PDA

View Full Version : Chuyến tàu đầu tiên chở “BÒ-NGŨ” ra Bắc



vinhtruong
02-17-2011, 01:54 PM
QUEENBEE-1 GÃY CÁNH RƠI XUỐNG VỰC THẲM - “Là Cộng Sản phải đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù” và trong chính sách của Lénin có viết rõ ‘chính sách cải tạo’ và kỹ thuật đánh lừa người tù cải tạo, “luôn luôn làm cho chúng có hy vọng được tự do, chuyển trại thường xuyên để nuôi dưỡng hy vọng giả tạo đó, cuối cùng chúng gặp nhau và chết ở Siberia, còn Việt Nam vùng rừng thiêng nước độc tây bắc Hà-Nội.

Queenbee-1 đang chập chờn trong giấc ngủ gật gù, bỗng những giọt nước âm ấm từ trên cao rơi xuống tung tóe vấy lên trên đầu, mặt chúng tôi với mùi thum thủm mặn chát, nhầy nhụa…Sau khi choàng mắt tỉnh giấc mới nhận ra được đó là những thùng nước tiểu đã đầy tràn, được anh bô đội kéo lên trên boong tàu, dưới ánh đèn vàng mờ ảo trên trần cao tỏa xuống, Tôi ngóc cổ nhìn lên, lại thấy lờ mờ những chiếc thùng nước tiểu đã trống nhẹ được kéo thả lủng lẳng xuống trở lại, nhưng những giọt nước tiểu còn đọng lại trong đó vẫn không chịu buông tha chúng tôi.

Tàu đang chao động vì sóng lớn! Có lẽ nó đã ra khỏi cửa khẩu Sông Saigòn và hiện đang lướt sóng trên biển cả! Bọn họ sẽ đưa chúng tôi đi đâu đây! đảo Côn-Sơn chăng? Phải đợi trời sáng mới định hướng được!

Hồi chiều tối đêm hôm, chúng tôi là toán xuống tàu sau cùng nên phải ngồi nơi phần đuôi mà chịu trận, cũng may nhờ các ‘thiện-nam’ nầy ăn uống theo mùa chay tịnh ‘thọ bát quan trai’ một thời gian khá lâu, nên những phần thải ra cảm nhận bớt rất nhiều mùi ‘tục-lụy’của trần gian. Các bạn tù lên trước được ngồi bệt dựa vào thành tàu nên cũng dễ chịu cho cái lưng. Tuy nhiên chúng tôi có được cái ưu tiên, lúc nào mắc tè thì xè ra ngay đó khỏi phải chen-lấn có khi bị vãi ra quần. Tội nghiệp một anh bạn Bò-ngũ, tên Cao Triều Phát, (chúng tôi gọi bằng tiếng lóng là các Trung-tá đi chuyến đầu tiên, nhìn các gương mặt rất quen thuộc nầy, Tôi đã gặp rất nhiều lần ngoài chiến trận, anh nào ngày xưa, nơi ngực cũng đầy ắp huy chương xuống tới rốn) thuộc binh chủng Nhảy Dù đang gồng mình cố gắng rặn ra hoài mà nó không chịu ra… vì chúng tôi bị nhốt sâu dưới đáy tàu nên áp suất không khí rất nặng không dễ dàng cho ra những thứ của nợ nằm trong bụng.

Bây giờ Tôi có quá nhiều thì giờ để suy gẫm và hồi nhớ lại tất cả, nhìn quanhquẩn chung quanh thấy các chiến hữu đang chen-chúc ngồi dựa vào nhau như bầy vịt, mọi người đều bơ-phờ và thất vọng. Chiều hôm qua, tại Trại Suối Máu, sau khi cán-bộ VC đọc danh sách “trích ngang” theo sự suy đoán của riêng tôi có lẽ đây là sĩ-quan VNCH có nhiều nợ máu với nhân dân nên đã bị đưa đi chỗ khác mà theo họ thì tạo môi trường dễ dàng để theo đuổi việc học tập cải tạo. Điểm danh xong, từ một sân lớn, chúng tôi bị áp dẫn theo thứ tự từng nhà đi ra giữa hàng rào kẻm gai đến một con đường khá lớn, hai bên là dãy nhà tù, trước mặt là cổng chính. Trên đường nầy vô số xe Molotova đậu nối đuôi nhau tự bao giờ với trần vải bịt bùng như không muốn mọi người nhìn thấy những gì trong đó.

Đây là nơi, mà hồi trước chính quyền mình thành lập một Trại tù phiến Cộng, chia ra nhiều phân trại nhỏ vây quanh bởi ba vòng kẽm gai, mỗi phân trại có một sân lớn, ngay cổng vào có một chòi nhỏ, có lẽ khi xưa là nơi bán hàng cho các tù nhân, một nhà bếp, bên cạnh có một giếng nước, một căn nhà trống rất lớn, các sân nhà đều tráng xi-măng, rải rác đều nhau từng một khoảng cách, có vô số dãy nhà cho tù ở dọc hai bên. Ngoài cổng trại có một chòi canh và phía dưới có một Connex, nơi đây đã giam hai chiến hữu Bò-tam (Đại úy) bị bắt khi hai anh toan trốn trại ở Củ Chi và không đưọc băng bó vết thương cho hai chiến hữu Bò-tam nầy. Chúng tàn nhẫn đến nỗi không cho thuốc men và không ngó ngàng gì đến hai chiến hữu nầy, và nhốt trong Connex như nhốt Gà để chờ ngày “cắt tiết”cúng Tổ Lenin của chúng theo kế hoạch trong âm mưu hù dọa, dằn mặt chúng tôi trước khi bí mật đem ra Bắc?

Tại đây, chúng tôi bị nhốt với những ngày dài có thể coi như là nhàn-nhã nhứt kể từ ngày đi tù cải tạo và nhứt là không phải cái gọi là “lên-lớp” học tập chính trị như hồi đầu tiên ở Trại Long-Giao. Nơi đây chỉ có một trường hợp chúng tôi phải nghe bài giảng về tài sản của nhân dân là không được xâm phạm. Nhưng cứ mỗi lần xe hỏa chạy qua là chúng tôi thấy lố nhố nón cối và tủ bàn… ôi cái gì đủ thứ chất đầy trên xe hỏa chở ra Bắc… chắc đây không phải là tài sản của nhân dân mà của chính quyền Miền Nam? Hy vọng tài sản của nhân dân được bảo vệ như vậy thì làm sao mà có vấn đề tham nhũng trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ưu việt được. Tin ở ngoài Saigon lọt vào trong trại: Hảng tin France-Press ở Hà Nội cho biết, ở Hà Nội nay có rất nhiều xe Honda đem ra từ Saigòn đang chạy khắp thành phố. Người ta còn thấy nhiều loại nước uống sản xuất từ hãng B.G.I trong Nam cũng được bày bán rộng khắp tại Thủ Đô Hà Nội. Người ta hình dung Saigon như một thành phố bị một loại cướp chiếm đóng và nạn “hôi-của” những người thua cuộc để khuân vác về Bắc. Nhiều nhứt là Salon, tủ lạnh, quạt máy, máy hát, vải vóc, thuốc Tây và ngay cả bột giặt. Hãng giấy Cogido có 8,000 tấn giấy trong kho đã được lệnh chuyển ra Bắc. Tất cả những xe hơi mới của Hãng Citroen, Renault, Peugeot bị chở ra Bắc. Hãng Engineco, có 165 xe được cải bổ tân trang cũng chờ để chở ra Bắc. Thật rất buồn cười với chữ nghĩa “Cách-mạng” Những lời mỉa mai bóng gió cũng chẳng ngửi được: “Miền Nam nhận Họ thì Miền Bắc nhận hàng” Hạt gạo miền Nam nay phải cắn chia đôi, chia ba cho miền Bắc!

Thứ năm 12/ June/1975: Đây là ngày đáng ghi nhớ nhứt, đánh dấu một thay đổi lớn với tất cả sĩ quan, nhân viên chức trong chế độ cũ. Guồng máy chính trị của chế độ Cách Mạng bắt đầu điều hành, bắt đầu xiết thắt lại. Thông cáo cho hay, các sĩ quan và viên chức của chính phủ cũ sẽ phải đi học tập cải tạo tối thiểu một tháng đối với sĩ quan quân đội và cảnh sát ngụy, những người làm chính trị, dân biểu, bộ trưởng, nghị sĩ. Họ phải trình diện trong ngày mai và chỉ được mang theo quần áo mặc thay đổi và còn nói rõ mang theo 13,610$ đễ trả tiền ăn trong một tháng. Đối với Hạ sĩ quan trở xuống, chỉ phải trình diện học tập ba ngày.

Tờ báo ‘Saigon giải phóng’ giải thích: Họ có phần trách nhiệm của họ vì đã cầm súng đánh giặc cho kẻ thù, hoặc đã làm việc cho kẻ thù” (Chắc giờ nầy, nhiều người trong chúng ta đang ở hải ngoại đã hẳn không làm sao quên được cái ‘ngày lịch sử nầy’ vẫn ám ảnh trong tâm tư chúng ta. Đó là màn kịch ngoạn mục và hay nhứt do hai đạo diễn Kissinger và Lê ĐứcThọ dàng-dựng; trong khi các chính khách khác đều bị lừa gạt và tưởng bở, đặc-biệt nhân vật Đại sứ Pháp Mérillon là thấy lộ liễu nhứt; Sau ngày 30/April/1975, vạch ra đường ranh giới rõ rệt giữa kẻ thắng và người bại. Nói theo ý của Kissinger, soạn giả tấn bi thảm kịch nầy: Một cuộc bàn giao chuyển tiếp chính quyền từ cũ sang mới cho Hà Nội, trong vòng trật tự và Saigòn không đổ nát.

Tháng October/1975, có quyết định đổi tiền. Dân miền Nam không ngạc nhiên, Ai cũng biết với một chế độ mới không ai xử dụng hệ thống tiền bạc của chế độ cũ; nhưng dân miền Nam không biết sẽ đổi như thế nào! Rồi người ta cũng ước đoán và rỉ tai cho nhau những toan tính của họ: dĩ nhiên rất nhiều sự suy luận và tin đồn, rồi người ta nghĩ ra nhiều cách đổi tiền miền Bắc để cất giữ. Ngay từ đầu, Huế và Quảng Trị đã nhập vào Liên-Khu 4, nên áp dụng lối sống của miền Bắc XHCN, xử dụng tiền miền Bắc. Rồi người ta không giữ tiền nhiều, mua hàng và quý kim tồn trữ, nhưng lại bị đe dọa là hàng hóa tồn trữ có nguy cơ bị kiểm kê và bị ghép tội tư sản mại bản, đầu cơ tích trữ, còn giữ quí kim như vàng sẽ bị tội trạng hiện hành. Rồi thông báo giới nghiêm, nhà nước chưa tuyên bố lý-do, thì dân miền Nam biết ngay sẽ diễn ra cảnh đổi tiền. Nhiều người có nhiều tiền chạy đôn chạy đáo đi mua hàng hoá, vật giá lại leo thang, tiền xem như giấy lộn. Nhà nước đổi tiền theo giá 500$ VNCH ăn 1$ ngân hàng và tối đa một gia đình được đổi là 200$ số còn lại phải ký gởi vào nhà nước Cách Mạng thì dân cũng hiểu là không bao giờ được lấy ra. Nếu có lấy thì những điều kiện nguyên tắc khó khăn không ai có thể làm được. Ký gởi là một từ ngữ đễ che dấu hành động cướp giựt bóng bẩy.

200$ cho mỗi gia đình, phải ngồi bệt sắp hàng cả ngày đợi phiên mới có. Những ngày đầu là đổi cho gia đình cách mạng, công nhân viên nhà nước. Nhân dịp nầy cán bộ cách mạng làm ăn khấm khá, làm ăn công khai, cố gắng giúp đồng bào miền Nam ruột thịt đổi một số tiền trên 100,000$. Đổi xong, chia theo tiêu chuẩn cán bộ lấy từ 75% cho đến 90% tùy vùng và thời điểm. Nhiều người tự tử vì giữ quá nhiều tiền, nay như mất hết; Có người ôm cả bao bạc nhảy lầu 3, 4 từng xuống, bạc giấy còn mới tinh bay trong gió như bươm bướm.

Chợ Trời thêm đông và thêm nhiều chợ mới xuất hiện, người dân Saigon sau lần đổi tiền như đã kiệt quệ, tài sản, kể cả áo quần cũng đem ra chợ bán, người Bắc chạy vô mua hàng rất đông và mỗi ngày lại càng thêm tấp nập; tư nhân có, tập-thể có và hợp tác xã cũng có luôn. Họ hể hả mua thật nhiều để đem về Bắc: mua đủ mọi máy móc kể cả tháo gỡ các hãng xưởng chở về Bắc, rồi lập cơ quan mua thu. Chính đích thân, Phó Thủ tướng Đỗ Mười điều động việc thu mua cho nhà nước. Người ta mua từ xe Honda, Tủ lạnh, quạt máy, TV, máy lạnh, xe hơi. Trong khi dân không có tiền, nhà nước tung tiền giấy không bảo chứng ra mua hàng, có khác gì đem giấy đổi tiền.

Dân nghèo, bạc hạ giá, hàng hóa lên là đương nhiên, rồi nạn ngăn sông cấm chợ, nông phẩm các tỉnh miền Tây cấm chuyên chở lên Saigòn. Người ta cho rằng, nhà nước Cách Mạng làm áp lực đễ dân phải sơ tán, hồi hương và đi kinh-tế Mới.

Về ăn uống có vẻ tạm được nhờ gạo Mỹ long-grain của Quân-tiếp-vụ được đem ra cho tù cải tạo nên thơm ngon khác hẳn với loại gạo “Trường Sơn Đại Mễ” bị mọt, khi vo những hột gạo rỗng ruột nổi lều bều. Nước vo gạo Mỹ trắng như sửa được các anh nhà bếp để riêng cho những anh có chớm bệnh phù thũng mà chúng tôi gọi là bệnh “phồn vinh giả tạo” (theo cách nói của Cán bộ Việt Cộng mỉa mai về nếp sống của miền Nam).

Mỗi “Láng” có nghĩa là mỗi nhà phải đề cử ra một anh học 4 bài thể dục để mỗi buổi sáng điều khiển những buổi tập có Cán bộ đi kiểm soát coi có thực thi đúng đắn không. Mỗi sáng tiếng loa của hệ thống phát thanh đánh thức chúng tôi bằng bản nhạc: “từ thành phố nầy người đã ra đi” trong đó có câu: ‘Bác đến từng nhà, thăm các cụ già, cầm tay chúng con’ được anh em tù sửa ra ‘còng tay chúng con’.

Vài tháng sau có lẽ vì nhu cầu nên các bác sĩ quân y được cho về, một nguồn tin không biết xuất xứ từ đâu cho rằng chúng tôi được tập trung tại đây là chờ quyết định của chính phủ Lâm- thời miền Nam dần dần cho về mà thôi. Vì có anh nhờ liên hệ họ hàng với Cách Mạng đã nói rằng sẽ được về trong một ngày gần đây, nên không khí sinh hoạt như là một trại dưỡng quân. Mỗi Láng hằng ngày phải cử một người ra khu nhà trống gần sân trại để nghe ‘loa’ và về thông báo cho trong đội khi Ban Chỉ Huy cần gặp ai để ‘làm việc’(điều tra hoặc hỏi cung lý lịch).

Bác-sĩ về rồi, anh bò Ngũ Không-quân, Trần-Sao, một cầu thủ đá banh của Bộ Tư Lệnh Không Quân miền Nam chẳng may bị đau bụng. Mấy cán-bộ quân y của VC đem giăng cái mùng cho ruồi khỏi bu, rồi mổ đại… dĩ nhiên sau đó bị nhiễm trùng nên anh Trần Sao đã từ giã cõi trần không gặp mặt thân nhân kể cả bạn tù! Chúng ta nghĩ sao về hành động man rợ coi mạng người quá rẻ nầy?

Ở không cũng buồn, nên nhiều anh khéo tay chế biến những vật dụng bằng tôn như muỗng, dĩa, chén, các giây kéo nước bằng giây kẽm gai, có anh làm ra cả cây đàn banjo. Cứ mỗi buổi sáng là nghe tiếng búa gõ ồn ào vang khắp trại. Các anh mê ‘mạt-chược’ còn làm được cả một bộ bằng gỗ từ những thân cây cao su mà trại cấp phát để làm củi cho nhà bếp.

Một giếng nước cho tù cải tạo nằm sát ngay cầu tiêu lộ thiên nên vấn đề nước uống đã gây nên bệnh kiết lỵ rất là nguy hiểm cho tù, nhiều bạn không còn quần lót giặt cho kịp với nhịp độ đi cầu, nên chỉ còn quấn chiếc khăn tắm quanh bụng. Thuốc trụ sinh thật là khan hiếm, nếu đi khám bệnh thì chỉ có độc nhứt vô nhị là: ‘Xuyên Tâm Liên’, một loại thuốc an-thần chế biến từ ngó sen, hoặc ra bờ rào ngắt những đọt ổi nuốt vô như lối trị bệnh cổ truyền. Tôi nhờ có mấy viên trụ sinh terramicin của chú em cho nên cũng qua khỏi. Đời tôi không bao giờ quên được giai đoạn phải chịu đựng sự hành hạ của bịnh kiết. Những bất tiện và thiếu vệ sinh của cầu lộ thiên, ngoài sự gây ô nhiễm không khí, nhứt là khi gió xoay chiều thổi về phòng tôi nằm gần đó. Nên thường thường chúng tôi phải đem chén cơm đến một gốc thật xa để ăn, không thì chẳng nghe mùi cơm mà chỉ có mùi đó mà thôi. Tuy vậy, đôi khi cũng vui mắt qua những đàn én lượn qua lại để kiếm-ăn vì quá nhiều giòi-bọ lỗm ngỗm.

Thời gian tù túng khó chịu, anh em lại ước muốn đi ra ngoài lao động cho đỡ cảm thấy buồn chán và nhứt là để có thể được liên lạc với bên ngoài. Thỉnh thoảng, chúng tôi được điều đi trồng khoai mì, hoặc đi dựng cổng chào bằng những vỉ sắt PSP, sức sáng tạo của chúng tôi thật là tuyệt vời. Không có đồ nghề, chỉ bằng tay không, ấy thế mà thực hiện được những cổng chào rất đẹp, ở giữa là lối đi cho xe Molotova và hai bên cho người đi bộ, phía trên cắm cờ đủ màu sắc, nhưng chẳng hiểu ý nghĩa gì chỉ để cho trẻ con thấy vui mắt. Nhưng cũng có những việc làm mà không ai muốn là ra đi khai quang khoảng đất trống giữa những đám hàng rào kẽm gai ngăn chia từng khu, vì trước kia đã có gài nhiều mìn Claymore còn sót lại. Dụng cụ là các cây cột sắt hàng rào ấp chiến lược, được bẻ cong một đầu để thay cho cái cuốc; Cũng may là không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Thỉnh thoảng, nhìn về phía phi trường Biên Hoà thấy những phi cơ làm vòng phi đạo mà đau lòng như ruột gan bị dày vò trăm mối ngỗn ngang; Xa xa phía sau Trại là con đường sắt xuyên Việt, đôi lúc nghe tiếng còi tàu rống lên càng làm cõi lòng thêm tê-dại não-nuột.

Về giải trí, chúng tôi được coi TV, mỗi ngày vào buổi tối, thỉnh thoảng cũng có phim dài và bắt đầu nhận được ‘quà’ ở nhà gởi, các gói quà đều gần như giống nhau, có lẽ các bà xã đều liên lạc với nhau để gởi nhửng thứ cần thiết như mì gói, tàu vị yểu, đường tán, những cục ‘Oxo’ (loại Maggie cube) và cám rang đễ chống bệnh phù thũng. Vào một buổi sáng, khi thức giậy tự nhiên tay-chân tôi bị bủn rủn khó khăn lắm mới chống-tay đứng dậy được, mãi tới trưa mới được hoàn toàn đi đứng thẳng người. Đây là triệu chứng báo hiệu một sự thiếu dinh dưỡng trầm trọng hoặc nằm dài dướì sàn đất quá lâu!

Những tin đồn cũng rất nhiều, ai nấy đều lạc quan, nhưng tôi không lạc quan mà cũng không bi quan, dù rằng qua các thư từ cũng như lượm lặt được khi đi trồng khoai mì ngoài dân và các bà xã cũng lanh trí giã đò đi bán kẹo bánh cố ý tìm chồng và sẵn dịp tuôn luôn kẹo bánh thư từ vào trong trại. Được biết Thành-phố Saigon giới nghiêm từ 10 giờ tối. Nhưng dù không giới nghiêm thì cũng không ai muốn ra khỏi nhà vào cái giờ ấy. Có nhiều tiếng nổ lớn ở phía Bắc thành phố vào lúc nửa đêm, rồi tiếng còi hụ của xe cứu hoả, người ta đồn với nhau là tiếng nổ Plastic gài vào xe của bộ đội. Cũng có 2 bộ đội bị đâm chết ở ngay cạnh rạp Ciné Mini-Rex, đường Lê Lợi. Rồi sau đó nhiều người chuyền miệng với nhau có mảnh giấy ghim trên ngực 2 nạn nhân “Chúng tôi không muốn cuộc cách mạng của các ông!” Thật sự thì có ai nhìn thấy mảnh giấy nầy đâu! Chỉ đồn, chỉ bịa, chỉ tưởng tượng rồi suy diễn đủ thứ, ai mà tin mảnh giấy đó, mảnh giấy đó chỉ nằm trong đầu người dân mà thôi! Và sau đó là Mẹ nuôi, Mẹ đỡ đầu của các chiến sĩ cách mạng, thay vì nghe đài phát thanh, nay dân chúng lại thích nghe đài Radio Catinat, mỗi ngày phát thanh tin đồn thất thiệt 24/24, vì Saigòn không có thông tin, nên nẩy ra rất nhiều tin đồn thất thiệt để lấp chỗ trống. Càng cấm, tin đồn càng nhiều, có những tin đồn rất hoang đường, đến hoang tưởng mà người ta vẫn tin là có thật, dĩ nhiên tin đồn bắn ra từ những người đấm bóp thời cuộc, ngồi ở quán Café vỉa hè tán dóc cho qua thời giờ. Những tin đồn cứ mãi loan đi, làm cho mọi người vừa hoang mang vừa ấp-ủ hy vọng. Ngủ sáng thức dậy thì có tin mới, người đưa tin bao giờ cũng nói thêm, chính họ nghe từ đài BBC. Vì người ta không tin tưởng chính quyền CS nên tin gì ngược lại quyền lợi chính quyền thì được chấp nhận một cách dễ dàng.

Trong trại thì anh em đại đa số có bệnh lạc quan ‘tếu’ để cố giữ tinh thần và rồi cũng có tin đồn và suy luận trong anh em tù với nhau, Việt Cộng sắp phải về Bắc vì đã lỡ vi phạm hiệp định Paris, và Mỹ sẽ trở lại Nam Việt Nam, một tin tưởng qua suy diễn rất mơ hồ nhưng đa số các bạn tù đang sống với ảo tưởng đó. Họ chỉ tin mà không lý luận hay suy luận một chiều. Ai nói ngược lại, hoặc bàn ra với niềm tin đó, sẽ bị họ kết-án là phản lại niềm tin cũa anh em, đầu hàng và đâm sau lưng chiến sĩ.

Bà Ngô Bá Thành trong một cuộc phỏng vấn đã nhận xét: “Radio Catinat là một lực lượng đáng kể ở thành phố Hồ Chí Minh. Nó vượt qua dễ dàng những phương tiện truyền thông chính thức của chúng tôi” Chúng tôi chuyển cả thơ nhà cho nhau coi và cũng hình dung một phần nào sinh hoạt ở bên ngoài. Và sau hết là mỗi lá thơ, dường như cán bộ VC ở Xã, Ấp có dặn dò phải viết… Sau cùng mỗi lá thơ đều viết “anh cứ chịu khắc phục học tập tốt, lao động tốt rồi Cách Mạng sẽ cho về” Trong thơ bà xã tôi có kể vào một ngày lễ nhà tôi không có treo cờ, nên bọn Công-an đến nói: Bà không treo cờ thì làm sao chúng tôi thả Ông xã bà về được. Nhà tôi vội vã treo cờ ngay.

(Còn tiếp)

vinhtruong
02-19-2011, 12:52 PM
THEO MẬT ƯỚC GIỮA KISSINGER VÀ LÊ ĐỨC THỌ: Có nghĩa là “thống nhứt 2 miền Nam Bắc, nên giải pháp của Đại-sứ Pháp Merillon thương lượng với chính quyền giải phóng về một đường hướng chính trị đã bị thất bại”.

Chiếc máy bay DC.6 dưới quyền xử dụng của Đại sứ Martin đã đậu sẵn trên sân bay Tân Sơn Nhất sau khi được lệnh khẩn cấp cất cánh từ Thái Lan bay qua Sàigòn trong đêm 25/April/1975. Trùm CIA Ông Polgar và Tướng Timmes đã áp giải TT Thiệu ngồi giữa 2 ông để lên phi trường đi lưu vong khỏi VN (sự việc CIA làm lần nầy lập lại 1949 thì quy mô hơn, vì nguyên cả Phi đội CAT của tình báo CIA phải di-tản cho hết Tưởng Giới Thạch và phe nhóm ra khỏi lục địa giao cho Mao Trạch Đông thống nhứt Hoa lục, để bắt đầu qua giai đoạn (Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CTA's Chief Strategy Analyst in Vietnam (9780700612130): Frank Snepp: ... www.amazon.com/Decent-Interval-Indecent-Strate ... mà CIA gọi là decent interval, thời-điểm “ĐỔI MÀU DA TRÊN XÁC CHẾT” đem chiến tranh từ Trung Âu qua Á-Châu, theo sách lược Eurasian Great Game, còn Việt Nam thì vào cái thế thống nhứt đất nước dựa vào kế-sách bênh kẻ mạnh (On the strongman side, màn 2 giai đoạn 2 Eurasian) Permanent Government đã lừa đảo thế giới và nhứt là người Việt một cách tinh vi. Có một điều khá lạ và khó nghe Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh không phải là Cộng Sản dưới ống kính của William Averell Harriman và Bushes như The Chinese leadership was like an Asian version of Skull and Bones, secretive and select. Trong quyển sách “THE BUSHES” của Peter Schweizer, 2004, trang 508, hàng 29: in 1949, when Mao took power, he had elected to stay in the country. Though Mao never joined the Communist Party, he had risen to power with the backing of Deng Xiaoping, who in 1979 put him in place as Head of the China International Trust and Investment Corporation (CITIC) which included 38 subsidiary banks in Hong Kong, the US, Australia, and the Netherlands… ) Nói cách khác PG đã nắm chắc được hai công cụ Đặng Tiểu Bình và Lê Đức Thọ và nhào-nặn họ thành triều đại Mafia cho một thể chế toàn trị, mọi diễn tiến sau nầy như dạy VN một bài học, Thiên An Môn đều có sự gục đầu của Mỹ).

Đoàn xe chạy vút về phía bãi đậu sân bay của CIA (Air America) đại-sứ Martin đã có mặt sẵn nơi đó để tiễn biệt. TT Thiệu cám ơn đại-sứ Martin đã dàn xếp chuyến đi và đối đáp lại, Martin: “Thưa Tổng Thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm…xin tạm biệt và chúc ngài may mắn!” Martin thở khì nhẹ-nhỏm bước lên xe về lại tư dinh.

Từ phi trường về, Đại sứ Martin (những viên chức hành pháp của chính quyền không hiểu ý đồ, sách lược của Siêu Chính Phủ qua hành động của CIA; Tôi tự cho rằng tất cả hành pháp từ Kennedy cho đến Nixon đều đối xử một cách ‘vương đạo’ với đồng minh, trừ sự ‘bá đạo’ đối ngược lại của P.G) bắt tay ngay vào việc cùng với đại-sứ Pháp Jean Marie Merillon, và lại nối tiếp công việc sắp xếp giải pháp chính trị. Liền sau đó, Martin hí-hững gởi hỏa tốc cho Tiến-sĩ Kissinger một điện văn cho biết, còn có thể điều đình giữa chính-phủ Sàigòn và Việt Cộng… Liền tức thì, ngày 26/April/1975 Kissinger gởi mật điện ‘gạt’ đi liền: “Ông Ðại sứ đã hiểu lầm ý kiến của Tôi về các cuộc điều đình với Bắc-Việt. Tôi đã không nói đến dàn xếp giữa chính phủ Saigon và Việt Cộng mà đến thương lượng giữa Hoa kỳ và Bắc Việt (như những giải pháp mà Harriman đã cả quyết với Lê Đức Thọ như khuôn vàng thước ngọc 1969 Paris) Tôi muốn bất cứ cuộc thảo luận nào từ giờ trở đi cũng phải được diễn ra tại Paris, nói cách khác là loại bỏ VNCH và Việt Cộng Miền Nam qua một bên” Vào giờ chót, Kissinger vẩn không muốn hai miền Bắc Nam trực tiếp điều đình với nhau mà không có sự kiểm soát của Ông - Có nghĩa từ trước và sau cuộc chiến là do Permanent Government chủ đạo và quyết định đường hướng, còn hành pháp thì chả hiểu gì.

Ông Đại sứ Pháp ôm gói ra đi trong một tình trạng bị đối xử thật tồi tệ với đại diện một cường quốc như nước Pháp; Với sự ra đi của Ông Mérillon ngày Tuesday, 10/June/1975, hầu như mọi liên lạc với thế giới Tư-bản bên ngoài đều bị cắt đứt hoàn toàn, theo sự thoả thuận ngầm giữa Kissinger và Lê Ðức Thọ và nhứt là phải kè sát các viên chức cấp cao của MTGPMN. Kết quả, Hà Nội đang “đóng cửa rút cầu” dưới triều đại L.Đ.Thọ theo mật ước với Kissinger trong 20 năm sau sẽ thiết lập bang giao (1975-1995) cho nên có 10,000 Tù cải tạo Miền Nam mà chúng cho rằng “ác-ôn” có nợ máu với nhân dân phải ra Bắc! Làm sao được thả về sớm được mà hy vọng? Chỉ có Mafia Lê Đức Thọ là chắc chắn đây là món hàng quý giá sẽ trao đổi sau để được tái lập bang giao. Trong khi mấy thằng Cu Không, Hải phi công tù binh Mỹ phải chịu cảnh tù đày từ 1964 (Mad- dox) đến 1973 (HĐ Paris) Chả lẽ chúng mình là con ghẻ mà được đối xử khá hơn? Nhưng với con mắt tình báo mà tôi đã hằng chứng kiến trong cuộc chiến vừa qua, nếu quả thật họ đã thắng cuộc chiến, bản chất ĐCS thì họ đã làm thịt chúng tôi cho chắc ăn rồi, như lại có trường phái bi quan thì cho rằng: uổng phí đạn, phải đày ải cho đến chết để khỏi mang tiếng mà lại có lợi, nhưng tôi thì lại khác, không tin điều nầy với cặp mắt phi công tình báo từ trên trời nhìn xuống!

Các anh sáng kiến lập ra các khóa học hàm thụ về ngoại ngữ, kỹ thuật tại hội trường thật là nhộn nhịp, nhiều tốp bu lại học từng góc để giết thời giờ. Chỗ nầy dạy về điện tử, chỗ kia dạy máy nổ, chỗ nọ dạy bói toán…ôi đủ thứ. Bỗng nhiên nửa đêm, cả trại rung chuyển vì những tiếng nổ của các loại súng, mỗi phòng có 2 tên bộ đội cầm AK canh giữ, mặt mũi hầm hầm sát khí, chúng tôi im lặng nhìn nhau lo lắng; không nghe tiếng rít của đạn pháo bay qua đầu, chỉ thấy những ánh chớp sáng lòe của đèn bin mà thôi. Khoảng nửa giờ sau tiếng súng hoàn toàn im phăng phắc. “Chúng tập báo động” tôi nghĩ như vậy! Sáng hôm sau, chúng tôi bàn tán xôn xao, nhiều giả thuyết được tung ra, như các đơn vị ly khai tìm cách giải cứu, nhưng thất bại? Tôi nghĩ nếu thật như vậy thì chúng tôi đã bị họ làm thịt như hồi Tết Mậu-Thân (Têt Offensive) Có thể mìn claymore quanh trại phát nổ! Vì lý do nào đó khiến bọn chúng hốt hoảng tủa ra canh chừng? Có thể là một sự dàn-cảnh của chúng để thăm dò phản ứng của Tù. Thí dụ có một sự hưởng ứng đồng loạt của Tù và có nội ứng chắc là sẽ rất thê thảm mà hậu quả sẽ không thể lường được; Ngay trưa hôm đó, chúng bày ra trò “điểm nghiệm” rốt cuộc các vật nhọn bằng kim loại cứng đều bị tịch thu, nhưng với mục tiêu chuẩn bị đưa chúng tôi ra miền Bắc XHCN.

Bỗng một hôm, mỗi láng được cử một đại diện đi tham dự một phiên toà án mà chúng cho là giống như toà án nhân dân. Riêng chúng tôi ở tại Láng theo-dõi diễn biến của phiên toà qua hệ thống phát thanh của trại; Gần trưa, các anh đi dự về cho biết là có 2 Sĩ quan ở trại cải tạo Củ Chi bị ra toà về tội trốn trại. Họ đã thi hành đúng như trong binh thư yếu lược là tù binh phải luôn luôn tìm cách trốn trại. Nhưng ở đây các quan toà gốc bần cố nông không bao giờ học trường luật nên đã đọc y chang bản án dựa vào bản khai lý lịch của 2 đương sự, khi nói về những huy chương để kết án những tội ác đối với nhân dân; dĩ nhiên là không có luật sư biện hộ. Sau nầy khi ra ngoài Bắc, tôi có dịp tìm hiểu thì được biết dù có luật sư cải cho mình thì cũng chỉ để giải thích cho bị cáo biết là phán quyết của toà như vậy là đúng luật hiện hành, là hoàn toàn nhất trí hợp lý; thân chủ nên rán mà chấp hành nghiêm túc án-lệnh. Qua sự việc nầy, có ít bạn khi khai lý lịch không khai rõ huy chương hay khai man là phục vụ ở đơn vị không tác chiến, có vẽ được yên tâm hơn chút ít. Riêng tôi, quan niệm khi mình ưỡn ngực ra nhận những huy chương với lòng tự hào là được danh dự bảo vệ Tổ-quốc, tại sao bây giờ lại chối từ chúng, “có hưỡng có chịu chớ”.Tôi đã khai đúng 37 lần tuyên dương. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi bị họ dẫn độ ra Bắc đi chuyến đầu chăng!? Dưới hầm tàu nầy những gương mặt quen thuộc trong chiến trận đều là anh hùng, huy chương đeo từ ngực xuống tới rún.

Hai chiến hữu đáng thương của chúng ta có vẻ như không ngờ tới quyết định quá tàn ác của phiên toà; Hai bạn cảm thấy yên tâm khi chứng kiến sự có mặt của các chiến hữu mình; Và có lẽ bọn CSBV cũng sợ sự phản ứng tất nhiên của tù cải tạo khi nghe phán quyết, nên ngay khi nghe toà tuyên án tử hình. Hai tên bộ đội đã nhảy xổ tới nhét ngay quả chanh vào miệng và bịt mặt hai chiến hữu của ta, lôi xềnh-xệch ra ngoài.

Mấy phút sau, ở trong trại, chúng tôi nghe một tràng AK nổ chát chúa. Thương tiếc thay! Hai anh đã ở trong một hoàn cảnh mà người Tù nào cũng cần sự tự do. Trong khi bọn chúng cần dằn mặt các Tù cải tạo phải hiểu và thấy rõ để từ bỏ ý nghĩ trốn trại, Hai anh đã là vật tế Thần để lại bao thương tiếc cho đồng đội và đau đớn hơn nữa là các Mẹ già, vợ dại con thơ đâu có hay biết gì. Sau đó, trời đất giận dữ tạo ra những cơn lốc gầm thét làm xao động lay chuyển các mái lợp Tôn trên nóc Hội-trường như lên án một lũ thú man rợ không có tính người của bọn CSBV. Làm gì có tình cảm Dân tộc với lũ bọn người lòng thú nầy!?

Mùa giáng sinh 1975, thời tiết lạnh lẽo khác thường, trời đất như cảm thông với nỗi bất hạnh của những người Tù không bản án; Các bạn Công giáo cũng tổ chức được một tốp Thánh ca và trong đêm ‘thánh vô cùng’ Chúng tôi được nghe lại những bản thánh ca quen thuộc ngày trước. Có tiếng chuông nhà thờ từ xa vọng lại cũng gây được những giây phút an-bình lẫn niềm tin và hy vọng; Ngay phía ngoài, trước cổng trại cũng có ngôi Thánh-đường nhưng vì bọn vô thần nên chỗ thiêng liêng nầy đã biến thành phòng ngủ của toán bộ đội canh gác chúng tôi.

Đặc biệt có những sự kiện lạ lùng vào lúc gần Tết, những tiếng nổ long trời lở đất với những cột khói cao ngất; Tôi hỏi ‘Bò Ngũ’ Trần Văn Hiệp Pháo binh “ở đâu và cách đây bao xa” Sau khi thấy cột khói dựng đứng, Hiệp bắt đầu đếm cho đến khi nghe được tiếng nổ. Hiệp cho biết ở kho đạn Thanh Thủy Hạ, rồi sau đó một vài giờ là kho đạn ở Gò Vấp. Tôi nói nhỏ vừa đủ cho Hiệp nghe: “Cầu không vận những ngày cuối tháng April/1975, Mỹ đã nhét đầu nổ điện tử (radio-weaponry) vào những bành ‘ballet’ chở đạn pháo và bây giờ họ đã bấm nút, không biết từ Vệ Tinh, máy bay hay ngoài biển. Tôi nghĩ rằng các bạn tôi sẽ không hiểu đâu, phải đợi vài chục năm nữa khi họ dùng ‘remote-control’ thì sẽ hiểu ngay!” Sự việc nầy cho thấy, Nguyễn Cao Kỳ khi phát biểu tại xóm đạo Tân Sa Châu, Chí Linh là: muốn biến Sàigòn giống như thành phố Stalingrad chống lại CSBV với 60 ngày pháo kích và sau đó quân LHQ sẽ nhảy vào can thiệp, liền lập tức ý đồ của Kỳ đã bị Kissinger [thế lực trong bóng tối: George H W Bush, Donald Rumsfeld, và Dick Cheney] quyết liệt cấm cản. Dĩ nhiên nếu xảy ra (nhưng không bao giờ có thể xảy ra vì theo hiệp định ngầm, Kissinger mật ước Sàigòn không thể trở thành đóng gạch vụn) thì các kho đạn nầy sẽ nổ tung ngay tức khắc bằng remote-control! Tướng Kỳ buộc phải bay ra Mẫu hạm Midway qua Mỹ gấp để làm gạch nối trong lộ trình hậu Việt Nam phần mềm.

Rồi Tết Nguyên Đán, chúng tôi được coi TV thường xuyên trong ba ngày, đặc biệt có vở tuồng ‘Tiếng Trống Mê Linh’ do các diễn viên quen thuộc trình diễn, có một màn khi một vai nữ hỏi Thái-Thú Tô Định: “Nhà ngươi nhốt chồng ta ở đâu” Phản ứng tự nhiên không ai bảo ai, các anh em đồng thanh la lớn “Ở Suối Máu!”

Thời gian lặng lẽ trôi, tháng April/1976, chúng tôi theo dõi cuộc bầu cử Quốc Hội chung cho cả nước, được thông báo cử tri đi bầu là 99%, trên màn ảnh nhỏ, chúng tôi được thấy Phái-đoàn đại biểu của Miền Nam ra thăm ngoài Bắc, trong đó có nữ dân biểu Ngô Bá Thành khi tới sân bay Gia Lâm được các đồng chí Miền Bắc anh chị em ruột thịt thay nhau ôm thắm thiết. Có lẽ không quen với truyền thống kỳ quái của sự xã giao Xã Hội Chủ Nghĩa, nên khi đụng trận vẻ mặt của nữ dân biểu Miền Nam có vẽ hoảng hốt muốn ‘tè’ ra quần, khiến chúng tôi ai nấy đồng cười rộ lên như cũng có sự vui trong 3 ngày Tết khi loài Khỉ Vượn vươn lên làm người.

Đầu tháng June/1976, đài truyền hình chính thức thông báo thời gian học tập cải tạo cho các Sĩ quan và Công nhân Viên chức của chế độ Sàigòn là 3 năm; Chúng tôi đón nhận tin nầy buồn vui lẫn lộn, buồn vì còn lâu mới được trở về nhà. Vui vì biết được khi nào mình thoát được cảnh tù đày và phải chịu cuộc sống đều đều như thế nầy, còn hơn là người tù không bản án. Rồi mọi việc đều thay đổi một cách bất ngờ, vào trung tuần tháng June/1976, chúng tôi bị tập họp bất thần với tư trang để chuyển trại, sau khi khám xét đồ đạc cá nhân và tịch thu những bút ký, nhật ký hoặc những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác trong thời gian ở trại, hoặc bút tích ghi chép trong lúc nhàn rỗi . Có anh cố tình chuồn những bản thảo cho người vừa điểm nghiệm xong đều bị phát hiện do những toán quan sát đứng trên chòi cao đưa cặp mắt cú vọ nhìn xuống. Sau đó, một số khoảng phân nửa anh em được gọi tên trong danh sách trích ngang, đứng riêng sang một bên, trong danh sách đó có tên Tôi và chuẩn bị rời khỏi trại ngay tức khắc. Số còn lại trở về Láng trong sự lo âu phập phòng chẳng biết số phận mình sẽ ra sau trong 3 năm tới.

Sau phần tập họp điểm danh, mỗi người được phát một gói lương khô, chế biến từ đậu Nành, mang nhãn hiệu Trung Quốc; Chúng tôi cũng được giải thích rằng: Đây chỉ là một sự chuyển trại bình thường mà thôi, đi đâu các anh sẽ biết, sự giải thích trên cũng chẳng làm sáng tỏ được những điều chúng tôi muốn biết. Còn Cán Bộ thì anh nào mặt mũi cứ lầm lì với dáng vẻ lạnh lùng khó hiểu; Chẳng bao lâu chúng tôi bị áp tải lên xe từng Toán 45 người, ngồi sắp lớp trên sàn xe Molotova như bầy vịt, kín chặt trong lớp vải bạc-trần bịt bùng, qua những kẽ hở của tấm vải bạt, chúng tôi biên vội địa chỉ ở nhà nhắn tin là đang rời khỏi trại nhưng không biết đi đâu, quăng xuống lề đường hy vọng có ai tìm thấy sẽ giúp đỡ đưa tới nhà. Đoàn xe đang tiến về Sàigòn qua ngã xa lộ Biên Hoà trước khi len lỏi qua những đường phố quen thuộc, rồi qua cầu xa lộ, rồi cuối cùng vào Bến Cãng Xa lộ New-Port. Khi bước qua tấm ván bửng để lên tàu, có một anh bạn đã ngã rơi tõm xuống thành tàu, không biết người chiến hữu xấu số ấy sinh mạng ra sao?

Bây giờ trong đêm tối làm sao thấy được ánh mặt trời mà đoán hướng! Phải đợi đến sáng mai mới suy đoán được. Nhưng phần đông anh em đều đoán có lẽ họ đày chúng mình ra đảo Côn-Sơn. Vì quá mệt mõi chúng tôi đều ngất-ngư trong giấc-ngủ gật gù; Khi bừng tỉnh dậy, một tia nắng ban mai từ trên cao thành tàu bên phải rọi xuống một đường thẳng, chúng tôi bỏ ngay suy diễn, không còn bị đày đi Côn Đảo nữa, nhưng đi đâu đây? Làm sao chúng tôi biết được, chỉ có Kissinger và Lê Đức Thọ là người tạo ra sự việc nầy mới biết! Tàu đang lướt sóng về hướng Đông-Bắc thuộc hải phận Hàm Tân, Tôi đưa cặp mắt lơ đãng nhìn quanh phía trong con tàu màu sơn đen và màu sơn vàng cam đỏ nằm ở phía trên, dường như đã có quen thuộc với nó một lần nào. Bỗng tôi nhớ lại vào khoảng giữa tháng 2/1965, khi tôi chở Tướng Nguyễn Khánh bằng trực thăng H.34 xuống Vịnh Vũng-Rô ở Vạn-Giã, Tuy Hoà để tham quan một chiếc tàu của Bắc Việt thuộc Đoàn 759, chuyên chở tiếp liệu vào Nam bị Không Quân ta đánh đắm. Trên tàu hồi năm đó Trung Cộng có viện trợ cho Việt Cộng vô số súng bắn tự-động AK.50 nặng chình chịch và huyết thanh, thực phẩm khô…Trung-úy Từ Vấn, Đại-đội trưởng Biệt Kích Dù đã được Phi-đội Biệt Kích Delta của tôi Trực-thăng vận xuống chiếm lĩnh con tàu Ma nầy. Bây giờ những cảnh nầy lại tái diễn trong đôi mắt tôi với vẻ tò mò tìm hiểu nhưng trong một hoàn cảnh trái ngược éo le, khắc nghiệt. Trong khi Tướng Khánh đi thăm chiến lợi phẩm, thì ở Biên Hoà các Tướng-lãnh trẻ đã làm cuộc đảo chánh lật đổ ông. Có lẽ để trong bụng nặng quá chịu không nỗi, nên Tướng Khánh tâm sự với một Đại-úy quèn như tôi, cho nó nhẹ bớt cái bầu tâm sự, nhìn bảng tên nơi áo bay “Anh Vinh, Các Tướng Trẻ họ đang làm đảo chánh ở Sàigòn… anh nghĩ sao!” Tôi khớp quá nên lặng thinh không có ý kiến, nhưng cố giữ gương mặt với dáng vẻ nghiêm và buồn. Ngày 18/Febuary/1965 Tướng Khánh ôm cục đất Quê Hương đi lưu vong xứ người. Vì CIA chỉ dùng tướng Khánh như công cụ bắt nhốt cách ly các tướng lãnh đảo chánh TT Diệm, xong rồi thì đến tướng Kỳ lật đổ Phật Giáo, nhưng với Kỳ thì CIA chơi cái trò vắt Chanh xong còn định lấy vỏ làm mứt trần-bì, ngày 1/6/1968 gunship UH-1C Mỹ bắn sớm quá trước giờ TOT nên Kỳ và Loan mới thoát chết, còn TT Thiệu thì nhờ Bunker cần ổn định chính trị để Mỹ tiếp tục rút quân.

(Còn tiếp)

vinhtruong
03-01-2011, 05:51 PM
Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ dư sức để kiểm soát đường biển, nhưng vì cố tình nuôi dưỡng chiến tranh theo thời hạn mà Nhóm học-giả đã thiết kế trong máy tính điện tử. Cái sự kiện chở tiếp liệu quân cụ dọc duyên hải, Hoa Kỳ điều biết hết, nhưng lâu lâu CIA cho lệnh chận một chiếc rồi cho Không-quân miền Nam tiêu diệt và Hoa Kỳ chia ra cũng đều: một chiếc ở cuối Miền Nam 1962, miệt Cà Mau, một chiếc ở giữa, Vũng-Rô 1965 và một chiếc ở cực Bắc 1972 Phong Điền, Quảng Trị. Đây là hình thức nuôi dưỡng chiến tranh, như cuộc Hành quân Lam Sơn 719, kéo dài 42 ngày; Riêng chỉ trong vòng 30 ngày mà có đến 1,280 phi xuất B.52, nhưng lỗ mũi tôi khi bay kiểu liếm trên ngọn cây, chẳng bao giờ nghe mùi thúi xác chết, cho nên Đại-tá Lữ-đoàn-trưởng Lữ-đoàn/3 Dù và Bộ chỉ huy mới bị bắt sống và đưa ra Bắc ở tù, sau khi Căn-cứ Hoả-lực Đồi-31 bị quân Bắc Việt tràn ngập mà B-52 không được quyền can thiệp theo điều lệ trò chơi được gọi là ROE [Rule Of Engagement].
Trên dọc tuyến đường Mòn Hồ Chí Minh cũng vậy, nếu tôi không là phi công CAS (Combined Area Studies) của CIA thì làm sao biết được; Bạn nghĩ gì trong 30 ngày với 1280 phi xuất B.52 (tài liệu của tác giả Lewissorley trong tác phẩm Better War) và theo cái Nhóm nghiên cứu từ War-Room C&C của Tướng Haig với điều kiện giao ước ROE, và những ổ phòng không kiên cố cũng như những trọng pháo đã xây hầm-hố trước đó cả nữa năm (xem hình trang 90 “The New Legion” Volume-1) thì thấy rõ họ có đủ thời gian để làm những nấc thang hầu vác đạn leo lên dốc đứng tới đỉnh núi. Tướng Võ Nguyên Giáp được OSS, tình báo quân đội Mỹ đã kết nạp từ lúc đó 1945 (xem hình tài liệu mật trên trang 32 và đến nay thì con cháu ông đang ở Mỹ) cho nên CIA can thiệp cho Giáp làm tư lệnh cuộc hành quân LS 719 nầy thì Tướng Giáp được phục hồi uy tín sau một thời gian bị trù ém bởi thủ-lãnh Mafia Lê.Đức.Thọ. Vì thế cho nên tới giờ nầy, Giáp mới còn sống dù đã bị chết hụt nhiều lần nếu không nhờ KGB can thiệp theo như sự cấu kết của trục Mỹ/Xô, riêng các Tướng khác đã bị Trung Quốc làm thịt hết vì tội theo Mỹ/Xô.
Võ Nguyên Giáp đi Liên Xô về bị ám sát hụt do phe anh em Đức Thọ, Chí Thọ tổ chức (theo nguyên tắc P.G thích móc nối với tình báo để thống lãnh thế giới, như Chí-Thọ, Trần Kim Tuyến, Putin, N.T Dũng, Đặng Tiểu Bình …) Giáp đi phi cơ Liên Xô về đến phi trường Gia Lâm thì có điện báo của KGB thuộc Toà Đại-sứ Liên Xô tại Hà Nội yêu cầu máy bay đáp xuống phi trường Quốc-tế. Vì phi cơ đáp không đúng nơi, nên toán xe rước Giáp tại phi trường Gia Lâm xoay trở không kịp. Giáp đi xe của nhân viên Liên Xô về tư dinh, trong khi đó xe đón Giáp tại phi trường Gia Lâm nổ. Giáp chết hụt, người dân Miền Bắc hồi đó đồn rằng Tướng Giáp không còn nhiều thực quyền; Không những không còn nhiều mà mất hết thực quyền, có người còn chọc quê “tướng Giáp bây giờ giữ chức cung cấp áo mưa ngừa thai”.
Tướng Giáp có uy tín nhiều trong quân đội, dư âm của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn, vì người ta mãi phô trương, nên nếu loại bỏ Võ Nguyên Giáp, lòng quân và lòng dân sẽ hoang mang; Vã lại CSBV đang tranh thủ dư luận thế giới ủng hộ, mặt trận ngoại giao của họ rất quan trọng và quyết định chiến thắng; Trong hàng ngũ lãnh đạo miền Bắc, Tướng Giáp được công luận Tây Phương biết đến rất nhiều. Nếu loại bỏ Tướng Giáp, báo chí Tây Phương sẽ viết ầm lên, dư luận sẽ rất bất lợi, Tướng Giáp còn bị tố cáo liên hệ với âm mưu chống Đảng, có cơ nguy bị tước mất đảng tịch, nhưng chả ai dám đụng đến qua lời bảo đảm có sức nặng ngàn cân của CIA đối với hai tiểu đệ LX/TQ.
Ðể kết luận, B-52 chỉ có mục đích răn đe để nắm phần “chủ-động” về phía Mỹ với toan tính phụ là giúp Hà Nội khai quang con đường Trường Sơn Tây với mục tiêu siêu chiến lược biến nó thành Xa lộ Liên Bang Ðông Dương và trước mắt (không đùa) biến những hố Bom thành hồ tắm giặc và nơi câu cá cho bộ đội giải trí! Xin hỏi người anh em bộ đội bên kia giới tuyến thì rõ?

Tàu cứ sập sình lướt sóng, sau 3 ngày nhét vội những gói mì ăn liền vào bụng cho đỡ xót, tôi bỏ vào miệng ăn sống khỏi cần ngâm nước, Chúng tôi, mọi người ai ai cũng say sóng vì chưa quen và mắt cứ nhắm thiêm thiếp như vậy cho đỡ thấy đong đưa. Bỗng dưng có tiếng phóng thanh từ trên boong tàu dội xuống: “Chúng tôi chào mừng các anh đang ở trên phần đất Miền Bắc XHCN ưu-việt…các anh ra đây để có điều kiện học tập tốt hơn!” Mọi người đều thất vọng, buồn bã, có người tự nhiên nước mắt bắn tuôn ra đầm đìa, riêng tôi vì đã chuẩn bị tư tưởng từ lâu, nên dững dưng cùng với các chiến hữu anh hùng sa cơ, đồng cảnh ngộ như mình; Chỉ có giải thích được là ai còn niềm tin về giá trị tinh thần nào đó mới có thể kéo dài sự sống, ai để mất niềm tin thì phải chịu chết hoặc khùng điên. Niềm tin đó có thể từ tôn giáo, từ một ý thức chính trị là chế độ Cộng Sản thất nhân tâm sẽ sụp đổ và nhân dân Việt sẽ được phục hưng hay một niềm tin nào về sự yêu thương giữa con người với con người trong tình cảm Dân tộc sau cùng. Riêng tôi, có một triết học hạng ‘bét’ nhưng tôi vẫn cố bám nó như kim chỉ Nam: “Giờ đây, cái gọi là Miền Bắc XHCN như một chốn Âm-ti Địa-ngục của trần gian mà Cán-bộ là loại Quỷ-sứ để hành hạ chúng tôi, cùng quá là phải trải qua 12 cửa ngục cực hình (12 năm, rồi cũng phải được giải thoát!) Đó là những mẫu triết học đơn giản, thực nghiệm bằng máu và nước mắt để đả phá cái lý luận cốt lõi của triết học Cộng Sản- “triết học duy vật biện chứng!”Để rồi sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ thấy: thật đơn giản, chế độ CS không bị đánh đổ bằng những đạo quân hùng mạnh, với những vũ khí tối tân từ bên ngoài, mà bị đánh sụp bằng những cuộc biểu tình của dân chúng tại nước họ, trong đó có cả những người từng là đảng viên CS, Tôi có niềm tự tin vững chắc rằng việc ấy sẽ xảy ra cùng với sự quyết đoán của Nhóm học giả Dân sự do W.A.Harriman thành lập 1950. Rôt cuộc là sự chiến thắng sau cùng sẽ do Dân quyền, Dân chủ qua giao lưu văn hoá để hiểu đâu là sự thật của thế giới hiện thực (qua internet) W A Harriman ước đoán thế kỷ 21 sẽ có nhiều cuộc nổi dậy khắp thế giới do người dân đòi quyền sống, của cải tham nhũng sẽ trả lại cho người dân bằng hàng tiêu dùng của Mỹ (sắp expired).
Tôi còn nhớ rất rõ, hồi mới vào ở trại cải tạo Long Giao, với những đêm dài suy gẫm về một chuyện: Khi kẻ thắng trận đi thăm kẻ bại trận, một số Đại tá của CSBV trong ‘Ban Quân Sự 4 Bên’ đi thăm các Đại-tá VNCH. Họ rất trịch thượng với lời nói ngạo mạn của kẻ chiến thắng: “Thằng kít (Kissinger) nó nói với chúng tôi, đừng căm thù các anh, kẻ thù chính, số 1 là Tôi- kẻ thù số 2 là các Ðồng chí của chúng tôi và kẻ thù số 3 mà cũng là kẻ thù tiềm tàng là toàn Dân mà trong đó cũng có vài Ðảng viên chúng tôi!”
Sao Kít nó ngu thế, làm gì mà mình là kẻ thù của Mình, còn các đồng chí của tôi sống chết có nhau mà lại thù nhau, sao nó ngu thế nhỉ? Còn chúng tôi là đầy tớ của nhân dân sao nhân dân lại thù!? Thằng tên Kít nên ngu thế! Chiến lược gia hoàn vũ W A Harriman sẽ chứng minh cho chúng biết vào giai đoạn phần mềm, hậu chiến VN: Ngày xưa ở trong rừng ốm bây giờ mập, vì tham nhũng, mình là kẻ thù của chính mình vì đi chệch lời nói của Cụ Hồ, “tài sản là chiếc Balô với đôi dép râu, luôn luôn là đầy tớ trung thành của nhân dân” (kẻ thù số-1)– Làm sao họ hiểu được thế Tam Quốc Chí tân thời của Harriman để cho nhóm thân TQ phải chạy qua Tàu như Hoàng Văn Hoang …vì sợ thanh trừng (kẻ thù số-2) – Một số cán bộ CS thương dân và cùng dân đứng lên chống lại bạo quyền, (kẻ thù tiềm tàng, số-3).

Thời gian sẽ trôi qua, câu nói tiên-tri nầy chỉ có thể nhận thức và chứng minh được sau 30 năm (2005) cũng nhờ vị chiến lược gia lỗi lạc, ông William Averell Harriman và số Học giả kiệt xuất đã nghiên cứu và thiết kế siêu chiến lược nầy vào năm 1950, chuyển qua vùng Đông Á từ trung Âu với cuộc chiến khởi đầu tại Triều Tiên (1950-1953) Vì thế Harriman khi thảo luận với Ông Cố-vấn Ngô Đình Nhu về trung lập Lào 1962, thay vì chỉ 30 phút mà kéo dài đến 3 tiếng, nhưng rốt cuộc Ông Nhu cũng không thuyết phục được Harriman thay đổi chính sách cao siêu nầy. Ông Nhu rút phái đoàn VNCH của hiệp định Liên Hiệp trung lập hoá Lào từ Genève về nước; Dĩ nhiên Cụ Nhu đã có một ý tưởng trong đầu là nên chối từ sự viện-trợ của Mỹ vì viện trợ chỉ có nghĩa là phải lệ thuộc Mỹ. Đừng bao giờ tin tưởng vào Mỹ và tưởng rằng Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi đồng minh; vì đối với Mỹ không có người bạn lâu đời và không bao giờ có kẻ thù truyền kiếp mà chỉ có quyền lợi thôi; quyền lợi quyết định sư liên minh. Nếu cứ sống lệ thuộc mãi với Mỹ, để đến khi Mỹ bắt tay được với các nước CS đàn anh, có lợi cho Mỹ và họ sẽ đi đến chỗ buông rơi miền Nam, rồi chúng ta bị hụt cẳng chớ không độc lập, tự chủ tự túc trong vững mạnh được, phải tự sức mình là chính như Tổ Tiên ta là Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Bà Triệu… có nhờ nước ngoài vĩ đại nào đâu, tất cả những tiền-nhân nầy đều tự mình, tự dân, tự quân mình, tự sức mạnh dân tộc mình, cầm gậy Gộc, Gươm Giáo, Súng ống đánh đuổi ngoại xâm to lớn hơn mình như bọn bá quyền Trung Quốc, qua ngàn năm lịch sử chống lại quân Tàu, Mông, không để chúng đồng hoá dân tộc Việt, tại sao mình không nhìn về lịch sử oai hùng của Tổ-tiên mà noi gương?
Nếu lực lượng chính quy không đủ sức đương đầu với kẻ thù, thì chúng ta có kinh nghiệm như Hội nghị Diên Hồng kêu gọi toàn dân tham gia hưởng ứng: ‘nên hoà hay chiến’. Và câu nói ngàn năm vẫn vang vọng là ‘quyết chiến và quyết chiến’ thề một lòng bảo vệ non sông; Tổ Tiên chúng ta dạy rằng: hãy lấy quần chúng nhân dân làm sức mạnh. Theo như tư tưởng của hành pháp Diệm Nhu, với 100,000 quân dư sức dẹp tan số Việt Cộng nằm vùng (điều nầy tài liệu của CIA cũng đã nhìn nhận là đúng) vì mỗi người dân chống Cộng là một chiến sĩ quốc gia. Tập thể đất nước đều là một lực lượng ứng chiến hùng mạnh không phải đi xâm lăng các nước khác, nhưng để bảo vệ quê hương Miền Nam. CSBV chống lại sự tự vệ nầy thì đương nhiên chúng sẽ trở nên Cộng-phỉ, nhưng tội nghiệp thay cho dân Việt làm sao thoát khỏi khối óc độc ác của Harriman
Rồi liền sau đó, đích thân Ông Harriman qua gặp TT Diệm để gần như áp lực VNCH phải gởi phái đoàn trở lại đi dự hiệp định Genève về việc Trung Lập hoá nước Lào (1962), với ngầm ý đồ mở rộng con đường Mòn cho Quân BV vào cưỡng chiếm theo axiom-1; Hơn ai hết, Harriman là cha đẻ cuộc chiến VN, là kiến trúc sư cuộc chiến tranh lạnh, dành chỉ cho Hà Nội chiến thắng Miền Nam bằng vũ lực thì chế độ CSVN mới bị sụp đổ hoàn toàn. Một mãnh đất diện-tích quá nhỏ của Miền Nam không đủ tầm cỡ để làm một cái bàn chông ngăn cản bước chân khổng lồ của Trung Quốc mà phải hai Miền nhập lại cùng Cambodia và Lào mới mong vừa đủ để ngăn chận. Mỹ và LX đồng thuận giao cho Lê Đức Thọ thống lãnh ba nước Đông Dương và chịu ảnh hưởng tạm thời của LX - Thế nên Harriman dứt khoát không thể đảo ngược giữ đúng sách lược như vậy khi nói chuyện với Ông Nhu và TT Diệm, làm sao ai hiểu được Harriman chính là đại đế dấu mặt hoàn vũ?

Quyết định của Harriman dứt khoát ‘không thể nào đảo ngược được: Nhóm tham mưu nghiên cứu, bản chất của một Đảng viên CS thường có 2 con người: Con người Ðảng viên phải làm việc, suy nghĩ, nói theo lệnh của Đảng, tổ chức. Và con người thật của họ, phải che dấu thật kỹ, ngay đến bữa ăn cũng vậy, nếu không thì khi có ai phát hiện một dấu hiệu sai lệch sẽ bị nâng quan điểm là phản động, coi như thúi đời trong cải tạo tư tưởng. Trong xã hội, cố len lỏi để khỏi sai phạm, sai phạm phải cố che dấu để khỏi bị phát hiện, bị phát hiện phải chạy chọt cho ra khỏi bị bắt; Không ai dám chống đối vì sức đối kháng sẽ bị tiêu diệt; Nghệ thuật cai-trị của CS tiêu diệt sức đề kháng của nhân dân; Chính sách công an nhân dân và hộ khẩu ‘bóp dạ dày’nhầm thi hành mục tiêu ấy. Kiểm soát người thật chặt, quản lý phân phối thực phẩm thật kỹ để cột chặt mọi người vào tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, nếu chẳng may bị gạt ra khỏi hai hệ thống đó, người dân sẽ muôn vàn khốn khổ, vất vã khó tồn tại được. Rốt cuộc, dân phải sợ và phải bám lấy chính quyền, bám lấy đảng; Vì thế thả các Toán biệt kích làm sao hoạt động được! Tại sao Nhóm nghiên cứu nầy am hiểu mọi việc nhưng không nghe lời đề nghị của trùm chuyên viên CIA, William.Colby hủy bỏ thả những Toán Gián điệp ra Bắc cũng như cuộc hành quân LOKI quá lộ liễu theo kiểu “ông ơi tui ở bụi nầy” vì nuôi cho mập ở đảo địa đàn (cù lao Ré) hồng hào rồi thả về trong cái xã hội mà ai ai cũng mặt bủn da xanh mét kể cả đảng viên cấp nhỏ. Ðể rồi bị tóm cổ đi vào Trại Cải-Tạo-Tư-Tưởng. Không lẽ Nhóm tham mưu nầy nói toạc ra rằng: “đây là sách lược thao dượt, kích thích sự cao ngạo, với động lực lôi cuốn Hà Nội xâm chiếm miền Nam, theo như lịch trình họ đã thiết kế ti-mỉ bằng 3 định-kiến (axiom) của Permanent Government được dẫn-giải qua các khuôn viên đại học 1960 với 3 đáp số, trong đó định-kiến-1 là bàn-giao Saigon cho Hà Nội không thành đống gạch vụn.

Chúng ta cũng đã từng ghi nhận sự giáo dục của Đảng, từ một người lính bộ đội nhỏ nhất, từng tổ, từng đội…đối với họ, phía đối nghịch dù có lớn tuổi, cấp cao cách mấy, họ cũng kêu bằng ‘thằng’ cho oai. Đó là do sự giáo dục có tính cách ‘cao-ngạo’ của tổ chức đảng, (nhưng trong ống kính P.G là khuyến khích đảng Mafia, cho chúng cứ tha hồ cướp bóc, bòn mót tài sản của dân rồi chuyển tài sản của cải ra nước ngoài … khi đảo chánh P.G sẽ tịch thu trả lại cho dân bằng hàng tiêu dùng) kích thích sự cao ngạo để kích động họ quyết tâm xâm chiếm Miền Nam, nhưng thật ra những cái mà CS cho là điểm mạnh của chúng như đã nêu trên, đã lọt vào cái bẫy của Nhóm học-giả của Harriman trong thế chiến lược sau nầy. Chúng ta chờ xem! Thắng quân sự nhưng thua chính trị vì thất nhân tâm, đây là lộ trình siêu chiến lược “Eurasian” của Thủ-lãnh Skull and Bones Harriman quyết phải hoàn thành để luôn luôn giữ vai trò lãnh đạo thế giới.
Rốt cuộc, trong hội nghị Honolulu vào ngày 2010, William Colby lúc đó đã được thuyên chuyển về Washington giữ chức Giám Đốc Tình-báo Ðặc trách toàn Vùng Viễn Đông, thay vì chỉ riêng Việt Nam như trước, Colby ngõ ý với Bộ Trưởng Quốc Phòng MC Namara rằng, theo kinh nghiệm chuyên môn của CIA, kế hoặch thả những Toán Biệt Kích ra Bắc Việt sẽ không thành công. Nhưng các chức có thẩm quyền cao (War Industries Board) không đồng ý, mà bắt buộc không những ngưng mà còn phải đào tạo khẩn cấp thêm nhiều Toán nữa tại trung tâm huấn luyện Quyết-Thắng, Long Thành rồi thả ngay ra Bắc liền theo đúng diễn tiến trò chơi thao dượt để huấn luyện cho mục tiêu chiến lược (William E Colby thả, Russell Flynn Miller chỉ chỗ gọi là trò chơi cút-bắt).
Duy lần nầy, thay vì đặt tên các Toán bằng tiếng Anh như trước thì bây giờ đặt bằng số, chỉ có thay đổi bằng ám-số khác biệt, và sẽ xuất phát từ căn cứ Không Quân Nakhon -Phanom, Thái Lan bằng trực thăng HH.3S với ám hiệu là Pony. Phải thi hành ngay theo kế hoạch của Nhóm C&C nghiên cứu càng sớm càng tốt (cuối năm1968 và sẽ chấm dứt vào nhiệm kỳ tổng thống thứ 37, Nixon).

Dưới hầm tàu, ánh sáng buổi chiều không còn le lói ở trên hông sàn bên Trái, cảnh vật chung-quanh đang mờ dần. Mọi người sau những ngày dài ngất-ngư mỏi mệt nên vẫn im lìm nhắm nghiền đôi mắt, thình lình máy phóng thanh cho biết chúng tôi hãy sẳn sàng chuẩn bị lên bờ. Lại tập họp xếp hàng dọc nối đuôi nhau để lần lược leo-lên, qua một thanh cầu ván, lảo đảo vì âm hưởng còn say sóng như muốn nhào lộn đầu xuống nước, lên được tới bờ thì trời đã sụp tối; sau nầy mới biết đây là Cảng Bến Thủy. Chúng tôi bị dẫn độ từng Toán đi theo dọc đường rầy xe hỏa, giữa những dãy đốm đèn dầu cách khoảng, đong đưa như thúc dục Tù mau nhanh chân, đi bộ như vậy khoảng vài trăm thước; thấy trước mặt không biết bao nhiêu chiếc ‘đèn bão’ lớn hơn một tí màu vàng nhạt cũng đong đưa, như thúc dục lên tàu; rồi từng Toán vào khoảng 80 người bước lên toa xe hoả. Toán chúng tôi xuống tàu sau chót, nhưng bây giờ lại bước lên toa xe hoả trước nhất. Vừa leo lên toa, dưới ánh đèn trần mờ nhạt, chúng tôi thấy 3 thúng khoai Lang để dài dọc theo toa, không ai nói với ai, chúng tôi lặng lẽ lấy mỗi người một cũ cầm chắc nơi tay để dùng vào buổi tối. Mùi hôi thối của phân trâu bò còn nồng nặc trong toa tàu làm cho chúng tôi vô cùng ngột ngạt; Tôi bị lấn ép đẩy sát vào cuối thành toa, cảm thấy muốn nghẹt thở, chống bàn tay vào thành sắt với mong giữ được một khoảng trống để thở. Lúc nầy tôi cảm thấy một luồng gió nhẹ thổi vào một lỗ cửa nhỏ độc nhất, tôi tiến tới bám ngay vào cửa sổ mới mong có được ít không khí để thở; Một tiếng ‘rầm’ làm dội ngược đưa đẩy một khối thân người ra phía sau, có lẽ đầu máy đang móc vào các toa
Với hy vọng khi xe hoả chạy lắc lư sẽ rộng rãi một tí, sau khi mọi vật đẩy đưa tôi phải tựa vào những nơi thuận tiện có kẽ hở mà chen vào. Xe hỏa bắt đầu chạy, một khối thịt xê dịch đẩy ra phía sau; Chúng tôi cảm thấy dễ chịu vì không khí có tí xíu mát dịu; Rồi lần lượt mọi người ngồi bệt đại xuống sàn; Tôi chẳng may ngồi trên đống phân, nhưng không biết bò hay trâu. Thôi thì thân phận tù đày đành phải cắn răng chịu đựng và còn phải sẵn sàng chấp nhận nhiều gian khổ dài-dài hơn nữa. Tôi cố nhắm mắt để dỗ giấc-ngủ hầu có sức mà chịu đựng bao điều thử thách sẽ phải xảy đến cho mình và đồng đội; Âm thanh đều đều của các bánh xe nghiến trên đường sắt, tạo một âm điệu ru ngủ. Nhưng có lẽ cũng không cần những âm thanh ru-ngủ ấy, mọi người dường như đang đừ người ngủ ngã vật vào nhau dưới ánh đèn mờ ảo trong không gian ngột ngạt, chật hẹp.

(Còn tiếp)

vinhtruong
03-03-2011, 05:00 PM
Sáng hôm sau, xe hoả bỗng dừng lại giũa cánh đồng không thấy lúa mà chỉ có nước đục ngầu. Chúng tôi được lệnh xuống xe làm vệ sinh cá nhân trong 15 phút. Mọi người đều ùa xuống, nhưng tôi đoán có bạn đã tè ra cả trong quần vì không chịu nổi, tôi đang nghĩ chắc người bạn đang lủi xuống trước tôi, vì tôi có thể phân biệt giữa phân người và vật, từ lúc leo lên toa xe tới giờ. Mũi tôi lúc nào lại chẳng ngửi thứ của nợ ấy! Mọi người lũ luợt hấp tấp đi xuống, nhưng mà tôi là người xuống gần cuối cùng nên phải chạy ra hơi xa vì nơi gần thì các bạn xuống trước đã chiếm hết dọc theo bờ ruộng; phải chạy xa hơn mới xả được của nợ, vì ăn khoai lang đêm hôm nó huợt quá, tuy nhiên không đến nỗi ‘không người lái’. Tôi tranh thủ một công hai việc cho kịp giờ; Thế nên vừa ‘thả bom’ vừa khoát tay cho bớt màn dơ rồi nhận Bi Đông xuống lấy nước để dành mà uống dọc đường.
Đúng 15 phút sau, thời gian qua mau thế, tiếng tu-huýt thổi đều từ đầu tàu cho đến cuối tàu, thúc dục tù mau mau bước lên toa, Tôi cố mau chân lên trước để được ngồi gần cửa sổ, nói là cửa sổ, nhưng thật ra toa sắt chở thú vật nên gọi cửa thoát hơi thì đúng hơn, vuông vức chưa đầy 2 tấc. Sau vài cái giựt mạnh ầm vang, tàu bắt đầu xập xình chạy, không khí mát lùa vào đôi chút, anh em lại tiếp tục nhắm mắt tiếp, riêng tôi lại thích nhìn qua kẽ hở để được nhìn thấy hoạt cảnh bên ngoài; Khi đi ngang qua những vùng gần Cầu-cống, dấu bom vẫn chưa lấp, nước đã ngả màu sình đen, chả lẽ người ta để nuôi cá ở đây; Rồi một dẫy nhà dài, trên vách có ghi chữ to màu đen “Cấm lấy cứt” Tôi bàng hoàng không biết mình có đọc nhầm không? Thật, chữ đúng như vậy! Chả lẽ dân ngoài Bắc nghèo đến độ không có phân bón phải dùng phân người!? Đây là cái nôi Cách Mạng, Liên khu 4 Lãnh đạo còn Liên khu 5 mới chỉ được Quản lý; Sao kỳ vậy! thật khó tin nhưng có thật!
Nắng buổi chiều chiếu nghiêng nghiêng trên những sườn đồi lượn khúc, hiện lên từng miếng ruộng nấc thang lấp xấp gợn sóng nước, nổi bật bên những đoàn người đi làm việc đồng áng trở về; Khuôn mặt người nông dân của cái nôi cách mạng hiện lên quá khắc khổ, chiến tranh đã chấm dứt rồi, mà dân chúng ở đây chưa có niềm vui, mọi người không dấu được nét ưu tư lo lắng. Chỉ có những đứa bé chăn trâu, bò, chưa biết nghĩ là còn vui được. Có đứa đứng thẳng hẳn lên trên lưng trâu, giang hai cánh tay khẳng khiu ra để làm thế thăng bằng, thân hình trần trụi hiện rõ những cánh xương sườn và xương vai trên nền da mốc thếch, bên cạnh những đứa lớn không nổi, thấp lè tè dưới cái mông của con bò chúng chăn. Thỉnh thoảng chúng chuyền cho nhau điếu thuốc quấn nguyên lá to bằng ngón tay cái, đang đứng ngơ-ngác nhìn đoàn tàu chạy chậm rề rề vì đường sắt đã hẹp mà lớp sắt nhún đã chết cùng theo thời gian không ai để ý hay ngó ngàng để tu bổ. Có lẽ những đứa trẻ nầy không đi học mà mỗi ngày đi chăn trâu bò cho Hợp tác xã để nhận điểm chấm công, Tôi nhớ trong một cuốn sách, Lenin bàn về tuổi thơ, Ông ta nói là Cách Mạng vô sản sẽ làm cho những đứa trẻ thành những Hoàng tử và Công chúa, Tôi cũng nhớ Cụ Hồ Chí Minh cũng cóp lại ý đó và viết trong bút ký của Cụ; nhưng kết quả hoàng tử công chúa đâu không thấy, chỉ thấy những em bé xơ xác, thân thể gầy guộc, phải bỏ học đi làm kiếm ăn ở tuổi lên mười. Ở Sàigòn có Cung Thiếu Nhi ở phủ Phó Tổng Thống cũ, nhưng hoàng tử công chúa đó phải là con của những đảng viên cao cấp.
Tàu bắt đầu vào Ga Hàng Cỏ, nhưng lại đi một vòng tròn rồi chạy luôn; Vì chạy khá chậm nên mọi cảnh đập vào mắt tôi, nơi đây vẫn còn nhà lá vách trét bằng bùn-rơm; Khi tàu chạy qua những lối nhỏ, tôi vẫn còn thấy nhiều kẻ không nhà nằm rải rác trước sân, trên lề đường, trên thềm Xi-măng. Tôi tự so sánh Miền Bắc… tội nghiệp dân còn nghèo khổ quá. Nước Cộng Sản nào cũng đói kém, kể cả Liên Xô phải mua lúa mì của Mỹ. Thực ra Chủ nghĩa Tư Bản có dẫy chết đâu? Mà lại có nhiều tiến bộ và biến cải, Các nước Tư Bản lần lần giải quyết được nhiều vấn đề xã hội, hoá giải những mâu thuẫn đối kháng trầm trọng; Nhất là sau Đệ 2 thế chiến, phong trào giải thực dân của các đế quốc buộc phải trao trả thuộc địa, gần 60 quốc gia độc lập không cần phải đấu tranh bằng vũ lực. Tương quan giữa những nước phát triển và nước chậm phát triển được cải tiến và được nhiều sự giúp đỡ của các nước khác, không còn là mối tương quan bóc lột tàn nhẫn như trước; Phải nói đến quan trọng nhất là cuộc cách mạng Khoa-học Kỹ-thuật trên thế giới đã thay đổi tất cả bộ mặt của nhân loại, làm cho đời sống của người công nhân ở xã hội Tư Bản được nâng lên. Hàng hoá sản xuất cần người tiêu thụ mà khách hàng quan trọng của các nhà Tư-bản không ai khác hơn là chính ‘công-nhân’ của họ; Chiến lược gia Harriman không cho công-nhân phải làm việc như bầy Kiến, bầy Ong mà là con người có trí tuệ, tự-nguyện làm việc siêng năng thì có nhà lầu xe hơi, còn như làm biếng thì ngân hàng lấy lại. Ðơn giản là thế đấy!
Sự cách biệt về đời sống người dân và công nhân thu ngắn lại, tương quan giữa chủ và thợ không còn là tương quan đối kháng mà sự hỗ tương hai bên đều có lợi. Người ta tìm được công thức hợp tác hỗ tương ‘lưỡng lợi’ Trên bình diện các quốc gia cũng vậy, không còn tương quan giữa đế quốc và thuộc địa; mà các quốc gia tiến bộ thấy cần phải giúp cho các quốc gia kém mỏ mang tiến bộ, trong sự tiến bộ đó, nước phát triển cũng tìm ra nguồn lợi nhuận cho họ. Từ những thay đổi đó, lý thuyết CS trở nên lỗi thời, hết đối tượng đấu tranh, nên chế độ CS không phát triển và bành trướng ở các nước kỹ nghệ hoá nên chỉ còn đất dụng võ ở các quốc gia nghèo đói và các quốc gia thật sự chưa được độc lập. Dĩ nhiên độc lập dân tộc là ước vọng thiêng liêng của mọi dân tộc trên trái đất nhưng chắc chắn phải bước chân trên con đường Tư Bản thì dân mình mới khá được! Đó là đỉnh cao trí tuệ của Harriman, từ 1917 biết dùng 325 triệu dollar đầu tư để nuôi dưỡng Công nhân Liên Xô sản xuất chiến cụ cho nhu cầu chiến lược toàn cầu của Mỹ. Ðây cũng là hình thức tinh vi mướn hay nắm chặt giai cấp lao-động vào thời chiến cho thời bình.

Rồi cũng qua một đêm ngả-nghiêng ngủ-thiếp, ngất lịm như khúc gỗ; Sáng dậy lại ló đầu xuyên lỗ cửa nhìn được cái gì cũng thấy lạ, nơi đây có lẽ là vùng đồi núi nên không khí có phần lạnh hơn; Xa xa bên kia đồi lác đác vài cụm mây mỏng bồng bềnh di chuyển chậm chạp theo con tàu, lố nhố dưới đó một rừng cây xanh rì với lá gồi xanh mướt và đôi lúc một làn gió mạnh lùa vào đưa tới mùi phân trâu bò còn dữ dội lấn át mùi phân nhẹ nhàng còn thoáng vướng lại đâu đây, gợi lại trong tôi những kỷ niệm xa xưa mỗi khi vào dịp hè được về quê chơi. Thình lình xe hỏa dừng lại một nơi xa phố thị-Yên Bái. Hai anh bộ đội hô to: “các anh khẩn trương ra xếp hàng rồi leo lên xe ngay. Chúng tôi nhìn thấy một đoàn xe Molotova đang đậu một dọc theo lề đường nhưng không có mui trần bịt bùng như ở trong Nam. Đây là một sự cố ý hay vô tình không để mui trần?
Những chiếc xe Molotova chở chúng tôi đi qua những khe núi, tôi có dịp nhìn thấy những phi cơ Mig-19 được dấu dưới những mái nhà tranh trên mái có ngụy trang; nhưng sao tới nay đã hết chiến tranh rồi mà không dời lại vào phi trường. Tôi tự nghĩ cho là phi cơ đã bị hư và thiếu bộ phận thay thế như chúng tôi đã bị Mỹ đối xử như vậy dù là đang còn chiến tranh; Đã cùng là tay sai của hai thế lực Xanh và Đỏ, nên hoàn cảnh có giống nhau? Bây giờ phải dừng lại, để đoàn xe được tuần tự qua phà, chúng tôi mới nhận thức được sự căm thù của dân Miền Bắc do những luận điệu tuyên truyền bịp-bợm đối với quân nhân của VNCH, trẻ con thì ném đá, đàn bà thì chửi rủa, họ cho chúng tôi là những con thú, con quỷ chỉ thích hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng đàn bà có chửa, để ăn gan trẻ con!…
Qua phà, đoàn xe lại tiếp tục còn phải qua một cái cầu treo đong đưa trên một vực thẳm, xe phải chạy thật chậm từng chiếc một, trên vách đá ẩn hiện những biểu ngữ “Chủ nghĩa Lê Nin bách chiến bách thắng”- “không có gì quý hơn độc lập tự do”- “lao động là vinh quang”- “Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Nhiều lúc, đoàn xe phải dằn-vật vượt qua những con suối chảy ngang đường trên những đá lớn dùng thay cầu. Cảnh nầy làm tôi hồi tưởng lại những phi vụ bay thám sát trên đường Mòn Hồ vào những tháng nước lũ, cho nên họ mới treo dọc hai bên mé đường đá ngầm với những băng màu đỏ làm dấu, trần trụi trên những khúc dây rừng không được căng thẳng. Nơi đây, núi non trùng trùng điệp điệp, phong cảnh thật là hùng vĩ.
Vào khoảng xế chiều, đoàn xe chạy trên đường đất đỏ ngoằn ngèo qua những đồi thoai thoải với lố nhố các rừng cây ‘Bồ-đề’(loại gỗ mềm mà Liên Xô ký thác hợp đồng để biến thành giấy) cuối cùng đoàn xe dừng lại một thung lũng trải dài giữa những thửa ruộng bậc thang. Đây là Xã Việt Cường thuộc Huyện Ý-Yên; Nằm trên một khu cao nguyên rộng lớn là Liên Trại 1 Hoàng Liên Sơn, nơi đây chúng tôi bắt đầu thực sự sống những năm tháng đen tối nhất, những năm tháng nhọc nhằn nhục nhã nhất, những năm tháng gian lao khổ sai cực hình nhất và cũng là những năm tháng đầy thử thách cam go ý chí và nghị lực của con người về mọi mặt của cái gọi là ‘học tập cải tạo’ của CSVN.
Mấy anh Cán-bộ mặc đồ bộ đội với vẻ mặt thích thú trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi; Họ trịch thượng cất giọng tự hào: “Các anh đang ở trên Miền Bắc XHCN ưu việt, các anh đến đây để có điều kiện học tập tốt hơn, đây là Hoàng Liên Sơn! Chúng tôi xuống xe, sắp hàng lũ lượt đi vào trong hốc núi, nơi đây là Trại 3 của Liên Trại 1, Hoàng Liên Sơn.
Một tuần lễ đầu, chúng tôi ở lẩn-quẩn trong Trại để được phục hồi lại sức và làm khai báo lý lịch; Ai ai cũng hiểu cái vụ nầy sẽ làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần, nên anh nào cũng có một tấm giấy thảo cất dấu đâu đó khi nào cần thì đem ra chép y chang như trước; Có một điều hơi lạ và buồn cười là, trong Trại 3 nầy, tất cả chúng tôi là ‘bò ngũ’ chỉ riêng có một anh ăn mày ngủ ở ngoài chợ Thủ Đức mặc đồ lính và khi bị Việt Cộng tuần tra bắt, anh tự xưng là Trung Tướng Nguyễn Độc Lập, tự Nguyễn Huệ cùng đi một chuyến và hiện ở cùng một trại với chúng tôi; khi hỏi lý lịch và số quân thì anh để trống. Hỏi nghị định, ngày thăng cấp thì anh cho rằng: không giống như Võ Nguyên Giáp, anh được thăng chức do nghị định của các nước Đông Nam Á. Dĩ nhiên, Cán Bộ cũng hiểu nhưng thà đem ra đây lầm còn hơn là thả lầm. Tội nghiệp răng anh rụng hết, nên ăn bao nhiêu ‘bo bo’ thì ra y nguyên như vậy, ngồi buồn, anh tuôn ra vài câu vọng cổ.
Thiệt hại sơ khởi khi ra đến Bắc là có 2 anh Bò Ngũ bị chết vì ở trong toa chở súc-vật quá chật nên bị ngộp thở; Chúng tôi có cảm tưởng cho đó như là gà bị “kẹt-giỏ” nên chết. Thình lình, Tổ của tôi có 10 người được một anh bộ đội tới dẫn đi làm thịt một con bò cho trại ‘bồi dưỡng’. Lần đầu tiên lấy búa đập vào đầu một con bò cho chết để thọc huyết, anh em chúng tôi thay phiên nhau đập đến gẫy cán búa mà con bò không chết, Tôi thấy nước mắt nó trào ra mà tội nghiệp. Thấy vậy, anh bộ đội nhảy vào, đập một búa thì con bò ngã ra chết tốt; rồi một anh nhảy vào thọc huyết; Anh bộ-đội lầu-bầu: “Bác sĩ, Sĩ-quan, đại học gì đâu mà đập con bò không chết!” Lóc thịt ra rỗ xong, anh bộ đội cho Tổ của tôi nguyên bộ Da gọi là để ‘bồi-dưỡng’ chúng tôi chả hiểu nghĩa bồi dưỡng là gì, các anh chia nhau nhưng tôi không lấy phần (về sau nầy, khi đói thê thảm mới hiểu được có Da ăn cũng đỡ dạ).
Sáng hôm sau, Tổ của tôi bị một anh bộ đội dẫn đi làm công tác nhẹ, đào hố cầu tiêu; sở dĩ anh cho là nhẹ vì không có chỉ tiêu, các anh làm sớm thì có cầu sớm, còn làm trễ thì phải chịu sự bất tiện kéo dài thêm ra. Phía trong ‘Cốc’ là Trại-11 dành cho các Cha, Thầy, Sư nằm sâu trong hóc núi, các anh chỉ làm một ngày là xong ngay cho hơn 100 anh; Ở đây tuy rằng bị nhiều đá ong có cứng đấy, nhưng ta có ‘cuốc chim’ thì đào gì chẳng được; nhưng điều tổ chức có dặn, các anh làm không xong thì mai làm tiếp, không có gì là khẩn trương cả!
Trong những buổi gọi là ‘lên-lớp’học tập chính trị, Cán bộ quản giáo thường tự hào về một Xã Hội Chủ Nghĩa ưu việt, nên có một người Tù-binh Mỹ tiến bộ, khi thả anh về, anh không chịu về mà xin ở lại được làm người dân của nước ta và xin được mang tên Hồ Chí Nam, hiện anh đang phục vụ tại Liên Trại 1, Hoàng Liên Sơn để chăm sóc các máy phát điện; mỗi tháng anh lãnh lương được gần 60$ nhưng kiếm mua một đôi giày cho vừa chân không ra. Sau nầy chúng tôi được biết anh là một hạ Sĩ Quan (NCO) tên là J.Garwood, khi thấy chúng tôi, anh nhìn qua chỗ khác; Riêng tôi, thì mừng thầm: “kiểu cách làm việc của CIA, tên nầy ở lại đây một thời gian như là để ‘kiểm-chứng’sự việc đem Tù ra Bắc” cũng y chang như ngày 6/3/1946, Ðại tá OSS Alfred Kitts chứng nhân tại hiện trường theo quân đội Pháp đổ bộ tại Hải phòng.

Hôm nay, không khí Trại rất buồn, Anh Xuân thuộc binh chủng Thiết Giáp, đêm hôm lấy dao cạo cắt đứt mạch máu ở cườm tay để quyên-sinh, nhưng không chết vì mạch máu tự động hàn lại được; còn một anh ở Láng bên cạnh, uống cả ống thuốc ngủ nhưng ói ra hết không chết. “Quả thật, không dễ trốn được nợ trần” Chiến tranh đã kết thúc, kẻ thắng trận không đưa bàn tay ra bắt hầu xóa bỏ hận thù, hòa giải dân tộc; mà để trả thù. Tập trung cải tạo là chính sách thực hiện chủ trương đấu tranh giai cấp của CS để tiêu diệt và vô hiệu hoá thành phần khác giai cấp dù có đối kháng hay không; Về phương diện kinh tế, tập trung cải tạo để khai thác sức lao-động; CSVN không giết hàng loạt để tạo biển máu ở Miền Nam như hệ thống tuyên truyền của Thế Giới Tự Do, nhưng CSVN vắt từng giọt máu của người Tù ở trong Trại cải tạo. Người tù đem sức ra làm lao-động đến kiệt sức và chết ngay tại đó; Lénine đã viết rất rõ để hướng dẫn chính sách lao động. Lénine viết: “Tập trung chúng lại để làm công tác lao động, tạo cho chúng luôn luôn nuôi hy vọng chúng sẽ gần được thả, đổi trại thường xuyên để chúng càng nuôi hy vọng, rồi cuối cùng chúng gặp nhau và chết ở Sibéria!”

(Còn tiếp)

vinhtruong
03-05-2011, 12:07 AM
Trong thời khủng hoảng kinh tế thập niên 1920, Staline đã áp dụng các trại tập trung cải tạo như những nông trường sản xuất nông nghiệp, năng xuất cao hơn những nông trường quốc doanh; CSVN rập khuôn theo đúng mô hình cũa Liên Xô. Cũng xây dựng nhiều trại tập trung cải tạo, dùng sức tù làm công cụ sản xuất; Khi chiếm miền Nam, chính sách cải tạo đã có sẵn và CSVN có chương trình đưa tất cả Sĩ quan, nhân viên và các thành phần xã hội cần được ‘cải-tạo’ khác ra Miền Bắc ở trong các trại Tù. Sau đó nếu được thả cũng phải cư trú tại vùng rừng thiêng, nước độc thuộc Miền Bắc và dứt khoát không cho về Nam, (Ðó là kim chỉ nam của bản chất chuyên chính Cộng Sản, nhưng tay sai gián tiếp Lê Ðức Thọ thì khác, Thọ theo chi thị của Kissinger phải sàng lọc các thành phần quân cán chính miền nam để đem qua Mỹ, nối tiếp ODP, vì thế cho nên thiếu úy được đi Mỹ, còn đại tá có người bị ở lại vì cho rằng thích hợp chế độ nên bị chối từ diện HO; CIA phải âm thầm giúp Thọ máy móc điện tử để screening).

CSVN có chính sách rất tâm lý khi quản lý việc coi tù. Tù mới trong Nam ra cho họ làm việc nhẹ, không có chỉ tiêu, khoảng một tháng, ai cũng muốn tránh cảnh tù túng, được đi ra ngoài vận động, phơi nắng. Chừng lao động được một tháng, chúng đưa vào những công tác chính như: khuân vác, khai thác gỗ ‘cây Bồ-đề’ (loại gỗ mềm mà Liên Xô rất cần để chế biến ra giấy, trồng rất nhiều trên những sườn đồi ở Yên Bái) cuốc đất, xẻ núi làm đường, đào ao. Lúc nầy, người tù bắt đầu thấm mệt và hiểu rõ thế nào là lao-động cải tạo. Mỗi ngày làm việc quần quật, trên đất núi cứng như đá vôi, dụng cụ thô sơ, dưới trời nắng chang chang. Có lúc cả Trại gần 200 người, leo lên đỉnh núi cưa và đốn ngã những cây cổ thụ, rồi lấy dây rừng buộc quanh thân cây, cùng nhau reo hò...1, 2, 3 đồng kéo một lượt, trông giống như một bầy kiến bu lại khuân một hột cơm, cả vài tuần sau thân cây từ đỉnh núi mới về được tới sân trại. Lần lượt gân cốt đều rã rời và có nhiều anh đã không còn đi đứng được, suy nhược toàn diện. Cán bộ trông coi Tù lại thành lập ra Đội già đan lác, các anh lóc tre đan những sọt, rỗ, thúng… rồi Đội rau-xanh, chăn nuôi, nhà bếp. Toán chủ lực lên rừng xẻ gỗ, lấy dây rừng cột, từng 6 người gồng gánh khuân vác về trại. Toán làm lò gạch, Toán may áo quần cho tù. Trưa và tối mỗi bữa ăn được một chén bo-bo độn khoai mì, khoai lang khô, bắp đá và nước muối (vì sợ trốn trại nên họ không phát muối hột).
Đối với tù ở trại cải tạo lao động khổ sai thì giờ qua rất là nhanh, quần quật suốt ngày ở ngoài hiện trường, xa xa tiếng máy loa phóng thanh vẫn thỉnh thoảng vang lên lời chúc lành của Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng: “cho chúng ăn thật ít, bắt chúng làm thật nhiều”.Buổi tối còn phải ngồi đồng sinh hoạt hai giờ trước khi đi ngủ. Chương trình điều đặn ngày nào cũng giống như ngày nào; cuối tuần chỉ trông mong được nghỉ trọn ngày Chúa Nhật mà không được vì, cứ hai tuần một lần, buổi sáng Chúa Nhật đi làm lao-động Xã hội chủ nghĩa. Chỉ may ra có ngày mưa mới được nghỉ, nhưng ngoài Bắc lại ít mưa ban ngày mà chỉ mưa qua đêm. Chúng tôi ai nấy cũng đều trông mong được một ngày nghỉ, trông mong được một ngày mưa, thật ra, người tù cải tạo chỉ mong được chừng ấy thôi, còn tất cả thì ngoài tầm tay. Biết quên càng tốt, còn dễ kéo dài cuộc sống như trâu bò. Nếu như cứ ân-hận, nuối-tiếc, bực-tức chỉ thêm chuốc lấy đau khổ cho bản thân. Chúng tôi cũng chưa già lắm, mà nhiều anh tóc đã bạc muối nhiều hơn tiêu, trán đã hằn sâu những nếp nhăn. Chúng tôi cố gạt hết tất cả để cố giữ được sự an-tâm mà sống chờ ngày về, dặn dò nhau rồi dặn chính mình. Nhưng đâu dễ ai cũng làm được, hoặc lúc nào cũng quên được, thêm bao đêm không ngủ, thời gian trôi quá lâu, vợ đã khắc khoải mỏi mòn trông chờ, con lớn lên không có người dạy dỗ. Giá như chết được thì đã giải quyết hết mọi chuyện cho người chết lẫn người sống, chết chỉ làm cho người thân buồn khổ một lần, rồi thời gian sẽ làm họ quên đi. Người tù không chết vẫn sống mà lại không có ngày về; người Tù như người đã chết mà chưa chôn, nên mọi việc cứ dùng dằng không giải quyết được, trở thành gánh nặng tim óc cho gia đình. Vợ con người thân phải trông mong đợi chờ, không nỡ dứt tình, một người khổ kéo theo hàng chục người đau khổ. Nên ân-hận biết bao, và tự hỏi sao không chiến đấu đến phút cuối cùng rồi chết cho nó anh hùng, vì chết là hết!
Tại sao đã không dám chết mà cũng không chạy ra ngoại quốc! Chạy là hèn nhưng còn giúp được cho kinh tế gia đình, ray-rức mãi từ ngày đầu tiên vào tù, cứ xoáy đi xoáy lại trong đầu làm cho mình trở nên điên dại cằn cỗi, sự hành hạ đó còn khổ hơn là sự hành hạ thân xác, sự sĩ nhục đay nghiến trong hận thù của Cán bộ CS, mỗi ngày phải gục đầu, nuốt hận trong tủi nhục. Đêm đêm, đứng trong hàng rào của trại, ngước mắt nhìn về phương Nam, chạnh lòng nhớ đến vợ con ở nhà, cứ mỗi lần di chuyển trại lại càng xa gia đình hơn, không biết bao giờ được trở về, vừa thương gia đình, vừa thấy mình có lỗi. Tôi đã không làm trọn vẹn trách nhiệm của một người chủ, của một người Cha, của một người Chồng trong gia đình, một quyết định sai lầm mà nay có biết bao nhiêu người phải khổ lụy theo. Không thư từ liên lạc, quà cáp, thăm gặp, làm sao tôi hiểu rõ được hoàn cảnh gia đình, không biết là vợ con tôi còn có thể chịu đựng được bao lâu nữa với cuộc sống càng ngày càng bị thắt chặt kềm kẹp lại.

Rồi có một ngày, con người chúng tôi trở nên chai đá, sự đói rét cứ hoành hành từ tháng nầy qua năm nọ, con người trở nên vô tri như loài cầm thú, chỉ luôn luôn nghĩ đến ăn mà thôi, đê tiện, không còn hay là vì hết hy vọng về với gia đình nên đầu óc mới trở nên tróng rỗng? Tôi vì thèm ăn, hay là vì đã gần như chết đói từ lâu! khởi đầu là thèm đường, rồi thèm mỡ, vì khi đi đứng tôi nghe được những khớp xương kêu răng-rắc, lụp-cụp đau thốn; bây giờ thèm đủ thứ; nghe nói tới giờ cơm thật là xót xa, “chớ có bao giờ được thấy hột cơm đâu”, vì toàn là bo-bo, khoai lang, khoai mì khô có trộn chút ít bắp đá và nước muối. Một năm được 4 ngày lễ thì mới thấy được hình dáng hột cơm và chút ít thịt thà; Dù biết ăn không đủ no, ăn vào lưng lửng nhưng ngày nào cũng mong tới giờ ăn cơm. Mỗi bữa ăn Tôi cố ngồi nhai từng muỗng, nhai thật kỹ, từng miếng khoai ngô trong miệng thành nhão ngọt hơn, đượm tròn theo kẽ răng và tìm nơi cảnh nầy là niềm hạnh phúc duy nhất. Thật hạnh phúc hết sức tầm thường, đơn-giản, rồi phải chú ý nhai và kềm giữ cho lâu, để cái lưỡi không cuốn nuốt miếng cơm xuống, lơ đãng một tí là miếng khoai đang đưa vào mồm đã chạy tuột xuống cuống họng một cách tự nhiên và nhanh chóng; Tôi phải phấn đấu để dằn cơn đói và uống tí nước để cầm hơi. Bản thân phải chống chọi với đòi hỏi của cơ thể đã trở nên vô cùng vất vả; Nhưng cuối cùng rồi tôi cũng quen và chịu đựng được; hằng đêm dành thì giờ tập thở lấy dưỡng khí nuôi thân thể, cũng giúp cho tôi dễ tìm được giấc ngủ. Hai thứ, hít khí trời và giấc-ngủ tự do cuối cùng mà tôi đang có, và ngủ cũng là hạnh phúc duy nhất đang có với tôi. Trong giấc-ngủ có thể thấy được những điều mong ước, và quên đi những điều khổ ải.
Cảnh chia phần ăn ngày hai buổi thật khó chịu, một người chia mà hàng chục cặp mắt ở bên ngoài đăm đăm dòm ngó. Thế mới biết, khi đói con người bị hạ thấp như thế đó; Có người nhìn người chia để canh chừng vì nghi ngờ người chia không công bình, nhưng cũng có người đứng nhìn để khi chia xong lấy nhanh phần ăn để nuốt nhanh cho lẹ rồi nằm nghỉ ngơi. Không có ăn no, thì phải dưỡng sức bằng nằmn nằm để nghe tiếng rột rạt xót xa trong bao tử để thấy cái cảm tưởng là dường như mình đã ăn. Có những tổ vừa chia xong là phải bắt thăm để bảo đảm sự công bình; để anh em được yên tâm và khỏi bận tâm đắn đo suy nghĩ làm mất lòng nhau. Nhất là một năm chỉ có 4 dịp được ‘ăn-tươi’ có nghĩa là ăn có thịt. Đối với người tù cải tạo vấn đề lớn nhất là đói ăn, nên nói mãi đến cái ăn, dù biết rằng phần ăn là để sống cầm hơi lây lất qua ngày, chứ phần ăn không phải là cơm mà phần lớn là khoai mì, khoai mì phơi khô, khoai mì kỹ nghệ H.34 có chất độc, nhưng cũ rất là to, nên ăn vào một thời gian ai nấy sưng hai hạch nước miếng, nở hai bên mang tai, mặt mày biến dạng trông xấu xí và cũng có vài anh bị biến chứng qua đời.

Ra bãi cuốc đất lượm được con sùng, con mối, con dế là lén bỏ vào miệng dùng nước miếng rửa phun đất ra ngoài rồi nhai nuốt để có chất tươi protein. Cóc, nhái, chuột, thằn lằn, rắn mối là loại protein cao cấp không dễ gì có trong các ruộng đất khô cằn cỗi ở vùng đồi núi nầy. Nói về chuyện Tù của CS cứ xoáy quanh cái ăn vì cái ăn quá quan trọng, vì Tù lúc nào cũng đói; người đang no thì khó mà thông cảm được. Nếu ai đó cứ như chỉ xa nhà hơn tuần lễ là đã thèm cơm, mới bịnh tuần lễ nhịn ăn thì đã thấy thèm đủ thứ thì lúc đó mới dễ thông cảm cho sự thèm ăn của Tù một chuỗi năm dài đói rét. Suốt cả chục năm chỉ ăn khoai mì, khoai lang, bắp ngô và nước muối, khẩu phần gọi là tiêu chuẩn để cầm cự không chết hay nói cách khác là không đủ sức để trốn trại.
Đúng như lời công bố của Thủ Tướng Đồng, ăn uống thật kham khổ, thật ít, nhưng làm lao động thật nhiều, học tập duy trì điều đặn mỗi đêm, hạn chế tắm rửa, tập thể dục thường xuyên các buổi sáng, đa số tù nhân bị hủy hoại từ thể xác đến tinh thần trong đời sống hàng ngày ở trại cải tạo. Có nhiều người cần những tin tức lạc quan để giúp họ sống và hy vọng như một loại thuốc ngủ an-thần để cho người bịnh an tâm ngủ, để quên đi cơn sợ hãi, cơn bịnh trầm kha trong đêm dài vô tận. Nằm nắn bóp thân thể hàng ngày để lượng giá, sờ mó những khoảng lồi lõm trên đầu, trên cổ, trên mặt, ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, đầu gối, chỗ nào xương cũng lòi ra, hai cái mông đã teo hết thịt, xương mông lồi ra chạm vào đất gò mối, nằm trên đó đau điếng khi phải trở mình thì lựa vào chỗ nào có phần đất thăng bằng hơn. Bộ áo quần của tù bằng vải thô rất mỏng manh mặc trên người không đủ chống trả với cái lạnh tấn công từ trong ra ngoài và từ mọi phía, trước hết là cái dạ dày trống rỗng lúc nào cũng cồn cào và nóng rang: có đói và lạnh mới hiểu được thế nào là: “lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da!”. Đói quá nằm ngủ không được. Khi nằm dạ dày trải rộng nó càng cồn cào, càng nóng khó chịu hơn. Miền rừng núi Bắc Việt, từ đói đến lạnh là từ trong tủy sống lạnh ra, lúc nào cũng cố kềm chế để khỏi run lên, vì run lên thì hai hàm răng lại đập vào nhau cồm cộp, rồi cả người run lên bần bật vì cơn rét, muốn dừng lại không được. Chỉ muốn chết phứt đi cho đỡ phải kéo dài tấm thân tàn tạ. Lạnh phát ra từ dưới lòng đất vì chưa có thời gian đi vào rừng đốn tre nứa về làm sạp nằm. Ban đêm chỉ có ngồi dậy mới chịu đựng nổi hơi đất lạnh xông lên. Chưa đầy một năm mà chuyển trại hết 6 lần, đi tới đâu làm trại tới đó; như những ngày đầu phải nằm dưới đất như vậy, có khi nằm dưới đất thấp, nửa đêm phải ngồi dậy vì nước ruộng dâng lên.
Cứ mỗi lần làm xong căn trại là lại chuẩn bị di chuyển đến nơi khác để làm trại mới cho khoảng, 10,000 tù cải tạo mà họ cho rằng có nợ máu với nhân dân. Các chiến hữu sẽ lũ lượt từ trong Nam ra, các toán Tù ra sau sẽ được hưởng những khoai lang, ngô, khoai mì của toán ra trước trồng rồi để lại nhưng vẫn bị ăn theo tiêu chuẩn nên mọi người vẫn bị đói dài dài. Chúng tôi di chuyển đến một nơi chỉ cách Trung Quốc băng qua một trái núi, có cái tên là Huyện Than-Uyên, mà một nhà văn tù nhân có câu: ‘Ruồi Lằng bọ chét gió Than Uyên’. Nơi đây con Ruồi lằng nó bay rất êm, nhưng khi có người đi qua là chúng tấn công đốt ngay, mặt mày anh nào cũng rướm đầy máu me; con bọ-chét khi cắn vào người tù, mà tù không có kinh nghiệm ngắt nó ra liền, thì những chân bấu của nó còn dính lại, tức thì chỗ đó sẽ làm độc và mang thẹo suốt đời. Nơi đây, dân tộc thiểu số người Tầy có khuyên tù là hãy kiên nhẫn lấy điếu thuốc có lửa, rồi hơ lên trên lưng của nó, và đợi cho nó nhả ra thì sẽ không bị thúi thịt. Còn gió Than Uyên thường thổi vào buổi chiều, nếu bị một cơn gió thoảng nầy là ngã quỵ xuống ngay, có khi phải đi về với ông bà. Ngoài ra khi băng ngang bụi rậm trong rừng, những con vắt thật nhỏ, khi chúng đánh được hơi, thì đồng loạt chúng bắn ra như rải cát, rất êm ái và không thể phát hiện được, đến khi cảm thấy nhột và ngứa, nếu đưa tay ra gãi thì máu me chảy ra lênh láng, còn gai rừng thì xóc ngược, nếu đã bị móc vào da thịt rồi, thì khó mà kéo ra, ngứa và buốt vô cùng. Máu cứ rỉ ra hằng ngày từ cơ thể chết đói, thì thử nghĩ chỉ còn cách chờ ngày tắt thở chớ còn hy vọng gì nữa!
Noel năm nay (1979) trời quá lạnh, trại chúng tôi nằm sâu dưới thung lũng đầy ám-khí nên càng lạnh hơn, muỗi rừng ở đây đốt không đau nhưng để lại trên thân thể người bị đốt một sự ngứa ngáy vô vàng, có đêm tất cả mọi người không nằm ngủ được, dù rằng cách đây vài tháng trại cho lấy rơm rạ bọc xung quanh tấm đệm lác để lót nằm cho ấm. Sau một thời gian không lâu lại nảy sinh ra các ‘con Mạt’ bò nhột nhạt trong đó, nhưng vì mệt quá rồi cũng thiếp ngủ hồi nào không hay, nhưng sức lạnh vùng rừng núi miền Bắc thì quả là ‘dao hàn cắt da’. Khí lạnh tỏa ra khắp nơi, càng lạnh thì càng thấm và bốc hơi lạnh vào xương sống càng nhiều, Tôi đem tất cả áo quần ra mặc vào hết, rồi choàng cái mền vào để hút thuốc Lào ếm kềm khói thuốc trong phổi để chống lạnh. Tù cảm thấy hút thuốc Lào trở nên cái thói quen cần thiết để chống lạnh. Lúc đầu tức ngực quá, tôi thề sẽ không bao giờ hút nữa; nằm gần bên ông bạn được ông mô tả cảm giác khi ‘phê’ thuốc thì sẽ sung sướng như thế nào, và rồi bỏ tất cả phiền muộn sau lưng, tôi bèn tập dần trở lại, mỗi ngày vài ‘bi’, sau một vài tuần thì tôi rít thuốc lào cũng kêu như ai, rồi cũng vừa nhả khói, vừa mơ màng khoan khoái như ai. Nhớ lại lần hút đầu tiên: do không có kinh nghiệm, tôi kéo một hơi dài; lập tức thấy phổi mình như bị ai đấm mạnh, nghẹt đến tận cổ, rồi sau đó là bị ho liên hồi, nước mắt nước mũi thi nhau trào ra. Tôi ngất đi hơn 5 phút, có đêm xém tí nữa là tôi đã nhủi đầu vào bếp lửa của nhà bếp rồi nếu không nhờ các đồng ‘môn-phái’ kéo ra kịp. Nhưng đến khi đã quen đã thuần rồi thì đầu óc cứ như được bay bổng đến nơi thần tiên quên cả thực cảnh mình đang ở tù. Ngày mai tôi vào rừng tìm một thân cây tre thật tốt, làm chiếc điếu cày riêng cho mình để tiện dụng hơn là phải chờ đợi người bạn đến trước.
Thuốc lào tuy không mang nhiều chất độc như thuốc lá, song cũng không phải là không có tác hại. Tỷ lệ người mắc bệnh ung-thư phổi do hút thuốc lào cao gấp nhiều lần so với người thường. Bên cạnh đó, thuốc Lào còn khiến người nghiện phải hút thường xuyên như ma túy. Để bào chữa cho cái không hay nầy, người nghiện thường buông câu thơ tự an-ủi đánh giá người nghiện “Hút thuốc lào nâng cao sĩ-diện … thơm miệng bổ phổi diệt trùng lao!”

Suối ở rừng núi miền Việt Bắc, mùa mưa nước lũ tràn bờ chảy như thác đổ, nước suối mùa mưa rất độc, vì nước cuốn theo bao nhiêu rác rưởi cùng lá cây lim rất độc, nhưng nhất là lá cây sơn, thân cây sơn mục, mùa mưa nào cũng đem về lòng suối càng nhiều lá cây mục thì năm đó có nhiều người chết vì những chứng bịnh lạ, sốt nhanh rồi chết nhanh chóng, kể cả người ngoài khu dân làng ở bên kia suối. Riêng trong trại, tổ nhà bếp cũng có người bị sốt rồi chết, có lẽ chụm củi, nhúm lửa bằng cây sơn mà tù chúng tôi đã nhầm lẫn vì không hiểu nên chặt xuống từ trong rừng đem về cho nhà bếp làm củi. Có một lần tôi vác thân cây sơn mà không biết, nên nơi vai và cổ bị sưng lên nhức-nhối và ngứa ngáy vô cùng. Đến mùa nắng, suối dần dần cạn, khô lại, chỉ còn nước ở những nơi trũng không thông được; Chỉ có bao nhiêu nước ao tù đó, là để dùng vào nhiều công việc, tưới rau cho đội rau xanh, đội vệ sinh, đội rửa thùng phân và thùng nước tiểu, đội chăn nuôi cho bò, heo uống nước, cán bộ giặt áo quần, tắm, nấu ăn, uống. Nhưng khi được lặn hụp trong khoảng nước đục ngầu, chứa đựng đủ thứ rác rưởi cùng với phân người và súc vật, không phải là dễ đâu nha; vì phải lao-động tốt, phải có cán bộ dẫn độ mới cho tắm; qui chế mới được ban hành, tù chỉ được tắm mỗi tuần 2 lần theo tiêu chuẩn học tập, lao động tốt có năng suất cao… ngoài ra đôi khi có đột xuất cho tắm thêm là do sự thông cảm của cán bộ quản giáo qua thành tích lao động của mỗi buổi. Lệnh ban ra thật nhẹ nhàng và ngắn gọn. Không lao-động tốt không được tắm và lấy nước về nấu rửa.
Khi gần tới giờ nghỉ, tất cả Tù trong đội đều hồi hộp chờ đợi một lệnh là thu dụng cụ đi tắm, hay là thu dụng cụ về trại, kềm theo chỉ thị kiểm điểm anh A, anh B vì lao động lề mề, vì cải thiện linh tinh. Một người tù làm sai cả đội phải chịu trách nhiệm lây, do đó cả đội phải thúc đẩy, xây dựng lẫn nhau, nghĩa là phải đấu tranh kịch liệt tố khổ lẫn nhau. Người tù nào ngây thơ lắm cũng biết đó là mưu kế của chế độ CS để gây mâu thuẫn và hiềm khích lẫn nhau; Tình đồng cảnh quá mạnh nên thảo luận cho có việc để nghỉ ngơi, phê bình qua loa rồi thông cảm cười rần lên trong sự khó chịu của cán bộ quản giáo.
Những chuyện nầy, không phải xảy ra chỉ một ngày, một buổi mà xảy ra đều đều hàng ngày trong nhiều năm tháng vô tận. Mùa Hạ nắng chang chang như đổ lửa, mồ hôi quyện với đất cát, phấn rừng vì làm đường, cuốc đất, mặt mày lấm đất tèm lem, thì được một phút nhảy ùm xuống nước cũng rất cần, chứ đừng nói gì đến 5 phút khẩn trương xuống tắm. Trường hợp đó mà phải vác cuốc về trại vì anh A anh B nào đó làm lao động lề mề, dựa dẫm, nhưng anh em vẫn cắn răng chịu đựng để không bị mắc mưu của Việt Cộng. Vi chúng tôi tự nhận thức được: “Cộng sản tạm thời thắng lợi về quân sự, nhưng sẽ thất bại trong chính trị vì tình cảm quyết thống Dân tộc!” Hãy nghĩ đến Mật Trận Giải Phóng Miền Nam có đến 76 nước trên thế giới công nhận bỏ xa CSBV Hà Nội thì rõ thắng bại như thế nào? Ðây cũng là một mầm mống tinh vi của một siêu thế lực, rồi đây mọi nước phải chấp hành nghiêm chỉnh luật của LHQ là Dân quyền Dân chủ!

Chúng tôi bắt đầu đi khai hoang và mở đường dọc theo đến tận nguồn sông Hồng Hà. Đối với Tù cải tạo, lao động thì giờ qua rất nhanh, chương trình điều đặn ngày nào cũng như ngày nào, chỉ mong có mưa dầm để được nghỉ. Chúng tôi từng tổ 10 người, anh cầm cuốc chim (loại cuốc đầu nhọn đầu dẹp để cuốc xuống đá cứng) anh cầm xẻng, cuốc thường hoặc là cái sọt khiêng đá, cát, đất rồi lấp vào chỗ lõm; chỉ một cơn mưa thì trôi hết. Những cảnh nầy làm tôi nhớ lại khi bay chụp ảnh trên đường Mòn Hồ, hồi 1962-1964, chỉ khác là có loại xe ‘hũ-lô’cổ lỗ sĩ, có ống khói chần dần chĩa lên trời và những dân công đội cái mũ nhỏ hơn cái nón lá miền Nam một chút lăng xăng làm việc.

(Còn tiếp)

vinhtruong
03-12-2011, 04:23 PM
Ðại-bàng ngã quỵ vì ăn nhằm củ ÐUÔI-TRÂU
BÒ-NGŨ KQ Bùi Quang Kinh, Nguyễn Hữu Dịch, Ðặng Văn Tiếp, Trần Sao, Nguyễn Văn Phú Hiệp, Ðặng Bình Minh, Nguyễn Văn Nghĩa … đều bị lần lưtc gãy cánh dưới cảnh tù đày của CS nơi rừng thiêng nước độc Việt Bắc.

Ðang làm đường, thình lình toán chúng tôi được điều về gấp để đào lỗ chôn một người bạn tù, mà sau nầy tôi mới biết là ‘bò tứ’ Nghiệp, thuộc binh chủng Không Quân. Anh ăn phải ‘củ đuôi trâu’ nên bị sưng toàn bộ phận tiêu hoá, Thiếu tá Nghiệp không nói được vì cuống họng sưng to không thở được. Cán bộ cho phép anh viết thơ báo cho gia đình rằng anh sắp chết vì ăn phải củ độc trong rừng. Chuyện là sáng nầy 3 anh ‘bò tứ’ đi kiếm củi cho nhà bếp; 2 anh kia là Biệt Kích và Thám Báo có nói với anh Nghiệp, hai anh đã ăn rồi ngon lắm, trái củ đuôi trâu hình thù nó giống trái ‘mãng cầu xiêm’ nướng lên thịt nó thơm và trắng như khoai mì. Có lẽ 2 anh kia đợi coi anh Nghiệp ăn có sao không, rồi mới dám ăn, rốt cuộc hy sinh một người bạn tù oan uổng.
Vừa viết thơ cho gia đình vừa ú ớ với cán bộ, xong anh cố ói mửa ra, con chó của trại nuôi, để hàng đêm canh tù, chạy tới liếm rồi lăn ra chết tốt. Anh bộ đội bảo đem con chó đi chôn ngay, nhưng tù đói quá toan làm thịt, anh bộ đội trông thấy bắt phải đem chôn trước mặt anh; nhưng sau nầy tôi biết, toán đã lén bới lên, mổ ruột bỏ đi và tất cả đều ăn, không ai bị gì cả, cám ơn Thượng Đế.
Cũng cái đồi Vầu (cây Vầu giống như cây Tre nhưng võ dầy hơn, to hơn rất thẳng dùng để làm cột nhà rất tiện, dân địa phương dùng cây Vầu để làm nhà và ống nước cũng như máng nước, chúng tôi lấy măng Vầu về làm dưa chua ăn cũng đỡ) khi chúng tôi vừa chặt xuống đem về xây trại, thì ngày hôm sau, nơi đó là u-mộ thô sơ của một người bạn tù. Cứ mỗi buổi sáng, trước khi chuẩn bị đi lao-động, tôi lại lắc nhẹ… rồi lắc mạnh người bạn nằm bên cạnh và thấy không có nhúc-nhích, coi như thêm một mạng người đi qua bên kia thế giới. Cái đồi Vầu đã chặt đốn đi được một nửa, thì nơi đó lại thế vào bằng những ụ đất mộ phần của người tù bạc phước, lấp vội vàng một lớp đất mỏng lên đó chỉ vừa đủ để thú rừng đừng bươi lên, vì sức của tù quá mòn yếu không còn khả năng cuốc đất cứng để lấp cao hơn. Tù cải tạo đói quá, nên ra rừng gặp gì cũng ăn cả, dù rằng không biết nấm đó, hoặc thứ lá cây đó có độc hay không?
Tôi đã bị cây Vầu xóc vào… máu chảy ra tôi chỉ trông thấy màu đỏ lợt, coi như thân thể đã suy nhược toàn diện, đi chưa đầy một trăm thước đã tiểu xón trong quần, giống như một thây ma không hồn, di chuyển rất chậm chạp; anh bộ đội áp tải cũng hiểu được hoàn cảnh nên không nỡ thúc dục chúng tôi phải đi nhanh. Sự thật, anh cũng khổ như chúng tôi, mình ở tù trong trại, thì bộ đội ở tù ngoài trại; tất cả bộ đội đều bị bịnh hoạn không khác gì tù, ăn uống có cơm trắng đó nhưng không có đầy đủ dinh dưỡng, và nơi đây mới quả thật là rừng thiêng nước độc. Thế nên các Toán Biệt kích thả xuống đây như Remus, Easy, Tourbillion…đều bị chướng khí, bệnh hoạn rồi sa vào tay quân đội biên phòng, rốt cuộc bị ép buộc làm gián điệp hàng đôi. Chỉ có riêng dân tộc Tầy là họ quen phong thổ; cứ nhìn nhà tranh nào cũng trồng tỏi để trị chứng độc. Một cây Xoài rừng, trên chẻ ba tự nhiên thấy mọc một cây ớt hiểm ở giữa, dĩ nhiên là do chim chóc ăn xong rồi thả hột trên đó; thì tôi nghĩ ngay nơi đây phong thổ chắc chắn vô cùng độc địa, Thượng Đế đã tạo những cây ớt hiểm để trị độc chướng cho con người được cứu sống. Chỉ lượm dưới gốc cây Xoài những trái chín về ăn thì ho sặc sụa muốn ói, dân Tầy bảo ngậm Muối thì hết ngay. Còn trái Trôm độc ăn vào cũng béo và ngon, nhưng chừng 5 phút sau là ói ra và có thấy máu lợn cợn trong đó.
Còn như củ Đao thì ăn rất tốt, dân địa phương vào rừng đốn về ăn cũng ngọt như khoai Lang, đó là Củ Hũ cũng giống như củ-hũ cây dừa trong Nam. Nhưng phần đông anh em không còn sức mà chặt đốn để lấy Củ-Hũ; Dao chém vào bẹ lá mà lửa muốn xẹt ra thì biết nó cứng và rất khó chặt nếu không có sức mạnh; Anh em Tù cải tạo đã bị chính sách coi tù của CS vắt hết sinh khí, ăn thì đói quanh năm, máu thì ngày nào cũng chảy, từ bị đứt tay, Vầu cứa, Ruồi Lằng, Vắt hút… thì máu ở đâu mà còn? chỉ còn lại duy nhất là sự suy nhược toàn diện… để rồi một giấc ngủ dài qua đêm mà người bạn bên cạnh lắc hoài không thấy thức. Thì coi như người bạn đó đã chết.
Lại thêm một lần nữa chuyển trại, thường thường là 4 giờ sáng, với vài tiếng tu-huýt giựt dậy, chạy ra ngoài sân là chi-chít đó đây ánh ‘đèn-bão’ đu đưa với giọng Bắc nhà quê rổn rảng: “khẩn trương, khẩn trương…tập họp để chuyển trại”. Phải trải qua một giai đoạn khó khăn hơn nữa trong đời tù, nhưng tôi đã quen nên dửng dưng, không còn lo lắng như những lần trước, cũng không gì để sợ hãi, chuyện chuyển trại là quá quen thuộc trong đời tù tội với CS. Đối với họ, di chuyển đến một nơi khác cũng là một điều cần thiết, nhưng tình cảm con người thật hay hay…vì tôi vẫn còn lưu luyến với mô đất mà hàng đêm tôi nằm phải tránh để khỏi bị cấn lưng, những tiếng chim kêu kỳ quái mà chỉ có rừng thiêng Miền Việt Bắc mới có, nó cứ ám ảnh trong tâm tư, nơi đó… vẫn còn trong tôi những luyến tiếc lạ thường đến chỗ nằm chỗ ở! Tình cảm lưu luyến của con người vẫn còn giữ mãi dù hoàn cảnh có khắc nghiệt!
Chúng tôi lại trở về trại cũ sau khi Trung Cộng tấn công các Tỉnh miền cực Bắc. Rồi thì mọi ngày như mọi ngày, lưng chừng đồi là những dãy khoai Mì mà chúng tôi đã trồng trước đó; khoai Mì bạt ngàn, nhìn đâu cũng thấy khắp đồi núi cho đến dưới thung lũng. Bây giờ lại tiếp tục trồng cả lưng chừng núi, rồi lại phá đất trồng thêm, hoặc sau khi thu-hoạch rồi, lấy ‘Hom’ thân cây trồng xuống trở lại; ấy vậy mà dân vẫn đói dài dài. Trồng hom khoai Mì vùng đất xấu toàn sỏi đá phải bỏ phân xanh, có nghĩa là lá cây rừng bỏ vào hố rồi lấp đất lại chung với Hom Sắn và cứ như thế mà chúng tự lớn lên phú thác cho trời mưa nắng. Nhổ cây khoai Mì, đất cứng ở vùng núi non thật là vất vả, Hai tay nắm chặt thân cây, chân đứng dạng ra lấy sức, còng lưng dồn hết sức lực kéo lên. Nhiều khi cảm tưởng như xương sống giản ra mà cây Mì lại không chịu nhúc-nhích. Rồi đem khoai về chế biến cho khoai trắng sạch, trại đem đi đổi ở hợp tác Xã, Huyện lấy Khoai Lang và Ngô của dân, vừa đen, vừa úng, vừa mục có kềm theo đá cát cho nặng để đóng thuế lợi tức cho nhà nước. Rốt cuộc Tù phải chịu khoai vừa mục vừa khô, nhai trúng phải cát đá thì làm sao không khỏi bị mẻ răng, ê răng được, còn gì là dinh dưỡng. Làm như vậy thì Trại có lợi và báo cáo với tổ chức cao hơn để lấy điểm; Chế độ mà cái gì cũng tính toán phân chia thật kỹ; chỉ có khí trời là Đảng và Nhà nước để cho người dân tha hồ hít-thở. Bữa ăn của tù thường xuyên là khoai Mì lát phơi khô, Bo Bo, Bắp, đôi khi có độn thêm khoai Lang khô cho có vị ngọt và ăn với nước muối. Ăn muối mãi ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác nên thấy muối là muốn nhợn, cảm tưởng vị chát ở miệng và khô đắng ở cuống họng. Chỉ khi bị cắt muối, phải ăn lạt mới thấy khó nuốt, bữa nào ăn được Bắp thì đỡ hơn, nhai nhuyễn các hột Bắp thì tìm ra vị ngọt, ăn khoai Mì lát đã khô mà không có muối thì càng khổ hơn. Trong các thứ độn, Bắp được xem là quý nhất, Bo Bo ăn vào không tiêu, ăn vào thế nào là bài tiết ra nguyên cả hột như thế đó. Về sau tù mới sáng kiến lấy ra phần ăn trước dành lại nghiền đập rồi bỏ vào cái lon nhôm đựng sữa Guigoz ra bãi lao động gởi nấu lại. Khoai Mì khô thì rất thê thảm, vừa mục nên khi ăn vào thì bị nặng bụng, nên tiêu chuẩn còn lại để ăn rất ít. Cái lon nhôm hiệu sữa bột Guigoz được Tù gọi vắn tắt là cái Gô và cũng là bạn đồng hành thân thiết của tù; người tù nào cũng kè kè bên mình một cái như một gia tài quý giá, vừa đựng nước uống khi ra bãi lao động, vừa dùng để nấu canh tại bãi.
Những loại rau cỏ dại ăn được tìm thấy ngay hiện trường, lén nhổ lên cho vào Gô rồi nhờ nhà bếp nấu. Nấu xong chờ bụi cát lóng xuống phần dưới, ăn phần rau ở trên cũng đỡ êm ái cho cái dạ-dày một thời gian ngắn. Hôm nào bắt được con Cóc, con Nhái thì canh có chút ít protein, con gì cũng quý vì nó có chút thịt vì cần chất protein để bổ dưỡng, nên tù có câu “con gì nhúc nhích là cứ ăn”; rau gì không chết thì ăn, rau cỏ dại không có tên và cũng không biết tên, ăn được là may mắn, rồi chuyền miệng cho nhau để cùng ăn. Nếu cần cứ đặt cho cái tên trước rồi ăn sau cũng được, do đó cây cỏ ngoài những loài rau dại thông thường như rau Dền, Sam, Tàu Bay, Cải trời, chua lè. Và củ gì ăn được, nếu chưa có cái tên đều gọi là củ Sâm, như Sâm Đại-Hành, Sâm Nam, Sâm Gòn, Sâm tím…v.v.. Tôi vẫn cố gắng nhiều hơn để mỗi ngày xoa bóp từng bộ phận cơ thể cho máu lưu thông bình thường, nhờ hai bàn tay hoạt động để làm cho các phần cơ thể khác được hoạt động đều, nhưng rồi cả cánh tay và bàn tay cũng mỏi nhừ ra.
Chương trình đưa Tù cải tạo ra Miền Bắc chấm dứt tháng April/1977, có nghĩa là đã minh định rõ rệt ai là ác ôn và ai là của Cách Mạng được ở trong Nam, nếu chưa được thả về thì bọn Cán bộ CS cho rằng là người tù học tập chưa tốt. Một số người được cho về sớm, ưu tiên là những người có quan hệ gia đình với bọn Cán bộ CS, có nằm vùng lập công trước 1975, sau đó đến các chuyên viên kỹ thuật mà họ thấy cần thiết. Trong những đợt xét tha có những người cấp bậc, chức vụ lớn được thả để tuyên truyền cho chính sách nhân đạo, nhưng bên trong biết đâu những người nầy được CIA gởi gấm trong danh sách USIS, như Nguyễn Xuân Phong chẳng hạn, nhờ Kissinger gởi gấm với Nguyễn Cơ Thạch ở Hiệp định Paris nên chỉ ở có vài năm thì về. Những ai được móc nối làm việc hai bên, hoặc những người có quan hệ với cán bộ cao cấp, hoặc những người quá già yếu cho về để chết tại nhà, những người bệnh nặng đã hết chất đề kháng. Đặc biệt, có những người mà Mỹ đưa ra danh sách thả sớm hay Kissinger căn dặn không được đụng đến.

Đúng 12 giờ trưa ngày 30/4/1975, trên nền trời Sàigòn những chiếc F chiến đấu cơ của Hoa kỳ đã bàn giao không phận cho các chiếc Mig-21 chiến đấu của BV bao vùng không phận Sàigòn. Trong khi đó tại phi trường Bạch Mai, một chiếc C.130 Hercule sơn màu xám tro đậm, không số, không vẽ quốc kỳ của nước nào, từ phía Tây Nam bay đến, có lẽ từ Thái Lan bay sang. Chiếc máy bay 4 máy C-130-Hercule, bán phản lực gián-điệp nầy lù lù từ từ đáp xuống phi trường; Từ một tòa nhà cũ kỹ, một sĩ-quan quân đội BV đi vội ra gặp một sĩ-quan CIA Hoa-kỳ, người Mỹ nầy lịch sự giơ tay chào người sĩ-quan BV, còn tay kia đưa trao phong thư niêm kín. Hai người Việt Mỹ nầy không bắt tay nhau và cũng không nói với nhau lời gì. Viên sĩ-quan BV nầy nhận phong thư, chắc chắn là tối mật, rồi quay đi… đi rất nhanh vì có cấp trên đang nóng lòng chờ đợi, để lấy phong thư đó đem về cho Bộ Chính Trị TUĐ, có nghĩa là thủ lãnh Mafia Lê Đức Thọ. Và dĩ nhiên các ông lớn trong guồng máy chính trị đang chờ xem những gì trong đó. Ai mà biết tài liệu trong thư ấy nói gì. Nhưng chắc chắn là của Thế lực Đen mà Kissinger là kẻ thay mặt họ để bàn giao Miền Nam cho Cộng Sản BV. Một thời gian sau, người ta mới hiểu được, tất cả nhân viên làm sở Mỹ còn bị kẹt lại trong danh sách USIS, không kịp di tản đều được bảo đảm an toàn, không phải trình diện đi học tập cải tạo, không bị công an nổi-chìm làm khó dễ. Và dĩ nhiên, những người trong danh sách nầy sẽ được đi Mỹ theo diện ODP trước và tiếp nối là HO, ưu tiên thâm niên tù chớ không phải cấp bực, trong đó phải kể đến những viên chức cao cấp của VNCH sẽ được thả để được định cư qua Hoa Kỳ. Tuy nhiên cũng có những sự kiện, mà truyền thông Mỹ đả phá những viên chức miền Nam tham nhũng chạy lọt qua Mỹ (sự kiện tham nhũng thì cũng chính Mỹ tạo ra để thao túng Miền Nam, chớ thời TT Diệm làm gì có). Rồi thì Thị-trưởng Los-Angeles tuyên bố rằng: Nước Mỹ và nhân dân Mỹ không muốn nhận những người đồng minh hèn hạ, tham nhũng buôn lậu ma túy. Đài VOA loan tin một ngân hàng ở Mỹ phải đóng cửa để đếm tiền của ông Trang Sĩ Tấn? Còn đài VOA và BBC cũng loan tin có nhiều Tướng lãnh không được Mỹ nhận cho cư trú vì là kẻ đã buôn lậu ma túy, nhưng trừ Tướng Nguyễn Cao Kỳ vì là con bài sáng giá cho chiến lược “hậu Việt Nam” mặc dầu trong hồ sơ CIA, Kỳ đã bị sổ đen buôn lậu Opinum bằng C-47 từ Lào.

Nghĩ lại thân phận mình và các chiến hữu, đại đa số viên chức, sĩ-quan cấp dưới đều ở cái tuổi trung niên mang tiếng ở trong một chính quyền tham nhũng mà giờ đây mất nước, bản thân phải đi tù, vợ con phải đói khổ nheo nhóc. Vì thế chúng ta cũng không lấy gì làm lạ, Đại-tá, viên chức lớn được thả mà Thiếu-úy vẫn phải ở tù mút mùa. Trên đời nầy chẳng ai biết mình bằng mình, nên lúc này cháy nhà mới lòi ra mặt chuột, làm việc với bên kia là khai ngay để được về sớm với gia đình. Chúng ta cũng nên nghĩ rằng cuộc chiến và mảnh đất thân yêu của chúng ta chỉ giống như là một sân đá banh, gồm hai đội cầu thủ, ta đứng phía nào thì đá cho phía đó; rất nhiều người hoàn cảnh như thế, bằng cách nầy hay cách khác bị rơi vào tình trạng không có sự chọn lựa nào khác. Dương Văn Minh đá cho bên nầy, Dương Thanh Nhựt đá cho bên kia. Nhiều người lớn tuổi, nhiều nhà văn, lúc bỏ miền Bắc ra đi mới 8, 9 tuổi, nay trở thành đối địch với kẻ ở lại và nay phải chạm trán với một thực tế: Có kẻ thắng…có kẻ bại…có thể hòa hợp hòa giải được không? Có chứ, phải đợi một thời gian…rồi vỡ bi kịch nầy sẽ lui vào quá khứ như lịch sử sẽ sang trang. Vì tất cả sự việc sẽ do một bộ óc tinh vi đã tạo ra nó và sẽ có cách giải quyết sau nầy, nhưng phải đợi thời gian khá lâu, 2023? Khi mà mảnh đất Việt Nam đã được phân loại rõ ràng: ai theo Liên Xô, ai theo Trung Quốc, ai nằm vùng, ai ăn cơm quốc-gia thờ ma CS và ai là người dân thuần túy mộc mạc. Tất cả đều do một công cụ bén nhọn là CIA điều hành dưới sự chủ đạo của Siêu Chánh Phủ qua bộ óc tinh-vi của Nhóm học-giả đặc trách nghiên cứu. Đó là gián tiếp CIA nhờ phía bên kia (Hà Nội) trực tiếp siêu tra (screening) lý lịch do máy móc điện tử của Mỹ siêu tra.
Có một điều hơi ngộ-nghĩnh, như con Chim-Ó lót tổ ở vùng xa gần nửa vòng trái đất và chờ ngày trứng nở mà cũng chính là lúc Miền Nam quằn quại qua một cơn bão Đỏ. Hồi tưởng nhớ ngày 26/10/1956 với hàng trăm phi cơ Mỹ đủ loại từ Hạm đội 7 bay vào chào mừng cái trứng Ó đang sanh ra như là nền Đệ 1 Cộng Hòa, gần 20 năm sau, trứng Ó đã nứt, cho Ó con ra đời vào đúng 10 giờ 25 sáng 30/4/1975. Cũng bầu trời thủ đô Sàigòn trở nên náo nhiệt, trên vòm trời cao những chiến đấu cơ bay yểm trợ bao vùng ồn ào, với hết lớp Trực Thăng nầy, đến lớp Trực Thăng khác, cũng từ Hạm đội 7 ở ngoài khơi hối hả bay vào để rồi hối hả chở đi những kiều dân Mỹ và những người Việt cần thiết cho trận chiến ‘êm-dịu’ sau nầy. Có ai nghiên cứu về Ó-Con khi nở ra cho đến lúc bay được thì mới biết bao khổ cực sóng gió mà Ó-Con phải chịu trăn-trở, ngứa ngáy, la khóc khi thân thể nõn nà phải chịu va chạm vào gai nhọn cùng với sỏi đá quá cứng bao chung quanh tổ. Nhưng đó là phương cách nuôi dưỡng trong lúc sanh nở của loài chim Ó là như vậy, đó là điều mà tôi đoán chắc nịch là Trung Quốc không dám đụng đến Viet Nam, nếu… là sẽ bị xé xác với Mỹ ngay.
Nếu giả thuyết cho rằng chu vi và diện tích của Miền Nam không thôi thì không đủ tầm cỡ làm cái ‘bàn chông’ để chận bàn chân khổng lồ của Trung Cộng bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, vậy sao William Averell Harriman và Nhóm học giả nghiên cứu không để cho Miền Nam chiếm miền Bắc? Điều dễ hiểu, vì… khi chiếm miền Bắc, Hoa Kỳ phải tốn kém tài trợ khá nhiều, vã lại điều cần thiết là dân Miền Nam vẫn còn có số người mơ tưởng đến Thiên Đàng CS, làm Mẹ nuôi, làm Chị đỡ đầu cho Việt Cộng, còn nhân dân ngoài Bắc thì quá chán chường, quá đau khổ quằn quại dưới chế độ CS; thêm vào đó, Nhóm Học Giả nầy rất muốn nhân dân Miền Nam phải có nhiều kinh nghiệm đau thương với CS vào một thời gian nhất định khá lâu! Một điều khó khăn nhất là làm sao phân loại, (screening) thanh lọc dân miền Bắc và ai theo thầy Tàu, ai theo thầy Nga đây; nếu để cho Miền Nam chiếm lĩnh? Và điều quan trọng, Miền Nam có mất thì Mỹ mới kiếm được một số lớn đôla xanh, trương mục tín dụng ngân hàng, đá quý và vàng bạc đem chạy qua Mỹ, và điều quan trọng nhứt là Hoa kỳ sẽ có nhiều thiên tài chất xám cho tổ quốc Mỹ mà các thần đồng Việt Nam là bảo vật vô giá! Trò chơi chính trị đưa đẩy tới mức đó thì quả là tuyệt luân về mặt mưu chước chiến lược toàn cầu của Nhóm học giả Harriman điều đặc biệt là trả lại sự khát vọng của Cụ Hồ, muốn Hoa kỳ bảo trợ độc lập cho Việt Nam như Phi Luật Tân, nhưng đắng cay thay hãy để cho họ khai thác theo lộ đồ thế chiến lược toàn cầu trước đã, rồi… mới được thoả mản vi Freedom is not for free? Theo như kế hoạch của Harriman sẽ biến ba nước Ðông Dương thành phần đất “Trắng” trung lập và đặt Liên Bang ÐD nầy bằng Thủ đô Ðà Nẵng sẽ bung ra đến tận Hội An, bằng Xa lộ LBÐD (Xa lộ Harriman) và đây là trục của chiếc quạt xoay bốn chiều bằng nhau là Saigon, Nam Vang, Vạn Tượng và Hà Nội, có Sòng Bài lớn hơn Las Vegas mà trong đó có rất nhiều tỉ phú đầu tư vào, đặc biệt có người Cha của Mike Jacson với Khách sạn 1000 phòng?

Có nhiều ký giả cho rằng Mỹ ‘phủi tay’ khi bỏ rơi Miền Nam, nhưng thật ra Nhóm học-giả nầy quan tâm của họ chỉ là sự xâm lược vào các nước khác trong vùng Đông Nam Á của Trung Cộng chứ không phải sự xâm chiếm miền Nam VN của CSBV. Vì thiết lập ngoại giao với Trung Cộng sẽ tạm thời kềm hãm được khát vọng nhuộm đỏ toàn vùng của nước nầy, nhưng việc giành được một nước VNCH thống nhất như một thành trì trong Nhóm PACOM sau nầy để thường xuyên cảnh giác ngăn chận sự xâm lược xuống hướng Nam của Trung Cộng. Đó mới là ý đồ quỷ khốc thần sầu của Nhóm học giả Hoa Kỳ. Và để thực hiện cho bằng được ý đồ nầy, nên họ đã sẵn sàng thực sự giao nộp toàn bộ ba nước Ðông-Dương cho tiểu bá CSBV thống trị. Đây là sách lược kiệt xuất do chính khách mà cũng là kiến Trúc sư cuộc chiến VN của W.A.Harriman dàn-dựng gọi là tạm thời “bên thế mạnh”. Lịch sử sẽ ghi ơn Hoa kỳ hy đã sinh 58.000 chiến binh, có công thống nhứt đất nước Việt Nam trong khi hai nước đàn anh Liên Xô và Trung Cộng chống lại sự thống nhứt Việt Nam như hiện rõ rành rành thành văn trên giấy trắng mực đen ở Hiệp định Genève 1954!

(còn tiếp)

vinhtruong
03-21-2011, 03:19 AM
CIA là một cơ quan chuyên nghiệp điều tra và xâm nhập vào những nước khác bằng phương cách thần bí, dĩ nhiên ở đây Tôi muốn nói về mục phân loại và tìm hiểu về gốc gác con người ở trên 5 lục địa nầy: Lấy một thí dụ, ngày xưa ở chiến trường Điện Biên Phủ (1954), trong quân đội Liên Hiệp Pháp, có ông Thượng-sĩ da đen Bocassa thuộc nước Cộng Hòa Trung Phi; nước nầy đặc biệt có mỏ Hột-xoàn và mỏ Uranium cho nên làm sao Hoa Kỳ không để mắt tới. Sau hơn 10 năm, ngày 31/ December/1965-Đại-tá Bocassa làm một cuộc đảo chánh không đổ máu nắm quyền lãnh đạo nước Cộng Hòa Trung Phi, bắt nhốt Giám-đốc Cảnh-sát và các Bộ trưởng thân Tổng-thống Dacko, trong khi lính nhảy Dù trung thành với Bocassa bao vây dinh Tổng-thống. Ngày 1/January/1966 Dacko ký giấy trao quyền lại cho Bocassa; Tân Tổng thống Bocassa tuyên bố trên đài Bangui: “Giờ phút công lý đã đến, bọn quý tộc không còn nữa, một kỷ nguyên mới bình đẳng giữa người dân bắt đầu!” Ngay khi nắm chính quyền, Bocassa cắt đứt liên hệ ngoại giao với CS Trung Quốc, trục xuất hơn 50 Cố-vấn Trung Quốc về nước và chiếm lĩnh các kho vũ khí của Trung Quốc tại đó. Ông tỏ vẻ muốn lấy điểm Hoa Kỳ và phương Tây.
Thời gian sau, tình hình có vẻ yên tịnh, Bocassa nhớ tới Việt Nam và ao ước chính phủ VNCH cho được Tướng Linh Quang Viên qua Trung Phi làm Đại-sứ, dĩ nhiên về giao tế VNCH bổ nhiệm Tướng Viên qua làm Đại-sứ ngay. Nhân cơ hội nầy, Bocassa mới tâm sự với Tướng Viên (hồi đó Tướng Viên còn Trung Úy, cùng chung đơn vị với ông) ý muốn tìm lại đứa con gái mà ông đã thất lạc từ dạo đó. Dĩ nhiên, Bocassa ở trong quân đội Pháp, thì phòng 2 của Pháp lo; Rốt cuộc đem qua đứa con gái không phải con của Ông, sau cùng CIA đưa qua mới thật đúng là đứa con gái máu mủ của Bocassa, cho thấy khi con mắt xanh CIA để ý đến thì khó trật.
Về lịch sử Việt Nam, Nhóm học giả nầy còn am tường hơn chúng ta, họ bắt buộc các sĩ quan tình báo OSS và sau nầy là CIA phải học và nghiên cứu lịch sử Việt, nhất là Vua Lê Lợi có Cố-vấn chính trị là Nguyễn Trãi, họ thần tượng và học hỏi nghiên cứu vị quân sư xuất chúng Việt Nam là nhân vật Nguyễn Trãi, qua hội nghị Diên Hồng và anh hùng áo vải Lam Sơn. Cho nên chính họ đã dàn dựng, đề bạt Nguyễn Trãi là danh nhân trên thế giới qua tổ chức trong Liên Hiệp Quốc UNICEF sau nầy là Cụ Hồ để trả lại sự phản bội cần thiết cho quyền lợi của họ. Trong chiến tranh Việt Nam CIA đã đi xuống từng xã ấp, từng đơn vị nhỏ nhất như tiểu đội để tìm hiểu và đôi khi muốn ra vẻ ta đây cũng biết ít nhiều về lịch sử Việt Nam. Thí dụ như đố một anh dân vệ ở một thôn xã hẻo lánh, như trong lịch sử VN, anh thích Ông nào, thường thường thì ai cũng nêu danh các vị vua danh tiếng như Trưng Trắc Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… nhưng anh CIA nầy thì chỉ thích Nguyễn Trãi và dĩ nhiên là nói văn hoa nhiều câu cho biết ta đây là uyên bác. Vã lại anh cũng biết đố vài câu để làm hoà cho vui: “Đố anh đàn bà đẹp gọi là ‘hoa hậu’ vậy thì anh đàn ông đẹp gọi là gì? Khi anh dân vệ đang ngớ ngẩn thì anh mau mắn trả lời là ‘hoa-đế’ chớ gì nữa… vì có hoàng đế thì có hoàng hậu… đúng chưa, nhưng các anh là người miền Nam sao không gọi là bông hậu mà gọi là hoa hậu!? [Nhân viên CIA nói tiếng miền Bắc là cấp nhỏ, nhưng cấp lớn thì nói tiếng miền Nam]
Nói tóm lại nhân viên CIA là những người rất gan dạ, chỗ nào họ cũng đến, hang cọp nào họ cũng vào. Năm 1962, trùm CIA William Colby đã đến ở đêm tại Khe Sanh với Thiếu Tá Kính, Đại Úy Phú (sau nầy là Tướng Tư Lệnh Vùng 2) Đại-Úy Thơm, Đại Úy Bác Sĩ Trí và Tôi trong công tác thả Toán Strata vào thám sát đường Mòn Hồ. Nơi đây tất cả mọi người đều ngụy trang mặc đồ bà ba đen nhưng chẳng ma nào giống anh nhà quê cả, chỉ có Đại-úy Phú thì hơi giống, vì thân người ông như ốm đói, các ngón tay thì nhựa thuốc Basto Xanh nhuộm màu nâu đen, còn môi thì thâm xì, má thì hốc hác. Nhưng nếu chịu khó nhìn cho kỹ thì các bộ đồ Bà Ba đen nầy may bằng loại vải rất tốt (ở Okinawa) và đặc biệt có mũ trùm đầu tòn ten ở sau ót.
Vì là thế chiến lược toàn cầu dài hạn của Hoa-kỳ cùng dưới con mắt nhìn xa, tinh vi của W.A.Harriman, Nhóm học giả nầy được thúc dục nghiên cứu, để hết tâm trí vào về lịch sử Viêt Nam. Như tại sao quân Nguyên Mông, Hốt tất Liệt vó ngựa đi tới đâu cỏ rạp tới đó, chiếm đất từ Âu sang Á nhưng 3 lần tới dân Đại Việt là bại trận phải lui về. Nếu VN không có những vị anh hùng xuất chúng và người Việt không có bẩm tính kiên cường, bất khuất thì VN đã bị nước khổng lồ Trung Hoa thôn tính rồi, và bị xóa tên trên bản đồ thế giới từ lâu. Ngay cả nền văn hoá VN cũng vậy, nếu không được thoát thai từ một nền văn minh triết cổ siêu Việt, đâm sâu gốc rễ vào tận tâm linh của người Việt thì VN đã bị Trung Hoa đồng hoá từ lâu. Nhiều tác giả Việt và ngoại quốc đều cho rằng, nền văn hoá Việt phát sinh từ nền văn hoá Tàu, điều nầy đem lại sự nghi ngờ của Nhóm học giả qua các nghiên cứu sâu xa gần đây xuyên qua sử liệu, đặc biệt trong đó có triết gia Kim-Định, đã đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy rằng Việt Nam, nguồn gốc của nền văn hoá Việt đã tồn tại ngay trên lãnh thổ Trung Hoa từ 7,000 năm trước, có nghĩa là trước giai đoạn người Trung đến lãnh thổ ấy nhiều năm. Theo hai sử gia Trung Hoa là Vương Đông Linh và Chu Cốc Thành và một số học giả ngoại quốc khác, như Eberhard và Eicktedt thì các bộ lạc nông nghiệp có tên là Bách-Việt, tổ tiên của các dân tộc Việt, Lào, Thái và Miến Điện hiện nay, tràn đến Trung Hoa từ phương Tây, dọc theo bờ sông Dương Tử. Sự việc ấy đã diễn ra trong một thời gian dài, có đến hàng ngàn năm, trước khi bộ lạc Hoa là người Trung Hoa hiện nay, đến dọc theo bờ sông Hoàng-Hà rồi sau đó lan dần ra, đẩy lui dân Bách Việt về phương Nam. Các học giả kể trên đều đồng ý rằng dân Bách Việt là nguồn gốc của nền văn hóa Việt Nho. Kết luận nầy đã được minh chứng bằng nhiều chứng liệu cụ thể như ‘kinh dịch’, Trống Đồng Thượng Cổ, việc phát minh ‘văn tự’, các tên mang đặc tính Việt của hầu hết những vị lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Tàu. Trong cuộc nam tiến của người Hoa và cuộc triệt thoái của người Bách Việt, người Hoa nhận thấy văn hoá Bách-Việt là một nền văn hóa tiến bộ, nên đã hấp thụ toàn thể hệ thống văn hoá Việt Nho. Sau thời đại Khổng Tử, nền văn hóa nầy bắt đầu suy vi cho đến thời Tần Thủy Hoàng, kẻ thù của Nho học, một ông vua bạo chúa như ông đã ra lệnh đốt sách dĩ nhiên muốn triệt tiêu nền văn hóa Bách Việt. Trong vòng 20 thế kỷ kế tiếp, một biến thể của Việt-nho thắng thế, được gọi là Hán-nho; Nhưng trong khi đó, dân Bách Việt vẫn bảo tồn được những điểm căn bản của gia sản văn hoá Việt-nho, cho đến khi người Thái, Lào và Miến Điện bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi một làn sóng văn hoá mới từ hướng Tây Nam đến. Từ đó, Việt nho trở thành nền văn hoá và đây cũng là niềm hãnh diện riêng của dân tộc Việt Nam.
Bởi lẽ trải qua trên 4,000 năm, kể từ ngày lập quốc, tổ tiên nòi giống Việt đã viết lên những trang sử chống ngoại xâm thật kiêu hùng, tạo dựng một nền văn hoá thật siêu việt, thách đố mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phụ nữ thế giới, dấy binh đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, rồi lên trị vì cả một Quốc Gia, một dân tộc(40-43) vào thế kỷ thứ 1 sau tây lịch. Dưới đời nhà Trần, Việt Nam đã 3 lần đánh đuổi quân xâm lăng Mông Cổ, một đạo quân rất thiện chiến và hung bạo không thua gì quân Hung-Nô ở mấy thế kỷ trước. Chiến thắng đầu tiên xảy ra năm 1.257 trước khi quân Mông-Cổ chiếm Trung Hoa, lúc đó người kế vị Jenghir-Khan đã chinh phục được phía Nam nước Nga và các nước Bulgary, Ba Lan, Hung Gia Lợi, một phần nước Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Syria; một đạo quân tràn xuống xâm lăng Việt Nam và đã tiến đến Ðế-đô Thăng-Long (Hà Nội) trước khi bị đánh bật ra khỏi Việt Nam.
Sau khi chiếm trọn Trung Hoa, quân Mông Cổ lập ra nhà Nguyên, rồi đem 500,000 quân thủy và bộ tiến đánh báo-thù Việt Nam vào khoảng cuối năm 1.284. Vua nhà Trần lúc đó là Trân Nhân Tôn đã triệu tập các bô lão, đại diện cho toàn dân về dự Hội nghị Diên Hồng (giống như quốc hội của nền dân chủ ngày nay) để trình bày về tình hình đất nước và hỏi ý kiến. Các bô lão đồng thanh quyết nghị ‘quyết-chiến’. Vua bèn cử Đức Trần Hưng Đạo làm nguyên soái (Tổng Tư Lệnh). Thoạt tiên, quân Mông-Cổ đại thắng quân Việt, chiếm đóng Thăng Long và nhiều điểm chiến lược quan trọng. Sau đó không lâu, quân Việt quật khởi thắng nhiều trận lớn, giết được một số Tướng Lãnh Mông Cổ vào đầu năm 1.285; kết quả, sau 6 tháng xâm lăng, giờ đành ôm đầu máu trở về Trung Hoa.
Tức giận trước thảm bại nầy, quân Mông-Cổ đã quyết định hoản cuộc tiến đánh Nhật-Bản để dồn hết lực lượng vào việc đánh phục thù quân Đại-Việt; Vào mùa xuân 1.287, Vua Mông đã phái nhiều danh tướng dẫn theo nhiều đạo quân hùng hậu hung ác tiến đánh nước Đại Việt một lần nữa và phải tận diệt, làm cỏ như đã chiếm thành Baghdad không để sống dù một đứa trẻ. Vào lúc đầu, quân Mông-Cổ chiến thắng như chẻ tre và đây là cuộc chiến lần thứ Ba và cũng là lần cuối cùng; nhưng quân Đại Việt dùng chiến thuật vườn không nhà trống và dùng các Toán quân tinh nhuệ đánh vào những điểm hậu cần cũng như tiếp liệu của chúng; cuối cùng cắt đứt hoàn toàn đường tiếp tế từ Trung Hoa qua. Vào mùa Xuân năm 1,288, quân Mông Cổ bị thảm bại trong trận chiến lừng danh trên Sông Bạch Đằng, 400 chiến thuyền và hàng ngàn quân bị bắt, còn bộ binh ở các nơi cũng bị Trần Hưng Đạo và các Tướng lãnh của ông đánh tan, các đám tàn quân vội tháo chạy về Tàu.
Một nhân vật đáng kể nhất là Lê-Lợi, nhân vật nầy được tình báo CIA, nhất là các điệp-viên học nói tiếng Việt phải nghiên cứu thật tỉ mỉ tường tận về nhân vật Nguyễn Trãi của vua Lê Lợi. Người anh hùng áo vải lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tàu 10 năm (1418-1427) giải phóng đất nước, lên ngôi vua lấy hiệu là Thuận Thiên, miếu hiệu là Lê-Thái-Tổ, sáng lập triều nhà Lê (Vì thế 1943 OSS khuyên Cụ Hồ về Mật khu Pát-Pó để cùng noi gương Lê Lợi và theo lộ trình sẽ đánh Nhựt, dẹp những Ðảng đối lập, và đi tới đuổi Pháp sau cùng thống nhứt đất nước bằng cuộc chuyển tiếp qua định-kiền-1 [không thể có một chính phủ chống Cộng hợp pháp tại Saigon] Họ sẽ tìm mọi cách để ghi danh Cụ Hồ trong danh sách Danh nhân Thế giới như Nguyển Trãi, cho nên những danh từ Nguyễn Trãi để lại như: Lam-Sơn (HQ, 719) Gươm Thiêng Ái Quốc (Loky)…Theo cơ mưu của nhóm học giả dân sự muốn cụ Hồ phải được thán phục không phải vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội cũa Mỹ do quyền lợi cũa tập đoàn tư bản.

Số là vào năm 1414, nhà Tống bên Tàu mượn cớ nhà vua Việt đương thời đang trong tình trạng yếu kém, lòng dân không thán phục, nên sai một số Tướng-lãnh quan lại sang giúp đỡ Việt Nam, (rõ ràng họ xem Đại Việt như môt nước bị trị) nhưng thực tế là để áp đặt guồng máy cai trị và đồng hóa truyền thống văn hóa Việt. Không thể chịu khuất phục như vậy, vì là thế yếu nên Lê Lợi rút lui vào khu rừng núi Lam-Sơn, rèn quân luyện cán chờ ngày khởi nghĩa. Dĩ nhiên, lúc nào cũng chịu sự thiệt hại lúc ban đầu vì trước đạo quân đông đảo và hung ác. Nhưng bắt đầu từ năm 1424 trở đi, Lê Lợi đã chiếm thế thượng phong, chiến thắng liên tiếp nhiều trận, và quét sạch quân Tàu ra khỏi bờ-cõi, kể luôn những đạo quân được bên Tàu tăng viện, lúc thì 250,000… khi thì 500,000, mà nhà Minh bên Tàu lúc bấy giờ đã liên tiếp tăng cường.
Một trong những thành quả đáng kể là bộ luật Hồng-Đức, được công nhận là bộ luật tiến bộ nhất kể từ xưa cho đến thế kỷ thứ 15, hiện đang dùng làm tài liệu nghiên cứu ở nhiều Đại-học Mỹ, Âu và Á châu.
Vào năm 1789 cùng thời cuộc cách mạng dân chủ Pháp và mở đầu thành lập hiến pháp Hoa Kỳ, tân Hoàng đế Quang Trung đã thân chinh thống lãnh một cuộc phản công, chống lại đạo quân xâm lược của nhà Thanh, lúc đó đang chiếm đóng thủ đô Thăng Long của Đại Việt và những vị trí chiến lược khác, dưới danh nghĩa bảo vệ và giúp đỡ của vua Lê Chiêu Thống, một ông Vua khiếp nhược và phục lụy Tàu. Cuộc tiến công thần tốc đầy mưu lược đến độ đệ nhất danh tướng Tàu thời bấy giờ là Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, Quân Tàu đã bị đánh bại một cách nhanh chóng, hàng ngàn binh sĩ đã bị giết, hoặc bị bắt sống, còn hàng ngàn binh sĩ khác đã bị chết đuối khi tranh nhau vượt qua cây cầu phao trên sông Hồng khiến cây cầu gãy. Các Tướng lãnh dưới quyền vua Quang Trung đã đẩy lui địch quân, tái chiếm lại những cứ điểm trọng yếu thật dễ dàng. Một đạo quân Tàu tăng viện khác dù chưa đụng trận đã khiếp sợ trước oai danh của vua Quang Trung, vội vàng rút về bên kia biên giới.
Tuy nhiên, mặc dù chiến thắng một cách vẻ vang, nhưng vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật hoà hoãn với Tàu, để có thời gian cũng cố nội tình đất nước, phục hồi kinh tế và quân sự, chuẩn bị cho kế hoạch đánh Tàu đòi lại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây vốn thuộc lãnh thổ của nước Đại Việt. Khi mọi việc chuẩn bị xong xuôi, gồm cả một đạo quân đang trấn đóng ở Lào sẽ lãnh nhiệm vụ quấy rối và chận đường quân Tàu từ Vân Nam, khi đại quân do Đại đế Quang Trung đích thân thống lãnh tiến chiếm Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), thì nhà Vua thình lình lâm trọng bịnh qua đời vào 1792. Nếu không lịch sử VN sẽ có nhiều biến chuyển về bành trướng đất-đai.

Vì thế khi giao Miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt, dưới tầm mắt của Harriman là để cho Miền Nam có kinh nghiệm đau thương với CS thì sau nầy dễ trở nên dứt khoát, trung thành hơn với chế độ Tư bản và cùng hội nhập với Miền Bắc, một xã hội kinh qua sự kềm kẹp đè nén đi đến kinh tởm chế độ và ao ước được sống dưới một chế độ tự do Tư bản hơn là sống dưới chế độ mà được đảng tôn vinh là Thiên đường CS. Đó là tư tưởng thực tiễn của Harriman; còn như cái Nhóm học giả nghiên cứu nầy thì cho rằng, giao Miền Nam cho CS không khác gì tiêm thuốc chủng ngừa (immunization) CS cho toàn bộ phận Miền Nam, dĩ nhiên sau đó sẽ bị phản ứng (side effect) đầu óc bị đau và sốt… một thời gian nhất định nào đó rồi tự hậu một nước VNCH nguyên vẹn sẽ được miễn nhiễm vi trùng Cộng Sản. Nhưng bù lại khoảng 10,000 tế bào (tù cải tạo Miền Bắc) chịu không nổi với dị-ứng quá khắc nghiệt của vùng núi độc hiểm nầy, nên đã có nhiều tế bào đã tử hoại. Chưa đầy nửa năm mà một đồi cây Vầu, chúng tôi vừa đốn xuống để xây dựng trại, thì ngày hôm sau nơi đó là những nấm đất sơ sài mọc lên ngôi mộ của vài chiến hữu bất hạnh. Phần đông những ‘bò ngũ’ Không Quân vì không quen với rừng núi nên bỏ gánh giữa đường, như: người cùng khóa với tôi, Đặng-Bình-Minh, Nguyễn văn Phú Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa, Bùi Quang Kinh, Nguyễn Hữu Dịch, Ðặng Văn Tiếp… Nơi đây, vì sức người đã kiệt, đói quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng đói, hàng ngày máu bị chảy ra, do Vắt, Đỉa, Ruồi Lằng, Tre đâm, Gai xước, vì lao động khổ sai… chúng tôi kẻ trước người sau đào huyệt đạo cho nhau, vì không đủ sức để đào sâu thêm, rồi thì tấm nệm đan lác của anh được gói cuốn vội vàng dưới lớp đất không sâu lắm, mỗi người xúc ít xẻng đất đổ lên không nhiều lắm, với hy vọng vừa đủ cho các con vật ở trong rừng đừng bươi xới lên. Đồi cây Vầu đã thế vào bằng những mô đất sơ sài như một cái đồi nghĩa trang. Mọi người có cùng trong một ý nghĩ, không biết, vào một buổi sáng nào, khi anh em lắc mạnh mà mình không nhúc nhích nữa thì coi như xong một kiếp người.
Đối diện với khổ sai và hỗn loạn, tình trạng mơ mơ màng màng, như ma trơi di chuyển không hồn, tôi có cảm tưởng như đã sống hết đời tôi, quãng đời còn lại chỉ là dư thừa, tôi cũng chẳng cần để ý tới nữa. Ảo vọng là hoàn toàn, chế độ thù nghịch đã đưa tôi đi cải tạo để trả thù cùng với các chiến hữu của tôi, “cùng hội cùng thuyền” chúng tôi rời Miền Nam đi ra vùng núi hiểm trở Miền Bắc, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi tự nghĩ, mình đã biến mất, chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không? Nhưng tôi đã lầm, đắm mình trong thời gian không lịch sử, hay đúng hơn lịch sử ở bên ngoài, người ta mới khám phá ra rằng những ngày, những tháng đều không phương hướng, không mục đích, không mục tiêu, vô nghĩa, tuyệt đối ở cõi hư không. Sự không tưởng đem đến bình-an ở bên trong, êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ. CS đã đưa chúng tôi lên vùng Thượng du phía Bắc, cách biệt hẳn thế giới bên ngoài, người ta thả chúng tôi vào thiên nhiên tự do với chỉ tiêu, gỗ, tre, vầu… mỗi ngày với cơ hội trốn trại. Nhưng mỗi ngày qua đi, tôi lại tìm ra con đường trở về lại trại tù. Điều gì đã khiến tôi làm như vậy!? Phải chăng là “chẳng còn hy vọng gì” hay là nỗi “vô vọng của một con người bị bỏ rơi trong tuyệt vọng” mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu lạc, 60 tù nhân trên dưới 2 lớp trong một cái ‘Láng’ chật hẹp. Với tôi, dưới 4 góc mùng là vũ trụ rộng lớn của riêng tôi.
Đêm nằm tiếng gió Bấc rì rào cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm rơi trên mái lá, đúng vào một lúc nào đó, ký ức nhanh chóng bật dậy, cho riêng mình tôi, những tia-sáng hy vọng lạ thường toát ra từ hoàn cảnh điêu tàn làm vững mạnh niềm tin. Tôi quay lại với những hiểu biết của mình liên hệ với thực tế: Tại sao mất Miền Nam, tại sao mình đi cải tạo? Tại sao không giao chiến mà chỉ chạy!? Kết thúc hơn 20 năm chiến đấu bằng sự đầu hàng vô điều kiện sau hơn một tháng sụp đổ của một quân đội không chiến đấu mà đã từng được thế giới cho là thiện chiến nhất đương thời 1970; Từng Tỉnh, từng Quân-Khu, từng Sư-đoàn, Quân-đoàn bỏ chạy trước khi quân địch đến, không khác gì người Thợ săn đang giơ súng nhắm vào đầu Cọp, nhưng bất thần phát hiện đã hết đạn phải lủi chạy. Trận chiến quá dài và rất tàn khốc, có khi giành nhau từng tất đất, ngọn đồi, rồi kết thúc bởi một sự sụp đổ mà trong đó người thua không biết vì sao mình thua nên ấm ức, dằn vật, tức tối. Kẻ chiến thắng cũng không hiểu vì sao mình chiến thắng, sau cùng đọc hồi ký của Tướng Văn Tiến Dũng mới nhận thức được điều đó. Còn Bộ Chính Trị Hà Nội dự tính mau lắm cũng 1976 mới Tổng tấn công mà cũng chưa chắc thắng thua như thế nào. Thật là điều khá ngạc nhiên là 1975 họ đã thật sự chiến thắng; Thêm vào hồi ký của Tướng Trần Văn Trà cho biết quyết định tấn công là quyết định của các Tướng ở chiến trường Miền Nam, trong khi bộ phận đầu não ở Hà Nội không có một triển vọng chiến thắng quân sự trong một thời gian ít ra là 2 năm. Dù rằng trước một đối thủ VNCH đang thất thế như vậy mà BV vẫn án binh bất động vì: (1) chúng sợ Mỹ nổi giận dùng B.52 tiêu diệt như thời kỳ mùa hè đỏ lửa (East Offensive) không để Hà Nội vi phạm hiệp định Paris muốn làm gì thì làm. (2) Hà Nội đang choáng váng bởi hậu quả của trận đòn ‘Hậu-vệ 2’- (3) Hà Nội cần có thời gian để bù đắp, tái chỉnh trang những tổn thất nặng nề mà liên quân Việt Mỹ đã gây cho chúng trong chiến dịch Xuân-Hè 1972 vừa qua. Thành thử trong suốt thời gian từ tháng 3/1973 cho đến ngày TT Nixon từ chức, Hà Nội chỉ bung ra vài trận đánh dò dẫm, lớn nhất là cấp Trung-đoàn tại một số điểm hẻo lánh trên Tây-nguyên miền Trung. Chỉ duy có Lê Đức Thọ biết được mật kế Pennsylvania khi đi đêm với Kissinger là chắc ăn như bắp: Mỹ dâng miền Nam cho Hà Nội điều nầy duy nhứt chỉ có Lê Ðức Thọ và quan thầy Liên Xô biết trước và tái xác định chắc như Bắp bởi tam-trùng Phạm Xuân Ẩn.
Bộ chính trị CSBV khi hay tin TT Nixon buộc phải từ chức vì vụ Watergate thì lòng họ như mở cờ, nhưng họ có biết đâu cái Job làm ăn của bộ máy chiến tranh Tư-bản Mỹ đã xoay chiều chuyển qua Trung Đông, Màn-3 của vở bi-kịch ‘Eurasian Great Game’ nên cho phép Hà Nội tiếp tục bành trướng cưỡng chiếm miền Nam theo như kế hoạch họ đã thiết kế từ lâu 1943 khi đã móc nối được với Cụ Hồ. Người thay mặt cho thế lực Tư bản Đen là Kissinger coi VNCH như một màn diễn phụ trong một mưu đồ chiến lược toàn cầu vĩ đại của họ. Cho nên thế giới cho đây là cuộc chiến ‘bẩn thỉu’, không có kẻ thắng người bại mà chỉ có sự tàn phá ghê gớm nhất về nhân mạng và vật chất mà thôi. Dỉ nhiên sau đó Mỹ sẽ tìm cách tái thiết cũng như Iraq sau nầy đúng theo học thuyết Malthus.

(Con tiep)

vinhtruong
03-30-2011, 01:11 AM
Lời giáo huấn của Lenin: “các cơ quan coi tù của Liên-Xô, cứ đổi trại liên tục để nuôi hy vọng cho tù là họ được về, cuối cùng là họ gặp nhau và chết tại Siberia”. Cộng Sản VN cũng muốn áp dụng điều đó, nên những năm đầu, CSBV điều động từ Nam ra Bắc, cũng đổi trại liên tục, nhưng cuối cùng phải đưa Tù cải tạo vào Nam [theo như những cuộc đi đêm giữa Lê Ðức Thọ và Kissinger, vì chỉ có Lê-Ðức-Thọ và tam trùng Phạm Xuân Ẩn là biết Việt Nam sẽ biến thể thành “Tư Bản Ðỏ”]. Chúng tôi lần lượt gặp nhau ở các Trại Z.30, không phải chết như người tù Liên-Xô tại Siberia, mà được thả về, có nghĩa là Mỹ vẫn chủ động trong cuộc chiến nầy. Đó là điều mà Tôi tin chắc qua sự ôn lại bao năm trong tù, suy gẫm riêng cá nhân tôi, cân nhắc qua bao nhiêu năm tháng mà các tù binh Hoa-Kỳ đã bị giam cầm (1964-1973)… thì chúng tôi phải chịu lâu hơn họ một tí. “Vì rằng CSBV tạm thời thắng lợi về quân sự theo sự thiết kế “bênh thế mạnh” của Harriman, nhưng sau một thời gian sẽ thất bại trong chính trị cũng như tình cảm Dân tộc sau đó”. Thêm vào, sự phát triển khoa-học và phổ biến rộng khắp các trang bị, phương tiện truyền thông làm cho cộng đồng thế giới thu-hẹp lại; để rồi, các nước Cộng Sản không thể giam hãm mãi con người và nhồi sọ tư-tưởng của người dân tò-mò sau bức màn sắt. Những nhận thức và hiểu biết mới về phát minh khoa-học về con người, làm cho sự suy diễn bình thường, sự thuần tuý về giáo điều, về các cầu trúc chính trị, kinh tế trên hệ tư-tưởng đó trở nên lỗi thời. Đó là nguyên nhân sự cáo-chung của chủ nghĩa Cộng-Sản qua sự phô bày rộng khắp trên Internet.
Sự tiến bộ như long trời lở đất của khoa-học kỹ-thuật thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế Xã Hội; Cuộc tiến hóa về điện tử đã thay đổi bộ mặt toàn cả thế giới, những nước kém tài nguyên như Nhật-Bản có thể xây dựng sự tiến bộ kinh tế đưa đất nước thành một trung tâm kinh tế thế giới mà nhiều lãnh vực mạnh hơn cả Hoa-Kỳ. Sự phát triển kinh tế của Nhật-Bản cùng các nước khác như Tân-Gia-Ba, Đại-Hàn…làm cho quan niệm phát triển kinh tế theo kiểu xây dựng kỹ nghệ nặng của thời Lenin, Staline không còn là phương thức cần có. Sự tương quan giữa các nước nghèo và giàu không còn ngầm ý bốc lột như Kart Marx định nghĩa, mà trở thành tương quan đồng hợp tác có lợi cho đôi bên. Những nước nghèo và yếu nếu có đường lối phát triển đứng đắn sẽ thừa hưởng được kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước để nhanh chóng phát triển. Ðó là tại sao chiến lược gia Harriman có tầm cỡ quốc tế đã coi thường chủ thuyết Karl Mark và Lenin, cân nhắc sự khác biệt giữa con người và loài Ong-Kiến!
Ngày nay, Hoa-Kỳ và các nước Tây phương đang xử dụng về ưu thế kinh tế để buộc các nước Cộng-Sản thay đổi chính trị, tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ. Dù rằng mỗi nước đều có nhiều sắc thái riêng biệt, nhưng những nét chính cũng phải nằm trong trào lưu chung đó. Hoa-Kỳ đang cực thịnh về chính trị vì phong trào dân chủ hóa toàn cầu, và nhất là tại các nước mới giải trừ chủ nghĩa CS. Nhìn về Hoa-Kỳ như ngọn hải đăng mẫu mực về dân chủ và kỳ vọng sự trợ giúp tư-bản kỹ thuật. Nhưng vào thế kỷ 21, theo bản chất của nền kinh tế phát triển trên sự sản xuất chiến cụ, Hoa kỳ sẽ gặp phải tình trạng suy thoái kinh tế khi toàn cả thế giới đi vào kỷ nguyên hoà bình giảm thiểu cuộc chạy đua vủ trang thì đảng Ðầu lâu Xương người rất khó sống. Họ phải chấm dứt hành động khủng bố, côn đồ với chính quyền Mỹ vì trò chơi nầy đã lỗi thời rồi mà nên để sáng kiến phát minh dồn vào việc phát triển kinh tế cho thế giới phồn vinh, an-bình!
Nhật-Bản đang là một cường quốc kinh tế, cán cân mậu dịch đang chênh-lệch giũa Mỹ và Nhật đã đến lúc người Mỹ phải đối phó xem lại. Ngày nay Trung-Quốc đang phát triễn bằng đôi Hia ngàn dặm và đang tìm cách đánh bật cả Mỹ lẫn Nhật ra khỏi thị trường Đông Nam Á, trong khi Đại-Hàn đang vươn lên mà chất lượng sản phẩm không thua gì Nhật. Vì thế ‘thương trường’ ở Đông Nam Á nầy có ngày sẽ trở thành bãi ‘chiến trường’ không thể tránh khỏi, đúng như Mao Trạch Ðông đã tiên đoán. Nhưng Tôi tin chắc rằng trục Mỹ Nhựt Úc sẽ áp đảo Trung Quốc.

CSVN muốn đưa chúng tôi đi khai phá các vùng rừng thiêng nước độc miền Bắc, rồi chết ở đó! Nhưng do tình thế chúng không được tự do thực hiện ý đồ đó. Chúng bắt buộc phải đưa Tù trở lại các trại Miền Nam là để thả, CSBV là một ác quyền rất ngoan cố, không bao giờ tôn trọng luật pháp và công luận quốc-tế. Nhưng bây giờ chúng phải chịu theo áp lực của công luận để được sanh tồn. Sự kiện nầy nhắc lại 1920 khi Vladimir Lenin cướp chính quyền, ông cực lực lên án tội ác của Ðế quốc Tư bản bóc lột, xúi giục phong trào đấu tranh giai cấp, nhưng người lãnh đạo Bolshevik cần vốn và kỹ thuật của Tư bản để sống còn. Ngồi tại Berlin, Harriman bình tỉnh giúp vốn ngay tức thì cho Nhóm Bolshevik; Làm sao Lenin hiểu được một chiến lược gia tầm cỡ quốc tế như Harriman đang chiêm ngưỡng lá cờ Búa-Liềm của ông, Harriman đang nhắm vào nhân lực [công nhân] của Liên Xô và Trung Cộng sau nầy thành công nhân rẻ mạt cho Công ty Hoa kỳ. Vì thế, Tôi tin chắc CSBV đang ở thế quá yếu và đó chính là mục tiêu biến lần lần CSBV trở nên một thành viên PACOM của Mỹ ở Đông Nam Á vài chục năm sau.
Năm 2005, đúng 30 năm sau, tất cả 174 tài liệu mật về tình báo đều đuợc công khai phổ biến và được Kissinger nói rằng: “Tấn thảm kịch của 30 năm về trước, nay cuối cùng cũng đã ở phía sau…! Và cũng đồng một lượt, trong tác phẩm “ The Secret History of CIA, của Joseph J. Trento, xuất bản 2005 có ghi lại cuộc phỏng vấn với viên chức cao cấp CIA William R. Corson; Ông tiết lộ chính W.A. Harriman ra lệnh giết TT Diệm và Cố Vấn Nhu. Còn về nền Đệ 2 Cộng-Hòa, mà đặc biệt những lá thư quan trọng TT Nixon gởi riêng cho TT Thiệu nói về sự can thiệp cực mạnh bằng B.52 nếu CS vi phạm hiệp định Paris, cưỡng chiếm miền Nam đã bị Kissinger ra lệnh ém nhẹm cho đến giờ thứ 25 khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam mới chịu phổ biến. Cũng đặc biệt vào năm 2005 đó, Văn khố Quốc Gia Anh mới chịu giải mật một số chi tiết về T.Thống Nguyễn Văn-Thiệu; nói về chuyến phi cơ rời khỏi Sàigòn của TT Thiệu, cách đây hơn 30 năm. TT Thiệu được máy bay trực-thăng chở tới một chiến hạm của Mỹ để có đôi lời nhắn nhủ, nhưng tôi cho rằng hù dọa không được tiết lộ điều gì cơ mật ảnh hưởng đến danh dự của Hoa Kỳ và sau đó tới Đài-Loan cùng với vợ và người cận vệ trung thành của TT Thiệu. Rồi sau đó TT Thiệu bắt đầu sống cuộc sống mới ở London. Hồ sơ từ Bộ ngoại giao Anh, tập trung tìm hiểu về sự kiện vị lãnh đạo VNCH chuyển sang sống tại khu ngoại ô của London như thế nào? Có tiết lộ rằng: Ông Thiệu bị cướp trước khi ông rời Đài-Loan. Một người trong gia tộc của ông Thiệu tại London đã gọi điện thoại cho Bộ ngoại-giao Anh, báo cáo rằng: người cận vệ của ông Thiệu là Nguyễn Phú Lâm đã bỏ trốn cùng với một số hành lý của ông Thiệu. Bộ ngoại-giao Anh được người nầy cho biết, đó là một dự mưu không thành, vốn do phía Hoa-Kỳ chủ trương nhầm tìm cách lấy lại một số thư từ bí-mật mà cựu TT Nixon và cựu Ngoại-trưởng Henry Kissinger đã viết. Người gọi điện thoại còn nói những giấy tờ đó sẽ được trao cho Anh Quốc. Tuy nhiên sau đó không hề thấy hồ- sơ nói gì đến những giấy tờ đó hay tới tình trạng tài chánh của ông Thiệu. Người cận vệ thân tính Nguyễn Phú Lâm có lẽ đã bị mua chuộc để thủ tiêu các giấy tờ ấy! Hay ít ra cũng không được tiết lộ vào lúc nầy? Chỉ phải đợi đến năm 2005 mới được phổ biến và cũng đã vào lúc mà người sáng lập Eurasian Great Game đã đi qua bên kia thế giới.
Bộ Ngoại Giao Anh có giải thích về việc tại sao ông Thiệu lại chọn Anh Quốc để sinh sống. Một chuyên gia từ Bộ ngoại-giao Anh cho biết, ông Thiệu nghĩ rằng sự hiện diện của ông tại Hoa-Kỳ có thể gây nhiều tranh cãi và có lẽ ông tự cảm thấy khó sống với những người Miền Nam di tản sang Hoa-Kỳ không am tường rõ rệt về diễn biến chính trị rất phức tạp, phải chờ một thời gian khá lâu mới hiểu nổi? (2023). Hồ-sơ cho biết ông Thiệu cũng không thể sống tại Pháp, bởi vì ông nghĩ rằng: Paris thường hay chịu áp lực của Miền Bắc VN, và ông có thể gặp rủi ro từ phía cộng đồng Việt Kiều tại Pháp. Ông Thiệu thích Anh Quốc bởi vì những người thân trong gia đình của ông khi đó sống tại Anh. Tuy nhiên trong thời gian ở London, ông Thiệu không bao giờ xuất hiện trước công chúng. Cuối cùng, vị cựu TT của Miền Nam, lại rời London để sang Boston, Hoa-Kỳ và nơi đây, ông đã qua đời cách đây hơn 6 năm vẫn lặng lẽ nằm xuống không một lời để lại hậu sanh.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Bộ trưởng Kế hoạch VNCH, thổ lộ: “người ta không mang được số vàng trị giá hiện nay khoảng 300 triệu Dollars ra khỏi Miền Nam vào những ngày cuối cùng của chế độ VNCH vì nhiều lý do phức tạp. Lý do đầu tiên là tập đoàn Lloyds of London không đồng ý bảo hiểm cho việc vận chuyển bằng hàng không ra khỏi VN”. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, sau đó, khi nội các VNCH muốn đưa số vàng nầy qua Thụy-Sĩ và cuối cùng là sang ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa kỳ bằng sự giúp đỡ của Không quân Hoa-kỳ, thì lại bị Tân TT Trần Văn Hương cản trở, không đồng ý cho mang đi. Tiến Sĩ Hưng cũng nói các khoản tiền và tài sản liên quan đến VNCH đã được giải quyết khi Hoa-Kỳ và nước VNCS bình thường hóa quan hệ ngoại giao 1995, Hoa Kỳ muốn vậy, cái gì của Cesar phải trả cho Cesar! Cái gì của Việt Nam phải để lại cho người VN như đã thiết kế trước trong kế hoạch bức tử miền Nam, và Hoa kỳ còn thiếu cái nợ lương tâm khi áp dụng học thuyết Malthus, một kinh tế gia người Anh, quân sự yểm trợ kinh tế. Hoa kỳ không những muốn bàn giao số vàng nầy cho nhân dân Việt Nam mà còn ngấm ngầm nhờ Nhựt tái thiết hạ tầng cho VN đến tổng thống thứ 44 sẽ ào ạt rút vốn từ Trung Quốc qua giúp VN, Hoa kỳ chẳng thương yêu gì VN nhưng tại vì quyền lợi sống còn của họ ở tại biển Ðông, Thái bình dương.
Trong 174 tài liệu giải mật, duy chỉ có một tài liệu mà tôi nhận thấy nó bao hàm cả một kế hoạch chiến lược dứt điểm, làm tan rã Miền Nam bằng chiến dịch Rã ngũ Quân lực VNCH là tài liệu: “Sẽ có một cuộc chạy trốn trong hoảng loạn ra khỏi Việt Nam, và Cộng Sản Bắc Việt khủng bố, trả thù!”

Rồi những cuộc chạm súng nẩy lửa ngoài mặt trận đang tàn khốc xảy ra, nhưng tại hậu-
phương ngay nơi SàiGòn lại còn có một cuộc chiến của tin đồn được phóng đi từ những nguồn gốc mờ ám vô danh, thất thiệt tràn lan ra mọi nẻo, trên hè phố, những đô thị. Đặc biệt trên đường Lê-Lợi và Tự-Do, người ta thu-gọn lại là nguồn tin ‘Catinat’. Tại những điểm đông người, ở đó có tin giựt gân mà mấy bà, mấy cô khi nghe thì hồn vía lên mây “Việt Cộng nó vào, ai mà để móng tay dài, nó sẽ lấy kềm nhổ hết không còn một móng” tin lan tràn đến các Vũ-Trường, Quán Rượu. Các chuyên gia, chính khách, ký giả, các quân sư đấm bóp thời cuộc được thả dàn tung tin, bàn tán về đủ mọi vấn đề, từ chiến trường Quảng-Trị, Bình-Long đến chính tình Dinh Ðộc-Lập và tòa Đại-sứ Pháp rồi Mỹ…v.v. và v.v… Điều ngộ nghĩnh là một số lớn tin đồn nầy ngay sau đó được phát thanh trên đài BBC (nên nhớ rằng đài BBC là của tư nhân, người Anh, nên ai có thật nhiều tiền cứ bỏ ra thuê là được ưu tiên ngay) Đài này không những phản ảnh đúng tình hình ngoài mặt trận mà còn tiên đoán sớm hơn, nhất là những nơi sắp bị quân BV tràn ngập như Ban Mê Thuột, Pleiku, Huế, Đà-Nẵng…thì đài nói trước và tiên đoán khá chính xác về tương lai diễn tiến cuộc chiến và sự tồn vong của miền Nam VN gây hổn loạn hoang mang cho người dân.
Như tình hình những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến đã chỉ dấu cho chúng ta thấy, CIA cần thiết có những tin đồn trên để làm lung lạc, ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần Quân Dân Miền Nam và tạo nên bầu không khí cần có để gây hoảng loạn ngay tại Sàigòn trong tuần lễ chót (4/1975). Một căn nguyên chính xác của tin đồn ấy là cả thù lẫn bạn đã do bàn tay bí mật gài vào những cơ quan đầu não của chính quyền VNCH như mắt thấy tai nghe của họ, kể cả hồ sơ Quân- bạ. Qua sự cải tiến tinh vi của kỹ thuật chụp hình, nghe lén, nhìn trộm của những điệp-viên hàng đôi, hàng ba, VNCH phải bị ngã quỵ là phải? Cho nên Tôi cho rằng: tài liệu mật ở trên đáng cho chúng ta suy gẫm! Phải chăng cái gì cũng có thể bạc màu theo thời gian, kể cả chân lý nữa, điều nầy có phi lý hay không thì câu trả lời không cần thiết phải đặt ra ngay vào lúc đó, mà chỉ cần nhìn vào cuộc chiến VN, những gì đã xảy ra… không cần phân biệt bản chất hay hiện tượng… Ta cũng dễ thấy được chỉ là một sự “bịp-bợm lừa đảo tinh-vi!” qua cái Nhóm Wise-Men mà người đầu sỏ là Harriman.

(con tiep)

vinhtruong
04-04-2011, 09:49 PM
Cuối tháng Tư 1971, cuộc hành quân Lam Sơn 719 vừa dứt, ông Bộ trưởng Lục quân Hoa-kỳ (Secretary of the Army) Stanley Resor qua thăm VN, gióng tiếng cho biết mục tiêu của giai đoạn đã hoàn thành và chúng ta (Mỹ) chuẩn bị rút về theo tu chánh án Cooper-Church amendment, có nghĩa là phải giải tỏa cho hết bom đạn cùng chiến cụ trước khi rút về, hay giao lại cho Quân Lực VNCH gọi là Việt-Nam hóa chiến tranh. Tu chánh án Cooper-Church nầy có hiệu lực từ lúc triển khai cuộc hành quân Lam-Sơn 719 do HĐAN (NSC) họp 18/01/71.
Còn tu chánh án Case-Church sẽ áp dụng cho miền Nam sau khi ký Hòa Đàm Paris 1973, có hiệu lực bắt đầu ngày 14/6/1973 có nghĩa là Nam VN sẽ không còn kháng cự, có súng mà không đạn, chiến xa và phi cơ không có xăng và cơ phận thay thế. Hay nói theo nhà bình luận phân tách chính trị nổi tiếng Mỹ, Gore.Vidal: “Công Ty đang kiểm kê (inventory) kết toán sản phẩm còn lại cho một hợp đồng mà công trình sắp hoàn tất!” Hoa-Kỳ phủi tay một cách phũ-phàng không thương tiếc. Một tối hậu thư được tổng đạt ngày 13/06/1973, như viên phụ tá hành chánh của Kissinger, Ông William Sullivan lạnh-lùng đưa ra quan điểm: “chúng tôi hy vọng rằng Đông-Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối và nó xứng đáng như vậy!” Thế nên, chúng ta có thể tạm cho rằng, theo tư tưởng Harriman, Đông Dương chỉ là một “màn diễn phụ” của vở bị-kịch dài lê-thê, còn VNCH là một thoáng rất ngắn như giai đoạn ‘hạ màn’ để sau sân khấu được đủ thời gian di chuyển những hoạt cảnh cho màn kế tiếp!
Để rồi thỏa ước Paris ngày 27/1/1973 đã không đánh dấu giai đoạn khởi đầu cho nền Hoà-bình tại VN, mà ngược lại mở đầu việc tăng cường tiếp vận và quân dụng để quân BV tiếp tục xâm chiếm miền Nam bằng võ lực, chỉ riêng Liên Xô viện trợ không thôi với 700 triệu tấn vũ khí đời mới gồm hoả tiễn phòng-không cỡ lớn có xe kéo, T55, 57.. . Trong khi đó (Theo lời tiết lộ của Tướng Murray sau nầy) Tới ngày ký hiệp ước Hòa-Bình Paris, 27/1/1973; 6 chiếc tàu chở đạn cho VNCH đang trên đường vào hải phận, thì được lệnh quay về Mỹ, đó là 55.000 tấn đạn. Dĩ nhiên Tướng Haig ra lệnh theo chỉ thị của Kissinger qua tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Ngoài ra chưa kể phi-cơ Mỹ từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào “gọi là thả lầm” những bồn xăng, để trói tay các hoạt động quân sự của Quân lực VNCH.
Trong suốt hơn 2 năm, sau ngày ký thỏa ước, quân BV xây dựng hỏa tốc đường Trường Sơn Đông, có công binh Cuba trực tiếp ngang nhiên xây dựng, thành một hệ thống xa lộ có thể xử dụng trong mọi thời tiết mà rất an-toàn không còn sợ B.52 càn quét. BV đặt ống dẩn dầu vào sâu tận nội địa miền Nam đến 330 miles để vận chuyển nhiên liệu, theo hệ thống từ xương sống chuyển khắp các xương sườn. Guồng máy tiếp vận khổng lồ nầy được bảo đảm qua những cuộc đi đêm giữa Kissinger và Lê-Đức-Thọ. Vì hệ thống xa lộ (Harriman) được Kissinger bảo đảm an-toàn nên pháo diện địa đưa vào Nam một số đáng kể luôn cả pháo phòng không và các chiến xa đủ loại cùng với 300.000 quân; Tất cả những hoạt động xâm nhập nầy đã trắng trợn vị phạm thỏa ước Paris. Ngược lại, Hoa-kỳ đã không làm tròn trách vụ duy trì quân dụng và vũ khí cho quân lực VNCH ở mức độ thỏa ước cho phép kể cả dự án “một đổi một” (Project-Enhance) gồm có xe tăng M.48, hỏa tiễn chống chiến xa TOW, và đại pháo tầm xa 175 ly…Còn Không-Quân miền Nam bị cắt giảm xăng và bom đạn 50% và cơ phận thay thế, cho nên phi cơ khả dụng hành quân chỉ có từ 20 đến 30% . Một điều làm cho tôi ấm-ức khó chịu, khi mà các cuộc hành quân cuối mùa, trong nón bay, đôi khi lính BV ‘chọc quê’ quân lực VNCH trong tần số FM, “Địt mẹ… chúng bây chỉ được phép bắn yểm trợ thêm 2 hỏa pháo nữa là hết tiêu chuẩn…rồi!” Hoa-Kỳ làm cho quân lực VNCH mất tinh thần và bị hạ nhục trước địch thủ; Ngoài ra có lúc phi-cơ Skyhaw A.4, từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào làm bộ thả lầm vào các bồn xăng của QLVNCH vào những năm cuối cùng.
Những ghi nhận nêu trên cho chúng ta dễ thấy rõ, và đo lường được Hoa-kỳ đã hoàn toàn muốn phủi tay (vì đã đến một điểm mốc của thời gian phải chấm dứt một màn diễn phụ, trong một vở bi kịch quá dài) không những qua mức giảm sút quân viện mà là cắt hoàn toàn quân viện. Đương nhiên, cơn bão Đỏ đang được buông thả, lộng hành sấn tới từ dãy Trường Sơn hùng vĩ nhưng lại dưới bầu trời u-ám, trước sự giám sát bất lực của Ủy Hội Quốc-Tế… rồi giữa tiếng kêu rên lẻ loi của một chế độ VNCH đang bị dồn vào thế đường cùng…việc gì sẽ đến…phải đến…Một màn đêm âm-u bắt đầu phủ xuống nửa phần tự-do còn lại của Tổ-quốc kể từ ngày đó! Để rồi, cuộc bàn giao cho CSBV, với thành phố Sàigòn không đổ nát và hồ-sơ Quân-bạ đầy đủ không mất một dấu phết giữa người thay mặt quyền lực đen là Kissinger và Lê-Đức-Thọ.
Đặc biệt, hậu quả tức thời của bức thư mật, do một phi cơ vận tải bán phản lực của CIA, E.C. 130 màu xám-tro đậm, không số, đáp xuống Hà-Nội một giờ sau khi Saigon đầu hàng. Tướng Dương Văn Minh tuyên bố quân lực VNCH buông súng bàn giao… Để rồi, Lê-Đức-Thọ, ngay sau khi vào được Sàigòn, phóng lên, ngồi trên một chiếc xe Ford Falcon lộng-lẫy, chạy như bay tới Tòa Đại sứ Pháp, hùng hổ ra lệnh cho viên Đại sứ Pháp Jean Merillon phải rời khỏi Việt-Nam ngay tức khắc! Thật là vô ơn bạc nghĩa, dù rằng cường quốc Tây Âu nầy trước đó đã từng lén lút tiếp tay cho chúng trong mưu đồ cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực; Thọ ra lệnh theo mật đàm đóng cửa rút cầu ngay tức khắc, không cho cơ hội để 76 nước trong Liên Hiệp Quốc vào Sàigòn lập tòa Đại-sứ bang giao với Chánh phủ Lâm thời Miền Nam. Có phải vì bị bẻ mặt một cách nhục nhã trước các thành viên trong LHQ, vì số hội viên trong LHQ chấp nhận Chánh phủ lâm thời miền Nam nhiều hơn gấp đôi miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa!? Dù sao đi nữa cũng phải chào thán phục cái nhóm tham mưu của Harriman đã từng tiên đoán “công cụ ‘gián tiếp’ Bắc Việt vẫn cần thiết và đắc dụng hơn công cụ ‘trực tiếp’ nhưng lừng khừng đôi khi trở nên bướng bỉnh của Nam Việt”. Mà thật ra cũng dễ hiểu vì Miền Bắc được Mỹ nuông chiều, nhượng bộ cho đúng theo thể chiến lược “bênh kẻ mạnh” mà nhóm Dân-sự đã thiết kế từ trước.
Có một số lớn tài liệu mật khá quan trọng như muốn ngầm ám chỉ tại sao như Liên-Xô, Trung-Quốc viện trợ tối đa cho BV, còn Hoa kỳ thì cắt đứt hoàn toàn viện trợ? “Thôi!... đừng căm thù chi nữa, đó chẳng qua vì quyền lợi chính trị về chiến lược của Liên-Xô và Hoa-Kỳ, nên đưa hai Miền vào cảnh nồi da xáo thịt…nếu không tạo ra sự căm thù về tư tưởng “ý thức hệ” thì làm gì hai anh em ruột thịt lại chịu chém giết nhau đến thụt mạng!?” Đã 30 năm rối… mục tiêu của nhóm tham mưu Harriman đã đạt xong, chả lẽ họ nói toạc móng heo ra là cả hai Miền đều là ‘tay sai’ thì coi nó kỳ cục quá!. Họ ngầm khuyên người Việt ở Hải Ngoại hãy sáng suốt hay chờ thêm một thời gian khá lâu nữa cho tỉnh cơn ác mộng kinh hoàng, rồi cục diện sẽ hiện ra dần dần rõ ràng hơn, như thí dụ sẽ có một ngày không xa lắm, VN sẽ trở nên một thành viên của PACOM hay vũ khí cho VN được Hoa-Kỳ trang bị tối tân hơn không thua gì Đại-Hàn hoặc Nhật hay Đài-Loan… quý vị sẽ nghĩ gì về sự kiện nầy? Hội chứng Việt-Nam sẽ từ từ lộ diện chứng minh về phẩm cách và giá trị của những con dân Mỹ đã hy sinh cho sự Tự do Dân chủ tại Việt Nam và ảnh hưởng vẻ vang cả thế giới? Lấy cái mốc thời gian kỷ niệm 50 năm chiến tranh VN là 2023, điều nầy cũng nhắc lại kỷ niệm 50 năm chiến tranh Triều Tiên, (như hình giải mật) tuy còn lâu nhưng thời gian sẽ qua mau, như nội dung cuốn sách đã bật mí vài khía cạnh dễ thấy được.
Sau những thảm kịch dồn dập, Hoa-Kỳ ước mong người Việt đừng nên lội ngược dòng lịch sử, hãy bỏ sau lưng và bình tỉnh suy nghĩ lại! Vì cái gì thì cũng bạc màu theo thời gian kể cả chân lý! Hoa-kỳ đã dựa vào khối Đông Âu mà Đại Hội điện-ảnh ở Leipiz (Lai-Xich) tổ chức tại Đông Đức để cứu Trần Văn Thủy khỏi bị cảnh “cải tạo tư-tưởng” và tìm cách tài trợ cho Thủy giao lưu qua nhiều đại-học ở Mỹ, gióng tiếng qua tác phẩm “Ði hết biển” của Trần Văn Thủy để nhắc nhở đến tình cảm dân tộc, hợp tác cùng Trương-Vũ, nhà bác-học khá nổi tiếng của Mỹ. Nhưng loại thuốc an thần trên đã gây ra dị ứng (side effect) cực mạnh của Việt kiều nên Mỹ đành dừng lại qua lời ngỏ của Kissinger “mọi việc rồi sẽ bỏ sau lưng) cùng phối hợp với một số văn sĩ trí thức như Nhật-Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Wayne Karlin… thuyết phục Nguyễn Cao Kỳ và các văn nghệ sĩ nổi tiếng khác như Phạm Duy hồi hương để cùng xóa bỏ hận thù, giao lưu văn hóa…Chẳng qua vì quyền lợi chiến lược, Hoa-Kỳ đành phải làm tổn thương gây nên mối bất hòa dân tộc của hai miền, nhưng có một điều quan trọng cho lịch sử Việt-Nam là Hoa-Kỳ đã giúp để thống nhất được hai miền trong quỹ đạo do Hoa-Kỳ chủ động, tái chỉnh lại trong sách lược 30 năm (1945-1975). Không ảnh hưỏng đến học thuyết Domino của TT Eisenhower, các nước Đông Nam Á không những vẫn còn nguyên vẹn mà kinh tế càng phồn vinh hơn; Thuyết của TT Wilson mà Hồ Chí Minh đã ao-ước từ 1945, cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập dân quyền giống như đúc theo Hoa-Kỳ đã được thỏa mãn sau khi Hoa-Kỳ đã tái lập bang giao 1995 với Việt Nam. Năm đó, Hoa-Kỳ đã gởi phái Đoàn do cưụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Mac Namara qua VN với “hàm ý” cám ơn cái công cụ ‘gián tiếp’ đã giúp Hoa-Kỳ hoàn thành một phần nhỏ trong thế chiến lược toàn cầu; nhưng qua danh nghĩa “thán phục và học hỏi” sự chiến đấu anh dũng của VN. Đồng thời bổ nhiệm ngay vị Đại Sứ đầu tiên là một phi-công tù binh, Trung-tá Peterson, được ngoại giao sắp xếp cưới một bà vợ VN trẻ măng, với mục tìêu đơn giản là hàng ngày chỉ cần dẫn bà vợ trẻ đi ăn phở và bánh cuốn Thanh-Trì tại thủ đô Hà-Nội, chỉ cần có như thế thôi!, nơi mà đã có lần Tù binh Hoa-kỳ đã bị bỏ vào chiếc xe trâu, kéo chạy vòng quanh bờ hồ Hoàn-Kiếm cho dân chúng Thủ-Đô xem chơi cho đở buồn, sau năm tháng mệt-mỏi vì phải chống đở hàng loạt cuộc dội bom của phi cơ Mỹ.
Đường lối ngoại giao Hoa-Kỳ rất nhẹ nhàng vào buổi sơ giao; Đây cũng là chính sách bàn tay sắt bọc Nhung, không phải một lớp mà nhiều lớp Nhung chung quanh; sau nầy những Đại Sứ tiếp nối là những chuyên viên lão luyện về Trung Quốc vụ và làm việc tại Trung Quốc một thời gian, trước khi qua VN làm đại-sứ, xin cảm thông cho quyền lợi chiến lược của Hiệp Chủng Quốc!
Nhưng có nhiều người khó mà chịu cảm thông! (Understanding) Đúng vậy! Về phía nạn nhân tấn thảm kịch đã qua làm cho vết thương lòng khó lành, ray-rức, trăn-trở mãi, nên máu cứ rỉ ra hoài theo thời gian, làm sao lành hẳn được …dù rằng họ cố quên đi! Nơi đây đơn cử ra một trường hợp:
“…Và rồi chiến cuộc càng ngày càng trở nên khốc liệt, chúng tôi phải cất cánh sớm hơn và trở về khi bầu trời sụp tối. Trong những phi công hào-hùng của Phi đoàn 213, bất chợt có người mà sự trở về chỉ còn là một vòng hoa đan kết và những chiếc khăn tang quấn vội vàng trên đầu người vợ trẻ cùng đứa con trai còn thơ dại… một buổi sáng trong nghĩa trang buồn, tôi đã đứng lặng người nhìn hình ảnh một thiếu phụ đang gục đầu trên chiếc quan tài lạnh-lẽo của người chồng yêu quý. Đôi vai gầy mỏng của nàng rung lên từng nhịp như những tràng đạn vô tình từ phía địch bắn tới… để rồi vào một buổi tối tháng sau, ở một nơi nào đó có ánh đèn mờ ảo như muốn che dấu những sự thật đau lòng của cuộc đời nàng, hòa lẫn với điệu nhạc cuồng loạn như nếp sống vội vàng của người Dân Quân trong thời chiến, xen lẫn với tiếng nhạc trầm buồn của bản nhạc “Tình kỹ nữ”. Tim tôi phải se thắt lại, cắn chặt đôi môi, mắt hướng về nơi có một người đàn bà trẻ đẹp đang chơi vơi trong những vòng tay lạ như thầm hỏi, đó có phải là người thiếu phụ mà mình đã gặp vào tháng trước không?
Tôi gật đầu mà thấy tim mình như đang bị rạn nứt. Bởi vì… lá cờ chính nghĩa của chúng tôi đã bị người bạn đồng minh làm cho nó vô nghĩa … nên không đủ rộng để bao phủ lấy thân xác của một phi công còn non trẻ đã hy sinh cho đất nước được vươn lên; nhưng mỉa mai thay, nó cũng đã không đủ rộng để che-chở cho gia-đình của một cánh chim non vừa mới tung bay đã bị gãy cánh. Để giờ nầy, nhìn nàng tay nâng ly rượu nhu muốn uống hết cái cay đắng của cuộc đời, nhìn làn môi mọng cố gượng một nụ cười mà cặp mắt rưng rưng… nhung những giọt nước mắt chân tình kia đã đổ hết cho người chồng quá cố, thì giờ đây còn đâu nữa để mà nhỏ xuống cho cuộc đời còn lại đầy đắng cay nầy.
Một mình đơn độc, làm sao tôi có đủ sức biến cuộc chiến thắng nầy mau chóng được đây?
để sớm được chấm dứt những thảm cảnh đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày cho những người dân lành vô tội trên quê hương tôi… Rồi cuộc chiến mỗi ngày trở nên tàn khốc hơn lên… cho đến một ngày cơn bảo Đỏ đã tràn ngập bao phủ trên Miền đất hiền lành chỉ chống đỡ tự vệ. Rồi nàng bồng con đi vượt biên…bọn hải tặc đã bắt nàng đem đi trước khi quăng ầm đứa bé xuống biển.
Nàng bây giờ ở đâu! Thảm cảnh nầy do ai?. Làm sao nàng có thể bỏ nó sau lưng để hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ đầy đau khổ nầy đây!? có lẽ phải suy gẫm lâu lắm mới hiểu được, thông cảm được… căn nguyên xuất phát của những tấm thảm kịch đó do đâu mà ra!
Cứ suy đoán giữa giải pháp “Ngô-Hồ” và “Kissinger-Thọ” thì chúng ta cũng có thể mường tượng được giải pháp nào ít đổ máu hơn mà tại sao hai Miền phải chịu giải pháp thứ 2!
(Chương 9 sẽ nói rõ về sự xử dụng Cụ Hồ như là một công cụ tuy gián tiếp nhưng rất cần thiết cho quyền lợi chiến lược của Hoa-Kỳ trong kế hoạch (1945-1975) mà Harriman là Kiến trúc sư cuộc chiến tại VN, tuy rằng sách lược có táo bạo, nhưng không ảnh hưởng gì đến học thuyết Domino của TT Eisenhower và TT Wilson “người Á Châu lo việc nội bộ của Á Châu” và các nước Đông Nam Á không rơi vào tay CS, kinh tế lại càng phồn thịnh thêm lên. Và từ từ Hoa-Kỳ tước đoạt hết ảnh hưởng của những nước đàn em Liên-Xô, rủ rê họ, thu hút họ theo ngọn hải đăng Hoa-Kỳ về “Dân quyền Dân chủ” với môn võ thuật “dùng sức mạnh tối đa của đối phương huyền biến thành sức mạnh của mình” Thần kỳ là ở chổ đó? Hoa-Kỳ đang dần dà tước đoạt ảnh hưởng của Liên-Xô, đặc biệt từ sự gắn bó với Mông-Cổ lan-dần qua các nước Cộng hoà Kaza-
khstan và Việt Nam sau nầy trong thế bao vây Trung Cộng)
Mùa xuân 1946, ngồi tại Dinh Chủ Tịch, Hà-Nội, Hồ Chí Minh vẫn còn tin tưởng Hoa-Kỳ là đồng minh kể từ ngày điệp viên số 19 Lucien Conein (người phụ tá quân sự cho Đại Sứ Cabot-Lodge sau nầy, 1963) và nhóm OSS cùng Bác-Sĩ Paul Hoagland trong toán Deer Team Mission luôn luôn săn-sóc ở bên cạnh Cụ Hồ và đồng chịu cảnh sốt rét rừng, kiết lỵ trong vùng Sơn-Lâm ám khí Việt-Bắc, (hãy nhìn hình trong tài liệu mật thi thấy ngay, người nào cũng ốm nhách ốm teo vì ảnh hưởng vùng độc chướng). Mà thật vậy, từ TT.Trurman, cho đến viên chức hành pháp Hoa-Kỳ, kể cả nhóm OSS và toán Deer Mission cũng cảm thấy khó hiểu, thắc mắc trong luyến tiếc, tại sao không chấp nhận Cụ Hồ là đồng minh? Chỉ trừ có một mình duy nhất là Harriman và WIB (lúc nầy chưa sáng lập ra nhóm học giả Dân Sự) là cương quyết với quan điểm: “Việt Nam muốn có được nền độc lập tương xứng giống tuyên ngôn độc lập dân quyền như Hoa-Kỳ thì Việt Nam phải trải qua bao nỗi chông gai thử thách, rèn luyện, phải đổ máu trong cuộc nội chiến giống như Hoa-Kỳ! và điều tối ư quan trọng nằm sâu trong óc Harriman với mối ám ảnh là: “Kỹ-nghệ chiến tranh phải được phát triển và chương trình “CIP”sẽ là cái Job cần thiết, đồng thời phối hợp với mục tiêu ngăn chận họa da vàng bằng cách đổi-dời điểm nóng từ Trung-âu sang Á-châu. Việt-Nam sẽ phải được toại nguyện như đòi hỏi… nhưng phải chờ một thời gian khá dài mới thật sự có Dân quyền, Dân chủ theo đúng khát vọng của Cụ Hồ Chí Minh. Có lẽ, nên lấy cái mốc thời gian Hoa-kỳ tham chiến 1965-1973, kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt-Nam 2015-2023 giống như huy hiệu Triều-Tiên (1950-1953) là năm (2000-2003).

(con tiep)

vinhtruong
04-16-2011, 02:36 PM
Tuy nhiên, Cụ Hồ vẫn cũng cố đặt hết niềm tin vào Hoa-Kỳ cho mãi đến ngày 6 March 1946, khi Đại-tá OSS, Afred Kitts đi theo quân đội Pháp vào Hải Phòng để kiểm chứng sự tái chiếm, theo cung cách làm việc của tình báo quân đội OSS Mỹ, vậy mà Cụ Hồ vẩn còn tiếp tục tin tưởng, căn dặn cẩn thận với các cán bộ Việt-Minh không được bắn nhầm mà phải bảo vệ cho người Mỹ theo quân đội Pháp để cho bọn thực dân cũ cướp lại chính quyền VN? Thật là một điều khó hiểu kỳ lạ giữa chính quyền Mỹ muốn giữ uy-tính danh-dự và người nắm giữ chính sách là Harriman lại chỉ có nghĩ đến quyền lợi của tâp đoàn tư bản.
Trong khi tình báo OSS có một phiếu trình rất hảo ý như: “Việt Minh là một tổ chức khá vững chắc có kỷ luật, đã hết mình giúp đỡ cũng như cung cấp tin tức về tình địch, cấp cứu phi công Mỹ lâm nạn, mở các cuộc phục kích cũng như phá hoại sau hậu tuyến địch (quân phiệt Nhật), xứng đáng kết nạp làm đồng minh chính thức của chúng ta!”.Nhưng đối với Harriman thì phải chờ đợi một thời gian khá lâu để trắc nghiệm, điều chính, là sàng lọc, nội chiến, thử thách, rồi mới trở thành thật sự là đồng minh của Hoa-Kỳ, có nghĩa phải hy sinh cho họ khai thác lợi nhuận.
Thế nên các sử gia, học giả, nhà báo có tên tuổi đều viết trên giấy trắng mực đen rằng: Hồ Chí Minh là người yêu nước, chứ không phải người Cộng Sản thuần thành, hay ít nhất cũng yêu nước hơn yêu xã-hội chủ-nghĩa, hay nói cách khác “Cộng-Sản là phương tiện, còn giành lại độc-lập cho đất nước mới là cứu cánh”. Có lần nhà báo phỏng-vấn Cụ Hồ, giữa Liên-Xô và Trung-Quốc Cụ ở bên bên nào! Cụ trả lời không do dự: “Bên Việt Nam!”, và cũng không phải là người nhẫn tâm, bằng chứng khi nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm ở trong tay, mà Cụ Hồ cố khuyên dụ tham gia chính quyền không được, vẫn trầm tỉnh để cho Cụ Diệm xuất ngoại. Khi TT Diệm đề nghị Nam Bắc hiệp thương, Cụ Hồ mau-mắn đồng ý ngay để tránh khỏi cảnh anh em tàn sát lẫn nhau; Miền Nam có vựa lúa gạo đùm bọc Miền Bắc. Hậu quả Cụ Hồ bị CIA và KGB phối hợp cách ly Cụ ngồi chơi xơi nước từ đó, quyền hành trong tay phe thân Liên-Xô là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, và Mai Chí Thọ nắm giữ. Hằng ngày Cụ chỉ có khom lưng đơn-độc tưới cây “Vú-Sữa Miền Nam”
Đặc biệt các nhân vật nổi tiếng như tác giả Mỹ, Ông William Duiker, Ông Pierre Brocheux, người Pháp, Ông Sophia Quinn Judge, người Anh đã hết lời ca ngợi Cụ Hồ, là cũng xuất phát từ thái độ và hành động như trên của Cụ. Đồng thời những năm sau nầy, nhóm tư-tưởng Harriman cũng muốn đề nghị Hồ Chí Minh trong danh sách ‘danh nhân’ thế giới trong tổ chức Quốc-Tế nầy. (LHQ) giống như họ đã làm cho danh nhân thế giới là Nguyễn Trãi, Nhóm Dân Sự Tham Mưu nầy cũng đồng quan điểm với Cụ Hồ: “Đất nước VN là một ,Dân Tộc VN là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn… nhưng chân lý ấy sẽ không bao giờ thay đổi”! Đó chính là thế chiến lược của họ muốn thống nhất một nước Việt-Nam đưa vào quỹ đạo Dân quyền Dân chủ theo Mỹ.
Tài liệu CIA, ngày 9/6/1967, nếu hai nước Liên Xô và Trung-Cộng còn bất hòa với nhau, thì Miền Bắc VN không thể tiếp tục chiến tranh được nữa (If The USSR and China were going to disagree over this, then North Vietnamese would not continue the war) Tài liệu nầy đã chứng tỏ hai miền, Nam và Bắc đều bị lôi vào cuộc chiến tranh giữa hai đầu Pháp CIP và NLF (Counter Insurgency Plan và National Liberation Front) Sự thật đau lòng là cuộc chiến tranh tàn phá ghê gớm nhất và giết hại nhiều người nhất trong lịch sử cận đại của VN, nhưng thực tế là một cuộc nội chiến vì ý thức hệ và cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai đại cường quốc, mà rốt cuộc là tất cả hai Miền đều thua đậm… thật đậm! Thế giới và ông Tổng thư-ký Liên Hiệp Quốc đã phê phán về chiến tranh Việt Nam như sau: “Ðây là cuộc chiến tranh bẩn-thỉu, không có kẻ thắng và người bại, mà chỉ có sự hủy diệt tàn phá khủng khiếp về người và vật!”
Nếu sự thật không thể chối cải được, vì đã mang thân phận tay sai, như những người “nô-lệ”của thời phong kiến…thì tại sao lại không thương nhau để xóa bỏ hận thù? Khi người ta cố tình, dù không nói thẳng, đưa ra những tài liệu ngụ ý cho mọi người Việt biết để thông cảm, rồi suy gẫm, hầu hàn gắn lại vết thương chiến tranh, đã một thời làm đứt đoạn tình cảm Dân tộc qua sự thúc ép của Hoa-kỳ, bắt buộc phía VN cho ra nghị quyết 36 đối với Việt-kiều là mở đường cho sự hòa hợp, hòa giải dân tộc. Dù sao đi nữa người Mỹ vẫn phải bênh vực công dân của họ, dù rằng gốc Việt; Trước khi một viên chức Phan Văn Khải của VN qua để quy lụy Hoa-kỳ, đúng cái mốc thời gian 10 năm sau 1995-2005, ông Đại-sứ Michael Marine qua lại Mỹ để tìm hiểu sự khát vọng của người dân Mỹ gốc Việt muốn gì? Lần đầu, ông Marine gặp Việt kiều tại Lubbock, Texas, lần thứ 2 tại San Francisco; ông quả quyết: rồi đây VN sẽ trở nên một chính thể tốt, xứng đáng là đồng minh của Hoa-Kỳ, như điều khát vọng của Hồ Chí Minh từ 1945, khi tuyên bố bản tuyên ngôn độc lập dân quyền, đáp ứng nhu cầu chiến lược của Hoa-kỳ tại Á-châu.
Tuy nhiên, dầu gì đi nũa, trong chúng ta vẫn phải thông cảm (understanding) còn một số rất ít những người căm thù CS (nhưng CS không còn nữa vì Hoa-Kỳ đã thành công trong sự huyền biến, tái tạo ra một giai cấp tư bản mới tại VN) mà không thể tẩy não họ được, để rồi lịch sử sẽ sang trang trong quên lãng theo lớp bụi thời gian, vì chúng ta không thể lội ngược dòng lịch-sử, khi thế hệ chúng ta nằm sâu dưới lòng đất… là hết!. Thế hệ đó sẽ qua đi, trái đất vẫn tiếp tục quay đều! Và người Việt trong và ngoài nước sẽ vui vẻ làm ăn với nhau trong tình cảm Dân tộc không thể tách rời được qua quy luật tất yếu về truyền thống lịch sử Việt Nam.
Người ta nói rất nhiều về sự gian ác của CSBV, nhưng chỉ đúng với những lãnh đạo chóp bu, thí dụ TT Phạm Văn Đồng: “cho chúng ăn thật ít, bắt chúng làm thật nhiều!” Là chết là thủ tiêu trong tàn độc! Nhưng những cấp nhỏ thừa hành trung gian thì không hoàn toàn là vậy dù họ được giáo điều kỷ lưỡng, Họ cũng giống như những người Lính Miền Nam, cụ thể Lính thuộc những đơn vị Xung kích, Tổng trừ bị. Chúng tôi gánh hết hai đầu chiếc cân của đời binh nghiệp nhọc nhằn, với những tràng đạn dứt khoát quyết liệt bắn vào kẻ địch. Nhưng khi một người tù binh VC đang bị thương rên xiết, chúng tôi không những cầu nguyện những điều lành cho họ mà còn thân ái thể hiện qua hành động tình người với kẻ địch, dù giờ phút trước đây, kẻ kia còn đứng về phía đối diện. Chúng tôi cũng như họ không chia sớt được với ai về nỗi nguy-nan nơi chiến địa, lẫn thống khổ uất hận ở hậu tuyến, Chúng tôi, những người Lính của hai chiến tuyến gánh đủ và hứng chịu tất cả nhọc-nhằn; Người lính BV đâu có ‘hòm gỗ cài hoa’ mà chỉ bị ‘bó lại’ lấp xuống đất một cách vội vàng. Làm sao họ dám đào-ngũ, Hộ khẩu ở làng xã sẽ bị cắt mà cởi bỏ chiếc áo bộ đội thì lại ảnh hưởng đến cả hộ khẩu của mọi người trong gia đình; Khi chiến đấu, đôi khi còn bị xiềng chân vào ổ pháo hay chiến xa: “Sao con người chiến binh có thể chịu khốn khổ, đọa đày đến như thế?
Tôi còn nhớ trong chiến trận Lam Sơn 719, chúng tôi, đôi bên đối địch đã tự động cách mạng quật khởi qua mặt cấp chỉ huy, sau gần nửa tháng trời vùi dập trận địa pháo qua lại giữa hai bên. Một giọng nói Bắc-kỳ nhà quê oang-oang trong tần số PRC 25, FM 42.5: “Địt mẹ nghỉ Pháo một tiếng ăn cơm, rồi chơi lại nghe các Bố! căng quá!” Quả thật, hai bên quá mệt-mỏi, vì sức người có hạn; Chiến trường bỗng im tiếng súng làm ngạc nhiên giữa ban tham mưu của hai phía đối địch. Mãi đến khi ra Bắc, tôi lại nghe giọng nói nầy phát ra ngay cửa miệng của anh bộ đội áp tải hai chúng tôi đi ra hợp tác xã để dẫn một bầy vịt gần 200 con về cho trại để “ăn-tươi” vào ngày lễ 2/9. Trên đường đi, anh bộ đội dừng lại ghé vào một Trại khác, xong anh ra nhã nhặn nói: “hai anh vào trong bếp thấy cái gì ăn được thì cứ nhét vào bụng; tôi đã nói với các đồng chí kia rồi… còn căng lắm… đi xa đấy… về tối mịt!” Trên đường đi, anh cũng tâm sự là có một người Bác ruột đang bị cải tạo như chúng tôi, nhưng ở lại Liên Trại 1, Yên Báy, vì ông đã già và bệnh hoạn nên được ở lại không lên đây (huyện Than Uyên).
Có lẽ đây là vùng rừng thiêng nước độc, duy chỉ có sắc tộc Tầy là quen được với phong thổ; Còn mọi người ai ai cũng xanh xao bệnh hoạn, mặt mày tái bủng kể cả các anh bộ đội; Đến Hợp Tác Xã nhìn thấy bầy Vịt ốm nheo, vì người còn đói thì huống chi là Vịt, làm gì có thức ăn, ngoài những loại rau rừng, chuối rừng cắt băm ra cho chúng ăn. Trên đường về anh bộ đội hối thúc chúng tôi mau mau về kẻo trời tối, và coi chừng mưa đổ xuống nữa đó. Hai đứa chúng tôi, tay cầm cành trúc có chút lá trước ngọn để quơ qua quơ lại tạo ra gió hù dọa bầy Vịt. Lúc đầu xuất hành thì các chú Vịt còn kêu Cạp Cạp coi vui lắm, nhưng vài giờ sau thì chú nào cũng mệt đừ, nên chỉ có âm thanh ngáp ngáp và chân cẳng thì không thấy bước tới mà chỉ thấy bước ngang thôi. Chúng tôi có quơ qua, quơ lại thì các chú cũng trơ trơ, không còn kêu la gì nữa, có vài chú nằm vạ không chịu đi, phải lấy cành trúc đập mạnh vào đít chúng mới chịu đi. Đến ngày lễ 2/9 làm thịt ra chỉ có lông, da và xương không thấy thịt đâu hết. Cán bộ đành an ủi tù một câu “nhất Bì, nhì Cốt …chớ lỵ..!”
Rồi bắt đầu sang năm mới 1981, có lệnh Quân đội không còn quản chế chúng tôi nữa mà giao lại cho Công-an quản lý. Khi nhập vào trại tù Công-an Nghệ-Tĩnh, Trại Tân-Kỳ thuộc Trung ương số 3, thì các anh bộ đội, dù sao ở với nhau cũng khá lâu nên gây chút cảm tình, nhắn-nhủ: “Các anh rán mà khắc phục…căng lắm đấy!” có nghĩa là kiểm soát chặt chẽ, không có cơ hội để kiếm rau rừng cải thiện. Nhìn những người tù hình-sự chỉ còn da bọc xương, Tôi liên tưởng đó là viễn tượng về hình ảnh chúng tôi sau nầy! Ở trong Trại-1, chúng tôi biết được ở Trại bên cạnh là Trại-4, dành cho tù ở Mỹ về qua chuyến tàu Việt Nam Thương Tín, và nhóm Fulro cũng bị nhốt chung trại.
Một hôm, tôi thu hoạch khoai lang, chất đầy trên chiếc xe ‘cải tiến’ (xe thùng) khi đi ngang qua Trại-4, tôi cố tình rung cái càng xe với mục đích đánh rơi một số khoai lang cho bạn tù trong Trại-4, chẳng may vấp phải cục đá to nên xe đổ ra một mớ, Cán bộ quản giáo cự nự “anh làm văng vãi ra như thế thì còn gì để nhập đủ chi tiêu cho Trại?” Tôi làm thinh còm lưng kéo xe nhanh lên cho qua khỏi chỗ khoai đỗ.
Một lát sau, Cán Bộ quản giáo Niên áp tải, hỏi tôi; “Hồi chế độ Ngụy anh làm lính gì” Tôi trả lời cụt ngủn “giặc lái” Anh cán bộ ồ lên một cái: “Bố tôi bị bom chết ở Lào, còn Chú tôi bị thương ở Cambodia, và tôi đang cày ruộng thì một trái ‘bom bi’ nó bay tới làm tôi bị banh cả ruột“. Tôi liền đáp “Vậy chắc cán bộ thù chúng tôi lắm phải không?” Cán bộ Niên mau mắn trả lời bằng một giọng nói nặng nề vùng Nghệ Tỉnh: “Ôi chiến tranh đấy mà… anh không giết tôi… thì tôi cũng phải giết anh thôi”. Tôi liền liên tưởng đến khi lâm trận, dù rằng trong lòng dạ tôi không bao giờ muốn giết bất cứ ai, nhưng lúc đó những viên đạn dứt khoát vút bay ra từ 2 khẩu đại liên 6 nòng quay tít, cũng như những trái hỏa tiễn 2.75 được phóng ra trong vị thế cương quyết, chính xác và dứt khoát phải tiêu diệt cho hết địch quân để bảo vệ phi hành đoàn cũng như quân bạn hành quân dưới đất.
Nơi trại Tân Kỳ, Nghệ Tỉnh, chúng tôi lần lượt kẻ trước người sau chuyển về Nam, sau khi tôi được một người hình sự cho biêt: “Cán bộ nói, chúng tôi dù có trốn trại cả trăm người cũng chẳng ăn nhầm gì, còn các anh mới là quan trọng”. Cán bộ nói: “Các anh là… tiền…tiền không đấy!”
Một thời gian sau (1987) Tại nơi các trại Z.30 nầy cung cách đối xử với tù cũng có nhiều thay đổi, không giống như những năm đầu, đầy sát khí đằng đằng. Một phần vì nhận quà của gia đình, một phần vì chính bọn Giám thị và Cán bộ cũng không còn tin tưởng vào Đảng, nên đã tùy tiện đối xử, một phần vì nghèo đói phải tự lo lấy đời sống nên dễ bị mua chuộc. Các sĩ-quan tù đã đem kinh nghiệm dùng quà cáp và tiền của gia đình gởi, để mua chuộc sự dễ dãi của Cán bộ ở trại Trung ương số 3, Tân Kỳ, Nghệ Tỉnh về áp dụng tại các Z.30, Xuân Lộc. Nơi đây gần như thị trường mua bán. Tù có thể nhờ cán bộ mua đem vào trại những thứ bị cấm như Trà, Càfê kể cả Rượu. Cán bộ còn buôn bán cả giờ thăm gặp của gia đình. Ngoài tiêu chuẩn cải tạo tốt, không chống đối, còn nếu biết bỏ tiền ra mua, Tù có thể gặp mặt và ở lại với thân nhân 72 giờ, 64 giờ cho đến tụt xuống 3 giờ, đều có giá cho mỗi thời gian. Còn tù cải tạo chưa tốt và không cần mua chuộc thì được gặp gia đình theo tiêu chuẩn 1 giờ. Một giờ gặp mặt gia đình cũng đủ để hàn huyên những điều cần thiết, so với trước kia chỉ được 15 phút. Nhưng muốn nói thêm giờ thì chỉ cần mời Cán-bộ một gói thuốc có cán 555 hay Jet cũng được.
Tình trạng các trại Z.30, như đã quá mỏi mệt giữa tù và người coi tù, không khác gì ở ngoài Bắc một anh bộ đội chất phát đã thổ lộ: “các anh tù trong thì chúng tôi tù ngoài có thế thôi”. Cai tù đã mệt mỏi vì đời sống càng lúc càng khó khăn thêm, họ nhận thức rằng theo mãi lệnh của Đãng thì họ chỉ có húp cháo và ăn Khoai, Ngô thôi, trong khi họ thấy cấp trên họ, từ Thủ-trưởng các cơ quan như tiếp liệu, vật tư đều giàu có, nên không muốn hành hạ Tù nữa, họ đã thấy bài học căm thù giai cấp mà Đãng dạy cho họ khi bước chân vào trường Công-An coi Tù đã có cái gì “lấn- cấn” cho sự thật bên trong, nên họ có thể làm ngơ, nếu không có gì quá đáng xảy ra, thì họ cũng có thể bỏ qua cho Tù nhân nếu có lợi, dù nhỏ. Mặt khác, những người tù kiên cường chống đối ở các trại tù trước đó có lẽ cũng đã thấy sự chống đối quá khích cũng không đem lại cái gì cụ thể; Đa số những người chống đối đều không có những lý luận sâu sắc về lý thuyết, về chế độ, về tương lai của đất nước mình, phần nhiều họ chống vì thù hận, vì áp bức, vì tuyệt vọng. Bây giờ tình hình không còn tuyệt vọng nữa, ngày về đã hiện rõ ra trước mắt, đã cảm nhận được tình trạng sống trong tù, đã có rất nhiều thay đổi, như nhu cầu gặp gỡ gia đình, vì những yếu tố đó khiến nhiều người bỏ đường lối đối-đầu. Trong không gian chật hẹp của nhà tù, sự việc xảy ra, chúng ta cứ xem là chuyện nhỏ nhặt, nhưng cũng phản ảnh một quan niệm rất cơ bản là khi người ta không thể tiêu diệt được nhau, người ta có thể tìm một phương cách khác như tương nhượng nào đó để có thể giải quyết với nhau, mà mổi bên đều tìm thấy cái lợi cho mình và không bị thiệt hại gì cho người kia.

(CON TIEP)

vinhtruong
04-25-2011, 04:36 AM
CSBV bị tận diệt như thế nào
Bất cứ người Tù nào với năm tháng quá dài, mà lại không mòn mỏi được ra khỏi tù! Vì cứ tưởng rằng, ra khỏi tù là trút xong mọi gian khổ, nhưng không, gian khổ nhục-nhã vẫn còn kéo dài lê-thê cả đời người chưa dứt, và còn kéo theo cả đời con đời cháu. Người chiến binh đã chiến đấu, một sống hai chết quyết không đầu hàng khổ hơn là chết trận; Nhưng con người bỗng trở nên hèn yếu, ngay lúc đáng chết mà không chết được, đã đầu hàng rồi, thì ít người còn đủ can đảm để tự kết liễu đời mình…vì còn bao nhiêu ràng buộc tình cảm với những người thương yêu. Nhưng, nói cho cùng tại sao phải trốn nợ đời!? Tôi nghĩ coi như mình đã chết rồi, nhưng giờ đây bừng sống trở lại qua nhiều nhận thức liên hệ với thực tế mà tôi có cơ duyên hiểu biết được trong quá khứ nghề-nghiệp khá đặc biệt của tôi… suy gẫm đời người quá mong manh, sự sống và cái chết quá gần gũi, và chết chỉ là một bóng đen trùm xuống do ma quỷ kéo rút và không còn biết gì nữa, là lìa đời! Thành công hay thất bại ở đời rồi cũng một lần kết thúc, ân-hận tiếc nuối rồi cũng qua đi. Làm người ở cuộc đời nầy, không ai có thể tránh được cái ngưỡng cửa sau cùng của đời mình, bước qua ngưỡng cửa nầy, chúng ta không thể mang-theo cho mình bất cứ một thứ vật chất gì của trần thế… Những tưởng nhớ, tiếc thương của người đời, cũng theo thời gian mà phai dần… Ngay cả tên tuổi sự nghiệp được hậu thế ghi công tưởng nhớ, tất cả cũng sẽ phai tàn theo thời gian và thế sự. Quả thực con người như có mà như không, đúng như lời Phật dạy, giải tỏa được lòng uất ức và sự khắc khoải đúng như một giải thoát. Qua đó, tôi mạnh dạn và lúc nào cũng vui vẻ, không giận hờn, không căm thù, không tiếc nuối, cuộc đời còn lại phải làm cái gì cho có ý nghĩa cuộc sống. Tôi cảm thấy thoải mái và nhẹ-nhàng hơn trong niềm tin vững chắc, là chế độ CS sẽ bị tiêu diệt vì đi ngược lại sự khát vọng của con người và tình cảm dân tộc. Họ thắng bằng súng đạn, nhưng thua vì tình cảm dân tộc. Trên chuyến xe lửa xuôi về Nam, khi xe ngừng ngay Ga Đồng Hà, một cảnh xảy ra mà đến bây giờ nó vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của tôi. Đó là một phụ nữ mặc chiếc áo dài đen vá không biết bao nhiêu mảnh, trông rất cổ kính về phong tục miền Trung, nhảy lên giữa Toa xe, đổ xuống ngay đó một rỗ ‘bánh lá’ và nói trong lời uất nghẹn: “xin biếu các anh”. Chúng tôi chưa kịp phản ứng với tiếng cám ơn, thì người phụ nữ nầy đã nhảy xuống toa xe mất dạng. Một người đi bán hàng rong, nghèo nàn như vậy mà vẫn có tình con người… thì chủ nghĩa CS làm sao thắng được!? Chúng tôi chỉ biết thầm mang ơn người phụ nữ nầy mà chắc chắn khó gặp lại để thọ ơn! Nhưng Tôi cũng nghĩ thầm mình sẽ trả ơn người khác qua hình bóng của chị!

Nhưng CSBV bị tận diệt như thế nào? Trong tình thế hiện nay, CSBV còn kéo dài sự cai trị dù chúng đang ngắc ngoải và tiếp tục ngoan cố trên việc thương thuyết mặc-cả với Hoa-kỳ. Tuy nhiên hơn ai hết, nhóm học giả Hoa-kỳ đã ước định cho rằng tư tưởng CS sẽ lỗi thời và sẽ biến các cán bộ chốp bu dần dà sẽ trở thành một loại giai cấp mới là Tư Bản Đỏ, để rồi theo hiến pháp Hoa-kỳ, họ không phải là người CS nên được quyền đem 40 tỷ dollars sơ khởi tham nhũng qua gởi tín dụng tại các ngân hàng Mỹ, hoặc mua các bất động sản gồm thương xá…v.v. Hoa-kỳ cũng giúp cho giai cấp nầy lần lần qua các thế hệ tiếp nối sẽ biến hóa, không còn ranh giới hận thù giữa người Việt với nhau. Dù sao người Việt tỵ nạn đem qua tài sản của cải dollars không bằng họ nên mướn lại vài cửa tiệm trong thương xá của những người không phải là CS (theo như Hoa-Kỳ đã cải biến thành một giai cấp tư bản Mới bằng một chính quyền toàn trị Mafia) và đem qua tới 40 tỷ kể từ 2002, Hoa Kỳ mê lắm, nên rất thích Mafia VN cứ tha hồ tham nhũng cướp đất của dân, ăn cắp tiền viện trợ gởi qua Mỹ mà vẫn còn khả năng tăng thêm…Rồi mọi việc sẽ bỏ sau lưng khi những người Việt-Nam buộc phải làm ăn với nhau đời nầy qua đời khác như trái đất vẩn quay đều. Đúng như câu ông bà ta thường nói:”không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời!” Việt nam đã đổi đời, giai cấp Bần-cố nông đã trở nên giàu có!
Tuy nhiên đối với những người Việt lưu vong, Hoa-kỳ vẫn âm thầm duy trì tinh thần chống Cộng của họ, vì Mỹ rất thèm muốn và cần có để lấy cớ gây áp lực sơ khởi với Mafia Việt-Nam trong thời gian đầu. Nói tóm lại, hơn 30 năm nay, hành pháp Hoa-kỳ đã lợi dụng các cuộc tranh đấu của người Việt non dại chính trị như chúng ta cứ luôn luôn hung-hãn tố Cộng để đòi hỏi các quyền lợi kinh tế của Mỹ, còn chúng ta chỉ là một công cụ vô tri không được hiểu một tí gì cả gọi là mặt trái chính trị. Chúng ta chỉ đơn thuần biến thành công cụ phục vụ cho quyền lợi của giới tài phiệt Mỹ. Mà thật, chỉ có đơn giản là như vậy! Cho nên Mỹ cố tạo hay khuyến khích những Nhóm chính trị “Salông”, Nhóm chính khách “chạy rong,” những ai muốn kiếm một chỗ đứng trong mưu đồ tham vọng chính trị để hăng say điên cuồng hoạt động dùm cho tư-bản Mỹ. Nếu giả thuyết trong cộng đồng chúng ta không có những tổ chức tranh đấu cho “Dân chủ và Dân quyền” để giúp Mỹ dựa vào đó làm áp lực đòi hỏi phía Mafia Việt-Nam phải đáp ứng các yêu cầu của Mỹ về kinh tế, Mỹ cũng phải bỏ tiền tạo ra những tổ chức chống Cộng tương tự như vậy. Như trường hợp của Phật Giáo Ấn Quang là một chỉ dấu điển hình; Vì Phật Giáo Ấn Quang không có một tổ chức tranh đấu cho tự do, Dân chủ và Dân quyền theo đúng đường lối sách lược của Hoa-kỳ, nên hàng năm Hoa-Kỳ phải tài trợ cho Võ Văn Ái, Giám đốc phòng thông tin Phật-Giáo Quốc Tế tại Paris, khoảng 90.000 đô la, qua nhà Bank Thụy-Sĩ [ngân hàng nầy ngày xưa William Colby chỉ là một Agent CIA quèn mà hằng năm cũng lấy ra vài trăm triệu đô để mướn Mafia Italia giết các phần tử thiên tả hoặc CS trong guồng mày chính quyền các nước phương tây nếu thấy có phương hại cho cơ mưu chiến lược của Hoa Kỳ] để làm điều đó, ngầm qua sự tài trợ của cơ quan “National Endowment for Democracy”. Sự ra đời Chính Phủ Lâm thời VN Tự-do của Quốc Trưởng Nguyễn Khánh cũng chỉ là hình thức hù-dọa để chêm đệm cho cái chìa khóa an toàn của cái móc thời gian sau 10 năm (1995-2005) thiết lập bang giao, hầu thúc giục Mafia VN mua vài chiếc Boeng làm Quà, thúc giục Mafia VN phải quy lụy, tùng phục Hoa-Kỳ đúng theo điểm mốc thời gian của lộ-trình! Hoa-Kỳ đã dụ được thằng Ông để bắt thằng Cháu sau nầy! Còn ở hải ngoại không được gì cả! Dù gì thì Hoa-kỳ cũng gián-tiếp ngấm ngầm giúp cho Mafia VN hoàn tất việc xây dựng hạ tầng cơ sở như: Bến tàu, Sân bay, Xa lộ, Điện lực, Thương thuyền, Xe đò, Xe hỏa, Hàng không qua các nước Nhựt, Ðại-hàn, Ðài-loan… sau nầy sẽ thành lập Đại-học để dọn đường cho Hoa-Kỳ ồ-ạt đầu tư vào kiến thiết xây dựng VN một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn qua một nhóm tù nhân lương tâm luật sư với mong họ sẽ tái tổ chức ÐIỂM, là kinh tế một khoa ứng xử về bộ luật đứng đắn để Hoa Ky sẽ ào ạt đầu tư vốn liếng vào giúp VN phồn thịnh. Vì thế kỷ 21 nầy, Hoa-Kỳ sẽ gặp phải sự suy thoái kinh tế, khi mà cả thế giới đi vào kỷ nguyên sống-chung hòa-bình và bỏ ra ngoài sự đối đầu qua chiến tranh Lạnh hay Nóng; Hoa-Kỳ nên bỏ đi tham vọng dùng Kỹ nghệ Chiến tranh (WIB) để làm giàu, mà nên dồn hết nổ lực về “Kỹ nghệ xây dựng” phối hợp với chính trị qua chủ trương “Dân quyền Dân chủ” để thâu góp của cải các thủ lảnh độc tài hà hiếp người dân của các nước trên thế giới. “Vừa thế thiên hành đạo” mà cũng giải toả một số lớn hàng tiêu dùng sắp quá hạn và lấy lại bằng dollar Xanh cho nó gọn nhẹ.[cấp thiết đoạn tuyệt kỹ nghệ quốc phòng đã bị mang tiếng vũ khí giết người ác quá] nâng cao đời sống các nước nhỏ để cùng hưởng lợi, bắt nguồn từ sự khai thác giúp đỡ các nước Cộng Hòa Trung Á vừa tách rời ra khỏi khối Cộng sản Liên Xô và sau đó là những nước Cộng Hoà Trung Quốc nằm dọc theo biên giới Tây-Bắc của chiến lược Eurasian bằng sự ưu-đãi US Freedom Support Act để đời sống người dân các nước Cộng Hoà tân lập nầy sung túc hơn Moscow và Bắc-kinh. Lúc nầy, Hoa kỳ phải xây dựng Kỹ nghệ về kinh tế nên Nhóm Dracula của Skull and Bones phải chui trở lại nằm vỉnh viễn dưới mộ phần như cái tên mà họ đang mang!
Dĩ nhiên không còn bao lâu nữa và sớm muộn gì tình hình VN sẽ được giải quyết bằng cách (qua học thuyết Harriman) là chính quyền CS [Mafia VN] chủ động tự nguyện thay đổi, hay nói theo cái giọng điệu của họ qua cuộc diễn tiến hòa bình. Ðây cũng không khác gì trường hợp CSBV phải bị bắt buộc đem Tù từ Miền Bắc về Nam để thả, rồi Dân-chủ hóa chính trị, từ bỏ độc Ðảng, độc quyền, độc tôn, chấp nhận kinh tế thị trường, giao lưu tư tưởng dẫn đến tình trạng thay đổi ôn hòa qua chiến dịch “Thanh-lọc Tham-nhũng” Nhưng bù lại, VN đứng trước hai khó khăn chính là nền kinh tế lạc hậu và một xã hội băng hoại hơn bao giờ hết. Đó là hậu quả của một cuộc chiến tranh lâu dài và dĩ nhiên đưa đến sự suy thoái về các giá trị xã hội, lôi theo sự sụp đổ về nền tảng luân lý. Tuy nhiên Hoa-Kỳ đã có kế hoạch tái thiết sâu rộng để hàn gắn vết thương chiến tranh do họ là “thủ phạm” gây ra tấn bi-thảm kịch Việt-Nam 1945-1975, đừng trách Pháp vì Pháp cũng chỉ là lính đánh thuê gián tiếp để tiêu thụ dùm vũ khí thế chiến-2 đã lỗi thời dùm cho Mỹ.

Nhắc lại, xã hội Miền Nam sau khi TT Diệm bị Harriman quyết định giết, (vì TT Diệm có lưu vong thì sớm muộn gì quân dân cũng đòi hỏi cho Ngài trở về để cứu nước, theo như sự đánh giá của CIA ‘leaderless’, chỉ có duy nhất, TT Diệm là đủ tư cách lãnh đạo) Những người lãnh đạo của nền Đệ 2 Cộng Hòa, không có quyền được chủ động chính sách đường lối. Dù rằng mọi sự chuẩn bị cho kế hoạch rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó là kế hoạch ngầm của học thuyết Harriman qua chỉ thị trực tiếp thả cương cho CIA biến Miền Nam như một lò thí nghiệm rối tung lên, đứng ngoài nhìn vào như đánh võ rừng, vô chiêu, trở thành con múa rối, làm một thứ hề chính trị theo ý của Mỹ. Rồi dần dà đi đến hậu quả là ngoài sự phục vụ cho lòng tham, kể cả tiền tài và danh vọng. Họ không làm được điều gì ích lợi, ngoài sự phá hoại tan-hoang đất nước
Truyền thông văn hóa là một công cụ rất bén nhọn, CIA tài trợ rất nhiều tờ báo lá cải (vì ở Miền Nam hồi đó có tới trên 40 tờ báo) dựa vào tình trạng nghèo túng ở VN, và nhất là những người không tài giỏi gì mà lại nắm những chức vị cao, thì còn có cách là tin vào tướng số, vận số.( CIA cũng tái sử dụng chiêu nầy với cán bộ CS và đã thành công; đột nhiên giàu xụ như vậy mà mình không tài đức gì? Là tướng số chớ gì nửa, thế nên một số lớn CBCS mê tín dị đoan mỗi ngày mỗi tăng theo đà tham nhũng cũng tăng dần vì sự làm giàu bất chợt) Thí dụ một ông Tướng Thiết Giáp nọ được gọi Quế tướng công, lên chức rồi xuống chức vì tham nhũng thiếu phẩm cách, rồi bỗng đâu lên tới chức còn cao hơn khi bị báo chí tố giác, có như vậy mà không tin tướng số sao được. CIA cũng tìm ra một số thầy địa lý, tướng số như: Thầy bói Diễn, thầy Ba La, thầy Minh Lộc, Đại-Tá Y… dùng báo chí đăng tải tin tức làm cho họ nổi tiếng và thực sự có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị tại Miền Nam VN, cũng như CIA dựa vào thế chiến lược 100 năm thêu dệt chuyện kinh dịch Trạng Trình… như khi nào Lúa mọc trên Chì, Voi đi trên giấy Thầy Tăng lại về (thằng Tây lại về vì trận ÐBP)… đã cho là tin dị đoan thì nên cho rằng: “Xã Hội VN đang đến thời kỳ suy thoái, nên xảy ra hiện tượng lạ lùng như vậy”! Nhưng thật tình cũng đừng nên nghĩ vậy; Lấy thí dụ một ngày nọ, chính thầy giáo Diễn cũng không biết người ta dựng đứng câu chuyện mình trong tờ báo (Đầu năm 1971, người nữ đệ tử của thầy giáo Diễn có gọi điện thoại cho ông thầy, hỏi sao thầy nói ông Tướng Đỗ Cao Trí vắn số vào mùa Xuân năm nay, sao con thấy sắc mặt ông Tướng Trí có vẽ hùng tráng sau khi đánh tốc chiến, tốc thắng quân VC ở Cambodia? Thầy giáo Diễn đáp lại ngay: “Ngày hôm nay (22/2/71) khi con vừa gọi thầy… thì cách đây hơn tiếng, ông Tướng Trí không còn ở trên trần gian nầy nữa!” (Tướng Trí bị trực thăng nổ, chết ngay sau khi cất cánh) Thầy giáo Diển nhìn tờ báo lắc đầu! Nên nhớ rằng Ðai BBC mà Mỹ còn bỏ tiền thuê được huống hồ gì những tờ báo lá cải của VNCH, chỉ tội nghiệp tướng Khánh phải nghe theo lời Thầy dạy là bữa nay để râu trên, rồi tuần sau cạo râu dưới, rốt cuộc cũng chỉ nắm một cục đất quê hương rời xa đất nước.

Tưởng cũng nên nhắc đến lý do nào mà người Mỹ cho rằng Tướng Đỗ Cao Trí là George Patton VN? Hình ảnh trên một thiết vận xa M.113 đang tiến qua biên giới Miên, Tướng Trí không đội mũ sắt mà đội mũ nón lưỡi trai, mũ có 3 ngôi sao trắng sáng chói, tiên phuông thần tốc, chớp nhoáng chiếm mục tiêu, san bằng cứ điểm hậu cần Cục R. Trận nầy được báo chí thế giới cho rằng quân lực VNCH là một quân lực thiện chiến nhất của thời đại; Nhưng trớ trêu thay, việc chiến thắng nầy làm vỡ kế hoạch của Harriman, trong khi quân đội Mỹ phải nuôi dưỡng chiến tranh và tự xem đây là cuộc thao dượt tập trận. Như trường hợp Tướng Westmoreland phải bị lôi về Mỹ vì quyết tâm phá hủy căn cứ hậu cần và hệ thống dẫn dầu của Ha Noi trên Ðường Mòn Hồ. Theo ước tính của Đại-tá hồi hưu Eugene H. Grayson, sau hiệp định Paris (1973-1975) quân số BV ở trong Nam là 550.000 và phải có 1.349.000 tấn quân bị. Chúng ta thử hình dung bao nhiêu ngàn chuyến chuyên chở bằng xe molotova trên đường Trường Sơn Tây? Mà trước đó Tướng Trí đã dám cả gan thiêu hủy một số lớn chiến cụ vi-phạm điều lệ trò chơi ROE! Trong khi đó, Thế lực Đen sau hậu trường đang ráo riết tài-trợ cho những giới cầm đầu báo chí, truyền thông văn hóa Hoa-Kỳ, tiêu biểu như Walter Cronkite của đài CBS và đồng bọn, đã dàng dựng thành một sự thất bại của Hoa-kỳ, gây ảnh hưởng tâm lý trầm trọng trong quần chúng Hoa-kỳ để chuẩn bị chương trình áp lực Quốc hội Mỹ không thể bỏ mặc làm ngơ, cúp viện trợ và rút quân Mỹ về theo trong máy tính điện tử đã thiết kế axiom-1 va axiom-3: công-trình CIP đã hoàn thành, và thời điểm đã đến lúc chín-muồi, mọi tầng lớp nhân dân đều muốn chấm dứt chiến tranh kể trong và ngoài nước.
Tình thế chính trị vô cùng bất ổn, chiến trường vô cùng khốc liệt, nhưng những người lãnh đạo không bao giờ nhắc tới những chiến binh như những thành phần ưu tú, lỗi lạc yêu nước, can đảm, liêm chính, nhưng trớ trêu thay, những thành phần ưu tú nầy chiến đấu đến giờ phút cuối cùng để vào tù cả lũ, mà chỉ nhắc đến thành phần tốt số, vận số. Còn tờ báo nhắc đến 4 Tướng lãnh, liêm khiết có nghĩa ngầm rằng đừng hòng nắm giữ chức vụ quan trọng, vì những vị Tướng trong sạch nầy với lập trường kiên định như TT Diệm, rất khó sai bảo.
Về dịch vụ tình báo, CIA cho biết một nữ cán bộ CSBV đang cải trang người ngồi bán sạp vải trong chợ Đông Ba, Huế. Một Trung-úy Công-an chìm ở Sàigòn được phái đi ra bắt đem về; dĩ nhiên là phải ghé trình Đại-tá Tiếp coi về Cảnh Sát ở Vùng-1. Được biết 1 Trung-úy Công an chìm và hai cảnh sát địa phương từ Đà-Nẳng ra chợ Đông Ba, trên một chiếc Trực-thăng do Tôi lái. Tại chợ Đông Ba, Trung úy nói tiếng Nam, người bán vải nói rặt tiếng Huế, hai người không ai hiểu ai… rồi Bà ta bị còng đem ra xe Jeep về phi-trường Thành Nội Huế. Trong thời gian chờ đợi, Tôi tò mò lại hỏi bà ta về lý do. Đuợc trả lời rằng: “Họ thấy tôi giàu nên bắt để chuộc tiền” Trên đường bay về Đà-Nẳng, Tôi hỏi vị Trung úy Công an mật vụ, được trả lời: “Bà nầy là một Cán Bộ cao cấp của CSBV, cứ 6 tháng đi ra Hà-Nội họp mặt một lần…Tôi nghĩ đem về rồi Mỹ sẽ tự đem thả. Nên gương mặt bà cứ phây phây…thấy muốn đấm”
Có nhiều người cho rằng: vì các vụ đấu tranh của Phật-Giáo làm cho Miền Nam suy yếu và mất về tay CSBV. Quả quyết như vậy là không đúng, nhưng chúng ta có thể nghĩ rằng CSBV đã lợi dụng được nhiều trong những cuộc đấu tranh chính trị tại Miền Nam trước ngày 30/4/75; Có rất nhiều Cán Bộ CS đã qua một bàn tay bí mật gài nhét vào hàng ngũ lãnh đạo Miền Nam VN mà chúng ta cũng không nên quyết đoán rằng Phật-Giáo không kiểm soát được Giáo Hội để cán bộ CS thâm nhập. Kể cả chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu dày đặc Công an, Mật vụ, An ninh chìm mà Phạm Xuân Ẩn, Vũ ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Đinh Xáng, Phạm Ngọc Thảo… còn được bàn tay bí mật cài vào được và đều nắm những chức vụ quan trọng, chưa kể rất nhiều nhân viên tình báo không nổi tiếng khác. Làm sao chúng ta hiểu được CIA là Hà Nội, là MTGPMN, và dĩ nhiên là VNCH, tất cả là tay Con của canh bạc mà chủ-cái chia bài rất điệu nghệ là CIA. Khi họ cần nuôi dưỡng chiến tranh thì tay Con nào thua nhiều thì CIA họ thả cho vài ván để kéo dài trò chơi, nhưng rốt cuộc thì thằng chủ-cái điếm chợ sẽ lùa hết tiền vào hồ bao của chủ cái.

Những thành phần Cán-bộ CS chìm nầy đều được Đại-tá Roger sắp xếp ngay sau khi TT Diệm thành lập chính phủ, được gọi là sở Liên-lạc Phủ Tổng Thống nói cách khác là Phản Tình Báo hoạt động bí mật của cả hai miền Nam Bắc. Cùng phối hợp với sở nghiên cứu Chính trị và Xã Hội (Office of Political and Social Studies) do ông Mc Carthy làm trưởng Cơ Quan. TT Diệm làm sao không tin lời đề-nghị của ân-nhân Landsdale khi ông giới thiệu hai ông Cô vấn nầy [Ðại tá Roger và Mc Carthy] là do lệnh thượng cấp từ Washington.
Chiến tranh nào thì cũng mang tính cách hủy hoại như nhau, và sự tuyệt đối im lặng của điện ảnh Mỹ, không bao giờ muốn thổ lộ những trang sử nầy, qua những cảnh tượng hãi hùng đó, để nói lên lòng quá cảm vượt thoát, cùng sự hy sinh không thể tưởng tượng được của ‘thuyền-nhân’, duy chỉ có lợi dụng danh từ ‘boat people’ thêm vào huyền thoại trong từ điển cho mưu đồ tuyên truyền chiến lược của họ. Tại sao họ không nói toạc ra và không muốn nhắc tới!? Và nếu được, họ sẽ thủ tiêu ém nhẹm hoàn toàn càng hay; Nhưng trong phạm vi hạn hẹp của tác phẩm “The New Legion” nầy, Tôi chỉ nêu ra được chừng ấy qua những điều mắt thấy tai nghe, nhờ cơ duyên là chứng nhân của cuộc chiến mà chính tôi đã tham dự qua 4 vùng chiến thuật, kể cả Lào và Cambodia cùng vùng đèo Mụ Già, Ban Karai… và ngoài khơi vùng Bắc Phi quân sự, nên hậu quả trong thời gian ở Tù được nhiều cán bộ đầu sỏ ở Trung ương chiếu cố, và gán cho tôi là: “Giặc Lái gián điệp tình báo CIA, có quá nhiều nợ máu với nhân dân”
Người ta không muốn, nên lặng thinh khiến chúng ta ý thức được vì sự hiện diện, nhưng khiếm diện của chúng ta là những người trong cuộc, bằng mọi cách họ cố tình chối bỏ một quá khứ ‘bất tín’ không để cho các thế hệ tương lai mãi ám ảnh băn khoăn về những bí ẩn bị chìm khuất trong bóng tối. Như Kissinger vừa nói: “Mọi việc rồi sẽ bỏ sau lưng!” Vì có kế hoạch là mọi việc sẽ bỏ sau lưng, phải chăng cái gì cũng có thể bạc màu trước thời gian, kể cả chân lý nữa. Cho nên những thảm cảnh không được dàn dựng trong phim ảnh, dù chỉ là một cuốn phim độc nhất. Nhưng khi người ta cần dàn dựng một phim ảnh qua tư tưởng “ý thức hệ căm thù” thì họ vẫn bỏ tiền ra để phối hợp với Phi Luật Tân và Việt Nam qua cuốn phim để đời “Chúng tôi muốn sống”, do tài tử Lê Quỳnh thủ vai chính. Bởi vì lý do nầy, Tôi cảm nhận cái phần quá khứ thờ ơ kia phải được phơi bày ra ánh sáng để những thế hệ người Mỹ gốc Việt sau nầy, sẽ thấu hiểu và không mặc cảm tai tiếng không hay về những bậc tiền bối của chúng. Tại sao cuộc vượt biển dọc theo bờ biển từ bắc vô nam được quảng cao rùm beng bởi cuôn phim “chúng tôi muốn sống” không một ai chết, khác hẳn cuộc vượt biên mà gần nửa triệu ngươi làm mồi cho cá, Mỹ không dám làm cuốn phim sống động nào cả để nói lên đó là một nghĩa trang lớn nhứt của thế giới đang nằm dưới đáy biển TBD? Thế nên chúng ta phải hiểu ý nghĩa sâu-xa về chiến dịch bỏ phiếu bằng chưn “Vote on foot” nó tàn độc như thế nào!

(còn tiếp)

vinhtruong
05-07-2011, 08:56 PM
Hơn 35 năm qua, thế giới không hề biết đến, hay đã quên lãng những thảm cảnh của hàng triệu người dân miền Nam bị tù đày, bị tra tấn, bị hành hạ trong những cái gọi là: Trại tập trung cải tạo. Nhưng thực tế là những trại tù kinh khiếp do con người dựng lên để đày đọa con người. Người ta cũng chả cần biết đến hàng triệu người khác vượt biển bằng những con thuyền mỏng manh, nhịn đói, nhịn khát, bị vùi dập vì sóng gió với những cơn bão biển kinh hoàng, bị cướp bóc, phụ nữ bị hãm hiếp, bị đâm, bị chém, giết một cách dã man bởi hải tặc… Tất cả những bi thảm trên đều phải có, và được thiết kế công phu, tỉ mỉ trong thế quyền lợi chiến lược của Mỹ. Từ ngày Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC) họp 21/9/1960, trong đó thành viên đại diện cho nhóm tài phiệt Đen là ông Forrestal, mãi đến cuối ngày 17/4/1975. Quốc-Hội Mỹ bỏ phiếu bác bỏ đề nghị của TT Ford bổ sung 300 triệu Dollars quân viện và khẩn viện 722 triệu Dolars cho VNCH. Rồi chỉ chấp nhận 200 triệu Dollars cho cuộc tháo chạy, sau khi làm bộ màu mè cho chuyến công du của các Dân Biểu gọi là ‘điều nghiên’ cho nó có vẻ theo nghi lễ ngoại giao để tạo ra một phần nào phẩm cách, nhưng rốt cuộc vẫn nằm trong kế hoạch chiến lược của Harriman và nhóm học giả. Dù rằng Harriman đã lui vào hậụ trường sân khấu chính trị. Tất cả, chỉ duy nhất: “Cái Job của thời kỳ nhóm tư bản phát triển guồng máy chiến tranh đã xong”
Ngày xưa, Ông Bà thường nói: “nghèo cũng là cái tội” mà lại là nước nhược tiểu thì tội nhiều hơn. Dĩ nhiên nhà Ái-quốc như TT Diệm không chịu nổi cảnh nầy nên đành chịu bó tay nhắm mắt để khỏi nhìn thấy thảm trạng đau lòng sẽ xảy ra trên quê hương của Ngài.
Thế chiến lược hoàn cầu vùng Đông Á Thái Bình Dương, dù rằng chủ tâm bề ngoài của Hoa-kỳ là làm bộ lơ-là Việt-Nam, vào khoảng 2 thập niên (1975-1995) Gọi là làm bộ ‘giận lẫy chiến lược’ để cho VN trở thành thời kỳ đồ đá (stone age), trở thành một nơi: Khỉ ho, Cò gáy (a quiet backwater) “Đông Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối và nó xứng đáng như vậy, chẳng còn ai quan tâm đến nữa!” Đó cũng là thời kỳ mà một học giả cho rằng: thời kỳ trứng Ó nở ra cho đến khi Ó-Con được Ó-Mẹ hất ra khỏi ổ để tự mưu sinh. Nhưng Hoa-kỳ nói vậy mà không phải vậy. Vì quyền lợi chiến lược, họ coi trọng vấn đề Đông Dương như một cứu cánh cho hòa-bình thế giới, cho nên khi rút ra, Kissinger đã ngầm nhắn cho Lê Đức Thọ biết sẽ nối lại bang giao qua cái cớ với danh nghĩa “Chất độc màu da cam” đổi lấy “Người Mỹ mất tích”. Cả hai đối thủ đều ăn miếng trả miếng giữa hai mục tiêu trên. Phía Bắc Việt chỉ thả tù binh Mỹ là 587 người còn giữ lại 1.334 ngưòi, kể từ ngày 29/3/1973. Nhưng hai nước CS đàn anh chẳng lẽ không có con tin Tù binh Mỹ, sau khi viện trợ tối đa cho Hà-Nội chiếm Miền Nam? Phía Mỹ còn ranh mảnh hơn, cái mắc mớ chất độc màu Da Cam là vũ khí chính trị cần thiết để họ trở lại VN (xin xem mục khai hoang thì sẽ hiểu ngay VN bị lừa, vì tôi là chứng nhân bay thả Chất Độc nầy bằng Trực-thăng H-34, khai hoang trên tuyến đường xe Hỏa từ Xuân Lộc đến Trãng Bom (1962) mà ở dưới đất có một Tiểu-đoàn Bộ-binh giữ an ninh). Tại sao Hoa-kỳ không dám thừa nhận chất độc bỏ trong hộp lương khô mà Mỹ đã thả dù ở Khe-Sanh, cho các toán STRATA bị buộc làm gián điệp hàng hai, hay điều tra hai Phi Công lâm nạn? Trung-tá Hambleton và Đại-úy Mark Lack cùng toán Biệt Hải VN và Đại-úy Tom Norris tìm cứu 2 Phi Công trên bị lâm nạn tại vùng Phi quân sự thì sẽ biết ngay sự thật.
Ngày 20/9/2005 hội nạn nhân chất Da Cam Dioxin đã tiến hành và hoàn tất thủ tục lên tòa kháng án khu vực 2. Như thế có nghĩa là Hội đã chính thức tiếp tục tranh tụng với 37 Công-ty hóa chất Hoa-kỳ qua con đường pháp lý; Mà kết quả sẽ thiếu chứng cớ Y-khoa, Chánh án Jack Weinstein đã ra một phán quyết dứt khoát bác bỏ tất cả những tố giác của Hội về việc bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của chất độc Da Cam. Ðứng trên cơ sở y-khoa, Weinstein hoàn toàn đúng, Họ dư biết điều đó, duy chỉ muốn mượn vụ kiện chất độc Da Cam để làm một cuộc vận động chính trị hầu tranh thủ dư luận trong cuộc chiến mà họ cho rằng thắng Đế Quốc Mỹ vừa qua, đồng thời với mục đích khác là giảm bớt sự chú ý đến cuộc tranh chấp quyền lực đang diễn ra gay gắt ở VN, ngõ hầu đánh lạc hướng dư luận của người Việt trong và ngoài nước, cũng như dư luận rộng khắp. Dù sao thì Việt Nam cũng gây được một tiếng vang qua sự khai thác tình hình chính trị không thuận lợi giữa sự bang giao Pháp và Mỹ. Ngày 6/11/2005, Hội hữu nghị Pháp Việt phối hợp với Hội cựu chiến binh Cộng Hòa Pháp và phong trào vì hòa bình Pháp tổ chức một cuộc tuần hành quy tụ khoảng 300 người gồm VN và Pháp trong đó có một nhà Sử học Charles Fourniau. Đây là một cuộc tuần hành tuyên truyền về hậu quả chất độc màu Da Cam ở VN, Ban tổ chức tuần hành tuyên bố: Đây là một hành động diệt chủng của Hoa-Kỳ. Và kêu gọi công lý thắng lợi cho nạn nhân Việt Nam.
Trong cuộc chiến Việt Nam, cái thế lực nằm trong bóng tối tài trợ và xử dụng truyền thông văn hóa qua các ký giả cò mồi như Daniel Ellsberg, ngoài việc làm nỗi, thổi phồng cũng như bình luận sau chiến trường Lam Sơn 719. Miền Nam sẽ rơi vào tay CS trong vòng 2 năm. Năm 1969 là năm mà Harriman rút lui sau hậu trường chính trị mà cũng là năm gây nhiều xáo trộn ngầm sau hậu trường chính trị tại Mỹ. Sụ phổ biến trên báo chí những tài liệu bí mật của Pentagon vào ngày 13/6/1971, lại thêm một lần nữa, cái gọi là do sự ‘trở cờ’ của viên chức quốc phòng Daniel Ellsberg. Sự phát giác những nguyên nhân tăm tối và bất hợp pháp của những quyết định về chiến tranh của hành pháp Nixon có tác dụng tức thời là đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến (có nghĩa là đã đến lúc chuẩn bị dư luận để rút quân về, nên phải tạo ra các cuộc biểu tình phản chiến cũng không khác gì CIA đã tài trợ cho các cuộc biểu tình ở Phi, đòi trả lại 2 căn cứ Subic Bay và clark-Field theo cách làm việc của họ là: “Chủ nhà có đuổi thì khách mới rút lui”… không có lý do gì để mà trách khách!).
Quyết định bí mật [từ Blair đi thẳng tới MACV qua mặt tổng tham mưu trưởng Liên quân] tiến hành leo thang chiến tranh vào ngày 18/3/1969 với chiến dịch cường tập của Không Quân chiến lược Mỹ (SAC) xử dụng 48 phi xuất B.52 dội bom xuống 15 căn cứ của quân BV rãi dọc từ Tchepone Nam Lào xuống đến vùng Mỏ Vẹt Nam VN. Rồi chiến dịch không tập trên bị phát giác bởi một bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 9/5/1969, tạo một cái cớ cho phong trào phản chiến ở Mỹ bùng nổ khốc liệt, lúc nầy Trung Úy John Kerry [đại-học Yale] đang được trang điểm đầy đủ son phấn với ba huy chương “chiến thương bội tinh”, nhưng không nằm nhà thương dù chỉ 1 phút, sẽ tham gia sách động cuộc biểu tình trở nên một tài tử phản chiến rộ-nổi khắp truyền hình trên thế giới và sau đó đi ngõ sau với Hà-Nội. Hậu quả, chỉ trong nội tháng 5 nầy đã có 450 trường Đại Học đóng cửa để phản đối TT Nixon; Rồi các cuộc biểu tình chống chiến tranh liên tiếp xãy ra ở nhiều nơi mà cao điểm là cuộc biểu tình tuần hành của 250.000 người tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 15/11/1969; Ngoài ra còn phải kể đến nhiều sự kiện chống đối khác.
Có đưa quân Mỹ vào VN thì có lúc phải đưa quân Mỹ về trở lại, nên thế lực nằm trong bóng tối lại mở đường cho Quốc-hội can thiệp cũng như trước đó 5 năm, áp lực Quốc Hội ký quyết định cho phép hành pháp trả đũa vì sự kiện Vịnh Bắc Bộ, để được chủ động dùng B.52. Giờ đây nó lại là đầu mối của việc Quốc-Hội thông qua nghị quyết ‘hủy bỏ’ nghị quyết Vịnh Bắc Bộ ngày 7/8/1964, vì thời kỳ vàng son khai thác của bộ máy tư bản chiến tranh đã đến hạn kỳ inventories; Công ăn việc làm hay một công trình đã xong , chuẩn bị rút quân về và áp dụng thi hành Tu Chánh Án ‘Cooper-Church’, có nghĩa là giải tỏa cho hết các chiến cụ lổi thời trước khi quân đội Mỹ rút về, hay giao lại cho VNCH gọi là “Việt Nam hóa” rồi “Case-Church” trói buộc tay Tổng thống bằng hai chiếc còng-sắt.
Dĩ nhiên trước một tình trạng xã-hội sôi sục như vậy, Quốc-hội Hoa-kỳ không thể ngoảnh mặt làm ngơ (thế lực đen qua tư-tưởng của Harriman, chơi đòn chính trị như thế thật quá là tài tình và lắc léo vì luôn luôn tôn trọng hiến pháp, củng cố quyền lực Quốc-hội nhưng thật ra Quốc hội lại bị áp lực ngầm ở phía trong) mà phải ra tay giải quyết. Thế là Tiểu-ban Tư-pháp Hạ-viện mở cuộc điều tra về chiến dịch giội bom xuống Cambodia của Không Lực Hoa Kỳ (nói là Không Lực nhưng Phi-công chỉ thả vào mục tiêu theo sự lựa chọn của CIA) mà Tiểu-ban nầy cho là: vi phạm quy chế trung lập của Cambodia. Cuối cùng họ đưa ra khuyến nghị “buộc tội, xét xử, truất phế” TT Nixon vì ông đã vi phạm hiến quyền [Power-Act] khai chiến của Quốc Hội, bằng cách đưa ra những lời tuyên bố dối trá về sự hiện hữu, tầm mức và bản chất của chiến dịch dội bom xuống Cambodia (nên nhớ rằng: TT Nixon đã được thế lực Đen tài trợ tối đa, vì chỉ duy nhất có mình ông là vị ứng cử viên TT có Résumé tốt nhất với 8 năm làm phó TT cho Eisenhower, và cũng là một liên danh ứng cử được nhiều phiếu nhất… để có đầy đủ uy tín lãnh đạo nước Mỹ đi vén bức màn-Tre Trung Cộng. Nên có lẽ dời sự truất phế ông qua vụ Watergate cho nó nhẹ-nhàng và đúng thời điểm và đồng thời vô hiệu hóa những bức thư theo kế hoạch sẽ do Kissinger soạn thảo, cam kết với tư cách cá nhân Nixon cùng TT Thiệu về việc bảo đảm thực thi hiệp định Paris ngày 27/1/1973) và đồng thời tìm cách bứng gốc ông Phó TT Agnew trước. Harriman không ưa tồn tại chính quyền Nixon mà không có Nixon như ông đã chịu cái cảnh chính quyền Kennedy mà không có Kennedy thời TT Johnson.
Trong khi đó Tướng Đỗ Cao Trí lại mở cuộc hành quân Toàn Thắng năm 1970, mà toàn thắng thiệt, triệt tiêu các căn cứ hậu cần của Quân Đội CSBV tại Cambodia. Vối lối đánh thần tốc, tấn công như vũ bão vào các đơn vị BV, cũng như bám sát cuộc “chém vè” của chúng, Quân lực VNCH đã gây thiệt hại cho Quân Đội BV một cách đáng kể. Kết quả thiêu hủy tại chỗ 552 tấn đạn dược đủ loại (thử suy ngẫm hàng ngàn chuyến xe Molotova chuyển tải vào chả lẽ để bị phá hủy?) Nhưng thật khôi hài như có ai ở sau hậu trường chính trị, bật đèn Đỏ, không muốn truyền thông báo chí Mỹ làm phóng sự, cũng như truyền hình Mỹ tường thuật lại những chiến thắng lẫy lừng của quân lực VNCH, tại sao? Vì vi phạm ROE đối với Liên Xô!
Quả thật, Ông bà thường nói: “Chữ tài liền với chữ tai một vần,” trong khi trước đó 2 năm, Tướng Westmoreland đòi tấn công phá hủy các Căn cứ Hậu-cần và hệ thống dẫn dầu trên đường mòn Hồ thì bị triệu hồi về Mỹ ngay, cũng không khác gì Tướng Mac Arthur đòi tiêu diệt Trung Cộng. Đối với Tập-đoàn tư bản WIB thống trị nước Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam là 2 cái ‘Big Job’ dài hạn để cho Tư bản của kỷ nghệ chiến tranh phát triển lâu dài? Thế nên các cấp nhỏ hay nói cách khác là những người lính chiến đấu phải hy sinh kể cả lính Mỹ và lính hai miền Nam Bắc. Những con ‘Chốt’ sẽ được đánh bóng bằng danh từ hùng tráng dũng khí nhất…nhất, để hy sinh cho quyền lợi của chúng. Cho nên dù cuộc chiến đã tắt lịm từ lâu, nhưng vết thương trong lòng người Mỹ vẫn chưa lành hẳn, nó còn làm nhức nhối lương tâm quốc gia họ và ly tán Dân Tộc. Để rồi hậu quả về tinh thần của cuộc chiến không kém nặng nề, trước hết là: “Hội Chứng Việt Nam”, đã và đang dày vò lương tri nước Mỹ, đặc biệt là giới cựu Quân Nhân đã tham chiến ở VN. Đây là chấn thương tinh thần lớn nhất và lâu nhất của lịch sử Quân Đội Mỹ, một quân đội tự hào là chưa thua cuộc chiến nào trước cuộc chiến kỳ quái tại VN; (nhưng sự thật dưới con mắt của Harriman, đây là cuộc tập trận để khai thác lợi nhuận qua chiến tranh) Ngoài ra còn phải kể đến sự khinh miệt, mất tín nhiệm của người dân Mỹ đối với những nhà lãnh đạo chính trị mà các chiến sĩ nầy cho là bất tài và đã lừa dối họ khi đẩy họ vào một cuộc chiến mà họ cho là vô lý, vô ích và vô vọng. Vì thế mà Chánh Án Jack Weinstein mới chịu gia ân đặc biệt, buộc 37 công ty Hóa Chất làm giàu trong cuộc chiến, phải bồi thường cho những cựu Quân nhân Mỹ nầy.
Cùng với những thảm trạng của người lính 2 Miền VN, chưa bao giờ người lính Mỹ nằm trong một xã-hội mà bị phân biệt, rối loạn và sa sút như vậy. Sự bùng nổ của một cuộc Cách Mạng, cứ cho tạm là cuộc Cách Mạng văn hóa, Cách-mạng Tình-dục, bởi vì họ mang biểu ngữ “Make love but not make war!” và nạn hút sách Ma-túy do những người lính giới trẻ quân dịch mang về từ VN và nguy hiểm nhất là bắt đầu tràn lan khắp hè phố và trong các khuôn viên của những trường Đại-Học, chịu ảnh hưởng tiểu thuyết hiện sinh của Hemingway, Fitzgeraid…Họ sợ hãi. Một loại sợ hãi chỉ có thể xảy ra trong xã hội phồn hoa, tân tiến; Đó là sự sợ hãi trách nhiệm nghĩa vụ quân dịch, thích hưởng thụ và không chịu ràng buộc vào bất cứ vấn đề gì. Xuất phát nẩy-mầm chỉ vì cuộc chiến tranh ‘bẩn thỉu,’ (Theo nhận xét của thế giới thời đó) nước Mỹ đã đánh mất đi tính chất trong trắng ngây thơ của tuổi xuân xanh, từ khi TT Kennedy bị ám sát là do hậu quả vì quyền lợi của nhóm [WIB] Tư Bản kỹ nghệ chiến tranh thao túng tạo nên. Tôi cho đây là Nhóm siêu Mafia thống lãnh nước Mỹ!
Và bức tường Cẩm thạch Ðen tưởng niệm 58.000 chiến sĩ hy sinh ở Việt Nam vẫn còn thầm lặng nằm yên ở Hoa Thịnh Đốn như một trang sử buồn tủi, nổi ám ảnh mong lung, nhức nhối, trăn trở của biết bao con tim thổn thức… chỉ có thể giải tỏa theo thiển ý của tôi: bằng một kết thúc thuận lý và thuận tình, như vậy mới có khả năng hóa giải tất cả những nghịch lý, mà chính Hoa-Kỳ đã cố-tình tạo ra cho mình trong 30 chục năm trời (1945-1975) can dự sâu đậm vào chiến trường VN. Với một tầm nhìn sâu sắc, cái chu kỳ vận hành biện chứng của lịch sử hơn 50 năm qua của vận nước VN bị trôi nổi phải được Hoa-kỳ tái tạo tương xứng với sự hy sinh của hàng triệu quân dân Việt Mỹ: “chỉ cần một chế độ Tự do Dân chủ tại Việt Nam là đủ.” Nước Mỹ sẽ thoát ra khỏi “Hội Chứng Việt Nam” phục hồi danh dự cho những Chiến Sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống tại đây! Việc nầy chỉ có thể hiện rõ ràng vào năm 2023, [kỹ niệm 50 năm chiến tranh VN] một nước VNCH hùng mạnh để chứng minh đó mới thật sự là đỉnh cao trí tuệ của Nhóm học giả được Harriman thành lập từ 1950 thuộc Màn-2, giai đoạn 2 của Eurasian Great Game. Sự thống nhứt Việt Nam thành Một là do sự hy sinh của 58.000 Lính Mỹ qua hành động quyết liệt của Mỹ là không ký Hiệp định chia đôi Hai nước VN, trong khi hai nước Cộng sản đàn anh, Liên Xô và Trung Cộng cùng vài nước khác chấp nhận giải pháp chia đôi VN bằng Hiệp-định Genève-1954. Tôi phải phân tích tình hình cuộc chiến Việt Nam, vì nó cứ ám ảnh mãi ở trong đầu óc tôi, gần 13 năm tù đày ở cái nơi gọi là “Trại Tập Trung Cải Tạo” nỗi ấm ức, trăn trở luôn luôn ẩn hiện, ám ảnh trong tim óc, thì làm sao tôi không nghiên cứu và tìm hiểu lý do tại sao thua mau quá vậy, đến nỗi đối phương không kịp vào để tiếp thu lãnh thổ. Theo những hình ảnh, tài liệu mật, những chứng nhân và thêm vào điều lệ giao ước chiến tranh (Rules Of Engagement) thì chúng ta cũng thấy rõ Hoa kỳ muốn gì trong thế chiến lược toàn cầu! Miền Nam VN chỉ có một giá trị về sách lược tương đối, hay nói theo kiểu Kissinger “Việt Nam chỉ là một màn phụ diễn trong vở bi kịch dài” Mục tiêu của Hoa-Kỳ là, khi can thiệp vào VN là chỉ muốn tạo ảnh hưởng cho Liên-Xô trấn áp thế lực của Trung Quốc, tạm thời trong cái thế ‘Bên kẻ mạnh’. Vì Hoa-Kỳ muốn tạm thời Liên Xô hình thành thế bao vây chiến lược đối với Trung Quốc, sân sau của Trung Quốc trở thành phạm vi thế lực của Liên-Xô và họa Da-vàng sẽ tạm ngăn chận tại sân sau Trung-Quốc, vì lịch sử đã chứng minh cho Liên-Xô thấy được hiểm họa của nạn ‘Da vàng’ mà người Trung-Hoa đã độn nhập vào những nước Cộng Hòa xa-xôi miền Trung Á của Liên-Xô. Đương nhiên, Trung Quốc sẽ tự cảm nhận rằng nguy cơ chiến tranh đến từ phía Liên Xô, và Trung-Quốc sẽ cho rằng: sự uy hiếp hòa bình an-toàn ổn định của thế giới đến từ Liên-Xô, và không để ý gì đến Hoa-kỳ. Để rồi một thời gian sau…Hoa-kỳ lại không muốn thấy thế lực của Liên-Xô bành trướng quá đáng ở Á-Châu, vì cảm thấy trước sự uy hiếp nguy hiểm của Liên Xô, rồi xoay chiều cũng vì lợi ích của 2 nước Mỹ Trung phải được củng cố phát triển, nên lúc đó Hoa-kỳ quay qua bắt tay thỏa hiệp với Trung-Quốc. Vì đối với Hoa-kỳ không có người bạn lâu đời và cũng không bao giờ có kẻ thù truyền kiếp, Quyền lợi trên hết và quyền lợi quyết định sự kết hợp thế liên minh; Như trong quá khứ, nhắm vào miền Nam VN là một đấu-trường cho hai đấu pháp CIP và NLF. Hãy lập lại, lời nói lập lờ của Kissinger, “VNCH chỉ là một giai đoạn ngắn như lúc hạ màn xuống, để có thời gian xê dịch các hoạt cảnh phía sau… rồi kéo màn lên cho màn diễn tiếp của một bi kịch dài… mà kết thúc của màn kịch, là hai nước CS lớn nhất phải bị phân chia ra nhiều tiểu quốc!” Các vai chính sau cùng của vở kịch phát nguồn từ các nước Cộng Hòa Trung Á chạy dài theo về phía Đông đến Mông Cổ, sẽ là vết dầu loang lan ra khắp các nước Á-Châu theo mô hình kiểu mẫu “Dân quyền, Dân chủ” Một cuộc Nam tiến theo như lịch sử sẽ tái diễn, nhưng lần nầy không có thây người nằm ngổn ngang rên xiết vì bị gươm đao mã tấu, cũng không bị Bom đạn cày nát, mà chỉ bằng khối óc và con tim nhân loại qua cuộc cách mạng “Dân quyền, Dân chủ”. Nhưng thật ra, điều tối hậu và cần thiết là thỏa mãn nhu cầu tham vọng của Tập đoàn tư bản thống trị nước Mỹ (American First) nhưng thời gian quá dài nầy càng làm khắc khoải sự nóng lòng của tất cả những người Việt trong và ngoài nước, ước vọng sự Tự do Dân chủ thật sự cho VN mau mau được thể hiện! [Sẽ thể hiện từ tổng thống Hoa kỳ thứ 44] Nhưng một điều thật đáng tội nghiệp là cái thế hệ dính dấp vào cuộc chiến sẽ nằm sâu dưới lòng đất mà không chứng kiến được Hoa kỳ đã có công “thống-nhứt” đất nước Việt Nam trong khi hai nước lớn Cộng sản đã manh-nha chia cắt làm đôi bởi hiệp định “Genève-1954,” có người Việt yêu nước nào không thích thống nhứt VN?

(con tiep)

vinhtruong
06-16-2011, 05:43 AM
Một tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa-Kỳ đã được giải mật, người ta phải sửng sờ khi thấy những chuyện không thể ngờ về những điều khoản của ‘luật lệ giao tranh’ ROE, mà con người bình thường cho đây là một chỉ thị về điều lệ ngu-xuẩn. Nhưng đối với tư tưởng Harriman, một Chiến-lược-gia chính trị nhà nghề về Liên-Xô cho đây là cái thế để dụ dỗ đối-phương vào cái bẫy mà Nhóm học giả nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ trong cái thế Bên kẻ mạnh (strong-man) Hay nói cách khác Hoa-kỳ đã dùng thế cờ CIP và chấp cho thế cờ NLF của Liên-Xô không những đi trước một nước, mà nhiều nước, trước khi tới phiên Mỹ. Dĩ nhiên lúc đầu Hoa-kỳ phải chới với, ngất ngư, thất thế vì bị tấn công nhiều mặt. Nhưng sau cùng, còn quá sớm để nói lên: Liên-Xô phải chào thua và nhường lại những nước như Mông Cổ, và các nước Cộng Hòa Trung Á, tài nguyện còn nguyên vẹn ở dưới lòng đất, và sau cùng là Việt-Nam sẽ là thành viên ‘lá-chắn’ (shield) son sắc trong PACOM (Manage the defeat, overhauling the damage control, to Roll-back) nhưng trên thực tế, không nước nào chịu hy sinh cho nước khác, đó chẳng qua Việt Nam có một số lượng dầu khí đứng hàng đầu của các nước ÐNÁ cho nên Hoa kỳ mới e-ấp che chở!

Mà thật vậy, những luật lệ giao tranh ROE xem ra thật ngộ nghĩnh mà Tôi cho rằng “khổ nhục kế” Các chỉ thị nầy đã ngăn cản rất nhiều hiệu năng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ, chẳng hạn các lệnh cấm máy bay Hoa-Kỳ không được tấn công các dàn hỏa tiễn SAM đang trong giai đoạn lắp ráp vì sợ rằng gây tử thương cho chuyên viên Liên-Xô đang nối ráp; không được tấn kích Phi-Cơ MIG trên phi đạo, chưa cất cánh, hoặc ngay cả khi các phi cơ MIG nầy đang bay nhưng không có hành động khiêu khích, như huấn luyện viên Liên-Xô đang bay thao dợt huấn luyện cho Phi-công BV. Đây cũng là điều lệ mà Hoa-kỳ tự xem như là “Khổ nhục kế”nhường cho Liên Xô có cơ hội phát triễn, thí nghiệm vũ khí phòng không qua giai đoạn thế hệ mới, dùng hỏa tiển tiêu diệt phi cơ Mỹ thay vì súng phòng không đạn cổ điển chạm nổ, trong kế hoạch Khổ-nhục-kế nầy, Hoa-kỳ và Liên Xô chụp các nhà bác-học Ðức để làm gì? nên phải có đấu trường để thí nghiệm vũ khí, Harriman phải đem những Phi-công ưu tú của Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Phi Công VNCH ra làm “Mồi” cho Liên Xô thí nghiệm hỏa tiển phòng không. Và đồng thời lợi dụng trường hợp gây chiến tranh để tiêu hủy một số phi cơ lỗi thời như: về Không Quân có F.105 Thunderchief, F.100 Suber Sabre, F.102 Woodo, F.4 Phantom…Về Hải Quân có, A.4 Sky-Haw, A.7 Corsair, A.8 Crusader, A.6 Intruder… Đã vậy, Phi-công oanh tạc Bắc Việt không được quyền xử dụng bom tinh khôn ‘smart’, bom Laser, CBU-55 hay bom vô tuyến điều khiển, mà phải dùng bom chạm nổ thông thường, và một lần nhào-xuống chỉ được thả xuống hai trái, không được thả hết một lần, có như vậy mới giải quyết bằng nhiều Phi-cơ bị bắn rơi và nhiều Phi-công bị bắt. Trò chơi khổ nhục kế nầy thật thần sầu quỷ khóc, nhưng thật ra cũng để có cơ hội giải tỏa chiến cụ lỗi thời và thay vào thí nghiệm phát triển loại vũ khí mới hiện đại hơn cho cuộc chiến Trung Đông tiếp diễn sau nầy qua Màn-3 của trò chơi chiến tranh Eurasian.

Trong khi miền Nam quân BV dùng vũ khí tối tân như AT.3 điều khiển bằng vô tuyến bay vào ngay các hầm hố công sự của quân lực VNCH để phá hủy, dùng hỏa tiễn cầm tay SA7 để tiêu diệt Phi-cơ. Họ có B.40, 41 để tiêu diệt xe Tăng, trong khi quân lực VNCH không có thứ vũ khí diệt Tăng. Mãi đến giữa năm 1972, một đợt mới từ Hoa-kỳ qua với loại vũ khí hỏa tiển TOW diệt Tăng. Nhưng không phải dễ dàng để được nhận đâu. Thoạt tiên Tướng Abrams nói:
“Tôi giao 20 trái hỏa tiễn TOW cho Thủy Quân Lục Chiến VN và Sư Đoàn 1 Bộ Binh, bởi vì họ là những chiến sĩ như tôi đã biết gan lì chiến đấu kiên cường; Còn như Binh Chủng Dù, tôi đã nói với Trung Tướng Kroesen Cố-vấn Vùng-1 rằng: Nếu Tướng Trưởng hứa và bảo đảm với tôi là họ không bỏ lại ngoài chiến trận và rồi tôi sẽ suy nghĩ lại có nên giao cho Dù giữ hỏa tiễn TOW hay không?” (Quả thật Tướng Abrams đánh giá quá sai về lực lượng mà chúng ta thường gọi là “Thiên thần mủ Ðỏ”) Trong khi đó, nhóm phản chiến nữ Tài tử Jane Fonda, nam Ca Sĩ Bob Dyla, Nữ Ca Sĩ Joan Baez và ngầm trong bóng tối là Trung Úy John Kerry cho Hà Nội biết về vị trí phòng thủ để tiêu diệt phi cơ Mỹ. Như cây cầu Hàm Rồng đã có biết bao nhiêu Phi Cơ bị bắn rơi nơi đó vì chỉ dùng bom nổ thường, thay vì chỉ cần bắn một trái hỏa tiễn Pul-Pulp vô tuyến điều khiển là xong chiếc cầu. Để rồi không biết bao nhiêu tù binh Mỹ phải bị bắn rơi, trong đó có Đại sứ Peterson tại VN sau nầy (1995) và Thượng Nghị Sĩ John McCain…

Để đổi lại, Hoa-kỳ khai thác được phương cách chống hỏa tiễn phòng không, bằng cách xử dụng hệ thống quang-tuyến Sensor phát hiện vật lạ với một tốc độ gia tăng bắn tới Phi-cơ và máy dò-tìm sẽ báo động ngay trong nón bay của Phi Công qua tín hiệu SAM-SAM-SAM… lúc nghe được tín hiệu, Phi-công chỉ cần nhào lộn hay đổi hướng thật gắt, là hỏa tiễn sẽ bị mất đà và trượt qua một bên. Ngoài ra, Hoa-kỳ trắc nghiệm tìm hiểu và đánh giá khả năng phát hiện bằng Radar của Liên Xô qua Trực-thăng gián điệp 21-SOS chuyên thả toán thám sát Strata với ám hiệu ‘Pony’, cất cánh từ căn cứ Không Quân Nakhon-Phanom, nằm sát theo biên giới Thái-Lào. Chiếc Trực thăng tối tân HH-3S sẽ bay xuống thấp để tránh hỏa tiễn SAM, đồng thời xem thử Radar Liên-Xô có phát hiện nổi hay không? Nhưng vào những năm đó (1964) khi Tôi bay ra khỏi biên giới Lào Việt là bị ngay 2 chiếc Super Sabre F.100 của Không Quân Hoa Kỳ lên làm thủ tục ngăn chận, ám hiệu ra lệnh cho chúng tôi phải bay trở về biên giới ngay, nếu không sẽ bị hỏa tiễn bắn hạ.

Và nhân quả tức nhiên của nó, cho mãi đến ngày 30/5/1987, một thiếu niên người Tây Đức (Không có bằng chứng CIA tài trợ nuôi dưỡng) tên là Matthias Rust lái một chiếc máy bay nhỏ từ thủ đô Helsinki Phần Lan, đã vượt biên giới Liên Xô. Rust như một Phi-công lão luyện bay thẳng một mạch, vượt qua mặt toàn thể hệ thống phòng không Radar và Hỏa-tiễn SAM-2 bay xa đến 400 miles và hạ cánh xuống ngay Công-trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa. Người ta cho rằng thiếu niên nầy đã bị bốc đồng nên nổi hứng?! (Tôi không nghĩ như vậy) Thử xem có bay được đến Công Trường Đỏ để gây tiếng vang ngoạn mục lưu đời? Người ta cũng cho rằng, cậu bé Rust ngây thơ không bao giờ nghĩ đến hay sợ hãi hỏa lực ghê gớm của hệ thống phòng không Liên Xô. Việc nầy đã làm cho toàn bộ hệ thống an-ninh phòng thủ Liên Xô và KGB trở thành một trò cười cho cả thế giới, vì chỉ một chuyến bay có tính cách chơi đùa của trẻ con, đã khiến cho đảo lộn cả toàn bộ Chính trị và Quốc phòng Liên Xô. Tôi cho đây là Phó T.Thống, George H.W Bush, [Ðại-đế giấu mặt của thế hệ thứ 2 Skull and Bones] đã dùng chiến tranh tình báo để giúp Gorbachev lật ngược thế cờ loại bỏ những tên Cộng Sản cực đoan, cuồng tín, Liên Xô chỉ chú ý đến qua kinh nghiệm cuộc chiến tại Việt Nam, vào khoảng không với cao độ, nơi mà những hỏa tiễn SAM tìm-nhiệt diệt phi cơ phản lực của Mỹ hay máy bay do thám U.2, R. F.101 thường xuất hiện với cao độ. Còn như cậu bé Rust bay máy bay nhỏ với cao độ thật thấp, nên không hiện lên trên màn ảnh Radar. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một chiếc phi cơ nhỏ bay dể bị gió lạc, nhứt là ở cao độ quá thấp, nếu không có radar sensor Tacan thì không cách nào đến được mục tiêu. Ðây là một chiến công lẫy lừng của ngành phản gián CIA, để rồi nhân cơ hội nầy, Gorbachev lập tức ra lệnh thanh trừng và thay đổi cấp chỉ huy: Người thứ nhất là, Bộ-trưởng Quốc-phòng Liên Xô, người thứ hai là, Thống-chế Sergei L. Sokolov, hung thần chiến tranh, đã có lời đe dọa sẽ gởi hạm đội tàu ngầm nguyên tử qua trừng trị Mỹ năm trước, bị cho giải ngũ. Cử Thống-chế Dimitri T. Yasov lên thay thế, Thượng-tướng Vladimir Kruichkov lên nắm quyền Tư-lệnh KGB, cùng nhiều Tư lệnh an- ninh, quốc phòng và các binh chủng bị thay thế.

Hoa-Kỳ đối về mặt Phản-tình báo chiến lược, đây là một thời điểm cực kỳ quan trọng để thay đổi lịch sử vô cùng thuận lợi để dẹp bỏ chế độ Cộng Sản như TT Reagan đã nói: “Đã đến lúc người Cộng Sản phải lật trang sử cuối cùng!” (Quả thật W.A.Harriman có tầm mắt nhìn xa khi chọn dòng họ Bushes, có máu di-truyền về tình-báo, lên ngôi Skull and Bones-2) Vì chuyện thằng bé chơi đùa ngỗ nghịch ở trên mà Ông Gorbachev hầu như không còn ai chống đối. Có phải do cơ-trời hay do sự ảo-thuật của Tình báo Hoa-Kỳ? nên ông Gorbachev không còn do dự gì nữa, thẳng đường tiến tới hợp tác với Mỹ, ra lệnh cho quân đội Liên Xô áng binh bất động, mặc kệ cho nhân dân Đông Âu nỗi dậy giành lại chính quyền, phá tan bức tường Bá-Linh, săn lùng các Cán-bộ Cộng Sản và tuyên bố thế chiến lược mới “Ðộc-lập Tự-do thật sự!” Ông Gorbachev cũng đến Hà Nội và nhiều nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác, cảnh cáo họ rằng: Phải chuẩn bị tự lực cánh sinh vì Liên Xô đổi mới sẽ không còn khả năng chi viện nuôi Chiến tranh Giải phóng (NLF) nữa.

Đặc biệt đáng ghi ngận, ông Gorbachev đến tận Hà Nội và cảnh cáo lãnh đạo Hà Nội rằng: “Liệu đường mà đi với Hoa-kỳ cho nhanh, ông lại ngụ ý, phải cẩn thận vì không còn cái dù che của Liên Xô và có thể bị Trung-Cộng làm thịt. Nhưng ngặt nỗi, Hoa-kỳ không hấp tấp, để kéo dài thời gian coi cho được, cần thiết theo lộ trình rồi mới đưa hai bàn tay ra nâng đỡ VN. Hơn nữa, phải để cho VN thêm một lần nữa thấm đòn và chuốc thêm nhiều đau thương với Trung Cộng vào một thời gian khá lâu… rồi sẽ ôm ấp sau. Cái thế siêu chiến lược của Nhóm dân sự theo tư tưởng Harriman là vậy! Việt Nam ao ước được có một tuyên ngôn độc lập dân quyền, như hồi năm 1945, ngày cụ Hồ tuyên bố trước thế giới, hãy nhìn vào lịch sư Hoa Kỳ xem thử họ đã trải qua bao nhiêu thời gian đầy sóng gió, thãm cảnh nội chiến để thành đạt bản tuyên ngôn mà Họ tự cảm nhận “Freedom is not for Free!” có nghĩa “Muốn Ðộc lập Tự do phải trả giá”!?

Cấm đánh phá các xe tải Molotova đang chạy trên đường xa lộ Harriman vào ban đêm mà không mở đèn pha, hoặc không đang di chuyển trên xa lộ, có nghĩa là đang ở bãi đậu, vì thế tài xế Molotova thường chạy ban đêm, còn ban ngày thì núp dưới rừng già để ngủ. Điều nầy đã có chứng-nhân là ông Hồ Sĩ Hải, tài xế xe tải, quê ở Thái Bình, trong cái gọi là nạn nhân chất độc màu Da Cam. Đơn vị của Hải được lịnh ngủ vào ban ngày, di chuyển vào ban đêm. Nhưng theo sự hiểu biết của Tôi, thì loại thuốc nầy chỉ có hiệu quả khi rải vào lúc trời tờ mờ sáng. Vì lúc nầy không khí thăng bằng ít lay động nên thuốc mới rải, tỏa từ từ theo chiều thẳng đứng xuống rừng cây. Trường hợp của ông Hải là giai đoạn trong chiến dịch “Hot-Tip”(1966-1968) để khai hoang làm dấu chỉ đường dùm cho CSBV phóng đường Trường Sơn Tây, [dù rằng các Tướng lãnh CSBV không ưa thích vì phải mất gần 4 tháng trong khi Trường sơn Ðông chỉ cần 1 tháng, làm sao ai hiểu được tư-tưởng Harriman muốn biến Trường Sơn Tây sau nầy thành Xa-lộ Liên-bang Ðông-dương] Còn tôi thì thả phun thuốc cho chiến dịch “Ranch-Hand” (1962) Ngoài ra tất cả là đều do vận tải cơ C.123 của Không-quân Hoa-kỳ đảm nhận.

Theo mật lệnh siêu chánh-phủ, công cụ Mac Namara (tác giả của sự kiện Vịnh BV và hàng rào điện-tử Mc Namara) đích thân ra các lệnh lạc xuất phát từ Bộ-quốc-phòng, đôi khi cố tình làm trái ngược, không rõ nghĩa, mù mờ và thường xuyên phải chậm chạp gọi là vô cùng cẩn thận, rụt rè, cho có vẽ là tuyệt đối bí mật về Quân Sự, với dụng mưu không đáp ứng được với biến chuyển của tình hình nóng bỏng ở chiến trường. Dưới con mắt vô cùng bực mình của các Tướng-lãnh như: Curtis Le-May, Arleigh Burke, Nathan Twining… Các Tướng nầy cho rằng: Cuộc chiến đã có thể thắng dễ dàng, nhanh chóng, nếu không có sự điều hành ngu xuẩn của Nhóm lãnh đạo Dân Sự? Tướng Westmoreland lại không hiểu sâu xa của vấn đề, vì Quân-đội Mỹ qua Việt Nam với nghĩa-vụ “Thao dượt tập trận thật”, nên phàn nàn: TT. Johson phản ứng quá chậm chạp, còn dư luận quần chúng Hoa-kỳ thì cho rằng: Những nhà chính trị kềm hãm quân đội và không cho phép họ chiến thắng. Và theo viện thống kê thì có tới 82% quân đội Mỹ tham chiến các trận khốc liệt nhất cho rằng: Phải, chỉ chấp nhận thua trận, chớ không được quyền thắng. Điều nầy đã rõ theo sự hiểu biết của tôi là: Không cần nhiều quân, chỉ cần E.C.130B với đạn 106, và 40 ly tầm nhiệt và bom C.B.U. 55 là đủ làm thất vọng quân xâm lược CSBV, vì không còn một chiếc xe nào kể cả người và vật được di chuyển dễ dàng trên đường xa-lộ Harriman mà không bị tiêu diệt. Trong khi đó ở Nam VN có nhiều bom CBU-55 nhưng không có đầu đạn (War-Head) Có thể xem đó là loại bom có thể giết tất cả sinh vật sống bằng dưỡng khí, còn vật chất thì không hề hấn gì kể cả màng nhện.

Đệ Thất Hạm Đội Hoa-kỳ không được tiêu diệt các tàu viễn-duyên CSBV của Ðoàn 759 điều hành, do Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt để tiếp tế chiến cụ cho Miền Nam VN, thuộc về mặt cung cấp tiếp liệu đường biển. Tuy nhiên cũng phải màu mè chút ít, khi báo động chỉ điểm cho quân lực Miền Nam tiêu diệt 3 chiếc tàu, 2 ở cực Bắc và Nam của Miền Nam và 1 ở ngay giữa Vũng Rô, Tuy Hòa. Còn trong đất liền Không-quân Mỹ đánh phá cầm chừng trong chiến dịch giội bom “Rolling-Thunder” hay nói cách khác để cho lính BV chỉ nghe “tiếng sấm rền thôi”, không ai chết đâu? Hàng rào điện tử Mac Namara thiết lập là không phải mục đích để tiêu diệt quân BV mà chỉ để theo dõi (Flow-Control) cường độ xâm nhập của lính BV, đồng thời cũng có vài trận đụng độ với quân đội Mỹ, nếu quân đội BV vượt qua mức đèn Vàng báo động. Thí dụ, như trận đụng độ tại Pleime trên Cao Nguyên chẳng hạn, để cho quân đội Mỹ có cơ hội thao dượt chiến trường, gọi là ‘tìm và diệt địch’ Tư-tưởng Harriman muốn vậy. Thế mà báo chí Mỹ diễu cợt quân đội VNCH là “tìm và né tránh,” (search and avoid). Họ có hiểu rằng: Người Mỹ đã bảo hộ Miền Nam và họ muốn tạo điều kiện cho quân đội họ có cơ hội để tập trận! (Combat training)

Ông Van Marbod, Đệ 1 Phụ-tá Quốc-phòng nói: Mỹ hóa trước rồi Việt hóa sau do chiến cụ Mỹ để lại. Còn Tướng O’Daniel nói toạc ra là “Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” (Who pays commands). Trong khi 2 anh em Cụ Diệm, Nhu, không cần chi tiền để giữ vững chủ quyền Quốc- gia mà có được đâu! Sau trận Pleime, một tiền đồn thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ ở đây, đã bị vây khốn bởi những đơn vị đông đảo BV; xung quanh đồn không biết bao nhiêu Phi-cơ Mỹ bị bắn hạ kể cả Phản-lực Cơ F.100, F.105 đặc biệt 4 quân nhân Mỹ đã bị thương và đang chờ Trực-thăng di tản. Phi công Trực thăng Mỹ không dám vào vì đã bị rớt quá nhiều chung quanh đồn; Lúc nầy Phi-công Thần-Phong 2, thuộc phi đội Project-Delta là Đại-úy Nguyễn-Minh-Vui tình nguyện bay Queen-Bee vào cứu, đồng thời trong chuyến bay cảm tử nầy Hoa kỳ đem vào một loại vũ khí khá đặc biệt để tiêu diệt phá vòng vây, đoàn viên Thần-Phong 2 gồm có Đại-úy Vui, Trung-úy Châu Lương Cang và Chuẩn-úy Nguyễn Văn Mai và 2 quân nhân Mũ Nồi Xanh Mỹ đem vào loại vũ khí mới.

Đại úy Vui, dùng chiến thuật “chiếc lá lốc-cuốn trong cơn bảo” để đáp, trong khi trên trời một đoàn Trực thăng UH.1 đang bay đánh lạc hướng đối phương. Từ một góc trời, chiếc H.34 bất thần giảm tối đa tốc lực máy, đâm đầu xuống xoáy tròn khuôn ốc như chiếc lá cuốn tròn trong cơn lốc, trong khi các loại súng phòng không đủ cở chĩa vào một chiếc Trực thăng đơn côi đang rùng mình trong cơn bão lửa. Vài viên đạn đại liên 14,5 ly đã xuyên qua thành tàu, bay ngay vào một quân nhân Mỹ, hắn ngã quỵ chết ngay trên sàn tàu, máu chảy lênh láng trôi về cửa chính, bay ra không gian cuốn tan theo gió. Khi Trực-thăng chạm đất, người lính Mỹ còn lại đem vũ khí xuống và liền tức khắc 4 quân nhân Mỹ bị thương được đưa lên H.34. Lúc cất cánh, Đại-úy Vui dùng lối “Khủng Long áp đảo” bay rà sát gầm thét trên đầu địch làm chúng không kịp trở tay, khi thấy được, thì chỉ còn cuộn gió và âm thanh nhỏ lần để lại nơi đó. Đến phi-trường Holloway- Airfield, tất cả Phi công Trực thăng Mỹ chạy ra bồng bế Đại úy Vui như một anh hùng vĩ-đại. Sau đó Đại úy Vui được phía Hoa-kỳ tặng cho một Anh-dũng Bội-tinh với Ngôi-sao Bạc. Phi- công biệt kích Delta (Queen-Bee) anh hùng như vậy! Tất cả Phi công Mỹ đều nghiêng mình thán phục hành động cứu bạn đồng minh của phi công VN.

Tháng 10/1966, với sự hiệu quả của vũ khí nguyên tử chiến thuật trên, 2 năm sau, Khe-Sanh bị bao vây bởi 4 Sư-đoàn lính BV cùng với 2 Trung-đoàn Pháo yểm trợ có chiến xa T.54 và PT.76 tùng thiết đưa tổng số 40,000 quân, vây hãm 6,000 TQLC Mỹ, Tướng Westmoreland cũng sẽ dùng loại vũ khí nguyên-tử chiến thuật nầy? (Tactical Nuclear Weapons) để phá vòng vây của quân BV, dù rằng trước đó quân CSBV đã chạm súng dữ dội ngay ngoại-vi hàng rào Khe-Sanh với Tiểu-đoàn BÐQ của VNCH, nhưng cảnh Ðiện Biên Phủ ở Khe-Sanh không xảy ra như báo-chí đã ồn ào la hoảng. Sau đó, 6000 TQLC Mỹ rút ra về lại Ðệ 7 Hạm đội bằng đường bộ, không nghe dù một tiếng súng nhỏ.

Về mặt Tình-báo là chỉ để kiểm chứng sự có mặt của Quân đội BV trên đường Trường Sơn Tây qua các toán Thám-sát như Lôi-Vũ, Biệt-kích Hunt, Strata, gián điệp ngoài Bắc, tất cả chỉ để gây tiếng vang, đồng thời kích thích lòng tự hào và cao ngạo của Đảng CSVN (do Cơ-quan Phản- gián CIA xử dụng khéo léo “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong khi Hà Nội chẳng hiểu gì cả) Đoạn đường dài vào khoảng 900 miles từ đèo Mụ-Giạ đến dãy núi phía Bắc Pleime, sau khi được vận tải cơ C.123 phun thuốc khai hoang, B.52 dội bom phá những nơi núi đá hiểm trở cho trống trải chỉ dấu (Tracking) làm đường và đồng thời hàng 100 ngàn ‘Cần Anteme’ thu phát các tiếng động được thả xuống trên đường nầy, để được truyền về cho Tình-báo địa phương theo dõi các hoạt động của quân đội BV, có đúng là di chuyển vào Nam hay không? Càng dễ thấy và dễ hiểu được qua các cuộc hành quân LOKI, bắt người từ ngoài Bắc đem về đảo Cù Lao Ré, Quảng-Ngãi (hay gọi là cù lao Chàm), nuôi thúc cho mập rồi thả về để lộ nguyên hình, với vẽ hồng hào, mập mạp giữa đám người ốm đói, xanh xao kể cả các cán bộ cấp nhỏ… rồi bị bắt đi cải tạo tư tưởng… trong khi Không-quân Chiến-lược Mỹ (SAC) thả 14 triệu tấn bom ở Miền Nam, trong đó có 6 triệu tấn chỉ dọc biên giới Lào Việt không dài cho lắm, nhưng không phải để tiêu diệt CSBV mà trên thực tế là để biến những hố bom thành hồ cá, và nơi tắm giặt cho cán bộ (nghe buồn cười nhưng sự thật là như vậy, chiến dịch thả bom gọi là tiếng sấm rền “Rolling Thunder” nghe vui tai) và khai phá bình địa vùng núi đá bên trong, dọc theo biên giới Lào để phóng đường Trường Sơn Tây. Mục đích sâu xa và tinh-vi là kích thích CSBV chiếm Miền Nam, nhưng ai hiểu được, trong tương lai Hoa-kỳ sẽ lịch sự nhường cho Trung Quốc qua mộng bành trướng sẽ mở xa lộ Liên-bang Đông-Dương cho đến khi vừa xử dụng được thì nước Tàu đã bị chia ra nhiều Tiểu-quốc và đương nhiên xa lộ nầy sẽ tự động biến từ Quân-sự thành mục tiêu Kinh tế hòa-bình cho các nước vùng lân cận. Và đảo Hoàng-sa ngày xưa Kissinger đã bật đèn Xanh, lập lờ giao cho Trung Cộng (1/1974) gọi là tin ngoài hành-lang (lobby scandal) Lúc đó, Hoa-kỳ làm trọng tài đứng sau lưng VN để lấy lại tại bàn hội nghị LHQ. Việc nầy cũng thuận lý, vì là ổ của loài con chim Ó làm ra, sao lại có Le Le, Vịt Trời nở con ra nơi đó!? Nhưng Nhóm trẻ Trung Quốc sau nầy có tầm nhìn xa hơn, nên đang tìm cách trả lại Hoàng-sa cho Việt Nam để khỏi bị sa vào cái Bẫy của Mỹ đã giăng ra 1974 và òn ỷ, dụ dỗ xin mướn dài hạn Hải Cảng Cam Ranh với mục đích đồng có lợi song-phương cho việc khai thác lọc dầu gần thềm lục-địa với sự gật đầu của Hoa kỳ, vì họ không muốn lập lại biến-cố Trân Châu Cảng, 1941 khi cô lập Nhựt Bản về đường tiếp tế dầu hỏa buộc Nhựt phải gây chiến trước. Thế kỹ 21 Trung Quốc không dại gì gây chiến trước!

(con tiep)

vinhtruong
07-16-2011, 03:28 PM
Căn nguyên của Tu chánh án “Cooper-Church”1970 là thả cương cho TT Nixon khai thác tối-đa trong việc giải tỏa cho hết Bom đạn lổi thời, nhưng ngược lại Tu-chánh án “Case-Church” lại là hình thức quyết liệt trói buộc TT Nixon bằng chiếc còng-sắt và đưa đến sự bức tử Miền Nam gọi là hoàn thành định đề-1 đã giải nghĩa nơi khuôn viên Ðại học từ 1960. Đặc biệt, trong thời gian quân đội Mỹ thực thi Tu Chánh Án “Cooper Church” lại cũng vào lúc mà Liên Xô ra lệnh cho Hà Nội phải kéo dài chiến tranh để Mỹ sa lầy tại VN, nhưng sự thật Liên Xô cũng giống như Mỹ để giải tỏa cho hết một số đạn phòng không và hỏa tiễn SAM lỗi thời. Ðó cũng là những sản phẩm như hàng tiêu dùng phải thanh toán do Mỹ yêu cầu trong trò chơi chiến tranh. Nên cuộc dội Bom tập kích quyết định “Linebacker-2” xuống Khâm-Thiên, Hà-Nội trong suốt 11 ngày đêm liền, từ 18/12/72 Hoa-kỳ rút ra bửu bối quyền trả nủa nhờ vào sự kiện ngụy tạo Vịnh Bắc Việt 1964 với ưu thế khủng khiếp B.52 để rồi Hà Nội chỉ còn con đường duy nhất là trở lại bàn hội nghị và ký hiệp định Paris. Trong khi Nhóm phản chiến của Trung-úy John-Kerry và Jane Fonda thuyết phục, thúc dục Hà Nội ký hiệp định hòa bình Paris, “rút quân trong danh dự”, hay rút quân ‘bại trận’ gì… cũng thật sự chúng tôi rút quân và giao Miền Nam cho Hà-Nội với chiến cụ, vũ khí và tài sản khoảng 5 tỷ Dollars.
Hoa-Kỳ thường thích dựa trên ngôn từ ngoại giao gọi là “danh chánh ngôn thuận,” chớ sự thật bên trong là (qua tài liệu vừa có) sau 27 năm ngày Sàigòn sụp đổ, New-York Times; Ngày 28/2/2002 vừa tiết lộ chuyện động trời, ngay từ cuối hè 1971 hay nói cách khác là sau ngày họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia 18/1/1971 về thảo luận cuộc hành quân Lam Sơn 719, Henry Kissinger đã nói cho Trung Quốc biết lập trường thật sự của Mỹ về vấn đề rút quân. Trong một bài tựa đề: Tài liệu vừa có đã đối chọi với Kissinger về chuyến viếng thăm Trung Quốc của Kissinger năm 1971, ký giả Elaine Sciolino cho biết nội dung tài liệu mới được giải mật do National Security Archive đưa ra gồm có biên bản cuộc họp ngày 9/7/1971 giữa Henry Kissinger và Chu An Lai. Kissinger nói với Chu: “dù có thương thuyết hay không thương thuyết với Bắc Việt đi nữa, rồi chúng tôi cũng sẽ rút quân một cách đơn phương!” Quả thật chính trị là nói một đường làm một nẻo!
Trước đó (tháng 5/1972) Tướng Abrams muốn thực thi giải tỏa bom đạn qua sự áp dụng pháp lệnh Cooper Church, ông quyết định chứng tỏ cho Hà-Nội thấy sự hữu hiệu và chính xác hóa mục tiêu của B.52: Lần nầy, mục tiêu là hủy diệt hoàn toàn quân BV trên những điểm mà họ đang bị bao vây như An-Lộc, Kontum và Mặt trận vùng hỏa tuyến, Cộng Sản Bắc Việt Hà Nội sẽ hiểu ngay sự khác biệt giữa chiến dịch dội bom Rolling-Thunder và Linebacker khác nhau như thế nào? Ngày 10/5/1972, Tướng Abrams khẩn gọi cho các Tướng cố vấn Tư-lệnh Vùng biết lần nầy mới thật sự là tiêu diệt quân BV: Vùng 3, Tướng Cố Vấn Hollingsworth sẽ được xử dụng toàn hỏa lực của B.52 cho mặt trận An Lộc vào 1 ngày duy nhất 11/5. Vùng 2, Tướng dân sự, John Paul Vann Cố-vấn tương đương 3 Sao sẽ được xử dụng tối đa hỏa lực B.52 cho mặt trận Kontum, cũng 1 ngày duy nhất 12/May. Vùng 1-Tướng Cố-vấn Fred Kroesen, sẽ được xử dụng tối đa hỏa lực B.52 cho mặt trận Trị Thiên cũng 1 ngày duy nhất 13/May; Dĩ nhiên trong thời gian 3 ngày nầy, nếu vùng nào có trở ngại vì áp lực địch, thì dùng Phi-cơ Chiến-thuật, Pháo binh hoặc Hải pháo để tự giải quyết. [Chỉ có vùng-1, hải pháo mới bắn tới, còn vùng-2, và 3 thì bắn không tới]
Hậu quả theo sự báo cáo của quân đội Bắc Việt: “Địch tập trung một số lớn B.52 và cường tập một cách tàn ác vào những cứ điểm xung kích của ta…dù rằng ta phát động 3 đợt xung phong quyết liệt, nhưng không thanh toán nổi mục tiêu…chúng ta đã thất bại sau 3 đợt xung phong nầy và chịu sự thiệt hại quá nặng nề về nhân mạng cũng như hơn phân nửa chiến xa T.54 đã bị hủy diệt, (đó chúng ta thấy rõ nếu Mỹ muốn thắng trận thì có gì khó đâu?) Ngày 15/May là ngày thảm bại cuối cùng, Chúng ta phải rút lui và chấm dứt cuộc chiến tại An-Lộc sau 32 ngày giao chiến đẩm máu” Giấc mộng muốn chiếm lĩnh An Lộc làm thủ-đô của MTGPMN đã tuyệt vọng!”
Tướng Hollingsworth, Cố-vấn Quân-đoàn 3 đã không tưởng tượng nổi, là tại sao Quân-lực VNCH chịu đựng nổi đến 3 tháng trời bị vây hãm, mà thường xuyên bị trận địa pháo cường tập Ông cho rằng Hà Nội sẽ tự thất vọng trong mưu toan vô cùng nguy hiểm để xâm lấn Miền Nam! Với 47,000 tạc-đạn pháo cùng hỏa tiễn, đặc biệt cao điểm là chỉ riêng trong ngày 10/5/1972 đó thôi, mà quân lực VNCH ở An Lộc phải chịu sự cường tập khủng khiếp nhất với 7,600 tạc đạn; Suốt trong tháng nầy, quân BV đã tiền pháo, hậu xung không biết bao nhiêu lần. Tấn nhỏ thì thua nhỏ, Tấn lớn thì thua lớn, trong khi các nhà phân tích Quân-sự cho đây là “An-Lộc, là cái bẫy đẩm máu nhất” Ngày 11/5, B.52 đã làm sạch cỏ quân BV để rồi loại bỏ 3 Sư-đoàn BV ra khỏi vòng chiến, phá được thế bao vây cho An-Lộc. Quân BV đã phải rút lui, và để lại trận địa hơn 12,000 xác chết! Thật là một trận chiến khủng khiếp! Một âm mưu hoàn toàn bị thất bại, với mong chiếm được một Tỉnh nhỏ ở Tây Bắc Sàigòn để làm Thủ-Phủ cho MTGPMN; Truyền thông văn hóa Mỹ được lệnh “câm miệng Hến”, không có một thiên phóng sự nào nói đến lòng dũng cảm tử thủ của Quân Lực VNCH cả.
Về cuộc chiến thắng và giải tỏa áp lực Quân BV tại Kontum đã làm cho nhiều chiến-lược gia quân-sự đánh đổi ngạc nhiên và không thể tưởng tượng được, Vùng 3 được tăng cường yểm trợ thêm Sư-đoàn 21 Bộ-binh và Vùng 1, được tăng cường yểm trợ bởi Liên-đoàn 4 Biệt Động Quân, còn Vùng 2 thì phải tự lo liệu lấy? Về địa thế Kontum là một nơi khó giữ, vì đường bộ độc đạo duy nhất là từ hướng Nam lên, Pleiku đi lên hướng Bắc để tiếp viện, cứ xem Kontum bị nằm trong một lòng chảo. Điều nầy, trước tiên những Cố-vấn Mỹ hết lời khen ngợi Không Quân VNCH thuộc Sư-đoàn 6, đã thi hành nhiều phi xuất tuyệt vời, ngoạn mục bẻ gãy nhiều đợt xung phong của lính BV và thêm vào đó B.52 đã giữ vai trò quyết định, Ngày 14/5 may mắn thay, B.52 đã hoàn toàn hủy diệt 2 Trung-đoàn BV, tả-tơi vung vải vũ khí khắp nơi, Kontum vẫn còn nguyên vẹn. John Vann cho rằng chiến sĩ của lực lượng diện địa tại Tiểu-Khu Kontum chiến đấu rất kiên cường so với một số quân BV rất đông áp-đảo, Vann đánh giá Quân chính-quy của Sư-đoàn không bằng họ, các chiến xa T.54 chưa vào được Tiểu Khu Kontum thì đã bị tiêu diệt trước vòng đai của Thị xã rồi.
Vì sự chiến thắng lạ lùng ở Vùng 2 cũng như cái chết trực thăng bị nổ trên không của Tướng Trí sau chiến trận Toàn Thắng 70 đã làm cho dư luận Mỹ đặt nhiều nghi vấn về cái chết cũng lạ lùng bằng trực thăng của John Paul Vann? Chắc chắn là Trực thăng không bị trúng đạn từ dưới đất bắn lên, vì hơn 300 nhân chứng của một đồn lính ở gần đó không nghe tiếng súng nỗ; Nhưng với sự suy đoán của riêng cá nhân tôi “Vann bị Vertigo khi một mình lái Trực-thăng vào Mây và bị lâm nạn, là do lỗi tay lái chuyên môn quá yếu, chưa đủ khả năng bay trong mọi thời tiết,” nhưng Tôi chỉ tin-tưởng có 51% còn 49% là do John Paul Vann dám làm trở ngại trong mục tiêu chiến lược là đụng chạm đến một Tỉnh ở giữa đường Xa lộ Harriman nên số phận cũng y chang như Tướng Trí phá hoại Trung Tâm Cục Miền Nam của MTGPMN. John Vann đã làm bể kế hoạch: “Thủ-Phủ Kontum sẽ là nơi chiếm đóng của MTGPMN theo dự-định của Trục Ma-Quỷ?”
Tại Vùng 1, theo tôi nghĩ ngoài B.52 còn thêm một hỏa lực yểm trợ ghê gớm đó là giải tỏa cho hết các viên đạn nặng hàng tấn của hải pháo: giữa tháng May/1972, Quân BV rối loạn vì bị B.52 càn quét, đến nỗi CSBV không làm cách nào tập trung lại thành đại đơn vị để triển khai tấn kích, và dĩ nhiên những kế hoạch điều quân cũng theo đó mà tan rã từng mãnh. Trong quân-sử, Hà-Nội cho rằng cuộc chiến Trị Thiên khá phức tạp, cuộc chiến giằng co giữa ta và địch, có khi tiến, có khi thối lui, dù rằng ta ở vị thế thượng phong 2 chọi 1, nhưng xét rằng những Sư-đoàn thiện chiến nhất của BV như 308 và 324B điều bị thiệt hại trầm trọng, Hoa-kỳ dùng B.52 lần nầy chơi thiệt để dằn mặt Liên Xô muốn Mỹ sa lầy ở Đông Dương khi phải kéo dài, để Hoa-kỳ chịu tốn kém, rồi ngã quỵ vì chiến tranh VN. Nhưng Hoa-kỳ đã có kế hoạch thích nghi để giải tỏa hết bom đạn và hỏa lực vào mục tiêu quyết định, đúng lúc, đúng nơi và đúng chỗ chớ không phải như những năm trước đây là để nuôi dưỡng cuộc chiến; Cuối cùng Quân-đội Mỹ rút về nhẹ nhàng, êm re theo đúng Tu Chánh Án ‘Cooper-Church’ đã đề ra.
Nhìn vào cuộc tàn sát nầy, Tướng Abrams phải xúc động than với George McArthur rằng: “Những gì đang xãy ra…vào thời điểm nầy…chỉ đem lại vô số người vô tội chết một cách oan uổng”. Hậu quả của trò chơi giết người khủng khiếp nầy trong suốt cuộc hành quân mùa Hè Đỏ Lửa 1972 (Easter Offensive) một Đại Hội nhóm họp của Hội United Methodist Church mở ra tại Atlanta Hoa-kỳ; Đại đa số Đại-biểu đồng thanh đưa ra lời tố cáo: Hoa-kỳ dính sâu vào chiến tranh VN là một “Tội ác chống nhân loại” Những nhà viết Quân sử của Hà Nội cũng điều ngạc nhiên, chỉ trong hai tháng, Tư và Năm 1972 mà Đế-quốc Mỹ đã tiêu diệt một số lớn quân chủ lực tinh-nhuệ (100.000 quân) làm kiệt quệ Quân-đội BV bằng sự dội bom của B.52 qua chiến-dịch “hậu-vệ”[Linebacker] khiến cho Đại-tướng Võ Nguyên Giáp phải bị rơi chức và Ẩn bị mất điểm.
Trong chiến cuộc VN, so với nhịp độ leo thang từng nấc của Hoa-kỳ trong 9 năm liền từ 1961-1969 đến chóng mặt. Rồi bỗng có lý do gì đó, Hoa-kỳ phải xuống thang đến nhịp độ khó hiểu; đáng kể là từ lúc cuộc hành quân Lam Sơn 719 là năm mà nhân vật “Đi đêm” Henry Kissinger xuất hiện thay thế cho nhân vật William A.Harriman biến dạng trên chính trường. Năm quân đội Mỹ đặt chân đến cao điểm hơn nửa triệu quân, nhưng đến cao điểm hù dọa nầy, là có kế hoạch chuẩn bị chường trình rút quân dần dần, mà thừa lúc cao điểm nầy, với số quân đông đảo, để diệu võ dương oai hù dọa Trung Quốc trong những cuộc mật đàm sắp tiếp diễn.
Năm nầy (1969) cũng là cái mốc qua giai đoạn 2 thí nghiệm vũ khí đời mới và giải tỏa tất cả bom đạn chiến cụ lỗi thời qua hình thức theo học thuyết nỗi tiếng của Malthus, kinh tế gia người Anh “Nếu không có tàn phá, xây dựng bị đình trệ, và nếu xây dựng hoài, thì cũng phải có lúc phá đi để có chỗ tái thiết” Lý thuyết có vẽ ác độc, nhưng đó là thực tế. Về kinh tế, xin đừng hiểu rằng: chiến tranh làm tốn tiền bạc, thiệt hại cho Hoa-Kỳ. Nhưng xin nhớ rằng: chiến tranh đối về mặt kinh tế, cũng là sự cần thiết tạo công ăn việc làm cho một xã hội như tại Hoa-Kỳ và cũng như tạo một số ngành sản xuất hoạt động để phát triển. Tu Chánh Án Cooper-Church ban ra để giải tỏa bom đạn, điển hình như hải-pháo của 3 Pháo Hạm Cruisers, mà mỗi viên đạn nặng cả tấn, để bình địa xuống những vùng từ Quảng Trị ra tới Đồng Hới, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình nằm trong Liên Khu 4, Liên Khu lãnh đạo Đảng. Đây là hình thức rõ rệt nhất về áp dụng học thuyết Malthus.
Cao điểm giải tỏa bom đạn năm 1972 trước ngày hòa đàm Paris (1973) T.T. Nixon huy động các lực lượng oanh tạc chiến đấu khắp nơi, gồm có hơn 100 chiếc B.52, quá nhiều đến nỗi Căn Cứ Guam phải đóng cửa bớt một đường Phi-đạo dành cho Phi-cơ đáp và cất cánh, để làm bãi đậu cho B.52. Và hơn 50 Không Đoàn chiến đấu, gồm có Không Quân, Hải Quân, và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ từ khắp các lục địa như Hoa-Kỳ, Hawaii, Korea, Japan, Okinawa và Phi Luật Tân, cùng 35 Phi-đoàn chiến thuật của Không Quân Miền Nam, Không Quân và Hải Quân Hoa-kỳ. Tổng cộng là 74 Phi-đoàn, gồm có 5 Phi-đoàn TQLC Mỹ, 6 Hàng-không Mẫu-hạm thay phiên nhau luôn luôn phải túc trực 4 chiếc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu; cùng với 3 pháo hạm (Cruisers). Chỉ trong nội tháng 6/1972 Hoa-Kỳ đã dùng 55,000 Phi-xuất chiến thuật và B.52 trải thảm 4,759 phi xuất (theo trong tài liệu cuốn Better War, mục Easter Offensive) Tính trung bình hàng ngày, các Phi-cơ chiến thuật xuất phát từ 380 đến 650 phi xuất và Phi Cơ B.52 từ 33 đến 150 phi xuất.
Bắt đầu ngày 9/5/1972, tất cả những bến cảng có tầm cỡ của BV đều lần lượt bị gài Mìn, chỉ cần trong 1 phút thôi là phi vụ rải Mìn hoàn tất: Vào một buổi sáng đẹp trời, 9 chiếc Phi-cơ thuộc Hải-quân Hoa-kỳ cất cánh từ Mẫu-hạm Coral-Sea, gầm thét cất cánh trên Phi đạo nhỏ hẹp chỉ tròn đúng 400 bộ, Phi Cơ bình phi với tốc độ 400 hải lý (knots) nơi mỗi cánh mang theo mỗi bên 2 trái mìn Mark 52, một khối sắt điện tử (magnetic) nặng 1,100 cân Anh và được nhồi nhét bởi 625 cân Anh chất nổ thông thường, mục tiêu cho bến cảng Hải Phòng, và đây là Bến-cảng quan trọng bậc nhất của Hà-Nội. Rồi sau đó với những ngày kế tiếp cho những Cảng không quan trọng cho đến 9: AM, Ngày 12/5/1972 là xong công tác rải Mìn. Tướng Tổng Tham Mưu Liên Quân Admiral Moore cho biết “sau đó, không có dù một chiếc tàu nào vào hay ra khỏi bến cảng!”
(Cũng nên nhớ rằng: đây là thứ Mìn cổ lỗ sĩ, Hoa-Kỳ đã muốn bỏ vào thùng rác từ 8 năm qua, dù rằng nó tự động phát nổ bằng dợn sóng từ trường. Điều nầy khi tôi còn ở trong tù, được Cán-bộ CS khoác lác khoe rằng: “một cô gái trẻ đẹp VN, mặc một bộ đồ tắm bó sát thân thể, lái một chiếc Ca Nô với tốc lực tối đa làm chấn động, gây nên vô số tiếng nổ ở sau lưng nàng…rồi nối đuôi theo sau, các đoàn tàu Liên Xô từ từ di chuyển vào bến cảng Hải Phòng! Nghe cũng vui vui)
Có nghĩa là qua giai đoạn 2 ‘tàn phá’, như muốn bình địa Miền Bắc, biến họ trở về thời kỳ tiền sử, ‘đồ đá’ (stone-age)…chúng ta nghĩ gì về tình nghĩa đồng bào ruột thịt Miền Bắc? cũng là máu mủ VN?. Một vị Tướng khác màu da như Abrams mà phải còn xúc động… cái gì đang xảy ra… chỉ là vô số người không cần thiết phải bị giết chết như vậy! (…that what is going on now is just a lot of unnecessary killing!”)
Chính cái thuyết của Malthus nầy lại đem áp dụng tại Iraq, Tướng Charles Swannack phát biểu trên tờ Washington Post: “Tôi nghĩ rằng, về mặt chiến lược, chúng ta đã thất bại” (theo thiển ý của tôi, Tướng Swannack cũng như Tướng Westmoreland và Tướng Mc Arthur đều không hiểu ý đồ của Tập-đoàn tư bản kỹ nghệ chiến tranh [WIB]. Về “chiến thuật” không ai phủ nhận cuộc chiến đấu rất oai hùng của Quân-đội Mỹ khi chiếm Thủ-đô Baghdad và lật đổ chế độ độc tài Hussein. Nhưng điểm “chiến lược” chính là để cho Iraq phải bị tàn phá do quân nổi dậy từ các giáo phái giao tranh với quân đội Mỹ hoặc với quân đội của chính quyền Iraq, rồi độ tàn phá đến mức kinh khủng phải ngừng lại sau đó, (dĩ nhiên Siêu chính phủ phải dự trù kéo dài hơn cuộc thế chiến 2 và Triều Tiên) rồi đến các nước có gởi quân dự phần chiến đấu được ưu tiên kiến thiết xây dựng Iraq. Cho nên Tướng Swannack thế nào cũng bị triệu hồi về Mỹ, điều nầy không sai đã xảy ra sau câu nói của Tướng Swannack!
Hậu quả vô cùng tai-hại cho quân lực VNCH qua Tu Chánh Án “Case-Church,” những chỉ dấu của sự cắt viện trợ nhanh chóng nầy như cưỡng bức VNCH ký giấy tử hình cho chính mình bằng hiệp định Paris 27/1/1973. Sau Cooper-Church cho quân đội Mỹ, rồi tới Case Church cho VNCH để trói tay T.T.Nixon, việc cắt giảm thẳng thừng quân viện cho VNCH kể từ ngày 1/7/1973 cho đến ngày Miền Nam bị CSBV cưỡng chiếm. Không cần ngó ngàng đến những đều giao ước với VNCH, như vũ khí ‘một đổi một’ (Project-Enhance) và cũng đủ lâu, theo chiều dài của cuộc chiến, do Nhóm học-giả thiết kế tỉ mỉ, theo điểm mốc của thời gian đến hạn kỳ phải phủi tay. Tất cả đều là những chỉ dấu của hội chứng bỏ rơi (Abandonment Syndrome), nó cũng đủ lâu để thâm nhập, ăn sâu vào tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân Mỹ, cả giới trí thức thượng lưu lẫn cả những chính khách, Tướng lãnh và viên chức cao ấp của hành pháp Mỹ. Và cũng kịp đến lúc quá chín muồi mà Nhóm học giả Dân sự phải mở đường cho Quốc Hội, Cơ Quan quyền lực tối thượng ra tay theo Hiến Pháp. Với cái gọi là “Sự kiên nhẫn của nhân dân Mỹ chỉ có giới hạn” đó là một phương sách âm-mưu phủi tay của một siêu thế lực đứng bên trong hậu trường chính trị áp lực Quốc-hội.
Bấy giờ đã đến lúc ta mới thấy lần lần hiện rõ ra cái sách lưọc “bênh kẻ mạnh” của tư-tưởng Harriman, Hoa-kỳ ngầm ý để cho thế lực Liên Xô tạm thời chiếm lĩnh ảnh hưởng trên 3 nước Đông Dương. Việt Nam là đàn em đáng tin cậy của Liên Xô, được ủy nhiệm quản lý 3 nước Đông Dương nầy. Tại Lào, chiến tranh thật ra vẫn tiếp diễn kể từ ngay sau khi bản hiệp ước ngưng bắn lần đầu được ký kết vào tháng 1/1973 giữa Lực-lượng Hoàng Gia của Tướng Phoumi Nosavan và Liên-quân Pathet Lào, Bắc-Việt. Nhung tình hình ngày càng xấu đi khiến hai bên lại phải ký kết bản thỏa ước ngưng bắn lần thứ 2 vào ngày 14/9/1973; Đối với BV đây chỉ là một mớ giấy lộn bị Hà-Nội xé ngay sau khi nó được ký kết; Với việc Hà-Nội gia tăng áp lực quân sự và lập thêm những mật khu, Binh trạm an toàn dọc theo xa lộ W.A. Harriman, nay được mở mang giữa thanh thiên bạch nhật, bởi một Nhóm chuyên viên kiều lộ Cuba do một Đại Tá Roberto Leon, thuộc Binh chủng Công binh đảm trách, mà không còn bị Không-quân và Biệt-kích Mỹ Việt đánh phá nữa; Dỉ nhiên dưới cái dù của trục Ma-Quỷ che chở cho mưu đồ quyền lợi.
Tại Cambodia, tình hình cũng không được sáng sủa cho lắm, vẫn được sự yểm trợ hùng hậu của những đại đơn vị BV, quân Khờ Me Đỏ mở hàng loạt những cuộc tấn công vào quân đội của T.T. Lon Nol, khiến ông ta phải ban bố tình trạng khẩn cấp kể từ ngày 17/3/1973. Chỉ có một tháng sau, Thủ Đô Nam Vang bị vây hãm; Địa bàn hoạt động của quân BV không chỉ đơn thuần giới hạn vào vùng biên giới phía Đông của Cambodia, mà còn mở sâu vào nội địa Cambodia. Trên thực tế, Quân BV đã trở thành một Quân-đội chiếm đóng, dĩ nhiên có sự đứng sau lưng của Liên Xô và sự gục đầu ưng thuận ngầm của Mỹ; Đây là một sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng đến quy chế trung lập của Cambodia mà không có một lời phản đối nào của phía hành pháp Mỹ, nhất là phong trào phản chiến Mỹ, suy gẫm cho thật kỹ, đây cũng là một điều khó hiểu phía bên trong bóng tối của phong trào phản chiến ở Mỹ, nhưng họ lại làm tình, làm tội lên án T.T.Nixon trước kia trong việc dội bom ở Cambodia mà Nhóm phản chiến nầy cho là một cuộc “chiến tranh diệt chủng”. Thật vô cùng buồn cười đến chảy nuớc mắt, không hiểu nỗi về sự câm miệng như hến, lặng thinh của Nhóm phản chiến đại-học Yale, John Kerry vào lúc đó!
Mấy chục năm qua cho tới giờ nầy, chúng ta mới hiểu được tại sao Harriman phải ra lệnh giết TT Ngô Đình Diệm để hoàn thành mục tiêu như câu tuyên bố của Harriman: “Với thời gian nếu Diệm còn cầm quyền thì mục tiêu của chúng ta tại Việt Nam rất khó hoàn thành.”(Mr. Harriman said: “With the passage of time, our objectives in Việt Nam will become more and more difficult to achieve with Diệm in control”). Viết theo Memorendum of conference with president, October 29/1963, at 4: 20 Pm. Thư viện JFK: National Security file, meetings on Viet Nam 10/29/1963.
Sau khi TT Diệm bị thảm sát, CIA bắt đầu xuống tận Xã, Ấp. Đồng bạc Việt Nam bắt đầu in ra vô tội vạ, nên mất giá trị lần lần cùng theo đồng Dollar Đỏ xuất hiện như tấm giấy bồi; trong khi TT Diệm còn nắm quyền, Miền Nam đứng hàng thứ 2 về mối thu nhập tính theo đầu người, chỉ có thua một mình Nhật, ngoài ra các nuớc Đông Nam Á còn thua xa Việt-Nam. Rồi tình hình đất nước rối nùi với những gì đã xảy ra cho VNCH hồi đó thì sau nầy lại xảy ra cho Việt Nam Mới (hậu-chiến) y chang như một khuôn đúc: Fulro nổi dậy, sau nầy đồng bào Tây Nguyên nổi dậy. Viên chức Miền Nam tham nhũng kín đáo hơn, như nộp tiền lo lót trong lịch sự, được bỏ trong ngăn tờ báo; sau nầy đem ra đếm dưới thanh thiên bạch nhật, viên chức cửa quyền tin tướng số, thời vận tốt, Nhóm sau nầy cũng vậy; Phật Giáo nổi lên chống đối. Lúc sau nầy cũng rứa; Sĩ Quan Miền Nam được đào luyện tại Mỹ, sau nầy cũng vậy, vân vân và vân vân… làm sao ai hiểu được Siêu Chánh phủ Mỹ muốn biến từ từ thành một nước VNCH thống nhứt? Cũng vì dầu khí ở thềm lục địa VN mà hy sinh 58.000 chiến binh để có lý do bảo thủ sau nầy.

(con tiep)

vinhtruong
07-22-2011, 03:16 PM
Để đi đến kết luận phần phân tích bản-chất cũng như hiện tượng của cuộc chiến VN: Tôi xin nêu ra một quan điểm hay hay về con Ó tượng trưng cho nước Mỹ: Vào một buổi sáng trời nắng đẹp, cuối tháng 10/1956, Miền Nam tưng bừng ăn mừng sự ra đời của nền Đệ 1 Cộng Hòa, thì trên nền trời xanh thẩm, hàng đoàn Phi-cơ từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào lượn vòng trên không trung như chào mừng một trứng Ó đang được sanh ra cách xa đất Mỹ cả 10,000 cây số. Ngày 30/4/1975 trứng Ó bắt đầu nở… thì trên không trung vần vũ những đám mây mù hòa lẫn âm vang của phi cơ cũng từ Đệ Thất Hạm Đội vội vã bay vào như báo hiệu cho truyền thống của Ó Con đang nở ra phải qua nhiều giai đoạn gian truân, trăn trở. Vì rồi đây, theo truyền thống nuôi con của loài Ó. Ó Mẹ sẽ từ từ mỗ quăng đi những lông chim, rơm rạ để còn lại chơ vơ những gai gốc, đá sỏi, sẽ va chạm hàng ngày vào da thịt còn non chưa đủ lông của Ó con…Ó Con phải khóc ré lên, kêu la cho hả cơn nhức nhối!.
Kể từ đó cho đến nay, một thời gian đủ dài để những đống tro tàn của chiến tranh nguội tan dần vào lòng đất, nhưng những cuộc xung đột vẫn mãi miết đụng chạm về ý thức hệ, cãi cọ về chính kiến và những khía cạnh tinh thần lẫn tình cảm khác nhau vẫn cứ sống mãi, nóng bỏng không chịu tàn lụi để cho những ngày ấy qua đi! Nghịch lý nầy sở dĩ còn tồn tại là vì chính bản chất và hiện tượng của cuộc chiến, chứa đầy nghịch lý oái oăm, cưỡng dâm lý trí và làm đảo lộn lương tri của nhân loại; mà trớ trêu là những kẻ đã cố tình bóp méo chân lý lịch sử lại chính là thủ phạm chủ chốt của thảm họa VN, và người đầu nậu số một là William Averell HARRIMAN, Kiến-trúc sư cuộc chiến VN và Tập đoàn công cụ thuộc Bộ ngoại giao: Roger Hilsman, Forrestal, Getsinger, Ball giật sập nền Đệ 1 Cộng Hòa và sau nầy chủ yếu là những nhân vật thuộc Pentagon như: Mac Namara, Cyrus R. Vance, Stanley Resor, Van Marbod, Alexander Haig, Daniel Ellsberg… Henry Kissinger có biệt danh trong kế hoạch là người tiền-vệ [quarterback]
thay thế Harriman lui vào bóng tối, trực tiếp chủ động thi hành mật kế Pennsylvania bức tử chế độ VNCH. Đặc biệt trong tháng Tư Đen (Bitter-April 1975) hai ông Donald Rumsfeld và Richard Cheney, được mật lệnh từ quyền lực Đen, là bộ đầu não duy nhất thay quyền hành pháp của T.T. Ford để điều hành việc xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa qua bộ-óc WSAG.
Chưa có cuộc chiến nào đã để lại trong lòng người dân Mỹ, trong đó phải kể là có khoảng 3 triệu quân nhân đã luôn phiên chiến đấu tại VN, một di sản nặng nề như vậy về cuộc chiến kỳ quặc nầy “Sử Gia George C. Herring, trong tác phẩm American and Việt Nam: “The Unending War” [“Cuộc chiến chưa chấm dứt”] viết vào mùa Đông năm 1991-1992 trên báo Foreign Affairs, mà đúng như vậy, mục tiêu siêu chiến lược chưa hẳn hoàn thành! Vì còn đến Màn-3 nữa!
Năm 2003, Hoa-Kỳ đã làm kỷ niệm 50 năm chiến tranh Triều Tiên (1953-2003) Họ (Nhóm học giả dân sự tham mưu của Harriman) không nói gì ngoài tấm hình Harriman bắt tay với Tướng Mc Arthur, nhưng là điềm dữ báo trước là: Tướng Arthur sẽ bị mất chức Tư Lệnh chiến trường. Nhóm học giả Dân Sự sau nầy qua tư tưởng Harriman (2003) ẩn ý cho rằng: Sự đổ bộ Inchon thành công là do công trạng của họ! Với tư tưởng Harriman qua bộ óc của Nhóm dân sự nầy, cho là ‘Kim-chỉ-Nam’ để củng cố địa vị nước Mỹ, vì nước Mỹ là một siêu cường số 1 vĩnh viễn trên quả địa cầu nầy, dù Harriman đã chết vào năm 1986. Qua sự theo dõi nắm chặt chính sách của hành pháp, Tập đoàn Tư Bản thống trị biến vị Tổng Thống của nước nầy trở nên một người quản lý (general-manager) cho một Đại Công-ty (nói theo nhà bình luận Gore-Vidal) rồi sau đó hứng chịu không biết bao nhiêu điều thô bạo lún sâu vào việc điều hành của Hành pháp Trung ương. Theo quan điểm của họ, bất cứ người Mỹ nào nếu không bị điên, thì đều có thể làm Tổng Thống được, nhờ qua bộ óc tham mưu do họ chỉ đạo, bằng chủ trương “văn kiện điều hành” (Standard Operation Procedure) Như trường hợp, nếu có chiến tranh Nguyên tử, ví như vào thời kỳ Liên Xô lén lút đem hỏa tiễn nguyên tử vào Cuba, Thì T.T. John F Kennedy cứ căn cứ theo văn kiện nầy mà điều hành từ A đến Z, không có thì giờ để đắn đo suy nghĩ.
Kể từ năm 1930 cho đến nay, một hiện tượng kỳ quái trong chính trường, xuất hiện một chính khách quyền năng thần bí hơn 1000 lần Mafia (Freewheeling Diplomat) William Averell Harriman, một chính khách đầy ảnh hưởng lôi cuốn đồng liêu trong chính sách ngoại giao, để rồi không biết bao nhiêu Tổng Thống Mỹ phải bị làm nhục vì Triều-đại Công-ty WIB, (Harriman) nhảy xổm vào việc làm của hành-pháp, như bị lôi ra tòa vì mất phẩm cách, bị áp lực sau hậu trường chính-trị (lobby scandal), bị cách chức vì khai man thuế thu nhập hàng năm, bị vụ tai tiếng Watergate, bị bắn cảnh cáo vì đụng đến quyền lợi Tư-bản, đôi khi còn bị bỏ mạng như Kennedy, vì làm trở ngại chính cho quyền lợi của họ. Nhưng có một điều cực kỳ quan trọng là: tuy đã thô-bạo lún sâu vào nội bộ hành-pháp trung-ương nhưng không làm gì đụng chạm đến Hiến-pháp Hoa-kỳ, mà trái lại còn củng cố quyền lực tuyệt đối cho Quốc-Hội, Cơ Quan quyền năng tối thượng của Hoa-kỳ để từ cơ quan nầy áp lực chính quyền chuyên lo quyền lợi American-First cho Họ.
W.A. Harriman, là một Thương gia thành công trong giàu có, một Chính trị gia có tầm nhìn sâu sắc, một Chính-khách lỗi lạc, một Chiến-lược-gia có tầm cỡ quốc tế, một nhà Ái-quốc hiếm có. Chịu dấn thân xa rời hưởng thụ sang giàu, hy sinh và tận tụy cho sự hùng mạnh của đất nước Hoa-kỳ; Yêu nước là yêu “Tư-bản Chủ-nghĩa”, vì Hoa-kỳ là tiêu biểu. Trong tiền Đệ 2 thế chiến năm (1941), ông làm việc trực tiếp với 2 nguyên thủ Quốc-gia nước ngoài như: Winston Churchill của Anh Quốc và Joseph Stalin của Liên Xô về các hợp đồng thương mãi. Ông là Đại- sứ của Hoa-kỳ tại Liên Xô năm (1943-1946) được người dân Liên Xô cảm kích, Harriman trở nên quá quắt, khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu năm 1950, ông thông báo cho TT.Truman là ông sẽ từ Âu Châu trở về và sẽ ở cạnh TT Truman nơi ‘văn phòng điều hành’(Executive Office Buiding) trong chức vụ phụ tá về các dịch vụ An-ninh với một nhóm Học-giả dân-sự độc-đáo riêng biệt do ông đả công-phu tuyển chọn. Năm 1947, ông thành lập CIA thay thế OSS như là một công cụ bạo-hành, và tài trợ tối đa để nắm chắc bộ máy Truyền thông Văn-hóa; Có sẵn hai công cụ bén nhọn nầy trong tay, Harriman tha hồ lún sâu vào công việc hành pháp như giải hòa sự lủng củng giữa 2 Bộ Trưởng ngoại giao Dean G.Acheson và Bộ Trưởng Quốc Phòng Louis A Johnson. Tháp tùng phái đoàn của Trung Tướng Matthew Ridgway đi Tokyo họp với Tướng Tư Lệnh chiến trường, Douglas MacArthur, và dặn dò cẩn thận. Tướng Arthur đừng gây hấn với Trung Quốc, thì Harriman bảo đảm với Tướng Arthur sẽ đổ bộ Inchon, Triều Tiên sẽ không bị Liên Xô can thiệp nhảy vào.
Ngày họp HĐAN (NSC) 28/11/1950, TT Truman phải tuyên bố gia tăng chi tiêu ngân quỹ quốc phòng và tài trợ quân bị chiến cụ cho quân đội, dĩ nhiên để thỏa mãn quyền lợi của bộ máy chiến tranh qua sự thúc giục sau lưng của Harriman, qua sự ký kết hợp đồng sau phiên họp:
NSC-68. Sự lộng hành của Harriman áp lực TT Truman cách chức Bộ Trưởng Quốc Phòng và Tướng MacArthur trước sự ngỡ ngàng của TT Truman và sự sửng sốt của các nguyên thủ Quốc gia dọc theo Thái Bình Dương. Harriman còn là tác giả của các văn kiện “Cấm tự hậu” Tướng lãnh không được quyền tuyên bố vung-vít chính sách Quốc-gia (Unauthorized Policy- Statements) Ngay lập tức Harriman đề nghị Tướng thân cận với ông lên thế Bộ Trưởng Quốc Phòng là Tướng Lục Quân George C. Marshall. Những việc làm độc đoán của Harriman từ 1917 cho đến 1960, chứng tỏ ông là một bạo chúa của nước Mỹ từ dạo đó tới giờ.
Ngày 5/4/1951, Harriman triệu tập một buổi họp dưới quyền điều khiển của TT Truman, Tướng mới lên Marshall Bộ Trưởng Quốc Phòng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Acheson và Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Omar Bradley, mục đích buổi họp là để áp lực TT Truman giải nhiệm Tướng Mac Arthur. Sau một phút suy nghĩ, TT Truman phải ký.
Người xưa thường nói “Con Vua thì được làm Vua, con thầy Chùa thì quét Lá Da,” cho nên mệnh số của Harriman chỉ làm được Quân-sư mà thôi, không thể làm Vua được. Hai lần ngóc đầu ra ứng cử Tổng Thống nước Mỹ, thì điều bị rớt đài (Thời kỳ bầu cử TT năm 1952 và năm 1956)
dù rằng Harriman đã chuẩn bị rất chu-đáo cho mình qua thời gian kinh nghiệm khá dài, làm chính trị rồi qua chính khách cho đến làm Thống Đốc của Tiểu Bang lớn nhứt, New-York, để gây uy tính dễ dàng bước vào con đường tranh cử làm Tổng Thống; Hai lần toan tính điều bị vỡ mộng, ông trở về chính trường với vị trí nghiệp-chướng lu-mờ. Harriman thừa hiểu thảm hoạ gieo rắc cuộc chiến VN mà thế giới sẽ nguyền rủa, nên kín-đáo ẩn dật là người thứ 3 của Bộ Ngoại Giao thời chính quyền Kennedy, nhưng ông cũng còn “quậy” dữ quá đến nỗi cản trở không cho TT Kennedy đề cử Edward Landsdale làm Đại-sứ vì sự hục-hặc giữa Đại Sứ đương nhiệm Elbridge Durbrow với TT Diệm mà trái lại còn áp đặt một người của Đảng Cộng Hòa qua làm Đại Sứ, đó là Henry Cabot-Lodge để hậu quả nhà Chí-sĩ miền Nam, Ngô Đình Diệm phải bị thảm sát vì Cụ cương quyết bảo vệ chủ quyền Quốc gia, và dứt khoát chống đối chủ trương của W.A. Harriman. Sau đó không lâu, thêm một cái chết của TT Kennedy nữa. Dĩ nhiên trong chức vụ, tân Tổng Thống Johnson cũng thừa hiểu ai là chủ mưu, nên mới tâm tình cùng Phó TT Humphrey: “chỉ vào bức hình treo trên tường có TT Diệm và TT Johnson. Ông ngụ ý “Chúng ta đã nhúng tay vào vụ giết ông nầy, bây giờ việc ấy lại xảy ra tại đây!”
Ngay khi Tân TT Johnson lên nhậm chức, vài tháng sau, tháng March/1964, ông ký bổ nhiệm Harriman đi làm Đại-sứ lưu động xa về Phi Châu cho khuất mắt; Còn Harriman, một vị đại-đế giấu mặt thì tự cho rằng: “Ông không thích TT Johnson trong việc leo thang chiến tranh VN, nên xin làm Đại-sứ lưu động và nhất là có cơ hội để thương thảo hòa bình với phái đoàn Bắc-Việt” Tại sao phải đòi cho được sự thương thảo với Hà Nội? Vì đó mới là mục tiêu chính của ông trong thế siêu chiến lược toàn cầu, mà ông là kiến trúc sư cuộc chiến VN, Harriman chỉ lùi vào hậu trường sau khi bàn-giao miền Nam cho Hà Nội qua khung sườn Hiệp định Paris, thế nên sau khi Johnson làm cho Harriman tự cảm thấy lộ nguyên hình đành phải ẩn dật trong bóng tối sau chính trường và kiếm một người khoa bảng, tài ba như Kissinger thay thế ông để bảo vệ quyền lợi cho Tập-đoàn Tư-bản thống trị nước Mỹ và cũng là những đồng liêu son sắt với ông.
Về Đệ 1 Phu-nhân, Jacqueline Kennedy, có lẽ Bà cũng thừa hiểu ai giết chồng bà! Dù rằng thể lực trong bóng tối đã tìm mọi cách bóp méo sự thật như cuốn “The Year of the Hare: American to Vietnam,” Giáo Sư Francois Xavier Winters muốn cho biết rằng tại vì TT Kennedy đem chiến tranh vào VN, báo hại ký-giả Việt nguyền-rủa cả giòng họ Kennedy. Họ cứ nghĩ rằng Kennedy mới chính là người đẻ ra chính sách, vì trong thời kỳ đó Kennedy làm Tổng Thống. Còn hai tác giả Bradleys S. O’Leary và Edward Lee, trong hai tác phẩm: “The deads of The Cold-War kings và “The Assassinations of Diem and J.K Kennedy;” Cho rằng TT Diệm buôn thuốc phiện nên bị TT Kennedy ra lệnh giết, liền sau đó tổ chức buôn thuốc phiện đã giết TT Kennedy? Nhưng người ta đâu dễ dàng tin theo như vậy! Ngay đến các tài liệu phổ biến sâu rộng trong Viện Văn-khố mà còn bị bóp méo vì một lý do mờ ám nào đó. Truyền thông văn hóa thường là một vũ khí vô cùng bén nhọn của thế lực Đen bảo-trợ nằm trong bóng tối và lợi hại gấp 1000 lần Mafia: Cứ nhìn vào truyền hình trong những kỳ tiền bầu cử tổng-thống thì thấy rõ; đôi khi thấy nóng mặt; cách vặn hỏi, bắt bẻ ngay đến vị đương kim Tổng Thống như đứa học trò bị cô giáo hạch hỏi bài vở không thuộc, đôi khi còn chỉ bày vẽ phải làm như thế nầy, thế kia… cũng như họ dựng lên những chuyện phim về chiến trường VN hoàn toàn đảo ngược trên thực tế với dụng ý đánh lạc hướng dư luận quần chúng cho ý đồ chiến lược của họ: Như Miền Nam không chịu chiến đấu cho tự do, nên họ không có tự do. Quân lính Miền Nam không chịu đánh CS mà để quân đội Mỹ đi hành quân “Tìm và diệt địch” còn Lính VN “tìm và tránh”.
Nếu Bà Jacqueline Kennedy muốn tái giá, thì ở trên trần gian nầy không ai vĩ-đại, và tài giỏi bằng TT Kennedy! Bà chỉ còn cách phản đối ngầm là lấy bọn tài phiệt để nuốt căm hờn, nhưng người tài phiệt đó nhất quyết không phải là trong bọn tài phiệt Mỹ. Báo chí Mỹ hồi đó cũng làm bộ đăng qua loa: Con dâu giòng họ Kennedy tại sao tái giá? Được trả lời: “dù đã có hai con, nhưng Bà vẫn còn quá trẻ, chỉ có đơn giản là thế! Rồi báo chí được lệnh ngầm không ai bàn tán nhiều về vụ nầy, cứ để cho nó lu-mờ bỏ lại sau lưng theo thời gian qua đi. “Cứt Trâu để lâu thành bùn”.
Những hành động nêu trên của Harriman, và chính ông là tác giả của vở bi kịch đó, Việt-Nam từ ngày HĐAN (NSC) 21/9/1960 cho đến nay vẫn còn diễn tiến, dù Harriman đã xuống 9 tầng hỏa ngục ngày 26/7/1986. Ngày nay Harriman đã không còn nữa, nhưng học thuyết cũng như tư tưởng của Harriman vẫn còn… Cái Nhóm học giả Dân Sự do ông sáng lập năm 1950, vẫn thay da đổi thịt qua năm tháng bằng bổ sung thêm những thiên tài mới cho thế hệ hậu sanh khả quý. Những cái gì xảy ra cho VN ngày xưa, lại xảy ra giống như ở Iraq; Thí dụ riêng về cách xử dụng Nhân sự, như một ‘quyền nữ’ Condy-Rice xuất hiện sơ-khởi ở HĐAN (NSC) sau ra làm ngoại giao để điều hành chính sách, y-chang in như đúc trường hợp Kissinger. Ðó là lý do tại sao không ai biết được George H.W.Bush là người kế vị từ 1960 đến 2008. Vì có “di truyền dòng máu tình-báo” nên Bush-Cha núp rất kín đáo sau bóng tối hậu trường để tránh tiếng đời mai-mỉa! Ngườii em cuối cùng của dòng họ Kennedy là Edward Kennedy đã tuyên bố vào năm sinh nhựt thứ 90 của W A Harriman. “Nếu không có ngài chủ trương bạo hành trong thế kỷ 20 thi chúng ta không thể có một thế kỷ 21 an toàn trong trật tự thế giới mới “The New World”. Thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói rằng: “We couldn’t have held the twentieth century without him”. Vì thế chiến lược 100 năm (1920-2020) mà đời người thì quá ngắn, 1968, Harriman đã 77 tuổi lại muốn trao ngôi đại đế dấu mặt hoàn vũ cho người con trai của viên phụ tá (Prescott Bush) là phi công chiến đấu tài ba trong giòng máu bốn đời thiên-phú về tình báo. Chúa sẽ ban phước cho chàng trai trẻ nầy đánh gục Liên Xô cuối thế kỷ 20 để rồi bắt đầu thế kỷ 21 nhân loại sẽ sống trong hoà bình hầu dùng nỗ lực và trí thông minh chống lại với “THIÊN-TAI! Hãy bỏ lại NHÂN-TAI sau lưng!? Người phi công tác-chiến hào hùng đó là thiên tài George H W Bush.

(con tiep)

hieunguyen11
07-22-2011, 05:10 PM
Mình có nhiều cơ hội để dẹp gọn Hà Nội, cơ hội thứ I là sau Mậu Thân 1968, chúng không còn quân, hậu cần và du kích thiệt hại rất nặng. Nếu Tổng Thống Thiệu ngán Mỹ thì để hội đồng tướng lãnh đứng ra bắc tiến và đặt Mỹ vào chuyện đã rồi, là xong ngay. Thứ II là sau cuộc dội bom B52 xuống Hà Nội, chúng sắp sửa treo cờ trắng, nếu mình Bắc tiến thì rất dễ dàng mà ít tổn thất. Nghĩ lại mà tiếc hùi hụi.
Cám ơn anh vinhtruong nha
HN11

vinhtruong
07-22-2011, 08:33 PM
Chào em hieunguyen11 có đưa ra 2 cơ hội để dẹp gọn Hà Nội...
(1) anh chỉ tóm gọn như thế nầy: Hà Nội là hậu cần an toàn để chiếm miền nam theo định kiến-1 (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon: dissolution GVN) vì thế Permanent Government trang bị cho KQVN phi cơ short-range như T-6, T-28, T-37, T-38 và chỉ chở pháo chuột đưới cánh 1000pds snack-eye mà thôi,

(2) Chiến dịch Linerbacker-II, Hà Nội đã đầu hàng rồi vì đã bắn hết trên 1300 SAM và không còn chiếc nào trong tay, nhưng Mỹ không cho đầu hàng, mà theo lộ-đồ chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972 cũng như ĐBP dưới đất 1954, vì Hà Nội đầu hàng là sẽ bể kế hoạch chiến lược toàn cầu Eurasian-1 (1920-2020) là tái thiết VN như Marshall-Plan, Âu Châu, Nhựt sau 2 trái Bom nguyên tử - lấy chiếc ghế LHQ của THQG giao cho TQ nên giải nhiệm tướng Mc Arthur, giao VNCH cho Hà Nội thống nhứt để có thế mạnh đấu đá với TQ về thềm lục địa Biển Đông sau khi Mỹ di tản chiến thuật về Trân Châu Cảng 1973 qua Case-Church Act, để 10 năm sau cùng 2010-2020, Mỹ sẽ Roll-Back, và VN sẽ giúp Mỹ một tay trù dập TQ đưa Ấn Độ lên hạng-2 thế giới, và VN sẽ trở thành mũi nhọn (spearhead) sừng sỏ nhứt của NATO phương đông mà nước nào cũng kính nể. Dĩ nhiên Hà Nội sẽ lần lần thay đổi thế chế không có tiếng súng như thả tù lương tâm Bà Thanh Thủy và kế đó Hà Huy... một nhóm luật sư bị cầm tù với résume khá tốt “Those cakes were baked long ago… what would come next” để soạn thảo một hiến luật đứng đắn cho Tư Bản Mỷ rút vốn từ TQ đầu tư vào VN, vì phải bỏ vốn an toàn nhứt là khai thác đầu hoả tại thềm lục địa VN.

hieunguyen11
07-22-2011, 09:45 PM
Anh vinhtruong kính mến,
Em muốn tâm sự với anh những gì em nghĩ không biết có đúng không, anh cho em biết nha.
Phần trên 2 anh em mình nói về quân sự. Còn chính trị theo em thì những đồng minh nào mà không nghe hoặc không làm theo Mỹ thì không tồn tại. Đầu tiên mỹ muốn đem quân qua VN để giữ tiền đồn chống CS, Tổng Thống N. Đ. Diệm không làm theo nên bị mỹ giết. Đến nền Đệ II Cộng Hoà, Mỹ muốn Miền Nam thực hiện Dân Chủ một cách tuyệt đối, nhưng T.T. Thiệu không nghe bằng cách độc diễn việc tranh cử, ngoài ra còn nhiều việc nữa mà TT Thiệu không làm theo nên Mỹ bỏ Miền Nam. Philippine, Nam Hàn, Đài Loan...làm theo Mỹ nên họ tồn tại. Nhật đã thua Mỹ nhưng Mỹ đâu có bắt Nhật làm chư hầu như Trung Cộng đâu. Nhật Hoàng khôn khéo nghe theo Mỹ, nên Mỹ giúp Nhật phát triển và đứng vững. Đúng không anh, xin cho em biết nha!

vinhtruong
07-25-2011, 03:54 PM
Em muốn tâm sự với anh những gì em nghĩ không biết có đúng không, anh cho em biết nha!... Nơi đây anh cũng chỉ tâm sự với riêng em mà thôi!

Vấn đề chính trị thật ra vô cùng phức tạp: nó xuất phát từ thế siêu chiến lược mà 6 người thông thái giàu có của Mỹ qua cuốn sách “The Wise Men” thống lãnh thế giới. Họ đi đến quyết định cho thế chiến lược toàn cầu 100 năm từ 1920-2020 mà họ đặt cho cái tên Eurasian Great Game, sẽ tách rời các nước Cộng Hoà LX để theo Mỹ trước tiên và kế tiếp là các nước Cộng Hoà TQ nằm vào khu vực Trung Á sẽ tách rời qua bửu bối “tối huệ quốc” (The freedom support Act), các nước Cộng Hoà nầy mức sống của họ cao hơn người dân ở Moscov và Bắc Kinh. Ðể kết thúc Eurasian-1 Hoa Kỳ, đang trù dập TQ trong 10 năm sau cùng 2010-2020 để đưa Ấn Ðộ thế vào cường quốc thế chưn chỗ TQ cho sách lược Eurasian-II (2020-2120).
Biển Đông, đoạn kết của sách lược “Eurasian Great Game-1” (1920-2020) - 10 năm sau cùng Hoa-Kỳ phải đưa Ấn-Ðộ thế ngôi vị hạng-2 của T.Q!

Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1920-2020: là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ như hiện nay đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh. Từ đó Mỹ đứng làm chủ cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phải phục tùng theo quyền lợi Amarican First. Hay nói cách khác Mỹ là soạn giả Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị, rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, thoạt đầu Liên Xô hạng-2, đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX hứa cho TQ 1972, và bây giờ Mỹ (Obama) đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đủ điều kiện cần và có (criteria) vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công-lực bằng cách nhập Việt Nam một nước rất chịu đánh đấm vào trục Ấn Độ để chận cửa ĐNÁ và Đông Á. (US President Barack Obama has hailed India's rise as a world power, days ahead of a visit to the country, calling the South Asian nation a "cornerstone" of US engagement in Asia.Obama said "my vision is a US-India partnership in which we work together to shape a more secure, stable, and just world"). Vừa rồi Bà Hillary Clinton qua Ấn Ðộ xác minh thêm một lần nữa.

-1) Từ năm 1880 GDP Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới đến năm nay 2010 Mỹ đứng nhất đã được 130 năm .

-2) 1918 chiến tranh thế giới thứ-1 nổ ra: (tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới)
Mỹ viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ-I.
Sau chiến tranh thế giới thứ-1, Anh suy yếu, Nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới,

-3) 1939 chiến tranh thế giới thứ-2 nổ ra: (tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới)
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ-2, sau chiến tranh thế giới thứ-2, Nga suy yếu, nước Trung Quốc ngoi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

-4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngõ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến-2 (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới) Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA áp lực lo chở di tản T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, (lập lại DC-6 CƯỠNG BỨC chở TT THiệu qua Ðài Loan) cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc, gây nên 1 Trung Quốc kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ giúp đỡ, để có cớ kéo lên theo tư bản sau. Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan, renewed, reactivated nên VN mới có tàu ngầm và phi cơ tối tân do Mỹ cà Credit Card cho công nhân LX có công ăn việc làm. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phải nhận nguyên vật liệu từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc

-5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush (tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới)
Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sõ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, chỉ bị tiêu hao rỉ máu về kinh tế rồi ngã chết, dĩ nhiên 10 năm sau cùng trù dập TQ thì quá dễ (như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn thì trái lại tuyên bố : muốn diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa căn bản về tư bản, nhưng triều đại 2 Skull and Bones phải sản xuất vũ khí là phương tiện và nắm vòi xăng để thống lãnh) Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nỗi sông ngòi Cửu Long trứng cá cũng bị tiêu diệt, giây trồng khoai lang, hom khoai mì đều bị khô cháy phải ăn bo bo) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị thiên đàng Cộng Sản mê hoặc. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới.

-6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới) Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biển Đông.

Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới. Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thễ xảy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phải hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô… Chẳng nước nào coi trọng, nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu… Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn đễ dằn mặt hai nước kia. Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay chính ông nội Mỹ là thủ phạm (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn).
August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần. Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120. Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”:
-Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tỉnh theo đạo Hồi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Một nước Trung Hoa thay đổi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa.
-Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẻ lắm rồi như đang có kế hoạch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm để hù doạ TQ.
-Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ một ít mà không hữu dụng, quanh năm tuyết phủ, dân số được phân nửa Mỹ, nên không bao giờ qua mặt Mỹ được.
-Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa mà còn bị Mỹ đì vì lỡ dại chơi với TQ….
Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ được 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới nữa với điều kiện phải chia năm xẻ bảy TQ. Nhưng TQ rất khôn sẽ nhường Mỹ và mềm như con bún để bám được hạng-2 thế giới. Vì thế rất may cho sự khôn ngoan của TQ Mỹ sẽ xét lại và cho TQ quản lý việc khai thác dầu khí vùng phụ cận như tại Biển Đông và đóng thuế cho các nước có chủ quyền trên thềm lục địa do LHQ quyết định, chủ yếu bán sản phẩm bằng dollar Xanh do Mỹ quyết định thương trường phân phối sản phẩm.
Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang, sau đó như Anh, Pháp bây giờ, phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang. Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga, Trung Quốc, nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc, Trung Quốc nói gì cũng phải nghe. Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới, đúng theo Eurasian Great Game-1 để chuyển qua 2, vì vòm trời không bao giờ có hai mặt trời cùng mọc một lượt.
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị (giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau: Mỹ kiếm cớ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ", tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ, đó là cái láo cá của Mỹ khi bắt tay Mao Trạch Đông 1972. Không bán được hàng, tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản, còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả, và chủ mưu như thế. Mỹ sẽ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp, để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới. Trò chơi chiến tranh kinh tế kiểu mới nầy Mỹ rất Exciting.
Áp thuế phá giá 30% lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau, gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc, sau khi chơi trò Chó Mèo ngộ độc, trẻ con bị đe doạ qua trò chơi mới… Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng (Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần) TQ không bình yên với Mỹ đâu! Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD, các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, và chuyển qua VN như là cơ duyên nghiệp quả, vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc triền miên. Mỹ đánh Iran, mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, lập lại chuyên cô lập dầu hoả cho Nhứt trong thế chiến-2, để công nhân không còn phương tiện di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt. Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc, kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công đó là nghề cũa chàng (giống như Nga buộc phải tấn công Georgia) Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp, tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan ra tro.

Chiến tranh thế giới thứ III :
Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng đánh bằng quân sự, Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc. Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu, bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam sau nầy nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela nhằm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triển khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên. Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như: Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc. Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu ở Đảo Điếu Ngư của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới, Ngụy-tạo điều kiện lập lại Vịnh Bắc Việt (Tonkin Incident) gọi là Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn, Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía, kể cả đánh bằng nguyên tử: Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên - Phía Đông có Đài Loan - Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan, có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa (vào cơ hội nầy VN chấm dứt sách lược đu dây để không thành bãi chiến trường, đó là cái khôn ngoan của VN), Trường Sa. Mỹ đang ve vãn Việt Nam và Miến Điện, phía Nam có Ấn Độ, phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan; Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc.
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụn, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng (xác nhập đảo Hải Nam, HS, TS) Nhật chiếm 1 miếng, (đảo Điếu Ngư) Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây Tạng độc lập, hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo, quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số: Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông, Tiều, Quan Thoại... Đoạn kết Eurasian-1, Nam Hàn thống nhất nam bắc Hàn trong tình trạng huy hoàng không đau khổ như ở VN, Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu: Ba-Lan, Rumani... sau 1991. Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện… sẽ được bầu cử tự do giống như Iraq, một nước dân chủ là cơ chế mẫu cho các nước Trung Đông, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước nào sống thì sống, mà muốn chết thì chết. Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ trong Eurasian Great Game.

Ðể tóm tắt về mục nầy, em có thể nhìn về “mặt nổi” sự đón tiếp lãnh tụ VN thì rõ:
- TT Ngô Ðình Diệm: TT Mỹ Eisenhower và Quốc Hội đón tiếp vô cùng trang trọng kể cả thành phố lớn nhứt New York 1957.
- TT Nguyễn Văn Thiệu: có quá tệ nhưng cũng toà bach ốc phía tây San Clementi.
- Nhà lảnh tụ VN: Ở hậu-môn, vì đối với Permanent Government không gọi VN là Cộng Sản mà gọi là Mafia VN theo trong lộ-đồ Màn-2 giai đoạn-2 của sách lược Eurasian-1 về “mặt chìm”; còn “mặt nổi” là Cộng Sản để thế giới có mục tiêu mà tấn kích mà quyên đi sách lược “bỏ phiếu bằng chân” tàn độc, tạo nên một cái nghĩa trang gần nửa triệu người nằm dưới đáy biển TBD.
- Sẽ nối tiếp như hồi đón đầu tiên vị lãnh tụ một nước VNCH, nhưng chỉ khác bây giờ thống nhứt dân chủ và hùng cường như những gì Hiệp định Genève 1954 mà chỉ có độc nhứt phái đoàn Mỹ cương quyết chống đối chia đôi VN (nhưng sự thật trong sách lược chia đôi 3 quốc gia có Ðức, Triều-Tiên và VN theo thiết kế của George Kennan. Sau cùng thống nhứt nước nào có quân đội Mỹ ở lại làm hậu cứ thì cứ việc đưa quân qua chiếm nước kia, duy chỉ có VN thì Mỹ hơi vất vả là trong vòng 72 tiếng phải thay đổi 3 tổng thống và cái quan trọng nhứt là “đuổi Mỹ”. Mỹ người khách bị chủ nhà đuổi nên phải “đồng minh tháo chạy”.

Queenbee-1

vinhtruong
07-26-2011, 03:02 PM
VƯỢT BIỂN TÌM TƯƠNG LAI CHO CON CHÁU

Một tài liệu mật của CIA đã tiết lộ cho thấy: “Sẽ có một cuộc chạy trốn trong hỗn loạn ra khỏi Việt Nam và Cộng Sản BV khủng bố, trả thù!” Chúng tôi, những người lính chiến, trực diện với chiến trường phải chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào tài liệu nầy, để cho các cấp thật cao chạy ra khỏi nước. Hậu quả của cảnh ‘Rắn mất đầu’, để rồi người chiến sĩ chiến đấu đến giờ phút cuối cùng phải buông súng bị bắt vô tù cả lũ. Thật là một màn tuyệt luân trong vở bi-kịch dài mà W.A. Harriman (1891-1986) là soạn giả qua Henry Kissinger là đạo diễn đặc trách trong màn diễn phụ có cái tên là “Pennsylvania” nhưng đầy dẫy tang tóc bởi những cuộc ‘đi đêm’ với CSBV Hà-Nội, đi đến bức tử chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa… Để rồi, những Sĩ quan cấp nhỏ như chúng tôi phải chịu cảnh gọi là được sự khoan hồng của Đảng cho đi “Học tập cải tạo” Nhưng thực tế đó là một sự trả thù dã man nhất giữa con người đặt ra, để đày đọa, thủ tiêu lần mòn con người.
Sau một thời gian gần 13 năm tù đày, tôi phải sáng mắt để tìm đường vượt biển. Thế mới biết qua tài liệu mật, sự tiết lộ của CIA, đúng theo sự thiết kế tính trước của họ, thật không sai chút nào về thảm trạng. Sự khủng bố đã xảy đến cho chúng tôi trên thực tế thật vô cùng thảm khốc, kinh hoàng vượt qua khỏi sự ước tính dự trù của kế hoạch! (Dù rằng cuộc họp tháng 10 năm 1972, Kissinger đã tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay” Sau khi bí mật bàn giao Miền-Nam cho Hà Nội và nhắn nhủ CSBV không nên căm thù các viên chức và Quân đội Miền Nam, mà kẻ thù số (1) là chính cá nhân mình, số (2) là các Đảng viên với nhau, số (3) là toàn dân mà trong đó có vài Đảng viên CS. Hiện tại thì chưa ai hiểu nổi, nhưng 30 năm sau quả đúng là lời tiên-tri của Harriman, người đại đế giấu mặt của thế giới.

Trong thực tế, có cả chục ngàn chuyến vượt biên, nhưng xem ra chả có chuyến vượt biên nào giống nhau cả. Với hoàn cảnh, số người, phương tiện, chiếc ghe, con tàu, máy tàu, thời tiết, biển động, thời gian lênh đênh… tất cả cũng đều là những khoảng cách kéo dài khác nhau… nhưng chỉ giống nhau ở chỗ tăng thêm thảm trạng khốn cùng của những kẻ đã đi tìm sự sống trong cõi chết… với nét mặt luôn luôn lo âu hằn lên đầy thống khổ… nhìn về phía chân trời mờ mịt… vô định, trong tim óc luôn khắc sâu lảng vảng bóng dáng tử thần!.
Tôi cũng thừa hiểu, người Tù nào với năm tháng quá dài lại không mòn mỏi được ra khỏi tù; Vì cứ tưởng ra khỏi tù là trút xong mọi gian khổ, nhưng không! Gian khổ, nhục nhã còn kéo dài lê thê cả đời người chưa dứt, mà kéo theo cả đời con, đời cháu nữa. Thôi đành phải tìm cách liều mạng thêm một lần nữa, hy sinh đời bố để củng cố đời con.
Rồi một ngày, có người đến rủ rê, mời mọc, cho tôi đi vượt biên cùng với họ, khỏi phải đóng góp. Họ chỉ cần xử dụng tôi như một công cụ biết nói vì tôi có một chút ít Anh-ngữ, phòng khi gặp tàu bè nước ngoài để giao tiếp. Nhưng một mình tôi đi ra nước ngoài để làm gì? Không con, không cháu; vã lại, tôi cũng đã từng ở dưói chín tầng Địa ngục đang ngoi lên, thì đâu cũng là Thiên Đàng cả! Tương lai Con Cháu tôi mới là điều tối quan trọng, và chỉ có như thế tôi mới dám hy-sinh tính mạng, kết cuộc, tôi từ chối không đi với họ.
Đứa con gái lớn của tôi vì quá thương Cha và rất hiểu tâm trạng của tôi, nên nó bán tháo cái nhà được vài cây vàng và mua được một chiếc ghe cũ-kỹ, đáy bằng đi sông, hai bên mũi có vẽ hai con mắt (đen trắng đỏ) theo tục lệ của các ghe thuyền đi trên sông rạch… Một điều tối ư quan trọng là bản đồ và địa bàn, hai thứ nầy (hình ở cuốn 2 “The New Legion”) bản đồ nhỏ in trong cuốn tự-điển và địa bàn như cái đồng hồ đeo tay của hướng đạo sinh. Bao nhiêu đó là những vật cụ cứu cánh cho cuộc hải hành, làm sao tôi dám chường mặt để tìm mua những thứ nầy trong điều kiện khá rõ ràng hơn, trong khi tôi mới ra khỏi tù và đang bị Công-an địa phương theo dõi.
Trong 100 ngày ròng rã, mỗi ngày khi trời tờ mờ sáng là tôi đã thức dậy ra sau nhà, dùng xẻng và cuốc đào một cái ao thả cá, bề ngang 6 thước bề dài 30 thước. Trong khi đó tư tưởng tôi dồn hết mọi nổ lực để suy nghĩ đến chuyến vượt biên quá mong-manh nầy. Đi đâu? nước nào? Vào thời gian nào gió lặng? “Tháng Ba bà già đi biển” là không kịp rồi vì tôi mới ra khỏi tù được gần một tháng! Dĩ nhiên tôi chọn nước nào gần nhất như Thái-Lan hoặc xa lắm là Mã-Lai… vì đây là chiếc ghe đi sông, nên chạy dọc theo bờ biển là điều nên áp dụng cho chuyến hải hành, cùng nhiều trường hợp khác nhau cũng như tình huống bất trắc xảy ra để giải quyềt.
Đến ngày thứ 85, tôi đã thả một đợt cá Phi giống đầu tiên, các Công-an chìm, nổi đều tin-tưởng tôi đang là người mà theo họ nghĩ “Học tập tốt, lao động tốt”.
Ngày 12/5/1988, gia-đình tôi, gồm tôi, 3 đứa con và 2 đứa cháu cùng âm-thầm dùng chuyến xe đò thường nhật chạy xuống các tỉnh Miền Tây, nhưng khi xe ghé qua kinh Long-Định thì chúng tôi xuống, chúng tôi ăn-mặc rất đơn-sơ như người dân quê địa phương. Bước xuống đi băng vào chợ để che mắt công-an chìm theo dõi. Mọi người, kẻ trước người sau, mon-men theo một con hẻm, đường đất gồ-ghề chạy về hướng Nam, dưới dãy hàng dừa nằm dọc theo bờ đê, cùng song song bên trái là con rạch nhỏ. Chiếc ghe và người tài công đang phục chờ chúng tôi tại cuối một con rạch nầy, cách xa chợ Long-Định chừng 2 cây số. Người tài công là thổ địa của vùng sông rạch, anh biết rõ lúc nào con nước lên xuống cũng như các ghềnh, giàn đáy và các cồn cát, từ Long-Định ra tới cửa biển vào khoảng 60 cây số.
Bóng đêm cũng toả xuống mau lẹ, xa về cuối đám dãy hàng cau. Chúng tôi được chủ nhà nơi đây cho một bữa ăn rất đầy đủ hương vị Quê-hương, nhưng nào có ai thưởng thức được gì, ngoài những tiếng thở dài, hồi-hộp, não-nuột. Nhai những hạt cơm giống như nhai sỏi đá, tôi có thể hình dung chúng đang di chuyển khó khăn từ cửa miệng xuống cuống họng và tụt xuống đến dạ-dày như những vật cứng chuyển động một cách chậm chạp, khó-khăn.
Khi màn đêm bắt đầu bao phủ hoàn toàn, một em bé trai trạc hơn 10 tuổi chạy về, hướng dẫn, chúng tôi theo nó ra đến nơi ghe đậu để bắt đầu xuất hành. Trên đường đê trơn trợt, thằng bé thình-lình ra dấu cho chúng tôi vào núp một khoảng bụi rậm và ngồi đây chờ. 10 phút sau có tiếng máy ghe đuôi tôm to dần… rồi vụt tắt. Thằng bé hướng dẫn chúng tôi ra một bờ rạch nước cạn, rồi mỗi người tự lội bì bõm qua đám sình cao đến đầu gối. Leo lên đến ghe thì ai ai cũng bị giày dép dính chặt, nên phải kẹt bỏ đại dưới đáy bùn. Kể từ giờ phút nầy, mọi người đều phải núp kín trong lòng ghe để cho các tàu tuần của VC cứ lầm tưởng lẫn lộn với những chiếc ghe chở trái cây gồm chuối, dừa… ra chợ Mỹ Tho để bán.
Ngồi trong lòng ghe, trống ngực tôi đập thình-thịch không khác gì những lúc sắp đáp thả Toán Biệt Kích Strata vào đường mòn Hồ-Chí-Minh. Tất cả mọi người gồm 4 đứa trẻ và 9 người lớn, ai ai cũng đặt hết niềm tin vào anh Hai tài công sông rất quen thuộc ở vùng nầy. Đang đi ngang vùng nguy hiểm, những ánh đèn vàng mờ ảo của thành phố Mỹ Tho đang lố nhố hiện ra bên hông trái tôi, phải tránh né các ghe xuôi dòng, các phà đang băng qua sông, xuồng chèo, ba lá dày đặc nơi bến chợ, bến đò. Qua kẽ hở mui lá, tôi cảm nhận như có điềm tốt là con nước đang chảy xiết rút ra cửa biển. Qua khỏi Mỹ-Tho một đoạn khá xa, khi nước thủy triều đang xuống, lòng sông vắng lặng ít xuồng-bè qua lại.
Thình-lình, tiếng máy nổ bất thường… rồi tắt tịt, Tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, anh Hai đang cố gắng giật dây kéo máy; cứ mỗi lần giật dây, là mọi người ai nấy cũng đều cầu nguyện. Nhưng hú hồn, hú vía máy bỗng nổ lại một cách ngon lành. Trước buổi chiều nay, chúng tôi góp tiền mua được thêm một cái máy đuôi tôm, tuy cũ nhưng vẫn còn tốt và một chiếc bougie mới toanh hiệu Champio, nên cũng thấy vững tâm được phần nào. Riêng theo kinh nghiệm, thì anh Hai tài công có ý nên mua thêm vài cái chong-chóng để phòng khi bị sóng đánh gãy. Nhưng dù gì đi nữa, điều quan trọng nhất cũng phải ra khỏi cửa biển trước khi mặt trời mọc để khỏi bị công-an theo dõi rượt đuổi.
Thình-Lình, máy lại tắt một lần nữa, anh Hai lại lăng-xăng giật dây máy liên hồi cho đến khi máy nổ lại, trong sự cầu nguyện van vái của mọi người, Tôi đang bâng-khuâng lo sợ khi ra đến cửa biển không còn kịp, để nương nhờ vào bóng đêm bao trùm che khuất. Bây giờ đã 3 giờ sáng, đang hiện lên nơi cây kim lân tinh trong chiếc đồng hồ đeo tay.
Máy lại tắt… như vậy là không biết bao nhiêu lần, làm sao ra cho kịp đến cửa biển đây!
Không kịp rồi! gần tới cửa biển trời sáng sớm hơn, chiếc ghe đang xé nước lướt nhanh tới trước, nước rẽ hai bên nhập với sức đẩy cuồn cuộn phía sau, tạo thành lớp sóng trôi lan dần vào bờ, rác rưởi quyện với lục bình trôi nổi đầy sông theo con nước xiết chảy ra biển. Rừng cây đước trước mặt, báo hiệu sắp đến cửa biển, đước là cây rừng mọc dưới nước nửa mặn và nửa ngọt, sớ mịn và chắc, dùng làm củi đốt rất lâu tàn. Tôi thấy một chùm rễ to như bàn tay năm ngón, chụp xuống đất sình, cố chống đỡ thân cây khô cằn chơ-vơ trên mặt nước. Rễ của nó bám giữ đất phù-sa, làm bờ sông hai bên lớn dần ra biển, thân cây đước cũng là hàng rào thiên nhiên chắn gió cùng sóng biển rất tốt để giảm thiểu sự xoi món, Trái của nó có cái đuôi dài và nhọn, từ trên cao rớt xuống cắm phập vào đất sình, cái đuôi bám sâu xuống đất, nước thủy triều lên xuống không làm trôi được và từ đó đâm mầm mọc rễ.
Rồi chuyện gì đến sẽ đến, chiếc ghe mong-manh nầy lại từ từ đang chạy ra cửa biển, “Trạm biên phòng” Tôi phập phồng hồi-hộp, lúc nầy mà máy tắt nữa thì không biết số phận chúng tôi sẽ ra sao đây? Trong lúc ánh nắng ban mai bắt đầu nhen nhúm tận chân trời, tiếng máy đuôi tôm nổ đều đều như muốn thách-thức kêu gọi, một chiếc tàu tuần sơn màu trắng đang làm nút chận, neo giữa lòng sông của cửa biển. Tôi dán con mắt vào chiếc tàu tuần nầy với mong sao nó đừng nổ máy, vì sẽ phát hiện ra chúng tôi đang toan vượt biên. Ác nghiệt thay, chiếc ghe không còn con đường nào khác phải chạy vượt ngang qua nó, những gợn sóng tạo ra bởi chiếc ghe của mình, cũng đang dồn tới làm lay động chiếc tàu tuần, rồi cách 100 thước… 50 thước… chiếc tàu tuần màu trắng vẫn nằm yên không nổ máy chỉ chao động đôi chút, chẳng lẽ bọn Công-an nầy vẫn còn ngủ? Hay chúng đã quen nghe, nên phân biệt được giữa tiếng động cơ đi biển và tiếng động cơ ghe đi sông? Ðể không còn gì ngoài một cảm nghĩ: “ôi, để ý làm gì cái thứ ghe đi buôn trái cây trên sông đấy mà!”
Càng gần cửa biển, lòng sông càng rộng, gió thổi mạnh và sóng cũng bắt đầu to, và đang đập ngay trước mũi làm chiếc ghe bắt đầu nhấp nhô lên xuống; Trời dần sáng, mờ mờ phía trước sương mù phủ che từng làn sóng bạc. Lúc nầy tôi vẫn tiếp tục hồi-hộp nhìn qua kẽ hở và nhủ thầm: Anh Hai nầy giỏi thật, tôi thấy anh luồn lách qua không biết bao giàn đáy, lưới nổi, lưới chìm, cồn cát… ánh nắng ban mai chan hoà trên mặt nước, có đôi khi tôi nhìn xuống mà muốn đứng tim, vì đáy ghe đang lướt qua và muốn chạm vào giàn đáy nơi cồn cát. Lúc nầy tôi mới gật đầu mừng thầm: “cũng may nhờ chiếc ghe đi sông, đáy bằng không phải đáy nhọn sâu để chẻ sóng, nên cũng đỡ bớt đi sự nguy hiểm!” Nếu vướng mắc vào cồn cát vào lúc nầy thì coi như đi tù cả lũ, còn vướng vào giàn đáy mà chân vịt xoắn vào dây nylon thì không biết điều gì sẽ xãy ra đây!? Nhưng cũng may nhờ chiếc ghe quá nhỏ, đáy bằng nên không bị vướng phải những giàn đáy giăng nơi cạn. Có nhiều lúc, phải dùng cây sào chống đẩy ra khỏi cồn-cát khi bất chợt thấy hiện ra đằng phía trước mặt.
Đi ra khỏi cửa biển cũng khá xa, lúc nầy chỉ có một mình tôi là được ngồi trước mũi ghe để điều hành phương hướng cho chuyến hải-hành. Tôi cẩn-thận, đeo tòn-ten chiếc địa-bàn nơi cổ cho khỏi bị rớt xuống biển, còn cuốn từ-điển có in chiếc bản đồ tí-hon được tôi kê dưới đít ngồi lên cho chắc ăn. Bỗng dưng cùng một lúc, tôi và anh tài công đều thấy ở xa sau đuôi, bóng dáng chiếc tàu tuần màu trắng hồi sáng đang đuổi-theo sau lưng chúng tôi, không có vũ khí trong tay mà chỉ có đàn bà và trẻ con. Tôi huy-động các thanh-niên còn lại, cố bám chặt chiếc máy, và cho nổ máy đuôi tôm (cu-le 4) dự phòng. Lúc nầy, đầu mũi ghe nhỗng cao lên, 2 máy đuôi tôm cu-le 4 đều nổ ngon lành đẩy chiếc ghe nhỏ bé nầy như muốn bay lên khỏi mặt nước. Nhưng bên trái chúng tôi, dường như có một chiếc tàu cây, được lệnh đồng bọn báo động rượt bắt chúng tôi, nó đang xả hết tốc độ lao vùn-vụt về hướng chiếc ghe đang hoảng sợ, thêm vài ghe đánh cá đang đánh bắt trong vùng, nhưng chắc chắn có Công-an trên đó, cùng một lượt hướng mũi về hướng chúng tôi với tất cả sức máy.
Mọi người trong ghe đều biết, và chỉ còn chờ đợi nghịch cảnh đau buồn sẽ xảy đến!
Chúng tôi, tất cả như muốn nín thở giữ thăng-bằng cho chiếc ghe được xả hết tốc lực mong mau mau vượt đến hải phận Quốc-tế. Cứ nhịp độ và tốc lực như thế nầy, chúng tôi hy vọng chúng sẽ tự bỏ ý định rượt bắt.
Tôi ngoái cổ nhìn lại phía sau, thấy bỏ xa các ghe đánh cá và luôn cả chiếc tàu gỗ cũ kỹ, bây giờ chỉ còn chiếc tàu tuần màu trắng, nhưng vẫn còn cách xa chúng tôi. Ai bảo 2 máy cu-le 4 không vượt nổi tàu tuần? Nhưng thật ra, vì chiếc ghe mình quá nhỏ nên nó mới phóng được nhanh như vậy!
Bây giờ chiếc tàu tuần chỉ còn là một chấm đen. Hy vọng nó bỏ cuộc rượt đuổi vì chúng tôi hình như đang trong hải phận Quốc tế! Thình-lình, một máy bên trái bỗng tắt tịt, có lẽ vì xử dụng quá sức, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục xử dụng tối đa sức máy còn lại để thoát khỏi vùng nguy khốn càng xa càng tốt.
Hai tiếng sau, chiếc máy còn lại cũng tắt luôn giữa biển cả mênh-mông, trên trời, dưới nước chỉ còn duy nhất có một chiếc ghe côi-cút của chúng tôi lặng lẽ trôi đi, Chiếc tàu tuần đe dọa đã mất hẳn dưới chân trời mờ-mịt. Buổi chiều buông nhẹ xuống biển, mông lung đẩy đưa chiếc ghe trôi dạt về một phương trời vô định. Ánh nắng le lói từ hướng Tây đã yếu dần, giờ ngọn hải-đăng ở Vũng Tàu đang xoay đều và lớn dần, tôi lẩm-bẩm, gió mùa Tây Nam đang chuyển hướng thổi rất mạnh trên biển Nam-Hải? Chiếc ghe trôi ngược về Vũng Tàu với một vận tốc ít nhất cũng trên 15 hải lý một giờ hay hơn thế nữa. Thời tiết thay đổi đột ngột như vậy, dù ghe tôi có xử dụng được cả hai máy hoàn toàn tốt, cũng không dễ dàng chạy đến Thái-Lan vì ngọn gió khắc nghiệt đã chuyển qua từ hướng Tây Nam qua trực Tây, cùng với những cơn mưa giông vào buổi chiều. Rồi một cơn lốc quá mạnh, đến nỗi cái mui trần bằng lá đã bốc khỏi chiếc ghe bay lên trên không và rơi tỏm về phía sau, chiếc ghe xoáy vòng như muốn bốc lên khỏi mặt biển. Đàn bà và trẻ con khóc ré lên vì hoảng sợ khi nghe tiếng gió hú từng cơn đến rợn người. Có người buông ra những câu như tự trách móc lầm lẫn phải đi vượt biên trên chiếc ghe dành để đi trên sông. Có người đòi vô bờ liền ngay bây giờ, dù có bị tù, rồi đi chuyến khác cũng được. Có người than khóc “Ba biểu đừng đi mà cứ đi” cùng với tiếng niệm kinh cứu khổ cứu nạn!
Cơn mưa giông buổi chiều đang cuốn xoáy chiếc ghe quay tròn trên mặt biển, nhấp-nhô, lặn- hụp dưới những cơn sóng gió rít lên gào thét. Mọi người dường như không ai còn sức để mà than khóc, tay quờ-quạng quăng xuống biển tất cả các thùng nước ngọt, để cho trống chổ, rồi buông rơi tấm lưng xuống sàn ghe cho đỡ mệt vì sóng đập. Họ nhắm mắt lại để khỏi thấy vũ-trụ quay cuồng trong một màu đen của sự chết.

(còn tiếp)

vinhtruong
08-02-2011, 04:51 PM
Xa xa ánh đèn vàng thành phố Vũng-Tàu nhấp-nhô, phía trên là ngọn hải đăng đang quay từng hồi đều đặn và lớn dần. Trong đầu tôi với ý nghĩ “có lẽ chuyến vượt biên đã hoàn-toàn thất bại, vì với đà trôi nầy, ghe sẽ cập vào Long-Hải, và lần ở tù nầy không tránh khỏi sự đối xử vô cùng tàn bạo, độc ác của kẻ thù!”. Lúc nầy tôi hồi tưởng lại hồi cuối năm 1978, khi còn đang ở tù, ở vùng rừng thiêng nước độc Việt-Bắc, Hoàng-Liên-Sơn, sau một cơn bệnh kiết, kéo dài 27 ngày rồi qua khỏi, trong khi các người bạn tù khác chịu được tối đa tới ngày thứ 22 là chết; sau đó đến cơn kiệt sức vì bị bỏ đói, và với hàng ngày phải lao động khổ sai, máu cứ chảy vì bị vắt, đỉa, ruồi lằng, bọ chét, Tre cắt, gai nhọn cào xước, thân thể phải trở nên suy nhược toàn diện, đi chưa đầy 100 thước đã bị đái són trong quần như hồn ma di chuyển… chỉ còn chờ vào một buổi sáng nào đó, khi người bạn tù bên cạnh lắc nhẹ, rồi mạnh, là hiểu ngay mình đã trả xong nợ đời chưa?

Giờ nầy, tôi là người ngoại đạo nhưng tôi vẫn tin có Thượng-Đế, nhưng người mà yêu thương tôi nhất chỉ có Cha tôi. Giờ đây trước khi quăng tất cả giấy tờ quan trọng xuống biển, tôi đã cầu nguyện với Cha tôi có linh-thiêng, xin cứu tôi và các cháu chắt thêm một lần nữa. Cầu nguyện xong, tôi miên-man trong lòng ghe, dưới bầu trời không trăng sao, chao đảo xoáy tròn không phương hướng, tôi đưa mắt về phía bắc Vũng-Tàu và Hàm-Tân. Nơi mà tôi đã 2 lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, trong một chuyến bay tải thương thì máy bị trục-trặc và rơi trong đêm tối. Sáng hôm sau khi sửa chữa xong, tôi cất cánh bay về, lại bị rớt xuống vùng Phú-Lâm Chợ-Lớn thêm một lần nữa. Nhưng tất cả 2 lần phi hành đoàn đều vô sự… Chẳng lẽ lần nầy…? Việc ra đi là đưa đời mình với mấy đứa con, đứa cháu vào con đường ít may, nhiều rủi. Lại bị tù tội chết chóc! bẫy lưới giăng mắc khắp nơi, chực ụp xuống lúc nào không hay biết. Ngoài ra còn phải chống-chọi với phong-ba bảo táp, hải-tặc cướp của giết người. Có người ra đi không biết bao nhiêu lần, tiền mất mà nguyện ước thì vẫn chưa thành, có người phải chui vào tù trại cải tạo. Có ai mà không kinh sợ? Nhưng dưới chế độ CS nầy, khi mà quyền làm người không được tôn trọng, quyền tư-hữu bị tước đoạt, chính quyền CS cai-trị cái kiểu thắt bao tử của người dân để rồi vì miếng ăn mà phải cúi đầu vâng dạ. Con người phải kéo dài cuộc sống trong đói rách, khổ-sở, tối-tăm, nhọc-nhằn… thì phải chấp nhận nguy hiểm, còn có cơ may vượt thoát. Nếu không may, vì đời quá phũ-phàng thì sự khổ sở tột cùng có thêm nữa, cũng chẳng thấm là bao, hay là một lần siêu thoát thì cũng được nhẹ-nhàng cho tấm thân hòa lẫn với cát bụi.

Trong đêm tối, tiếng gió hú rít lên nghe kinh hồn hòa lẫn với tiếng khóc của mọi người làm tan đi bao ý nghĩ cầu cứu của tôi. Sự thật kinh hoàng, biển gầm gió hú như tiếng gọi của những oan hồn từ cõi âm ty, địa ngục vang lên từ đáy biển. Xung quanh tôi bao trùm một màu tang tóc của sự chết. Trong đêm tối mù-mịt, tôi có thể hình dung chiếc ghe đang ngả nghiêng xoáy chiều lên xuống theo từng đợt sóng to như trái núi. Mọi người dường như chết giấc “chết là cùng chứ gì… mệt quá mà”, không tiếng động, im phăng-phắc để nhường cho tiếng sóng gầm thét dằn vật đưa đẩy con thuyền về nơi phương trời vô định. Thời gian nầy chết sống không thể tính bằng ngày… giờ... mà phải tính từng giây… phút một! Trong màn đêm chụp xuống với bao hoảng sợ, tôi đang mở to mắt nhìn từng đợt sóng liên tiếp chồm lên nhau như những trái đồi, rồi đổ xuống ầm-ầm, nhưng không át nỗi tiếng gió hú liên hồi ghê rợn, Chiếc ghe đang quay tròn theo các đợt sóng, nước biển tạt vào ghe vung vãi đến rợn người, lúc vun cao, lúc tụt xuống đến thót cả ruột, mắt tôi nhắm nghiền lại, không còn chủ động sự thăng bằng, tôi vật ngã xuống sàn ghe như chết lịm.

Tôi bừng mắt tỉnh dậy qua một đêm kinh hoàng, ánh nắng chói chang đang phủ xuống khắp nơi, không còn nghe tiếng gió của tử thần, Tôi chồm dậy nhìn ra ngoài, vẫn những ngọn sóng cao như trái núi xô đuổi chiếc ghe mong manh như chiếc lá me trên dòng nước lũ; lại từ từ một trái núi sóng khác đang sấn đến…! Trước mặt là giàn khoan của Liên-Xô, chắc không ai muốn chiếc ghe trôi dạt vào đó. Trên không trung một chiếc Trực-thăng, có lẽ của giàn khoan như vô tình bay lượn qua, nhưng không màng để ý đến những người đang trốn chạy Cộng-Sản.

Tôi cho mọi người biết, chúng ta không còn cách nào khác hơn, có lẽ “định-mệnh”của chiếc ghe nầy sẽ trôi giạt về Phi Luật Tân. Một cuộc hành trình rất xa và đầy gian khổ, ra mãi tận ngoài khơi biển Đông, không có bờ bến bên cạnh phòng khi gặp nạn, trong khi chỉ chuẩn bị cho 3, 4 ngày ăn, xăng nhớt cũng vậy. Nhưng nếu đợi đến tháng sau hay lâu hơn nữa, thì chỉ còn cách duy nhất là đi Hồng-Kông vì gió mùa Tây Nam thổi rất mạnh trên biển Nam-Hải, mà ghe chúng mình lại mới rời khỏi kinh Long-Định, Mỹ-Tho. Có lẽ chúng mình thiếu may mắn nên không được đi cập sát bờ như Thái-Lan hoặc Mã-Lai để phòng khi bất trắc. Nhưng đổi lại chúng mình chỉ được một sự an-toàn trên suốt chặng đường hải trình là không có bị hải tặc cướp bóc, hãm-hiếp!

Tôi mở cuốn Từ-điển Anh-ngữ, trang chữ P và tìm chữ Philippines, có chiếc bản-đồ tí-hon, tôi chỉ ngay hòn đảo nhỏ hơn con lăng-quăng nhưng gần nhất đối với Việt-Nam; rồi chỉ cho đứa con Út của tôi biết, là mình sẽ ước tính trôi vào hòn đảo đó, đường hải trình dài có đến cả ngàn cây-số. (Sau nầy đến nơi tôi mới hiểu là đảo Palawan) Nhìn trên vẻ mặt của mọi người hiện lên sự thất vọng chán-chường, ít có hy-vọng được sống-sót vì thức ăn chỉ là củ-Sắn cho đủ 4 ngày đường và 2 máy Cu-Le thì không còn chạy được nữa.

Buổi sáng thứ 3, gió thổi chậm lại cũng không còn nghe tiếng hú nữa. Bầu trời trong xanh thật đẹp, nhưng, cũng lại từng đợt sóng dồn tới xô đuổi ngang hông chiếc ghe tê-liệt như cua gãy càng, không còn điểu khiển được mặc cho con sóng đẩy đưa, sau một đêm dài, nước đã chui vào ghe lấp xấp nơi sàn, mọi người trai trẻ xúm lại tát nước biển đổ ra ngoài cho chỗ nằm được khô ráo. Có một người đàn bà ngoan đạo hỏi tôi, bức hình Phật bà Quan-Âm bay mất đâu rồi? Tôi hỏi Cô treo ở đâu? Cô nói ở trước mũi ghe. Tôi lẩm-bẩm “ngay đến nón và kiếng mát của tôi mà còn bị gió biển thổi bay mất… huống chi là tấm hình mỏng-manh đó”. Tôi còn nhớ rõ hình ảnh buổi chiều trước khi xuống ghe, chính cô nầy đã quỳ thật lâu trước sân nhà trên vũng nước, khấn vái dưới cơn mưa giông tầm tả (kính phục đối với người ngoan đạo). Tôi để mắt cố tìm kiếm bức hình phật Bà Quan-Âm trong vô vọng. Thật là một điều ngạc nhiên và vô cùng mầu nhiệm, bức hình Phật Bà đang dính theo dưới nước bám cạnh lườn ghe, tôi chỉ cần với tay là chụp được ngay tấm hình. Tôi đưa lại cho cô ta, điều nầy càng làm cho tôi thắc mắc suy nghĩ giữa sự “mầu nhiệm và khoa học” ở thế gian thường nói, muốn tri thiên mệnh thì phải tận nhân lực. Cũng như cho rằng số làm Tổng-Thống, nhưng nếu không ra ứng cử thì ai mà bầu! Và tôi cũng có một cơ-duyên nghe được Thượng-Tọa Thích-Tâm-Châu thuyết giảng về tu-hành nhưng phải có trí tuệ, người chân tu bản chất hiền hoà không sát sanh phạm lỗi nhưng phải có trí tuệ để bảo vệ bản thân cho việc tu hành được viên mãn. Thượng Tọa kể một câu chuyện ngắn: “ngày xưa Đức Phật có hỏi một con rắn đã tu luyện lâu năm.
“…Con làm sao bị trọng thương nặng như vậy?”
Con rắn bèn nói: "Bẩm thưa Đức Phật, số là con đang nằm tu-thiền dưới cạnh bìa rừng, có một bà lão khá lớn tuổi đang đi mót củi khô trong rừng, khi bà đã góp nhặt xong một bó củi khô, bà thấy con nằm yên tu-hành như một dây rừng bên cạnh, nên bà tưởng con là sợi dây rừng, Bà đã nắm lấy con mà quấn xung quanh bó củi, rồi cột lại… xong bà vác lên vai khiêng về nhà, ngay trước sân. Vì đi quá xa quá mệt mỏi, nên bà cụ đã quẳng bó củi xuống, làm con bị gãy xương sống nên đã bị trọng thương như thế nầy".
Đức Phật bèn dạy rằng: "Con tu nhưng phải có trí tuệ, để bảo vệ việc tu hành viên-mãn… phải chi lúc đó con “khè” lên một tiếng thì bà cụ sẽ thả con ra ngay… ai bảo con cắn mổ người ta mới có tội!"

Câu giảng nầy làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về cái đêm bão tố đầu tiên. Cái gì khác giữa chiếc ghe đi biển, mũi nhọn để chẻ sóng và chiếc ghe lườn đáy bầu tròn để xử dụng đi trên sông! Hãy nhìn vào chiếc ca-nô và những chiếc ghe vượt biên 2, 3 lốc máy, mà cũng bị sóng nhồi lên nhồi xuống lúc ẩn lúc hiện dưới cơn sóng thì thấy rõ, dù chưa phải bị vào trong lòng trận bão như đêm hôm đó. Tại sao chiếc ghe bé bỏng nầy lại thoát khỏi giữa sự mầu nhiệm và khoa-học? Người ta thường nói, to thuyền, to sóng, cũng như nước là một dung dịch rất mềm, nhưng nếu ta dùng vận tốc thật mạnh thì nước càng trở nên cứng hơn, theo như thí dụ, lấy bàn tay đập thật mạnh vào nước, đập càng mạnh càng nhanh thì tay càng đau và nước càng cứng. Chiếc ghe bé nhỏ cũ kỹ nầy đã ngập nửa phần nước, nên nương nhờ vào sức mạnh trọng lượng của nước mà nằm dính chặt với phần trên của mặt biển. Phần của khối lượng dung-dịch nước chiếm cứ dưới lòng đáy ghe là một nhân tố nắm giữ chặt chiếc ghe không bị chìm sâu dưới đáy biển mà cũng không nhả cho ghe tách rời khỏi mặt biển. Điều nầy tôi đã mục kích vào đêm bão tố hôm đó. Có phải vì thế mà bức ảnh Phật Bà dính bám chặt vào lườn ghe? Số khối nước nầy giữ chặt chiếc ghe không cho tách khỏi mặt nước mà cũng không chìm sâu dưới khối nước khác! Nhưng những người ngoan đạo thì lại không nghĩ theo cách phạm thượng vô thức như tôi nghĩ!? Chả lẽ, nên khuyên người khi đi vượt biên nhớ chọn ghe cũ kỹ bị vô nước mới an-toàn, nhất là lúc bị sóng biển vùi dập! Mà thật vậy, dưới phần đáy qua một lớp sắt, hay gỗ tốt không thắm vào nước được sẽ tạo ra hai khối không khí và thể lỏng ở một giao điểm ngăn-cách phân định; chính vì nhân tố “cách-ly” nầy đã gây nên ghe bị sóng lớn đập nhào lộn và sau đó vô nước rồi nhận chìm ngay xuống đáy biển.

Ngày nầy qua ngày khác, tôi ngồi bất động như chết trên mũi ghe giữa trời và nước, rồi đưa mắt nhìn về phía xa xa là một đường gạch ngang của một chân trời, tôi đang nghĩ đến lời người đàn bà ngoan đạo nói với tôi lúc mới xuống ghe. Cô nói: Mẹ cô vừa chết nên rất linh-thiêng bà cụ có về báo mộng, khi đi vượt biên nên nhớ đem theo cái áo bà ba để phòng khi bị nguy-khốn. Tôi nghe vậy cứ cho rằng bà cụ nói muốn đi vượt biên thì nên mặc áo bà ba cho giống với người dân địa phương để khỏi bị Công an phát hiện. Giờ nầy tự nhiên quá rảnh rỗi, tôi lại nghĩ đến cái áo bà ba nầy, tôi liền phốc dậy, đi ra phía sau đuôi nói với tài công dùng cây sào cột chiếc áo bà ba trắng dựng lên cao như ra dấu tình trạng chiếc ghe xin được cấp cứu nếu có tàu bè nào đi ngang qua. Anh Hai mau mắn làm ngay và dựng lên giữa lòng ghe nhưng chưa được bao lâu thì gió thổi ngã, liền tức thì người đàn bà ngoan đạo nầy chạy tới cột lại, chiếc áo bà ba tung bay vĩnh viễn không thấy xiêu ngã. Điều nầy gây cho tôi về cảm nghĩ giữa đôi tay rắn cứng của người tài công mạnh khỏe thường cột những dây buồm và bàn tay của người đàn bà yếu đuối, cũng là lần đầu tiên làm việc nầy. Sự việc như vậy rành rành trước mắt làm sao tôi tránh khỏi có tư tưởng về lý luận, thắc mắc chớ!? Tôi nhìn đăm đăm vào chiếc áo bà ba đang phất phới trước cơn gió giật cực mạnh từ phía Tây, đẩy chiếc ghe trôi ngang lên xuống dọc theo con sóng. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu, như tìm ra ý nghĩ điềm báo mộng của bà cụ, tôi gọi tài công lấy tấm vải mà mọi người đắp khi ngủ treo lên làm buồm. Với gió cực mạnh từ hướng Tây cùng với những trái đồi sóng lớn như vậy sẽ đưa chiếc ghe mau đến bờ Đông của tự-do! Các thanh niên dùng tấm vải căng ra làm buồm ngay, Tôi nhìn cuộn gió thổi ngang ghe qua chiếc buồm cột tạm đang căng phồng… tuy có trôi mau hơn đôi chút, nhưng đầu óc tôi rối như tơ “trôi như vậy nếu may mắn cũng ít nhất lá 3, 4 tuần… làm sao chịu đựng được với cơn đói để khỏi bị chết khô?

Anh tài công không có việc gì làm đem ra một gói thuốc rê tổ bố và cứ như vậy mà hút liên miên và cùng chuyển cho những người khác. Một hôm lửa bỗng phừng lên trong đêm tối, mọi người la hoảng, cũng người đàn bà ngoan đạo đó, đã dơ cao cái khăn chụp xuống, ánh lửa bỗng tắt lịm trong sự vô cùng hoảng sợ của tôi, vì số xăng còn dự trữ trong ghe rất nhiều, và luôn luôn có mùi xăng nồng nặc phảng-phất. Tại sao đóm lửa vụt tắt, vì cơn gió mạnh bỗng thổi từ hướng Tây nên không liếm vào những thùng xăng đang chất đầy gần đó! Chả lẽ cái khăn ‘mầu nhiệm’ của cô ta làm ngọn lửa tắt tịt? Qua ngày hôm sau, tôi quyết tâm giữ chiếc quẹt máy, không cho ai hút thuốc nữa, giữa sự nguyền rủa chửi bới liên tục của mọi người, nhưng tôi cương quyết không cho mượn, Tôi còn giữ kín một gói thuốc 555 chỉ khi nào thấy bờ sẽ đem ra hút để ăn mừng.

Buổi sáng thứ 4 lại trôi đến với chúng tôi, trời nhiều mây và đe dọa có mưa giông, tôi khuyên bảo thanh niên cùng nhau rán tát nước vì nước mưa sẽ tràn vào e không kịp tát. Mà mui ghe đã bị cơn mưa giông cuốn đi khi ra đến hải phận Quốc-tế. Trên mặt biển mênh-mông bát-ngát, không có một bóng ghe tàu qua lại, không thấy bến bờ ở đâu! Tất cả bao trùm một bầu không khí bi quan đầy thất vọng! Tôi nhìn vào cái la bàn cùng phối trí với ánh mặt trời lên cao, dù rằng mũi ở hướng Bắc, đuôi ở hướng Nam, nhưng chiếc ghe vẫn bị đưa ngang về hướng Đông cùng với những dợn sóng như các trái núi sấn tới dồn dập. Sóng thật cao, nhưng may-mắn với dốc độ thoai-thoải lài-lài chứ không gắt lắm.

4 giờ chiều, trời bắt đầu âm u, do những cụm mây giông bão Cumulonimbus hồi sáng đang ập phủ phía sau. Tôi đưa đôi mắt lo âu, buồn-bã nhìn về xa cuối chân trời, đã có những đám mây đen mù-mịt ùn-ùn kéo tới che phủ vùng biển, một bầu không khí hãi hùng đang bao trùm vũ trụ. Trời tối sầm lại như màn đêm đang toả xuống. Cơn mưa bắt đầu, sấm sét ầm ầm vang dội gầm thét nơi nơi. Trời vừa mưa vừa gió, chúng tôi ai nấy tự lấy vải nhựa căng ra hứng nước, vì đêm đầu có người hốt hoảng đã quăng hết những thùng nước ngọt xuống biển để chiếm chỗ nằm. Tuy bị ướt dầm-dề, nhưng lại thấy dễ chịu vì mấy ngày trôi qua dưới ánh nắng và nước biển nhầy nhụa rít-rát, số nước vào trong ghe nhiều đến độ nguy kịch, chúng tôi thay phiên, hè nhau tát nước liên tục. Rồi những luồng gió từ xa vù-vù cuốn đến, hú ré vang bên tai, nghe thật rợn người, thổi đập vào lườn ghe nghe rầm rầm. Chiếc ghe quá nhỏ tưởng chừng như muốn lật úp chìm sâu xuống đại dương. Nhưng tôi vẫn tin-tưởng, dung lượng nước chiếm một phần ba dưới đáy ghe, sẽ giữ chặt khiến chiếc ghe luôn luôn ở phần trên của biển và cũng khó rời khỏi mặt nước để mà lật úp xuống được. Đàng xa những ngọn sóng to màu xanh đậm xám xịt như trái đồi dập dờn cuồn cuộn sấn tới nhồi chiếc ghe mỏng manh lên lên, xuống xuống, đưa vút lên cao, rồi tụt xuống như nhịp tim làm thót cả ruột gan của chúng tôi. Chiếc ghe bỗng tròng-trành như muốn vỡ tan, trông thật khủng khiếp. Mọi người trong ghe ai nấy mặt mày tái xanh trong hoảng sợ, kinh hồn khiếp vía, ôm chầm lấy nhau cho vơi bớt đi cơn sợ hãi. Gió cứ thổi, trời cứ mưa, sóng cứ ầm-ầm. Những thanh niên khỏe mạnh đua nhau tát nước vì số nước đã tràn vào đến sàn ghe. Tôi không biết phải làm sao, nhìn các đứa bé đang khóc ré vì quá sợ hãi, trong khi chiếc ghe cứ tiếp tục nhào lên nhào xuống khi những ngọn sóng ập vào. Chúng nó, có đứa thì buồn nôn ói mửa, vì nhịn đói mấy ngày, nên ói ra toàn là nước bọt, và nhìn tôi như cầu cứu! Mọi người sợ quá nghĩ đến Chúa Phật, không ai bảo ai đều cùng nhau thì thầm cầu nguyện. Tôi nghe the-thé tiếng cầu nguyện của người ngồi gần tôi: “Nam mô A di Đà-Phật, Nam mô Đại Từ bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Ấm Bồ Tát…” Ban đầu nghe nhỏ, sau nghe lớn dần, tôi cho rằng, trong ghe người đạo Phật nhiều hơn đạo Thiên Chúa. Riêng tôi, người ngoại đạo nên hùa theo nơi niềm tin của họ với hy-vọng cùng được hưởng phước lành!

(con tiep)

hieunguyen11
08-03-2011, 04:39 AM
Kính chào anh VT,

Sau khi đọc phần bài của anh vừa post thì tui em ở tù trong Nam không bằng 1/10 của các anh "Bò Ngũ". Thời gian chịu đựng sự hà khắc của chúng thật không thể tưởng tượng nỗi. Sự sống còn của các anh là một may mắn lớn đó anh.

Kính mến
HN11

vinhtruong
08-07-2011, 10:51 PM
Trong cuộc thử thách nầy, chỉ có tôi và tài công là còn bình tỉnh, người tài công chuyên nghiệp đã quen với những cảnh tượng hãi-hùng sóng to gió lớn trên biển cả, còn tôi với đời phi-công lão luyện qua không biết bao cảnh hãi-hùng nơi chiến trận. Hai chúng tôi rất yên lặng trầm ngâm không nói một lời gì, sau mấy tiếng đồng hồ, cơn giông và gió hoành hành đã qua, thì trời lại yên lặng dần, giọt mưa đang dứt hẳn, gió không còn hú rít đe dọa nữa. Bầu trời bắt đầu sáng lại. Lúc nầy có một tàu lớn đi ngang, chúng tôi quơ cây sào qua lại với chiếc áo bà ba màu trắng ở trên, tượng trương cho sự xin được cấp cứu. Sự vui mừng của mọi người đang lên cao điểm, bỗng tắt lịm trong thất vọng, vì chiếc tàu đã bỏ đi luôn. Lòng trắc ẩn của các nước trên thế giới đang bị xoi mòn vì thời gian trôi qua quá lâu từ năm 1975 đến nay là năm 1988 và họ cũng không muốn bị ràng buộc với những điều kiện quốc-tế khá khắc nghiệt vào những năm sau cùng nầy. Thế là hết hy vọng! Tôi quay ra suy-nghĩ, dùng chiếc kiếng soi mặt để đánh tín hiệu lên vệ tinh tình-báo của Mỹ hay có phi-cơ nào bay qua, trong tuyệt vọng, nhưng cũng có thể… biết đâu ánh nắng mặt trời chói-chang sẽ khuếch đại phản xạ lên trên không trung lại không có sự mầu nhiệm? Tôi coi lại chiếc đèn pin nhưng đã bị nước biển làm rỉ-sét không còn xử dụng được. Tôi lẩm-bẩm: “tàu bè ban ngày mà họ còn làm lơ, còn ban đêm… khó mà có hy-vọng được cứu vớt!”

Sau khi bị tàu buôn ruồng bỏ, cùng với lần kinh hoảng nầy, tôi mới thấu hiểu thế nào là sự tàn bạo của biển và không còn nghi ngờ gì, nơi nghĩa trang rộng lớn nhất thế giới, gần nửa triệu người dân tộc Việt đã vĩnh-viễn nằm sâu dưới lòng đáy Thái-Bình-Dương. Đó là chưa nói đến những người bị hải tặc giết hay bắt đi. Chuyến đi nầy, chúng tôi đã không bị cảnh hải tặc đe dọa như những đồng bào khác đã đi qua ngã vịnh Thái-Lan hay Mã-Lai, bị bọn hải tặc cướp của, giết người, và hãm-hiếp đàn bà con gái. Ôi! Thật là biết bao sự đau khổ của thảm-trạng trên đã xảy ra cho đồng bào Việt, khiến họ phải kinh hãi qua những sự dã man nầy!

Sáng ngày thứ 5, những cảnh cũ lại hiện ra giữa trời và nước, với sức gió và các gợn sóng to như thế này sẽ đưa chiếc ghe đi mau đến bến bờ tự do? Tôi không còn quan tâm đến sự chữa lại máy, vì nếu máy chạy được thì đương nhiên làm sao không xử dụng, mà số xăng chỉ có hạn định cho chuyến đi trong 3, 4 ngày thôi, nếu ghe hết xăng thì làm sao tấp vào bờ? Vì có nhiều chiếc ghe khi đến gần bờ thì bị tắt máy và cứ như thế mà ghe tấp vô, tấp ra không trôi vào đến bờ được, hậu quả những người trên ghe đều chết đói chết khô. Theo sự suy đoán của tôi, chiếc ghe nầy nếu không sửa được máy thì ít nhất cũng phải 21 ngày nữa mới tấp vào đảo (Palawan) và mọi người sẽ bị chết đói một cách thê-thảm.

Tôi có thể hình dung về nhân chủng học như đã có lần ghé Phi-Luật-Tân qua Phi-Trường Quân-Sự Mỹ, Clark-Field AFB. Gương mặt của người Phi cũng giống người Indonesia, cũng có nhiều người giống người Việt, có lẽ Ông bà chài lưới của chúng ta cũng lâm vào cái hoàn cảnh như chiếc ghe của chúng tôi bị gió bạt phải trôi qua tận Phi! Ngày xưa người Việt chúng ta cho rằng đi biển là nguy hiểm nhất trên đời cho nên mới có câu “Ðàn ông đi biển có đôi, Đàn bà đi biển mồ côi một mình”.

Cả đêm tôi nằm ngủ dọc theo mũi ghe, nên đứa con gái lớn sợ sóng đã cuốn trôi tôi xuống biển mất tiêu, nên nó gọi ơi hởi “Ba còn ở trước không?”… "Ba còn ở trước không?”. “Ba đây, rán chịu thêm vài ngày nữa sẽ tới!” Đây chỉ là những lời an-ủi để giữ vững tinh-thần cho con mình… chớ chẳng lẽ nói thật còn vài tuần nữa mới tới. Chiếc ghe cứ tiếp tục như thế mà trôi ngang về hướng Đông với một nhịp độ khá nhanh. Thỉnh-thoảng có chiếc tàu buôn băng ngang qua nhưng họ cũng chẳng thèm ngó-ngàng đến chiếc ghe côi-cút nầy. Trời hôm nay biển lặng mọi người thật sự vui mừng, cùng hỏi tôi “bao lâu nữa thì tới… Bác Ba?”. Tôi đành lại phải trấn an họ qua câu nói dối nhưng rất trầm tỉnh: “chắc vài ngày nữa thôi”. Nhìn ra biển trời mênh-mông, mọi người đều thấy từ đàng xa có một đàn cá heo bơi nhảy trên mặt nước, trông rất đẹp mắt. Chúng bắt đầu tiến lại gần chúng tôi để đùa giỡn, có lẽ chiếc ghe có sơn trước mũi hai con mắt nên chúng tưởng cùng loại nên tới làm quen? Nhưng người tài công khuyên bảo mọi người rán giữ yên lặng, không nên nói năng gì cả, vì mấy Ông Bà cá nầy thường là ân-nhân của những người gặp nạn trên biển cả.

Cứ buổi chiều đến, là cơn mưa giông lại ùn-ùn kéo tới, sau đó, lại cảnh mưa to gió lớn, mây che phủ cả bầu trời, gió càng to sóng càng lớn, cứ hồi hộp không biết giờ phút nào chúng tôi sẽ bị ghe úp xuống và chết ngộp chìm luôn xuống đáy biển!?

Lại mọi ngày như mọi ngày, trên trời dưới nước, người người đã bắt đầu kiệt sức vì đói, im phăng-phắc không ai nói được nên lời; Thấm-thoát cũng đã được 10 ngày đêm trôi qua trong đói khát. Tôi chỉ còn đủ sức nằm ngã lưng dọc xuôi theo mũi ghe, mắt nhìn lên bầu trời chói chang nắng. Những cụm mây vẫy cá Cirrus trên cao như bức tranh bất động; phía tầng dưới, thấp hơn những cụm mây như bông gòn Cumulus đang từ phía sau đuôi bay về phía trước mữi với vận tốc khá nhanh, tôi vui mừng so sánh với chiếc vải màn đang căng phồng trong gió lộng sẽ đẩy chiếc ghe mau gần đến bờ tự do. Giữa hai lớp mây là một vệt khói trắng kéo dài của các Phi cơ chở khách, có lẽ từ Nhật, Đại-Hàn, Hồng-Kông hoặc là Đài-Loan đang bay về các nước Đông-Nam-Á như Singapore, Mã-Lai hoặc Thái-Lan. Có một vệt khói trắng đi về hướng Nam có lẽ đi về Úc hay Indinesia. Tôi cảm nghĩ ngay đến việc phải sửa máy!

Máy ‘cu-le’ hai thì nầy, trên nguyên tắc vận hành thì cũng đơn giản, chỉ quan trọng về hai hệ thống xăng và lửa, tôi đang nghĩ đến thằng con Út của tôi, lúc nầy nó đúng 17 tuổi, cái tuổi thanh xuân đầy xáng lạn nếu được hội nhập vào một xã-hội văn-minh như Mỹ thì tha hồ mà phát triển. “Mãnh đất đầy cơ hội đang hiện ra với nó”. Tôi đang suy nghĩ về nó: Hồi còn nằm trong nôi, có người thân quyến trong gia-đình tới đùa giỡn với nó, nhưng lại với cung cách nạt nộ, hung dữ la lối hù dọa. Nhưng nó chẳng sợ gì cả mà trả lời bằng một tiếng thở dài chán nản như người lớn, làm mọi người cười rần lên. Và cứ mỗi lần nó đái (tiểu) là cái mặt và đầu tóc nó đều ướt đẩm, ngoài ra những phần khác thì khô queo. Nó có nhiều dị tướng, nhưng không biết là ‘tà đạo’ hay ‘vương đạo’? nhưng tôi vẫn tin là Vương-Đạo.

Tôi gọi: “Khanh ra đây Ba biểu con”. Cả gần 10 ngày trôi giạt, đói queo cùng sóng biển vùi dập, thằng nhỏ còn say sóng, vội lồm cồm ngồi dậy bò ra trước mũi ghe, không dám đứng dậy, sợ ngã sấp xuống sàn ghe. “Ba nghĩ, con nên cố gắng mở ra xem hệ thống xăng có bị nghẹt gì không … vì Ba thấy lửa tốt nên giật giây nhiều lần nó chạy lại được, nhưng một hồi sau nó lại tắt là vì đường di chuyển xăng bị nghẽn? Con coi lại lửa… rồi thay cái bougie Champion mới ngay”.

Khanh, dù đang bị say sóng nhưng cũng moi óc tìm cách sửa chửa chiếc máy cũ-kỹ nầy. Đây là giai đoạn còn cựa quậy được để sửa, chớ đợi đến thời gian lâu nữa chắc không còn ai đủ sức vì sắp chết đói. Sau khi Khanh phát hiện ra có một hạt trấu đã nằm chấn ngang hệ thống xăng dẫn vào Cylinder, thằng nhỏ vô cùng hớn hở hiện rõ ra nơi nét mặt. “Có lẽ… vì hạt trấu nầy là nguyên nhân làm máy tắt, đó Ba”. Tôi trả lời đồng ý ngay"… cố gắng sửa đi con…trời sẽ cứu chúng ta!”

Sau khi Khanh ráp và kiểm lại cẩn thận, Nó giật dây, máy phát nổ đều đều dòn tan nghe êm tai làm sao, mọi người sắc mặt mừng rỡ hiện ra thấy rõ. Tôi nghĩ ngay, sở dĩ mấy ngày nay không để ý đến việc sửa máy, chính là lý do, nếu máy tốt lại thì sẽ bị nguy-hiểm vì không đủ xăng đến Philippines? Làm sao ngăn cản không cho tài công chạy máy… sẽ bị mọi người chống đối vì nôn nóng muốn mau đến bờ!

Trời thanh mây tạnh, máy nổ đều đều, mọi người khoan-khoái ngồi dậy nhìn ra cảnh trời với nước mênh-mông mà trong lòng vơi đi bớt phần nào sự sợ hãi.

Sáng thứ 11 lại đến, trời tuy ít mây, nhưng biển lại sóng lớn, những cột sóng làm cái cần trục đuôi tôm phải tách rời khỏi mặt nước, chong-chóng quay tít trên không trung rú lên nghe dễ sợ, rồi chui ầm xuống nước. Các động tác va-chạm từ không trung xuống mặt nước như vậy cứ tiếp diễn không lâu thì chiếc chong-chóng bị bức khỏi trục quay rơi mất hút, chìm sâu dưới biển làm cho chiếc máy hú lên dữ dội, anh tài công lại lui-hui đem cái trục trơ-trọi lên thay cái chong-chóng mới.

Trời tối đen như mực, trên không trung thật xa, nhìn lâu mới thấy một vài vì sao lấp-lánh, Chùm sao Bắc-Đẩu, Đại hùng, Tiểu-hùng, sao Vua mờ-mờ lúc ẩn lúc hiện giữa các lớp mây cao. Mọi vật chìm vào bóng đêm, êm-đềm và vắng-lặng, chỉ có tiếng gió rì-rào qua sóng nuớc róc-rách quanh mạn thuyền. Bất chợt, ở ngoài xa một chùm đèn sáng quắc rồi hiện to dần như một thành phố nổi. Anh tài công quay mũi lại về hướng đó nhưng không nói cho tôi biết trước. Có lẽ chiếc tàu buôn đang tiến gần, anh tài công có hiểu rằng hơn 10 ngày qua, đã gặp biết bao tàu buôn ngang qua, nhưng có chiếc nào mà chịu cứu chúng ta đâu!? Ban ngày mà còn không cứu, huống-hồ là ban đêm. Anh có hiểu rằng các cuộn sóng lớn của tàu sẽ làm cho chiếc ghe bị lật úp trước khi tới gần nó!? Cũng may chiếc tàu buôn sợ họa lây nên đã xả hết tốc lực vuột mất.

Đêm dần về khuya, gió lạnh đẩm hơi nước làm lạnh buốt da thịt, Tôi bảo anh tài công lấy lại hướng 145 (Đông-Nam) chạy cho đến quá nửa khuya thì tắt máy thả trôi, đi ngủ để lấy sức cho ngày mai, nhưng trong tư tưởng tôi đã tính độ giạt khi ghe bị trôi và vẫn nằm trên trục lộ trình.

Sau một đêm dài mỏi-mệt qua hơn chục ngày đói meo, mùi dầu, mùi ói mửa, mùi nước tiểu quyện vào nhau làm nôn mửa đến thót cả bụng, không còn gì để ói, mọi người nằm thẳng đơ vùi thân chết lịm trên sàn ghe. Tôi đang lo cho mấy đứa cháu tôi, sợ chúng chịu không nỗi cảnh khắc nghiệt nầy nếu còn kéo dài quá lâu. Riêng mình, chỉ còn đủ sức nằm dọc theo mũi ghe. Rồi ánh nắng chói-chang của một ngày mới lại buông tỏa xuống chúng tôi, cũng may, đêm rồi không có sóng lớn nên tôi mới còn nằm dính trước mũi ghe. Tôi nằm nheo mắt, nhìn lên không trung tập thở, dùng dưỡng khí tạm nuôi dưỡng tấm thân còn da bọc xương để tạo dựng một cảm nghĩ còn khỏe mạnh. Trong đời người sự sanh-tử đã xảy ra rất nhiều lần, mà không một ai trong chúng ta để ý. Thử nghĩ xem chỉ riêng về máu trong cơ thể cứ mỗi giây đều có nhiều tế-bào hồng-cầu (red blood cells) bị hủy diệt và độ chừng 3 tháng một hệ thống máu mới đã được sinh ra, nói một cách khác ‘một con người mới’ đã được ra đời trong mỗi chúng ta . Như vậy, lúc chúng ta hít vào thở ra, thì chúng ta đã có nhiều tế bào bị hủy diệt đi và đã có nhiều triệu tế bào khác được sinh ra; tế bào nầy liên kết với tế bào kia ‘hợp tan, tan hợp’ như cơn sóng vỗ vô-tận vào bờ, như ngọn sóng thủy triều lên xuống không ngừng nghỉ.

Nhà vật lý học Archimede đưa ra định luật về sức đẩy của nước, khi ông đang tắm trong hồ nước. Nhờ đó con người đã chế-tạo ra các chiếc thuyền, chiến hạm và ngay cả tiềm thủy-đỉnh. Và sức đẩy của nước trong chuyến vượt biên nầy đã quấn-quít phần dưới đáy chiếc ghe của chúng tôi, giữ chặt nó luôn luôn dính vào phần trên mặt nước biển, không nhả ra để tách rời cuộn nhào theo sóng đánh.

Ngày thứ 12 sáng nay mặt trời lên rực-rỡ, lòng mọi người cùng hớn-hở, dù đã đói meo hơn chục ngày qua, nhìn nhau với vẻ mặt bèo nhèo cùng thông cảm không nói được lời nào. Trời nắng đẹp, gió êm, sóng nhỏ hơn mọi ngày, chiếc ghe đang rẽ sóng, cùng chiếc buồm tạm đang căng phồng trong sự mừng thầm của tôi, hòa lẫn tiếng máy nổ ầm-ầm khác với những ngày trước chỉ có nghe sóng gầm gió hú. Nằm ngó thẳng lên nền trời như xoi mói những vật gì tiềm ẩn trên đó. Mặt trời gần đứng bóng, hôm nay khác hơn hôm kia, cũng vào khoảng giờ nầy, những vệt khói trắng dài vắt ngang trên đầu tôi có chiều ngã về phía Tây, sau đuôi ghe. Sau khi phối kiểm với địa bàn và định hướng của hai luồng khói trắng vẽ ngang bầu trời, so lại trên bản đồ tí-hon trong cuốn từ-điển, tôi mới đi đến kết luận ghe mình đang đến gần Philippines.

Bỗng dưng ở đằng trước, mặt nước trong xanh và phẳng-lặng như mặt hồ, những cơn sóng thật nhỏ lăn-tăn trên đó trông thật đẹp. Dường như hồn ma cảnh báo, mọi người trên ghe với sắc mặt hoảng-hốt, gần như nín thở, Anh tài công cho tắt máy thả trôi, tôi thúc dục tất cả thanh niên trong ghe múc nước đổ ra ngoài cho thật lẹ, ghe nhẹ bớt và nổi phồng lên. Anh tài công đi ngang hông ghe với cây sào trong tay đăm-đăm nhìn xuống đáy nước: Những cánh tay san-hô chỉa lên nhọn hoắc đe dọa, cùng núi đá ngầm giăng mắc như chiếc hàng rào cản. Đây là đảo San-hô chìm, sau nầy đến đảo Palawan mới biết đã có hơn 20,000 người đã bỏ thây nơi đây vì bị đá ngầm đánh tan đáy tàu chìm lỉm xuống nơi đó.

Mọi người đang nín thở đưa cặp mắt van xin Thượng-Đế, mắt không dám nhìn xuống, mà phải cố nhìn làm sao cho ghe mình không bị vướng mắc vào các tai mèo San-hô nhọn hoắc và bén như dao cắt, so với chiếc ghe bằng gỗ nhỏ bé nầy. Có nhiều lúc tôi có cảm giác dường như ghe mình đã có cọ nhẹ vào tảng đá rong rêu đen thui, dễ sợ, đang nằm lù-lù dưới đó. Cũng nhờ ơn trên nên những đám tai mèo San-hô được cây sào chống ra, tách xa khỏi chúng tôi. Nếu chúng cắt, đâm, xé vào đáy ghe, thì coi như mọi người cùng nhập xuống nghĩa trang lớn nhất thế giới nầy. Giây phút nầy trôi qua sao mà lâu thế, nhìn ra phía trước màu nước xanh-xẩm lại, có lẽ qua núi San-hô ngầm? Mọi người không ai bảo ai bắt đầu mừng rỡ, tôi thầm nghĩ, giác quan nào cho họ biết là đã qua khỏi vùng nguy-hiểm!?

Tôi đang có ý nghĩ là cho nổ máy lại, thì anh tài công đã giật dây, chỉ một cái giật dây thôi, máy nổ dòn tan trong sự vui mừng của mọi người. Nhìn lại bản đồ, phối kiểm với chiếc địa bàn và luồng khói trắng mới giăng ngang trên bầu trời của chiếc Phi-cơ chở khách., vừa bay qua đến các nước Đông-Nam-Á, cách khá xa về sau đuôi ghe. Tôi vô cùng mừng rỡ là sắp đến Philippines rồi. Kể từ giờ phút nầy cho máy chạy liên tục bất kể ngày đêm, mau mau cứu đói. Tôi cố dặn anh tài công rán giữ hướng 150 độ vì ghe đã bị đẩy trôi về mạn Bắc của trục hành trình rất xa; với hướng nầy vô cùng an toàn cho ghe không bị lạc vào đại dương bao la, nếu bị lướt qua khỏi dãy đảo Philippines, thì coi như chết khô, chết đói hết, vì làm sao chịu nỗi thời gian lênh-đênh tới đảo Guam… Wake...

(còn tiếp)

hieunguyen11
08-08-2011, 12:42 AM
Cám ơn anh vinhtruong rất nhiều, lại một thử thách lớn cho anh nữa. Anh ghi lại cuộc hành trình đầy gian nan rất hay.
HN11

vinhtruong
08-08-2011, 02:54 AM
Em hieunguyen11- Anh rất thích dòng chữ … “em ở tù trong nam không bằng 1/10 của các anh “Bò Ngũ”

Chắc em thừa hiểu ý-nghĩa Bò-Nhứt, Bò-Nhị cho đến Bò-Lục- Khi ở trong tù tụi anh ngầm ý, mình là thứ công cụ (tool) như trâu-bò trong cuộc chiến vừa qua mà sau nầy anh đọc trong một tài liệu mật, Permanent Government muốn triệt tiêu chúng ta để trừ hậu hoạn cho khi thi hành axiom-1 là giao Saigon cho Hà Nội không thành biển máu và Saigon không thành đống gạch vụn. Như trận Lam Sơn 719, chúng ta không thấy một ông tướng nào dự trận mà chỉ có “Bò” mà thôi. Anh muốn ám chỉ từ cấp Lữ đoàn, Trung đoàn, Liên đoàn trở xuống người lính quèn là con thiêu thân. Anh cũng đã đọc một tài liệu mật tại Library of Congress, siêu chính phủ Mỹ (Permanent Government) cho rằng phải tiêu diệt tất cả sĩ quan trung gian vì họ là thành phần ưu tú có nguy hại đến bàn giao Saigon cho Hà-Nội phải bị tắm máu, vì theo dư mưu thì chỉ rỉ máu và Saigòn không thành đống gạch vụn khi bàn giao chuyển tiếp qua 3 vị tổng thống trong 72 tiếng đồng hồ, đã vậy mà đến giờ thứ 24, các Bò vào DAO xin ti nạn thì Lính Mỹ có lịnh chỉ cho có Sao nơi cổ áo mới được ưu đãi tị nạn qua Mỹ mà thôi! Quả thật unfair phải không em?

hieunguyen11
08-08-2011, 03:04 AM
Anh vinhtruong kính mến,

Thật sự Hà Nội muốn thủ tiêu tất cả anh em mình, nhưng vì cần đồng dollars của Mỹ hơn. Sở dĩ VC tồn tại là họ chủ trương giết tất cà những Đảng phái cùng thành phần đối lập. Thì anh em mình có nghĩa lý gì với chúng. đúng không anh?

Em
hieunguyen11

vinhtruong
08-12-2011, 02:39 AM
Ngày thứ 13, tội nghiệp suốt cả đêm anh tài công và các thanh niên thay phiên nhau giữ máy cứ lấy hướng 150 mà chạy. Sáng sớm như mọi khi, thì ai ai cũng uể-oải nằm vùi, nhưng hôm nay mọi người đều dậy sớm nhìn ra biển cả, trên trời dưới nước, mênh-mông, bao la vô tận. Sóng nước cuồn cuộn đập vào sườn ghe ầm vang tiếng nước vung vãi. Cảnh vật hiện ra trước mắt chúng tôi vào lúc nầy: tạo hóa thật là hùng-vĩ. Chiếc ghe chúng tôi chỉ là một chiếc lá Me bé nhỏ, mà sinh mạng con người là những hạt bụi tí-ti, bấp bênh trôi nổi theo lòng bao dung của Thượng-Đế. Nếu chẳng may trong chúng tôi đã làm Ngài nổi giận lôi đình thì trong tích-tắc chúng tôi sẽ làm mồi cho cá biển. Những đàn cá Chim rồi cá Nược, từ dưới nước phóng lên cao, rơi tỏm xuống lại, từng đàn trông rất đẹp mắt, nhưng không ai cảm thấy vui trong hoàn cảnh nầy mà chỉ có duy nhất một khát vọng là mau đến bờ vì sắp chết đói. Rồi ở sau đuôi ghe có bầy cá heo đuổi theo làm quen khi nhìn thấy đôi mắt sơn trắng đỏ ở đầu mũi ghe. Trên trời cao phía sau đuôi hiện lên hai đường dài khói trắng một đậm, hai lợt đang song song trên đầu chúng tôi, từ đông bắc về tây nam, phối hợp với chiếc địa bàn tí hon đã báo cho tôi biết Philippine đang lờn vờn trước đầu mũi ghe và đang chệch về phía đông nam theo sự điều chỉnh độ giạt vì gió mùa tây nam thổi quá mạnh trên biển nam hải.

Thình-lình cậu Tùng, mắt sáng nhất trong đoàn, từ sau đuôi ghe cố khom lưng đi nhanh đến trước báo cho tôi biết “Bác Ba ơi! Cháu thấy… dường như có dãy núi trước mặt”. Sắc mặt tôi hiện lên một nỗi vui mừng vô hạn, đây cũng là sụ ước đoán của tôi vào tối hôm qua, nên tôi cố thúc giục mọi người thay phiên nhau giữ cho máy chạy để rút ngắn đoạn hành trình mà còn phải cứu cảnh chết đói càng sớm càng tốt.

Dù rằng không thấy được xa như cậu Tùng, nhưng tôi đoán chắc cậu ta đã nhìn thấy núi là sự thật. Nhìn về phía sau đuôi ghe, hướng Tây Nam, một đám mây khổng lồ giăng mắc, tôi biết chắc là đám mây giông đe dọa (cumulonimbus) nhìn những hiện tượng tăng trưởng chiều thẳng đứng, cuồn-cuộn đổi hình dạng liên tục, theo kinh nghiệm là tôi cũng hiểu ngay sẽ có một cơn giông bão dữ-dội. Tôi cầu nguyện Thượng-Đế xin Ngài đừng lấy nơi đây làm trung tâm bão! Thêm vào đó những cụm mây Cumulus lại bay nhập vào phụ họa thêm sự hung-dữ, cuộn bám vào đám mây lớn với tốc độ đáng kể từ đầu mũi ghe bay nhập vào đám mây giông tàn phá. Tôi yên tâm vì số nước ngập dưới lườn ghe vừa đủ để giữ cho chiếc ghe khỏi phải bị lật nhào, nhưng tôi dặn kỹ những thanh niên trên ghe phải sẳn-sàng tát nước nếu bị nước mưa hoặc sóng ập vào, với lượng nước có thể nhận chìm chiếc ghe xuống đáy biển. Dĩ nhiên vì mạng sống ai ai cũng tỏ vẽ sẳn-sàng cố-gắng. Các thanh niên đang dùng dao cắt ra làm hai những chiếc thùng xăng 20 lít bằng nylon đã trống, để sẳn-sàng làm dụng cụ tát nước.

Bình-minh cuối chân trời, rồi hoàng-hôn trên biển, mỗi hoạt cảnh đều xảy ra có khác biệt, có một màu rực-rỡ khác nhau. Bóng đêm ở trên biển chụp xuống tối thật nhanh, vùng trời đỏ thắm, kéo theo những tia nắng dịu-dàng còn đọng lại cuối ngày, mặt trời vừa chui xuống biển tận cuối trời Tây, thì bóng đêm lại hoàn-toàn ập đến. Một màn đêm hãi-hùng chụp xuống đen kịt!

Đêm nay, gió thật mạnh từ sau đuôi ghe thổi đến, sóng cũng to và cao làm cái càng đuôi tôm và chong-chóng lúc chìm dưới nước, lúc ở trên không, Tôi sợ cái cảnh nầy lại tái diễn sẽ bị nước làm gãy chong-chóng, nên nói với anh tài công tắt máy, vào hết trong mạn ghe chịu trận. Rồi từng cơn sóng đập mạnh vào mũi ghe, tóe nước vào, nhồi đẩy chiếc ghe quay tròn theo cuộn sóng, nhiều lúc mạnh đến nỗi tôi nghe dường như chiếc ghe kêu răng-rắc. Mọi người khép-nép ôm vào nhau chia bớt cơn sợ hãi. Rồi cảnh đọc kinh cầu nguyện lại tái diễn. Tại sao lúc nầy tôi lại giống như thầy tu thích nghe kinh-kệ! Tôi đang trở nên một thiện-nam! Cố mở to mắt nhìn ra ngoài, mây đen dầy-đặc ùn-ùn kéo tới, mưa nặng hột. Không ai còn đủ sức can đảm đem căng vải nylon lấy nước nữa, vì có còn biết sống được tới sáng mai? Cứ tiếp nối đợt nầy tới đợt khác nhưng trái đồi nước đen thui thủi sấn đẩy chụp xuống, đưa chiếc ghe lên cao thật cao rồi lại hụp xuống sâu hơn nữa, chiếc ghe đang xoay tròn theo con trốc dợn sóng trong lòng chảo. Nằm trên sàn, cạnh lườn ghe tôi nghe sóng vỗ vào mạn thuyền mà tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, chiếc ghe quay tròn theo cuộn sóng lên thật cao, cao hơn nữa… rồi tôi không còn thấy nước mà chỉ có không trung và bầu trời xám xịt chung quanh, chiếc ghe trở nên cách xa khỏi mặt nước. Rồi tụt xuống… xuống nữa đến thót cả ruột, tôi không còn thấy khoảng không của bầu trời mà chỉ có chung quanh là nước và sóng đập vào mạn ghe như muốn nhận chìm nó hút sâu xuống đáy biển. Nước đã vào lấp-xấp sàn ghe, các thanh niên cũng mệt nhoài chết lịm không ai còn đủ sức chồm dậy để tát nước ra ngoài. Tôi cầu nguyện cho cơn bão mau qua, nếu tình trạng nầy kéo lâu hơn nữa chiếc ghe sẽ bị nhận chìm vì nước mưa và sóng biển sẽ tràn vào chôn, nhận, dìm nó theo xuống đáy biển. Không ai có thể ngồi dậy nổi thì nói gì đến tát nước. Tôi nghe tiếng đọc kinh to hơn… “Chỉ còn nằm nhắm mắt mà đọc kinh cầu nguyện xin Thượng-Đế thương cứu rỗi”.

Bất ngờ, gió dịu lại, sóng bớt to, các thanh niên đua nhau tát nước quyết liệt vì thành ghe không còn cách xa mặt nước bao nhiêu nữa. Nước mưa và sóng tạt vào ghe với một lượng nước quá nhiều, nhưng lại nhờ chiếc ghe quá nhỏ nên anh em mới tát được ra ngoài. Trên trời mưa lắc rắc thưa hột, một vài người đàn bà còn khoẻ thừa dịp căng ‘poncho’ hứng nước vào các thùng nylon. Một sự ngạc nhiên trong mầu nhiệm, ai cũng khỏe mạnh hăng hái tát nước như điên khác hẳn giờ phút vừa qua nhìn họ như những thây ma nằm ngay đơ chờ chết! Bầu trời bắt đầu mờ mờ sáng với ánh trăng lưỡi liềm của tháng năm. Tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ trở lại do anh tài công nôn-nóng cho mau đến bờ tự-do để cứu đoàn người đang thoi-thóp vì đói. Cũng may, nếu tôi không tính thời gian mà cho sửa máy sớm hơn, e không đủ xăng mà chạy đến bờ thì nguy khốn cho cả lũ. Chết đói vì trôi giạt là cái chắc!

Cơn bão vừa qua làm tôi bị ám ảnh, có bao giờ 2 trận bão lại tuần tự dồn-dập qua đây không? Trong đêm tối làm sao tôi nhìn thấy xa mà đoán được thiên văn. Nếu cơn bão thứ 2 ập tới thì sao! Tôi nghĩ ngay, nếu cơn bão thứ 2 đi tới… Tôi nói mọi người phải nhanh tay múc nước biển đổ vào lại ghe cho đến khi nào lấp-xấp ở sàn ghe. Tôi biết làm như vậy để chiếc ghe khỏi bị lật úp, nhưng những thanh niên nầy có tin vào sự hiểu biết của tôi hay không!? Đó mới là điều mà tôi phải suy nghĩ lại! Hay họ cho tôi bị khủng hoảng tinh thần nên nổi điên ra lệnh bậy? Vì ban ngày, tôi có thể nhìn thấy các hiện tượng mây giông, tạo ra gió, gió tạo ra sóng, và sóng là hoạt cảnh xuất hiện trước nhất cuồn cuộn đến ghe mình, sau đó là từng cơn gió hú, lấm tấm sơ khởi những hạt mưa mở màn cho cơn mưa giông-lũ vùi dập sẽ ùn-ùn kéo tới sau. Nếu như chiếc ghe nhẹ khơi chòng chành trên mặt nước, vì dưới đáy ghe không có lượng nước vừa đủ để trì giữ, thì nó sẽ bị lật úp bởi các ngọn sóng to đầu tiên đập vào, đến khi gió to, nước mưa lũ đến thì hình hài chiếc ghe đã bị cuốn nhận sâu dưới đại-dương. Sau một lúc suy tư, tôi nói: “Anh em dừng lại nghĩ cho khỏe, đừng tát nước nữa, để sáng mai tát tiếp” Tôi nghĩ thầm trong bụng, với số lượng nước còn lại nầy cũng đủ giữ chiếc ghe không chìm, giống như đêm hôm qua!

Dù rằng chiếc ghe có bị trì nặng với số lượng nước nằm bên trong cũng vừa đủ để giữ mãi chiếc ghe nằm trên mặt nước, sẽ làm chiếc ghe có máy nổ chạy mà cũng như không, nhưng vẫn để an-toàn cho chiếc ghe không chìm là điểm chính. Tôi cố đợi đến khi bình-minh rồi để anh em tát nước lại, sau khi kiểm chứng lại thời tiết có còn bị đe doạ nữa hay không! Tôi nhắm mắt thiêm-thiếp và nghĩ: “Làm gì có 2 cơn bão dồn-dập… người ta thường nói, sau cơn mưa trời lại sáng mà!”. Tôi mừng thầm vì trời bất thần trong sáng trở lại. Trong cõi không xa thăm-thẳm, những đám mây bay qua rồi khuất lại nhìn lâu, mới thấy một vài vì sao lấp-lánh, bên trái tôi đám mây vừa bay qua hé mở, sao Bắc-Đẩu sáng choang hiện ra như hạt kim-cương quý giá dẫn đường… rồi sao Đại-hùng tinh mờ-mờ lúc ẩn lúc hiện. Trước mặt là một vùng tối-om ảm đạm, thỉnh-thoảng có những ánh chớp sáng lòe xa xa. Tôi đoán là cơn bão đang di chuyển vào dãy núi mà cậu Tùng đã thấy ngày hôm qua; nhìn vào chiếc đồng-hồ, cây kim lân tinh đang chỉ đúng 5 giờ sáng.

Tiếng máy vẫn nổ dòn lướt sóng trông có vẻ mau hơn đêm qua, vì ghe đang nhẹ-nhàng bởi lòng đáy mới tát hết nước hồi mờ sớm. Tình trạng lý tưởng nầy chỉ hưởng được vào lúc thanh-thiên bạch-nhật, còn như bị bão cuốn như trước đây thì chiếc ghe sẽ bị lật úp nhào theo sóng biển ngay tức khắc. Tôi lâm râm cầu nguyện trời thanh mây tạnh cho đến bờ tự-do, vì cũng đã gần đến Philippines rồi, qua sự xác định vị trí hồi trưa hôm qua bằng xác định vị trí từ địa bàn phối hợp với các vệt khói trắng trên trời do các phi cơ hành khách bay qua để lại từ bắc (Ðại Hàn, Ðài Loan, hay Nhựt bay về Singapore, Thái Lan hay Indonesia) mà tôi đoán chắc là khá chính xác sắp đến Philippine.

Tôi đang gật-gù, nhắm mắt chập chờn trong giấc ngủ, bỗng cậu Tùng lắc tôi dậy: “Thấy núi rồi Bác Ba ơi!”. Tôi chồm dậy, đứng phóc thẳng người, thật một cảnh đẹp tuyệt vời. Mặt trời như chiếc mâm đồng vừa ló dạng trên đỉnh núi xa xa, tỏa xuống một màu vàng làm cảnh vật trên ghe trở nên thi vị, dưới bầu trời mênh-mông mây nước hùng-vĩ. Mọi người ai ai cũng hớn-hở như đã được ơn trên cứu rỗi. Tôi bèn lấy gói thuốc lá 555 ra và chiếc quẹt máy mà tôi quyết giữ cả chục ngày qua. “Tất cả anh em lên đây hút thuốc”.

Anh tài công là người thèm thuốc nhiều nhất, nhưng anh chẳng cần thuốc 555 của tôi mà anh chỉ thích gói thuốc Rê của anh, hút mặn-mà và đậm-đà hơn! Nhưng tôi không quên dặn mọi người khi hút phải cách xa các thùng xăng để khỏi bị hỏa hoạn. Lần nầy anh tài công chỉ cần đốt điếu thuốc đầu tiên, còn lại anh cứ châm hút liên tục. Mọi người có lẽ vì quá vui mừng nên quên đi cơn đói meo đã kéo dài hơn chục ngày qua.

Tôi bắt đầu dặn anh tài công cho ghe đi vào thẳng góc với dãy núi gần nhất trước mặt để kiếm gì ăn, chiếc ghe lại hú lên kinh hồn, nhìn lại thì cái chong-chóng bị sút ra rơi chìm xuống nước biển; Anh tài công chĩa mũi ghe vào một cái phao lớn bằng sắt sơn màu trắng được neo cách xa bờ để làm dấu cho tàu bè chạy qua đây. Anh nhờ Khanh nhảy qua để chặt sợi dây nylon dùm anh, để cột giữ buồng máy, nhưng tôi không chịu vì Khanh quá yếu và đang bị say sóng, nếu rơi xuống biển và bị cuốn mất thì sự hy-sinh của tôi qua chuyến đi vượt biên nầy sẽ không được trọn vẹn. Tôi nói với anh tài công, anh còn khỏe mạnh thì nên nhảy qua mà chặt lấy sợi dây lẹ lên kẻo để trời tối thì không kịp vào bờ để tìm tòi những gì còn ăn được cho mấy đứa nhỏ. Anh tài công nầy giỏi thật, trong chốc lát anh đã nhảy qua, chặt một khúc dây nylon, và trở về lại ghe một cách ngon lành
Vì cảnh lạ và chúng tôi cũng lạ, nên thay vì vào được cái Vịnh đông ngư dân, chúng tôi lại vào vùng núi hoang vu không có người ở. Và neo chiếc ghe cách xa bờ khoảng chừng 30 thước giữa những ghềnh đá ven núi. May quá hồi xưa tôi đã thường xuyên đưa các con tôi đi tập lội trong hồ tắm tại phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nên đứa nào cũng nhảy ùm xuống lội vào bờ một cách ngon lành. Tôi bị ám ảnh vì thiếu nước trên ghe, nên đem cái thùng nylon 20 lít lên bờ để lấy nước, còn đàn bà con nít không biết lội thì phải ở lại trên ghe.

Lên đến bờ, tôi lượm ngay miếng Dừa của ai ăn dở, nhưng chắc còn ăn được dù nó đã bị ún lại vừa mềm. Tôi lận trong quần, để chút nữa cho hai thằng cháu ăn đỡ đói. Chúng tôi đi xiểng niểng vì còn bị say sóng đến một vách đá, bao nhiêu con ốc bò trên vách đá đều bị chúng tôi hốt hết. Mấy đứa con, chúng đang lượm củi khô để nhúm lửa, rồi bắt cái lon sắt lên và chờ đợi đem ốc đến là bỏ vào luộc ngay.

Trời sắp sụp tối, chúng tôi phải rời ra khỏi chỗ nầy không thì sẽ bị muỗi đốt, vì chúng cũng chẳng thương hại gì chúng tôi đã bị đói khát máu me cũng không còn bao nhiêu. Cũng may vũng nước ngọt và dòng suối róc-rách chảy gần đó, các con tôi vừa uống vừa múc nước đổ vào thùng nylon. Khanh đi bê một cành cây làm đòn gánh. Nấu ốc xong chúng tôi mon-men trở lại ghe, vì trời đang sụp tối. Tôi cẩn thận đổ nước ốc vào trong bi-đông, vì nước ốc nầy rất bổ dưỡng nhiều protein sẽ cho hai đứa cháu. Tôi còn nhớ ở trên ghe khi chúng khóc kêu: “Ông Ngoại ơi con đói quá” nghe mà đứt ruột, đứt gan. Tôi đổ ra nắp nylon húp thử, “ôi… sao mà ngon quá, còn ngọt hơn nước súp mà không có nhà hàng nào trên Thế giới nấu ngon được như vậy!”.

Một việc làm vô bổ mà tôi cố bắt thằng Khanh cùng tôi xiểng niểng khiêng cái thùng nước, có lúc hai cha con bị vấp đá ngã lăn ra, nhưng không sao, nước trong thùng vẫn còn nguyên, lồm-cồm ngồi dậy gánh tiếp. Lên đến ghe, vì có ốc nên mọi người ăn rất là mừng rỡ, nhưng họ lại than phiền chúng tôi đi đâu mà lâu quá vậy? Chiếc ghe bị sóng vỗ đập vào đá, nên họ sợ bị bể và chìm dưới biển, mà họ thì không biết lội, cho nên ai cũng lo lắng, và giương cái cổ dài ra mà chờ đợi. Nhìn thấy mấy đứa cháu chia nhau ăn miếng Dừa tôi lượm mót được, mà tôi xúc động đến nỗi phải rơi nước mắt.
Tất cả mọi người leo lên ghe thì màn đêm cũng vừa sụp xuống hoàn toàn. Anh tài công giật máy nổ nghe ngon lành. Vì lạ chốn nên tôi khuyên anh tài công nên neo xa bờ, ngủ chờ sáng rồi tính. Vì chạy lạng quạng chẳng may ủi vào thành đá thì nguy.

Sau 14 ngày đêm mệt-mỏi ai ai cũng ngủ vùi dưới bầu trời rộng mênh-mông, trăng thanh gió mát. Thình-lình tôi nghe tiếng ghe đập vào ghềnh đá nghe lụp-bụp, hoảng-hồn tôi đứng phốc dậy la nhói lên: “Ghe đụng vào đá …ghe đụng vào đá!”. Anh tài công liền cho nổ máy chạy ra xa bờ một lần nữa, vì dây neo quá ngắn không bám được dưới đáy biển, nên mọi người thay phiên nhau canh gác cho đến sáng.

Tôi không ngủ được, nằm ngữa mặt lên trời giữa trăng thanh gió mát với nỗi vui mừng vô hạn “Coi như được tái sinh thêm một lần nữa, tại sao đời mình lại quá trải qua nhiều hoàn cảnh hãi-hùng như vậy”. Có phải đây là nghiệp-chướng không? Chiếc ghe dành đi sông tuy nguy hiểm nơi biển cả nhưng lừa được Công-an, vì chúng không ngờ tiếng máy cu-le và chiếc ghe tí-hon mà dám vượt biển. Cũng nhờ nó bé tí và lườn ghe đáy bằng nên không bị giàn đáy cản ngăn lại và nhất là khi lò mò qua đảo ngầm san-hô bén nhọn như dao cắt không đụng vào đáy ghe được. Chiếc ghe tí-hon mà lại cũ nên nước vào được bên trong để giữ chiếc ghe thăng-bằng với khối nước nằm dính trì giữ dưới đáy bằng, keo sơn cùng khối nước di động ở phần trên biển của những đợt sóng; chính khối nước trong ghe nầy nắm giữ một yếu tố quan trọng để ghe không bị chìm và lật nhào. Và điều tối quan trọng với số người ít như vậy chiếc ghe mới tuyệt đối giữ bí mật cho cuộc hải hành mà không bị Công-An theo dõi.

Nằm ngữa trên mặt ghe, tôi đang mơ-màng tự cảm giác dường như chiếc ghe không neo dính được dưới đáy biển, nên nó đang trôi vào ghềnh đá một lần nữa. Trời đang lờ-mờ sáng, tôi nhìn ra xa về phía chân núi, cảnh đèn sáng choang như một thành phố đang nổi lên phía xa. Không phải là thành phố rồi, chỉ là như chiếc tàu chạy ngang qua mà các đêm trước tôi đã mục kích. Tôi gọi anh tài công thức dậy nổ máy chạy thẳng vào đốm đèn đó, còn thấy ánh đèn tức nhiên ở đàng trước trống trải không có ghành đá ngăn cản. Hy vọng kỳ nầy họ sẽ không nở làm ngơ với chúng tôi đang đói khát. Ánh sáng ban mai buông xuống đại dương mỗi lúc một sáng dần. Mặt trời trồi lên hiện rõ sau dãy núi và chiếc tàu càng lúc càng lớn dần trong ánh mắt mòn mỏi của chúng tôi. À! Chiếc Tàu đang neo, tôi căn dặn đàn bà con nít đứng trước mũi ghe dương cây sào có chiếc áo bà ba trắng phất qua phất lại làm dấu xin được cấp cứu.

(còn tiếp)

hieunguyen11
08-12-2011, 02:57 AM
Nhớ post tiếp sớm sớm nha anh vinhtruong, truyện đang tới hồi hấp dẫn!

Em
hieunguyen11

vinhtruong
08-17-2011, 11:58 PM
Dường như người trên chiếc tàu nầy đã biết chúng tôi là kẻ vượt biên nên mới có chiếc ghe kỳ lạ xuất hiện, vì ghe của dân địa phương ở đây điều có hai trái nổi gắn xa hai bên hông để giữ ghe được thăng-bằng không bị lật, cho biết vùng biển của địa phương nầy thường hay có gió to sóng lớn. Đến nơi chiếc tàu cao ngất, từ trên cao họ thòng thang dây xuống cho chúng tôi. Rồi tuần tự các con và cháu tôi leo lên trước, kế đến là đàn bà và đàn ông, chót hết là tôi và anh tài công.

Vừa lên đến nơi, vị thuyền trưởng người Phi già giặn đã đi đến gặp tôi chào mừng một cách nồng nhiệt, họ biết chúng tôi đang đói nên dọn lên một thau cá Ngừ vừa lưới được, rất ngon và tươi vô cùng, và một thau cơm nóng hổi bên cạnh. Nhìn mọi người bốc tay ăn một cách ngon lành. Bỗng đôi mắt tôi ứa ra không biết bao nhiêu dòng lệ vì quá sung-sướng. Trách nhiệm chuyến hải hành độc nhất vô nhị nầy sẽ không bao giờ xóa nhòa trong ký ức của chúng tôi. Nhưng thật ra tôi chỉ ăn được một miếng cá với một miếng cơm là đã cảm thấy no ngang rồi. Tôi đang bâng khuâng nghĩ về chuyện gì sẽ diễn tiến theo sau?..

Tôi gặp lại vị thuyền trưởng rất vui tính và tử-tế, việc đầu tiên ông làm bộ hù dọa tôi một cách dễ thương là chúng tôi phải xuống lại ghe đi thêm 400 hải lý nữa thì mới tới trại tỵ-nạn của LHQ dựng lên. Ban đầu chúng tôi tưởng thật nên ai ai cũng nằm lì ở đây không chịu xuống trở lại ghe nữa vì hồi tưởng lại cảnh hốt-hoảng trong trận bão vừa mới xảy ra. Vị thuyền trưởng nắm cánh tay tôi, nói theo ông ra sau đuôi tàu, rồi bảo tôi nhìn vào ống nhòm, tôi nhìn thấy xa về hướng Đông có một cài làng chài lưới nho nhỏ. Ông gật đầu bảo tôi cho ghe chạy đến đó sẽ có công an địa phương giúp đỡ cho. Chúng tôi sẽ được tiếp đãi để làm thủ tục vào trại tỵ nạn của LHQ và tại đây là vịnh Ulugang-Bay của quần-đảo Palawan.

Tôi rất thương đứa con gái lớn nhát gan, nên trong bụng tôi cũng muốn cho nó được yên tâm một phần nào. Tôi liền ngoắt nó lại, sau tôi là tới phiên nó: “Đó...! Nơi đó là cái làng mà mình sẽ đến… ghe đến đó chừng khoảng 15 phút thôi... Con yên tâm chưa?” . Tôi nhìn đứa con gái tôi sau 14 ngày đêm đói khát sợ hãi trở nên quá mệt mỏi xanh-xao, nhưng mà lúc nầy vẻ mặt nó có vẽ hồng-hào trong sự mừng rỡ với nụ cười nhợt nhạt. Tôi lẩm-bẩm cám ơn Thượng-Đế đã thương xót chúng con đến đây an-toàn.

Mọi người sau khi ghé mắt vào ống dòm rồi, thì giờ đây ai ai cũng yên trí leo xuống ghe trở lại ghe một cách mau lẹ tự tin. Anh tài công cho nổ máy xã hết tốc lực chạy vào xóm chài lưới trước mặt. Trên đường lướt sóng chúng tôi gặp không biết bao nhiêu chiếc ghe nhỏ có hai trái nổi hai bên, họ vẫy tay chào hiếu khách vì họ nhìn chiếc ghe của chúng tôi có hai con mắt hai bên thì họ hiểu ngay là ghe vượt biên. Ghe chưa vào đến bến mà đã thấy mọi người dân làng ra đón, phần đông dân chài ở đây là người Công-Giáo, nên họ cho chúng tôi là con Chiên của Chúa, nên đã được Chúa cứu sống thoát qua khỏi cơn bão đêm hôm kia! Họ cho chúng tôi áo quần, bánh kẹo đủ thứ v.v. Có bà rất già cầm níu trên hai tay cả buồng dừa nặng trĩu. Mấy đứa cháu của tôi hí ha hí hả nhai ngồm ngoàm những chip khoai lang chiên khô. Anh Công-An rất trẻ đến nói chuyện với tôi và ghi biên bản số người trên ghe. Còn riêng anh tài công thì năn-nỉ tôi bằng mọi cách phải làm một lễ nhỏ để tạ-cúng chiếc ghe đã đưa mọi người đến vùng đất an-toàn, tôi đồng ý ngay với ý nghĩ “nhân cách hoá” chiếc ghe đã cứu chúng tôi vượt xa cả ngàn dặm là đúng.

Sau khi làm thủ tục biên-bản xong, tôi nói thẳng với anh Sĩ-quan Công-an rằng: trước sau gì chúng tôi cũng phải giao nạp chiếc ghe nầy cho chính phủ Phi. Tôi chỉ mong anh cho phép chúng tôi tháo gỡ chiếc máy cu-le để nhường rẻ lại cho dân chài với một số tiền vừa đủ mua trái cây và một con gà để làm lễ cúng. Anh Sĩ-quan nầy ưng thuận ngay, và cho tôi biết độ nửa giờ nữa sẽ có những gì chúng tôi cần để cúng, nhưng riêng con gà thì phải đợi cho họ đi bắt và luộc cho kịp. Tôi rất vui mừng đồng ý và báo cho anh tài công biết để mọi người đi tắm rửa cho sạch-sẽ, mát-mẻ cái tấm thân trước đã. Mấy đứa con cháu của tôi đã có mặt ngay dưới bãi biển không biết tự bao giờ. Chúng tha hồ chơi đùa cười giỡn, tuổi trẻ vô tư có khác.

Còn anh Hai tài công và vài người đàn bà ngoan đạo nhất quyết đứng đợi để làm lễ tạ ơn chiếc ghe, tôi phải xiêu lòng cùng với họ đứng chờ bên cạnh chiếc ghe. Rồi lá chuối được lót trên mũi ghe, trên đó không biết có bao nhiêu các loại trái cây, như dừa đã bào gần tới lớp vỏ, thơm, cam, quít, thanh long, bánh bisqui, bánh chíp, chocolat v.v. đủ thứ kẹo và nước ngọt. Đặc biệt có bó nhang thơm cọng lớn nữa. Chúng tôi đang chờ đợi thêm con gà nữa là đủ. Nhưng bỗng Anh Sĩ-quan Công-an hiện ra cuối hàng Dừa chạy lại cho chúng tôi biết: vì gà ở đây dân địa phương nuôi thả đi rong tự kiếm ăn, đến tối mới chịu về, nên không bắt được, vì chúng chạy nhanh quá. Tôi nói với anh tài công: “thôi van-vái xin miễn cho mình đi… ”. Thế là buổi lễ tạ ơn chiếc ghe bắt đầu, nhìn sự thần phục, và tôn kính của mọi người làm tôi cảm thấy mình có tội-lỗi phạm thượng. Khi lễ cúng bái đã kết thúc tôi dặn mọi người, tắm rửa ăn uống xong thì trở về lại ghe ngủ qua đêm. Ngày mai lúc 10 giờ sáng sẽ có tàu tuần của Hải quân Philippines đến chở chúng mình về căn-cứ của họ và chiếc ghe nầy cũng phải được kéo theo giao nạp cho chính quyền đúng theo thủ tục của LHQ.

Mọi người qua một đêm dài ngủ ngon giấc, riêng tôi cứ miên-man cho những việc phải làm sắp tới. Đúng 10 giờ sáng, chiếc tàu tuần màu xám tro của Hải-Quân Philippines đang cập bến, vị Sĩ-quan Công-an nhã-nhặn mời chúng tôi lên chiếc tàu tuần nầy. Còn một anh Thủy-thủ đang nhanh-nhẹn cột chiếc ghe của chúng tôi vào sau chiếc tàu tuần để kéo đi. Trên đường đến căn-cứ Hải-quân, tôi nhìn thấy giòng lệ lăn tròn trên má khi anh tài công quá xúc động luyến tiếc chiếc ghe đã mang 14 mạng người vượt hàng ngàn hải-lý, đang được cuốn trói lôi kéo phía đằng sau như một tử-tù ngày xưa bị ngựa lôi kéo ra pháp trường! Chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nó nữa với lời thầm nhủ!

Một buổi tiệc có ý nghĩa của Bộ Tham-Mưu Căn-cứ của Hải-quân Philippines, các Sĩ-quan gồm Đại-tá Căn-cứ Trưởng, Y-sĩ và Sĩ-quan Tham-Mưu thiết đãi chúng tôi một bữa tiệc chào mừng. Vị Y-sĩ Thiếu-tá hỏi tôi: “Làm sao chúng tôi thoát khỏi cơn bão cực mạnh ngày hôm kia, trong khi đó các tàu bè ở vùng Vịnh Ulugang-Bay phải trốn vào Vịnh để tránh cơn bão đang hoành hành vào Vịnh, riêng tàu chúng tôi thì đã có lệnh không được ra khơi cách đây 3 ngày?”
Tôi trả lời: “Vì chúng tôi không còn cách nào hơn, nên phải chịu ở vị thế chận đầu cơn bão sẽ đi qua, rồi các cuộn sóng cuốn hút chiếc ghe theo sau đuôi cơn bảo!”
“Nhưng làm sao chiếc ghe nhỏ như đồ chơi trẻ con như vậy mà không chìm?" Vị Y-sĩ hỏi tôi.
“Vì nó quá nhỏ và cũ nên nước biển đã tràn vào lấp đầy nữa ghe, với dung lượng nước nầy nằm dưới lườn ghe đáy bầu dành để đi sông. Đây là nguyên tố chính làm bám giữ con thuyền không bị lật úp, nhưng nếu cơn bảo kéo dài mà nước ngập tràn vào ghe quá nhiều, thì ghe mới bị tràn ngập nước và sẽ lún chìm sâu từ từ xuống dưới đáy biển”. Nhưng các thanh niên đã dự trù, sẽ dùng sức người cố gắng quyết liệt tát nước ra ngoài để chống-chọi với sự hoành-hành của cơn bão. Dù sao chiếc ghe nhỏ nó vẫn có lợi ích là dung lượng nước múc ra ít hơn là chiếc ghe lớn. Nói tóm lại, tất cả cũng nhờ ơn Thượng-đế, nên cơn bảo đi qua đầu rất nhanh dù cường độ thật ác liệt.
"Thế còn cái đảo San-hô đó đã giết chết trên 20.000 người vượt biên rồi, nhưng sao ghe anh lại thoát!" Ông Y-Sĩ thắc-mắc.
“Như tôi đã trình bày, ưu thế là vì chiếc ghe nhỏ, đáy bằng nên không có chìm sâu dưới nước, đó cũng là nguyên tố lướt qua được các mũi cạn, bén nhọn của San-Hô và đá ngầm tai mèo”
“Thế còn địa bàn và dụng cụ hải-hành … anh có những gì?”
Tôi lấy từ trong một bao nylon ra cuốn Từ-Điển và cái Địa-bàn dành cho hướng đạo sinh:
“Đây là những dụng cụ hải-hành của tôi”
Ông Y-sĩ cười ngất và gọi các Sĩ-quan Tham-Mưu của Căn-cứ đến xem; Có một Sĩ-quan hỏi tôi:
“Cái bản đồ như thế nầy… thì làm sao anh đi tới được?” (nếu có ai tò mò xin xem trong tác phẩm-2 “The New Legion” Volume-2, trang 249 sẽ thấy tấm bản đồ và chiếc địa bàn tí-hon)
Tôi đáp lại ngay “Không còn có phương cách nào khác , vì ở trong một nước CS, vã lại tôi mới ra khỏi tù sau 13 năm… thì làm gì tôi dám công khai đi tìm mua các thứ dễ-dàng để đi vượt biên?” Còn cái địa bàn tí hon nầy bị vô nước biển, nên mỗi buổi sáng thức dậy tôi phải lấy ngón tay gõ-gõ và điều chỉnh so với mặt trời mọc. Còn đến trưa, nhờ các chuyến bay chở hành khách đi về các nước Đông Nam Á hoặc Úc, nhờ những vệt khói dài nầy mà tôi phối kiểm lại nên không bị lạc hướng. Sự thật nếu không nhờ vào những lằn khói trắng của các Phi cơ chở hành-khách bay ngang qua thì chúng tôi đã bị trôi xa ra khỏi dãy đảo Philippines và có lẽ đã chết khô ngoài biển khơi rồi, “Vì chiếc ghe đã bị trôi giạt quá xa về hướng Bắc của trục hành-trình!” bởi gíó mùa tây nam thổi khá mạnh trên biển Nam-hải
Khi tôi kể đến đây thì giữa căn phòng hoàn-toàn yên lặng không nghe một tiếng động, bỗng dưng các Sĩ-quan Tham-mưu lần-lượt đến bắt tay tôi và có lời chúc mừng tôi đã được Chúa cứu, rồi vỗ vai tôi cùng tỏ vẻ thán phục. Tôi ngẫm-nghĩ… rồi thành-thật tỏ bày với họ: “Chiếc ghe ‘Định-mệnh’ đã đưa chúng tôi đến đây là do một sự mầu nhiệm nào của Thượng-Đế mà thôi! Còn như ‘trí-tuệ’ và sự ‘thông minh’ của con người không có nghĩa lý gì đối với sự bao la mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế cả. Chỉ cần nhìn sự hùng-vĩ của biển so với hải lý, hải trình của chúng tôi và sự vận hành của vũ-trụ thì đã rõ trí-tuệ của con người chỉ bằng một phân tử của hột cát bé li-ti thôi”.

Tôi đang nghĩ đến ngày định cư, thì tôi sẽ xin được rửa tội và học đạo, vì đời người như một thủy-thủ lạc giữa chốn Đại-Dương, nếu không có “đạo” tức nhiên sẽ không có phương hướng, rồi đời người cứ lặn hụp mãi trong phương trời vô định không bờ bến. Phải có đạo, chính là đường thẳng như có một địa bàn chọn hướng đi cho mình, một hướng để tìm được lục địa! Sự mầu nhiệm đã chứng minh rõ-rệt trong cuộc vượt biên định-mệnh nầy. Chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ đi đến một phương trời xa tít như vậy! Chiếc ghe hư máy sao nó không trôi giạt vào Hàm-Tân hay Long-Hải? Tại sao gió bất thần đổi chiều từ hướng Tây cùng với những ngọn sóng thần đẩy chúng tôi xa bờ và ra tuốt tận ngoài khơi để khỏi bị tù!? Nếu máy tốt mà chạy mãi thì làm sao đủ xăng! Đêm khuya có những chiếc tàu buôn hoặc đêm hôm đó anh tài công chạy đến gần chiếc tàu trong đêm tối, thì thế nào cũng sẽ bị nguy hiểm, vì những dợn sóng của tàu đánh vào phải lật chìm ghe! Tại sao trong ghe có mùi xăng nồng-nặc nơi các thùng xăng nằm ngổn-ngang khi có lửa cháy mà không phựt bùng nổ? Nếu ghe chỉ cần vượt qua đảo cạn San-hô trong đêm tối thì sao thấy đá ngầm để dùng sào đẩy ra xa tránh cho ghe khỏi bị đá San-hô đánh trúng và chìm ghe ngay. Một cơn bão hoành-hành dữ-dội đến nỗi mọi người chết lịm mà lại qua khỏi và thoát chết! Khi chúng tôi đến bờ, thì người dân chài ở địa phương nầy đón tiếp chúng tôi như là bà con ruột thịt đã thất lạc từ muôn kiếp trước cũng bị bão vùi dập như thế nầy… hay do thần giao cách cảm? Tôi còn nhớ lịch sử cũng như những câu tục-ngữ của người xưa của nước tôi thường nói: “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ-côi một mình!” có nghĩa là đi biển vô cùng nguy-hiểm, ngày xưa các bô lão đi chài lưới, có lẽ cũng bị vào mùa ‘gió chướng’ như chúng tôi và đã lạc mãi tận vùng đảo Palawan nầy hay sao mà bây giờ gặp họ, thì tôi có cảm giác như là người thân trong thân tộc vậy? Cũng vì đi biển nguy-hiểm như vậy, nên bà con chúng tôi trốn chạy CS thì phải lựa vào khoảng tháng Ba là đi vượt biển, đến Mã-Lai gần nhất và cũng xuôi buồm thuận gió, cho nên mới có câu tục truyền rằng: “Tháng Ba bà giá đi biển đó mà”.

Tôi vừa dứt lời, thì vị Sĩ-quan Y-sĩ nầy tỏ bày bằng cả một tấm lòng thán phục, Ông đề nghị:
“Để làm kỷ-niệm, tôi ước mong Ông đổi chiếc đồng-hồ của Ông đang đeo để lấy chiếc đồng hồ của tôi làm vật kỷ-niệm”
Tôi e-dè, vì tôi thấy đồng hồ của mình là loại dỏm mà lại bị nước biển vào nên đã hư lên hư xuống, nên tôi thành-thật tỏ bày: ‘đồng hồ của tôi chạy không được tốt’. Nhưng vị Sĩ-quan nầy quyết tâm đổi cho bằng được chiếc đồng hồ của tôi để làm vật kỷ-niệm. Ông cởi ngay cái đồng hồ Rado ra và trao vào tay tôi. Thật là ái ngại nên tôi đành phải cởi cái đồng hồ dỏm của tôi ra trao cho ông và tôi cũng không quên cám ơn ông rối rít. Những người cùng đi chung ghe nhìn vào mừng lây cho tôi, làm tôi hổ-thẹn thêm như là một sự trao đổi lường gạt.

Trong bữa ăn, một vị Sĩ-quan mời tôi ăn món thịt chó do chính tay anh nấu. Tôi lắc đầu từ chối, và hồi tưởng lại lúc còn ở trong tù, khi những Sĩ-quan đàn em đã được tự giác đi ra ngoài dân, có đổi được áo quần, và mua vào cho tôi một ‘Gô’ thịt chó. Tôi không ăn và trả lại nên đã bị người bạn tù nằm bên cạnh cằn-nhằn cho một mách. Tù mà cái gì lại không ăn, hễ con gì nhúc-nhích là đều ăn được. Đúng vậy, Dế, Rắn, Rết ngay đến con Chuột cống bị ghẻ lác tróc hết cả lông trắng hếu mà tôi còn nướng ăn một cách ngon lành, còn thịt Chó thì quá ngon đi chứ! Nhưng vì tôi tự cảm nhận từ lâu: Chó là một con vật quá trung thành nên tôi không nở ăn, chỉ đơn giản có thế thôi.

Cuộc vui nào cũng phải tàn, mọi người đều ra về, để lại một cái phòng rộng thênh-thang, chúng tôi nằm sắp lớp trên nền gạch bông ngủ cũng mát. Sáng sớm, Căn-cứ cho một buổi ăn sáng bằng trứng chiên thật ngon lành. Đến xế trưa, một chiếc xe đò nhỏ, sơn đủ màu sặc sỡ đến đón chúng tôi, gồm có Trung-tá Fernandez, Trại-trưởng, ông Bob Holland, thiện nguyện viên người Úc và phái đoàn Cao-ủy Tỵ-nạn. Trên đường về Trại Palawan, Ông Fernandez có đãi chúng tôi, mỗi người một chai bia ‘San-Miguel’ của Phi, nhưng sao lạ, uống vào chưa đầy nửa chai mà tôi đã thấy ngà-ngà say rồi. Hay là tại mình vẫn còn dư âm say sóng?

Tại Trại tỵ nạn Palawan, khoảng một tháng sau, tôi nhận được một bao thư lớn từ Hoa-kỳ gởi qua cho tôi, trong đó có đầy đủ các giấy tờ của các khóa học, được bọc rất cẩn-thận chung quanh một lớp giấy gối đệm để khỏi bị nhàu. Trên góc bì-thư có đề tên người gởi là: Trung-tá Lawrence A. Gregorash USAF, Deputy Commander Foreign Military Training Affairs Group. Tôi yên tâm, như vậy là khỏi phải lo gì nữa vì đã có khá đầy đủ giấy tờ để được phỏng vấn. Nhờ vào một tấm giấy chứng nhận có theo học khóa Academic Instructor Course ở Đại-Học Không-Quân Maxwell, Alabama, mà Bà-sơ Claudita Marcon, Giám thị trường Anh Ngữ CADP (Center for Assistance to Displaced Persons) xin Cao ủy tị-nạn cho tôi làm phụ-tá cho Bà để theo dõi tiến trình của các khóa sinh. Dĩ nhiên là tôi rất vui lòng vì có được cơ-hội để giúp đỡ cho đồng bào của mình.

Chẳng bao lâu, tôi cùng gia-đình được phái đoàn Mỹ chấp nhận và chuẩn bị chuyển lên trại Bataan. Đặc biệt trại Bataan nầy, dù ở trong nội địa Philippines nhưng được chính-phủ Hoa-kỳ tài trợ tất cả, khác hẳn với cácTrại ở Vùng Đông Nam Á do Cao-ủy Liên Hiệp Quốc tài trợ. Trại được chiếm trên một mảnh đất khá đẹp, có đồi cỏ và con suối bao quanh, và thêm một chiếc cầu treo thơ mộng bắc ngang qua con suối rất đẹp. Trại gồm có 12 Vùng trải dài khoảng 5, 6 cây số, có 2 cái chợ khá lớn ở vùng 5 và vùng 10, trong chợ bày bán đủ mọi mặt hàng, kể cả vòng vàng nữ trang, cho nên chợ luôn luôn tấp-nập kẻ mua người bán rất là sầm-uất. Có một nhà thờ Công-giáo và một ngôi Chùa rất đơn giản. Nơi đây gồm 18,000 người tỵ-nạn, đang chực-chờ làm thủ-tục gia-nhập định cư tại Mỹ. Đặc biệt năm 1988 và 1989, trại có nhận rất nhiều diện con Lai (Amerisian) để làm thủ tục đi Hoa-kỳ. Tổ chức của trại nầy có tên là PRPC (Philippines Refugee Processing Center) do Ông Herman T. Laurel làm Chủ-nhiệm với một Hội-Đồng quản trị hành chánh. Về phần bảo vệ an-ninh cho Trại do Đoàn An-Ninh Blue-Guard, chỉ huy trưởng là Thiếu-Tá Lopez. Có một điều kỳ quái là Thiếu-tá Lopez nầy lại bao che cho bọn Cướp với cái tên là Dũng-Đại-Bàng. Nếu muốn gia nhập vào Ðảng Ðại-bàng của hắn, thì bắt buộc phải xâm hình con Đại Bàng trước ngực. Và Đảng nầy đối xử rất là điệu nghệ, chia chác với Đoàn An-Ninh Blue-Guard rất hậu, sau những chuyến làm ăn bất hợp pháp.

Về phía tổ chức của người tỵ-nạn, gồm có một Chủ Nhiệm Liên Vùng (Inter-Neighbourhood-Chairman) là người Việt và hai phụ tá, một là người Lào và một là người Cambodia. Mỗi Vùng điều có Vùng-trưởng được dân tỵ-nạn bầu lên. Phía người Việt có tổ chức riêng của Hội Cựu Quân-Nhân, và ông Hội-trưởng nầy sẽ lãnh đạo đường hướng cho Ông Chủ-Nhiệm Liên Vùng. Thêm một điều đặc biệt xảy đến cho tôi là: tất cả anh em cựu Quân-Nhân có vào khoảng gần 400 người đều quyết định bầu tôi làm Hội-trưởng. Trong khi những người cùng cấp bậc với tôi, ở các binh chủng khác cũng có, nhưng họ lại không bầu. Được hỏi tại sao!? Họ chỉ trả lời rất là đơn giản “là vì tôi đã ở tù thâm niên”.

Đến ngày bầu cử một ông Chủ Nhiệm Liên Vùng mới, để thay Ông Chủ Nhiệm cũ đi định cư, 18.000 người đồng bào tỵ nạn lại bầu tôi kiêm luôn chức vụ Chủ-nhiệm Liên-Vùng. Như vậy là một trách nhiệm quá nặng đối với tôi, một mình mà phải đảm trách hai nhiệm vụ, mà trước đó tới giờ chưa có xảy ra tại Trại Bataan nầy, ngoài ra tôi còn bị buộc làm AT, phó giảng viên Anh ngữ (assistance-teacher) nhưng sở-dĩ có sự việc khác thường như vậy thì cũng có lý do là đồng bào đang ở trong tình trạng lo âu, khi ngân phiếu ở nước ngoài gởi vào đều bị cướp giựt ăn chận mà không dám phản ứng, chỉ cầu mong sao làm được thủ tục qua Mỹ sớm để được yên thân thoát cảnh bị bọn Dũng Ðại Bàn tống tiền.

Tôi đến thăm Chùa, thì các thầy cho biết Bọn cướp Dũng-Đại-Bàng đến khủng bố tín-đồ và lấy hết trái cây của Chùa cũng như các mâm thau đồng đi đâu mất, tôi đi đến thăm nhà thờ, thì Cha cho biết: “các con Chiên đi nhà thờ không dám mặc đồ đẹp và đeo vòng vàng, họ sợ bọn cướp Dũng Đại-Bàng trấn lột. Cái ao-ước của các Cha là muốn các con Chiên đi nhà thờ mặc đồ đẹp và có đeo nữ trang!”. Tôi gặp vị Đại-tá Banson hồi-hưu, làm phụ tá nội vụ cho Trại PRPC, Ông cũng tâm sự với tôi rằng:
“Phái đoàn Mỹ JVA phàn nàn tình trạng an-ninh của trại khá xấu, nhất là những người có thân nhân ở ngoại quốc gởi Check qua, họ rất lo lắng và sợ bị cướp giật ăn chận. Ông có cách nào giúp trại PRPC loại trừ đảng cướp nầy được không?

(còn tiếp)

hieunguyen11
08-18-2011, 12:11 AM
Kính thưa anh Vinhtruong em đề nghị anh in thành sách truyện này. Vì rất hay, càng đọc càng lôi cuốn và cũng là một tài liệu quý giá cho thế hệ sau này.
Cám ơn anh rất nhiều
Em
hieunguyen11

vinhtruong
08-18-2011, 05:24 AM
Thật ra anh đã viết chuyện nầy trong cuốn “The New Legion” Volume-2, anh sẽ để cho con cháu anh dịch ra tiếng Việt ngay sau khi anh chết. Ðiều quan trọng là anh muốn cho mọi người khi đọc tác phẩm nầy bằng tiếng Việt sẽ nhận thức những điều anh viết là trung thực 100% qua sự phối-kiểm internet, youtube hình ảnh và sách vở từ Library of Congress là những sử liệu đáng giá có thật kể cả ngày tháng và sự kiện, như cuộc hành quân Lam Sơn 719 sự ngộ nhận lầm-lẫn giữa ngày mà 2 phi hành đoàn trực thăng hueys LÐ51TC bị bắn tan xác trên không với ngày phi cơ Mỹ Skypot thả Bom lầm làm chết tiểu đoàn phó TÐ/8 Dù mà tướng Hoàng Xuân Lãm tư lệnh đã nhầm lẫn, kể cả tác giả Hà Mai Việt đã đề cao tấm bản đồ hành quân đã rơi vào tay quân BV đối chứng với hình ảnh tấm thẻ bài bằng kim loại mà còn bị cháy cong veo và chiếc máy ảnh của các phóng viên cũng vậy phối kiểm qua hình ảnh trên youtube; như anh đã có viết trái Bom BLU-82s, 15.000 pds thả bằng trực thăng thì chả ai chịu tin, nhưng cũng nhờ bạn ttmd post vào bằng video cả lúc load vào trực thăng và lúc thả nên người ta mới chịu tin (trong diễn đàn nầy, mục Thời-Sự, trang-1: “BLU-82AL xóa sổ SÐ/2 Sao Vàng…” Những bài viết của anh với tham vọng người đọc phải tâm phục khẩu phục, vì thế anh rất de-dặt khi phải viết ra là phải nói thật, nói thẳng và nói có sách mách có chứng để đem lại sự trung thực cho quân- sử đôi bên nam/bắc Việt Nam.
Bài hành quân Lam Sơn 719 đã được nhiều diễn đàn copy từng khúc cho riêng phần binh chủng của mình như: BÐQ, Nhảy Dù, Thiết Giáp, Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ, Thép Súng, KBC Hải Ngoại … Anh rất mừng mà không có ý nghĩ buộc họ là đạo văn vì anh cho đây là sự cảm tình của người post đối với mình trong nghĩa tình huynh đệ chi binh.

QUEENBEE-1

hieunguyen11
08-18-2011, 05:45 AM
Sở dĩ bài viết của anh giá trị là vì trung thực. Người đọc ai cũng nhận biết điều đó anh đừng bâng khuâng về sự mất lòng số ít, đó là chuyện đương nhiên đồng thời đâu có ai bắt buộc anh phải bẽ cong ngòi bút. Em sẽ tìm đọc "The New Legion"

Kính mến
Em
HN11

vinhtruong
08-23-2011, 04:09 PM
Một cuộc họp mặt các cựu quân nhân được mời đến, tôi báo cáo tình trạng của Trại PRPC là tồi-tệ như vậy, dù rằng anh em cho rằng đây là tình trạng chung của các Trại tỵ nạn ở Đông Nam Á. Trại nào cũng có bọn xấu cả. Nguyên do chính là vì không có ‘Diện’ để được các nuớc ngoài cho đi định-cư, nên chúng thất chí mà làm bậy. Đặc biệt ở Trại nầy, bà con rất bất bình với Đoàn lính gác Blue-Guard, vì bọn nầy bảo vệ và bao che cho bọn cướp Dũng Đại-Bàng, mà họ lại có súng, còn chúng tôi thì tay không . Phái đoàn Mỹ thường xuyên ghé thăm trại, vì trại nầy của Mỹ ngoài nước Mỹ, được yểm trợ tài chánh tối đa cho diện con lai, nhưng lại không an ninh mà bị bọn cướp Dũng Đại Bàn thao túng, nên phái đoàn Mỹ rất bất mãn về sự điều hành của trại tự bấy lâu nay.

Tôi ôn tồn tỏ bày: "Chúng ta là những người trốn chạy CS qua đây, dù là bị mất nước nhưng không phải do lỗi chúng ta mà do các cấp trên cũng như thế lực ngoại bang sắp xếp. Dù sao đi nữa chúng ta đã cầm súng chống giữ đất nước, thì chúng ta cũng có phần liên đới chịu trách-nhiệm. Bây giờ nơi đây, với 18.000 đồng bào gồm có các con em diện con Lai, chẳng lẽ chúng ta rùng mình ớn sợ bọn cướp nầy sao? Nếu anh em cuơng quyết đứng sau lưng tôi, thì tôi cũng có cách để vãn hồi trật tự và luật pháp cho Trại nầy. Người Mỹ ở đây, họ không làm gì đuợc dù rằng họ tài trợ tất cả, chỉ có chúng ta mới tự giải quyết phục hồi lại trật tự cho Trại nầy mà thôi! Các bạn nghĩ sao?"
Tất cả đều đồng tâm đứng sau lưng tôi.
Về nhà các con tôi cũng như những bạn bè thân-mật có khuyên tôi: “Mình đi vượt biên đã gặp rất nhiều sự nguy hiểm chết chóc mới lên được đất liền…. Thôi! Chờ ngày đi định cư đi… chứ đụng chạm với chúng làm gì thêm nguy hiểm! Tất cả Trại tỵ nạn đều có kẻ cướp trấn lột thì đương nhiên Trại mình cũng vậy thôi, chả lẽ mình muốn “thế Thiên hành đạo”
Tôi không phủ nhận những lời nói của các con tôi và bạn bè khuyên là không chí lý. Nhưng với trách nhiệm mà 18.000 người tỵ nạn đã bầu tôi vào chức-vụ nầy, thì tôi không có quyền đào-ngũ, cũng như ngày xưa tôi phải chịu cảnh tù-tội vì tôi không muốn mình là tên đào ngũ bỏ chạy khi chưa có lịnh, tôi buộc phải chu toàn trách nhiệm do đồng bào và chiến hữu tin cậy trao cho. Tôi tự ngẫm nghĩ trong lòng, dường như định mệnh đã gắn liền tôi với sự nghiệp từ lúc tôi ra đời bằng kiếp chim bằng trong cơn bão-loạn cho tới bây giờ, chưa lúc nào tôi được ngưng nghỉ. Thôi! Tôi đành liều một lần cuối trước khi gác kiếm giang hồ coi xem sao! Đành vậy, đã mang cái nghiệp vào thân, thì cũng đừng trách móc trời gần trời xa!

Tôi lên ngay văn phòng của ông Banson, đặc trách về nội vụ của Trại PRPC xin được ông yểm trợ phương tiện, ông Banson mừng rỡ, vì chỉ có người tỵ nạn mới có thể lo được cho sự an-toàn của chính họ mà thôi. Bên cạnh đó, ông thường bị người Mỹ phàn nàn trại PRPC không có an-ninh, nhất là khi trời tối, người dân núp kín trong nhà như trong thời kỳ chiến tranh.
Tôi xin ông Banson yểm trợ:
-10 chiếc xe Bus để chở khoảng 400 cựu Quân-nhân từ vùng 10 đến vùng 5.
-Và mượn thêm 10 cái máy liên lạc walking-talking để điều động
-Xin được thâu băng lời thông báo của tôi với 18.000 người dân tỵ nạn trước khi mở cuộc hành quân lùng bắt, càn quét bọn cướp Dũng Đại Bàn…
Tất cả đều được ông Banson hết lòng giúp đỡ trong sự mong đợi từ lâu, duy chỉ có một điều ông khuyên là: “phải coi chừng... cho ông Thiếu-tá Lopez biết… không thì rất nguy hiểm, chẳng may ông Lopez cho nổ súng vì ngộ nhận thì nguy! Và đây là phạm vi thuộc gìn giữ an ninh trại do ông trách nhiệm”
Tôi cảm thấy vô cùng khó khăn, vì nếu cho ông Lopez biết thì làm sao túm cổ được trọn ổ bọn cướp kể cả tên Đảng-trưởng Dũng Đại-Bàng!
Sau một hồi lâu suy nghĩ, tôi đề nghị với ông Banson: Xin ông viết cho tôi một miếng giấy báo cho Thiếu-tá Lopez giúp đỡ và dành mọi sự dễ-dàng cho chúng tôi để tóm bắt bọn cướp giải giao cho Tòa Án Quận. Tôi chỉ trình cho ông Lopez 10 phút trước khi mở cuộc lùng bắt bọn cướp, có như vậy chúng tôi mới tóm đuợc trọn ổ của bọn chúng.
Ông Banson lấy một miếng giấy nhỏ trước bàn, ghi vội cho tôi vài chữ để trình cho ông Lopez, xong ông còn hỏi tôi có cần gì thêm nữa không, Tôi trình bày sơ kế hoạch hành quân tối nay: Đúng 11 giờ 45PM, tôi sẽ đến trình tấm giấy nầy cho Thiếu-tá Lopez. Đồng thời xin ông Banson cho tôi 10 chiếc xe Bus đậu tại vùng 10 để chở các anh em chúng tôi. Đúng 12 giờ đêm, ông cho chuyên viên phát thanh lời kêu gọi của tôi, trên các loa từ Vùng I đến Vùng 12, thông báo cho đồng bào biết là phải ở trong nhà để chúng tôi đi lùng bắt bọn cướp. Chỉ trong một thời gian ngắn và đúng lúc như vậy thì mới bảo toàn được sự bí mật cho cuộc lùng bắt nầy, dù Đoàn Blue Guard có biết cũng không kịp trở tay để bao che cho bọn cướp được.

Đêm nay, bầu trời không trăng nhưng có nhiều vì sao lấp-lánh, những cơn gió biển từ xa thổi vào làm lao-xao những cành lá, không khí rất thanh tịnh dịu mát trở lại cho một đêm dài sau một ngày oi-ả, đang ru-ngủ những người tỵ nạn yên tâm chờ ngày lên đường định cư tại Mỹ.
Tôi đến nhà Thiếu-tá Lopez lúc 11 giờ 40 tối, ông chưa ngủ, đang ngồi ở phòng khách và dường như ông đang chờ ai đó. Tôi không nghĩ là ông đang chờ đón tôi.
Trước mặt tôi, ông Lopez to lớn nước da ngăm đen, hiện ra trong bóng đèn vàng sáng choang. Tôi lễ phép chào ông và đưa miếng giấy của ông Banson cho ông ta, Ông Lopez đọc xong, liền nở một nụ cười mà chỉ thấy hàm răng nhe ra trong khi mở to đôi mắt nhìn tôi một cách xoi mói
“Ông đi bắt bọn cướp hả”
Tôi đáp lại: “Chúng tôi làm việc nầy là vì đồng bào của chúng tôi!”
Xong tôi nhìn lên vách tường có treo một cặp còng, tôi nói: “Xin ông cho tôi mượn tạm cặp còng nầy, để tôi còng thằng đảng-trưởng, tôi sẽ trả lại cho ông khoảng 45 phút sau!”
Lopez nở một nụ cười khi dễ: “Có lẽ không dễ lắm đâu!” vừa nói ông vừa vói tay lấy cặp còng trao cho tôi… Tôi vừa bước chân leo lên xe, thì tất cả các máy phóng thanh đang phát ra lời kêu gọi của tôi loan dài theo gần 6 cây số. “Kể từ giờ phút nầy xin đồng bào ở yên trong nhà…”
Một cậu bé Lai-Mỹ trạc chừng 16 tuổi đang nằng nặc xin được gia nhập với toán cựu Quân-nhân vừa xuống xe Bus để đi bắt bọn cướp. Tôi vì quá bận nên làm thinh, nhưng cậu bé cứ lủi theo nhóm người chạy trước, chẳng bao lâu chúng tôi bắt được hầu hết bọn cướp, riêng Đảng-trưởng Dũng Đại-Bàng thì không bắt được vì hắn có bọn Blue Guard che-chở. Cũng may nhờ em bé Lai nầy cùng với mấy đứa nhỏ cho tôi biết, Dũng đang núp trong ngôi trường ESL Anh Ngữ, chúng tôi xông vào, có hai người Blue Guard bảo vệ hắn. Nhưng vì anh em tôi hơi đông và dường như chúng cũng được lệnh không được ngăn cản, nên chúng tôi vào còng tay Dũng một cách dễ-dàng. Lúc dẫn nó ra, tôi ngạc nhiên thấy em bé Lai 16 tuổi hồi nãy bỗng cầm cây gậy đập túi bụi vào lưng Dũng máu ra lênh-láng. Tôi chận lại ngay, không cho bất cứ ai hành hung can phạm vì phải để cho luật pháp xét-xử.
Sau nầy tôi mới chưng-hửng biết được, vì trước chiều hôm đó, bọn cướp đã bắt chị của nó trấn lột và còn bắt chị nó ở truồng cho chúng lục-soát, ngay dãy nhà tắm của Vùng 3, nên cậu bé nầy mới dùng 4 cái đinh dài một tấc đóng dính vào đầu của một khúc cây mà đập túi bụi vào Dũng cho hả cơn thù hận.

Tất cả đồng bọn đã bị bắt đều tập trung về vùng 2, lúc nầy tôi mới thấy một người Mỹ xuất hiện trước nhất, có phải là nhân viên CIA không! Ông nầy cứ mỗi buổi sáng đều chạy bộ trước tôi, nơi hai tay có cầm hai trái tạ nhỏ, đang lia lịa với những ánh sáng lóe lên chụp hình tội phạm. Có nhân viên PRPC, rồi Thiếu-tá Lopez, Tôi mang chiếc còng trả lại cho ông và nói: “Xin lỗi, tôi hứa trả lại cho ông sau 45 phút nhưng hơi trễ xin ông thông cảm!” Thiếu-tá Lopez giật chiếc còng trên tay tôi với sắc mặt hầm-hầm, không nói một lời.

Tôi dẫn các người bị thương lên xe để đi đến bệnh viện băng bó, vì có nhiều người bị thương nặng như Dũng chẳng hạn. Ngày mai họ sẽ bị áp giải ra ngoài tòa án Quận, Tôi hỏi vết thương của Dũng hắn bị nhiều vết đinh đâm sâu sau lưng, không biết có vào tới phổi hay không; Hy vọng không đến nổi, nhìn gương mặt còn quá trẻ. Tôi hỏi: “Tụi bây chắc thù tao dữ lắm hả?”
Hắn trả lời: “Con nể Chú, vì Chú ở tù lâu và cũng trốn chạy CS như chúng con… nhưng khi Chú đi định cư rồi… thì tụi con sẽ làm ăn lại!”

Ngày 30/4/1989 lại đến, cũng như thủ tục thường niên, Cộng đồng người Việt biểu lộ sự căm thù CS qua hình thức là đốt hình nộm Cụ Hồ. Là người lãnh đạo công đồng, tôi phải đứng ra tổ chức cuộc diễn hành và đọc diễn văn do Anh Tổng Thư Ký Hội Cựu Quân-Nhân soạn thảo sẳn cho tôi đọc. Nhìn không khí buổi lễ sôi-sục, tôi nghĩ ngay đến chính trị là gì!? Tất cả chỉ là một sự phỉnh gạt tinh-vi mà những người dân của nước nhược tiểu phải chịu do ảnh hưởng của các thể lực bên ngoài, để rồi Lịch sử sẽ đúc kết, giải nghĩa rõ ràng hơn, nhưng có điều hơi quá muộn-màng sau nầy. Làm chính-trị, đó chẳng qua là một thứ tay sai đắc lực nhiều hay ít cho Đế-quốc, cho Siêu-cường, rốt cuộc mình chẳng được gì, đến khi hiểu ra mình bị 3 cường quốc phỉnh gạt, lúc đó mới chịu đập đầu vô tường tự cho rằng mình quá ngu dại vì bị chúng phỉnh gạt thì đã trễ rồi… lương tâm và lịch sử sẽ nguyền rủa những ai đi sai đường hướng chống lại Dân-tộc mình phải kể những chóp bu hai miền.

Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân và pháo kích bừa bãi vào trường học, đại lộ kinh hoàng gây bao thảm khốc cho dân tộc… Còn miền nam Mỹ chỉ giao cho 2 ngòi nổ, nếu cho hàng trăm hàng ngàn ngòi nổ thì thảm hoạ cho dân tộc như thế nào? Mỹ biết được sư hung-hãn đó nên đã không giao cho miền nam warhead của CBU-55, BLU-82s và BLU-82AL và ngay đến không giao cho miền nam phi cơ chiến thuật có tầm hoạt động xa vì lường trước họ sẽ tàn phá đê-điền gây thảm họa cho người dân miền Bắc, để thế vào đó bằng những chiếc T-37, T-38 chỉ mang được những pháo Chuột. Vì thế người dân 2 miền phải xác định vị trí của đất nước mình qua những tài liệu về “Thực chất cuộc chiến Việt Nam” dưới đây:
Mỹ như người chủ cái chia bài điệu-nghệ, muốn cho tay con nào thắng thì sẽ thắng, như tuần tự Saigòn thắng trước, rồi đến MTGPMN, và sau cùng là Hà Nội, nhưng chung kết Mỹ sẽ là chủ-cái đại-bịp “dùa” hết tiền về phần mình!

Trong suốt những năm từ 1961 đến 1969, có nghĩa là chính quyền của Kennedy và Johnson đã đánh mất lợi thế xuất phát từ khả năng quân sự vượt bực vì cục gù ngăn-chận của thủ lãnh Harriman và viên phụ tá Prescott Bush, qua cái gọi là (đặt hàng nơi truyền thông văn hoá) đăng tin các suy nghĩ chiến lược kém cỏi và thiếu nghệ thuật chính trị? – hoàn toàn không đúng như vậy mà sự thật do tay chân bộ hạ Skull and Bones của Harriman khống chế không cho Tướng Westmoreland đụng đến đường Xa lộ Harriman [đường mòn Hồ] dùng để chiếm lĩnh miền Nam theo như định-kiền-1 của Permanent Government, đến nỗi Tướng Westmoreland cũng không hiểu nên cứ đổ lỗi cho TT Johnson phản ứng chậm chạm, mất thời gian tính. Chiến tranh Việt Nam cũng như Iraq, hầu hết các Tưởng lãnh tham dự cuộc chiến không hiểu rõ được mục tiêu thực, hay có hiểu được một cách mù mờ. Làm sao Tướng Westmoreland hiểu nổi Việt Nam chỉ là nơi thao-luyện để tập trận cho quân đội Mỹ hầu tiêu dùng và phát triển vũ khí đời mới, cùng rủ-rê trò chơi giết người, chạy đua vũ trang với kẻ thù Liên Xô do Mỹ cho mượn tính dụng. Họ lừa thế đổ tội những sai lầm tai hại và nổi bật nhất có thể được liệt kê như sau: Quyết định của Kennedy vào năm mới nắm chính quyền 1961, để bàn cãi về cái gọi là trung lập hóa Lào nên đã nhường cho địch vùng trú ẩn tại biên giới và các trục giao thông nội biên, nên phải gánh chịu thiệt thòi về chiến lược trong suốt trận chiến. Sự thật vì định-kiền-2 của Harriman mà các ký giả được lệnh chỉ trích quyết định của TT Kennedy khi gia tăng quân số Mỹ tại Việt Nam trong khi ngăn báo chí, truyền thông văn hóa loan tin về việc quân tác chiến Mỹ lâm chiến mà không có ý niệm (lệnh Harriman không cho phép Hoa Kỳ dính líu gì với công pháp quốc tế vế miền Nam Việt Nam) chiến lược nào rõ ràng ngoài nhiệm vụ “Cố-vấn”, điều nầy gây ra một tiền lệ nguy hại cho việc tham chiến không có chủ đích rõ rệt và minh bạch với dân chúng. Quái đản nhứt là trong vụ đổ thừa cho TT Kennedy dùng võ lực thô bạo để đảo chánh TT Diệm, vì vậy đã loại trừ một nhà lãnh đạo Việt Nam chống Cộng khá nhứt, thật là một sự tráo trở cũa một thế lực ghê gớm sau hậu trường mà ít ai dám phát hiện nỗi. Tất cả sai lầm trên của hai vị Tổng Thống để cuộc chiến kéo dài từ năm nầy qua năm nọ mà không thẩm định được một cách đúng đắn mục tiêu và thành quả, khiến ý chí chính trị phải tiêu tan tại Hoa Kỳ.

Đến 1969, với dân chúng ngày càng không muốn ủng hộ cuộc chiến theo lối đang tiến hành, có nghĩa là sẽ đến giai đoạn định-kiến-3 là rút lui danh dự qua áp lực quốc hội có biện pháp quyết định sau cùng giống như Iraq. Họ cho rằng thời gian dài vượt giới hạn sự kiên nhẫn của nhân dân Hoa Kỳ, nhưng đó là trong mưu lược của họ khi khai thác lợi nhuận của một công trình cũng vừa xong. Họ dựa vào những định lý của các vĩ nhân để áp dụng vào sự gây chiến tranh tại những nước khác để thủ lợi như Việt Nam và hai cuộc chiến lớn nhỏ ở Iraq qua thuyết “Quân Sự yểm trợ Kinh Tế”của kinh tế gia người Anh Malthus, như “không có tàn phá xây dựng bị đình trệ, và nếu xây dựng hoài, thì có lúc phải phá đi để có chỗ tái thiết” Lý thuyết có vẻ ác độc, nhưng đó là thực tế của chính sách Mỹ. Cuộc chiến Iraq lần thứ Nhất, tình báo chiến lược Mỹ phải vận dụng tài lừa bịp xúi Saddam Hussein sáp nhập Kuwait vào với Iraq. Hussein dĩ nhiên rất ưa thích, nhưng cũng cẩn thận hỏi ý kiến Bà Đại sứ Mỹ Glaspie. Nhưng Bà giữ thái độ yên lặng, “yên lặng có nghĩa là đồng ý”. Hussein xua quân chiếm Kuwait để tạo ra chiến tranh tàn phá, rồi Mỹ vào tái thiết Kuwait với khoảng 100 tỷ dollar dễ dàng. Dân Kuwait chỉ có cái tội là thiên nhiên ưu đãi thu nhập tính theo đầu người quá nhiều, phải chia bớt cho Tư Bản Mỹ chút ít. Quân Mỹ đánh tới biên giới Iraq thì ngưng nhưng lại xúi giục các giáo phái nổi lên lật đổ Hussein, báo hại Đảng Bath và giáo phái Shite và Sunny thanh toán nhau rất dã-man gây ra một sự câm thù truyền kiếp cho sự tàn phá kế tiếp do chính tay người Iraq gây ra. Còn Việt Nam ở giai đoạn 2 (khi quân đội Mỹ bắt đầu rút về) biến Miền Bắc thành thời kỳ đồ đá, còn Miền Nam thành vùng đất hoang dã sau khi thí nghiệm đủ loại vũ khí đễ rồi tái thiết sau.

(còn tiếp)

vinhtruong
09-07-2011, 02:46 PM
Họ vin vào cớ định kiến-2 tại khuôn viên đại học, người Mỹ không có lý do chính đáng để can thiệp vào nội bộ Việt Nam, như tìm mọi cách không liên lụy về pháp lý, giống như sau khi đi đại-tiện rồi dội nước là xong. Nhưng tôi lại nghĩ rằng sức mạnh toàn cầu hiện đang ở trong tay của Hoa-kỳ phải được coi như một trách nhiệm lương tâm, không là điều làm chúng ta phải biện bạch. Nếu nước Mỹ không dùng sức mạnh đó để đem lại điều tốt lành cho con người trên thế giới thì chẳng những nước Mỹ mất hết sức mạnh, mà Mỹ còn mất cả những điều tốt đẹp đã tích lũy từ trước đến nay. Theo kế hoạch Road-Map (1975-1995) sau 20 năm gọi là thù địch với Việt Nam qua hội chứng phải giải tỏa: Vừa qua ông Đại Sứ thứ ba, Micheal Marine khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ các quyền làm người căn bản cho nhân dân toàn thế giới, chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam!” Hoa kỳ đang cố hàn gắn vết thương chiến tranh và đem lại dân chủ cho Việt Nam để vượt ra khỏi Hội Chứng Việt Nam, nhưng tình hình khó khăn phải đợi đến 2023 mới có đa Ðảng và dân chủ VN. Một chính sách như con Ðà-điểu: “Rules Of Engagement” nếu ta dịch ra là “Luật Giao Chiến” thì không ổn lắm. Theo sự hiểu biết tầm thường của tôi, đây là trò chơi chiến tranh “bẩn-thỉu”giữa hai siêu cường thì phải giải là “Điều-Lệ của Trò chơi”, thí dụ hơi buồn cười nhưng có thật trong tài liệu. Khi bay oanh tạc Miền Bắc, mỗi chiến đấu cơ đều có hai người, một người lo lái, còn người kia lo đọc ‘điều lệ nội-quy’ được cho phép (vì thiếu người nên đôi khi bắt người Việt ngồi sau gọi là tháp tùng tử). Tuy có Bom Smart, Laser, CBU-55, BLU-82AL, Rocket điều khiển vô tuyến nhưng không được dùng, mà chỉ thả Bom chạm nổ thông thường từng hai trái một lần, không được Salvo một lần. Có như vậy khả năng phi cơ bị tiêu hủy mới tăng nhiều, như hàng tiêu dùng phải xài cho hết, hầu sản xuất mặt hàng mới để xử dụng vào ‘giai đoạn 3’, Trung Đông, theo quy luật của tư-bản “sản xuất phải tiêu xài cho hết”.

Ðây thí dụ điển hình: Tướng George Brown, Tư Lệnh Đệ Thất Không Lực phàn nàn với Tướng Abrams: “Theo ROE, chúng tôi không được dội Bom những kho tàng, căn cứ địch nếu họ không bắn lên… dù rằng chúng tôi bay trên đầu họ để chờ đợi họ bắn lên, phi trường lớn dành cho vận tải cơ AN không được đụng đến mà phải để cho Liên Xô chở đồ điện tử như hoả tiễn Sam vì đi bằng hoả xa TQ sẽ ăn cắp kỹ thuật, và cũng để cho Mig-21 bay lên tập Dog Fight với Mỹ…”. Tóm lại phi công Hoa Kỳ chỉ dội khi bị phòng không ở dưới bắn lên để tự vệ. Sau nầy, Thượng Nghị Sĩ tù binh Mc Cain tức khí phun ra “cái kẻ không xứng đáng chiến thắng mà lại chiến thắng”, báo hại Siêu chính phủ (P.G) phải ngầm ý, muốn được yểm trợ tài chánh để làm Tổng Thống nên ăn nói dè dặt và ẩn chút chính trị một tí. Thế nên sau nầy Mc Cain ăn nói khá chững-chạc hơn để không ra khỏi lộ-trình hậu Việt Nam.

Tướng Brown xác nhận với Abrams, phi hành đoàn chịu quá nhiều nguy hiểm với chiến thuật bị gò bó như vậy; Tháng March 1970, các phi cơ Thunder-Chief F.105 khi oanh kích gần vùng cán-gáo phía đông Ban Ban của biên giới Lào trên Quốc lộ 7 thì bị 4 hoả tiễn SAM bắn lên nhưng may mắn chúng tôi thoát khỏi. Trung Tâm Yểm Trợ Hành Quân theo dõi ROE của Tướng Haig cấm không được bay trên quốc lộ 7 và những vùng được bảo vệ bởi SAM vì là phải nuôi dưỡng chiến tranh thêm một thời gian nữa. Tướng Abrams nổi nóng, hỏi lại Tướng Brown: “Có nghĩa là Không Quân không được quyền dội bom trên đầu chúng, dù rằng chúng bắn lên, trong phạm vi đường 7 và Đông Ban Ban, để họ ngang nhiên tiếp viện vào Nam?” Tướng Brown xác nhận: “Dạ... dạ đúng vậy, thưa Ðại Tướng, Chúng tôi không được tấn công để trả đũa!”.
Abrams nổi nóng nhưng không làm gì được, “Bảo mấy người đó ngồi trên phi cơ bay vào vùng địch để lấy cảm giác!”. Chưa hết, theo không ảnh có những giàn hỏa tiễn SAM do chuyên viên Liên Xô đang lắp ráp cũng không được oanh kích vì có thể gây thương vong cho chuyên viên lắp ráp. Phi cơ MIG đang đậu hoặc di chuyển, không được oanh kích; phi cơ MIG đang bay có huấn luyện viên Liên Xô, cho rằng không khiêu khích, không được truy-kích…

Thình lình, Tướng Haig được lệnh của “Toán hành động đặc biệt” (Washington Special Action Group) do Donald Rumsfeld tham mưu trưỡng gởi qua Việt Nam để điều nghiên tại chỗ, về kho tiếp liệu cuối đường Xa-lộ Harriman bị quân lực VNCH triệt hạ, chiến trận xảy ra ngay trung tâm đầu nảo MTGPMN (COSVN) Vì đây là hành động vi phạm những điều lệ quy ước của trò chơi chiến tranh với Liên Xô. (hy sinh tế-thần tướng Trí 1970, và tướng Lavelle 1972) Tướng Haig thảo luận với Tướng Abrams với thái độ cay-cú, xấc láo, dựa vào đâu? Haig dám nói: “Tôi ghét cay ghét đắng… vì TT Nixon không thể chứng minh sự lỗi lầm tai-hại của mình khi vi phạm hiến-quyền gây chiến [Power- Act, chỉ duy nhất dành riêng quyết định cũa Quốc Hội… còn lệnh lạc thì lề mề chậm chạp không rõ ràng!” Haig chỉ trích như là một chính khách “bố-già” có đủ quyền năng như Harriman chớ không phải là một Tướng lãnh bình thường, Haig là vị Tướng chưa nắm Sư đoàn, không đặc cách mặt trận mà vẫn lên đến Đại tướng 4 sao… Ai gắn lon?… Donald Rumsfeld tham mưu trưởng WSAG gắn lon đại tướng nhậm-chức vì công vụ cho Haig, nhưng khi giải ngũ chỉ được quyền nhận hưu một sao mà thôi! Vì là 4 sao nhậm chức để điều hành công việc.
Tất cả… Haig ám chỉ TT Nixon ra lệnh hành quân phá hủy Căn cứ đầu não của MTGPMN; Người sĩ quan thuyết trình của MACV cho rằng lệnh lạc không rõ ràng từ Washington qua những thủ tục giấy tờ chậm chạp chớ không phải lỗi tại nơi đây. “Chúng tôi nhận được 2 công-điện, Một bảo rằng ‘tấn công ngay’- Một bảo rằng ‘phải nhanh chóng rút ra ngay’…Thế Washington muốn chúng tôi làm gì ?” Haig bèn giả-lả: “Ờ… ờ thì tấn công vào… rồi thì rút ra… có vậy thôi!”. Tướng Abrams thêm rằng, chúng tôi không hiểu gì cả, lúc thì tăng quân VNCH lên 1.100.000, rồi thì sau đó vì ngân quỹ chỉ cho phép rút xuống 100.000 quân để tiết kiệm ngân quỹ. Abrams tức khí: ‘Thế thì cáì cục cứt gì Washington muốn? Tôi nghĩ với số quân ít ỏi như vậy, chẳng qua dành cho Đại tá Cavanaugh một công việc chuyên môn về Biệt kích hạn hẹp”.

Ngày 12 March 1970, kế hoạch trò chơi qua giai đoạn mới, Hải Đoàn 759 của Bắc Việt chấm dứt chuyên chở tiếp liệu cho quân BV đến hải cảng Sihanouk Ville, và liền sau đó đổi tên lại là Kompong Som do Tướng Lon Nol sau khi lật đổ Thái tử Sihanouk, và sáu ngày sau quốc hội đi đến quyết định truất phế Sihanouk. Lon Nol bèn gởi khẩn cấp một thông điệp cho Hà Nội thông báo ngay, trong vòng Ba ngày quân đội BV phải rút ra khỏi lảnh thổ Cambodia. Đây là một khúc quanh quan trọng trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng thật ra trong trò chơi nầy, Hà Nội đã dư thừa chiến cụ và tiếp liệu cất dấu dọc theo đường Xa lộ Harriman và họ muốn tái xác định lại một lần nữa chỉ có duy nhất Xa lộ nầy là huyết mạch để chiếm Miền Nam như có ý ngầm đồng thuận của phản tình báo CIA. Nhưng xa lộ nầy rất an-toàn, phi cơ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không còn quyền đụng đến nữa. Đường Xa lộ nầy xây dựng từ ngày hiệp định trung lập Lào 1962 đến 1966 được 750 cây số, đến 1970 coi như hoàn thành là 3.700 cây số và được an toàn xử dụng trong mọi thời tiết. Đại tá nhi-trùng Bùi Tín vẩn tự tin cho rằng: “mặc dù B.52 có oanh tạc trên đường 559 (đường mòn Hồ) nhưng không ảnh hưởng gì tới khả năng yểm trợ chiến trường vì chúng tôi có dư thừa chiến cụ cất giữ dọc theo hành lang của đường mòn”. Tiếp vận do Liên Xô cung cấp qua dollar và nguyên liệu của Mỹ, như tôi lấy thí dụ từ cuốn quân sử Quân Đội Nhân Dân (PAVN). Về xe Molotova không thôi, chỉ vào mùa khô 1970-1971 có 4.000 chiếc bị phá hủy, trong đó phần nhiều do EC-130B bắn bằng hồng ngoại tuyến tầm nhiệt đã nướng hết 2.432 chiếc (có tất cả 60.8 phần trăm tổng số xe bị kẻ thù phá hủy).

Tóm lại, trung tâm hành quân của Tướng Haig, Pentagon cho phép quân đội Mỹ và VNCH tấn công khắp mọi nơi quân BV có mặt, nhưng chỉ để ‘vui-chơi’ có tiếng vang chớ không phải để hủy diệt hoàn toàn theo như kim chỉ nam của CIA là: “Everything worked but nothing worked enough”. Để đi đến kết luận, vì những điều lệ trò chơi bẩn-thỉu nầy do một Nhóm học giả kiệt xuất của Harriman điều nghiên rất kỹ trước đó khá lâu (1950 do chiến lược gia George Kennan) nên Bốn đời Tổng Thống có dính líu chiến tranh Việt Nam cũng không hiểu mục-tiêu của chính sách là gì, huống hồ các Tướng lãnh đã tham chiến tại Việt Nam và Iraq? Làm gì họ hiểu nổi thế Siêu Chiến Lược “Eurasian Great Game” của Trùm Đảng-Hội ‘Skull and Bones’ kiêm người Thủ-lãnh của Sáu người bạn nắm vận mệnh thế giới “The Wise-Men”. Trong Bốn đời Tổng thống nầy, chỉ có TT Nixon là bị kèm kẹp chặt chẽ nhất [xem hình Lam Sơn 719, trang 76 thì rõ] cả bộ tham mưu tại Tòa Bạch Ốc ai ai cũng biết Kissinger được chỉ thị nói xấu Nixon trong mùa tranh cử 1968, nhưng dù ông hay ai làm Tổng thống cũng phải nhận công-cụ Kissinger của P.G làm cố vấn. Siêu Chính Phủ rút kinh nghiệm, hồi đời Kennedy và Johnson; Dù rằng họ bủa vây Kennedy như một con cua có tám cái càng đều là Đảng viên của Skull and Bones, đặc biệt hai cái càng lớn quyền hạn nầy thẳng thừng bác bỏ. Vì thế chúng ta cũng dễ hiểu tại sao bằng mọi giá W.A.Harriman phải bảo vệ đường mòn do nắm giữ là hai anh em Bundies, một ở chức vụ cố vấn Tổng thống là Skull and Bones 40, Mc George Bundy, còn ở Bộ ngoại giao là Skull and Bones 39, William P.Bundy. Nhưng không áp lực được Kennedy qua công điện gởi cho Cabot Lodge ngày 30/10/1963 yêu cầu ngưng hoặc trì hoản cuộc đảo chánh TT Diệm, nhưng đích thân Harriman ra lịnh trực tiếp cho Lodge là phải triệt tiêu hai anh em Diệm Nhu. Còn TT Johnson gởi công điện cho phép quân đội VNCH được săn đuổi quân đội BV ra khỏi biên giới nhưng bị Nhóm Skull and Bones chận lại. HCM hay xa-lộ của chính danh Harriman như tôi đã ám chỉ, nhưng đối với Mafia Lê Ðức Thọ thì chỉ muốn đặt tên Ðường 559, còn cách mạng Việt Minh thì đặt đường Trường Sơn.

Theo thế chiến lược toàn cầu của A Harriman: "Về lâu về dài [Hoa Kỳ] không thể mãi mãi đễ Trung Quốc nằm bên ngoài cộng đồng các quốc gia [LHQ] để nghiền ngẫm sự hoang tưởng, ôm ấp hận thù và đe dọa các nước láng giềng". Đó là lý do phải cách chức Tư Lệnh TBD của Tướng Mac Arthur hiếu chiến. Và chuẩn bị việc giải vây và kéo Trung Quốc ra khỏi tình trạng bế quan toả cảng, để sẽ đứng cùng phe với Hoa Kỳ làm cân bằng thế mạnh của Liên Bang Liên Xô đang thời kỳ có thể vượt qua Hoa Kỳ. Vả lại, mục đích của Siêu Chính Phủ (Permanent Government) là giải toả tình trạng cô lập của quốc gia đông dân nhất địa cầu - khi đó có hơn 500 triệu dân - hầu lập thế liên minh Mỹ-Hoa trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Xô Viết, tạo nên cái thế liên hoàn “Tam Quốc Chí” tân thời, nhưng đặc biệt Hoa Kỳ ở vị thế thượng phong là có quyền chọn bạn và kẻ thù, với châm ngôn: “Hoa Kỳ không bao giờ có người bạn lâu đời, cũng như kẻ thù truyền kiếp” Quyền lợi American First trên hết, và quyền lợi xác định thế liên minh. Người viết có một suy nghĩ, William Averell Harriman là một Gia Cát Lượng hoàn-vũ, và bỏ xa trong hạn hẹp của nội địa nước Tàu, đọc giả có thể tìm thấy sách trong Internet “The Wise-Men”: Six Friends and the World They Made 1986 của 2 đồng tác giả Walter Isaacson và Evan Thomas, nhưng phải đợi vị thủ lãnh Harriman nầy qua đời ngày 26/7/1986 thì cuốn sách nầy mới được in ra vào năm đó. Có một chiếc hình nhậy cảm “Harriman nhe răng bắt tay Mac Arthur” chỉ được tiết lộ ra vào đúng 50 năm Anniversary of the Korea War (1950-53)-(2000-03), người viết tự suy diễn trong khi bắt tay nhe răng trắng xát cười “Tao sẽ lột chức mầy cho chừa cái tật ỷ là tướng tài ra trước Quốc Hội đòi dội Bom nguyên tử giải phóng lục địa” (Hình Vol-1, trang 41, VIETNAM WAR, “The New Legion”) Và đến 2023, Hoa kỳ cũng kỷ niệm y chang, chỉ khác dòng chữ là 50 years Anniversary of Vietnam War (1965-73)-(2015-23) nhưng lần nầy tác giả tin chắc hình bắt tay Mao-Nixon. Biểu- hiện: “LHQ đã phân định các nước có chủ quyền dầu-khí trên thềm lục địa buộc phải cho thuê mướn, riêng Trung Quốc khai thác với giá công nhân rẻ mạt, và tiện cho việc vận chuyển gần nhứt, còn Mỹ chịu trách nhiệm mua bán sản phẩm bằng Ðôla Xanh trong một thế giới hoà bình và hợp tác để cùng tồn tại. Thế nên về Biển Ðông sẽ giải quyết theo COC, nguyên tắc ứng xử sẽ do LHQ chủ trì phân giải để đi đến quyết định theo căn-bản quốc tế mà các nước buộc phải tuân theo.

Vì mục tiêu trên, Permanent Government phải thành công mỹ mãn, với cái giá là đẩy một đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ra khỏi chiếc ghế Liên hiệp quốc và cách chức Tư Lệnh Chiến trường Mac Arthur, kế đến là tướng Westmoreland, để rồi khai tử chế độ VNCH. Vì thế cho nên, về mặt “nổi” cái gọi là đồng minh nam VN, "tiền đồn thế giới tự do" là Việt Nam Cộng Hoà, phải bị đẩy xuống biển – Câu chuyện ấy khiến người ta cần nhìn lại để còn nhìn tới: Là Giáo sư danh dự về kinh tế học tại Howard University ở thủ đô Hoa Kỳ, ông Nguyễn Tiến Hưng từng làm Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà. Khi miền Nam hấp hối, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao cho các mật thư cam kết của Tổng thống Nixon và phái đi vận động viện trợ của Hoa Kỳ mà không thành. Vì cái Permanent Government nầy đã có kế hoạch đánh mất giá trị của các bức thư riêng tư đó bằng vụ tai-tiếng Watergate theo lộ đồ của kế hoạch đã được thiết kế tỉ mỉ trước đó bởi Richard Helms. Ðể bảo vệ cho hành động đen tối nầy, bằng mọi giá Donald Rumsfeld thỉnh cầu George H W Bush phải nắm trùm CIA để che chở cho Helms không bị luật pháp Mỹ bỏ tù.
Trong hai tuyển tập Vietnam War: The New Legion đã cung cấp thêm những văn kiện đã được Hoa Kỳ giải mật hoặc được tác giả sưu tập và kết hợp thành một chuỗi dài của bi thảm kịch 10.000 ngày. Nhầm trong tầm nhìn để đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát ông Diệm-Nhu tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc (Decent Interval) giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" chấm dứt cuộc chiến nửa nạc nửa mỡ giữa quân đội Mỹ-Việt như trận Ấp Bắc. Cuộc xung đột giai đoạn 1964 nhầm vào định kiến-2 (axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affairs, nên bằng mọi giá phải tạo dựng sự kiện Vịnh Bắc Việt để có cớ “trả-đũa”, không tuyên chiến để về sau rút lui danh dự nghe thuận lá nhĩ hơn). Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật Ngô Đình Diệm vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam) Họ đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963. Nếu được độc lập quyết định chính sách thì Cộng Sản như trong ao cá bị dẫy chết khi trong ao không còn nước qua Quốc sách “Ấp Chiến Lược” kềm theo “Chiêu Hồi”.

Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Ông Diệm làm, nhưng vẫn thật khó để hiểu ông ta là ai. Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm ngày 2 tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" cuộc xung đột giai đoạn 1964-65 (1964 Tonkin Incident, 1965 Mỹ đổ bộ Đà-Nẳng), vì theo phản tình báo CIA và KGB đã hoàn thành sau đại hội đảng thứ 15 vào tháng Tư 1959, trong năm ấy, phía Hà Nội đã theo lệnh KGB cách ly HCM, đưa Lê Duẩn về làm Quyền Tổng Bí Thư và Lê Đức Thọ vào nam thay thế Duẩn, riêng Mai Chí Thọ là con hùm xám, ngày ngày theo dõi ông Hồ tưới cây Vú Sữa miền nam. Phiá Hà Nội thành lập 3 Đoàn trong năm 1959, Đoàn 559, 759, và 959 chuẩn bị năm tới 1960 thành lập MTGPMN. Thế là phía Mỹ cho ra đời sách lược Commando Vaught và huy chương Vietnam War Chiến Dịch Bội Tinh để cho quân tác chiến Mỹ qua tập trận, trừ Xa lộ Harriman (đường mòn Hồ).

(còn tiếp)

vinhtruong
09-11-2011, 02:13 PM
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật Diệm này vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam) Họ đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn khó mà hiểu ông ta là ai. Thoạt nhìn qua, mỗi cách nhìn kể trên đều có vẻ khả tín. Nhưng khi xem xét kỹ, rõ là tất cả chúng chỉ bị bóp méo cho một mục tiêu nào đó hơn là tiết lộ bản chất nhân vật kể cả phía Ông HCM. Sự thật hai cụ chỉ là con cờ của Mỹ dựng lên như là một trái Cam khi vắt hết nước rồi thì liệng vào thùng rác. Nhưng các sử gia sau nầy sẽ chứng minh cụ thể với vô số chứng cớ rõ ràng, hai cụ là người bạn của Mỹ chớ không phải là người của Mỹ. Cụ Diệm nhứt quyết không cho Mỹ đem quân vào Việt Nam và Cụ Hồ được khâm-phục không phải vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của Mỹ như những gì đã hứa khi họ móc nối Cụ đang còn ở trong nhà giam Tưởng Giới Thạch. Còn về cái chết của cụ Ngô Đình Diệm thì gần nửa thế kỷ nay, họ dùng khá nhiều giấy mực, nhưng chỉ mô-tả thật rõ rệt chỉ vì viên đạn tàn phá thân xác của cụ Diệm, nhưng chẳng ai biết được ngón tay bóp cò là người phù thủy Mỹ, nhưng lại chẳng biết tên nhân vật nào? Thì trong 2 tác phẩm “The New Legion” đã nói rõ với đầy đủ chứng cớ là William Averell Harriman (1891-1986) là thủ phạm chính (ra lịnh CIA hạ sát bằng hai hung thủ khác nhau cho một mục tiêu, giống y chang hạ sát TT Kennedy) nhưng lại chỉ bằng Anh ngữ, nên số người biết thật hạn chế! (sở dĩ tác giả không viết bằng Việt ngữ vì trình độ hiểu biết của người Việt có chừng mực và còn quá sớm để có chứng cớ rành mạch sau khi các học giả nghiên cứu sẽ nói toạc móng heo sau).

Nơi Trại Bataan nầy, tôi bị một nhóm chính-trị thời cơ muốn áp lực tôi phải tranh đấu với Hội-đồng Lãnh đạo Trại PRPC, Philippines, để làm gì tôi không hiểu…? Theo tôi, Philippines là nước giàu lòng nhân-ái dung dưỡng người tỵ-nạn, không có một Hội-đồng PRPC nào giúp đỡ thì làm sao chúng tôi phục hồi lại Luật-pháp và trật tự cho Trại qua cuộc lùng bắt bọn cướp vừa qua để gìn giữ an-ninh cho đồng-bào. Trại Bataan, nói nôm-na là Trại của Mỹ ngoài nước Mỹ, vì họ tài trợ đủ mọi mặt. Chúng tôi chỉ được quyền đòi hỏi sự yểm trợ qua hợp đồng đấu thầu của người Phi cho cộng đồng với những nhu-yếu-phẩm trong điều kiện tốt, không bị hư thối. Tôi đã từ chối thẳng thừng về sự phân-phát thực-phẩm trực tiếp cho gia-đình tôi. Mà tôi muốn bắt các con của tôi mỗi ngày cũng phải đến Trưởng dãy-nhà để lãnh phần về nấu như mọi người, và cũng vào rừng mót củi. Có như vậy mỗi buổi sáng tôi mới đến Ban phân-phát thực-phẩm và kiểm soát những cần-xé, thúng đựng Thịt, Cá, Rau Cải, Chuối v.v…cái nào bị hư thối tôi lôi ra bắt họ phải đổi lại thứ tốt. Phần nhiều những thứ Thịt, Chuối, Rau Cải… phần dưới của nhũng thúng đều bị hư-thối, Tôi bắt họ phải giao lại thứ tốt, nếu không kịp thì bù lại ngày mai.

13 năm tù, tôi đã sáng mắt biết thế nào là chính-trị! Đó chỉ là những đòn phỉnh-gạt tinh-vi, cho nên trách-nhiệm của tôi là INC (Inter-Neighbourhood-Chairman) chỉ lo cho sự an-ninh trật-tự và nhu cầu ẩm thực, sinh hoạt của đồng bào mình trong đó có cả người Cambodia và Lào nữa. Còn ngoài ra, tôi quá mệt mỏi và không muốn dính líu gì về chính-trị nữa. Có một vài chiến-hữu của tôi, lại muốn áp lực tôi phải đấu tranh với Hội-đồng Trại PRPC để có tiếng vang gì tôi không hiểu, nếu tôi không làm theo ý của họ, thì họ lại hăm dọa đăng báo chụp mũ nói xấu tôi! Tôi trả lời ngay “Nếu tôi có làm điều gì xấu thì cứ đăng”, trong khi nhờ Hội-đồng PRPC nầy mà chúng tôi không bị bọn cướp trấn lột, và họ cũng giúp chúng tôi phương tiện để xóa sạch bọn cướp. Dù rằng có sự bao che của Toán đặc quyền Blue-Guard, mà chính vài chiến hữu nầy đã dạy khôn cho tôi “Đã vượt qua được bao nguy-hiểm…giờ nên lo cho vấn đề định-cư…chớ đụng chạm với bọn cướp làm chi để mang họa vào thân” đến khi tôi thành công trong vấn đề phục hồi an ninh cho Trại thì bị một số ít chiến hữu ganh-ghét thay vì khuyến khích việc làm hữu ích cho đồng bào. Tại sao người Việt mình lại có đặc tính ganh-ghét gây mất đoàn kết, cái bản tính đặc thù nầy thì qua Mỹ dù có 10 thế kỷ nữa cũng không bao giờ có một tổ chức coi cho được để chống Cộng! Thử nhìn kỹ, giảo nghiệm coi có một hội đoàn nào dù nhỏ xíu cũng không có sự đoàn kết nằm yên trong đó!

Được dịp nầy, tôi khuyên họ “Thôi, còn không bao lâu nữa sẽ đi định-cư, rồi qua Mỹ các anh tha hồ làm chính trị, chính khách, còn bây giờ tôi quá bận… xin để cho tôi lo trách nhiệm chính là INC của tôi cho chu-toàn để khỏi phụ lòng bầu bán của bà con và các chiến hữu trong 12 Vùng của Trại”.

Tôi nghĩ thầm: “Có lẽ họ chụp lên đầu mình một cái chảo là ăn cơm Quốc gia mà thờ ma CS chớ gì? Mình đã trải qua biết bao nhiêu kinh nghiệm đau thương với CS… bây giờ, đối với một vài chiến hữu khó tánh nầy, nếu họ có gieo thêm nghiệp chướng thì mình cũng đành chấp nhận thêm những kinh nghiệm đau thương một lần nữa, bởi lẽ mình đã quen chịu đựng như vậy 13 năm rồi, vã lại họ cũng cùng một giới tuyến với mình!” Các vị chính khách “chạy rong” nầy có lẽ ngày tù không dài lắm để họ có đủ thời gian trăn-trở suy gẫm… ngay đến những chuyến vượt biên đầy hãi-hùng, lấy ví dụ không đâu xa tại Philippines nầy, như Toán 52 người bị trôi giạt ngoài biển khơi. Trong đó có cậu Minh đứng lên sách-động giết người để ăn thịt, mà lại chơi trò bắt thăm để đập đầu người còn sống Trong ghe vẫn có Trung-tá Xuân BĐQ và chị Trung-úy Hoa phải a tòng chặt thịt ra và bắt buộc mọi người cùng phải ăn. Thật là dã man, trong khi đó đã có người vừa mới chết và đã chết mà lại không làm thịt...? Ngay tại hòn núi đầy San-hô bén nhọn, có hàng ngàn chiếc ghe đã bị San-hô chẻ nát, chìm lỉm. Người cha ẵm đứa con 6 tuổi bị sóng đánh, cắt lìa cánh tay cùng đứa bé máu tuôn trào, và cuộn nhận chìm xuống đáy biển… Một chiếc ghe bị trôi giạt ra ngoài khơi quần đảo Philippines, mọi người đều chết khô, chỉ có một em bé 6 tuổi còn sống là vì em bé đó bị ghẻ lở đầy người, nên mỗi ngày em bé cứ gỡ các mày ghẻ bỏ vào miệng để ăn nên còn sống và được cứu vớt!”… Biết bao là thảm cảnh kinh hoàng xảy ra, nhưng tại sao không có, dù là một cuốn phim độc nhất để ghi lại!? Có phải đây là thảm cảnh “quá thật” quá “kinh sợ” mà người ta không dám làm phim vì sợ lương tâm nhân loại lên án và nguyền rủa ai gây ra cuộc chiến? Một nghĩa trang vĩ-đại và kinh hoàng nhất Thế giới loài người, ngôi mộ khổng lồ ở dưới đáy biển Thái-Bình-Dương! Nhưng người ta lại gian manh muốn chôn vùi, và tìm mọi cách để chối bỏ đi quá khứ đầy tội ác nầy! Nhưng người ta lại khai thác phong phú thêm vào cuốn từ điển với danh từ mới như chữ “Thuyền nhân” (boat-people) để tuyên truyền thủ lợi cho mục tiêu chiến lược về chính-trị của màn kịch cuối cùng được gọi là: “bỏ phiếu bằng chân” Trong cái thế ai thắng ai (NLF hay CIP) Nhưng lại xúi giục người Việt ngây thơ về chính trị chỉ chĩa mũi dùi duy nhứt là căm thù CS và họ đã thành công làm chệch đi mục tiêu của sự tàn ác. Trong khi cuộc vượt biên 1954 của một triệu người Miền-Bắc vào Nam bằng con đường biển ngắn nhất, và có thời gian hạn định, lại song song cạnh bờ biển, không một ai bị thiệt mạng… Mà người ta lại bỏ ra một số tiền khá lớn để dàn dựng lên một cuốn phim để đời, có một cái tên rất là tâm-lý-chiến:”chúng tôi muốn sống”, do tài-tử Lê Quỳnh đóng vai chính, cùng phối hợp kỹ-thuật với Phi-Luật-Tân cho tăng thêm phần giá-trị, sống động của cuốn phim.

Cố tình dàn dựng lại một cảnh người vượt biển bị Cá-Mập táp mất một cái chân khi nhảy vào trong ghe, nhưng sự thật chẳng có gì xảy ra ghê gớm cả! Bao nhiêu đó cũng đủ để giải nghĩa ít nhiều về thân phận của người dân một nước nhược tiểu muốn làm chính trị khi người ta cần gây căm thù qua ý thức hệ, thì bao nhiêu tiền người ta cũng chịu chi ra để hoàn thành mục tiêu, căm thù Cộng-Sản. Và để đổi lại phía Cộng-Sản đưa ra ý thức hệ, căm thù giai cấp. Có căm thù thì hai anh em mới quyết tâm giết nhau đến thụt mạng. Rốt cuộc cả hai bên đều thua đậm và đều là tay-sai của hai thế lực Xanh-Đỏ, tạo ra cảnh nồi da xáo thịt cả mấy chục năm trôi qua mà không hay biết con mẹ gì hết! Còn quá sớm hay ít ra cũng vào thời buổi nầy (1989) mà nói, “chiêu bài chống Cộng đã lỗi thời rồi quý chiến hữu ơi” vì Hoa-kỳ vẫn còn cần Nhóm chính khách chạy rong nầy để làm áp lực về phía Việt-Nam-Mới cho đến ngày thiết lập lại bang giao, nói theo kiểu Kissinger đã hứa với ông Lê Đức Thọ. “sẽ thiết lập bang giao qua cái cớ, “chất độc màu Da-Cam và người Mỹ mất tích” (Dioxin and MIA) vì quyền lợi dầu khí dưới thềm lục địa VN và ảnh hưởng quyền lợi Mỹ tại Đông Nam Á.

Trong con mắt Nhóm học giả Dân sự của Harriman, họ đã huyền biến Việt-Nam thành một giai cấp mới, mà muốn đặt là tư-bản Đỏ, Xanh, Đen hay Xám gì cũng được, miễn là họ được vào nước Mỹ làm ăn hợp theo hiến pháp, có nghĩa là không phải Cộng-Sản, có quyền mua bất động sản, mua cổ phần, mua trương mục… sẽ có một ngày không xa lắm, chính những chính khách chạy rong nầy sẽ chép miệng: “quả thật, chiêu bài chống Cộng đã lỗi thời rồi, không còn ăn tiền nữa! mà đây mới thật bọn thảo khấu Mafia VN, bằng chứng người Việt hải ngoại ở Mỹ muốn gởi bao nhiêu tiền về VN cũng được, còn người dân Cuba tị nạn thì không được gởi tiền về Cuba, như vậy các người có thấy rõ chưa, VN bây giờ là không phải CS? Thế là bấy lâu nay mình bị Mỹ gạt, mình càng đấu tranh chống CS thì chỉ để giành giựt quyền lợi cho họ mà thôi! Thế mới biết bấy lâu nay mình bị một thế lực ghê gớm nhứt phỉnh lừa, và họ đã cười trên cái đầu đần-độn của mình gọi là tử thù chống Cộng” và chờ đợi thế hệ ồn-ào nầy chết là xong.

Theo tôi cứ nhìn vào sự đón tiếp giữa Mỹ với các nguyên thủ Việt Nam thì rõ: Chả có Cộng Sản nào ở đây cả mà chỉ có đảng Mafia do triều đại Lê Ðức Thọ rồi truyền lại cho Nguyễn Chí Vịnh qua trục Ma/Quỹ CIA và KGB nhào nặn ra, thể hiện qua các cuộc tiếp kiến của Mỹ thì lộ rõ nguyên hình: TT Diệm tiếp đón đúng cung cách là nguyên thủ quốc gia tại Thủ đô Washington, còn TT Thiệu thì tệ hơn, nhưng cũng tại Toà Bạch Ốc miền tây San Clementi, Còn Mafia VN… vì nước Mỹ là một siêu cường không thể nào đường đường chính chính tiếp đón bọn thảo khấu Mafia-VN qua cửa chính (Mỹ có thể làm vòng rào cản cách cửa chính chừng vài trăm thước, thì phái đoàn VN cũng vào cửa chính như ai?) và người Việt chỉ đứng xa ngó vào mà thôi. Không còn bao lâu nữa một chính thể hoàn toàn đổi mới và vị nguyên thủ quốc gia VNCH sẽ được trải nệm đỏ đón tiếp một cách trang trọng theo nghi lễ. Tôi đoán chắc ngày đó là 2023, đúng sau 50 năm người lính Mỹ rời VN, (theo như Logo trang 41, Volume-1 “The New Legion” – 50 Anniversary of The Vietnam War, United States of America 1965-1973 Commemoration 2015-2023).

Tháng 9/1989, Trại Bataan là trại duy nhất có an-ninh không còn bị bọn cướp trấn lột như các trại khác, JVA được tờ trình của Trại Bataan về công trạng của tôi (chứng thư: trang 270 “The New Legion” Volume-2) As an active leader of the community, he initiated a campwide “Saturation Drive” that helped restored peace and order in the camp and eradicated lawlessness- He too as INC Chairman, exhibited commitment to the cause of the administration despite pressures – He has shown initiative and tirelessness to serve his fellow refugees, He is a significant partner of the PRPC Administration in the creation of an authentic human resettlement …
Quốc-Hội Hoa-kỳ liền cử một phái đoàn đặc trách về diện con Lai do Dân Biểu Tom Ridge được Quốc-Hội ủy nhiệm, qua thăm trại. Tôi được ông Chánh văn phòng Chuck Lee, Legis Fellow xin chụp hình riêng một mình tôi để bổ túc hồ sơ, kèm trong phiếu trình của phái đoàn cho Quốc Hội; Sau đó ông có đôi lời phỏng vấn tôi:
Ông Chuck-Lee hỏi: “Tại sao tất cả các Trại Tỵ-nạn đều có bọn cướp, mà trại của ông lại không có?”
Tôi đáp “Ở Hoa-kỳ, khi bắt một nghi can…dù họ có chứng cớ phạm tội rõ-ràng nhưng cũng phải chờ ra tòa phán quyết, vì có Tượng Nữ-Thần tự-do! Riêng ở đây, chung-quanh toàn là núi rừng, nên chúng tôi dùng theo luật rừng, lấy bạo-lực trị bạo-lực! Anh em cựu Quân-nhân chúng tôi có trách nhiệm phải bảo vệ đồng bào của chúng tôi, đơn giản là thế”
Ông Chuck-Lee cười thông cảm và hứa chắc-chắn sẽ gặp lại tôi ở Mỹ

Hai tháng sau (November/1989) Tôi được người bảo trợ (sponsor) là Đại-tá TQLC Norman H. Vreeland, hướng dẫn tôi tới gặp ông Chánh Văn-phòng Chuck-Lee với tấm hình tôi chụp chung với ông tại Bataan như là Pass-Port để đi vào văn phòng riêng của ông và sau đó vào Quốc-Hội gặp Dân-Biểu Tom Ridge, Ðặc-trách về diện con Lai (Amerisian, sau 9-11 ông trở nên Bộ Trưởng Home Land Security. Tôi được một tấm giấy khen của Quốc Hội Hoa-kỳ mà lương tâm tôi ái ngại thắc mắc chử “anh hùng thứ thiệt” (real hero).
Tôi hỏi ngay Đại-tá Vreeland, người bảo trợ của gia đình tôi: “với 4.422 ngày đêm nuốt nhục trong nhà tù Cộng Sản vì thua trận thì có gì gọi là anh hùng thứ thiệt? Tôi được giải đáp ngay, “Anh-hùng thứ thiệt ở đây là dám cả gan tiêu diệt bọn cướp” Trong khi tôi đi định cư rồi, thì người (xin tạm dấu tên) lên thế tôi đã bị bọn cướp hành hung, dùng cây sắt đập vào chân của ông ta, khiến xương ống quyển bị gãy, chảy hết tủy và đã phải trở thành người tàn phế suốt đời, và đang định cư tại Buffalo, New-York trong tình trạng vĩnh viễn ‘Handicap’.

Nơi đây, Dân biểu Tom Ridge cho tôi được một điều ước-nguyện (expectation). Quả thật, điều mong ước độc nhứt của tôi là làm cách nào cho mọi người thân trong gia đình tôi được qua Mỹ hết. Nhưng ngặt nỗi tất cả đại gia đình trên chiếc ghe thứ hai do người con trai trưởng của tôi hướng dẫn (theo nhật ký vượt biên) vừa tới được Philippine thì LHQ đã tuyên bố đóng cửa trại trước đó gần nửa tháng.

Ông Tom Ridge hỏi tổng cộng bao nhiêu người ?
Tôi mau mắn trả lời: “Dạ 24 người”
Sau một hồi lâu cau mày suy nghĩ, ông liền lắc đầu: “LHQ gồm gần 200 thành viên mà Mỹ chỉ có một lá phiếu… thì làm sao biện bạch cho được! Ông cho rằng chiếc ghe thứ hai đã đến trại ty nạn wrong time và wrong place!

Vì đã hết giờ tiếp, tôi phải ra về, đang hối tiếc buồn rười rượi, nghĩ thầm: mình đưa ra danh sách nhiều quá, nào là gia đình em vợ với các con, rồi các con cháu nội, ngoại dâu rể của mình, Bà Xã, Ớt, Tỏi và các con… tất cả 24 người nhiều quá làm sao mà người ta thuận được, thật là… tại sao mình ngu…?
Thình lình ông chánh văn phòng Chuck-Lee kêu giựt tôi trở lại văn phòng của ông và nói trong sắc mặt mừng rở: Ông Tom Ridge bảo tôi kê khai danh sách tất cả người thân của ông để gởi qua tòa đại sứ Mỹ Philippine gấp gấp gấp, và có một điều ông dặn tôi cho ông biết, vì gia đình ông rất nhiều người, cũng vì sự an toàn cho gia đình ông, nên khi chúng tôi mời mọi người đồng loạt từ Palawan qua Bataan thì rất bí mật và gấp rút để khỏi bị hành hung vì sự bất mãn của những người khác chờ đợi quá lâu mà không được phỏng vấn. Tôi như người hạnh phúc nhứt ở trên đời nầy, “Ðúng, hết cơn bỉ cực tới ngày thới lai”.
Khi tôi thấy ông cùng vui mừng với hoàn cảnh của tôi, nên tôi mạnh miệng hỏi lại ông Chuck cho yên tâm “Dạ có nhiều hy vọng không ông”. Ông trả lời “Tom Ridge nắm giữ quota” nên tôi mới yên tâm! Có nghĩa là quyền cho số lượng Visa trong tay Tom Ridge.


HẾT
QUEENBEE-1