PDA

View Full Version : Sấm Trạng Trình‏



TAM73F
04-03-2011, 11:05 PM
Thử đối chiếu sấm Trạng Trình với những biến cố đã và đang xảy ra
Thử luận bàn về những câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối chiếu với những biến cố đã xảy ra :

Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
----------

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.


Hùm gầm khắp nẻo gần xa.
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời,
Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,
Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng,
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
Chín con rồng lộn khắp nơi,
Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
Lời truyền để lại bấy nhiêu,
Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong.
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng,
Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình.

--------
Lời bàn :

Những biến động về mặt ngoại giao và quân sự đáng chú ý trong năm Canh Dần 2010 vừa qua, giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông, cũng như sự kiện một chiến hạm của Nam Hàn bị ngư lôi tàu ngầm Bắc Hàn thụt chìm vào tháng 3/2010, đã huy động lực lượng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ với những cuộc tập trận trên biển Đông vào mùa Hè và ở Hoàng Hải vào mùa Thu năm Canh Dần 2010, với các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Á Châu, như mọi người đã biết. Nên có thể nói như sấm TT đó là"Hùm gầm khắp nẻo gần xa".


Những biến cố cách mạng mùa Xuân năm Tân Mão 2011 đã và đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở lục địa Châu Phi nói chung và Bắc Phi nói riêng, như Lybia hiện nay đang còn trong khói lửa... cũng như những dấu hiệu xuống hiệu ở Á Châu có tên cách mạng Hoa Nhài từ 2 tuần nay, và bắt đầu rục rịch ở VN với lời kêu gọi cách mạng Hoa Mai của Tuổi Trẻ Yêu Nước, hay cách mạng Hoa Sen của sinh viên VN, thì đúng là những tiếng kêu của dân gian trong năm con Mèo này, làm cho tơi bời những chế độ quỷ ma độc tài ở Bắc Phi, và làm lo sợ cho đảng CS Tàu cũng như đảng CSVN. Nên nếu đối chiếu với câu sấm TT là "Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời", thì cũng không thể bảo là hoàn toàn sai.


Còn nếu luận giải "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh" có nghĩa là "đầu năm (đuôi) con Rồng" (Long vĩ=đuôi con rồng) tức là Nhâm Thìn 2012, vì Nhâm thuộc về đuôi của Can, và còn có câu "Can qua xứ xứ khổ đao binh" có nghĩa là qua Can Nhâm năm Thìn 2012 khắp nơi khổ vì đao binh, tức là thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra là điều cũng rất có lý. Vì với những dấu chỉ cách mạng hiện nay ở Bắc Phi và lục địa Châu phi sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, kinh tế, chính trị ở những xứ này để đừng nói là nội chiến, do những bàn tay lông lá của quỷ ma ngoại bang xúi dục để gây ảnh hưởng. Nên sự tranh giành quyền lợi giữa thế hệ trẻ yêu chuộng tự do dân chủ theo Âu Mỹ, và lớp già bảo thủ cuồng tín theo Hồi giáo ở những xứ này là điều tự nhiên không tránh khỏi. Vả lại, ai cũng biết là Phi Châu đã bị Tàu cộng bỏ tiền ra mua bọn lãnh tụ để khai thác tài nguyên và tranh giành ảnh hưởng với Âu Mỹ, từ cả chục năm nay và đã nuôi quân khủng bố ở đó, nên sẽ lợi dụng tình thế "nước đục thả câu" để gây chiến tranh và bán súng đạn, đồng thời là cách gián để gây chiến tranh với Âu Mỹ. Và rồi bắt buộc Mỹ và Âu Châu phải nhảy vào, như hiện tại Anh quốc đang gởi quân biệt kích vào Lybia, để giải tỏa bè lũ Gadafi dưới sự đồng ý của Mỹ. Và từ đó chiến tranh khủng bố sẽ bùng nổ và leo thang ở Âu Châu để làm dân hoảng sợ và quân đội các nước này ngày đêm phải lo đi lùng để diệt quân khủng bố, thì chính phủ các nước tự do đồng minh của Mỹ không thể gởi quân tham chiến trên các xứ đang muốn có nền dân chủ. Nhưng trái lại, Tàu cộng đã gởi quân đi khắp thế giới để đánh mướn và gài gián điệp vào các nước muốn theo Âu Mỹ này. Thêm vào đó, Tàu cộng có thể gây ra một dư luận quốc tế đổ tội cho CIA Mỹ về chiến tranh khủng bố ở Âu Châu và nội chiến ở Phi Châu, mà do Tàu giựt dây. Lúc đó dư luận sẽ chú ý đến Âu Châu và Phi Châu mà không còn lưu ý đến Á Châu, thì Tàu cộng sẽ rảnh tay ra lệnh cho Bắc Hàn đánh Nam Hàn, và đồng thời cũng sẽ tiến quân để thôn tính VN, đánh chiếm Đài Loan, và có thể luôn cả Thái Lan, để mới có thể bao vây Ấn Độ, là điều mà Tàu cộng hằng mơ ước. Vì vậy bắt buộc Mỹ phải can thiệp vào chiến tranh Đông Nam Á và phải đánh cho Tàu cộng tiêu luôn để diệt nạn CS tại Á Châu, và là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Nếu có chiến tranh như vậy, thì mới ứng nghiệm lời sấm của Trạng Trình là : "Mười phần chết bảy còn ba ; Chết hai còn một mới ra thái bình", hay những câu sấm Trạng Trình tiên đóan về vận mệnh nước Việt Nam từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 sau đây, mà tôi thiết nghĩ chúng ta nên đọc lại để thấy sự ứng nghiệm của những lời sấm này của thánh hiền cách nay hơn 500 năm đã đúng đến mức độ nào :

Đảng Dân đại bại tan tành
Cầu cùng đảng cộng ra tranh chiến cùng
Tu binh mãi mã chiêu hùng
Núp lưng đảng cộng phục hưng nước nhà
Rồi sau sanh sự bất hoà
Lại cùng đảng cộng can qua chiến trường
Non cao biển cả đôi đường
Phân ranh biên giới tỏ tường mới an
Vầng hồng lộ khắp bốn phang
Tây phương cuốn gió tìm đường đào giông
Bập bồng Tần quốc bập bồng
Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
Hải hồ rửa máu nghỉ an
Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
Thân gà dạ khỉ đấy chừ
Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần
Kỳ Phang thay đổi cuộc trần
Chó kia gặp chủ nó cần sủa tru
Quân minh dân sự ôn nhu
Heo kia thong thả ngao du đầy đường
Chuột rày gặp cảnh bình an
Trâu kia thong thả nghênh ngang đồn điền
Cọp rày làm chúa lâm điền
Quân thần cộng lạc miên miên cửu trường.
-------------------------

Những câu sau đây xác định rõ nơi chiến địa là Tần quốc, tức nước Tàu :

Bập bồng Tần quốc bập bồng
Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
Hải hồ rửa máu nghỉ an
Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
Thân gà dạ khỉ đấy chừ
Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần

Và hai câu cuối của đoạn này cũng xác định thời gian chiến tranh chấm dứt là : "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".

Ngoài ra những câu sau đây cũng diễn tả tư tưởng của những câu trên:

Rồng bay năm vẻ sáng ngời (Rồng : Nhâm Thìn 2012; năm vẻ=năm Châu; sáng ngời=khói lửa)

Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng (Rắn : Quý Tỵ 2013)

Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng (Ngựa : Giáp Ngọ 2014)

Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình
Ðầu Can võ tướng ra binh
Ất là trăm họ thái bình âu ca.
..........

Lời bàn :

"Chín con rồng lộn khắp nơi" : 9 con rồng=9 nước Á Châu:Tàu,Việt Nam, Đài Loan, Inđônêsia, Phi Luật Tân, Nhật, Nam Hàn, Bắc Hàn, Thái Lan)

"Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu" : Nhện giăng lưới gạch="world wide web" với facebook, twitter, điện thoại di động được xây dựng chắc chắn như lưới gạch, mà giới trẻ dùng để thông tin và kêu gọi xuống đường như chúng ta đã thấy. Nên "đại thời mắc mưu" là các chế độ độc tài cố vị của thời đại internet đã bị mắc mưu mạng nhện là như vậy.

"Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong" : Phương Đoài là phương Tây, nhưng chữ Đoài trong Kinh Dịch có nghĩa là đầm hay hồ, nên phương có Hồ Tây là Hà Nội ; và chữ giặc dùng để nói quân xâm lăng từ phương Bắc, tức quân Tàu.

"Đầu Can võ tướng ra binh": câu này giải cho câu "Mã đề Dương cước anh hùng tận", có nghĩa là năm Giáp Ngọ 2014 sẽ có tướng giỏi ra trận để dứt điểm chiến tranh, và có thể phải hy sinh để cứu quân cứu nước, vì ba chữ"anh hùng tận".
---------------

Nên nếu dựa trên những lời sấm tiên tri chưa bao giờ sai của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì có những điều trùng hợp đang xảy ra như là dấu chỉ của thời đại để cho ai muốn "thuộc lấy làm lòng", có nghĩa là tâm tư, suy nghĩ để tu thân hầu :"đến khi ngộ biến đường trong giữ mình". Do đó, những lời luận bàn trên đây của tôi cũng không ngoài mục đích để cho ai muốn suy nghĩ thì hãy tâm tư về ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại để "giữ mình" tức tu thân, chứ không bắt ai phải tin vào đó như là một tín điều. Và nếu có bậc huynh trưởng nào cao kiến hơn về những câu sấm này, thì cũng xin chú giải cho mọi người đều biết.

Vì có lời chép rằng : "Khi các ngươi thấy mây kéo lên ở phía tây, các ngươi nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các ngươi nói : "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét? Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải ?" (Lc.13,54-57)


Ngoài ra bài viết dưới đây đang phổ biến trên mạng hiện nay cũng chỉ là luận diễn theo trình độ hiểu biết của tác giả là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình, nhưng đâu là đúng theo lời sấm của Trạng Trình thì để cho"Hậu sinh thuộc lấy làm lòng", nhưng cũng nên đọc qua cho biết.

Sơn Hà


Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri về năm 2011

(Dân trí) - LTS: Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đã dành khá nhiều tâm huyết của cuộc đời mình để nghiên cứu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà tiên tri số một trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Năm 1991, ông đã làm bộ phim tài liệu "Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm". Giải thưởng Hội hữu nghị Việt Nhật 1992. Bài viết dưới đây ghi lại những câu sấm truyền nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho năm 2011.

***
Trong lịch sử Việt Nam, nhà tiên tri đầu tiên được mọi người biết đến là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Hơn 500 năm sau, xuất hiện Trạng Trình - nhà tiên tri thứ hai. Ở Pháp, cùng thời với Trạng Trình có nhà tiên tri Nostradams (1503-1566) sinh trưởng ở thành phố Saint Re'my thuộc xứ Provence. Toàn bộ sấm ngữ của ông này đã được xuất bản tại Lyon năm 1555 dưới tên gọi Les centurtes (Những thế kỷ). Năm 1966 kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, tác phẩm này được in lại tại Nhà Xuất Bản Pierre Delpont.

Trạng Trình sinh trước (1491) và mất sau (1586). Năm 1986, kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng Trình, người ta hay nhắc tới câu sấm tiên đoán về sự trở về của ông: "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về". Từ đấy, Trạng Trình trở về với thời đại chúng ta thực sự.

Năm 1991, kỷ niệm 500 năm ngày sinh ông, đã có một lễ kỷ niệm trọng thể của Nhà nước diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm nay, kỷ niệm 520 năm ngày sinh ông (1491-2011), chưa biết chúng ta sẽ làm gì, nhưng vào dịp cuối năm cũ (2010), cụ đã "gặp" nhà ngoại cảm tên Phương người Giồng Trôm, Bến Tre và chỉ cho ông tìm ra mộ thật của mình với ước muốn để cháu con và hôm nay biết đúng chỗ và thờ cúng. Theo chỉ dẫn của cụ, nhà ngoại cảm đã tìm được mộ cụ ở làng Triền Am, Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng.

Từ nhiều đời nay, những câu sấm tiên tri của Trạng Trình đã giúp cho bao chính khách biết việc mà xuất xử đúng đắn. Nhờ tài kiệt xuất này, ông thật xứng đáng với câu đối đã ghi ở đền thờ tại Bạch Vân Am: "Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng - Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu" (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng - Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu).

Sinh thời, Trạng Trình cùng bạn thần đồng Bùi Ngu Dân (thường gọi là Bùi Công) thường rủ nhau bàn định bấm đoán về vận nước. Hay tin Mạc Đăng Dung muốn thoán ngôi vua Lê, cặp tri kỷ cùng nhau đoán định. Bùi Công viết vào lòng tay bốn câu ngũ ngôn: "Mộc đinh niên đinh khẩu - Bát đạo nhập mộc văn - Băng tâm đại đức vũ - Thiên hạ bán rã bình" (Phương Đông Mạc lên ngôi - Định đoạt nên danh tiếng - Thì tám hướng sẽ loạn - Những người luôn trung thành - đứng lên cầm vũ khí - Chỉ nửa được thái bình). Còn Trạng Trình thì viết vào lòng tay thất ngôn tứ tuyệt: "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh - Can qua xứ khổ đao binh - Mã đề dương cước anh hùng tận - Thân dậu niên lai kiến thái bình" (Cuối năm rồng, đầu năm rắn xảy ra chiến tranh - Nạn binh đao ở khắp mọi nơi - Cuối năm ngựa, đầu năm dê anh hùng mất hết - Qua năm khỉ, năm gà sẽ thái bình).

Trong lịch sử quả thật, Mạc Đăng Dung đã thực hiện lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông vào năm sau năm Ất Dậu (1525) và đoạt ngôi vào năm Đinh Hợi (1527) lập ra triều Mạc. Bốn câu này khi vào tuổi già, Trạng Trình ghép vào trong bài sấm ký dài của mình thì lại được dùng để nhận định vào thời đại của chúng ta từ năm Canh Thìn (1940) đến năm Ất Dậu (1945). Có người còn nghĩ rằng Bác Hồ từ câu sấm này, so đọ với tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đã tới hồi sắp kết thúc mà quyết tâm cùng dân tộc làm nên Cách Mạng Tháng Tám 1945. Ngay từ khi còn ở Cao Bằng đầu năm Ất Dậu, Bác đã viết: "Ất Dậu ắt thành công".

Vào những năm Việt Nam hết sức rối ren giữa các thế lực nhà Lê với nhà Mạc, giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng, chỉ với 6 câu thơ tiên tri, Trạng Trình đã thu xếp được các thế lực vào đúng nơi trên đất nước khiến cho dân đỡ lầm than khổ sở trong nạn binh đao. Khi Nguyễn Hoàng xin ý kiến, ông đã tặng cho Nguyễn Hoàng hai câu thơ: "Hoành Sơn nhất đái-Vạn đại dung thân" (có bản đề là: "Khả dĩ dung thân"). Ý rằng hãy tìm đường vào phía Nam dựa vào dãy Trường Sơn mà tồn tại). Nguyễn Hoàng nghe theo xin Trịnh Kiểm vào trấn giữ từ Đèo Ngang trở vào. Khi người nhà Trịnh Kiểm hỏi ông về vị trí của mình, có nên thoán ngôi vua Lê không, ông trả lời: "Chịu khó mà thắp nhang- thờ Phật thì ăn oản" (Có nghĩa rằng phải thờ nhà Lê thì có lộc). Trước khi ông mất, nhà Mạc xin ý kiến tồn tại thế nào, ông đã đọc hai câu thơ: "Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô" (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa). Nhà Mạc đã theo kế ấy và đã tồn tại được thêm ba đời nữa thật. Có lẽ, do Cao Bằng cũng từng là kinh đô của vua Mạc, nên khi về nước lãnh đạo dân tộc làm Cách Mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng.

Sau khi ông mất, những lời sấm vẫn được chứng nghiệm ở đời sau. Có giai thoại nói rằng: vào thời Tự Đức, bỗng nhiên quan quân kéo về đập phá nhà thờ Quan Trạng. Hỏi ra mới hay vì Tự Đức quá tức giận bởi câu sấm: "Gia Long tam đại-Vĩnh Lại vi vương". Lời sấm truyền này nói rằng tự Đức không phải dòng giống Gia Long mà là con của Quận Quế- Người Vĩnh Lạc (Vĩnh Bảo hôm nay).

Lại có giai thoại kể rõ, Quan Thượng Tứ - Tổng Đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Khi đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, Thượng Tứ xem xét cẩn thận, thấy Trạng Trình là thầy rất "cao tay" sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này. Sau khi bàn bạc với con cháu Trạng Trình, Thượng Tứ quyết để lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Khi đào đến gần hộp quách, thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: "Bát thập niên tiền khi chung vũ tả - Bát thập niên hậu khí nhập ư trung" (Tám mươi năm trước khí tốt bên trái - Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong).

Những giai thoại như trên nhiều và rì rầm ở khắp nơi. Nào là giai thoại cha con thằng Khả đánh đổ bia. Nào là giai thoại thằng Trứ (Nguyễn Công Trứ) phá đền... đều là những câu sấm lẻ Trạng Trình thốt nhiên nói ra. Khi về già, Trạng Trình mới làm hẳn một bài sấm ký dài lưu truyền lại với mục đích như câu cảm đề đã ghi: "Bí truyền cho con cháu- Dành hậu thế xem chơi". Bài sấm ký nói về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay.

Phần từ đầu đến khi Trạng Trình quy tiên thì không nhiều, chủ yếu là từ sau khi ông qua đời cho đến hôm nay. Bài sấm rất dài nhưng có đoạn gần cuối có vẻ ứng với hai năm tùng bách mộc này (2010 và 2011): "Phân phân tùng bách khởi- Nhiễu nhiễu xuất đông chinh - Bảo Giang thiên tử xuất - Bất chiến tự nhiên thành". Mọi ý sâu xa xin để người đời giải đáp, tức là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình.

Nguyễn Thụy Kha
(Nguồn Dân Trí)

Kim Quy
11-28-2012, 05:15 AM
Trích từ :
http://thientrungnhan.wordpress.com/...nh-va-cơ-but/

Một ngày thu năm Nhâm Dần (1542) đang tựa án đọc sách, chợt thấy mây ngũ sắc hiện ra, Trạng liền gieo quẻ bói xem thời vận nước nhà, lúc ấy đời vua thịnh trị nhất triều Mạc là Mạc Đăng Doanh mới mất, Trạng bốc được quẻ Càn, động hào Sơ cửu, liền đoán :

Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân

Can qua sinh sác biến

Nghĩa là loạn liên tiếp vào năm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi (1548 – 1549 – 1550 – 1551), rồi cụ lại giảng tiếp cho học trò là Trương Thời Cử rằng :

Bốc đắc Càn thuần quái

Sơ cửu thoái tiềm long

Ngã bát thế chi hậu

Binh qua khởi trùng trùng

Ngưu tinh tụ Bảo giang

Đại nhân cư chính trung

Dịch nghĩa :

Bói được quẻ thuần Càn

Hào sơ cửu rồng lui ẩn

Tám đời sau ta

Binh biến khởi trùng trùng

Sao Ngưu tụ Sông Quí

Đại nhân ở chính giữa

(Có bản chép câu 5 là: Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ trên Sông Quí ).

Bài này chính là chìa khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Trình, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đã bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.

Bói được quẻ Càn (Trời), thấy rồng lui ẩn, hồng vận chân chúa chưa xuất hiện, tám đời sau, khoảng 1735 khi Tiến sĩ Vũ Khâm Lân tới thăm hậu duệ đời thứ 7 và thứ 8 của Trạng Trình tại chính nền nhà xưa, đúng là thời loạn liên tiếp giữa các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn … Cho tới triều Nguyễn Gia Long cũng chỉ được hơn 60 năm lại bị Thực dân xâm lăng, mà trong 60 năm đó, loạn lạc vẫn liên miên tại miền Bắc bộ (riêng hai đời Minh Mệnh, Thiệu Trị 1820 – 1847 đã có tới 250 vụ loạn), cho tới thập niên 1980 mới tạm gọi là yên ổn. Phải đợi tới khi sao Ngưu, chủ tinh của bậc đại nhân xuất hiện trên Bảo giang thì đất nước mới lại phục hưng, đại hồng vận non sông mới rực rỡ.

Hết trích.

Theo suy nghĩ của tôi thì hai câu:

Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân
Can qua sinh sác biến

Nó liên quan với các câu tiếp theo:

Bốc đắc Càn thuần quái

Sơ cửu thoái tiềm long

Ngã bát thế chi hậu

Binh qua khởi trùng trùng

Ngưu tinh tụ Bảo giang

Đại nhân cư chính trung

Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì những câu này bắt đầu cho bài sấm tiên đoán về thánh nhân, cũng như vận nước vào thời "ngã bát thế chi hậu".

Kim Quy
11-28-2012, 05:21 AM
Những lần thử giải trước trong những diễn đàn khác, tôi có nhắc đến mậu, kỷ,canh, tân là những năm 2018-2021 tức mậu tuất cho tới tân sửu trong câu " Liên mậu, kỷ, canh, tân. Can qua sanh sác biến."

Vì trong bài sấm lư hương có thầm báo vào vận 5 ( 1944-1963) thì lư hương được tròn đầy vào năm 1953. "Chu ngũ phục viên toàn". Đây cũng chính là chìa khóa để mở ra sự bí mật về thời gian rất quan trọng.

Vận 8 (2004-2023) đây chính là thời điểm "Ngã bát thế chi hậu". Ngã có nghĩa là ta, bát là 8, thế chính là thế vận, chi là thập nhị địa chi, hậu có nghĩa là sau. Toàn câu có nghĩa là sau ta vào những năm mậu tuất, kỷ hợi, canh tý, tân sửu sau của vận 8. Vì trong vận 8 có hai lần những năm như thế nên cụ mới nhấn mạnh CHI HẬU.

Kim Quy
11-28-2012, 05:23 AM
Trong cuốn "Tích hợp đa văn hóa Đông Tây" của GS Nguyễn Hoàng Phương, ông có nhắc đến một người là nữ thiền tu có danh với ba chữ cuối là "Trúc Lâm Nương" . Bà có một am thiền ở quận Bình Thạnh, SG. Vào khoảng năm 1996, lúc đó bà đã hơn 90 tuổi nhưng trông vẫn rất mạnh khỏe. Bà thiền theo cách nhịn ăn rất lâu (chỉ ăn có 3 ngày trong tháng, 27 ngày kia bà chỉ uống nước lã). Bà có bài thơ thiền về dòng Bảo Giang như sau:

"Đố ai biết được Bảo Giang môn?
Là nơi Thánh chúa, Thiên tôn định phần
Xuất giang môn, hóa giang môn
Ly nơi đông thổ xoay vần tây phương"

Trong tử vi khi sao Thái âm tọa cung hợi thì gọi là Nguyệt lãng Thiên môn, khi sao Thái dương tọa cung mão thì được gọi là Nhật xuất lôi môn. Cụ trạng dùng môn Thái Ất Thần Kinh để viết sấm mà môn Thái Ất thì trọng về thiên vì vậy Bảo Giang chính là Thiên Hà.

Vậy Bảo Giang môn là Lôi môn hay là Thiên môn? Thật may mắn cho chúng ta, tiền nhân lại để một câu sấm khác cho hậu thế biết đích thực chính là Thiên môn trong câu:" Khởi nguyệt bộ đại giang".

"Ly nơi đông thổ xoay vần tây phương" đây chính là quỹ đạo mà chúng ta từ trái đất xem thiên tượng sẽ thấy mặt trời và mặt trăng di chuyển trên bầu trời.

Do đó chúng ta có thể kết luận Bảo Giang là Thiên Hà và Bảo Giang môn là cung hợi trên lá số tử vi của vị thánh nhân.

Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn
Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn

Kim Quy
11-28-2012, 05:46 AM
Ấy là điềm xuất thánh quân
Hễ ai tìm thấy thì thân mới tường
Chữ rằng “Hữu xạ tự nhiên hương”
Có dễ tầm thường thuốc dấu bán rao
Nắng lâu ắt có mưa rào
Vội chi tát nước xôn xao cày bừa
Nắng rồi thì phải có mưa
Buồm đang đợi gió cày bừa đợi cơn
Tuần này thánh xuất khảm phương
Sự thật đã tường chẳng lọ phải say
Tuần này thiên địa chuyển hồi
Thiên sầu địa thảm lòng người chẳng yên
Trời sai quỷ sứ dọn đường
Để cho thánh xuất khảm phương sau này
Vội chi đua sức ra tay
Người vội cày bừa ta sẻ cấy chơi
Suy cho thấu biết sự đời
Sấm ký mấy lời sự thực chẳng ngoa.

Lời bàn:

1.Chữ rằng “Hữu xạ tự nhiên hương” --> ám chỉ tên thánh nhân có ý nghĩa cao cả
Có dễ tầm thường thuốc dấu bán rao
Nắng lâu ắt có mưa rào --> tên thánh nhân có liên quan ý nghĩa với mưa
Vội chi tát nước xôn xao cày bừa
Nắng rồi thì phải có mưa

Trong những bài thơ của cụ trạng có bài thơ này không phải là một việc ngẫu nhiên:


Âm dương hòa hợp vận huyền ki,
Giải tác cam lâm hỉ cập thì.
Bái tự cửu thiên ân kí ác,
Nhuận triệm thứ thể vật hàm nghi.
Dân tô nghê vọng vương sự chí,
Sĩ hấp phong thành thánh giáo thi.
Vũ thuận cốc đăng kim thượng thụy,
Thái bình hựu nhất thử hữu kì.

2.Trời sai quỷ sứ dọn đường
Để cho thánh xuất khảm phương sau này --> thánh nhân có mạng thủy.

Trong kinh dịch, khảm là phương bắc, tượng của nước, cũng là phương vị của ngưu tinh.

Kim Quy
11-28-2012, 06:06 AM
Phá Điền thiên tử giáng trần

Phá là sao Thất Xích Kim tinh tức là sao Phá Quân chủ về võ nghiệp phát cung Đoài số 7 trên Lạc thư.

Điền chính là bảng cửu cung Lạc thư.

Trích từ Nhantu.net:
"Trong kinh Dịch có quẽ Thủy Phong tỉnh 水 風 井. Vua chúa xưa đã tổ chức phương pháp Tỉnh Điền để chúng dân đồng lao, cộng tác với nhau. Phép Tỉnh Điền được gói ghém trong chữ Tỉnh井 . Chữ Tỉnh gồm có 9 ô như Lạc thư.Tám ô chung quanh là ruộng đất chia cho 8 gia đình, gọi là tư điền. Ô thứ 9, ở giữa có cái giếng, gọi là công điền. Tám gia đình chung quanh, cùng ăn nước ở cái giếng chung ấy, lại cùng khai thác thửa ruộng công điền ấy để nộp lợi tức cho triều đình. Còn phần tư điền bên ngoài, làm được bao nhiêu thời giữ lấy mà ăn.

Thế là nhờ phép Tỉnh điền, vua chúa vừa khiến dân lao tác, vừa khuyến khích họ tương trợ lẫn nhau. "

Như vậy chúng có thể tạm hiểu chữ tỉnh điền có liên hệ mật thiết với giếng nước nằm ở ô giữa trong 9 ô vuông của Lạc thư.

Năm Tân Mão sao Phá Quân tọa tại trung cung.

Câu sấm cụ trạng nhằm báo cho chúng ta biết khi sao Phá Điền nhập cung trung trên Lạc thư là lúc thiên tử xuất hiện trên thế gian.

Kim Quy
11-29-2012, 07:26 AM
Tiền sinh cha mẹ đà cách trở.

Trong Dịch cha là tượng của đơn quái Càn, mẹ là tượng đơn quái Khôn. Cha mẹ cách trở là tượng của quái kép Thiên Địa Bĩ. Trong quẽ này chữ Bĩ là âm dương cách trỡ, vì vậy cụ trạng mới viết là cha mẹ cách trở. Tiền sinh trong câu này là có ý nghĩa đầu đời hay chính xác là quẽ gốc, quẽ này được tính bằng cách dùng ngày, tháng, năm, và giờ sinh để chiêm quẽ.

Kết luận câu sấm trên có nghĩa là thời gian đầu đời của thánh nhân ứng với quẽ Thiên Địa Bĩ. Hay chính xác hơn là quẽ Thiên Địa Bĩ sẽ ứng với ngày, tháng, năm, và giờ sinh.

Kim Quy
11-29-2012, 08:01 AM
Hậu sinh Thiên tử Bảo Giang môn

Câu này ứng với hai quẽ Hổ và quẽ Biến Phong Sơn Tiệm và Hỏa Địa Tấn.

Kim Quy
11-30-2012, 03:48 AM
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi kramnik
Lý do nào bác KimQuy cho rằng câu này ý chỉ 2 quẻ trên ???

Bác giải thích xem để mọi người thấy có hợp lý không ??

Nếu 2 quẻ trên là hợp lý thì sự việc trong đoạn
"
Ngưu tinh tụ Bảo giang

Đại nhân cư chính trung "

Sự việc ở đây sẽ ứng với quẻ gì vì cũng thuộc phần hậu sinh (hậu vận), cũng lại nói về bảo giang nhưng ở bài khác của trạng trình ????

Chào Kramnik, tôi xin trả lời bạn như thế này:

Trong quẽ Thiên Địa Bĩ động hào 5 sẽ biến ra quẽ Hỏa Địa Tấn. Trong quẽ biến này là tượng mặt trời mọc trên đất. Quẽ biến là quẽ cho biết kết quả của sự việc hay hậu vận.

Trích từ nhantu.net:

Tấn Tự Quái
Mạnh rồi, chẳng lẽ mạnh suông,
Cho nên quẻ Tấn vẽ đường tiến lên,

Tấn là tiến lên, sáng láng, rục rỡ, như mặt trời mọc lên dần dần, tỏa ánh quang huy ra khắp mọi nơi.
Dịch Kinh có 3 quẻ đề cập đến sự tiến triển.
- Một là Tấn, là mặt trời tiến lên. Hai là Thăng, là cây từ lòng đất vươn lên. Ba là Tiệm, là cây từ sườn non vươn lên. Trong ba quẻ, thì Tấn là phát triển, thẳng tiến mạnh nhất. Quẻ Tấn trên là Ly, có nghĩa là quang minh, dưới là Khôn, có nghĩa là nhu thuận. Thượng minh, hạ thuận, tức là ứng vào một hoàn cảnh mà vua thời minh, tôi thời hiền, dưới trên tương đắc.
Hết trích.

Quẽ Tấn có ý nghĩa trùng hợp với bài thơ thiền: " xuất giang môn, hóa giang môn. Ly nơi đông thổ xoay vần tây phương." Mà bài thơ thiền muốn ám chỉ đến Bảo Giang môn. Do đó quẽ Hỏa Địa Tấn ứng với câu " Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn." Chẳng phải cụ Trạng muốn đề cập đến hậu vận bằng quẽ Hỏa Địa Tấn?

Quẽ Phong Sơn Tiệm là hổ quẽ của quẽ Thiên Địa Bĩ. Bằng cách dùng hào 3,4,5 của quẽ Bĩ làm thượng quẽ và hào 2,3,4 làm nội hay hạ quẽ ta có Phong Sơn Tiệm ứng vào trung vận hay diễn tiến của sự việc.

Trích từ nhantu.net:

Tiệm Tự Quái
Cấn là ngưng nghỉ, là dừng chẳng đi.
Vật ngưng, rồi lại suy di.
Cho nên quẻ Tiệm hẹn kỳ tiến lên.
Tiệm là tiến mãi, tiến lên.

Tiệm là tiến, nhưng mà tiến có tuần tiết, thứ đệ, lớp lang, trật tự. Quẻ Tiệm đến sau quẻ Cấn, vì lẽ Trời, ngưng lại động, lại tiến. Tiệm là tiến từ từ, có tuần, có tiết, chứ không đốt giai đoạn. Trong quẻ này, Thánh nhân đã đề cao nguyên lý ấy bằng nhiều cách:
1. Tiệm là cây mọc trên núi, cây mọc trên núi dĩ nhiên là mọc chậm hơn cây mọc dưới đồng bằng.
2. Thoán Từ đề cập tới chuyện cô gái về nhà chồng.
Người Trung Hoa xưa nay rất thận trọng về việc cưới xin. Muốn cưới vợ phải có đủ sáu lễ sau đây:
1. Nạp thái. 2. Vấn danh. 3. Nạp cát. 4. Nạp trưng. 5. Thỉnh kỳ. 6. Thân nghinh.
Thế là muốn cưới vợ, phải có kỳ, có hạn, có lễ nghi đường hoàng, phải tuần tự nhi tiến, chứ không phải chuyện vơ bèo, gạt tép, đốt giai đoạn.
3. Tượng nói về công trình tích lũy nhân đức, cải thiện phong tục, đó cũng là một công trình lâu lai, trường cửu.
4. Hào Từ lấy chim Hồng, để mô tả sự tiến có tuần tự, tuần tiết. Chim hồng là một loài chim viễn xứ, cứ mùa lá rụng thì bay về Nam, cứ lúc băng tan thì trở về Bắc. Thế là hành xử có tuần tiết. Lúc bay thì có thứ tự, con nhớn bay trước, con nhỏ theo sau, có lớp lang hẳn hoi, Thế là hành xử có thứ tự.
Sáu Hào lại mô tả con chim Hồng tiến từ thấp, lên cao nguyên. Như vậy bài học của quẻ này thật là rõ ràng.
- Ở đời muốn nên công, đừng có vội vàng, đừng có đốt giai đoạn.
- Cưới xin mà vội vàng, chồng vợ sẽ chẳng ra gì.
- Công danh mà mau được, thời là thứ công danh do sự luồn cúi, cầu cạnh, mua bán.
- Của cải mà mau được, là thứ của cải phi nhân, phi nghĩa. Tiến cho có tuần tiết, trật tự sẽ bảo toàn được lễ nghĩa, liêm sỉ.

Hết trích

Theo giải thích của Nguyễn Văn Thọ chúng ta thấy quẽ Tiệm có liên quan gì đến những câu sấm:

"Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận, thú rày an dân."

"Chim hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào thần kinh."

Tôi hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn về hai quẽ trên.

tieuchuy
12-10-2012, 08:55 PM
Đọc qua những lời giải quẽ của Tiên Sinh Kim Quy thì rỏ là một cao thủ thượng thừa, thật cảm phục. Ước mong tiên sinh có thể giảng giải thêm những hàm ý trong sấm ứng với những sự kiện thế sự mà cụ Trạng Trình đã tiên tri cho kẻ hậu sinh được thưởng lãm.
Chỉ một câu dịch của cụ "Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về" mà cả nữa thế kỷ, trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, chúng tôi vẫn không xác định được Nguyễn nào, trước đây trong trại "cải tạo", chúng tôi có nghĩ đến TT Thiệu rồi đến ông NCK nhưng không đúng hẳn, chẳng lẽ là ông NCK?
Ít hàng cám ơn Tiên sinh Kim Quy cho những đóng góp quý báo.

Kim Quy
01-25-2013, 08:11 AM
Thánh nhân trong sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nhằm mục đích góp vui nhân dịp năm hết tết đến với quý thân hữu xa gần. Trong những năm gần đây trên Internet có rất nhiều diễn đàn có lập nên các trang bàn luận về sấm ký mà chủ yếu là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã có rất nhiều bàn luận về tên vị thánh nhân và các sự kiện được đề cập tới trong sấm cho tương lai Việt Nam. Nhiều vị đã luận giải tên vị thánh nhân là thánh Tản, con nhà họ Lý, con nhà họ Nguyễn và nhiều người còn chưa tìm ra được lời giải đáp. Cũng vì hiếu kỳ, bản thân tôi cũng tìm đến nhiều trang trên net và tham khảo nhiều tài liệu trong sách trong vòng ba năm qua, hôm nay tạm thời gom nhặt được một ít kiến thức và tư liệu để thử luận đoán nhằm cống hiến đến quý vị nhân dịp đầu Xuân về, tên của vị thánh nhân mà cụ Trạng ẩn dụ qua hai câu sấm:

Dục thức thánh nhân tính
Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu

Hoặc là :

Mộc Hạ Châm Châm khẩu
Danh thế xuất nan lường

Trước khi đi sâu vào đề tài diễn giải những câu sấm trên, tôi xin được giới thiệu đến quý vị sơ lược về Lục Thư của chữ Hán, chữ Hán Nôm của người Việt Nam cũng không xa biệt với những điều tôi đề cập dưới đây, trong bài này không có chủ ý phân tích nguồn gốc chữ Hán hay chữ Hán Nôm xuất xứ hay do người Việt hay người Hán tạo ra, chỉ chú trọng đến cách tạo chữ của tiền nhân mà thôi.

Chữ Hán có sáu cách dùng để tạo chữ được gọi là Lục Thư (六書). Tôi trích từ Wikipedia thì Lục Thư được chú thích như sau:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Hán

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.
Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:
Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).
Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).

Qua những kiến thức căn bản trên, tôi xin mạn phép bàn về tên thánh nhân như thế này.

Trong câu sấm Mộc Hạ Liên Đinh khẩu, bằng cách dùng phương cách CHỮ CHỈ SỰ hay BIỂU Ý và CHỮ HỘI Ý như đã giới thiệu ở trên. Chữ mộc hạ nghĩa là cây cối nằm ở dưới, chữ Đinh trong 10 Thiên can là hỏa nằm ở trên, theo cuốn Chu dịch của tiên sinh Phan Bội Châu của nhà xuất bản Văn Học năm 2010 trang số 532 có giải thích chữ đỉnh có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất thuộc về danh từ là vạc, mà những khí cụ gì to lớn cũng gọi bằng đỉnh, nghĩa thứ hai thuộc về động từ, với hình dung từ, đỉnh là vuông, chữ Khẩu cũng có hình vuông, do đó chữ Khẩu chính là chữ đỉnh trong ý đó , như vậy tôi có được ý toàn câu mộc Hạ Liên Đinh khẩu muốn nói về quẽ Hỏa Phong Đỉnh. Quẽ Hỏa Phong Đỉnh đề cập đến hình tượng chính là cái đỉnh hay cái vạc, người xưa dùng cái đỉnh để nấu thức ăn, do đó chữ đỉnh được tiền nhân ẩn dụ trong chữ khẩu.

Sơ lược về Hỏa Phong Đỉnh, theo như hai thể quẽ, Tốn là mộc, Li là hỏa, tốn lại có nghĩa là vào, lấy mộc đưa vào lửa, lửa đốt mộc mà nấu chín được đồ ăn là công việc thuộc về nấu nướng đó vậy.

Nhưng hiểu được hình tượng của cái đỉnh qua quẽ Hỏa Phong Đỉnh từ câu mộc hạ Liên đinh khẩu chỉ là mới khám phá được phần ngoài của chính sự. Tiên sinh Nguyễn Bình Khiêm để lại bài sấm cho hậu thế tiên đoán vận mạng đất nước và một vị thánh nhân sẽ xuất hiện giúp đỡ dân tộc trong thời bỉ cực mà thời nay chúng ta có nhiều bản dị biệt không giống nhau do sự thêm bớt của hậu thế với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có 3 bài sấm ngắn ít người biết đến được đăng trên trang web của Thientrungnhan's blog, trong những năm gần đây ba bài này đã được nhiều người copy đăng lại trên nhiều diễn đàn khác, điểm đặc biệt gây chú ý là bài sấm lưu lại trên Lư Hương để thờ bên tổ ngoại, bài sấm đó viết như sau:

http://thientrungnhan.wordpress.com/...nh-va-cơ-but/

Hiếu tư dĩ phụng tiên

孝 思 以 奉 先

Vị viên nguyện phục viên

未 圓 願 圓 復

Sinh tam tam thế hậu

生 三 三 世 後

Lịch sổ sổ bách niên

歷 數 數 百 年

Thế bát phùng khuyết liệt

世 八 逢 缺 烈

Chu ngũ phục viên toàn

周 五 復 圓 全

Hữu xương hồ nhân thập

右 昌 乎 人 十

Hữu sí hồ song thiên

右 熾 乎 雙 天

Nội ngoại phi nhị chí

內 外非 二 志

Chung thuỷ như nhất nhiên

終 始 如 一然

Long xà yên đắc ngộ

龍 蛇 安 得 遇

Đĩnh xuất tử tôn hiền

挺 出 子 孫 賢

Thiên cơ bất cảm tiết

天 机 不 敢 泄

Bất đắc bất ngôn yên

不 得 不 言 焉

Lư hương cung vu Tổ

香 供 于 祖

Hiện long phi tại thiên

現 龍 飛 在 天

Đi thêm vào chi tiết, cái đỉnh hay vạc thì to lớn mà chúng ta thường thấy trước sân chùa hoặc đình dùng để cắm nhang nhưng có cùng hình dáng như cái lư hương, chúng ta không biết cái lư mà cụ Trạng làm ra để thờ bên ngoại lớn bao nhiêu nhưng xem ra câu Mộc Hạ Liên Đinh khẩu có ý nói đến Lư Hương bên ngoại, đọc đến đây xin quý vị đừng vội bài bát ý này.

Trong bài sấm trên Lư Hương có đoạn:

Hữu xương hồ nhân thập - có hưng thịnh gồm chữ mộc (人+ 十=木)
Hữu sí hồ song thiên- có cháy sáng( lửa 火) gồm hai thiên( ở đây có thể hiểu hai lửa và thiên, hoặc là một lửa và hai thiên)
Nội ngoại phi nhị chí- trong ngoài không hai chí hướng
Chung thuỳ như nhất nhiên

Dùng nội dung của bốn câu trên và câu mộc hạ Liên đinh khẩu, tôi suy ra được chữ Vinh 榮, nhìn vào chữ Vinh chúng ta có chữ mộc ở dưới, hai chữ hỏa ở trên và chữ nguyệt ở giữa. Tượng hình của chữ Vinh trong có mộc ngoài có hỏa thỏa mãn những câu sấm trên.

VV/KQ

Kim Quy
01-28-2013, 08:32 AM
Hầu khứ kê lai hợi nguyệt kỳ
Quốc tận dân tàn thế lực suy
Huyết chiến đê đầu nhân huyết chiến
Quốc quân hãm nịch Quốc quân nguy
Nhân nhân giai dĩ Chu vi tống
Ông kiến tung hoành thị mạc vi

Kê Minh Ngọc thụ Thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền Nhật chính đông
Nhược giã ưng lai sư thượng
Tứ phương Thiên hạ Thái bình phong

Hầu đáo kê lai khởi chiến qua
Thuỳ tri thiên hạ chuyển như sa
Anh hùng mai thảo mã
Tướng suý tận tiêu ma
Phá điền thiên tử xuất
Tràng vỹ tảo sơn hà

Khỉ vào gà gáy oa oa,
Bốn phương lại động can qua ngất trời.
Quỷ ma từ đó đi đời

Tứ môn sạ tích, tứ môn sạ khai
Đột như kì lai
Thần kê nhất thanh
Kỳ đạo đại suy

Theo những câu sấm trên muốn nói đến các năm thân và năm dậu, hy vọng sẽ vào năm thân 2016 qua đi, đến năm Đinh Dậu 2017 tháng 10 mới bắt đầu.