PDA

View Full Version : đời sống bây giờ ở Sài Gòn - November 2010‏



TAM73F
12-17-2010, 05:27 PM
Về Việt Nam tháng 11 2010 kỳ rồi, tui có tìm vài tin tức về lương bổng bây giờ ở Sài Gòn, thì được biết:

- Lương Kỷ Sư mới ra trường, Hướng dẩn viên du lịch khoảng 6'000'000 / tháng (300 US $)
- Lương Công nhân tối thiểu (xem sau đây(***))
- Lương Nhân Viên Hotel lớn (xem attached file theo báo Sài Gòn 11/2010 tui cắt để giành)

Dỉ nhiên còn thiếu sót, và tui cũng không đề cập tới tiền kiếm thêm (tips & pourboires, tiền bồi dưởng,...)
Còn có những tài liệu nghiên cứu của hảng chuyên môn (ex. Mercer Salary Survey, Navigos Group's Vietnam Salary Survey) nhưng những tài liệu này phải mua.
Vietnam
345,873,461
Brazil
515,730,000
China
271,379,997
US
893,221,910


- (***) Local workers enjoy pay rise next year
Date: 11/5/2010 1:34:56 PM
The Vietnamese government has enacted Decree 107/2010/ND-CP and Decree 108/2010/CN-CP regulating minimum salary hikes for laborers working at foreign-invested enterprises (FIEs) in Vietnam and domestic state-run and private businesses.

The new schemes will see each local worker’s pay hikes ranging from VND100,000 ($5.1) to VND370,000 per month ($18.9) compared to the existing levels. Accordingly, as of July 1, 2011, the monthly minimum wage applicable for local workers employed by FIEs located in the first zone will stand at VND1.550 million ($79.4), while that for those in zones 2, 3 and 4 will be VND1.350 million ($69.2), VND1.170 million ($60) and VND1.1 million ($56.4), respectively. Currently, FIEs’ workers’ monthly minimum salaries are VND1.34 million ($68.7), VND1.19 million ($61), VND1.04 ($53.3) and VND1.0 million ($51.2), depending on their enterprises’ locations. The first zone covers Hanoi and Ho Chi Minh city’s inner districts and the second zones with suburban districts of Hanoi, Ho Chi Minh City and Hai Phong, Ha Long of Quang Ninh, Danang, Bien Hoa city of Dong Nai, Vung Tau city of Ba Ria-Vung, Thu Dau Mot town, Thuan An, Di An, Ben Cat and Tan Uyen districts of Binh Duong. The third zone include Bac Ninh, Bac Giang, Hung Yen, Hai Duong, Mong Cai, Uong Bi and Cam Pha of Quang Ninh, Dalat and Bao Loc of Lam Dong, Nha Trang and Cam Ranh of Khanh Hoa. The fourth zone covers the remaining provinces. For domestic state-run and private enterprises, as of January 1, 2011, rates of local workers’ monthly minimum salaries will reach VND1.350 million ($69.2), VND1.2 million ($61.5), VND1.05 million ($53.8) and VND830,000($43.5), also depending on the location of the employers. At present, state-run and domestic private workers enjoy minimum salaries of VND980,000 ($50.2), VND880,000 ($45.1), VND810,000 ($41.5) and VND730,000 ($37.4) per month for four different zones. The two new decrees also noted that the actual wage amount of skilled workers had to be at least seven per cent higher than the set minimum levels.
(Source:Vietnam Investment review)

Xem thêm International Salary Report - http://www.overseasdigest.com/salaryexpert.htm
Địa chỉ này cho biết lương từng ngành làm việc (nhưng hơi ... khó tin.)
Ex: International Salary ReportThe Accountant working in Saigon City, All Vietnam now earns an average annual salary of 480,894,889 (2'000 US $ per month). Half of those in this position would earn between 369,663,901 and 606,216,097 (the 17th and 67th percentiles). These numbers are derived from real, area specific, survey data.
(Note: These are conservative government estimates. For competitive salary survey data based on consensus analyses of thousands of private and public salary surveys, see ERI's Salary Assessor software. This salary software covers Europe, Canada, and the United States.)
When benefits and bonuses are added to this salary, the average total compensation for this position would be 498,237,935. The report below also explains how the cost of living in this location affects the actual value of this salary.

More detailed information on salary, benefits, and cost of living is available below.
Estimates as of 17-Dec-2010. Currency in Vietnamese Dong.

Exhange rate: roughly 1 US$ == 20'000 Vietnamese Dong.


The Bus Driver working in Saigon City, All Vietnam now earns an average annual salary of 301,643,324 (1'256 US $ per month).. Half of those in this position would earn between 213,201,501 and 362,122,810 (the 17th and 67th percentiles). These numbers are derived from real, area specific, survey data.
(Note: These are conservative government estimates. For competitive salary survey data based on consensus analyses of thousands of private and public salary surveys, see ERI's Salary Assessor software. This salary software covers Europe, Canada, and the United States.)
When benefits and bonuses are added to this salary, the average total compensation for this position would be 312,521,512. The report below also explains how the cost of living in this location affects the actual value of this salary.

Lương theo International Salary Report này sao cao quá.

Theo tui, chắc International Salary Report bỏ thêm một con ZERO.


Ai có biết rỏ chi tiết hơn cho biết với ...


Ăn uống :

Quán nướng Đường Lê Thánh Tôn một lẩu 2 người ăn 150'000 VNDong (7.50 US$)

Quán ăn Hưng Ký en face de New World Hotel : Mì vịt tiềm 1 người ăn (76'000 VNDong (3.75 US$)
1 beer Heineken = 20'000 VNDong == 1 US $

Hotels Sài Gòn:
Hotels nhỏ 2, 3 sao bây giờ nhiều lắm : làm booking trên Internet
Ở chợ Bến Thành có thể ở một phòng double cho 2 người 25 US $ / đêm (Ex. Hotel Hiền Anh 255 Lê Thánh Tôn) . Bây giờ, gần Noel và Tết thì lên giá).

Taxi: Airport - chợ Bến Thành - 1cuốc 100'000 Đồng (5 US $) tips not included


Đổi tiền:
Never đổi tiền ở phi trường, khách sạn. Đổi tiền nên đổi tiệm vàng.
Ex: phi trường, khách sạn - 1US $ = 19'200 VNDong; Đổi tiền tiệm vàng 1US $ = 21'000 VNDong (Nov. 2010)
Tới phi trường chỉ nên đổi vài chục US$ để đi Taxis.


ATM: nhiều lắm ở Sài Gòn



Giây điện:
Ai về Việt Nam. thì thấy thường xuyên giây điện chằng chịt, treo lung tung trên không gian. Bây giờ, bắt đầu chôn giây điện dưới đất , une vraie révolution, Tui chính mắt thấy ở đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành.


Đối với năm 2009, Sài gòn không thay đổi mặt bề ngoài nhiều ngoại trừ nhà Bitexco 68 tầng lầu, cũng đẹp lắm. Ban đêm ngồi ở tòa Đô chính thì thấy Bitexco Tower đèn sáng đẹp lắm, nhưng nhìn đàng xa thì hơi nhỏ.


Vỉa hè: Cái này là cả một đề tài phải triển khai chi tiết, nhưng nói chung thì vẩn có vẻ nghèo nàn vì không ai lo làm cho đẹp, ngay tại trung tâm Sài gòn đường ra trung tâm Tax, vẩn long lở khó coi. Thấy những hotels, buildings mới cũng xinh, nhưng vỉa hè thì bết quá, xe gắn máy đậu hổn loạn, không có chổ đi bộ luôn.
Muốn vỉa hè đẹp tốt thì bây giờ, những người chủ nhân căng phố tại chổ phải trả thêm cho mấy ông thợ khi lót gạch vỉa hè để thêm ciment, cát vv...Mà lót gạch chỉ trải cát (không có bê tông ) thì mưa và xe gắn máy làm hư rất lẹ. Thấy mổi lần, cũng bực mình ai lo quản trị Sài Gòn và du lịch không nghỉ tới việc du khách ngoại quốc nó nghỉ gì khi thấy vỉa hè đô thị lớn nhất Việt Nam (non official: 13 triệu người). Lay them ALL off


Đường phố nhiều chổ khó qua, nguy hiểm như đường ra bến Bạch Đằng (chẳng hạn từ Hotel Majestic). vì quá nhiều xe vận tải lớn. Sống chết như chơi. Bên Bangkok thường làm cầu qua đường cho người đi bộ.


Thủ Thiêm:
Sắp sửa thành trung tâm hành chánh Saigon, nhưng khi tui đi đò (phà) qua Thủ Thiêm chưa có chi, nhà cửa còn lụp sụp, chưa thấy xây cất nhiều, thành thử lấy phà ... đi vìa. Từ Thủ Thiêm nhìn sang Sài Gòn thấy như ra biển nhìn New York, vui vui ...


Nói chung, có lẻ vì hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới nên tui thấy hình như phát triển Sài Gòn có vẻ chậm lại.

( con tiép....)



Bitexco Financial Tower

Bitexco Financial Tower is 262 meters tall with 68 floors including six floors of commercial area (more than 8,000 square meters) and a grade A office block with an area of 37,000 square meters.
In addition, more than 600 square meters are used for cuisine on the 48th floor and 49th floor restaurant area. The first helicopter pad in Vietnam was built on the 50th floor and an observatory in the 47th floor can see the city landscape.
The observatory will be open for visitors.

The group has spent US$270 million for this project, which is located on Hai Trieu, Ngo Duc Ke and Ho Tung Mau streets in downtown Saigon City.



__,_._,___

TAM73F
12-17-2010, 06:12 PM
phê bình thêm :

Thủ Thiêm:
Sắp sửa thành trung tâm hành chánh Saigon, nhưng khi tui đi đò (phà) qua Thủ Thiêm chưa có chi, nhà cửa còn lụp sụp, chưa thấy xây cất nhiều, thành thử lấy phà ... đi vìa. Từ Thủ Thiêm nhìn sang Sài Gòn thấy như ra biển nhìn New York, vui vui ...

Tui có suy nghĩ tương tự. Nhìn bản đồ thấy Quận 2 (Thủ Thiêm) và Saigon như Manhattan và New York. Nhưng nếu chưa giải quyết được vấn đề triều cường và chỗ thoát nước cho Saigon thì tất cả vẫn là giấc Nam Kha. Khi có tin thành lập TT Hành chánh thì giá đất tăng lên chóng mặt. Nhưng tất cả những nhà lầu xây bên Quận 2 đều bị lún. Tường nhà nứt nẻ hết trơn....

TAM73F
12-19-2010, 08:43 PM
Mỷ biết nhận ra người tài, còn Việt Nam thả người tài chạy rong ...

Thí dụ : có một người tên Khương trước làm Thư ký (Cố vấn) cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Phòng. Mỹ nhận diện là một con người có tiềm năng, tặng học bổng MBA ở Harvard để cấy người trong hàng ngũ lãnh đạo. Sau khi kiếm được chân dậy học ở Singapore, Khương viết những bài nhức nhối. Chắc sẽ không về VN nữa.


Sitting on mounts of gold, why is Vietnam still poor?

http://english.vietnamnet.vn/en/special-report/2646/sitting-on-mounts-of-gold--why-is-vietnam-still-poor-.html
SINGAPOUR: population: 4 608 167 hab. - 647,8 km².
VIETNAM: population: 87 279 754 hab. (2009) - 331.689 Km2 Phú Quốc 585 km²

Dân Singapour là nhà giàu trong một làng nhỏ sơn vàng .

Dân Vietnam là nhà nghèo trong xứ lớn vàng chôn.

TAM73F
12-19-2010, 09:46 PM
Vấn đề cần phải nói ra , mặc dù thấy đau lòng và phủ phàn :

Theo tui nghỉ, có nhiều nguyên nhân làm người đàn bà Việt Nam có thể làm tất cả để đổi đời, để thoát khỏi cái đen tối của xả hội Việt Nam.

- Xả hội Việt Nam không tôn trọng đàn bà lắm, mấy ông thì ưa làm gia trưởng, ưa nhậu nhẹt, nhiều khi còn vủ phu với phụ nử. Chuyện này xẩy ra thường xuyên trong giới lao động và thành phận nghèo.
- Nghèo nàn . Cái nghèo Việt Nam là nghèo tuyệt vọng vì dân số quá đông, người ta chen chúc mà sống nhất là chốn thành thị. Lại không có bảo hiểm xả hội về y tế thì khi bị bệnh hoạng thì càng tuyệt vọng hơn. Nếu không học vấn, thì đi buôn gánh bán bưng, làm công nhân xí nghiệp lương không đủ sống, nhà như ổ chuột, xui thì gặp chồng say xỉnh xuốt ngày, con thì nheo nhóc . Phần đông dưới quê, các trẻ ra đời quá sớm, để đi làm , cha mẹ cũng nghèo thất học biết cái gì đâu để dạy con nên người. Đó là không kể mấy vùng bị thiên tai, suy thoái môi trường.
- Giáo dục gia đình không đầy đủ,, quan niệm hy sinh cho gia đình nhiều khi cũng tai hại vô cùng. Tui nghỉ đây cũng là một nguyên nhân quan trọng.
- Vì lạm phát, chi phí sinh hoạt quá cao. Tui nghe nói bây giờ, muốn nhậu nhẹt, mấy ông còn do dự nửa (Sài Gòn) .
- Xả hội Việt Nam cũng chưa có chính sách rỏ ràng để cân đối giàu nghèo (như chính sách thuế má ..)
Anh Chị thấy đó, ở Sài Gòn, Hà Nội, có người chạy Rolls, Bentley, Mercedes cao cấp mà xe thì mắc gấp 2,3 lần hơn ở ngoại quốc. Xuống đồng bằng Cữu Long dân mình còn nghèo lắm, cũng còn phơi gạo, tôm khô ngoài đường lộ xe chạy , vệ sinh thì no comments.
Người ta thường bàn luận về dân trí ở Việt Nam . Dân trí gì, muốn hiểu lý do chỉ cần xem người dân sống trong điều kiện nào thì rỏ. Đối với họ, đường xá còn sạch sẻ hơn nhà mình ở, nếu nói bị trách vì xả rác thì nhà mình còn dơ hơn nửa. Đi xe đường Hà Tiên, Rạch Giá, Châu Đốc thấy rỏ lắm.
Tui thấy bực mình nhất có lẻ là bực mình mấy ông thần quản lý các tỉnh quận xa xôi, chắc chỉ lo ngủ trưa và nhậu nhẹt nên dân mình mới bết như vậy.

Có vài liệu như sau cũng hay, để anh chị đọc thêm:

Vì sao phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây?
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/Why-Vietnamese-women-want-to-marry-Western-husbands-VH-11022010153750.html
Viet Nam: a transition tiger? Causes of continuing poverty

http://epress.anu.edu.au/vietnam/ch15.pdf

----------------------------------------------------------ooooooooooooooooooooooo----------------------------------------------------------

Những nhận xét về Hòn Đảo PHÚ QUỐC.

Đi Phú Quốc có thể đi bằng Hydrofoil (Tàu cánh ngầm ) từ Rạch Giá hoặc VN Airlines từ Sài Gòn.
Đi máy bay là loại chông chống -Avion à hélices- tuy nhiên máy bay khá tốt,
Thành phố chính là Dương Đông (tên con sông) chổ Dinh Cậu là đền thờ Ông Cậu là tên một Ông thần bảo hộ dân ở đây (như Ông Địa vậy). Có một hải đăng nhỏ ngay tại đền thờ Dinh Cậu. Dân ở đây tối tập trung ở đây rất nhiều vì nhiều hàng rong.
Ở đây ban đêm có một con đường người ta tối làm chổ ăn uống (Chợ đêm Dinh Cậu) cũng vui. Ăn cá, óc sò, lẩu cá, chè lạnh, bấp nướng, tuy nhiên đừng xét vệ sinh nhe .

Nhận xét chung: Phú Quốc còn nghèo lắm. Người ta nói đầu tư lung tung nhưng chưa thấy gì. Đa số, người đầu tư là mua đất để chờ thời, chờ những nhà đầu tư thứ thiệt tới rồi bán lại.
Dân cư khoảng 100'000 người, nhiều dân di cư qua từ nội địa để làm nhân viên khách sạn, như thanh niên Châu Đốc, Rạch Giá.
Đảo đẹp, xanh um, miền Bắc có rừng , suối, xung quanh nhiều bải biển đẹp như bải biển miền Trung (như Bải Sao).
Bải biển ở Dương Đông thì không rộng mà dơ, vì dân cư nghèo ở nhiều chung quanh mà xả rác quá xá. Chổ nào có bản cấm là người dân càng xả rác.
Tui có nói nhân viên khách sạn tui ở là Hương Biển nên quét dọn trước biển cho sạch để thu hút khách ngoại quốc
vì xả rác quá. Vài ngày sau, thấy có người đi quét dọn trước biển.
Chung quanh khách sạn thì nhà dân nghèo quá, nhà cửa củ kỷ, nóc nhà tôle rỉ xét, làm thấy phân biệt giàu nghèo quá nhiều.
Nhân viên khách sạn là mấy em trẻ, sao mà mặt buồn quá. Nhiều khách Việt từ nội địa tới, cử chỉ không đàng hoàng lắm nên khi nhìn thấy họ, mấy em trẻ nhân viên này có lẻ tủi thân. Nói chuyện tâm sự với mấy em, thấy cũng buồn lây.

Đường xá chung quanh đảo đang sửa chửa , nhiều chổ đất đỏ, chưa có đường nhựa nên chạy xe rất khó khăn, như đường rừng.
Phú Quốc đang làm phi trường lớn.
Resorts không nhiều lắm. Khách Tây Ba lô đông, nhiều ngoại quốc qua làm việc du lịch (dạy lặng, quán ăn - có ông Tây mở quán ăn Crêpes, chả có ma nào vào ăn ).

Phú Quốc có nhiều loại óc ăn (óc voi, óc tỏi, óc hương ..)
Đời sống có vẻ mắc hơn nội địa vì nhập cảng nhiều thứ. Hotels mắc (1 phòng đôi Hotel Hương Biển 45 US$ - 80 US$ /đêm). Nếu không ở khách sạn thì có nhà khách (maison d'hôtes) rẻ hơn , khoảng 400'000 VNDong / đêm - 20 US $.
Nếu đi Phú Quốc, mấy bạn nên đi Tour gồm có Phú Quốc 1, 2 đêm rẻ hơn nhiều, đừng đi riêng mắc hơn nhiều mà không biết nhiều hơn.

Mình muốn đề nghị dân và chính quyền ở đây nên trồng bông vì mình không thấy bông nào ở đây cả . Biết đâu sau này, Phú Quốc sẻ thành Đảo Bông miền Nam.

TAM73F
12-21-2010, 12:03 AM
Ở Việt Nam bây giờ ...

-Vợ rẻ nhất thế giới
- Sữa đắt nhất thế giới
- Xăng cao nhất thế giới
- Xe hơi đắt nhất thế giới
- Thuốc tây đắt nhất thế giới
- Uống rượu nhiều nhất thế giới
- Đánh bạc , số đề nhiều nhất thế giới
- Trẻ em thất học, bỏ học nhiều nhất thế giới
- Tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới
- DÂN lại NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI
- CSVN đã làm dân VN trở thành dân tộc lạc quan hàng đầu thế giới.

Không nói đùa đâu. Dân VN hiện tại đang sống rất lạc quan, chẳng biết lo ngày mai là gì, điển hình là còn đang ấp ủ xây dựng “Đường Sắt Cao Tốc” cho bằng Pháp bằng Nhật, thậm chí còn lập Kỷ Lục Thế Giới cho hơn. Cho dù tình hình lụt năm nay cao hơn năm ngoái, điện năm nay cúp nhiều hơn năm ngoái, cướp giết hiếp năm nay nhiều hơn năm ngoái, nhưng cứ sống cho hôm nay, ngày mai ra sao thì cứ ra.
Nhất Thế giới về mọi mặt:
- Nhiều học sinh đu dây giỏi nhất thế giới, vì phải đu dây đi học mỗi ngày.
- Trẻ em VN có lòng cầu tiến nhất thế giới, vào lớp 1 đã phải tranh nhau thi, đậu mới vào.
- Người dân chạy xe giỏi nhất thế giới. Có lần Michael Schumacher, mấy lần vô địch F1, qua VN còn phải thú nhận "tôi không dám chạy xe tại VN".
- Bác sĩ VN giỏi nhất thế giới về môn... phá thai. Có người phá "thành công" ngày mấy chục vụ, khoảng 10 ngàn/ năm, 500 ngàn cho cả cuộc đời. Ai không tin, ra khu phá thai Từ Dũ, buổi sáng 8:30 là số thứ tự trên 300.

- VN có nhiều tiến sĩ nhất vùng, và lại học rất giỏi.
Người Mỹ kém thông minh nên phải học ít nhất 4 năm sau đại học, chứ tại VN có khi chỉ cần... vài tháng.
Trên báo Quân đội Nhân dân, nay các bài bình luận tầm phào cũng do các Tiến sĩ, Thạc sĩ viết ra, huống gì các bài xã luận bao la bát ngát khác, chắc phải là Tổng Tiến sĩ mới viết nổi.

- Bất động sản có giá cao gần nhất thế giới.
- Tỷ lệ xe máy trong thành phố nhiều nhất thế giới.
- Thủ đô Hà Nội lớn (mở rộng) với tốc độ nhanh nhất thế giới.
- Có công trong việc buông lỏng quản lý, khiến học sinh học ngày học đêm, không bỏ thời gian để rong chơi. Khiến các thành phố, khu phố đầy màu sắc, nhà cửa chen nhau, tạo sự đa dạng so với 1 thế giới trật tự.
- Giữ được nét nghèo khổ, là nơi du lịch dân dã cho các người nước ngoài muốn nhớ lại thời gian nghèo khổ trước đây ở nước mình.
- Tạo ra được 1 tầng lớp phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài góp phần truyền gen Vn ra khắp thế giới.
- Góp phần mang lại lợi ích cho nước bạn Trung Quốc .
---------------------------------------

- DÂN lại NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI !!!
Nói như vậy là sai. Đã nói rùi mà : VN giàu hơn Haiti ! Phải đính chính lại, nói sai phải tội.
Lại một thành công vượt bực nữa của Thiên Đường Cộng Sản VN, một quốc gia không có An Sinh Xã Hội ! 35 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, té ra cũng tiến bộ đấy chứ: Người giầu càng giàu hơn (Cường Dô La, v.v...), người nghèo thì 100 tuổi vẫn còn đạp xích lô !

TAM73F
12-27-2010, 09:57 PM
Đồng bằng sông Cửu Long - nuôi cá sấu

xuất khẩu hàng chục tấn da cá sấu thương phẩm sang các nước Ý, Nhật, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…
Theo tôi nghĩ, nếu VN có thể tự làm được cặp, vali, ví, giầy dép... bằng da cá sấu thì tốt hơn, thay vì xuất cảng sang mấy nước khác để họ làm (thêm công ăn việc làm cho dân VN, và bớt một trung gian). Nhưng chắc tại vì kỹ nghệ VN chưa đủ giỏi !!!


Theo đây là tin tức ,
Ở Thái Lan, người ta nuôi cá sấu kiểu công nghiệp nhiều lắm, làm đồ da cá sấu , còn VN thì người ta ưa theo mode, như ùng ùng đi nuôi tôm, bây giờ ùng ùng nuôi cá sấu (Củ Chi , Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp ngay cả ở miền Trung Quảng Bình). Lâu lâu bị ô nhiểm chết nhiều thì bớt nuôi đi. Nuôi cá sấu cung cấp cho những người có nhu cầu nuôi và có đội ngũ nhân công chế biến da cá sấu cung cấp cho những nhà máy, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng như: giày, dép, dây nịt, xách tay, va-li, cặp, ví... xuất khẩu hàng chục tấn da cá sấu thương phẩm sang các nước Ý, Nhật, Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc…

Theo thống kê từ Cục Kiểm lâm, hiện nay nước ta có 75 trại và hộ gia đình nuôi Cá sấu nước ngọt (có tên khoa học là Crocodylus siamensis) sinh sản có đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương. Hiện nay, tại Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam đã xây dựng đề xuất đăng ký 5 trại nuôi cá sấu nước ngọt xuất khẩu trình lên Ban thư ký Công ước Cites và đang chờ quota xuất khẩu. 5 trại đó là: 1 ở tỉnh An Giang, 4 ở TPHCM gồm: Công ty Cá sấu Hoa Cà (Q12); Công ty Du lịch Suối Tiên (Q9); cơ sở nuôi cá sấu Tồn Phát (Củ Chi), Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn (Thủ Đức).

Hiện nay cá sấu con giá 200.000 đồng/con (10 US$/con - 09/2010) Cá nuôi sau 1 năm, nếu cho ăn đầy đủ có trọng lượng từ 7-10kg. Giá cá sấu thịt hiện nay từ 80.000-100.000 đồng/kg (4US$/Kg, 5 US$/Kg) . Khi nào thị trường hút hàng thì giá lên tới 120.000 đồng/kg. Nếu trừ chi phí mua cá sấu con, thức ăn cho cá, nếu giá dưới 100.000 đồng/kg là không có lãi.

TAM73F
12-30-2010, 08:56 AM
Việt Nam - sự kiện đáng chú ý ở năm 2010

GDP năm 2010 của Việt Nam đạt 104,6 tỷ USD.
Công nhân Việt Nam chỉ được trả “gần $49 USD/tháng, lương của công nhân Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia (với $47.36 USD/tháng).
Trong khi đó, công nhân tại Indonesia được trả $82 USD/tháng, Trung Quốc $117 USD/tháng, Thái Lan $156 USD/tháng, Philippines $167 USD/tháng, Malaysia $336 USD/tháng, Ðài Loan $540 USD/tháng, Hàn Quốc $830 USD/tháng, Singapore $1,146 USD/tháng và Nhật $1,810 USD/tháng.
22 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học 2010
Năm 2010, có trên 5 triệu Du khách quốc tế, thu nhập từ du lịch năm 2010 đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng (4’800'000'000 US$ - 4.8 billion US$)
Tổng cục Thuế cho biết tính đến tháng 12/2010, cả nước có trên 11 triệu tổ chức, cá nhân đăng ký, kê khai nộp thuế. Trong đó, cá nhân nằm trong diện chịu thuế thu nhập cá nhân vào khoảng 7,2 triệu. Từ 1/1/2010, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh chứng khoán sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo tinh toán, có khoảng 730 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán đăng ký tại các công ty chứng khoán sẽ phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập cá nhân.
Lạm phát năm 2010 là 11,75%
Như vậy, mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%.
Chứng khoán - Vn-Index trước mốc 480 điểm -
Quy định mới về mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế : http://www.visalco.com.vn/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=320
Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng.
Từ ngày 1/1/2010, chế tài xử phạt hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng như: nhà trẻ, lớp học, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, thư viện, các cơ sở y tế, khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng … bắt đầu có hiệu lực.
Khánh thành đường cao tốc TP HCM - Trung Lương ; Ngày 24/04/2010 cầu Cần Thơ đã chính thức thông xe.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan, cộng dồn đến hết nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc năm nay đã đạt 41.570 chiếc về lượng và 763,6 triệu USD về giá trị, giảm 28,1% về lượng và 16,8% về giá trị so với cùng 2009.
Mưa lũ tàn phá miền Trung
Gần 200 người chết, hơn 30 người mất tích chỉ trong 2 tháng 10-11, khi miền Trung liên tiếp hứng chịu 5 đợt lũ lớn.
Khủng hoảng tại tập đoàn khổng lồ Vinashin
Trường Hải là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất sản xuất lắp ráp (SXLR) và phân phối đầy đủ các dòng xe thương mại và xe du lịch , Sản lượng bán ra của Trường Hải trong năm 2010 là 26.241 xe, chiếm 24,1% thị phần trong hiệp hội VAMA, trong đó xe du lịch 15,5%, xe tải 38,8% và xe bus 5,3%. Trường Hải xây siêu thị ô tô đầu tiên tại Việt Nam Cần Thơ
Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam hôm 2/11, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh xác nhận chuyên gia quân sự Nga sẽ vào nâng cấp quân cảng Cam Ranh trong ba năm tới.
Năm 2010, kim ngạch thương mại Việt- Trung ước đạt 25 tỷ USD - kim ngạch thương mại giữa Việt- Mỹ dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào năm 2010 - Kim ngạch thương mại Việt Nam-EU gần 13 tỉ USD. Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ 2009.
Kiều hối năm 2010 vượt 8 tỷ USD
Kiều : dân đi ở nơi khác (kiều dân)

"HỐI" là "EXCHANGE" nghĩa là "TRAO ĐỔI".
- "KIỀU HỐI" là tỷ giá hối đoái (chuyển đổi) giữa tiền của VN và tiền cùa dân đi ở nước khác. Trước đây Ngân hàng hay dùng từ "Ngoại hối" là trao đổi ngoại tệ tức chuyển đổi tiền của mình với tiền ngoại quốc."Kiều hối » được định nghĩa là: " Tiền của kiều dân (người dân của một nước đang ở nước ngoài) gửi về nước mình . Kiều hối nước ngoài đổ về nước ta chủ yếu xuất phát từ hai nguồn: lực lượng xuất khẩu lao động và cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.. Hiện có khoảng 4 triệu người VN sống ở 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400.000 người có trình độ ĐH trở lên. Ngoài ra, còn khoảng 500.000 lao động VN đang làm việc ở nước ngoài. Nguồn kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Hoa Kỳ, Canada, và trong những năm gần đây, từ một số quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Mức kiều hối được gửi về Việt Nam được WB đánh giá là rất đáng kể, nếu so sánh với những dòng vốn khác như FDI (9,6 tỷ USD) hay ODA (2,6 tỷ USD) trong năm nay. Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, 11 tháng đầu năm 2010, cả nước có khoảng 520.000 lượt kiều bào trên khắp thế giới về thăm thân nhân.


Kinh tế Việt Nam 2010: Một năm nhìn lại

http://vietstock.vn/ChannelID/582/Tin-tuc/176093-kinh-te-viet-nam-2010-mot-nam-nhin-lainbsp.aspx

TAM73F
01-15-2011, 09:27 PM
Bia bóc ôm & Cà phê “sờ mó” & Cà Phê Võng

nói em không biết tiếp khách là bị đuổi đó”, cô tiếp viên vừa nói, vừa nhảy tót lên đùi, hai tay ôm chặt khách rồi bắt đầu “màn dạo”.

Đó là hình ảnh dễ dàng bắt gặp bên trong hàng loạt quán cà phê trá hình đang hoạt động rầm rộ tại các quận huyện vùng ven Sài Gòn.

Muôn màu cà phê vùng ven:

Câu cửa miệng “ăn quận năm, nằm quận ba, la cà quận nhất…” giờ đây đã xưa đối với dân chơi “nhà nghèo” Sài Thành. Với họ, bây giờ muốn vui vẻ phải dạt về các quận ngoại ô để vừa hóng mát, an toàn mà “đào” quậy thì không thua gì thành phố, còn dễ kiếm hàng “rau sạch” với giá rẻ.

Đúng 7h tối ngày cuối tuần, theo chân thanh niên tên Tuấn, tôi được dẫn đi “tham quan” một trong hàng loạt địa điểm quán cà phê trá hình đang tồn tại ở các quận huyện vùng ven thành phố. Chưa đầy 20 phút lượn trên hai đoạn đường Nguyễn Ánh Thủ, Tô Ký (thuộc huyện Hoóc Môn, đoạn giáp ranh quận 12), ở đây có hàng chục quán cà phê “ôm” nằm san sát nhau như: P.T., M.N…, đó là chưa kể quán “gội đầu máy lạnh”, karaoke, khách sạn giá rẻ.

Theo quan sát, một điểm chung của quán cà phê “ôm” là chúng được dựng lên bởi những căn nhà lá lụp xụp, phía ngoài treo dãy đèn nhấp nháy lòe loẹt xanh đỏ và ngụy trang bởi những chậu cây um tùm chắn ngang trước cửa quán.

Để mục sở thị, chúng tôi chọn quán P.T. nằm trên đường Nguyễn Anh Thủ làm điểm dừng chân. Vừa dựng xe, một cô tiếp viên “mặt búng ra sữa” ra vồ vập cầm tay giả lả: “lâu lắm mới thấy anh tới thăm em nha” (mặc dù đây là lần đầu tiên tôi tới quán) rồi kéo đi ra phía sau một cái chòi ẩm thấp, bên trong những bộ bàn ghế cũ kĩ, ánh đèn mờ ảo và một cây hương muỗi…. Sau khi đưa nước ra, cô tiếp viên bắt đầu “tâm sự” hàng loạt chuyện, nhưng chủ đề chính vẫn xoay quanh vấn đề “khiêu khích” pha lẫn nhiều câu chửi thề rất tự nhiên.

Cô gái giới thiệu tên Nhung, quê ở Bạc Liêu mới vào bán được hai tháng “trước đó em bán ở quận 7, rồi về quê và bị cha mẹ ép lấy ông chồng người Hàn Quốc đã 54 tuổi, em không chịu nên bỏ trốn lên đây bán cà phê cho khỏe”, Nhung hồn nhiên cho biết. Vừa nói, cô bé vừa nhảy tót lên đùi khách ngồi, khi tôi không thích, tiếp viên này nói, “anh cho em ngồi lên đi, không chủ cho em là không biết tiếp khách sẽ đuổi đó…”.

Trong lúc nói chuyện, mặc dù cô gái luôn miệng cười nói vui vẻ để tạo không khí cho khách, nhưng đôi lúc ánh mắt Nhung vẫn hiện rõ nét lo âu, “lúc trước đi bán chủ nuôi ăn, ở và trả lương 500.000 đồng/tháng, nhưng bây giờ tụi em chỉ ăn trên tiền nước nên khó khăn lắm…”.

Cô giải thích, mỗi chai nước khách phải trả 20.000 đồng cho quán, tụi em được hưởng 5.000 đồng, còn nếu ai gặp “dân chơi” thì có thêm tiền bo nhưng thường là rất “bèo”. Thời gian làm việc của các nhân viên bắt đầu từ 9h sáng cho đến tối, có hôm đông khách thì phải tiếp đến 1h, 2h mới được nghĩ. Khổ cực là vậy, nhưng khi tôi hỏi vì sao không xin vào các công ty, xí nghiệp làm may, giày gia…cô gái bĩu môi “em từng đi làm rồi, nhưng cực khổ lắm mà tháng được mấy đồng sao đủ sống, làm thế này cho khỏe, thoải mái hơn”. Nói xong, cô gái đưa ra ví dụ, “như bà chủ em đó, hồi xưa cũng như tụi em nhưng gặp được ông khách “tốt bụng” nên thuê luôn cho cái quán, đứng lên làm chủ”.

Đang luyên thuyên nói chuyện với tôi, bất ngờ cô bé nhảy xuống chạy qua một bàn gần đó với dáng vẻ khá vội vàng. Thấy vậy, Tuấn liền cười giải thích “nó chạy qua để kiếm tiền bo đó, một đứa tiếp nhiều bàn nên khi khách kêu tính tiền là phải có mặt xem có được thưởng gì không ”. Theo quan sát, mới hơn 8h tối nhưng khoảng 20 chiếc bàn trong quán đã nằm trong tình trạng “cầu” hơn “cung”, buộc tiếp viên phải “chạy sô” khắp các bàn để phục vụ.

Muốn tới Z… cũng được chiều !

Rời quán, Tuấn tiếp tục chở tôi đến một quán cà phê nằm trên đường Tô Ký, nhìn bề ngoài khá sang trọng nên ít ai có thể biết đây là quán cà phê trá hình. Thế nhưng, theo lời quảng cáo của Tuấn thì đây là quán “3 trong 1” gồm phần dành cho các đôi tình nhân vào “tâm sự”, phần cho khách uống cà phê “sờ mó” và karaoke “ôm”, vào đây muốn gì đều được phục vụ tất.

Nhìn thấy hai “thượng đế”, nhân viên phục vụ khá niềm nở hỏi chúng tôi “hai anh có nhu cầu gì để tụi em phục vụ?”. Thể hiện dân sành điệu, Tuấn liền móc trong túi ra tờ 50.000 đồng dúi vào tay anh chàng nhân viên; với bộ dạng phấn khởi, vừa dẫn chúng tôi vào “thế giới” riêng nhân viên này vừa nói “sư huynh yên tâm đi, em sẽ đưa hai “đào” mới từ quê lên phục vụ, tụi nó đang dại lắm nhưng trẻ, đẹp…nếu không thích cứ nói để em đổi”.

Ngay cửa ra vào, có khoảng gần 10 cô gái mặc trên người những bộ váy không thể ngắn hơn đang “tút” lại vẻ đẹp để chờ đón khách; lúc này chúng tôi bị đẩy vào một căn phòng tối om, khách chỉ biết ngồi yên vị một chỗ và nghe tiếng nói thầm thì từ các bàn xung quanh.

Một lát sau, cô nhân viên bước tới cầm khăn lạnh đập mạnh rồi bắt đầu “phục vụ” cho khách. Cô gái ngồi với tôi tên Lan, 17 tuổi, quê Cần Thơ, mới vào làm 1 tuần. Lan cho biết, học hết lớp 7 thì ở nhà phụ giúp gia đình, nhưng ở quê không có việc gì làm nên được đứa bạn cùng quê đưa lên rồi giới thiệu vào đây làm. Song, điều khiến tôi nghi ngờ về cô gái “mới đi làm 1 tuần” là việc quá mạnh dạn, không hề rụt rè khi sà vào lòng khách ôm rất tự nhiên. Chưa dừng lại, cô tiếp viên còn chủ động đề nghị khách “sờ mó” vô tư vì “tụi em chỉ được chủ cho ăn, ở nên phải làm tất cả theo yêu cầu của khách mới có tiền bo để sống…trừ việc tới Z”; khi tôi đánh tiếng muốn tới Z, cô nhân viên quả quyết “ở đây không có chuyện đó”.

Lấy lý do sợ người ngồi bàn bên cạnh thấy, cô gái cười chế nhạo “vào đây việc ai biết người đó chứ ai mà thèm nhìn…nếu anh sợ thì mình đi vào phòng hát karaoke sẽ thoải mái hơn”. Lát sau, tranh thủ hai nhân viên này “chạy sô” bàn khác, Tuấn rỉ vào tai tôi “anh có muốn đi thật không để em thiết kế cho, không đi khách thì tụi nó lấy gì mà sống, anh mới quá nên nó chưa dám, để em nói với tụi quản lý một tiếng là ok thôi”. Khi Lan quay vào, tôi viện lý do đang đau cổ họng, không muốn hát và đề nghị tính tiền thì Lan tỉ tê “anh cho em số điện thoại đi, có gì rảnh em gọi cho”, “không, em đưa số điện thoại cho anh” tôi nói; thì cô gái cho biết điện thoại đã mang đi cầm đồ, đang muốn kiếm tiền chuộc và hẹn gặp lại tôi lúc 11h.

Khoảng 12h, điện thoại tôi liên tục đổ chuông và hiện lên số điện thoại bàn. Bốc máy, giọng cô nhân viên mới quen cất lên “anh đi chơi không, tối nay cuối tuần khách đông quá em làm bây giờ mới xong nên điện cho anh muộn”. Nghe vậy, tôi lấy lý do đợi lâu quá, hiện đang đi nhậu ở xa và hết tiền, “khách sạn ở đây chỉ 30.000 đồng/giờ, còn qua đêm là 70.000 đồng, nếu không đưa em 4 “xị” (trăm) sẽ lo phòng qua đêm luôn”, cô gái “năn nỉ”…


Hệ lụy từ cà phê “sờ mó”:

Trên đường ra về, Tuấn cho biết việc nhân viên chửi bới lẫn nhau vì không chia tiền bo do hai người ngồi tiếp một “thượng đế”; các quán lôi kéo “đào” đẹp, khách “choảng” nhau vì tranh giành “em út”, đánh ghen…là chuyện xảy ra thường xuyên tại các quán cà phê trá hình này. Anh chàng kể, hầu hết các quán ở đây phải có “bảo kê” chứ không sẽ bị quậy không thể bán được; phần lớn người vào đây khi đã “ngà ngà”, nếu nhân viên phục vụ không đáp ứng thỏa mãn là họ chửi bới, không trả tiền, có nhân viên còn bị khách cầm chai nước “choảng” vào đầu chảy máu phải nhập viện nhưng chủ quán không dám báo cơ quan chức năng vì sợ việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, vụ nào nghiêm trọng quá thì chủ quán nhờ dân “anh chị” giải quyết giúp.

Quả thực đúng vậy, lúc đang ngồi trong quán cà phê, chúng tôi nghe tiếng của một cô tiếp viên chửi mắng “thượng đế” toe tua vì “đòi gì cũng được chiều mà bo chỉ có 10.000 đồng là sao, ông đi chơi kiểu đó à…đừng bao giờ mò đầu vào đây nữa nha”.

Về tính xác thực của việc săn “hàng rau sạch” ở vùng ven, Tuấn chia sẻ, một số dân chơi đồn đại, rồi kéo nhau dạt về đây để kiếm “hàng rau sạch” vì cho ở đây thường có “hàng” công nhân “làm thêm” trong thời buổi thất nghiệp, các cô gái trẻ vị thành niên nhà nghèo bỏ quê lên đây kiếm tiền nuôi sống bản thân nên ngờ nghệch, dễ lợi dụng mà giá rẻ nữa…Nhưng thực tế, những trường hợp đó bây giờ rất hiếm, nếu không cẩn thận sẽ bị dính “hàng thải”.

Theo Tuấn, “hàng thải” là những cô gái có nhan sắc, “hành nghề” lâu năm tại một số nhà hàng, quán bar, karaoke… tại trung tâm thành phố, nhưng do “không biết giữ mình” nên đã dính vào các căn bệnh xã hội…từ đó bị “má mì” đẩy ra đứng đường. Vì vậy, những quán cà phê trá hình như thế này chính là bến đỗ an toàn đối với gái mại dâm, các cô gái nhà nghèo ở quê nhưng có bản tính lười biếng, thích đua đòi...

------------oooooo------------

TAM73F
01-18-2011, 01:03 AM
Để tiếp nối chương trình, sau đây là một vài ý kiến về nền kinh tế VN của một tiến sĩ kinh tế người việt (tốt nghiệp tại Mỹ ?): TS Nguyễn Xuân Nghĩa.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110104_nguyenxuannghia_iv.shtml

Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo 'là sai'

VN có mức tăng trưởng khá cao nhưng đi kèm là lạm phát.
Năm 2010 là năm Việt Nam chứng kiến một số vấn đề kinh tế liên quan tới chính sách vĩ mô với thực trạng lạm phát cao, lãi suất cho vay tăng vọt, chênh lệch tỷ giá trong và ngoài ngân hàng, nhập siêu, dự trữ ngoại hối giảm xuống mức thấp và thâm hụt ngân sách ở mức đáng lo ngại.
BBC Việt ngữ phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Nam California để lấy đánh giá về nỗ lực chống lạm phát, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và vai trò của các tổng công ty tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Chúng ta nên nhớ lại bối cảnh từ năm 2008 Việt Nam bị lạm phát nặng. Lúc đó Việt Nam vừa chống lạm phát nhưng đồng thời khi đó cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng tổng suy trầm về kinh tế trên toàn cầu nên Việt Nam đã bơm tín dụng rất mạnh (thông qua các chương trình kích thích kinh tế) theo kiểu giống như Trung Quốc. Vì vậy cũng tạo ra áp lực về lạm phát.
Thứ hai hệ thống quản lý của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, tức là hệ thống tài chính và ngân hàng không được vững mạnh để chịu một liều thuốc quá lớn như vậy. Người ta chỉ nhìn thấy góc độ làm sao về tăng trưởng cao chứ không để ý tới lạm phát, đặc biệt là lạm phát về lương thực là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới tầng lớp nghèo.
Điểm cũng đáng chú ý là Việt Nam cũng đã phá giá tiền đồng vài lần trong năm 2010 và khoảng cách chênh lệch giữa giá chợ đen và tỷ giá chính thức cho tiền đồng với đôla cũng gây thêm sức ép lên tiền đồng. Đây cũng là yếu tố góp phần thêm lạm phát bởi có nhiều mặt hàng liên hệ với đồng đôla.

BBC: Thưa ông, Economist Intelligence Unit hồi tháng 12/2010 có bài nói mô hình tăng trưởng do khu vực nhà nước đóng vai trò chủ đạo của Việt Nam không thể thích ứng được với thực tế biến động mạnh của nền kinh tế toàn cầu, ông nghĩ sao?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Cách nhà chức trách Việt Nam ứng phó với nạn lạm phát thể hiện sự lúng túng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Tức là vừa muốn hãm phanh (chống lạm phát) nhưng lại vừa muốn đạp ga (đẩy mạnh tăng trưởng cao). Đó là việc hết sức khó với bất kỳ quốc gia nào, huống chi là Việt Nam với trình độ quản lý rất thấp. Giới chức trong ngành ngân hàng hay tiền tệ của Việt Nam mỗi ông lại phát biểu theo một cách. Nó có những mâu thuẫn với nhau và cho thấy cách đối phó không đủ linh động và nhất là thông tin của giới có trách nhiệm về kinh tế lại không đủ bén nhậy. Hơn nữa không thông tin cho thị trường biết rõ ràng. Cơn sốt vàng hồi tháng 11 năm 2010 cho thấy khả năng quản lý là rất kém, nhất là về vĩ mô.

BBC: Tại các nền kinh tế phát triển, người ta dùng ngân hàng trung ương để can thiệp, điều tiết kinh tế vĩ mô. Ông đánh giá vai trò Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Thứ nhất về tư cách pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có tính độc lập như các ngân hàng trung ương tại các nơi khác trên thế giới. Thứ hai có thể có năng lực kỹ thuật ở bên trong mặc dù giới chức chuyên về ngân hàng của Việt Nam cũng có khả năng cao cơn trước thời trước Đổi Mới. Ông Thống đốc Ngân Hàng có thể có khả năng nhưng không loại trừ việc ông không được quyền quyết định do có thể có ý kiến từ Bộ Tài Chính hay cơ quan khác thuộc Đảng chẳng hạn.
Chúng ta thấy rằng hệ thống đưa ra quyết định lại không chịu trách nhiệm đối với thị trường và tiến trình đưa ra quyết định không minh bạch lại càng làm người ta e ngại. Kết quả đưa ra nhiều khi có sự mâu thuẫn trong hệ thống. Khả năng ứng đối đã không linh động mà nhiều khi người ta nghĩ lại còn có tính mờ ám bởi một quyết định này có thể lại có lợi cho một số cơ quan hay tổng công ty của nhà nước kia, thì cái đó càng làm thị trường mất niềm tin và khả năng ứng phó của nhà nước Việt Nam.

BBC: Ông đánh giá thế nào việc những ưu đãi trong đó có vốn mà nhà nước dành cho các tập đoàn nhà nước hay các tổng công ty quốc doanh?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Lãnh đạo bị mắc cái bệnh có thể nói là vĩ cuồng, nghĩ tới những chuyện rất lớn trong khi chưa ra khỏi nền kinh tế nông nghiệp. Lấy khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn quốc doanh đóng vai trò chủ đạo là điều hoàn toàn sai lầm. Hệ thống quản lý vĩ mô đã lỏng lẻo và yếu kém, trong khi lại tập trung phương tiện của quốc gia để trao cho một số tập đoàn kiểm soát kém và không ai chịu trách nhiệm cả. Cái này là cái bế tắc lớn.
Những người lãnh đạo các tập đoàn bằng phương tiện quốc gia này họ đều là đảng viên. Điều xảy ra là mỗi một phe lại được ưu đãi kinh doanh một lĩnh vực. Tức là trở lại việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra một mô hình có vẻ là đa nguyên để mỗi phe trong đảng có các cơ sở kinh doanh và khai thác tài nguyên của quốc gia cho mục tiêu riêng. Thành ra chúng ta thấy có rất nhiều đại gia hay còn gọi là các ông tư bản đỏ mà trong khi đó sức mạnh thật của kinh tế đất nước hay người dân vẫn còn rất nghèo.
---------------ooooooo-------------

TAM73F
01-19-2011, 06:25 PM
Để tiếp nối chương trình, sau đây là một vài ý kiến về nền kinh tế VN của một tiến sĩ kinh tế người việt (tốt nghiệp tại Mỹ ?): TS Nguyễn Xuân Nghĩa.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110104_nguyenxuannghia_iv.shtml

Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo 'là sai'

VN có mức tăng trưởng khá cao nhưng đi kèm là lạm phát.
Năm 2010 là năm Việt Nam chứng kiến một số vấn đề kinh tế liên quan tới chính sách vĩ mô với thực trạng lạm phát cao, lãi suất cho vay tăng vọt, chênh lệch tỷ giá trong và ngoài ngân hàng, nhập siêu, dự trữ ngoại hối giảm xuống mức thấp và thâm hụt ngân sách ở mức đáng lo ngại.
BBC Việt ngữ phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Nam California để lấy đánh giá về nỗ lực chống lạm phát, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và vai trò của các tổng công ty tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Chúng ta nên nhớ lại bối cảnh từ năm 2008 Việt Nam bị lạm phát nặng. Lúc đó Việt Nam vừa chống lạm phát nhưng đồng thời khi đó cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng tổng suy trầm về kinh tế trên toàn cầu nên Việt Nam đã bơm tín dụng rất mạnh (thông qua các chương trình kích thích kinh tế) theo kiểu giống như Trung Quốc. Vì vậy cũng tạo ra áp lực về lạm phát.
Thứ hai hệ thống quản lý của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, tức là hệ thống tài chính và ngân hàng không được vững mạnh để chịu một liều thuốc quá lớn như vậy. Người ta chỉ nhìn thấy góc độ làm sao về tăng trưởng cao chứ không để ý tới lạm phát, đặc biệt là lạm phát về lương thực là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới tầng lớp nghèo.
Điểm cũng đáng chú ý là Việt Nam cũng đã phá giá tiền đồng vài lần trong năm 2010 và khoảng cách chênh lệch giữa giá chợ đen và tỷ giá chính thức cho tiền đồng với đôla cũng gây thêm sức ép lên tiền đồng. Đây cũng là yếu tố góp phần thêm lạm phát bởi có nhiều mặt hàng liên hệ với đồng đôla.

BBC: Thưa ông, Economist Intelligence Unit hồi tháng 12/2010 có bài nói mô hình tăng trưởng do khu vực nhà nước đóng vai trò chủ đạo của Việt Nam không thể thích ứng được với thực tế biến động mạnh của nền kinh tế toàn cầu, ông nghĩ sao?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Cách nhà chức trách Việt Nam ứng phó với nạn lạm phát thể hiện sự lúng túng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Tức là vừa muốn hãm phanh (chống lạm phát) nhưng lại vừa muốn đạp ga (đẩy mạnh tăng trưởng cao). Đó là việc hết sức khó với bất kỳ quốc gia nào, huống chi là Việt Nam với trình độ quản lý rất thấp. Giới chức trong ngành ngân hàng hay tiền tệ của Việt Nam mỗi ông lại phát biểu theo một cách. Nó có những mâu thuẫn với nhau và cho thấy cách đối phó không đủ linh động và nhất là thông tin của giới có trách nhiệm về kinh tế lại không đủ bén nhậy. Hơn nữa không thông tin cho thị trường biết rõ ràng. Cơn sốt vàng hồi tháng 11 năm 2010 cho thấy khả năng quản lý là rất kém, nhất là về vĩ mô.

BBC: Tại các nền kinh tế phát triển, người ta dùng ngân hàng trung ương để can thiệp, điều tiết kinh tế vĩ mô. Ông đánh giá vai trò Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Thứ nhất về tư cách pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có tính độc lập như các ngân hàng trung ương tại các nơi khác trên thế giới. Thứ hai có thể có năng lực kỹ thuật ở bên trong mặc dù giới chức chuyên về ngân hàng của Việt Nam cũng có khả năng cao cơn trước thời trước Đổi Mới. Ông Thống đốc Ngân Hàng có thể có khả năng nhưng không loại trừ việc ông không được quyền quyết định do có thể có ý kiến từ Bộ Tài Chính hay cơ quan khác thuộc Đảng chẳng hạn.
Chúng ta thấy rằng hệ thống đưa ra quyết định lại không chịu trách nhiệm đối với thị trường và tiến trình đưa ra quyết định không minh bạch lại càng làm người ta e ngại. Kết quả đưa ra nhiều khi có sự mâu thuẫn trong hệ thống. Khả năng ứng đối đã không linh động mà nhiều khi người ta nghĩ lại còn có tính mờ ám bởi một quyết định này có thể lại có lợi cho một số cơ quan hay tổng công ty của nhà nước kia, thì cái đó càng làm thị trường mất niềm tin và khả năng ứng phó của nhà nước Việt Nam.

BBC: Ông đánh giá thế nào việc những ưu đãi trong đó có vốn mà nhà nước dành cho các tập đoàn nhà nước hay các tổng công ty quốc doanh?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa:
Lãnh đạo bị mắc cái bệnh có thể nói là vĩ cuồng, nghĩ tới những chuyện rất lớn trong khi chưa ra khỏi nền kinh tế nông nghiệp. Lấy khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn quốc doanh đóng vai trò chủ đạo là điều hoàn toàn sai lầm. Hệ thống quản lý vĩ mô đã lỏng lẻo và yếu kém, trong khi lại tập trung phương tiện của quốc gia để trao cho một số tập đoàn kiểm soát kém và không ai chịu trách nhiệm cả. Cái này là cái bế tắc lớn.
Những người lãnh đạo các tập đoàn bằng phương tiện quốc gia này họ đều là đảng viên. Điều xảy ra là mỗi một phe lại được ưu đãi kinh doanh một lĩnh vực. Tức là trở lại việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra một mô hình có vẻ là đa nguyên để mỗi phe trong đảng có các cơ sở kinh doanh và khai thác tài nguyên của quốc gia cho mục tiêu riêng. Thành ra chúng ta thấy có rất nhiều đại gia hay còn gọi là các ông tư bản đỏ mà trong khi đó sức mạnh thật của kinh tế đất nước hay người dân vẫn còn rất nghèo.
---------------ooooooo-------------

Phụ chú :
Vì tốt nghiệp HEC (hautes études commerciales) bên Pháp nên sang Mỹ Ông Nguyễn Xuân Nghỉa góc trường Pháp Jean-Jacques Rousseau ,không được trọng dụng nên Ông cũng vất vả lắm. Những bài phân tích của Ông ấy rất hay. Có dạo đi theo phong trào Hoàng cơ Minh. Nguyễn Văn Linh, cựu TBT đảng CS là Bác của Ông ấy. Ông Nguyễn Xuân Hiếu,Kiến Trúc Sư là Cha của Ông Nghĩa hồi xưa làm xếp Hàng không Dân sự /TSN. Ông Nghỉa còn có cô em là Cẩm Hường,trường Marie Curie niên khóa 1967 ,rất xinh đẹp.
(sưu-tầm)

TAM73F
01-19-2011, 06:43 PM
Lời bàn :

Theo bài của Ông Tiến Sỉ Nguyễn Xuân Nghỉa :
Theo tôi nghĩ, đây là một vấn đề rất hay, vì VN có một chính quyền CS, nhưng lại muốn có một nền kinh tế trị trường. Marx và Lenine có sống dậy cũng chưa chắc biết phải làm sao cho ổn thỏa. Tuy nhiên, thời gian đã cho ta thấy là TQ đã giải quyết vấn đề nảy một cách rất hay ho, và kinh tế TQ đang trên con đường đi lên, trong lúc VN vẫn còn lúng túng, như TS NXNghĩa đã nhận xét.

Trong cuộc phỏng vấn này, phóng viên BBC đã đề cập đến 3 vấn đề 'then chốt' của nền kinh tế VN hiện nay:
1- Lạm phát vs tăng trưởng
2- Vai trò Ngân Hàng Nhà Nước
3- Vai trò những xí nghiệp quốc doanh
Các bạn đã thấy là TS NXN chỉ trích đường lối nhà nước VN trên cả 3 vấn đề (chỉ trích một cách chính xác, theo tôi nghĩ), nhưng ... các bạn có nhận thấy là TS đã ko đưa ra một đề nghị cụ thể nào để giải quyết 3 vấn đề trên !

V/v TS NXN ko được trọng dụng bên Mỹ, tôi nghĩ có thể vì ông ta đã tốt nghiệp bên Pháp (như da nói). Hơn nữa, bên Pháp có 2 trỉnh độ TS khác nhau: TS quốc gia (doctorat d'état), khó hơn là TS đệ tam cấp (doctorat de 3e cycle, học khoảng 2, 3 năm, tùy trường), và mình ko biết ô. Nghĩa là TS nào.

Dù sao, tôi vẫn thích những câu trả lời của TS NXN hơn những câu trả lời sau đây, của một TS khác, có lẽ là một TS 'quốc doanh' hay 'liên sô':

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110116_nguyenminhphong_inv.shtml

Cập nhật: 09:24 GMT - chủ nhật, 16 tháng 1, 2011
Thách thức cho ban lãnh đạo mới

Trong khi Đại hội Đảng XI đang diễn ra tại Hà Nội, giới chuyên gia nói nhiều về các thách thức kinh tế mà một ban lãnh đạo mới sẽ phải tập trung đối phó.
Đài BBC nói chuyện với Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong từ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội, một trong những người đã đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng trong thời gian vừa qua.

TS Nguyễn Minh Phong: Thực ra trong các dự thảo Cương lĩnh, Báo cáo Chính trị và Chiến lược Kinh tế trình Đại hội Đảng, các thách thức đặt ra cho ban lãnh đạo mới cũng đã được đề cập.
Ở đây tôi xin lược quan một vài thách thức chính: trước hết là phải tạo ra được sự đột phá về thể chế, và không chỉ trong thể chế kinh tế. Phải tạo ra một sự đột phá toàn diện và nói theo tinh thần Đại hội Đảng XI thì đây là đại hội của sự hội nhập toàn diện chứ không còn chỉ là hội nhập về kinh tế nữa.
Thế cho nên đây là sự đột phá về kinh tế-chính trị để tạo đồng thuận xã hội trên tinh thần dân chủ hóa cao hơn và sự cởi mở, hội nhập quốc tế cao hơn.
Thứ hai nữa, là phải tạo ra đột phá mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực trên ba khía cạnh là khoa học - kỹ thuật, tay nghề công nhân và lao động lãnh đạo, tức là những nhà quản lý doanh nghiệp.
Tiếp theo tôi nghĩ có thêm thách thức đổi mới về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng mang tính chất hướng ngoại để hội nhập và liên thông tốt hơn và cơ sở hạ tầng nông thôn.
Việt Nam cũng phải tiếp tục bài toán tái cấu trúc kinh tế theo hướng phát triển hiện đại và bền vững, chuyển đổi phát triển bề rộng sang bề sâu.
Thách thức lớn cuối cùng xuyên suốt nhiệm kỳ tới là đảm bảo sự ổn định đất nước về kinh tế, chính trị và an ninh-quốc phòng. Đây là thách thức lớn nhất và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của ban lãnh đạo mới.
BBC: Ông có nhận xét thế nào về dự thảo Cương lĩnh đại hội mà trước đó đã được đưa ra lấy ý kiến người dân?

TS Nguyễn Minh Phong: Về cơ bản thì yêu cầu của các văn kiện Đảng vẫn là bảo đảm tính thống nhất giữa các nhiệm kỳ.
Nhưng lần này chúng tôi thấy có một số điểm nhấn mới. Thứ nhất là coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng. Đây là điểm rất mới.
Thứ hai là xác định yêu cầu làm sao để Việt Nam trở thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh là mục tiêu cao nhất, là thước đo cho những đúng sai của chính sách, nếu không thực hiện được thì phải thay thế và thay đổi.
Những điểm mới này đang tạo ra áp lực chịu trách nhiệm cho ban lãnh đạo cũng như các chủ trương chính sách mới.
Ngoài ra còn một số điểm nhấn nữa, thí dụ như khẳng định vị trí của kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân như động lực quan trọng. Ở đây chúng tôi chỉ góp ý là cần coi kinh tế tư nhân như động lực ngày càng quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất trong thời gian tới, và thu hẹp vai trò kinh tế nhà nước chỉ chủ đạo trong những lĩnh vực nào đó cần thiết thôi.
Các văn kiện cũng đưa ra một số điểm mới khác, thí dụ như về công nghệ phát triển theo chiều sâu, tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...
Tôi nghĩ là sẽ có các sự điều chỉnh dần dần đề phù hợp hơn với phương châm hội nhập toàn diện, nhất là sau khi Việt Nam sẽ chính thức được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Ổn định là trọng tâm

BBC: Thưa ông, trong cuộc họp báo cuối năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có nói hai nhiệm vụ quan trọng trước mắt là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện hai nhiệm vụ này như thế nào?

TS Nguyễn Minh Phong: Năm 2011 được cho là năm lấy ổn định làm trọng tâm và kiềm chế lạm phát làm chủ đạo. Chúng tôi cho đây là hướng đi đúng và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Để thực hiện điều này, ngay từ đầu năm Chính phủ đã có những chỉ đạo khá quyết liệt, thí dụ như từ nay tới Tết Nguyên đán đã có chỉ thị các địa phương dự trữ, bình ổn, kiểm soát giá cả và không tăng giá các mặt hàng nhà nước quản lý, rồi ổn định tỷ giá và bảo đảm cung-cầu vv...
Đây là các biện pháp cần thiết và chắc chắn có tác dụng trước Tết. Thế nhưng sau Tết thì Nhà nước sẽ đứng trước bài toán khó là song song với việc ổn định giá phải thực hiện lộ trình giá thị trường cho các mặt hàng mà hiện Chính phủ đang bình ổn như than, điện...
Điều này sẽ làm bùng phát nhiều hiệu quả tiêu cực nếu không thực hiện đồng thời các giải pháp khác, như cạnh tranh tự do, tăng liên thông thị trường, kiểm soát lũng đoạn, phối hợp các chính sách tài chính-tiền tệ-công thương.
Chúng tôi cho rằng không nên quá kỳ vọng vào mục tiêu lạm phát mà Chính phủ đề ra. 7%-7,5% là mục tiêu lý tưởng, mục tiêu chính trị, nhưng trên thực tế thì chúng ta thấy áp lực lạm phát năm 2011 còn cao hơn năm 2010, cho nên thực hiện mục tiêu là hết sức khó khăn.

BBC: Ngoài những mục tiêu có tính chất tình thế như kiềm chế lạm phát đã nói ở trên, còn có đòi hỏi về cải cách hệ thống, đường hướng. Điều này được đặt ra như thế nào đối với ban lãnh đạo mới, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Đây là điều mà người dân rất kỳ vọng, vào sự thay đổi mang tính tốt đẹp hơn, đồng thuận cao và dân chủ hơn, tạo ra kết quả tốt hơn.
Nhưng còn đặt ra như thế nào, thì còn phụ thuộc thành phần cụ thể và tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo mới. Mặc dù họ phải tiếp tục thực hiện theo đúng nghị quyết của Đảng và chủ trương của Nhà nước, nhưng dấu ấn cá nhân, hay dấu ấn của các bước ngoặt tình thế vẫn có thể có.

BBC: Xin nói tới các bất cập của kinh tế Nhà nước, sự sụp đổ của doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu là Vinashin. Liệu điều đó có nguy cơ lặp lại hay không, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Bài học về vụ Vinashin đã được rút ra, nhiều lãnh đạo như bộ trưởng kế hoạch-đầu tư đã từng khẳng định sẽ không bao giờ lặp lại trường hợp như thế nữa.
Chúng tôi cũng hy vọng và thậm chí cho rằng cần phải biến đó thành mệnh lệnh quốc gia: tức là nếu còn xảy ra trường hợp như vậy thì ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm chứ không còn có thể đổ lỗi cho cơ chế. Bởi vì điều này đã được nhận thức, cảnh báo và cam kết, các tập đoàn cũng đã có thời gian để "làm sạch" tài chính của mình.
BBC: Vậy thì vai trò của kinh tế nhà nước thời gian tới sẽ được nhìn nhận như thế nào?

TS Nguyễn Minh Phong: Từng bước một sẽ cần có sự điều chỉnh. Trong bài viết mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 03/01 về phát triển kinh tế và tái cấu trúc kinh tế 2011-2015 có điểm rất quan trọng về phân biệt sự chủ đạo của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo, vì nó còn bao gồm không chỉ doanh nghiệp, mà còn có tài nguyên khoáng sản, hoạt động ngân sách, đầu tư của nhà nước và các hoạt động đầu tư công khác. Như vậy tỷ trọng của nó dĩ nhiên vẫn sẽ rất lớn.
Còn doanh nghiệp nhà nước sẽ từng bước có sự thu hẹp, điều chỉnh để không còn chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực nữa, cũng như không còn độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, giảm tỷ trọng, giảm độc quyền, tăng tính bình đẳng về hạch toán kinh tế ngang các thành phần kinh tế khác nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh vì lợi nhuận.
Từ điều chỉnh này, dần dần sẽ có thay đổi, chuyển sang có sự phát triển hơn nữa về các lực lượng xã hội tương ứng với các lực lượng kinh tế và rồi là điều chỉnh ít nhiều trong các thể chế chính trị tương lai
____________________________________

Đọc xong những câu trả lời của TS Phong (từ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội, một trong những người đã đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng trong thời gian vừa qua), tôi tự nghĩ: hẻn chi ban lãnh đạo VN lúng túng !

TAM73F
01-23-2011, 12:26 PM
Michael Porter - The Vietnam Model.

Tóm tắt vài ý kiến của Michael Porter về ViệtNam để các NT và bà con biết luôn.
Năm 2005, Michael Porter đứng đầu trong danh sách 50 “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới (theo bình chọn chọn của 50 Thinkers; và Michael Porter cũng được nhận định là một trong những giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Harvard.
Ông có viết bài sau đây cho ai muốn nghiên cứu chi tiết:

Vietnam Competitiveness Report 2010 - Michael Porter - 125 pages

http://www.spp.nus.edu.sg/docs/ACI_Vietnam_Competitiveness_Report_2010.pdf

Ông viết về Chiến lược cạnh tranh .

Theo Ông , muốn cạnh tranh không cần có công ty tốt nhất như trong lảnh vực Ngân Hàng có một Ngân Hàng tốt nhất , vì trên đời Không có gỉ tốt nhất , nhưng phải khác đối thủ , phải có chiêu độc phá vô nhị. Ex : như vật dụng IKEA, capsule café NESTLE, làm sao khác đối thủ. Phải có Tầm Nhìn xa - đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng, sản phẩm phải độc đáo và đa dạng. Nói tới đây làm tui nghỉ tới xứ Thụy Sỉ là xứ giàu có là nhờ có những doanh nghiệp ít có cạnh tranh là ngành đồng hồ, bí mật ngân hàng, xí nghiệp hóa học ... Vì vậy, những biến đổi tiền tệ không làm Thụy Sỉ lung lay nổi hay bị ảnh hưởng ít hơn xứ khác.

Theo Michael Porter, mục tiêu chính phải trước là có lợi nhuận, sau mới là tăng trưởng :

lợi nhuận (tính theo Năng lực cạnh tranh của một quốc gia, theo GS. Porter, phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. )

mức tăng trưởng – Vietnam ERROR là tăng trưởng nhiều nhưng ít lợi nhuận
Phải biết Lựa chọn nhóm khách hàng, đặc mức giá, lựa chọn đồ Sản xuất mình làm "hay nhất",..vv... Việt Nam phải có Nguồn nhân lực cao, phải chống tham nhũng, củng cố hệ thống Tài chính, mở rộng thị trường, minh bạch trong cách quản lý hệ thống tài chính, sửa đổi Công nghiệp Quốc doanh (Stated owned enterprises - SOE) vì theo Ông, Công nghiệp Quốc doanh không đem lại lợi nhuận hiệu quả bằng doanh nghiệp tư nhân ...

Theo Ông , lợi thế chính hiện nay của Việt Nam là lao động nhân công giá rẽ và Nông nghiệp.
"Cạnh tranh quốc gia phải còn dựa vào cạnh tranh của khu vực tư nhân, của từng cá thể trong quốc gia. Ngoài ra, năng suất của các ngành sản xuất trong nước/nội địa cũng rất quan trọng để tạo dựng năng lực cạnh tranh, chứ không phải chỉ có xuất khẩu", ông nhấn mạnh. Michael Porter nói phải để mở rộng các hệ thống ngân hàng tài chính ra thế giới , tăng cường nhân lực về mặt chất lượng và đào tạo, cải thiện Cơ sở hạ tầng...
Michael Porter không có nhấn mạnh hay nêu ra những đặc điểm mà Việt Nam có thể khai thác thêm, như là hệ thống các cảng biển. Ông không đề cập tới những khuyết điểm Việt Nam sấp có như sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên dầu hỏa trong vòng 15, 20 năm tới, sự khai thác tài nguyên mới như Bauxite để kiếm nguồn vốn trong xứ nhằm tài trợ phát triển kinh tế và xả hội, ngoài ODA và FDI. Ông cũng không đề cập tới vấn đề sức khoẻ và bảo hiểm y tế chung của người lao động trong sự đấu tranh kinh tế.

Tóm tắt lại là Ông nêu ra những vấn đề phần đông chúng ta đều rỏ, điều đặc biệt là Ông có chủ trương một cách suy nghỉ thực tế là Ông không nêu ra vấn đề thay đổi các thể chế chính trị. Ông có nói là quản lý Kinh Tế với những tập đoàn nhà nước (SOE) và những liên kết như Joint Ventures làm cách điều hành trở nên phức tạp hơn. Ông nêu ra cách suy nghỉ theo thế giới kinh tế tự do. Có điều chắc chắn là chưa ai dám quả quyết là giữa hai chủ trưong, tự do thị trường như Hoa Kỳ hay có sự quản lý chặt chẻ nhà nước như Trung Quốc, cái nào đem lại phát triển kinh tế nhất và cùng lúc đảm bảo xả hội, tránh bất công xả hội và bảo vệ môi trường. Chắc cũng vì vậy mà bây giờ người ta chế ra chử phát triển bền vững (sustainable developement). Theo quan điểm tôn giáo, có cái gì bền vững và lâu dài đâu, phải không bà con ...
Phần đông sự chỉ trích VN từ nước ngoài là đặt vấn đề thay đổi thể chế chính trị trước. Tui muốn đặt vấn đề chung ở đây một cách khách quan, tránh nhạy cảm, nhưng tới đây, tui xin phép để chuyện này sang bên vì nghỉ lại vấn đề này quá phức tạp.
Mô hình hiện nay của Trung Quốc và VN là chủ trương chính phủ phải điều chỉnh kinh tế một cách chặt chẻ để giữ thăng bằng xả hội (xem mail trước của tui Socialist Market Economy - China's Key to Success - The China Model).
Chính phủ và doanh nghiệp VN đã tiếp đón và rất chú ý lắng tai nghe những chỉ trích và đề nghị Michael Porter . Điều này chứng tỏ một sự cởi mở quan trọng.
Nếu có đột phá về chiều hướng đó, cũng là rất đáng mừng.
Trong những năm tới đây, VN vẩn sẻ theo mô hình phát triển của Trung Quốc. Cái hay của VN sẻ là sửa đổi khuyết điểm của mình như:

Đào tạo nhân lực và hoàn thiện hệ thống giáo dục
Cải thiện Cơ sở hạ tầng
Kiểm soát lạm phát để tránh bất ổn xả hội
Giữ quan hệ tốt với các xứ ngoại quốc như hiện nay mặc dù áp lực Trung Quốc ...vv...
Nói chung toàn là những chuyện khổng lồ, nếu vào chi tiết chắc chắn là nhờ các NT và bà con giúp ý kiến thêm ...
Xin cám ơn.


-------------ooooooooooooooooooooo-------------


Lời bàn :

Tôi chỉ đọc tóm lược những kế sách của giáo sư Porter vì đọc 125 trang cũng chẳng ra đồng tiền bát gạo nào. Tuy nhiên, Tôi cũng mạo muội có vài ý kiến thô thiển, có gì sai, xin các NT và bà con bỏ quá cho.

Những điều GS Porter đưa ra đều đúng cả theo tư duy kinh tế Tây phương: phát triển khu vực kinh tế tư nhân, minh bạch hóa (transparency), tập trung vào sở trường, .... Tôi không có vấn đề gì cả với những đề xuất này.

Nhưng, bắt chước lời các nhà lãnh đạo VN, làm sao để đưa những điều này vào hiện thực là cả một vấn đề. Với bối cảnh chính trị xã hội văn hóa kinh tế của VN hiện nay, chỉ có Thánh Gióng mới làm nổi. Nhưng khổ nỗi, Thánh Gióng đã bay dìa trời vui thú điền viên rồi...

Trước hết, xin nói về cơ cấu lãnh đạo. Ông HCM đã để lại một cơ cấu lãnh đạo tập thể. Bộ Chính trị với hơn chục người, cá mè một lứa, người nọ chỉ rình người kia làm sai để tìm cách loại bỏ và chiếm vị trí. Do đó sẽ không bao giờ có những chính sách đột phá (breakthrough). Mọi chính sách sẽ phải là một nhân nhượng (compromise). VN hiện nay cần những chính sách đột phá. Những chính sách nửa chừng xuân sẽ không đi đến đâu. Đó là nói về trung ương.

Về địa phương thì vì kế thừa một cơ cấu tản quyền của thời chiến tranh, hiện tượng trên bảo dưới không nghe còn tệ hơn nhiều. Tiếc rằng không có Viagra cho tầm vĩ mô này. Thủ tướng không có quyền cách chức Tỉnh trưởng hoặc Bộ trưởng mà không có sự đồng thuận của Bộ Chính trị.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn viện trợ, các tỉnh, bộ ngành, quân đội, công an, vân vân được phép tự kinh doanh để bổ túc cho ngân sách riêng. Những tổ chức kinh doanh này nay đã trở thành những đại công ty. Bố bảo Thủ tướng cũng không dám tư nhân hóa, dẹp bỏ, sát nhập những đại công ty này hoặc bắt họ phải theo một đường lối chủ trương nhất định. Nó đảo chánh cho bỏ mẹ.
Hạ tầng cơ sở ở VN được phát triển theo tỉnh, với tính cách là tỉnh kia có phi trường, có hải cảng, có nhà máy ciment, có nhà máy thép, có khu công nghiệp thì tỉnh tôi cũng phải có những cơ sở tương tự, bất chấp những đặc điểm địa lý kinh tế của địa phương. Nếu nhà em không nhầm thì VN hiện nay có đến hơn 90 phi trường. Bay từ phi trường này sang phi trường kia mất 15 phút. Có những hải cảng chỉ cách nhau chưa đầy 100 cây số. Các xí nghiệp thì cạnh tranh theo kiểu trò chơi tổng không (zero sum game). Tổng công ty Vinashin có hơn 300 công ty con (bao gồm cả kinh doanh Karaoke). PetroVietnam xây khách sạn, chạy taxi, vân vân. Người ngoài nhìn vào không thể hiểu nổi nhưng vấn đề rất đơn giản. Phải vẽ ra dự án để có lại quả, hiệu quả kinh tế không cần biết. Trong thời gian có 1gia đình ở VN, Vinapco (Công ty Xăng dầu Hàng không) mời chung vốn xây trạm xăng ở một cul de sac ( ngỏ cụt ) ??? Nhà gia đình
đó mà tôi biết đã từ chối, họ vẫn tiếp tục xây, bỏ túi 40% của nhà thầu. Trạm xăng hiện bỏ không, chờ ngày nhà nước có kinh phí để khai thông cul de sac.

Quay sang vấn đề phát triển nông nghiệp, trước hết phải có luật mới để bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất. Con trâu phải đi trước cái cầy. Cho quyền sở hữu ruộng đất thì lại đụng với hai bức ảnh Các Mác và Lê Nin treo ở khắp nơi các cơ sở. Như Carl Thayer đã nói, Vietnam luôn trong tình thế bị kẹt bởi chính những luật lệ mà mình đề ra.
Đại khái vài điều chia sẻ với các bậc NT. Trong một bối cảnh như vậy, làm sao có thể khai triển những quốc sách. Một trăm ông Porter cũng bó tay. Bỏ 500 đô để nghe ông này nói cũng giống như các doanh nghiệp Mỹ bỏ tiền để khai triển cái thuyết QI (Quality Improvement). Kết quả là GM vẫn sản xuất xe hơi dỏm và phá sản, quỵt của tôi mấy chục ngàn ,trên Chứng khoán ,tiền mồ hôi nước mắt.
Bàn theo thiện y' .Cám ơn nhiều.

----------ooooooooooo--------

TAM73F
01-26-2011, 01:06 AM
Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

Rất khó để phóng đại tính chất nghiêm trọng của những thách thức đang đặt ra với Việt Nam trong giáo dục đại học – cao đẳng (ĐH – CĐ). Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục ĐH – CĐ, Việt Nam sẽ không đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mình…

Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng và những nguyên nhân căn bản của nó.

Sau đó, chúng tôi xem xét các nhân tố chủ yếu – Chính phủ Việt Nam, người dân Việt Nam và cộng động quốc tế – đang phản ứng như thế nào trước tình hình này.

Chúng tôi đi đến kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới về mặt thể chế như một thành tố cần thiết của một quá trình cải cách hiệu quả.

(Các tác giả báo cáo)



Quy mô của cuộc khủng hoảng

Rất khó để phóng đại tính chất nghiêm trọng của những thách thức đang đặt ra với Việt Nam trong giáo dục đại học – cao đẳng (ĐH – CĐ). Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục ĐH – CĐ, Việt Nam sẽ không đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mình [1].

Sự phát triển kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy quan hệ mật thiết giữa phát triển và giáo dục ĐH – CĐ. Cho dù trong các nước và vùng lãnh thổ thịnh vượng nhất ở khu vực – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và gần đây là Trung Quốc – mỗi nơi đều đi theo những con đường phát triển độc đáo, nhưng điểm chung trong thành công của họ là sự theo đuổi nhất quán một nền khoa học và giáo dục ĐH – CĐ chất lượng cao.

Một số nước tương đối kém thành công hơn ở Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines và Indonesia – lại là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Những nước này nói chung đã không đạt được chất lượng cao trong khoa học và giáo dục ĐH – CĐ và họ đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế tiến bộ. Đó không phải là một điềm tốt cho tương lai nếu các trường đại học Việt Nam tụt hậu xa so với chính những láng giềng Đông Nam Á không mấy nổi bật của họ.

Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không có một cơ sở nào của Việt Nam có tên trong bất cứ danh sách được sử dụng rộng rãi nào (nếu nhận định trên còn chưa rõ ràng) tập hợp các trường đại học hàng đầu ở châu Á. Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế [2], như những gì thể hiện qua số liệu nghèo nàn tại thống kê dưới đây:

Bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học năm 2007
Cơ sở Quốc gia Số bài viết
Đại học tổng hợp Quốc gia Seoul Hàn Quốc 5.060
Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore Singapore 3.598
Đại học tổng hợp Bắc Kinh Trung Quốc 3.219
Đại học tổng hợp Phúc Đan Trung Quốc 2.343
Đại học tổng hợp Mahidol Thái Lan 950
Đại học tổng hợp Chulalongkorn Thái Lan 822
Đại học tổng hợp Malaya Malaysia 504
Đại học tổng hợp Philippines Philippines 220
Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và thành phố HCM) Việt Nam 52
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Việt Nam 44

Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters

Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học.

Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố HCM làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.

Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế cũng cho rằng việc thiếu các công nhân và quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Chất lượng nghèo nàn của giáo dục đại học còn có một ngụ ý khác: đối lập với những người cùng thế hệ ở Ấn Độ và Trung Quốc, người Việt Nam thường không thể cạnh tranh được để lọt qua những khe cửa hẹp của các chương trình đại học cao cấp ở Mỹ và châu Âu.

Chỉ số sáng tạo
Quốc gia Số bằng sáng chế được cấp năm 2006
Hàn Quốc 102.633
Trung Quốc 26.292
Singapore 995
Thailand 158
Malaysia 147
Philippines 76
Việt Nam 0

Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review

Nguyên nhân khủng hoảng

Di sản lịch sử

Những vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt trong giáo dục ĐH – CĐ hiện nay là một phần hậu quả của lịch sử hiện đại của đất nước này. Chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19 đến tận năm 1945 đầu tư rất ít ỏi vào giáo dục cấp ba, thậm chí là so với các cường quốc thực dân khác. Hậu quả là, Việt Nam đã bỏ lỡ làn sóng cải cách thể chế trong giáo dục ĐH – CĐ tràn qua phần lớn khu vực châu Á đầu thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, rất nhiều cơ sở giáo dục ĐH – CĐ hàng đầu của khu vực đã được thành lập. Hậu quả là sau khi giành độc lập, Việt Nam chỉ có một nền tảng thể chế rất yếu để từ đó xây dựng lên. (Điều này trái ngược hẳn với Trung Quốc, hầu hết các trường đại học đầu bảng của nước này hiện nay đều được thành lập vững chắc từ trước cách mạng).

Quản lý
Nguyên nhân trực tiếp nhất của cuộc khủng hoảng ngày nay là sự thất bại ngiêm trọng trong quản lý. Các trường đại học có chất lượng, từ Boston đến Bắc Kinh, đều có những nhân tố chủ chốt nhất định mà Việt Nam hiện đang rất thiếu [3].

Tự trị:
Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ. Chính quyền trung ương quyết định số lượng sinh viên các trường được phép tuyển, và (trong trường hợp các trường đại học công lập) lương trả cho các giảng viên đại học. Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi mới. Thù lao được trả căn cứ vào thâm niên, và lương cứng thấp đến nỗi các giảng viên đại học phải “đi đêm” rất nhiều để có thể đảm bảo cuộc sống. Khác hẳn với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thực sự khuyến khích người Việt Nam học ở nước ngoài.

Lựa chọn dựa trên thành tích: Tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến [4]. Các hệ thống nhân sự đại học đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân. Các khoa và các cấp hành chính cao hơn có xu hướng do các cá nhân từng được đào tạo ở Liên Xô hay Đông Âu nắm giữ, những người này không nói được tiếng Anh và, trong không ít trường hợp không mặn mà với các đồng nghiệp trẻ được đào tạo ở phương Tây.

Các mối liên hệ và tiêu chuẩn quốc tế: Sản sinh kiến thức là việc của một doanh nghiệp không biên giới, nhưng các cơ sở học thuật ở Việt Nam lại thiếu những mối liên hệ quốc tế có ý nghĩa. Trên thực tế, các học giả trẻ được đào tạo ở nước ngoài thường xuyên lấy lý do để tránh làm việc trong các cơ sở học thuật ở Việt Nam là họ lo sợ không thể gắn bó với lĩnh vực của mình. Như GS. Hoàng Tụy miêu tả, giới học thuật Việt Nam rất hướng nội và không đánh giá bản thân theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trách nhiệm giải trình:
Các trường đại học Việt Nam không chịu trách nhiệm trước các cổ đông bên ngoài, và đáng trách là trong đó có cả những người tuyển dụng. Trong nội bộ hệ thống công lập, việc rót vốn không liên quan đến công việc hay chất lượng theo bất cứ hình thức đáng kể nào. Tương tự, kinh phí nghiên cứu của Chính phủ cũng không được cấp một cách có cạnh tranh mà chủ yếu được coi là một hình thức bổ sung lương. Vì có quá nhiều người thèm muốn những cánh cửa hẹp vào các trường đại học – chỉ 1/10 người Việt Nam ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh vào các trường sau phổ thông – nên các trường đại học Việt Nam không phải chịu áp lực đổi mới nào. Họ có một thị trường bị giam cầm, vì du học chỉ là sự lựa chọn của một thiểu số rất nhỏ.

Tự do học thuật:
Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, các trường đại học ở Việt Nam cũng thiếu động lực tri thức ở một mức độ đáng kể. Ngay cả khi các trường đại học đang dần được phép nới lỏng hơn, vẫn có một mạng lưới các kiểm soát và kiềm chế chính thức và không chính thức để đảm bảo rằng các trường đại học vẫn tiếp tục suy tàn về tri thức trong khi các cuộc tranh luận trong xã hội ngày càng sôi nổi hơn.

Có một số ẩn ý trong luận điểm trên. Trước hết, rào cản chính đối với việc cho ra những kết quả cải thiện hơn trong giáo dục ĐH – CĐ lại không phải là chuyện tài chính. Trên thực tế, tính theo tỉ lệ trong GDP, Việt Nam chi nhiều cho giáo dục hơn nhiều nước khác trong khu vực. Con số này còn chưa tính đến số tiền lớn mà chính các gia đình Việt Nam đầu tư vào giáo dục cho con cái họ, ở nhà và ở nước ngoài. Nhưng tiêu tiền như thế nào lại là chuyện khác.

Thứ hai, đầu tư vào du học vẫn chưa đủ để cải thiện hệ thống. Nếu môi trường chuyên môn không được đại tu, sẽ không có nhiều người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài muốn quay về làm công tác giảng dạy


--------------------------------------------------------------------------------

Chú thích

1. Để có sự phân tích hệ thống và so sánh về những thách thức chính sách đối với Việt Nam, xem “Choosing Success: The Development of East and Southeast Asia and Lessons for Việt Nam”, tại: http://www.innovations.harvard.edu/showdoc.html?id=98251.

2. Hệ thống đại học Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ hệ thống học thuật của Liên Xô, trong đó các trường đại học về cơ bản là các cơ sở giảng dạy, còn nghiên cứu là việc của các viện nghiên cứu. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học nhưng chưa thành công, nguyên nhân có nêu dưới đây. Theo Bảng 1, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng không hoạt động tốt lắm.

3. Phân tích của chúng tôi về những thất bại trong quản lý của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những tìm hiểu của Task Force về giáo dục ĐH – CĐ, do WB và UNESCO tập hợp, do GS. Henry Rosovsky của ĐH Harvard và GS. Mamphela Ramphele của ĐH Cape Town làm đồng chủ tịch. Trong báo cáo cuối cùng của mình, Peril and Promise: The Challenges of Higher Education in Developing Countries, Task Force kết luận rằng quản lý là rào cản cơ bản phổ biến đối với việc đạt được những kết quả tốt. (Có tại http://www.tfhe.net/). GS. Rosovsky là cố vấn của Viện Ash trong các hoạt động liên quan đến cải cách thể chế ở Việt Nam.

4. Cần phải nhấn mạnh rằng một trong những thành tố của hệ thống đại học giúp nó không bị tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu làm cho què quặt là các kỳ thi tuyển sinh đại học. Chính phủ phải huy động rất nhiều nguồn lực đáng kể để đảm bảo quá trình thi cử không có gian lận. Kết quả là, những sinh viên được nhận vào học là những sinh viên tài năng và nhiều người có thể thành công trong việc bổ sung cho các giáo trình cũ kỹ bằng cách tự học.

Nguồn: Tuần Việt Nam

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/Thuc-Trang-GD-Dai-Hoc/Khung_hoang_giao_duc_dai_hoc_VN/

----------------oooooooooooooooooooooooo--------------

Lời bàn luận thêm:


Nguyễn Sáu viết:
Tháng Một 26, 2011 lúc 12:20 sáng
Có một điều lạ là trong toàn bộ bản báo cáo này không thấy nhắc đến cái bóng phủ trùm lên nền quản trị đại học và giáo dục nói chung của Việt Nam: đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN thông qua các chi bộ ở trường cũng như qua Bộ Giáo Dục.

Đây là một mặt của chế độ toàn trị: tất cả vấn đề giáo dục phải phục tùng dưới sự điều khiển của Đảng và Ban Tuyên Giáo một cách toàn diện và triệt để. Các sinh viên phải mất 1 hoặc hai học kỳ trong số 8 học kỳ cho việc học chính trị Mác Lê. Các hiệu trưởng và nói chung lãnh đạo trường phải là Đảng viên. Đảng bộ, Đoàn trường, … cánh tay nối dài của Đảng luôn hiện diện khắp nơi trong học đường. Các tệ nạn tham nhũng, bè phái, như vụ thầy Khoa, hồng hơn chuyên, COCC … tràn lan. Ai mà không chán.

Làm sao giáo dục và nghiên cứu có thể khá lên trong môi trường như vậy? Hãy gở bỏ cái gọng kềm ra khỏi cái đầu của giáo dục là bước đầu tiên.

---------ooooooooooooooooo-------

TAM73F
02-22-2011, 12:27 AM
Khi các đại gia VIET NAM ăn chơi:

"Sốc" vì bát súp giá... 1 tạ gạo và bữa ăn "mạ vàng" 24k

- Không ít người khi nghe đến giá một bát súp khai vị xấp xỉ cả trăm USD đã tròn mắt:
Có gì đặc biệt ở một món ăn giá tương đương tới cả... một tạ gạo?

Nhà hàng Long Đình.
Bát súp khai vị giá gần 100 USD
"Nhà hàng có khoảng 300 món, một số món như yến sào, bào ngư, xin vui lòng đặt trước...

Nhà hàng Long Đình.

Giá một bát Súp tổ Yến gạch Cua 46 USD;
Súp tổ Yến thịt Cua 46 USD;
Súp tổ Yến thịt Gà 65 USD;
Súp vây cá thịt cua hồng xíu 36 USD;
Súp vây Cá bóng Cá 36 USD;
Bào Ngư sốt dầu hào 46 USD;
và đặc biệt là Súp Bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD…

Còn tại nhà hàng San hô trên phố Lý Thường Kiệt, giá của các món súp vi cá, bào ngư Úc, Sò điệp Nhật, hải sâm, càng cua, bong bóng cá có giá cũng có giá từ 800 ngàn - 1,5 triệu đồng/suất.

Đối với tổ Yến chưng quả lê và tổ Yến chưng đường phèn, nếu muốn thưởng thức khách phải vui lòng đặt trước.

Bào Ngư Nam Phi Sốt Dầu Hào có giá 96 USD.

Nhớ thời xưa, những cao lương mĩ vị như yến sào, vây cá, tổ yến là những món ăn chỉ xuất hiện nơi chốn hoàng cung. Tuy nhiên, thời nay, nhiều nhà hàng, khách sạn đã “chế biến” các nguyên liệu này để thành những món ăn theo khẩu vị riêng đáp ứng nhu cầu “làm vua” của một số ít Đại gia “đông tiền”.
Anh T, một đại gia chuyên về ô tô, sau khi trúng lô xe ô tô nhập đã quyết định… "làm vua" cho thỏa ước nguyện. Rủ thêm 3 người bạn, cả nhóm thưởng thức món "vàng trắng" (tất nhiên không phải Heroin) - Yến sào - tại một nhà hàng ở Sài Thành. Vị ngon thanh của yến, béo của bồ câu, cùng các món sau đó như cua hoàng đế, tôm hùm Alaska, cá hồi hay ốc vòi voi đều làm cho 4 vị “thượng đế” này ngất ngây.... và để đáp lại, cộng tổng bữa ăn hôm đó có giá ngót ngét 2,000 USD.(2 ngàn).
"Tiền bạc làm được bao nhiêu rồi cũng đến lúc về già, nên cái gì ngon bổ ăn được là phải tranh thủ hưởng", T cho biết khi đang nhấm nháp món bồ câu tiềm yến sào .
Hiện nay, không chỉ có những thực khách như T trúng mối nên "làm vua" 1 lần. H - chủ của hàng loạt lô đất ở Hà Đông là một “tín đồ” của món ăn chế biến từ vi cá khi cứ đều đặn cuối tuần lại tìm đến những nhà hàng chuyên về món ưa thích này để thưởng thức như một…thú vui.
"Vi cá thượng hạng, phải nhìn rõ từng sợi láng mướt, giống như một lớp sụn mềm, giòn. Được các đầu bếp ngâm trong nước ấm, bóc mỡ, làm sạch, ninh trong nước dùng đặc biệt….Quy trình chế biến để hoàn thành món vi cá thường phải kéo dài ít nhất 48 giờ". H chỉ vào thìa súp có sợi vi cá nhỏ như tóc kể về sự sành ăn của mình.
Theo H, thưởng thức vi cá giòn mà ngon, nước dùng vàng óng, trong mà ngọt, vị ngọt dịu từ nước hầm xương gà, sườn heo, phải nói rằng ngon không gì sánh được. Và thường hóa đơn sau mỗi bữa ăn của H cùng hai người bạn có giá không dưới 10 triệu đồng.
Vi cá mập, tổ Yến thường được chế biến thành món súp khai vị.
Tuy nhiên, thưởng thức món ăn thượng hạng, cũng không ít trường hợp dở khóc dở cười.
Trong một lần được mời thưởng thức món, chị Phương được mời thưởng thức bào ngư tươi, nấm đông cô cho biết: Nhìn bình thường nó như một cục thịt có vị thơm lạ mình nuốt mất, sau đó được giới thiệu là cục thịt đó có giá cả triệu đồng.
Không được coi là “đốt tiền”, đẳng cấp hàng đầu trong “ Bát trân”, tám món ăn quý hiếm nhất của mọi thời đại. Theo nghiên cứu, những món ăn này được coi là “món ăn bài thuốc” bổ dưỡng, giúp sáng mắt, đẹp da, tăng cường sinh lực có tác dụng bồi bổ, phục hồi sức khỏe.

Được mời vẫn "sốc" vì giá
Chị Nguyệt Ánh, phóng viên của một tờ báo có tiếng tại Hà Nội cho biết, hồi cuối năm ngoái, trong một lần được “các sếp” chiêu đãi, chị đã được bước vào “Phòng vàng” tại nhà hàng Long Đình.
Cảm giác choáng ngợp đến với chị Nguyệt Ánh ngay từ khi bước chân qua khung cửa hình bán nguyệt tại hành lang dẫn đến “Phòng vàng”. Tuy nhiên, sự sang trọng và lộng lẫy trong từng chi tiết thiết kế và đồ dùng của “Phòng vàng” khiến chị đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".


"Phòng vàng" tại nhà hàng Long Đình.


Phòng Vàng thuộc nhà hàng Long Đình.
Những bức rèm pha lê, tranh thủy mặc huyền ảo dưới ánh đèn vàng của bộ đèn trùm giữa phòng, một sân khấu nhỏ được chạm khắc hoa văn văn của đèn lồng đủ để trình diễn các tiết mục văn nghệ…
Lần đầu tiên được cầm trên tay thìa, dĩa được mạ vàng 24k tinh xảo khiến “tay tôi phát run”, chị Nguyệt Ánh nhớ lại.
Không thể nói rành rẽ sự lôi cuốn mê hoặc của Long Đình bắt đầu từ lối kiến trúc huyền bí đến những món ăn mà dù thưởng thức một lần chị Nguyệt Ánh vẫn thấy vị “râm ran” trên đầu lưỡi mỗi khi nhớ lại.
“Bữa ăn gồm khá nhiều món như khai vị bằng súp vây cá thịt cua hồng xíu, tôm hùm rang muối tiêu, cá mặt quỷ hấp xì dầu, cua bấy chiên muối tiêu, điệp…rượu chivas và một vài món nữa mà tôi không thể nhớ tên.
Không chỉ bị ấn tượng bởi các món ăn tại nhà hàng, phong cách phục vụ chu đáo, thân thiện của nhân viên tại đây khiến tôi thực sự thoải mái”, chị Nguyệt Ánh cho biết.
“Không phải trả tiền, song khi các sếp móc ví trả gần 1.600 USD cho 5 người ăn mà tôi thấy … choáng. Quả thực là ấn tượng song nếu để tự đi ăn thì không biết bao giờ tôi mới dám bước chân vào những nơi như thế này để được làm “hoàng hậu””, chị Nguyệt Ánh hài hước.
“Phòng vàng” sẽ không được dưới 1.000 USD (giá chưa bao gồm 10% thuế VAT), chị Lương, nhân viên đặt bàn tại nhà hàng Long Đình cho biết.
Như vậy, để có “một bữa no” đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, các thực khách sẽ phải trả đến cả vài … tấn gạo !!!

---------------ooooooooooooooo------------------

TAM73F
03-04-2011, 12:48 PM
DIỄN BIẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM‏


Các NT đọc chơi để theo dỏi kinh tế Việt Nam và loại trừ ... Alzheimer

ADB: Chính sách kiềm chế lạm phát của Việt Nam là thỏa đáng
Thứ tư, 02 Tháng 3 2011 09:57


Việt Nam: Chính sách kiềm chế lạm phát mà Việt Nam loan báo hồi gần đây là thỏa đáng nhưng giới hữu trách có thể phải hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng GDP.

Theo tin của Reuters, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) Haruhiko Kuroda cho biết như thế tại một cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ Ba.
Ông Kuroda nói rằng việc giảm thiểu tỉ lệ lạm phát có thể đòi hỏi một sự điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn để bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

Chính phủ Việt Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 7% cho năm nay sau khi đạt mức 6,8% hồi năm ngoái, nhưng lạm phát đã tăng vọt tới mức 12,3% trong tháng hai.

Tuần trước chính phủ Việt Nam đề ra một số biện pháp để siết chặt chính sách tiền tệ và tài chánh nhằm kiềm hãm đà gia tăng cúa giá cả, phục hồi niềm tin vào tiền đồng và thu hẹp mức thâm hụt thương mại và tài chánh.

Ông Kuroda cho biết tuy giá dầu gia tăng, một phần vì rối loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, có ảnh hưởng tiêu cực cho các nước trong khu vực, nhưng tình trạng này có thể có lợi cho Việt Nam vì Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu và lương thực.

Mặt khác, ông Kuroda cho biết Ngân hàng Phát triển Á Châu sẽ dành thêm cho Việt Nam các khoản cho vay nhẹ lãi.

Theo tin của Dow Jones, người đứng đầu ngân hàng có trụ sở chính ở Manila cho biết như thế tại Hà Nội trong cuộc hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Bản tin cho biết thêm rằng các khoản cho vay ưu đãi của ADB dành cho Việt Nam trong năm nay dự kiến đạt mức 2 tỉ đô la, tăng đáng kể so với con số trung bình là 1,5 tỉ đô la mỗi năm trong những năm vừa qua. Ông Kuroda nói rằng một phần của các khoản cho vay sẽ được dùng trong lãnh vực giáo dục và phát triển nhân lực.

Nguồn: Reuters, Dow Jones


Lạm phát tại Việt Nam từ giác độ khách quan
09/12/2010
Mặc dù, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để bình ổn giá cả thị trường, nhưng lạm phát trong 11 tháng đầu năm đã lên đến 9,58%, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2010 ở mức một con số khó trở thành hiện thực.
Lạm phát cao, bên cạnh những nguyên nhân thuộc về nội tại của nền kinh tế, còn có nguyên nhân rất quan trọng là do tác động của biến động kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự suy yếu của USD và diễn biến trên thị trường Trung Quốc.
Sự suy yếu của USD
Việc Chính phủ Mỹ bắt đầu tăng cường các biện pháp bảo hộ mậu dịch nhằm giảm mức thâm hụt theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trong đó việc NHTW Mỹ (Fed) thông qua kế hoạch bơm thêm 600 tỉ USD vào lưu thông đã gây tác động tâm lý và đẩy USD giảm sâu, nhiều NHTW tìm cách giảm lượng trái phiếu Mỹ và đẩy mạnh mua vàng, trong khi IMF lại hạn chế lượng vàng bán ra (lượng vàng do IMF bán ra trong tháng 10 giảm 40% so với tháng trước) và biến động kinh tế, chính trị quốc tế đã hỗ trợ vàng tăng giá, giá vàng tăng trở lại và lên tới 1.413 USD/oz vào ngày 06/12. Trong khi đó, USD vẫn là đồng tiền chủ chốt, phần lớn hàng hóa trong thương mại quốc tế đều được niêm yết và thanh toán bằng USD. Vì thế, thị trường thường cảm nhận và phản ứng theo giá vàng và giá dầu thế giới. Xu hướng này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, thị trường trong nước có thể tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ lạm phát do USD, vàng và nguyên liệu đầu vào tăng giá.
Thị trường Trung Quốc
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc duy trì đồng nhân dân tệ (NDT) thấp hơn các loại ngoại tệ mạnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu và thu hút dòng vốn vào; đồng thời qui định người dân, giới kinh doanh và các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải bán USD cho chính phủ để lấy NDT, dòng vốn vào cũng tăng mạnh sau khi Fed quyết định bơm thêm 600 tỉ USD vào lưu thông. Tuy nhiên, phần lớn lượng ngoại tệ mua vào đã được Chính phủ Trung Quốc sử dụng dưới hình thức đầu tư ra nước ngoài và mua giấy tờ có giá dưới dạng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là trái phiếu của chính phủ Mỹ, làm tăng lượng NDT trong lưu thông. Một kênh khác làm tăng lượng tiền trong lưu thông là chính sách kích cầu, được thực hiện từ tháng 11/2008 với 4.000 tỉ NDT được bơm vào nền kinh tế nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, đồng thời nới lỏng chính sách tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, dẫn tới lượng tiền cho vay mới trong năm 2009 lên tới 9.600 tỉ NDT, nhưng phần lớn khoản tiền lại được đầu tư vào thị trường bất động sản, chưa kể khoản tiền 2.700 tỉ NDT (387,5 tỉ USD) đã được đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2008. Mục tiêu tín dụng năm 2010 tuy đã giảm xuống còn 7.500 tỉ NDT, nhưng 10 tháng đầu năm đã cho vay tới 6.890 tỉ NDT.
Lượng tiền quá mức và những khoản tín dụng khổng lồ nêu trên đã gây ra tình trạng bong bóng bất động sản và chứng khoán, đồng thời làm phát sinh nợ xấu với nhiều khoản vay ngân hàng không có khả năng thu hồi, góp phần hình thành quá trình tích tụ lạm phát.
Theo công bố chính thức, giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng 4,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá lương thực - thực phẩm tăng trên 10%, giá bất động sản tại 70 thành phố tăng 8,6%. Tuy nhiên, lạm phát thực tế tại Trung Quốc còn cao hơn nhiều. Theo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, từ 5 năm qua, lạm phát được đánh giá và công bố thường thấp hơn thực tế tới 7%. Theo Le monde (nhật báo Thế giới của Pháp), giá cả trung bình của 18 loại rau quả tại 36 thành phố của Trung Quốc tăng 62,4% trong 1 năm qua.
Để đối phó với lạm phát, Chính phủ Trung Quốc đã thực thi nhiều biện pháp như, tăng lãi suất ngân hàng, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và hạn chế cho vay, tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản, thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn tồn tại, các biện pháp điều chỉnh thị trường bất động sản đã đẩy giới đầu cơ chuyển sang lĩnh vực nguyên liệu và nông sản, làm tăng giá thực phẩm và hàng tiêu dùng nói chung, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt trong năm đã gây thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp và hỗ trợ lạm phát. Tình trạng đầu cơ này cũng lan sang các nước khác, nổi bật là Việt Nam nhờ có chung đường biên giới và trao đổi thương mại tự do, làm tăng giá nguyên liệu, nông sản và thủy sản tại Việt Nam, khi Tết Nguyên đán đến gần, nhưng rất khó kiểm soát do hoạt động đầu cơ này chủ yếu được thực hiện dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch. Mặt khác, lạm phát tại Trung quốc tăng cũng làm tăng giá đầu vào tại Việt Nam do nhiều doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Với mức xuất siêu của Trung Quốc vào Việt Nam đạt khoảng 11tỉ USD/năm (tương đương 220.000tỉ VND), các doanh nghiệp Trung Quốc có thể mua gom hàng bằng mọi giá và đẩy lùi các doanh nghiệp Việt Nam, mặt bằng giá cả biến động và khó kiểm soát.
Có thể nói, sự mất giá của USD và lạm phát tại Trung Quốc là yếu tố khách quan nhưng có tác dụng chi phối mặt bằng giá cả tại Việt Nam, gây khó khăn rất lớn cho việc điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng.
Ts. Hoàng Thế Thoả


DIỄN BIẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ
http://www.hui.edu.vn/Resource/Upload/file/NCKH/KHCN_tuyentapBOCONGTHUONG/18.%20dienbienlamphat_PhanThiCuc.pdf

Thuốc nào trị lạm phát “đặc thù” của Việt Nam?

http://vneconomy.vn/PrintPage.aspx?NewsID=20110303090045948
http://www.stockbiz.vn/News/2011/3/4/186976/thuoc-nao-tri-lam-phat-dac-thu-cua-viet-nam.aspx

TS Trần Lê Anh: VN không dễ kềm chế lạm phát
http://www.voanews.com/vietnamese/news/Vietnam-inflation-03-05-10-86650437.html
http://www.youtube.com/watch?v=fiTn2ZPr-YQ

TAM73F
03-06-2011, 01:35 PM
Lời tâm huyết của thế hệ trí thức trẻ 8x, trong nước .

Tôi viết bài này như một lời tâm tình với tất cả trí thức trẻ Việt Nam và hải ngoại. Mục đích duy nhất bài viết là mong muốn trí thức Việt Nam hãy làm điều gì đó để cứu lấy Việt Nam, cứu lấy chính mình. Tôi là một người Việt trẻ sinh trong thời bình, với kiến thức hạn hẹp nên tôi rất mong được sự góp ý của tất cả các bậc tiền bối. Tôi xin nhấn mạnh một điều: Bài viết của tôi chỉ là một lời chia sẻ gửi đến trí thức mang dòng máu Việt Nam.

Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do đất nước chúng ta không tôn trọng tri thức.

Một xã hội bảo thủ, coi thường sư tiến bộ của khoa học dương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã tụt hậu. Nếu chỉ so sánh trong Đông Nam Á chúng ta cần tới 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Hậu quả của một chính phủ xem thường trí thức.
Ngay trong định hướng của đảng: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” đã sai lầm trầm trọng, phản khoa học.

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, người Việt có khi ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới. Nhắc đến Samsung, Hyundai, người ta nghĩ đến Hàn Quốc, nhắc tới Sony nhớ tới Nhật… Thực tế này cho thấy chất xám Việt đang bi lãng phí.

Có thể nói Việt Nam đã tụt hậu, người lãnh đạo đất nước không phải là tinh hoa của dân tộc, học thứckém xa nhiều người trong xã hội. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị quốc tế. Theo tôi, đã đến lúc trí thức Việt Nam nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận thực tế và thực hiện vai trò của mình để cứu chính mình và cứu xã hội. Thực tế cần phải chấp nhận: nước ta là nước nghèo nàn, lac hậu. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và tinh thần dân tộc luôn dẫn đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật… Các dân tộc khác đã làm rạng danh dân tộc họ. Việt Nam kém phát triển chứng tỏ trí thức Việt chưa phát huy được vai trò của mình. Trí thức Việt đang bị gông cùm, bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội lưu manh và mất đi trí thức, ý chí.

Là một người sinh sau 75, tôi chỉ nêu ra cái vòng xoáy mà người trí thức trẻ phải chịu. Sau năm 75, thế hệ 8x là lực lượng trí thức đông đảo nhất. Rất tiếc, không ít phải thỏa hiệp với cái lưu manh trong xã hội “hành hạ nhau mà sống”. Xã hội mà trí thức vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Tôi đưa ra vài ví dụ cho thấy cái vòng luẩn quẩn mà chí thức phải chịu:
VD: Một bác sĩ với mức lương chết đói, anh ta tìm cách làm khó bệnh nhân để nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

Vụ sập cầu Cần Thơ, những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ.

Mỗi người trong xã hội tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam cũng như bao người Việt khác là nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo tồi tệ. Một nền giáo dục tồi tệ.

Khi một người nước ngoài nói: “Giáo dục Việt Nam tồi tệ”, chúng ta phải công nhận họ đúng. Nền giáo dục của chúng ta mang tính chất bịt miệng, giáo điều. Học sinh phổ thông học khổ hơn đi cày. Học, học như điên, như bị ma đuổi. Học sinh cố gắng vào trường A, trường B mà đôi khi không biết học ngành đó làm gì, ngành đó ra sao, mình có thích ngành đó hay không. Học sinh bị nhồi vào đầu những kiến thức mang tính giáo điều. Ngay cả văn chương, nhạc họa cũng sặc mùi đảng, đảng, đảng..... Họ không được cung cấp kiến thức xã hội để có thể định hướng cuộc đời. Phương tiện truyền thông đưa những thông tin láo khoét. Cứ coi điểm chuẩn của các trường đại học sẽ thấy nực cười. Có ngành năm trước cao ngất, năm sau xấp xỉ xuống sàn. Học sinh chạy theo ngành nghề đang nổi. Những năm gần đây, kinh tế lên ngôi, sự bùng nổ của ngân hàng, chứng khoán làm mức lương ngành này cao ngất và đương nhiên điểm chuẩn tăng theo. Bên cạnh đó, nhiều ngành kỹ thuật lại không phát triển, lương kỹ sư bèo bọt. Có thể nói giáo dục không định hướng, nền giáo dục ăn theo. Nhìn nhận lại nền giáo dục, chúng ta thấy hầu như các trường đào tạo theo kiểu đem con bỏ chợ, lãng phí thời gian và tiền bạc của sinh viên. Việt Nam có rất nhiều trường thuộc bộ nhưng ngành chính thì mờ nhạt so với các ngành khác.

Các trường này chỉ biết cấp bằng còn sinh viên ra trường sẽ như thế nào họ không quan tâm. Sinh viên bị buộc đóng tiền và lãng phí rất nhiều thời gian cho các môn vô bổ hoặc vô lí. Triết học Mác- Lê tốn khá nhiều thời gian, kinh tế chính trị, học xong bỏ xó, lịch sử đảng tách thành 1 môn riêng biệt. Có những trường đào tạo Anh Văn cho sinh viên với giáo trình cơ bản mà học sinh phổ thông đã học qua. Nếu tính số tiền đầu tư cho một sinh viên đại học ta thấy sự lãng phí rất lớn, cái bằng không có giá trị thực thụ. Bốn năm học tiêu tốn cả trăm triệu và sau ra trường phải đi “đào tạo lại”.

Điều chắc chắn là nếu giáo dục không được đầu tư đúng sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc và chất xám.Thực tế là kỹ sư Việt Nam có rất nhiều người làm bảo trì nhưng nếu máy hư, kỹ sư chỉ được phép gỡ, chờ kỹ sư nước ngoài. Có người đã nói : Kỹ sư Việt Nam thầy không ra thầy, thợ không ra thợ.

Cả xã hội đang đuổi theo một thứ rất hư ảo: Bằng cấp. Một thứ mà ngay tại Việt Nam cũng chưa được tôn trọng. Nếu những năm trước đây, tiến sĩ, giáo sư hiếm thì nay tràn lan. Có vẻ như bậc đại học bây giờ chỉ là phổ cập. Cả xã hội đua bằng cấp trong khi giá trị của cái bằng lại ngày càng giảm. Tư tưởng học lấy bằng rất đáng lo ngại.

Với hệ thống giáo dục tệ hại, người Việt không phát huy được năng lực, không sánh tầm được với đồng nghiệp thế giới. Trí thức Việt sống trong môi trường thiếu lành mạnh, khoa học.

Đảng cộng sản Việt Nam và hệ thống truyền thông nô dịch đã lừa bịp toàn dân. Họ làm cho người dân tưởng đất nước đang đi lên một cách mạnh mẽ bằng cách đưa ra những con số mị dân trên phương tiện truyền thông.

Nhưng nếu chúng ta thử đặt bên cạnh những con số khác thì sẽ ra một kết quả cười ra nước mắt. Ví dụ: tăng trưởng 7% bên cạnh lạm phát 11%. Nhà nước ra rả nói đã thoát nghèo nhưng trên VTV1 ngày 21-1-2011, khi nói về một gia đình “cận nghèo”, thu nhập 300 ngàn/ người/tháng. Mức cận nghèo là 0.5 USD/người/ngày. Nhiều người vì không để ý đã tin tưởng vào thông tin họ nghe thấy và ảo tưởng về Việt Nam.

Điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều trí thức trẻ đang tiếp tay cho sự dối trá. Về mục đích, họ cũng vì mưu sinh. Họ chấp nhận mua việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước với cái giá không nhỏ và tin tưởng rằng họ sẽ ổn định. Họ bước vào vòng xoáy, đầu hàng nghịch lí. Nhưng nếu xét kỹ họ cũng không khá hơn được. Ai hiểu về cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đều phải công nhận rằng càng ngày xin chỗ làm càng khó, giá càng cao. Trong khi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước yếu kém còn nguồn nhân lực tăng nhanh (do con cháu, quen biết trong ngành) thì việc hiếm là đương nhiên. Với 40% tổng vốn của nền kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra 26 % GDP. Vinashin là bài học nhãn tiền.

Nhìn sâu vào hoạt động của các tập đoàn nhà nước, chúng ta có thể thấy các tập đoàn này đang tìm mọi cách để giành giựt lợi nhuận của nhau. Việc các tập đoàn kinh doanh đa ngành không nói lên sự phát triển: Dầu khí, EVN, nhảy vào viễn thông. Viettel, VNPT cũng giành giựt nhau từng ngày. Các tập đoàn đang bế tắc, tìm cách kiếm tiền bằng cách đầu tư vào ngành đang ăn khách. Hiện tại, Vinashin đang gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của các tập đoàn khác. Trái phiếu chính phủ xuống hạng rác, các tập đoàn khó khăn với ngân hàng nước ngoài. Nếu như các tập đoàn này phá sản như Vinashin, những trí thức đã mua việc vào cảnh tiền mất tật mang. Họ cũng khó thích ứng với công việc ngoài quốc doanh.
Nhiều trí thức chọn con đường du học. Họ đi và phải tìm cách ở lại nước ngoài vì so với mức đầu tư của họ, mức lương trong nước không thích ứng được. Họ vào cảnh tha phương cầu thực.

Vài trí thức bước vào con đường của doanh nhân và không ít đã bị gẫy nặng trước một cách thức làm ăn lưu manh. Trí thức Việt bị bít đường sống.
Với hiện trạng, tôi nghĩ đến tư tưởng của Lỗ Tấn: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Đã đến lúc người trí thức Việt phải tự giải cứu mình để trở thành trí thức thực thụ, để nhận đồng lương một cách công khai, xứng đáng và không phải áy náy với bất cứ ai. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng thường được một lực lượng trí thức dẫn đầu. Trong dân tộc cũng có những người đã từng đưa thanh niên đi du học để giải phóng đất nước.

Tôi nghĩ trí thức Việt nên nhìn nhận xã hội và hành động thiết thực bằng cách đưa tin tức chân thực đến với mọi người. Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng để thay đổi xã hội. Chúng ta hãy tự đào tạo mình, hãy viết suy nghĩ của mình, hãy phân tích bẻ gẫy luận điệu dối trá của đảng. Gửi những thông tin, bài viết có giá trị về tình hình đất nước cho bất cứ ai qua email hay bất cứ phương tiện nào có thể. Tôi mong muốn những trí thức ở hải ngoai hãy giúp đỡ trí thức trong nước bằng những tài liệu, giáo trình của các đại học tân tiến trên thế giới qua internet để người muốn học có cơ hội tiếp cận. Chúng ta sẽ có một lực lượng mạnh nếu đoàn kết. Đảng cộng sản xử dụng chiêu chia rẽ, đưa vào chúng ta những ranh giới: hải ngoai- trong nước, khen người này chê người kia nhằm ngăn cản sự đoàn kết. Chúng ta hãy sát cánh bên nhau để trí thức tiền bối chỉ dạy trí thức trẻ, một khối đại đoàn kết Việt Nam. Tôi góp ý vài điều mà bất cứ ai cũng có thể làm:

- Tích cực tự học hỏi và chia sẻ tài liệu cho người khác, xích lại gần nhau qua email (chúng ta không cần biết nhau, chỉ cần là người Việt )
- Viết báo, phân tích báo chí nô dịch để vạch mặt kẻ nói dối.
- Tham gia tuyên truyền (Gửi email cho bất cứ ai)

Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu, để không có cảnh phụ nữ Việt phải đi lấy chồng ngoại, trẻ em Việt bị mua bán, bị đẩy vào các nhà chứa, để trí thức Việt không còn phải tha phương cầu thực, nông dân, công nhân không phải vất vả và còng lưng trả nợ cho kẻ cầm quyền. Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Nguyễn Nguyễn

------------------ooooooooooo------------------

TAM73F
03-06-2011, 02:33 PM
"ở VN là thế !"‏

Đau đầu vì điện
Điên Đầu vì đô
Ngây Ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất
Ngất vì tỉ giá
Ngã vì lãi suất
U uất vì lương
Hết đường với thuế
Ế vì lạm phát
Nát vì giá xăng.!
Tăng xông vì giá chợ
Ở đợ vì Ngân hàng
Tàng tàng vì hàng hóa
Khóa mỏ vì thức ăn ....

------------oooooooooo------------

TAM73F
03-14-2011, 10:12 PM
Phúc Trình của Đại Học Harvard: ( Sưu-tầm tiếp theo kỳ trước )

Nền giáo dục tại Việt Nam - Khủng hoảng suy sụp và phản ứng


By Hoàng Hiếu • Catégory: Giáo Dục, Massachusetts, Sinh Hoạt


Phúc Trình của Đại Học Harvard về Hiện Trạng Nền Gíáo Dục Cao Đẳng-Đại Học tại Việt Nam: Khủng Hoảng Suy Sụp và Phản Ứng



I. Dẫn nhập:
Vào đầu năm nay các Uỷ Viên Hoa Kỳ thuộc Ủy Ban Đặc Nhiệm song phương về Giáo Dục Cao Đẳng tại Việt Nam đã nhận được phúc trình của các chuyên gia nghiên cứu từ Harvard Kennedy School về hiện trạng khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục cao đẳng - đại học tại Viêt Nam.
Phúc trình này tập trung vào hai phạm vi:
1. Phân tích tầm mức nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp và các nguyên nhân gốc rễ tạo ra khủng hoảng;
2. Lượng định về phương cách phản ứng của các tác nhân chủ động để đối phó với khủng hoảng: từ chính quyền Nhà Nước, từ nhân dân Việt Nam và từ cộng đồng quốc tế.
Phúc trình này kết luận bằng cách nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự canh tân mọi thể chế của hệ thống giáo dục đại học là yếu tố tối cần để làm nền tảng cho một công cuộc cải tạo có hiệu quả.




II. Tầm mức của hiện trạng khủng hoảng suy sụp:

Bản phúc trình thú nhận rằng, quả thật khó mà phóng đại hơn được nữa mức độ sâu rộng và nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp trong hệ thống giáo dục cao đẳng mà Việt Nam đang đối đầu.
Các chuyên gia nghiên cứu tin rằng nếu không có một công cuộc cải tổ cấp thời từ thể chế cho hệ thống giáo dục đại học thì Việt Nam sẽ thất bại hoàn toàn trong mục tiêu đạt đến các tiềm năng to lớn của quốc gia này.
Sự phát triển kinh tế của vùng Đông Á và Đông Nam Á cho thấy một mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển quốc gia và nền giáo dục cao đẳng.
Mặc dầu mỗi một quốc gia phồn thịnh trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và gần đây hơn nữa là Trung Quốc đã đi theo những đường lối phát triển cá biệt, nhưng chủ đề chung trong sự thành công của họ là công cuộc chuyên tâm đeo đuổi sự ưu việt trong lãnh vực khoa học và nền giáo dục cao đẳng-đại học.
Các quốc gia tương đối kém thành công trong vùng như Thái Lan, Philippines và Indonesia cho thấy một sự kiện cần lưu ý. Những quốc gia này, môt cách tổng quát, không đạt được sự xuất sắc trong nền giáo dục cao đẳng và đã thất bại trong công cuộc phát triển kinh tế tân tiến.
Thực là một điều chẳng lành cho tương lai Việt Nam vì các đại học ở Việt Nam còn sa sút quá xa đàng sau ngay cả đối với những nước lân cận kém mở mang.
Bảng Tổng Kê bên cạnh lượng định tiềm năng của hệ thống giáo dục đại học tại các quốc gia trong vùng:
Việt Nam thiếu ngay cả MỘT đại học đơn lẻ có phẩm chất được công nhận.
Không có một đại học nào ở Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ các bảng xếp hạng phổ thông thường kỳ nào của các đại học có phẩm chất tại Á Châu.
Về phương diện này, Việt Nam thua sụt đối với ngay cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia này cũng khoa trương ít nhất một vài học viện đứng đầu của họ trong các bảng xếp hạng này.
Đại học Việt Nam phần lớn bị tách biệt ra khỏi các dòng kiến thức quốc tế, như số liệu nghèo nàn tồi tệ của ĐH Việt Nam về các công trình khảo cứu được xuất bản từ Bản Tổng Kê (Table 1).
Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có giáo dục để đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.
Các cuộc khảo sát do các cơ quan liên hệ với Nhà Nước cho thấy có tới 50 phần trăm các chuyên viên VN tốt nghiệp ĐH không thể tìm được việc làm trong ngành nghề chuyên môn của họ, bằng chứng cho thấy một sự gián đoạn to lớn giữa lớp học và thị trường công việc.
Với mức độ 25 phần trăm giáo trình ĐH bị bắt buộc tập trung vào giáo điều chính trị (political indoctrination) thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên Việt Nam chỉ được chuẩn bị một cách tồi tệ cho cuộc sống chuyên viên hoặc cho các học trình cao đẳng ở nước ngoài.
Sự kiện Công ty Intel đã phải lăn lộn vất vả để mướn các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở TP HCM là một ví dụ điển hình. Khi Công ty này tiến hành một cuộc khảo hạch cho 2,000 ứng viên IT của Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức 5%, đạt tiêu chuẩn. Và trong nhóm này, chỉ có 40 ứng viên vừa hội đủ trình độ Anh ngữ để có thể mướn được.
Công ty Intel “khẳng định” rằng đây là kết qủa tồi tệ nhất mà họ gặp phải trong bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư vào.
Các doanh gia quốc tế đều than phiền là sự thiếu hụt quản trị viên và công nhân lành nghề là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển bành trướng của các công ty.

Sự nghèo nàn về phẩm chất của nền giáo dục ĐH Việt Nam còn mang lại nhiều tai hại khác nữa: trái ngược với sinh viên Ấn Độ hoặc Trung Quốc, sinh viên VN không thể cạnh tranh nổi để được thâu nhận vào những chương trình cao học tinh túy tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
(Bên trái là bảng tổng kê số Bằng Phát Minh của các quốc gia trong vùng Đông Á - với Việt Nam nằm ở hàng cuối cùng mang con số zero)


III. Nguyên nhân tạo ra khủng hoảng suy sụp:
A. Di sản lịch sử:


Những vấn nạn Việt Nam đang đối đầu trong hệ thống giáo dục cao đẳng ngày nay một phần là do hậu quả từ một lịch sử cận đại bi thảm của đất nước.


Chế độ thực dân Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 cho đến năm 1945 đã đầu tư rất ít vào hệ thống giáo dục cao đẳng, ngay cả khi đem so sánh với các thế lực thực dân khác như Anh và Tây Ban Nha. Hậu quả là Việt Nam đã vuột mất cơ hội khi làn sóng canh tân thể chế giáo dục cao đẳng tràn quét phần lớn lục địa Châu Á, trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đây là thời gian rất nhiều học viện hàng đầu được thành lập tại vùng này.
Hậu quả là sau khi thu hồi độc lập, VN chỉ có một thể chế giáo dục cao đẳng rất yếu kém để làm căn bản xây dựng. Đây là một điểm tương phản rõ rệt so với Trung Quốc, nơi mà, cho đến ngày nay, phần lớn các trường ĐH hàng đầu đã được thành lập rất lâu trước cuộc cách mạng Cộng Sản. Trong thời kỳ này tại Việt Nam, sự tổn hại trước hết do chiến tranh, và kế đến là do giai đoạn cai trị độc tài nặng nề của chế độc xã hội chủ nghĩa, đã không có chỉ đạo trong việc xây dựng những học viện có phẩm chất cao cho nền giáo dục cao đẳng.


B. Đường lối cai trị của Nhà Nước:

Nguyên nhân cận kề tức khắc tạo nên khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục đại học ngày nay là sự thất bại sâu rộng trong chính sách cai trị của Nhà Nước.

Các đại học có phẩm chất cao từ Boston cho đến Beijing đều được thụ hưởng những đặc quyền nhất định mà Việt Nam hiện nay không có.

Vấn đề tự trị và tự quản tại đại học:
Tất cả mọi học viện cao đẳng và đại học tại Việt Nam đều lệ thuộc vào một hệ thống tập quyền trung ương với sự kiểm soát cao độ. Chính Nhà Nước quyết định con số sinh viên được tuyển nhận, và tại các trường công lập, mức lương của các giảng viên. Ngay cả những quyết định về điều hành cũng như việc thăng thưởng của các Khoa Ban đều lệ thuộc vào sự kiểm soát trung ương. Hệ thống kiểm soát này gạt bỏ ra ngoài những khuyến khích cần thiết cho việc cải tổ và tiến thủ của các đại học.
Lương thưởng được dựa trên thâm niên và lương chính thức thấp kém đến nỗi các giảng viên phải làm việc phụ trội vượt mức mới đủ sống. Ngược lại với Trung Quốc, Việt Nam chưa có chế độ hậu đãi những chuyên viên tốt nghiệp từ nước ngoài.
Cơ cấu tuyển chọn dựa vào thành quả:
Tham nhũng tràn lan và việc mua bán bằng cấp, tước vị là điều quá phổ biến. Hệ thống nhân viên cán bộ thì mập mờ và mọi sự thăng thưởng đều dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài khả năng học thuật, như mức độ thâm niên, lai lịch chính trị, lai lịch gia đình, cũng như sự móc nối cá nhân.
Giảng viên các Khoa và Ban quản trị cao cấp của hệ thống đại học có khuynh hướng bị thống trị bởi những cá nhân được huấn luyện từ Liên Sô hoặc Đông Âu, không nói được Anh ngữ và thường có ác cảm với các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn được giáo dục từ Tây Phương.
Tiêu chuẩn quốc tế và sự liên kết quốc tế:
Phát sinh kiến thức là một công trình không biên giới, nhưng các học viện tại VN thiếu hẳn những mối liên hệ quốc tế. Thực tế là các học giả trẻ, được đào tạo từ nước ngoài thường viện dẫn mối lo ngại là họ không thể giao lưu được với những nguồn kiến thức đương thời, khiến họ tránh né các ngành nghề giảng dạy tại ĐH Việt Nam.
Như GS Hoàng Tụy (một nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam và cũng là nhà phê bình thường xuyên chỉ trích thẳng thắn hệ thống ĐH Việt Nam) mô tả, các học viện tại VN rất hướng nội và không lượng giá chính mình dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
Giám định và Thanh tra:
Đại học VN không phải báo cáo hoặc chịu trách nhiệm trước các cơ quan thanh tra từ bên ngoài. Trong hệ thống ĐH công cộng, các nguồn tài trợ không dựa vào phẩm chất hoặc thành qủa của ĐH. Tương tự như thế, tài trợ của Nhà Nước cho các công trình nghiên cứu được phân phát không dựa trên khả năng nhưng như là một hình thức lương bổng phụ trội.
Bởi vì số chỗ dành cho tuyển sinh trong các ĐH rất thấp nên chỉ có 1 trong 10 học sinh thuộc lứa tuổi ĐH được nhận vào ĐH. Do đó, ĐH Việt Nam không bị ép buộc phải cải tổ.
Tự do trong giáo trình:
Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, ĐH Việt Nam rất nổi bật về mức độ thiếu sót trầm trọng trong lãnh vực năng động tri thức. Ngay cả khi các viện đại học VN được dần dà cởi mờ hơn, một mạng lưới kiểm soát chính thức cũng như trá hình vẫn còn vây bọc, khiến các ĐH Việt Nam vẫn ở trong tình trạng suy tàn về tri thức.
Có rất nhiều hàm ý xuất phát từ những tham luận trên đây:
Thứ nhất, chướng ngại chủ yếu cho sự cải tiến trong nền giáo dục cao đẳng không nhất thiết là vấn đề tài chánh. Thực ra, như là bách phân của GDP, Việt Nam tiêu dụng nhiều hơn các quốc gia khác trong vùng cho giáo dục. Nhưng cách sử dụng các nguồn tài chánh đó như thế nào là một vấn đề khác.
Thứ hai, đầu tư vào du học nước ngoài không đủ để cải tiến hệ thống. Trừ khi môi trường sinh sống và làm việc cho chuyên viên được cải tổ, thật là khó mà quy tụ được hơn một nhúm chuyên viên được đào tạo tại nước ngoài muốn trở về làm công tác giảng dạy ĐH.

IV. Phản Ứng
A. Chính Sách của Nhà Nước:
Phần lớn thời gian trong giai đoạn từ 1986 khi VN bước vào giai đoạn Đổi Mới, quá trình cải cách kinh tế và mở cửa, tốc độ của việc cải tổ nền giáo dục cao đẳng vẫn ở trong tình trạng đóng băng. Trong giai đoạn này, phẩm chất giáo dục của những môn khoa học căn bản đã bị tụt hậu.
Trong ba năm vừa qua, Nhà Nước đã đưa vấn đề cải tổ giáo dục cao đẳng vào ưu tiên cao hơn. Năm 2005 Nhà Nước nêu lên chủ trương áp dụng Nghị Quyết 14 cho việc cải tổ toàn diện nền giáo dục cao đẳng vào năm 2020. Đây là một bước ngoặt kêu gọi cải cách trong việc điều hành, bao gồm mức độ cao hơn cho việc tự trị và hệ thống tuyển chọn dựa vào thành quả. Mặc dầu rất khó để theo dõi diến tiến của quá trình này, nhưng tốc độ thay đổi vẫn rất chậm.
Gần đây hơn, chính quyền đã loan báo những dự kiến để thiết lập những học viện với các đối tác quốc tế với nguồn tài chánh được chính quyền vay mượn từ World Bank. Trong khi những hoạch định này là dấu hiệu tốt trong việc nhận ra nhu cầu thiết yếu của các học viện cao đẳng, rất nhiều vấn nạn vẫn tồn tại.
Thứ nhất, Các chức quyền giáo dục tại VN vẫn còn ôm giữ quan niệm Nhà Nước là trọng tâm trong các công trình đối tác này, lẽ ra phải là các học viện. Tiến trình tiếp cận này rất khó phù hợp để đối tác với hệ thống phân quyền cao độ của hệ thống đại học Hoa Kỳ, trong đó, các học viện là nhân tố chính và chính quyền chỉ giữ một vai trò rất hạn chế.
Thứ hai, Nhà Nước vẫn phô bày một não trạng “kế hoạch trung ương” trong việc hoạch định những chương trình này, ngay cả các Khoa Ban và chuyên ngành mà các học viện này sẽ phát triển. Dự án khởi đầu gợi ý về các ngành liên quan đến khoa học và kỹ thuật, loại trừ các khoa Nhân Văn và rất nhiều các ngành Xã Hội Học.
Thứ ba, mặc dầu các dự án được hoạch định trên căn bản là các đối tác quốc tế sẽ cung cấp các quản trị viên và nhân viên giảng huấn, nhưng cách thức phân phối các nguồn tài chánh như thế nào thì không được xác định, không ai biết các đối tác quốc tế có được dành ra những khoản tiền vay mượn này hay không. (Phần lớn các các học viện này vẫn chỉ có phẩm chất đồng bộ rất thấp).
Cuối cùng, phải chờ xem mức độ tự trị và tự quản mà các học viện này thực sự được cho phép như thế nào. (“Vietnam Germany University” là một trong những học viện mới này.)

B. Trao Đổi Sinh Viên:
Sinh viên VN đã ra du học nước ngoài với con số gia tăng lớn từ năm 1986. Trong những năm đầu của Đổi Mới, phần lớn các sinh viên du học qua các chương trình học bổng song hoặc đa phương như các chương trình Fullbright hoặc chương trình World Bank… Với xã hội VN trở nên khá giả hơn, gia đình VN đã bắt đầu cho con cái đi du học với phương tiện tự túc. Những năm gần đây, con số sinh viên VN đi du học tại Mỹ gia tăng nhanh chóng một cách đặc biệt. VN nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu gửi SV đến Hoa Kỳ du học. Các kinh tế gia VN ước lượng các gia đình VN đang tiêu dùng ít nhất 1 tỷ đô-la mỗi năm cho việc du học.
Du học nước ngoài là một phản ứng quan trọng trước khủng hoảng của nền giáo dục cao đẳng tại VN, nhưng nó không thể nào là một giải pháp được.
Trước tiên và chính yếu nhất đó chỉ là một lựa chọn cho một thiểu số cực nhỏ cho những gia đình có khả năng trang trải hoặc những ai may mắn trúng được học bổng. Đang có một sự chênh lệch to lớn và ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa một thiểu số giàu có tột đỉnh và một tuyệt đại đa số dân chúng vẫn còn nghèo túng. VN là một nước lớn và không thể nào “khoán trắng” nền giáo dục cao đẳng cho các trường ĐH nước ngoài.
Thứ hai, ngày nào mà các ĐH tại VN vẫn còn tiếp tục duy trì tình trạng làm việc thảm hại thì các chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài vẫn tránh né các ngành nghề giảng huấn tại ĐH.
C. Nhân Tố Quốc Tế:
Các cơ quan tài trợ quốc tế đã hỗ trợ các chương trình trao đổi SV trong nhiều năm qua. Do yêu cầu của chính phủ VN, các cơ quan này đã đầu tư rất nhiều vào hê thống giáo dục cao đẳng.
Các chuyên gia tại Harvard cho rằng, các nỗ lực của các cơ quan nói trên trong lãnh vực này không có hiệu quả, bởi vì các cơ quan này không đả động gì đến vấn đề điều hành và quản trị ĐH. Các khoản tài trợ này đã không được phân phối trên tiêu chuẩn khả năng và các học viện cũng không được tham khảo về thể thức các tài khoản này được sử dụng.
Các ĐH quốc tế đã được khuyến khích để thiết lập các chương trình huấn luyện tại VN, hoặc độc lập hoặc bằng cách đối tác với các học viện trong nước. Với một vài ngoại lệ, các dự án này chỉ nhằm mục tiêu trục lợi và do đó chỉ nhắm vào những ngành thực dụng đã sẵn có nhu cầu. Việc tuyển lựa SV phần lớn dựa vào khả năng trả học phí và phần lớn vượt quá tầm tay của đại chúng. Những học viện này không đáp ứng được nhu cầu giáo dục cao đẳng có phẩm chất cao.
Chính quyền VN rất nhạy bén trong việc thu hút sự tham gia hợp tác của những đại học hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là các ĐH tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia nghiên cứu tranh luận rằng có ít nhất ba chìa khóa để đạt được mục tiêu này.
Thứ nhất, chính quyền phải nhận ra rằng, các ĐH có phẩm chất cao sẽ không vào VN như là những công ty đầu tư. Hơn nữa, trong cuộc chạy đua toàn cầu để tìm tài năng xuất sắc, các ĐH Hoa Kỳ luôn luôn là những đối tác được đeo đuổi. Nói thẳng ra là, VN phải chấp nhận trả giá cao.
Thứ hai, cũng quan trọng không kém, các chuyên gia Harvard nhấn mạnh rằng, các trường ĐH danh tiếng sẽ không tự làm hại hạ thấp tiêu chuẩn của họ nếu chính quyền VN không có quyết tâm đạt tới quy cách điều hành tồt cho hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm sự cho phép tự do trong giáo trình và chế độ tự quản tự trị cho ĐH mà hiện nay không có.
Thứ ba, bởi vì hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tại Hoa Kỳ mang bản chất phân quyền cao độ, chính phủ Hoa Kỳ chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc cổ võ cho sự tham gia hợp tác từ các viện ĐH Hoa Kỳ vào vấn đề này.
IV. Kết Luận:
Nhu Cầu thiết yếu cho công cuộc Cải Tạo từ Thể Chế hệ thống Giáo Dục Đại Học-Cao Đẳng

Cải tổ toàn bộ thể chế điều hành của hệ thống là chìa khóa để cải tiến nền giáo dục cao đẳng tại VN. Tuy nhiên, cải tổ các học viện giảng huấn ở bất cứ nơi đâu là một tiến trình lâu dài. Đây là lý do các chuyên gia Harvard xác quyết rằng, VN bắt buộc phải xây dựng một học viện kiểu mẫu mới với thể chế điều hành tốt nằm trong DNA của nó. Những nỗ lực như thế sẽ tạo nên những tác động chuyển biến vào hệ thống giáo dục cao đẳng.
Một học viện mới như thế sẽ cung cấp một cái “nhà” cho các học giả và khoa học gia trẻ mà hiện nay chẳng có tha thiết gì trong việc đeo đuổi các ngành nghề giảng huấn tại VN.
Thứ hai, một học viện mới như thế sẽ là kiểu mẫu cho các học viện khác học hỏi và thi đua cũng như là nguồn cho sự cạnh tranh tốt đẹp đang rất mực cần thiết.
Các chuyên gia Harvard tin rằng Ủy Ban Đặc Nhiệm về giáo dục cao đẳng có một vị trí độc nhất vô nhị cả về mặt xúc tiến khóa trình cải cách cũng như việc phát triển một lược đồ toàn diện cho công cuộc cải tạo toàn bộ thể chế cho hệ thống tại Việt Nam.
Một Ít Nhận Xét về Bản Phúc Trình:
Chúng tôi xin mượn lời của Giáo Sư Hoàng Tụy trong nước diễn tả hiện trạng của trí thức VN hôm nay:
“Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá viện sĩ (chức danh này chưa có ở VN, nhưng nếu muốn trưng ra thì cả nước hiện nay cũng có thể trưng ra cả nghìn viện sĩ kiểu này chứ không ít), rồi lại có cả những “bộ óc vĩ đại thế kỷ 21”, nhiều nhân vật trí thức xuất chúng đến nỗi đang có kế hoạch phải dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh bấy nhiêu bậc đại trí. Thế nhưng có ai dám chắc cái gia tài trí thức lớn ấy sau này sẽ được con cháu hoan nghênh khi đất nước đến hồi hưng thịnh?”
(Trí thức VN): Dễ bị lâm vào thế ếch ngồi đáy giếng, dễ mắc bệnh vĩ cuồng, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh của thời đại, không chấp nhận luật chơi quốc tế, rồi ngày càng tụt hậu mà vẫn tự ru ngủ mình, tự đánh lừa mình, và đánh lừa nhân dân mình với những thành tích không có thật. Chạy theo danh hão, chạy theo quyền lực, chạy theo chức tước, là căn bệnh thời đại của trí thức VN. Chưa bao giờ trong

xã hội ta có nhiều Xuân Tóc Đỏ như bây giờ.
(Nguồn: Tia Sáng)
Chẳng cần nhìn đâu xa, chúng ta có thể thấy ngay đó chính là sản phẩm trực tiếp của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là con đẻ của Đạo Đức Hồ Chí Minh.
Đến hôm nay thì có lẽ Ngài Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy cùng với tập đoàn của ông sắp hoàn thành công trình “Công Viên Văn Miếu Đương Đại” để bảo tồn và vinh danh con số zero tròn trịa trong Bảng Innovation Index.
Qua phát biểu tại hội nghị khởi động, Ngài Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy phô bày trọn vẹn nét dối trá trâng tráo đến trơ trẽn tột độ. Ngài là hiện thân của một tầng lớp Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Tự Phát … Khùng đầy rẫy tại Đất Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Lầm Than…
Và do mù lòa từ dốt nát, kiêu căng và dối trá, họ cùng với tập đoàn lãnh đạo của Đảng đang đẩy toàn khối dân tộc vào kiếp nô lệ cho ngoại bang Bắc phương… một cách hồ hởi phấn khởi.
1. Vietnam Higher Education: Crisis and Response. Thomas J. Vallely- Ben Wilkinson. Harvard Kennedy School
2. Peril and Promise: The Challenge of Higher Education in Developing Countries. Henry Rosovsky

TAM73F
03-17-2011, 08:55 AM
Cái gì gây ra lạm phát ở ViệtNam?


Thời Sự Kinh Tế
Ngô Nhân Dụng


Tình trạng kinh tế ở Việt Nam được diễn tả trong một bài ca dao đang phổ biến như sau:
Ðau đầu vì điện
Ðiên đầu vì đô (đô la)
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất

Điện không biết lúc nào bị cúp; ngay một khách sạn quốc tế ở giữa thủ đô cái máy pha cà phê cũng ngưng chạy vì cúp điện. Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen lúc nào cũng chạy vọt lên nhanh hơn giá do nhà nước chính thức quy định. Nhà nước vừa mới phá giá đồng tiền Việt Nam xuống thêm hơn 8%, phá giá lần thứ ba trong vòng 12 tháng. Ðây là lần phá giá tiền thứ sáu kể từ hai năm rưỡi nay; nhưng vẫn như các lần trước, giá chính thức vừa được công bố thì giá mua đô la trong các cửa hàng vàng Hà Nội đã vươn lên qua mặt nữa rồi.
Vì dân chúng không tin tưởng vào đồng tiền, những người có tiền trong tay tìm cách tống khứ cái khuôn mặt in trên đó đi càng nhanh càng tốt, bằng cách đổi lấy đô la Mỹ hay mua vàng. Vàng thì nặng, khó giữ và khó chuyển ra ngoài, cho nên giới quan chức lớn và doanh nhân có tiền thật đều tích trữ đô la. Tại sao người ta chuộng những tờ giấy 100 đô la mới, sẵn sàng trả giá cao hơn? Vì khi đem hối lộ, được hoan nghênh hơn! Quí quan cũng biết rằng đem đô la đi lại nó nhẹ nhàng hơn vàng nhiều.
Trong khi giới có quyền và có tiền điên đầu vì đô la và vàng, thì những nông dân lại “ngỡ ngàng vì đất.” Ðồng bào tỉnh Hà Nam đã kéo nhau lên tận Hà Nội biểu tình đòi đền bù đất xứng đáng, nhưng chưa ai tổ chức tập hợp được tất cả các đoàn nông dân mất đất cùng đi khiếu kiện một lúc!
Sau phần “Ngỡ ngàng vì đất” bài ca dao đọc tiếp:

Ngất vì tỷ giá
Ngã vì lãi suất
Uất vì giá xăng

Cả ba hiện tượng: Tỷ giá đô la so với đồng tiền Việt Nam, lãi suất, và giá xăng quy tụ vào một điểm là “lạm phát phi mã.” Trong tuần rồi, giá xăng đã tăng vọt lên hơn 17%, gần 20,000 đồng một lít; và giá diesel tăng 24%,lên hơn 18,000 đồng. Giá xăng lên là một phần trong cảnh vật giá leo thang, tức là lạm phát. Ngày 25 tháng Hai vừa rồi, nhật báo Wall Street Á Châu loan tin đặc biệt về lạm phát ở Việt Nam, cho biết tỷ lệ giá sinh hoạt (CPI) tăng là 12.31%; nhắc nhở rằng đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Á Châu. Hai món chính tăng giá là thực phẩm và nhà cửa, trong đó có giá vật liệu xây cất. Ðó là hai nhu cầu thiết yếu của dân, đặc biệt là dân nghèo thì hầu hết đồng tiền kiếm được chỉ đổ vào chuyện ăn với ở!
Nhưng không ai tin rằng mức lạm phát sẽ dừng chân ở vị trí 12%. “Ngất vì tỷ giá” là một lý do. Ðồng đô la Mỹ lên giá sẽ thúc lạm phát lên cao nữa. Vì mọi thứ hàng nhập cảng, khi mua phải trả bằng đô la, sẽ đắt hơn khi tính ra tiền Việt Nam. Ngoài ra, còn “Uất vì giá xăng.” Giá xăng dầu vừa mới lên sẽ khiến cho tất cả những thứ hàng hóa và dịch vụ cần dùng đến xăng dầu phải tăng giá theo (Có món nào không cần chuyên chở bằng xe tầu chạy xăng không?) Riêng hai thứ đô la và xăng thôi cũng đủ khiến cho giá cả nhiều món hàng bắt buộc tăng giá trong thời gian tới. Cho nên nhà kinh tế Matt Hildebrandt thuộc công ty tài chánh JP Morgan đoán rằng trong mấy tháng tới tỷ lệ lạm phát ở nước ta sẽ lên 14%, và giữ mức đó cho cả năm 2011. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ lên tới 15%. Trong khin đó, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thay đổi chỉ tiêu của họ là giữ lạm phát ở mức 7% cho năm nay. Ðúng là họ sống trong một thế giới ảo, khác đám chúng sinh đang đi lại ở ngoài đường.
Trước tình hình lạm phát đe dọa đó, dân đang “Ngã vì lãi suất” vì Ngân Hàng Nhà Nước phải cho tăng lãi suất nhiều lần để giảm bớt số lượng tiền lưu hành. Như nhận xét của Tiến Sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội Ðồng Tư Vấn Chính Sách Tài Chính Tiền Tệ Quốc Gia, trong một bài đăng trên mạng lưới của nhà nước, Việt Nam đang lâm vào một thế bí, là phải lo chống lạm phát trong lúc lãi suất đang rất cao.
Bình thường, khi muốn ngăn chặn lạm phát thì người ta phải tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ khiến dân bớt tiêu thụ đi và các xí nghiệp cũng bớt đầu tư; do đó số cầu giảm và giá cả các món hàng sẽ hạ bớt. Nhưng khi lãi suất đã cao lắm rồi, thì khó ai dám tăng lãi suất nữa. Tức là Ngân Hàng Nhà Nước mất một thứ dụng cụ để giảm bớt lạm phát. Cho nên ông Trần Du Lịch nói thẳng về viễn tượng kinh tế Việt Nam: “Qua 2 tháng đầu năm 2011, có thể thấy tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn hơn năm 2010 và nghiêm trọng hơn chúng ta dự đoán.” Cho đăng những nhận xét của ông trên mạng lưới nhà nước, cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam muốn báo trước cho toàn thể mọi người biết cả nước sắp vất vả! Mặt khác, họ cũng muốn chối tội về những biện pháp mới thi hành: tăng giá xăng và phá giá đồng bạc. Bởi vì, đó chính là những điều mà Tiến Sĩ Trần Du Lịch đưa ra đề nghị phải làm ngay “cả gói!” Nếu dân phải chịu khổ, hãy trút tội lên các chuyên gia kinh tế đưa ý kiến, đừng buộc tội đảng và nhà nước!
Nhưng cuối cùng, chính nhà nước và đảng Cộng Sản đã gây ra cái cảnh lạm phát phi mã hiện nay, không thể nào đổ tội cho ai được!
Cái tội chính đã được ghi trong cương lĩnh, chính sách của những kỳ đại hội đảng từ mấy lần rồi. Ðó là “Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.”
Tại sao có lạm phát? Vì tiền đổ ra nhiều quá mà sức sản xuất hàng hóa không tăng theo kịp. Tại sao lại đổ ra nhiều tiền như vậy? Vì các ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho các xí nghiệp nhà nước tha hồ tiêu xài. Trong năm 2010, số tiền do các ngân hàng cho vay đã tăng thêm 28%, lên tới con số vay nợ lớn bằng 140% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa (GDP). Nên biết, năm 1997, ngay trước khi Thái Lan bị khủng hoảng tài chánh, tổng số nợ của họ cũng chỉ lớn bằng 130% GDP! Hiện nay mỗi năm Việt Nam phải dùng 30% của Tổng Sản Lượng Nội Ðịa chỉ để trả tiền lãi và trả góp vốn các món nợ vay của người nước ngoài. Tại sao cần nhiều tiền đến như vậy? Vì có khi nhà nước đứng ra vay đô la từ nước ngoài, tức là đem tài sản cả nước ra làm vật thế chấp, rồi đưa tiền đó cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Ðó là câu chuyện Vinashin đi vay 750 triệu đô la, ai cũng biết.
Những doanh nghiệp nhà nước làm ăn bết bát thế nào ai cũng biết. Nhưng chính sách của đảng Cộng Sản vẫn là đem tiền của toàn dân cho các cán bộ kinh tế của đảng tha hồ tiêu pha lãng phí. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A năm ngoái đã viết một bài phân tích tường tận về cái lỗ thủng khổng lồ, cái thùng không đáy là các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện nay cán cân mậu dịch của Việt Nam bị thâm thủng trên một tỷ đô la mỗi tháng. Trong các nước Ðông Nam Á, nước nào mua bán với Trung Quốc cũng thặng dư, tức là bán nhiều hơn mua; trừ Việt Nam là chịu thâm thủng, tiền ra nhiều hơn tiền vào! Ai gây ra cái nạn thâm thủng đó? Ông Nguyễn Quang A tính có 3 lãnh vực, các công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam thì bao giờ cũng đem tiền vào Việt Nam nhiều hơn là đem ra. Các xí nghiệp tư nhân trong nước thường cũng như vậy, ít nhất là không bị thâm thủng. Chính các doanh nghiệp nhà nuớc là nguồn gốc gây ra cảnh thâm thủng!
Các doanh nghiệp nhà nuớc được chính quyền ưu đãi, hưởng chế độ ưu đãi khi đi vay tiền của các ngân hàng, cũng do cán bộ điều khiển. Nhưng nó lại đóng góp rất ít vào kinh tế quốc dân. Ông Nguyễn Quang A cho biết: “số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI (ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam) đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp; giảm hơn một nửa (59,1%) so với năm 2000.”
Còn phần đóng góp của các doanh nghiệp nhà nuớc vào ngân sách quốc gia thì sao? Tiến Sĩ Nguyễn Quang A ghi nhận các doanh nghiệp nhà nuớc chỉ góp trên 10% vào tổng số thu của nhà nước, còn 88.65% là do các doanh nghiệp khác, tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp!
Với những thành tích của các doanh nghiệp nhà nuớc như thế, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bảo vệ các doanh nghiệp nhà nuớc! Họ đem tiền của dân cho đám cán bộ sử dụng dù không có hiệu quả. Vì đó doanh nghiệp nhà nước là nơi họ nuôi các cán bộ đảng!
Khi tiền nhiều quá, sinh lạm phát, thì toàn dân phải chịu!

------------------------ooooooooooooooooooo--------------------------
Lời Bàng:

Nói một cách tóm tắc, theo tôi nghỉ, bài phân tích của ô NND có triển vọng ... đúng nhiều hơn sai. Có thể có một vài chỗ sai nho nhỏ, ví dụ như ô Dụng nói Vinashin đi vay 750 triệu USD, theo chổ tui biết hình như là 4 tỷ USD. Nhưng dans l'ensemble, these của ông Dụng co vẻ đúng:

Lạm phát là do khối tiền tệ (masse monétaire) quá nhiều.
Tại sao khối tiền tệ VN quá nhiều ? Vì thâm thủng ngân quỷ (déficit budgétaire) và cán cân thương mại thiếu hụt (déficit de la balance commerciale). Khi bị nhiều thiếu hụt như vậy thì chính phủ nào cũng có 2 biện pháp:
1- Thiếu nợ quốc nội (mượn tiền người dân trong nước qua trung gian phiếu quôc trái) hoặc quốc ngoại (mượn tiền ngoại quốc, làm dette étrangère tăng lên. Hiện nay số nợ của VN là 140% tổng sản lượng GDP, như vậy là rất cao. Mỹ hình như là 100%, và Nhật là 200%)
2- In tiền đề bù vào số thâm thủng đó
Có lẽ vì số nợ đã quá cao nên VN đành phải in tiền hơi nhiều, làm khối tiền tệ chương phình lên, gây ra lạm phát.

Vì sao có déficit budgétaire ? Vì nhiều lý do, nhưng nguyên nhân gần là Thu ít hơn Chi. Tham nhủng là một lý do có thể làm Chi nhiều hơn Thu. Xài tiền một cách dễ dải cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một lý do khác làm cho cán cân chi phó mầt thăng bằng.

Tại sao có déficit commercial ? Vì xuất cảng ít hơn nhập cảng. Số thiếu hụt cùa VN hiện nay là khoản 1 tỷ USD một tháng. Và nguyên nhân của sự thiếu hụt này, theo ô Dụng, cũng là các DNNN. Bằng chứng ô. Dụng đưa ra là, trong lúc số công nhân các DNNN là 28% tổng số công nhân, các xí nghiệp này chỉ góp phần có 10% tổng số thu (GDP thì đúng hơn). Nói một cách khác, năng suất (productivité) các DNNN quá 'pịnh' so với xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp ngoại quốc FDI. Điều này hoàn toàn đúng (Tui đã biết những số này qua các tài liệu khác).

Ô. Dụng không biết có là Tiến Sĩ hay không, nhưng bài của ô hay hơn và chính xác hơn bài của nhiều TS khác nhiều.

---------------ooooooooooooooooooooo-----------

Ông NN.Dụng là một nhà văn và nhà báo có đầu óc và làm recherches hết sức đứng đắn trước khi viết.
Nếu Ai có thì giờ có thể đọc các bài khác của Ông ta.

http://lienmang-vietsan.50webs.com/ngo_nhandung.htm

------------------------ooooooooooooooooooooooo-----------------------

TAM73F
03-23-2011, 01:34 PM
Đánh thuế tiền gởi về VN

Posted on Tháng Ba 21, 2011

Đảng Nhà Nước CS Hà nội mới đây ban hành nghị quyết 11 chống đô la hóa, vàng hóa trong kinh tế, cụ thể là cấm tư nhân kinh doanh đô la và vàng miếng. Nghị quyết này thiệt hại rất nhiều cho người Việt hải ngoại gởi tiền về VN: coi như phải đóng thuế thêm cho CS Hà nội ngồi không mà hưởng. Vạn vật vô thường, cái gì cũng thay đổi. Nhưng đối với người dân sống trong xã hội, dưới mọi thể chế chánh trị, có hai cái không thay đổi, đó là cái chết và thuế má, ai cũng lo sợ. Những nhà thuế vụ và những nhà làm ngân sách biết điều đó. Nên quí vị này hay dùng thuế gián thu là cách nhổ lông mà con vịt ít kêu la nhứt.
Người dân móc tiền túi đóng thuế trực thu ai cũng nhăn mặt nhíu mày, lầm bầm ta thán. Nhưng mỗi lần đi chợ, mỗi lần đổ xăng, ăn một tô phở, trả tiền người dân đều phải trả thuế, nhứng ít ai để ý đến việc trả thuế. Thực sự phần lớn, đều có, đã có trả thuế.
Và bây giờ CS Hà nội bắt đầu gián tiếp nhổ lông vịt “Việt Kiều” khi gởi tiền về nước với cái nghị quyết 11 nghe rất ư bảo vệ danh dự quốc gia là chống đô la hóa, vàng hóa trong kinh tế, cấm tư nhân kinh doanh đô la và vàng miếng.
CS Hà nội không ra sắc thuế gián thu hay trực thu đánh trên số tiền Việt Kiều gởi về. Việt Kiều sẽ kêu la, chống đối, có thể không gởi hoặc giảm gởi một năm bảy tám tỷ Đô la, ngoại tệ mạnh, mà CS rất cần nữa, thì vô cùng bất lợi cho Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Hoặc vì kẹt phải giúp gia đình nghèo túng, bịnh hoạn, có thể phải gởi chui, thì ngoại tệ không sớm vào tay nhà nước nữa. Lúc đó Đảng Nhà Nước không đủ ngoại tệ để xài. Đảng viên cán bộ và số người ăn thiếu ngoại tệ để gởi ra ngoại quốc dấu đút như những nhà độc tài Ben Ali, Mubarak và Gadhafi đã gởi dấu ở ngoại quốc hàng chục chục tỷ Đô la cuớp của nước và dân.
Cán bộ đảng viên và những người ăn theo thiều tiền ngoại quốc liền cho con du học thí ít mà và du hí thì nhiều và nhập cảng xa xí phẩm một năm 10 tỷ nữa cho họ chưng diện cho đúng “mô de”.
CS Hà Nội không dùng biện pháp thuế khoá bị kêu ca mà dùng biện pháp hành chánh không cho tư nhân giữ, đổi, dùng ngoại tệ nữa, điều mà từ lâu CS Hà nội thả nổi để thu hút ngoại tệ trong dân chúng VN trong ngoài nước và đễ cho ngoại quốc dầu tư vào VN.
Biện pháp hành chánh này mới nói nghe rất hợp lý, rất quốc gia chủ nghĩa, rất tôn trọng danh dự quốc gia, khó mà phê bình chỉ trích.
Gần đây nhơn danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng VC Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm soát vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ có các phòng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm không cho tư nhân thanh toán bằng đô la, buôn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền VN vừa dùng đô la bản vị hay kim bản vị.
Thế là “Việt Kiều” ở hải ngoại và thân nhân ở quốc nội VN từ nay phải chấm dứt việc đòi hỏi những nơi gởi tiền gởi bằng Đô trả Đô, gởi giấy 100 phải trả bằng Đô giấy 100 nữa. Đảng Nhà Nước buộc cơ sở phải đổi ngoại tệ gởi từ hải ngoại ra tiền Đồng VN để trả cho khách hàng.
Chỗ này là chỗ Đảng Nhà Nước CS Hànội móc túi thêm Việt Kiều.. Ai cũng biết tỷ giá của Đô la ở thị trường tự do đổi ra tiền Đồng VN lúc nào cũng cao hơn tỷ giá chánh thức của ngân hàng đổi ra. Đô la giấy 100 giá cao hơn đô la giấy nhỏ. Nếu Ngân hàng Nhà Nước phát ra thì chỉ có một thứ giá không phân biệt giấy lớn nhỏ gì cả, chỉ theo một hối suất do Nhà Nước qui định mà thôi. Giành quyền đổi Đô la, giao dịch Đô la cho Nhà Nước, là ĐảngNhà Nước trực tiếp và gián tiếp đánh thuế trên người gởi tiền về VN hay có tiền Đô la đem đổi thành tiền VN hay gởi kiếm lời ở ngân hàng.
Còn nếu các cơ sở gởi tiền muốn trả bằng Đô la cho dân như trước khi TT Dũng ra lịnh, thì cơ sở phải làm chuyện bất hợp pháp, hẹn giờ, ngày, chỗ đem lén tới nơi. Làm ăn lớn ít cơ sở nào chịu phiêu lưu như thế. Mà có làm thì phải tăng lệ phí rất cao để bù trừ rủi ro bị bắt phải lo lót.
Còn việc Đảng Nhà Nước CS Hà nội cấm tư nhân buôn bán vàng miếng; tức giá tiếp không cho tư nhân trữ vàng nghe rất “kinh tế”, hợp lý nhưng không hợp tình đối với người dân không tin tưởng nhà nước. E đó chỉ là chuyện “duy ý chí” mò kim đáy biển thôi. Ai cũng biết rất hợp lý kinh tế 1$ xài qua tay ba nơi giá trị kinh tế sản xuất, tiêu thụ như 3$. Nhưng đó là lý thuyết trong nền kinh tế vững mạnh, người dân tin chánh quyền, dùng tiền tiết kiệm để đầu tư. Còn ở VN các công ty sản xuất kinh doanh phần lớn là của Đảng Nhà Nước và ngoại quốc, người dân đâu có chỗ đứng trong việc chung vốn dưới hình thức hợp doanh hay vô danh. Người dân chỉ còn cách gởi tiền tiết kiệm ở ngân hàng để kiếm lời. Nhưng không ai đám để nhiều vì bóng mà dổi tiếng, có người có cả triệu cũng chỉ lấy ra đươc 200 – hãy còn ám ảnh người dân Việt trong thời CS.
Thêm vào đó nạn trữ vàng là thói quen lâu đời của người Việt. Thời CS làm cho thói quen đó trở thành một thứ phòng xa hữu hiệu. Người dân thấy nếu không có vàng dấu đút thì sau khi CS chiếm được Miền Nam, thì làm sao vượt biên được, làm sao thực hiện “thủ tục đầu tiên” uốn mình qua ngỏ hẹp nhà Hồ được, làm sao có thể sống sót với nạn độc tài đảng trị toàn diện của CS và tham nhũng thành quốc nạn thời CS.
Tóm lại tính già hoá non; CS Hà nội qua nghị định 11 muốn “nắm” tiền nước ngoài và vàng lại như thời CS gọi là “bao cấp” trở lại. Việc này chắc chắn thất bại. Thị trường tự do Đô la và vàng sẽ phát triễn ngoài vòng kiềm soát của Đảng Nhà Nước. Nạn tham nhũng sẽ giúp cho thị trường tư do bành trướng. Người Việt hải ngoại sẽ giảm gởi tiền về nước vì lệ phí tăng và ghét bị chế độ “chặt chém”.

Vi Anh

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-172195_15-2/

TAM73F
03-23-2011, 03:04 PM
Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.

Việt Nam khác Nhật là lẽ thường. Bởi, lịch sử, văn hóa, nền giáo dục của mỗi dân tộc một khác. Vấn đề ở đây là tại sao lại khác đến như vậy, trong khi cùng ở châu Á, cùng máu đỏ da vàng. Tại sao không chỉ khác nhau ở văn hóa ứng xử mà còn ở đạo đức xã hội?
Trong những ngày qua, khi những trận động đất làm rung chuyển nước Nhật thì ở ngay nơi tâm chấn điêu tàn và đổ nát, nhiều câu chuyện đã làm rung động lòng người.
Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số.
Trong bức thư này, Hà Minh Thành- tên người viết- kể về một đứa bé 9 tuổi, có lẽ đã mất cả cha lẫn mẹ lầm lũi đứng, trong gió rét, với bộ quần áo mong manh, giữa hàng người rồng rắn để chờ lấy khẩu phần ăn bé nhỏ. Cảm thương với em và sợ em khi đến lượt sẽ chẳng còn thức ăn, người đàn ông đã khoác lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo và đưa em gói lương khô khẩu phần của mình. Thằng bé khom người cám ơn nhưng không ăn ngấu nghiến – như phản ứng bình thường của một đứa trẻ đang đói – mà lẳng lặng đem lên nộp lại cho người phân phát rồi quay lại đứng tiếp vào hàng.
Hay chuyện không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng… không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng km. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ mình không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn với lại vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về“. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động…

Vặt và cướp hoa trong lễ hội hoa Anh Đào
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin khá đầy đủ và có nhiều bài viết ca ngợi tinh thần Nhật bản, bày tỏ sự khâm phục người Nhật và không ít người đã ngậm ngùi so sánh với Việt Nam.
Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?
Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật hôi của sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho mày mấy chưởng”.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.
.v.v.
Bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Nhiều người nhức lòng tự hỏi, sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử…
Nhưng sao họ không đặt câu hỏi, quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào? Em bé 9 tuổi kia chắc chắn được dậy dỗ trong một nền giáo dục đầy nhân bản, nơi cha mẹ em không phải đi tết lễ, đút lót thầy cô để em được đối xử tốt hơn, được điểm cao hơn, không bị liếm ghế khi phạm lỗi; nơi thầy hiệu trưởng của em không mua dâm hàng chục học trò; nơi giáo viên không chửi học sinh như hát hay bằng những từ “thằng nọ”, “con kia”; nơi các anh chị lớp trên không đấm đá hội đồng, giật tóc, lột áo nhau trong những giờ ra chơi; nơi em đi học không phải qua những con đường xây ẩu đầy hổ tử thần bẫy người hay những cây cầu bị rút ruột thay bằng xi măng cốt tre bởi những quan chức như Huỳnh Ngọc Sĩ.v.v.
Người dân Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn, nhường nhịn, trật tự và tương thân tương ái hơn nếu họ không sống trong một xã hội chụp giật, mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới; nơi kẻ có quyền hành tha hồ vơ vét cho đầy túi tham; nơi quan chức sở hữu hàng hecta đất, nhà nọ nhà kia, mỗi căn hàng triệu đô mà trẻ em phải đu dây đi học; nơi quan bố chưa nhấc đít khỏi ghế, quan con đã nhăm nhắm ngồi vào; nơi vào cửa đồn công an thì ra cửa nghĩa địa, công an đánh chết dân như đập ruồi; nơi mỗi mét rừng đầu nguồn bị đám quan tham đem bán bằng những món tiền ít hơn tiền mua mớ rau muống.v.v. Quan như thế, sao đòi hỏi dân phải mẫu mực, phải liêm khiết, không hôi của, không cướp giật?

Giám đốc sở điện lực Tokyo khóc. Ảnh AP
Người dân Nhật như vậy vì họ đượng hưởng nền giáo dục nghiêm khắc và trong sạch; vì họ có những quan chức biết đau nỗi đau của dân, biết khóc cùng dân như ông giám đốc sở Điện lực Tokyo dù sự cố xảy ra là do thiên tai, chứ không phải do lỗi ở ông; vì họ có những vị bộ trưởng như Ngoại trưởng Seiji Maehara, từ chức và xin lỗi dân vì đã nhận số tiền ủng hộ của một nữ doanh nhân nước ngoài trị giá (chỉ có) 610 đô la trong một hoạt động gây quỹ; bởi họ có vị thủ tướng rớm rớm nước mắt từ xin từ chức vì không thực hiện được một trong các cam kết của mình… Ở Việt Nam có những quan chức mẫu mực như vậy không? Câu trả lời là một ngàn lần không! Thủ tướng Việt Nam vẫn tại vị sau hàng loạt các bê bối. Quan chức ta không ai chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ chết dân, khi dân hàng ngày sập bẫy tử thần. Ông Lê Đức Thúy vẫn là chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia và lên Ti vi trả lời phỏng vấn về chính sách tiền tệ khi báo chí Úc đã không ít lần nhắc tên ông trong vụ nhận hối lộ 10 triệu đô la in tiền Polymer. Bác Nguyễn Trường Tô vẫn đủ can đảm ngày ngày xách cặp tới cơ quan làm việc khi cả nước biết chuyện chủ tịch tỉnh cởi truồng…
Thôi, đừng trách móc, đòi hỏi người dân nếu quan chức của ta như vậy! Đúng là nhà dột từ nóc dột xuống!
Còn tại sao ư?
Hồ Chí Minh khi sinh thời từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dân tộc ta đã 81 “có” đảng. Như vậy, đại đa số dân chúng Việt Nam hiện nay là những người sinh ra và trưởng thành – như cách chúng ta thường nghe- “dưới ánh sáng của đảng”, “dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng”. Vậy họ là sản phẩm từ sự gieo trồng của đảng mà ra. Không lẽ nói rằng tại đế quốc hay thế lực thù nghịch ư? Không lẽ ‘thành tích’ đánh đuổi đế quốc, thực dân , giành độc lập dân tộc, tăng trưởng kinh tế… là do đảng lãnh đạo, còn suy đồi đạo đức là do thiên tai? Xưa rồi, bây giờ không phải thời kỳ nói lấy được mà người ta vẫn tin.
Hồ Chí Minh khi sinh thời từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”……..nhưng khổ một nỗi là ông Hồ cùng đồng bọn tay sai đảng CSVN đã đem vào VN những hạt giống hư thối quặt quẹo. Kết quả sau nhiều năm trồng cây và trồng người trên đất VN do ông Hồ chí minh và đảng CSVN chủ trương, là cây cũng mọc không nổi, còn người thì toàn là Đồ Đểu
Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.
Đó là bi kịch của dân tộc.
Chẳng biết bi kịch đó còn làm ai băn khoăn nữa không?

--------------------------ooooooooooooo--------------------------


Trả lời tại sao có cách ứng xử khác biệt giữa người Nhật và người Việt hay người quốc gia khác trước các thảm họa thật sự rất khó khăn. Chắc phải phân tích rỏ văn hoá và xả hội của mổi bên mới tìm được câu trả lời chính đáng cho bài về nghịch lý này và để cải cách giáo dục và xả hội một cách thích đáng và phù hợp cho dân Việt Nam.

Nhưng thấy vài bài sau đây đề cập tới vấn đề này cũng hay, xin mời bà con đọc chơi cho vui.

Bài I:
Quan niệm về cái chết ”đẹp” của Người Nhật.

Khi bạn xem một bộ phim để khám phá hết cái hay của nó thì chúng ta cần hiểu người tạo ra bộ phim muốn đưa người xem về đâu, muốn chia sẻ suy nghĩ gì. Phim của các nước khác thường có phần giải thích nguyên nhân vì sao các nhân vật đi đến những suy nghĩ như trong phim. Nhưng phim Nhật đôi khi rất kiệm lời và ít chú ý giải thích điều đó. Có rất nhiều người hỏi tôi vì sao các nhân vật trong phim lại có những suy nghĩ cực đoan như trong phim cả về cái chết và văn hóa sex. Họ không đồng tình với ý nghĩ đó và thấy nó không hay… Vì thế mục đích tôi viết bài này là để chia sẻ một số điều mình biết về cách suy nghĩ của người Nhật về cái chết. Tôi không phải là nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, những điều tôi viết dưới đây chỉ là những hiểu biết có giới hạn về văn hóa Nhật mà thôi, tuy có tham khảo qua một số sách báo nói về tâm lý người Nhật nhưng chắc không tránh khỏi một số thiếu sót, mong các bạn thông cảm…


Quan niệm về cái chết đối với người Nhật khá cực đoan, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào (sakura) và không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn loài hoa này làm vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hao anh đào vậy: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó nên không phải tự nhiên người Nhật lại có ý nghĩ như thế, quan niệm này sẽ được giải thích thông qua hoàn cảnh sống của người Nhật.

Không biết bạn biết các vấn đề tôi liệt kê dưới đây về cách người Nhật đối diện với cái chết chưa:

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (bạn có thể xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama để rõ hơn vấn đề này).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…

Có thể lý giải nguyên nhân để người Nhật có những suy nghĩ như trên là do sự thích nghi với hoàn cảnh sống của họ:

1.Người Nhật sống trong vùng đất với thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết và vì vậy người ta hiểu giá trị của sự sống hơn bao giờ hết. Vì thế người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa của mìnht , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Chính vì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào quá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm hơn về cái chết và quan điểm cái chết ”đẹp”.

2.Qúa trình phát triển của nước Nhật trong lịch sửu có rất nhiều cuộc nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ dây ra tình trạng đất nước lúc nào cũng chìm trong không khí tang tóc và đau thương nên con người ta chấp nhận và đối diện với cái chết một cách bình tĩnh hơn, như một nỗi sợ hãi được tập dần thì bạn sẽ cảm thấy can đảm để đối diện với nó hơn

3. Về tôn giáo bản địa thì ngừoi Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Dứới đây là câu mở đầu truyện kể Heike: “Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy…”.).

Và chính vì những lý do trên nên quan niệm của ngừoi Nhật về cái chết là họ hướng đến một cái chết ”đẹp”, một cái chết có ý nghĩa khi sự sống đã đến lúc phải kết thúc.Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. Có thịnh ắt có suy và có sống ắt có chết , sự sống là không thể cưỡng cầu. Chính điều này làm người Nhật cảm thấy thật buồn cười cho những người cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì người Nhật nghĩ mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tư duy con người tới lúc sẽ trở nên già cỗi bởi Tự Nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận làm tiếp công việc của mình.

Cụ thể hơn là đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của đất nước và nhân loại. Vì thế cái chết là cần thiết để xã hội tiếp tục phát triển. Khi sự sống không còn hữu ích thì cái chết mang tới giá tric cao hơn.

Người Nhật tâm niệm rằng biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. Họ ý thức về cái chết để hiểu rõ giá trị của sự sống chứ không phải để ủ rũ và chìm trong thất vọng và sợ hãi.

Người Nhật nghĩ không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Vì không sợ chết nên họ có thể vượt qua các nỗi sợ hãi khác kiềm chế sự phát triển của đất nước và thế giới. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.

Người Nhật có quan niệm về cái chết khá sâu sắc nên khi bạn xem phim bạn sẽ cảm nhận rất rõ về điều này ở cách họ đón nhận thông tin về cái chết, ở cách họ chấp nhận cuộc sống với cái chết đầy bản lĩnh, ở cách họ ra đi mà không muốn người bên cạnh mình đau khổ vì mình và ở ước mơ tươi sáng về một ngày mai luôn tươi đẹp.

nguồn st
source: http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=247826

Bài II: Cập nhật lúc : 2:36 PM, 14/03/2011
Sự bình tĩnh của người dân

Sendai, Nhật Bản. Nơi đây từng có một tòa nhà (ảnh Kyodo/Reuters)
(VOV) - Rất có thể thảm họa còn lớn hơn, kinh khủng và bi đát hơn nhiều nếu sự cuồng bạo của thiên nhiên được hỗ trợ bởi cơn hoảng loạn của con người
Tất cả các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình trong những ngày vừa qua đều không thể bỏ qua những tin tức về thảm họa động đất, và sóng thần tại Nhật Bản. Trong một trận động đất lên tới 8,8 độ richte, và sự đe dọa từ những cơn dư chấn bất tuyệt liên miên, thật khó hình dung người ta có thể bình tĩnh đến như thế. 01h sáng ngày 12/3, 10 giờ sau khi trận động đất đầu tiên xảy ra, nhà báo Vân Anh, đang công tác tại Tokyo, xếp hàng chờ tàu điện ngầm để về nhà, tranh thủ cập nhật thông tin: Không thể bắt taxi, tại các bến tàu điện là những hàng người xếp hàng dài cả cây số, nặng nề, nhưng trật tự. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, và cả hệ thống điện thoại liên tục xuất hiện khuyến cáo của Chính quyền: Xin mọi người hãy bình tĩnh! – Và sự bình tĩnh đó đã được thể hiện trên cả những gương mặt mệt mỏi nhất.
Ở nước Nhật, những trận động đất không hề là xa lạ. Đó cũng là đất nước sở hữu những công nghệ cảnh báo và phòng chống động đất tiên tiến nhất thế giới. Nhưng, điều đó cũng phải bất lực trước sự cuồng bạo của thiên nhiên. Đã có gần 1000 người thiệt mạng, khoảng 1 vạn người khác mất tích và có thể cũng không còn sống. Công nghệ sự cẩn trọng đã không thể cứu đượchọ. Nhưng, rất có thể thảm họa đó còn lớn hơn, kinh khủng, và bi đát hơn nhiều khi sự cuồng bạo của thiên nhiên được hỗ trợ bởi cơn hoảng loạn của con người. Điều đó đã không xảy ra ở Nhật Bản, khi người dân bình tĩnh để tìm đường sống sót.
Khi hình ảnh những hàng người trật tự xếp hàng nhận cứu trợ ở thành phố Sendai, nơi có nhiều người thiệt mạng nhất, được phát đi trên khắp thế giới, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một hình ảnh khác được phát đi năm ngoái. Đó là hình ảnh hàng trăm người xấu xố bị thiệt mạng trên cây cầu ra đảo Kim Cương trên đất Campuchia. Khi đó, hàng vạn con người hoảng loạn đã dẫm đạp lên nhau trên một cây cầu nhỏ. Họ sợ điều gì? Không phải một trận động đất, cũng không phải thông tin về một quả bom sắp phát nổ, chỉ là sự rung rinh của cây cầu dây văng khiến người ta sợ rằng nó sẽ sập. Cây cầu không sập, nhưng niềm tin sụp đổ đã lấy đi mạng sống của gần 400 con người.
Vì sao tại Nhật Bản người ta có thể bình tĩnh chờ đợi để đến lượt về nhà khi mặt đất dưới chân vẫn tiếp tục rung lên, và khi người thân còn chưa có tin tức? Phải chăng đó là mặt tích cực của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, hay đó là sự tự trọng được hình thành từ bề dày văn hóa? Có thể, đó là những yếu tố làm nên tính cách Nhật. Song, con người ở nền văn nào cũng vẫn luôn là những thực thể cá nhân, và niềm ham sống, sợ chết, lợi ích cá nhân luôn tồn tại và bùng nổ trong những thời điểm khó khăn và tuyệt vọng. Do đó, phải có một cách lý giải khác về hàng người bình tĩnh kia. Đó là niềm tin. Người dân Nhật Bản đã bình tĩnh vì họ tin rằng họ không bị bỏ rơi. Họ tin con cái họ ở trường sẽ được các thầy cô bảo vệ, niềm tin đó chắc chắn như việc con cái họ biết rằng phía sau ghế ngồi luôn có tấm đệm để che đầu khi động đất, và các giáo viên dẫn chúng vào nhà tập thể dục vì nơi đó an toàn. Họ tin, nếu người thân chưa thể về nhà thì cũng không thể bị đói, rét bởi các khu trại tị nạn đã nhanh chóng được dựng lên ở khu vực công cộng. Họ tin tưởng vì Chính quyền luôn cung cấp thông tin chi tiết về những nguy cơ có thể sẽ đến, cả những thông tin nhạy cảm về nhà máy điện hạt nhân có thể phát nổ.
Niềm tin được hình thành như thế nào? Chắc chắn sẽ không có một con đường chung dẫn đến niềm tin của tất cả mọi người. Song, sự thật là điều không thể thiếu để có được niềm tin. Đó cũng là lý do mà ưu tiên số 1 của chính quyền các thành phố ở Nhật Bản trong thời gian diễn ra động đất chính là cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân. Tại các studio của đài phát thanh và truyền hình luôn có tấm bảng thông báo động đất để phát thanh viên có thể ngừng chương trình và đọc nó bất cứ lúc nào để hướng dẫn dân chúng đến nơi an toàn. Thông tin cũng được gửi đến máy điện thoại cá nhân về mọi điều cần biết khi hoảng loạn. Và đó là những thông tin tuyệt đối chính xác, đủ để những tin đồn không còn đất sống trong tâm trạng xã hội. Và tin đồn chính là thứ xúc tác mạnh mẽ nhất cho sự hoảng loạn.
Hàng triệu người dân Nhật Bản đã được an toàn bởi chính sự bình tĩnh của họ, và sâu xa hơn, bởi những nỗ lực đảm bảo thông tin của chính quyền. Đây là một bài học cho bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Nếu người dân ở Mỹ Đức, Hà Tây 3 năm trước sớm có được những thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng, họ sẽ không phải sợ hãi vì tin đồn có kẻ giết trẻ em lấy nội tạng để từ nỗi sợ hãi đó mà xúm vào đánh trọng thương 1 người lạ qua đường. Đó là những câu chuyện khác nhau về niềm tin. Một thứ giác quan kỳ lạ với giá trị kỳ lạ. Cùng là niềm tin, nhưng khi nó hình thành bởi sự thật, nó sẽ giúp người ta mạnh mẽ hơn, còn khi niềm tin được hình thành từ sự mù quáng, nó sẽ dẫn con người tới tự diệt vong./.
Lão Phạm

Source: http://vovnews.vn/Home/Su-binh-tinh-cua-nguoi-dan/20113/169246.vov

Theo báo chí cho tin về thảm họa Fukushima, niềm tin này có vẻ bị hơi sứt mẻ vì người dân Nhật bắt đầu nghi ngờ vài thông tin của chủ hảng điện Fukushima là TEPCO.
Bài III:

Giải mã sự bình tĩnh "lạnh lùng" của người Nhật
Bản in ấn Email
Cỡ chữ
(Tamnhin.net) - Tại sao người Nhật ngay cả trong thảm cảnh vẫn bình tĩnh một cách lạ thường? Hệ thống dân phòng được coi là xuất sắc nhất thế giới hoạt động ra sao? Cái gì chứa đằng sau cái gọi là “danh dự Samurai” và người Nhật đào tạo trẻ em theo hướng đó như thế nào?



Người dân Nhật Bản xếp hàng mua nhu yếu phẩm, tuyệt đối không xảy ra tình trạng hôi của.

Dưới đây là lý giải của Phó giáo sư Dmitry Evstafyev, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Quốc gia Xanh Pêtécbua (LB Nga):

Người Nhật lặng thinh nhìn những cơn sóng hung dữ phá tan nhà cửa và xoay tròn xe cộ như chiếc lá cây. Người Nhật úp chậu lên đầu, chạy ra khỏi những căn nhà sắp đổ sụp một cách trật tự. Tất cả những ai không phải là người Nhật coi đây là điều phi thực tế. Từ đâu mà người Nhật có được sức chịu đựng và tính quy củ trong bối cảnh “đất sụt, trời sập”?

Meivaku là gì?

Khái niệm meivaku là một phần của lối sống Nhật. Meivaku có nghĩa là làm phiền những người xung quanh bằng hành vi của mình. Hút thuốc ở nơi công cộng là xấu bởi anh đang gây ra meivaku cho tất cả những ai không có lý do để hít khói độc. Chẳng hay gì việc gây meivaku bằng cách buôn chuyện qua điện thoại trong văn phòng hay trên các phương tiện giao thông, ho và hắt hơi “đình đám”. Ngay cả những đứa trẻ cũng được dạy rằng tiếng khóc ầm ĩ của chúng gây meivaku cho mọi người. Chính đây là nguyên nhân đáng kể dẫn đến hành vi “không bộc lộ sự hoảng loạn ra ngoài mặt”. Người Nhật quá tự trọng và quá tôn trọng người khác nên không cho phép mình để cho cảm xúc sai khiến.

Gần một tuần trôi qua kể từ khi xảy ra trận “siêu động đất” ngày 11/3 nhưng chưa có một bài báo, mẩu tin nào từ Nhật Bản viết về nạn hôi của hay trộm cắp, cướp bóc. Các chuyên gia cho rằng xã hội Nhật được kiến tạo theo kiểu tính trung thực được tôn rất cao.

Người Nhật cũng biết vui sống và không nỡ chối bỏ cảm giác “phê” từ những “giọt cay”. Nhưng “rượu ngon” họ chỉ uống khi có “bạn hiền”, chủ yếu nhâm nhi vào tối thứ Sáu. Điều đáng nói là không ai tự rót cho mình cả - chén của mình để cho bạn rượu rót và ngược lại. Điều này có hàm ý “tôi say hay không là do bạn đấy”. Đây cũng là một cách giáo dục tinh thần trách nhiệm trước mọi việc.

Người Nhật quay phải, người Âu quay trái

Theo ông Dmitry Evstafyev, dĩ nhiên là nhà cửa và kiến trúc của Nhật Bản khác với ở Nga và châu Âu. Mỗi năm tại Nhật xảy ra 1.500 cơn địa chấn, hơn nữa chỉ có 16% lãnh thổ đất nước là thích hợp cho cuộc sống con người. Trên một diện tích hạn hẹp và trong tình trạng từng giây từng phút phải sẵn sàng đối mặt với động đất thì nhà cửa thường “bé như cái kẹo”. Nhiều người Nhật không đủ tiền để mua căn hộ để ở, phần đông vẫn phải thuê nhà.

Tuy nhiên, người Nhật có những quy chuẩn rất nghiêm ngặt về điều kiện vệ sinh – môi trường. Ở Đất nước mặt trời mọc ta có thể uống nước lấy ngay từ vòi. Song, người Nhật đặc biệt tiết kiệm nước. Họ không thả mình vào bồn tắm theo kiểu người Mỹ hay người Âu mà cả nhà xếp hàng để ngâm mà không thay nước nóng. Dĩ nhiên trước đó ai cũng phải tắm vòi hoa sen cho sạch sẽ. Gian bếp thì bé tẹo, chủ yếu dùng bếp ga đôi. Đây là thói quen tiết kiệm mặt bằng, tiết kiệm thiên nhiên và hẳn là tiết kiệm cả tiền.

Hãy hành động như tôi!

Phó giáo sư Dmitry Evstafyev khẳng định rằng cần phải học ở người Nhật ý thức đối phó với thiên tai. Người Nhật đã chờ đợi trận động đất của ngày 11/3 suốt 20 năm nay, chỉ có điều không thể đoán trước ngày, giờ.

Theo cách tích của các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản thì cứ khoảng 80 năm lại xảy ra một trận “siêu động đất” ở Đất nước mặt trời mọc. Trận “siêu động đất” năm 1923 ở tỉnh Kanto chỉ kém chút ít về cường độ so với “người em” của nó cách đây gần một tuần. Nó san phẳng hầu như toàn bộ các thành phố Tokio và Iokogama, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Sở dĩ trận thiên tai địa chấn vừa rồi ít gây thiệt hại về người hơn là nhờ nước Nhật thường xuyên chuẩn bị đối phó. Người dân ý thức rất rõ rằng họ đang sống “trên thùng thuốc nổ”.

Trận động đất năm 1923 xảy ra vào giờ trưa, khi nhiều gia đình đang nấu nướng. Vì vậy phần lớn nạn nhân chết là do hỏa hoạn. Bây giờ một trong những nguyên tắc đầu tiên khi bắt đầu cơn địa chấn là tắt bếp, khóa bình ga.

Người Nhật được tập luyện kỹ để đối mặt với thiên tai địa chấn. Các “máy lắc” được chở đến từng trường học để trẻ em chui vào đó và làm quen với tình trạng rung rinh như khi xảy ra động đất. Bởi thế, khi thiên tai xảy ra thì ngay cả học sinh tiểu học cũng không hoảng loạn.

Trong mỗi gia đình người Nhật đều có một chiếc va ly đựng những vật dùng tối cần thiết phòng khi gặp họa. Trong đó có cả những bộ quần áo chuyên dụng được cuộn chặt, gọn như hộp diêm. Hệ thống báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hoạt động rất hiệu quả, trong đó có thông qua truyền hình và cả những biển quảng cáo trên đường phố.


Trần Quang Vinh

(theo Newsland source: http://forum.hiv.com.vn/default.aspx?g=posts&m=250613 )

Sưu-Tầm

TAM73F
03-23-2011, 05:29 PM
Việt Nam '' ăn xài bạo’' nhất thế giới‏

Một thằng chi mười thằng chết.

Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-03-19
“Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?

AFP

Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang

Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.

Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.

Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.

Lời cảnh tỉnh, mỉa mai


Thương xá TAX. RFA photo.

Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.

Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.

Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”

Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn.
GS Tương Lai

Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : “Ai chi bạo…”?

Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:

“Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”

Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”:

“Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.

Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”

Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:

“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.

“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng.
Ông Quý

Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”

Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.

Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘'có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’' và ‘'có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’'.

-----------------oooooooooooo-----------------

TAM73F
03-25-2011, 01:43 AM
NGHỊ QUYẾT 11 VỀ VÀNG VÀ ĐÔ-LA:

MỘT NGHỊ QUYẾT ĐỘC TÀI TIỀN TỆ



Web: http://VietTUDAN.net

Ngày 21.03.2011, Phóng viên VI ANH đưa Tin về Nghị Quyết 11 về Vàng và Đo-la như sau:

“Gần đây nhơn danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng VC Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm sốt vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, và gĩp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ cĩ các phịng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm khơng cho tư nhân thanh tốn bằng đơ la, buơn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền VN vừa dùng đơ la bản vị hay kim bản vị.“



Như vậy, Nhà Nước CSVN lấy quyền độc đoán hai Thị trường Vàng và Ngoại tệ mà lý do được Nhà Nước đưa ra là để chống Lạm phát giá của đồng Tiền VN. Đồng Tiền VN không còn được định trên bản vị Vàng (Régime Etalon-Or) hay bản vị Đo-la (Régime Etalon-Devise (Đo-la)), mà được thả trôi nổi (Flexible) theo tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ (Régime du Pouvoir d’Achat), nghĩa là theo thăng trầm của Kinh tế quốc gia.



Thực ra, cái lý do chính yếu không phải là chống Lạm phát, mà là sự tụt dốc của nền Kinh tế quốc doanh khiến Nhà Nước cạn kiệt Ngoại tệ, nên Nhà Nước muốn sử dụng mọi biện pháp để cướp tiết kiệm Vàng và Ngoại tệ của Dân chúng vào trong tay Nhà Nước.



Chúng tôi bàn những điểm sau đây để cho thấy rằng Nghị Quyết 11 chỉ là Nghị quyết Độc tài Tiền tệ và nhằm cướp bóc Tư hữu của Dân chúng:



=> Tiền bạc là Tư hữu của Dân

=> Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam

=> Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia

=> Chủ mưu cướp giựt Vàng và Đo-la





Tiền bạc là Tư hữu của Dân



Đồng Tiền của một Quốc gia được định nghĩa như phương tiện chuyên chở Hàng hóa hay Dịch vụ trao đổi (Moyen de véhiculer des Marchandises ou des Services échangés). Đồng Tiền mang những Đặc tính thiết yếu sau đây:



* Đặc tính Khả chia (Divisibiléité) để làm trung gian trao đổi Hàng hóa hay Dịch vụ dù nhỏ.

* Đặc tính Khan hiếm (Rareté) để bảo đảm giá trị nội tại của đồng Tiền

* Đặc tính Kéo dài trong Thời gian (Durabilité) để tích lũy Tài sản cho tương lai

* Đặc tính Phổ quát (Universalité) nghĩa là được nhiều người chấp nhận

* Đặc tính An toàn (Sécurité) để tránh giả mạo.



Chúng tôi nhắc ra những Đặc tính thiết yếu này để xét xem Tiền Đồng VN đáng được Dân chúng tin tưởng đến mức nào.



Đồng Tiền mà người Dân có được không phải là do Nhà Nước phát không cho Dân chúng, mà do sức lao động của dân cung cấp (Salaire), do Lợi tức từ Vốn đầu tư (Intérêt) và Lợi nhuận thặng dư Kinh doanh (Profit). Tóm lại, đó là do sinh hoạt Kinh tế mà kiếm được. Như vậy hiển nhiên Tiền bạc mà Dân chúng có được là Tư hữu của Dân. Người Dân đóng thuế chia một phần Tư hữu cho Nhà Nước để lo những công việc chung phục vụ cho Dân. Số Tiền Tư hữu còn lại hoàn toàn do Dân được tự do quyết định sử dụng Tư hữu vào Tiết kiệm (Epargne) hay Tiêu dùng (Consommation).



Chính vì tính cách Tư hữu của Tiền tệ như vậy, mà việc quản trị giao cho Quyền lực Tiền tệ (Autorité Monétaire) mang tính cách độc lập với Quyền lực Chính trị (Pouvoir Politique).



Nếu Quyền lực Chính trị độc đoán in bừa Tiền ra, đó là phạm vào Đặc tính Khan hiếm. Cũng vậy, nếu Dân chúng tích lũa Tài sản dưới dạng Tiền tệ, mà Nhà Nước phá giá đồng Tiền, đó là phạm vào Đặc tính Kéo dài trong Thời gian. Dân chúng có quyền chọn lựa đồng Tiền, đó là Đặc tính Phổ quát. Khi đồng Tiền không giữ vững Giá trị trong thời gian, nghĩa là phá giá thường xuyên, Dân chúng có quyền tích lũy Tài sản cho tương lai dưới dạng Vàng, Đất Đai hay một đồng Tiền vững giá.



Vào những thập niên 1980, Quyền lực Chính trị của các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ đã in bừa Tiền ra và gây Lạm phát Tiền tệ tàn phá Kinh tế quốc gia. Khi đồng Tiền quốc gia bị Quyền lực Chính trị dùng độc tài phá giá nhiều lần để trở thành giấy lộn, thì Dân chúng tìm cách giữ Tiết kiệm bằng Ngoại tệ vững giá, hoặc dưới dạng Vàng hoặc đất đai. Dân không thể bỏ Ngoại tệ hay Vàng vào nền Kinh tế để thu vào đồng Tiền quốc gia liên hồi phá giá làm tiêu tan Tài sản tích lũy của mình.



Hãy hỏi chính những Lãnh đạo Nhà Nước CSVN hiện nay xem họ dám tích lũy Tài sản cho tương lai của họ bằng đồng Tiền VN liên tục phá giá hay không.





Những lý do

Lạm phát phi mã tại Việt Nam



Có những lý do Lạm phát liên quan đến tình trạng tăng vật gia chung quốc tế như năng lực dầu lửa hay nguyên vật liệu chẳng hạn.



Riêng đối với một Quốc gia, người ta cũng phân biệt Lạm phát vui sướng (Implation heureuse) khi nền Kinh tế phát triển và Lạm phát buồn đau (Implation malheureuse) khi lý do là tụt dốc Kinh tế.



Từ cuối năm 2010, những Ngân Hàng và Tổ chức Tài chánh quốc tế cảnh báo tình trạng tụt dốc Kinh tế thê thảm của Việt Nam. Lạm phát, Vật giá tăng có nghĩa là cùng một đơn vị Tiền tệ mà Dân chúng chỉ nhận được tương đương hàng hoá hay dịch vụ nhỏ hơn trước, hay nói cách khác cùng một món hàng hay một dịch vụ mà bây giời phải trả với giá tiền cao hơn nhiều.



Lý do thứ nhất: Thất bại của Kinh tế quốc doanh



Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ Vốn vào một cách bừa bãi. Nếu số Vốn đổ vào mà hiệu quả sản xuất tăng cao tương đương, thì không có lạm phát. Nhưng hiệu quả sản xuất của những Tập đoàn quốc doanh không những không tăng tương đương, mà còn kém sút đi:



* Số vốn đổ vào dồi dào tự nó tăng chi tiêu cho làm tăng lạm phát

* Những Tập đoàn quốc doanh tham nhũng thâm thụt vốn

* Những Tập đoàn này chi tiêu lãng phí

* Thay vì cố gắng tự sản suất Linh kiện hoặc Thiết bị, họ nhập cảng từ nước ngoài để ráp nối. Việc nhập cảng này làm giảm dự trữ ngoại tệ đồng thời nhập cảng Lạm phát nước ngoài vào.

* Khi mà hiệu quả tự sản xuất hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống, những Tập đoàn này cho vào Giá thành những thua lỗ để lấy lại. Hàng hóa ít đi, mà giá thành lên cao, thì đó là lạm phát.



Lý do thứ hai: Quyền lực Chính trị phá giá Tiền tệ



Khi Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt, các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thua lỗ, nhưng Nhà Nước CSVN không chịu Dân chủ hóa Kinh tế, mà “kiên định“ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì Nhà Nước CSVN buộc lòng phải phá giá đồng bạc, cho in bừa Tiền ra để cung cấp cho các Tập đoàn quốc doanh và cho chi tiêu của Ngân sách. Đây là việc Lạm phát trực tiếp bằng phá giá Tiền tệ.



Chúng tôi xin trở lại tỉ dụ Quyền lực Chính trị các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ thời thập niên 1980 đã làm Lạm phát, tàn phá Tiền tệ của mình.



Tỉ dụ một Sĩ quan tại Phi châu, trong rừng bò ra làm Đảo chính để lên làm Nguyên thủ Quốc gia. Kinh tế quốc gia ngưng trệ. Sĩ quan chỉ lo quân đội và công chức để củng cố quyền cai trị. Kinh tế ngưng trệ thì làm sao Sĩ quan ấy có đủ thu nhập cho Ngân sách mà nuôi lính và công chức. Một giải pháp dễ nhất là Sĩ quan chĩa súng vào Thống đốc Ngân Hàng, bắt phải in Tiền mới ra để trả lương. Nhưng khối tiền mới để trả lương này lại không có hàng hóa và dịch vụ tương đương. In tiền mới hết đợt này đến đợt kia, thì Tiền quốc gia trở thành giấy lộn vì không có hàng hóa và dịch vụ tương đương.



Nói tới tình trạng Lạm phát của những nước Phi châu và Nam Mỹ vào những thập niên 1980 -- Ba Tây lạm phát tới 1’000% -- Giáo sư Florin AFTALION viết về những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:



”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)



(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)





Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin

của Dân vào Tiền quốc gia



Đối với Dân, có bao nhiêu cái Độc tài thì Nhà Nước CSVN giữ hết khiến Dân chúng không nói ra, nhưng căm thù. Đó là yếu tố đang thúc đẩy cho cuộc NỔI DẬY sắp tới:



=> Độc tài về Phát biểu



Nhà Nước CSVN cấm đoán mọi Phát biểu không thuận với việc làm của mình. Cấm tụ họp biểu tình bầy tỏ nguyện vọng. Cấm tự do viết lách. Cấm sử dụng truyền thông Internet để thông tin cho nhau về những sai trái của Nhà Nước. Nhà Nước dùng Báo Đài để chỉ ca ngợi mình.



=> Độc quyền quản lý Đất Đai



Đây là việc độc tài để cướp Nhà Đất không phải chỉ đối với Dân Oan mà còn đối với các Tôn Giáo. Nhà Nước tha hồ trưng dụng mặt bằng để tham nhũng nhượng cho ngoại lai sử dụng. Nhà Nước cũng độc quyền tham nhũng khai thác tài nguyên quốc gia.



=> Độc quyền nắm chủ đạo Kinh tế



Những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ vốn cho để nắm chủ yếu sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Những Tập đoàn này lại có Độc tài Chính trị che chở. Vinashin thất thoát vốn tới USD.4.4 tỉ mà được đảng và Nhà Nước tha thứ, thậm chí không tìm xem số tiền khổng lồ ấy vào túi riêng những ai.



=> Độc tài Tiền tệ



Như trên chúng tôi đã nói, Tiền tệ mà Dân giữ là TƯ HỮU của Dân chứ không phải của Nhà Nước. Nhưng Nhà Nước giữ quyền Độc tài trên TƯ HỮU ấy bằng những quyết định tỏ tường đơn phương sau đây:



* Tự ý quyết định phá giá đồng Tiền, nghĩa là tự ý đánh hạ giá Tư hữu của Dân. Điều hệ trọng hơn cả đó là Tư hữu được Dân chắt bóp tích lũy cho tương lai để bảo đảm cuộc sống khi về già hay bệnh tật. Đây là độc tài cướp bóc vô nhân đạo.



* Khi mà Nhà Nước có quyền độc tài phá giá Tiền bạc, thì làm thế nào Dân có thể tin tưởng vào đồng Tiền mà giá trị của nó hoàn toàn nằm trong tay quyết định độc đoán của Nhà Nước.



* Không tin tưởng vào đồng Tiền bị phá giá liên hồi như vậy, Dân có quyền chọn lựa Vàng hay Đo-la để tiết kiệm bảo đảm tương lai, thì Nghị Quyết 11 mới đây về Vàng và Đo-la lại cấm đoán Dân tự do tích trữ Tài sản bảo đảm tương lai. Nghị Quyết 11 chính là một Nghị Quyết độc tài vậy. Như chúng tôi đã trình bầy trên đây về những lý do Lạm phát tại Việt Nam, việc Nhà Nước lấy cớ chống Lạm phát để ra Nghị Quyết 11 chỉ là việc nói láo che đậy hành động biển thủ.





Chủ mưu cướp giựt

Vàng và Đo-la



Thực chất của Nghị Quyết 11 về Vàng và Đo-la không phải là chống Lạm phát, mà là một mưu kế được che đậy nhằm thâu lấy Vàng và Đo-la về cho Nhà Nước. Đây đúng là câu tục ngữ đã nói: “TÚNG LÀM LIỀU“.



Thực vậy, Tụt dốc Kinh tế quốc doanh, Ngân sách thiếu hụt, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, vay mượn nước ngoài không ai cho vì muốn quỵt nợ, nên Nhà Nước TÚNG quẫn thực sự và dùng độc tài để LÀM LIỀU mưu toan cướp giựt Tư hữu của Dân.



Bản Tin sau đây nói về tình trạng “TÚNG LÀM LIỀU“ của Nhà Nước CSVN:



“HANOI -- Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đô là, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đô la.



Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).



Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21,000 đồng cho một đôla. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17,000 đồng -- tức là mất giá 24% trong vòng 2 năm.



Thực tế, giá “thị trường tự do” bây giờ là hơn 22,000 đồng/đôla, và nhiều người muốn mua đôla là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30%. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15%, thế nên an toàn là phải giấu đôla dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.



Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ -- con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoaị tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.



Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất.“





Độc tài cấm Phát biểu, thì Dân có thể tạm yên tiếng mà nhịn. Độc tài cấm Tự do Tôn giáo, thì Dân có thể tự cầu nguyện tại gia. Nhưng độc tài đụng đến NỒI CƠM của Dân, cướp giựt Tiết kiệm bảo đảm lúc bệnh tật hay khi về già phải ĐÓI BỤNG, thì chắc chắn Dân phải NỔI DẬY bảo vệ cho Tư hữu chắt bóp từ mồ hôi nước mắt của mình.


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.03.2011

TAM73F
03-30-2011, 02:24 PM
GS Mỹ Báo Nguy Kinh Tế VN:
Cạn Đôla, Viễn Ảnh Mờ Mịt

HÀ NỘI (VB) -- Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đô là, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đô la.
Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).
Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21,000 đồng cho một đôla. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17,000 đồng -- tức là mất giá 24% trong vòng 2 năm.
Thực tế, giá “thị trường tự do” bây giờ là hơn 22,000 đồng/đôla, và nhiều người muốn mua đôla là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30%. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15%, thế nên an toàn là phải giấu đôla dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.
Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ -- con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoaị tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.
Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất.
Thêm nữa, VN bây giờ vào danh sách các nước thu nhập trung bình, nên tiền vay sẽ không nhẹ lãi suất như xưa. Và tín dụng trong nước bây giờ giới kinh doanh ưu tiên bơm vào điạ ốc và cho vay xây cất. Thế nên đất Hà Nội lên tới giá 10,000 đôla/mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Đất lại không bị thuế, nên nhiều người vào đầu tư điạ ốc thay vì đưa tiền vào thị trường chứng khoán, nơi có trị giá chưa tới phân nửa trị giá thời năm 2007.
Con đường kinh tế phía trước của VN quả nhiên là mờ mịt, theo lời giaó sư Dapice.

VÀI Ý KIẾN CỦA BẠN ĐỌC:
Được gửi bởi Người trong nước (Guest) vào 03/24/2011
Theo tôi,biện pháp siết chặc tiền tệ(nghị quyết 11 cấm mua bán trao đổi ngoại tệ) không thể nào ngăn cản lạm phát mà có tác dụng ngược là lạm phát càng lớn!Thị trường đen vẫn là "xương sống" của sinh hoạt nhân dân.Có một điều phi lý và bất công là cấm người dân trao đổi ngoại tệ còn các ông quan tư bản đỏ thì tha hồ mua tiền đô của nhà nước(với giá rẽ hơn thị trường) để gửi cho con em học đang du học với số lượng lớn đến nổi nhà nước bị chảy máu ngoại tệ .Nghị quyết 11 là Bất công.

Được gửi bởi David (Guest) vào 03/23/2011
Thử làm con tính nha quý vị! Mỗi Du học sinh sang Mỹ thì mỗi năm cha mẹ chúng(những cán bộ đảng viên các cấp ,những tư bản đỏ) gửi cho chúng 17500 đôla (theo yêu cầu của các trường nhận chúng học) .Hiện tại Mỹ hằng năm có 14000 du học sinh từ VN sang.Vậy một năm số tiền đô la cha mẹ chúng bắt buộc gửi cho chúng sẽ là :17500đô X 14000SV= 245 triệu đô la.Số đô la chảy máu từ trong nước trốn thuế này từ đâu ra nhỉ? Từ tiền của Việt kiều gửi về thân nhân chúng ta đấy .Thân nhân chúng ta đổi ra tiền đồng để xài theo giá rẽ mạt so với chợ đen hiện tại là chúng ta đã đóng thuế cho chúng rồi! 100đô gửi về đổi ra chỉ còn 90 đô thôi! Nếu hết tiền đồng để đổ,chúng in thêm! Để rồi sau này đổi 100 đô tính lại chỉ còn 80 đô .NGƯNG GỬI TIỀN VỀ trong lúc này là góp bàn tay cho CSVN Phá sản bà con ơi!

Được gửi bởi Phó thường Dân (Guest) vào 03/23/2011
Sau giáo sư kinh tế học Tân Gia Ba là David Koh đã tiên đoán là VN đang sắp sửa phá sản thì nay thêm một giáo sư kinh tế Đại Học Harvard Mỹ nữa cùng một nhận định! Vậy thì bà con Việt kiều nên nhân cơ hội này,mỗi người mỗi bàn tay,KHÔNG GỬI TIỀN ĐÔ về VN trong chỉ 3 thang từ đầu tháng 4/2011 thôi thì chúng không còn có khoản nào để cựa quậy nữa.Chỉ 3 tháng thôi mà bà con là CSVN sẽ PHÁ SẢN. Kính mong bà con vui vẽ hưởng ứng !

Được gửi bởi cach mang hoa sen (Guest) vào 03/22/2011
đồng bào chúng ta hãy chấm chứt gởi tiền về vietnam, để cho mấy ông chủ tịch nước ổng chống chèo kinh tế , có vậy khi không còn làm gì được nữa, thì dân mình mới có đa nguyên đa đãng, ai giỏi thì nắm chính quyền mang quyền lợi cho dân.


Sau đây là tin tức bổ túc thêm:

David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).


http://www.eastasiaforum.org/2011/03/10/here-we-go-again-vietnams-spiral-of-credit-and-devaluation/
Asia Pacific Economic Outlook
http://www.deloitte.com/assets/Dcom-Global/Local%20Assets/Documents/Deloitte%20Research/dttl_dr_apeconoutlook_jan11.pdf
Economy 2011 Witnessing Optimistic Outlook
http://www.uni-bros.com/en/news.php/economy_2011_witnessing_optimistic_outlook/id=16853/cid=4

-------------------------oooooooooooooooooo-----------------------

TAM73F
03-31-2011, 12:30 PM
Cơn sốt vàng tiếp tục leo thang đến bao giờ?
Ngay sau khi giá vàng thế giới lập kỷ lục 1.400 USD/ounce, giá vàng trong nước bán ra vọt lên 35,35 triệu đồng/lượng. Cơn sốt vàng tiếp tục leo thang đến bao giờ?

Rất nhiều chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo tình trạng “quả bóng vàng” sẽ xì hơi do giá trị của chúng bị định giá quá cao so với thực tế.

Vì Thông tư 22?
Mặc dù là ngày cuối tuần nhưng giá vàng sáng ngày 6/11 mua vào 35,25 triệu đồng/lượng và bán ra 35,35 triệu đồng/lượng, tăng gần 350 nghìn đồng/lượng so với ngày 5/11.
Trong khi đó, ở bên kia bán cầu, vài ngày sau cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), sau khi có thông tin FED tuyên bố bơm ra thị trường 600 tỷ USD, lập tức đẩy giá vàng giao ngay tại New York tiệm cận 1.400 USD/ounce, đạt kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.
Lý giải nguyên nhân giá vàng trong nước tăng giá, các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng, yếu tố đầu tiên là do giá thế giới tăng.
Lâu nay, các doanh nghiệp vẫn tính toán rằng, nếu giá trong nước chỉ cần cao hơn giá thế giới khoảng 80 nghìn - 150 nghìn đồng là có lãi và họ sẽ nhập về; ngược lại, nếu thấp hơn con số nói trên họ sẽ không nhập và nếu thấp hơn nữa, họ sẽ xuất ngược.
Đem giá vàng thế giới ngày 6/11 quy đổi ra VND qua cầu USD, tương đương 34,89 triệu đồng/lượng (đã tính thuế và phí) so với giá trong nước thì giá thế giới thấp hơn 450 nghìn đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước đã vượt quá xa so với giá thế giới và không loại trừ yếu tố làm giá từ những đầu mối nắm giữ cơ số vàng lớn.
Nguyên nhân tiếp theo được cho là từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý hoạt động huy động và cho vay bằng vàng đối với các tổ chức tín dụng đã khiến cho nguồn cung vàng trên thị trường bị khan hiếm nên đẩy giá leo cao.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định: việc ban hành Thông tư 22 là cần thiết nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Trong đó, một lượng vàng rất lớn từ dân cư sẽ được chuyển đổi thành tiền, để tái đầu tư cho nền kinh tế, sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Đồng thời, khi thực hiện chính sách này, hệ thống ngân hàng gần như đứng ngoài sự “nhảy múa” của vàng khi giá vàng thế giới lên xuống thất thường. Nhờ đó, rủi ro tín dụng bằng vàng sẽ không còn; đồng thời cũng triệt tiêu hành vi từ một số tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn bằng tiền chuyển đổi để quay vòng đầu cơ vàng, ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá.
Trước cơn sốt vàng, rất nhiều chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo tình trạng “quả bóng vàng” sẽ xì hơi do giá trị của chúng bị định giá quá cao so với thực tế, trong khi yếu tố “giá trị sử dụng” của vàng rất thấp.

Người Mỹ được gì?
Không phủ nhận rằng, giá vàng gần đây tăng chóng mặt là do giá trị đồng USD bị giảm sút nghiêm trọng khi chính phủ Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ với mong muốn phục hồi kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm.
Xung quanh chính sách này của Mỹ, giới phân tích tài chính nhận xét: sở dĩ Mỹ không lo sợ đồng USD giảm giá vì đồng tiền này hiện ngự trị trong toàn bộ nền kinh tế thế giới, từ dự trữ quốc gia đến dự trữ của các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF…), đồng thời đó còn là công cụ thanh toán chủ yếu trong giao thương quốc tế.
Còn theo ông Phí Đăng Minh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), hiện nay số dự trữ vàng của Mỹ lên tới 8.000 tấn, khi USD giảm giá, cả thế giới sẽ lo sốt vó đi tìm các công cụ bảo toàn giá trị tài sản và vàng là sự chọn lựa số 1. Vì thế, khi thực thi phá giá đồng USD, Mỹ vẫn khôi phục được kinh tế, trong khi giá trị các khoản nợ và thâm hụt thương mại giảm và điều quan trọng hơn là tài sản quốc gia lại tăng lên nhờ vàng tăng giá.
Một số người bi quan rằng, có thể đây là khởi đầu cho cuộc chiến tiền tệ và sau đó là chiến tranh thương mại trong một tương lai không xa. Bởi lẽ, với chính sách này, xuất khẩu của Mỹ sẽ thành công và nhập khẩu thu hẹp lại, trong khi các nước trên thế giới sẽ là nơi tiêu thụ hàng hóa cho Mỹ. Hiện tại, rất nhiều nước có đồng tiền mạnh ra sức bảo vệ đồng tiền của mình nhằm tránh sa vào cái bẫy tiền tệ nói trên.
Những ngày này, ở đâu cũng râm ran dự đoán tương lai ảm đạm của nền kinh tế thế giới vì lo ngại xuất hiện những dấu hiệu tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1930-1931. Và có vẻ như tất cả đang nín thở chờ đợi sự phục hồi của kinh tế Mỹ hơn là chứng kiến nhiều quốc gia đang nỗ lực bảo vệ giá trị đồng tiền của mình không cho tăng giá so với USD.

Câu chuyện của Việt Nam
Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hiện tại, số lượng vàng tích trữ trong dân lên tới 1.000 tấn. Mặc kệ số vàng nói trên là bao nhiêu, ma lực từ vàng vẫn khiến người dân bất chấp rủi ro, tiếp tục lao vào vòng xoáy đầu cơ, tích trữ, kể cả khi giá trong nước cao hơn giá thế giới cả nửa triệu đồng/lượng. Tại sao có hiện tượng như vậy?
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước thừa nhận rằng, mấu chốt vấn đề ở đây một phần là do giá vàng trên thế giới tăng nhưng ở Việt Nam, yếu tố lạm phát là một trong những nguyên nhân chính khiến người dân đầu cơ tích trữ vàng để bảo toàn giá trị tài sản của mình.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI năm 2008 tăng 22,97%, năm 2009 tăng 6,88% và 10 tháng đầu năm tăng 8,75%, tối ngày 6/11, tại phiên họp thường kỳ, Chính phủ khẳng định CPI năm nay dưới 10%; cộng dồn, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, giá trị đồng tiền đã bị tổn thương ít nhất 38,53%, tính đến nay.
Lý thuyết kinh tế vĩ mô cho rằng, lạm phát thường là hệ quả của 3 yếu tố: tiền tệ, chi phí đẩy và cầu kéo. Đối với trường hợp Việt Nam hiện nay, các chuyên gia đều nhấn mạnh lạm phát phần lớn là do yếu tố tiền tệ mà nguyên nhân sâu xa là bội chi ngân sách quá mức, nhưng không tạo thêm nhiều việc làm và của cải như kỳ vọng. Bởi thế, lực lượng tiền tệ này đã quay trở lại tấn công vào hàng hóa thiết yếu, tiêu dùng, tác động xấu đến đời sống và làm trầm trọng thêm tâm lý găm giữ, tích trữ tài sản (vàng, USD) trong xã hội.
Từ thực tế này, có thể thấy, để vàng đóng góp giá trị thực sự cho nền kinh tế, một trong những vấn đề cốt lõi vẫn là kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất và ổn định giá trị đồng tiền. Còn nếu ngược lại, nền kinh tế sẽ phải sống chung với sự nổi loạn của vàng, chấp nhận thực tế dòng tiền bị rối ren, bên cạnh một chút lợi ích từ nghề... sản xuất, buôn bán két sắt mà vàng mang lại!
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy

source: http://dantri.com.vn/c76/s76-435391/con-sot-vang-tiep-tuc-leo-thang-den-bao-gio.htm

TAM73F
04-08-2011, 04:20 PM
VIỆT NAM sắp có lệnh :
BUỘC MỌI NGƯỜI VÀO VIỆT NAM PHẢI ĐỔI LẤY VND TẠI SÂN BAY .

http://vef.vn/2011-03-22-5-gia-i-pha-p-chong-do-la-hoa#

Vài bình luận trong và ngoài nước:

Xin lỗi các bạn thấy khó chịu vì các câu viết hoa, nhưng tôi không hề làm để chơi, các câu này cực kỳ quan trọng đến túi tiền các bạn.
Tại sân bay, mọi người vừa xuống máy bay phải lật túi đổi ra VND, có bao nhiêu ngoại tệ đều phải đổi ra hết, BẮT BUỘC chứ không phải khuyến khích.

Không biết họ vô hồ sơ làm sao, hay đưa cho tờ biên nhận, khi trở ra ngoại quốc thì được mua lại với số ít hơn hoặc bằng số bán ra cho họ.

Ai làm mất tờ biên nhận này thì mang họa, ôm 1 đống VND vô giá trị ra ngoại quốc nếu còn dư lại lúc xuất cảnh. Ngoài ra còn giá ngoại tệ, không biết họ tính sao, và bán ra, mua vô, giá chênh lệch ra sao.

Họ có thể vô computer để khỏi có biên nhận, dùng số passport làm "account number". Nhưng cũng khó vì nhiều loại passport khác nhau, và nếu computer bị down thì kẹt to, hoặc bị crash mất data.

Nhiều người như từ Anh quốc vừa có EUR, vừa có Bảng Anh, có khi có cả USD, thì rắc rối to.

Kiều bào đang cancel vé máy bay, hoặc chưa mua thì không mua, cho mùa hè này, và có thể cả Noel, Tết năm sau.
==============================

Sau này, công an "gặp đô la, vàng là tịch thu", và bắt cả người.

Tôi nghĩ họ không giựt, nhưng sẽ cho thời gian đổi lấy "trái phiếu vàng", "trái phiếu USD", có thể chuyển nhượng, lời bằng VND; còn nếu bán thì CSVN sẽ mua bằng VND.

Như vậy, ai có 100 lượng vàng thì có trái phiếu 100 lượng, năm sau lời giá trị bằng 1, 2 lượng bằng VND. Trái phiểu 100 lượng vẫn còn đó, có thể đổi ra VND khi đáo hạn, hoặc mua lại trái phiếu vàng tiếp theo.

Qua thời hạn nào đó, cho là 30 ngày bán cho CP hoặc đổi ra trái phiếu, thì Vàng Lá là hàng quốc cấm tại VN, ai có 1 lượng cũng bị tịch thu.

Quá thời hạn này, Vàng trang sức và USD thì chỉ có giới hạn rất thấp, ví dụ tổng cộng không quá 3 lượng vàng trang sức/ người, và không quá 1000 USD/ người. Ai có quá thì bị tịch thu.

==================

If this is true one would be stupid to carry USD or foreign currency. One is better off to obtain as much cash he needs with an ATM card. Otherwise you end up with a lot of worthless VND that is devaluating by the day.

The VN gvt is desperate to find ways legal or not to pay off the Vinashin debt. In no time tourism is going to falter. This will sink the economy in no time. Do the commies think people are as stupid as they are ?


=================

TAM73F
05-03-2011, 10:01 AM
Kính chuyển đến các Niên Trưởng

http://www.youtube.com/watch?v=7vWXAmMyE7g&feature=player_embedded

TAM73F
05-09-2011, 11:50 PM
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110509/Cuop-giat-rinh-rap-du-khach.aspx

Cướp giật rình rập du khách
Tác giả: Theo Thanh Niên
Bài đã được xuất bản.: 09/05/2011 10:00 GMT+7


Tại cuộc gặp với lãnh đạo TP.HCM cuối tháng trước, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Christopher C.Twomey khuyến cáo lãnh đạo địa phương cần có biện pháp để ngăn chặn nạn cướp giật, nếu không sẽ mất danh tiếng là điểm đến an toàn.


Ngồi ăn cũng bị giật đồ


Theo Công an TP.HCM, các vụ cướp giật tài sản của du khách diễn ra muôn hình vạn trạng. Ngày 3.3, ở góc đường Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thị Nghĩa (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1), chị Anna Julia Urban, du khách người Đức, đang đi bộ thì bị 2 đối tượng đi xe gắn máy ép sát giật túi xách. Rất may, Công an Q.1 trên đường tuần tra đã phát hiện và bắt giữ, trả lại tài sản cho khách.
Mới đây, tại giao lộ Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi (P.Bến Nghé, Q.1), bà Kanda Michiyo (Nhật) đang đi thì bị hai thanh niên chạy xe gắn máy giật túi xách nhưng không thành. Hậu quả bà Kanda Michiyo té xuống đường, bị thương nặng, hôn mê.
Có nhiều vụ khách bị cướp khi đang ngồi trong quán. Ngày 4.3, anh Toru Yamada, du khách Nhật Bản, đang ngồi ở tiệm internet số 38 Tôn Thất Tùng (P.Bến Thành, Q.1) thì bị giật túi xách, bên trong có nhiều đồ đạc giá trị. Ngày 10/2, trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, anh Shuichi Kitahara, cũng người Nhật, đang ngồi ăn phở thì bị người đi xe máy giật túi xách. Người dân đuổi theo giật lại được túi, nhưng thủ phạm tẩu thoát. Ngày 12/4, trên đường Trần Quý, P.6, Q.11, ông Liu Rui Zeng và vợ là bà Yuan Mei Xia, khách du lịch Trung Quốc, đang đi bộ băng qua đường đã bị 2 thanh niên chạy xe gắn máy giật túi xách.



Đối tượng cướp giật thường rình lúc du khách qua đường để ra tay



Các khu vực phức tạp, khách dễ bị giật đồ nhất là chợ Bến Thành, xung quanh Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, trước Bưu điện Thành phố... Anh Lê Hoài Nhơn - nhân viên Đội bảo vệ du khách, thường được gọi là "áo xanh", trực chốt ở Bưu điện thành phố - cho biết mới đây khi đang trực thì anh nhận được tin từ đồng nghiệp báo là đối tượng vừa giật đồ của du khách đang phóng xe về hướng bưu điện, anh và đồng nghiệp phối hợp đón lõng. Truy đuổi đến gần dinh Thống Nhất thì các anh bắt được thủ phạm và giao cho công an. Tang vật là sợi dây chuyền vàng 3 lượng. Nạn nhân - một du khách Thái Lan - cho hay lần trước mình tới TP.HCM du lịch cũng bị giật mất điện thoại.
Tình trạng này - theo anh Nguyễn Minh Tuân - "áo xanh" trực chốt Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - khiến du khách Nhật rất cảnh giác, hầu như chẳng muốn người lạ tới gần. "Thấy họ dò đường, tôi tới để giúp đỡ nhưng họ xua tay", anh Tuân nói.
"Hễ thấy khách đeo dây chuyền là tôi khuyên họ tháo ra cất ngay. Vậy mà có người không nghe, mới vừa băng qua đường thì bị giật mất", anh kể.
Theo các "áo xanh", đối tượng thường lợi dụng lúc du khách băng qua đường, lo nhìn xe cộ là ra tay.


Làm xấu hình ảnh quốc gia

Ông Phạm Xuân Anh, giám đốc một công ty du lịch chuyên về khách tàu biển, cho rằng thời gian gần đây nạn cướp giật tài sản của du khách diễn biến phức tạp hơn trước. Cướp giật xảy ra ngay trong trung tâm thành phố, nơi có đông người qua lại, do du khách chủ quan vì nghĩ rằng đây là nơi an toàn.
Vì thế, câu cửa miệng của các hướng dẫn viên khi đưa khách đến điểm tham quan là "hãy cẩn thận, đi trên vỉa hè, dây máy chụp ảnh cột chặt trong tay, gửi dây chuyền và tài sản có giá trị ở khách sạn".
Du khách sau khi bị cướp giật đã phản ánh với công ty du lịch nước ngoài (đơn vị đối tác đưa khách cho công ty Việt Nam); đồng thời lên các diễn đàn về du lịch phản ánh. Sau mỗi bài viết là hàng trăm bình luận của nhũng người khác. "Việt Nam là một điểm đến tuyệt vời. Nhưng trong rất nhiều năm đi du lịch của mình, đây là lần đầu tiên tôi bị cướp giật, địa điểm gần khách sạn Rex. Do vậy, những lần sau đi ra đường, tôi chẳng dám mang theo thứ gì giá trị", một du khách nước ngoài viết trên trang tư vấn du lịch nổi tiếng Tripadvisor.
Theo ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng Voyages, trong du lịch, thông tin truyền miệng là rất quan trọng, tác động lớn tới việc du khách quyết định chọn điểm đến. Do đó, nếu không có biện pháp hạn chế nạn cướp giật, du khách sẽ "một đi không trở lại", các kế hoạch quảng bá du lịch cũng khó đem lại hiệu quả.
-----------------//-------------------

TAM73F
05-11-2011, 11:26 PM
Khách Vietnam Airlines tố bị hành hung trên máy bay
Dân Việt - Ca sĩ Quang Hà cho biết, trong chuyến bay đêm 18.4.2011 của Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TPHCM, anh Lê Minh Khương, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam đã bị nhân viên an ninh hành hung.

Tối 18.4 ca sĩ Quang Hà đi trên chuyến bay VN1169 của hãng hàng không Vietnam Airlines, từ Hà Nội vào TP.HCM.

Quang Hà kể: “Lẽ ra chuyến bay sẽ cất cánh rời sân bay Nội Bài lúc 21 giờ 45 phút nhưng đến 22 giờ 05 phút mới khởi hành. Khi bay đến TPHCM, tiếp viên trưởng thông báo: Vì lý do thời tiết, mưa lớn nên máy bay không thể hạ cánh được. Máy bay phải bay tới, bay lui rất nhiều vòng trên bầu trời TPHCM.

Một lúc sau, tiếp viên trưởng tiếp tục thông báo: Máy bay buộc phải quay lại sân bay Đà Nẵng vì không thể nào hạ cánh được.


Quang cảnh nhốn nháo trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4 rạng sáng 19.4. Ảnh do ca sĩ Quang Hà cung cấp.

Chờ ở sân bay Đà Nẵng khoảng 30 phút, tất cả chúng tôi được thông báo là thời tiết ở TP.HCM đã tốt, chuyến bay sẽ cất cánh sau ít phút nữa. Đợi mãi, không thấy động tĩnh gì, tôi mới hỏi một cô tiếp viên, thì được cô này giải thích: Có một hành khách đòi xuống, không chịu tiếp tục bay nữa.

Tiếp viên này còn cho biết thêm, nếu hành khách này không bay, cả chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng vì sẽ mất thời gian kiểm tra hành lý, trước khi vị khách đó bước xuống".

Ca sĩ Quang Hà kể tiếp: "Tôi và anh Quang Cường nóng ruột, muốn về TPHCM sớm nên đã tìm gặp vị khách đó, với mục đích thuyết phục anh này tiếp tục chuyến bay. Tôi được biết anh ấy tên là Lê Minh Khương, một huấn luyện viên môn Taekwondo.

Theo nhận xét công tâm của tôi, anh Khương là một người rất lịch sự và nhã nhặn. Anh Khương cho biết là anh không có ý đòi xuống, không bay nữa mà chỉ yêu cầu cô tiếp viên trưởng trả lại cho anh cuống vé so ghế ngồi và nên ăn nói nhã nhặn với khách hàng.

Sau đó, tôi và anh Quang Cường đã kiên nhẫn gặp cô tiếp viên trưởng, nói rõ yêu cầu của anh Khương, với mong muốn mọi việc sẽ tốt đẹp, chuyến bay được tiếp tục bình thường. Nhưng sau đó, cửa máy bay mở, một nhân viên an ninh tên C.T bước lên.

Thay vì hỏi nguyên nhân thế nào, anh này đã có thái độ quá đáng, nạt nộ mời Khương xuống máy bay. Anh Quang Cường quá bất bình đã phản ứng: “Anh không được đối xử bất lịch sự với anh Khương như thế!”, C.T. hầm hè, rời máy bay.


Ca sĩ Quang Hà mệt mỏi tại sân bay Đà Nẵng đêm 18.4

Năm phút sau, có khoảng 20 nhân viên an ninh bước lên, đồng loạt xúm vào khống chế anh Khương. Một người cầm dùi cui điện đánh vào bụng, bẻ tay anh trước mặt hàng trăm hành khách. Mọi người đều rất bất bình và cảm thấy sợ hãi trước cách hành xử này.

Bố của anh Khương là một bác sĩ, hơn 70 tuổi, cũng bị một nhân viên an ninh bẻ quặt tay ra sau và phải nghe những lời nặng nề.

Thấy sự hung hăng, thô lỗ của họ, tôi, anh Quang Cường, người trợ lý và một số hành khách đã quyết định không tiếp tục bay nữa, chuyển sang chuyến khác. Chúng tôi đã lang thang, vật vạ ở sân bay đến 6 giờ sángthì đáp chuyến bay VN1305 của Vietnam Airlines, rời sân bay Đà Nẵng".

"Luật sư của anh Khương vừa gọi điện thoại cho tôi, hỏi tôi có thể làm chứng cho vụ kiện này không. Tôi đã hứa là tôi sẽ làm chứng vụ này, với mong muốn Vietnam Airlines sẽ có thái độ nhã nhặn, tôn trọng khách hàng của mình hơn”, ca sĩ Quang Hà khẳng định.

Tối 19.4, phóng viên Dân Việt đã liên hệ với anh Lê Minh Khương, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam. Qua điện thoại, HLV Lê Minh Khương đã xác nhận sự việc và cho biết sẽ có ý kiến chính thức về việc này.
Lê Ngọc Dương Cầm - P.V

TAM73F
05-11-2011, 11:26 PM
Lại chìm tàu trên Vịnh Hạ Long

28 du khách Pháp thoát nạn

Khoảng 3 giờ chiều ngày 8 tháng 5, một chiếc tàu du lịch đột ngột chìm trong khi đang neo đậu trước hang vịnh Hạ Long.

Khoảng 28 du khách quốc tịch Pháp lúc đó đều đang ở trong hang nên may mắn thoát nạn.

Vịnh Hạ Long cảnh đẹp nhưng không an toàn.

Theo VNExpress, công ty Hải Long sở hữu chiếc tàu du lịch nói trên. Đại diện công ty này cho biết không có thiệt hại về người mặc dù hầu hết thủy thủ đoàn Pháp có mặt trên tàu lúc tai nạn xảy ra.

Người ta đang trục vớt tàu và thu hồi hành lý, giấy tờ, tư trang của du khách Pháp để đoàn có thể tiếp tục cuộc hành trình đến thành phố Đà Nẵng ngay ngày hôm sau.

Tất cả 28 du khách quốc tịch Pháp đều đã được đưa về khách sạn ở Bãi Cháy để tạm trú chờ nhận lại hành lý, giấy tờ tùy thân…

Trước khi bị chìm, tàu của công ty Hải Long neo đậu cách đảo Ti Tốp khoảng 300m. Một số nhân chứng nói rằng chiếc tàu Hải Long đã bị một chiếc tàu khác chở nước đâm phải làm vỡ thân tàu. Trong vòng 30 giây sau, chiếc tàu Hải Long bị dựng đứng thẳng và chìm hẳn xuống đáy vịnh.

Đây là vụ chìm tàu thứ hai xảy ra từ đầu năm 2011 đến nay tại vịnh Hạ Long, tức chưa đầy 3 tháng sau.

Vụ đắm tàu Trường Hải 6 hôm 17 tháng 2 tại vị trí tương tự, cũng cách đảo Ti Tốp vài trăm thước làm thiệt mạng 11 du khách và một hướng dẫn viên người Việt Nam.

Vụ chìm tàu Trường Hải đã gây xúc động dư luận khắp thế giới vì các nạn nhân bị thiệt mạng thuộc 8 quốc gia khác nhau, không kể Việt Nam.

Sau vụ này, số lượng du khách Pháp đến Vịnh Hạ Long giảm hẳn. Rất nhiều tours bị hủy. Nhiều du khách Pháp chọn các khách sạn ở bãi biển để trú ngụ qua đêm thay vì ngủ trên tàu neo đậu ở vịnh.

Cuộc kiểm tra được tiến hành sau vụ chìm tàu đáng tiếc nói trên cho thấy phần lớn tàu du lịch đưa đón du khách đi thăm các hang động của Vịnh Hạ Long không bảo đảm an toàn.

Nhiều tàu không kín nước vách chắn thủy, hoặc thiếu vật dụng cứu hỏa, cứu nạn; hệ thống điện dễ trục trặc, cháy nổ; thậm chí có tàu không đủ áo phao cho du khách sử dụng khi cần thiết…

TAM73F
05-14-2011, 01:48 AM
Văn hoá “đểu”

Chuyện về giáo dục ở Việt Nam ngày nay (Tức là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập- tự do - hạnh phúc):


Trong một buổi học, cô giáo đang dạy cho học trò tập đọc. Đến một chữ khó trong câu:" Đồng chí Phan Đình Giót đã anh dũng lấy thân lấp lỗ châu mai". Cô hỏi:"Có em nào biết "anh dũng" là gì?. Hỏi mấy lần mới có một em dơ tay xin "phát biểu" :

- Anh dũng là "đéo sợ".

Cô giáo đi từ kinh ngạc đến giận dữ, đem chuyện đến mách hiệu trưởng:

- Đồng chí xem, học trò dốt nát, mất dậy thế này. Nó lại dám nói :"anh dũng là đéo sợ".

Hiệu trưởng gật gù, mỉm cười nói với cô giáo:

- Ừ! Nó nói thế "đéo sai".

Cô giáo lắc đầu chán nản nói:

- Đã thế thì đây "đéo dạy "nữa!

Hiệu trưởng khoát tay:

- Đây "đéo cần".

Câu chuyện gọi là tiếu lâm, nhưng cười ra nước mắt này là một mặt biểu hiện của một nền "văn hoá đểu", có thể là tiêu biểu cho văn hoá Macxit – Lêninnit đang ngự trị trên nước Việt Nam.

Nói đến văn hoá, người ta đã hàm một ý khác với dung tục. Người có văn hoá là một người có học – không cứ phải là có bằng cấp cao- cách cư xử lịch lãm, thanh lịch :

Người xinh cái bóng cũng xinh,
Người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn.

Chính vì muốn có một phạm trù văn hoá tốt đẹp hướng thượng như thế, nên trước kia người ta gọi là văn hiến. Chỉ từ khi văn hoá Tây phương du nhập, các nhà văn tây mới dùng từ văn hoá để dịch chữ "culture" và cho nó nhiều ý nghĩa duy vật hơn. Nhất là quan niệm thiên Marxist của Đào Duy Anh (1), hay của các nhà "văn hoá" Cộng Sản sau này của Việt Nam : "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình."(2)

Dùng khái niệm văn hoá Cộng Sản để hiểu văn hoá Cộng sản vì sao lại gọi là "văn hoá đểu", đối với quan niệm xưa xem ra có nghịch lý; nhưng lại rất "biện chứng" với nền văn hoá Macxit hiện nay ở Việt Nam.

Theo "Tự điển tiếng Việt" do Hanội phát hành, từ "đểu" (3) đã được định nghĩa và có những từ kép như sau:

Đểu (tt) xỏ xiên, dối trá đến mất hết nhân cách: nói đểu, đồ đểu, chơi đểu.

Đểu cáng (tt) đểu và đê tiện : bộ mặt đểu cáng.

Đểu giả (tt) : đểu và thâm hiểm; thủ đoạn đểu giả. (Chữ" giả" theo định nghĩa cũng trong tự điển này là "Không phải thật nhưng làm ra vẻ giống như thật", khi ghép với chữ "đểu" lại có nghĩa là thâm hiểm.

Thực ra những người làm tự điển chỉ là sưu tập các từ ngữ lưu truyền trong dân gian. Thái độ khoa học là phải ghi rõ ràng những từ mới và nghĩa mới; cũng như những từ cũ đã bị đổi nghĩa. Có nhiều từ lúc đầu là nói lóng, nói trại nghĩa, vì mục đích che dấu bí mật, lâu dần đã mang ý nghĩa che dấu ấy và trở thành thông dụng. Cũng vậy, chữ "đểu" lúc đầu chỉ mang một ý nghĩa là xỏ xiên, dối trá (tự điển ghi chính thức), nhưng nay nó mang rất nhiều nghĩa:" Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", (" être et avoir"); to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ cơ bản của tiếng Việt là "ăn".

Thắng bại thì gọi là "ăn thua", sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là "làm ăn"; vợ chồng "ăn ở, ăn nằm" với nhau; nói chuyện là "ăn nói", rồi "ăn ý", "ăn ảnh", "ăn khớp"... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau đồ "ăn mày, ăn nhặt", "ăn cắp, ăn giật". Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu...cái gì cũng đểu cả nên "đểu" hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp:

- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ "đồ đểu". Nước mình đang ở thời kỳ "đồ đểu".

Bây giờ trong nước người ta không nói là giả nữa mà nói là "đểu": hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu. (Vô danh)

Tác giả "vô danh" chỉ quan sát và đúc kết hiện tượng sinh hoạt của xã hội Cộng Sản Việt Nam mà không thấy có sự hiện diện của một nền văn hoá chỉ có thể dùng từ "đểu" đặt cho mới xác đáng vì nó có nguyên ủy và biến thái "đểu".

I.- Nguồn gốc đểu của văn hoá Macxit Lêninnit ở VN:

Về cuối đời, sau khi đã bị đày đọa cả nửa thế kỷ trong xã hội XHCNVN, triết gia Trần Đức Thảo nói "Chính là Marx sai". Một cái sai của một triết gia đã lấy đi cả trăm triệu tính mạng con người, và còn không biết đến bao giờ nhân loại mới hoàn toàn rũ bỏ được cái sai ấy. Ông Gorbachew nhận định:"Cộng sản là dối trá và chỉ có dối trá"Theo ngôn ngữ hiện đại ở Việt Nam thì là "Cộng sản là đểu và chỉ có đểu".

Căn cứ vào mục tiêu của Tuyên ngôn Cộng Sản thì nếu không có dân chủ Xô viết, không thể có chủ nghĩa xã hội. Tham vọng của Cộng sản là thực hiện chủ nghĩa xã hội ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước tiền tiến. Năm 1939 Trosky đã viết: "Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là tạo ra một xã hội không giai cấp, dựa trên sự liên kết và thỏa mãn hài hòa mọi nhu cầu. Trong ý nghĩa cơ bản ấy thì chưa có một tí xã hội chủ nghĩa nào ở Liên Xô". Điều này chứng tỏ một sự lừa đảo có ý thức đối với lao động và nhân dân thế giới. Engel trên lý thuyết nói về xã hội không có giai cấp của CS nghe rất "sướng tai": "Sau này khi không còn sự thống trị giai cấp và đồng thời không còn cuộc đấu tranh của mỗi cá nhân để tồn tại do sự tổ chức hỗn loạn của nền sản xuất hiện nay, và do sự va chạm và xung đột thái quá bắt nguồn từ cuộc đấu tranh này thì không còn gì để phải đàn áp, không còn có một lực lượng đặc biệt của Nhà Nước để đàn áp nữa. Kẻ tầm thường nghĩ rằng muôn đời vẫn cần có anh xen đầm. Thật ra anh xen đầm còn chế ngự được con người chừng nào con người chưa đủ lực để chế ngự thiên nhiên. Muốn cho Nhà Nước tiêu vong, phải làm tiêu vong sự thống trị giai cấp và cuộc đấu tranh để cá nhân tồn tại". Nhưng khi chuyển sang thực tế, trước hết bên Liên Xô trong những năm đầu của cách mạng đã hình thành một giai cấp quan liêu. Sự lừa đảo quần chúng nhân dân tiên khởi của chủ nghĩa CS ở Liên Xô là đã dẹp bỏ một giai cấp mà họ gọi là ăn bám, tức là phong kiến để rồi thay thế vào đó một giai cấp ăn bám mới, tức là giai cấp cán bộ có hành vi rất quan liêu. Nói đúng ra, giai cấp quan liêu của CS gồm toàn thành phần đảng viên nắm nhiệm vụ điều hành đất nước, chỉ là một hình thức quan liêu tư sản thoái hoá, vì họ cũng có một động cơ quá trình phát triển như nhau, đúng như Trosky đã nhận xét về giai cấp quan liêu CS này: "Xét về tính chất, quan liêu không phải là một giai cấp, mặc dù có khát vọng trở thành giai cấp. Trong quá trình sản xuất, quan liêu không có vị trí độc lập và cần thiết như một giai cấp. Quan liêu chỉ là một đám người ăn bám vào giai cấp lao động (Cả cái Đảng CS từ lãnh đạo chóp bu đến cấp thấp nhất ở địa phương đều là ăn bám vào lao động quần chúng), như cây tầm gửi ăn bám vào một thân cây to, rút nhựa để sống. Trong hàng chục năm qua, quan liêu ở Liên Xô đã rút ở nền kinh tế Nhà nước những đặc lợi, đặc quyền cho mình. Mặc dầu không chiếm hữu những phương tiện sản xuất, họ vẫn có quyền hưởng thụ tối đa những sản phẩm do những phương tiện sản xuất này làm ra. Chính vì thế, họ đã bảo vệ (bảo vệ theo phương pháp quan liêu của họ!) nền kinh tế tập thể, thành quả của Cách mạng tháng Mười như bảo vệ con ngươi của mắt họ" (Bác Hồ cũng lập lại câu này với đảng viên). Thứ hai họ vẫn phải lẩn lút dấu diếm thu nhập của họ, trước mắt dân chúng. Họ vẫn phải giả dối, đem chủ nghĩa Macxit ra tuyên truyền, trong lúc họ áp dụng chủ nghĩa này dưới lăng kính quan liêu của họ".(5)

Người nông dân và thợ thuyền, nói theo quan điểm của CS là "vô sản" đoàn kết lại để cho bọn bất lương bóc lột và đoạ đầy. Những tuyên bố lừa phỉnh "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu" đã mê hoặc được dân chúng và đưa được họ vào chốn cực khổ triền miên. Đó là đường lối chính trị "đểu" của đảng Cộng Sản Liên Xô, tiền bối của cách mạng tháng Tám V.N. (Đây VN tháng Tám, em Liên Xô tháng Mười - Tố Hữu)
Trong việc đào tạo nếp sống tinh thần của người dân, tức là về mặt văn hoá Đảng chiếu cố tận tình khuôn ép nhân dân trong cái gọi là nền văn hoá vô sản: "Cơ quan trung ương của đảng ban bố những bài không ký tên, khá giống lệnh của các tướng tá quân sự quản lý kiến trúc, văn học, kịch bản, nhảy múa, cố nhiên là cả triết học, các khoa học tự nhiên và lịch sử."(6).

Sự lãnh đạo bằng khủng bố của Đảng đối với tầng lớp gọi là trí thức tiểu tư sản làm thui chột hết mọi sáng tác, phát minh mà nguyên do cũng chỉ vì tầng lớp này cần phải tạo một vỏ sò cho mình để tồn tại: ' Đã từng nếm một kinh nghiệm đau đớn, các nhà khoa học tự nhiên, toán học, ngữ vị văn học, lý thuyết gia về nghệ thuật quân sự cố tránh những khái quát hoá lớn rộng, sợ rằng có một "giáo sư đỏ" thường thường lại là một anh ngoi lên ngu dốt chống lại họ một cách thô bạo bằng một trích dẫn nào đó của Lênin, hoặc Stalin. Trong trường hợp như thế, bảo vệ tư duy và phẩm chất khoa học chắc chắn là tự gây cho mình một sự đàn áp khắc nghiệt."(7) Như thế, điều hợp lý là phải có một nền văn hoá, nói riêng về văn học xây dựng bằng những tác phẩm "đểu" của những tác giả được Đảng chiếu cố : 'Sự trung thực không có nó không thể có công tác lý luận, bị dẫm xuống chân. Những ghi chú để giải thích kèm theo các văn bản của Lênin cứ mỗi lần tái bản lại được sắp xếp lại từ đầu đến cuối để phục vụ lợi ích riêng bộ tham mưu của Chính phủ, tâng bốc các" lãnh tụ", bôi nhọ các địch thủ của họ, xoá đi một số dấu vết... Các sự việc bị bóp méo, tư liệu bị che dấu, hoặc, ngược lại, được chế tạo ra, thanh danh được dựng lên hoặc bị hủy đi"(8). Đặc sắc của các lãnh tụ Cộng Sản đều là các " nhà văn lớn" với những tác phẩm đồ sộ trở thành kinh điển, và mỗi lời nói là khuôn vàng thước ngọc chỉ đạo: 'Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản tuyên bố trong một cuộc hội nghị các nhà văn rằng : 'Các chỉ thị của đồng chí Stalin là pháp lệnh cho tất cả mọi người" và người ta vỗ tay, mặc dù một số đỏ mặt vì xấu hổ "…Và như người ta muốn lăng mạ đến tột cùng văn học, Stalin, người không thể viết đúng ngữ pháp một câu tiếng Nga, được phong là một trong những nhà cổ điển về văn phong ".(9)

Nền tảng văn hoá Macxit ở "quê hương cách mạng Tháng Mười" mà những người đầu tiên ái mộ chủ nghĩa Marx hết lòng hết dạ đem về cho nhân dân Việt Nam để thay thế nền văn hoá mà họ gọi là phong kiên lạc hậu, thực dân, tự bản chất nó đã là sản phẩm của đám người " tiêu giấy bạc giả"- nếu dùng từ mới của VN ngày nay thì là bọn "tiêu tiền đểu". Thực vậy, những sách gọi là kinh điển mà những trí thức VN đọc để từ đó hiểu chủ nghĩa Mac đều không phải là trước tác cơ bản của nền tảng Macxit. Nếu người ta đã biết không phải học thuộc tứ thư ngũ kinh là thành nhà Nho, mà còn phải có công phu hàm dưỡng tu thân mới thể ngộ được đạo đức để làm một hiền nhân quân tử; thì đối với Macxit khả năng tổ chức và lãnh đạo quần chúng- tức là lừa bịp và đàn áp mới là cơ bản. Hồ Chí Minh chỉ là một người hành động, không phải là lý thuyết gia, và ông cũng hoạt động ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam. Nhóm chủ trương cách mạng theo Maxit là nhóm Tân Việt với Đào Duy Anh, có định hướng và chương trình rõ rệt: 'Tôi (Đào Duy Anh) sở dĩ thừa nhận rằng con đường cách mạng của nước ta phải theo phương hướng cách mạng Xã hội chủ nghĩa là do nhận thức bằng lý trí, thấy như thế mới lô-gic, chứ thực ra chưa biết làm cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào."(10).Chỉ căn cứ vào sách vở do Đảng Cộng Sản viết mà chuyển đạt chủ nghĩa CS vào VN, Đào Duy Anh cũng như vài cộng tác viên của đảng Tân Việt lúc ấy không hiểu rằng thực chất những sách ấy đã không phản ánh thực trạng của cách mạng Xã hội chủ nghĩa: 'Nhờ quen biết một thanh niên quê ở Thanh Hoá đã từng làm thư ký tàu biển cho một công ty hàng hải Pháp, có lẽ bấy giờ anh ta là một đầu mối liên lạc ở Saigon để các thủy thủ Pháp tiến bộ trao cho những sách báo do đảng Cộng Sản Pháp xuất bản, tôi được anh trao cho một số sách về chủ nghĩa Cộng Sản như": ABC du Communisme, Theorie materialisme historique, Lenine et la question national v.v…Ngoài ra tôi còn mua được một số sách của các nhà xuất bản khác như Histoire du Socialisme, Karl Marx, sa vie, son oeuvre của Mac Beer, Lenine của Clara Zetkin, La femme et la socialisme của Auguste Bebel."

Con đường đi đến chủ nghĩa Mac hoàn toàn bằng lối hàm thụ ấy đương nhiên chỉ cho người ta một mớ kiến thức hào nhoáng bên ngoài, nhưng nó lại tạo ra một niềm tin mù quáng. Không đối chiếu với thực tại thì không thấy những yếu kém hay sai lầm của lý thuyết. Mang tiếng là khoa học, nhưng lại hành xử rất từ chương, nó sẽ dẫn đến "nói một đàng, làm một nẻo" mà sự kiện này vốn lúc ấy đang diễn ra ở Liên Xô, quê hương của Cách Mạng tháng Mười,"Tôi đã tin tưởng rằng Cách mạng VN muốn thành công, cuối cùng tất phải theo hướng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa xã hội ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học hay chủ nghĩa Cộng Sản, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac, mà chủ nghĩa Mac là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử."(11).

Rất nhiều người đã lầm lẫn khi cho rằng những người Cộng Sản VN chỉ dùng chủ nghĩa Cộng Sản như một phương tiện để tranh thủ độc lập cho nước nhà. Đó là vì theo ý thức hệ cũ, tinh thần quốc gia là tuyệt đối, dù trong chế độ quân chủ, nhân dân và xã tắc vẫn được tôn trọng và từ vua đến quan đều phải lây quốc gia làm trọng. Những nhà cách mạng buổi đầu của VN như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu dù chủ trương Đông Du hay Tây hoá cũng vẫn có mục đích tranh thủ độc lập cho quốc gia. Nhưng Cộng Sản thì theo đúng tư duy của họ, mục đích là thế giới. Quốc gia chỉ là một phần nhỏ của thế giới. Tranh thủ độc lập quốc gia chỉ là bước đầu để cho giai cấp công nông có chính quyền mà tiến lên làm cách mạng thế giới: 'Sau khi phân tích tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình xã hội, đặc biệt là sự phân bố giai cấp ở nước ta, tôi đi đến kết luận rằng Đảng ta ngày nay phải là một đảng có tính chất liên hiệp quốc dân, chứ chưa có thể là một đảng Cộng Sản thuần túy của giai cấp công nhân được, vì thực ra giai cấp công nhân của nước ta còn non trẻ, nhưng trong tình hình thế giới ngày nay, cách mạng nước ta cuối cùng phải là một bộ phận của cách mạng thế giới, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên để có thể đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà từ cách mạng dân tộc tiến lên cách mạng thế giới (tức cách mạng Xã hội chủ nghĩa."(12)

Rõ ràng :

"Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên."

Tự cơ bản của Cộng Sản không có chỗ đứng cho quốc gia. Lenin chỉ dùng chiêu bài dân tộc để đánh phá tư bản và thực dân, cho Liên Xô rảnh tay làm cách mạnh xã hội ở trong nước. Như thế bản chất của văn hoá Macxit đã là giả dối, lừa phỉnh, hay nói ngôn ngữ ngày nay là "đểu". Vănhoá Macxit hay bất kỳ một nền văn hoá nào đều phải là tiếp thu những tinh hoa của văn hoá tiền nhiệm. Sự tiếp thu ở mặt văn hoá không hàm ý đấu tranh triệt tiêu, mà chỉ là chọn lựa tự nhiên. Tuy vậy giai cấp cầm quyền với sự lo ấu về an nguy của nó, vẫn muốn khống chế một tư duy văn hoá thể hiện ra ở cách tư duy và hành động. Nền văn hoá nhân bản vốn đã có thời gian dài xây dựng và củng cố trong lịch sử, dù bị nhiều va chạm cũng vẫn là tiêu chuẩn cho mục đích hành động của con người. Nó không thể thỏa hiệp được với sự lăng mạ lòng nhân ái và liêm xỉ của con người bằng những hành vi dối trá, cướp đoạt, diệt chủng.

Mê hoặc lý thuyết của những người tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản nhắm vào thành phần trí thức trong xã hội là cái vỏ bạo lực của cách mạng. Họ tung hỏa mù để vừa che lấp những hành vi tàn bạo diệt chủng, vừa lu loa gian dối chào hàng: 'Bao nhiêu thế hệ triết gia từ mấy trăm năm gần đây đã cố đi tìm thực chất của cuộc sống con người(*), và đến hơn trăm năm nay Karl Marx là nhà tư tưởng mới gọi là nắm được căn bản của cuộc sống. Nhà Phật cho rằng chỉ cần tâm ý con người được sự chỉ đạo của định và tuệ, thì con người bị "phóng thể" có thể trở vè được bản thân mình, do đó mà tự cứu mình và cứu độ người khác. Karl Marx thì cho rằng con người bị "tha hoá" về mọi mặt phải được giải thoát khỏi sự tha hoá để trở thành con người chân chính, toàn diện...Marx thì cho rằng sự tha hoá của con người là bắt đầu từ sự tha hoá về kinh tế, tức là sự tha hoá của chế độ tư hữu tài sản,(*). Người Macxit phải dùng đấu tranh mới thực sự giải phóng được con người (Cộng Sản trên thế giới đã giải phóng được cả trăm triệu người khỏi cuộc sống. Riêng Công Sản Việt Nam đã giải phóng cả 20 triệu dân miền Nam (VNCH) khỏi cuộc sống tương đối ổn định về kinh tế để đưa công nông cả nước vào cuộc sống nghèo khổ, nô lệ ). Người Macxit cho rằng nếu không đấu tranh thì không thể nào mong tự giải thoát được. Song đấu tranh có nhiều hình thức, từ đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị, đến đấu tranh bằng bạo lực, tùy thời cơ mà dùng hình thức này hay hình thức khác.(Cái đểu của đấu tranh tư tưởng Cộng Sản là bịt mồm không cho đôi phương phát biểu).. Những điều căn bản để cứu đời chỉ có thể thực hiện được bằng cách đấu tranh để mở rộng cách mạng ra nhiều nước khác, kể cả những nước Đế quốc chủ nghĩa, để hạn chế và dần dần chấm dứt sự lũng đoạn của những công ty tư bản khổng lồ trên toàn thế giới là những kẻ thủ ác trong những mối đe dọa lớn đối với loài người.(* )Như thế thì có thể nói rằng lý tưởng cứu độ của người Phật tử cũng như lý tưởng cứu thế của các tôn giáo khác mà xưa nay các tôn giáo không thực hiện nổi (sic), chủ nghĩa Mac sẽ có thể thực hiện được".(12)"Con người được giải phóng khỏi mọi hình thức tha hoá, con người toàn vẹn ấy, chỉ có thể trở thành ở trong xã hội Cộng sản thôi. So với các thứ chủ nghĩa nhân đạo cũ, từ chủ nghĩa nhân đạo Phật giáo và Khổng giáo ở Đông phương, đến các thứ chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn ở lòng thương của Thiên chúa hay những chủ nghĩa nhân đạo của những nhà triết học vô thần, thì chủ nghĩa nhân đạo của Mac cao thượng và thiết thực hơn nhiều"(13).

2.-Chính trị đểu:

Thiết thực đến người dân là chính trị. Trong xã hội Phong kiến, sống dưới sự cai trị của quan lại trong vương triều cũng như chính quyền ở làng xã, nhân dân không thể tránh khỏi những xử đoán bất công, hà khắc, cho nên ai cũng mong muốn một chế độ cai trị dễ thở. Người ta gọi là "minh quân,lương tể" khi trong nước có vua quan biết thương yêu lo cho cuộc sống an bình của người dân. Cộng Sản đã mị dân bằng chiêu bài dân chủ thủ tiêu tất cả những áp bức của phong kiến: 'Về vấn đề quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính thực chất là vấn đề chuyên chính vô sản, nghĩa là" Sự tổ chức của bộ phận tiên phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để đàn áp kẻ áp bức... Đồng thời với sự mở mang rất rộng rãi dân chủ...cho người nghèo, cho nhân dân...chuyên chính vô sản đem lại một loạt hạn chế tự do đối với những kẻ áp bức, kẻ bóc lột, bọn tư bản. Dân chủ cho tối đại bộ phận của nhân dân và đàn áp bằng sức mạnh đối với những áp bức của nhân dân ".(14)

Thực tế xã hội CSVN đã chứng tỏ tính chất "đểu cáng" của chính quyền Cộng Sản dựa trên cơ bản chuyên chính vô sản. Nhân dân được lao động vượt quá sức mình (các tận sở năng) để hưởng được những gì nhà nước chuyên chính ban cho mà không được phàn nàn. Thay vì áp chế kẻ thù giai cấp nay đã hoặc cao bay xa chạy, hoặc nằm im dưới lòng đất, nó "hơi xem nhẹ cái mặt dân chủ đối với nhân dân (sic) (Xem nhẹ nghĩa là giai cấp Đảng làm mọi việc một cách độc đoán cho quyền lợi riêng của Đảng.)

3.- Pháp luật đểu:

Người ta thường dùng những tiêu chuẩn và quan niệm của thế giới dân chủ Tây phương (Cộng sản gọi là phản động) để đo lường và đánh giá hành vi chính trị cũng như luật pháp của Đảng Cộng Sản. Hiển nhiên điều ấy là bất cập vì trong chế độ độc tài toàn trị Cộng sản, không có vấn đề luật pháp không bị chính trị chi phối. Như thế pháp luật là một công cụ để Đảng phát huy tác dụng chuyên chính của nó.(bằng cách bịt mồm bị cáo ở tòa án, định sẵn bản án cho tội nhân trước khi sử, ngăn cản không cho luật sư biện hộ, mớm cung, bịa đặt bằng chứng v.v..Thế nhưng lại bọc cái gọi là "pháp luật XHCN ấy dưới cái vỏ rất dân chủ và tiến bộ: '...Làm thế nào để cho nó phát huy tác dụng chuyên chính của nó thì chỉ là đối với cái gì có quan hệ thực sự với kẻ thù giai cấp mà phải phát huy tác dụng quản lý dân chủ của nó đối với nhân dân lương thiện. Muốn được như thế thì chỉ có cách là mở rộng dân chủ XHCN, mà vấn đề dân chủ XHCN, như đã nói ở trên chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh nội bộ- phê bình và tự phê bình- trên nhu cầu của thực tế khách quan."(14). Xem như thế mới hiểu được nhũng người trong đảng mà phạm pháp thì không thuộc phạm vi luật pháp mà chỉ có "xử lý nội bộ " căn bản đặt trên sự phê và tự phê". Điển hình vụ tham nhũng Vinashin ở Việt Nam nếu xảy ra ở nước dân chủ (chẳng thể nào có ở một nước dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp), thì dư luận, luật pháp đã xử lý tới nơi tới chốn. Nhưng ở nước CHXHCNVN (độc lập- tự do- hạnh phúc) thì: 'Quyết định của Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật vơi các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin!(Chắc là các đồng chí cũng có phê và tự phê).. Mặc dầu chúng tôi có thiếu xót và khuyết điểm nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tự xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật

(có nghĩa là nếu một " nhân dân anh hùng" ăn cắp 100 đồng VN thì tù- ngụy danh là học tập cải tạo, vì Pháp luật nước ta chủ yếu giáo dục, cải hoá; còn "quan lớn bộ Chính trị ăn cắp cả trăm triệu Đôla Mỹ thì lỗi ở đồng đôla đã hủ hoá cán bộ, nên cán bộ phải nghiêm túc tự phê mà đề cao cảnh giác.)

Pháp luật" đểu" là có luật hình sự ban hành để xếp xó, còn thì dùng "luật rừng" mạnh được yếu thua. Mạnh là Đảng, yếu là nhân dân. Bùi Tín đã viết về vụ án "mua dâm nữ sinh vị thành niên ở HàGiang như sau: 'Ngay ngày 11 tháng 3 các đài phát thanh VOA, RFA, RFI …đã chỉ ra những điều không bình thường của phiên toà. Tại sao lại xử kín, không cho báo trong nước và báo nước ngoài tham dự, không cho cả người thân trong gia đình, mẹ của hai em Hằng và Thúy vào dự? Tại sao không cho luật sư bảo vệ các em? Tại sao không cho phép luật sư Trần Đình Triển tham dự khi ông tình nguyện biện hộ miễn phí cho các em? Cuối cùng luật sư xin vào dự chỉ để tìm hiểu về vụ án, cũng bị từ chối với một lý do rất vớ vẩn: 'Hôm nay toà không làm việc".

Dưới đây là những biểu hiện của "luật rừng" rõ rệt nhất:

"Tên gọi của vụ án vẫn cứ gọi là "vụ án mua bán dâm của vị thành niên". Không có gì sai hơn là tên gọi này. Có thể khẳng định nếu không có tên hiệu trưởng ma cô Sầm Đức Xương đứng ra bịp bợm, dọa dẫm. mua chuộc các em rằng: 'Không nghe theo, không ngoan ngoãn vâng lời các quan chức thì dù học giỏi cũng không được lên lớp, cũng không được đỗ khi thi, còn bị điểm hạnh kiểm xấu" thì không có vụ án này. Bọn nhóm quan đầu tỉnh tham nhũng, hoang dâm đầu xỏ của vụ án nghĩ ra mưu dùng tên hiệu trưởng đầy thú tính làm tay sai đắc lực. Tên hiệu trưởng này hiểu rõ tâm lý các em là rất sợ bị điểm đạo đức xấu, rất sợ bị điểm thấp, rất sợ thi không đỗ, không được lên lớp, sẽ bị gia đình rầy la, nên lợi dụng nỗi lo sợ ấy, biến các em thành những kẻ nô lệ tình dục.

Để soi tỏ cái chế độ tư pháp độc đảng kỳ dị này, xin nhắc lại lời của Chánh án toà án Nhân dân Tối cao Trịnh Ngọc Dương tháng 10 – 2008 được truyền bá rộng rãi: ' Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được; xử hòa cũng được, xử thắng cũng được." Một tuyên ngôn, một lời thú nhận đáng sợ. Cũng như nữ luật sư Ngô Bá Thành, Đại biểu Quốc hội từng nói: ' Ở Việt Nam ta có một rừng luật, nhưng khi xét xử lại áp dụng luật rừng".(Bùi Tín viết riêng cho VOA, 21-3-2011).

"Việt Nam không có tù chính trị", chỉ có phản động làm nguy hại an ninh, chống phá cách mạng. Đấy là cần phải xử. Còn thông thường thì cứ âm thầm bắt người, giam ở một chỗ bí mật, thân nhân cứ lấy ngày nạn nhân được "mời đi làm việc" làm ngày giỗ.

3.- Giáo dục đểu:

Tự cơ bản giáo dục Cộng Sản dạy cho người ta ăn gian nói dối để phục vụ chính trị của Đảng. Ngoài chương trình đào tạo nặng về chính trị (Hồng hơn chuyên) còn có sách vở "đểu" khiến cho trí thức người dân chỉ phát triển theo chiều Đảng muốn (Xin hẹn ở một bài khác tìm hiểu và phê phán sâu đậm hơn về sách "đểu").Ngay từ hồi Cộng Sản còn lén lút tuyên truyền trong dân chúng VN, người có thể nói có công nhất trong việc đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào VN là Đào Duy Anh. Ông đã biết làm việc "treo đầu heo, bán thịt chó": 'Làm việc này tôi có một dụng ý riêng là nhân việc giải thích từ, mà phổ biến trong nhân dân một số khái niệm chính trị theo hướng chủ nghĩa Mac, mà tôi thấy là cách giải thích tiến bộ nhất và khoa học nhất. Tôi có giải thích những thuật ngữ này theo sự hiểu biết của mình do nghiên cứu những sách về chủ nghĩa Mac trước đây, chứ không theo hẳn cách giải thích của các từ thư thông thường, và đôi chỗ nó vượt ra ngoài cách giải thích thường có ở một cuốn từ điển(*).Đó cũng là một cách để phổ biến chủ nghĩa Mac mà bước đầu tôi đã thử làm trong mười ba tập sách của Quan hải tùng thư. Thí dụ:Cộng Sản chủ nghĩa : cái chủ nghĩa muốn tiêu diệt quyền tư hữu, đem tất cả cơ quan sinh sản (*), sinh sản phẩm trên xã hội làm của chung của tất cả mọi người, đặt cơ quan thống kê và quản lý chung; về chính trị thì chủ trương liên hiệp tất cả giai cấp lao động để đánh đổ chế độ Tư bản.(14)

Cả một hệ thống văn học tuyên truyền ngự trị trong giáo dục nhằm uốn nắn tâm hồn người dân ngay từ tuổi mới học nói : 'Yêu biết mấy nghe con học nói; Tiếng đầu lòng con gọi Stalin), cho đến ông già gần đất xa trời "nhớ nghĩ chiều hôm"(15). Hệ thống giáo dục ngụy trá ấy không những đánh lừa người dân trong nước, mà còn có mục đích đánh lừa cả quốc tế. Nó không phải là sáng kiến của Cộng Sản VN mà chính là sáng kiến của Cộng Sản quốc tế với Lênin và Stalin: 'Cách đây ít lâu, khi tôi ở nước ngoài, người ta đã đề nghị tôi 20.000 Đôla để in các hồi ký của tôi, nhưng những hồi ký này phải qua sự kiểm duyệt của Bộ Chính trị và tôi biết ở đất nước chúng ta, người ta giả mạo, xuyên tạc biết bao nhiêu lịch sử đảng và cách mạng, tôi không muốn tiếp tay cho một số giả mạo như thế. Tất cả công việc kiểm duyệt của bộ Chính trị chỉ là cấm tôi đánh giá trung thực những nhân vật và hành động của họ"(16).

Chúng ta không có công sức mà rà soát toàn bộ tác phẩm văn học và giáo dục của Cộng Sản Việt Nam. Hãy gạt ra ngoài những sách giáo dục ấu trĩ, chỉ kể riêng phần gọi là "hàn lâm" là nơi tham khảo cho những người ngoại quốc muốn biết về văn hoá VN cũng đã "nguyền rủa sự thật " khủng khiếp đến thế nào. Sách vở miền Bắc đều là những phiên bản của một bản ngợi ca lố bịch gần như hoang tưởng. Hãy xem ông Nguyễn Khắc Viện gọi là trí thức đỉnh cao, đã từng được đào tạo về y khoa ở Paris năm 1983 viết: 'Với tất cả những giàu sang và hấp dẫn của nó, xã hội tư bản phát triển nhất vẫn là một xã hội bệnh hoạn, có nguy cơ dẫn loài người đến ngày tận thế hạt nhân(*). Một xã hội xã hội chủ nghĩa ngay từ trong trứng nước như ở Việt Nam còn mang nặng tất cả những chứng tật ấu trĩ và di sản từ ngày xưa (vẫn đổ lỗi cho quá khứ) vẫn có những mầm mống lành mạnh không thể nào có ở những nước tư bản".(17)

Hãy so sánh ý tưởng sau đâysẽ thấy rõ phiên bản "trăng Liên Xô đẹp hơn trăng Mỹ": 'Nhưng hễ tôi so sánh những cảnh đông người, cảnh xã hội ở đấy với những cảnh tôi thấy trong đường phố Matxcơva thì một sự khác biệt đập ngay vào mắt. Cảnh đông người trên đường phố Matxcơva toát ra một khí sắc lành mạnh không thể có ở các thành phố tư bản".(18) (Làm sao tìm được ở Paris mầm mống và khí sắc lành mạnh như Hiệu trưởng làm ma cô ép buộc gái vị thành niên bán dâm như ở HàGiang, Thiên đường Cộng Sản của CHXHCNVN.)

Đến thời gọi là "mở cửa" thì vì chủ trương "kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" nên về mặt văn học có sự tái bản những sách của "miền Nam". Nhưng Đảng đâu có thiếu đề cao cảnh giác. Các sách đã bị cắt xén những điều chạm đến chính sách và niềm tin của Đảng. Điều này tạo ra những nhận định sai lầm về văn hoá ở "miền Nam (VNCH) trước đây (*). Những học giả ở "Miền Nam" trước đây đều phải tuân thủ một tinh thần tôn trọng sự thật khi sáng tác hay biên khảơ. Nề nếp có tính chất quốc tế ấy khiến người ta tin tưởng ở những điều các vị học giả ấy viết ra, để căn cứ vào đấy mà có những nhận định chính xác.Vì thế những biên khảo không được có sự bịa đặt, dựng đứng hay ngụy tạo chứng cớ. Nếu có sự sai lầm trong tác phẩm biên khảo thì đấy là do trình độ còn yếu kém và không thể che dấu được người đọc có trình độ. Việc phê bình thẳng thắn sẽ giúp độc giả nhận ra những chỗ sai lầm này.

Học giả XHCN thì không tôn trọng quy tắc này. Điển hình như "Thầy" Đào Duy Anh đã dựng lên chuyện cụ Phan Bội Châu ca tụng Nguyễn Ái Quốc mà không cần chưng ra một chứng cớ nào cả.Cũng như "học giả" Trần Dân Tiên đã viết sách về tiểu sử "Bác Hồ" để từ đó những học giả ngoại quốc tham khảo khi viết về Hồ Chí Minh. Thầy Đào viết: '.. Hiện nay đã có người khác giỏi hơn lớp chúng tôi nhiều đứng ra đảm đương công việc để làm trọn cái việc mà lớp chúng tôi không làm xong. Ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không?

-Có báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt và chết ở Hương Cảng cách 2,3 năm nay rồi mà?

- Không, tôi chắc ông Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta nhất định sẽ độc lập. Họ bắt tôi dễ chứ làm sao bắt được ông Quốc; mà có bắt đi nữa thì cũng phải thả thôi, vì ông ấy giỏi chứ có như tôi đâu, lại có nhiều vây cánh và bạn bè khắp thế giới (Cụ Phan đâu có biết, làm sao Pháp bắt được Nguyễn Tất Thành khi chính hắn đã bán cụ cho Pháp để lấy tiền phát triển Đảng,)

-Thưa cụ "Bò đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là khác!

-Kể cái nghề cử tử thì xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ta thường cũng có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực, thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác".(18)

Các học giả ngoại quốc khi viết về VN cứ yên trí tin vào những sự kiện trên thì giá trị của tác phẩm sẽ như thế nào? Rõ ràng chỉ là phiên bản của một chính sách nói dối thông suốt cả nền văn hoá Cộng Sản.

Trong sách giáo khoa dùng đào tạo giáo viên (Đại học sư phạm) đầy dãy những thông tin bịa đặt, tuyên truyền một chiều và nhất là sinh viên không hề được suy tư đối chiếu để tiếp cận chân lý, do đó đã tập quen cho những người thầy giáo tương lai một bản chất nói dối, ngụy biện, để sau này đi dạy, cứ theo con đường "sáng suốt" của Đảng mà hành nghề. Thí dụ năm 1930, sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, Pháp có ném bom vào làng Cổ Am, mà họ cho là nơi tụ tập của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng "Tan tác Kiến Kiều An đất nước ; Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây". Các báo chí thời ấy đều có đăng tải. Nhưng vì đó là cuộc nổi dậy của VNQDĐ, do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, nên sinh viên không được học; Còn Đảng thì thổi phồng vụ chống thuế của một số dân làng ở Nghệ Tĩnh lên thành Xô Viết Nghệ Tĩnh(*) mà chính dân làng ở Nghệ Tĩnh cũng chẳng biết Xô viết là cái gì). Như thế là Bộ giáo dục của CSVN đã chủ ý đào tạo một hàng ngũ "thầy đểu" để thực hiện chính sách "dạy đểu".Việc CSVN có thành công hay không ở chính sách này lại có một nguyên nhân khách quan khác.

4.- Tu đểu;

Kể từ khi "lý thuyết gia" Đào Duy Anh phong "Bồ Tát" cho Hồ ChíMinh: 'Không hề có ý đồng nhất hoá Bác Hồ với Khổng Tử, tôi chỉ muốn nói rằng Bác Hồ tuồng như có thể xem là bực thánh nhân tập đại thành những cái thánh của nhà Nho mà còn gồm cả cái thánh của nhà Phật (Bồ Tát), cho đến cái thánh của người Macxit chân chính."(19) thì Cộng Sản VN khai sáng một nền "tu đểu" có thể coi như từ một lý thuyết của Thích Nhất Hạnh như Đào Duy Anh đã viết: 'Tất cả năm công tác mà Thích Nhất Hạnh coi là căn bản và cấp thiết để cứu đời chỉ có thể thực hiện được như ông tự biết khi nào "sự chia cắt đau nhức giữa tôn giáo, chủng tộc và quốc gia được bãi bỏ - Những điều ấy không có thể thực hiện được bằng sự có mặt của các nhà đại sư để cho đạo lý thấm dần vào mọi hoạt động của xã hội và bằng sự tĩnh tu giác ngộ của mỗi người, mà chỉ có thể thực hiện được bằng cách đấu tranh để mở rộng cách mạng ra nhiều nước khác, kể cả những nước đế quốc".(19)

Cơ bản "hiện đại hoá đạo Phật này cũng giống như chủ nghĩa Macxit là một thứ "đầu voi đuôi chuột. Nhà nước Cộng Sản kinh nghiệm thới gian trước đã từng lợi dụng đạo Phật làm một sức mạnh tranh đấu (20) nên ngày nay đã kiểm soát chặt chẽ giới tu hành chân chính, đồng thời dung dưỡng để tạo nên một cán cân "tu đểu" dần dà tiêu diệt đạo Phật. Điển hình ở một số chùa có hiện tượng buôn thần bán thánh. Trong chùa cũng có sinh hoạt tổ chính trị, và nhiều sư bị phát hiện với rất nhiều hiện tượng phạm giới. Nếu các tín đồ phẫn khích vẫn lui tới lễ bái, tín ngưỡng trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo; nếu tín đồ bỏ chùa, Đảng thành công, vì đúng là một viên đạn hạ được hai con chim : vừa thực hiện được chủ trương vô tôn giáo, vừa nắm được ý thức của người dân.

Việc đưa cả Hồ Chí Minh vào thờ trong chùa, như ở phần trên có nói là do một bài báo quan trọng của Đào Duy Anh phong "Bồ Tát" cho "Bác"; cũng như dựng tượng "Bác" ở ngay đền Hùng với huyền thoại là ghi nhớ câu nói của "Bác" : 'Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy đất nước". (Thế mà chỉ 2 năm sau đã sai Phạm Văn Đồng viết công hàm bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu). Xây dựng chùa to để nói với quốc tế là tôn trọng tín ngưỡng, nhưng thực chất bên trong lại làm cơ sở cách mạng, không kể làm kinh tế du lịch. Trong khi những chốn tu hành không vào luồng thì đổ nát, nghèo khổ, phải đi xin tiền của người Việt tị nạn ở nước ngoài để trùng tu. Nghiễm nhiên nhiều chùa trở thành chỗ buôn thần bán thánh, vừa làm kinh tế, vừa ru ngủ quần chúng, khiến bất kỳ một manh động nào có hại cho Đảng, Nhà nước đều bị trấn áp ngay từ trong trứng. Hãy cứ đặt một nhận xét nhỏ để thấy rõ vai trò của các sư công an ở chùa này: Năm 1963 sao mà biểu tình dễ dàng và đông đảo thế; còn hiện thời sư sãi phật tử có dịp nào mà tụ tập nổi nghìn người để khiến cho chính quyền phải huy động bộ máy công an giải tán và đàn áp. Như thế, phải nhận rõ ưu điểm của bộ máy an ninh Cộng sản đã lồng được vào tôn giáo niềm sợ hãi sự trừng phạt ở hiện thế.

4.- Hành xử đểu :

Xưa cũng như nay dù mang tên gọi khác nhau ở ngôn ngữ, con người đối với nhau bằng lòng thành. Ở Nho giáo chữ Thành đã mang đầy đủ ý nghĩa triết học là tư tưởng cơ bản của triết lý hành động : 'Thành giả, thiên chi đạo giã; thành chi giả, nhân chi đạo giã"( Thành là đạo của Trời, làm đến được điều thành là đạo của người).Không có thành thì sao gây được tín nhiệm với nhau, tôn trọng nhau để tạo một cuộc sống hoà hợp trên căn bản giúp đỡ nhau mà cải thiện cuộc sống.

Cái "đểu" là Cộng Sản đã phá ngay chữ "Thành" và chữ "Tín" ở chỗ cơ bản nhất là gia đình từ khi khuyến khích con tố cha mẹ, vợ chồng tố nhau. Sự tan nát niềm tin nơi gia đình đưa ra ngoài xã hội tạo nên một xã hội mất niềm tin mà chỉ còn rình mò và lợi dụng nhau. Đành rằng việc làm bậy không đời nào không có, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên Chính quyền phải cầm cân nảy mực để duy trì sự công bình, thành tín cho dân. Ngày trước người ta gọi một ông quan "đểu" là vì ông này lợi dụng chức vụ để ăn tiền, phân xử bất công, đổi trắng thay đen:

Tri Phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ Trời hạt ấy được bình yên.

Chữ "y" chữ "chiểu" không phê đến,
Quan chỉ phê ngay một chữ "Tiền".

Thiểu số quan tham ấy không thể tồn tại hay lũng đoạn xã hội được khi ý thức đạo đức và pháp luật của dân chúng được nâng cao. Câu nhận định tuy rằng hàm hồ, nhưng cũng có chút sự thật của Tản Đà cho ta thấy một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao dân trí với việc ổn định xã hội:

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn,
Cho nên chúng nó dễ làm quan.

Cũng bởi bọn chính quyền lưu manh dùng bạo lực kìm kẹp khủng bố người dân, lại thủ tiêu sự công chính và thành tín nên xã hội VN hiện tại là một xã hội không giống ai. Người ta gọi là "thời kỳ đồ đểu", tuy nghe đau xót, nhưng cũng phản ảnh được sự thật. Việc xưng bằng cấp "rởm" của Cộng sản VN ngày nay mới nở rộ, nhưng đã có từ quá khứ mà suy ra ai cũng hiểu nhưng không ai dám nói là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đỗ kỹ sư điện tử; còn "Bác Hồ" vì đã chót tô vẽ cho Bác là "thiên tài" hy sinh tìm đường cứu nước quên cả học, nên Đào Duy Anh đành lấp liếm ca Bác về trình độ: 'Bác Hồ không đi thi, nhưng sức học chữ Hán bấy giờ đã tương đương với sức học của một người thí sinh trung bình, tức khi chuyển sang học chữ Pháp, Bác đã có được một vốn Hán học về văn thể (*) gọi là kiêm bị, mà về nội dung thì một người thông minh như thế phải là đã có những sở đắc chứ không phải như những học trò dung phàm(*). Bác Hồ học chữ Pháp ở trường Pháp Việt và trường Quốc Học được 6 năm...Bác Hồ đã tiếp thu được một số kiến thức về Tây học kha khá đủ để làm thầy giáo dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi Bác vào Saigon(*) (21). Bây giờ thì con cháu Bác hách hơn, mua bằng từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ ở các nước Tây phương tư bản về để trí thức hoá Đảng.

Tất cả mọi thứ đều được đem ra mua bán từ quan tước đến liêm xỉ và cả sự thật nữa, cho nên mọi hành vi đều thể hiện tính chất nguyền rủa cái Đẹp, cái Tốt va cái Thật. Điều nổi cộm hiện nay là vụ án Cù Huy Hà Vũ đang phô diễn cho cả thế giới thấy rõ một Tòa án ngồi lên trên Pháp luật theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị hay của Đảng mà hành xử "đểu" với nhân dân.

5.- Vấn đề hoà hợp hòa giải với CSVN: Những người còn mang bản chất người có thể hòa vào với nền " văn hoá đểu" của Cộng Sản Việt Nam không? Cộng sản không thể và không muốn sửa đổi. Cái gọi là nền văn hoá Macxit ấy là tai họa cho không những dân tộc Việt Nam, mà còn cho cả nhân loại cần phải được giải trừ để thay thế vào đấy một nền văn hoá nhân bản. Phải làm ngay lúc này thì vài ba thế hệ sau mới trở về nẻo thiện được. Văn hoá không thể từ trên trời rơi xuống và có kết quả cấp kỳ. Bài học cay đắng của lịch sử là từ giữa thế kỷ trước người ta không nghĩ đến sự nguy hại của văn hoá Macxit vì thật sự chưa có những biểu hiện "đểu" trong xã hội; vì xã hội vẫn còn ảnh hưởng của những yếu tố văn hoá cũ với điều mà người ta gọi là tử tế. Công việc tẩy rửa văn hoá "đểu" thật là khó khăn và lâu dài."Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh."

Lê Văn Ngọc

Chú thích:

(1) Trong quyển VN văn hoá sử cương của Đào Duy Anh, xuất bản năm 1938 ông định nghĩa văn hoá như sau: ' Người ta thường cho rằng văn hoá là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hoá vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hoá nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải ở trong phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt.

Văn hoá đã tức là sinh hoạt thì không kể là dân tộc văn minh hay dã man đều có văn hoá riêng của mình, chỉ khác nhau về trình độ cao thấp mà thôi. Ví dụ văn hoá của các dân tộc Âu Mỹ thì cao, mà văn hoá của các dân tộc mọi rợ ở Phi châu, Úc châu cùng các giống người Mường, Mán, Mọi ở nước ta thì thấp.

(2) Trần Ngọc Thêm- Tìm về bản chất văn hoá Việt Nam – trg25

(3) Xét về từ nguyên của chữ "đểu" chưa thấy có tự điển nào nêu ra ngoài các định nghĩa thông thường. Có thể phỏng đoán rằng tiếng Hoa nói lóng dương vật của đàn ông là con chim, tức là "điểu". Người Việt ta đọc trại thành "đểu" (?)

(4) Trích từ trang mạng của Vô Danh. Xin cám ơn tác giả Vô Danh đã có phát kiến thâm thúy về ngôn ngữ.

(5) L. Trosky - Cuộc cách mạng bị phản bội – trg 17

(6) Nt – trg 196

(7) nt – trg 196

(8) nt – trg 197

(9) nt – trg 198

(10) Đào Duy Anh - Nhớ nghĩ chiều hôm – trg 33

(11) Nt – trg 34

(12) Nt trh 43

(*)Đào Duy Anh ít tham khảo lịch sử tư tưởng nhân loại nên không hiểu rằng việc đi tìm thực chất của cuộc sống con người đã có ít nhất cũng 2000 năm.

(*)Như vậy muốn đừng bị tha hoá về kinh tế, đương nhiên phải triệt tiêu chế độ tư hữu tài sản.

(*) Một trong những lo âu là võ khí nguyên tử của Đế quốc sẽ tiêu diệt nhân loại, còn võ khí nguyên tử của Liên Xô và Trung Quốc thì không (?)

(13) ĐDA - Nhớ nghĩ chiều hôm – trg 343

(14) nt. Trg 389

(*) Nghĩa là không theo quy luật chính xác của tự điển.

(*) Có lẽ ĐDA muốn nói là các cơ sở sản xuất tạo ra sản phẩm kinh tế. Dùng chữ tối nghĩa như trên có thể làm cho người ta hiểu lầm là cơ quan sinh sản của đàn ông và đàn bà đều trở thành của chung.

(15) ĐDA – NNCH - trg 50 – 51

(16) Tác phẩm cuối cùng của Đào Duy Anh xuất bản năm 1972 vẫn viết được những lời bịp bợm: 'Nhưng trong 12 ngày cuối năm nhân dân ta đã quật ngã gần trăm máy bay khổng lồ (B 52) ấy (máy bay là một đồ vật hay một con bò mà quật ngã), khiến thứ võ khí chiến lược hoàn cầu mà đế quốc Mỹ vẫn dùng để đe dọa nhân dân thế giới bỗng biến thành con ngáo ộp không đáng sợ nữa.(Một tài liệu mới phát giác gần đây cho biết: một tốp nhân viên an ninh nhận được điện tín của Chính phủ CSVN xin đầu hàng, nhưng ban này đã bị "cất đi" và Mỹ cũng không ném bom sang ngày thứ 13 nữa. Sau đó hoà đàm Paris lại tiếp tục). Không ngờ thua đau như thế, Mỹ phải vội vàng nhận trở lạì với ta quanh bàn hội nghị, cuối cùng phải ký hiệp định đình chiến và thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta."

Lê Văn Ngọc

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/968-968

TAM73F
05-14-2011, 02:03 AM
Đi máy bay mà chân dính.....cứ.t.., tại sân bay Nội Bài Hà Nội.


Chuyện chỉ có tại sân bay tối tân Hà Nội của đỉnh cao trí tuệ CSVN.
----------------

Sân bay quốc tế Nội Bài bục tất cả bể bồn,hầm cầu

Cơn mưa lớn xảy ra chiều nay (11/5) khiến cho những bể phốt,(hầm cầu) trên sân bay Nội Bài (Hà Nội) bật nắp, các chất thải,phân ở đây phun trào và chảy lênh láng ra bãi đỗ máy bay, thậm chí cả bánh xe máy bay cũng dính phân,hành khách quốc tế bịt mũi chạy lẹ vào nhà ga với đôi chân dính phân.

( Ảnh do hành khách cung cấp)


Một độc giả phản ánh qua đường dây nóng, sân bay Nội Bài lúc 5h chiều chứng kiến cảnh kinh hoàng. Cơn mưa lớn xảy ra trong vòng 20 phút đã khiến bể phốt đặt tại sân bay bật nắp. Các loại chất thải chảy ra khiến cho mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khắp nơi trong và ngoài sân bay



Các chất thải và phân này tràn ra sân sát chỗ máy bay đỗ tại Nội Bài, lúc chiều ngày 11/5. Ảnh do độc giả cung cấp.



Một độc giả cho biết một chiếc máy bay chưa đến giờ cất cánh đã phải đóng cửa khoang sớm hơn thường lệ để tránh mùi hôi thối ở sân bay. Chiếc bể phốt này đặt ở vị trí cầu 9 của sân bay. Khi nắp bể phốt bị bục, các loại chất thải, gồm cả phân người đã bị nước mưa cuốn trôi chảy ra tận vị trí của cầu 7, cầu 19 và cầu 20.

Trao đổi với VnExpress.net, đơn vị quản lý sân bay Nội Bài thừa nhận có sự cố bật nắp bể phốt xảy ra chiều nay do mưa lớn.


Một góc khác ở sân bay Nội Bài cũng tràn ngập chất thải,phân người và bốc mùi hôi thối. Ảnh do độc giả cung cấp.

Ông cho biết cơn mưa xảy ra chỉ trong vòng 20 phút nhưng khá lớn khiến cho áp lực nước mạnh. Hệ thống đường cống bị bục, kèm theo nắp bể phốt cũng bị bật, khiến các chất thải,phân tràn ra ngoài. Các nhân viên môi trường đang sử dụng máy để hút cạn nước và đậy tất cả nắp hầm cầu lại.

Vị lãnh đạo này cho biết rất nhiều trận mưa lớn xảy ra nhưng đây là lần đầu tiên, bể phốt bị bục. "Chúng tôi rất ngạc nhiên về điều này, có thể là hệ thống đường ống xuống cấp và đã đến lúc cần sửa chữa", vị lãnh đạo này nói.

Đây không phải là lần đầu tiên sân bay Nội Bài chứng kiến cảnh chất thải bị trào ra khi mưa. Theo phản ánh của một số nhân viên làm việc tại đây rất nhiều lần họ phải chịu cảnh cả sân bay bốc mùi hôi thối. "Mỗi lần mưa đến là chúng tôi lại chịu trận. Thậm chí cả những ngày nắng thì mùi hôi cũng bốc ra từ hệ thống đường ống và bể phốt", nhân viên ở đây phản ánh.

Cứ mỗi lần trời mưa, nhà ga, sảnh trước khu ăn uống và nhiều địa điểm khác tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lại xuất hiện những chiếc xô, chậu đủ các màu làm nhiệm vụ... hứng nước.

Nhiều hành khách cho rằng, việc một sân bay quốc tế có tầm cỡ trong khu vực bị dột là điều khó chấp nhận.

Một hành khách tên Cương ở Hà Nội kể: "Tuần trước tôi đưa khách ra sân bay Nội Bài, một hình ảnh chướng mắt đập vào mắt là cảnh nhà ga bị dột mặc dù trời mưa không lớn. Các nhân viên đã sử dụng một loạt xô, chậu ra để hứng nước".


Hình ảnh xô chậu xuất hiện ở nhiều nơi trong sân bay Nội Bài. Ảnh: Quốc Cương.

Nhiều người có mặt ở sân bay lúc bấy giờ gồm cả khách nước ngoài đều cảm thấy khó chịu. "Tôi không hiểu nổi một sân bay mang tầm cỡ như Nội Bài là điểm dừng chân đầu tiên của khách quốc tế đến Hà Nội lại để tình trạng này xảy ra", anh Cương nói.

Trời không mưa, những chiếc xô này vẫn nằm ở vị trí sẵn sàng hứng nước,hành khách bị vấp nhiều lần

Nhiều hành khách đứng chờ hơn một giờ liền cũng không thấy đồ của mình ra vì mưa nhân viên không đem vào được.




(Asiad) trở về.


Khói trắng, kèm theo mùi hôi của phân khiến hành khách bỏ chạy ra bên ngoài, nhà chức trách hàng không phải cho dừng băng chuyền để sửa chữa.

Không thể nhận đồ trực tiếp tại băng chuyền, hành khách ra cửa phụ để nhận trực tiếp.
================================================== ==========
Các lời phê bình của người dân ,sau đây :

Tiền tỷ về đâu ???

Tiền tỷ đầu tư vào đây mà hệ thống thoát nước cơ bản không chịu nổi trận mưa lớn ???HH

That la buon cuoi!!!!!














that la buon cuoi quá!!! chac nha ga T1 phai dap di xay lai that roi!!???? that la buon cuoi, chac khi thiet ke nha ga KTS da khong tinh den chuyen khach di ve sinh nhieu den the!! chet mat!!!hix khong con gi de noi nua!!!!!

( taliabanna )


Xấu hổ cho sân bay Quốc Tế của Thủ đô

Trận mưa hôm nay chưa thể coi là quá lớn thế nhưng bể phốt đã bị bục vỡ. Thật buồn, chẳng hiểu các vị khách quốc tế họ sẽ nghĩ gì nhỉ?

( Trần Quốc Bình )


Thật là nực cười !
Đây là sân bay Quốc Tế của Cộng Sản Việt Nam đó hả :|

( Nguyễn Hùng )

Kinh Hoàng
Không biết mấy ông tây đạp cứt có ý kiến gì không biết. Cá nhân tôi là hành khách hôm đó thì thấy quá kinh khủng đi máy bay mà chân dính cứt. Cửa ngõ ra thế giới mà để sảy ra sự việc này thì đúng là...

( Hồng Hải )

TAM73F
05-16-2011, 11:08 AM
-----------------------oooooooooooo---------------------

Chuyện rác ở Việt Nam
Tác giả: Hoài Hương

Phải chăng ý thức vệ sinh nơi công cộng của người VN nói chung có vấn đề về nhận thức, không theo kịp văn hóa văn minh của con người thời đại công nghệ này? Có cần phải báo động xem như là một trong những vấn đề của các dự án chiến lược về phát triển và nâng cao các chỉ số cuộc sống của người VN?


"Cấm vứt rác" và ý thức người Việt
Có lẽ không đâu như ở Việt Nam, ở bất cứ nơi công cộng nào cũng có biển "Cấm vứt rác...". Và cũng không đâu như ở Việt Nam mà ngay trung tâm Thủ đô, ý thức công dân nơi công cộng tỏ ra kém đến mức, rác luôn hiện diện không chừa nơi nào, nhất là 1 khi có sự kiện sinh hoạt văn hóa quy tụ đông người...
Gần đây nhất là chuyện rác ở Hồ Gươm sau khi hàng ngàn người đến xem, chứng kiến cảnh quây bắt Cụ Rùa để chữa bệnh. Xa hơn chút là chuyện sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tất cả những nơi diễn ra các hoạt động chào mừng lễ hội còn lại chỉ là... 1 bãi rác.
Rồi trong các lễ hội hoa Anh đào, lễ hội hoa xuân... thì rác trở thành thảm họa khi lễ hội qua đi. Chưa kể là ở những nơi di tích lịch sử, văn hóa... những địa phương có các lễ hội diễn ra, rác như 1 "thành phần" không thể thiếu tham gia song hành cùng các hoạt động của con người.
Trong khi, khắp các công viên, nhà ga, bến xe, đường phố, kể cả khuôn viên của bảo tàng... những biển "Cấm đổ rác...", "Cấm vứt rác..." nhiều hơn cả biển chỉ dẫn, hướng dẫn. Phải chăng người VN quen sống chung với rác, như một "tàn tích" phản ánh 1 nền văn hoá công cộng mang dấu ấn nền sản xuất nhỏ lạc hậu? Hay ý thức công dân của người VN ở nơi công cộng có vấn đề cần phải "cải tạo", chấn chỉnh và giáo dục lại?
Không hiếm lần đang đi trên đường thì chợt "vật thể lạ" bay ngay vào mặt, giật mình nhìn, thấy phấp phới như đàn bướm khổng lồ bay chấp chới trên mặt đường những tờ giấy, khi thì của những chiếc xe tang đi trong thành phố theo phong tục (hay hủ tục) rải đầy tiền vàng mã suốt dọc đường, khi thì của những người đi phát tờ rơi quảng cáo ở các ngã ba, ngã tư rồi bị chính người đang lưu thông xe vứt lại...
Ngay cả một nơi tưởng như là không thể có rác để bảo đảm môi trường vô trùng là bệnh viện, thế nhưng rác ở đây có thể thấy từ hành lang ra đến ngoài sân cho tới cổng, thậm chí phía ngoài cổng còn lù lù cả đống rác với đủ thứ xú uế và côn trùng bu đậu. Không kể việc bệnh viện còn vứt rác y tế bừa bãi không đúng quy chế vệ sinh.
Rác còn ấn tượng ở các tiệm ăn, kể cả nhà hàng sang trọng cũng không hiếm, dưới sàn luôn đầy những thứ thải ra của thức ăn như xương, cọng rau, giấy lau... quyến đầy ruồi bay vo ve, nhơm nhớp dưới chân.
Rồi rác ở các khu nhà chung cư cao cấp tới các khu nhà của người lao động bình dân, mỗi nơi có một kiểu xả rác. Không từ tầng trên vứt xuống tầng dưới thì từ nhà nọ vứt sang nhà kia hay vứt ra nơi "không của riêng ai"...


Cảnh ngập rác quanh Hồ Gươm sau đêm giao thừa. Ảnh: Dân trí

Ấn tượng ở nước bạn
Không phải đâu xa, và cũng không phải là một quốc gia giàu có, phát triển, nhưng ý thức công dân của nước Campuchia, nhất là việc giữ gìn sạch sẽ những nơi công cộng, những di tích di sản quốc gia thì đáng cho người VN phải học tập.
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm việc thực hiện quyết định của Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm mội trường nghiêm trọng sáng 2.4.2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu: "Rác bây giờ cùng trời là rác. Rác ngay trước mặt các đồng chí, trên đường các đồng chí đi, nhưng các đồng chí không quan tâm. Các "ông" lãnh đạo từ tỉnh đến huyện rồi xã, phường, "ông" nào cũng nghĩ không phải của mình, không xử lý thì làm sao môi trường sạch được. Nếu lãnh đạo thành phố quan tâm, đi đường thấy rác mà dừng lại chỉ đạo ngay, thì lần sau đố "ông" xã, phường nào dám để bẩn"...

Với 2 quần thể di sản nổi tiếng thế giới là Hoàng cung và Chùa Vàng- Chùa Bạc ở Phnom Penh, quần thể Angkor và hàng trăm đền đài khiến trúc đá ở Siem Reap... nhưng khi tới đây, ấn tượng đầu tiên với người viết bài này không phải là sự lộng lẫy hay kỳ vĩ cùng vẻ đẹp tuyệt mỹ của cung điện, đền đài, mà chính là cái nhìn không hề bị "vấp" bởi bất kỳ một cọng rác nhỏ nào, kể cả trong một hốc cây hay một kẽ đá khuất góc tối.
Không 1 tấm biển nhắc nhở chuyện vứt rác, cũng không hề có 1 quy chế phạt nào nếu vứt rác, mà thay vào đó là các tấm bảng chỉ dẫn đường đi, những tấm bảng chú giải về di tích, và lưu ý khách cởi bỏ giày dép, ăn mặc kín đáo (như ở Hoàng cung và các ngôi chùa), không được trèo lên các tháp cao (như ở Angkor, vì sẽ gặp nguy hiểm do độ dốc và trơn trượt gây nguy hiểm cho khách tham quan).
Vậy nhưng chẳng hề có rác, cho dù khách hầu như ai cũng có cầm theo chai nước, 1 chút đồ ăn vặt... Điều đó không chỉ là chứng tỏ "font" văn hóa, văn minh của khách, mà còn là sự tôn trọng cả người dân- chủ nhân của nơi mình đang tham quan.
Người dân ở nơi này có ý thức vệ sinh công cộng rất đáng nể. Ngay cả vào nơi ăn uống trong chợ, hay những khu ăn uống ngoài trời, cũng không hề có một tí rác nào ở dưới đất. Còn ở mấy quần thể di tích, thì khái niệm rác ở đây gần như là không có. Nếu có là vài chiếc lá vàng ở những cây cổ thụ rơi xuống, và chỉ điểm xuyết như một thứ trang sức cho di tích thêm phần lãng mạn, huyền bí mà thôi.
Xa hơn là Singapore, một đất nước mà khi tới đây, ai cũng có thể ấn tượng mạnh về sự sạch sẽ ở những nơi công cộng như khi vào một bệnh viện. Chuyện vứt rác không đúng nơi quy định ở Singapore là một "trọng tội" bị luật pháp phạt rất nặng, dù chỉ là 1 mẩu tàn thuốc, ngoài tiền có thể lên tới 1.000 đôla Singapore (tái phạm là gấp đôi, gấp ba), còn phải lao động công ích trong vài giờ hay vài ngày tùy theo mức độ vi phạm (vứt rác ít hay nhiều, rác độc hại hay không quá độc hại...).
Ở Indonexia còn nghiêm trọng hơn, nếu vứt rác nơi công cộng, án phạt ngoài tiền khoảng 150.000 Rp (15 USD), cao nhất có thể lên tới 5 triệu Rp, còn bị án tù 7 ngày- 6 tháng. Sau đó còn bị "treo" như một sự thử thách vài tháng nữa. Một lần vứt rác ra nơi công cộng là đủ nhớ đời, để khó có lần tái phạm.
Xa hơn nữa, như ở nước Anh, tội vứt rác quá đầy, bỏ rác ra ngoài, hay đổ rác không đúng giờ quy định... sẽ bị phạt nặng hơn cả tội trộm cắp vặt, quấy rối nơi công cộng, mức phạt tại chỗ 110 Bảng (khoảng gần 3 triệu ĐVN). Được biết, tại Anh, mức phạt tối đa đối với những vi phạm xả rác tái diễn lên tới 2.500 Bảng. Từng địa phương có những áp dụng mức phạt khác nhau, thông thường khoảng từ 75-110 Bảng cho mỗi lần vi phạm.


Những biển cấm đổ rác xuất hiện khắp nơi

Người Việt Nam có ý thức hay không?
Đây có thể là một câu hỏi rất dễ đụng chạm đến lòng tự trọng với những ai còn có chút ý thức về vệ sinh công cộng. Nhưng không phải không có lý do để đặt ra câu hỏi này.
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc kiểm điểm việc thực hiện quyết định của Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm mội trường nghiêm trọng sáng 2.4.2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu: "Rác bây giờ cùng trời là rác. Rác ngay trước mặt các đồng chí, trên đường các đồng chí đi, nhưng các đồng chí không quan tâm. Các "ông" lãnh đạo từ tỉnh đến huyện rồi xã, phường, "ông" nào cũng nghĩ không phải của mình, không xử lý thì làm sao môi trường sạch được. Nếu lãnh đạo thành phố quan tâm, đi đường thấy rác mà dừng lại chỉ đạo ngay, thì lần sau đố "ông" xã, phường nào dám để bẩn"...
Những tưởng phụ huynh phải là người gương mẫu cho con trẻ học tập về ý thức vệ sinh nơi công cộng, thì không hiếm cảnh các phụ huynh trong khi đợi đón con đã rất vô tư xả rác (giấy hay túi gói đồ ăn, tàn thuốc...) ngay tại chỗ đậu xe của mình. Và không hiếm phụ huynh mặc nhiên nói con mình vứt rác ngay xuống đường, kể cả lúc đang chạy xe.
Hay chính cái việc xả rác mọi lúc, mọi nơi ở những nơi không phải nhà của mình đã trở thành một "ý thức hệ" không thay đổi được? Vì người VN ta luôn có ý nghĩ: Nơi này không phải nhà mình, nếu bẩn là bẩn ở đâu, có phải nhà mình mà giữ; Mình có vứt rác ra ngoài cũng không ai thấy; Ai cũng vứt đâu phải chỉ có mình; Mình không vứt cũng có người khác vứt,v.v...và v.v...
Phải chăng ý thức vệ sinh nơi công cộng của người VN nói chung có vấn đề về nhận thức, không theo kịp văn hóa văn minh của con người thời đại công nghệ này? Có cần phải báo động xem như là một trong những vấn đề của các dự án chiến lược về phát triển và nâng cao các chỉ số cuộc sống của người VN?


source: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-27-chuyen-rac-o-viet-nam

TAM73F
05-18-2011, 05:39 PM
Bộ Ngoại Giao VN bán đấu giá 'nhà khách chính phủ'
Tuesday, May 17, 2011 6:05:21 PM Bookmark and Share

SÀI GÒN (TT) - Nằm ở vị trí đắc địa, miếng đất rộng 3.7 ha tọa lạc tại số 1 đường Lý Thái Tổ, quận 10, Sài Gòn lâu nay được dùng làm “nhà khách chính phủ” để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, sắp được mang ra bán đấu giá.

...Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ Ngoại Giao Việt Nam là chủ sở hữu khu đất nói trên, đang cần tiền “để làm nhiều việc khác . ” Tài liệu mà báo Tuổi Trẻ có được nói rằng khu đất “nhà khách chính phủ” thuộc khu vực giáp ranh các quận 1, 3, 5, 10, có 7 căn biệt thự với tổng diện tích khoảng 7,000 m2.

Khu đất còn có một vườn cây cổ thụ 50 năm tuổi và một vài công trình khác đang được cho thuê để làm nhà hàng, sân quần vợt... Nhiều người cho rằng khu đất này có giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Mới đây, cũng có nhiều ý kiến nói cần giữ nguyên khu nhà vốn tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của ngành kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975.

Một số kiến trúc sư đề nghị nên giữ lại các cụm biệt thự của khu nhà để làm khu khách sạn 5 sao dành cho khách du lịch. Một vài ý kiến khác chống lại việc phá bỏ khu biệt thự này để xây cao ốc, chẳng khác nào bỏ đi một lá phổi hiếm hoi quý giá của Sài Gòn . Lại sắp có thêm sự thay đổi bộ mặt Sài Gòn gây nhiều tranh cãi nhưng rồi thì chắc chắn đồng tiền sẽ là yếu tố quyết định trên hết.

Báo Dân Trí thì trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Ðình Ðầu khẳng định đây là một trong những lô đất của gia đình chú Hỏa, tức ông Hứa Bổn Hòa, một đại gia bất động sản thời Pháp ở Sài Gòn. Cụm biệt thự này do gia đình chú Hỏa xây để ở. Ðường Lý Thái Tổ trước kia cũng mang tên Hứa Bổn Hòa. Nhiều người dân ở Sài Gòn trước năm 1975 khẳng định sau năm 1954 các căn biệt thự này dành cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến ở. Ðến năm 1975, Bộ Ngoại Giao tiếp quản và quản lý cho đến nay.

(PL)

TAM73F
05-20-2011, 09:56 PM
Nhà hàng nổi Dìn Ký bị chìm (Bình Dương)

Thứ Sáu, 20/05/2011 - 21:46Bình Dương:
Lật nhà hàng nổi 2 tầng, hàng chục người thương vong
(Dân trí) - Trong lúc quay đầu về bến, mưa to làm tàu du lịch 2 tầng chao đảo rồi lật ngang khiến nhiều du khách chìm xuống sông. Ước tính ban đầu có gần 20 người mất tích.


Tàu Dìn Ký trước khi chìm hẳn xuống sông. (Ảnh Nam Du)

Từ đường dây nóng, bạn đọc báo tin, khoảng 19g hôm nay (20/5), một vụ lật tàu du lịch 2 tầng xảy ra trên sông Sài Gòn làm gần 20 người mất tích.

Theo tin ban đầu, vào thời điểm trên, ngoài các thực khách, trên tàu có buổi tiệc sinh nhật 3 tuổi của bé Quách Hồng Đạt, con trai ông Quách Lương Tài. Tàu bị nạn mang số hiệu BD 0913 là một trong 2 tàu du lịch của Khu du lịch Xanh Dìn Ký, thuộc ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương.


Khu vực bị phong tỏa phục vụ công tác cứu hộ (Ảnh: Trung Kiên)

Khoảng 19 giờ, du thuyền đang chở theo hàng chục du khách ăn uống, di chuyển trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Khi tàu còn cách bờ 100m thì bị chòng chành, lật nghiêng, rồi từ từ chìm hoàn toàn dưới sông. Du khách trên thuyền bị rơi tõm xuống nước. Hơn phân nửa khách may mắn vào được bờ.

Khi tàu gặp nạn, những người trong khu du lịch Dìn Ký Xanh đưa ghe ra vớt. Những người sống sót đa số là nhân viên phục vụ trên tàu.


Hàng trăm người dân tụ tập mong tin từ đội cứu hộ. (Ảnh Trung Kiên)

Ngay sau khi nhận được tin báo, ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu người. Đến 21giờ, toàn bộ khu vực tàu bị nạn đã bị phong tỏa.

21g50, tổng cộng có khoảng 100 chiến sĩ công an, một một tổ "5 người người nhái" và lực lượng quân đội có mặt với 10 thuyền và 4 ca nô. Hiện đã có 10 thợ lặn cùng các phương tiện được "chi viện" từ TPHCM cùng tham gia cứu nạn.

22g35, lực lượng cứu hộ báo tin đã xác định được vị trí tàu chìm. Bước đầu xác định được thuyền trưởng lái chiếc tàu bị nạn là Lê Văn Đức (quê Bến Tre). Thuyền trưởng thoát chết và bơi kịp vào bờ. Hiện thuyền trưởng Đức đang được cơ quan công an cách ly.


Lực lượng cứu nạn tích cực chuẩn bị lặn xuống tìm. (Ảnh: Trung Kiên)

Hiện chưa biết chính xác con số tử nạn. Tin ban đầu, trong số mất tích, có nhiều cháu nhỏ. Tin từ ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, trong số những du khách bị mất tích có ít nhất 3 người nước ngoài.

Những người vừa thoát chết bàng hoàng kể lại do rất mưa to, các cửa trên tàu đều đóng chặt để tránh nước tạt vào. Lúc tàu chạy về bến khu du lịch, bất ngờ cơn gió to làm lật ngang.

Anh Phạm Xuân Long thoát chết do nhanh tay đập vỡ kính cửa sổ thoát ra ngoài, bơi được vào bờ. Vừa run lập cập , anh vừa khóc ngất đọc tên hai người thân yêu nhất mất tích trên chuyến tàu định mệnh là vợ và con trai Phạm Xuân Khánh (9 tuổi).

Cùng có mặt tại hiện trường để nhận diện người thân là hơn 20 người quốc tịch Đài Loan. Qua 24g, lực lượng thợ lặn dù hoạt động rất tích cực nhưng vẫn chưa vớt được xác nạn nhân xấu số nào.
Gia đình ông Quách Lương Tài (chủ nhân bữa tiệc sinh nhật) có đến 6 người mất tích. Gồm 2 con, 2 em ruột, mẹ vợ và em gái vợ. Chỉ riêng ông Tài thoát nạn bơi được vào bờ.
Đến 0g30 ngày 21/5, phạm vi tìm kiếm được mở rộng trên 1 km theo chiều dòng chảy. Tuy đã huy động hàng chục người nhái nhưng do mực nước khá sâu (trên 15m) nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Đến 0g45 hàng trăm người tụ tập trước cổng khu du lịch, mong chờ tin tức người thân. Gần 10 xe cứu thương túc trực tại hiện trường. Vẫn chưa có nạn nhân nào được tìm thấy.

Những giây phút chờ đợi đau đớn và căng thẳng. Trời đã tạnh mưa. Cái lạnh của sương đêm cũng không át nổi cái nóng trong lòng hàng trăm con người đang thấp thỏm mong tin.

Hy vọng tìm thấy người còn sống, càng lúc càng mong manh.

Dân trí sẽ liên tục cập nhật diễn biến vụ việc này đến bạn đọc.

Nhóm PV


http://dantri.com.vn/c20/s20-482825/lat-nha-hang-noi-2-tang-hang-chuc-nguoi-thuong-vong.htm

TAM73F
05-21-2011, 02:26 PM
Các món ăn dơ bẩn làm tại Sàigon và Hà Nội‏.


Xin xem cac video về các món ăn dơ bẩn :

Rau muống Hà Nội:

http://www.youtube.com/watch?v=La9nFXHlkx4
http://www.youtube.com/watch?v=NtbTwBAg03A


Rau muống Saigon

http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As

Chế biến mức đầy ruồi và dòi (Saigon)
http://www.youtube.com/watch?v=tDGXEnUjbXU


Trà sửa trân châu plastic (các bạn ở hải ngoại nên coi chừng)
http://www.youtube.com/watch?v=4Sj_d3IBZKs


Hành phi mỡ thúi (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=cIK-w72F_JQ


Thịt thúi mang lên bàn nhậu:
http://www.youtube.com/watch?v=RCanaP0cWog

Cách sản xuất miến thấy hết dám ăn
http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE


Làm nước đá bằng nước dơ (Saigon)
http://www.youtube.com/watch?v=zWG239qjYpk


Đầu nậu chế biến mỡ dầu phế thải bán lại
http://www.youtube.com/watch?v=DiFeRRuDLaQ

Rửa rau bằng nước cống công khai xong đem ra chợ bán (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QPBHYLV7Ajo


Tẩy trắng trứng:
http://www.youtube.com/watch?v=_X4uJpZE27g

Chế biến bì lợn ghê người (Miền Bắc)

http://www.youtube.com/watch?v=IfmbcfBqKUU

Đầu độc nhau qua thực phẩm, phong su tai Ha Noi
http://www.youtube.com/watch?v=viUttXN5WPM


Chân gà, cánh gà thấy ghê
http://www.youtube.com/watch?v=qHKEcepzwUg


Sống bồng bềnh trên nước cống (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QJHkCrbpyBc

TAM73F
05-25-2011, 01:10 PM
26 khách đòi xuống máy bay Vietnam Airlines vì giông gió
Tuesday, May 24, 2011 4:53:23 PM Bookmark and Share

HẢI PHÒNG (VNE) - Ðứng tim vì ngồi trong chiếc máy bay của hãng Vietnam Airlines lao đi giữa trời sấm chớp, mây giăng, 26 hành khách nằng nặc đòi xuống khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Cát Bi, ...Hải Phòng.

Chiếc máy bay này rời Buôn Mê Thuột lúc 7 giờ rưỡi đêm 23 tháng 5, dự định đáp xuống Nội Bài khoảng 9 giờ đêm. Vì mưa giông, sấm chớp, hai lần định hạ cánh xuống Nội Bài không thành, cuối cùng chiếc máy bay này phải dừng lại sân bay Cát Bi, Hải Phòng để trú mưa, lúc đó khoảng 12 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 5.

Tại đây, có tới 26 hành khách nằng nặc đòi xuống máy bay. Có người chấp nhận “bỏ của chạy lấy người,” không đoái hoài tới hành lý ký gửi. Các nhân viên phi hành đoàn thuyết phục mãi, cuối cùng chỉ có 3 người đồng ý ngồi lại. Hai mươi ba người kia rời máy bay, ngủ lại khách sạn để sáng hôm sau đáp ô tô về Hà Nội, tự trang trải chi phí.

Báo VNExpress ghi lại tâm sự của một hành khách nói rằng đó là một chuyến bay hãi hùng vì hành khách hốt hoảng, nhốn nháo. Người này cũng xác nhận : “ Có 3 hành khách bị buộc phải ở lại dù họ không còn muốn ngồi lại trên máy bay chút nào . ” ( PL )

TAM73F
05-27-2011, 03:13 PM
Những “nghịch lý” lạ lùng của kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Hải
Bài đã được xuất bản.: 26/05/2011 21:30 GMT+7
InEmailThảo luận(VEF.VN) – Kinh tế Việt Nam ẩn chứa những đặc điểm riêng biệt mà cần phải thấu hiểu những đặc thù này mới có
thể đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.

Độc giả Nguyễn Hồng Hải đưa ra một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam mà việc áp dụng các mô hình và giải pháp kinh tế như tại
các nước phát triển để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ khó đạt được hiệu quả.

Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Mọi ý kiến thảo luận xin gửi về vef@vietnamnet.vn hoặc nhập vào hộp phản hồi phía dưới.

Số liệu thống kê khó chính xác

Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt, rất nhiều số liệu kinh tế không thể đo lường. Việt Nam cũng là nước đang phát triển nên
các công cụ đo lường, thống kê nền kinh tế còn thiếu, các chế độ thông tin, báo cáo còn nhiều sơ hở và chưa minh bạch, công tác kiểm tra
giám sát tính trung thực của các báo cáo cũng đang ở mức độ thấp.

Do vậy, nếu dựa vào các thông tin thống kê của một cơ quan nhất định nào đó để áp dụng vào các mô hình và đưa ra giải pháp thì có thể
không hiệu quả, vì độ tin cậy và tính chính xác của các con số thống kê tại Việt Nam chưa được bảo đảm. Vì vậy cần phải tham khảo
các nguồn thống kê khác nhau, theo các phương pháp thống kê và đo lường, ước lượng khác nhau để cân nhắc đưa vào mô hình
con số thống kê hợp lý trước khi đưa ra các quyết sách về kinh tế.

Giảm giá VND không làm giảm nhập siêu

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa và nguyên vật
liệu do trong nước không sản xuất được, sản xuất phần lớn là gia công, khi giảm giá VND thì theo lý thuyết kinh tế sẽ giảm
nhập siêu ( hỗ trợ xuất khẩu và giảm nhập khẩu).



Kinh tế Việt Nam ẩn chứa những đặc điểm riêng biệt mà cần phải thấu hiểu những đặc thù này mới có thể đưa ra những chính
sách kinh tế phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. (Nguồn: BĐTCP)


Tuy nhiên, trên thực tế VND liên tục giảm giá nhưng nhập siêu của VN vẫn không hề giảm mà thậm chí còn tăng lên,
vì chúng ta vẫn không thể giảm được nhập hàng hóa và nguyên vật liệu, do trong nước không thể sản xuất được nên dù
có chi phí cao hơn vẫn phải nhập, còn xuất khẩu cũng không hẳn vì thế mà rẻ hơn và cạnh tranh hơn vì nguyên liệu đầu vào
cao nên giá xuất khẩu cũng tăng cao. Một số hàng hóa và nguyên vật liệu thô trong nước có thể sản xuất được thì giá trị lại
không cao nên dù có tăng cường xuất khẩu thì tỷ trọng cũng không đáng kể.

Siết chặt tiền tệ không làm giảm lạm phát

Thông thường muốn chống lạm phát thì một trong những giải pháp phổ biến là siết chặt tiền tệ. Nhưng tại VN giải pháp này
dường như không hiệu quả. Khi siết chặt tiền tệ thông thường nâng lãámuất ngân hàng, lượng tiền của dân sẽ tăng cường
gửi vào ngân hàng và doanh nghiệp sẽ hạn chế vay, lượng tiền lưu thông hạn chế hơn sẽ có tác dụng làm giảm giá hàng hóa.

Tuy nhiên, tại VN kể cả khi lãi suất huy động tăng cao thậm chí có khi lên tới 20%/năm nhưng tâm lý gửi tiền của người dân vẫn
rất ngắn hạn và có thể rút ra khỏi ngân hàng bất cứ lúc nào, các doanh nghiệp tuy có giảm nhu cầu vay vốn nhưng không giảm
được nhiều vì buộc phải duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Cầu về hàng hóa của người dân cũng giảm không đáng kể vì cầu
lớn nhất về hàng hóa vẫn là những hàng hóa thiết yếu không thể giảm mạnh hơn khi siết chặt tiện tệ.

Ngược lại, việc nâng lãi suất lại gây một tác dụng làm đẩy chi phí sản xuất và có thể gây ra đình đốn sản xuất, lượng hàng
hóa sản xuất ra thiết hụt lại càng đẩy lạm phát lên cao. Ngoài ra, lạm phát do tâm lý tại Việt Nam rất lớn, cứ mỗi lần tăng
giá năng lượng là một lần tất cả hàng hóa cơ bản khác " té nước theo mưa". Đồng thời giá cả hàng hóa của VN phụ thuộc
lớn và giá cả hàng hóa thế giới do rất nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu trong nước khôgn sản xuất được, nên siết chặt tiền tệ
chưa chắc đã làm giảm lạm phát.

Doanh nghiệp hoạt động kém nhưng khó phá sản

Ngoài việc môi trường pháp lý chưa thực sự rõ ràng và thuận lợi cho việc sáp nhập, giải thể và phá sản doanh nghiệp thì một
phần do văn hóa kinh doanh " ngại phá sản" của các doanh nhân do tâm lý không muốn bị coi là người "thất bại". Do vậy, nhiều
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn cứ duy trì đề tồn tại nhưng hoạt động lay lắt, và tình trạng kém hiệu quả cứ
được kéo dài triền miên, việc cái tổ và đổi mới cũng khó mà thực hiện được.

Khi nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả như vậy tuy không tạo ra những sự sụp đổ hàng loạt
nhưng lại tạo sự một sự ì ạch rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế.

TAM73F
05-27-2011, 03:59 PM
------------------------0000000000000--------------------------

Mấy NT và mấy bác về VN thì coi chừng‏ !!!

Tin quan trọng của Bộ Ngoại Giao Pháp cho hay .

Rappel des consignes de sécurité
On observe le développement de la petite délinquance à Ho Chi Minh Ville, les étrangers constituent des cibles de choix pour les pickpockets et les vols à l’arraché effectués en moto. Il convient d’être toujours vigilant, particulièrement dans les rues touristiques, et notamment Dong Khoi, Nguyen Hue, Le Lai, Le Loi et le quartier routard Pham Ngu Lao. Des vols sont très fréquemment signalés dans ces zones. De nouvelles formes d’escroquerie semblent par ailleurs se développer. Il est recommandé de faire preuve de vigilance à l’égard des sollicitations émanant de personnes inconnues.
Des cambriolages de nuit ont également été constatés à Ho Chi Minh-Ville. Certains vols ont été commis alors que les victimes, présentes, étaient en plein sommeil. Il est donc conseillé aux résidents de respecter les précautions élémentaires de sécurité.
Des recommandations plus détaillés sont disponibles sur le site internet du Ministère des Affaires étrangères, rubrique Conseils aux Voyageurs

(http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/conseils-aux-voyageurs_909/pays_12191/vietnam_12310/index.html).

TAM73F
05-27-2011, 04:07 PM
Vấn đề du lịch VIỆT NAM

Nguyễn văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y Khoa Garvan, Sydney Úc)

Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.
Tôi gọi đó la hiện tượng "một đi không trở lại".
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.
Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, Tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại".


Vấn đề sản phẩm du lịch


Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.
Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới.
Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km).
Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.
Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển.
So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang!
Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.
|
Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam.
Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông
Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác | khổng lồ.
|
Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì.
Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!
Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.
Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng.
Trông nó thô kệch làm sao.
Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.

Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng.
Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thoi ! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc.
Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.
Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.
Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời.
Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện
Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài"(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam.
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi - một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.
| Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này".
|
| Dịch vụ nghèo nàn và kém
|
| Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.
| Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
| Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói "không biết và kèm theo một…Nụ cười!
|
| Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc.
| Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.
|
| Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh.
| Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh.
| Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.
| Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa
| Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
| Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?
| Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !
| Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toilet!
| Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.
| Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu...
| Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.
| Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố.
| Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence,
| v...v....
|
| Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế.
| Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối.
| Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá.
| Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được.
| Chỉ trong vòng vài phút mà Tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được.
| Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.
|
| Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette.
| Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua, Tôi tưởng mình nghe lầm.
| Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ???
| Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết.
| À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách.
| Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn : đó là thu hút khách.
|
| Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette.
| Buồn cười nhất và có lẽ tục-tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay.
| Còn những nhà hàng hạng "bình dân", người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy...
| Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có
| kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó.
| Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được "tái sinh" bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại
| dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng.
| Do đó, Tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn!
| Thật là kinh khủng!
| Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh ?
|
| Cái gì cũng giả...
|
| Nạn làm giả ở VN đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn.
| Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm.
| Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn,v.v…đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này.
| Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa "Made in Vietnam".
| Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một Quốc Nạn.
|
| Kinh nghiệm cá nhân của Tôi có lẽ là một bài học ?
| Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, Tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, Tôi kêu hai chai bia "Ken", thì thằng Em dơ tay ngăn lại ngay.
| Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả.
| Trời, bia mà giả à ? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon.
| Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.
|
| Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả.
| Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất "xịn", nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết bin.
| Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế.
| Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói "Battery Empty" (hết bin) để ghi lại.
| Có khi Tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây ?
| Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư ?
| Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi..
|

| Giá cả quá đắt...

|
| Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam, nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ.
| Khách sạn o Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng.
| Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á.
| Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì Tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần..
|
| Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay "chém" du khách và Việt kiều.
| Một hôm, Tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, Thanh-
| Pho Qui Nhơn...
| Quán ăn thuộc loại bình dân,chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên Tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt.
| Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luộc, và 4 lon bia "Ken".
| Đến khi gọi tính tiền, Tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng.
| Nhìn qua thì tôi biết mình bị "chém", nhưng Tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em ? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của Tôi.
| Nhưng Tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và "kiếm chuyện" vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.
|
| Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp.
| Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì
| đêm đó (28/12, khoảng 10 pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn.
| Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy.
| Tôi đành bảo anh tài xế cho Tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó.
| Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng!
| Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng.
| Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao.
| Nghĩ thế Tôi vui vẻ trả tiền...Nhưng vì ban đêm và Tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối,
| Tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu ?
| Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng!
| Thế là bị chém đến 3 lần...
| Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.
|
| Có khi họ "chém" trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì.
| Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm-Hô (Bình Định).
| Ông anh Tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng.
| Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh Tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng ?
| Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm !
| Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng.
| Tôi nói với ông anh "Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui".
| Ông anh Tôi còn ấm ức nói : Làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây ?
| Đúng, Tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du-khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng Họ sẽ không quay lại một lần nữa.
|
| Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái.
| Thật vậy, nhiều khách sạn Tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê.
| Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại.
| Nói gì thì nói, tình trạng "một đi không trở lại" là một xu hướng hết sức đáng ngại.
| Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam.
| Theo Tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.
| Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ,
| xóa bỏ nạn chèo kéo du-khách, điều chỉnh giá cả cho hợp lí, và một điều không thể thiếu được : Đó là Vệ-Sinh.

| Nguyễn Văn Tuấn (Sydney Australia)

TAM73F
05-28-2011, 09:32 PM
Đời Sống bây giờ ở SàiGòn-


Kinh tế VN ‘lao đao mức nghiêm trọng

Lạm phát đang là gánh nặng lên hạng chục triệu người nghèo tại Việt Nam.
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở mức nghiêm trọng khiến lạm phát tiếp tục tăng và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 23/05 đưa tin chỉ số chứng khoán VN Index sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 trong bối cảnh có tin lạm phát tháng Năm có thể tăng tốc nhanh hơn so với tháng Tư.

Chỉ số VN Index tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM sụt giảm 3,5% đứng ở mức 417,82 điểm vào trưa ngày thứ Hai.
Truyền thông Việt Nam đưa tin chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm nhiều khả năng tăng khoảng trên dưới 2% so với tháng Tư.
Theo dự kiến Tổng cục Thống kê sẽ đưa ra số liệu chính thức về CPI/lạm phát trong tuần này, nhưng giới quan sát cho rằng mức lạm phát trong tháng Năm vào khoảng 19% so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 17,51% trong tháng Tư so với một năm trước đó, là mức cao nhất kể từ Tháng 12 năm 2008.
"Với giá cả tăng cao hơn dự kiến ​​tại hai thành phố chính là Hà Nội và Tp HCM, giới đầu tư đang lo ngại rằng thực trạng lạm phát của cả nước vẫn còn rất ảm đạm", ông Nguyễn Duy Phong, nhà nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán ACB tại Tp HCM được Bloomberg trích dẫn.
Ông nói thêm rằng “tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường và có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ, vốn đã và đang gây tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và ngân hàng.
'Bóp chết doanh nghiệp'
Mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng hiện nay đang rất cao 20-22%.
Thanh toán lãi suất đi vay đã và đang trở thành một "thành phần chính" trong chi phí sản xuất, Quỹ Quản lý đầu tư VinaCapital cho biết trong một ghi chú cho khách hàng vào hôm thứ Hai 23/05.

"Lãi suất cao đang giết chết các công ty nhỏ hơn," Alan Pham, kinh tế trưởng tại VinaCapital, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg hôm 23 tháng Năm từ Tp HCM.
Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam nhận định việc lãi suất cho vay cao chứng tỏ hai vấn đề:
Thứ nhất, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang có vấn đề;
Giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân
TS Vũ Thành Tự Anh
Thứ hai, lãi suất cho vay cao đến vậy, những doanh nghiệp lành mạnh, làm ăn bình thường chắc chắn không thể chịu đựng được.
“Còn những doanh nghiệp chấp nhận vay ở mức lãi suất này chắc chắn đang rất khát vốn, hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực rất mạo hiểm, rủi ro thì mới có một mức độ sinh lời đủ để trả lãi ngân hàng”.
Trong bài viết đăng trên một số báo tại Việt Nam với tựa Bấm ‘Nhận diện “thủ phạm” của cuộc đua lãi suất’, kinh tế gia Tự Anh viết "Trong số các công cụ của chính sách tiền tệ hiện nay, dường như chỉ còn một công cụ duy nhất là tăng dự trữ bắt buộc là chưa được đem ra sử dụng".
“Việc Ngân hàng Nhà nước thận trọng trong việc sử dụng công cụ này là có thể hiểu được, vì nếu tăng dự trữ bắt buộc vào lúc này thì các ngân hàng thương mại sẽ chịu thêm một sức ép tăng lãi suất cho vay”.
Ông cũng lưu ý rằng “giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân”.
“Điều này là tối quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản và sa thải lao động”, ông Tự Anh viết.


Vietnam’s State Sector Should Not Dictate the Trans-Pacific Partnership
Published on May 23, 2011 by Derek Scissors, Ph.D. and Walter Lohman WebMemo #3267


It seems like Vietnam has been the next big thing for quite a while. Vietnam did very well in the 1990s and through the turn of the century. For the past two years, however, despite all the advantages it possesses, the Vietnamese government has managed only to destabilize a promising economy. And now, on top of that, the default of state-owned shipbuilder Vinashin and the government’s handling of it have put the spotlight on the failings of Vietnam’s privatization effort.
It is definitely worthwhile for the U.S. to work with Vietnam to improve its economy. The bilateral relationship has a track record of substantive cooperation on reform. Vietnam’s World Trade Organization accession and its bilateral trade agreement with the U.S. have served to bring necessary change to the Vietnamese economy. However, America’s current trade focus, the Trans-Pacific Partnership (TPP), will ask much more of Hanoi. Much of what it will ask—non-discriminatory regulations, non-preferential lending, transparency in governance, lifting of investment barriers—impinges directly on the beleaguered state sector.
Given the present state of its economy, Vietnam may not be capable of meeting these and other extensive commitments. As a result, talks on the TPP could be held hostage to state-imposed Vietnamese inefficiencies. The U.S. should not allow that to happen.
Dangerous Price Instability
Portraits of Vietnam’s economy are exceptionally messy. One of the problems has always been the lack of reliable information. Some countries issue economic results a suspiciously short time after the month, quarter, or year is over. Vietnam neatly avoids this problem by publishing data before the time period in question ends. These are labeled as estimates, but sensible revisions are rare.
Even accurate data might be confusing in the current environment. Prices are changing rapidly, causing the behavior of firms and individuals to continuously shift. On official data, consumer inflation stood at nearly 14 percent year-on-year in March and was still accelerating. Real interest rates—the price of domestic money—have fallen dramatically because nominal rate increases by monetary authorities did not keep pace with inflation. The dong has been devalued four times in 15 months, meaning the price of foreign money in terms of Vietnamese money is soaring.[1]
The outcome has been too much local money and not enough goods and hard currency. Firms have taken advantage of cheap capital by borrowing as much as possible (locally): Credit growth in 2010 was well over 20 percent, much of it subsidized by central and local governments. Because local currency has little value, individuals are hoarding goods, gold, and the U.S. dollar.[2] This is not inflation caused by a major commodity such as grain or coal; it is inflation spread throughout the economy.
Uncertain Outlook
Vietnam may be foremost among countries trying to be the next China. Policymakers emulating the PRC should recall that China had serious bouts of inflation in both the 1980s and ‘90s, one ended by a brutal crackdown and the other by a regional financial crash. Beijing solved the inflation problem by creating massive overcapacity and exporting the excess into a growing world economy. Even putting aside the associated waste and environmental destructiveness, this option is not presently available to Vietnam.
The best option that is available is not nearly as enticing: allow state-owned enterprises (SOEs) to truly fail. Vietnam has been trapped by its clear desire to elevate SOEs. Since they are very poorly operated, they require heavy budgetary and loan support. This has undermined broader fiscal and monetary policy and engendered suspicion about the stability of the financial system.
It is encouraging that Hanoi this year has pledged to roll back its stimulus, but actually doing so to the extent necessary will require the difficult decision of sacrificing some SOEs and permitting the private sector to lead. Moreover, the transition will also bring with it a period of slower GDP growth.
If that sacrifice proves politically unacceptable, Vietnam could see considerable economic difficulty. First quarter growth was reported, in late March, at 5.4 percent, clearly slower than the fourth quarter last year.
The country is bleeding hard currency. The 2010 trade deficit was approximately equal to the size of foreign reserves at the end of the year, meaning that in another year Vietnam could be out of usable funds.[3] As seen in 1997, the prospect of running out of hard currency may not just decrease growth and drive up joblessness but trigger outright economic contraction and a full financial crisis.
Vietnam’s macroeconomic situation is in need of serious and sustained attention. Hanoi’s priority should be to correct its mistakes and encourage some measure of macroeconomic stability. It may not be able to do this and meaningfully liberalize its economy at the same time. This likely, and even reasonable, relegation of reform runs directly counter to American desires for a TPP that is timely and of the highest standard.
Recommendations
The U.S. should proceed with the TPP Trade Policy and Programs (TPP) as quickly as possible—without regard for Vietnam’s ability to sign or implement an agreement on a timeline that other parties are able to meet. This applies to a deal on modalities expected in November as well as the final accord.
If Vietnam is not able to join the TPP, an explicit offer should be made for it to join as soon as it can make necessary progress, especially in reducing support for the state sector and permitting the private sector to expand.
The U.S. should help Vietnam fix its economic house and, ultimately, meet stringent TPP-induced liberalization. American agencies can assist in improving Vietnamese statistics, enhancing transparency. Given the role of the dollar, there should be additional coordination between the U.S. Department of the Treasury and Vietnam’s Ministry of Finance.
Miracle Postponed
Including Vietnam in the negotiations was the correct thing to do. It is in America’s interests for Vietnam to overcome current difficulties and realize more of its potential. But Vietnam has difficult decisions to make and implement. If it cannot do so in a timely manner, the TPP should move ahead without it.
Derek Scissors, Ph.D. , is Research Fellow in Asia Economic Policy in and Walter Lohman is Director of the Asian Studies Center at The Heritage Foundation.


1] Taipei Times, “Investors Looking to Long-Term Promise of Vietnam,” April 25, 2011, pp. 1-21–2, at http://www.taipeitimes.com/News/biz/archives/2011/04/25/2003501606 (May 3, 2011).
[2] Bloomberg, “Vietnam Needs to Reduce Dollar’s Use in Economy, ADB Aide Says,” April 6, 2011, at http://www.bloomberg.com/news/2011-04-06/vietnam-needs-to-reduce-dollar-s-use-in-economy-adb-aide-says.html (May 3, 2011).
[3] Economics Newspaper, “Vietnam: Economic Growth of 5.4% in Q1,” at http://economicsnewspaper.com/world-economics/vietnam-economic-growth-of-5-4-in-q1-6256.html (May 3, 2011).



The Trans-Pacific Partnership, also known as the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement or TPP agreement is a multilateral free trade agreement that aims to integrate the economies of the Asia-Pacific region. The original agreement between the countries of Brunei, Chile, New Zealand and Singapore was signed on June 3, 2005, and entered into force on May 28, 2006. Five additional countries, including Australia, Malaysia, Peru, United States, and Vietnam, are currently negotiating to join the group. On the last day of the APEC summit on November 14, 2010, leaders of the nine current negotiating countries endorsed the proposal advanced by President Obama that set a target for settlement of negotiations by the next APEC summit in 2011.

The TPP was previously known as the Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP), its negotiations launched on the sidelines of the 2002 APEC Leaders' Meeting in Los Cabos, Mexico, by Chilean President Ricardo Lagos and Prime Ministers Goh Chok Tong of Singapore and Helen Clark of New Zealand. Brunei first took part as a full negotiating party in the fifth round of talks in April 2005, after which the trade bloc became known as the Pacific-4 (P4).

Although all original and negotiating parties are members of the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), the TPP is not an APEC initiative. However, it is considered as a pathfinder for the proposed Free Trade Area of the Asia Pacific (FTAAP), an APEC initiative. TPP negotiations have occurred on the sidelines of APEC summits since 2002.

The objective of the original agreement was to eliminate 90 percent of all tariffs between member countries by January 1, 2006, and reduce all trade tariffs to zero by the year 2015. It is a comprehensive agreement covering all the main pillars of a free trade agreement, including trade in goods, rules of origin, trade remedies, sanitary and phytosanitary measures, technical barriers to trade, trade in services, intellectual property, government procurement and competition policy.


Asia Inflation Fight Spreads on Philippines, Malaysia Rate Moves |

Asia Inflation Fight Spreads on Philippines, Malaysia Rate Moves
May 5 (Bloomberg) -- Vishnu Varathan, an economist at Capital Economics (Asia) Pte. in Singapore, talks about the outlook for Indonesia, Malaysia and India's economies. Varathan speaks with Rishaad Salamat on Bloomberg Television's "On the Move Asia." (Source: Bloomberg)
May 5 (Bloomberg) -- Tai Hui, the Singapore-based head of Southeast Asian economics research at Standard Chartered Plc., talks about the region's economies, central bank monetary policies and currencies. Malaysia's central bank will keep the overnight rate unchanged at 2.75 percent at its policy review today, according to nine of 16 economists surveyed by Bloomberg News. Seven forecast a 25-basis point increase. Hui speaks with John Dawson on Bloomberg Television's "First Up." (Source: Bloomberg)
The Philippines and Malaysia joined India and Vietnam in raising interest rates this week as nations in a region that led the global economic recovery intensified their fight against inflation.
Bangko Sentral ng Pilipinas yesterday increased the rate it pays lenders for overnight deposits to 4.5 percent from 4.25 percent in its second move this year, while Bank Negara Malaysia lifted the benchmark overnight policy rate for the first time in 2011, boosting it by a quarter point to 3 percent.
Surging food and oil costs are escalating the danger of inflation in Asia, prompting policy makers to accelerate monetary tightening even at the risk of slowing growth. India on May 3 doubled the magnitude of rate increases and the State Bank of Vietnam raised borrowing costs the following day for the fifth time in 2011.
“The bigger picture is that inflation still remains quite an issue around the region,” said Wellian Wiranto, an economist at HSBC Holdings Plc in Singapore. “Inflation risk still trumps growth risk as you can see from the central bank thinking.”
The yield on the 7 percent Philippine bond due January 2016 increased five basis points, or 0.05 percentage point, to 5.10 percent yesterday, according to Tradition Financial Services. The peso closed 0.2 percent weaker at 42.94 per dollar, before the rate decision.
The ringgit declined 0.5 percent to 2.9915 per dollar in Kuala Lumpur, while the yield on the 3.434 percent bond due August 2014 fell two basis points to 3.26 percent ahead of the monetary policy announcement.
Asia faces a “serious setback” from surging inflation that threatens to push millions into extreme poverty, the Asian Development Bank said last week.
Inflation in the Philippines accelerated to 4.5 percent in April, a report showed yesterday. The central bank targets average inflation of 3 percent to 5 percent this year and in 2012.
Malaysian central bank Governor Zeti Akhtar Aziz, the first to raise rates in Asia last year, resumed increases after pausing since July as inflation quickened to a 23-month high. Zeti also boosted the statutory reserve requirement level to 3 percent from 2 percent effective May 16.
Malaysia’s inflation may accelerate to a range of 2.5 percent to 3.5 percent this year from 1.7 percent in 2010, according to the central bank.
“Global commodity and energy prices are projected to remain elevated during the year, with inflation in major trading partners also expected to rise further,” the Malaysian central bank said in a statement yesterday. “There are also some signs that domestic demand factors could exert upward pressure on prices in the second half of the year.”
The Philippine central bank signaled it’s willing to do more to contain price pressures, with Deputy Governor Diwa Guinigundo saying oil above the central bank’s estimate of $110 per barrel continues to pose risks.
Crude oil prices have surged more than 16 percent this year as unrest in the Middle East and North Africa threatens supplies.
World food prices may rebound after declining in March from a record level, the United Nations said last month.
The People’s Bank of China, which raised rates for a fourth time in six months in April, said May 3 controlling price increases was its main goal, even after a manufacturing survey indicated that economic expansion may slow.

India’s central bank increased its repurchase rate by half a percentage point to 7.25 percent this week after eight quarter-point moves since mid-March 2010, as it forecast inflation to stay at an “elevated level” until September.
Governor Duvvuri Subbarao said the Reserve Bank of India aims to curb consumer demand, and cut the central bank’s growth forecast to “around 8 percent” for the year ending March 31 from 8.6 percent in the previous 12 months.
Vietnam raised its repurchase rate to 14 percent, doubling the benchmark from November.
In the Philippines, Jollibee Foods Corp. (JFC), the nation’s largest restaurant operator, said profit growth in the first half of 2011 may slow as raw-material prices and operating costs rise.
Malaysia’s economy may expand 5 percent to 6 percent this year, easing from a decade-high of 7.2 percent in 2010, according to the central bank.
The decision to further raise the statutory reserve requirement is a “pre-emptive” measure to manage a “significant” build-up of liquidity, the central bank said.
“Sustained strong foreign capital inflows warrant careful attention to ensure that they do not exacerbate domestic liquidity levels and fan inflationary pressures in the future,” Phillippine central bank Governor Amando Tetangco said. “The Monetary Board remains prepared to take appropriate action as necessary.”
To contact the reporters on this story: Karl Lester M. Yap in Manila at kyap5@bloomberg.net; Max Estayo in Manila at mestayo@bloomberg.net
(Blomberg)

TAM73F
05-29-2011, 07:37 PM
Gặp lại người đàn ông Úc (Australia ) kêu gọi bảo vệ môi trường Việt Nam !!!

dantri.com.vn - 15:23 (22/05/2011)

(Dân trí) - Ngày 21/5, anh Rod Kidney - người thực hiện chặng đường dài trên 230km chèo ván đứng trên sông Mê Kong qua ĐBSCL để nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam - đã dừng chân tại Cần Thơ.


Tại đây, vị huấn luyện viên dạy lướt ván và bay lượn diều tại Mũi Né - Bình Thuận này đã công bố hành trình chèo ván đứng và chia sẻ thông điệp bảo vệ môi trường của mình.



Vừa đi vừa vớt rác
Anh chia sẻ: "Tôi đã sống 5 năm tại Việt Nam , mỗi ngày thức dậy thấy túi ni lông tràn ngập ở các bờ biển tại Mũi Né. Tôi thấy rằng một ai đó phải có hành động, một ai đó phải nâng cao nhận thức và một ai đó phải truyền bá thông điệp đến người dân Việt Nam về tầm quan trọng của việc giữ sạch biển cả và các dòng sông".


Trên suốt chặng đường của mình, Rod thường ghé những điểm người dân thường vứt rác để vớt.
Chuyến hành trình dài 230 km của Rod được xem là hình thức đầu tiên kêu gọi bảo vệ môi trường nước bất cứ nơi đâu trên thế giới, bằng cách đứng chèo trên một tấm ván dài khoảng 3,3 m, rộng 80cm, nặng gần 20kg. Rod đi dọc bờ sông một số tỉnh, thành ĐBSCL, dự kiến kết thúc ở tỉnh Trà Vinh (Việt Nam ) vào ngày 26/5. Ước tính mỗi ngày Rod chèo 4-6 giờ và chèo khoảng 20 km.


Rod cùng với các thành viên chuẩn bị hành trình mới.
Trong suốt chuyến đi của mình, anh Rod gặp gỡ cán bộ, sinh viên học sinh một số trường học tại địa phương, những tổ chức cộng đồng và các cơ quan nhà nước để nhằm chia sẻ thông điệp và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Rod cho biết, chuyến đi này anh luôn tâm niệm phương châm: "nguồn nước - nguồn sống" . "Mọi người thường bàn luận về nguồn nước, nhưng tôi lại thích hơn khi nghĩ rằng từ nước, cuộc sống bắt đầu sinh sôi"- Rod nói.

Huỳnh Hải


source: http://news.hnsv.com/viet-nam/gap-lai-nguoi-dan-ong-uc-keu-goi-bao-ve-moi-truong-viet-nam-405120/

----//----

Bình luận - Chiến lược mới của người Việt Nam.

Ở Thụy Sỉ, mổi khi có Tết, các dịp tiệc từ thiện thường có múa lân, biểu diển vỏ thuật Vovinam, tôi thường để ý là phần đông có nhiều người Thụy Sỉ đảm nhiệm vai trò múa lân, và sinh viên vỏ thuật cũng toàn người Thụy Sỉ ngoại trừ le que vài người Việt. Tôi nghỉ chắc tại người Thụy Sỉ lớn con, nên làm thế người Việt mình.


Bây giờ thấy người Úc lo hốt rác dùm người Việt Nam trên sông Mekong, tôi mới sửng sờ thấu hiểu được cái suy nghỉ sâu sắc của người Kinh chúng ta. Thưa các bạn, đây là chiến lược lâu dài mà chúng ta đã nghỉ ra để bảo tồn sức lực cho cuộc tranh đấu lâu dài sắp tới.


Cứ để ngoại quốc lo hết chuyện mình đáng lẻ phải lo . Cứ để dân Trung Quốc qua khai thác quặn mỏ, người Úc hốt rác sông Cữu Long, người Thụy Sỉ múa lân, người Đài Loan, Hàn quốc xây dựng hảng xưởng , mà lại bị mỹ nhân kế của các cô gái Việt Nam. Sau đó, ngoại quốc mệt quá, chúng ta sẻ nổi lên lấy lại độc lập, khỏi cần múa lân, vỏ thuật, hốt rác chi bây giờ cho mệt xác.
Sao tôi không nghỉ ra trước ta ???

TAM73F
05-31-2011, 09:40 AM
Điếm đực thành Hồ ( Sàigon mới )


Hắn là sinh viên tốt nghiệp đại học, thất nghiệp dài dài, bèn ra nghề chạy xe ôm gần cả năm nay để kiếm cơm, sống qua ngày. Nhưng, so với những quái xế chuyên nghiệp tại thành Hồ,...hắn còn kém họ xa lơ xa lắc về mặt kiến thức giang hồ mà họ tích lủy được ngoài đường phố; vì vậy, có những trường hợp cần thỏa mãn nhu cầu của khách, nhứt là những khách ở tỉnh khác lên Sài gòn, hắn đành chịu thua. Đôi khi hắn bị họ gọi ngược lại là “quái xế Hai Lúa” thế mới đau chớ! Hãy nghe hắn tâm sự về nghề lái xe ôm.

Lái xe ôm là một nghề kiếm sống thật đơn giản, đổ mồ hôi để đổi bát cơm, manh áo một cách lương thiện. Xe ôm phân chia làm 4 giai cấp: “cá tra” những người lái xe ôm được rước khách ngay tại các xa cảng miền Đông hoặc miền Tây, lực lượng nầy mặc đồng phục, áo thun màu xanh hoặc màu vàng, có ghi ký hiệu đàng hoàng. Thí dụ tại bến xe Miền Đông: “Tài đêm BXMĐ P...QBT” thu nhập của họ rất cao và chịu sự quản lý chặc chẻ của đội bảo vệ xa cảng. Tập trung trước cổng số 2 là đội xe ôm “cá chốt”, chỉ được phép đón khách ở ngoài cổng xa cảng. Còn lái xe ôm hạng bét là “cá lòng tong”, hành nghề xe ôm tự do, chạy rong ngoài đường phố để bắt khách, nên thu nhập rất thấp. Sau khi trừ tiền xăng nhớt cho chiếc xe Suzuki cà tàng, cũng còn 5, 6 chục ngàn đủ tiền cơm, cà phê, thuốc lá cho một ngày. Tôi thuộc loại xe ôm “cá lòng tong”. Còn đội siêu xe ôm “hoàng gia”, họ ăn mặc rất lịch lãm, comlpe, cà vạt hẳn hoi, chơi toàn xe xịn đời mới như Honda, Dylan, Yamaha, Suzuki Avenis... chuyên phục vụ khách tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Chuyện buồn cười mới xảy ra ngoài hôm qua. Vào khoảng 10 giờ sáng, tôi đang xách xe không, chạy cầu âu trên đường Cách Mạng Tháng Tám gần miệt Ngã Tư Bảy Hiền thì gặp một thiếu phụ sồn sồn, béo tròn, vẫy tay gọi, nhờ tôi chở đi tìm mua “bánh mì”. Tưởng thật, tôi mời bà ta lên xe, chạy một lèo ra Chợ cũ Sài Gòn, vì bánh mì ở đây thơm ngon nổi tiếng nhất thành đô. Đến nơi, tôi mời bà ta xuống xe đi thì bà ta cười, nói: “Chị muốn đi tìm “bánh mì”, nhưng không phải bánh mì loại nầy,” vừa nói bàn tay phải của bà ta di động mất trật tự xuống “vùng cấm địa” của tôi, nói. “Chị muốn mua bánh mì loại nầy thôi hà!”

À, thì bây giờ tôi mới hiểu bà nầy thuộc loại bà già ham vui, tiếng lóng “bánh mì” là ám chỉ mại dâm nam; còn “bành bèo” ám chỉ mại dâm nữ. Tiếng lóng nầy xưa rồi, ít ai dùng tới. Tiếng lóng bây giờ, giới giang hồ dùng từ hiện đại hơn nhiều, bọn “mãi dâm nam” thì họ gọi là heo nọc. Heo nọc được chia ra làm ba hạng: “heo độc”, “heo bầy” và cuối cùng là “heo 4 Đ ”. Đây là một tệ nạn xã hội nhức nhối trong thời buổi “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Món ăn chơi gì mà cánh đàn ông hưởng thụ được thì đàn bà cũng đâu có chịu thua kém. Cụm từ “bán trôn nuôi miệng” dành cho giới chị em ta, còn bọn mãi dâm nam bán cái gì nuôi miệng đây? Nghĩ hoài mà không ra, chẳng lẽ dùng từ “bán ... nuôi miệng”? Mà “heo độc” khác với “heo bầy” và “heo 4 Đ” như thế nào? Khách mua dâm, đa số là mấy bà sồn sồn tuổi từ 50 trở lên, phần đông từ miền Tây lên Sài Gòn buôn bán chuyến, xa gia đình đi mua vui. Giới giang hồ đánh giá và phân loại bọn mãi dâm nam như sau:

HEO ĐỘC là heo đực giống thượng thặng, hoạt động độc lập, rất đắc giá, thường là các mệnh phụ phu nhân của “cán bộ gộc”, vợ các đại gia hoặc những tên tư bản đỏ mới dám đụng tới. Họ là những thanh niên khỏe mạnh, vai u, thịt bắp luôn luôn khoát lên mình bộ vó sang trọng, đắc tiền như: quần soóc, áo thun Adidas, giày Nike, đồng hồ Omega hay Rolex và cái điện thoại di động luôn luôn kè bên mình.... Bãi đáp thường trực của họ là mấy quán cà phê nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3. Có vào thử nơi nầy mới biết hư thực ra sao! Không phải những “heo độc” là những chàng vai thịt bắp đâu nghen! Nhưng, đấy không phải là tiêu chuẩn cần thiết. Ngược lại, có những chàng đẹp trai, dáng người mảnh khảnh thư sinh như Alain Delon, cái tướng trói gà không chặc, cũng đắc khách như thường. Khi khách làng chơi là phụ nữ có tâm hồn lãng mạng, rất thích hạng người nầy để nhớ lại cái phút ban đầu lưu luyến ấy...Còn những mệnh phụ có máu Võ Tắc Thiên hay Từ Hy Thái Hậu thì khoái mấy anh chàng vai u thịt bắp như võ sĩ đô vật bên Mỹ. Khi khách hàng có nhu cầu cần thiết là liên lạc với nhau bằng điện thoại di động. Giá mỗi lần “xuất chuồng” đi nhảy sô có thể lên đến 4, 5 vé (400, 500 USD), bèo lắm thì cũng được 1 hoặc 2 vé.

HEO BẦY là những mãi dâm nam hoạt động trong đường dây, có tổ chức hẳn hòi. Theo sự đánh giá trong giới làng chơi phụ nữ thì “heo bầy” không thể nào so bì được với “heo độc” về hình thức bên ngoài cũng như mức thu nhập. Giá mỗi lần đi sô chỉ thu nhập được từ 6 xị (600.000 đồng) hoặc 1 chai (1 triệu). Hiện nay, “heo bầy” thường tập trung tại nhiều tại các công viên nằm ở trung tâm thành phố, các quán trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1. Điều kiện heo nào muốn nhập bầy cũng dễ dàng thôi: phải chịu khoảng chi phí bắt buộc 20% trên “tổng doanh thu” cho “tú ông”, số điện thoại di động, và hai tấm ảnh 10 X 15 cm để làm catologe có đánh mã số đàng hoàng. Có 3 loại mã số: Mã số đỏ là dạng “xông khói” (trẻ khỏe mạnh). Mã số xanh là “loại nướng” (phải sử dụng thuốc kích thích). Mã số vàng là “luộc” (cho mấy bà có thu nhập ít xài đở).

HEO 4 Đ là “điếm đực đứng đường”. Bãi đáp thường xuyên từ góc đường Lê Thánh Tôn - Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước cửa Thảo Cầm Viên là “chợ tình” của họ. Hãy nghe một đoạn băng ghi âm tiếp thị của bọn ma cô là đủ thất kinh hồn vía: “Xin bảo đảm với quý bà, quý cô là hàng đúng tiêu chuẩn quốc tế không sida, sẵn sàng phục từ A đến Z, không hài lòng không lấy tiền. Tụi nầy là con nhà đàng hoàng đấy, vì ham vui nên ra đây chơi. Dùng thử một lần thì biết đá, biết vàng...” Bọn ma cô rao hàng theo kiểu “treo đầu heo bán thịt chó”, bọn 4 Đ nầy là loại vào tù ra khám như ăn cơm bữa, chớ con nhà đàng hoàng cái nổi gì chớ!

Hồi tháng trước, tôi đến “chợ tình” trước cửa Thảo Cầm Viên để chứng kiến hoạt cảnh buôn bán thân xác của bọn 4 Đ. Không phải bà nào bà nấy da mặt dầy hơn gót chân đâu nghen. Bọn đàn ông đi tìm hoa tương đối dễ dàng khi chọn bãi đáp. Nhưng cánh mấy bà đều phải tuyệt đối kín đáo vì việc mua dâm của họ là chuyện làm khó có thể chấp nhận, vì thế họ phải theo một quy trình khép kín. Đã vậy mà quý bà còn phải hóa trang bằng cách đeo những mặt nạ, đeo kính đen như điệp viên 007, khẩu trang... cho chắc ăn, rồi đi taxi đến chợ tình tha hồ chọn hàng vừa ý.

Đêm đó, tôi quan sát một chiếc xe taxi màu xanh, chạy chầm chậm trước Thảo Cầm Viên để tìm “bò lạc”, ngồi trong xe là một người đàn bà đội nón rộng vành màu đen, kéo xệ xuống che gần hết khuôn mặt. Liền theo đó, một chiếc Honda màu đỏ phân khối lớn chở một thanh niên ngồi phía sau, ăn mặc bảnh bao, tướng tá không tệ lắm. Bà ta quay cửa xe taxi xuống để quan sát mặc hàng cho chính xác. Tôi liền bám sát phía sau chiếc Honda, nghe bà ta hỏi: “Bảo đảm hàng không có bệnh “sida” chớ?”. Tên lái Honda, tôi đoán không lầm là “tú ông”, nói: “Bảo đảm với chị là hàng sạch!” Bà ta hỏi: “Giá phục vụ over night mấy xị?” Hắn đáp: “Giá gì bèo thế? Cho xin một chai mới đủ sở hụi!” Bà ta nói: “Được, chất hàng lên xe taxi đi! Nếu phục vụ đúng mức, chị “bo” thêm để bồi dưỡng. Còn làng chàng là chị Hai “thiến” đó nghe!” Thường la cà khu vực nầy, còn có mấy tên “gay” tới lui để bày hàng.

Dưới chân cầu Đồng Nai thuộc quận 9 thành Hồ, có một tiệm chụp hình thời trang, mấy bà mệnh phụ phu nhân thường tới lui khu vực nầy để tìm “hàng son”, chọn mặt đặt hàng, có khi phải order mất mấy ngày mới có đấy nhá!

Trong cái thế giới mãi dâm nam ở thành Hồ cũng có quy luật riêng của nó, đôi khi cũng rất tàn nhẫn. Những chàng trai khỏe mạnh bán cái “vốn trời cho” không phải là sức voi hoài đâu, xài hoài cũng cạn kiệt. Đó là những bọn “cave nam” mà khách hàng của họ là những dân đồng tính nước ngoài giàu có như doanh gia, nghệ sĩ...Ngoài cái khoảng tiền đi khách phải chia cho chủ khách sạn 50% (ngoài trừ tiền bo), cave nam còn dành một khoảng tiền không nhỏ để tái tạo lại sức lao động, mới đủ sức trường kỳ kháng chiến. Ngoài dân đồng tính, các bà sồn sồn từ 40 đến 50 tuổi cùng thường tới lui vũ trường để tìm bướm. Một tên cave nam chuyên nghiệp tên Hoàng Lao Ái tâm sự: “Làm cái nghề nầy cũng cay nghiệt lắm, khi mà sức tàn lực kiệt sẽ bị đào thải ra đứng đường không thương tiếc,” hắn than thở. “Mỗi ngày phải “nhảy dù” 5, 7 sô với mấy bà sồn sồn thì chỉ có nước từ hết xí quách đến...liệt như chơi! Gặp nhiều bà chằng xấu như Chung Vô Diệm, cũng phải ráng nín thở qua sông.” Hắn còn cho biết, khu vực quanh Nhà máy Bia Sài Gòn, nhất là đường Nguyễn Kim và Lý Thường Kiệt thuộc quận 5 và 10 là nơi làm ăn của giới nầy và tương lai của hắn cũng sẽ ra đó kiếm sống.

Hiện tượng mãi dâm nam hay trai đứng đường có khuynh hướng phát triển “đại trà” ở cấp quốc gia, báo động về sự suy đồi đạo đức tột cùng của chế độ XHCN hiện nay. Nguyên nhân đưa đến tệ đoan xã hội nầy là do các phu nhân, mệnh phụ sồn sồn, đẻ năm sáu lứa hay đào nhí của cán bộ CS có chức, có quyền hoặc mấy đại gia, tư bản đỏ giàu có. Khi mà tài sản của họ lên đến hàng trăm triệu USD thì giàu đổi bạn, sang đổi vợ là chuyện thường tình, mà trâu già lại thích gặm cỏ non. Quý ngài thay đào nhí, người mẫu thời trang như thay áo, viện cớ đi họp Đảng vắng nhà thường xuyên, đến mức các bà chịu hết nổi phải “vùng lên”, ông ăn chả thì bà phải ăn nem. Đời là thế đấy!

Xin hãy lắng nghe tâm sự của một chàng “heo độc” trước khi chấm dứt phóng sự nầy: “Tôi nhờ cái mã trời cho đẹp trai, nhờ vậy mà tôi trở thành “trai bao” cho một số mệnh phụ phu nhân. Tôi sợ nhất là khi phục vụ cho mấy bà vợ sồn sồn của quí vị lãnh đạo cơ quan nhà nước hoặc các đại gia uy quyền thuộc loại “3G”, mà quí bạn có biết 3G là gì không? Đó là loại “gộc, già, giàu”. Mấy mụ nầy chuyên ăn no rửng mỡ, sung sức quá mạng. Có một lần, tôi được gọi phục vụ cho một bà sồn sồn, vợ của một đại gia khét tiếng ở Sài Gòn. Hôm đó, tôi chẳng may “khóc ngoài quan ải”, làm bà ta nỗi trận lôi đình, hét tướng lên: “Tao trả tiền bo đẹp cho mầy là để cho tao sướng, chớ đâu phải để cho mầy...sướng hả? Đồ mắc dịch!” Mắng xong, bà ta vói tay lấy chiếc giày cao gót, nện vào đầu tôi mấy quả đến phun máu...” Làm đời trai bao, không phải lúc nào cũng được quý bà cưng chiều đâu nghen bà con. Mình mà out of control “tới bến” trước, thì dễ bị mấy bả nổi điên lên, giở trò bạo lực, nắm tóc, giựt chỏ, lên gối... sau cùng nện cho một trận, quần áo tơi tả, phù mỏ như chơi...

TIẾU SỸ

TAM73F
06-24-2011, 09:32 AM
Toà án quốc tế về Luật biển‏.

Vài nét về Toà án quốc tế về Luật biển

(24/04/2011)

Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.

Việc lựa chọn được tiến hành trên các nguyên tắc:

- Thành phần của Toà án phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.

- Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người. Các thành viên của Toà án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, Toà án không thể có quá một công dân của cùng một quốc gia.

- Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
Trên cơ sở này, cuộc bầu cử đầu tiên đã chọn được 21 thành viên đầu tiên chia cho 5 nhóm nước. Khu vực châu Phi: Engo (Camơrun), 3 năm; Warioba (Tandania), 3 năm; Ndiaye (Xênêgal), 6 năm; Mensah (Gana), 9 năm; Marsit (Tuyndi), 9 năm. Khu vực châu Á: Rao (ấn Độ), 3 năm; Akl (Li Băng), 3 năm; Zhao (Trung Quốc), 6 năm; Yamamoto (Nhật Bản), 9 năm; Park (Triều Tiên), 9 năm. Khu vực Đông Âu: Kolodkin (Nga), 3 năm; Yankov (Bungari), 6 năm; Vukas (Crôatia), 9 năm. Khu vực Mỹ La tinh và vùng biển Caribê: Marotta Rangel (Braxin), 3 năm; Caminos (achentina), 6 năm; Laing (Bêlidơ), 6 năm; Nelson (Grênađa), 9 năm. Khu vực châu Âu và các khu vực khác: Wolfrum (Đức), 3 năm; Eiriksson (Aixơlen), 6 năm; Treves (Italia), 6 năm và Anderson (Anh), 9 năm. Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và họ đều có quyền tái cử.
Read more:
•http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/vainetvetoaanquoc-nd-f5a64919.aspx
Thẩm phán TQ vào Tòa Quốc tế về Luật biển





Thẩm phán Cao Chi Quốc người Trung Quốc vừa tái đắc cử chức thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - Itlos).
•http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/06/110617_china_judge_itlos.shtml





Trong một vụ kiện nộp cho Tòa Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea – ITLOS), nếu nước nào không có thẩm phán quốc tịch của mình trong hội đồng xét xử, nước đó được đề cử một người (của mình) vào hội đồng xét xử.

Xem luật của tòa ITLOS ở đây, Article 17.

•http://www.itlos.org/documents_publications/documents/statute_en.pdf


Thí dụ, vụ kiện giữa Việt Nam và nước khác, thí dụ như TQ. Hội đồng xét xử có 5 người chẳng hạn. (ITLOS có 21 thẩm phán và tùy từng vụ có thể xử 5 người, 7 người, v.v.)

Trong đó có 1 ông TQ. Không có ông VN. Vậy Việt Nam được đề cử thêm một thẩm phán Việt Nam vào hội đồng xét xử. Một trong 4 thẩm phán sẽ phải bỏ ra để ông/bà VN vô.

Vậy còn 1 ông TQ, 1 ông/bà VN, và 3 người khác.

Giả sử ông TQ (TS Gao) bỏ phiếu cho TQ.

Ông/bà VN bỏ phiếu cho VN.

Vậy tùy vào kiến thức và khả năng của Tiến sĩ Gao Zhiguo hay ông/bà thẩm phán VN thuyết phục 3 người còn lại.

Tức là VN có thể thắng nếu trong lúc thảo luận ông/bà thẩm phán VN, nhờ kiến thức và khả năng, có sức thuyết phục cao hơn TS Gao.
•xem: http://vqhn.wordpress.com/2011/06/18/toa-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83n-th%E1%BA%A9m-phan-vi%E1%BB%87t/

Sưu-Tầm

TAM73F
06-25-2011, 10:41 AM
BÁO ĐỘNG : MĂNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

“Tắm trắng” cho măng bằng... chất độc
Măng chua, măng khô, măng tươi luộc, măng hũ ngâm... đều được nhiều cơ sở tẩm, tẩy bằng hóa chất vô cùng độc hại.
http://film4asia.com/forum/showthread.php?t=182780Người tiêu dùng khi ăn phải loại măng này lâu ngày có thể bị các bệnh liên quan đến thận và da. Nhiều bạn đọc cung cấp thông tin: để làm mềm măng, giúp măng ngọt, giòn và giữ được màu vàng tươi, nhiều cơ sở cung cấp măng tẩm sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3) là hai chất tẩy rửa cực mạnh, vô cùng độc hại với sức khỏe con người.

Khu vực P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM là nơi tập trung hàng chục cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp các loại măng tươi luộc, măng khô, măng chua, măng hũ ngâm ớt ...

Ông Tính, chủ một cơ sở làm măng trên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn này, thừa nhận: “Dùng mấy hóa chất này rút ngắn thời gian luộc, măng lại nhanh mềm, giòn hơn. Mỗi tháng tui tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tiền than củi. Hơn nữa chúng (các loại hóa chất - PV) lại quá rẻ, phải ngâm thêm mới có lời nhiều”.

Măng nào cũng tẩm


Các công đoạn chế biến, ngâm măng bằng hóa chất tại một cơ sở ở phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM Tại đại lý cung cấp măng các loại của bà Ớt trên đường Tân Thới Nhất 1, có tới hàng trăm thùng phuy ngâm măng sặc sụa mùi chua của măng đã “vô” hóa chất tỏa ra khắp con phố. Khi bà mở nắp một thùng măng chua để giới thiệu hàng, bất ngờ một đám bồ hóng bay ra theo, trong phuy có vài con ruồi chết. Bà cười trừ, nói: “Thấy vậy chứ ăn vào không sao hết”.

Ngay lúc đó một thanh niên trên tay cầm một bao nilông chứa bột vàng (phẩm tạo màu - PV), cho một lượng khoảng năm muỗng to vào thau rồi trộn đều. Biết chúng tôi nhìn thấy, bà này liền quát: “Bưng vào trong nhà mà làm”. Quay về phía chúng tôi, bà vội vàng giải thích: “Bột nghệ (?) đó chứ không phải phẩm màu đâu, cho vào cho nó có màu một tí. Tui vẫn thường dùng nó để kho cá mà”.

Ở góc khác, một phụ nữ đang cắt lát măng để làm măng chua. Hàng trăm búp măng dính bùn đất chẳng cần rửa được cho vào thùng phuy sau khi cắt lát. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, người này cười phì: “Chùi rửa làm gì cho tốn nước, tốn công. Bỏ vào ngâm mấy tháng, cho thêm bột tẩy vào nữa thì sạch sẽ hết, người cũng tiêu chứ đất đá ăn nhằm gì”.

Cách cơ sở của bà Ớt không xa là cơ sở của bà Minh cũng chuyên chế biến, cung cấp măng các loại. Phía sau cơ sở này là hàng trăm thùng phuy rỗng sình lầy bám nổi rêu xanh. Hai thanh niên bơm nước từ một cái giếng khoan sát đó tưới thẳng vào từng thùng phuy ngâm măng.

Chúng tôi ngỏ ý muốn học nghề, bà Minh không ngần ngại chỉ: “Có gì đâu mà học. Khó nhất là làm măng chua, nhưng tui chỉ cho dùng mấy thứ này dễ làm mà măng lại ngon. Măng nào muốn ngon cũng phải dùng đến hóa chất cả”. Nói xong bà đem ra ba túi nilông: “Bịch màu vàng là phẩm màu dùng để tạo màu cho măng. Bịch chứa mấy hột kia là đường hóa học để măng ngọt. Còn bịch trắng là bột tẩy. Công dụng ghê gớm lắm. Tẩy măng hư, giúp măng mềm, tạo độ dai”.

Bà Linh, chủ một cơ sở làm măng các loại dưới chân cầu vượt An Sương, Q.12, thổ lộ: “Trước đây làm măng mất nhiều thời gian lắm. Măng chua ngâm mấy tháng trời mới giao cho mối ngoài chợ. Măng tươi cũng phải ngâm ít nhất vài ngày. Sau này cứ việc sử dụng hóa chất tẩy nên măng mau chín, vừa mềm lại vừa giòn. Chất lượng hơn trước hẳn, muốn có lúc nào cũng được”.

Dùng hóa chất tẩy rửa



Măng được “làm đẹp” tại một cơ sở sản xuất trên quốc lộ 1A, đoạn ngã tư An Sương, Q.12, TP.HCM.


Quote:
Rất nguy hiểm cho sức khỏe

Đây là khẳng định của TS Nguyễn Văn Sức, trưởng khoa công nghệ hóa thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, khi báo cung cấp kết quả xét nghiệm của hai loại bột được dùng để tẩm măng.

Theo TS Nguyễn Văn Sức, việc sử dụng sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3) trong chế biến thực phẩm với số lượng nhiều sẽ gây ngộ độc và phá hủy các enzim tiêu hóa trong đường ruột ở người ăn. Còn với thành phần kim loại nặng Cd (cadmium) đến 0,625mg/kg đã đủ gây ra các bệnh giòn xương, các bệnh liên quan đến thận và da. TS Sức khuyến cáo người tiêu dùng khi mua phải các loại thực phẩm có màu trắng bất thường và có mùi hôi thì không nên sử dụng.

Bà Linh cho biết: “Luộc kỹ qua nhiều nước, lửa vừa phải giúp măng vừa dai vừa mềm đều, giảm độ độc. Nhưng giờ chẳng ai hơi sức đâu mà làm, mất thời gian và tiền than củi. Có mấy chất này chúng tôi đỡ hao tốn thời gian, tiền bạc”.

Theo bà này, trước khi bán hai ngày, những búp măng đã luộc sẽ được ngâm một thứ bột màu vàng mà những người trong nghề gọi là bột măng. “Cho phẩm vào khi măng mới luộc, nước còn nóng thì màu mới thấm từ ngoài vào trong. Chứ không măng bên ngoài màu vàng khè, bên trong nhợt nhạt người ăn sẽ phát hiện măng bị nhuộm ngay” - bà tiết lộ.

Tại cơ sở của ông Tính, nơi cung cấp cho thị trường TP và các tỉnh gần 100 tấn măng/tháng, chất bột tẩy trắng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. “Đây đúng là chất thần kỳ. Từ ngày dùng chất này nhà tui không lo bị lỗ vì măng bị thâm đen nữa. Từ tẩy trắng măng, măng giòn và mau mềm đều được cả” - ông này khẳng định.

Đưa ra một gói màu trắng, ông bảo: “Đứng xa ra một tí tui mở bao”. Dù đã đứng cách xa hơn 1m nhưng mùi hôi cực nồng thoát ra từ hóa chất khiến chúng tôi choáng váng.

Ông Tính nói: “Măng vòi dùng làm măng chua là ngon nhất nhưng nhiều nhựa nên nếu không làm sạch thì sau này măng sẽ bị đen ố, coi như bỏ đi. Để tẩy hết nhựa, sau khi cắt lát và ngâm vào nước phải hòa hóa chất thật đậm đặc”.

Trong quá trình ngâm sẽ cho thêm loại hóa chất trên cùng với đường hóa học theo từng tầng. “Làm như thế mới thấm đều từ trong ra ngoài. Nếu muốn măng mau mềm, ngọt thì cứ cho nhiều đường hóa học vào. Nếu cần gấp cho thêm hàn the. Vài ngày là giao hàng được rồi chứ không cần đợi đến vài tháng như trước đây” - ông này nói tiếp.

Theo ông Tính, trước khi đem bán một giờ măng chua được vớt ra và ngâm thêm bốn muỗng hóa chất. Công đoạn này theo cách gọi của ông là “tắm trắng” cho măng. Muốn măng càng trắng, tăng độ giòn ngay tức khắc thì bỏ càng nhiều.

Thấy chúng tôi chưa tin công dụng của bột tẩy, ông Tính bưng ra một thau chứa hàng chục búp măng đã hư rồi đổ nước, hòa cùng ba muỗng bột trắng vào thau. Chỉ hơn một giờ, khi ông này vớt măng ra thì phần hư hại đã được đánh sạch. “Lô hàng nào xấu phải dùng bột này chuốt lại mới bán được. Như với loại măng le có màu đỏ, tui dùng bột này pha với muối, ngâm trong hai giờ là trở lại màu vàng đặc trưng của măng ngay” - ông Tính nói.

Theo chỉ dẫn của ông Tính, chúng tôi đến chợ Kim Biên, Q.5 để hỏi mua bột này và được chào bán với giá 25.000 đồng/kg hàng loại một, 20.000 đồng/kg hàng loại hai.

Bà Lành, chủ một sạp chuyên bán các loại hóa chất, hương liệu bột màu, đưa ra một gói màu trắng không nhãn mác, chào hàng với chúng tôi: “Nguồn hàng từ Trung Quốc nhập về. Tên gọi chính xác thì cả chợ này có ai biết đâu. Bột này gọi chung là bột hóa chất tẩy thức ăn thôi”.

Để tìm ra nguồn gốc chất này, chúng tôi đã đem mẫu bột tẩy trắng (bột tẩy măng), bột màu vàng (nhuộm cho măng vàng) do ông Tính cung cấp đến Viện Công nghệ hóa học TP.HCM phân tích. Ngày 9-4-2011, viện này đã kết luận định tính cho chất bột trắng, thành phần mẫu phân tích gồm hai chất là sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3).

Theo kết luận, đây là hai loại chất tẩy rửa cực mạnh có gốc sulphite, là những hóa chất dùng trong công nghiệp rửa phim ảnh và tẩy trắng vải, len, chất hóa lưu để xử lý mủ cao su, thuộc da. Riêng với gói bột màu vàng, kết quả định lượng phát hiện có kim loại nặng với hàm lượng Cd (cadmium) 0,625mg/kg.

Nhiều thực phẩm khác cũng bị tẩm hóa chất tẩy rửa

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chất sodium hyposulfite không chỉ dùng để tẩy trắng măng, mà nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng chất này để tẩy trắng, bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, rau củ quả, ướp chanh muối, khoai tây chiên đông lạnh, nước dứa ép đậm đặc, tôm tươi đông lạnh...

Bạn đọc tên Lâm, một người có sạp buôn bán thực phẩm đang kinh doanh tại chợ P.1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Hai năm trở lại đây, các loại thực phẩm mà tôi hiện đang bán như bồn bồn, ngó sen, giá đỗ, bắp chuối, dừa trái, nấm tuyết, nấm kim châm, măng, nho khô, táo khô... bị ướp bột tẩy hóa chất này với liều lượng rất lớn. Dù biết là sẽ giảm thu nhập khi tiết lộ những thông tin này, nhưng vì sức khỏe người tiêu dùng nên tôi phải nói lên sự thật để cảnh báo.

Các loại giá đỗ, để đẹp và mập căng tròn, họ bỏ thuốc tẩy vào trong quá trình ngâm để giá đỗ không ra rễ, nếu giá ra rễ thì thân giá sẽ bị teo tóp, mẫu mã xấu. Sau khi giá thành phẩm, mỗi ngày người làm giá sẽ bơm thêm hóa chất ba lần để ngăn hiện tượng giá mọc rễ và thâm đen.

Các loại ngó sen, bồn bồn, bắp chuối, nấm tuyết, nấm kim châm... được các cơ sở bơm hóa chất trực tiếp vào sản phẩm trước khi đóng thành từng bịch nhỏ để bán. Có lần tôi ngất đi vì mở một bịch nấm kim châm để kiểm tra. Mùi chất tẩy hăng nồng trong bịch nấm xộc thẳng vào mũi khiến tôi không thể thở được, nước mắt chảy ròng ròng”.

Bạn đọc Lê Thị Hoa, ngụ đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cách đây hơn một tháng từng phải đi cấp cứu vì ngộ độc măng chua, cho biết: “Tôi ăn măng chua mua ở chợ thấy rất ngon. Nhưng đến nửa đêm đau bụng quằn quại, gia đình phải đưa đi cấp cứu mới biết mình bị ngộ độc thực phẩm. Các bác sĩ chẩn đoán có thể do các hóa chất được tẩm trong măng quá nhiều gây rối loạn đường ruột. Sau lần đó tôi không còn dám mua măng chua ở chợ nữa”.

Theo Tuổi trẻ









__._,_.___

TAM73F
06-28-2011, 09:40 AM
Hành khách say mềm vì tiếp viên cho uống 5 chai rượu

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/hanh-khach-say-mem-vi-tiep-vien-cho-uong-5-chai-ruou/


Đây là chuyện hy hữu xảy ra trên chuyến bay VN780 của Vietnam Airlines từ Melbourne về TPHCM.
Hành khách người Australia - Barnes Graeme tham gia chuyến bay VN780 từ Melbourne về TP HCM
đã bị trói tay, trói chân vào ghế máy bay do không kiểm soát được hành vi. Nguyên nhân là vị khách
này được tiếp viên Vietnam Airlines cho uống tới 5 chai rượu trên suốt hành trình 7 tiếng.
Trong một cuộc họp rút kinh nghiệm về cách xử lý tình huống trên máy bay, Vietnam Airlines đã đưa
ra trường hợp trên để các tiếp viên rút kinh nghiệm. Hãng vận chuyển này xác định, trước khi lên máy
bay, ông Barnes Graeme không có biểu hiện của người có sử dụng chất kích thích, rượu hay đồ uống có
cồn (alcool )
Tuy nhiên, trong lúc được phục vụ bữa ăn, ông Barnes đề nghị được uống rượu whisky pha với Pepsi.
Sau đó, trong suốt hành trình 7 giờ, vị khách đã nhiều lần đề nghị tiếp viên phục vụ rượu. Vị khách này
đã yêu cầu 5 tiếp viên khác nhau trong tổ bay đưa rượu cho mình. Và cả 5 lần, yêu cầu của ông Barnes
đều được đáp ứng.
Kết quả là, sau khi uống 5 chai rượu loại nhỏ trên máy bay, ông Barnes Graeme rơi vào trạng thái say
mèm, không làm chủ được hành vi của mình. Hành khách bắt đầu la hét và đánh cả tiếp viên trong tổ
bay. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, ông Barnes bị sơ tán xuống phía dưới tàu bay và trói tay vào
thành ghế.
Sau khi máy bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, ông Barnes tỉnh rượu và thừa nhận đây là lỗi do mình và
chấp nhận nộp phạt 5 triệu đồng. Tuy nhiên, vị khách này cho rằng mình bị mất kiểm soát do trước đó
ông uống thuốc chữa đau răng. Thuốc sau khi tác dụng với rượu nên đã khiến ông không làm chủ được
hành vi.
---------------ooooooooooo--------------

TAM73F
06-28-2011, 10:29 AM
TPHCM: Duyệt quy hoạch sân golf "khủng" trong sân bay Tân Sơn Nhất

http://dantri.com.vn/c20/s20-493034/duyet-quy-hoach-san-golf-khung-trong-san-bay-tan-son-nhat.htm

(Dân trí) - UBND quận Tân Bình, TPHCM vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi
tiết 1/500 Khu sân golf và dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Diện tích sân golf theo quy hoạch trên 110
ha với nhà hàng, khách sạn 5 sao, căn hộ cao cấp đi kèm.
Khu quy hoạch nằm trong ranh giới sân bay Tân Sơn Nhất có phía Đông giáp đất quốc phòng do Trung
tâm 72 quản lý và giáp khu đất thuộc sư đoàn 367; phía Tây giáp đất quốc phòng do Sư đoàn 367, Sư
đoàn 370 quản lý và đường Tân Sơn; phía Nam giáp đất quốc phòng do Sư đoàn 367 quản lý; phía Bắc
giáp tường rào nhà máy Mercedes và Isuzu thuộc đường Quang Trung, quận Gò Vấp.
Quy mô khu đất quy hoạch khoảng 157,2913ha, trong đó sân golf chiếm 111,5903ha, đất công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật: 0,5693ha, đất khu nhà ở cho thuê: 9,7521ha, đất giao thông: 7,7917ha.
Theo quy hoạch, Khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất gồm các phân khu chức năng chính, cụ thể:
Trục đường giao thông chính (lộ giới 27m) nối từ đường Tân Sơn chia khu đất quy hoạch thành 2 khu
vực: khu vực phía Nam bố trí 27 đường golf và khu vực phía Bắc bố trí 9 đường golf, các công trình
chính bố trí dọc theo trục giao thông chính.
Các công trình phụ trợ bao gồm: nhà câu lạc bộ (3,0568ha), nhà tập golf (2,6157ha) và các trạm dừng
chân (0,2ha), trong đó hồ nước với quy mô 14,7294ha là thành phần tạo thẩm mỹ đặc trưng cho sân golf
và cải tạo khí hậu cho toàn khu vực.
Khu khách sạn 5 sao, nhà hàng, thể dục thể thao (2,6998ha) với chiều cao từ 1-12 tầng nhằm phục vụ
cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong sân golf được bố trí ở trung tâm của khu đất.
Cụm trường chất lượng cao (3,3741ha) nhằm phục vụ khu nhà ở cho thuê. Cụm trường gồm khu trường
học cấp I, II và khu nhà trẻ, mẫu giáo nằm ở phía Tây. Đất xây dựng nhà bảo trì, trạm xử lý nước thải
(0,9121ha) nằm ở phía Tây khu đất.
Khu nhà ở cho thuê gồm khu căn hộ cao cấp với diện tích 4,876ha và khu biệt thự với diện tích
4,876ha, khu nhà ở cho thuê có tầng cao xây dựng từ 2-8 tầng được quy hoạch phía Bắc dự án, được
bao bọc bởi dòng sông nhân tạo trong sân golf.
Về quy hoạch giao thông, đường Tân Sơn có lộ giới 12m, đường N1 lộ giới 27m, đường N1A lộ giới là
20m, đường D1 có lộ giới 23m, và đường R1 lộ giới 14m.
UBND quận Tân Bình cũng lưu ý khu vực lập quy hoạch sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất nằm trong
khu vực sân bay Tân Sơn Nhất do Bộ Quốc phòng quản lý thuộc đất ngoài dân dụng nên không thuộc
sự quản lý của quận Tân Bình. Do đó, việc quản lý sau quy hoạch sẽ do cơ quan chủ quản trực thuộc Bộ
Quốc phòng đảm nhận. Việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ của từng dự án trong khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất cần có ý kiến của Bộ Quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc phòng và sự hoạt động bình thường của sân bay Tân Sơn Nhất . /.

----------------ooooooooooo-----------------



Hà Tĩnh: Tắc xi tông, lòi ra cột điện "dỏm"

http://dantri.com.vn/c728/s728-492889/tac-xi-tong-loi-ra-cot-dien-dom.htm

(Dân trí) - Khoảng 14 giờ ngày 25/6, một xe tắc xi mất lái đã tông vào cột điện trên đường Lê Hồng
Phong (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) làm cột điện gãy thành 3 khúc. Bên trong cột điện không có
mảnh sắt nào.
Chiếc xe nói trên mang BKS: 38N - 1465, thuộc hãng tắc xi Hà Tĩnh, do Nguyễn Văn Dũng điều khiển.
Trong khi tránh xe máy ngược chiều đã tông vào cột điện chiếu sáng bên đường.

Bên trong cột điện chỉ nhìn thấy bê tông chứ không thấy thép
Cú va chạm mạnh làm xe tắc xi bị hư hỏng nặng. Cột điện bị gãy thành 3 khúc. Phần trên của cột điện
bật ra khỏi gốc khoảng 5m treo lơ lửng trên dây cáp, dây điện và một khúc sát gốc bị gãy hẳn ra dài
khoảng 1m.
Qua quan sát, khúc cột điện gãy ra hầu như chỉ có bê tông, không nhìn thấy có sắt thép bên trong.
Được biết, hệ thống đường điện chiếu sáng trên đường Lê Hồng Phong do Công ty đô thị Hà Tĩnh quản
lý. Mặc dù, tuyến đường điện này mới đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng đã có một số cột bị đổ, gãy.

TAM73F
07-08-2011, 09:09 PM
Vai trò đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hảy nghe người ngoại quốc nói tiếng Việt !!!



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/06/110620_dominicscriven_final.shtml

TAM73F
07-20-2011, 04:46 AM
ViệtNam ,cá basa đọc hại

Asian Catfish Farms (BASA fish fillet) - Dirty water, dangereous fish‏


http://www.vimeo.com/11817894

TAM73F
08-07-2011, 12:55 PM
“GIẢI PHÓNG” nỗi kinh hoàng của người dân miền Nam ViệtNam

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế.

Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…
Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…
Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…
Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!
Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:
“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…
Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …
Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.
Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010

(Sưu-Tầm tin tức)

TAM73F
08-08-2011, 05:40 PM
Lật tẩy các chiêu ăn gian khi đổ xăng

Cập nhật lúc 08/08/2011 04:05:11 PM (GMT+7)

Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng liền.
Một bài viết được cư dân mạng gửi cho nhau mới đây đã nêu cụ thể rất nhiều những mánh khóe tuy đơn giản nhưng lại rất dễ đánh lừa khách hàng. Cùng với đó là những lời khuyên hữu ích cho người tiêu dùng để tránh bị lừa đảo.

Cư dân mạng rỉ tai nhau "mánh" của những "xăng tặc"
Theo bài viết, chiêu lừa đảo các cây xăng hay dùng nhất chính là “bấm cò”, chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng…Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng liền.Cách phòng tránh chiêu gian lận này là khách hàng nên đổ xăng theo lít, còn nếu đổ xăng theo tiền thì tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng còn số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.Một tiểu xảo cũng không kém nguy hiểm là “đổ chồng”, chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng họ không làm mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.Lỡ khách có phát hiện thì nhân viên bơm xăng sẽ xin lỗi và cho rằng người bên trong quên chưa bấm số. Tác giả bài viết “chú ý khi bơm xăng” cũng cho biết với cách này, trung bình một ngày mỗi nhân viên ở đây có thể ăn lãi tới 300.000 đồng.

Lợi dụng sự mất tập trung của khách hàng, các 'xăng tặc" nhanh tay tung chiêu lừa đảo trộm xăng

Ngoài ra còn những “mánh” như: Hai nhân viên cùng đứng tại một trụ bơm, một người đổ xăng lợi dụng khi khách hàng sơ ý thì rút vòi bơm ra và người kia liền nhấn nút reset tiền về 0.Hay như khi có khách hàng đổ 20.000 đồng, thì khi đến 16.000 đồng, nhân viên sẽ bấm ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng chảy ngược trở vào trong. Sau đó bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn chạy nhưng không có xăng chảy ra.Ngay khi bài viết được đăng tải lên mạng, đã có vô số người quan tâm và "cám ơn" tác giả bài viết. Trong khi nhà nước chưa tìm ra giải pháp để ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận xăng thì những bài viết của cư dân mạng cũng góp phần không nhỏ giúp người tiêu dùng tránh được những thiệt hại về kinh tế từ những chiêu ăn chặn xăng của khách hàng tại các cây xăng.(Theo Bưu điện Việt Nam) :04:

TAM73F
08-20-2011, 10:59 PM
Mời các bạn xem 2 bài báo rất nặng nề viết từ trong nước Việt.



TRẦN THỪA TƯỚNG CHỮA UNG NHỌT
Tạ Phong Tần
Dân gian có câu: “Làm biếng kiếm miếng cho ngon, kiếm vợ cho giòn nó chửi mà nghe”, “Ăn như xáng xúc, làm như lục bình trôi”. Giá cả tiêu dùng tăng cao đến 100%, thậm chí đến 500%. Năm ngoái mua 1 bó rau muống 2 ngàn đồng, ăn được 2 bữa sáng chiều. Bây giờ mua 1 bó rau muống 5 ngàn đồng, ăn được 1 bữa sáng, chiều muốn ăn thêm phải mua bó khác. “Bộ ta” và “cán bộ lãnh đạo ta” sau khi tổ chức họp khẩn cấp, cãi nhau một ngày rồi kết luận không tìm ra nguyên nhân thực phẩm tăng giá, đàn heo teo tóp, đàn gà quạnh hiu. Xong, kết thúc họp. Chuyện tư thương TQ vào Việt Nam mua vét nông sản sạch ai cũng thấy, nhưng “Bộ ta” ngồi “mần thinh”. Người dân Việt thiếu ăn ư? Đã có thịt heo bẩn, chân gà thải của TQ nhập trở vào ào ào, chỉ trong vòng 7 ngày đã nhập 170 tấn thịt lợn và 4 tấn chân gà thải của TQ. Lo gì đói, dân ta muốn tự do ăn bao nhiên mặc sức mà ăn không ai cấm cản, đây là thành quả “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do” đó mà.
Trần Bình- Thừa tướng thời Tây Hán, người làng Hộ Dũ, huyện Dương Vũ. Sau khi Hán Cao Tổ chết, thái tử con Lữ hậu lên nối ngôi, hiệu là Hiếu Huệ đế. Lữ Thái hậu chuyên quyền, phong vương cho nhiều người họ Lữ mà phần lớn đều là kẻ bất tài, giết nhiều con cháu họ Lưu, kể cả các hoàng tử con ruột Hán Cao Tổ. Bọn họ Lữ nhờ đục nước béo cò, ăn theo lai quần Lữ Thái hậu mà có được quyền cao chức trọng, bèn ra sức ăn chơi xa xỉ, đục khoét của công, bóp cổ dân đen. Các lão thần trong triều đều bất bình.
Tương truyền, bọn Giáng Hầu Chu Bột, Dĩnh Âm Hầu Quán Anh một hôm họp nhau lại vấn kế Trần Bình: “Ngài là Thừa tướng, chức vụ cao nhất trong triều đình. Ngài là khai quốc công thần của Tiên đế. Nay Thái hậu làm trái di chiếu Tiên đế, gian thần lộng hành, triều chính hỗn loạn, lòng dân hoang mang, chúng tôi là bọn võ phu không có mưu kế gì. Tiên đế khi xưa tin cậy Ngài hết mực, nay Ngài nỡ lòng khoanh tay đứng nhìn giang san xã tắc lâm nguy trước nạn họ Lữ hay sao?”. Trần Bình nói: “Các ông đã thấy đại phu chữa ung nhọt bao giờ chưa?”. Bọn Giáng Hầu ngạc nhiên trố mắt nhìn Trần Bình: “Thấy rồi, nhưng cái việc chữa ung nhọt của đại phu ấy thì liên quan gì đến chuyện chúng tôi đang nói với Ngài?”. Trần Bình nói: “Khi ung nhọt còn non, sưng tấy nhức nhối, người bệnh nóng sốt nhưng Đại phu cứ để đó chẳng làm gì cả, chữa sớm cũng không ăn thua gì. Họ đợi đến khi ung nhọt già, cái cồi trồi lên rõ rồi, lúc ấy chỉ cần ra tay nhấn một phát, cả máu lẫn mủ, cả mẹ lẫn con đều tuôn ra hết, làm cho sạch vết thương, tra thuốc vào vài hôm sau là khỏi. Cái ung nhọt hôm nay chưa đến lúc vỡ mủ. Hãy để lòng dân oán hận họ Lữ ngày càng nhiều. Các ông đã hiểu chưa?”. Bọn quan võ nghe Trần Bình nói xong, cùng nhau há hốc mồm: “À, thì ra là vậy!” rồi cùng nhau lục tục ra về. Quả nhiên, khi Lữ Thái hậu vừa “nghỉ thở”, Trần Bình và Chu Bột cùng “nhấn một phát”, cuối cùng giết tất cả bọn họ Lữ, lập hoàng tử thứ tư là Lưu Hằng lên làm vua, tức Hán Văn đế.
Nay thời buổi “ổn định chính trị” nên giết người như ngóe, chuyện “nhỏ như con thỏ” nhưng lịch sự, văn minh, văn hóa dân tộc sau mấy chục năm xài “văn hóa XHCN” biến đâu mất hết. Va quẹt xe có chút xíu góp ý nhau không xong ngó qua đã thấy lấy dao đâm chết giữa thủ đô Hà Nội, ngoảnh lại hãi hùng khi thanh niên say rượu giành gái dùng kiếm đâm chết nhau giữa Sài Gòn. Ban ngày ban mặt mà cướp nghêu rần rần không ai cản nổi, chỉ cần trộm chó thôi đã bị đánh hội đồng đến chết và thiêu cháy. Một năm có 11.000 người chết vì tai nạn giao thông, mới 6 tháng đầu năm 2011 đã có gần 5.000 người tiếp tục tử nạn, thiệt hại còn hơn đại họa sóng thần ở Nhật Bản.
Miệng thì nói “phổ cập giáo dục”, “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” nhưng mới mẫu giáo cha mẹ đã phải “chạy trường” tóe khói mới mong kiếm được một chổ cho con học. Tìm được trường học rồi cũng chưa yên thân, lớp học ngày càng quá tải không đủ chổ cho học trò ngồi học đàng hoàng.
Thầy thuốc thì chỉ biết lợi dụng người bệnh để làm giàu, vô trách nhiệm, thiếu lương tâm để mặc cho người bệnh chết liên tục do bác sĩ bận… ngủ, bận… ăn cơm, bận… chờ hết rượu hay là bận tiếp nhân viên trình dược, bận kê toa cho bệnh nhân các loại thuốc (hoặc chẳng phải thuốc) không liên quan gì đến bệnh tình của người bệnh để kiếm chác “hoa hồng”… chỉ có thầy thuốc mới biết. Khi bị dư luận lên án các ‘thầy thuốc cấp trên” cũng xưng xưng nói rằng chẳng qua là “yếu chuyên môn” (?!).

--------------

Bài đã bị giật xuống khỏi trang NLĐ điện tử
Thầy giáo dùng quyền làm thầy để ép học trò quan hệ tình dục với mình, có đầy đủ bằng chứng hết chối cãi được thì Hiệu trưởng nói rằng ông thầy kiêm “yêu râu xanh” kia rất “đáng thương”, còn học trò dám ghi âm thầy mà không báo cáo trước rằng “tui ghi âm thầy đây”, không chịu quan hệ tình dục với thầy mà còn dám tố cáo thầy lên cấp trên nữa (vượt cấp) là trò “đạo đức yếu”. Có vợ, con đầy đủ mà còn “gạ tình” học trò vì thầy… thiếu tình thương nên thầy thiệt là “đáng thương”. Lập luận kiểu này nên quan phụ mẫu tỉnh Hà Giang lẫn bộ sậu hàng lô hàng lốc cấp dưới mua dâm học trò cũng là những người rất đáng thương, hèn chi cho đến bây giờ quan lớn, quan bé vẫn bình chân như vại.
Rừng ngày càng trơ trụi, đất nông nghiệp ngày càng mất dần, ao hồ, sông suối ngày càng cạn kiệt, thủy điện xâu xé rừng đặc dụng mặc kệ động vật, thực vật có tên trong sách đỏ, sách xanh không chết trong rừng vì đói cũng chết trên bàn nhậu làm no cơm rửng mỡ những kẻ “đáng thương” do… không có thịt rừng để ăn!
Chưa có quốc gia văn minh nào mà nhà đất công ngang nhiên biến thành quán nhậu, sân bay bị âm mưu lấn chiếm làm sân golf bất chấp quy định về an toàn hàng không, người dân sống trong ngập lụt giữa phố. Chưa có quốc gia văn minh nào mà xây cầu, làm đường, làm cống chưa đi mòn đôi dép đã sập, lún, sụt ầm ầm, làm tới đâu lún tới đó, mới làm đã lún, bù lún rồi bù lún tiếp, tha hồ lún vô trách nhiệm vô hạn. Nghĩ cũng thiệt “đáng thương”!
Hổng biết phát động phong trào học tập tư tưởng HCM suốt muòi mấy năm nay tiêu tốn hết bao nhiêu tiền ngân sách, tốn bao nhiêu tiền in ấn giấy khen, bằng khen, liên hoan, tổng kết, giải thưởng mà cán bộ trở nên mù, điếc, lì lợm quá cỡ. Theo Thanh tra Chính phủ, riêng Bộ Công Thương đã có 20.000 người thuộc diện quy định phải kê khai tài sản nhưng… chưa báo cáo kê khai tài sản, thống kê hết các cơ quan ban ngành cả nước hẳn phải vài triệu vị. Nên nhớ rằng thuộc diện quy định kê khai tài sản là hàng trận lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên, chớ hạng lính láp quèn không phải kê khai.
Dân gian có câu: “Làm biếng kiếm miếng cho ngon, kiếm vợ cho giòn nó chửi mà nghe”, “Ăn như xáng xúc, làm như lục bình trôi”. Giá cả tiêu dùng tăng cao đến 100%, thậm chí đến 500%. Năm ngoái mua 1 bó rau muống 2 ngàn đồng, ăn được 2 bữa sáng chiều. Bây giờ mua 1 bó rau muống 5 ngàn đồng, ăn được 1 bữa sáng, chiều muốn ăn thêm phải mua bó khác. “Bộ ta” và “cán bộ lãnh đạo ta” sau khi tổ chức họp khẩn cấp, cãi nhau một ngày rồi kết luận không tìm ra nguyên nhân thực phẩm tăng giá, đàn heo teo tóp, đàn gà quạnh hiu. Xong, kết thúc họp. Chuyện tư thương TQ vào Việt Nam mua vét nông sản sạch ai cũng thấy, nhưng “Bộ ta” ngồi “mần thinh”. Người dân Việt thiếu ăn ư? Đã có thịt heo bẩn, chân gà thải của TQ nhập trở vào ào ào, chỉ trong vòng 7 ngày đã nhập 170 tấn thịt lợn và 4 tấn chân gà thải của TQ. Lo gì đói, dân ta muốn tự do ăn bao nhiêu mặc sức mà ăn không ai cấm cản, đây là thành quả “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do” đó mà.
Giặc đánh ngư dân ta tá lả, người chết, tài sản mất, con cái thất học, thiếu ăn thiếu mặc, nợ nần chồng chất, mất nước tới nơi chẳng thấy mở mồm nói câu gì. Vậy mà mỗi lần xét danh hiệu này nọ là có kiện cáo tá lả, người xứng đáng có tài năng thì thiếu “huy chương”, người có “huy chương” thì thiếu tài năng.

Cứ lý mà suy, cái ung nhọt Việt Nam đã sắp đến vỡ mủ rồi, ai đó cứ làm theo cách lấy miếng cao Tàu đen thùi dán lại thì càng dán càng hôi thúi, mưng mủ nhiều hơn dẫn đến hoại thư. Chỉ có cách chờ ung nhọt chín mùi rồi ra tay nhấn vào lôi hết máu mủ, cồi mẹ ra, xức thuốc vào thì cơ thể mới lành lặn, khỏe mạnh được.
Tạ Phong Tần

TAM73F
08-20-2011, 11:18 PM
đời sống bây giờ ở Sài Gòn.

Tài xế taxi “cướp” của khách hàng
Báo Thanh Niên

Từ hàng ngàn phản ánh của nạn nhân về việc bị tài xế taxi lấy mất tài sản, cơ quan công an vào cuộc và lật tẩy nhiều vụ “cướp” trắng trợn...

Cố tình chiếm đoạt
Sáng sớm một ngày cuối năm 2010, bà Liêu Thị Kim Thoa và chồng (người Úc) ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3 (Nhà Bè) gọi taxi đi sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đến sân bay, vợ chồng bà Thoa xuống taxi đi lấy xe đẩy thì tài xế cũng vội vã xách những bịch đồ của khách xuống xe. Thanh toán tiền xong, lúc xếp đồ vào xe đẩy bà Thoa phát hiện thiếu một túi đồ thì chiếc taxi đã phóng như ma đuổi ra khỏi sân bay. Trong túi đồ bị quên, ngoài tài sản giá trị còn có toàn bộ giấy tờ tùy thân nên bà Thoa liên lạc để tìm tài xế nhưng không kết quả, bởi khi gọi xe bà quên không để ý là hãng taxi nào. Không có giấy tờ làm thủ tục, vợ chồng bà phải lỡ chuyến bay về Úc và làm đơn gửi Cục CSHS, cơ quan thường trực phía Nam.
Sàng lọc hàng chục hãng taxi có xe hoạt động ở gần nơi nạn nhân cư ngụ, trinh sát Cục CSHS “chấm” một chiếc xe taxi mang logo của hãng Vinasun đón một cặp vợ chồng phóng ra từ chung cư lúc 5 giờ sáng. Tài xế sau đó được xác định tên Lục Văn Tèo. Thế nhưng, khi được mời về cơ quan công an, Tèo phủ nhận toàn bộ vụ việc.
Vụ việc tưởng đi vào ngõ cụt thì 3 ngày sau, bà Thoa nhận được điện thoại của một người đàn ông cho biết toàn bộ giấy tờ mà bà bị mất đang ở một địa điểm gần với chung cư. Qua xác minh, trinh sát tìm được người gọi cho bà Thoa là một tài xế cũng của hãng Vinasun. Lập tức, tài xế này được mời về trụ sở để đấu tranh, nhưng anh ta khai nhận được thông tin từ một sim điện thoại khuyến mãi nhờ báo giùm cho nạn nhân ra nhận giấy tờ bị mất, chứ không hề biết nội dung vụ việc. Lập tức, số điện thoại nghi vấn bị “khoanh vùng”. Sau đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an xác định số điện thoại do Tý, chủ một tiệm cầm đồ, sử dụng. Làm việc với công an, lúc đầu Tý quanh co, nhưng sau đó thừa nhận người anh em bạn rể là Tèo nhờ nhắn giùm thông tin đến tài xế taxi nói trên. Do Tèo dặn không để ai biết người nhắn, Tý đi mua sim khuyến mãi gọi cho tài xế taxi của hãng Vinasun và nhờ người này thông báo nạn nhân Thoa đến điểm hẹn lấy giấy tờ. Có đủ chứng cứ, Tèo phải cúi đầu thừa nhận đã cố tình “bỏ quên” một túi đồ của khách để chiếm đoạt...


Khách quên thì... chiếm luôn!
Một trường hợp khác, bà Ngô Thúy Anh, Việt kiều Mỹ, đầu năm 2011 về nước có gọi taxi của hãng Petrolimex do Mai Khắc Đức lái từ sân bay về chợ Bình Long (Q.Bình Tân) với giá 200 ngàn đồng. Khi tới nơi, bà Anh trả tiền và bồi dưỡng thêm cho Đức 2 USD. Xuống xe vài phút, bà Anh phát hiện bỏ quên bóp trên xe, trong đó có hơn một ngàn USD, 5 thẻ tín dụng và một số giấy tờ quan trọng khác, nhưng Đức đã đánh xe chuồn mất. Bà Anh vội thông báo cho tổng đài biết vụ việc. Được tổng đài thông báo việc hành khách phản ánh, Đức trả lời không có chiếc bóp nào của khách bỏ quên và anh ta đang đưa khách đi Vũng Tàu. Bà Anh đành phải báo an ninh sân bay (ANSB). Đức được ANSB mời về làm việc, nhưng vẫn không thừa nhận nên vụ việc được chuyển đến Cục CSHS.
Những chứng cứ trinh sát thu thập được xác định ngay sau khi bà Anh xuống xe, Đức chỉ lái xe đưa khách tới ngã ba Vũng Tàu rồi quay về chứ không đi đâu nữa. Khi về tới sân bay, Đức đưa một đồng nghiệp giữ 400 USD rồi lên làm việc với ANSB cho đến khi cán bộ công an đến. Trước những chứng cứ này, Đức đành khai nhận toàn bộ vụ việc và nộp lại cho cơ quan điều tra chiếc bóp của bà Anh cùng toàn bộ tài sản, giấy tờ quan trọng...


Hành vi nhỏ, ảnh hưởng lớn
Hai vụ trên chỉ là điển hình trong rất nhiều vụ tài xế taxi “cướp” tài sản của hành khách bị cơ quan chức năng lật tẩy. Tuy vậy, số vụ bị phanh phui cũng chỉ rất nhỏ so với số vụ khách bị chiếm đoạt tài sản phản ánh đến cơ quan chức năng, hãng xe. Một cán bộ Cục CSHS cho biết chỉ một hãng taxi lớn trên địa bàn đã có gần 2.000 vụ báo mất tài sản của khách trong vòng hơn 1 tháng, hầu hết tài sản bị mất có giá trị tiền triệu trở lên.
Điều đáng lưu ý là có rất nhiều vụ tài xế taxi chiếm đoạt tài sản của hành khách từ sân bay về trung tâm, trong đó có không ít nhà đầu tư, du khách nước ngoài... đến VN. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mà còn làm xấu đi hình ảnh của đất nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và du lịch...
Trung tá Nguyễn Tiến Nghĩa, Phó trưởng phòng 3 Cục CSHS, cho biết: "Xuất phát từ tình hình tội phạm ở các cảng hàng không gia tăng, ngày 26.10.2010 Cục CSHS và Cục Hàng không VN ký kết quy chế phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự, đảm bảo an ninh trật tự tại các cảng hàng không và sân bay. Trong đó, Phòng 3 được giao nhiệm vụ chuyên trách đấu tranh triệt phá tội phạm hình sự trên các tuyến giao thông”.
Cũng theo trung tá Nghĩa, qua thực tiễn điều tra phá án cho thấy, khi mất đồ nạn nhân báo về hãng xe hoặc ANSB và chỉ khi hai đơn vị này không giải quyết được, hồ sơ vụ việc mới được chuyển đến Cục CSHS. Lúc đó, vụ việc xảy ra quá lâu, tang vật vụ án không còn trong khi các đối tượng lại có quá nhiều kinh nghiệm đối phó nên tỷ lệ phá án thấp. “Để đấu tranh với loại tội phạm này, nạn nhân cần khẩn trương liên hệ để chúng tôi vào cuộc ngay từ ban đầu mới có hiệu quả", trung tá Nghĩa nói và cho biết số điện thoại báo tin là 06936830 hoặc địa chỉ Phòng 3, Cục CSHS - 258 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM.
Hoài Nam
-----------------------

Một cán bộ Cục CSHS cho biết, chỉ một hãng taxi lớn trên địa bàn đã có gần 2.000 vụ báo mất tài sản của khách trong vòng hơn 1 tháng, hầu hết tài sản bị mất có giá trị tiền triệu trở lên.

-----------------------

Từ trung tâm ra sân bay đồng hồ nhảy 400 km!

Cục CSHS vừa bàn giao Trần Minh Quốc, tài xế taxi cho Công an TP.HCM để xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ vụ việc, Công ty Mai Linh có đơn gửi Cục CSHS đề nghị làm rõ phản ánh của một khách nước ngoài về việc bị tài xế taxi của hãng chiếm đoạt 4 triệu đồng. Sau một thời gian điều tra, Cục CSHS làm rõ tài xế này có tên đầy đủ là Trần Minh Quốc, ngụ Q.4, là lái xe taxi “dù” nhưng thuê xe của HTX 27/7 sau đó dán logo của hãng Mai Linh để đón khách. Ngày 10.5, Quốc đón một nữ khách nước ngoài từ Q.1 ra sân bay Tân Sơn Nhất, mặc dù quãng đường chỉ 7 km nhưng Quốc đã bấm đồng hồ lên gần 400 km và bắt khách trả 4 triệu đồng. Tại cơ quan công an, Quốc nộp lại 4 triệu đồng và khai trước đó với thủ đoạn trên đã thực hiện 2 vụ trót lọt, chiếm đoạt của khách nước ngoài 8 triệu đồng.

-----------------------

Chấn chỉnh đạo đức tài xế taxi

Ông Đặng Hoàng Phương, Chủ tịch HĐTV Công ty CP taxi Sài Gòn Hoàng Long, cho biết mỗi khi hành khách phản ánh việc mất hành lý khi đi xe, công ty mời tài xế lên làm việc, giải thích, đối chất với khách hàng. Có những tài xế sau khi nghe phân tích thì đồng ý trả lại tài sản cho khách. Cũng có tài xế không thừa nhận, phải nhờ đến cơ quan công an thì tài xế mới chịu trả lại.

Còn theo ông Trương Quang Mẫn, Tổng giám đốc Công ty CP taxi Mai Linh, trước khi ký hợp đồng với tài xế, Mai Linh làm cam kết yêu cầu tài xế nhắc khách hàng kiểm tra hành lý trước khi xuống xe. Ngoài ra, Mai Linh còn lập riêng bộ phận chuyên tìm kiếm tài sản khách hàng bỏ quên trên xe.

Theo ông Tạ Long Hỷ, Giám đốc Công ty taxi Vinasun, hiện Vinasun có 500-700 trường hợp tài xế trả lại tài sản cho khách mỗi tháng. Hằng tháng Vinasun đều mở lớp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho lái xe.

Nhiều hãng taxi cho biết một khó khăn khác là do nhu cầu tài xế của các hãng rất lớn nên các tài xế đạo đức kém càng lờn mặt. Vì nếu bị đuổi việc, họ lập tức xin được việc ở hãng khác.

Nguyễn Đình Mười

TAM73F
08-26-2011, 04:13 PM
Hành khách bị trộm $2,400 ở Tân Sơn Nhất
Thursday, August 25, 2011 6:47:06 PM


SÀI GÒN (TH) - Ghé lại Tân Sơn Nhất trong một chuyến bay từ Hà Nội, chuẩn bị đổi máy bay đi Nam Hàn, một hành khách yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi mới phát giác ra số tiền mặt 2,400 đô đã không cánh mà bay...

Ông khách lập tức tri hô lên. Sau đó người ta khám phá ra kẻ trộm số tiền này trong valise của ông khách là một nam nhân viên xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất tên Ðào Văn Cương. Ông Cương bị tạm giữ để điều tra, còn người khách may mắn nhận lại được số tiền mặt tưởng đã biến khỏi tầm tay.

Người khách cho biết cùng đi trong đoàn du khách 15 người từ Hà Nội ghé lại Tân Sơn Nhất nửa đêm 23 tháng 8 để làm thủ tục chuyển máy bay sang Nam Hàn. Tại đây ông mới nhớ ra số tiền mặt 2,400 đô giấu kỹ trong valise ký gửi từ Hà Nội. Ông yêu cầu nhận lại chiếc valise.

Chỉ một đoạn đường ngắn từ kho hàng sân bay ra phía ngoài, ông Cương đã mò tìm lấy 2,400 đô trong valise của khách rồi cất giấu trong hộp cứu hỏa treo trên tường.

Theo VNExrpess, ông Cương khai vì thấy valise không khóa nên tò mò mở ra xem. Thấy gói tiền cất kỹ bên trong, ông sinh lòng tham định trộm nhưng không ngờ sự việc bị đổ bể.

Các viên chức thẩm quyền tại sân bay Tân Sơn Nhất cho biết nạn mất trộm thường xuyên diễn ra tại sân bay. Từ trước, họ đã khuyến cáo khách hàng không nên để các vật dụng quý giá trong valise ký gửi. Còn ông Cương thì thừa biết các nhân viên phục vụ sân bay can tội trộm cắp hành lý của khách hàng sẽ bị sa thải. Trong trường hợp này, ông Cương tin sẽ không bị lộ nên mới ra tay trộm và không ngờ sự việc đổ bể quá nhanh. (PL)

(theo báo Người Việt Online)

TAM73F
08-26-2011, 04:38 PM
Lạm phát ở Việt Nam có thể đã tới đỉnh
Thursday, August 25, 2011 7:25:42 PM

HÀ NỘI (TH) - Lạm phát ở Việt Nam có thể đã lên tới đỉnh. Bây giờ, tới phiên những người làm chính sách kinh tế tài chính phải có các quyết định khó khăn, theo một bài phân tích của hãng thông tấn Reuters.

Một hàng bán rau ở chợ vỉa hè Hà Nội với khách hàng đa số là thu nhập thấp. Chỉ số lạm phát trong Tháng Tám 2011 ở Việt Nam là 23.20%. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Thật là còn quá sớm để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng nếu áp lực để làm như vậy sẽ tăng lạm phát nhanh chóng nếu lạm phát bắt đầu giảm xuống trong một hai tháng tới như một số chuyên viên kinh tế dự đoán.

Sự ổn định của nền kinh tế (khoảng 100 tỉ USD) của Việt Nam và sự hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc phụ thuộc vào điều kiện các nhà làm chính sách có giữ vững chủ trương hay không, theo giới chuyên gia kinh tế.

“Sự nguy hiểm lớn nhất cho nền kinh tế ở lúc này là sự khủng hoảng niềm tin đối với các chính sách tác động đến hối suất đồng bạc và những dấu hiệu mất giá trị của tài sản của hệ thống ngân hàng,” theo lời nhận định của Johanna Dee Chua, kinh tế gia trưởng khu vực Á Châu Thái Bình Dương của tập đoàn ngân hàng Citi.

Phần lớn các nước Á Châu đối diện với tình trạng giá cả gia tăng, nhưng nền kinh tế Việt Nam đặc biệt dễ bị nạn này nhất. Ðây là lần thứ hai mà Việt Nam đối diện với các đợt lạm phát cao hơn 20% nội trong vòng 3 năm qua, biểu lộ sự nguy hiểm tạo ra từ chính sách kinh tế lấy tăng trưởng làm chỉ đạo, bất kể hậu quả.

Chỉ số lạm phát trong Tháng Tám 2011 là 23.20%, tháng thứ 12 có lạm phát gia tăng cứ tháng sau cao hơn tháng trước.

Tuy nhiên, tháng này có mức độ gia tăng chậm hẳn lại làm cho một số kinh tế gia thấy đôi chút hy vọng là áp lực tăng giá cả hàng hóa đã lên tới đỉnh.

Cho dù lạm phát có thể giảm, tình hình vẫn còn mong manh giữa lúc nền kinh tế thế giới vẫn chưa ổn định và ở Việt Nam thì giá nông phẩm, lương tối thiểu sẽ bắt đầu tăng từ Tháng Mười cũng như các hậu quả của lần phá giá đồng bạc 8.5% (Tháng Hai) và tăng giá điện giá xăng sau đó còn đang kéo dài.

“Lạm phát cao vẫn là thử thách lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới.” Hải Phạm, một phân tích gia của ngân hàng ANZ nhật xét.

Nếu lạm phát không được kềm chế và đồng tiền vẫn bị áp lực phải hạ giá, nó sẽ xói mòn các nỗ lực ổn định nền kinh tế.

Cho đến giờ, người ta vẫn thấy nhà cầm quyền hô hò đặt ưu tiên chống lạm phát. Trần Hoàng Ngân, một trong những kinh tế gia có ảnh hưởng trong ủy ban cố vấn kinh tế của nhà nước nói rằng các biện pháp cần thiết của chính sách tiền tệ đều được sử dụng.

“Duy trì lãi suất cao và cắt hết tín dụng không còn là các lực chính để làm giảm lạm phát.” Ông Ngân nói như vậy trên tờ Người Lao Ðộng. “Vấn đề là điều hành và kềm chế giá cả hàng hóa.”

Các biện phát kiểm soát giá cả từng bị giới đầu tư ngoại quốc chống đối, nhưng nếu sự thay đổi chính sách diễn ra, có nghĩa là nới lỏng chính sách tín dụng cũng đồng thời đẻ ra rắc rối.

“Cái tốt nhất họ có thể làm giờ đây là phải nhất quán, rất nhất quán trong chính sách tiền tệ,” theo ý kiến của ông Phạm Thế Anh ở Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia.

Ngân Hàng Nhà Nước thì có những quyết định nhiều khi không nhất quán. Họ gọi là chính sách “linh hoạt.”

Rất nhiều công ty cũng như giới ngân hàng kêu ca rằng họ khó có thể sống nổi khi mà lãi suất cho vay cao hơn 20%. Ông tân thống đốc bắn tiếng có thể sẽ hạ lãi suất một hay hai phần trăm vào Tháng Chín tới đây. Hiện cũng đang có những lời bàn tán về việc gia tăng cho vay ở khu vực sản xuất thực phẩm cũng như bớt chặt chẽ trong việc cung cấp tín dụng cho ngành địa ốc.

Một số người ở Việt Nam từng sống trong những tháng ngày chính sách tiền tệ bị thắt chặt nói rằng lãi suất quá cao phải hạ xuống thì mới chấm dứt được chu kỳ lạm phát. Nhưng một số người khác thì vẫn cho rằng hạ lãi suất cũng như “chơi với lửa.”

Theo ông Hải của ngân hàng ANZ, nếu Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam giảm lãi suất vào Tháng Chín như thống đốc ngân hàng đề nghị mới đây, tín dụng gia tăng và tiền bạc lưu hành tăng sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn. (TN).

TAM73F
08-30-2011, 08:37 PM
Coi chừng các cơ quan từ thiện .

YOUR MONEY! HANDLE WITH CARE!!!

"Vàng thau luôn luôn lẫn lộn."

Bài nhận xét có nhiều điểm chính xác.

Mời coi cho biết.









-Tổ chức thứ nhất là Hội trợ giúp phế nhân Việt Nam , gọi tắt là VNA (Vietnam Assistance For the Handicap) được thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca làm Chủ tịch. Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben. Vào ngày 25-11-1997, khi ông Peterson, Đại sứ của Mỹ tại VN viếng thăm Little Sàigòn, Trần Văn Ca đã mở tiệc khoản đãi nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ thiện của ông ta, nhưng Trần Văn Ca đã hoàn toàn thất bại vì ông ta đã không minh xác được là đối tượng nào ở bên Việt Nam được hưởng chương trình của ông ta.

Đã thế, nhiều tài liệu phân phát lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết mình qua việc Thứ Trưởng Văn Hóa Thông Tin cho phép Đoàn Ca Múa Trung Ương hợp với Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ c ho tổ chức của ông Ca nhân ngày thế giới chống bệnh AIDS cũng như giấy ban khen của Đại sứ VC Lê Văn Bằng tuyên dương Trần Văn Ca là người hoạt động rất tích cực. Cách đó một năm (13-3-1996), Trần Văn Ca cùng với Hội Thiện Nguyện Y tế Giáo dục (Health and Education Volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben.Patrick Leahy, tổ chức một buổi tiếp tân tại trụ sở Thượng viện, để gây quỹ cho chương trình giúp đỡ tay chân giả do Hội VNAH thực hiện từ năm 1991 tại Việt Nam.


2/ -Tổ chức thứ hai là Tổ Chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets
West Organization) do Lệ Lý Hayslip Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben.(đứng giữa) là sáng lập viên và là Chủ tịch của tổ chức này.

Lệ Lý Hayslip là một nhân vật rất đặc biệt. Theo quyển tự truyện “When Heaven and Earth Changes Places” (tạm dịch Khi Trời Đất Đổi Chỗ) thì y thị vốn là giao liên VC, bị VC kết án tử hình. Hai anh du kích được lệnh dẫn Phùng thị Lệ Lý ra bìa rừng xử tử. Thay vì xử tử bằng súng trường bá đỏ thì hai anh này lại xử bằng súng nước và tha cho y thị. Thoát chết, y thị vào Sàigòn ở đợ, bị ông chủ nhà “dếnh” cho một bụng bầu, bị bà chủ đuổi, phải đi bán bar để nuôi con. Sau đó, được một người Mỹ già đáng tuổi cha lấy làm vợ và đem về Mỹ. Khi đến Mỹ bị người hàng xóm chửi là “whore” cũng không biết. Sau khi ông chồng già chết thì lấy người chồng khác mà y thị mang họ Hayslip. Được bọn phản chiến Mỹ lăng-xê, viết quyển tự truyện “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” kể lại chuyện đời mình, được đưa vào dạy ở các trường học và được đạo diễn phản chiến Oliver Stone quay thành phim “Trời và Đất”. Y thị đã được bọn phản chiến Mỹ đưa đi nói chuyện khắp nơi. Người Mỹ vốn thích những gì có thật,
đọc sách, xem phim lại được thấy tác giả bằng xương, bằng thịt, nhân vật chính trong truyện, nhỏ lệ nghẹn ngào kể lại cuộc đời trôi nổi của mình, thân phận của người phụ nữ trong chiến tranh, hết bị VC đến Quốc Gia và cả lính Mỹ hãm hiếp, lại bị đánh đập dã man thì chỉ có gỗ đá mới không động lòng trắc ẩn!

Người Mỹ lại càng thấy có tội hơn khi y thị đưa ra hình chụp cảnh nghèo nàn, trẻ em khuyết tật… rồi kêu gọi mọi người hãy quên hận thù, bắt tay xây dựng ngày mai. Chả thế mà một cựu quân nhân Mỹ viết trên tờ New York Time bảo rằng sau khi đọc xong sách của Lê Lý Hayslip, ông hối hận vì đã tham chiến, nay nguyện đem hết sức ra để tái thiết Việt Nam. Thế là tiền bạc đổ vào tổ chức
“Đông Tây Hội Ngộ” như nước, mỗi tháng thu trên 2 triệu đô-la!

Thế nhưng, những mạnh thường quân của tổ chức từ thiện này đã giật mình
tỉnh giấc khi bài viết “Goodbye Vietnam” của ông Ed Oshiro, một người Mỹ gốc Nhật, đăng trên tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa thuộc Hạt King (King county Medical Society) tại Seattle tháng 11 năm 1996, tố cáo VC tham nhũng, tống tiền mà nạn nhân là ông, một người làm việc thiện nguyện tại đó. Ed Oshiro nguyên là phụ tá giám đốc chương trình Giáo dục Y tế của Group Health Corporatives đã tình nguyện qua Việt Nam làm quản lý cho một bệnh xá , một cô nhị viện với 125 trẻ em do tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” bảo trợ và 4 làng nhỏ vùng ngoại ô thị xã Đà Nẵng. Bài viết “Vĩnh biệt Việt Nam” đã có ảnh hưởng rất lớn đối với tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” của Lệ Lý Hayslip. Người ta tự hỏi hơn 2 triệu đô-la mỗi tháng thu vào chẳng lẽ chỉ bảo trợ cho một bệnh xá và một cô nhi viện với 125 em bé mồ côi mà Ed Oshiro đã gọi là “những kẻ nghèo nhất trong đám nghèo”? Sau đó Lê Lý Hayslip không còn giữ chức giám đốc của tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” mà chuyển qua công tác đi nói chuyện tại các nhà thờ Tin Lành và mỗi thứ Tư đến họp ở University Club tại đại học UCI để tiếp tục công tác tuyên truyền cho VC.


3/ -Tổ chức thiện nguyện thứ ba là “Kim Foundation” do Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben.Phan Thị Kim Phúc Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben. sáng lập năm 1991. Kim Phúc là cô bé bị phỏng vì bom Napalm năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Tấm ảnh đem lại vinh quang cho phóng viên nhiếp ảnh Nick Út cũng có tác hại không kém bức ảnh Eddie Adams chụp cảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉa súng bắn vào đầu tên đặc côngVC Nguyễn Văn Lớp. Tấm hình của cô không những chỉ là một vũ khí hiệu quả trong thời chiến mà ngày nay, trong thời bình, tấm ảnh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ trở lại Việt Nam. Kim Phúc được VC cho qua Cuba du học, phản chiến Mỹ đã lợi dụng cô như là một lá bài tuyên truyền đắc lực nhất cho vấn đề bang giao và quyên góp tiền bạc. Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh
Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được phản chiến Mỹ đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử thương trong cuộc chiến Việt Nam, để bày tỏ sự “tha thứ”, đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen đóng vai người lính bỏ bom làm cho cô ta bị thương. Cả hai ôm nhau diễn trò người nhận tội, kẻ tha thứ. Thực tế, người mục sư đóng vai phi công bỏ bom ở Tây Ninh chỉ là chuyện bịa đặt.. láo khoét. Cựu Trung Tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc Sư đoàn I Không Kỵ ở căn cứ BearCat Biên Hòa đã viết trên tạp chí có tên Vietnam số ra tháng 4 năm 2000 như sau: “Câu chuyện láo khoét này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. QLVNCH đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam . Liệu cô Kim Phúc có biết được người phi công giội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở với cô chứ không phải người Mỹ?”

Sự phổ biến câu chuyện láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực mà phản chiến Mỹ áp dụng để tuyên truyền. Kim Phúc được bầu làm “Đại sứ
thiện chí” của UNESCO và đã sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên là “Kim Foundation” để quyên tiền dưới tên cô. Chúng ta nên đặt câu hỏi trước khi gửi đi tấm chi phiếu đóng góp vào lời kêu gọi về sự tha thứ này. Sự xuất hiện của Kim Phúc tại bức tường Tưởng Nhớ phải chăng được dùng như một thủ đoạn để làm tiền. Vậy thì những đồng đô-la quyên được sẽ về tay ai?


Trên đây là 3 tổ chức thiện nguyện núp dưới chiêu bài nhân đạo có tầm
vóc quốc tế được CSVN và phản chiến Mỹ yểm trợ hết mình. Số tiền khổng lồ mà chúng thu vào liệu có giúp được cho những người nghèo khổ, những nạn nhân chiến tranh như lời Lệ Lý Hayslip, Kim Phúc nói hay không?


4/ -Tổ chức thứ tư là tổ chức VNHelp do Đỗ Anh Thư (**) làm Chủ tịch với các thành viên Quinn Trần, Yên-Thao Nguyen, Mai Thieu Nguyen, Tai Nguyen, Trần Đệ, Nguyễn Hữu Liêm.

Ngoài ra tại San Jose còn có một số tổ chức thiện nguyện khác như ICAN, HOPE, CoVN, tổ chức cứu giúp bệnh nhân ung thư nghèo và trẻ mồ côi, v.v....

5/ -Gần đây, tại Bắc California người ta lại thấy xuất hiện Trung Tâm Nhận Đạo Quê Hương.
Theo bài viết tố cáo của một tuần báo tại San Jose, thì, Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương được thành lập ngày 10-12-2001, do Fehler! Es wurde kein Dateinam angegeben. Huỳnh Tiểu Hương tức Huỳnh Thị Mận, con nuôi của Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch Nhà nước VC làm Giám đốc.


6/ -Tổ chức nhân danh Từ Thiện đang gây xôn xao dư luận tại Bắc California là Hội Giúp Người Mù Nghèo Bắc California do Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben.Đỗ Vẫn Trọn, Giám đốc hệ thống truyền thông Viên Thao, đại diện.


II - HOẠT ĐỘNG TUYÊN VẬN VÀ KINH TÀI:


-Trong các tổ chức thiện nguyện vừa kể, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ
của Lệ Lý Hayslip là một tổ chức rất có tầm vóc và gây tác hại rất nặng nề cho cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại vì quyển tự truyện “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” của y thị đã được đưa vào các trường học làm sách giáo khoa, có mặt tại các thư viện ở khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ.. Quyển truyện này cũng đã được đạo diễn phản chiến Oliver Stone Fehler! Es wurde kein Dateiname angegeben. quay thành phim “Trời và Đất”. Y thị lại được phản chiến Mỹ đưa đi tham dB những buổi hội thảo của Hiệp Hội Quốc Gia Giáo Dục Và Thăng Tiến cho người Mỹ gốc Việt, Miên, Lào (National
Association for the Education and Advancement of Cambodian, Laotian, and Vietnamese Americans viết tắt NAFEA) được tổ chức hàng năm quy tụ những nhân vật lãnh đạo tất cả các ngành có liên quan đến người tỵ nạn Đông Dương như: văn hóa, giáo dục, hướng nghiệp, cảnh sát, thiếu nhi phạm pháp, phụ huynh và học đuờng, trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn, vấn đề song ngữ v.v…

Như trên đã đề cập, bài viết “Vĩnh biệt Việt Nam” của ông Ed Oshiro đã có ảnh hưởng bất lợi rất lớn đối với tổ chức Đông Tây Hội Ngộ. Những nhà
mạnh thường quân bắt đầu nghi ngờ việc làm của Hội này.

-Công tác tuyên truyền giao lưu văn hóa rõ nét nhất qua việc làm của tổ chức
VNHelp với việc tổ chức này đã hàng năm tổ chức Đại nhạc hội “Mùa Thu Cho Em” với các ca sĩ từ Việt Nam qua bị đồng hương Bắc California biểu tình phản đối.

Trong bài “Mặt Nạ Từ Thiện” đăng trên tuần báo Tiếng Dân vào năm 2002 và mới đây tuần báo Tiếng Dân đã đăng lại bài viết này trong số 133 phát hành ngày 25-12-2004, bà Nhàn S.F. đã đặt vấn đề như sau:


“…Tổ chức VNHelp, qua bài viết trên San Jose Mercury News được dịch và
đăng lại trên tuần báo Việt Mercury số 194 ngày 11-10-2002 với tựa đề “Làm từ thiện bất chấp trở ngại” do John Boudreau viết qua lời kể của các nhân vật trong VNHelp khiến người ta tự hỏi: Họ có thật sự yêu thương người nghèo khổ? Và họ bỏ nước ra đi có phải vì Việt Nam không có tự do vì bị CS đàn
áp hay không?

Câu hỏi đặt ra là lý do nào mà VNHelp có thể hoạt động dễ dàng từ 11 năm
qua và ngày nay lại được Vũ Văn Dũng thuộc Tổng Lãnh sự quán CSVN ở San Francisco khen là “đã kiên trì và hiệu quả, đúng là một tổ chức hoàn toàn nhân đạo?”

Những người hoạt động trong VNHelp đã không nêu lên chi tiết nào về những khó khăn đã dành cho họ từ phía CS mà chỉ nói rằng: “Họ đã phải luồn lách giữa một bên là chính phủ CS ở quê nhà và một bên là những láng giềng người Việt của họ ở Hoa Kỳ, cả hai đều ngờ vực những hoạt động của họ.”

Phải nói ngay là Cộng đồng người Việt ở Bắc California chưa bao giờ lên tiếng chống đối việc làm từ thiện của VNHelp mặc dù nhiều người biết rất rõ những việc làm của họ ở Việt Nam, nhất là những ai ở Oakland thì không lạ gì về những người này. Ngay như tổ chức từ thiện SAP-VN chỉ mới về Việt Nam để kiểm điểm lại những công tác giải phẫu cho các em tật nguyền mồ côi cha mẹ để báo cáo về các mạnh thường quân bên Mỹ, thế mà anh Nguyễn Công Bằng, Chủ tịch Hội đã bị công an bắt giữ 53 ngày điều tra và chỉ thả ra sau khi khuyến cáo hội SAP-VN chỉ nên dồn lại một dự án như cấp học bổng cho học sinh nghèo, yểm trợ cho các hội từ thiện bên nhà thì phải dẹp bỏ.

Trong khi đó thì VNHelp cho biết đã phân phát hơn 500.000 đô-la cho các hội
từ thiện ở Việt Nam qua dịch vụ chuyển tiền ngân hàng mỗi lần 10.000 đô-la. Tại sao lại có sự dễ dãi cho VNHelp quá vậy? Ngay từ lúc đầu VNHelp cho biết đã chuyển tiền bằng cách giấu trong những cái bọc cột sát người để mang vào VN. Đem tiền về VN theo cách đó thì chỉ những người làm “dịch vụ chuyển tiền” mới “có gan” qua mặt hải quan VC mà thôi. Cũng theo bài báo trên, doanh nhân Quinn Trần, người có chân trong Hội đồng Quản trị của tổ chức VNHelp đã thố lộ rằng: “Chúng tôi phải ngoại giao khéo léo.”

Bà Nhàn S.F. viết tiếp:

“À, thì ra thế, nhờ ngoại giao khéo léo mà VNHelp mới đứng vững vàng
cho đến ngày nay, nhất là Quinn Trần này lại là một người làm kinh doanh thì cửa nào lại không qua được dễ dàng. Phải chăng nhờ “luồn lách” và “ngoại giao khéo léo” mà VNHelp bắt buộc tổ chức 2 buổi văn nghệ tại San Jose,
Bắc Cali có ca sĩ VN qua trình diễn dưới danh nghĩa từ thiện? Những người trong tổ chức VNHelp cứ vỗ ngực: “Tôi chỉ làm việc từ thiện chứ không làm chính trị. Kể từ hôm tổ chức 2 buổi ca nhạc gây quỹ mời các ca sĩ từ VN qua là VNHelp đã dấn thân vào con đường chính trị rồi đấy. Biết cộng đồng đang chống việc giao lưu văn hóa của VC mà vẫn tổ chức mời ca sĩ VN qua, rõ ràng là hành động tiếp tay cho VC gây rối loạn trong cộng đồng.”

Mặt nạ từ thiện của tổ chức VNHelp đã rơi qua bài báo của ký giả Cecilia Kang đăng trên mục “Địa phương” của tờ báo thiên cộng San Jose Mercury ngày Chủ Nhật 9-11-2003, tôn phong “doanh nhân” Quinn Trần là người đại diện cho 145.000 người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại Bắc Cali, là phát ngôn viên của cộng đồng.

Mặt nạ từ thiện của tổ chức này đã rơi khi luật sư Nguyễn Hữu Liêm, Quinn Trần, Ái Vân,… bị luật sư Nguyễn Tâm tố cáo là đã có những hành động tiếp tay với VC. Và nhất là chuyện Quinn Trần và Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo Việt Mercury tổ chức đón rước Phó Thủ Tướng VC Vũ Khoan. Mấy tháng trước đây, Quinn Trần và Nguyễn Hữu Liêm đã tìm cách xâm nhập vào cơ quan công quyền tại thành phố San Jose nhưng đã bị Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California vạch mặt, chỉ tên. Do đó, chúng tôi tin rằng quý đồng
hương, qua buổi hội thảo hôm nay, đã thấy rõ bộ mặt thật của tổ chức VNHelp: những người này chỉ là tay sai của VC! Tổ chức này đã mang mặt nạ từ thiện để tuyên truyền giao lưu văn hóa và kinh tài cho VC!

- Xin không đề cập đến tổ chức Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương của cán bộ
VC Huỳnh Tiểu Hương vì chuyện này đã quá rõ ràng.

- Tổ chức núp dưới chiêu bài từ thiện để hoạt động tuyên tuyền giao lưu văn hóa và kinh tài cho VC là Hội Giúp Người Mù Nghèo Bắc Cali do Đỗ Vẫn Trọn, chủ nhân hệ thống truyền thông Viên Thao, đại diện.

Với những việc làm như:

-Dưới danh nghĩa Việt kiều yêu nước Việt Nam xã nghĩa, ĐVT đã ăn mừng ngày Quốc Khánh VC.

-ĐVT đã cam kết với tỉnh ủy Gia Lai sẽ vận động kiều bào đóng góp 1,1 triệu đôla để tài trợ toàn bộ chiến dịch giải phóng mù lòa cho người nghèo đục thủy tinh thể tỉnh Gia Lai.

-Số tiền của ĐVT đóng góp đã được VC dùng làm nghĩa vụ quốc tế với các nước Kampuchia, Lào.

-ĐVT đã cam kết làm chiếc cầu nối giữa bà con Việt kiều với đồng bào nghèo
bất hạnh ở trong nước.

Chắc quý vị đã thấy rõ ĐVT là ai. Và những hoạt động của ĐVT có ảnh hưởng gì đến cộng đồng. Đây là một hành động thách đố cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, nói chung, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản Bắc Cali, nói riêng.

*Kính thưa quý vị,

Nhà văn Nguyễn Việt Nữ, trong một bài viết có kể một chuyện xảy ra cách đây 10 năm, năm 1994, tại trường Đại học UC Davis, thuộc miền Bắc California. Một nhóm giáo sư người Mỹ đã đón cán bộ CSVN tới trường để trình bày tình trạng nghèo đói của Việt Nam để khuyến khích sinh viên VN
khi học thành tài trở về phục vụ đất nước.

Tưởng cần nhấn mạnh rằng, cũng như bao nhiêu tấm lòng nhân đạo khác, nhóm giáo sư Mỹ nầy trong thời chiến vốn chống Cộng nhưng chỉ vì tình người nên khi thấy người Việt Nam quá nghèo đói sau chiến tranh, họ cố giúp VN phát triển Canh Nông và Thực Phẩm; đem chương trình Dinh Dưỡng vào trong nước để giúp trẻ em VN khỏi bệnh Suy Dinh Dưỡng có hại lâu dài cho tương lai dân tộc.

Khi ấy, vì không có kinh nghiệm Cộng sản, nên nhóm sinh viên trẻ Việt Mỹ nghe rất hợp tình hợp lý; nhưng một số các nhân vật thuộc các Hội Đoàn Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản có mặt trong phòng họp lúc ấy đã lên tiếng hỏi nhóm giáo sư người Mỹ rằng: “Nếu đói nghèo do thiên tai bão lụt gây ra thì cứu trợ nhân đạo như đem gạo, thực phẩm vào sẽ cứu được nạn đói nhất
thời, lòng nhân đạo trong trường hợp này rất đáng khuyến khích.

Nhưng trường hợp VN, sự đói nghèo là trường kỳ do đảng CSVN làm ra, do chính sách cướp đất tập trung vào tay Đảng như thời Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh chủ động, khiến nông dân không có đất để trồng lúa, thì việc viện trợ lúa gạo vào trong nước không giải quyết dứt khoát được cảnh đói nghèo cho dân Việt.”

Xin hình dung một thực trạng như vầy:

Đa số người dân miền Nam trước tháng Tư năm 1975 đều được no ấm, bỗng dưng có kẻ đói từ miền Bắc vào cướp hết của cải, ruộng vườn làm cho chúng tôi nghèo đói; rồi hai năm sau dù cho chúng có trả lại phần nào của cải, ruộng vườn, nhưng chúng cứ tiếp tục bóp cổ làm cho thức ăn không xuống được bao tử nên chúng tôi bị đói. Giáo sư là người nhân đạo muốn cứu đói và đang có thức ăn trong tay. Giải pháp nào cho hữu hiệu đây? Chọc thủng bụng tôi để
nhét thức ăn vào bao tử? Hay dùng uy thế sẵn có của giáo sư bắt buộc kẻ cướp phải buông cái bàn tay bóp cổ chúng tôi để thực phẩm nhân đạo của giáo sư cho được đưa vào miệng rồi vào bao tử một cách tự nhiên không đổ máu như
giải pháp chọc thủng bao tử từ lúc đầu.

Chúng tôi khâm phục tấm lòng nhân đạo của giáo sư, nhưng xin quý vị suy nghĩ kỹ lại; quý vị đang nhân đạo với ai? Với kẻ cướp đang cầm dao cứa cổ Chận Đường Lương Thực làm nạn nhân bị đói? Hay là nhân đạo với Chính Người Bị Đói? Khi nào bàn tay kẻ cướp còn Bóp Cổ Dân Chủ, còn Kềm Kẹp
Tự Do, mà lại đưa lương thực vào tay chúng vô điều kiện, thì chính là quý vị đã cung cấp lương thực cho kẻ cướp rồi vậy. Do đó, lòng nhân đạo của quý vị lại vô tình đã khuyến khích kẻ cướp tiếp tục bóp cổ nạn nhân. Quý vị đã vì thương bọn cướp mà hại người bị cướp. Vậy chỉ có cách giúp chặt bỏ bàn tay kẻ cướp thì lòng Nhân Đạo Cứu Đói của quý vị mới đặt đúng chỗ, mới thật sự cứu thoát nạn nhân một cách vĩnh viễn.


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, sau 27 năm tù trong nhà tù CS, đến Hoa Kỳ ngày 1 tháng 11 năm 1995, được Hội báo Chí Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức chào mừng trọng thể.

Do những điều mắt thấy tai nghe từ trong nước, và vì tham nhũng là quốc nạn, nên nhà thơ Nguyễn Chỉ Thiện quả quyết rằng việc cứu trợ nhân đạo từ hải ngoại chỉ làm hại cho người nghèo hơn là làm lợi. Và nhà thơ đã kêu gọi những tấm lòng vàng nên nghĩ lại. Theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì “Cộng sản lợi dụng cứu trợ để tuyên truyền bịp bợm. Họ nói: Những Việt kiều yêu nước theo tiếng gọi của Đảng đã đem tài trí, của cải về đóng góp xây dựng đất nước! (Do đó) nhiều người dân đau buồn hoang mang, vì họ coi lực lượng hải ngoại là nguồn yểm trợ cho cuộc đấu tranh đầy gian khổ và nguy hiểm của họ chống cộng sản..


Như vậy cứu trợ nhân đạo từ hải ngoại là chiến thuật một mũi tên bắn được hai con chim của CSVN gian manh: của viện trợ giúp đảng viên béo mập và lên tinh thần xây dựng đảng; đồng thời lại làm suy sụp lòng tin của những người đấu tranh tiêu diệt đảng.

Người lên tiếng đả kích và kết tội nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là “cấm vận từ thiện” là nhà văn Nhật Tiến. Đến nay, mười năm sau, mọi người đã rõ nhà văn Nhật Tiến là kẻ hôn đít bạo quyền VC, về nước xin xỏ in sách phát hành trong
nước, ra hải ngoại tiếp tay với tên Việt gian Nguyễn Bá Chung và Trung tâm William Joiner viết tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.

Kính thưa quý vị,

Ai trong chúng ta cũng thấy rằng chỉ khi nào chủ nghĩa CS bị giải thể thì VN mới có tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do thông tin báo chí v.v… Khi nào còn chủ nghĩa CS cai trị thì dứt khoát không có kinh tế hay từ thiện gì có thể đem lại no ấm cho dân tộc được.

Nay, có những “Việt kiều yêu nước” ở hải ngoại, tiếp tay kẻ cướp là đảng CSVN, núp dưới chiêu bài nhân đạo giả, từ thiện vờ để tổ chức ca nhạc giao lưu văn hóa, để quyên góp tiền bạc đồng bào tại hải ngoại để tiếp tay bạo quyền trong nước tiếp tục Bóp Cổ Dân Chủ, Kềm Kẹp Tự Do và dùng những những đồng tiền quyên góp của đồng bào hải ngoại đi “làm nghĩa vụ quốc tế” với các nước cộng sản anh em như Kampuchia, Lào, thì, chúng ta phải đối phó ra sao?

Sự đóng góp ý kiến của quý vị trong buổi hội thảo này rất cần thiết và
hữu ích để Ban tổ chức có thể đúc kết và tìm ra những biện pháp đối phó hữu hiệu với những việc làm thách thức cộng đồng của bọn tay sai nằm vùng tại hải ngoại.

Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.


Kính chào quý vị.

NGUYỄN THIẾU NHẪN

TAM73F
09-06-2011, 04:08 PM
CHỢ BẾN THÀNH ( CHỢ SÀIGON ,thuộc Phường Bến Nghé ,Quận 1 )

Tôi cũng mê nấu ăn nên chợ Bến Thành với tôi nhiều năm nay có "Cà ri Anh Hai" là địa chỉ quen thuộc. Tiệm Anh Hai có vài trăm loại gia vị từ kiểu Ấn (Indian curry, Coriander, Cloves, Cumin, Mustard Seed, Cinnamon, Cadu Citronelle, Fenugreek…), Hoa (sa tế,tiêu trắng, tiêu đen…) , đến Pháp (Vanistrick Herbs De Provence, Estragon… )và Ý (Oregano, Thyme, Parsley…) hay Việt như bột gừng, tỏi, hành, lá dứa... Nhãn hiệu Cà ri đã 80 năm này là di sản của người ông ngoại, tên Mohamed Ali, vốn là một đầu bếp người Ấn Độ có một quá trình dài nấu ăn cho quan chức Pháp thời thuộc địa. Năm 1978, ông ngoại anh và mấy cậu con trai qua Pháp đinh cư, di sản này được truyền lại cho ba của anh, ông Lý Luân, một người Hoa sống trong khu Chợ Lớn. 6 người con chia nhau 6 sạp hàng lớn bậc nhất trong 3 ngôi chợ lớn của Sài Gòn: Chợ Bến Thành, Chợ An Đông, ChợVườn Chuối. Hiện nay xưởng của gia đình anh cung cấp gia vị cho hầu hết các nhà hàng và khách sạn lớn trong thành phố.



Lý Hải, anh chàng người Ấn lai Hoa có 2 bằng đại học này, vừa dễthương vừa tài tình đến nỗi bạn chỉ cần nói: 2 ký sườn, hay 5 lạng thịt bò, 1 con gà 2 ký là trong tích tắc, anh sẽ gói cho bạn lượng gia vị cực chuẩn để tẩm ướp cho món đó, chính xác như một cái cân tiểu ly vậy. Nếu bạn chưa tự tin về tài nội trợ, thì đây là lựa chọn số 1, vì gia vị nấu cà ri và bò kho ở đây có đính kèm theo công thức chi tiết, làm đúng theo hướng dẫn, bạn có thể cạnh tranh ngon lành với mẹ chồng tương lai dày dạn kinh nghiệm.
Nếu bạn khéo nài, anh sẽ cho bạn gia vị và công thức nấu những món đặc sản của mấy nhà hàng lớn, bởi 20 thành viên trong gia đình phù thủy "anh Hai" này đều có vị giác cực kỳ tinh tế, đi ăn một lần là về là có thể tái lập lại hương vị. Tết năm ngoái tôi đã thành công với món sườn nướng sốt chanh dây, năm nay tôi quyết khám phá bí quyết lẩu nấm, thử cạnh tranh với lẩu nấm Ashima xem mèo nào cắn mỉu nào.

Muốn thử làm bánh, ra tiệm tạp hóa Thu Sài Gòn, sạp số 829. Đây cũng là nơi cung cấp khuôn và nguyên liệu làm bánh cho hầu hết các tiệm bánh lớn nhỏ trong thành phố. Mùa lễ Noel, số hộp khuôn bánh Buche mà tiệm này tiêu thụ nhiều khủng khiếp, nếu xếp nối đuôi nhau thì "đoàn tàu" ấy có thể tới 4 vòng chu vi ngôi chợ!

Từ cuối tháng 11 âm lịch, dọc lối vào từ cổng phía Đông đã ngạt ngào mùi Tết. Mùi vani trong hàng trăm loại mứt, từ những loại trái cây dân dã như dừa, me, cóc xoài, mãng cầu cho đến loại quả quý hiếm như sầu riêng, kiwi, ô liu hay những thứ xa xỉ vốn được coi là biểu tượng của ái tình lãng mạn như hoa hồng cũng được ngào đườngđóng vào hộp.
Bất kỳ bạn là ai, dù chưa có ý định mua hàng, cứ đi qua là được chủ hàng đon đả chào mời nếm thử một miếng, bạn ăn xong rồi đi, đảm bảo chủ hàng vẫn tươi cười như cũ.




Chẳng ở đâu có các cô bán hàng xinh tươi, ăn mặc hợp mốt và thành thạo ngoại ngữ như các tiểu thương chợ Bến Thành. Khả năng tiếng Anh như Bill Sài Gòn - biệt danh của một bác bán bưu thiếp ởcổng phía tây đã từng xôn xao cư dân mạng trong một đoạn phim vừađược post lên YouTube hồi cuối tháng 11/2009, tên Meet Bill from Sài Gòn. Bác Bill ngoài 60 tuổi, chưa bao giờ đi học một lớp tiếng Anh ở trung tâm nào, nhưng bác có thể chào mời, đùa giỡn khá tựnhiên với một nhóm du khách người Mỹ, cách xài tiếng lóng của bác, nghe mà choáng! Bí quyết của bác là học qua phim hành động của Mỹ!Tối qua tôi tẩn mẩn vào Google seach "Bill Sài Gòn", ra 3.270.000 kết quả.

Nhưng bác Bill chỉ là một thí dụ. Dạo quanh tất cả các sạp quần áo, vải sợi, giầy dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ…, bạn khó mà tìm ra một người bán hàng không biết ngoại ngữ. Lương một nhân viên bán hàng ở đây từ 4- 6 triệu/tháng, nên không ít người dành dụm được tiền để đi học đại học buổi tối. Không ít cô bán hàng, đảmđang tháo vát, thêm duyên ăn nói, chút vốn ngoại ngữ đã tìm được nhân duyên xứ lạ. Không ít tiểu thương ở đây đã có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, nhưng thay vì đến công sở, họ ra đây bán hàng, kiến thức sách vở áp dụng vào kinh doanh hiệu quả. Oanh, ái nữ của một chủ tiệm tạp hóa, đã tốt nghiệp quản trị kinh doanh, đang tìm học bổng để đi du học tiếp. Oanh chia sẻ: "Bạn trai em đang học ở Mỹ,hè vừa rồi ra đây xem em bán hàng giúp mẹ, ảnh nói ở ngôi chợ này, có những bài học quý giá mà Đại học Harvad của anh không dạy."

Ngay cả cô nàng bán lòng heo cổng phía Bắc, ngay sau hàng hoa cũng hello với morning thoải mái. Cô gái có gương mặt xinh ơi là xinh, nhưng bán món hàng thật tế nhị nên giờ này vẫn… chăn đơn gối chiếc. Nghe bảo lâu lâu cũng có anh ngấp nghé nhưng đến nơi thấy nàng mài dao xoèn xoẹt bên mâm bày chỏng chơ mấy quả tim heo rỉ máu thì ba hồn bảy vía anh nào anh ấy bay đi đâu tuốt luốt!

Góc bên trái, tính từ cổng Quách Thị Trang, đi gần hết đường trục, có cô hàng bán giày, hơi kém tươi nhưng lại được chồng yêu khủng khiếp. Anh chồng ghen đến nỗi khách đàn ông có hỏi nàng cũng ý nhịgiả vờ câm điếc! Tôi chưa từng diện kiến cái ghen của anh này, nhưng cánh đàn ông hay la cà thì vẫn dặn nhau cẩn thận.

Chị Hoa bán mỹ phẩm ngay bên trái cổng Quách Thị Trang thì rành thói quen của các ngôi sao ngành giải trí còn hơn phóng viên báo Văn Hóa, vì từ dầu gội, body lotion đến nước hoa xịt toilet của giới celebrities, hầu như đều do tay chị cung cấp. Chị bày cho tôi chiêu độc: mua nước hoa hàng nhái về xịt toiltet, vì vừa thơm vừa rẻ (ví dụ một chai Ralph Lauren (100 ml) bề ngoài và mùi như thật chỉ chừng vài chục ngàn), chị khoe có nhiều nghệ sĩ khách ruột của chị (như ca sĩ TVT hay KTS Khánh Casa), sau khi mua hàng xịn cho cơthể, cũng "chơi sang" với toilet như thế để đảm bảo sự đồng nhất vềmùi

Có thể gọi các chị bán hàng ở đây là "tiểu thương đẳng cấp" vì họxinh, ăn mặc hợp mốt, kiếm tiền giỏi hơn tất cả các tiểu thương ởcác chợ khác, ngay chỗ ngồi của họ cũng cao giá nhất thế giới. Với giá sang nhượng một mét vuông sạp lên đến 230 lượng vàng, tươngđương 173.000 USD, Chợ Bến Thành được nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đánh giá hiện đang là nơi có giá đất sang nhượng đắt đỏnhất thế giới, vượt xa cả khu đất vốn đắt nhất thế giới trước đây là Ginza, Tokyo (Nhật Bản) cũng chỉ khoảng 130.000 USD/m2.

TAM73F
09-07-2011, 10:25 PM
Đi Honda ôm tới chỗ bia ôm, rồi tới cái này....


Tắm ôm


Bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có lẽ chỉ đứng sau bãi tắm Quất Lâm một chút ít về độ cuốn hút khách làng chơi. Nhưng thời điểm này ở đây lại đang có một dịch vụ khá mới mẻ là tắm ôm. Ở bất ky` thời gian nào, từ sáng đến tối, nếu khách muốn thì dịch vụ ở đây luôn sẵn sàng….
Chiếc taxi có chở tôi và một người bạn đáp vào quán nhỏ dựng tạm gần bãi biển. Lúc này kim đồng hồ đã chỉ 5h chiều. Ánh mặt trời chỉ còn le lói xa xa. Chẳng cần hỏi thăm, chỉ cần phóng tầm mắt ra bãi biển, có thể thấy không khí nơi này khá “nhộn nhịp” vì những dịch vụ chào mời đang bủa vây du khách bốn phương.

“Phao sống”
Trong chiếc quán tạm bợ này chỉ bày có vài chai bia Hà Nội, dăm ba quả dừa “héo quắt” để lâu ngày. Một hộp gỗ cũ kĩ đựng đầy thuốc lá và 4 cô gái mặt trát đầy son phấn vắt vẻo bắc ngang qua cây trứng cá, miệng phì phèo thuốc nằm hóng gió biển. Thấy vậy, cậu bạn tôi thắc mắc “chỉ có thế này mà cũng gọi là buôn bán hả?” tôi chưa kịp phản ứng thì ông chủ quán đã đỡ lời: “Những thứ này chỉ tạm bợ thôi em ạ. Chứ cứ trông vào đó có mà chết đói”. Như muốn giải quyết thắc mắc của bạn tôi, ông nói thêm “Ở đây nhà nào cũng vậy, kinh doanh cái “mát mẻ” thì mới sống được”
- Thế cái “mát mẻ” là cái gì? Ông anh có không? Tôi hỏi.
- Thế chú không nhìn thấy mấy em đang nắm ườn kia à. Hàng đấy, có thích không? Rẻ thôi! Gã chủ quán đáp lời.
- Còn dịch vụ nào mới hơn nữa không? Tôi hỏi tiếp
- Tắm ôm!
- Bao nhiêu
- 100 một cuốc!
- Thế chỉ tắm không thôi à?
- Tắm xong, thích đi “tàu nhanh” hay “tàu chậm” thì tùy bọn em.
- Ok!
Rất ngắn gọn, cuộc ngã giá của chúng tôi với ông chủ quán kết thúc chóng vánh. Ngay sau đó, tôi đã chọn cho mình một em rồi cùng sánh đôi bước xuống biển. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh nước biển, ngực hở quá nửa, chiếc quần tắm ngắn cũn cỡn phô ra cặp đùi rám nắng và không quên mang theo một chiếc phao bằng xăm ô tô. Em nói: “Để tiện đường công tác ấy mà” rồi nở một nụ cười ranh mãnh.

Cô gái tên Minh chỉ khoảng 24 tuổi và giới thiệu đã làm “phao sống” ở đây gần 3 năm. Minh cho biết, trước đây cô chỉ tiếp khách trên cạn vì không biết bơi. Nhưng hiện nay loại dịch vụ này đang phát triển, với lại xuống biển vừa tắm vừa đùa nên nhiều “thượng đế” có vẻ thích thú mà tiền bo cũng nhiều hơn.
- Thế ở đây có bao nhiêu người làm phao “sống” như em? Tôi hỏi
- 100, 200, thôi em chịu!
Vì đâu nên nỗi?
Minh cho biết: Sinh ra ở huyện nghèo của Thái Bình nơi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời với nghề trồng lúa. Học hết phổ thông, do không thi được đại học nên Minh xin sang Nam Định học may. Học ở đây được vài tháng,Minh quen một gã Sở Khanh tên T. rồi sống như vợ chồng với hắn. Dù biết rắng hắn đã có vợ nhưng không hiểu sao đầu óc lúc đó của Minh cứ u u mê mê tin vào những lời nịnh bợ của hắn. Có lần bố Minh phải đạp xe mấy chục cây số sang khuyên bảo nhưng cô cũng chẳng nghe, thậm chí ông còn từ Minh nếu cô còn dính dáng đến T.
Rồi vợ con T mấy lần tìm đến phòng trọ của Minh dần cho nhừ tử mà cô cũng chẳng chừa. Và rồi chuyện gì đến cũng đã đến, ngày Minh báo tin với T là đã có mang thì cũng là ngày hắn nói lên ý định của mình: “Cô bỏ cái thai ấy đi chứ, nuôi cô còn chẳng đủ thì còn nuôi ai được nữa”. Phải đến lúc này, Minh mới nhận ra cái sai của mình. Bởi cái thai đã 5 tháng tuổi, bây giờ có bỏ đi cũng không được mà Minh cũng không muốn bỏ nó bởi bó chính là hi vọng duy nhất của cô lúc này.

Bụng mang dạ chửa, đồng lương may eo hẹp không thể nuôi sống được bản thân trong thời kì thóc cao gao kém. Còn về quê thì cô cũng chẳng có mặt mũi nào mà về nữa. Thôi thì cứ ở đâu tạm vài năm, kiếm được công việc ổn định rồi bế con về xin lỗi cha mẹ và họ hàng.
Với ý nghĩ đó, Minh bắt xe lên Hà Nội. Nghe nói có đứa bạn học hồi phổ thông đang là nghề gội đầu ở chân cầu Thăng Long. Đặt chân lên đây Minh mới biết sự thật công việc của cô bạn mình là “bán trôn nuôi miệng”. Nhìn thấy cảnh đó, cô định cất bước ra đi khỏi chốn nhơ nhuốc này nhưng cô bạn ngăn lại: “Mày không ở đây thì đi đâu. Tiền không có một xu, sống sao nổi. Thôi ở đây với tao, có gì tao phụ cho”. Ngẫm đi tính lại, Minh cũng chẳng biết trông chờ vào đâu, thôi đành ở đây vậy.
Sinh con được vài tháng, với vóc dáng, khuôn mặt ưa nhìn, với lại gái một con khiến Minh nổi bật nhất so với nhân viên của quán đó. Nhiều khách vào quán chỉ muốn gần cô. Lúc đầu Minh không chịu tiếp khách nhưng do nợ nần quá nhiều, cũng không còn lối thoát nào nên cô đành phải dấn thân làm theo.
Bến bờ xa tắp

Chiếc phao của tôi và em cứ dập dờn theo những con sóng đẩy đi, xô lại như muốn cuốn đi trất cả những gì mà nó muốn. Nhưng với Minh, ý nghĩa về lại mái nhà xưa vẫn quanh quẩn đâu đó. “Em chẳng khác gì những con sóng này anh ạ. Đã bao lần em muốn làm lại nhưng không được. Bởi cái ranh giới của hiệnj thực cuộc sống đang quá xa vời với em. Đến ngay đứa con mà em đã rứt ruột đẻ ra, bây giờ cũng không còn ở cạnh em nữa thì thử hỏi em còn quay về làm gì?” Minh nói mà giọng buồn buồn dường như hai hàng nước mắt của em đã tuôn trào trên gò má. Dù Minh biết cái viễn cảnh “già thải” của gái làng chơi nó khắc nghiệt đến thế nào:
Gái xuân thì, giai gọi tơi tới
Gái hết thì, đào bới cũng chẳng xong
Nắng chiều đã tắt hẳn, những người tắm cũng đã lên bờ tìm cho mình một bãi đáp mới. Xa xa, tiếng động cơ của mấy chiếc thuyền đánh cá cập bến gầm gừ rồi tắt hẳn. Tạm biệt Minh để trở về thành phố, trên cả đoạn đường dài gần 60 cây số ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Có phải những con người như Minh đều bế tắc như vậy? Và thật sự những điều đó đến bao giờ mới kết thúc? Chẳng lẽ cuộc đời họ cứ tiếp tục trôi nổi như những chiếc phao lênh đênh trên biển cả không bờ?
————–
Tắm ‘ôm’ ở biển Sầm Sơn
Sau cú điện thoại của bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh xuất hiện. Giọng à ơi như hút hồn khách, bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Thành, ngồi trên chiếc xích lô lọng vàng, đỗ xịch bên khách, ngà ngà hơi men: “Anh đi giải sầu một chút. Sầm Sơn giá hạ bất ngờ. Lên xe đi em chở khuyến mại”.
Thấy khách tần ngần, Thành tiếp tục gạ gẫm: “Khoái tắm tiên thì chở đến bãi tắm tiên. Qua dốc Độc Cước, tha hồ vùng vẫy, mặc sức nô đùa. Sợ xa, sợ tối thì tắm ôm, ngay bãi trước mặt”.
Chưa kịp hỏi gì thêm, anh chàng đã thao thao bất tuyệt kể rằng giá một trăm nghìn đồng một giờ cho gái tắm cùng. Hai giờ, thì trăm rưỡi. Muốn thưởng thức nửa giờ thì tính sáu chục nghìn.
Thành kể rằng đêm trời mát như thế này chỉ tắm một tiếng đồng hồ là đủ. Lâu lâu đã có ông bị cảm, xoa dầu cạo gió ủ ấm mãi mới thoát hiểm. Ngâm nước vài chục phút lại dắt nhau lên bờ, mười nghìn một cái ghế bố rộng rãi hai người ngồi tâm sự. Ai không biết bơi thì thuê lốp ôtô, thả nổi trên mặt nước, hai người cứ đứng ở bên trong mà tắm…
Theo những dân cò ở đây, gái tắm “ôm” chỉ thua những cô chân dài, người mẫu. Tuổi chỉ trên dưới hai mươi, phần lớn là gái quê làm nghề cải thiện.

Thấy khách xiêu lòng, Thành ra hiệu đi theo mình, chân dẫm xệu xạo trên cát rồi dừng lại ở quán trà đá bày trên những chiếc ghế nhựa lùn. “Bà bán nước này là hoa tiêu đấy”, Thành nói.
Không cần đợi lâu, sau cú điện thoại bấm nhoay nhoáy trên tay bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh. Gương mặt chưa nhìn rõ, nhưng cái giọng à ơi thì như hút hồn khách bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Ra mép nước, trong biển vắng oàm oạp sóng vỗ, từng đôi, thậm chí từng nhóm, cứ một đàn ông, một đàn bà cầm tay nhau cười rúc rích. Họ khỏa nước bước sâu dần ra biển quánh đặc bầu trời đêm. Tiếng la lối và ho khụ khụ của kẻ bị sặc nước, cả lời than: “Em lạnh quá anh ơi!” hay “Quắp chặt thế này thì chết chìm cả đôi mất thôi”…
Hà, một cô gái tắm “ôm” tâm sự : “Cái nghề tắm ôm này chỉ làm thêm thôi, ban ngày em bán quầy báo lẻ trên vỉa hè. Có khách gọi thì đi, lấy tiền đỡ đần được mẹ và có thêm giấy bút cho hai đứa em cắp sách đến trường”.
Tắm “ôm” (tiếp theo)
Xưa nay, mát-xa, xông hơi hay tắm nước khoáng được xem như một trong các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe rất hữu ích. Tuy nhiên, hiện nay, các dịch vụ này đã bị biến tướng. Không ít nơi đã trở thành nơi nuôi dưỡng tệ nạn mại dâm. Điều đáng lo là tình hình này đang diễn ra công khai và hầu như tỉnh, thành, nào cũng có.
· Lên non tắm nước “khoái”
Error! Filename not specified.
Mại dâm núp bóng trong cơ sở xông hơi Phụng Thủy.
Cách Hà Nội hơn 60 cây số về phía Tây – Tây Nam, Thanh Thủy – một thị trấn vừa mới thành lập – đang là điểm đến của nhiều du khách nhờ loại hình tắm nước khoáng. Nghe nói vào năm 2000, khi khoan giếng để lấy nước sinh hoạt, tình cờ một người dân xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã phát hiện mỏnước khoáng.
Qua nghiên cứu địa nhiệt sâu, các nhà nghiên cứu đã cơ bản khoanh được vùng mỏ nước khoáng phân bổ trên diện tích hơn 1km2. Mỏ có hình quả bầu, trải dài theo hướng sông Đà. Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng khoảng từ 37oC đến 43oC.
Trong nước có nhiều hàm chất vi lượng, như natri, canxi, magiê… thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. Với các thông tin như vậy khó du khách nào có thể bỏ qua khi tham quan miền Bắc và cả tôi cũng vậy. Sau 3 xị với mấy dĩa mồi ở quán Anh Tú “xịn” trên bờ đê Yên Phụ, anh Bình “cồ” – người bạn mới quen – xòe bàn tay chém phập xuống chiếu và nói: “Bác thích thì em “phục vụ” bác ngay! Bác cứ nhậu “vô tư”, trưa mai ta khởi hành! Đảm bảo hấp dẫn hơn bác biết nhiều!”.

Rời Hà Nội qua Việt Trì, xe của chúng tôi men đường đê sông Đà. Phong cảnh sông núi hữu tình trải dài tận chân trời. Dù mới chỉ hơn 15 giờ, nhưng do nhiệt độ khá lạnh nên trông cảnh vật như xế chiều. Tôi bấm nút kéo kiếng xe xuống. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa mới. Như một thói quen, Tiến tài xế nói nhanh với Bình “cồ”: “Chỗ cũ hả anh?”. “Chứ còn đâu nữa ngoài chỗ ấy!”. “Anh không nói trước em điện thoại đặt món ăn. Mùa này có cá suối, lợn nương ngon lắm!”. “Bếp nhanh mà. Đến đó ta đặt luôn!”.
Chiếc xe vẫn uốn lượn quanh co trên con đường đê mấp mô. Vào đến địa phận xã La Phù, hàng chục bảng hiệu “Tắm khoáng” lần lượt xuất hiện 2 bên đường. Bình “cồ” xoay người ra sau nói với tôi: “Chút xíu nữa lên phòng, bác cứ xả nước vào bồn rồi thay đồ. Khoảng vài phút sẽ có tiếng gõ cửa, bác cứ mở. Một em gái sẽ vào, xinh thì bác cho tắm chung còn không thì bác cứ từ chối, đừng có ngại. Nhưng mà nhớ nếu có “vui” quá thì chỉ cho em gái 10 nghìn hay hai chục thôi. Đừng “phá giá”, xuống lầu ta mới thanh toán!”.
Xe chúng tôi rẽ nhanh vào một nhà hàng ăn uống kiêm luôn dịch vụ tắm khoáng Khoa – Niệm. Khoảng sân khá rộng dư đậu chục chiếc ô tô, anh chị chủ đang bận rộn tiễn một đoàn khách hơn chục người. Vừa thấy Bình “cồ”, anh chủ quán bỏ khách bước vội ra. “Lâu quá chú Bình mới ghé. Sao lúc này vẫn “đá đấm” đều chứ! Thằng “Ri-an” (Real Madrid – một đội bóng của Tây Ban Nha) đá “gấu” quá!”. “Thua bỏ mẹ, sắp “vỡ đê” đến nơi!”.
Uống chưa xong ly trà, Bình “cồ” nói như phán: “Ông làm cho tôi con gà luộc, 2 đĩa xôi cháy cạnh. Có măng không? Rồi, luộc luôn. Thế thôi. Tốc hành!”. Như quên điều gì, Bình “cồ” ghịt đầu gã chủ quán nói như rít: “Có anh bạn Sài Gòn ra chơi. Đưa em nào mới mới vào “phục vụ”. Nhớ dân miền ngược nhá, đưa miền Tây vào là coi như “chở về rừng” đấy bố ạ!”.

Chúng tôi được đưa lên lầu. Đó là dãy phòng tắm với chục phòng na ná như nhà vệ sinh ở các bến xe. Cửa đóng hờ hững bằng gỗ có khóa trong, tường xây cao khoảng 2 thước trống toang hoác. Khác với các phòng tắm ở dưới đất có bồn nằm đàng hoàng bằng men, các bồn tắm trên lầu được xây bằng gạch men và dài hơn 2 thước. Mỗi đầu bồn là gờ cao. Thò tay mở van, nước nóng tuôn xối xả vào bồn, khói bay nghi ngút.
Trời lúc này khoảng trên dưới 18 độ, nhưng tôi không có cảm giác lạnh. Phía đầu vòi là kệ đựng xà bông. Phía dưới 2 bịch dầu gội đầu, dầu tắm là… bao cao su. Đang cởi quần áo (tôi mặc đến 4 cái áo), bất chợt nghe tiếng gõ cửa. Vừa mở cửa, một em gái khá trẻ mặc quần jean, áo thun lách vội vào rồi nói lí nhí: “Anh cho em tắm chung!”. Tôi chưa kịp “phản ứng” em đã xong phần quần áo rồi mời tôi vào bồn. Các bạn tôi ở phòng bên cũng trong “tình cảnh” tương tự.
Theo lời của Mi (tên cô gái) thì em là dân chính gốc Phú Thọ, nhà ở gần đây, khi nào có khách thì chị Khoa gọi. Ngày nào đông thì “tắm” cho 3 khách, bữa vắng thì hát karaoke suốt ngày. Các phòng bên, bạn tôi cũng đang hỏi chuyện, âm thanh vang ồm ồm náo nhiệt cả tầng lầu. Lâu lâu lại ré lên tiếng cười khùng khục. Tiếng dội nước, rồi xả nước ào ào. Được chừng đâu hơn 10 phút thì… im lặng hoàn toàn(!).
· Qua cầu tắm “tiên”
Như người khám phá ra “cái mới”, vừa về thành phố tôi kể cho các bạn tôi nghe. Anh Hữu, một doanh nhân bán vải ở Soái Kình Lâm, cười cười: “Kể ra thì cũng lạ đấy. Chú mày được “tắm” nước khoáng, còn anh chỉ có nước nóng. Nếu muốn “thực tế” thì theo anh. Khỏi cần tốn vé máy bay, chỉ cần qua cầu là tới!”. Xuống dốc cầu Bình Triệu khoảng hơn 100m phía tay phải là doanh nghiệp TNHH xông hơi, xoa bóp Phụng Thủy. Tấm bảng hiệu to “vật vã” như khẳng định thương hiệu của mình.
Cũng như Đức “cồ” ngoài Hà Nội, anh Hữu kéo người tôi sát vào và dặn nhỏ: “Ở đây chỉ có 3 phòng VIP thôi. Trong đó có đầy đủ. Cũng như điểm “tắm tiên” ở Thanh Thủy, chỉ vài phút sau sẽ có người vào tắm cho mày”. Chúng tôi được dắt thẳng vào dãy phòng trong cùng dưới đất. Đúng là phòng dành cho VIP. Ngoài chiếc giường mát-xa “truyền thống” là phòng xông hơi khô bằng kính trong suốt và 1 bồn tắm với hệ thống thủy lực mát-xa dưới nước. Tôi máng quần áo rồi chụp vội cái khăn tắm vào phòng xông hơi.
Khác với điểm tắm nước khoáng ở Phú Thọ, tôi xông muốn hết mồ hôi vẫn chưa thấy ai gõ cửa. Nhẹ nhàng như tên trộm, tôi vừa trong phòng xông hơi bước ra thì một em gái bước vào. Khỏi phép tắc, không cần xin xỏ… em gái cười cười giật chiếc khăn lau vội người tôi rồi ấn vào tay tôi chai nước. Đèn lù mù, đã vậy khói tràn ngập phòng, tôi không nhìn rõ em đẹp hay xấu, chỉ nghe giọng nói thỏ thẻ.
Cũng như nhiều cô gái đang hành nghề ở các tiệm mát-xa, Vân An giọng buồn buồn nói: “Chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng do nhà nghèo quá nên em nghỉ học luôn. Mình là chị lớn phải có trách nhiệm phụ giúp cha mẹ. Mấy ngày đầu vào đây làm em đâu có ưng. Bị mấy ông đáng tuổi cha mình quờ quạng mắc cỡ lắm, nhưng đâu dám chống cự. Xấu hổ lắm, nhưng vì tiền phải cắn răng làm. Ba má em ngoài nớ không biết em làm nghề này đâu!”…

Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc mát-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng. Thế nhưng, những kiểu tắm như thực tế chúng tôi đã trải qua thì hình như còn mệt thêm. Tôi có mấy người bạn cứ xỉn xỉn đi xông hơi về là bị cảm. Nhưng việc quản lý các dịch vụ này dường như còn quá lỏng lẻo. Vì thế, qua tìm hiểu của chúng tôi, tại TPHCM, đâu chỉ có Phụng Thủy mà ở quận Tân Bình còn có khách sạn T.T; ở Bình Chánh còn có khu T.L và dữ dằn nhất phải kể là khách sạn N.B ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai…

ĐOÀN HIỆP

TAM73F
09-09-2011, 05:04 AM
--------------------ooooooooooooooo----------------------


Việt Nam mua kỹ thuật hỏa tiễn Nga


HÀ NỘI (ÐV) - Việt Nam đã thỏa thuận với Nga, mua lại bản quyền sản xuất một loại hỏa tiễn tầm trung có khả năng bảo vệ lãnh hải với tầm bắn 300 km, theo một bản tin của báo điện tử Ðất Việt hôm Chủ Nhật.


Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đang được đưa lên tàu vận chuyển để về Việt Nam. (Hình: Ðất Việt)

Hai ngày trước, báo này cho hay chiếc hộ tống hạm trang bị hỏa tiễn và có khả năng “tàng hình nhẹ” Gepard 3.9 đang được chuyển lên tàu vận tải và về tới Việt Nam trong khoảng một tháng. Ðây là chiếc thứ hai trong hợp đồng ký mua của Nga từ 4 năm trước với giá khoảng $350 triệu USD.

Theo tờ Ðất Việt (cơ quan chủ quản là Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam) dẫn lời bình luận của “Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga” ca ngợi “hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.”

Năm 2006, Việt Nam là nước đầu tiên đã ký hợp đồng mua 2 hệ thống hỏa tiễn phòng vệ bờ biển di động có tên K-300P Bastion-P của Nga.

Ðất Việt nói rằng: “Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD. Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.”

Liệu hợp đồng này có thể ký vào lúc ông Vladimir Putin, thủ tướng Nga, đến thăm Việt Nam vào tháng 7 tới đây?

Hỏa tiễn Yakhont “có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho Hải Quân Nga vào năm 1999. Ðến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.”

“Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Ðộ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S. Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8.9 x 0.9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1.7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120-300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2.5 M. So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn...”

Tuy hỏa tiễn này có các phiên bản khác nhau từ gắn trên máy bay đến trên xe vận tải trên bộ, chỉ thấy tờ Ðất Việt mô tả phiên bản gắn trên xe tải đặc dụng gọi là “hệ thống Bastion-P” để phòng thủ bờ biển.

Theo báo Ðất Việt:

“Ðây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.”

“Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8.9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3,900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8.6m. Ðạn của tên lửa có đường kính là 67cm.”


Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. (Hình: DatViet)

“Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.”

Ðầu tháng 5 vừa qua, Hải Quân CSVN đã tiếp nhập chiếc Gepard 3.9 đầu tiên ở Cam Ranh và đặt tên là Ðinh Tiên Hoàng.

Theo tờ Ðất Việt hôm Chủ Nhật: “Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 (Molniya, tàu tuần cỡ nhỏ, trang bị hỏa tiễn). Ðiều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016.” Sự chậm trễ này rất có thể do phía Việt Nam không có tiền?

Ngoài ra, theo Ðất Việt: “Phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. Công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St. Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ.” (Ðây cũng chỉ là tàu tuần cỡ nhỏ có tên là Svetlvak, trang bị hỏa tiễn nhưng nhỏ hơn tàu Molniya.) Dự án này cũng đã thấy nói từ lâu, bây giờ tình hình biển Ðông thúc đẩy Hà Nội bật mí ra một ít tin tức quân sự.

--------------ooooo------------

TAM73F
09-14-2011, 10:01 AM
Việt Nam: Các Nhà văn được Vinh danh vì đã Dấn thân cho Nhân quyền
Tám người Việt Nam được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett

September 13, 2011

Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 48 writers from 24 countries who received the prestigious Hellman/Hammett award on September 14, 2011.


Clockwise from upper left: legal activist Cu Huy Ha Vu (© Cu Huy Ha Vu and family), human rights activist Ho Thi Bich Khuong (© Ho Thi Bich Khuong), former lawyer Le Tran Luat (© Private), former political prisoner Nguyen Bac Truyen (© Private), writer Nguyen Xuan Nghia (© Private), free speech advocate Phan Thanh Hai (© Phan Thanh Hai), former police officer Ta Phong Tan (© Ta Phong Tan) and democracy activist Vi Duc Hoi (© Private). Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.

Phil Robertson, Pho Giam đốc phụ trach Chau A của Tổ chức Theo doi Nhan quyền, tổ chức quản ly giải thưởng thường nien Hellman/Hammett (Bangkok, ngày 14 tháng Chín năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có tám cây bút người Việt trong số 48 tác giả với một nhóm nhà văn đa dạng từ 24 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.

“Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.”

Tất cả những người được giải năm nay ở Việt Nam đều là những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp với chủ ý hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát báo chí độc lập, giới hạn khả năng truy cập và sử dụng internet.

Tất cả những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình.

Những người được trao giải năm nay gồm có Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.

Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ở tù. Hồ Thị Bích Khương bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 không rõ tội danh và vẫn đang bị tạm giữ. Phan Thanh Hải đã bị giam giữ từ ngày 18 tháng Mười năm 2010 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Tạ Phong Tần mới bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 không rõ tội danh. Nguyễn Bắc Truyển, sau khi thụ án 42 tháng tù, đang bị quản chế và không được tự do đi lại. Chỉ có mỗi Lê Trần Luật là không bị giam giữ, nhưng hàng ngày bị công an theo dõi rất sát sao. (Xem chi tiết tiểu sử trong phần dưới đây.)

“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới,” Hồ Thị Bích Khương viết. “Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”

Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín trao giải tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.

Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.

Trong 22 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett. Trong suốt những năm đó, hơn 3 triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.

“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”

Lý lịch vắn tắt của những người được trao giải Hellman/Hammett năm nay ở Việt Nam:

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, 54 tuổi, là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne. Ông xuất thân trong một gia đình ưu tú với nhiều đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và lão thành cách mạng. Tiến sĩ Vũ nổi tiếng nhất với hai lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đơn kiện thứ nhất về việc đã ký Quyết định 167 tháng Mười một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít đang gây nhiều tranh cãi trên khu vực Tây Nguyên. Lá đơn thứ hai của Ts. Vũ kiện thủ tướng đã ký Nghị định 136 năm 2006, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Ngoài ra, Ts. Vũ còn được biết đến với các hành động công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền, trong đó có Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an vì bị cho là đã chỉ đạo tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị không được lòng chính quyền, và Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là đã tịch thu đất đai của các gia đình liệt sĩ. Ts. Vũ bị bắt vào tháng Mười một năm 2010. Ông bị đưa ra xử ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 với mức án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì đã vi phạm điều 88 bộ luật hình sự có quy định cấm tuyên truyền chống nhà nước.

Hồ Thị Bích Khương, 44 tuổi, là thành viên của một nhóm đang hình thành và phát triển nhanh chóng gồm các nông dân sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền lợi của những người dân nghèo không có ruộng đất, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Không những ghi chép rất cụ thể về các hình thức đàn áp và sách nhiễu mà bản thân và gia đình phải chịu, Hồ Thị Bích Khương còn viết về những khổ đau mà những người nông dân nghèo khó và các nhà hoạt động vì nhân quyền khác đã phải chịu đựng. Tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự. Hồi ký về thời gian ở tù của bà được tờ Người Việt Online, một trong những tờ báo của người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng lớn nhất ở Quận Cam, bang California, xuất bản thành nhiều kỳ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2009. Ngày 15 tháng Giêng năm 2011, Hồ Thị Bích Khương bị bắt lại ở Nghệ An và bị tạm giữ từ đó đến nay.

Lê Trần Luật, 41 tuổi, nguyên là luật sư đã bào chữa cho nhiều vụ án nhạy cảm về chính trị ở Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết rất năng nổ về cải cách pháp lý và các vấn đề nhân quyền. Văn phòng Luật sư Pháp quyền của ông bị chính quyền buộc đóng cửa vào năm 2009. Kể từ năm 2008, Lê Trần Luật bị công an sách nhiễu hàng ngày vì đã nhận các vụ án nhạy cảm,chẳng hạn như bào chữa cho các nhà vận động dân chủ Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải và Phạm Văn Trội. Sau khi văn phòng luật của mình bị đóng cửa, Lê Trần Luật không tìm được việc làm vì công an gây sức ép với những nhà tuyển dụng tiềm năng để họ không nhận ông. Những bài viết của Lê Trần Luật mổ xẻ những nhược điểm của hệ thống pháp luật ở Việt Nam và lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ những nhà vận động dân chủ. Blog của ông bị tấn công và phá hủy bởi những kẻ tin tặc không rõ danh tính vào tháng Mười một năm 2010.

Nguyễn Bắc Truyển, 43 tuổi, cựu tù nhân chính trị. Những bài viết của ông đóng góp cho các trang tin tức hải ngoại những thông tin về các hành động đàn áp bất công và vi phạm nhân quyền của chính phủ đã dẫn tới hậu quả ông bị bắt giữ vào tháng Mười một năm 2006 theo điều 88 của bộ luật hình sự về tuyên truyền chống nhà nước. Chính quyền xử ông ba năm sáu tháng tù giam. Kể từ khi được ra tù vào tháng Năm năm 2010, ông bị quản chế tại gia và luôn bị sách nhiễu. Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Ông là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, có tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình họ.

Nguyễn Xuân Nghĩa, 62 tuổi, là một nhà báo, tiểu thuyết gia, nhà thơ và thành viên ban biên tập tờ “Tổ Quốc,” một tập san dân chủ phát hành bí mật. Trong vai trò nhà báo, ông đã viết cho nhiều tờ báo lớn của nhà nước đến tận năm 2003, khi bị cấm đăng vì tham gia các hoạt động dân chủ. Là một thành viên lãnh đạo của Khối 8406, một tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Sau khi bị tạm giam hơn một năm, Nguyễn Xuân Nghĩa bị tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng xử sáu năm tù cộng thêm bốn năm quản chế trong phiên xử ngày mồng 8 tháng Mười năm 2009.

Phan Thanh Hải, 42 tuổi, là một người viết blog bất đồng chính kiến có bút danh “Anhbasg.” Là một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, các bài viết của Phan Thanh Hải nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong chính phủ, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Sau khi ông tham gia một cuộc biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối Olympics Bắc Kinh vào tháng Mười hai năm 2007, công an theo dõi Phan Thanh Hải rất ngặt nghèo, và nhiều lần câu lưu, thẩm vấn ông. Dù Phan Thanh Hải đã tốt nghiệp khóa luật và hoàn tất mọi thủ tục, đơn xin hành nghề luật sư của ông vẫn bị Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh từ chối vì ông đã tham gia biểu tình và các hoạt động trên blog của mình. Ông không kiếm được việc làm nào ổn định vì bị công an sách nhiễu. Vào ngày 18 tháng Mười năm 2010, công an bắt giữ Phan Thanh Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông vẫn đang bị tạm giam.

Tạ Phong Tần, 43 tuổi, là cựu sĩ quan công an, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản. Bà bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004. Các bài báo của bà được đăng trên nhiều tờ báo chính thống, trong đó có Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Vietnam Net, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Cần Thơ và Bình Dương. Kể từ tháng Ba năm 2006, nhiều bài báo của bà đã được đăng tải trên trang mạng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Điều đó cuối cùng đã khiến bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. Kể từ khi khai trương blog riêng “Công lý & Sự thật” qua Yahoo 360 vào tháng Mười một năm 2006, bà đã trở thành một trong những người viết blog tích cực nhất ở Việt Nam. Bà đã chấp bút cho ra hơn 700 bài viết về các vấn đề xã hội, bao gồm ngược đãi trẻ em, tham nhũng, chính sách thuế bất công nhằm vào người nghèo, và những nỗi oan ức của nông dân do bị quan chức địa phương cưỡng chiếm đất đai. Bên cạnh đó, với kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cũ trong ngành công an, bà đưa ra cái nhìn sắc sảo của người trong cuộc về tình trạng lạm dụng quyền lực tràn lan của công an Việt Nam. Hậu quả của những bài viết đó là bà bị công an liên tục sách nhiễu. Kể từ năm 2008, bà đã nhiều lần bị câu lưu, thẩm vấn về các việc bà làm, các mối quan hệ và nội dung các bài viết trên blog. Tạ Phong Tần bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 và hiện vẫn chưa rõ đang bị giam ở đâu.

Vi Đức Hồi, 55 tuổi, một nhà văn, người viết blog từ Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Ông là người dân tộc Tày, dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam. Vi Đức Hồi đã thầm lặng ủng hộ lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền và mở rộng dân chủ từ năm 2006, khi vẫn đang giữ các vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản Việt Nam và cơ quan chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Ông là Trưởng Ban Tuyên giáo và là ủy viên thường vụ Huyện ủy Hữu Lũng. Sau khi quan điểm trái chiều của ông bị phát hiện, ông bị khai trừ khỏi đảng, bị đưa ra kiểm điểm trong các cuộc họp quần chúng được dàn xếp trước, bị câu lưu và thẩm vấn. Các bài xã luận của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, và hồi ký Đối mặt: Đường đi đến với phong trào dân chủ được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet. Vi Đức Hồi bị bắt vào tháng Mười năm 2010 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông bị kết án 8 năm tù vào tháng Giêng năm 2011, sau đó giảm xuống 5 năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2011, cộng thêm 3 năm quản chế.

Trích lời những người được giải Hellman/Hammett năm 2011 ở Việt Nam

“Tôi đã sống để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.”

Nhà vận động pháp lý Cù Huy Hà Vũ

“Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận.”

Nhà hoạt động dân chủ Vi Đức Hồi

“Việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cần phải được làm vì điều đó rất cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.”

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển

“Nhưng ở đâu đó, dưới những tán cây xanh kia cũng đang có các nhân vật hoạt động đối kháng bất bạo động, một lớp sinh viên và công dân ưu tú của đất nước đang đứng lên đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương, mặc dù bị đàn áp khốc liệt.”

Nhà văn và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa

“Tôi chỉ là một nhà báo tự do, tôi viết những điều tôi mắt thấy tai nghe, tôi bình luận các vấn đề xã hội theo cách nhìn của tôi…, tôi viết về những bất công do nhà nước Việt Nam gây ra mà chính tôi hay bạn bè tôi là nạn nhân, tôi bênh vực những người dân Việt Nam thấp cổ bé miệng bị oan khuất.”

Cựu sĩ quan công an và blogger Tạ Phong Tần

“Điều nguy hiểm nhất đó là chúng ta bị tước đoạt về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận chẳng những là một quyền căn bản mà nó còn là công cụ, phương tiện để chúng ta bảo vệ các quyền tự do khác.”

Luật sư và blogger Lê Trần Luật

“Blog là lối thoát của những cá nhân bị kềm kẹp trong ý tưởng và hành động, là nơi bộc lộ ý thức phản kháng đối với những bất công và bạo quyền. Blog là nơi cá nhân thể hiện khát vọng tự do của mình một cách mạnh mẽ.”

Blogger Phan Thanh Hải (a.k.a. Anhbasg)

“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới. Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”

Nhà hoạt động vì nhân quyền Hồ Thị Bích Khương

-

Vietnamese Writers Honored for Commitment to Rights
Eight Win Prestigious Hellman/Hammett Award
September 14, 2011

Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 48 writers from 24 countries who received the prestigious Hellman/Hammett award on September 14, 2011.


Clockwise from upper left: legal activist Cu Huy Ha Vu (© Cu Huy Ha Vu and family), human rights activist Ho Thi Bich Khuong (© Ho Thi Bich Khuong), former lawyer Le Tran Luat (© Private), former political prisoner Nguyen Bac Truyen (© Private), writer Nguyen Xuan Nghia (© Private), free speech advocate Phan Thanh Hai (© Phan Thanh Hai), former police officer Ta Phong Tan (© Ta Phong Tan) and democracy activist Vi Duc Hoi (© Private). Vietnamese writers are frequently threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views. By honoring these brave writers, who have suffered so much, are persecuted, fired, and even imprisoned, we’re giving an international platform to those the Vietnamese government wants to silence.

Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards (Bangkok) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 48 writers from 24 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award recognizing writers who demonstrate courage and conviction in the face of political persecution, Human Rights Watch said today.

“Vietnamese writers are frequently threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By honoring these brave writers, who have suffered so much, are persecuted, fired, and even imprisoned, we’re giving an international platform to those the Vietnamese government wants to silence.”

This year’s Vietnamese award-winners have all seen their writing and activism suppressed by the government in an attempt to restrict free speech, control independent media, and limit open access and use of the internet.

The grant winners have all been arrested and detained, now or in the past. Some have been attacked and injured by officially sanctioned mobs, or denounced and humiliated in orchestrated public meetings. Every single one has been targeted by government actions that disrupted their personal and professional lives, ranging from cutting their telephone lines and restricting their movements to pressuring family members to urge them to cease their activities.

The award winners include Cu Huy Ha Vu, a legal advocate; Ho Thi Bich Khuong, a human rights activist; Le Tran Luat, a former lawyer; Nguyen Bac Truyen, a former political prisoner; Nguyen Xuan Nghia, a free speech activist; Phan Thanh Hai, a legal activist; Ta Phong Tan, a blogger; and Vi Duc Hoi, a former party official.

Cu Huy Ha Vu, Nguyen Xuan Nghia, and Vi Duc Hoi are currently in prison. Ho Thi Bich Khuong was arrested on January 15, 2011, on an unknown charge and remains in detention. Phan Thanh Hai has been detained since October 18 for allegedly conducting propaganda against the state. Ta Phong Tan was arrested on September 5 on an unknown charge. Nguyen Bac Truyen, after serving 42 months in prison, is living under a post-release order that severely restricts his freedom of movement. Only Le Tran Luat is not in detention, but he faces intrusive police surveillance every day. (Detailed biographies follow below.)

“I passionately hope that freedom and democracy will come to my people so that everybody can enjoy human rights like in other progressive countries,” Ho Thi Bich Khuong said. “In this struggle, your support is not only a source of encouragement, but also a contribution to the nation and the people of Vietnam.”

The Hellman-Hammett grants are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. A distinguished selection committee awards the cash grants to honor and assist writers whose work and activities have been suppressed by repressive government policies.

The grants are named for the American playwright Lillian Hellman and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett. Both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations during the aggressive anti-communist investigations inspired by Senator Joseph McCarthy in the 1950s. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.

In 1989, the trustees appointed in Hellman’s will asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about subjects that their governments did not want reported.

Over the past 22 years, more than 700 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants. Over the years, more than $3 million has been granted to writers facing persecution. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who have suffered because they published information or expressed ideas that criticize policy or offend people in power,” said Lawrence Moss, coordinator of the Hellman/Hammett grant program. “Many of the writers honored by these grants share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building pressure for change.”



Biographies of 2011 Hellman/Hammett awardees from Vietnam:

Dr. Cu Huy Ha Vu, 54, is an artist with a doctorate in law from the Sorbonne. He comes from an elite family that includes senior members of the Vietnamese Communist Party and former revolutionaries. Vu is most famous for his two lawsuits against Prime Minister Nguyen Tan Dung: the first for signing Decision 167 in November 2007, which allowed controversial bauxite mining operations in Vietnam's Central Highlands and the second for signing Decree 136 in 2006, which prohibits class-action petitions. In addition, Vu is known for his public criticism of high-ranking government officials, including Lt. Gen. Vu Hai Trieu of the Public Security Ministry, for allegedly authorizing cyber-attacks against politically sensitive websites disapproved of by the government, and the communist party general secretary of Ho Chi Minh City, Le Thanh Hai, for allegedly confiscating land from relatives of martyred soldiers. Vu was arrested in November. He was tried on April 4 for violating article 88 of the penal code, which prohibits conducting propaganda against the state, and sentenced to seven years in prison.

Ho Thi Bich Khuong, 44, is among an emerging and rapidly expanding group of farmers who use the Internet to defend the rights of landless poor people and to promote freedom of expression and freedom of association. She publishes detailed accounts of the repression and harassment she and her family have confronted, and writes about the sufferings of other poor peasants and of human rights activists. In April 2007 she was arrested in an Internet café in Nghe An province and sentenced to two years in prison for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state,” under article 258 of the penal code. Her memoir of her time in prison was published in serialized form in July and August 2009 by Nguoi Viet Online, one of the most influential Vietnamese-American newspapers in Orange County, California. On January 15, Ho Thi Bich Khuong was arrested again in Nghe An and has since been held in detention.

Le Tran Luat, 41, is a former lawyer who has defended numerous politically sensitive cases in Vietnam. He is also a prolific blogger who writes about legal reform and human rights issues. Authorities forced his law practice, the Legal Right Firm, to close in 2009. Le Tran Luat has suffered daily harassment from the police since 2008 for agreeing to take on sensitive cases, such as defending democracy activists Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Pham Van Troi. Since the closure of his law firm, Le Tran Luat has not been able to secure employment because police have pressured potential employers not to hire him. Le Tran Luat’s writing analyzes the weaknesses of the legal system in Vietnam and strongly defends democracy activists. His blog was hacked and destroyed by unknown cyber assailants in November.

Nguyen Bac Truyen, 43, is a former political prisoner. His contributions to overseas news websites describing repression, injustice, and human rights violations committed by the government led to his arrest in November 2006 under article 88 of the penal code for propaganda against the state. The authorities sentenced him to three-and-a-half years in prison. Since being released in May 2010, he has been under probation/house arrest and faced constant harassment. Nguyen Bac Truyen’s writings since his imprisonment are focused on his fellow political prisoners and the difficulties and discrimination that former political prisoners face. He has been an outspoken member of the Vietnamese Political and Religious Prisoners Fellowship Association, which provides support to prisoners and their families.

Nguyen Xuan Nghia, 62, is a journalist, novelist, poet, and editorial board member of the underground democracy bulletin, To Quoc (Fatherland). As a journalist, he wrote for the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. A leader of the banned pro-democracy group Bloc 8406, Nguyen Xuan Nghia was arrested in September 2008 and charged with conducting anti-government propaganda under penal code article 88. On October 8, 2009, after more than a year in pretrial detention, he was sentenced to six years in prison and then four years under house arrest by the People’s Court of Hai Phong.

Phan Thanh Hai, 42, is a dissident writer who blogsunder the pen name “Anhbasg.” A founding member of the Club for Free Journalists, Phan Thanh Hai’s writings aim to promote government transparency, freedom of expression, and freedom of association. After participating in a protest in Ho Chi Minh City against the Beijing Olympics in December 2007, police put Phan Thanh Hai under intrusive surveillance, and detained and interrogated him many times. Although Phan Thanh Hai finished his law study and has fulfilled all requirements, his application to become a practicing lawyer was turned down by the Ho Chi Minh City Bar Association because of his involvement in the protest and his Internet blogging activities. He has also not been able to secure any regular employment due to police harassment. On October 18, police arrested Phan Thanh Hai in Ho Chi Minh City for allegedly conducting propaganda against the state under article 88 of the penal code. He remains in detention.

Ta Phong Tan, 43, is a former police officer and a former communist party member. She began her writing career as a freelance journalist in 2004. Her articles appeared in many mainstream newspapers including Tuoi Tre (Youth), Nguoi Lao Dong (Laborer), Vietnam Net, Phap Luat TP Ho Chi Minh (Ho Chi Minh City Law), Thanh Tra (inspectorate), Can Tho, and Binh Duong. Since March 2006, dozens of her articles have been published on the website of BBC’s Vietnamese service. This eventually prompted the Communist Party of Vietnam to revoke her membership. Since launching her blog “Justice & Truth” (Cong ly & Su that) in November 2006, she has become one of the most prolific bloggers in Vietnam. She has authored more than 700 articles about social issues, including the mistreatment of children, official corruption, unfair taxation of poor people, and peasant grievances connected to illegal land confiscations by local officials. In addition, using her former knowledge and experience of police work, she provides insightful observations about widespread abuse of power by the police in Vietnam. As a result of her writing, police have continually harassed Ta Phong Tan. Since 2008, she has been detained and interrogated on numerous occasions about her activities, her associates, and the contents of her blog. Ta Phong Tan was arrested on September 5, and her whereabouts are unknown.

Vi Duc Hoi, 55, is a writer and blogger from the remote province of Lang Son in northern Vietnam, near the China border. He is an ethnic Tay, the largest minority group in Vietnam. Vi Duc Hoi quietly started supporting calls for respect of human rights and greater democracy in 2006, while still holding important positions in the Communist Party of Vietnam and government apparatus in Lang Son. He was the head of the Committee for Propaganda and a member of the Party’s Standing Committee of Huu Lung district. After his views became known, he was expelled from the party, subject to orchestrated public denunciation sessions, and detained and interrogated. His essays on democracy, pluralism, and human rights and his memoir, Facing Reality, My Path to Joining the Democratic Movement (Doi Mat: Duong di den voi phong trao dan chu), have been widely circulated on the Internet. Vi Duc Hoi was arrested in October 2010 and charged with conducting propaganda against the state under article 88 of the penal code. He was convicted to eight years of imprisonment in January, reduced on appeal in April to five years and then three years on probation.

Quotes from Vietnamese Hellman Hammett Awardees for 2011
“I have lived my life not to dishonor those who place their full belief in me in the struggle for justice, democracy and human rights in Vietnam.”

Legal Activist Cu Huy Ha Vu


“I do not have any motive other than the desire to defend what is right and defend my people. Thus I have decided to devote the remainder of my life to doing something, no matter how trivial, so that when I leave this life, I will have fewer regrets.”

Democracy Activist Vi Duc Hoi


“We need to fight for democracy and human rights in Vietnam because they are crucial for the development of our country.”

Former Political Prisoner Nguyen Bac Truyen


“Somewhere from the shadow of the green trees, non-violent activists, students and outstanding citizens of the country are fighting for freedom, democracy and human rights for their homeland, despite being brutally persecuted.”

Writer and Democracy Activist Nguyen Xuan Nghia


“I am a free journalist. I write about what I see and hear. I comment on social issues as I understand them. I expose the victimization of people like myself and my friends by the State of Vietnam. I defend people without power who suffer injustice.”

Former Police Officer and Blogger Ta Phong Tan

“The most dangerous thing is that we are deprived of freedom of expression. Freedom of expression is not only a basic right. It is also a tool and a means for us to defend other rights.”

Lawyer and Blogger Le Tran Luat

“Blogging is an escape route for those whose ideas and actions are imprisoned. It allows one to express resistance against injustice and violence. Blogging is where an individual can express his/her desire for freedom.”

Blogger Phan Thanh Hai (a.k.a. Anhbasg)

“I passionately hope that freedom and democracy will come to my people so that everybody can enjoy human rights like in other progressive countries. In this struggle, your support is not only a source of encouragement, but also a contribution to the nation and the people of Vietnam.”

Human Rights Activist Ho Thi Bich Khuong
-------------------//-----------------------

TAM73F
09-14-2011, 10:31 AM
Tiết lộ WikiLeaks :

Vụ Bauxit Tây Nguyên, Nông Đức Mạnh nhận 300 triệu USD – Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD là có thật.


Những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la…
Theo tin từ một thân hữu báo chí ở Norway (Na Uy), một điện văn trong số 250,000 mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã giao cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten thì có một điện văn liên quan về Việt Nam nói đến dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên.
Nội dung điện văn chính yếu là yêu cầu Bộ Tài Chính Hoa Kỳ giúp điều tra và xác minh một số giao dịch ngân hàng quốc tế. Cụ thể, theo điện văn này thì một nguồn tin trong giới ngân hàng Việt Nam cho biết kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la.
Cũng trong điện văn này, nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam cho biết những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Các chuyển ngân trong phần của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không đề cập đến ngân hàng nước nào.
Khi Dân Làm Báo hỏi thân hữu ở Na Uy là có được tận mắt đọc điện văn này không thì thân hữu đó cho biết là tất cả 250,000 điện văn từ WikiLeaks được lưu trữ trong một căn hầm dưới đất trong một tòa nhà bình thường của báo Aftenposten và có một ủy ban đại diện báo chí, và cả chính phủ Na Uy, để tham khảo các điện văn trước khi công bố nhằm tránh nguy hiểm cho các nguồn tin cũng như tránh những nhạy cảm về chính trị, ngoại giao. Những thành viên của ủy ban này không được mang theo giấy bút, hay phương tiện sao chép gì vào phòng làm việc và chỉ có thể đọc và ghi nhớ mà thôi. Thân hữu ở Na Uy cũng cho biết là nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam không được tiết lộ trong điện văn mà chỉ nói là một quan chức cao cấp, có khả năng biết được thông tin loại này và đã được kiểm chứng là khả tín trong quá khứ.
Cũng theo thân hữu của Dân Làm Báo thì Đại sứ của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu tại Bỉ là bà Phan Thúy Thanh đã nhiều lần trực tiếp giao thiệp với Bộ Ngoại Giao Na Uy. Thân hữu của Dân Làm Báo đang tìm hiểu nội dung của các buổi làm việc ngoại giao này và có tin gì thêm sẽ thông tin sau. DLB có hỏi là khi nào thì báo Aftenposten sẽ đăng tải những điện văn này thì thân hữu cho biết là thường chỉ khoảng 10 điện văn được đăng tải một lần và phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên của ủy ban thẩm định nội dung điện văn. Cho đến hôm nay 22/3/2011 thì vẫn chưa có quyết định nào về đăng tải.

nguyenlieu01 |

http://wp.me/pmgFC-eMC

TAM73F
09-22-2011, 07:09 PM
------------------ooooooo----------------

Đàn áp tại chợ Hạ Long bằng cách phun nước bể phốt (Cầu Tiêu ) vào người họp chợ ! Có 1 không 2 !!! Việt Nam Cộng Sản.


<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube-nocookie.com/embed/Vcw8I5cotr0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TAM73F
09-30-2011, 03:17 AM
" Con ông ... cháu cha - VIP -CSVN "
Trong cách nhìn của Mỹ / Wikileaks ...
- Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn
Hà Giang / Người Việt

... WESTMINSTER - Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ .

Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng , được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi . Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C , Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. ( Công điện viết tên ông thủ tướng là “ Dzũng ” thay vì “ Dũng ” - NV ).

Công điện viết , ngụ ý , Tổng Thống Bush đã “ bắt nọn ” ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ . Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta “ tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy ( giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ ) .”

Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC : “ Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh , Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ . ”

Lý do , theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là “ nhạy cảm . ” Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết .

- Cậu ấm, cô chiêu

Công điện viết rõ , con trai cả của 3 Dũng là Nguyễn Thanh Nghị , sinh năm 1977, lấy bằng tiến sĩ qua ngành kỹ sư công chánh ( structural engineering ) từ George Washington University , và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam giảng dạy tại khoa Xây Dựng của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh . Vợ tương lai của Nghị , một cô gái gốc Hà Nội , cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.

Dư luận cho rằng “ cậu ấm ” Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco , một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn . Tầm hoạt động của Bitexco qua cac' ngành đóng chai , dệt và các công trình thủy điện. Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là “quản lý dự án” của Bitexco.

Ðoạn dưới đây của công điện “ xác nhận một nguồn tin ” về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng . Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm . Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ .

“ Trong lúc trò chuyện với chúng tôi , Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam ” Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng , công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết , sau khi tốt nghiệp tại “ trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie ” năm 1995 , Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva ( International University in Geneva ) , Thụy Sĩ, “ một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University .”

Cũng trong buổi nói chuyện trên , Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết , sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và qua dự định sẽ theo ngành truyền thông .

- Con ông cháu cha

So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng . Ông viết : “Phượng giống cha như đúc , và dường như trong ba người con ông thủ tướng , Phượng là người năng động nhất . Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở , tò mò , và chăm chú . Rõ ràng cô là một người có tài . ” Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng , và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của dong`họ .

Ông viết tiếp : “Tuy thế , việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô, ” là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo ( Việt Nam ) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục , chính trị và cả kinh tế . ”

Công điện đơn cử một vài ví dụ, “ Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ . Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.”

Tại sao , người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi , thiếu kinh nghiệm như Phượng ? Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện : “ Tất nhiên, về mặt chính trị , giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý , là một điều khôn ngoan , nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí , ngân hàng và công nghệ thông tin . ”

Một công điện khác, được xếp hạng “ mật, ” do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax , gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng qua ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi “ con ông cháu cha ,” mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.

Một đoạn trong công điện này viết : “ Lê Kiến Trung ( con trai nhỏ của Lê Duẩn ) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh , một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam. ”

Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp “ The Manor ,” nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. ( Ðoạn này không có trong công điện)

Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng “lành mạnh” khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.

Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến “xì căng đan” tham nhũng nổi tiếng PCI : “ Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả , khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống , nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ .”

Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không ?

Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: “ Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau.”

Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn.

TAM73F
10-07-2011, 06:52 AM
Đi với Bụt mặc áo cà sa

Đi với Việt Cộng đội nón cối

Thiện tai ! Thiện tai !!!


2098



----------//---------

TAM73F
10-28-2011, 12:22 AM
[Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội] Bản tiếng Việt "Báo cáo về tình hình nhân quyền năm 2010: Việt Nam" được ngoại trưởng Hillary Clinton công bố ngày 8/4/2011.

Xin quý bạn đọc bấm vào link dưới để vào tải xuống từ trang nhà (web) của đại sứ quán Hoa Kỳ

http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/pdf_2011/hrreportvn2010.pdf


--------------//-------------





Date: Mon, 14 Nov 2011 12:37:57 -0800

Subject: Fw: [PhungSuXaHoi] Danh sách tỷ phú VN

Đọc danh sách này ai cũng có ngay một câu hỏi: tiền từ đâu mà nhiều thế? Xin thưa: từ chính chúng ta, những người tị nan cs, hàng năm cả triệu người qua mỹ danh "Việt kiều" lấy danh nghĩa là "về thăm quê" mang đô la về, vô tình nuôi sống chế độ cs, làm giàu cho chúng.

Danh sách tỷ phú VN
Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sãn có tài sãn vài trăm triệu Mỹ kimHãy xem lại những số tiền khổng lố của những CSVN. Làm sao chống tham nhũng khi CSVN là những tên tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sữ.Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USD
1. Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD
2. Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD
3. Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD
4. Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD
5. Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD
6. Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhát Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD
7. Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD
8. Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD
9. Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD
10. Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD
11. Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD
12. Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USDTrần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD
13. Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD
14. Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD
15. Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD
16. Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD
17. Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD
18. Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD
19. Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD
20. Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD
21. Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD
22. Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD
23. Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD
24. Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
25. Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD
26. Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD
27. Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD
28. Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD
29. YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
30. Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD
31. Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD
32. Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD
33. Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD
34. Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD
35. Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD
36. Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD
37. Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD
38. Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD
39. Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
40. Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
41. Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
42. Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD
43. Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD
44. Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
45. Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
46. Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD
47. Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD
48. Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD
49. Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD
50. Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
51. Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD
52. Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD
53. Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
54. Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD
55. Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD
56. Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD
57. Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD
58. Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD
59. Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD
60. Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD
61. Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD
62. Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD
63. Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD
64. Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD
65. Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD
66. Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD
67. Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD
68. Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD
69. Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD
70. Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD
71. Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD
72. Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD
73. Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
74. Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD
75. Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
76. Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
77. Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
78. Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
79. Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD
80. Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD
81. Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD
82. Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD
83. Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD
84. Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD
85. Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD
86. Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
87. Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
88. Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD
89. Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD
90. Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD
91. Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
92. Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
93. Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
94. Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD
95. Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
96. Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
97. Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
98. Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD
99. Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
100. Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
101. Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD
102. Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD
103. Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
104. Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD
105. Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD
106. Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD
107. Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD
108. Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD
109. Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
110. Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD
111. Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD
112. Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
113. Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD
114. Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD
115. Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
116. Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD
117. Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD
118. Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD
119. Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD
120. Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD
121. Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD
122. Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD
123. Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
124. Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
125. Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
126. Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
127. Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD
128. Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
129. Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD
130. Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
131. Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
132. Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD
133. Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD
134. Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD
135. Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
136. Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
137. Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD
138. Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD
139. Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD
140. Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD
141. Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD
142. Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
143. Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
144. Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
145. Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
146. Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD
147. Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
148. Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD
149. Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
150. Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
151. Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD
152. Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD
153. Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD
154. Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD
155. Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
156. Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD
157. Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD
158. Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
159. Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD
160. Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD
161. Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD
162. Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
163. Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD
164. Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD
165. Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
166. Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
167. Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
168. Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
169. Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD
170. Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD
171. Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
172. Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
173. Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD
174. Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD
175. Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD
176. Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
177. Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD
178. Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD
179. Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
180. Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
181. Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD
182. Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
183. Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD
184. Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
185. Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD
186. Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
187. Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD
188. Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD
189. Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD
190. Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD
191. Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD
192. Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD
193. Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD
194. Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD
195. Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD

Một tài liệu cũ trong báo Quốc gia, Montreal, Canada từ tháng 2/1996 trích tin Nữu Ước cho biết :“ Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt – Mỹ tiết lộ đảng CSVN được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới vào năm 1995 với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla…VN hiện nay có khoảng từ 80 đến 100 người có tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng.“Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.“Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston. Trong niên khóa 94-95, hàng trăm du học sinh là con cái đảng viên tự túc. Niên khóa 95-96, con số này tăng lên gấp 3…”Một tài liệu khác trong website mà tôi tạm dịch là mạng điểm ( cf. địa điểm, thời điểm) Hận Nam Quan tháng 5/2002 tựa là “ Giai cấp mới trong các chế độ CS “ cho biết :“Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002 thì ĐCSVN sau khóa họp TƯ Đảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân. Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng thông tấn Reuter rằng:”… Đại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong Đảng”.“Thật ra thì từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp tuy không chính thức sở hữu một xí nghiệp tư nào cả nhưng thân nhân bà con của họ đã là chủ nhân của những xí nghiệp tư lớn nhất trong nước.“Cứ hỏi vợ con các ông Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng…là sẽ biết ai là chủ nhân của các sân golf, các khách sạn hạng sang, hãng xe taxi, hãng hàng không, nhà máy chế biến hải sản, hãng xuất nhập cảng, siêu thị lớn nhất nước.“Ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo CS tại VN. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô la tiền mặt. Giới tư bản đỏ nhờ phù phép XHCN đã biến tài sản của quốc gia thành tư sản một cách thần tình, biển thủ công quỹ, buôn lậu hàng quốc cấm thế mà cứ hò hét diệt tham nhũng đến cùng.“Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.
- Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)
- Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK- Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.
- Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK
- Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK
- Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK
- Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.
- Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK
Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:“Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:
· Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;
· Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;
· Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;
· Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
· Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
· Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;
· Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
· Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;
· Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;
· Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;
· Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.

(Sưu-Tầm)

TAM73F
12-15-2011, 03:28 PM
(NCTG) Chủ đề người Việt xấu xí hình như đã được viết đi viết lại quá
nhiều, viết nữa, viết mãi mà vẫn không hết. Có lẽ vì nó xảy ra quá
nhiều, quá thường nhật, đến mức chắc mỗi chúng ta ai cũng từng sưu tầm
được một vài “cục tức” từ những hành vi xấu xí xung quanh.


Trúc Quỳnh, một CTV lâu năm của NCTG

Hôm nay, tôi lại góp thêm vài câu chuyện cười ra nước mắt cóp nhặt
được sau những chuyến đi.


Người Việt ở Sài Gòn
* Tại chợ Bến Thành Lần đầu tiên cầm tiền Việt Nam, chồng tôi chưa kịp
nhận diện giá trị tiền. Lúc hai vợ chồng vừa xuống khỏi taxi đến chợ
Bến Thành thì một người đàn ông tật nguyền một chân chống nạng đến xin
tiền. Chồng tôi rút luôn gần hai trăm ngàn ra đưa. Tôi giật mình: -
Ối! Sao lại cho nhiều thế? Lúc tôi quay sang nhìn thì người đàn ông
“tật nguyền” ấy - chắc nghĩ tôi sẽ giật lại số tiền đó hay sao mà
nhanh như chớp, hai tay nhấc hai cái nạng, vác lên vai, co hai chân
chạy thẳng. Ha ha ha. Chồng tôi lúc đầu choáng, xong lăn ra cười. Đến
giờ mỗi khi nhắc lại vẫn cứ cười.


* Tại quầy lễ tân Khách sạn Riverside Sài Gòn - Anh chị cho xem giấy
kết hôn? - Chúng tôi không mang theo. Thế anh không thấy vợ chồng
chúng tôi mang cùng họ trong hộ chiếu và cùng đến từ Đan Mạch à? -
Nhưng đây là khách sạn 4 sao. Tất cả khách sạn 4-5 sao đều yêu cầu như
vậy. - Chúng tôi xưa giờ toàn ở khách sạn 5 sao, hôm nay hết phòng nơi
khác mới đến khách sạn 4 sao của anh để ở đấy chứ. Có thấy nơi nào quy
định vậy đâu? - Không, khi một người Việt đi với một người nước ngoài
thì bắt buộc xuất trình giấy kết hôn. - Thế người yêu đi với nhau cũng
không được à? - Không, vì có thể là gái mại dâm. - Thế anh nói vợ tôi
là gái à? - Vâng, không có giấy kết hôn thì bị coi là vậy. (Kết quả
sau đó: Suýt choảng nhau!!!)


* Ngoài đường Hai vợ chồng tôi về Việt Nam chơi, mấy người chạy xe ôm
cứ mời đi không ngớt (mà thiệt lạ, người ta mặc váy mà cứ mời đi xe ôm
thì ngồi kiểu gì nhỉ??!). Tôi luôn miệng trả lời không, lấy lý do là
vì thích đi bộ ngắm phố phường hơn. Nhóm xe ôm bám nhì nhằng cả 15
phút không được, mới buông giọng: “ Xời ơi, keo gì mà keo thế? Nói cho
cô em biết, cô em lấy chồng Tây thì phải chia sẻ cho đồng bào một
chút, nhá? ”.


* Trong công viên nước Hai vợ chồng và mấy đứa cháu đi công viên nước
chơi, tôi đang chơi bóng dưới hồ tạo sóng với cháu gái thì một gã bơi
đến: - Em ơi, sao em lại đẹp quá vậy? Mà người vừa nãy đứng cùng em là
chồng em hả? Ôi, sao em lại lấy chồng Tây, anh là người Việt Nam, cũng
đâu đến nỗi nào. Em bỏ nó, em lấy anh đi, nhé em! Mặc tôi ngó lơ, hắn
cứ “bao vây” bằng những hành động và lời nói cợt nhả như thế dưới bể
bơi hàng chục phút đến khi tôi không chịu nổi phải trèo lên bờ.


Người Việt ở Hà Nội
* Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi,
nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho
cháu thì: - Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn
mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh
hơn cả… giấm. - Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay
không hả cô? - tôi hỏi lại. Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm
nóc nhà. - Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng,
đừng vào nhá. Hết hồn!


Người Việt ở Hạ Long
Tôi ngủ dậy muộn trên tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, lúc nhìn xuống thấy
có 2 cô gái trẻ trên hai chiếc thuyền (chợ nổi) treo bán đủ thứ bánh
kẹo đang trò chuyện rất to. Không biết tôi là người Việt Nam, một cô
chỉ vào chồng tôi, cười hả hê nói: - Này, lúc nãy tao mới bán cho ông
Tây kia cái hộp bánh 220 ngàn đấy, lãi hẳn 200 ngàn mày ạ, hí hí hí. -
!!!


Người Việt ở Sapa
Chồng tôi vào chợ Sapa hỏi mua giúp tôi một chai nước tẩy sơn móng
tay. Hai bà bán hàng nói với nhau (rất to): “ Nhớ xé cái mác giá đi,
trên đó ghi có 2 ngàn à ”. “ Ừ! Thế nói nó giá bao nhiêu nhỉ. Năm chục
ngàn nhỉ? ”. “ Ừ! ”. - Fifty thousand Dong! (Năm chục ngàn) - bà ta
nói với chồng tôi. Tôi đứng đó, bật cười: - Chứ không phải cái lọ đó
giá chỉ 2 ngàn thôi sao hả chị? Tẽn tò!


Người Việt ở Pháp
Trong nhà hàng Cây Ớt – Quận 13, Paris
Hai vợ chồng chọn được 5-6 món, hào hứng ngồi chờ. Bàn bên cạnh là hai
thực khách Pháp. Chủ nhà hàng mang ra một nồi thịt kho tộ, một đĩa xào
(giống tôi đã đặt) nhưng lại bỏ lên bàn của hai vị khách Pháp. Có lẽ
vì là người nước ngoài nên họ không biết, bắt đầu cắm cúi ăn. 5 phút
sau, dường như phát hiện ra sự nhầm lẫn, bà chủ liền chạy ra, không
nói câu nào, giựt mạnh nồi thịt kho và đĩa xào từ bến đó bỏ sang bàn
tôi. Mặc kệ hai vị khách kia miệng đang há, tay đang cầm đũa cắm vào
nồi thịt. - Này chị ơi, nhầm lẫn thì làm lại chứ bắt chúng tôi ăn thừa
à? - tôi hỏi. - Nhầm có mấy phút mà làm sao? - Không, chị phải làm lại
chứ. Khách người ta ăn vào rồi còn gì. - Không. Chi mà khó tính dữ
vậy. Nhầm có chút xíu mắc chi tôi làm lại - mặt bà chủ cau có. - Vậy
chị cho tính tiền nước đi, chúng tôi không ăn nữa - tôi chán nản nói.
Hai vợ chồng chủ quán mang hóa đơn xuống bàn, rồi nói với nhau: - Lần
sau nhớ mặt hai đứa này, đừng cho vào nhá. - Cũng chẳng ai muốn đến
nữa đâu chị ơi - tôi lắc đầu cười méo mó. - Đến có mà tao tát vào mặt,
nhá! - bà chủ tru tréo như còi xe lửa. Ôi, nghe muốn xỉu. Còn bạn thì
sao? Bạn đã gặp những chuyện tương tự như vậy bao giờ chưa?

ghi chú: Mấy năm gần đây Quận 13 Paris , Việt Nam góc Cộng Sản qua mua lại nhiều nhà hàng ( ăn uống phải biết Nơi và Địa Chỉ , không nhầm lẩn ).

Trúc Quỳnh, từ Đan Mạch - Viết tặng NCTG

TAM73F
01-08-2012, 01:34 AM
Cháu Ngoan Bác Hồ Thích Lấy Chồng Ngoại

(01/02/2012)

Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc: ..chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn
bị sờ mó như một món hàng. Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi,
tôi nhịn nhục để được thay đổi cuộc đời, nhiều người cứ tưởng rằng cơ
thể của tôi thuộc về sở hữu của dân tộc VN. Thế nên, họ đùng đùng nổi
giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa…chúng tôi được
sống trong một môi trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng
không bao giờ thấy được". (Trần Thị Nguyên)
Cháu ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại.
Thật vậy, các cháu đã được giáo dục đào tạo dưới mái trường XHCN, trên
cơ sở "học tập, lao động, chiến đấu theo gương đạo đức của bác Hồ vĩ
đại"
Chính các cháu thuộc thế hệ "quàng khăn đỏ", đạt danh hiệu "Cháu Ngoan
Bác Hồ", đã từng sinh hoạt trong đội, đoàn để rèn luyện lý tưởng Cộng
sản.
Thế là cả một phong trào vùng lên làm cuộc” cách mạng đổi đời”. Cuộc
đổi đời lần thứ nhất đưa đến cảnh đồng bào cả nước ăn bo bo dài dài,
cuộc đổi đời lần nầy, với hàng trăm ngàn cháu ngoan của bác, đã nhận
chìm nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu,
xuống tận bùn đen dưới chân của những thằng bần cố nông Đài Loan, Đại
Hàn.
Đó là hình ảnh của từng đợt, hàng hàng lớp lớp, thiếu nữ VN, hàng
chục, hàng trăm người trần truồng như nhộng, xếp hàng phô trương thân
thể để cho mấy thằng mạt rệp Đài Loan, Đại Hàn sờ mó, ngắm nghía, móc
ngoặt để chọn vợ như người ta lựa mua món đồ chơi hay mua nô lệ của
những thế kỷ trước.
Văn hoá truyền thống ngàn năm của dân tộc là "nghèo cho sạch, rách cho
thơm" thế mà thời đại Hồ Chí Minh chả còn cái gì là sạch, là thơm cả.
Cũng chả trách được ai, vì chính bác đã chà đạp nhân phẩm phụ nữ, xem
phụ nữ như một món đồ chơi để giải quyết sinh lý, chơi chán rồi chuyền
xuống cho đàn em hưởng xái nhì, trước khi đem thủ tiêu để chọn món đồ
chơi khác. Con rơi, con rớt cả đàn, thì còn trách được ai nữa?
2* Hôn nhân dị tính không có gì đáng trách cả
Hôn nhân phải được đặt trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau và có mục đich chung là xây dựng hạnh phúc gia đình. Bất cứ người
Việt Nam nào, nam hay nữ, kết hôn với người khác chủng tộc như Đài
Loan, Đại Hàn, Trung Quốc, Mả Lai ... nếu đặt trên cơ sở nầy, thì
không có gì đáng phiền trách cả.
Những người đàn ông Đài Loan, Đại Hàn đa số là nông dân, ít học, quá
lứa, nghèo rớt mồng tơi...không có khả năng cưới vợ bản xứ, cho nên đi
tìm đến thị trường rẻ tiền, ế hàng để làm vua, làm chúa, làm ông trời
con, đối với phụ nữ VN. Điều nầy, tự bản chất của nó, đã hạ danh dự và
nhân phẩm của phụ nữ VN, một thứ đồ chơi rẻ tiền. Thanh niên VN phải
bưng khai trầu rượu, cung kính dâng lên cha mẹ vợ để xin cưới con gái,
trái lại, mấy thằng nông dân Đài Loan, Hàn quốc chỉ tung ra vài ba
triệu đồng VN để mua vợ. Cha mẹ vợ và chàng rể chưa được gặp mặt nhau
lần nào trước khi đám cưới. Ngay cả vợ cũng chưa có đủ thời gian để
nhớ rõ mặt mũi chồng ra sao, trong đầu óc chỉ biết đến những con số về
tiền bạc mà thôi.
Cái nhục nhã nhất chưa từng có trong lịch sử VN bốn ngàn năm, là việc
các cô gái trần truồng đứng xếp hàng với hy vọng được chấm, và được về
làm dâu xứ người.
3* Những lý do đổ vở
Lý do thứ nhất là sự thất vọng.
Những đàn ông nước ngoài được các tổ chức và các ông mai bà mối giới
thiệu hàng, nào là gái VN có thân hình đẹp, siêng năng, chịu khó,
chiều chồng hết mực...Những thiếu nữ VN thì được cho biết là, chú rể
là chủ nông trại, chủ đồn điền, các bà vợ chỉ ở nhà xem phim Hàn quốc,
làm đẹp, mỗi tháng chồng cho 300 đô gởi về VN, tha hồ mà mua sắm quần
áo hàng hiệu...
Thực tế thì trái lại, làm thất vọng cả hai bên. Giấc mơ đổi đời tiêu
tan theo mây khói. Chàng rể thì nợ vay cưới vợ không trả nổi. Ngôn ngữ
bất đồng, phong tục tập quán khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau để hợp
nhau mà tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Ở không được, về VN không được, cho nên bi kịch xảy ra.
4* Đài Loan khó, Hàn Quốc dễ
4.1. Đài Loan khó
Theo số liệu của Đài Loan, thì từ thập niên 1990 đã có 100,000 cô dâu
VN. Đến năm 2004, chính phủ Đài Loan thắt chặt dịch vụ môi giới, sau
những loạt các ông chồng đánh đập, tra tấn và cầm tù các người vợ VN.
Quy chế mới bắt buộc những cặp Đài - Việt phải trình diện khi đăng ký
kết hôn và phải trải qua các vòng kiểm tra về ngôn ngữ, hiểu biết văn
hoá, hiểu biết nhau, về chênh lệch tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
4.2. Hàn quốc dễ hơn
Cùng lúc đó, chính sách hôn nhân của Hàn quốc đã mở ra nhiều cơ hội
tìm vợ cho đàn ông nông thôn hoặc những người quá lứa, cao tuổi, mà
không có khả năng cưới vợ người Hàn quốc. Nắm lấy cơ hội nầy, những tổ
chức và cá nhân làm nghề môi giới VN đã chuyển sang thị trường Hàn
quốc.
Từ năm 2004 đến 2006, số cặp hôn nhân của năm sau tăng gấp đôi năm
trước. Cao điểm vào năm 2006, với 10,130 cặp Hàn-Việt kết hôn.
Các cô gái VN chỉ cần biết OK bằng cách gật đầu là xong ngay. Đương
nhiên là phải có thông dịch viên để bàn các chi tiết của đám cưới, chủ
yếu là về tiền bạc.
Trước kia, Đài Loan yêu cầu các cô gái phải còn trinh, nhưng đàn ông
Đại Hàn thì không quan tâm nhiều đến cái ngàn vàng ấy.
Vì không chú trọng đến chữ trinh, cho nên nhiều người vợ trẻ VN đã bỏ
chồng đi làm dâu xứ củ sâm.
Thường thì báo chí chỉ đăng những vụ bố ráp bắt những tổ chức môi giới
bất hợp pháp và một vài trường hợp hy hữu về những thảm cảnh của cô
dâu VN ở xứ người, vì thế làn sóng gái Việt mơ có chồng Đại Hàn vẫn
tiếp tục gia tăng. Hàn quốc hiện có 137,000 cô dâu người nước ngoài.
5* Bi kịch ở Đài Loan
5.1. Vợ Việt bị hành hạ dã man
Xem mắt, sờ mó. kiểm tra hôm trước, đám cưới hôm sau. Cha mẹ vợ chưa
một lần gặp mặt và biết tên chú rể. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến
dơ.
Theo bản tin của tờ báo Quả Táo, Đài Loan và tờ Newspaper (Singapore)
thì ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẩn nộ, mà nạn nhân bị hành
hạ, đoạ đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man của thời đại
các bạo chúa ngày xưa.
Nạn nhân là một cô dâu VN tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Vào tháng 4 năm 2002, cô Linh theo chồng là Liu Cheng Chi (Lưu Chánh
Kỳ) 39 tuổi, về Đài Loan với gương mặt tươi cười rạng rỡ vì gia đình
được nở mặt nở mày với bà con, láng giềng. Chú rể không những có nhiều
tiền mà còn bảnh trai nữa.
Cô không biết rằng chuyến đi định mệnh đó bắt đầu cho một cuộc sống
tủi nhục và đau khổ của đời cô.
Thực tế thì, chồng của Nhật Linh vẫn còn sống chung với người vợ cũ
tên là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như) 34 tuổi. Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như đã
có một đứa con gái, nhưng vì Lệ Như không có thể sinh con được nữa, mà
Chánh Kỳ thì muốn có đứa con trai để nối dõi tông đường, cặp vợ chồng
nầy thực hiện một cuộc ly hôn giả, để Chánh Kỳ sang VN cưới vợ về, hy
vọng sẽ có con trai và có người giúp việc không công.
Hàng đêm, Lưu cùng 2 vợ ngủ chung một giường. Ban ngày, Nhật Linh phải
làm việc như một Osin để phục vụ cho cả nhà. Đêm thì, Linh bị vợ chồng
Lưu cưỡng bách chơi trò dâm loạn ba người trên cùng một giường.
Ba tháng sau, vợ chồng Lưu bắt đầu hành hạ Nhật Linh bằng các cực hình.
Tất cả giấy tờ của Nhật Linh, từ hộ chiếu đến giấy cư trú bị Lưu cất
giữ và cấm không cho liên lạc với bất cứ ai. Bị giam trong phòng, mỗi
ngày một bữa ăn và một lần đi vệ sinh.
Vì ăn chơi trác táng, Lưu bị nhiễm trùng đường tiểu, hắn nghi ngờ Nhật
Linh lây bịnh cho hắn, nên vợ chồng thẳng tay dùng các hình thức tra
tấn dã man, cưỡng bức Nhật Linh phải ký giấy thú nhận đã từng làm gái
mãi dâm, đã bị bịnh và đã truyền bịnh cho hắn.
Linh thường bị trói, bị lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, rồi nhúng
những ngón tay rỉ máu vào nước muối. Hắn còn dùng gậy đánh đập dã man,
dùng dao chém vào lưng, rạch thành những vết thương ngang dọc. Thậm
chí, còn bắt cô nhắm mắt rồi lấy ná thun bắn vào mắt.
Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy
sức sống, cô gầy gộc chỉ còn da bọc xương, từ 48 kg còn 20 Kg.
Tháng 2 năm 2003, Nhật Linh không còn đi đứng nổi, trên người đầy vết
thương rướm máu, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết, cả hai khiêng cô
lên xe, chở đến một bãi vắng, thuộc khu nhà máy phát điện ở Đài Trung
(Đài Loan) rồi vất cô xuống.
Sức tàn lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất hận dồn nén, cô
lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn.
Cảnh sát được báo tin, đưa Linh vào bịnh viện cấp cứu.
Sau một năm điều trị và chăm sóc đặc biệt, Nhật Linh đã bình phục.
Nhật Linh thuật lại:
"Sau 7 ngày liên tục, em bị bỏ đói, đến 11 giờ trưa hôm đó, ông ta lấy
kéo xởn tóc em, sau đó lôi em lên xe, chở đến một cánh đồng vắng, bỏ
em xuống và đưa em một chai thuốc và nói "Uống để chết nhanh, không
đau", rồi hắn hái lá cây cho em ăn. Khoảng hai giờ sau, ông ta quay
lại, thấy em nằm im, tưởng em đã chết. Ông ấy lấy lá cây xoá dấu bánh
xe rồi bỏ đi.
Em lết đến một quán ăn gần đó, xin cơm của một người phụ nữ rửa chén.
Bà ấy cho em một vắt mì, 2 trái quít một lon coca và một cái áo khoát
vào người. Em ngồi ăn ngoài đường, khách qua lại tưởng là người ăn
xin, họ cho em tất cả 50 đồng Đài Loan. Và em ngất xỉu. Khi tĩnh dậy
thì mới biết đang ở bịnh viện.
Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ phủ nhận hoàn toàn những
hành vi phạm tội, mà còn giả bịnh tâm thần để chạy tội.
Công tố viện đã khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội "ngược đãi
người khác như nô lệ" với bản án 7 năm tù.
Bà Võ Thị Nguyên, mẹ của Nhật Linh, đang sống ở huyện Long Phú, tỉnh
Sóc Trăng nói:"Tôi hối hận lắm. Con đang học lớp 9, bắt con nghỉ học
để lấy chồng ngoại, tưởng vậy là thương con, nào ngờ, mẹ đã hại con.
Ngày cưới, tôi thấy trong giấy, chú rể ghi tiền cưới là 10 triệu,
nhưng trong phong bì chỉ còn có 4.4 triệu, trả tiền thuê xe, thì chỉ
còn 4 triệu"
Rốt cuộc, cũng chỉ vì tiền.
5.2. Giết vợ Việt để lãnh tiền bảo hiểm
Ngày 27-5-2007, toà án Đài Loan đã kêu án tù chung thân Lý Thái An đã
cấu kết với em trai là Lý Song Toàn, giết người vợ VN là Trần Thị Hồng
Sâm để lấy tiền bảo hiểm nhân mạng.
Tóm tắt sự việc.
Lý Thái An đã mua bảo hiểm nhân mạng cho vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm với giá là
75 triệu tệ Đài Loan (Hơn 2 triệu đôla Mỹ)
Thái An dàn cảnh đưa vợ đi bằng đường xe lửa và cho em trai là Lý Song
Toàn phá hoại làm cho xe lửa bị trật đường rầy, gây ra tai nạn.
Hồng Sâm được đưa vào bịnh viện Fan Liao vì bị thương nhẹ. Tại bịnh
viện, Lý Song Toàn đã bí mật chích một loại nọc rắn độc làm cho Hồng
Sâm bị xuất huyết nội và tử vong.
Dựa vào lời khai của y tá, vào những báo cáo của 4 viện Đại học y
khoa, của bác sĩ giảo nghiệm tử thi chuyên môn đã kết luận là Trần Thị
Hồng Sâm chết vì chất độc chớ không phải do tai nạn gây ra.
Y tá khai rằng Lý Song Toàn cứ lãng vãng bên cạnh bà Hồng Sâm, mặc dù
y tá đã yêu cầu anh ta đi ra ngoài. Một nhân chứng là Huang Fu Lai,
khai rằng Lý Thái An đã sửa soạn âm mưu từ 6 tháng trước và đã rủ ông
tham gia để chia tiền, nhưng ông từ chối.
Sau đó, Huang Fu Lai bị kết án 4 năm tù treo.
Lý Song Toàn đã tự tử một nghày sau khi bị truy tố chủ mưu giết người.
Người vợ đầu tiên của Lý Thái An cũng là cô dâu Việt Nam đã chết một
cách mờ ám. Trần Thị Hồng Sâm là vợ thứ ba.
5.3. Bị điên vì lấy chồng Đài Loan
Bẳng đi 2 năm không liện lạc, ngày nọ, gia đình chồng dẫn cô dâu về VN
trả lại cho nhà gái. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người
xấu xí, già nua, không nói với ai một lời, cô co rúm vào một góc phòng
nét sợ hải hiện trên nét mặt.
Ở làng quê, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, Hà được xem là cô
gái may mắn hơn những cô khác, là Hà được có tấm chồng ở Đài Bắc,
thương vợ hết mực, có cơ nghiệp ổn định.
Hà được đưa vào bịnh viện tâm thần Cần Thơ. Ở bịnh viện nầy, có không
ít những cô dâu có chồng ngoại cũng bị tâm thần như Hà. Trong đó, có
cô dâu tên Màu.
Bà mẹ Màu còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể được tổ chức gấp rút ở
Sài Gòn, người môi giới đưa cho bà 1 triệu đồng là tiền của gia đình
chú rể, sau khi trừ đi các chi phí.
21 ngày sau, bà nhận được điện thoại bảo lên sân bay Tân Sơn Nhất đón con.
Lúc tĩnh táo, Màu còn nhớ, chồng lớn hơn cô 20 tuổi, làm nghề gì không
biết mà ra đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà.
Màu ở chung với mẹ chồng và người anh chồng làm nghề ăn xin, mình đầy
ghẻ lở. Mỗi bữa ăn, mẹ chồng buộc cô phải uống một thứ thuốc gì màu
đen, mùi hăng hắc. Cô không uống thì bị một trận đòn chí tử.
Người vợ cũng không thấy rõ mặt chồng mình. Cô bị nhốt suốt ngày trong
phòng. Màu sống 21 ngày như thế và đâm ra hoảng loạn, phát điên.
Gia đình trở nên nghèo túng hơn kể từ khi Màu trở về. Mỗi tháng phải
mua 300,000 tiền thuốc cho Màu.
Năm 2003, tưởng rằng con gái hết bịnh, gia đình tháo dây xích buộc
chân cô. Một đêm, cô bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Sau đó, người
nhà tìm thấy Màu đi lạc ở Đồng Tháp.
8 tháng sau, Màu sanh ra một đứa con không cha.
Gia đình đã nghèo mà còn bị rách nát hơn. Đó là hậu quả của một cuộc
đổi đời. Biết trách ai đây?
Một ông Đài Loan cưới 2 vợ VN trong 4 ngày.
Hồi tháng tư năm 2004, một người Đài Loan tên Lin Ming Wei nhập cảnh
VN với lý do du lịch. Nhưng sau đó, ông nhờ người mai mối tên Huỳnh
Thị Nga, trong vòng 4 ngày đã nhanh chóng làm lễ cưới không hôn thú
với 2 cô gái VN, cả hai đều 21 tuổi ở huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Bị phát hiện, ông Lin Ming Wei bị phạt 10 triệu đồng vì lý do có hành
động không đúng với mục đich nhập cảnh.
Câu chuyện gái Việt lấy chồng ngoại kể hoài không hết được.
Không hiểu phụ nữ VN ở thế hệ nầy nghĩ gì về hôn nhân?
Không hiểu các bậc cha mẹ ở thời đại nầy nghĩ sao về hạnh phúc của con gái?
Đạo đức VN đã đến thời kỳ thật sự bị phá sản!
6* Bi kịch ở Hàn Quốc
6.1. Cái chết của Thạch Thị Hoàng Ngọc
Chuyện cô gái Việt lấy chồng ngoại không có gì lạ. Chuyện cô dâu Việt
bị hành hạ cũng không có gì lạ vì nó xảy ra hà rầm như cơm bữa.
Chuyện lạ ở đây là câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt mới 20 tuổi.
Cuộc mặc cả xảy ra trong 30 phút và sau đó là cuộc hôn nhân vội vã mà
hai bên chưa kịp nhớ rõ mặt nhau, bất chấp quá khứ và hiện tại, cho dù
người chồng bị khuyết tật hay bịnh tâm thần cũng mặc.
Ngày 9-7-2010, cô dâu VN tên Thạch Thị Hoàng Ngọc, chỉ sau một tuần
đặt chân trên đất nhà chồng ở xứ Củ Sâm, thì một tin buồn bay đến tận
vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, tin buồn làm cho gia
đình và chòm xóm đều bàng hoàng không ít. Dân chúng huyện Cờ Đỏ xôn
xao trước cái chết của người con gái trẻ và ngoan hiền.
Ông Thạch Sang cho biết, Ngọc là đứa con hiếu thảo, vì gia đình quá
nghèo nên phải bấm bụng cho con đi, mong cho con được hạnh phúc.
Chị của Ngọc thì lấy chồng Đài Loan, em út thì đang làm thủ tục dể đi
lấy chồng Đài.
Trước khi cưới, chú rể có đưa 3.8 triệu, nhưng trừ các chi phí chỉ còn
1.8 triệu. Và sau đó, chú rể Jang Du Hyo có đưa thêm 500 đô la Mỹ.
Tờ Korea Times đưa tin là sở cảnh sát cho biết một phụ nữ VN được tìm
thấy đã chết trong nhà chồng vào ngày 8-7-2010.
Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đến Đại Hàn vào ngày 1-7-2010, không biết
tiếng Hàn, cũng không biết ông chồng có tiền sử bịnh tâm thần. 5 ngày
trước khi đi VN để đón cô dâu, thì Jang đã phải vào bịnh viện. 5 năm
trước, Jang đã tấn công cha mẹ mình. Jang đã vào bịnh viện 57 lần để
điều trị bịnh tâm thần phân liệt của mình.
Cái chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã dấy lên nhiều nguồn dư luận
khác nhau ở Hàn Quốc.
Khi ông bà Thạch Sang đến Hàn Quốc, thì một nghị sĩ là ông Han Sun Kyo
đã cùng ông bà đưa xác cô Hoàng Ngọc về quê an táng.
Hội những người Hàn ở Sài Gòn quyên góp được số tiền 20,000 đô la để
giúp đở gia đình nạn nhân.
Tờ Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Hoàng Ngọc được bồi thường 25,000 đô la.
Tổng thống Lee Myung-bak đã đích thân xin lỗi gia đình nạn nhân trong
bài phát biểu trên đài phát thanh quốc gia.
Toà án Busan đã kết án 12 năm tù cho chú rể Jang Du Hyo. 3 người môi
giới bị phạt một năm tù giam.
Sau đó, Đại Hàn đã ban hành những luật lệ mới về việc hôn nhân với
người ngoại quốc.
6.2. Cái chết của cô dâu Kim Đồng
Ông Phạm Hữu Chí, tham tán ngoại giao ở Hàn quốc cho biết, thi thể của
cô Lê Thị Kim Đồng đã được hoả táng. Không có bằng chứng pháp lý để
truy cứu hình sự. Và toà Đại sứ VN ở Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát mở cuộc
điều tra. Ngày giờ đưa tro cốt về VN chưa được xác định. Hội Hàn Kiều
cũng đã chuyển số tiền 88 triệu đồng VN quyên góp cho gia đình cô Kim
Đồng ở Cần Thơ. Cô Kim Đồng thiệt mạng sau một cuộc tẩu thoát ra khỏi
nhà chồng không thành.
6.3. Cái chết của cô dâu Huỳnh Mai.
Ngày 15-8-2007, cô Huỳnh Mai, 20 tuổi, đã bị chồng Đại Hàn đánh gảy 18
cái xương sườn, bỏ chết dưới hầm nhà chồng, đã làn chấn động dư luận ở
Hàn quốc và cả thế giới nữa.
Lễ trao hài cốt diễn ra tại Sài Gòn. Số tiền quyên góp ủng hộ gia đình
Huỳnh Mai gồm 5,000 đô la của tổ chức Thiện Nguyện Nam Hàn, 500 đôla
của các cô dâu Việt thương cảm người bạn xấu số. Hội Hàn Kiều ủng hộ
77 triệu đồng VN
Đại diện hội Hàn Kiều cho biết, một dự án xây Nhà Văn Hoá Đại Hàn để
phục vụ các cô dâu lấy chồng Hàn, sẽ tập trung một tháng để đào tạo
kiến thức về văn hoá xã hội, phong tục tập quán Hàn quốc trước khi về
nhà chồng.
Cũng được biết là người chồng của Hỳnh Mai đã bị bắt và sẽ đưa ra toà,
mà mức án giết người cao nhất là tù chung thân.
6.4. Cô dâu nhảy lầu tự tử
Trần Thị Lan, 22 tuổi, quê ở quận Cái Răng, Cần Thơ. Làm đám cưới với
Ha Jang Su, 36 tuổi. Lên máy bay về nhà chồng ngày 11-2-2008.
Lan ở nhà chồng chưa đầy một tháng. Cô đã nhảy từ từng lầu thứ 14 tự
tử, đúng vào buổi chiều 30 Tết. Nhà gái có nhận 2 triệu trong ngày
cưới.
7* Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc
Ngày 8-12-2010
"Tôi là một trong 40,000 cô dâu Việt trên xứ Hàn.
Dù trong hay ngoài nước, chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án
"Ô nhục", "Món hàng mất giá" khinh rẻ, là những từ ngữ thuờng dùng để
nói về chúng tôi.
Tôi và nhiều cô dâu khác, không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng
chúng tôi cũng còn khá hơn những chàng trai trong làng. Tôi rất sợ hãi
khi nghĩ đến mình sẽ về sống chung với những thanh niên ít học, rượu
chè, cờ bạc, thô lỗ người VN...Tôi cũng không muốn gia đình tôi, với
thanh niên trong làng, mãi mãi là một túp lều mà cả đời lao động cũng
không có thể làm cho nó khang trang hơn được.
Ai sẽ cứu vớt chúng tôi?
Lấy chồng Hàn quốc, tôi ngộ ra nhiều điều.
Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt, nhưng trong thâm tâm của người
chồng, người vợ đều mong muốn được yêu thương.
Trước khi được chấm, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn bị sờ mó như
một món hàng.
Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi, tôi nhịn nhục để được thay
đổi cuộc đời. Nhưng trái lại, nhiều người cứ tưởng rằng cơ thể của tôi
thuộc về sở hữu của toàn thể dân tộc VN vậy. Thế nên, họ đùng đùng nổi
giận khi cơ thể của tôi bị người khác dòm ngó, chọn lựa.
Thế nhưng, nếu như khi cuộc đời của tôi bị vùi dập bởi thanh niên đồng
hương (rượu chè, cờ bạc, thô lỗ) thì mọi người xem đó là chuyện bình
thường.
Tôi nghĩ rằng chỉ có 10% cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp
nguy hiểm trong tổng số 150,000 lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan.
Người Hàn quốc hay Đài Loan không kỳ thị chúng tôi, con cái được no
ấm, học hành và có tương lai tươi sáng. Đặc biệt là chúng tôi được
sống trong một môi trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng
không bao giờ thấy được". (Trần Thị Nguyên)
8* Những vụ tìm chồng vẫn tiếp diễn
Trong năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô
gái vẫn chưa từ bỏ cái mộng làm dâu xứ Kim chi.
Ngày 19-7-2008
Tại khách sạn Diệu Quyên, Phường 9 quận Gò Vấp, 120 cô gái VN xếp hàng
cho 7 hoàng tử Đại Hàn chọn vợ.
Ngày 8-12-2008
Ở Quận 8 Sàigòn, 161 thiếu nữ và 7 đàn ông Đại Hàn bị cảnh sát ập vào
bắt tại trận khi các cô đang mặc thời trang của bà Evà.
Ngày 12-2-2009
Tại một ngôi nhà ở quận Bình Chánh, 35 cô gái đang chào hàng cho một
ông khách Nam Hàn tên Lee Won Ju, 38 tuổi chọn vợ.
Ngày 7-7-2009
51 cô gái Việt đang được ông tơ bà nguyệt xe duyên cho các hoàng tử
Nam Hàn, tại căn nhà số 479/21/11 Hương Lộ 2 Phường Bình Trị Đông,
quận Tân Bình thì bị bắt. Những cô gái được tái giáo dục rồi trả về
địa phương.
Ngày 26-8-2010
Tại khách sạn Tân Bình, 17 cô gái từ 18 đến 30 đang trình diễn cho các
chú Củ Sâm chọn vợ.
9* Thị trường Serbia
Ngày 8-9-2008, ông Zeljko Vasiljevic, bộ trưởng Xã Hội Serbia thông
báo là hiện nay đang có 250,000 thanh niên độc thân tại các ngôi làng
vùng quê xa xôi hẻo lánh, họ là những nông dân nghèo, ít học, đang có
nhu cầu cưới vợ. Chính phủ đang tìm sức sống cho những vùng quê xa xôi
nầy. Ông muốn tìm vợ cho họ ở Cam Bốt và VN, bởi vì phụ nữ ở 2 nước
nầy biết làm ruộng.
Các ông tơ bà nguyệt VN đang ngắm nghía thị trường nầy.
10* Kết luận
Ai đã gây ra những thảm cảnh thương đau nầy cho những cô gái trẻ Việt Nam?
Chính là Việt Cộng!.
Trước hết, chương trình xuất khẩu cô dâu nầy do đảng và nhà nước CSVN
thực hiện để giải quyết nạn thất nghiệp, để xoá đói giảm nghèo.
Kế đến là nhà nước đã tạo ra cái hố khoảng cách giàu nghèo quá to lớn,
đưa nông dân đến tình trạng te tua rách nát, nghèo đói. Bần cùng sanh
đạo tặc.
Sau cùng là chế độ nầy đã làm cho đạo đức dân tộc bị suy đồi đến cùng
cực, băng hoại và phá sản.
Đó là sự thất bại của chế độ giáo dục, nói rộng ra là thất bại của “sự
nghiệp xây dựng CNXH”. Bởi vì, muốn có CNXH, thì phải có con người
XHCN. Đó là những người làm chủ tập thể, mình vì mọi người, mọi người
vì mình. Khắc phục khó khăn, phát huy sang kiến, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng ngoài Trung Cộng ra.
Các cháu bác Hồ phải học tập, lao đông, chiến đấu, noi theo gương đạo
đức của bác.
Chiến đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là bao giờ
cũng nằm dưới mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo gương
đạo đức của bác thì tiêu tùng, cháy túi.
Lời tâm sự của một cô dâu ngoại "Chúng tôi đang sống trong một môi
trường văn hoá-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy
được" (Trần Thị Nguyên)
Một chứng minh cụ thể là các Cháu Ngoan bác Hồ đã được giáo dục, tào
tạo dưới mái trường XHCN, trau dồi lý tưởng Cộng sản, thế mà còn phô
trương thân thể để chạy thoát ra khỏi chế độ, dù phải chịu nhục nhã,
một liều, ba bảy cũng liều, thân gái 12 bến nước toàn là bến dơ.
Trúc Giang
Ngày 30-12-2011

loc4HTTT
07-24-2012, 03:36 AM
xin xóa bỏ vì nhiều lý do tế nhị -

loc4HTTT
07-24-2012, 03:59 AM
xin xóa bỏ vì trùng đề tái- xin lổi Anh Chị Em

loc4HTTT
07-24-2012, 01:28 PM
xin lồi vì đã xóa bỏ vì trùng đề tài