PDA

View Full Version : Phượng hoàng / lê hựu hà và những ngày cuối đời ...



TAM73F
09-22-2011, 12:17 PM
- Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh tại Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1946 , được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên . Lê Hựu Hà khởi đầu con đường âm nhạc từ khi phong trào nhạc trẻ phát triển mạnh tại Việt Nam từ giữa thập niên 60 khi anh cùng các bạn thành lập ban nhạc Hải âu .

Ðến đầu thập niên 70, Lê Hựu Hà cùng với Nguyễn Trung Cang đứng ra thành lập ban nhạc Phượng Hoàng với ca sĩ là Elvis Phương , đã trở thành một cái mốc quan trọng trong nền tân nhạc Việt Nam . Những sáng tác tiêu biểu của Lê Hựu Hà được rất nhiều người biết đến phải kể tới là Yêu Ðời Yêu Người , Lời Người Ðiên , Hãy Ngước Mặt Nhìn Ðời , Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào , Vào Hạ, vv... và đặc biệt là Tôi Muốn .

- Yeu Em - Toi Muon - Hay Nguoc Mat Nhin Doi

http://www.youtube.com/watch?v=7YIYOZ2Sosc&feature=related

Người bạn cùng thời với Lê Hựu Hà và có nhiều nhạc phẩm sáng tác chung với anh là Nguyễn Trung Cang đã ra đi trước anh nhiều năm tại Việt Nam . Cùng với Lê Hựu Hà , Nguyễn Trung Cang đã đóng góp nhiều trong việc đưa tên tuổi ban nhạc Phượng Hoàng lên cao trong những năm đầu thập niên 70 với những nhạc phẩm mang nhiều sắc thái mới , từ âm điệu đến lời ca .

Tuy nhiên riêng về phần lời ca, Nguyễn Trung Cang nghiêng nhiều về những đề tài có tính cách bi quan, khác với người bạn của anh với những lời ca lạc quan hơn . Chi tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến cái chết của anh cho đến nay vẫn còn mù mờ ... nên không có tài liệu nào xác định rõ ràng . Cho đến nay nhiều sáng tác của Nguyễn Trung Cang , vẫn luôn được người nghe nhắc nhở tới như Mặt Trời Ðen , Nắng Hạ , Còn Yêu Em Mãi , Dạ Khúc , Lời Nào Muốn Nói , Bâng Khuâng Chiều Nội Trú , Thương Ngay Ngày Mưa , vv...

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà nằm trong số những nguời đầu tiên khởi đầu đã mang lại cho âm nhạc Việt Nam một luồng gió mới theo đường lối đa âm ( polyphonic ) đầy sôi động và như Đồng Xanh , Những lời dối gian . Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh - sinh viên ở Trường Taberd .

Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatiques của Công Thành , Spotlights của Đức Huy - Billy Shane , Les Vampires của Jackie - Thai' - Đức Huy ... nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới trẻ Sài Gòn lúc đó bất ngờ về một khái niệm còn rất mới : người Việt vẫn có thể tạo ra cho một lối chơi pop - rock của riêng mình . Năm 1970 , Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt đầu được mọi người hào hứng đón nhận .

Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương .Những ca khúc Vào hạ , Tôi muốn , Hãy yêu như chưa yêu lần nào ... và gần đây nhất là Tình đã quên mình , Một tiếng yêu , của Lê Hựu Hà được công chúng yêu nhạc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.le huu ha

Anh bắt đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ Taberd. Đến đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc Phượng Hoàng . Các ca khúc do anh sáng tác được phổ biến lúc này là : Tôi muốn, Lời người điên , Hãy nhìn xuống chân ... Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh - sinh viên ở Trường Taberd .

Sau khi Phượng Hoàng tan rã, anh thành lập ban Mây Trắng và tung ra ca khúc mới như : Hãy ngước mặt nhìn đời , Đôi khi ta muốn khóc . Sau 04 /1975 , năm 1980 với ban nhạc Hy Vọng ( gồm Mạnh Tuấn , Huỳnh Hiệp , Bảo Chấn , Lý Được , Minh Hải , Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh , Tuyết Loan , Trang Kim Yến ) của Lê Hựu Hà là lực lượng hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương thời . Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của Lê Hựu Hà hoạt động dưới hình thức ban nhạc .

Sau năm 1975 , nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm say mê của mình , tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời . Và dù thời gian đã đi qua suốt các chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với rock'n 'roll rồi swing , pop... cho đến heavy rock , grunge..., nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách Folk Rock mà anh đã chọn . Vì vậy , trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt , vẫn có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

( Chú thích : Một chốn riêng của Lê Hựu Hà, đây là một trong những bài hát hiếm hoi viết nhạc sĩ Lê Hựu Hà trên báo chí VN sau 1975 . Bài viết này do ns.Tuấn Khanh viết trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 2-96 , ra ngày 14-1-1996, trong thời gian ns. Tuấn Khanh được giao quyền hạn biên tập trang âm nhạc . Sau đó, ns Tuấn Khanh trở thành thành viên nhóm Du ca Phiêu Bồng của ns. Lê Hựu Hà .

Nhóm nhạc unplugged cuối cùng này trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã biểu diễn qua thành công ở nhiều nơi với hình thức Lê Hựu Hà ( guitar, harmonica , hát ) , Hoàng Triều ( guitar , hát ) và Tuấn Khanh ( flute , guitar , hát ) . Giai đoạn này , cũng đánh dấu khoảng thời gian vô cùng thân thiết giữa nhạc sĩ Lê Hựu Hà và ns Tuấn Khanh .

Trong suốt giai đoạn nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn sống , anh im lặng và chấp nhận sự quên lãng của hệ thống thông tin đại chúng . Bản thân ns Tuấn Khanh khi đi nhiều nơi để xin làm album của ns Lê Hựu Hà lúc đó , đều gặp những khó khăn về " nhân thân " , " tư tưởng thể hiện ca khúc "... của nhạc sĩ Lê Hựu Hà nên cho đến lúc anh mất đi , vẫn không có một album trọn vẹn nào của anh do các công ty sản xuất tại VN thực hiện , ngoài bản cassette duy nhất mang tên Đồng Xanh do chính anh hợp tác với nhạc sĩ Bảo Thu thực hiện và phát hành bán chính thức tại Saigon ( tương tự như trường hợp phát hành bản cassette Chiều Hạ Vàng của ca sĩ Bảo Yến và nhạc sĩ Quốc Dũng ) " .

Nói về Phượng Hoàng nếu không thể thiếu nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì tương tự không thể thiếu nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang , người nhạc sỹ đánh tây ban cầm điện chính ( lead guitar ), và soạn các nhạc phẩm trình diễn cho ban nhạc , vào thời cuối thập niên 60 , đầu 70, nhạc anh làm ảnh hưởng tích cực đến phong trào dong`nhạc trẻ Saigon pop / rock ...

Người nhạc sĩ từng được coi là đã mang một dòng nhạc mới và tươi trẻ đến cho tân nhạc Việt Nam được phát giác đã qua đời vào ngày 11 tháng 05 năm 2003 , khi được 53 tuổi do tai biến mạch máu não . Theo biên bản khám nghiệm, Lê Hựu Hà qua đời vào ngày 09 tháng 05 năm 2003 , đến ngày 11 tháng 05 mới được phát giác trong phòng riêng tại căn nhà số 89 đường Hồ Hảo Hớn tức đường Huỳnh Quang Tiên cũ ở quận 1 Sài Gòn .

Khi chết , Lê Hựu Hà ở trong tư thế nằm ngửa dưới sàn nhà , ngay cạnh giường ngủ , mặc áo sơ mi mầu đen ngắn tay và không mặc quần ... trong khi TV vẫn còn mở và đồ đạc ngổn ngang trong phòng . Lê Hựu Hà được an táng gần chân núi Bửu Long ở Ðồng Nai là quê nội của anh vào ngày 12 tháng 05 năm 2003 .

Theo người nhà của nhạc sĩ, trưa thứ tư ( 7/5 ), từ nơi làm việc về ,làm vài việc vặt rồi trở lên phòng riêng nghỉ ngơi . Từ lúc đó , mọi người không thấy ông trở ra và đến 10/5 thì nhận được tin dữ . Gia đình cho biết ông đã từng có tiền sử bệnh tai biến mạch máu não , nhưng rất tiếc là không theo dõi để phát hiện ra sớm cái chết của nhạc sĩ .
----------0000---------