PDA

View Full Version : Những từ ngữ mới‏-Tiếng Việt



TAM73F
12-28-2010, 08:09 PM
Thép không gỉ (nhà máy): Acier inoxydable
Phấn nền: Fond de teint

Quá cảnh: transit

Tàu sân bay: Porte-avions Hàng Không Mẫu Hạm

"Kiêu binh" là một từ ngữ mới xuất hiện trên thị trường chứng khoán và được phát đi từ... quán nước vỉa hè gần các sàn giao dịch. Từ ngữ này được dùng để chỉ nhóm nhà đầu tư mới tham gia thị trường "nặng túi", nhưng "nhẹ vốn" kiến thức và kinh nghiệm. - Investisseurs amateurs -

"Xốt trứng gà tươi" - Sauce mayonnaise

Trước 75 => HƯ HỎNG / Sau 75 => XUỐNG CẤP

Trước 75 => PHỤC CHẾ, SỬA CHỮA / Sau 75 = > NÂNG CẤP

Trước 75 => TRỤY TIM / Sau 75 => NHỒI MÁU CƠ TIM

Trước 75 => KẸT XE / Sau 75 => ÙN TẮC

Tiếng Việt sau 1975
Tiếng Việt trước 1975

Ấn tượng
Đáng ghi nhớ, đáng nhớ




Bác sỹ / Ca sỹ
Bác sĩ / Ca sĩ

Bang
Tiểu bang (State)

Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ
Bắc phần / Trung phần / Nam phần

Báo cáo
Thưa trình, nói, kể

Bảo quản
Che chở, giữ gìn, bảo vệ

Bài nói
Diễn văn

Bảo hiểm (mũ)
An tòan (mũ)

Bèo
Rẻ (tiền)

Bị (đẹp)
Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)

Bồi dưỡng
Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ

Bóng đá
Túc cầu

Bức xúc
Dồn nén, bực tức

Bất ngờ
Ngạc nhiên (surprised)

Bổ sung
Thêm, bổ túc




Cách ly
Cô lập

Cảnh báo
Báo động, phải chú ý

Cái A-lô
Cái điện thọai (telephone receiver)

Cái đài
Radio, máy phát thanh

Căn hộ
Căn nhà

Căng (lắm)
Căng thẳng (intense)

Cầu lông
Vũ cầu

Chảnh
Kiêu ngạo, làm tàng

Chất lượng
Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)

Chất xám
Trí tuệ, sự thông minh

Chế độ
Quy chế

Chỉ đạo
Chỉ thị, ra lệnh

Chỉ tiêu
Định suất

Chủ trì
Chủ tọa

Chữa cháy
Cứu hỏa

Chiêu đãi
Thết đãi

Chui
Lén lút

Chuyên chở
Nói lên, nêu ra

Chuyển ngữ
Dịch

Chứng minh nhân dân
Thẻ Căn cuớc

Chủ đạo
Chính

Co cụm
Thu hẹp

Công đoàn
Nghiệp đoàn

Công nghiệp
Kỹ nghệ

Công trình
Công tác

Cơ bản
Căn bản

Cơ khí (tĩnh từ!)
Cầu kỳ, phức tạp

Cơ sở
Căn bản, nguồn gốc

Cửa khẩu
Phi cảng, Hải cảng

Cụm từ
Nhóm chữ

Cứu hộ
Cứu cấp




Diện
Thành phần

Dự kiến
Phỏng định




Đào tị
Tị nạn

Đầu ra / Đầu vào
Xuất lượng / Nhập lượng

Đại táo / Tiểu táo
Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình

Đại trà
Quy mô, cỡ lớn

Đảm bảo
Bảo đảm

Đăng ký
Ghi danh, ghi tên

Đáp án
Kết quả, trả lời

Đề xuất
Đề nghị

Đội ngũ
Hàng ngũ

Động não
Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ

Đồng bào dân tộc
Đồng bào sắc tộc

Động thái
Động lực

Động viên
Khuyến khích

Đột xuất- Bất ngờ


Đường băng
Phi đạo

Đường cao tốc
Xa lộ




Gia công
Làm ăn công

Giải phóng
Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)

Giải phóng mặt bằng
Ủi cho đất bằng

Giản đơn
Đơn giản

Giao lưu
Giao thiệp, trao đổi




Hạch toán
Kế toán

Hải quan
Quan Thuế

Hàng không dân dụng
Hàng không dân sự

Hát đôi
Song ca

Hát tốp
Hợp ca

Hạt nhân (vũ khí)
Nguyên tử

Hậu cần
Tiếp liệu

Học vị
Bằng cấp

Hệ quả
Hậu quả

Hiện đại
Tối tân

Hộ Nhà
Gia đình

Hộ chiếu
Sổ Thông hành

Hồ hởi
Phấn khởi

Hộ khẩu
Tờ khai gia đình

Hội chữ thập đỏ
Hội Hồng Thập Tự

Hoành tráng
Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

Hưng phấn
Kích động, vui sướng

Hữu hảo
Tốt đẹp

Hữu nghị
Thân hữu

Huyện
Quận




Kênh
Băng tần (Channel)

Khả năng (có)
Có thể xẩy ra (possible)

Khẩn trương
Nhanh lên

Khâu
Bộ phận, nhóm

Kiều hối
Ngoại tệ

Kiệt suất
Giỏi, xuất sắc

Kinh qua
Trải qua




Làm gái
Làm điếm

Làm việc
Thẩm vấn, điều tra

Lầu năm góc / Nhà trắng
Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc

Liên hoan
Đại hội, ăn mừng

Liên hệ
Liên lạc (contact)

Linh tinh
Vớ vẩn

Lính gái
Nữ quân nhân

Lính thủy đánh bộ
Thủy quân lục chiến

Lợi nhuận
Lợi tức

Lược tóm
Tóm lược

Lý giải
Giải thích (explain)




Máy bay lên thẳng
Trực thăng

Múa đôi
Khiêu vũ

Mĩ – Mỹ (Hoa kỳ -USA)





Nắm bắt
Nắm vững

Nâng cấp
Nâng, hoặc đưa giá trị lên

Năng nổ
Siêng năng, tháo vát

Nghệ nhân
Thợ, nghệ sĩ

Nghệ danh
Tên (nghệ sĩ stage name) dùng ngoài tên thật

Nghĩa vụ quân sự
Đi quân dịch

Nghiêm túc
Nghiêm chỉnh

Nghiệp dư
Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)

Nhà khách
Khách sạn

Nhất trí
Đồng lòng, đồng ý

Nhất quán
Luôn luôn, trước sau như một

Người nước ngoài
Ngoại kiều

Nỗi niềm (tĩnh từ!)
Vẻ suy tư




Phần cứng
Cương liệu

Phần mềm
Nhu liệu

Phản ánh
Phản ảnh

Phản hồi
Trả lời, hồi âm

Phát sóng
Phát thanh

Phó Tiến Sĩ
Cao Học

Phi khẩu
Phi trường, phi cảng

Phi vụ
Một vụ trao đổi thương mại (a business deal thương vụ)

Phục hồi nhân phẩm
Hoàn lương

Phương án
Kế hoạch




Quá tải
Quá sức, quá mức

Quán triệt
Hiểu rõ

Quản lý
Quản trị

Quảng trường
Công trường

Quân hàm
Cấp bực

Quy hoạch
Kế hoạch

Quy trình
Tiến trình




Sốc (“shocked)”
Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên

Sơ tán
Tản cư


Sư đoàn

Sự cố
Trở ngại




Tập đòan / Doanh nghiệp
Công ty

Tên lửa
Hỏa tiễn

Tham gia lưu thông (xe cộ)
Lưu hành

Tham quan
Thăm viếng

Thanh lý
Thanh toán, chứng minh

Thân thương
Thân mến

Thị phần
Thị trường

Thu nhập
Lợi tức

Thư giãn
Tỉnh táo, giải trí

Thuyết phục (tính)
Có lý (makes sense), hợp lý, tin được

Tiên tiến
Xuất sắc

Tiến công
Tấn công

Tiếp thu
Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội

Tiêu dùng
Tiêu thụ

Tổ lái
Phi hành đòan

Tờ rơi
Truyền đơn

Tranh thủ
Cố gắng

Trí tuệ
Kiến thức

Triển khai
Khai triển

Tư duy
Suy nghĩ

Tư liệu
Tài liệu

Từ
Tiếng, chữ




Ùn tắc
Tắt nghẽn




Vấn nạn
Vấn đề

Vận động viên
Lực sĩ

Vô tư
Tự nhiên




Xác tín
Chính xác

Xe con
Xe du lịch

Xe khách
Xe đò

Xử lý
Giải quyết, thi hành


Tiếng lóng mới ở Việt Nam.

- Chảnh : kênh kiệu

- Tám : nhiêù chuyện

- Vô tư (từ ngoài Bắc) : nhiêù (?), thoải mái (?). VD : Ăn uống vô tư nhé!

- Huệ (phát âm : "quệ" mới đúng : cải lương, "sến".

- Vi tính (computer) : làm như hay lắm, ra vẻ ta đây. VD : Thằng ấy vi tính lắm cơ , lúc nào cũng đệm tiếng Anh khi nói chuyện.

- Tinh vi : ra vẻ ta đây.

- trắng phớ : nói thẳng ra đi

- Không hề : không sợ, không bi.

- Bập: Bố mày mới bập ( lấy) của ông bà già một con deam( còn gọi là dem)

- Ứ chịu : không chịu

- Cực kỳ : Rất

- Rước : Mua Về

- Oách : Hách, phách, oai

- Hơi bị : diễn tả mức độ hơn trung bình và dưới múc quá cỡ 1 chút. VD : Cái này hơi bị khó hiểu à nghen

- Xiềng: khi muốn khẳng định một sự việc gì mà người nói tin là chắc chắn 100%. vd: - Mi có chắc là như vậy không?

- Xiềng.

- "Phơ" là "phê"

- bà cố: có nghĩa là nhiều, quá, thí dụ như : con nhỏ đó đẹp bà cố luôn, thằng đó nói chuyện xạo bà cố

- Củ chuối : (tiếng bắc) có nghĩa là "đểu" ví dụ: thằng đó củ chuối chết mẹ (tức là thằng đó đểu chết mẹ)

- NATO = never action talk only. Ví dụ: thằng đó nằm trong khối NATO (chỉ biết nói chứ không biết làm)

- Chuồn chuồn là chỉ đàn ông, còn bươm bướm là chỉ đàn bà. Giữa giữa là hi-fi /hai-fai/.

- Lác: ba xạo

- Veo : có nghĩa là mồi chài ai được món đồ gì đó
vd : Con nhỏ đó mới vẹo được thằng bồ nó chiếc xe honda

- Nhão : ỏng ẹo, điệu đàng, làm dáng, không được tự nhiên
vd: Nhỏ đó nói chuyện nhão quá trời

- Bèo: Rẻ mạt, rẻ thí dụ như thằng đó mới mua được cái xe giá thiệt là bèo.

- Không có cửa: (thường chỉ áp dụng trong tình cảm only) có nghĩa của từ này là không thể nào, thí dụ như thằng đó muốn cua tao hả, không có cửa đâu mày.

- Rối: no way out, tình cảm của tụi nó dạo này hơi bị rối??

- MBA = Married but available! Ví dụ: cha nội đó hả, khoái làm MBA !

- Cháy IC: nghĩa là, chịu không nổi. Ví dụ: thôi hổng dám đâu! đi xa như dzậy "cháy IC sao"?

TAM73F
01-01-2011, 12:16 AM
"Ai phụ trách khâu ẩm thực " ?

Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh…. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:

Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”).

Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975. Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?

- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.

- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?

- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung Quốc, đọc theo âm Việt.

- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào (đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.

Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):

- Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả)

- Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả)

- Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”

- Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.

- Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.

- Thay vì nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn”

- Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.

- Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng cần dạy các em biết đánh vần”.

- Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.

- Thay vì nói: “Các em về nhà tranh thủ ôn tập”, nên nói: “Các em về nhà cố gắng ôn bài”.

- Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.

- Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần dạy sao để các em mau tiến bộ”.

- Thay vì nói: "Ai là phụ giáo?", nên nói: "Ai là phụ tá".

“Tiếng Việt còn, nước Việt còn” hoặc “Tiếng Việt còn, người Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe những câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ “tiếng Việt” kỳ quái hoặc nửa Hán nửa Việt, nửa Tàu nửa ta, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò...) :rauch0001: