PDA

View Full Version : Cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ vừa từ trần



hung45qs
07-23-2011, 12:05 AM
Vừa nhận được tin từ Nhạc sỹ Hoàng thi Thao:

Cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Tư Lịnh Không Quân,Thủ Tướng, Phó Tổng Thống VNCH từ 1964-1971 đã qua đời tại tư gia Mã Lai.
Ông sinh năm 1930 tuổi Ngọ, thọ 81 tuổi.
Hình như chết vì bịnh tim.

loibangTQLC
07-23-2011, 12:34 AM
Theo tin của đài Little Saigon TV lúc 5 giờ chiều nay thì, ông Nguyễn Cao Kỳ đã từ trần taị Saigon vào sáng nay sau khi từ Mỹ trở về VN.
.

hung45qs
07-23-2011, 01:40 AM
WESTMINSTER (NV) - Ít nhất hai nguồn tin trong công ty Thúy Nga Paris, nơi cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên hợp tác trong thời gian dài, cho biết cựu Phó tổng thống VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia vào khoảng 1 giờ sáng thứ Bảy ngày 23 tháng 7, giờ Việt Nam.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/users/HQPD_1311385323.jpg
Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong tấm hình chụp năm 1971. (Hình: AFP/Getty Images)

Một trong hai nguồn tin này là ca sĩ Thanh Hà, bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nói rằng cô được thông báo trực tiếp từ Kỳ Duyên.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyễn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng.

Bản tin của AP, dẫn lời ông Peter Phan, một người cháu của ông Kỳ, viết rằng ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời trong khi được điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Cựu đại tá không quân, nhà báo Bồ Đại Kỳ, nghe tin này nói với Người Việt: "Tôi cũng rất buồn, ông vừa là cấp trên vừa là bạn của tôi. Nhưng một phần cũng thông cảm cho ông Kỳ là lúc lớn tuổi mà phải chịu tiếng bấc tiếng chì. Đối với người lớn tuổi thì điều đó cũng đau xót lắm nên qua đời cũng là sự giải thoát."

Ông Bồ Đại Kỳ nói thêm, "Cũng may là ông qua đời ở Mã Lai chứ không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội. Nếu không, thì 'họ' sẽ còn lợi dụng cái chết của ông để làm nhiều chuyện khác."

Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại Sơn Tây, nhập ngũ và qua khóa huấn luyện sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam ở khóa Nam Định năm 1952, rồi được tuyển đưa đi học phi công ở Marrakech, Morocco, cho tới năm 1954.

Trong Không quân Việt Nam Cộng Hòa, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đã thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1963 ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được thăng cấp Thiếu tướng, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân.

Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn 1964-1965 vì tính cách độc lập của ông và vai trò của không quân trong sự tranh chấp giữa các tướng lãnh đưa tới những cuộc đảo chính liên tiếp.

Từ Tư Lệnh Không Quân lên Thủ Tướng, Phó Tổng Thống

Giữa năm 1965 khi chính phủ dân sự trao quyền lực cho quân đội, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng.

Năm 1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đắc cử Phó Tổng thống trong liên danh tướng Nguyễn Văn Thiệu và phục vụ tới năm 1971.

Năm 1975 khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ rời khỏi Sài Gòn trước giờ chót bằng trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.


http://hoiquanphidung.com/user-upload/users/HQPD_1311385383.jpg
Cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Lê Kim trong chuyến về Việt Nam năm 2004. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Những năm đầu lưu vong tại Mỹ ông Kỳ ở Westminster, California và có thời gian làm chủ một tiệm liquor.

Năm 2004 ông gây sửng sốt trong dư luận và gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều giới trong cộng đồng tị nạn khi loan báo trở về thăm Việt Nam, rồi tiếp theo cổ vũ và môi giới cho việc đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào làm ăn ở Việt Nam. Việc làm này khiến ông bị nhiều người chỉ trích là thỏa hiệp với cộng sản.

Từ năm 2005 ông Nguyễn Cao Kỳ chính thức trở về sống tại Việt Nam và chỉ trở lại Hoa Kỳ từng thời gian, không xuất hiện trước công chúng để tránh những sự đối kháng.

Ông Kỳ có ba người vợ. Vợ thứ nhất của ông là một phụ nữ Pháp ông lấy trong thời gian được huấn luyện phi công ở Bắc Phi. Sau cuộc đảo chính năm 1963 ông kết hôn với một nữ tiếp viên Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ ba là bà Lê Kim hiện còn sống với ông.

Ông có 6 người con, trong đó cô con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con người vợ thứ nhì là bà Đặng Tuyết Mai, sau này nổi tiếng trong vai trò là người giới thiệu chương trình trong các băng nhạc Thúy Nga Paris. (HNV)

loibangTQLC
07-23-2011, 02:22 AM
LAST NEWS :




Former South Vietnam leader Nguyen Cao Ky dies
AP – 19 mins ago








KUALA LUMPUR, Malaysia (AP) — Nguyen Cao Ky, the flamboyant former air force general who ruled South Vietnam with an iron fist for two years during the Vietnam War, has died. He was 80.

Peter Phan, Ky's nephew, told The Associated Press that Ky died early Saturday at a hospital in Kuala Lumpur, Malaysia, where he was being treated for some sort of respiratory complications.

One of his nation's most colorful leaders, Ky served as prime minister of U.S.-backed South Vietnam in the mid-1960s. He had been commander of South Vietnam's air force when he assumed the post in 1965, the same year U.S. involvement in the war escalated.

In power during some of the war's most tumultuous times, he was a low-key but sometimes ruthless leader.





Câu nói nổi tiếng






Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.






—Nguyễn Cao Kỳ [12]






Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam.






—Nguyễn Cao Kỳ

TAM73F
07-24-2011, 04:25 PM
Cáo Phó đổỉ Ngày Hỏa Thiêu

Vì có nhiều thân hữu và thành viên trong gia đình không kịp lấy vé máy bay để tham dự Lễ Hỏa Táng vào ngày Thứ Năm 28 tháng 7 như dự định, gia đình xin dời lại Lễ Hỏa Táng vào ngày Thứ Sáu 29 tháng 7 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Xin thành thật cáo lỗi và dưới đây là Bản Cáo Phó mới.


CÁO PHÓ

Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin đến thân bằng quyến thuộc, đến các chiến hữu, đồng đội, của em, chồng, cha, ông chúng tôi là:

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ
NGUYÊN TƯ LỆNH KHÔNG QUÂN V.N.C.H.
NGUYÊN THỦ TƯỚNG V.N.C.H.
NGUYÊN PHÓ TỐNG THỐNG V.N.C.H.
S.M.N TUN – MALAYSIA

Đã mệnh chung vào ngày 23 tháng 7 năm 2011 lúc 3 giờ sáng giờ địa phương tại Kuala Lumpur, Malaysia, hưởng thọ 81 tuổi.

- Bà Quả Phụ Nguyễn Cao Kỳ, Nhũ Danh Lê HoangKim Nicole
- Chị, Nguyễn Thị Thanh Huyền và các con
- Trưởng Nam, Nguyễn Cao Thắng, vợ và các con
- Đích Tôn Nguyễn Johnathan
- Thứ Nam, Nguyễn Cao Trí và các con
- Thứ Nam Nguyễn Cao Đạt
- Thứ Nam, Nguyễn Cao Tuấn, vợ và các con
- Trưởng Nữ, Nguyễn Cao Kỳ Vân, chồng và các con
- Thứ Nữ, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và các con
- Võ Hồng Vân, chồng và các con
- Võ Anh Tuấn
- Võ Anh Yon
- Võ Alex

Tang lễ cho em, chồng, cha, ông chúng tôi sẽ được cử hành tại Malaysia sau đó sẽ được hỏa thiêu và tro cốt sẽ được gia đình mang về thờ tại Hoa Kỳ.

Linh cữu được quàn tại:

Nirvana Memorial Centre
No. 1, Jalan 1/116A
Off Jalan Sungai Besi
57100 Kuala Lumpur

Tang lễ sẽ được cử hành như sau:

Lễ Phát Tang: Thứ Hai, ngày 25 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành riêng cho gia đình: 26 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành cho các bạn bè, thân hữu: 27 & 28, tháng 7 năm 2011
Lễ Hỏa Táng: Thứ Sáu, ngày 29 tháng 7 năm 2011 từ 9 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa.

Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ sót xin quý vị niệm tình tha thứ.
Xin chân thành cám ơn.

Gia Đình Đồng Kính Báo

Nếu muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc qua các số:
+60 189 185 933
+60 188 725 509

--------------------------------------------------------------------------------
thay đổi nội dung bởi: NCKD, hôm nay lúc 06:11 AM.

NCKD

loibangTQLC
07-24-2011, 06:30 PM
TẠP GHI HUY PHƯƠNG





KHÓC ÔNG NGUYỄN CAO KỲ!


Nghe tin ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời, bắt chước người xưa, tôi là tên lính già qua đường, đứng lại khóc ba tiếng, sau đó lại cười ba tiếng. Nếu có ai lấy làm lạ, hỏi lý do làm sao mà khóc, tôi xin thưa rằng: “Ba tiếng khóc dành cho nửa đời trước của ông, một thời liệt oanh, được kể như anh hùng gặp vận, danh tiếng lẫy lừng, mà nay cuối cùng, theo quy luật của tạo hóa, cũng mồ chôn ba thước đất (nếu ông không chịu thiêu!) Nghĩ chuyện đời “sắc sắc không không”, buồn mà khóc thương ông!” Có người lại hỏi vì sao sau khóc lại cười, xin đáp: “Ba tiếng cười dành cho nửa đời sau của ông, nửa đời nặng nề lưu lạc, chia ly, chán chường, thất bại. Nửa đời tiếng bấc tiếng chì, ông chịu bao nhiêu búa rìu dư luận, mỉa mai, cay đắng, nguyền rủa. Ông nằm xuống, đi vào cõi tĩnh lặng, gác hết mọi sự, từ nay không còn nghe, không còn thấy những điều bất như ý, không còn vận dụng trí óc để đua chen, không còn vận dụng thể xác để rày đây mai đó. Sống ký tử quy, mừng ông đã về (không biết về đâu?) mà cười ba tiếng là vậy!”

Ông Cao Tần ngày bỏ đất nước ra đi, lưu lạc đến xứ người đã than rằng:“Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”Cao Tần tự hỏi vậy mà không làm gì, nên ông sống cuộc đời bình an. Nhiều người cũng tự hỏi như Cao Tần mà loay hoay chuyện này đến chuyện nọ, rút cuộc đời chẳng ra chi.

Có người bất như ý về nửa đời sau của ông để gọi những thăng tiến tột cùng và may mắn của ông ở nửa đời trước là những may mắn của “Xuân Tóc Đỏ”. Ví von như vậy là không công bằng và nặng lời, vì trong khi nhân vật “ma cà bông” của Vũ Trọng Phụng là trẻ mồ côi, sống ngoài lề, nhặt banh quần vợt, lớn lên dù có mang danh “cứu nước” thì cũng là danh hão, thì nhân vật Nguyễn Cao Kỳ, xuất thân không phải là danh gia thì cũng vọng tộc. Ông nội của ông làm tới chức thương tá (tức thương biện hay thương tá tỉnh vụ), thân phụ của ông là nghề thầy giáo, đương nhiên thường phải dạy con “giấy rách phải giữ lấy lề”. Di cư vào Nam, giữa tình thế đất nước nghiêng ngửa, ông cũng làm nhiệm vụ người trai tòng quân nhập ngũ. Xưa nay thời thế vẫn tạo nên anh hùng, nhất là buổi loạn lạc. Nói cho công bằng, ông Nguyễn Văn Thiệu xuất thân thế nào, gia thế ra sao, mà làm đến chức Tổng Thống, sao không nghe ai nói lời cay đắng, mà ông Nguyễn Cao Kỳ lên đến Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống lại có kẻ dèm pha? Phải chăng một chuyện không nên, thì mười chuyện cũng bỏ. Người xưa đã có câu “cờ đến tay ai, người đó phất, chỉ sợ cờ đến tay rồi mà không biết phất, hay phất không nổi đó thôi.

Thời trước, đã có lúc tưởng như ông Nguyễn Cao Kỳ lên tuyệt đỉnh, như Tết Mậu Thân, ông Tổng Thống “an tâm, tin tưởng” hưu chiến, về quê vợ ăn Tết (!) để Cộng Sản bất thần tiến công vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã và nhiều quân lỵ, khiến ông Phó phải tả xung hữu đột, hay thời biến động miền Trung, nếu không có ông Kỳ chơi đòn quyết liệt xả láng thì Quân Khu I có thể đã tách rời miền Nam thành vùng đất trung lập.

Trong cuộc tranh chấp ai là người lãnh đạo miền Nam, nếu ông Kỳ cầm đầu một liên danh tranh cử Tổng Thống và đắc cử thì việc gì đã xẩy ra cho miền Nam? Đó là câu hỏi tôi đã từng đặt ra cho một ông bộ trưởng, dân biểu thân cận với ông Nguyễn Cao Kỳ. Câu trả lời là: “Chúng ta sẽ chịu nhục nhiều lần hơn!” Nghĩa là nếu một ông cựu Phó Tổng Thống quay về với Việt Cộng thì chúng ta đỡ nhục hơn là một ông Cựu Tổng Thống của chúng ta đi làm việc ấy. Nhân vật này hiểu tính nết của ông Nguyễn Cao Kỳ!

Sự lỗi lầm của ông Kỳ theo quan điểm của đồng bào tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại là ông đã từng khẳng định, “muốn làm sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc” khi ông và bà vợ sau cùng về Việt Nam năm 2004, khen ngợi chế độ Cộng Sản và lên án những người chống Cộng ở hải ngoại là thiểu số và muốn quay về với quá khứ. Ông về Việt Nam, trong va li, lập trường chính trị nằm chung với dự án môi giới làm ăn mở sân golf và khách sạn tại một khu du lịch ăn chơi tại Hạ Long trị giá 4.5 tỷ đô la. Tiếc rằng ông đã qua đời quá sớm và đột ngột, có lẽ chưa được hưởng những lợi lộc mà ông hy vọng kiếm được qua vai trò trung gian, môi giới và hòa hợp, hòa giải, đổi bằng tất cả danh dự của đời ông.

Ngoài những lời nói đãi bôi, thù tiếp có tính cách tuyên truyền, mà ông Nguyễn Cao Kỳ đứng về thế “hạ phong” (dưới gió) như trường hợp khi Nguyễn Minh Triết đến Dana Point năm 2007, dù không được mời, ông cũng từ Việt Nam bay về để có dịp cụng ly và nói đôi lời tâng bốc, như ông thực sự là đại diện cho tất cả chúng tôi, kể cả những người đang đứng la hét phẫn nộ ngoài đường. Hầu hết hội đoàn cựu quân nhân, là những người đã từng là chiến hữu của ông, đã đồng loạt lên án và gọi ông là “tên phản bội”. Ở trong nước, ngoài những cựu quân nhân VNCH, thương binh đã đổ máu vì ông, coi rẻ ông, mà ngay cả những cựu thù, cũng không đánh giá cao về ông, một người của “thời cơ” và “phản bội”. Những đãi ngộ của chính phủ này dành cho ông, nếu có, cũng chẳng là bao, không xứng với danh phận và những gì ông đã làm lợi cho họ. Khi chết, ông cũng chỉ được gọi là “nhân vật của chính quyền Saigon” mà thôi!

Gần đây vợ cũ của ông đã về Saigon mở tiệm phở, rồi con gái ông chọn Đà Nẵng mở quán cà phê cao cấp theo sự khuyến khích của ông, làm cho tên tuổi ông càng xấu thêm ở hải ngoại. Giá như ông thuộc một gia đình dân giả tầm thường, hay là một người lính dưới quyền ông, dư luận có lẽ không mấy chú ý, nhưng 36 năm trước đây, gia đình này hưởng “ơn Vua lộc Nước” đã nhiều, sợ rằng những việc như thế nó không phải, với lòng tự trọng và nề nếp “giấy rách phải giữ lấy lề” theo đạo lý Việt Nam.

Tôi mừng khi nghe tin ông Nguyễn Cao Kỳ chết ở quê người rồi đem về Việt Nam, dù chôn hay thiêu, như vậy là đúng theo ý nguyện của ông, và tôi không chắc sẽ có Nguyễn Minh Triết đến viếng ông, vì ông chưa đủ thời gian và cơ hội để trở thành hàng “quốc táng”. Nếu ở Mỹ này, không khéo lại có người quý mến, hăm hở đem quốc kỳ đến phủ quan tài cho ông cũng nên!

Tàu có câu “Cái quan định luận” có nghĩa là khi người chết đã nằm trong quan tài, nắp hòm đậy lại thì mới định công luận tội. Tôi là kẻ hậu sinh, một tên lính quèn thời ông lên cao ngất ngưỡng, đâu dám định công luận tội, chỉ dám có đôi lời bộc bạch lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng về ông. Nhưng Tây lại có câu “Laissez les morts tranquille” nghĩa là xin để yên cho những người đã chết.

Khóc ông, nhưng cũng cười, mừng ông được yên nghỉ.

(7/22/11)




Tôi có nhận email của quý anh về tin cựu Phó Tổng thống đã tạo những sóng gió trong dư luận, những sự việc "nhức đầu" cho nhiều người. Tôi đọc bài viết của anh Huy Phương, xin được hoàn toàn tán thành ý tưởng anh ghi trong bài viết. Trong tinh thần tự trọng và nhân ái, hãy để lịch sử phê phán ông Nguyễn Cao Kỳ. Như anh Huy Phương viết:


"Tàu có câu “Cái quan định luận” có nghĩa là khi người chết đã nằm trong quan tài, nắp hòm đậy lại thì mới định công luận tội. Tôi là kẻ hậu sinh, một tên lính quèn thời ông lên cao ngất ngưỡng, đâu dám định công luận tội, chỉ dám có đôi lời bộc bạch lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng về ông. Nhưng Tây lại có câu “Laissez les morts tranquille” nghĩa là xin để yên cho những người đã chết...".



Xin ông Nguyễn Cao Kỳ hãy yên nghỉ, sự ra đi của ông sẽ chấm dứt những tranh cãi giữa những ý tưởng xung đột bênh và chống ông. "Laissez les morts tranquille" hay "Let the dead quiet", và cũng trong ý tưởng của người Anh khi bảo là "Hãy cho những gì thuộc quá khứ chôn vùi vào quá khứ", ông ra đi mang theo chuyện cũ đã qua, chuyện quá khứ dù vui hay buồn chắc chắn sẽ chìm vào quên lãng vì chuyện của quá khứ: "Let bygones be bygones" (Ce qui est passé est passé, oublié ce qui est arrivé dans le passé).


Không Nói, Không Viết, Không Làm những gì có lợi cho cộng sản .

Lôi Bằng TQLC TCB


Chào ông lần cuối, xin ra đi được bình yên...


( Ngày Chúa Nhật 24 tháng 7năm 2011. )

Nguyen Hoang Tan
07-25-2011, 02:06 AM
Tôi thằng Pilot sửa, chưa ra phi đoàn. Những ngày Ông Kỳ làm TLKQ tôi chưa mộc cánh.
Nếu viết thêm vài chữ vào đây để tiếp tục theo gót dư luận về Ông Kỳ thì rất dể viết. Nhưng viết với sự nhận xét khách quan về ông Kỳ.
Một nhân vật có quyền mà không có lợi...Khôngt biết có ai ngạc nhiên, khi ông Kỳ chưa hề có tài sản lớn, đáng như địa vị trước kia của ông???
Người nằm xuống rồi, nhưng chưa chắc lịch sử ghi được rỏ nét về suy nghỉ của ông Kỳ. Mặc dù bề ngoài ai cũng biết rằng ông Kỳ là tay phổi bò. Tuyên bố những lời đi ngược lại cái nhìn chung của đa số, nghịch 180 độ với bản chất diều hâu của ông trước đây. Ông Kỳ có thái độ hèn hạ đó để làm gì. VC cho ông làm Thủ Tướng???
Thị Trưởng Sài Gòn ??? Chủ Tịch Nhà Nước?????
Một người đã từng dội bom Bắc Việt, người đã từng kêu gọi Bắc tiến.
Trong quyển "Ma Tuý Phục Vụ Quốc Gia" của VC xuất bản trong nước, trong một đoạn của quyển sách có ghi:
"Ông Diệm là tay độc tài, Ông Thiệu là tay bù nhìn, Ông Kỳ là tay Mất Dạy"
Trong ba kiểu phê phán, chửi bới trên, chúng ta hiểu thế nào về ba nhân vật lảnh tụ của VNCH, Vị nào là đối thủ của VC???
VC có tin ông Kỳ không? Ông Kỳ có tin VC không? Đành rằng bề ngoài ông Kỳ tuyên bố những lờ lẻ không phù hợp với dư luận người Việt hải ngoại, cũng như cách nhìn về chánh kiến của kiểu chống Cộng từ mọi giới hải ngoại. Thằng nhải con như tôi cũng nghe và hiểu những lời tuyên bố đó. Nhưng hiểu như thế nào là một chuyện khác.
Hãy để lịch sử tìm ra nguyên nhân sâu kín của vấn đề, hãy để ông Kỳ làm nhiệm vụ của công dân Việt, nhiệm vụ mà ông cho là đúng nhất mà có thể làm được với cương vị của ông.
Đâu có thằng nào điên mà bênh vực, hoặc bàn tán về một người, mà thiếu những điểm then chốt (đả kích), khi dư luận công khai kết tội ông như một toà án chính danh hợp pháp, và chính đương sự đang bị mọi người nguyền rủa.
Nguyễn Hoàng Tân

loibangTQLC
07-25-2011, 05:09 AM
Kính thưa quí vị
Không nhiều thì ít Quí vị đã được tin cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ đã mất.

Lúc sinh thời ông NCK đã làm những việc tốt ,xấu cho đất nước nên để lịch sử phê phán công tội của ông NCK thì hay hơn.


Theo tôi nghĩ mình không nên có những lời xúc phạm tới người chết, . Quí vị không thấy gia đình của Ông đã nói trong cáo phó : “ trong lúc tang gia bối rối , có điều gì sơ xót xin quí vị niệm tình tha thứ “ hay sao.
Để giữ hòa khí với nhau, thay mặt BĐH HQPD tôi mong muốn những tranh luận sẽ được chấm dứt tại đây như đã nhắc nhở ở trên , chúng tôi luôn tôn trọng mọi ý kiến dù bênh hay chống cũng đều có một góc cạnh nào đó :
" Xin ông Nguyễn Cao Kỳ hãy yên nghỉ, sự ra đi của ông sẽ chấm dứt những tranh cãi giữa những ý tưởng xung đột bênh và chống ông. "Laissez les morts tranquille" hay "Let the dead quiet", và cũng trong ý tưởng của người Anh khi bảo là "Hãy cho những gì thuộc quá khứ chôn vùi vào quá khứ", ông ra đi mang theo chuyện cũ đã qua, chuyện quá khứ dù vui hay buồn chắc chắn sẽ chìm vào quên lãng vì chuyện của quá khứ: "Let bygones be bygones" (Ce qui est passé est passé, oublié ce qui est arrivé dans le passé). "

Một lần nữa xin cám ơn quý vị ,

Lôi Bằng TQLC TCB