PDA

View Full Version : Việt Nam buộc phải thay đổi thể-chế



vinhtruong
09-12-2011, 03:52 PM
Việt-Trung cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán nhưng điều quan trọng là Mỹ có Okay không?
Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết sẽ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn. Cam kết này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh hôm thứ Hai.
Tân Hoa Xã trích lời ông Lương nói rằng "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để bảo vệ các lợi ích chiến lược và các mối quan hệ chung của hai nước cũng như hòa bình và sự ổn định ở biển Nam Trung Hoa bằng việc tăng cường liên lạc và tham vấn cũng như ngăn chặn những sự gây hấn từ bên ngoài vốn có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương.”
Ông Lương nói thêm rằng “Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa và gây thêm phức tạp cho vấn đề ở biển Nam Trung Hoa và theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán.”
Về phần mình, tướng Vịnh nói rằng “Việt Nam coi trọng việc phát triển đối tác chiến lược tổng thể với Trung Quốc và hy vọng sẽ hợp tác với Trung Quốc để tăng cường liên lạc và hợp tác về mọi lĩnh vực giữa hai nước và quân đội để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Tướng Vịnh cũng cho rằng hai bên nên giải quyết tranh chấp bằng sự tin tưởng lẫn nhau và không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào làm hỏng quan hệ Việt – Trung bằng cách can thiệp vào các vụ tranh chấp. (ý muốn nói Hoa Kỳ không phải là nước láng giềng nên đi chỗ khác chơi)
Căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung đã tăng cao sau khi Hà Nội cáo buộc nước láng giềng khổng lồ xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam hồi đầu tháng Sáu bằng sự thúc giục ngầm sau lưng của tình báo Mỹ. Trong khi Bắc Kinh nói rằng tàu bè của Việt Nam đã xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của họ và gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã chứng kiến những cuộc biểu tình liên tiếp của người dân trong nhiều tuần lễ qua tại Hà Nội để phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, căng thẳng đã có phần hạ nhiệt sau khi thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đi thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng 6. Sau chuyến thăm này, hai bên nói rằng họ nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải “lái công luận đi theo đúng hướng” để tránh làm tổn hại đến quan hệ song phương.
Chính quyền Nguyễn Tấn Dũng gần đây cũng đã yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc viện dẫn lý do các thế lực thù địch đang lợi dụng tình hình để tiến hành các hoạt động chống lại nhà nước.

Trong lăng kính Mỹ, đối thoại song phương với TQ không giải quyết được tranh chấp Biển Đông
Đó là nhận định của thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb phát biểu với báo giới ngày 24/8/2011 từ Hà Nội nhân dịp ghé thăm Việt Nam trong chuyến công du Châu Á từ ngày 12 đến ngày 25 tháng này. Thượng nghị sĩ Jim Webb thuộc đảng Dân chủ, Chủ tịch tiểu ban Đông Nam Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, khẳng định căng thẳng ở Biển Đông sẽ không bao giờ giải quyết được qua các cuộc đàm phán tay đôi giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trong khu vực và các sự cố ở vùng biển tranh chấp sẽ tiếp diễn trừ phi đạt được một giải pháp đa phương, tất cả các bên có thể cùng làm việc với nhau.
Lý do được ông đưa ra là sự bất cân xứng quyền lực giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á và tính chất phức tạp của vấn đề.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông và đề nghị giải quyết tranh chấp bằng các cuộc đàm phán song phương với từng quốc gia một, nhưng các nước khác e rằng phương pháp này sẽ khiến cho vị thế thương lượng của họ bị yếu thế. Điều dễ hiểu, TQ cần nhứt là điều đình song phương với Việt Nam để đem chiếc giàn khoan tối tân 3000 thước vào thềm lục địa VN nơi có trử lượng dầu khí lớn nhứt vùng ĐNÁ

Thượng nghị sĩ Jim Webb của Hoa Kỳ cho rằng thử thách chính là tìm ra một diễn đàn thích hợp để thảo luận vấn đề và đạt được sự nhất trí của Trung Quốc, lẻ dỉ nhiên diển đàn nầy là tại bàn mổ LHQ
Hồi tháng 6, thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết do thượng nghị sĩ Webb bảo trợ lên án Trung Quốc dùng võ lực trong tranh chấp Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết căng thẳng tại đây.
tác giả cho rằng với toàn bộ những lý do trên, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton hoàn toàn có đủ tự tin để chuyển một thông điệp như sau tới Hà Nội, trong thời điểm hiện nay: "Quý vị muốn có bạn phải không? Rất tuyệt vời. Chúng tôi rất vui nhận quý vị làm bạn. Thế nhưng làm bạn với Hoa Kỳ có nghĩa là quý vị phải tuân theo một số quy tắc cơ bản. Mà đầu tiên là quý vị phải chấm dứt bắt nạt các công dân của mình." Tôi muốn nói toạt mống heo ra là phải thay đổi chính thể để được cắt-bỏ lệnh buôn bán vũ khí sát thương
VN chưa yên tâm về cam kết của Mỹ (nên vẩn còn đu dây)
Tháng Tám vừa qua chứng kiến nhiều hoạt động chung giữa quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước.
Hãng tin Bloomberg nhân đây có bài phân tích sự phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, chúng tôi xin lược trích giới thiệu cùng quý vị. Bài báo bắt đầu bằng lời giới thiệu về tân bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, mà người cha là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương) được nói "đã chiến đấu đánh đuổi Mỹ khỏi Việt Nam".
Ông Minh, 52 tuổi, nay "đang hết sức nỗ lực nhằm nâng sự quan tâm và tham gia của quốc gia cựu thù".
Bloomberg nhận xét Việt Nam muốn có sự hiện diện của Mỹ vì lý do kinh tế và làm đối trọng với Trung Quốc, cường quốc trong khu vực.
Hãng này dẫn lời ông Phạm Bình Minh nói:"Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này" (Chúng ta làm sao biết được mục tiêu chiến lược của Harriman là đánh bóng la làng sự chiến thắng của Hà Nội đối với quân xâm lăng Nhựt, Pháp, Mỹ là để cảnh cáo hù doạ TQ sau nầy đừng có đụng tới Việt Nam vì VN có dầu khí lớn nhứt nên Mỹ sẽ nhảy vào ôm cứng đúng vào thời điễm 2010) Cho nên tôi không ngạc nhiên gì một điều đáng chú ý là, theo Bloomberg, trong khi Mỹ còn chưa xóa hết nỗi đau chiến tranh, thì người Việt Nam, vốn bị thiệt hại nhiều hơn, lại giang tay chào đón kẻ thù cũ.
Còn TQ với kinh nhựt tụng "Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực."

Cần hợp tác Việt Mỹ phải keo sơn
Hợp tác kinh tế Việt-Mỹ tiến triển đáng kể, Hoa Kỳ đã trở thành nước nhập khẩu hàng Việt Nam lớn nhất thế giới. Hai bên cũng tăng cường trao đổi quân sự, với nhiều chuyến viếng thăm của tàu chiến và quan chức quốc phòng Mỹ tới Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói hai bên đang thảo luận việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới, "tích cực cho sự ổn định trong khu vực" và dĩ nhiên theo đúng "lập trường đa phương của Việt Nam".
"Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này." nhưng chỉ bắt đầu thời điểm 2010
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định điều này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng giới quan sát nói cả hai yếu tố là đa phương hóa và khuyến khích hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực chắc chắn đều không thể làm Bắc Kinh vui lòng.
Việt Nam có lịch sử nhiều lần xung đột với Trung Quốc, nhưng Việt Nam biết rằng không thể tránh được số phận láng giềng và luôn mong muốn giữ hòa khí với siêu cường quốc ở cạnh bên là TQ
Thế nhưng, quan hệ với Hoa Kỳ cũng không kém phần phức tạp. Bloomberg cho rằng Việt Nam chưa thực sự an tâm về cam kết của Mỹ tại Á châu trong tương lai, và giới chức Việt Nam đã đôi lần than phiền chốn riêng tư rằng khu vực Đông Nam Á không thực sự nằm trong các ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ, cho nên Việt Nam cần Mỹ giúp đở hơn như lời Bà BTNG Hillary đả nói …
Trong một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ hôm 21/07/2011, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, Thomas E. Donilon, nói nhiều về Trung Quốc nhưng không nhắc tới Việt Nam một lần nào vì Việt Nam không thực sự là đối tác.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh được trích dẫn trên bài báo nói ông muốn thấy "sự đồng thuận hơn" trong chính sách của Hoa Kỳ, và rằng Washington cần chú ý hơn tới Đông Nam Á. Nhưng một trong các điểm khác biệt gây căng thẳng giữa đôi bên là chính sách của Việt Nam về nhân quyền và tự do chính trị. “Có nghĩa Việt Nam phải thay đổi chính thể?”
Bloomberg nhận định rằng dù sao, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tốt hơn của Trung Quốc. Thế nhưng sự thật là, với quy mô dân số và nền kinh tế nhỏ hơn gấp bội, Việt Nam sẽ luôn luôn bị đối xử khác với Trung Quốc.
Mỹ cũng cần đồng minh tại ĐNÁ
Một số dân biểu Mỹ, vốn quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của một nước Trung Quốc ngày càng tự tin, cho rằng Mỹ cần quan hệ đồng minh thân chặt hơn với Việt Nam theo thế chiến lược Roll-back 2010.
Trong lăng kính “Roll-back” Quốc hội Hoa Kỳ hướng tới thế hệ người Việt Nam trẻ hơn, mà tiêu biểu là ông Phạm Bình Minh, người từng tu nghiệp tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts ở tiểu bang Massachusetts, đồng thời sống và làm việc tại Mỹ nhiều năm.
Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam được cho là muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ trước nhiều bài toán khó
Bloomber liệt kê một số yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, mà hãng này nhận định là vẫn chủ yếu dựa vào động lực của nhân công rẻ. Nạn tham nhũng vẫn còn tràn lan và khó tận diệt. Vài năm trước, một trung tâm nghiên cứu về quản lý kinh tế có liên hệ với Trường Quản trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, có đưa ra một báo cáo về thực trạng ở Việt Nam. Trong đó, các nhà nghiên cứu nói các yếu tố quan trọng cho một nền kinh tế thành công, tính minh bạch, ít tham nhũng, hệ thống y tế và giáo dục tốt cũng như hạ tầng pháp luật chặt chẽ, đều chưa có mặt ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ phải giải quyết các thách thức này.
Một trong các thách thức lớn nhất, theo Bloomberg, là duy trì quan hệ hữu hảo với nước láng giềng Trung Quốc trong khi thúc đẩy quan hệ với Washington. Bên cạnh đó, là khắc phục tham nhũng và cải cách nền giáo dục yếu kém. Ngay tại đây, bài báo của Bloomberg nhận định, cũng có thể nảy sinh sự hợp tác thú vị và hiệu quả giữa Việt Nam và Mỹ. Đó là việc có thể sau này Đại học Harvard, nơi đào tạo ra nhiều nhà lãnh đạo và chuyên viên cho guồng máy chính phủ
Việt-Mỹ đang nhắm đến ‘quan hệ chiến lược’
Tôi cho rằng hai nuớc Việt-Mỹ nên đặt mục tiêu thiết lập “quan hệ đối tác chiến luợc” trong những năm tới mà tôi cho rằng đỉnh cao hơn của mối quan hệ tốt đẹp. “Nếu làm được, nó sẽ tạo ra một môi trường mới, không gian mới đưa quan hệ hai nước đi lên trong tương lai. Ngày đó sẽ đánh dấu chuyến đi thăm của Tổng thống Mỹ để thắt chặt tình giao hảo. Tôi nghĩ về chuyện này, phía Mỹ đang “cân nhắc.” Và “Cũng không loại trừ khả năng lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ đi thăm song phương trong tương lai.
Hiếm khi nào Việt Nam đón Ngoại trưởng Mỹ tới hai lần trong một năm mà đặc biệt vào thời điểm Roll back 2010 . Trong năm 2010 tuy lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Hoa Kỳ chưa thăm nhau một cách chính thức, họ đã gặp nhau tại nhiều diễn đàn quan trọng trên thế giới. Đó là bên lề diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York. Và tại Hội nghị Apec họp tại Yokohama, Nhật Bản. Đại diện hai nước gặp nhau nhiều hơn ở cấp bộ truởng. Trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng.
“Hai nước đã trao đổi các chuyến viếng thăm chính thức,”
“Hiếm khi nào Việt Nam đón Ngoại trưởng Mỹ tới hai lần trong một năm.”
Về ý nghĩa của những lần lãnh đạo Việt-Mỹ gặp nhau, tôi cho rằng thông điệp giúp “xác định bước đi của quan hệ song phương cho giai đoạn tới”, ngoài chuyện “củng cố lòng tin.”
Một trong các chủ đề “Thương mại” Việt Nam đặt trọng tâm hiện giờ, theo tôi là tìm cách “thúc đẩy các cuộc đàm phán, đối thoại hiện có.” Đó là Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và Hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA). “Hai bên đều hiểu đây không phải là những vấn đề dễ dàng, nhưng cả hai bên đang quyết tâm thúc đẩy,”
Trong năm 2011, lãnh đạo Việt nam Hoa Kỳ sẽ có nhiều cơ hội gặp nhau tại các diễn đàn đa phuơng. Đó là Hội nghị Apec họp tại Hawaii tháng 11. Và Hội nghị cấp cao Đông Á tại Indonesia. “Việt Nam đã đặt vấn đề, và phía Mỹ cũng cân nhắc, về một chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, nếu được là vạn phúc cho VN
Năm rồi, sự kiện Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên khối Asean năm 2010 đã giúp nhiều cho quan hệ Việt-Mỹ. Nó xảy ra đúng lúc Hoa Kỳ có chính sách quay trở lại khu vực. Hiếm khi tầm nhìn chiến lược của hai nuớc lại song hành như năm Roll-back-2010.
“...Vì lợi ích chiến lược của mình, Mỹ đánh giá rất cao vai trò chiến lược của Việt Nam ở khu vực," Năm 2010 cũng là điểm mốc thời gian của trục lộ trình Eurasia vào dịp hai nuớc kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đương nhiên, nhà ngoại giao Việt Nam tỏ ý lạc quan về mối quan hệ phát triển nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ thù địch, đối đầu, hai nuớc bắt tay nhau làm bạn. Đây là câu nói thuờng thấy của giới truyền thông khi miêu tả quan hệ đang được cải thiện giữa hai kẻ cựu thù. Tuy vậy vẫn tồn tại một số “khác biệt”
Phía Việt Nam đang “đấu tranh” để tránh bị Mỹ “áp đặt” trong một loạt các chủ đề. Đó là “các tranh chấp thương mại, các áp đặt về thương mại của Mỹ, những khác biệt về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.”
“Có nghĩa Việt Nam phải đổi thể-chế để có được chủ quyền lấy lại Biển Đảo”

QUEENBEE-1