PDA

View Full Version : Cúng giỗ ngày Tết‏.



TAM73F
02-04-2011, 11:20 PM
Anh Bạn thân, :rauch0001:

Xin lỗi anh mấy hôm lo sửa soạn Tết nhất nên không trả lời khi anh hỏi về cúng giỗ...nay tìm lại topic này thì đã quá dài và các bạn cũng trả lời nhiều rồi nên tôi chỉ viết vài hàng nói qua truyền thống gia đình và sự hiểu biết riêng:
Người mình có tục lệ thờ cúng tổ tiên, có nhiều người không theo tôn giáo nào, họ nói tôi chỉ theo Đạo ông bà. Từ miền Bắc tới miền Nam, thường mỗi gia tộc có bàn thờ Tổ, lớn hay nhỏ thì tùy, và có người trách nhiệm giữ gìn( thường là trưởng tộc hay người trong gia đình hay ở tại chỗ).
Riêng nhà tôi thì có nhà thờ Tổ tiên ở làng, mỗi năm con cháu phải về hết, cỗ bàn linh đình. Khi vào Nam thì đến đâu cũng lập bàn thờ, có treo đôi câu đối khảm xà cừ do học trò của ông nội tặng, trên bàn thờ ngày Tết có đỉnh đồng chùi bóng loáng, một cành đào, một chậu hoa thủy tiên, mâm ngũ quả và con gà sống thiến có đầu, đĩa xôi gấc. Ngày 23 tháng Chạp thì cúng tiễn ông bà Táo (+ một con cá chép sống trong tô nước!). Ba mươi Tết thì cúng đón ông bà, thổ Địa thổ Thần và cúng Giao thừa. Cơm cúng tối 30 gồm 4 bát canh cỗ 4 loại, thịt kho, cá kho, bát bửu, măng khô hầm, dưa chua, hành củ muối, củ kiệu, chả giò, giò chả, bánh chưng đường, bánh chưng mặn ( mẹ và các cô tôi gói cả trăm chiếc bánh lớn, vừa biếu vừa để ăn dần, thay phiên nhau thức đêm để luộc ngoài sân). Anh chị em chúng tôi đông, họ hàng đông, nên rất vui. Nhưng chúng tôi háo hức, thích diện quần áo mới, nhận lì xì hơn ăn. Mùng một không cỗ bàn ầm ĩ nữa mà chỉ đặt những thứ có sẵn lên cúng, mùng hai mùng ba cũng nấu thêm vài món. Nhưng đến mùng bốn gọi là ''hóa vàng'' ( đốt giấy tiền vàng mã ), lại nấu nướng rất nhiều và thế nào cũng có món nem chua, món bún thang.
Ra được nước ngoài tôi vẫn giữ truyền thống, tuy nhiên phải làm hai mâm cơm một chay cho Bố mẹ ông bà bên ngoại, một mặn để mẹ chồng cúng Ông bà họ hàng bên nội vì bà vẫn thích cúng mặn. Có mình tôi ăn chay ba ngày tết, còn cả gia đình ăn mặn. Tới nay cũng vậy vì tôi muốn con cái tôi theo phong tục ông bà. Hôm chủ nhật vừa qua cháu gái chở tôi lên chùa giỗ bà ngoại( cụ mất ngay mùng một Tết), cháu có hỏi một câu y như anh:
-Nếu nói ông bà siêu thoát hay đầu thai rồi tại sao cứ cúng kiếng hoài, như vậy thì muốn vong linh sẽ luyến ái quanh quẩn mãi bên con cháu hay sao?
Câu hỏi thật chí lý nếu áp dụng thuyết nhà Phật. Tôi đã giải thích cho cháu như vậy : Chùa này theo Đại Thừa, chiều theo phong tục của dân gian, nên mới có bàn thờ vong và cúng giỗ. Phong tục của dân Việt Nam là luôn luôn nhớ đến Tổ tiên, dù ông bà cha mẹ đã đi nhưng mình vẫn duy trì cúng kiếng ngày giỗ tết để tưởng niệm, nhớ công ơn sinh thành, nhớ nguồn gốc. Cúng đây là làm cho người sống nhiều hơn, là để cho mình an tâm đang tròn chữ hiếu. Người Việt không chúc mừng sinh nhật nhưng cúng giỗ ngày tử rất kỹ càng. Bên Phật giáo Nguyên thủy thì rất giản dị, không chưng hình thờ cúng, ngày giỗ có thể đưa tên người mất cho vị phật tử đại diện sướng lên để Sư đọc kinh và hồi hướng Pháp thí cho vong linh ấy siêu thoát, để họ dù ở kiếp nào cũng được gần chánh pháp.
Ông cụ tôi khi xưa thắp hương khấn vái xong thì kêu các con xếp hàng vái. Bây giờ tôi cũng làm như vậy. Truyền thống ráng giữ được chừng nào hay chừng đó. Buồn cười khi nhớ bà nội và các cháu lúc còn nhỏ thích ăn gà Kentucky, cụ dặn tụi nhỏ sau này không phải cầu kỳ , giỗ bà cứ mua hộp gà này cúng cho bà là xong. Cụ sắp đặt trước vậy cũng hay, ở xứ này nên cụ thông cảm con cháu. Tôi thì nghĩ chỉ cần giờ ra đi con cháu nhắc nhở mình giải thoát, tro thì trải sông trải biển cho chúng đỡ phiền toái, già bịnh thì vô nhà già trả tiền người ta lo, chẳng làm gánh nặng cho người thân. Buồn vui do tâm tạo.
----------ooooooo----------

Xin cám ơn Chị trả lời việc lể giổ trong ba ngày Tết.

(sưu -tầm về cách thức cúng kiến )