PDA

View Full Version : Queenbee-One thả Toán Strata



vinhtruong
10-19-2010, 04:29 PM
http://hoiquanphidung.com/user-upload/hqpd/HQPD_1287531285.png

Những tia nắng cuối cùng yếu ớt đang tỏa xuống từ bên kia biên-giới Lào-Việt, căng-thẳng thần kinh, mở mắt to, Tôi đang ghì tay lái bay là sát trên ngọn cây, vừa phải giữ tốc độ, vừa phải o-bế dưỡng bộ-phận máy đang nổ đều-đều dưới bốn cánh quạt uyển-chuyển nhưng cứng rắn, quay tít tạo nên âm-thanh dễ ru-ngủ người Phi-công Biệt-kích. Nhưng làm sao ngủ được…phải dựng tóc gáy lên vì chút nữa đây sẽ có nhiều biến chuyển bất trắc xảy ra!

Bay “Cạ-Càng” trên ngọn cây như vậy đã tám phút trôi qua rồi, làm sao phi-cơ địch biết được giờ nầy có chiếc Trực-thăng không cờ, không số, màu ngụy trang lá rừng đang tiến về hướng đỉnh núi Coroc. Bay sát trên ngọn cây nhìn nó giống như cái chòi canh khổng-lồ của Lào-quốc nhìn chòng-chọc sang Việt-Nam với những sườn đá vôi dốc đứng, trên cao độ hơn ba ngàn bộ với đĩnh chiều dọc ba dặm trải dài chín mươi dặm đến tận chân đèo Mụ-Già.

Tôi phải tính cách nào đây khi thả Toán Strata nầy vào bãi đáp thì trong giây lát màn đêm phải hoàn-toàn bao phủ, có như vậy mới bảo-đảm được cuộc thâm-nhập tuyệt đối bí-mật cho toán Strata nầy có nhiệm vụ thám sát đường mòn Hồ-Chí-Minh, tuyệt đối tránh đụng độ với địch, báo cáo mọi hoạt động trên đường mòn, Binh trạm, Trạm truyền tin, Bệnh xá, Công-xưởng, tuyến đưòng xe vận-tải Molotova, Bãi-đậu, nều cần bắt sống tù-binh đi lẻ-tẻ và gọi Trực-thăng bốc ngay. Toán làm việc ngắn ngày, thời hạn từ mười ngày đến tối đa là hai mươi ngày là bốc về ngay.

Bỗng một cơn gió cuốn giật mạnh con tàu rơi xuống sát ngọn cây, tôi vội-vàng kéo lên, thì cũng trong tích-tắc Phi-cơ thoát qua khỏi một cây khô cao lớn nằm chơi vơi giữa đám rừng chồi, thật hú-hồn, hú-vía vì ánh nắng chiều chói mắt… Đã tới điểm chuẩn núi Coroc, tôi bắt đầu bay sát phía cạnh sườn núi tiến về hướng Bắc đèo Ban-Karai, mừng thầm dãy Trưòng-Sơn phía bên nầy trời nắng tốt, nhưng một nửa bên phía Đông Trường-Sơn mây bao phủ dày-đặc, như vậy là bên kia đang bị mưa giông.

Mới vừa hôm qua đang du-hí ở Vũ-Trường Baccarat, thì được lệnh ngày mai phải có mặt ở Khe-Sanh trước mặt trời lặn; Hí-hửng tưởng bở tôi gọi điện thoại cho Thiếu-tá Chỉ-huy-Trưởng:
“Thưa Thiếu-tá… trời đang bão lớn, Phi-trường Nha-Trang ngập nước, tất cả Phi-cơ không được phép đáp, điều kiện thời tiết QGO (về không-lưu ám hiệu cấm đáp, cấm bay).
“Ối ziời, trời thanh mây tạnh gió mát trăng thanh thì còn con Mẹ gì gọi là yếu tố bất ngờ”.
“Moa muốn Toa có mặt ở Khe-Sanh ngày mai càng sớm càng tốt, trước khi mặt trời lặn”.
Thế rồi phía bên kia một tiếng cụp tắt máy khô-khan lạnh-lùng, đổi lại phía bên nầy một sự nực-nội khó tả. Thôi tôi phải gác qua sự vui chơi đi, không thi hành mệnh-lệnh thì bỏ Mẹ ngay.

Nhìn qua bên phải, phía Bắc vùng phi-quân sự… trống-trơn không có dấu vết gì về sự hoạt động của con người, không đường-sá, không làng-mạc, không có dấu vết gì gọi là điểm chuẩn để định hướng cho Phi-công nhờ, chỉ có những đồi Cỏ Voi nằm thoai-thoải dính vào nhau với cao-độ một ngàn năm trăm bộ như những trứng bể úp vào nhau quây quanh bởi những con suối cạn chằng-chịt như ổ Nhện.

Tôi đang bay sát cạnh sườn núi, trên một thung-lũng thật hẹp mà trước đây Toán Strata đã bắt sống được một tù-binh Nguyễn-Tương-Lai. Lai là một Sĩ-quan đặc trách về đường mòn 559, anh cho biết đoạn đường dọc theo suối dưới nầy xuôi về Nam-Lào là con đường thoai-thoải nhỏ vừa đủ để xe đạp Thồ mà thôi, nó cũng là một nhánh nhỏ của hệ-thống đường mòn Hồ-Chí-Minh chạy dọc xuống Nam-Lào, đặc biệt nó là đường mòn tương đối bí-mật nhất, Phi-cơ không thể nào phát hiện dưới lùm cây ba tầng, vô cùng rậm-rạp nầy, không có ánh nắng nào có thể chui đến mặt đất.

Một chiếc xe-đạp Thồ có thể mang nổi trên hai trăm Kilô quân dụng đạn dược, thồ từ trạm nầy đến trạm kia xong lại đem xe không về trạm cũ để tiếp-tục thồ lại chuyến khác, đôi khi phải thồ luôn cả ban đêm. Tuyến đường xe thồ nầy hoàn toàn được giữ bí mật kể cả quân đội Bắc-Việt cũng không thể biết chỉ trừ toán khuân vác xe thồ là thông thạo.

Ánh nắng chiều bên trái tôi, đang thoi-thóp yếu dần không đủ cho tôi thấy nổi những cây cao trơ-trọi không cành, lá đang bay ngược lại trước mặt tôi, hoảng-hốt kéo cần lái vút lên không biết bao nhiêu lần; Là phi-công tình báo gián điệp, tôi rất thông-thạo vùng biên-giới Lào-Việt nầy. Nếu bay cao, hiểm-họa bị bắn rớt sẽ không lường được. Theo tin-tức của trạm tiền-phương Đoàn chuyên vận 559 nơi đây có hai Tiểu đoàn phòng không bảo vệ cung che chở hổ tương bởi Trung đoàn 24B/Sư đoàn 304 BV.

Nỗi lo-lắng bồn-chồn khi tôi nhìn thấy đồng-hồ xăng báo hiệu chỉ còn một bình xăng trước mà thôi, như vậy là tôi còn bay được tối đa là một giờ mười lăm phút. Vì lý-do phải đáp trên đỉnh núi với sức nặng tối đa, nên tôi đã tự quyết định, chỉ đổ hai bình xăng để nhẹ-nhàng dễ xoay-xở vào lúc đáp trên cao-độ với áp xuất bất lợi vào một ngày nắng oi-ả bên Lào.

Trước mắt tôi là đèo Bankarai, tôi bắt đầu dùng sức máy đem Phi-cơ qua khỏi ngọn núi bên kia đèo để khi đáp xuống thì quân Bắc-Việt sẽ không biết gì cả. Vài sợi nắng vàng còn đọng lại bên bờ Tây, tầm nhìn xa bắt đầu thâu ngắn lại, tôi bảo Chuẩn úy Huệ tạm giữ tay lái, trong khi tôi đạp kéo cần thắng bánh đáp; Nhanh như cắt, chiếc H-34 chúi đầu xoay tròn như một giọt nước khổng-lồ từ không-trung tuôn xuống… tôi bất chợt giữ đứng khựng lại ‘quick-stop’như con chim gõ-kiến: Càng bánh xe bên phải đang gác lên một tảng đá rong rêu trơn trợt, trong khi càng đáp bên trái và bánh đuôi đang lủng-lẳng ngoài không gian, rung-rinh theo cơn gió xoáy, một… hai… rồi năm, sáu giây… Toán trưởng Strata Ðèo Văn Ðức nhảy sau chót đang cùng năm toán viên khác ôm chầm lấy nhau cho khỏi rơi xuống vực thẳm.

“Thật là một sự thâm-nhập ngoạn mục và bí-mật vô cùng!”
Tôi cất cánh chúi mũi… chúi mũi lấy tốc lực, phải nhẹ-nhàng tay lái. Tiết-kiệm xăng tối đa, tôi rán giữ cao độ ba ngàn bộ không lên không xuống, với cao độ nầy tương-đối là an-toàn lướt qua những dãy núi trước mặt và vùng phụ cận hai bên.

Bây giờ màn đêm hoàn-toàn bao phủ, ở vùng núi màn đêm thường ập tối nhanh hơn ở vùng đồng bằng; Tôi vặn đèn hồng nơi phòng lái điều chỉnh vừa đủ sáng để khỏi mau mỏi mắt theo như sách nhà trường đã dạy. Bay phi-cụ là phải hoàn-toàn tin-tưởng vào.

Bây giờ nỗi băn-khoăn ám-ảnh về số xăng có còn đủ về tới Khe-Sanh hay không, nếu không thì phải đáp ở đâu? Dưới đây vẫn còn trên vĩ-tuyến 17, ánh đèn hồng và những nét chữ, số lân-tinh cứ quay cuồng theo ánh mắt liếc nhìn qua lại không dứt của tôi, khổ nỗi liên-tục ám-ảnh số xăng còn lại cứ xoáy tròn trong óc.

“Phải chi đổ đầy ba bình thì bây giờ mình bớt lo…”
Cứ lẩm-bẩm mãi trong miệng như người điên!
“Nhưng đổ xăng đầy thì sức máy làm sao chịu nổi khi phải đáp trên đĩnh núi cheo-leo kia”

Vừa nghĩ đến đây, trước mắt tôi đen kịch, bỗng chớp sáng lóe trong giây lát rồi tắt lịm để lại một màu đen rợn người. Có tiếng mưa rào-rạt trước mặt kiếng, coi chừng đám mây hình cái đe, cumulonimbus mà mình vừa phát hiện đám mưa giông khi nãy, nếu máy trục-trặc, dưới đây là dãy Trường-Sơn vẫn còn trên vùng địch, làm sao đáp được an-toàn khi máy mất năng xuất, nhất là lúc đêm tối như mực thế nầy. Phía dưới bên phải, Trường-Sơn Tây, theo không ảnh từ U2 chụp được Bắc-Việt đã mở một con đường mòn dài chín trăm cậy số từ đèo Mụ-Già đến Benhet để xử dụng vào mùa gió Bấc, vì Trường-Sơn Đông bất khả dụng, nước đổ như thác, suốt ngày xoáy cuốn, mọi sinh hoạt đều phải đình động không xoay-xở xê-dịch được.

Phi-cơ bắt đầu lắc mạnh như sắp chui vào đám mây, làm sao biết được trước mắt mình có gì ngoài một màu đen dễ sợ, dẫu sao, bất cứ giá nào mình cũng phải kềm giữ cao độ nầy, không thể đổi hướng qua trái hay phải, vì phải tiết kiệm xăng tối đa. Xuống thì không được rồi, vì sợ đụng vào núi, mà leo lên thì càng không được, vì dùng sức máy tốn nhiều xăng, đổi hướng qua lại nhiều lần càng bất lợi vì tăng thêm phút bay.

Xa-xa có ánh sáng chớp lóe rồi vụt tắt, phản ảnh cùng lúc trong nón bay tôi nghe được cùng lúc với ánh chớp, những âm thanh parasite “Chiez…iez” của điện từ.

Tiếng máy gầm thét nổ to bất thường dội ngược vào buồng lái, phi-cơ như bị hút cuốn vào đám mây dày-đặc giữ kín âm thanh không cho thoát ra ngoài, ngọn lửa nơi ống thoát màu xanh rồi vàng đỏ, phun ra to rồi nhỏ lại theo vòng máy bị vùi dập trong cơn gió xoáy nhắc tung bốc lên… kéo trì xuống, phi cơ rùng mình kêu răng-rắc, có lúc Phi-cơ như muốn quay ngang, cánh quạt lớn dường như không muốn ở lại với chủ, cánh quạt đuôi cứ dùng-dằng không biết ở hay đi.

Con người chớ thánh-thần sao mà không hồi-hộp, lo-sợ, rồi một cái chớp sáng lóe cả phòng lái, tôi không còn tâm-trí đâu nữa mà nghe tiếng sét, phản xạ trong nón bay, cánh quạt chặt vào nước nặng-nề như muốn giảm bớt vòng quay, có phải khối nước đang vây chặt vào thân tàu? Phi-cơ bị nhồi lên cao… cao nhẹ cả người… rồi giật mạnh xuống quay phải… như muốn quay đầu lại, chịu thua khối nước độc-ác trước mặt. Những cảm giác dính chặt vào ghế lái cũng như thót ruột không còn trong tâm-trí của tôi nữa, áp lực máu đang dồn lên nơi đầu, trán quá nhiều đến độ tôi cảm thấy khô môi, đắng miệng, khô cổ, mặc cho nước mưa thấm vào mặt, sức nóng rồi lạnh vô chừng làm tôi càng thêm choáng-váng. Cố kềm giữ hướng 160 độ! Cao độ ba ngàn bộ, có phải con tàu quá cũ, nên nước đã chui được vào phòng lái, áo bay ướt đẩm, tôi cảm thấy lạnh ớn xương sống, cứ mỗi lần gió đập mạnh, thân phi-cơ run-rẫy lại phải nhẹ-nhàng nương theo làn gió, không dám dùng những động tác mạnh bạo sửa cưỡng lại, vì sợ phi-cơ nổi giận ho to thì nguy. Tôi đang chui vào đám mây giông tăng trưởng với nhiều hiện tượng đổi hình dạng theo chiều đứng “Cumulonimbus”.
Tự nhủ “Hãy bình tỉnh” dán mắt vào những phi-cụ chính, vì những đồng-hồ con quay gyro khác đã bị điện từ đám mây giông phát ra làm sai lạc, quay tít như chân trời giả, con quay phương hướng… rất nhiều đồng-hồ bất khả dụng, nếu tin vào chúng nó, thì chết ngay, mắt tôi đảo lia về những đồng-hồ ít sai lạc để định hướng bay 160 độ, đồng-hồ thăng-bằng và kim định hướng, nhưng phải liếc mắt vào đồng-hồ tốc độ, coi chừng bị trượt nâng ở tốc độ nhanh thì không còn cứu vãn được. Với Phi-cơ có cánh, tốc lực nhanh thì tốt, chậm quá thì sẽ bị ‘trượt-nâng’, còn với Trực-thăng, nhanh cũng bị stall mà chậm cũng bị trượt nâng (blade-stall) Tôi đang hối hận, tại sao đang bay phi cơ có cánh ngon lành mà đổi chi qua cái phi cơ cối xây nầy thật là nghiệp chướng, nhức đầu nhức óc quá! Hèn chi phi-công USAF, Không Quân Anh, Pháp… muốn bay trực thăng điều kiện tiên quyết phải là phi công có cánh trước đã, rồi mới được tuyển chọn chuyển qua bay trực thăng; Tuổi trẻ háo thắng nghe ‘ngầu quá’ nên bây giờ phải chịu hậu quả, ôi cũng số ham chịu-chơi giờ nầy mới té đái.

“Tôi đang run vì lạnh hay quá sợ hãi?”
Tiếng máy nổ gần như bình thường, con tàu bắt đầu giảm độ lắc, hy vọng ra khỏi được đám mây! Nhưng làm sao thấy được gì trong đêm tối, Tôi định-thần lắng tai nhận định tiếng “Chiez…iez…” nghe được trong nón bay, nhưng không thấy ánh sáng chớp lóe trước mặt… “An-tâm đám mây giông đang ở sau lưng mình?”

Vừa hết lo sợ ở trong đám mây thì lại ám-ảnh về vấn đề số xăng còn lại trong bình bao nhiêu; Có đủ về đến nhà không! Phải quyết định ngay, không thể về Khe-Sanh vì vẫn còn ở trong đám mây chưa thấy được gì ở dưới đất dù là một đóm lửa thật nhỏ, cũng làm cho sắc mặt mình được tươi, hồng-hào ra.

Tôi quyết định về phi-trường Ðồng-Hà đổ xăng, vẫn giữ ba ngàn bộ đổi hướng 145 độ, nếu chẳng may có trục-trặc mình ở vùng đồng bằng cũng bớt đi sự nguy-hiểm, vặn đài Huế để nghe cho bớt căng-thẳng thần-kinh và cũng định-hướng bằng ADF luôn. Sự thật, đang lùng-bùng lỗ tai, tâm trí còn đâu nữa mà nghe đài, chỉ mong vào hướng phát tuyến của đài mà định hướng thôi.

Bỗng Chuẩn-uy Huệ la lớn lên trong nón bay, tôi giật nẩy người “Thấy lỗ rồi”
Ý của Huệ muốn tôi chui xuống dưới đám mây đi. Kinh nghiệm về thời tiết, ban ngày mà chui xuống lỗ trống của đám mây cũng không phải là dễ, Tôi tự nhủ thầm: Ngày mai có cơ-hội tôi sẽ dẫn giải cho Huệ về điểm nầy, Phi-Công Biệt-Kích từ khi thành lập đến nay có đến hầu như 100% mất tích vì thời tiết xấu, chưa có anh em nào bị bắn rơi, hoặc chết vì trúng đạn thù cả. Tối mai tôi sẽ check out final test Trưởng phi cơ cho Huệ lần chót là autorotation ban đêm với ánh sáng trăng 30% bắt buộc không được xử dụng landing light để touch down. Trực-thăng là phi-cơ không có cánh thăng-bằng, nhiều bộ phận quay tít dễ tạo ra điều kiện ảo-giác “Vertigo” và nhất là xử dụng các động tác thô bạo không thích hợp với cơ-học phi-hành chỉ gây thêm nguy-hiểm không thể cứu gỡ được như phi cơ có cánh thăng bằng.

Hướng 145 độ, cao độ vẫn ba ngàn bộ, quả thật không bao lâu phi-cơ ra khỏi đám mây trước mắt, bên trái là Đông-Hà, Ái-Tử đèn-đóm chi-chít, chệch bên phải là Gió-Linh, Mai-Lộc. Tôi lại đổi ý về lại Khe-Sanh ngủ cho yên giấc và cũng là hoàn tất công-tác.

Bay một vòng trên Quận Hương-Hóa, tôi biết chắc một chiếc xe Jeep, một xe Dodge 4/4 đang rọi đèn cho tôi đáp. Ánh đèn rọi trên Trực-thăng xuống chưa bao giờ sáng tỏ như hôm nay. Tôi vội-vã chạy vào tăng lều rửa mặt, nhìn vào kiếng đã thấy mình già đi hơn mười tuổi, cái trò chơi dựng tóc gáy nầy… khỏi cần phải coi tướng số tôi cũng biết, có lẽ không bao lâu mình sẽ không còn tóc mà chải đầu cho vui với người ta nữa.

Chúng tôi bát bộ đi ăn, Quận Hương-Hóa là một quận lỵ rất nhỏ, dân cư rất thưa thớt chỉ có một con đường duy nhất là Quốc-lộ 9 đi sang Lào, về sau vấn đề an-ninh nên Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm đã xóa sổ trong bản đồ và để lại cái tên là Khe-Sanh đồi núi. Nhà cửa san-sát hai bên đường Quốc-lộ 9, người dân ở đây phần đông làm nghề, gặt hái Café của một đồn-điền người Pháp nhưng đã bỏ hoang từ lâu không còn khai-thác vì chiến tranh. Một quán nhỏ duy-nhất mọc ở đây, lợp bằng Tôn vách ván; William Colby, Thiếu-Tá Trần Khắc Kính, Đại-úy Phú (sau nầy trở nên Tư lệnh SÐ-1 và Quân đoàn-2), Ðại-úy Thơm, và Đại-úy Bác-sĩ Trí đã có mặt ở đây tự hồi nào rồi.

Chúng tôi ăn cơm với món Gà xào Xả-ớt rất cay cùng uống một loại rượu mạnh mà là khẩu vị của Thiếu-Tá Kính: Scotland Black and White hình con Mèo trắng và đen. Mọi người đều mặc một bộ đồ bà ba đen bằng vải tốt nhưng may tại Okinawa xem chẳng giống anh nhà nông tý nào. Riêng Ðại úy Phạm Văn Phú thì hơi giống nhà nông, vì dáng người roi roi khắc khổ, con người ốm nhom, với luôn luôn cầm điếu thuốc lá nặng độ trên tay với vết hằng nhựa thuốc dính khắp nơi đầu ngón.

Queenbee-1/CAS Flight Group
P.S: Xin góp ý cùng BÐH/HQPD nên lấy hình trang trí nơi Website dưới đây:

http://books.google.com/books?id=UIwCD6DtFLUC&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false

vinhtruong
10-22-2010, 05:13 AM
Chuẩn-Úy Mai, người Cơ-phi mà tôi nhận-xét không những chỉ giỏi trong tay nghề mà là phản ứng nhanh-nhẹn khi bị trường hợp khẩn cấp, vì thế tôi đã để trong đầu chọn anh làm Trưởng Cơ-phi của Phi-đội Trực-thăng Project-Delta Force nầy ngay sau khi tôi từ Hàng Không Mẫu Hạm Okinawa trở về đơn vị. Kể từ giờ phút nầy, tôi được quyền tuyển chọn phi hành đoàn của bất cứ phi đoàn nào (211 và 213) để thành lập Phi đội Delta Force (Combined Area Studies Flight Group) nhưng tôi lại ích-kỷ muốn chọn người tại PÐ-211, vì hiểu biết được tánh tinh nên dễ điều hành hơn, dĩ nhiên tôi sẽ chọn người bạn cùng khoá là Nguyễn Minh Vui làm Phi-đội-phó.

Tôi là người HLV mới toanh độc nhứt trong số các huynh trưởng của tôi đã bị wash-out vì họ bay quá cẩn thận, an-phi nên không đạt yêu cầu đòi hỏi của các chuyên viên Seal, Delta Force và SOG Agent đi theo khảo xác, ngồi dưới cabin chấm điểm (trích một đoạn nhỏ trong sách “The New Legion”: I was checked out by Master Sergeant Donald-Duncan Duncan (CAS) Captain Richarson, J.3 Operation of 1st Observation Group Commandos, and Major Johnson (Seal/Navy Commando) To explore the growing Ho Chi Minh Trail for becoming a Flight-Group-Commander of Combined Area Studies/Project-Delta Forces. I recalled this very Master-Sergeant Duncan, specialist agent instructor picked me become the leader, due to recently all my fellow senior pilots were washed-out because to much hesitation and so much faltered safety flying. During two weeks checking-out operational flight-maneuvers at western area of Dong Ba Thin Camp, and open-sea. Nha Trang were the mountainous, jungle-covered terrain, natural clearings for helicopter landing zones were scarce and likely don’t have any in the most crest-ridge of mountain. Suddenly, while flying, in down cabin, Captain Richarson radioed “infiltration right here”. I didn’t see any LZ available around,but my spontaneous reflection, quickly I idled the engine RPM, made a spin autorotation with falling-steep descendent…At last, I made accuracy precise ‘quick stop’ and putting one wheel right landing gear on a big rock, but I forgot used parking brake; that’s okay, meanwhile left landing gear and tail wheel agitated in the air. I still keep steady high power 2,800 RPM about 10 second, I hear the echoed voice from Richarson: “Touch and go 10 seconds that’s good enough, we go home now”. Shortly, I was passed this tough-hard flight examination. From now on the 1st Observation Group Commandos in Project Delta put my nickname “The Cowboy Pilot”).

Trên HKMH Okinawa có 180 chiếc H-34 và một Lữ đoàn TQLC, Sau khi tôi đi check các chiếc H-34 để đem về, sơ khởi chọn 4 chiếc cho Phi đội tân lập Delta Force, cùng đi nhận lãnh với Thượng Sĩ Donald Duncan, để rồi tôi vô cùng thất vọng là không có chiếc nào đủ tiêu chuẩn cho công tác đặc trách thả toán STRATA, vì phi cơ trang bị quá nặng với đồng hồ phi trang cả hai bên cộng thêm bức bửng sắt dầy cợm chống đạn bao bọc phía dưới bộ phận máy và phi công, cho nên rất khó để hover thả người nhái vì vị thế trọng lượng C.G nằm tuốt phía sau. Duncan chiều theo ý của tôi là lấy phi cơ H-34 loại US Army nhẹ hơn, đồng hồ chỉ có bên TPC mà thôi, nên mạnh hơn đang có sẵn tại PD-21; Ducan nói Marine sẽ chuyển hoán giao cho PÐ-211 cấp số hai đổi một để thành lập phi đội Delta Force … no sweat!

Mới ngày hôm qua, Toán Lôi-Vũ thám báo chụp được một tù binh, tôi liền được lệnh nổ máy, bay lên bốc đem về; Máy bị mất năng-xuất vòng quay, nổ không đều, ho sặc-sụa như muốn tắt; Mai đưa cánh tay ngang cổ ra dấu tắt máy. Tôi vẫn ngồi ỳ trên ghế lái chờ đợi, Hắn mở cửa buồng máy trước mũi, loay quay gì vào khoảng hơn năm phút rồi ra dấu tôi quay máy lại; Quả thật giỏi như thần, máy nổ rất đều, rất tốt; Tôi đang thắc-mắc nhưng phải thi-hành xong phi-vụ rồi hỏi lại sau cũng không muộn, hắn ta có bí quyết gì mà hay quá vậy?

Bốn mươi lăm phút sau tôi về, đáp với một tù-binh rất trẻ, hắn mặc đồ Kaki Nam-Định nhưng mang giày chớ không phải dép râu. Mai đứng xớ-rớ ngó về hướng tù-binh đang bị áp giải lên xe Dodge. Tôi chạy tới Mai, hỏi giật ngược, mà cũng để tỏ lòng biết ơn:

“Ê Mai, Bác-sĩ cho thuốc gì mà trị bệnh con Lạc-đà nầy hay quá vậy?”. Hắn mau-mắn:

“Ồ dễ ợt, có gì khó đâu… rờ xung quanh Cylinder chỗ nào nguội thì thay Bougies có thế thôi là tốt ngay” Vì ở đây mình chơi toàn xăng thùng phuy hoài nên có rắc rối".

Không đợi cho tôi hỏi thêm câu nào, hắn nắm tay kéo tôi đi lần vào gốc cây, nói nhỏ:

“Anh với Cô Ni có gì không mà Nàng hỏi tôi lung-tung về đời tư… vợ con anh… đủ thứ”.

Tôi mau mắn: “Rồi anh trả lời sao?”

“Tôi nói anh chưa vợ, hai mươi lăm tuổi, độc thân vui tính, không bị ràng buộc… dại gì nói anh có Bà-Xã”. Cô nàng cũng hỏi tôi: “Có phải mốt các anh về, nhưng bao giờ trở lại?”. Tôi trả lời: “Có lẽ không trở lại nữa, vì chúng tôi đổi công-tác và vùng hoạt động”. Cô nàng có đưa cho tôi mảnh giấy nầy đây, dặn khi nào anh đáp xuống thì đưa cho anh ngay"

“Đâu… đưa cho tôi”

“Anh Vinh! Em cần gặp anh ngày mai đúng chín giờ sáng, tại bờ suối chúng mình thường hẹn… nhé anh!”. Chỉ vỏn-vẹn có mấy chữ mà tôi đọc đi đọc lại, mà còn muốn đọc thêm một lần nữa.

Nhà cô chỉ cách chỗ Trực-thăng đậu vào khoảng năm trăm thước. Tôi thấy thằng Cu-Ty, đứa em Út của nàng đang chạy chơi trước sân, tôi liền ngoắt nó lại; Cứ mỗi lần tôi lên đây, thường cho nó kẹo Chocolat M/M, nhưng lần nầy gấp quá không có thì giờ ghé qua Quảng-Trị để mua, cho nên tôi đành phải lấy cục Chocolat ở trong túi cấp-cứu đi rừng khi thoát hiểm cho nó, cục Chocolat nầy nó ăn thế nào cũng bị bón, vì sức dinh-dưỡng nuôi sống được một người trong bốn ngày dài.

“Em đưa mảnh giấy nầy cho chị Ni… Hỷ” Vừa nói tôi vừa dí cục Chocolat cho nó.

Trong thư tôi hẹn nàng mười giờ, thay vì chín giờ như ý nàng, vì tôi phải bay tập tái xác định-chuẩn cho Chuẩn-úy Tống Phước Hảo, tôi dặn rõ khi nào tôi bay tập xong, khi về đáp sẽ bay ngang nhà lắc cánh thì nàng chuẩn bị xong là vừa.

Thường-thường tôi ra suối đợi nàng, nhưng hôm nay tôi vừa đến suối thì đã thấy dáng nàng đứng đó tự bao giờ.

“Em đợi anh có lâu lắm không?”

Nàng gượng cười: “Em vừa mới ra”.

Tôi nghe thoang-thoáng mùi nước hoa Soir de Paris mà tôi vừa tặng nàng, nhưng thật mâu-thuẫn cho chính tôi, tôi lại không thích nàng xức nước hoa, tôi chỉ thích mùi nguyên thủy của da thịt nàng.

Tự dưng tôi cảm thấy sợ hãi không dám nhìn mặt nàng. Hôm nay vẻ mặt nàng nghiêm trang, buồn đăm chiêu, trông già ra năm, sáu tuổi, mắt sâu, má hóp mất đi sự hồng-hào khác hẳn với những lần trước, Nàng nhìn tôi với đôi mắt dịu hiền ngời sáng, yến lên sự nhí-nhảnh, nũng-nịu. Trong lòng tôi, cảm giác sợ hãi dồn-dập bộc phát mạnh hơn hồi nãy khi tôi bay huấn luyện với Hảo để tái xác định hành-quân, vì Hảo đã nghỉ bay trên hai tuần. Đây là quy luật định-chuẩn Phi hành của Không-Quân chúng tôi.

Tôi vẫn còn hồi-hộp nhiều hơn, dẫu rằng sau những động tác mạnh thô bạo để luyện tập những trường hợp khẩn cấp như tắt máy đáp ép buộc, hệ thống dòng thủy điều hỏng, phải điều khiển bằng sức người… Giờ nầy lại thấy nàng nghiêm trang buồn tẻ, tôi lại toát thêm mồ-hôi, vừa sợ vừa lo cho cái gì bất ổn trong lòng nàng và mình.

Tôi làm quen được với nàng hơn sáu tháng, tuy là thời gian có hơi dài nhưng sự thật chúng tôi chỉ ghé lại đây có vài ngày để túc-trực hành-quân khẩn-cấp ngay sau khi toán STRATA thảm sát được thả xuống bên kia biên-giới Lào-Việt. Những ngày đầu chúng tôi túc trực hành-quân tại quận Hương-Hóa nầy, những giờ phút rỗi-rảnh, tôi đi lang-thang ngắm cảnh rừng núi; Một hôm, Đại-úy Bác-sĩ Trí, thuộc lực-lượng của Sở-Khai-Thác-Địa-Hình có rủ tôi cùng đi săn cho vui, tôi vào lều lấy vội khẩu Tiểu-liên Tiệp-khắc (Swedish) và vài băng đạn chín ly. Khi qua con suối cạn, không biết đây có phải là cơ-duyên hay nghiệp chướng không! Tôi nhìn thấy một cô gái đang giặt áo bên bờ suối, mái tóc đen huyền tỏa xuống lấp đôi vai bé nhỏ của nàng; bỗng nàng có lẽ nghe âm thanh xào-xạc trên lá ở sau lưng nên chợt quay lại, bốn mắt nhìn nhau như hào-quang kỳ quái, làm tôi hồi-hộp… tôi thấy đôi mắt nàng long-lanh nhìn tôi làm tôi mất tự chủ, mất thăng-bằng như người lạc hướng, quờ-quạng, như trong giây lát lấy lại được bình tĩnh. Tôi tự động dừng lại, dở cái nón lưỡi trai chào nàng theo kiểu xưa rít. Tôi mỉm cười: “Chào O ạ”. Tôi thấy cô bẽn-lẽn, mặt đỏ ửng lí-nhí gì trong miệng rồi quay lại nhúng nước tiếp-tục giặt; Tôi bèn đến nơi phát biểu vài câu không dính-dấp vào đâu và dường như dư thừa:

“O ... o giặt áo …hả”?

“Em giặt áo cho Thầy Mạ”

“Nước suối trong ghê há”

“Dạ, vào mùa ni nắng ráo, ít mưa, nên nước trên nguồn không bị nhuộm đỏ”

Tôi cảm thấy đi săn có vẻ không vui mà lại thêm mỏi chân, nên tôi thối-thác xin về; Mục đích là lấy cục xà bông Cadum ra tặng nàng làm quà giao tiếp; Tôi đi thật nhanh như bay trở về Trại, sợ ra không kịp, hoặc nếu ra đến nơi mà nàng đã về, coi như công cóc dã-tràng.

Tôi ra đến nơi, thì nàng cũng đang chuẩn bị xách thau về, tôi nhanh-nhẹn chạy lại gần nàng xúm-xít, nhưng tôi cảm thấy mình hơi vô-duyên.

“A …! Về nhà khi nào O tắm, thì dùng cục xà-bông nầy, nó thơm lắm đấy”. Tôi đưa cho nàng, nhưng hai tay nàng đang bận ôm thau quần-áo, nên tôi bèn bỏ vào trong thau cho nàng. Tôi thấy nàng lúng-túng như sợ người qua lại trông thấy; Tôi nói lí-nhí: “Ngày mai em có ra suối giặt nữa không? Tôi lẩm-bẩm, mới giặt hôm nay, ngày mai còn gì đâu nữa mà giặt! Tôi mừng thầm, bỗng cô nàng trả lời:

“Ngày mai cũng giờ nầy, em sẽ ra suối giặt nữa!” mừng gần chết mà còn làm tài khôn:

“Rủi Ba-Má hỏi, đi giặt gì mà ngày nào cũng giặt, em trả lời ra sao?”

“Em phải lợi dụng trời đang nắng, nước còn trong, em đi giặt như vậy là thường, vì nhà em đông người lắm.”

“Ngày mai anh ra đây sớm nói chuyện với O được không” Nàng ngó xuống đất, đôi má đỏ hồng rồi bước nhanh hơn về nhà; Tôi phải tế-nhị vì biết nàng không thích tôi đi bên cạnh sợ người ta thấy, nên tôi lủi-thủi chậm bước lui xa dần về phía sau đến khi khuất dạng bóng nàng ở phía trước

Lần hẹn thứ Chín, tôi còn nhớ ngày hôm đó sương mù bao phủ dày đặc vùng Khe-Sanh đồi-núi; Nhờ am-tường được đường đi nước bước, nên dù rằng tầm nhìn xa bị hạn hẹp lại vào khoảng vài thước, nhưng tôi cũng mò ra được nơi hẹn, chúng tôi không làm sao quên được những đoạn đường từ phố vào đây, từ những thân cây to nằm dọc hai bên đường, cho đến những tảng đá chắn ngang lối đi, nơi chằng-chịt những dây gai mắc-cỡ của loài hoa trinh nữ, những bụi cây chùm bao rải-rác trong những bụi cây nhỏ chằng-chịt lẫn-lộn những trái cây rừng đỏ tía, đôi khi chúng tôi ngắt bỏ vào mìệng nếm được mùi chua ngọt của đời người, nhưng mong rằng đây không phải là trái-Cấm tội-lỗi của Adam và Eve. Trên lối mòn thoai-thoải xuống bờ suối, ngoằn-ngèo, chợt tôi hồi tưởng một đoạn thơ: “Bóng đêm là đồng lõa của ái-tình, sương mù dày-đặc như vậy thì sao? Không một nhà thơ nào nghĩ đến: “Sương mù rán đừng gây ra tội-lỗi!”

Tôi đang ngồi trên một tảng đá như vậy hơi lâu, đưa mắt về hướng nàng sẽ đến, sương mai vẫn còn vương-vấn núi rừng chưa chịu tan, Tôi đang lo cho nàng có đi được đến đây hay đã té ngã giữa đường. Hơi sương đậm đặc làm ướt đẩm chiếc áo bay, Tôi lắng tai để nghe có gì động-đậy ở xa không… cảnh vật lắng đọng, tĩnh-mịch bao trùm cả không gian, hơi sương xuống nhiều quá làm tôi cay mắt, gỡ nhẹ chiếc khăn quàng tím lau trên trán, trên mặt, nhưng mắt vẫn hướng về nơi nàng sẽ đến. Tôi đang mừng vì mới nghe được tiếng động rào rạt đâu đây, có lẽ một con thú rừng nào đang đi trên lá! Dù vậy tôi vẫn nghiêng vành tai về hướng đó… à có tiếng động hình như bước chân người đang bước tới, nhưng chưa chắc… tiếng bước nhanh hơn và lớn dần về hướng tôi… Thôi đúng rồi nàng chớ không ai khác. Tôi bèn chụm hai bàn tay hú như Tarzan ở rừng núi. Nhưng tôi hú theo kiểu con chim Cu-đất: “Hù-hú…hù-hú…hù-hú”. Tôi nghe bước chân không còn bước mà chạy ù đến Tôi:

“Em đây…em đây…Anh đó hả”

Tôi mừng quá chắc ăn rồi, nhưng cũng dí-dỏm không chịu trả lời, mà hú đáp lễ “Hù-hú…Hù-hú”

Tôi nghĩ nàng sẽ không bao giờ đi lạc, vì chính nơi đây là chỗ nàng chọn rất là đẹp và trữ tình; Sương mù ở Khe-Sanh tan rất trễ ít nhất cũng phải chờ đúng ngọ thì mới hy vọng được thấy trong suốt và sau đó thì nắng chói-chang, nóng bức không có một ngọn gió nào thổi ngang. Thời tiết vùng nầy là vậy, sau sương mù thì lại nắng gắt; Nếu có những cơn gió Lào thì càng khó chịu hơn, những cơn gió đem khí nóng; Đó là một điều khác lạ về gió, người ta xem gió có nghĩa là mát, nhưng đây gió có nghĩa là nóng. Khí hậu khắc nghiệt nên ngày xưa, tù mà bị tội nặng, thực dân Pháp đem nhốt ở Lao-Bảo, mà người dân thường gọi là bị đày đi Lao-Bảo.

Hôm nay nàng ăn mặc rất đẹp, mình tự nhủ thầm có lẽ nàng giống mẹ hay sao đây? Gương mặt trái soan, mắt long-lanh ngời sáng đầy trữ tình, với chiếc mũi nhỏ cao nhẹ-nhàng giống như Đức-Mẹ. Có lẽ khi mang thai Mẹ nàng thường quỳ dưới chân Đức-Mẹ Maria để cầu nguyện sự an-lành cho nàng, nên gương mặt nàng hao-hao giống Đức-Mẹ chăng? Tính-tình nàng lại hiền-hòa giống Ma-Sơ, đặc biệt má chỉ có lúm đồng tiền bên phải, bù lại bên trái trang điểm được chiếc răng khểnh làm duyên. Nàng đang mặc một cái váy Maxi màu đen kiểu trang điểm như người Thái trắng, trên chiếc áo vải trắng ôm bó sát vào da nằm gọn xuôi theo đôi vai nhỏ bé nõn nà; Khó mà đếm được từ cổ áo xuống tới rún có bao nhiêu chiếc nút cách nhau chừng một phân. Mái tóc chia hai lọn lớn, thắt bính xõa xuống ôm đôi vai thon-thon; Gương mặt hôm nay trông rất ngây thơ, nhí-nhảnh như con nít so với tuổi đời mới qua mười bảy tuổi. Ni nhìn tôi với đôi mắt ngời sáng vì nàng biết Tôi đang chiêm ngưỡng thần-tượng về vẻ đẹp của nàng, Tôi nghĩ thật không bỏ công nàng dậy sớm chắt-chiu từng búi tóc, nổi hẳn trong bộ đồ sắc tộc Thái rất tuyệt vời, trên ngực trang điểm một chuỗi dây Thánh-giá trang nghiêm chứng tỏ con người mộ đạo.

“Hôm nay em đẹp quá, anh cứ tưởng em như là cô bé đang học bậc tiểu học nhí-nhảnh, nũng-nịu đòi quà!”

“Vậy anh cho em quà gì…nì”

Câu nói bất thình lình, mình đâu có chuẩn bị quà gì đâu, tôi đã có ý định kỳ tới sẽ tặng Ni một chai dầu-thơm Soir de Paris, còn bây giờ thì đột ngột quá…!”

“Anh đâu có gì ở đây… anh chưa sẵn-sàng… thôi đợi kỳ sau đi…hỉ!”

“Em thích cái khăn quàng Tím mà anh đang đeo trên cổ”

“Ấy chết…mồi-hôi không hà”

“Mặc kệ em… em thích như vậy”

Tự nhiên tôi riu-ríu cởi ra trao cho Ni mà trong lòng không yên, sợ nàng chê mình ở dơ hôi-hám. Biết bao nhiêu là mồ-hôi đất-đai ướp nơi đó, tôi có bao giờ ... và rất "cữ" giặt nó … thấy ốt-dột quá! Vừa trao tôi vừa mau mắn nhắn Ni:

“Em nhớ giặt kỹ… nhiều xà bông nghe, có mùi hôi dữ lắm đó”

Ni bèn nhanh tay chụp lấy quàng một vòng nơi cổ rồi cột chặt thắt lại một vòng, tôi ái ngại không biết nàng có chịu nổi mùi tục-lụy nầy không? Tôi nhìn chòng chọc vào nét mặt xem thử nàng có nhăn mặt chau mày không ... tôi thấy nàng vẩn bình thản vui mừng ... chẳng lẽ nàng đang nghẹt mũi?

Sương mù bắt đầu tan dần, mọi vật hiện ra trước mắt chúng tôi, mờ-mờ, ảo-ảo như nơi tiên cảnh, tôi tự nghĩ: sao trên trời nhìn xuống thấy cảnh vật bình thường, nhưng ở dưới đất mới phát hiện được cảnh thần tiên thật sự.

“Mình xuống suối vọc nước đi…cho nó mát anh …hỉ” Tôi đi xuống theo Ni, lủm-bủm trên mặt nước lấp-xấp tạo nên âm thanh êm dịu như reo vang cuốn xoáy tròn trên phím đá nằm rải-rác thoai-thoải theo dòng nước.

Nàng bước trên đá thoăn-thoắt như tiên nữ lượn trên mây, mặc dù trời đứng gió nhưng tôi vẩn thấy chiếc váy Maxi của nàng nhún nhẩy theo những đường cong tuyệt đẹp, uốn khúc, xoay tròn nhảy múa lướt qua trên những tảng đá. Tôi cảm thấy hồi hộp trong cái sợ tội-lỗi, tôi tự lẩm-bẩm: “Sương mù rán đừng gây nên tộì-lỗi”… Nhưng bây giờ sương mù đã tan đi rồi mà?

Con người tôi, giữa cái thiện và cái ác cứ quay cuồng đối chọi nhau liên-miên trong tâm não. Có những đêm dài trằn-trọc, trăn-trở, tôi nghĩ rất nhiều về cuộc đời của một Phi-công gián-điệp, một cuộc sống vội-vàng “bạt mạng” như Mẹ cô Ni thường khuyên nàng: “Con không nên quen với mấy thằng Phi-công bạt mạng đó!” Thật ra Mẹ Ni nói đúng; Tôi đã mất rất nhiều công đi hỏi nơi người bản xứ, như bác Tài của tôi về cái nghĩa chữ bạt mạng nầy; Tôi mới nhận thức: Không có bà Mẹ nào mà không lưu tâm đến hạnh phúc của con gái mình.

Tôi lại hồi tưởng, cũng không lâu lắm, sau hai tuần thi tuyển, trắc nghiệm khảo sát tài lái, khả năng chuyên môn, tôi đã được Cơ-quan tình báo CIA, ở Việt-Nam gọi là CAS (Combined Area Studies) chọn tôi làm Phi-đội Trưởng Delta-Force; Kể từ lúc nầy, tôi được toàn quyền tuyển chọn bất cứ nhân viên phi hành nào; bất cứ Phi-đoàn nào mà tôi thích. Tôi đã chọn ngay những Phi-hành đoàn có cái tính “Bạt-Mạng” như Mẹ Ni đã nói: Sống vội-vàng, không nghĩ đến ngày mai, bê-tha, thích cảm giác mạnh, hư-thân, mất nết… có nghĩa là còn độc thân không ràng buộc, nhưng phải có sự can đảm và tay nghề giỏi, vì chúng tôi sẽ đi vào chỗ chết nhiều hơn chỗ sống.

“Anh đi chi mà chậm rứa: Tôi giật mình trở về thực tế khi nghe tiếng thôi-thúc của Ni. Tôi cũng muốn đi theo cho kịp với nàng, nhưng khổ nỗi đôi giày đế cứng chạm vào đá cũng cứng mà lại rong-rêu trơn-trợt, đã biết bao lần tôi gượng lại, sợ té, phải bước từng bước rất thận trọng.

“Coi chừng bổ!” Có phải nàng la lớn làm tôi hết hồn sợ hải, nên bị té! Lưng ngã đập vào phiến đá đau điếng; Tôi trợt chân nhanh đến độ mà khi lưng tôi đập vào phiến đá, lúc đó dây thần kinh mới chuyển lên tới óc cho tôi biết là tôi bị té, cả cuộc đời tôi chưa bao giờ bị té nhanh đến như vậy. Khi nàng chạy đến Tôi nhăn mặt đau đớn:

“Anh ... anh có răng không”? Tôi nằm yên không trả lời, nhắm mắt yên lặng. Có lẽ nàng tự trách vì hối thúc tôi đi nhanh lên, nên cớ sự mới như vậy!

“Ối chào … tội anh chưa tề!” nàng dìu tôi đứng dậy, tôi khoát tay “để anh nằm yên… một tí cho khỏe, anh đang đau lắm”

Bây giờ tôi mới cảm giác thấy đau ở nơi đầu; sau phía ót đang sưng lên, có lẽ máu bầm đang tụ ở đó. Tôi mặc một chiếc áo bay nên nàng không thấy những gì ở sau lưng tôi, nhưng nàng chỉ phát hiện trên đầu phía sau ót của tôi bị sưng một cục và đang rướm máu. Nàng chắt lưỡi lắc đầu có vẽ thiểu não:

“Ôi-chao đầu anh bị sưng “Tôi khoát tay” không sao đâu, anh sẽ khỏe ngay, đừng lo”

Ni ngồi xuống nâng nhẹ đầu tôi lên sờ chỗ bầm chạm vào đá… Chiếc đầu tôi được nhẹ-nhàng âu-yếm gối nhẹ trên bắp vế nàng, tự nhiên tôi cảm thấy cơn đau dịu hẳn, nhưng dường như trong tôi có điều gì tiếc rẻ, tôi lại làm bộ nhăn mặt như còn đau nhiều lắm, nên vẫn nằm yên đôi mắt nhắm nghiền lại.

Có phải trời nóng-nực, hay là quá lo-lắng, hồi hợp cho tôi… mà mồ-hôi của nàng tỏa ra khắp mặt mũi, Tôi tiếp-tục nhắm mắt để thưởng-thức… không ngọt, không mặn, không thơm, không hôi, không chua, không đắng, không cay, không tanh… tôi không thể tả được nhưng chắc-chắn là tôi sẽ không bao giờ quên được cái mùi kinh dị quyến rủ nầy!

Tôi nheo mắt nhìn nàng, vẻ mặt nàng đăm-chiêu lo-lắng, càng khiêu gợi tăng thêm vẻ đẹp mà tôi đang khao-khát. “Con mắt vô tội, khối óc mới đáng sợ” lòng nhủ lòng đừng gây nên tội; Khi tôi ở bên cạnh nàng con người tôi luôn luôn lương-thiện; Tôi tâm niệm đừng làm khổ nàng, nhưng tôi lại cứ muốn luôn luôn ở bên cạnh nàng, thật con người của tôi vô cùng mâu thuẫn!

(còn-tiếp)

vinhtruong
10-24-2010, 08:38 PM
Tôi ngồi nhổm dậy, nhưng nàng vội ấn tay giữ tôi nằm yên:
“Anh nằm thêm chút nữa cho khỏe”
“Anh sợ em bị tê chân, anh nằm như vậy đã lâu rồi”
Nàng đứng sau lưng, xốc nách dìu tôi đứng dậy, một cảm giác lâng-lâng là lạ như có hai vật gì như trái cam nhưng mềm dịu hơn, âm-ấm cưng-cứng dán sau lưng tôi; Tôi đang ước gì thời gian ngừng lại nơi đây.
“Để anh cởi giày” Tôi tháo đôi giày Bốt cột giây nối lại với nhau, đeo quàng qua cổ, hai chiếc tòng-teng hai bên ngực; Phải tỏ ra mình còn khỏe mạnh ngon lành, tôi nắm tay dìu nàng lên bờ cát
“Em có nóng không… mình xuống suối tắm đi em", nàng gật đầu
Hồi sáng nầy tôi đã chuẩn bị, mặc một cái Xì-líp cột dây vải, chặt sát vào mình, ở ngoài mặc thêm một cái quần xà-lỏn cho nó đàng-hoàng tử-tế. Khi tôi cởi chiếc áo bay để trên phiến đá, tôi gọi nàng: “Ni, em có thay gì không” nàng đỏ mặt:
“Em mặc như vậy được rồi”
“Rồi ướt đẫm như vậy làm sao mà về”
“Mùa ni mau khô…em về tới nhà là khô rang liền”
Chúng tôi cầm tay nhau đi lấp-xấp, lõm-bõm trên mặt nước hướng về nơi sâu hơn để lội. Tôi nhìn nàng lội bướm rất đẹp, lội ra tận chỗ thật sâu, nghĩ mình thật xấu hổ, tôi lấy tay quạt quạt cà bơi, cà bơi lũm-bũm theo kiểu lội chó, nghĩ tức, tại sao hồi nhỏ mình không chịu tập nhiều kiểu bơi để bây giờ thật là quê. Mình lội dở quá nên uống nước cũng không ít, thật là mất mặt; Dù vậy, nhưng cũng rán lội theo nàng, tôi cố lặn xuống dưới chân nàng, nước thật trong nhưng tôi cũng chẳng thấy được gì ngoài hai chân nàng trắng nuốt quạt lên, đập xuống, trên mặt nước cái váy Maxi phùng nổi chập-chờn như con Thiên-nga cổ trắng. Tự cảm nhận xấu hổ khi lội chung với nàng, tôi muốn lên bờ nên giả bộ:
“Ni…em ơi tự nhiên anh thấy đau đầu, choáng váng, có lẽ chỗ sưng ở nơi đầu nó hành anh”
“Anh đi được không;” Đi được, nhưng em dìu anh thì tốt hơn; Nàng mau-mắn đi nhanh tới dìu tôi; Tôi cố làm bộ đi khó-khăn để nàng dìu tôi chặt thêm một chút nữa, nhưng nghĩ kỹ chẳng lẽ mình cứ làm bộ như vậy mãi sao, nhưng sự thật thân-thể nàng chạm vào da thịt tôi, làm tôi đi không nổi thật.
Tôi dõng-dạc đi nhanh lên bờ cát, nằm giữa nước, giữa cát cho mát
“Anh thấy răng”
“Chỉ còn ê nơi đầu thôi”
“Anh nằm kê lên bắp vế em…nì”
“Anh sợ em tê chân”
“Không răng mô”, rồi nàng nhẹ-nhàng đỡ đầu tôi lên kê trên bắp vế nàng. Lại mồ-hôi quen thuộc của nàng tỏa ra làm tôi đê-mê ngất lịm nhắm nghiền đôi mắt.
Lúc nầy tôi không nên nhắm mắt mà phải mở mắt để nhìn nàng, gương mặt nàng ửng hồng như tôi chưa từng thấy trên chốn trần gian nầy, tôi nhìn kỹ dưới cổ nàng có một nốt ruồi son to bằng hạt cam.
“Anh nhìn nốt ruồi của em …hỉ”
“À đẹp lắm…đó là điềm tốt cho cuộc đời của em”
“Bộ anh biết xem tướng số … hỉ”
Anh không biết nhiều nhưng anh có đọc hai cuốn sách của Bác-sĩ Pascal, ông là Bác-sĩ nhưng ông lại thích nghiên cứu chỉ tay tướng số, ông có sáng tác rồi xuất bản ra hai tập truyện nói về tướng số chỉ tay. Anh có đọc về trang nốt ruồi, Ông cho nốt ruồi son như là những cây gỗ quý, nhưng phải mọc ở chỗ kín mới thật là tốt.
Nàng tự nhiên hỏi: “à…ở nơi Bụ em có mọc một nốt ruồi son, như vậy có phải là kín…và tốt không anh?”
“Như vậy là tốt”
Tôi nói tiếp, ngày xưa Nữ Hoàng Cleopatre có đưa khoe cái Vú nàng cho Vua Cesar xem và nói rằng: “Núm vú em đỏ hồng như vậy nè, về sau em sanh cho anh một Hoàng-tử thông-minh khôi-ngô tuấn-tú để nó sẽ làm Vua cho một Tiểu-quốc.”
“Ờ…nì, núm vú của em cũng đỏ au như vậy đó… anh thấy có sướng không”
“Nữa sau nầy em sẽ làm vợ Tổng-Thống”
“Xí anh xạo”
Con mắt là cửa sổ, tầm nhìn bình thản tuy có đôi chút sỗ-sàng nhưng khối óc mới suy diễn, phong-phú, tế-nhị có khi đi đến tội-lỗi.
Lần trước cũng trên bờ suối nầy, hai đứa giành nhau tắm dưới dòng nước để được hưởng những hơi-hám của người thương, lấp-xấp những mạng nước nhấp-nhô quanh nơi ngực nàng, tôi đã cố mở mắt nhìn kỹ, thử khảo sát lại đôi mắt Phi-công 100% của mình có đúng như lời Bác-sĩ Phi-hành khám nghiệm không?. Dưới lớp vải thô thấm ướt bó sát vào vòng ngực no-tròn, điểm ngay trung tâm lú lên một hột tròn-tròn như hột chanh giữa một vòng tròn như núm cau lốm-đốm nhiều hột nho-nhỏ rải-rác chung-quanh đó. Lúc ấy tôi chỉ tưởng-tượng ra rằng: Dưới đó, không biết phải màu nâu, màu đen, màu hồng trắng nhạt… những hạt nhỏ li-ti nầy… có lẽ giống như da gà hay lớn hơn da vịt da ngỗng gì đó thôi…
Sự thật, hôm nay tôi lại tưởng-tượng theo cách khác, Nàng đẹp tuyệt vời như tôi chưa từng thấy trên trần gian nầy. Vú nàng hồng đỏ… những hạt cườm li-ti thuộc loại đá quý nằm rải-rác trang điểm trên thạch động vươn lên tròn trịa như một quả táo thời Adam và Eve; Tôi ước gì được cắn vào trái Táo đỏ nầy… rồi có xuống tận cùng Hỏa-ngục cũng mãn nguyện; Tư-tưởng chỉ đạo hành động tội-lỗi; Ngày mới quen nàng, tôi cho nàng chỉ dễ thương thôi, nhưng không có vẻ đẹp cao sang như vợ mình, nhưng bây giờ thì trái lại, cái gì của nàng cũng hơn vợ mình, ngay đến mồ-hôi trong người nàng, mình cũng cảm thấy như là một loại nước hoa huyền-ảo, quyến-rủ khó kiếm được.
“Em có tê chân không, anh ngồi dậy …hỉ”
“Nàng âu-yếm: “Anh đang mệt, anh cứ nằm yên, em chịu đựng được mà!”
Mình cảm thấy vô lý, quá lợi dụng sự nuông chiều của nàng, tôi ngồi phóc dậy, nàng đè đầu tôi xuống lại bắp vế nàng
“Nằm yên, em kể chuyện đời xưa cho anh nghe…hỉ”
Tôi lẩm-bẩm: “Rồi lại chuyện đời xưa nữa, mỗi lần nàng kể, lắng nghe âm thanh Miền-trung trọ-trẹ thật là khổ cho cái lỗ tai, và đầu óc của tôi. Nhiều khi tôi không hiểu nàng muốn nói gì, chữ hiểu chữ không, tôi góp lại đoán mò; nhưng riết rồi cũng hiểu và ghiền giọng nói của nàng không biết từ lúc nào
Tôi bèn xuống nước nhỏ năn-nỉ nàng: “Ni…em cho anh đứng dậy đi lấy cái áo bay gấp lại làm gối kê nơi đầu rồi nằm lại nghe em kể chuyện…chịu không…Hỉ?” Ni khe-khẻ gật đầu
Tôi nằm im thin-thít lắng tai như đứa trẻ nghe bà-nội kể chuyện đời xưa. Nàng trọ-trẹ cất tiếng:
“Ngày xưa có một ông Vua đi săn qua một khu rừng, sau khi săn đuổi thú rừng, nhà vua thấm mệt mà trời thì nắng oi-ả; Nhà vua tình cờ bắt gặp bên đường có một giây leo dài, lần mò đến cuối giây, nhà vua tìm thấy một trái dưa Hấu rừng rất hấp-dẫn. Nhà vua bèn bứt và bẻ làm đôi ngấu-nghiến ăn nhanh cho đỡ khát… xong nhà vua “tiểu” vào đó và quăng qua bên kia đường. Sáng hôm sau, lúc tờ-mờ, nàng Út ra rừng mót củi, sau khi lặn-lội tìm kiếm các cành cây gãy đổ, bó được một bó củi khô; Nàng Út thấm mệt mồ-hôi nhuể-nhoải, bèn đứng lại ngồi tạm bên đường, bất chợt nàng Út thấy trái dưa Hấu ai ăn bỏ dở-dang, vừa khát, vừa tiếc, nàng bèn nhặt lên ăn cho đỡ khát. Vài tháng sau nàng đau bụng mà cái bụng mỗi ngày mỗi lớn dần, có lẽ mang thai. Cuối cùng nàng sanh ra được một đứa bé trai rất là kháu-khỉnh.
Bảy năm sau, nhà vua lại tiếp-tục đi săn ở vùng nầy, đi cả ngày mà không thấy được một con thú nào, đến gần xế chiều, nhà vua đổi hướng đến một đám rừng chồi gần đó, cơ may nhà vua bắn được một con chim Trích-Phụng, chim trúng tên quằn-quại từ trên cây rơi xuống, nhà vua mừng quá bèn xuống ngựa chạy tới, thì gặp thằng bé trạc độ sáu tuổi, đem con chim còn dính máu lẫn mũi tên dâng cho vua “Ông bắn trúng con nầy…hỉ”
Các quan đại thần, có ông dạy võ, có ông dạy văn, có ông dạy đàn cho nhà vua hồi còn thơ-ấu, mỗi ông quan đều trầm trồ và cùng buột miệng một lượt: “thằng bé giống Bệ-hạ khi còn bé quá!”
Như thần giao cách cảm, nhà vua vừa thấy nó đã đem lòng thương yêu liền, Nhà vua bèn ẵm thằng bé con nhà ai dìu lên lưng ngựa sãi nhịp về hướng nhà thằng bé.
Nàng Út hoảng-hồn sợ quan quân bắt con mình bèn chạy ra.
Đứa bé chỉ vào mặt: “ông nầy là Vua đó mẹ”
Nhà vua hỏi cha đứa bé ở đâu? Nàng Út mới ôn tồn kể lại, “cách đây bảy năm, nàng đi mót củi, khi qua khu rừng, thấy ai ăn bỏ dở trái dưa Hấu bên đường, vừa tiếc, vừa khát, nàng nhặt lên ăn nên bị mang thai và sanh ra đứa bé nầy.
Nhà vua suy nghĩ một hồi lâu rồi mừng thầm: “Ta sẽ về tâu với vua cha… âu cũng là số Trời, để xin rước nàng về triều đình làm hoàng-hậu.
Ngày xưa, đường tiêu hóa mà bị mang thai, người ta cho là chuyện thần-thoại, đời nay, trên dòng suối nước chảy xuống vào bộ phận sinh lý, đứng trên cơ sở khoa-học có thể thụ thai không?
Nàng thích tắm ở dưới dòng nước thì nàng được gì; Còn mình thích thì được gì; Tại sao đứa nào cũng thích! Cái nầy chỉ có Trời biết.
Có lẽ nàng nhường cho mình dòng nước trên nguồn là vì sạch-sẽ hơn! Tư-tưởng con người quá dồi-dào suy diễn phong-phú, con người có tư-tưởng đẹp thì cuộc sống sẽ đẹp, con người có tính đam-mê lãng-mạn thì cuộc đời càng có ý nhị hơn người phàm-phu tục-tử, quả thật đam-mê là có tội nhưng con người không có đam-mê thì cuộc sống lại vô nghĩa. Tôi rất trân-trọng nàng, xem nàng như một chiếc chén kiểu quý giá chỉ để nhìn ngắm, không nên xử dụng sợ nó bể vỡ tan-tác; Thật sự tôi là người Hùng chớ, nhưng sao đối với nàng tôi cảm thấy nhỏ bé ái ngại, Phi-công rất bình-tĩnh mỗi khi máy bị trục-trặc khẩn cấp, nhưng trái lại quá yếu đuối, dễ mất bình-tĩnh trong tình yêu. “Vũ-trụ rộng lớn nhưng lại nhở hẹp trong tay Phi-Công”, nhưng trong tay nàng tôi thấy quá rộng lớn, thênh-thang, tôi đang chới-với giữa thinh-không.
Thình lình, Tôi nghe tiếng Trực-thăng ở đằng xa… đang lớn dần, tôi đoán biết có điều gì khẩn cấp nên Trung-Úy Khôi mới cất cánh để gọi tôi về Trại gấp, như hồi sáng, trước khi đi tôi có dặn vì tôi không muốn đem máy truyền-tin tí-hon HT-1 theo, sợ rơi xuống nước thì hỏng.
“Em ơi…mình phải về gấp…chắc anh có Phi-vụ khẩn cấp”


“Mình tới phiến đá ngồi đi anh…Em cần hỏi anh nhiều chuyện” Sự hồi-hộp lo-lắng càng tăng thêm, giống như ai đem mình đi tử hình, vẫn đôi mắt u-buồn, nàng chăm-chăm nhìn… như muốn tìm hiểu những gì trong tôi, làm bộ lánh mắt ngó đi chỗ khác, nhưng không che lấp nỗi đắn-đo chuyện gì xảy ra cho mình đây?
Nàng âu-yếm rờ xoa chung quanh vành tai và màng tang bên phải của tôi, buông lời rất nhỏ nhẹ: “Tai anh sao đỏ rứa…hè” nghe âm thanh của nàng tôi cảm thấy nhẹ-nhàng như bay bổng lên mây.
“Anh vừa đội chiếc nón bay mới, có lẽ hơi chật nên mới bị đỏ như vậy”
Như mắng yêu, nhỏ nhẹ càm-ràm: “Ở trên trời có ai thấy chi mô mà đẹp với đẽ”
“Có chứ…! Có Nàng Hằng-Nga nhìn ngắm anh, khi anh đang bay lả-lướt dưới ánh mắt Nàng”
“Xí…Anh chỉ có tài nói xạo”
Cái nón bay kiểu mới nầy, mắt kiếng mát được kéo che kín vào trong nên không bị trầy, còn cái nón bay cũ thì mắt kiếng nằm trơ-trọi ở ngoài nên dễ bị trầy-xước, nhưng thôi nàng nói sao mình nghe vậy cho nó dễ chịu cái tâm của mình.
Mấy ngón tay Ni bắt đầu vuốt lên mái tóc, tôi cảm thấy đê-mê dễ chịu.
“Tóc anh ướt đẩm mồ-hôi không hà… chắc anh vừa mới bay xuống mệt lắm…hỉ”
Tự nhiên cơn hồi-hộp biến mất, tôi cảm thấy nhẹ hẳn. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết sợi tóc rất gợi cảm, nó như dòng-điện hai chiều chạy đi rồi trở lại từ tay nàng đến tim óc tôi, những ngón tay mềm-mại gợi cảm làm tôi nóng bừng, tim đập mạnh, mồ-hôi toát ra như đang bị một cuộc tra-tấn êm-dịu, tôi lim-dim đôi mắt dựa vào nàng thưởng-thức, nhưng không được bao lâu bị nàng đưa hai tay áp vào má, tôi quay lại đối diện với mặt nàng. Bỗng tôi hồi-hộp trở lại, chuyện gì đây!?
“Đêm hôm em ngủ không được, trăn-trở hoài đợi mau sáng… cứ mong gặp anh, em sẽ nói nhiều chuyện, nhưng khi thấy anh rồi thì em lại quên hết”
Tôi nhìn nơi hai cườm tay nàng, những sợi lông tơ rất dễ thương trang điểm trên làn da trắng nuốt, tôi nhẹ-nhàng ấn cườm tay nàng lên má tôi cọ qua cọ lại, tôi lim-dim nghe nàng nói.
“Đêm hôm qua em “nằm-chộ” (mơ)…Tôi mau-mắn: “Em nằm chỗ nào?”
“Không phải… em nằm chộ thấy anh ở sau nhà hú em như mọi khi”
À thôi tôi hiểu rồi, nằm chộ là nằm chiêm bao, nằm mơ, những ngày đầu tiên nói chuyện với nàng, mà tôi cứ tưởng như nói chuyện với người ngoại-quốc, bây chừ thì nghe và hiểu được tàm-tạm rồi.
À rồi sao nữa…? ”Em luôn-luôn bị ám-ảnh rằng: “Anh đang hú gọi em, nên Em chạy ù ra và bị vấp cái bể nước sau hè, em bổ sấp, ống quyển bị chạm vào đó sưng vù đây nì”
“Ôi chao tội chưa tề…đâu đưa anh xem” Tôi thoa nhẹ chung quanh vết bầm mà tâm hồn cứ bồn-chồn lo-lắng, tôi lại quên đem theo túi cứu thương cá nhân, nên làm sao săn-sóc cho nàng?
“Ôi chao…ôi chao tội chưa tề” Mục đích Tôi nói cho nàng dễ hiểu, chứ lòng dạ nào tôi dám đùa giỡn trên sự đau-đớn của nàng
Bắp vế của bất cứ cô gái ở vùng sơn cước nào cũng to đi đôi với cái mông cũng vậy, vì phải leo đồi xuống núi hằng ngày, nhưng rắn chắc và khỏe vô cùng; bỗng dưng tôi suy diễn người ở rừng đẹp hơn người ở thành phố, như vậy có phải là trí óc tôi tưởng-tượng kỳ quái của riêng tôi?
Tôi đã từng chiêm ngưỡng Ni mặc váy Maxi ôm cái mông no-tròn mà hơi de ra sau một tí, đi trông rất dễ thương; tôi nhìn theo không thấy chóng mặt mà lại thích nhìn. Nếu Ni mặc áo đầm đi giày cao gót với dáng đi nhún-nhảy thì thật đẹp tuyệt vời như một cô đầm Pháp ở bờ biển nghỉ mát Canne đang đi dạo phố; ước gì mình có một tuần trăng-mật ở bãi biển nầy với nàng.
Vướng bận nhìn mãi bắp chuối trắng nõn-nà của nàng như bị thôi miên, tôi giật mình bỏ tay ra. Rờ thoa gì mà lâu quá vậy!
“À quên, em muốn hỏi anh một chuyện… hôm qua anh Mai có cho em biết, gia đình anh đang đi hỏi vợ cho anh, nghe nói… cô đó vừa đẹp…nì, vừa giàu… nì, mà lại còn học giỏi nữa nì… có phải vậy không anh?”
Mình nghĩ thầm: Cô nầy chế chuyện, đặt điều chớ anh Mai nào mà nói; tôi yên tâm trả lời, cốt cho nàng quên lãng mình đi, vì lần nầy có lẽ là lần cuối. Như chạy tội, tôi buông lời dài-dòng tiểu-thuyết: “Cuộc đời làm Phi-Công gián-điệp với cuộc sống bấp-bênh, vội-vàng, rày đây mai đó như gánh hát xiệc đi lưu diễn khắp nơi nên có bao giờ anh nghĩ đến chuyện nợ duyên… sợ người mình yêu phải dang-dở đời hoa, khi đại bàng chẳng may gãy cánh giữa đường bay”
Bất chợt tôi nghe một tiếng thét lên như trách móc thương yêu trong tuyệt vọng:
“Anh chọn nghề chi lạ rứa...! Sao anh không chọn nghề thầy-giáo cho đỡ nguy-hiểm”
Tôi thấy gương mặt nàng buồn thiu như hối tiếc một điều gì, tôi bèn giả-lả nói bông đùa:
“Nếu anh chọn nghề dạy học thì đâu có cơ duyên gặp em”
Nàng tiếp: “Anh Mai còn nói…Các Anh sắp đổi công tác và vùng hoạt-động có phải không hỉ”
“Đúng, bọn anh sắp sửa không còn là Phi-Công gián-điệp mà là Phi-Công biệt-kích”
Nàng cau mày: “Thế Phi-công gián-điệp và biệt kích khác nhau ở chỗ nào?”
Tôi chậm rải giải thích cho nàng rõ: “Máy bay gián-điệp luôn-luôn có đặt chất nổ sẵn trên đó, nếu bị rớt xuống vùng đất có địch, thì phải phá cho nổ ngay; máy bay không số, không cờ, sơn màu ngụy trang lá rừng, để Phi-cơ ở trên cao ngó xuống không thấy, vì tiệp với núi rừng; Phi-hành đoàn không được mang theo giấy tờ tùy thân; nếu bị địch bắt cũng không nhận mình là người của nước nào; kể cả nước nơi mình sanh ra và lớn lên cũng không nhận mình là công dân của nước họ, không được mang theo thuốc lá của Mỹ, đoàn viên trang bị súng tí-hon 6 ly 35, súng lục và Tiểu-liên 9 ly của Thụy-Điển, cán có thể xếp gọn, hay nói cách khác là không được dùng súng của Mỹ; áo quần Bà-Ba đen đi dép râu hoặc là giày tùy-tiện. Còn Phi-công Biệt-kích là bay trong vòng đất của mình, nên phải mặc quân-phục của Việt-Nam Cộng-Hòa, chỉ có khác bấy nhiêu đó thôi!
Nàng thở dài buồn-bã buông ra lời thều-thào như van xin:
“Hàng đêm em cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, xin Mẹ theo dõi, che-chở các chuyến bay của anh được bình-an yên-lành… bay đến nơi về đến chốn”
Thấy vẻ mặt buồn rười-rượi của nàng, tôi nhanh miệng nói tếu một câu cho bớt đi sự căng-thẳng, “Anh bay trên trời, gần thiên-đàng có gì anh lên trước, thò tay xuống kéo em lên sau… có gì mà em phải lo”
“Xí... anh cứ đùa hoài… lên thiên-đàng bộ dễ…hỉ”
“Anh nói đổi vùng hoạt động…chắc chẳng bao giờ anh trở lại …hỉ”
Tại sao nàng cũng có giác-quan như vậy! Hay là tại anh Mai nói…?
Như muốn cho nàng nuôi hy-vọng, hay ít ra làm cho nàng vơi đi sự suy-tư buồn-bã. Tôi tiếp: “Tuy đổi vùng hoạt-động, nhưng Quận Hương-Hóa nầy là lãnh thổ trong đất nước mình, vẫn còn là vùng hoạt-động của các anh. Đường mòn Hồ-Chí-Minh là trọng điểm mục tiêu phải trinh sát! Không-gian tuy rộng lớn nhưng chi thu nhỏ lai trong tay Phi-công Trực-thăng mà thôi, vi em ở đâu anh cũng đáp xuống ngồi bên cạnh em được mà … nàng Sơn Nữ Khe Sanh hãy tin anh di! Vì các anh đáp đâu lại chẳng được… em lo gì anh không trở lại… chỉ sợ lòng người ngại núi e sông mà thôi”

(còn-tiếp)

vinhtruong
10-29-2010, 05:46 PM
Mình tự chép miệng nhủ thầm: “Đã đổi được không khí rồi, sắc mặt nàng bắt đầu hồng-hào vui trở lại, yến lên nét nhí-nhảnh thơ-ngây của tuổi còn con gái, nhưng lòng mình lại tiềm ẩn xót-xa nỗi buồn vô hạn.
Như đọc được ý nghĩ của mình:
“Dường như anh có gì đang suy-tư lo-lắng”
Tôi giật mình tỉnh giấc:
“Anh đang lo-lắng cho cuộc hành-quân ngày mai”
Nàng nhanh miệng: “Ngày mai các anh rời nơi đây mà?”
Để che lấp sự sơ hở, tôi tiếp: “Anh đang lo cho cuộc hành-quân sắp tới”
“Anh quá cẩn-thận”
“Không cẩn-thận thì chết cả lũ”
Mình không che dấu được nỗi khổ tâm khi sắp xa nàng vả lại những ngày gần đây mình không ngủ được, nên trên vành trán thường có những vết nhăn đăm-chiêu nhiều tội vạ.
Nàng sơn-nữ nầy chưa đầy mười tám tuổi, nhưng nàng rất lịch-lãm, tế-nhị hơn dân thành, thấy nét mặt tôi lo buồn nên vỗ-về:
“Mình đi chơi “đôi thác-lác” đi anh”
“À…em liệng trước đi…rồi tới phiên anh liệng sau”
Thỏi đá sỏi bay ra từ tay nàng chạm tưng trên mặt nước lên xuống ba lần, tạo nên ba vòng tròn lan dần ra xa rồi biến mất.
Tôi lấy cục đá-sỏi lớn hơn, rồi lấy đà quăng mạnh… Viên đá-sỏi rơi xuống nước một cái “Tủm” rồi chìm mất
“Anh thua em rồi…Anh không được “Tưng” một cái nào…em ‘đôi’… tưng được ba cái”
Tự-ái bị dồn-dập: “Mình là Phi-công, ăn cơm dưới đất làm việc trên trời, mà không lẽ thua cô sơn-nữ quê mùa nầy”
Thôi mình suy nghĩ ra rồi: “Đây là khoa cơ-học phi-hành, qua định-lý “½@SV2 đây mà”
Tôi bèn cẩn-thận tìm kiếm cho bằng được một viên sỏi-đá mỏng dẹp có nhiều diện tích mặt bằng hơn:
“Em coi đây, anh sẽ bắt chước em nì…nì” Tôi lấy đà ‘đôi’ (quăng) thỏi đá-sỏi nó bay trên mặt nước thật xa… nhảy tưng bốn cái trông rất đẹp mắt. Nàng vỗ tay: “Phi-công có khác!”
Lỗ mũi tôi dường như nở ra trong hãnh diện với niềm tự-hào
“À Ni, anh thấy em lúc nầy gầy mà xanh ra… không biết em có bệnh hoạn gì không?
“Không biết sao, lúc nầy hằng đêm em trăn-trở không ngủ được…em nghĩ…chắc tại vì em lo đọc kinh nhiều … lâu …hơn”
“Trong người em cảm thấy ra sao! có gì không?”
Nàng lắc đầu đưa đôi mắt buồn rười-rượi nhìn mong lung trên dòng nước như thầm trách một ai!
Cũng may, như chạy tội, chưa lần nào, từ ngày quen nàng đến nay, tôi chưa bao giờ thổ-lộ lời tỏ-tình với nàng, như vậy là tôi vô tội?! Tôi chỉ xem nàng như một người em gái hậu-phương miền sơn-cước; Có đôi khi tôi tự nhủ: “Ước gì mình không bị ràng buộc” Tư-tưởng nầy bỗng biến mất ngay lập tức. Tôi rất yêu thương đứa con gái đầu long, mỗi lần thi hành xong công tác mission impossible trở về nhà, nó thường đeo theo tôi tâm-sự rối-rít: nào là Má nó cứ rầy la nó hoài, đi chợ không chịu mua chuối chưng bột bán cho nó… bắt nó uống sữa hoài… ăn nho chua quá… chỉ chỏ vào trán nó chửi: Cá thúi mà rắn xương…v.v.
Tôi phải trở về bổn phận, không được mơ-hoa trăng-bướm; Lại giằng-co trong tư-tưởng thiện-ác đáo đầu:
“Tại sao ngày xưa khi mình được quyền chọn lựa Phi-hành đoàn, mình bày đặt ra cái tiêu chuẩn… phải là Phi-công bạt mạng, sống cuộc sống vội-vàng, không màng đến ngày mai, mà mình lại cứ khăng-khăng khe-khắt với bản thân, phải là người mẫu-mực? Nhưng chính mình đã chọn Nguyễn Minh Vui là con người gương mẫu để thay mình, nếu chẳng may mình gãy cánh giữa đường.
Đây là tư-tưởng đứng-đắn, mình cũng không bao giờ để Vui thi hành những phi-vụ nguy-hiểm vì gánh nặng gia-đình, cố gìn-giữ như món hàng dự-phòng, chỉ dùng khi thật cần thiết.
“Cám ơn Thượng-Đế đã ban cho con nhiều nghị-lực sáng-suốt để tránh lầm-lẫn ăn vào trái cấm” với tâm niệm: “Trân-trọng xem nàng như một bảo vật quý-giá, không được đụng đến sẽ vỡ, mà chỉ để vào lồng kín, để ngắm nhìn, thưởng-thức… mà thôi!”
Hôm qua, anh ra sau hàng rào nhà em, định cho em biết, mốt anh về; anh đang xòe hai bàn tay đưa lên miệng để làm cái loa, vừa lấy hơi định hú em ra, ngay lúc đó Mẹ em lú dạng nơi cửa sau, anh giật mình thắng gấp, báo hại hơi nó đổi hướng đi lên đường mũi…óc, làm anh phải ù chạy ra xa để ho sặc-sụa, khó chịu vì không gặp được em, nên đêm rồi anh trăn-trở không ngủ được.
“Bây chừ, anh răng…đỡ chưa?”
“Anh được bình thường rồi… không sao”
Tôi âu-yếm xoa tay lên cái kẹp trên mái tóc Ni.
“Sao anh thấy lần nào em cũng cài cái kẹp bông Cúc nầy, để lần sau anh mua cho em cái khác nghe hỉ…em thích nó ra sao”
“Hễ anh thích là em thích… Cũng như anh quên rồi, lần đầu anh gặp em, anh khen: “Em cài cái kẹp bông Cúc trắng nầy đẹp quá! Nên em thường kẹp nó, chớ em có thiếu gì kẹp”
“Hay là lần sau, anh có mua thì mua cho em cái kẹp có hai cái bông Cúc trắng nằm gần khắng khít bên nhau…hỉ, em thích kiểu như rứa”
Nàng nũng-nịu: “Nãy chừ mình đứng hơi mỏi cẳng…thôi mình trở về tảng đá ngồi đi anh…em sẽ cho anh ăn một món ni ngon lắm”
Nghe nói ăn là mình sợ rồi, Tôi đang lo nghĩ vừa rồi nàng cho tôi ăn bánh bột-lọc, rồi đến lần sau cùng là bánh quai-vạc, không biết tại sao mỗi lần ăn nó vào là tôi bị sình bụng, trúng thực bốn mươi tám tiếng đồng-hồ không ăn uống gì được cả.
Cứ mỗi lần xách máy bay ra Quảng-Trị ăn cơm tại nhà hàng lớn nhất, vì chúng tôi đi ăn có một hạ Sĩ-quan Mỹ đi theo để đến quầy trả tiền, thì tội gì mà không kêu những mòn ngon vật-lạ để ăn cho sướng cái miệng; nhưng riêng tôi cứ ngồi chầu rìa ngó các bạn mình ăn ngon lành, thỉnh-thoảng có người đưa mắt ngó tôi mỉm cười. Họ tưởng tôi thất tình nên biếng ăn, biếng ngủ chớ có ai hiểu biết mô-tê gì đâu! Hôm nay tôi nhất quyết phải nói thiệt cho nàng biết, vì cũng đã quen lâu rồi, nên dễ tâm-tình thông-cảm nhau hơn
Tôi bèn chậm rải thành-thật thổ-lộ cùng nàng:
“Em ơi… kỳ ni em có nhớ đưa đủa không”
Nàng nhanh-nhẩu, vui-vẻ rút ra từ cái bị đan bằng lác:
“Em đem hai đôi đủa…nì, một cái đọi để đựng nước mắm…một chai nước Mắm…và sáu cái bánh …nì, nhân tôm khô em chấy ra đó”
Thấy nàng dứt lời, Mình mừng thầm chắc nàng quên đem ớt trái, nhưng cho chắc ăn tôi tà-lanh tà-lọt hỏi nàng:
“Bộ lần nầy em quên đem ớt hả”
“Có chứ…nó là gia-vị chính, xí nữa em bẻ trái ớt xanh dầm trong đọi nước mắm…nó cay thơm thanh-thao”.
Tôi nghe chữ thanh-thao mà ớn da gà, nỗi cả da vịt, Tôi in trí nên tỏ bày thành-thật với nàng:
“Anh thú thật chuyện nầy cho Ni nghe hỉ”
Sở dĩ anh nhắc em có đem đủa không là vì: Em lấy tay cầm bánh chấm nhiều nước mắm quá, anh nhắm mắt, nhắm mũi hả-họng cho em đút vào…mặn quá, anh về trại uống không biết bao nhiêu là nước, bột khoai mì nó nở ra làm anh bị sình bụng, no hơi; anh không ăn gì được trong hai ngày trời, đã vậy thỉnh-thoảng em kèm theo miếng ớt xanh gọi là cay thanh-tao gì đâu mà nó cay muốn xé cả ruột gan, bao tử…bây chừ…”
Bỗng Tôi thấy sắc mặt nàng se lại hờn-dỗi, nước mắt trào ra chảy nhanh xuống đôi má,
Tôi hoảng-hồn, hoảng-ví, vũ-trụ trước mắt tôi như sụp tối lại, quờ-quạng, cà-lăm, bập-bẹ…nói đi nói lại những câu vô nghĩa dư thừa
Tôi lắc vai nàng, nàng hất tay tôi ra.
“Em ơi…em ơi, anh phải làm răng đây? Anh không biết phải làm răng…Em bày vẽ cho anh đi?...bi chừ anh phải làm răng…em vẽ cho anh đi…? Không biết sao, hay trời cứu mà tôi nói được những tiếng miền trung cho nàng dễ hiễu!
Tôi tự trách mình: Phi-cơ bị tình trạng khẩn cấp đến đâu, tôi cũng rất bình-tĩnh đối phó, nhưng bên cạnh nàng mình lại mất đi cả bình tĩnh, bấn-loạn… có đúng mình quá yếu đuối trong tình-cảm? Chỉ có anh hùng khi trực diện với kẻ thù… “Chả lẽ mình là một Nã-Phá-Luân thời đại?”
Nàng nhìn tôi đang trong bối cảnh bấn-loạn đến tội nghiệp, tự-ái được xoa dịu trước đối tượng đang tỏ bày sự ăn-năn, hối-hận, nàng gạt nước mắt buông tiếng như để trách móc:
“Em sợ anh dơ tay… nên mới đút cho anh ăn chớ bộ”
Rồi nũng-nịu trong nghẹn-ngào:
“Ai vẽ anh không biết ơn…mà còn trách em ni-tê nữa”
Trong đầu tôi lẩm-bẩm: có suối bên cạnh mà lo gì, lúc nào rửa tay lại không được, nhưng thôi nín khe là vàng…
Sẵn đà nàng càu-nhàu: “Từ ngày quen anh đến chừ…chỉ có em là săn-sóc anh thôi…còn anh thì….”
Tôi cướp lời ngay: “Hôm bữa em “bổ” (té) sưng ống quyển anh cũng…”
Nàng cắt ngang: “Anh chỉ rờ thôi, chớ có thuốc men chi mô”
“Thường-thường người ta nói xoa dịu vết thương… thì anh cũng thoa qua thoa lại chung quanh vết bầm... cho nó tan máu, đỡ đau, chớ chả lẽ đi chơi suối mà đem theo túi cứu thương.
“Thôi lần sau anh chừa…anh không nói gì cả…em biểu anh uống nước mắm, anh cũng làm theo ý em, về trại anh uống nước đã đời, bể bụng chết bỏ cho em vui lòng”
“Anh làm như là em ác lắm không bằng, em chỉ muốn anh ăn được ngon để khen tài Em nấu…chớ bộ”
Tôi trộm nhìn thấy nàng gạt nước mắt một lần nữa, Tôi yên tâm vui-mừng như người vừa mới trúng số độc-đắc; Người con gái miền sơn-cước nầy quả thật bảo-thủ, quá nhạy cảm, không giống như con gái thành-thị, nàng sơn-nữ nầy tự-hào như muốn khoe tài nội-trợ. À mà cũng là lạ, ở rừng núi mà sao có được những ngón tay búp măng thon-thon đang nhẹ-nhàng mở từng chiếc bánh lá, gói bằng lá chuối rất công phu, tay bẻ đôi trái ớt xanh đưa lên mũi ngửi, nàng vừa gật đầu như thích-thú mùi cay thanh-thanh.
Tôi lặng người nín thinh ái-ngại, không biết mình có chịu nổi sức cay… sẽ hành-hạ ruột gan… có miệng mà chẳng dám nói nên lời! thật tội nghiệp cho tôi!
“Em làm tỉ-mỉ công-phu quá, Má có thấy không”
“Có chứ, mấy lúc sau nầy, Mạ em theo dõi em, biết em làm bánh cho anh… người thông cảm sợ em buồn… nên cũng chẳng nói chi… chỉ nhìn em mỉm cười…đôi khi còn nhắc-nhở em bỏ đúng gia-vị… như tôm khô phải bỏ ra chấy cho thật nhuyển”
“Kỳ ni em nhớ đem theo đũa, nên có lạt mặn gì tuỳ theo khẩu vị của anh…hỉ! Bánh làm bằng bột gạo ăn dễ tiêu, anh yên trí không có sình bụng như mấy lần trước mô mà lo”
Đúng vậy kỳ nầy tôi mới được an-tâm thưởng-thức:
“Ngon quá em ơi…ngon quá”
Ngồi lâu trên tảng đá không quen, giờ cái bàn tọa cảm thấy ê-ẩm hết cảm giác
“Em ơi…mình xuống suối rửa tay, rồi đi bát bộ cho giản gân”
Tôi dang tay kéo, nàng ngoan-ngoãn đứng dậy, tiếng suối chảy róc-rách hòa với nhịp chân người, chậm rải, xào-xạc trên sỏi cát, gợi cho tôi biết bao thanh-thản êm-đềm, quên đi những giây phút nghẹt thở khi thả cũng như bốc Toán về từ trong lòng địch, xa-xa có tiếng chim hót líu-lo với âm thanh thảnh-thót nghe vui tai làm tôi chạnh lòng hồi tưởng đến khóa học Mưu Sinh Thoát Hiểm ở Okinawa: phải tự tìm kiếm lá rừng, trái cây như được in hình trong mỗi lá bài của một bộ bài dày cộm.
“Ở đây có trái Sim tím không…Ni”
“Không anh ạ…chỉ có trái Chùm-Bao và Dâu rừng thôi”
“Đâu mình đi kiếm nó ăn chơi cho biết”
“Đừng ăn nhiều…ăn nhiều anh bị rắc-rối…đi bay không nổi mô”
Nàng đang tìm được cây dâu rừng đầy trái đỏ-ối
“Ôi chào…chua quá đừng ăn anh!”
“Hèn chi ngoài đời người ta kêu cô Dâu, chứ người ta không kêu cô Chuối hoặc cô Xoài’
“Sao vậy anh”
“Vì cô Dâu nào cũng chanh-chua như nhau”
“Anh nói vậy về sau em đi làm Dâu cũng chanh-chua à”
“Em thì chát chớ không chua”
“Thế chát với chua cái thứ mô… anh thích”
“Anh thích chát hơn vì chát chắc bụng, còn chua dễ đau bụng”
Anh biết không, Chúa Mẹ La-Vang, Quảng Trị ban phước, cũng như thiên-nhiên ưu-đải cho dân làng nầy, vì Chùm-bao và Dâu rừng ăn rất mát và nên thuốc nữa, vào mùa nóng dân làng ngủ dậy thấy nuốt nước miếng đau ở cổ, mà ăn nó vào thì đở ngay, lại nhuận trường nữa, đặc biệt trong mùa nắng nầy đâu đâu cũng có, chúng mọc xen kẻ với bụi rậm. Nhưng Trái nầy là của Chúa cho người trong miền núi của chúng em đó!
Hồi xưa anh đi học khóa mưu sinh thoát hiểm, nhà trường có dạy: “Hễ trái nào hoặc lá nào mà Khỉ và Chim ăn là người ta ăn được.
“Sáng nay em chộ Phi-cơ anh bay ngang nhà em, một chặp sau anh đáp rồi lại cất cánh liền, em nghĩ chắc anh quên cái gì nên về lấy… phải không anh?”
Mình nghĩ thầm: “O nầy theo dõi mình dữ quá, nếu nàng làm vợ mình thì đừng có hòng mà bay với bướm, thiên hạ thường nói, khi yêu người ta hay dõi dấu đường đi nước về, nhưng đây mình bay mà cũng bị theo dõi nữa sao?”
“Hôm qua anh bị Phi-cơ khu-trục Hoa-Kỳ F-100 Super-Sabre đuổi phải về lại không phận của mình, mới vừa đáp xuống Đại-Úy Richarson chạy ra biểu phải cất cánh lại ngay, Toán đang bị một Trung-đoàn Bắc-Việt vây đang kẹt cứng trên đỉnh núi, nếu trễ họ có thể bị bắt sống, cho nên em thấy anh cất cánh là vậy đó”
“Thường-thường, các chuyến bay phải báo-cáo cho Tổng Đài Radar biết phi-vụ…”
“Đài đó nằm ở mô anh”
“Trên núi Khỉ-Sơn-Chà, Đà-Nẳng… người chuyên viên đặc-trách Đài khi phát hiện phi-cơ anh, một chấm trắng trên màn Radar mà không thấy ám số nổi lên liền liên-lạc phối-hợp để biết nguyên nhân từ đâu xuất phát điểm sáng nầy. Họ hỏi Đệ-thất Hạm-đội, Sư-đoàn-2 Không-quân Hoa-kỳ đặc trách Thái-Bình-Dương và Không-quân Việt-Nam Cộng-Hòa, tất cả đều phủ nhận không có phi-cơ của họ ở vùng đó, theo huấn-lệnh điều hành, họ phải cho Phi-cơ Khu-trục lên nghênh cản, trước tiên họ làm thủ tục ép-buộc phi-cơ lạ phải đáp xuống Phi-trường gần nhất, làm theo thủ tục nghênh cản giao-ước quốc-tế xong, phi-cơ lạ vẫn không chịu đáp, lúc đó họ sẽ bắn hỏa-tiễn không-không hủy-diệt.
“Ám số trên màn Radar… là gì anh?”
“Ám số là IFF (Identication Friends and Foes) có nghĩa là xác định Bạn hay Địch, người chuyên viên của Đài sẽ cho mỗi phi-vụ một ám số thứ-tự để dễ bề theo dõi vì trên trời rất có nhiều phi-cơ, phi-vụ của anh rất đặc biệt và bí mật, nên anh được lệnh, lúc cất cánh cũng như lúc về đáp không được báo cáo cho ai cả, trong khi cứ mỗi phi-tuần, sau khi cất cánh phải báo-cáo ngay phi-vụ, lệnh hành quân, số phi tác. Vì lý do đó mà anh bị phi-cơ khu-trục F-100 của mỹ đuổi về, khi trên màn Radar có một đóm sáng nổi lên, nhưng lại không có ám số hành quân.
Ở dưới buồng hành-khách, anh nghe Ông Duncan xổ một tràng văn tục, rồi thúc-dục anh cứ tiếp-tục, vì nếu chậm trễ sẽ vô cùng nguy-hiểm cho Toán, họ có thể sẽ bị bắt sống hoặc khi đáp bốc Toán, phi-hành-đoàn sẽ bị nguy-khốn”
“Thôi bay về cho khỏe…đi anh!”
“Anh bay nữa mà không chịu quay về, khu-trục cơ sẽ bắn hạ anh ngay, vì họ đã làm tất cả thủ-tục ép-buộc không cản rồi, nếu phi-cơ lạ cứ tiếp tục bay thì họ sẽ bắn phi-tiễn hạ ngay.
“Thôi họ bảo về …thì cứ về phức đi cho khỏe…anh”
“Khỏe gì được… đáp xuống, bánh xe chưa ngừng hẳn, thì Đại-úy Richarson chạy đến leo lên cho anh biết, có mật lệnh phải cất cánh ngay, dĩ nhiên hai chiếc F-100 cũng đưọc lệnh biết phi-vụ gián-điệp bí-mật của anh cho nên họ bay thẳng một mạch về căn-cứ Udon ở Thái-Lan.
Thọat đầu, bất chợt anh đưa mắt nhìn qua hướng trái, dưới ánh nắng ban mai ở ngoài biển rọi vào, hai vật loang-loáng sang-sáng phản ảnh ở xa xa… dường như hai vật bằng nhôm lóng-lánh dưới ánh mặt trời. Theo phản-xạ, anh định giảm sức máy, chúi mũi xuống núp dưới thung-lũng, vì trong thâm-tâm anh cứ nghĩ rằng Mig-21; nhưng không kịp rồi, anh thấy thân phi-cơ bằng nhôm óng-ánh chần-dần trước mắt anh, gần đến nỗi anh thấy rõ chữ USAF nơi thân phi-cơ, lúc nầy anh mới yên tâm vì biết rằng phi-cơ F-100 của Không-quân Hoa-kỳ. Cho nên khi anh trở về đáp ở Trại, hai chiếc nầy chào anh bằng cách dùng sức máy tạo ra vượt bức tường âm-thanh, rồi vút về hướng Thái-Lan.

(còn-tiếp)

vinhtruong
11-02-2010, 06:38 PM
“Phi vụ của anh là đi cứu, bốc về cho bằng được Toán Strata đã bị thất lạc hơn hai tháng nay, Toán đang bị một Trung-đoàn lính BV bao vây dưới chân núi và họ đang bị mắc kẹt trên chóp núi không xê-dịch được, ngồi đâu lưng với nhau để tử-thủ. Tin mới nhất nhận được trong đó có một toán-viên thất lạc sau khi đụng địch nên chạy lạc lẩn-quẩn đâu đó, anh không có máy HT1 liên-lạc, mà chỉ có độc nhất tấm vải màu da-cam, còn năm toán viên còn lại thì đóng chốt trên đỉnh núi chờ được cấp-cứu, chân cẳng giày mang đều bị rách bươm, tơi-tả… có vài toán-viên bàn chân bị làm độc, nên đã bị sình thối đến nỗi sanh ra con Giòi lúc-nhúc dưới lòng bàn chân.”
Nhận thức phi-vụ nầy vô cùng nguy-hiểm, anh quyết định bay một mình với Duncan: Tôi bỗng nghe một tiếng thét lên như mắng yêu trong tức-tối:
“Sao anh chi lạ rứa… bộ điên rồi hả… rủi anh trúng đạn bị thương rồi ai đem phi-cơ về”
“Em nói có lý, nhưng anh cũng cần phi-cơ thật là nhẹ để dễ bề xoay-xở khi đáp ở trên cao độ trong điều kiện khó-khăn và khẩn-cấp nầy” Anh không muốn chuyện đáng tiếc khi đáp xuống mà không còn đủ sức máy để cất cánh lại, vì ở trường Sơn núi cao mà lại trời nóng rát, không khí quá loảng không cho phép anh dễ dàng cất cánh lại mà sẽ bị power-settling thì nguy cho cả lũ!
“Trước tiên, nhân lúc phi-cơ còn nhẹ, anh nên tìm cách cứu một toán-viên đơn-độc trước, vì anh ta chỉ có một tấm vải màu đỏ cam duy nhất và lẩn-quẩn ở đâu gần đó, sau khi đụng độ với lính Bắc-Việt, anh ta sơ-ý đánh mất máy truyền tin HT1; anh đang cố liên-lạc với Toán-trưởng Strata thì nghe trong nón bay có tiếng la của Duncan át hẳn các tiếng khác:
“Tôi thấy có chữ SOS trên sườn núi, giữa đám cỏ tranh”
Anh mau-mắn la lên: “Ở đâu…ở đâu?”
Duncan la lớn: “Ở hướng bốn giờ”
Anh liền quẹo gắt chúi mũi về bên phải, thấy ngay chữ SOS trước mặt; có lẽ trước đó hắn chui vào đám cỏ tranh rồi chạy vòng thành chữ và dùng dao cắt gốc thành chữ SOS, Anh tăng sức máy phóng tới thì cũng vừa nghe Toán năm người kêu cứu ơi-ới,
Anh dặn họ bình tĩnh đợi anh đi cứu toán-viên thất lạc trước rồi sẽ đón các anh sau
Anh vặn âm thanh vô tuyến nhỏ lại chỉ vừa đủ nghe, dành ưu tiên liên-lạc intertone với Duncan để lo chuyện cứu người, nhưng anh vẫn nghe tiếng la-làng thất thanh của Toán-trưởng báo cáo tọa độ bãi đáp, anh bèn tắt máy vô-tuyến để dễ điều-động
Nàng ngắt lời: “Anh kể em nghe hấp-dẫn quá… nhưng lại càng làm cho em hồi-hộp lo sợ cho tánh mạng của anh… Đêm nào em cũng cầu nguyện vời Đức-Mẹ Maria cho những chuyến bay của anh được bình-an vô-sự trong tay Chúa-Mẹ!”
“Thôi, vậy từ bây chừ trở đi anh không kể chuyện nầy cho em nghe nữa mô…!”
Nàng nài-nỉ: “Anh cứ tiếp-tục kể đi… người càng sợ Ma thì càng thích nghe chuyện Ma”
Vừa bay một vòng thì thấy tấm vải Đỏ hiện rất rõ trên màu xanh của lá rừng, nằm trên một ngọn cây cao nhất ở vùng đó. Anh sà xuống bay thấp sạt qua ngọn cây thì phát hiện có một người đang vẫy tay, đúng ám-hiệu giao-ước trước khi thả, cũng bộ đồ rằn-ri đó trước khi lên Trực-thăng.
Chắc-chắn toán-viên của mình rồi, vì gió giật và cao-độ quá cao, anh phải làm cận tiến thật nhẹ-nhàng… anh rán kềm giữ sức máy hơi cao 2700 vòng/phút, giữ đứng yên một chỗ trên ngọn cây; gió núi xoáy tròn giật mạnh quá làm cho Phi-cơ bị chòng-chành rất khó giữ yên một chỗ; anh bắt đầu thả dây Cáp Cần-trục xuống hối thúc Duncan móc vòng-phao an-toàn vào khớp trục, dây phao bắt đầu chạy xuống, nhưng bỗng dưng nó dỡ-chứng khựng lại, không xuống nữa, anh bấn quá không biết phải giải quyết ra sao, thôi rồi, làm sao cứu hắn ta đây; liền đó, anh nghe có tiếng AK dòn như bắp rang từ bên kia sườn núi có chữ SOS bắn qua, yên tâm… còn lâu đạn AK mới qua tới đây, rồi thình-lình có tiếng AK ở sau đuôi bắn tới nhưng nhịp độ có rời-rạc hơn, vừa cố giữ Phi-cơ đứng yên một chỗ, nhẹ-nhàng từ-từ quay mũi chín mươi độ qua phải để quan-sát địch-tình như thế nào, chúng ở dưới cạnh sườn thẳng-đứng, khó mà leo lên đây dễ-dàng được. Dường như có vài viên đạn trúng vào thân tàu, anh rất có nhiều kinh-nghiệm với âm-thanh đạn xuyên qua thân tàu: “âm-thanh nghe như bánh tráng (đa) bẻ đôi, anh thét lên hối thúc Duncan, “ông nịt dây lưng an-toàn thòng người ra khỏi Phi-cơ đứng trên càng bánh xe… máy cần trục hư rồi… bất cứ giá nào cũng phải đem hắn lên, không nó sẽ bị bắt ngay” Anh bắm nút cắt bỏ dây cáp cần trục để khỏi bị vướng khi cất cánh.
Anh ló đầu ngó ra đã thấy Duncan đứng vững chắc trên càng bánh xe trong vị thế sẵn-sàng. Tiếng AK lại nghe gần hơn, chát-chúa như bắp rang, bên kia Toán năm người cũng phát hiện nên kêu cứu rối-rít… lại thêm vài viên đạn trúng thân tàu nữa, rồi phi-cơ bắt đầu run-rẫy chắc trúng vào cánh quạt chính, mong đừng trúng vào chỗ nhược nơi đầu cánh chạm gió, gió núi bắt đầu giật xoáy tròn Phi-cơ chao đảo rất khó mà kềm giữ cho nó ở yên một chỗ.
Anh tăng sức máy lên 2800 vòng/phút, sức máy càng tăng hắn ta càng bị sức gió đẩy mạnh xuống cho nên hắn càng ôm cứng vào cành cây rồi làm sao mà cứu đây, cánh quạt chính đang cắt ngọt những cành cây nhỏ quanh dưới đó.
Anh thét to… “Duncan, Tôi ấn xuống anh rán kéo hắn lên…O.Kay!”
Bây giờ phải chấp nhận dùng cánh quạt chém những cành cây nhỏ để cứu hắn, Tôi lại ló đầu ra cửa sổ… phải thật chính xác, nhìn hắn đang ôm cành cây lao-chao dưới thân tàu, anh ấn xuống đều tay lái vừa đúng tầm tay của Duncan, lúc nầy anh cảm thấy vô cùng lo-sợ và hồi-hộp… tai nghe những âm thanh các cành cây bị cắt gọn, mắt không dám nhìn vào đó, tâm trí chú ý vào Hắn và Duncan.
Anh đang lẩm-bẩm: Duncan khỏe mạnh thật, hắn ta dang tay kéo hắn lên như xách một con Nhái.
Anh kéo nhẹ phi-cơ lên rồi nhúi mũi cất cánh, trực chỉ bay qua cứu Toán năm người
Bỗng nghe trong nón bay, Duncan la hoảng “hắn chảy máu ở nơi đầu nhiều lắm không biết có sao không, Tôi thấy hắn nhắm mắt nhưng còn thở”
“Ông kiểm soát nơi đầu hắn coi sao kỳ vậy”
“Có lẽ lúc tôi kéo hắn lên mạnh quá nên đầu hắn đụng mạnh vào ổ cần trục cấp-cứu…”
“Không sao…Ông kéo hắn gần lên phía trước mũi Phi-cơ, cho nằm ở đó, trọng lực máy bay sẽ nhẹ bớt, tụi mình đi qua bên kia liền để cứu Toán năm người, O.Kay?”
Anh bắt đầu mở vô tuyến âm thanh lớn hơn, thì đã nghe Toán gào thét ơi-ới
“Chúng tôi đã chuẩn bị bãi đáp rồi, chúng tôi đang thả khói màu Vàng”
Anh hoảng-hốt thét lên: “Đừng, đừng lính Bắc-Việt sẽ thấy…”
“Không sao…vì chúng đã biết chúng tôi ở đây lâu rồi…chúng tôi ngồi đâu lưng với nhau tử-thủ… cố gắng nhanh-nhanh cứu chúng tôi…”
Hắn vừa dứt câu thì anh đã thấy màu khói Vàng bung lên cuộn theo chiều gió trông rất đẹp mắt nhưng không đẹp mắt chút nào trong giờ phút nầy. Anh nhìn xuống mừng thầm và lẩm-bẩm:
“Chắc trời thương thêm một lần nữa!” bây giờ bãi đáp thật lý tưởng, một mõm đá nằm cheo-leo trên đỉnh núi dốc đứng, lính Bắc-Việt muốn bắt họ cũng phải hy-sinh ít nhất một Tieu-đội hoặc hơn thế nữa”
Anh bắt đầu nghe tiếng trung-liên rồi Đại-liên hòa lẫn từ dưới chân núi bắn lên mỗi lúc lại càng tăng cường độ ác-liệt hơn, nhưng anh rất yên tâm vì còn quá xa, đạn không thế nào đến đây được! Thường-thường đáp ở trên núi Phi-công không những rất thận trọng trong tay lái mà còn phải làm cận-tiến thật uyển-chuyển nhẹ-nhàng, ở đây vào lúc nầy anh làm đảo lộn cả sách vở nhà trường dạy. Anh bay ù tới thật nhanh… không từ trên tà-tà xuống mà từ dưới phóng nhanh lên, một cuộc đáp cận-tiến không tiền khoáng hậu, có như thế mới tránh được những tràng đạn của địch, rồi Phi-cơ anh đang lướt trên ngọn cây, trên đầu địch, tai anh nghe thật rõ-ràng tiếng AK dòn như bắp rang dưới cạnh sườn bên kia, trên đà Phi-cơ lướt nhanh, anh phải dùng một động-tác vô cùng nguy-hiểm là “đứng-khựng” (quick-stop) thật nhanh trên không gian, đây là một động-tác vô cùng nguy-hiểm, Trực-thăng có thể bị “trược-nâng” cánh quạt có thể bị gãy và xếp lại thẵng đứng.
“Lại Trời thương một lần nữa… Anh làm động tác “đứng khựng” quá chính xác, liền sau đó anh nhẹ-nhàng gác càng bánh xe lên tảng đá với sức máy tối đa, có một điều thiếu sót là không có Phi-công phụ giúp đỡ để thắng đứng bánh xe khi đáp, chắc có lẽ Trời thương một lần nữa nên Phi-cơ không bị tuột dốc mà chà cà nhẹ qua lại trên tảng đá”
Anh đang dùng sức máy tối-đa, không được giữ tình trạng nầy quá một phút, máy sẽ mất năng-xuất vòng máy và cơ nguy sẽ bị rơi; Dường như tiếng AK đang tiến tới gần hơn, Anh ngoáy đầu ra cửa sổ, thấy Duncan đang giúp kéo từng Toán-viên lên… bốn người đã vào Phi-cơ rất khó khăn vì chân cẳng bị sưng phù-thúi, anh thấy người cuối cùng là Toán-trưởng Đèo-Văn-Đức đang nhe hàm răng nhìn lên cười nhăn-nheo như chó mếu.
Tiếng súng đủ loại bắt đầu nổ khắp nơi, anh chúi mũi cất cánh dựa vào các chướng ngại vật thiên-nhiên, e-ấp xạc vào sườn núi với cây cao dày-đặc, ôm-sát những tựa-điểm cũng như những vùng không có dấu vết sinh hoạt của loài người.
Anh vẫn còn trên phần đất địch, cạnh Đông dãy Trường-Sơn, trên đường mòn Hồ-Chí-Minh hướng cận Bắc, tiến về hướng Nam-Đông-Nam, bên trái là Xã Hóa-Sơn, Huyện Minh-Hóa, Tỉnh Quãng-Bình, vùng nầy rất hiểm trở, đồi núi dốc đứng muốn tìm kiếm hoặc rượt bắt Toán không phải dễ. Nơi đây lại có rất nhiều kho báu từ đời Vua Hàm-Nghi được chôn dấu vào những hang-hốc của Rặng Mã-Cú thuộc địa phận Hòa-Sơn trên vĩ tuyến 17.
Vừa đáp xuống phi-trường Phú-Bài thì đã có vận-tải cơ C-130 đưa Toán về Nha-Trang, rồi đưa họ ra an-dưỡng trên một Trại nhỏ ở trên đảo Bích-Đầm… đích thân Bác-sĩ Trí săn-sóc cho họ, mỗi bữa chỉ ăn được vài muỗng cháo, mặc dầu rất thèm ăn nhưng Bác-sĩ không cho ăn nhiều. Dù vậy, nhưng đói quá, họ cứ đòi ăn hoài nhưng lại bị cự tuyệt. Một thời gian rất ngắn sau đó, họ phục hồi rất nhanh, lúc nầy họ mới được đưa vào đất liền trở lại với cuộc sống bình thưòng
“Em thấy tội nghiệp họ quá… người ta đói mà không cho người ta ăn ác quá!”
“Bộ em muốn họ chết à, ăn nhiều đứt ruột sao!” Bác-sĩ có lý chớ”
“Nếu giao họ cho em chắc chết ngắt hết, uổng công anh cố gắng trong lằn tên mũi đạn đem họ về.
Cô nàng chỉ biết cười trừ!
“Thôi về anh ơi…đã chiều rồi…sợ Mạ em lo”
“À thôi cũng đã chiều tối rồi, chúng mình về đi em”
Tôi nắm tay nàng đi theo những lối mòn quen thuộc mà ruột gan như đứt từng khúc. Khác hẳn những lần trước chúng tôi nắm tay nhau tung-tăng lượn khúc như hai đứa trẻ vô tư; nhưng khi sắp sửa tới đường cái Quốc-lộ 9. Tôi và nàng ngồi xổm trên lối mòn, gỡ ra những gai mắc-cỡ, những bông cỏ vướng mắc, phủi những bụi phấn còn luyến tiếc không muốn bay đi trên chiếc váy sắc-tộc Thái-trắng của nàng. Nàng rất ái ngại sợ không tươm-tất, thiên hạ nhìn thấy họ cười, nàng sợ nhất là người ta sẽ mách với Thầy Mạ của nàng, thì nàng sẽ bị một trận đòn thích đáng
Tôi đưa tay kéo nàng đứng dậy để theo ra đường cái về nhà; Như đọc được trong tư-tưởng của tôi.
“Sao hôm nay em thấy anh ít nói và gương mặt buồn vời-vợi…rứa”
Tôi dối lòng, cười khô, giật mình lấy lại bình tỉnh: “Anh đang suy-nghĩ về kế-hoạch và trách nhiệm trong phi-vụ sắp tới, nhưng thực ra linh-tính báo trước, tôi sắp xa nàng không biết bao giờ gặp lại nhưng tôi lại không dám nói sự thật cho nàng biết sợ nàng thất vọng; thà để cho thời gian lắng dần, nàng sẽ nguôi-ngoai, vết thương nào rồi cũng phải lành theo thời gian…



Giữa năm 1964 tôi trở lại Khe-Sanh để tranh tài với phi-vụ không-ảnh giữa phi-cơ thám thính U-2, khu-trục-cơ dọ-thám RF-101 Woodo và Trực-Thăng H-34; hình ảnh sẽ chụp từ Đèo-Mụ-Gịa tới tiền đồn Ben-Het, đặc biệt là bộ chỉ-huy tiền phương Đoàn 559 ở giữa thung lũng Ashau-Aluối mà phía SOQ gọi là Oscar-Eight. (Ðộc giả có thể xem chi tiết cuộc tranh tài bằng Anh ngữ qua đề mục ở đây: “Queenbee-1 razing a flight of HCM Trail”)
-Phi-cơ dọ thám RF-101 Woodo dưới cao độ 10,000 bộ.
-Phi-cơ Gián-Điệp U-2 bay cao hơn, 10,000 bộ.
-Trực-Thăng H-34 bay kạ-càng trên ngọn cây. (Razed-mode)
Trên đường đến Khe-Sanh, tôi để cho Hảo lái, tôi vặn đài Huế nghe nhạc, lòng vui tươi phơi-phới như mở cờ, chân nhịp theo điệu nhạc trong đài. Tôi tự nhủ thầm: Nàng gặp mình chắc vui mừng lắm, vì đã hai năm dài đằng-đẳng trôi qua, biết bao là nhớ-nhung ray-rức.
Tôi chụp tay lái bay nhanh hơn, nhưng sợ Hảo buồn nên giả-lả:
“Để tôi bay, anh nghĩ tay một chút”
Trong tâm-tưởng cứ nhớ lại kỷ-niệm nàng thường nói: cứ mỗi lần nghe tiếng máy bay là em hồi-hộp, nhưng khi biết được không phải tiếng máy bay của anh là em lại thở dài buồn-bã, Mạ em hiểu được điều đó nên thường hay an-ủi em; tôi có hỏi gặn nàng; thế tiếng máy bay của anh, em phân biệt ra sao?
Tiếng máy bay của anh, nghe rất dễ thương. Dường như tai của phụ-nữ khác tai của nam giới? Hay tại mình nghe tiếng bành-bạch riết rồi chán?
“Làm sao em phân biệt được không phải là tiếng máy bay của anh?”
“Tiếng máy bay kia nhỏ hơn tiếng máy bay của anh”
“Đúng tiếng máy bay hành-khách bay quá cao nên nhỏ hơn”
Khe-Sanh trước mặt, tôi giữ nguyên sức máy đâm đầu xuống cho nhanh; Cảnh núi đồi quen thuộc vui mắt đang chờn-vờn trước mắt dưới bầu trời trong xanh rất là thơ mộng, không một gợn mây, tôi có thể hình dung sắc mặt vui tươi hớn-hở của nàng khi nghe được âm thanh cánh quạt chặt vào không khi hồn nhiên thanh khiết mơ-màng mà nàng đang hít thở.
Phi-cơ càng xuống gần Khe-Sanh chừng nào, thì nhịp tim của tôi đập nhanh chừng nấy, nếu tình trạng nầy kéo dài, thì nhịp tim của tôi đập quá đà, chắc tôi không còn ở cõi trần nầy. Như có điều gì khác lạ, mí-mắt tôi giật lia-lịa, khi nhìn thấy dưới đất cảnh vật như có nhiều thay đổi, nhà cửa đâu mất, thay vào đó là cỏ hoang đã mọc lên cao, ngay đến những nền nhà cũng không còn thấy, tôi cố mở to đôi mắt nhìn xuống nền nhà của nàng cũng bị lạc phương hướng, không còn dấu vết nào cả, tôi thầm nghĩ: bây giờ nàng thất lạc ở đâu? Tôi bay thấp một vòng quen thuộc trên nhà nàng cũng chẳng còn dấu vết nào cả. Có phải ánh-nắng mặt trời chói-chang hay sao, nước mắt tôi ứa ra ràn-rụa, bãi đáp mờ nhòa trước mắt tôi, tôi đang chao-đảo mất đi sự khôn ngoan bén nhạy
“Hảo…anh cầm tay lái, tập đáp cho quen để sau sẽ trở thành IP”
Vừa đáp xong, phi-cơ vẫn còn lăn bánh, chúng tôi đã thấy ngay Thiếu-Tá da màu Thompson đứng đợi tự bao giờ, nơi đây chỉ còn độc nhất có một trại Lực-Lượng Đặc-Biệt nầy mà thôi.
Tôi bung xuống chạy tới hỏi người lính Thượng địa phương, ông cho biết: Chính-quyền chỉ thị phải di cư về Cam-Lộ vì ở đây thiếu an-ninh.
“Họ di-tản bao lâu rồi…?
“Được hai năm rồi”
Thiếu-Tá Thompson cho người ra gọi tôi vào họp gấp.
Thompson đứng trước các phóng đồ hành-quân, chào mừng chúng tôi, ông tự hào căn-dặn: “Phương tiện chụp không ảnh của chúng ta không những là dùng máy hình theo kiểu cổ điển mà còn phải bay thật thấp, những hình ảnh quan trọng nhất là Bộ-Chỉ-Huy Tiền-Phương Oscar-Eight của Đoàn 559” các binh trạm trên đường mòn, công binh xưởng cũng như Trung tâm Huấn luyện bổ xung quân số cho chiến trường … Trong khi U-2 và FR-101 đã bay cao mà còn dùng máy ảnh tối-tân gắn cố-định trên phi-cơ.
“Các anh nên thận trọng cố-gắng vì không ảnh của chúng ta sẽ rất rõ-ràng và chính xác…họ không thể nào thắng hoặc hơn chúng ta được…Các anh đồng ý?”
“Tất cả đều đồng thanh……Đồng-ý”
Tôi thừa biết đây là một phi-vụ vô cùng nguy-hiểm
Tôi bèn quay qua hỏi Thiếu-Tá Thompson:
“Ở đây có xăng 115/145 không”
Ông cho biết, xe Dodge dưới Quảng-Trị vừa chở lên sáng nay sáu thùng phuy xăng.
Tôi lẩm-bẩm có nghĩa là được một ngàn hai trăm lít, nhưng vì an-toàn mình phải bỏ phần nước nặng nằm ở dưới, như vậy là chỉ xử-dụng được chưa đầy một ngàn lít.
Tôi nhắc-nhở Thompson, số xăng nầy tôi chỉ bay được một chiếc mà thôi.
Thompson mau-mắn trả lời: “Ngày mai sẽ có một đoàn quân xa chở toàn là xăng 115/145 cho riêng ông mà thôi”.
Tôi ra lại bãi đáp để đốc thúc chuẩn bị phi-vụ, hôm nay tới phiên Cơ-phi Vàng bay với tôi, vừa ra tới nơi, tôi hối-hả dặn:
“Anh Vàng…anh có bỏ xăng cặn ở dưới đáy thùng chưa”
Hắn ngừng tay bơm xăng, thở hổn-hển trả lời:
“Tôi bỏ gần một phần tư thùng”
“Rán bơm cho đầy nhóc ba bình xăng, hôm nay phi-vụ rất nguy-hiểm, tôi để anh ở nhà, anh lấy cho tôi hai dây nịt bụng an-toàn, một cái cho Master Sergeant Donald Duncan một cái cho Thiếu-Úy Huỳnh-Thuận-Nhã (sau chuyển qua Không Quân và chết lúc Pleiku di tản) thuộc Lực-lượng Đặc-Biệt – “Anh để tôi bơm xăng, anh vào lều nói với Thiếu-Úy Tống Phước Hảo chuẩn bị bản đồ và hành trang để bay copil với tôi vì phi vụ nầy phải chấp nhận đọ sức với AK, và cũng vì an-toàn cho đoàn viên, tôi không thể bay một mình như mọi khi, và nhớ đem ra cho tôi 2 máy truyền-tin ti-hon HT-1, tôi muốn đem theo hai máy cho chắc ăn.

Thật vô cùng lãng mạn và yếu đuối, nếu những người bạn mà biết được tâm trạng của mình, họ sẽ khinh-khi và cho mình là anh-hùng Rơm, ai ai cũng vì nước mà quên mình, chớ không ai vì tình mà bỏ mạng; Cảnh cũ còn đây nhưng người xưa đâu rồi chẳng thấy, tự nhiên mình cảm xúc chán đời, nhưng biết đâu có như vậy mình mới đâm ra liều lĩnh, sẽ điên-cuồng dấn sâu vào sào huyệt của địch: Bộ-Chỉ-Huy-Tiền-Phương, Đoàn 559, mà Toán SOG gọi Oscar-Eight, nơi ngày xưa mình bay phi-cơ quan-sát chấm vào tọa độ là Đồn ‘Litôn’ và ‘Tourout’ phải luồn lách oằn-èo trên con suối lớn giữa hai vách núi dựng ngược lên trời… mình sẽ vào một cạm bẫy với đầy dẫy súng phòng không, chạy dài xuống thung-lũng Aluoi, Ashau là nơi tử địa, “Anh hùng tử chí hùng nào tử!”
Cứ mỗi lần cất cánh và hạ cánh lại phải bay qua con suối, nơi hẹn-hò trữ tình của ngày xa xưa ấy, thật những gì trông thấy mà đau đớn lòng, nơi đây núi rừng thiên-nhiên, không-khí trong lành không bụi-bặm nhưng sao tôi mãi dụi mắt? Tôi đau-đớn bùi-ngùi thầm nghĩ: “Tưởng rằng nàng đã mất ta nhưng thật sự ta đã mất nàng!!! Bây giờ nàng phiêu bạt ở nơi mô!?
Có một lần, chính tôi cũng không hiểu nguyên nhân nào tôi tự động đi ra chỗ hẹn như một bóng Ma dáo-dác nhìn trời, rờ-rẫm vào những tảng đá như ôn lại những kỷ niệm đã điêu tàn trước mắt; Tôi thét vang trong rừng, rồi âm vang vọng lại như tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên sa-mạc mênh-mông lịm dần trong gió cát, nhưng ngược lại, đó là một lời than-thở nhẹ-nhàng, một lời trách móc gởi đi cho gió. Những kỷ niệm ấy vẫn còn lắng đọng trong tâm-trí của người Phi-công hào-hoa, tiềm-ẩn đầy lãng-mạn, dù buộc phải ngụp lặn trong cuộc chiến triền-miên, như nghe đâu đó trên quê-hương mình, chiến tranh là một điều đáng buồn, là tiếng kêu la hoảng-hốt của cả một dân-tộc chớ không riêng gì cho một Miền Nam.
Tin mới nhất do một người lính Thượng có quen biết về gia-đình nàng, rằng gia đình nàng đã phiêu bạt về Cam-Lộ, rồi sau một thời gian ngắn, gia-đình nàng lại định cư tại xóm Đạo La-Vang.
Ai qua xóm Đạo La-Vang
Thấy cô gái ấy cho tôi biết dùm
Ai qua Xứ Đạo La-Vang
Thấy cô gái nớ cho tôi nhắn cùng!
Chỉ là một tiếng kên la thảm thiết… trống vắng… thất thanh… chết lịm giữa bãi sa-mạc!
Ôi…! Ánh mắt đa tình… vẫn còn dõi bóng giai-nhân!!!

Queenbee-1


PS xin xem tiếp: Toan Strata đột nhập Trường Sơn Tây
(Độc giả xem qua sinh-hoạt của Toán Queenbees, bây giờ hoạt động dưới đất của Toán trưởng Strata Cao Ngoc Huan)

vinhtruong
11-08-2010, 06:01 PM
(Ðộc giả xem qua sinh-hoạt của PHÐ Queenbees, bây giờ tới hoạt động dưới đất của Toán trưởng Strata Cao Ngọc Huấn)

Hạ Lào, Xa lộ Harriman huyền biến hay mưu đồ trò chơi Khổ Nhục Kế? bắt mấy thằng Cu Mỹ phải dấn thân, riêng KQVN thì chả bao giờ biết được 4 điểm hậu cần quan trọng mà Không Hải Quân Mỹ không được dội Bom, dù khi bay ngang qua bị dưới đất khai hỏa lên, như dưới 3 chân đè Đèo Mụ Giạ, Đèo Ban karai, Đèo Ban raving, cùng hậu cần 611. Biện-pháp, phi cơ Mỹ khi oanh tạc Bắc Việt đều có 2 phi công, người lo oanh kích còn người kia lo theo dõi nội quy ROE không cho phép phi-công đụng đến 4 mục tiêu trên, làm trở ngại hoàn thành định kiến-1, (axiom-1: Vì đây là trò chơi chiến tranh nên phải có điều-lệ gọi là ROE (Rule Of Engagement) [axiom-1: giao miền nam cho Hà Nội] Vì chỉ cần 1 viên đạn 20ly thì tất cả sẽ tan tành như xác pháo ngay sau đó, một phi cơ chiến thuật lỡ dại F-100 vi phạm vùng cấm được gọi là, “SAM enveloped” bị BV bắn hạ, (xin đọc trang 161-167, Vol-1 “The Ban Karai Pass where one Supersabre F-100 had gone down” một chết, một nhảy dù được cứu thoát).

Harriman, con người đa nghi, muốn chắc-ăn “Làm sao xác định Đoàn 959 có xuất hiện tại nam Lào để dự trò chơi chiến tranh?” Riêng Ðoàn 559, Nhóm Phản gián CIA đã xác định đang hoạt động tích cực tại khởi nguyên mở mang đường Xa lộ Harriman mà cũng là hậu cần 611 (tên hành lang Đường mòn HCM) tại phía Tây vùng Phi quân sự (Tchepone) Còn Ðoàn 759 chuyển vận tiếp tế bằng đường biển đã bị Miền Nam đánh chìm một tàu tại Cà-Mau 1962, tượng trưng một chiếc tàu hạng nhẹ do Trung Cộng sản xuất, viện trợ thành lập Ðoàn vào tháng Bảy, năm 1959; Còn Ðoàn 959 thì sao? W.Colby, (người Trung úy tình báo quân đội OSS, hồi Ðệ-2 thế chiến đã báo cáo cho đại-sứ Mỹ tại LX, W.A Harriman là hồng quân LX đã vào Bertlin, tức khắc Harriman ra lệnh quân Nhảy Dù Mỹ phải nhảy vào Berlin để chụp tay trên những nhà bác học Ðức) được lệnh phải phối-kiểm-chứng sự có mặt của Ðoàn 959 (Pathet Lào cùng BV) dự phần trò chơi chiến tranh tại nam Lào hay không?

Nhìn tổng quát, xê dịch qua phía nước Lào chưa đầy chục cây-số thì đất đai có vẻ phì-nhiêu hơn, các con suối nước không chảy xiết như bên Trường-Sơn Đông mà chảy êm ái qua phía Tây, lượn khúc để nhập vào con Sông Sé-Kông rồi nhập vào các phụ lưu Sông Mê-Kông, nơi đây một thị trấn nhỏ chiến lược có tên là Attopeu mà tình báo Mỹ đang đặt cặp mắt xanh vào đó. Vì thế mới có cuộc hành quân “Lôi-Vũ” do đích thân trùm Tình báo William Colby tổ chức và điều hành. CIA đặt tên cho cuộc hành quân nầy là STRATA Infiltration: [Short Term Road And Target Acquisition] trải dài gần 900 miles từ đèo Mụ Giạ, Ban-Karai, Ban Raving, Tchepone đến Attopeu, và đây là trục sẽ phát hoạ ra Trường Sơn Tây, tương lai là Xa lộ Liên Bang Ðông Dương theo dự tính của Nhóm tham mưu Harriman để đối chọi với xa-lộ Trung Quốc lén lút thiết lập con đường từ Côn-Minh chạy xuống đến bờ biển Ấn-độ-dương xuyên dọc theo nước Miến Điện với âm mưu thôn tính Úc Châu. Tướng Võ Nguyên Giáp sau một thời gian bị thất sũng ngồi chơi xơi nước cùng với Cụ Hồ một thời gian vừa phải (decent interval) rồi sẽ được CIA qua KGB phục hồi nắm lại quân đội để làm Tư lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 do NSC (National security Council) chủ đạo trong tương lai. Sau một thời gian dài vận chuyển tiếp liệu được sơ-tán tràn ngập trên hành lang đường mòn Hồ (đường 559) từ 1965-1970 (đại tá nhị- trùng Bùi Tín sẽ báo cáo cho Mỹ (Donald Rumsfeld) biết để rồi mở cuộc hành quân được gọi (theo danh từ chính trị) càn quét, nhưng khi đại đa số chiến cụ đã được sơ tán vào miền nam của hành lang 559. Sau đó Pentagon sẽ mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 để tiêu hủy chiến cụ, trong đó phải kể phần lớn là trực thăng, vì những thứ quỷ nầy theo quy định làm ăn của WIB là không bao giờ đem thứ quỷ nầy trở lại Mỹ.

Ở Kontum, Colby đặt ban chỉ huy hậu-cứ tại Trung-Đoàn 42/Sư Đoàn 22, còn ở gần giới tuyến Bến Hải, đặt hậu-cứ tại Quận Hương-Hoá, tức Khe-Sanh, Thiếu-Tá LLĐB, Trần Khắc Kính chỉ là Sĩ-quan liên-lạc, phụ tá cho Colby, lo công việc liên lạc hành quân giữa các Toán nhảy thám-sát và các địa phương. Các cuộc hành quân Strata nầy do CIA toàn quyền điều động trực tiếp và tài trợ không giới hạn, mà buổi sơ khai gọi là Biệt Kích Gián Điệp và Queen Bee cho đoàn viên H-34 về trực thăng, phia Việt chỉ là phương tiện cho CIA. Thế thì phi công Gián điệp Biệt kích khác nhau ở chỗ nào? “Máy bay gián-điệp luôn-luôn có đặt chất nổ sẵn trên đó, nếu bị rớt xuống vùng đất địch, thì phải phá cho nổ ngay tại chỗ; máy bay không số, không cờ, sơn màu ngụy trang lá rừng, để phi-cơ ở trên cao ngó xuống không thấy, vì tiệp với núi rừng. Phi-hành đoàn không được mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ bài kiêm loại, nếu bị địch bắt cũng không nhận mình là người của miền nam, kể cả nước nơi mình sanh ra và lớn lên cũng không nhận mình là công dân của nước họ, không được mang theo thuốc lá của Mỹ, phi hành đoàn trang bị súng y chang như Toán Gián điệp Biệt kích hành quân dưới đất, cũng súng tự-sát tí-hon 6 ly 35, Tiểu-liên và súng lục 9 ly của Thụy-Điển không có khắc số súng trong điều kiện bí mật, và chỉ để tự vệ mà thôi, bá súng có thể xếp gọn lại, hay nói cách khác là không được dùng súng của Mỹ. Áo quần Bà-Ba đen đi dép râu hoặc là giày tùy-tiện. Còn Phi-công Kingbee là bay trong phần đất của mình, nên phải mặc quân-phục của Việt-Nam Cộng-Hòa, tên Kingbee được đặt ngay sau khi thành lập Phi-đoàn 219. Các động thái cũng như hình thức chỉ có khác bấy nhiêu đó thôi giữa đoàn viên Kingbee và Queenbee mà phía CIA gọi là CAS Flight Group [Combined Area Studies của Project Delta Group]

Giữa năm 1961, được biết nơi thị trấn Attopeu, do Trung-Tá Khâm-Không, Chỉ-huy Trưởng Yếu-khu Attopeu. Tình hình nơi đây được biết, chính phủ Lào chỉ kiểm soát được từ Mường-May đến Mường-Cao, nằm ở hữu ngạn Sông Sé-Kông, cách Mường-May khoảng 12 cây số về hướng Đông mà thôi. Còn như bên kia Sông Sé-Kông là vùng Pathet-Lào thường hoạt động, nơi đó có con đường mòn chiến lược giao liên từ Bản Phya-Ya tới Bản Tà-Xẻng Cuộc hành quân ‘Lôi-Vũ’ đầu tiên trên đất Lào được thực hiện vào tháng August/ 1961 do hai Toán 7 và 8 bí mật nhảy xuống, mỗi Toán gồm 6 người với vũ khí Tiểu-liên Tiệp-Khắc, nhiệm vụ chỉ thám sát, tránh tuyệt đối không đụng độ. Tiếp theo, Toán 1 được thả xuống phía tả ngạn sông Sé-Kông, gần ranh giới giữa 2 tỉnh Attopeu và Saravane, ở phía Đông Cao nguyên Boloven; ngay ngày hôm sau, các Toán 2, 3 và 6 được tiếp tục thả xuống. Các Toán đã được chỉ định trước, chia ra từng vùng khu, khoanh vòng trong bản đồ, vùng trách nhiệm để lục lọi quan sát. Mỗi Toán hành quân cách nhau chừng vài cây số như đã ấn định trong vòng chu-vi bản đồ, sau cùng, Trung-úy Toán-trưởng Cao-Ngọc-Huân chỉ-huy tổng quát được thả xuống sau hết, đó là Toán 4 chỉ huy.

Các Toán 1, 2, 3 và 6 hoạt động trong vùng Phy-Ya, đến đầu tháng October/1961, được lệnh triệt thoái về nơi an toàn gần biên giới Việt-Lào, khi đến mí bìa rừng cạnh chân núi thì được chúng tôi dùng Trực-thăng H.34 sơn màu ngụy trang, không cờ, số bốc về. Giữa tháng October /1961, đến phiên, Hai Toán 5 và 10 được thả xuống nam Bản-Đông, gần Mường-Nông, một Huyện đang do nhóm Đại-úy Không-Le phe Hữu kiểm soát, nơi đây có một con đường mòn huyết mạch nối liền từ Bản-Đông đến Mường-Nông rồi vào tỉnh lỵ Saravane. Đây cũng là vùng mà quân Pathet-Lào phối-hợp với lính Bắc-Việt, thuộc Đoàn 959 dùng bảo vệ sự chuyển quân và tiếp liệu lén lúc vào Miền-Nam Lào đến ba biên giới. Harriman rất mừng vì BV ngoan ngoãn theo lệnh KGB tham dự trò chơi.

Mọi việc đang diễn tiến vô cùng tốt đẹp với những kết quả thu lượm được rất đáng khích lệ, thì thình lình có lệnh William Colby bảo phải rút ra khỏi Nam Lào khẩn cấp, dĩ nhiên là có mật lệnh của Harriman cho Colby, vì đã “kiểm chứng” được sự có mặt của quân Bắc-Việt và Pathet Lào để tham dự trò chơi chiến tranh CIP/NLF. Trong thời Đệ II Thế chiến, Harriman và Colby là cặp bài trùng, mọi diễn tiến xảy ra khi Hồng-quân Liên-Xô tiến về Berlin, Trung-úy OSS, W.Colby phải báo cáo cho Harriman kịp thời, lúc đó Harriman là Đại-sứ Hoa-kỳ ở Liên-Xô. Mục đích chính là chụp cho được nhiều nhà Bác-học Đức càng nhiều càng tốt, nhưng lại muốn tiết kiệm sinh mạng quân sĩ Mỹ. Sư-Đoàn Dù chỉ nhảy vào Berlin đúng lúc và đúng chỗ để chụp các nhà Bác-học Đức trên tay Liên-Xô. Harriman lợi dụng Nhóm Bác-học nầy cho quyền lợi Tư-bản về phát triển kỹ nghệ chiến tranh qua thế-hệ “phản-lực” giữa Liên Xô cùng Hoa Kỳ trong một bó [package Aid to Russia 1941-1946 Plan] Thật là may mắn, Hoa kỳ đã vồ-chụp được nhà bác học Ðức Dr. Werner von Braun và một số khoa học gia Đức về hỏa tiễn chạy qua phía Mỹ và trốn khỏi bị rơi vào tay Soviet. Prescott Bush, chủ tịch Hội đồng Kỹ nghệ chiến tranh WIB bèn đi thẳng vào ngay chương trình dọ thám qua vệ tinh [American Spy Satellite Program] qua đó Hoa kỳ mới phát hiện được những tài nguyên thiên nhiên nằm sâu dưới thềm lục địa, trong đó có ở Việt Nam và đão Lý Ngư gần Nhật/Trung, cũng như nằm sâu dưới lớp tuyết vùng Tây Bá Lợi Á và những nước Cộng hòa Trung-Á trong âm mưu tương lai của Harriman dùng “tối huệ quốc” [US Freedom-Support-Act] dụ khị họ sau nầy trong thế chiến lược Eurasian, làm cho người dân 8 nước Cộng Hoà nầy sẽ được hưởng mực sống cao hơn dân Moscow.

Hành-pháp Kennedy khi nắm chính quyền đã thực tâm quan niệm rằng phải thực hiện một nước Lào trung lập thật sự, Kennedy không muốn dính dấp quân sự ở vùng quá xa-xôi nầy; Tất cả các lực-lượng ngoại quốc phải rút ra khỏi Lào và cấm xử dụng lãnh thổ Lào vào các mục tiêu quân sự, sẽ có Hiệp ước hoà-bình tại Lào vào ngày 23/July/1962 do Kennedy chủ trương. Một chính phủ trung lập do Souvanna-Phouma lãnh đạo sẽ cai-trị toàn lãnh thổ Lào. Nhưng có ai biết được chính sách Mỹ không nằm trong tay của tổng thống Mỹ mà nằm trong tay Đại-đế-1 dấu mặt William Averell Harriman. Cái gọi là W.A Harriman được TT Kennedy ủy nhiệm công việc tái lập Hiệp-định hoà bình trung lập cho nước Lào, nhưng ông lại làm theo kế hoạch của riêng ông như Free-wheeling-Diplomat với Nhóm học-giả xuất chúng đã thiết kế từ 1950 bằng một Tam đầu chế Skull and Bones.

Sách lược khai phá Trường Sơn Tây từ đèo Mụ-Giạ băng ngang qua phần đất của lãnh thổ Lào, như Tchepone và Attopeu, đó là khúc đường dài 900 miles đến Ba biên giới Việt-Miên-Lào là mục tiêu siêu chiến lược cho mai hậu; nhưng phải do công cụ gián-tiếp mà nhiệm vụ lại là “trực-tiếp” khai phá, do quân lính CSBV mở mang con đường Trường Sơn Tây. Trong khi các tướng lãnh BV từ Văn Tiếng Dũng trở xuống, thích xuyên qua Trường Sơn Đông hơn, vì lý do di-chuyển trong một tháng mà Trường Sơn Tây phải mất 4 tháng. Riêng chỉ trừ công cụ gián tiếp Võ Nguyên Giáp, vì là thành viên OSS (trong hình giải mật trang 32, tập-1) là chấp nhận đánh trận xa không đánh trận gần – Thuốc khai quang sẽ phóng đường (tracking) làm dấu hiệu vàng lá và trống trải, kèm theo hàng trăm ngàn cây “sensor-antenna” ghi-chuyển-âm được thả xuống dọc theo hành lang, móc trên cành cây hoặc ghim xuống đất để “kiểm chứng” âm thanh, theo dõi các hoạt động của quân BV. Arc Light B.52 sẽ phá và bình địa những vùng núi đá qua chiến dịch Rolling-Thunder, nếu như làm đường theo kiểu phương giác-từ, phát xuất từ dưới đất, phóng thẳng theo đường chim bay sẽ có vô-vàn trở ngại, như phải làm quá nhiều cầu-cống, lên xuống quá nhiều dốc đứng, thay vì chỉ lệch qua Trái hay Phãi vài độ giạc, đã dễ làm đường mà ít tốn phí nhiều công xây dựng cầu cống chằng chịt qua những con suối dưới đó. “Con người dẫm chân mò-mẫm trên mặt đất mới thật sự là “Hoàng-đế của sự khai phá đường xá” Có một điều nên ghi nhớ “Quân sự yểm trợ Kinh-tế, theo định luật Malthus”

Sau khi đã biết chắc Hà Nội chịu chấp nhận trò chơi CIP/NLF qua toán Lôi-Hổ thám sát, Harriman làm một cú dò la tin tức: Tháng 6 năm 1962, vào một buổi sáng chúa nhựt không đẹp trời cho lắm, Harriman và một nhà ngoại giao trẻ tuổi William H Sulliam đã bí mật đến họp với phái đoàn BV tại Genève để thăm dò quan điểm của Hà Nội. Harriman lái xe đậu bên lề đường gần Ga Xe lửa để tránh các viên chức của phái đoàn VNCH ở bên kia đường có thể nhìn qua trông thấy Harriman và Sulliam đi ngả cửa sau của một khách sạn nhỏ do người Miến Ðiện làm chủ, rồi leo lên cầu thang để đến gặp Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm và Ðại tá Hà Văn Lâu của Hà Nội. Họ đang nóng lòng chờ hai ông đến, sau khi trà dư qua lại thăm hỏi xã giao.

Harriman đi thẳng vào vấn đề: “Trong thời gian chiến tranh, cá nhân Tôi có nghe nói Ðồng minh chống lại việc Pháp trở lại Ðông Dương, nhưng sau đó Hoa kỳ không thể làm gì được để ngăn chận việc nầy!” (Làm sao những vị nầy hiểu được trước mặt họ là người nắm giữ chính sách Mỹ quyết tâm khuấy động chiến tranh lần thứ-2 để đáp ứng nhu cầu quyền lợi của Bọn Ðại tư bản WIB, chính họ đã bí mật chỉ thị cho Ðại tá OSS, Alfred hướng dẫn quân đội Pháp đổ bộ tại Hải phòng 6/3/1946) để khuấy động lại chiến tranh lần thứ-1 (1946-54) cho quyền lợi WIB Bones.

Ông Ung Văn Khiêm cũng nói rằng: “Tôi cũng nghe như vậy và rất ngạc nhiên khi thấy Hoa kỳ chấp nhận việc Pháp trở lại các thuộc địa cũ!”

(Ðại tá OSS Alfred Kitts nếu không phải là hướng dẫn viên nhưng ít nhứt cũng là một nhân chứng a tòng với quân đội Pháp trở lại Ðông dương vào ngày 6/3/1946 tại bờ biển Hải Phòng do sư chủ đạo của Harriman. Tháng 7/1946. Theo lệnh tình báo quân đội OSS, Cụ Hồ đang ở Pháp cho lệnh Vỏ Nguyên Giáp mở cuộc tổng tấn công VNQDÐ từ Thanh hóa trở ra, Tướng Giáp công khai hợp tác với Bộ tư lệnh Pháp ở Bắc Việt qua tình báo OSS giới thiệu [2 điệp-viên trẻ Lucien Conein và Russell Flynn Miller nói tiếng Pháp rất giỏi] Tướng Giáp xin Pháp giúp pháo binh tấn công VNQDÐ và ÐMH. Ngày 12/7/1946, Tướng Giáp mở cuộc tấn công vào trụ sở VNQDÐ ở phố Ðổ Hữu Vệ, Cửa Bắc và Quan Thánh; Chiến xa Pháp hỗ trợ Việt Minh theo lời yêu cầu của Giáp, chặn các ngả đường giúp VM mở cuộc tấn công. Chiến xa Pháp bắn đại liên và trung liên xối xả (xem Vỏ Nguyên Giáp, “Những tháng năm không thể nào quên” [Des journees inoubliables] bản dịch pháp-văn HN 1975, tr.290-295)

Cán Bộ Tình Báo OSS ai cũng thông thạo tiếng Pháp (trích dịch của CTD – Jean Sainteny, Histoire d’une paix manqué, Paris 1953,p.171) Cụ Hồ nghe theo sự hướng dẫn của OSS thoả hiệp với Pháp để dựa vào Pháp thanh toán Phe đối lập tạp nhạp. (Sau nầy CIA cũng nhờ Tướng Trịnh Minh Thế cùng hiệp với quân đội Quốc-Gia dẹp các lực lượng đối kháng tạp nhạp) Và để cho Quân đội Pháp tiến vào Bắc bộ qua cảng Hải Phòng do ĐạiTá Alfred Kitts Tình báo OSS hướng dẫn.- Kitts theo nguyên tắc tình báo đã đích thân làm nhân-chứng toán quân Pháp đầu tiên đổ bộ trên bờ biển Hải Phòng vào ngày 6-3-1946. Quân đội Pháp trang bị từ chân tới đầu đều là trang cụ làm ra tại Mỹ; ngay đến những trang-cụ nặng như tàu đổ bộ, xe-cộ trang bị quân dụng đều thặng-dư làm ra vào chiến tranh thứ II; Những Sĩ quan Việt Minh nhìn quân đội Pháp tiến vào bằng cặp mắt căm thù; nhưng ngặt nỗi Cụ Hồ lại cứ tin theo Mỹ khuyến dụ nên để cho quân đội Pháp thành lập những trại lính tại Hải Phòng cũng như tại Hà nội và những thành phố khác. Và cũng không bao lâu quân đội Pháp lại nghe theo bọn OSS (Cụ Hồ và Pháp đều nghe theo lời khuyến dụ của Phản gián OSS vì miệng đã cắn nhằm viện trợ Mỹ) bắn xối xả vào quân đội Việt Minh có nghĩa là gây chiến để có cớ bọn buôn súng Mỹ giải tỏa số vũ-khí thặng dư đồng thời thí nghiệm và phát triển loại vũ-khí mới vào một nơi xa-xôi không bị bẩn-đục môi trường sống tại Mỹ!.

Như Tôi đã có trình bày nhiều lần, “Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập như Philippines; Dù tham vọng và ngoan cố thế nào, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Ðộ … nhưng Harriman [Thủ lảnh Skull and Bones] không muốn vậy vì khẩn thiết sẽ phải hoàn thành kế hoạch 1960-CIP [Counter Insurgency Plan]

Có một điều rất buồn cười, một hôm chiếc xe Jeep của Đại-tá Alfred Kitts dù có treo cờ Mỹ, nhưng Việt Minh vẫn bắn xối xả vào; Sáng hôm sau một Đại-úy Việt Minh phải đi xin lỗi vị Đại tá Kitts nầy vì sự nhầm lẫn. Họ đều mặc cùng trang phục, cùng xe Jeep giống nhau thì VM làm đếch gì biết phân biệt được, vả lại họ đều là người da trắng; Cụ Hồ ra lệnh coi cho kỹ không phải là người Mỹ thì mới bắn. Các bạn có ý kiến gì về vụ nầy!? Hồ Chí Minh theo lệnh OSS chuẩn bị một cuộc chiến lâu dài và gian khổ gọi là “tiêu thổ kháng chiến” chống Pháp để cho Mỹ giải tỏa hết số bom đạn tồn kho sau thế chiến-Hai! Nếu chúng ta không bị cái nhóm (WIB) Kỹ Nghệ Chiến Tranh của Mỹ để con mắt cú-vọ đầy tham vọng thì cũng như 60 nước thời đó trên thế giới sẽ phục hồi lại nền độc lập đương nhiên vào thời điểm sau Thế chiến thứ 2. Việt Nam có thể tránh khỏi cuộc chiến 9 năm với Pháp, đi từ tự trị đến độc lập; Dù tham vọng và ngoan cố cách nào đi nữa, Pháp cũng phải trả lại độc lập cho Việt Nam như Hòa Lan ở Nam Dương, Anh ở Ấn Độ v.v… Dĩ nhiên, đem lên bàn cân thì sự căm thù của Cụ Hồ về sự lừa bịp của Mỹ hơn gấp nhiều lần hai vị Tổng-thống Diệm, Thiệu. Dĩ nhiên người Việt chúng ta rất quý mến người Mỹ, nhưng với chính sách Mỹ thì thật rất buồn lòng!

Cộng-Sản là phương tiện, cứu cánh là cứu nước, trong hoàn cảnh nầy Cụ Hồ bị Harriman xô đẩy phải vướng dây thòng-lọng của khối CS mỗi ngày mỗi siết chắc hơn mà cũng theo mưư đồ của Harriman. Đó là định luật đương nhiên! Sự kiện nầy sẽ phải trả lại tính trung thực cho lịch sử mà chỉ có lịch sử mới có quyền phán quyết công bằng, còn bây giờ coi như thời buổi nhiễu nhương tranh tối tranh sáng, người viết vô cùng e ngại dù rằng chứng cớ rành rành trong thư-viện.(Library of Congress) Nhưng chắc chắn chỉ có lịch sử mới phán quyết, cá nhân, đoàn thể, phe nhóm nên im cái miệng lại đừng cho rằng mình biết quá nhiều mà sự thật không biết gì cả!

. Đến chừng nào thì Cụ Hồ mới hết tin Mỹ? Vì những năm trước đó, sau khi gia nhập OSS 1943, vào một buổi trưa, trên Miền Sơn Cước xa-xôi thuộc vùng Tây Bắc Hà-Nội, bầu trời tuy nhiều mây, nhưng không xấu lắm, chiếc Phi-cơ vận tải hai chong-chóng CAT-46, không cờ số, lấp-lánh trần-trụi với lớp vỏ sáng lòe màu Nhôm, đang thả dù các khẩu súng Trung-Liên BAR, Garant, và Carbine xuống mật khu vùng Tây Bắc Châu-Thổ, xuôi lên thượng nguồn sông Hồng-Hà, mật khu Pat-Pó để giúp Cụ Hồ chống quân phiệt Nhật, đồng thời Toán NCO của OSS sẽ huấn luyện cho Trung-đội võ trang tuyên truyền của Võ-Nguyên-Giáp và Văn-Tiến-Dũng làm phó; Ngoài ra Bác-sĩ Mỹ, ông Paul Hoaglant, thành viên của phái bộ “Deer Team Mission” lo săn-sóc bệnh hoạn cho Cụ Hồ đang bị sốt rét rừng và kiết lỵ (hình giải mật trang 32).

Sau khi bị Mỹ phỉnh gạt, Cụ Hồ trực diện một cuộc khủng hoảng Kinh-tế một cách trầm-trọng do giặc Pháp để lại: Mất mùa, hạn hán, cầu-kỳ sụp đổ, đặc biệt là sự thất bại thê-thảm từ năm 1954 đến năm 1956 của chính sách cải cách ruộng đất. Nhưng sau đó để xoa dịu dư luận, Cụ đã phải hy-sinh Tổng bí-thư Trường Chinh và một số Cán-bộ thân tín; Cụ Hồ ra lệnh đầu năm 1957 rút trên 100.000 quân từ Nam về Bắc. (Đọc Stanley Karnow “Việt-Nam A history” Editions Viking, New-York, năm 1983, trang 225) Nhờ vậy, nhiều cơ sở Việt Cộng tại đồng bằng sông Cửu-Long bị phía VNCH tiêu hủy, dân chúng sống được một thời gian tuyệt-đối an-bình từ năm 1954 đến năm 1959; cũng thời gian ấy, Cụ Diệm đã hai lần triệt hạ các cuộc nổi loạn tại Nông-thôn, vào năm 1956 và lần nữa vào năm 1958 làm Harriman vô cùng lo lắng cho ảnh hưởng thành quả của thế siêu chiến lược toàn cầu Eurasian)

Có ai hiểu đây là nguyên cớ chính mà Harriman quyết loại Cụ Hồ ra khỏi cơ quan quyền lực!? Từ 1957 đến 1959 là thời gian sóng gió nhứt trong nội bộ lãnh đạo đảng, và đây là khúc quanh lịch sử đánh dấu ngày đại hội đảng thứ 15, vào tháng 4, 1959, qua sức ép của trục Ma-Quỷ [CIA và KGB] đã cưỡng bức Cụ Hồ rời khỏi cơ quan quyền lực, nhưng vẫn còn giữ chiếc ghế Chủ tịch đảng hư vị, và nếu Hồ chết thì để chiếc Ghế-Trống muôn đời không ai được ngồi trên đó, nhưng trục Ma Quỷ lại huyền biến chiếc ghế nầy như bức tường Thép để cho đảng CS cầm quyền núp dưới chiếc ghế đó bằng hệ thống cai trị siêu Mafia trong bí-mật… đến 50 năm sau (1959-2009) …

Ðã đến lúc phải nên làm sáng tỏ thêm câu nói trên của Thượng Nghĩ Mc Cain tại Paris, Cụ Hồ là người quốc gia, cái đỉnh cao trí tuệ lại khai-thác các nhà truyền giáo như Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, đúng 50 năm sau: Ngày 11/7/2009 (1959-2009) Trần Quốc Bảo, giám đốc sản xuất cuốn phim (dĩ nhiên CIA đưa các tài liệu mật và Linh mục Lễ mới thực là người đứng mũi chịu sào) DVD, “Sự Thật Về Hồ Chi Minh” là người yêu nước, có công giành được độc lập cho dân tộc, thống nhứt đất nước…thì dân tộc Việt vẫn phải mãi mãi nhớ ơn Hồ Chi Minh! “Giá trị mà Cụ Hồ Chí Minh coi trọng nhứt trong suốt cuộc đời mình là những giá trị của nền “CỘNG-HÒA” dựa trên cơ sở “TỰ-DO, BÌNH-ÐẲNG, BÁC-ÁI” Thêm vào câu nói dưới đây chưa được phối kiểm mà tự vì người viết suy diễn qua 20 năm miệt-mài nghiên cứu nơi thư-viện. Một hôm, tại Congress Library tình cờ tìm thấy: “Cụ Hồ khi còn ở trong tù đã được OSS móc nối, và đã được Quốc Dân Ðảng thả tự do qua Tướng Trương Phát Khuê, vào tháng Tám, 1944 Cụ Hồ được QDÐ Trung Hoa thả và chuẩn bị về Việt Nam để vào mật khu Pat-Pó chống lại quân phiệt Nhựt theo mưu-đồ của OSS và chính OSS, bởi điệp-viên 19 sẽ nhảy dù tiếp tế súng đạn xuống Pat-pó để giúp Cụ sau nầy, như huấn luyện quân-sự cho Trung đội Võ trang tuyên truyền của Võ Nguyên Giáp và Văn Tiếng Dũng là trung đội phó. Lời tâm sự đáng chúng ta ghi nhớ khi tỏ-bày với Tướng Trương Phát Khuê, “Tuy tôi là người Cộng Sản, nhưng bây giờ vấn đề mà tôi quan tâm không phải là chủ nghĩa CS mà là độc lập tự do cho dân tộc; Tôi xin hứa với ngài một lời hứa đặc biệt trong vòng 50 năm tới sẽ không còn thực hiện chủ nghĩa CS ở Việt Nam [Vì đã đến 50 năm sau, 1945-1995 theo lộ-đồ thiết lập bang giao, chỉ còn có Cụ Giáp còn sống, nên Giáp luôn luôn ở phía Mỹ như vẫn còn là một thành viên OSS trung thành kết nạp từ Patpó 1945] 1995 là ‘điểm-mốc’ giải thể chế độ CS tại VN thành Bộ chính trị Tư bản Ðõ để thu-gọn cung-cách trao đổi bằng đưa nguyên liệu qua tay Trái, rút về bằng tay Phải với dollar Xanh qua trương mục tín dụng ngân hàng thâu gọn trong tay một số ít người mà Mỹ yêu quý như “đại-cồ tư-bản Ðỏ” vào các trương mục tại Hoa Kỳ, trong ấy Việt Kiều cũng được đặc-ân dễ-dãi, vui vẽ hàng năm gởi về hàng tỉ dollar, các nước Nhựt, Nam Hàn, Thái Lan, Phi, Mã-lai … cũng vui vẻ giúp Mỹ một tay xây dựng hậu chiến. Tiền ở đâu mà VN phát triển to thế!? Nhưng họ lại cứ kích-thích truyền thông văn hóa thúc đẩy Việt-kiều mãnh liệt với luận cứ hung-hãn tấn công CSVN hầu che dấu kín-đáo, làm lu-mờ âm mưu độc-ác của WIB về “cuộc bỏ phiếu bằng chân” tạo nên một nghĩa trang vĩ đại nằm sâu dưới đáy biển Thái Bình Dương mà Việt kiều đang trong cơn mê ngũ. Tuy nhiên cái đỉnh cao trí tuệ nầy cũng chứng minh cho Việt kiều thấy rằng “What you get what you pay”

Trong khi quốc tế CS cho rằng Hồ khẳng định: “Ðối với các dân tộc thuộc địa ở phương đông, chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” điều quan tâm của Cụ Hồ không phải là chủ nghĩa CS mà là độc lập, tự do của Việt Nam (dĩ-nhiên cái thế lực ghê gớm 6 người nầy sẽ phục hồi danh dự cho Cụ Hồ, sau khi buộc phải phản bội Cụ vì quyền lợi sống còn, và hiện nay, đầu thế kỷ 21, đang hé mở như chúng ta cũng đang ngạc nhiên qua những tin tức giựt-gân từ truyền thông văn hóa làm đảo lộn khá nhiều về thành kiến đã đông đá trong khối ốc chúng ta tự bấy lâu nay; Tôi đưa ra một sự kiện đáng chú-ý: Ngày 25/4/2005 qua The News-week Paris Match, có một cuộc phỏng vấn dành cho cựu tù binh Thượng nghị sĩ John McCain, người đã bị cai tù Hà-Nội hành hạ đến nỗi ông phải toan tự sát 2 lần nhưng đều thất bại. Ông tuyên bố: (vì quyền lợi dân tộc, lương tâm kẻ sĩ, hay một siêu thế lực trong bóng tối cần tiếng nói của ông để giải bày bí mật của lịch sử đã đến điểm mốc thời gian phải toát ra từ cuối đường hầm tăm-tối, và hiện tại đang sáng lạng đối với McCain trong sự tài trợ để trở thành một tổng thống tương lai? thể theo tạ-từ của Emperor-1 nhưng với Emperor-II thì lại chọn Thái-tử George-Bush con của mình) “Les Sud Vietnamiens n’ont jamais cruque le gouvernement en place à Saigon était legitime. Ils savaient que Hồ Chí Minh était un nationaliste qui rechercherait l’unification du pays” Người dân miền Nam không bao giờ cho rằng chánh phủ hiện tại Saigon là hợp pháp; Họ cho rằng Hồ Chi Minh mới là người quốc-gia tìm kiếm sự thống nhứt đất nước. Và chắc chắn một thời gian ngắn sau đó, cái thế lực ghê-gớm nầy sẽ cho ra nhiều tài liệu minh xác Cụ Hồ phải được vinh danh vì chiến công cứu nguy dân tộc, nhưng họ lờ đi cái đoạn (1954-1975) “kỳ đà cản mũi” vì quyền lợi hẹp hòi của chúng mà buộc phải có được sự hoàn tất cho xong chiến lược CIP [Vì sự hạn hẹp của đề-mục nầy, xin độc giả nghiên cứu thêm chi tiếc nơi Chapter-9: Comment, critical analysis/ The New Legion] Dĩa DVD nầy cũng không khác gì cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” 1955, do CIA Mỹ tài trợ có sự trợ giúp kỹ thuật của Phi Luật Tân. Hậu thuẩn cuốn DVD nầy quy tụ nào là giáo-sư, luật-sư, kỹ-sư, bác-sĩ… họ đều là những tinh hoa của người Việt hải ngoại; Cuốn phim nầy theo tôi nghĩ nó có nhiều giá trị, vì có những nhân chứng sống động là những nhà nghiên cứu thật sự nổi tiếng, trong đó có những nhà nghiên cứu ngoại quốc, họ dựa theo những tài liệu cũa nhiều tác giả có giá trị khác nhau ở trên thế giới, rồi đúc kết lại (sách tài liệu trong Library of Congress) Cuốn phim nầy sẽ bị những người chống cộng cuồng tính hung-hãn tấn công … trong khi chúng ta đối xử lịch sự có văn hoá với kẻ thù tại sao không thể đối xử lịch sự có văn hoá với những người không đồng quan điễm với mình? Một siêu thế lực “Bố-Già” quyền hạn bao la cưỡng bức giao cho tam đầu chế Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Mai chí Thọ từ 1959 cho mục tiêu chiến lược EurAsian …

(Xin quý vị nghiên cứu đừng đặt câu hỏi mà hãy tìm trong Library of Congress, section History, Vietnam War: “The New Legion” – hay để tiết kiệm $65, xin hãy vào website dưới đây coi ‘ké’ được gần 100 trang)

http://books.google.com/books?id=UIw...page&q&f=false


Queenbee-1

vinhtruong
11-11-2010, 03:50 AM
William Colby bị Phạm Xuân Ẩn knock-out

(Trong chiến tranh VN, sự mâu thuẩn và xung đột gay gắt trong nội bộ CIA giữa chính phủ đương quyền và siêu chính phủ trong hậu trường chính trị: Tôi muốn nói giữa William. E. Colby và điệp viên Russell Flynn Miller, mà người đại diện Skull and Bones đều hành cuộc chiến là McNamara. Nói đến William Colby là nói về Bộ Tam Sên: Đại-Sứ Ellsworth Bunker, Tướng Creighton Abrams và William Colby, bộ ba chủ chốt cuộc chiến Việt-Nam, nhưng có một người quyền hạn vô biên trong bóng tối thì chẳng ai biết đến. Ðó là William-A-Harriman, Kiến Trúc-sư cuộc chiến VN mà cũng là Thủ lãnh Ðảng Skull and Bones, cực kỳ chống phá đường lối hành động của Tình báo thuộc ngành CIA do W.Colby điều hành bằng cách xử dụng tài tình “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến Phản-gián và chống Phản-gián tại Việt Nam, hậu quả cuộc chiến bí mật thả gián-điệp ngoài Bắc hoàn toàn bị thất bại trong mưu-đồ của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] Colby hai lần muốn chụp Ẫn mà có được đâu?)


William Egan Colby và Cuộc Chiến Bí Mật

Bài nầy có chữ “bí mật” cũng như “huyền-bí” thì thế nào cũng có thắc mắc, nhưng tôi luôn có quan điểm tôn trọng sự thật đúng như nó có, không thêm không bớt, không tô hồng, cũng không bôi đen, không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại, không vì ghét bên nào, giận bên nào thì tô vẽ họ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với phe nào, ưa phe nào thì tả phe ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút - Làm như thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện của người mong ước trả lại tính trung thực cho lịch sử cho sử gia. Quả thật đánh giá đúng, thật đúng một bài, một thành phần không dễ chút nào, mỗi tác giả đều vừa là tác nhân, là chứng nhân của lịch sử, vừa có thể là nạn nhân của lịch sử - Một bài có thể đúng về mặt này, trong phạm vi này, lại sai trái về mặt khác, trong phạm vi khác. Lại còn tuỳ theo điều kiện khách quan, tuỳ theo chỗ đứng và góc nhìn, lại còn tuỳ theo lập trường và nhãn quan chính trị. Nên người viết đề nghị hãy click vào Web, youtube, trang sách có đáp số như tác-giả đã ghi-chú bên cạnh, riêng vì tôn trọng những nhà nghiên cứu, sử gia nên vào Thư viện Quốc hội Mỹ Library of Congress, kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới. Tại đó có thể tìm đọc những sách báo, tập truyện có giá trị kể cả báo ngày Quân Đội Nhân Dân, Saigon Mới... từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có biên bản trang nào là có thể photo copy ngay tại chỗ, Nơi đây, thí-dụ bạn muốn phối kiểm sự có thật “tin-đồn” về 10 trong 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều có thấy tên trong đó, nếu không có tên Võ Nguyên Giáp trong đó, thì chúng ta gọi là tin “Vịt-Cồ” của Hà Nội bố-láo. Chúng ta cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp, vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình.

Mục nầy thật nhậy cảm và vô cùng phức tạp, nên tốt nhứt hãy tránh ba lập luận: Tôn giáo, chính trị, và cái Tôi xuất sắc! Cái gì mình cho đúng chắc chắn là đúng rồi! Nhưng đừng bắt mọi người cho mình đúng, như thế mới là người lịch lãm! Có người cho tôi, phê bình tôi chỉ biết một nhưng không biết mười, tôi rất quý trọng vì họ am tường chuyện nầy hơn tôi: Thí dụ “Bài anh viết coi được như một tô phở tuy có mùi thơm ngon đấy, nhưng rất đơn sơ, nếu như tôi thêm chút gia-vị, chút tương ớt, ngò-gai và tí rau thơm thì tuyệt; rồi có một người lại cho rằng muốn tuyệt cú-mèo thì cho thêm một chén hành trần nước béo và trứng non thi ngon biết mấy, thì quá tuyệt vời. Vì có rất nhiều hình giải mật nhưng chưa đủ, trong lý giải có chứng cớ trong sự cam kết giữa CIA và KGB để dễ phát hiện ra một bãi tha ma đủ loại trực thăng tại bãi đáp dành cho pháo binh của trung đoàn-3/SĐ1, tại Hồng Hà-2, đến các anh em tù binh Dù, Đồi-31 bị áp giãi ngày 26/2/71 trên đường mòn 92B ra bắc

W. E. Colby và Cuộc Chiến Bí Mật: Trong chiến tranh VN, sự mâu thuẩn và xung đột gay gắt trong nội bộ CIA giữa chính phủ đương quyền và siêu chính phủ (Permanent Government) trong hậu trường chính trị: Tôi muốn nói giữa William. E. Colby và điệp viên 19, Lucius [Lucien] Conein, mà người đại diện Skull and Bones đều hành cuộc chiến là Bộ trưởng quốc phòng McNamara, lại thi hành theo chỉ thị của WIB (War Industries Board) Lời tuyên bố đanh thép của Colby: “He should not be contemptuously slandering Vietnamese who gave their lives and efforts to prevent Communist rule … but who saw their great power protector wash its hands of them because of the costs of McNamara’s failed policies!” The cause affirmed Colby, was indeed “noble”, American fought it the wrong way under McNamara, and lost it in good part because of him”.

Hậu quả, Colby phải chịu cảnh “Sanh Nghề Tử Nghiệp” đó cũng là nghiệp chướng của một điệp viên tài giỏi nhứt của Mỹ vào thời Đệ-2 thế chiến. Lấy thí dụ: “Trò chơi “Cút-Bắt” giữa tay sai Saigon và Hà Nội: Trong tổ chức Gươm Thiêng Ái Quốc có cuộc hành quân “SSPL-Loky” và chúng ta nghe Đại tá Jack Singlaub, người đứng đầu SOG nói: “We would spend our time feeding them well, give them very high calories foods ...So when they went back, they were healthier and certainly had more poundage …!” cho trò chơi “Cút bắt” giữa KGB và CIA cho hai đứa tay sai thao-luyện học tập (mục đích bài nầy cho anh em tay sai phía bên kia biết mà bớt bố láo và sau nầy sẽ bỏ 2 sư phụ Nhỏ mà theo đại-cồ sư-phụ, ngày đó không còn xa nữa mà đã thể hiện nhãn tiền). Mục đích kích thích cho Hà Nội được nung-đúc tánh háo thắng, cao-ngạo mà tiếp tục trò chơi cưỡng chiếm cho được miền nam. Thông thường người dân đói khổ miền Bắc kể cả cán bộ nhỏ, nước da xanh dờn, ốm yếu, sắc mặt người nào cũng da chì mặt bủn, bỗng dưng xuất hiện, mắt mày hồng hào, mập-mạp, tráng kiện thì thử hỏi có phải “Ông ơi tôi ở bụi nầy không?” Ðây cũng là cuộc tập luyện cho hai bên. Nó cũng không khác gì cuộc thí nghiệm phòng không và chống phòng không giữa Mỹ và Liên Xô đã trắc nghiệm các hệ thống điện tử về quốc phòng như vừa qua tại bầu trời Triều tiên cho thế hệ phản lực cơ chiến đấu Mig-15 và F-84 có bầu trời trắc nghiệm không chiến Dog Fight và bây giờ qua giai đoạn hoả tiễn tiềm kích và sensor điện-tử chống lại của dùng mấy thằng cu pilot Mỹ để làm vật hy sinh thí nghiệm.

Cho đến nay có nhiều giả thuyết về nguyên nhân đã khiến chiếc “Cò Trắng” bị rớt. Cùng với hồi ký của Tr/u Phan Thanh Vân “. . . máy bay tự nhiên rung, giật mạnh, không hề nghe bất kỳ tiếng súng nổ hay bất kỳ một âm thanh nào . . .” cũng như lời của các nhân chứng, dân chúng lẫn công an địa phương, thì máy bay tự nhiên bốc cháy và rớt. Tuy nhiên chính quyền CSBV thổi phồng sự việc nên đã tuyên truyền là phi cơ bị súng phòng không bắn hạ. Hiện nay họ vẫn trưng bày các hiện vật còn xót lại của chiếc C-47 tại nhà Bảo Tàng Lịch Sử QĐND tại Hà Nội để khoe “chiến công tưởng tượng” của họ .

Điều ranh mãnh đặt hàng cho vài tác giả Mỹ cũng căn cứ vào tuyên truyền của CSBV để viết rằng chiếc C-47 cò trắng bị phòng không hạ. Và hầu như các toán nhảy ra bắc đều bị tóm cổ nhờ giòi trong bụng của W. Colby bò ra cho Phạm Xuân Ẩn bằng tiếng Việt thì hết xảy, trong khi Ẩn là phóng viên UPI đội lớp tam-trùng..

Nói đến William Colby là nói về Bộ Tam Sên: Đại-Sứ Ellsworth Bunker, Tướng Creighton Abrams và William Colby, bộ ba chủ chốt cuộc chiến Việt-Nam, nhưng có một người quyền hạn vô biên trong bóng tối thì chẳng ai biết đến. Ðó là William-A-Harriman, Kiến Trúc-sư cuộc chiến VN mà cũng là Thủ lãnh Ðảng Skull and Bones, cực kỳ chống phá đường lối hành động của Tình báo thuộc ngành CIA do W.Colby điều hành bằng cách xử dụng tài tình “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến Phản-gián và chống Phản-gián tại Việt Nam, hậu quả cuộc chiến bí mật thả gián-điệp ngoài Bắc hoàn toàn bị thất bại trong mưu-đồ thao-dượt của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA]

William E.Colby sanh ngày 4/January/1920 tại Saint-Paul, Minnesota, là đứa con trai của Elbridge Colby, một Sĩ-quan Bộ-binh trí-thức; Vợ ông tức mẹ của Colby là Bà Magaret Mary Egan Colby. Bà là người vô cùng ngoan đạo Thiên-Chúa (Roman Catholic) săn-sóc kỹ-lưỡng hướng dẫn con mình đi theo con đường Kitô hữu, nhưng có được toại nguyện đâu với thằng con quỷ-quái nầy.

Theo gia đình đến Tiểu Bang Vermont, nơi đây ông tốt nghiệp High School tại Burlington, rồi qua Đại- học Princeton University, ông cao 5 feet 8 inches, luôn luôn mang cặp kiếng dầy mo mà cũng để che bớt đi sự ác-độc dễ lộ ra nơi đôi mắt. 1940 Ông tốt nghiệp A.B. Năm 1941 Colby tình nguyện vào Lục-quân với quân hàm Thiếu-úy và năm 1943 ông gia nhập vào Tình-báo Quân-đội OSS (Office of Strategic Services) ông trượt trên tuyết khỏi chê, nhờ thời gian còn trẻ ở Burlington, Vermont. Khi chiến tranh thứ 2 đang bùng nổ, Colby nhảy dù xuống Norway làm Trưởng-đoàn gồm 100 người của một đơn-vị Gián-điệp chuyên phá hoại, với quyết tâm: “Quân Đức đừng hòng đụng đến lãnh thổ Norway”(có phải vì thế nên sau nầy khi được lệnh ngụy tạo ra sự kiện Vịnh Bắc-bộ, năm 1964 “Gulf Tonkin Incident” ông chọn “chiến tốc đỉnh” cũng như đoàn viên người Norway) ông luôn luôn án-ngữ sau lưng địch từ nước Pháp chạy dài lên Norway với mục tiêu không cho quân Đức khai triển xuyên qua Norway để chống lực-lượng Đồng-minh mà cũng canh chừng đầu cầu sẽ đổ bộ ở Normandy. Colby đã điều-động thành công phá hoại các cầu xe hỏa, đó là đường huyết mạch, nên quân-đội Đức phải tu sửa tức khắc, nhưng rồi sau đó lại bị Toán của Colby phá sập.

Năm 1945, Colby cưới vợ là Barbara Heinzen, họ có với nhau 4 đứa con; Năm 1947 Colby học Law School tại Columbia University và cũng vào năm nầy, Quốc-hội Hoa-kỳ chấp nhận thành lập CIA (Central Intelligence Agency) qua ảnh-hưởng của người sáng lập ra Đảng-hội Skull and Bones là W.A Harriman và người Phụ-tá là Prescott-Bush [ông nội của T.Thống thứ 43] Sau một thời gian ngắn làm việc tại văn phòng luật-sư, ông chuyển qua làm việc tại Stockholm, Thụy-Điển (năm 1951-1953) rồi thì chuyển qua Rome (năm 1953-1958) như là một viên chức tầm thường lo về dịch vụ nước ngoài trong toà Đại-sứ; Nơi đây ông tìm cách giúp đỡ để Cộng-Sản không thắng nổi các phe nhóm Chính-trị thân hữu với số tiền chi tiêu lên tới hằng trăm triệu đôla; tiền ở đâu? Colby là người điều hành chỉ thị từ Đảng đại-ca Skull and Bones cho Đệ-tử Mafia tại Âu-Châu thi hành những mật kế chuyên về ám sát. Ðó cũng là nguyên nhân xét đoán sai lầm cho là Colby giết Kennedy khi báo chí tiết lộ Mafia giết?

Năm 1959-1964, Colby được bổ nhiệm làm Trưởng CIA tại Sàigòn; Năm 1965-1967 Colby trở nên Giám-Đốc CIA tại vùng Viễn-Đông; Tại nước Indonesia Colby ủng hộ Phe Nhóm Quân-đội lật đổ Tổng-Thống Sukarno; CIA ước tính cuộc tắm máu nầy không khác gì người Đức Quốc-Xã tàn sát người Do-Thái trong thời kỳ Đệ-nhị Thế-chiến. Rồi thì trở lại Nam Việt-Nam, làm Giám-đốc Kế hoạch Phượng-Hoàng (Phoenix Program) Năm 1968-1971; Nơi đây ông đã thủ tiêu một số lớn Việt-Cộng nằm vùng, có nguồn tin ước lượng cho rằng đến 60,000 VC nằm vùng đã bị thảm sát, nhưng chính đương sự cho ra con số đáng tin cậy là 20,587 nhân mạng. Về phía Việt-Cộng thì cho rằng khoảng 40,000 VC hạ tầng cơ sở đã bị giết; Dường như Colby đi đến đâu đều gieo rắc chém giết tang-tóc cho đất nước mà ông đặt chân bước xuống; Đứa con gái của Colby, Cô Catherine rất đau khổ khi biết cha mình đã tàn sát nhân dân Miền-Nam một cách vô cùng dã-man qua sự suy đoán của các đồng-nghiệp với Colby. Nàng Catherine được phép mầu đánh động phải ngăn cản bàn tay vấy máu của cha nàng nhưng đành ôm nỗi thất vọng vì không lay động được sự cương quyết của người cha. Catherine đã đau khổ, cơn bệnh hành hạ đau-đớn vì những oan-hồn quanh-quẩn trong óc Cô; Và rồi nàng Catherine đã tắt thở vào tháng April/1973.

Ngày 4/September/1973, Tổng-Thống Richard Nixon bổ nhiệm ông làm Giám-Đốc CIA; Khi Quốc-hội Hoa-Kỳ được biết về kế hoạch Phượng Hoàng (phoenix program) đã lên án “Đây là một tội ác đối với nhân loại”, sau một loạt điều tra về những hành động lạm dụng quyền hạn quá đáng, như ám-sát, thủ-tiêu, hành-hạ con người. Năm 1975, Quốc-hội lưỡng viện đòi hỏi Colby phải ra điều trần những việc làm bất xứng vừa qua (ý đồ của W.A.Harriman muốn đưa đứa con của người Phụ-tá của mình là George H.W.Bush vào thay thế Colby cho kế hoạch giải thế chế độ Cộng sản và đồng thời che kín vụ tai tiếng Watergate mà Quốc hội đang đặt nhiều nghi-vấn cho Richard Helms) William Colby buộc phải trình bày cho Hội-đồng Thượng Nghị-Sĩ (the senate committee) cũng lại do Chủ-tịch Frank Church chủ toạ, (ông nầy là một nhân vật tạo dựng tu chánh án “Cooper-Church” 1970, rồi “Case Church” 1973; nói tắt, ông nầy là chìa khóa của chính sách Hoa Kỳ) thuộc đảng Dân-Chủ, Idaho với đầy đủ chi tiết của các hoạt động vừa qua nhắm vào các nước Nam Mỹ. Nhưng làm sao ai biết được George H W Bush muốn giữ chức vụ Trung ương Tình Báo CIA để tiếp nối con đường chiến lược toàn cầu của người tiền nhiệm W A Harriman đã vạch sẵn là đánh gục Liên Xô theo thế chiến lược Eurasian.

Sau khi bị lưỡng viện Quốc-hội công kích phê bình, tinh thần nhân viên CIA có bị giao động; bị công kích tội ác về chiến tranh VN, báo chí (được bí-mật thuê mướn để khủng bố hành pháp) nổi lên bình phẩm Cơ-quan CIA và tham vọng quyền hạn quá đáng của nhân viên điều hành; Hội Nhà Thờ United Methodist Church họp, các Đại-biểu tại Atlanta, lên án đây là hành-động ‘tội-ác chống lại nhân loại!’.Cánh Trái đã không ưa mà Cánh Phải như Barry Goldwater, có tiếng là bảo thủ cũng không mấy gì ưa thích hành động của CIA qua quyền Giám-Đốc trách nhiệm của Colby; Để đi đến kết luận, Quốc hội buộc tội Colby đã làm hư hỏng chính sách Quốc-Gia; Ngày 30/Jan/ 1976, Tổng-Thống Gerald Ford phải cách chức Colby và thay vào bằng ông George H.W Bush. Coi như sự nghiệp tình báo của Colby đã tiêu tan từ giờ phút nầy. (Có ai mà biết được Geoge H.W.Bush, thế hệ thứ 2, là người nối ngôi triều đại W.A Harriman từ 1969, và thể theo lời yêu cầu của Donald Rumsfeld và Dich Cheney khuyên bằng mọi giá, Bush-Cha phải nắm cho bằng được CIA, đễ bảo vệ Richard Helms về vụ Watergate. Liền sau đó Rumsfeld gởi phiều trình cho TT Ford July, 10, 1975).

Colby bị buộc nhiều tội, như âm mưu ám sát Fidel Castro, tắm máu tại Indonesia, xâm phạm quyền công dân mà không phải trách nhiệm của CIA, trắc nghiệm vi sinh học vào cơ thể người dân (biological tests) vi phạm điều khoản đã ấn định cho CIA, ám hại những người vô tội trong chiến dịch Phượng-Hoàng tại VN năm 1968… nhưng bề trái là gây câm thù giữa MTGPMN để sau nầy không thể hợp lại với VNCH mà chống lại Hà Nội, cũng giống y chang khi quân đội Mỹ, xúi phe phái chống đối, cho rằng sẽ lật đổ Saddam Hussein, nhưng quân Mỹ tới biên giới là rút về mục đích gây căm thù giữa Sunny và Shite để sau nầy, lần thứ hai tha hồ mà tiêu diệt nhau, để rồi Mỹ lại rút về thi hành chiến lược Malthus “tàn phá rồi xây dựng lại” y chang như VN.

Những oan hồn đi theo trù ẻo kể từ khi đứa con gái Catherine chết, rồi mất chức Giám-Đốc CIA, rồi bị Tổng-Thống Ronald Reagan (nhưng sự thật là do chính Phó TT Bush rất am tường về tình báo) đưa ra toà năm 1982, vì lý do tiết lộ tài liệu cơ mật Quốc-gia (unauthorized disclosure), dù rằng xuất bản bằng tiếng Pháp, những ghi nhớ của ông về nỗ lực tìm kiếm những mật hiệu của chiếc tàu lặn Liên-Xô bị chìm sâu dưới đáy biển. Để khỏi ra toà Colby đành chịu phạt 10,000 dollar, Bush rất lo sợ Colby là người biết quá nhiều phải thanh toán thôi!

Năm 1984, Colby thử đổi Bà vợ mới coi có hên được chút nào không! Colby ly-dị Bà vợ thứ Nhất và cưới liền bà vợ thứ Hai là một cựu nữ chính khách, Sally Shelton; Cuộc đời của Colby đã gây ra quá nhiều sóng gió và chết chóc cho nên cuối đời Ông không tránh khỏi tai-ương. Vào một ngày trong mùa Xuân năm 1996, Colby một mình đi xuống bờ sông nơi căn nhà nghĩ mát cuối tuần ở Rock Point, Maryland và phóng canoe trên giòng nước quen thuộc, nhưng có ai biết đâu, đây là lần xuất hiện cuối cùng của con người gây nhiều oan-nghiệt. Đến khi thân xác ông được tìm thấy thì muôn ngàn nghi vấn chung-quanh cái chết quái lạ của ông; Tang-lễ cho Vị cựu Giám-Đốc CIA được trọng thể thi hành theo nghi thức danh-dự của Quân-đội tại nghĩa trang Arlington. Sau nghi lễ riêng tư của gia đình và bạn bè. Một hủ đựng tro hỏa-táng của Colby được xe ngựa chuyển đi chậm chậm đến một nơi an nghỉ cuối cùng, giữa nhiều mộ đá hoa và hàng cây thông cao vi-vút. Tiểu-đội danh-dự tiễn đưa qua 21 phát súng chào vĩnh-biệt và lá cờ Hoa-Kỳ được gói trọn giao cho người quá phụ, Sally Shelton-Colby, ông hưởng thọ 76, mất tích 27/April trong khi rong rủi trên giòng Sông Rock Point, Maryland. Xác Colby được tìm ra 8 ngày sau đó.

Sau đây những lời tường trình qua báo chí thời đó:
Cựu Giám-Đốc CIA thích mọi người thân đừng gọi ông là Mr, Colby mà nên gọi ông là Bill cho có vẻ thân mật; Theo những nguồn tin của hàng xóm; Vào ngày April 24, trước 4 ngày ông bị ngã và chìm sâu dưới nước trong lúc ông đang chạy thuyền về phía Nam của Maryland; Ngày hôm ấy người anh cả nhà nghề điệp viên Colby, hiện ra với vẽ mặt đầy trẻ-trung sáng chói so với tuổi đời đã 76, người ta mường tượng ra ngay một biệt kích nhảy dù với chuỗi dài hiên ngang trong ngành tình báo gián-điệp, xông pha sau lưng phòng tuyến Đức vào thời kỳ Đệ II thế chiến và vừa qua trong trận chiến Việt-Nam cùng với cuộc chiến tranh lạnh, ông đã tỏ ra hăng say quá độ, giữ mãi trong tâm-tưởng “Tổ-Quốc, Danh-dự, và Trách-nhiệm”.

Dù rằng bị chê trách thậm tệ trong chương trình Phượng-Hoàng ở VN, nhưng Ông vẫn giữ lập trường chống CS và giúp đỡ nhân dân Miền-Nam loại trừ cơ sở hạ tầng VC nằm vùng; Ông cho rằng đây là một thành công nhất… như nếu chúng ta có một tổ chức ám-sát như Mafia chẳng hạn lẩn lộn trong dân chúng, dĩ- nhiên chúng ta sẽ tìm ra ngay ai là bạn, ai là thù. Đó là nhiệm vụ cơ bản của tình báo CIA, xác định, phân loại ai Xanh, ai Đỏ hay là Xanh trộn với Đỏ bầm; Để rồi túm cổ, thủ tiêu, ám sát hay bắn chết dọc đường. Vì chúng ta ở trong thời buổi chiến tranh nơi đó; Nơi đây ông đích thân điều hành, chỉ khác ở Âu-Châu là ông phải gián tiếp qua sự móc nối với Mafia; Hay nói cách khác những hành động bạo hành kể trên là để giúp Miền-Nam bình định. Ông vẫn bảo-thủ chiến thuật ám sát, bắt cóc để cho người dân không còn sợ mối đe dọa khi cấn phải khuyến khích họ bảo vệ Làng-Ấp hơn là VC đi đến đâu là trốn chạy đi nơi khác, hoặc chính mắt nhìn thấy họ tấn công vô tội vạ vào Làng-Xã! “Chúng ta tạm thời đem họ ra vùng an-toàn, xong rồi lại đem họ vào trở về Làng-Xã cũ của họ; Rồi bảo vệ, cho họ ít khí giới để tự vệ, xây dựng lại Làng-Xã, cầu đường hoặc đào những kinh dẫn thủy nhập điền hay bất cứ gì miễn họ cãm thấy sung-sướng và hạnh-phúc. Thế mới gọi là Ấp-Chiến-Lược chớ! (Chánh phủ Diệm đâu có lấy sắc máu nhưng vẫn thành công).

Có những nguyên cớ mà người dân vẫn nghi ngờ rằng CIA có dính líu trong vụ ám sát TT Kennedy và cũng theo nhiều nguồn tin có dẫn chứng, Woodward, phóng viên Washington Post, lần đầu gặp ‘Deep Throat’ vài giờ có nghĩa là với Colby, có nhiều nguồn tin dẫn chứng có nhiều cuộc họp mật dưới hầm của Parking. Vì thế sự mất tích của Colby đem đến nhiều huyền thoại mà người đời thích bàn luận; Khi Colby bất chợt mất tích trên một phụ lưu Sông Potamac, tới những 9 ngày sau mới tìm được xác. Có điều hơi lạ là Colby bị cơn đau Tim bất-thần nhưng không chịu ngã xuống ngay trong Canoe mà lại nhảy tũm ra ngoài sông để chết đuối. Vì thế một viễn tượng cho thấy rằng sự đánh giá của Woodward đã cho người đời một nghi vấn có giá trị, Colby là ‘Deep-Throat’!? Bà quả phụ Sally Shelton-Colby, một viên chức cao cấp trong cơ quan phát triển Quốc-Tế (International Development) cho rằng: “thật là hàm hồ cho chồng tôi là đầu mối chính trong vụ Watergate… ”chồng tôi không phải là ‘Deep Troat’ Anh không bao giờ là như vậy!” Xung quanh cái chết của Colby mà cũng có nhiều nguồn tin trái ngược (có một điều chúng ta nên ghi nhận trong chiến tranh VN, Colby không ưa việc làm điệp-viên OSS 19 Conein, có nghĩa Conein là người của Geoge H W Bush)

-Nguồn tin thứ 1: Vào thứ hai, May/6, xác Colby được tìm thấy chỉ chưa đầy 20 yards từ chỗ phát hiện chiếc canoe của ông ở vào một vùng mà tìm kiếm qua lại nhiều lần bằng Trực-thăng và các Toán sục sạo ở dưới đất. Điều đáng ghi nhận là xác chết của Ông không có mang phao; Nhưng theo lời Bà vợ thì Colby luôn-luôn mang phao khi xuống nước. Một người bình thường cũng phải đặt ra nghi vấn.

-Cuộc giải phẩu để khám nghiệm ngày 11/May cho thấy rằng: Colby bị chết đuối vì ngạt thở, dường như bị ngã xuống nước khi cơn stroke bộc phát. Khám nghiệm y khoa cho biết ngày thứ Friday là như vậy.

-Xác Colby được tìm thấy ngày Monday, sau 8 ngày tìm kiếm gồm Trực-thăng, thợ-lặn, Chó săn, trang cụ Sonar, Colby mất tích ngày 27/April trong khi vui chơi trên canoe một mình trên giòng Sông thuộc hướng Nam của Maryland, khi phát hiện ra xác của Colby trong vị thế mặt úp xuống trên một vùng đầm lầy, cạnh bờ Sông. Phẩu thuật khám nghiệm cho thấy, Colby bị một cơn bạo phát sơ cứng mạch máu (hardening of the arteries) Trưởng y khoa John Smialek nói như vậy.

-Cái chết đột biến và bất ngờ không bình thường, bởi vì Colby đã bị stroke trước khi rơi xuống sông (tại sao không rơi trong lòng canoe mà phải chòi ra ngoài để rơi xuống sông?) Cuộc khám nghiệm đi đến kết luận: chết đuối và bị đông máu, đó là nguyên nhân cái chết của Ông. Lời kết giải của Jeannette A. Duerr, phát ngôn viên của Bộ Y-Tế và vệ-sinh của Maryland (cũng không có gì đặc biệt và mới mẻ)

-Phẩu thuật khám nghiệm cho thấy, Colby đã chết sau khi đã ăn-uống với nồng độ rượu 0.07 phần trăm của rượu (Wine) Người khám nghiệm cho biết: không tìm thấy gì gọi là Drug trong cơ phận của Colby.
Người xưa thường nói: “ác lai ác báo” Colby đã gieo rắc biết bao cảnh chết “bí mật như vậy” thì bây giờ đến phiên Colby phải lãnh. Nếu phải là nghiệp-quả thì ăn cháo vẫn bị gãy răng!
(còn tiếp)

vinhtruong
11-13-2010, 03:04 AM
Vì sao William Colby một điệp viên tài ba lỗi-lạc của Thế-chiến-2 mà phải chịu thân bại danh liệt trong cuộc chiến bí mật tại Việt Nam? Thoát thai từ “Diệu-kế Eurasian” (Eurasian Great Game) từ 1920 đến 2020, trong đó có cuộc chiến tại Việt Nam 1945-1975 như cái chiến lược mà bản chất của ngành phản-gián, điệp viên đào luyện phải được nổi tiếng nhứt, thành công nhứt trong công việc bảo mật công tác và bào toàn bản thân, Tôi muốn nói “Tam trùng” Phạm Xuân Ẩn, một Cán bộ CS mà Mai Chí Thọ đặt hoàn toàn tin tưởng nhưng Thọ không biết gì về hành động của Ẩn đã bị Phản gián Mỹ khai thác một cách tinh-vi. Phạm Xuân Ẩn, thông tín viên Việt Tấn Xã VNCH và Reuter là Ðại-tá Tình báo CSBV, Ẩn sanh 11/9/1927 tại làng Bình Trước tỉnh Ðồng Nai, nhưng hồi nhỏ Ẩn thường sống ở Rạch-giá; Thời còn đi học, Ẩn tham gia phong trào Việt Minh, bỏ học ở Cần Thơ khi chưa hết cấp-ba vì hăng say biểu tình mít tinh hơn học. Ẩn gia nhập đảng Cộng-sản VN tháng 2/1953, được Lê-Ðức-Thọ đặt vào ống kính và bổ nhiệm Bác sĩ Phạm Ngọc-Thạch người chỉ huy trực tiếp Ẩn về công tác tình báo ở Củ-chi trong các cơ sở của Hãng Caltex, Thuế-vụ Pháp và được mật lệnh phải gia nhập SÐ 25BB của VNCH để đánh lừa sự nghi ngờ của hành pháp miền Nam. Anh họ của Ẩn là Phạm Xuân Giai, Ðại úy VNCH, học ở Fort Bragg, Kansas, Cha Ẩn chết trên tay Ẩn ngày 24/9/1957 ở tuổi 57 khiến Ẩn phải xin dời chuyến đi Mỹ học báo chí theo lệnh Ðảng. Nhưng Mai Chí Thọ đã ra lệnh cho Ẩn phải đi và trấn an rằng việc mai táng do Ðảng lo liệu tất cả. Thọ vẫn luôn luôn nhìn nhận Ẩn là điệp-viên trung thành duy nhứt, “Tôi gởi đi Mỹ vì Ẩn nói tiếng Anh giỏi hơn tất cả đồng chí khác và là người đáng tin cậy nhứt”. Trong thời gian đang học ở Mỹ, em ruột của Ẩn bị bắt trong chiến dịch tảo thanh Việt Cộng thời chính phủ Diệm khiến Ẩn hoảng sợ phải học thêm tiếng Mễ Spanish định trốn qua Cuba hay Nam Mỹ nếu bị lộ tông tích. Ðiều đọc giả đáng chú ý, Ẩn qua Mỹ ngày 16/8/1957 học báo chí tại Orange Coast College ở California từ tháng 4/1958 dưới sự bảo trợ do một người bạn của điệp-viên 19 Lucien Conein tên là Brandes (trong cái Cơ-quan mà “Giòi” trong bụng chui ra vô cùng bí mật, làm sao TT Diệm hiểu được qua sự đề nghị của ân-nhân Ðại-tá Landsdale: Chính phủ Diệm đã tin tưởng thành lập cái ung nhọt có tên “Sở nghiên cứu Chính trị và Xã hội”(Office of Political and Social Studies) do ông Mc Carthy làm Trưởng cơ quan mật-vụ nầy, cái ổ phá hoại nội tình Miền Nam. Landsdale lại tuân thượng lệnh, đề nghị thành lập thêm cơ quan mật-vụ xâm nhập Miền Bắc, trách nhiệm đưa gián-điệp ra hoạt động tại vùng rừng núi Miền Bắc với cái tên “Sở liên lạc Phủ Tổng thống” do Ðại tá Roger là người đầu tiên được cử làm Cố vấn cái ổ ung nhọt nầy: sở Phản tình báo hoạt động bí mật của cả hai Miền Bắc Nam. Làm sao TT Diệm không tin Hoa kỳ qua Lansdale và Ðại sứ Reinhard về việc giúp đợ Cụ Diệm trong buổi dầu sôi lửa bỏng, để đối chọi với Ðảng Lao-động của HCM qua tổ chức Cần Lao Nhân vị Cách mạng Ðảng theo kiểu Trung Hoa Quốc gia mà CIA có công di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch cũng như thuộc cấp ra đảo Ðài-loan 1949 với mưu đồ sẽ xảy ra cuộc chiến tàn khốc về “ý-thức-hệ.” rồi thành lập Thanh niên Thanh nữ Cộng hòa đối chọi với Thanh niên Cộng sản HCM làm chỗ dựa chính trị. Qua những diễn tiến mà tôi cho Phạm Xuân Ẩn là “Tam-trùng” kể trên để chứng minh qua con trai của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ẩn đã học báo chí ở Chapel Hill, NC và Luật ở Duke củng như con cháu của Tướng Võ-Nguyên-Giáp [thành-viên OSS 1943] sau nầy ở California.

Về nước tháng 9/1959 đúng vào lúc mà trục Ma Quỷ khai diễn trò chơi chiến tranh CIP/NLF, trong chiến dịch càn-quét VC của TT Diệm đang diễn ra ráo-riết (vì HCM rút về Bắc 100.000 quân từ 1957, Cụ bỏ ý định gây thêm tang tóc cho dân Việt [đọc Stanley Karnow “VN Viking, NY, 1983, trang 225] HCM hy vọng “Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh”) Phạm Xuân Ẩn thấy nhiều đồng chí Ẩn bị bắt, trong đó có Mười Hương, Ba Quốc tức Thiếu tướng Ðặng Trần Ðức trong cụm gián điệp H-67 bị lộ do một nữ giao-liên bị bắt trên xe đò Củ Chi, trong xách có tài liệu. Ẩn cầu cứu với Bác sỉ Trần Kim Tuyến dĩ nhiên có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Phản tình báo Mỹ qua điệp viên Russell Miller, George Carver và nhứt là điệp-viên 19 Lucien Conein, liền sau đó Ẩn được mật lệnh của Mai Chi Thọ hầu che mắt Mỹ đổi đi làm việc tại Việt Tấn Xã với Nguyễn Thái làm cho Reuters. Tháng 8/1964 Ẩn rời Reuters để làm cho tờ NY Herald Tribune với Berverly Deepe, người đã bảo trợ cho gia đình Ẩn sang Mỹ sau 30/4/1975. Ẩn thường ra khỏi nhà để đi thăm dò các tin đồn, ít nhứt là dăm ba nơi vào mỗi buổi sáng trước khi về văn phòng của báo Time ở khách sạn Givral làm việc. Sau bữa cơm trưa Ẩn mới đến văn phòng báo chí Mỹ-Việt để báo cáo, Ẩn khôn khéo tránh né không cho đăng các tin vịt không căn cứ để giữ uy tín riêng cá nhân và tờ báo Time; Chẳng hạn tin nội bộ MTGPMN đảo chánh ở Sông Bé lật đổ Huỳnh Tấn Phát để đưa Ðinh Xáng lên thay thế. Ký giả Jean Claude Pomonti và báo Le Monde của ông ta đã mất uy tín vì đã vội đăng tin giật gân nầy! Ẩn cương quyết không cho đăng bất kể sự phản đối của hầu hết các đồng nghiệp và của chính báo Time, vì Ðinh Xáng đã bị mật vụ Mã Thành Tâm VNCH bắt ngay sau khi từ Pháp về trên chặn đường Công Lý (ai biết CSBV và CIA hơn Ẩn chứ? Có thể tin giờ chót Bộ chính trị, Lê Ðức Thọ không muốn xáo trộn trong nội bộ MTGPMN) Và cũng nhờ thế mà uy tín Ẩn và báo Time ngày càng tăng. Phản tình báo Mỹ còn cho Ẩn biết như hàm ý nói lên Hà Nội hiểu rằng: “Nam Việt Nam như cái xác khô sau khi Mỹ rút!” vì sợ Hà Nội nửa đường bỏ cuộc. Sau một thời gian thử thách, Ðảng-viên Ẩn bắt đầu gởi các báo cáo cho Cục Tình báo CSBV về các hoạt động của chính phủ Diệm, người được báo Life, TT Eisenhower, và TT Kennedy đề cao là nhà lãnh đạo xuất sắc nhứt Á-châu. Ngoài ra còn đủ các tin tức chi tiết khác về Quốc sách Ấp chiến lược, Bình định Nông thôn, Chiến thuật trực thăng và thiết xa vận, chính sách Chiêu hồi, chiến thuật Tam giác kế chống phi cơ oanh kích… quý giá đến nỗi Mai Chí Thọ có lần tiết lộ: “Có bỏ ra hàng tỷ đôla chúng tôi cũng không mua được các tài liệu ấy”.

Trong thời gian nầy, Phạm Ngọc Thảo đã được Bộ Chính Trị cho lệnh gài vào quân đội Miền Nam để làm đảo chánh gây suy yếu cho các chính phủ hậu Ðệ-1 Cộng Hòa. Thảo đã được Mỹ đào tạo qua khóa tham mưu tại Kansas rồi lên tới cấp Ðại tá, từng chỉ huy Ðịa phương quân ở tỉnh Vỉnh-Long và Bình Dương rồi làm Tỉnh trưởng Bến-Tre, hang ổ của MTGP. Qua mật khẩu từ Phản tình báo CIA, Bác-sĩ Trần Kim-Tuyến có được thành tích cứu nhiều cán bộ Việt Cộng thời Ðệ-1 Cộng Hòa nên sau cuộc đảo chánh 1963 chính Thảo cũng qua Phản tình báo CIA cứu Bác sỉ Tuyến ra khỏi nhà tù Ðệ-2 Cộng Hòa khi Tuyến từ Hồng Kông về nước, sau khi bị giam cầm hai tháng trong xà-lim, Tuyến bị bỏ đói, tra-tấn vì cung cấp nhiều tin tức tình báo quan trọng cho Ẩn, Tuyến sống trần truồng với chuột bọ, dù rằng được CIA cứu Tuyến và đưa đi tỵ nạn tại Cairo như một ‘bưu-kiện ngoại-giao’. Sau khi chu toàn việc giải cứu Tuyến, con bài Phạm Ngọc Thảo đã lộ tẩy nên CIA, ngành phản gián cho lệnh thủ tiêu Thảo ngày 17/7/1965 bằng cách dùng giây da xiết cổ và ngọc hành của Thảo cho đến chết tốt trong lúc ông bị bắn trọng thương. Cuối năm 1967, Bộ Chính Trị CSBV cử Thiếu tá Tư Cang vào Saigon chỉ huy Cụm tình báo H-63 của Phạm Xuân Ẩn để chuẩn bị cho trận Mậu Thân 1968. Trước trận đánh cũng như trận Ấp Bắc, Ẩn là điệp viên duy nhứt báo cáo đúng tình hình chính trị ở Mỹ và đoán chắc quân Mỹ sẽ rút (theo như định-đề-3) Ẩn cũng đã từng gởi thuốc trụ sinh và thuốc trị lao phổi vào Côn-Sơn cho các Tù binh VC qua Bà Jolynne D’ornano, giáo sư Anh văn người Mỹ chồng Pháp định cư thường trú tại Saigon.

Lucien Conein đã cho Ẩn biết là sẽ Mỹ-hóa cuộc chiến tranh ngay sau khi 2 Tiểu đoàn TQLC Mỹ đổ bộ vào Ðà Nẳng 28/7/1965, từ con số 3.500 sau lên đến hơn nửa triệu quân Mỹ đã không làm Ẩn lo ngại khi Ẩn báo cáo: Mỹ sai lầm lớn [với chủ mưu] vì cố ý không đào tạo thế hệ lãnh đạo mới ở Nam VN (nhưng sự thật Skull and Bones sẽ giúp Hà-Nội xóa bỏ miền Nam) và đó là đoán chắc của George Ball người thay thế Harriman ở Hiệp định Paris. Cái chuyên quyền tuyệt đối của Skull and Bones khi cần phải hù dọa buộc phải rút lui của những nhân vật mà họ cảm thấy quyền lợi bị đe-dọa, như TT Johnson không dám tái ứng cử kỳ hai, Nixon phải từ chức vì Watergate dù theo hiến pháp ông có quyền đặc ân-xá cho chính mình khi lầm lỗi, nhưng bị áp lực của Skull and Bones nên buộc phải từ chức, thí dụ Thái-tử George W Bush dưới 35% ủng hộ của người dân nhưng ông vẫn ngồi lì thì có sao đâu? Tổng thống Bush-Con đặc biệt trong lịch sử, được trúng cử mà phải đợi tới 36 ngày sau mới được Tối Cao pháp viện chính thức cho là được đắc cử. Ðiều khá đặc biệt khi Robert Kennedy bị ám sát cũng y chang như người anh [TT Kennedy] TT Johnson buộc phải quyết định không ra tranh cử, Ðệ nhứt phu nhân vì quá sợ hãi nên Lady Bird Johnson, Claudia Altar Taylor đã đòi ông phải ghi thêm câu “và tôi không nhận sự đề cử..” Nói theo luật giang hồ thì khi bộ tam-sên: TT Kennedy, Robert Kennedy, và Phó TT Johnson muốn lôi cái bọn Skull and Bones ra toà về tội làm ăn với kẻ thù bằng “Trading with the-Enemy Act of December 1941” muốn lập lại hiến-quyền hồi 1943 TT Roosevelt ra lệnh đóng cửa và tịch thu tài sản của bọn làm ăn với kẻ thù Ðức quốc xã, trong đó có Ngân hàng Union Banking Corporation, công ty Hamburg-Amerika Line,, American Ship and Commerce Corporation, the Holland-American Trading Corporation và The Seamless Steel Equipment Corporation.

Dỉ nhiên vì sự sống còn của loại Ma Ðầu lâu và Xương người nầy, nên họ lại tái diễn cái trò ám sát các nhân vật chính trị ở Tây âu sau thế chiến-2 bằng bàn tay Mafia. Thôi thì Bố-già của Mafia rút kinh nghiệm từ những ngày xa xưa ấy nay dùng lại Mafia thanh toán theo luật giang hồ để tồn tại chớ không còn phương pháp nào hơn và khỏi mang tiếng trong nước. Các huy chương Ẩn nhận của Ðảng sau nầy do thành tích tình báo của Ẩn (dĩ nhiên là nhờ nhánh phản gián của điệp-viên 19, Lucien Conein) khiến VC thắng lớn ở các trận đánh, bắt đầu từ trận Ấp Bắc; sau trận đánh, chính Ẩn đã đến tận chiến trường quan sát giữa thanh thiên bạch nhựt bằng máy bay trực thăng cùng với các đồng nghiệp như Nguyễn Ngọc Rau UPI, Vọ Huỳnh NBC, Hà thúc Cần CBS. Nhờ uy tín, Ẩn được Landsdale đề nghị đi học khóa tình báo Mỹ nhưng Mười Hương đã không cho Ẩn đi và không muốn cho Mai Chí Thọ nghi ngờ nên Nhóm phản tình báo Conein cho êm luôn, vì sợ phía bên kia biết Tam trùng Ẩn trái lệnh Ðảng thì nguy cho đại-sự. Tin tình báo của Ẩn chính xác đến độ Võ Nguyên Giáp đả thốt lên: “Chúng ta nay đang ngồi trong phòng hành quân của Tướng Haig!” (Pomonti, trang 19) lấy một thí dụ trong cuộc chiến Lam Sơn 719, hỏa lực Pháo binh của Mỹ từ bên kia biên giới bắn qua Lào gồm: 18 khẩu 155ly, 16 khẩu 175ly, và 8 khẩu 8 inch Howitzers; Trực thăng: 53 chiếc Chinooks, 600 UH-1, không có Cố vấn Mỹ đi theo… Vì thế Tướng Giáp đã tuyên bố: “Nếu quân lực VNCH tiến chiếm được Tchepone [Căn-cứ 604] xem như toàn thắng quân lực của ông!” đây là cái bẫy mà Tướng Giáp đã giăng ra cho QLVNCH qua thông báo của Phản tình báo CIA. Vì thế mà Tướng Giáp không đánh trận gần [Khe-Sanh] mà đánh trận xa!

Nhưng có một điều mà cả hai Miền Nam Bắc đều không hiểu là cái lò sát sanh 604 dành cho hai chủ lực mạnh nhứt phải bị tiêu diệt tại đây bằng B-52 trải thảm, sau khi hai đối lực đánh xáp là cà vùi dập lẫn nhau. Nhưng đối với Nhóm tham mưu thì xem như đây là một thủ-đoạn tiết kiệm sinh mạng cũng như hai trái Bom nguyên tử thả trên lãnh thổ Nhựt, để khi thực thi định đề-1 bàn-giao Miền Nam cho Hà-Nội sẽ chỉ bị rỉ máu thay vì tắm-máu! Và Saigon không thành đống gạch vụn! Một nhà báo đội lốt phản tình báo CIA vô cùng lợi hại hơn cả Francois Sully là Robert Shaplen, ông làm việc trá hình trong tờ New Yorker ngụ ở phòng 407 khách sạn Continental, những tin tức chính xác từ Toà Ðại sứ Mỹ đều được Shaplen đúc kết giao cho Tam-trùng Ẩn. Chính Shaplen đã cứu Ðặng Ðức Khôi ra khỏi bàn tay của Cụ Nhu sau khi cựu phát ngôn viên báo chí của TT Diệm là Khôi phản chủ khai báo tin tức cho CIA, Shaplen đã đem Khôi về ẩn trú tại New York. Shaplen là một phóng viên khá lâu của New Yorker về Châu-Á cũng như Francois Sully, ông đã viết 6 cuốn sách về Việt Nam nhưng với nội dung theo định-kiến của Skull and Bones tài trợ là nói xấu chính quyền miền Nam và chỉ trích chính quyền Mỹ. Tin trên tờ New Yorker ngày 2/3/1968 rất chính xác vì do Ẩn cung cấp để đưa tin cho VC cùng phối hợp hành quân. Ẩn toan tính sẽ đưa vợ con vào nhà của viên chức CIA Marcus Huss xin tỵ nạn nếu bị bại lộ vì Ẩn biết Tướng Loan sẽ không tha cho Ẩn như đã không tha cho Bảy Lốp trong bức ảnh nổi tiếng của Eddie Adams! Vì phản tình báo Mỹ rất cần Ẩn (Bức ảnh nầy sẽ có tác dụng với ý đồ để Quốc hội Mỹ sẽ khước từ viện trợ cho VNCH sau nầy) Chả bù cho trận Mùa Hè đỏ lửa mà Mỹ gọi là Easter Offense, với hàm ý CSBV từ phía Tây đường Mòn Hồ tấn công mũi dùi ra hướng Ðông vùng đông dân.

Kỳ nầy Ẩn mất điểm rất nhiều vì không biết ý định của Mỹ là chiến dịch dội bom Linebacker là tàn sát chớ không phải như trước là Rolling Thunder, chỉ nghe tiếng sấm rền cho vui tai. Kết quả 100.000 quân CSBV phải bị B-52 trải thảm, vì sự thiệt hại nầy nên Tướng Võ Nguyên Giáp đành phải từ nhiệm, CSBV chưa thể chiếm miền Nam sớm hơn theo lộ trình mà phải là thời gian coi cho được (theo kiểu nói của Kissinger) nhưng sự thật phải là 1975, để đúng 20 năm sau lập bang giao 1995. Phản tình báo Mỹ rất cần lấy lại sự tín cậy của Bộ Chính Trị CSVN cho Tam-trùng Ẩn, thúc Ẩn nên đề nghị với PVĐ mời cho bằng được ký-giả Arnaud de Borchgrave của tờ Newsweek đến Hà Nội để công bố lần đầu tiên nội dung Hiệp định Paris [theo ngầm ý của Tham mưu trưởng WSAG Donald Rumsfeld] dự trù sẽ ký ngày 30/10/1972 (đăng trên số báo ngày 23/101972) với ý đồ sẽ tôn trọng để TT Nixon và Kissinger không thể lật lọng, kéo dài hay bao che cho TT Thiệu được. Vì Bộ Chính trị CSBV rất thắc mắc: Liệu Mỹ có can thiệp quân sự sau HÐ Paris không? Các Tư lệnh B cùng Tướng Trần Văn Trà được triệu tập về Hà-Nội họp qua ngã đường Xa lộ Harriman an-toàn trong mọi thời tiết vào 2 ngày: 18/12/1974 và 8/1/1975. Ðể có câu trả lời, Họ đánh trận nhỏ từ Phước Long đến trận lớn Buôn Mê Thuột, tất cả đều được sự bảo đảm của Ẳn rằng Mỹ sẽ không can thiệp vì sau vụ tai-tiếng Watergate đã buộc TT Nixon từ chức theo như nguồn tin khá chính xác từ phía phản gián của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Ẩn còn nhấn mạnh bảo đảm sẽ không có tái diễn thảm hại như Mùa Hè đỏ lửa 1972 cũng như chiến dịch “Hậu-vệ-2” (linebacker-2) của oanh tạc B-52 ngay tại Hà Nội hay trong nam. Chẳng bao lâu CSBV hết đắn đo về những câu bảo đảm của Ẩn qua vụ từ chức của TT Nixon ngày 9/8/1974 và Ðảng Dân chủ chiếm 291/144 và 61/39 chiếm đa số cả hai viện Quốc hội Thế là Phước Long mở màn 13/12/1974 đến 7/1/1975 thì tràn ngập quân CSBV. Ẩn đã thố lộ với Larry Berman rằng phía Hà Nội thoạt đầu nghi ngờ: “Tôi đả bảo họ (CSBV) là Mỹ sẽ không bao giờ tái can thiệp quân sự vào VN sau HÐ Paris nhưng họ không tin cứ đánh dọ dẫm cho chắc ăn. Họ chỉ tin lời Tôi sau trận BMT, Tôi đã đến gặp Tỉnh trưởng BL, ông bảo: Thiệu từ chối bảo vệ BL vì B-52 không bao giờ trở lại!” Sự thật làm sao chúng ta hiểu nổi nguyên do sâu-xa qua Tu chánh án Cooper-Church 1970 buộc Mỹ sẽ rút khỏi Ðông Nam Á trở về Bản doanh Honolulu thành lập PACOM (To manage the defeat) gọi là di tản chiến-lược trong cái thế “Bênh kẻ mạnh” Phạm Xuân Ẩn nhận huy chương chiến công bội tinh do công trận Phước Long ngày 30/11/1974 (nhờ Phản tình báo chiến lược CIA cho tin mà trong suốt cuộc chiến Ẩn nhận vô số huy chương cao quý do Bộ chính trị ưu ái tặng.

Ngày 23/4/1975 TT Ford khẳng định “Mỹ sẽ không tái tham gia một cuộc chiến đã chấm dứt” Mặc dầu hai tướng Văn Tiến Dũng (hồi ký Ðại Thắng Mùa Xuân 1977 và Trần Văn Trà (hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 năm” 1982) đều tự nhận chiến công về phần mình, nhưng theo Ẩn [dĩ nhiên từ Cơ quan Phản tình báo Mỹ] chính Võ Nguyên Giáp mới là tác giả của trận mùa Xuân 1975 vì Mỹ cho rằng quá sớm, cần phải tiêu diệt 100.000 quân chủ lực BV năm 1972, để theo đúng lộ trình 20 năm thù địch 1975-1995 với VN và 20 năm thù địch với Trung Cộng 1952-1972 (Pomonti, trang 135) kết quả một sự xoá bỏ thù địch bằng cách Trung quốc và Việt Nam mua máy bay Boeing của Mỹ làm quà giao-tiếp. Trong lúc hoảng hốt, Ẩn chở Bác sĩ Tuyến đến Toà Ðại sứ Mỹ kịp chuyến trực thăng chót nhờ nhỏ con chui dưới cổng sắt trong khi Ẩn nâng cổng lên được vừa đủ cho Tuyến chui qua, Tuyến sau đó phải lên nóc sân thượng bằng cầu thang bộ. Tướng Ðôn kéo Tuyến lên máy bay lúc đó vừa đóng cửa và cất cánh. CSVN phàn nàn Ẩn đã để Bác sỉ Tuyến trốn thoát mà theo Ẩn là vì lý do Tuyến đã thả rất nhiều Cán bộ CS bị bắt. Ẩn bị hạch hỏi rất nhiều về quan hệ tình bạn với Tuyến, Mai Chi Thọ tin rằng Ẩn đã được CIA bảo vệ nên Ẩn không bị nghi ngờ trong lịch sử gián điệp, không điệp viên nào lại tránh bị lộ lâu đến thế! Không may mắn nào lại dài đến thế! Cũng chẳng qua nhờ bộ óc của đỉnh cao trí tuệ về phản gián! Ai! Di truyền 85 năm của dòng họ Harriman và Bushes mà soạn giả vở bi kịch VN, màn-2, giai đoạn-2 nầy chính là nhân vật George H.W.Bush!

Sách sử CSBV so sánh Ẩn với điệp viên Richard Sorge hồi thế chiến-2 nổi tiếng với báo cáo: “Nhật sẽ không mở mặt trận Miền Ðông” nhưng thiển ý của tôi là Skull and Bones muốn quân Liên Xô rảnh tay đánh Ðức ở Châu-Âu dưới sự bảo đảm của Ðại sứ Mỹ ở Liên Xô là W.A Harriman 1943-1946. Ẩn chết ngày 20/9/2006 ở tuổi 79 là Cán bộ CS duy nhất không thù cá- nhân một viên chức nào của chế độ VNCH! Sau cái chết của Ẩn báo chí thế giới nhận định:
- Các vòng hoa của người nước ngoài phúng điếu Ẩn có câu: “Gởi thầy Phạm Xuân Ẩn với lòng mến mộ sự thông thái và tình bằng hữu của ông, tri-ân sâu xa sự tham vấn và khích lệ của ông!”
- Tờ Independent viết: “Ấn đáng là một trong các gián điệp vĩ đại nhất của thế kỷ 20”
- Tờ Boston Blobe đặt câu hỏi: “Liệu tình bạn của Ẩn cũng giả dối và phản trắc?”
- Cựu Thượng Nghị Sĩ California Ross Johnson kết tội Ẩn: “Ẩn không thể làm vậy mà không chịu trách nhiệm vì hàng trăm hàng ngàn cái chết của người Mỹ… ai nói ông không chịu trách nhiệm là ngây ngô!” Nhưng Jol Owings, con gái của Mills Brandes bênh vực Ẩn: “Không có gì ngạc nhiên rằng Ẩn trước hết trung thành với đất nước của mình. Liệu chúng ta không làm tương tự như thế hay sao?”
- Tờ Time viết: “Ẩn là thí-dụ điển hình của một người rất giỏi trong xã hội VN”
- Nhưng đối với riêng người viết: “Ẩn được Nhóm chiến lược gia trong diệu kế “Eurasian” tuyển chọn một cách tài tình, như dụng nhân như dụng mọc: Dùng Cụ Diệm như một đòn bẩy bứng gốc thực dân Pháp ra khỏi Ðông Dương, dùng Quốc-Trì Cung, Nguyễn Cao Kỳ như một cái xà-beng để nạy lên những vật nặng, Nguyễn Khánh như một diễn-viên Hề trong tuồng Hát bội, khi để râu trên khi cạo râu dưới. Tất cả chỉ vì phải xóa bỏ Miền Nam để thống nhứt VN nhưng phải trả một cái giá nào đó cho nền Tự do Dân chủ mà người dân Việt phải gánh chịu! Vì Freedom is not for free! Ẩn là một diễn-viên kiệt xuất cần có trong Màn-2, Á-châu và giai đoạn-2 tại Ba nước Ðông dương – Một Màn phụ diễn trong vở “Bi-kịch Eurasian” quá dài 1920-2020
- Cựu Trung-úy điệp viên tài ba nhứt của nước Mỹ hồi thế chiến-2, William Colby phải chịu bó tay dưới Nhóm phản tình báo tài tình của George H W Bush. Dù rằng hai lần Colby muốn chụp Phạm Xuân Ẩn nhưng bị một siêu thế lực ngăn chận: Trong phiên họp ngày 31/8/1963 tại Bộ ngoại giao ở Washington DC, khi biết tin âm mưu lật đổ TT Diệm thất bại tuần lể trước, Phó TT Johnson bực tức tuyên bố: “Chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa la làng, vừa ăn cướp!” và khuyến cáo nên tái lập liên hệ tốt với chính phủ Diệm để tiến hành cuộc chiến chống Cộng. Dĩ nhiên lời kêu gọi nầy rơi vào bãi sa mạc vì Bọn Skull and Bones bao quanh liên danh Dân chủ Kennedy/Johnson mà người nắm chính sách nước Mỹ là những thành viện Hội-đồng guồng máy chiến tranh WIB [Averell.Harriman, Prescott Bush và George H W Bush] William Colby người Sĩ quan tự trọng [Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm] phải chiến thắng CS, nên khi nghe Phó TT Johnson nói như vậy, ông Colby trưởng nhiệm sở CIA bèn chuyển lệnh qua Ðại-sứ E.Durbrow đến hai nhân viên trực tiếp bảo trợ cuộc đảo chánh, George Carver, Russell Miller, toán phản gián của Lucien Conein, hãy thông báo cho phe đảo chánh biết TT Kennedy muốn họ điều đình với TT Diệm và không được đổ máu. (Chính Carver sau đó đã đưa Luật sư Hoàng cơ Thụy, chủ mưu cuộc đảo chánh, ra khỏi VN trong một túi vải lớn đựng thơ bằng phi cơ của tùy viên quân sự MATS, DC-6) Liền sau đó Colby cho lệnh ngầm Ðại-tá Lê-Quang-Tung chỉ thị Thiếu tá Trần Khắc Kính hỏi cung hai nhân viên phản gián trên [Carver và Miller] Không bao lâu sau, Colby tìm hiểu mình cũng đơn độc như Kennedy, Johnson bao quanh bởi vô số phản gián kể cả Ông Ðại sứ E Durbrow, Bác sỉ Tuyến và Lucien Conein và dĩ nhiên Colby không còn dám đụng đến Phạm Xuân Ẩn nữa! Cho đến khi William Colby sửa lưng đương kim Bộ trưởng Quốc phòng McNamara như sau: “ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống Cộng Sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lỗi lầm của Mc Namara [Skull and Bones] Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa kỳ đã thua với Mc Namara và phần lớn là vì hắn!” Sau câu nầy, George H W Bush phải kêu Colby về Washington làm chức vị lớn hơn là Ðặc tránh CIA vùng Viễn đông, rồi Giám đốc CIA nhưng không ngoài mục-đích cách ly Colby khỏi cuộc chiến VN như trong hình NSC, Lam Sơn 719 không có Colby mà chỉ có Richard Helms điều hành tại Washington còn tại Saigòn là Theodore Shackley tay chân của George H.W.Bush. Hai người thân tính nầy trực tiếp làm theo lệnh của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld trong khi George H W Bush [Ðại-đế giấu mặt của triều đại Skull and Bones-2] núp kín sau hậu trường chính trị vì hiểu được hậu quả cuộc chiến VN sẽ thảm khốc! Sau vụ tai-tiếng Watergate, Bush tìm mọi cách gây ảnh hưởng cản trở Quốc hội điều tra việc làm của Richard Helms về sự tai tiếng tìềm ẩn nầy.

(con tiep)

vinhtruong
11-20-2010, 04:44 PM
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Cách Mạng VN đặt tên là Ðường Trường Sơn. Từ ngày KGB và CIA dựng lên một thể-chế toàn-trị bằng Mafia Lê Ðức Thọ thành đảng-trưởng cho một chế-độ toàn-trị (không phải CS định nghĩa theo đúng bản chất) Permanent Government bảo vệ đảng cướp nầy trong 50 năm tha hồ cướp giựt của cải … để rồi bỏ Ðôla Xanh vào túi chú Sam, Thế là đúng vào cuộc họp bí-mật đại hội đảng thứ 15 năm 1959. Vin vào đó, Thọ đặt tên Ðường 559 và đề cử tướng thân tín, một sao Võ-Bam làm tư-lệnh. Còn P.G vì thế chiến lược toàn cầu Eurasian, nên sorry buộc phải phản bội cụ HCM, (OSS nuốt lời hứa khi cụ Hồ còn trong tù là sẽ bảo vệ độc lập tự do cho VN giống y chang Phi Luật Tân nhưng với điều kiện cụ Hồ phải vào hang Pat-bó để chống Nhựt, vi theo kế hoạch Malthus phải tàn phá Nhựt bằng Bom nguyên tữ rồi tái thiết sau, cũng giống như VN và Iraq. Vì lương tâm của Nhóm tham mưu dân sự muốn trả lại cái thơm danh cho cụ như Ðường Mòn HCM, chiến dịch HCM, thành phố HCM, cái ghế Chủ tịch đảng bỏ trống chỉ HCM mà thôi, lăng tẩm HCM do Liên Xô bảo trì, và nếu Harriman còn sống thi HCM đã có tên trong danh nhân thế giới ở UNESCO qua quỹ tài-trợ tại ngân hàng Thụy Sĩ. Cái kiểu như giải hoà bình cho Lê Ðức Thọ và Kissinger có công hoàn thành tốt đẹp hội nghị Paris.

Ngay năm 1959, Tướng Giáp và Chu Văn Tấn đều bị cách ly như hình thức cải tạo, còn cụ Hồ ngồi chơi xơi nước, tham dự các cuộc hợp ngoại giao như cái máy nói theo chủ trương của Lê Ðức Thọ, và ngày ngày được Mai Chí Thọ chăm sóc nhắc nhở cụ tưới cây Vú-Sữa miền nam. Nhờ KGB bảo vệ nên Thọ không làm gì được tướng Giáp, cho một thời gian lắng đọng, rồi Giáp sẽ trở lại làm Tư lệnh quân đội cho cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, vì tướng Giáp là công cụ của OSS 1945, nên chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không đánh trận gần và chắc ăn như Bắp tại Căn cứ Mỹ Khe Sanh.

Nhóm học giả thiết kế và George Kennan là đạo-diễn cho vở bi kịch lịch sử thế-giới, đúng theo luật giang hồ… Với tầm nhìn của Harriman, xa lộ nầy sẽ được Harriman bảo vệ bằng mọi giá và LX chịu trách nhiệm thiết lập bảo trì hệ thống ống dẫn dầu phải luôn luôn trong tinh trạng khả dụng hành quân 100%, để sau nầy trở nên Xa lô Liên Bang Ðông Dương mà Thủ đô là Ðà Nẵng, về địa lý như cánh quạt xoè ra đều từ Saigon, Nam Vang, Vạn tượng, và Hà Nội. Vì thế sau nầy thành phố Ðà Nẵng sẽ là thành phố lớn nhứt trên mảnh đất gọi là LBÐD, có cả phi cảng và hải cảng lớn nhứt vùng ÐNÁ sau 2023, sẽ được quốc tế hoá dưới sự hài-hòa của Mỹ, LX và TQ sống trong thế giới mới, hoà bình thịnh vượng (the New World).

Dãy Trường Sơn là cái Nôi của Cách-Mạng Việt-Nam, các Cụ ngày xưa có câu “Trường Sơn nhất đáy vạn đại dung thân” Học thuyết-gia về Chiến-tranh, người Đức Carl-Von-Clausewitz, cho rằng dãy Trường-Sơn là Trung-tâm thành lũy kiên cố, nơi ẩn náo an-toàn nhất cho những ai muốn rèn binh luyện cán, ẩn nhẫn chờ thời. Nhóm học giả tham mưu của Harriman dựa vào những định luật của chiến lược gia Clausewitz không phải để hủy diệt mà trái lại để triển khai cho việc hoàn thành “định-kiến-1” bức tử miền nam của họ là bảo vệ bằng mọi giá con đường Trường Sơn cho Hà Nội làm phương tiện chiếm lĩnh Miền Nam theo như thế siêu chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” (Màn-2 giai đoạn-2) Trên vệ tinh nhìn xuống, Trường-Sơn với núi rừng lổm-chổm, sừng-sỏ như con Rồng đang lượn mình uống nước trên dòng Sông Cửu-Long, nhìn ra biển Đông như muốn bảo-vệ vùng đất đang chế ngự, móng vuốt chìa ra tới Phan-Thiết như muốn cảnh-báo kẻ lạ đừng hòng áp-đặt sự thống-trị, cái đuôi ngoắt-ngoải quật mạnh qua tận Trung-Quốc như cảnh tỉnh, đừng dựa vào thế con Trời mà làm ẩu; Chả lẽ cái nhóm tham mưu của Harriman cũng biết thiên văn địa lý như lịch sử đã chứng minh nhiều luồng sóng bạo-loạn mạnh nhứt từ phương Bắc đều bị chận lại từ đây? Ðồng thời, Clausewitz chỉ-giải thế phá trận-đồ, muốn cho đối phương trong Hang-động đầy bí ẩn nầy, không còn khả-năng chiến đấu đi đến tan-rã, phương-pháp tốt nhất, là phải nghiên-cứu tỉ-mỉ, xác định rõ-rệt vị-trí mục-tiêu, đánh thẳng vào trung-tâm sào huyệt bằng một cường lực như vũ-bảo, rồi chốt chận một thời gian nhất định cần thiết cho sự càn-quét theo kiểu cày răng lược. Tướng Maxwell-Taylor và Rostow đã có đề nghị phương-án tương-tự như thế, trình lên Tổng-thống Kennedy nhưng bị Cố-vấn George Bundy (Skull and Bones 40) bác bỏ thẳng thừng vì bằng mọi giá phải bảo vệ con đường chiến lược nầy để cho Hà Nội chiếm lĩnh Miền Nam theo định-kiến-1. Sau nầy Tướng Westmoreland lại tái quyết tâm chiếm lĩnh hang-động Trường sơn nầy một lần nữa, và toan thiêu hủy hệ thống ống dẫn dầu huyết mạch chạy song song, nên bị P.G (Siêu Chính Phủ) triệu hồi về nước gấp giao chức vụ coi cho được là Tham mưu trưởng Liên quân không quyền hạn rồi Westmoreland về hưu sau đó.

Khái lược về Trường-Sơn Đông: Ngày xưa, sau khi chiếm Đông-Dương, Pháp đã cho thiết lập một Quốc-lộ đi nép chân núi phía Đông dãy Trường-Sơn trên lãnh thổ Việt-Nam, gọi là quốc lộ 14. Quốc lộ nầy có tổng số chiều dài là 1,380 cây số và đi qua lãnh thổ 10 Tỉnh: từ Nghệ-An qua Hà-Tỉnh, Quảng-Bình, Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam, Kontum, Pleiku, Ban Mê-Thuột và Bình-Phước. Khi lập con đường nầy, người Pháp nhắm các mục tiêu sau đây: (1) bảo vệ an ninh lãnh thổ (2) hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu, (3) khai thác lâm sản, (4) khai triển và xử dụng các sắc tộc thiểu số, nhất là sắc-tộc thiểu số gốc Rhađê. Trong chiến tranh Việt Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, con đường nầy bị bỏ hoang vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ. Sau Hiệp định Genève 1954, khi vừa ổn định xong Miền-Nam, Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đã nghĩ ngay đến việc tu bổ lại quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ, Công việc nầy được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên-đoàn 4 Công-binh phụ trách. Liên-đoàn nầy do Trung-tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần TT Diệm đã đích thân đến xem xét tại chỗ; Nhưng khi làm đoạn đường Kontum, Gia-Vực, công việc cứ cù-nhầy vì thời tiết nên Trung-tá Kha bị cách chức; Chuyện xây dựng Ðường 14 chưa hoàn tất thì TT Diệm bị Harriman ra lệnh giết vì TT Diệm là một chướng ngại cho công việc hoàn thành định kiến-1. Quả thật hai tư tưởng lớn đụng nhau phải lấy máu giải quyết (Thế chiến lược của Cụ Nhu là chỉ định Ðại tá Ðỗ-Cao-Trí làm Tư lệnh Ðệ-3 Quân-khu, Pleiku, hành quân càn quét ngay yết hầu đường mòn Hồ-Chí Minh từ Benhet qua Attopeu cắt đứt con Ðường vận chuyển của quân CSBV bằng Sư-đoàn 22BB cùng một Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc Ðống làm CÐT và một Thiết đoàn chiến xa T-41 do Ðại úy Lý Tòng Bá, chốt chận nơi đó một thời gian hạn định. Chúng ta cũng nên hiểu rằng Bác-sỉ giải phẫu dù có giỏi cách mấy mà không có dụng cụ giải phẫu thì cũng bó tay, Harriman người nắm giữ chính sách Hoa-kỳ bằng mọi giá ngăn chận việc chính phủ Diệm toan xoá bỏ “định-kiến-1” của ông, là xóa bỏ Miền Nam để tạo thành một nước VNCH lớn hơn trong thiết kế chiến lược Châu-Á).

Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỹ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn theo sự gật đầu của P.G: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quảng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quãng-Trị và Thừa- Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân , Bạch-Mã vào Quảng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam VN. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây 2 đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đổ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh. Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chữa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội.

Ngoài ra (KGB và CIA) phe thân Liên-Xô là Lê Duẩn bị Lê Ðức Thọ thúc đít, đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên- Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỹ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỹ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm-Miền-Nam.

Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: “Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ “Trung Lập” của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman được Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội tranh thủ rất cao và tận dụng rất khôn khéo nền Trung lập nghiêng-ngả ấy; Nếu phía Washington (thuộc chính phủ chớ không phải P.G) sớm nhìn thật rỏ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại tá Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là “Một sự di tản chiến lược” về Hawaìi (manage the defeat) bởi Eagle pull 1970-1975 và sẽ trở lại ở giai đoạn-3, 2010-2020 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back) lúc nầy thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng “tối huệ quốc” của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp tám nước cộng hoà tách rời độc tài như Liên-bang-Liên Xô. Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá.

Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang ngoan-ngoãn xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones và cũng là người nắm chặt chính sách Mỹ) ngầm chuyển mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đỡ biên giới của mình. Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho chỉ quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới của mình cũng hữu lý. Dĩ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy: “Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu “khán” của Harriman thì là một điều rắc rối: “Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị” Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if, the telegram had already received Johnson approval, but that was not enough) Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho nhân dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay tức khắc. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đã trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẫn dầu huyết mạch chạy song song với nó, như Xương Sống và các Xương Sườn đi vào các khu đông dân cư từ vĩ tuyến 17 trở vào nam.

Năm 1967-1968 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ; Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần ‘coffee-break’ Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, Đồng minh cùng khóa, và các giản viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rõ, Tôi chỉ đáp lại là: “phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mãn về chiến lược lãnh đạo kém!”

Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuỗi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nỗi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nổi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John.Collins cho là Rube-Goldberg Toys.

Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng Toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-Nẵng, Huế, Quảng Trị… còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17, Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary…từ các hải cảng như Quy Nhơn…Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục “Cà răng căng tai” đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái võ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman còn làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Việt Nam sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich “Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy) Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại Liên Hiệp Quốc sau nầy; nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam. Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết nhứt trí đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng. Ðể thực hiện ý đồ nầy: Hà Nội chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là “Ðoàn chuyển vận 559” do Tướng một sao Võ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 – Trong hồi ký của Ðại tá Bùi Tín “From Enemy to Friend” Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đã bị bọn hai anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, buộc cụ ngày ngày lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây “Vú-Sữa” Miền Nam.

Thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên đất nước Việt Nam vào năm 1884, cuộc đô-hộ kéo dài 80 năm, nhưng suốt chuỗi dài năm tháng ấy, không một lúc nào làn sống khởi nghĩa chống Pháp ngưng nghỉ, từ Trương Công Ðịnh, Thủ khoa Huân đến Vua Hàm Nghi cùng các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương và Vân Thân như Nguyễn Thiện Thuật, Ðinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng; từ phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục do Cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đến Việt Nam quang phục Hội và phong trào Ðông Du do Cụ Phan Bội Châu lảnh đạo, từ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đến cuộc khởi nghĩa của Nguyển Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Ðảng… Lấy nước biển thay mực, lấy lá rừng thay giấy cũng không thể nào ghi chép hết những nhà ái quốc đã dân thân vào công cuộc chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà; Những thế hệ anh hùng liệt nữ đã thể hiện trọn vẹn lòng yêu nước và tinh thần bất khuất. Không thành công thì thành nhân; nhưng bên cạnh những trang sử hào hùng ấy, lịch sử Việt Nam cũng không tránh khỏi một tai-họa khủng khiếp do định mệnh xui khiến; Khi trục Ma Quỷ (Skull and Bones và Loài Quỷ Ðỏ) tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh qua ý thức hệ thù nghịch giữa Cộng sản và Thế giới Tự do. Vì quyền lợi của Tập đoàn Tư bản WIB, nên Harriman xô đẩy Cụ Hố Chí Minh ra khỏi vòng tay của Hoa-kỳ. Dù thực tâm Cụ chỉ lợi dụng Cộng sản Pháp như là một phương tiện duy nhứt để giành lại độc lập trên tay thực dân Pháp. Nghịch lý thay Harriman trong chiến lược “Bênh kẻ mạnh” nên hất đẩy HCM, không còn con đường nào khác phải theo chủ nghĩa Mác-Xít Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế, đang nổi lên mãnh liệt vào thời điểm ấy trên thế giới. Ðồng thời khai thác lòng yêu nước và khác vọng chống ngoại xâm của dân tộc Việt để thống nhứt đất nước Khốn nạn thay! Việt Nam đang trở thành nạn nhân của thảm-họa trò chơi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được gọi là CIP chống lại NLF (Trò chơi “Chống Nổi Dậy” và “Cách Mạng Giải Phóng”).

(QUEENBEE-1, con tiep)

vinhtruong
11-27-2010, 05:24 PM
Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chỉ còn giải pháp cuối cùng là lấy máu để giải quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (permanent government) P.G đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trở ngại chính cho “Chương trình Chống Nổi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phủ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào.

S.C.P Mỹ vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quảng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật P.G buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phải đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưỡng chiếm miền nam, để hoàn thành axiom-1 của chương trình CIP). Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó của Mỹ, nhung vì cần viên trợ để chống đỡ, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mở cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào. Sự việc nầy bị ngay tay phản-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết- lộ cho CIA của nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phủ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẩn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phải hủy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.

Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hải-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.

Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẵng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc… thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra… những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiễn… đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít… trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đĩnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin].

Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay hai anh em Ðức-Thọ và Chí-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu đả phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoạch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM”) Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA móc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giải quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sử-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh thân-tín, nhưng có một điều chắc chắn hai cụ “không phải là người của Mỹ”. Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói của hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”.


Đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẽm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (nam VN) dưới sự điều khiển của Richard Helms, (Pentagon): Sử dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay để xóa bỏ bàn cờ rồi chơi lại, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng võ trang UH1G làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, để Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw).

Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bảng số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao?”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”
Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria). Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực .

Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc. Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc.

Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đổi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống).
Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc… vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dõi sát nút… tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thảm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon dưới quyền điều động của Richard Helms.

Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoạch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiễn nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rõ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lãnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẫn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lãnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2.

Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyển qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẻ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng ốm nhách ốm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bủn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh để lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẻ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.

Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gỡ lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đĩnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7. Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi.

Kết quả về Hành-Quân của Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.

Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoãn thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đổi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB).


Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.
Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng).

Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lãng.

Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mỉm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rõ mọi diễn tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ).

Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đến giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả. Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện… rõ-ràng là Toán Remus.

Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lũy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.


Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy).

Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nổi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đã bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lũ, theo kế hoạch của Nhóm tham mưu Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoạch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì… Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỗng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman).
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB.
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lỗi Kennedy (Nhưng có một điều chủ yếu là thao duợt cho cả hai phía Bắc Nam để tiêu hủy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm).
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoạch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy… Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng… nhưng dù gì thì chỉ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.

(còn tiếp)

loibangTQLC
12-03-2010, 07:53 PM
Rất cám ơn NT vinhtruong đã gia nhập HQPD và đóng góp rất nhiều bài viết cũng như tài liệu quý giá đến anh em trong hội quán được thưởng lãm .
Trương Công Bình PD 231 & 245

vinhtruong
12-12-2010, 03:13 PM
Thế giới ngày nay mới sáng mắt ngán sợ lòng dạ của Mỹ về vụ gọi là hồ sơ mật cũng như hồ sơ mật bị lọt rò-rỉ ra ngoài cho quần chúng biết. Năm 1975, do Permanent Government qua con-rối Kissinger đạo diễn vở bi-kịch bỏ rơi đồng minh VNCH, uy tín Hoa Kỳ như sụp đổ, nhưng rồi vẫn có lộ-trình gượng lại do lãnh đạo tài tình của Đệ-II triều-đại Skull and Bones (George H W Bush) Rồi thỉnh thoảng đến thời điểm (decent interval) lại rò rỉ vài tài liệu giải mật được tung ra như cái bong-bóng dò la tin tức công luận như sự kiện về chuyện con buôn chính trị Kissinger/Nixon Hoa-du đã bán đứng VNCH cho Mao (The White House, Memorandum of conversation – Top Secret, sensitive, exclusive eyes only.pp. 27-29) Ngoài ra hồ sơ The Pentagon papers rò rỉ trên báo N.Y Times tuy gây chấn động vang bóng một thời, nhưng cũng chỉ liên quan đến sự đổ lỗi tại, vì, mà, thì, là …về chiến tranh VN qua sự bóp-méo bằng 13 Thiên truyền hình về cuộc chiến VN. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng vụ rò-rỉ Wleaks là do Permanent Government tạo ra cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay? Ai đằng sau WLeaks! Ai phỉnh bịp công luận tài tình như P.G đã tài trợ dựng lên một sự hữu lý ông Phó TT giết ông Trưởng để giành ngôi tổng thống!? Làm đảo lộn chân lý đến độ kinh dị như: (1) Da trắng thua da màu – (2) Vô danh tiểu tốt thắng người có tên tuổi – (3) Nhà nghèo thắng nhà giàu, (với số tiền tranh cữ gấp ba lần đối thủ) – (4) Thiếu niên thắng thâm niên Thượng nghị sĩ – (5) Tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang lớn Newyork – (Người đã ngồi 8 năm White House thua người chưa bao giờ … Sự kinh dị nầy đang đảo lộn chân lý, bạn nghĩ gì WLeaks hiện nay?

Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của CIA cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về mối liên hệ giữa CIA và Việt Nam Trong nhiều năm qua, CIA - theo luật bắt buộc- đã giải mật nhiều tài liệu quan trọng, thí dụ như hơn 1.000 trang phân tích và ước lượng về chiến tranh Việt Nam (Estimative Products on Vietnam, 1948-1975, National Intelligence Council, 2005) Vì vậy, sau 20 năm nghiên cứu trong thư-viện, tôi cho ra (2 Volume) tác-phẩm “The New Legion” - "lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc loại sử kể (narrative history) có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, tham dự hầu hết các cuộc hành quân từ Cambodia, qua Lào cùng bay xa đến vĩ tuyến 18, kể cả phía tây dãy Trường sơn cùng các hải đảo biển đông, vì là một phi công gián điệp được cơ quan SEAL và Delta Force trắc nghiệm và tuyển chọn.. Ðọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả, đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc loại nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để “kính tường.”

Nhờ dựa vào được Center for the Study of Intelligence giải mật cho ra công chúng trong dạng một quyển sách (Center for the Study of Intelligence là nhà in riêng của CIA) Theo lời giới thiệu trong sách, quyển CIA and the Generals (CIA & Generals) được hoàn tất tháng 10-1998; và CIA and the House of Ngo (CIA & Ngo) viết xong tháng 6-2000. Hai quyển này được đưa lên web site của Center for the Study of Intelligence vào đầu tháng 3-2009, với dấu mộc ghi “APPROVED FOR RELEASE DATE 19-Feb-2009.” (Được phép đưa ra Công cộng, ngày 19 tháng 2-2009) CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chánh phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963. Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Saigon Military Mission, theo tài liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày “di cư và tập kết” hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm. Theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn - và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông; Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. (Theo tài liệu, Mao sẽ tiếp nối chia Triều Tiên và VN ra làm hai lá cờ như nước Đức cho War Industries Board kiếm lợi nhuận qua món hàng giết người).

Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp theo dự mưu của Tam Ðầu Chế (W.A.Harriman, Pres-Bush, Lovett) Sau khi OSS biến cải thành CIA 1947 với mục tiêu: Mao giúp Việt Minh chiến thắng Ðiện Biên Phủ (dưới đất) còn Liên Xô giúp Hà Nội chiến thắng Ðiện Biên Phủ (trên không) theo đúng sách lược toàn cầu của Mỹ. Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần có tinh thần quốc gia yêu nước để lập một chánh thể được gọi là chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự là Saigon Military Mission (tác giả Ahern chú thêm, trong các công điện của CIA, Saigon Military Mission đôi khi được ghi là Saigon Military Station) Một vài tiết lộ khác trong sách của Ahern: CIA “bắt liên lạc” được với những nhân vật quan trọng như Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Trần Quốc Bửu. Và ít hay nhiều, CIA có thể nhìn vào nội tình của Nhà Ngô qua những tin tức do những nhân vật trên cung cấp. Trong cuộc tranh chấp, rồi sau đó là giao chiến giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA, và Lansdale móc nối được với Tướng Trịnh Minh Thế. Rồi Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chánh trị thành lập để hổ trợ chánh phủ Diệm, nhận tiền Ðôla và cố vấn từ CIA.

Nhưng đến đầu năm 1960 khai-triển sách lược Commando Vaught, sau khi CIA và KGB cách ly cụ Hồ và dựng lên Mafia Lê Đức Thọ, thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA kiếm chuyện than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật - đôi khi trái phép - của ông Cẩn, thì ông Nhu “đưa hai tay lên trời” với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được. CIA tìm mọi cách gây mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Ngô để rút kinh nghiệm thi hành việc chia rẽ nội bộ đảng CSVN trong phần mềm hậu-chiến.

Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA đang tìm cách xúi bẩy ông Cẩn bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chánh phủ Sàigòn đối với ông Ngô Đình Cẩn ở miền Trung. CIA tạo nên những hành động tàn ác để triệt tiêu giòng họ Ngô sau nầy, cũng như để rút kinh nghiệm sự thanh trừng đảng viên CS vào thời hậu chiến cho lộ-đồ phần mềm; Với hai Sở CIA ở Sàigòn hoạt động độc lập, báo cáo gởi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: (mâu thuẫn giữa chính quyền Kennedy và Permanent Government) Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale thì ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, vì bênh vực TT Diệm đi ngược sách lược Commado Vaught, ông Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission - và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chánh phủ Ngô Đình Diệm để chuẩn bị thi hành kế hoạch CIP.

Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập; Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập “ngay sau lưng ông Nhu,” để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới – Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một “hăm doạ” của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chánh - điệp viên Russel Flynn Miller khuyên đại tá Thi nên thương lượng với ông Diệm, vì bị chính quyền Kennedy cực lực bêng vực TT Diệm, và trực tiếp can thiệp, ra lệnh trong khi biết rõ quân ủng hộ chánh phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. (Đại tá Lê Quang Tung điều Thiếu tá Trần Khắc Kính hỏi cung CIA và dồng bọn Russel Flynn Miller gây sự căm thù trong huyết quản của nhóm CIA nầy) Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, mạng lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được BS Trần Kim Tuyến giới thiệu vào làm việc: người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp! Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt (đục bỏ) Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam) độc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt so với tác phẩm The New Legion, Vinh Truong thì tất cả đều lòi ra mặt chuột bởi các sự kiện và tài liệu liên hệ với thực tế rành rành hiện rõ ra.

TT Diệm đã thực sự tranh đấu giành Độc-lập, ngăn chận âm mưu trở lại của thực dân, lúc ấy là chính nghĩa sáng ngời, nên Cụ đã được lòng Dân. Thực dân Pháp lúc đó vô cùng căm tức, nhưng không làm sao triệt hạ Cụ được vì Cụ được toàn dân đứng sau lưng; Nhưng sự thành công của Cụ đã có một số ít người đem lòng ghen-ghét, và thế lực trong bóng tối của Mỹ thấy trở nên nguy hiểm đối với sách lược của Hoa-Kỳ, như CIP chẳng hạn, đáng kể là những nhân vật trong Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ như Averell Harriman, Roger Hilsman, Forrestal, Getsinger, Ball, hai anh em George Bundy: khiến những năm sau cùng, Cụ đã gặp nhiều khó-khăn, hạch sách của họ qua Đại Sứ Durbrow. Không phải Cụ không biết nước nhà non trẻ còn cần nhu cầu sự viện trợ dồi-dào của Mỹ cả về mặt Kinh-tế lẩn Quân-sự; Nhưng Cụ nhận thức lúc ấy Mìền Nam chưa cần tới quân tác chiến của Mỹ, cái đáng sợ và ám-ảnh nhất của Cụ là quân Mỹ vào, và đồng Dollar sẽ làm đảo lộn thuần-phong mỹ tục, luân thường đạo-lý và rối loạn làm đồi trụy xã-hội. Vì thực ra làm sao chánh phủ Diệm hiểu được Xa-lộ Harriman đã thiết lập từ 5/1959! TT Diệm đã từng kiên định với Đại-sứ Frederich-Nolting và Tướng Maxwell-Taylor, nếu đến một ngày nào đó, chiến trận bộc phát quyết liệt, cần tới Quân-tác chiến của Mỹ, thì TT Diệm sẽ sẵn sàng ký một hiệp ước song phương, cho cuộc viện trợ nầy đi vào Lịch-sử với danh chánh ngôn thuận, để Cụ có thể trả lời với quốc dân (trong khi định-kiền-2 của WIB, họ nhất quyết không muốn ràng buộc bằng giấy tờ công pháp quốc-tế). Bằng không nếu Mỹ tự ý vào thì Cụ quyết liệt chống đến cùng, dù phải hy sinh mạng sống của Cụ. Sở dĩ TT Diệm cương quyết như vậy vì chủ quyền Quốc-gia là vấn đề nguyên tắc căn bản bất di bất dịch. Nếu để cho người dân và thế giới thấy Quân đội Mỹ chủ động trong cuộc chiến như trận Ấp Bắc thì Quân-đội VNCH dưới quyền lãnh đạo tối cao của TT Diệm theo hiến pháp sẽ trở thành loại “Lính Lê Dương Mới” hay nói cách khác là mất hẳn chính nghĩa và lý tưởng Quốc-gia. Chính vì sự cương quyết không nhượng bộ trong những vấn đề nguyên tắc căn bản và Chiến-lược của Quốc-gia, đã không làm thỏa mãn một số nhà Ngoại giao Hoa-Kỳ đã kể trên, khiến cho họ tìm mọi cách dàn-dựng lên những lỗi lầm pha chế, bóp méo bởi đội quân nhà nghề về bôi-bác ‘thứ 5’ (báo chí) hầu triệt hạ Cụ, ngay sau khi chính phủ Diệm trục xuất nhà báo CIA, Francois Sully ký giả tờ NewsWeek.

Người em tài ba của Cụ, là Cố vấn Ngô-Đình-Nhu đã nhìn xa và hiểu rõ sách lược của Mỹ, nên hai anh em đã đi đến kết luận “Liên minh với Đế-quốc dù mạnh đến đâu, cũng chỉ đưa đất nước đến ngõ cụt, nếu không có sự đồng thuận, ủng hộ của toàn dân, yếu tố chiến thắng xuất phát từ trong lòng Dân-tộc chớ không phải của Đồng-minh”. Vì vậy, những nhà Ngoại giao chóp bu của Mỹ [Harriman] vì quyền lợi đã phải áp lực TT Kennedy đòi TT Diệm phải đưa Cụ Nhu ra ngoại quốc; Sự việc vừa nêu trên cho thấy họ sợ rằng với Cụ Nhu bên cạnh, thì TT Diệm sẽ không bao giờ cho Mỹ đổ quân tác chiến vào VN (hai Bà Sử-gia Ellen Hammer và Marilin B.Young đã dẫn chứng chủ trương của Ông Cố-vấn Nhu: “nếu ít thì cũng phải rút một số Cố-vấn Mỹ về nước, còn nhiều thì yêu cầu Mỹ rút hết Cố-vấn” để trả lời dứt khoát tới hành pháp Kennedy qua lời khẳng định cùng với báo chí. Ðể đáp lại, TT Kennedy: “Chúng tôi sẽ rút bớt Cố-vấn, bất cứ bao nhiêu, lúc nào mà chính phủ Miền Nam yêu cầu!” [We would withdraw the troops, any number of troops, anytime the government of South VN woull suggest it] Chính quyền Kennedy chủ trương, cần duy trì lý tưởng cao đẹp và truyền thống tôn trọng tự do bảo vệ Nhân quyền mà Hoa-kỳ là tiêu biểu (người ta không thèm nhận viện trợ mà cứ ép buộc người ta nhận viện trợ) Chính sách ngoại giao phải dựa trên sự hỗ trợ của toàn dân, Kennedy quyết không thể để cho Nhóm Tài-phiệt của bộ máy chiến tranh WIB lủng đoạn lộng hành thao túng chính sách của hành pháp trung ương. Hoa-Kỳ phải biết hạn chế khả năng của mình, không can thiệp bừa bãi vào nhiều nước bạn trên thế-giới và bắt ép thế-giới phải tùng phục, nói cách khác là: Hoa-kỳ không thể giữ vai trò người Cảnh-sát quốc-tế… diệt gian trừ bạo mà để cho họ tự định đoạt lấy số phận của nước họ, khi nào họ cầu cứu thì lúc đó ta mới ra tay.

Nếu như TT Kennedy thành công trong sự loại trừ ‘Đảng-hội Ma Đầu-lâu’ thì Hoa-kỳ sẽ cảm hóa được Cộng-Sản bằng chiến thắng qua con đường Vương-đạo: Đông Đức nhập vào Tây Đức, Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam sẽ hội nhập vào Miền Bắc trong tình nghĩa ruột thịt, đầm-ấm. Còn như theo con đường Bá-đạo của Nhóm Ma Đầu-lâu nầy thì hậu quả ‘núm ruột’ xa ngàn dậm sẽ thiếu nuôi dưỡng của Dân tộc, rồi ung thối theo thời gian để trở thành một lũ ‘lai-căng’ tạp chủng như Nhóm da Màu sẽ không bao giờ muốn nhìn về một Phi-Châu nghèo đói. Sự việc vừa nêu trên cho chúng ta thấy họ sợ rằng với Cụ Nhu bên cạnh, thì TT Diệm sẽ không bao giờ cho Mỹ đổ quân tác chiến vào VN; Họ quá xem thường một nhà lãnh đạo có bản lãnh, có lập trường kiên định như TT Diệm. Cụ Nhu hay ai khác có ở bên cạnh cũng chỉ là để thực hiện những sáng kiến chiến-lược của Cụ mà thôi, như tát nước bắt cá (Quốc sách Ấp Chiến Lược). Và đời nào Cụ chịu áp lực của ngoại bang mà loại bỏ người em trung thành và hiểu rõ đường lối chính sách của Cụ hơn ai hết. Quá khứ đã chứng minh, TT Diệm đã có thừa tài ba và đạo-đức để bình định cái thời Thập-nhị Sứ-quân loạn lạc vừa qua; Còn vấn đề Cộng-Sản thì niềm tin càng vững chắc hơn trong Quốc sách Ấp Chiến Lược và Chiêu Hồi (tát nước bắt cá) những nơi nào người dân đã sống và có kinh nghiệm với Cộng-Sản thì lại quá dễ-dàng để thuyết phục họ trở về với chính nghĩa và lý tưởng Quốc-gia như những Vùng đã bình định từ Tuy-Hòa, Bồng-Sơn,Tam-Quan, Quảng-Ngải… Vùng Châu Thổ Sông Cửu Long thì càng dễ-dàng hơn, điều nầy luận theo các báo cáo của CIA. Memorandum SVVT; ngày14/Sept/1963 “That the Military and Political situations had declined sharply from present levels”.

Khi mà Chiến lược toàn cầu (của WIB) của Hoa-Kỳ thấy cần đem quân tác chiến vào VN mà bị một nước nhỏ bé phải buộc cần viện trợ của Hoa-Kỳ lại dám bác bỏ và chống đối, thì việc gì sẽ phải xảy ra? Chúng ta cũng dễ tiên liệu được; Vì vậy mà mãi cho đến ngày hôm nay, một số người thương tiếc, vốn ca tụng Cụ và không còn nghi ngờ gì chính Cụ mới thật xứng đáng một chí sĩ yêu tổ quốc, nhưng họ vẫn phê bình trong sự luyến tiếc là Cụ thiếu khôn ngoan, khi không đồng ý để Mỹ đem quân vào giúp? Vì chủ quyền và lý tưởng quốc gia nên Cụ chấp nhận thà hy sinh tánh mạng chớ không cần cầu cứu với Đại sứ Cabot Lodge; Thật đáng tiếc và hết sức đau lòng mà nhắc lại rằng, những người có trách nhiệm trong việc để Mỹ tự do đem quân vào mà không có một hiệp ước song phương quy-định những chi tiết thực hiện lúc ấy chính là Thủ tướng Bác Sĩ Phan Huy Quát và Cố vấn Bùi Diễm (dĩ nhiên những việc trên đây đã có chủ mưu không dính dấp gì tới Việt Nam qua hiệp ước song phương) Những sự kiện nầy xác nhận mình là chính phủ bù-nhìn không hơn không kém; Tất cả nhũng gì xảy ra sau khi TT Diệm bị lật đổ rồi bị giết một cách dã man, hèn nhát đã viện chứng những thành phần chống đối Cụ, đòi Cụ chia sẻ quyền hành một cách quá đáng đều đã có cơ hội thử tài, hay nói theo tướng số thử ‘thời-vận’, nhưng tất cả đều thất bại ê-chề. Rồi chính phủ họ Phan cũng chỉ tồn tại được vài tháng vui chơi, nghĩa là Mỹ khi cần đem công cụ của mình lên để thực hiện ý-đồ đổ quân tác chiến ào ạt vào VN; Sau khi làm xong bổn phận của mình, chính phủ nầy phải được thay thế. Đó là hành động ‘vắt Chanh bỏ vỏ’ nhưng cũng may mà họ không lấy vỏ Chanh làm mức ‘trần bì’.

Vì cần một thời gian tình hình ổn định cần thiết để Mỹ sau khi hoàn thành mục tiêu thí nghiệm đủ loại, trong đó có vũ khí là chính để gối đầu chuẩn bị cho giai đoạn Ba của thế chiến lược Eurasian Great Game như Bom Smart, Laser, CBU-55, BLU-82AL, hoả tiễn vô tuyến điều khiển Cruise, Pul pup… Còn tại Việt Nam nầy, Mỹ phải để cho mấy thằng Cu phi công ưu-tú đem các phi cơ khu trục đã sản xuất từ trận chiến Triều Tiên ra mà phế thải, như nguyên-lý hàng sản xuất phải có khách hàng tiêu dùng, đúng theo quy luật làm ăn thông đồng với Quỷ Đỏ mà Tôi cho đó là trục Ma-Quỷ; Sau đó tình hình chính trị phải được ổn định để thiết kế đem Tù-binh cùng rút quân về cho một công trình chiến lược sắp tới (Trung-Đông). Đó là hình thức giao thương của Đảng Công-ty WIB; May thay! Chính phủ Nguyển Văn Thiệu, được sự ủng hộ bền lâu của Mỹ là vì các vấn đề như đã nêu trên, được sự tham gia cũa nhiều thành phần trí thức thuộc các Đảng từng chống TT Diệm, TT Thiệu đã nghiễm nhiên trở thành tay sai đắc lực cũa Mỹ qua việc triệt thoái 2 Quân đoàn Chiến thuật vào những ngày sau cùng theo chiến dịch “rả ngũ QLVNCH của CIA” và việc buộc phải trao quyền chuyển tiếp ngắn hạn cho Cụ già Gân đơn chiếc, để rồi lại phải trao quyền cho một ông Tướng có người em là Cộng Sản gộc, Dương Thanh Nhựt, dâng cả Miền Nam béo bở qua mật kế Pennsylvania của nhóm tham mưu Harriman và sau nầy chuyển tiếp cho George H.W Bush (Bush-Cha) bởi Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld trong Nhóm “Đặc Nhiệm Hành Động” (Washington Special Acting Group) Rumsfeld là Tác giả vở bi kịch tháng Tư-Đen mà ông đặt tên là ‘Cruel-April’.

Hầu hết các chuyên viên đặc trách về vấn đề chống Cộng Sản trên toàn thế giới đều được nền Đệ I Cộng Hòa tiếp xúc hoặc trân trọng mời đến Saigon để tham khảo, thuyết trình, giới thiệu các nghệ thuật, phương cách chống Cộng Sản hửu hiệu nhất của VNCH; nào là phái đoàn Vương-Thăng của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, phái đoàn Sir Thompson của Hoàng Gia Anh, phái đoàn của Nữ sĩ Suzane Labin, Tướng Vavuxem, phái đoàn NTS của tổ chức chống Cộng Sản Nga của Pháp và hàng chục chuyên viên chống Cộng HUC của Phi Luật Tân. Lúc bấy giờ, những lãnh tụ hàng đầu trên thế giới như Raymon Magsaysay, Lý Thừa Vản của Đại Hàn, Trưởng Giới Thạch đều trở thành bạn thân chí thiết của TT Diệm. Còn những nhà chính trị có lương tâm, liêm sỉ, không thể không “sám-hối” về những sai lầm quan trọng của mình, nếu còn muốn chường mặt ra với công luận. Thật đáng hối tiếc đến kinh dị vì những cuốn sách bằng ngoại ngữ của những người có trách nhiệm trong việc làm mất chính nghĩa và lý tưởng Quốc-gia chiến đấu chống Cộng như Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Đôn, và Bùi Diễm lại chỉ nhằm mục đích duy nhất “đánh bóng cá-nhân” tự biện minh cho việc làm sai trái của mình một cách xảo trá. Cũng phải nhắc đến những cuốn bằng Việt-Ngữ của Tôn-Thất-Đính, Nguyễn-Chánh-Thi, Đỗ Mậu, Vương Văn Đông, và Phạm Văn Liễu… thì chỉ biết vạch lá tìm sâu, chính quyền nào lại không có lỗi lầm? Nhưng những cái lỗi lầm không đáng kể bằng chủ quyền và lý tưởng Quốc-gia là căn bản là tối quan trọng cho Lịch-sử sau nầy. Họ vẽ vời xuyên-tạc, bịa đặt để dễ bề sỉ vả nhà Ái-Quốc đã thà chết chớ không để mất Chủ-quyền Quốc-gia, còn hơn là sống để phải khuất phục Ngoại bang.

Chúng ta ước ao rằng, chẳng cứ những nhân vật vừa kể trên, mà tất cả chúng ta, những người còn muốn cho con cháu mình về sau không lên-án Cha ông chúng ta là tay-sai của Mỹ, bán nước cầu vinh, thì hãy làm hết cách để nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống Cộng. Và điều trước tiên là chứng minh để con cháu mai sao, kẻ ở ngoài nưóc cũng như trong nước và dư luận Quốc-tế thấy rõ chỉ có duy nhất TT Diệm là người yêu Dân-tộc Quốc-gia VN, còn ngoài ra loại tay sai hai Miền dù cho Khối Cộng hay Đế-Quốc đều nối giáo cho giặc đến cớ sự là 5 triệu người Miền Bắc và gần 1 triệu người Miền Nam phải chết một cách oan-uổng. Thực tâm mà nói, cuộc đảo chánh 1/11/1963 là biến cố gì! Nó không phải là câu chuyện của một ngày, của một lần, nó có cái đến trước nó và cái đến sau nó, cái nọ giải thích cái kia dẫn đưa đến cái ngày định mệnh đó. Chuyện đã rồi đã xảy ra… mỗi người một tâm trạng; Sau cái chết của hai anh em Cụ Diệm đã có biết bao nhiêu người đổ xô ra đường để đón chào một vận hội mới, đón chào những người Lính đã giải cứu họ ra khỏi ngục tù quá khứ; Toàn dân như có sức tái sinh, phấn khởi say men chiến thắng. Các Tướng tá người hùng của biến cố được công kênh lên. Ðó là một ngày hội mới, đó là một ngày đẹp nhứt trên đời, đó là mở ra một trang sử mới, đó là hy vọng từ nỗi thất vọng – Sự thật cái khung cảnh vui mừng chiến thắng sau ngày 1/11/1963 là như thế đấy! Nhưng bên cạnh cũng không thiếu những người luyến tiếc chế độ đã mất trong đó có cá nhân tôi; Cứ cho rằng những kẻ thụ hưởng trực tiếp bổng lộc của chế độ cũ đã dành cho, Họ không quên được những lúc ăn trên ngồi trước huy hoàng; Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người dân giả bình thường, họ cũng bày tỏ sự thương tiếc, phải có cái gì chứ? Không nên xếp họ vào loại ngu dân, chả lẽ chúng ta hẹp hòi đến độ không cho phép họ được bày tỏ bất cứ thứ tình cảm gì, dù rằng chỉ một chút thương tiếc! Họ tiếc vì cuộc sống của họ đang sống tuơng đối được dễ thở hơn, đi xuống thăm bà con ở quê nhà không bị Việt Cộng chận xe đò làm họ muốn đứng tim và trễ nải. Người dân quê không muốn chịu cảnh “Ngày sống với Quốc gia, tối lại sống với bóng ma Cộng sản!” và phải đóng thuế cho cả hai bên mà đôi khi còn bị Việt Cộng tuyên án tử hình vì thái độ lừng khừng. Ta vui thì được, tại sao phải cấm người dân không được ngậm ngùi? Dĩ nhiên, những người chán ghét Cụ Diệm có cái lý của họ! Cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng đúng! Họ cho rằng lá bài Ngô Ðình Diệm đã đến lúc cần xóa bỏ; Vì làm sao người dân bình thường mà thấu hiểu được cái âm mưu hẹp hòi về lợi nhuận, họ đã bảo vệ xa lộ Harriman để cho CSBV cưỡng chiếm miền Nam!

(còn tiếp)

vinhtruong
12-13-2010, 04:24 PM
Bây giờ quay về chuyện Wleaks của thời Đệ-1 VNCH: Nhưng những người thương tiếc Cụ Ngô Đình Diệm đã hẳn cũng có cái gì đó để cho đến giờ phút nầy mà họ vẫn không quên ghi ơn Ngô Tổng thống! Có nên tôn trọng tình cảm đó hay không!? Hãy hồi tưởng lại quá khứ để rút ra bài học gì, hay chỉ để nhắm vào mục đích đào sâu hận thù, cho rằng yêu đất nước yêu dân tộc là yêu con người, yêu đồng bào mình, phải chấp nhận những nỗi bất hạnh của người nầy, của nhóm kia, và để nhớ những điều cần phải nhớ cũng như đôi khi phải tha thứ cho nhau. Lịch sử dân tộc Việt từ nửa thế kỷ nay, có lúc nào cho thấy người Việt ta chịu ngồi lại với nhau; Ngồi lại với nhau ở trong nước vốn không dễ vì có chế độ Ðảng trị, còn có áp lực bằng bạo lực, bằng kèm kẹp, theo dõi với chế độ công an trị, với chụp mũ, kiểm duyệt, kiểm soát, điểm nghiệm, thậm chí đi đến cải tạo, tù đày. Người Việt hải ngoại có nhiều cơ may nhất, để ngồi lại với nhau, vì cùng chung thân phận lưu vong, chung lý tưởng tự do, chung tinh thần dân chủ, dân quyền. Nhưng than ôi! Vậy mà thử ngồi lại tính sổ, có chỗ nào mà không có chia rẽ, có tổ chức nào mà không có tranh giành cấu xé nhau, có bao nhiêu người thì có bao nhiêu lãnh tụ (tôi phải là Tổng thống) nằm sẵn trong đầu họ! Ðã nửa thế kỷ rồi, chúng ta cần nhìn lại, cần biên soạn lại, cần mổ xẻ, cần phê bình, cần nêu bằng chứng rõ ràng, đến nơi đến chốn, cần giải bày khuyết điểm để phát hiện những điều sai trái, nhận thức được sự thật lịch sử nằm ở chổ nào với tinh thần và tư cách của người hiểu biết. Nếu không làm được điều gì đó, bài thuyết trình, giảng thuyết dù có hùng hồn đi cách mấy cũng chẳng thuyết phục được ai, chỉ gây thêm bực bội, phiền nhiểu! Và cũng gần 4 thập niên qua, thời gian vẩn không làm nguôi đi, cũng không xoa dịu được cái tức tưởi, ấm ức trong mỗi con người chúng ta; vì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa giải nghĩa được tại sao có thể có được một ngày 30/4/1975. Ôi thì, Ông Tướng nầy bảo tại ông tướng kia, ông tướng kia bảo tại ông tướng nọ, người dân nói vì tham nhũng, kẻ bảo Hoa kỳ bỏ rơi, một cách mơ hồ, vu vơ không hiểu ra sao cả! Nói không có sách, mách không có chứng để rồi ỏm tỏi cải nhau mà không đi đến đoạn kết. Theo ngụ ý của Tôi nếu Hoa kỳ muốn giữ vửng Miền Nam, thì lịch sử đã chứng minh: Quân Bắc Hàn với Trung Cộng tràn qua sông Áp lục, vượt vỉ tuyến 38 toan nuốt trửng Miền Nam Triều Tiên bằng chiến thuật biển người, nhưng Hoa kỳ vẫn nhảy vào đuổi quân Cộng sản trở vế Bắc một cách dễ dàng. Còn như về tham nhũng, lấy ví dụ một Tổng thống hay Thủ tướng nào đó, gốc từ vùng rừng núi xa xôi như Dak Prau chẳng hạn, trên khoác áo ngoài có cà vạt hẳn hoi, nhưng phần dưới mặc chiếc khố cho có vẻ dân tộc cội nguồn. Ðọc một bài diễn văn: “Kính thưa đồng bào…Ð.M đứa nào…con nào tham nhũng…ÐM từ 10.000 trở lên là “Tử hình”..Bắn bỏ, dưới 10.000 chặt một bàn tay …Ð.M cho tụi bây chừa” Tôi nghĩ chắc không còn tham nhũng! Tại sao hồi Ðệ-1 Cộng Hòa rất tốt đẹp và lý tưởng!? Ai trắc nghiệm về lũng đoạn nền kinh tế và hỗn loạn xã hội, lấy Miền Nam làm thí điểm trong chiến lược toàn cầu, để nhúng sâu vào nội bộ của các nước khác sau nầy với cái gọi là chiêu bài “Dân quyền Dân Chủ” Tôi nghĩ, chỉ cần một giây phút là bà con hiểu ngay ai là thủ phạm? Qua kinh nghiệm CIA làm ung nhọt Miền Nam, Hoa kỳ ngày nay cho tham nhũng là nhân tố để thanh lộc và tái tổ chức chính thể Việt Nam sau chiến tranh, rồi toàn thể hạ tầng cơ sở được tái thiết để cho sẳn sàng, và cú dứt sau cùng là sinh viên học sinh được sự hỗ trợ của quân đội non trẻ làm cuộc cách mạng chấm dứt chế độ, liền sau đó, đồng loạt các tổ chức thương mãi Hoa kỳ ồ-ạt bỏ vốn vào đầu tư tại VN, biến VN thành một nước VNCH lớn hơn, làm gương kiểu mẫu hùng mạnh cho Bắc Hàn và Miến Ðiện và các nước kém phát triển noi theo sau nầy. Như xưa kia, lời tuyên bố của đương kiêm Tổng thống mà được đại đa số người Mỹ gốc Việt bầu cho, đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm và nhất là phải quan tâm về thế siêu chiến lược! Sự thật Tổng thống nào của thời điểm nầy 2000: “Nhân dân miền Nam không chịu chiến đấu cho tự do, thế nên ngày nay họ không có tự-do, cũng chỉ để khai thác câu nói của TT Kennedy để bóp méo sự thật “Người dân miền Nam phải chiến đấu cho tự do của chính họ, chúng ta không thể chiến đấu thay họ!” Rồi thời gian trôi qua, Tổng thống nào thứ 43 củng phải nói “Yes” mà thôi, cũng như tổng thống thứ 42 nào cũng phải lập bang giao với Việt Nam sau 20 năm thù địch (1975-1995), và 10 năm sau 2005, Việt Nam qua Mỹ mua Boeing cũng y chang như Trung Cộng vậy; điều dễ hiểu SCP muốn chúng ta duy trì cái chiêu bài chống Cộng để quên cái tội ác tài trời của WIB. Nhưng thật ra trong thế Siêu chiến lược họ đả thần thánh đưa chiếc đũa thần ra để biến những nước Cộng sản qua giai cấp Tư bản Mới gọi là Tư bản Ðỏ [điều nầy hơi lạ vì chỉ có Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là biết trước Cộng sản sẽ trở nên Tư-bản Ðỏ từ 1959, khi Lê Ðức Thọ vào Nam cầm đầu MTGPMN] có như thế người Việt lưu vong mới đem đồng đôla chạy qua Mỹ lại và sau đó cố tình lờ đi cho Việt kiều gởi về mỗi năm 5, 6 tỷ mỹ kim, thay thế họ hàn gắn vết thương chiến tranh. Thế nên: Trong một sự dàn dựng cuộc phỏng vấn truyền hình, ông O’Reilly móm lời: “Người Miền Nam đã không chiến đấu cho sự tự do của họ, vì vậy mà ngày nay Họ không có tự do!” Vị Tổng thống thứ 43 đáp: “Ðúng” (Interview on Fox News, The O’Reilly Factor aired on September 27/2.004 with President Bush, O’Reilly stated “The South Vietnamese didn’t fight for their freedom, which is why they don’t have it today” President Bush answered: “Yes”

Ðương nhiên không thế nào Bush nói khác đi được, dù rằng thật vô cùng nghịch lý như cuộc chiến Iraq, 98 Nghị sĩ phải nói “Yes” dù rằng đại đa số thành viên LHQ nói “No” trong đó phải kể đến hai nước láng giềng thân thiết là Canada và Mexico cũng nói “No” kể cả ông Tổng thơ ký LHQ cũng nói “No”, bất hợp pháp nếu tấn công Iraq là một hành động vi hiến, nhưng Mỹ vẩn tấn công thì làm gì nhau? Lý của kẻ mạnh! Dĩ nhiên hành pháp Hoa kỳ do Thái tử của một Ðại đế Skull and Bones-II chấp hành lệnh của Thái Thường Hoàng ngay tức khắc. Cho nên chúng ta nên thông cảm hoàn cảnh và cương vị của Thái-tử Bush. Chắc chắn không thể nào một vị tổng thống của siêu cường số một, mà có quân đội tham chiến tại Việt nam lại không biết rằng tổn thất của Ðồng minh VNCH trong cuộc chiến đấu chống Cộng sản là trên 300.000 ngàn binh sỉ tử vong và trên 1 triệu 100 ngàn binh sĩ bị thương. Nếu TT Bush không biết thì đã có vô số Phụ tá của Bush phải biết để nhắc nhở Bush; Vì chính quyền Hoa-kỳ, họ được lệnh không muốn nhìn nhận sự đóng góp của Miền Nam Việt-Nam trong công cuộc chống Cộng và họ không bỏ lỡ một cơ hội để buộc tội Đồng minh và chạy tội cho âm mưu đen tối của họ đã giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa nên mới ra cớ sự (làm sao chúng ta hiểu nổi “định kiền-1 là xóa bỏ VNCH để theo đúng lộ đồ chiến lược Eurasian mà Hoa kỳ đã phải chấp nhận sự “khổ-nhục-kế” hy sinh của 58.000 binh sĩ cho một cuộc chiến cũng chỉ vì thềm lục địa VN có dầu hỏa mà Hoa kỳ muốn hợp thức hóa bằng công pháp quốc tế để rồi bỏ vốn và khoa học kỷ thuật khai thác cùng có lợi).

Riêng nhân dân Miền Nam, không một ai chịu thụ tinh từ một quái-thai để trở thành một đứa con hoang bất đắc dĩ, rồi bị bỏ rơi một cách vô cùng tàn nhẫn không thương tiếc, Chúng ta là kẻ bị bắt buộc thua trận thì có khi nào được quyền nói, rồi lịch sử sẽ cho nó qua đi trong quên lãng; Hoa kỳ muốn chối bỏ, không muốn nghĩ tới, chớ đừng nói nhắc đến sự hy sinh và đóng góp của Miền Nam cho mục tiêu chiến lược của Họ. Vì nó sẽ đặt ra câu hỏi lương tâm, uy tín cũng như danh dự trong lịch sử chính trị đối với Hoa kỳ, nó còn kéo dài mãi như một chấn thương về “Hội chứng VN” mà người dân Mỹ cảm nhận phải hổ thẹn lương tâm với một tư tưởng mộc mạc: Với điều kiện nào, với cái giá nào, Hoa kỳ đã điều đình được sự rút lui trong danh dự cho cá nhân nước Mỹ trong cuộc chiến! Thế nên, Họ đang bóp méo dữ kiện về “Hội chứng VN” đề chạy tội với lịch sử! Căn cứ vào sự bảo vệ luật pháp với danh nghĩa “Academic-Freedom” tại trung tâm đại học WJC, Massachusetts, mà Tôi tạm dịch là “Tư do tư tưởng” của quần chúng Hoa kỳ. Họ sẽ cũng cố sách liệu, rồi chỉ đạo một nhóm học giả tên tuổi làm theo khuôn mẫu mà họ đả ấn định trong kế hoạch chiến lược 100 năm (Eurasian-1920-2020).

Trước đây, trong khi quân đội Hoa kỳ và VNCH chúng ta còn đang chiến đấu, thì trong bóng tối, Tình báo phản gián Hoa kỳ CIA, đã dùng cơ quan truyền thông đâm sau lưng chiến sĩ, điển hình như Thượng tọa CIA Thích Nhứt Hạnh trong “Hoa Sen trong biển lửa”, nhiều đài truyền thông và báo chí nhận tiền để bóp méo, thiên lệch có chủ đích. Một Nhóm khoa bảng được mua chuộc vì tiền tài, các nghệ sĩ, Ca sĩ và phóng viên được móc nối như Jane Fonda, Joan Baez, Bob Dylan, Eddie Adams, John Kerry…sau một thời gian khổ nhục kế cần thiết rồi cũng xin lỗi, còn trí thức thì tỏ-bày, cho rằng đã tỉnh ngộ sau một giai đoạn ngậm miệng ăn tiền: Eddie Adams, tấm ảnh được giải thưởng “pulitzer”, Tướng Loan bắn tên đặc công CS từ 1968 để dành đến 1975, rồi phóng đại trên màn ảnh Quốc hội, để có cớ chối từ viện trợ, nhưng sự thật họ đả cúp viện trợ ngay khi ký Hiệp định Paris. Ông Eddie Adams tuyên bố trong khi dự tang lễ: “Loan là vị anh hùng, cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, Tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế nầy, trong khi người ta không hiểu về ông ấy! (The guy was a hero, American should be crying. I hate to see him go this way-without people knowing anything about him).

Eddie Adams chỉ có hiểu biết trong phạm-vi “Chiến thuật”, riêng Jane Fonda mới hiểu biết trong phương diện “Chiến-lược” Bà cho rằng: “Những tù binh trở về Mỹ đã nói láo, đạo đức giả (liars and hypocrites) về sự đối xử tàn nhẫn của CSBV có hệ thống tàn bạo (reported systematic abuse and torture by their captors) Tôi đoán chắc chắn rằng Jane Fonda cũng thừa hiểu sự hành-hạ về Thượng nghị sĩ phi công tù binh McCain và rất rất nhiều các tù binh Mỹ khác như thế nào. Nhưng mục tiêu sau cùng là đưa Việt Nam sau gần một thế kỷ phải biết ơn Mỹ quốc đã có công thống nhứt VN thành Một, đó cũng là lý do bất cứ tổng thống thứ 44 nào cũng phải vinh danh 100 người đàn bà nổi tiếng có Jane Fonda. Trong khi hai nước Cộng sản lớn nhứt là Liên Xô và Trung Cộng vẫn muốn duy trì hai nước VN tại Hội nghị Genève 1954! Tuy nhiên Việt Nam nên thông cảm “Muốn có Tự do phải trả một cái giá như lịch sử của nước Mỹ đã…! Có nghĩa muốn có độc lập tự do thì phải lấy máu để mua nó. Nhưng sự thật vẫn luôn luôn phũ phàng, kẻ chiến thắng là kẻ viết lịch sử, lẽ tất nhiên đó là loại lịch sử bị bóp méo sai sự thật, một lịch sử theo chiều hướng Ðảng Mafia trị nhưng lại vô cùng có lợi cho Mỹ bắng ăn cắp tiền trực tiếp từ người dân, rồi lại chuyển bỏ vào túi chú Sam.

Nhưng đừng lo sinh viên và sử học tại Mỹ và các thế hệ sau nầy sẽ viết lại vô cùng trung thực qua các hồ sơ, văn từ, hình ảnh, đối thoại, nói tóm lại chúng ta không nên lo lắng về sự bóp méo nầy! Vì lịch sử không bao giờ trật! Tôi mãnh liệt tin tưởng rằng sau năm 2008 sẽ xuất hiện các Sử-gia sẽ làm sáng tỏ lịch sử về Hoa-kỳ và thế giới, hãy bình tỉnh chờ xem! Còn phía Hoa kỳ đang tìm mọi cách để phủ nhận sự hiện diện của họ và chúng ta như không muốn khơi lại, đào xới lên đống phân dĩ vãng, cứ để cho thời gian mùi hôi thối sẽ lịm dần đi, vì trái đất vẫn phải quay đều cho năm tháng qua đi, để rồi mọi việc sẽ bỏ sau lưng khi thế hệ dính dấp vào cuộc chiến không còn nữa! Tuy nhiên, Chúng ta phải quan tâm vì con cháu chúng ta, thế hệ thứ Hai, rồi thứ Ba và các thế hệ kế tiếp, sẽ còn biết được gì về cuộc chiến đấu cho Tự-do của người Miền Nam VN! Ðối với CS, chúng ta là một lũ giặc, đĩ điếm, một lũ phiến loạn bán nước, còn đối với người bạn Lớn, thì làm gì có chúng ta! Họ muốn chối bỏ hoàn toàn như đứa con hoang chơi qua đường. Họa chăng nếu có nhắc đến dân và chính quyền Miền Nam VN thì bọn truyền thông Hoa kỳ đã mấy khi đưa ra sự thật! Hiếm hoi nữa có lẽ đếm được trên đầu ngón tay, là những tác giả Hoa kỳ viết về cuộc chiến với cái nhìn về phía người Việt bằng ngòi viết khách quan. Trong một môi trường như vậy, thì chắc chắn các thế hệ sau nầy sẽ có cái nhìn thiếu sót, nếu không muốn nói là sai lạc về cội nguồn của chúng (Tôi xin đề nghị độc giả nên mua cho được cuốn sách nầy bằng Anh ngử với tựa đề “The New Legion”cho con em mình biết ID cũa chúng).

Ðể nói lên, để viết lại cuộc chiến đấu anh dủng cho Tự do Dân chủ của Miền Nam VN, nếu ngày hôm nay chúng ta không làm thì vài năm sau, hay xa hơn nữa… còn ai để viết, để ghi chép! Chúng ta phải thẳng thắn viết lên vì đây là đất nước của Tự do, không cho lương tâm con người dấu diếm sự thật. Vì điều dể hiểu, Chúng ta không thể nào chấp nhận, chính quyền hay bất cứ ai lừa dối phỉnh gạt con cháu chúng ta, nhất là chúng ta không nên phải bị áp đặt là loại đĩ điếm, ham bơ thừa sữa cặn và ôm chân Ðế quốc!

(còn tiếp)

vinhtruong
12-15-2010, 01:26 AM
(tiếp-theo)
Năm 1975, chiếc C-118 áp giải TT Thiệu phải rời khỏi VN lặp lại năm 1949 Phi đội CAT của CIA, [thoát thai từ tình báo quân đội OSS 1947] áp tải Tưởng Giới Thạch cùng phe nhóm rời khỏi lục địa ra đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông sau khi đã được móc nối và bảo đảm của CIA, ngay sau khi giải phóng lục địa với việc làm trước tiên là chia 2 đất nước Triều Tiên và kế đến là VN y-chang nước Đức để Bố già Prescott Bush, chủ tịch Hội đồng Kỹ nghệ quốc phòng (War Industries Board) phát triển đồng thời tiêu dùng cho hết những vũ khí lỗi thời còn tồn kho quá nhiều. Mục tiêu, lấy bầu trời Triều Tiên cho ưu-tiên quốc phòng về máy phản lực (Mig-15#F-84) như Đại sứ Mỹ tại Liên Xô, W.A.Harriman đã giao ước với Staline về việc hai bên sẽ tóm bắt được một số nhà bác học Đức và cần nơi xạ-trường xa-xôi an toàn để thí nghiệm. Harriman đã áp lực chính quyền đương-đại cho kế hoạch viện trợ “Aid to Russia 1941-1946 Plan” đã bị các nước đồng minh cực lực phản đối, vì trước đó Quốc-Hội Mỹ đã ra lệnh cấm viện trợ cho kẻ thù Đức Quốc Xã (Trading with the Enemy-Act of December 1941) căn-cứ theo tài liệu: http://www.answer.con/topic/w-averell-harriman trang 5/7.

Đặc biệt, sự chia đôi VN cho sự phát triển kỹ nghệ Hàng Không dân dụng (Boeing) và trực thăng (Huey-Iroquoi) thế hệ phản lực, đồng thời tiêu thụ cho hết vũ khí lỗi thời còn sót lại (Garant, Carbin-1) Cho nên khi Tết Mậu-Thân quân lực VNCH sử dụng súng bắn từng viên một đối chọi với Việt-Cộng súng tự động AK-47 của LX và AK-50 của TQ. Nói cách khác luôn luôn quân lực VNCH chiến đấu với những loại vũ khí vất đi, dù thể lực người Việt không đủ sức kềm giữ tiểu liên Thompson khi khai hỏa, nhưng trong ống kính cũa WIB, khi bỏ chạy qua Mỹ, chúng ta sẽ phải trả nợ cho những món vũ-khí nầy bằng trương mục chuyển ngân, đôla Xanh, vàng bạc châu-báo cho những thứ vất đi nầy, thế mới đau chớ!

Những gì tôi đang viết ở trên cứ xem như Wikileaks ngày xưa bị rò rỉ, còn ngày nay, vụ Wikileaks thật là khủng khiếp, làm rúng động toàn cầu với một khối lượng 250.000 điện văn mật của trên 200 toà đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ trên khắp thế giới gởi về bộ ngoại giao Mỹ để báo cáo đủ mọi chuyện của các nước có quan hệ với Mỹ, về mặt nầy hay mặt khác. Trò chơi quốc tế kiểu gì đây của một thế lực trong bóng tối!? Công luận rất quan ngại về một trò chơi phản gián quốc tế với nhiều âm mưu thần sầu quỷ khốc của nó!

Bắc Kinh cũng bối rối khi Wleaks tiết lộ Bắc Hàn bán hoả tiễn cho Iran đi qua ngả TQ, giới quan sát ở Washington cho rằng chẳng bao giờ TQ buông thả Bắc Hàn, và cứ mặc kệ xem Bắc Hàn như đứa con được nuông chiều hư hỏng. Đây chỉ là những phê phán theo loại bàn tán gẫu? Còn Úc từng đề nghị Mỹ nên sử dụng vũ lực với TQ, tài liệu mật mới nhứt mà trang mạng Wleaks tiết lộ cho thấy cựu thủ tướng Kevin Rudd của Úc từng đề nghị Mỹ nên tính đến giải pháp sử dụng sức mạnh quân sự để đối đầu với TQ nếu chế độ Bắc Kinh không hành xử đúng với các quy định của LHQ (điều nầy tôi đã nhắc nhở nhiều lần tại sao Harriman cách chức tướng tài Mac Arthur, kéo Westmoreland về Mỹ, và hy sinh hai nước đồng minh là THQG và VNCH cho TQ vào ngồi cái ghế LHQ mà từ bỏ luật rừng) Ông Kevin Rudd cũng đề nghị thành lập một cộng đồng Châu Á TBD, tương tự như cộng đồng EU, với mục tiêu ngăn chặn sự bành trướng thế lực của TQ, và giữ vững vai trò, cũng như sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực nầy. Đây là trò chơi phản gián để chuẩn bị cho Seoul giải phóng người dân phía Bình-Nhưỡng đã đang mòn mỏi đợi chờ khi đã đến thời điểm chín muồi: Theo sự nghiên cứu của tôi về kiến trúc sư George Kennan, người cha đẻ thế chiến lược chia hai quốc gia Đức, Triều Tiên, và Việt Nam để thủ lợi, sau một thời gian coi cho được (decent interval) rồi sẽ thống nhứt lại: Đức, người dân sẽ tự đập bể bức tường Ba Linh mà thống nhứt, vì Mỹ để lại 300.000 quân giữ an-ninh. Còn Việt-Nam, bị Hà-Nội cưỡng chiếm Saigon vì chính phủ VNCH đuổi Mỹ nên không có quân Mỹ giữ hậu cứ; đúng vào thời điểm, Nguyễn Tiến Hưng nhắc-nhở, chua thêm cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (chớ sự thật còn hơn 100 lính gác mấy cơ quan thì đánh đấm cái đếch gì) theo đơn đặt-hàng đúng vào thời điểm decent interval. Còn Seoul giải phóng Bình Nhưỡng đúng vào thời điểm người dân miền bắc mòn mỏi đợi chờ và có 50.000 quân Mỹ giữ sân nhà và cũng để chấm dứt thế chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game 1920-2020”. Rồi lui về dĩ vãng, khi nhắc lại Wikileaks về sự xung đột giữa nội bộ CIA (William Colby đối chọi lại với Lucien Conein)

Nguyên nhân thất bại, trước khi nhảy, trên chiếc ghế Nhôm của Phi-cơ C-47, không mang Cờ, Số, sự đứng lên ngồi xuống của một Toán viên thật là khó-khăn nặng-nề, trang bị quá nặng trên lưng, bộ đồ Giáp bằng những miếng nhựa ép cứng đơ như một thủ môn chơi Hockey nhưng không gọn gàng mà chung quanh lại đeo lũng-lẳng vô số thứ linh-tinh, cồng-kềnh nào là: Súng đạn, chất nổ, đèn pin, túi cứu thương, bản đồ, ống nhòm, flare trái sáng…đến khi chuẩn bị nhảy, thì phải có người đỡ và kéo tay họ đứng dậy đi thật chậm như Kinh-Kông đến cửa nhảy. Khi ra khỏi phi-cơ, sức rơi nhanh gấp năm lần khi họ tập dượt ở nhà, người nhảy không thấy gì vì là lúc giữa đêm một hai giờ sáng, trời tối như mực không trăng sao, họ chỉ mong sao xuống đất được an-toàn, nếu rơi vào cây cao bụi rậm thì đỡ lo, nhưng rơi vào tảng đá hoặc vào sỏi đá gập ghềnh thì dễ bị gãy chân và bị thương tích. Với sức nặng trên người còn hơn sức nặng của bản thân họ “Thật là tội nghiệp gian-truân” Gió rừng núi thường hay xoáy giật cuốn tròn vô chừng, nên tình trạng người biệt-kích gián-điệp nhảy Toán thật vô cùng bị đe-dọa, khốn đốn.

Khi xuống tới đất, dính trên cây, dù chỉ còn một tấc nữa là đụng đất, nhưng có thấy gì đâu, cũng phải đợi ánh sáng ban mai đầu tiên mới toan cắt dây dù leo xuống, rồi phải mau lẹ kéo dù xuống chôn kỹ sâu dưới đất không còn để lại một dấu vết hay tông-tích gì cả, nếu không kéo dù xuống được hay vẫn còn móc dính trên cây, hiểm-họa bị lùng bắt sẽ không thể nào tránh khỏi, nếu Toán viên nầy chôn dấu dù cẩn thận còn các Toán viên khác thì sao! Có làm được như vậy không! Nếu có Toán viên nào bị thương, thì tình trạng được xem như là nghẹt thở… bối rối kinh hãi vô cùng.

Bây giờ qua giai đoạn mở máy truyền tin, các Toán viên rà mò định hướng dẫn đến Toán Trưởng đang quanh quẩn đâu gần đó; Phải có một thời gian khá lâu mới tập họp đầy đủ được, rồi sau đó mới khai triển công-tác. Nếu có một Toán viên nào bị chụp khi vừa xuống đất rồi sau đó cả lính Bắc việt cũng như Toán viên đều ra trình diện với Toán Trưởng… thì sao! Có phải là vô cùng thảm hại không?

Một cuộc thâm nhập bằng dù như vậy, có bao nhiệu phần trăm bị thảm bại, ta thử ước tính… nếu có người bị thương khi chạm đất, Toàn Trưởng phải làm sao? Còn như chính Toán Trưởng cũng bị thương nữa thì coi như là xong chương trình, kéo màn xuống chấm dứt cuộc trình diễn vở Bi-kịch, hoặc là một Toán viên báo cáo chiếc dù dính trên đọt cây không thể nào kéo xuống được, thì có nghĩa thế nào cũng sẽ bị địch phát hiện. Lực-lượng dân quân, công an nhân dân, lực-lượng biên phòng, Bộ đội chính quy sẽ chia ra từng ô vuông nhỏ đặc trách cho từng tổ đội tuôn ra lục soát… khi phát hiện chúng bắn pháo lệnh, cả rừng người giống như bầy chó Sói ùn-ùn bủa tới, cũng như bầy kiến báo động tìm được mồi, chúng đã được Cố-vấn KGB huấn luyện và trang bị các loại máy truyền tin tối-tân nhạy bén và sẵn-sàng khai thác điều tra tại chỗ.

Thêm một cái khó của Toán dài-hạn là phải xác định đúng tọa độ nơi điểm xuất phát, có như thế họ mới không bị lạc, vì điểm xuất phát đó nên họ phải mất thời gian quá nhiều trước khi khai triễn công-tác, không như Toán ngắn-hạn, tọa độ điểm xuất phát do phi-công trực-thăng chấm điểm, dĩ nhiên là trúng một trăm phần trăm. Rừng miền Bắc phần nhiều là cây cao chằng-chịt, núi-non hiểm trở, có những loại gai móc sâu vào da người rất là khó gỡ ra, nếu gỡ ra được thì lại bị nhức nhối vô cùng, Tôi ở tù gần vùng hoạt động của Toán Red-Dragon, Huyện Than-Uyên, Lào-Kay thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn, cách Biên-giới Trung-Quốc chừng hai mươi cây-số. Một nhà văn tù chính trị đã đặt câu thơ: “Ruồi Lằn Bọ Chét Gió Than-Uyên”
- “Ruồi Lằng” là một loại Ong bay thật êm không gây ra tiếng động, khi đánh được hơi người, thì chúng bay xấn tới tấn-công vào chỗ nhược mặt và cổ…máu sẽ phun ra kèm theo sự nhức-nhối khôn tả. Người bị tấn công không biết đâu mà che mặt
- “Bò-Chét”, con nầy nhỏ như con Rận hay con Rệp, khi nó chích vào người thì nó bám cứng vào da, nếu mình vội ngắt gở nó ra liền, thì nơi đó còn dính lại những móng chân của nó và sẽ làm chỗ đó bị thối thịt và sưng vù lên đau nhức vô cùng, và rồi để lại vết thẹo mãn đời. Rút kinh nghiệm từ dân tộc bản xứ, người Tầy nói khi bị nó cắn thì bình tĩnh chịu đau nhức một chút, rồi đi lấy điếu thuốc hơ nóng trên lưng nó, đợi khi nào nó nhả ra thì bắt nó cũng không muộn màng gì, làm như vậy sẽ không bị làm độc
- “Gió Than-Uyên” là một cơn gió độc bất chợt thổi tới, thường vào buổi chiều, làm cho con người sẽ bị xây xẩm mặt mày tái mét, rồi bị ngã rầm xuống đất, có khi bị hạ thổ có nghĩa là đi thăm ông bà. Đó là chưa kể những con Vắt nhỏ xíu nhưng rất nguy hiểm vô cùng, không như con Đỉa lớn chần-dần dễ nhìn thấy, chúng đầy dẫy trên cành lá, chúng đánh hơi rất là nhạy-bén, khi chúng tôi đi ngang qua bụi rậm, thì chúng tấn công bắn vào người một cách êm-ái, đến khi chúng tôi thấy ngứa, thì con nào con nấy cũng đã no tròn đầy máu.
“Đây… nơi nầy chúng tôi cho là Tây Bá Lợi Á của Việt-Nam” Cộng-Sản với ý đồ thủ tiêu một cách kín đáo một số người tù chính trị mà chúng cho rằng: “Cực kỳ ác ôn, có nợ máu với nhân-dân không thể tẩy não được”

Về phía Hà-Nội, họ luôn luôn chủ tâm, đặt nặng vấn đề an-ninh nội địa, kiểm soát dân chúng thật chặt-chẽ; Họ lợi dụng trong thời gian chiến tranh Trung-Quốc giúp đỡ rất tận tình cho một tiền đồn chống Tư-bản, nên người dân không bao giờ bị đói, lấy thực phẩm viện trợ làm công cụ để bóp dạ-dày, gọi là Hộ-Khẩu, người dân bắt buộc phải làm cái gì cho chúng để được nhận những khẩu phần đó. Họ dốc hết tài vật lực nuôi dưỡng, dạy dỗ cơ quan tình báo, được gọi là Trinh-Sát, công-cụ chủ yếu nầy được rèn luyện chuyên môn qua các trường Tình-Báo của các nước Xã-Hội Chủ-Nghĩa. Vì vậy họ rất điêu luyện trên phương diện xử dụng, điều hành, lèo lái và dụ-dỗ các Toán bị bắt để làm Gián-điệp Hàng-Đôi cho chúng.

Có thể nói, Hà-Nội là Quốc-Gia số Một về giũ-gìn an-ninh xã-hội, chống tình báo gián-điệp và kiểm soát dân chúng, họ có thể hóa giải, chận đứng những cuộc quấy rối, bạo hành của đối phương, ước tính đánh giá đúng mức các cuộc đột nhập của gián-điệp biệt kích, cho đến từng ngươi dân một cũng được học tập để đề cao cảnh giác. Bắc-Việt luôn luôn khuôn rập theo Liên-Xô trong vấn đề phản gián như tình báo KGB. Họ biết xử dụng người dân như một công-cụ hữu-hiệu để điều hành guồng máy chuyên chính của nhà nước; Mục-tiêu chủ đích của Cộng-Sản là phải kiểm soát dân một cách chặt-chẽ, phải đề cao cảnh giác các guồng máy từ Trung ương đến xuống hạ tầng cơ-sở: Xã, Ấp, Làng, Thôn. Lực-lượng công-an nhân dân là nền tảng căn bản của Hệ-thống Đảng Cộng-Sản. Dưới danh nghĩa là Bộ an-ninh nội vụ, cho nên với công-cụ nầy, chúng có thể ngăn-ngừa, áp-đảo các cuộc đột nhập phá hoại, nỗi loạn, khống chế được các cuộc hoạt động biệt-kích. Từ làng Xã cho đến cấp Huyện, Tỉnh luôn luôn kết hợp chặt-chẽ, những đội võ-trang nhân dân, công an, dân quân và cơ-quan tình bao phản gián, khi có báo động Đỏ, họ huy-động tất cả lực-lượng tìm bắt cho bằng được kẻ thù; Hà-Nội cho đó là tối hậu cần thiết phải nắm vững buộc chặt vào với nhau mọi thành phần xã-hội, mọi tổ chức cơ quan đều có Công-An chìm chịu trách nhiệm, hệ thống dây chuyền kiểm soát rộng khắp nơi một cách chặt chẽ, mọi người đều phải cảnh giác làm việc cho chính quyền, không một người dân nào được ở không, “Triệt để dùng sách lược bóp ‘Dạ-dày” người dân phải làm được gì cho nhà nước.

Mặc dầu thất bại trên đất liền, CIA tổ chức bắt cóc ngư dân dọc theo bờ biển Bắc-Việt, họ không hiểu rằng dưới chế độ Cộng-Sản, người dân buộc phải vào tổ-hợp đánh cá, bắt được cá thì phải bán cho nhà nước, hợp tác xã để đổi lại Gạo và nhu yếu phẩm, họ bị ép buộc vào tổ chức từng Tổ tam-tam chế, trên ghe đánh cá thường có Công-an chìm đi theo lẫn-lộn với người đánh cá bình thường. Vì vậy mọi người dân chài đều được học tập, nếu bị bắt cứ để cho địch dẫn đi, không kháng cự; Khi được thả về cứ thành thật khai báo hết cho Đảng là được khoan hồng ngay.

CIA đã lượng giá tình cảm của người Việt một cách hời-hợt, sai lầm, không hiểu biết tâm lý: Người Việt yêu Quê-hương làng mạc, nơi sanh ra và lớn lên, họ không bao giờ muốn rời bà con chòm xóm. Trong năm 1966, là năm bắt cóc các ngư-dân nhiều nhất là: Ba trăm năm mươi ba người, đưa họ về Đảo có tên là Đảo-Địa-Đàn, người dân Quảng-Ngãi gọi là Cu-Lao-Ré, trong bản đồ gọi là Cù-Lao Chàm. Tổng cộng từ năm 1964 đến năm 1968, họ bắt cóc dân chài Miền-Bắc là: Một ngàn lẽ ba người (1.003). Ngay sau khi người chài lưới bị bắt ở trên biển hoặc là đi lang-thang trên bờ, họ sẽ nghe tiếng nói của người cùng quê “Chúng tôi là người của Mặt Trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, phong trào đấu tranh đã được tổ chức ở vùng nầy, sẽ hướng dẫn các bạn về Mật-khu giải phóng. Vì lý do an-ninh, chúng tôi tạm bịt mắt của các bạn, trong một thời gian ngắn”. Mọi người đều bị cột tay đưa xuống giữa lườn tàu. “Cuộc hành trình của chúng mình hơi dài một tí, vì phải xuyên qua các làng mạc, được giải phóng dọc theo bờ biển!”

Đây là giai đoạn đầu để họ nhìn thấy tận mắt những cảnh vật chung quanh vùng sau khi mở trói, mở bịt mắt ra, để xoa dịu tinh-thần sau vài giờ mệt-mỏi căng-thẳng thần-kinh, họ được mời lên Bon tàu để hít thở gió biển, quan sát cảnh vật chung quanh, cuối cùng họ được mời ăn-uống thoải mái. Kế đến là giai đoạn trau dồi lý thuyết, tư-tưởng tự-do khác với dưới chế độ Cộng-Sản. Đây mới là phần chính của chương trình, kế hoạch, cố thuyết phục làm sao cho họ thấy tận mắt những vùng ở Miền-Bắc đã được giải phóng, đến khi họ được thả về họ sẽ cho mọi người ở địa phương của họ biết là: Đã có thật Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái-Quốc và nhiều vùng Miền-Bắc đã được giải phóng.

Những người chài lưới nầy sẽ ở ba tuần lễ nơi làng giải phóng nằm trên Đảo-Địa-Đàn; Trong suốt thời gian thuyết dụ nầy, họ sẽ được làm quen với một Cán-Bộ nói cùng tiếng địa phương với họ, Cán-Bộ cùng ăn chung ở chung, nói cho nhau nghe về đời sống ở dưới chế độ Cộng-Sản, học tập những cái gì hay đẹp… vì được tự do phát biểu, đó là chủ trương của phong trào Gươm Thiêng. Phải cương quyết chống phá những áp bức, nhất là về sự tự-do tư-tưởng phóng khoáng, con người có quyền sống không để Cộng-Sản bóp méo đè-nén lên nội tâm.

Trò chơi “Cút-Bắt”: Chương trình ba tuần gồm có: Nuôi cho họ ăn mau lên cân, mập béo tươi tốt ra, học tập, hàn huyên, kể chuyện vui buồn của chế độ. Nhấn mạnh Mặt trận đang khẩn thiết kêu gọi toàn dân hưởng ứng tham gia Phong-trào, chăm sóc sức khỏe, lo cho họ thuốc men kể cả những mụt ghẻ, vết trầy nho-nhỏ, cho họ nhận thấy được ở vùng giải phóng cuộc sống vẫn được sung-sướng hơn làng họ đang ở, không có kèm-kẹp không có Hộ-khẩu; Ngược lại người Cán-Bộ cũng sẽ phải học hỏi, tìm hiểu về cuộc sống từ phía người chài lưới, tạo ra vẽ hòa đồng hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ tâm sự, khó-khăn ngoại cảnh cũng như những bất công của chế độ Cộng-Sản, những tham-ô thối nát của guồng máy cai trị dân.

Sau ba tuần, họ sẽ hồng-hào, mập-mạp, hớn hở, nhờ được nuôi dưỡng với những món ăn chú trọng nhiều dinh-dưỡng. Hàng ngày sinh hoạt thảo luận về sự sai lầm của chế độ Miền-Bắc, gợi ý cho họ kể lại những trường hợp viên chức tham-ô, quan lại, chèn ép bóc lột người dân ở quê họ. Cán-Bộ sẽ thâu băng và phát đi từ Đài Gươm Thiêng Ái-Quốc, trong chương trình ‘Sinh Bắc Tử Nam’. Những ngày cuối cùng trước khi về Bắc, Cán-Bộ sẽ cho họ biết những tin-tức, tần số của Mặt Trận để khi cần họ sẽ báo cáo.

Cuối cùng, họ được một người một gói quà do cái gọi là dân Làng địa phương gởi tặng gồm có: Áo quần, Khăn, Xà-bông, những thứ cần thiết mà ngoài quê họ rất khan hiếm, đương nhiên phải kèm theo một máy thâu thanh nhỏ, đã ấn định một tần số có sẵn của Đài Guơm-Thiêng Ái-Quốc, mà Đài nầy họ đã được nghe hàng ngày trong những ngày họ lưu lại tại Đảo-Địa-Đàn. Một khi chương trình đào-tạo, khuyến dụ đã xong, họ lại phải bị bịt mặt nhưng không bị trói tay để dìu họ lên tàu trở về Quê cũ, thủ tục cũng như hình thức là phải làm như hồi mới bắt cóc họ, và nói cho họ hiểu và thông cảm vì vấn đề nầy cần phải bảo mật.

Trong số một ngàn lẻ ba người Chài-lưới bị bắt cóc, Cán-Bộ ở Đảo Địa-Đàn phải để ý, theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu và tuyển lựa phân loại ra Hai Toán tin cậy, tín nhiệm được, để có thể trở thành Điệp-Viên Biệt-Hải sau nầy, họ đặt tên kế-hoạch tuyển chọn là “Dự Án Khẩn-Cấp” đặt tên Toán thứ nhất là Goldfish, Toán thứ hai là Pergola, huấn luyện đặc biệt cách xử dụng máy truyền tin mật-mã, vũ-khí phá hoại và Mìn bẫy đặc biệt. Đến cuối năm 1967, chuyển hai Toán Goldfish và Pergola xuống Duyên-Tốc-Đĩnh Nasty, trong bản đồ đã ghi rõ tọa độ bãi thâm-nhập, sâu về phía Bắc gần Biên-giới Trung-Quốc, trên Vịnh Bắc-Việt, nơi đột nhập rất kín đáo, khi gần đến bờ họ cũng lại dùng Thúng-Nan chèo vào trong đêm tối như mực,

Từ lúc thả, cho đến mãi sau nầy, không bao giờ Toán mở máy liên-lạc cũng như đến ngày phải có mặt ở điểm hẹn, để họ được bốc về; Nasty ở ngoài khơi lắng nghe mà không thấy âm vang gì cả. Xem như Goldfish và Pergola xin được hưởng khoan hồng vì trong hai Toán nầy có Trinh-Sát, Công-an chìm giả-dạng dân chài-lưới bị bắt.

Ðối với tam-trùng Phạm Xuân Ẩn cho CSBV biết: “Đây không phải là Khổ-Nhục Kế… mà là Hưởng-Nhục Kế.” Bề ngoài thì Dự án khẩn-cấp xem như hoàn-toàn thất bại, nhưng bên trong là mục đích của Siêu-chánh-phủ, để kích thích Cán-bộ Hà-Nội càng thêm “cao-ngạo” quyết tâm sáp nhập Miền-Nam với miền Bắc thành một nước theo định kiến-1. Dĩ nhiên khi trở về họ sẽ bị lộ nguyên hình và phân loại con người mập khỏe với con người xanh xao ốm yếu khác nhau như thế nào để bị túm cổ cho đi học tập cải tạo về tư tưởng. Phạm Xuân Ẩn được huy chương về trình báo công vụ phân loại nầy; Nhưng đây chỉ là trò chơi “Cút-Bắt” rẻ tiền do trục ma-quỹ tạo nên cho mục tiêu thủ-lợi của họ. Hãy nghe Ðại tá Jack Singlaub, người đứng đầu Cơ quan SOG nói: “We would spend our time feeding them well, give them very high calories foods …So when they went back, they were healthier and certainly had more poundage” vì dễ bị lộ tẩy, mập và hồng hào hơn cán bộ, như tự thú, ông ơi tôi ở bụi nầy!
(Còn tiếp)

vinhtruong
12-20-2010, 04:16 PM
Hết nhiệm kỳ của TT Johnson cũng là ngày cuối cùng bàn giao giữa hai thủ lãnh WIB and Bones [W.A.Harriman và George H W Bush] nghiên cứu theo tài liệu dưới đây: http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman trang 1&5/7. Nhiệm kỳ TT Nixon tiếp nối thi hành định-kiến-3, rút quân cho đến người lính Mỹ cuối cùng theo mưu đồ phỉnh gạt của Richard Helms bằng những bức điện riêng tư [giữa 2 tổng thống] hứa Lèo… rồi bị hoá giải không còn hiệu lực qua sự tai tiếng Watergate. Sau đó muốn bảo vệ Richard Helms, tham mưu trưởng Donald Rumsfeld cùng Dick Cheney khuyên George H W Bush phải nắm giữ ngôi vị Trùm CIA để bảo vệ cho Helms không bị nguy hại, mà cũng để truất phế kẻ đối nghịch Colby lại biết quá nhiều điều bí mật cần phải dấu kín. Đó là William Egan Colby đương kim trùm CIA. Dưới áp lực của hội đồng Thượng nghị sĩ, do Frank Church, Idaho, chủ tịch đảng Dân-chủ, người có nhiều quyền năng đã dựng lên tu chánh án Cooper-Church 1970, Case-Church 1973, và ngày 30/1/1976 buộc TT Ford phải ký lệnh bổ nhiệm George H W Bush làm trùm CIA hất chiếc ghế W E Colby. Và rồi cái chết của Colby vô cùng huyền biến trên bờ sông Potamac, Maryland dù rằng có Chó, người, sensors tìm cứu nhưng cũng phải 8 ngày sau mới phát hiện không có đeo phao!

Năm 1967, vì nhu cầu khẩn cấp cho trò chơi chiến tranh của thế lực P.G, thả bằng Trực-thăng 21-SOS với ám hiệu PONY, và cũng để cho đơn vị Mỹ nầy có cơ hội thao- luyện; Và luôn tiện kỳ này đổi chiến-thuật, không thèm xuất phát từ Việt-Nam nữa, vì không hên tí nào. Toán viên sau khi được huấn luyện ở Long-Thành, tại một Căn-cứ của Lực-lượng Đặc-Biệt của Mỹ, họ được bí mật chuyển về trong đêm tối đến Căn-cứ Tiền-Phương ở núi Khỉ Sơn-Chà, Đà-Nẵng, không ngoài mục đích giữ bí-mật, làm xáo trộn sự chú ý của đối phương, không đặt tên cho Toán bằng chữ nữa, mà đặt tên bằng số thứ tự, từ số 90 đến 122, lấy số nào hên thì đặt tên, miễn sao có đủ số cho mười bốn Toán là được cũng chỉ để tập luyện thôi, theo phương châm “Everything worked but not worked enough” cho tất cả các binh chủng phải được thao luyện.

Trước khi thả Toán, họ sẽ được bí-mật đưa lên vận-tải-cơ C-130 Black-Bird chuyển Toán qua Thái-Lan, Căn-cứ Không-quân, Nakhon Phanom (xem bản đồ Toán Strata ở trang đầu) nằm sát Biên-giới Lào-Thái. Khi đến nơi, Toán sẽ được xe Bịt-Bùng đưa về Căn-cứ của Biệt-Kích Delta Mỹ, ở đây sau khi thay áo-quần của quân đội Chính-quy Bắc-Việt, chuẩn bị chiến-cụ hành trang, Toán lại được xe Bít-Bùng đưa thẳng ra Trực-thăng HH-3S, đây là loại Trực-thăng tối-tân, rất thăng-bằng khi bay trong mây, nhiều phi-cụ điện-tử rất tinh-vi và rất cần thiết trong điều kiện trời xấu.

Dự định sẽ đáp trước khi mặt trời lặn, HH-3S sau khi cất cánh leo lên mười ngàn bộ để tránh phòng-không, khoảng cách từ điểm xuất phát, đến chỗ đáp là sáu mươi lăm dặm, từ cái eo nhỏ nhất của Lào-Quốc, bay hoàn toàn bằng phi-cụ trong phòng lái để tránh phòng không, dĩ nhiên ở Thái-Lan có Đài Radar của Không-quân Hoa-kỳ theo dõi, khi sắp đến dãy Trường-Sơn, HH-3S sẽ leo xuống thấp để tránh Hỏa-tiễn SAM, bay thật thấp nữa để tránh Radar Địch cho đến khi đáp. “Ước gì Queen Bee có loại trực-thăng nầy”

Ngày 15/October/1968, lệnh của Hoa-Thịnh-Đốn (W.A.Harriman trước khi rời chính trường, qua giai đoạn hoạt động Biệt Kích chỉ còn tại miền nam) chỉ thị CIA phải Bốc các Toán ra khỏi Bắc-Việt gấp; Tức khắc ngay sau khi Tổng-Thống Johnson công bố trước Thế-Giới ngưng oanh tạc hoàn-toàn lãnh thổ ngoài Bắc. Dĩ nhiên CIA phải chấp hành lệnh, nhưng rán cố gắng càng sớm càng tốt để Bốc Toán ra, vì phải chuẩn bị lập kế hoạch thiết kế chương trình. Thời tiết lại không thuận tiện, nên mãi đến Tám ngày sau, ngày 23/Oct/1968 xem như tạm chấp hành lệnh của Tổng-Thống Johnson được bao nhiêu hay bao nhiêu.

Từ ngày thâm-nhập cho đến khi bốc Toán ra là mười ba tháng, thâm-nhập hai mươi sáu lần, có lần bốc người bị thương trong hoàn cảnh cực kỳ khó-khăn nguy-hiểm, phi-hành đoàn xém chút nữa bị toi mạng cả lũ. Tất cả hai mươi sáu người được coi như là mất tích trong khi thi hành công-tác dọ thám, trong đó có hai Toán vời đầy đủ quân số “Họ đã được ghi nhận trong danh sách là bị Mất-Tích…MIA”

Cuối cùng lấy lý do vì thời tiết khắc nghiệt và điều kiện Bãi đáp không cho phép…! “CIA đã hoàn-toàn đem con bỏ chợ, được ước tính một phần tư trong số một trăm lẻ hai Toán-viên, như vậy coi như là hai mười sáu người bị thất lạc, không biết sống chết ra sao? Đến ngày 1/Nov/1968 CIA không được quyền hành quân trên phần đất thuộc lãnh thổ Bắc-Việt và chấm dứt hoàn-toàn sự can dự của họ ở phần đất nầy. Họ không còn đếm xỉa gì nữa tới các Toán Biệt-Kích Gián-Điệp bị bỏ rơi nầy!

Kết luận trong cuộc chiến Việt-Nam: CIA chỉ hoàn-toàn thất bại vì không am hiểu về sinh tâm lý con người với nét đặc thù Việt-Nam, lấy thí dụ để hiểu, cứ mỗi năm, người Việt gởi về giúp bà con dòng họ gần cả 5, 6 Tỷ dollar, có phải người Mỹ rất bàng-hoàng ngạc nhiên về chuyện nầy? Dân tộc Việt kỳ diệu không ai hiểu nổi tại sao tồn tại được, ngoại nhân càng không hiểu được dân tộc Việt tại sao tồn-tại, khi họ chỉ tìm hiểu hoặc tiếp xúc với một thành phần nào đó, nhất là thành phần trí-thức và thành phần nắm chính quyền. Họ không hiểu được sức sống của dân-tộc Việt là sức mạnh tiềm-tàng trong quãng-đại quần chúng, sức mạnh nầy trong điều kiện lịch-sử đã được kết hợp lại thành một lực-lượng có lãnh đạo khôn ngoan thì sẽ đánh đuổi được bọn ngoại xâm, xây dựng đất nước phồn vinh. Vì thế khi Mỹ đem quân vào nam Việt-Nam thế chính nghĩa buộc phải sáp nhập vào phía bên kia thuộc Miền Bắc. Cho nên nửa thế kỷ sau Donald Rumsfeld, tham mưu trưởng của WSAG mới nói toạc ra: “miền Nam bù-nhìn, miền Bắc yêu nước!” Mafia Lê Đức Thọ dựa vào bức tường thép HCM nên đắc chí tin tưởng và dứt khoát tuyên bố: “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” theo sự bảo đảm của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn bởi Nhóm phản gián CIA trong đó phải kể cả Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phủ đặc-ủy trung-ương tình-báo của TT Diệm cũng theo họ.

Cộng-Sản đã quỷ quyệt biết khai thác nét đặc thù của dân tộc đưa vào tinh-thần chống ngoại xâm có truyền thống trong Lịch-sử chống Tàu, Phát-Xít Nhật và Thực Dân Pháp; Thế-giới lại càng không hiểu gì về Việt-Nam giữa Việt-Minh và Việt-Cộng. Khi cướp chính-quyền Cộng-Sản không bao giờ dám ra mặt thật là Đảng Cộng-Sản cầm quyền mà ẩn mình trong cái gọi là Đảng Lao-Động hiền-hòa đang cai trị, họ có biết đâu phản tình báo Mỹ đã khuyên cụ Hồ là chọn đảng Lao-Động cho mưu đồ chiến lược cũa CIA. Bằng chứng cho thấy, sau khi cái gọi là Mật-Trận Giải-Phóng Miền-Nam cắm lá cờ trên Dinh-Độc-Lập, nhiều nước trên Thế-giới công nhận lá cờ đó còn nhiều hơn lá cờ Bắc-Việt và Việt-Nam Cộng-Hòa, có như thế ta mới phục sát đất siêu thế lực nầy. Cộng-Sản phải thấy xấu-hổ, nhục-nhã về việc đó! Còn phía Hoa-kỳ thì ẩn ý trò chơi CIP và NLF ai thắng ai! Ðây cũng là trung tâm điểm mà P.G dự trù thống nhứt Việt Nam không Cộng sản có nghĩa là một nước VNCH lớn hơn sau nầy – Mỹ có thực hiện điều đó không!? Chờ xem! 10 năm sau cùng của 1920-2020

Tuy nhiên, CIA làm bộ dở về Chiến-thuật nhưng sẽ có cái hay Chiến-lược.
-* Có Kế-Hoạch thâm-nhập, là tiêu diệt toàn bộ chủ lực quân nòng-cốt của Bắc-Việt tại Khe-Sanh, trước đó vài tháng rao hàng trước dư luận Thế-giới: ‘Có lính Bắc-Việt ở đó không, Bắc-Việt trả lời không có người, chỉ có Khỉ. Cho nên khi quân lính BV bị tiêu-diệt tại Khe-Sanh, Hà-Nội miệng bịt băng keo, không nói được lời nào!
-* Có Kế-hoạch Rã-ngũ tuyệt vời Quân-Lực VNCH, tránh được sự Tắm máu khi Mỹ quyết tình rút khỏi Việt-Nam (theo định-kiến-3) vì họ cho rằng Cộng-Sản không có gì đáng sợ rất yếu đuối, toàn dân Miền-Nam phải sống với họ để được rút kinh-nghiệm đau thương, rồi cuối cùng, từ khối óc con tim. Người dân Việt sẽ giành-giật lại những gì họ đã mất, có nghĩa là Dân-quyền, Dân-chủ “Một cuộc chiến thắng không đổ máu hay là diễn tiến hòa bình theo lộ trình của Mỹ.” Lập ra nhiều đảng từ rút ra trong lõi đảng Cộng Sãn… rồi thành lập nhiều nhánh đảng, làm gì có tắm máu!

Vì sao William Colby một điệp viên tài ba lỗi-lạc của Thế-chiến-2 mà phải chịu thân bại danh liệt trong cuộc chiến bí mật tại Việt Nam!?
Thoát thai từ “Diệu-kế Eurasian” từ 1920 đến 2020, trong đó có cuộc chiến tại Việt Nam 1945-1975 như cái chiến lược mà bản chất của ngành phản-gián, điệp viên đào luyện phải được nổi tiếng nhứt, thành công nhứt trong công việc bảo mật công tác và bào toàn bản thân, Tôi muốn nói “Tam trùng” Phạm Xuân Ẩn, một Cán bộ CS mà Mai Chí Thọ đặt hoàn toàn tin tưởng nhưng Thọ không biết gì về hành động của Ẩn đã bị Phản gián Mỹ khai thác một cách tinh-vi. Phạm Xuân Ẩn, thông tín viên Việt Tấn Xã VNCH và Reuter là Ðại-tá Tình báo CSBV, Ẩn sanh 11/9/1927 tại làng Bình Trước tỉnh Ðồng Nai, nhưng hồi nhỏ Ẩn thường sống ở Rạch-giá; Thời còn đi học, Ẩn tham gia phong trào Việt Minh, bỏ học ở Cần Thơ khi chưa hết trung học vì hăng say biểu tình mít tinh hơn học. Ẩn gia nhập đảng Cộng-sản VN tháng 2/1953, được Lê-Ðức-Thọ đặt vào ống kính và bổ nhiệm Bác sĩ Phạm Ngọc-Thạch người chỉ huy trực tiếp Ẩn về công tác tình báo ở Củ-chi trong các cơ sở của Hãng Caltex, Thuế-vụ Pháp và được mật lệnh phải gia nhập SÐ 25BB của VNCH để đánh lừa sự nghi ngờ của hành pháp miền Nam.

Anh họ của Ẩn là Phạm Xuân Giai, Ðại úy VNCH (cũng là hai anh em như Lê Đức-Thọ và Chí-Thọ cũng như Dương Văn Minh và Thanh-Nhựt) học ở Fort Bragg, Kansas. Cha Ẩn chết trên tay Ẩn ngày 24/9/1957 ở tuổi 57 khiến Ẩn phải xin dời chuyến đi Mỹ học báo chí theo lệnh Ðảng. Nhưng Mai Chí Thọ đã ra lệnh cho Ẩn phải đi và trấn an rằng việc mai táng do Ðảng lo liệu tất cả. Thọ vẫn luôn luôn nhìn nhận Ẩn là điệp-viên trung thành duy nhứt, “Tôi gởi đi Mỹ vì Ẩn nói tiếng Anh giỏi hơn tất cả đồng chí khác và là người đáng tin cậy nhứt”. Trong thời gian đang học ở Mỹ, em ruột của Ẩn bị bắt trong chiến dịch tảo thanh Việt Cộng thời chính phủ Diệm khiến Ẩn hoảng sợ phải học thêm tiếng Mể Spanish định trốn qua Cuba hay Nam Mỹ nếu bị lộ tông tích.

Ðiều đọc giả đáng chú ý, Ẩn qua Mỹ ngày 16/8/1957 học báo chí tại Orange Coast College ở California từ tháng 4/1958 dưới sự bảo trợ do một người bạn của điệp-viên 19 Lucien Conein tên là Brandes (trong cái Cơ-quan mà “Giòi” trong bụng chui ra vô cùng bí mật, làm sao TT Diệm hiểu được qua sự đề nghị của ân-nhân Ðại-tá Landsdale: Chính phủ Diệm đã tin tưởng thành lập cái ung nhọt có tên “Sở nghiên cứu Chính trị và Xã hội”(Office of Political and Social Studies) do ông Mc Carthy làm Trưởng cơ quan mật-vụ nầy, cái ổ phá hoại nội tình Miền Nam. Landsdale lại tuân thượng lệnh, đề nghị thành lập thêm cơ quan mật-vụ xâm nhập Miền Bắc, trách nhiệm đưa gián-điệp ra hoạt động tại vùng rừng núi Miền Bắc với cái tên “Sở liên lạc Phủ Tổng thống” do Ðại tá Roger là người đầu tiên được cử làm Cố vấn cái ổ ung nhọt nầy: sở Phản tình báo hoạt động bí mật của cả hai Miền Bắc Nam. Làm sao TT Diệm không tin Hoa kỳ qua Lansdale và Ðại sứ Reinhard về việc giúp đỡ Cụ Diệm trong buổi dầu sôi lửa bỏng, để đối chọi với Ðảng Lao-động của HCM qua tổ chức Cần Lao Nhân vị Cách mạng Ðảng theo kiểu Trung Hoa Quốc gia mà CIA có công di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch cũng như thuộc cấp ra đảo Ðài-loan 1949 với mưu đồ sẽ xảy ra cuộc chiến tàn khốc về “ý-thức-hệ.” rồi thành lập Thanh niên Thanh nữ Cộng hòa đối chọi với Thanh niên Cộng sản HCM làm chỗ dựa chính trị. Qua những diễn tiến mà tôi cho Phạm Xuân Ẩn là “Tam-trùng” kể trên để chứng minh qua con trai của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ẩn đã học báo chí ở Chapel Hill, NC và Luật ở Duke cũng như con cháu của Tướng Võ-Nguyên-Giáp [thành-viên OSS 1943] sau nầy ở California.

Về nước tháng 9/1959 đúng vào lúc mà trục Ma Quỷ khai diễn trò chơi chiến tranh CIP/NLF, trong chiến dịch càn-quét VC của TT Diệm đang diễn ra ráo-riết (vì HCM rút về Bắc 100.000 quân từ 1957, Cụ bỏ ý định gây thêm tang tóc cho dân Việt [đọc Stanley Karnow “VN Viking, NY, 1983, trang 225] HCM hy vọng “Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh” bút tích nầy đã bị Mafia Thọ thủ tiêu hoàn toàn) Phạm Xuân Ẩn thấy nhiều đồng chí Ẩn bị bắt, trong đó có Mười Hương, Ba quốc tức Thiếu tướng Ðặng Trần Ðức trong cụm gián điệp H-67 bị lộ do một nữ giao-liên bị bắt trên xe đò Củ Chi, trong xách có tài liệu. Ẩn cầu cứu với Bác sĩ Trần Kim Tuyến dĩ nhiên có sự hỗ trợ mạnh mẻ của Phản tình báo Mỹ qua điệp viên Russell Miller, George Carver và nhứt là điệp-viên 19 Lucien Conein, liền sau đó Ẩn được mật lệnh của Mai Chi Thọ hầu che mắt Mỹ đổi đi làm việc tại Việt Tấn Xã với Nguyển Thái làm cho Reuters. Tháng 8/1964 Ẩn rời Reuters để làm cho tờ NY Herald Tribune với Berverly Deepe, người đã bảo trợ cho gia đình Ẩn sang Mỹ sau 30/4/1975.

Ẩn thường ra khỏi nhà để đi thăm dò các tin đồn, ít nhứt là dăm ba nơi vào mỗi buổi sáng trước khi về văn phòng của báo Time ở khách sạn Givral làm việc. Sau bữa cơm trưa Ẩn mới đến văn phòng báo chí Mỹ-Việt để báo cáo, Ẩn khôn khéo tránh né không cho đăng các tin vịt không căn cứ để giữ uy tín riêng cá nhân và tờ báo Time. Chẳng hạn tin nội bộ MTGPMN đảo chánh ở Sông Bé lật đổ Huỳnh Tấn Phát để đưa Ðinh Xáng lên thay thế. Ký giả Jean Claude Pomonti và báo Le Monde của ông ta đã mất uy tín vì đã vội đăng tin giật gân nầy! Ẩn cương quyết không cho đăng bất kể sự phản đối của hầu hết các đồng nghiệp và của chính báo Time, vì Ðinh Xáng đã bị mật vụ Mã Thành Tâm VNCH bắt ngay sau khi từ Pháp về trên chặn đường Công Lý (ai biết CSBV và CIA hơn Ẩn chứ? Có thể tin giờ chót Bộ chính trị, Lê Ðức Thọ không muốn xáo trộn trong nội bộ MTGPMN) Và cũng nhờ thế mà uy tín Ẩn và báo Time ngày càng tăng.

Phản tình báo Mỹ còn cho Ẩn biết như hàm ý nói lên Hà Nội hiểu rằng: “Nam Việt Nam như cái xác khô sau khi Mỹ rút!” vì sợ Hà Nội nửa đường bỏ cuộc không chịu cưỡng chiếm miền nam. Sau một thời gian thử thách, Ðảng-viên Ẩn bắt đầu gởi các báo cáo cho Cục Tình báo CSBV về các hoạt động của chính phủ Diệm, người được báo Life, TT Eisenhower, và TT Kennedy đề cao là nhà lãnh đạo xuất sắc nhứt Á-châu. Ngoài ra còn đủ các tin tức chi tiết khác về Quốc sách Ấp chiến lược, Bình định Nông thôn, Chiến thuật trực thăng và thiết xa vận, chính sách Chiêu hồi, chiến thuật Tam giác kế chống phi cơ oanh kích…quý giá đến nỗi Mai Chí Thọ có lần tiết lộ: “Có bỏ ra hàng tỷ đôla chúng tôi cũng không mua được các tài liệu ấy”.

Trong thời gian nầy, Phạm Ngọc Thảo đã được Bộ Chính Trị cho lệnh gài vào quân đội Miền Nam để làm đảo chánh gây suy yếu cho các chính phủ hậu Ðệ-1 Cộng Hòa. Thảo đã được Mỹ đào tạo qua khóa tham mưu tại Kansas rồi lên tới cấp Ðại tá, từng chỉ huy Ðịa phương quân ở tỉnh Vĩnh-Long và Bình Dương rồi làm Tỉnh trưởng Bến-Tre, hang ổ của MTGP. Qua mật khẩu từ Phản tình báo CIA, Bác-sĩ Trần Kim-Tuyến có được thành tích cứu nhiều cán bộ Việt Cộng thời Ðệ-1 Cộng Hòa nên sau cuộc đảo chánh 1963 chính Thảo cũng qua Phản tình báo CIA cứu Bác sĩ Tuyến ra khỏi nhà tù Ðệ-2 Cộng Hòa khi Tuyến từ Hồng Kông về nước, sau khi bị giam cầm hai tháng trong xà-lim, Tuyến bị bỏ đói, tra-tấn vì cung cấp nhiều tin tức tình-báo quan trọng cho Ẩn. Tuyến sống trần truồng với chuột bọ, dù rằng được CIA cứu Tuyến và đưa đi tỵ nạn tại Cairo như một ‘bưu-kiện ngoại-giao’. Sau khi chu toàn việc giải cứu Tuyến, con bài Phạm Ngọc Thảo đã lộ tẩy nên CIA, ngành phản gián cho lệnh thủ tiêu Thảo ngày 17/7/1965 bằng cách dùng giây da xiết cổ và ngọc hành của Thảo cho đến chết tốt trong lúc ông bị bắn trọng thương.

Cuối năm 1967, Bộ Chính Trị CSBV cử Thiếu tá Tư Cang vào Saigon chỉ huy Cụm tình báo H-63 của Phạm Xuân Ẩn để chuẩn bị cho trận Mậu Thân 1968. Trước trận đánh cũng như trận Ấp Bắc, Ẩn là điệp viên duy nhứt báo cáo đúng tình hình chính trị ở Mỹ và đoán chắc quân Mỹ sẽ rút (theo như định-kiến-3) Ẩn cũng đã từng gởi thuốc trụ sinh và thuốc trị lao phổi vào Côn-Sơn cho các Tù binh VC qua Bà Jolynne D’ornano, giáo sư Anh văn người Mỹ chồng Pháp định cư thường trú tại Saigon. Lucien Conein đã cho Ẩn biết là sẽ Mỹ-hóa cuộc chiến tranh ngay sau khi 2 Tiểu đoàn TQLC Mỹ đổ bộ vào Ðà Nẳng 28/7/1965, từ con số 3.500 sau lên đến hơn nửa triệu quân Mỹ đã không làm Ẩn lo ngại khi Ẩn báo cáo: Mỹ sai lầm lớn [với chủ mưu] vì cố ý không đào tạo thế hệ lãnh đạo mới ở Nam VN (nhưng sự thật Skull and Bones sẽ giúp Hà-Nội xóa bỏ miền Nam) và đó là đoán chắc của George Ball người thay thế Harriman ở Hiệp định Paris.

Cái chuyên quyền tuyệt đối của Skull and Bones khi cần phải hù dọa buộc phải rút lui của những nhân vật mà họ cảm thấy quyền lợi bị đe-dọa, như TT Johnson không dám tái ứng cử kỳ hai, Nixon phải từ chức vì Watergate dù theo hiến pháp ông có quyền đặc ân-xá cho chính mình khi lầm lỗi, nhưng bị áp lực của Skull and Bones nên buộc phải từ chức, hai cái chết của anh em Kennedy làm ông phải rút lui. Thí dụ Thái-tử George W Bush dưới 35% ủng hộ của người dân nhưng ông vẫn ngồi lì thì có sao đâu; Tổng thống Bush-Con đặc biệt trong lịch sử, được trúng cử mà phải đợi tới 36 ngày sau mới được Tối Cao pháp viện chính thức cho là được đắc cử. Ðiều khá đặc biệt khi Robert Kennedy bị ám sát cũng y chang như người anh [TT Kennedy] TT Johnson buộc phải quyết định không ra tranh cử, Ðệ nhứt phu nhân vì quá sợ hãi nên Lady Bird Johnson, Claudia Altar Taylor đã đòi ông phải ghi thêm câu “và tôi không nhận sự đề cử..”

Nói theo luật giang hồ thì khi bộ tam-sên: TT Kennedy, Robert Kennedy, và Phó TT Johnson muốn lôi cái bọn Skull and Bones ra toà về tội làm ăn với kẻ thù bằng “Trading with the-Enemy Act of December 1941” muốn lập lại hiến-quyền hồi 1943, TT Roosevelt ra lệnh đóng cửa và tịch thu tài sản của bọn làm ăn với kẻ thù Ðức quốc xã, trong đó có Ngân hàng Union Banking Corporation, công ty Hamburg-Amerika Line, American Ship and Commerce Corporation, the Holland-American Trading Corporation và The Seamless Steel Equipment Corporation. Dỉ nhiên vì sự sống còn của loại Ma Ðầu lâu và Xương người nầy, nên họ lại tái diễn cái trò ám sát các nhân vật chính trị ở Tây Âu sau thế chiến-2 bằng bàn tay Mafia. Thôi thì Bố-già của Mafia rút kinh nghiệm từ những ngày xa xưa ấy nay thuê-mướn lại Mafia thanh toán theo luật giang hồ để tồn tại chớ không còn phương pháp nào hơn và khỏi mang tiếng trong nước sự mâu thuẫn nghi-kỵ giữa hai tổ chức CIA và FBI.
(Còn tiếp)

vinhtruong
12-29-2010, 08:54 PM
Các huy chương Phạm Xuân Ẩn nhận của Ðảng sau nầy do thành tích tình báo của Ẩn (dĩ nhiên là nhờ nhánh phản gián của điệp-viên 19, Lucien Conein và Russell Flynn Miller) khiến VC thắng lớn ở các trận đánh, bắt đầu từ trận Ấp Bắc đầu năm 1963. Sau trận đánh, chính Ẩn đã đến tận chiến trường quan sát giữa thanh thiên bạch nhựt bằng máy bay trực thăng H-21 cùng với các đồng nghiệp như Nguyễn Ngọc Rau UPI, Vỏ Huỳnh NBC, Hà thúc Cần CBS. Nhờ uy tín, Ẩn được Landsdale đề nghị đi học khóa tình báo Mỹ nhưng Mười Hương đã không cho Ẩn đi và vì không muốn cho Mai Chí Thọ nghi ngờ nên Nhóm phản tình báo Conein cho êm luôn, vì sợ phía bên kia biết Tam trùng Ẩn trái lệnh Ðảng thì nguy cho đại-cuộc. Tin tình báo của Ẩn chính xác đến độ Vỏ Nguyên Giáp đả thốt lên: “Chúng ta nay đang ngồi chần-dần trong phòng hành quân của Tướng Haig!” (Pomonti, trang 19) lấy một thí dụ trong cuộc chiến Lam Sơn 719, hỏa lực Pháo binh của Mỹ từ 42 khẩu bên kia biên giới bắn qua Lào gồm: 18 khẩu 155ly, 16 khẩu 175ly, và 8 khẩu 8 inch Howitzers; Trực thăng: 53 chiếc Chinooks, trên 600 Huey, không có Cố vấn Mỹ đi theo… Vì thế Tướng Giáp được CIA móm, đã tuyên bố: “Nếu quân lực VNCH tiến chiếm được Tchepone [Căn-cứ 604] xem như toàn thắng quân lực của ông!” đây là cái bẩy mà Tướng Giáp đã giăng ra cho QLVNCH qua thông báo của Phản tình báo CIA. Vì thế mà Tướng Giáp không đánh trận gần [Khe-Sanh] mà đánh trận xa! Nhưng có một điều mà cả hai Miền Nam Bắc đều không hiểu là cái lò sát sanh 604 dành cho hai chủ lực mạnh nhứt phải bị tiêu diệt tại đây bằng B-52 trải thảm, sau khi hai đối lực đánh xáp là cà vùi dập lẩn nhau. Nhưng đối với Nhóm tham mưu thì xem như đây là một thủ-đoạn tiết kiệm sinh mạng cũng như hai trái Bom nguyên tử thả trên lảnh thổ Nhựt, để khi thực thi định đề-1 bàn-giao Miền Nam cho Hà-Nội sẽ chỉ bị rỉ máu thay vì tắm-máu! Và Saigon không thành đống gạch vụn!
Một nhà báo đội lốt phản tình báo CIA vô cùng lợi hại hơn cả Francois Sully là Robert Shaplen, ông làm việc trá hình trong tờ New Yorker ngụ ở phòng 407 khách sạn Continental, những tin tức chính xác từ Toà Ðại sứ Mỹ đều được Shaplen đúc kết giao cho Tam-trùng Ẩn. Chính Shaplen đả cứu Ðặng Ðức Khôi ra khỏi bàn tay của Cụ Nhu sau khi cựu phát ngôn viên báo chí của TT Diệm là Khôi phản chủ khai báo tin tức cho CIA, Shaplen đả đem Khôi về ẩn trú tại New York. Shaplen là một phóng viên khá lâu của New Yorker về Châu-Á cũng như Francois Sully, ông đã viết 6 cuốn sách về Việt Nam nhưng với nội dung theo đơn đặt hàng theo định-kiến của Skull and Bones tài trợ là nói xấu, gây bất ổn chính tình miền Nam và chỉ trích chính quyền Mỹ
Tin trên tờ New Yorker ngày 2/3/1968 rất chính xác vì do Ẩn cung cấp để đưa tin cho VC cùng phối hợp hành quân. Ẩn toan tính sẽ đưa vợ con vào nhà của viên chức CIA Marcus Huss xin tỵ nạn nếu bị bại lộ vì Ẩn biết Tướng Loan sẽ không tha cho Ẩn như đã không tha cho Bảy Lốp trong bức ảnh nỗi tiếng của Eddie Adams! Vì phản tình báo Mỹ rất cần Ẩn (Bức ảnh nầy sẽ có tác dụng cho định-kiến-1 (axiom-1) với ý đồ để Quốc hội Mỹ có lý do quyết định sẽ khước từ viện trợ cho VNCH sau nầy)
Chả bù cho trận Mùa Hè đỏ lửa mà Mỹ gọi là Easter Offense, với hàm ý CSBV từ phía Tây đường Mòn Hồ tấn công mũi dùi ra hướng Ðông vùng đông dân. Kỳ nầy Ẩn mất điểm rất nhiều vì không biết ý định của Mỹ là chiến dịch dội bom Linebacker là tàn sát chớ không phải như trước là Rolling Thunder, chỉ nghe tiếng sấm rền cho vui tai. Kết quả 100.000 quân CSBV phải bị B-52 trải thãm, vì sự thiệt hại nầy nên Tướng Vỏ Nguyên Giáp đành phải từ nhiệm, CSBV chưa thể chiếm miền Nam sớm hơn theo lộ trình mà phải là thời gian coi cho được (theo kiểu nói của Kissinger) nhưng sự thật phãi là 1975, để đúng 20 năm sau lập bang giao 1995 theo lộ-trình đã thiết kế trước.
Phản tình báo Mỹ rất cần lấy lại sự tín cậy của Bộ Chính Trị CSVN cho Tam-trùng Ẩn lấy lại uy tín, thúc Ẩn nên đề nghị với Phạm Văn Đồng mời cho bằng được ký-giả Arnaud de Borchgrave của tờ Newsweek đến Hà Nội để công bố lần đầu tiên nội dung Hiệp định Paris [theo ngầm ý cũa Tham mưu trưởng WSAG Donald Rumsfeld] dự trù sẽ ký ngày 30/10/72 (đăng trên số báo ngày 23/101972) với ý đồ sẽ tôn trọng để TT Nixon và Kissinger không thể lật lọng, kéo dài hay bao che cho TT Thiệu được. Vì Bộ Chính trị CSBV rất thắc mắc: Liệu Mỹ có can thiệp quân sự sau HÐ Paris không? Các Tư lệnh B cùng Tướng Trần Văn Trà được triệu tập về Hà-Nội họp qua ngã đường Xa lộ Harriman an-toàn trong mọi thời tiết vào 2 ngày: 18/12/1974 và 8/1/1975. Ðể có câu trả lời, Họ đánh trận nhỏ từ Phước Long đến trận lớn Buôn Mê Thuộc, tất cả đều được sự bảo đảm của Ẳn rằng Mỹ sẽ không can thiệp vì sau vụ tai-tiếng Watergate đã buộc TT Nixon từ chức theo như nguồn tin khá chính xác từ phía phản gián của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Ẩn còn nhấn mạnh bảo đảm sẽ không có tái diển thảm hại như Mùa Hè đỏ lửa 1972 cũng như chiến dịch “Hậu-vệ-2” (linebacker-2) của oanh tạc B-52 ngay tại Hà Nội hay trong nam.
Chẳng bao lâu Lê Đức Thọ hết đắn đo về những câu bảo đảm của Ẩn qua vụ từ chức của TT Nixon ngày 9/8/1974 và phối kiễm lại với những lời vàng thước ngọc mà Harriman đã bảo đãm với Thọ giao miền nam cho Thọ tại Paris trước khi Harriman vĩnh viễn rời khỏi chínhn trường. Lời bảo đãm của Ẩn đã thể hiện qua: Ðảng Dân chủ (chiếm 291/144, Hạ và 61/39 Thượng) chiếm đa số cả hai viện Quốc hội: Thế là Phước Long mở màng 13/12/1974 đến 7/1/1975 thì tràn ngập quân CSBV. Ẩn đã thố lộ với Larry Berman rằng phía Hà Nội thoạt đầu nghi ngờ: “Tôi đả bảo họ (CSBV) là Mỹ sẽ không bao giờ tái can thiệp quân sự vào VN sau HÐ Paris nhưng họ không tin tôi mà cứ đánh dọ dẫm mãi cho chắc ăn. Họ chỉ tin lời Tôi sau trận BMT, Tôi đã đến gặp Tỉnh trưởng BL, ông bảo: Thiệu từ chối bảo vệ BL vì B-52 không bao giờ trở lại!” Sự thật làm sao chúng ta hiểu nổi nguyên do sâu-sa qua Tu chánh án Cooper-Church 1970 buộc Mỹ sẽ rút khỏi Ðông Nam Á trở về Bản doanh Honolulu thành lập PACOM (To manage the defeat) gọi là di tản chiến-lược trong cái thế “Bênh kẻ mạnh”
Phạm Xuân Ẩn nhận huy chương chiến công bội tinh do công trận Phước Long ngày 30/11/1974 (nhờ Phản tình báo chiến lược CIA cho tin mà trong suốt cuộc chiến Ẩn nhận vô số huy chương cao quý do Bộ chính trị ưu ái tặng. Ngày 23/4/1975 TT Ford khẳng định “Mỹ sẽ không tái tham gia một cuộc chiến đã chấm dứt” Mặc dầu hai tướng Văn Tiến Dũng (hồi ký Ðại Thắng Mùa Xuân 1977 và Trần Văn Trà (hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 năm” 1982) đều tự nhận chiến công về phần mình, nhưng theo Ẩn [dĩ nhiên từ Cơ quan Phản tình báo Mỹ] chính Vỏ Nguyên Giáp mới là tác giả của trận mùa Xuân 1975 vì Mỹ cho rằng quá sớm, cần phải tiêu diệt 100.000 quân chủ lực BV năm 1972, để theo đúng lộ trình 20 năm thù địch 1975-1995 với VN và 20 năm thù địch với Trung Cộng 1952-1972 (Pomonti, trang 135) kết quả một sự xoá bỏ thù địch bằng cách Trung quốc và Việt Nam mua máy bay Boeing của Mỹ làm quà giao-tiếp.
Trong lúc hoảng hốt, Ẩn chở Bác sỉ Tuyến đến Toà Ðại sứ Mỹ kịp chuyến trực thăng chót nhờ nhỏ con chui dưới cổng sắt trong khi Ẩn nâng cổng lên được vừa đủ cho Tuyến chui qua, Tuyến sau đó phải lên nóc sân thượng bằng cầu thang bộ. Tướng Ðôn kéo Tuyến lên máy bay lúc đó vừa đóng cửa và cất cánh. CSVN phàn nàn Ẩn đã để Bác sỉ Tuyến trốn thoát mà theo Ẩn là vì lý do Tuyến đã có ơn thả rất nhiều Cán bộ CS bị bắt (sự thật do áp-lực cũa CIA chớ không phải Ẫn) Ẩn bị hạch hỏi rất nhiều về quan hệ tình bạn với Tuyến, Mai Chi Thọ tin rằng Ẩn đã được CIA bảo vệ nên Ẩn không bị nghi ngờ trong lịch sử gián điệp, không điệp viên nào lại tránh bị lộ lâu đến thế nếu không nhờ chiếc đủa thần CIA! Không may mắn nào lại dài đến thế! Cũng chẳng qua nhờ bộ óc của đỉnh cao trí tuệ về phản gián! Ai? Di truyền thiên phú về tình báo 85 năm của 2 dòng họ Harrimans và Bushes, mọi người trong dòng họ nầy đều xuất thân Đại-học Yale và chĩ chấp nhận Đại-học Havard là chuyên viên làm công cụ cho họ, mà soạn giả vở bi kịch VN, đoạn chót cũa màn-2, giai đoạn-2 nầy chính là nhân vật George H.W.Bush là thủ lãnh.
Theo sách sử CSBV so sánh Ẩn với điệp viên Richard Sorge hồi thế chiến-2 nổi tiếng với báo cáo: “Nhật sẽ không mở mặt trận Miền Ðông” nhưng thiển ý của tôi là Skull and Bones muốn quân Liên Xô rảnh tay đánh Ðức ở Châu-âu dưới sự bảo đảm của Ðại sứ Mỹ ở Liên Xô là W.A Harriman 1943-1946. Ẩn chết ngày 20/9/2006 ở tuổi 79 là Cán bộ CS duy nhất không thù cá-nhân một viên chức nào của chế độ VNCH! Sau cái chết của Ẩn báo chí thế giới nhận định:
- Các vòng hoa của người nước ngoài phúng điếu Ẩn có câu: “Gởi thầy Phạm Xuân Ẩn với lòng mến mộ sự thông thái và tình bằng hửu của ông, tri-ân sâu xa sự tham vấn và khích lệ của ông!”
- Tờ Independent viết: “Ấn đáng là một trong các gián điệp vĩ đại nhất của thế kỷ 20”
- Tờ Boston Blobe đặt câu hỏi: “Liệu tình bạn của Ẩn cũng giả dối và phản trắc?”
- Cựu Thượng Nghị Sĩ California Ross Johnson kết tội Ẩn: “Ẩn không thể làm vậy mà không chịu trách nhiệm vì hàng trăm hàng ngàn cái chết của người Mỹ… ai nói ông không chịu trách nhiệm là ngây ngô!” Nhưng Jol Owings, con gái của Mills Brandes bênh vực Ẩn: “Không có gì ngạc nhiên rằng Ẩn trước hết trung thành với đất nước của mình. Liệu chúng ta không làm tương tự như thế hay sao?”
- Tờ Time viết: “Ẩn là thí-dụ điển hình của một người rất giỏi trong xả hội VN”
- Nhưng đối với riêng người viết: “Ẩn được Nhóm chiến lược gia trong diệu kế “Eurasian” tuyển chọn một cách tài tình, như dụng nhân như dụng mọc: Dùng Cụ Diệm như một đòn bẩy bứng gốc thực dân Pháp ra khỏi Ðông Dương, dùng Quốc-Trì Cung, Nguyễn Cao Kỳ như một cái xà-beng để nại lên những vật nặng, Nguyễn Khánh như một diễn-viên Hề trong tuồng Hát bội, khi để râu trên khi cạo râu dưới, dựa vào khoa học huyền bí, nặng về tữ vi tướng số. Tất cả chỉ vì phải xóa bỏ Miền Nam để thống nhứt VN nhưng phải trả một cái giá nào đó cho nền Tự do Dân chủ mà người dân Việt phải gánh chịu! Vì Freedom is not for free! Ẩn là một diển-viên kiệt xuất cần có trong Màn-2, Á-châu và giai đoạn-2 tại Ba nước Ðông dương – Một Màn phụ diển trong vở “Bi-kịch Eurasian” quá dài 1920-2020
- Cựu Trung-úy điệp viên tài ba nhứt của nước Mỹ hồi thế chiến-2, William E Colby phải chịu bó tay dưới Nhóm phản tình báo tài tình của George H W Bush. Dù rằng hai lần Colby muốn chụp Phạm Xuân Ẩn nhưng bị một siêu thế lực ngăn chận: Trong phiên họp ngày 31/8/1963 tại Bộ ngoại giao ở Washington DC, khi biết tin âm mưu lật đổ TT Diệm thất bại tuần lể trước, Phó TT Johnson bực tức tuyên bố: “Chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa la làng, vừa ăn cướp!” và khuyến cáo nên tái lập liên hệ tốt với chính phủ Diệm để tiến hành cuộc chiến chống Cộng. Dỉ nhiên lời kêu gọi nầy rơi vào bãi sa mạc vì Bọn Skull and Bones bao quanh liên danh Dân chủ Kennedy/Johnson mà người nắm chính sách nước Mỹ là những thành viện Hội-đồng guồng máy chiến tranh WIB [Averell.Harriman, Prescott Bush và George H W Bush] William E Colby người Sỉ quan tự trọng [Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm] phải chiến thắng CS, nên khi nghe Phó TT Johnson nói như vậy, ông Colby trưởng nhiệm sở CIA bèn chuyển lệnh qua Ðại-sứ E.Durbrow đến hai nhân viên trực tiếp bảo trợ cuộc đảo chánh, George Carver, Russell Miller, toán phản gián của Lucien Conein, hãy thông báo cho phe đảo chánh biết TT Kennedy muốn họ điều đình với TT Diệm và không được đổ máu. (Chính Carver sau đó đã đưa Luật sư Hoàng cơ Thụy, chủ mưu cuộc đảo chánh, ra khỏi VN trong một túi vải lớn đựng thơ bằng phi cơ của tùy viên quân sự MATS, DC-6) Liền sau đó Colby cho lệnh ngầm Ðại-tá Lê-Quang-Tung chỉ thị Thiếu tá Trần Khắc Kính hỏi cung hai nhân viên phản gián trên [Carver và Miller] Không bao lâu sau, Colby tìm hiểu mình cũng đơn độc như Kennedy, Johnson bao quanh bởi vô số phản gián kể cả Ông Ðại sứ E Durbrow, Bác sỉ Tuyến, Đặng Đức Khôi và Lucien Conein và dỉ nhiên Colby không còn dám đụng đến Phạm Xuân Ẩn nữa, vì đang bị ông Kẹ George H W Bush trừng mắt.
Cho đến khi William E Colby sửa lưng đương kim Bộ trưởng Quốc phòng McNamara như sau: “ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống Cộng Sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lổi lầm của Mc Namara [Skull and Bones] Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa kỳ đã thua với Mc Namara và phần lớn là vì hắn!” Sau câu nầy, George H W Bush phải kêu Colby về Washington làm chức vị lớn hơn là Ðặc tránh CIA vùng Viển đông, rồi Giám đốc CIA nhưng không ngoài mục-đích cách ly Colby khỏi cuộc chiến VN như trong hình NSC, Lam Sơn 719 không có Colby mà chỉ có Richard Helms điều hành tại Washington còn tại Saigòn là Theodore Shackley tay chân của George H.W.Bush. Hai người thân tính nầy trực tiếp làm theo lệnh của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld trong khi George H W Bush [Ðại-đế giấu mặt của triều đại Skull and Bones-2] núp kín sau hậu trường chính trị vì hiễu được hậu quả cuộc chiến VN sẽ thảm khốc! Sau vụ tai-tiếng Watergate, Bush tìm mọi cách gây ảnh hưởng cản trở Quốc hội điều tra việc làm của Richard Helms về sự tai tiếng tìềm ẩn nầy.
(Còn tiếp)

vinhtruong
01-04-2011, 02:27 PM
Tại sao không là Đường Mòn HCM mà là Đường 559! Theo như thủ lãnh Lê Đức Thọ đặt tên cho đúng là vào tháng năm ngày khai triển con đường (tháng 5 một ngàn chin trăm 59) để phù-hợp cho việc lưu trử hồ-sơ văn-khố cũa trục ma/quỷ? Trùm Mafia Thọ dù núp dưới bức tường thép HCM nhưng lại không ưa gì cụ HCM, lý do Thọ được lệnh cũa trục Ma-Quỷ phãi soán ngôi và cách ly cụ đễ gây chiến cưởng chiếm miền nam? Phần nầy hãy để cho các sử-gia hậu cận-đại sẽ lý giãi một cách rõ ràng hơn với nhiều tài liệu thiết thực mà Mỹ và thế giới sẽ tiết lộ tiếp nối theo sau cuốn DVD về sự thật Hồ Chí Minh vào một ngày không xa …
Từ lâu Đường Trường Sơn là cái Nôi của Cách-Mạng Việt-Nam, các Cụ ngày xưa có câu “Trường Sơn nhất đáy vạn đại dung thân” Học thuyết-gia về Chiến-tranh, người Đức Carl-Von-Clausewitz, cho rằng dãy Trường-Sơn là Trung-tâm thành lủy kiên cố, nơi ẩn nấu an-toàn nhất cho những ai muốn rèn binh luyện cán, ẩn nhẫn chờ thời. Nhóm học giả tham mưu của Harriman dựa vào những định luật của chiến lược gia Clausewitz không phải để hủy diệt mà trái lại để bảo-vệ qua triển khai cho việc hoàn thành “định-kiến-1” của họ là bảo vệ bằng mọi giá con đường Trường Sơn cho Hà Nội làm phương tiện cữa ngõ chiếm lĩnh Miền Nam theo như thế siêu chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” (Màn-2 giai đoạn-2 =1950-1973, chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam)
Trên vệ tinh nhìn xuống, Trường-Sơn với núi rừng lổm-chổm, sừng-sỏ như con Rồng đang lượn mình uống nước trên dòng Sông Cửu-Long, nhìn ra biển Đông như muốn bảo-vệ vùng đất đang chế ngự, móng vuốt bên trái chìa ra tới Phan-Thiết như muốn cảnh-cáo kẻ lạ từ Biễn Đông đừng hòng áp-đặt sự thống-trị, cái đuôi ngắc-ngoải quật mạnh qua tận Trung-Quốc như cảnh tỉnh, đừng dựa vào thế con Trời mà làm ẩu thì nước Tàu sẽ bị chia năm sẽ bẩy - Chả lẻ cái nhóm tham mưu của Harriman cũng biết thiên văn địa lý như lịch sử đã chứng minh nhiều luồng sóng bạo-loạn mạnh nhứt từ phương Bắc đều bị chận lại từ đây? Ðồng thời, Clausewitz chỉ-giải thế phá trận-đồ, muốn cho đối phương trong Hang-động đầy bí ẩn nầy, không còn khả-năng chiến đấu đi đến tan-rã, phương-pháp tốt nhất, là phải nghiên-cứu tỉ-mỉ, xác định rõ-rệt vị-trí mục-tiêu, đánh thẳng vào trung-tâm sào huyệt bằng một cường lực như vũ-bảo, rồi chốt chận một thời gian nhất định vào mùa khô cần thiết cho sự càn-quét theo kiểu cày răng lược. Tướng Maxwell-Taylor và Rostow đã có đề nghị phương-án tương-tự như thế, trình lên Tổng-thống Kennedy nhưng bị Cố-vấn George Bundy (ám số Skull and Bones 40) bác bỏ hoàn-toàn vì bằng mọi giá phải bảo vệ con đường chiến lược nầy để cho Hà Nội chiếm lĩnh Miền Nam theo định-kiến-1 [axiom-1]
Sau nầy Tướng Westmoreland lại tái quyết tâm chiếm lĩnh hang-động Trường sơn nầy một lần nửa, và toan thiêu hủy hệ thống ống dẩn dầu huyết mạch do Liên Xô thiết lập chạy song song, nên bị Siêu Chính Phủ (permanent government) triệu hồi về nước gấp giao chức vụ coi cho được, Tham mưu trưởng Liên quân không quyền hạn rồi về hưu sau đó.
Khái lược về Trường-Sơn Đông: Ngày xưa, sau khi chiếm Đông-Dương, Pháp đã cho thiết lập một Quốc-lộ đi nép chân núi phía Đông dãy Trường-Sơn trên lãnh thổ Việt-Nam, gọi là quốc lộ 14. Quốc lộ nầy có tổng số chiều dài là 1,380 cây số và đi qua lãnh thổ 10 Tỉnh: từ Nghệ-An qua Hà-Tĩnh, Quãng-Bình, Quãng-Trị, Thừa-Thiên, Quãng-Nam, Kontum, Pleiku, Ban Mê-Thuột và Bình-Phước. Khi lập con đường nầy, người Pháp nhắm các mục tiêu sau đây: (1) bảo vệ an ninh lãnh thổ (2) hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu, (3) khai thác lâm sản, (4) khai triễn và xử dụng các sắc tộc thiểu số, nhất là sắc-tộc thiểu số gốc Rhađê. Trong chiến tranh Việt Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, con đường nầy bị bỏ hoang vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ.
Sau Hiệp định Genève 1954, khi vừa ổn định xong Miền-Nam, Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đã nghĩ ngay đến việc tu bổ lại quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ, Công việc nầy được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên-đoàn 4 Công-binh phụ trách. Liên-đoàn nầy do Trung-tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần TT Diệm đã đích thân đến xem xét tại chỗ; Nhưng khi làm đoạn đường Kontum, Gia-Vực, công việc cứ cù-nhầy vì thời tiết cũng như địa thế quá khắt nghiệt, nên Trung-tá Kha bị cách chức; Chuyện xây dựng Ðường 14 chưa hoàn tất thì TT Diệm bị Harriman ra lệnh giết vì TT Diệm là một chướng ngại cho công việc hoàn thành định-kiến-1 (Vì thất bại trong sự thuyết phục Harriman trong vấn đề trung lập Lào 1962, và phát hiện Lê Đức Thọ khởi động khai phá Đường 559 nên Cụ Nhu phãi chỉ định Ðại tá Ðổ-Cao-Trí, Tư lệnh Ðệ-3 Quân-khu, Pleiku, hành quân càn quét ngay yết hầu đường mòn Hồ-Chí Minh từ Benhet, Darto qua Attopeu cắt đứt con Ðường vận chuyển của quân CSBV bằng Sư-đoàn 22BB cùng một Chiến đoàn Dù, thiếu-tá Dư Quốc Đống và một Thiết đoàn chiến xa T-41, đại-úy Lý Tòng Bá, chốt chận nơi đó một thời gian hạn định trong mùa khô.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng Bác-sỉ giải phẩu dù có giỏi cách mấy mà không có dụng cụ giải phẩu thì cũng bó tay, Harriman người nắm giữ chính sách Hoa-kỳ bằng mọi giá ngăn chận việc chính phủ Diệm toan xoá bỏ “định-kiến-1” của Harriman: xóa bỏ Miền Nam để thống nhứt, tạo thành một nước VNCH lớn hơn theo thời gian ấn định mà WIB khai thác lợi nhuận qua chiến tranh (decent interval) trong thiết kế chiến lược Châu-Á sau nầy)

Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỷ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quãng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quãng-Trị và Thừa-Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân , Bạch-Mã vào Quãng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam VN. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây 2 đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đỗ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh (trong ống kính của trục ma/quỹ nó là Xa lô Liên Bang Đông Dương)
Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chửa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris 1973, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội. Ngoài ra phe thân Liên-Xô là Lê Duẫn đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên-Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỷ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỷ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm Miền-Nam.
Đó cũng là lý do tướng Ngô Q Trưởng đã có chỉ thị rỏ ràng: “Các anh em phi công khi thấy xe tăng, Molotova, bộ đội BV di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, dù trong tằm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì; cứ để cho chúng tiếp tục vào Nam!” Có nguồn tin cho rằng Tướng Trưởng muốn cho họ đi qua để nhẹ áp lực Vùng-1, nhưng có người cho rằng vì áp lực của Mỹ có dính dấp đến các điều khoản đã ký trong bản hiệp định Paris. Có một lần phi tuần viên A.37 đã không tuân theo phi tuần trưởng oanh kích theo dấu đánh trái khói hướng dẩn của L-19 quan sát mà lại oanh kích vào đoàn xe nhỏ nên làm cho phái đoàn CS đàn anh bị tử thương. Viên phi công nầy bị tù trọng cấm vì không thả đúng mục tiêu như phi tuần trưởng dẩn đạo cho cuộc oanh kích; Anh giản-giải nguyên nhân thả khơi khơi trong núi phí bom đạn, khi có mục tiêu rỏ ràng sao không thả. Hậu quả anh bị tù trọng cấm nhưng không nặng lắm.
Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: “Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ “Trung Lập” của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman được đơn-vị Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội tranh thủ rất cao và tận dụng rất khôn khéo nền Trung lập nghiêng-ngả ấy với sự nháy mắt ngầm đồng ý của Harriman; Nếu phía Washington sớm nhìn thật rỏ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại tá Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là “Một sự di tản chiến lược an toàn” qua tu chánh-án Cooper-Church 1970 (manage the defeat) và sẽ trở lại ở giai đoạn-3 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back 2010-2020) Cuối cùng thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng “tối huệ quốc” của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp một nước độc tài như Liên-bang-Liên Xô bị chia cắt bởi tám nước Cộng Hoà. Dĩ nhiên là những nước Cộng Hoà tách rời nầy mực sống của người dân cao hơn dân cư sống tại thủ đô Bắc Kinh và Moscova dựa vào cái dù che “The US Freedom Support Act”
Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá; Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones 1920) ngầm ra mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đở biên giới của họ chớ? Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Dỉ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy:
“Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu “khán” của Harriman thì là một điều rắc rối: “Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị” Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if, the telegram had already received Johnson approval, but that was not enough)

Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho nhân dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đả trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song với nó. Năm 1967-68 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ - Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần ‘coffee-break’ Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, và sĩ quan Đồng minh cùng khóa, kể cả các giản viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rỏ, Tôi chỉ đáp lại là: “phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mản về chiến lược lảnh đạo kém!”

Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuổi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nổi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nỗi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John.Collins cho là Rube-Goldberg Toys. Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng Toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-Nẳng, Huế, Quảng Trị… còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17,
Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary…từ các hải cảng như Quy Nhơn…Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục “Cà răng căng tai” đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái vỏ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman đang làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Triều-Tiên rồi Việt Nam (theo mô hình chia đôi thành hai nước như sẽ kết thúc chiến tranh và chia Đức ra làm hai theo chương trình “Aid to Russia 1941-1946 Plan) Sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich “Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy với vô số tài liệu bất thần lộ ra như cuốn DVD sự thật HCM)
Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương với mục tiêu chính trị, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại UNESCO, Liên Hiệp Quốc sau nầy, nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam chưa thấu hiễu.

Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng (trong khi cụ Hồ đã ra lệnh rút 100.000 vế Bắc) Ðể thực hiện ý đồ nầy: Theo lệnh trục Ma/Quỷ, Lê Đức Thọ chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là “Ðoàn chuyển vận 559” do Tướng một sao Vỏ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 – Trong hồi ký của Ðại tá Bùi Tín “From Enemy to Friend” Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không bao giờ gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đả bị bọn hai anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, ngày ngày lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây “Vú-Sửa” Miền Nam và chỉ làm cảnh khi phải đón tiếp phái đoàn ngoại giao mà thôi


(Còn tiếp)

vinhtruong
01-12-2011, 06:01 PM
(Hình chụp cụ Hồ, tướng Giáp bao quanh bởi tình báo quân đội OSS tại mật khu Pát-Pó, của Allan Squirers, trang 32…Điệp viên 19 Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pát-Pó để giúp HCM và huấn luyện cho Trung đội Vỏ trang tuyên truyền của Vỏ Nguyên Giáp 1945. Dù ở trong rừng-rú nhưng Giáp vẩn mặc đồ trắng thắt cà vạt chỉnh-tề vì đây là ngày rất trọng đại Giáp gia nhập OSS)
Thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên đất nước Việt Nam vào năm 1884, cuộc đô-hộ kéo dài 80 năm, nhưng suốt chuổi dài năm tháng ấy, không một lúc nào làn sống khởi nghĩa chống Pháp ngưng nghĩ, từ Trương Công Ðịnh, Thủ khoa Huân đến Vua Hàm Nghi cùng các nghĩa sỉ của phong trào Cần Vương và Vân Thân như Nguyển Thiện Thuật, Ðinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng; từ phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục do Cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đến Việt Nam quang phục Hội và phong trào Ðông Du do Cụ Phan Bội Châu lảnh đạo, từ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đến cuộc khởi nghĩa của Nguyển Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Ðảng… Lấy nước biển thay mực, lấy lá rừng thay giấy cũng không thể nào ghi chép hết những nhà ái quốc đã dân thân vào công cuộc chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà; Những thế hệ anh hùng liệt nử đã thể hiện trọn vẹn lòng yêu nước và tinh thần bất khuất. Không thành công thì thành nhân; nhưng bên cạnh những trang sử hào hùng ấy, lịch sử Việt Nam cũng không tránh khỏi một tai-họa khủng khiếp do định mệnh xui khiến; Khi trục Ma Quỷ (Skull and Bones và Loài Quỷ Ðỏ) tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh qua ý thức hệ thù nghịch giữa Cộng sản và Thế giới Tự do. Vì quyền lợi của Tập đoàn Tư bản WIB, nên Harriman xô đẩy Cụ Hố Chí Minh ra khỏi vòng tay của Hoa-kỳ chỉ vì cụ là người bạn của Mỹ chớ không phải là người của Mỹ vì cụ không chịu nghe lời Mỹ là phãi khuấy động lại cuộc chiến lần thứ hai qua “Commando Vaught Plan”
Dù thực tâm Cụ chỉ lợi dụng Cộng sản Pháp như là một phương tiện duy nhứt để giành lại độc lập trên tay thực dân Pháp. Nghịch lý thay Harriman trong chiến lược “Bênh kẽ mạnh” nên hất đẩy HCM, không còn con đường nào khác phải theo chủ nghĩa Mác-Xít Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế, đang nổi lên mảnh liệt vào thời điểm ấy trên thế giới. Ðồng thời ranh mảnh khai thác lòng yêu nước và khác vọng chống ngoại xâm của dân tộc Việt để thống nhứt đất nước với cái giá quá đắt bằng cuộc chiến 10.000 ngày (1945-1975) để cho bọn kỹ nghệ quốc phòng khai thác lợi nhuận
Khốn nạn thay! Việt Nam đang trở thành nạn nhân của thảm-họa trò chơi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được gọi là đấu pháp: CIP chống lại NLF (Trò chơi “Chống Nổi Dậy” (Counter Insurgency Plan) và “Cách Mạng Giải Phóng” (National Liberation Front)
Năm 1925, Nguyển Ái Quốc cùng Lâm Ðức Thụ, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Phong thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng Ðồng Chí Hội” dưới quyền lảnh đạo tối cao của Cố-vấn Liên Xô Borodine. Ðây là tiền thân của “Việt Nam độc lập Ðồng minh Hội” tức Mật Trận Việt Minh và sau đó là Ðảng Cộng Sản VN; trong giai đoạn nầy đội lốt Quốc Gia với chiêu bài đấu tranh chống thực dân Pháp để xây dựng cơ sở và hoàn thành nhiệm vụ do Ðệ Tam Quốc Tế giao phó. Ðây là giai đoạn Tình báo OSS muốn giúp HCM hiệp lực cùng với Pháp để tiêu diệt những phong trào tạp nhạp nổi dậy (mục đích OSS muốn giúp HCM cũng cố địa vị như giúp Cụ Diệm quét sạch bọn Bình Xuyên Hòa Hảo do CIA, Lansdale móc nối với Tướng Trịnh Minh Thế phò trợ) Khởi phát từ “Cơ quan Tình báo chiến tranh” (U.S. Service of War Information) HCM đã được mốc nối từ 1943, nhưng làm sao HCM hiểu được bộ mặt của Bọn Tư bản thống trị; Nước Mỹ chẳng bao giờ có người bạn lâu dài và cũng chẳng bao giờ có kẻ thù truyền kiếp. Trong tự điển chính trị của họ không bao giờ có chử “thủy chung” Ðối với chúng quyền lợi liên kết thành đồng minh, “quyền lợi trên hết” bất cần liêm sỉ; Còn Việt Nam thì bọn chúng cho hiểu rằng: “Muốn độc lập tự do phải trả giá” y chang như lịch sử nước Mỹ vậy, “Freedom is not for free!” phải có nội chiến, mặc dù cả thế giới đều được trả lại độc lập. Thực-dân Pháp cũng muốn như Anh, Hoà-Lan, Bồ Ðào Nha là trả lại nền tự trị cho Việt Nam; Nhưng cái bọn lái súng WIB nầy xúi dục lòng tham của thực dân Pháp qua quyền lợi buôn và thí nghiệm súng đạn đời mới. Tất cả hầu như 80% trang cụ viện-trợ đều do Mỹ làm ra. Vì thế Ðại tá OSS, Alfred Kitts mới hướng dẩn quân đội Pháp vào Hải phòng tái chiếm Việt Nam vào ngày 6 tháng 3, 1946. Nơi đây bọn lái súng quyết tâm cù-rũ Liên Xô cùng tiêu thụ cho hết loại vũ khí thặng dư sau Thế chiến Hai mà đôla và nguyên liệu do Mỹ cung cấp cho giai cấp công nhân Liên Xô sản xuất.
Ðể tạo ra chiến tranh, OSS đả dùng điệp viên số 19 Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pát-Pó để giúp HCM và huấn luyện cho Trung đội Vỏ trang tuyên truyền của Vỏ Nguyên Giáp. CIA lại giúp di tản Trưởng Giới Thạch và viên chức qua Taiwan 1949 để giao lại lục địa cho Mao Trạch Ðông – Ðây là điểm bắt đầu gây sóng gió thay vì ở Âu châu dời qua Á châu do đạo-diển Harriman vào giai đoạn Hai của “Eurasian Great Game.” Ðược sự giúp đở ngầm của CIA cho nên những cán bộ Cộng sản ấy đã không từ bỏ bất cứ hành động cũng như thủ đoạn gian trá nào, kể cả việc bán đứng Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp để lấy 10 vạn đồng, hoặc có lúc tuyên bố tự giải tán Ðảng Cộng sản và thành lập chánh phủ Liên Hiệp. Dù rằng biến cố của sự kiện thay đổi nầy, nhưng chưa phải lúc nên SCP Mỹ không đáp ứng vì quyền lợi to lớn của bọn Tư bản về kỷ nghệ quốc phòng chưa kịp phát triển. Thế nên thành phần Cộng Sản cực đoan phải trở mặt lặt-lọng ngay sau đó, và tàn sát không nương tay các Ðảng phái Quốc gia. CIA lại thích phò trợ chỉ độc nhứt cơ cấu có kỹ luật của HCM và gần 10 năm sau phò trợ chỉ một cơ cấu Ngô Đình Diệm - Để cuối cùng hy sinh cả hai cụ vì là hai chướng ngại vật trên lộ trình ngăn cãn sự gây lại chiến tranh của Mỹ
Còn phía đối lập thiếu tổ chức của hai cụ, kém trật tự đoàn kết và ai cũng muốn làm lảnh tụ, không ai chịu phục ai; nhưng lại không có đường lối chính trị rỏ ràng. Ðó cũng là lý do chính mà CIA chấp nhận chọn một tổ chức có kỷ luật làm một công cụ hiệu quả hơn như tổ chức của HCM và sau nầy là chỉ có Cụ Diệm mới có tài đức khi có biến loạn thập nhị sứ quân. Hồi ký của Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô 2: “Cộng sãn là Ma Quỷ cần thiết” (Communism: A necessary Evil) May mắn thay cho nhân loại ngày nay, sử sách vẫn còn là nguồn phúc lợi tinh thần của thời đại. Nhân loại luôn luôn hoài nghi và thất vọng đủ thứ nhưng con người vẫn còn niềm tin vửng chắc vào sử sách. Toà thánh Vatican dự liệu sẽ ấn hành bộ Hồi ký của ÐGH Gioan.Phaolô-2, nhan đề “Memory and Identity” Ngài gọi đích danh Cộng Sản là Ma-Quỷ, nhưng là thứ Ma Quỷ cần thiết mà Thượng đế đã tạo nó để thức tỉnh nhân loại trong thế kỷ 20. Căn nguyên Ma-Quỷ Cộng sản nên nhân loại mới thấy rỏ đâu là chính đâu là tà. ÐGH viết về kinh nghiệm của Ngài đối với Ðức Quốc xả của Hitler và chủ nghĩa Cộng sản Lenin-Stalin trên quê hương Balan mà Ngài đã trải qua, kinh nghiệm bản thân và thiết thân; Thật vậy, nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ không thể nào tin rằng Cộng sản tàn bạo và dã man đến như thế, sẽ không thế nào nghĩ rằng chúng không có tình đồng loại cũng như nhân loại trong tình ruột thịt huyết thống! Không có từ nào đủ nghĩa để kể cho hậu thế biết! Nhưng nhờ cái gọi là Ðại Thắng Mùa Xuân, đứng trên gốc cạnh ‘đỉnh cao trí tuệ của Harriman’ huyền biến phải gọi là “Ma Quỷ đại thắng”
Sau ngày 30/4/1975, dân miền Nam mới ngả ngữa ra, ÐGH gọi Cộng sản là Ma Quỷ cần thiết là hàm ý như trên; Nhờ Cộng sản cướp và thống trị Ðông âu một cách bạo ngược rồi CS Ðông âu sụp đổ, nhân dân và trí thức Tây âu mới ngả ngữa ra: “Cộng sản là thế!” và Hậu Việt Nam sẽ lập lại như vậy. Theo sau Cộng sản Ý mạnh nhứt ở Âu châu rồi đến Ðảng Cộng Sản Pháp từ từ tan rã tan nát từng mảnh. Qua kinh nghiệm thực tiển của Ngài, ÐGH đi đến kết luận: Cộng sản còn tệ hơn Ðức Quốc Xả vì nó sống lâu hơn. Căn cứ vào câu nầy, Kennedy khi nhậm chức Tổng Thống đã nghĩ ngay đến tập đoàn Skull and Bones đả vi phạm pháp lệnh mua bán đổi chác với kẻ thù (Enemy Act of December 1941)
Năm 1943, chính phủ Hoa-Kỳ tịch thu một số tài sản và đóng cửa Union Banking Corporation vì làm ăn với kẻ thù Đức quốc Xả. Kennedy chọn bào đệ mình, Robert Kennedy làm Bộ trưởng Tư Pháp là chuẩn bị lập lại cái hiến-quyền nầy để loại bỏ tập đoàn Tư Bản WIB làm ăn với kẻ thù CS Liên Xô; nhưng mộng không thành vì đã bị tập đoàn nầy thanh toán trước, ông phó Johnson lên quyết liệt theo con đường của người tiền nhiệm. Nhưng 1968, khi người em kế là Robert Kennedy bị ám sát, Johnson từ bỏ nhiệm kỳ Hai, vì không muốn trong lịch sử Tổng Thống Hoa Kỳ mình là kẻ bại trận và tính mạng ông cũng quá bắp bênh có thể bị ám hại như hai anh em Kennedy. Ðệ nhứt phu nhân quá kinh hải nên phụ họa thêm câu, “dù cho có ai đề-nghị”
Cũng như Nhóm Học giả tham mưu của Harriman đã tiên-doán; Rồi đây, tàn dư CS còn kéo dài bao lâu! Thật khó mà ước tính, nhưng có điều chắc chắn sớm muộn gì chúng cũng bị hũy diệt hay cảm hóa vào cộng đồng thế giới theo chiến lược diển tiến hòa bình qua chiến tranh ý thức hệ nhưng phải cần thời gian. Những chuyển biến của thời Ðệ Nhị thế chiến đã đưa tới những khúc quanh bất ngờ của lịch sử Việt Nam; Tháng Sáu 1940, Pháp đầu hàng Ðức Quốc Xả sau đó quan đội Phát Xít Nhựt kéo vào chiếm đóng Ðông Dương. Ðây là một giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển của các phong trào giành lại độc lập; nhưng tiếc thay các đoàn thể có khuynh hướng Quốc gia đã không tạo được ưu thế, trong lịch sử đã chứng minh họ không có đoàn kết mà cấu xé lẩn nhau như những tổ chức chính trị hiện nay tại nước ngoài. Các Hội-đoàn lưu vong tại Hải ngoại, “Lịch sử lại tái diển thêm một lần nữa chỉ có chưởi bới, cấu xé, chụp mủ lẩn nhau” trong những buổi hợp của các hội đoàn
Tình báo quân đội OSS lại mở cuộc hành quân bí mật để giúp HCM, vì họ cho đây là một tổ chức có đoàn kết kỹ luật hơn những tổ chức tạp-nhạp khác; Một phần vì vẫn bị thực dân Pháp khéo léo điều đình với Nhựt để rảnh tay khủng bố; phần khác vì bị Việt Minh tìm đủ cách để xâm nhập, phá hoại, ly gián. Qua tới đầu năm 1945, Ðức Quốc Xả bại trận, Pháp được Ðồng Minh giải phóng; Thấy quân đội Pháp chuẩn bị trở lại Ðông Dương, Nhật vội vàng đảo chánh, và chính phủ Trần Trọng Kim ra đời với sự thỏa thuận giữa quân đội Nhựt và Hoàng đế Bảo đại. Nhưng phía Quốc gia chưa kịp kiện toàn lực lượng thì ngày 6/8/1945, hai trái bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima và ba ngày sau đó trái bom thứ hai được thã xuống Nagasaki; Sau khi Nhựt đầu hàng Ðồng Minh, Hà Nội trở thành một thành phố bỏ ngỏ; Việt Minh lập tức lợi dụng cơ hội tung cán bộ cướp chính quyền và ép buộc Bảo đại thoái vị, những sự việc nầy đều nằm trong mưu đồ của OSS.
Những ngày đầu năm 1946, mặc dù nắm được chính quyền nhưng Việt Minh vẫn phải lúng túng đối phó với nhiều áp lực: trong khi quân đội Pháp theo chân quân đội Anh đổ bộ vào miền Nam và sửa soạn tiến ra Bắc, thì nhiều Ðãng phái Quốc gia lưu vong nơi hải ngoại cũng trở về nước với sự hổ trợ của Quốc quân Trung Hoa. Trước tình thế phức tạp, HCM nghe theo OSS nhượng bộ dành cho phía Quốc gia 80 ghế trong Quốc hội và thành lập chính phủ Liên Hiệp, đồng thời còn tự tuyên bố: “Giải tán Ðảng Cộng Sản Ðông Dương để đi theo Hoa Kỳ và dĩ nhiên là làm yên lòng phái đoàn quan sát Hoa Kỳ, với mục đích nhờ uy tín cũa Hoa Kỳ bảo đãm nền độc lập của Việt Nam như Phi Luật Tân, đưa đất nước vào cái dù che dưới sự bảo trợ chắc ăn với Hoa Kỳ. Lúc nầy HCM hoàn toàn lạc quan, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ ra tay giúp đở như những năm thắm thiết tại mật khu Pát-pó. Nhưng ngược lại bị phản bội một cách phủ phàng, nên không còn con đường nào khác, tất cả hành động ấy đều xoay chiều và nhắm vào mục tiêu tối hậu: Các cán bộ CS đã không ngần ngại bỏ tiền mua chuộc các cấp lảnh đạo Quốc quân Trung Hoa và muối mặt điều đình luôn với cả thực dân Pháp, chỉ vì bọn Cộng sản chỉ cần rảnh tay để tiêu diệt các Ðảng phái Quốc gia, (trong ý đồ tiên liệu xúi bẩy của Mỹ) xem các Đảng nầy như thành phần phản loạn, cũng giống như Bình Xuyên, Ba Cụt, Năm lửa hồi thời Thủ Tướng Diệm dẹp loạn.
Đương nhiên bộ mặt thật của CS đã lộ rỏ ngay sau khi quân đội Trung Hoa rút về nước, thể theo tinh thần Hiệp ước Trùng Khánh. Ngày 28 tháng 2 và nhứt là sau khi HCM đặt bút ký Hiệp ước sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Sainteny chấp nhận Việt Nam thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Ðó là lúc cuộc thanh toán các Ðảng phái Quốc Gia diển ra một cách khốc liệt nhứt (trong lộ trình của CIA, chỉ có hai đội bóng giao banh, miền Bắc HCM và miền Nam N.Đ.Diệm) Rồi thì Việt Minh đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, từ tấn công bằng súng đạn cho đến bắt cóc thủ tiêu tất cả nhũng ai có chân trong các đoàn thể mang khuynh hướng Quốc gia chống Cộng. Ðây cũng nằm trong ống kính của Mỹ quyết chọn một tổ chức có kỷ luật để làm công cụ gián tiếp của Mỹ trong thế chiến lược toàn cầu. Việt Cộng là một tổ chức cách mạng vừa có khã năng trường kỳ kháng chiến, trao đổi tin tức tình báo khá chính xác, phá hoại trong nội vi hoạt động của kẽ thù [Nhựt] cấp cứu tận tình khi phi công Mỹ bị lâm nạn, cũng như mở các cuộc phá hoại mìn bẫy trong lòng địch.
Qua đó một số lảnh tụ chính trị và tôn giáo lổi lạc đả bị Việt Cộng giết hại trong giai đoạn tranh tối tranh sáng nầy: như Ðức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hòa Hảo, Ðảng trưởng Trương Tử Anh của Ðại việt, Quốc Dân đảng, Bí thư Trưởng Lý Ðông Á của Ðại Việt, Duy Tân, cùng hàng ngàn cán bộ ưu tú của Việt Nam Quốc Dân đảng, trong đó có những nhà ái quốc như Lê-Ninh, Phâm Tất Thắng, Nguyển Quỳnh, Trần Khánh-Giư (tức nhà văn nổi tiếng Khái-Hưng) Trong khi đó, Pháp vẫn không chịu từ bỏ tham vọng thực dân, đả viện dẩn nhiều lý lẻ cũng như sự hậu thuẩn phỉnh gạt tinh vi của Mỹ để khuấy động chiến tranh hầu tiêu thụ một số lớn vủ khí thặng dư và lổi thời của Mỹ. Ðược hậu thuẩn của Mỹ nên Pháp không tôn trọng Hiệp định và tìm mọi phương sách lấn át chính quyền Việt-Minh. Tình thế dùn-dằn kéo dài đến ngày 19/12/1946 thì tiếng súng bắt đầu nổ tại Hà Nội và lan tràn mau chóng từ Bắc chí Nam, dưới con mắt theo dỏi rất kỷ của tình báo quân đội OSS, Hoa-Kỳ.
Trong giai đoạn đầu, sở dĩ Việt Cộng cầm cự và duy trì được lực lượng là nhờ chiến thuật du kích “Trì Cửu Chiến,” cũng như do chiến lược bất nhất của Quân đội Pháp cùng sư xúi bẩy phá-bỉnh của Tình báo Mỹ OSS, Sĩ quan OSS tất cả đều nói tiếng Pháp rất thông thạo, điển hình như Lucien Conein, Russell Miller, George Carver… Nhưng không ai phủ nhận được rằng yếu-tố quan trọng nhất đã nuôi dưởng cuộc kháng chiến suốt tám năm trời chính là lòng yêu nước của người dân, họ không màn Cộng sản là ai, chỉ có mục đích duy nhứt là tống cổ thực dân Pháp ra khỏi nước.
Chiến sỉ cách mạng đã nung nấu khát vọng giành độc lập từ ngót một thế kỷ nên khi đối đầu với thế lực ngoại xâm, mọi giai cấp, mọi thành phần dân chúng đều sẳn sàng gát bỏ tị hiềm và hy sinh tất cả cho tổ quốc Việt Nam. Từ tài sản đến sinh mạng, chính vì thế mà Việt Cộng càng ngày càng có thêm lợi thế tuyên truyền để dần-dà giành độc quyền lảnh đạo cuộc kháng chiến đúng theo ý đồ của Mỹ vì Mỹ cần một tổ chức vững chắc có kỷ luật như vậy để tiếp tục khuấy động tiếp diển chiến tranh ý thức hệ đẫm máu qua chiến dịch “Bỏ phiếu bằng chân” (Vote on foot) điển hình di-cư 1954 và chạy tán loạn 1975.
Tổn thất của Pháp kể từ ngày 23/9/1945, Kháng chiến Nam Kỳ bùng nổ cho đến ngày 20/ 7/1954 ký Hiệp định Genève; Nước Pháp phí tổn 300 triệu Quan hoặc hơn 10 lần số vốn của Pháp đầu tư vào ba nước Ðông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam. Một nửa số sỉ quan Pháp tốt nghiệp trường Vỏ bị Saint-Cyre chết ở Ðông dương, gồm có 1900 Sỉ quan Pháp tử trận; Theo tác giả O’Balance, khoảng 150.000 quân viển chinh Pháp chết trận, trong đó có 11.620 lính Lê-dương và 15.229 lính Bắc phi. Phải ghi nhận rằng nếu không có Mỹ cứu nguy, Pháp thất trận nhục-nhả từ năm 1951 hoặc 1952, quân-viện (toàn là chiến cụ thặng-dư sau Thế chiến-2) của Mỹ năm 1950 là 17% chiến phí; năm 1954 tăng lên 74%. Trong 5 năm Mỹ chi viện cho Pháp trong chiến trận Việt Nam là khoảng 2.7 tỷ đôla (thua một năm Việt kiều gởi tiền về VN) không kể trên 804 triệu kinh viện; Mỹ cung cấp chiến trường Việt Nam qua quân đội Pháp 1.400 xe Tăng, 16.000 xe vận tải GMC, 175.000 súng các loại, 29 máy bay vận tải C-119 cùng nhiều loại như C-47, Khu trục cơ Bearcat, Hellcat, Oanh tạc cơ B-26, Trực thăng H-19. Tuy viện trợ chiến cụ cho Pháp nhiều như vậy mà vẫn còn tồn kho quá nhiều, dù rằng đả phung phí trong cuộc chiến Triều Tiên – Làm sao đây! Harriman nghĩ đến Liên Xô có nhiều khó khăn về dư thừa nhân lực sau chiến tranh thứ 2 không có việc làm, Harriman hồi làm Ðại sứ tại Liên Xô 1943-1946, ông đã nghĩ ra kế cho Liên Xô mượn tính dụng để tiếp tục sản xuất chiến cụ cùng tiêu dùng với Mỹ tại chiến trường Á-châu [Triều-Tiên và Đông dương] cho hết tuyệt các chiến cụ lổi thời nầy, đồng thời cùng phát triển kỹ nghệ chiến tranh đời mới như thế-hệ hoả tiển đạn đạo và hoả tiển phòng không sau khi Mỹ và Liên Xô thu phục được những nhà bác học tài ba của Ðức cũng cần có chiến trường để phát triển, diển tập.


(Còn tiếp)

vinhtruong
01-15-2011, 02:22 PM
Đã từng là đồng minh trong Đệ Nhị thế chiến nhưng vẩn bị Mỹ lừa vào bẩy Trận Điện Biên Phủ, vì bãn chất nước Mỹ, “không có người bạn lâu đời và cũng không bao giờ có kẽ thù truyền kiếp” quyến lợi (American First) xác định thế liên minh.
Tại sao Mỹ giúp Pháp tận tình như vậy! Quyền lợi quyết-định nhu cầu liên-minh, không nước nào sẳn sàng hy sinh cho quyền lợi, sự tồn vong của một nước khác. Trong khi Pháp không hiểu mình là lính đánh thuê cho Mỹ để tiêu thụ những vũ khí thặng dư thế chiến-2
Quả đúng là đỉnh cao trí tuệ! Ðứng trên gốc cạnh “thương-trường huyền-biến từ thao-trường” chớ không phải thực sự là “chiến-trường”, đây là phương thức: “Sản xuất ra vũ khí, phải có khách hàng tiêu dùng!”
Không một người Việt Nam nào mà chịu sự thống trị của nước Tàu như đã kinh qua trong thống khổ trên 1000 năm qua; Tuy vậy, như định mệnh đã an bày, tình hình chiến sự vẫn giằng co cho đến khi Mao Trạch Ðông thống nhứt được lục địa Trung Hoa nhờ tình báo Mỹ giúp vì yêu cầu sách lược (đã thương cho đối thủ ngã quỵ rồi băng bó vết thương chiến tranh sau như Âu Châu, Nhựt, Đại Hàn, VN, Trung Đông) và Mao tuyên bố thiết lập chế độ Cộng Sản ngáy 1/10/1949 (được sự dàn-xếp giúp đở ngầm của CIA qua mật vụ “di-tản cưởng bức” Tưởng giới Thạch và đồ đệ ra Ðài Loan 1949 bằng phương tiện không vận CAT, với chủ đích khuấy động một cuộc chiến ý thức hệ gọi là cuộc chiến tranh lạnh) Không còn cách nào hơn, Hoa Kỳ buộc phải phản bội xây lưng với chủ mưu vì quyền lợi, nên bắt đầu từ đó Cụ HCM không còn cách nào hơn phải ngả vào nhờ sự viện trợ của Mao để có lương thực, võ khí đạn dược của Trung Cộng (theo lộ-dồ cái bẩy phản tình báo CIA dù rằng cụ HCM có gởi cho TT Truman 8 bức thư thĩnh cầu bảo trợ cho nền độc lập giống y chang Phi Luật Tân), cùng 10.000 chí nguyện quân TQ dưới quyền điều động của Tướng Wei Guoqing, Luo Guibo, và Cheng Geng…Từ đó quân đội Việt Minh liên tiếp mở các chiến dịch phản công, để rồi cuối cùng đưa đến trận đánh then chốt tại Ðiện Biên Phủ vào cái bẩy tình báo Mỹ hứa Lèo là sẽ dùng B-29 tiêu diệt quân Việt Minh, nhưng việc đó không xảy ra vào tháng tháng tư Đen/1954, và lập lại y chang cuộc hứa Lèo lần thứ hai vào tháng tư Đen/1975 bằng B-52 tiêu diệt quân B.V
Tất cả đều trên trục lộ trình thiết kế: Tin quân đội Pháp thua to phải đầu hàng ngày 7/5/1954 đã làm chấn động dư luận Pháp, kết quả là chính phủ Mendès-France phải ngồi vào bàn Hội nghị tại Genève và chấp nhận những nhượng bộ đòi hỏi của Việt Minh, mặc dù do thái độ của Pháp là một sự phản bội đối với phía Quốc gia và các Ðồng minh của Pháp trong giai đoạn đó trên lập trường chống Cộng Sản. Nhưng cuộc chiến 9 năm qua cũng nằm trong Màn-2 về Á-châu của Eurasian [Triều-Tiên & Việt Nam] Chiến tranh Ðông Dương kết thúc ngày 20/7/1954, khi 8 phái đoàn tham dự hội nghị Genève ký kết bản Hiệp định đình chiến, thừa nhận chủ quyền của chính phủ HCM trên toàn miền Bắc Việt Nam; Nhưng trước đó ngay từ 1951-1952, khi được Trung Cộng giúp đở để cũng cố lực lượng quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp, HCM không còn con đường nào khác. HCM uất-hận sự tráo trở của Hoa Kỳ không bảo trợ nền độc lập cho VN y chang như Phi Luật Tân, nên Mỹ đã công khai bộc lộ đưa-đẩy HCM qua sức mạnh vô sản “Ðệ Tam quốc tế”. Những sự kiện nầy các sữ gia hậu cận đại sẽ lý giãi rỏ ràng hơn sau nầy, khi thế hệ dính dấp vào cuộc chiến đã nằm yên dưới đất

Rồi thì các luận điệu tuyên truyền đấu tranh giai cấp qua việc thi hành chính sách bần cùng hóa nhân dân, nhứt là chỉ đạo những cuộc đấu tố dã man nhắm vào giới địa chủ để chuẩn bị tiến tới kế hoặch cải cách ruộng đất; Khi thấy Việt Cộng lộ rỏ bộ mặt thật, nhiều phần trí thức và tiểu tư sản mà trước đó bị mê hoặc bởi chiêu bài kháng chiến. Vì yêu nước quốc gia dân tộc, đang tỉnh ngộ để nhận thức bản chất dã man và phi nhân của Cộng Sản (nên đọc hồi ký của ÐGH Gioan Phaolô-2 thì biết CS là thế đấy, nhưng CS là loại ma quỷ cần thiết) Chính vì thế mà sau Hiệp định Genève được ký kết và vĩ tuyến 17 được ngăn đôi lảnh thổ, Hoa Kỳ với mưu-đồ trong thế chiến lược toàn cầu Eurasian, nên không chịu ký.
Vì quyền lợi, Mỹ buộc phải tái phát động chiến tranh lần hai, thế là một biến cố thâm độc không tiền khoáng hậu trong mưu lược của Nhóm học giả Harriman là “Bỏ-Phiếu-Bằng-Chân” Họ bảo trợ ngầm một cuộc Di-Cư vỉ đại lần đầu tiên của dân tộc Việt Nam; Đây cũng là kế hoặch bỏ phiếu bằng chân cũa Hoa Kỳ dự trù sẻ quảng cáo rùm ben trên thế giới 1954, bằng cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” mà Mỹ chi tiền mướn luôn cố vấn Kỷ thuật Phi Luật Tân để tạo thanh danh cho cuốn phim; Nhưng 1975 thì phải nín khe nếu không muốn nói là ém-nhẹm vì coi chừng bị thế giới phát hiện nguyền rủa, ai là thủ phạm gây ra thảm cảnh nầy? Trục ma quỷ sợ sự thật nên không dám cho ra bất cứ cuốn phim nào “Chúng tôi muốn sống” lần thứ Hai kể cả các di tích thuyền nhân trên trại tỵ nạn cũng bị đập phá! Nên phải dùng diệu kế gọi là tháo chạy vì thua trận, đồng thời cũng bị chủ nhà đuổi nữa, sau một thời gian hâm nóng bằng đơn đặt hàng qua Nguyễn Tiến Hưng bằng cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” thật buồn cười chỉ còn hơn 100 lính gác cơ quan mà đánh đấm cái gì?
Thay vì phải nói là một cuộc chiến thắng thầm lặng (quiet victory) theo đúng nghĩa của WIB [War Industries Board] Hậu quả trong tự điển Anh văn, có thêm phong phú hóa bằng những danh từ kinh-dị như: Thuyền-nhân, Cánh Ðồng Chết, vùng Kinh Tế Mới, Học Tập Cải Tạo…Tối kỵ nhứt là không dám bỏ tiền làm một cuốn phim tương tự như “Chúng Tôi Muốn Sống 1954” trong khi sự thật gần nữa triệu người làm mồi cho Cá – Tại sao vậy? Vì một nghĩa trang vỉ đại nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương gần nữa triệu người Việt sẽ làm cho nhân loại phải thổn thức! “Một sự lừa bịp khá tinh vi là do CS gây nên?
Cả triệu người dân miền Bắc, vốn tha thiết nơi quê Cha đất tổ, vốn yêu mến ruộng vườn làng mạc và nặng lòng với bà con quyến thuộc; Trong số cả triệu người nầy, đã có biết bao là chiến sỉ đã cầm súng chống giặc Pháp trong suốt thời gian tám năm dài đăng đẳng, quá hiểu và hải hùng họ đành cắn răng lìa bỏ nơi chôn nhao cắt rốn, để dắt-dìu nhau lên đường vào Nam, bất chấp lời tuyên truyền dụ dổ quá nhàm tai và những thủ đoạn dọa nạt thô bỉ của cán bộ Cộng Sản. Một triệu đồng bào miền Bắc ấy mang tâm trạng của những tầng lớp xả hội biết mình đã bị lường gạt trong cuộc kháng chiến, và hiểu rỏ là mình cũng như các thế hệ con cháu sẽ không thể sống nổi được dưới một chế độ bóp nghẹt đời sống và hũy diệt trí tuệ con người. Mang theo lý tưởng tự do, Họ lên đường vào Nam để góp tay xây dựng một xả hội nhân bản, một quốc gia thật sự của dân tộc không bị ngoại bang lôi cuốn ảnh hưởng đến chủ quyền. Cuộc di cư vỉ đại ấy đánh dấu một khúc quanh lịch sử cận đại, khúc quanh quyết định trong quan niệm tranh đấu của hàng ngũ quốc gia, khúc quanh mở đầu cho một thế trận mới, mải đến giờ nầy, ngày hôm nay vẫn chưa ngả ngủ, nhưng chắc chắn sẽ ngả ngủ bằng chiến thắng của con người trước trào lưu tiến bộ trên loài quỷ Đỏ bằng công lý thay cho bạo lực, bằng cái thiện chế ngự cái ác để khai thông một vận hội mới cho dân tộc Việt. Nhưng tội nghiệp thay khi những người có dính dấp vào cuộc chiến VN đã hoàn toàn nằm xuống thì lúc đó danh dự của hơn 58.000 binh sỉ Mỷ chết cho cuộc chiến Việt Nam mới được vinh danh và mặc cãm Hội chứng Việt Nam không còn nữa!
Vì hiện tại (2023) là một nước Việt Nam Cộng Hoà thống nhứt và hùng cường. Lịch sử loài người đả thể nghiệm: khả năng dối gạt quần chúng là căn nguyên giúp cho chế độ độc tài các loại ra đời và tồn tại, chừng nào khả năng dối gạt kia bị triệt tiêu, chừng đó chế độ độc tài phải ra đi. (Nhóm học giả của Harriman qua lý thuyết gia George Kennan tin tưởng vào khoa học kỹ thuật bằng truyền thông tư tưởng “Internet” Cộng sản sẽ thua vì không lừa bịp được thế giới) Vì tự do truyền thông là kẻ thù nguy hiểm hàng đầu của mọi hành động dối gạt. Vì vậy từ vài thập niên kiên qua hệ thống ‘Internet’ phổ biến rộng khắp cho loài người tiến bộ nắm vững sự hiểu biết qua nhiều hình thái đa dạng, cùng trao đổi những cuộc đối thoại hửu ích như vậy, vừa làm cho tư tưởng tự do dân chủ lớn mạnh và cùng vừa mở đường cho những tin tức mà Cộng Sản muốn giấu nhẹm. Sinh mạng chính trị của chế độ Cộng Sản nhanh chóng đi vào chổ diệt vong; Triết học có câu: “Người ta có thể dối gạt một thiểu số người trong một thời gian dài, người ta có thể dối gạt mọi người trong một thời gian ngắn; nhưng chắc chắn người ta không thế nào dối gạt mọi người trong thời gian vỉnh cửu được!”
Thế nên, Miền Nam với lý tưởng hiền hòa trong tình thương dân tộc, như đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo phải là chiến thắng trong lòng dân tộc! Một cuộc chiến thắng kỳ diệu qua giao du tư tưởng sẽ chứng minh vào đoạn kết dân tộc 2023! [50 năm sau khi Lính Mỹ rời khỏi VN] Nhưng oan nghiệt thay, vì căn cứ trên định-kiến-1, bằng mọi giá phải bảo vệ xa lộ huyết mạch Harriman (HCM) cho mục tiêu vì quyền lợi sống còn của Đảng Công Ty WIB; Harriman, hơn ai hết phải ẩn danh trong ngôi vị thứ Ba của Bộ ngoại giao vì giai đoạn nầy sẽ gây nên biết bao thãm trạng đau thương không những cho nhân dân ba nước Đông Dương mà bắt buộc quân đội tác chiến Mỹ phải thực tập tác chiến trên chiến trường đầy máu lữa, hầu phát triển kỹ nghệ chiến tranh trong cái thế “Khổ-nhục-kế.” (The U.S pilots had no laser targeting pods, non smart laser-bomb, night vision goggles, salvo armaments, but conventional bomb) Ai biết được quân đội Mỹ bị gò bó hy sinh trong cuộc chiến, nhiều nơi bị ở dưới bắn lên nhưng không được quyền bắn trả, không được phá vở đường runways … (everything worked but nothing worked enough, đó là kim chỉ nam cho quân Mỹ theo luật Rule Of Engagement, vì vậy một phi công bay, phi công khác kiểm soát ROE, cho nên chúng ta nghe danh từ “tháp tùng tử”)
Vì quyền lợi bảo vệ thềm lục địa có trử lượng dầu khí cho công ty dầu hỏa Mỹ sau nầy khai thác: Thế nên 58.000 lính Mỹ hy sinh cho quyền lợi Mỹ [American First] Trong tư tưởng của Harriman, biến thế giới chỉ còn một hảng-xưởng duy nhất, và người công nhân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đồng tiền, thì tại sao người quân nhân không đổi chút đỉnh xương máu để lảnh được đồng dollar? Permanent Government ngứa mắt khi nhìn thấy quân đội Mỹ tập trận giả tại quê nhà; Người lính tập trận rất ưa thích được gạch phấn trước ngực, hoặc sau lưng, xem như bị loại ra khỏi vòng chiến đấu để về du hí với gia đình; Chiến tranh Việt Nam cũng rất cần thiết cho Liên Xô và Hoa Kỳ có được thao trường tiêu dùng các chiến cụ lổi thời để cùng phát triển vủ khí chiến tranh mới, theo như nội dung đã diển tả trong hai tác phẩm “Peace with Russia” và “America and Russia in a Changing World” của đồng tác giả W.A. Harriman. Vì thế Tôi tự cho đây là “Trục Ma Quỷ” Nhưng ngược lại dòng họ Kennedy lại muốn chiến thắng Cộng Sản bắng con đường Vương-đạo dân chủ dân quyền thế nên người là một trở ngài chính phải bị tiêu diệt

Sau một loạt thiết lập các Đoàn 559, 759, 959 và sau cùng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về phí Hà Nội đã xong, đồng thời 1960 Liên Xô rút Cố-vân ra khỏi Trung Quốc; Đến phía Hoa Kỳ, 1960, thiết lập loại huy chương VN chiến-dịch bội tinh cho quân đội tác chiến Mỹ sẽ tham chiến, 1961 chuẩn bị sản xuất vài tỷ hộp C-Ration cho khoản 3 triệu lính Mỹ thay phiên mỗi năm qua tham chiến, thiết lập CIP, “kế hoặch chống nổi dậy” để phát triển kỹ nghệ quốc phòng. Harriman ra lệnh cho CIA thả Biệt Kích thâm nhập vào đường mòn HCM không phải để chống phá mà để xác định sự có mặt ở phía Hà Nội có thật tình cùng chơi trò chơi chiến tranh nầy hay không! Các Toán thám sát bèn thả vào biên giới Lào như Attopeu, Saravan, Tchepone…và tất cả các Toán điều xác nhận có quân Bắc Việt hiện diện nơi đó được gọi là Đoàn 959. Toán biệt kích nầy không được phép đụng trận mà chỉ có nhiệm vụ ẩn núp quan sát lấy tin tức rồi bóc về. Quân đội Mỹ không được qua biên giới Lào và Cambodia nhưng sẽ chờ cơ hội để tạo ra vụ sự kiện Vịnh Bắc Việt trước đã rồi mới gởi quân Mỹ tham chiến chính thức sau.
Harriman cần phế thải “hàng tiêu dùng” như các phi cơ phản lực lổi thời của Mỹ dự trù không xa lắm sẽ kiếm cớ để oanh kích Hà Nội hầu dần dần tiêu hủy chúng; Song song với oanh tạc Bắc Việt ở trong Nam biệt kích Mỹ rất thành công trong các cuộc thám sát biên giới Lào, trên con đường Mòn HCM. Các cuộc hành quân rất thành công về phương diện chiến thuật nhưng lại không hài lòng Harriman về mặt chiến lược, nên họ đỗi lại, thay vì mổi Toán thám sát có 2 người Mỹ và 8 người biệt kích LLĐB, thì họ lại thế 8 người Lính Thượng ở chỗ 8 người lính yêu nước của LLÐB miền Nam, mà họ gọi là ‘Yard’. Người lính Thượng tuy không rành về hướng dẩn mục tiêu, đọc tọa độ, xem bản đồ, ít học nhưng rất cần thiết khi họ khám phá được các kho vủ khí khổng lồ như hoả tiển 122 và 107 ly, kho đạn … họ không bao giờ phá hủy nếu không có lệnh của người Mỹ đi theo. Nhưng nếu có biệt kích Việt Nam thì họ lại không cần báo cáo mà nhứt quyết phá hủy ngay tại chổ liền tức khắc; Harriman lại không thích phá hủy, vì làm như vậy chỉ gây thất vọng và trì hoản công việc chiếm lỉnh miền Nam của Hà-Nội đúng theo thời-gian điểm-mốc của lộ trình. (Tướng Ðổ Cao Trí phải hy sinh vì phá hủy một số lớn quân-cụ của CSBV tại Cục-R, vi phạm Rule Of Engagement) theo như kế hoặch thời gian đã dự trù. Vì thế hậu quả Biệt kích Mỹ đi theo lính Thượng bắt đầu bị thương vong gia tăng trầm trọng, khác hẳn không gặt hái được nhiều hiệu quả và an-toàn khi làm việc cùng với LLĐB Việt Nam.

Nơi đây, Tôi nêu ra vài dẩn chứng đau thương đối với Hạ sỉ quan biệt kíck Mỹ SOG, cũng như các phi công Mỹ lâm nạn khi oanh tạc miến Bắc bị hành hạ như thế nào qua khổ nhục-kế: Một sỉ quan Bắc Việt nói tiếng Anh khá thông thạo nói với Glenn “Mầy hảy nhìn cho thật kỷ đây” Rồi toán Lính Bắc Việt mổ banh bụng của Paul Miguez đang bị cột treo đứng, cả chùm ruột Miguezs rơi xuống đất; người sỉ quan nầy bèn cầm cây đuốc trên tay của một lính Bắc Việt nhũi vào bao tử của Miguezs và thiêu sống một cách kinh hoàng giữa tám con mắt của Toán Yard thám sát. Người sỉ quan Bắc Việt nói với Glenn: Mầy nên về nói với những thằng bạn của mầy rằng: những gì mầy đang chứng kiến ở đây sẽ xảy ra nếu mấy thằng bạn mầy lẻo hánh đến đây…Mầy nhắc rỏ tụi nó, nơi đây, Đường 559 tụi tao sẳn sàng chờ đón tụi bây bất cứ giờ nào khi tụi bây nhảy xuống đây … Okay!
Một số Toán viên khác không tin chuyện nầy là có thật dù rằng Glenn chắc chắn chuyện xảy ra trước mắt hắn chớ không phải chiêm bao! Một trung tá mủ nồi xanh Mỹ với phù hiệu ở Vùng 1 cho rằng Glenn nhát như con thỏ đế khi đến thăm viếng trại của Glenn, ông cầm ống điếu đưa về phía Zabitosky và nói Zabitosky kể lại sự việc đả qua khi phi cơ đáp xuống cứu họ. Zabitosky nói lúc đáp xuống trực thăng cũng bị phục kích với không biết bao nhiêu vết đạn; Viên Trung-tá Mỹ nầy mắng chửi: “thứ cái đồ chết nhát…tại sao phi công không sợ chết can đảm vào cứu các anh?” Zabitosky tức khí trả lời: “ngày mai chúng tôi vào lấy xác với ba người Mỹ và ba người Yards…Trung Tá có ngon thì cùng đi thâm nhập với chúng tôi, để lấy cảm giác lần đầu tiên Trung-tá qua Việt Nam và dự cuộc chiến đầu tiên!”, và tôi ước muốn Trung-tá đi chuyến lead cùng với tôi với ít bao nylon đựng xác chết và đạn dược cần thiết!” Nhưng khi sắp đáp, có tiếng AK khắp nơi, ông không dám xuống chỉ để cho Zabitosky và cácYards nhảy xuống mà thôi; Rốt cuộc Zabitosky vẫn là người chỉ huy Toán duy nhứt và ít ra cũng tỏ tính anh hùng hơn vị Trung-tá nầy. May mắn thay, vào lúc nầy, một H-34 Queen Bee khác đang tìm được One-One Pilton và đáp xuống cứu ngay; Trong khi Zabitosky phải dẩn toán chạy về đường củ tìm kiếm thi hài Paul Miguezs, theo lối mòn lên trên đỉnh đồi, nơi Toán bị phục kích vào khoảng 600 thước với đồ đạt vung vải khắp mọi nơi. Xa hơn đây một chút, chúng tìm thấy cây đuốc đốt Miguezs đã nằm lẩn trên lớp cỏ, bên cạnh có một vật bầy nhầy như bộ đồ lòng của Miguezs; Zabitosky lẩm bẩm, lính Bắc Việt lại giết một cách tàn nhẩn một người không có vủ khí trên tay. Và đây là lần đầu tiên trong đời hắn chứng kiến một điều mà hắn không thể tưởng tượng nổi; bên cạnh xác chết Miguezs còn có vài xác chết của lính Thượng Yard cũng bị đốt cháy khét nghẹt; Nhưng nơi đây vẫn còn áp lực của địch nên đành bỏ lại các thi hài của Yard mà chỉ đem theo xác của Miguezs về trại. Về đến nhà, có lẻ phi công đả báo cáo cho bộ chỉ huy, nên viên Trung-tá chết nhát thứ thiệt nầy đã bị tống ra khỏi đơn vị Delta Force. Biệt kích Miguezs bị đốt sống cho đến chết đã được truy tặng huy chương ‘Distinguished Service Cross’

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-23-2011, 01:19 AM
Tháng Sáu 1967, một Toán Hatchet Force được thả xuống để thám sát Căn-cứ đầu-nảo Tiền-phương của Đoàn 559 (OSCAR-EIGHT) tại chân núi Tam Bôi. Trên sàn trực thăng Trung-úy Jerson được hối hả khiêng lên nằm rủ trên sàn tàu, bên cạnh là người hùng Howard đang bập-bập một điếu thuốc do cơ-phi mồi sẳn nhét vào miệng hắn cùng với vài cái vổ vai thán phục; Nhưng trong tâm tưởng Howard vẫn còn luyến tiếc vì bỏ lại các chiến hửu Yards (lính Thượng) của mình trên chiến địa mà không thể mang về được.
Đến khi Howard hoàn hồn tỉnh lại thì biết mình đang nằm tại bệnh viện với băng bó khắp nơi trên thân thể, trên mặt hắn trét đầy loại thuốc dầu mở sát trùng; nằm cạnh bên là xác trung úy Jim Jerson đả chết; không ai chuyền được tin tức nầy cho gia đình Jerson và Robert Scherdin biết. Đại úy Ed.Lesesne đang đề nghị cho Howard huy chương danh-dự hạng nhất của Hoa Kỳ lần thứ Ba (Medal of Honor)
Nhưng đáng buồn thay, những sự hy sinh cao cả của Howard không được dân chúng Hoa-kỳ hoan nghinh, Howard đả tình nguyện qua chiến đấu tại Việt Nam những 5 lần, và mọi lần đều ở đơn vị SOG, Biệt Kích Delta Force. Trong khi 1955 các trường học được các học sinh nhắc nhở đến những anh hùng dân tộc như Alvin, Audie Murphy, nhưng vào năm 1970, con người đầy vết thẹo thương tích như Howard thì không được ai ngó ngàng tới. Thật vô cùng bất công! Và trớ trêu thay, con người như Trung-úy phản chiến John F Kerrey với ba lần bị thương Lèo, do TNS Bob Dole tiết lộ, nhưng không chảy máu, không nằm nhà thương mà lại sanh lòng phản lại sự hy sinh của đồng đội cho hư danh huyền ảo, thì đang được dân chúng xem như một thần tượng của phong trào phản chiến hiện tại!
Trong khi những chiến hửu của Kerry phải chịu cái cảnh hành hạ cũa bọn cai tù Hà Nội; Ðiển hình trường hợp của phi công [Thượng nghị sĩ] John McCain, Họ chào mừng cha ông là Tư lệnh Ðệ-7 hạm đội đương thời bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động “thiện chí.” Hai tháng trôi qua, không có gì xẩy ra, và những đợt hành hạ lại bắt đầu – Phi công McCain bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó bốn ngày; Từng đợt, bọn cai tù trở lại đánh đập McCain một cách vô cùng tàn nhẩn. Một tên giữ McCain cho những tên khác đánh đập túi bụi, điều nầy Hà Nội cũng hành hạ tra tấn các anh em chúng tôi những năm còn ở tù ngoài Bắc, hàng đêm chúng đem chúng tôi ra ngoài sân để trả thù hận, với danh sách ưu-tiên bị chúng hành hạ là: “Nhứt Pháo (binh), nhì Phi (công), tam Công (an), tứ Cảnh (sát)”
McCain bị gảy mấy xương sườn và hai cái răng, suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân của McCain lại trở nên vô dụng, do đó McCain không thể đứng được. Tới đêm thứ Ba thì McCain nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, McCain không thể nhúc nhích, chuyển động được; Ba tên cai-tù đở cho McCain đứng dậy rồi chúng đánh McCain cực kỳ khũng khiếp; Chúng để McCain nằm trên sàn nhà rên-rĩ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gảy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn; McCain cố ý tự sát để khỏi phải quá đau đớn. Sau vài lần cố gắng không thành, McCain tìm cách để đứng dậy; Lật úp cái Bô đựng phân và nước tiểu để lấy thế tăng chìu cao; McCain đứng lên trên cái Bô, níu vào tường bằng cánh tay còn lành. Ông luồn cái áo qua cái cửa chốt và buộc thành cái thòng lọng, khi Ông đang lồng cái vòng ấy vào cổ, tên cai-tù nhìn thấy cái áo của ông luồn qua cửa sổ, hắn liền kéo ông xuống và đánh đập một trận thật tàn nhẩn. Vẫn nuôi ý nghĩ tự sát, sau đó ông lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ Tư, ông đành chịu thua vì nợ trần gian chưa trả hết
McCain đã ký vào bản tự khai thú nhận rằng: “Tôi là một tên tội phạm độc hại, và Tôi đã thực hiện những công việc của một phi công” Tụi cán bộ bắt buộc ông cho thâu lời thú tội nầy vào trong băng ghi âm. ông cực lực từ chối, dỉ nhiên ông bị tra tấn cho đến chừng nào ông chịu ghi vào thâu băng; Ðó là hai tuần lễ kinh hoàng nhứt trong đời McCain, ông rùn mình, như thế sự nhục nhả của ông là một cơn sốt, và ông nghĩ tủi nhục sẽ không ai nhìn thấy ông nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Cộng sản dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới đến kẻ thù Ðế quốc, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để người phi công Mỹ bị chết vì cần sự đổi chác; Nhưng sự bí mật đã hé mở là có một số phi công Hoa Kỳ bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man nhứt trong lịch sử loài người. Nhưng cô đào ciné Jane Fonda, với đặc vụ phản tình báo thì một mực phủ nhận sự tàn ác nầy vì đây là kế hoặch chiến lược “Khổ nhục kế” nhưng lại dành riêng cho những đứa con phi-công ưu tú của Hoa kỳ nhập cuộc! Thật tội nghiệp thay! Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiểm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng dây thừng. Hai móng tay Cái bị xé rách toạc ra, và ông bị châm bõng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Cộng Sản đánh giá các phi công như những con bài, như món hàng quí giá để mặc cả trong vấn đề thương lượng hòa bình, và thường thì Hà Nội không có ý định giết, nhưng chẳng may mạnh tay nên chết. Các phi công được triệt để khai thác bằng cách hợp tác để tuyên truyền nếu không muốn bị tra tấn dã man
Sau cuộc đổ quân giải cứu tù binh ở Sơn Tây 1970, bằng trực thăng CH-54, cách Hà Nội không xa lắm, hàm ý nếu không tập trung tù binh Mỹ vào một chỗ (Hilton Hỏa Lò) và nuôi dưởng đàn hoàn thì mạng sống của Bộ chính trị Cộng Sản sẽ không có gì bảo đảm (thêm vào những lời vừa khuyên bảo vừa hăm doạ của KGB) Hậu quả những sự đánh đập tàn nhẩn được Liên Xô áp lực phía Hà Nội phải ngừng lại tức khắc, và đem tập trung vào một chỗ, cũng ngay sau khi Kissinger rời Moscow thông báo mật kế Pennsylvania. (Ðịnh-kiến-1: Axiom-1) Thỉnh thoảng tù binh Mỹ được những khẩu phần khá hơn, thêm nhiều thịt cá hơn, bớt phần rau Muống xuống hoàn toàn con số không; Vì những thơ từ của tù binh thoát được về Mỹ qua phóng viên các nước Cộng Sản được tù binh tiết lộ rằng: “Ngày nào Hà Nội cũng cho POW ăn Cỏ” (Vì Rau Muốn tù binh Mỹ không biết tên cho là Cỏ dại) Hoàn cảnh tù binh không còn thãm khốc như những năm trước đó nữa; Ðể rồi sau một thời gian bắt người chiến binh Mỹ phải chịu thãm trạng “khổ nhục kế” cho quyền lợi của bọn Ðại tư bản WIB (War Industries Board) Tháng Ba, năm 1973, tất cã Tù binh Mỹ được thả thể hiện qua định-kiến-3 của Harriman (the U.S. could not have won the war under any circumstances) chấm dứt trò chơi chiến tranh CIP & NLF.
Có ai hiểu được 327 biệt kích Mỹ SOG bị coi như mất tích [MIA] nhưng phía Hà Nội chỉ giao có 10 người thì chúng ta cũng hiểu rằng, khi bị bắt họ bị làm thịt ngay tại chỗ vì lính Bắc Việt rất sợ sự nhanh nhẹn phản ứng khi trốn chạy, sẽ lôi thêm nhiều thiệt hại cho đồng bọn, chỉ trừ khi Toán biệt kích bị bắt tại đơn vị cấp Tiểu đoàn trở lên thì mới được Chính ủy đem về Bắc. Các chiến sĩ Hoa Kỳ được dạy dỗ phải có niềm tin nơi Thượng đế, nơi Tổ quốc, và tình huynh đệ chi binh; Hầu hết các chiến sĩ chiến đấu cho tự do nầy đã sống chiến đấu hào hùng như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin nầy – niềm tin vào nhau như chúng tôi đã bị tù ở ngoài Bắc – là vũ khí phòng vệ tối hậu của thân phận những người tù, là nhũng thành lủy mà Cộng Sản không thể vượt qua được; Ðó là niềm tin của người Tù đã ấp-ủ từ trong học-viện sĩ quan. Ðó là niềm tin yêu tổ quốc; Trong nhà Tù, chúng tôi là người dơ-dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì chúng tôi còn giữ lại trong phẫm hạnh của niềm tin, xuất phát từ nơi truyền thống yêu thương, và tình cảm dân tộc. Và chính cái đó là một chiến thắng sau cùng của chúng tôi qua niềm tin yêu từ trong lòng dân tộc truyền lại cho con cháu đời sau noi theo … “Miền Nam sẽ thắng trong lòng dân tộc!”

Chỉ vì chiến cụ làm ra cho thế chiến 2 vẫn còn tồn kho quá nhiều dù rằng quân đội Pháp và quân đội Mỹ đã xử dụng trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương và Triều Tiên; Đặc biệt, trong chiến tranh Triều Tiên, Harriman đại diện cho Đảng Công Ty WIB đả áp lực thành công trong cuộc họp 68-Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC-68 United States Objectives and Programs for National Security) mục tiêu và kế hoặch an ninh cho Hoa Kỳ, có nghĩa là TT Truman chấp thuận hàng tỷ dollar chi tiêu vũ trang cho Bộ quốc phòng, gồm có tân thế hệ phản lực cơ khu trục như F.84, F.86, F.100…còn phía Liên Xô như MIG 15, 17, 19. Trục Ma Quỷ lấy bầu trời Triều Tiên làm nơi trắc-nghiệm để tiếp nối hàng tiêu dùng mới phát triển nầy phải được xử dụng tại chiến trường Việt Nam cùng với một số ít chiến cụ còn lại sau ba cuộc chiến vừa qua; Dỉ nhiên cuộc chiến phải kéo dài để tiêu xài chúng cho hết và cũng cùng Liên Xô sản xuất phát triển thêm nữa kỷ nghệ chiến tranh qua thế hệ hoả-tiển phòng không và vủ khí chống lại hệ thống phòng không tại miền Bắc; Những việc làm cấu kết với kẻ thù đã đưa vào ống kính của giòng họ Kennedy khi ông còn là Thượng Nghị Sỉ. Nếu Kennedy được bầu làm tổng thống thì ông sẽ lập lại những gì mà TT Roosevelt đả buộc tội đóng cửa nhà băng Union Banking Corporation và tịch thu tài sản của giòng họ Harriman và Prescott Bush cùng những người có cổ phần vì vi phạm hiến quyền làm ăn với kẻ thù (trading with the enemy Act 1941, http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman )
Hơn ai hết Harriman hiểu rỏ hậu quả của cuộc chiến tàn khốc nầy, nên ông ẩn núp kín đáo trong ngôi vị thứ Ba của Bộ ngoại giao nhưng quyền hạn vô biên; Bên cạnh đó ông bố trí vây kín TT Kennedy và TT Johnson bằng những thành viên Đảng Skull and Bones để khống chế chính quyền như đọc giả đả đọc những chứng từ ở trên, và nhửng lời đối thoại qua lại của những viên chức có thẩm quyền, như anh em Bundy và các viên chức Bộ quốc phòng cũng như thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Forrestal. Dỉ nhiên thế giới sẽ nguyền rủa cuộc chiến dơ-bẩn nầy thì tại sao Harriman phải lộ diện như hồi thế chiến 2 hay chiến tranh Triều Tiên? Vì mổi nơi nầy quân Mỹ phải ở lại để bảo đảm sự an-toàn cho Đồng minh; Cái siêu quyền lực ngụy trang nầy lại chi tiền dùng công cụ truyền thông văn hóa phối hợp trong khuôn viên đại học để đổ lên đầu vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ như: Kennedy đã có những quyết định sai lầm về Việt Nam vì Kennedy không thật sự chú trọng vào vấn đề, còn về phần Johnson thì vì Việt Nam không là ưu tiên của ông ta. Kennedy thường phó thác việc quyết định về Việt Nam cho phụ tá [bị áp lực bởi Skull and Bones] những người thường bất đồng về mục tiêu hoặc đơn giản là thiếu khã năng. Những ký giả được mua chuộc đều lên-án cả hai ông không hề dành thì giờ thẩm định chính sách của họ ở Việt Nam với sự cẩn trọng tương xứng. Những ký giả nầy đi đến kết luận hồ-đồ theo đơn đặt hàng là, khi lảnh đạo thiếu sáng suốt và quyết tâm thì sai lầm tất nhiên chồng chất. Họ cho rằng một số người vẫn muốn lập luận rằng sự mù mờ ấy chỉ giản dị là dấu hiệu cho thấy Việt Nam không quan trọng đến độ giới lảnh đạo Hoa Kỳ dành hết tâm trí, và chỉ nội việc đó thôi cũng đủ cho thấy lẽ thất bại của cuộc chiến. Còn truyền thông văn hóa thì đả đến lúc quân đội Mỹ phải chuẩn bị rút về theo như thế chiến lược khai thác lợi nhuận xong của Đảng Công Ty WIB; rồi họ đi đến lập luận là Việt Nam có đủ quan trọng khiến chính quyền gởi hàng trăm ngàn thanh niên Mỹ vào cỏi chết trên chiến trường xa xôi với sự ủng hộ của dân chúng và Quốc hội? Rồi đi đến kết luận, họ đổ thừa cho chính quyền Kennedy, Johnson thi hành kém cỏi, thì hiển nhiên là một phê phán về phẩm chất của lảnh đạo chỉ huy chứ không về chính sách của quốc gia
Thật là một điều bỉ ổi cho cái quyền lợi hẹp hòi của tập đoàn Triều-đại Công Ty WIB, tất cả rồi đây phải trả lại sự thật cho lịch sử Hoa Kỳ. (Tác phẫm “Lê Dương Mới” bằng Anh ngử [The New Legion] sẽ là một phân-tử cho sự minh chứng tương lai lịch sữ) Chính vì thế mà sau Hiệp định Genève được ký kết và vĩ tuyến 17 được ngăn đôi lảnh thổ, Hoa Kỳ với mưu-đồ trong thế chiến lược toàn cầu 100 năm, nên không chịu ký. Một biến cố không tiền khoáng hậu trong mưu lược của Nhóm học giả Harriman là “Bỏ-Phiếu-Bằng-Chân” Họ bảo trợ ngầm một cuộc Di-Cư vỉ đại lần đầu tiên của dân tộc Việt Nam; Đây cũng là kế hoặch bỏ phiếu bằng chân cũa Hoa Kỳ dự trù sẻ quảng cáo rùm ben trên thế giới 1954, bằng cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” mà Mỹ chi tiền mướn luôn cố vấn Kỷ thuật Phi Luật Tân để tạo thành danh cho cuốn phim; Nhưng 1975 thì phải nín khe nếu không muốn nói là ém-nhẹm vì coi chừng bị thế giới phát hiện nguyền rủa, ai là thủ phạm gây ra thảm cảnh nầy? nên phải dùng diệu kế gọi là tháo chạy vì thua trận thay vì một cuộc chiến thắng thầm lặng (quiet victory) của WIB [War Industries Board] Hậu quả trong tự điển Anh văn, có thêm phong phú hóa bằng những danh từ kinh dị như: Thuyền-nhân, Cánh Ðồng Chết, vùng Kinh Tế Mới, Học Tập Cải Tạo…Tối kỵ nhứt là không dám bỏ tiền lập lại một cuốn phim tương tự như “Chúng Tôi Muốn Sống” trong khi sự thật gần nữa triệu người làm mồi cho Cá – Tại sao vậy? Vì một nghĩa trang vỉ đại nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương gần nữa triệu người sẽ làm thổn thức lương tri nhân loại, lâu lâu lại hâm nóng bằng đơn đặt hàng chối tội để gây hỏa mù dư luận bằng một tác giả có bằng cao học như Nguyễn T Hưng với tác phẫm “Khi đồng minh tháo chạy” là vì thua trận thì không ai trách kẻ thất thế, nhưng thực ra còn hơn 100 lính gác cổng thì đánh đấm cái đếch gì?
Cũng như trong cuộc chiến VN nhiều ký giả lảo thành người Việt, đôi khi vô tình bị nhóm ký giả ngoại quốc gây ảnh hưởng vì mục tiêu chính trị, nên phụ hoạ tạo sự phĩnh gạc tinh vi đưa ra những tin giựt gân hấp dẩn kích thích tác giả Hà Mai Việt đã viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719: (Into Laos, NXB Dell, tháng 2-1988, trg 113) Trong khi đó, tướng tư lệnh hành quân Hoàng Xuân Lãm nói khác đi một ngày. “Sang ngày thứ nhì, mồng 9-2-1971, thời tiết bỗng trở nên ảm đạm… Ngay sau khi trực thăng của tướng Lãm vừa đáp xuống thì hai trực thăng theo sau, còn cách chiếc đi trước khoảng 2 cây số, đã bị đại bác phòng không 37 mm của đối phương bắn rớt. Hai trực thăng nầy chở các sĩ quan trưởng phòng 3, trưởng phòng 4 Quân đoàn và toán phóng viên ngoại quốc xin tháp tùng. Sau khi mở cuộc hành quân tiếp cứu phi hành đoàn và hành khách trên 2 trực thăng lâm nạn không có kết quả, tướng Lãm rất băn khoăn về tình trạng của tấm bản đồ hành quân Lam Sơn 719, do đại tá trưởng phòng 3 Quân đoàn đem theo, vì nếu tấm bản đồ này không bị thiêu hủy mà lại lọt vào tay địch thì rất nguy hiểm, nhưng ông đã quyết định giữ bí mật vụ nầy và tìm cách giải quyết sau.” Thép và Máu, tác giả Hà Mai Việt tự xuất bản năm 2005, trg 60, 61 (đọc giã đã chứng kiến ngay đến thẽ bài cũng như máy ảnh mà còn cháy queo thì tấm bản đồ làm sao còn nguyên được? và tướng Lãm đã nhầm lẩn ngày Tiểu đoàn Phó TĐ/8 bị Mỹ thả Bom lầm bị thương ngày 9/2/71 và ngày 10/2/71 là ngày trực thăng LĐ/51/TC bị bắn tan xác, tôi phải ghi trong đầu ngày đó là vì ngày đau thương của chúng tôi)
Về chuyện tấm bản đồ hành quân lọt vào tay đối phương và ngày tháng máy bay bị bắn rơi, ở phần ghi chú, ông Hà Mai Việt thêm, “Hai trực thăng của bộ tư lệnh Quân đoàn I bị phòng không BV bắn hạ và Hà Nội đã lấy được tấm bản đồ mật về cuộc hành quân LS 719 do đại tá trưởng Phòng 3 Hành quân Quân đoàn mang theo… Theo các sử gia HK ghi lại thì ngày 10-2-1971… Nhưng theo trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh chiến trường, kể với soạn giả [HMV] thì đó là ngày 9-2-1971, ngày thứ nhì hành quân vượt biên. Sau nhiều lần hỏi lại, trung tướng Lãm khẳng định: ngày 9-2 là đúng, chứ không phải ngày 10-2-1971.” (Sách đã dẫn, trg 87, tướng Lãm lầm-lẫn giữa ngày bị máy bay Mỹ thã lầm với ngày 2 trực thăng VN rơi) Tuy nhiên, người viết bài nầy căn cứ vào “Tờ Tường Trình Ủy Khúc” của Sư Đoàn 1 Không Quân, KBC 3198, (do tôi báo cáo từ nhựt ký điều hành của đơn vị) ký ngày 11-5-1971, và vào “Tuyên Cáo Ước Đoán Biệt Tăm”(MIA) của Bộ Quốc Phòng, do Tướng Nguyễn Văn Vỹ ký ngày 17-7-1971. Cả hai tài liệu nầy Thời Báo đang có phó bản trong tay, đều ghi rõ phi hành đoàn do Thiếu úy Tạ Hòa làm hoa tiêu chính đã bị bắn rơi ở tọa độ XD 565.520 vào ngày 10-2-1971 trên lãnh thổ Lào.

Cả triệu người dân miền Bắc, vốn tha thiết nơi quê Cha đất tổ, vốn yêu mến ruộng vườn làng mạc và nặng lòng với bà con quyến thuộc; Trong số cả triệu người nầy, đã có biết bao là chiến sỉ đã cầm súng chống giặc Pháp trong suốt thời gian tám năm dài đăng đẳng, quá hiểu và hải hùng họ đành cắn răng lìa bỏ nơi chôn nhao cắt rốn, để dắt-dìu nhau lên đường vào Nam, bất chấp lời tuyên truyền dụ dổ quá nhàm tai và những thủ đoạn dọa nạt thô bỉ của cán bộ Cộng Sản. Một triệu đồng bào miền Bắc ấy mang tâm trạng của những tầng lớp xả hội biết mình đã bị lường gạt trong cuộc kháng chiến, và hiểu rỏ là mình cũng như các thế hệ con cháu sẽ không thể sống nổi được dưới một chế độ bóp nghẹt đời sống và hũy diệt trí tuệ con người. Mang theo lý tưởng tự do, Họ lên đường vào Nam để góp tay xây dựng một xả hội nhân bản, một quốc gia thật sự của dân tộc không bị ngoại bang lôi cuốn ảnh hưởng đến chủ quyền. Cuộc di cư vỉ đại ấy đánh dấu một khúc quanh lịch sử cận đại, khúc quanh quyết định trong quan niệm tranh đấu của hàng ngũ quốc gia, khúc quanh mở đầu cho một thế trận mới, mải đến giờ nầy, ngày hôm nay vẫn chưa ngả ngủ, nhưng chắc chắn sẽ ngả ngủ bằng chiến thắng của con người trước trào lưu tiến bộ trên loài quỷ Đỏ bằng công lý thay cho bạo lực, bằng cái thiện chế ngự cái ác để khai thông một vận hội mới cho dân tộc Việt, viển tượng sáng lạng 2023, nhưng chúng ta đã nằm yên dưới ba tất đất, không thể đội mồ lội ngược dòng lịch sử!?


(Còn tiếp)

vinhtruong
02-04-2011, 01:50 PM
Vì hiện tại (2023) là một nước Việt Nam Cộng Hoà thống nhứt và hùng cường theo như trục lộ đồ sách-lược Eurasian Great Game của chiến lược gia W. A. Harriman (1891-1986) Nhưng tội nghiệp thay khi những người có dính dấp vào cuộc chiến VN như chúng ta đã hoàn toàn nằm xuống thì lúc đó danh dự của hơn 58.000 binh sỉ Mỷ đả hy-sinh cho cuộc chiến Việt Nam mới được vinh danh và mặc cãm Hội chứng Việt Nam không còn nữa!
Chúng ta nên hiểu rằng đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ! sự thật không phải là trể? Không hẳn là vậy đã có Permanent Government chú tâm về chiến lược toàn cầu để Hoa Kỳ luôn luôn là cường quốc số một hơn 100 năm qua; Nếu đơn thuần là người dân Mỹ thì họ chỉ biết rút ra cái gai (Cuba) ngang hông nước Mỹ cho đở nhột ngứa, nhưng trái lại P.G là lo kiếm chuyện gây chiến ở xa để giữ an ninh cho lục địa Mỷ Châu, còn CS Cuba Hoa Kỳ chẳng thèm để ý tới mà thật ra có như vậy mới hù dọa dân Mỹ khi đóng thuế bớt có ồn ào
Theo dự báo mỗi sách-lược từng giai đoạn 100 năm số phận của nhiều quốc gia, xem quốc gia Hoa Kỳ này sẽ lên hay xuống, họ tự hào và đã chứng minh trên 100 năm nay rồi, nước Mỹ vẩn chễm chệ trên ngôi vị số một bỏ xa các nước khác là biết chọn đàn em số HAI theo từng thời điễm chiến lược, lúc thì Nga, lúc thí Trung Quốc cứ thay phiên mà phù trợ quyền lợi cho Mỹ để được hưởng phồn vinh về kinh tế, nhưng đoạn cuối 10 năm 2010-2020 thì Hoa Kỳ tìm cách đưa Ấn-Độ lên hạng HAI mà thực tế Ấn Độ chưa đủ khả năng chiếm lỉnh ngôi vị hạng NHÌ.
Siêu chính phủ Mỹ (permanent government) cố tình đưa đẩy nước mình đôi khi mang tiếng là thua trận, xa lầy, bị ghét bỏ, nước nào cũng thích Dollar Mỹ, nhưng lại không ưa Mỹ, thậm chí còn hận thù suốt lịch sữ như Nhựt mà vẩn phải ôm chưn Mỹ mà sống không thì dẫy chết ngay. Lấy một ví dụ dễ hiểu, ông Mỹ khuyên ông Nhựt nên mở các xưởng xe hơi tại Mỹ cho đở mất thời gian tính, chuyển bằng kéo xà lang rất nguy hiễm thay vì thiết lập tại Mỹ thì tiện lợi hơn. Được ông Nhựt trả lời: Người Nhựt làm việc siêng năng, có lương tâm mà lại ít đòi hỏi tăng lương yêu sách, dĩ nhiên ông Nhựt có lý, ông Mỹ nín khe. Nhưng một thời gian sau thấy hảng xưởng xe Nhựt mọc đầy nước Mỹ. Như vậy mới biết Mỹ nó có quyền năng như thế nào. Bây giờ 10 năm sau cùng theo lộ-đồ Mỹ đang dìm TQ xuống theo lịch trình định thời điểm phải tước đoạt ngôi vị hạng NHÌ của TQ
Trong giai đoạn 10 năm sau cùng của chiến lược Eurasian, tôi cho rằng các diễn biến trên thế giới trong 10 năm nữa tùy thuộc vào tài lãnh đạo của người nào giữ vai Tổng thống của Hoa Kỳ? không phải vậy mà nên nhớ một câu, nhân ngày sinh nhựt thứ 90 (26/7/1981) của chiến lược gia William Averell Harriman, người em cuối cùng của dòng họ Kennedy (Edward Kennedy): Chúng ta sẽ sống trong thế kỷ 21 được an toàn nhờ có mưu trí của Harriman trong thế kỹ đầy bạo loạn vừa qua.
Chúng ta tạm cho rằng tài lãnh đạo của ông Harriman này là cần thiết và được dựa trên những lý tưởng và sự nắm vững vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong tư cách là cường quốc duy nhất của thế giới, Ông ví Hoa Kỳ giống như Rome cỗ xưa, nơi mà chế độ cộng hòa mất đi trong lúc chế độ đế quốc bành trướng. Harriman cho rằng đa số dân Mỹ muốn tập trung vào các vấn đề quốc nội, gạt ra các vấn đề của thế giới, nhưng bây giờ đã quá trễ “Thế giới dường như là một gánh nặng, và là một gánh nặng vô ơn đối với ông; nhiều người Mỹ không muốn dính vào các vấn đề của thế giới; nhưng cái khó bây giờ là không thể nào rút lui được, như đả lở lên lưng Cọp”
Ông Harriman không tin là rồi đây Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nước lãnh đạo thế giới vì OSS rồi CIA đả phá tan ngũ tạn lục phủ của LX kể cả TQ bằng đồng Dollar viện trợ (điểm yếu LX thì nhờ cậy lúa Mì, còn TQ nhờ cậy khoa học kỷ thuật)
“Chúng ta đừng quên người Trung Quốc cho nước Mỹ vay tiền một cách vui vẻ, hay nói chính xác hơn, họ thà mua trái phiếu của Mỹ, dù lãi chẳng bao nhiêu, như vất đi, còn hơn là đầu tư ngay tại nước họ. Trung Quốc là một quốc gia có vấn đề sâu rộng, Họ có một tỷ lệ cao về số người sống trong nghèo khổ và trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ bị chìm ngập trong các cuộc khủng hoảng nội địa.” (phần lớn do Mỹ có kế hoặch phá hoại như Tân Cương, các dân tộc gốc Hồi, Tây Tạng giúp Đức Đạt Lai bằng cách thả dù tiếp tế cho kháng chiến quân của Đức Đạt Lai từ 1959, giúp Mao Trạch Đông thống nhứt Trung Hoa 1949 bằng cách cưỡng bức Tưởng Giới Thạch và đồng bọn ra Đài Loan, cũng như giúp thống nhứt Việt Nam qua công cụ gián tiếp Lê Đức Thọ bằng CIA cưỡng bức TT Thiệu phải qua Đài Loan y chang Tưởng thống chế để cho Hà Nội cưỡng chiếm miền nam [điễm mốc: Decent Interval 1949, 1975] Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam (9780700612130): Frank Snepp: ...
www.amazon.com/Decent-Interval-Insiders-Indecent-Strate.


Một nước mà Harriman nghĩ có thể làm đau đầu Hoa Kỳ là Mexico vì tệ nạn ma túy;
Trong sách lược của Mỹ, Harriman nói một điều mà có lẽ nhiều người tuân hành luật pháp phải chau mày, vì chính ông đã sáng lập Permanent Government 1920, và Đảng hội Skull and Bones. Ông cho rằng những tổng thống giỏi nhất của nước Mỹ thường là những người đôi khi vi-phạm Hiến-Quyền mà họ thề bảo vệ, và lương thiện không phải lúc nào cũng là tính tốt nhất; Đó là mặt nổi còn mặt chìm là do Permanent Government giựt dây mà tổng thống chỉ là người quản-lý tồi nhứt cho đất nước vào một thời gian nhiệm kỳ ấn định. Nước Mỹ như một lâu đài hải đăng đã dựng bởi một nền móng vững chắc từ 1920 cho đến 1963 (TT Kennedy) rồi 1969 (TT Johnson) 1974 (TT Nixon) là những chướng ngại vật như một hòn đá tảng chận ngay bánh xe lịch sử Hoa Kỳ, nên phải bị siêu chính phủ cương quyết dùng đòn bẩy nại ra khỏi con đường mà nước Mỹ đang phát triển (Toà hải đăng nầy đã xây gần xong không thể đạp đổ để xây lại, vì thế phải hy sinh các vị tổng thống nầy cho sách lược toàn cầu của Mỹ vì chính họ là những người đang thọc gậy bánh xe?)
Chúng ta hảy lấy vài thí dụ của các tổng thống Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt và Ronald Reagan, tất cả đều thành công khi dùng chiến thuật thực tiễn, nhưng nhiều khi lạnh lùng, như đã được Niccolo Machiavelli, nhà tư tưởng thời Phục Hưng của Ý, đề ra:
“Một tổng thống theo thuyết của Machiavelli là người trong thâm tâm có căn bản đạo đức tốt; nhưng đôi khi họ cũng hiểu rằng cần phải hành sử quyền lực của mình thì mới phục vụ được mục tiêu đạo đức. Cả ba tổng thống này đều làm chủ được những tình huống đặc biệt và đều thoát nạn, (không giống như TT Ngô Đình Diệm) Họ là những tổng thống tuyệt vời, nhưng không người nào được đánh giá là lương thiện, thẳng thắn, hoặc thậm chí là hợp pháp” cũng vì Permanent Government đứng sau hậu trường giựt dây buộc họ phải răm rắp tuân theo
Mặc dù sự điêu luyện huyền biến của Harriman, nhưng vẩn nhận được nhiều lời chỉ trích, nó có nhiều phần chắc vẫn được nhiều chuyên viên về chính sách đối ngoại nghiền ngẫm để hướng dẫn tư duy và hành động của họ trong một thế giới đầy nguy hiểm trong tương lai. Vì những định luật thật bình thường “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, được gọi là đổi đời” xa hơn nữa lịch sử nhân loại đả chứng minh không có sự trường tồn của một đại-đế: từ 27BC đế AD395, Đại đế La Mả tự hủy diệt dù rằng không nước nào vật ngã nó, Genghis Khan 1162-1227 người dựng nên Mông Cổ, Nả Phá Luân 1769-1821, Đế quốc Pháp 1804-1815, Hitler và quân phiệt Nhựt 1933-1945, Cộng Sản, 1917 đến 30/5?1987 là xụp đổ. Tại sao tôi cho là năm nầy (1987) vì rằng ngày nầy là ngày thành công nhứt của CIA dưới triều đại thứ-2 Skull and Bones, mà người thủ lảnh là George H W Bush đương kim Phó TT cho TT Reagan đã khuyến dụ được Gorbachev lật đổ từ hạ tầng đến thượng tầng đảng viên CS nhờ vụ Scandal thằng bé Matthias Rust lái một phi cơ nhỏ đáp xuống ngay Quảng Trường Đỏ (Moscow Red Plaza) Đó là nguyên nhân Gorbachev cách chức các ĐCS ăn hại để tuần tự đi thẳng vào tổng thống chế.
BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOẠN KẾT THÚC
Hiện rỏ sách lược 10 năm sau cùng Eurasian Great Game, bắt đầu điểm mốc thời gian 2010, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chi tiết hóa, Mỹ mong muốn các quốc gia tìm được một giải pháp "hợp lý và hòa bình" cho các tranh chấp Biển Đông, hay nói cách khác 10 năm hạ bệ TQ tách khỏi chiếc ghế siêu cường hạng NHÌ theo như thế chiến lược TAM QUỐC CHÍ tân thời mà Mỹ là đạo diển thế chủ động.
Căn-cứ vào điểm mốc thời gian sách lược 100 năm 1920-2020 - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, nói: "Chính sách của chúng tôi trước sau vẫn là mong muốn thấy tiến trình (tìm giải pháp) được tiếp tục giữa các quốc gia liên quan, Chúng tôi tin rằng Hiệp hội Asean có vai trò chủ chốt trong tiến trình này."
Ông Campbell đã có phát biểu tại một cuộc họp báo nhân đối thoại Chiến lược song phương Hoa Kỳ-Philippines tổ chức tại Manila vừa qua. Ông thứ trưởng nói thêm rằng Biển Đông giữ vai trò tối quan trọng trên bản đồ chính trị và thương mại quốc tế, và Mỹ mong rằng các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết một cách hòa bình. "Tôi nghĩ là dư luận đa số công nhận rằng Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng và tầm quan trọng này sẽ còn gia tăng trong thời gian tới." Ông Campbell nhấn mạnh: "Hoa Kỳ có mối quan tâm chiến lược trong vấn đề Biển Đông. Các vấn đề tại đây phải được giải quyết một cách hợp pháp và hòa bình."
Tam giác quyền lực - Năm ngoái, tuyên bố tại Hà Nội của Ngoại trưởng Hillary Clinton về quan tâm "chiến lược" của Mỹ tại Biển Đông đã khiến Trung Quốc nổi giận. Báo chí Trung Quốc sau đăng nhiều bài chỉ trích chính sách can thiệp của Mỹ, nói tranh chấp lãnh thổ là giữa các quốc gia liên quan và phải được giải quyết bằng đàm phán song phương. Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hiện đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Lần này, với phát biểu của thứ trưởng Campbell, Hoa Kỳ cho thấy không thay đổi thái độ đối với các diễn tiến tại khu vực này. Mỹ cũng vừa cam kết sẽ trợ giúp Philippines tăng cường năng lực quốc phòng trên biển. Hả́i quân Hoa Kỳ sẽ giúp hải quân Philippines trong các hoạt động tuần tra trong tương lai và VN cũng vậy, Mỹ tìm cách tháo khoán lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN, có nghĩa viện trợ thẳng cho VN, loại bỏ cái vụ đưa tiến ngả sau cho Nga, Ấn, Nhựt như chuyện Lưu Bình Dương Lễ.
Tuần trước, trước cuộc họp ngoại trưởng Trung Quốc và Asean tại Côn Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Asean cảnh báo khối Đông Nam Á không nên để chủ đề Biển Đông làm xấu quan hệ giữa hai bên. Đại sứ Đồng Hiểu Linh nói một số thế lực đang muốn tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trở thành cái gai trong quan hệ giữa Trung Quốc và Asean, nhưng Trung Quốc hy vọng các nước Asean sẽ không để bị lôi kéo. Giới phân tích cho rằng phát biểu của bà Đồng Hiểu Linh nhằm ám chỉ Hoa Kỳ là đúng quá chớ gì?

Lịch sử loài người đả thể nghiệm: khả năng dối gạt quần chúng là căn nguyên giúp cho chế độ độc tài các loại ra đời và tồn tại, chừng nào khả năng dối gạt kia bị triệt tiêu, chừng đó chế độ độc tài phải ra đi (Nhóm học giả của Harriman tin tưởng vào khoa học kỹ thuật qua truyền thông tư tưởng “Internet” Cộng sản sẽ thua vì không lừa bịp được thế giới) Vì tự do truyền thông là kẻ thù nguy hiểm hàng đầu của mọi hành động dối gạt. Vì vậy từ vài thập niên kiên qua hệ thống ‘Internet’ phổ biến rộng khắp cho loài người tiến bộ nắm vững sự hiểu biết qua nhiều hình thái đa dạng, cùng trao đổi những cuộc đối thoại hửu ích như vậy, vừa làm cho tư tưởng tự do dân chủ lớn mạnh và cùng vừa mở đường cho những tin tức mà Cộng Sản muốn giấu nhẹm. Sinh mạng chính trị của chế độ Cộng Sản nhanh chóng đi vào chổ diệt vong; Triết học có câu: “Người ta có thể dối gạt một thiểu số người trong một thời gian dài, người ta có thể dối gạt mọi người trong một thời gian ngắn; nhưng chắc chắn người ta không thế nào dối gạt mọi người trong thời gian vỉnh cửu được!”
Thế nên, Miền Nam với lý tưởng hiền hòa trong tình thương dân tộc, như đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo phải là chiến thắng trong lòng dân tộc! Một cuộc chiến thắng kỳ diệu qua giao du tư tưởng sẽ chứng minh vào đoạn kết 2023! [50 năm lính Mỹ ra đi] Nhưng oan nghiệt thay, vì căn cứ trên định-kiến-1, bằng mọi giá phải bảo vệ xa lộ huyết mạch Harriman (HCM) cho mục tiêu vì quyền lợi sống còn của Đảng Công Ty WIB; Harriman, hơn ai hết phải ẩn danh trong ngôi vị thứ Ba của Bộ ngoại giao vì giai đoạn nầy sẽ gây nên biết bao thãm trạng đau thương không những cho nhân dân ba nước Đông Dương mà bắt buộc quân đội tác chiến Mỹ phải thực tập tác chiến trên chiến trường Việt Nam, hầu phát triển kỹ nghệ chiến tranh trong cái thế “Khổ-nhục-kế.” Ai biết được quân đội Mỹ bị gò bó hy sinh trong cuộc chiến vì quyền lợi bảo vệ thềm lục địa có trử lượng dầu khí cho công ty dầu hỏa Mỹ sau nầy khai thác: Vì thế 58.000 lính Mỹ hy sinh cho quyền lợi Mỹ [American First] Trong tư tưởng của Harriman, biến thế giới chỉ còn một hảng-xưởng duy nhất, và người công nhân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đồng tiền, thì tại sao người quân nhân không đổi chút đỉnh xương máu để lảnh được đồng dollar? SCP ngứa mắt khi nhìn thấy quân đội Mỹ tập trận giả tại quê nhà; Người lính tập trận rất ưa thích được gạch phấn trước ngực, hoặc sau lưng, xem như bị loại ra khỏi vòng chiến đấu để về du hí với gia đình; Chiến tranh Việt Nam cũng rất cần thiết cho Liên Xô và Hoa Kỳ tiêu dùng các chiến cụ lổi thời để cùng phát triển vủ khí chiến tranh mới, nhưng điều quang trọng là chọn thao trường cách xa hai quốc gia nầy; theo như nội dung đã diển tả trong hai tác phẩm “Peace with Russia” và “America and Russia in a Changing World” của đồng tác giả W.A. Harriman.

Vì thế Tôi tự cho đây là “Trục Ma Quỷ” Nhưng ngược lại dòng họ Kennedy lại muốn chiến thắng Cộng Sản bắng con đường Vương-đạo Dân-chủ Dân-quyền. Sau một loạt thiết lập các Đoàn 559, 759, 959 và sau cùng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về phí Hà Nội đã xong, đồng thời 1960 Liên Xô rút Cố-vân ra khỏi Trung Quốc; Đến phía Hoa Kỳ, 1960, thiết lập loại huy chương cho quân đội tác chiến Mỹ tham chiến tại VN, gọi là “VN chiến dịch bội tinh”
1961 chuẩn bị sản xuất vài tỷ hộp C-Ration cho khoản 3 triệu lính Mỹ thay phiên mỗi năm qua tham chiến, thiết lập CIP, “kế hoặch chống nổi dậy” để phát triển kỹ nghệ quốc phòng. Harriman ra lệnh cho CIA thả Biệt Kích thâm nhập vào đường mòn HCM không phải để chống phá mà để xác định sự có mặt ở phía Hà Nội có thật tình cùng chơi trò chơi chiến tranh nầy hay không ? Các Toán thám sát bèn thả vào biên giới Lào như Attopeu, Saravan, Tchepone…và tất cả các Toán điều xác nhận có quân Bắc Việt hiện diện nơi đó. Toán biệt kích nầy không được phép đụng trận mà chỉ có nhiệm vụ ẩn núp quan sát lấy tin tức rồi bóc về. Quân đội Mỹ không được qua biên giới Lào và Cambodia nhưng sẽ chờ cơ hội để tạo ra vụ sự kiện Vịnh Bắc Việt trước đã rồi mới gởi quân Mỹ tham chiến chính thức sau. Harriman cần phế thải “hàng tiêu dùng” như các phi cơ phản lực lổi thời của Mỹ dự trù không xa lắm sẽ kiếm cớ để oanh kích Hà Nội hầu dần dần tiêu hủy chúng theo định luật xuất khẩu thì phải được tiêu dùng.
Song song với oanh tạc Bắc Việt ở trong Nam biệt kích Mỹ rất thành công trong các cuộc thám sát biên giới Lào, trên con đường Mòn HCM. Các cuộc hành quân rất thành công về phương diện chiến thuật nhưng lại không hài lòng Harriman về mặt chiến lược, vì phương châm của Harriman “Everything worked but nothing worked enough” có nghĩa mọi binh chủng đều phải luyện tập chớ không phải để chiến thắng. Nên họ đỗi lại, thay vì mổi Toán thám sát có 2 người Mỹ và 8 người biệt kích LLĐB, thì họ lại thế 8 người Lính Thượng, ở chỗ 8 người lính yêu nước của LLÐB miền Nam, mà họ gọi là ‘Yard’. Người lính Thượng tuy không rành về hướng dẩn mục tiêu, đọc tọa độ, xem bản đồ, ít học nhưng rất cần thiết khi họ khám phá được các kho vủ khí khổng lồ như hoả tiển 122 và 107 ly, kho đạn … họ không bao giờ phá hủy nếu không có lệnh của người Mỹ đi theo. Nhưng nếu là biệt kích Việt Nam thì họ lại không cần báo cáo mà nhứt quyết phá hủy ngay tại chổ liền tức khắc; Harriman lại không thích phá hủy, vì làm như vậy chỉ gây thất vọng và trì hoản công việc chiếm lỉnh miền Nam của Hà-Nội đúng theo thời-gian điểm-mốc của lộ trình. (Tướng Ðổ Cao Trí phải hy sinh vì phá hủy một số lớn quân-cụ của CSBV tại Cục-R, vi phạm Rule Of Engagement) theo như kế hoặch thời gian đã dự trù.
Vì thế hậu quả Biệt kích Mỹ đi theo lính Thượng bắt đầu bị thương vong gia tăng trầm trọng, khác hẳn không gặt hái được nhiều hiệu quả và an-toàn khi làm việc cùng với LLĐB Việt Nam. Dưới đây, Tôi nêu ra vài dẩn chứng đau thương đối với Hạ sỉ quan biệt kíck Mỹ SOG, cũng như các phi công Mỹ lâm nạn khi oanh tạc miến Bắc bị hành hạ như thế nào qua khổ nhục-kế: Một sỉ quan Bắc Việt nói tiếng Anh khá thông thạo nói với Glenn “Mầy hảy nhìn cho thật kỷ đây” Rồi toán Lính Bắc Việt mổ banh bụng của Paul Miguez đang bị cột treo đứng, cả chùm ruột Miguezs rơi xuống đất; người sỉ quan nầy bèn cầm cây đuốc trên tay của một lính Bắc Việt nhũi vào bao tử của Miguezs và thiêu sống một cách kinh hoàng giữa tám con mắt của Toán Yard thám sát. Người sỉ quan Bắc Việt nói với Glenn: Mầy nên về nói với những thằng bạn của mầy rằng: những gì mầy đang chứng kiến ở đây sẽ xảy ra nếu mấy thằng bạn mầy lẻo hánh đến đây…Mầy nhắc rỏ tụi nó, nơi đây, đường 559 tụi tao sẳn sàng chờ đón tụi bây bất cứ giờ nào khi tụi bây nhảy xuống đây!
Một số Toán viên khác không tin chuyện nầy là có thật dù rằng Glenn chắc chắn chuyện xảy ra trước mắt hắn chớ không phải chiêm bao! Một trung tá mủ nồi xanh Mỹ với phù hiệu ở Vùng 1 cho rằng Glenn nhát như con thỏ đế khi đến thăm viếng trại của Glenn, ông cầm ống điếu đưa về phía Zabitosky và nói Zabitosky kể lại sự việc đả qua khi phi cơ đáp xuống cứu họ. Zabitosky nói lúc đáp xuống trực thăng cũng bị phục kích với không biết bao nhiêu vết đạn; Viên Trung-tá Mỹ nầy mắng chửi: “thứ cái đồ chết nhát…tại sao phi công không sợ chết can đảm vào cứu các anh?” Zabitosky tức khí trả lời: “ngày mai chúng tôi vào lấy xác với ba người Mỹ và ba người Yards…Trung Tá có ngon thì cùng đi thâm nhập với chúng tôi, để lấy cảm giác lần đầu tiên Trung-tá qua Việt Nam và dự cuộc chiến đầu tiên!”, và tôi ước muốn Trung-tá đi chuyến lead cùng với tôi với ít bao nylon đựng xác chết và đạn dược cần thiết!”
Nhưng khi sắp đáp, có tiếng AK khắp nơi, ông không dám xuống chỉ để cho Zabitosky và cácYards nhảy xuống mà thôi; Rốt cuộc Zabitosky vẫn là người chỉ huy Toán duy nhứt và ít ra cũng tỏ tính anh hùng hơn vị Trung-tá nầy. May mắn thay, vào lúc nầy, một H-34 Queen Bee khác đang tìm được One-One Pilton và đáp xuống cứu ngay; Trong khi Zabitosky phải dẩn toán chạy về đường củ tìm kiếm thi hài Paul Miguezs, theo lối mòn lên trên đỉnh đồi, nơi Toán bị phục kích vào khoảng 600 thước với đồ đạt vung vải khắp mọi nơi. Xa hơn đây một chút, chúng tìm thấy cây đuốc đốt Miguezs đã nằm lẩn trên lớp cỏ, bên cạnh có một vật bầy nhầy như bộ đồ lòng của Miguezs; Zabitosky lẩm bẩm, lính BắcViệt lại giết một cách tàn nhẩn một người không có vủ khí trên tay. Và đây là lần đầu tiên trong đời hắn chứng kiến một điều mà hắn không thể tưởng tượng nổi; bên cạnh xác chết Miguezs còn có vài xác chết của lính Thượng Yard cũng bị đốt cháy khét nghẹt; Nhưng nơi đây vẫn còn áp lực của địch nên đành bỏ lại các thi hài của Yard mà chỉ đem theo xác của Miguezs về trại. Về đến nhà, có lẻ phi công đả báo cáo cho bộ chỉ huy, nên viên Trung-tá chết nhát thứ thiệt nầy đã bị tống ra khỏi đơn vị Delta Force. Biệt kích Miguezs bị đốt sống cho đến chết đã được truy tặng huy chương ‘Distinguished Service Cross’
Tháng Sáu 1967, một Toán Hatchet Force được thả xuống để thám sát Căn-cứ Tiền-phương của Đoàn 559 tại chân núi Tam Bôi. Trên sàn trực thăng Trung-úy Jerson được khiêng lên nằm rủ trên sàn tàu, bên cạnh là người hùng Howard đang bập-bập một điếu thuốc do anh cơ-phi mồi sẳn nhét vào miệng hắn cùng với vài cái vổ vai thán phục; Nhưng trong tâm tưởng Howard vẫn còn luyến tiếc vì bỏ lại các chiến hửu Yards của mình trên chiến địa mà không thể mang về được. Đến khi Howard hoàn hồn tỉnh lại thì biết mình đang nằm tại bệnh viện với băng bó khắp nơi trên thân thể, trên mặt hắn trét đầy loại thuốc dầu mở sát trùng; nằm cạnh bên là xác trung úy Jim Jerson đả chết; không ai chuyền được tin tức nầy cho gia đình Jerson và Robert Scherdin biết. Đại úy Ed.Lesesne đang đề nghị cho Howard huy chương danh-dự hạng nhất của Hoa Kỳ lần thứ Ba (Medal of Honor) Nhưng đáng buồn thay, những sự hy sinh cao cả của Howard không được dân chúng Hoa-kỳ hoan nghinh, Howard đả tình nguyện qua chiến đấu tại Việt Nam những 5 lần, và mọi lần đều ở đơn vị SOG. Trong khi 1955 các trường học được các học sinh nhắc nhở đến những anh hùng dân tộc như Alvin, Audie Murphy, nhưng vào năm 1970, con người đầy vết thẹo thương tích như Howard thì không được ai ngó ngàng tới. Thật vô cùng bất công!
Và trớ trêu thay, con người như Trung-úy John F Kerrey với ba lần bị thương nhưng không chảy máu, không nằm nhà thương mà lại sanh lòng phản lại sự hy sinh của đồng đội cho hư danh huyền ảo, thì đang được dân chúng xem như một thần tượng của phong trào phản chiến hiện tại! Trong khi những chiến hửu của Kerry phải chịu cái cảnh hành hạ cũa bọn cai tù Hà Nội; Ðiển hình trường hợp của phi công [Thượng nghị sĩ] John McCain, Họ chào mừng cha ông là Tư lệnh Ðệ-7 hạm đội đương thời bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động “thiện chí.” Hai tháng trôi qua, không có gì xẩy ra; Và những đợt hành hạ lại bắt đầu – Phi công McCain bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó bốn ngày; Từng đợt, bọn cai tù trở lại đánh đập McCain một cách vô cùng tàn nhẩn. Một tên giữ McCain cho những tên khác đánh đập túi bụi; McCain bị gảy mấy xương sườn và hai cái răng. Suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân của McCain lại trở nên vô dụng, do đó McCain không thể đứng được. Tới đêm thứ Ba thì McCain nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, McCain không thể nhúc nhích, chuyển động được; Ba tên cai-tù đở cho McCain đứng dậy rồi chúng đánh McCain cực kỳ khũng khiếp; Chúng để McCain nằm trên sàn nhà rên-rĩ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gảy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn; McCain cố ý tự sát để khỏi phải quá đau đớn. Sau vài lần cố gắng không thành, McCain tìm cách để đứng dậy; Lật úp cái Bô đựng phân và nước tiểu để lấy thế tăng chìu cao; McCain đứng lên trên cái Bô, níu vào tường bằng cánh tay còn lành. Ông luồn cái áo qua cái cửa chốt và buộc thành cái thòng lọng, khi Ông đang lồng cái vòng ấy vào cổ, tên cai-tù nhìn thấy cái áo của ông luồn qua cửa sổ, hắn liền kéo ông xuống và đánh đập một trận thật tàn nhẩn; vẫn nuôi ý nghĩ tự sát, sau đó ông lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ Tư, ông đành chịu thua vì nợ trần gian chưa trả hết
McCain đã ký vào bản tự-khai thú nhận rằng: “Tôi là một tên tội phạm độc hại, và Tôi đã thực hiện những công việc của một phi công” Tụi cán bộ bắt buộc ông cho thâu lời thú tội nầy vào trong băng ghi âm. ông cực lực từ chối, dỉ nhiên ông bị tra tấn cho đến chừng nào ông chịu ghi vào thâu băng; Ðó là hai tuần lễ kinh hoàng nhứt trong đời McCain, ông rùn mình, như thế sự nhục nhả của ông là một cơn sốt, và ông nghĩ tủi nhục sẽ không ai nhìn thấy ông nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Cộng sản dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới đến kẻ thù Ðế quốc, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để người phi công Mỹ bị chết vì cần sự đổi chác; Nhưng sự bí mật đã hé mở là có một số phi công Hoa Kỳ bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man nhứt trong lịch sử loài người. Nhưng cô đào ciné Jane Fonda, với đặc vụ phản tình báo thì một mực phủ nhận sự tàn ác nầy vì đây là kế hoặch chiến lược “Khổ nhục kế” nhưng lại dành riêng cho những đứa con ưu tú của Hoa kỳ nhập cuộc! Thật tội nghiệp thay! Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiểm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng dây thừng. Hai móng tay Cái bị xé rách toạc ra, và ông bị châm bõng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Cộng Sản đánh giá các phi công như những con bài để mặc cả trong vấn đề thương lượng hòa bình, và thường thì Hà Nội không có ý định giết, nhưng chẳng may mạnh tay nên chết. Các phi công được triệt để khai thác bằng cách hợp tác để tuyên truyền nếu không muốn bị tra tấn dã man; Sau cuộc đổ quân giải cứu tù binh ở Sơn Tây, bằng trực thăng CH-54, cách Hà Nội không xa lắm, hàm ý nếu không tập trung tù binh Mỹ vào một chỗ (Hilton Hỏa Lò) và nuôi dưởng đàn hoàn thì mạng sống của Bộ chính trị Cộng Sản sẽ không có gì bảo đảm: Hậu quả những sự đánh đập tàn nhẩn được Liên Xô áp lực phía Hà Nội phải ngừng lại tức khắc, cũng ngay sau khi Kissinger rời Moscow thông báo mật kế Pennsylvania. (Ðịnh đề-1: Axiom-1) Thỉnh thoảng tù binh Mỹ được những khẩu phần khá hơn, thêm nhiều thịt cá hơn, bớt phần rau Muống xuống hoàn toàn con số không; Vì những thơ từ của tù binh thoát được về Mỹ qua phóng viên các nước Cộng Sản được tù binh tiết lộ rằng: “Ngày nào Hà Nội cũng cho Tù ăn Cỏ!” (Vì Rau Muốn Tù Mỹ cho là Cỏ) Hoàn cảnh tù binh không còn thãm khốc như những năm trước đó nữa; Ðể rồi sau một thời gian bắt người chiến binh Mỹ phải chịu thãm trạng “khổ nhục kế” cho quyền lợi của bọn Ðại tư bản. Tháng Ba, năm 1973, tất cã Tù binh Mỹ được thả thể hiện qua định-đề-3 của Harriman (the U.S. could not have won the war under any circumstances) chấm dứt trò chơi chiến tranh.
Có ai hiểu được 327 biệt kích Mỹ SOG bị coi như mất tích [MIA] nhưng phía Hà Nội chỉ giao có 10 người thì chúng ta cũng hiểu rằng, khi bị bắt họ bị làm thịt ngay tại chỗ vì lính Bắc Việt rất sợ sự nhanh nhẹn phản ứng khi trốn chạy, sẽ lôi thêm nhiều thiệt hại cho đồng bọn, chỉ trừ khi Toán biệt kích bị bắt tại đơn vị cấp Tiểu đoàn trở lên thì mới được Chính ủy đem về Bắc. Các chiến sĩ Hoa Kỳ được dạy dỗ phải có niềm tin nơi Thượng đế, nơi Tổ quốc, và tình huynh đệ chi binh; Hầu hết các chiến sĩ chiến đấu cho tự do nầy đã sống chiến đấu hào hùng như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin nầy – niềm tin vào nhau như chúng tôi đã bị tù ở ngoài Bắc – là vũ khí phòng vệ tối hậu của thân phận những người tù, là nhũng thành lủy mà Cộng Sản không thể vượt qua được; Ðó là niềm tin của người Tù đã ấp-ủ từ trong học-viện sĩ quan. Ðó là niềm tin yêu tổ quốc; Trong nhà Tù, chúng tôi là người dơ-dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì chúng tôi còn giữ lại trong phẫm hạnh của niềm tin, xuất phát từ nơi truyền thống yêu thương, và tình cảm dân tộc. Và chính cái đó là một chiến thắng sau cùng của chúng tôi qua niềm tin yêu từ trong lòng dân tộc truyền lại cho con cháu đời sau noi theo … “Miền Nam sẽ thắng!” Chỉ vì chiến cụ làm ra cho thế chiến 2 vẫn còn tồn kho quá nhiều dù rằng quân đội Pháp và quân đội Mỹ đã xử dụng trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương và Triều Tiên; Đặc biệt, trong chiến tranh Triều Tiên, Harriman đại diện cho Đảng Công Ty WIB đả áp lực thành công trong cuộc họp 68-Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC-68 United States Objectives and Programs for National Security) mục tiêu và kế hoặch an ninh cho Hoa Kỳ, có nghĩa là TT Truman chấp thuận hàng tỷ dollar chi tiêu vũ trang cho Bộ quốc phòng, gồm có tân thế hệ phản lực cơ khu trục như F.84, F.86, F.100…còn phía Liên Xô như MIG 15, 17, 19. Trục Ma Quỷ lấy bầu trời Triều Tiên làm nơi trắc-nghiệm để tiếp nối hàng tiêu dùng mới phát triển nầy phải được xử dụng tại chiến trường Việt Nam cùng với một số ít chiến cụ còn lại sau ba cuộc chiến vừa qua; Dỉ nhiên cuộc chiến phải kéo dài để tiêu xài chúng cho hết và cũng cùng Liên Xô sản xuất phát triển thêm nữa kỷ nghệ chiến tranh qua thế hệ hoả-tiển phòng không và vủ khí chống lại hệ thống phòng không; Những việc làm cấu kết với kẻ thù đã đưa vào ống kính của giòng họ Kennedy khi ông còn là Thượng Nghị Sỉ. Nếu Kennedy được bầu làm tổng thống thì ông sẽ lập lại những gì mà TT Roosevelt đả buộc tội đóng cửa nhà băng Union Banking Corporation và tịch thu tài sản của giòng họ Harriman và Prescott Bush cùng những người có cổ phần vì vi phạm hiến quyền làm ăn với kẻ thù (trading with the enemy Act 1941)

(Còn tiếp)

vinhtruong
02-09-2011, 01:49 AM
Hơn ai hết, Harriman hiểu rỏ hậu quả của cuộc chiến tàn khốc nầy, nên ông ẩn núp kín đáo trong ngôi vị thứ Ba của Bộ ngoại giao nhưng quyền hạn như một đại đế hoàn-vũ; Bên cạnh đó ông bố trí vây kín TT Kennedy và TT Johnson bằng những thành viên Đảng Skull and Bones để khống chế chính quyền như đọc giả đả đọc những chứng từ ở trên, và nhửng lời đối thoại qua lại của những viên chức cũng như chính khách có thẩm quyền, như anh em Bundy (với ám số Skull and Bones 39 và 40) và các viên chức Bộ quốc phòng cũng như thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Forrestal. Bởi vì thế giới sẽ nguyền rủa cuộc chiến dơ-bẩn nầy thì tại sao Harriman phải lộ diện như hồi thế chiến 2 hay chiến tranh Triều Tiên? Vì mổi nơi nầy Harriman phải để lại quân Mỹ làm ‘hậu-trạm’ bảo đảm sự an-toàn cho Đồng minh
Cái siêu quyền lực ngụy trang nầy lại chi tiền dùng công cụ truyền thông văn hóa phối hợp trong khuôn viên đại học để đổ lên đầu vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ như: Kennedy đã có những quyết định sai lầm về Việt Nam vì Kennedy không thật sự chú trọng vào vấn đề, còn về phần Johnson thì vì Việt Nam không là ưu tiên của ông ta. Kennedy thường phó thác việc quyết định về Việt Nam cho phụ tá [bị áp lực bởi Skull and Bones] những người thường bất đồng về mục tiêu hoặc đơn giản là thiếu khã năng. Những ký giả được mua chuộc đều lên-án cả hai ông tổng thống không hề dành thì giờ thẩm định chính sách của họ ở Việt Nam với sự cẩn trọng tương xứng.
Những ký giả nầy đi đến kết luận hồ đồ là, khi lảnh đạo thiếu sáng suốt và quyết tâm thì sai lầm tất nhiên chồng chất. Họ cho rằng một số người vẫn muốn lập luận rằng sự mù mờ ấy chỉ giản dị là dấu hiệu cho thấy Việt Nam không quan trọng đến độ giới lảnh đạo Hoa Kỳ dành hết tâm trí, và chỉ nội việc đó thôi cũng đủ cho thấy lẽ thất bại của cuộc chiến VN. Còn truyền thông văn hóa thì đả đến lúc quân đội Mỹ phải chuẩn bị rút về theo như thế chiến lược khai thác lợi nhuận xong của Đảng Công Ty WIB, rồi họ đi đến lập luận là Việt Nam có đủ quan trọng khiến chính quyền gởi hàng trăm ngàn thanh niên Mỹ vào cỏi chết trên chiến trường xa xôi với sự ủng hộ của dân chúng và Quốc hội? Rồi đi đến kết luận, họ đổ thừa cho chính quyền Kennedy, Johnson thi hành kém cỏi, thì hiển nhiên là một phê phán về phẩm chất của lảnh đạo chỉ huy chứ không về chính sách của quốc gia; Thật là một điều bỉ ổi cho cái quyền lợi hẹp hòi của tập đoàn Triều-đại Công Ty WIB. Tất cả rồi đây phải trả lại sự thật cho lịch sử Hoa Kỳ khi cái tập đoàn Skull and Bones ghê-gớm nầy bị hạ bệ (Tác phẫm “Lê Dương Mới” bằng Anh ngử “The New Legion” sẽ là một phân tử góp phần cho sự minh chứng tương lai lịch sữ, narrative history)

Trong suốt những năm từ 1961 đến 1967, có nghĩa là chính quyền của Kennedy và Johnson đã đánh mất lợi thế xuất phát từ khã năng quân sự vượt bực qua các suy nghĩ chiến lược kém cỏi và thiếu nghệ thuật chính trị: Sự thật do tay chân của Harriman khống chế không cho Tướng Westmoreland đụng đến đường Xa lộ Harriman dùng để chiếm lĩnh miền Nam theo như định-kiến-1 của chúng, đến nổi Tướng Westmoreland cũng không hiểu nên cứ đổ lổi cho Johnson phản ứng chậm, mất thời gian tính, đúng theo ý đồ của P.G. “Everything worked but nothing worked enough” Chiến tranh Việt Nam cũng như Iraq, hầu hết các Tưởng lảnh tham dự cuộc chiến không hiểu được mục tiêu, hay có hiểu được một cách mù mờ. Làm sao Tướng Westmoreland hiểu nổi Việt Nam chỉ là nơi thao-luyện để tập trận cho quân đội Mỹ hầu tiêu dùng chiến-cụ củ và phát triển vũ khí đời mới, cùng rủ-rê trò chơi chạy đua vũ trang với kẻ thù Liên Xô, nhưng phải có thao trường an toàn, ưu tiên quốc phòng trên chiến trường Triều-Tiên [thế hệ phản lực: MIG-15/F-84] và Việt-Nam cho kinh tế qua phát triển Hành không Dân dụng qua thế hệ Jet engine kể cả trực thăng.

Họ lừa thế đổ tội những sai lầm tai hại và nổi bật nhất có thể được liệt kê như sau: quyết định của Kennedy vào năm mới nắm chính quyền 1961 (nhưng do cuộc họp ngày 21/9/1960 của NSC) để bàn cải về cái gọi là trung lập hóa Lào nên đã nhường cho địch vùng trú ẩn tại biên giới và các trục giao thông nội biên, nên phải gánh chịu thiệt thòi về chiến lược trong suốt trận chiến, nhưng sự thật chính Harriman là đạo diển về vấn đề trung lập Lào. Vì định-kiến-2 của Harriman mà các ký giả được lệnh chỉ trích quyết định của TT Kennedy khi gia tăng quân số Mỹ tại Việt Nam trong khi ngăn báo chí, truyền thông văn hóa loan tin về việc quân tác chiến Mỹ lâm chiến mà không có ý niệm (lệnh Harriman không cho phép Hoa Kỳ dính líu gì với công pháp quốc tế vế miền Nam Việt Nam) chiến lược nào rỏ ràng ngoài nhiệm vụ “Cố-vấn”, điều nầy gây ra một tiền lệ nguy hại cho việc tham chiến không có chủ đích rỏ rệt và minh bạch với dân chúng. Quái đảng nhứt là trong vụ đổ thừa hửu lý cho rằng TT Kennedy dùng vỏ lực thô bạo để đảo chánh TT Diệm, vì vậy đã loại trừ một nhà lảnh đạo Việt Nam chống Cộng khá nhứt, quả thực một hành động ném đá dấu tay rất tinh vi và đáng sợ, dỉ nhiên đương kim tổng thống phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em Diệm Nhu là đúng rồi còn gì nữa?
Permanent Government đổ thừa cho tất cả sai lầm trên của hai vị Tổng Thống để cuộc chiến kéo dài từ năm nầy qua năm nọ mà không thẩm định được một cách đúng đắn mục tiêu và thành quả, khiến ý chí chính trị phải tiêu tan tại Hoa Kỳ. Đến 1969, thời điểm axiom-3 họ thành lập phong trào phản chiến do đại học Yale, trung úy John F Kerry phản chiến xuất đầu lộ diện cùng với quần chúng ngày càng không muốn ủng hộ cuộc chiến theo lối đang tiến hành, có nghĩa là sẽ đến giai đoạn định-kiến-3 là rút lui danh dự qua áp lực quốc hội có biện pháp quyết định sau cùng giống như Iraq. Họ cho rằng thời gian dài vượt giới hạn sự kiên nhẩn của nhân dân Hoa Kỳ, nhưng đó là trong mưu lược của họ có tính trước, khi khai thác lợi nhuận của một công trình cũng vừa xong; Họ dựa vào những định lý cũa các vỷ nhân để áp dụng vào sự gây chiến tranh tại những nước khác để thủ lợi như Việt Nam và hai cuộc chiến lớn nhỏ ở Iraq qua thuyết “Quân Sự yểm trợ Kinh Tế”của kinh tế gia người Anh Malthus, như “không có tàn phá xây dựng bị đình trệ, và nếu xây dựng hoài, thì có lúc phải phá đi để có chỗ tái thiết” Lý thuyết có vẻ ác độc, nhưng đó là thực tế.
Cuộc chiến Iraq lần thứ Nhất, tình báo chiến lược Mỹ phải vận dụng tài lừa bịp xúi Saddam Hussein sáp nhập Kuwait vào với Iraq; Hussein dỉ nhiên rất ưa thích, nhưng cũng cẩn thận hỏi ý kiến Bà Đại sứ Mỹ Glaspie. Nhưng Bà Glaspie giữ thái độ yên lặng; “yên lặng có nghĩa là đồng ý” Thế là Hussein xua quân chiếm Kuwait để tạo ra chiến tranh tàn phá, rồi Mỹ vào tái thiết Kuwait với khoảng 100 tỷ dollar dễ dàng; Dân Kuwait chỉ có cái tội là thiên nhiên ưu đải thu nhập tính theo đầu người quá nhiều, phải chia bớt cho Tư Bản Mỹ chút ít, chớ khơi khơi bảo Kuwait chia cho Mỹ 100 tỷ thì đời nào họ chịu. Quân Mỹ đánh tới biên giới Iraq thì ngưng nhưng lại xúi giục các giáo phái nổi lên lật đổ Hussein, báo hại Đảng Bath và giáo phái Shite và Sunny thanh toán nhau gây ra một sự câm thù truyền kiếp cho sự tàn phá kế tiếp cuộc chiến lần sau mà do chính tay người Iraq gây ra. Còn Việt Nam ở giai đoạn 2 (khi quân đội Mỹ bắt đầu rút về) Biến Miền Bắc thành thời kỳ đồ đá, Hà Nội phải thắp đèn dầu, còn Miền Nam thành vùng đất hoang dã sau khi Mỹ thí nghiệm đủ loại vũ khí.
Họ vin vào cớ (định-kiến-2 tại khuôn viên đại học) người Mỹ không có lý do chính đáng để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Nhưng Tôi lại nghĩ rằng sức mạnh toàn cầu hiện đang ở trong tay của Hoa-kỳ phải được coi như một trách nhiệm lương tâm, không là điều làm chúng ta phải biện bạch. Nếu nước Mỹ không dùng sức mạnh đó để đem lại điều tốt lành cho con người trên thế giới thì chẳng những nước Mỹ mất hết sức mạnh, mà Mỹ còn mất cả những điều tốt đẹp đã tích lũy từ trước đến nay. Theo kế hoặch Road-Map, sau 20 năm gọi là thù địch với Việt Nam qua hội chứng phải giải tỏa: Vừa qua ông Đại Sứ thứ Ba, Micheal Marine khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ các quyền làm người căn bản cho nhân dân toàn thế giới, chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam!” Hoa kỳ đang cố hàn gắn vết thương chiến tranh và đem lại dân chủ cho Việt Nam để vượt ra khỏi Hội Chứng Việt Nam, nhưng tình hình khó khăn phải đợi đến 2023, khi thế hệ dính dấp vào cuộc chiến đã nằm xuống (không thể lội ngược dòng lịch sử) mới có đa Ðảng và dân chủ VN, vì theo lộ-đồ diển tiến hoà bình tránh cuộc tắm máu có thể xẫy ra, nên Mỹ phải chuyển biến đảng Mafia VN từ bãn chất Cộng Sản qua ổn-định hệ thống hành pháp chế bằng Nguyễn Tấn Dũng (người của Mỷ) nắm quyền sanh sát trong tay qua mặt BCT cũng như Quốc hội, lập lại triều-đại Lê Đức Thọ. Chủ đích mượn tay Dũng ăn cướp dùm tiền bạc từ viện trợ cho đến công quỷ gởi vào ngân hàng để sau cùng thì tình trạng cũng giống như Marcos, Trần Thủy Biền … Dollar Xanh sẽ trở về Mỹ theo định luật Malthus

Nói về điều lệ trò chơi “Rules Of Engagement” nếu ta dịch ra là “Luật Giao Chiến” thì không ổn lắm; Theo sự hiểu biết tầm thường của tôi, đây là trò chơi chiến tranh giữa hai siêu cường thì phải giải là “Điều-Lệ của Trò chơi” Thí dụ hơi buồn cười nhưng có thật trong tài liệu. Khi bay oanh tạc Miền Bắc, mổi chiến đấu cơ đều có hai người, một người lo lái, còn người kia lo đọc ‘điều lệ nội-quy’ được cho phép. Tuy có Bom Smart, Laser, CBU-55, Rocket điều khiển vô tuyến nhưng không được dùng, mà chỉ thả Bom chạm nổ thông thường từng hai trái một lần, không được Salvo một lần. Có như vậy khả năng phi cơ bị tiêu hủy mới tăng nhiều, như hàng tiêu dùng phải xài cho hết, hầu sản xuất mặt hàng mới để xử dụng vào ‘giai đoạn 3’, Trung Đông.
Tướng George Brown, Tư Lệnh Đệ Thất Không Lực phàn nàn với Tướng Abrams: “Theo ROE, chúng tôi không được dội Bom nhửng kho tàng, căn cứ địch nếu họ không bắn lên…dù rằng chúng tôi bay trên đầu họ để nhữ, chờ đợi…,” Tóm lại phi công Hoa Kỳ chỉ dội khi bị phòng không ở dưới bắn lên để tự vệ. Thậm chí có những vùng được gọi là SAM-envelopped nếu bắn lên thì bỏ chạy chớ không được trả đủa, thế mới đau đầu cho phi công Mỹ, phi cơ bị tháo gở hệ thống laser targeting pods kể cã smart bomb và night vision goggles, còn KQVN thì tầm hoạt động không đũ oanh tạc Hà Nội. Sau nầy, Thượng Nghị Sỉ tù binh Mc Cain “tức-khí” phun ra, “cái kẻ không xứng đáng chiến thắng mà lại chiến thắng” Báo hại Siêu chính phủ phải ngầm ý, muốn được yểm trợ tài chánh để ứng cử làm Tổng Thống nên ăn nói dè dặt và ẩn chút chính trị một tý. Thế nên sau nầy Mc Cain ăn nói khá chững chạc hơn để không ra khỏi lộ-trình hậu Việt Nam
Tướng Brown xác nhận với Abrams, phi hành đoàn chịu quá nhiều nguy hiểm với chiến thuật bị gò bó như vậy; Tháng March 1970, các phi cơ Thunder-Chief F.105 khi oanh kích gần vùng cán-gáo phía đông Ban Ban của biên giới Lào trên Quốc lộ 7 thì bị 4 hoả tiển SAM bắn lên nhưng may mắn chúng tôi thoát khỏi. Trung Tâm Yểm Trợ Hành Quân theo dỏi ROE của Tướng Haig cấm không được bay trên quốc lộ 7 và những vùng được bảo vệ bởi SAM vì là phải nuôi dưởng chiến tranh thêm một thời gian nữa. Tướng Abrams nổi nóng, hỏi lại Tướng Brown: “Có nghĩa là Không Quân không được quyền dội Bom trên đầu chúng, dù rằng chúng bắn lên, trong phạm vi đường 7 và Đông Ban Ban, để họ ngang nhiên tiếp viện vào Nam?” Tướng Brown xác nhận: “Dạ....dạ đúng vậy, thưa Ðại Tướng, Chúng tôi không được tấn công để trả đủa!” Abrams nổi nóng nhưng không làm gì được, “Bảo mấy người đó ngồi trên phi cơ bay vào vùng địch để lấy cảm giác!” Chưa hết, theo không ảnh có những giàn hỏa tiển SAM do chuyên viên Liên Xô đang lấp ráp cũng không được oanh kích vì có thể gây thương vong cho chuyên viên lấp ráp. Phi cơ MIG đang đậu hoặc di chuyển, không được oanh kích; Phi cơ MIG đang bay có huấn luyện viên Liên Xô, cho rằng không khiêu khích, không được truy-kích; không được phá hũy runways vì phãi để cho MIG-21 cất cánh để tập dợt không chiến (Dog-fight) với Mỹ và nhứt là để cho phi-cơ vận tải hạng nặng AN-2 có sức chở trên 10 tấn đáp xuống Hà Nội thả xuống những trang cụ điện tử cho hệ thống phòng không mà Mỹ và LX rất sợ đi qua biên giới TQ sẽ bị ăn cắp kỷ thuật chế tạo [Trong sách lược Eurasian Great Game phải giúp TQ tạm thời chiếm ngôi vị thứ NHÌ trong một thời gian nhứt định nào đó rồi dìm xuống vĩnh viễn nằm dưới trướng của Nhựt là đàn em trung thành không phản trắc với Mỹ] …Thế nên Hoa Kỳ không dám cho KQ miền nam phi cơ oanh tạc có tầm hoạt động xa sẽ thả vào runways thi hư đại sự, dù rằnh họ rất muốn KQVN hy sinh thế cho mấy thằng cu Mỹ nhưng đành chịu, phải dùng người nhà trong thế “Khổ nhục kế” để tiêu hủy hàng tiêu dùng
Thình lình, Tướng Haig bị lệnh của “Toán hành động đặc biệt” (Washington Special Action Group) gởi qua Việt Nam để điều nghiên tại chổ, về kho tiếp liệu cuối đường Xa-lộ Harriman bị quân lực VNCH triệt hạ, chiến trận xảy ra ngay trung tâm đầu nảo MTGPMN (COSVN) Vì đây là hành động vi phạm những điều lệ quy ước của trò chơi chiến tranh. Tướng Haig thảo luận với Tướng Abrams với thái độ cay-cú, xấc láo, Haig nói: “Tôi ghét cay ghét đắng…vì TT Nixon không thể chứng minh sự lỗi lầm tai-hại của mình khi vi phạm hiến quyền gây chiến “Power- Act” chĩ duy nhất dành riêng cho Quốc Hội…còn lệnh lạc thì lề mề chậm chạp không rỏ ràng!” Haig chỉ trích như là một chính khách có đủ quyền năng như Harriman chớ không phải là một Tướng lảnh bình thường, Haig là vị Tướng chưa nắm Sư đoàn, không đặc cách mặt trận mà vẫn lên đến Đại tướng…Ai gắn lon?
Tất cả… Haig ám chỉ TT Nixon ra lệnh hành quân phá hủy Căn cứ đầu nảo của MTGPMN; Người sỉ quan thuyết trình của MACV cho rằng lệnh lạc không rỏ ràng từ Washington qua những thủ tục giấy tờ chậm chạp chớ không phải lỗi tại nơi đây. “Chúng tôi nhận được Hai công điện, Một bảo rằng ‘tấn công ngay’- Một bảo rằng ‘phải nhanh chóng rút ra ngay’…Thế Washington muốn chúng tôi làm gì ?” Haig bèn dả-lả: “Ờ!... thì tấn công vào…rồi thì rút ra…có vậy thôi!”. Tướng Abrams thêm rằng, chúng tôi không hiểu gì cả, lúc thì tăng quân VNCH lên 1.100.000, rồi thì sau đó vì ngân quỷ chỉ cho phép rút xuống 100.000 quân để tiết kiệm ngân quỷ. Abrams tức khí: ‘Thế thì cáì cục cức gì Washington muốn? Tôi nghĩ với số quân ít ỏi như vậy, chẳng qua dành cho Đại tá Cavanaugh một công việc chuyên môn về Biệt kích hạn hẹp”
Ngày 12 March 1970, kế hoặch trò chơi qua giai đoạn mới, Hải Đoàn 759 của Bắc Việt chấm dứt chuyên chở tiếp liệu cho quân họ đến hải cảng Sihanouk Ville, và liền sau đó đổi tên lại là hải-cảng Kompong Som do Tướng Lon Nol sau khi lật đổ Thái tử Sihanouk, và sáu ngày sau quốc hội đi đến quyết định truất phế Sihanouk; Lon Nol bèn gởi khẩn cấp một thông điệp cho Hà Nội thông báo ngay, trong vòng Ba ngày quân đội BV phải rút ra khỏi lảnh thổ Cambodia. Đây là một khúc quanh quan trọng trong cuộc chiến Việt Nam; Nhưng thật ra trong trò chơi nầy, Hà Nội đã dư thừa chiến cụ và tiếp liệu cất giữ dọc theo đường Xa lộ Harriman và họ muốn tái xác định lại một lần nửa chỉ có duy nhất Xa lộ nầy là huyết mạch để chiếm Miền Nam. Nhưng xa lộ nầy rất an-toàn, phi cơ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không đụng đến; Đường Xa lộ nầy xây dựng từ ngày hiệp định trung lập Lào 1962 đến 1966 được 750 cây số, đến 1970 coi như hoàn thành là 3.700 cây số và được an toàn xử dụng trong mọi thời tiết. Đại tá Bùi Tín vẫn tự tin cho rằng: “mặc dù B.52 có oanh tạc trên đường 559 (đường mòn Hồ) nhưng không ảnh hưởng gì tới khả năng yểm trợ chiến trường vì chúng tôi có dư thừa chiến cụ cất dấu dọc theo hành lang của đường mòn”. Tiếp vận do Liên Xô cung cấp qua dollar và nguyên liệu của Mỹ, như Tôi lấy thí dụ từ cuốn quân sử Quân Đội Nhân Dân (PAVN). Về xe Molotova không thôi, chỉ vào mùa khô 1970-1971 có 4.000 chiếc bị phá hủy, trong đó phần nhiều do AC-130B bắn bằng hồng ngoại tuyến tầm nhiệt đã nướng hết 2.432 chiếc (có tất cả 60.8 phần trăm tổng số xe bị kẻ thù phá hủy).
Tóm lại, trung tâm hành quân của Tướng Haig cho phép quân đội Mỹ và VNCH tấn công khắp mọi nơi quân BV có mặt, nhưng chỉ để ‘vui-chơi’ có tiếng vang chớ không phải để hủy diệt hoàn toàn theo như kim chỉ nam: “Everything worked but nothing worked enough” Để đi đến kết luận, vì những điều lệ trò chơi nầy do một Nhóm học giả kiệt xuất của Harriman điều nghiên rất kỷ trước đó khá lâu, nên Bốn đời Tổng Thống có dính líu chiến tranh Việt Nam cũng không hiểu mục-tiêu của chính sách là gì, huống hồ các Tướng lảnh đả tham chiến tại Việt Nam và Iraq? Làm gì họ hiểu nổi thế Siêu Chiến Lược “Eurasian Great Game” của Trùm Đảng-Hội ‘Skull and Bones’ kiêm người Thủ-lảnh của Sáu người bạn nắm vận mệnh thế giới theo sách “The Wise-Men”. Trong Bốn đời Tổng thống nầy, chỉ có TT Nixon là bị kèm kẹp chặt chẻ nhất, [xem hình Lam Sơn 719 thì rỏ, Volume-II, Chapter-1] cả bộ tham mưu tại Tòa Bạch Ốc ai ai cũng biết Kissinger được chỉ thị nói xấu Nixon trong mùa tranh cử 1968, nhưng dù ông hay ai làm Tổng thống cũng phải nhận Kissinger làm cố vấn. Siêu Chính Phủ rút kinh nghiệm, hồi đời Kennedy và Johnson; Dù rằng họ bủa vây Kennedy như một con cua có tám cái càng đều là Đảng viên của Skull and Bones, đặc biệt hai cái càng lớn nầy nắm giữ là hai anh em, một ở chức vụ cố vấn Tổng thống là Skull and Bones 40, Mc George Bundy, còn ở Bộ ngoại giao là Skull and Bones 39, William P.Bundy. Nhưng không áp lực được Kennedy qua công điện gởi cho Cabot Lodge ngày 30/10/1963 yêu cầu ngưng hoặc trì hoản cuộc đảo chánh TT Diệm; Còn Johnson gởi công điện cho phép quân đội VNCH được săn đuổi quân đội BV ra khỏi biên giới nhưng bị Nhóm Skull and Bones không cho phép. Vì thế chúng ta cũng dễ hiểu tại sao bằng mọi giá W.A.Harriman phải bảo vệ đường mòn HCM hay xa-lộ Harriman?

(Còn tiếp)

vinhtruong
02-17-2011, 01:40 PM
Prescott Bush, chất Xám kiệt xuất của ngành tình-báo, An-Ninh Quốc Gia Hoa-kỳ? Đó cũng là lý do Con và Cháu Nội ông trở nên tổng thống Hoa Kỳ!
-Thế-chiến thứ-1, Nhóm Yale-Skull áp lực chính quyền ký hợp đồng sản xuất kỹ nghệ chiến tranh, Họ tự ý thành lập “Hội-đồng Kỹ-nghệ Chiến-tranh” [War Industries Board] do Wall Street bảo trợ, người Giám-đốc là Bernard Baruch chuyên lo liên lạc đặt hàng giữa chính phủ và công xưởng về đóng tàu cho Hải quân. Vào mùa Xuân 1918, thình lình có mật lệnh từ W A Harriman chuyễn cho ông Bernard Baruch bảo phải nhường chiếc ghế Chủ tịch WIB cho Prescott Bush ngày 1/6/1918, P.Bush chấp hành và trình diện tại Washington. Thực thi đúng theo tuyên ngôn của các trường Ðại-học Quân-sự: “Muốn cũng cố hoà-bình phải chuẩn bị chiến tranh” Liền sau đó không lâu, Thượng nghị sỉ bang Mississippi, James Vardarman phàn nàn rằng: “nên giải tán Hội-đồng buôn xác chết nầy, vì tự nó nói lên sự ăn-chận trên tay các công ty khác và giành giực độc quyền lợi nhuận!” (Giống y chang như công-ty Halliburton của Phó TT Dick-Cheney sau nầy thầu dịch vụ chiến tranh Iraq)
-Sau Thế chiến-2, 1946 một sự chạy đua phát triển vủ-khí để gây chiến, từ một cuộc chiến Nóng (1941-1945) đến cuộc chiến Lạnh được thống kê qua sự sản xuất như sau: 38 phần trăm 1941-1947; 40 phần trăm cho 1953 (chiên tranh Triều-Tiên); từ 45 phần trăm cho 1959, đến 49 phần trăm cho 1968 trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam là nhiều nhứt.
-1947 Prescott Bush và Robert A Lovett cùng Brown Brothers Harriman đồng quyết định cải đổi OSS thành CIA để làm công cụ bạo lực cho WIB; Nhóm nầy mở rộng Ngủ Giác Ðài tăng quân số Tướng lảnh nhiều hơn xưa, tăng tốc cho chương trình không gian, điện tử hoá siêu kỹ thuật cho quân đội. Bộ tam sên: Prescott Bush chắc chắn sẽ thành Thượng nghị sỉ 1950, gây ảnh hưởng bao trùm Quốc-hội, còn W.A.Harriman, người Cố-vấn tổng thống, nhưng lại có nghĩa nắm chính sách ngoại giao với nước ngoài, riêng Robert A Lovett sẽ đi từ Thứ-trưởng rồi Bộ-trưởng quốc phòng để điều động các cuộc hành quân bí-mật trên những nước đem lại quyền lợi cho Tư bản Mỹ.
Như trước đó có hai cuộc hành quân bí mật: [covert operation] đáng kể là khuyến dụ Cụ Hồ vào OSS nơi Trùng Khánh 1943, Côn Minh, Sở thông tin Chiến tranh (Service of War Information) và qua cuộc hành quân bí mật của điệp viên OSS-19, Lucien Conein nhảy dù xuống mật khu Pát-Pó giúp Cụ huấn luyện quân sự cho Trung-đội Vỏ trang tuyên truyền của Trung đội Trưởng Vỏ Nguyên Giáp và kết nạp Giáp vào OSS. Sau đó 1949 Phi-đội CAT của CIA phải hoàn thành cuộc di tản cưởng bức ra khỏi lục địa, là đảo Ðài-Loan Thống chế Trưởng-giới-Thạch và phe phái, giúp Mao thống nhứt lục địa Trung Hoa một thời gian chuyễn tiếp khá lâu để trở thành hội viên LHQ

Prescott Bush hăn-say tham dự những năm tháng chiến tranh ác liệt, đôi khi người ta lầm tưởng chỉ có một mình ông đơn độc chiến đấu trên trận mạc, ông chia ra hai phần thời gian ở Washington và trận mạc, ít khi về thăm nhà, sự làm việc nhiệt thành đã đặc vào ống kính của Harriman, June, 1918 P.Bush mau lẹ đáp ứng sản xuất qua Pháp cho Lữ-đoàn Pháo Dả-chiến 158th một số lớn đạn dược gọi là sản-phẩm lấy tên là Tiểu-đoàn Yale cung cấp. Có nghỉa Tiểu đoàn-Yale Pháo binh của ông sẽ tham dự vào chiến tuyến phía Tây [Western Front] Ðại-úy Prescott Bush và pháo thủ của ông đang chịu áp-lực trận địa pháo dữ dội của địch. Chúng đang cố tâm hủy diệt tất cả pháo-đội Hoa kỳ, Tuy nhiên sự phản pháo của Lử-đoàn pháo 158th đã làm tiêu tan các công sự kiên-cố của quân Ðức. Dưới con mắt làm ăn của P.Bush, lấy thịt đè người nên phía WIB đả bán ra được 4.2 triệu quả đạn sau khi tàn cuộc chiến đem một số lợi nhuận khổng lồ về cho War-Industries-Board.
Mới chỉ 23 tuổi đời vào năm 1918, Prescott Bush là một Ðại-úy Pháo binh năng nổ, một hôm ông viết một bức-thư khôi hài về cho mẹ, sau khi đọc xong bà mẹ tự hào về con mình nên đem tin vui nầy cho tờ báo địa phương “the Ohio State Journal” đăng tin ở trang đầu: “Ðại-úy P.Bush chỉ một mình nhận được ba huy chương cao quý của chính phủ Pháp, Anh và Hoa-kỳ, vì đã cứu ba vị Tướng lảnh đồng minh, Pershing, Foch, và Haig đang đến thăm viếng đơn vị Tiểu đoàn Yale Pháo binh của ông. Ngày 15, July, P.Bush đang hướng dẩn ba Tướng nầy tham quan đơn vị, thì thình lình một trái đạn 77mm từ trên không rơi xuống, sự phản ứng tự nhiên P.Bush rút con dao (bolo-knife) hất mạnh lên như chơi baseball vào trái đạn, cho nên trái đạn không chạm nổ và rơi xuống bên cạnh như một hòn đá tảng vô hại. 24 tiếng đồng hồ sau P.Bush được ân tặng huy chương “Cross of the Legion of Honor của chính-phủ Pháp, The Victoria Cross của chính phủ Anh, và The Distinguished Service Cross của Hoa-kỳ” Nhưng khi P.Bush nhận được một mẩu giấy đính chính trên tờ báo Pháp, liền lập tức ông nói cho mẹ hay, “đó chỉ là bức thư khôi hài để làm cho mẹ vui, chớ chuyện đó không bao giờ có!” Ngày hôm sau, September 6, 1918 tin nầy được đính chính trên báo chí là Tin Vịt-Cồ! Kể từ giờ phút nầy, trong đầu P.Bush luôn luôn in sâu về sức mạnh của “truyền thông văn hóa” vẩn có tác dụng gây ảnh hưởng, dù thật hay không thật và ông muốn con cháu ông phải xuất thân từ quân đội để lảnh đạo đất nước trong trật tự và kỷ luật nh ưng ph ải đ ể trong đ ầu “Truyền thông trên OSS kể cả CIA” sau nầy
Năm 1950, là người Phụ tá cho Harriman, P.Bush quyết định công-cụ Truyền thông Văn hóa nặng ký hơn CIA và cho ra quyền bất khả xâm phạm về “Tự do ngôn luận” một vũ khí lợi hại khi cần khủng bố chính quyền buộc họ phải đi đúng American-First. P.Bush qua đời 1972, làm sao ông biết được Con và Cháu nội sẽ là Phi-công Tổng thống thứ 41 và 43 của Hiệp chủng Quốc, vì đã khai thác tuyệt vời truyền thông văn hóa cho quyền lợi của bọn dầu-hỏa qua sự chuyển ngân vào ngân hàng Thụy Sĩ. Ðúng theo di-truyền của giòng họ Bushes là: NĂNG LƯỢNG, TÌNH-BÁO, và AN-NINH QUỐC-GIA. Dòng họ Bushes không bao giờ chịu đào tạo Bác-sỉ, luật sư, thầy giáo, khoa học gia … mà chỉ chuyên về 3 địa hạt nêu trên

Nguyên nhân nào W.A Harriman chịu chấp nhận Prescott làm phụ tá Ðảng hội Skull and Bones: Tình cờ, đầu năm 1926, người em của Harriman là Bunny Harriman đang uống rượu với P.Bush và nói chuyện công việc làm ăn. Prescott vẩn còn làm việc với hảng nhựa U.S Rubber, đại lý bán vỏ xe, còn Bunny đang bề bộn công việc ở Wall Street. Sau khi họ nhận ra nhau cùng tốt nghiệp Ðại học Yale, Bunny mới thú nhận tại Công ty người anh W.A Harriman and Company rất cần những nhân tài phụ giúp, hỏi P.Bush có muốn cùng giúp việc cho anh mình không? P.Bush nhận lời ngay, sau đó không lâu từ một Ðại lý bán võ xe khiêm nhường, Prescott trở nên một triệu-phú quá dể dàng. Tóm lại W.A Harriman tin tưởng nhận P.Bush vào làm việc và tin cẩn chọn P.Bush như người phụ tá tham mưu tin cậy của ông [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman 1/22/2006, trang 4 of 7] Prescott Bush là người sau chót trong 6 nhân vật nắm vận mệnh thế giới nhưng được Harriman cân nhắc lên làm Phụ-tá tham mưu cho Harriman.
Harriman vở mộng vì đặt quá nhiều tin cậy vào viên Phụ tá của mình, Prescott Bush, trong khi Harriman muốn hợp-lý hóa bằng những quyết định phức tạp chia ra cho hai nhóm rỏ rệt: Nhóm Dân chủ do W.A.Harriman và Lovett, còn nhóm Cộng hòa do P.Bush và Bunny Harriman. Nhưng nhìn vào hai nhóm nầy thì chẳng có công bằng tý nào vì phía bên kia vẩn còn người em của Harriman. Nhưng điều cấm kỵ là không được phê bình đàm tiếu nói xấu cải vả nhau, P.Bush giữ thái độ im lặng về những hành động cũa Harriman làm việc với hai vị tổng thống, F.D.Roosevelt và Truman; Sư thật làm sao P.Bush hiểu được trong tương lai của trận chiến Triều Tiên chỉ dựa vào môi trường chạy đua và phát triển thế hệ phản lực cơ chiến đấu cho quốc-phòng giữa Liên Xô và Mỹ. Còn như tới phiên chiến tranh Ðông Dương mới qua giai đoạn phát triển thế hệ phản lực cơ cho Hàng không dân dụng và trực thăng. Có một điều quan trọng nữa là làm cách nào để dùng xăng hoá học (synthetic fuel) để làm diệu bớt sự thay đổi nhiệt độ cho môi trường giống như Hitler đã thành công từ 1933, nhưng vì lòng tham vô đáy, dòng họ Bushes đã đi chệch ra khỏi quỹ-đạo chiến lược của Harriman! Quên đi quyền lợi của các loại Tư-bản lớn-nhỏ khác!
1950, Prescott Bush đã là một Thượng nghị sĩ sừng-sỏ trong Quốc hội, ông nắm ảnh hưởng trong chức vụ Trưởng ban Hội đồng An ninh và Tình báo Gián điệp và nắm luôn Trưởng Hội-đồng về cơ quan Quốc phòng, trong đó đáng kể có người bạn chí thân chuyên môn về tình báo là Allen Dulles. P.Bush quá hăn-say về chương trình “dọ thám bằng vệ tinh” Sau Thế chiến-2, ông giành ưu tiên tài chánh không giới hạn cho Bác-học Werner Von Braun và các Khoa học gia người Ðức chạy trốn về với Hoa kỳ, chuyên trách hoả-tiến, đồng thời tối tân hoá chương trình phóng hoả tiển liên lục địa. Ðặc thù, P.Bush ghét cay ghét đắng TT Kennedy về vụ thất bại tại Vinh Con Heo vì Kennedy phản bác (P.Bush thố lộ bằng lời nói với lịch-sử, sự thất bại chỉ vì Kennedy không muốn đứng về phía sau nhóm nổi dậy, có nghĩa là đem Hải Lục Không quân ra can thiệp mà xem việc làm của Bushes qua công cụ CIA như con Voi rừng kinh-dị khó dại phá hoại chính sách quốc gia) Với tham vọng người con trai của mình sẽ chạy đua vào nhà Trắng, 11 ngày trước khi Kennedy bị ám sát, đứa con Trai của ông là George H.W.Bush đứng trước bục phòng họp báo Thủ-đô ở Austin, tuyên bố sẽ ứng cử vào Thượng nghị sĩ của Ðảng Cộng Hòa. Vào được chức vị Thượng nghị sỉ trong khi TT Kennedy đã bị ám sát, nhưng George H.W Bush vẩn mở pháo trận đầu tiên tấn công Civil-right của Kennedy vì cho rằng đe-dọa hiến pháp, trong khi Barry Goldwater biện luận Hoa-kỳ vấp phải vấn đề kỳ thị màu da. George H.W.Bush cũng chống lại đường lối Liên bang tước đoạt quá nhiều quyền hạn của Tiểu bang. Về phương diện ngoại giao, ông chống đối Kennedy về lời đề nghị kiểm soát việc chạy đua vũ trang, biện luận thay vì phải cứng-cựa với chính sách chống Cộng sản; Những đặc điểm không kém phần quan trọng, George.H.W.Bush với 40 tuổi, thành công và là phi-công tác chiến anh hùng của tổ quốc. Có một tài sản đáng kể về thương nghiệp dầu hoả, nhưng vì tham vọng dầu-hoả mà dòng họ Bushes phải mai một sau nầy! Hơn nửa thế kỷ nay, dòng họ Bushes vẩn tự hào là “chống-Kennedy” vì Bushes xem giòng họ Kennedy là những kẻ muốn tranh tài với họ! Tuổi trẻ có phải vì nóng tính, nông nổi nên nói toạt mống heo!? Jeb Bush đã dám tuyên bố và thách-thức (có lẽ cũng bị thọc gậy bánh xe đang lăn ngon trớn theo đà mạnh tiến vào toà Bạch-ốc) “Tôi nghĩ, chúng tôi có thể hạ giòng họ Kennedy trong trận football, chúng tôi cũng hạ họ trong trận basketball, baseball, và bất cứ cái trò chơi quỷ-quái nào mà họ muốn đấu!”(Dịch theo nguyên văn, cuốn sách “The Bushes”, 2004, page 497 Petter and Rochelle Schweizer)
Thế nhưng! thế hệ trước là thủ phạm nhưng lại vô cùng khôn khéo, Bush-Cha vẩn tỉnh bơ giữ mối giao hảo bề ngoài rất tốt đẹp, ông [George H.W Bush] dựa vào vị thế thượng phong làm Phó, rồi Tổng thống nên phía đối địch cũng ngậm bồ-hòn cười nhe răng trong giao tế. Người em út còn sót lại của TT Kennedy, Thượng nghị-sĩ Ted Kennedy 1990 cũng giúp TT Bush-Cha cho qua Disabilities Act và luật cải-bổ Di-dân. Khi rời Nhà trắng hai vợ chồng của Bush-Cha cũng làm bộ tiếp nối tình cãm, nhưng lần nầy qua nhà người Chị của Ted Kennedy, là Eunice Shriver

Vâng lời Bush-Cha, Bush-Con, năm 2000 vừa nhậm chức Tổng thống, hâm nóng thêm tình cãm giữa hai họ, nhân dịp đám tang của Thượng nghĩ sĩ Paul Coverdell của Georgia, Bush cùng Ted Kennedy dự đám tang, sau giờ tan lể, Bush-Con lỏ con mắt tìm kiếm Ted Kennedy ẩn hiện trong đám đông. Khi gặp Ted, Bush-Con cười khà đưa tay bắt: “Tôi nghe anh có đi dự nên kiếm, Tôi ghi nhận anh đã làm những việc ích lợi cho dân cho nước” Ted cười khô cho qua. Tuy nhiên dù mối liên hệ tình cảm khó hiểu, nhưng cũng tiếp nối được đến thế hệ thứ-3
Vào tháng chạp, 2000 TT Bush-Con mời gọi Ted Kennedy, họ nói chuyện với nhau như hâm nóng lại tình cãm khắng-khít ngoài mặt giữa hai họ và cùng giúp đở chia sẽ cho nhau vì lợi ích cho đất nước. Ted Kennedy vui lòng chấp nhận vì đại cuộc, Bush-Con bèn mời Ted cùng họ hàng Kennedy đến dự một cuộc họp mặt riêng tư để xem cuốn phim những ngày căng thẳng về cuộc khủng hoảng đe dọa Hoả tiển nguyên tử của Liên Xô 1961; Sau đó Ted giúp Bush cho qua sự cải bổ Giáo dục vào 2001 và hai năm sau, TT Bush-Con tuyên dương công trạng Ted về sự tận tụy giúp đở dân chúng Hoa kỳ. Nhưng Ted Kennedy vẩn ngoan cường giữ vửng lập trường, chiến tranh Iraq là một sai lầm, mống vuốt của thất bại và chính sách khánh tận (a failed, flawed, bankrupt policy) Thế nên chúng ta ghi nhận nền kinh tế tồi tệ như hiện nay, ăn Ốc bỏ vỏ cho người da màu lên dọn-dẹp.
Tháng 11/2001 Bush-Con thông báo sẽ đặt tên Robert Kennedy trên Cơ quan chính phủ, Bộ Tư-pháp, có sự tham dự của Ted Kennedy với vẻ mặt gượng cười chua xót
Giòng họ Bushes thì quá nhiều tham vọng về xăng dầu và quá nóng ruột về phát triển Hàng-không Dân-dụng muốn hấp-tấp bắt chước như Harriman đã thâu vào quá nhiều lợi nhuận khi phát triển Ðội Hàng-Hải đi biển lớn nhứt vào thời gian Thế chiến-1, vì tham vọng vào xăng dầu nên bị Dick Cheney lấn lướt đến nổi thân bại danh liệt cho triều-đại-2 Skull and Bones, rồi ngã quỵ.

Kết quả, sự phản trắc, thất trung thể hiện trong bửa cơm tối của Ðảng Cộng hòa, Prescott Bush đả thẳng thừng tấn-công Harriman, “xem như Harriman, một công nhân đả cởi bỏ nón nhựa an-toàn ra khỏi đầu, và quăng đôi găng-tay lao động xuống đất, đi ra về một mạch không ngó lại” ngụ ý vô trách-nhiệm. Từ dạo đó P.Bush âm thầm theo dỏi từ chiến tranh Triều Tiên đến vấn đề giao tế thế giới. Dựa vào đó, Harriman đùn trách nhiệm cho dòng họ Bushes để cho George H.W.Bush nhảy vào cuộc chiến Việt Nam từ 1960 nhưng dưới sự diu dắt truyền nghề của Harriman cho đến khi mật kế Pennsylvania hoàn tất, có nghĩa là tạo nên một mô hình kiểu mẩu cho Hà Nội thống nhứt Việt Nam thành một qua mô-hình hiệp định Paris và cũng là lúc TT Nixon lên ngôi 1969. Thế là công cụ CIA do Dân-chủ Harriman thành lập 1947, bây giờ 1960 Cộng-hòa George H.W Bush được hưởng trọn vẹn. Thế nên chúng ta đoán chắc sự thất bại tại Vịnh Con Heo, thủ phạm chính là George H.W.Bush nhưng Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kim tổng thống, kể cả cái chết của Diệm Nhu, (nhưng thủ phạm chính lại là W A Harriman ra lệnh) Vì Harriman biết cuộc chiến VN sẽ đem lại thãm hoạ nên muốn lẩn trốn thì tội tình gì George H.W.Bush phải lộ diện, nên Bush-Cha đã khoán trắng cho Donald Rumsfeld muốn làm gì thì làm
Sau Tết Mậu thân 1968, để chuẩn bị cho phong trào phản chiến, trong giai đoạn Tướng Abram trách nhiệm về việc lần lượt rút quân Mỹ về nước theo lộ trình sắp xếp hành khách lên phi-cơ. Trong khi Trung-úy phản chiến thuộc đại học Yale, John F.Kerry, Duyên tốc đỉnh cùng Thượng nghị sỉ Joe Lieberman, ứng cử viên Tổng thống, cầm đầu tờ báo Yale Daily News cùng một số đông sinh viên Yale đòi hỏi không tham dự cuộc chiến VN. Năm vừa qua 10/1967 họ trả lại thẻ quân-dịch cho Bộ tư pháp; Nhưng hơn ai hết, là người thay thế Harriman nắm giử chính sách, và cũng là lần đầu tiên George H.W.Bush công khai xuất hiện nhưng lại không muốn cho ai biết đến sự xuất hiện nầy, coi như đây là một trách nhiệm quan sát tại chổ cho biết sự tình, giai đoạn phải lần lượt rút quân về theo lịch trình của hệ thống các hãng Hàng-không Dân-dụng đã thiết kế lịch trình chuyến bay.
Ðể chuẩn bị thay thế Harriman sẻ từ giả chính trường 1969, và thời gian chuyển tiếp cũng sắp đến, ngày 26/12/1967 Bush-Cha sẽ đi thăm Việt Nam bàn thảo với Ðại sứ Ellsworth Bunker như một cuộc thăm không chính thức, lặng-lẽ không ồn-ào, Ông đi thăm các chiến sỉ Mỹ ngoài mặt trận, dùng trực thăng HU-1 đi thăm các tiền đồn từ Mekong Delta đến Ðà-Nẳng. ông đáp xuống Hàng không mẩu hạm dự một cuộc thuyết trình oanh tạc Bắc Việt. Vào một buổi sáng đến phi trường Ðà Nẳng đang bị pháo kích. Trong khi thăm viếng, phi công phải bay vòng để khỏi bị hoả lực ở dưới bắn lên. Ðược hỏi, các người lính đều có ý kiến như nhau: “Chỉ đơn giản nếu Hoa kỳ giữ lời cam kết thì chiến thắng sẽ đến!” Bush-Cha giữ trong óc “sự kiện Vịnh BV và Trân Châu Cảng đều giống nhau vì số nhân viên tham chiến có quá nhiều” chỉ có một điều tối kỵ là quân Mỹ sẽ rút ra hết để lại biết bao thãm trạng bi lụy cho người dân miền Nam mà ông là người nối tiếp chính sách đó!
Ngày 11/5/1970 theo lộ trình John F Kerry và số đông Yale và các phân khoa sẽ đến hành lang Quốc hội: “Chúng tôi bầu các người để chấm dứt chiến tranh hay chúng tôi phải tống các ông các bà ra khỏi chiếc ghế Quốc hội?”Trong đám đông nầy có Giám đốc Ðại học Yale, Kingman Brewster; riêng Prescott Bush, Chủ tịch Hội-đồng Kỹ nghệ Quốc phòng, hiểu rất rỏ đường lối của Skull and Bones, đành phải phàn nàn “làm như vậy sẽ là một nhục khí cho Yale” Trong dòng họ Bushes, người cháu họ George Walker đang là lính chiến Sư-đoàn Dù, còn người cháu họ John Ellis đang hoạt động để chấm dứt chiến tranh.
Khi TT Nixon thắng cử 1968, ông giúp đở Bush-Cha được bầu là Dân biểu cho nhiệm kỳ đầu vì là đứa con của Prescott Bush, được chỉ định làm Ðại-sứ tại Liên Hiệp quốc 1970, Trưởng Hội đồng của Ðảng Cộng hòa 1973-1974, được ở trong tham mưu của TT Nixon. Nixon xem gia đình Bushes như là những thiên tài giúp đở tham mưu cho ông, 1976 được sự tín nhiệm giữ chức trưởng ngành CIA, Bush-Cha hy vọng được làm Phó cho TT Ford trong nội các dù không được dân bầu. Nhưng tôi vẩn nghĩ rằng: Bush-Cha là cố-vấn trong bóng tối cho Nixon 1969 về chính sách qua cái loa Kissinger, và sẽ bị hất ra khỏi chiếc ghế quyền lực bằng vụ Watergate, vì Bush-Cha mới thực sự là người nắm giữ chính sách ngay sau khi Harriman rời khỏi chính trường 1969.
Khi TT Nixon từ chức, Chủ tịch Quốc hội Gerald Ford lên làm Tổng thống, theo Tu chánh án 25th [The Twenty-fifth Amendment] TT Ford phải chờ Lưởng viện của Quốc hội chấp nhận theo phổ thông đầu phiếu. Riêng Ông Dean Burch, cố vấn Tổng thống Ford đề nghị: “Cá nhân tôi chọn George H.W Bush [Bush-Cha]” và Richard A Moore, một thành viên tham mưu toà nhà trắng: “Cha và ông của Bush-Cha, cả hai đều được mọi người kính nể và là chủ của nhửng nhà Bank lớn ở New-York. Nhưng không may thay, Bush-Cha đã bị thua phiếu của Nelson Rockefeller 68/101, TT Ford rất lấy làm tiếc, vì hai người cùng là bạn thân, Ford mời Bush-Cha vào phòng bầu dục hàn huyên nhưng tiếc thay không còn ghế nào cho Bush, và thật sự Bush cần làm trùm CIA để bao che Richard Helms, tác giả vụ Watergate
Nhưng không sao vì nắm chính sách, biết được thế chiến lược toàn cầu nên Bush-Cha cần qua Bắc kinh ngay để thương thảo về việc bỏ vốn làm ăn của Tư bản Mỹ. Như thay thế nhiệm vụ của Kissinger còn đang dang-dở và vô số đường lối ngoại giao của hai nước chưa được sáng tỏ cho lắm, Bush-Cha cần kiểm-điểm check l ại cho đúng lộ trình. Harriman dù xa lìa chính trường nhưng luôn luôn bám-víu, theo-dỏi kế hoặch Eurasian, ông tin tưởng tài ba của Bush-Cha, đặc biệt là về phương diện tình báo và phản tình báo; là một cố vấn vĩ-đại cho Bushes. Sự thiên tài độc đáo về tình báo chuyên trách của dòng họ Bush làm cho Harriman yên tâm, Bush-Cha sẽ đánh bại Cộng sản không khó lắm; Harriman cũng nhấn mạnh cho người kế vị của thế hệ sau biết rằng: “Phải tuyệt đối quan tâm và theo dõi sát nút về vấn đề ngoại giao, nhứt là với Trung quốc. Dù sao cũng phải rút kinh nghiệm như Harriman, con người tuy quyền hạn bao la nhưng người dân không biết đến, còn Tướng nổi tiếng Eisenhower thì làm sao họ không bầu cho ông. Harriman hai lần ra ứng cử Tổng thống đều thất bại (1952 và 1956) Con đường tốt nhứt nên dựa vào liên danh nào mà người cầm đầu phải là nổi tiếng mà người dân sẽ bầu như trường hợp tài tử Ciné hay Tướng tài [Eisenhower, Reagan…] Bằng giá nào cho kịp nếu phải làm Phó trước để lấy đà vào năm 1980 là thuận lợi nhứt theo lời Tổ-sư cố vấn W.A.Harriman, cuối cùng Bush-Cha chịu làm phó cho Liên danh Reagan, nhưng mà là phó với quyền hạn bao la. Giấc mộng của dòng họ Bushes đã được mỹ mản nhưng Prescott Bush đã nằm sâu dưới chín tầng địa ngục 1972

QUEENBEE-1