PDA

View Full Version : Truyện đọc "Nguyễn Khoa Nam"



chimtroi
11-15-2010, 09:41 PM
HQPD xin phép đăng lại tập truyện đọc "Nguyễn Khoa Nam" do bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm và ông Nguyễn Khoa Phước (chị và em của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) chủ trương, được tổng hợp và trình bày bởi Nguyễn Mạnh Trí và qua giọng đọc cùa Đoan Trang, nhằm giới thiệu đến quý NT và quý bạn thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam với tất cả sự kính trọng và biết ơn.




truyendoc/NKN/NKN.jpg

<iframe src="/truyendoc/NKN/NguyenKhoaNam1.html" scroll="no" border="no" height="270" width="470"></iframe>

chimtroi
11-15-2010, 10:20 PM
Ghi chú chủ đề các tập bên trên :



Tập 1 : Lời giới thiệu, sơ lược tiều sử của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

Tập 2 : Gia phả giòng họ Nguyễn Khoa

Tập 3 : "Viên Giác Đại Sư, chùa Ba-La-Mật", bài viết của Nguyễn Khoa Phồn Anh về nguồn gốc Ba-La-Mật Tự (gốc âm tiếng Phạn) do cụ Nguyễn Khoa Luận tức Thiên Chơn Viên Giác Đại Sư hay ngài Ba-La sáng lập vào thời vua Tự Đức nhà Nguyễn.

Tập 4 : Thầy Ba-La tức thượng quan Nguyễn Khoa Luận rũ áo từ quan cùng đệ tử là lính hầu tên là Đào tìm chốn tu hành.

Tập 5 : Thầy Ba-La vào tu tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Các con cụ vào đón về Huế và xây chùa Ba-La-Mật để cụ tu hành.

Tập 6 : Chùa Ba-La-Mật và Đại Sư Viên Giác. Phần trình bày về họ Ngoại của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc Hoàng Tộc Trung Túy Vương

Tập 7 : "Thôn Vỹ Dạ", bài viết của Nguyễn Phúc Bửu Duyên và Phạm Thị Hoàng Oanh.
"Nhớ về người anh", bài của ông Nguyễn Khoa Phước (cựu Nghị Sĩ VNCH, em ruột của tướng Nguyễn Khoa Nam)

Tập 8 : " Một Kỷ niệm nhớ Tướng Nguyễn Khoa Nam", bài viết của Vĩnh Bội 1993
"Lá thư gửi anh Nam" của gs Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hai

Tập 9 : "Nhìn lại khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức sau gần nửa thế kỷ" , bài viết của Nguyễn Văn Song

Tập 10 : Khóa 3 SQTBTĐ với Th/u Nguyễn Khoa Nam tốt nghiệp.

Tập 11 : "Thiên Thần Mũ Đỏ", giới thiệu về binh chủng Nhảy Dù và Th/u Nhảy Dù Nguyễn Khoa Nam

Tập 12 : "Đại đội kỷ thuật Dù 1956-1961" bài viết của ND Đỗ Đức Hạnh về Tr/úy Nguyễn Khoa Nam

Tập 13 : "Vụ đảo chánh 11.11.1963", bài của ND Đỗ Đình Lũy, nguyên đại đội phó ĐĐ Kỷ Thuật Dù 1956-1961

Tập 14 : "Người Anh trong Khóa", bài của Tr/Tá Lê Chu
"Những mẩu chuyện về người bạn cùng khóa" cùa Nguyễn Văn Song.

Tập 15 : "Tiều Đoàn 3 Nhảy Dù", bài của Đại Tá Khiếu Hữu Diêu, nguyên Th/tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND năm 1962-1964 với Đại Úy Nguyễn Khoa Nam là Trưởng Phòng 3/TĐ5ND.

Tập 16 : "Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn 1 Dù 1965 : Hành quân Dân Tiến 107 giải tỏa quận Thuận Mẫn, Phú Bổn", bài viết của Nguyễn Thu Lương và Phạm Hy Mai
"Vị Tiểu Đoàn Trưởng tác chiến đấu tiên của tôi", bài của Trang Châu tức BS Lê Văn Châu,Y Sĩ Trưởng TĐ6ND năm 1966.

Tập 17 : "Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù" với Th/tá TĐT Nguyễn Khoa Nam

Tập 20: Hoạt động của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù trong giai đoạn Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 và trận đánh giải tỏa Khe Sanh, Lữ Đoàn TrưởngTr/Tá Nguyễn Khoa Nam vinh thăng Đại Tá.

Tập 21:
-"Tâm tình chiến hữu", bài viết của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng (về thời gian làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 Nhảy Dù).
-"Vài dòng về cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam" của tướng Trần Quốc Lịch, nguyên Tư Lệnh SĐ5BB năm 1972-1973)

Tập 22:
-"Tâm tình chiến hữu" Phạm Hy Mai, nguyên Tr/Tá Tiều Đoàn Trưởng TĐ1 Nhảy Dù 1968-1969 thuộc Lữ Đoàn 3 ND của Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.
-"Một Cánh Hoa Dù", bài của Trương Dưỡng, nguyên Đ/u Đại Đội Trưởng/TĐ9 Nhảy Dù và SQ Hành Quân Lử Đoàn 3 ND 1965-1969.

Tập 23:
-"Viết về ông Thầy" bài biết của Trần Xuân Lớn, nguyên Trung Sĩ cận vệ Tướng Nguyễn Khoa Nam.
-"Sư Đoàn 7 Bộ Binh 1970-1974" với Đại Tá và Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Nguyễn Khoa Nam: Thành quà hành quân và bình định

Tập 24:
-Thành quà Sư Đoàn 7 BB 1970-1972 (tiếp theo).
-"Mùa Hè Đỏ Lửa", bài viết của Vương Hồng Anh"

Tập 25: "Một người Bạn, một người Thầy", bài viết của Lê Chu, nguyên Tr/Tá Trưởng phòng Truyền Tin SĐ7BB 1966-1973. Vinh thăng Thiếu Tướng 1973.

Tập 26: "601 của chúng tôi", bài viết của Nguyễn Trọng Đức, nguyên Tr/tá Pham Mưu Phó CTCT/SĐ7BB (601 là danh hiệu của Tư Lệnh Sư Đoàn Nguyễn Khoa Nam).

Tập 27:
-"Tưởng nhớ tướng Nguyễn Khoa Nam", bài viết của Nguyễn Văn Tường, nguyên Tr/Tá Trưởng Khu ANQĐ khu chiến thuật Tiền Giang.
-"Cái giận của xếp" bài của Lê Chu và Nguyễn Trọng Đức thuộc Bộ Tham Mưu/SĐ7BB từ 1970-1974

Tập 28: "Hồi ký của SQ Tùy Viên", bài viết của Tr/u Lê Ngọc Danh, tùy viên của Tướng Nguyễn Khoa Nam thời gian ông làm Tư Lệnh SĐ7BB.

Phần 1: "Những năm đầu trong quân ngũ"

Tập 29 : Phần 2: "Tùy viên Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB", tiếp theo.

Tập 30: "Cậu tôi", bài viết của ông Nguyễn Mạnh Trí, nguyên Tr/Tá Hải Quân, cháu ruột Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.

Tập 31: "Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4 : Tổ chức lực lượng là lãnh thổ" bài của Lê Nguyên Bình, nguyên là cựu Đại Tá Trưởng Phòng 2 QĐ4/QK4 và Phạm Trung Nghĩa, cựu Tr/Tá Trưởng Phòng Tổng Quản Trị QĐ4/QK4.

Tập 32: "Tướng Nguyễn Khoa Nam và tôi" bài của cựu Tr/Tá Dương Diên Nghị, nguyên Trưởng Phòng Chính Huấn kiêm TM Phó CTCT/QĐ4)

Tập 33: "Nhắc đền một vị Tư Lệnh khả ái và khả kính", bài viết của Phạm Trung Nghĩa

Tập 34: "Trận đánh cuối cùng của Quân Đoàn 4" bài trích từ hồi ký của cựu Tr/Tá Trần Văn Lưu, nguyên Quận Trưởng quận Tam Bình, Vĩnh Long, viết về trận đánh của Trung Đoàn 12/SĐ7BB tháng Tư 1975 tại Long An và cái chết của vị Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 12 là Đặng Phương Thành trong trại tù cải tạo của cs tại miền Bắc sau 30.4.75.

Tập 35: "Hoa Kỳ quyết định để cho miền Bắc thống nhất Việt Nam", bài nhận định của một cựu Trung Tướng Pháp về nguyên nhân sụp đổ của VNCH, do cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa phỏng dịch.

Tập 37: Bài trích từ hồi ký của cựu Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn về những ngày cuối của VNCH, những toan tính chính trị và về Tổng Thống Trần Văn Hương, Dương Văn Minh.

Tập 38: "Kế hoạch chưa thực hiện" (tiếp theo phần trên): Giải pháp cứu nguy Sài Gòn, về tướng Dương Minh và những dối trá của cộng sản dưới cái nhìn của vị Đại Sứ Pháp

Tập 39: "Ngày tàn cuộc chiến", bài của Lê Nguyên Bình về kế hoạch phòng thủ vùng 4. Giải pháp chiến đấu lâu dài.

Tập 40:
-" Long Xuyên, những giờ phút sau cùng", bài viết của cựu Đại Tá Khiếu Hữu Diêu, nguyên Tỉnh Trưởng Long Xuyên 1975.
-"Cố Đô diều tài", bài viết của Ngọc Thủy (2008) về 40 năm cuộc thảm sát Mận Thân tại Huế.

Tập 41: "Hồi Ký của Sĩ Quan Tùy Viên" , bài viết của Tr/u Lê Ngọc Danh về những ngày làm Tùy viên cho Thiếu Tướng Tư Lệnh QK4 Nguyễn Khoa Nam (Kể từ tháng 11.1974 đến 30.4.1975)

Tập 42: "Hồi Ký của Sĩ Quan Tùy Viên" (tiếp theo), những ngày cuối cùng của Bộ Tư Lệnh QĐ4.

Tập 43: "Ngày Tàn cuộc chiến", Bài viết của Lê Nguyên Bình. Tiêu diệt trung đoàn B1 của cs xâm nhạp vòng đai phòng thủ Cần Thơ.

Tập 44: "Hồi Ký của Sĩ Quan Tùy Viên" , bài viết của Tr/u Lê Ngọc Danh. Ngày 30.4.1975 tại tư dinh Tư Lệnh. Những giọt nước mắt của Tướng Quân.

Tập 45: "Nước mất nhà tan" (tiếp theo phần trên), Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tự sát và những giờ phút cuối cùng của Tư Lệnh.

Tập 46: "Hồi Ký của Sĩ Quan Tùy Viên", (phần kết). Phút cuối cùng lúc Thiếu Tướng Tư Lệnh tự sát (lúc 7:30 sáng ngày 01.05.1975)

Tập 47:
- "Cải táng mộ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam", bài viết cùa bà Trần Thị Kim Đính (em dâu của Tướng Nam)
- "Viết từ Việt Nam xa xôi" của tác giả Nguyễn Quang từ VN về thảm kịch của một gia đình sau năm 1975.

Tập 48:
- "Những tấm gương trung liệt" bài viết về Chuẩn Tướng Lê Van Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4/QK4.
- "An Lộc anh hùng", Bài viết của một cựu Trung Tướng Quân lực Pháp do cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa chuyển ngữ.

Tập 49: "Nụ hôn vĩnh biệt", bài viết của Phạm Trung Nghĩa về những phút cuối cùng cùa Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó QĐ4.

Tập 50: "Viết về Tướng Trần Văn Hai, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB", tác giả Người Lính Già.

Tập 51:
- "Những giờ phút cuối cùng của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai", bài viết của Trịnh Văn Ngạn theo lời kể của Huy2nh Văn Hoa, nguyên Tùy Viên của Chuần Tướng Hai.
- Tiểu sử của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng tỉnh Chương Thiện.

Tập 52: "Vài nét về một anh hùng", bài viết của BS Trần Đại Sĩ về Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.

Tập 53:
- "Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn2/QK2": Tiều sử vả những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
- "Phong cách anh hùng", bài viết của Nguyễn Đông Thành, soi sáng thêm về trách nhiệm trong việc thất thủ Tây Nguyên.

Tập 54:
- "Phong cách anh hùng" (đoạn cuối), viết về Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, vị Tư Lệnh cuối cùng của QĐ2/QK2
- Bàn tường trình về Đại Nhạc Hội "Cám ơn anh người Thương Binh VNVH kỳ 2", bài viết cùa Nguyên Huy (báo Người Việt)

Tập 55:
- "Chuẩn Tường Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5BB", tiểu sử và những giờ phút cuối cùng ở Lai Khê.
- "Viết về Tướng Lê Nguyên Vỹ", bài viết của Thanh Sơn về cuộc đời binh nghiệp cùa Ch/Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Tập 56: "Viết về Tướng Lê Nguyên Vỹ" (tiếp theo), giờ phút cuối cùng của vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB, theo lời kể của vị Tùy Viên Tướng Vỹ.

Tập 57: "Chân dung người lính VNCH", bài viết của Sơn Tùng.

Tập 58: "Chân dung người lính VNCH" bài viết của Sơn Tùng (tiếp theo), viết về trận chiến cuối cùng của QLVNCH tại Sài Gòn ngày 30.4.1975.

Tập 59: Vinh Danh Tướng Nguyễn Khoa Nam:
Những cái nhìn và đánh giá khách quan về cuộc chiến tự vệ cùa miền Nam VNCH sau 25 năm kết thúc cuộc chiến. Khí tiết anh hùng và lòng nhân của một vị Tướng Quân Nguyễn Khoa Nam.

Tập 60: "Những tấm gương trung liệt xưa và nay", bài trích từ đặc san Nguyễn Khoa Nam số 2, viết về tấm gương trung liệt của các vị Anh Hùng Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu và Nguyễn Khoa Nam: những bài học lịch sử.

Tập 61: "Cảm nghĩ về tướng Nguyễn Khoa Nam" của cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và những nhận định của ông về công cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ của người VN.

Tập 62: "Tướng Nguyễn Khoa Nam", bài viết của Vi Anh (tức ông Vi Anh Bùi Văn Nhân, cựu dân biểu nền Đệ II Cộng Hòa): nhìn lại cuộc chiến tự vệ của miền Nam VN và giới thiệu về quyển sách Nguyễn Khoa Nam được phát hành ngày 29.04.2001 với 62 bài đóng góp.

Tập 63: "Tác Phẩm Nguyễn Khoa Nam", của ông Duy Năng Nguyễn Văn Trí, giới thiệu và phê bình về tác phẩm Nguyễn Khoa Nam.

Tập 64: Đoạn kết tác phẩm Nguyễn Khoa Nam: "1 giờ với cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu", bài cùa ông Nguyễn Mạnh Trí và lời kết.

tieuchuy
12-01-2010, 02:12 AM
http://hoiquanphidung.com/truyendoc/NKN3/NguHoTuong.jpg

Mặc dù đã có lần đọc qua bài viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (http://hoiquanphidung.com/showthread.php?t=632) cùa NT Phạm Phong Dinh nhưng khi nghe qua bộ truyện đọc "Nguyễn Khoa Nam" do cụ bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm và ông Nguyễn Khoa Phước chủ trương, Nguyễn Mạnh Trí tổng hợp thực hiện, lòng tôi thật bùi ngùi thương cảm về một vị thần tướng của QLVNCH. Nhất là qua giọng đọc của bà Đoan Trang, nghe giọng bà dường như run lên đầy xúc động mỗi khi đọc đến những đoạn thương tâm làm người nghe như thắt lòng đau xót.
Khi nghe đến tập 44, lúc Tướng Quân ghé thăm các quân nhân còn đang nằm điều trị tại bệnh viện Cần Thơ vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông đã nhỏ những giọt nước mắt dành cho thuộc cấp, tôi thật sự xúc động. Lúc nước mất nhà tan, ông đã không quên những thuộc cấp đã cùng ông vào sinh ra tử. Những giọt nước mắt hiếm hoi của một vị chỉ huy dành cho thuộc cấp trước sự bất lực của mình. Tấm lòng của một vị chỉ huy thật xứng đáng để thuộc cấp có thể dâng hiến tất cả cho Người, kể cả mạng sống.
Xin cám ơn quý Ông Bà trong ban thực hiện đã cho kẻ hậu sinh như chúng tôi, những người đang sống trong nước hay rải rác khắp năm châu nghe một tác phẩm tuyệt vời mà vì điều kiện địa dư, đã chưa có dịp hân hạnh đọc được dù đã nghe nói nhiều.

"Nguyễn Khoa Nam", một tuyển tập các bài viết của bạn bè cùng khóa 3 SQTBTĐ và thuộc cấp đã từng cùng chia xẻ ngọt bùi hay được vinh hạnh phục vụ dưới quyền chỉ huy của người anh hùng Nguyễn Khoa Nam, là thiên anh hùng ca không chỉ dành cho một vị thần tướng cùa QLVNCH, mà còn gói ghém những hình ảnh hào hùng của người Lính VNCH theo suốt hành tình mà Thiếu Tướng đã đi qua. Một tập hợp những tình cảm của thuộc cấp dành cho người chỉ huy đánh kính, được lồng trong một bối cảnh xã hội nhiễu dương, thăng trầm mà người anh hùng Nguyễn Khoa Nam dang tay gánh vác. Các bài viết cùa những ngưởi thuộc cấp không phải là những lời tâng bốc thượng cấp, không ca ngợi lố lăng, mà ghi lại đơn giản những sự kiện một cách trung thực, và tự nó ẩn chứa những vần thơ cao đẹp nhất, như chính con người của ông lúc sinh thời luôn mong muốn.
Đây là một trong số ít tác phẩm hiếm hoi viết về một vì tướng anh hùng của QLVNCH với con số tập hợp nhiều nhất những bài viết (62) của nhiều người dành cho một người. Có lẽ đây là điều ngược lại với cá tính bình dị, không thích "đánh bóng" của ông lúc sanh thời nhưng cũng tự nó đã nói lên tính cao cả của một con người.Tôi chợt nghĩ đến những "thiên hồi ký" của một số người tự viết về mình. Cái tôi dù khéo che đậy nhưng vẫn đầy ấp trong từng trang giấy, tự ngợi ca cũng có, biện hộ cũng có, chưởi bới cũng có. Có khi gần cả ngàn trang sách. Lại còn có trường hợp tự mình dùng một tên giả để tự ca ngợi mình.
Nguyễn Khoa Nam, một vị tướng tài của QLVNCH, một vị chỉ huy sáng chói với đầy đủ bi, trí, dũng và tận trung với nước non, ông đã lảm tròn nhiệm vụ của một quân nhân thật xuất sắc. Tiếc thay, vào những cuối của cuộc đời, ông đã bị các trò chính trị bó tay, một điều mà ông không hề thích bàn bạc hay tham gia lúc sinh thời. Sự tuẫn tiết của ông ngoài lý do nỗi thương tâm và tuyệt vọng về tình hình đất nước, ngoài việc ông cảm thấy mang một trách nhiệm tinh thần về sự khổ đau của hàng trăm ngàn thuộc cấp, có lẽ còn mang thêm một sự uất ức không thể tỏ bày, một sự đầu hàng quân địch từ những người lãnh đạo bất xứng mà ông phải tuân hành.
Là một vị chỉ huy cao cấp nhất vùng 4, ông có đầy đủ điều kiện để ra đi lánh nạn khi mất nước. Ông đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết của một vị tướng. Giả sử vào ngày cuối cùng, ông dùng máy bay hay tàu chiến để ra đi và sẽ sang định cư tại một nước thứ 3. Với khí tiết của một danh tướng như ông, có thể ông sẽ chọn cách sống thật âm thầm ở một nơi nào đó như một số vị tướng lãnh di tản còn khí tiết và lương thiện đã làm, nhưng tâm ông sẽ không an, ông sẽ không thể tìm được sự thanh thản trong lòng và suốt đời sẽ phải chịu cảnh sống trong đau đớn, nhất là khi nhìn thấy bạn bè, anh em thuộc cấp còn ở lại phải chịu cảnh đày đọa trong lao tù cộng sản, nhìn người dân bị chính quyền cs đàn áp, trấn lột. Cũng sẽ là một cái chết, chết già, chết dần mòn trong niềm đau. Ông đã chọn cho mình một cái chết thật oanh liệt.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một niềm tự hào của quân dân Miền Nam, một biểu tượng anh hùng bất khuất của người Việt Nam, sẽ sống mãi trong lòng dân tộc. Xin kính cẩn nghiêng mình chào Người và viết đôi dòng thô thiển bày tỏ sự kính mến và ngưỡng phục của một kẻ hậu sinh, một thuộc cấp nhỏ nhoi trong bộ máy quân đội QLVNCH.


Phần giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khoa Nam

http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd/HQPD_1291169383.mp3