PDA

View Full Version : Tại sao Mỹ buộc phải o-bế VN?



vinhtruong
10-20-2010, 07:43 PM
Việt Nam đừng lo, vì quyền lợi, Mỹ buộc phải o-bế VN mình. Trên trái đất nầy chả có nước nào thương yêu nước nào, mọi việc chỉ là quyền lợi mà thôi, Việt Nam có ưu thế chiến lược và thiên-nhiên ưu đãi, nên cũng chẳng cần năn-nỉ ai mà bắt buộc nước có quyền lợi phải o-bế Việt Nam như Mỹ chẳng hạn và xin quý bạn xem bài dưới đây để suy gẫm:

Sau thế chiến-2, người Phụ tá của Harriman là Prescott Bush, ông nội Tổng Thống thứ 43, Chủ tịch Hội đồng kỹ nghệ quốc phòng “WIB” [War Industries Board] đã chiêu mộ được nhà bác-học Ðức Dr Werner Von Braun và các khoa học gia Ðức chuyên về hỏa tiển, Prescott Bush liền đầu tư tài chính không giới hạn cho chương trình tìm kiếm tài nguyên dưới thềm lục địa gọi là “American spy satellite program” cho nên sau khi Ðế quốc Liên Xô sụp đổ [theo thế siêu chiến lược Eurasian Hoa Kỳ nắm được 8 nước Cộng Hoà vừa tách khỏi Khối Liên Xô] các nước Tây âu, nhứt là Ðức, Nhựt đầu tư một số vốn khổng lồ trên mảnh đất bao la ở Liên Xô. Nhưng sự thật các nước nầy đi vào một nơi mà người ta đã ăn Ốc bỏ vỏ chỉ còn bòn mót cặn bã, trong khi Hoa kỳ nhờ vào Vệ-tinh gián điệp mà bám trụ và dụ dỗ các nước Cộng Hòa vừa tách rời quỹ đạo Liên Xô, nơi tài nguyên còn trinh-nguyên vô giá đang nằm sâu dưới băng giá chưa bao giờ khai thác vì thiếu khoa học kỹ thuật, chỉ còn chờ đợi tương lai WIB sẽ đến khai thác. Vì thế mực sống sung túc của những người dân trong các nước Cộng hoà nầy qua sự ban tặng “Tối huệ quốc” (the US Freedom Supply Act) của Mỹ cao xa hơn người dân sống ở Moscow, sau nầy chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc, Hoa Kỳ cũng lập lại y chang như rứa.

Riêng Biển Ðông từ đảo Ðiếu-Ngư [Trung Quốc, gọi Diaoyo, còn Nhựt, gọi Sang-Ka-Xu] chạy dài xuống Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa kỳ đang phân vân cho kế hoạch khai thác dầu khí, nhưng muốn bỏ vốn khai thác phải được bảo đảm an-toàn qua công pháp quốc tế chấp pháp trên tòa án LHQ! Rồi LHQ sẽ cho ra bộ quy ước ứng xử như chiến lược gia hoàn vũ William Averell Harriman đã có ý đồ là phải đi đúng lộ đồ như vậy. Trường Sa nằm giữa bao quanh biển Nam Hải [có cái tên là South China Sea mà Kissinger dụ dỗ cái gì của China là thuộc China, nên TQ mới xập bẫy] gồm: Việt-Nam, Phi, Trung Hoa, Miến Ðiện, Thai-Lan, và Mã-Lai, các quốc gia nầy đòi hỏi chủ quyền trên cùng một phần mặt biển. Riêng Hoàng Sa, theo tôi nghĩ đã được thành văn, nên Hoa kỳ dùng nó như là cái “bẫy” tiên phuông cho chắc ăn, gài Trung Quốc vướng vào năm 1974 mà sau nầy VN thống nhứt sẽ kiện Trung Quốc trên bàn hội nghị rằng: “đánh cướp bằng sức mạnh quân sự” Ðó là lý do người viết đoán chắc-nịch là VN sẽ tìm đồng minh Mỹ-Nhựt để lấy lại cho bằng được, một viễn tượng mà chắc chắn Hoa kỳ sẽ can thiệp cho quyền lợi của các Công ty dầu khí của Mỹ, như họ đã có kế hoạch chiến lược từ lâu trong thế chiến lược Eurasian. Hoa kỳ muốn dùng LHQ là nơi ra pháp lệnh công ước quốc tế để mọi quốc gia đều được công bằng hưởng lợi, “không ai được quyến ra đó “Xí” là của tao, rồi vỗ ngực ầm-ầm giành-giựt chủ quyền của các nước khác”. Hoa kỳ có đủ tư cách thuyết phục anh du-côn khổng lồ Á châu nầy phải đi vào luật pháp, đó cũng là lý do Hoa kỳ phải cách chức danh tướng Mc Arthur và hy sinh hai nước đồng minh Nam VN và Ðài-Loan để đặt cái ghế LHQ cho Trung Quốc ngồi vào học luật lệ cộng đồng quốc tế. Thế kỷ thứ 21 nầy, Hoa kỳ sẽ dùng bàn mổ LHQ để giải quyết mọi bất đồng của các nước trên thế giới bằng con đường đối thoại hiểu biết, ôn hòa, nhưng nếu nước nào có thái độ “côn-đồ” thì Hoa kỳ cũng vui vẻ “chịu-chơi” đối đầu cũng được! Hoa kỳ sẽ không dại gì gây chiến trước, mà để cho Nhựt, VN, Nam Hàn, Phi Luât Tân, và Ấn độ đọ sức trước, rồi Hoa Kỳ mới dùng cú dứt sau cùng Knock-out. Mỹ có cái tội rất “cữ” không bao giờ chịu đánh-đấm trước mà bắt mấy thằng em nhảy vô đánh túi-bụi trước, rồi anh mới ra tay sau. Mao là người tiên liệu điều mà Trung Quốc sẽ bị chia năm xẻ bảy, nên đã tự nguyện làm đàn em của Mỹ qua Prescott Bush là giúp Mỹ chia VN và Ðại Hàn ra hai quốc gia ngay sau khi CIA áp-lực buộc Tưởng Giới Thạch phải di tản ra hòn đảo Ðài Loan năm 1949. Nhưng cũng phải cho HCM biết, đây là chiến lược “Trì-Cửu-Chiến” nói nôm na là chiến tranh lâu dài để Mỹ tiêu thụ hết vũ khí hồi thế chiến 2, cho nên khi 1964 linh BV dùng súng tự động AK-47(LX) AK-50(TQ) nhưng VNCH cứ phải chơi cho hết Garant M-1, Carbin-M-1 bắn từng phát một cho đến hết, sau Tết Mậu thân mới hết xử dụng. Qua đó thì mình cũng hiểu VNCH quá nhẹ ký (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon).

Nguồn tin từ giới khoa học gia cho biết các dữ kiện mới: (Prescott Bush, chủ tịch WIB đã biết từ lâu qua vệ-tinh gián điệp) vùng đáy biển Bắc-Cực cũng đang được tranh luận cho thấy rặng núi Lomonosov dưới đáy ở phía bắc đảo Ellesmere thực ra nối liền với vùng Greenland và lục địa Bắc-Mỹ. Ông Jacob Verhoef, giám đốc Chương trình Luật biển của Liên Hiệp Quốc cho rằng: theo công ước về luật biển của LHQ, các quốc gia trên khắp toàn cầu nếu có tranh chấp vào thềm lục địa có dầu khí, sẽ có hạn kỳ đến năm 2013 để công bố biên giới của họ vượt hơn 200 hải lý. Trong khi Liên Xô cũng giành cho mình có chủ quyền ở rặng Lomonosov nối dài từ Siberia, trong khi Hoa kỳ giữ sự im lặng chờ 2013 tại bàn mổ LHQ, còn Canada và Ðan Mạch hy vọng là sẽ được chủ quyền ít nhất 350 hải lý nếu họ chứng minh đây là một phần của lãnh địa. Năm 2007, thấy Trung Quốc cắm cờ trên quần đảo Hoàng-Sa và Trường Sa, Liên-Xô thấy Mỹ im lặng, bèn cắm cờ Liên Xô dưới đáy biển Bắc-Cực và công bố chủ quyền đối với một vùng rộng lớn 1 triệu cây số vuông. Tuy nhiên các quốc gia thuộc miền Bắc-Cực như Ðan-Mạch, Canada, Na-Uy, và Hoa-kỳ đã mãnh liệt phản đối tuyên bố trên của Liên Xô.

Thế nên vì quyền lợi Mỹ, Việt Nam nên đu dây đừng có dại chọc giận bất cứ nước nào gây chiến trước, nhứt là TQ câm thù VN họ sẽ dùng đất nước mình làm bãi chiến trường thì lại khốn khổ cho dân mình. Hãy đợi đến thời gian hữu lý (Decent Interval) khi Hoa Kỳ bật đèn Xanh chia TQ ra nhiều mảnh thì chính Mỹ sẽ bấm đít VN nhảy vào làm đội quân xung kích trên Ðảo Hải Nam, nơi có Căn Cứ tàu ngầm, dĩ nhiên quân ta sẽ hy sinh 100.000 quân tạo nên đó là mảnh đất của VN như lập lại Memorial Iwo-Jima. Hoàng Sa chắc chắn sẽ trở về chủ quyền của Việt Nam, còn chuyện ngay trước mắt Hoa kỳ sẽ tối tân hoá hải quân VN trước 2013, và hủy bỏ lịnh bán vũ khí cho VN, lúc nầy xảy ra cuộc cách mạng đúng nghĩa thực sự từ trước đến nay ghi dấu nước VNCH hiện nổi lên cuồn cuộn như chiếc nấm khói Bom nguyên tử, bắng một Phạm Xuân Ẩn mới là Tướng Nguyễn Chí Vịnh, điệp viên ruột của Trung Quốc nhưng âm thầm cấu kết chặt chẽ với CIA vì dân tộc, chỉ cần qua một đêm đến sáng lại là một nước VNCH lộng lẫy dưới ánh bình minh ngập tràn ánh vàng hào quang lấp lánh... vui mừng lắm thay!

Dù rằng có một trường phái đa-nghi về kết quả vấn đề tốt đẹp nầy là mơ hồ hay gọi là ảo-tưởng: Kể từ ngày nối lại bang giao VN-USA đả được 15 năm. Trong khoảng thời gian này, nhiều học bổng đã được cấp cho sinh viên VN theo học đủ mọi ngành trong các Đại Học của Hoa Kỳ, cho đến nay đã có hơn 13.000 sinh viên du hoc Mỹ. Vì vậy mà số nhân sự cần phải có khả năng kiến thức trong chính quyền để điều hành guồng máy chánh quyền mới của một nước VN Tự Do, Độc Lập, Hạnh Phúc thaực sự đã được huấn luyện theo mô hình Hoa Kỳ đã tỉ mỉ thiết kế mà Permanent Government goi là “phải gây cuộc chiến VN với mục tiêu: “The Social Scientists War”, đang và sẽ tiếp tục cho đến buổi sáng đẹp trời của ngày N, mà CIA tin chắc rằng khi thay đổi chế độ không có phát súng như Permanent Governent đã tiên đoán, guồng máy chánh quyền sẽ điều hành rất nhịp nhàng, vì tất cả các nhân viên nồng cốt do Hoa Kỳ đào tạo chiếm 80% đã nằm sẵn trong các cơ quan từ địa phương lên đến trung ương. Hiện tại vị Đại Sứ Hoa Kỳ là người VN đã ngồi sẵn ở Sài Gòn cho ta thấy được một tia sáng ở cuối đường hầm. Người dân trong nước sẽ không thấy cái cảnh chạy loạn cào cào và hốt hoảng như năm 75 nữa. Mặc dù trong số nhân sự nồng cốt này cũng có con cháu của bọn tư bản đỏ trong đó, nhưng chúng nó đã đươc Hoa Kỳ lột lưỡi hết rồi, cho nên chúng nó cũng nói cùng một giọng của mọi người VN yêu chuộng Dân Chủ, Tự Do. Ðó là một cuộc thiết kế thần sầu quỹ khốc cũa siêu tình báo CIA qua thế chiến luợc toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020 của P.G

Queenbee-1

vinhtruong
02-10-2011, 02:39 AM
Sách lược quân sự mới của Hoa Kỳ trở lại vào Châu Á được gọi “overhauling the damage control and roll back” Mới đây, quân đội Hoa Kỳ công bố văn kiện về sách lược toàn bộ mới từ 2010, kêu gọi phát triển một lực lượng tập trung nhiều hơn vào Châu Á, là nơi mà siêu chiến lược gia William Averell Harriman (1891-1986) đã phải cho rằng sức mạnh kinh tế và quân sự phải gia tăng siêu xuất sau một thời gian trầm kha khá lâu, và bầu không khí sách lược đang thay đổi nhanh chóng. Thông tín viên VOA Al Pessin mới đây tại Pentagon đã nói chuyện với một trong các tác giả của sách lược như tôi đã nêu trên và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây:

Thế giới ngày nay đề ra một bầu không khí an ninh biến chuyển nhanh chóng là nhờ sự dọn dẹp bằng bạo hành trước thế kỷ 21, câu nầy y chang ngày sinh nhựt thứ 90 của Harriman, người em cuối cùng của dòng họ Kennedy (Edward Kennedy) đã tuyên bố: “Sở dĩ chúng ta sẽ có một thế kỷ “trật tự mới” (New World) sau nầy là nhờ sáng kiến của ngài Harriman” nhưng vẫn còn đầy khó khăn trong hiện tại, đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo từ phía quân đội Hoa Kỳ, một chính sách có liên quan đến sức mạnh dân sự và quân sự nhờ vào là siêu cường kinh tế ưu việt và thêm quan hệ đối tác với các nước trên khắp thế giới, theo như Sách lược đã đang hoàn thành 100 năm (1920-2020) bằng tạo nên một sức mạnh quân sự siêu việt trong cơ chế quân sự của Hoa Kỳ thêm 100 năm nữa.

Văn kiện 21 trang do ban lãnh đạo quân đội cấp cao nhất của Mỹ công bố xây dựng trên các sách lược đã được công bố bởi các nhà hành pháp, lãnh đạo dân sự của Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài. Sách lược quân sự vạch ra vai trò mà Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ đóng trong việc bảo toàn đất nước trong những năm tới đây.

Đề đốc Roberti cho biết: “Chúng ta phải bố trí lực lượng ở những nơi nào ta nghĩ sẽ có nguy cơ, để chống lại loại nguy cơ mà chúng ta trông đợi sẽ xảy ra.” Đó là nhận định của Phó Đề đốc John Roberti, thuộc Văn phòng Sách lược và Chính sách của quân đội, Ông nói sách lược mới tập trung vào Châu Á bởi vì kinh tế toàn cầu đang chuyển hướng qua khu vực này, nơi có những sức mạnh quân sự đang nổi lên, và đang xảy ra thay đổi về chính trị, mà Hoa Kỳ có trách nhiệm với đồng minh cũ và mới phải bảo toàn. Nói thẳng ra Hoa Kỳ phải nâng Nhựt Bản thành một siêu cường quân sự đáng tin cậy, hầu giúp cùng Hoa Kỳ giữ gìn trật tự thế giới và riêng tại Châu Á.

Ông Roberti nói: “Ta cần phải nhìn vào vị thế quốc phòng ở đó, các khả năng của chúng ta có sẵn ở đó, các mối bang giao, các quan hệ hợp tác, các đồng minh của chúng ta, và tập trung vào khu vực đó để duy trì an ninh. Tôi sẽ không tập trung vào nơi nào có nhiều hay ít binh sĩ hơn, mà vào các khả năng và việc bố trí các khả năng đó ở khu vực này là Châu Á”.


Sách lược chú ý đặc biệt vào Trung Quốc, và nói rằng quân đội Hoa Kỳ phải chuẩn bị sẵn sàng để đáp lại điều được gọi là 'các khả năng chống tiếp cận', mà Trung Quốc đang bành trướng nhanh chóng qua những phi đạn chống Hàng Không Mẩu Hạm. Những khả năng đó có thể đe dọa đến các con đường thương mại và hạn chế khả năng của quân đội Hoa Kỳ thực hiện những gì mà các nhà lãnh đạo Mỹ có thể ra lệnh cho họ phải làm.

Văn kiện cũng liệt kê các yếu tố như phổ biến vũ khí, toàn cầu hóa, các thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu, tội phạm trên mạng, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, dịch bệnh, các vụ tranh chấp mậu dịch và các tổ chức cực đoan bạo động như những yếu tố chính trong môi trường sách lược toàn cầu – tất cả, theo ông Roberti, đều hiện diện tại Châu Á. Ông Roberti nhận xét: “Sự gặp gỡ của các thách thức đó làm nẩy sinh ra một nguy cơ mà muốn đối phó, chúng ta phải theo một chủ trương khác đi, phải hoạch định khác đi và chắc chắn ta phải tính tới trong các kế hoạch hiện thời”.

Ngoài việc phát triển các khả năng chiến đấu thích nghi, sách lược nói rằng quân đội Hoa Kỳ phải dẫn đầu trong việc quy tụ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác dân sự cũng như quân sự của nước ngoài, kể cả các tổ chức phi chính phủ, để giải quyết những vấn đề đe dọa đến an ninh và ổn định.

Đặc biệt, sách lược kêu gọi hợp tác với các tổ chức khu vực ở Châu Phi và Nam Mỹ, nơi ảnh hưởng của Trung Quốc đáng phải chú ý đến trong một ngày không xa, Trung Quốc sẽ dùng trên một tỷ rưởi người tự sát để chiếm cho bằng được Mỹ Châu để người Trung Quốc sống còn sau đại chiến nguyên tử tránh về khan hiếm nguyên liệu và nước uống đang nhắm vào ngũ đại hồ bắc Mỹ, để thăng tiến an ninh và ổn định trong những vùng đó.

Mặc dầu được viết trước khi diễn ra các vụ bạo động hiện thời ở Tunisia và Ai Cập, văn kiện này đã nêu ra sự cần thiết phải giải quyết tình trạng bất ổn tiềm tàng ở Trung Đông, bởi vì các vấn đề về chính quyền, và các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đang chuyển biến. Văn kiện này nằm trong khuôn khổ một cái nhìn trước vào những ưu tiên của quân đội Hoa Kỳ sau các cuộc chiến tranh ở Iraq, nơi theo dự kiến lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút đi trong năm nay, và Afghanistan, nơi quân đội Hoa Kỳ sẽ bắt đầu rời khỏi cũng trong năm nay, với mục tiêu là cuộc triệt thoái đáng kể trước năm 2014. Chuẩn bị trở lại Châu Á trước 2020 và chấp nối sách lược Eurasian-II,


Các nhà lãnh đạo quân đội sẽ sử dụng sách lược này như một cơ sở kế hoạch, kể cả những yêu cầu về chương trình vũ khí mới hay mở rộng có phần chắc sẽ rất khó nhận được sự tài trợ, căn cứ vào bầu không khí dự chi tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Chúng ta nên hiểu rằng đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ! sự thật không phải là trễ? Không hẳn là vậy đã có Permanent Government chú tâm về chiến lược toàn cầu để Hoa Kỳ luôn luôn là cường quốc số một; Nếu đơn thuần là người dân Mỹ thì họ chỉ biết rút ra cái gai (Cuba) ngang hông nước Mỹ cho đỡ nhột ngứa, nhưng trái lại P.G là lo kiếm chuyện gây chiến ở xa để giữ an ninh cho lục địa Mỷ Châu.

Theo dự báo mỗi sách-lược từng giai đoạn 100 năm số phận của nhiều quốc gia, xem quốc gia Hoa Kỳ này sẽ lên hay xuống, họ tự hào và đã chứng minh trên 100 năm nay rồi, nước Mỹ vẩn chễm chệ trên ngôi vị số một bỏ xa các nước khác là biết chọn đàn em số hai theo từng thời điểm chiến lược, lúc thì Nga, lúc thí Trung Quốc cứ thay phiên mà phù trợ quyền lợi cho Mỹ để được hưởng phồn vinh về kinh tế, nhưng đoạn cuối 10 năm 2010-2020 thì Hoa Kỳ tìm cách đưa Ấn-Độ lên hạng nhì mà thực tế Ấn Độ chưa đủ khả năng chiếm lĩnh ngôi vị hạng NHÌ.

Siêu chính phủ Mỹ (permanent government) cố tình đưa đẩy nước mình đôi khi mang tiếng là thua trận, xa lầy, bị ghét bỏ, nước nào cũng thích Dollar Mỹ, nhưng lại không ưa Mỹ, thậm chí còn hận thù suốt lịch sử như Nhựt mà vẫn phải ôm chưn Mỹ mà sống không thì dẫy chết ngay. Lấy một ví dụ dễ hiểu, ông Mỹ khuyên ông Nhựt nên mở các xưởng xe hơi tại Mỹ cho đỡ mất thời gian tính, chuyển bằng kéo xà lan rất nguy hiểm thay vì thiết lập tại Mỹ thì tiện lợi hơn. Được ông Nhựt trả lời: Người Nhựt làm việc siêng năng, có lương tâm mà lại ít đòi hỏi tăng lương yêu sách, dĩ nhiên ông Nhựt có lý, ông Mỹ nín khe. Nhưng một thời gian sau thấy hãng xưởng xe Nhựt mọc đầy nước Mỹ. Như vậy mới biết Mỹ nó có quyền năng như thế nào. Bây giờ 10 năm sau cùng đang dìm TQ xuống theo lịch trình định kiến tước đoạt ngôi vị hạng NHÌ của TQ.

Trong giai đoạn 10 năm sau cùng của chiến lược Eurasian, tôi cho rằng các diễn biến trên thế giới trong 10 năm nữa tùy thuộc vào tài lãnh đạo của người nào giữ vai Tổng thống của Hoa Kỳ? Không phải vậy mà nên nhớ một câu, nhân ngày sinh nhựt thứ 90 (26/7/1981) của chiến lược gia William Averell Harriman, người em cuối cùng của dòng họ Kennedy (Edward Kennedy): Chúng ta sẽ sống trong thế kỷ 21 được an toàn nhờ có mưu trí của Harriman trong thế kỷ đầy bạo loạn vừa qua.

Chúng ta tạm cho rằng tài lãnh đạo của ông Harriman này là cần thiết và được dựa trên những lý tưởng và sự nắm vững vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong tư cách là cường quốc duy nhất của thế giới, Ông ví Hoa Kỳ giống như Rome cổ xưa, nơi mà chế độ cộng hòa mất đi trong lúc chế độ đế quốc bành trướng. Harriman cho rằng đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ “Thế giới dường như là một gánh nặng, và là một gánh nặng vô ơn; nhiều người Mỹ không muốn dính vào các vấn đề của thế giới; nhưng cái khó bây giờ là không thể nào rút lui được, như đả lỡ lên lưng Cọp”.

Ông Harriman không tin là rồi đây Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nước lãnh đạo thế giới vì OSS rồi CIA đã phá tan ngũ tạng lục phủ của LX kể cả TQ bằng đồng Dollar viện trợ (điểm yếu LX thì nhờ cậy lúa Mì, còn TQ nhờ cậy khoa học kỷ thuật) “Chúng ta đừng quên người Trung Quốc cho nước Mỹ vay tiền một cách vui vẻ, hay nói chính xác hơn, họ thà mua trái phiếu của Mỹ, dù lãi chẳng bao nhiêu còn hơn là đầu tư ngay tại nước họ. Trung Quốc là một quốc gia có vấn đề sâu rộng, Họ có một tỷ lệ cao về số người sống trong nghèo khổ và trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ bị chìm ngập trong các cuộc khủng hoảng nội địa.” (phần lớn do Mỹ có kế hoạch phá hoại như Tân Cương, các dân tộc gốc Hồi, Tây Tạng giúp Đức Đạt Lai bằng cách thả dù tiếp tế cho kháng chiến quân của Đức Đạt Lai từ 1959, giúp Mao Trạch Đông thống nhứt Trung Hoa 1949 bằng cách cưỡng bức Tưởng Giới Thạch và đồng bọn ra Đài Loan, cũng như cưỡng bức TT Thiệu phải qua Đài Loan để cho Hà Nội cưỡng chiếm miền nam).


Một nước mà Harriman nghĩ có thể làm đau đầu Hoa Kỳ là Mexico vì tệ nạn ma túy.
Trong sách lược của Mỹ, Harriman nói một điều mà có lẽ nhiều người tuân hành luật pháp phải chau mày, vì chính ông đã sáng lập Permanent Government 1920, và Đảng hội Skull and Bones. Ông cho rằng những tổng thống giỏi nhất của nước Mỹ thường là những người đôi khi vi-phạm Hiến quyền mà họ thề bảo vệ, và lương thiện không phải lúc nào cũng là tính tốt nhất. Đó là mặt nổi còn mặt chìm là do Permanent Government giựt dây mà tổng thống chỉ là người quản-lý tồi nhứt cho đất nước vào một thời gian nhiệm kỳ ấn định. Nước Mỹ như một lâu đài hải đăng đã dựng bởi một nền mống vững chắc từ 1920 cho đến 1963 (TT Kennedy) rồi 1969 (TT Johnson) 1974 (TT Nixon) là những chướng ngại vật như một hòn đá tảng chận ngay bánh xe lịch sử Hoa Kỳ, nên phải bị siêu chính phủ phải cương quyết dùng đòn bẩy nại ra khỏi con đường mà nước Mỹ đang phát triển (Toà hải đăng nầy đã xây gần xong không thể đạp đổ để xây lại).

Chúng ta hảy lấy vài thí dụ của các tổng thống Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt và Ronald Reagan, tất cả đều thành công khi dùng chiến thuật thực tiễn, nhưng nhiều khi lạnh lùng, như đã được Niccolo Machiavelli, nhà tư tưởng thời Phục Hưng của Ý, đề ra:

“Một tổng thống theo thuyết của Machiavelli là người trong thâm tâm có căn bản đạo đức tốt; nhưng đôi khi họ cũng hiểu rằng cần phải hành sử quyền lực của mình thì mới phục vụ được mục tiêu đạo đức. Cả ba tổng thống này đều làm chủ được những tình huống đặc biệt và đều thoát nạn; Họ là những tổng thống tuyệt vời, nhưng không người nào được đánh giá là lương thiện, thẳng thắn, hoặc thậm chí là hợp pháp” cũng vì Permanent Government đứng sau hậu trường giựt dây.

Mặc dù sự điêu luyện huyền biến của Harriman, nhưng vẫn nhận được nhiều lời chỉ trích, nó có nhiều phần chắc vẫn được nhiều chuyên viên về chính sách đối ngoại nghiền ngẫm để hướng dẫn tư duy và hành động của họ trong một thế giới đầy nguy hiểm trong tương lai. Vì những định luật thật bình thường “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, được gọi là đổi đời” xa hơn nữa lịch sử nhân loại đả chứng minh không có sự trường tồn của một đại-đế: từ 27BC đế AD395, Đại đế La Mã tự hủy diệt dù rằng không nước nào vật ngã nó, Genghis Khan 1162-1227 người dựng nên Mông Cổ, Nả Phá Luân 1769-1821, Đế quốc Pháp 1804-1815, Hitler và quân phiệt Nhựt 1933-1945, Cộng Sản, 1917 đến 30/5?1987 là xụp đổ. Tại sao tôi cho là năm nầy (1987) vì rằng ngày nầy là ngày thành công nhứt của CIA dưới triều đại thứ-2 Skull and Bones, mà người thủ lãnh là George H W Bush đương kim Phó TT cho TT Reagan đã khuyến dụ được Gorbachev lật đổ từ hạ tầng đến thượng tầng đảng viên CS nhờ vụ Scandal thằng bé Matthias Rust lái một phi cơ nhỏ đáp xuống ngay Quảng Trường Đỏ (Moscow Red Plaza) Đó là nguyên nhân Gorbachev cách chức các ĐCS ăn hại để đi thẳng vào tổng thống chế.


BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOẠN KẾT THÚC
Hiện rõ sách lược 10 năm sau cùng Eurasian Great Game, bắt đầu 2010, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chi tiết hóa, Mỹ mong muốn các quốc gia tìm được một giải pháp "hợp lý và hòa bình" cho các tranh chấp Biển Đông. Những điểm mốc thời gian sách lược 100 năm 1920-2020 - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, nói: "Chính sách của chúng tôi trước sau vẫn là mong muốn thấy tiến trình (tìm giải pháp) được tiếp tục giữa các quốc gia liên quan". "Chúng tôi tin rằng Hiệp hội Asean có vai trò chủ chốt trong tiến trình này." Ông Campbell đã có phát biểu tại một cuộc họp báo nhân Đối thoại Chiến lược song phương Hoa Kỳ-Philippines tổ chức tại Manila tuần rồi. Ông thứ trưởng nói thêm rằng Biển Đông giữ vai trò tối quan trọng trên bản đồ chính trị và thương mại quốc tế, và Mỹ mong rằng các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết một cách hòa bình. "Tôi nghĩ là dư luận đa số công nhận rằng Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng và tầm quan trọng này sẽ còn gia tăng trong thời gian tới." Ông Campbell nhấn mạnh: "Hoa Kỳ có mối quan tâm chiến lược trong vấn đề Biển Đông. Các vấn đề tại đây phải được giải quyết một cách hợp pháp và hòa bình" Tam giác quyền lực - Năm ngoái, tuyên bố tại Hà Nội của Ngoại trưởng Hillary Clinton về quan tâm "chiến lược" của Mỹ tại Biển Đông đã khiến Trung Quốc nổi giận. Báo chí Trung Quốc sau đăng nhiều bài chỉ trích chính sách can thiệp của Mỹ, nói tranh chấp lãnh thổ là giữa các quốc gia liên quan và phải được giải quyết bằng đàm phán song phương. Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hiện đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Lần này, với phát biểu của thứ trưởng Campbell, Hoa Kỳ cho thấy không thay đổi thái độ đối với các diễn tiến tại khu vực này. Mỹ cũng vừa cam kết sẽ trợ giúp Philippines tăng cường năng lực quốc phòng trên biển. Hả́i quân Hoa Kỳ sẽ giúp hải quân Philippines trong các hoạt động tuần tra trong tương lai.

Tuần trước, trước cuộc họp ngoại trưởng Trung Quốc và Asean tại Côn Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Asean cảnh báo khối Đông Nam Á không nên để chủ đề Biển Đông làm xấu quan hệ giữa hai bên. Đại sứ Đồng Hiểu Linh nói một số thế lực đang muốn tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trở thành cái gai trong quan hệ giữa Trung Quốc và Asean, nhưng Trung Quốc hy vọng các nước Asean sẽ không để bị lôi kéo. Giới phân tích cho rằng phát biểu của bà Đồng Hiểu Linh nhằm ám chỉ Hoa Kỳ. Dĩ nhiên với mối hận truyền kiếp của dân tộc, chúng ta không còn con đường nào khác phải nhờ cái dù của Hoa Kỳ để giành lại quyền sở hữu biển đảo của ông cha ta.

QUEENBEE-1

vinhtruong
02-22-2011, 03:30 AM
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt Nam sẽ 'không là đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào'. (có như vậy BTQP TQ mới tham dự theo CIA Mỹ mớm trước) tướng Vịnh điệp viên TQ nhưng làm việc với Mỹ, cũng như tam trùng Phạm Xuân Ẩn làm phóng viên cho miền nam, cán bộ gạo cội của Hà Nội nhưng lại cấu kết chặt chẽ với tình báo CIA Mỹ.

Vừa qua, Chỉ huy trưởng Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ nói đang thảo luận với phía Việt Nam về các cuộc viếng thăm và hoạt động chung trong năm nay 2011 cho dù quân đội Việt Nam nói chưa chủ trương tập trận quốc tế, đó là mặt nổi bên ngoài, nhưng theo lộ đồ chủ động sách lược Eurasian thì lại đúng vào thời điểm VN phải buộc phải về phía Hoa Kỳ theo đúng thời điểm 2010.

Phó Đô đốc Scott Van Buskirk nói với BBC rằng hải quân Mỹ đã cử nhiều đoàn công tác tới Việt Nam để thuyết phục Việt Nam tập trận chung, như trong khuôn khổ các hoạt động Phối hợp Sẵn sàng Chiến đấu và Huấn luyện trên biển (Cooperation float Readiness and Training - CARAT) Ông Van Buskirk cho BBC hay bên lề buổi nói chuyện về an ninh khu vực Thái Bình Dương ở Hong Kong hôm 21/02/11: "Trong khuôn khổ CARAT, chúng tôi làm việc với nhiều quốc gia để khuyến khích tập trận chung và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc này, một số nhân viên của chúng tôi vừa thăm Việt Nam để thảo luận việc diễn tập chung cũng như các chuyến thăm viếng của tàu chiến Mỹ trong tương lai".

Người đứng đầu hạm đội chủ lực của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói thêm: "Hiện các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra nhằm bảo đảm rằng việc hợp tác sẽ được tiếp tục và tôi trông đợi tàu chiến của chúng tôi sẽ có các cuộc viếng thăm hải cảng của Việt Nam trong năm nay và cùng hoạt động chung". Hồi tháng Tám năm ngoái, Hạm đội 7 đã có nhiều hoạt động cùng hải quân Việt Nam trong chương trình kéo dài một tuần. Lúc đó, Việt Nam giải thích đây là chương trình đặc biệt "kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao" (cũng là lời mớm ngầm của CIA cho phía VN) giữa hai bên. Thế nhưng, theo lời Phó Đô đốc Van Buskirk nói ở trên, dường như Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi một kế hoạch hợp tác chặt chẽ và sâu rộng hơn với quốc gia cựu thù theo thể sách lược: (Overhauling the damage control 1970 and roll back 2010 on decent interval An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam (9780700612130) Frank Snepp www.amazon.com/Decent-Interval-Indecent-State

Thái độ dè dặt, ngược lại, Việt Nam đang làm bộ diễn tập tỏ một thái độ khá dè dặt trước lời mời nhiệt tình của phía Hoa Kỳ, ít nhất là trong các phát biểu công khai trên báo chí quốc tế. Tuần trước, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói trên báo Quân đội Nhân dân rằng Việt Nam "chưa nhận được lời mời tham gia tập trận CARAT của Hoa Kỳ tại khu vực một cách chính thức" nhưng sự thật khi CIA nháy mắt thì Nguyễn Chí Vinh thi hành ngay, như tôi đã nói Vịnh là nhị trùng thậm chỉ còn là tam trùng nữa.

Trung tướng Vịnh cũng khẳng định nhiều lần rằng "cho đến thời điểm này, Việt Nam không tham gia các cuộc diễn tập quân sự". Một bình luận gia tình hình khu vực tại Hong Kong, đề nghị giấu tên, nhận xét rằng thái độ này có lẽ bắt nguồn từ việc Hà Nội không muốn rắc rối với Bắc Kinh.

"Chính phủ Việt Nam dường như cảm thấy đã đến giới hạn của sự cân bằng giữa việc thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ và quan hệ với Trung Quốc" Thế mới hiểu được thế chiến lược Tam Quốc Chí tân thân như thế nào, Liên Xô và TQ cả hai đều là con nợ của Mỹ!

Bình luận gia này nói thêm rằng điều đó không có nghĩa các cuộc thảo luận không được tiến hành trong phòng họp kín. Hạm đội 7 đã có một tuần hoạt động chung với Việt Nam vào năm ngoái. Phó Đô đốc Van Buskirk mang tới Hong Kong lần này thông điệp khá mạnh mẽ trong việc tăng cường hiện diện tại khu vực. Phát biểu trước cử tọa của Hội Á châu (Asia Society), ông nhấn mạnh về sự tăng cường năng lực của Hạm đội 7. Với 70 chiến hạm, trong có hàng không mẫu hạm tối tân sử dụng năng lượng hạt nhân USS George Washington, và 300 chiến đấu cơ, ông Van Buskirk nói chính phủ Mỹ không tiếc tài chính cho việc đầu tư vào hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương. Ông phó đô đốc liệt kê các hoạt động nâng cấp hạm đội về cả số lượng và công nghệ, nhất là năng lực tàu ngầm.

Thông điệp cho Bắc Kinh?
Bài phát biểu của ông Van Buskirk chứa đựng nhiều chi tiết mà một nhân vật trong cử tọa nhận xét giống như lời cảnh báo với một nước lớn khác trong khu vực. Ông phó đô đốc nói: "Năm ngoái chúng tôi đã mang vào sử dụng lần đầu tiên tàu ngầm hạng Virginia, USS Hawaii, loại tàu ngầm được chế tạo đặc biệt để hoạt động trong các vùng biển nông, có khả năng tấn công trên bộ, thu thập thông tin tình báo và được trang bị hệ thống dò âm cao tần có thể truy tìm tàu ngầm loại yên lặng nhất của đối phương."

"Nay chúng tôi đưa thêm vào tàu ngầm SSGN hạng Ohio, và bất cứ lúc nào tại khu vực này cũng có hiện diện của ít nhất là một chiếc loại cực kỳ hiện đại này." "Tàu ngầm SSGN có thể mang theo tới 154 hỏa tiễn tấn công mặt đất Tomahawk và 66 đặc nhiệm Navy SEALs để hỗ trợ các hoạt động bí mật trên bờ." Tuy nhiên sau đó, Phó Đô đốc Scott Van Buskirk tuyên bố: "Chúng tôi không cho Trung Quốc là đe dọa trực tiếp". Chỉ huy hải quân Mỹ dù vậy bày tỏ hy vọng, rằng Trung Quốc sẽ phát triển hải quân của mình một cách hòa bình và "xây dựng". "Chúng tôi hy vọng một cách chân thành rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển hải quân, mà sắp tới có thể có cả hàng không mẫu hạm, một cách có trách nhiệm và có tính xây dựng".

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương là tối quan trọng để kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc. Như tôi đả nhắc đi nhắc lại nhiều lần năm 2010 bắt đầu Hoa Kỷ trở lại biển đông vào đúng thời điểm 10 năm sau cùng của sách lược Eurasian để tiếp nối 100 sách lược Eurasian-II

-----

Tướng Vịnh vừa kết thúc chuyến đi bốn ngày (22/08-25/08/10) tới Bắc Kinh để khuyến dụ TQ mà thật vậy, chỉ có tướng Vinh con Gà của TQ mới nói TQ nghe mà thôi. Báo chí Việt Nam cho hay chuyến đi này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/10/10 tới, nhưng cũng có quan sát viên nói là nhằm thuyết phục Trung Quốc tham gia hội nghị, vì thế chỉ duy nhứt có điệp viên Vịnh mới mong mời TQ qua VN họp, vì không có mặt TQ coi như buổi họp vô nghĩa. Trọng điểm của buổi họp nầy Bà BTNG Hillary sẽ cảnh báo làm ngạc nhiên thế giới về sự việc Mỹ chuẩn bị cương quyết trở lại Thái Bình Dương, bắt đầu lộ trình điểm mốc thời gian (decent interval) 10 năm cuối cùng của sách lược 100 năm Eurasian (1920-2020) để tiếp nối Eurasian-II (2020-2120).

Hầu hết bộ trưởng quốc phòng của tám quốc gia được mời cùng Asean nhóm họp đã nhận lời tới Hà Nội tham dự hội nghị ADMM+ lần thứ nhất, được cho là sáng kiến của Việt Nam cũng do kế hoạch Mỹ vì là thời điểm 10 năm sau cùng của sách lược Eurasian. Tuy nhiên Trung Quốc chưa xác nhận liệu Bộ trưởng Lương Quang Liệt có tới Hà Nội hay không? Vì TQ cũng ngửi được Mỹ muốn gì ở Biển Nam Hải như đã có thời kỳ (1974) Kissinger đã nói lập lờ cái gì của South China Sea đều thuộc về China! Có phải TQ đả xập cái bẫy của Mỹ? Làm sao TQ hiểu được 1941, Mỹ khiêu khích gần như ép buộc Nhựt Bản phải nhảy vào vòng chiến để hủy diệt trước và giúp đỡ sau. 10 năm nầy có thể Mỹ sẽ tìm cách khiêu khích để chia năm sẽ bảy TQ, vì LX là vỏ trái sầu riêng gai gốc, cứng ngắt nhưng Mỹ đã tét vỏ ra rồi, còn các múi thơm ngon thì chờ đợi gì không hẩu-xực?

Gần đây các động thái "xích lại gần Hoa Kỳ" của Việt Nam, mới nhất là hoạt động hải quân chung tại Biển Đông hồi đầu tháng, đã khiến Bắc Kinh quan ngại. Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin vào cuối chuyến thăm, khi được hỏi liệu Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, Trung tướng Vịnh "đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng" của Việt Nam. (hình thức nầy cũng sẽ lặp lại chuyện bốn không của TT Thiệu, chính trị thường nói một đường làm một nẻo, như cái gọi là Hiệp định hoà-binh Paris 1973, chữ ký chưa ráo mực một cuộc chiến tàn khốc bèn xảy ra sau đó?) "Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia". Nghe ngon lành nhưng tội nghiệp thay VN không phải là cường quốc, Mỹ muốn gì lại chẳng được, nếu cấp thiết thì Mỹ cũng dùng quyền lực mình mà để cho TQ ép buộc VN nhưng Mỹ không muốn vậy mà muốn Mỹ thật sự là nước có quyền sinh sát trong tay kể cả TQ và LX. Vì cũng đến thời điểm Mỹ áp lực TQ phải giải quyết nhiều vấn đề Á Châu.

"Như vậy, không chỉ với Mỹ, mà Việt Nam cũng sẽ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào?" Nghe vậy nhưng sự thật không phải là vậy, như hiện nay Hoa Kỳ đang ép buộc TQ phải dàn xếp vụ VN, Triều Tiên, và Miến Điện theo như sách lược của Mỹ. Khách quan mà nhận xét VN có phải là cường quốc không mà tuyên bố ngon lành như thế? TQ thừa hiểu, nhưng xét cho cùng TQ phải tham dự vì muốn làm vừa lòng thế giới, nhứt là Mỹ để không bị Mỹ chia năm xẻ bảy TQ ra nhiều tiểu quốc qua bửu-bối “tối huệ quốc”.

Mời BTQP Trung Quốc thăm Hà Nội: Đài Tiếng nói Việt Nam nói ông Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời mời tham dự hội nghị và thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tới Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Tướng Vịnh khẳng định "Trung Quốc có vai trò to lớn trong Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Asean mở rộng" Vì tình báo Mỹ cần BTQP Trung Quốc phải nghe những gì Bà Hillary nói ra trong buổi họp. Tướng Vịnh cũng được trích lời nói "Việt Nam ủng hộ và vui mừng trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng".

"Sự ủng hộ ấy xuất phát từ lòng mong muốn và niềm tin Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới." Ngoài cuộc gặp với Bộ trưởng Lương Quang Liệt, ông Vịnh còn có hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên. Để duy trì hoà khí, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, và bản thân ông Vịnh đã thăm Trung Quốc hai lần từ tháng Ba năm nay, vì chỉ có con Gà của TQ là tướng Vịnh mới mong có cuộc họp tốt đẹp, nhưng thật buồn cười TQ không thể hiểu nổi con Gà cá độ của cuộc đá Eurasian.

Cuối năm nay, Việt Nam và Trung Quốc sẽ có đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ nhất, sau khi Mỹ-Việt đã đối thoại tương tự trong tháng Tám vừa rồi. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên sẽ có sự họp mặt của các bộ trưởng Asean, cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Thế kỹ 21, mọi việc sẽ giải quyết êm thắm trên bàn mổ LHQ.

QUEENBEE-1

vinhtruong
02-23-2011, 04:01 AM
Tại cuộc họp báo vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã nhắc lại lời trấn an của chính phủ ở Bắc Kinh trước những mối lo ngại của quốc tế về sự phát triển rất đỗi nhanh chóng của quân đội Trung Quốc. Ông nói: "Tôi xin nhấn mạnh một điều là Trung Quốc kiên quyết đi theo con đường phát triển một cách hòa bình, thực thi chính sách quốc phòng có tính chất phòng vệ và không tạo ra sự đe dọa nào cho bất kỳ quốc gia nào" Các nước ĐNÁ có tin tưởng lời tuyên bố như vậy không?

Người phát ngôn của Trung Quốc đã tuyên bố như vậy một ngày sau khi trang mạng Xinhua do nhà nước kiểm soát cho đăng một bài phỏng vấn trong đó một chuyên-gia hải dương của Đại học Hạ Môn hối thúc chính phủ nhanh chóng dùng vũ lực để đạt mục tiêu gọi là “lấy lại” từ tay các nước nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á những hòn đảo đang có tranh chấp ở Biển Nam Trung hoa mà trên bản đồ có ghi rõ South China Sea, còn Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong bài báo này, giáo sư Hứa-Khả đề nghị chính phủ huy động một lực lượng tuần dương hùng hậu đến xua đuổi tất cả tàu bè nước ngoài xâm phạm vùng biển mà ông gọi là của Trung Quốc bên trong đường biên giới 9 đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò”. Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ tranh tối tranh sáng “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa-Khả còn nói thêm rằng việc vấn đề Nam Trung Hoa (Biển Đông) không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó; Ông giáo sư nầy có hiểu là đã có hai dịp mà TQ có thể thừa cơ chiếm VN là tháng tư, 1975 khi toàn thể quân đội BV tràn vào miền nam, TQ đã không dám đem quân gọi là giúp Hà Nồi giữ sân sau và kế là dạy cho VN một bài học cũng không dám đem quân đến Hà Nội, còn khi chế độ CSLX bị sụp đổ, TQ cũng không dám tràn ngập các nước Cộng Hoà phía cực nam của LX đã có đại đa số sắc dân Tàu hiện diện nơi đó từ lâu. Tại sao? Vì Mỹ đã hờm sẵn, chờ cơ hội TQ làm ẩu thì sẽ chia TQ ra nhiều tiểu quốc ngay. Ngày nay, Permanent Government (Mỹ) đang ngầm dụ dỗ TQ nên mở đường Tây tiến thì hoạ may Mỹ ngó lơ cho, nhưng cũng đừng đặt hết tin tưởng nơi Mỹ, vì Mỹ có chính sách rõ rệt: Là không có người bạn lâu dài và cũng không có kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi, quyên lợi trên hết mới xác định thế liên minh. Pháp, Anh, Đức, LX và Nhựt đều bị sập bẫy của Permanent Government. Việc Biển Đông Mỹ muốn TQ phải nghiêm chỉnh chấp hành luật ứng xử về biển DOC do LHQ đề ra như khuôn vàng thước ngọc mà TQ là một thành viên LHQ phải tuân thủ.

Những chủ trương “hung hãn” của học giả Trung Quốc đã được đưa ra trong lúc một số các nhà quan sát tình hình Á châu cho biết Trung Quốc đã âm thầm bành trướng thế lực kinh tế và quân sự tới các quốc gia Trung Á thuộc Liên Sô cũ. Theo bài tường thuật hôm chủ nhật (mồng 2 tháng 1, 2011) của tờ New York Times, các giới chức Bắc Kinh xem Trung Á là một vùng biên cương trọng yếu đối với Trung Quốc trong các lãnh vực an ninh năng lượng, khuếch trương mậu dịch, ổn định sắc tộc và phòng vệ đất nước. Bài báo cho biết các công ty quốc doanh đã tiến sâu vào khu vực này với những đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt, đường xe lửa và đường cao tốc trong lúc chính phủ đã lập ra các Viện Khổng Tử tại các thủ đô vùng Trung Á để truyền bá văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường vị thế quân sự trong khu vực với việc thực hiện những cuộc tập trận qui mô lớn tại Kazakhstan hồi tháng 9 trong khuôn khổ của các cuộc diễn tập hàng năm với một số nước Trung Á. Và theo một công điện ngoại giao mật của Mỹ bị trang mạng WikiLeaks tiết lộ hồi gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nghi là Trung Quốc đã đề nghị viện trợ 3 tỉ đô la cho Kyrgyzstan để chính phủ nước này đóng cửa một căn cứ không quân của Mỹ? Trường hợp nầy cũng tương tựa như người dân Phi biểu tình đuổi Mỹ, thì Mỹ đành phải rút bỏ hai căn cứ Không Hải, Subic Bay và Clark Field, cũng như đả xảy ra, tổng thống VNCH đuổi Mỹ 29/4/75 …

Một số nhà quan sát cho rằng diễn tiến vừa kể có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từ bỏ sách lược “Đông Tiến” -- bành trướng về hướng biển phía đông, để theo đuổi chủ trương “Tây Tiến” -- bành trướng về lục địa phía tây, y chang như WWW của Mỹ? Mà Trung Tướng Lưu Á Châu của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã cổ xướng từ nhiều năm nay, Tiến Sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản, cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc là một xu thế tất nhiên vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này, nhưng Bắc Kinh cần phải xem tới vấn đề “nặng nhẹ nhanh chậm” để lựa chọn giữa hai con đường “Tây Tiến” và “Đông Tiến”. Ông Dương nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Hoa Ngữ đài VOA:

"Dựa theo những điều mà ông Lưu Á Châu trình bày trong Tây Bộ Luận, chúng ta có thể thấy rằng một số tướng lãnh trong quân đội do nhóm 'Thái tử đảng' cầm đầu và một bộ phận các nhà lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh cảm thấy rằng nếu tiếp tục 'Đông Tiến' thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ, nam Triều Tiên, Nhật Bản, Phi Luật Tân, và Việt Nam. Nên tránh tình trạng đó vì nó không có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc; Có thể họ nghĩ rằng nên lợi dụng cơ hội hiện nay để phát triển về hướng tây, giúp cho toàn bộ khu vực miền tây phát triển và nối kết chặt chẽ với Âu châu để làm cho hai lục địa Âu-Á trở thành một khối. Thí dụ qua hình thức một chu kỳ dài hạn nhờ các nước như Nhựt, Đại Hàn, Đài Loan… giúp phát triển VN bằng nguyên vật liệu dần dà biến thành Đôla Xanh vào ngân hàng, rồi đến khi đảo chánh qua bửu bối “Dân quyền Dân chủ" số Đôla Xanh sẽ vào túi chú Sam. Ngày nay phía cực nam LX cũng vậy để cho độc nhứt TQ tái thiết đem qua nguyên vật liệu rồi y chang như Việt Nam, tiền tham nhũng sẽ trả lại cho nhân dân nước sở tại dĩ nhiên không phải Đôla Xanh mà hàng tiêu dùng dư thừa của Mỹ, như chúng ta thường chứng kiến những biến động người dân nổi lên lật đổ chính quyền coi như thường xảy ra hiện nay. TQ lại đạp Cứt của chiến lược gia W A Harriman, nhưng quá trễ không thể che mắt Liên Xô và Mỹ, hai nước nầy bề ngoài thì gay cấn với nhau, nhưng bên trong họ xiết tay rất chặt chẽ để tiêu diệt mầm mống “Hoạ Da Vàng” bành trướng, TQ sớm muộn gì cũng bị chia năm xẻ bảy.

Tiến sĩ Dương Trung Mỹ cho biết công cuộc phát triển của Trung Quốc ở miền tây đang được xúc tiến rất đỗi nhanh chóng, với kế hoạch lấy thành phố Kasha ở Tân Cương làm trung tâm để xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế kiểu Thâm Quyến để thực hiện sách lược hợp nhất Âu-Á (theo kiểu Eurasian Great Game của Harriman) Ông nói thêm rằng sách lược Tây Tiến mà Tướng Lưu Á Châu là người đại biểu là một sách lược sáng suốt, có tính chất thực tế, và sẽ làm cho liên minh Mỹ-Nhật sẽ không để tâm đến.

Ông Dương cho biết thêm: "Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dường như đang nỗ lực theo chiều hướng này (tây tiến). Họ đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. Tôi tin rằng việc này sẽ giúp cho Á châu và Âu châu nối kết chặt chẽ với nhau và như vậy Hoa Kỳ sẽ mất đi một đồng minh rất quan trọng là Âu châu và chỉ còn một đồng minh lớn là Nhật Bản." Thế kỷ 20, Hoa Kỳ sử dụng đồng minh như công cụ tiêu thụ số vũ khỉ cũ thặng dư dùm Mỹ, như Pháp cũng bị lừa là lính đánh thuê cho Mỹ qua 95% quân viện cho cuộc chiến VN lần thứ nhứt, và hiện nay là chuyên-viên TQ sẽ xây dựng các nước cộng hoà LX cho Mỹ hưởng, cũng như TQ đã âm thầm xây dựng xa lộ từ Côn Minh xuyên qua Miến Điện đến tận bờ biển Ấn Độ dương cùng phối hợp với đường Mòn HCM sẽ biến thành Xa lộ Liên bang Đông Dương cho kinh tế Mỹ phát đạt sau nầy.

Trong lúc cổ xúy cho những hành động có tính chất quyết liệt về vụ tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á, Giáo sư Hứa-Khả của Đại học Hạ Môn cũng đề nghị một đường lối thận trọng hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoàng Hải, mà Trung Quốc gọi là Đông Hải. Trong bài báo trên mạng Xinhua, ông Hứa nói rằng vấn đề chủ quyền đảo Điếu- Ngư mà Nhật Bản đang chiếm giữ và gọi là Senkaku là một vấn đề mà Hoa Kỳ đã cố ý tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến để kiềm chế Trung Quốc. Ông cho rằng sức mạnh trên biển của Trung Quốc hiện này còn thua kém Hoa Kỳ và Nhật Bản quá nhiều nên Trung Quốc không thể có hành động quá khích. Ông nói thêm rằng nếu làm như vậy thì “giấc mơ trỗi dậy trên biển” Trung Quốc sẽ tan thành mây khói vì sẽ gặp phải sự chống cự kịch liệt từ phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Nói tóm lại, TQ luôn luôn là con ngựa đang chịu sự điều khiển qua dây cương Mỹ nên phải thật khôn khéo để khỏi bị Mỹ chia năm xẻ bảy, như phải vất bỏ những biến cố côn đồ vừa qua đã bị Mỹ kiên quyết vật ngã bắt đầu 2010, thời điểm (decent interval) đang truất phế ngôi vị cường quốc hạng-2 của TQ xuống.
QUEENBEE-1

vinhtruong
11-07-2012, 11:57 PM
Việt Nam đang trong giai đoạn diển biến hoà bình


Tầm quan trọng của Việt Nam sẽ gia tăng ở Mỹ theo đúng thời điểm lưu tâm của Mỹ qua cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại tại Mỹ lấy đài STBN làm nhân tố xuất phát, vì Trúc Hồ không thuộc loại chiến binh cũ mà là một nhạc sỉ trẻ bình thường mà CIA đang lưu tâm thế hệ trẻ nầy như một nhân tố vô cùng cần thiết của thế hệ trẻ hải ngoại để tiếp tục process chương trình mà Siêu chính phủ (Secret Society) đã đầu tư một tài khoản khổng lồ để thay đổi cả một chân-lý, định-luật như: Mục tiêu Siêu chính phủ (Secret Society) khi chân lý và định luật cần có (Criteria for Judging) -Về tổng thống Mỹ 2008 phải là da đen: Cho nên Chân lý và Quy luật phải được đảo ngược 180 độ.

Tổng thống 2008
-(A) Da đen thắng da trắng
-(B) Vô danh tiểu tốt thắng đệ nhứt phu nhân Hillary Clinton
-(C) Nhà nghèo thắng nhà giàu
-(D) Tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang New York
-(E) Thiếu niên thắng thâm niên TNS
-(F) Chưa lần nào ngồi nhà trắng thắng người từng 8 năm nhà trắng

-Về BTNG không ai uy tín hơn cựu đệ nhứt phu nhân Hillary (bà phải dẹp tự ái vì đất nước cần bà)
-Về BTQP không ai hiểu tình hình quân sự để ứng biến bắng Robert Gate (phải lưu giữ ông trong buổi chuyển giao nội các)

Toán đào kép nầy mới đủ quyền lực để ứng phó cho năm 2010 Mỹ kiên quyết trở lại Thái Bình Dương với lời cam kết gắn bó keo sơn với đồng minh trong lộ-đồ 10 năm sau cùng trù dập TQ (1920-2020) vì thế rất cần electro vote support Obama tiếp tục chính sách Mỹ trở lại TBD giành quyền tự định đoạt số phận, vì Việt Nam có thể là cột trụ hữu-hiệu chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á,” nhiệm vụ nước Mỹ hoàn thành một liên minh lại phải tiếp tục tiến về phía trước (forward) vì thế phải cần sự tiếp tục điều hành của Obama.

Quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai một lần nữa được đặt ra sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc với Tổng thống Barack Obama tái đắc cử. Cử tri đoàn (Secret Society/Skull & Bones) Obama đã là một tổng quản lý chấp hành khá chu toàn chính sách của Siêu chính phủ đề ra, không cứng đầu như TT Kennedy và TT Johnson, thi hành chính sách hoà hoản với thế giới hồi giáo.

Trong bốn năm qua, quan hệ Việt – Mỹ ngày càng trở nên khăng khít, bất chấp một số chỉ trích rằng Tổng thống Mỹ “làm ngơ” vấn đề nhân quyền. (Thật ra chưa đến decent interval và chưa có lịnh của Siêu chính phủ)
Trả lời BBC Việt Ngữ vài ngày trước cuộc bầu cử, ông Douglas Coulter, người từng phụ trách các chiến dịch tổng tuyển cử cho đảng Dân chủ ở Wisconsin và Indiana (1971-77), và dạy về tài chính ở Trung Quốc (1997-2011), nay là Giám đốc điều hành Quỹ Open Minds Foundation nói về tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Mỹ dù ai làm chủ Tòa Bạch Ốc sau bầu cử.

Douglas Coulter: Sự quan trọng của Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Mỹ rõ ràng đang gia tăng vì dầu hoả Biển Đông sau thời điểm hoàn tất nắm vòi xăng bên Trung Đông trước. Việt Nam trở nên quan trọng hơn hẳn so với nhiệm kỳ-1 của Obama, vì đã đến thời điểm nhiệm kỳ-2 Forward TT Obama sẽ thăm Miến Điện trước và kế đó là Việt Nam vì 2 nước thân với TQ đã nhờ CIA lần lượt trở về với Mỹ theo đúng lịch trình Eurasian. Lý do là sự trỗi dậy và ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Chỉ vài năm trở lại đây, chính sách đối ngoại và người dân Mỹ mới nhận ra điều này. Vấn đề rõ nhất dĩ nhiên là Biển Nam Trung Hoa, nhưng Hoa Kỳ cũng tìm kiếm cân bằng kinh tế với Trung Quốc ở châu Á.

Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn hơn nhiều, nhưng câu hỏi là vai trò này sẽ thi hành thế nào trước sự có mặt to lớn và mạnh mẽ của Trung Quốc dĩ nhiên Mỹ đã có dự mưu. Dựa trên giao tiếp vì chủ quyền Biển Đảo, nên tôi thấy VN muốn gì ở Hoa Kỳ. So với người Mỹ, người Việt nhận thức rõ và lo lắng trước sự lấn lướt của Trung Quốc hơn, đơn giản vì khoảng cách. Do lịch sử lâu dài, người Việt cũng hiểu người Trung Quốc hơn người Mỹ, vì thế có thể nhận thức về đe dọa rõ hơn. Nhưng lại vì khác biệt về tầm cỡ, người Việt sẽ không thế chống đối Trung Quốc trực tiếp và bằng vũ lực. Có quá nhiều quan hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau.

Những người Việt hải ngoại trò chuyện đều có vẻ muốn Hoa Kỳ có mặt và ủng hộ quyền lợi của Việt Nam. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ không công khai yêu cầu chuyện này vì sự nhạy cảm trong quan hệ với Trung Quốc, và có lẽ Hoa Kỳ cũng không công khai khoe điều này vì cùng một lý do. Nhưng người Việt muốn Hoa Kỳ có mặt để Trung Quốc sẽ phải đụng chạm với Hoa Kỳ khi họ xâm phạm quyền lợi của Việt Nam.

Thế khi có vấn đề với Trung Quốc, Việt Nam có thể trông chờ gì từ sự có mặt của Hoa Kỳ ở châu Á?
Hiện liên hệ ngoại giao và quân sự Mỹ - Việt cũng đã gia tăng rồi. Dù ai có thành tổng thống Mỹ, chắc chắn cũng sẽ tiếp tục xu hướng này. Bước đi phản kích Trung Quốc đã bắt đầu ở Mỹ và sẽ chỉ đi tiếp mà thôi. Câu hỏi đặt ra là người ta làm điều này thế nào. Chắc chắn người Việt biết rõ hơn người Mỹ là chuyện này có thể nhạy cảm ra sao. Chắc chắn là sẽ có thêm ủng hộ về ngôn từ, và sự có mặt quân sự cũng gia tăng, mặc dù tôi chưa rõ về hỗ trợ kinh tế.

Nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông, Hoa Kỳ có giúp Việt Nam không?
Khu trục hạm USS John S McCain cập cảng Đà Nẵng hôm 10/8/2010 nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ mà cũng là decent interval thời điểm Mỹ Roll-back. Tôi có thể thể hiện với người Việt hải ngoại, đây là câu hỏi chủ chốt. Nhưng tôi không có câu trả lời dứt khoát vì còn quá sớm mà cũng chả ai tin một cây viết còn quá lu mờ. Chắc chắn trong hoàn cảnh này, người Mỹ sẽ thông cảm với Việt Nam. Nhưng sau Iraq và Afghanistan, rồi thâm hụt ngân sách, sức mạnh quân sự và mong muốn can thiệp của Mỹ đã yếu đi.

Mặt khác, còn có câu hỏi Trung Quốc muốn đi xa tới đâu. Liệu Trung Quốc có muốn tấn công hải quân Mỹ ở Biển Nam Trung Hoa? Mỹ có muốn tấn công không? Tôi nghĩ rằng các bên đều không muốn xảy ra đối đầu.
Có người hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có ảnh hưởng nào đến các chính sách của Việt Nam hay không, hay chỉ là “người quan sát”? Tôi chỉ dẫn chứng rằng gần 60.000 lính Mỹ đã hy sinh tại đó không lẽ để vui chơi sao? mà tôi nghĩ như một ngân khoản khá to deposit nơi đó. Vì thế khi con Ó đã đẻ trứng nơi đó thì không thế nào nở ra Le Le Con hay Vịt Trời Nhí chạy lưng tưng nơi đó?

Tôi không rõ những gì đang diễn ra sau hậu trường. Chắc chắn có những lĩnh vực Hoa Kỳ muốn có ảnh hưởng. Nhưng ở đây, quan điểm cá nhân của tôi tác động đến câu trả lời. Tôi nghĩ đây là lĩnh vực rất nguy hiểm nhưng Mỹ đã rào trước đón sau rồi, vì thế mới dùng 2 ngôi sao sáng chói về chính sách ngoại giao có bà Hillary Clinton và an ninh quốc phòng có trùm cựu CIA Robert Gate là BTQP để tùy cơ ứng biến cho kịp với thời đại siêu nguydên tử
Hoa Kỳ có quyền có ý kiến, nhưng tôi nghi ngờ sự khôn ngoan khi anh muốn tác động hay tạo áp lực trong các lĩnh vực mà chính phủ Việt Nam không thiện cảm. Hiệu ứng có lẽ sẽ tiêu cực, giống như Pháp lại định gây ảnh hưởng hay áp lực lên chính phủ Mỹ.

Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp lớn. Hoa Kỳ nên rất cẩn thận. Tôi không rõ một quốc gia bên ngoài lại có thể thực sự hiểu các lực đẩy chính trị bên trong một nước khác, nhưng tôi đã lầm CIA Mỹ là một công cụ sắc bén nhứt của Mỹ hằng thế kỷ nay.

QUEENBEE-1

lethucthang
08-09-2013, 08:21 AM
Rất mong điêu nầy sẻ đến. Mình đang mong đợi

vinhtruong
08-10-2013, 02:39 AM
Rất mong điêu nầy sẻ đến. Mình đang mong đợi

****

Trước hết, tôi đưa ra tài liệu Internet để bạn tham khảo như những gì 2 tác phẩm của tôi “The New Legion” đã tiết lộ trước mà sau đó một thời gian thì cơ quan kiểm duyệt USIA sẽ phổ biến trên you tube, copy từ tác phẩm nầy hay phải tiết lộ ra ngay càng sớm càng tốt …

PBS and Ken Burns Announce New Project: "Vietnam" (w.t.) : PBS
www.pbs.org/about/news/archive/2011/ken-burns-vietnam
pbs and ken burns announce new project: “vietnam” (w.t.) new film by burns and long-time partner lynn novick to air in 2016 on pbs. arlington, va – march 28 ...

Ken Burns is making a 'Vietnam' documentary. Here are 5 things he ...
watching-tv.ew.com/2011/03/28/ken-burns-vietnam-pbs
2011-03-28 • Ken Burns has found another war, one arguably as divisive as the one that made his career, the Civil War. PBS announced today that Burns is working with ...

Ken Burns Directing Documentary VIETNAM for PBS | Collider
collider.com/ken-burns-vietnam-documentary-pbs
Ken Burns Directing Documentary VIETNAM for PBS. VIETNAM will air in 2016 as a follow-up to prior Burns war documentaries THE CIVIL WAR and THE WAR.

Ken Burns Working on Vietnam Documentary for PBS | TheWrap TV
www.thewrap.com/tv/column-post/ken-burns-working-vietnam...
Ken Burns is returning to the battlefield for PBS. PBS announced on Monday that Burns, whose previous projects include works on the Civil War, baseball, jazz and ...

Ken Burns Going Back to War, This Time in Vietnam | TIME.com
entertainment.time.com/2011/03/28/ken-burns...war-this-time-in-vietnam
2011-03-28 • When he was making the rounds for his World War II documentary in 2007, Ken Burns told me (and other reporters) that he had finally decided to make a film ...

Ken Burns to tackle the Vietnam War for PBS
content.usatoday.com/.../ken-burns-to-tackle-the-vietnam-war-for-pbs/1
Just in: Ken Burns is adding to his extensive body of war work. PBS announced today that the filmmaker and his long-time partner Lynn Novick are producing and ...

Ken Burns' next project for PBS: Vietnam War - Yahoo! News
news.yahoo.com/ken-burns-project-pbs-vietnam-war-205606649.html
Having already done the Civil War and World War II, Ken Burns is working on a documentary about the Vietnam War. PBS said the 10- to 12-hour film by Burns and ...

Next Ken Burns docu project: The Vietnam War - The TV Column - The ...
www.washingtonpost.com/...ken-burns-docu-project-the-vietnam-war/...
2011-03-28 • TV COLUMN | Ken Burns will produce a 10-12 hour documentary about the history “and meaning” of the Vietnam War.”

Ken Burns Turns Camera Next to Vietnam - 10- to 12-hour ...
www.newser.com/story/115132/ken-burns-next-documentary-vietnam-war...
(Newser) – Ken Burns' next project will wade into the quagmire known as America's "war of lost illusions:" Vietnam. PBS announced the project, already in production ...

Ken Burns' next project for PBS: Vietnam War -
entertainment.ca.msn.com/tv/article.aspx?cp-documentid=28166242
After the Civil War and World War II, Ken Burns to film documentary on Vietnam - NEW YORK, N.Y. - Having already done the Civil War and World War II ...

Ken Burns nói: "Bốn thập niên sau khi chiến tranh chấm dứt, đa số người dân Mỹ có ý kiến về nó, nhưng có rất ít người biết thực chất lịch sử của cuộc chiến này." Theo tôi đoán cuốn phim nầy sẽ làm sáng tỏ thêm những gì tôi viết trong hai tác-phẩm “The New Legion” mà trên diển đàn nầy là điển hình với những chứng liệu, chứng tích hình ảnh, Video mà các bạn đã thấy tóm gọn qua ghi dấu ngày giờ rỏ rệt, trong 100 bài “TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ tự ý xuống”.

Ken Burns, một đạo diễn người Mỹ nổi tiếng qua hai cuốn phim tài liệu về cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ và Đệ Nhị Thế Chiến, đã khởi công thực hiện một cuốn phim về Cuộc Chiến Việt Nam cái gọi là (The so called) ý thức hệ? Cuốn phim tài liệu về Cuộc Chiến Việt Nam, theo dự trù sẽ dài từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ và chia thành nhiều tập, sẽ được chiếu trên kênh truyền hình PBS (Public Broadcasting Service) tại Mỹ vào năm 2016.

Ông Ken Burns nói cuốn phim, do ông thực hiện chung với đối tác lâu năm Lynn Novick, sẽ nói lên được các câu chuyện thật của người Mỹ và Việt bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến, và đồng thời của số người Mỹ chống đối cuộc chiến. Ông nói: "Bốn thập niên sau khi chiến tranh chấm dứt, đa số người dân Mỹ có ý kiến về nó, nhưng có rất ít người biết thực chất lịch sử của cuộc chiến này."

Chắc chắn năm 2016 khi quý bạn xem phim nầy sau 12 tiếng trên đài PBS sẽ gật đầu, và đồng ý với đáp số trong 2 tác phẫm “The New Legion”: “Chẳng qua đâu có cộng sản gì đâu mà chỉ đơn giản hiện nay VN đang vươn lên trong thương ước TPP, và TQ đang tụt xuống theo tỷ lệ nghịch: VN càng lên đúng theo nhịp độ TQ đang xuống. Để rồi chép miệng: “Ta phải thông cảm nếu Secret Society không để mất miền nam thì Mỹ đâu có đứng vị thế huy hoàng như ngày hôm nay, nều không có VN án ngử … Đúng có rế thì đở nóng tay! Secret Society mới đúng là điểm cao của trí tuệ!” Để rồi:

-Hồ Chí Minh không làm hại miền nam vì ông không có dính dấp gì cuộc chiến lần 2 (1955-1975) ông chỉ dính dấp cuộc chiến chống Pháp để giải phóng khỏi thực dân Pháp.

-Nghị quyết 36 là do Secret Society muốn cho Mafia-VN sau khi ăn cắp, ăn cướp rồi recycling thành dollar gởi qua Mỹ hợp pháp, Cuba không được đặc ân nầy vì dưới con mắt của Secret Society VN không phải là cộng sản mà con Ó-Con đã gây nên hệ lụy phải lấy máu giải quyết vì TT Kennedy và Diệm ngoan cố chống cộng. Nói theo Harriman: “Nếu không mất miền nam sao Mỹ có VN chống TQ thế Mỹ” [ Harriman stormed at Kennedys and their allies in the National Security Council, calling them idiots ]

Ông Nguyễn Văn Bình chuyên viên ngân hàng (nhóm chuyên viên Nga) sẽ bí mật lấy các trương mục nầy giao cho CIA để deposit TPP-account. Còn lại nhóm giàu ‘Cắt-Ké” thì chưa tới phiên

-Phải kê khai tài sản để trả lại cho ngân quỷ quốc gia: Bổ nhiệm thứ trưởng thứ SÁU trong Guồng máy không chế Công An để lo vụ Thuế má nầy, bằng một hệ thống khống-chế đồ-sộ gồm 6 tướng lảnh: sáu thứ trưởng, xếp theo thứ tự là: Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thượng tướng Lê Quý Vương, Trung tướng Tô Lâm, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Trung tướng Bùi Quang Bền, Thượng tướng Trần Việt Tân và Trung tướng Bùi Văn Nam.

Đầu nảo chủ đạo bằng hệ thống “Công An Trị”
Đặc biệt, (tin mật nầy khó ai phát giác từ kế hoặch Bonesman Kerry) ngày 6/8/2013, tướng Bùi Văn Nam theo chương lịch “Lấy lại dollar ăn cắp, ăn cướp” của dân để trả lại công quỷ quốc gia, sau khi bộ “tam sên tướng lảnh” lo xong số dollar gởi ra nước ngoài của các trương mục, bằng các chuyên viên ngân hàng từ Nga, do ông trùm đầy quyền hạn, Nguyễn Văn Bình chấn-chỉnh, tịch thu từ các trương mục nước ngoài một cách bí mật. Nếu không, như kinh tế èo-uột hiện nay thì tiền đâu để đặt cọc tiền thế chưn Certificate of deposit cho TPP/account.

Nghị định số: 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 quy định khá chặc chẻ bao gồm nhiều công chức từ cấp thấp nhứt là chủ tịch xả, phó trưởng phòng cấp huyện đến cấp cao nhứt là các ông đại biểu quốc hội cũng đều phải kê khai tài sản, công an, quân đội, bệnh viện, báo chí, trường học có chức vụ có thể tham nhủng đều phải kê khai hết. Kê khai luôn cả tài sản của vợ con, tiền gởi trong nước, ngoài nước cũng phải khai báo.
Tóm lại, Secret Society ra lịnh quy định nầy để nhìn thấy của chìm của nổi của các quan chức và buộc họ phải thật thà khai báo nếu khai gian là mất chức chứ chưa đi tù, vì phải kiểm chứng xem nguồn tài sản có phải do tham nhủng không mới bỏ tù người ta.

“Ngoài tươi trong héo”: Nhưng hầu hết là lo ngầm thôi, ngoài mặt tươi cười để chứng tỏ là công chức trong sạch, có gì phãi lo, nhưng ngoài tươi trong héo.

Secret Society muốn con Ó-Con phải giống con Ó-Cha để cùng bay formation-12 trên vòm trời TPP là phải trong sạch, Phó Tổng thống Spiro Agnew của TT Nixon mà khai ăn gian thuế cũng bị mất chức như thường.

Đơn giản thôi, Con Ó-Cha phải lo tương lai cho con Ó-Con đã trưởng thành qua biết bao cái gọi là “Khắc-Phục” [xem bài 66 để biết] để có được đủ móng vuốt như ngày hôm nay:

“Năm 2016 con Ó- Con đã trưởng thành đúng nghĩa, đang bay thênh thang trên bầu trời TPP”
KQ: TRƯƠNG VĂN VINH