùng cất tiếng nói, để họ có thể nói mạnh hơn mà lại ít nguy hiểm hơn. Quan sát kỹ tình hình sẽ dễ dàng nhận ra điều này.

Bởi thế thay vì về Việt Nam xây dựng một tháp ngà tóan học để đánh bóng cho đảng Cộng sản, không ít người kỳ vọng Giáo sư Châu nên cân bằng nỗ lực để xây dựng một môi trường xã hội và khoa học tự do.

Trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết, được đăng lại trên blog cá nhân của Giáo sư Bảo Châu, khi được Lê Ngọc Sơn hỏi “Trí thức cần gì nhất, theo Giáo sư?” ông đã trả lời “Tự do”. Không phải chỉ riêng người trí thức cần nhất là tự do, mà mọi người Việt Nam đang cần nhất hai chữ Tự Do. Thế nên khi Giáo Sư Bảo Châu phát biểu tạo ra không ít dư luận đối nghịch là một chuyện bình thường.

Điều bất bình thường là nếu Giáo sư Châu không nhận ra vấn đề và tiếp tục tự mâu thuẫn chính mình.

Trí Thức Dấn Thân
Trái với quan niệm trí thức cổ hũ, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret, một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á, cũng được BBC phỏng vấn về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội, ông cho rằng: “người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.”

Ông còn nhận xét "Những người trí thức Việt Nam phải tranh đấu thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ phải xuất bản những tạp chí, những trang web mà tại đó họ phải phản biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên điều đó là không đơn giản. Nhưng người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"

Được đài BBC phỏng vấn về ý kiến nói trên, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho biết hiện nay đang là lúc Việt Nam "hơn bao giờ hết" cần đến tiếng nói phản biện xã hội của giới trí thức để giúp cho xã hội chuyển biến "ngày một tốt đẹp."

Ông Diện cho rằng trí thức hiện nay cần phải có hai yếu tố: "Thứ nhất là tinh thần tự nguyện. Tự nguyện tức là tự gánh vác lấy. Không chờ là mình phải có chức vụ; không chờ mình được sai bảo hay phân công thì mới lên tiếng. Và thứ hai, ngoài vấn đề tự nguyện, thì phải có sự dấn thân. Tức là phải tham gia vào việc phản biện xã hội, để cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên.”

Nô Lệ Tư Tưởng
Đầu năm 2006, trên diễn đàn BBC ông Nguyễn Trung cho rằng đang là “thời cơ vàng” để đảng Cộng sản đổi mới. Ông tự đặt câu hỏi “kẻ thù đối với vai trò lãnh đạo của Đảng ta là ai?” Người viết đã góp ý như sau “kẻ thù của đảng Cộng sản chính là chủ nghĩa Mác – Lê”.

Cái khó nhất để làm người tự do là phải lột bỏ tư tưởng nô lệ. Chính việc ông Mác đề cao đấu tranh giai cấp và lấy mục tiêu xã hội cộng sản làm tiêu chí cho mọi suy nghĩ và hành động, mà ngày nay đảng Cộng sản mới phải lâm vào tình trạng tồn tại trong suy thóai. Nói theo Giáo sư Bảo Châu là “chết lâm sàng”.

Không nhận ra thân phận nô lệ tư tưởng, đảng Cộng sản lại công khai cho rằng tự phê bình và phê bình là đủ để họ trở nên trong sạch hơn và sáng suốt hơn. Lẽ ra họ phải mở rộng phê phán giữa lý thuyết với thực tiễn thì mới dứt bỏ được tư tưởng nô lệ. Không nhận đúng bệnh thì thuốc uống chỉ rút ngắn ngày tàn.

Đầu năm nay sống ở hai thế giới khác nhau một cộng sản một tự do, ông Nguyễn Trung và người viết, khi nghĩ về đất nước lại cùng chung những ước mơ (1) Con người tự do; (2) Thể chế chính trị dân chủ; (3) Đất nước có hòa bình ổn định; và (4) Tất cả dựa trên căn bản của một nền giáo dục chân chính.

Cùng những ước mơ thế nhưng giữa hai người lại có hai hướng giải quyết khác nhau. Ông Trung kêu gọi khép lại quá khứ. Trong khi người viết lại tin rằng vai trò của người trí thức không những chỉ để tìm ra sự thật hiện tại. Người trí thức Việt Nam còn phải truy tìm, làm sáng tỏ và phổ biến những sự thực lịch sử. Có xây dựng được một lịch sử khách quan trung thực thì vết thương dân tộc mới có cơ may khép lại để chúng ta cùng hướng đến tương lai.

Trí Thức Chống “Đảng”
Nhà báo Lê Phú Khải còn cho biết cá nhân ông không cần sự lãnh đạo của “Đảng” vì thế đã từ chối vào “Đảng”. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để và trực tiếp của “Đảng”. Sự phủ nhận độc quyền lãnh đạo của “Đảng” đồng nghĩa với chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc chống “Đảng”, chống nhà nước cộng sản ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống cả tinh thần lẫn vật chất. Thậm chí còn ảnh hưởng đến đời con đời cháu người chống “Đảng”. Bởi thế theo người viết những người trí thức dứt khóat không chấp nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thật hiếm, thật đáng quý, thật đáng trân trọng.

Khi Giáo Sư Trung Hoa Lên Tiếng
Cũng lại ngày đầu xuân trong khi giới trí thức Việt Nam đang tranh luận về vai trò của trí thức thì hàng trăm dân Hồng Kông đã tụ tập biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ về lời phát ngôn của một giáo sư lục địa gọi họ là con hoang, là đồ chó. Phát xuất từ những va chạm ngôn ngữ, tập quán, pháp lý và văn hóa giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa ngày một gia tăng, Giáo sư Khổng Khánh Đông đã chính thức lên Đài Truyền Hình Trung Ương (V1CN) dùng những ngôn ngữ thô tục nói trên.
Điều cần nói là giáo sư Khổng Khánh Đông, đang dạy môn Trung Văn tại Viện đại học Bắc Kinh, ông là cháu đời thứ 73 của Khổng Tử. Khổng Học lại là một môn học đang được nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai tài trợ. Các Viện Khổng Học đang mọc lên như nấm để truyền bá Khổng Học theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và mang sắc thái Trung Hoa Cộng sản.

Cũng may nền Khổng Học nói trên này vẫn còn rất phôi thai tại Việt Nam vì văn hóa Việt Nam không thể chấp nhận các nhà khoa bản ăn thô nói tục như ông Khổng Khánh Đông. Người viết tự tin không mấy người Việt xem ông ta là người trí thức.

Tạm Kết

Đầu Xuân Nhâm Thìn rõ ràng các trí thức Việt Nam đang nhập cuộc dấn thân. Họ bao gồm cả những trí thức từ Phương Tây trở về hay những người đã được đào tạo trong hệ thống cộng sản trước đây. Qua cuộc tranh luận về vai trò trí thức chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa trí thức theo “Đảng” và trí thức chống “Đảng”, giữa trí thức Ta và trí thức Tây, giữa trí thức cổ hủ và trí thức dấn thân. Thật ra còn nhiều lọai trí thức khác. Tìm hiểu, phê phán nhưng tôn trọng lẫn nhau đó chính là điểm son của những người trí thức Việt Nam.

Qua đó chúng ta có thể thấy rõ trách nhiệm của người trí thức ngày nay và tương lai có những ưu tiên khác nhau. Người trí thức hôm nay cần nhận vai trò dấn thân xây dựng môi trường tự do để Việt Nam không chết lâm sàng. Người trí thức mai sau lãnh trách nhiệm xây dựng và phát triển quốc gia.


Người trí thức Việt Nam như những cánh én báo một mùa xuân về cho dân tộc. Người trí thức đưa đất nước đi lên.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
29/1/2012

TAM73F
02-20-2012, 10:03 PM
Thực trạng khoa học nêu trên là do đảng Cộng sản luôn tự cao tự đại cho rằng họ là đỉnh cao của trí tuệ lòai người, do phương cách điều hành “hồng hơn chuyên”, và nhất là do thiếu hẳn một môi trường tự do cho sáng tạo.

TAM73F
03-09-2012, 12:09 AM
The Government of Sweden decided to close its Embassy in Hanoi
The Embassy of Sweden in Hanoi will be closed during 2011. This is a consequence of the decision taken by the Riksdag to cut funding for the Government offices by SEK 300 million.
The Ambassador of Sweden in Hanoi, Mr Staffan Herrström said: “Sweden will explore all ways and means not only to maintain but also to develop the close rela...tions that we have had for more than 40 years.”
We hope to be able to provide more information soon.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Dưới đây là một trong nhiều phản hồi (comments) sau bài viết của Ông Đại Sứ Thụy Điển tại Hà Nội, trước khi Ông rời khỏi VN vì Tòa Đại Sứ Vương Quốc Thụy Điển đóng cửa.

Dear Mr. Ambassador !
You are a true friend of Vietnamese people
Thank you your help for Human Right VN.
Tack mycket !
Ert land är mycket rikt och bra !
Jag glömmet aldig att tacka ditt land!
Må Gud vara med honom
Grateful!

Thân gởi các bạn Việt Nam trên diễn đàn này!
Đọc tin này tôi buồn ghê. Một nỗi buồn mang tên Thụy Điển ở VN
Nhưng phải nhìn rõ vấn đề tìm nguyên nhân của nó. Vì sao vậy?
Thứ nhất là tại người Vn của chúng ta
Những chương trình trợ giúp của SIDA, các học bổng về du học các chuyến huấn luyện về báo chí sẽ khó khăn
Chương trình nhân đạo cao đẹp của Thụy Điển đã bị VN lợi dụng một cách tồi tệ
Chỉ có con ông cháu cha mới được đến Thụy Điển và tòan là đem rắc rối cho họ
Tôi không nói chuyện các khóa học của SIDA, nhưng nói chuyện các phóng viên Vn qua đây du học
Tôi biết đa số các phóng viên của báo Đại Đòan kết qua đây tu nghiệp. Tôi biết từng người.
Nhưng sự kiện ch�n động là năm 2001 bà Kiều Chinh, Biên tập viên của VTV qua Thụy Điển tu nghiệp 3 tuần. bà kiều Chinh hiện nay xuất hiện trên VTV rất nhiều, là con gái ông tổng Giám đốc VTV Vũ Văn Hiến. Năm 2001, bà Kiều Chinh, lợi dụng chuyến đi tu nghiệp này ăn cắp rất nhiều đồ trong siêu thị tại Kalmar centrum. Bị cảnh sát bắt giam hơn 1tuần lễ. Sau đó nhờ đường ngọai giao can thiệp bà kiều Chinh và đòan nhà báo VN về nước nhưng hình ảnh các phóng viên Vn trong cái nhìn các phóng viên các nước khác là kẻ gian tham và trôm cắp. Năm 2006, được đi tu nghiệp tại Anh, bà Kiều Chinh cũng ăn cắp 1 lần nữa.
Hình ảnh những lao động VN tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Dương…( các tỉnh miền bắc) qua Đông Âu trước sư kiện bức tường Berlin sụp đỗ. Họ chạy trốn qua Thụy Điển và hành nghề…trộm cướp. Phải nói là người miền Bắc trốn ở đây chỉ đi ăn cắp mà thôi
Khi qua đây họ tìm cách giúp người thân uqa bằng con đường hôn nhân giả dối. kéo cả dòng họ qua bên này đi…ăn cướp

Từ lâu Thụy Điển hạn chế visa du lịch từ VN.
Ngày nay bận cầm hộ chiếu VN mà nhập cảnh vào 4 nước Bắc Âu bạn sẽ cảm nhận được vì sao người ta ” cảnh giác” với người Việt đến thế.Vì những người này đây, những người VN qua đây sinh sống bằng nghề trộm cắp và trốn ở lại không về nước.Con của Giám đốc VTV mà còn đi ăn cắp thì dân thường càng nhiều hơn
Quốc thể đã bị người ta làm nhục cách trơ trẽn
Cái hộ chiếu Việt Nam bị người ta khinh khi vì những tội phạm của người Việt nam trên xứ người. Đức Cha Kiệt nói câu nói đó rất chính xác

Sẽ là rất nhục nhã khi thấy hình ảnh tội phạm VN trên xe bus, ngay cửa siêu thị, chỗ công cộng. Họ dán hình và không ghi tên là bà Kiều Chinh, hay Hiền mã lỵ ( dân hải phòng chuyên ăn cắp hàng siêu thị ở Getoborg) mà chỉ ghi là VIETNAMESE
Tôi mang ơn những người Thụy Điển, nhưng tôi lấy visa không phải ở VN . Lẽ ra tôi nên tri ân những nhân viên ngọai giao của Thụy Điển ở một quốc gia khác chứ không phải ở VN
Tôi đi nhiều nước, nhưng tôi thấy người Thụy Điển đẹp và rất tốt bụng. Quê hương của các giải Nobel thật tuyệt vời.
Đỗ Vũ

--------------------------


Nhân viên không lưu đánh nhau khi điều hành bay
Giữa lúc nhiều máy bay đang cần sự hướng dẫn của nhân viên không lưu, hai kiểm soát viên Đài kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất lao vào đánh nhau khiến công tác điều hành bị gián đoạn.
> Máy bay Vietnam Airlines và Jetstar suýt đâm nhau
> Nhầm lệnh hạ cánh ở Tân Sơn Nhất
Ông Đỗ Hoàng Điệp, Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam xác nhận với VnExpress.net có vụ đánh nhau giữa hai kiểm soát viên không lưu ngay trong giờ làm việc tại Trung tâm Kiểm soát Đường dài - Tiếp cận HCM (AACC-HCM) ngày 17/1/2012 vừa qua.

Theo đó, một nhân viên kiểm soát không lưu đã đánh kíp trưởng của ca trực khi đang điều hành bay tại Đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất. Thời điểm này, trên bầu trời đang có nhiều chuyến bay và vụ xô xát khiến công tác điều hành bay tại phân khu này bị gián đoạn trong ít phút.

"Vụ xô xát không gây ra nguy hiểm nào đối với công tác điều hành bay, chỉ gây ra vài tổn thất nhỏ về thiết bị", ông Điệp cho biết. "Mâu thuẫn cá nhân thì cơ quan nào cũng có, thỉnh thoảng nếu có dẫn đến xô xát thì cũng là chuyện bình thường", ông nói thêm.

Còn ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh thanh tra Hàng không cho biết, vụ xô xát không gây ảnh hưởng gì đến công tác điều hành bay tại thời điểm trên. Chiều 27/2 /2012, Đoàn thanh tra của Cục Hàng không Việt Nam vừa hoàn tất báo cáo xác minh vụ việc và đang đề xuất các hình thức kỷ luật thích hợp. Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Hội đồng kỷ luật Công ty Quản lý bay miền Nam đã tiến hành kỷ luật đối với nhân viên vi phạm, điều chuyển công tác sang bộ phận khác trong 3 tháng đồng thời hạ mức lương của nhân viên này.

Trước đó, cuối năm vừa rồi cũng các nhân viên không lưu là đề tài nóng khi đưa ra phương án bay chưa chính xác khiến hai phi cơ của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt đụng nhau trên không.

Thanh Bình

nguồn VnExpress.net


-----------------------

ANH Là AI ?



<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/JDtbm0ZpBWA" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


FOR THE FREEDOM OF VIETNAM


<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/fb5qffWEIJg" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>



ANH là AI ? : QUI ES-TU ?

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/5vwwKiUrmn4" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/5yiEDp_-lkM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

--------oooooooo--------

Cải Lương - Xin Hỏi Anh Là Ai


<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/ZrnuAfTnLyM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
03-10-2012, 01:10 AM
Hollywood speaks out about VIET KHANG (02.15.2012 - special news clip)

<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/h8L2qNA_0aU" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

-------------------//------------------
2-22-2012 Theo Cung Mệnh Nuoc Noi Troi voi Ngọc Dan Thanh

<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/q-LZv9H0cHM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
03-20-2012, 08:56 PM
Tiến sĩ văng tục trên bục giảng trường ĐH làm xôn xao dư luận.

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/KhxhgkyFvXo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

-------------

GS Phạm Duy Hiển "Tôi chờ họ bắt tôi ".

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/HHz9AHX_dcU" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
03-22-2012, 07:03 PM
Người Việt kỳ thị người Việt

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.


Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa "nhậu", ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lễ phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "Sir", tức là "ngài". Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:
Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, ... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em XHCN" của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tỏ ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng' và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng". Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

Khánh Hưng

-------------------ooooooo-------------------

Thứ Hai, 19 tháng 3 2012

VN phát hiện đường dây thi hộ, làm bằng giả cho quan chức nhà nước

Gần 200 cán bộ quan chức nhà nước thuê người thi dùm chứng chỉ quốc tế Anh ngữ TOEFL và TOEIC, theo bản tin trên trang điện tử Global Post ngày 19/3.

Chi phí để thuê người lấy hộ các loại bằng cấp vừa kể là từ 4 tới 7 triệu đồng.

Hiện có 6 người bị khởi tố trong đường dây gian lận bằng cấp liên quan tới trường đại học Lạc Hồng ở thành phố Biên Hòa.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai nói chưa nắm thông tin cụ thể về các cán bộ trong tỉnh vi phạm, nhưng hứa sẽ xử lý nghiêm các cá nhân gian lận bằng cấp.

Vụ việc một lần nữa dấy lên quan ngại về nạn gian lận bằng cấp khó kiểm soát trong xã hội Việt Nam có liên quan đến đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nhà nước.

Nguồn: Global post, Tien Phong

------------------oooooooooo-----------------


BỘ ÓC CỦA DÂN VN: 67 Năm Cầm Quyền Rồi Mà Vẫn Còn Ngồi Trên Lưng Trâu Để Ca Tụng ĐCSVNThứ Hai, 19 tháng 3 2012

Việt Kiều ở Mỹ có gần cả triệu người tài giỏi, họ đang làm việc cho rất nhiều công ty, cho rất nhiều trường Đại Học, cho Chính Quyền và Quân Đội Mỹ; nước Mỹ giàu có cũng nhờ một phần của những Kỷ Sư và Khoa Học Gia Việt Kiều... Ngược lại, người VN ở trong nước đã và đang mua bằng Tiến Sĩ để gia nhập ĐCSVN để kiếm tiền hối lộ, tham nhũng, nếu không được thì họ đi qua Nhật kiếm tiền bằng cách giặt quần áo, tắm rửa, đấm bóp cho những người già Nhật; đấy là thành tích của 67 năm cầm quyền của ĐCSVN!


Người VN Rất Khôn Và Không Ai Trông Rộng Thấy Xa Bằng Người VNThứ Hai, 19 tháng 3 2012

Mất Biển Đông là chuyện nhỏ, còn chuyện mất nước cũng là chuyện tép riêu, cho nên người lớn VN đang hồ hỡi và nao nức học tiếng Tàu từ Bắc vô Nam, còn ĐCSVN cũng làm theo mệnh lệnh Tàu đó là dạy tiếng Tàu bốn tiết một tuần ở cấp tiểu học và trung học cho học sinh VN [ http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=146035&zoneid=7 ] : VN sẽ trở thành tỉnh Quảng Nam của Tàu để kết nối với những tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của VN năm xưa đang dần dần lộ diện…

-----------------oooooooooooo-----------------

TAM73F
03-25-2012, 09:19 PM
Công nhân Việt bị ngược đãi ở Malaysia

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/8plNDuEG4Xc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
04-01-2012, 08:40 PM
Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm ThanhBình đã tự sát trong trại giam

Nhóm PV
-
“Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?”
Theo tin của TTXVN cho biết, sau 4 ngày xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, chiều 30/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc với bản án thích đáng dành cho 9 bị cáo. Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin bị Tòa án Nhân dân Hải phòng trong phiên xử sơ thẩm kéo dài 4 ngày (.03.2012) kết án 20 năm tù giam. Tuy nhiên vụ án này chỉ liên quan đến số tiền thất thoát 43 triệu đô la trên tổng số hơn 4 tỷ đôla mà Tập đoàn Vinashin gây thiệt hại do quản lý yếu kém.
Ngoài thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam; gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động…
Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình là người được giao trọng trách đứng đầu tập đoàn nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó; có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Mặc dù có ba tình tiết giảm nhẹ nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định cần xử phạt nghiêm đối với bị cáo để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Ngay sau khi phiên tòa xét xử kết thúc chiều ngày 30.03.2012, các bị cáo được lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (TC VIII) áp giải lên xe đặc chủng và lập tức đưa về trại T14 thuộc địa bàn Hà nội. Tin cho biết sau khi kết thúc phiên Tòa các bị cáo có nhiều biểu hiện thái độ khác nhau tùy theo mức độ hình phạt do tòa án phán quyết, đặc biệt bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin người bị kết án 20 năm tù giam thì trạng thái tinh thần suy sụp biểu hiện rõ trên sắc mặt xám ngoét cùng với cặp mắt đờ đẫn. Khác với vẻ tự tin như người ta thấy trên khuôn mặt ông Phạm Thanh Bình xuất hiện tại Tòa án ngày đầu tiên, hay những ngày trước phiên xét xử, mà điều này được nhiều người đánh giá do ông tin tưởng vào thế lực chống lưng cho ông sẽ buộc tòa án phải có sự chiếu cố.


Sau khi được dẫn giải và bàn giao cho Trại T14 quản lý, ông Phạm Thanh Bình được đưa về buồng biệt giam cùng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, kẻ đồng phạm bị kết án 3 năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự. Sáng sớm ngày 31.03.2012 khi ngủ dậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phát hiện ông Phạm Thanh Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây màu đen buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, trong tư thế chân của nạn nhân cách mặt đất vào khoảng 5 – 7 cm. Thấy vậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương hốt hoảng, liền hô hoán kêu cứu và báo cho lực lượng bảo vệ trại giam T14 vào cấp cứu, xong không kịp vì ông Phạm Thanh Bình tim đã ngừng đập. Lập tức lực lượng khám nghiệm tử thi của PC.45 Công an Hà nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C.45) và Viện Khoa học Hình sự (C54) phối hợp cùng Cục Tham mưu An ninh II (A82) tiến hành làm rõ và xác định nguyên nhân cái chết bất ngờ và bí ẩn của bị cáo Phạm Thanh Bình. Sơ bộ ban chuyên án cho biết ông Phạm Thanh Bình đã ngừng thở trước đó từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Cũng theo lời khai của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương cho biết, tối hôm qua, trước lúc đi ngủ bị cáo để ý thấy ông Phạm Thanh Bình có biểu hiện căng thẳng và có tâm sự với bị cáo rằng ông sẽ chống án đến cùng, ông Phạm Thanh Bình có phàn nàn răng “Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”.
Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức bổ xung mới nhất tới bạn đọc.

----------oooooo----------


KHI DÂN OAN THÍ MẠNG CHỐNG CƯỠNG CHẾ – CHẾ ĐỘ VIỆT GIAN CS ĐÃ “THẤY QUAN TÀI”

Cuối tháng 2 đầu tháng 3-1986, qua Đại Hội 27 đảng cộng sản Liên Xô, trong bối cảnh lụn bại mọi mặt của đế quốc Liên Xô (LX), đòi hỏi chế độ phải “đổi mới toàn diện”, Tổng Bí Thư Gorbachev đưa chủ trương Glasnost & Perestroika lên hàng quốc sách. Cuối năm 1986 – từ 15 đến 18 tháng 12 – qua đại hội VI đảng cộng sản ở VN, “tổng bí” Văn Linh “nói theo” ông chủ LX, hô khẩu hiệu “đổi mới hay là chết. Chưa đầy 3 năm sau, LX “đổi mới” không kịp, đi vào quá trình “chết” từ năm 1989, nhưng mãi đến 1991 mới “chết thật”. Những “con vẹt” VGCS bàng hoàng trong cảnh “mất chủ”, phải trối chết đi tìm “lãnh đạo mới”. Bẩm sinh là “tôi tớ”, không thể một ngày không có chủ. “Đổi mới” chưa biết cách nào, nhưng trước mắt, VGCS phải lo “đổi chủ”. Mỹ và đồng minh coi như đã “thắng” Chiến Tranh Lạnh. Tàu Cộng, tuy chỉ là “đồng minh giai đoạn” của Mỹ, đã góp phần không nhỏ, giúp Mỹ “be bờ”, tạo điều kiện làm sụp đổ LX, thay vì “chết theo” LX (đúng “quy luật khách quan” của “cộng sản trái mùa”), đã được “làm ngơ” cho thảm sát, đàn áp ở Thiên An Môn, và “sống sót”.

Thời 1990-91, cả Mỹ lẫn Tàu Cộng đều “có nợ máu” với VGCS. Hơn thế, “nợ máu Tàu” lại còn mới ràng ràng, trong khi “nợ máu Mỹ”, dù sao cũng đã lùi vào quá khứ được 15 năm. VGCS từng “mắng” Tàu là “bá quyền bành trướng”, ghi vào hiến pháp, coi Tàu là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Giữa hai “thế lực nước ngoài” đáng mặt được VGCS chọn làm “ông chủ” lúc đó chỉ có Mỹ và Tàu Cộng (TC). VGCS đã chọn TC, vì Văn Linh cho rằng “... dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.(Trần Quang Cơ – Hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ”). Bọn chóp bu VGCS cần cái “vỏ bọc xã hội chủ nghĩa” để khuất lấp tội chúng “tiếp tục bán nước để còn đảng”. Năm lần bảy lượt, Tàu Cộng chỉ muốn chúng “chuyển sang hòa bình” (đầu hàng) như một nước với một nước. Năm lần bảy lượt, chúng xin TC xem chuyện chúng bán nước lần này như chuyện một đảng với một đảng, xóa bỏ oán thù với nhau. Dĩ nhiên là “đầu hàng vô điều kiện”. Tổng cộng, từ khi ra đời, VGCS đã bán nước đến 3 lần. Lần thứ nhất, khi LX và TC chưa bắn nhau, đế quốc cộng sản còn nguyên vẹn, LX là “chủ tối cao”, TC là “chủ trực tiếp lãnh đạo”, VGCS là “tay sai mũi nhọn”. Lần thứ hai, khi LX và TC bắn nhau năm 1968, rồi TC “theo Mỹ, phản LX” năm 1970, VGCS phản TC, tiếp tục “bán nước cho một mình LX”. Lần thứ ba, năm 1990-91, khi “ông chủ” LX chết đột ngột, VGCS “đổi chủ”, xin được TC coi là “một bộ phận” của cách mạng XHCN “do TC lãnh đạo”. Chúng tưởng đâu cái vỏ bọc “tổ quốc XHCN” có thể khuất lấp được tội bán nước, như thời 1950, khi đế quốc cộng sản chưa vỡ đôi, và LX chưa sụp đổ. Nhưng, năm 1950 không phải là năm 2009, khi thế giới vừa qua Đại Khủng Hoảng 2007-08, Tàu vội chấm dứt thời “nín thở qua sông”, bộc lộ dã tâm “bá quyền bành trướng”, khiến Mỹ và đồng minh phải xét lại cái gọi là Đồng Thuận Bắc Kinh (cho TC hưởng ưu đãi của kinh tế thị trường, mà cứ “định hướng XHCN”).

Mỹ/TC từ “đối tác chuyển sang đối đầu”, thì Biển Đông VN bắt đầu nổi sóng. Từ đó, vấn đề chủ quyền lãnh hải trở thành gai góc trong quan hệ “láng giềng 4 tốt” giữa VGCS và TC. Theo “nhận thức chung” giữa các nước “xã hội chủ nghĩa anh em”, bấy lâu từng “tụng niệm” câu “bên kia biên giới cũng là anh em”, nhất là câu “Biển Đông là của chung”, ai dè đâu có ngày “nhóm lợi ích dầu hỏa” PetroVN (VietSoPetro) la toáng lên là tàu Bình Minh 2 đang dò mỏ dầu, bị tàu TC cắt giây cáp. Tiếp theo, người phát ngôn bộ ngoại giao VGCS “mắng” tàu TC là “ngang ngược”. Cãi qua cãi lại, đánh đánh xoa xoa, đe đe vuốt vuốt, rút cuộc lòi ra “căn cước bán nước bẩm sinh” của VGCS. Bại lộ căn cước ấy, VGCS hết thời “đội lốt” này nọ, để “còn đảng còn mình”. Trần trụi với căn cước “buôn dân bán nước”, qua đại hội XI, VGCS củng cố bộ máy trấn áp, tăng gấp đôi số chóp bu trong bộ chính trị về 3 mặt : công an, quân đội, tuyên truyền. Đã rõ ràng, không biết làm gì hơn, VGCS quay về với quán tính khủng bố : thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu. Đàn áp những cuộc biểu tình “chống Tàu cứu nước”, VGCS chỉ làm cho truyền thống “ghét Tàu”, bấy lâu nhẫn nhịn, có dịp bùng lên, không cách chi “giảm nhiệt” cho kịp. Bản án việt gian làm rơi rụng hết các “thành tích vĩ đại” mà VGCS thường huênh hoang. Cãi cọ giữa “chủ/tớ” Tàu/VGCS bạch hóa thực chất trận Điện Biên Phủ : đó là chiến thắng của TC, cho nên VGCS tiếng là “thắng” mà “mất nửa nước”, còn TC chỉ nhận vai “chi viện”, nhưng lấy lại uy thế quốc tế sau khi thua Mỹ ở Triều Tiên. Bạch hóa hồ sơ VGCS “thắng đại” ngày 30-4-1975 cho thấy đó chỉ là trò “cờ gian bạc lận” giữa một bên là LX “tháu cáy” bên kia là Mỹ và TC. Bản án ấy khiến cho lời huênh hoang của Lê Duẩn “ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” hóa ra là lời “thú tội”. Cũng thế, câu tuyên truyền “đánh thắng hai tên đế quốc sừng sỏ nhất, là Pháp và Mỹ” trở thành trò hề diễu dở. Với bản án ấy, VGCS không có tư cách vin vào “công lao giải phóng và thống nhất đất nước” để “cố bám quyền bính”, khi mà mọi mặt xã hội VN dưới ách thống trị của chúng băng hoại đến mức “hết thuốc chữa”. Những tên chóp bu đã hết “nhiệm kỳ đô la” mới dám quay lại chỉ trích chế độ, nào là “dột từ nóc dột xuống”, nào lả “lỗi hệ thống”, nào là “thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”... Ngay tên chóp bu chủ tịch nước cũng phải thú nhận “đảng nhung nhúc một bầy sâu”. Chóp bu hành pháp “báo cáo”, đòi cải tổ cơ cấu. Chóp bu “đảng ta” chẩn mạch “ba căn bệnh trầm kha” (1/ Lợi ích nhóm; 2/ Tư duy nhiệm kỳ; 3/ Đầu tư công kém hiệu quả), rồi nói ngay rằng “chỉnh đốn đảng là công việc rất phức tạp nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của đảng và sự tồn vong của chế độ”. Sau đó, chính tên này ở hội nghị trung ương 4 khóa XI đã nói tràng giang đại hải về”chỉnh đảng” những gì, và như thế nào. Toàn là “bài bản” cũ rích đến nhàm chán. Tiếp theo, y đưa ra 19 điều cấm đảng viên không được làm, trong đó có điều “cấm viết hồi ký” là “tiếu lâm” nhất, chứng tỏ “đảng ta”, với “tuổi thọ 82”, đang “móm mém” tự thú nhận “không biết mình là ai, đang ở đâu”, và “đánh mất đồng hồ”.

Với căn cước “bẩm sinh bán nước”, xuất thân từ một thứ “văn minh cộng sản suy bại”, áp đặt một “hệ giá trị nhất nguyên duy vật” không “kết tinh” nổi, tạo ra một xã hội với một hệ giá trị “quái thai”, thử hỏi đảng VGCS mà “chỉnh” được, thì thành cái gì ? Thành một đảng chính cống với “lý tưởng” Mác-xít, triệt để “đấu tranh giai cấp” chống lại “người bóc lột người” ? Thử hỏi : “xuất khẩu lao động”, ai bóc lột ai ? “Xuất khẩu cô dâu” ai bóc lột ai ? Thành “một bộ phận” của “cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới do Trung Quốc lãnh đạo”? Thử hỏi : “lý tưởng” nào cắt nghĩa cho xuôi việc “bộ phận lãnh đạo” tranh chấp chủ quyền với “bộ phận thuộc hạ”, đồng thời “xâm thực” mọi mặt nước thuộc hạ ? Hỏi là trả lời : đảng VGCS với căn cước “bẩm sinh bán nước”, giả tỉ có “chỉnh” được cũng là “hư đốn”; không “chỉnh” được, lại càng cần phải “đốn bỏ”. Hơn ai hết, VGCS biết rõ điều đó. Bày trò “chỉnh nọ chỉnh kia”, chẳng qua chúng “tự lừa dối”, hy vọng lừa dối quốc dân và quốc tế, kéo dài “nhiệm kỳ cướp cạn” được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nhờ đâu, chúng “kéo” được cho đến bây giờ ?

Hãy nghe một tên chóp bu quân sự thố lộ : “Trung quốc vừa là thày, vừa là bạn, vừa là ân nhân; nhờ có Trung quốc ta mới được như ngày hôm nay...”. Đã rõ ràng : chỗ dựa của chúng là Tàu Cộng. Từ năm 1991, sau khi “đổi chủ”, xóa những câu coi Tàu là kẻ thù trong hiến pháp và điều lệ đảng, nhất nhất chúng đều “sao chép” Tàu. Khi Mỹ/TC còn là “đồng minh giai đoạn”, chúng lẽo đẽo “theo voi Tàu, hít bã mía Mỹ”. Đến khi Mỹ/TC thôi “đối tác” trở thành “đối đầu”, chúng lâm thế theo voi Tàu không xong, hít bã mía Mỹ không ổn, vì hàng ngũ “ta-bạn-thù” đã thay đổi. Cả Mỹ lẫn Tàu đều từng “có nợ máu” với VGCS, nên luôn “cảnh giác cao” về thành tích “sớm đầu tối đánh” của chúng, nhưng cũng có nhu cầu “tranh thủ” chúng, để hạn chế ảnh hướng của đối thủ, nhờ thế, VGCS có cơ hội “khai thác mâu thuẫn” Mỹ/TC để “kéo” cho đến nay.

Ý thức đầy đủ là thời gian “kéo” không được lâu như mong muốn, thế “giằng co” Mỹ/TC không dài, tâm lý “vội vã vơ vét” thúc đẩy “tư duy nhiệm kỳ cướp cạn” trở nên “khẩn trương”. Các “nhóm lợi ích” tỏ ra “bất chấp hậu quả”, không ngừng “giải phóng mặt bằng”, gia tăng “cưỡng chế”, ngân hàng “khủng hoảng nợ xấu”, nhà-nước in tiền vô tội vạ “bù lỗ” cho quốc doanh, lương tiền hậu hĩnh cho công an, bộ đội, dân phòng. Ba cỗ máy kìm kẹp này được nuôi béo để “trung với đảng”, nhưng lại “bất hiếu với dân”, đào sâu thêm khoảng cách “tha hóa” giữa Lòng Dân và Ý Đảng. Hơn thế, chóp bu VGCS không ngớt “tranh quyền, tranh ăn”; lãnh đạo tha hóa với đảng viên; giữa đảng viên với nhau cũng tha hóa. Công tác quản lý nhà-nước luộm thuộm, ù lì với tác phong “làm chơi ăn thật, làm ít ăn nhiều, mồm miệng đỡ chân tay”. Mua quan bán chức, chạy án tràn lan. Đã thế, VGCS còn coi “tự diễn biến” là kẻ thù. Không tự diễn biến, làm sao “chỉnh đảng”, mong sống còn ? Chính “chỗ dựa” của VGCS là TC cũng đang lâm nạn “khủng hoảng giá trị”, có khi còn nặng hơn VGCS. Nhưng TC có khả năng và không coi “tự diễn biến là kẻ thù”. Giả tỉ như mai kia TC chịu lùi về vị thế “đối tác” với Mỹ (điều này khó xảy ra nhưng vẫn là một khả năng), để được Mỹ đối xử như với Nhật sau Thế Chiến II, thử hỏi lúc đó VGCS dựa vào đâu ? Còn mâu thuẫn nào để khai thác ? Lúc đó, “chạy theo Mỹ” còn kịp không ? Quốc dân có thôi hỏi tội việt gian không ? Tội gây ra “ba cuộc Chiến Tranh Đông Dương”, đấu tranh giai cấp từ Bắc chí Nam giết hàng triệu người, ExodusVN I năm 1954, ExodusVN II năm 1975 ... quốc dân VN có tha cho VGCS không ? Hỏi là trả lời. VGCS biết thế, nên “thà chết cố bám”.

Năm 2011, tình hình Nhân Quyền ở VN được các trung tâm thẩm quyền quốc tế đánh giá là “tồi tệ nhất”, kể từ khi được cho hội nhập vào kinh tế thị trường và cộng đồng thế giới. Tất cả các tôn giáo đều bị trấn áp có hệ thống; VGCS lập lờ dùng “tự do thờ phụng” – freedom of worship – đánh lận với “tự do tôn giáo” – freedom of religion. Biểu tình chống Tàu, bị bắt giam chung với đĩ điếm, với bệnh nhân HIV, bị công an đánh đập, bị tù hình sự hành hung. Công an đánh chết người, hầu như tỉnh nào cũng có. Số người mất tích âm thầm không thể thống kê. Hàng loạt người chống đối bị bắt, xử phạt như tù hình sự, như thời Chiến Tranh Lạnh, các nước cộng sản không bao giờ nhận có tù chính trị. VGCS tiếp tục vòi tiền Mỹ nhưng vẫn tuyên truyền rằng “Mỹ là thế lực thù địch nước ngoài”, luôn đứng sau “con ma diễn biến hòa bình”. Cho đến khi Bom Tiên Lãng nổ ra gây phấn khởi cho Dân Oan khắp nước, đồng thời hai bài hát Anh Là Ai? và Việt Nam Tôi Đâu? làm rúng động con tim mọi người VN. “Tức nước vỡ bờ”, Dân Oan sẵn sàng “thí mạng”. Bạo quyền liệu đã biết “đổ lệ” khi “thấy quan tài” chưa ?

LS Dinh Thach Bich

ttmd
04-01-2012, 09:01 PM
CSVN từ xưa đến nay vẫn là như vậy đấy ! bắt bỏ vào tù trước sau đó thủ-tiêu cũng chưa muộn màng gì ?
Việc những người bị Việt Cộng bắt bỏ tù mà bây giờ vẫn còn sống nhăn răng....những loại người thuộc thành-phần nầy là được tụi Việt Cộng huấn-luyện kỹ càng và mong ước của CSVN là làm sao cho mọi người trong nước và người Hải-ngoại luôn cả những chính-phủ của những Quốc-gia Tự-do để ý tới, nếu may-mắn được chấp-thuận cho Tị-nạn chính-trị thì đây cũng là chiêu-thức của CSVN đã và đang xử-dụng từ bao nhiêu năm qua là cố ghép và gởi những Cán Bộ nằm vùng của chúng qua quấy phá và làm giao-động và tìm cách làm sức mẻ tinh-thần chống cộng của người Việt Tị-nạn ở Hải-Ngoại, chẳng hạn như những Sư và Ni-cô Quốc Doanh của CSVN đã và đang hoạt-động liên tục từ cả bao nhiêu năm qua cho tới nay ?


HNC

Sau khi được dẫn giải và bàn giao cho Trại T14 quản lý, ông Phạm Thanh Bình được đưa về buồng biệt giam cùng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, kẻ đồng phạm bị kết án 3 năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự. Sáng sớm ngày 31.03.2012 khi ngủ dậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phát hiện ông Phạm Thanh Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây màu đen buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, trong tư thế chân của nạn nhân cách mặt đất vào khoảng 5 – 7 cm. Thấy vậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương hốt hoảng, liền hô hoán kêu cứu và báo cho lực lượng bảo vệ trại giam T14 vào cấp cứu, xong không kịp vì ông Phạm Thanh Bình tim đã ngừng đập. Lập tức lực lượng khám nghiệm tử thi của PC.45 Công an Hà nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C.45) và Viện Khoa học Hình sự (C54) phối hợp cùng Cục Tham mưu An ninh II (A82) tiến hành làm rõ và xác định nguyên nhân cái chết bất ngờ và bí ẩn của bị cáo Phạm Thanh Bình. Sơ bộ ban chuyên án cho biết ông Phạm Thanh Bình đã ngừng thở trước đó từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Cũng theo lời khai của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương cho biết, tối hôm qua, trước lúc đi ngủ bị cáo để ý thấy ông Phạm Thanh Bình có biểu hiện căng thẳng và có tâm sự với bị cáo rằng ông sẽ chống án đến cùng, ông Phạm Thanh Bình có phàn nàn răng “Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”.
Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức bổ xung mới nhất tới bạn đọc.

TAM73F
04-02-2012, 04:08 PM
Vào quốc tịch Việt Nam có mất quốc tịch Mỹ không?

Hà Ngọc Cư

Luật Quốc Tịch mới của Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7, năm 2009, có nhiều điểm không rõ ràng khiến người có ý định về Việt Nam sống lâu dài băn khoăn, lo ngại... Người ta băn khoăn vì hai điều:
-Muốn sống lâu dài ở Việt Nam có phải xin lại quốc tịch Việt Nam không?
-Khi xin giữ lại quốc tịch Việt Nam thì có mất quốc tịch Mỹ không?
Vì theo luật mới “công dân Việt Nam chỉ có quyền có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam,” nhưng lại cho phép Việt kiều có quốc tịch của nước khác đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nghĩa là công nhận song tịch.
Xin trích dẫn phần chủ điểm liên quan tới người Mỹ gốc Việt.
Ngày 04 tháng 12, năm 2008, Bộ Trưởng Tư Pháp Hà Hùng Cường, tuyên bố trong cuộc họp báo rằng, “Cho đến khi có luật mới có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7, năm 2009, người Việt định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên trong vòng 5 năm, Việt kiều nào có nhu cầu thì làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Quá thời hạn đó họ sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam song vẫn có thể trở lại quốc tịch Việt Nam, thậm chí họ vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu có vợ. chồng, cha mẹ, con đẻ là công dân Việt Nam.”
Như vậy thì ta phải hiểu Luật Quốc Tịch mới của Việt Nam ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt như thế nào.
1. Sau ngày 1 tháng 7, năm 2009, người gốc Việt mang quốc tịch nước ngoài không còn “được coi là công dân Việt Nam nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ ngày 1 tháng 7, năm 2009, (hạn chót để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là 30 tháng 6, năm 2014). Như vậy ta có thể hiểu rằng Việt kiều có quốc tịch khác nếu đăng ký giữ quốc tịch VN trong vòng 5 năm kể từ ngày 1 tháng 7, năm 2009, thì “được coi là song tịch.”
2. Sau ngày 30 tháng 6, năm 2014 người Việt nhập quốc tịch mới tự động mất quốc tịch Việt Nam. Nghĩa là sau ngày 30 tháng 6, năm 2014 họ “không được công nhận là song tịch.” Muốn trở lại quốc tịch VN thì phải làm đơn xin với điều kiện là phải có vợ/chồng; hoặc bố/mẹ; hoặc con ruột là công dân Việt Nam. Nếu đơn xin được chủ tịch nước chấp thuận thì người đó có cả hai quốc tịch Việt và quốc tịch của nước khác mà mình đã nhập tịch. Nghĩa là trong trường hợp này ta được Việt Nam công nhận song tịch.
3. Luật Quốc Tịch mới của VN vừa công nhận vừa không công nhận song tịch:
Việt Nam công nhận Việt kiều song tịch nếu đăng ký giữ quốc tịch VN trong thời hạn ấn định hoặc được chủ tịch nhà nước cho phép trở lại quốc tịch VN. Như vậy sẽ có hai hạng Việt kiều, một hạng song tịch và một hạng không.
4. Trường hợp nào thì có quốc tịch Việt Nam theo luật mới?
-Khác với Luật Quốc Tịch của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, Việt Nam không theo nguyên tắc lãnh thổ (jus soli) vì luật mới quy định rằng đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam không tự động có quốc tịch VN ngoại trừ cả hai bố mẹ đều không mang quốc tịch nào cả (stateless) và thường trú tại VN; hoặc là trẻ bị bỏ rơi trên lãnh thổ VN. (a)
Ðiều đó có nghĩa là con của ngoại kiều sinh ra ở VN không có quốc tịch VN.
-Nếu cả bố lẫn mẹ đều là công dân Việt Nam thì dù sinh trưởng ở đâu đứa trẻ cũng mang quốc tịch Việt Nam. (b)
-Nếu một trong hai người bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia mang quốc tịch nước ngoài thì khi ra đời đứa con chỉ có quốc tịch Việt Nam nếu nó sinh ra ở VN hoặc bố mẹ trường trú ở VN. (c)
Như vậy nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) không được tuân thủ tuyệt đối như Hoa Kỳ hay nhiều quốc gia khác. Vì đối với Luật Quốc Tịch Hoa Kỳ thì chỉ cần một trong hai người là công dân Mỹ thì con của họ dù sinh ở đâu cũng có quốc tịch Mỹ.
-Muốn xin nhập tịch Việt Nam thì phải hội đủ các điều kiện sau: Ít nhất 18 tuổi, biết ngôn ngữ Việt Nam và phải cư trú ở Việt Nam ít nhất 5 năm.
(các mục ghi (a), (b), (c) là do người viết tự đặt ra để giúp độc giả dễ theo dõi)
Trọng tâm của bài này không phải là bàn về chuyện mất hay còn quốc tịch Việt Nam mà là: Nếu đăng ký xin giữ quốc tịch Việt Nam (trường hợp 1) hay làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (trường hợp 2) thì ta có mất quốc tịch Mỹ không?
Ðể trả lời câu hỏi này thì phải xét Luật Quốc Tịch Mỹ. Hiến Pháp Hoa Kỳ không cấm mà cũng không công nhận song tịch. Quốc Hội Mỹ cũng không đặt vấn đề song tịch. Vấn đề song tịch chỉ được bàn cãi vào năm 1967 khi vụ án Afroyim vs Rusk đưa ra tới Tối Cao Pháp Viện. Tối Cao Pháp Viện đã dựa vào Tu Chính Án 14 để xác nhận quyền “song tịch” của công dân Hoa Kỳ.
Song tịch là vấn đề vô cùng phức tạp và mỗi quốc gia có một luật lệ khác nhau. Nhiều quốc gia cho phép công dân của họ song tịch như Pháp, Anh, Canada,... nhưng cũng nhiều nước khác lại không cho phép công dân của họ song tịch nghĩa là khi nhập tịch quốc gia khác là mất quốc tịch của nước đó như Úc, Ðức, Tây Ban Nha, Trung Quốc...
Nhiều người thắc mắc nếu Hoa Kỳ cho phép công dân Mỹ song tịch thì tại sao khi tuyên thệ nhập tịch Mỹ ta lại phải tuyên thệ từ bỏ các quốc tịch khác (Canada đã bỏ điều lệ tuyên thệ từ bỏ quốc tịch cũ khi nhập tịch Canada). Vì tuy Tối Cao Pháp Viện cho phép công dân Hoa Kỳ song tịch nhưng không hề cấm Quốc Hội Mỹ đòi hỏi người xin nhập tịch Mỹ phải chấp nhận một số điều kiện để trở thành công dân Mỹ.
Xin nhớ cho nhập tịch Mỹ là quyền hạn của Sở Di Trú (nay gọi là Sở Quốc Tịch và Di Trú, CIS). Nhưng sau khi có quốc tịch thì quyền phán quyết về mất hay còn quốc tịch là thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao.
Sau hết không một quốc gia nào có quyền tước bỏ quốc tịch khác của công dân mình vì nó không thuộc thẩm quyền của họ mà chỉ có quyền cho người ta quốc tịch của nước mình. Quyền lấy lại quốc tịch hoàn toàn thuộc về mỗi quốc gia. Hoa Kỳ không có quyền tước bỏ quốc tịch VN của bạn mặc dầu bạn đã tự nguyện tuyên thệ từ bỏ quốc tịch VN. Nghĩa là đối với Hoa Kỳ bạn là công dân Mỹ và đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, nhưng đối với Việt Nam bạn vẫn còn quốc tịch VN (theo luật quốc tịch cũ, muốn bỏ quốc tịch VN thì phải làm đơn xin bỏ quốc tịch VN và phải được chủ tịch nhà nước VN chấp thuận); và không còn quốc tịch Việt Nam nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (theo luật mới).
Bây giờ xin trở lại vấn đề song tịch đối với luật Mỹ. Mặc dầu đã có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về quyền song tịch của công dân Mỹ nhưng điều khoản 349 Luật Di Trú vẫn không bị thu hồi. Một trong những điều kiện mất quốc tịch Mỹ ghi trong điều khoản 349 là: “công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập tịch hay tuyên thệ trung thành với một nước khác khi đủ 18 tuổi.” Ðiều này mâu thuẫn với phán quyết năm 1967 của Tối Cao Pháp Viện. Mặt khác, trong một văn thư công bố ngày 16 tháng 4, năm 1990, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho rằng công dân Hoa Kỳ vẫn còn ý định giữ quốc tịch Mỹ (nghĩa là không có từ bỏ quốc tịch Mỹ) mặc dầu người đó nhập quốc tịch khác hoặc tuyên thệ trung thành với quốc gia khác.
Tóm lại nếu công dân Hoa Kỳ không chính thức bày tỏ ý định từ bỏ quốc tịch Mỹ thì cho dù khi nhập quốc tịch khác hay phải tuyên thệ trung thành với quốc gia khác chỉ vì luật lệ của quốc gia đó bắt buộc như vậy thì vẫn không mất quốc tịch Mỹ.
Hay nói khác đi công dân Hoa Kỳ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi tự nguyện và chính thức từ bỏ quốc tịch Mỹ, như nộp đơn xin bỏ quốc tịch và được Bộ Ngoại Giao (hoặc sứ quán Mỹ) chấp thuận.
Nhưng cũng xin lưu ý rằng chỉ thị năm 1990 của Bộ Ngoại Giao chỉ là một quyết định của hành pháp chứ không phải là một văn bản luật được Quốc Hội thông qua và tổng thống phê chuẩn nên nó có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào.
Dưới đây là một vài điều độc giả nên lưu ý.
1. Kể từ ngày 1 tháng 7, năm 2009 nếu bạn là công dân Hoa Kỳ về Việt Nam lấy vợ là công dân VN thì con của bạn nếu sinh trưởng ở Việt Nam thì vừa có quốc tịch Việt Nam (theo luật mới của VN) vừa có quốc tịch Hoa Kỳ (theo luật Mỹ con của bố hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ thì ra đời ở đâu cũng có quốc tịch Mỹ kể từ lúc ra đời), nghĩa là nó đương nhiên song tịch. Vậy trong trường hợp này Việt Nam không chấp nhận song tịch cũng không được vì làm trái với điều 4 (c).
2. Cha mẹ chỉ là thường trú nhân ở Mỹ, con sinh ở Mỹ vừa có quốc tịch Mỹ (theo luật Mỹ thì mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều tự động có quốc tịch Mỹ) vừa có quốc tịch Việt Nam, theo luật quốc tịch mới của Việt Nam, 4 (c). Trong trường hợp này đứa trẻ cũng đương nhiên song tịch.
Theo bản tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì khoảng 75% của hơn 3 triệu người Việt định cư ở nước ngoài mang hai hoặc ba quốc tịch. Cho đến nay chỉ có 51 người xin giữ quốc tịch Việt Nam và trong vòng 9 năm qua chỉ có 674 người xin nhập tịch VN (trích bản tin ngày 10 tháng 2, năm 2010 của Bộ Ngoại Giao Việt Nam).
Sở dĩ số Việt kiều xin giữ quốc tịch VN không nhiều vì đại đa số không có nhu cầu. Một số người vì kinh doanh, mua bán nhà đất, đầu tư nên phải xin mang lại quốc tịch Việt Nam.
Trong một hai năm gần đây số người cao niên có xu hướng về Việt Nam dưỡng già tuy có tăng lên nhưng không bao nhiêu vì tuy tiền hưu không mất nhưng khi ra khỏi nước Mỹ là Medicare, Medicaid sẽ không còn giá trị. Hai quỹ Medicare và Medicaid sẽ không chi trả bất cứ phí tổn y tế nào. Bởi vậy nếu quý vị cao niên nào có ý định về VN an dưỡng tuổi hạc thì phải “nghiên cứu” thật kỹ về bảo hiểm y tế, nhà thương, bác sĩ, y tá, thuốc men... ở trong nước./.
*** Tác giả Hà Ngọc Cư hiện là Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên lo về di dân và tị nạn.

----------oooooooo----------




VIỆT NAM RÚT VISA PHÁI ĐOÀN VATICAN
Posted on 01.04.2012 by saohomsaomai
SÀI GÒN (NV) – Phái đoàn của Tòa Thánh Vatican dự trù đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba để thu thập chứng cứ trong tiến trình phong thánh cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã bị nhà cầm quyền CS Việt Nam rút visa.

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt qua một điện thư hôm Thứ Sáu. Linh Mục Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, nói rằng: “Tôi xin xác nhận, qua bức thư thông báo của Ðức Hồng Y Peter K. Turkson thì phái đoàn điều tra án phong không thể đến Việt Nam được. Lý do là vì phái đoàn không được cấp visa.”

Linh Mục Tùng là người được chỉ định phụ trách thu thập chứng từ cho án điều tra phong Chân Phước và Phong Thánh cho Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Bản tin của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đều đưa tin phái đoàn đến Việt Nam và kêu gọi những ai “muốn làm nhân chứng” cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thì viết thành văn bản và gửi về 3 địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, các nơi phái đoàn dự trù đến tiếp xúc.

Trong ngày Thứ Sáu, báo điện tử Truyền Thông Chúa Cứu Thế VRNs (www.chuacuuthe.com) cũng đưa tin hai nữ nhân viên của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn nói rằng phái đoàn Vatican bị rút Visa khi thuật lời Ðức Cha Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn nói trong một lớp học tập Kinh Thánh hôm Thứ Năm 22 Tháng Ba 2012.

“Tòa đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Tòa Thánh Vatican.” VRNs thuật lại lời Giám Mục Nguyễn Văn Khảm nói. Nguồn tin cũng thuật lại lời của Giám Mục Khảm nói rằng phái đoàn của Tòa Thánh đã được cấp phát visa nhập cảnh Việt Nam “để thu thập chứng cứ cho việc tiến hành phong Chân Phước cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nhưng sau đó lại bị thu hồi”.

Phái đoàn dự trù đến Sài Gòn các ngày từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba 2012, có mặt ở Nha Trang các ngày từ 29 đến 31 Tháng Ba 2012, ở Hà Nội từ 5 đến 7 Tháng Tư 2012.

Ngày 21 Tháng Ba 2012, Zenit.org, hãng thông tấn của Tòa Thánh Vatican, loan tin một phái đoàn Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong thánh”.

Ðây là một hoạt động thuần túy đức tin Công Giáo nhưng lại liên can đến nhà cầm quyền qua giai đoạn ngài bị CSVN cầm tù không án suốt 13 năm.

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi, khi làm chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình tại Tòa Thánh. Năm 2010, Tòa Thánh chính thức khởi sự tiến trình phong chân phước cho ngài ba năm sau khi Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình ra quyết định.

Chuyện cấp visa cho nhập cảnh rồi đột ngột lấy lại thỉnh thoảng xảy ra đối với những nhân vật hoặc vụ việc có tính cách “nhạy cảm” đối với chế độ CSVN khác quay về.

Trong khi phái đoàn của Hồng Y Peter Turkson bị rút lại visa, 2 ngày trước, hãng tin Công Giáo Fides của Tòa Thánh cho biết “trong số các lời khai tại Tổng Giáo Phận Huế (miền Trung Việt Nam), đã có hai phụ nữ (một nữ tu và một nữ giáo dân) khai rằng họ đã được chữa lành bệnh qua sự can thiệp của Ðức Hồng Y”.

Bản tin Fides tóm tắt hai câu chuyện như sau. “Nữ tu Maria Ðỗ Thị Lan, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, cho biết vào năm 2009, chị đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khó khăn cho đôi mắt. Các bác sĩ không đảm bảo rằng thị lực của chị sẽ được khôi phục và có nguy cơ bị mù. Chị Maria nói: ‘Tôi cầu nguyện với Ðức Hồng Y và rồi đôi mắt của tôi đã được chữa lành mà không cần phẫu thuật nữa’.

‘Cũng tại Tổng Giáo Phận Huế, bà Maria Lê Thị Thân (70 tuổi) là một giáo dân thuộc giáo xứ Thạch Hãn đã nằm liệt giường hơn 40 năm qua vì một hội chứng thuộc về dây thần kinh. Bà đã cậy trông vào lời cầu nguyện và cầu bầu của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ðến thời gian gần đây, bà đã chữa lành để tiếp tục cuộc sống bình thường, làm việc hàng ngày mà trong nhiều thập kỷ qua bà không thể làm được.’”

Huế là nơi mà Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được sinh ra, lớn lên và được thụ phong linh mục. Ngài cũng giữ chức hiệu trưởng Chủng Viện Hoan Thiện và chức tổng đại diện của giáo phận này. Hãng tin của Tòa Thánh Zenit.org ngày 21 Tháng Ba 2012 nói có một danh sách rất dài những người muốn làm chứng cho việc phong thánh.

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói trên bản tin Zenit là “Tôi thường gặp ngài khi tôi còn là giáo sư tại trường Angelicum ở Roma. Kể lại những ngày đen tối trong tù, ngài không thù hận mà lại nói với lòng yêu thương kẻ thù và những kẻ đàn áp ngài.”

Chỉ ít ngày trước khi miền Nam sụp đổ, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được Tòa Thánh cử làm tổng giám mục phó với quyền thừa kế Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng ngài tới Sài Gòn một tuần lễ sau 30 Tháng Tư 1975 thì bị cộng sản cản không cho nhậm chức rồi bắt bỏ tù 4 tháng sau đó. Ngài bị giam qua nhiều nhà tù khác nhau cho tới cuối năm 1988. Ra tù, ngài bị quản chế ít tháng rồi cho ngài sang Úc thăm thân nhân. Ngài trở về Việt Nam lại thì phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ðược giải phẩm ở Hà Nội năm 1989 rồi sang chữa bệnh tiếp ở Roma. Năm 1990, nhà cầm quyền CS Hà Nội loan báo cấm ngài quay về Việt Nam.

Tòa Thánh cử ngài giữ một số chức vụ quan trọng và ngài được phong hồng y một năm trước khi qua đời ở Roma năm 2002.

Church: Vietnam revokes visas of church officials
By VICTOR L. SIMPSON, Associated Press – 4 days ago

ROME (AP) — Vietnam has revoked the visas of three representatives of the Roman Catholic church seeking to hold talks about the possible beatification of a late cardinal who was forced into exile, church officials said Tuesday.

The delegation was set to arrive Friday and planned to discuss the late Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan, who was appointed deputy archbishop of Saigon days before the South Vietnamese capital fell to the communist North in 1975.

The delegation was sent by the diocese of Rome, which is considering pushing ahead with a cause for the beatification of the cardinal, a controversial issue in the communist-run country. Beatification is the last official step before possible sainthood.

A Vatican official, who has followed the case but spoke on condition of anonymity because of the sensitivity, said the three were traveling on tourist visas. He said he had no additional information.

Thuan was a nephew of Ngo Dinh Diem, president of U.S.-backed South Vietnam who was assassinated in 1963 during the Vietnam War.

In 1991, Thuan was forced into exile in Rome after spending 13 years in a communist re-education camp. He died in 2002, one year after being appointed cardinal.

Vietnam and the Vatican held talks last month in Hanoi, but the two sides did not reach a breakthrough in establishing formal ties.

There are 6 million Roman Catholics in Vietnam, the second largest Catholic community in Southeast Asia after the Philippines. However, tensions have existed for decades between Catholics and the Hanoi government over church property seized by the Communists and other issues.

Pope Benedict XVI appointed Archbishop Leopoldo Girelli in January 2011 as his special, nonresident envoy in what was seen as a step in improving relations.

------------//------------

Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung | Radio France Internationale (RFI)
Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một nhà trí thức đã từng trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc Việt Nam. Tốt nghiệp tiến sĩ Luật và thạc sĩ đại học Kinh tế Pháp, ngoài việc giảng dạy ở đại học suốt từ những năm 1950, ông cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng dưới hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Phủ Tổng thống, Quốc vụ khanh phụ trách tái thiết và phát triển... Tên tuổi của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng gắn liền với Kế hoạch Hậu chiến Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968).

Sang Pháp tỵ nạn từ cuối thập niên 1970 và hiện vẫn sống ở ngoại ô Paris, giáo sư Vũ Quốc Thúc, năm nay dù đã sang tuổi 92, vẫn theo dõi rất sát thời sự quốc tế và trong nước, cũng như vẫn không ngớt trăn trở về tiền đồ của dân tộc, nhất là trong bối cảnh mà hiểm họa Trung Quốc ngày càng đè nặng lên Việt Nam.
Chính mối ưu tư của một học giả yêu nước thương dân đã thúc đẩy giáo sư Vũ Quốc Thúc tham gia ký tên cùng với 35 nhà trí thức hải ngoại vào bức Thư ngỏ gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc. Do việc tham gia ký tên bức thư ngỏ này mà ông đã bị một số người ở hải ngoại chỉ trích, nhưng đối với giáo sư Vũ Quốc Thúc, đó là cái giá mà một nhà trí thức dấn thân sẳn sàng trả, vì sự tồn vong của đất nước.
Qua sự sắp xếp của giáo sư Nguyễn Thái Sơn ở Paris, chúng tôi đã có dịp thực hiện một cuộc phỏng vấn rất dài với giáo sư Vũ Quốc Thúc vào ngày 8/3 vừa qua tại nhà riêng của giáo sư Thái Sơn.
Tuổi đã quá cửu tuần, nhưng giáo sư Vũ Quốc Thúc vẫn còn khoẻ, thậm chí tự mình đi xe lửa và métro đến chỗ hẹn, không cần ai chở đến! Giống như vào những năm tháng còn đứng trên bục giảng đại học, càng nói, giọng của ông càng hùng hồn, khi thế của ông càng hăng say, như thể là bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân vẫn còn nguyên vẹn trong con người của bậc trưởng lão này.
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một phần của cuộc phỏng vấn với giáo sư Vũ Quốc Thúc, chủ yếu nói về những suy nghĩ của một nhà trí thức hải ngoại về quan hệ Việt- Trung xưa và nay.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc

19/03/2012


RFI: Xin kính chào giáo sư Vũ Quốc Thúc. Trước hết, ông có nhận định thế nào về nguy cơ bành trướng của Trung Quốc đối với Việt Nam?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Chúng ta không thể không lo ngại trước những mưu toan bành trướng của người bạn láng giềng phương Bắc. Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng trong bao nhiêu thế kỷ nay, chính quyền ở Trung Quốc luôn tìm cách bành trướng lãnh thổ về phương Nam. Vì điều kiện địa lý chính trị, Việt Nam chúng ta ngay từ đầu, khi thì là tiền đồn để người bạn phương Bắc tiến về phương Nam, nhưng cũng có lúc là cái nút chặn con đường bành trướng thế lực của họ về phương Nam.

Qua lịch sử, tôi rất lấy làm hãnh diện là tổ tiên chúng ta đã không ngần ngại chống lại những mưu toan xâm lăng của láng giềng phương Bắc, mặc dù biết rõ tương quan lực lượng vô cùng bất lợi cho chúng ta, đã khéo léo lợi dụng những ưu điểm về địa thế để luôn luôn đánh bại được họ.

Nên nhớ rằng hồi đó trên trường quốc tế, chúng ta chỉ là một nước nhỏ yếu, đâu biết trông cậy vào ai, mà phải luôn đối phó với một láng giềng mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Đọc lại lịch sử, chúng tôi thấy tổ tiên chúng ta đã khéo léo, biết lúc cương, lúc nhu, làm như là chịu cái quyền của láng giềng phương Bắc về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế không bao giờ để cho họ trực tiếp đô hộ chúng ta.

RFI: So sánh cách chính sách ngày nay của các lãnh đạo Việt Nam với cách đối phó của ông cha ta trước đây?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Mỗi thời đại, chúng ta phải dựa vào những cái gì là ước lệ chung trên trường ngoại giao. Ngày xưa, chỉ có Trung Quốc lớn mạnh và chúng ta, với một số nước nhỏ yếu khác ở vùng Nam Á. Lúc đó, chúng ta phải viện vào cái gì đễ giữ không cho Trung Quốc xâm lăng? Chúng ta đã dựa ngay vào cái văn hóa của Trung Quốc, vào cái lễ nghi của Trung Quốc, vào thể chế dựa trên nguyên tắc phong kiến của Trung Quốc.

Ngày nay, trái lại, đã có luật quốc tế và hơn nữa, chúng ta đã có một vị thế ngoại giao có thể nói là khá mạnh. Tôi nhớ là vào năm 2007, Việt Nam được bầu làm hội viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với một đa số gần như là 80-90% hội viên LHQ. Như vậy về mặt ngoại giao đã có hai thắng điểm so với ngày xưa: các công ước quốc tế và cảm tình của các nước LHQ đối với ta.

Nhưng lịch sử cũng cho ta thấy là khi một nước nào có ý đồ bành trướng thì lắm khi họ bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, muốn đặt quốc tế trước sự đã rồi. Chính vì thế chúng ta bao giờ cũng phải cảnh giác. Tôi vẫn nhớ câu ngạn ngữ La Tinh “ Nếu anh muốn hòa bình thì anh phải chuẩn bị chiến tranh”. Chính vì thế phải bồi dưỡng nội lực của mình, để có thể chống lại họ nếu cần.

Tôi không phải là một nhà quân sự, nhưng tôi thấy rằng với những phương tiện hiện đại sát thương hàng loạt, chúng ta có thể bị áp đảo trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng không một cường quốc nào có thể chiếm đóng lãnh thổ một nước khác, khi mà nhân dân nước đó không cam chịu. Bởi vì khi nhân dân kết đoàn thành một khối, thì bằng cách này hay cách khác, ta có thể tiêu diệt dần dần, làm hao mòn lực lượng của kẻ chiếm đóng và rốt cuộc thì kẻ chiếm đóng phải ra đi và lắm khi phải ra đi trong tuổi nhục.

RFI: Nhưng kịch bản có thể dễ xảy ra hơn là Trung Quốc sẽ chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa? Làm cách nào để ngăn chận?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Chính vì thế mà tôi rất mừng là có sự trở lại ở Á châu, nhất là ở vùng Đông Nam Á, của đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy là Hoa Kỳ đang có tham vọng (tham vọng đó là chính đáng, chứ không vô lý), đó là thiết lập một trật tự mới cho toàn cầu và trong trật tự mới đó, Hoa Kỳ sẽ chú tâm đặc biệt hơn đến vùng Thái Bình Dương và cả Đông Nam Á, cho rằng đó là vùng sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai.

Cho nên, trong giai đoạn khó khăn này, tôi rất mừng là giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sự bang giao càng ngày càng thắm thiết hơn. Nhờ bang giao thân hữu với Hoa Kỳ, nhờ sự trở lại của Hoa Kỳ, nhờ ý thức quyền lợi chung là phải cộng tác với nhau để khai thác tài nguyên biển và nhất là để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải, nên tôi không e ngại chuyện Trung Quốc lấn át chúng ta.

Nhưng năm 1974, Trung Quốc đã lợi dụng tình trạng quốc tế lúc ấy chưa rõ ràng, cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ đi, không nước nào ở Tây phương can thiệp vào Đông Nam Á nữa, đặt thế giới trước sự đã rồi, chiếm đóng Hoàng Sa. Chuyện đó rồi đây sẽ phải giải quyết bằng thương lượng và nếu cần, đưa ra trước một cơ quan quốc tế nào đó.

Ta đừng nghĩ là Trung Quốc mạnh. Nếu đem hải quân của họ chống Hải quân Hoa Kỳ thì chẳng khác gì đem một cái gì mong manh chọi với một tảng đá lớn. Tôi tin rằng những người cầm đầu ở Trung Quốc, nhất là những người chỉ huy hải quân không dại gì đi vào con đường nguy hiểm đó. Cho nên, tôi tin rằng nếu Hoa Kỳ trở lại và bắt tay với Việt Nam thì ta không ngại gì.

RFI: Phải chăng do sự ràng buộc giữa hai đảng Cộng sản, giới lãnh đạo Việt Nam bị bó tay trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Tôi cũng đã nhìn thấy từ lâu hiểm hoạ Bắc thuộc. Họ không cần chiếm đóng mình, mà họ lợi dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, bổ túc thêm tư tưởng Mao Trạch Đông, họ viện lý do liên đới giữa các Đảng Cộng sản, để tự coi họ là Cộng sản đàn anh và Việt Nam là Cộng sản đàn em. Bất lợi cho chúng ta là vào năm 1990, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, chế độ Cộng sản Âu châu trên đường tan rã, những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đã sang Thành Đô, chấp nhận khuất phục Đảng CS Trung Hoa. Tôi không rõ về chi tiết của những cam kết, nhưng tôi được biết rằng Đảng CS Việt Nam đã chấp nhận theo đúng đường lối của Đảng CS Trung Hoa.

Đến bây giờ, vì sợ hãi đàn Đảng CS đàn anh như thế cho nên giới lãnh đạo Việt Nam luôn luôn cứ ngoài mặt thì phản đối dựa trên những nguyên tắc luật lệ quốc tế, nhưng bên trong chẳng qua chỉ phản ứng lấy lệ và luôn luôn phục tùng Đảng CS Trung Quốc.

Chính vì thế mà tôi đã từng đề nghị là phải cắt đứt dây xích ràng buộc Đảng CS Việt Nam vào Đảng CS Trung Quốc. Tại sao họ lại dựa vào Đảng CS Việt Nam để nắm toàn dân Việt Nam? Là vì thể chế chung của các nước CS là Đảng CS nắm độc quyền toàn trị trên đất Việt Nam. Dân chủ chỉ là hình thức.

Đảng CS Việt Nam trước tiên phải trả lại quyền làm chủ thật sự cho nhân dân, chứ không phải chỉ thay đổi một số luật lệ. Họ có thể sửa đổi Hiến pháp, đưa ra một số luật về bầu cử, về chính đảng, nhưng sẽ chỉ là hình thức. Dân chủ phải là trong tinh thần, trong tác phong. Từ những người cầm đầu cho đến nhân dân, ai cũng phải có tinh thần dân chủ. Phải có ý chí dân chủ, thì lúc bầy giờ mới thực hiện được chế độ dân chủ thật sự.

Bây giờ không phải là thời buổi mà nhân dân xem những người cầm đầu là phụ mẫu của mình nữa. Những người cầm đầu là do dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, được giao nhiệm vụ quản trị đất nước. Nhưng họ phải chịu trách nhiệm của họ. Nhân dân vẫn là làm chủ và làm chủ thật sự.

Mà khi tôi nói nhân dân là nói toàn thể nhân dân, không chỉ người sống ở quốc nội. Đừng quên rằng có đến 3 triệu người hiện đang sống ở hải ngoại. Họ là dân Việt Nam, thì trước hết họ có bổn phận và có quyền yêu nước. Tại sao lại có những người coi rằng yêu nước là độc quyền dành cho một phe đảng? Đừng quên rẳng chính nhờ tinh thần dân tộc, mà đất nước ta mới tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tình thần dân tộc ấy dựa trên ý chí sống chung, dựa trên ý thức trách nhiệm, dựa trên cái ký ức cả một quá trình tranh đấu qua bao thế kỹ.

Tôi cũng là một người sống ở hải ngoại, cho nên tôi vẫn coi tôi như là dân Việt. Đừng tưởng rằng tôi sống ở hải ngoại thì tôi không có cách gì để tham gia vào sinh hoạt chính trị trong nước. Không! Chúng ta sống vào một thời đại có những tiến bộ rất ngoạn mục về kỹ thuật truyền thông. Ở đâu tôi cũng vẫn theo dõi được tình hình chính trị trong nước, góp ý kiến và nếu cần, đưa những ý kiến ấy về nước để gây nên những phong trào trong nước.

RFI: Vì sao ông đã tham gia ký tên vào bức thư ngỏ của các trí thức hải ngoại gởi các lãnh đạo Việt Nam, cho dù bị chỉ trích là công nhận chế độ hiện nay?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc: Tranh đấu không phải lúc nào cũng bằng võ lực, mà ngày nay ta phải sử dụng những võ khí mới mà tiến bộ kỹ thuật mang lại cho chúng ta. Cũng chính vì thế mà sau khi xảy ra các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu, tôi đã có bài phân tích liệu Cách Mạng Nhung (Révolution de velours) có thể xảy ra ở Việt Nam hay không.

Những người đối lập có thể tấn công trước hết là với lợi khí thông tin và nhất là phải đưa những ý kiến của mình về truyền bá trong nước, làm biến chuyển tâm lý của nhân dân trong nước và kể cả tâm lý của những người đang nắm quyền. Họ cũng là người Việt Nam. Dù muốn dù không, họ không thể nào gạt bỏ tinh thần dân tộc, mà trong đó lòng yêu nước là chuyện tự nhiên.

Những người ở hải ngoại có thể có những hành động đi thẳng vào tâm lý của những người trong nước, khích động tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, khiến cho họ thức tỉnh. Chính vì lý do mà tôi đã không ngần ngại ký tên vào bức thư ngỏ. Mà khi gởi bức thư ngỏ đó đi thì nhiều người nghĩ rằng đó là công nhận thế chế hiện thời với sự lãnh đạo của Đảng CS, thì tôi xin nói ngay: Ta không thể quay lưng vào thực tế. Hành động thì phải dựa trên hoàn cảnh thực tế. Nếu hành động mà cứ nhìn vào quá khứ, tưởng như là quá khứ đó vẫn còn cho đến ngày hôm nay, thì làm sao tranh đấu được?

Tôi không bao giờ phân biệt trí thức với nhân dân, mà chúng ta là những công dân giống nhau. Những người được gán cho là “trí thức” ấy, chẳng qua có thể là họ am hiểu tình hình hơn. Ở ngoại quốc này, nếu theo dõi thông tin thì có thể biết rõ tình hình thế giới, còn trái lại những người trong nước, dù có bằng cấp đến đâu đi nữa, mà không được thông tin đều đặn thì, vẫn không am hiểu tình hình thế giới, mà ngay cả tình hình trong nước cũng chưa chắc là nắm rõ. Một khi không hiểu như thế thì có đáng gọi là trí thức hay không?

Chính vì thế mà những người ở hải ngoại, dù có bằng cấp hay không bằng cấp, nhưng một khi đã am hiểu tình hình thì phải dám dấn thân. Nói rằng đi bước trước như thế có nghĩa là khuất phục Đảng CS Việt Nam, thì chẳng qua đó chỉ là đạo đức giả, để biện minh cho việc không dám dấn thân. Một khi đã hiểu rõ tình hình, thì phải ý thức cái trách nhiệm của mình, mà trách nhiệm của mình là lắm khi phải xung phong đi, phải dấn thân đi, phải nhảy xuống vũng bùn đi. Người ta còn có thể hy sinh được tính mạng, còn mình chỉ sợ những lời chỉ trích mà không dám làm, thì có phải là có lỗi với dân tộc hay không?

RFI: Xin cám ơn giáo sư Vũ Quốc Thúc.

------

TAM73F
04-05-2012, 11:53 AM
-

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau (3)



Rosatom là gì ?




Sáng ngày 31/10/2011 lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra với sự
chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.




Tổng thống Nga Medvedev và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chứng kiến lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: AFP.



Theo nguồn tin VOA/ Bloomberg từ tháng 6/2010, ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ
Hạt nhân ,đã loan tin công ty nga Rosatom được chọn lựa để " giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên"Tại hội thảo quốc tế ĐHN lần thứ 4 diễn ra cuối năm 2010 tại Hà Nội, PGS-TS Vương Hữu Tấn,
Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ KH-CN) cũng loan báo tương tự.
Ngoài ra VOA còn cho biết đồng thời Việt Nam cũng đã ban hành qui định cấm việc xử dụng, tàng trữ hay
mua bán các loại nguyên liệu và thiết bị hạt nhân và cấm đưa thông tin sai lệch về vấn đề này.

Theo nguồn tin chính thức của Rosatom,thỏa thuận ngày 31/10/2011 đã được ký kết bởi Tổng Giám đốc của
Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM, Sergey Kirienko, và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
và Thương mại của nước CHXHCN Việt Nam Vũ Huy Hoàng.
Các công ty con của Rosatom là ATOMSTROYEXPORT sẽ phụ trách quá trình xây dựng nhà máy và
ROSENERGOATOM sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên và hỗ trợ kỹ thuật khi nhà máy hoạt động.
Trung tâm điện hạt nhân đầu tiên sẽ được xây tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh
Ninh Thuận,với tên gọi NINH THUẬN 1, bắt đầu xây dựng vào năm 2014, đi vào hoạt động năm 2020, với
một số vốn ước tính vào khoảng 8 tỷ đôla.
Thỏa thuận định rõ :
-chủ đầu tư là EVN , Tập đoàn điện lực Việt Nam -
-nhà thầu là công ty JSC Atomstroyexport trực thuộc Rosatom ,
-và đối tượng xây là 2 lò phản ứng hạt nhân (LPƯ), mỗi LPƯ có công suất 1200MW, sử dụng công nghệ
của Nga cho nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, theo phương thức "chìa khóa trao tay", sẵn sàng sử dụng.

Tập đòan điện lực VN ( EVN)đã xác nhận tình hình triển khai dự án xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1
như sau
31/10/2010: Ký Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác xây dựng NM ĐHN trên
thổ Việt Nam.
21/11/2011: Ký Hiệp định tài trợ lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư NM ĐHN Ninh Thuận 1 và
vay tín dụng xuất khẩu của LB Nga để xây dựng NM ĐHN trên lãnh thổ VN, giữa Chính phủ
VN và LB Nga.
21/11/2011: Ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư NM ĐHN
Ninh Thuận 1 ,thuộc dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, giữa Tập đoàn Điện lực VN và Liên danh
tư vấn gồm CTCP mở “E4 Group”- LB Nga, CTCP mở JSC KIEP và Công ty TNHH LLC EPT
và ...
.....Không chỉ phối hợp truyền thông với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Nga, EVN còn giao nhiệm vụ
cụ thể cho Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận phối hợp với chính quyền sở tại, chủ động tuyên
truyền đến người dân trong vùng, nhằm cung cấp cho công chúng những kiến thức cơ bản về điện hạt nhân,
.....cũng như EVN đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ chương trình điện hạt nhân


Những ký kết cho thấy lòng cương quyết đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân của chính phủ Việt nam trong
thời điểm mà trên tòan thế giới, khi nói tới "Năng lượng hạt nhân" là nghĩ và nhắc tới "Thảm họa Chernobyl"
và"Thảm họa Fukushima".Thêm vào đó,trong bối cảnh nguy cơ khủng bố hạt nhân và phóng xạ ,tăng cao kể từ
sau vụ khủng bố 11/9/2011, thì vấn đề an toàn lẽ dĩ nhiên là mối lo hàng đầu về phía người dân Việt.
Tại Diễn đàn “Hướng tới Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân Seoul 2012”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ Lê Đình Tiến ngày 27/12/2011 khẳng định VN luôn coi bảo đảm an toàn, an ninh là ưu tiên hàng đầu
trong quá trình phát triển, ứng dụng năng lượng hạt nhân. Theo dõi tin tức báo chí VN thì sự bảo đảm an tòan
hạt nhân này hòan tòan dựa trên những lời tuyên bố của chính phủ Nga và những người đại diện Tập đòan
Rosatom, người bán món hàng "nhà máy điện hạt nhân" cho VN.
Trên nguyên tắc,trước khi quốc hội và chính phủ VN lấy quyết định và ký kết vay Nga 10Tỷ USD với
"lãi xuất ưu đãi"như Sergey A. Boyarkin - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosatom- tuyên bố hôm 9/2/2012 ,để
du nhập công nghệ năng lượng hạt nhân, một nguồn năng lượng chứa đựng nhiều tiềm năng nguy hiểm vào
Việt Nam, một quốc gia chưa có hạ tầng và nhân lực thích hợp , thì theo đúng lương tâm và tinh thần trách nhiệm
chính phủ đã phải tối thiểu điều tra kỹ lưỡng về công ty được giao trọng trách cung cấp món hàng này?
Nhưng nguyên tắc tối thiểu đó có thật tình được tuân thủ hay không?

Rosatom là gì ?
Kế thừa Bộ Kỹ thuật và Công nghiệp Hạt nhân trước đây của Liên Xô (chịu trách nhiệm nhà máy ĐHN
Chernobyl) Bộ Năng lượng Nguyên tử Liên bang Nga hay MinAtom , được thành lập ngày 29/1/1992 sau khi
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết tan rã (25/12/1991)
Sau này Bộ Năng lượng Nguyên tử Liên bang Nga được tái cơ cấu thành Cơ quan Năng lượng nguyên tử
Liên bang vào ngày 9/3/2004.
Tháng 11 năm 2007,theo đạo luật của nghị viện Nga và được tổng thống Nga Putin ký vào đầu tháng 12,
cơ quan này chuyển thành tập đòan nhà nước "Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga "ROSATOM

MinAtom/ Rosatom được liên tiếp điều khiển bởi
Jewgeni Olegowitsch Adamow từ 1998 tới 2001 bị Putin cách chức vì tình nghi hối lộ.
Tiếp theo là Alexander Jurjewitsch Rumjanzew (2001–2005).
Và từ 2005 Sergei Wladilenowitsch Kirijenko

Hòan tòan khác với tiêu chuẩn thế giới, Tập đòan năng lượng Rosatom là một cơ quan khổng lồ,có thẩm quyền
về cả sự ứng dụng dân sự cũng như quân sự của năng lượng nguyên tử tại Nga. Do đó Rosatom điều khiển
tất cả những trung tâm nghiên cứu,học viện,và cả các công ty liên quan đến sản xuất,thiết kế và bảo trì vũ khí
hạt nhân. Ngòai ra còn chịu trách nhiệm về an toàn hạt nhân và việc xử lý chất thải.
Rosatom là tổng hợp của tất cả những công ty lớn nhỏ liên quan đến nguyên tử tại Nga, trong đó có
-Rosenergoatom ( Росэнергоатом), tổng hợp các nhà máy điện hạt nhân của Nga
-Techsnabexport (Техснабэкспорт ), xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân
-Atomstroiexport ( Атомстройэкспорт), xây cất các nhà máy điện hạt nhân bên trong và bên ngoài nước Nga
-Atomergoprojekt làm dự án thiết kế những nhà máy điện hạt nhân như AES-91 và AES-92
-Atomenergomash xây cất lò phản ứng hạt nhân
-TWEL sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Công ty này sở hữu và khai thác các mỏ uranium.
Những công ty con của TWEL sản xuất nhiên liệu hạt nhân(thí dụ công ty chi nhánh Maschsawod tại
Elektrostal ),hoặc xây và cung cấp dịch vụ bảo trì những cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp hạt nhân.

Biết rõ thế đứng độc quyền,cơ cấu, và trách nhiệm của Rosatom trong nền công nghệ hạt nhân nước Nga cho
phép chúng ta tìm hiểu những gì đang xảy ra tại Nga và tình trạng nền công nghệ của nước này , để đánh giá
đúng mức công ty được chính phủ VN chọn lựa đối tác kinh doanh với EVN tại Ninh Thuận 1, và lường trước
tình trạng chủ động cũng như chủ quyền thực sự tại đây.


Tổng thống Medvedev hãnh diện vì nền công nghệ hạt nhân Nga. Thật vậy sao?
Ngày 08/10/2010 dưới tựa đề "Tổng thống Medvedev hãnh diện vì nền công nghệ hạt nhân Nga. Thật vậy sao?"
tác giả Andrei Ozharovsky bình phẩm bản tin của Rosatom về lời tuyên bố của Medvedev, nhân dịp ông này đến
thăm gian hàng triển lãm Nga tại World Expo 2010 ở Thượng Hải, bằng một bài viết vạch trần những vấn đề
trầm trọng tìm được trong những tài liệu của viện Rostekhnadzor (Dịch vụ giám sát sinh thái, công nghiệp, và
nguyên tử Liên bang Nga/ Russian Federal Service for Ecological, Industrial, and Atomic Supervision)
Theo viện này, một danh sách rất dài những vấn đề liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp
hạt nhân, những vấn đề chất thải phóng xạ, những lò phản ứng hạt nhân ở độ tuổi đang" chờ ngừng hoạt động" ,
những sự cố không hiếm xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân ( NMĐHN) Nga ....cần được quan tâm đặc biệt.
Những lỗi lầm trong qúa trình hoạt động của những NMĐHN là do những nguyên nhân cơ bản như quản lý
yếu kém, sai sót trong tổ chức bảo trì, các khuyết tật sản xuất, và lỗi thiết kế.
Các lò phản ứng mới lại đang được xây dựng với những vật liệu đã bị đánh giá là giả mạo hoặc không được
kiểm nhận,cộng thêm "trình độ không đủ, kiến thức yếu kém của nhân viên về các chỉ tiêu liên bang ,
các quy tắc, tài liệu thiết kế, và quy trình công nghệ sản xuất thiết bị".
Theo báo cáo của viện Rostekhnadzor, năm 2009, trong số những sự cố xảy ra tại các NMĐHN có 30 lần là
do lỗi điều hành, ít hơn 2008 được chín lần.Tác giả Ozharovsky mai mỉa, có thể vì vậy mà tổng thống Medvedev
có quyền hãnh diện,nhưng theo lô gíc , khi biết được những thiếu sót về quản lý và trong việc tổ chức bảo trì thì
phải đưa đến cố gắng khắc phục.Tuy nhiên, những báo cáo bởi Rostekhnadzor năm này qua năm khác cho
tới nay không đưa tới một cải thiện nào. Còn về những khiếm khuyết sản xuất và thiết kế thì vô phương
cứu chữa. Một lò nguyên tử được thiết kế sai lầm hoặc gồm những bộ phận kém chất lượng thì trước sau cũng
gây ra trục trặc.
Từ những trục trặc nhỏ có thể ém nhẹm được cho đến một thảm họa vô lường chỉ là một vấn đề may rủi
Cũng theo báo cáo của Rostekhnadzor,năm 2009 những trục trặc kỹ thuật xảy ra nhiều nhất tại các NMĐHN :
• Lò số 3 Nhà máy Novovoronezh NPP (VVER-440) / 3 lần trục trặc
• Lò số 3 Nhà máy Kola NPP (VVER-440)/ 3 lần trục trặc
• Lò số 3 Nhà máy Leningrad NPP (RBMK)/ 6 lần trục trặc
• Lò số 1 Nhà máy Smolensk NPP (RBMK)/ 3 lần trục trặc
Năm 2009 cũng có tổng cộng 18 lần trục trặc tại các nhà máy trên tòan quốc vì lý do lỗi hệ thống
Chín (9) sự cố tại các nhà máy Smolensk NPP (3), Kalinin NPP (2), Leningrad (1), Balakovo(1), Bilibino(1),
và Novovoronezh (1)
phải cần đến xử dụng hệ thống bảo vệ khẩn cấp (activation of the emergency protection system)


Ngòai ra ,bản báo cáo nhắc tới hai thành qủa khám phá kịp thời 959 đơn vị " tăng cường bê tông" giả tại
Nhà máy Rostov cũng như những "đơn vị tăng cường bê tông"chưa được kiểm chứng được xử dụng tại
nhà máy Leningrad NPP 2.

Trầm trọng hơn hết là Izhorskiye Zavody, nhà sản xuất hàng đầu các thiết bị kỹ thuật ĐHN Nga,
một trong những nhà cung cấp thiết bị chính cho các NMĐHN, đã bị bắt tại trận sản xuất chất lượng thấp ,
bị phạt vạ và có thể bị đóng cửa nếu còn tái phạm.
Theo tác giả Ozharovsky , bản báo cáo của viện Rostekhnadzor cho thấy rõ là những NMĐHN Nga an tòan đến
mức độ nào, và đã giải đáp phần nào lý do tại sao Trung Hoa đã gởi trả nhiều tấn thiết bị thiếu chất lượng
Rosatom định dùng để xây NMĐHN ở Tian-Wang.

Thiếu kiểm soát từ bên ngoài đưa đến nguy cơ tham nhũng cao tại Rosatom

Bình luận về báo cáo chung ngày 26/11/2010 của Ecodefense và Transparency International Russia ( TIR
Tổ chức minh bạch quốc tế Nga),Vladimir Slivyak viết:

Hiếm có ai còn ngạc nhiên khi nghe tham nhũng rất phổ biến ở Nga ,nhưng khi nạn tham nhũng đã tràn tới nền
công nghiệp hạt nhân với những tiêu chuẩn khắt khe phải có để bảo đảm an toàn ,thì tình trạng đòi hỏi một sự
giám sát đặc biệt nghiêm chỉnh.Lẽ dĩ nhiên cuộc khảo sát của TIR và Ecodefense đã gặp nhiều khó khăn vì họ
không được truy cập tài liệu nội bộ của Rosatom và cũng không có thông tin về sự tiến triển của các dự án.
Tuy nhiên phân tích và so sánh luật pháp hiện hành với những quy định nội bô riêng của Rosatom đủ cho thấy
có những kẽ hở tạo nên những nguy cơ tham nhũng cao.
Với thế đứng đặc biệt của Rosatom, những hoạt động thương mại của tập đòan này không thuộc thẩm quyền
của Luật Liên Bang Nga số 94 về những tiêu chuẩn đấu thầu.Tóm lại bản chất của Rosatom là "một nước trong
một nước", tự trị và không bị kiểm soát bởi bất cứ ai khác hơn chính mình.
Giải pháp cấp bách là phải thay đổi luật lệ hiện hành để đặt Tập đoàn Rosatom dưới sự kiểm sóat hữu hiệu của
cả chính phủ lẫn công chúng Nga.

Rosatom trong cơn lốc tham nhũng.
Theo cơ quan truyền tin Russian International News Agency (RIA Novosti), ngày 20/7/2011 tòa án quận Ostankino
(Moscow) đã cho phép bắt giữ cựu Phó tổng giám đốc Tập đòan Rosatom cho tới ngày 27/8 để điều tra về vụ nghi
ngờ biển thủ 50 triệu Rúp ( 1,7 triệu USD).Đây là kết quả của một cuộc điều tra dài hạn về tình trạng tham nhũng
trong mọi ngành của Rosatom, với kết qủa là cách chức 35 quản lý hàng đầu và hơn 200 nhân viên bị xử lý kỷ
luật trong năm qua. Yevgeny Yevstratov bị cáo buộc lợi dụng quyền thế trong Rosatom và Atomflot để dính liú
tới hai trường hợp biển thủ quy mô ngân quỹ thiết kế và xây cất NMĐHN Murmansk cũng như ngân quỹ dành
cho nghiên cứu khoa học.

Cơ quan RAPSI (Russian legal information agency) ngày 21/10/2011 loan tin Transparency International Russia
TIR có chương trình kiểm sóat mức hiệu qủa của các biện pháp phòng chống tham nhũng các tập đòan nhà nước
Nga đã đưa ra.Yulia Tkachyova, cho biết TIR đã chọn lựa ngẫu nhiên 600 vụ mua hàng hóa của Rosatom để
phân tích . Căn cứ theo những vi phạm được xác định, TIR đã đưa ra một danh sách các khuyến nghị.
Ivan Ninenko, phó giám đốc TIR và Yelena Panfilova nhấn mạnh về tình trạng các tập đòan công ty quốc gia như
Rosatom không phải chịu sự giám sát bởi các dịch vụ chống độc quyền Liên bang. "Theo quy định của pháp luật,
những tập đòan quốc gia không bị kiểm soát từ ngoài, nên hệ thống phòng ngừa tham nhũng không hữu hiệu."

Ngày 27/2/2012 theo tin của tờ Hetq-Online ( báo xuất bản trực tuyến tại Yerevan/Armenia của Tổ chức báo chí
phi chính phủ)Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB Russia’s Federal Security Service, hậu thân của KGB )đã bắt
giữ Sergei Shutov, giám đốc đấu thầu của công ty ZiO-Poldolsk sau cuộc điều tra kéo dài từ tháng 12 năm trước.
ZiO-Poldolsk là công ty duy nhất sản xuất máy phát điện hơi nước cho Rosatom để xử dụng trong những
NMĐHN tại Nga từ năm 1952 ,cũng như cho những NMĐHN do Atomstroiprojekt xây tại hải ngọai.
Sergei Shutov bị cáo buộc thông đồng với nhà cung cấp AТОМ Industriya để mua thép có chất lượng kém từ
Ukraine với gía cao để chia tiền lời.Tổng giám đốc hãng này ,Dmitry Golubyov,cũng đã cùng lúc bị ngưng chức
vì tội biển thủ công quĩ.Theo nguồn tin của FSB,chỉ một trừơng hợp số lượng thép thiếu chất lượng dùng cho
NMĐHN Kozloduy ở Bulgaria, đã đem về một lợi nhuận bất hợp pháp là 39 Triệu Rubles(1Triệu USD) cho
ATOM-Industriya.
Zio-Podolsk trực thuộc Atomenergoprom , một công ty con của Tập đòan Rosatom. Tin Zio-Podolsk đã cung cấp
những máy phát điện dưới tiêu chuẩn từ năm 2007 là một đòn cực mạnh giáng vào uy tín của tập đoàn này.
Tin từ Sofia ngày 28/03/2012 cho biết chính phủ Bulgaria đã hủy bỏ kế hoạch đặt Rosatom xây NMĐHN Belene
trên bờ sông Danube.

Các nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng việc sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể
dẫn đến một thảm họa hạt nhân.
Vladimir Slivyak, đồng chủ tịch của Ecodefence Nga đòi hỏi " Phải tức khắc ngưng xây cất khắp nơi và tiến
hành kiểm tra quy mô các lò phản ứng sử dụng thiết bị do Zio-Podolsk cung cấp !"
Theo Tổ chức Bellona,một tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế NGO có trụ sở tại Na Uy, những thiết bị dưới
tiêu chuẩn đã được sử dụng không chỉ ở Nga mà còn xuất cảng qua các nhà máy hạt nhân Bulgaria, Trung Quốc,
Ấn Độ và Iran, (do Rosatom xây cất).
Chủ tịch Frederic Hauge bày tỏ sự phẩn nộ vì theo ông một sự phạm pháp quy mô như vậy đòi hỏi phải có
ứng xử tức khắc để kiểm tra an tòan từng lò phản ứng một. Ông cũng tỏ ra rất thất vọng vì FSB và các công tố
viên Nga không chịu công bố danh sách những NMĐHN trong và ngòai nước có thể bị ảnh hưởng.
Số người bị bắt chỉ là những vật tế thần nhằm đánh bóng trở lại uy tín đã bị mất của Rosatom, trong khi những
nguy hại vô lừơng lại không được thực sự cứu xét.
Một tuần lễ sau khi từ chối không bình luận, Rosatom và Atomenergomash cho ra một tuyên bố chung phủ nhận
tin của FSB nhưng không dám phủ nhận tin công tố viện đã bắt giữ các quan chức của Zio-Podolsk và
ATOM-Industriya. Trong khi đó, hai nhân viên khác của FSB vẫn xác nhận tin các đồng nghiệp của họ đưa ra
lúc ban đầu cho Bellona.
Phát ngôn viên của Công tố viện Nga thì từ chối bình luận vì cuộc điều tra còn đang tiến hành.

"Nếu chính phủ Nga không điều tra sự phạm pháp này một cách nghiêm chỉnh, chúng tôi sẽ bắt buộc phải
yêu cầu cộng đồng quốc tế nhận lãnh trách nhiệm đó", Frederic Hauge nói "Bellona sẽ tiếp tục hành động để
làm sáng tỏ vấn đề này"

Tình hình đáng báo động trong các nhà máy điện hạt nhân ngay tại nước Nga

Theo báo Le Monde ngày 22/6/2011, một báo cáo bí mật của Rosatom cho tổng thống Dmitry Medvedev
ngày 9/6/2011 về tình trạng những NMĐHN đã bị tiết lộ ra ngòai.
Theo đó,chương trình kiểm sóat các NMĐHN Nga sau thảm họa Fukushima xác định 31 trường hợp sai sót
nghiêm trọng về an tòan,bảo trì ,sửa chữa và giám sát, thể hiện tình trạng cực kỳ dễ bị lâm nguy của 11 trung tâm
trong trường hợp thiên tai.
Yếu điểm đầu tiên là rủi ro động đất đã không được xem xét trong việc chọn địa điểm nhà máy điện, thường
được xây trong thời Xô Viết. Và hầu hết các lò phản ứng hạt nhân ( 32 lò đang hoạt động )- không được trang bị
để tự động dừng lại trong trường hợp động đất. Trong thực tế, các nhà máy của Nga có thể không cần
"sự giúp đỡ" từ mẹ thiên nhiên để sụp đổ,mà vì tuổi cao, các tòa nhà ở các lò phản ứng cho thấy nhiều
"dấu hiệu sụt lún và nghiêng từ từ".
Hệ thống làm mát bị đánh giá là không hòan hảo do vật liệu suy thóai và các mối hàn có khuyết điểm , có
khả năng gây ra những vụ nổ tương tự như tại Fukushima-Daiichi.
Cuối cùng, báo cáo nêu ra thiếu sót nghiêm trọng trong việc chuẩn bị đội ngũ nhân viên đối phó các tình huống
tai nạn khác nhau, chẳng hạn như lũ lụt, hỏa hoạn, bão hoặc động đất.
Tệ hại hơn hết, Rosatom không lưu giữ tài liệu để theo rõi về các sự cố và tai nạn trước đây, do đó không
cho phép thành hình bất cứ một nổ lực cải thiện an toàn nào, hoặc dự báo về các vấn đề mới.
Đáng quan ngại nhất là hai nhà máy Leningrad và Kola nằm sát biên giới Phần Lan và Na Uy.
Trong các nhà máy này (cùng thời với Chernobyl) nguy cơ tai nạn do thiên tai không chỉ là lý thuyết.
Năm 1990 một cơn bão lớn đã ngừng hệ thống điện cấp cứu chính của NM Kola , buộc Na Uy phải can thiệp
cung cấp những máy phát điện khổng lồ để đảm bảo vấn đề làm nguội lò phản ứng.
Năm 2006, mất điện cũng đã đe dọa gây vấn đề tương tự tại trung tâm hạt nhân Mayak.
Ole Reistad, một kỹ sư tại Viện Công nghệ và Năng lượng Na Uy bình luận :"Báo cáo này cho thấy những
sự cố không bao giờ được Nga đề cập công khai, cũng không báo cáo quốc tế",
Các nhà khoa học Na Uy mong rằng báo cáo bị tiết lộ này của Rosatom sẽ mở đầu cho sự thay đổi thái độ
của Nga, thay vì chỉ chú trọng vào chương trình tuyên truyền về " cái gọi là an toàn" của nền công nghệ
hạt nhân của mình.


Một" Fukushima Nga" đang thành hình ?

Trong bài viết ngày 22/3/2012 tờ The NewYork Times đã tường thuật : lời chào hàng mới nhất với một dư vị
cay đắng của nền công nghiệp Nga là " Chúng tôi bán sự An Tòan rút kinh nghiệm từ Chernobyl"
Tại Minsk,thủ đô Belarus, thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố " Tôi xin nhấn mạnh là chúng tôi có cả một
kho kỹ thuật tân tiến để đảm bảo vững vàng và "vô tai nạn" cho sự vận hành các nhà máy hạt nhân".
Và tổng thống Nga Dmitri Medvedev, nhân một cuộc viếng thăm của thủ tướng Erdogan, đã lớn tiếng bảo đảm
an tòan cho NMĐHN tập đòan Rosatom nhận xây ở một vùng địa chấn hoạt động mạnh ,miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ .
Tại Việt Nam Sergey A. Boyarkin, phó tổng giám đốc Rosatom cũng hứa hẹn tương tự là sẽ bảo đảm được
an tòan cho NMĐHN Ninh Thuận 1.
Dmitri Medvedev,Vladimir Putin,Sergey Boyarkin lẽ dĩ nhiên không nhắc tới bức thơ của Ủy ban Chống tham
nhũng Quốc gia (National Anti-Corruption Committee NAC ) đang đốc thúc chính phủ phải khẩn cấp điều tra
về những tham nhũng tệ đoan trong ngành công nghiệp hạt nhân Nga (độc quyền Tập đòan Rosatom)với những
hậu qủa của nó,và lại càng không muốn nhắc tới những sự cố không dấu được đang liên tiếp xảy ra tại các
NMĐHN Nga, kể cả những trung tâm mới đang trong thời kỳ xây cất .
Điển hình là sự tự xụp đổ của tòa nhà đang xây tại trung tâm hạt nhân mới Leningrad NPP-2. ngày 17/7/2011 .
Tổn phí để đập vỡ những mảnh bê tông tách khỏi 1200 tấn cốt sắt (thiếu chất lượng)bên trong để có thể
di chuyển đem vứt ,được Rosatom hòan tòan giữ bí mật.
Ngòai ra,chủ tịch nhóm Eco-Defense , Vladimir Slivyak,cho biết trong số 32 lò phản ứng hạt nhân đang
hoạt động tại Nga có 11 lò loại dùng tại Chernobyl (sản xuất năm 1970). Một trong những lò này, ngay tại
ngọai ô St. Petersburg ,vừa được phép kéo dài xử dụng thêm 15 năm ,tuy thủ tướng Putin đã không đáp ứng
được đề nghị của giám đốc Rosatom Kirienko, cần một ngân quỹ 534 Triệu USD để chỉnh đốn và tăng biện pháp
phòng bị an tòan cho những NMDHN cao tuổi tại Nga.

Bước qua năm 2012,nỗi ưu tư của những nhà họat động môi trường càng tăng với những sự cố mới nhất
dồn dập tại Nga:
29-30/12/2011 cháy tầu ngầm hạt nhân Yekaterinburg
05/02/2012 cháy tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Moscow
23/02/2012 nổ tại trung tâm VNIIEF Sarov.

Mỗi lân như vậy, cách xử thế của Rosatom và chính phủ Nga luôn luôn là ém nhẹm tin tức, ngăn cấm dân và
những ký gỉa không được đến gần địa điểm .Nhưng những tin được Rosatom hay cơ quan truyền thông chính
phủ đưa ra thì không những chậm trễ , không chính xác,mà còn mâu thuẫn . Những tổ chức bảo vệ môi trường
bị tuyệt đối nghiêm cấm mang máy đến đo rò rỉ phóng xạ.
Và lẽ dĩ nhiên không có người đo nên Rosatom có độc quyền khẳng định là không có rò rỉ và lớn tiếng bảo đảm
an tòan.

Liệu nền công nghệ hạt nhân Nga với những NMĐHN qúa tuổi, cộng thêm căn bệnh tham nhũng trầm kha ,
có đang thành hình một Fukushima mới? (Andrei Ozharovsky)
___________________________________________


Với lương tâm và tinh thần trách nhiệm đối với những thế hệ con cháu ,
chúng ta ,tất cả những người Việt ,dù sống trong nước hay tại hải ngọai,
phải quan tâm và lên tiếng cấp bách đặt vấn đề với nhà cầm quyền VN đương thời :
Họ không có quyền giao sinh mạng cả dân tộc cho Tập đòan Rosatom !

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ecodefense Russia là một tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế thành lập năm 1990 in Kaliningrad ( Koenigsberg) Russia.http://de.wikipedia.org/wiki/F%C3%B6derale_Agentur_f%C3%BCr_Atomenergie_Russlan ds
http://ecologie.blog.lemonde.fr/2011/06/22/situation-alarmante-dans-les-centrales-nucleaires-russes/
http://www.bellona.org/articles/articles_2010/Rostekh_report
http://www.bellona.org/articles/articles_2011/corruption_rosatom
http://www.nytimes.com/2011/03/23/business/energy-environment/23chernobyl.html?pagewanted=all

http://www.51voa.com/VOA_Standard_English/Russian-Support-for-Nuclear-Power-Weakens-as-Chernobyl-Anniversary-Nears-41225.html
http://www.bellona.org/articles/articles_2012/Alikhanov_fire
http://www.bellona.org/articles/articles_2012/sarov_explosion

TAM73F
04-05-2012, 03:42 PM
------------oooooo------------

VINASHIN QUỴT NỢ NƯỚC NGOÀI !(?)



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 16.12.2010

Web: http://VietTUDAN.net

Trên Diễn Đàn, có những thông tin cho biết Tổng Giám đốc VINASHIN, muốn làm đơn xin khất nợ USD.60 triệu sắp đến ngày phải trả, nhưng lại hé cho phía Chủ nợ nước ngoài biết rằng họ buộc phải cho hoãn nợ. Một mặt khác, phía Chính phủ khẳng định không chịu trách nhiệm trả nợ thay cho VINASHIN. Trong tình trạng Vinashin thua lỗ gần USD.4.5 tỉ và với những lời nói ra của chính Tổng Giám đốc và với việc từ chối trách nhiệm của Chính phủ, người ta có thể nghĩ rằng Vinashin có thể nghĩ đến QUỴT NỢ hay bất lực không hoàn vốn được. Vì vậy một vài độc giả hỏi tôi về vấn đề này, nên tôi có gắng hồi âm, mặc dù trong trường hộp chính tôi chưa có được đủ những tài liệu chính xác về nội dung ký kết thế nào giữa Vinashin và các Chủ nơ.



Về vấn đề này, tôi đã để ý từ khi phía Việt Nam muốn khất nợ mà còn hé mở ra những lời đe dọa như nói rằng phía cho vay buộc phải cho hoãn trã nợ. Trong suốt 20 năm làm việc với một Tập đoàn cho vay vốn : Project Funding, Commodity Finances… tôi chưa thấy phía Con nợ (Borrower) hé lộ những đe dọa như vậy đối với phía Chủ nợ (Lender). Thái độ này mang tính cách cối chầy, kể cả CEO của Vinashin và Thủ tướng Dũng. Trong tình trạng thua lỗ tới USD.4.5 tỉ, thì những lời hé lộ này mang tính cách đe dọa quỵt nợ.



Thực tình tôi đang muốn kiếm tài liệu để biết Hợp Đồng giữa phía Vay Vốn (Borrower) và phía Cho Vay Vốn (Lender) thuộc loại nào. Có phải đây là Hợp Đồng Vay Vốn hay chỉ là Hợp Đồng Ngân Hàng Mua Trái Phiếu do Vinashin phát hành (dầu có Nhà Nước khẳng định để tăng hiệu lực). Lúc này khi tôi thấy MOODY’S và STANDARD & POOR’S hạ cấp bậc Tín Dụng của một số Công ty và Ngân Hàng VN, tôi hơi nghi về việc giới Tài chánh nghi ngờ về việc hoàn nợ của Việt Nam.





Trường hợp HỢP ĐỒNG VAY VỐN



Điều quan trọng của Hợp Đồng này không phải là những Điều Khoãn hứa Hoàn nợ với Thời biểu Hoàn nợ (Timing of Reimbursement), những Điều khoản đưa nhau ra Tòa, nhưng là Giấy Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit). Cầm tờ Giấy Bảo Lãnh này mới quan trọng. Câu hỏi đặt ra là Tờ Bảo Lãnh cho số Tiền lớn USD.600 triệu là do Ngân Hàng nào phát hành ? Đó là Ngân Hàng Nhà Nước VN (State Bank of Vietnam) hay là một Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Bank) như Vietcombank chẳng hạn… Theo chỗ tôi biết, thì Ngân Hàng Nhà Nước không phát hành Bảo Lãnh tới mức USD.600 triệu vì chính Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chỉ làm được những Bảo Lãnh trong mức độ ấn định của World Bank mỗi năm (quotas). Theo giới Ngân Hàng quốc tế, giá trị của Bảo Lãnh Ngân Hàng do Ngân Hàng Nhà Nước VN phát hành cũng chĩ mang giá trị tới 40%-60% của Face Value là cùng. Còn các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam thì giá trị còn kém hơn. Thường mỗi lần thấy một Bảo Lãnh Ngân Hàng, chúng tôi phải xem The BANKERS’ALMANAC World Ranking để xem Ngân Hàng phát hành đứng hạng thứ mấy. VietCombank chẵng hạn chỉ đứng bên dưới con số 3000, trong khi đó người Cho Vay Vốn đòi hỏi Ngân Hàng Phát hành phải đứng trong Top Ten hay Top Hundred tùy số lượng vốn Bảo Lãnh.



Chính vì vậy, tôi không hiểu số tiền USD.600 triệu cho Vinashin vay là dựa trên việc nắm đàng chuôi Giấy Bảo Lãnh do Ngân Hàng nào phát hành. Ngay cả khi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hay một Ngân Hàng Thương Mại như VietCombank phát hành với số tiền lớn, phía Cho Vay Vốn cũng yêu cầu tờ Bảo Lãnh ấy phải được tái Bảo Lãnh bởi những Ngân Hàng lớn Tây phương (Western Prime Banks).



Phải khắt khe nắm đàng chuôi bằng Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng, nếu không phía Vay Vốn dễ tính toán quỵt nợ.



Không thể tin vào Hợp Đồng, mà phải nắm đàng chuôi Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit). Cách đây chừng 15 năm, có một lần phía Việt Nam nhắn tin chửi tôi vì tôi không chấp nhận Letter of Credit của VietCombank và yêu cầu phải tái khẳng định với trách nhiệm (endorsed/confirmed with responsibility) của một Ngân Hàng Thụy sĩ. Họ chửi tôi rằng tôi là người Việt Nam mà không tin tưởng vào Ngân Hàng Việt Nam mà tin tưởng vào Ngân Hàng Thụy sĩ. Tôi trả lới rằng Letter of Credit cho dù có mười đầu ngón tay điểm chỉ của ông Đỗ Mười, tôi vẫn không tin mà chỉ tin Ngân Hàng Thụy sĩ đếm từng đồng bạc cho tôi.



Về việc USD.600 triệu, nếu chĩ là Hợp Đồng Vay Vốn, thì khả năng Việt Nam ăn quỵt như sau:



* Nếu phía Cho Vay Vốn giải ngân rồi mà không có trong tay Tờ Bảo Lãnh có giá trị như tôi vừa cắt nghĩa trên đây, thì phía Việt Nam dễ dàng quỵt nợ. Trong trường hợp này, thì tôi công kích phía Cho Vay Vốn đã ngu không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Việc này có gì bí ẩn vì tôi không tin rằng những Ngân Hàng lớn như Credit Suisse mà lại ngu như vậy. Thường những Chủ Vốn (Fund Owners) chia nhau cho vay qua trung gian Ngân Hàng, nên Ngân Hàng không thể làm việc ẩu tả, không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Làm việc như vậy, Ngân Hàng sẽ mất tiếng đối với những Chủ Vốn cho vay.



* Nếu không có Bảo Lãnh Ngân Hàng, mà chỉ có Hợp Đồng Vay Vốn ký kết giữa Chủ Vốn và Công ty vay vốn, thì phía Việt Nam ăn quỵt là cái chắc. Một Công ty có ăn có thua, có thể vỡ nợ. Chỉ cần khai vỡ nợ (Bankruptcy/Faillite) thì Chủ Vốn ngồi xanh lè mắt đợi đến tết Congo ! Luật pháp Thụy sĩ bảo vệ cho tình trạng những Công ty vỡ nợ. Chẳng lẽ Chủ nợ sang tận Việt Nam để bán sắt vụn của con Tầu Vinashin đang nằm bẹp.





Trường hợp MUA TRÁI PHIẾU



Tôi không biết có Hộp Đồng mua bán Trái phiếu như thế nào giữa Credit Suisse + một số Ngân Hàng khác và Vinashin phát hành Trái phiếu. Trái phiếu Vinashin có được Chính phủ Việt Nam tăng cường, bảo đảm bằng Văn bản hay không ? Đó là những vấn đề tôi không có tài liệu để nắm vững, nên không dám trả lời như thế nào.



Trước đây, tôi đọc thấy tin rằng Chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Trái phiếu phát hành bỡi Vinashin. Nhưng theo tin mới đây, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhận trách nhiệm trả nợ cho Vinashin, nghĩa là Chính phủ không bão đảm hoàn vốn cho người mua Trái phiếu.



Ngay cả trường hợp Chính phủ bảo đảm, thì đó là quyền lực Chính trị. Mà Chính trị thì thay đổi, nhất là trường hợp vỡ nợ quốc gia, thì người mua Trái phiếu cũng trắng nhã mắt ra.



Tiền bạc là bảo đảm giữa hai Ngân Hàng, mà phải là Ngân Hàng lớn. Trong kỳ Khủng hoảng vừa rồi, ngay cả Ngân Hàng lớn Lehmann Brothers cũng vỡ nợ. Ai đòi được tiền ?



Về phương diện Trái phiếu của Vinashin, tôi chưa có tài liệu chắc chắn như thế nào, nên không dám trả lời xa hơn nữa. Xin quý vị nào có thêm tài liệu, làm ơn cho tôi xin để có thể phân tích xa hơn.





Thực tiễn ĐÒI NỢ



Một Ông Thẩm phán Thụy sĩ đã thành thực khuyên tôi điều thực tiển khi ĐÒI NỢ là đừng đi dài dòng nơi Tòa Án, mà sử dụng Cảnh sát Tài chánh (Brigade financìere) và ãnh hưởng Thương mại mà đòi.



Thực vậy, phía Vay Vốn, nếu có ý biển thủ, thì họ đã chuyển tiền tản mác đi nhiều nơi khác rồi. Cuối cùng tại Tòa, người Cho Vay có thắng cuộc, thì một đàng phải tốn thêm tiền cho Luật sư, đàng khác chỉ còn cách bắt Con Nợ ngồi tù. Mục đích của Chủ Nợ là đòi lại Tiền, chứ không phải tiêu tốn thêm để cuối cùng bắt Con Nợ ngồi tù.



Vì vậy Ông Thẩm phán trên kia khuyên tôi thực tiễn:



(i) Đầu tiên là sử dụng Cảnh sát Tài chánh (Brigade financiere) để lập tức khóa những lối thoát tản mác tiền và tài sản (blockage des Comptes et des Fortunes)



(ii) Sau đó vận động những bạn hàng của Con Nợ làm sức ép để Con Nợ hòan lại một phần Vốn.



Vinashin là Tập đoàn nhà nước, nên phía Cho Vay hay mua Trái phiếu không thể yêu cầu Chính quyền Việt Nam làm điều thực tiễn thứ nhất (i). Nếu Vinashin có tài khoản tại Thụy sĩ hay nước ngoài, phía Chủ Nợ có thể yêu cầu việc này. Trước đây, một Công ty Nga đã bị đóng Tài khoãn tại một số Ngân Hàng ngoài nước Nga vì Chủ Nợ Thụy sĩ đưa bằng chứng và yêu cầu.



Về điểm thứ hai (ii) thì Credit Suisse và một số Ngân Hàng khác cho Vinashin vay có thể làm được. Đó là con đường vận động làm cho giới Tài chánh và Ngân Hàng nước ngoài mất tin tưởng về Tín dụng:



=> Đối với chính Con Nợ là Vinashin



=> Đối với những Tập đoàn nhà nước khác của Việt Nam



=> Ngay cả đối với những hoạt động Kinh tế, Thương mại của cả nước Việt Nam



Thực vậy, vụ việc vỡ nợ Vinashin đang gây ảnh hưởng xấu cho Việt Nam. Giới đầu tư, qua những thẩm định công khai của MOODY’S, STANDARD & POOR’S, đã phản ứng ngưng cho vốn vào Việt Nam.



Nếu thực sự, Vinashin quỵt nợ và Chính phủ CSVN không can thiệp chịu trách nhiệm, thì hậu quả Kinh tế/Thương mại sẽ rất tai hại cho Việt Nam.



Chính con đường thực tiễn sử dụng áp lực quốc tế này mới làm cho Vinashin và Chính phủ Việt Nam phải lo lắng hoàn nợ.



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 16.12.2010





------------//------------

Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã tự sát trong trại giam

Nhóm PV
-
“Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?”
Theo tin của TTXVN cho biết, sau 4 ngày xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, chiều 30/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc với bản án thích đáng dành cho 9 bị cáo. Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin bị Tòa án Nhân dân Hải phòng trong phiên xử sơ thẩm kéo dài 4 ngày (.03.2012) kết án 20 năm tù giam. Tuy nhiên vụ án này chỉ liên quan đến số tiền thất thoát 43 triệu đô la trên tổng số hơn 4 tỷ đôla mà Tập đoàn Vinashin gây thiệt hại do quản lý yếu kém.
Ngoài thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam; gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động…
Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình là người được giao trọng trách đứng đầu tập đoàn nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó; có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Mặc dù có ba tình tiết giảm nhẹ nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định cần xử phạt nghiêm đối với bị cáo để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Ngay sau khi phiên tòa xét xử kết thúc chiều ngày 30.03.2012, các bị cáo được lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (TC VIII) áp giải lên xe đặc chủng và lập tức đưa về trại T14 thuộc địa bàn Hà nội. Tin cho biết sau khi kết thúc phiên Tòa các bị cáo có nhiều biểu hiện thái độ khác nhau tùy theo mức độ hình phạt do tòa án phán quyết, đặc biệt bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin người bị kết án 20 năm tù giam thì trạng thái tinh thần suy sụp biểu hiện rõ trên sắc mặt xám ngoét cùng với cặp mắt đờ đẫn. Khác với vẻ tự tin như người ta thấy trên khuôn mặt ông Phạm Thanh Bình xuất hiện tại Tòa án ngày đầu tiên, hay những ngày trước phiên xét xử, mà điều này được nhiều người đánh giá do ông tin tưởng vào thế lực chống lưng cho ông sẽ buộc tòa án phải có sự chiếu cố.


Sau khi được dẫn giải và bàn giao cho Trại T14 quản lý, ông Phạm Thanh Bình được đưa về buồng biệt giam cùng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, kẻ đồng phạm bị kết án 3 năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự. Sáng sớm ngày 31.03.2012 khi ngủ dậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phát hiện ông Phạm Thanh Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây màu đen buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, trong tư thế chân của nạn nhân cách mặt đất vào khoảng 5 – 7 cm. Thấy vậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương hốt hoảng, liền hô hoán kêu cứu và báo cho lực lượng bảo vệ trại giam T14 vào cấp cứu, xong không kịp vì ông Phạm Thanh Bình tim đã ngừng đập. Lập tức lực lượng khám nghiệm tử thi của PC.45 Công an Hà nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C.45) và Viện Khoa học Hình sự (C54) phối hợp cùng Cục Tham mưu An ninh II (A82) tiến hành làm rõ và xác định nguyên nhân cái chết bất ngờ và bí ẩn của bị cáo Phạm Thanh Bình. Sơ bộ ban chuyên án cho biết ông Phạm Thanh Bình đã ngừng thở trước đó từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Cũng theo lời khai của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương cho biết, tối hôm qua, trước lúc đi ngủ bị cáo để ý thấy ông Phạm Thanh Bình có biểu hiện căng thẳng và có tâm sự với bị cáo rằng ông sẽ chống án đến cùng, ông Phạm Thanh Bình có phàn nàn răng “Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”.
Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức bổ xung mới nhất tới bạn đọc.

----------oooooo----------


Nguyên Chủ tịch Vinashin bị tuyên phạt 20 năm tù

30/03/2012 | 20:32:00


Sau 4 ngày xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, chiều 30/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc với bản án thích đáng dành cho 9 bị cáo.

Trong suốt các giai đoạn thẩm vấn, tranh tụng, đối đáp bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã làm rõ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Phạm Thanh Bình - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin và các bị cáo: Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Quang Vũ, Đỗ Đình Côn, Hồ Ngọc Tùng và Giang Kim Đạt đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở các dự án: Dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân; dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.

Phiên tòa sơ thẩm cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến của các vị luật sư và bản thân 9 bị cáo tự bào chữa cho các hành vi của mình.

Các luật sư cho rằng, những thiệt hại của Vinashin do chịu tác động mạnh bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó nhiều ngành kinh tế lâm vào hoàn cảnh khó khăn chứ không riêng gì Vinashin.

Một số Luật sư đề nghị Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng thực hành quyền công tố tại phiên tòa, làm rõ một số tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án; chứng minh thiệt hại của những dự án do hành vi phạm tội của các bị cáo gây nên.

Các luật sư cũng đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ, đóng góp trong quá trình công tác cũng như điều kiện, hoàn cảnh gia đình và nhân thân tốt của các bị cáo. Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh Bình cho rằng, cần xem xét yếu tố công, tội của bị cáo Bình vì bị cáo là người có nhiều đóng góp trong việc duy trì, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Đối đáp với những kiến nghị, tranh tụng cùng các luật sư tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định quan điểm truy tố: Các bị cáo trong vụ án đều là những người có chức vụ, quyền hạn; được giao trọng trách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn này, nhưng đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của pháp luật, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Xét tổng thiệt hại chung của vụ án này, các bị cáo đã phạm vào trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Qua quá trình thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa, trong 9 bị cáo của vụ án này, hành vi của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương có dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội “Sử dụng trái phép tài sản.” Vì vậy, vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với Nguyễn Tuấn Dương từ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Sử dụng trái phép tài sản”, theo quy định tại khoản 3, Điều 142 của Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, nói lời cuối cùng trước khi tòa nghị án, các bị cáo cơ bản đều thừa nhận hành vi phạm tội và mong được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Cuối giờ chiều 30/3, phiên tòa tiếp tục với phần tuyên án. Trên cơ sở đánh giá toàn diện hồ sơ, chứng cứ vụ án và kết quả thẩm vấn, tranh tụng; xem xét quan điểm bào chữa của luật sư; đại diện Viện Kiểm sát, nguyên đơn dân sự, lời khai của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của Phạm Thanh Bình và các bị cáo trong vụ án này diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam; gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động...

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình là người được giao trọng trách đứng đầu tập đoàn nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó; có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Mặc dù có ba tình tiết giảm nhẹ nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định cần xử phạt nghiêm đối với bị cáo để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

Hội đồng xét xử tuyên phạt: Phạm Thanh Bình mức án 20 năm tù giam. Bị cáo Trần Văn Liêm 19 năm tù giam; Tô Nghiêm 18 năm tù giam. Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên chịu mức án 16 năm tù giam; Trịnh Thị Hậu 14 năm tù giam; Hoàng Gia Hiệp 13 năm tù giam; Trần Quang Vũ 11 năm tù giam và Đỗ Đình Côn 10 năm tù giam về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3, Điều 165 Bộ Luật hình sự. Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương lĩnh mức án 3 năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.

Về trách nhiệm dân sự, Bản án còn tuyên các bị cáo buộc phải bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc. Theo đó, các bị cáo Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm phải liên đới bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin mỗi bị cáo gần 493 tỷ đồng.

Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên và Đỗ Đình Côn phải liên đới bồi thường cho công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh chia phần mỗi bị cáo Bình và Tuyên gần 14 tỷ đồng; bị cáo Côn gần 7 tỷ đồng.

Phạm Thanh Bình và Đỗ Đình Côn còn phải liên đới bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân chia phần mỗi bị cáo gần 17 tỷ đồng. Bị cáo Bình và Côn còn phải bồi thường cho Công ty nhiệt điện Cái Lân hơn 16 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phải bồi thường cho Công ty đầu tư Cửu Long số tiền trên gần 30 tỷ đồng (bị cáo Dương đã bồi thường 5 tỷ đồng). Bị cáo Trần Quang Vũ phải bồi thường cho Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu hơn 25 tỷ đồng (bị cáo Vũ đã bồi thường 1 tỷ đồng).

Phiên tòa đã tuân thủ đúng các quy định về trình tự và thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự, thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp. Đây là phiên tòa giải quyết một phần vụ án về những sai phạm xảy ra tại Vinashin. Những hành vi sai phạm khác của các bị can và những người liên quan sẽ tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và đưa ra xét xử trong những phiên tòa tiếp theo./.

(TTXVN)

TAM73F
04-07-2012, 05:11 AM
ĐẠI-GIA VN ĐI XE ĂN CẮP Ở MỸ‏ .

Quan thuế Mỹ bắt đường dây ăn cắp xe hơi hạng sang đưa về Việt Nam
Tuesday, April 03, 2012 3:20:11 PM


Ðỗ Dzũng/Người Việt


LOS ANGELES (NV) - Cơ quan Quan Thuế Mỹ (CBP) vừa tịch thu một số xe hơi hạng sang bị ăn cắp và đang trên đường chuyển về Việt Nam với tổng trị giá $1.5 triệu.



Chiếc Lamborghini màu cam bị ăn cắp vừa được CBP thu hồi. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)


Bấm vào xem thêm hình ảnh vụ bắt giữ
Trong số 20 chiếc xe bị ăn cắp, bao gồm Lamborghini, Ferrari, Mercedes, BMW, Infiniti, Lexus và Audi, có bốn chiếc đã về tới Việt Nam.

Tất cả đều được gởi qua hải cảng Los Angles/Long Beach Seaport. Ngoài Việt Nam, một số chiếc xe này được chuyển đến Hồng Kông, CBP cho biết.

Tại buổi họp báo ở nhà kho Price Transfer Warehouse, Carson, hôm Thứ Ba, CBP cho giới truyền thông thấy hàng chục chiếc xe hạng sang đậu thành một hàng.

Riêng chiếc Lamborghini màu cam và chiếc Ferrari màu đen được để riêng qua một bên để mọi người xem.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Carlos Martel, giám đốc CBP phụ trách hải cảng, nói: “Chúng tôi ngăn chặn một thương vụ tổng cộng 20 chiếc xe hạng sang bị ăn cắp, trị giá $1.5 triệu, đang trên đường đến Việt Nam và Hồng Kông. Những chiếc xe này được kẻ gian để trong tám container và khai gian là 'dụng cụ tập thể dục cũ' (used fitness equipment). Chúng tôi đang giữ 12 chiếc. Trong tám chiếc còn lại, bốn chiếc được hoàn trả cho chủ, còn bốn chiếc đã đến Việt Nam qua hai container.”

“CBP kết hợp với cảnh sát tiểu bang California (CHP) điều tra sự việc, qua mật báo của một tiệm bán xe trong vùng, khi họ phát hiện có người dùng danh tánh giả để mua xe,” ông Martel nói tiếp. “Tiệm bán xe này còn cho biết một số xe nằm trong các container ở hải cảng, vì những xe này có gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS).”

Khi được hỏi trường hợp sử dụng danh tánh giả, ông Martel giải thích: “Kẻ gian dùng danh tánh giả để mướn hoặc mua những chiếc xe mới này. Khi các tiệm bán xe, ngân hàng và hãng bảo hiểm không nhận được tiền trả hàng tháng, họ bắt đầu nghi ngờ. Thế là họ báo chúng tôi.”




Chiếc xe 2010 Ferrari 458 Italia bị ăn cắp. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)


Số lượng xe hạng sang bị tịch thu lần này làm nhân viên công lực ngạc nhiên.

“Tôi từng thấy những vụ gian lận liên quan đến xe, nhưng khá ngạc nhiên với số lượng lần này,” Trung Sĩ Mike Stefanoff, một chỉ huy của CHP tham gia chiến dịch bắt xe lần này, nói. “Chưa bao giờ tôi thấy số lượng xe hạng sang bị ăn cắp nhiều đến như vậy. Có chiếc giá cả trăm ngàn đô la.”

Ông Stefanoff cho biết CHP có tới bảy nhân viên tham gia toàn thời gian trong công tác chống buôn lậu tại hải cảng.

Cơ quan công lực cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa chính thức bắt ai.

“Chúng tôi chưa câu lưu ai cả,” ông Martel cho biết. “Chúng tôi vẫn đang điều tra thêm. Có thể đây là một đường dây tội phạm, hoặc có thể là từng cá nhân. Chúng tôi chưa thể biết.”

Ông Martel cho biết CBP đã báo cho quan thuế Việt Nam và yêu cầu thu hồi bốn chiếc xe bị ăn cắp.

Sau khi kết thúc điều tra, chắc chắn một số cá nhân sẽ bị bắt và truy tố, ngay cả họ không ở Hoa Kỳ.

Trung Sĩ Stefanoff nói: “Chúng tôi sẽ yêu cầu dẫn độ tội phạm, nếu họ đang sống ngoài Hoa Kỳ. Trước đây, chính quyền Armenia từng giao cho chúng tôi những người phạm tội tại Mỹ.”

CBP cho biết chiến dịch chống buôn lậu xe ăn cắp vào các quốc gia vùng biển Thái Bình Dương mới được bắt đầu cách đây vài năm và họ từng bắt một số xe và máy xe xuất cảng bất hợp pháp.

“Chúng tôi bắt đầu chiến dịch này hồi Tháng Ba, 2009 và ngăn chặn nhiều trường hợp,” ông Martel nói.



Nhân viên CBP kiểm tra chiếc xe Ferrari tại nhà kho Price Transfer Warehouse. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)


CBP cho biết, riêng trong năm 2011, hải cảng Los Angeles/Long Beach Seaport tịch thu 61 xe hơi và 49 máy xe hơi đang chuẩn bị xuất cảng. Trong số này, 24 xe và máy xe bị ăn cắp, 73 trường hợp không có người nhận, bảy trường hợp khai giá trị xe quá thấp và sáu trường hợp dùng giấy tờ giả để xuất cảng. Tổng giá trị số hàng bị tịch thu là $1.8 triệu.

Chơi xe hơi hạng sang hiện đang là một mốt thời thượng đối với các đại gia tại Việt Nam, cho dù mức thuế đánh vào xe nhập cảng lên đến 100%.

Hồi năm ngoái, khoảng 30 đại gia sở hữu những chiếc xe sang nhất Việt Nam dự định tụ tập ở Sài Gòn “để thực hiện hành trình dài một nửa chiều dài đất nước.” Cũng năm ngoái, một đại gia Hà Nội tậu chiếc Rolls-Royce Phantom đời mới nhất trị giá $1.5 triệu.

CBP (US Customs and Border Protection) là cơ quan quan thuế và bảo vệ biên giới trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả hải cảng, phi cảng và cửa ngõ vào Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn khủng bố và bảo vệ an ninh lãnh thổ.

–––
Liên lạc tác giả: [email]DoDzung@nguoi-viet.com[/email

http://widget.newsinc.com/_cfvp/playlist16x9_player.html?CID=507&WID=8220&VI
D=23607693&freewheel=90081&sitesection=nypost_us_non_fro


=============///////===============


Lại một hành động thiếu văn minh của người Việt tại nước ngoài. Trước đây con gái của giám đốc đài Truyền Hình VN đã ăn cắp hàng cao cấp tại Singapore, phi công Air VN chuyển hàng ăn cắp ở Nhật về VN cũng bị bắt ra tòa. Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói là : "Tôi rất lấy làm xấu hổ mỗi khi cầm hộ chiếu VN đi ngoại quốc" quả là không sai.

Thật đáng buồn. Các bạn hãy nhìn kỹ gương mặt của cô gái trong hình thì có thể tưởng tượng là cô ta thuộc hạng người như thế nào.






Nữ hành khách Việt Nam đánh người tóe máu trên máy bay?



Một phụ nữ Việt Nam khoảng 30 tuổi đã tấn công 2 nam hành khách khác trên một chuyến bay của Tiger Airways từ TP.HCM đi Singapore.



Theo thông tin trên tờ Tre Meritus của Singapore, vụ việc xảy ra hôm 17/3 vừa qua trên chuyến bay của Tiger Airway lúc 15 giờ từ TP.HCM đi Singapore. Người bị tấn công là 2 nam công dân Singapore, ông Chua Teck Kwang (37 tuổi, là kỹ sư) và ông Yeo Chia Keat (một giám đốc dự án). Người phụ nữ đã có hành động phản cảm được cho là một sinh viên Việt Nam khoảng gần 30 tuổi, hiện đang theo học tại một trường tư ở Singapore.





Vụ xô xát khiến ông Chua chảy máu đầu


Theo lời kể của ông Chua, gia đình ông và vợ chồng người bạn khi đó lên máy bay để trở về Singapore sau kỳ nghỉ 7 ngày tại Việt Nam. Ngồi ở hàng ghế trước ông Yeo và vợ là cô gái người Việt kia và mẹ của cô ta. Do chuyến bay kéo dài 2 giờ, trong lúc duỗi chân cho đỡ mỏi, Yeo đã vô tình chạm vào hàng ghế phía trước. Thấy vậy mẹ của người phụ nữ trên quay lại lườm Yeo và vợ đồng thời nói một số từ tiếng Việt.


Một lúc sau khi vợ của Yeo cố gắng lấy cuốn tạp chí và miếng bánh mì để trong ngăn phía sau lưng hàng ghế trên thì người phụ nữ phía trước tỏ ra khó chịu. Lúc này cô ta quay lại và không ngừng chửi mắng Yeo và vợ ông. Để tỏ rõ sự khó chịu của mình người phụ nữ này còn liên tục cố ý hạ ghế cho ngả hẳn ra sau rồi bật lên sau đó lại hạ xuống. Gia đình ông Yeo không phản ứng và một lúc mọi việc tạm lắng.


Đến khi chuyến bay hạ cánh lúc 17 giờ 20 giừo địa phương, ông Yeo tiến lại người phụ nữ và nói rằng nếu cô ta không hài lòng thì có thể đến đồn cảnh sát để nói chuyện. Và lúc này người phụ nữ kia nổi đóa. Ông Chua thuật lại: “Cô ta tóm lấy hành lí xách tay của mình và vung về phía đầu của Yeo. Tôi đã cố can ngăn nhưng cô ta còn làm to chuyện hơn nữa. Sau đó cô ta tấn công cả tôi. Tôi bị cô ta dùng móng tay cào vào trán và cánh tay phải”.


Thấy vậy vợ của Yeo lấy điện thoại ra để ghi lại những cảnh này. Trên đoạn video có thể thấy người phụ nữ này tiếp tục mắng nhiếc và đấm ông Chua trong khi rời máy bay. Hậu quả là trán ông Chua bị chảy máu. Các tiếp viên hàng không muốn can ngăn cũng bị mắng nhiếc. Một hành khách khác người Malaysia cố can ngăn cũng bị tấn công.


Quá bất bình, một số hành khách đã quay phim lại cảnh này và thậm chí còn sẵn sàng làm chứng cho gia đình ông Chua. Khi xuống cầu thang máy bay, vụ xô xát khiến các cảnh sát sân bay chú ý và chạy lại. “Cô ta nói với cảnh sát rằng Yeo và tôi đánh mẹ cô ta. Cô ta còn mở cúc áo khoác để lộ áo ngực và nói với cảnh sát rằng tôi sàm sỡ cô ấy”, ông Chua bức xúc.


Sau khi rời sân bay ông Chua phải tới bệnh viện Khoo Teck Puat điều trị vết thương ở trán, tay và ngực hết 95 đô la Singapore. Cảnh sát sân bay đã khuyên ông nên khởi kiện để được bồi thường. Hiện vụ việc đang được rất nhiều báo tại Singapore đăng tải, clip ghi hình cũng được đăng tải trên Youtube.



*******************


"Đại gia" của Mỹ Tâm giàu cỡ nào?


Mỹ Tâm và Dương Ngọc Minh tại một sự kiện âm nhạc.

SÀI GÒN, Việt Nam: Gần đây dư luận xôn xao trước thông tin ca sĩ được nhiều người ái mộ Mỹ Tâm sắp lên xe hoa cùng Dương Ngọc Minh, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương. Vậy ông Minh là người như thế nào mà khiến họa mi tóc nâu chọn làm nơi bến đỗ?

Đại gia Dương Ngọc Minh, 56 tuổi quê ở Sài Gòn, hiện nay là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần Hùng Vương và là chủ tịch Ủy Ban Cá Nước Ngọt VASEP (VFFC).

Được biết, tiền thân công ty cổ phần Hùng Vương là công ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau 8 năm hoạt động, Hùng Vương trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp duy nhất có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất Việt Nam và cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Đến nay, sản phẩm Hùng Vương đã có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới.

Theo website chính thức của công ty thì vốn điều lệ của Hùng Vương là: 659,980,730,000 đồng (khoảng 30 triệu Mỹ kim). Trong đó, ông Minh nắm 34.1% cổ phần của Hùng Vương.

Công ty kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính như nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản; sản xuất thức ăn (thủy sản, chăn nuôi); kinh doanh kho lạnh; kinh doanh địa ốc với hơn 17,000 nhân công.

Những năm gần đây, Hùng Vương đã thực hiện hàng loạt những vụ mua lại các công ty cùng ngành như Việt Thắng, Agifish, Faquimex Bến Tre (FBT). Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp thuộc Hùng Vương chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Tây Âu và Nga.

Hơn 30 năm tuổi nghề của ông chủ công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương (HVG) Dương Ngọc Minh đều gắn chặt với con cá tra. Mọi buồn vui, thăng trầm trong cuộc sống của ông đều có sự hiện diện của loài cá này, từ lúc ở lực lượng thanh niên xung phong (năm 1978), cho tới khi trở thành chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc HVG ngày nay.

Chính vì thế, lịch trình hằng ngày của ông tại công ty đều có khoảng thời gian thăm thú ao nuôi, và dạo quanh nhà máy chế biến ở Tiền Giang. Với ông, đó là cách giải khuây hiệu quả nhất, chứ không phải chơi golf, du lịch...

--------------------oooooooooooooo----------------------

TAM73F
04-14-2012, 11:16 AM
Bát nháo Du khách Nga

Ða phần du khách Nga đến VN từ 9 thành phố vùng Viễn Ðông của Nga là: Novosibirsk, Ekatarinburg, Krashnoyarsk, Kemerovo, Irkusk, Surgut, Vladivostok, Khabarovsk, Samara, một số đến từ Moscow. Sân bay Cam Ranh trở thành sân bay quốc tế nhưng thực tế chỉ đón nhận những chuyến bay từ Nga và Hàn Quốc. Du khách Nga đến Nha Trang từ trong khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tức hiện giờ tháng 3 vẫn còn họ ở đó. Dân Nga thích đến các bãi biển VN để trốn lạnh cũng giống như dân Canada thích qua Cuba, chỉ có 1 điều khác nhau là dân VN cần tiền nhưng hiện đang mệt với 1 số dân Nga "quậy" gần đây, trong khi Cuba welcome dân Canada..with no limit!!



Dân Nga gồm nhiều thành phần khác nhau, thích vùng từ Nha Trang trở vào đến Vũng Tàu, và cũng quậy phá trong giới hạn trên. Mũi Né có vài resort mà chủ là Nga, đôi khi cưới vợ Việt rồi ở lại lập nghiệp. Hàm Tiến, Mũi Né bây giờ đã trở thành 1 làng Nga với các quán ăn, Spa, shop với chủ hoặc người Nga, hoặc hùn hạp với Việt. Do đó, các bảng quãng cáo bây giờ phải thêm tiếng Nga mới thu hút khách, vì bọn Nga không ưa tiếng Anh (chắc cũng 1 phần do ko nói được).

Theo một nhân viên hải quan làm công tác xuất-nhập cảnh cho biết: “Tối thiểu mỗi ngày có 2 chuyến xuất-nhập cảnh. Ðặc biệt có ngày đến 6 chuyến. Tụi em làm việc căng thẳng và mệt mỏi lắm. Có những khi có chuyến bay lúc 3-4 giờ sáng cũng phải thức để làm việc”. Mỗi chuyến bay trung bình mang đến Việt Nam trên dưới 180 du khách Nga.

Theo những con số của nhân viên hải quan sân bay Cam Ranh, lượng khách năm nay tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 2010, sân bay Cam Ranh chỉ có 1,648 du khách Nga đáp xuống tại đây, thì từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 2011 đã có đến 17,601 du khách đáp xuống sân bay này.

Du khách Nga làm Nha Trang bát nháo

Chị Quỳnh, một người điều hành cho một công ty du lịch và đồng thời cũng là hướng dẫn viên inbound cho chúng tôi hay: “Du khách Nga có điều gì đó rất giống với những người miền Bắc. Họ ăn uống, nói năng rất bổ bã, xả rác khắp trên đường rất bất lịch sự. Họ chẳng tuân theo bất cứ quy tắc nào cả.” Ðiều này rất dễ bắt gặp tại Nha Trang, trên con đường Trần Phú, đường Trần Quang Khải hay đường Tuệ Tĩnh, Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật... những con đường có đông đảo du khách Nga lưu trú là sự bát nháo. Họ uống rượu, hò hét và đánh nhau thường xuyên. Rượu là mặt hàng được người Nga đặc biệt ưu thích. Họ không những mang rượu từ Nga sang mà còn mua rất nhiều rượu từ các cửa hàng bán rượu trong thành phố Nha Trang. Nhân viên Hải quan đã buộc du khách Nga phải bỏ lại sân bay không biết bao nhiêu rượu khi họ mang quá số lượng rượu cho phép.

Một người chạy xe ôm cho tôi biết, từ khi lượng du khách Nga đến Nha Trang thì ông kiếm được rất nhiều tiền. Số tiền mà ông kiếm được đa phần là nhờ vào việc chở khách Nga đi kiếm gái làng chơi, chứ không phải là chở khách Nga đi thăm thú. Những nhà thổ trên đường Hùng Vương từ sau 7 giờ tối đến gần sáng lúc nào cũng rôm rả tiếng Nga. Bà Thảo, một người dân sống lâu năm ở trong một con hẻm trên đường Hùng Vương ở phường Lộc Thọ cho biết, trước đây con hẻm của bà vốn đã không yên ả, khách làng chơi thường xuyên tập trung về đây từ lúc chạng vạng tối đến tận sáng. Nhưng từ khi khách Nga ồ ạt sang Việt Nam thì khu nhà bà ở trở nên lộn xộn hơn. Những du khách Nga với giọng nói sang sảng, họ cười đú đởn, quát tháo rầm trời mỗi khi bước từ khách sạn chứa gái làng chơi ra.

Khi được hỏi chính quyền có hành động gì trước những việc gây mất trật tự công cộng trên, bà chỉ tay vào khách sạn 6 tầng to đùng cho biết: “Chủ khách sạn này là em của một ông công an to đùng ở đây (Nha Trang-PV). Từ khi nó (khách sạn-PV) thành lập đến bây giờ chỉ thấy toàn chứa gái nhưng có bao giờ thấy công an hay này nọ đến đâu. Tụi nó (Công An-PV) ăn chia với nhau hết rồi.”

Khai thác nguồn khách du lịch Nga là công ty Ánh Dương kết hợp với công ty Pegas của Nga. Theo chị Nguyên, một nữ tiếp tân ở khách sạn Long Beach trên đường Nguyễn Thiện Thuật cho biết: “Phòng của khách sạn đã được book cho khách Nga đến tháng 4. Chỉ còn khoảng 40-50% là dành cho khách vãng lai lưu trú mà thôi.” Không chỉ có khách sạn Long Beach mà hầu như rất nhiều khách sạn từ 2 sao trở lên ở Nha Trang đều đặt phòng cho khách Nga, khách sạn tối thiểu cũng khoảng 40% số phòng dành cho khách Nga. Chị Nguyên còn cho biết thêm: “Rất nhiều du khách nước ngoài là người Mỹ, Pháp, Úc và cả người Việt cứ than phiền du khách Nga họ uống rượu trong phòng rồi hò hét ầm ĩ làm huyên náo, không để cho người khác ngủ. Tụi em cứ phải nhắc nhở họ hoài thôi.”

Kỳ thị

Du khách Nga đến Nha Trang là những người ở vùng Viễn Ðông, nên họ gặp rắc rối với ngôn ngữ. Ðại đa số họ không thể nói tiếng Anh mà chỉ sử dụng duy nhất tiếng Nga. Ban đầu, giới làm du lịch tại Nha Trang gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp xúc với khách Nga vì họ không thể kiếm đâu ra người biết nói tiếng Nga để trao đổi với du khách. Ðể giải quyết vấn đề này, họ buộc phải mướn những người biết nói tiếng Nga ở Hà Nội hoặc các tỉnh miền Bắc khác. Rất nhiều công ty, văn phòng du lịch ở Nha Trang trước đây chỉ toàn là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì nay lại thêm tiếng Nga hoặc toàn chữ Nga trên những bảng thông tin dịch vụ. Thực đơn trong nhà hàng, hay thông tin trong khách sạn cũng bổ sung thêm phần tiếng Nga để du khách Nga dễ tiếp xúc và giao tiếp. Song, không phải nhân viên nào cũng biết nói tiếng Nga nên xem ra để giao tiếp với một lượng lớn du khách Nga vẫn còn là bài toán nan giải cho các công ty du lịch.

Sailing Club là một night club bãi biển nổi tiếng ở Nha Trang. Rất nhiều du khách khi đến đây không bỏ qua việc tận hưởng không khí náo nhiệt tại club này. Ðây là night club duy nhất ở Nha Trang được phục vụ cho tới sáng mà không bị sự o ép của chính quyền. Ðương nhiên, đứng phía sau cho sự hoạt động của night club này là một ông sếp bự. Và mỗi lần cơ quan công quyền đi kiểm tra luôn được nhận một sấp phong bì dày cộm.

Trước đây vài năm, khách thường xuyên của night club này đa phần là khách nước ngoài. Song, một số năm trở lại đây đón nhận thêm rất nhiều khách Việt và gần đây là khách Nga. Trong một lần đến đây tôi đã chứng kiến một Tây balo Ðức sau khi được một du khách Nga hiếm hoi biết nói tiếng Anh mời một chai bia, họ nói chuyện với nhau. Nhưng sau khi du khách Ðức biết người tiếp chuyện với mình là người Nga, anh ta liền xua tay “not good, not good” rồi đi qua một nơi khác. Vị khách Nga thắc mắc với tôi, vì sao nhiều người có vẻ không thích người Nga? Tôi trả lời đại rằng có thể đó là do vấn đề lịch sử chính trị để lại.

Không chỉ có du khách phương Tây không thích người Nga, mà rất nhiều người Việt cũng không thích người Nga mặc dù người Việt đã rất quen với người Nga trước đây. Tại Mỹ Ca từ trước năm 2002, trên con đường dẫn vào bán đảo Cam Ranh, hàng quán hai bên đường chằng chịt những biển hiệu tiếng Nga. Thế nhưng, người dân ở đây thường xuyên có những xung đột với binh lính Nga.

Cô Thủy Tiên, quản lý một nhà hàng có tiếng ở Nha Trang cho biết, người Nga chẳng phải ai cũng xấu, nhưng số người tốt dường như họ ẩn đâu mất, mà phô ra ngoài chỉ toàn người xấu. Cô còn nói thêm, dường như lịch sử chính trị Cộng Sản đã làm cho người Nga trở nên xấu đi. Họ trở nên phàm ăn, nói năng tục tĩu, tranh giành, đánh lộn và rất dễ nổi nóng.

Người Nga xem ra chỉ có thiện cảm đối với những người dân có xuất xứ từ miền Bắc, hoặc những người miền Bắc dành tình cảm cho
người Nga nhiều hơn. Nhưng, ở Nha Trang, người Nga không được người dân tại đây thiện cảm cho dù chính họ mang lại lợi nhuận
cho thành phố này./.

Suu-Tầm

TAM73F
04-19-2012, 08:24 PM
----------------------------------///////////////----------------------------------

PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: NỢ NẦN CHỒNG CHẤT, CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TÌM CÁCH THÁO CHẠY

Hôm nay trong phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình trạng các doanh nghiệp tìm cách tháo chạy vì kinh tế suy thoái nợ nầng chồng chất, mời quý vị theo dõi …

Nợ chồng nợ, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm cách thoát thân bằng cách vay nóng với lãi suất cắt cổ. Nhưng nợ tiếp tục sinh ra nợ, nhiều doanh nghiệp đang bị xoáy vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Số tiền nợ lên đến hàng trăm tỉ đồng, vét sạch tài sản đem cầm cố để trả những khoản vay nặng lãi vẫn không đủ, nhiều chủ doanh nghiệp đã âm thầm bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản đi nơi khác. Ðó là tình cảnh của hàng trăm, hậm chí hàng ngàn ông chủ, bà chủ trong nước lúc này. Một số nhân viên tín dụng ngân hàng tiết lộ cho biết thời gian tới, các ngân hàng buộc phải tiếp tục khởi kiện ra tòa rồi phát mãi tài sản đối với những doanh nghiệp nợ xấu, tồn đọng lâu ngày, và con số này rất lớn.

Một trong những đơn tố cáo cho hay Công ty may mặc TT tại huyện Hóc Môn, Sài Gòn, vào một buổi chiều, công nhân phát giác các người cầm đầu công ty có dấu hiệu di dời máy móc, kể cả hàng hóa thành phẩm đi nơi khác nhưng chưa thanh toán lương tháng 3. Một số công nhân đã thay nhau đặt ghế bố nằm trước cổng ra vào công ty canh chừng không cho di chuyển tài sản. Bà Bùi Thị Tuyết Nhung là chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn cho biết do tình hình sản xuất khó khăn dẫn đến nợ nần, nhiều công nhân phát giác chủ công ty có dấu hiệu di chuyển tài sản dù số tiền nợ lương công nhân hơn 400 triệu đồng vẫn chưa trả. Tuy nhiên sau khi liên đoàn vào cuộc, chủ doanh nghiệp đã trả toàn bộ tiền nợ lương công nhân.

Tương tự, cơ sở sản xuất phế liệu Phường Tam Hòa, Biên Hòa, Ðồng Nai mới đây đã bị hàng chục chủ nợ bao vây căn nhà đòi lấy tài sản. Ðầu năm 2009, thấy nguồn thu lớn từ sản xuất phế liệu, chủ cơ sở đã vay mượn ngân hàng trên 1 tỉ đồng và hơn chục cá nhân bên ngoài hơn 500 triệu để đầu tư kinh doanh. Khoản nợ quá lớn, kinh doanh không thu lợi đã khiến cơ sở này vỡ nợ. Hiện căn nhà có giá khoảng 1.5 tỉ đồng của cơ sở đã bị ngân hàng xiết, tài sản còn sót lại duy nhất là chiếc xe hơi cũng không gánh nổi khoản nợ chồng chất. Chủ một doanh nghiệp may tại Sài Gòn kể rằng tình cảnh giới làm ăn trong nước hết sức bi đát. Bị dồn vào thế kẹt, các ông chủ bà chủ phải đi tìm các nguồn vay với với lãi suất cắt cổ, hầu hết sau khi vay thì số tiền lời đội lên gấp đôi, gấp ba số tiền vay khiến nhiều người bị xiết nợ mất nhà cửa, và còn bị hăm dọa, đánh đập.

Dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, thì làn sóng thất nghiệp của người Việt sẽ bùng nổ trong tháng 6, do giới chủ sập tiệm quá nhiều dẫn đến công nhân mất việc. Xã hội Việt Nam sẽ rơi vào giai đoạn khó khăn và tăm tối.(SBTN)

Posted on 18 Apr 2012
Sao Mai

TAM73F
04-19-2012, 08:42 PM
Xin chuyển đến Quý NT và Anh Chị Em


Bài viết mới của nhà văn Văn Quang viết từ Saigon...
Để biết về những hình thức sinh hoạt mới trong cuộc sống hiện nay ở Việt Nam...

Xin mời đọc để tường...

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Giới trung lưu VN trên đường xuống dốc

Lâu nay người ta vẫn tưởng rằng chỉ có dân rách ngày càng rách. Các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp gia tăng, khi nhiều người, nhất là nam nữ thanh niên lâm vào bước đường cùng, không còn cách gì kiếm ra tiền thì tệ nạn càng gia tăng với đủ mọi hình tội phạm. Cướp của giết người giữa ban ngày, buôn lậu ma túy, bán dâm, cờ bạc, lừa đảo… là những thứ đã làm các tòa án và nhà tù “quá tải”. Bắt đám này chưa xong đã tiếp đến hàng chục vụ án khác, pháp luật gần như bó tay. Tội phạm càng ngày càng “trẻ hóa” hay nói cho rõ hơn là những kẻ phạm tội ác bây giờ rất trẻ. Rất nhiều cô cậu chưa đến tuổi vị thành niên, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong những vụ trọng án.



Nhưng đấy là tình trạng về những người thuộc “giai cấp không có đồng xu dính túi”. Xã hội đẩy họ vào đường cùng. Đó là chuyện ai cũng biết. Nhưng có điều bất ngờ nữa là bây giờ ở VN, ngay cả đến những nhân vật được coi là “giai cấp trung lưu” có tí của ăn của để cũng đang gặp cảnh… ba đào. Họ cũng đang bị “nghèo hóa”. Tất nhiên, dân trung lưu ở đây là những người làm ăn lương thiện, chứ không phải những vị trung lưu có vây có cánh, không phải những ông bà có chức tước, có bổng lộc ngoài lương tháng của mình. Những ông bà trung lưu này còn lâu mới xuống cấp được.



Những nhân vật được coi là trung lưu hay còn được đời xưng tụng là những “tiểu gia” làm ăn chân chỉ đang xuống dốc “không phanh”. Có người nói rằng dân nghèo có tí đất bị mua rẻ bán đắt hoặc bị trưng dụng, quy hoạch hết rồi, chẳng còn gì để … có thể nghèo hơn được nữa, bây giờ đến lượt những anh có tí của để dành đang trên đường đi xuống. Chúng ta hãy nhìn vào cách sinh hoạt của một số “tiểu gia” đã từng tậu được chiếc xe hơi loại khá “xịn” mà họ coi như “vợ hai” để có thể thấy rõ hơn.

“Tiểu gia” chạy vạy để được đi làm thuê



Lời lẽ nhã nhặn, ăn mặc lịch sự, thậm chí còn xài đầy đồ hiệu nhưng nhiều “tiểu gia” đã từng làm chủ chiếc xế hộp sang trọng vẫn phải mướt mồ hôi chở khách thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Chưa đạt đẳng cấp đại gia nhưng những người đã từng chơi xe hơi hay trang trại cũng được xem là “tiểu gia”. Thời gian gần đây, vì kinh tế khó khăn, thu nhập sụt giảm nên không ít “tiểu gia” buộc phải lấy xế hộp đi chở khách hay cho thuê trang trại làm nhà nghỉ để kiếm thêm tiền.

“Vợ hai” nuôi vợ cả



Những ngày qua, diễn đàn Otofun tại VN luôn sôi động với forum quảng cáo cho thuê xe kèm tài xế của một vị có nickname là Lữ Khách. Ông này có lời mời nghe rất ngọt ngào, dễ thương: “Em dạo này rảnh rỗi, tính vận chuyển các cụ nhà mình có nhu cầu, nhằm chống lại các loại phí. Thiết bị phục vụ là xe Ford Mondeo 2005, 3 màn hình phục vụ các cháu có nhu cầu xem Tom và Jerry, nội thất luôn bảo đảm sạch, đẹp. Tài xế là em, trung thực, thật thà, cực kỳ cẩn thận, hơi biết tin tức thời sự. Nước uống đóng chai tinh khiết và giấy thơm miễn phí cho các cụ có nhu cầu”.



Lập tức, hàng loạt hội viên khác của diễn đàn đã vào đặt hàng thuê “tiểu gia” có xế hộp “xịn” phục vụ. Đáp lại, Lữ Khách bày tỏ: “Cảm ơn các cụ nhiều, hoàn cảnh khó khăn đã đẩy em vào bước đường này. Vì quá yêu “vợ hai” (cách gọi chiếc xe hơi trên diễn đàn) nên em đành dùng cách này để níu kéo thời gian ở bên em nó và nuôi vợ cả”.



Cũng trên diễn đàn này, nickname Damthi giới thiệu là phó giám đốc một công ty rồi thăm dò: “Xe em là Civic 2.0. Chi phí trên đường: xăng dầu, ăn, ngủ, nghỉ, vé đường... các cụ chịu, một ngày trả em được bao nhiêu?”. Một giám đốc doanh nghiệp có Toyota Camry 2.5 cũng lên diễn đàn này rao cho thuê xe khi tài xế riêng và xế hộp rảnh rỗi để kiếm thêm tiền chi phí hàng ngày.


Chuyến mở hàng đầu tiên của bác tài bất đắc dĩ mang tên Lữ Khách là Hà Nội - Hải Dương. Xem ra làm ăn trôi chảy. Thừa thắng xông lên, Lữ Khách tiếp tục mời mọc: “Để phục vụ tốt nhất và tránh lỡ việc của quý khách, mong quý khách báo trước một ngày để người phục vụ này thu xếp công việc ở cơ quan trước khi lên đường”.



Một ông có nickname T.A., hiện là viên chức còm của một cơ quan cũng chen chân vào quảng cáo: “Em cũng làm thêm phục vụ các cụ nhé! Toàn xe của anh em làm thêm kiếm tiền trong lúc kinh tế khó khăn”. Ngay lập tức, T.A. đã nhận được hợp đồng chở “thượng đế” đi tảo mộ ở Hòa Bình với giá 1,1 triệu đồng, trừ chi phí cũng bỏ túi được 500.000 đồng. Tiếp sau đó, một hợp đồng chở khách đi Hà Nam cũng đem về cho T.A. được 400.000 đồng.



Cùng cảnh khó khăn, nickname Lam có xe Morning 2011 màu trắng cũng lên diễn đàn tìm khách và “bắt” được ngay một người thuê chạy khứ hồi Hà Nội – Bắc Ninh. Lam khoe: “Trừ chi phí, mình cũng kiếm được trên 400.000 đồng góp vào tiền trang trải phí giữ xe, xăng dầu, nợ vay ngân hàng hằng tháng. Do xe nhỏ, giá “mềm” nên em Morning của mình đã nhận được gần 10 đơn đặt hàng từ nay đến qua lễ Lao Động 1-5”.



Trang trại cũng cho thuê kiếm tiền

Trên diễn đàn, trong những ngày qua ngoài việc “tiếp thị” cho thuê xe hơi và tài xế “xịn đáng tin cậy” lại rôm rả với một forum cho thuê trang trại. Để đối phó với hàng loạt khó khăn, nickname Tromtrau đành bấm bụng rao cho thuê trang trại mà anh và gia đình phải mất nhiều năm và tiền của, tâm huyết mới gầy dựng được. Tromtrau giới thiệu: “Năm nay kinh tế suy thoái, kiếm tiền khó khăn, em cho thuê cái nhà nghỉ cuối tuần với mục đích bù được phần nào chi phí vận hành, bảo dưỡng. Trang trại của em có diện tích 4.000 m2, gồm sân vườn - ao cá, 5 phòng ngủ, bể bơi…”
.

Không bao lâu sau, lời rao của Tromtrau đã nhận được hàng trăm phản hồi ủng hộ và đặt thuê phòng hoặc cả trang trại. Với mức giá thuê 2 ngày cuối tuần là 3 triệu đồng, được toàn quyền sử dụng cả trang trại và ngày thường là 2 triệu đồng, cơ ngơi của Tromtrau tỏ ra cạnh tranh hơn hẳn so với các resort gần đó nên đã kín khách ghi tên thuê vào tất cả ngày nghỉ cuối tuần từ nay cho đến tháng 7-2012.


Tình cảnh này nói lên điều gì?

Chắc bạn đọc thừa hiểu rằng những ông đã tậu được xe hơi ở VN vào thời gian sau này được coi là dân “có máu mặt”. Họ làm ăn lương thiện, họ có quyền mua sắm theo nhu cầu và chơi theo ý mình. Con số này không phải là ít. Và tất nhiên, người ta chỉ tìm đường đi lên chứ không ai muốn đi xuống cả. Nhưng nền kinh tế ngày càng khó khăn, buôn bán làm ăn lương thiện chẳng dễ dàng chút nào. Tiền không còn đẻ ra tiền một cách… hiên ngang nữa. Và đồng tiền cứ mất giá, vật giá cứ leo thang, ôm cái xe hơi hay cái trang trại mỗi tháng phải nuôi nó một khoản tiền lớn. Nào là thuế, nào là phí, tiền thuê bến bãi, nào là bảo trì, bảo dưỡng, Nuôi một cái xe mỗi tháng tốn thêm vài ba triệu, nuôi một trang trại để hưởng nhàn thì con số năm bảy triệu còn là ít.

Mùa khô phải tưới tắm, mùa nắng phải làm cỏ, phân bón lu bù, sâu bệnh mỗi cây một khác, phải chăm sóc nâng niu từng khóm hoa bụi cây, đúng là tốn như… nuôi “vợ hai”. Chủ nhân nếu không có tiền “ngoại” kiếm thêm thì chắc chắn sẽ không tài nào chịu nổi. Cho nên các “tiểu gia” đành mang thân đi làm mướn, dù là làm mướn theo kiểu “thượng lưu” chứ không phải là “ô sin”.


Khách và chủ đều coi nhau như bạn nhưng bổn phận “ô sin” vẫn phải làm

Kể về công việc làm thêm của “tiểu gia”, anh T.A. tâm sự: “Việc chọn khách là hết sức quan trọng để bảo đảm an toàn và tôn trọng lẫn nhau, cũng như giữ được “vợ hai” không bị làm bẩn, trầy xước. Căn cứ để lựa chọn khách là hội viên trên diễn đàn, là người quen hoặc có giới thiệu, đặc biệt ưu tiên chở chị em phụ nữ, gia đình đi lễ chùa, về thăm quê… Cả khách và tài xế đều… trí thức cả nên tôn trọng nhau. Có khi chở khách lại có thêm bạn, được giao dịch và công việc. Giá cả rẻ hơn taxi, xe lại đẹp, không có mùi hôi và tài xế nhẹ nhàng, lịch sự, biết nhiều chuyện nên đủ làm “thượng đế” vui lòng”.

Tuy nhiên, với nhiều “tiểu gia”, việc phải chạy vạy làm thuê đã để lại nhiều nỗi niềm khó tả. T.A. cho biết anh luôn có cảm xúc ngượng ngập vì lâu nay chỉ quen được người khác phục vụ, giờ phải xuống xe mở cửa cho “thượng đế”, phải hỏi khách có say xe không, có cần bật máy lạnh không…

Chủ xe T.A. thổ lộ: “Phải mướt mồ hôi bưng bê, thu xếp hành lý, đồ đạc, rồi chầu chực chờ hàng giờ, miệng liên tục “cảm ơn” và cái lưng thì đau ê ẩm bởi cả ngày ôm vô lăng trên quãng đường dài mấy trăm cây số”.



Một “tiểu gia” khác, đang là “cổ phần” của một doanh nghiệp, được chủ công ty phong cho chức Phụ Tá Giám Đốc, cũng cố sắm được chiếc xe hơi cho ra dáng Ban Giám Đốc. Nhưng không ngờ, một buổi sang đẹp trời, anh chủ bỏ trốn mất nên chỉ ngày trước ngày sau trở nên thất nghiệp. Bí quá anh cũng nghe lời bạn bè mang xe đi chạy thuê. Anh tâm sự: “Chỉ quen ngồi bàn giấy, nay trở thành người lao động chân tay đã khiến tôi phải trải qua một ngày toát mồ hôi. Khách về quê mang không ít đồ nên phải mang lên, bê xuống, nhồi nhét vào cốp... Mệt hơn nữa là khi khách ở quê trở ra, tôi một phen bở hơi tai với bao gạo mấy chục ký, cùng với hàng mớ rau, củ, quả…, phải mang vác ra vào ngõ dài gần trăm mét. Lo nhất vẫn là sự an toàn trên đường bởi ngoài mình ra còn cả gia đình khách, lơ mơ là bán cả nhà đền cũng không xong, chả biết tôi còn theo đuổi cái nghề nửa ông chủ, nửa “cu ly” này đến bao giờ! Nhưng bỏ việc này thì biết làm gì trong cái thời người khôn của khó này?”

Lúng túng với lãi suất ngân hàng

Ông “tiểu gia” than thở: “Nếu bán xe, thu vén tiền để dành, mang tiền gửi ngân hàng bây giờ cũng bị “khống chế”. Mới tháng trước lãi suất đầu vào giảm còn 13%, nghe tuyên bố um xùm rằng mỗi quý giảm lãi suất 1%, vậy mà chưa đầy 1 tháng sau, nay lại hạ xuống còn 12%. Ông Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) nhanh chân thật, làm cho người dân có cảm tưởng bị ép. Ép thế nào thì dân phải chịu thế. Thấy dân ngoan ngoãn thi hành, được thể, ông NHNH làm tới. Có ông phòng xa: “Tiền mất giá, chưa biết chừng vài năm nữa, số tiền bán cái xe bây giờ chỉ còn mua được cái bánh xe. Lỗ trắng máu!”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) lại tỏ vẻ thờ ơ trước quyết định giảm lãi suất đầu vào của NHNN. Họ cho rằng theo kinh nghiệm từ khi lãi suất giảm 14% cho tới nay, phần lợi trước mắt là chủ các ngân hàng, chứ không phải doanh nghiệp. (Về chuyện này, tôi đã phân tích và đề cập trong bài “Chuyện cũ như trái đất, mang ra xào lên, bàn lại” ngày 05-tháng 11 năm 2011). Vấn đề cốt lõi là khống chế lãi suất đầu ra, kiểm soát chặt chẽ việc NH cho các DN vay chứ không phải ép lãi suất đầu vào.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nhận xét:

Với lãi suất huy động 12%/năm, nếu các NH tiết giảm chi phí, lãi suất cho vay phải hạ về mức 15% - 16%/năm nhưng thực tế DN đang vay với lãi suất từ 18% - 19%/năm. Trong khi DN phá sản hàng loạt thì lợi nhuận NH ngày càng tăng…. Như vậy là DN chới với, NH sống khỏe. Ông nói: “Rất khó coi khi hiệu quả hoạt động của DN thấp, khó khăn chồng chất, hàng tồn kho cao còn khu vực NH lợi nhuận lớn, tỉ lệ lợi nhuận tính trên vốn tự có của một số NH lên tới 20%.”



Nhiều “tiểu gia” hào hứng tham gia vào câu chuyện thời sự đang rất nóng về lãi suất ngân hàng này. Họ chưa có phản ứng rõ ràng nhưng dư luận râm ran trong giới này vì chính họ là những khách hàng “gốc” làm phình ra hay làm xẹp lép túi tiền của hầu hết NH trong nước. Chưa thể tiên đoán phản ứng của giới trung lưu sẽ ra sao trong những đợt giảm lãi suất sắp tới. Chung quy giới trung lưu đang lúng túng về chuyện lãi suất ngân hàng, nên rút hay nên gửi, nên tìm cách đi đêm với NH hay tìm đường đầu tư khác? Quyền lợi của họ gắn liền vào món tiền dành dụm đó. Chúng hãy chờ xem kết quả thực sự đi tới đâu.

Tiểu gia gục ngã trên đống tài sản của mình

Trở lại với sư đi xuống của các “tiểu gia” trên đường kinh doanh. Bỏ qua các doanh nghiệp mượn vốn không xong đành phá sản, chúng ta hãy nhìn vào các doanh nghiệp còn đang “thoi thóp” trên đống của cải do chính mình làm ra. Nhiều doanh nghiệp co cụm, phá sản không chỉ do lãi suất quá cao mà còn do sức mua của thị trường quá thấp. Hàng làm ra không bán được khiến doanh nghiệp gục ngã trên đống tài sản. Tình trạng này xảy ra ở nhiều lĩnh vực và đi từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, bán lẻ.

Một thí dụ cụ thể như hiện nay doanh nghiệp thép chỉ chạy 50-60% công suất thiết kế, thậm chí có ít nhất sáu doanh nghiệp đã ngừng sản xuất vì hàng bán không được. Lượng hàng tồn kho ùn đọng khiến nhiều doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa, còn các đại lý nhập hàng về nhỏ giọt, nhiều đại lý không cầm cự nổi phải bỏ nghề...



Đã quá trưa nhưng tại một đại lý phân phối sắt, thép lớn có tiếng trên đường Lý Thường Kiệt (TP.HCM) vẫn vắng hoe không một bóng khách. Đứng trước đống sắt, thép tồn kho nhập về nhiều chủng loại như: Pomina, Việt Nhật, Miền Nam... đang phủ bạt kín giữa kho, bà Trần Thị S. - chủ đại lý - lắc đầu ngao ngán: “Ế ẩm quá! Mặc dù đã bước vào mùa xây dựng nhưng sức mua vẫn giảm 30-40% so với năm ngoái. Năm ngoái lỗ nặng rồi, năm nay còn nặng hơn năm ngoái!”. Đến cả số người bốc xếp của kho này trước có 15 người, nay không bán được chỉ còn lại ba người mà có ngày cũng không có việc để làm.



Ximăng cũng cùng chung “số phận” với sắt thép. Người mua quá ít khiến các đại lý phân phối ximăng của Hà Tiên 1, Sông Gianh, Holcim, Nghi Sơn, Cẩm Phả, Hạ Long... đang phải “dở khóc dở cười”.



Tại kho hàng của vựa ximăng Thành Long trên đường Vạn Kiếp (Q.Phú Nhuận), bà Mai - chủ vựa - cho biết thời điểm này năm ngoái một tuần bà có thể bán được 800 bao, “nhưng giờ bán được 35-40 bao/tuần”. Kho hàng vốn chứa được trên 2.000 bao ximăng của bà Mai giờ rộng thênh thang, bà chỉ nhập hàng khi nào các công ty ximăng hạ giá hoặc khuyến mãi.

Các chủ cửa hàng nội thất trên đường Ngô Gia Tự (Q.10), Cộng Hòa (Q.Tân Bình)... cũng cho biết tình trạng buôn bán ế ẩm chưa từng thấy. Nhiều cửa hàng treo biển giảm giá 10-30% nhưng khách chẳng buồn nhìn tới.



Sáng bán vật liệu, chiều bán gà nướng

Kho hàng của Công ty cổ phần Phương Nam (đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận) từng là nhà phân phối lớn của Ximăng Sông Gianh nay chỉ còn lại bãi đất trống được bao kín tôn xanh. Cạnh đó, kho hàng của Công ty Ngọc Thanh chuyên bán ximăng của Vincent và Hà Tiên 1 cũng ảm đạm không kém.



Cả khu kho hàng rộng gần 200m2 của công ty giờ chỉ còn lại vài bao ximăng, một ít gạch, cát. Phía ngoài cổng, chủ công ty phải rao bán chiếc xe tải thường dùng để chuyên chở ximăng cho khách. Còn phía trong cổng là nơi để chiếc xe đẩy bán khoai tây chiên, chân gà nướng của một người nhà trong công ty.



Một người dân ở đây cho biết: “Sáng thấy công ty bán vật liệu xây dựng, còn chiều thấy bán chân gà nướng, khách đến ăn chân gà nướng thì nhiều mà đến mua vật liệu thì không thấy!”.



Công ty bất động sản của ca sĩ Nguyễn Phi Hùng bán phở kiếm sống

Từng mọc lên như nấm sau mưa ở giai đoạn thị trường bất động sản (BĐS) ăn nên làm ra, nhiều công ty môi giới BĐS hiện nay chuyển sang bán... phở, chăn nệm, nước giải khát... Một số công ty xây dựng, đầu tư BĐS cũng đối diện với nguy cơ “chết trên đống tài sản” do khoản nợ quá lớn. Hàng loạt công ty hiện vẫn còn giữ lại cái tên nhưng thực chất đã “chết lâm sàng” hoặc chuyển đổi ngành nghề.



Hơn 8g sáng ngày 26-3, sàn giao dịch BÐS Ng.Phi Hùng (tại 470 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Quy, Q.7, TP.Sài Gòn) dù đã mở cửa nhưng chưa thấy mặt nhân viên nào. Mặt trước của công ty là một tiệm phở với bàn ghế bày biện la liệt. Ðây là sàn BÐS từng nhận được nhiều sự chú ý không chỉ của giới BÐS mà rất nhiều người khác, do được ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đứng tên và đưa vào hoạt động giữa năm 2009. Gần 9g, các nhân viên của sàn BÐS Ng.Phi Hùng mới có mặt để... bán phở.



Tại một “chợ” địa ốc khác trên đường Cao Thắng nối dài (Q.10), hàng chục công ty BÐS mọc lên vào năm 2007 đến nay cũng đóng cửa gần hết. Danh sách các công ty BÐS “chết trẻ” có thể kể hàng loạt như Cổng địa ốc Sài Gòn, BÐS Cộng Sự, BÐS Ðất Giàu, BÐS Ðất Giàu Sài Gòn... Tính riêng trên đường Trần Não có đến 98% các công ty, văn phòng môi giới BÐS đóng cửa do ế ẩm.



Nhìn sơ lược qua cung cách làm ăn và sinh sống của giới được gọi là trung lưu hiện nay ở VN, bạn đọc đã hình dung ra con đường xuống dốc của họ đang diễn ra như thế nào. Giai cấp trung lưu đang nghèo đi hay chỉ là giai đoạn khó khăn? Những “cái chết lâm sàng” hay chết thật, những ông chủ đi làm thuê “thượng lưu” tạm thời hay làm thuê mãi, chưa ai có thể trả lời câu hỏi này.

13-4-2012
Văn Quang

TAM73F
04-22-2012, 07:22 AM
----------------ooooooo-----------------

Bài viết rất hay của 1 sinh viên VN từ Saigòn


“Thưa cô - em cũng muốn tin nhưng không thể!”
Hoàng Thanh Trúc

“Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước, thì không phải. Thưa cô! em nghĩ như vậy…”


Kính thưa Cô.

Đến tận bây giờ, gõ những giòng E-mail trần tình này gửi đến Cô em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết "Lịch Sử" hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… và hôm nay em cũng không phải gõ mail này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói "Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: '37 mùa xuân Đại Thắng' nói về 'chiến công thần thánh' của quân dân ta chống 'đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước' của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa 'báo chí' mà! nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…"

Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.

Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: "Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa cô! em nghĩ như vậy…”

Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắt làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: "Hình như bạn đùa không phải lúc"…. rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người Cô ra về sau cùng, không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại, đi ngang qua. Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: "bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn Viên Thanh Niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…"

Thưa Cô! mail này của em – chắc chắn nó không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu "ưu tú-xuất sắc" ấy mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự "trung thực, chân thật". Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ! mà em nói thật lòng: "Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy... ". Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di lụy nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để "ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người" (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng….

Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản "12 người làm nên nước Nhật" của Giáo Sư Tiến Sĩ: Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York , năm 1992. Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Trong danh sách "12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh" - 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật: (1) Thái tử: Shotoku, (2) Chính khách: Hikaru Genji, (3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo, (4) Anh Hùng: Oda Nobunaga, (5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari, (6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu, (7) Triết Gia: Ishida Baigan, (8) Chính Khách: Okubo Toshimichi, (9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi, (10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur, (11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato, (12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.

Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu ”Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của CP/Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và CP/Mỹ chiếm đóng Nhật Bản... trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.

Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của "Thần Nữ Thái Dương".

"Nhân vô thập toàn" Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay yếu điểm không còn là đáng kể.

Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh chỉ huy bởi Tướng MacArthur đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị CS Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy. Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hóa được phần phía Đông, giả từ CN/XH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?

Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản "quốc gia tù binh" của họ.

Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và CP/Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).

Chưa được QH Mỹ chính thức phê chuẩn nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng hai thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.

Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hóa tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ Tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thụy Sĩ Viễn Đông! vì vậy Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong "Mười hai người lập ra nước Nhật" hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.

Thưa cô! Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính Phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất "xâm lược" ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình?. Và đạo quân "xâm lược" này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà "màu mỡ" về kinh tế hơn hẳn Việt Nam nhiều lần. Nhưng điều đáng để người Việt Nam suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến "xâm lược" thì họ xâm lăng một Việt Nam nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì? ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp Việt Nam , cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?.

Thưa Cô! Làm sao biện minh? 45.000 quân "xâm lược" Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.

Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam ) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là ”Huyền thoại sông hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Với Đài Loan và Phillipines: Năm 1950, Không Đoàn 13 của không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12 năm 1954, Mỹ và Đài Loan ký "Hiệp ước phòng thủ chung", đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều qui chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con "Rồng" Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines . Sau đó tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012) vì an ninh lãnh thổ đe dọa, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương...

Thưa Cô! Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích lũy được, thì dù rất muốn hãnh diện về "chiến công thần thánh" của quân dân ta chống "đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự "trung thực" đến "chân thật" (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin - nhưng không thể, thưa Cô!

Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.

Em kính chào Cô. (Lê Vũ Cát Đằng)

Bài viết từ nội tâm một sinh viên năm 2 Khoa học Xã hội Nhân văn Sài Gòn.



------------------000000000------------------


HÀ NỘI bây giờ : GIAO- THÔNG loạn


<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/1BK7Ybyoz_k" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
05-11-2012, 06:02 PM
Những đợt ngầm đang dậy sóng


“Liên minh” chính quyền - đầu gấu là vô cùng nguy hiểm

http://boxitvn.blogspot.de/2012/05/tam-tu-cua-mot-nha-bao-chua-bi-anh.html#more
11/05/2012
Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh
Nhà báo Hồ Bất Khuất
Trong những ngày qua, rất nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, về hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh. Tôi trả lời ậm ừ vì chưa nắm được vấn đề. Rồi tôi bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu và gần như muốn hét lên. Nhưng thôi, chuyện to tiếng hãy để sau. Bây giờ chỉ xin nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình – một người làm báo có thâm niên.
Vừa giận, vừa thương các nhà báo bị đánh
Tôi xin giới thiệu đầy đủ và rõ ràng luôn: Tôi họ tên là Hồ Bất Khuất, sinh ngày 08/8/1958 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi bắt đầu tham gia làng báo vào tháng 1 năm 1983 tại Tạp chí Cộng Sản sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô. Sau hơn 10 năm làm báo, tôi trở lại nước Nga và bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov vào tháng 5/1995. Về nước, tôi vừa viết báo, vừa tham gia giảng dạy. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thầy, còn những người học đại học báo chí tại chức và sau đại học là học trò. Tôi luôn xem đó là những đồng nghiệp. Nhưng dù sao tôi cũng đã từng đứng nói, còn họ ngồi nghe. Bây giờ họ là những người có vai trò rất lớn ở nhiều cơ quan báo chí. Tôi rất mong là họ đứng về phía những nhà báo bị đánh.
Những năm qua, thông tin về nhà báo bị hành hung khá nhiều. Tôi tự nhủ: “Báo chí là nghề nguy hiểm, đã theo nghề thì phải chấp nhận thôi”. Nhưng nay việc hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đuổi đánh dã man, tôi không im lặng được nữa.
Tôi đã xem đi, xem lại clip một lũ người mặc sắc phục và thường phục có đeo băng đỏ ở tay đuổi đánh hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm. Hai người đó chỉ chạy và chịu trận, hoàn toàn không có bất cứ hành vi chống đối nào. Tôi vô cùng căm tức những kể dùng gậy gộc, chân tay đánh hai người đàn ông đó. Tôi vô cùng thương cảm họ, mặc dù lúc đó tôi không biết họ là ai.
Nay biết hai người bị đánh đó là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm – hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khi biết điều này, tôi đã để rơi nước mắt. Nước mắt rơi không chỉ là sự thương cảm, mà còn là sự uất hận. Trước hết, tôi thương các anh. Vì nước, vì dân đi làm nghề đàng hoàng thế mà lại bị người nhà nước đánh đuổi. Sau đó là tôi hận các anh. Bị đánh đau thế, nhục nhã thế sao hàng chục ngày sau mới lên tiếng?!
Theo như báo chí viết, các anh bị đánh, bị giật máy ảnh, bị thu Thẻ Nhà báo, Thẻ Đảng viên, bị còng tay... Nhưng chiều 24/4 các anh đã về cơ quan ở Hà Nội rồi. Lúc này ai cấm các anh lên tiếng?
Mong những người quen biết của tôi không bịt miệng các anh!
Tôi có quen biết ông Nguyễn Đăng Tiến – đương kim Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam – và ông Vũ Văn Hiền (quê ở Hưng Yên) – cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện là Phó Ban Lý luận Trung ương gì đó, có con tên Tuấn, hình như nay là Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Những người này có ngăn cản các anh lên tiếng không?
Tôi biết, một số người vì chức tước, vì bổng lộc, vì kém cỏi nên đã im lặng. Không những thế, họ còn bắt những người dưới quyền mình im lặng theo. Trong trường hợp này, tôi hy vọng những người quen của tôi không làm như vậy.
Các anh đã chịu đau, đã im lặng nhưng giờ đã lên tiếng. Các anh bị đau về thể chất, còn chúng tôi – những đồng nghiệp của các anh – chịu đau về tinh thần. Chúng ta không nên chịu đau đớn mãi. Việc này phải làm cho ra nhẽ.
Trước hết tôi muốn nói đến cái clip đánh người và ý kiến của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, Bùi Huy Thanh.
Tôi muốn nói với ông Thanh thế này: Nhìn vào clip đánh người, tôi không nghĩ những người đánh đó là những người đi thi hành công vụ. Tôi không nghĩ đó là những người công an được đào tạo, mà đó chỉ là một mớ côn đồ. Họ hàng mấy chục người, có vũ khí trong tay chạy theo đánh hai người không hề chống đối. Vì vậy dù hai người bị đánh là nhà báo hay dân thường thì những kẻ đánh họ cũng chỉ là những người được giáo dục rất ít. Nếu họ là những người đã được đào tạo qua trường lớp, tôi đề nghị thanh tra những cơ sở giáo dục mà họ đã từng học. Dân không nộp thuế để đào tạo ra những người công an như vậy!
Mà lập luận của ông Chánh văn phòng Thanh cũng rất buồn cười: “... hiện phía cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình một phía, từ các nhà báo”. Thử hỏi những kẻ gây hại cho người khác có bao giờ đến báo với cơ quan chức năng trước khi người bị hại kêu cứu chưa? Thậm chí khi bị bắt, bị tra hỏi, chúng còn chối quanh nữa là!
Xin được hỏi những người có chức, có quyền?
Trở lại chuyện các nhà báo bị đánh. Trên thế giới, người ta công nhận nhà báo là nghề nguy hiểm. Họ bị chết ở nơi chiến sự, họ (những nhà báo tham gia phe phái) bị phe đối lập lăng mạ, họ bị những người dân cho là phản ánh không trung thực tẩy chay, xua đuổi. Nhưng đấy là những nhà báo ở nước ngoài.
Còn ở Việt Nam hiện nay không có chiến sự, không có phe đối lập, dân không xua đuổi, tẩy chay... Tại sao nhà báo vẫn bị đánh nhỉ?
Tìm hiểu sâu thêm thì được thấy, nhà báo chủ yếu bị công an và những kẻ bất hảo được chính quyền thuê đánh (“Liên minh” chính quyền - đầu gấu là vô cùng nguy hiểm). Bị công an và đầu gấu đánh thì rõ ràng bản thân nhà báo rất khó chống đỡ. Nhà báo Việt Nam chỉ mong được chính quyền và nhân dân bảo vệ thôi.
Nhưng trước khi được chính quyền và nhân dân bảo vệ, cánh nhà báo chúng ta phải tự bảo vệ mình. Trước hết, chúng ta phải dùng uy lực của những người người có chức, có quyền đã và đang là nhà báo. Trong bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, có rất nhiều nhà báo. Điển hình là ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam. Ông Trọng trước đây làm ở Tạp chí Cộng sản, từ phóng viên thường lên chức Tổng biên tập. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trước đây làm ở báo Nhân Dân, cũng từ phóng viên tới chức Tổng biên tập; ông Huynh còn đã từng làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu hai ông này mà lên tiếng bảo vệ nhà báo, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên hay Bí thư Tỉnh ủy cũng không thể xem thường.
Nhưng cho đến giờ phút này, hai ông Trọng và ông Huynh chẳng hé răng nói một lời. Các ông không nói nên chẳng biết thái độ của các ông ấy ra sao. Đến ông Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng im lặng nốt.
Vì sao các ông không lên tiếng? Các ông cho rằng đây là vụ việc nhỏ nhặt không đáng để các ông ấy quan tâm? Nếu các ông ấy không từng là nhà báo, cũng không nên nghĩ như vậy. Người của chính quyền đánh dân thường cũng là chuyện to rồi. Đây lại là người của chính quyền địa phương đánh nhà báo của Đài Đảng Trung ương. Chuyện nghiêm trọng quá đi chứ lị! Đừng quên rằng, những vụ việc ở Trung Đông vừa qua (dân biểu tình làm chính quyền ở nhiều nước sụp đổ) bắt đầu bằng việc một người bán hàng rong ở Yemen tự thiêu vì bị cảnh sát ức hiếp!
Có lẽ các ông ấy đang cân nhắc cần bảo vệ ai trong vụ việc này. Bảo vệ các nhà báo hay bảo vệ những người nhân danh chính quyền? Đây chưa phải là việc quá nan giải nhưng vẫn là lựa chọn khó khăn với những người đã từng là nhà báo, nay có quyền cao, chức trọng.
Còn những người đang là nhà báo, cụ thể là những người lãnh đạo cao nhất ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những người làm ở Hội Nhà báo Việt Nam – họ có trách nhiệm trực tiếp phải bảo vệ cán bộ của mình, hội viên của mình. Nhưng rõ ràng họ đang im lặng, hoặc tỏ ra ngập ngừng, nghe ngóng. Họ đang chờ xem những người như ông Trọng, ông Huynh có thái độ thế nào. Tôi thấy cách nói của đại diện Hội Nhà báo nhạt lắm! Cái “chết” của nhà báo chúng ta là ở chỗ đó – những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ mình lại sợ những người có chức quyền cao hơn.
Do vậy, chúng ta – những người trực tiếp cầm bút và cầm ống kính, máy ảnh – phải tự bảo vệ mình thôi. Chúng ta bảo vệ mình theo cách của mình: Nói lên sự thật và chấp nhận thiệt thòi, hy sinh. Chỉ có điều: Chúng ta không chụi hèn, chịu nhục.
H. B. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

TAM73F
05-15-2012, 04:35 PM
'Trụ sở cũ của các bộ nên giao lại cho Hà Nội'‏
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, giao trụ sở cũ của các bộ ngành cho Hà Nội quản lý sẽ tránh được tình trạng lộn xộn quy hoạch và tiêu cực khi định giá bán những "mảnh đất vàng" giữa thủ đô.
- Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 định hướng di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô. Ông nghĩ sao về kế hoạch chuyển trụ sở gần đây của một số bộ, ngành?
- Chúng ta phải xem mục đích di chuyển là gì, nếu trụ sở bộ ở vị trí chật chội việc di chuyển là đúng. Chính phủ từng dự định đưa trụ sở bộ, ngành lên Ba Vì, sau đó lại tập trung vào khu vực Mỹ Đình và Tây Hồ Tây. Hiện nay bộ Công an, Nội vụ, Thanh tra Chính phủ... đã chuyến đến các khu vực này.
Di chuyển trụ sở các bộ tương tự như việc di dời các đại học, bệnh viện ra khỏi thủ đô. Theo tôi, phải coi đây là đề án của Nhà nước, việc bố trí phải có tổ chức, chỉ đạo chứ không phải mạnh ai lấy lo, trụ sở bộ xây quy mô như thế nào phải có xét duyệt.
Tôi thấy các nước rất coi trọng quy hoạch trụ sở bộ, ngành. Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga là một trong 10 kiến trúc đẹp trên thế giới, từ xa, ai cũng biết đó là Bộ Ngoại giao nhờ những nét kiến trúc đặc trưng.
- Khi chuyển trụ sở mới, theo ông các trụ sở cũ của các bộ, ngành nên được giải quyết thế nào?
- Theo tôi, khu đất cũ của các bộ ngành nên giao lại cho Hà Nội quản lý và trừ tiền sử dụng đất vào ngân sách của Hà Nội. Thủ đô có ngân sách rất lớn, hàng năm vẫn phải nộp cho nhà nước. Ngược lại, nếu Chính phủ xây dựng trụ sở bộ ngành mới cũng sẽ lấy đất của Hà Nội nên cũng phải trả tiền sử dụng đất cho thành phố. Việc thẩm định giá sẽ do Bộ Tài chính thực hiện.
Còn việc sử dụng trụ sở cũ của các bộ như thế nào thì Bộ Xây dựng sẽ làm việc với Hà Nội để tìm phương án phù hợp. Hà Nội sẽ xác định khu vực này có thể là trụ sở các sở, ngành của thành phố, khách sạn, công viên, nhà trẻ, trường học, thậm chí là nhà đỗ xe cao tầng... Nếu Hà Nội không sử dụng lô đất đó thì phải bán đấu giá, phải qua cạnh tranh mới có giá thực sự, nếu không người dân sẽ không biết giá thực là bao nhiêu.
- Một luồng quan điểm khác cho rằng nên để các bộ chủ động phương án bán - xây trụ sở mới, theo cơ chế thị trường. Ông nghĩ sao về phương án này?
- Theo tôi, nếu giao cho từng bộ ngành tự xử lý trụ sở cũ - mới, sẽ sinh ra lộn xộn trong quy hoạch. Trụ sở các bộ là tài sản công chứ không phải của riêng bộ, các bộ có lúc tách hoặc sáp nhập song trụ sở vẫn là của nhà nước.
Tiền xây trụ sở phải trích từ ngân sách Chính phủ. Hàng năm Chính phủ đều có nguồn ngân sách đầu tư công, song vì ngân sách còn eo hẹp nên cần xây dựng theo thứ tự, trụ sở nào cần chuyển đổi trước thì phải xây dựng trước, chứ không nên ào ào xây mới. Vừa qua, Chính phủ đã xây mới trụ sở Bộ Nội vụ, Thanh Tra Chính phủ...

Trụ sở Bộ Giao thông Vận tải nằm ở vị trí đắc địa trên phố Trần Hưng Đạo. Ảnh: Tiến Dũng.
- Bộ Giao thông Vận tải vừa được chấp thuận bán trụ sở và một trong số các phương án là bán cho một công ty cổ phần để lấy một tòa nhà văn phòng do công ty này đầu tư tại quận Cầu Giấy. Ông nói gì về phương án trên?
- Chúng ta phải xem trụ sở cũ và trụ sở mới giá bao nhiêu và ai thẩm định. Theo tôi, việc thẩm định giá theo thị trường không thể chính xác vì thị trường bất động sản lên xuống. Khi không có chuyên môn về bất động sản thì có thể bị lỗ hoặc nảy sinh tiêu cực.
Về lý thuyết, doanh nghiệp sau khi mua trụ sở không thể tự ý chuyển đổi mục đích, việc xây dựng công trình sau này phải có giấy phép xây dựng. Song thực tế họ sẽ có phép xây dựng nếu đi "cửa sau". Do vậy, theo tôi không nên bán cho doanh nghiệp, bán trụ sở là vấn đề lớn nên cần quản lý của nhà nước.
- Trụ sở cũ của các bộ ngành đều nằm ở vị trí đắc địa. Theo ông, nên làm thế nào để việc di dời trụ sở đảm bảo tính minh bạch, hài hòa lợi ích?
- Chính phủ nên giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng hoặc giao cho Ban chỉ đạo Nhà nước nhà ở, thị trường bất động sản lên quy hoạch và kế hoạch. Ban này sẽ tìm vị trí cho từng bộ và thời điểm di chuyển, cơ quan nào đi trước, đi sau. Trụ sở mới phải được xây dựng hiện đại, có thể tồn tại 50-70 năm mà không lạc hậu, đây là cơ quan Chính phủ nên phải chấp nhận tốn kém.
Di dời trụ sở các bộ là chuyện lớn mà nhà nước phải làm chủ, có kế hoạch, nếu khoán trắng cho từng bộ thì dễ phát sinh tiêu cực như bài học định giá đất đai, tài sản khi cổ phần hóa trước đây.

Đoàn Loan thực hiện




------------------------------------


‘Phi công trẻ’ chém bạn người tình vì ghen

Cho rằng chị hàng xóm xúi bà "vợ" hơn mình 16 tuổi đi yêu người khác, Thành vác mã tấu đến "hỏi tội" khiến nạn nhân suýt chết.
Ngày 17/5, TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Tấn Thành (35 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) tổng cộng 18 năm tù cho 3 tội giết người, cướp tài sản và cố ý gây thương tích.


Thành tại tòa hôm nay. Ảnh: Q.T

Theo cáo trạng, từ tháng 10/2010, Thành (đã li dị) thuê nhà sống chung như vợ chồng với bà Lim So Kha (51 tuổi) trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Thời gian chung sống, nghi ngờ bà Kha không chung thủy nên 2 người thường xảy ra mâu thuẫn.

Trong lần cãi vã tối 18/12/2010, Thành lấy cây gỗ đánh tới tấp làm người tình gãy cả 2 tay. Thấy 2 chiếc vòng vàng của bà Kha rơi, hắn lấy bỏ túi rồi đem bán.

Đến rạng sáng 20/12/2010, nghi ngờ bạn bà Kha là Lê Thị Thu Thủy xúi “vợ” mình quen người khác, Thành vác mã tấu đến nhà bà này để "dạy cho một bài học". Hắn xông vào nhà bà Thuỷ chém tới tấp lúc nạn nhân đang ăn cơm cùng gia đình.

Sau màn “múa kiếm”, Thành bỏ đi nhậu cùng bạn. Chưa hả giận, hắn quay lại nhà bà Thủy. Vừa đi băng bó về và ở nhà một mình, nạn nhân tiếp tục bị Thành chém gục lần nữa, nhưng may mắn thoát chết. Hắn cũng xách mã tấu đi nhiều nơi tìm người tình để “xử” nhưng không thấy.

Hôm sau, cảnh sát bắt giữ Thành.

Quốc Thắng
VN-Express

------------------------------





Ðại học Mỹ huấn luyện sĩ quan công an CSVN


5:20 PM


COLLEGE PARK, Maryland (NV) - Bản tiểu sử để được đề bạt lên các chức vụ cao hơn hoặc được thăng cấp của các sĩ quan công an CSVN có thể gồm cả một chuyến phải đi vòng sang Mỹ du học về khoa học hình sự.

Báo Washington Examiner hôm Thứ Bảy cho hay 38 sĩ quan công an CSVN đã đến đại học University of Maryland ở thành phố College Park (nằm giữa thủ đô Washington, D.C., và thành phố Baltimore) từ đầu Tháng Năm này.








38 sĩ quan công an CSVN du học chụp hình với một số viên chức Ðại Học Maryland hồi đầu Tháng Năm. (Hình: University of Maryland)

Họ sẽ ở đó sáu tuần để học một số môn trước khi trở về Việt Nam hoàn tất học trình để nhận lãnh bằng thạc sĩ của ngành công an CSVN.

Theo bản tin của trường đại học University of Maryland, khóa học chú trọng vào các đề tài tổ chức cơ quan cảnh sát, huấn luyện sĩ quan, ngăn ngừa tội phạm và các đề tài khác. Một nữ phát ngôn viên của đại học cho hay chính quyền Việt Nam đài thọ phí tổn cho khóa học. Nhà trường cung cấp giảng viên và chỗ ăn ở.

Bà Sally S. Simpson, trưởng khoa hình sự và tội phạm, nói các học viên Việt Nam học hỏi tính chuyên nghiệp của cảnh sát và điều tra dựa vào chứng cứ.

Trong số 38 sĩ quan công an CSVN đến học, có chín người là phụ nữ. Tất cả đều là những người từ 25 đến 35 tuổi mà một số từng nắm giữ chức vụ từ cao tới trung cấp. Trong số này, có một cặp là vợ chồng.

Chương trình được thảo luận và bắt đầu từ Tháng Tư, 2011 và dự trù sẽ kéo dài 5 năm, bà Simpson cho hay. Một nhóm công an khác sẽ đến vào năm tới.

Bản tin của trường đại học University of Maryland hôm 8 Tháng Năm cho hay, trong chương trình hợp tác, ba lớp được dạy ở Việt Nam (nhiều phần là tại Học Viện Cảnh Sát ở Hà Nội) bằng tiếng Việt và do các giảng viên người Việt phụ trách. Phần còn lại do các giáo sư khoa Khoa Học Xã Hội và Hành Vi và khoa Chính Sách Công của trường đại học University of Maryland phụ trách.

Các đề tài bao gồm luật lệ về điều tra hình sự, luật quốc tế đối chiếu và phân tích chính sách.

Tổ chức cơ quan cảnh sát để bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở Hoa Kỳ hoàn toàn khác hẳn với Việt Nam. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ có cơ quan điều tra về các loại tội phạm, nhưng không có tổ chức cảnh sát để bảo vệ trật tự xã hội thường ngày, một nhiệm vụ thường do cảnh sát địa phương đảm trách.

Các cơ quan điều tra và cảnh sát ở Hoa Kỳ hoạt động độc lập và nằm trong hệ thống tư pháp, biệt lập với các ngành khác.

Tại Việt Nam, ngành công an, về mặt tổ chức chính quyền, cũng nằm trong Bộ Công An. Tuy nhiên, giống như tất cả các bộ ngành khác, bộ này cũng nằm dưới sự chỉ huy của đảng Cộng Sản, tức là không độc lập.

Mọi hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, điều tra, truy tố của công an CSVN vì thế có thể dẫn tới thiên lệch vì nhu cầu chính trị, bè phái, hoặc tham nhũng.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, trong khi tới “thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt Tổng Cục Xây Dựng Lực Lượng Công An Nhân Dân” ở Hà Nội ngày 2 Tháng Tư, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, nói: “CAND là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ.”

Giữa Tháng Mười Hai, 2010, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế công bố cuộc nghiên cứu về nạn tham nhũng tại 85 nước trên thế giới cho biết tại Việt Nam, công an tham nhũng nhất. Báo VietNamNet đăng tải tin này đã phải vội vã gỡ xuống và đưa lời xin lỗi.

Theo người Việt

---------------------------------




Họ đã trả thù Bùi Thị Minh Hằng đến phút cuối cùng


6:43 PM VAOL

Tôi nhận được tin Bùi Hằng được thả khi mấy anh em đang đi chơi ở Hà Tĩnh. “Nó thả Bùi Hằng rồi!” “Thế à?”. Ba đứa chúng tôi lặng lẽ theo dõi xem cái việc họ thả Hằng như thế nào. Hồi Hằng còn ở trại cải tạo, cứ nghĩ là khi cô được thả, chúng tôi sẽ reo hò, nhảy nhót rồi hô to những lời ca ngợi cô. Nếu thả tại chỗ chắc chắn sẽ có ít nhất 5 xe đi đón …

Thế mà chúng tôi cứ trầm lặng như thế theo dõi tin tức. Bảo là không mừng ư? Không phải. Dù Hằng không muốn ra khỏi trại, cứ ở trong đó để tố cáo, để kiện nhưng bạn bè phải mừng chứ. Ít ra, cô đã thoát khỏi những ngày bị đày đọa trong trại cải tạo, chẳng khác gì nhà tù.

Nhưng bảo là vui thì không. Cái cách nại ra lý do để bắt cô rồi đưa đi cải tạo; cái kiểu đầy đọa cô để trả thù; rồi cái cách thả cô làm tôi không thể vui được.

Và vui thế nào được khi những bức ảnh đầu tiên của Minh Hằng sau khi ra khỏi trại được truyền thông đưa lên. Mình hỏi JB Nguyễn Hữu Vinh đang dán mắt vào laptop: “Ai đấy? “Minh Hằng chứ ai”. Trời ơi, tôi không tin ở mắt mình nữa. Minh Hằng tiều tụy đến thế này ư? Lòng như xát muối, như thắt lại.
Lục lại hình ảnh Minh Hằng trong những lần xuống đường biểu tình chống TQ

Còn giờ đây là ảnh Minh Hằng sau 5 tháng được nhà cầm quyền đưa đi cải tạo:


Cần phải thay đổi tên của cái gọi là “Cơ sở giáo dục Thanh Hà”. Cải tạo thế nào mà làm cho trại viên từ 67 xuống còn 52 kg. Không biết bản báo cáo thành tích cuối năm của trại Thanh Hà có con số này không? Cũng còn may là Hằng là người có sức chứ phải người thể lực kém thì việc chết trong trại không có gì lạ. Gọi là hủy diệt chứ giáo dục, cải tạo gì.

5 tháng trong trại Thanh Hà với Bùi Thị Minh Hằng, theo cô nói là khoảng thời gian hãi hùng nhất về lối hành xử của chính quyền đối với nhân dân. Cách hành xử man rợ đối với cô đã thức tỉnh viên thầy thuốc mặc trang phục công an. Cô kể với đài VOA rằng “viên thày thuốc của trại đã nói rất chân tình với cô ấy, công khai trước nhiều người và có mặt cả cấp trên của anh ta, là hãy để anh ta đưa cô ấy về đến nhà một cách an toàn, rồi thì anh ta sẽ cởi bỏ bộ quân phục này”.

Ngoài việc bị đày đọa trong 5 tháng trời, Bùi Thị Minh Hằng phải chịu nhiều hệ lụy. Cháu Bùi Nhân phải bỏ học để lo thăm nuôi mẹ. Truyền thông Hà Nội còn khoét sâu thêm vào sự bất hòa của gia đình Hằng từ trước, dàn dựng lên màn đấu tố khiến cho mối quan hệ giữa Hằng với gia đình đã xấu trở nên khó có thể nhìn lại mặt nhau. Đây là việc làm ghê tởm nhất, thiếu nhân văn, phi nhân tính nhất. Bài báo “Trò lố bịch của những kẻ cơ hội: Màn kịch nhẫn tâm” (của báo An ninh thủ đô) chỉ những người ủng hộ Hằng lại chính là lột tả tâm địa của họ một cách chính xác nhất. “Họ làm nên một màn kịch vô cùng nhẫn tâm như chính nhan đề bài báo của họ” (Bùi Thị Minh Hằng trả lời tạp chí Thanh niên của đài VOA)

Mãi hôm qua, tôi mới gọi điện hỏi thăm Hằng vì biết Hằng sẽ có đông bè bạn đến thăm, hàng ngày phải trả lời rất nhiều cuộc điện thoại. Tôi cũng muốn Hằng nghỉ ngơi mấy ngày đã vì biết Hằng còn yếu lắm. Hằng cho biết, thời gian trước mắt, cô cần phải giải quyết rất nhiều việc bỏ dở trong thời gian cô bị bắt vào trại. Cô cũng nói tới một số việc mà cô cần làm để làm rõ việc bắt cô vào trại trái pháp luật.

Hằng bảo ở ngoài thì cũng chỉ tưởng tượng tới mức độ nào đó thôi chứ vào đây mới thấy sự độc ác của con người với nhau kinh khủng như thế nào. Hằng bảo em chỉ nói qua như thế chứ chưa thể kể ra ngay được vì có rất nhiều chuyện để nói. Tôi biết rồi đây, Hằng sẽ lần lượt tố cáo ra công luận.

Khác với việc trục xuất Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ, chúng áp giải về Vũng Tàu như một con lợn. Chúng còng 2 tay Hằng ra đằng sau, trói chân xích chân vào ghế để nằm trên sàn xe. Phải chăng, biết đây là cơ hội cuối cùng có thể hành hạ Hằng nên chúng cố tận dụng để trả thù cô.

4/5/2012

© Nguyễn Tường Thụy
Theo blog Nguyễn Tường Thụy
________________________________

Mời xem một số bài viết của bạn BTMH xung quanh việc cô được trả tự do:

Nhà cầm quyền Hà Nội được và mất gì khi bắt giam Bùi Hằng (Phương Bích)
Cái đầu đặt trên chiếc ghế ngồi (JB Nguyễn Hữu Vinh)
NHẮN CÔ BÙI HẴNG HÃY BẢO TRỌNG (Mai Xuân Dũng)

----------------------------------------------------------

TAM73F
05-21-2012, 03:06 PM
Saigon bây giờ…

BS Đỗ Hồng Ngọc

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… ! Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên! Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!




Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm.


29-4-2012

-----------------------ooooooo------------------------





Mời xem bài nhận xét (rất đúng) về VN Airlines của GS Nguyển Văn Tuấn,một khách bay thường xuyên của hãng này.

Góp ý cho Vietnam Airlines

Thứ bảy, 19 Tháng 5 năm 2012 - 09:54

Trong chuyến bay mấy tháng trước, tôi gặp lại người tiếp viên trưởng của VNA trong chuyến Sydney – Sài Gòn, người mà tôi từng có lần khen là rất cầu thị và lịch thiệp. Trong chuyến bay đó, chị hỏi tôi có gì góp ý để dịch vụ trên máy bay tốt hơn, và tôi hứa sẽ viết ra những suy nghĩ, nhận xét, và góp ý. Tôi nhận lời, và đây là những ý kiến mà tôi muốn gửi đến VNA.
Tôi là một khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines (VNA), nên cũng quan tâm đến dịch vụ của họ. Bất cứ lúc nào có dịp, tôi đều chọn VNA cho các chuyến công tác của mình, nhất là những chuyến công tác bên Việt Nam. Có khi đi Âu châu tôi cũng chọn VNA. Do đó, tôi nghĩ mình có điều kiện và cơ hội quan sát những biến chuyển về dịch vụ của VNA trong thời gian 5 năm qua. Theo nhận xét của tôi, VNA đã tiến triển khá dài về phong cách phục vụ, giờ bay, và máy bay. VNA hoàn toàn có tiềm năng cạnh tranh với các hãng trong vùng. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ VNA còn phải làm nhiều hơn để cải tiến dịch vụ của mình, để xứng đáng với câu “đem văn hoá Việt Nam đến thế giới”. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu vài khía cạnh mà tôi nghĩ có thể cần cải tiến.
Thứ nhất là bay đúng giờ. Nhưng trong thực tế thì hãng nào cũng có vấn đề bay trễ, do nhiều lí do khách quan ngoài sự kiểm soát của hãng hàng không, nên vấn đề là chỉ khác nhau về tần số bay trễ mà thôi. Có lẽ không nói ra thì các bạn cũng biết rằng VNA đã từng nổi danh trong giới hành khách là “Sorry Airlines” vì có quá nhiều chuyến bay trễ, và quá nhiều xin lỗi. Nhiều xin lỗi đến nổi người ta nghĩ hai chữ đó không còn có ý nghĩa thực sự nữa; người của VNA chỉ nói cho có nói, nói một cách vô cảm. Mỗi lần chuyến bay khởi hành trễ là mỗi lần gây phiền phức cho biết bao nhiêu hành khách, chưa nói đến những cuộc hẹn trong kinh doanh phải bị thất hứa. Cẩn phải nhận thức một cách đúng đắn rằng trễ bay không phải là chuyện nhỏ.
Thứ hai là thông tin từ cơ trưởng. Ngoại trừ chuyến bay ngày 20/4/2012 (Sydney – Saigon), tất cả các chuyến bay khác với VNA đều nằm trong tình trạng “mù thông tin”. Hình như có xu hương chung là cơ trưởng VNA thường ít nói (tiết kiệm lời). Một nhà bình luận người Úc mới viết trên The Age (một nhật báo lớn của Úc) về VNA mà trong đó ông phê bình rằng các cơ trưởng VNA không hề cung cấp thông tin về chuyến bay, một hiện tượng mà ông gọi là “blind information”. Tôi cũng đồng ý với nhận xét này. Tôi nghĩ cơ trưởng nên cung cấp thông tin về chuyến bay tức lúc (a) sắp cất cánh, (b) trong khi bay, và (c) trước khi đáp xuống phi trường.
Những thông tin sắp cất cánh mà hành khách cần biết có thể bao gồm máy bay sắp cất cánh về hướng nào, kế hoạch bay ra sao (hướng nào, băng qua nước hay thành phố nào), có thể có vài disturbance ở đâu, bay cao bao nhiêu mét, nhiệt độ bên ngoài bao nhiêu, v.v. Những thông tin trong lúc bay có thể là thông tin (vui) về xã hội, chính trị (ai đắc cử), thể thao (các đội banh), v.v. Nếu biết sinh nhật của hành khách, cơ trưởng hay tiếp viên trưởng có thể nói một câu chúc mừng sinh nhật. Những thông tin sắp đáp bao gồm đáp từ hướng nào, nhiệt độ dưới mặt đất là bao nhiêu, v.v. Những thông tin này thật ra chẳng có gì quá mới hay quá khó để có thể chuyển tải đến khách hàng.
Tôi thấy sau khi đáp, cơ trưởng nên nói một câu tiễn đưa một cách lưu luyến với khách. Câu mà tôi thấy cơ trưởng Mĩ hay nói là: “We appreciate your business with us. We understand that you can choose another airlines for your business, but the fact that you have chosen our airlines, and that makes us feel privileged. We do hope that we will have opportunity to serve you again in your future business. Thank you and good bye.” (Tạm dịch: Chúng tôi ghi nhận sự ủng hộ của các bạn khi đi với hãng chúng tôi. Chúng tôi biết rằng các bạn có thể chọn một hãng khác để bay, nhưng các bạn đã chọn hãng chúng tôi, và điều đó làm cho chúng tôi cảm động cũng như vinh dự. Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp phục vụ các bạn trong tương lai. Cám ơn các bạn và tạm biệt). Lời nói không mất tiền mua. Tại sao không nói một câu lưu luyến?
Thứ ba là phong cách phục vụ cho hành khách hạng thương gia (business class). Hành khách hạng thương gia thường là những người thường xuyên bay, có thể nói là sành điệu, và họ đòi hỏi sự tinh tế trong phục vụ. Hành khách hạng thương gia cũng có thể là những nhân vật quan trọng, và họ có thể gây ảnh hưởng. Hiện nay, tôi phải nói rằng phong cách phục vụ khách hạng thương gia của VNA ... chưa đạt. Phong cách phục vụ còn quá đơn giản và chưa đủ độ tinh tế để có thể nói là “business class”. Tôi đề nghị cụ thể như sau:
Ghế nên xứng đáng với hạng business. Tôi hiểu đây là vấn đề khó, vì nếu bay máy bay Airbus thì đành chấp nhận ghế hẹp (thay vì Boeing mới thật sự là ghế hạng business class). Hiện nay, chuyến bay Sydney – Sài Gòn toàn dùng Airbus nên ghế rất hẹp, có thể nói chỉ là tương đương hạng Economy Plus mà thôi, chứ không thể xem là hạng business class được.
Phòng toilet nên có hoa tươi. Hiện nay, vài chuyến bay VNA cũng có hoa trong toilet nhưng là loại ... cao su, mà loại cao su rẻ tiền, nhìn rất buồn cười. Còn giấy trong toilet là loại giấy rẻ tiền, loại mà người ta có thể mua ngoài siêu thị 99 cent. Phòng toilet phải sạch, giấy phải tốt, phải có xịt dầu thơm (loại nhẹ và tươi). Hoa tươi cũng là một cách brighten up rất hữu hiệu.
Khi khách lên máy bay, tiếp viên nên đến chào và nói bằng tên và danh xưng. Hiện nay, tiếp viên VNA chỉ nhìn khách lên tàu, chứ chẳng nói câu nào để chào khách cả. Có thể học cách tiếp viên hãng Singapore Airlines chào khách như: “Welcome aboard, Dr. Smith”, sau đó họ nói thêm: “Whatever I can do for you, please let me know.” Mỗi lần tôi đi hãng Singapore Airlines là mỗi lần tôi có ấn tượng đẹp với tiếp viên của họ. Có lần một anh tiếp viên có tuổi (độ 40) rất sành điệu về rượu, về món ăn. Tôi chỉ nói đôi ba câu là anh biết ngay cá tính của tôi thích cái gì! Nói chuyện với khách như anh chàng này thật là thú vị. Tiếp viên VNA mà làm được như thế là một cách cá nhân hoá phục vụ quá hay.
Khi khách đã an toạ, có thể mời nước (hay rượu). Tiếp viên cần phải am hiểu về rượu vang để có thể đàm đạo với khách. Còn tiếp viên VNA thì hầu như chẳng biết gì về rượu, hỏi họ thì chỉ mù thông tin. Có khi họ đem một chai rượu đỏ mà đã để trong phòng lạnh chắc cả ngày! Ai mà uống được thứ rượu đó. Còn rượu đỏ dạo này thì toàn là của Pháp, loại rẻ tiền, chẳng ra làm sao cả. Tại sao không chọn rượu vang có chất lượng cao của Úc? Có chuyến bay họ chẳng phục vụ dessert nào cả. Lại có chuyến có phục vụ dessert nhưng chẳng có cognac gì đi kém với cheese, chán ơi là chán! Hình như họ không biết món thức uống nào phải “đi” với món ăn nào.
Món ăn cần phải được trang trí một cách sạch sẽ, tinh tế. Có nhiều khi tôi nhận một đĩa cơm, một món soup mà tôi nghĩ là cho ... heo ăn (chứ không phải cho người – tôi còn chụp hình để ghi lại). Dĩ nhiên tôi phải trả lại chứ không thể ăn. Hỏi họ tại sao như thế, họ nói vì nhà bếp đưa ra như thế và họ chỉ ... đem ra. Nói cách khác, họ không có nỗ lực gì cả, mà chỉ làm như cái máy. Món ăn thì hởi ôi, có khi nhầy nhụa, nhìn đã phát ngán, nói gì đến thử, và chắc chắn nhịn ăn còn hay hơn là ăn. Phải làm sao gần với chất lượng nhà hàng (như Singapore Airlines hay Emerates).
Khi phục vụ món ăn, không nên làm quá nhanh, phải để thời gian cho khách thưởng thức món ăn. Hiện nay, tiếp viên VNA mới mời món ăn, thì vài phút sau họ đi một vòng mời cà phê và trà! Người ta ăn chưa xong mà mời uống cà phê thì có phải là vô duyên không. Và, họ chỉ đi một vòng; tức là nếu ai dại dột không nhận thì ráng mà nhịn cà phê hay trà nhé. Nên luân phiên đi lại trong khu vực hành khách để tìm hiểu xem họ cần gì, chứ không nên tụ tập với nhau để tán dóc và ... ngủ. Đó mới là phục vụ.
Nói chung, phục vụ hành khách hạng thương gia cần nhất là sự ân cần và tinh tế. Hơn nhau là ở hai yếu tố đó. Một món ăn có thể chẳng có gì ngon, nhưng được bày trí một cách tinh tế cũng làm cho khách hài lòng. Không nên làm cho có, hay làm để cho xong việc mà không quan tâm đến chất lượng.
Thứ tư là phong cách phục vụ của tiếp viên. Người ta hay nói rằng nữ tiếp viên VNA xinh đẹp, nhưng tôi thì chẳng thấy họ xinh đẹp hơn ai cả. So với tiếp viên Singapore Airlines hay Thai Airways hay Cathay Pacific thì tiếp viên VNA thuộc hạng trung bình hay dưới trung bình. Đó là chưa nói đến trình độ tiếng Anh mà tôi nghĩ tiếp viên VNA rất rất kém. Tuy nhiên, xinh đẹp hay không xinh đẹp không quan trọng; điều quan trọng là thái độ. Tiếp viên VNA nổi tiếng là lạnh lùng, tiết kiệm nụ cười. Cần phải làm sao để xoá bỏ hình ảnh xấu xí đó. Tôi nghĩ có nhiều cách để làm đẹp hình ảnh tiếp viên VNA:
Hiếu khách: Khi khách lên máy bay, nên tỏ ra thân thiện với họ, nếu được thì cười, nếu không quen cười thì cũng nên bày tỏ ý muốn giúp đỡ (helpful attitude). Chẳng hạn như nên giúp khách sắp xếp hành lí, nếu hành khách gặp khó khăn. Không nên đứng một chỗ mà nhìn!
Chăm sóc (care): Lúc nào cũng tỏ ra sẵn sàng chăm sóc khách, chứ không chờ đến khi người ta kêu mới tỏ ra săn đón. Người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn qua là biết khách cần gì hay sắp cần gì. Tôi để ý thấy tiếp viên trong khu vực khách hạng Economy rất cộc cằn và tỏ ra khinh khỉnh với khách hơn tiếp viên trong khu vực khách hạng business.
Thành thật. Có khi tôi thấy tiếp viên VNA thiếu thành thật, và thậm chí xem thường hành khách. Có lần bay với VNA, tôi cần phải làm việc trên máy tính, và phát hiện ổ điện không hoạt động. Khi hỏi anh tiếp viên, thì anh ta thản nhiên nói cái đó chúng em không khai thác. Khai thác? Tôi không hiểu câu này có nghĩa gì, và có nói với anh ấy rằng tôi không biết khai thác có nghĩa là gì, nhưng tôi nghĩ máy bay, nhất là các ghế hạng thương gia, phải có ổ điện để khách dùng máy tính làm việc chứ. Anh ta vẫn nói không khai thác! Thật ra, hôm đó, tôi phát hiện tất cả các ổ điện trong khu khu business đều không hoạt động. Thử hỏi, ổ điện mà còn hư hỏng, thì còn cái gì khác có vấn đề nữa. Thật đáng rùng mình. Cách trả lời của anh ấy tỏ ra bất cần, nói dối, và xem thường khách như chẳng biết gì. Nếu là hãng khác (như United Airlines chẳng hạn) thì khách đã được bồi thường, nhưng đối với VNA thì tôi không có kỳ vọng gì.
Thời gian phục vụ món ăn. Tôi nghĩ nên xem lại qui trình thời gian phục vụ món ăn. Hiện nay (trong economy) tôi để ý thấy qui trình phục vụ món ăn bắt đầu bằng món ăn chính, kế đến là nước, sau đó là cà phê hay trà. Không có vấn đề gì về qui trình này; nhưng có vấn đề về thời gian. Khách ăn chưa xong mà tiếp viên đã hỏi uống cà phê hay trà! Khó thấy một hãng hàng không nào phục vụ như thế. Theo tôi nghĩ có thể làm thăm dò (survey) để biết thời gian khách ăn bao lâu, và từ đó hoạch định thời gian phục vụ thức uống. Cung cách phục vụ hiện nay cho khách một ấn tượng là tiếp viên VNA chỉ muốn ép khách ăn uống cho nhanh để họ chui vào g riêng mà tán dóc và ... ngủ. Đó là một ấn tượng rất xấu mà VNA cần phải tránh.
Trên đây là vài góp ý chân tình của tôi. Hy vọng các bạn sẽ xem qua và nếu có điều kiện cải tiến phong cách phục vụ. Sự thật là tôi có nhiều lựa chọn để bay về VN, nhưng tại sao tôi vẫn chọn VNA? Lý do đơn giản là vì tôi là người Việt Nam, nên tôi có nghĩa vụ phải ủng hộ các bạn (dù phục vụ của các bạn chưa đạt chuẩn mực), và tôi mong muốn VNA tốt hơn. Đó là lý do tình cảm. Ho vọng các bạn không phụ kỳ vọng và tình cảm của tôi. Tôi muốn thấy và mong thấy một ngày không xa VNA sẽ bay xa hơn và cạnh tranh với các hãng trong vùng. Tại sao không cố gắng mình là số 1 về service?


Lời Bàn, Nhận Định :

Ông giáo sư nảy( gốc chắc không nhỏ) đã quên những điểm then chốt sau đây:

-Phi cơ trưởng phải là Con Cháu Các Cụ, ắt hẳn phải 3 đời chuyên hồng.

-Chiêu đãi viên hàng không cũng vậy

-Công việc hàng không là phụ.

-Buôn lâụ là chính

-Đã là vậy thì không bao giờ mất việc, tội gì phải cải thiện nghề nghiêp? Được như thế là phúc 70 đời rồi.

Theo thiển ý: bài này thuộc loại xả xú bắp cho dân bớt giận.

------------------0000000000000-------------------

TAM73F
05-22-2012, 09:23 PM
NHÀ THƯƠNG HAY NHÀ TÙ ?



Phạm Quế Dương


Nhà báo Phan Lợi kể rằng: " Tương tự như một số vị bộ trưởng mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến "vi hành" tại TP.SG về tình trạng quá tải tại các BV và thái độ được mô tả của bà là… không khỏi "choáng"!

Đúng là không choáng sao được khi thấy bệnh nhân tại BV Ung bướu lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón mình. Và cũng không quá tải sao được khi số giường thực kê của BV chỉ có 631 giường nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tới… 1.807 người và số ngoại trú 9.510 người! ".

Cái hình ảnh bệnh nhân lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón bà Bộ trưởng Y tế thật ấn tượng. Tôi cũng từng chứng kiến một bà nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lóp ngóp bò từ gầm giường bệnh nhân ra chào tôi. Người bệnh là tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang – chồng bà. Năm ấy ông Giang phải vào bệnh viện mổ tiền liệt tuyến. Ông Giang có tiêu chuẩn bệnh viện Việt Xô nhưng vì sợ người ta ám hại nên ông phải bí mật trốn sang bệnh viện Viêt Đức, cậy nhờ người thân quen là bác sỹ đầu ngành Bửu Triều.

Nhân đây xin trích một đoạn trong bài " Bệnh viện gãy giường vì quá tải " của nhà báo Quang Duy để thấy được phần nào thảm cảnh của bệnh nhân và của người đi chăm nuôi bệnh nhân ở nước ta:

" 8 - 10 người bệnh cùng ngồi truyền hóa chất trên một chiếc giường bệnh, đó đã là chuyện ngày thường ở Bệnh viện Ung bướu TƯ (K) cơ sở 1.

Buồng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng luôn tải tới 30 người bệnh. Người trẻ, nam giới nhường người già, phụ nữ chỗ ngồi trên giường bệnh, ra ngồi hành lang mà truyền. Bất cứ chốt cửa, tay cài nào cũng thành chỗ móc để họ treo dây truyền.

Ngày 1.2, bà Hà Thị Cẩm (ở Thanh Trì, Hà Nội) lên BV K truyền hóa chất đợt thứ 5 sau khi phát hiện bị ung thư (UT) vú tháng 9.2011. Ngồi cùng giường với bà còn 5 bệnh nhân khác. Bốn giường khác trong buồng bệnh cũng đều đều quân số 5 - 6 người/giường. Căn phòng vẻn vẹn chưa đầy 20m2 vốn thiết kế chỉ cho 4 bệnh nhân, hôm nay tải tới 25 người bệnh.

Bà Cẩm đính chính với chúng tôi: "Còn vài bệnh nhân nữa phải ngồi ngoài hành lang. Âm lịch, hôm nay mới chỉ là ngày mùng 10 tết. Tâm lý nhiều người bệnh muốn qua rằm tháng giêng rồi mới lên BV nên ở đây còn vắng. Ai ở đây cũng vậy, truyền hóa chất mệt đến mấy cũng là ngồi chứ không ai được nằm giường, đều phải chia sẻ chỗ ngồi ấy cho 5 - 7 người khác. Ngày thường, ở đây mỗi giường bệnh cõng 8 người là bình thường. Muốn duỗi chân cũng không dễ".

Không chỉ người bệnh, mà y-bác sĩ cũng bức xúc về quá tải. Y tá Tạ Thị Hồng - khoa Nội 1 - cho biết: "Hai tháng trước, giường bệnh cuối cùng ở buồng bệnh 1 đã gãy, lúc đó có 10 bệnh nhân ngồi trên đó. Đến nay, giường vẫn chưa được sửa, nên tạm thời chỉ để 4 người ngồi trên đó".

Đã gần 11h trưa mà hành lang khoa Nội 1 vẫn đông như... trẩy hội, chỉ có điều hầu như ai nấy cũng đều mệt mỏi, bơ phờ. Chúng tôi bước len qua lối đi một cách rất giữ ý, để tránh chạm người bệnh đang nằm giường xếp hay ngồi với cây truyền dịch bên tay. Bà Nguyễn Thị Hải (ở Lạch Tray, Hải Phòng) cũng đã truyền hóa chất 5 đợt. Những lần truyền ngoài giờ, bà vào đây từ 4h30 sáng để chờ được truyền từ 5h sáng. Lần thì chờ đến 1h đêm mới truyền xong. Ngồi ở hành lang, người ra vào, có lần bà không cố định được kim truyền nên chệch ven, phải tiêm thuốc chống thối thịt, hoại tử tay ".

Vì sao đến nông nỗi ấy ? Vì bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về …., đồng thì rơi vào túi các quan tham, đồng thì dốc ra xây công sở thật hoành tráng cho Đảng, cho Nhà nước …, mua ôtô xịn hảo hạng cho các quan đi làm … và đi lễõ chùa cầu thăng tiến, tài lộc.

Theo tin từ Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới,


Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng Hai

Phạm Quế Dương - 37 Lý Nam Đế - Hà Nội - Điện thoại: ( 04 ) 62 700 002

---------------///-----------------


Tâm sự của một Đại đức được kết nạp Đảng





Nhà sư mà không làm theo lời Phật dạy, lại làm theo lời "bác" dạy.

Đại đức mà không lo tu hành giải thoát, chỉ lo phấn đấu để vào đảng.

Cái thứ thầy chùa nầy có đáng chửi không ?


09:56 | 14/02/2012

Đại đức Danh Cảnh, trụ trì chùa Chắc Băng Mới, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) luôn vận động sư sãi trong chùa và đồng bào phật tử tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Hưởng ứng cuộc vận động (CVĐ) do Đảng phát động, đại đức Danh Cảnh đã “làm theo” với nhiều việc thiết thực và thật sự là “bà đỡ” cho học sinh dân tộc Khmer nghèo biết được cái chữ.

Đại đức Danh Cảnh, bộc bạch: “Sinh thời Bác thường nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đảng và Nhà nước luôn coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, bản thân tôi là một vị trụ trì chùa luôn quán triệt lời dạy đó và luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, nhất là đối với con em đồng bào dân tộc Khmer đang gặp khó khăn. Cũng vì thế, từ khi phát động CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhà chùa cũng như bản thân tôi đứng ra vận động con em đồng bào phật tử đến trường. Nhiều năm nay, nhà chùa cũng đã tiếp nhận và nuôi dưỡng nhiều con em đồng bào dân tộc Khmer vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện đến trường về chỗ ăn, nghỉ cho các em được đến lớp biết con chữ”.

Từ việc làm ý nghĩa này, hiện nay một số em đã trưởng thành và tham gia các hoạt động xã hội trong hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước. Hiện tại, nhà chùa đang nuôi dưỡng 14 em có gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em có điều kiện được đến lớp, đến trường. Bên cạnh đó, ngoài chăm lo mua tập vở, quần áo, nhà chùa còn động viên, giúp các em phấn khởi trong học tập để các em không bị thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần. Đi đôi với công tác này, nhà chùa còn mở các lớp dạy chữ Khmer cho con em đồng bào phật tử để giúp các em biết được tiếng nói, con chữ của dân tộc mình. Những ngày lễ hội của đồng bào dân tộc còn tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo bản sắc của đồng bào dân tộc Khmer.

Đại đức Danh Cảnh cho biết thêm, mỗi dịp lễ hội, đồng bào phật tử đến chùa đông đúc, bản thân là trụ trì chùa thường xuyên nhắc nhở cho phật tử luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần hòa mình vào cuộc sống cộng đồng dân cư nơi cư trú và cần nhất là phải hết sức đoàn kết để tương thân, tương ái với các dân tộc anh em cùng nhau phấn đấu vươn lên bằng chính bản thân mình để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; tích cực tham gia công tác xóa đói giảm nghèo và thường xuyên lồng ghép CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “sống tốt đời đẹp đạo”, từ đó đồng bào phật tử sẽ hiểu rõ, nhận thức đúng đắn tích cực hưởng ứng CVĐ.

Đại đức Danh Cảnh rất tâm đắc câu nói của Bác khi nói chuyện về sự cần thiết của tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, Người giơ bàn tay mình lên cao bảo: “Việt Nam có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống, có dân tộc ít người, có dân tộc nhiều người nhưng phải là một khối đoàn kết thống nhất. Cũng giống như bàn tay có ngón ngắn, ngón dài nhưng đều được nuôi dưỡng chung một dòng máu, không thể tách rời…”. Câu nói của Bác luôn thôi thúc Đại đức Danh Cảnh luôn hướng cho phật tử của mình phải đoàn kết với dân tộc anh em, cùng nắm tay nhau để vươn lên làm giàu cho quê hương, đất nước.

Với những việc làm hiệu quả, thiết thực, nhất là trong CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2011, đại đức Danh Cảnh vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam./.

(Theo TTXVN)

TAM73F
05-31-2012, 06:12 AM
----------------------------////////---------------------------------


------------------------------///////-----------------------------

Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!

Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau:

Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.” Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride - Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc)

Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.

“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.

Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn. Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp.

Cái thâm độc của VC là như thế.
Trúc Giang

Ghi Chú: Chánh Phủ Pháp làm chuyện hợp lý và trừng trị những kẻ ăn chén ,đá bát !!!
TAM73F

TAM73F
05-31-2012, 06:14 AM
----------------------------////////---------------------------------


Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!

Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau:

Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.” Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride - Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc)

Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.

“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.

Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn. Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp.

Cái thâm độc của VC là như thế.
Trúc Giang

Ghi Chú: Chánh Phủ Pháp làm chuyện hợp lý và trừng trị những kẻ ăn cháo ,đá bát !!!
TAM73F

---------------------ooooooooooooo---------------------



'Cà phê hóa chất,' uống nhiều chết sớm

Tuesday, May 22, 2012 5:42:40 PM

VIỆT NAM (NV) - Năm mươi sáu ngàn tấn cà phê không đủ, giới buôn bán đã pha thêm gần 20,000 tấn hương liệu tạo bọt, tạo màu và tạo mùi cho hàng triệu người nghiện cà phê nhâm nhi mỗi sáng ở Việt Nam.


Hóa chất chế nước lã thành cà phê. (Hình: Infornet)

Tiết lộ này thật ra chỉ là lời xác nhận tin đồn rải rác từ hàng chục năm nay về loại cà phê vỉa hè chứa đầy hóa chất chết người.
Theo Phòng Quản Lý Ngộ Ðộc Thực Phẩm thuộc Cục Vệ Sinh-An Toàn Thực Phẩm, các bà chủ quán cà phê đã không ngần ngại pha thêm một loại hóa chất để làm “tăng mạnh” nồng độ cafein trong lưỡi và mũi của người tiêu thụ. Nhiều người xác nhận rằng nhờ uống loại cà phê “đậm đặc” cafein hóa chất này mà họ cảm thấy tỉnh táo lạ thường.
Theo báo mạng Infornet, tiết lộ của Phòng Quản Lý Ngộ Ðộc Thực Phẩm cho hay, một số nơi còn pha thêm loại hóa chất có tên là sodium lauryl sunfate để tạo bọt. Loại hóa chất được dùng để sản xuất xà bông và bị cấm sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm vì có thể làm tổn hại gan, bộ máy tiêu hóa của con người.
Cũng theo Infornet, giới buôn bán mạnh tay sử dụng các loại hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt... khi pha chế bán cho dân nghiện cà phê chỉ vì lợi nhuận.
Một bà chủ sạp bán hóa chất ở chợ Kim Biên, quận 5 mới đây thú nhận: “Mỗi kí lô hóa chất có thể được dùng để làm ra hàng ngàn ly cà phê, lời gấp vài chục lần dùng cà phê thật. Muốn quán cà phê của mình sống vững, không thể không áp dụng biện pháp này.”
Sự thật này được ông Ðoàn Triệu Nhạn, chuyên viên Hiệp Hội Cà Phê-Ca Cao Việt Nam xác nhận. Theo ông, Việt Nam tiêu thụ mỗi năm khoảng 56,000 tấn cà phê. Trong số này có khoảng 20,000 tấn được pha chế với hóa chất các loại. Ông Nhạn nói: “Muốn ly cà phê có mùi thơm và vị béo, người bán cho một ít bơ và hạt đậu nành rang. Ðể ly cà phê có vị ‘gắt ở cổ hấp dẫn,’ người ta trộn thêm đậu đỏ. Người ta còn sử dụng cả tinh dầu cà phê để tạo mùi... Nhờ vậy mà càng bán chạy thì lời càng nhiều.”
Thực tế cho thấy ở chợ Kim Biên bày bán đủ loại hóa chất có mùi cà phê của Anh, Mỹ, Pháp, Ðức...
Theo một ông chủ sạp chợ Kim Biên, một chấm nhỏ bằng đầu tăm tinh dầu này cũng đủ giúp một ký cà phê có mùi thơm lừng xa vài ba thước. Còn loại hóa chất tạo bọt là một thứ bột trắng, chỉ cần cho vào ly cà phê một tí thôi cũng đủ làm nổi bọt “thèm chảy nước miếng,” theo lời của một bà chủ sạp khác ở chợ Kim Biên.
Chưa hết, chợ Kim Biên có đủ “phụ gia” biến ly nước lã thành cà phê ngon gồm màu caramel, đậu nành, thuốc quinine, tinh bột, chất tạo đặc, vani mùi, đường hóa học, bơ công nghiệp v.v...
Theo tiết lộ của một chủ phân xưởng xay cà phê ở quận 12, Sài Gòn, giá bán mỗi ký cà phê hạt trên thị trường hiện nay là 55,000 đồng, tương đương 2 đô la và mỗi ký hạt chỉ xay được 0.5kg cà phê bột.



Cà phê hóa chất đầy dẫy ở Sài Gòn. (Hình: Infornet)

Trong khi đó, giá mỗi ký cà phê bột mà chủ tiệm cà phê mua vào cũng chỉ với giá đó. Theo Infornet, chắc chắn trong ký cà phê bột đó chỉ có một tí cà phê thật, còn lại toàn là hóa chất.
Ðáng lo là tin đồn gây chấn động dư luận về sự xuất hiện của loại cà phê “dởm” nói trên hầu như không đánh động được những người có trách nhiệm về sự an nguy của người dân.
Tại Sài Gòn, các viên chức lãnh đạo thú nhận rằng “rất khó dẹp các sạp bán cà phê hóa chất tại chợ Kim Biên.” Ông này cho biết: “Làm gì thì làm, chúng tôi khó mà giải quyết được gốc rễ vấn đề.” (PL)

TAM73F
06-03-2012, 11:49 AM
=============ooooooooooooooo===============



MIỀN NAM - 36 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG-SẢN

HIỆN TƯỢNG NGƯỜI BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG Ở SAIGÒN - KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.


Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn. và các khu phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại. nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc.

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mại sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mại, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ.

Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những lượng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.
Thông thường - những của cải nầy phải được sung vào công quỹ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết… đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.

Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi.

Đến thời “mở cửa” - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ điển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua” Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.

Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mại ở những khu thương mại quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.

Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”:
- “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.
- Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.



"Một chuyến đi về..."


BaoMai


Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực.







Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “giải trí” sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 600US$ đến 1000US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )






Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để “giải trí”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái.



vũ trường ăn chơi nổi tiếng của dân Hà thành, New Century

Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ MPU18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc” suốt đêm. Vài hôm sau - đâu cũng vào đó…

Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên. , lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường…
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi.



Và hệ thống cống rảnh lạc hậu. mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhun nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ. hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1000 đô la Mỹ. chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt. Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu. Già nhậu, trẻ nhậu… con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên Tỉnh.


Ngang ngược của Công an chìm tại NTĐB

Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.





Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mại mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn Mỹ kim - ngon ơ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mại, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mại bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mại bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.

Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn: “Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng rắn” của Trần Độ).




Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.


Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chân, lê lết trên một miếng ván gổ… đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình)




Bộ mặt Sàigòn “đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mại sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam bây giờ tiến bộ quá”. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt: Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng.


Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 555 US $ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $) chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 2.550 US $ - Phi luật Tân: 1.040 US $ - Nam Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 24.840 US$. (The Economist World, năm 2007 - p. 158, 176, 238) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai? giai cấp địa chủ là ai? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có??








BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cáibè, Cái răng) nay không còn thấy nữa.





Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.



Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.
Dưới sông - từ kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau.

Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá. Basa, cá điêu hồng v. v. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: “ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi! “ Tôi hỏi thêm: “ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mại dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập. các cô gái nầy không sợ sao ông? - “ Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may. “Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết.


Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Sàigòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỹ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”.

Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: ‘ “Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa”. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoản chừng 18 đến 20, đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.

Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mại dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn.














Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mại dâm lấy tiền gở vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.















Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu, lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời!
Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để được giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn?








Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp, Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác. Các cô gái miền Tây quẩn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ. thang giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chân. Nhưng động lực chánh là nghèo.







NGHÈO.





Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSCL: 37%. ĐBSH: 29% . Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ở, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá.


Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát. khi trời mưa lúc ban đêm, không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp, trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc… Cái nghèo của một người đi mượn tiền, mượn gạo. tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp, cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.











Hình minh họa gái miền Nam


Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. - Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2007) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Đời ông nội - nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cộng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền. trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : “Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? “













MIỀN NAM - 36 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ C. S.








Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?






KẾT LUẬN:

- 36 năm nhìn lại: Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.
- 36 năm nhìn lại: Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 36 năm nhìn lại: Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2002: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở “
- 36 năm nhìn lại: Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “ Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu. (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

TAM73F
06-20-2012, 12:25 AM
Bài Tập Làm Văn Cuối Cùng !

BÀI LUẬN VĂN BỊ KHIỂN TRÁCH‏


Tuần rồi bé Giang cũng có làm bài tập làm văn y chang tấm hình này.
Đại khái thế này: " Em ra đường nhìn thấy một người VN tay chân đều cụt không thể nắm bắt hay đi đứng đang bò lăn xin ăn, có một ông Tây đến bưng một hộp cơm gà, ông ta ngồi bẹp xuống đường bất kể, và dìu người ăn mày ngồi dậy dựa vào chân ông, ông vội lấy vạt áo thung của ông lau cái miệng nhơ nhớp và cẩn thận đút từng muổng từng muổng cơm , sự ngạc nhiên của người ăn xin hiện rỏ, ông ta vừa trợn tròn đôi mắt vừa há to miệng để ông tây đưa thức ăn vào...Sau 3 cái nuốt vội vì quá đói, ông ta đột nhiên hậm hực...thức ăn từ miệng trào ra, đôi mắt ông ta khép lại và nước mắt chảy như khe suối theo khóe mắt, ông Tây vội đặt dĩa cơm xuống đường ôm chầm lấy ông, lâm râm mấy câu ...i love you baby..i love you baby... anh ăn xin gục đầu vào ngực ông Tây khóc bật thành tiếng...và nhìn từ xa.. mặt anh ăn xin hình như bị ướt sũng... thì ra không phải nước mắt của anh ăn xin làm ướt mặt, vì nước mắt đâu nữa mà ra khi phải cố hết sức để bật thành tiếng rống khô khan vì cảm xúc quá mạnh... Chính là giọt nước mắt của ông Tây. Phải, Giang đã thấy rõ ông ta to con vạm vỡ cho nên nước mắt của ông ta khủng thật...những giọt nước mắt ông Tây lăn trên mặt anh ăn xin đến đâu cũng đều đổi màu đen nhơ nhớp, bởi vì có lẽ cuộc đời anh ăn xin này có bao giờ được rửa mặt cho dù một lần kể từ khi tay chân lìa khỏi thân mình...! Anh Tây cởi nốt cái áo thung ra lau mặt cho anh ăn xin xong lại lau tiếp theo vào mặt ông ấy vì lệ nhòa đôi mắt làm ông không thấy đường, không biết có phải vì vậy hay vì quá thương người cảnh khó mà ông quên đi vệ sinh tối thiểu giữ cho ông hay không.

Dòng người tấp nập, tiếng kèn tiếng nói inh ỏi giữa khói bụi mịt mù...lạ thay! Không một ai ném cái nhìn, cái gì đang xảy ra dưới chân mình. Anh Tây vẫn bịn rịn lúc từ giã đứng lên, anh ta vụt bước đi, khi đến bức tường đối mặt anh ta ngước nhìn lên bức tường rồi lăm răm thế này: -shameful truth..! - corrupt regimes..!....Giang không hiểu ông nói gì, cứ ghi rõ từng lời như vậy. Lúc này, Giang mới khám phá ra là Giang cũng đang khóc, nước mắt Giang làm mờ chữ viết cũng vội kéo áo thung chặm cho ráo kẻo cô rầy.

Bài tập làm văn tự thuật câu chuyện sống thực này Giang nộp cho thầy. Năm ngày sau, Giang được gọi lên văn phòng Giám hiệu, Giang ngồi suy nghĩ không biết điều gì thì được ban tư tưởng giáo dục dạy biểu thế này.
- Có ai xúi quẩy em làm bài tập này không?
- Dạ không có.
- Thế em có biết làm văn thế này là vi phạm nghiêm trọng không?
- Dạ không.
- Em có biết như vậy là phản động, là bôi bác chế độ ta không?
- Dạ cũng không. Dạ thưa thầy, em viết sự thật mà...
- Thầy nổi giận đập bàn quát! Dù là sự thật em cũng không được phép viết đúng như vậy, Bác Hồ đã từng dạy 100 năm trồng người em còn nhớ không? Em đã phụ lòng bác kính yêu của chúng ta rồi...

Giang về nhà lòng miên man nghĩ ngợi, chợt hiểu ra là thầy cô buộc Giang phải học tập cách nói dối, phải biết vô cảm mà không có quyền biết thương xót, phải biết nén đau thương để quen chịu đựng như mọi người, phải biết nói dối để tồn tại...
Giang tự thấy xấu hổ quá! Xấu hổ cho một thằng học trò không bằng cái cử chỉ nhỏ nhường miếng bánh cho bạn của mấy đứa đánh giày ngoài chợ cầu kho....
Một buổi chiều....Giang viết vài hàng cho mẹ đặt dưới gối, và hành động gian dối lần cuối cùng là đặt chiếc gối thay Giang, trùm chiếc mền kín đầu, lẻn nhà ra đi bụi đời kể từ chiều hôm ấy...

Cầu Kho chiều 09 tháng 06 năm 2012

--------------oo
ooo

TAM73F
07-04-2012, 01:47 PM
Kinh tế Việt Nam: 'Bơi không áo tắm'
BBC Vietnamese - thứ ba, 3 tháng 7, 2012

Kinh tế Việt Nam sẽ còn trì trệ thêm ít nhất một hay hai năm nữa. Chuyên gia kinh tế có tiếng Jonathan Pincus vừa lên tiếng nói rằng khởi động lại tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ không dễ do thể lực yếu kém của các công ty và ngân hàng. Gần đây đã có những bình luận lạc quan về kinh tế Việt Nam sau khi lạm phát đã giảm xuống dưới 7% từ con số 23% của tháng Tám năm ngoái và Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất xuống 10%.

Trong bài viết trên báo Bấm Financial Times của Anh, ông Pincus, hiện là chuyên gia tư vấn cho Chương trình Việt Nam của Trường Harvard Kennedy, viết:

" Việc thắt chặt tín dụng tiếp theo [các đợt mở rộng] cho thấy các công ty của Việt Nam đã lệ thuộc vào tín dụng dễ dãi tới mức nào. Như câu đùa có tiếng của Warren Buffett, khi thủy triều rút đi người ta sẽ thấy ai bơi không áo tắm.

" Ở Việt Nam, gần như ai ai cũng thế. " Người từng là chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam nói các công ty nội địa nợ chồng chất trong khi các ngân hàng cho vay quá mức. Ông Pincus dẫn nguồn Bộ Tài chính nói tổng nợ của 12 công ty nhà nước đã lên tới gần 10,5 tỷ đôla và 10 công ty có số nợ gấp hơn 10 lần tài sản.

Báo cáo của chính phủ trong tháng Sáu nói riêng Tổng công ty Hàng hải Vinalines đã nợ tới hơn hai tỷ đôla và là chủ nhân của một đội tàu vô giá trị bên cạnh một loạt sai phạm tài chính.

- 'Ước tính khiêm tốn'

Các công ty của Việt Nam sẽ phải mất ít nhất một, thậm chí hai năm để giảm nợ, theo ông Pincus, và điều tệ hại là tình trạng vay nợ cao không chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước.

Những khó khăn của công ty thủy sản Bình An là một ví dụ và Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản nói có tới một nửa thành viên của họ đối mặt nguy cơ phá sản.
Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm: 4,4%
Lạm phát trong tháng Sáu: 6,9%
Lãi suất chính thức: 10%
Nợ của 12 công ty nhà nước: 10,5 tỷ đô la
Nợ xấu của ngân hàng: ít nhất 10%

Ông Pincus nói tín dụng ngân hàng tính trên GDP đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2005-2010, từ 62% lên 136%. Theo chuyên gia kinh tế này, đợt vay nợ đầu tiên của các doanh nghiệp là hậu quả không lường trước của dòng tư bản đổ vào Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008.

Đợt tăng tín dụng thứ hai là có chủ đích khi chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2009. Ông Pincus nói Việt Nam cũng còn có một gói kích cầu nhỏ nữa trong năm 2010 nhằm tăng độ hưng phấn trước Đại hội Đảng trong tháng Giêng năm 2011.

Các ngân hàng của Việt Nam đã cho vay quá mức trong giai đoạn kinh tế bùng nổ và giờ đang thiếu vốn trong khi nợ xấu tăng cao. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói tại Quốc hội rằng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam ở mức 10% GDP nhưng ông Pincus nói các chuyên gia quốc tế cho rằng ngay cả con số báo động này vẫn còn là ước tính khiêm tốn.

- ' Can thiệp chính trị '

Theo ông Pincus, các ngân hàng Việt Nam không đủ sức để cho vay hàng loạt ngay cả khi chính phủ nới lỏng tín dụng. Khu tài chính ở tp Hồ Chí Minh phản chiếu vào kính của một ngân hàng. Ông Pincus nói các ngân hàng Việt Nam không đủ sức để làm bùng lên một đợt cho vay ồ ạt mới

Lý do, ông nói, là các ngân hàng cổ phần đang cố gắng cân đối tài chính trong khi một số ngân hàng khác có tiền thì lại không tìm được những con nợ còn chưa bị vay quá mức. Ông Pincus nói một số ngân hàng sẽ hài lòng với việc lấy lời từ mua trái phiếu chính phủ trong lúc cố gắng giảm nợ xấu.

Chuyên gia kinh tế này nói Việt Nam đang chuẩn bị quỹ để tái cơ cấu ngân hàng nhưng ông cho rằng tinh giản thủ tục phá sản công ty sẽ quan trọng hơn là giải cứu doanh nghiệp hay ngân hàng. Ông dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế gới mà theo đó Việt Nam xếp thứ 142/183 nước trong lĩnh vực xử lý tình trạng phá sản.

Theo ông, đây là lĩnh vực mà Việt Nam nên tập trung giải quyết bên cạnh chuyện tăng năng lực cho hệ thống tư pháp và giảm can thiệp chính trị vào nền kinh tế.

-----------------/////------------------



*Bà Clinton đến VN thúc đẩy giao thương
BBC Vietnamese - Trích đoạn :
Thúc đẩy dân chủ

Các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam hiện đang bị giam giữ. Bà Clinton được mong đợi sẽ nêu vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong lúc ở Mông Cổ, bà Clinton đã kêu gọi các quốc gia châu Á với chế độ chính trị khép kín phải lưu tâm những lời kêu gọi mở rộng dân chủ. Bà nói rằng điều này chỉ giúp tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế của họ.

Mặc dù không nêu đích danh các quốc gia cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ bác bỏ những lập luận cho rằng dân chủ không phù hợp ở châu Á và rằng dân chủ đe dọa ổn định hay chỉ là đặc quyền của các nước giàu có phương Tây. Bà nói rằng mặc dù châu Á có những trường hợp đạt được những thành tựu kinh tế ban đầu mà không cần phải cải cách chính trị mạnh mẽ thì điều này vẫn là ‘sự mặc cả thiển cận và về lâu dài là không bền vững’.

Phát biểu ở một sự kiện về phụ nữ ở Ulan Bator, bà nói rằng hạn chế tự do sẽ ‘giết chết sự sáng tạo và kìm hãm tinh thần doanh nghiệp’ và cuối cùng sẽ tàn phá sự phát triển kinh tế. Chúng ta cần phải làm cho thế kỷ 21 là thời đại mà người dân trên khắp châu Á không những trở nên giàu có hơn mà còn phải tự do hơn,” bà nói.

" Đây là lúc thích hợp để nói về dân chủ ở châu Á khi mà nhiều nước trong khu vực đang đối diện với câu hỏi mô hình quản lý nào phù hợp với xã hội và tình hình của họ. Con đường mà họ lựa chọn sẽ định hình cuộc sống của hàng tỷ người và tương lai của khu vực." [ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ]

Thông điệp này của bà Clinton phản ánh sự xung đột giá trị giữa Washington và Bắc Kinh khi hai nước này đang cạnh tranh để giành lợi thế kinh tế và chiến lược ở khu vực.

“ Chuyến công du của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của ngoại giao Hoa Kỳ vào lúc này,” bà nói, “Sau 10 năm tập trung rất nhiều vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chiến lược vào khu vực này của thế giới.”

“ Đó là điều mà chúng tôi gọi là xoay trục về phía châu Á,” bà nói thêm.

“ Đây là lúc thích hợp để nói về dân chủ ở châu Á khi mà nhiều nước trong khu vực đang đối diện với câu hỏi mô hình quản lý nào phù hợp với xã hội và tình hình của họ. Con đường mà họ lựa chọn sẽ định hình cuộc sống của hàng tỷ người và tương lai của khu vực,” bà H Clinton hát biểu.

Khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.

Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120710_clinton_visit_advancer.shtml


---------------------------

Tại Sao Ngoại trưởng Hillary Clinton Đi Việt Nam ?



Khoảng đầu tháng rồi , Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta viếng thăm VN , thậm chí có mặt ngay tại quân cảng Cam Ranh chiến lược , và vào tuần tới , Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tới thăm VN .

Câu hỏi có thể được nêu lên là tại sao các quan chức cao cấp Hoa Kỳ xem chừng như dồn dập viếng thăm VN như vậy ?

Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện , GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason , tiểu bang Virginia , Hoa Kỳ , trước hết nhận định như sau .

Thử sức Mỹ ?

NT Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp , Nhật Bản , Mông Cổ , Việt Nam , Lào , Campuchia , Ai Cập và Israel rời Washington , DC vào ngày 05/07 ( Courtesy state.gov )

GS Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết nói về chuyện tại sao bà Clinton đến thăm Việt Nam thì có vấn đề ngay lập tức là chuyến đi này của bà Clinton kéo dài 2 tuần lễ để giải quyết nhiều vấn đề từ Syria đến Afghanistan , cho đến vụ ASEAN .

Riêng đối với chuyến thăm Việt Nam thì bà đến đó để dự 3 hội nghị rất là quan trọng : thứ nhất là Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á , thứ hai là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á cấp Ngoại Trưởng , và sau đó là Hội Nghị Hậu Thượng Đỉnh Đông Á gồm các Ngoại Trưởng giữa US và ASEAN mà thôi , và đây cũng là thời cơ nhân tiện để ghé thăm Việt Nam , và thứ hai nữa ngay trong vụ này thì trong mấy tuần vừa qua thì mình thấy có hai vụ sôi động ở nơi đó làm cho Mỹ phải quan tâm .

Đó là , thứ nhất là vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough và thứ hai là vụ TC cho đấu thầu khai thác dầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam có phản ứng lại , rồi lại có tin tàu TC đuổi tàu Việt Nam mà Việt Nam lại đưa tin cải chính , thì những cái này làm tình hình sôi động lên tạo cơ hội cho bà Clinton ghé thăm , bởi vì ở đó có một số hội nghị và thứ hai nữa là những vấn đề nóng bỏng xảy ra cũng đòi hỏi sự quan tâm của nước Mỹ . Đó là về việc của bà Clinton .

Bây giờ cộng với việc của bà Clinton và ông Panetta thì ta thấy thực sự ông Obama qua chính sách gọi là thực hiện trọng tâm chiến lược của Mỹ về ASIA , thì vấn đề này người Mỹ nói như vậy nhưng bên Á Châu thì người ta không có tin , nhất là phía Ấn Độ thì họ bảo là Mỹ đang thâm thủng ngân sách mà tình trạng chính trị thì tê liệt bởi vì lưỡng đảng đang tranh chấp nhau , thành ra làm gì mà Mỹ có khả năng sang với Á Châu . Vì thế cho nên hai chuyến thăm của ông Panetta và bà Clinton là để nói cho Á Châu biết « Chúng tôi rất quan tâm đến Á Châu và chúng tôi thành thật quan tới Á Châu » .

Khác hẳn với lần trước thời ông Bush thì bà Condi Rice được mời mấy lần mà không có tham dự , thì lần này suốt từ năm 2010 là người Mỹ liên tục tham dự kể cả ông Tổng Thống Obama nữa , nên khi ông Panetta đến Cam Ranh thì trước đó ông nói rõ là ông sẽ chuyển 60 % hải lực của Mỹ sang vùng Tây Thái Bình Dương từ giờ cho tới thời diểm 2020 . Và đặc biêt nhất là ông Panetta là Tổng Trưởng Quốc Phòng đầu tiên đến thăm Cam Ranh , và ông cũng nói toạc móng heo ra là Mỹ muốn có tàu được cập bến Cam Ranh nhiều hơn . Đó là trong khuôn khổ chính sách chung của Mỹ .

Một vấn đề cuối cùng nữa có thể là quan trọng , là bởi vì có tin rằng ông Tổng Thống Obama có thể sang thăm vùng Á Châu và nhân tiện sẽ ghé Việt Nam , vì vậy việc thăm viếng tất cả ở đây cũng là chuẩn bị cho cuộc viếng thăm đó , nếu có .

BT Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta và BT Quốc Phòng VN Phùng Quang Thanh gặp nhau tại Hà Nội ngày 04/06 , 2012 ( AFP photo ) .

Thanh Quang : Thưa Giáo Sư , giữa lúc TC ngày càng tiếp tục hành động không mấy che giấu là xâm lược chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và của cả Philippines , gọi thầu như Giáo Sư vừa trình bày là khai thác dầu ngay sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam , v . v . . . dù bề ngoài Bắc Kinh luôn nói là sống chung hoà bình , thì liệu sự hiện diện như vừa nói của các viên chức cao cấp Mỹ có thể giúp làm chùn bước hành động ấy của TC hay không , thưa Giáo Sư ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết tôi nghĩ nói một cách tổng quát thì có thể TC phải nghĩ lại , lý do là như thế này , nó có ảnh hưởng hai chiều cơ : Điều thứ nhất , TC vẫn nói là mình phát triển hoà bình và có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhưng mà chuyện TC làm như thế này thì rất có hại cho TC , thành ra vì thế mà các quốc gia Đông Nam Á sẽ sợ và họ sẽ quay về Mỹ , thứ hai là sự hiện diện của Mỹ được « welcome » hơn , được đón tiếp tốt đẹp hơn , thì cái đó sẽ thiệt hại cho TC .

Nhưng mặt khác nó có cái chiều khác là có những biến chuyển dồn dập như thế thì TC sợ rằng nếu mà để lâu thì Mỹ càng hiện diện nhiều hơn . Và càng để lâu thì các quốc gia như Phi Luật Tân , Việt Nam có khả năng cứng cựa hơn , thành ra cũng có thể làm cho họ dồn dập muốn thử như vụ Scarborough và vụ Việt Nam hiện nay , thì họ thử luôn mấy chuyện để , thứ nhất là họ thử xem cái sức của mấy anh ra sao , các anh có làm được gì chúng tôi hay không . Thứ hai nữa là họ thử cái mà cứ hay gọi là « ASEAN là trọng tâm của tất cả mọi việc » thì cái vụ Scarborough cho thấy là ASEAN chả nói được cái gì cà . Cái thứ ba là họ thử Mỹ , thành ra đây là con bài mà nó đưa vào trong vòng thử thách .

Bài toán khó

Tàu TC chặn đuổi tàu công vụ của Viêt Nam ra khỏi khu vực lãnh hải của VN ở khu vực quần đảo Trường Sa ( Ảnh chụp trên CCTV của TC )

Thanh Quang : Trước khi trở lại việc thử sức như Giáo Sư vừa đề cập thì , thưa Giáo Sư , người Việt Nam nên đón nhận những chuyến viếng thăm Việt Nam của các viên chức Hoa Kỳ như thế nào và ở mức độ nào ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng : Người Việt Nam thì có hai loại , thứ nhất là người ở ngoại quốc thì chúng ta thấy trong các website ông nào cũng nói « đi với Mỹ đi để chống Tàu » , thì thực sự chuyện đó không có giản dị như vậy , nhưng mà ở ngoại quốc cứ nói như vậy .

Còn ở trong nước thì có hai loại , thứ nhất chúng ta thấy người bình dân họ cũng nói nên đi với Mỹ để chống Tàu , nhưng mà ngược lại đối với tù chính trị và những chiến lược gia thì họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi vì Việt Nam thì ở cạnh nước Tàu , liệu một « confrontation » đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không ? Nếu mà tránh được thì ngay cả những ông cụ nhà ta ngày xưa cũng tìm cách tránh cái đó , tuy giữ độc lập nhưng làm sao tránh khỏi « confrontation » thì bài toán rất khó . Và nhất là cái vấn đề ở trong chính trị quốc tế người ta bao giờ cũng tìm cách quân bình lực lượng , thì quân bình lực lượng của Mỹ là rất tốt nhưng mà điều đó không xảy ra dễ dàng như người ta tưởng .

Thanh Quang : Dạ . Chuyện mà TC muốn thử sức như Giáo Sư vừa đề cập thì thưa Giáo Sư hiện có nhiều người quan ngại là việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường lực lượng tàu bè ở Biển Đông và xâm lấn trắng trợn vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế như trường hợp của Việt Nam và của Philippines vừa rồi , kiểu như « giành dân chiếm đất » , thì Giáo Sư có lo ngại xung đột vũ trang sắp sửa xảy ra hay không ạ ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng : Xung đột vũ trang nếu xảy ra thì có thể bất cứ lúc nào vì trong tình trạng căng thẳng thì nhiều khi sự tính lầm cũng có thể xảy ra võ trang được . Dù sao những yếu tố này là yếu tố của chính phủ cho nên họ có hành động , họ có thử thì họ cũng khôn lắm , họ cũng dè dặt . Thí dụ như vụ Scarborough thì chỉ có Phi Luật Tân là gửi tàu chiến đến và rút ra ngay chứ TC không gửi tàu chiến , nó chỉ dùng để thử thôi .

Thế còn trong trường hợp đấu thầu 9 lô thì nó cũng chẳng phải là chính phủ mà nó chỉ là cơ quan của một hãng dầu TC , mà hãng dầu TC cũng như Việt Nam đều là những hãng dầu quốc doanh , thành ra khi họ hành động thì họ cũng khôn khéo lắm vì còn để đường rút lại vì họ nói không phải là chính phủ làm , một mặt là công ty nó làm nhưng chính phủ thì cứ nói tử tế nhưng mà hành động thì công ty hành động , rồi họ bảo những hành động chẳng hạn như họ bảo vùng đó là do quận - huyện - tỉnh , ở trong vùng duyên hải do tàu hải giám , họ bảo không phải của trung ương mà của địa phương , thành ra những cái đó chứng tỏ họ khôn lắm .

Thanh Quang : Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng rất nhiều ạ .

GS Nguyễn Mạnh Hùng : Dạ . Không có chi !


Thanh Quang , RFA 2012/07/07




.____________________oooooooo_____________________ __


ASEAN thất bại không ra được ...
Thông cáo chung về tranh chấp Biển Đông
VOA News / Irwin Loy- 12.07.2012

Các Bộ trưởng thuộc Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thất bại, không đạt được đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế thống nhất về cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông. Xuất hiện sau một diễn đàn của ASEAN, các giới chức cấp cao đã không đạt được mục tiêu, là ra một thông cáo chung đại diện cho quan điểm của các nước hội viên về vấn đề này.

Trong suốt tuần qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt vị thế của các nước hội viên về những cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên hôm thứ Năm khi các bộ trưởng cấp cao bước ra khỏi Diễn đàn An Ninh Khu vực, cao điểm của các cuộc họp ASEAN tuần này, điều mà ai cũng nhận thấy rõ là nỗi thất vọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói việc các nước ASEAN không ra được một thông cáo chung, là điều “ vô trách nhiệm. ”

Ông nói : “ Bất cứ tại thời điểm nào khi xảy ra những sự cố, chính là lúc chúng ta phải củng cố các nỗ lực của chúng ta, chứ không để nó dậm chân tại chỗ. Năm ngoái cũng vào lúc này, chúng ta cũng gặp phải khó khăn tương tự giữa Campuchia và Thái Lan, một cuộc tranh chấp trực tiếp trong nội bộ khối ASEAN, thế mà cũng không cách nào có thể tìm được một giải pháp trong nội bộ của khối. Tôi thấy sự thể này rất là khó hiểu, và thành thực mà nói, hết sức đáng thất vọng ”

Bốn nước hội viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông. Trung Quốc thì đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển này và hồi gần đây đã xảy ra những vụ đối đầu thường xuyên trong khu vực.

Một thập niên về trước, ASEAN và Trung Quốc đồng ý hợp tác với nhau để soạn một bộ quy tắc ứng xử trên biển. Nhưng giờ đây Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ với từng quốc gia một, chứ không giải quyết vấn đề với toàn bộ khối ASEAN. Trước đó trong tuần, các nước hội viên ASEAN cho hay đã đồng ý trên nguyên tắc về “những yếu tố chủ yếu” trong một bộ quy tắc ứng xử, và sẽ thuyết phục Trung Quốc mở thương thuyết.

Chiều tối thứ Năm, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ra dấu hiệu rằng vẫn còn cơ hội để đạt được một thỏa thuận nào đó về một thông cáo chung trước cuối tuần. Ông Pitsuwan cố làm giảm nhẹ bước thụt lùi này.

Ông nói : “ Tôi tin rằng tất cả các đối tác trong cuộc đối thoại, tất cả các cường quốc lớn vẫn ủng hộ và trông đợi ASEAN đứng ra nắm vai trò lãnh đạo. Theo nghĩa đó, tôi tin rằng họ đã tạo ra một khoảng trống để ASEAN có thể linh động hướng tới phía trước trong tinh thần xây dựng và tích cực để đóng góp vào tiến trình này. Lần này thì chúng ta gặp một cản trở nhỏ trong nội bộ ASEAN. Chúng ta đã không đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế chung cho một vấn đề duy nhất. Phần còn lại vẫn tốt đẹp.”

Trong thời gian dẫn tới các cuộc họp của ASEAN trong tuần này, giới phân tích đã tiên đoán rằng những căng thẳng liên quan tới Biển Đông sẽ là trọng tâm các cuộc thảo luận ASEAN. Tuần này còn chứng kiến một cuộc tranh chấp khác nổi lên bên ngoài ranh giới các nước ASEAN. Nhật Bản đã đệ đơn chính thức phản đối Trung Quốc sau khi nhiều tàu của Trung Quốc tiến gần tới một quần đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Các cuộc họp ASEAN sẽ bế mạc vào ngày thứ Sáu 13 tháng Bảy. Một cuộc họp thượng đỉnh quy tụ các nguyên thủ ASEAN đã được ấn định vào tháng 11 năm nay./.

TAM73F
07-16-2012, 10:38 AM
Nghệ An: Công an cấm gần 1000 người học Anh ngữ


VRNs (12.07.2012) – Nghệ An – Với những lý do không có căn cứ pháp luật, công an Nghệ An đã cấm không cho gần 1000 người tham gia khoá học Anh ngữ hè tại giáo xứ Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.



Khoá học Anh ngữ hè này được cha chánh xứ, Hội đồng mục vụ (HĐMV) giáo xứ Cầu Rầm mời các thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ về nước dạy hoàn toàn miễn phí. Năm 2012 này đã là năm thứ ba. Khoá học tiếp nhận mọi thành phần, từ trẻ em đến người lớn, từ công nhân đến viên chức hành chánh, và Công giáo cũng như không Công giáo đều có thể tham dự.



Từ năm 2010 đến nay cữ mỗi dịp hè các thiện nguyện viên Hoa Kỳ đã tình nguyện về bồi dưỡng tiếnNghệ An: Công an cấm gần 1000 người học Anh ngữ

VRNs (12.07.2012) – Nghệ An – Với những lý do không có căn cứ pháp luật, công an Nghệ An đã cấm không cho gần 1000 người tham gia khoá học Anh ngữ hè tại giáo xứ Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Khoá học Anh ngữ hè này được cha chánh xứ, Hội đồng mục vụ (HĐMV) giáo xứ Cầu Rầm mời các thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ về nước dạy hoàn toàn miễn phí. Năm 2012 này đã là năm thứ ba. Khoá học tiếp nhận mọi thành phần, từ trẻ em đến người lớn, từ công nhân đến viên chức hành chánh, và Công giáo cũng như không Công giáo đều có thể tham dự.




Từ năm 2010 đến nay cữ mỗi dịp hè các thiện nguyện viên Hoa Kỳ đã tình nguyện về bồi dưỡng tiếng Anh cho giới trẻ tại thành phố Vinh. Năm đàu tiên số lượng học viên là hơn 500, sang năm 2011 số lượng học viên là hơn 700 em. Hai năm 2010 và 2011 việc dạy và học đã diễn ra an toàn, tốt đẹp và đạt kết quả cao, vì thế năm nay, Cha xứ cùng HĐMV tiếp tục chương trình này.

Đây thực sự là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè và cũng là cơ hội cho nhiều người nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, các bậc phụ huynh rất an tâm khi cho con em mình theo học tại đây. Bởi vậy mà hè năm nay số lượng học sinh theo học khóa bồi dưỡng Tiếng Anh này tăng cao, lên tới gần 1000 em với đủ mọi thành phần, từ các em học sinh tiểu học, trung học cho đến các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH ở TP Vinh và cả các giáo viên cũng như các viên chức chuyên khoa Anh ngữ cũng như các công nhân viên chức đã đi làm nhưng vẫn tranh thủ thời gian theo học, trong đó có hơn 600 em là lương dân.




Các giáo viên Mỹ thiện nguyện này đã biến lớp học thành sân chơi, nên các học sinh hạnh phúc vì được đến lớp - VRNs

Một việc làm tốt như vậy, một khóa học bổ ích như vậy tưởng chừng như sẽ được chính quyền tỉnh Nghệ An ủng hộ tuyên dương và khuyến khích hơn vì rằng Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm, các thiền nguyện viên đã làm thay việc cho “Đảng”, cho “Chính quyền” tỉnh Nghệ An trong công tác giáo dục. Vậy mà thay vì phải cảm ơn ủng hộ thì chính quyền tỉnh Nghệ An ra sức ngăn cản. Với những lý do hết sức vô lý, công an bắt buộc phải dừng khóa học.



Hành động này của chính quyền dường như đã chuẩn bị từ trước và lên kế hoạch rất kín kẽ. Ngay từ những ngày đâu tiên chuận bị cho khóa học hè, họ đã ra sức ngăn cản, việc làm đầu tiên của họ là trục xuất cô Natalie Xuân Văn – trưởng đoàn thiện nguyện viên, giáo viên tiếng Anh và Kế toán Mỹ ra khỏi Việt Nam khi cô vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 24.07.2012 mà không nêu lí do. Sau đó họ liên tục cử công an đến làm việc, hạch sách đủ điều với Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm và đặc biệt là gây khó dễ cho các thiện nguyện viên.



Các thiện nguyện viên đã được Đai sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp thị thực, khi đến ở giáo xứ Cầu Rầm cũng đã làm thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường Cửa Nam, các thiện nguyện viên rất tôn trọng pháp luật Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các thủ tục rườm rà do công an bày ra.

Không tìm được lý do gì về thủ tục để gây khó dễ lại vấp phải sự phản đối từ các phụ huynh học sinh công an thay đổi kế hoạch. Lần này họ lại gây áp lực và đưa ra một lý do hết sức vô lý; chiều ngày 05.07.2012, phòng quản lý xuất nhập cảnh – công an tỉnh Nghệ An buộc các thiền nguyện viên lên làm việc.

Chỉ với năm thiện nguyện viên, họ đã bị chia ra làm hai nhóm đem vào hai phòng khác nhau như là hỏi cung “tội phạm”. Công an hỏi, hạch sách, dọa nạt… các thiện nguyện viên suốt ba giờ đồng hồ, từ 14:00 đến hơn 17:00. Quyết định cuối cùng được đưa ra là buộc dừng khóa học Anh văn hè 2012 với lý do các thiện nguyện viên mang Visa du lịch không được phép dạy học. Không biết các ông công an này moi được đâu ra cái luật này đẻ ra quyết định như vậy nữa. Khi công an nói với thiện nguyện viển rằng ở Việt Nam mang Visa du lịch thì không được dạy học các thiện nguyện viên chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi, Davis và Jame sau đó còn nói là “để thử tìm xem coi có nước nào trên thế giới có quy đinh như vậy không”. Xin lưu ý, các thiện nguyện viên này dạy Anh Văn tại cầu Rầm không như là hoạt động nghề nghiệp, mà chỉ là hoạt động công ích hướng về cộng đồng.




Gần 1000 học viên cùng với phụ huynh ngồi trong nhà thờ nghe cha chánh xứ Cầu Rầm thông báo khoá học Anh ngữ hè 2012 bị cấm tiếp tục - VRNs




Phụ huynh phát biểu ý kiến

Việc làm này của công an Nghệ An đã gây bất bình lớn đối với các em học sinh cũng như phụ huynh học sinh, bởi đây là việc mà lẽ ra các nhà chức trách xã hội phải làm, nhưng họ đã không làm và còn tìm cách phá hoại người khác làm việc tốt đó. Phải chăng chính quyền Nghệ An đang cố gắng thực hiện chính sách ngu dân ngay trên quê hương mình để họ dễ bề cai trị, dễ bề lừa lọc và đàn áp dân.

Trước những việc làm ám muội của công an Nghệ An, sáng 09.07, Cha quản xứ cùng Hội Đồng Mục vụ giáo xứ đã có cuộc tiếp xúc với tất cả các em học sinh và phụ huynh học sinh để biết rõ ý kiến của họ. Cha xứ cùng HDMV giáo xứ Cầu Rầm cũng mời đại diện Phòng Xuất Nhập Cảnh công an Nghệ An đến để tiếp thu ý kiến của dân. Tuy nhiên, với việc làm đen tối của mình, công an Nghệ An đã không dám đối diện với ánh sáng công lý của những người dân lương thiện, vì thế họ đã không hiện diện trong cuộc tiếp xúc này.

Qua buổi tiếp xúc, các phụ huynh tỏ ra rất bất bình trước việc làm của công an Nghệ An. Các ý kiến của phụ huynh học sinh đều muốn viết đơn kiến nghị gửi Phòng Công An Xuất Nhập Cảnh Nghệ An để biết lý do và đồng thời yêu cầu công an phải tạo điều kiện cho con em họ tiếp tục được theo học khóa bồi dưỡng tiếng Anh này.

Có phụ huynh tâm sự rằng: “Tôi có ba đứa con đang theo học ở đây, gia đình tôi nghèo lắm, hằng ngày tôi phải đi bán rau muống để nuôi con ăn học. Các cháu muốn học tiếng Anh nhưng gia đình không có tiền cho các cháu học thêm ở ngoài, rất may Cha xứ và HĐMV tổ chức các lớp tiếng Anh nên các cháu mới có cơ hội học tập. Vậy mà hôm nay công an lại không cho các cháu được tiếp tục học ở đây, không biết rồi tương lai của các con tôi sẽ ra sao (?)”




Nét viết trẻ thơ: "Em muốn học tiếng Anh"




Trẻ em và người lớn nghèo cùng biểu thị mong ước được học tiếng Anh

Các em học sinh thì buồn sầu, tiếc nuối vì mình không còn được cơ hội học tiếp. Những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má các em. Nhiều em đã không dấu được nỗi bất bình nên đã viết những khẩu hiệu ngắn để phản đối hành động vô văn hóa của chính quyền Nghệ an: “Chúng cháu muốn học tiếng Anh”. “Chú công an ơi, xin chú cho cháu học tiếng Anh”. “Mẹ ơi, con muốn học tiếng Anh”!… Thật tội nghiệp cho những đứa bé thơ ngây, tuổi thơ của chúng nào có tội tình gì vậy mà chúng lại bị công an chèn ép, ngăn cản những ước vọng của tuổi thơ chúng.



Về phía các thiện nguyện viên, dù đây là lần đầu tiên họ tới Việt Nam và vùng đất TP Vinh này, nhưng trước đó, họ đã từng được nghe các bạn bè của mình là những thiện nguyện viên của các năm trước nói về một nước Việt Nam thân thiện, giàu tình cảm, mến khách, nên họ muốn đến thăm đất nước Việt Nam và giúp đỡ các học sinh nghèo. Mục đích của Hội Education for the Poor (EFTP) và của các thiện nguyện viên là muốn giúp giới trẻ tại Việt Nam phát huy tài năng và tạo dựng tương lai của mình qua con đường học vấn. Thế nhưng khi đến Nghệ An, họ thực sự đã bị sốc đối với thái độ và cách làm việc của công an Nghệ An. Họ là những du khách tới Việt Nam, thấy được khát khao học tập của các bạn trẻ đất Việt nên họ đã tình nguyện hy sinh sức lực cho những khát vọng của các em.



Thảo Lê trong buổi họp với 1000 học viên và phụ huynh đã phát biểu: “Chúng tôi những thiện nguyện viên đến đây mong muốn một phần nào giúp cho các bạn trẻ Việt Nam nâng cao trình độ Anh ngữ, nhưng pháp luật Việt Nam không cho chúng tôi dạy học, mà chúng tôi là những người tôn trọng pháp luật nên chúng tôi phải tuân theo, chúng tôi rất buồn khi không được dạy học nữa, mắc dù chúng tôi rất yêu mến các bạn, các em học viên nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật pháp đất nước của các bạn”.

Các thiện nguyện viên không thể tiếp tục công việc bồi dưỡng cho các học viên của mình. Họ cũng có người khóc như các học viên của họ. Thương cho người dân phải sống dưới một hệ thống luật ngăn cản việc giáo dục, và nít cơ hội thăng tiến cho người nghèo.



Tim Murphy, thiện nguyên viên của năm 2011 tại Vinh nói: “Khi bắt đầu tham gia vào chương trình, tôi không mong đợi gì từ khóa dạy mà chỉ muốn giúp các bạn trẻ, nhưng không ngờ tôi đã bị cảm xúc vì nét đẹp của văn hóa và người dân Việt Nam. Tôi đã mang về nhà rất nhiều kỷ niệm, cũng như bạn bè và kinh nghiệm mới mà tôi sẽ ấp ủ trong lòng trong nhiều năm tới,… Tôi đã gặp những con người rất ấm áp như thời tiết của Vinh, một đất nước xinh đẹp như các tấm hình postcard, và một nền văn hóa thật thu hút mà tôi mong muốn được học hỏi thêm. Mặc dù tôi là giáo viên của khóa học, nhưng rất nhiều lần tôi cảm thấy mình thật sự là học viên của các học viên của tôi”.



Không biết rồi đây tương lai của đất nước, của quê hương sẽ ra sao khi quyền học tập của các em cũng bị hạn chế, khi những việc làm thiện nguyện lại bị cho là phạm pháp, trong khi đó chính quyền lại dung túng cho những kẻ côn đồ đàn áp người dân lương thiện yêu nước.

CTV.VRNs



Tường trình từ Nghệ Ang Anh cho giới trẻ tại thành phố Vinh. Năm đàu tiên số lượng học viên là hơn 500, sang năm 2011 số lượng học viên là hơn 700 em. Hai năm 2010 và 2011 việc dạy và học đã diễn ra an toàn, tốt đẹp và đạt kết quả cao, vì thế năm nay, Cha xứ cùng HĐMV tiếp tục chương trình này. Đây thực sự là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè và cũng là cơ hội cho nhiều người nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, các bậc phụ huynh rất an tâm khi cho con em mình theo học tại đây. Bởi vậy mà hè năm nay số lượng học sinh theo học khóa bồi dưỡng Tiếng Anh này tăng cao, lên tới gần 1000 em với đủ mọi thành phần, từ các em học sinh tiểu học, trung học cho đến các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH ở TP Vinh và cả các giáo viên cũng như các viên chức chuyên khoa Anh ngữ cũng như các công nhân viên chức đã đi làm nhưng vẫn tranh thủ thời gian theo học, trong đó có hơn 600 em là lương dân.


Các giáo viên Mỹ thiện nguyện này đã biến lớp học thành sân chơi, nên các học sinh hạnh phúc vì được đến lớp - VRNs



Một việc làm tốt như vậy, một khóa học bổ ích như vậy tưởng chừng như sẽ được chính quyền tỉnh Nghệ An ủng hộ tuyên dương và khuyến khích hơn vì rằng Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm, các thiền nguyện viên đã làm thay việc cho “Đảng”, cho “Chính quyền” tỉnh Nghệ An trong công tác giáo dục. Vậy mà thay vì phải cảm ơn ủng hộ thì chính quyền tỉnh Nghệ An ra sức ngăn cản. Với những lý do hết sức vô lý, công an bắt buộc phải dừng khóa học.



Hành động này của chính quyền dường như đã chuẩn bị từ trước và lên kế hoạch rất kín kẽ. Ngay từ những ngày đâu tiên chuận bị cho khóa học hè, họ đã ra sức ngăn cản, việc làm đầu tiên của họ là trục xuất cô Natalie Xuân Văn – trưởng đoàn thiện nguyện viên, giáo viên tiếng Anh và Kế toán Mỹ ra khỏi Việt Nam khi cô vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 24.07.2012 mà không nêu lí do. Sau đó họ liên tục cử công an đến làm việc, hạch sách đủ điều với Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm và đặc biệt là gây khó dễ cho các thiện nguyện viên.



Các thiện nguyện viên đã được Đai sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp thị thực, khi đến ở giáo xứ Cầu Rầm cũng đã làm thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường Cửa Nam, các thiện nguyện viên rất tôn trọng pháp luật Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các thủ tục rườm rà do công an bày ra.

Không tìm được lý do gì về thủ tục để gây khó dễ lại vấp phải sự phản đối từ các phụ huynh học sinh công an thay đổi kế hoạch. Lần này họ lại gây áp lực và đưa ra một lý do hết sức vô lý; chiều ngày 05.07.2012, phòng quản lý xuất nhập cảnh – công an tỉnh Nghệ An buộc các thiền nguyện viên lên làm việc. Chỉ với năm thiện nguyện viên, họ đã bị chia ra làm hai nhóm đem vào hai phòng khác nhau như là hỏi cung “tội phạm”.


Công an hỏi, hạch sách, dọa nạt… các thiện nguyện viên suốt ba giờ đồng hồ, từ 14:00 đến hơn 17:00. Quyết định cuối cùng được đưa ra là buộc dừng khóa học Anh văn hè 2012 với lý do các thiện nguyện viên mang Visa du lịch không được phép dạy học. Không biết các ông công an này moi được đâu ra cái luật này đẻ ra quyết định như vậy nữa. Khi công an nói với thiện nguyện viển rằng ở Việt Nam mang Visa du lịch thì không được dạy học các thiện nguyện viên chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi, Davis và Jame sau đó còn nói là “để thử tìm xem coi có nước nào trên thế giới có quy đinh như vậy không”. Xin lưu ý, các thiện nguyện viên này dạy Anh Văn tại cầu Rầm không như là hoạt động nghề nghiệp, mà chỉ là hoạt động công ích hướng về cộng đồng.


Gần 1000 học viên cùng với phụ huynh ngồi trong nhà thờ nghe cha chánh xứ Cầu Rầm thông báo khoá học Anh ngữ hè 2012 bị cấm tiếp tục - VRNs


Phụ huynh phát biểu ý kiến

Việc làm này của công an Nghệ An đã gây bất bình lớn đối với các em học sinh cũng như phụ huynh học sinh, bởi đây là việc mà lẽ ra các nhà chức trách xã hội phải làm, nhưng họ đã không làm và còn tìm cách phá hoại người khác làm việc tốt đó. Phải chăng chính quyền Nghệ An đang cố gắng thực hiện chính sách ngu dân ngay trên quê hương mình để họ dễ bề cai trị, dễ bề lừa lọc và đàn áp dân.

Trước những việc làm ám muội của công an Nghệ An, sáng 09.07, Cha quản xứ cùng Hội Đồng Mục vụ giáo xứ đã có cuộc tiếp xúc với tất cả các em học sinh và phụ huynh học sinh để biết rõ ý kiến của họ. Cha xứ cùng HDMV giáo xứ Cầu Rầm cũng mời đại diện Phòng Xuất Nhập Cảnh công an Nghệ An đến để tiếp thu ý kiến của dân. Tuy nhiên, với việc làm đen tối của mình, công an Nghệ An đã không dám đối diện với ánh sáng công lý của những người dân lương thiện, vì thế họ đã không hiện diện trong cuộc tiếp xúc này.

Qua buổi tiếp xúc, các phụ huynh tỏ ra rất bất bình trước việc làm của công an Nghệ An. Các ý kiến của phụ huynh học sinh đều muốn viết đơn kiến nghị gửi Phòng Công An Xuất Nhập Cảnh Nghệ An để biết lý do và đồng thời yêu cầu công an phải tạo điều kiện cho con em họ tiếp tục được theo học khóa bồi dưỡng tiếng Anh này.

Có phụ huynh tâm sự rằng: “Tôi có ba đứa con đang theo học ở đây, gia đình tôi nghèo lắm, hằng ngày tôi phải đi bán rau muống để nuôi con ăn học. Các cháu muốn học tiếng Anh nhưng gia đình không có tiền cho các cháu học thêm ở ngoài, rất may Cha xứ và HĐMV tổ chức các lớp tiếng Anh nên các cháu mới có cơ hội học tập. Vậy mà hôm nay công an lại không cho các cháu được tiếp tục học ở đây, không biết rồi tương lai của các con tôi sẽ ra sao (?)”


Nét viết trẻ thơ: "Em muốn học tiếng Anh"


Trẻ em và người lớn nghèo cùng biểu thị mong ước được học tiếng Anh

Các em học sinh thì buồn sầu, tiếc nuối vì mình không còn được cơ hội học tiếp. Những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má các em. Nhiều em đã không dấu được nỗi bất bình nên đã viết những khẩu hiệu ngắn để phản đối hành động vô văn hóa của chính quyền Nghệ an: “Chúng cháu muốn học tiếng Anh”. “Chú công an ơi, xin chú cho cháu học tiếng Anh”. “Mẹ ơi, con muốn học tiếng Anh”!… Thật tội nghiệp cho những đứa bé thơ ngây, tuổi thơ của chúng nào có tội tình gì vậy mà chúng lại bị công an chèn ép, ngăn cản những ước vọng của tuổi thơ chúng.



Về phía các thiện nguyện viên, dù đây là lần đầu tiên họ tới Việt Nam và vùng đất TP Vinh này, nhưng trước đó, họ đã từng được nghe các bạn bè của mình là những thiện nguyện viên của các năm trước nói về một nước Việt Nam thân thiện, giàu tình cảm, mến khách, nên họ muốn đến thăm đất nước Việt Nam và giúp đỡ các học sinh nghèo. Mục đích của Hội Education for the Poor (EFTP) và của các thiện nguyện viên là muốn giúp giới trẻ tại Việt Nam phát huy tài năng và tạo dựng tương lai của mình qua con đường học vấn. Thế nhưng khi đến Nghệ An, họ thực sự đã bị sốc đối với thái độ và cách làm việc của công an Nghệ An. Họ là những du khách tới Việt Nam, thấy được khát khao học tập của các bạn trẻ đất Việt nên họ đã tình nguyện hy sinh sức lực cho những khát vọng của các em.



Thảo Lê trong buổi họp với 1000 học viên và phụ huynh đã phát biểu: “Chúng tôi những thiện nguyện viên đến đây mong muốn một phần nào giúp cho các bạn trẻ Việt Nam nâng cao trình độ Anh ngữ, nhưng pháp luật Việt Nam không cho chúng tôi dạy học, mà chúng tôi là những người tôn trọng pháp luật nên chúng tôi phải tuân theo, chúng tôi rất buồn khi không được dạy học nữa, mắc dù chúng tôi rất yêu mến các bạn, các em học viên nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật pháp đất nước của các bạn”.

Các thiện nguyện viên không thể tiếp tục công việc bồi dưỡng cho các học viên của mình. Họ cũng có người khóc như các học viên của họ. Thương cho người dân phải sống dưới một hệ thống luật ngăn cản việc giáo dục, và nít cơ hội thăng tiến cho người nghèo.



Tim Murphy, thiện nguyên viên của năm 2011 tại Vinh nói: “Khi bắt đầu tham gia vào chương trình, tôi không mong đợi gì từ khóa dạy mà chỉ muốn giúp các bạn trẻ, nhưng không ngờ tôi đã bị cảm xúc vì nét đẹp của văn hóa và người dân Việt Nam. Tôi đã mang về nhà rất nhiều kỷ niệm, cũng như bạn bè và kinh nghiệm mới mà tôi sẽ ấp ủ trong lòng trong nhiều năm tới,… Tôi đã gặp những con người rất ấm áp như thời tiết của Vinh, một đất nước xinh đẹp như các tấm hình postcard, và một nền văn hóa thật thu hút mà tôi mong muốn được học hỏi thêm. Mặc dù tôi là giáo viên của khóa học, nhưng rất nhiều lần tôi cảm thấy mình thật sự là học viên của các học viên của tôi”.



Không biết rồi đây tương lai của đất nước, của quê hương sẽ ra sao khi quyền học tập của các em cũng bị hạn chế, khi những việc làm thiện nguyện lại bị cho là phạm pháp, trong khi đó chính quyền lại dung túng cho những kẻ côn đồ đàn áp người dân lương thiện yêu nước.

CTV.VRNs

Tường trình từ Nghệ An

TAM73F
07-26-2012, 07:47 AM
Tiềm lực quân sự của CSVN hiện nay

Ghi chú: Tài liệu và hình ảnh từ Wikipedia & Google và Tổng Hợp (July 16, 2012)

Một tài liệu quân sự khá chi tiết nhưng không biết trung thực bao nhiêu? Tuy nhiên cũng gíup ta hiểu được phần nào về tiềm lực quân sự của CSVN hiện nay.



-------------------------

Nhìn chung thì lực lượng quân đội VN so với TQ còn quá chênh lệch, nhưng nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng quân đội VN có thể gây tổn thất lớn nếu TQ mở cuộc tấn công. Sự trổi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng của TQ gây bất ổn hòa bình trong khu vực, đe dọa an ninh hàng hải tại tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua biển Đông, nên các cường quốc bị ảnh hưởng can thiệp vào như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, mới đây thì có Anh Quốc và Canada cũng lên tiếng. Ngoài ra còn có Israel và Nga cung cấp vũ khí và chuyển giao công nghệ quốc phòng cho VN. Các nước Tây phương này đương nhiên thấy cần ra sức giúp VN hiện đại hóa quân đội trong thế hổ tương để chống lại chủ trương” Đại Hán” bành trướng.


Việt Nam hiện đại hóa quân đội như thế nào? Liệu có thể chống trả được một cuộc tấn công của TQ không?





QUÂN CHỦNG BỘ BINH






Bản đồ phân chia Quân khu của Việt Nam





Cả nước chia làm 8 quân khu: Quân khu 1, bảo vệ vùng đồi núi Đông Bắc, bộ tư lệnh (BTL) đặt tại Thái Nguyên. Quân khu 2, bảo vệ miền thượng du Tây Bắc, BTL đặt tại Việt Trì (Phú Thọ). Quân khu 3, bảo vệ lưu vực sông Hồng, BTL đặt tại Hải Phòng. Quân khu 4, bảo vệ Bắc trung phần, BTL đặt tại TP. Vinh (Nghệ An).Quân khu 5, bảo vệ Nam trung phần và Tây Nguyên, BTL đặt tại TP. Đà Nẳng. Không có quân khu 6 và 8. Quân khu 7, bảo vệ vùng Đông Nam phần, BTL đặt tại TP. Hồ Chí Minh.Quân khu 9, bảo vệ lưu vực đồng bằng sông Cữu long, BTL đặt tại TP. Cần Thơ. Quân khu Thủ đô, bảo vệ Thủ đô Hà Nội và BTL đặt tại Hà Nội.





Bộ binh tác chiến




Súng trường cá nhân TAR-21


VN duy trì khoảng 455.000 quân tác chiến chủ lực. Gồm 67 lữ đoàn và sư đoàn mỗi đơn vị từ 5.000 đến 12.500 quân. Lực lượng biên phòng có 150.000 quân. Một trung đoàn nhảy dù, nhiều tiểu đoàn đặc công và một sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Khoảng 40.000 quân thuộc các đơn vị yểm trợ: Truyền tin, cơ khí, công binh, quân y, quân vận, … Có khoảng 5.000.000 quân trừ bị. Sư đoàn TQLC và các đơn vị đặc công trang bị vũ khí cá nhân loại tân tiến nhất hiện nay TAR-21 dùng loại đạn 5.56 mm do Israel cung cấp. Số còn lại là sử dụng vũ khí cá nhân AK-47. Việt Nam tự chế tạo được các loại súng cộng đồng như đại liên 7.62 mm, 12.7 mm và 14.5 mm, đại bác không giật 57 mm & 75 mm, các loại súng cối từ 60 mm đến 120 mm, có nhà máy chế tạo đạn dược, cùng nhiều quân trang quân dụng khác cung cấp cho quân đội.





Binh chủng Tăng & thiết giáp






Tank T-55M3





Lực lượng Tank chủ yếu là loại T-54/55, gồm 850 chiếc, và 350 chiếc loại T-59 (là loại T-55 của Nga do TQ sản xuất). Do ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên VN không thể mua các loại tăng mới hiện đại, Israel là quốc gia giúp VN nâng cấp 300 chiếc T-55 trở thành T-55 M3. Thay pháo 90 mm củ bằng pháo 105 mm M68L7. Trang bị vũ khí do VN chế tạo gồm: 1 đại liên 12.7 mm, 1 đại liên 7.62 đồng trục và một súng cối 60 mm. Thay các hệ thống điều khiển tiên tiến do Nga, Thụy Điển, Israel và Ukraina cung cấp, thay động cơ Diesel mới mạnh hơn từ 800 lên 1.000 mã lực của Đức chế tạo. Israel đồng ý bán cả hệ thống dây chuyền nâng cấp để VN tự hiện đại hóa toàn bộ lực lượng tăng còn lại (tại nhà máy Z-751 Sài Gòn), đồng thời Israel mua lại số lượng lớn của VN các thùng đạn, thùng chứa hỏa tiển bằng kim loại và một số quân dụng khác, nên giảm đi phần nào cho kinh phí mua sắm vũ khí từ Israel. VN còn có 300 tăng T-72 mua của Ba Lan, trang bị pháo 125 mm, 200 tăng T-62 mua của Liên sô trang bị pháo 115 mm. Thiết giáp chống mìn RAM-2000 mua của Israel 1.000 chiếc. Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2 có 1.200 chiếc cũng được nâng cấp. Khoảng 1.500 thiết giáp chở quân thuộc các loại BTR cũng được tân trang.






Thiết giáp PT-76





Có 300 xe thiết giáp PT-76, chuyên dụng lội nước yểm trợ hỏa lực cho TQLC cũng được Nga giúp nâng cấp. Thay pháo tháp củ 76.2 mm bằng pháo tháp tự động 57 mm AY220M có tốc độ bắn nhanh 120 phát/phút, 4 ống phóng hỏa tiển chống tăng ATGM, 1 đại liên 12.7 mm và 1 súng phóng lựu 30 mm. Trang bị hệ thống MSA xe tự động phát hiện và tăng cường khả năng theo dõi mục tiêu gấp 4 lần. PT-76 có nhược điểm giáp bảo vệ yếu, để khắc phục nhược điểm này xe được trang bị hệ thống Antisnaypera nhằm cảnh báo, phát hiện các thiết bị quang học gắn trên các súng chống tăng của địch để xe có thể nhanh chóng thanh toán mục tiêu.





Binh chủng Pháo binh




Pháo tự hành 152 mm 2S-3


Lực lượng pháo binh VN khá mạnh gồm khoảng 15.000 khẩu đại bác đủ loại, nếu tính cả các loại súng cối tổng cộng trên 24.000 khẩu. Pháo không giật 73 mm, 82 mm và 107 mm. Pháo 152 mm D-20 mua của Liên Sô, một số pháo 155 mm của Hoa Kỳ chế tạo (thu được sau khi đánh chiếm Miền Nam). Pháo 130 mm M-46, loại này được Ấn Độ giúp nâng cấp. Pháo tự hành có các loại 100 mm SU-100, loại 122 mm 2S-1và loại 152 mm 2S-3 mua của Liên Sô. Pháo phản lực phóng loạt có các loại 132 mm BM-13, loại 140 mm BM-14, loại 122 mm BM-21. Nhiều hỏa tiển đường đạn chiến thuật đất đối đất Scud SS-1do Liên Sô cung cấp. Hỏa tiển đường đạn Extra mua của Israel đặt cố định hoặc có thể gắn dàn phóng 4 ống trên các loại xe chiến đấu có tầm bắn 150 km. Hỏa tiển hành trình siêu thanh BrahMos mua của Ấn Độ, tầm bắn 300 km. Các loại hỏa tiển này có độ chính xác cao, sai lệch không quá 10 m (Extra/150 km) và 50 m (BrahMos/300 km). Số lượng hỏa tiển Extra và BrahMos không được công bố.
Lực lượng Bộ Binh của VN được xem là hùng mạnh nhất Đông Nam Á, chắc chắn quân xâm lược TQ không thể dễ dàng đánh bại được khi tấn công trên bộ.





Binh chủng Phòng không





Binh chủng phòng không cũng được tăng cường hiện đại hóa phòng chống một cuộc tấn công đường không, xếp theo chiến thuật có 3 loại:





Tầm gần







Pháo phòng không 23 mm 4 nòng ZSU-23-4





Có các loại pháo phòng không: Có khoảng hơn 200 pháo 23 mm 4 nòng ZSU-23-4, tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm 2.500 m đặt trên xe bọc thép GM-575 có trang bị Rada theo dõi và bám mục tiêu RPK-2. Có khoảng 200 pháo 20 mm 6 nòng M163, tốc độ bắn 3.000 phát/phút, cũng đặt trên xe thiết giáp. Khoảng hơn 100 pháo 37 mm nòng kép AZP/S-60 và khoảng hơn 100 pháo nòng kép 57 mm (61K) gắn trên xe bánh lốp, khi tác xạ đặt trên sàn có 4 chân chống thủy lực. Hệ thống pháo tên lửa phòng không 2S6 Tunguska mua của Nga số lượng không rỏ. Pháo 2S6 trang bị 2 pháo 30 mm có tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút tầm bắn 4 km. Có nhiều các loại đại liên nòng kép phòng không 12.7 mm và 14.5 mm gắn trên xe thiết giáp BTR-2. Các loại pháo cao tốc phòng không có hiệu quả khi môi trường bị nhiểu sóng nặng. Hỏa tiển phòng không tầm gần SA-7 Grail (Strela-2) có khoảng 200 và SA-Grinch (Igla) có khoảng 400. Ngoài hệ thống pháo 2S6 Tunguska, một số các pháo, đại liên và hỏa tiển phòng không tầm ngắn khác VN tự sản xuất được. Ngày nay súng phòng không được cơ động hóa không còn dùng xe kéo nữa.





Tầm trung






Hỏa tiển phòng không SA-6 Gainful 2K12Kub




Hỏa tiển phòng không S-125 Pechora




Có các loại hỏa tiển: Hỏa tiển tự hành SA-6 Gainful (2k12 Kub) và loại hỏa tiển SA-8 Gecko mua của Nga số lượng không rỏ. SA-2 Guideline (S-75 Dvina) có khoảng 280 dàn phóng với 1.000 hỏa tiển. SA-3 Goa (S-125 Neva/Pechora) có khoảng 100 dàn phóng với 1.500 hỏa tiển. Ngoài ra còn có hỏa tiển SA-13 Gopher (Strela-10) có 12 dàn phóng tự hành mua của Nga với khoảng 200 hỏa tiển




Tầm xa.





Hỏa tiển phòng thủ bờ biển S-300 PMU-1







SA-20 Gargoyle (S-300 PMU-1) có 2 hệ thống với 72 hỏa tiển. Loại hỏa tiển siêu âm hiện đại này tương đương với loại hỏa tiển Patriot đánh chặn tên lửa hoặc máy bay siêu âm của Hoa Kỳ. VN có đặt mua thêm của Nga một số hệ thống S-300 PMU nữa nhưng số lượng không được công bố. Nga cũng đồng ý bán loại mới S-400 cho VN.


Lực lượng phòng không được trang bị hai loại Radar tân tiến nhất hiện nay:
Hệ thống Kolchuga do Ukraina chế tạo, VN mua 4 hệ thống này trang bị cho lực lượng phòng không. Hệ thống có 36 tần số, có độ phân giải rất cao trong môi trường nhiễu sóng nặng. Tự động theo dõi và bám bắt 32 mục tiêu cùng lúc, hổ trợ các tham số cho các hệ thống hỏa tiển tiêu diệt mục tiêu trên không hoặc trên biển, tầm hoạt động 600 km.






Rada thụ động hiện đại nhất VERA-E





Hệ thống Radar thụ động VERA-E do Cộng Hòa Creck chế tạo, VN sở hữu từ 2 đến 4 hệ thống này. Tầm hoạt động 400-500 km, software của hệ thống có khả năng tự động và theo dõi đồng thời lên đến 300 mục tiêu (máy bay, tên lửa hay các mục tiêu khác). Khẳng định có thể phát hiện máy bay tàng hình B2 của Mỹ từ cự li rất xa 250 km. VERA-E có thể phát hiện các máy bay tàng hình B2, F-117, F-35 và ngay cả F-22 chứ còn đối với J-20 của TQ thì không có gì là khó khăn. Đài Radar thụ động VERA-E cung cấp tham số cho tên lửa SAM hiện nay của VN như S-125 Pechora và S-300 PMU-1 tấn công tiêu diệt mục tiêu. Cung cấp tham số chính xác của tàu chiến địch cho lực lượng phòng vệ ven biển, vị trí các dàn Radar, và ngay cả vị trí chiến xa của địch đang di chuyển để máy bay, pháo binh hay tên lửa của ta tiêu diệt mục tiêu. Tháng 7-2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ngoại trưởng bà Hillary Clinton đã thỏa thuận bán một số dàn Radar tân tiến nhất cho VN nhằm phát hiện và giúp hệ thống hỏa tiển đánh chặn hỏa tiển tấn công của TQ, loại gì và số lượng chưa được công bố.




Lực lượng phòng thủ ven biển:






Hỏa tiển siêu âm chống hạm Yakhont





VN là khách hàng đầu tiên mua của Nga 2 hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động K-300P Bastion trang bị hỏa tiển chống hạm siêu âm Yakhont. Tốc độ 2.5 Mach, tầm bắn 300 km. VN cũng có hợp đồng mua thêm 2 hệ thống này nhưng không biết khi nào VN tiếp nhận. Nga cũng đã chuyển giao công nghệ để VN tự chủ sản xuất loại hỏa tiển hiện đại này. Nga và VN đang hợp tác chế tạo một biến thể Kh-35 Uran khác, một thế hệ hỏa tiển mới được đặt trên chiến hạm hoặc trên đất liền (tương tự như Nga-Ấn Độ hợp tác phát triển hỏa tiển BrahMos). Mấy tháng gần đây pháo binh và lực lượng hỏa tiển phòng thủ bờ biển thường xuyên diễn tập phòng chống một cuộc tấn công đổ bộ đường biển.





QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN - Không quân được chia làm 3 Không đoàn:





Không đoàn Thăng Long, chịu trách nhiệm phía bắc. Gồm các Phi đoàn tiêm kích Sao đỏ (Mig-21) căn cứ Nội Bài, Phi đoàn tiêm kích và ném bom Yên Thế (Su-30 MK2V) căn cứ Thọ Xuân, Phi đoàn tiêm kích Lam sơn (Mig-21 nâng cấp) căn cứ Kép, Phi đoàn Yên Bái (Su-22M-4 nâng cấp) căn cứ Yên Bái, Phi đoàn Ba Vì (Các loại trực thăng) căn cứ Hòa Lạc, Phi đoàn vận tải Hồng Hà (Các loại vân tải cơ) căn cứ Gia Lâm.






Máy bay tiêm kích Su-30 MK2V





Không đoàn Hải Vân, chịu trách nhiệm Miền Trung. Gồm Phi đoàn tiêm kích và ném bom Sơn Trà (Su-30 MK2V) căn cứ Đà Nẵng, Phi đoàn trực thăng tấn công (Ka-28, Ka-32, M-171) căn cứ Đà Nẵng, Phi đoàn tiêm kích Phù Cát (Su-27 nâng cấp) căn cứ Phù Cát.





Không đoàn Lê Lợi, chịu trách nhiệm Miền Nam. Gồm Phi đoàn tiêm kích và ném bom Hậu Giang (Su-22 nâng cấp) căn cứ Thanh Sơn, Phi đoàn tiêm kích Đồng Nai (Su-30-MK2V) căn cứ Biên Hoà, Phi đoàn trực thăng Đồng Tháp (UH-1H, Mi-8, Mi-171) căn cứ Tân Sơn Nhất.
Hai Trung tâm huấn luyện Julius (L-39C) ở Đông Tắc, và Trung tâm huấn luyện Cam Ranh (Yak-52+ Yak-130) ở Cam Ranh. Bốn loại phi cơ chiến đấu chủ lực trong lực lượng không quân VN là Su-30 MK2V (23 chiếc) đang thương lượng mua thêm 18 chiếc Su-30 khác đã qua sử dụng, Su- 27 SKs (15 chiếc), Mig-21 (250 chiếc, Ấn Độ đã giúp nâng cấp 150 chiếc), Su-22 M3/4 (50 chiếc nâng cấp). Các chiến đấu cơ vừa được trang bị loại tên lửa không đối đất & chống hạm Kh-25MPU hiện đại.






Trực thăng tấn công Mi-24





Trực thăng tấn công 30 chiếc loại Mi-24. Trực thăng vận tải 123 chiếc, gồm các loại Mi-8, Mi-17, Ka-28, Ka-32T , SA-365N2, AS-350B3, SA-330J và UH-1H.
Vận tải có 29 chiếc, gồm các loại An-26, An-2TD và PZL M28





Máy bay do VN tự chế tạo:






Máy bay trinh sát VNS-41





Máy bay trinh sát UAV không người lái M-400 có 12 chiếc. Máy bay trinh sát Amphibious VNS-41 (loại Che-22 Korvet của Nga) có 15 chiếc. Máy bay huấn luyện HL-1 (là loại Aerotrek A240 của châu Âu) cũng có thể dùng vào việc trinh sát, số lượng không rỏ.





QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN -Quân chủng Hải quân được chia làm 5 vùng:







Hải quân vùng 1, bảo vệ vùng vịnh Bắc bộ bao gồm các hải đảo từ Quãng Ninh đến Hà Tĩnh, BTL đặt tại Hải Phòng.


Hải quân vùng 3, bảo vệ vùng biển khoảng giửa miền Trung từ Quãng Bình đến Bình Định, bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, BTL đặt tại Đà Nẵng.


Hải quân vùng 4, bảo vệ vùng biển phía Nam miền Trung từ Phú Yên đến Bình Thuận bao gồm quần đảo Trường Sa, đặt căn cứ tại Cam Ranh (Khánh Hòa).


Hải quân vùng 2, bảo vệ vùng biển thềm lục địa phía Nam từ Bình Thuận đến Bạc Liêu, bao gồm các nhà giàn ở bải ngầm ngoài khơi Cà Mau, đặt căn cứ tại Nhơn Trạch (Đồng Nai).


Hải quân vùng 5, bảo vệ vùng biển Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan, đặt căn cứ tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang).





Để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước âm mưu thôn tính 80% biển Đông của TQ, VN ráo riết tăng cường hiện đại hóa lực lượng hải quân. Từ một lực lượng phòng thủ ven biển với nhiều chiến hạm nhỏ từ vài trăm tấn đến 1.000 tấn, mà các nhà quân sự gọi là “hạm đội muổi”. Đó là các tàu tuần tra có trọng tải từ 200 đến 500 tấn: gồm tàu phóng lôi cao tốc trọng tải 250 tấn có 22 chiếc (Osa II, Turya, Shershen),Trục lôi hạm (tàu quét mìn Yurk, Sonya, SO-1) 12 chiếc. Có 12 tàu tuần tra khoảng 200 tấn do Vinashin đóng. Tàu chống ngầm Petya II và Petya III trọng tải 1.000 tấn có 5 chiếc. Tàu tuần tra tên lửa Tarantul-1 và Tarantul-5 có 8 chiếc (2 chiếc do VN đóng) trọng tải 455 tấn. Một số tàu vận tải và tàu đổ bộ.





Các chiến hạm hiện đại trang bị cho hải quân:


Đặc điểm tàu chiến mới trang bị cho hải quân VN tuy không lớn nhưng có tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, nhằm chống trả một cuộc tấn công chớp nhoáng của TQ đánh chiếm thêm các đảo còn lại ở Trường Sa (như đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và 7 đảo ngầm trong quần đảo Trường Sa năm 1988). Hiện VN chiếm giử trên 22 hòn đảo, là quốc gia chiếm nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa, trong đó có 33 cứ điểm phòng thủ (Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, Philippines chiếm 9 đảo gần đảo Palawan, Mã Lai chiếm 5 đảo nhỏ phía nam Trường Sa, TQ chiếm 7 đảo đá ngầm và lập thành các cứ điểm quân sự).






Pháo hạm Svetlyak Project 1041.2





4 tàu pháo tuần tra Svetlyak (Project 1041.2)mua của Nga, dài 49.5 m, trọng tải 375 tấn. Trang bị 1 pháo 76.2 mm AK 176M, 4x4 phóng tên lửa phòng không Ingal MSR, 1 pháo 30 mm nòng kép AK-630, 1 phóng lựu AGS-17. VN dự định đóng thêm 8 chiếc loại này.





4 tàu chống đổ bộ Mirage (Project 1431.0) mua của Nga, dài 35.45 m, trọng tải 130 tấn. Trang bị 1 pháo 30 mm 6 nòng AK-306 tốc độ bắn 5.000 phát/phút, 2 súng máy 14.5 mm, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 1 súng phóng lựu chống ngầm, hệ thống tên lửa chống tăng với 6 tên lửa ATAKA tầm bắn 5.800 m để đánh chặn xe tăng đổ bộ.






Tàu tần tra tên lửa siêu tốc Molnya Projest 1241.8





2 tàu tuần tra tên lửa cao tốc Molnya (Project 1241,8) mua của Nga, công ty Vympel tại Petersburg chuyển giao công nghệ cho nhà máy Ba Son (Sài Gòn) đóng thêm 8-10 chiếc khác từ nay 2012 đến 2016, trung bình mỗi năm đóng được 2 chiếc. Tàu dài 56 m, trọng tải 500 tấn, trang bị hỏa lực khá mạnh gồm 1 pháo 76 mm AK-176, 16 tên lửa chống hạm Kh-35E (do VN chế tạo theo sự chuyển giao công nghệ của Nga), tốc độ cận âm (Mach 0.9) tầm bắn 130 km, 16 tên lửa phòng không, tốc độ 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2.500 hải lý.






Pháo hạm TT-400-TP





4 pháo hạm tuần tra TT400TP, do VN tự đóng với bản thiết kế sơ bộ của Ukraina tại nhà máy Hồng Hà (Z-173, Hải Phòng). Tàu dài 54.14 m, trọng tải 400 tấn, tốc độ 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2.500 hải lý. Đang đóng thêm 2 chiếc khác, có thể hoàn tất 2 chiếc cuối năm nay (2012) và 2 chiếc đầu năm tới. Trang bị 1 pháo 76.2 mm AK-176, tốc độ bắn 120 phát/phút, 1 hệ thống pháo tự động 30 mm 6 nòng AK-306 tốc độ bắn 5.000 phát/phút, tên lửa phòng không Igla SA-N-10, cùng hệ thống radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 Bagina

.




Khu trục hạm Gepard 3.9





2 Khu trục hạm tàng hình Gepard 3.9, mua của Nga là 2 chiếc Đinh Tiên Hoàng HQ 011 và Lý Thái Tổ HQ 012, tàu dài 102 m, trọng tải 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý. Trang bị 1 pháo 76.2 mm AK-176, hai hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, 1 hệ thống pháo phòng không cao tốc palma, 2 súng máy 12.7 mm, 16 tên lửa chống hạm Ka-35E tầm bắn 130 km. Hai hệ thống phóng lôi 533 mm, 12 ống phóng Rocket chống ngầm RBU-6000, phía đuôi tàu có sân đáp cho 1 trực thăng Ka-28. Geprad 3.9 sử dụng công nghệ tàng hình (Stealth Technology). VN đã đặt mua thêm 2 chiếc, sau hợp đồng này, Nga sẽ chuyển giao công nghệ để VN tự đóng loại tàu chiến hạm hiện đại này với sự giám sát kỷ thuật của chuyên viên Nga.






Tàu vận tải Trường Sa HQ-571





Đóng tàu chuyên dụng và hậu cần: VN đã đóng 2 tàu vận tải 2.050 tấn tại nhà máy Z-189 (Đà Nẵng) là chiếc HQ-571và một chiếc dùng làm tàu bệnh viện. Đóng 2 tàu khảo sát và đo đạt hải dương cho hải quân HMS 6613, dài 66.35 m, trọng tải 1.550 tấn cũng tại nhà máy Z-189.


Khu truc hạm tàng hình Sigma, báo Hà Lan cho biết VN có đặt mua 4 chiến hạm tàng hình Sigma loại nhỏ Project 9113, trọng tải 1.692 tấn, dài 91m, tốc độ 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.600 hải lý. Trang bị 1 pháo 76 mm, 2 đại bác 20 mm, hệ thống phóng lôi chống ngầm, 2 hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, 4 bệ phóng tên lửa chống hạm 4x4 gồm 16 tên lửa MM40 Block-2 tầm bắn 130 km. Áp dụng công nghệ Sewalth Technology. Mang theo 1 trực thăng. Hai chiếc được đóng tại nhà máy Schelde ở Vlissngen thuộc tập đoàn Damen (Hà Lan), 2 chiếc sẽ được đóng tại nhà máy Damen Vinashipyard (Việt Nam).

Hộ tống hạm P-28 ASW

Hộ tống hạm tàng hình P-28 ASW, theo tài liệu từ Wikimedia (Vũ khí và khí tài quân sự VN), VN có đặt mua hộ tống hạm tàng hình chuyên chống ngầm P-28 ASW của Ấn Độ số lượng không rỏ. Trang bị 1 pháo 76 mm AK-176, 16 tên lửa phòng không Barack SAM, 2 hệ thống Rocket chống ngầm gồm 12 ống phóng RBU-6000, 2 hệ thống phóng lôi 533 mm MU-90, 2 pháo cao tốc 30 mm AK-630M.






Tàu ngầm Kilo 636





Tàu ngầm Kilo 636,VN mua của Nga 6 chiếc tàu ngần Kilo 636 (Diesel-Điện loại cải tiến), sẽ bắt đầu chuyển giao từ năm 2014 mỗi năm 1 chiếc, hiện Nga và Ấn Độ đang huấn luyện Sĩ quan và thủy thủ đoàn cho hạm đội tàu ngầm này. Tàu dài 73.9 m, trọng tải 2.300 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm gồm 18 ngư lôi, có thể dùng ống phóng này để phóng hỏa tiển chống hạm 3M-54 Klub, hỏa tiển đối đất 3M-14E, hỏa tiển phòng không SA-N-8, và 24 thủy lôi. Theo một nguồn tin không chính thức tàu ngầm Kilo mà hải quân VN đặt mua của Nga có thể được trang bị loại siêu ngư lôi tên lửa tối tân nhất Shkval-E.





Xưởng đóng tàu Z-52,ngày 31 tháng năm 2012, Bộ tư lệnh hải quân VN khởi công xây dựng nhà máy đóng tàu chiến Z-52 tại quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Là một cơ xưởng đóng mới và sửa chửa tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay của hải quân. Có thể tiếp nhận sửa chửa các tàu chiến lớn 7.000-10.000 tấn, và tàu ngầm của tất cả tàu hải quân các nước có hợp tác quốc phòng với VN.


Ngoài xưởng đóng tàu Z-52 tại Cam Ranh, VN còn có các xưởng đóng tàu Hồng Hà Z-173 và Sông Cấm tại Hải Phòng, nhà máy sông Thu và Z-189 tại Đà Nẵng, nhà máy Ba Son tại Sài Gòn.





Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam có chủ quyền trên vùng biển khá rộng lớn từ Vịnh Bắc bộ xuống phía Nam biển Đông và một nửa vịnh Thái Lan. Nhu cầu kiểm soát, tuần tra và cứu hộ rất lớn nhưng VN hiện chỉ có một số ít tàu trang bị cho CSB.






Tàu tuần tra (Damen Stan 4207 Patrol Vessel)





Tàu CSB VN hiện có: 4 chiếc Shershen 150 tấn mua của Nga, 4 chiếc loại Damen Stan 4207 patrol vessel, 4 tàu dài 90 m, trọng tải 2.500 tấn mua của Hà Lan (2 chiếc Sar-412 và Sar-413 đóng tại Hà Lan, 2 chiếc CSB-8001 và 8002 đóng tại nhà máy Sông Thu). 7 chiếc TT-120 trọng tải 120 tấn, 11 chiếc TT-200 trọng tải 200 tấn, 3 chiếc TT-400 trọng tải 400 tấn. Các tàu TT-120, TT-200 và TT-400 do nhà máy Hồng Hà đóng. 2 chiếc trọng tải 1.200 tấn và 3 chiếc 1.400 tấn cũng do nhà máy Sông Thu đóng. Các tàu CSB được trang bị đại liên 12.7 m, 14.5 mm, đại bác 20 mm và 30 mm, tất cả đều do VN sản xuất. CSB VN có 4 tàu kéo và cứu nạn 3500-CV trọng tải 1.400 tấn. Bộ Quốc phòng có kế hoạnh đóng mới số lượng lớn tàu CSB có trọng tải trên 2.000 tấn, do Nhật Bản hổ trợ kinh phí theo chương trình viện trợ vì phát triển ODA. Nhật Bản cũng dùng chương trình này giúp Philippines và Indonesia hiện đại lực lượng Coast Guard, để đối phó với lực lượng tàu hải giám TQ từ 1.500 đến 5.000 tấn tràn ngập biển Đông. Đầu tháng 7/2012, Philippines thương lượng với VN để mua nhiều tàu tuần tra tăng cường hạm đội “Philippines Coast Guard” và đội tàu tuần tra cho hải quân nước này.






Máy bay tuần tra biển C-212-400





CSB VN trong năm 2011 và 2012 được tăng cường các máy bay tuần tra biển gồm: 3 trực thăng EC-225 Super Puma MK II mua của Tây Ban Nha, 3 máy bay C-212-400 từ hảng Airbus Military, 6 chiếc phi cơ lưởng dụng DHC-6 của Canada.
Đối phó với tàu đánh cá TQ hung hăng như bọn cướp biển, từng giết hại Sĩ quan tuần tra biển của Hàn Quốc, tấn công tàu của lực lượng cảnh sát phòng vệ ven biển Nhật Bản, các nhà nghiên cứu gọi các tàu cá TQ là lực lượng xung kích tiền phong trên biển Đông. VN có kế hoạch đóng tàu cho lực lượng dân quân biển, và hổ trợ ngư dân trang bị các tàu lớn có thể đánh cá xa bờ với công xuất lớn có các thiết bị hiện đại. Ngư dân VN một số được thành lập những trung đội “dân quân biển”, ngư dân trên các hải đảo cũng được huấn luyện quân sự và võ trang để phòng chống một cuốc tấn công đánh chiếm đảo của quân xâm lược TQ.





Từ 14 đến 24 tháng 7 năm 2012, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng quốc phòng VN, đến Washington họp bàn với các giới chức bộ Quốc phòng, bộ Ngoại giao, bộ Xã hội và một số giới chức lập pháp Hoa Kỳ. Một trong các vấn đề được thương thảo cụ thể là mua sắm các chiến cụ không sát thương hiện đại nhất, trong số đó có Radar dùng trong việc chống hỏa tiển của TQ mà Tổng thống Obama vừa đồng ý bán cho VN. Hỏa tiển DF-16 có tầm bắn 1.200 km, có thể từ căn cứ Quảng Đông tấn công Hà Nội và các thành phố quan trọng khác ở miền bắc VN, hay hỏa tiển JL-2 từ các tàu ngầm TQ tấn công các thành phố quan trọng ở Trung hay Nam phần. Hà Nội hoặc Hải Phòng chỉ cách Quảng Đông có 1.000 km nằm trong tầm bắn của hỏa tiển DF-16. Chuyến đi này của tướng Vịnh đến Mỹ chắc chắn TQ theo dõi sát xao. Tờ Hoàn Cầu thời báo của TQ cũng đã lên tiếng đe dọa VN “phải chịu đau đớn” khi xích lại gần hơn với Hoa Kỳ”.






Hỏa tiển DF-16 của Trung Quốc tầm bắn 1200 km





VN đang tăng tốc hiện đại hóa vũ khí và khí tài cho quân đội. Liệu lực lượng Bộ binh của VN có đủ khả năng đánh trả một cuộc tấn công đường bộ? Lực lượng phòng thủ bờ biển có thể bẻ gảy được một cuộc tấn công đổ bộ đường biển vào lãnh thổ VN hay không? VN là quốc gia thành viên của LHQ phải được tổ chức này lên tiếng khi bị một nước nào đó tấn công, nhưng lực lượng không quân và hải quân VN có thể cầm cự khi TQ tấn công toàn diện, để chờ đợi có giải pháp các cường quốc can thiệp?




Khu trục hạm Sovermenry của Trung Quốc8,000 tấn





Một điều rất hiển nhiên mà chúng ta có thể thấy, mặc dù hạm đội Nam Hải rất hùng hậu nhưng TQ không thể dốc toàn lực để tấn công VN, còn cần phải có lực lượng phòng thủ vì TQ cũng đang có tranh chấp không xót một nước nào ở đông Á, ở biển Đông, và đối đầu với Hoa Kỳ. Ngày 7 July 2012, tờ Apple Daily của Hong Kong loan tin một tàu nghiên cứu mang số hiệu 871, trọng tải 5.000 tấn, hiện đại còn mới của hải quân TQ bị đâm chìm trong vùng biển Hoàng Sa. TQ “im re” âm thầm lo trục vớt mà không dám cho biết tàu nước nào đâm chìm? (tàu 5.000 tấn lớn lắm không thể không nhìn thấy dù là ban đêm, mà muốn đâm chìm tàu này phải là một tàu “khủng” lắm) Hay nguyên do nào khác? Thiệt hại ra sao? Một điều lạ nữa, đêm 11 July 2012 một hộ tống hạm khoảng 3.000 tấn của TQ đi tuần tra lại bị mắc cạn trên đảo Trăng Khuyết cách Palawan 60 hải lý trong vùng biển Trường Sa. Các Radar hay các thiết bị khác trên các tàu này ra sao mà cả 2 tàu của TQ lại gặp tai nạn chỉ cách nhau trong vòng 1 tuần lễ? Qua hai sự kiện này đánh giá sức mạnh thật sự của hạm đội TQ như thế nào, có lẽ còn là một nghi vấn. Nhưng dù sao hạm đội Nam Hải của TQ cũng có cả hàng không mẫu hạm, nhiều chiến hạm hiện đại to lớn từ 5.000 tấn đến 8.000 tấn, và có nhiều tàu ngầm, hải quân TQ hùng mạnh hơn hải quân VN nhiều. Quân đội VN có thể ngăn chặn quân xâm lược TQ được hay không là điều mà nhiều người đang quan tâm.




Đại tá Quách Hải Lượng nguyên là Tùy viên quân sự Việt Nam tại TQ cho biết: “Về kỷ thuật thì hiện nay tôi không dám nói thẳng ta có những gì nhưng tôi xin bảo đảm rằng có những thứ đủ đánh được bọn ấy khi nó xâm phạm chủ quyền của ta ở trong biển gần”. Tuy nhiên, muốn có khả năng quốc phòng hữu hiệu có thể đương đầu với quân thù có sức mạnh vượt trội không phải chỉ trang bị vũ khí và khí tài tối tân là đủ, còn cần phải có dân mới mong đánh thắng. Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên là Đại sứ VN tại TQ từ năm 1974 đến năm 1987 đưa ra nhật xét: “Từ bây giờ phải lo phát huy dân chủ đối với dân và tìm mọi cách nâng cao đời sống của dân. Bây giờ thì dân chủ bị hạn chế, dân không phấn khởi. Nếu mở rộng dân chủ phát huy dân chủ và nâng cao đời sống của dân để tạo được cái đại đoàn kết thì lúc bấy giờ trang bị thêm vũ khí, phương tiện. Trang bị vũ khí phải ở mức nhất định chứ yếu quá không được. Phải có dân, nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng”.





Ghi chú: Tài liệu và hình ảnh từ Wikipedia & Google và Tổng Hợp (July 16, 2012)

-----------ooooooooooo----------


Nguyễn Tấn Dũng không dễ bị hạ bệ

20/07/2012 chauxuannguyen Để lại phản hồi Go to comments



Những ngày gần đây có nhiều thông tin đồn đoán về sự hiệp đồng của Chủ Tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong việc hạ bệ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thực hư chuyện này là như thế nào? Có đúng là vì Ba Dũng quá tham nhũng mà nhóm lãnh đạo thượng tầng của Việt Nam sẵn sàng động thủ?

Trước khi đề cập đến chuyện hạ bệ ngài Thủ Tướng Việt Nam chúng ta hãy cùng dông dài về mấy nhân vật của chính quyền một chút.

Đầu tiên, phải nói đến cầu thủ bóng đá Vũ Minh Hiếu, cựu tiền vệ của đội Công An Hà Nội, cựu tuyển thủ của đội tuyển Việt Nam và cũng là Trung Úy của Lực Lượng Công An Nhân Dân Việt Nam. Vũ Minh Hiếu giải nghệ vào năm 2005 sau 16 năm theo nghiệp quần đùi áo số. Là một tiền vệ khá tài hoa cho nên dù chỉ như một con ốc nhỏ trong bộ máy nhưng Vũ Minh Hiếu cũng được coi là đã có cống hiến cho nhà nước. Thêm nữa cũng được đồng đội tin cậy và lãnh đạo thương cho nên sau khi giải nghệ anh đã được cấp trên sắp xếp về Đội Cảnh Sát Giao Thông số 2 của Công An Thành Phố Hà Nội. Một quyết định rất hợp tình hợp lý vì Vũ Minh Hiếu “đã quen dang nắng bao năm” nên tiếp tục dang nắng ngoài đường là đúng sở trường. Có nhiều khán giả khi thấy Vũ Minh Hiếu ngoài đường đã ngạc nhiên “Ông mà cũng ra đứng đường à?” là vì họ không hiểu hết hiện tình của Công An Nhân Dân Việt Nam và Lực Lượng Cảnh Sát Giao Thông trong bối cảnh như thượng tướng Thứ Trưởng Bộ Công An Lê Thế Tiệm từng băn khoăn “ngoài đường có gì ngoài nắng bụi và khói xe mà ai cũng xin cho con em được làm Cảnh Sát Giao Thông, được ra đứng đường?” Chúng ta không dám khẳng định rằng Vũ Minh Hiếu đã là Cảnh Sát Giao Thông thì tha hồ ăn hối lộ mà chúng ta luôn hy vọng anh sẽ giữ được mình trong sạch. Vì bây giờ Cảnh Sát Giao Thông có nhiều nhà lầu và nhiều xe hơi không phải là chuyện hiếm. Theo người quen của người viết tiết lộ có tay Cảnh Sát Giao Thông muốn xin lãnh đạo cho được đứng thêm 1 năm nữa tại Trạm Liên Chiểu trên Quốc Lộ 1 thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng mà phải chung đủ 500 triệu đồng. Mới nghe thì hết hồn nhưng tính nhẩm lại thì ra ngay! 500 triệu cho một năm tức là 41 triệu một tháng. Vậy một ngày mà cứ kiếm nhiều hơn 1 triệu 300 ngàn là có ăn. Con số này mà so với lượng xe khách, xe tải Bắc-Nam chạy nườm nượp trên quốc lộ 1 thì chỉ là con số lẻ. Xe nộp mãi lộ ít thì 100 ngàn nhiều thì không có giá, thật không biết cách nào đếm cho hết tiền! Vũ Minh Hiếu bây giờ không biết được phân công nhiệm vụ gì, nếu anh được châm chước lên cỡ lãnh đạo tép riu thôi là tự nhiên bổng lộc sẽ kéo tới chẳng cần tốn công gì nhiều. Còn nếu anh là sỹ quan thanh liêm và vẫn còn trong biên chế của tổ chống ùn tắc quận Ba Đình và Tây Hồ thì anh và đồng đội cũng vẫn có thể sống xông xênh vì Lực Lượng Cảnh Sát Giao Thông được hưởng bồi dưỡng tới 70% tiền phạt vi phạm giao thông trong toàn quốc. Điều này đã được Bộ Tài Chính quy định rõ ràng từ nhiều năm rồi. Công An Nhân Dân là lực lượng con cưng của nhân dân và chế độ nên tất nhiên được ưu ái hơn các thành phần khác.

Tiếp theo là một cán bộ cấp cao, ông Trần Xuân Bách.

Trần Xuân Bách là Ủy Viên Trung Ương Đảng từ năm 1982 sau đó vào Bộ Chính Trị trong Đại Hội Đảng 6 năm 1986. Trưởng thành từ cơ sở và kinh qua các chức vụ lãnh đạo của các địa phương Khu III như Ninh Bình, Nam Định… ông đã trở thành nhân vât thứ 10 trong Bộ Chính Trị và có thể được cơ cấu sẽ thay Tổng Bí Thư lúc đó là ông Nguyễn Văn Linh. Là Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương và nghiên cứu về lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời đó, tư tưởng cách tân của ông là cổ vũ đa nguyên trong Đảng và mở rộng dân chủ trong bối cảnh các nước Đông Âu cũng như Liên Xô cũ đã thay đổi.Thế nhưng từ một vị thế của một ngôi sao đang lên ông đã bị những đồng chí của mình hạ bệ vào năm 1990 vì những nhân vật bảo thủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lo sợ nguy cơ mất chế độ. Ông mất cả vị trí trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, sau đó được ông Nguyễn Cơ Thạch kéo về Bộ Ngoại Giao nghiên cứu chơi chơi 2 năm. Sau khi ông Thạch bị thất sủng do bị Trung Quốc giật dây thì ông cũng nghỉ luôn. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến ông trong phút chốc từ một Tổng Bí Thư tương lai thành một kẻ trở cờ và sống cuộc đời thường dân vô danh. Năm 2006 ông chết trong lặng lẽ.

Hai người nữa là đương kim Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và đương kim Bí Thư Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Cả 2 ông đều từ Quảng Nam đi lên, một từ Quế Sơn một từ Hòa Vang. Trải qua các chức vụ nhỏ từ cấp huyện hai vị quan nhà nước này đã lên như diều và làm vua một cõi. Sau khi làm Bí Thư Quảng Nam trong thời kỳ tách tỉnh, ông Phúc lên tiếp Văn Phòng Chính Phủ và hiện là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một bất ngờ cho những người Quảng Nam! Ông Thanh dừng lại ở vị trí Ủy Viên Trung Ương, Bí Thư thành phố Đà Nẵng. Gần đây có tin vỉa hè rằng ông sẽ làm Bí Thư thành phố Hà Nội. Nếu quả thực như vậy thì quá bất ngờ! Và cũng buồn cho Việt Nam, buồn cho người Hà Nội giỏi đấu đá quá mà triệt hết nhân tài để phải sử dụng một tay gian hùng như Bá Thanh!

Chúng ta thấy gì qua những nhân vật này của chế độ?

Thứ nhất, nếu anh trung thành anh sẽ được chế độ đãi ngộ.

Thứ hai, nếu anh bị coi là phản bội anh sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc. Sự tồn vong của chế độ được đặt lên trên hết, trên cả quyền lợi của nhân dân.

Thứ ba, nếu anh trung thành mà lại khôn ngoan biết theo bè theo cánh anh có thể đạt được quyền lợi vô biên, chạm trần quyền lực. Còn nếu anh là một kỳ đà cản mũi đường đi của các đồng chí, anh không bao giờ có cơ hội lên cao.

Điều tiên quyết là anh phải được chiến hữu ủng hộ và lãnh đạo yêu thương cất nhắc. Trong một Đảng phái khép kín như Đảng Cộng Sản Việt Nam anh còn phải biết ẩn nhẫn chờ thời, biết đón chiều gió khéo léo che chắn mới mong hoạn lộ thênh thang.

Trở lại trường hợp của ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Nguyễn Bá Thanh hẳn chúng ta còn nhớ cách đây mười mấy năm không ai biết anh chàng Nguyễn Xuân Phúc là ai cả. Nhưng lúc ấy Nguyễn Bá Thanh đã được thiên hạ nhắc tên rất nhiều. Làm vua một cõi tiền bạc cả hai không thiếu, thủ đoạn cũng có thừa nhưng sao Nguyễn Xuân Phúc có thể leo cao chót vót trong khi Nguyễn Bá Thanh vẫn dừng chân ở chức Trung Ương Ủy Viên? Câu trả lời là Bá Thanh chính kẻ gian hùng, thủ đoạn tàn khốc, đã xuống tay hạ độc thủ thiếu tướng công an Trần Văn Thanh quá tàn ác nên bị lãnh đạo kiềng mặt dè chừng.

Những kẻ ác chơi chung với nhau thói đời chẳng ai tin ai!

Trong khi đó Nguyễn Xuân Phúc thuần hơn, làm quan cộng sản không ai thiếu tiền để lót đường cũng như các thủ thuật chính trị nhưng Xuân Phúc biết nhường trên nhường dưới hơn Bá Thanh. Ông đã khôn ngoan, trọng thị và đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng rất chu đáo mỗi khi vị này thị sát miền Trung lúc còn là phó cho Thủ Tướng Phan Văn Khải. Bởi vậy khi cần kẻ trợ lực lúc trở thành Thủ Tướng, Ba Dũng đã nghĩ ngay đến Nguyễn Xuân Phúc và nâng đỡ vị cựu Bí Thư Quảng Nam lên tới Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Rõ ràng trong những kẻ cơ hội mà chọn thằng ít gian hùng vẫn hơn là thằng nhiều gian hùng.

Lan man về vài nhân vật của chế độ là vậy còn đương kim Thủ Tướng của chúng ta thì như thế nào?

Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là quân nhân. Ông gia nhập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ rất sớm, khi mới 12 tuổi, là thiếu sinh quân du kích. Trải đủ cấp bậc từ lính lác lên tới Thủ Tướng của một quốc gia trong một chế độ khép kín như Việt Nam rõ ràng chẳng hề đơn giản. Những nước cờ chồng chéo, những liên hệ dây mơ rễ má của những kẻ cơ hội có thể làm đau đầu những người tìm hiểu về bàn cờ chính trị Việt Nam thời hiện đại.

Nhiều người chê Nguyễn Tấn Dũng chỉ là y sỹ, là lính kiểng nhưng trong chiến trường thực tế thì y sỹ hay lính chiến đấu cũng đều cầm súng cùng nếm mùi gian khổ như nhau. Nguyễn Tấn Dũng đã trải đủ qua cuộc chiến gian nan và phục viên với cấp bậc thiếu tá năm 1981. Vào thời đó ít người để ý đến viên thiếu tá này nhưng nếu biết rằng sau đó 14 năm Nguyễn Tấn Dũng đã là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ tức là ngang chức Trung Tướng hẳn nhiều người sẽ ngộ ra rằng việc ông phục viên và đi học Trường Đảng cao cấp là một cơ cấu tính trước của các bậc đỡ đầu. Người đỡ đầu nặng ký nhất của ông chính là Đại Tướng Lê Đức Anh nguyên Tư Lệnh Quân Khu 9, Quân Khu 7 và một đàn em của vị tư lệnh này nữa là cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu. Năm 1974 thượng tá Lê Khả Phiêu là chính ủy Quân Đoàn 2 nhưng quá mê gái để bị tai tiếng nên được các đàn anh Thanh Hóa cho lánh vào Quân Khu 9 trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam đã sắp hạ màn. Sự kết hợp giữa Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu đã gây một mối họa to lớn cho dân tộc Việt Nam sau này. Lê Đức Anh là cánh hẩu của Lê Đức Thọ từ năm 1979 khi Lê Đức Thọ được Bộ Chính Trị phân công làm Trưởng Ban Chính Trị Đặc Biệt phụ trách chiến trường Campuchia nên đã được bậc trưởng thượng này lựa chọn cho thành phần kế cận. Thời gian Nguyễn Tấn Dũng phục viên cũng chính là lúc Lê Đức Anh được Sáu Búa kéo lên Trung ương và trao vào tay ông chức Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, một bàn đạp để nắm luôn chức Bộ Trưởng. Khi đó trong quân đội có nhiều sỹ quan kiên trung rất phản đối việc này vì tài năng của ông thua xa nhiều vị tướng khác như Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái… cho nên với một chàng thiếu tá trong thời bình như Ba Dũng việc ngoi lên thành tướng lĩnh cao cấp sẽ rất khó khăn và dễ bị soi. Bởi vậy Ba Dũng mới được sắp xếp chuyển qua bên chính quyền và những công tác của Ba Dũng tại Kiên Giang chỉ là nền tảng cho vị Thủ Tướng tương lai bay lên như hỏa tiễn tiếp đó. Năm 1982 Ba Dũng mới chỉ là Phó ban tổ chức cán bộ của Kiên Giang nhưng 4 năm sau đã là Bí Thư Tỉnh Ủy và có chân trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. 9 năm sau nữa, trong Đại Hội 8 Ba Dũng đã là Ủy Viên Bộ Chính Trị phụ trách kinh tế cho các cụ và nằm trong Ban Thường Vụ 5 người, tức là thành phần cao cấp nhất gồm Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Chủ Tịch Lê Đức Anh, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Lê Khả Phiêu. Cả nhân vật mới là Dũng và Phiêu được cơ cấu vào Thường Vụ nhằm nắm chắc chức Tổng Bí Thư và Phó Thủ Tướng thường Trực. Vị trí của Ba Dũng đến lúc này đã vững như bàn thạch vì được chung vai với các vị bô lão. Cũng như Lê Đức Anh, đối với Ba Dũng thì Đỗ Mười cũng rất ưu ái vì ông này cũng là đàn em ruột của Lê Đức Thọ. Còn Võ Văn Kiệt trong chiến tranh cũng là bạn chiến đấu với các bậc cha chú của Ba Dũng. Bởi vậy việc Ba Dũng chưa ra giành chức Thủ Tướng với Phan Văn Khải thời điểm năm 1997 là vì ông còn trẻ quá, mới chỉ có 48 tuổi. Nhưng với chức Phó Thủ Tướng thường trực trong tay thì ông có thể tự quyết được vận mệnh chính trị của mình. Và như chúng ta đã thấy sau khi Phan Văn Khải nghỉ không ai khác hơn Nguyễn Tấn Dũng điều hành chính phủ Việt Nam.

Hiện nay trong tầng lớp lãnh đạo thượng tầng, quyền lực của Ba Dũng là áp đảo. Đối với một người được cơ cấu để cố ý leo lên đến đỉnh cao như Ba Dũng thì mọi miếng võ chính trị đều được ông nắm chắc và từng dùng. Vào Đảng từ năm 18 tuổi trải qua 45 năm tôi luyện trong chế độ độc tài và hơn 30 năm lăn lộn trong chính trường có lẽ không ai qua được Ba Dũng về các thủ đoạn đấu đá. Và tất nhiên để ngoi lên tới chức Thủ Tướng ông đã ban phát chức vụ và bổng lộc cho không biết bao nhiêu chiến hữu trong phe đảng để tạo chân đứng vững chắc cho mình. Trong đảng bộ khối chính phủ Ba Dũng trấn áp quần hùng không chỉ với tư cách Thủ Tướng mà còn với tư cách Ủy viên Bộ Chính Trị kỳ cựu nhất, từ Đại Hội 8 trước Phùng Quang Thanh hai khóa và Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc 3 khóa. Ba Dũng tự quyết tự tác thành lập các Tổng công ty, các Tập Đoàn ăn hại cũng như điều hành kinh tế quốc gia rất tùy hứng. Trong 2 nhiệm kỳ của ông tham nhũng đã băng hoại thành quốc nạn với các nhóm lợi ích được hình thành và tồn tại vững chắc trong mọi ngóc nghách xã hội Việt Nam trong khi mọi tiếng nói phản biện của các nhân sỹ trí thức đều bị ông dập tắt từ trong trứng nước. Bên ngoài Chính Phủ các chiến hữu của ông như Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Hòa Bình… đang cài cắm khắp nơi.

Trong khi đó 2 đối thủ đồng chí của ông, người thì nắm chức vụ Chủ Tịch không thực quyền người thì dù là Tổng Bí Thư nhưng lại mải nghiên cứu lý luận kiêm lú lẫn trung ương không hề giỏi các thủ đoạn bằng Ba Dũng. Trong cuộc đua vào chức Tổng Bí Thư Đại Hội 11 vừa qua, Ba Dũng không toại nguyện là vì phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả kinh tế lụn bại và sự đổ vỡ của Vinashin cũng như các Tổng Công Ty nhưng các đối thủ của Ba Dũng cũng không thể lên được. Các bên đã thỏa hiệp bằng ông bù nhìn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bàn giấy đặc trưng. Tuy vào Bộ Chính Trị cũng từ ngay sau Đại Hội 8 nhưng đương kim Tổng Bí Thư suốt ngày nghiên cứu lý luận Mác Lênin và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng để tâm gì đến thời cuộc thực tế và bàn cờ chính trị thế giới. Còn Trương Tấn Sang tuy cũng tham gia cống hiến cho chế độ từ ngày còn chiến tranh nhưng đương đầu với Nguyễn Tấn Dũng ông cũng chưa phải đối thủ. Những người đỡ đầu Tư Sang so với Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Đức Anh còn dưới cơ rất xa. Ngay Nguyễn Văn Linh còn sợ Lê Đức Thọ như sợ cọp và Đỗ Mười cũng luôn lấn át được Nguyễn Văn Linh ngay cả khi ông này là Tổng Bí Thư đương nhiệm. Họp Bộ Chính Trị để quyết về đổi mới triệt để, 12 trên 14 ủy viên tán thành nhưng chỉ một mình Đỗ Mười bác thì Nguyễn Văn Linh cũng không dám thông qua. Vì ông biết sau lưng Đỗ Mười còn có Lê Đức Thọ và những anh lớn khác nữa. Bí Thư Sài Gòn Võ Trần Chí thì đã rụng từ lâu, trong khi Võ Văn Kiệt thì đổi mới ba phải. Nói chung những nhân vật miền Nam không có trọng lượng khi tranh giành vị trí thống lĩnh nên Tư Sang bây giờ muốn mạnh động cũng không có lực lượng hậu thuẫn trong tay, chỉ lu loa cho sướng miệng nhằm tư lợi cho phe nhóm. Ba Dũng ngược lại được kèm cặp triệt để vì ông được coi là Thái Tử chính thức của Lê Đức Anh và nhóm Lê Đức Thọ.

Chế độ Cộng Sản là một chế độ độc tài toàn trị và bản chất của nó là chuyên chế trấn áp. Do không có cơ chế kiểm tra chế tài với bộ máy nên nó đã trở thành một sự vận hành giống như là tương tác với âm binh mà không điều khiển được âm binh. Tham nhũng đã ăn sâu vào xương tủy đất nước Việt Nam trong bối cảnh các nhóm lợi ích ngày càng lan rộng và xảo quyệt. Thành phần cơ hội và tham lam này luôn biến hóa và băng hoại khôn lường. Họ dư sức hiểu nếu Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang hạ được Nguyễn Tấn Dũng thì lợi lộc của họ cũng bị mất đi trong khi sự sụp đổ của thể chế vẫn là không thể cứu vãn. Bộ máy ưu tú của Đảng tài ba đến nỗi họ biết phải làm một điều gì đó trong thế cùng đường của độc tài chính trị nhưng không biết sẽ làm gì cụ thể. Nếu các phe nhóm để phe trung thành với định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà cầm quyền rồi cũng sẽ chỉ biết in tiền ăn dần cho tới lúc tiền là giấy lộn. Trong khi nếu họ cùng bảo vệ Nguyễn Tấn Dũng tại vị thì các chiêu phù thủy của ông Thủ Tướng âm binh này vẫn được biểu diễn và sự vơ vét của các nhóm lợi ích vẫn được kéo dài ngày nào hay ngày đấy trước khi họ kịp hạ cánh an toàn. Đó là chưa kể các đàn em của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Phùng Quang Thanh cũng là một lũ tham nhũng hại dân không thua gì phe Ba Dũng, sự đấu đá quyền lực của họ chỉ nhằm phân chia lợi ích cho các bên đỡ thua thiệt hơn mà thôi. Ba Dũng có xuống thì những con sâu khác nhảy lên sẽ chẳng hơn gì. Nếu mọi biến động lẻ tẻ gần đây chưa đủ để làm chế độ sụp đổ thì các phe nhóm sẽ không dại gì lại rút dây để động rừng. Họ sẽ thỏa hiệp với nhau và kẻ thua cuộc lớn nhất sẽ vẫn chính là nhân dân. Mọi động thái những ngày qua chỉ là sự củng cố quyền lợi của những kẻ cầm quyền và như vậy Nguyễn Tấn Dũng vẫn rất khó bị hạ bệ. Chưa kể dù để bảo vệ chế độ mà hạ Ba Dũng thì cũng chỉ có tác dụng hình thức. Ba Dũng phía sau sân khấu thực chất vẫn nắm được các nhân vật trọng yếu của bộ máy và cầm chịnh kinh tế quốc gia trong tay ông dư sức khuynh đảo sân khấu chính trị Việt Nam. Ta thấy những ngày qua các hoạt đông thâu tóm ngân hàng và chiếm đoạt tài sản quốc gia mang hơi hướng maphia Nga đã được nhóm Ba Dũng thực hiện siêu tốc. Bài học thực quyền này đã được Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh thực hành từ mấy chục năm trước rồi. Lê Đức Thọ tuy chỉ giữ chức Trưởng ban tổ chức Trung Ương nhưng được Lê Duẩn tin cậy nên sắp đặt bàn cờ chính trị của Đảng Cộng Sản suốt 30 năm áp đảo ngay cả Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh chứ đừng nói cỡ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt. Lê Đức Anh thời trước tuy là Chủ Tịch nước nhưng thực quyền bao trùm nắm cả an ninh, quốc phòng, đối ngoại và đã giật dây cho Pháp Lệnh Tình Báo ra đời để Tổng Cục 2 nắn gân được tất cả các lãnh đạo cao cấp của Đảng vốn toàn những kẻ cơ hội ném đá dấu tay, tham nhũng đầy mình. Trong Bộ Chính Trị thời đó tiếng nói của Lê Đức Anh là có trọng lượng nhất. Phe Tư Sang và Trưởng Ban Lú Lẫn Trung Ương dàn mưu tính kế thì Nguyễn Tấn Dũng cũng xảo quyệt khôn lường tìm cách đối phó chứ đâu phải tay mơ mà ngồi chờ bị tấn công.

Đối với Nguyễn Tấn Dũng, để hạ bệ ông chỉ có nhân dân mới là những người hành động đích thực. Khi sự kiên nhẫn của xã hội đã hết, sức mạnh của nhân dân sẽ bùng lên trong chốc lát và giật sập bạo quyền. Những vụ biểu tình trong những ngày qua của nông dân mất đất và các giáo dân thật sự mới là mối đe dọa lớn đối với đương kim Thủ Tướng Việt Nam. Nếu nhân dân Việt Nam ý thức được vận mệnh quốc gia nâng cao dân trí, cập nhật những kiến thức và giá trị dân chủ để đấu tranh bản lĩnh và trí tuệ hơn thì ngày đạp đổ chế độ độc tài này sẽ không còn bao xa nữa.

Nguyễn Xuân Chi.

TAM73F
07-30-2012, 07:46 PM
Đi ăn buffet ở Việt Nam

Mời Quý Vị coi dân"thanh lịch" xã hội chủ nghĩa đi ăn buffet...!!!

<iframe width="853" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/4Iy_b8xjNSU" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

---------------------////////////----------------------


NICO CHỬI BẬY Ở SÂN BAY ,công an bị chửi tơi bời .Lủ Ma Quỷ tự hại nhau !!!

Vì không có CMND nên sư thầy/sư cô, sinh năm 1991, không được lên máy bay và đã bị từ chối 2 lần, sư thầy đành chơi chiêu chửi mắng và treo cổ tự tự tại quầy check-in...nhưng tự tử không thành

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=PL533VIen4w



<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/PL533VIen4w" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


ĐM chúng mày này chúng mày không cho tao bay à ...... đm chúng mày này ... chúng mày thích quay không, chúng mày nhìn tao à, bỏ tao ra tao không làm gì cả . . . đm 2 thằng chúng mày này.

TAM73F
08-13-2012, 10:59 PM
Khi Bà Ngoại xuống đường !

<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/hqPmSVyI62M" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
08-13-2012, 11:00 PM
Khi Bà Ngoại xuống đường !

<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/hqPmSVyI62M" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>



Đêm nay Bà Ngoại không ngủ!

<iframe width="960" height="720" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/E2o4sNxxwFw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
08-14-2012, 06:59 AM
Tin Sốt Dẻo: Nhân viên cao cấp Tòa Đại Sứ Úc Đại Lợi ngoại tình với Đại tá Tình Báo Việt Gian Cộng Sản.

Trade official in spy sex scandal

The Age - 13 August 2012
http://www.theage.com.au/opinion/political-news/trade-official-in-spy-sex-scandal-20120812-242sm.html


Elizabeth Masamune.


A HIGH-RANKING Australian embassy official had a secret affair with a Vietnamese spy colonel accused of receiving up to $20 million in suspected bribes from a subsidiary of the Reserve Bank of Australia.


Senior trade commissioner Elizabeth Masamune, who held a top-secret Australian security clearance, met Colonel Anh Ngoc Luong, a top official in Vietnam's state intelligence network, in the early 2000s when she was based in Hanoi.


At the time, Colonel Luong was working with RBA firm Securency to win a huge plastic banknote contract with Vietnam's central bank. Last year Colonel Luong was accused in court by Australian prosecutors and federal police of receiving up to $20 million in suspected bribes from Securency.


Colonel Anh Ngoc Luong.


Diplomatic sources have confirmed that while Ms Masamune was encouraging Securency to make substantial payments to Colonel Luong in return for his help winning contracts, she was also intimately involved with him.


She did not declare the details of her relationship with the colonel to the Department of Foreign Affairs and Trade or Australia's intelligence agencies while she was posted to the communist country.


As Australia's most senior trade official in Vietnam, Ms Masamune would have regularly received classified Australian government briefings.


A senior diplomatic source said Colonel Luong is listed by Australian agencies as a colonel in Vietnam's spy agency, the Ministry of Public Security.


He is known to be part of the inner circle of Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and a "bagman" for top Vietnamese officials.


It is understood that when Securency executives complained about the large amount of money it was paying to him, Ms Masamune told them it was the price of doing business in Vietnam.


Revelation of the affair will reignite pressure on Prime Minister Julia Gillard to set up a broad inquiry into the extent to which senior Austrade and RBA officials supported or covered up bribery and engaged in other improper behaviour.


Deputy Opposition Leader Julie Bishop yesterday said she would seek answers from Trade Minister Craig Emerson about when he became aware of matters involving Ms Masamune and whether he had made any referral to federal police or other security agencies. ''Given the seriousness of the allegations, it's vital the government disclose its full knowledge,'' she said.


Ms Masamune is one of several Australian officials who directly or indirectly facilitated Securency's allegedly improper dealings, which prosecutors have claimed involved payment of multimillion-dollar bribes in Vietnam, Malaysia and Indonesia. Austrade assisted Securency and Note Printing Australia, another RBA subsidiary, in 49 nations between 1996 and 2009.


NPA is alleged to have bribed officials in Malaysia, Indonesia and Nepal. Between 1999 and 2009 - and with Austrade's knowledge and sometimes direct support - Securency hired not only a Vietnamese spy colonel but also a Malaysian arms dealer and a convicted South African criminal. These men acted as the RBA firm's overseas agents as part of a scheme police now allege was a front for paying bribes.


The Age first reported last December on documents released under freedom-of-information laws detailing how Ms Masamune, now Austrade's Sydney-based general manager for east Asian growth markets, knew in 2001 of Securency's financial dealings with Colonel Luong.


Internal Austrade documents indicate senior trade officials knew of Colonel Luong's links to Vietnam's Ministry of Public Security as early as 1998. Despite Australia introducing laws in 1999 banning payments to foreign officials, no one in Austrade warned Securency it might be acting illegally by paying him.


In January 2001, Ms Masamune told Securency she would ''stay in touch with Anh [Colonel Luong] and follow up on the letters he needs to write to you regarding other financial issues''.


Two months later, Securency sent an email to Ms Masamune stating: ''In the case of Vietnam, we are doing more than we have for any other country, especially in terms of financial commitment, which we are regarding as an investment.''


She was also copied in on emails that outlined Colonel Luong's March 2001 plan to travel to Australia for ''discussion and signing amendment concerning" the payments he was receiving from Securency.


Ms Masamune also told Securency she would lobby the Immigration Department to issue Colonel Luong with a ''super-quick'' visa. She helped facilitate a trip to America by him and other Vietnamese officials and paid for by Securency.


Ms Gillard and Treasurer Wayne Swan have repeatedly resisted calls for a broad inquiry into the bribery scandal.


The federal police inquiry into the scandal was sparked by revelations in The Age in 2009, but it has been limited to investigating and charging with bribery offences former executives of Securency and Note Printing Australia.


Committal hearings for alleged bribery offences by up to eight former Securency and NPA executives begin today in Melbourne. The AFP has not investigated the role of government agencies in the scandal, despite extensive evidence Australian officials were aware of or involved in some of Securency and NPA's overseas dealings.


When contacted last night by The Age, Ms Masamune made no comment.

http://www.theage.com.au/opinion/political-news/trade-official-in-spy-sex-scandal-20120812-242sm.html


---------------------------///////////////////----------------------------

TAM73F
08-23-2012, 10:33 PM
XHCN VN ... Vì sao Bầu Kiên bị bắt ?
Giáo sư Carlyle Thayer
Gửi cho BBC từ Australia thứ năm, 23 tháng 8, 2012

Dư luận bị sốc vì vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 21/8 về việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Ông Kiên nằm trong số 100 doanh gia giàu nhất Việt Nam. Trong cùng ngày, trang web chính thức của chính phủ (chinhphu.vn) cũng có tuyên bố ngắn gọn về các dữ kiện trong vụ bắt ông Kiên.

Ông Kiên bị cáo buộc không có giấy phép và đăng ký hợp lệ cho ba công ty mà ông là giám đốc. Những công ty này có thể đã có những hoạt động thương mại trái phép.
Vụ ông Kiên hiện đang được Tổng cục Cảnh sát Chống Tội phạm điều tra. Hình phạt cho "các hoạt động kinh doanh trái phép" gồm các mức từ phạt tiền 50 triệu đồng tới hai năm tù giam.

Không ai ở Việt Nam có được tài sản lớn mà không có quan hệ mật thiết với các thành viên quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không ai tầm cỡ như ông Kiên có thể bị bắt mà không có chuẩn thuận chính trị từ các cấp cao nhất. Và cuối cùng, nơi truyền thông cũng không đưa tin về một vụ tầm cỡ như thế này ... nếu không có sự đồng ý trước. Rõ ràng là ông Kiên đã bị đánh úp.

# Trói tay' ông Kiên

Có hai cách lý giải vụ bắt ông Kiên và chúng không loại trừ lẫn nhau. Cách lý giải thứ nhất là ông Kiên là nạn nhân của chiến dịch hiện nay nhằm siết chặt quản lý trong lĩnh vực thương mại và ngân hàng. Trong tám tháng qua, Việt Nam đã tập trung vào tệ tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước và các đại công ty như Vinashin và Vinalines. Giờ tới lượt khu vực tư nhân bị nhắm tới.

Chiến dịch hiện nay được sự hỗ trợ của cơn sóng ngầm giận dữ đối với các nhân vật giàu có đang nổi từ phía người dân ở tầng đáy của xã hội. Những người giàu có như ông Kiên và bà Yến bị tầng lớp dưới đáy trong xã hội Việt Nam không ưa mến.

Sự giận dữ này đã xuất hiện trên một tờ báo của cựu chiến binh vốn đã có cuộc tấn công công khai đầu tiên bà Đặng Thị Hoàng Yến, doanh gia giàu có khi đó còn là Đại biểu Quốc hội. Trong vụ ông Kiên, một tờ báo cũng đăng ảnh chi tiết về lối sống xa hoa của ông với những dòng xe đời mới nhất, biệt thự đẹp đẽ có cả bể bơi. Cái gọi là giới trung lưu ở Việt Nam cũng căm giận những người giàu có. Nhiều cán bộ đảng và nhà nước đã cải thiện đáng kể cách sống của họ nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Nhưng giờ họ đang gặp khó khăn trong tình hình kinh tế khó khăn với lạm phát cao và tiền đồng mất giá. Sự mất giá của đồng Việt Nam cũng ảnh hưởng tới khả năng chu cấp cho con cái đi học nước ngoài của giới trung lưu. Ông Kiên cũng có những người gièm pha và cả kẻ thù. Ông đã xung đột với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về các cáo buộc bê bối. Ông gây hiềm khích khi lập cơ quan điều hành giải bóng đá của riêng ông.

Ông Kiên cũng được cho là có liên quan tới tranh chấp về việc điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương Tín Sài Gòn, hay Sacombank. Rất có thể một số nhân vật trong các cuộc cãi vã này đã nhờ vả vào sự can thiệp ở cấp cao để trói tay ông Kiên.

# / 'Bất ổn chính trị'

Cách lý giải thứ hai là ông Kiên là nạn nhân của đấu đá nội bộ giữa các chính trị gia cao cấp. Kể từ khi Việt Nam theo đuổi chính sách Đổi Mới với mức tăng trưởng kinh tế cao, nhà nước đã trở nên mạnh hơn đảng. Mức tăng trưởng cao mà nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ súy đã kéo theo sự bùng nổ các hoạt động thương mại khó có thể quản lý hiệu quả. Những thiếu sót này về căn bản được bỏ qua khi nơi mọi việc thuận buồm xuôi gió ... nhưng giờ đây kinh tế Việt Nam đang gặp qua sự khó khăn và những yếu kém này càng lộ rõ.

" Các mặt trái của chính sách tăng trưởng cao của Thủ tướng Dũng đã khiến nhiều người trong bộ máy đảng sợ bất ổn chính trị. Những người này có vẻ được chủ tịch Trương Tấn Sang ủng hộ. " Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Liên minh của ông Sang lại gây sức ép lên Tổng Bí thư Đảng đòi phải có hành động. Năm ngoái liên minh này đã thành công trong việc bóc trần vụ scandal lớn ở Vinashin, một trong những đại công ty được thủ tướng ưu ái. Thủ tướng Dũng đã bị buộc phải nhận trách nhiệm cá nhân trước Quốc Hội.

Tiếp theo đó, liên minh đã có những bước đi để thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí đứng đầu Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng do chính ông lập ra và chỉ đạo.
Vị thế của thủ tướng tiếp tục lung lay khi có tin tức về vụ scandal Vinalines, một tập đoàn khác mà ông o bế. Chiến dịch chống tham nhũng giờ đã được mở rộng nhắm tới các doanh nghiệp nhà nước khác.

# / Trách nhiệm trước đảng

Hiện tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những người ủng hộ ông đang thúc đẩy chiến dịch phê và tự phê trong tầng lớp lãnh đạo bao gồm toàn bộ các ủy viên trung ương, kể cả các vị trong Bộ Chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng và đồng minh đang đẩy mạnh 'phê và tự phê' Mục tiêu của chiến dịch là xác định sai sót trong một số lĩnh vực, kể cả cải cách doanh nghiệp nhà nước và chống tham nhũng.

Những người thúc đẩy chiến dịch này hy vọng họ có thể kéo lại được quyền lực để Đảng có thể kiểm tra và giám sát chính quyền hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là gỡ bỏ một số mạng lưới tài sản và quyền lực không chính thức đang hoạt động ngoài vòng pháp luật. Vụ bắt giữ ông Kiên cần được đặt trong bối cảnh này.

Chiến dịch phê và tự phê không nhằm để hạ bệ ông Dũng mà nhằm để buộc qua hệ thống hành chính trung ương - Thủ tướng, Chính phủ và các bộ trưởng - chịu trách nhiệm nhiều hơn trước Đảng.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Việt Nam và hiện là giám đốc hãng tư vấn Thayer Consultancy ở Úc.

----------------------//////------------------------



XHCN VN : Xì-căng-đan ... Ngân Hàng loan rộng !?!
"Cựu” Tổng giám đốc ngân hàng ACB bị bắt
RFI / Thụy My

Bản tin vào cuối giờ chiều nay 23/08/2012 của hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết, Việt Nam vừa bắt giữ thêm một lãnh đạo ngân hàng quan trọng nữa: ông Lý Xuân Hải, người vừa từ nhiệm chức Tổng giám đốc ngân hàng ACB. Như vậy công an đang mở rộng điều tra vụ Nguyến Đức Kiên, vốn đang làm rúng động thị trường, dẫn đến việc rút tiền hàng loạt.


Hãng tin Pháp trích tin từ báo chí Việt Nam nói rằng, vào lúc 19 giờ 15 hôm nay (giờ Việt Nam), cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, và bắt tạm giam ông Lý Xuân Hải vì hành vi “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) loan báo tin ông Lý Xuân Hải từ nhiệm chức Tổng giám đốc. Công an cũng đã khám xét nhà ở và văn phòng làm việc của ông Lý Xuân Hải.

Theo AFP, việc ông Hải bị bắt sẽ gây khó khăn thêm cho ngân hàng ACB. Trước khi có tin này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã khuyến cáo các nhà đầu tư bình tĩnh để tránh bị thiệt hại.

Hãng thông tấn Pháp dẫn lời chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer nhận định, vụ bắt ông Lý Xuân Hải mang lại một tầm vóc mới cho xì-căng-đan trùm tài chính Nguyễn Đức Kiên. Giáo sư Thayer cho rằng đây là một ván bài mới, và rõ ràng lãnh vực tư nhân đang bị giám sát. Các chuyên gia khác cảnh báo, xì-căng-đan lớn dần có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lãnh vực ngân hàng vốn nhạy cảm.

Nhiều tờ báo Việt Nam đã đăng ảnh lực lượng công an đưa ông Lý Xuân Hải về nhà riêng ở quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện lệnh khám xét. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tất cả những bài báo này đã bị rút xuống.

------------------//////-----------------

TAM73F
08-30-2012, 10:19 AM
Metro Saigon‏

Saigon sửa soạn sống với cát bụi công trường..



'Metro sẽ là mạch máu giao thông của TP HCM'

Sáng nay, trong lễ khởi công tuyến metro đầu tiên của VN, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng yêu cầu TP HCM thực hiện đúng tiến độ đã cam kết. Dự án này được đánh giá là bước ngoặc thay đổi phương tiện giao thông của TP.
>Khởi công tuyến tàu điện ngầm 2 tỷ USD
>Tuyến tàu điện ngầm 2 tỷ USD trong tương lai

Sáng 28/8, UBND TP HCM đã tổ chức lễ khởi công tuyến tàu điện ngầm số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tuyến tàu điện đầu tiên của cả nước. Tham dự lễ có Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Yasuaki Tanizaki, lãnh đạo TP HCM, Bình Dương cùng đại diện người dân bị giải tỏa để nhường đất cho dự án.


Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, cùng lãnh đạo TP HCM bấm nút khởi công dự án tuyến metro số 1 sáng 28/8. Ảnh: Hữu Công.


Theo Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân, thành phố đã được xác định là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của cả nước. Vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ưu tiên xây dựng, phát triển thành phố bền vững. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên của cả nước nên quá trình xây dựng đã gặp rất nhiều khó khăn từ vốn, trình độ kỹ thuật cho đến cả chính sách. Nhưng với sự nỗ lực của thành phố, cùng sự hỗ trợ của các bộ ngành và Chính phủ Nhật Bản, dự án đã được chính thức khởi công.

"Thành phố cũng xin cám ơn bà con, những người đã hy sinh lợi ích của mình, nhường đất cho dự án để góp phần xây dựng thành phố mang tên Bác ngày càng hiện đại, phát triển", Chủ tịch Lê Hoàng Quân nhấn mạnh. Để thực hiện dự án này, gần 1.200 hộ dân và hơn 300 đơn vị, cơ quan đã phải di dời.



* Clip mô phỏng hành trình của tuyến tàu điện ngầm


Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã gửi lời chúc mừng của Chính phủ đến nhân dân thành phố, đồng thời cũng yêu cầu UBND TP, Sở GTVT cũng như chủ đầu tư và nhà thầu cần nỗ lực để dự án được thực hiện đúng tiến độ đã cam kết, góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn. Đồng thời góp phần vào việc phát triển đô thị và kinh tế xã hội của thành phố.






Phối cảnh tuyến metro số 1.


Theo ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị, cùng với các dự án giao thông trọng điểm khác, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn cho mục tiêu phát triển giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông. "Đây sẽ là mạch máu giao thông của một đô thị hiện đại, góp phần vào việc phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội của thành phố", ông Lương nói. Trong khi đó, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Yasuaki Tanizaki đánh giá "dự án metro số 1 sẽ là bước ngoặt thay đổi phương tiện giao thông của người dân".

Dự kiến, tuyến metro số 1 sẽ được hoàn thành cuối năm 2017 và chính thức đưa vào sử dụng vào đầu năm 2018. Theo thiết kế, khả năng vận chuyển của tuyến Bến Thành - Suối Tiên là 186.000 khách mỗi ngày, đến năm 2020 vận chuyển được 620.000 khách và vào năm 2040 lên đến 1.020.000 hành khách. Với tốc độ tàu metro chạy từ 40 đến 60km/h trên lộ trình Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km chỉ mất khoảng 30 phút (cứ 5 phút có một chuyến xuất bến và tàu dừng ở mỗi ga bình quân 1,5 phút để đón và trả khách).

Việc triển khai dự án tuyến metro số 1 còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đô thị dọc tuyến như quận 2, 9, Thủ Đức (TP HCM) và Thị xã Dĩ An (Bình Dương). Trong tương lai, tuyến metro này có thể được kéo dài đến thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và đấu nối với tuyến đường sắt liên vùng đến thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương).







Sơ đồ toàn tuyến metro số 1.





Metro là tàu điện chạy trong đô thị có sức vận chuyển khối lượng lớn, là loại tàu điện (giống loại tàu lửa) nhưng chạy bằng điện (không sử dụng đầu kéo Diesel như tàu lửa). Tàu gồm toa có động cơ xen lẫn toa không động cơ chạy bằng điện. Tùy theo lượng hành khách đi lại vào giờ cao điểm mà tàu có từ 3 đến 6 toa và chạy giãn cách khoảng 3 đến 10 phút.

Ngoài tuyến metro số 1, TP HCM dự kiến xây dựng thêm 6 tuyến metro khác gồm:

Tuyến số 2 (Thủ Thiêm - bến xe Tây Ninh) dài khoảng 20 km.
Tuyến số 4 (Nguyễn Văn Linh - cầu Bến Cát) dài 24 km.
Tuyến số 5 (cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc) dài khoảng 17 km.
Tuyến số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm) dài 6 km.
Riêng tuyến metro số 3 dài khoảng 23 km được tách làm hai:
Tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên).
Tuyến 3B (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước).


Hữu Công

TAM73F
09-01-2012, 07:18 AM
.Tây đi Taxi ở Việt Nam Xả Hội Chủ Nghỉa hiện nay .

Đây là một clip video nói về hai người ngoại quốc về Hà Nội đi xe Taxi, xe ôm và xe tay.
Họ biết tiếng Việt nhưng không nói ra để xem người VN hành nghề này có ăn gian nói dối không.
Xem xong tôi có cảm tưởng là những chữ Tử tế, Lương thiện, Đạo đức đã không còn trong sách Tự Vị ở trong nước nữa. Đạo đức, Lương thiện, Tử tế trước đây vẫn được Tôn giáo - đây là Phật giáo - đề cao để người dân (phần lớn là hàng Phật tử) tuân theo, nghe lời Phật dạy nên tránh: Tham, Sân, Si. Bây giờ Giáo hội Phật giáo Việt nam lại đề cao tôn chỉ: Đạo pháp, Dân Tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội.Thành ra có lẽ vì thế cho nên chữ Đạo đức không còn trong Tự vị nữa chăng.
Trong Tự Vị để mọi người tra cứu có thêm nhiều tiếng mới, có nhiều nghĩa khác nhau hoặc diễn giải khó hiểu. Ngay như cụm từ mọi người thường thấy: "định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa" định nghĩa rất khó hiểu.
Những ông/bà Tây về Việt Nam đi xe Taxi, xe ôm phải chịu vậy thôi.

http://www.youtube.com/watch?v=sBhIyW30l3Q&feature=related

<iframe width="1280" height="720" src="https://www.youtube.com/embed/sBhIyW30l3Q" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
09-16-2012, 07:36 AM
Bộ trưởng nước Đức Philipp Rösler trả lời phỏng vấn của Spiegel Online trước chuyến công du Việt Nam 19/09/2012


Philipp Rösler, bộ trưởng kinh tế liên bang Đức gốc Việt Nam, được nhận làm con nuôi sang Đức từ lúc 8 tháng tuổi, hấp thụ giáo dục và trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn Đức, đã là một đề tài được nhắc đến trong truyền thông Đức và nhất là trong dư luận người Việt cả ngoài lẫn trong nước. Dư luận người Việt còn xem đó là một thành quả đáng kể của người Việt ở nước ngoài. Nhưng những quan sát từ lúc ông Rösler còn làm chủ tịch khối dân biểu Dân Chủ Tự Do (FDP) trong nghị viện tiểu bang Niedersachsen (Đức), chủ tịch bang bộ FDP Niedersachsen rồi bộ trưởng kinh tế tiểu bang Niedersachsen qua chức vụ bộ trưởng y tế liên bang cho đến bộ trưởng kinh tế liên bang Đức và chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do đã chỉ ra một hình ảnh khác về ông Rösler: đất nước nơi ông sinh ra không có trong ký ức của ông và không có gì gắn bó ngoài câu chuyện ông được các bà sơ cưu mang trong cô nhi viện, chỉ có diện mạo bên ngoài cho thấy gốc gác Việt Nam của ông. Ông tuyên bố: "Nước Đức là quê hương của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không có một chút ký ức nào. Tôi lớn lên ở Đức, ở đây tôi có gia đình tôi, có cha tôi và bạn bè của tôi".

Nhân chuyến công du của ông Rösler, Diễn Đàn Việt Nam 21 cũng như Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức đã gửi thư khuyến cáo ông bộ truởng Rösler lưu tâm về vấn đề vi phạm nhân quyền và môi trường tại Việt Nam.




Báo Spiegel Online ngày 14/09/2012 đăng trên mạng bài phỏng vấn Philipp Rösler của hai ký giả Roland Nelles và Severin Weiland. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng bản dịch tiếng Việt dưới đây.




Diễn Đàn Việt Nam 21

15/09/2012

www.vietnam21.info


SPIEGEL ONLINE: Thưa ông Rösler, ông sắp sang thăm Việt nam, đất nước nơi ông sinh ra, ông chờ đợi gì ở chuyến đi này?




Rösler: Tôi mong rằng chuyến đi này sẽ mang lại thuận lợi cho kinh tế Đức. Việt Nam là một nước đang trỗi dậy và như thế là một thị trường cho các doanh nghiệp của chúng ta. Tại đó trong những năm qua đã có khá nhiều biến chuyển, ngay cả trong việc mở rộng cửa cho tự do kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thử thách, thí dụ như trong các vấn đề về nhà nước pháp quyền.




SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi của ông đang được chăm chú theo dõi. Dù sao tiểu sử của ông cũng liên quan đến lịch sử hiện đại của đất nước này. Ông là đứa trẻ bị bỏ rơi trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Ông có biết gì về thời gian đó không?




Rösler: Tôi sống những tháng đầu tiên trong một cô nhi viện thiên chúa giáo ở Khánh Hưng, nay thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đó là năm 1973. Bản thân tôi chẳng nhớ gì cả. Sau này, cách đây vài năm tôi có đọc một bài báo của Cordt Schnibben trên Spiegel viết về cô nhi viện đó. Khoảng 3000 trẻ em đã được các bà sơ nuôi nấng trong suốt thời gian này. Các bà đã đặt tên và quy định ngày sinh của bọn trẻ để thuận tiện cho quá trình và thủ tục nhận con nuôi.




SPIEGEL ONLINE: Hai bà sơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông những tháng đầu tiên ở Khánh Hưng. Tháng 11/1973 ông được nhận làm con nuôi sang Đức. Nhà báo Michael Bröcker có nêu trong bài viết về ông là bà sơ Mary Marthe vẫn còn sống tại Việt Nam. Ông có liên lạc với bà ấy không?




Rösler: Chúng tôi có liên lạc với nhau sau khi tôi trở thành bộ trưởng y tế liên bang vào mùa thu năm 2009. Nhiều phóng viên sang Việt Nam gặp bà Mary Marthe và chụp hình bà ấy cầm ảnh của tôi trên tay. Về sau, bà ấy có gửi email cho tôi qua một bà sơ khác có địa chỉ email. Tôi rất cảm động về việc này




SPIEGEL ONLINE: Bà ấy viết gì cho ông?




Rösler: Bà ấy rất tự hào về những gì tôi đã đạt được.




SPIEGEL ONLINE: Ông có biết rõ về hoàn cảnh, lý do tại sao ông bị bỏ ở trước cửa cô nhi viện?




Rösler: Không, tôi chẳng bao giờ tìm hiểu chuyện ấy.




SPIEGEL ONLINE: Tại sao?




Rösler: Ai đi tìm cái gì thì chứng tỏ anh ta đang thiếu cái đó. Nhưng tôi không cảm thấy thiếu thốn gì cả.




SPIEGEL ONLINE: Ông chưa bao giờ có khát vọng muốn biết thêm mọi chi tiết?




Rösler: Không, chưa bao giờ. Nước Đức là quê hương của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không có một chút ký ức nào. Tôi lớn lên ở Đức, ở đây tôi có gia đình tôi, có cha tôi và bạn bè của tôi.




SPIEGEL ONLINE: Cách đây 6 năm, trong chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên cùng với bà nhà, ông đã không về thăm địa phương nơi có cô nhi viện đó. Phải chăng đó là một quyết định có chủ ý?




Rösler: Năm 2006 chúng tôi không hề biết nơi đó ở đâu. Thực ra tôi luôn tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ nhưng không tìm ra. Mãi khi đến Sài Gòn, vào phủ Tổng thống cũ thì mới tìm thấy giải đáp. Trong tầng dưới của nhà bảo tàng vẫn còn trung tâm tham mưu hành quân của Mỹ. Trên tấm bản đồ của Mỹ với các địa danh cũ tôi đã tìm thấy tên nó. Điều đó tôi không biết và chính anh thông dịch đã giải thích: Khánh Hưng, cũng như bao địa danh khác ở miền Nam, đã bị nhà cầm quyền mới đổi tên sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc.




SPIEGEL ONLINE: Sao ông không đến thăm chỗ đó?




Rösler: Khi đó tôi chỉ là du khách bình thường. Vợ chồng tôi cũng đi thăm đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ có điều chúng tôi rút ra kết luận rằng Sóc Trăng, như tên gọi ngày nay, chắc chắn không khác gì những vùng mà chúng tôi đã đi qua.




SPIEGEL ONLINE: Trong chuyến đi lần này ông có định sẽ tạt qua thăm nơi đó không?




Rösler: Tôi sang Việt Nam lần này với tư cách bộ trưởng kinh tế Đức, là người đại diện quyền lợi kinh tế Đức, chứ không phải đi tìm cội nguồn của mình.




SPIEGEL ONLINE: Ông có dự định sau này sẽ tìm về chỗ đó không?




Rösler: Không, chúng tôi không có dự định nào cả. Nơi đó không có ý nghĩa gì nhiều đối với tôi.




SPIEGEL ONLINE: Có những trẻ em con nuôi khác lại suy nghĩ khác hẳn, họ tìm hiểu rất kỹ về quá khứ của họ. Ông có chia sẻ với những người này không?




Rösler: Tôi có thể chia sẻ hoàn toàn với họ, nhưng mỗi trường hợp một khác. Trong gia đình tôi, tôi không hề cảm thấy thiếu thốn gì cả, vì thế tôi chưa bao giờ đặt vấn đề đó ra.




SPIEGEL ONLINE: Cha ông, người đã một mình nuôi ông sau khi li hôn, từ khi ông mới bốn tuổi, ông có hay nói chuyện với ông ấy về Việt Nam?




Rösler: Không, Việt Nam không là đề tài trong câu chuyện giữa hai chúng tôi. Khi tôi đã lớn, cha tôi có đặt tôi đứng trước gương và giải thích tại sao tôi lại khác những đứa trẻ khác.




SPIEGEL ONLINE: Ông cụ có giải thích tại sao hai cụ hồi ấy lại quyết định nhận ông làm con nuôi ?




Rösler: Vốn là quân nhân, trong thời gian học lái máy bay trực thăng tại Mỹ đầu thập kỷ bẩy mươi, cha tôi có quen một số đồng nghiệp Nam Việt Nam. Qua họ, ông được biết về sự bất hạnh do cuộc chiến gây ra, nhất là về trẻ mồ côi. Do vậy hai ông bà đã quyết định nhận con nuôi.




SPIEGEL ONLINE: Ông có nhận ra tính chất á châu nào của mình không?




Rösler: Diện mạo của tôi là một minh chứng rõ ràng. Nhưng tôi không biết võ á châu cũng như không thường ăn đồ á châu.




SPIEGEL ONLINE: Khi ông đi ra nước ngoài, có ai nhắc đến nguồn gốc của ông không?




Rösler: Thỉnh thoảng. Năm ngoái khi tôi đi với Angela Merkel sang Mỹ, có hai bộ trưởng gốc Á cũng hỏi thăm về nguồn gốc của tôi, và cả tổng thống Obama nữa. Ông ta tỏ ra ít ngạc nhiên hơn là những chính trị gia ở các nước khác. Dù sao thì nước Mỹ cũng là nước mang nhiều dấu ấn nhập cư.




SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi của ông cũng được phía Việt nam đặc biệt quan tâm. Khi ông tham gia chính phủ, một tờ báo bên đó đã viết: "Ông ta là người mình". Ông sẽ xử lý ra sao?




Rösler: Ông thử tưởng tượng ngược lại xem, một đứa trẻ Đức được nhận làm con nuôi ở một nước khác rồi làm chức lớn trong chính phủ. Ở bên này chắc chắn mối quan tâm cũng nhiều không kém.




SPIEGEL ONLINE: Ông sẽ không để chuyện này gây ảnh hưởng đến ông?




Rösler: Nước Đức là quê hương của tôi. Điều đáng ca ngợi ở nước chúng ta là những người với lý lịch khác thường vẫn có cơ hội thăng tiến. Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự khoan dung. Chế độ dân chủ của chúng ta và các thành công của chúng ta được tạo dựng không chỉ nhờ cơ chế kinh tế thị trường xã hội mà trước hết nhờ một xã hội tự do. Tại Việt Nam tôi sẽ nhấn mạnh điều này. Về lâu về dài, một nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được nếu không có tự do.




SPIEGEL ONLINE: Một đề tài cho các trẻ em con nuôi gốc Á ở Đức là chủ nghĩa chủng tộc ngấm ngầm hay lộ diện. Ông có bao giờ gặp phải vấn đề này không?




Rösler: Không, trong các quan hệ bình thường hằng ngày thì không.




SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam người cộng sản vẫn cai trị với chế độ độc đảng. Trong chuyến đi thăm này ông có nêu lên vấn đề tôn trọng nhân quyền?




Rösler: Tôi hoạt động trong Ủy ban Trung ương Người Công giáo (Đức), do đó việc mời các đại diện Thiên chúa giáo tham dự buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức ở Hà Nội cũng quan trọng đối với tôi. Giáo dân ở Việt nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Như thế, vấn đề này là một nhận thức rất quan trọng của tôi.




SPIEGEL ONLINE: Trong năm 2000 ông mới làm lễ rửa tội. Quyết định này có liên quan gì đến việc các bà sơ đã cứu ông?




Rösler: Điều đó không phải là nguyên nhân chủ yếu. Nhưng ai đã biết là các bà sơ phải chịu đựng nguy hiểm và vất vả như thế nào trong chiến tranh VN để cứu trẻ em mồ côi thì người đó sẽ không bao giờ quên.




SPIEGEL ONLINE: Ông không nói tiếng Việt. Ông có chuẩn bị tập vài câu cho chuyến đi này?




Rösler: Việc đó cường điệu quá. Xin nói cho rõ hơn : lẽ tất nhiên một phần của đời tôi đã gắn liền tôi với đất nuớc đó, nhưng tôi sang Việt Nam với tư cách là bộ trưởng kinh tế Đức!








Trần Việt dịch.
Nguồn: FDP-Chef Rösler - "Vietnam ist Teil meines Lebens", Spiegel Online 14/09/2012.
--------
www.vietnam21.info

-----------

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120919_roesler_vn_freedom.shtml

VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’
Cập nhật: 14:34 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012

Ông Roesler đã nhận bằng tiến sỉ danh dự ở Hà Nội

Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Là một lãnh tụ trẻ tuổi của đảng Tự do Dân chủ (FDP) trong chính phủ liên minh ở Đức, ông Roesler, người sinh ra năm 1973 tại Nam Việt Nam, đã nói về tự do hôm 18/9/2012 khi nhận bằng tiến sỹ danh dự viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.





Ông hối thúc chính quyền Việt Nam không chỉ tư nhân hóa và mở cửa thị trường, mà cần trao cho người dân thêm quyền tự do:

“Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”

Nhắc đến cơ hội cho bản thân là một người sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Đức, ông coi đó là ví dụ về sức mạnh của tự do:

“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”

"Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chức nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào."

Philipp Roesler

Là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, ông Roesler cũng nhấn mạnh với diễn giả trong buổi lễ ở Đại học Kinh tế Quốc dân, về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cũng như nói về sở hữu tư nhân.

Ông cũng nói điều kiện cho đầu tư là chữ tín của hợp đồng và niềm tin của đối tác với hợp đồng.

Theo hãng tin Đức DPA, các công ty Đức thường phàn nàn về việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.

Khi trao đổi với chính giới Việt Nam, ông Roesler cũng mang theo một danh sách 5 tù nhân lương tâm theo Thiên Chúa giáo bị bệnh mà Bộ Ngoại giao Đức nhờ ông chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả tự do cho họ, theo DPA.

Được biết chính phủ Đức cũng bày tỏ quan tâm vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bốn năm tù.

Berlin cũng theo dõi vụ xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.

Cùng đi với ông Roesler đi thăm Việt Nam và Thái Lan lần này có khoảng 50 đại diện các công ty Đức.


__._,_.___


-----------------------------oooooooooooooo----------------------------

Quan làm báo sưu tầm và chỉnh lý.


Đầy tớ nhân dân


CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'

Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn


Già mà lắm con là lão Đỗ Mười

Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh

Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp

Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết

*




Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu

Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá ''Nguyễn Tấn Dũng''

Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng

Gianmanh, trí trá là Nguyễn Sinh Hùng

Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa

*

Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân

Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh

Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền

Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ

Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng

*

Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng

Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh

Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận

Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang

Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải

*

Thầy ghét bạn khinh là Hồ Đức Việt

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng

Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan

Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải

*

Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh

Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm

Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri

Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân

Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng

*

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị

Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ

Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm

Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo

*

Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh

Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng

Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin

‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình

Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng

*

Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng

Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình

Cướp, Giết la làng là Thống đốc Bình

Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát

Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ

*

Quan làm báo sưu tầm và chỉnh lý.

----------------------------oooooooooo--------------------------

Hiện tượng phản-ngôn ngữ ở Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc


14.09.2012


Trên báo chí trong nước, thỉnh thoảng có một số người còn nhiều tâm huyết lên tiếng báo động về tình trạng khủng hoảng của tiếng Việt. Bằng chứng họ nêu lên thường là những cách viết tắt, cố tình sai chính tả hoặc pha nhiều tiếng nước ngoài của giới trẻ trên facebook hay các blog. Nhưng dường như chưa ai thấy điều này: sự khủng hoảng trong tiếng Việt chủ yếu nằm trong lãnh vực chính trị và xuất phát từ giới cầm quyền. Nó nằm ngay trong các nghị quyết của đảng, các bài diễn văn của giới lãnh đạo và, cụ thể nhất, trên trang báo Nhân Dân hay Tạp chí Cộng sản, rồi từ đó, lan đi khắp nơi, trên các cơ quan truyền thông cũng như ở miệng của các cán bộ và đảng viên các cấp.Không phải người ta không thấy những sự khủng hoảng ấy. Thấy nên phản ứng. Có ba loại phản ứng chính.Thứ nhất, không tin những gì chính quyền nói. Một trong những câu nói được nhắc nhở nhiều nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu, nguyên Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói”. Xin lưu ý: câu nói ấy chỉ thực sự gây tiếng vang và được phổ biến rộng rãi chủ yếu sau năm 1975, lúc ông Thiệu đã trở thành con người của quá khứ.Thứ hai, chính những người cộng sản, ngay cả cộng sản cao cấp, cũng thấy thẹn thùng khi sử dụng loại ngôn ngữ họ sáng chế và từng ra sức áp đặt lên xã hội. Có thể nêu lên hai ví dụ. Một là với chữ “đồng chí”. Trước, đó là cách xưng hô chính thức và phổ cập. Sau, nó chỉ hiện hữu trong các cuộc hội nghị. Nói chuyện với nhau, hầu như không ai gọi nhau là “đồng chí” nữa. Nghe chữ “đồng chí” là sợ: nó báo hiệu một màn đấu đá hoặc một tai họa (1). Ngay ở Trung Quốc, chính quyền cũng khuyên dân chúng hạn chế dùng chữ “đồng chí” trên các phương tiện giao thông công cộng (2). Hai là chữ “cộng sản”.Với nhiều người, kể cả đảng viên, cứ nghe người khác gọi mình là “cộng sản”, họ có cảm giác như nghe một lời chửi mắng. Chứ không có chút tự hào trong đó cả. Nhớ, đã khá lâu, trong một cuộc gặp gỡ ở Úc, một người là đảng viên khá cao cấp, hiện đang làm việc trong ngành truyền thông ở Việt Nam, nhắc đến cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản (1991 & 1996) của tôi, rồi hỏi: “Sao anh không đặt nhan đề là ‘Văn học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’ nhỉ?” Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Thế có khác gì nhau không?” Anh ấy đáp: “Khác chứ. Chữ ‘xã hội chủ nghĩa’ nghe thanh lịch hơn; còn chữ ‘chế độ cộng sản’ nghe ghê quá, cứ như một lời kết án.” Tôi lại hỏi: “Anh là đảng viên mà cũng có ấn tượng vậy sao?” Anh ấy đáp, thật thà: “Đó là ấn tượng chung của toàn xã hội mà. Tên đảng thì không ai dám đổi, nhưng trong đời sống hàng ngày, nghe mấy chữ ấy, mình cũng thấy ngài ngại.”Thứ ba, phản ứng lại sự lũng đoạn ngôn ngữ của chính quyền dưới hình thức phản-ngôn ngữ (anti-language) qua những cách nói hoàn toàn bất chấp nguyên tắc ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thông thường.Hiện tượng phản-ngôn ngữ, vốn xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều hình thức khác nhau.Nhớ, lần đầu tiên tôi về Việt Nam là vào cuối năm 1996. Lần ấy, tôi ở Việt Nam đến bốn tuần. Một trong những ấn tượng sâu đậm nhất còn lại trong tôi là những thay đổi trong tiếng Việt. Có nhiều từ mới và nhiều cách nói mới tôi chỉ mới nghe lần đầu. Ví dụ, trà Lipton được gọi là “trà giật giật”; cái robinet loại mới, có cần nhấc lên nhấc xuống (thay vì vặn theo chiều kim đồng hồ) trong bồn rửa mặt được gọi là “cái gật gù”; ăn cơm vỉa hè được gọi là “cơm bụi”; khuôn mặt trầm ngâm được mô tả là “rất tâm trạng”; hoàn cảnh khó khăn được xem là “rất hoàn cảnh”; thịt beefsteak được gọi là “bò né”. Sau này, đọc báo trong nước, tôi gặp vô số các từ mới khác, như: “đại gia”, “thiếu gia” (3), “chân dài”, “chảnh” (kênh kiệu) (4), “bèo” (rẻ mạt), “khủng” (lớn); “tám” (tán gẫu); “buôn dưa lê” (lê la, nhiều chuyện), “chém gió” (tán chuyện), “gà tóc nâu” (bạn gái), “xe ôm” (bạn trai), “máu khô” (tiền bạc), “con nghẽo” (xe máy), v.v.Trong các từ mới ấy, có từ hay có từ dở, tuy nhiên, tất cả đều bình thường. Ngôn ngữ lúc nào cũng gắn liền với cuộc sống. Cuộc sống thay đổi, ngôn ngữ thay đổi theo. Những sản phẩm mới, hiện tượng mới và tâm thức mới dẫn đến sự ra đời của các từ mới. Ở đâu cũng vậy. Tất cả các từ điển lớn trên thế giới đều có thói quen cập nhật các từ mới hàng năm. Có năm số từ mới ấy lên đến cả hàng ngàn. Việt Nam không phải và không thể là một ngoại lệ. Đối diện với những từ mới ấy, có hai điều nên tránh: một, xem đó là những từ ngớ ngẩn rồi phủ nhận tuốt luốt; và hai, xem đó là từ…Việt Cộng và tìm cách chối bỏ chúng.Tuy nhiên, điều tôi chú ý nhất không phải là sự xuất hiện của các từ mới hay các tiếng lóng mới ấy. Mà là những cách nói mới, rất lạ tai, thậm chí, quái gở, phổ biến khắp nơi, ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tiếng tăm, đặc biệt ở Hà Nội.Có thể tóm gọn các cách nói mới ấy vào bốn điểm.Thứ nhất, hiện tượng dùng nguyên cả một cụm từ hoặc một từ ghép hoặc một tên riêng của một người, một địa phương hoặc một nước để chỉ lấy ra một từ tố trong đó. Ví dụ, thay vì nói “lâu”, người ta nói “Hà Văn Lâu” (hay “Hồng Lâu Mộng”); thay vì nói “đông” (đúc), người ta nói “Hà Đông”; thay vì nói “xa”, người ta nói “Natasha” (chỉ lấy âm cuối, “Sha”, phát âm theo giọng miền Bắc là “xa”); thay vì nói “xinh” (xắn), người ta nói “nhà vệ sinh” (âm /s/ bị biến thành /x/); thay vì nói “tiện”, người ta nói “đê tiện”; thay vì nói “cạn” (ly), người ta nói “Bắc Cạn”; thay vì nói “can” (ngăn), người ta nói “Lương Văn Can”; và thay vì nói “chia” (tiền), người ta nói “Campuchia”. Cuối cùng, người ta có một mẩu đối thoại lạ lùng như sau:“Đi gì mà Hà Văn Lâu thế?''''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''''Từ đấy đến đây có Natasa không?''“Không. À, mà hôm nay em trông hơi nhà vệ sinh đấy nhé!”“Khéo nịnh! Tí nữa, đi về, có đê tiện, mua giùm em tờ báo nhé!”“Ừ, mà thôi, bây giờ nhậu đi!”“Ừ, Bắc Cạn đi, các bạn ơi!''“Thôi, tôi Lương Văn Can đấy!”''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''Thứ hai, hiện tượng dùng chữ “vô tư”. Lúc ở Hà Nội, một trong những từ tôi nghe nhiều nhất là từ “vô tư”. Nó được dùng một cách lạm phát. Cái gì cũng “vô tư”. Bạn bè, gồm toàn các giáo sư và nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội, rủ tôi vào quán thịt cầy. Thấy tôi thoáng chút ngần ngại, họ liền nói: “Cứ vô tư đi mà! Thịt cầy ở đây ngon lắm!” Sau khi uống vài ly rượu, cảm thấy hơi chếnh choáng, tôi xin phép ngưng, họ lại nói: “Không sao đâu, cứ vô tư uống thêm vài ly nữa cho vui. Rượu này ngâm thuốc, bổ lắm!” Cuối tiệc, tôi giành trả tiền, họ lại nói: “Không, bọn tôi đãi, anh cứ vô tư đi!” Cứ thế, trong suốt bữa tiệc hai ba tiếng đồng hồ, tôi nghe không dưới vài chục lần từ “vô tư”. Chữ “vô tư” ấy phổ biến đến độ lọt cả vào trong thơ Nguyễn Duy:Mình vô tư với ta điVô tư nhau chả cần chi nhiều lờiVô tư thế chấp đời ngườiTrắng tay còn chút coi trời bằng vungLuật chơi cấm kị nửa chừngVô tư đặt cọc tận cùng chiếu manhLiền em vô tư liền anhKhông ngây không dại không đành phải không.Thứ ba, hiện tượng dùng các phụ từ “hơi bị”. Bình thường, trong tiếng Việt, “bị”, đối lập với “được”, chỉ những gì có ý nghĩa tiêu cực và ngoài ý muốn. Bất cứ người Việt Nam nào cũng biết sự khác biệt giữa hai cách nói “Tôi được thưởng” và “Tôi bị phạt”. Vậy mà, ở Việt Nam, ít nhất từ giữa thập niên 1990 đến nay, ở đâu, người ta cũng nghe kiểu nói “Cô ấy hơi bị hấp dẫn”, “Ông ấy hơi bị giỏi”, “chiếc xe ấy hơi bị sang”, “nhà ấy hơi bị giàu”, hay “bức tranh ấy hơi bị đẹp”, v.v.Cuối cùng là hiện tượng các thành ngữ mới đã được Thành Phong sưu tập và minh họa trong cuốn Sát thủ đầu mưng mủ (sau đó bị tịch thu, năm 2011), bao gồm những câu kiểu:ăn chơi sợ gì mưa rơibuồn như con chuồn chuồnchán như con giánchảnh như con cá cảnhchuyện nhỏ như con thỏbực như con mựccực như con chó mựcđau khổ như con hổđen như con mèo henđói như con chó sóiđơn giản như đan rổdốt như con tốtđuối như trái chuốighét như con bọ chétgià như quả càhồn nhiên như cô tiênim như con chimlạnh lùng con thạch sùngngất ngây con gà tâyngốc như con ốcphê như con tê têsành điệu củ kiệutê tái con gà máithô bỉ như con khỉtự nhiên như cô tiêntinh vi sờ ti con lợnxinh như con tinh tinhTất cả những hiện tượng trên đều có một số đặc điểm chung. Thứ nhất, có lẽ chúng xuất phát từ Hà Nội, sau đó, lan truyền ra cả nước, kể cả Sài Gòn. Thứ hai, chúng phổ biến không phải chỉ trong giới trẻ mà còn cả trong giới trí thức lớn tuổi, kể cả giới học giả, giáo sư đại học và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Thứ ba, tất cả những cách nói ấy đều ngược ngạo, thậm chí, vô nghĩa. Chả có ai có thể giải thích được những kiểu nói như “buồn như con chuồn chuồn” hay “chán như con gián” hay “im như con chim”, “xinh như con tinh tinh”… trừ một điều duy nhất: chúng có vần vè với nhau. Vậy thôi.Trong lịch sử tiếng Việt, thỉnh thoảng lại xuất hiện những hiện tượng mới, đặc biệt trong khẩu ngữ, nhiều nhất là trong tiếng lóng. Tuy nhiên, có lẽ chưa bao giờ lại có những hiện tượng nói năng ngược ngạo và vô nghĩa như hiện nay. Ở miền Nam trước năm 1975, người ta làm quen với những kiểu nói như “lính mà em”, “tiền lính tính liền”, “sức mấy mà buồn”, “bỏ đi Tám”, “OK Salem”, “mút mùa Lệ Thủy”, “thơm như múi mít”, “bắt bò lạc”, “một câu xanh rờn”, v.v. Với hầu hết những kiểu nói như thế, người ta có thể hiểu được. Còn bây giờ? Không ai có thể giải thích được. Chúng ngược ngạo đến mức quái đản. Và chúng vô nghĩa đến mức phi lý.Vậy tại sao chúng lại ra đời, hơn nữa, phổ biến rộng rãi trong xã hội, ngay trong giới có học thuộc loại cao nhất nước?Dĩ nhiên không phải vì người ta không biết. Biết, chắc chắn là biết; nhưng người ta vẫn chọn những cách nói ấy. Đó là một chọn lựa có ý thức chứ không phải một thói quen vô tình. Sự chọn lựa ấy chỉ có thể được giải thích bằng một cách: người ta muốn nói khác. Khác với cái gì? Với những quy ước ngôn ngữ đang thống trị trong xã hội và thời đại của họ. Khi những cái khác ấy được thực hiện một cách bất chấp luận lý và quy luật, chúng trở thành một thách thức, một sự chối bỏ, hay đúng hơn, một sự phản kháng. Bình thường, không ai phản kháng ngôn ngữ. Bởi ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ. Người ta chỉ phản kháng tính chất giả dối, khuôn sáo, cũ kỹ, chật chội trong ngôn ngữ hoặc đằng sau ngôn ngữ: văn hóa, chính trị và xã hội. Bởi vậy, tôi mới xem những cách nói ngược ngạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay như một thứ phản-ngôn ngữ: nó là một phần của thứ đối-văn hóa (counter-culture), xuất phát từ động cơ muốn thoát khỏi, thậm chí, chống lại những giá trị, những quy phạm và những chuẩn mực mà người ta không còn tin tưởng và cũng không muốn chấp nhận nữa.Nói cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Việt Nam mang đầy tính chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị. Thứ chính trị trên dựa trên sự áp chế, độc tài và giả dối; thứ chính trị dưới là một sự phản kháng lại thứ chính trị trên nhưng lại dựa trên một thứ chủ nghĩa hư vô đầy tuyệt vọng.






***Chú thích: Có thể thấy điều này qua một ví dụ khá tiêu biểu: Bài thơ “Cho một nhà văn nằm xuống” viết nhân cái chết của nhà văn Nguyên Hồng của Trần Mạnh Hảo (1982) bị phê phán kịch liệt. Võ Văn Kiệt, lúc ấy là Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, cho gọi Trần Mạnh Hảo đến gặp. Trần Mạnh Hảo rất sợ. Thế nhưng cảm giác sợ hãi ấy tiêu tan ngay khi ông nghe câu nói đầu tiên của Võ Văn Kiệt: “Hảo à! Đù má… Mày làm cái gì mà dữ vậy?” Trần Mạnh Hảo giải thích: “Anh phải hiểu rằng tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng đồng chí là ‘có chuyện’. Nghe được lời mắng của anh Sáu (Võ Văn Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là ‘thoát’.” Chuyện này được thuật lại trong bài “Much Ado About Nothing” của Phạm Xuân Nguyên trên Talawas.
http://www.reuters.com/article/2010/05/31/us-china-comrade-idUSTRE64U0WP20100531
Cả hai từ “đại gia” và “thiếu gia” đều là những từ cũ, ngày xưa; bây giờ được dùng lại.
Gần đây, chữ “chảnh” còn được nói dưới hình thức tiếng Anh bồi là “lemon question” (chanh + hỏi); cũng như chữ “vô tư” còn được nói là “no four” (không = vô + bốn = tư). Giống như trước 1975, người ta từng nói “no star where” – không sao đâu.

-----------------------///////---------------------







TAM73F
09-23-2012, 05:54 AM
Việt Nam A và Việt Nam B

Tranh chấp lao động là biểu hiện của khác biệt cơ hội tại Việt Nam

Nicholas Bequelin, một nhà quan sát chuyên về Trung Quốc đã từng nói nước này có Trung Quốc A, Trung Quốc B để phản ánh sự phân chia tầng lớp xã hội sau sự kiện “Thiên An Môn” năm 1989.

Ông cho rằng sau biến cố Thiên An Môn, tại Trung Quốc hình thành thế giới: Trung Quốc A của những thành phố lớn, nơi ở của những doanh nhân và nơi các quan chức ngoại giao nước ngoài đến thăm.

Ở Trung Quốc A chỉ hiện hữu những vấn đề thường thấy ở bất kỳ một thành phố phát triển nào, như kẹt xe, tội phạm gia tăng.

Còn Trung Quốc B, vốn chiếm phần lớn dân số cũng như diện tích lãnh thổ, là những vùng kém phát triển, nghèo nàn, chất lượng giáo dục kém với những thiếu thốn về điều kiện sống cơ bản như nước, đất, tài nguyên kinh tế, cơ sở hạ tầng.

Việt Nam, với mô hình Đổi Mới gần giống với Khai Phóng của Trung Quốc, với mục đích xây dựng "nền kinh tế theo định hướng xã hội" với doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo nhưng cũng cho tư doanh được sản xuất, đã và đang đối diện những vấn đề tương tự.

Hai thập niên xây dựng quan hệ với phương Tây và Đông Á giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng đáng khen và đưa hơn 28 triệu người thoát nghèo, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống 12% trong năm 2011.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là trong khi chuyển sang kinh tế thị trường, khoảng cách thu nhập ngày càng tăng đang biến Việt Nam thành một đất nước với hai thế giới tách biệt.

Khoảng cách ngày càng lớn

Chỉ số Gini-coefficient của Việt Nam, mặc dù thấp hơn một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan nhưng có dấu hiệu tăng đều qua các năm qua kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế của Đại học Liên Hiệp Quốc (UNU-WIDER).

Chỉ số này được sử dụng để do khoảng cách giàu nghèo ở mỗi nước, với phạm vi từ 0 đến 1.

Con số Gini-coefficient gần đây nhất của Việt Nam được công bố là vào năm 2010, ở mức 0,43.

Tổng Cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho biết, chỉ số Gini-coefficient trên 0,4 được xem là báo động ở mức nguy hiểm đối với khoảng cách thu nhập tại một quốc gia.










Chỉ số Gini-coefficient gần nhất của Trung Quốc là ở mức 0,412 từ năm 2000. Đã hơn 11 năm nay, Chính phủ Trung Quốc từ chối công bố chỉ số về khoảng cách giàu nghèo của mình.

Theo báo cáo của Cục thống kê Quốc gia Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008 lên 9,2 lần trong năm 2011.









Thu nhập trung bình của khu vực thành thị như thành phố HCM trong năm 2012 là 300 đôla/tháng, cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao động ở mức 30 đôla/tháng của nhóm thu nhập thấp.

Khảo sát của GSO cũng cho thấy chi tiêu giáo dục của tầng lớp giàu có tại Việt Nam cao hơn 6 lần, khoản chi tiêu cho y tế cao hơn 3,8 lần và các khoản chi tiêu vào giải trí, thể thao, văn hóa cao hơn đến 131 lần so với tầng lớp thu nhập thấp.

'Việt Nam B'

Sản xuất lúa gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam , với số lượng lao động chiếm gần 30% tổng số lao động cả nước.

Cho đến đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, đưa nước này thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì trên thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lên hơn 3,5 tỷ đôla, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới nhận xét: "Nông dân Việt Nam được giao nhiệm vụ nuôi cả dân tộc. Họ đã làm được và vượt mục tiêu này".









Tuy nhiên hiện tại đến 90% những người nghèo tại Việt Nam (3/4 dân số) sống ở khu vực nông thôn, cơ quan này đánh giá.

Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhận đa số hộ trồng lúa ở Việt Nam có quy mô rất nhỏ.

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nếu tính trên cơ sở 30% lợi nhuận từ làm lúa giữ lại, thu nhập của mỗi người nông dân trồng lúa chỉ ở mức 316.000 đồng/tháng, thấp hơn cả mức thấp nhất của ngưỡng nghèo hiện nay (400.000 đồng/tháng).

Giống với Trung Quốc, Việt Nam không có hệ thống kiểm soát sự cân bằng đầu tư giữa thành thị và nông thôn.

Khu vực nông thôn luôn phải chịu những bất cập về nguồn nước sạch, giáo dục, cơ sở hạ tầng và diện tích đất canh tác cũng như việc làm ngày càng bị thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa.

Thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội nói Việt Nam những năm qua đã mất khoảng 200.000 ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự.

Điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu lao động mất việc làm và người nông dân có tới 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm.






Nông dân sau khi mất đất cũng không được giải quyết việc làm triệt để.




Một ví dụ ở Vinh cho thấy trong tổng số hơn 3000 lao động nông nghiệp được giải quyết việc làm, chỉ có khoảng 1/10 được vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp với mức thu nhập từ 1,8 triệu đến 2,5 triệu đồng.

Lao động nông thôn ra thành thị làm bị trả công rẻ mạt và thường xuyên phải làm việc trong điều kiện rất kém.

Đây là hệ quả của điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, hệ thống “hộ khẩu” (hukou trong tiếng Trung).

Nicholas Bequelin, làm việc cho Human Righst Watch, đã lên án sự cố ý phân biệt đối xử với lao động nông thôn bằng cách không cho phép người nông dân đăng ký hộ khẩu tại thành phố qua hệ thống này: “Đây là một sự phân biệt lớn trong hệ thống đăng ký thường trú."

“Điều này giải thích tại sao Trung Quốc có thể tập trung nhiều tiền của và phát triển tại các thành phố, những tòa nhà hào nhoáng mà chúng ta thấy ở khắp nơi, tất cả sự thịnh vượng, trật tự và sạch sẽ này; bởi vì họ đã bỏ mặc tất cả những người góp phần xây dựng chúng."



Khát vọng công bằng






Khoảng cách giàu nghèo có thể dễ dàng nhìn thấy tại các thành phố lớn





Những tấm hình chụp những người tàn tật, già cả hay những em bé hành khất trên những con đường sầm uất, cạnh những tòa cao ốc hiện đại của các thành phố lớn ở Việt Nam có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trên mạng.




Và cũng không phải là khó để tìm thấy hình ảnh con cái hoặc những người có quan hệ thân cận với những quan chức cấp cao trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản trong những bộ cánh sang trọng, dù là ở những bữa tiệc, họp báo hay khảo sát một công trình của công ty mà họ được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở độ tuổi còn rất trẻ.

Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Việt Nam bình luận:"Có một sự phẫn uất ngày càng tăng cao từ những người nghèo đối với tầng lớp giàu có."

Nhận xét hệ thống Trung Quốc A, Trung Quốc B, Nicholas Bequelin nói:

"Chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng có thể hy sinh một phần dân số. Họ hiểu rằng phép màu của nền kinh tế Trung Quốc đến từ đội ngũ lao động trẻ, đông đảo và rẻ mạt với khả năng đáp ứng lại nhu cầu của các tập đoàn sản xuất cũng như các loại công việc cần được đáp ứng ở các thành phố và khu vực phát triển."









"Việc không chấn chỉnh hệ thống hộ khẩu phục vụ một mục đích: xây dựng một đội ngũ hạ lưu dễ nhân nhượng khi không có quyền thường trú ... Họ sẽ đến, sẽ làm việc và hưởng những khoản lương bèo bọt."

Giới phân tích nhận xét suốt những năm qua, tăng trưởng Việt Nam cũng đã dựa vào lực lượng lao động trẻ dồi dào với giá rẻ mạt.

Và cho đến nay, trước hệ thống hộ khẩu hiện tại và hoạt động thu hẹp đất nông nghiệp liên tục những năm qua, dường như nguồn cung cấp lực lượng này không hề thiếu.

Sự thao túng của Nhà nước trong chính sách kinh tế, xã hội, chính trị đang gần như không cho người dân một sự lựa chọn.









Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Roesler trong chuyến thăm Việt Nam đã phát biểu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân ngày 18/9 rằng “Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”

“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi (nói về ông) mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”, ông Roesler nói thêm.

Nhà báo Thomas Fuller có lẽ cùng đồng ý với những ý kiến trên khi kết bài viết về khoảng cách giàu nghèo trên tờ New York Times trong tháng Chín bằng câu ca dao Việt Nam :









“Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa lại quét lá đa,

Khi nào dân nổi can qua,

Con Vua thất thế lại ra quét chùa."


----------------------////////////----------------------


Nước Việt văn minh.

Có một du học sinh giọi điện thoại về VN kể cho bố nghe là - Bố ơi nước Mỹ và Đức vừa đi một bước đi mới, họ đã làm một việc trong lịch sử chưa hề có. Lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu, cha của ông ấy là một người phi châu, cha, mẹ của ông ấy đã ly dị từ lâu, ông ấy sống với bà ngoại từ nhỏ. Nước Đức còn đi một bước dài hơn nước Mỹ, họ vừa bầu lên một phó thủ tướng là một người VN được 2 vợ chồng Đức nhận làm con nuôi, một đứa trẻ bị bỏ rơi trở thành phó thủ tướng.





Người bố ở VN bực mình trả lời cậu con - Mày cứ binh cho người ngoài hạ thấp người VN chúng ta, 2 cái chuyện này là bọn Mỹ và Đức bắt chước VN cả, nước VN đã làm chuyện này lâu rồi.





Này nhé ông Nông Đức Mạnh là con của một bà dân tộc thiểu số là Nông Thị Xuân, cha của Nông Đức Mạnh là ai đéo biết, Obama đã tốt nghiệp Đại Học Harvard còn NĐM không có tốt nghiệp đại học nào hết vậy mà vẫn được làm tổng bí thư. Đấy mày thấy chưa VN tiến bộ hơn Mỹ nhiều, đừng có khen Mỹ nữa nhé.

Còn nước Đức có thủ tướng là con nuôi thì đâu có gì lạ, Nguyễn Tấn Dũng của VN cũng đâu có cha. Mặc dù là con nuôi nhưng Phó thủ tướng Đức phải tốt nghiệp đại học rồi mới làm chính trị, còn NTD chỉ có bằng Y Tá thôi mà được làm thủ tướng, VN hay hơn Đức nhiều đừng có khen Đức nữa nhé! :icon_banana: :icon_banana: :icon_smiless:

TAM73F
10-03-2012, 09:28 PM
Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện vừa ra đi‏


Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ.

Tô thắm màu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.



Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện

2.10.2012

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời, thọ 73 tuổi

Ngô Nhân Dụng



Nguyễn Chí Thiện đã nhìn thấy Cái Ác. Và anh đã gọi thẳng tên nó ra. Có lẽ vì tên anh là Chí Thiện, cho nên suốt đời anh lo vạch mặt Cái Ác.

Không bao giờ nghỉ. Anh là người chững chạc. Một người thành thật, hồn nhiên, có tư cách, đáng kính trọng. Anh luôn luôn khích lệ, góp ý kiến, không chờ được hỏi, không khách sáo.

Gặp nhau hôm hội Bắc Ninh ở đây, anh chỉ cho mấy chỗ sai chính tả trong bài tôi viết về quá trình “Hán hóa miền Nam Trung Quốc.” Tôi nói với anh đó là một bài trong cuốn sách đang viết giở về thời Bắc thuộc; với câu hỏi chính là vì sao dân Việt Nam bị đô hộ một ngàn năm vẫn không mất nước; anh đề nghị ngay: Nếu vậy thì anh phải đề cập đến những thắc mắc như thế này, thế này...

Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau là ngày giỗ Ðỗ Ngọc Yến vừa qua, tôi đã nhờ anh đọc hộ hơn trăm trang bản thảo cuốn sách; như anh đã hứa. Năm 1995, Ðỗ Ngọc Yến gõ cửa phòng, báo tin “Có khách;” mở cửa ra, không ngờ thấy anh Nguyễn Chí Thiện đang cười tươi, đưa tay ra bắt: “Tôi muốn gặp ông vì tuần trước mới ngồi ở Hà Nội với mấy anh ấy, nghe ông nói trên đài BBC.” Anh kể tên mấy người bạn cùng nghe đài, những người tôi đã nghe tên mà chưa bao giờ gặp. Gặp anh, giống như gặp một người từ thế giới bên kia. Từ đó, chúng tôi là bạn.

Một lần Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã hỏi tôi và bạn Nguyễn Hữu Chung: “Các cậu có biết tại sao những người đồng canh, đồng tuế lại dễ thân nhau hơn không?” Và ông trả lời: “Vì họ cùng chịu những hoạn nạn giống nhau. Cùng trải qua những cuộc cách mạng, những cuộc chiến tranh, những nạn đói như nhau ...” Tôi cùng tuổi với anh Nguyễn Chí Thiện. Nhưng quả thật, chúng tôi trải qua những kinh nghiệm cuộc đời khác hẳn nhau. Năm 1954, mẹ tôi đã dẫn các con vào Nam. Sau cuộc di cư, cuộc đời của anh và tôi đã đi theo những con đường khác.

Năm chúng tôi sống ở tuổi 20 thì nhiều thanh niên ở miền Nam và miền Bắc cũng nuôi những hy vọng giống nhau. Trong bài thơ Ðồng Lầy, anh viết:

“Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy

Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời

Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi

Bốn phía bao la chỉ thấy

Chân mây, rộng mới tuyệt vời!

... Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.

Không sợ!

Viển vông đẹp tựa bài thơ

Mơ ước

Ðợi chờ

Vĩ đại.”

Nhưng sau đó, Nguyễn Chí Thiện đã gặp Cái Ác. Ðã nhìn thấy rõ mặt Cái Ác. Anh gọi đích danh Cái Ác. Từ đó, định mệnh của anh là vạch mặt chỉ tên Cái Ác. Nguyễn Chí Thiện đã vạch tội Cái Ác trong những trò giáo giở:

Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ.

Tô thắm màu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.



Năm 22 tuổi tôi làm nghề dạy học, vẫn làm thơ, mơ mộng yêu đương, còn anh đã vào tù vì vạch mặt chỉ tên Cái Ác. Năm 25 tuổi ở miền Nam chúng tôi đang đi biểu tình đả đảo Hiến Chương Vũng Tàu, nuôi hy vọng xây dựng một chế độ tự do dân chủ; còn anh được tự do chưa đầy một năm thì lại bị bắt giam hơn 11 năm nữa. Năm 1965 chúng tôi đi làm trại công tác xã hội, cùng các sinh viên, học sinh đi giúp đồng bào nông thôn; còn anh đã nhìn thấy, như trong bài thơ Ðất Này:

Ðất này chẳng có niềm vui

Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt

Trại lính, trại tù người đi không ngớt

Người về thưa thớt dăm ba...

Trẻ con đói xanh như tàu lá

... Buồn tất cả

Chỉ cái loa là vui!”

Ở một nơi mà cả nước phải suy tôn “Cha Già Dân Tộc,” Nguyễn Chí Thiện vạch ra:

Mi ngu si, mi chăng biết gì!

Cha mẹ mi là dân tộc Việt

Anh chị mi là dân tộc Việt

Mi ngủ với ai mà là cha già của họ, hỡi Hồ Ly!



Cái Ác không phải chỉ hiện hình trong một con người gian trá, mà trong cả một chế độ, một chủ nghĩa, một guồng máy. Cái Ác lớn đẻ ra nhiều Cái Ác nhỏ.

Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.

Là lừa thầy phản bạn

Và tuyệt đối trung thành vô hạn.

Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.

Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.

Họa phúc toàn quyền của đảng.

Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.

Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!

Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng

Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.

Năm 1980 Nguyễn Chí Thiện đã viết những lời phê phán mà ngày nay các nhà tranh đấu cho dân chủ ở nước ta cũng lên tiếng tố giác. Vì sau hơn 30 năm cuộc sống đất trước mặt vẫn như vậy:



“Mấy cái đầu

Mấy cái đầu bé tẹo

Quản lý nước, nước nghèo

Cai trị dân, dân khổ

Chỉ được cái lỳ ra, không xấu hổ!”

Nguyễn Chí Thiện đã chỉ rõ mặt Cái Ác. Anh đã dùng cả cuộc đời anh để vạch trần Cái Ác. Cái Ác của Lê Nin đã được nhập khẩu vào nước ta. Một bài thơ viết năm 1983, khi cả nước bị nạn đói, ở Thanh Hóa có người đã chết đói:



“Ðể mãi mãi được làm chúa tể

Ðể đánh bật đào tung gốc rễ

Giá trị tinh thần đạo lý bền sâu

Ðể bắt dân đen quỵ gối, cúi đầu

Ngậm đắng, nuốt sầu

Chịu trói!

Biện pháp hàng đầu: cái đói!

Biện pháp nhiệm mầu: cái đói!

Khi người ta đói

Xin đừng có nói văn hoa

Cùng đạo lý cao xa!

Vì những lời hay ý đẹp

Cái dạ dầy lép kẹp không nghe!

Ðể bắt nó nghe

Ðể bắt nó làm

Phải có trại giam, cái cùm, khẩu súng

Cùng muôn thủ đoạn gian hùng

Dồn ép nó lâm vào thế kiệt cùng

Không thể cựa!

Bắt nó phục tùng, hóa thành trâu ngựa

Phải tuân theo

Mọi yêu cầu của chế độ hùm beo!

Lúc đó, ăn uống mới ban cho một tí!

Tem phiếu mới phân chia từng tí!

Lê nin nói vô cùng có lý

Khi căn dặn bọn tay chân đồng chí:

“Không kỷ luật nào bằng kỷ luật đói, chớ nên quên”

Còn chúng ta cũng chớ nên quên

Phải ghi nhớ điều này:

Khống chế dạ dầy là chiến lược dài lâu

Chiến lược hàng đầu của đảng!”

Nguyễn Chí Thiện dùng thơ như một vũ khí chiến đấu với Cái Ác:

Thơ của tôi không phải là thơ

Mà là tiếng cuộc đời nức nở

Nhưng anh cũng ca ngợi công dụng của thơ. Anh Nguyễn Thanh Hải, mới bị kết án tù 12 năm, chắc sẽ thích thú những câu thơ viết năm 1972, Nguyễn Chí Thiện đã tiên tri, nhắc đến biệt hiệu Ðiếu Cầy của anh:

Nhà thơ có khả năng biến chiếc điếu cày thành bất tử

Biến đám cầm quyền nghiêng ngả non sông

Thành lũ hề nhố nhế lông bông



Phải sống với Cái Ác một nửa cuộc đời, nhưng Nguyễn Chí Thiện vẫn nói lên những tiếng của hy vọng:

Dù thể xác lao tù héo khô muốn đổ

Dù đau lòng dưới năm tháng vùi chôn

Ta đã sống và không xấu hổ

Vì ta cứu giữ được linh hồn



Nguyễn Chí Thiện đã ra đi. Một nạn nhân của Cái Ác nhưng vẫn giữ được tâm hồn Thiện. Những ai gần gũi anh chắc đều thấy anh tính tình hồn nhiên, giản dị. Tôi chưa nghe anh nói xấu về một người nào bao giờ, trừ Cái Ác. Tôi rất mừng trước khi qua đời anh đã tìm thấy một tôn giáo. Ðứng trước ngưỡng cửa giữa sự sống và sự chết, một niềm tin sẽ giúp anh ra đi trong bình an. Nguyễn Chí Thiện từ nay sẽ không còn bị Cái Ác quấn lấy nữa. Nhưng Ngọn Lửa Tim Gan của anh sẽ còn cháy mãi trong lòng chúng ta:

Vang mãi vô hạn

Tiếng lòng chứa chan!

Sáng mãi vô hạn

Ngọn lửa tâm can!

-----------0000----------

TAM73F
10-04-2012, 11:54 AM
From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off Track (Newsweek magazine, October 01, 2012)







By Rob Cox


This column appears in the Oct. 1 edition of Newsweek magazine. The author is a Reuters Breakingviews columnist. The opinions expressed are his own.

Almost exactly two years ago this week, Christine Gregoire, the governor of the U.S. state of Washington, was in Vietnam handing out French fries made from potatoes grown in her state at a Kentucky Fried Chicken outlet in Ho Chi Minh City. Gregoire, accompanied by representatives of more than 50 companies from home, was in Vietnam trying to drum up business with America’s former military adversary. But the most important stop on Gregoire’s itinerary may have been a ribbon-cutting ceremony for a new deepwater shipping terminal at Cai Mep.

Things looked hopeful then. But now the venture, like so many others in Vietnam, is plagued by red ink and scandal. It’s sadly not an unusual story. The country looked on track to take its place as an Asian tiger economy, a smaller version of its giant neighbor to the north, China. The nation boasts a large youthful population, a very high literacy rate, abundant natural resources, agricultural self-sufficiency, a stretch of coastline to rival California’s or Thailand’s, and a strategic position amid the trade routes of the Pacific. Instead, Vietnam is now looking increasingly like a basket case – and an example for just-emerging countries such as Myanmar of exactly how not to manage the opening-up of an economy.




Cai Mep International Terminal

The Cai Mep facility in Ba Ria-Vung Tau province, on the southern coast about 50 miles from Vietnam’s commercial capital, Ho Chi Minh City, seemed ideal – a joint venture between Seattle-based Carrix’s SSA Marine unit and Saigon Port, a division of state shipping complex Vietnam National Shipping Lines, known as Vinalines. After six years of preparation by SSA, the $160 million port christened by Governor Gregoire promised to fill a huge gap in Vietnam’s infrastructure. Fast forward, though, and it is suffering from a double whammy familiar to many foreign investors: the global economic slowdown coupled with local corruption.

The number of container ships calling at the port and two other foreign joint ventures operated by Vinalines plunged by half in the second quarter amid a price war among other port operators struggling with unused capacity. And Vinalines is foundering under a huge load of debt and an embezzlement scandal that led to the arrest in July of six of its executives. After a three-month Interpol manhunt, Chairman Duong Chi Dung, once the head of the country’s maritime administration, was arrested abroad and extradited to Vietnam last month.

Vietnam, in short, has gone from global investment darling to poster child for mismanagement. Too much money flowed into the country over the past decade, particularly following its admission to the World Trade Organization in January 2007. Foreign direct investment that year surpassed the dollars going to Indonesia, the Philippines, Thailand, and the rest of the region combined, according to the World Bank. The country’s creaky communist institutions couldn’t absorb all the funds, leading to a textbook instance of what economists call capital misallocation. On Friday, Moody’s downgraded the creditworthiness of eight Vietnamese banks and cut the country’s credit rating to B2, the lowest ever.

“Vietnam offers a classic case of a small country that had greatness thrust upon it,” according to Ruchir Sharma, author of Breakout Nations and head of emerging-market equities at Morgan Stanley Investment Management in New York. “Its rulers were neither prepared nor competent to handle the huge inrush of foreign capital in the last decade.”

At first, the cash went to building what seemed like useful infrastructure, such as the Cai Mep port, roads, bridges over the Red River and the Mekong, and highways –though many show little sign of upgrades since the Americans left in 1973. Then it flowed into apartment buildings, including luxury residences. Many of these, particularly around Ho Chi Minh City, stand vacant or unfinished. And there were the industrial parks meant to house all those foreign manufacturers, built on the outskirts of cities by displacing rice paddies and pomelo farmers. Indeed, 20 of these parks covering some 3,645 hectares of former farmland were built in the Mekong Delta province of Cuu Long alone. Yet as of July, only 810 hectares of that space had been leased, according to a report in the official Vietnam News.

This overinvestment would have created a hangover on its own. But when the global financial crisis dented world trade and slowed foreign capital flows starting in 2008, Vietnam’s banks, prodded mightily by the government, stepped in to keep the money flowing. By HSBC’s reckoning, credit has grown fourfold over the past six years. Worse, the bulk of the money flowed to inefficient state-owned enterprises like Vinalines, led by political apparatchiks and the well-connected beneficiaries of a party spoils system. Vietnam’s 100 largest state enterprises are now indebted to the tune of about $50 billion, or more than one third of the country’s GDP, Reuters calculates. Should some of these conglomerates collapse – which hardly seems farfetched–it could trigger a huge banking crisis.

The arrest in August of one of the country’s richest businessmen, Nguyen Duc Kien, further exposed Vietnam’s shaky financial system. Kien was seized for alleged fraud and economic mismanagement arising from efforts to shore up the bank he founded, Asia Commercial Bank. The news had depositors lining up to pull out their money, sent stocks plunging, and caused a surge in the retail price of gold, the traditional refuge for Vietnamese savers.




Vietnam National Shipping Lines, or Vinalines, is plagued by debt.

Vietnam’s banking troubles are by no means confined to Asia Commercial Bank, whose founder’s ties to Prime Minister Nguyen Tan Dung sparked speculation that the Communist Party is redoubling efforts to crack down on corruption within the government. Central bank governor Nguyen Van Binh shocked the country in July when he warned that nonperforming loans constituted almost 9 percent of all lending – contradicting official data that had reported duff loans amounting to just 4 percent a few months earlier. The real number is likely to be far higher, foreign bankers say.

So banks need an injection of capital. The National Assembly’s economic committee estimated on Sept. 4 that around $12 billion would do it – but that’s probably just the start. With international reserves of only some $14 billion, according to the International Monetary Fund, that won’t be easy. The government could run the printing presses, but that would batter the country’s currency, the dong, and fuel inflation, which the authorities have tried with mixed success to tame.

Another way to improve matters would be to attract foreign capital back to Vietnam. But the once enthusiastic foreigners are shy now that they’ve been bitten. The country has managed only one international bond offering this year – a $250 million deal for Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, or VietinBank. That happened in May before things looked as bad as they do now, and even so the bank raised only half as much as it hoped despite paying an 8 percent yield. It was the first attempt to raise money after state-owned Vietnam Shipbuilding Industry Group, or Vinashin, defaulted on a $600 million loan.






Vinashin

All this, it might be argued, could stem from shaky economic fundamentals. But foreign investors are also now leery of trusting the government, and with reason. In the bankruptcy of Vinashin, for instance, Hanoi didn’t make good the debts of what was patently a state-controlled enterprise, sparking lawsuits by bondholders including New York investment firm Elliott Associates. [Remark: Elliott abandoned the case against Vinashin last April.]

And if that sounds like the gripe of a sharp-elbowed U.S. hedge fund, there are other situations that cast doubt on Vietnam’s commitment to the rule of law. In one of these, International Textile Group (ITG), owned by U.S. private equity mogul Wilbur Ross, is battling with Phong Phu, its partner in a clothing joint venture set up six years ago in Da Nang. Phong Phu is controlled by state-owned enterprise Vietnam National Textile and Apparel Group, known as Vinatex. The dispute, over financial commitments, is supposed to be resolved through arbitration in Singapore. But government parties sympathetic to Vinatex have pressured a Vietnamese court to rule on certain matters between the two companies. Such involvement by the Vietnamese court directly contravenes the parties’ agreement to arbitrate in Singapore.

The combination of scarce domestic financial resources and a near-boycott of the country by international investors leaves Vietnam with few options. A bailout of some sort can’t be excluded. While China has the capital, it’s hard to imagine the Vietnamese surrendering even a glimmer of sovereignty to their historic adversary. The United States, which is diplomatically snuggling up to Vietnam and other Southeast Asian nations as a bulwark against increasing Chinese power in the region, is rich but also has financial problems of its own. Washington could, however, easily assist in helping put together an IMF funding package. Such a deal might even lay the groundwork for a return of American naval ships to Vietnamese ports like Cam Ranh Bay.

Either way, the current disillusionment suggests that any money that flows to Vietnam will come with strings attached. Deep reform, including privatization, of the country’s lumbering state-owned enterprises and greater adherence to the rule of law will be required. Both would upset the ruling elite, whose Porsches and Bentleys vie with bicycle rickshaws in the clogged streets of old Hanoi. The justifiably proud Vietnamese won’t want to cede much, if any, influence to the likes of the IMF. But if they can find ways to change things cautiously for the better, they could yet offer a more positive example to Myanmar and other emerging economies.

Vietnam to Allow Full Foreign Ownership of Some Companies (Bloomberg News, October 2, 2012)

Vietnam is proposing to allow foreigners to take full ownership of some joint-stock companies and set up wholly owned securities firms in an effort to bolster the stock market.

Overseas companies can acquire as much as 100 percent of the registered capital of brokerages, up from the current maximum of 49 percent, or establish wholly owned securities firms if they have been operating in the banking and insurance industries for two years and posted a profit in the most recent two years, according to a draft measure posted on the State Securities Commission’s website.

“The draft measure is surprisingly good as we did not expect any new developments this year with regards to changes in the rule,” said Attila Vajda, Ho Chi Minh City-based analyst at ACB Securities.

Vietnam will allow foreigners to increase their stakes to 100 percent from 49 percent in public joint stock companies that have been converted from so-called foreign-direct investment enterprises, according to the draft. The investment cap at most public joint-stock companies will still be kept at 49 percent. There are about 700 companies listed on the country’s two exchanges while there are about eight companies that have converted from being FDI enterprises, ACB Securities said.

The proposal would help foreign investors “to be able to participate more fully in the Vietnamese securities industry,”said Brett Krause, Ho Chi Minh City-based country manager for Citibank N.A. Vietnam. “Citi is working closely with the State Securities Commission to develop the market and enable world-class funds and broker dealers to set up business in Vietnam.”

Joint-Stock Companies

Public joint-stock companies are enterprises that either have shares listed on exchange, have already sold shares to the public or have shares that are owned by at least 100 investors and have registered capital of at least 10 billion dong ($478,000).




Vinamilk

Allowing foreign investors to increase their stakes in publicly listed brokerages and joint-stock companies may boost liquidity in the stock market. The benchmark VN Index (VNINDEX)

has fallen 21 percent from its high this year on May 8, more than the 20 percent some investors consider a bear market. It dropped 0.6 percent at the 2:15 p.m. local-time close today.

Foreign investors are very interested in buying shares of companies in some industries such as banks or consumer goods, according to Giang Trung Kien, head of research at FPT Securities Joint-Stock Co. “For some good companies like Vietnam Dairy Products Joint-Stock Co. (VNM), overseas investors always want to raise the cap to more than 49 percent.”

The State Securities Commission is seeking public comments for the draft measure by Oct. 12, it said in the statement on its website

TAM73F
10-09-2012, 04:46 PM
---------------------00000000000---------------------

Về VN chơi cần biết: Một Cách Giữ Nguời Kiểu Mới Của Cộng sản Việt Nam .

Bài này được viết với lý do thông báo cho người Việt, khi về VN nếu có xảy ra nhũng sự việc tương tự thì chúng ta biết cách xử trí.

Sau tin tức của đài RFA ngày 13 tháng 8 năm 2012 về việc một Việt kiều Đức về Việt Nam đã bị chặn ở cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất mặc dù anh ta đã có visa, tôi đã liên lạc được với anh và được anh cho biết sự thật như sau:

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2012 anh Vương Trí Tín đã đáp chuyến máy bay của hãng hàng không Emirates đến phi trường Tân Sơn Nhất lúc 19:30 giờ, sau khi nhận visa tại phi trường thì anh ta đến cửa khẩu để vào nước. Ở đây họ không cho anh vào và nói là visa bị trục trặc và yêu cầu anh quay trở lại văn phòng nơi đã cấp visa để hỏi nguyên nhân. Tại nơi đây Công An cục xuất nhập cảnh đã mời anh vào phòng “làm việc”. Sau nhiều cuộc thẩm tra với những câu hỏi được lập đi lập lại nhiều lần như:

“Anh tên gì?”

“Sinh năm bao nhiêu?”

“Về Việt Nam có chuyện gì và dự định ở bao lâu?”

“Anh về Việt Nam đã bao nhiêu lần rồi?” và “Anh về VN sẽ ở đâu?”

Mặc dù những câu hỏi này hành khách vào VN đã phải khai khi xin visa, nhưng họ vẫn hỏi đi hỏi lại, điều này sẽ làm cho người bị hỏi bị khủng hoảng tinh thần. Vì khi một người cứ phải trả lời những câu hỏi giống nhau thì sau một vài lần là họ bị nervous. Đây là một thủ đoạn của CSVN vẫn thường áp dụng để khống chế tinh thần người bị hỏi cung.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi như thế qua nhiều người (tổng cộng là 4 nhần viên, họ lần lượt thay nhau ra hỏi cung). Trong thời gian này thì anh Tín đã điện thoại ra bên ngoài báo cho gia đình biết là visa bị trục trặc còn đang chờ đợi để được giải quyết. Đến lượt người nhân viên thứ tư của CACK (công an cửa khẩu) sau khi hỏi những câu như thế ngoài ra ông này đã hỏi mượn điện thoại di động của anh T. Vì nghĩ là họ đang giải quyết thủ tục visa cho mình vào, nên nếu họ hỏi mượn điện thoại mà mình không đưa họ mượn, thì đây có thể cũng là 1 cái cớ để họ kiếm chuyện, do đó anh T. đã đưa điện thoại của anh cho tên này. Sau khi cầm điện thoại của anh T. thì hắn mới nói:

“Xin thông báo cho anh được biết là, nhà nước VN không hoanh nghênh anh vào VN.”

Anh T. mới hỏi: “Với lý do gì mà tôi không được vào?”

Tên (công an cửa khẩu) CACK này trả lời: “Không có lý do!”

Anh T. “Vậy anh đưa lại điện thoại cho tôi để tôi thông báo cho gia đình tôi biết.”

CACK: “Không, anh không được sử dụng điện thoại.”

Anh T. :”Ở VN cấm xài điện thoại hay sao?”

CACK: “Việt Nam không cấm xài điện thoại, nhưng trường hợp của anh đặc biệt.”

Anh T.:”Nhưng anh phải trả lại điện thoại cho tôi để tôi báo gia đình chứ để họ đợi cả đêm hay sao.”

CACK: “Anh không cần phải lo, gia đình anh sẽ được thông báo.”

Anh T. :”Nhưng tôi phải thông báo cho toà Đại Sứ Đức của tôi.”

CACK: “Anh không được dùng điện thoại.”

Anh T.:”Nếu anh giữ điện thoại của tôi thì anh phải làm giấy biên nhận cho tôi.”

CACK: “Tôi đâu có giữ điện thoại anh làm gì, tôi chỉ mượn tạm thời, sau khi thủ tục giấy tờ của anh xong tôi sẽ trả lại.”


Phòng giam có 6 giường và được ngăn ra mỗi bên 3 giường (ảnh chụp lén do nhận vật cung cấp)

Sau đó thì tên CACK dẫn anh T. ra lại phía bên ngoài nơi có dãy ghế để khách xin visa ngồi đợi và hắn dặn một nữ CA canh chừng không cho anh T. liên lạc với một ai để mượn điện thoại hoặc nhờ họ điện thoại giùm.

Nhưng sau nhiều lần cố gắng tìm cách liên lạc thì anh T. đã gặp hai anh chị ở Mỹ về chơi cũng nhận visa tại phi trường, nên họ ngồi đợi nơi dãy ghế đó. Được biết là anh chị này sống ở Philadelphia, họ đã nhắn tin đến với gia đình anh T.

Tên CACK sau khi đi vào văn phòng khoảng nửa tiếng sau đó thì quay ra với bản quyết định không cho nhập cảnh, văn bản này được viết bằng hai thứ tiếng (Việt và Anh), nhưng được biết là bản bằng tiếng Việt có những điều không đúng với bản tiếng Anh nên anh T. không đồng ý ký tên. Họ cũng không đưa cho anh giữ một bản phụ nào, mặc dù trước đó anh T. có hỏi thì nhận được trả lời là: “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ đưa anh giữ một bản.”

Một điều rất oái oăm nữa là, họ bắt giam anh T. và bắt anh phải trả 90 US Dollar, với lý do sử dụng phòng nghỉ. Ban đầu thì anh T. không chấp nhận điều này và nói sẽ ngồi lại ở dãy ghế nơi hành khách ngồi đợi visa, đến lúc quay về Đức. Nhưng họ lại nói với anh rằng:

“Anh lên phòng nghỉ ngơi cho khoẻ, ở đó có điện thoại, anh muốn ăn gì thì gọi điện thoại đặt người ta sẽ đem tới cho anh.”

Họ giải thích: “90 Dollar là tiền để trả cho hai nhân viên phục vụ, mỗi giờ 9 Dollar, nếu ở chỉ 3 tiếng cũng phải trả 90, mà nếu ở đến 24 tiếng cũng trả 90 Dollar.“

Vì đang cần điện thoại để nhắn tin gia đình nên anh T. bằng lòng trả tiền để lên phòng. Ba nhân viên An Ninh có đeo súng đem anh T lên phòng và sau đó khoá cửa lại, trong phòng dĩ nhiên không có điện thoại như họ đã nói. Trong hơn 24 tiếng đồng hồ họ thay tất cả 5 ca gác, mỗi ca hai nhân viên An Ninh.

Nơi phòng giam có tất cả 6 giường, có một Menu để khách bị giam có thể đặt đồ ăn, nếu muốn ăn thì nhân viên AN sẽ gọi phone đặt. Anh T. cho biết là thực đơn ở đây đựơc tính bằng US Dollar, so ra mắc hơn cả đi ăn ở nhà hàng ngay Saigon, điều này nhân viên AN ở đó cũng xác nhận.


Bàn để nhân viên An ninh ngồi thẩm tra trong phòng giam (ảnh do nhân vật cung cấp)

Trong thời gian CACK ở phi trường Tân Sơn Nhất giam giữ anh T. thì gia đình anh đã thông báo cho những người bạn Đức của anh để nhờ họ liên lạc với Toà lãnh sự Đức ở Saigon. Ở đây nhân viên Lãnh sự quán Đức đã nhiều lần liên hệ với các cấp thẩm quyền, nhưng họ trả lời là không có giữ ai tại phi trường với tên họ như thế. Những người bạn Đức của anh T. nhận được trả lời cùa LS Đức từ Saigon như thế thì họ quả quyết:

“Gia đình của ông T đã hơn 10 tiếng đồng hồ không liên lạc được với ông ta, chúng tôi cũng thế.”

LSQ Đức: “Việt Nam họ chỉ luôn luôn nói một nửa sự thật. Nhưng các ông yên tâm, đến ngày mai mà các ông cũng như gia đình ông ta vẫn chưa có tin thì chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với chính quyền VN.”

Trong thời gian bị giam giữ CACK đã giữ Vali của anh cũng như Passport, vé máy bay và điện thoại. Đến lúc ra phi cơ để bay trở về nước thì nhân viên An Ninh dẫn ra và giao anh cho nhân viên hãng hàng không Emirates, chuyến bay dừng ở Dubai trước khi về Đức tại đây cũng có nhân viên ra dẫn anh T về một nơi và dặn là không được đi đâu chỉ ngồi tại đó đợi đến giờ máy bay gần bay sẽ có người đến dẫn đi. Tại phi trường Frankfurt thì họ mới giao Passport, vé máy bay (thì mới lấy hành lý được)… điều này cho chúng ta thấy anh bị canh giữ như một tội phạm nguy hiểm.

Qua câu chuyện trên của anh Tín thì chúng ta thấy CSVN vẫn luôn gian xảo, lừa lọc và thủ đoạn mọi thứ, họ cứ cho người bị nạn hy vọng, nên vào bẫy lúc nào không biết.

- Trước khi tuyên bố không cho nhập cảnh thì lấy cớ là mượn điện thoại, sau khi nắm lấy được phương tiện liên lạc của người bị nạn thì lúc đó mới tuyên bố không cho nhập cảnh.

- Không có lệnh bắt giam mà lại thu giữ đồ dùng cá nhân (điện thoại di động cũng như Passport, vé máy bay, giấy tờ tuỳ thân) và cắt đứt liên lạc với người thân.

- Giam giữ người trái phép không có lệnh giam, với lý do là đễ phục vụ canh giữ anh ninh cho khách.

- Và vì nhân viên An Ninh phải bảo vệ an ninh cho “khách” nên “khách phải trả tiền phòng (phòng giam)

- Cho thông tin không đúng khi nhân viên Lãnh sự điện thoại hỏi. Theo luật Quốc Tế nếu giam trên 24 tiếng đồng hồ phải báo cho Lãnh sự quán, nếu giữ công dân của họ. Ở đây nhân viên Lãnh sự đã điện hỏi, nhưng họ lại đưa thông tin sai.

Trong lúc bị giam giữ anh T. đã được nhân viên AN cho biết là trong thời gian gần đây do ở Việt Nam tình hình không được ổn định (vì có nhiều cuộc biểu tình), nên những ai hay thường về Việt Nam hoặc mới về sẽ bị đặt nghi vấn, và nếu họ nghi thì sẽ không cho nhập cảnh VN và trục xuất về nước. Như thế thì qua điều này cho chúng ta biết được là tình hình đấu tranh trong nước đã có biến chuyển.

Trên đây là mẫu chuyện thật của anh Tín đã kể lại, khi tôi liên lạc với anh. Còn một điều rất đáng buồn khi nghe anh kể lại, sau khi trở về Đức và liên lạc với gia đình ở VN thì được biết bà mẹ của anh ta khi nghe con mình về thăm ngày hôm trước bà khoẻ và vui hẳn ra, đến hôm anh tới VN thì bà đòi đi đón con mình mặc dù bà bệnh nằm liệt giường cả hơn nửa năm nay, nhà anh phải chiều ý bà và bế bà cụ xuống duới nhà để chờ con, nhưng người con đã không được vào VN để về thăm mẹ mình. Xin cầu đấng thiêng liêng cho cụ có sức khoẻ để đợi ngày đứa con mình về thăm, ngày ấy không còn xa đối với anh cũng như đối với người Việt yêu chuộng Tư Do.

Việt Hoàng (người Việt tại Đức)

© Đàn Chim Việt

TAM73F
10-30-2012, 10:41 AM
-----------------000000000-------------------

Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC "Hoà Giải Hoà Hợp" xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông

Trúc Giang Minnesota

Trên bản tin của đài RFI ngày 22-9-2012 vừa qua, Giáo Sư (GS) Phạm Cao Dương trả lời phỏng vấn về Viện Trần Nhân Tông như sau: “Cần phải chú ý đến những nghiên cứu căn bản về lịch sử, cần phải đào tạo và đầu tư lâu dài cho việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông, nếu không thì sau một thời gian ngắn dự án sẽ bị hụt hơi và để lại những hậu quả đáng tiếc”.

GS Dương cũng lo ngại rằng: “Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục tiêu chính trị nhất thời thì hình tượng Trần Nhân Tông có thể bị lợi dụng.”

Qua thành phần Ban Chấp Hành và Ban Cố Vấn của Trần Nhân Tông Academy, GS Dương có nhận xét là: “Gần như vắng bóng các nhà nghiên cứu sử học, tôn giáo và triết học. Việc dành ít nội dung cho các cuộc nghiên cứu cơ bản có thể khiến cho Viện không đạt được sứ mạng đề ra.”. Vì vậy GS Phạm Cao Dương cũng nhấn mạnh về sự không phù hợp của tôn chỉ giải thưởng với bản chất của tư tưởng Trần Nhân Tông.

1* Mở bài

Báo chí trong nước đưa tin, có một giải thưởng quốc tế mang tên một vị vua Việt Nam, đó là “Giải Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương” (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) do Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) của Đại học Harvard trao tặng hàng năm cho những nhân vật có thành tích nổi bật về hoà giải và yêu thương.

2* Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy)

Một viện nghiên cứu quốc tế tại trường Đại học Harvard, thành phố Boston, được đặt theo tên của vị vua Việt Nam là Trần Nhân Tông.

Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) do ông Nguyễn Anh Tuấn thành lập và làm giám đốc điều hành. Ông Tuấn là nhân viên nghiên cứu (Associate) tại Shorenstein Center on the Press Politics, and Public Policy (Trung tâm Báo chí Chính trị và Chính sách Công) tại Đại học Harvard.

Viện Trần Nhân Tông có một Ban Điều Hành và Ban Cố Vấn gồm những chính khách, giáo sư và trí thức Việt Nam trong, ngoài nước và người Mỹ.

2.1. Mục đích của Viện Trần Nhân Tông

1. Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu.
2. Thúc đẩy ứng dụng tư tưởng nhân ái giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào đời sống hàng ngày.
3. Quảng bá giá trị của tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông.

2.2. Tổ chức và điều hành

Ban điều hành
Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn. Trực tiếp điều hành Trần Nhân Tông Academy
Ủy viên: Bushra Naz Malik, Douglas Coulter.

Ban Cố vấn
Chủ tịch: GS Thomas Patterson
Phó chủ tịch: Ann L. McDaniel
Các cố vấn: Robin Sproul, Alex S. Jones, Nguyễn Văn An, Hoàng Tụy, Thomas Fiedler, Michael Dukakis, nhà văn hoá Việt Phương, GS Ngô Vĩnh Long, cụu tổng thống Latvia là bà Vaira Vike-Freigberga.

3* Những nhân vật của Viện Trần Nhân Tông

3.1. Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn

Viện Trần Nhân Tông do ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập trang mạng VietNamNet, thành lập và trực tiếp điều hành.
Ông Tuấn sinh ngày 23-9-1962, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Giữ chức Tổng biên tập VietNamNet suốt 14 năm, đã từ chức và thôi làm cán bộ nhà nước trước khi sang Hoa Ky.
Ông Tuấn tỏ lòng tự hào về thành tích phục vụ đảng và Nhà nước trong ngành truyền thông.
“Năm 2005, ông Tuấn tháp tùng phái đoàn Phan Văn Khải đến HK, ông bị những người VN biểu tình bao vây, bị anh Lê Phước Tuấn đánh bằng cán cờ, và khi ông bỏ chạy, thì họ đá vào túi đồ nghề nhà báo của ông”.

3.2. Cố vấn Nguyễn Văn An
Nguyễn Văn An sinh ngày 1-10-1937 tại Mỹ Tần, Nam Định. Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội từ ngày 27-6-2001 đến 26-6-2006.

3.3. Cố vấn Việt Phương
Việt Phương tên khai sanh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928, “hoạt động cách mạng” từ năm 1944 tới nay. Từng làm chuyên gia cao cấp về kinh tế và chính trị cho các thủ tướng: Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Việt Phương là một trong những người có sáng kiến lập ra “Ngày Hoà giải và Yêu thương 9 tháng 9” hàng năm.

3.4. Cố vấn Dương Trung Quốc
Sinh năm 1947. Quê quán ở Bến Tre nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Là một nhà sử học. Đại biểu quốc hội 2 khoá, khoá XI (2002-2007), khoá XII (2007-2012). Là một đại biểu ngoài đảng, được chọn cho ra ứng cử và đắc cử trong tỷ lệ ấn định người ngoài đảng là 43/493 đại biểu.

3.5. Cố vấn Ngô Vĩnh Long
“Ông Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng ở Mỹ. Hiện là GS dạy khoa Lịch sử ở Đại học Maine, HK. Sinh năm 1934 tại Vĩnh Long. Là lứa đầu tiên tham gia phong trào Sinh viên yêu nước ở Sài Gòn. Đã từng biểu tình chống Nguyễn Khánh.
Ngày 10-2-1972, đã tham gia chiếm tòa Lãnh sự VNCH ở New York trong lúc nhân viên ăn trưa. Mục đích tuyên bố với thế giới về chủ trương gọi là “đòi hỏi của nhân dân VN”.
Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông thường về VN tham gia các tọa đàm với học giả trong nước. (Theo Wikipedia).

3.6. Những nhân vật ngoại quốc
1. Thomas Patterson, giáo sư chính trị và báo chí tại trường John F. Kennedy, thuộc ĐH Harvard.
2. Ann L. McDaniel, phó chủ tịch tờ Washington Post.
3. Robin Sproul, giám đốc văn phòng ABC News ở Washington.
4. Alex S. Jones, giám đốc trung tâm báo chí chính trị ĐH Harvard.
5. Bà Vaira Vike-Freiberga, cựu tổng thống Latvia.
6. Bà Bushra Naz Malik, người Pakistan.
7. Douglas Coulter, giáo sư trường Quản Lý Guanghua, Bắc Kinh.

Thành phần người Việt của Viện nghiên cứu TNT đa số là những đảng viên đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền của chế độ CS hiện nay. Những nhân vật Hoa Kỳ không có ai là những nhà nghiên cứu về lịch sử VN cả.

4. Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải & Yêu Thương

Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) trao hàng năm cho những người có thành tích nổi bật về “Hoà giải và Yêu thương” giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đã giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh. Chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột. Sáng kiến tổ chức “Ngày Hoà giải và Yêu thương Thế giới hàng năm là ngày 9 tháng 9” (Tiếp theo ngày quốc khánh 2-9 của VN).

5* Không minh bạch trong việc trao giải Trần Nhân Tông ngày 22-9-2012

Bản tin trên đài RFI cho biết, “ngày 22-9-2012, tại buổi lễ tổ chức ở Harvard University Faculty Club, Boston, HK, tổng thống Miến Điện U Thein Sein và chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi được trao “Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải và Yêu Thương”. Hai nhân vật Miến Điện trên là hai phe đối lập đã bắt tay hoà giải với nhau”.

5.1. Sự thật không có việc trao giải cho hai nhân vật Miến Điện nầy.

Hai nhân vật Miến Điện không đến nhận giải thưởng và trả lời rằng: “Do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được”.
Do đó, không có việc trao giải thưởng.

“Việc vắng mặt không được Ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bản tin đã loan trước đó.

Tuy nhiên Viện vẫn tiến hành buổi lễ để giới thiệu Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng TNT.

Viện Đại học có mời một nhà tu hành có uy tín của Phật Giáo đến trao giải thưởng cho hai chính khách Miến Điện, họ đã chọn ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng đã biết, từ nước Pháp, ông Nhất Hạnh đã nhũn nhặn từ chối và có gởi lời chào mừng.” (Bùi Tín)

Ông Bùi Tín cũng cho biết thêm: “Ông Nguyễn Anh Tuấn hiện đảm nhận hình thành Trần Nhân Tông Academy, thuộc Đại học Harvard, dựng lên thư viện Trần Nhân Tông (TNT), còn lo dựng tượng TNT lớn, bằng đồng tại Harvard, qua quyên góp xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước VN”

5.2. Nhận xét của Dân Làm Báo

Tác giả Gánh Hàng Hoa trên trang mạng Danlambao viết như sau:

“Nổi bật nhất là việc, mặc dù ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi không hề có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng, nhưng Ban Biên Tập của www.trannhantong.net vẫn đăng tải những bài viết, video clip và hình ảnh chấp nối từ những nguồn hoàn toàn không có dính dáng gì đến giải thưởng hoà giải TNT. Phải chăng là mục đích muốn dẫn dắt độc giả tin tưởng rằng đã có một buổi lễ trao giải thưởng tận tay cho hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Miến Điện, nhằm tạo uy tín, dù giả dối, cho Trần Nhân Tông Academy và những người đứng sau lưng học viện?”.

Những tin tức lập lờ đánh lận con đen nầy khiến cho nhiều người nhầm lẫn, trong đó có ông Bùi Tín khi viết bài về buổi lễ. Do đó, ông Bùi Tín có viết bài đính chính đăng trên trang Việt Báo.com

“Trong bài viết ngày 22-9-2012 của Lan Anh, có hai tấm hình của ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, có kèm theo lời chú thích, khiến độc giả tin rằng đó là hình chụp trong buổi lễ trao giải thưởng ngày 22-9-2012. Trên thực tế, hai tấm hình được “ăn cắp” (không xin phép tác giả) từ những trang mạng khác mà chủ nhân thật sự của nó không được nêu tên ra. Tấm hình ông Thein Sein do phóng viên Hoàng Đình Nam của AFP (American Free Press) chụp. Còn tấm hình của bà Aung San Suu Kyi là do phóng viên Khin Maung Win của AP (Associated Press) chụp ngày 2-4-2012. Có nguồn tin cho biết Lan Anh là con gái của Nguyễn Anh Tuấn?”

Một tổ chức quốc tế, một giải thưởng quốc tế mà làm ăn mờ ám, lương lẹo, đánh lận con đen như thế thì làm sao mà sống lâu được?.

Không trung thực là tự hủy diệt.

Sở dĩ 700 tờ báo và cơ quan truyền thông cùng 15,000 nhà báo trong nước còn sống lâu được là nhờ họ gác lương tâm qua một bên, tiến công bên lề phải, tức là bưng bít tin tức, bóp méo sự thật, ca tụng bạo quyền.

Những thành tích làm báo nhà nước không còn tin cậy được nữa.

6* Vua Trần Nhân Tông và biểu tượng hoà giải

Trước hết phải xác định một lần nữa, Trần Nhân Tông là một minh quân, một anh hùng dân tộc trong việc chống quân Nguyên, là một thiền sư đã Việt Nam hoá đạo Phật và là Tổ sư sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Về Phật giáo, lịch sử ghi chép ông đã “tập đại thành” những tư tưởng của nhiều thiền sư trước đó, như sư Vạn Hạnh chẳng hạn.

Hình tượng Trần Nhân Tông bị lợi dụng. GS Phạm Cao Dương cho biết: “Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục đích chính trị nhất thời, thì hình tượng TNT có thể bị lợi dụng”.

Để làm sáng tỏ về việc hoà giải của vua Trần Nhân Tông, thiết nghĩ nhìn lại lịch sử đời Trần và vua Trần Nhân Tông.

7* Tổng quát về nhà Trần

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất của dân tộc Việt. Nhà Trần trị vì 175 năm với 12 vị vua. Quân dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông. Có những vị danh tướng như Hưng Đạo Vương đã làm rạng danh trang sử Việt.

Thái sư Trần Thủ Độ là người gầy dựng lên nhà Trần bằng cách ép anh rể là vua Lý Huệ Tông phải lên làm thái thượng hoàng, nhường ngôi lại cho con gái thứ hai là Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi. Sau đó, đưa cháu là Trần Cảnh, 8 tuổi, vào làm chồng Chiêu Hoàng để cướp ngôi nhà Lý. Trần Cảnh lên ngôi tức là Trần Thái Tông.

Trần Thủ Độ lại ép buộc Lý Huệ Tông phải đi tu và âm mưu giết chết. Đó là một hôm, khi vua Lý Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ trước sân chùa, Trần Thủ Độ nói “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”. Hiểu ý, Lý Huệ Tông tự tử chết.

Trần Thái Tông còn nhỏ, nên Trần Thủ Độ nắm giữ quyền hành cai trị đất nước suốt 40 năm, và Trần Thái Tông chỉ làm vua cho có chức vị.

Trần Thủ Độ thông dâm với người chị, là vợ của vua Lý Huệ Tông, bà là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng.

Những vị vua sau lại sa vào con đường đam mê tửu sắc, khiến cho nhà Trần suy tàn và mất ngôi.

Vị vua sau cùng là Trần Thiếu Đế, 5 tuổi, bị ông ngoại là Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ. Mười hai vua nhà Trần là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Trần Phế Đế, Thuận Tông và Trần Thiếu Đế.

6* Lịch sử chê trách nhà Trần

Ghi chú.

Dưới đây là những trang sử không vẻ vang gì về văn hoá của dân tộc. Chúng ta cũng không hãnh diện vì nó. Chúng ta cũng không mong muốn có những trang sử bị chê trách, tuy nhiên, nó là lịch sử, và không ai có thể sửa đổi lịch sử được cả. Cho dù có nhắc đến, hoặc cố tình che dấu thì lịch sử vẫn là lịch sử.

Trúc Giang tôi cũng không có ý bôi nhọ tổ tiên của dân tộc, nhưng vì, có ý kiến cho rằng nhân vật Trần Nhân Tông bị lợi dụng, cho nên cần phải làm sáng tỏ. Đây là vấn đề rất tế nhị khi lạm bàn về lịch sử có thể gây sự ngộ nhận nhưng đó là sự kiện có tốt, có xấu được ghi lại.

Nói về Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên

ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên là bộ quốc sử VN bằng chữ Hán viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử VN từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 279 TCN đến năm 1675, đời Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.

ĐVSKTT bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một sử quan, biên soạn. Sau đó được dịch ra chữ Quốc ngữ, hiện còn được lưu giữ ở Viễn Đông Bác Cổ Paris (Pháp).

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội VN xuất bản và phát hành lần đầu tiên năm 1993. Là bộ sử xưa nhất, là di sản văn hoá vô giá của dân tộc Việt. Là kho tài liệu phong phú rất có giá trị. Các bộ sử sau nầy dựa vào đó mà biên soạn.

Lịch sử chê trách nhà Trần hai việc:

- Là dùng các công chúa thực hiện mỹ nhân kế để giữ nước
- Xảy ra tình trạng loạn luân?

Ngoài hai sử gia Ngô Sĩ Liên và Ngô Thì Sĩ, ngay cả Lê Quý Đôn cũng hạ bút: “Họ Trần lập hoàng hậu bằng cách nhà vua lấy chị em con chú con bác làm vợ. Loạn luân như thế mà vẫn điềm nhiên không coi là kỳ quái… Triều Lê ta, gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rõ ràng. Khi chọn phi tần, tất lấy trong con em các dòng họ công thần và con nhà tử tế mà lễ trật phân biệt, tôn ty rạch ròi, không có cái tệ bất chính trong chốn phòng the của đời trước”.

Để chứng minh nhà Trần có tội, Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần lấy vợ là người cùng họ, âm dương không phải lứa đôi nên có tai biến trong những hôn nhân cùng họ:

- Năm 1300, người đàn bà Hồng Lộ sinh con 2 đầu

- Năm 1304, người đàn bà ở kinh thành sinh con 2 đầu, 4 chân, 4 tay.

- Năm 1350, tại làng Thiên Cung, Nghệ An, có người con gái hoá trai.

Theo Nho giáo, vua là con Trời, mà con Trời hành sự không đúng lễ giáo thì bị Trời ra tay răn dạy như thế”.* (Nhận xét của người viết sử ở thế kỷ 14, tức là hơn 600 năm trước)

7* Mỹ nhân kế và loạn luân

7.1. Dùng các công chúa làm mỹ nhân kế để giữ nước

7.1.1. Gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn
Năm 1228, Ngoạn Thiềm công chúa là con của Trần Thái Tông, là em gái của Trần Thánh Tông, được đem gả cho Nguyễn Nộn.
Lý do, Nguyễn Nộn bắt được vàng ngọc mà không đem dâng nạp triều đình nên bị bắt giam. Mẹ của Lý Chiêu Hoàng xin cho Nguyễn Nộn được đi đánh giặc để chuộc tội. Nguyễn Nộn có tài nên dẹp được phiến loạn và thu phục được quân binh nổi loạn, thanh thế lừng lẫy một phương ở tỉnh Hải Dương.
Nhà Trần một mặt phong chức cho Nộn là Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, một mặt gả công chúa Ngoạn Thiềm làm tay trong, dò la tin tức đề phòng Nộn làm phản. Nguyễn Nộn biết được âm mưu đó, nên dọn cho công chúa ra ở riêng một nơi, bị cô lập và theo dõi nên không làm gì được cả.

7.1.2. Triều đình sai dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan
Tháng 12 năm 1284 dương lịch, thế quân Nguyên rất lớn, do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt, chỉ huy, tiến công rất mạnh đã áp sát vào thành Thăng Long. Quân nhà Trần rơi vào thế nguy hiểm, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông suýt bị rơi vào tay giặc.
Nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Ích Tắc, con của vua Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của Trần Nhân Tông, Trần Kiện, Trần Lộng, mang cả gia quyến và thuộc hạ ra đầu hàng quân Nguyên.
Trần Ích Tắc (1254 – 1329) là con thứ năm của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), em vua Thánh Tông, chú của vua Trần Nhân Tông.
Năm Ất Dậu 1285, quân nhà Nguyên chia quân làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Lúc đó đạo quân thứ ba do Toa Đô chỉ huy từ dưới Chiêm Thành đánh lên.
Trần Ích Tắc thống lĩnh hàng vạn quân cùng với các thuộc hạ là Trần Kiện, Lê Tắc chống lại cánh quân của Toa Đô.
Thế yếu, các tướng nhà Trần mang cả gia đình và thuộc hạ dâng nộp vũ khí xin đầu hàng. Toa Đô sai người đưa đám hàng quân gồm Trần Ích Tắc, con là Trần Hữu Lượng và Trần Đoan Ngọ, các cận thần là Trần Kiện, Lê Tắc về Yên Kinh (Bắc Kinh). Trần Ích Tắc được phong làm An Nam Quốc Vương, thăng chức và hưởng lộc của vua Tàu.
Trần Ích Tắc đầu hàng kẻ giặc để hưởng vinh hoa phú quý là một vết nhơ trong lịch ngàn năm của dân tộc.
Tình thế rất nguy cấp, Thượng hoàng Trần Thánh Tông (cha của Trần Nhân Tông) quyết định dâng em gái út của mình là An Tư công chúa cho Thoát Hoan để cầu hòa.
Tháng 3 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Trung Hiếu Hầu Trần Dương và quan hầu cận là Đào Kiện, đưa người cô của nhà vua là An Tư công chúa về Thăng Long để dâng lên cho Thoát Hoan xin cầu hòa nhưng không có kết quả.
Dâng con gái cho giặc là 2 cái nhục bị chê trách.

7.1.3. Gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân

Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả con gái cho Chế Mân khi viếng thăm Chiêm Thành. Chế Mân dâng kỳ hương và báu vật xin cưới nhưng không được. Sau Chế Mân dâng 2 châu Ô và Rí thì nhà Trần mới đồng ý gả công chúa cho vua Chiêm Thành. Tháng 6 năm 1306 Huyền Trân công chúa về Chiêm Thành.
Tháng 5 năm 1307 Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải lên dàn hoả thiêu chết theo vua. Nhà Trần sai Trần Khắc Chung lấy cớ sang điếu tang lập kế đưa công chúa Huyền Trân về nước.
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã xuất gia rồi, vua Anh Tông thay đổi lời hứa có khó khăn gì đâu, mà phải đem gả cho người xa, không phải giống nòi. Cho rằng giữ đúng lời hẹn ước, thế rồi sau đó lại dùng kế gian trá để cướp lại, thế thì chữ tín ở đâu?”

7.1.4. Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô Dẫn
Năm 1363, vua Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô Dẫn, do Ngô Dẫn trở nên giàu có, nhờ có viên ngọc lớn bán được nhiều tiền.
Sau đó, Ngô Dẫn ỷ lại giàu có, và do tính háo sắc, đã tư tình với người khác, xem thường công chúa. Công chúa tâu lên, Ngô Dẫn được miễn tội chết nhưng bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần quen làm lối nầy, cốt được lợi trông thấy mà đem má phấn đánh đổi tràng thành, gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn, dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan đều theo lối ấy cả”.

7.1.5. Sinh hoạt của các công chúa thời Trần
Ngoài những cuộc hôn nhân giữa bà con trong họ, và với người ngoài vì lý do chính trị, ngoại giao, các công chúa đời Trần được sử sách ghi chép như sau:
“Bắt đầu từ năm 1266, các công chúa cũng như các vương hầu, cung tần, được phép chiêu tập những người không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang, đắp đê ngăn nước mặn ở ven biển, chờ 2, 3 năm sau biến thành ruộng.
Khi các công chúa và vương hầu, cung tần lập trang trại thì phải huấn luyện những nô tỳ trở thành quân lính, tổ chức thành đội quân, bản bộ, làm quân trừ bị.”
Các công chúa đời Trần bị chỉ trích là bắt người dân làm nô lệ, hại gia đình tan nát.

7.2. Loạn luân đời Trần

Nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý bằng hôn nhân ngoại thích, do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương kết hôn với người trong dòng họ (hôn nhân nội thích). Việc nầy đưa đến dòng họ triều Trần loạn luân, là các con chú con bác, con cô cậu, bạn dì lấy nhau. Trái với văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, đạo lý, lễ giáo gia phong của người Việt Nam.

Biện pháp hôn nhân nội thích không giữ được ngôi báu nhà Trần, và cuối cùng nhà Trần cũng bị mất ngôi vì hôn nhân ngoại thích. Đó là Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ.

Sử sách ghi có 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần.

Trần Liễu lấy Thuận Thiên công chúa là con cậu lấy con cô.

Năm 1225. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Lý Chiêu Hoàng cũng là con cậu lấy con cô. Giải thích liên hệ như sau:

Trần Thừa là cha của Trần Liễu và Trần Cảnh.

Trần Thừa là anh ruột của Thuận Trinh. Mà Thuận Trinh là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng

Hai anh em ruột Trần Liễu và Trần Cảnh con của Trần Thừa lấy hai chị em ruột Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng, là con của Thuận Trinh, tức là 2 anh em con cậu lấy 2 chị em con cô.

Năm 1237. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu, đã có thai 3 tháng. Lý do là Lý Chiêu Hoàng không có con, nên Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường vợ lại cho em ruột là Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Trường hợp nầy cũng là con cậu lấy con cô và em chồng lấy chị dâu.

Năm 1251, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, (con của Trần Liễu) lấy công chúa Thiên Thành (con của Trần Cảnh) tức là con bác lấy con chú.

Liên hệ như sau: Trần Liễu và Trần Cảnh là anh em ruột.

Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu. Thiên Thành là con của Trần Cảnh, tức là con bác lấy con chú.

Năm 1258. Trần Thánh Tông (con Trần Thái Tông, Trần Cảnh) lấy Thiên Cảm công chúa (con của Trần Liễu) tức là con chú lấy con bác.

Năm 1274. Vua Trần Nhân Tông lấy 2 người con gái của Trần Quốc Tuấn là Bảo Thánh và Tuyên Tử, thuộc về con nhà chú lấy con nhà bác.

Năm 1351. Trần Dụ Tông loạn dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa. Câu chuyện như sau. Lúc Dụ Tông 4 tuổi, trong buổi dạo thuyền đêm Trung Thu ở Hồ Tây, vô tình bị chết đuối. Thầy thuốc người Tàu tên Trâu Canh dùng kim châm, cứu sống và tiên đoán, sau nầy sẽ bị liệt dương.

Dụ Tông lên ngôi năm 6 tuổi. Đến năm 14 tuổi thì cưới vợ, đúng là bị liệt dương. Thầy thuốc Trâu Canh cho toa, hãy giết 1 bé trai, mổ lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống, và phải thông dâm với chị hoặc em ruột thì mới hiệu nghiệm. Sự mê tín dị đoan nầy làm giảm sút đạo lý của truyền thống dân tộc!

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại ở trang 132 như sau: “Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa, quả nhiên có công hiệu”.

Có tất cả 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần được ghi lại rõ ràng, đã bị các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ, Phan Phú Tiên và cả Lê Quý Đôn, vua Tự Đức cũng đã phê phán mạnh mẽ việc loạn luân luông tuồng nầy.

8* Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258, con trai trưởng của Trần Thánh Tông.

Ngày 8-11-1278, ông được vua cha truyền ngôi năm ông 20 tuổi. Trị vì 14 năm. Nhường ngôi, lên làm Thượng hoàng 5 năm, xuất gia 8 năm.Thọ 51 tuổi. Trần Nhân Tông là vị vua thông minh và quả quyết. Nhờ Thượng hoàng Thái Tông còn nắm mọi việc trong triều và có nhiều người tài trí giúp nước, nhà vua, các tướng lãnh và dân chúng một lòng đánh giặc nên từ năm 1285 đến 1287 quân Nguyên-Mông hai lần sang xâm lấn đều bị đập tan.

Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó đến Yên Tử, Quảng Ninh, thành lập Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Trúc Lâm là hiệu của Trần Nhân Tông cũng là hiệu của ông là Thiền Sư Đạo Viên.

Ông là Tổ thứ nhất của dòng thiền Việt Nam, được gọi cung kính là Phật Hoàng. Qua đời ngày 16-12-1308, thọ 51 tuổi.

9* Thời kỳ suy tàn của nhà Trần

Từ Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, nhà Trần suy tàn. Thái sư nhiếp chính là Hồ Quý Ly lộng quyền, khuynh đảo triều đình.

Hồ Quý Ly gả con gái trưởng là Thánh Ngâu cho vua Trần Thuận Tông, sinh ra Trần Thiếu Đế. Quý Ly khuynh đảo triều đình, đưa 2 con trai vào nắm chức vụ quyền lực quan trọng trong triều.

Ông ép buộc con rể là Thuận Tông phải lên làm Thượng hoàng, nhường ngôi cho con là thái tử An, tức Thiếu Đế lúc 2 tuổi. Kế tiếp, buộc Thuận Tông phải đi tu và sai người giết chết, ban đầu sai người dâng rượu độc, Thuận Tông uống vào nhưng không chết, lại dâng nước dừa mà không cho ăn, vẫn không chết. Cuối cùng, Quý Ly sai tướng Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ thượng hoàng, chết lúc 22 tuổi.

Hồ Quý Ly đem giết 370 người thuộc nhà Trần chống lại ông ta, trong đó có Trần Nguyên Hãng và Trần Khát Chân.

Tình hình Đại Việt hỗn loạn. Giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người theo, cướp bóc bừa bãi. Triều đình bó tay.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn, 1400, Trần Thiếu Đế bị ông ngoại ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai các tông thất nhà Trần phải dâng biểu 3 lần mới chịu nhận làm vua.

Hồ Quý Ly lên ngôi, niên hiệu là Thánh Nguyên. Đổi tên nước là Đại Ngu, dời đô từ Thăng Long về An Tông, Thanh Hoá. Quý Ly truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương.

Nhà Hồ làm vua được 7 năm thì bị nhà Minh sang đánh, bắt giết Hồ Hán Thương. Nước Nam bị lệ thuộc vào nhà Minh năm 1407.

Lịch sử lập lại. Những gì Trần Thủ Độ làm để đoạt ngôi nhà Lý, được Hồ Quý Ly thực hiện để đoạt ngôi nhà Trần. Đó là Trần Thủ Độ ép anh rể Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái, Lý Chiêu Hoàng, lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và giết chết bằng câu nói bóng gió là “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”

Hồ Quý Ly ép con rể lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và cũng dùng 4 câu thơ bóng gió là nên tự kết thúc cuộc đời bằng 2 câu “Sao không sớm liệu đi. Để cho người nhọc sức?” “Người nhọc sức” là những người mà Hồ Quý Ly sai theo hầu cận, theo dỏi và kiểm soát Trần Thuận Tông, (con rể của ông).

10* Phật Giáo suy tàn

Thời kỳ đầu nhà Trần, Phật Giáo phồn thịnh, được xem là quốc giáo. Các vua đều sùng đạo. Cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng thờ phượng khắp nơi.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại như sau: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trần Nhân Tông sai sứ sang Tàu thỉnh kinh về truyền bá Đạo Phật. Chính ông là người Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật Giáo bị pha trộn thêm các hình thức mê tín, bùa chú, nên ngày càng suy vi”. Do đó, Phật giáo không được coi là quốc giáo nữa. Nho giáo được tôn trọng hơn vì “chịu ảnh hưởng” của Tàu!

Năm 1396, vâng lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông xuống chiếu sa thải các tăng đạo từ 50 tuổi trở xuống, bắt buộc phải hoàn tục. Những người còn lại, trên 50 tuổi, phải tham dự các kỳ thi về kinh giáo. Ai thi đậu thì được cho làm Đường Đầu Thủ, Trì cung, Trì quán. Ai không đậu thì cho làm kẻ hầu của những người tu hành.

Nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất lịch sử với ba lần chiến thắng quân xâm lược nhà Nguyên một cách vẻ vang. Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh là người đã Việt Nam hoá Phật Giáo và là Tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử

Nhưng Trần Nhân Tông không phải là một biểu tượng nổi bật về tinh thần “hoà giải”. Tư tưởng của Trần Nhân Tông bắt nguồn từ đạo Phật và xuất phát cũng từ Phật Giáo từ hàng ngàn năm tới ngày nay.

*

Âm Mưu Của CSVN

Bài học kinh nghiệm về hoà giải hoà hợp với Việt Cộng

Để phát động chiến dịch thực hiện NQ 36 về hoà giải hoà hợp dân tộc, nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi qua Pháp móc nối với sư ông Thích Nhất Hạnh để thành lập chùa Bát Nhã theo thiền phái Làng Mai ở Việt Nam.

Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, diện tích 30 hecta, được thành lập năm 1995 do thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ tu viện.

Tháng 2 năm 2005, Thích Đức Nghi đồng ý cho thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng nhân Làng Mai xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai. Nhất Hạnh chi ra một triệu đô la để mua đất và mở rộng khu tu viện.

Tháng 5 năm 2005, Thích Đức Nghi bảo lãnh các nhà sư tu tập tại Làng Mai người Pháp và người Pháp gốc Việt, được về nước đào tạo tăng sinh. Trong vòng một năm, tăng sinh lên tới 300 người. Một dự án xây dựng cơ sở cho 1,000 tăng sinh, được đề ra.

Tháng 6 năm 2008, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi phản phé, tuyên bố chấm dứt việc bảo lãnh các sư quốc tịch nước ngoài, có nghĩa là buộc những tăng ni quốc tịch Pháp phải rời Việt Nam.

Công điện của toà Đại sứ Mỹ bị Wikileaks phổ biến trên Internet có nội dung như sau:

Ngày 8-8-2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tăng ni ra khỏi Viện. Các tu sinh gởi kiến nghị khắp nơi nhưng không ai trả lời cả.

Ngày 19-11-2008, một buổi họp ở Sài Gòn, Viện Phật Giáo VN và Ban Tôn Giáo Chính phủ, ủy quyền cho Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng giải quyết vụ việc.

Ngày 27-6-2009, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi cắt điện và nước của tăng sinh cho đến ngày 1-8-2009.

Ngày 20-9-2009, một bọn côn đồ đến đập phá nhà cửa, ném đá và đồ vật dơ bẩn, đập phá chỗ ở của các tăng sinh trước mặt Thích Đức Nghi. Quần áo của các ni cô bị lấy đem vứt xuống suối.

Ngày 27-9-2009, công an thường phục mang mặt nạ chống hơi độc với dùi cui, sát cánh với bọn côn đồ, cưỡng bức 150 tăng sinh ra ngoài sân, chịu đựng suốt cơn mưa, rồi chúng xông vào phá phách các liêu phòng, phá cửa sổ, bàn ghế, giường chiếu, đổ nước phá hư những thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến máy vi tính.

Máu đổ trước sân chùa, bộ áo cà sa nhuộm máu.

Hai thầy bị kéo đi như kéo súc vật, bị đập phun máu đầu bất tỉnh. Hai tăng sĩ sư huynh bị bắt mang đi. Các tăng sinh nằm dài dưới mặt đường trước những chiếc xe để ngăn chận việc mang người, không biết đem đi đâu.

Công an ra tay “hơi mạnh”, máu me đầy người, những bộ áo cà sa đẫm máu và máu đổ trước sân chùa do sự đàn áp dã man và tàn bạo.

Hai người bị thẩm vấn, ép cung là Làng Mai hoạt động chống chính quyền. Sau đó họ bị trục xuất về nguyên quán là Nha Trang và Hà Nội.

Khoảng từ 80 đến 100 tăng sinh bị chở đi đâu không ai biết.

Vào đêm chủ nhật, tất cả tăng sinh đều bị trục xuất ra khỏi tu viện sau khi bị tấn công dã man. Đến 6 giờ sáng thứ hai, Viện Bát Nhã không còn bóng dáng một tăng sinh nào cả. Công an đã trục xuất 100% tăng sinh ra khỏi tu viện.

200 tăng sinh chạy đến tá túc ở chùa Phước Huệ, cách đó 17 km cũng bị áp lực phải trục xuất. Giáo Hội Phật Giáo gởi tối hậu thơ buộc các tăng sinh phải rời khỏi chùa Phước Huệ thời hạn chót là ngày 30-11-2009.

Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố vụ việc là do tranh chấp nội bộ giữa Phật giáo với nhau, tu mà tâm chưa tịnh.

Ông Bùi Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Phật Giáo chính thức lên án sư ông Nhất Hạnh. Tiếp theo, báo Công An Nhân dân đăng tải nhiều bài mạ lỵ Thích Nhất Hạnh.

Ngày 30-9-2009, sư ông Nhất Hạnh gởi một lá thư cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xin che chở cho các tăng sinh Bát Nhã. Nguyễn Minh Triết cũng trở mặt. Không có hồi âm.

Ngày 2-10-2009, Nhất Hạnh gởi thơ cho các trí thức trong và ngoài nước, xin lên tiếng kịp thời che chở cho 400 người trẻ bị bao vây và đàn áp tại Bát Nhã.

Các tăng sinh Làng Mai giữ đúng tôn chỉ là chế ngự cơn giận, hoà giải hoà hợp và yêu thương đối với công an, nhưng rất tiếc, công an CS chưa giác ngộ.

Hoà giải hòa hợp phải được thực hiện bình đẳng và tự nguyện tự giác giữa hai bên mới được. Ngay cả nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi cũng lật lọng, tráo trở đối với người đồng đạo, nên thầy trò Nhất Hạnh bó tay. Phật giáo chơi Phật giáo thì ai hòa giải với ai đây?

Nhớ lại, khi về VN, thầy Nhất Hạnh thực hiện hoà giải hòa hợp dân tộc theo nội dung NQ 36, tổ chức 3 Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng ở 3 miền, Nam Trung Bắc, gọi là “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan”, cầu nguyện giải trừ oan khổ.

Sư ông Nhất Hạnh bị VC chơi 3 cú đau hơn bị bò đá vào dế.

Trước năm 1975, thầy binh vực VC, chống VNCH, chống Mỹ, bị VNCH buộc phải lưu vong sau khi dự Đại hội Phật giáo ở Nhật Bản vào năm 1967. Binh vực VC mà bị VC đá, đó là cái đau thứ nhất.

Bị VC lợi dụng để quảng cáo cho việc thực hiện thành công NQ 36, bị mất trên một triệu đô la, và 400 tăng sinh bị đàn áp, cấm tụ tập tu hành. Đó là cái đau thứ hai, do thơ ngây không hiểu Cộng Sản.

Cái đau thứ ba là mắc cở với người quốc gia của VNCH, đau hơn bị bò đá mà phải ngậm đắng nuốc cay, chả dám hở môi với ai cả. Đó là cái đau nhất của một vị tu hành có tiếng tăm.

Bài học Làng Mai giúp chúng ta nhận chân về chiêu bài hoà giải hoà hợp của Việt Cộng.

Mục đích của Viện Trần Nhân Tông là: “Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản những kết quả nghiên cứu”. Thế nhưng những ông tây bà đầm chẳng có tay nào làm công việc nghiên cứu về sử học, văn hoá, tôn giáo, triết học của Việt Nam cả, thì lấy cái gì mà xuất bản?

Ông chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông, Thomas Patterson, trước kia là một chiến binh Mỹ đã từng tham chiến ở VN, mà Hà Nội gọi chung là “đế quốc Mỹ xâm lược”, thế nhưng bây giờ ông đã “nhiều lần nhận xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một nhà lãnh đạo lớn, đức độ và tài năng như vua Trần Nhân Tông vậy”. (Bùi Tín)

Tuyên bố như vậy, thì chính là hạ nhục Trần Nhân Tông, chớ không phải vinh danh. Bởi vì, Trần Nhân Tông mà giống như Hồ Chí Minh thì hết chỗ chê rồi.

Viện Trần Nhân Tông chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột là một chủ trương thật đáng buồn cười, vì âm nhạc đã có từ ngàn năm nay dưới biết bao nhiêu hình thức và thể loại, nhưng xung đột, tranh chấp, khủng bố ngày càng gia tăng…

Trong nội bộ những vị “chân tu” như Nhất Hạnh và Thích Đức Nghi mà không hoà giải với nhau được thì làm sao mà những người phàm phu tục tử, ngoại đạo, hoà giải và yêu thương nhau cho được. Hay là đề nghị tổng thống Mỹ thử dùng âm nhạc để hoà giải với giáo chủ Hồi giáo và tổng thống Iran, với TT Bashar al-Assad của Syria, hoặc Kim Jong-un xem sao?

Kết

Có thể nói Tran Nhan Tong Academy made in Vi Xi Hà Nội, vì Viện được thành lập và điều hành bởi những đảng viên đã từng giữ những chức vụ cao cấp của chế độ độc tài Cộng Sản VN.

Hoà giải hoà hợp dân tộc là một chiêu bài của Nghị Quyết 36. Trước đây, thủ đoạn dùng “củi đậu nấu đậu”, tức là dùng Việt gian nằm vùng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS để đánh phá các phong trào dân chủ và nhân quyền cho VN, thủ đoạn đó thất bại. Có thể chiến thuật mới là dùng người bản xứ đứng mũi chịu sào để đánh người tỵ nạn CS thì chắc ăn hơn.

Tóm lại, câu chuyện hoà giải giữa Làng Mai Bát Nhã của Thích Nhất Hạnh với Cộng Sản VN, là một bằng chứng cụ thể để chúng ta thấy rõ về NQ 36 của Việt Cộng. NQ 36 nhằm tiêu diệt tinh thần đấu tranh chống chế độ độc tài để đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Trúc Giang :40: :40: :40:

Minnesota tháng 10 năm 2012

--------------------------------------

TAM73F
11-07-2012, 01:46 AM
Phản cảm hình ảnh sư thầy bị “khóa môi” trên sân khấu


(Kienthuc.net.vn) - Đêm nhạc gây quỹ giúp Wanbi Tuấn Anh trong cơn bạo bệnh do ca sỉ Đàm Vĩnh Hưng tổ chức diễn ra tại phòng trà Không Tên (TPHCM) tối 4/11 được hai tu sĩ phật giáo: một Nam tông, một Bắc tông giúp tạo thêm nụ cười chua xót không chỉ khán thính giả tại sân khấu mà còn vô số khán giả phật tử trong và ngoài nước khi chứng kiến cảnh nửa đạo nửa đời.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353240367.jpg
Màn khóa môi nóng bỏng

Hai sư dùng tiền cúng dường của phật tử (cúng dường lo cho Tam bảo) mua chai rượu đấu giá với 55.000.000 đồng trong khi giá thực có 4.000.000 đồng khi họ Đàm tuyên bố sẽ khuyến mãi nụ hôn nếu ai mua được giá.

Thế là hai vị sư thầy này bất chấp giới luật nhà Phật cấm uống rượu, can đảm bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của phật tử để mua vui trên sân khấu.

Ca sỹ họ Đàm “khóa môi” hai sư được thấy qua hình ảnh báo chí, hình như từ thuở đạo Phật xuất hiện trên thế gian này cũng chưa có màn nào "độc" như vậy. Chắc chắn ca sỹ họ Đàm không phải tín đồ Phật giáo nên hành động như thế có thể dễ hiểu nhưng còn các sư?

Ai cũng biết, nhất là tu sĩ, giới luật cho một chú Sa di đã là 10 điều, Tỳ Kheo là 250 giới, có nghĩa là từ thô đến tế trong cung cách sống hàng ngày đều nằm gọn vào giới. Chẳng những vậy, còn luật nghi gồm 24 điều mà một tiểu Sa di phải thuộc lòng bốn cuốn luật trước khi thọ giới.

Thế nhưng, hình ảnh trên sân khấu của hai sư phơi bày tất cả sự phản cảm mà từ lâu quần chúng đều tín rằng các sư là người gương mẫu, là người có tiêu chuẩn đạo đức đáng là thầy Trời Người, là bậc Ứng cúng, xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của bá tánh.

Dân gian thường nói: "Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần". Một nhân cách làm người đã phải như thế thì nhân cách làm một bậc xuất thế mà luật định về tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi còn tinh tế hơn gái về làm dâu thời phong kiến.

Chẳng hiểu các vị sư thầy này đã được đào tạo từ học viện nào, từ thầy tổ nào, xuất thân từ tông môn nào mà còn tệ hơn người dân bình thường.


http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd2/HQPD_1353240417.jpg
Từ thuở đạo Phật xuất hiện trên thế gian này cũng chưa có màn nào "độc" như thế này. Ảnh: Xzon.vn

Một người dân có giáo dục, không ai dám nói đùa quá trớn. Quân tử bất hý ngôn của Nho giáo đã vậy thì lẽ nào một nhà sư dám ăn nói bừa bãi mà ngay cả nhà báo phải thốt lên: “ăn nói chịu chơi - khó đỡ”.

Một người cầm bút còn không dám lặp lại lời nói của "nhà sư chịu chơi", phát ngôn bừa bãi thì ngược lại hai vị nhà sư này lại thoải mái buông lời đến nỗi nữ ca sĩ Hà Hồ và Lệ Quyên phải che mặt xấu hổ.

Một người dân bình thường chưa ai dám nói đến chuyện phòng the trước công chúng. Huống chi một nhà sư đã phát nguyện thọ giới không tà dâm (ý không nghĩ dâm dục, miệng không nói lời dâm dục, thân không làm chuyện dâm dục), trước thanh thiên bạch nhật có thể phát ngôn: “Ngủ không phải là lúc con người hạnh phúc nhất! Thức mới gọi là hạnh phúc, vì khi thức con người mới được sướng!” và “Vợ mình luôn là đặc sản của người ta!”.

“Thầy còn kể, mới đây, trong một lần đi ngang công việc, nhìn thấy cặp tình nhân ôm hôn, thầy cũng rất “thèm”, nhưng vì đã trót làm nhà sư nên thầy không thể làm gì được!”

Các sư đi tu bao lâu rồi mà kinh nghiệm đầy mình đến thế? Ai bắt buộc thầy đi tu? Trốn nghĩa vụ? trốn nợ? sợ lao động? ngoài đời làm không đủ sống…?

Cho dù các sư muốn sống thực lòng mình nhưng hãy nghĩ lại cơm bá tánh đang nuôi quý vị, áo đàn việt đang che cho quý vị, đừng vì bốc đồng thỏa dục mà bêu xấu tôn giáo mình đang nương cậy ấm thân!

Xin Đàm Vĩnh Hưng, dù anh là ai, dù là tôn giáo nào, hãy biết tôn trọng tín ngưỡng kẻ khác, đừng tạo điều kiện giúp cho kẻ lạm dụng chiếc áo mà bôi bác nhà Phật.

Xin các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo và bổn sư của hai vị sự thầy này trả lời giúp sự kiện đặc thù nầy. Mong thầy Trụ trì đang chứa hai sư này nên có thái độ giáo dục nghiêm túc nếu họ còn muốn trụ lại trong chốn Thiền môn.

Minh Mẫn

TAM73F
11-18-2012, 11:46 AM
--------------------------

Lệ phí visa vào Việt Nam sẽ tăng gấp đôi kể từ 01 tháng 1 năm 2013

‏Chẻ nhỏ làm nhiều loại và tăng gấp ba lần mức hiện hành, nhà nước cộng sản Việt Nam cho biết sẽ áp dụng phí visa mới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Như vậy, kể từ ngày nói trên, người Việt Nam ở hải ngoại và người ngoại quốc xin visa nhập cảnh sẽ không còn hưởng lệ phí $25 US cho một lần như hiện nay.

Tăng lệ phí visa nhập cảnh - nhà nước Việt Nam sẽ thu được một khoản ngoại tệ không nhỏ đánh vào người Việt Nam ở hải ngoại về thăm nhà.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, phí visa nhập cảnh Việt Nam có giá trị một lần hiện nay là 25 đô. Còn phí visa có giá trị nhiều lần bao gồm loại có giá trị từ 6 tháng trở xuống là 50 đô, và giá trị từ 6 tháng trở lên là 100 đô.
Còn theo quy định mới được áp dụng từ đầu năm tới, lệ phí visa có giá trị một lần sẽ là 45 đô, tức tăng gần gấp đôi mức hiện hành.
Trong khi đó, lệ phí visa có giá trị nhiều lần được chia thành ba loại. Lệ phí dành cho loại có giá trị trong vòng một tháng là 65 đô. Lệ phí cho loại có giá trị dưới sáu tháng là 95 đô và lệ phí cho loại có giá trị từ 6 tháng trở lên là 135 đô.
Báo Sài Gòn cũng cho biết, trường hợp chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ thông hành cũ đã hết hạn sử dụng sang thông hành mới có mức lệ phí 15 đô thay vì 10 đô như hiện nay.
Lệ phí cấp “thẻ tạm trú” dành cho người ngoại quốc và người Việt Nam định cư ở ngoại quốc cũng tăng đồng loạt 20 đô. “Thẻ tạm trú” có giá trị một năm có mức tăng từ 60 đô lên 80 đô. “Thẻ tạm trú” có giá trị từ một năm trở lên nhưng dưới hai năm, mức lệ phí tăng từ 80 đô lên 100 đô. Còn “thẻ tạm trú” có giá trị từ hai năm trở lên cho đến ba năm, mức lệ phí tăng từ 100 đô lên 120 đô.


-------------------------------------

TAM73F
11-18-2012, 12:11 PM
Xin đừng xúc phạm đến loài chó

Mạc Văn Trang


Gần đây một số bạn viết gọi bọn quan tham ức hiếp dân, cướp đất của dân là “bọn chó”; có bạn gọi công an đánh dân là “chó”!… Tôi thấy cách ví von như vậy không ổn, xúc phạm đến danh dự của chó. Chúng ta đều biết chó không xấu như thế. Dân gian tổng kết: “Chó không chê chủ nghèo”; chó tận trung với chủ, hết lòng với với chủ, bảo vệ chủ đến cùng, vui khi chủ vui, buồn khi chủ buồn, cùng chung hoạn nạn với chủ…

Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị công an bắt giam, nhà cửa, đầm ao, vườn bị cưỡng chế, đập phá tan tành, vơ vét sạch sanh, vợ con tán loạn… Con chó con bị bắt, con chó mẹ bị đánh què, cố chạy trốn, chịu đói rét… nhưng vẫn bám trụ trên mảnh đất của chủ. Mấy ngày sau vợ anh Vươn trở lại ngôi nhà đổ nát, con chó đã bất ngờ từ trong bụi nhảy ra. Chủ và chó ôm chầm lấy nhau. Chó thì ngoáy đuôi rối rít, chủ thì tràn nước mắt.

Từ thời thơ ấu, kỷ niệm về một con chó vẫn in đậm trong ký ức tôi. Đó là con chó lông vàng, bình thường như mọi con chó khác. Nó chỉ đặc biệt là ngày ngày dắt ông lão mù đi ăn xin. Ông lão nắm sợi dây buộc ở cổ con chó và nó dẫn ông đi. Ông lão đeo bị, chống gậy dò dẫm từng bước thận trọng trên đường làng; con chó cũng nhẫn nại đi từng bước, nép vào mé đường. Đến hăng, sủa ầm ĩ, nó vẫn nhẫn nhục nằm im. Khi chủ nhà đã bố thí cho chủ nó, hoặc đợi hồi lâu không thấy chủ ra, ông lão bảo: “Đi thôi con”, nó mới đi tiếp. Nó nhiều lần dắt ông lão đến cổng nhà tôi. Lần nào mẹ tôi cũng bảo tôi đem cái gì đó cho ông lão: lần thì lưng bát gạo, lần thì mấy xu, có lần cho ông bát cơm nguội. Ông cám ơn và đổ cơm sang bát của ông rồi bốc ăn. Con chó cứ nhìn ông ăn và thè lưỡi liếm cái mõm đen của nó. Ông lão bốc ăn vài miếng, chỗ còn lại, ông để bát xuống cho con chó ăn. Nó ăn hùng hục, chắc đang đói lắm.

Hình ảnh con chó và ông lão ăn xin cứ theo tôi suốt cuộc đời. Đi đâu, đến đâu tôi cũng hay để ý những chuyện về chó. Ở nước ngoài có nhiều chuyệnrất cảm động về chó, tôi có ghi chép, dịp nào tiện xin kể. Nhưng có chuyện này phải nói ngay, đó là bức tượng đồng một con chó ở một công viên thành phố nọ (quên mất tên!), luôn được nhiều người yêu quý, đến ngắm nhìn, vuốt ve, chụp ảnh lưu niệm. (Trong khi nhiều tượng ông nọ, ông kia, chẳng ai đoái hoài)! Đó là tượng con chó nổi tiếng về lòng trung thành, ai đến đó nghe chuyện cũng cảm động: con chó đã đưa tiễn chủ đến nơi an nghỉ cuối cùng và cứ nằm bên nấm mồ chủ cho đến chết. Trên bình diện thế giới, mọi người vẫn nhớ “Bài diễn văn hay nhất là bài diễn văn về loài chó”- Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua. Trong đó có đoạn: “Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.”…

Vậy mà một số bạn lại đem những kẻ hại dân, hại nước ví với chó, sao được.

12/11/2012


-------------------------------------

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=500745



Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD

Số lượng USD chuyển về Việt Nam để đầu tư giảm nhẹ nhưng bù lại doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động lại tăng lên. Những tháng cuối năm, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đang tăng mạnh. Nhiều chuyên gia dự báo có thể đạt doanh số 10 tỉ USD, tăng hơn 10% so với mức 9 tỉ USD của năm 2011.


Mở rộng thị trường

Ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Ngân hàng (NH) Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết kiều hối chuyển qua Sacombank từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng 17%, đạt gần 1,3 tỉ USD. Hiện tại, Sacombank tập trung khai thác thị trường Mỹ, Úc, Canada... bởi các tổ chức chuyển tiền do người Việt làm chủ tại các thị trường này đã trở thành đối tác của Công ty Kiều hối Sacombank (SBR - công ty con của Sacombank). Ngoài ra, do SBR còn có lợi thế chi trả kiều hối từ 400 điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc nên nhiều khả năng lượng kiều hối chuyển qua Sacombank sẽ đạt 1,6 - 1,7 tỉ USD như kế hoạch đặt ra.

Tương tự, theo Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Bank), đến nay, doanh số chi trả của công ty đã đạt trên 1 tỉ USD, trong đó lượng kiều hối từ các thị trường Mỹ, Canada, Úc chiếm hơn 60% doanh số mà công ty chi trả. Bên cạnh đó, doanh số kiều hối từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều lao động người Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng chiếm tỉ lệ đáng kể.

Số liệu thống kê cho thấy hiện nay có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia khắp thế giới. Chỉ cần mỗi lao động xuất khẩu gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỉ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Điều này lý giải vì sao các công ty kiều hối đều thiết lập quan hệ chuyển tiền với các đối tác tại các thị trường có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc.

Tăng cung ngoại tệ

Nhiều ý kiến cho rằng tại Việt Nam, thị trường bất động sản còn đóng băng, lãi suất tiền gửi USD bị khống chế ở mức thấp..., đây là những lực cản đối với kiều hối. Vậy tại sao doanh số vẫn tăng?

Lãnh đạo Công ty Kiều hối Sacombank lý giải so với nhiều năm trước, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam để đầu tư có phần giảm nhẹ vì lãi suất tiền gửi USD đã giảm từ 4%-5%/năm xuống còn 2%/năm; thị trường chứng khoán, nhà đất chưa có dấu hiệu hồi phục… Tuy nhiên, bù lại doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động lại tăng lên nhờ vào chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước ngày càng mở rộng.

Dù vậy, theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học NH TPHCM, do lãi suất tiền gửi tại Mỹ chỉ khoảng 0,35%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam cao hơn rất nhiều nên ngoài việc chuyển tiền về trợ giúp cho người thân, không ít kiều bào vẫn chuyển tiền về nhờ người nhà gửi NH để sinh lời.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu năm 2012, doanh số kiều hối đạt được 10 tỉ USD thì nguồn ngoại tệ này đã nhiều gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu gạo (khoảng 3,5 tỉ USD/năm) và tương đương 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến của năm 2012 là 108 tỉ USD, đóng góp một phần không nhỏ cho cán cân thanh toán quốc tế.

Mặt khác, do tỉ giá ổn định nên người thụ hưởng từ kiều hối thường gửi tiết kiệm USD hoặc quy đổi sang VNĐ, giúp cho cung ngoại tệ của các NH tăng lên, góp phần ổn định tỉ giá hối đoái, tăng dự trữ ngoại tệ. Mới đây, NH Nhà nước cũng công bố dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 6,4 tỉ USD, dự báo năm 2012, cán cân thanh toán tổng thể sẽ thặng dư, trong đó có phần đóng góp từ kiều hối.


Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=500745#ixzz2CZyiLCMu
http://www.xaluan.com/
--------------------------------------------------------------------------------

TAM73F
11-26-2012, 04:20 PM
Từ kẻ trộm chó đến ông Thủ tướng Dũng.

VietuSaigon - Gần đây, thông tin về nạn bắt chó trộm, đập chó giữa ban ngày, thậm chí cướp trắng chó trước mặt chủ và dùng hung khí đe dọa… ngày càng trở nên nổi cộm. Thêm nữa, chuyện người dân tức giận, phục kích, bắt và đánh chết, đốt xe, khi công an can thiệp, đưa xe cứu thương đến để đưa kẻ trộm đi cứu cấp thì người dân bao vây xe cứu thương, không cho đi, cho đến khi kẻ trộm chết, họ chứng kiến tận mắt mới chịu ra về.

Vì đâu kẻ trộm lại lộng hành đến thế? Vì đâu người dân lại có cách hành xử nặng tay đến độ nhẫn tâm như vậy?

Trước tiên, có lẽ phải coi lại vấn đề an ninh, coi lại cách làm việc của ngành công an. Theo dõi và khảo sát nhiều vụ công an xử lý kẻ trộm chó, một kết quả dễ nhận biết là ngành công an không hiểu gì về luật (chí ít là trong hành xử với kẻ trộm chó). Dựa vào sự yếu kém, dốt nát pháp luật của công an mà kẻ trộm ngày càng lấn lướt, càng bạo hành. Hoặc ngược lại, công an đã đạp lên pháp luật để đồng lõa cái xấu, tội ác.

Đơn cử một ví dụ, hiện nay, nếu người dân bắt được kẻ trộm chó trong lúc hắn đang hành sự, đương nhiên là muốn bắt được kẻ trộm chó, người dân phải đối mặt với mức độ nguy hiểm rất cao, có thể bị kẻ trộm đánh lại, châm roi điện, dùng mã tấu chém cho đến chết.

Nhưng khi giải kẻ trộm đến cơ quan công an, hắn sẽ bị xử phạt ở mức độ hành chính, căn cứ theo giá trị thịt chó trên thị trường, giả dụ con chó hắn bắt nặng hai mươi ký, giá trên thị trường sẽ là 500 ngàn đồng, công an sẽ phạt hành chính 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. Lúc này, kẻ trộm ký biên bản, nộp phạt, nói nhỏ nhờ công an đưa hắn ra khỏi cơ quan, về nhà để khỏi bị đánh thêm. Mọi việc coi như xong!

Và cứ như vậy, kẻ trộm ung dung đi bắt chó, ung dung nộp phạt, ung dung sắm thêm “đồ nghề”, hung khí để hành nghề, để gở vốn đã bỏ ra nộp cho công an. Riêng về khoản tiền nộp phạt, dần dà trở thành một thứ cống phẩm không cần biên lai nộp/thu tiền, không cần văn bản nào ngoài một bên dúi tiền, một bên nhận tiền và bên “bị phạt” được bên “phạt” dắt ra về an toàn. Xem như kẻ trộm trả công người bảo vệ cho mình ra về!

Nếu đặt ngược vấn đề, công an làm việc một cách nghiêm túc, căn cứ trên những điều khoản luật qui định thì còn kẻ trộm nào dám tiếp tục hành nghề, càng ngày càng bạo như bây giờ?

Ngay trong đơn vị xã, phường, cơ số công an và dân phòng luôn luôn là một đến ba tiểu đội, ở những phường trực thuộc quận nhạy cảm trong thành phố, con số này lên đến trung đội, thậm chí vài trung đội. Nếu những tiểu đội, trung đội này phân công thành tốp để tuần tra, phục kích mỗi đêm thì chắc chắn bằng cách gì, kẻ trộm cũng phải sa lưới pháp luật. Vì không có thứ trộm nào liều lĩnh và dễ bị lộ như trộm chó – vật báo động an ninh số một.

Và sau khi bắt kẻ trộm, thay vì phạt hành chính như đã thấy, tập trung điều tra, phân tích cấu thành tội phạm để thấy rằng đây không còn là một cái tội trộm cắp vặt mà là hành vi trộm cắp, cướp bóc có tổ chức, từ cơ sở tiêu thụ sau khi trộm, cướp cho đến xe máy khi hành nghề, băng nhóm để giải vây, hung khí để trấn áp, hành hung người dân, thậm chí, sự việc này tiếp diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng táo tợn… Chỉ ngần ấy yếu tố, cũng đủ để ghép vào khung hình sự và phạt tù.

Nhưng công an đã không làm những thao tác lẽ ra họ phải làm để bảo vệ an ninh cho nhân dân (vì trên một nghĩa nào đó, chó là vật nuôi báo động an ninh gia đình, nhiều gia đình hợp thành cộng đồng, xã hội. Bảo vệ chó cũng là cách bảo vệ an ninh cho nhân dân. Và kẻ trộm chó, dù cố ý hay vô tình cũng làm tổn hại đến an ninh xã hội) mà họ chỉ phạt qua loa, không có văn bản, biên bản thu/nộp phạt.

Chính vì cách làm việc thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, qua loa và mang tính đồng lõa với kẻ xấu của công an đã khiến người dân không còn tin tưởng vào công lý, không còn tin tưởng vào công an, họ quay sang tự xử để vừa bảo vệ vật nuôi yêu quí, vừa xả cơn tức giận và vừa tiêu diệt kẻ gian, cái ác.

Nhưng một khi tức nước vỡ bờ, cơn nổi giận của đám đông sẽ khó mà lường trước mức độ. Những cái chết kinh hoàng của kẻ trộm chó trong những năm gần đây ở Nghệ An, Thanh Hóa là bằng chứng rõ nét cho vấn đề này.

Đối với kẻ trộm chó, kẻ cướp giật giữa ban ngày của nhân dân thì mọi chuyện, công an cứ xử như không có gì. Nhưng đối với người yêu nước, nói lên tiếng nói tự do, dân chủ, khoa học, tiến bộ thì lại khác, không có tội cũng ghép cho có tội, dùng mọi thủ đoạn, hành vi man trá, bỉ ổi, bất chấp lương tri, đạo đức, tình người. Thậm chí, chỉ bằng cái bao cao su qua sử dụng, bằng vài trò bắt nguội giữa đường, đâm xe, gây tai nạn… Để đẩy người đó vào tù tội, lao lý.

Nếu chịu khó xâu chuỗi lại những chuyện đã diễn ra từ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, có một sự trùng lặp khá buồn cười: Nạn trộm/cướp chó gia tăng; Người yêu nước bị đàn áp, bị bắt ngày càng cao; Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày càng bình thản hơn.

Sự gia tăng ở hai vế đầu thì dễ nhận biết hơn, vì nó đã thành hiện tượng gây nhức nhối trong quốc dân.

Gương mặt ngày càng lạnh tanh của ông Dũng thì có vẻ tinh vi hơn, kín đáo hơn cho dù ông vẫn trương ra mỗi ngày bằng những câu rất cửa miệng trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, như: “Toàn đảng, toàn dân quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh”; “Không xóa được tham nhũng, tôi xin từ chức!”; “Tôi xin cam kết với toàn thể nhân dân sẽ làm tròn trách nhiệm”; “Tôi xin thay mặt toàn thể chính phủ xin lỗi nhân dân…”…!

Nếu xét trên góc độ bản chất, việc ông Thủ tướng Dũng cứ lặp đi lặp lại câu hứa, cam kết, xin lỗi, đổ thừa cho tập thể… Lại rất giống với bản chất của một kẻ trộm chó.

Sở dĩ nói giống vì bản thân kẻ trộm chó chưa bao giờ bị hình phạt đúng người, đúng tội. Và hơn nữa, chính sự lu loa, lấy lệ, đã khiến cho kẻ trộm càng lúc càng bị mù mờ về tội lỗi, hắn đâm ra nghi ngờ ngay cả hành vi của mình có thật sự là cái tội, hay chỉ là một kế sinh nhai không hợp lẽ cho lắm. Bởi “không hợp lẽ cho lắm” nên hắn được du di, xí xóa, đóng phạt qua loa, lấy lệ và hắn cứ tiếp tục ngày càng mạnh tay cũng không hề hấn gì.

Ông Thủ tướng Dũng, không chừng đến giờ phút này, mọi sai trái, tội lỗi của ông đối với nhân dân, qua nhiều lần “du di”, nhiều lần đấu đá nội bộ, phần thắng vẫn thuộc về tay ông đã làm ông nghĩ lại, chưa chắc ông tin mình đã làm sai, có tội với nhân dân, mà cái đầu ông sẽ chứa những ý nghĩ như: Do dân kém hiểu biết, thử làm Thủ tướng như ông đi sẽ thấy khó nhường nào; Tài sản cả khối rừng vàng biển bạc ra đấy, ông khoắn một tí thì có gì là ghê gớm…

Và cứ thế, ông thẳng tay làm theo lòng ham muốn mà chẳng hề hấn gì, cùng lắm thì xin lỗi, mà không phải xin lỗi cá nhân, ông còn nắm uy lực của một kẻ đứng đầu, đại diện tập thể để thay mặt tập thể nhận lỗi. Như vậy thì ông quá sang, quá liêm chính rồi chứ còn gì, đâu phải lỗi cá nhân ông?!

Cái khác của ông Thủ tướng Dũng với kẻ trộm chó là, kẻ trộm chó còn phải lo lót cho công an, còn sợ bị tù nếu công an chịu làm việc nghiêm túc. Còn ông Dũng có cả một đám lâu la, tay chân bộ hạ là đủ các loại công an từ lớn cho đến bé. Như vậy ông còn phải sợ ai?!

Nhưng có một điều, hình như ông Dũng và đảng Cộng sản chóp bu đã quên hoặc cố tình quên: Công lý và lòng người. Những thứ đó, nếu không may để lệch lạc, mất đi, xem như không còn gì nữa. Và nguy cơ bị đánh đập, bị đốt thành tro như những tên trộm chó đối với những tham quan như ông và đám chóp bu không phải còn xa. Nếu không nói là trong gang tấc!

VietTuSaiGon’s blog

-----------------------

Thêm một hành động thâm độc của Trung Quốc

TT – Với việc Trung Quốc cho in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu, một lần nữa Trung Quốc thể hiện hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hết sức ngang ngược và thâm độc.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chiều 23-11, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có đường lưỡi bò – Ảnh: Hồng Thảo

Ngay sau khi bị phản ứng từ VN và Philippines về chuyện hộ chiếu điện tử của Trung Quốc in chìm đường lưỡi bò (đường chín đoạn), ngày 23-11, Thời Báo Hoàn Cầu đã cho đăng bài “Hộ chiếu mới của Trung Quốc vẽ chủ quyền Nam Hải, VN và Philippines phản ứng chủ quyền bị xâm phạm”.

Ngay sau đó, hàng loạt hãng tin khác của Trung Quốc dẫn lại bài báo này như ngầm khẳng định chính sách của Trung Quốc đang làm là đúng, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh.

Mưu đồ bành trướng lãnh thổ

Báo này dẫn nguồn The Financial Time bình luận bản đồ trên hộ chiếu này cho in đường lưỡi bò là ý đồ rõ ràng nhất của Trung Quốc từ xưa đến nay trong việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

“Khi tiếp nhận công dân Trung Quốc nhập cảnh, các quốc gia khác buộc phải đóng dấu vào hộ chiếu trên, điều này đồng nghĩa với việc họ rơi vào thế đã ngầm chấp nhận chủ trương lãnh thổ của Chính phủ Trung Quốc” – báo này bình luận về ý đồ của Bắc Kinh.

Bất chấp phản ứng, Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên cho rằng hộ chiếu mới của Trung Quốc phù hợp với quốc tế, các bản đồ trên hộ chiếu mới không nhắm vào bất cứ quốc gia nào.

Nguồn tin giấu tên từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết ngoài trang hộ chiếu có in hình lưỡi bò, hộ chiếu mới của Trung Quốc cũng đang vấp phải phản ứng từ Ấn Độ và lãnh thổ Đài Loan do trong đó có in hình những địa danh của Đài Loan, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và khu vực Aksai Chin (Trung Quốc kiểm soát, Ấn Độ tuyên bố chủ quyền).

Đài truyền hình trung ương Đài Loan cho biết lãnh thổ này đã chính thức phản ứng Trung Quốc đưa hai địa danh là đầm Nhật Nguyệt và khu Thanh Thủy vào hộ chiếu. “Việc làm này của Trung Quốc đang gây tổn hại lòng tin giữa hai bên” – Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lại phản ứng của phía Đài Loan.

Còn kênh tin NDTV dẫn tiết lộ từ một nguồn tin giấu tên của Chính phủ Ấn Độ cho biết New Dehli đang lên kế hoạch cho in hình bang Arunachal Pradesh và khu vực Aksai Chin mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền lên hộ chiếu trong đợt phát hành sắp đến như một động thái phản ứng Bắc Kinh.

Trước đó, Trung Quốc đã từ chối cấp thị thực cho du khách đến từ bang Arunachal Pradesh và Sikkim vì cho rằng đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cấp thị thực riêng cho du khách đến từ bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ khi tuyên bố khu vực này “còn đang tranh chấp”.

Trung Quốc sẽ không thu hồi hộ chiếu

Thời Báo Hoàn Cầu cũng gián tiếp cho biết nhiều người dân Trung Quốc đã phàn nàn rằng hộ chiếu mới đã gây ảnh hưởng đến việc đi lại của họ, trước hết là nhập cảnh VN và Philippines đều bị cho là “visa vô hiệu”.

Chính tờ báo này cũng cho biết thêm “Bản đồ trong hộ chiếu mới của Trung Quốc in chìm một số đảo” khiến Chính phủ Nhật Bản cũng đã phải theo dõi xem Bắc Kinh có in quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên hộ chiếu hay không, song chưa thấy xuất hiện hình ảnh của quần đảo này.

Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong dẫn lời của bình luận viên kỳ cựu Trịnh Hạo nhận định việc Trung Quốc cho in đường lưỡi bò và một số địa danh khác đang tranh chấp với các quốc gia láng giềng vào hộ chiếu mới gây ra sóng gió ngoại giao.

“VN và Philippines đang yêu cầu Trung Quốc sửa sai, còn muốn Trung Quốc thu hồi hộ chiếu mới thì tôi cho rằng chắc có lẽ phía Trung Quốc sẽ không làm. Bởi vì nếu thu hồi loại hộ chiếu này thì dân tình Trung Quốc cũng không đồng ý” – ông Trịnh cho biết.

MỸ LOAN – ANH DUY


Đóng dấu “hủy” vào hộ chiếu có đường lưỡi bò





Một đoàn khách du lịch Trung Quốc sau khi làm thủ tục nhập cảnh vào VN tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chiều 23-11 – Ảnh: Hồng Thảo

Trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23-11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía VN đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.

Trung tá Trần Việt Huynh – đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai – cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.

Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện hình bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc.

“Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào VN sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định.

Theo đồn biên phòng số 7, ban đầu người Trung Quốc chưa có phản ứng gì về biện pháp mới này từ phía VN. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn biên phòng số 7 nói.

THÂN HOÀNG - HỒNG THẢO

Nguồn Tuổi Trẻ Online

TAM73F
11-28-2012, 11:06 AM
--------------------

Nợ công, nợ ngân hàng Việt Nam được hé mở .

Vũ Quang Việt -

Số liệu về nợ công và nợ qua hệ thống tín dụng ngân hàng là những số liệu cần thiết để đánh giá nền kinh tế Việt Nam. Nhưng số liệu này cho đến gần đây chỉ được cung cấp nhỏ giọt và không đầy đủ cho các tổ chức quốc tế như IMF và ADB và có thể việc cung cấp cho Quốc hội cũng thế. Tuy nhiên mới đây Bộ Tài chính qua báo cáo của ông Vương Đình Huệ với Quốc hội đã công bố nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ cũng công bố nợ công, và lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên mạng của họ một vài số liệu về tín dụng ngân hàng.


Những số liệu này chỉ có cho năm 2011 dù không đầy đủ và lại không cập nhật hàng quý theo truyền thống quốc tế nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng. Hình như Chính phủ muốn minh bạch hơn một chút. Chính sự thiếu minh bạch này đã làm cho các bàn thảo về chính sách thiếu cơ sở, thậm chí đưa đến những hành động sai lầm.

Bài viết ngắn này chỉ nhằm trình bày một số thông tin về nợ công, và nợ qua hệ thống tín dụng ngân hàng, dựa vào số liệu vừa mới được cơ quan có trách nhiệm của nhà nước cung cấp thay vì những số liệu mà người viết phải nhặt nhạnh khắp nơi để tổng kết lại một cách không chính thức.

Nợ công

Nợ công theo định nghĩa của Việt Nam chỉ bao gồm nợ của Chính phủ (gồm cả chính quyền trung ương và địa phương) hoặc nợ được Chính phủ bảo lãnh. Nợ bao gồm nợ vay ngân hàng và nợ qua phát hành công trái, cũng như chi phí phải trả mà chưa trả được.

Nợ công theo định nghĩa quốc tế bao gồm nợ theo định nghĩa của Việt Nam và nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nợ theo định nghĩa quốc tế rõ ràng là phù hợp với tình hình Việt Nam. Chính vì nhà nước làm sở hữu chủ của DNNN do đó mà nhà nước không thể phủi tay để chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sán, như ta đã thấy là nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các DNNN khác phải trả.

Bảng 1. Nợ công của Việt Nam năm 2011

Tỷ đồng

Tỷ US

So với GDP


Nợ công theo định nghĩa Việt Nam

1,391,478
66.8
55%

Nợ của chính phủ
1,085,353
52.1
43%

Nợ chính phủ bảo lãnh
292,210
14.0
12%

Nợ chính quyền địa phương
13,915
0.7
1%


Nợ công theo định nghĩa quốc tế
2,683,878
128.9
106%


Nợ công theo định nghĩa Việt Nam
1,391,478
66.8
55%


Nợ của DNNN (trong và ngoài nước)
1,292,400
62.1
51%


Nguồn và chú thích: Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính. Trong nợ nước ngoài của DNN có thể có 1 phần do chính phủ bảo lãnh cho nên tổng nợ có tính trùng, phải trừ đi khỏi nợ DNNN, cao nhất là 14 tỷ.

Như vậy là tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD), cao hơn 90 tỷ USD mà trước đây tác giả ước tính ở mức tối thiểu.

Tổng số nợ của DNNN là 62.1 tỷ USD bằng 55% GDP.

Mức trần tỷ lệ nợ công trên GDP không quá 65% GDP vào năm 2015 mà Chính phủ đề nghị Quốc hội đã bị vượt qua từ lâu rồi. Không ý thức được điều này thì chính sách trong tương lai sẽ không thể phù hợp.

Phân tích hệ quả của nợ công: áp lực trả nợ

Theo ông Huệ, hệ số nợ trên tính trên vốn tự có là 1,77. Thông thường, người có 1 đồng vốn có thể dễ dàng đi vay thêm 1 đồng vốn nữa như vậy thì tỷ lệ trên là 1. Nếu tỷ lệ càng cao thì mức rủi ro trong sản xuất càng lớn vì áp lực phải trả lãi. Với hệ số nợ là 1,77, thì 64% là vốn vay. Chúng ta có thể dễ dàng làm mô hình về khả năng phá sản của công ty. Thí dụ nếu lãi suất trả nợ là 15% nhưng lợi nhuận chỉ là 10% trên vốn đầu tư thì lợi nhuận (tính theo doanh thu trừ chi phí phi tài chính) chỉ đủ trả lãi. Nếu lợi nhuận thấp hơn 10% thì công ty lỗ, mất khả năng trả nợ. Phải chăng đây là trường hợp của hầu hết DNNN và cả DNTN hiện nay? Theo ông Huệ, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có hệ số trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 – 5 lần. Như vậy có lẽ 30 tập đoàn này đã mất khả năng trả nợ. Nếu không giảm được lạm phát, qua đó giảm lãi suất thì doanh nghiệp nói chung khó có khả năng sống còn.


Bảng 2. Vốn tự có, nợ trong khu vực DNNN, 2011

Hệ số trên vốn tự có của DNNN

Tỷ lệ

Vốn tự có
1
36%

Vốn vay
1.77
64%

Tổng vốn
2.77
100%


Phân tích hệ quả của nợ công: áp lực ngân sách

Nếu 8.8% là nợ xấu thì tổng số nợ xấu trong nợ công sẽ là 11.3 tỷ USD. So với tổng ngân sách thu của nhà nước năm 2011 là 33.8 tỷ USD bằng 28% GDP thì con số nợ xấu trên rất lớn, vượt ngoài sức chịu đựng của ngân sách. Trong việc giải quyết nợ công xấu, ai sẽ là người chịu thiệt? Không lẽ ngân sách chỉ dùng để trả nợ xấu? Hay in tiền tạo lạm phát?

Nợ nước ngoài

Hiện nay nợ nước ngoài vẫn chưa được Bộ Tài chính công bố cho năm 2011. Con số năm 2010 ở bảng 3 là từ Bộ Tài chính, nhưng con số năm 2011 là ước tính dùng tốc độ tăng của năm trước. Nợ nước ngoài chưa phải là điều đáng lo vì nó chỉ bằng 39.8% GDP. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp tăng mạnh những năm gần đây; điều này mới là đáng lo ngại vì thường chúng là nợ trung hạn chứ không phải nợ dài hạn của Chính phủ.


Bảng 3. Vốn tự có, nợ trong khu vực DNNN, 2011

Năm 2010

Ước tính 2011 theo mức tăng 15% của năm trước

Tổng nợ nước ngoài
42.2
48.5

Nợ công theo định nghĩa VN
32.2
37.0

Nợ chính phủ
27.6
31.7

Nợ chính phủ bảo lãnh
4.6
5.3

Nợ doanh nghiệp
10
11.5

Tổng nợ công
128.9


Nợ ngân hàng nội địa

So với các nước trong khu vực, tín dụng từ nguồn hệ thống tín dụng nội địa ở Việt Nam là rất cao; tỷ lệ tín dụng lên tới 121% GDP, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam còn ở mức thấp (bảng 4). Dựa vào tín dụng thay vì vốn tự có để phát triển kinh tế dễ đẩy nền kinh tế đến chỗ bong bóng. Tỷ lệ tín dụng cao so với GDP và cụ thể hóa trong Bảng 2 ở tỷ lệ vốn vay trên vốn tự có đã nói rõ lên điều này.

Bảng 4. Tỷ lệ tổng dư nợ hệ thống tín dụng trên GDP

Tổng dư nợ nội địa trên GDP

Trung Quốc
145.9

Ấn độ
75.1

Indonesia
38.5

Mã Lai
132.1

Philippines
51.8

Singapore
93.6

Thái Lan
150.0

Việt Nam
120.9


Nguồn: Asian Development Bank (ADB), Key Indicators for Asia and the Pacific 2012

Tổng nợ của DNNN được tính là 62.1 tỷ USD (Bảng 1) trong khi theo báo cáo của Việt Nam với Ngân hàng châu Á (ADB) và IMF, DNNN chỉ vay từ hệ thống tín dụng là 24.5 tỷ USD (490.000 tỷ đồng ở bảng 5). Vậy thì 37.6 tỷ phải là từ trái phiếu hoặc nợ nước ngoài. Theo Bản tin số 7 của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của DNNN cao nhất là 11.5 tỷ USD (vì con số này gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân). Vậy thì 26.5 tỷ USD còn lại trong nợ của DNNN ở đâu mà ra. Có lẽ NHNN đã tính sai nợ tín dụng DNNN vào nợ tư nhân không chừng?

Bảng 5. Dư nợ của hệ thống ngân hàng, 2011

Tỷ đồng

Tỷ US

Tỷ lệ


Tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng

3,063,000
147.1
100%

Chính phủ vay
232,000
11.1
8%

DNNN vay
490,000
23.5
16%

DN tư nhân& hộ gia đình vay
2,341,000
112.4
76%


Nguồn: ADB Asian Development Bank (ADB), Key Indicators for Asia and the Pacific 2012

Phân phối tín dụng trong hệ thống ngân hàng

Có thể dựa vào số liệu từ NHNN và Tổng cục Thống kê để thấy rằng, phân phối tín dụng trong hệ thống không phản ánh hoạt động chung của nền kinh tế. Nông nghiệp, thủy sản, lâm sản chỉ được hưởng tỷ lệ tín dụng bằng gần ½ tỷ lệ đóng góp vào nền kinh tế. Ngược lại xây dựng được gần gấp đôi. Nhưng hầu hết tín dụng (67%) là chui vào khu vực thương mại và dịch vụ, gấp gần gấp hai lần so với mức đóng góp của chúng vào nền kinh tế. Hình như đây là lần đầu tiên NHNN công bố số liệu như thế này. Thật ra chúng cần được công bố thường xuyên vì vấn đề được đặt ra là hệ thống ngân hàng phục vụ ai trong nền kinh tế.

Bảng 6. Phân phối dư nợ tín tụng trong nền kinh tế, tháng 7 năm 2012

Tỷ đồng

Tỷ lệ

Tỷ lệ hoạt động kinh tế trên GDP

Tổng tiền gửi
2,693,667

Dư nợ trên tổng tiền gửi
81%

Dư nợ cho hoạt động kinh tế
2,176,073
100%
100%

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
257,829
12%
21%

Công nghiệp, xây dựng
1,160,634
53%
42%

Công nghiệp
894,013
41%
35%

Xây dựng
266,621
12%
7%

Thương mại, vận tải, viễn thông
757,610
35%
19%

Thương mại
610,184
28%
14%

Vận tải, viễn thông
147,426
7%
4%

Dịch vụ khác
703,989
32%
19%


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Để kết luận, có thể tóm tắt vài điều nhận xét sau:

a) Kinh tế Việt Nam phát triển bong bóng vì chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng, bằng cách bơm tiền quá lố. Điều này đưa đến lạm phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp khi bắt buộc phải thực hiện chính sách chống lạm phát.

b) Tín dụng của hệ thống ngân hàng được phân phối chủ yếu (67%) vào những hoạt động dịch vụ không rõ ràng. Những hoạt động này có thể là những hoạt động đầy rủi ro như chứng khoán, mua địa ốc (khác hoàn toàn với hoạt động xây dựng tạo ra việc làm), lập ngân hàng, v.v. Có thể nói dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất.

c) Để có thể cải cách và bốc thuốc đúng lúc, các cơ quan quản lý nhà nước cần minh bạch số liệu thường xuyên, không thể để tình trạng như hiện nay như đã vào cuối năm 2012 mà chỉ mới biết số liệu năm 2011, thậm chí năm 2010. Số liệu tài chính tín dụng cần được xuất bản hàng quý cho mọi người sử dụng.

17-11-2012

V.Q.V.

---------------------------

Bà Dương Thu Hương - Nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11.
Ghi chú: Không phải là Bà làm Nhà Văn đâu nhé !

Phần 1:

http://youtu.be/ml9T5EhFqDg

------
Phần 2 : Tiếp theo

http://youtu.be/_6YHMQQHtB4

----------------------0000000000---------------------

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: VIỆT NAM HẾT HY VỌNG THÀNH RỒNG

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/6AL-i2RErjM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

----------------000000----------------

TAM73F
12-13-2012, 03:18 PM
===================

Đối thoại giữa nhà báo Đoan Trang và viên an ninh trong trại Lộc Hà sau cuộc biểu tình ngày 9-12-2012
( Biểu Tình chống Trung Cộng )

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/H4sJXOwDSG0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Dịch lại theo Audio :

Cán bộ công an (CA): Anh giới thiệu với em, anh... ở đội Điều tra Tổng hợp, công an quận Hoàn Kiến.


Nhà báo Đoan Trang (ĐT): Vâng.


CA: Đấy, giới thiệu để em nắm được... Thực ra là cũng... bọn anh cũng không muốn đi làm cái việc này đâu. Nhưng mà... lãnh đạo người ta phân công thì phải đi làm.


Đây... trao đổi với em như vậy. Thứ hai là anh muốn hỏi là em có mang theo giấy tờ gì không... thí dụ chứng minh thư...?


ĐT: Em không mang theo chứng minh thư... (tìm trong túi)... Thẻ thì em không có, không có thẻ... “Card Visit”, giấy giới thiệu các thứ thôi...



CA: Thế thì... Cái việc mà mời... anh mời em lên làm việc thế này thì em có vấn đề gì không?


ĐT: ...Vấn đề thì... thực ra thì cái này em nghĩ mọi thứ phải rõ ràng. Lần trước em cũng đi biểu tình... (nghe không rõ), cũng đã...


CA: Lần trước có mặt ở đây không?


ĐT: Có. Mà cũng đã trình bày hết rồi, tức là em cũng không còn có gì để nói cả. Cái gì em cần nói đã nói rất nhiều rồi... Em còn viết để đưa lên mạng, những chuyện quan điểm của em thế nào em nói rõ rồi. Nên giờ nói là nói chuyện tiếp thì em không biết là phải nói gì về những chuyện này.


CA: ...Ừ... (ngừng một lát)... Nói chung là là là... đấy, là cũng giải thích cho em là... Thực ra giữa mình với Trung Quốc thì ai cũng biết có những trường hợp... như thế, nhưng mà đối với bọn anh thì bây giờ những việc...


ĐT: Vâng, anh cứ nói trước.


CA: Bọn anh mời em về thì yêu cầu ở đây thì phải làm việc, các thủ tục pháp luật quy định,...nhé! Ta sẽ tiến hành ghi lời khai và việc trình bày trong văn bản của em... quyền trình bày của em, nhé! Bây giờ là 11h15,... hôm nay là ngày bao nhiêu?


ĐT: Ngày mùng 9 tháng 12, năm 2012.


CA: Em có thẻ nhà báo không?


ĐT: Em không.


CA: Bây giờ thế này nhé, trong cái khi làm việc ấy, thì thủ tục bọn anh phải hỏi đến quan hệ nhân thân của em... nhé! (Không nghe rõ)... Cho nên là cũng đừng tự cho thế là thế này thế khác. Ấy! Thí dụ như hỏi bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra lớn lên ở đâu... Ấy!


ĐT: Em thì đồng ý cái đó, nhưng mà em đã trả lời hết lần trước rồi cho nên lần này em không trả lời nữa, vì em thấy nó cũng... nó đi vào chi tiết quá. Mà lần trước em trả lời rất tỉ mỉ, trả lời nhiều lần về chuyện này. Chủ yếu là các anh có rồi, thì em thấy không cần phải nhắc lại. Nếu cần có thể lấy lại cái biên bản của em ngày mùng 5 tháng 8 năm 2012, tại đây, địa điểm này... (Nghe không rõ) với cán bộ tên là... anh Toại, ở công an quận...


CA: Hôm đấy là ngày bao nhiêu?


ĐT: Mùng 5 tháng 8...


CA: Em đã làm việc với cơ quan công an bao lần.


ĐT: Đó là lần...


CA: Lần trước đó chứ gì. Thế lần này thì theo yêu cầu của cơ quan công an hỏi về gia đình thì...


ĐT: Em đã trả lời rồi. Còn bây giờ cơ quan công an, gọi là vào mạng điện tử kiểm tra... hồ sơ nhân thân dễ mà, hỏi lại làm gì.


CA: Không, nhưng mình cái nguyên tắc về cái... vào cái khi làm việc ấy thì mình vẫn phải hỏi như thế.


ĐT: Vâng, thế thôi thì em cũng đồng ý cái nguyên tắc như thế nhưng lần này em sẽ không trả lời lại nữa cho nó mất thì giờ quá. Có thể đi vào câu hỏi...


CA: Hôm đó là ngày bao nhiêu? Đã trả lời...


ĐT: Mùng 5 tháng 8. Chủ nhật mùng 5 tháng 8 năm 2012.


CA: Lần trước thì mời yêu cầu về đây làm việc cũng là về vấn đề biểu tình chứ gì? (ĐT: Vâng). Biểu tình chống Trung Quốc đúng không?


ĐT: Vâng. Phải nói một cách rất là rõ ràng là chống... bá quyền Trung Quốc ạ. Chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì chả ai chống làm gì.


CA: Về vấn đề... đúng không?... Biển Đông?


ĐT: Vâng, về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


CA: ... Hôm nay thì Trang đi một mình hay đi với ai?


ĐT: Đi một mình ạ, như mọi lần.


CA: Vẫn... (Không nghe rõ) như hôm trước đúng không?


ĐT: Vâng.


CA: Lúc đó là mấy giờ?


ĐT: 9h.


CA: Mục đích là đi...


ĐT: ...biểu tình


CA: Biểu tình... Biểu tình... nội dung?


ĐT: Chống các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Chống... các...


ĐT: Các hành vi,... (ĐT đọc cho CA ghi), gây hấn và chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Gây hấn...?


ĐT: Gây hấn. Hát, a, en-nờ,... Hát, ớ, en-nờ-sắc... (ĐT đánh vần chữ “gây hấn” cho CA ghi). Gây hấn ạ... Gây hấn và chính sách đối ngoại... Và chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: “Đối ngoại” gì?


ĐT: Hung hăng... Bá quyền... Anh cứ ghi vào thế. Bá quyền. Chính sách đối ngoại bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Khi đến thì có bao nhiêu người?


ĐT: Rất là đông. Khi đến là có cả một sân khấu đang được bày ra trước cổng Nhà hát lớn... Sân khấu ca nhạc, rất đông khán giả đến xem.


CA: Rồi. Xong như thế nào? Xong đi đến đâu thì người ta yêu cầu (về)?


ĐT: Sau đó có... thì có một số người biểu tình bắt đầu tham gia...


CA: Thế bản thân Trang thì có mang theo khẩu hiệu gì không, băng rôn gì không?


ĐT: Không.


CA: Đi bộ chứ gì?


ĐT: Vâng.


CA: Có mang theo máy quay không?


ĐT: Không.


CA: Có máy ảnh không?


ĐT: Không.


CA: Sau đó thì đi đến đâu thì…?


ĐT: Đến Tràng Thi ạ.


CA: Đi ở giữa đám đông hay là đi sau?


ĐT: Đi … gần như là đầu đoàn.


CA: Xuất phát từ Nhà Hát lớn, mục đích là đến Đại sứ quán Trung Quốc?


ĐT: À..., có lẽ thế.


CA: Khi đến đâu thì công an mời về đây?


ĐT: Đến Tràng Thi ạ.


CA: Chỗ đấy là trước cửa 16 đúng không?


ĐT: À..., Tràng Thi...


CA: Ở Nguyễn Kim chứ gì?


ĐT: Khoảng khoảng thế. Em không để ý.


CA: Họ đưa về đây bằng phương tiện gì?


ĐT: Xe buýt ạ.


CA: Lần trước thì cơ quan công an xử lý hành chính đúng không? Cái lần mùng 5 tháng 8 ý?


ĐT: Không, không xử lý hành chính.


CA: Có chứ!


ĐT: Không, có lý do gì mà xử lý đâu ạ?


CA: Có thể là là chị sẽ không ký vào cái quyết định gì đấy. Nhưng mà lần trước là có, tất cả những người đưa về đây đều xử lý...


ĐT: Thế thì nó hơi buồn cười là vì nếu xử lý thì em không hề biết, nếu bị xử lý mà em không được thông báo thì cũng hơi buồn cười. Nhưng mà theo như em biết thì là không xử lý, vì cũng chẳng có lý do gì mà xử lý...


CA: Thế... làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?


ĐT: Đợt trước ý ạ?


CA: Ừ.


ĐT: Khoảng một ngày đấy ạ, từ sáng đến chiều, không có cái cớ gì để xử lý cả. Còn nếu mà sau đấy vẫn xử lý thì cái đó em không biết, cái đấy không thông báo gì cho em cả...


CA: Làm việc từ mấy giờ?


ĐT: Lần trước ạ?


CA: Ừ.


ĐT: Lần trước là từ sáng cho đến chiều tối ạ.


CA: Thế thì lần đấy có xử lý hành chính không?


ĐT: Không... Theo em biết thì không.


CA: Có nghĩa là bản thân chị thì không được thông báo, đúng không?


ĐT: Vâng. Không biết là có hay không?


CA: ...Thế cái việc mà Trang đến đấy là tự mình đến hay là do ai...


ĐT: Tự ạ.


CA: Hay là xem trên mạng?


ĐT: Tự em đi ạ. Xem trên mạng có...


CA: Có nghĩa là mình xem trên mạng chứ gì? (Vâng). Chứ cũng không có người nào trực tiếp...


ĐT: Vâng.


CA: Trên mạng người ta đăng như thế nào?


ĐT: Em cũng chỉ nhớ mang máng là kêu gọi biểu tình.


CA: Có hẹn thời gian không?


ĐT: Hẹn buổi sáng, 9h, ở Nhà hát lớn. Những cái đấy thì vào mạng thì thấy ngay được.


CA: Có nghĩa là mình cứ xem cái thông tin đấy thì mình ra đó chứ không có ai...


ĐT: Vâng.


CA: Chứ không có ai trực tiếp rủ, hoặc là gặp gỡ... đúng không?


ĐT: Không. Vâng.


CA: Trong cái số này thì cũng có những trường hợp là người ta... tham gia, có những người cũng trao đổi... người ta cũng trả tiền, vật chất cho một số người đi. (ĐT: Có bằng chứng không?) Tất nhiên là ý tôi... ý của tôi không phải là họ... (Nghe không rõ), nhưng mà mình có trong cái dạng như thế không?


ĐT: Em nghĩ cái này là không có bằng chứng... (Không nghe rõ) em phủ nhận cái chuyện ý, nếu không chỉ được đích danh ai đưa tiền cho ai, và bao nhiêu tiền thì... đó là không có cơ sở. Đấy là một lời gọi là vu khống cũng được.


CA: Trong Nghị định 73 mà Chính phủ có... người ta đã quy định tại cái điều 7, điểm B, là không được tụ tập... nhá, không được tụ tập đông người...


ĐT: 73 hay là bao nhiêu? Chắc là 73, hay là bao nhiêu? 63?


CA: 73 ấy. Không được tụ tập đông người, rồi là gây cản trở giao thông, rồi là gây mất trật tự. Đấy. Thì so với cái Nghị định đấy thì bản thân Trang thấy Trang có vi phạm, có sai gì không?


ĐT: Em muốn hỏi lại anh một câu được không? Em nên hiểu thế nào, hoặc anh hiểu thế nào khi mà bây giờ, người dân biểu tình là để bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bá quyền xâm lược. Và chính quyền bắt. Thì bây giờ nên hiểu cái hành động bắt của chính quyền... hay gọi là mời về làm việc cũng được, nên hiểu là thế nào? Chính quyền có ủng hộ hay không?...


CA: Bây giờ thế này nhé, về cái quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thì giữa mình với Trung Quốc, không phải là vấn đề là Đảng, Nhà nước mình không có... Tất cả đều giải quyết trên con đường ngoại giao... Đấy.


ĐT: Thế việc biểu tình thế này có phải là một kênh ngoại giao không?... (Bị nói át mất, nghe không rõ)... Ngoại giao nhân dân...


CA: Chứ còn mình làm như thế thì sẽ thành những cái gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội cho thành phố, gây cản trở giao thông.


ĐT: Không liên quan. Đây việc này rất là rõ ràng. Em nghĩ là không nên ngụy biện như thế. Em nghĩ rằng cái việc nhân dân biểu tình là cái ngoại giao, kênh ngoại giao nhân dân, public... (Không nghe rõ)... nói chung quan điểm chính trị quốc tế nó là kênh ngoại giao. Và cái việc chính quyền cản trở nó là phản lại kênh ngoại giao đó và nó thể hiện thái độ chính quyền là ủng hộ những cái hành động, chủ trương của Trung Quốc trên Biển Đông.


Nó không thông nhất giữa người dân và Chính quyền, đấy là một cái hành động rất là sai lầm của Chính quyền. Còn cái việc dân đi biểu tình mà anh quy là gây rối, chính quyền quy là gây rối, thì phải xem lại bản thân cái nghị định đó là vi hiến (Không nghe rõ) khi mà người ta... Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, thì luật pháp của anh làm thế nào là phải thực hiện cái quyền đó chứ không phải là hạn chế nó. Hạn chế nó là vi hiến... Và như vậy thì là rõ ràng là chúng ta... vì chúng ta không có cơ chế bảo hiến, cho nên luật pháp của chúng ta vi phạm Hiến pháp tràn lan.


Thế bây giờ cứ 5 người trở lên là lại bảo là tụ tập gây rối. Thế bây giờ hát, hát trước cổng Nhà hát Lớn thì có phải là gây rối không? Hát rất ồn ào, hát toàn những bài vớ vẩn. (Không nghe rõ)... người ta nhảy múa trên sân thì có phải gây rối không? Anh trả lời thế nào về cái chuyện ấy? Hoặc có thể là em nói to, em ra đám đông em nói to, có thể là... (Không nghe rõ). Đừng có gọi là nhập nhèm giữa hành động... (Nghe không rõ)...


CA: Thế trong nhận thức của Trang thì Trang có thấy trong cái việc đấy mình có sai cái gì không?


ĐT: Em muốn hỏi lại anh về nhận thức của các anh. Mà em muốn hỏi lại là…


CA: Không đây là tôi muốn hỏi Trang đấy, là Trang có thấy sai gì không?


ĐT: Không, nhưng anh đang làm việc, chúng ta đang làm việc nên phải hợp tác. Vì vậy em muốn hỏi lại anh với tư cách là một phóng viên. Quan điểm của anh, nhận thức của các anh về cái việc mà chính quyền đi ngăn chặn biểu tình, là thế nào, cái nhận thức của các anh? Anh có thấy nó mâu thuẫn với cái ngoại giao nhân dân hay không? Em hỏi một cách rất là (Không nghe rõ), em không đưa việc này lên báo. Hỏi để biết.


CA: (Im lặng một lúc)... Về phía bản thân Trang thì Trang có nhận thức được cái việc đấy của mình là sai không, vi phạm không?


ĐT: Không, không, không vi phạm. Vì nghị định vi hiến thì không có giá trị gì cả. Đối với em là thế. Cái thứ hai là cái nghị định đấy nó cũng chẳng có một chữ nào về biểu tình cả. Nên nó cũng chẳng điều chỉnh gì về hoạt động của bọn em cả. Biểu tình hay gấy rối. Em đi biểu tình chứ không đi gây rối trật tự công cộng, cho nên biểu tình là... (Không nghe rõ). Bản thân cái Nghị định vi hiến ấy nõ cũng không có tác dụng điều chỉnh hành vi của em. Cho nên em chẳng thấy em sai gì cả.


Em đang hỏi ngược lại, là em muốn biết nhận thức của... từ trước tới giờ chính quyền luôn muốn biết dân làm gì và nhận thức thế nào, thì em muốn biết ngược lại là cái nhận thức của Chính quyền về... (Không nghe rõ). Anh có thể từ chối trả lời? Em hỏi, đây là chúng ta đang làm việc...


CA: Bây giờ thế này nhá, bây giờ thì...


ĐT: Em muốn biết anh có từ chối trả lời hay không?


CA: … Tôi đang làm việc với lị Trang... nhá. Cho nên với tất cả các cái câu hỏi thì tôi sẽ hỏi. Còn nếu với một buổi mà Trang là phóng viên mà đi thẩm vấn, nhá, thì những cái việc đấy thì bên...


ĐT: Thì bên cơ quan chức năng sẽ trả lời đúng không ạ?


CA:... Họ sẽ trả lời. Cho nên mình làm cho nó đúng khuôn khổ, đúng tổ chức.


ĐT: Nhưng khuôn khổ đấy rất là bất... công bằng...


CA: Vì ở đây là... quy định là...


ĐT: Vì em muốn biết quan điểm...


CA: Bây giờ thế này nha, nếu mà Trang cần thì Trang có thể phỏng vấn những cái người người ta lãnh đạo, người ta còn cao hơn tôi nhiều, là một. Thứ hai, buổi phỏng vấn đấy thì nó có đầy đủ các cái... cái... cái yếu tố pháp luật của mình, để mình làm cái việc đấy. Chứ còn ở đây thì lại, nó lại là khác. Ở đây tôi không phân biệt là thế này, là thế kia nhưng rõ ràng là cơ quan nhà nước đang quy định cho lực lượng công an làm việc và hỏi những cái người trong số người biểu tình này, về những cái câu hỏi cần thiết phải hỏi.


ĐT: Và có thể không trả lời không ạ? Tức là em cũng muốn hỏi một câu là…


CA: Và bên Trang thì yêu cầu phải trả lời. Thí dụ là tôi có về quan hệ gia đình thì Trang có thể khai là trước tôi đã khai rồi, bây giờ tôi không khai lại nữa và tôi sẽ ghi vào biên bản như thế, ấy. Cho nó thống nhất, nhé.


ĐT: Thế nó cũng như là anh có thể nói lại là chưa trả lời được. Anh từ chối câu hỏi của em...


CA: (Im lặng lâu)... Việc biểu tình này theo quan niệm của ta là biểu thị lòng yêu nước, đúng không? Nói ngắn gọn là như thế chứ gì?


ĐT: Anh lại nói về... (Không nghe rõ)... Thế anh không nghĩ như thế à?


CA: Không phải. Để tôi cho vào biên bản là các cái thứ...


ĐT: ...Thì em đã nói rất nhiều lần, biểu tình là một cái quyền thể hiện chính kiến của nhân dân. Người tham gia biểu tình có thể có rất nhiều mục đích. Có người vì yêu nước, có người như em... (Không nghe rõ)... Em không phải chỉ là yêu nước mà còn yêu nghề. Em đi biểu tình là để quan sát xem các anh trấn áp nhân dân như thế nào. Rất rõ ràng, là nhà báo phải... (Không nghe rõ)... Với em thì không hẳn như thế, với em là thực sự yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia.


CA: Theo nghề gì?


ĐT: Yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia. Em nghĩ là ghi vào biên bản thì (cười) hơi phức tạp đấy... Mình không nên, mọi người không nên... (Nghe không rõ) tất cả, chung vào một rọ. Mỗi người một quan điểm khác nhau. Em thì em nghĩ như thế.


CA: Thế cái việc mà Trang làm ở đấy thì là trong ấy, là cộng tác viên hay thế nào?


ĐT: Em là phóng viên chính thức.


Em nghĩ là không thể quy về vấn đề là gọi là báo chí ở đây... (Không nghe rõ)...


CA: Phóng viên chính thức chứ không phải là...?


ĐT: Phóng viên chính thức chứ không phải là nhà báo tự do... Anh có sợ chuyện đó không? Em phải nói rất rõ ràng nhá, là mọi người hay nghĩ là nhà báo tự do, đúng không? Blogger hoạt động bên ngoài, đúng không...


CA: Không phải là “tự do”, mà người ta có thể là cộng tác viên...


ĐT: Em không phải cộng tác viên, em là phóng viên chính thức, hợp đồng đàng hoàng dài hạn với tòa báo. Và từ trước tới giờ em cũng viết rất nhiều về Biển Đông, cũng như quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Cho nên cái việc mà chính sách, chủ trương chính phủ, của đảng, nhà nước như thế nào là em biết. Em nghĩ là tương đối rõ, nếu không ngang thì cũng là hơi... (Nghe không rõ)... lực lượng công an đấy. Cho nên là em nghĩ là không cần giải thích cho em những cái đó. Em đang hỏi, em muốn hỏi thêm thông tin về (Nghe không rõ)... nó cũng rất thống nhất với các chính sách của nhà nước trong mấy năm nay.


Cái chính sách đó là luôn luôn hạn chế thông tin đối với người dân. Trong đó người dân đi biểu tình là bị bắt... (Nghe không rõ).


Lần trước em còn tặng sách cho một anh công an ở đây. Sách của em viết in ở Nhà xuất bản Tri thức. Sách về chủ quyền của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông, “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”, Nhà xuất bản Tri thức.


CA: Cái cuốn sách ấy có phát hành không?


ĐT: Có chứ. Nhà xuất bản Tri thức mà lại không phát hành là sao? Tại sao mọi người cứ phải nặng nề vấn đề “chính thống” ở đây? Em khẳng định “chính thống” 100%, không lậu, không phải “lề trái”, phát hành đàng hoàng.


CA: Hôm nay Trang có mang theo không?


ĐT: Bán hết rồi ạ. Sách đấy bán hết.


Em nghĩ là không nên quan niệm những người biểu tình đều là (Nghe không rõ), là ngu dốt và không hiểu gì về chính trị, hay là quan hệ quốc tế, hay là chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ là mọi người quan niệm như thế là nhầm đấy.


CA:... (Im lặng một lúc) Cái thẻ nhà báo của Trang chỉ có thế này thôi chứ gì? (Vâng). UBND thành phố Hà Nội cũng đã có những cái cái...


ĐT: Cái Quyết định vi hiến đúng không?


CA: Ừ!


ĐT: Một cái quyết định vi hiến đúng không ạ?


CA: (Dặng hắng)... Thế thì cái việc mà bây giờ ai cũng tụ tập xuống dưới lòng đường về giữa mình với Trung Quốc thì Đảng và Nhà nước đã có một cái đường lối giải quyết cái việc đấy...


ĐT: Cụ thể như thế nào ngoài cái câu là...?


CA: Cho nên là (Bị xen ngang nghe không rõ)... Chứ dân cứ tụ tập lôi kéo những cái đám đông như thế thì cái điều đầu tiên là nó gây ùn tắc giao thông, có đúng không?


ĐT: Không. Đó là việc của công an. Cái việc mà anh không đảm bảo được quyền biểu tình của người dân là lỗi của các anh chứ không phải là của dân. Lẽ ra là phải còn phải có đường sá cho người ta đi nữa là đằng khác. Phải dẹp cho người ta đi, nhé! Chứ không có cái chuyện các anh đổ tại biểu tình là gây rối. Em chưa thấy có một cái nước nào có thể có những cái phát ngôn kỳ quặc như thế. Biểu tình là gây rối à?


Thế giả dụ em đi đúng trên vỉa hè, em không hô hào, không cầm băng rôn, khẩu hiệu thì em có gọi là gây rối không? Tại sao bắt em về đây?


Em nghĩ là em nói lại một lần nữa, các anh cần phải ý thức được rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ rằng là… Em vẫn thông cảm nếu anh không hiểu, bởi vì em cũng không hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước mình, nó không minh bạch, lúc thế này lúc thế kia. Cho nên là ngoài những cái câu là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương pháp hòa bình đối và thông qua đối thoại mà chúng ta học như con vẹt. Chúng ta không biết gì hơn cả! Và dân cũng vậy, cho nên họ bức xúc, họ biểu tình là chuyện rất là bình thường.


Đáng lẽ ra chúng ta phải bình thường hóa chuyện đấy. Chúng ta lại làm cho nghiêm trọng. Chúng ta bắt người, chúng ta cử những anh dân phòng phải nói là khá là vô học, không có chức năng gì cả. Lao ra đường túm bắt, bẻ cổ, bẻ tay. Em nghĩ rằng là cái đấy chỉ khoét thêm mâu thuẫn thôi, không có tác dụng gì cả.


Những cái này em nói rất nhiều lần rồi, em công khai cả trên mạng, đi phát biểu các nơi em đều nói thế và các anh phải minh bạch về chính sách ngoại giao, đường lối ngoại giao. Minh bạch và cụ thể chứ không thể nói mấy câu là thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình. Thế biểu tình không phải là đối thoại à?


Chúng tôi đã cầm quả bom nào ném vào Trung Quốc chưa? Chưa bao giờ! Em nói thật là người Việt Nam, dân Việt Nam mình quá hiền đấy. Chứ với cách cư xử của chính quyền như thế này không đào mả tổ lên là may. Em rất thông cảm với việc công an... các anh . Em biết các anh cũng chẳng hiểu gì hơn bọn em cả về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mà những việc anh làm cũng như kiểu người lính trên trận địa làm theo lệnh của chỉ huy. Cho nên em cũng không phản ứng dữ dội theo kiểu là chửi bới, lăng mạ lực lượng thi hành công vụ khi đưa em về đây. Nên em cho rằng người dân có làm thế thì vẫn thông cảm được, vẫn hiểu được vì họ quá bức xúc.


CA: (Im lặng một lúc) Anh ấy ơi... (Hỏi vọng ra một công an khác) đây gọi là trung tâm lưu giữ nhở? (Công an khác: Lưu trú).


ĐT: Trung tâm lưu trú Lộc Hà.


CA: Lưu giữ đúng không?


ĐT: Lưu trú. (Công an khác: Lưu trú, đây “lưu trú”). Theo anh nếu như mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của mình thì làm thế nào bây giờ? (CA: Hứ?). Theo anh nếu mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?


CA: (Im lặng)


ĐT: Họ nói như thế nào?


CA: Ở đây hay là... hay là...?


ĐT: Nói chung là trong cái xã hội của chúng ta, người dân muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?


CA: (Im lặng một lúc).


ĐT: Em đang đề nghị giải thích đường lối đấy ạ? Thì anh có biết chủ trương, chính sách thế nào... viết là “biểu thị” (nhắc CA đang viết chữ “biểu thị” vào biên bản).


CA: Từ từ anh đang làm việc...


(Im lặng lâu. Có thể CA đang vừa viết biên bản vừa nghĩ cách trả lời câu hỏi của ĐT).


ĐT: Anh trả lời được câu hỏi của em thì em ký biên bản, không thì thôi, em không ký.


CA: Sao em?


ĐT: Em cũng có nguyên tắc của em, là em không vi phạm...


CA: Bây giờ thế này nhé, nhà nước người ta có những trụ sở, có những cái phòng tiếp dân, (ĐT: Em biết) đúng không?


ĐT: Em hiểu.


CA: ... để giải quyết về vấn đề từ các cấp chứ không riêng gì đến đây cả. Đến UBND thành phố Hà Nội thì người ta có phòng tiếp dân (ĐT xen vào: Thế tiếp dân lại bảo là tôi … Anh buồn cười thật.) để người dân đến đấy trình bày những cái về những cái việc...


ĐT: Anh đã đứng ở đấy bao giờ chưa, anh có nhìn thấy hàng đoàn người ở đấy không? Thế bây giờ...


CA: Cái đấy thì em phải có ý kiến ở đấy chứ còn đó là... nếu như họ đến đấy... (ĐT xen vào: Đúng rồi nhưng nếu em có ý kiến về việc đấy...) Chứ còn nếu trong cái cuộc làm việc thế này, ở những nơi này mà có thể bản thân cái người mà người ta yêu cầu gặp lãnh đạo cấp cao hơn, thì đó là cái đề nghị của người ta... trong việc đấy. Trong cái phần việc này thì cũng xin nói với Trang là chúng tôi cũng là những người thi hành công vụ như Trang vừa nói một câu lúc nãy... nhá!


ĐT: Em hiểu và em thông cảm, em rất thông cảm.


CA: Mình là người công vụ thì mình phải thực theo đúng cái nhiệm vụ mà mình được giao.


ĐT: Không có quyền từ chối ạ?


CA: ... (Im lặng một lúc). Trang có gia đình chưa?


ĐT: Chưa ạ.


CA: Thế bây giờ ở với bố mẹ, hay ở một mình?


ĐT: Ở với mẹ, bố em mất rồi.


CA: Mẹ Trang làm gì?


ĐT: Cái này anh có thể lấy biên bản lần trước ra xem lại. Em trả lời ở đấy.


CA: Đây Trang xem lại cái lời trình bày của mình.


...(Im lặng một lúc. Có thể ĐT đang đọc lại biên bản).


ĐT: Còn thiếu nhiều nhưng mà thôi... (Cười).


CA: Không, tôi làm việc thì tôi cũng không vì người khác. Tôi... Cái quan điểm của tôi thì tôi là cái người mà... mà... cấp trên giao đi làm hôm nay thì tôi đi làm.


ĐT: Em hiểu. Em hiểu các anh...


CA: Thế còn trong cái lời trình bày thì tôi nghĩ tôi ghi như thế này là đúng chứ không phải là tôi ghi sai.


ĐT: Theo em thì là thiếu ạ, chứ không phải...


CA: Cũng có thể là thiếu, ừ.


ĐT: Vâng.


CA: Thế Trang ký vào đây.


ĐT: Vì như quan điểm của em nói gì anh không ghi vào. Nhưng vì sao anh không ghi vào? (Cười)


CA: (Nhắc ĐT) Ghi rõ họ tên.


ĐT: Vì sao lại không ghi vào ạ? Tất cả những phần em nói là để những tình trạng này chấm dứt tốt nhất là cứ để cho nhân dân thực hiện quyền, thậm chí là một bộ phận người dân họ thể hiện cái quyền hiến định của họ? (Nghe không rõ) …


CA: Ghi rõ họ tên... (Im lặng lâu. Có lẽ đợi ĐT ghi thêm vào biên bản). Đây là lời trình bày nhé, chứ còn theo cái quy định của pháp luật í, thì người ta cho rằng cái hành vi đấy là hành vi vi phạm về hành chính cho nên là tôi đã lập cái biên bản vi phạm hành chính trong này có lời trình bày của Trang ở trong này. Ấy! Hai biên bản là một.


ĐT: Em nghĩ là em sẽ không ký, bởi vì em không thấy thỏa mãn với cái kiểu làm việc như thế này của cơ quan chính quyền...


CA: Đây nhá, cái thứ nhất là cái lời khai thì tôi vẫn giữ nguyên đúng như trong biên bản lúc nãy, (ĐT: Vâng), lời trình bày đấy. Nếu mà theo Trang cho rằng: cái việc đấy là “tôi không vi phạm gì” thì cũng có thể ghi vào biên bản vào chỗ này.


ĐT: Không, nhưng vấn đề bản thân cái này nó có cái chữ “vi phạm” ở đây ạ. Lập biên bản vi phạm hành chính, em không ký...


CA: Ừ, thì bản thân mình cũng có quyền ghi vào đây là “tôi không vi phạm gì”.


ĐT: Không! Em không đồng ý... nếu với một cái tiêu đề, thì bản thân cái này sai từ giấy tờ, bản thân cái tiêu đề cũng đã sai rồi. Em không thể ký vào một cái biên bản mà ghi là “Biên bản vi phạm hành chính”, rõ ràng là một cái...


CA: Cái thứ hai nữa là... cái... người ta sẽ xử lý hành chính về cái hành vi này, không có như lần trước lại bảo không biết. Đây là cái quyết định xử lý hành chính, bằng hình thức là phạt cảnh cáo.


ĐT: Trường hợp này em có quyền mời luật sư, theo anh nghĩ là có cần luật sư không?


CA: Không, điều đầu tiên là Trang có thể có ý kiến gì thì ghi vào trong cái phần này và ký vào đây.


ĐT: Không, cái này em nghĩ là liên quan đến luật pháp rồi, em phải có luật sư em mới ký không thì thôi.


CA: Đấy, cho nó rõ.


ĐT: Cái này rất là buồn cười. Anh có công nhận... có thấy chính quyền có lạm quyền quá không? Bây giờ cứ áp đặt cho một người nào đấy..., làm cái biên bản nói ký vào, chả thấy luật sư đâu.


CA: Được rồi. Bây giờ Trang tạm thời ngồi đây tí nhé. (Đứng lên đi ra ngoài)...


ĐT: Bây giờ làm gì ạ? Bây giờ làm gì ạ, hay là về...?


(Hết phần ghi âm này).


Audio clip: Nguyễn Lân Thắng.





Cán bộ công an (CA): Anh giới thiệu với em, anh... ở đội Điều tra Tổng hợp, công an quận Hoàn Kiến.


Nhà báo Đoan Trang (ĐT): Vâng.


CA: Đấy, giới thiệu để em nắm được... Thực ra là cũng... bọn anh cũng không muốn đi làm cái việc này đâu. Nhưng mà... lãnh đạo người ta phân công thì phải đi làm.


Đây... trao đổi với em như vậy. Thứ hai là anh muốn hỏi là em có mang theo giấy tờ gì không... thí dụ chứng minh thư...?


ĐT: Em không mang theo chứng minh thư... (tìm trong túi)... Thẻ thì em không có, không có thẻ... “Card Visit”, giấy giới thiệu các thứ thôi...



CA: Thế thì... Cái việc mà mời... anh mời em lên làm việc thế này thì em có vấn đề gì không?


ĐT: ...Vấn đề thì... thực ra thì cái này em nghĩ mọi thứ phải rõ ràng. Lần trước em cũng đi biểu tình... (nghe không rõ), cũng đã...


CA: Lần trước có mặt ở đây không?


ĐT: Có. Mà cũng đã trình bày hết rồi, tức là em cũng không còn có gì để nói cả. Cái gì em cần nói đã nói rất nhiều rồi... Em còn viết để đưa lên mạng, những chuyện quan điểm của em thế nào em nói rõ rồi. Nên giờ nói là nói chuyện tiếp thì em không biết là phải nói gì về những chuyện này.


CA: ...Ừ... (ngừng một lát)... Nói chung là là là... đấy, là cũng giải thích cho em là... Thực ra giữa mình với Trung Quốc thì ai cũng biết có những trường hợp... như thế, nhưng mà đối với bọn anh thì bây giờ những việc...


ĐT: Vâng, anh cứ nói trước.


CA: Bọn anh mời em về thì yêu cầu ở đây thì phải làm việc, các thủ tục pháp luật quy định,...nhé! Ta sẽ tiến hành ghi lời khai và việc trình bày trong văn bản của em... quyền trình bày của em, nhé! Bây giờ là 11h15,... hôm nay là ngày bao nhiêu?


ĐT: Ngày mùng 9 tháng 12, năm 2012.


CA: Em có thẻ nhà báo không?


ĐT: Em không.


CA: Bây giờ thế này nhé, trong cái khi làm việc ấy, thì thủ tục bọn anh phải hỏi đến quan hệ nhân thân của em... nhé! (Không nghe rõ)... Cho nên là cũng đừng tự cho thế là thế này thế khác. Ấy! Thí dụ như hỏi bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra lớn lên ở đâu... Ấy!


ĐT: Em thì đồng ý cái đó, nhưng mà em đã trả lời hết lần trước rồi cho nên lần này em không trả lời nữa, vì em thấy nó cũng... nó đi vào chi tiết quá. Mà lần trước em trả lời rất tỉ mỉ, trả lời nhiều lần về chuyện này. Chủ yếu là các anh có rồi, thì em thấy không cần phải nhắc lại. Nếu cần có thể lấy lại cái biên bản của em ngày mùng 5 tháng 8 năm 2012, tại đây, địa điểm này... (Nghe không rõ) với cán bộ tên là... anh Toại, ở công an quận...


CA: Hôm đấy là ngày bao nhiêu?


ĐT: Mùng 5 tháng 8...


CA: Em đã làm việc với cơ quan công an bao lần.


ĐT: Đó là lần...


CA: Lần trước đó chứ gì. Thế lần này thì theo yêu cầu của cơ quan công an hỏi về gia đình thì...


ĐT: Em đã trả lời rồi. Còn bây giờ cơ quan công an, gọi là vào mạng điện tử kiểm tra... hồ sơ nhân thân dễ mà, hỏi lại làm gì.


CA: Không, nhưng mình cái nguyên tắc về cái... vào cái khi làm việc ấy thì mình vẫn phải hỏi như thế.


ĐT: Vâng, thế thôi thì em cũng đồng ý cái nguyên tắc như thế nhưng lần này em sẽ không trả lời lại nữa cho nó mất thì giờ quá. Có thể đi vào câu hỏi...


CA: Hôm đó là ngày bao nhiêu? Đã trả lời...


ĐT: Mùng 5 tháng 8. Chủ nhật mùng 5 tháng 8 năm 2012.


CA: Lần trước thì mời yêu cầu về đây làm việc cũng là về vấn đề biểu tình chứ gì? (ĐT: Vâng). Biểu tình chống Trung Quốc đúng không?


ĐT: Vâng. Phải nói một cách rất là rõ ràng là chống... bá quyền Trung Quốc ạ. Chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì chả ai chống làm gì.


CA: Về vấn đề... đúng không?... Biển Đông?


ĐT: Vâng, về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


CA: ... Hôm nay thì Trang đi một mình hay đi với ai?


ĐT: Đi một mình ạ, như mọi lần.


CA: Vẫn... (Không nghe rõ) như hôm trước đúng không?


ĐT: Vâng.


CA: Lúc đó là mấy giờ?


ĐT: 9h.


CA: Mục đích là đi...


ĐT: ...biểu tình


CA: Biểu tình... Biểu tình... nội dung?


ĐT: Chống các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Chống... các...


ĐT: Các hành vi,... (ĐT đọc cho CA ghi), gây hấn và chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Gây hấn...?


ĐT: Gây hấn. Hát, a, en-nờ,... Hát, ớ, en-nờ-sắc... (ĐT đánh vần chữ “gây hấn” cho CA ghi). Gây hấn ạ... Gây hấn và chính sách đối ngoại... Và chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: “Đối ngoại” gì?


ĐT: Hung hăng... Bá quyền... Anh cứ ghi vào thế. Bá quyền. Chính sách đối ngoại bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.


CA: Khi đến thì có bao nhiêu người?


ĐT: Rất là đông. Khi đến là có cả một sân khấu đang được bày ra trước cổng Nhà hát lớn... Sân khấu ca nhạc, rất đông khán giả đến xem.


CA: Rồi. Xong như thế nào? Xong đi đến đâu thì người ta yêu cầu (về)?


ĐT: Sau đó có... thì có một số người biểu tình bắt đầu tham gia...


CA: Thế bản thân Trang thì có mang theo khẩu hiệu gì không, băng rôn gì không?


ĐT: Không.


CA: Đi bộ chứ gì?


ĐT: Vâng.


CA: Có mang theo máy quay không?


ĐT: Không.


CA: Có máy ảnh không?


ĐT: Không.


CA: Sau đó thì đi đến đâu thì…?


ĐT: Đến Tràng Thi ạ.


CA: Đi ở giữa đám đông hay là đi sau?


ĐT: Đi … gần như là đầu đoàn.


CA: Xuất phát từ Nhà Hát lớn, mục đích là đến Đại sứ quán Trung Quốc?


ĐT: À..., có lẽ thế.


CA: Khi đến đâu thì công an mời về đây?


ĐT: Đến Tràng Thi ạ.


CA: Chỗ đấy là trước cửa 16 đúng không?


ĐT: À..., Tràng Thi...


CA: Ở Nguyễn Kim chứ gì?


ĐT: Khoảng khoảng thế. Em không để ý.


CA: Họ đưa về đây bằng phương tiện gì?


ĐT: Xe buýt ạ.


CA: Lần trước thì cơ quan công an xử lý hành chính đúng không? Cái lần mùng 5 tháng 8 ý?


ĐT: Không, không xử lý hành chính.


CA: Có chứ!


ĐT: Không, có lý do gì mà xử lý đâu ạ?


CA: Có thể là là chị sẽ không ký vào cái quyết định gì đấy. Nhưng mà lần trước là có, tất cả những người đưa về đây đều xử lý...


ĐT: Thế thì nó hơi buồn cười là vì nếu xử lý thì em không hề biết, nếu bị xử lý mà em không được thông báo thì cũng hơi buồn cười. Nhưng mà theo như em biết thì là không xử lý, vì cũng chẳng có lý do gì mà xử lý...


CA: Thế... làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?


ĐT: Đợt trước ý ạ?


CA: Ừ.


ĐT: Khoảng một ngày đấy ạ, từ sáng đến chiều, không có cái cớ gì để xử lý cả. Còn nếu mà sau đấy vẫn xử lý thì cái đó em không biết, cái đấy không thông báo gì cho em cả...


CA: Làm việc từ mấy giờ?


ĐT: Lần trước ạ?


CA: Ừ.


ĐT: Lần trước là từ sáng cho đến chiều tối ạ.


CA: Thế thì lần đấy có xử lý hành chính không?


ĐT: Không... Theo em biết thì không.


CA: Có nghĩa là bản thân chị thì không được thông báo, đúng không?


ĐT: Vâng. Không biết là có hay không?


CA: ...Thế cái việc mà Trang đến đấy là tự mình đến hay là do ai...


ĐT: Tự ạ.


CA: Hay là xem trên mạng?


ĐT: Tự em đi ạ. Xem trên mạng có...


CA: Có nghĩa là mình xem trên mạng chứ gì? (Vâng). Chứ cũng không có người nào trực tiếp...


ĐT: Vâng.


CA: Trên mạng người ta đăng như thế nào?


ĐT: Em cũng chỉ nhớ mang máng là kêu gọi biểu tình.


CA: Có hẹn thời gian không?


ĐT: Hẹn buổi sáng, 9h, ở Nhà hát lớn. Những cái đấy thì vào mạng thì thấy ngay được.


CA: Có nghĩa là mình cứ xem cái thông tin đấy thì mình ra đó chứ không có ai...


ĐT: Vâng.


CA: Chứ không có ai trực tiếp rủ, hoặc là gặp gỡ... đúng không?


ĐT: Không. Vâng.


CA: Trong cái số này thì cũng có những trường hợp là người ta... tham gia, có những người cũng trao đổi... người ta cũng trả tiền, vật chất cho một số người đi. (ĐT: Có bằng chứng không?) Tất nhiên là ý tôi... ý của tôi không phải là họ... (Nghe không rõ), nhưng mà mình có trong cái dạng như thế không?


ĐT: Em nghĩ cái này là không có bằng chứng... (Không nghe rõ) em phủ nhận cái chuyện ý, nếu không chỉ được đích danh ai đưa tiền cho ai, và bao nhiêu tiền thì... đó là không có cơ sở. Đấy là một lời gọi là vu khống cũng được.


CA: Trong Nghị định 73 mà Chính phủ có... người ta đã quy định tại cái điều 7, điểm B, là không được tụ tập... nhá, không được tụ tập đông người...


ĐT: 73 hay là bao nhiêu? Chắc là 73, hay là bao nhiêu? 63?


CA: 73 ấy. Không được tụ tập đông người, rồi là gây cản trở giao thông, rồi là gây mất trật tự. Đấy. Thì so với cái Nghị định đấy thì bản thân Trang thấy Trang có vi phạm, có sai gì không?


ĐT: Em muốn hỏi lại anh một câu được không? Em nên hiểu thế nào, hoặc anh hiểu thế nào khi mà bây giờ, người dân biểu tình là để bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bá quyền xâm lược. Và chính quyền bắt. Thì bây giờ nên hiểu cái hành động bắt của chính quyền... hay gọi là mời về làm việc cũng được, nên hiểu là thế nào? Chính quyền có ủng hộ hay không?...


CA: Bây giờ thế này nhé, về cái quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thì giữa mình với Trung Quốc, không phải là vấn đề là Đảng, Nhà nước mình không có... Tất cả đều giải quyết trên con đường ngoại giao... Đấy.


ĐT: Thế việc biểu tình thế này có phải là một kênh ngoại giao không?... (Bị nói át mất, nghe không rõ)... Ngoại giao nhân dân...


CA: Chứ còn mình làm như thế thì sẽ thành những cái gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội cho thành phố, gây cản trở giao thông.


ĐT: Không liên quan. Đây việc này rất là rõ ràng. Em nghĩ là không nên ngụy biện như thế. Em nghĩ rằng cái việc nhân dân biểu tình là cái ngoại giao, kênh ngoại giao nhân dân, public... (Không nghe rõ)... nói chung quan điểm chính trị quốc tế nó là kênh ngoại giao. Và cái việc chính quyền cản trở nó là phản lại kênh ngoại giao đó và nó thể hiện thái độ chính quyền là ủng hộ những cái hành động, chủ trương của Trung Quốc trên Biển Đông.


Nó không thông nhất giữa người dân và Chính quyền, đấy là một cái hành động rất là sai lầm của Chính quyền. Còn cái việc dân đi biểu tình mà anh quy là gây rối, chính quyền quy là gây rối, thì phải xem lại bản thân cái nghị định đó là vi hiến (Không nghe rõ) khi mà người ta... Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, thì luật pháp của anh làm thế nào là phải thực hiện cái quyền đó chứ không phải là hạn chế nó. Hạn chế nó là vi hiến... Và như vậy thì là rõ ràng là chúng ta... vì chúng ta không có cơ chế bảo hiến, cho nên luật pháp của chúng ta vi phạm Hiến pháp tràn lan.


Thế bây giờ cứ 5 người trở lên là lại bảo là tụ tập gây rối. Thế bây giờ hát, hát trước cổng Nhà hát Lớn thì có phải là gây rối không? Hát rất ồn ào, hát toàn những bài vớ vẩn. (Không nghe rõ)... người ta nhảy múa trên sân thì có phải gây rối không? Anh trả lời thế nào về cái chuyện ấy? Hoặc có thể là em nói to, em ra đám đông em nói to, có thể là... (Không nghe rõ). Đừng có gọi là nhập nhèm giữa hành động... (Nghe không rõ)...


CA: Thế trong nhận thức của Trang thì Trang có thấy trong cái việc đấy mình có sai cái gì không?


ĐT: Em muốn hỏi lại anh về nhận thức của các anh. Mà em muốn hỏi lại là…


CA: Không đây là tôi muốn hỏi Trang đấy, là Trang có thấy sai gì không?


ĐT: Không, nhưng anh đang làm việc, chúng ta đang làm việc nên phải hợp tác. Vì vậy em muốn hỏi lại anh với tư cách là một phóng viên. Quan điểm của anh, nhận thức của các anh về cái việc mà chính quyền đi ngăn chặn biểu tình, là thế nào, cái nhận thức của các anh? Anh có thấy nó mâu thuẫn với cái ngoại giao nhân dân hay không? Em hỏi một cách rất là (Không nghe rõ), em không đưa việc này lên báo. Hỏi để biết.


CA: (Im lặng một lúc)... Về phía bản thân Trang thì Trang có nhận thức được cái việc đấy của mình là sai không, vi phạm không?


ĐT: Không, không, không vi phạm. Vì nghị định vi hiến thì không có giá trị gì cả. Đối với em là thế. Cái thứ hai là cái nghị định đấy nó cũng chẳng có một chữ nào về biểu tình cả. Nên nó cũng chẳng điều chỉnh gì về hoạt động của bọn em cả. Biểu tình hay gấy rối. Em đi biểu tình chứ không đi gây rối trật tự công cộng, cho nên biểu tình là... (Không nghe rõ). Bản thân cái Nghị định vi hiến ấy nõ cũng không có tác dụng điều chỉnh hành vi của em. Cho nên em chẳng thấy em sai gì cả.


Em đang hỏi ngược lại, là em muốn biết nhận thức của... từ trước tới giờ chính quyền luôn muốn biết dân làm gì và nhận thức thế nào, thì em muốn biết ngược lại là cái nhận thức của Chính quyền về... (Không nghe rõ). Anh có thể từ chối trả lời? Em hỏi, đây là chúng ta đang làm việc...


CA: Bây giờ thế này nhá, bây giờ thì...


ĐT: Em muốn biết anh có từ chối trả lời hay không?


CA: … Tôi đang làm việc với lị Trang... nhá. Cho nên với tất cả các cái câu hỏi thì tôi sẽ hỏi. Còn nếu với một buổi mà Trang là phóng viên mà đi thẩm vấn, nhá, thì những cái việc đấy thì bên...


ĐT: Thì bên cơ quan chức năng sẽ trả lời đúng không ạ?


CA:... Họ sẽ trả lời. Cho nên mình làm cho nó đúng khuôn khổ, đúng tổ chức.


ĐT: Nhưng khuôn khổ đấy rất là bất... công bằng...


CA: Vì ở đây là... quy định là...


ĐT: Vì em muốn biết quan điểm...


CA: Bây giờ thế này nha, nếu mà Trang cần thì Trang có thể phỏng vấn những cái người người ta lãnh đạo, người ta còn cao hơn tôi nhiều, là một. Thứ hai, buổi phỏng vấn đấy thì nó có đầy đủ các cái... cái... cái yếu tố pháp luật của mình, để mình làm cái việc đấy. Chứ còn ở đây thì lại, nó lại là khác. Ở đây tôi không phân biệt là thế này, là thế kia nhưng rõ ràng là cơ quan nhà nước đang quy định cho lực lượng công an làm việc và hỏi những cái người trong số người biểu tình này, về những cái câu hỏi cần thiết phải hỏi.


ĐT: Và có thể không trả lời không ạ? Tức là em cũng muốn hỏi một câu là…


CA: Và bên Trang thì yêu cầu phải trả lời. Thí dụ là tôi có về quan hệ gia đình thì Trang có thể khai là trước tôi đã khai rồi, bây giờ tôi không khai lại nữa và tôi sẽ ghi vào biên bản như thế, ấy. Cho nó thống nhất, nhé.


ĐT: Thế nó cũng như là anh có thể nói lại là chưa trả lời được. Anh từ chối câu hỏi của em...


CA: (Im lặng lâu)... Việc biểu tình này theo quan niệm của ta là biểu thị lòng yêu nước, đúng không? Nói ngắn gọn là như thế chứ gì?


ĐT: Anh lại nói về... (Không nghe rõ)... Thế anh không nghĩ như thế à?


CA: Không phải. Để tôi cho vào biên bản là các cái thứ...


ĐT: ...Thì em đã nói rất nhiều lần, biểu tình là một cái quyền thể hiện chính kiến của nhân dân. Người tham gia biểu tình có thể có rất nhiều mục đích. Có người vì yêu nước, có người như em... (Không nghe rõ)... Em không phải chỉ là yêu nước mà còn yêu nghề. Em đi biểu tình là để quan sát xem các anh trấn áp nhân dân như thế nào. Rất rõ ràng, là nhà báo phải... (Không nghe rõ)... Với em thì không hẳn như thế, với em là thực sự yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia.


CA: Theo nghề gì?


ĐT: Yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia. Em nghĩ là ghi vào biên bản thì (cười) hơi phức tạp đấy... Mình không nên, mọi người không nên... (Nghe không rõ) tất cả, chung vào một rọ. Mỗi người một quan điểm khác nhau. Em thì em nghĩ như thế.


CA: Thế cái việc mà Trang làm ở đấy thì là trong ấy, là cộng tác viên hay thế nào?


ĐT: Em là phóng viên chính thức.


Em nghĩ là không thể quy về vấn đề là gọi là báo chí ở đây... (Không nghe rõ)...


CA: Phóng viên chính thức chứ không phải là...?


ĐT: Phóng viên chính thức chứ không phải là nhà báo tự do... Anh có sợ chuyện đó không? Em phải nói rất rõ ràng nhá, là mọi người hay nghĩ là nhà báo tự do, đúng không? Blogger hoạt động bên ngoài, đúng không...


CA: Không phải là “tự do”, mà người ta có thể là cộng tác viên...


ĐT: Em không phải cộng tác viên, em là phóng viên chính thức, hợp đồng đàng hoàng dài hạn với tòa báo. Và từ trước tới giờ em cũng viết rất nhiều về Biển Đông, cũng như quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Cho nên cái việc mà chính sách, chủ trương chính phủ, của đảng, nhà nước như thế nào là em biết. Em nghĩ là tương đối rõ, nếu không ngang thì cũng là hơi... (Nghe không rõ)... lực lượng công an đấy. Cho nên là em nghĩ là không cần giải thích cho em những cái đó. Em đang hỏi, em muốn hỏi thêm thông tin về (Nghe không rõ)... nó cũng rất thống nhất với các chính sách của nhà nước trong mấy năm nay.


Cái chính sách đó là luôn luôn hạn chế thông tin đối với người dân. Trong đó người dân đi biểu tình là bị bắt... (Nghe không rõ).


Lần trước em còn tặng sách cho một anh công an ở đây. Sách của em viết in ở Nhà xuất bản Tri thức. Sách về chủ quyền của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông, “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”, Nhà xuất bản Tri thức.


CA: Cái cuốn sách ấy có phát hành không?


ĐT: Có chứ. Nhà xuất bản Tri thức mà lại không phát hành là sao? Tại sao mọi người cứ phải nặng nề vấn đề “chính thống” ở đây? Em khẳng định “chính thống” 100%, không lậu, không phải “lề trái”, phát hành đàng hoàng.


CA: Hôm nay Trang có mang theo không?


ĐT: Bán hết rồi ạ. Sách đấy bán hết.


Em nghĩ là không nên quan niệm những người biểu tình đều là (Nghe không rõ), là ngu dốt và không hiểu gì về chính trị, hay là quan hệ quốc tế, hay là chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ là mọi người quan niệm như thế là nhầm đấy.


CA:... (Im lặng một lúc) Cái thẻ nhà báo của Trang chỉ có thế này thôi chứ gì? (Vâng). UBND thành phố Hà Nội cũng đã có những cái cái...


ĐT: Cái Quyết định vi hiến đúng không?


CA: Ừ!


ĐT: Một cái quyết định vi hiến đúng không ạ?


CA: (Dặng hắng)... Thế thì cái việc mà bây giờ ai cũng tụ tập xuống dưới lòng đường về giữa mình với Trung Quốc thì Đảng và Nhà nước đã có một cái đường lối giải quyết cái việc đấy...


ĐT: Cụ thể như thế nào ngoài cái câu là...?


CA: Cho nên là (Bị xen ngang nghe không rõ)... Chứ dân cứ tụ tập lôi kéo những cái đám đông như thế thì cái điều đầu tiên là nó gây ùn tắc giao thông, có đúng không?


ĐT: Không. Đó là việc của công an. Cái việc mà anh không đảm bảo được quyền biểu tình của người dân là lỗi của các anh chứ không phải là của dân. Lẽ ra là phải còn phải có đường sá cho người ta đi nữa là đằng khác. Phải dẹp cho người ta đi, nhé! Chứ không có cái chuyện các anh đổ tại biểu tình là gây rối. Em chưa thấy có một cái nước nào có thể có những cái phát ngôn kỳ quặc như thế. Biểu tình là gây rối à?


Thế giả dụ em đi đúng trên vỉa hè, em không hô hào, không cầm băng rôn, khẩu hiệu thì em có gọi là gây rối không? Tại sao bắt em về đây?


Em nghĩ là em nói lại một lần nữa, các anh cần phải ý thức được rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ rằng là… Em vẫn thông cảm nếu anh không hiểu, bởi vì em cũng không hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước mình, nó không minh bạch, lúc thế này lúc thế kia. Cho nên là ngoài những cái câu là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương pháp hòa bình đối và thông qua đối thoại mà chúng ta học như con vẹt. Chúng ta không biết gì hơn cả! Và dân cũng vậy, cho nên họ bức xúc, họ biểu tình là chuyện rất là bình thường.


Đáng lẽ ra chúng ta phải bình thường hóa chuyện đấy. Chúng ta lại làm cho nghiêm trọng. Chúng ta bắt người, chúng ta cử những anh dân phòng phải nói là khá là vô học, không có chức năng gì cả. Lao ra đường túm bắt, bẻ cổ, bẻ tay. Em nghĩ rằng là cái đấy chỉ khoét thêm mâu thuẫn thôi, không có tác dụng gì cả.


Những cái này em nói rất nhiều lần rồi, em công khai cả trên mạng, đi phát biểu các nơi em đều nói thế và các anh phải minh bạch về chính sách ngoại giao, đường lối ngoại giao. Minh bạch và cụ thể chứ không thể nói mấy câu là thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình. Thế biểu tình không phải là đối thoại à?


Chúng tôi đã cầm quả bom nào ném vào Trung Quốc chưa? Chưa bao giờ! Em nói thật là người Việt Nam, dân Việt Nam mình quá hiền đấy. Chứ với cách cư xử của chính quyền như thế này không đào mả tổ lên là may. Em rất thông cảm với việc công an... các anh . Em biết các anh cũng chẳng hiểu gì hơn bọn em cả về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mà những việc anh làm cũng như kiểu người lính trên trận địa làm theo lệnh của chỉ huy. Cho nên em cũng không phản ứng dữ dội theo kiểu là chửi bới, lăng mạ lực lượng thi hành công vụ khi đưa em về đây. Nên em cho rằng người dân có làm thế thì vẫn thông cảm được, vẫn hiểu được vì họ quá bức xúc.


CA: (Im lặng một lúc) Anh ấy ơi... (Hỏi vọng ra một công an khác) đây gọi là trung tâm lưu giữ nhở? (Công an khác: Lưu trú).


ĐT: Trung tâm lưu trú Lộc Hà.


CA: Lưu giữ đúng không?


ĐT: Lưu trú. (Công an khác: Lưu trú, đây “lưu trú”). Theo anh nếu như mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của mình thì làm thế nào bây giờ? (CA: Hứ?). Theo anh nếu mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?


CA: (Im lặng)


ĐT: Họ nói như thế nào?


CA: Ở đây hay là... hay là...?


ĐT: Nói chung là trong cái xã hội của chúng ta, người dân muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?


CA: (Im lặng một lúc).


ĐT: Em đang đề nghị giải thích đường lối đấy ạ? Thì anh có biết chủ trương, chính sách thế nào... viết là “biểu thị” (nhắc CA đang viết chữ “biểu thị” vào biên bản).


CA: Từ từ anh đang làm việc...


(Im lặng lâu. Có thể CA đang vừa viết biên bản vừa nghĩ cách trả lời câu hỏi của ĐT).


ĐT: Anh trả lời được câu hỏi của em thì em ký biên bản, không thì thôi, em không ký.


CA: Sao em?


ĐT: Em cũng có nguyên tắc của em, là em không vi phạm...


CA: Bây giờ thế này nhé, nhà nước người ta có những trụ sở, có những cái phòng tiếp dân, (ĐT: Em biết) đúng không?


ĐT: Em hiểu.


CA: ... để giải quyết về vấn đề từ các cấp chứ không riêng gì đến đây cả. Đến UBND thành phố Hà Nội thì người ta có phòng tiếp dân (ĐT xen vào: Thế tiếp dân lại bảo là tôi … Anh buồn cười thật.) để người dân đến đấy trình bày những cái về những cái việc...


ĐT: Anh đã đứng ở đấy bao giờ chưa, anh có nhìn thấy hàng đoàn người ở đấy không? Thế bây giờ...


CA: Cái đấy thì em phải có ý kiến ở đấy chứ còn đó là... nếu như họ đến đấy... (ĐT xen vào: Đúng rồi nhưng nếu em có ý kiến về việc đấy...) Chứ còn nếu trong cái cuộc làm việc thế này, ở những nơi này mà có thể bản thân cái người mà người ta yêu cầu gặp lãnh đạo cấp cao hơn, thì đó là cái đề nghị của người ta... trong việc đấy. Trong cái phần việc này thì cũng xin nói với Trang là chúng tôi cũng là những người thi hành công vụ như Trang vừa nói một câu lúc nãy... nhá!


ĐT: Em hiểu và em thông cảm, em rất thông cảm.


CA: Mình là người công vụ thì mình phải thực theo đúng cái nhiệm vụ mà mình được giao.


ĐT: Không có quyền từ chối ạ?


CA: ... (Im lặng một lúc). Trang có gia đình chưa?


ĐT: Chưa ạ.


CA: Thế bây giờ ở với bố mẹ, hay ở một mình?


ĐT: Ở với mẹ, bố em mất rồi.


CA: Mẹ Trang làm gì?


ĐT: Cái này anh có thể lấy biên bản lần trước ra xem lại. Em trả lời ở đấy.


CA: Đây Trang xem lại cái lời trình bày của mình.


...(Im lặng một lúc. Có thể ĐT đang đọc lại biên bản).


ĐT: Còn thiếu nhiều nhưng mà thôi... (Cười).


CA: Không, tôi làm việc thì tôi cũng không vì người khác. Tôi... Cái quan điểm của tôi thì tôi là cái người mà... mà... cấp trên giao đi làm hôm nay thì tôi đi làm.


ĐT: Em hiểu. Em hiểu các anh...


CA: Thế còn trong cái lời trình bày thì tôi nghĩ tôi ghi như thế này là đúng chứ không phải là tôi ghi sai.


ĐT: Theo em thì là thiếu ạ, chứ không phải...


CA: Cũng có thể là thiếu, ừ.


ĐT: Vâng.


CA: Thế Trang ký vào đây.


ĐT: Vì như quan điểm của em nói gì anh không ghi vào. Nhưng vì sao anh không ghi vào? (Cười)


CA: (Nhắc ĐT) Ghi rõ họ tên.


ĐT: Vì sao lại không ghi vào ạ? Tất cả những phần em nói là để những tình trạng này chấm dứt tốt nhất là cứ để cho nhân dân thực hiện quyền, thậm chí là một bộ phận người dân họ thể hiện cái quyền hiến định của họ? (Nghe không rõ) …


CA: Ghi rõ họ tên... (Im lặng lâu. Có lẽ đợi ĐT ghi thêm vào biên bản). Đây là lời trình bày nhé, chứ còn theo cái quy định của pháp luật í, thì người ta cho rằng cái hành vi đấy là hành vi vi phạm về hành chính cho nên là tôi đã lập cái biên bản vi phạm hành chính trong này có lời trình bày của Trang ở trong này. Ấy! Hai biên bản là một.


ĐT: Em nghĩ là em sẽ không ký, bởi vì em không thấy thỏa mãn với cái kiểu làm việc như thế này của cơ quan chính quyền...


CA: Đây nhá, cái thứ nhất là cái lời khai thì tôi vẫn giữ nguyên đúng như trong biên bản lúc nãy, (ĐT: Vâng), lời trình bày đấy. Nếu mà theo Trang cho rằng: cái việc đấy là “tôi không vi phạm gì” thì cũng có thể ghi vào biên bản vào chỗ này.


ĐT: Không, nhưng vấn đề bản thân cái này nó có cái chữ “vi phạm” ở đây ạ. Lập biên bản vi phạm hành chính, em không ký...


CA: Ừ, thì bản thân mình cũng có quyền ghi vào đây là “tôi không vi phạm gì”.


ĐT: Không! Em không đồng ý... nếu với một cái tiêu đề, thì bản thân cái này sai từ giấy tờ, bản thân cái tiêu đề cũng đã sai rồi. Em không thể ký vào một cái biên bản mà ghi là “Biên bản vi phạm hành chính”, rõ ràng là một cái...


CA: Cái thứ hai nữa là... cái... người ta sẽ xử lý hành chính về cái hành vi này, không có như lần trước lại bảo không biết. Đây là cái quyết định xử lý hành chính, bằng hình thức là phạt cảnh cáo.


ĐT: Trường hợp này em có quyền mời luật sư, theo anh nghĩ là có cần luật sư không?


CA: Không, điều đầu tiên là Trang có thể có ý kiến gì thì ghi vào trong cái phần này và ký vào đây.


ĐT: Không, cái này em nghĩ là liên quan đến luật pháp rồi, em phải có luật sư em mới ký không thì thôi.


CA: Đấy, cho nó rõ.


ĐT: Cái này rất là buồn cười. Anh có công nhận... có thấy chính quyền có lạm quyền quá không? Bây giờ cứ áp đặt cho một người nào đấy..., làm cái biên bản nói ký vào, chả thấy luật sư đâu.


CA: Được rồi. Bây giờ Trang tạm thời ngồi đây tí nhé. (Đứng lên đi ra ngoài)...


ĐT: Bây giờ làm gì ạ? Bây giờ làm gì ạ, hay là về...?


(Hết phần ghi âm này).


Audio clip: Nguyễn Lân Thắng.


Chia sẻ bài viết:
Share on facebookShare on printShare on emailShare on twitterShare on google_plusone16
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"
| 11.12.12 87 Comments

Disqus Đăng nhậpThông tin về DisqusHay Không thích
33 people thích bài viết này. Rất vui khi bạn thích nó. Bạn có muốn chia sẻ nó không?

Chia sẻ
Không cảm ơn .Chia sẻ trang này …

Cám ơn! Close

Đăng nhập Nhập ý kiến của bạn

Đăng với tên …
Sắp xếp theo đang phổ biến Sắp xếp theo đánh giá tốt nhất Sắp xếp theo mới nhất trước Sắp xếp theo cũ nhất trước Xem 87 ý kiến

Lính79 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Ôi!!!"đỉnh cao trí tuệ"!!!Đúng là phí thời gian của Đoan Trang quá.Nhưng thôi ,biết làm sao!Đoan Trang ha.cs nó ngu thì dù sao nó cũng được gọi là người.Mình chịu khó đưa loài (Người lão phát triển chưa hoàn thiện này) tiến hóa cho hoàn thiện.Luôn chúc Trang mạnh khỏe,tinh thông,kiên định...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 04:29 PM 1 Hay F

Thanhhung 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đọc kỹ những ghi chép trên đây, tôi thấy thật sự thất vọng về bộ máy công lực của nhà nước VN!
Vậy nên dân VN mình còn khổ dài dài!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 03:07 PM 1 Hay F

Hoalan 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cái thất vọng cho một XH mà Đảng cầm quyền, nói đúng ra có mấy vị cầm quyền chóp bu cùng với một lũ cơ hội đã biến CA thành một thứ công cụ. Nên những CA còn chút lương tri hiểu biết thì thật mà khó trả lời trước dân. Còn những loại CA mất hết lương tri xông vào đàn áp người dân bày tỏ lòng yêu nước thì nhà cầm quyền đã lấy mất đi tính người mà chỉ giống như một con chó săn khi chủ ném một hòn đất vào bụi là lao vào ngay. Tôi thấy cũng lo sợ cho loại người chó vì ho là người gây tội ác trực tiếp với nhân dân rồi mai đây con cái, anh em, người nhà, làng xóm của chính họ sẽ nhìn họ với con mắt như thế nào. Chưa nói đến việc sau này nhân dân có tha thứ cho hay không như trường hợp tên Minh đội phó đội An Ninh quận Hoàn Kiếm và nhiều kẻ người chó khác. Nếu những vị CA nào không biết nghĩ cứ trực tiếp gây tội ác thể hiện lòng trung thành với loại cấp trên khốn nạn thì khó mà giữ được tính mạng như tình hình...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 11:40 AM 1 Hay F

Đảng viên 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
"bọn anh cũng không muốn đi làm cái việc này đâu. Nhưng mà... lãnh đạo người ta phân công thì phải đi làm. "
" nay mai nhỡ mà lãnh đạo bảo bọn anh ăn cức, bọn anh cũng phải cố mà nuốt em ạ!"

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 05:28 AM 5 Thích F

Bontuyetchung 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
TUYỆT !!!!
Đúng là con cháu Đoàn thị Điểm, nhà báo Đoan Trang đã lách được các bẫy điều tra của tay thẩm vấn viên khi hắn ta hỏi vòng vo. Có thể anh này cũng có cảm tình với việc người dân biểu tình chống bá quyền bành trướng tàu cũng nên; Anh ta giả vờ ngây ngô, nhưng lại khéo léo "mớm cung" cho ĐT tự tìm ra lối thoát. Nhưng đáng khen nhất vẫn là ĐT hết sức bình tĩnh, không đi quá xa, không cung cấp thông tin quan trọng cho chúng, mà còn tố cáo bản chất vi hiến, trái pháp luật của nhà cầm quyền; kông những thế ĐT còn hỏi ngược lại kẻ thẩm vấn mình. Nếu thay vào đó là một thanh niên chắc là sẽ bị chúng "ló" cho ăn đòn, hihihihì

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 02:27 AM 1 Hay F

TauHaMom 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Bài này nên lên trang nhất.

Để có được đoạn ghi âm này chắc cháu rút được kinh nghiệm từ lần bắt giữ trước, nên chuẩn bị rất chu đáo. Ứng xử khôn ngoan, lập luận vũng trãi, chủ động như sân nhà, từ bị cáo thành công tố! Không có gì để phê phán tên điều tra vì chúng đều dốt cả lũ!

Cháu Đoan Trang xứng đáng làm Đại Biểu QH Hà Nội để chất vấn BCT, CTN và TT để cho dân VN và thế giới biết hết những lý luận của đảng CSVN, tư tưởng HCM cùn thế nào!
Khâm phục.


hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 01:18 AM 4 Thích F

Huongw 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Gọi là chính quyền, mà chẳng chính một tý nào cả. Người dân thực hiện quyền công dân đã được HP quy định mà bắt và tra hỏi như đi cung tội phạm hình sự. Đúng là một "chính quyền" không coi pháp luật ra gì.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 09:24 PM 1 Hay F

Ti 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Túm lại , bọn CS đang sợ trả giá cho sự lưu manh, mất dạy, dối trá của chúng.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 08:55 PM 1 Hay F

Bần Dân 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
theo tôi thì chính quyền CS không sợ dân biểu tình chống Trung Quốc nhưng vì đã lừa gạt nhân dân bao lâu nay nên họ bị ám ảnh của những cuộc biểu tình ở Trung Đông, hình ảnh cuối cùng thảm thương của Sadam Hussen, Gaddafi...nó hiện ra từng đêm nên họ mới điên cuồng cấm cản biểu tình, như anh CA dù biết ĐT có lý và biểu tình là đúng và anh lúng túng (anh đáng thương hơn là trách). Thời tiết chính trị của VN đã bắt đầu vào mùa mưa rồi và dòng thác phẫn nộ của người dân đã bắt đầu làm sao chận được

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 08:14 PM 1 Hay F

TD 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hôm nay mới được xem đoạn đối thoại giữa Đoan Trang và an ninh.
Bạn thật mềm mại, thấu cảm, hiểu biết và bản lĩnh.

Hầu hết các cán bộ nhân viên CA an ninh dù bị vẩy bùn thối cs đều hiểu rõ rằng chống lại nhân dân, đàn áp lòng yệu nước, hèn hạ trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ...là một điều ngu ngốc tội lỗi.
Họ làm vì công vụ vì đồng tiền.
Khẳng định quyền trong Hiến pháp, khẳng định quyền tự do dân chủ, khẳng định quyền con người, khẳng định quyền yêu nước, khẳng định quyền bày tỏ chính kiến ....một cách khôn khéo như Đoan Trang là cửa mở cho cuộc đối thoại.
Chế độ độc tài cs phản bội dân tộc, phản bội nhân dân, câu kết với kẻ thù, làm mất đất đất đai biển đảo của cha ông, chế độ tội phạm này sẽ bị đời đời nguyền rủa trong lịch sử dân tộc.

Chế độ cs dứt khoát phải bị xoá bỏ, những kẻ gây tội với nhân dân đất nước phải bị trừng phạt.


hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 06:41 PM 3 Thích F

Minh Đức 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Trích: "CA: Trong Nghị định 73 mà Chính phủ có... người ta đã quy định
tại cái điều 7, điểm B, là không được tụ tập... nhá, không được tụ tập
đông người..."

Cái nghị định qui định không được tụ tập đông người được viết một cách mơ hồ . Thế nào là đông người? Đông người là 10 người hay là 100 người hay là 1000 người? Một cuộc biểu tình có 1000 người là đông hay là ít người? Nếu ở Mỹ 1000 người biểu tình phản đối chiến tranh thì người ta có thể so sánh với các cuộc biểu tình thời xưa với hàng trăm ngàn người và nói ngày nay 1000 người biểu tình là ít. Tại một nước cấm biểu tình như Việt Nam mà có 1000 người tụ tập biểu tình thì đã gọi là đông. Còn 20 người biểu tình thì có gọi là đông hay không? Người thường thì bảo là không đông còn công an thì vẫn bắt và bảo là tụ tập đông người trái với qui định.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:53 PM 1 Hay F

Minh Đức 3 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Trích: "Ấy! Thí dụ như hỏi bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra lớn lên ở đâu..."

Công an làm việc đầu tiên là hỏi nhân thân, bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra, lớn lên ở đâu thì không phải là cách hành xử của chế độ pháp trị. Chế độ pháp trị xét người thì xét hành vi của người ấy có vi phạm luật hay không, đó là điều luật nào. Còn bố mẹ, anh chị em không việc gì đến việc xác định tội trạng. Nếu người ấy không vi phạm điều luật nào thì không có gì để nói nữa, chỉ thả người đó ra mà thôi. Còn ở đây, công an đem cả bố mẹ, anh chị em ruột vào để mà cân nhắc, xác định có tội hay không, định tội nặng hay nhẹ. Cách làm việc này thiếu sự khách quan và vô tư. Nếu cách làm việc này mà đem lại được một chính quyền trong sạch, ai nấy đều gương mẫu thì chẳng nói làm gì. Mà chính quyền ngày nay đầy rẫy những kẻ vi phạm pháp luật rồi cứ dùng nhân thân để mà xét rồi châm chước, rồi dung túng lẫn nhau. Kết quả là guồng máy chính quyền thối nát, xộc xệch.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:43 PM 3 Thích F

Quốc Minh 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cảm ơn bạn đã phân tích rất đúng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp (như của Đoan Trang chẳng hạn), việc hỏi nhân thân cũng là cách để câu giờ, làm cho người bị hỏi mệt mỏi, khó chịu, ..... nói chung đó là một dạng TRA TẤN. Bạn Đoan Trang hiểu rất rõ thủ đoạn kia của bọn Việt Cộng nên đã trả lời rất thông minh là "em đã trả lời lần trước rồi, có lưu hồ sơ,......" rồi nhân tiện đó tuyên truyền cho chúng biết rằng "luật cấm tập trung đông người là vi hiến", ........

Bạn Đoan Trang rất "cứng nghề" và QUÁ HIỂU những trò bẩn của Việt Cộng nên thằng nhóc Việt Cộng kia cứng mồm khi đối đáp với cô ấy. Từ vị trí bị hỏi, Đoan Trang đã chuyển sang vai trò phóng viên và giới thiệu cho bọn Việt Cộng kia về quyển sách của cô ấy.

Lũ Việt Cộng đang cầm súng trong tay nên người dân còn ngán ngán đôi chút. Chứ đến khi kinh tế sụp đổ hơn nữa, hết còn tiền trả cho bọn công an côn đồ thì dân sẽ vùng lên lật đổ...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 02:16 PM trả lời tới Minh Đức 2 Thích F

Dân Hà Nội 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Chào bạn, không hoàn toàn là tụi nó cố tình hỏi về thân nhân để tra tấn tinh thần và thể xác của nạn nhân tụi nó đâu. Tụi nó moi móc đời tư của người ta để sau đó tương kế tựu kế đánh tâm lý người ta. Ngoài ra tụi nó điều tra xem phía sau người bị tụi nó điều tra còn có thể dùng được người thân nào của họ để gây áp lực hoặc nếu không tinh ý sẽ bị tụi nó lừa vào tròng khai khẩn tréo cẳng ngỗng nhiều chuyện.

Tóm lại cứ trả lời chấm hết như kiểu Đoan Trang là tụi nó cứng họng chả moi móc hay có cơ hội trấn áp tinh thần gì được.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 06:58 AM trả lời tới Quốc Minh 1 Hay F

Nguoisaigon 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Ối zời ơi, sao mà tôi yêu con gái Bắc Kỳ đến thế!!!

Tuyệt cú mèo, cô Đoan Trang ạ! Xin ngã cả nón khâm phục!!!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:30 PM 2 Thích F

Lính79 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Thấy chưa!Gái bắc hay mà.Và gái Nam giọng nói nghe dễ thương,Gái Trung lam lũ kiên cường...Tóm lại Phụ Nữ VN rất đẹp (trừ những tp tiếp tay phục vụ cho dcs )


hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời Hôm qua 04:42 PM trả lời tới Nguoisaigon 1 Hay F

Nguyenvankinh1956 3 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Tôi thì thấy cô ĐT cũng chưa sắc sảo lắm. Cô bỏ ra cả giờ để đối thoại với 1 thằng ngu gần bằng con lợn, thì không thông minh lắm. Với những thằng ngu, tốt nhất là cúi xuống đối thoại với đầu gối của mình.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:00 PM 0 Hay F

tướng Ủn văn Ỉn 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Vừa thôi bác ! ... nếu là bác, bác cửng lên ...lý sự với nó, nhà em ngại là nó sẽ vu cho bác cái tội tự ý húc vào dùi cui điện v v .. nhiều khi phải gỉa vờ ngu hơn nó để ...gỉa dại qua ải ..!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 06:00 PM trả lời tới Nguyenvankinh1956 2 Thích F

Quốc Minh 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Có lẽ chỉ mỗi mình bạn mới là người thông minh quá.

Đối đáp với lũ Việt Cộng trong hoàn cảnh bộ máy đàn áp chúng hoạt động hết công suất thế là TUYỆT LẮM rồi.

Nếu bạn là Đoan Trang TRONG TÌNH HUỐNG KIA (bị Việt Cộng bẳ vào đồn công an), bạn sẽ làm gì, đối đáp ra sao ?

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 02:21 PM trả lời tới Nguyenvankinh1956 2 Thích F

Khach1 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
tuyệt ... cứ tuởng lịch sử VN đã khép .. sau này con cháu chúng ta sẽ có sử hay, vui để học chứ không có thảm như tập 1 . cám ơn nhà báo và ANH công an .

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 12:46 PM 0 Hay F

Tdb09 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đọc những lời thẩm vấn nhập nhằng, tôi nghĩ rằng tên công an này mới đẻ ngày hôm qua. Chán cho những đỉnh cao trí tuệ bè lũ chúng nó.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 11:49 AM 0 Hay F

Ton Dang 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hôm tôi nghe đoạn phỏng vấn , đến đoạn ĐT đánh vần từng chử cho tên CA , thật tình tôi cười nhào lăn cười đến chảy nước mắt , đất nước này có những thằng như vầy nên dân mới khốn khổ , thầy trò chúng mày đi chết đi , Hoan hô cô giáo ĐT .

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 11:35 AM 3 Thích F

Quốc Minh 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cô nhà báo Đoan Trang rất thông minh và bản lĩnh.

Chắc hẳn ông bưng bô Việt Cộng mang nick Trần Phong (có nhiều bài viết về Việt Cộng kiểu "cung vua - phủ chúa") đã thấy trình độ của nữ ký giả Đoan Trang mà có lần tôi trích dẫn bài viết của cô ấy để lột mặt nạ xảo ngôn, bưng bô của ông rồi chứ ạ ?

Mấy đứa Việt Cộng ngu dốt làm sao đủ não để tranh luận với những người Tài năng như Đoan Trang được ?

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 11:26 AM 0 Hay F

nguoiyeunuoc 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
link hom nay NS Truc Ho trao thinh nguyen thu,Trieu Con Tim,1Tieng noi
http://sbtn.net/D_1-2_2-124_4-...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 10:59 AM 0 Hay F

Em Khờ 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Công An bây giờ là Tiến Sĩ cả đấy. Tiến Sĩ 6 tuần của trường.
Long Mountain Forest University (tạm dịch: Đại Học Rừng Trường Sơn) hay trường High Speed University (tạm dịch Trường Đại Học Cao Tốc)

Đừng có coi thường nhé !! Tiến Sĩ không cần biết ngoại ngữ vì ở Việt Nam bây giờ chỉ cần Luật Rừng. No Inh lích.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 10:18 AM 2 Thích F

Ha Nam 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đọc xong 56 ý kiến của các bạn, không ai nhận ra ngôn từ, thái độ, cách nói chuyện của tên công an là người TQ. Với kiểu nói chuyện và dùng từ như vậy, tay công an này học và ở VN cũng phải trên dưới 3 năm. Đa số cán bộ TQ nằm trong bộ công an sẽ làm việc như tên công an này trên khắp vùng đất nước. Họ sẽ ra lệnh cho chó ra cắn người biểu tình chứ họ không làm việc đàn áp đó. Đọc thật kỹ, nghe thật rõ sẽ thấy nội dung cuộc nói chuyện là để khai thác " mức độ tức giận của người biểu tình" để TQ có thể từ đó leo thang tranh chấp vấn đề biển đông. Vài năm tới đây khi bộ công an đã đầy người TQ rồi thì VN cũng sẽ như Tây Tạng thôi. Ai vẫn nghĩ VN chưa là khu tự trị của TQ thì quả là giấc ngũ của bạn khá sâu đấy.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 10:12 AM 11 Thích F

Australian 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
She has a beautiful voice.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 10:02 AM 4 Thích F

OngGiaRadang 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Quạ công vấn đáp.Bà con ơi, công an bi giờ đại học cả đấy, chớ có xem thường họ.Đoàn quân áo xanh tình nguyện đông như kiến được huy động đi đàn áp mít tinh biểu tình hôm chủ nhật 9/12/12 đều là học viên các trường đại học, học viện cảnh sát, công an cả đấy. Ngoài tiền bồi dưỡng, thành tích đàn áp còn được tính vào điểm thi, điểm tốt nghiệp, phân công công tác, . . . Tuy đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng hầu hết chúng nó rất hung hăng, tàn ác, kiểu ngựa non háu đá để lập thành tích, lập chiến công cho con đường của mình.Ôi, đất nước! Cám ơn Đoan Trang, hoan hô Cháu.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 09:36 AM 2 Thích F

nguoi_ti_nan_cs_xua 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Chúng tôi may mắn được sống trên một đất nước dân chủ và tự do, quyền làm người luôn được luật pháp bảo vệ.Tôi tham gia nhiều cuộc biểu tình với nhiều mục tiêu khác nhau nhưng chưa bao giờ phải làm việc với cảnh sát hay mật vụ và chưa bao giờ bị chính quyền đe dọa hay trù dập. Tôi xin gửi những lời cảm phục và kính trọng nhất đến cô Đoan Trang qua cuộc đối thoại về việc cô tham gia biểu ti`nh chống bá quyền Bắc Kinh với lũ công an cô hồn của hà nội. Đất nước VN chỉ cần ngàn người đàn bà bản lĩnh và thông minh như cô Đoan Trang thì chúng ta chẳng bao giờ để Tàu cộng bắt nạt hay xâm chiếm. Khốn nỗi đất nước VN đang mất dần cho Tàu cộng bởi nhà nước thuộc vào tay của hơn ba triệu chó đẻ đảng viên cs và vô số tầng lớp "chó săn ,chỉ điểm, bưng bô liếm đít bác đảng". Thằng thủ tướng cô hồn 3d muốn chuộc tội bán nước thì hay đem các lực lượng công an,cảnh sát, quân đội, dân phòng.. ra chiếm...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 09:12 AM 6 Thích F

CÙI BẮP GẶM DỞ 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đù má, tức cười cái chế độ chó nhảy bàn độc, đưa thằng côn an đọc chưa thông, viết chưa thạo để làm việc với toàn trí thức thứ thiệt, bị hỏi vài câu là vãi đái ra quần, trả lời ú ớ................đúng là vãi luyện thiệt.


hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 08:49 AM 7 Thích F

Hollynga 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Chúng tôi cám ơn Đoan Trang nhiều lắm ...giúp chúng tôi tự tin và bản lĩnh hơn ..mong rằng xã hội chúng ta có nhiều Đoan Trang ... thì cái bọn nhân danh pháp luật ấy phải làm đúng pháp luật ..Cầu nguyện cho bạn thật nhiều

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 07:56 AM 5 Thích F

Vmh 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Bạn nào biết địa chỉ tên công an này,viết cho nó lá thư với tất cả những còm này cho nó đọc.Tui bảo đãm, đọc nửa chừng nó đứt ngay mạch máu não.Cứ như thế,từng thằng một,lần lần chúng sẽ tự động ...tan hàng.(Kể cả thằng to đầu đến tép riu).Gởi tuốt.Bạn nào không đủ địa,đây tui tình nguyện gởi đô về cho mà mua tem./.VMH

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 07:48 AM 5 Thích F

Luumanhcongtu 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hay cho câu nói: "Dân VN mình hiền, chứ gặp dân tộc khác, họ đào mả tổ Tàu Khựa rồi!"

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 07:34 AM 5 Thích F

Mất đảng-còn nước 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Làm biên bản đến chỗ "gây hấn"anh côn an lại đâm ra ngọng tiếng Việt.Thế ra từ trước tới giờ anh và đồng bọn được đảng huấn thị là hành động cắt cáp và vẽ hình lưỡi bò trên sổ thông hành của Tàu đều dựa trên tinh thần 4 tốt và 16 chữ cả đấy.Bây giờ cô nhà báo trẻ mở mắt cho anh đó là hành động GÂY HẤN anh đâm ra lúng túng?Ngữ này không mất nước mới là lạ.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 07:29 AM 5 Thích F

tướng Ủn văn Ỉn 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đoan Trang đắnh vần cho thằng cán ngố viết theo ..thật khôi hài ...Trang cũng dí dỏm phết ! ha ha nhịn cười không nổi .. còn đồng chí thùng rác nào muốn học đánh vần xin mời đăng ký ..

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 07:24 AM 5 Thích F

Xóa điều 4 hiến pháp 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đã lâu lắm rồi, mới thấy một nữ nhà báo trẻ, tài ba và có bản lĩnh. Mong nhà báo lão thành Phan Quang va Hữu Thọ, trước ở báo nhân dân, hãy lên tiếng.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 05:56 AM 5 Thích F

Tôi, xa Hà Nội... 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Theo tôi được biết thì, không đâu có ghi "Công an đảng". Chỉ có "Công an nhân dân"

Trong đoạn đối thoại, chú công an nọ có biện hộ loanh quoanh rằng chúng tôi chẳng qua cũng là làm theo lệnh cấp trên giao thì phải hoàn thành nhiệm vụ thôi. Ý nói, chứ cũng chẳng có thành kiến gì với bà con biểu tình...

Xin hỏi chú CA, các chú thuộc rạng công an đảng hay công an nhân dân?
- Công an đảng thì nghe nó nhố nhăng quá, có phỏng không ah.
- Công an nhân dân thì nghe nó còn có logic hơn. Vì đảng cướp tiền của dân để trả lương cho các chú. Kiểu này các cụ ta xưa thường gọi là "của người phúc ta".
Thế là các chú mày cứ cung cúc, dạ vâng cái gọi là "cấp trên" của các chú. Mà hoàn toàn không mảy may nghĩ ra rằng những bổng lộc đó cũng xuất phát từ những người đang bị bẻ tay, bẻ cổ hay mất đất mất nhà ngoài kia.

Vậy muốn nói gì thì nói, các chú vẫn là công an nhân dân. Bởi vì nhân dân trả lương nuôi các chú mày chứ...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 05:01 AM 7 Thích F

Tôi, xa Hà Nội... 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hoan hô nhà báo, Đoan Trang!
Tên của cô đã vẽ lên bản chất con người của cô.

Nghe cuộc đối thoại không hình thôi mà thấy "tội nghiệp" cho chú CA quá. Hay đi kiếm cơm bằng nghề khác cho tâm hồn thư thái đi chú mày.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 04:35 AM 6 Thích F

Sachcu96 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cán bộ CA không đủ trình độ để làm việc với dân.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 04:03 AM 6 Thích F

Nghetinhquechoa 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Thằng công an này nghe tiếng giọng nói của dân Quỳnh Lưu hay Diễn Châu gì đó. Khổ thân mày, bám đít quân bán nước, quay lưng với Xô viết Nghệ Tĩnh rồi mày cũng chẳng có cửa về nhà nữa đâu. Mày không biết nhục à. Hỡi anh em công an, các bạn chỉ là những con chó săn mà thôi, các bạn tỉnh ngộ lại đi. Đất nước này lâm nguy, chính bọn đang sai các bạn trấn áp dân mình sẽ bỏ chạy trước tiên, để lại các bạn cho dân tự xử.
-Tôi chỉ thi hành công vụ
-Anh không có quyền từ chối à

Mày nghe lại đối thoại của Đoan Trang đi, đừng mù quáng thế thế nữa. Cha mẹ mày cũng bị lừa đi thi hành công vụ mà giết chết ông bà họ hàng trong cải cách ruộng đất, cải tạo công thương rồi. Đừng lấy máu mình mà tưới lên dân mình nữa.
Vài lời với mày, để mày đọc cho tỉnh ngộ

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 03:23 AM 10 Thích F

DAN TOC HAN 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Ối dời ơi, lại thêm một anh cán ngố, dcs phân công cho nên phai làm, hỏi toàn chuYện nhảm nhí,như một đứa học sinh đang được cô giáo chỉ dạY,thằng c,a nàY tính Vu khống, nhưng đả bi bắt bẻ , câm họng, ai củng như cô gái nàY thì đất nước sẻ một sớm dcs sẻ bị tan rả,cô có hỏi thằng nàY nó cũng không giám trã lời đâu, nó chĩ giả Vờ điếc thôi, có miệng củng như câm ,thằng nàY cũng Vì miếng ăn thôi,kkkkkkk thấY cô nàY đang dạY dổ Về luật cho CA dcs nhiều hơn là lấY khẫu cung,

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 02:49 AM 5 Thích F

Nguyenvankinh1956 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Nghe thằng công an ê a, ngứa cả lỗ tai. Mịa, dân è cổ đóng thuế để nuôi một lũ chó ngu dốt, hèn nhát. Mà sao phải biểu tình nhỉ? Đêm, ném xăng vào sứ quán tầu, ném vào bốt mấy con cho giữ nhà cho bọn tầu. Thấy xe bọn cho đỗ đâu đêm hôm đổ xăng đốt con mẹ nó đi. Vậy cho nó đơn giản.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:46 AM 11 Thích F

Truongtansang 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Nhân dân Việt Nam mình hiền lanh và tội nghiệp quá. Không có một đất nước nào người dân phải còng lưng để nuôi cả hai hệ thống đảng và chính quyền. Chỉ nhìn từ tỉnh trở xuống thôi thì thấy dân mình đã oằn mình rồi. Tỉnh nào cũng có văn phòng tỉnh ủy đồ sộ, ủy ban nhân dân tỉnh hoành tráng, thành phố nào cũng có văn phong thành ủy to lớn, uy ban nhân dân thành phố uy nghi, huyện nào cũng có văn phòng huyện ủy bự chát ủy ban nhân dân huyện khang trang. Còn hai hệ thống đảng và trung ương thì khỏ nói luôn. Thế mà hai hệ thống này không những không phục vụ nhân dân mà còn trấn áp, ngược đải, bạo tàn với nhân dân. Tình hình Việt Nam đối diện vô vàng bài toán quá nan giải nhưng bài toán mang đến tính quyết định phải phá vở hai hệ thống này và khi giải bài toán mang tính quyết định này thì mọi bài toán khác đều không còn là nan giải. Tương lai của Việt Nam không nằm ở đâu xa, không đến từ một thế...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 01:17 AM 3 Thích F

Luongthien 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Công an cộng sản thì chỉ như thế thui, còn yêu cầu cao hơn thì móc đâu ra? đến lãnh đạo còn ngu như bò thì bọn kiến này thế là đỉnh lắm rùi! Cô Trang này trả lời đúng ý dân đó!!!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 12:43 AM 9 Thích F

Docvat1 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Vi ly do ky thuat cua Ipad, xin sau cho dung: xin doc la Audio clip thay vi Audio cliff, thanh that cam on

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 12:09 AM 0 Hay F

Khách 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Tội nghiệp anh này mất việc là chắc, để cho dân hỏi một vài câu đã lúng túng. Tội nặng nhất là không hiểu đường lối chính sách của đảng và nhà nước . Cả 87 triệu dân đều biết tên tội đồ dân tộc hcm bán nước cho trung cộng, bầy giờ đàn em của hắn đcsvn đang làm tay sai cho tàu . Anh này làm sỉ nhục đảng trí tuệ nhất hành tinh không hiểu đường lối của đảng ta vĩ đại gì hết . Đúng là rừng rú nhờ đút lót mà làm được chức ca ngu đần đến chữ HẤN mà cũng người dân phải đánh vân cho đến 2, 3 lần . Về làm ruộng để làm con người đàng hoàng ..

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 11:50 PM 3 Thích F

Đánh tráo khái niệm 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Chúng ta phải đấu tranh về mặt pháp lý về vấn đề biểu tình đã quy định rõ trong hiến pháp, pháp luật. Chúng ta không thể để cho bọn tay sai cố tình đánh lận con đen giữa biểu tình và tụ tập đông người, cũng như không thể gọi họp quốc hội là tụ tập đông người theo lối nói "ba bựa" của những kẻ cầm quyền vừa man dợ vừa ngu xuẩn.
Người dân có quyền khiếu nại, tố cáo,...có quyền tự do bầu cử và ứng cử, có quyền hội họp và lập hội, có quyền tự do đi biểu tình để bày tỏ chính kiến... Mỗi khái niệm, phạm trù đều phải rõ ràng theo những sự việc cụ thể, không thể việc gì cũng "để nhà nước lo". Nhà nước lo hết mọi chuyện của người dân sao? Tôi bức xúc muốn đi vệ sinh(đái, ỉa...) thì nhà nước cũng "no" sao? Cái đám công an đi bắt người biểu tình theo lệnh của cấp trên thật là mặt dày mày dạn, chỉ quen bắt nạt dân lành, khi có tiền vào túi là mọi chuyện "thường ngày như ở huyện". Chẳng lẽ mỗi...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 11:33 PM 1 Hay F

Côn an đần độn háo sắc . 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đoan Trang giỏi thiệt , mình ngưỡng mộ Đoan Trang . Cả ngàn người đi biểu tình , ai ai cũng bản lĩnh , thông tuệ như Đoan Trang thì hay biết bao . Đoạn đối thoại trên , hay nhất là câu hỏi của nhân viên an ninh : thế Đoan Trang có gia đình chưa , thằng này hỏi câu quá chất lượng , chắc nó " cảm "& ngưỡng mộ Đoan Trang rồi , không khéo biểu tình lần tới nó cũng đi theo & hô khẩu hiệu cùng Đoan Trang đó nghe .

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 11:28 PM 7 Thích F

DVLeThanhhai 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Đảng Cộng SẢn Vn kêu gọi dân chúng không nên biểu tình vì biểu tình: SẼ PHÁ VỠ MẬT ƯỚC được ký kết giữa lãnh đạo Đảng CS Vn và TQ là:

Điều 1:Thiết lập vùng ĐÁNH CÁ CHUNG (Thực ra là lãnh hải của Vn chứ ngư dân Vn mà bén mảng tới Vùng biển nào hải quân TQ chiếm đóng là bị bắt, tịch thu tàu thuyền, đóng phạt, ngư dân Vn phải chịu phạt vì vi phạm lãnh hải mà TQ cướp được),

Điều 2: Vn cũng như TQ không được kích động chống nhau về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) (do đó báo đài phải hạn chế ngôn từ khiêu khích chống hải quân TQ, phải giảm nhẹ tình hình thực tế, giải tán biểu tình chống nhà nước Trung Hoa...)

Điều 3: Khi đàm phán về lãnh hải giữa Vn và TQ thì chỉ được đàm phán song phương tránh việc tham dự của bên thứ 3 làm trở ngại việc thương lượng lãnh hải giữa Vn và TQ. Đó là 3 điều cơ bản của CSVN đã ký mật ước với bọn bành trướng Bắc Kinh trong năm 2011 trong chuyến...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
(Edited by a moderator)

A Hay Trả lời 12/10/2012 11:17 PM 2 Thích F

hòa thân 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
cả bộ chính trị đều bị mua chuộc hết rồi chứ không riêng người nào,hiện nay chỉ là tay sai cho Trung quốc thôi

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 12:06 PM trả lời tới DVLeThanhhai 1 Hay F

Nguoiviet 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Qua bài phỏng vấn này, mình phải vào google, để tìm coi cô Đoan Trang này là ai, và đọc được trên blog của cô bài"Giọt nước mắt của lề phải', thật tình mà nói, rất cảm phục một tấm lòng và tâm hồn của Nữ nhi Đoan trang. Tiếc rằng, nghề báo ở Việt nam, không biết có bao nhiêu người như cô.
Nhưng dù sao, mình củng cảm thấy được an ui phần nào, vì vẫn còn đó những người cầm bút có lương tri, nhưng phải cúi đầu mà đi.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 10:05 PM 13 Thích F

TuoiTreYeuNuoc 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
1) Đoan Trang không những là nhà báo mà còn là một luật sư. Cô đã tỏ ra rất bản lĩnh đối đáp với nhân viên an ninh làm cho anh này tỏ ra lúng túng. Tay nhân viên này trình độ không có (dĩ nhiên là công an CS thì chỉ biết dùng dùi cui chứ không biết dùng trí óc). Nếu nói " năm 1975 Miền Nam giải phóng Miền Bắc" thì ở đây cũng có thể nói "Nhà báo Đoan Trang đã hỏi cung nhân viên an ninh". Anh ta chỉ biết hỏi vài câu vớ vẩn như : Có gia đình chưa, đang ở với ai, có ai xúi giục biểu tình không v.v.
2) Xin đề nghị DLB cho đăng nguyên văn lời đối đáp giữa nhà báo Đoan Trang và nhân viên an ninh để độc giả đọc kỹ hơn.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 10:01 PM 13 Thích F

Khách 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Rõ là Rừng rú, bị hỏi lại một vài câu đã ú a , ú ớ , trả lời vòng vo, đổ tội cho cấp trên ngu dốt hơn. Đúng là một đám rừng rú bị bọn trung cộng sỏ mũi mà vẫn hăng say kéo cày. Âu cũng là do tên tội đồ dân tộc hcm bán nước, tên đi tay sai đi tiên phong làm cho giặc, giết hại đồng bào miền Bắc, cướp bóc chính quyền đang phát triển anh em miền Nam, VNCH để đất nước rơi vào chốn lâm nguy, đất nước, lãnh thổ và biển đảo VN có nguy cơ bị biến mất trên bản đồ thế giới nếu nhân dân VN không biết nắm tay nhau đoàn kết đánh đuổi bọn bán nước, tay sai csvn ngu đần và bọn cướp nước phương bắc tàu cộng. Tôi ủng hộ chị Trang can đảm lên vặch trần tội ác của bọn tay sai cho giặc này..

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 09:36 PM 7 Thích F

hòa thân 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
theo tôi thì điều chính yếu ở đây là vì " cướp cạn tra hỏi nạn nhân " thì làm gì có chính nghĩa mà hỏi...khi gặp người có bản lĩnh chắc chắn sẽ ú ớ.....

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 12:18 PM trả lời tới Khách 1 Hay F

Nguyễn Quang Duy 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cám ơn Đoan Trang chúc bạn vững tâm bền chí.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 08:56 PM 8 Thích F

DAIVIET 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Thằng AN này được phân công ép cung e Đoan Trang chắc được cảnh khuyển nuôi dậy kỹ càng đấy nhá mà bị động như ngậm hột thị chỉ vì vừa dốt vừa bất chính.Tôi gọi lũ này là CHÓ ĐIÊN,nó ăn cơm dân mặc áo dân mà lại phản dân hại nước.CHỈ CÓ CHÓ ĐIÊN MỚI CẮN CHỦ.NGUNG NGOẢY ĐUÔI MỪNG BỌN TRỘM.Phải kg bà con.LÀ CHÓ ĐIÊN CHỈ CÒN CÁCH DUY NHẤT LÀ ĐẬP CHẾT BUÔNG SÔNG

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 07:40 PM 11 Thích F

Dangdung146 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Tôi cảm thấy xót thương cho người Công an này,họ đã bi biến thành cai con RoBot của những kẻ cai trị hiên nay.Ho không còn là con người để được sống theo cảm nhân trong tâm hồn họ.Tâm hồn của họ đã bị đánh cắp bởi những kẻ cầm quyền tàn bạo,và hèn nhát với ngoai bang.Chắc chắn con cái cũa những người Công an này nếu được đi học đúng nghĩa là học, chúng sẽ không bao giờ tin vào lời nói và việc làm của cha mẹ chúng là nhửng người công an như anh an ninh này.Ôi,một thảm hoạ cho dân toc!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 05:39 PM 11 Thích F

cách mạng hoa khế 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
hãY nghe Và truYền cho nhau đoạn audio clif nàY nhé!..để thấY rằng tên lấY khẩu cung đoan trang bị ..ép cung phải im lặng nhiều lần trước những câu hỏi ngược lại của cô ấY! Và để cho ta thấY chúng hắn ''CA'' có lẽ đã bị đuối lí trong 1 trường hợp hoặc nhiều hơn đối Với những lời lẽ mềm lạt buộc..''nhớ rằng rất nhiều ca tử Vong trong đồn CA còn sờ sờ đó !''một lí do chính là Vì đoan trang là gái''..

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 05:39 PM 9 Thích F

ĐOAN TRANG 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hoan hô nhà báo ĐOAN TRANG. Tôi nghe hết 29 phút lời đối đáp này mà thấy trong lòng phấn chấn: Đủ nhã nhặn, mềm dẻo... nhưng thái độ tỏ rõ quan điểm, dứt khoát của mình. Các bạn nên cần đọc kĩ lời thoại này làm cơ sở cho đấy trang với côn an nói riêng và chính quyền nói chung.
Chúc mừng chị ĐOAN TRANG. Người Việt đây chứ đâu?! Hậu duệ của BÀ TRƯNG, BÀ TRIỆU đây chứ đâu?!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 05:10 PM 24 Thích F

Haibatrung 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Viên an ninh naỳ là một cái maý khi chủ (cấp trên=bọn bán nước) bảo đi làm là đi, đi đàn áp là đàn áp, trong khi đo lương của nó có tiền thuế của Đoan Trang, hắn không suy nghĩ cái gì đúng, cái gì sai.
Hắn cũng không khác gì một con chó, khi chủ bảo ăn cứt thì cứ thế là ăn mặc dù ăn cứt dễ nhiễm bệnh (bán nước của ông chủ là chính phủ chxhcn Việt Nam và đảng cộng sản VN).
Về trình độ lý luận thì hắn là số không, chó an ninh mà.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 04:50 PM 13 Thích F

Stuart 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
An ninh
An ninh chỉ biết làm theo chỉ thị của cấp trên ...nó đâu có cái đầu...Đúng là Cấp trên bảo ân cúut nó cũng ăn...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 03:51 PM 10 Thích F

nhatientri 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Thì nó cũng noi gương đồng chí X của nó bị đảng xúi tự năm 12 tuổi đến giờ có dám từ chối cái gì đâu từ giết người,cướp của hiếp dâm,khủng bố,đâm chém...đủ cả.Tụi nó cũng có cái đầu nhưng bị tẩy não hết rồi,chỉ còn dây thần kinh hưởng thụ mà thôi.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/11/2012 10:37 AM trả lời tới Stuart 3 Thích F

Nông Văn Dền 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Tôi không hiểu sao một người Việt nam chưa bị tòa án kết bất cứ một thứ tội phạm nào lại phải nghồi làm việc và tra hỏi như một tội phạm.Theo tôi trước khi hợp tác để làm việc với công an, người công an phải trả lời cho nghi phạm(tôi gọi chung những người phải làm việc với công an) là mình đã có nghi nghờ gì mà phải vào đó để làm việc.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 03:46 PM 5 Thích F

Rau muống 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Gửi anh an ninh Lộc Hà,
Cha mẹ sinh ra anh là con người có đầy đủ hình hài, đầu óc, nuôi cho anh ăn học đàng hoàng, ít ra anh cũng phải biết suy xét chứ! Anh đâu phải là người máy, càng không phải là loài chó chỉ biết làm theo lệnh chủ. Cớ sao anh không phân biệt được đúng sai mà lại để cho bọn bất lương thao túng, chỉ dạy. Nếu chính danh là người thực thi pháp luật thì anh phải hiểu biết và tuân thủ hiến pháp, pháp luật chớ! Trướng khi là một nhân viên an ninh, anh đã là một công dân; mà bổn phận, nghĩa vụ của công dân trước vận nước điêu linh là phải đấu tranh bảo tồn. Là nữ lưu chân yếu tay mềm mà Đoan Trang đã hiên ngang đứng thẳng; còn anh thì khom lưng, quỳ gối khuất phục bạo quyền. Theo dõi cuộc đối thoại, tôi thấy anh chưa xứng đáng xách dép cho Đoan Trang. Rõ nhục!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 03:37 PM 19 Thích F

Duytan400 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Buồn cười cho công an cộng sản . Tại sao lại dùng " biên bản vi phạm hành chính " đế bắt người ta ký tên vào đó .Đây là một cách áp đặt vào người khác một cách vô cùng thô bạo và trơ trẻn .
Đảng và nhà nước đã có cách giải quyết vấn đề với Trung Quốc qua đàm phán ngoại giao theo như lời công an nói . Thế thì Trung Quốc có đàm phán với Việt Nam qua ngoại giao hay không ? hay ngang nhiên lấn chiếm biển đảo mà đảng cộng sản Việt Nam cùi đầu khuất phục . Sao cộng sản Việt Nam không nhìn vào thái độ của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với dân họ khi dân họ biểu tình chống Nhật Bản mà học hỏi.
Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đã lo và bảo vệ đất nước như thế nào và đủ chưa ? khi mà ải Nam Quan , thác Bản Giốc, ........ vùng lãnh hải băc Việt , Hoàng Sa , Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm . Thế mà đáng cộng sản vẫn trơ trơ mặt ra đó không...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 03:32 PM 11 Thích F

Vantrong 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
tàu cá TQ tập trung hàng trăm chiêc quậy phá ngoài biển đông trong lãnh hải thuộc chủ quyền VN, gây cản trở giao thông đường thủy, cắt cáp tàu BM sao các ông kẹ CA này không ra đó mà phạt hành chính tụi nó hè. Đúng là một lũ hèn nhát, bán nước cầu vinh, mưu đồ tham nhũng!

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 02:58 PM 8 Thích F

Đại_úy 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hoan hô Nhà báo Đoan Trang !

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 02:00 PM 7 Thích F

Mất Nước 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Anh là ai? là một lũ tiếp tay với giặc tàu nhưng giả vờ như không biết. Thật là một lũ khốn nạn.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 01:34 PM 11 Thích F

tướng Ủn văn Ỉn 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Khâm phục Đoan Trang .. một nữ lưu trí tụê khiến bọn cán ngố tắc tị ,mặt đực ra như ngậm hột thị .. hắng dặng , né tránh khi bị hỏi vặn ngược ..tội nghiệp !.. cán ngố này không đáng xách dép cho Đoan Trang ..
Có thế mới biết sức mạnh không phải từ họng súng, nếu cón chút liêm sỉ , anh cán ngố nên tự kết liễu đời mình bằng 1 viên đạn ... vì đã ngu xuẩn phục tận lực vụ bọn đầu trâu mặt ngựa !.. bọn thất học chỉ quen thói lỗ mãng !
Hay lắm !... Đoan Trang xứng đáng để nhận những đóa hoa đẹp của những người biết yêu thương dân tộc.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 12:53 PM 16 Thích F

Rock and Roll 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Chưa thấy cái nhà nước nào quái gở như Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Đì cướp đất của dân thì không bị bắt mà còn được khen thưởng, trang bị vũ khí, còn đi Biểu Tình bày tỏ lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm thì bị bỏ tù mút chỉ như trường hợp của Blogger Điếu Cày.....

Toàn mấy thằng khùng, thằng điên lãnh đạo đất nước Việt Nam cho nên nó mới ra nông nỗi như vậy!


hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 12:30 PM 10 Thích F

Thế Trần 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hoan hô Đoan Trang ,
Trang đúng thật là đoan trang , khôn khéo , văn minh và không kém phần dũng cảm trong sự đối đáp với công an ( thiếu trình độ) của nước CHXHCN VN .
Đã biết tên của Đoan Trang từ trước , bây giờ được nghe tiếng nói ( qua sự đối đáp với công an trại Lộc Hà ) tôi thật là thích thú và ngưỡng mộ .
Trang thật là tuyệt vời !!!
Tội nghiệp dân VN tôi phải sống dưới sự cai trị sắt máu của những con người không trí não mà chỉ có cơ bắp .

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 12:23 PM 15 Thích F

Tobaco 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cám ơn Trang và những lý lẽ của em.
Nhưng tất cả chúng ta đều mắc bẫy "câu giờ", mắc bẫy "lùa" tất cả người dân yêu nước bằng chính kiến của mình chứ không phải theo những thông tin mù mờ do đảng cung cấp thành "phản động đảng".
Tôi đã nghe cả đoạn đối thoại và thấy thật buồn trước hiện tình đất nước, buồn vì sự vô cảm đến máy móc của lực lượng công an khi chỉ biết tuân thủ cấp trên, chỉ vì miếng cơm manh áo, vì lon... mà không hiểu hành vi vi hiến. Ngồi ghế người có quyền mà cũng không dám đối thoại một cách sòng phẳng.
Mỗi chế độ chính trị cũng phải theo quy luật phát triển chung như mọi sinh vật: sinh ra, phát triển, hưng thịnh, suy vong và chết. Sự sống của chế độ có thể kéo dài nếu chế dộ đó biết tự điều chỉnh theo tiến trình phát triển nhưng cũng không có cách nào để "muôn năm" cả. Mà nếu càng hô to muôn năm, chế độ đó càng nhanh chóng muốn nằm xuống mà thôi.
Chế độ cộng sản đã đến lúc...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 12:17 PM 9 Thích F

Dang Di Hoc 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Cho chú một "hay". Nhưng đề nghị nên bỏ đoạn này:

"...Nhưng tất cả chúng ta đều mắc bẫy "câu giờ", mắc bẫy "lùa" tất cả người dân yêu nước bằng chính kiến của mình chứ không phải theo những thông tin mù mờ do đảng cung cấp thành "phản động đảng"."

Không rỏ ràng lắm.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 09:02 PM trả lời tới Tobaco 0 Hay F

Adbc2279 2 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Hoan nghênh Đoan Trang! Thực sự viên công an trong cuộc nói chuyện theo ý chủ quan của mình là một người nhã nhặn, tử tế hơn nhiều lần những người công an mà mình biết, cục cằn thô lỗ chỉ muốn ăn tươi nuốt sống công dân. Mong anh sớm quay về với nhân dân, mong lắm...

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 12:05 PM 10 Thích F

Bác Làm Cháu Hư 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
"Trang có gia đình chưa ? Em chưa có gia đình.", "bây giờ đang ở với bố mẹ, hay là ...?" Aha, thằng côn an có ý định gạ gẫm đây. Nếu đây là không phải là phụ nữ, cụ thể hơn nữa là phụ nữ chưa chồng, không phải là phóng viên chính thức của tờ báo nào đó, mà là một 'dân đen', thì chắc hẳn là thằng côn an này sẽ phùng mang trợn mắt, nạt nộ quát tháo, khoa chân múa tay, đập bàn đá ghế, vân vân và vân vân, để uy hiếp. Tin tôi đi bạn, bọn côn an này, từ thằng đại tướng cho đến thằng binh nhất, cá tra một lứa cả đấy thôi.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 01:12 PM trả lời tới Adbc2279 21 Thích F

Apatriot 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Thằng công an này chỉ làm theo lệnh của cấp trên của nó thôi, mà cấp trên của nó thì rất rất ngu, vô pháp luật nên chúng mới hành xử như vậy. Việt nam là một đất nước cai trị của luật rừng, vô pháp luật. Băng đảng mafia gọi là đảng cộng sản.

hiển thị thêm hiển thị ít hơn
A Hay Trả lời 12/10/2012 11:50 AM 13 Thích F

Vuvan 1 phản hồi đã được thu gọn lại Thu gọn lại Expand
Tớ cũng công an mà, tớ biết dân biểu tình chống trung quốc là để bảo vệ đảng, bảo vệ công an, bảo vệ mồ mả và cả gia đình công an đấy

-------------------------


Truy tìm chủ và niêm phong cửa hàng Gucci - Milano
Liên quan đến vụ việc hàng hiệu Italy đang bị cơ quan điều tra, cửa hàng Gucci - Milano tại số 88 Đồng Khởi, quận 1 (TP HCM) đã bị niêm phong. Cảnh sát nhiều ngày nay chưa tìm thấy đại diện cửa hàng này để làm rõ vụ việc.
> Tín đồ hàng hiệu lo lắng sau vụ Gucci 'giá bèo'/ Cận cảnh lô hàng hiệu 'giá bèo' ở khách sạn 5 sao
Cửa hàng Milano trên đường Đồng Khởi bị niêm phong. Ảnh: Kiên Cường.
Sáng nay (6/12), shop thời trang hàng hiệu Gucci - Milano trên đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM cửa chốt then cài, bị dán niêm phong, bên trong im ắng không có nhân viên. Phía trước cửa hiệu này chỉ có một người tự xưng là nhân viên trông coi cửa hàng ngăn cản chụp ảnh. Băng rôn giảm giá 30-50% vẫn được treo cao.
Trung tá Bùi Thanh Nguyên, Đội phó Đội 6 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an TP HCM cho VnExpress.net biết, ngay sau khi bắt giữ lô hàng hiệu Dolce&Gabbana, Gucci (tại khách sạn Sheraton hôm 27/11) "nghi có dấu hiệu trốn thuế", cảnh sát đã điều tra các mối quan hệ của công ty nhập khẩu lô hàng này (công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Đế). Trong đó, công ty Milano được xác định là chủ lô hàng hiệu, đã ủy thác nhập khẩu cho Công ty Nam Đế. Nhiều lần cơ quan điều tra mời người có trách nhiệm của Milano đến làm việc để làm rõ những vấn đề liên quan, song Milano không hợp tác.
Cũng theo trung tá Nguyên, sau nhiều ngày chờ đợi Milano không được, đến sáng 5/12, cán bộ PC46 đã đến trụ sở Milano đề nghị hợp tác điều tra nhưng cũng không có người đại diện. Các nhân viên tránh né, mọi số điện thoại của những người được cho là lãnh đạo công ty đều không liên hệ được. Cơ quan điều tra sau đó đã niêm phong toàn bộ cửa hàng, ra thông báo Milano phải có người đại diện làm việc với cơ quan điều tra vào lúc 9h sáng 6/12.
"Tuy nhiên, sáng nay chúng tôi có mặt và chờ phía Milano đến 10h30 vẫn không có ai đại diện làm việc. Cơ quan điều tra sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ để truy tìm người có trách nhiệm của Milano", Đội phó Nguyên khẳng định.
Cơ quan điều tra đã nhiều lần mời đại diện Milano lên làm việc, song họ tránh né. Ảnh: Quốc Thắng.
Ông Đỗ Trung Kiên, phụ trách an ninh của khách sạn Sheraton, nơi Milano thuê mặt bằng, cho biết mấy ngày nay công an đã làm việc với phía khách sạn. "Milano chỉ là đơn vị thuê mặt bằng tại đây ít nhất 9 năm và họ có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì ban giám đốc mới ký hợp đồng. Chúng tôi đã hợp tác công an đáp ứng tất cả những gì họ yêu cầu", ông Kiên nói.
Nhân viên khách sạn này cũng cho biết từ hôm qua đến nay có nhiều khách hàng mang ví, túi xách, quần áo... đến để hỏi về nguồn gốc xuất xứ vì họ cho rằng đây là hàng giả. "Tuy nhiên, do cửa hàng bị niêm phong và không có nhân viên của Milano nên họ rất bức xúc", nhân viên Sheraton nói.
> Ảnh Cửa hàng Milano - Gucci bị niêm phong
Liên quan đến xuất xứ hàng hóa của lô hàng Milano bị công an tạm giữ, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 4 - cảng ICD Phước Long, quận 9 cho biết, trước khi thông quan, theo quy định của Bộ Công thương, hàng may mặc phải được kiểm tra tồn dư các chất độc hại. Công ty nhập khẩu hàng là Nam Đế đã đăng ký kiểm định tại Công ty Vinacontrol.
"Ngày 23/11, Nam Đế đến đăng ký kiểm định. Ngày 26/11, khoảng hơn 15h chúng tôi tới tiến hành lấy mẫu. Sau đó một ngày thì có kết quả kiểm tra. Chúng tôi chỉ kiểm tra xem hàng may mặc có đạt chất lượng hàng hóa nhập khẩu hay không chứ không kiểm tra xuất xứ", ông Lê Ngọc Lợi, Trưởng phòng giám định 2 Vinacontrol khẳng định.
Lô hàng có 526 cái quần áo, váy đầm, khăn các loại, kết quả cho thấy đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Vinacontrol không kiểm định chất lượng túi xách trong lô hàng.
Tuy nhiên, theo tờ khai hải quan của công ty nhập khẩu Nam Đế thì lô hàng xuất xứ - nhà sản xuất: Trung Quốc. Đơn vị xuất khẩu là Công ty China National Aero Zhuhai Import Ecport Co., LTD.
Công ty Nam Đế, đơn vị nhập khẩu lô hàng nói trên có trụ sở ở số 451/43 A Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM là một căn phòng thuê để ở của giám đốc công ty này. Một tấm biển nhỏ ghi Công ty Nam Đế phía ngoài với số di động nhiều ngày nay cũng không thể liên lạc.
Ngày 27/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế TP HCM bắt giữ 4 chiếc ôtô tải chở hàng tấn áo quần, túi xách, dây nịt các loại ở dưới tầng hầm khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi. Giấy tờ nhập khẩu lô hàng này do công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Đế đứng tên. Công ty xuất hàng nằm tại Quảng Đông, Trung Quốc. Đường đi của lô hàng bắt đầu từ Hong Kong.
Trong tờ khai nhập khẩu của Công ty Nam Đế, nhiều mặt hàng sơ mi nam, áo thun nữ, quần dài nam có giá nhập khẩu rẻ mạt dù mang mác xịn. Ví dụ váy ngắn chỉ 5,5 USD mỗi cái, giầy nam 3,8 USD mỗi đôi, áo khoác nữ 3,7 USD một cái. Toàn bộ lô hàng vào Việt Nam chỉ phải đóng 27 triệu đồng tiền thuế.
Đến sáng nay, đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế TP HCM (PC46) cho biết vẫn chưa kiểm xong lô hàng "nghi là hàng lậu" trên 4 xe tải trên. Cơ quan điều tra vẫn chưa xác định số hàng quần áo, dây nịt, giày dép mang mác Dolce&Gabbana, Gucci... trên là hàng thật hay giả vì còn chờ kết luận từ cơ quan kiểm định.
Kiên Cường - Quốc Thắng

TAM73F
01-03-2013, 07:03 PM
VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: GIÀU SANG NHỜ QUAN HỆ, NGHÈO KHÓ DO THIẾU QUYỀN...

<iframe width="480" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/VHtbiTfK9x8" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

======================

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: DÂN KHỔ, DOANH NGHIỆP LỖ, LÃNH ĐẠO SƯỚNG

<iframe width="480" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/_8gzDBfkodo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
01-16-2013, 01:09 AM
"Con gái Việt bây giờ mất hết duyên rồi !!!"

Đó là câu kết luận của người bạn vừa đi du học về của tôi, sau hai ngày rong ruổi khắp Hà Nội để “bù đắp nỗi nhớ quê hương” và “được” chứng kiến những “pha shock óc” của các bạn trẻ Hà Thành.
Bản thân tôi cũng là con gái Việt, lúc đầu cũng hơi “tự ái” một tý, nhưng nghĩ lại thì phải công nhận điều đó. Một bộ phận không nhỏ trong số các bạn nữ hiện nay đang tự biến mình thành những cô gái tóc vàng hoe kém duyên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh con gái Việt Nam.
Thương quá... tà áo dài Việt Nam
Từ đầu tóc…
Ông bà ta vẫn có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, nghĩa là điều đó rất quan trọng để tạo nên hình ảnh đẹp cho chúng ta. Và các bạn trẻ, nhất là các bạn nữ bây giờ đã “vận dụng” điều đó triệt để, tạo nên sự “khác biệt tuyệt đối” cho mình. Những cái đầu nhuộm đủ các thứ màu sặc sỡ, high light, đến kiểu cắt ngắn như con trai rồi dùng gel vuốt dựng đứng lên hay chĩa ra xung quanh, những kiểu tóc xù bông lên như một cái nồi cơm điện của các bạn trẻ nổi bật giữa một đám đông. Và điều đó nghĩa là các bạn trẻ đã “đạt được mục đích” của mình: Nổi bật! Tôi chỉ tò mò là với những cái đầu như vậy, khi đi xe các bạn có chịu “hy sinh” tác phẩm của mình để đội mũ bảo hiểm không?
Đến quần áo
Gần đây xuất hiện những xu hướng thời trang dành cho các bạn nữ rất “bắt mắt”. Kiểu áo kín cổng cao tường, đoan trang, đơn giản trở thành “diễm xưa” và thay vào đó là những kiểu áo làm “nóng mắt” bao người:

Áo siêu mỏng, áo siêu ngắn, áo siêu hở… chính là xu hướng mới.
Áo thế này thì thà... đừng mặc cho xong
Phải công nhận là những cô gái diện những bộ đồ kiểu này thu hút sự chú ý thật! Ngoài đường nguyên nhân của một cơ số những vụ tai nạn giao thông có lẽ cũng là từ đây :D
"Tôi đẹp tôi có quyền khoe chứ!"
Đẹp ở điểm gì nhỉ???
Trên đường phố thì nhìn đâu cũng thấy rồi, vào trường cũng được “bổ mắt” luôn. Các nữ sinh hồn nhiên diện những bộ quần áo mát mẻ, “thiếu trước hụt sau” đến lớp biến giảng đường thành sàn catwalk.

"Hồn nhiên" mặc thời trang mát mẻ tới trường
Tôi vẫn nhớ anh bạn ngồi cùng bàn đã “chế” 2 câu thơ nổi tiếng của cụ Hàn khi nhìn thấy bạn nữ bàn trên mặc loại thời trang “nóng con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải”:
“Ôi áo thời trang, áo người ta
Áo em… mỏng quá nhìn xuyên qua!”


Không dừng lại ở trào lưu áo xuyên thấu, quần áo đủ các loại “siêu” (hở, mỏng, ngắn…) các bạn trẻ còn khiến thiên lạ giật mình, “shock vật vã” vì những “slogan độc” in trên áo.
"Tui nghèo kệ tui"
“Bỗng dưng mún ấy…” hay “Nghèo không phải là cái tội mà là phong cách sống” (???) được in chềnh ềnh trước ngực hoặc sau lưng áo của teen “tung tăng” khắp phố.

Trào lưu “khoe hàng”
Cái style trợn mắt, chu môi, tạo dáng xì tin khi chụp ảnh “tự sướng” của teen đã đi vào dĩ vãng. Thay vào đó là những tư thế, những góc ảnh táo bạo và shock hơn.
“Nếu bạn có một thân hình đẹp, một làn da trắng, một đôi chân dài miên man bạn phải khoe ra, phải trưng diện thì mọi người mới chú ý đến bạn”. Đó chính là những tuyên bố hùng hồn của Hương, cô sinh viên trường CĐ Múa Hà Nội.
Bạn chỉ cần dạo một vòng trên Facebook, blog hoặc các trang mạng xã hội là sẽ được “bổ mắt” với hàng tá hình kiểu nửa kín nửa hở. Các bạn nữ cố tình “phơi” những đường cong trời phú trên mặt blog, trang Fb cá nhân… Có bạn thì theo phong cách “ỡm ờ”, có bạn thì… “phơi trọn bộ”.

"Mốt" khoả thân trước webcam

Có nhiều cô đúng là trở thành “hot girl” sau màn “phơi da thịt” trên mạng. Ừ thì cũng “nổi tiếng” hơn, được nhiều người “biết đến” hơn. Nhưng hình ảnh mà người ta biết đến đấy chỉ là cái mác nổi loạn, thiếu văn hoá, tế nhị tối thiểu của một người con gái. “Được biết đến” ấy cũng chỉ là những lời trêu ghẹo, ong bướm của những tay chơi và sự bàn tán, xì xầm của mọi người xung quanh. “Đổi chác” chính hình ảnh và sự yêu mến của mọi người để lấy cái danh hão “hot girl” và danh thực “hư hỏng” có đáng không?

Còn đâu những nữ sinh dịu dàng, trong sáng?
Khi ngôn ngữ Đan Mạch lên ngôi
Lê la trong quán trà đá, chúng tôi đang “tám” với nhau về cuộc sống văn minh, lịch sự của người dân bên nước bạn tôi từng sinh sống và học tập thì bị chói tai bởi câu nói đanh như thép và chua như giấm của mấy bạn nữ xinh đẹp bên cạnh: “ĐM, cái thằng chó đấy nó là cái đ… gì mà dám chửi tao? Bà mày tha không quay lại tát cho vỡ mặt ra thì thôi, lại còn đ… biết điều!!! ĐKM điên vãi l...!!!!!”
Tôi là con gái và chẳng liên quan tới họ nhưng không hiểu sao tôi thấy nóng hết cả mặt và xấu hổ thay cho mấy cô gái tóc vàng môi đỏ, khoe đôi “chân dài tới nách” qua những chiếc quần siêu ngắn kia. Anh bạn của tôi thì dường như vẫn chưa “quen” với những trường hợp như thế, mắt vẫn chữ O và mồm chữ A há hốc ra vì shock. Chắc ở bên kia lâu nên anh ấy sắp quên mất mấy "câu cửa miệng" của người Việt mình rồi?
Quán trà đá vỉa hè là nơi ngôn ngữ đen "lộng hành"
Bây giờ bạn ngồi trong một nhà hàng sang trọng, hay trên ghế giảng đường thôi, quán trà đá vỉa hè thì không thèm kể rồi, chỉ cần quay sang trái, liếc sang phải hoặc ngoảnh ra đằng sau thôi, bạn cũng dễ dàng nghe thấy những từ ngữ rất chói tai như “vãi cả l…”, “hãm l…”, "vãi chưởng", "đ.c.m, đ.m.m, đ’"… được “phun” ra từ những cái miệng đỏ màu son môi xinh xắn. Các nàng cứ vô tư “phun châu nhả ngọc” oang oang, chẳng cần biết đến sự khó chịu hoặc đoái hoài những cái lắc đầu ngao ngán của mọi người xung quanh.
Có lần tôi ngồi cạnh bàn với 1 bạn nữ rất sành điệu trong quán KCF, bạn ấy cứ “bô bô” qua điện thoại bằng những từ “Đan Mạch” khiến tai tôi “róc rách”: “ĐCM mày, mày bảo với bố mày là 3h đến, mày nhìn đồng hồ xem bây giờ là mấy giờ rồi?... Bố đ… tin, ĐCM mày im mồm mẹ mày đi! Nói nhiều, điếc tai Vkl, không có xe thì đi xem ôm đến đây đi! Bố chờ mày thêm 30 phút nữa đấy…” Cả quán quay lại nhìn bạn ấy, có người nhăn mặt, có người xì xầm. Một chị ngồi gần đấy nhẹ nhàng nói: “Em ơi, ở đây có cả người lớn lẫn trẻ con, em nói chuyện nhỏ và lịch sự hơn một chút được không?” Cô gái hơi tỏ ra khó chịu bằng một câu cộc lốc: “Vâng!” Sau đó ai cũng nghe thấy cô ấy lầm bầm trong miệng: “Bố nói gì là việc của bố, liên quan đ… gì tới chúng mày! Rảnh vkl!”
Nhắc tới kiểu ăn nói của các bạn trẻ bây giờ tôi vẫn buồn cười về sự ngây ngô của chính mình. Chẳng là ngày tôi mới dùng Fb, tôi có đăng một stt rất hay lên wall page 1991, các bạn trẻ like tới tấp, và những câu comment cũng bay vèo vèo đến, nhưng mà tôi chẳng hiểu nó là cái gì: “Ccmnr”, “cvkl” @@ Tò mò cực độ muốn biết nó nghĩa là gì, nhưng cũng ngại mọi người cười mình “gà” nên dấm dứ mãi tôi chẳng dám hỏi. Đến khi gặp những comment kiểu như vậy nhan nhản trên mặt Fb, tôi mới đánh liều hỏi mấy bạn nữ mới quen: “Tớ thấy mọi người hay cmt “ccmnr” và “cvkl”, cái đó nghĩa là gì thế?”
Quả chẳng ngoài dự đoán của tôi, mấy cô bạn cười lăn lộn (tất nhiên là bằng icon =)) :p): “Nàng ơi sao nàng “gà” vậy? “Ccmnr” nghĩa là… Chuẩn con mẹ nó rồi! Còn “Cvkl” là… Chuẩn vãi cả l… đấy!” Trời ơi! Tôi vừa ngượng vì sự ngờ nghệch của mình, vừa thấy giận vì những câu cmt bất lịch sự, thô thiển như vậy mà các bạn cũng có thể viết ra được.
Cứ vô tư thể hiện “cẩm nang văn tục” đã được tích trữ lâu năm của mình, thể hiện “phong cách VIP” (VIP trong trường hợp này là Very Impolite Person ) của mình và sẵn sàng “bổ vào mặt đứa nào giả nai, ăn nói nhỏ nhẹ kiểu gái quê”, các bạn nữ không hề biết mình đang vô tình đánh mất nét duyên vốn đã hạn chế của mình. Phải chăng các bạn ấy nghĩ: “Thời đại bình đẳng, con trai nói tục được thì con gái cũng có quyền!”?
Không chỉ nói bậy trên đường, trong trường mà còn chửi tục trên cả Fb
Từ “chửi” đến “choảng”!
Ngôn ngữ đen của các bạn nữ đang được sử dụng mọi lúc mọi nơi. Dễ dàng dùng thứ ngôn ngữ Đan Mạch ấy để chửi bới, cạnh khoé nhau nên cũng dễ dàng gây thù chuốc oán. Và thế là lao vào “choảng nhau”.
Có những vụ đánh nhau đình đám bị phát giác, các nữ sinh lao vào xé quần xé áo, túm tóc nhau điên cuồng trong tiếng reo hò, cổ động của đám bạn xung quanh. Và rồi lý do cho những trận bạo lực ấy chỉ vì: “Nó nhìn đểu tao!”, “Nhìn con đấy ngứa mắt vãi đ…” hoặc “Dằn mặt vì tội dám nói hỗn với đàn chị!”… Thật hết sức điên rồ và vô lý! Có lẽ chúng ta không nên gọi con gái là “phái yếu” nữa!
"Khi lời nói bất lực thì bạo lực lên ngôi!!??
Và những hành động Vô cùng Duyên dáng…
Tôi cảm giác như các bạn trẻ bây giờ, đặc biệt là các bạn nữ rất thích “gây sự chú ý” thì phải? Tạo dáng chụp ảnh thật khêu gợi, chỗ tế nhị cần che đi thì lại “bày” ra, hoặc làm thiên hạ “té ghế” bởi những hành động “vô tình hữu ý” như thế này:
Vô cùng Duyên dáng
Tư thế gì đây? @@
Vô tư, trong sáng là điều rất đáng yêu của con gái, nhưng vô tư một cách thiếu văn hoá thì lại trở thành Vô Duyên rồi! Đó là lý do tại sao mấy anh bạn của tôi vẫn hay thở dài tiếc nuối nhìn theo những bóng hồng chân dài miên man, dáng siêu chuẩn, ăn mặc sành điệu, cực kỳ sexy, nổi bật nhưng lại mất điểm vì những hành động “sơ suất 1 cách cố ý”: “Đẹp thì có đẹp nhưng duyên “lặn” đâu hết mất rồi nhỉ?”
Mặt thì rất xinh, nhưng...
Duyên ơi, mày lặn đâu hết rồi???
Khi nhìn những bức ảnh trên, mỗi người sẽ có một suy nghĩ riêng. Có người thấy buồn cười, có người thấy bất bình và tỏ thái độ phê phán, cũng có người thấy bình thường, chẳng “ảnh hưởng đến hoà bình thế giới”!
Còn riêng tôi, thở dài ngao ngán và buồn cho chính thế hệ của mình. Nếu có quyền quản trị trong tay, tôi sẽ cho gỡ hết tất cả các bức ảnh xấu xí kia trên tất cả các trang web. Vì tôi không muốn thêm một lần nữa phải xấu hổ và ngại ngùng với người bạn nước ngoài khi anh ấy nhìn thấy những cô gái Việt Nam có khuôn mặt xinh đẹp đang có những hành động phô bày chính tâm hồn và tri thức nghèo nàn trong ảnh: “Những cô gái này là người Việt Nam à?”

Xin hãy "tha" cho tà áo dài Việt Nam!!!!
Có một số bạn nữ “trần tình” về những bức ảnh chụp những hành động vô duyên, thiếu ý thức bị “ném đá” rằng “do lúc đó chỉ nghĩ là chụp cho vui thôi, không kịp nghĩ nhiều, ai dè ra nông nỗi này…”
Vâng! Đôi lúc chính vì sự “ham vui” hoặc lệch suy nghĩ, thiếu thấu đáo một chút thôi, các bạn cũng đã tự “bôi chàm” lên hình ảnh đoan trang mà mình cố gắng xây dựng hàng ngày. Thử nghĩ như thế này nhé: Nếu trước đó bạn cố gắng làm rất nhiều việc tốt, chẳng một ai thèm quan tâm và ghi nhận những gì bạn đã làm được. Nhưng nếu bạn chỉ “lỡ” sai một chút thôi, là họ sẽ quay lại soi mói, vạch bới từng khuyết điểm, sai lầm của bạn. Và mọi việc tốt trước đó bạn đã đạt được trở về “big zero”. Điều người ta nhìn thấy duy nhất lúc đó là lỗi lầm và hình ảnh xấu của bạn. Đời vốn là vậy mà! Nhưng các bạn có quyền lựa chọn việc được đối xử như thế nào đúng không? Thế nên hãy sáng suốt mọi lúc mọi nơi, con gái nhé! Đừng để mọi người xung quanh có quyền gắn lên trán bạn cái mác “chân dài óc ngắn” hay “vòng 1 thì nở mà não lại phẳng thế” chỉ vì một phút lệch lạc!

Thực sự không thể chấp nhận những hình ảnh như thế này!
Tạm kết
Có một nam sinh trường ĐH Bách Khoa Singapore đã viết thư… van xin các bạn nữ đừng ăn mặc hở hang khi đến trường; tha thiết mong các nữ sinh ăn mặc kín đáo, đừng quần short, áo không tay hay váy ngắn cũn cỡn nhằm khoe ngực, khoe chân dài... để bạn ấy tập trung học tập, tôi đọc mà thấy cứ như truyện hài vậy.
Nhưng khi ra đường, gặp những cô bạn cùng thế hệ 9X với mình “hồn nhiên” diện những trang phục khoét sâu ngực, mỏng tang và siêu ngắn ngồi tràn lan trên vỉa hè, trong các quán cóc thể hiện “trình độ chém gió xuyên quốc gia” của mình bằng thứ ngôn ngữ Đan Mạch trong “cẩm nang văn tục”; nhìn những cô gái xinh xắn “hành hạ” tà áo dài - biểu tượng truyền thống của Việt Nam bằng những hành động thiếu văn hoá, kém tri thức… Bất giác tôi tự hỏi: “Liệu mình có nên viết một bức “tâm thư” cầu xin các bạn nữ ấy trả lại hình ảnh người con gái Việt duyên dáng, dịu dàng không nhỉ?”

(Suu Tầm trên Net )

TAM73F
01-21-2013, 06:36 PM
Hai tử huyệt của chế độ CSVN .

Hoàng Xuân Phú


Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng

- quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và

- quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý

tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.



Tử huyệt độc quyền lãnh đạo

Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.



Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản bội.



Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết. Nếu một điều không phải là đương nhiên và không được tất cả mọi người thừa nhận, mà vẫn bất chấp, áp đặt bằng được trong Hiến pháp, thì chỉ riêng việc làm đó đã khắc họa xong tính dân chủ và tính hợp pháp của đảng và chế độ.



Nếu ĐCSVN được đa số Nhân dân tin cậy và ủng hộ, thì bất cứ cuộc tổng tuyển cử dân chủ nào cũng đưa lại một kết quả tất yếu, đó là trao cho đảng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, khi khẳng định rằng "bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát", thì có nghĩa đã mặc nhiên thừa nhận thực trạng tệ hại của đảng, khiến đa số Nhân dân không thể đồng tình ủng hộ và chắc chắn sẽ không bầu cho đảng. Nếu nghĩ là mình không còn xứng đáng, không còn được đa số Nhân dân tín nhiệm, mà vẫn dùng Hiến pháp để áp đặt bằng được vai trò lãnh đạo, thì có còn tử tế và vì Dân nữa hay không?



Con người muốn tồn tại và phát triển thì không thể khước từ thử thách, không thể lẩn tránh đối đầu. Ngược lại, phải chấp nhận thử thách, vượt qua thử thách mà vươn lên. Nếu một đứa trẻ luôn được o bế trong căn nhà vừa được vô trùng, vừa được điều hòa nhiệt độ một cách tuyệt đối, thì sẽ dễ bị đổ bệnh khi ra khỏi cửa. Nếu con cái được bố mẹ quá bao cấp, kèm cặp từng li từng tí, thì sẽ dễ ngã gục khi bước vào cuộc sống tự lập trong xã hội. Để tránh bệnh tật, hàng tỷ người trên thế giới chấp nhận tiêm vắc-xin, nhằm phát triển khả năng miễn dịch, tức là chủ động đưa cơ thể mình vào trạng thái thử thách. Muốn khỏe, con người không thể ỳ ra, mà phải thường xuyên khổ luyện dưới hình thức thể dục. Không có cạnh tranh, không có thi đua (thực chất), thì con người không thể khá lên được.



Không chỉ từng cá thể, mà cả quần thể, với tư cách tổ chức, đảng phái, hay cả xã hội, cũng phải biết đương đầu với thử thách. Vì biết tận dụng cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới để tự hoàn thiện, để giành phần thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, nên các nước tư bản hàng đầu đã phát triển vượt bậc, không chỉ về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà cả về dân chủ và phúc lợi xã hội, cũng như về quyền con người.



Ngược lại, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã xử lý sai tình huống và quan hệ địch ta. Nhìn đâu cũng thấy địch, kể cả trong Dân, nên nhiều khi đối xử với Dân cũng giống như với địch, khiến dần dần mất Dân. Ỷ thế vào cường quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đầu têu trong việc cấm đảng phái khác hoạt động, để rồi sau này ĐCSVN cũng nối gót sai lầm. Các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa đảng, nhưng cũng chỉ là hình thức. Dân chủ xã hội và quyền con người bị bóp nghẹt, khiến tinh thần và trí tuệ cũng bị lụi tàn. Tưởng rằng như vậy thì các đảng cộng sản sẽ rảnh tay, có thể tập trung lực lượng chiến đấu với kẻ thù chính ở hệ thống bên kia, nhưng kết quả thì ngược lại. Kinh tế suy sụp, lòng Dân ly tán, khiến hệ thống chính trị được dày công xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ bị phá từ trong phá ra, đổ rụp trong chốc lát, làm cho đối thủ cũng bị bất ngờ đến ngỡ ngàng.



Họa đôi khi cũng là phúc, nếu biết rút ra bài học hợp lý từ thảm họa. Nếu quay ra chấp nhận cạnh tranh một cách dân chủ trong xã hội đa đảng, đa nguyên, ĐCSVN sẽ buộc phải lựa chọn những người lãnh đạo thuộc loại ưu tú nhất, và chắc chắn sẽ chọn được hàng ngũ lãnh đạo tốt hơn gấp bội lần so với đội hình đương nhiệm, kể cả tài lẫn đức. Mọi phần tử thoái hóa, tham nhũng sẽ bị vạch trần và bị đào thải. Trong ba triệu đảng viên không thiếu người tài, người tốt. Vấn đề là phải dùng dân chủ để giải phóng tiềm năng bị độc quyền giam hãm bấy lâu. Không chỉ dựa vào nội lực, dân chủ xã hội còn cho đảng thêm cả sức mạnh từ ngoài đảng. Nếu đảng cầm quyền không tự nhận ra tồn tại yếu kém của mình, thì các đảng đối lập cũng sẽ vạch ra cho. Chẳng cần đến những nghị quyết vô dụng, những màn kịch phê bình – tự phê bình giả dối và lố bịch, thì ĐCSVN vẫn có thể vươn lên, tốt hơn hẳn hiện tại, để được Nhân dân tin tưởng mà trao quyền lãnh đạo.



Tiếc rằng, lãnh đạo của ĐCSVN lại phản ứng như gã tài xế ù lì, chỉ biết nghiến răng tăng ga, khi cỗ xe đang lao xuống đầm lầy. Một mặt, đảng càng suy sụp thì họ càng bóp nghẹt dân chủ trong đảng, dân chủ trong xã hội, và càng hạn chế quyền con người, nhằm duy trì quyền lực bằng bạo lực. Mặt khác, giới cầm quyền tranh thủ tham nhũng, đua nhau vơ vét, tước đoạt cả tài sản của Dân. Chính họ, chứ không phải thế lực thù địch nào khác, đã và đang phá nát ĐCSVN. Trạng thái độc đảng đã triệt tiêu sức chiến đấu và bản năng sống lành mạnh của đảng. Buông thả trong thế độc quyền, ĐCSVN đang tự tha hóa, tự hủy diệt, như cỗ xe không phanh, lao xuống dốc, hướng thẳng tới vực thẳm.



Có ý kiến đề xuất tăng cường dân chủ trong nội bộ đảng để bù lại, để tự gột rửa và điều trị căn bệnh ung thư đã bước sang giai đoạn di căn. Nhưng không thể tồn tại dân chủ trong một đảng độc quyền. Chỉ có dân chủ ngoài xã hội mới thúc đẩy dân chủ trong đảng, chứ không phải ngược lại.



Khước từ dân chủ xã hội, trong đó có thể chế đa đảng, ĐCSVN không chỉ gây thêm thù oán với Dân, mà còn tự tước bỏ khả năng đề kháng và hy vọng chữa trị căn bệnh nan y của chính mình. Sự bảo thủ kiêu ngạo đã bịt mắt giới lãnh đạo, khiến họ cố tình làm ngơ trước thực tế là: Đảng Nhân dân Camphuchia, một đảng từng được ĐCSVN nâng đỡ và phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn gấp bội, vẫn có thể giữ được quyền lãnh đạo đất nước thông qua bầu cử, mà không cần phải bức hại đa nguyên, không cần phải cưỡng bức Hiến pháp.



Cần phải nói thêm rằng: Quy định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không có nghĩa nó là lực lượng lãnh đạo duy nhất, càng không phải là đảng duy nhất được phép tồn tại. Do đó, kể cả khi duy trì Điều 4 của Hiến pháp 1992, thì việc ngăn cấm các đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động là vi phạm quyền tự do hội họp, lập hội, được quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.





Tử huyệt sở hữu toàn dân về đất đai



Hiến pháp 1946 không đề cập đến đất đai. Hiến pháp 1960 chỉ quy định đất hoang thuộc sở hữu của toàn dân. Nhưng Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 thì quy định (toàn bộ) đất đai thuộc sở hữu toàn dân.



"Sở hữu toàn dân" lại có nghĩa là chẳng người dân nào có quyền sở hữu. Trớ trêu thay, nhân danh "sở hữu toàn dân" để tước đi quyền sở hữu của toàn dân. Những mảnh đất vốn dĩ có chủ, được khai hoang, được trao đổi, mua bán, hay được thừa kế hợp pháp từ bao đời, nay bỗng nhiên trở thành vô chủ. Bộ máy cầm quyền, vốn dĩ chẳng có gì, mà nay lại chiếm được tất cả, trong đó có quyền quyết định về đất đai trong cả nước.



Để vận động hàng chục triệu nông dân giúp đỡ cướp chính quyền, ĐCSVN đã giương khẩu hiệu "dân cày có ruộng". Chữ "có ruộng" ở đây đương nhiên là "sở hữu ruộng đất", chứ không phải chỉ là "có quyền sử dụng đất". Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, đảng đã lấy ruộng của người giàu chia cho người nghèo, rồi tiếp đó lại vận động nông dân góp ruộng để làm ăn tập thể, trong mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, lãnh đạo ĐCSVN quyết định quốc hữu hóa đất đai, dưới hình thức "sở hữu toàn dân". Nếu biết trước kết cục sẽ mất đất như vậy, liệu hàng triệu người có còn theo đảng, giúp đảng giành chính quyền nữa hay không?



Khi chính quyền tử tế, có khả năng sử dụng đất đai một cách vô tư, hợp lý và công bằng, thì sở hữu toàn dân về đất đai có thể tạo ra một sức mạnh cộng hưởng để xây dựng đất nước. Và người dân có thể tự an ủi rằng mình hy sinh bớt lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, trong đó có cả bản thân và gia đình mình. Nhưng khi chính quyền tham nhũng thì sở hữu toàn dân về đất đai gây ra đại họa, không chỉ làm khổ muôn dân, mà phá nát cả chính quyền. Chỉ mất mấy giây hạ bút, kẻ mang danh "công bộc" đã có thể vơ về cả đống tiền của, mà một người lao động chân chính lăn lộn cả đời cũng không kiếm nổi. Chỉ với mấy chữ ký loằng ngoằng của mấy kẻ có chức quyền, hàng trăm, hàng ngàn người dân đã bị tước mất đất đai, nơi họ đang làm ăn, sinh sống, trở thành dân oan, lang thang khiếu kiện khắp nơi. Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.



Bộ máy cầm quyền đầy ắp những kẻ tha hóa, cấu kết với bao kẻ vốn đã lưu manh từ trước khi chen chân vào chốn quan trường. Cái thứ "sở hữu toàn dân" ngon lành và dễ ăn như thế, làm sao kìm nổi lòng tham? Có thể những người đã no nê cũng tán thành tư nhân hóa đất đai, vừa giũ bỏ được cái nguồn kiếm chác béo bở đã trở thành "của nợ", vừa có được quyền sở hữu vĩnh viễn cho số đất đai đã thu gom bấy lâu. Nhưng những vị còn chưa thấy đủ no và những kẻ kế cận đang mong chờ đến lượt mình được vơ vét thì lại không dễ buông tha.



Muốn nuốt thì hóc, mà muốn nhả ra cũng không hề dễ. Tư nhân hóa đất đai thế nào? Trao quyền sở hữu cho ai và trao bao nhiêu? Khi còn là sở hữu toàn dân thì chủ đất cũ đành chịu lặng thinh. Nhưng khi mảnh đất vốn của mình lại được giao cho một người lạ hoắc sở hữu, thì chủ cũ đâu dễ chịu ngồi im. Đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. Nếu bây giờ muốn sửa chữa sai lầm, lập lại trật tự, thì lại quá khó. Hoàn cảnh thực tại giống như gã phàm ăn nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.



Thách thức vượt quá năng lực tư duy và hành động của những đầu óc u mê, trí tuệ giáo điều. Biết làm gì ngoài việc câu giờ, dồn hậu họa lên đầu những người kế nhiệm?



Quả là rất khó để thoát ra khỏi tình trạng sa lầy về sở hữu đất đai. Sai lầm càng lớn thì khắc phục càng khó. Song lãnh đạo ĐCSVN cần xác định rằng họ có trách nhiệm giải thoát Dân tộc ra khỏi bãi lầy, mà chính đảng đã đẩy Dân tộc xuống. Nếu biết huy động trí tuệ của Dân tộc và tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, thì khó mấy cũng làm được. Cách làm như thế nào không phải là chủ đề trao đổi của bài này.



*

* *



Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.



Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.



Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.



Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.





Hà Nội, 11/01/2013

TAM73F
01-28-2013, 01:37 AM
Ai là tác giả hiệp định Paris
Friday, January 25, 2013 7:19:50 PM



Ngô Nhân Dụng



Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.

Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.

Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.

Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”

Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.

Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing - Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.

Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.

Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.

Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.

-------------ooooooo--------------

40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua


Tú Anh

Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là "móc son chiến lược" dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và chính trị của Bắc Kinh.

"Hiêp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" được ký kết vào ngày 27/01/1973. Sau bốn năm đàm phán lúc đầu công khai giữa bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau là mật đàm giữa hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.

Hiệp định này giúp cho Hoa Kỳ ngưng tham chiến tại Việt Nam, thu hồi tù binh. Hà Nội được duy trì các sư đoàn xâm nhập vào miền nam. Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon hứa sẽ viện trợ cho hai miền nam bắc 7 tỷ đô la để tái thiết nếu hòa ước được tôn trọng. Hai nhà mật đàm Henry Kisinger và Lê Đức Thọ được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy trao giải thưởng 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ chối.

Ngày 6 tháng 01 năm 1975, tỉnh Phước Long bị đánh chiếm nhưng Hoa Kỳ không phản ứng mà còn cắt viện trợ cho Sài Gòn. Vài hôm sau, Hà Nội tung chiến dịch « Hồ Chí Minh » đưa đến chiến thắng 30/04/1975.

40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm 1975 ».

Báo mạng ViêtNamNet mượn lời phân tích trên bán nguyệt san Mỹ Counter Punch chỉ trích tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu « sai lầm không nỗ lực làm cho Hiệp định có hiệu lực, chia quyền …với người Cộng sản dân tộc chủ nghĩa » nên phải lưu vong vào mùa xuân 1975.

Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ « bức tử ». Bốn mươi năm nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog « Dân làm báo » và Nguyễn Quốc Khải trên « Đàn chim Việt » đưa ra hai nhận xét : một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội mà có lẽ là Bắc Kinh.

Luật sư Trần Thanh Hiệp tại Paris

24/01/2013

Nghe (14:08)
More



Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.

Luật sư Trần Thanh Hiệp :

« Tôi chỉ là luật sư hành nghề tự do tại Sài Gòn không thuộc thành phần của chính phủ cũng như ngoại giao đoàn… tôi tham gia hòa đàm cũng như một số đồng nghiệp như nữ luật sư Nguyễn Thị Vui, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy hoặc tại Paris như luật sư Nguyễn Đắc Khê…. Đều không phải là người của chính quyền. Chúng tôi được mời tham gia phái đoàn đàm phán vì được tín nhiệm là luật gia.

Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Hà Nội trái lại, chỉ tìm cách giữ lại tại miền Nam những lực lượng quân sự đã xâm nhập. Riêng Việt Nam Cộng Hòa đã phải co cụm lại vì cần phải tự vệ trước ý đồ đánh chiếm của Hà Nội nên trọng tâm của Việt Nam Cộng Hòa không phải là lập lại hòa bình mà vẫn phải là củng cố khả năng tự vệ bằng quân lực và chính trị …. Tôi hy vọng lịch sử sẽ soi sáng những vùng tối trong tương lai…

Tổng thống VNCH sai lầm, không tôn trọng hiệp định, không chia quyền với thành phần ba và thành phần Cộng sản dân tộc chủ nghĩa để giử miền Nam mà chỉ dựa vào sức mạnh quân sự nên cuối cùng phải thua trận ?

Hiệp định Paris là liều « thuốc hiện hình » đã cho thấy ai là kẻ hiếu chiến… người Cộng sản hãnh diện họ là người lính tiền phong của xã hội chủ nghĩa đứng trên tuyến đầu chống tư bản chủ nghĩa….

Sáng kiến vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 của « Ủy ban lãnh đạo lâm thời VNCH » :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…

Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này ».

-----------------------oooooooooooo--------------------------

SBTN Phỏng vấn chứng nhân lịch sử Hoàng Đức Nhã


Những Vấn Đề Việt Nam: 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 1- A
http://www.youtube.com/watch?v=a1XuSXE2oPM


<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/a1XuSXE2oPM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Những Vấn Đề Việt Nam : 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 1- B
http://www.youtube.com/watch?v=ceMws1wsN_I


<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/ceMws1wsN_I" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Những Vấn Đề Việt Nam : 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 2
http://www.youtube.com/watch?v=MLxYyoo8-rQ


<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/MLxYyoo8-rQ" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

----------------------------------------------

40 Năm Ngày Ký Hiệp Định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 -

Phổng vấn Ông cuu Đại Sứ Bùi Diểm

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/BjqVGcCEbiQ" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


-----------------------ooooooooooooo-------------------------


Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng thôi làm đại diện ngân hàng

<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/e-b9MhW9-3g" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

-----------------//------------------


Việt Nam tự sản xuất thuốc độc để xử tử Tù Nhân .
24/01/2013 (ORF.at - Bản Việt Ngữ do Forum Vietnam 21 chuyển dịch) Trong số báo ra ngày thứ năm (hôm nay), báo Tuổi Trẻ loan tin bộ trưởng bộ công an Trân Đại Quang vừa tuyên bố Viet Nam sẽ tự sản xuất thuốc độc dùng để xử tử phạm nhân bị kết án tù tử hình. Theo nhà nước Việt Nam, khối Liên Hiệp Âu Châu không bán thuốc độc cho Viet Nam vì họ phản đối án tử hình. Từ năm 2011 khối Liên Hiệp Âu Châu giới hạn xuất cảng các loại thuốc có thể dùng để xử tử tù nhân nếu đươc dùng vớ i liều lượng cao. Vì lý do các loại thuốc này có thể bị nhiều nước sử dụng sai mục đích qua cách tăng liều lượng để xử tử can phạm, nên việc xuất cảng phải được kiêm soát nghiêm ngặt.
Tại Việt nam, trong các vụ phạm pháp như án mạng, cưỡng hiếp, buôn lâu nha phiến, phạm nhân bị lên án tử hình. Từ tháng 7- 2011 phạm nhân bị xử tử bằng độc dược thay vì xử bắn. Một năm rưỡi nay, các bản án tử hình không được thi hành vì thiếu thuốc độc. Hiện có 500 tù nhân bị án tử hình đang ngồi trong khám.

---------------------////--------------------


Tin và bài mới nhất

Anh Quốc -Việt Nam tăng cường hợp tác chiến lược
Cập nhật: 03:07 GMT - thứ sáu, 25 tháng 1, 2013

www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/01/130124_nguyenphutrong_visit_wrap_up.shtml



Tổng kết chuyến thăm của phái đoàn cấp cao của Việt Nam do Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến Anh Quốc hai nước đã ra Tuyên bố chung về quan hệ song phương.

Theo Tuyên bố chung này thì phía Anh ‘hoan nghênh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phòng chống tham nhũng’ và cam kết hợp tác chặt chẽ trong mục tiêu này.

Về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Tuyên bố chung chỉ nêu lại những điều như nhu cầu ‘đảm bảo tự do hàng hải’ và ‘giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế’.

Về giao thương, hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch hai chiều lên 4 tỷ Mỹ kim và đầu tư của Anh vào Việt Nam lên 3 tỷ Mỹ kim trong năm nay.

Anh cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.

Ngay trong ngày đầu tiên ông Trọng đặt chân đến London, Tổ chức Ân xá quốc tế đã ra lời kêu gọi Thủ tướng Cameron gây áp lực để Chính phủ Việt Nam chấm dứt ‘sự đàn áp quyền tự do ngôn luận’ và thả ‘các tù nhân lương tâm’ ở nước này.

“Vương quốc Anh nên đặt nhân quyền là ưu tiên trong mối quan hệ ngày càng phát triển với Việt Nam,” ông Rupert Abbot từ Ân xá quốc tế được trích lời cho biết.

Sáng 23/1/2013 tại Quốc hội Anh đã diễn ra một cuộc trao đổi thảo luận thành viên Nhóm Nghị viện liên đảng về Việt Nam và đoàn cấp cao của chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu.

Các dân biểu Anh đã chất vấn quan chức Việt Nam về tự do tôn giáo và truyền thông, nhu cầu cải tổ chính trị, tranh chấp biển Đông, nạn quan liêu, tham nhũng và trao đổi thương mại giữa hai quốc gia.

TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã có cuộc gặp với Thái tử Charles tại tư dinh hoàng gia Clarence House tại trung tâm London.

--------------////--------------

TAM73F
02-28-2013, 08:50 PM
Ai là tác giả hiệp định Paris

Ngô Nhân Dụng

Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.

Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.

Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.

Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”

Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.

Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing - Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.

Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.

Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.

Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.

-------------ooooooo--------------

40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua


Tú Anh

Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là "móc son chiến lược" dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và chính trị của Bắc Kinh.

"Hiêp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" được ký kết vào ngày 27/01/1973. Sau bốn năm đàm phán lúc đầu công khai giữa bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau là mật đàm giữa hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.

Hiệp định này giúp cho Hoa Kỳ ngưng tham chiến tại Việt Nam, thu hồi tù binh. Hà Nội được duy trì các sư đoàn xâm nhập vào miền nam. Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon hứa sẽ viện trợ cho hai miền nam bắc 7 tỷ đô la để tái thiết nếu hòa ước được tôn trọng. Hai nhà mật đàm Henry Kisinger và Lê Đức Thọ được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy trao giải thưởng 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ chối.

Ngày 6 tháng 01 năm 1975, tỉnh Phước Long bị đánh chiếm nhưng Hoa Kỳ không phản ứng mà còn cắt viện trợ cho Sài Gòn. Vài hôm sau, Hà Nội tung chiến dịch « Hồ Chí Minh » đưa đến chiến thắng 30/04/1975.

40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm 1975 ».

Báo mạng ViêtNamNet mượn lời phân tích trên bán nguyệt san Mỹ Counter Punch chỉ trích tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu « sai lầm không nỗ lực làm cho Hiệp định có hiệu lực, chia quyền …với người Cộng sản dân tộc chủ nghĩa » nên phải lưu vong vào mùa xuân 1975.

Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ « bức tử ». Bốn mươi năm nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog « Dân làm báo » và Nguyễn Quốc Khải trên « Đàn chim Việt » đưa ra hai nhận xét : một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội mà có lẽ là Bắc Kinh.

Luật sư Trần Thanh Hiệp tại Paris

24/01/2013

Nghe (14:08)
More



Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.

Luật sư Trần Thanh Hiệp :

« Tôi chỉ là luật sư hành nghề tự do tại Sài Gòn không thuộc thành phần của chính phủ cũng như ngoại giao đoàn… tôi tham gia hòa đàm cũng như một số đồng nghiệp như nữ luật sư Nguyễn Thị Vui, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy hoặc tại Paris như luật sư Nguyễn Đắc Khê…. Đều không phải là người của chính quyền. Chúng tôi được mời tham gia phái đoàn đàm phán vì được tín nhiệm là luật gia.

Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Hà Nội trái lại, chỉ tìm cách giữ lại tại miền Nam những lực lượng quân sự đã xâm nhập. Riêng Việt Nam Cộng Hòa đã phải co cụm lại vì cần phải tự vệ trước ý đồ đánh chiếm của Hà Nội nên trọng tâm của Việt Nam Cộng Hòa không phải là lập lại hòa bình mà vẫn phải là củng cố khả năng tự vệ bằng quân lực và chính trị …. Tôi hy vọng lịch sử sẽ soi sáng những vùng tối trong tương lai…

Tổng thống VNCH sai lầm, không tôn trọng hiệp định, không chia quyền với thành phần ba và thành phần Cộng sản dân tộc chủ nghĩa để giử miền Nam mà chỉ dựa vào sức mạnh quân sự nên cuối cùng phải thua trận ?

Hiệp định Paris là liều « thuốc hiện hình » đã cho thấy ai là kẻ hiếu chiến… người Cộng sản hãnh diện họ là người lính tiền phong của xã hội chủ nghĩa đứng trên tuyến đầu chống tư bản chủ nghĩa….

Sáng kiến vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 của « Ủy ban lãnh đạo lâm thời VNCH » :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…

Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này ».

-------------------------------

BÀI CA MỚI hiện nay tại SAIGON

TTYN - ĐÚNG, ĐỒNG CHÍ NÓI - VIỆT OAN

<iframe width="853" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/rFHOZE8M-3c" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Tuổi Trẻ Yêu Nước·

-----------------00000000-----------------



TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ US AMBASSY TẠI HÀ-NỘI

Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo
nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ
Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu
liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên
cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người
hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)…
Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16,
thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và
nhân định… ****

CỤC 16 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt NamPhòng 7 Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang: 4, Nguồn:
S(A.199) Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và
động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt
Nam (VN)
I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ
Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá
pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.

II. NỘI DUNG TIN:Bà Claire Pierangelo 1. Về thực trạng tình hình kinh
tế – xã hội VN hiện nay: Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền
kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất
nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích
nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không
có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ
có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được
hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ
nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn
lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người
sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn
cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…
“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới
rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính
phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang
làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn
hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung
tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất
cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên
căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm
nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp
các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là
tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn
bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho
cái mác “Cộng sản”…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức
xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất
lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề
của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì
quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN
cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì
Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che,
dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến”
một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố
trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân
viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc
Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những
nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ)
đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại
giao Mỹ.
Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã
được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp
tục được chỉ đạo ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin
thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến
tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:Thứ
nhất, người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán
café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi
người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ
Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.Thứ hai,
người dân VN hiện nay rất ghét Trung Quốc (TQ). Không chỉ vì TQ “chơi
bẩn” trong
vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với
Chính phủ TQ. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã
không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó,
TQ mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu
và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ
thân với người TQ. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với TQ chỉ
mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét
và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.Thứ ba, người dân VN hiện đang
bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ
đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người
dân VN hiện không còn
căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện
với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ
thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức)
có tư tưởng bài TQ thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN. Grek
bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về
tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách
tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì
họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN.Nhiệm vụ của chúng
tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất
thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ
hiểu rõ hơn về VN. VN
hiện đã ở rất gần Mỹ”.2. Một số động thái mới của Mỹ trong triển khai
chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới: Claire Pierangelo cho
rằng: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem
tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết
được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần
ai/nước nào can thiệp…
Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay
cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích
của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính
phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần
có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình
huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN”.
Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn
thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh
giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên
cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32
tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với
phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn
thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những
người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn
hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua.
Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ
đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình
trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong
giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của
thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy
nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều
mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên,
VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa TQ. Tư tưởng bài
xích TQ luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này
lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…”Những ưu tiên của Mỹ đối
với VN trong thời gian tới là:Thứ
nhất, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào
giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với
đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng
để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù
hợp. Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân
chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN,
nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm
hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa
qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở
lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
trong một thời gian nữa
để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến
Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung. Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại
sứ quán Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ
gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN và TQ liên
quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ
hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này.
Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ
giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối
tượng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các
vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo,
Intermet, vấn đề Biển Đông, quan
hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược
của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.
Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên
này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối
tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở VN. Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục sử
dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt
được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire
Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới
tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một
phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không
phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN…Thực tế cho thấy,
có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng
Chính phủ Mỹ không
đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi
phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ
Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này,
còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN
nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”. Claire Pierangelo khẳng
định: “Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết
luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với
hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh
sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất
có thể Chính
phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.


III. NHẬN XÉT:
Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm
thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh
tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.
Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về
kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích
TQ hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ.
Đây chính là nền tảng để VN “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần
một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế
độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà
Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi
kéo và
chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ
mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật
đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.

IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không. Cục trưởng Cán bộ hoạt động Đại tá:
Nguyễn Tân Tiến * Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản
__._,_.___

TAM73F
03-02-2013, 08:16 PM
Đầu Năm Nghĩ về Quốc nội và Hải ngoại

Huỳnh Thục Vy

February 26, 2013 - Bình Luận-


Trước khi được phê chuẩn trở thành tân Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel đã gặp phải những phản ứng gay gắt từ chính giới Mỹ, đặc biệt là từ đảng viên Cộng Hòa vì điều mà họ cho là “sự mềm yếu với Iran và chống Israel” của ông. Nguyên nhân của làn sóng chống đối này khởi đi từ phát biểu gây nhiều tranh cãi của ông: “Tôi là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, không phải là Thượng nghị sĩ Israel”.
Sức mạnh Do Thái
Chỉ riêng phát biểu này của ông Hagel cũng đủ chứng tỏ sức mạnh vận động nghị trường của người Do Thái và các nhóm thân Do Thái trên đất Mỹ. Người Do Thái ở Mỹ không chỉ có đủ sức để vận động cho lợi ích của họ ở nước sở tại, mà còn là lực lượng kiên định bảo vệ quyền lợi quốc gia Israel. Từ những nhóm thiểu số khắp thế giới đến sự thành lập một quốc gia Israel nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa thế giới Hồi giáo đầy kỳ thị, đất nước này đã tồn tại mạnh mẽ (có phần hung hăng) trong không gian ngột ngạt đó. Chứng tỏ đằng sau đó phải là nỗ lực ủng hộ không ngừng của người Do Thái khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Không bàn về tính chất những hành xử của người Do Thái ở dải Gaza và những vận động nghị trường ở Hoa Kỳ, chúng ta phải công nhận đó là điều mà không phải bất kỳ một dân tộc nào cũng làm được.
Nói dài dòng về chuyện Israel không ngoài mục đích là bàn về chuyện Việt Nam. Biến cố năm 1975 và những đàn áp, ngược đãi sau đó của chính quyền CS Bắc Việt tại miền Nam đã dẫn đến thảm nạn Thuyền nhân. Từ đó, số lượng người Việt hải ngoại tăng đột biến và dần tạo thành một cộng đồng ngày càng rộng lớn và vững mạnh. Đây là một trong chuỗi tội ác của CS Việt Nam, là một vết đen trong lịch sử quốc gia, nhưng chính nó cũng tạo ra cơ hội mới cho Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, quyền lợi và sự tồn vong của quốc gia Israel tùy thuộc rất lớn vào ý chí và thế lực của người Do Thái trên thế giới. Tương tự như vậy (dù cộng đồng Việt Nam hải ngoại không lớn mạnh bằng cộng đồng Do Thái) những hoạt động của họ đóng vai trò rất quan trọng, nếu không nói là không thể thay thế đối với cuộc vận động Dân chủ hóa và cả tương lai Việt Nam.
Những người anh em ưu tú
Thứ nhất, cộng đồng này ngày càng có nhiều đóng góp cho xã hội sở tại, do đó tiếng nói của họ ngày càng đáng kể. Với những mối quan hệ với chính giới các nước Dân chủ, với các NGOs quốc tế quan trọng, họ chính là kênh liên lạc vững chắc của người Việt ra toàn thế giới. Không một tòa Đại sứ, Lãnh sự (dù là của một Việt Nam dân chủ), hoặc các nhóm nghiên cứu được gởi đi học tập ở nước ngoài nào, có thể làm tốt công việc này hơn cộng đồng người Việt này.
Sống trong một quốc gia độc tài, không có xã hội dân sự, mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài ở cấp độ công dân là hầu như không có. Sự liên hệ độc lập của công dân Việt Nam với các NGOs để thực hiện những hoạt động xã hội đặc thù vì thế không thể thực hiện được. Còn những kết nối với chính giới với các nước dân chủ lại càng là nan đề. Chính quyền độc tài đã thiết lập những liên kết cho riêng họ và có lợi cho họ, với các chính quyền trên thế giới. Các công dân và những đấu tranh cho Dân chủ Tự do trong nước không có được cơ hội như thế. Người Việt quốc nội hoàn toàn không có điều kiện để tạo dựng những kênh đối thoại chính trị với các quốc gia đó, để vận động sự ủng hộ và bày tỏ ý chí, mục tiêu của mình ra thế giới (trái ngược với điều và nhà cầm quyền đang rêu rao). Vì vậy, có thể nói, nỗ lực lên tiếng với thế giới của chúng ta sẽ rơi vào bế tắc nếu không có cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Thứ hai, người Việt hải ngoại chủ yếu sống ở các quốc gia tự do, hấp thụ một nền giáo dục tiến bộ, nhân văn và văn hóa cởi mở. Đó là nguồn chất xám lớn mà không một chương trình đưa học sinh đi du học, đưa chuyên viên sang nghiên cứu nào có thể thay thế. Xin hãy liên tưởng, chỉ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật cảnh sát, quân đội, làm sao một giới chức quân sự được chính quyền CSVN đưa sang Hoa Kỳ học tập có thể nắm bắt nhiều kiến thức thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với quân đội Hoa Kỳ bằng một người Việt ở trong chính quân đội Hoa Kỳ? Đó là chưa nói, việc tiếp nhận các chuyên viên, nghiên cứu sinh sang học tập các kỹ thuật cảnh sát và quân đội, từ một quốc gia độc tài như Việt Nam còn đang bị hạn chế. Trong các lĩnh vực khác cũng tượng tự. Có một điều đáng quan tâm khác là: đối với các sinh viên, chuyên viên mà chính quyền Việt Nam đưa sang Hoa Kỳ, Anh, Pháp… để học hỏi kiến thức về xã hội và khoa học kỹ thuật, thời gian năm hay mười năm du học không giúp họ được nhiều trong việc thay đổi văn hóa, lối sống và não trạng. Nói rõ ra là họ có kỹ năng Pháp, Mỹ nhưng não trạng là của Việt Nam, mà là một Việt Nam thui chột và độc tài mới đáng lo. Họ đi học về để tiếp tục thay thế cha ông họ lãnh đạo Việt Nam dưới chế độ độc tài một cách tinh vi hơn nữa (nếu không có sự thay đổi thể chế nào). Xin lưu ý là tôi nói những điều này không nhắm vào những thanh niên ưu tú, nhờ việc du học mà lĩnh hội được cả những kỹ năng khoa học và văn hóa dân chủ. Có thể thấy, thế hệ trẻ Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại được trau dồi trong văn hóa coi trọng con người và tinh thần phục vụ cộng đồng, sẽ là nguồn lực trí tuệ dồi dào và nguồn văn hóa lành mạnh để xây dựng một Việt Nam tự do, nhân bản trong tương lai.
Nói như vậy không phải là người Việt quốc nội hành động như những kẻ thấy anh em, họ hàng sang trọng nên “bắt quàng làm họ”, muốn nhờ vả, lợi dụng. Đã là anh em thì dầu có rách rưới, chúng ta cũng mở rộng vòng tay; huống gì họ là những người anh em mà chúng ta phải mang ơn vì những nỗ lực hỗ trợ không mệt mỏi của họ cho cuộc đấu tranh của chúng ta.
Chúng ta không thể từ bỏ anh em
Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội và sự đông đảo của giới blogger, các bloggers trong nước có thể lên tiếng để bảo vệ nhau, làm cho những thông tin về các vụ đàn áp lan đi nhanh chóng. Nhưng lên tiếng để dư luận thế giới có những quan tâm đầy đủ là điều mà người trong nước hiện nay chưa làm được, nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại. Hiện nay, trong nước có được mấy người có thể liên lạc và đề cập về những vụ đàn áp một cách trực tiếp, hiệu quả với Human Rights Watch, RSF, Amnesty International…? Mà dù có liên lạc được đi nữa vẫn cần sự trợ giúp trung gian ban đầu. Tôi nghĩ rằng, người Việt trong nước lâu nay vẫn chưa giúp đỡ nhau được nhiều và hiệu quả như cách người ở hải ngoại đang giúp chúng ta.
Có một số người trong nước đã chân thành khuyên bảo tôi (theo logic của riêng họ) rằng tôi không nên gửi bài đăng trên các trang mạng hải ngoại. Vì những vu cáo lố bịch “liên kết với các thế lực thù địch” từ chính quyền CS và vì những rắc rối liên quan đến các đảng phải chính trị bên ngoài, tôi hiểu những lời khuyên này là vì lo lắng cho an ninh của chính tôi. Nhưng quả thật, tôi đã không phải là một blogger, đã không có cơ hội để chia sẻ quan điểm của mình nếu không có những trang mạng ở hải ngoại như thế, bắt đầu là trang Danchimviet.
Xin lưu ý, cộng đồng hải ngoại mà tôi nói ở đây không phải là bất cứ đảng phải nào, mà là những con người có tâm huyết với đất nước, đã tự nguyện cống hiến thời gian thư giãn, sung túc trên xứ người để hướng về đất Mẹ và có những nỗ lực làm việc thiện chí, thiết thực để trợ giúp chúng ta. Tôi phải khẳng định như thế bởi vì thực ra, tinh thần đảng phái ích kỷ hầu như tỉ lệ nghịch với sự phục vụ vô tư vì lợi ích của phong trào DC, của đất nước; thậm chí nó còn là lực cản cho nỗ lực chung.
Tôi nhớ có một lần nào đó, một người trên Facebook đã chia sẻ rằng “các ông (người Việt hải ngoại) dù có về Việt Nam thì cũng chỉ là khách”. Theo tôi, đó là sự từ bỏ anh em đáng hổ thẹn, mà còn thiếu khôn ngoan hơn nữa vì từ bỏ những người anh em ưu tú. Mỗi khi có một người nói rằng họ là công dân Mỹ, không còn hoặc còn rất ít mỗi liên hệ với VN, tôi lại cảm thấy VN đang mất đi một điều gì đó rất quý giá. Chúng ta chỉ nên lo người Việt hải ngoại, đặc biệt là thế hệ trẻ thành đạt, sung túc và hạnh phúc ở xứ người không còn tha thiết với VN. Vậy mà có một số người tự cho mình yêu nước lại muốn đoạn tuyệt với anh em. Tại sao chúng ta lại coi anh em là khách? Phải chăng vì chúng ta không thể chấp nhận quan điểm của họ, chúng ta muốn chính mình mới là người quyết định, giải quyết và xúc tiến một tương lai cho VN? Chúng ta không nhận anh em vì sợ phải chia nhỏ phần di sản của cha ông? Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau gia tăng khối di sản ấy, để gia đình Việt Nam dù đông con, mỗi người vẫn được hưởng phần lợi ích xứng đáng? Sự lựa chọn thông minh không đến từ những người bị sự ích kỷ che lấp trí khôn.
Nhiều người quốc nội luôn muốn tỏ ra mình ôn hòa, tôn trọng sự khác biệt, luôn cổ vũ cho một VN tương lai vẫn có chỗ cho đảng Cộng sản (hoặc hậu thân của nó) trong môi trường chính trị đa nguyên. Tôi tự hỏi tại sao một Đảng với nhiều tội ác như thế, chúng ta còn có thể chấp nhận, trong khi lại muốn cắt đứt hoặc cổ xúy người khác cắt đứt liên hệ với cộng đồng VN hải ngoại?!
Những biến cố đau đớn đã qua nên được nhìn nhận bằng cả lương tâm và bản lĩnh đạo đức. Nếu vẫn chối bỏ những sai lầm của mình trong quá khứ, và thậm chí vẫn lấy làm tự hào về nó thì chúng ta vẫn chưa sẵn sàng làm “rường cột” cho ngôi nhà Dân chủ-Tự do. Không ai trong chúng là người hùng nếu Việt Nam vẫn còn chìm trong bóng đêm độc tài. Xin hãy từ bỏ những thiên kiến để có thể chấp nhận anh em. Tương lai VN tùy thuộc vào sự đúng đắn của những từ bỏ và chấp nhận như thế.
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ, ngày 22 tháng 2 năm 2013

------------------/////------------------

TAM73F
03-11-2013, 10:52 PM
Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp.

.Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.

.Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủđô Pháp.
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:
1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổkhi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên lavabo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui...
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn

.Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Đọc bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính , tôi thấy cũng phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.

Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy.



Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.

Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài.
Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn.
Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ.

Độc giả Nguyễn Báu

=============================


Phố Tây Balô Ở Sài Gòn Đã Nổi Tiếng Quốc Tế

SAIGON (VB) — “Phố Tây balô” – cái tên Việt Nam ngồ ngộ này từ lâu đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với dân Sài Gòn. Trong một số sách hướng dẫn du lịch của nước ngoài, cái tên này lại được dịch theo nhiều cách, như: Foreigner Town, Backpacker Area, Backpacker Land, Western Backpackers…
Phố Tây balô ám chỉ khu tứ giác Phạm Ngũ Lão – Đề Thám -Bùi Viện – Đỗ Quang Đẩu, nằm ở quận 1 Sài Gòn, với hàng trăm điểm dịch vụ du lịch thường mang tên tiếng Anh vui vui, như: Go 2 eat, Bodhi Tree, Zen, Sunshine Indian, Sahara Music, Good Morning Vietnam, Cyclo bar, Allez Boo Bar, Guns & Roses Bar…
Theo một bài viết trên trang web NMKH, khu phố này được xem là hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ… tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi. Theo lời kể một người dân ngụ ở đường Phạm Ngũ Lão thì “Hồi đó, con đường khá yên tĩnh. Một bên dọc theo con đường này là nhà ga xe lửa, cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân”. (Nhà ga xe lửa giải tỏa năm 1997, bây giờ là Công viên 23/9).
Tới năm 1993, khi khu Phạm Ngũ Lão được nhắc đến trong tập sách du lịch “Lonely Planet” (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách du lịch “bụi“ từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha, Phi châu… đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây balô”. Tên phố ra đời từ đó.
Từ đó đến nay, khu phố Tây balô đã phát triển rầm rộ, nhất là các dịch vụ khách sạn, quán ăn, cửa hàng… Liên tục từ sáng sớm đến nửa đêm, ở đây có hàng chục chiếc xe mang dòng chữ “Open tour” – một nét riêng của phố do Sinh Tourist, văn phòng đặt trên đường Đề Thám, khơi mào – tấp nập đón, trả khách. Những chuyến xe này không chỉ gói gọn trên các con đường trong thành phố, mà còn bao cả các tuyến đi Củ Chi, Tây Ninh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Phan Thiết, Nha Trang, Sơn Mỹ, Hội An…
Một quán ăn bình dân trên đường Đề Thám.(Photo VB)
Theo UBND phường Phạm Ngũ Lão, ở đây có khoảng 250 cơ sở lưu trú (khách sạn, phòng cho thuê), khoảng 70 công ty du lịch và hơn 300 cơ sở dịch vụ phụ trợ khác, như :quán ăn, bar, cà phê, karaoke, massage, cửa hàng internet, sách, băng đĩa, hàng lưu niệm.v.v… Dần dần, khu này trở thành khu du lịch khép kín đúng nghĩa. Người dân Việt ở phố Tây này ít nhiều đều nói được tiếng Anh. Đặc biệt đối với du khách không khá giã, đi lẻ và chi tiêu rất tiết kiệm (đúng nghĩa là du lịch balô), khu phố này đã có đủ loại dịch vụ giá hạ, từ ăn uống, cắt tóc, cho thuê xe 2 bánh, bưu điện đến thiền trà kiểu Việt, xem phim, quán nhậu bình dân, quán bar…, đều có giá rất bình dân. Một người New Zealand đã phong tặng cho phố Tây balô cụm từ: “Dynamic services” – dịch vụ năng động và sát thực tế.
Mỗi ngày tại khu phố Tây balô có 3000 đến 4000 khách quốc tế đến và đi. Thành phần khách thì rất đa dạng: nhà nghiên cứu, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, sinh viên, nhân viên công ty,v.v… Thế nhưng gần như tất cả bọn họ đều ăn mặc rất thoải mái. Hẳn do thời tiết ở VN nóng hơn bên châu Âu, châu Mỹ, Bắc Á, nên hàng ngày, hình ảnh quen thuộc của du khách ở đây là: nam quần short (dân mình quen gọi là quần lững), áo thun; nữ cũng short hoặc váy rộng, đi giày thể thao hoặc dép Nhật, dép có quai… Tuy nhiên cũng không thiếu những cô gái Âu, Nhật, Hàn Quốc… với phục trang quyến rũ, duyên dáng.
Phố du lịch này không chỉ có các du khách tạm trú, ở vài ba ngày rồi lại đi. Cách đây vài năm, có một vài anh chàng da đen thử việc ở các đội bóng. Không biết là do đòi hỏi mức lương quá cao hay do tài năng có hạn mà các anh này thất nghiệp dài ngày, đành ở lì, đến nỗi phải lạy chủ nhà vì không có tiền trả.
Giá thuê cũng lên vùn vụt. Hiện nay, giá trung bình một nhà bán tranh chép diện tích 20m2 khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, hay một văn phòng du lịch khoảng 30m2 thì tới 1,000 USD/tháng.
Giữa một khu phố du lịch náo nhiệt và xô bồ suốt ngày đêm như thế, du khách có thể được một ít nhàn nhã là khi đi bộ dạo chơi bên đường Bùi Viện, do ở con đường nhỏ này, họ sẽ không bị chèo kéo như khi đi lại ở đường Đề Thám hay Phạm Ngũ Lão.

================


Nhếch nhác "phố Tây" ở Sài Gòn
Phố Tây là cái tên mà người ta dùng để chỉ khu vực Phạm Ngũ Lão - Đề Thám (Q1, TP.HCM). Bởi ở nơi đây có từ 2.000 đến 4.000 du khách nước ngoài tạm trú mỗi ngày. Thế nhưng, quan cảnh và sinh hoạt nơi đây lại quá nhếch nhác.
Du khách cho tiền anh em đứa bé ăn xin để chụp hình trên phố Tây
Du khách cho tiền anh em đứa bé ăn xin để chụp hình trên phố Tây
Du khách nước ngoài thích đến “phố Tây” có lẽ vì nơi đây có truyền thống thân thiện với người nước ngoài, nhiều người giao tiếp được với họ; giá cả dịch vụ nhà trọ, ăn uống lại khá “ok” với hầu hết túi tiền của du khách “Tây ba lô”…
Ngoài ra, khu vực này lại nằm ngay trung tâm hành chính thương mại và văn hóa của TP.HCM: UBND TP, Nhà hát Lớn TP, Thương xá Tax, chợ Bến Thành…
Đặc biệt là nằm sát ngay công viên 23/9, một trong những công viên rộng rãi, thoáng mát nhất giữa thành phố đông đúc, chật hẹp này. Vậy mà cảnh quan và trật tự tại khu vực này lâu nay có vẻ bị bỏ phế hoàn toàn.
Những hình ảnh nhếch nhác sau đây của phố Tây có lẽ cũng là một trong những nhân tố góp phần tạo nên “thành tích”: Hầu hết du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ một lần và không trở lại!

Chum anh Nhech nhac pho Tay o Sai Gon
Vỉa hè lở lói
Chum anh Nhech nhac pho Tay o Sai Gon
Và đầy rác rến

Nhan nhản trước mắt khách du lịch

Lại bị chiếm dụng bởi hàng rong, đậu xe... du khách phải len lỏi giữa rừng người và hàng hóa

Chum anh Nhech nhac pho Tay o Sai Gon

Và đi xuống cả lòng đường

Vô tư rào cả vỉa hè để xây dựng

Góc phố nhốn nháo như bến xe

Ngay cả hồ nước hiếm hoi giữa trung tâm TP, cạnh đường Phạm Ngũ Lão, lại quá nhếch nhác

Chum anh Nhech nhac pho Tay o Sai Gon

Nhằng nhẵng bám theo du khách để chèo kéo

Xích lô, hàng rong và ăn xin - những nỗi phiền của du khách có đầy ở phố Tây.

Tùng Nguyên (Dân Trí)

TAM73F
03-16-2013, 03:11 AM
--------------------------------------------------


Forbes viết gì về tỷ phú đô la người Việt đầu tiên
> Tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam: 'Tin đồn tôi chết tới 4 lần'
> Phạm Nhật Vượng: Tỷ phú Việt được Forbes điểm tên
> Ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 974 thế giới
TP - Với khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD tính đến tháng 3-2013, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng đã được Tạp chí Forbes xếp thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới và là người Việt Nam đầu tiên có mặt trong danh sách này.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup trên Forbes

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1363404186.jpg

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup trên Forbes.
Trong mục tiểu sử của ông Vượng trên Forbes (tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ chuyên xếp hạng những doanh nhân giàu có trên thế giới) viết: Người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách này, vị tỷ phú 44 tuổi, có 3 người con, sáng lập Vingroup (tập đoàn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, khách sạn và y tế). Ông Vượng đã học tập tại Moscow (Nga) và sau đó chuyển sang Ukraine. Tại Ukraine, ông thành lập Cty Sản xuất mỳ ăn liền Technocom. Sau khi chuyển về Việt Nam năm 2001 để đầu tư vào bất động sản, ông bán Technocom cho Nestle vào năm 2009.Năm ngoái, Vincom được sáp nhập vào Vinpearl Land để tạo thành Vingroup, một trong những công ty giá trị nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tiền Phong xin giới thiệu phần lược dịch bài viết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên tạp chí Forbes:
Donald Trump của Việt Nam
Vào một buổi sáng đẹp trời tháng 10 năm ngoái, trên đường Đồng Khởi, khu buôn bán sầm uất nhất Sài Gòn, lễ khai trương Vincom Center A đã được tổ chức hoành tráng.
Sự phát triển đáng nể được thể hiện không chỉ vì quy mô dự án cùng sự góp mặt của những thương hiệu hàng đầu thế giới mà quan trọng, ấn tượng hơn, nó được mở cửa với gần 100% diện tích mặt sàn.
Trong khi đó, thị trường bất động sản Việt Nam đã bị đóng băng với đầy những khó khăn, trở thành gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế kể từ năm 2011.
Tuy hoành tráng là vậy, nhưng người đàn ông 44 tuổi đứng đằng sau thương vụ trị giá 500 triệu USD ở ngay trung tâm TP Hồ Chí Minh đã không uống một ly sâm-panh nào, cũng không đứng ra cắt băng khánh thành hay đọc diễn văn. Thay vào đó, ông lặng lẽ theo dõi lễ khai trương từ hàng ghế đầu.
“Tôi thích được nhấm nháp hạnh phúc lặng lẽ một mình”, ông Vượng giải thích như vậy trong một buổi phỏng vấn hiếm hoi tại văn phòng sang trọng, lịch sự của mình ở Vincom Village (Hà Nội).
Tên của ông Vượng có nghĩa là “Thịnh vượng”, và ông thường được mọi người nhắc tới như là Donald Trump của Việt Nam. Hiện ông cũng là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà theo ước tính của Forbes, giá trị tài sản vào khoảng 1,5 tỷ USD, dựa vào 53% cổ phần (trực tiếp và gián tiếp) tại Vingroup – Tập đoàn phát triển BĐS cao cấp hàng đầu Việt Nam và xếp thứ 5 trong thị trường chứng khoán nước này, do ông đứng đầu.
Ông Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Cha của ông chiến đấu trong lực lượng Phòng không Không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường miền Bắc. Mẹ ông có một quán trà nhỏ. Sau ngày đất nước thống nhất, tình hình kinh tế khó khăn khiến gia đình ông chỉ dựa được vào thu nhập ít ỏi của người mẹ: “Ước mơ của tôi lúc đó đơn giản lắm, chỉ mong kiếm tiền để hỗ trợ gia đình mình”- ông Vượng chia sẻ.
Người đàn ông này đã vượt lên hoàn cảnh của mình nhờ những cuốn sách. Ông nhanh chóng thể hiện khả năng học toán thần đồng và kiếm được học bổng ngành kinh tế khai thác tại Viện Địa chất Moscow.
Giống như định mệnh, ông tốt nghiệp năm 1993 cũng là thời điểm Liên Xô mới tan rã, với đầy đủ thách thức và cả những cơ hội lớn cho người trẻ. Sau khi kết hôn cùng người yêu thời đại học, ông Vượng quyết định ở lại nước ngoài để tận dụng cơ hội thời hậu Xô-Viết.
Ông và vợ ở lại Ukraina, mở một nhà hàng Việt với số vốn ban đầu 10.000 USD, huy động từ đủ mọi nguồn có thể. Với đầu óc nhạy bén, ông kinh doanh mì được sản xuất trên dây chuyền nhập khẩu từ Việt Nam và gây tiếng vang lớn. Khái niệm mì ăn liền đã lập tức được đón nhận ở Ukraina do khi ấy đất nước này vẫn rất nghèo đói.
Bằng chiến lược thị trường hợp lý, sản phẩm rẻ và hợp khẩu vị, những sản phẩm mì ăn liền của ông đã nhanh chóng nổi tiếng, được người dân địa phương ưa chuộng. Doanh nghiệp của ông nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine.
Tính đến năm 2009, trước khi ông bán công ty này cho hãng Nestle thì Công ty mì Technocom của ông Vượng có doanh thu khoảng hơn 150 triệu USD mỗi năm.
Bước đột phá của ông Vượng bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ khi ông quyết định chuyển dần lượng tiền kiếm được ở xứ người về đầu tư cho các dự án ở Việt Nam với một nỗ lực tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững ngay trên quê hương mình.
Địa điểm đầu tiên mà ông chọn là Nha Trang với ý tưởng biến hòn đảo nhỏ gần bờ trên vịnh Nha Trang thành trung tâm nghỉ mát sang trọng. Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn.
Thành công bước đầu này tiếp tục mở ra những thắng lợi tiếp theo cho Phạm Nhật Vượng. Một năm sau, ông khai trương trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu - tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội.
Ba năm sau, ông tiếp tục bổ sung thêm 260 phòng nữa tại Vinpearl và xây tuyến cáp treo vượt biển nổi tiếng nối đất liền với khu nghỉ dưỡng và giải trí mang thương hiệu Vinpearl.
Trong khối các doanh nghiệp mà ông làm chủ, Vincom bao gồm các lợi ích về thương mại và bất động sản và đã lên sàn chứng khoán từ năm 2007.
Trong khi đó, Vinpearl được duy trì như một công ty riêng biệt kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng. Đến năm ngoái, ông Vượng đã quyết định sáp nhập 2 công ty này thành Vingroup.
Muốn để lại cái gì đó cho mai sau
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về tiền bạc, hình ảnh về Phạm Nhật Vượng cũng ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Song, thói quen của ông vẫn khá bình dị và đơn giản. Ông có cho riêng mình và gia đình một biệt thự ở Vincom Village. Ông làm từ thiện nhiều, thích xem phim hành động trong những kỳ nghỉ ở Nha Trang.
Bí mật của ông Vượng nằm ở việc tập trung vào những con người giống ông: Những con người của thế hệ mới, muốn có cuộc sống tốt hơn cha mẹ họ. Ông không chỉ xây dựng các căn hộ cao cấp, biệt thự và chung cư, ông còn xây bệnh viện, trường học, các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại để bổ trợ cho các dự án bất động sản này. Quan trọng hơn cả, trong khi các chủ đầu tư khác phải trì hoãn tiến độ, ông Vượng đã hoàn thành các dự án của mình đúng thời hạn cam kết. Khu Trung tâm thương mại Vincom Center A tại Sài Gòn đã được hoàn thiện chỉ trong 19 tháng.
Năm 2012, trong khi hầu hết các doanh nghiệp đối mặt với nợ xấu và triển vọng bán hàng thấp thì Vingroup vẫn đạt được doanh số bán hàng rất cao. Hiệu quả hoạt động đã giúp ông Vượng huy động được 300 triệu USD trái phiếu quốc tế, mặc dù khi được mời làm tư vấn chính Credit Suisse đã tỏ ra nghi ngờ con số này.
Hiện ông Phạm Nhật Vượng đang trong quá trình huy động tiền từ các “nhà đầu tư chiến lược” mà mục tiêu cuối cùng là niêm yết cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán Singapore với sự phản ánh đúng mực hơn và cũng đại diện cho một kỷ lục mới: “Công ty Việt Nam đầu tiên được niêm yết ở nước ngoài”.
Ông Vượng luôn mong rằng, với những dự án mình làm, ông sẽ góp phần xây dựng đất nước, quê hương ông, nơi mà mẹ ông đã từng nuôi ông khôn lớn từ quán trà ven đường nhỏ bé của mình sẽ ngày một phát triển.
Ước mơ của ông là biến những con đường của Hà Nội và Sài Gòn thành một cái gì đó như của Hồng Kong và Singapore.
“Nếu tôi có thể làm được điều đó, cho dù có phải tốn tiền tỷ, tôi sẽ vẫn hạnh phúc”, ông nói, “Tôi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ sau, bạn không thể nào mang tiền theo khi mình chết được”.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Niềm tự hào cho lớp doanh nhân mới
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, có thể nói Phạm Nhật Vượng là đại diện cho làn sóng doanh nhân trẻ được học tập, có kinh nghiệm kinh doanh bài bản ở nước ngoài và thành công nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm này.
Những doanh nhân này đi lên từ triết lý kinh doanh khá mạch lạc, đáp ứng trúng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, có thể bắt đầu từ một dây chuyền sản xuất đơn giản như sản xuất mì ăn liền, kinh doanh thương mại, tích tụ vốn rồi chuyển sang lĩnh vực bất động sản, tài chính khá bài bản.
Việc có một doanh nhân đầu tiên đặt chân vào “câu lạc bộ” những người giàu nhất thế giới phản ánh môi trường kinh doanh, đường lối đổi mới của chúng ta với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người làm giàu một cách hợp pháp, không có giới hạn.
Điều này cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân thi thố tài năng, trở nên giàu có ngang ngửa với các doanh nhân thế giới.
“Tôi hy vọng, sau việc Chủ tịch Vingroup được đứng trong danh sách những tỷ phú thế giới, sẽ có thêm nhiều doanh nhân Việt Nam khác có tầm nhìn rộng, có tâm, có tài trưởng thành từ những lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức như sản xuất, chế biến nông sản, các ngành công nghiệp, công nghệ cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự khác biệt và thương hiệu lớn... sẽ đứng trong danh sách các tỷ phú thể giới”- Ông Lộc chia sẻ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Mừng vì có những doanh nhân tài năng
Việc ông Phạm Nhật Vượng được ghi tên trong danh sách những tỷ phú thế giới là tin vui với cộng đồng doanh nghiệp, chứng minh cho thế giới thấy Việt Nam có những doanh nhân có tài năng.
“Đây là vinh dự cũng đồng thời là trách nhiệm lớn. Thời gian tới, người ta sẽ nhìn vào ông Vượng không chỉ là một người giàu có mà còn là người sẽ ứng xử thế nào trong hoạt động kinh doanh, trở thành những tấm gương tốt trong việc minh bạch kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội và cả vấn đề đạo đức trong kinh doanh và trong cuộc sống. Nếu tiếp tục giữ vững được hình ảnh, ông sẽ là tấm gương tốt cho những người trẻ có thể nhìn vào để học hỏi, tăng thêm khát vọng làm giàu cho bản thân và đất nước. Tôi mong sẽ có thêm nhiều doanh nhân Việt Nam thành đạt hơn nữa, tạo được dấu ấn không chỉ trong kinh doanh trong nước mà cả các nước khác, tạo được hình ảnh tốt đẹp cho Việt Nam”- Bà Lan nói.

Phạm Tuyên

-----------------00000000000---------------

3-5-2013 Binh Luan Tin Tuc Trong Tuan

Cách làm việc của Định Hướng Xả Hội Chủ Nghỉa VN và xứ Cộng Sản Tàu...

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/s55emsOp-TE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
03-19-2013, 02:10 PM
3-2-2013 Hội Luận Đại Hoạ Mất Nước với Tường Thắng :

<iframe width="640" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/YDxB7ibKBZo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

------------------
SBTN-PTTS Mar 6A
Cộng Sản VN mua vủ khí của Nga và chuyện thay đổi Hiến Pháp -Điều 4...

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/YBtQxNGKC9s" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
03-22-2013, 07:29 AM
Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền‏


http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2620

Nội tình của ổ buôn người ở Nga

Tin Cập Nhật
Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền
Mạch Sống, ngày 20/03/2013
Một nguồn tin kín đáo bắt đầu hé lộ chứng cớ về hệ thống ô dù đã và tiếp tục bao che cho đường dây buôn người của Bà Nguyễn Thuý An, chủ ổ mãi dâm đã hoạt động bình chân như vại ở Nga trên 20 năm nay.
Bà ta là một chủ chứa thuần tuý mà còn là kẻ đứng đầu đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga. Bà ta đã lừa néo nhiều chục cô gái trẻ, từ Kiên Giang đến Thủ Đức, từ Sài Gòn ra đến Hà Nội, sang Nga lao động để rồi khống chế họ và dùng bạo lực ép họ phải làm gái mãi dâm.
Tiền bà ta thu được từ sự dày vò thân xác của các cô gái lên đến trên nửa triệu Mỹ kim mỗi năm. Bà ta lại dùng nó để cho các người Việt buôn bán nhỏ vay nặng lãi. Hàng ngày bà ta lái xe Mercedes đến khu “Chợ Liu” của người Việt, ở Trung Tâm Thương Mại Mátxcơva ,để thu tiền lãi. Bà ta dùng “phia” (tiếng lóng của từ mafia) để khủng bố các con nợ. Người gốc Nghệ An, bà ta đã tậu mua nhiều bất động sản ở trong nước, từ bắc vào nam.
Lẽ sống của người đàn bà có một không hai này là sẵn sàng tung tiền để mua ô dù bao che và cũng sẵn sàng trả thù nạn nhân nào dám tỏ thái độ bất hợp tác: “Ơn một trả mười. Thù một trả mười.”
Bà ta cho biết là nhờ nắm pháp luật trong tay nên mới dám làm “nghề” này và đã “làm rất lâu rồi, nắm được pháp luật rất rõ.”
Bà ta tuyên bố: “Chính vì như vậy làm không bao giờ ảnh hưởng đến mình cả… Đ.M. ảnh hưởng bây giờ tất cả liên quan đến Đ.M. con cháu người ta cả chứ không liên quan gì đến mình.”
Cẩn thận: Đoạn ghi âm các lời phát biểu của Bà Nguyễn Thuý An sau đây mang nhiều từ ngữ thô tục. http://youtu.be/tcTpr0I9Ygk


Bà ta ngang nhiên lộng hành vì đã tung tiền mua chuộc các người có “chức vụ rất là to” để che chở cho việc làm ăn của bà ta.
Theo tin của Đài Á Châu Tự Do, người chồng hờ của bà chủ chứa mà cũng là “quản gia” của ổ mãi dâm là Ông Nguyễn Anh Huy có quen biết lớn ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga: “Ông Tuấn Anh là anh của Ông Huy… còn vợ của Ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam…, là cháu ruột của Ông Nguyễn Đông Triều.”
Trên thực tế, bà ta chỉ sử dụng người chồng hờ để thắt chặt quan hệ ô dù, chứ thường xuyên mắng nhiếc ông ta không tiếc lời: “Im đi… Mẹ nhà mày… Đ.M. mày, làm sao có loại đàn ông như thế, có trên đời này.”
Ông Nguyễn Đông Triều là Tham Tán Công Sứ Liên Bang Nga ở Toà Đại Sứ. Ông là người mà bốn nạn nhân trốn thoát được hồi đầu tháng 2 đã gọi đến để cầu cứu và chỉ ít lâu sau thì chính Bà An đã đưa Ông
“quản gia” Huy và một thành phần “phia” đến tận nơi ẩn náu mà chỉ có Ông Triều biết để bắt cả bốn cô về. Bà ta đánh đập và tra tấn bốn cô gái khốn khổ này không nương tay.
Điều bà ta không ngờ là trong thời gian ngắn ngủi trốn thoát được, các nạn nhân đã gọi về cho gia đình cầu cứu. Thân nhân của họ ở ngoại quốc lên tiếng mạnh mẽ và truyền thông ở hải ngoại, kể cả báo chí Mỹ, làm lớn chuyện. Rồi các dân biểu Hoa Kỳ và Canada nhập cuộc và cảnh sát liên bang Nga tiến hành điều tra.
“Thật ra còn cái gì để nói nữa. Chuyện nó bét nhè như thế này rồi,” Bà An than thở với một người thân tín. “…liên quan đến rất là nhiều người… cả một đoàn người luôn… một đống người luôn.”
Bà ta cáo buộc các đài phát thanh, các tờ báo đăng tải tin tức về vụ giải cứu 15 cô gái Việt nạn nhân của bà ta là báo phản động: “Báo …ở bên Mỹ làm là báo chống lại người Việt Nam… luôn luôn đi moi móc ba cái tin để phóng một thành mười” và “ở Việt Nam không bao giờ có những tờ báo này để mà đọc cả.”
Quả vậy, không một tờ báo nào ở Việt Nam chạy một mẩu tin nào về vụ buôn người có ô dù bao che lộ liễu này.
Bà ta chửi rủa các báo, các mạng này là đã gây xáo trộn trong “nhà” -- tức là nhà chứa – làm cho các nạn nhân xôn xao: “Bọn chó ấy ở trong nhà nó nghe nói chuyện báo báo chí chí mạng mạng là nó cứ loạn [lên] xin về.”
Nhưng rồi bà ta khoe là có ng ười bạn “rất là thân”, “chức vụ rất là to” trước đây công cán ở Nga, rồi về nước và bây giờ đã được cử sang Hoa Kỳ. Bà ta đang nhờ người này giải độc ở Hoa Kỳ và Canada.
Bà ta mô tả cách hoạt động ô dù này: “Phong bì cho người ta, phong bì theo kiểu kín đáo” và muốn “người ta ngậm miệng thì người ta phải ăn tiền.”
Cuối tuần đầu của tháng 3, chính phủ Việt Nam cử phái đoàn 20 công an Interpol từ Hà Nội gởi sang Nga để điều tra, do sự lên tiếng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ -- và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì phải trả lời ngày càng nhiều các vị dân cử liên bang đã lên tiếng.
Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga thết đãi phái đoàn công an Interpol hậu hĩ. Chưa kịp tiếp xúc và phỏng vấn một nạn nhân nào, họ đã nhanh chóng quay về nước với kết luận là không có gì để phải can thiệp.
Bà An than thở là đã phải tốn 50 nghìn Mỹ kim cho việc khoản đãi phái đoàn này.
“Người ta nhận những cái khoản tiền quà cáp của mình lớn thì người ta có trách nhiệm. Nôm na là vậy”, bà ta kể lể. “Tiền nong bao nhiêu cũng phải giải quyết hết, để làm sao cho câu chuyện nó nhẹ đi đã.”
Đứng trước mối nguy cận kề sẽ bị bắt bởi cảnh sát liên bang Nga, kế hoạch của bà ta là mua chuộc giới chức ở Nga, ở Mỹ, ở Canada và ở Việt Nam: “Năm ba triệu không vấn đề gì cả… 5 triệu, 50 triệu không giá trị gì luôn… 500 triệu không giá trị gì luôn…”
Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Nga, đầu tháng 3 cảnh sát liên bang Nga đã phá cửa sổ xông vào căn chung cư ở trên tầng lầu 16, nơi giam giữ các nạn nhân, nhưng chỉ thấy căn phòng trống rỗng với nhiều vali ngổn ngang. Trước đó mấy tiếng đồng hồ, Bà An đã được một cú điện thoại từ Toà Đại Sứ Việt Nam báo động nên kịp thời đưa tất cả các cô gái đi dấu ở một nơi khác.
Cũng theo nguồn tin này, lượng thông tin thu thập được về hoạt động chân rết của ổ buôn người của Bà An khá nhiều và đang được đãi lọc để tuần tự phổ biến để sao không ảnh hưởng đến cuộc giải cứu 10 nạn nhân mà tính mạng vẫn nằm trong tay của ổ buôn người và ô dù của chúng.
Nắm sẵn trong mình nhiều hộ chiếu giả của nhiều quốc gia, Bà An cho biết là đã sẵn kế hoạch cao chạy xa bay để làm ăn ở một thành phố khác, nước khác: “Tao không thiếu gì cách. Hết.”

Posted on Thursday, March 21 @ 00:47:16 EDT by ngochuynh

<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/tcTpr0I9Ygk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/real-portrait-of-a-pimp-in-russia-ttruc-03102013113557.html


Chân dung bà chủ nhà chứa ở Nga
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-10

033_ria04-012136_3000-305.jpg
Gái mại dâm ở Nga đang bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ. Ảnh mang tính minh họa.
AFP photo

Trong số mười lăm cô gái Việt Nam bị gạt sang Nga vào động mãi dâm của bà Thúy An ở Moscow, mà bốn cô trốn đi rồi bị bắt lại, thì đã có hai cô về đến Việt Nam.
Trong một tháng qua đài Á Châu Tự Do đã cập nhật vụ việc trên nguyên tắc không đưa tiếng nói của nạn nhân lên đài. Hôm nay, đã an toàn ở Việt Nam, cô Bé Hương cho biết cô phải lên tiếng, trước hết cho mười ba người bạn còn lại trong nhà chứa của bà Thúy An, thứ hai là đính chính về lá thư mà cô bị buộc phải viết và ký tại đại sứ quán Việt Nam ở Liên Bang Nga như một điều kiện trước khi về nước.
Bé Hương: Mười lăm đứa, trốn đi bốn đứa thì còn mười một. Bắt về thì giờ bà đã thả em với lại Nguyễn Phạm Thái Hà thì còn mười ba là hai chị em ruột ở Cà Mau, rồi ở Long Xuyên, Tây Ninh, Sóc Trăng. Ở Sài Gòn cũng có và có một cô quê ở Hà Nội.
Mục đích của bà là bà biết chị em bên Mỹ có nhờ đến phóng viên nhà báo đài Á Châu Tự Do, bả muốn em đính chính lại là mọi việc không có sự thật như vậy, bả muốn em viết thư có lời cảm ơn bà và yêu cầu nhà báo đài Á Châu Tự Do phải đính chính lại mọi việc, bắt em phải ký. Em đã ký và đã cam kết sẽ đính chính lại mọi việc.
Bây giờ em đã về Việt Nam rồi thì em cũng xin nói những lời đó, những thư đơn ký đó đối với em không còn giá trị nữa, bằng mọi giá em phải đính chính sự thật của bà là đúng người đúng tội, lúc đó em bị bà bắt giữ và khống chế, bắt buộc em phải làm điều đó.
Xa xích chưởng
Thanh Trúc: Bây giờ em có thể tả về bà An được không?
Bé Hương: Bà là người Nghệ An, khoảng bốn ba bốn mươi bốn tuổi. Bà sắc sảo lắm, cứng cỏi lắm. Lúc nóng giận lên thì bà xưng lúc thì "bố mày" lúc thì "mẹ mày". Không có lời văng tục nào mà bà không nói được hết.

Lúc nóng giận lên thì bà xưng lúc thì "bố mày" lúc thì "mẹ mày". Không có lời văng tục nào mà bà không nói được hết.
Cô Bé Hương

Khi mà đưa sang bà đón em ở sân bay về đến nhà thì em mới biết sự thật em đã bị bán vào động mãi dâm rồi, không cách nào thoát hết. Một năm mấy qua thật sự em cũng có chờ đợi nhiều lắm nhưng không có cơ hội. Lúc nào bà cũng có người giám sát bọn em hết, những người mới sang bà không thả ra ngoài đâu, ai cũng phải làm việc cả. Bên đó chỉ có công việc là làm gái mãi dâm thôi, chỉ là một cái "cờ va" ba buồng, khách vào thì cứ trải chỗ liên tiếp liên tiếp theo đó mà làm, không có gì khác ngoài gái mại mãi dâm hết.
Phần lớn là khách Việt Nam, tuần này họ đến tuần sau họ lại đến thì trở thành khách quen của bà. Thỉnh thoảng em có nghe là khách Việt Nam đón ra ngoài để tiếp Tây, người Nga đó chị, Tây rồi Tàu... Em không có được ra ngoài.
Tiếp khách là tính điểm, cộng vào sổ, cuối tháng chia đôi bà phân nửa tụi em phân nửa. Nếu không ngoan làm việc bà sẽ phạt, phạt cho đến khi nào không ngóc đầu lên nỗi, không có tiền gởi về nhà luôn giống như em đây. Một năm hai tháng hơn em vẫn không có đồng nào mà vẫn phải tiếp khách, coi như công cốc, không có đồng nào, tay trắng luôn.
Tất cả các cô kia có người làm được việc, tiếp khách giỏi hơn em, làm một tháng mấy nghìn đô. Có chia nhưng mà bà giữ lại hết, muốn gởi về nhà thì bà sẽ gởi, năm trăm, một nghìn, hai nghìn đô bà sẽ gởi, còn nhiều hơn nữa bà sẽ không gởi.
thai-ha-250.jpg
Cô Thái Hà. Hình do gia đình cung cấp.
Thanh Trúc: Ngoài bị chửi mắng thì các cô còn bị đánh phải không, nhất là cả ba cô cùng trốn với em trong đó có một cô còn nhỏ.
Bé Hương: Bà đánh thì tụi em hay gọi là "xa xích chưởng", tụi em bị đánh quá thì cũng có nói ở trong tù thì nghe nói một đám đánh một đứa, còn ở đây tại sao có một đứa mà lại đánh tới một đám lận.
Lúc mới qua thì con bé chưa được mười bảy tuổi, nó nói thực với em là chị ơi em mới có mười sáu, trong giấy của em là người ta làm cho em đủ tuổi đi làm, nói qua đây làm nhà hàng. Bả cứ bắt em kêu ba mẹ em gởi tiền qua để chuộc về nếu mà không làm việc được. Mà con nhỏ đó cũng xấu, nhìn không dễ coi lắm, cho nên không có khách chọn. Bả cũng đánh bà nói "Mày qua đây làm gì, tại sao người đưa qua cũng khốn nạn lắm, như vầy mà cho đi làm gái là sao, tiếp ai bây giờ, người ta ngồi người ta còn không nhìn nữa thì làm sao mà làm". Những ngày tháng con bé đó bị hành hạ đánh đập em cũng nóng ruột lắm.
Linh thì bà bảo là "Con Linh có cặp mắt đĩ thỏa đâm giai", bà cho Linh mở cửa đón khách. Bữa đó chồng bà, là ông Huy, về đến thì Linh ra mở cửa. Ông Huy lấy tay quẹt cái mũi nó làm bà ghen bà đánh nó xém mù hai mắt.
Bà lấy dây nịt bà quất con Linh bò lết bầm khắp người luôn mà đôi mắt là nặng nhất. Còn cái Duyên thì có thời gian nó bị đánh bầm sống mũi. Em thì đã chịu quá nhiều bây giờ kể ra em không biết kể bao nhiêu cho hết. Bên đó luật của bà là không ai được thân với ai hết, bệnh hoạn tự lo.

Bà lấy dây nịt bà quất con Linh bò lết bầm khắp người luôn mà đôi mắt là nặng nhất. Còn cái Duyên thì có thời gian nó bị đánh bầm sống mũi.
Cô Bé Hương

Thanh Trúc: Em có biết gì về ông Huy chồng bà An này không?
Bé Hương: Ông Huy đó tên Nguyễn Anh Huy. Khi qua thì em có nghe kể lại là hồi trước, cái tốp đi trước đó, ông đã đánh một người tới nỗi xém mất mạng. Từ đó đến bây giờ bà không cho ông Huy đánh nữa, chỉ có bà đánh thôi.
Thanh Trúc: Xin kể tiếp lúc em cùng ba cô kia trốn đi và bị bắt lại ?
Bé Hương: Trốn ra được thì em có nhờ công an Việt Nam liên lạc đại sứ quán Việt Nam ở Liên Bang Nga, được số điện thoại của ông Nguyễn Đông Triều làm bên an ninh của đại sứ quán. Em có gọi mà ông từ chối thẳng không giúp. Em cũng nhờ có người chị ở Mỹ là Danh Hui, cũng bên đó nhờ được chú Thắng.
Sau khi gọi cho ông Nguyễn Đông Triều khoảng hai ngày thì chính bà An, ông Huy và một người đàn ông, đến nơi thì tụi em chỉ biết về thôi. Hơn một năm bị bà đánh đập em cũng biết bà ghê gớm cỡ nào, tụi em lúc đó bó tay, kháng cự cũng bằng không. Bà có nói "Mày biết tao canh mày bao nhiêu ngày tao mới bắt được mày không, mày làm cho bố mày mất ăn mất ngủ cả mười ngày nay, mày to gan lắm mày dám hại bố mày hả...".
Cô bé Thái Hà lúc sang chưa đủ tuổi đó, rồi Thu Linh, Ngân Giang, đều bị đánh sưng mặt, bầm mắt. Bả không đánh em, chỉ đập đầu em vô tường thôi. Bà nghĩ đánh em bầm mắt thì nếu như đại sứ quán gọi em lên người ta sẽ thấy. Còn đánh lên đầu em thì người ta không thấy mà em cũng không dám nói.
Quen biết lớn
Thanh Trúc: Khi bà Thúy An đưa em lên đại sứ quán để về Việt Nam thì chuyện gì xảy ra?
Bé Hương: Bà làm giấy cho em về Việt Nam, bảo là "Mày làm không được thì tao cho mày về chứ không phải chị mày bên Mỹ làm ầm ỉ mà tao cho mày về đâu". Bả tính là thứ Hai cho em bay, nhưng tối thứ Bảy thì bả nói em chuẩn bị đồ rồi bà đưa em lên đại sứ quán.
Lên sứ quán thì trên đó có một ông tên là Kiên, cũng ở trong đại sứ quán mà em không biết rõ ông làm cái gì.. Ông Kiên đó hỏi ai đây thì bà mới nói "Đây, nhân vật chính đây anh". Ông Kiên mới bắt em viết một cái đơn là "Cảm ơn chị An đã giúp đỡ và đại sứ quán ở Liên Bang Nga đã can thiệp, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được về Việt Nam. Và xin có lời nói với nhà báo RFA ở Mỹ đã nói về bà An là không phải sự thật thì em xin đính chính lại là những lời đó đã nói sai về chị An, và em hoàn toàn chịu trách nhiệm."

Lên đó lúc này mày biết mày nên làm thế nào, gây bất lợi cho tao thì mười mạng mày cũng không còn, ba đời mày tao cũng đào lên tao chôn sống chứ đừng nói một mình mày.
Bà Thúy An

Lúc đó em chỉ biết làm để bà thả em về thôi, về tới Việt Nam là bằng mọi giá em phải đính chính lại sự thật, tại vì lúc đó em bị bà không chế mà, nếu không làm như vậy em đâu biết bà đưa em đi đâu.
Thanh Trúc: Theo em kể thì có vẻ bà An khá quen biết với người trong đại sứ quán Việt Nam ở Nga?
Bé Hương: Em viết xong thì ông Kiên mới đi về. Em ngủ lại đó vì sáng mai ra sân bay. Đêm đó thì có một người đàn ông nữa xuất hiện là tên Tuấn Anh. Bà nói với em "Ông Tuấn Anh đó là anh của anh Huy mày, còn vợ của ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam mình ở Liên Bang Nga, vợ ông Tuấn Anh là cháu ruột của ông Nguyễn Đông Triều." Thì có lúc bà An kêu ông Nguyễn Đông Triều bằng chú, có lúc kêu bằng anh.
Trước đó khi bắt em về, khi em chưa biết sự thật, bà bắt em lên đại sứ quán, bả nói "Lên đó lúc này mày biết mày nên làm thế nào, gây bất lợi cho tao thì mười mạng mày cũng không còn, ba đời mày tao cũng đào lên tao chôn sống chứ đừng nói một mình mày".
Thanh Trúc: Đến lúc này, khi nói với đài Á Châu Tự Do, em còn sợ điều gì không?
Bé Hương: Một phần là em có sợ, nhưng mà tâm nguyện của em là muốn giải cứu những người còn lại ở bên đó cho nên tất cả em đều có thể làm. Những lời nói của em đều là sự thật và em tin tưởng pháp luật sẽ trừng trị bà, trả lại tự do cho những bạn gái của em còn lại bên đó.
Thanh Trúc: Cảm ơn cô Bé Hương, chúc cô một cuộc sống tốt đẹp.


__._,_.___