PDA

View Full Version : “Lam Sơn 719 và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến”



vinhtruong
10-18-2010, 03:33 AM
Tôi không thể nào không kể lại chiến công của LÐ1BÐQ trong trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng cảm của TÐ39 BÐQ và sự thảm bại của LÐ51TC, có phải do thiên định mà 2 phi hành đoàn của PÐ 213 và 233 phải hy sinh 8 NVPH cho sự nhầm lẫn như dưới đây:

Ðêm 10, February qua chưa … mà trời sao lại sáng! – Trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi cho số phận của 2 đoàn viên UH-1H đã bị bắn tan xác vào buổi chiều hôm qua. Tôi bỗng giựt mình choàng mở to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn yểm trợ hay quấy rối gì đó cho quân bạn của Mỹ. Tiếng của đạn 175 Long Tom không chát chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng ác liệt thêm lên, 42 khẩu đại bác nầy ở đây Mỹ yểm trợ cho ai? Cho TÐ39 BÐQ ở Landing Zone Ranger North, nơi trực thăng của LÐ51TC bị bắn tan xác khi cuộc hành quân mới bắt đầu đến ngày thứ ba [N+3] Thật không có cái cay đắng nào hơn hôm nay, ngày 10, February, 2 đoàn viên UH1-H đã bị bắn tan xác mà người đơn vị trưởng như tôi chẳng biết ất giáp mô-tê gì cả, Tôi như con Gà đá độ bị thua trận te-tua, ấm-ức xù lông, đang bị giam hãm dưới bốn góc mùng quân đội u-tối xám xịt không lối thoát. Cái nhục đau đớn nhứt là người anh cả không biết tình trạng của con em mình ra sao! Rồi những gương mặt thân thương của hai phi hành đoàn nầy không bao giờ không ẩn hiện trong tâm tưởng tôi như kêu-rêu oán trách đấm chìm trong những cơn ác mộng triền miên! Sáng nay tôi sẽ phải tìm đủ mọi cách để hiểu biết tường tận về tình trạng của con em mình …

Cũng vì sức khỏe của Nhân-Viên-Phi-Hành, đối với BTL Hành Quân, sự tranh đấu cũng không dễ dàng với Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh, TMP/Hành Quân/QÐ1 để cho anh em Trực Thăng không phải đậu tại phi trường Khe Sanh nầy vì cần phải có giấc-ngủ tốt về đêm mới có sức lực yểm trợ cho quân bạn, nên anh em được về Ðông Hà, Ái Tử ngũ đêm. Một mình tôi chịu trừng phạt bằng những âm thanh nhức óc chói tai nầy bên cạnh TOC và BCH tiền phương Dù cũng đủ bảo đảm cho nhiệm vụ yểm trợ cho ngày mai. Dù sao dựa vào tình huynh đệ chi binh tôi có nói đùa với Ðại tá: “Theo sự hiểu biết của tôi, trong mùa nầy, nếu có buổi sáng nào… Ðại tá thấy sương mù tan trước 9 giờ… Ðại tá đem tôi ra bắn bỏ!” Ðể rồi Ðại tá Vinh rất thông-cảm nhưng miễn sao chu-toàn phi vụ là OK.

Tôi quyết tâm phải tìm hiểu dữ kiện tai nạn ra sao?

Ngày 8 tháng February 1971
- Hồi 1giờ chiều, TÐ 21 BÐQ do Th/Tá Tiểu-đoàn Trưởng Nguyễn Hiệp được trực thăng vận tới bãi đáp [Landing Zone South] BÐQ Nam, khoảng 5 cs Tây Bắc FSB Ðồi-30, phòng không 12.7 ly của Việt Cộng trên đồi trọc bắn xuống dữ dội khiến 11 BÐQ bị thương. Trực thăng võ trang Cobra của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân [trực thăng võ trang P.Ð 213 chỉ chịu trách nhiệm yểm trợ cho quân Dù mà thôi]. Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm (trong đêm tối phi cơ AC và EC-130B dễ dàng yểm trợ tiếp cận cho quân bạn và khống chế, cũng như tiêu diệt các ổ phòng không địch).
- Hồi 7 giờ 20, tại địa điểm XD 632370 gần Căn Cứ Hỏa Lực, Phú Lộc nơi đặt BCH/LÐ1/BÐQ và TÐ 37 BÐQ trú đóng bị địch pháo kích bằng khoảng 50 quả đạn vừa súng cối 120, 82ly cùng đại bác 152, 130ly khiến BÐQ 3 chết và 15 bị thương.
Ngày 9 tháng February - Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ; dù vậy, các đơn vị VNCH khoảng 5000 chiến binh đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm cũng như đào công sự phòng thủ chiến đấu.
- Hồi 3 giờ 45 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm địch khoảng 1 Ðại Ðội cách 4 cs Tây Bắc CCHL Ðồi-30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK 47 bị tịch-thu, phía BÐQ thiệt hại 1 chết, 1 bị thương.
Ngày 10 tháng February - 2 chiếc UH1-H của PÐ/ 213 và P/Ð233 bị bắn tan xác- trong khi thời tiết có sáng sủa hơn.
- Hồi 1 giờ chiều: Tại gần Landing Zone South, BÐQ Nam, một hợp đoàn 4 trực thăng của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến, SÐ1KQ chở các SQ Tham Mưu QÐ/I bị phòng không 37 ly của địch bắn cùng phòng không 12, 7 và 14, 5 trên PT-76 bên sườn đồi bắn chéo qua. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị chết. Chiếc thứ nhất chở các Ðại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của QÐ1. Chiếc thứ ba chở 4 phóng viên ngoại quốc là các anh Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng AP, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek. Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin, tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. Ðó là điều mà báo chí tây phương muốn đánh hỏa mù theo ý đồ của một siêu quyền lực trong bóng tối muốn vậy, làm sao ai hiểu được nhóm phản chiến do Jane Fonda và Pentagon do Trung úy Hải quân phản chiến John F Kerry đã cho Hà Nội biết tất cả chi tiết bằng ngôn từ tiếng Việt qua Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, chứng cớ hầm dấu vũ khí súng ống đạn dược được đào sẵn chung quanh các CCHL thì rõ, nơi đây còn là một Trung Tâm Huấn Luyện bổ sung quân số ngay tại chiến trường vào những năm tháng trước ngày thành lập Quân Ðoàn 70B. Hiểu tường tận trận đồ như thế, nên là phóng viên chiến trường nhưng tam-trùng Phạm Xuân Ẩn có dám leo lên trực thăng bao giờ đâu, trái lại trận Ấp Bắc 1963 thì Ẩn khệnh khạng, ung dung ngồi trên trực thăng H-21 bước chân xuống Ấp Tân Thới quan sát, chụp hình hậu quả trận đánh.
Mọi chi tiết về phi vụ trực thăng này được biết như sau: Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm ấy, Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết 4 trực thăng của KQVN này có nhiệm vụ đưa các sĩ quan Tham mưu QÐ/I đến Phú Lộc để giải quyết vài trở ngại về vấn đề tiếp tế lương thực cho LÐ/1/BÐQ, vị Trưởng Phòng 3/QÐ/I là Ðại tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 4/QÐ/I là Trung Tá Phạm Vi. Không hiểu vì lý do gì, toán trực thăng bay lạc xa về hướng Tây Bắc tới gần các căn cứ của BÐQ trong phần đất Lào. Khoảng 3 giờ chiều, khi thấy toán trực thăng bay khá lâu mà vẫn chưa thấy báo cáo đã tới Phú Lộc nên tướng Lãm có hỏi LÐ/1/BÐQ. Cùng lúc đó, Ðại Tá Hiệp nhận được tin có hai chiến trực thăng của Viêt Nam bị bắn rơi tại Lào. Sở dĩ BTL Hành Quân không biết tin vì hai chiếc trực thăng còn lại bay thẳng về Ðông Hà. Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết: "Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nấc thang Trái, tốc độ chừng 90 knots, cao độ 2,200 feet. Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ nhì (chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dõi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về Pentagon do tướng Haig điều hành.

Ngày 11 tháng February - Ðể tìm kiếm tông tích tai nạn của 2 chiếc UH-1H, cùng yểm trợ cho nỗ lực chính trên tuyến xuyên lộ số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm vào Tchépone, BTL/HQ quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào trận địa - Khoảng 14:30 H: T/Ð 39 BÐQ được trực thăng vận tới Landing Zone North, BÐ BÐQ Bắc, khoảng 2 cs Tây Bản-Na để tăng cường cho TÐ/21 BÐQ đã trấn đóng BÐ BÐQ Nam từ ngày 8 tháng 2 án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Và cùng lúc đó, TÐ3/1/BB được trực thăng vận tới CCHL Delta thuộc vùng Nam đường xuyên lộ số-9 – Tới đây, cần nói qua về kế hoạch phối trí và phân nhiệm của các TÐ BÐQ vì có một vài chi tiết đáng ghi nhận, Thiếu Tá Quách Thưởng [lúc đó là Ðại Úy, TÐP TÐ 21/BÐQ] cho biết đúng ra TÐ 37/BÐQ được chỉ định phụ trách căn cứ BÐQ Bắc, còn TÐ/39 BÐQ đóng tại Phú Lộc cùng với BCH LÐ/1/BÐQ; Nhưng các trực thăng Hoa Kỳ đã thả lộn địa điểm nên TÐ 39 BÐQ đã có mặt trên đất Lào. Trung Tá Vũ Ðình Khang, TÐT TÐ 39/BÐQ nói rằng theo thông lệ luân chuyển trong mỗi cuộc hành quân, 3 TÐ thay phiên nhau, 1 làm trừ bị và bảo vệ BCH/LÐ còn 2 TÐ kia hành quân. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tới phiên TÐ/39/BÐQ làm trừ bị, nhưng lại được bốc sang Lào. Ðại Tá Nguyễn văn Hiệp, LÐT LÐ 1/BÐQ giải thích: đúng ra theo lệnh hành quân, TÐ/39/BÐQ có nhiệm vụ trấn giữ Phú Lộc, còn 2 TÐ bạn hoạt động bên Lào. Nhưng vào ngày 10 tháng 2, các trực thăng Hoa Kỳ đã đổ quân lộn tại địa điểm chuẩn bị trong vùng lân cận Phú Lộc. Trong biến cố nầy có phải do thiên định mà LÐ51TC phải hy sinh 8 nhân viên phi hành cho sự lầm lẫn nầy? Khi bốc quân sang Lào, TÐ/39 BÐQ ở vào vị trí thích hợp nhất nên đã được chỉ định hoán đổi vị trí với TÐ/37 BÐQ. Ðiều đáng lưu ý là mặc dầu có sự thay đổi bất ngờ vào giờ chót, các đơn vị BÐQ vẫn hăng hái chu-toàn nhiệm vụ, đúng “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Về phương diện hành quân, đây không phải là một mối quan tâm lớn, vì mỗi vị trí được chỉ định đều có một TÐ BÐQ trấn giữ, điều đáng ca ngợi là các đơn vị trưởng BÐQ đã rất uyển chuyển đưa ra những quyết định thay đổi nhanh chóng phù hợp với tình thế cũng như tuyệt đối thi hành thượng lệnh, không khiếu nại hay than phiền. Ðây là một điểm son về tinh thần kỷ luật cao độ rất đáng kính phục của các chiến sĩ BÐQ. Tuy nhiên, việc trực thăng Hoa Kỳ thả lộn địa điểm, cùng với biến cố các trực thăng LÐ51TC bay lạc ngay khi cuộc hành quân mới khai diễn chứng tỏ QLVNCH đã thất thế từ đầu vì phải chiến đấu tại một địa bàn hết sức xa lạ. Mất yếu tố “địa-lợi” và “thiên-thời” vì hằng ngày sương mù bao phủ suốt cả buổi sáng, lực lượng tham chiến đã phải trả giá rất đắt trong suốt cuộc hành quân, nhưng bất công thay không ai chịu hiểu được Biệt-Ðộng Quân là binh chủng biệt kích, cơ-động xuất sắc nhứt trong QLVNCH. Theo tôi nghĩ: người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù và TQLC mà quên nhắc nhở đến BÐQ và Ðại đội Hắc Báo [Black Panther] của Sư Ðoàn-1. Nhưng đối với 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác: Tướng Westmoreland, khi ông phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh, Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ là đủ bảo đảm sự yên tâm cho Mỹ trấn giữ căn cứ. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1 Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ: Vì trách nhiệm nặng nề của ông là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. [Hay tin xấu, Tướng Alexander Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Sutherland ra lệnh “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April” - buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành lực-lượng phản ứng nhanh [rapid deployment force] cũng như cấp cứu đoàn viên phi hành Mỹ (xem đoạn cuối)] Cũng ngày hôm nay, tại vùng trách nhiệm của LÐ/1/BÐQ, địch gia tăng áp lực rất nặng; Quanh vùng Phú Lộc, TÐ/37 luôn luôn chạm những toán tiền phong thuộc Quân đoàn 70B của Bắc Việt, ngoài ra, cũng bị pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các TÐ/39 và 21/BÐQ là các đơn vị bị địch quân tấn công thăm dò nhiều nhất và cũng là tuyến lửa của mũi dùi quân BV tiến qua từ vùng hoả tuyến Bắc DMZ, sau khi đoán chắc rằng quân lực VNCH không Bắc-tiến.

Ngày 12 tháng February
- Hồi 11 giờ trưa, TÐ/37 đụng địch cấp tiểu đoàn tại địa điểm XD 670466, khoảng 3 cs Bắc Tây Bắc Phú Lộc, được trực thăng võ trang Cobra yểm trợ, BÐQ hạ 13 địch, bắt sống 1, thu 10 AK. Bên ta 4 chết, 6 bị thương và 2 trực thăng võ trang loại Cobra (AH-1G) bị phòng không 12.7 ly bắn hạ khiến 2 phi hành đoàn bị tử thương và 2 bị thương, cái thất thế nhứt cho Cobra là khi tác xạ phải làm vòng chờ để đâm đấu xuống xạ kích, ngoài ra bao vùng tác xạ bị hạn định về không gian phía trước, khác hẳn với gunship 213 Song Chùy, tầm xạ trường bao vùng rộng lớn hơn kể cả bắn tập hậu, lính BV chỉ biết tìm nơi trú ẩn khi nghe tiếng mưa đạn của gunship Việt Nam, người xạ thủ vô cùng lợi hại nầy với đôi mắt như con Cú ráo-đảo chiến trường, điển hình là Trung Sĩ Nguyển Văn Ðức người xạ thủ thần tượng của tôi. Quân BV cũng không phải là mình đồng gan sắt, dù họ có uống thuốc liều khi lâm trận, nhưng khi nghe tiếng bò rống của Minigun thì liền tức khắc tìm chỗ núp mới mong sống-còn, vì không biết tử thần từ đâu đến mà chỉ nghe tiếng cánh quạt điên cuồng chém gió với âm thanh rùng-rợn nổ ròn rả ma quái đùng đùng lướt tới. Vì con chim lửa đầu đàn bị nổi khùng đưa ra thế chiến thuật mới gọi là “Thuật-Ðộn-Rừng-Ngụy-Âm” địch thủ không biết lưỡi hái tử thần từ đâu đến. Có phải nhờ vậy mà đoàn viên LÐ51TC không còn bị tử trận cho đến khi cuộc hành quân chấm dứt!? Chờ xem kết-quả ở đoạn kết!
- Hồi 6: 25 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm khoảng 1 Trung Ðội VC tiền-sát thuộc Trung Ðoàn 88, SÐ/308 BV tại 4 cs Ðông Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 585520), bắn hạ 11 tên địch.
- Ðến 10 giờ đêm cùng ngày, dưới sự yểm trợ đắc lực của gunship AC-130, TÐ/21/BÐQ bị địch pháo kích khoảng 40 đạn súng cối 82, và 120 ly khiến 6 bị thương, liền tức khắc EC-130B can thiệp nên chúng không dám bắn trả vì tuyến đạn lửa dễ bị phát hiện trong đêm tối sẽ bị EC-130B dập tắt ngay bằng hoả lực đại bác đủ loại.

Ngày 13 tháng February
- Hồi 1:50 sáng, tại địa điểm XD 575503 khoảng 3 cs Tây Tây Nam Landing Zone North, TÐ/39 BÐQ chận đánh một đơn vị VC, bắn hạ 43 tên, thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía BÐQ chỉ có 1 chết và 10 bị thương nhờ gunship vận tải cơ bao vùng [nên nhớ rằng theo điều lệ ROE, giai đoạn-2 vận tải cơ EC-130B, chịu trách nhiệm về sườn phía Bắc, còn B-52 Arc Light chịu trách nhiệm về phía sườn Nam, nên Trung đoàn của Ðại tá Nguyễn Khoa Ðiềm cứ bị B-52 đuổi đít hầu như mỗi ngày. Còn không quân chiến thuật (Skyspot) thì chịu trách nhiệm trục nổ lực chính trên đường tiến-sát xuyên trục lộ-9 – Nên TÐ Phó TÐ/8 Dù và một số anh em Thiết-kỵ và Dù mới bị thương vì không chịu đi đúng theo lộ-đồ chiến trận bài bản trong phòng lạnh tại Pentagon do Tướng Haig là người chủ đạo và điều hành. ROE [Rule Of Engagement] còn là con dao hai lưỡi nếu bên VNCH mạnh hơn thì EC-130B sẽ bắn lầm vào để cân bằng lực lượng. Ðiều nầy khó hiểu chỉ có thể những chiến sĩ BÐQ mới là nhân chứng sự bắn chính xác của EC-130B kể cả ban đêm có thể yểm trợ quân bạn cách vài chục thước (Tôi biết sẽ có một số bạn không tin về độ chính xác nầy).
- Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, TÐ/21 BÐQ đụng độ lẻ tẻ với chừng 1 Trung Ðội tiền sát BV, bắn hạ 15 tên.
- Trong khoảng thời gian từ 7: 10 giờ sáng, TÐ/21 chạm địch quân số không rõ, kết quả BÐQ, 1 chết, 7 bị thương; quân Bắc Việt 4 chết. BÐQ tịch-thu 300 thùng đạn đại bác chiến xa 100, và 76ly của hậu cần phụ thuộc Trung đoàn 202 Chiến-Xa.

Ngày 15 tháng February
- Hồi 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Landing Zone North (tọa độ XD 595515), TÐ/39 BÐQ bị pháo kích khiến 5 bị thương.
- Hồi 10: 45 tối, cũng tại vùng Nam Landing Zone North (tọa độ XD 590514) một thành phần của TÐ/39 BÐQ chạm địch, giết 5 VC, BÐQ 2 bị thương.

Ngày 16 tháng February
- Hồi 10 giờ tối, tại phía Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 583503) một thành phần của TÐ/ 21 BÐQ chạm địch không rõ quân số, bắn hạ 6 VC, tịch thu 50 trái sáng, BÐQ 6 bị thương. Cho đến thời điểm này, QLVNCH đã chiếm Bản Ðông (Aluối) được gần 1 tuần lễ nhưng không dễ-dàng tiến thêm tới gần mục tiêu 604 Tchépone.
(còn tiếp)

vinhtruong
10-18-2010, 06:45 PM
(tiep theo)

Trận đánh tại Căn Cứ Biệt Ðộng Quân Bắc (Landing Zone North) -Sáng ngày 17 tháng February – Tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp Sư Ðoàn của Cộng quân từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng February, địch gia tăng áp lực vào các đơn vị BÐQ. Các TÐ/21 và 39 BÐQ bị tấn công thăm dò và pháo kích liên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các TÐ BÐQ vẫn giữ vững vị trí; mãi đến 8: 30 sáng cùng ngày, BCH/LÐ1/BÐQ tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 120 ly rất chính xác, khiến 2 chết, 4 bị thương; Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Ðoàn 308 Cộng quân với ba Trung Ðoàn 64, 88 và 102nd đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của BÐQ. Khi trời sáng rõ, một trực thăng tải thương loại Huey thuộc Ðại-đội 237, Tiểu Ðoàn 16, Lữ Ðoàn 44 Tải-Thương của Hoa Kỳ [có tên là DMZ Dust Off. DMZ là tên tắt của De-Military-Zone tức là vùng Phi Quân Sự. Dust Off là tên lóng để gọi chung các trực thăng tải thương Hoa Kỳ] nhận được lệnh tải thương khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ. Nên nhớ đại đa số những trực thăng tham chiến tại Hạ Lào không phải của Không Quân mà thuộc các Sư Ðoàn Bộ Binh Không Kỵ 101 Hoa Kỳ nên được tổ chức thành các Tiểu Ðoàn hoặc Ðại Ðội theo hệ thống Lục Quân.

Chiếc trực thăng tản thương cất cánh tại Khe Sanh, hai phi công là Trung Úy Joseph Gordon Brown và Darrel Monteith, với hai Trung Sĩ y tá tên Fujii và Simpco cùng cơ khí viên Costello; Trên đường bay, phi hành đoàn đã được thông báo là bãi đáp rất "nóng" (hot) vì bị phòng không và súng cối địch vây chặt. Khi còn cách Căn Cứ LZ Ranger North chừng 3 cây số, phòng không địch đã bắn lên như mưa, Toán trực thăng võ trang Cobra hộ tống vội nhào xuống bắn hỏa tiễn và minigun để tiêu diệt các ổ phòng không nhưng không mấy hiệu quả vì những ổ súng này được ngụy trang rất kỹ càng, khéo léo và chôn sâu trong các công sự, hầm hố, dưới gốc bụi Tre, nơi vách núi đá khá vững chắc. Sau một hồi bắn phá, hai chiếc Cobra đã hết đạn, vả lại nhiên liệu cũng gần cạn nên phải quay về Khe Sanh tái tiếp tế. Phi công Brown nhận thấy phòng không địch vẫn còn quá mạnh, không thể vào bãi đáp nên đã quyết định hủy bỏ công tác. Nhưng chỉ một lát sau, anh đổi ý, hay có lệnh mới, anh bay vòng trở lại, mặc dầu trực thăng võ trang hộ tống đã bay về Khe Sanh để tái trang bị hỏa lực. Gần tới Bãi Ðáp Ranger North, chiếc trực thăng tản thương bay thật thấp để cố tránh màng lưới phòng không, nhưng những lằn đạn lửa AK và 12.7 ly vẫn chằng chịt đuổi theo. Từ trên trực thăng, anh Trung Sĩ, y-tá Fujii người Hawai trông thấy rõ các binh sĩ BÐQ trong giao thông hào đang chiến đấu dưới làn mưa đạn súng cối, hỏa tiển 122ly và pháo 152ly của Cộng quân. Trực thăng tản thương quyết tâm nhào vội xuống bãi đáp; Toán tản thương của BÐQ đẩy vội các thương binh lên trực thăng, nhưng khi vừa rời mặt đất, một quả súng cối 120 ly nổ ngay bên cạnh máy bay khiến phi công trưởng Brown chết ngay tại chỗ, còn phi công phụ Monteith bị thương nặng, hai anh Fujii và Simpco đều bị trúng mảnh đạn súng cối ở lưng, chỉ có anh Costello là vô sự. Chiếc trực thăng cách mặt đất vài thước rơi xuống đất, tất cả những người sống sót, kể cả các thương binh BÐQ vội rời trực thăng chạy vào giao thông hào cách trực thăng chừng 10 thước; Sau đó, một trực thăng Huey cấp cứu khác liều lĩnh đáp xuống và cứu được phi hành đoàn Hoa Kỳ, ngoại trừ anh Trung Sĩ y-tá Fujii bị kẹt lại vì đang núp dưới bunker chạy ra không kịp; Từ lúc đó, các phi công Hoa Kỳ được lệnh tránh xa khu vực này vì hỏa lực phòng không quá dữ dội. Trong khi đó, Cộng quân cũng pháo kích vào Ranger LZ South.

Sáng ngày 19 tháng February, áp lực tại căn cứ BÐQ Nam tương đối giảm, tuy không bị tấn công nhưng cường độ pháo kích vẫn dữ dội và liên tục. Ngoài ra, phòng không địch và súng cối 120ly vẫn khóa kín bãi đáp khiến TÐ/21 BÐQ không thể cựa quậy, đồng thời làm cho mọi hoạt động của vị trí này bị ngưng trệ. Khi đã cô lập và phá được thế liên hoàn giữa hai tiểu đoàn BÐQ, Cộng quân tập trung toàn bộ lực lượng Trung Ðoàn 102nd, SÐ 308 tấn công TÐ/39 BÐQ đóng xa hơn về phía Bắc. Tuy bị vây hãm và tấn công dữ dội, các binh sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Khang vẫn bình tỉnh chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân. Các trực thăng thuộc TÐ/158 Trực Thăng (158 CAB - Combat Assault Battalion) Hoa Kỳ do Trung Tá Peachy chỉ huy bay liên tục để tản thương, tiếp tế và yểm trợ hỏa lực cho tiền đồn bị tấn công này; Các pháo đội thuộc TÐ 44 PB đặt tại Phú Lộc về hướng Ðông và FSB Ðồi-30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào các vị trí quân Bắc Việt. Ðể tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát" [hugging] Nhiều khi chúng nằm sát lớp hàng rào phòng thủ khiến nhiều trực thăng tiếp tế bị trúng đạn địch vì lầm tưởng là binh sĩ BÐQ, vì đôi bên quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn chỉ trừ có EC-130B có thể yểm trợ quân bạn 20 thước kể cả ban đêm nhờ hệ thống điển tử hồng ngoại tuyến nên đã cứu được hai tiểu đoàn BÐQ đang bị vây hãm. Trong học viện Quân sự Hoa-kỳ đánh giá cao về sự đa dụng của chiếc vận tải cơ bán phản lực EC-130B nầy.

Trận đánh tại căn cứ Ranger North kéo dài suốt ngày 19 tháng February. TÐ39 BÐQ báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Ðông bằng súng không giật trực xạ sơn pháo 85ly và súng cối 120ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, TÐ39 BÐQ vẫn giữ vững vị trí dưới các công sự để cho gunship EC-130B không tập- Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Ðoàn 102nd, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Ðoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Ranger North bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Tuy bị bao vây và tấn công liên tục nhưng dưới sự chỉ huy bình tĩnh và gan dạ của Thiếu tá TÐT Vũ Ðình Khang, các chiến sĩ TÐ39 BÐQ vẫn bình tĩnh chiến đấu, đánh bật những đợt tấn công biển người. Cộng quân tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng tại Trung tâm huấn luyện nơi đây và các hầm hố chôn dấu vũ khí đã có ước tính trước. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hang-ngũ vì bị chết quá nhiều, xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi, dọc theo dòng suối.

Trận đánh ngày 19 tháng February là một chiến thắng lớn của TÐ/39 BÐQ nhưng những chiến sĩ quả cảm nầy cũng đã bị yếu sức vì nhiều binh sĩ bị chết và bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực; Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược cũng gần cạn vì không được tiếp tế, đến đêm, quân BV sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Ranger South và Phú Lộc bị pháo kích dữ-dội, và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho TÐ/39 bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Ranger North như lòng chảo bị bao vây, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của BÐQ. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Ðình Khang, vị TÐT can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Ông dùng anh y tá người Mỹ Fujii như một chuyên viên truyền tin bất đắc dĩ để đảm trách việc liên lạc với các phi cơ Hoa Kỳ. Trung sĩ Fujii hoạt động rất đắc lực chuyển lời yêu cầu của Thiếu tá Khang lên các trực thăng võ trang Cobra và các phản lực cơ của Không Hải Quân chiến thuật Hoa Kỳ những tọa độ mục tiêu chính xác để xin oanh tạc. Nhiều lúc, quân BV vì quá đông nên môt số đã lọt được vào phòng tuyến của BÐQ, chiếm được một khúc giao thông hào, các chiến sĩ Mũ Nâu can trường đã phải cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn để đẩy lui chúng.

Ðến đây, tạm thời mở một dấu ngoặc để nói thêm về anh Trung sĩ y tá Fujii, lúc đó, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình đa số thuộc loại phản chiến của Hoa Kỳ luôn tìm đủ mọi dịp loan tin giật gân nhằm mục đích triệt hạ uy tín QLVNCH. Vì đạo luật Cooper-Church Amendment 1970 ngăn cấm không cho quân bộ chiến Hoa Kỳ có mặt trên phần đất Lào và Cambodia nên gặp dịp anh y tá Fujii bị bắn rơi, chạy không kịp nên bắt buộc phải chiến đấu bên cạnh TÐ39 BÐQ, họ liền nắm lấy cơ hội. Họ ca tụng Fujii như một vị anh hùng trong trận đánh tại căn cứ Ranger North, BÐQ Bắc, coi như một mình anh y tá này đã cứu nguyên một Tiểu Ðoàn 39/BÐQ tinh nhuệ. Có người lại còn "phong" cho anh ta chức vị "cố vấn" bất đắc dĩ của TÐ39 BÐQ! Ðây là một sự thổi phồng lố bịch và quá đáng! Chúng ta hãy tưởng tượng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng sống như chỉ mành treo chuông, một anh y tá chuyên cầm kim chích bị kẹt lại dưới đất vì không chạy kịp, dù là sĩ quan Mỹ tốt nghiệp vỏ bị West-Point đi nữa đã "cố vấn" được những gì cho một một TÐT BÐQ dạn dầy kinh nghiệm chiến trường như Thiếu tá Khang? Ðồng ý là anh Fujii đã trợ giúp TÐ39 BÐQ rất đắc lực trong lãnh vực liên lạc truyền tin, nhưng các chiến sĩ BÐQ còn đóng góp đắc lực hơn nhiều trên phương diện thực sự kinh nghiệm chiến đấu. Thật ra, vai trò của anh y tá này đơn thuần chỉ là một âm thoại viên, nhận những quyết định, dữ kiện cùng lời yêu cầu oanh tạc yểm trợ từ Thiếu tá TÐT-Khang rồi chuyển lại cho các phi công Hoa Kỳ vì lý do anh nói tiếng Anh dĩ nhiên thành thạo và dễ hiểu hơn, rất có thể việc "liên lạc" thông thường này được người Mỹ coi là vai trò quan trọng của cố vấn chăng? Cũng anh Fujii này, sau đó có dịp nhẩy lên được một trực thăng rời khỏi Ranger North, nhưng không may trực thăng này cũng bị trúng đạn, nhưng đáp được xuống LZ Ranger South nên lại bị kẹt tại đây. Chuyện chỉ có vậy, thế mà báo chí Hoa Kỳ lại có dịp thổi phồng, nói là anh y-tá này tình nguyện ở lại với TÐ21 BÐQ để giúp đơn vị này phòng thủ căn cứ! Trở lại trận đánh tại LZ Ranger North; Tuy bị Cộng quân bao vây chặt chẽ và tấn công suốt đêm nhưng TÐ/39 BÐQ dù đã bị thiệt hại khá nặng và đạn dược cũng gần cạn nhưng vẫn còn giữ vững vị trí chiến đấu. Thiếu Tá Khang luôn đôn đốc các chiến sĩ của mình đề phòng cẩn mật và tiết kiệm đạn dược vì ông biết trong hoàn cảnh nguy-nan này, trực thăng tiếp tế hay tải thương không còn cách nào đáp xuống được nữa, về trận đánh tại căn cứ BÐQ Bắc trong đêm 19 tháng February này, chính anh "cố vấn" Fujii đã kể lại cho các phóng viên Hoa Kỳ nghe như sau:

"Trận đánh vô cùng khốc liệt, cả ngọn đồi như bốc lửa vì hỏa lực bom đạn đôi bên, tuy có một vài sĩ quan BÐQ hoảng hốt khi thấy được lực lượng BV quá đông và có chiến xa yễm trợ nên gỡ bỏ cấp bực phù hiệu và thiêu hủy thẻ quân nhân, nhưng bù lại vị TÐT vẫn bình tĩnh và gan dạ chỉ huy cuộc phòng thủ và phản công, có lúc địch quân đông như kiến tràn vào, tôi đã phải dùng súng M-16 bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác vào những đợt xung phong biển người, NVA chết như rạ nhưng vẫn liều lĩnh xông vào. Có lúc toán tiền phong cảm tử của địch đã lọt được vào trong vị trí phòng thủ, nhưng bị các chiến sĩ BÐQ can trường dùng lưỡi lê và lựu đạn cận chiến đánh bật ra trong vòng 10 phút. Sáng hôm sau, chúng tôi bắn hết đạn, tôi thấy các chiến sĩ Mũ Nâu phải đi lật từng xác đồng bạn cũng như xác địch để kiếm thêm đạn dược và vũ khí còn xử dụng được. Những người còn chiến đấu được thiết lập một tuyến phòng thủ quanh hầm chỉ huy để sẵn sàng tử chiến, nhưng phải thành thật, suốt đếm đó nếu không có EC-130B gunship bao vùng thì thật khó mà không bị địch tràn ngập lên cứ-điểm LZ".

Sáng ngày 20 tháng February, ngay từ lúc hừng đông, khi lớp sương mù chưa tan hết trên rừng núi Hạ Lào, từng đợt phi cơ đủ loại đã ào tới trợ chiến. Bắt đầu từ lúc 9: 30 sáng cho tới 2: 30 chiều, tổng cộng có 32 phi vụ oanh tạc yểm trợ cho hai căn cứ BÐQ Ranger South và North đang bị vây hãm khiến hàng trăm Cộng quân bị tan xác. Mặc dầu bị thiệt hại rất nặng vì hỏa lực phi pháo, Cộng quân vẫn không rời bỏ trận địa và được yểm trợ đắc lực bằng một rừng phòng không đủ loại tạo thành màng lưới lửa dầy đặc khiến trực thăng tiếp tế và tản thương không thể nào vượt qua nổi; Nhiều phi công trực thăng Hoa Kỳ cố lao qua bức tường lửa phòng không nhưng chỉ có hai trực thăng may mắn đáp xuống được trong khoảnh khắc. Khi cất cánh, cả hai phi cơ này đều bị trúng đạn phòng không, một chiếc phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ LZ Ranger South, chiếc kia may mắn bay được tới FSB Ðồi-30 xa hơn về phía Nam. Trận chiến quả là đẫm máu, vô cùng khốc-liệt, đến trưa , các máy bay quan sát FAC Bronco OV-10 báo cáo quân BV lại pháo kích dữ dội và có chừng 400 đến 500 tên đang vây kín vị trí của TÐ/39 BÐQ. Những trận mưa pháo liên tiếp của địch khiến ngọn đồi nhỏ như vỡ tan thành từng mảnh vụn cho đến con kiếng cũng không sống nổi. Những lớp bụi đất đá Hạ Lào màu vàng nhạt liên tục tung lên sau mỗi đợt pháo kích, che phủ cả các chiến sĩ Mũ Nâu anh dũng vẫn bình tỉnh ghìm súng chờ địch dưới giao thông hào qua lớp khói mù-mịt, không còn phung phí đạn như trước đó nữa. Không được tăng viện, không được tiếp tế, không được tản thương, số tổn thất mỗi lúc một cao và đạn dược đã hết sau nhiều ngày tử chiến, số mạng của các chiến dĩ TÐ/39 BÐQ như chỉ mành treo chuông. Mọi yểm trợ sinh tử cứu nguy chỉ còn trông mong vào các phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh từ các vị trí bạn bắn tới yểm trợ, nhưng rất tiếc trực thăng của LÐ51TC không được lệnh yểm trợ cho BÐQ mà chỉ có Dù, Thiết kỵ và Sư đoàn-1 mà thôi.

Bỗng dưng tôi nghe trong nón bay: ”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…?" Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nỗ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vì phi công Hoa Ky ...

Queenbee-1
(con tiep)

vinhtruong
10-20-2010, 04:22 AM
Ðang bao vùng cho TÐ/6 Dù, bỗng dưng tôi có lệnh phải yểm trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi hành của hhọ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi… nghe không trả lời…?" Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vì phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy. Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển chưa đầy 700 thước.

Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào…Tôi bùi ngùi trong giây lát… chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ… Những cánh Chim non đang ngỡ ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ loại phòng không dầy-đặc. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo”

“Kingstar 5…cho biết vị trí ở đâu”
“Song-Chùy I… Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
“Làm vòng chờ… 4 phút nữa Song-Chùy sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”

2 chiếc Trực-thăng Võ trang, tạm thời rời vùng hành quân, bay sà thấp trên ngọn cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời Nhà-tù Lao-Bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Trung úy Lưu vừa được tôi xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu làm lead. Tuy là TPC Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những top gun như Tiến, Châu, Thục… người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những trong nước mà còn đảm nhiệm các trọng trách như bay yểm trợ cho Dù từ Ðồn điền Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lộng từng cơn, điều khiển con tàu không dễ dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.

Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động hăng-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị cũ. Anh đang hăng-tiết bay xạc lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo. Vì bay cao nên Kingstar 5 không thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp.

“Song Chùy đã thấy Kingstar… hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ của Kingstar 5 sẽ gặp chúng tôi đến đón”.

Hai chiếc Võ trang bay đội hình sẵn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một vùng vô cùng nguy hiểm. Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 bi tràn-ngập bởi Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn 70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ noi bị tràn ngập tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số. Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà là trục đường tiến-sát gần nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy mà thôi, Họ đang lấy Phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.

Ðội hình phải thay đổi, trải rộng tầm quan sát khi cần yểm trợ xạ kích bao che lẫn nhau. Tôi ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 15 giây, và Kingstar-5 cách 45 giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, tôi bay sát ngọn cây ở cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hữu hiệu của AK-47 từ trên đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ, còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay ra khỏi nòng. Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy, dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loái người nơi đây, Thình lình, đồng loạt tôi nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt nổ dòn tan. Quả thật khi tôi nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm miệng ếch, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới xuống dàn pháo, có lẽ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.

“Khi sắp đến bãi đáp… Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn bao quanh bãi đáp… Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của Kingstar 5…O.Kay?”

Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Tôi thừa hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ. Vào khoảng 11 giờ sáng nay, khi sương mù đang tan, chúng tôi đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào chịu nhìn lên, nên chúng tôi mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mãnh, đặt Súng ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ pháo kích vào. Tôi đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời, lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chang ánh vàng toã xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà 42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho “Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.

“Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bãi đáp… bải đáp ở hướng 12 giờ của Kingstar… Song-Chùy chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận tiến của Kingstar 5… an-toàn lắm… làm cận tiến đáp đi!”

Tôi nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ đến đây thì xạ thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút “Chúng nó ở trên sườn núi đồi trọc đang bắn xuống… đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng. Tôi ra lệnh

“Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi… trên cao hơn mình một chút… O.K, Tôi tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”.

Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó tôi quẹo gắt qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng xổng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào bằng một vận tốc 2,000 viên phút.

Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bãi đáp rất khó, cũng như địch luôn bám sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bãi đáp thì không còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí, để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh phung phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy.

(con tiep)

vinhtruong
10-22-2010, 01:22 AM
Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa mới chặt; Quả thật bãi đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoai-thoải nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Tôi bay sạt trên đầu Kingstar 5, nhìn rõ bãi đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chỗ đáp. Tôi bắt đầu lo… lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xảy ra! Dưới đây có lẽ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua, đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 một cách êm ái. Nơi đây chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ. Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42 khẩu pháo điên cuồn dập xuống yểm trợ, dỉ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi nghỉ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy Gunship-Cobra yểm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đỡ và yểm trợ hoả lực liên hoàn cho nhau.

“Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẵn-sàng chưa? Càng nhanh càng tốt…để còn có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến 30”.

Tôi đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm nhiều, ứng xử ra sao đây… nếu bị trường hợp khẩn cấp. Nhưng dầu sao các Phi công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẳng, và hiện đang bay “team” với nhau.

Tôi nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng gió cuồn-cuộn của núi đồi, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây? Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng! Nhưng tôi tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tỉnh tự định liệu.

À…Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều, bãi đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã. Tôi bay vòng trở lại, và phát hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa chết hụt hồi nãy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang đứng thẳng lưng bắn nã tới bãi đáp. Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy tôi mới cảm nhận Song-Chùy 2 bắn tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm ngay tiếng A.K của chúng. Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiển chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Tôi cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo.

Bỗng dưng tôi sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng nầy, tôi chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao!.. Không dám gây ra tiếng động ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của phi công, khoảng thời gian dài nặng nề trôi qua… bỗng:

“Song-Chùy…Kingstar 5 đã chém cây… tàu rung giựt rất mạnh… nhưng tôi rán cất cánh… Song-Chùy… rán theo dõi tôi…..!” rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro.

Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì tôi đã lỡ Salvo tất cả Rockets vào sườn đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống để cứu tất cả đoàn-viên. Tôi phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một. Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tĩnh của Kinngstar 5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép buộc như tôi đã làm hôm trước cũng không sao. Tôi giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt trọng lượng, cũng vì lý do tôi muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách không thể chần chờ được. “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Tôi cố nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tĩnh nói qua vô tuyến bằng một giọng đều-đều nhẹ-nhàng:

“Kingstar 5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh… cho đến khi nào anh đáp xuống…bình tỉnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu Ngựa nhảy nhổm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! tuy high-frequency nhưng không sao… đừng vượt quá 70 knots… O.Kay!”

Giờ nầy, tôi để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải bay ngang qua thung-lũng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như Đỉa; Chứng cớ nơi bãi đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ cho các cứ điểm Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2 chiếc Hueys của LD51TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ trang của tôi vào ngày hôm kia nữa. Thế nên tôi có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy rối vào những tọa độ trước mặt mà chúng tôi sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của Tôi, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt; chúng tôi an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175 ly và 8 inch Howitzers. Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông xuôi về Quốc lộ 9, xa xa hiện lên những loang-lổ lổm chổm với nhiều đám khói an-toàn. Tự nhiên trong tâm chúng tôi, mọi người đều cùng có một cảm giác thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ chúng tôi.

Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho quân bạn. Nhưng chúng tôi được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao giờ ngưng nghỉ.

Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội, Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang. Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm xác chết. Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim can. Trong lúc anh Fujii chuyển lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy của vị TÐT can trường. Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn; Anh y tá Fujii cố chạy ra trực thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi; Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên, trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau lưng đại-đội-1 vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30.

vinhtruong
10-26-2010, 04:09 AM
Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần. Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cảm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận "sinh Bắc tử Nam". Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln... khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.

Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con "suối máu" tanh rình tràn ngập khắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chữ U, chỉ chừa một cửa ngõ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

"Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lửa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ".

Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: "Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.

Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: "Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào".

Trong tác phẩm "Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30" của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: "Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT". Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc "cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào" để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

- QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với cỏ tranh trải dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yểm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn "hỗ tương yểm trợ" của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.

- Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như "lưỡng diện thọ địch" Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghỉ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu.

- Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác... Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: "Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy".

- Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)

Gunship PD-213 va 2 DD Trinh Sat Du
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”.

Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả. Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dĩ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.

Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẽ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nóc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phải ểễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yểm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.
Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiếng che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiễn phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.

Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiễn chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nãy giờ tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dõi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoảng cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.

Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoai thoải và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.
(con tiep)

vinhtruong
11-01-2010, 11:45 PM
Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!” …Chiến thuật cạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch phải chui rúc, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc phải ngã quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưỡi hái tử thần. Ðặc biệt, cánh rừng chồi da beo hình chữ nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị minigun giã nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc dộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng. Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chữ nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chĩa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu đại liên 14,5 ly, nhưng có lẽ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chĩa về hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-quớt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được. Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển; Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy.

Vừa làm một pass rải dài 8 hoả tiễn vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến trường và sẽ tìm ra chúng. Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi. Chúng tôi từ giã bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài đám cháy với lớp khói mờ-mịt tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rõ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm quá vậy… xém chút nữa chúng tôi ôm lãnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho thả… mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi… thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tích như làm ảo-thuật trên nền thãm xanh rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả… thôi thông cảm nghe bạn”. Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái võ trang và châm đầy xăng nhớt.

Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mũi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rải đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẩm bằng một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi đáy chảo… không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẫn đến nỗi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin đưa ra một dẫn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll Consider it”.

Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc Mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hãm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngủ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xảy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219… cứ miên man suy nghĩ mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng trễ nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẫn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngủ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống).

Tôi bóp đầu nặn óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại… Đang miên-man tìm ra chân-lý, tôi bỗng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giẩải danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211. Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mã tấu, thanh long đao, chỉa ba, thước bảng, roi xích... nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!

Tôi lại bóp trán mỉm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn… Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng võ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tiềm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hữu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chỗ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt:
Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm” Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719).

Ngày 22/2/1971- Cả đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang của 42 khẩu trọng pháo Mỹ bắn yểm trợ, khuấy rối, mà chỉ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịt. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31. Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiểm.

Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tử Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khủng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.

Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bửu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cả pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mở một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghỉ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 của Bửu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hỏa lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bảo đảm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào của Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội của họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cảnh như vậy.

Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chỉ dẫn đường bay nước đáp cho Bửu qua cố- vấn của Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rải rác mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù mới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu… đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.

Giang đã trình bày cho Bửu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ dội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chỉnh rất chính xác. Phi-công dù tài giỏi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mảnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiển phương hướng rồi rơi xuống quay theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp của Giang. TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, cơ phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt-kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Bửu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua Mỹ nơi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, rồi Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mảnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc của Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngữa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu. Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi phải ghi vào sổ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn của Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít. PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "Thiên thần" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.

Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yểm trợ thuộc trung đoàn 202.

(còn-tiếp)

vinhtruong
11-06-2010, 04:56 PM
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì quân BV luôn di-động che-dấu dàn phòng-không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng sương mù lại tan rất trễ, mất thời gian tính cho Không Quân Chiến Thuật can thiệp, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom cầu-âu vào khu vực khả nghi chung quanh đồi-31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B-52 rải thảm từ phía nam đường-9 ầm-vang như tiếng sấm rền từ xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào cõi âm-u của rừng núi trùng điệp. Từ phòng hành quân Pentagon, do tướng Al.Haig làm Chairman, phối kiểm với con mắt nhân chứng của tôi, tôi cũng có thể quyết-đoán được, B-52 Arc Light chỉ yểm trợ từ ranh giới phía nam đường 9 trở xuống, Trung đoàn của Ðại tá Ðiềm di chuyển không đúng lộ-đồ của phòng lạnh Pentagon, cũng bị B-52 đuổi đít thê thảm, (vì họ đánh giặc như bàn cờ trong phòng lạnh với bản-đồ treo trên tường trước mặt là ly cafê đen phi-phào điếu thuốc) còn từ đường 9 trở về phía bắc thuộc vùng trách nhiệm của Gunship AC-130B, còn như ngay chính trục đường-tiến-sát là đường 9 thì lại của Skypot trách nhiệm, vì thế TÐ-8 Dù tùng thiết với Thiết Giáp, chỉ di-hành trễ mà toan chuẩn bị dừng chân nghỉ đêm cũng bi Skypot đuổi đít bằng CBU-24, khi nổ bung ra hàng trăm quả bom nhỏ nổ đều lóm-đóm như pháo bông. Hành động nầy có 2 mục đích: (1) đuổi đơn vị đặc nhiệm phải mau mau đi cho đúng lộ-đồ vào cái Rọ 604 của trò chơi chiến tranh trong phòng lạnh với lộ đồ bằng thước chỉ trên bảng, hậu quả TÐ/Phó TÐ/8 bị thương ngày 9/2/1971 (2) trắc nghiệm nếu phi hành đoàn trực thăng bị bắn rớt, cứ chạy xuống hầm quân BV đào sẵn mà núp, AC-130B có thể thả bom CBU-24 trên miệng hầm để chờ cứu cấp, như Ðại-đội Hắc báo đã cứu 7 đoàn viên UH1 của mỹ rớt bên Lào.

Tất cả hoả lực nầy, chúng đều là con dao 2 lưỡi nếu quân lực VNCH mà thượng-phong thì chính chúng sẽ “làm-bộ” thả lầm cho cân bằng lực lượng của cả 2 đối thủ cho trò chơi chiến tranh rất bẩn thỉu. Thí dụ TT Thiệu ra lệnh rút quân không chịu tấn kích vào Hậu cần 604, báo hại Sư-đoàn-2 Sao Vàng nằm chờ phục-kích phải chết oan bằng BLU-82s, BLU-82AL, và B-52 Arc Light, làm xóa sổ sư-đoàn nầy mà phía Hà Nội cũng không dám mở miệng, chỉ tội nghiệp cho người lính nhỏ bé của 2 miền Nam/Bắc từ cấp trung gian trở xuống. Tôi muốn ám chỉ từ cấp Lữ đoàn, Trung đoàn, Liên đoàn trở xuống người lính quèn là con thiêu thân. Tôi cũng đã đọc một tài liệu mật tại Library of Congress, siêu chính phủ Mỹ (Permanent Government) cho rằng phải tiêu diệt tất cả sĩ quan trung gian vì họ là thành phần ưu tú có nguy hại đến bàn giao Saigon cho Ha-Nội phải bị tắm máu, vì theo dư mưu thì chỉ rỉ-máu và Saigòn không thành đống gạch vụn khi bàn giao chuyển tiếp qua 3 vị tổng thống trong 72 tiếng đồng hồ.

Về phía quân BV quyết tâm bao vây theo lệnh cũa thành viên OSS-1945, Võ Nguyên Giáp, chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ không đánh trận gần như căn-cứ Mỹ tại Khe Sanh. Quân Bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù theo mưu đồ của Pentagon. Những vùng phía bắc đường-9 thì chỉ có Gunship AC-130B yểm trợ, nhưng họ chỉ ưu tiên cho BÐQ vì đơn vị nầy đang bị áp lực cực mạnh. Còn quân Dù chỉ có dựa vào một nhúm Gunships Phi đội 213, nhưng phần nhiều dành cover cho tản thương và tiếp tế, chỉ có yểm trợ tiếp cận (air closed supports) khi quân Dù bị PT-76 hoâc T-54 đe doạ.

Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, tất cả 2 đoàn viên H-34 từ Ðồi-31 đã nhận được lệnh và khởi sự di-chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa khi lớp sương mù buổi sáng vừa tan đi, đích thân phi đội-219 với 3 chiếc H-34 và 3 Gunship cũa phi-đội 213 sẽ yểm trợ một cách ngoạn mục theo kế hoạch rescue của tôi. Rút kinh nghiệm vừa qua tại Landing Zone North và South của BÐQ, tại sao trực thăng Mỹ rớt như chiếc lá mùa Thu? Tại sao phía Mỹ chịu quá nhiều thiệt hại hơn VN? Góp nhặt thực tế lấy ra trong các chiến trận, do các cố vấn Mỹ cũng như Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/LÐ17/SÐ101 Không Kỵ - Ðại úy Farrell, Phi đội trưởng, Gunship-Cobra C7/17, và Warrant Officer Joel Dozhier đại diện Phi-đội DMZ/Dust-Off cùng debriefing với Topgun trực thăng VN là tôi tại Hàm Nghi, Khe Sanh, để ghi chép vào Học-viên Quân-sư (Military History Institute of Vietnam) tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng thực tế rất hiệu quả như:

- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tiềm kích mất thời gian tính, nên địch có rộng thời giờ chuẩn bị trận địa.
- (2) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,
- (3) Nhiều minigun có xạ thủ tác xạ bao vùng (air cover) là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy; nếu nơi nầy địch quá đông ta sẽ yểm trợ thêm hoả tiễn chống biển người.
- (4) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngát không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, nếu ngoan cố sẽ bị minigun tiêu diệt trước khi mở mắt nhìn thấy sát thủ vừa bay thoáng qua.
- (5) Có nhiều con mắt Cú-vọ như diều hâu của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ xót những con mồi đang nằm trong tầm mắt.

Tại TOC dưới hầm Hàm Nghi, tôi đã bàn thảo với ba đại-tá Cockerham, Battreallda, cùng Tham-mưu-phó Hành-Quân/QÐ-1, xin được 20 phút ngừng tất cả hỏa lực pháo binh tác xạ cũng như không yểm, để chúng tôi làm cuộc đột kích lấy yếu tố bất ngờ cứu tất cả 2 phđ H-34 và thương binh Dù. Sau một hồi lâu bàn thảo suy tính cân nhắc, rồi các đại-tá nầy mới miễn cưỡng chịu chấp thuận. Vòng chờ của các hợp đoàn chúng tôi, lấy vùng trời A-luối, 15 phút làm điểm tập hợp như là một vòng chờ cho cuộc phi-diễn bay vào khán đài Ðồi-31. Cuộc rescue nầy do sự quyết định của tôi chỉ trong vòng có 5 phút chớp nhoáng trong vòng 20 phút cho cuộc hành quân phải hoàn thành. Giờ G và Phút P sẽ cho TOC biết ngay sau khi sương mù tan tại vùng hành quân.

Tôi sẽ đích thân cho TOC biết sau. Sự cấp cứu chỉ cần 5 phút đột xuất trong chớp nhoáng là phải thi hành cho xong: 3 gunship sẽ bay sát ngọn cây cách nhau 5 giây echelon trái, tầm đạn cuồng sát trên đầu địch 75 thước, trong vị thế cường kích. Ðiểm xuất phát TÐ/8 Dù, từ điểm chạm tuyến của đại đội Trinh-sát Dù, bay thẳng về hướng tây-bắc, thẳng đến sườn trái của Ðồi-31, trong lúc 3 H-34 ở cách sau 45 giây với cao-độ 150 thước song song với mặt rừng, 3 H-34 theo sau bay thẳng một mạch tới Bunker gần LZ để bốc tất cả đoàn-viên cùng thương binh, dưới sự bao vùng cũa 6 bầu lửa minigun cover 4.000 viên phút, rải đều như trận mưa rào nặng hột, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm, chia đều khoảng cách trên chu vi oanh kích, tuyết đối không xử dụng rockets chống Tăng mà chỉ dùng khi hữu sự, dồn nỗ lực rescue càng nhanh càng tốt; chỉ trừ khi lính BV phản ứng phóng ra khỏi hầm trú ẩn và chịu chấp nhận nghinh chiến thì đã bị bất khả dụng vì không tránh khỏi bị thương tích với trên 100.000 cái đinh sắt ghim vào người họ vào lúc cao điểm khi H-34 đang đáp xuống.

Từ điểm xuất phát trên đầu 2 Ðại đội Trinh sát Dù bay thẳng đến Ðồi-31 là 4 cây số, theo sau 50 giây trên cao độ 150 thước cách mặt rừng 3 H-34 bay thẳng đến Bunker để đón tất cả 2 phđ và thương binh, vì đạn M-60 trên H-34 không nhiều nên chỉ tác xạ khuấy rối (neutralization) khi thấy 2 gunship kè hai bên phụt xuống bằng hỏa tiễn chống biển người, có nghĩa khi cơ-phi trên H-34 thấy từng cụm khói đỏ-hồng phụt ra từ 2 gunship kè hai bên, lúc đó cơ-phi hãy tác xạ tự vệ. Chiéc gun số 2, 3 sẽ dùng hoả tiễn chống biển người để chống trả. Coi như rockets chống Tăng cũa Lead Trần Lê Tiến [Trung úy Tiến và tôi là 2 người đầu tiên xác định gunship với USAF, và S/I.P UH1 với 1st Army Aviation] chỉ để dành khi hữu sự mà không dùng càng tốt. Cái quan trọng nhứt là bốc thật nhanh đồng đội và thương binh Dù ra, vì đây không phải muc-tiêu cần phải tiêu diệt. Thực ra rockets chỉ là những hoả lực tự vệ, Minigun mới vô cùng lợi hại như dĩ vãng đã chứng minh.

Tôi sẽ bay C&C cùng với sĩ quan tham mưu Tiền-phương Dù, xử dụng tối đa M-18 cùng M-60 bắn xuống vào những nơi mà sĩ quan tham muu Dù nghi ngờ để phụ thêm hoả lực lúc cao điểm. Thế là chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 chiếc gunships trang bị 14 rockets chống Tăng, 28 rockets chống biển người, dẹp pod-rockets 19 thay vào pod-7 cho nhẹ và trang bị tối đa 12.000 viên 7,62 minigun cho dễ linh-động khi phải nhào lộn tác xạ. Trung úy Trần Lê Tiến sẽ lead 3 gun bay thẳng vào, trên ngọn cây, từ đám rừng già trước mặt, trên đầu 2 đại-đội Trinh-sát Dù. Khi bay qua khỏi vị trí Dù 45 giây thì bắt đầu khai hỏa: 6 xạ-thủ đứng xỗng lưng chồm ra ngoài rảo con mắt diều-hâu giội mưa xuống 4.000 viên phút, nhưng phải rút kinh nghiệm khi tăng khi giảm cường độ để duy trì hệ thống control-box không bị overcharge, bay thẳng một mạch đến bên trái Ðồi-31, lúc nầy Lead gun quẹo gắt qua phải lên cao độ bao vùng, kế tiếp chiếc 2 và 3 cùng lên cao độ, kè hai bên H-34 vừa mới tới mà phụt rockets chống biển người xuống bao vùng chung quanh. Tuyệt đối khai thác chướng ngại vật thiên nhiên, tàng cây, ngách núi, cùng khe-đá, phải chủ động khống-chế đối phương bằng hỏa lực cường tập, gầm thét, áp-đảo bằng minigun là chính, không cho phép địch ngóc đầu lên chống trả; chỉ xử dụng rockets khi địch quân dám xuất đầu lộ diện chiu chơi. Nếu có chiến xa cũng bắn chụp lên phủ đầu không cho chúng ló đầu ra khỏi pháo tháp bắn trả. Lead Tiến thấy cần thì một mình lấy cao độ hủy diệt nó, trong khi 6 miniguns vẫn tiếp tục nhả đạn, nhưng tốt hơn tha cho nó mà dành hỏa lực chỉ để rescue mà thôi. Ðiều quan trọng là cứu phi hành đoàn và thương binh là hoàn thành phi vụ với sự mãn nguyện đối với chúng ta 100%.

Hợp đoàn của chúng tôi sẽ phối họp bao vùng, không cần hoả yểm của Mỹ vì cũng chẳng ích lợi gì ở vùng núi cao hiểm trở nầy, như Mỹ đã tiền oanh kích một cách vô ích dưới sự chứng kiến cũa chúng tôi, mà còn báo-động cho địch ở vị thế sẵn sàng chiến đấu, hơn nữa lại còn làm cho địch biết trước rồi núp vào các hầm hố kiên cố cùng làm mất thế chủ động và bất ngờ. Rơi vào thế bị động như Mỹ. Ðộng-thái nầy có nghĩa không cho phép địch ở vị thế thượng phong chuẩn bị sẵn sàng phản-kích mà ta phải giành có quyền chọn thế thượng phong. Trong chiến trận ai giành được thế chủ động thì người đó nắm chắc phần thắng.

Trung úy Tiến sẽ cover để vào vừa tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra trong vòng 5 phút tối-đa. Trên vùng trời Ðồi 31, 3 chiếc gunships khai thác tối đa, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm chia đều cover trên châu-vi hình tròn mà mưa xuống không chừa chỗ nào để địch không có thể chòi ra bắn trả, vào lúc cao điểm khi H-34 vừa đáp thì được bao phủ kín-mít bằng cả trăm ngàn mũi tên đinh sắt ghim xuống. Nên chắc chắn một điều, hãy quên rockets mà chỉ chú trọng đến mưa đạn minigun, phải dí đầu mấy tay súng không cho phép địch chường mặt, tôi nghĩ chúng ta có thể làm được. Cuộc Rescue nầy rockets chỉ là hỏa lực tự vệ không cần thiết khi phải ứng xử.

Nhưng khốn nạn thay, trời không chiều lòng người, tạo nên một buổi sáng sương mù tan quá trễ. Lợi dụng trong khi sương mù bao phủ, các trung đoàn BV bôn tẩu với ý định lấy thịt đè người bằng xa luân chiến càn quét chỉ một tiểu đoàn-3 Dù trừ (300 tay súng mà thôi) trung đoàn chạm trán đầu tiên là 24B cùng với trung đoàn 27 cơ-động ở hướng tây bắc, chính nó vừa làm thiệt hại cho TÐ-6 Dù, ngay sau khi đổ bộ xuống để tiếp cứu Ðồi-31, tiếp theo đó 2 trung đoàn 102nd và 88 đang chuẩn bị tham chiến từ hướng đông-bắc thuộc Quân đoàn 70B, có trung đoàn chiến-xa 202 yểm trợ. Chúng quyết thanh toán Ðồi-31 với bất cứ giá nào. Kế hoạch rescue của tôi hoàn toàn bị đình-động, khi bất thần 42 khẩu trọng pháo của Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự vô cùng ngạc nhiên của chúng tôi, như vừa thỏa thuận buổi họp sáng nay.

Bây giờ, nơi Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận, nói theo danh từ quân BV là "Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31. Than ôi! Ðúng là mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẩn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như Kiến mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đỏ chống đỡ. Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chỉ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 sắp sữa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới.

Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn. Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù ở bên sườn tây. Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!" Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phải vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng ạm mưu tấn công như bầy kiến tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thủ cũa ta chỉ có 300 tay súng chống đỡ? Có cả thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên.

Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá cũa của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng- cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sũa bậy bạ lên phía trên đồi đễ hù dọa các thiên thần mũ đõ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 cũa FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắc đầu ngao- ngán.

Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rở vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C của con chim đầu đàn nguyện không bỏ anh em không bỏ bạn bè, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cảnh hàng binh
Về phía KQ, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trải thảm. Không thấy Giang và Em đâu. Anh em KQ tim hỏi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tãi. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.

Thế là PÐ-219 ghi thêm vào quân sử của LÐ/51/TC thêm một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên trái đồi oan-nghiệt nầy, Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, Khánh, On và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?

(còn-tiếp)

vinhtruong
11-10-2010, 04:18 AM
Vào sáng ngày 25 tháng 2, tình hình tại Đồi-31 nơi đặt BCH/LÐ3 Dù của Ðại Tá LĐT Nguyễn Văn Thọ, do TÐ 3/Dù trấn đóng trở nên nguy kịch vì bị Cộng quân có chiến xa tăng cường bao vây và tấn công dữ dội trong mấy ngày qua. T-54, vì leo đồi không được, nên chỉ từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên yểm trợ, Trung Tướng Dư Quốc Ðống ra lệnh cho một đơn-vị Thiết giáp và Tiểu- đoàn-8 Dù lúc đó đang hoạt động tại vùng Bắc A Lưới phải lập tức kéo tới tăng viện Đồi-31. Lực lượng tiếp cứu này gồm hai Chi Ðoàn thuộc các Thiết-Ðoàn 11 và 17 cùng với hai Ðại-đội Trinh sát thuộc TÐ-8 Dù. Ngay khi nhận được lệnh, cánh quân tiếp cứu này lập tức rời vùng A Lưới trực chỉ hướng bắc, Đồi-31 chỉ cách khoảng hơn 4 cây số đường rừng về hướng Bắc. Ðịa hình xa lạ, thêm rừng núi hiểm trở với cây cối chằng chịt đã gây trở ngại không nhỏ cho toán quân này. Nhưng ngược lại, rất thượng phong cho Trực thăng võ trang PĐ-213, nhưng rất tiếc chúng tôi không đủ TTVT mà tiêu diệt chúng, vì phải dành ưu tiên vover cho Dù và tiếp tế tải thương, nhưng ngày hôm qua trên đường tiến quân của 2 đại đội trinh sát, chúng tôi đã bắn đứt xích chiếc xe T-54 đi đầu và làm trầy trụa vài chiếc PT-76 khác vì không đủ rockets chống Tăng, sau cùng chúng tôi hướng dẫn Trinh sát Dù đi tách qua một bên, tránh đường mòn 92B, có nghĩa tránh xa đoàn xe T-54 núp dưới lùm Tre gai phục kích. Ngoài ra, vấn đề phối hợp giữa các đơn vị Thiết Giáp và Dù dường như không được suông sẻ như ý muốn dưới con mắt nghiên cứu của tôi... Trên đường di chuyển, một số chiến xa và thiết vận xa của ta bị hư hại vì trúng mìn và lọt vào các ổ phục kích của địch quân ẩn nấp trong rừng rậm; Trước viễn ảnh của những cuộc phục kích liên miên trên một địa thế hoàn toàn bất lợi cho sự di chuyển của chiến xa, toán Thiết Giáp yêu cầu quân Dù tùng thiết mở đường trước để đoàn chiến xa di chuyển theo sau. Ðây cũng là lỗi của tôi một phần vì trách nhiệm ích kỷ của tôi là chỉ yểm trợ cho Dù theo đúng đặc lệnh hành quân, cũng như tôi đã hứa với Tướng Ðống tại Căn cứ Fuller, ngày 5/2/1971, trong lúc thao dượt với quân Dù về yểm trợ hoả lực tiếp-cận. Nhưng quân Dù lúc đó chỉ có hai Ðại đội trinh sát, lại cũng đang bị phục kích gây trở ngại tương đương nên không trợ giúp được nhiều, còn chúng tôi thì luôn luôn ở trên đầu Dù để được che chở tương quan, như Không Quân và Nhảy Dù xung kích. Vì vậy, lực lượng tiếp viện bị trì hoãn, đã không đến kịp thời để giải vây cho Đồi-31. Theo sự nhận xét của riêng tôi dù lực lượng nầy có đến kịp cũng không đủ mạnh, vì Căn Cứ quan trọng này bị địch quân tràn ngập biển người với thiết vận xa PT-76 yểm trợ vô cùng hữu hiệu, trang bị với đại liên tối tân LX 14,5 ly. Vào hồi 6 giờ chiều cùng ngày, lúc đó, cánh quân Thiết Giáp và Dù tăng viện chỉ còn cách Đồi-31 chừng 3 cây số! nhưng đã trễ và vô ích vì quân BV quá đông lại có chiến xa T-54 yểm trợ chận ngay dưới chân đồi quyết tử.

Việc Đồi-31 bị mất đã gây ra khá nhiều bất đồng ý kiến giữa lực lượng Thiết Giáp và Dù, quân Dù thì cho rằng Chi đoàn thiết giáp vì ngại phải chạm trán với chiến xa T-54 của Cộng quân có hỏa lực mạnh hơn nên lừng khừng, chần chờ. Đúng vậy một số T-54 chỉ chờ phục kích dưới chân đồi và chấp nhận đụng độ ác liệt sống còn với quân bạn, còn TTVT chúng tôi bị nhiều trở ngại vì 42 khẩu pháo Mỹ dập xuống liên tục, xen kẽ Không quân chiến thuật nhào vào oanh tạc, FAC-OV-10 đuổi chúng tôi rời khỏi vùng, rồi B-52, nhờ có sự can thiệp của Ðại tá James Vaught của Pentagon. Phía Thiết Giáp lại bảo vì nhận được những lệnh mâu thuẫn từ Tướng Ðống và Tướng Lãm nên không biết đường nào mà thi hành, riêng phía cố vấn Mỹ Ðại Tá Battreall lại nhận định trong lúc trận đánh tại Đồi-31 diễn ra quyết liệt, BTL/SÐ/Dù và BTLHQ của Tướng Lãm không có quyết định thích-ứng kịp thời để phối hợp nên đã quên hẳn yếu tố Bộ binh tùng thiết, không ban hành những mệnh lệnh kịp thời cần thiết. Sau này, Tướng Lãm cho biết một vài chi tiết về vấn đề này như sau: "Khi lực lượng Thiết Giáp tiến đến gần đồi 31 thì trời đã sắp tối, lúc đó, Tướng Ðống bên SÐ/Dù báo cáo đồi 31 đã mất. Máy bay quan sát Mỹ OV-10 cũng xác nhận Cộng quân đã tràn ngập đồi 31, và sau cùng là chiếc Huey C&C của tôi chở sĩ quan Tiền Phương Dù xác nhận cuối cùng Đồi-31 đã rơi vào tay quân BV. Do đó, Ðại Tá Luật cho lệnh dừng quân cách đồi 31 chừng hơn một cây số. “Tôi cho đây là hành động hợp lý trong vị thế cần phòng thủ về đêm”, và nếu tiến thêm trong đêm tối là tự sát, quân BV đông như kiến với nhiều trung đoàn 66, 9, 102nd, 24B cày răng lược.

Nhưng dù với lý do gì đi nữa, chắc hẳn đã có những "bất đồng ý kiến", cộng thêm hệ thống chỉ huy không được thuần nhất khiến việc điều động kém hiệu quả. Nếu toán Thiết Giáp cứu viện đến được đồi 31 kịp thời, chưa hẳn đã thay đổi được tình thế, theo sự nhận xét của tôi chỉ có đẫm máu mà thôi rồi Ðồi-31 cũng rơi vào tay trung-đoàn 24B. Nơi đây quân BV có trung đoàn 24B và 2 trung đoàn 9 và 66 đang trên đường sẵn sàng tham chiến và trung đoàn 102nd với vũ khí tối tân nhứt của Quân đoàn 70B, tùng thiết sau trung đoàn chiến xa 202 thì e rằng quân ta sẽ bi tổn thất nhiều hơn lên bội phần cho cả đôi bên nếu buộc phải giao chiến. Ðương nhiên, phía BV cũng sẳn sàng tham chiến, Nhưng chắc hắn với hỏa lực được tăng cường, quân trú phòng lại lên tinh thần, ít ra địch quân cũng không dễ dàng mặc tình thao túng, hậu quả số người chết sẽ nhiều hơn lên, và rồi Đồi-31 cũng bị tràn ngập quân BV với nhiều trung đoàn vây quanh mà trách nhiệm chỉ định là trung đoàn 24B phải chiếm lĩnh bằng mọi giá.

Ðịa hình hiểm trở nơi Hạ Lào với đồi núi chập chùng và rừng cây rậm rạp đúng ra không thích hợp với chiến thuật càn lướt căn bản trong việc xử dụng chiến xa. Tại các trường Kỵ Binh nổi tiếng trên thế giới như Saumur (Pháp), Saint Cyr (Pháp), Sandhurst (Anh), Fort Knox (Hoa Kỳ) v.v… Các chiến lược gia thường giảng dạy phương pháp xử dụng chiến xa trên sa-mạc, vùng đất rộng lớn hay trên địa hình bằng phẳng. Những trận xa chiến lớn và nổi tiếng trong quân sử thế giới cũng thường diễn ra trong sa mạc hay vùng bình nguyên, chẳng hạn như những trận đánh của con "cáo Sa mạc" Rommel thuộc đoàn Panzer của Ðức tại Phi Châu, hoặc tướng Patton Hoa Kỳ xử dụng chiến xa thần tốc trong trận "Battle of the Bulge" tại vùng đồng bằng sông Rhin trong lãnh thổ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến. Gần đây hơn, những trận xa chiến lớn giữa Do Thái và khối Ả Rập cũng xảy ra tại vùng sa mạc Sinai trong trận chiến 1967 và trận đánh 7 ngày. Trong chiến dịch Desert Storm năm 1991, và trận chiến tại Iraq mới đây, quân đội Hoa Kỳ cũng dùng chiến xa tại sa mạc để càn lướt tốc chiến tiêu diệt lực lượng Iraq, tiến chiến thủ đô Bagdagh trong một thời gian kỷ lục. Những trận đụng độ chiến xa nổi tiếng này đều là địa hình bằng phẳng, tiếp vận dư thừa và hỏa lực yểm trợ đầy đủ. Những điều trên đây chứng minh tại sao phi đoàn 213 mất đi một dịp may vì chỉ có một nhúm ít TTVT nhưng chúng tôi đã hạ chúng một số đáng kể mà ít có ai biết đến, chỉ riêng đại đội trinh sát Dù và Chi đoàn 17 là nhân chứng. Ðịa hình đồi núi nầy tôi đoán chắc các T-54 chỉ di chuyển trên những đường mòn bắng phẳng như đường 9, 913, 914, 922, 92B thế thôi, ước gì có được một phi đoàn TTVT, thì tôi sẽ cắt một hợp đoàn Top Gun 3 chiếc chỉ đi săn lùng T-54 mà hủy diệt chúng, bay sát trên cây dọc theo các con dường nầy, khi phát hiện lập tức lấy ít cao độ và quây vòng tròn trên ấy mà phụt xuống bằng 6 khẩu minigun, kế đến tuần tự từng chiếc một lấy cao độ mà nện rockets chống Tăng hủy diệt chúng rất dễ dàng.

Là nhiệm vụ yểm trợ cho Dù nhứt là 2 Ðại đội Trinh sát Dù TÐ/8, tôi là người có mặt tại chỗ khi CCHL 31 thất thủ, Cộng quân bắt cầm tù có thể 2 đoàn viên và đại úy Nghĩa SQÐKTT, vào buổi tối ngày 25 tháng 2 năm 1971, Tôi nghi có lẽ là nhân chứng đáng tin cậy nhất. Trong hối ký "Từ Hạ Lào Tới Thượng Du Bắc Việt" đăng trong Tập San KBC số 7 phát hành vào năm 1988, trang 35, Ðại Úy Châu viết: "Với lòng dũng cảm và kiên cường của những người lính Nhảy Dù quyết tâm tử thủ Căn Cứ 31, đã gây cho địch quân một tổn thất nặng nề gồm 7 tăng lội nước PT-76 và T-54 khổng lồ bị bắn cháy ..." Vì tôn trọng tác giả, chớ thật ra T-54 không có leo lên tới đỉnh đồi để mà bị Dù hủy diệt, chúng chỉ ở dưới chân đồi sủa lên mà thôi.

Sáng ngày 26 tháng 2, sau khi Đồi-31 rơi vào tay quân BV, Tướng Ðống ra lệnh cho toán tăng viện hợp cùng thành phần còn lại của TÐ/3 Dù phản công chiếm lại vị trí này. Ðôi bên đụng độ ác liệt với hàng trăm Cộng quân bị bắn hạ. Tuy nhiên có 5 chiến xa M-41 bị hư hại vì đạn B-40 và B-41 của Cộng quân từ những hầm cộng đồng dưới gốc các bụi Tre-gai bắn xuống, riêng các chiến xa của LÐ1/TK lần đầu tiên cũng đã có dịp chạm trán với các chiến xa của Cộng quân. Sau trận xa chiến, Thiết Ðoàn 17 báo cáo bắn hạ 22 chiến xa địch, gồm 6 chiến xa T-54 và 16 PT-76 trong khi không bị mất một chiến xa M-41 nào. Họ không bao giờ chịu báo cáo TTVT PÐ/213 đã can thiệp nghinh-chiến với chiến xa địch trước khi M-41 thấy chúng hiện ra. Ðặc biệt trong trận này, Trung Sĩ trưởng xa Nguyễn Xuân Mai thuộc Chi Ðoàn 1, Thiết Ðoàn 17 đã trực tiếp bắn hạ một chiến xa T-54 của địch quân. Chiến công này được xác nhận bằng hình ảnh chụp được, Ðại Tá Battreall và Ðại Tá Hiệp rất vui mừng về thành quả rực rỡ của toán Thiết Giáp trong trận xa chiến đầu tiên. Nhưng một lần nữa, báo cáo của LÐ1/TK tại Hạ Lào lại bị nghi ngờ là phải, BTL Hàm Nghi, và tướng Sutherland, người đã không có thiện cảm với Ðại Tá Luật ngay từ vụ "Vandergrift". Lúc ban đầu cho rằng đây chỉ là điều bịa đặt. Ông lý luận rằng trong một trận xa chiến ác liệt đến độ 22 chiến xa địch bị bắn hạ, chắc chắn bên ta cũng phải có vài thiệt hại, Tôi có miệng mà nói chẳng ra lời, làm sao ai chứng kiến được TTVT PÐ/213 đã can thiệp quá kiêu hùng, nhưng rồi tôi cũng chẳng cần minh chứng. Ngay đến Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn tôi cũng chẳng buồn trả lời một câu nào cả [Cô ta đã mắng-nhiết tôi trên báo chí là “miệng câm như Hến dù chỉ nói lên những phi vụ hào hùng rất xứng đáng được ghi vào Quân-sử của KQVN].

Một số quân Dù cho rằng sồ chiến xa PT-76 và T-54 bị tiêu hủy trên Ðồi 31, một phần do TÐ3/Dù và Pháo Ðội/C3 Dù do Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương chỉ huy bắn hạ, phần khác do phi cơ B-52 tiêu diệt trong ngày hôm trước. Theo chỗ tôi nhận xét ước đoán, có thể Thiết Giáp đã không bắn hạ hết tất cả 22 chiến xa BV kể trên, nhưng ít nhất họ cũng đã can đảm đối đầu chiến xa địch có hỏa lực mạnh hơn và đã bắn hạ được một vài chiếc tại khu vực dưới chân Đồi-31. Còn trên Ðồi-31, TÐ-3 Dù có bắn tiêu diệt được vài PT-76 đang càng bướng tấn kích trên đường leo tiến vào đồi, nhưng không có chiếc T-54 nào bị hạ ở trên đồi vì nó không leo cao được.

Sau trận đụng độ với chiến xa địch tại đồi 31, toán Thiết Giáp tăng viện, cộng thêm thành thần còn lại của TÐ3 Dù hiện gặp nguy cơ bị địch quân chặn mất đường về A Lưới; Họ bị bao vây, cô lập trong một vùng đồi núi cây cối rậm rạp, TTVT 213 phải bắn rockets 17 pds vào hang núi mới triệt được một sơn-pháo 85 ly bắn càng quyét không cho đơn vị Dù tản lạc của TÐ-3 băng qua con suối về nhập vào Ðồi-30, trong lúc bộ binh địch vì quen thuộc hơn với địa hình nên có thể len lỏi tới gần để bắn tỉa từng chiến xa cũa ta. Vào trưa ngày 27 tháng 2, Cộng quân dùng bộ binh và chiến xa tấn công toan tràn ngập lực lượng này Tuy nhiên, các chiến xa và quân Dù phản ứng mãnh liệt với sự yểm trợ hữu hiệu của TTVT PÐ/213, phản lực cơ chiến thuật, theo sự suy đoán của tôi lúc đó có Sĩ Quan Điều Không Tuyền Tuyến, có lẽ Đại úy Nghĩa đang chạy thất lạc cùng Đại đội TĐ3 Dù có công hướng dẫn cùng Backseat Tôn Thất Tân PĐ-110; Sau cùng, quân BV phải rút lui vì bị thiệt hại quá nặng, bỏ lại chiến địa nhiều chiến xa và vũ khí.

Trong những ngày kế tiếp, sau khi bị thiệt hại nặng, tuy không còn đủ sức tấn công nhưng quân BV vẫn bám sát, bao vây và quấy rối, cho tới ngày 1 tháng 3, sau khi được tăng viện bổ sung quân số tại chiến trường và chỉnh đốn lực lượng sau những lần thất bại trước, họ lại mở một cuộc tấn công quyết liệt mong thanh toán đoàn chiến xa tăng viện này. Nhưng cũng như lần trước, các chiến sĩ Mũ Ðen và quân Dù chiến đấu anh dũng dưới sự yểm trợ đắc lực của TTVT PÐ/213 vô cùng hữu hiệu khiến địch quân lại thảm bại Lúc nầy B-52 mới thiệt tình đổi chiến thuật, vi phạm ROE từ Rolling Thunder qua Linebacker, yểm trợ tiếp cận, giúp quân bạn sau khi có sự can thiệp của Đại-tá James Vaught bất thần xuất hiện do sự điều động đặc biệt từ Tướng Al.Haig, Pentagon, thật vô cùng ngạc nhiên. Việc nầy nhờ Tổng Thống Thiệu cương quyết ra lệnh Tướng Lãm cho một đơn vị nhỏ của Sư Đoàn 1 nhảy xuống Tchepone “đái một bãi rồi rút về” Tuy nhiên, trước tình hình nguy hiểm một mất một còn, Ðại Tá Harrison, người vừa thay thế Ðại Tá Pence làm quyền Cố Vấn Trưởng SÐ/Dù khuyến cáo Tướng Dư Quốc Ðống hãy mau chóng quyết định dứt khoát; (Nhưng trên thực tế là đại tá James Vaught mới chính là người có thực quyền, như cặp mắt của tướng Haig tại Khe Sanh, Vaught chính là người biến cuộc rút-lui không giống như đường 7 khi quân đoàn 2 rút về đồng bằng Nha- Trang bằng cách ra lệnh thẳng cho SÐ101 yểm trợ cho trực thăng móc xe ủi đất làm cầu dã-chiến, cũng như tiếp tế xăng cho Thiết Giáp rút về) hoặc tăng viện thêm cho toán Thiết Giáp, hay ban lệnh cho họ rút về A Lưới. Nhưng SÐ/Dù vẫn chưa có quyết định rõ rệt vì choáng váng Đồi-31 vừa thất thủ và cuộc hành quân nầy do Pentagon soạn thảo, điều động và quyết định ngày 18/1/1971 bới Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Quân Việt Mỹ như con cờ thí cho mưu đồ của họ được gọi là để tiết kiệm xương máu của đôi bên như hai trái Bom Nguyên Tử thả trên đất Nhựt để rút ngắn cuộc chiến! Bàn giao Saigon cho Hà Nội không có “tắm-máu” mà chỉ “rỉ-máu” và Saigon không thành đống gạch vụn!

(còn-tiếp)

vinhtruong
11-13-2010, 04:57 PM
(Tôi viết ra đây như dựng lên "Ðài Tưởng Niệm Tinh-Thần” khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm-u Hạ-Lào sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian).

Ðêm 26, February 1971… qua chưa mà trời sao lại sáng – Trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi suy-tư cho số phận của 2 đoàn viên H-34 đang bị kẹt trong Ðồi-31 không biết sống chết như thế nào, Tôi bỗng giựt mình choàng mở to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn quấy rối (neutralization) gì đó cho quân bạn của Mỹ, tiếng đạn đại bác175ly Long Tom không cho Tướng Giáp biết mọi chi tiết của cuộc hành quân, vì Tướng Giáp là một thành viên OSS kết nạp 1945 tại mật khu Pat-Pó, [hình giải mật của Allan Squiers, trong khi Cụ Hồ mặc quần xà-lỏn dơ 2 cái ống quyển xương xỏ teo ngắt, lúc nầy Võ nguyên Giáp đang ở trong rừng là Trung đội trưởng Võ trang tuyên truyền, nhưng cũng phải mặc áo trắng thắt cà vạt đoàn hoàn để mừng lễ được gia nhập OSS 1945 qua sự kết nạp của Ðiệp-viên số 19 Lucius và Hạ-sĩ quan tình báo quân đội OSS là huấn luyện viên].

Trung đoàn trưởng 24B/Sư-đoàn 304BV đã áp lực Ðại tá Thọ thông báo về Khe Sanh là Ðồi-31 đã rơi vào tay quân đội BV, lúc 16 giờ 15 phút, ngày 25 February theo như đồng hồ của tôi: Mấy ngày qua, 2 chiếc H.34 của Phi-đoàn 219, đã bị hạ trên Đồi 31, họ là những Phi hành đoàn tài ba và gan dạ nhất của Không-quân VN, khi phải nói đến Phi-hành-đoàn Queen-Bee thì người Mỹ phải nghiêng mình khâm phục, Trung-úy Cow-boy, Trần Hữu Khôi, rước Toán Delta bị 88 lỗ đạn, nhưng vẫn đem cả Toán SOG về được, phải tranh giành Toán từ trong tay địch, Th-úy Hùng “râu-kẽm”cũng 66 lỗ, nhưng cũng tha mồi về được. Những Toán viên Biệt-kích Mỹ SOG được cứu sống không bao giờ quên được Phi-hành-đoàn Queen-Bee đã cứu họ; Lời Thiếu-Tá Ban-3/SOG, Scotty Crerar: “Neither impossible ground fire nor unflyable-weather stopped Cowboy and Mutachio; dozen of SOG men survived purely because “can’t” was not in these Queenbee-pilots .vocabularies they were absolutely fearless!

Trưa ngày 23 February, chúng tôi bay đến tọa độ hành quân cách Đồi-31 chừng vài cây số ở hướng Đông Nam và cũng đang nóng lòng hướng dẫn cho hai đại đội Trinh-sát thuộc Tiểu-đoàn-8 Dù di chuyển tiếp cứu Đồi-31, được bắt tay với một Lực-lượng của Tiểu đoàn-3 Dù đang trấn đóng trên đỉnh Ðồi-31. Từ phía Nam, dưới bụi Tre-gai, hai T-54 nằm im-lìm hai bên đường mòn 92B để chờ phục kích, trong khi hai đại đội Dù đang dung rủi cặp theo giòng suối giữa đường thông thủy, tôi và Trung úy Lưu lead phải bay trên đầu Dù bằng những vòng lượn tròn quẹo gắt, thỉnh thoảng phải bắn rockets chụp vào những bụi Tre khả nghi trước mặt để cho Dù tiến lên. Trên cao, xa về hai đầu cánh quạt hai bên tôi đã khám phá ra những bụi cát đỏ tung toé từ những hầm miệng ếch trên sườn đồi giã xuống, nhưng chúng tôi cương quyết vẫn giữ ở trên đầu Dù, và chịu chấp nhận cùng chung với Dù những cột khói dựng đứng của đạn pháo BV bắn xuống để yểm trợ cho trung đoàn 24B thuộc Sư đoàn 304 và bên kia là một trung đoàn 27 cơ động. Chúng âm mưu lấy thịt đè người, còn như chiến xa T-54 có thiết xa leo đồi PT-76 yểm trợ thì chàng ràng lên xuống bọc hai bên sườn đồi trọc. Chúng không thể nào bịt mắt chúng tôi bằng để lại phía sau hai hàng song song in theo trên lớp cỏ Voi cao hơn tầm người, với đất đỏ còn tươi rói. Nếu như tôi không có lệnh dành hoả lực yểm trợ cho Dù thì cũng phải cùng chúng tranh tài cao thấp xem những xạ thủ trên PT-76 có súng đại-liên tối-tân 14,5 ly có dám chường mặt chạm trán với Minigun 7,62 ly hay không? Nhứt là trên thế đất hạ-phong dành cho họ ở vùng rừng núi nầy, chúng không khác gì Cá nằm trên thớt. Các T-54 có thiết xa PT-76 yểm trợ thì chạy lăng quăng thấy mà ngứa mắt, vì chúng ỷ bương càn lên xuống đồi trọc trên thế đất quen thuộc một cách ngon lành hơn chiến xa. Chúng đang núp phục kích trên đường 92, vây bọc hai bên vệ đường nơi khúc cong đáng sợ, nằm im-lìm trong lùm tre gai che khuất chờ phục kích hai Chi-đoàn 11 và 17 đang tiến lên dọc đường mòn đến Ðồi-31.

Thình lình FAC/OV-10 Bronco có tiếng người Việt hối giục chúng tôi phải rời vùng tức khắc để cho 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn 8 Dù, Chúng tôi về lại trên đầu Tiểu đoàn-1 Dù trên vùng A-Luối, nhìn lại phía sau từng tràng các đám khói dựng đứng lên như nấm rơm đang trổ nụ. Tôi lại nghe tiếng người Việt cho biết chúng tôi không được rời A-Luối vì 5 phút nữa B-52 Arc-Light sẽ trải thảm để tiêu diệt 2 trung đoàn BV đang toan tấn công hai đại đội Trinh Sát TÐ/8 Dù. Thinh linh, có Arc-Light B-52 can-thiệp? “Ðiều nầy làm tôi ngạc nhiên vô cùng” Ðây là lần đầu thấy B-52 oanh tạc trải thảm vùng bắc đường 9, theo sự theo-dõi chứng kiến của tôi hàng ngày, nhưng tôi cũng không lấy gì làm ngac nhiên, nhờ TT Thiệu ương ngạnh có lý-do, nên Ðại tá James Vaught mới từ Pentagon qua cho ra nhiều lệnh thay đổi táo-bạo thấy rõ.

Nửa giờ sau, tôi trở lại yểm trợ cho 2 Ðại đội Trinh Sát Dù, thì mới phát hiện dưới đám khói mờ mịt bị B-52 trải thảm, quá chính xác hai bên sườn núi cách quân Dù vào khoảng 300 thước, mà hồi nãy chúng tôi vừa bay qua. Lính BV chết lền khên chụm lại từng đống tốp người, thân thể bầm nát, thật đáng tội nghiệp cho số kiếp sanh Bắc tử Nam; Coi như trung đoàn 48 thuộc SÐ/320 có cái hỗn danh sư đoàn thép bị xoá sổ (Các sư đoàn BV bổ xung tân binh liên tục vì tại nơi đây có Trung tâm huấn luyện bổ xung quân số của Quân đoàn 70B, toạ lạc ngay tại ngã ba đường 92 và 9 gọi là Aluoi theo bản đồ hành quân).

Sương lam chiều không đủ sức che đậy không gian, đó đây khói Bom đạn vẫn còn luyến tiếc núi rừng, đâu đâu cũng toàn là màu khói ám chướng mờ ảo, phi công khó mà tìm được toạ độ của quân bạn. Tôi không dại gì bay trong những cụm bông gòn của phòng không 37 và 57 ly nổ lưng chừng trời, đang rượt theo những phi cơ chiến thuật, mà cũng không phải thế ‘độn-thổ’ mà nên gọi là ‘độn-rừng’ hay lối bay “Cạ-Càng” lướt trên chóp lá! Không phải vậy mà là “ngụy âm thanh” làm cho địch thủ không biết chúng tôi từ đâu đến bằng xa xa âm thanh lớn dần cuốn vào cánh quạt điên cuồng chém gió, rồi trận mưa đạn gầm thét khiếp đảm đương nhiên tự động phản xạ, địch phải kiếm chỗ núp khi chúng tôi bay áp đảo trên đầu chúng, dựa vào ưu điểm cường tập của các hung thần xạ-thủ có tầm trực xạ áp-đảo trải rộng từ trước ra sau với tầm đạn đạo cuồng sát từ trên ngọn cây, khác hẳn phi cơ tiềm-kích kể cả trực thăng Cobra.

Dù rằng, nơi đây mùi cháy khét của cây rừng không át nổi mùi sình thối của xác chết, “đây quả thật là một bầu trời đầy kinh hoàng”. Nhìn về hướng Đồi-31, nơi mà trước đó vài ngày, 2 chiếc H.34 đang uốn mình sà xuống như con Đại-bàng đớp mồi: Chiếc đầu tiên của Th-úy Giang tuông xuống như chiếc lá trong cơn gió lốc và chiếc của Th-úy Bửu xuất hiện bất thần, sau khi rà xát rạt trên các ngọn cây giữa trận địa pháo của BV đã điều chỉnh khá chính xác, đáng sợ nhứt là khắc-tinh súng cối 120ly văng rất nhiều mảnh làm trực thăng chỉ có xuống đáp mà không lên được; CSBV chỉ giã vào ngay khi nghe tiếng máy nổ của trực thăng vào Căn-cừ Hỏa-lực. Dù rằng phi công Queenbee có tài ba trong mọi chiêu thức để đáp nhưng khi chui vào lưới tạc đạn dầy-đặc như thế nầy thì chỉ như là những con thiêu thân mà thôi.

Thử hỏi đoàn viên lâm nạn Kingstar-4 của TPC Thiếu-úy Phúc lead có dám nhảy phóc lên chiếc số 2 của Trung úy Ðạt đang đáp chờ đoàn viên bị nạn. Bụi mảnh đạn như thế nào chắc đoàn viên 4 người nầy đều am hiểu và chỉ trong nháy mắt anh xạ thủ chiếc số 2 trúng mảnh đạn ngay. Dĩ nhiên ngườì không dự trận thì thật khó mà tin!? Là chứng nhân trong cơn bão lửa, đích thân Th-úy Bửu, chiếc Lead ra lệnh chiếc thứ 2 của Th-úy Yên… “đừng xuống!”: Queenbee dù thần thánh đến đâu nhưng khi phi cơ gần đến mặt đất sẽ bị các mảnh tạc đạn chạm-nổ vung-rải vào cơ phận cánh quạt đuôi làm cho phi cơ mất phương hướng điều khiển và sẽ bị vùi dập xuống mặt đất khi chưa toan đáp xuống bãi đáp (undershoot) Trường hợp Th/úy Giang, phi cơ gãy đuôi vì trúng mảnh đạn phát hỏa nơi phần xăng ít ỏi còn lại của 2 bình xăng giữa và sau đã hết trống từ lâu và chiếc của Th-úy Bửu thì bị các mảnh đạn chạm nổ xoáy rải vào làm tê liệt bộ phận điều khiển của cánh quạt đuôi buộc rơi xuống tại chỗ, trong vị thế counter-clockwise, với cường độ trận địa pháo cùng cả ngàn tạc-đạn như mưa rải xuống các căn cứ hỏa lực nầy thì chẳng bao lâu các chiếc trực thăng nầy đều lại trúng đạn thêm một lần nữa và phát hỏa hủy diệt, để lại bằng các cột khói đen xì lên cao ngất trời xanh như chiếc của Tr/úy Ðạt và Thiếu Phúc ở Căn Cứ Hồng Hà-2 và ở Ðồi-31 của Th-úy Giang, và Ðồi-30 là của Thiếu úy Lộc. Bạn có thể tưởng tượng con kiến nơi đây cũng phải chết, còn Mìn Claymore cho L/Ð/1 Dù, trực thăng vừa thả lưới xuống là trúng đạn nổ tan tành như xác pháo ngay. Ðiều nầy các chiến sĩ văn phòng chắc khó tin!? Ðây là điạ ngục trần gian đang bao trùm bởi khói lửa ầm vang trong tiếng đạn nổ kinh hoàng như không bao giờ chịu dứt.

Lúc nầy, cả Căn-cứ 31 đang quằn mình chịu những loạt trận địa pháo; dù rằng Tiểu đoàn-6 Dù đã được trực thăng vận xuống Tây Bắc của Ðồi-31, nhưng lại bị đụng trận dữ-dội, rồi bị một trận địa pháo khiếp đảm, coi như TÐ/6 bị bể, 28 chết, 49 bi thương, và 23 mất tích. Trung-úy Tiến, rồi Th-úy Châu luân phiên yểm trợ quyết liệt đã chận đứng nhiều đợt xung phong của trung đoàn-9 âm mưu tràn ngập TÐ/6 Dù, Top gun vẫn luôn giữ cao độ trên đầu quân Dù và chỉ chấp nhận AK-47 qua những đợt xung phong biển người của trung đoàn-9/308. Quả thật Th-úy Châu đã bị các AK-47 chụm lại bắn thẳng xuyên qua Burble vào Chicken-plate, mảnh dội văng vào cổ, bắp tay máu ra lênh láng, chúng tôi bỏ Ðại đội trinh sát Dù qua yểm trợ TÐ-6. Tôi ra lệnh chiếc Wing hướng dẫn Medivac Th-úy Châu về Khe Sanh liền.

Trời ơi cuộc chiến mới chỉ có 2 tuần mà sự thiệt hại quá sức tưởng tượng của tôi,
Hai đoàn viên UH1-H bị bắn tan xác trên không tại LZ Ranger South, giờ đây dưới Ðồi-31 cũng 2 đoàn viên đang kẹt ở dưới không biết sống chết như thế nào… rồi Th-úy Châu một Top Gun lỗi lạc mà chúng tôi cho là niềm kiêu-hãnh của Phi Ðoàn 213 đã bị trọng thương, Tôi như con chó điên, quyết dặn lòng thề phải chết trước khi con em mình gục ngã thêm để bảo vệ an toàn cho toà Lâu-đài LÐ51TC. Nuốt câm hờn trong lời nguyền nầy, Tôi bắt đầu điên tiết tự đưa tôi vào những chuyến bay xạ-kích liều lĩnh, thiếu sáng suốt, quá đáng, như con Gà te-tua đần-độn trong đá-độ… quần thảo với địch lướt trên ngọn cây, phải nhìn cho thật rõ đich là ai? Đơn vị nào? Sợ ma thì ma bắt! Phải thấy mặt những con ma xanh dờn chạy trốn! Tôi phải biến mình thành một đại-đế La-Mã bay đến đâu là thần-dân phải úp mặt vào khe núi! Với lối bay đào xới trên tàng lá bụi cây, đôi khi có thể nói vượt ra khỏi kỷ cương của cấp lãnh đạo.

Trong trí tôi sự chết-chóc như vậy là quá nhiều, tôi phải moi óc tìm ra “chân-lý” về chiến-thuật cách nào để bảo vệ con em minh, dù sao tôi cũng bị tự ái về tổn thất dồn-dập, là một phi công gián điệp biệt kích có nhiều loại huy chương nhứt mà các vị tướng lãnh của mình không có (Biệt-công bội-tinh) Xin ơn trên phù hộ … cho đến khi cuộc hành quân chấm dứt không còn ai phải hy sinh nữa …! chờ xem sự mầu nhiệm sẽ đến trong chân-lý chiến-thuật “độn-rừng” có nghĩa là chiêu-thức qua đường bay “Cạ-Càng” thoáng lướt trên ngọn cây (Razed-mode) Từ đây trở đi những viên đạn 7ly62 của xạ thủ phải xuyên phá vào mục tiêu không quá 75 thước trên đầu địch, có nghĩa là trục-cuồng-sát “độn-rừng.” Tôi không cho phép bắn xuống cầu-âu như phi cơ vận tải hay Cobra mà là sát thủ như đã bắn tàn sát trên chiếc tàu cận-duyên ở Mỹ Thủy, Hương Ðiền, Quảng Trị, với tham vọng sẽ không còn phi hành đoàn nào tử trận [chờ xem giấc mơ có thành sự thật ở đoạn kết hay không? vì mọi sự việc chỉ có thể phải chứng minh qua thực-tế, sự chứng kiến cũng như đúc kết của hai phía Việt/Mỹ].

Ðịa thế nơi đây, phản tình báo Mỹ [WIB] đã cho Tướng Giáp biết trước tháng 10, 1970 và cũng là ngày thành lập Quân đoàn 70B, và Trung đoàn 24B nầy là giữ an ninh hậu cần cho Ðoàn 559 tại đây và cũng là thổ địa tai mắt dẫn đường cho các sư đoàn 304, 308, và 320 cùng Trung-đoàn chiến xa 202 nữa. Chúng tôi yểm trợ hỏa lực hết mình để mong TÐ/8 từ bắc A-Luối tiến lên hướng bắc và phối hợp cùng TÐ/6 ở tây bắc mau mau tiếp cứu Ðồi-31, nhưng hoàn toàn thất vọng, vì các trung đoàn BV đang chiếm các cao điểm quen thuộc để không chế hai T/Ðoàn Dù tiếp cứu đang còn quá xa lạ với địa hình nơi đây. Còn trung đoàn 9 và 66 mới vượt biên từ bắc DMZ ngày 9 February qua đây, sau khi biết chắc QLVNCH không Bắc-tiến mà thực sự qua Lào. Ngày 23 February đặc công BV đã đột nhập vào phòng tuyến hướng Tây, nhưng Tiểu đoàn-3 Dù tại Ðồi-31 đã tiêu diệt ngay vòng rào 15 tên chết tại chỗ. Từ lúc chiếc H-34 của Th-úy Giang, rồi tới Bửu bị bắn hạ trên đồi nầy đến nay không có chuyến tiếp tế và tải thương nào vào đây cấp cứu cả.

Giờ phút nguy-biến đã điểm: từ 11 giờ ngày 25 February, một trận địa pháo rất chính xác, khiếp đảm, kinh hoàng vì Bộ tư lệnh quân đoàn 70B đã tiền điều-chỉnh từ lâu, đại bác 152ly xuyên phá hầm hố, 130ly tàn phá diện địa, súng cối 120ly khắc tinh khống chế trực thăng, và tất cả hoả tiển 122, 107ly, riêng 100ly trực xạ của T-54, không leo lên được thì bắn hù doạ từ dưới chân đồi cho PT-76 leo lên với bộ binh tùng thiết theo sau. Ðúng 13 giờ, Ðại đội/1/3 Dù báo cáo tiếng chiến xa đang gầm thét [đoàn chiến xa nầy bị chúng tôi bắn đứt xích chiếc đi đầu, cách phía nam 4 cây số trên đường 92, nhưng chúng lại xem thường chúng tôi không phải đối thủ nên không thèm bắn trả mà lại hấp tấp né một bên, rồi tiếp tục bôn tập về mục tiêu Ðồi-31] Lúc đầu, tôi còn thấy Căn-cứ lờ mờ dưới lớp khói pháo kích, lần lần Tôi không còn thấy gì nữa cả, mà chỉ còn là những lớp khói cứ chồng chất dầy thêm lên “Làm sao tôi hiểu được 2 chiếc H-34 đang bị cả ngàn mảnh đạn đại pháo chạm nổ đang vung vải như bảo cát trên mặt đất bao trùm trên bãi đáp! Và bộ phận cánh quạt đuôi trúng mảnh, hoàn toàn bị tê liệt không điều khiển được, rồi sau đó bị phát hoả cháy tiêu thành đống sắt vụn” Tôi cũng không biết số phận của 2 chiếc H.34 đã cất cánh được chưa, trong hai ngày qua bao trùm sự tuyệt vọng, hay đã loay hoay vì quân bạn đang bấn loạn kinh hoàng tràn ngập leo lên, đến độ quá nặng không thể nhúc-nhích được, chớ nói chi cất cánh. Cách đó không xa, về hướng Bắc của Đồi-31, quan sát cơ OV.10 đang hướng dẫn F-4 .Phantom thả xuống sát mặt đất bằng những trái Bom lửa Napal, nhờ ở đầu 2 cánh chém gió, tạo ra 2 vệt trắng, tôi mới phát hiện đang lướt qua ở trước mặt.

Tôi mở tần số Guard (khẩn cấp) gọi Queen-Bees cả chục lần mà không thấy trả lời “tôi bắt đầu quặn đau, xót-xa lo-lắng cho số phận của 2 Phi hành đoàn gan dạ nầy”

Trước đó, ngày 23/2/71, Th-úy Thục, một lead gunship sừng sỏ của Biệt-đội Gunship PÐ-213 được lệnh bảo vệ Th-úy Chung Tử Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn của Th-úy Giang; Trên đường vào có chuyên chở những sensor-detector đặc biệt. Họp đoàn Gunship của Th-úy Phạm Vương-Thục đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ cho Th-úy Bửu. Nhưng làm sao tránh khỏi lưới đạn cầu vòng chụp xuống như đã tiền điều chỉnh sẳn, một lưới lửa vô tận từ căn cứ hậu cần 611 với 67.000 tấn đạn đủ loại. Thế nên cơn hấp hối của ngọn đồi oan-nghiệt đang bắt đầu xảy ra. Bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/2/1971: Khi 3 trung-đoàn CSBV đang cố tràn ngập trên đỉnh đồi 31, nơi đây chỉ đơn độc duy nhứt một Tiểu đoàn-3 Dù [trừ] 300 chiến binh và Bộ tham mưu trấn giữ. Ðợt xung phong đầu tiên của CSBV bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau, vì không có súng chống chiến xa như M-72, nên Dù phải dùng đại bác hạ nòng trực xạ. Kết quả thổi bay hai chiếc PT.76 và một số lớn tùng thiết. Ðể trả giá cho sự chiến thắng nầy, nhiều thiên thần mũ đỏ TÐ/3 đã nằm xuống vắt ngang trên những khẩu pháo của mình; Có phải Pháo-đội-trưởng Nguyễn Văn Ðương, người hy sinh đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẫm nổi tiếng sau đó! CSBV chuẩn bị đợt xung phong lần thứ hai cũng lặp lại bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần nầy, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẫn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi bò lên tới lần ranh phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Dù.

Cho đến 14 giờ, thật khốn nạn không có chiếc FAC của Mỹ nào trên Ðồi-31, Quân BV bắt đầu xung phong tràn-ngập từ bốn hướng. 2 PT-76 đến được bãi đáp phía nam phòng tuyến dưới, bất ngờ chiếc FAC/OV-10 Bronco đến, yên trí có người Việt ngồi phía sau. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngữa bao trùm khói đen. BV quyết tâm tràn ngập Ðồi-31 với khoảng 20 PT-76 xung phong 2 hướng đồi thoai-thoải hướng Ðông và Tây Bắc. Thình lình một chiếc Phantom F-4 trúng đạn phòng không 37ly xịt khói phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Lúc nầy chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàng đến Ðồi-31, mà họ dồn hết nổ lực để câp cứu người của họ người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Ðồi oan nghiệt nầy.

15 giờ 20 trên ngọn đồi nầy chỉ còn trơ-trọi chiếc UH1-H của tôi là C&C với Sĩ-quan Tham mưu Tiền-phương Dù đang vần-vũ trên Ðồi-31; Dù rằng 2 khẩu M-60 và vài cây M-18 nhưng chúng tôi cứ bắn xuống yểm trợ trong tuyệt vọng, Trung-úy Trần-Lê.Tiến, Top-Gun đang vần vũ trên đầu TÐ-8 Dù chờ lệnh tôi bay vào cứu bạn, trong lúc Pháo đội từ Ðồi-30 và Aluối vẫn dồn dập tác xạ yểm trợ qua. 45 phút sau, Căn cứ bị tràn ngập quân BV, khốn nạn nhứt là từ nãy đến giờ không có FAC có nghĩa là không có không yểm. Hậu quả Ðại tá Thọ bị quân BV bắt cầm tù đúng vào lúc 16giờ 15 ngày 25/February/1971, Tôi đang se thắt vì đoán mò rằng, tiếng đại liên M-60 trên trực thăng là nguyên do chính khiến 2 đoàn viên H-34 dưới đó quyết đóng trụ tại đây để chờ chúng tôi sẽ xuống cứu bạn như tôi đã liên lạc trước với PHÐ. Có một đại đội TÐ-3 Dù đang toan thoát vòng vây chạy về Ðồi-30, trong đó có Không-quân Ðại úy Nghĩa, Sĩ quan Ðiều không Tiền tuyến đang chạy thoát cùng với quân Dù? Ngày mai tôi sẽ liên lạc tìm cách đón họ, may ra có đoàn viên H-34? [Sau vài ngày tôi biết được 2 chết, 4 bị bắt đem ra Bắc trong sự đau xót có lẽ vì tiếng M-60 trên C&C?]

Dù rằng tiếng trực thăng nóng lòng cứu bạn từ đôi mắt và khối óc thần sầu quỷ khóc của người Phi-đội-trưởng Queenbee đầu tiên do Lực-lượng Seal-Delta-Force dày công trắc-nghiệm để tuyển chọn, vẩn còn đang háo-hức nóng lòng, vần-vũ trên nền trời chờ đợi cơ may nào đến; nhìn xuống Ðồi-31 đang chìm dưới lớp khói chồng chất muốn che lấp ngọn đồi, bên cạnh cùng phụ họa tiếng động cơ H-34 đang sốt ruột chờ đợi một cơ may thấy được Ðồi-31 hiện ra, nhưng chỉ dưới lấp loáng bởi các cột khói đào xới bung lên trên ngọn đồi màu máu như vết thương bị bầm dập.… trong tuyệt vọng vì làm sao có thể chui vào lưới đạn cầu vòng chụp xuống rải thảm như không bao giờ ngừng nghỉ… trong nửa khối cây số không gian bao chụp trên căn cứ Ðồi-31 như đang chìm đấm trong bão lửa, dù có một vật nhỏ tý hon nào chui vào được bên trong, nhưng khi vật ấy hạ thấp còn chục thước thì làm sao thoát khỏi hàng trăm ngàn mảnh sắt vung-vãi xoáy cuồn như trận bão cát trong sa-mạc…và dĩ nhiên vật nhỏ nầy sẽ bị gục ngã không lay động ngay trên mảnh đất nầy… thôi đành ngậm-ngùi nhỏ lệ bỏ lại vĩnh-viễn nơi ngọn đồi vô danh nầy, 2 chiến hữu PÐ-219 [Giang cùng Em] và các thiên thần Tiểu đoàn/3 Dù đang chờ tãn thương cùng 4 nhân viên phi hành khác [Bửu, Khánh, Sơn, On] đang bị bọn CSBV cột chung với nhau bắng giây điện thoại bôn tẩu về Bắc qua con lộ 92B vì sợ B-52 sẽ bay đến cường tập liền sau đó.

Gunship-213 vì những khó khăn về địa thế sương mù tan trễ cùng yểm trợ phối hợp với Mỹ, nhưng đột nhiên tình trạng trực thăng hữu dụng xuống 25% làm cho phó TT Trần Văn Hương phải sướt mướt trên vô tuyến truyền hình cho rằng: “Mỹ đem con bỏ chợ” cà một lực lượng lien-quân nhiều như vậy chỉ có trông-nhờ vào sự yểm trợ bao la cũa Mỹ mà thôi. Sự kiện nầy làm cho tôi vô cùng cảm phục sự tiên đoán của Tướng Dư Quốc Ðống đã nói với tôi tại Căn Cứ Fuller ngày 5/2/71 rằng: “Tôi phải xin TT Thiệu chỉ cần có TTVT của mình yểm trợ cho chúng tôi, vì Mỹ sẽ bỏ mình nửa chừng! LÐ51TC phải bao thầu các phi vụ trong hạn hẹp, và nhiều PHÐ phải thay nhau bay liên tục cả ngày; Nhưng không may thay cho việc chỉ huy vì con chim đầu đàn bị 14,5 ly trên PT-76 bắn hạ, PHÐ bị xây xát vì flexiglass, duy chỉ có cơ-phi Thượng si Thứ bị trọng thương nơi chân. Trung tá Tư lệnh KÐ/41 cho Ðại úy Trần Duy Kỳ thay thế, nhưng tôi cương quyết không chịu, vì (theo tôi nghĩ) người khác chỉ huy sẽ không quen địa hình và tình hình địch và bạn hiện tại, sẽ đem lại sự thảm bại cho PHÐ là cái điều mà tôi nắm chắc trong tay. Tất cả Top gun khi hướng dẫn anh em vào vùng hành quân, cũng đều áp dụng chiến thuật biệt kích bất ngờ đột-nhập vào hang động cũa địch, tiết kiệm hoả-lực, chi dùng khi buộc phải đụng trận. Thê nên, tôi bướng bỉnh không chịu về R&R, dĩ nhiên là không bị kỷ luật.

Ðể phục thù, cũng như cay cú, bộ tham mưu 70B cũa BV cho PT-76 leo đồi phục kích: Cái nhược điểm cũa không quân là trong ba tuần nay, đoàn TT Mỹ hay Việt muốn bay về lại Khe Sanh phải bay qua ngọn núi đá Coroc, như buộc phải bay qua cái “cổ-chai” rồi mới về đáp Khe Sanh. Trên đường về reload hỏa lực, chúng tôi bị PT-76, phòng không di-động trá hình lợi hại nhứt LS 719, chúng núp dưới tàng cây trên đồi trọc phục kích bắn chéo gốc xối-xả liên hoàn xuống, đồng thời PT-76 nằm dưới khe chân núi Coroc bắn thọc ngang hông, đạn bắn vói theo chúng tôi liên hồi sau đuôi. Không may, đạn 14,5 ly trúng vào bộ phận đuôi của tôi là chiếc số 2, bên trái nếu không nhờ Trung sĩ Ðức thấy kịp là coi như toi mạng: Tôi giựt mình nghe tiếng bò rống của cây minigun, Xạ-thủ Ðức vừa khạc, nhìn xuống nhiều cánh tay lính BV vung lên như người vượt biên dưới chiếc xuồng PT-76 xin cầu cứu, trong tiếng gầm thét minigun của Ðức phun lửa xuống, anh Ðức đã cứu kịp hai PHÐ gunship trong đó có con chim đầu đàn, nhưng lại bay wing để huấn luyện phối hợp hành quân cho đơn vị nên ôm lãnh đủ các tràng đạn bắn vói theo. Tôi chỉ kịp tức khắc low-pitch, cái đuôi rà phớt song song trên ngọn cây cánh rừng chồi trước mặt để tạo zero-torque, đồng thời kêu gọi chiếc gun lead Trung-úy Lưu xuống cứu. Khi vận tốc còn 15kts sát mặt đất, tôi kéo cần pitch làm crash trên đồi trọc nghiêng qua phải, nhưng không lật nhào, đầu burble tán mạnh xuống cành cây khô rồi khựng lại trong vị thế banh càng, tạo thành chiếc cửa phía trước, đoàn viên bị xây xát vì flexiglass cứa phải, rồi kẻ trước người sau không ai bảo ai, đi thẳng ra trước mũi, bước trên đám cỏ voi còn ướt, và cùng trở lại qua bên hông phải, xúm khiêng Cơ-phi Thứ qua chiếc Lead vừa đáp xuống bên cạnh, thêm hai người xuống phụ với chúng tôi hối-hả khiêng cơ-phi bị thương lên chiếc lead và cất cánh liền một mạch về Khe-Sanh.

Trong 42 ngày cam go chiến đấu, người anh em phía bên kia không giết chết được bất cứ 1 nhân viên phi hành nào của Phi đội võ trang PÐ.213, nhưng cũng được thán phục vì đã rình phục kích hạ được con chim sắt đầu đàn của Phi-đội Gunship: Người Top-gun ác ôn theo như người anh em phía bên kia đặt để.. . Có coi như bị loại khỏi vòng chiến đấu vì bị thương tích do mảnh flexiglass? Không … không bao giờ! Người giặc lái ác ôn nầy vẫn kiên cường chiến đấu đến khi tàn cuộc chiến, 42 ngày! Có phải vì định luật ‘nhân-quả’ đã tàn sát người đồng chủng, nên người anh em phía bên kia đã đay-nghiến, khi tôi đang ở trong tay của kẻ thắng trận “Tội anh đáng phải bắn lên bắn xuống cả triệu lần cũng chưa hết tội!” trong suốt 13 năm bị hành hạ tù đày! Phải cam-chịu như vậy, âu cũng là sự công bằng đối với Thượng đế về tội sát sanh! Thiện tai… cùng nghiệp chướng!
(còn-tiếp)

vinhtruong
11-22-2010, 05:53 PM
General Al.Haig: “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,”
Với Quân-lực nầy, Tổng Thống Thiệu cũng như các Tướng Lãnh đều đồng có một quan niệm, là bảo vệ tối đa sanh-mạng cho binh-sĩ, và tiết kiệm tối đa xương máu của chiến binh. Để chứng minh điều nầy, có bao giờ chúng ta nghe Quân-Lực VNCH dùng chiến thuật biển người để chống Cộng không! Dùng thuốc kích thích, hoặc là xiềng chân vào tay-lái của chiến xa không!? Trong khi Cộng-Sản như một tôn-giáo cuồng tín, tử vì Đảng!

Cái đỉnh cao trí tuệ nầy có chịu thua sự ngang-ngược của TT Thiệu khi làm bể kế hoạch chiến-lược trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 nầy qua sự cho 2 Tiểu đoàn của SÐ/1 (6/3/1971) nhảy xuống Tchepone đái một bãi rồi về? Có nghĩa là đếch thi hành giai đoạn-3 khai thác chiến trận! Ðể dạy một bài học thâm hiểm và đồng thời cũng vì phải giữ tình hình thật yên tịnh để Mỹ tiếp tục rút quân, nên Richard Helms, người hậu vệ [linebacker] của trận đấu “Pennsylvania” phải hoạch định một phương án “Rã ngũ quân lực VNCH” bằng sẽ có một chước quỷ cho một cuộc chạy tán loạn của quân dân miền Nam và Cộng Sản sẽ trả thù!

Ðứng trên một góc cạnh nhãn quan chính trị, chiến sĩ chúng ta phải thông cảm và chấp nhận việc làm của TT Thiệu phải như vậy không còn con đường nào khác. Ðầu năm 1975, Họ đứng trong bóng tối áp lực TT Thiệu phải đích thân do chính bàn tay của mình tự bẻ gãy từng chiếc của bó đũa [quân lực VNCH] bằng cách phân tán lực lượng, rút bỏ vùng-1 và 2 vì không còn đủ hỏa lực, cơ-phận, nhiên liệu… đang cạn dần và phải bẻ nhỏ từng mảnh 2 Sư-đoàn tổng trừ bị lợi hại nhất mà Lê Ðưc Thọ rất khiếp đảm, nên Thọ khẩn thiết yêu cầu Kissinger nếu Mỹ muốn Hà-Nội chiếm miền Nam đúng theo lộ-trình, theo sự thỉnh cầu về điểm mốc thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh… Richard Helms phải làm theo sự chủ đạo của George H.W.Bush liền tức khắc qua khai thác sự sợ hải làm đảo chánh của TT Thiệu để áp lực TT Thiệu ra lệnh rút về chỉ một Lữ-đoàn Dù thôi cùng Quân đoàn-3, vừa đủ tạm thời trấn giữ cái cổng chính của sân vận-động, hầu trực thăng Mỹ sẽ cứu người Mỹ và những tai to mặt lớn trốn chạy ra nước ngoài. Thế là bình luận, báo chí trên thế giới cứ chĩa mũi dùi tấn công chỉ một mình tội lỗi do Tổng thống Thiệu gây ra mà thôi, nhưng làm sao dư luận hiểu nổi một bộ óc tinh xảo trong bóng tối đã đem chiếc đũa thần hoàn thành định kiến-1 (axiom-1) Dù rằng TT Thiệu đã thỏa mãn tất cả những điều kiện do phía Polgar, Trưởng CIA yêu cầu nhưng ngặt nỗi những bức thư mật giữa TT Nixon và Thiệu vẫn còn nằm trong tay TT Thiệu. Chuyện khó là tạo ra vụ Watergate để hất chiếc ghế quyền lực của Nixon, việc đó đã hoàn thành tốt đẹp do tham mưu trưởng Donald Rumsfeld chỉ thị cho R.Helms. Tại sao Nixon không dùng đặc quyền theo hiến định để tự ân xá mình? Như Thái-tử George W Bush dù bị sự ủng hộ thấp nhứt trong lịch sử TT Hoa kỳ (23%) còn mang thêm trọng tội lừa dối Quốc hội và dân Mỹ về vũ khí giết người hàng loạt WMD nhưng vẫn phây phây ngồi cho đến mãn nhiệm kỳ?! Ðộc giả yên tâm! 2 sự kiện kinh dị nầy sẽ phải đợi một thời gian coi cho được [Decent Interval] rồi các sử gia sẽ phơi bày ra ánh sáng để trả lại tính trung thực cho lịch sử.

Trong những ngày ảm đạm của tháng 4 năm 1975 cũng trùng hơp như tháng 4 năm 1954, chỉ có một điều duy nhứt nếu Hoa Kỳ giữ vững lời hứa qua B-52 và B-29… thì mọi việc đã khác hẵn; Nhưng sự can thiệp đó đã bị từ chối theo dự mưu của WIB. Hai trận đánh có tiếng vang quốc tế như chiến dịch Ðiện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam. Tôi thất vọng vì một thế lực tài trợ cho truyền thông văn hoá để bóp méo, xuyên tạc trên lãnh vực quân sự mờ mờ ảo ảo giữa một bên với 700 triệu tấn vũ khí tối tân và một bên cạn dần hỏa lực. Một sự sắp-xếp tàn độc cho một cuộc bàn giao quyền lực từ chính quyền Saigon cho Hà-Nội không tắm máu và Saigon không biến thành đống gạch vụn! Axiom: “There was never a legitimate non-communist government in Saigon”.

Cho nên sau khi áp-lực khai thác xong, TT Thiệu bị áp giải giữa băng ghế sau như một tù-nhân trong chiếc công xa màu đen, bên trái trùm mật vụ Polgar và bên phải là Tướng Timmes, lên chiếc phi-cơ DC-6 (C.118, MATS) đã đợi sẳn qua Ðài-bắc với danh nghĩa là Ðại-sứ VNCH kèm theo lời hăm-dọa phải “ngậm-tăm”, không được hé môi về những gì bí mật của mưu đồ chính trị nếu còn muốn sống. Làm sao ai hiểu được TT Thiệu phải chôn-chặt mối hận u-uất nầy mãi xuống tuyền đài, làm sao giải oan cho TT Thiệu trong khi các Tướng lãnh khả-ố cứ đổ trọng tội vào vị Tư lệnh tối cao, làm cho cái gọi là Ðỉnh-Cao-Trí-Tuệ cứ cười ngắt ngẻo trong sự tự-mãn về mưu chước xảo trá thần sầu quỷ khóc của chúng. Không một ai có quyền kết tội ai mà hãy để cho lịch sử phán quyết, hãy để hậu thế sau nầy điều tra, kiểm chứng, đối chứng, phân tích hầu trả lại tính trung thực cho lịch sử; riêng cá nhân người viết xác quyết rằng, các Sử-gia thế hệ thứ 3, thứ 4 sẽ minh oan cho vị nguyên thủ quốc gia mà tôi kính trọng. Lịch sử sẽ phán quyết những việc làm của người cũng như đạo đức của TT Ngô Ðình Diệm dù chưa được mọi người hoàn-toàn chấp nhận, nhưng sử gia sẽ tái xác nhận lòng yêu nước quyết bảo vệ chính-nghĩa, chủ-quyền quốc gia của ngài dù phải trả cái giá bằng mạng sống, cũng như ngày hôm nay người dân Việt vẫn tôn thờ Ðức tả quân Lê Văn Duyệt mà đã bị quá khứ kết tội oan-ức. Không có sử gia, sự thật sẽ vỉnh-viễn chìm trong bóng tối, theo như hiền-triết W.Brayant “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”. Người viết ước ao khi viết về những nhân vật, những sự kiện được gọi là lịch sử, theo thiện ý của tôi, là ghi lại một cách trung thực, vô tư, không thiên vị không ác ý, không diễn dịch sự kiện, tô vẽ hình ảnh nhân vật theo sở thích hoặc nhu cầu thương ghét của người viết. Ðể cho các sử gia hậu thế đúc kết các liên hệ thực tế, trong nhiệm vụ phục vụ quê hương dân tộc, có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi hầu theo dõi vun đắp những gì đúng với sự thật, sửa chữa gạt bỏ những gì sai lỗi, xấu xa. Tôi xem tác phẩm nầy như một đốt xương nhỏ li-ti để cho các sử-gia sau nầy ráp nối với các cục xương Lớn, thành hình ảnh một con Dinosaur khổng lồ (Tại sao tôi đặt hết niềm tin nơi sử gia trẻ thuộc thế hệ 21? Thế hệ trẻ thường có những nhận định độc lập và thẳng thắn, dùng khoa học hiện thực để biện chứng trên những trang giấy trắng tinh. Họ không có lối viết phải né tránh hoặc ngần ngại như chúng ta viết là phải lách, vì những mặc cảm hoặc gánh nặng quá khứ, họ là trang giấy trắng tinh với ý thức nếu muốn phủ lên lớp sơn Hồng thì chỉ cứ việc trộn sơn Trắng với sơn Ðỏ, nếu muốn màu Hồng đậm hơn thì trộn nhiều sơn Ðỏ hơn Trắng, nhưng nếu muốn màu Hồng nhạt hơn thì trộn sơn Trắng nhiều hơn Ðỏ. Còn như thế hệ dính líu vào cuộc chiến thì hỡi-ôi, tờ giấy trắng nầy đã dính quá nhiều hoen-ố… loang-lỗ đủ các màu sắc khác biệc, không rỏ nghĩa).

Vì không làm được như vậy, người viết sử đương thời, không khác gì nhiều, so với những bài, sách báo, đã được một số trí thức, khoa bảng, chính khách Việt đã viết mà tôi đã được đọc, không lý luận dẫn-giải cho đúng với liên hệ thực tế, trong giai đoạn đầy nhiễu nhương của một nước Việt Nam nhỏ bé, bị ảnh hưởng quá nhiều vào ngoại bang, nhưng lại dư thừa thù-hận, ganh-ghét, đố-kỵ mà lại thiếu quá nhiều tình thương và tinh thần tự trọng thật sự đúng nghĩa là yêu nước!

“Mỹ đem con bỏ chợ”: Ngày 23/Febuary là ngày đen tối nhất: Trực-thăng của Hoa-kỳ không biết vì lý do gì đã không chịu yểm trợ tiếp vận cho QLVNCH nữa, gây xúc động đến nỗi Phó TT Trần-Văn-Hương phải sướt mướt tức tưởi trên đài… lên án người bạn lớn của ta đã đem con bỏ chợ. Tướng Abrams, gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến vì Abrams không hiểu tí gì về mục tiêu chiến lược của cuộc hành quân mà chỉ biết có chiến thuật là yểm trợ tối đa hoả lực cho quân lực VNCH, khác hẳn với tướng Wesmoreland tại vùng Khe Sanh nầy; Westmoreland dựa vào chỉ một TÐ/BÐQ để bảo vệ vòng đai Khe Sanh, còn Abrams thì khác, quân đội Mỹ không tham chiến, nhưng nhân viên phi hành, dù không được bước xuống đất Lào, nhưng phải bay qua Lào nên vẫn bị thảm hại vì bị bắn hạ. Nhưng Abrams cũng yên tâm vì có nguyên một đại đội Hắc Báo đặt dưới quyền điều-động của tướng Sid.Berry đễ tìm cứu phi hành đoàn lâm nạn.

Chứng kiến có 25% trực thăng khả dụng hành quân, Abrams nổi cáu đã chửi bới văng tục với các Tướng lãnh dưới quyền vì số trực thăng yểm trợ chỉ ở dưới mức không thể chấp nhận được, thay vì phải được 80%; Nhưng ngặt nỗi Abrams cứ nhè Tướng 3 sao Surtherland mà ‘giũa’ thê thảm. “Mấy anh là Quân-nhân, ưu tiên một là gì (Abrams dùng không biết bao nhiêu chữ god-damn thỉnh-thoảng còn chua thêm chữ ‘Fucking-bird’, trong tác phẩm ‘A Better War’). Tướng Abrams liền phái chiếc Trực-thăng dành cho riêng ông, bay xúc cho bằng được Đại-tá Lữ-đoàn-1 Không-kỵ, Sam Cockerham về gặp ông gấp gấp gấp. Trong khi chờ đợi, Abrams nghiêng qua hỏi ý kiến vị Tướng Phó của mình Weyand, Tôi nghĩ không thể tha-thứ cho Jock (tên lóng của Tướng Sutherland) vì Jock chỉ huy mà không theo-dõi tình-hình về Đ.M… mỗi mấy con chim… về tình trạng… Đ.M khả dụng mấy con chim ra sao…từng giờ… Đ.M từng ngày…Đ.M dường như có cái gì không ổn! Ông xem lại dùm tôi… Một tiểu-đoàn đã có mặt ở Con-lộ 914, đã 2 ngày rồi mà Jock không hay biết, ông xem họ làm ăn ra sao, tổ chức ra sao. “như vậy đánh động cho tôi biết, sự phối hợp giữa 2 bên Việt-Mỹ không ra cái thá gì, có nghĩa là vô hiệu quả, thất bại!”.

Sau khi ngừng một chút xả hơi, giọng ông dịu lại “Tôi nghĩ, tốt hơn là lên nói thẳng với Tướng Mc Caffiey ngay bây giờ, Tôi nghĩ mình nên tới họ, để họ ra lệnh xuống đưa chuyên viên, dụng cụ và đồ nghề tiếp liệu, cơ phận để sửa chữa tại chỗ”.
Tướng Abrams chấp tay sau đít đi tới đi lui dõi mắt trông ngóng. Khi Đại-tá Cockerham bước vào, đứng thẳng nện gót giày chào theo nghi lễ của thuộc cấp, Tướng Abrams ở đó chỉ chờ Cockerham tới để ‘quạt’ một mách cho nhẹ người.

Abrams thả thân người mệt mỏi rơi xuống chiếc ghế da Sofa trong văn phòng của Tướng Surtherland; Tướng Abrams bắt đầu nổi nóng trở lại: “Đ.M mức sẵn-sàng tác-chiến O.R (Operational-Readiness) của Lục-quân Không-kỵ là bao nhiêu… ĐM làm sao bảo vệ niềm kiêu hãnh của Không-kỵ đây?” Sự nổi nóng cứ bộc phát tăng dần “Chiến lược, chiến thuật, về quan điểm đường lối hành động đều lộn tùng phèo hết… hỡi Ðại tá… Ð.M yêu quý của Tôi!”
“Tôi muốn Đai-tá làm gì tôi không biết… Ð.M phải đưa tình trạng khả dụng Trực-thăng lên đến mức yêu cầu trong USARV Standard, có nghĩa là 80% khả dụng và thêm 5% gọi là danh dự của Lữ đoàn Không-kỵ, Đại-tá hiểu chứ, và có làm được …không?”
Abrams đi thẳng vào vấn đề, “Bây giờ là 1 giờ trưa thứ Hai, Đại-tá cho tôi biết chừng nào đạt được tiêu chuẩn 85%”
Cockerham: “Thưa Đại tướng Tôi cố gắng đến tối thứ Tư thì xong”
Khi Đại-tá Cockerham rời khỏi phòng họp, Abrams nói vói theo “Kính thưa Đại-tá…tôi muốn Đại-tá phải mở… Đ.M cái máy truyền tin cho tôi được theo dỏ4i…Okay, Đ.M Tôi nhớ và trông chờ giọng nói của Đại tá… chắc Đại tá cũng thừa hiểu chớ?”

Sau một chuỗi dài giận dữ và sỉ vã từ trên xuống dưới, Tướng 3 sao, Sutherland như con Chó cụp đuôi (General Sutherland was like a Dog with his tail tucked under) Sutheland cũng thành tâm tự cảm nhận rằng cuộc hành quân quá tầm hiểu biết và khả năng của ông.

Liền sau đó, Tướng Phụ-tá Sư-đoàn nhảy dù 101, Sid Berry tạm thời thay thế Đại-tá Cockerham phục hồi lại uy-tín cho Lữ-đoàn. Bây giờ trở đi, trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 có một Tướng lãnh duy nhất tham dự chiến trường với tất cả phi-vụ được xem là hóc búa nhất, và sâu nhất nằm trên đất Lào, trong khi phía VNCH không có một Tướng lãnh nào chiến đấu trên đất Lào “Sự cương quyết của Tướng Abrams đưa HÐAN (NSC, Pentagon) vào con đường vi-phạm ROE?” Thế là tướng Haig điều động đại-tá James Vaught qua với danh nghĩa cố vấn cho Sư đoàn Dù.

Khi Trung-tướng Julian Ewell thăm viếng VN, có ghé thăm Khe-Sanh ông cũng là thành viên trong phái đoàn Hòa-đàm Paris, ông có cảm tưởng, ‘thật là khó tin’ Ngày chủa Nhật, số Phi cơ khả dụng 79%, thật không thể tưởng tượng được.

Cũng theo tác phẩm Better War, ngày hôm nay 23/Febuary/1971, thành phần Tướng lãnh Hoa-kỳ áp lực TT Thiệu phải thay đổi cấp Chỉ-huy, chứ không dựa vào thế dùng băng nhóm chính trị để thống trị đất nước, sinh mạng chiến binh phải được coi trọng; như Vùng-1 gồm có Băng Thiết Giáp: Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tướng Phan Hòa Hiệp và Tướng chưa kịp đeo Quân-hàm đã tử nạn Phi cơ A.37, là Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-lệnh Biệt-khu Quảng-Đà. Tướng Lãm được xem là người thiếu khả năng với trách nhiệm quá nặng, Lãm không thể nào hoàn thành trọng trách được, nên được thay thế bởi Tướng Đỗ Cao-Trí, mà người Mỹ cho là George-Patton của VN, một Sĩ-quan như vậy rất hiếm có trong Quân đội Sàigòn. Chính Tướng Trí đã hiên ngang ngồi trên Thiết vận xa M.113, đầu đội nón lưỡi trai có mang chần-dần 3 sao trắng trên đó, điều động 17,000 quân cho cuộc hành quân càn quét quân BV, Cục R ở Cambodia (1970). Nhưng chúng ta cũng nên suy nghĩ điều nầy, chỉ có những Tướng lãnh Mỹ vì danh dự của tổ quốc họ, chớ cái thứ Skull and Bone thì lại khác, chính TT Nixon cho oanh tạc và tiến quân qua Mật Khu của MTGPMN ở phần đất Cambodia đã bị Quốc hội do áp lực của thứ Ma đầu-lâu nầy gây khó dễ, gọi là vi phạm hiến-quyền Power-Act của Quốc-hội. Chiếc Trực-Thăng của Tướng Trí đang chở phái đoàn Tham-Mưu Quân-Đoàn III thì bị nổ chết khi mới cất cánh ở Tây-Ninh; Cái tội cũa Tướng Trí là tiêu hủy một số chiến cụ bằng 5000 chuyến xe Molotova chở chúng từ hải cảng Sihanouk-Ville tới cục R.

[Theo sự suy diễn riêng tư của người viết qua nghiên cứu liên hệ với thực tế bằng các tài liệu giải mật: Tướng Trí chỉ có trọng tội là dám cả gan thiêu hủy kho vũ khí khổng lồ của CSBV tại mật trận Cục-R nằm trên hành lang Xa-lộ Harriman (đường mòn Hồ) cũng như John Paul Vann dám bẻ gãy kế hoạch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kontum làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây cùng 3 Tiểu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giữ Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xã. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm!? Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chỉ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, chỉ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku qua? Dưới đây là bút tích cũa John Paul Vann:

“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN”.

Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689, với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phải bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắc, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman đều bị thảm hại. Ðịa điểm hẻo-lánh KHE-SANH nơi rừng núi xa-xôi nầy sẽ ghi mãi dấu ấn trong lịch sử Hoa kỳ với sự hy sinh 215 nhân viên phi hành Không-ky và 38 đoàn viên MIA, trong khi KQVN hy sinh 10 NVPH va 4 MIA (theo tài liệu MACV/SOG và báo cáo cũa tướng Hinh) Ðảng hội Skull and Bones dùng quân đội Mỹ như một công cụ người máy, chỉ cứ việc thi hành theo sự chỉ đạo của chúng. Muốn chiếm Hạ Lào phải đợi đến thời gian coi cho được (Decent-Interval) có nghĩa là quân dụng phải được vận chuyển về thừa thãi trên hành lang và được nhị-trùng đại-tá Bùi Tín xác nhận, rồi mới được mở cuộc hành quân, Ðại tá Bùi Tin sẽ cho Mỹ biết về việc tiếp liệu phải được dấu kín vào những nơi an toàn dư thừa để chiếm miền nam. Bắt đầu an toàn từ ngày 18/1/1971 do HÐAN/NSC [WIB quyết định cuộc hành quân Lam Sơn 719 [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, hàng 19 “HARRIMAN WAS INITIATED INTO THE SKULL AND BONES SOCIETY, ALONG WITH HIS FRIEND PRESCOTT BUSH, ông nội của TT thứ 43 Hoa-Kỳ, 2 soạn giả cuộc chiến VN]

Người viết cảm thấy cũng nên nhắc lại trong thời gian Hội nghị quốc tế Trung-lập Lào 1962, khi mà Harriman âu lo phía Hà-Nội không chịu tham dự trò chơi chiến tranh, nên ra lệnh cho William Colby phải thả toán thám sát STRATA [Short Term Road And Target Acquisition] từ đèo Mụ-Giạ, trên hành lang qua Tchepone và Attopeu để xác-định Ðoàn 559 và Ðoàn 959 có mặt trên đường Trường-Sơn Tây hầu dự trò chơi hay không? Còn như Ðoàn 759 thì Hoa kỳ dễ kiểm soát do tàu nhỏ cận duyên mà Trung Quốc chế tạo cho trò chơi tiếp tế bằng đường biển đến tận hải cảng Sihanouk-Ville trước khi Lon-Nol lật Sihanouk. Lúc đó Khe Sanh là Quận Hương-Hoá cách Tchepone 45 cây số, hành pháp Mỹ qua Harriman buộc Kennedy phải ra lệnh hủy bỏ Quận nầy vì lý do an-ninh. Ðồn điền trồng Cafê và Trà của người Pháp không còn khai thác nữa vì chiến tranh thì giữ để làm gì! Vì thế chữ Khe-Sanh đã đi vào huyền-sử Hoa kỳ, khi buộc phải xoá bỏ chữ Hương-Hoá! Nhưng TT Diệm rất bình thản vì đã có kế hoạch chỉ định Ðại-tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ Tam Quân Khu làm Tư lệnh chiến trường tấn kích và chốt chận cắt con đường nam Lào từ Dakto, Ben-Het qua tận Attopeu với 1 Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc Đống CÐT, 1 Thiết đoàn chiến xa và một đơn vị thuộc Sư đoàn 22. Kế hoạch nầy bị phản thần, Bác sỉ Trần Kim Tuyến báo cáo cho CIA biết ráo-trọi nên sự triệt tiêu TT Diệm đã nằm trong ống kính của người thủ lãnh Skull and Bones-1 ngay tức khắc; Ngay sau khi triệt tiêu 2 chướng ngại vật [Diệm, Kennedy] ngăn chận chương-trình CIP [Counter Insurgency Plan] COMUSMACV đưa đề nghị chỉ để cho quân lực VNCH, dĩ nhiên là không có người Mỹ, có quyền đánh đuổi quân CSBV ra khỏi biên giới Cambodia và Lào. Tổng tham mưu trưởng liên quân nghe hợp lý nên đề nghị McNamara và ông đề nghị lên TT Johnson đúng theo hệ thống quân giai. Tháng 4/1964 TT Johnson đồng ý trên nguyên tắc nên Cố vấn T.T George Bundy sắp đánh điện về Saigon thi bị Micheal Forrestal trong HÐANQG (NSC) cảnh cáo: “Gởi công điện mà không có sự đồng ý của Harriman sẽ có rắc rối. [Nguyên văn: To send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if the telegram had already received Johnson approval but that was not enough! It still required an “endorsement” from Harriman]

Có phải chính-sách Mỹ bị thống lãnh bởi tập đoàn Skull and Bones trong WIB!? Harriman thủ lảnh Skull và Prescott Bush WIB’s Chairman: Đó là lý do tại sao ai đã gây ra cuộc chiến lần thứ hai, 1954-1975 bằng một mưu-lược “bỏ phiếu bằng chân”. Sau khi Liên Xô áp lực Hà Nội thành lập một loạt Đoàn 559, 759, 959 và kết thúc bằng cho ra đời MTGPMN (20/12/1960) Phía Mỹ áp lực Saigon cho ra đời luật 10/59: Tố-cộng và Diệt cộng: Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã móm cho Lê Đức Thọ những tuyên ngôn chỉ Nam sau đây, dù rằng quân tác chiến Mỹ chưa qua tham chiến thì làm gì có xâm lược mà chống! Chống cái gì vào năm 1960! Như “Chế độ khát máu Mỹ-Diệm,” “Giải phóng Miền Nam” “Ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ,” “Miền Nam bị Mỹ ngụy kèm kẹp” “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào; Khi quân Mỹ rút đi Saigon chỉ còn là bộ xương khô! …”

Trong tầm nhìn sâu-sa của Harriman, những tuyên ngôn trên sẽ được giải nghĩa rõ ràng sau 50 nằm bằng phổ biến của kỹ nghệ thông tin internet. “Ðể rồi, tất cả đều là xảo-trá, lừa đảo, và phỉnh gạt” Nhưng ngược lại cái khối óc gọi là “đỉnh cao trí tuệ” nầy rồi cũng phải chết, cũng không lừa gạt được với các sử gia thuộc thế hệ thứ 3, 4 khi các sử gia nầy đặt câu hỏi, tại sao quân tác chiến Mỹ chưa qua VN mà HĐANQG [NSC] họp ngày 21/9/1960, (thời Eisenhower) đã bày đặt ra cái huy chương “Chiến-dịch Bội tinh “dành cho quân Mỹ tham chiến VN, và đang sản xuất hàng tỷ hộp lương khô C-Rations phối hợp bởi renewed Aid to Russia 1941-46 Plan, cho 3 triệu quân tác chiến Mỹ lần lược luân phiên mỗi năm qua VN dự cuộc Pinic tập trận và họ cũng là hành khách đi Máy bay book trước để nâng đỡ các hãng hàng không dân dụng [thế hệ phản-lực] đang phát triển trong lúc phôi thai khỏi bị khánh tận hay xáp nhập rút gọn; đồng thời 8000 chiếc trực thăng phản-lực UH-1 gọi là trợ huấn cụ [training-aid] để tập trận sau đó bỏ lại với danh từ Việt Nam hóa chiên tranh rồi trở thành đống sắt vụn khi không còn cơ phận để thay thế. Cái thế lực ghê-gớm nầy tinh-vi che mắt hai vị Tổng thống (Diệm-Kennedy) bằng cách chêm đệm bởi phương-án khai hoang những vùng Việt Cộng ẩn trú trong “chiến dịch Khai hoang Ranch-Hand” để cho 38 hãng thuốc khai hoang được phát triển lợi nhuận. TT Diệm nghe làm trống trải không cho Cộng-Phỉ có nơi ẩn trú để quấy rối, Kennedy và TT Diệm cũng bị dụ-dỗ như thường.

Ðể bưng bít cái chết của tướng Trí, một phái đoàn Mỹ sang điều tra tai-nạn cho là bộ phận trong máy có trục-trặc nên gây ra tai nạn thảm khốc nầy. Nhưng mãi đến khi tàn cuộc chiến, KQVN không có một tai nạn nào tương tự như vậy xãy ra, báo hại nhà báo đội lốp CIA, Francois Sully bị chết oan mạng cũng như bốn nhà báo ngoại quốc đã chết cùng với Phi hành đoàn 213, vì thật ra Họ không được phép bay qua phần đất của Lào. Về tin tức tình báo các nhà báo ngoại quốc nầy đã không được hiểu biết rõ ràng chi tiết như Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn. [Ẩn không dám bước chân lên trực thăng dù chỉ có người Mỹ mới không được phép qua biên giới Lào. Ẳn hiểu biết quá nhiều về CIA và CSBV có 6 trung-đoàn phòng không cổ-điển (AAA) và 8 Trung-đoàn pháo diện địa hạng nặng với 67.000 tấn đạn sẳn sàng gây trận bảo lửa khiếp đảm].

Ðiều vô cùng quan trọng cần nên biết là, ngày 27/Feb/1971, B.52 mới thật sự rời bỏ chữ SAC (Strategic Air Commmand) để đi yểm trợ tiếp cận (Tactical Air Ground Closed Support) Đó là những chiếc pháo đài bay B.52 cất cánh từ Căn-cứ Utapao, Thái-Lan, với số hỏa-lực gần gấp đôi B.52 cất cánh từ Đảo Guam. Có phải do Abrams vì thể diện, tự-ái dân tộc và sinh mạng của các phi hành đoàn Không-kỵ nên đã vi phạm những điều mật ước với Liên-Xô (Rules Of Engament), làm trở ngại, không rõ nghĩa trong thế chiến lược, về tinh thần buổi họp bàn thảo và đưa đến quyết định giải pháp cho cuộc hành quân Lam-Sơn 719 ngày 18/Jan/1971? [Hình trang đầu] Tất cả Phi vụ B.52 là do CIA quyết định, Không-quân SAC thi hành như một cái máy ‘Tổng-Đài’, thế mà Tướng Haig đang tìm cách tế thần Tướng Không-quân, John D.Lavelle, cho là Ông yểm trợ cầm chừng, chứ không hết mình. Có lẽ do sự bất đồng, vì Tướng D.Lavelle muốn thi hành thế “chiến thuật”, mà không tuân lệnh CIA thi hành theo kế hoặch “chiến lược”. Chiến tranh VN có nhiều điều ngộ nghĩnh thường xãy ra: John Paul Vann thất trận ở Ấp Bắc bị buộc giải ngũ nhưng lại lên chức như Diều gặp gió với chức vụ ngang hàng tướng 3 sao. Ðối với WIB Vann thua chiến thuật nhưng lại thắng thế chiến-lược, còn tướng D.Lavelle nghe lệnh thượng cấp lại bị đem ra xử như con Cừu non để tế thần thay vì Tướng Abrams phải lãnh đủ! Vì thế chiến lược kinh-dị nầy của cuộc hành quân mà Sư-đoàn-1 cứ bị B-52 chiến lược từ đảo Guam bay vào đuổi đít cho theo đúng lộ-đồ hành quân đã vạch sẵn. Sự kiện nầy tôi nhận thấy nhờ sự theo dõi từng bước đi mà tại Khe Sanh Chuẩn-tướng Phú cũng rà sát theo dõi những chiến dịch “tiền-oanh-kích” cũng như những hoạt động mờ ám tính trước theo lộ-đồ của B-52, để rồi Tướng Phú cứu nguy được đàn em. Còn như Lữ đoàn-1 Ðặc nhiệm chỉ ngừng lại dưởng quân thì bị Skyspot gọi là thả lầm khiến một số quân bạn bị chết và bị thương, trong đó có Tiểu-đoàn-phó Tiểu đoàn-8/LÐ3/Dù tùng thiết cùng Thiết đoàn 11. Hơn đơn vị nào hết, chính Tiểu- đoàn/8 Dù nầy khi đụng độ với 2 trung-đoàn tân lập [trung-đoàn 27 và 278] mới biết sự chính xác và hiệu quả của B-52. Nhưng thật ra quân bạn có biết đâu đây là do con mắt tinh-ranh và bộ óc điện-tử chuyên nghiệp của ban tham mưu dưới quyền Tướng Haig tại Pentagon khi phải làm trọng tài cho hai đối lực, cần phải phối hợp để cân bằng lực lượng giữa 2 bên cho trò chơi chiến tranh bẩn thỉu, dí tay lên xuống những con cờ thí để có phần hấp dẫn như chiến tranh thực sự hầu che mắt thế giới. Họ dùng B-52 để cân bằng 2 đối lực và tiêu diệt trọn gói tại mục tiêu là căn cứ hậu cần 604 thay vì phải thi hành kế hoạch rã-ngũ sau nầy, nhưng Tướng Haig thất vọng vì sự ngang ngược của TT Thiệu, cho một đơn vị nhỏ xuống Tchepone đái một bãi rồi rút về.

Vấn đề quan trọng trước mắt, Abrams muốn phải khóa chặt phòng không của BV vì quá nguy hiểm cho phi công trực-thăng Mỹ, số thiệt hại trong 3 tuần nầy đã lên cao đến độ chóng mặt; Chuyện nầy sẽ gây ra sự mâu thuẩn và đụng chạm dữ-dội giữa Hội-Đồng NSC [Tướng Haig] và Tướng Abrams! Nhưng phản ứng của Abrams hoàn toàn đúng, vì phải gìn giữ uy-tín quốc-gia và sinh mạng của các phi công trực-thăng (sự hy sinh cho mưu đồ “khổ-nhục-kế” như vậy cũng đã quá lắm rồi, phi công oanh tạc Bắc Việt không được xử dụng hoả tiễn, bom vô tuyến điều khiển [no Laser targeting pods or Smart bomb] mà phải xử dụng bom nổ thường và làm mỗi prep 2 trái 2 bên cánh cho gọi là sự thăng bằng, có như thế mới tiêu thụ được hàng tiêu dung].

Phải nhiều tháng sau, thời gian coi cho được, Tướng Haig mới kiếm cớ “bứng” được Tướng John D.Lavelle, Tư-Lệnh Đệ 7 Không-Lực (Seventh Air Force) và thay vào đó, Tướng John Vogt; Tướng Tham-mưu trưởng Không quân triệu hồi Tướng Lavelle về nước và cách chức vì lý do vi phạm luật quy-ước ROE (Rules of Engagement) và cho về hưu liền sau đó, chỉ có lãnh được lương 2 sao thay vì 4 sao. Hội-đồng buộc tội cho là phản ứng chậm-chạp, quá nhiều do-dự, không thích ứng theo kịp chiến trận. Còn phía WIB thì hiểu ngầm rằng vì phải bảo-toàn không-lộ và để xoa dịu làm vừa lòng Liên Xô, sau khi buộc phải tiêu diệt CSBV bằng chiến dịch thả Bom Linebacker thay vì Rolling Thunder để cân bằng lực lượng hai bên [theo tài liệu, chỉ có 2 tuần trước khi chấm dứt cuộc hành quân, CIA đã cho lệnh trải thảm 412 trận B-52 trên đầu lính BV, luôn cả các đoàn xe Molotova chở đạn dược hỏa tốc để phục kích QLVNCH rút lui trên đường 9, thay vì lính BV được lệnh Tướng Giáp, lo chuẩn bị phục kích và xa luân chiến tại Căn cứ hậu cần 604. Hành động khẩn cấp nầy, Hoa kỳ đã vi-phạm điều lệ trò chơi ROE từ chiến dịch “Rolling Thunder” qua “Linebacker”]

Theo như sự ước tính tình báo của phòng MACV J-2, thì Trung-đoàn 29 của Sư-đoàn 324B đã có tham chiến chung với 6 Trung-đoàn BV tại chiến trường, được chia ra thành đơn-vị nhỏ là 21 tiểu-đoàn. Trong đó coi như 5 tiểu-đoàn BV bị xóa sổ; Tuy nhiên nhiều chiến thắng trên đoạn đường Quốc-lộ 9 đang xãy ra có lợi cho VNCH trong những ngày gần đây, nhưng không biết tương-lai sẽ ra sao? Tất cả 7 Trung-đoàn BV nầy đã vây hãm Đồi-31 cả tuần nay với quyết tâm dùng trận địa pháo tận diệt, vì quân VNCH đã lọt vào ổ hậu cần với vô số kể Hỏa tiễn 122 ly và các tạc đạn pháo binh đủ loại trong đó đáng kể là tạc đạn 152 ly. Quân BV đang dồn hết nổ lực, phối hợp trận địa pháo cùng chiến xa, bươn càng lên Đồi 31; Trong khi Tiểu-đoàn 39 BĐQ bị áp lực quá mạnh nên đành di tản chiến thuật về hội nhập với Tiểu-đoàn 21 BĐQ. Sau khi 2 Tiểu-đoàn nầy giữ được an ninh thì được Trực-thăng Mỹ bốc về Khe Sanh liền tức khắc để tái phối trí qua giai đoạn-2. Quân lực VNCH không có quân để thay, nhưng BV có quân thay tại Trung tâm huấn luyện ngay trận địa.

Khi chở Tướng Đống đến thăm Lữ-đoàn-3 Dù, tại Đồi 31, Tôi đã nhận thấy tình hình và địa thế không ổn, Tôi đã tự hỏi: “Ai là người đã chọn địa điểm nầy?” Trên một đỉnh đồi không cao lắm so với xa về chung-quanh như là một lòng chảo Điện Biên-Phủ, con đường từ dưới Suối lên đến bải đáp Trực-thăng là đồi trọc, PT.76 leo lên rất dễ-dàng và từ đó leo lên thêm khoảng 80 thước nữa là tới BCH/Căn-cứ cũng đường đồi thoai thoải như vậy. Không khó lắm! Tôi muốn lập lại một lần nữa: “Ai lập ra phóng đồ hành quân Lam-Sơn 719 nầy?” Quân-lực VNCH đã chui vào một kho đạn khổng lồ mà bên phía BV đã thành lập mật trận B.70 từ tháng 10 năm 1970, cả những năm trước đó mỗi ngày, hàng ngàn xe Molotova nối đuôi dài như kiến, vào ban đêm chuyển tiếp liệu vào Nam, dưới tầm mắt thản nhiên đồng tình của phản gián CIA. Riêng những điểm cao ngõ ngách, số đạn phòng không được xe-thồ đưa vào, và được khuân vác trên lưng đoàn dân-công leo lên những vách núi cheo leo dựng đứng bên phía sườn Tây vô cùng an toàn của dãy núi. (Hình ảnh ở trang 90 do phóng viên Ðông-âu chụp)

Mục đích của cuộc hành quân nầy, theo Hội Đồng ANQG (NSC) là tiêu hủy những vũ khí và chiến cụ lỗi thời của hai đối thủ và kế đến là tiêu hủy những đơn vị sừng sỏ chủ lực của Hai bên, trong lộ-trình hoàn thành định-đề-1, [kế-hoạch Pennsylvania] để khi giao miền Nam không bị ‘tắm máu’ mà chỉ bị ‘rỉ máu’ thôi, nhưng phải đợi khi Quân-lực VNCH khai thác chiến trường trong giai đoạn-3 và trên đường ‘Độc đạo rút về’ lại Khe-Sanh. Hà Nội sẽ dùng chốt chận bằng các Trung đoàn phục kích dọc tuyến Quốc lộ 9 để tiêu diệt cho bằng hết lực lượng VNCH còn lại, dĩ nhiên B-52 cũng làm thịt cả 2 bên. Nhưng việc phục kích vĩ-đại đó không xẩy ra vì quân lực VNCH rút lui khá nhanh (lần nầy nhờ T/Thống Thiệu nên thoát khỏi nhưng lại vướng-mắc khi rút lui đường 7 Cheo Reo, Phú Bổn từ Pleiku của Quân đoàn 2. Lê Ðức Thọ nhờ được điệp-viên Phạm Xuân Ẩn cho tin vô cùng chính xác trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời CIA đã không giữ lời hứa giúp máy cày D-4 và hệ thống cầu dã-chiến cho cuộc lui binh như họ đã giúp trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy. Tướng Phạm Văn Phú vì đặt hết tin tưởng nơi người bạn lớn khi ông còn là Tư lệnh SÐ/1, nhưng khi là Tư lệnh QÐ/2 thì bị một sự bội phản quá phũ phàng giữa quân đội anh hùng bị đồng minh lừa gạt thế nên Tướng Phú đã phải dùng độc dược như Cụ Phan thanh Giản để các nước nhược tiểu đừng quá tin vào người bạn lớn xấu-xa nầy.

B.52 không được tiêu diệt nhân mạng vào lúc nầy, thế nên, khi các Trung-đoàn BV tràn ngập vào Đồi-31 thì B.52 không thả, nhờ thế mà Đại-tá Thọ và Phi hành đoàn trực thăng H.34 của Trung úy Chung Tử Bửu bị mắc kẹt mới còn sống để đi ở tù ngoài Bắc. Nguyên một Tiểu-đoàn-3 Dù phải chịu cảnh tàn sát dưới biển lửa của hằng chục ngàn ngàn trái đạn đại pháo cầu vòng đủ loại vùi dập, và họ đã anh dũng tử thủ cho đến hơi thở cuối cùng. “Tội nghiệp, ai biết được các chiến sĩ Dù vô danh nầy đã nằm yên vĩnh-viễn trên một ngọn đồi không người biết tới cùng với 2 Queenbees của LÐ51TC?”

vinhtruong
12-04-2010, 03:30 PM
Như thường lệ, chúng tôi phải cất cánh sớm nhất để có mặt tại tọa độ vùng hành quân của Dù chịu trách nhiệm, Tuy nhiên, đôi lúc tôi cũng xé rào để ‘xẹt’ về điểm hẹn Lao-Bảo, hầu đưa hoặc đón mấy thằng Em đi và về để khỏi bị phòng không bắn rơi. Các vùng yểm trợ cho Dù cũng đang đụng nặng vì chúng đang đổi chiến thuật, từ sư-đoàn chia ra thành các trung đoàn biệt lập chụm lại mục tiêu với mong lấy thịt đè người bằng xa luân chiến như vừa đụng với TĐ/39 và TĐ/21 BĐQ trong mấy ngày qua. Mỗi trung đoàn lần-lượt áp đảo một tiểu đoàn quân lực VNCH, chớ không có lẻ-tẻ như trước. Thường thường chúng tôi tác xạ vào các bụi rậm trước mặt đường tiền sát của quân Dù khoảng 150 thước, trong lúc Dù xung phong tiến lên chiếm cao điểm, nên họ tiến chạy với sự vững tâm tin-tưởng vào hoả lực yểm trợ của gunship VN. Khi chúng tôi cần rời họ, thì xin phép khoảng 45 phút hay 1 giờ để đi đổ xăng, tái trang bị hỏa-lực, tức thì Dù điều động án ngử bức tường thành phòng thủ kiên cố và chúng tôi sẽ trở lại liền, trong khi đó họ dừng quân nghỉ xả hơi đôi chút, hoặc điều chỉnh lại súng đạn. Riêng tôi có cơ hội để hướng dẫn đàn em ra vào tránh được các tụ điểm phòng không AAA khiếp đảm. Cái ám ảnh trong trí óc tôi là chấm dứt ngay sự chết chóc cho con em mình.

Hôm nay, ngày 28/Feb/1971, Một đơn-vị Dù/TÐ2 mới vừa rút khỏi Đồi-30, trong sương mù với năng kiến độ hạn hẹp, đang đụng độ nặng với Trung-đoàn 29 của Sư-đoàn 324B, cách đây 3 tiếng, tại một tọa độ phía tây/nam Đồi-30, cái tệ hại nhất là thời tiết còn sương mù, nên không có sự can thiệp của phi-cơ chiến-thuật. Chúng tôi lại buộc phải rời vùng vì Hoa-kỳ đang mở một hành lang hỏa lực từ 10 giờ 45 với 42 khẩu đại pháo tiền tác xạ để sau đó 15 phút, các phi cơ chiến thuật sẽ làm-cỏ chỗ nào chưa bị pháo tác xạ. Đúng 11:30 giờ sẽ có một đoàn trực-thăng Mỹ gồm 20 slicks có 8 Gunship-Cobra theo yểm trợ. Bay vào tản thương, luôn tiện tiếp tế số lớn đạn dược rất cần thiết.

Chúng tôi phải rời vùng đổi qua yểm trợ cho đơn-vị Dù thuộc Tiểu-đoàn-3 bị thất lạc ở hướng tây, cách xa hành-lang hỏa lực yểm trợ cho Đồi-30, trong phạm-vi an-toàn ở phía Tây vài cây số. Bỗng tôi nghe trong tần số FM, 42.5, Kingstar 4 và 5 đang cất cánh để tản thương và tiếp tế cho căn-cứ hỏa-lực Hồng-Hà 2, đúng 10:50 theo đồng hồ của tôi. Tôi nghe nói được Gunship-Cobra yểm trợ, linh tính tôi bắt đầu lo (trong Không-quân, lấy giờ bay và thâm niên làm gốc, thế nên Kingstar-4 với cấp bực nhỏ hơn [thiếu-úy] nhưng thâm niên trong Phi đoàn, lên làm Lead hướng dẫn hành quân) trên đường bay tới Hồng-Hà-2 khoảng chừng hơn 20 phút; vùng nầy phòng không chưa đáng sợ, nhưng điều quan trọng nhất là HH2 đã bị địch bao vây cả mấy ngày nay, tất cã đại bác 105, và 155ly của ta đều bị tê liệt bới 152ly xuyên phá. CSBV khóa chặt căn cứ nầy bằng trận địa pháo cường tập ngay khi nghe tiếng trực thăng bay vào bằng cối 120ly và đại bác xuyên phá 152ly, 130ly và chúng đang chờ đợi Trung đoàn chiến xa 202 từ hướng tây/bắc xuống đến để tiền pháo hậu xung và tràn ngập sau đó như trận chiến vừa qua tại Ðồi-31, rồi Ðồi-30, rồi đến đây. Dĩ nhiên Hoa kỳ thẳng thừng từ chối không bay vào yểm trợ. Nếu như tôi hưóng dẫn thì phải ít nhất hơn nửa tiếng, vì phải bay vòng và sát ngọn cây, tạo ra sự bất ngờ theo như chiến thuật đột-kích trên đường mòn HCM. Nghĩ đến đây, Tôi bắt đầu rùng mình và lo lắng cho con em mình! Căn-cứ Hỏa-lực nầy được chiếm lĩnh bởi Trung-đoàn 3/SĐ1BB, đây chỉ là một ngọn đồi nhỏ nằm lẻ-loi, với cao độ hơn 600 thước cách mặt biển, sâu qua đất Lào khoảng chục cây số. Dù rằng một ngọn đồi nằm lẻ-loi nhưng nơi đây là một cứ điểm rất quan trọng, như một đài quan sát và yểm trợ bao quát cho cuộc hành quân, chận ngay yết hầu của đường mòn Hồ. Căn-cứ nầy có 2 bải Trực-thăng, cách các Bunkers không xa, hơi thấp xuống một chút là một bải Trực-thăng lớn dùng để câu móc súng và xe nước uống và lưới đạn.

Trước khi đi bay, Bộ chỉ huy Hàm Nghi cho biết, tình hình có nguy hiểm nhưng không đến nỗi. Các tin-tức tình báo cũng như quân báo đều phải che dấu một ít, vì sợ anh em Không-quân từ chối phi vụ như Không-kỵ Hoa-kỳ; Sự thật Căn-cứ nầy đã bị bao vây trong mấy ngày nay… Theo tôi nghĩ rồi định mệnh cùng số phận cũng giống như Đồi 31, 30, LZ North, LZ South của BĐQ. Bây giờ chỉ còn là chờ đợi từng giờ từng phút sẽ xảy đến mà thôi, Hoa-kỳ đã từ chối là Hot LZ nên không chịu đáp, không trách vì họ đã chịu quá nhiều tổn thất, rơi rụng xung quanh Căn-cứ nầy, điển hình là nằm chần-dần trên bải đáp của pháo đội 155 là chiếc Trực-thăng khổng lồ CH-53 Stallion, USMC màu xanh rêu, và nằm kề là chiếc Trực-thăng OH-6 màu olive.

Hai chiếc UH-1 của mình và Hai Cobra đang bay trên 5,000 bộ, sau một buổi sáng sương mù khá dầy đặc, bây giờ thời tiết thật tốt chỉ còn đọng lại với những lớp sương mờ buổi sáng thoang-thoảng không đáng kể, bốn chiếc đang hướng về Căn-cứ Hỏa-lực HH2. Tôi, vì linh tính nghi ngờ nên dặn Co-pilot của Kingstars phải để tần số VHF liên-lạc với tôi thường xuyên. Tôi lo nhất là lúc 2 chiếc Hueys đang đến LZ, giảm cao độ, làm cận tiến để đáp, nếu mấy thằng bộ-đội anh hùng thì nên bắn vào phi cơ có võ trang như 2 chiếc Cobra nầy, mà chừa ra 2 chiếc hiền lành đang cứu sự đói, khát cho quân bạn.

Bỗng trong nón bay, tôi nghe qua tần số VHF “Phòng không đủ loại, từ nhiều cao điểm chung-quanh bắn lên từng cụm khói trắng như hoa giăng, chúng tôi đang xuống…!” Rồi bỗng dưng tắt lịm, một sự yên lặng dễ sợ như nhói quặn trong tai. Tôi vặn tối đa Volume của máy VHF và hồi-hộp đợi chờ, Tôi để Wing Lưu lên làm Lead và người học trò của tôi cứ bay theo chiếc Lead làm vòng chờ. “Vẫn chỉ còn một sự yên lặng nặng-nề trôi qua trong nón bay, làm tôi cảm thấy như muốn nghẹt thở”.

Có tiếng rồ rồ trong nón bay “Cobra của Mỹ, bắt đầu tách khỏi chúng tôi ‘prep’ vào ổ phòng không cạnh sườn đồi trọc… Họ phóng Rockets chống biển người, phụt ra toàn màu Hồng-đỏ” Nghe tới đây tôi có một chút an-tâm, vì chúng phải lo chống cự với Cobra mà quên 2 thằng em của mình! Nhưng bỗng nhiên Tôi lại nghe: “Mấy thằng Cobra nó gọi nhau, trên tần số Guard: “Ground Fire… Ground Fire… get-out the fucking place” Rồi nó bay đâu mất tiêu! Những trái đạn đại bác phòng không từ tứ phía bắn lên nổ từng đám khói như những cụm bông gòn càng lúc càng nhiều… bao quanh chúng tôi” nhiều nhứt là phòng không 37ly

“Rồi các anh em đang làm gì… đã đáp xuống chưa?”

Tôi chẳng còn nghe tiếng trả lời, mà chỉ còn nghe trong nón bay tiếng đại-liên M.60 của Kingstars đang nổ dòn. Chắc Kingstar đang chuẩn bị đáp, tôi lặng thinh và cầu nguyện cho 2 Kingstars; Vừa đang cầu nguyện, tôi nghe: “Tàu trúng đạn quá nhiều … Lead Trưởng phi cơ Phúc bị thương, đèn đỏ báo nguy nổi lên mọi nơi…trên Panel… báo cáo đã đáp xuống được rồi…”

Thiếu-úy Phúc TPC đã bị một mảnh tạc đạn xuyên bể đầu gối. Cả Phi hành đoàn dìu nhau chạy xuống các giao-thông hào ẩn trú, chỉ còn cầu mong chiếc thứ 2 của Trung úy Đạt xuống cứu. Nhưng khi chiếc thứ 2 vào đáp thì cường độ pháo kích càng ác-liệt hơn, phải né qua bãi đáp của Pháo-binh, thì toàn là Trực-thăng Mỹ đã bị bắn nằm ụ nơi đó. Nhưng Trung-úy Đạt cố tâm muốn cứu Phi hành đoàn nên cứ nhào vô hover bên cạnh chiếc 1 đã tắt máy nhưng cánh quạt vẫn còn quây chậm. Cuộc pháo kích của BV mỗi lúc càng thêm dữ dội hơn, khiếp-đảm đến nỗi Phi hành đoàn bị nạn không dám lú đầu ra khỏi bunker vì lưới đạn cầu vòng đủ loại đang chụp xuống bãi đáp, vung vãi bụi cát bằng hằng hà vô số mảnh đạn đến nỗi phi hành đoàn lâm nạn không dám ló đầu ra khỏi bunkers để phóng lên trực thăng số 2 của Đạt. Trên căn cứ hỏa lực nầy, dưới con mắt của Kingstars là một bãi tha ma, với nhiều cộc sắt hàng rào kẽm gai bị đào xới bởi hằng hà vô số những hố đạn pháo sâu-cạn chồng chất lên nhau, trên các giao thông hào, lốm đốm rải rác khắp nơi những cánh dù tang trắng hoả châu, những xe nước trống trơn không còn một giọt nước vì mảnh đạn loang lỗ cạnh những lưới đạn vừa thả xuống là bị phá hủy ngay. Chỉ có Kingstars là những nhân chứng sống thực, đây quả thực địa ngục trần gian, một chiến địa kinh hoàng. Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu khi buộc phải liều mình chui vào màn lửa, khói, mảnh đạn vung vãi để nhảy phóng lên chiếc số 2 đang hover cạnh chiếc 1, kể cả con Kiến cũng không thoát khỏi sự chết dưới ổ Kiến nằm cạn trên mặt đất. Kingstars-4 đành núp sâu dưới bunkers chờ cơ may.

“Hover sao lâu quá vậy!” Trung úy Ðạt nóng lòng cứu bạn, nhưng Ðạt có biết tất cả trực thăng rớt trên các Căn cứ hỏa lực đều bị bão cát mảnh đạn vung vãi làm bộ phận nhạy cảm cánh quạt đuôi bị tê liệt mất phương hướng phải quây đầu rơi xuống đất. Trong nháy mắt, anh lính Bộ-binh tháp tùng cùng Cơ phi và Xạ thủ đang đẩy các đồ tiếp viện xuống đất giữa những tiếng nổ kinh hoàng của đạn pháo đã điều chỉnh sẳn từ lâu. Thình lình anh Xạ-thủ thét lên: “tôi bị thương rồi!” Trung úy Ðạt buộc phải bỏ ý chí cứu bạn! Làm sao tránh khỏi trận bão cát bằng các mảnh đạn vung vãi từ tứ phía rải đến như thế nầy!? Không còn cách nào khác, Trung-úy Đạt phải cất cánh để tránh khỏi mục tiêu đang bao phủ đầy cụm khói và lửa, dù phải dùng sức máy tối đa, lấy hướng nào thuận lợi để tăng tốc độ càng nhanh càng tốt, hầu tránh xa vùng tử địa. Sau khi luồn-lách giữa các cột khói trận địa pháo, thay vì cấm đầu bay xạt trên ngọn cây luồn lách theo thung lủng trên đám rừng già ở hướng tây-nam, như Queenbee Yên đã làm nơi Ðồi-31, liền sau khi nghe lệnh của Lead Chung tử Bửu, “không được vào đáp…” thì Trung úy Ðạt lại bị một lỗi lầm vì thiếu kinh nghiệm, nên cố lấy tốc độ an-toàn leo cao cho lẹ làm cho mục tiêu gần như cố-định mông lung trên không gian, ít linh hoạt trong sự xê dịch như một mục tiêu dễ nhắm, để rồi phòng không tứ phía chụm vào chỉ có một mục tiêu duy nhứt đơn côi là Kingstar 5, những cụm bông gòn hòa lẫn với những cục lửa xẹt lên bao quanh con tàu côi-cút ngơ ngác lạc-lõng đến tội nghiệp, rồi một cục lửa khác đã nhẫn tâm chui vào bộ phận Transmission phát nổ sau lưng con tàu, lửa và khói qua dầu transmission mù-mịt đang bao trùm con tàu, không biết còn những gì sẽ xảy ra nữa đây (Phải là loại đạn đại bác cổ điển chạm nổ, 37 hay 57ly) Trong tần số Guard tất cả mọi Phi hành đoàn đều nghe tiếng kêu thất thanh thảm thiết của Trung-úy Đạt, “May day…May day…!” Trong lửa và màn khói mù mịt, Trung-úy Đạt cố bình tỉnh mở đôi mắt to hơn, cố gắng đưa con tàu đáp ép buộc, làm cách nào cứu sống được Phi hành đoàn đây? Không còn cách nào khác là phải “đáp ép buộc” (autorotation) xuống một thung-lũng trước mặt, vì nếu chần-chờ là con tàu có thể bị nổ tung trên không. Rừng cây càng lúc càng gần, trong nháy mắt, thì con tàu đã rơi trúng ngay một khoảng rừng-chồi vang dội một tiếng ầm khô khan, rồi con tàu nằm gọn giữa các chồi cây đâm thọc vào nhưng không lật, hai càng đáp skids chèn bẹt qua hai bên. Mọi người không ai bảo ai, vội vã thò chân xuống đụng đất ngay, buớc ra trên lớp bụi cỏ còn ẩm ướt hơi sương, giữa tiếng kêu rên của anh Xạ thủ đã bị thương. Người chiến sĩ Bộ-binh tháp tùng đang dìu anh xạ thủ và liền ngay sau đó mọi người chạy ù tới cùng phụ đỡ anh xạ-thủ mau ra khỏi con tàu. Tất cả mọi người dìu nhau chạy đến một khoảng trống dễ nhất ở phía trước vào khoảng 20 thước, lửa đã liếm tới bình xăng bùng nổ thiêu rụi con tàu cùng một số đạn 7,62ly còn lại, trông như một cục lửa xẹt ra xanh đỏ đủ màu, to lớn, khói đen tỏa lên nghi-ngút cả chục thước cao hiện rõ trên bầu trời dưới bốn con mắt của OV-10 FAC vần-vũ trên đó.

Trung úy Đạt, bắt đầu lấy lại bình tĩnh và hướng dẫn đoàn viên bị nạn về lại HH 2, vì cách đây cũng không xa lắm, dù chỉ là những khẩu P.38 hộ thân thôi, nhưng Phi hành đoàn vẫn cầm lăm le nơi tay, chỉ cốt để giữ vững tinh thần trên đường tháo chạy. Nằm sâu dưới thung-lũng, chung-quanh bao-bọc bởi cây rừng, nhấp nhô lên xuống bởi những đồi non trùng điệp. Họ đã bươn bả vẹt bờ bụi cây mà quên đi những gai rừng còn dính lại trong thân thể, những vết trầy, xây xát trên da thịt như không còn cảm giác nhức nhối đối với họ. Đoàn lữ hành bất đắc dĩ đang phát hiện ra HH 2 ở trước mặt, phần lớn là nhờ thấy được khói của đạn pháo kích bốc lên từ Căn-cứ.

Bất chợt, Trung-úy Đạt nhìn lại định hướng đi được bao xa, và nhìn thấy con tàu vẫn còn ngùn-ngụt một cột khói đen, nằm giữa thung-lũng bốc thẳng đứng lên giữa bầu trời trong xanh, Họ đã cách xa nơi bị nạn được một nửa cây số, mà tâm trí họ cứ nghĩ như đã vượt qua cả chục cây rồi! Sau bao lần bị bụi rậm bám cột chặt vào từng bước chân, lạc lõng giữa những thảm cỏ Voi dày đặc, trời quá trưa nên rất oi-ả, sức nóng thiêu đốt, họ vừa mệt, vừa khát, nhưng vẫn phải tiếp-tục leo-trèo trên những tảng đá đầy gai nhọn, dây rừng chằng-chịt, nhưng họ vẫn phải cố gắng dung rủi dìu người bạn xạ thủ đang bị thương, miệng khô đắng đến độ như con khô mực nhưng nước ở đâu mà mồ hôi cứ tươm ra?

Thỉnh-thoảng những tràng AK của lính BV nổ dòn dã như dọ dẫm, hù dọa cùng những tiếng bằng giọng Bắc nhà-quê la hét từ trên đồi cao dội xuống thung lũng: “Bắt nấy chúng nó…những thằng giặc nái máy bay nên thẳng!” Họ dìu nhau bươn chạy cũng được hơn 2 tiếng, bây giờ đã leo lên được hơn nửa ngọn đồi. Nơi nơi đều có mùi xác chết xông lên nồng-nặc, xác chết nằm rải-rác từng cụm cạnh các bụi rậm, thân-thể họ bị Bom Mìn băm nát, AK và B.41 nằm bên cạnh xác người, thật là rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”. Tuổi còn quá trẻ mới 16, 18 xuân xanh đã bị chôn vùi nơi đây cùng cảnh ngộ với cỏ nội hoa ngàn, không một búp hoa rừng nào được đua hoa nở nhụy vào mùa Xuân đang rộ, bởi bom đạn tơi bời cày nát vùng hoả tuyến, đó đây để lại màu tang trắng của cánh hoa dù mà hàng đêm ánh mắt hỏa châu như khóc thương cho các chiến sĩ vô danh của cả dân-tộc phải chịu hy sinh nơi chiến địa. Đây là hậu quả của nhiều lần tấn kích bằng biển người vào Cứ-điểm HH 2 nhưng thất bại vì Trung đoàn/3 chiến đấu kiên cường và quyết liệt.

Còn chừng 200 thước nữa là tới đỉnh đồi, Trung úy Đạt dừng lại, vì biết Mìn Claymore và lựu đạn đầy dẫy chung-quanh chu vi của Căn-cứ. Được lệnh, đoàn lữ hành thả người xuống đất, nghỉ mệt với tràn ngập niềm vui là được thoát chết. Rớt máy bay trong rừng rậm mà không mất mạng là một điều hy-hữu, sau đó sống-sót rồi lại lội rừng đi tìm quân bạn thì quả là một sự mầu nhiệm do ơn trên áp đặt và ban cho? Trong linh cảm của tôi, những người nầy theo định mệnh phải được cứu thoát! Lính gác cũng như Bộ-chỉ-huy của Trung-đoàn-3 đã đặt ống dòm nhìn xuống và theo dõi đoàn lữ hành tả tơi gồm 5 người đang lù lù dìu nhau lủi tới, họ đã dìu dắt đùm bọc nhau đến được chu vi của Căn-cứ, “Ôi cao quý thay cho tình huynh đệ chi binh của phi hành đoàn vùng Hỏa-tuyến!” giữa cảnh núi đồi, đầy dẫy chông gai, nguy hiểm. Bổng một tiếng thét ‘dễ thương’ vang lên lồng-lộng trong gió “Giữ nguyên vị trí, Chúng tôi sẽ gởi người xuống hướng dẫn các anh lên”.

Vài phút sau, một anh Lính của Trung-đoàn, cẩn thận đi xuống và tránh từng quả mìn, rồi dẫn đoàn người lâm nạn đi ngược lên đồi, vào một cái hầm rất kiên cố, chất lên bởi vô số lớp bao cát. Lúc nầy là khoảng 3 giờ chiều định mệnh, cả 2 Phi hành đoàn Kingstar bèo nhèo gặp nhau nửa mừng nửa sợ; Nhưng họ được cho biết sẽ có Trực-thăng của Phi đoàn 213 đến cứu, hãy bình tĩnh cầu nguyện và chờ đợi.

Tôi không thể bỏ phi vụ tác xạ cho Dù mà bay về HH 2 cứu Kingstars được. Vì sáng nầy sương mù đã không cho phép các Phi cơ chiến thuật bay vào yểm trợ, lựa vào dịp nầy, 2 Trung đoàn BV đã tấn kích làm tan rã, tràn ngập (overrun) một lực lượng Dù đang lục soát dưới chân Đồi-30. Tôi phải đi tìm họ để hướng dẫn gom các con cái về một chỗ, để cho Trực-thăng Mỹ bốc đi nơi khác nhập vào với Lữ-đoàn cơ hữu.

Chiều hôm qua, tôi có phàn nàn với Tướng Đống, về hành động của Dù đối với Phi hành đoàn PĐ.219 rất can đảm và thiện chí yểm trợ nhiệt tình, đặc biệt với Dù, nhưng anh em Dù áp lực chúng tôi như một “con tin”, hậu quả tất cả đoàn viên đều trong tình trạng mất tích, không biết số phận họ sẽ ra sao! Còn như Trực-thăng tản thương thì họ nhào lên quá nhiều, nặng đến nỗi tôi phải ra lệnh không cho Phi hành đoàn đáp xuống mà chỉ có hover lưng-chừng hơn thước để họ đem thương binh lên mà thôi. Việc ưu tiên là sinh mạng của Phi hành đoàn đây là lệnh ngoan-cố của tôi nơi chiến trường bất chấp hậu quả về quân kỷ, Tôi nhận thấy Tướng Đống yên lặng lắc đầu, hai môi thâm đen run-run không nói một lời, Tôi vô cùng cảm thông cho nỗi khổ tâm của một vị Tướng lãnh đạo, và tôi vội rời xa chỗ đó liền lập tức, gần như muốn chạy trốn…

Căn-cứ HH 2, sau nhiều đợt bị pháo rất chính xác do đã điều chỉnh trước, của các tạc đạn đủ loại, và đạn pháo 152 ly nổ chậm đã hủy diệt các ổ pháo 155, 105 ly của ta và cả ngàn quả Hỏa-tiển 122 ly, 107 ly đã làm rúng động tinh-thần binh-sĩ. Đã bị bao vây hơn tuần nay, Trung-đoàn không nhận được tiếp viện vì Hot LZ nên Mỹ không chịu vào. Hết thực phẩm, hết nước uống, và hết đạn dược nên không còn cách nào khác là phải chờ đêm tối sẽ rút ra khỏi HH2. Bộ Chỉ Huy của Trung-đoàn đã quyết định vào tối đêm nay sẽ thi hành. Dù rằng có quan sát OV.10 đang hướng dẫn cho F.4 Phantom oanh kích cách đồi không xa lắm. Chiếc Bronco OV.10-FAC (Forward Air Control) đang hướng dẫn giội Bom vào chiếc Kingstar-5 rớt dưới thung-lũng, Đoàn viên lâm nạn, từ cao điểm nơi bunker nhìn xuống, qua công sự phòng thủ: Phantom đang nhào xuống thả vào Kingstar-5 của mình, lửa bùng cháy mà chẳng thấy nao-núng chút nào cả. Thôi rồi, một chiếc F.4 bị trúng đạn phòng không, khói phun dưới cánh, nhưng không nổ trên không, chiếc thứ 2 kè bên cạnh, bay về hướng Tây của Căn-cứ Udon, Thái-Lan.

Người chỉ huy lớn nhất còn lại ở Bộ-tư-lệnh Tiền-phương là Đại-úy Trần-Duy-Kỳ (Sau khi tốt nghiệp khóa Tham Mưu ở Mỹ về, tôi được bổ nhiệm ra PĐ213, trong các sĩ-quan phi hành, Kỳ là con người giàu tình cảm và rất chịu khó học hỏi, nhưng rát kỷ-luật, Tôi đoán: Anh sẽ thành công trong cuộc đời binh nghiệp. Tôi cũng thường tâm sự với Kỳ trong những chuyến thả và cứu Biệt kích, có đôi khi vì tiết kiệm mạng sống của chiến hữu, nên Tôi chỉ bay có một mình vào vùng lửa đạn để cứu các biệt kích) Sau buổi chiều hôm qua, lúc tôi phàn nàn với Tướng Đống về việc Dù áp lực Phi hành đoàn, thêm vào đó, lúc 2 giờ trưa nay (ngày 28/2/1971) khi Trung-tướng Hoàng Xuân Lãm hay tin 2 chiếc Kingstar bị bắn rơi, nên đã ra lệnh không được gởi Trực-thăng vào cấp-cứu nữa vì quá nguy-hiểm, chỉ phí thêm Trực-thăng mà thôi. Lệnh của Tướng Lãm ban ra quá trễ sau khi các căn cứ hỏa lực đều phơi xác không biết bao nhiêu trực thăng và phi hành đoàn của LÐ51TC, tơi tả rơi rụng nơi đó, trong vài giờ sau rồi một lần nữa các trực thăng nầy lại bị hủy diệt bằng các tạc đạn kế tiếp tạo nên đám khói đen dựng đứng thấu trời xanh. Nhưng chúng tôi quyết ấp-ủ câu châm ngôn không bỏ anh em không bỏ bạn bè dù bất cứ trường hợp nguy biến nào cũng phải bay xông vào biển lửa để cứu bạn!

Thấu hiểu được nghịch cảnh nầy, theo sự hiểu biết tình hình của chiến trận, vì tôi đã bay và theo dõi hằng ngày, hằng giờ từ diễn tiến cuộc chiến. Quân Bắc-Việt chưa tấn kích HH2 vào lúc nầy, họ chỉ bao vây khống chế khoá chặt bằng trận địa pháo đã điều chỉnh rất chinh xác và chờ cho được Trung-đoàn Chiến-xa 202, chủ yếu là PT.76 đến để leo đồi, qua thế trận “Tiền pháo hậu xung dưới sự yểm trợ của PT.76” như đã tràn ngập tại Ðồi-31, rồi Đồi-30. Nơi đây CSBV có 3 Tiểu-đoàn Chiến-xa, nhưng tuần vừa qua đã bị EC.130B phối hợp quần thảo chỉ trong một đêm thôi, mà đã loại ra khỏi vòng chiến 1 Thiết-đoàn, bây giờ quân BV vẫn còn 2 Tiểu-đoàn Chiến-xa T.54 và PT.76. Họ phải chờ Chiến-xa bằng mọi giá, vì Họ đã thử cả chục lần nhưng vẫn chuốc lấy thảm bại dưới sự chống trả kiên cường của Trung đoàn/3 BB.

Tuy nhiên, trong trường hợp nầy, tôi không dám đốc thúc Đại-úy Kỳ dù một lời bàn ra, hay nói vô về sự am hiểu tình hình chiến sự ở đó, nhưng Đại-úy Kỳ cũng đã biết tiểu sử của tôi là đã bao lần bay H.34 một mình mà không có Cơ phi cũng như Copilot chỉ trừ với một Duncan vạm-vỡ để vào các mật khu, đường Mòn Hồ và nhất là vào tận sào huyệt của Đoàn 559 [Oscar-Eight] cách đây không xa lắm, ở hang núi Tam-Bôi, để cứu các Toán Delta bị địch vây bắt, và phải giành giựt trong tay địch cho bằng được các Biệt-kích SOG, Việt Mỹ để đem về Hậu-cứ. “Nhưng Tôi tiên đoán Đại-úy Kỳ sẽ cất cánh đi rescue đồng-đội.” Vì truyền thống của Liên đoàn Tác chiến chúng tôi là “không bỏ bạn bè không bỏ anh em dù bất cứ hoàn cảnh nguy-biến nào”.

Chúng tôi đang ở vào một vị thế nan giải tại vùng hành quân, vì Trung-đoàn 29 cơ động của Sư-đoàn 324B đang tạo ra một sự trở ngại rất lớn cho một Đơn-vị nhỏ của quân Dù thuộc Tiểu-đoàn/8, hai đại-đội trinh-sát Dù đang di tản để bắt tay với Tiểu-đoàn-2 Dù gần đó, cùng một đại-đội TĐ/3 Dù đang bị thất lạc, Tôi quyết tâm gom họ về thành một cường lực để chống đỡ. Chúng dùng Hỏa tiễn 122 ly cường tập, gây trở ngại cho sự yểm trợ tác xạ cũng như tìm cách gom gọn các đứa con lại để băng ngang qua một con suối độc nhất. Thỉnh-thoảng có những cụm khói cùng bụi đỏ mù-mịt từ lừng chừng đồi bắn thẳng xuống thung-lũng. Mặc dù quân bạn có gọi 42 khẩu pháo binh Hoa-kỳ từ biên-giới bắn qua cả 100 tràng và kéo dài hàng giờ, nhưng chỉ cháy mén phía bên vách núi phía Đông; còn vách núi phía Tây thẳng đứng do SĐ 324B cắt đặt những ổ trọng pháo trong đường hầm xem như không hề hấn gì. Chiếc OV-10 Bronco đã hướng dẫn Phi cơ A-6 Intruders chiến thuật thả xuống những trái Bom lớn 750, 1,000 và 2,000 cân anh, nhưng chúng đã khôn ngoan kéo Pháo sâu vào hầm núi, tôi biết chắc là như vậy. Đặc biệt, lần nầy các Phi cơ của Đệ Thất Hạm Đội vào thả; Những chiếc A.4 Skyhawks, đến lượt các chiếc F.8 Crusaders và sau cùng là đợt A.6 Intruders thả Bom lớn; Nhưng tất cả chỉ làm cho Lính BV điếc tai, và chảy máu Mũi chớ cũng chẳng tiêu diệt được một mống nào. Xem như hoả lực cả pháo và phi cơ chiến thuật bị hóa giải qua sự cho tin của phản gián CIA và được thông dịch bắng tiếng Việt của Phạm Xuân Ẩn, chỉ còn lại hỏa lực của B-52 mới thực sự là đối lực cân bằng lực lượng khi cần thiết. Nhờ tam-trùng Phạm Xuân Ẳn mà Tướng Giáp đã cho rằng: “Giáp đang ngồi chần-dần trong phòng hành quân tại Pentagon do Tướng Haig là C&C”.

Quân Dù chỉ còn có cách, là nhờ chúng tôi, bằng mọi giá là phải làm sao tiêu diệt cho bằng được, dù chỉ một ổ Sơn pháo 85 ly độc nhất, nằm lưng chừng đồi; chính nó là khắc tinh cho sự di chuyển vượt-băng qua con suối trước mặt. Tôi hứa với Dù, là sẽ về tái trang bị rồi thanh toán, quyết bứng gốc nó sau,

“Song chùy 2…đây 1 gọi”

“1…đây 2…nghe 5…tiếp”

“Chúng ta đổi qua tần số UHF 233.5, O.Kay”

“Muốn triệt khẩu Sơn-pháo 85 ly nầy, chúng ta còn cách duy nhất là đợi lúc mặt trời sắp lặn; ánh nắng sẽ che mù tầm mắt của chúng và chúng ta sẽ lấy trục trực chỉ từ Tây sang Đông, mục tiêu sẽ hiện rõ ràng dưới ánh nắng chiều trên sườn đồi phía Tây mà chúng đặt pháo… Về Khe-Sanh, 2-trang bị 38 trái Hỏa tiễn loại 17 cân anh chạm nổ và 6,000 viên đạn Minigun. Còn tôi, trang bị 14 Hỏa tiễn chống biển người cùng 12.000 viên 7ly62, dù rằng không giết chúng, nhưng phải đưa chúng vào tình trạng bất khả dụng (disable) để cho chiếc 2 tha hồ phóng 38 trái Rockets vào ổ súng Sơn-pháo nầy. Một điều rất quan trọng là 1 và 2 không cùng chung một trục tác xạ, bởi vì 70,000 mũi tên nầy phải bắn xuống với góc độ 45 đến 60 độ thẳng góc mới có hiệu quả, không thì đường phi tiển sẽ ngắn lại và trụt xuống không đến mục tiêu, Hai … nhớ giữ cao độ tác xạ dưới 2,300 bộ, sau khi chơi hết 38 trái thì trở về trên đầu quân Dù, nhưng đừng bay cao hơn 2,400 bộ. Khi tôi nói vào trục, Hai… nhớ theo-dõi nhiều vệt khói màu đỏ hồng sau cùng, từng cụm một trải dài đến mục tiêu, ‘Prep’ như vậy vào khoảng 40 đế 45 giây cùng với Mini-Gun 4,000 viên 1 phút, thêm 45 giây nữa là tròm-trèm cỡ 2 phút. “Khi tôi nói ra trục”, thì Hai … nhớ bay cao độ song song ngang tầm mục tiêu, trong khi tôi bay vòng tròn cover bằng minigun 4.000 viên/phút, có như vậy thì những trái Rockets mới xuyên vào được đường hầm, chỉ cần một trái trúng vào mục tiêu là đủ thanh toán chúng:

“Okay … Song Chùy 2 hiểu chưa trả lời”

“Song Chùy 2…Okay”

Song-Chùy 1 quên một điều, chúng ta lợi dụng thời gian tái trang bi hoả lực mà xé rào và cũng đợi mặt trời xuống, chúng ta đi hộ tống Đại-úy Kỳ Rescue 2 Phi hành đoàn lâm nạn đang bị kẹt ở HH 2 trước, Okay rồi trở vào đây yểm trợ sau!

Trên đường về tái trang bị, hôm nay sao trời nóng rát, oi-ả lạ thường, hay là vì đầu óc của tôi bị máu dồn lên quá nhiều…? Nhưng bù lại khi màn đêm buông xuống thay vào đó một cái lạnh cắt da của núi rừng; Phòng TOC tại Hàm-Nghi, Khe Sanh cho biết trực-thăng của PĐ 213 sẽ bay vào cứu 2 Phi hành đoàn. BCH Trung-đoàn-3 cũng được đặc lệnh của Chuẩn tướng Phạm Văn Phú đừng gây trở ngại, hỗn loạn khi Trực-thăng vô cứu, giúp đỡ Phi hành đoàn để dìu các anh em bị thương tập trung gần bãi đáp.

Tại Cứ điểm HH2, 2 Phi hành đoàn đã quên đi cơn đói, nhưng sự khát nước vẫn hoành hành cơ thể con người không nguôi. Bỗng tiếng ‘bành phạch’ quen thuộc từ hướng Đông Bắc bay tới. Quả thật, sự tiên đoán của tôi không sai, Đại úy Trần-Duy-Kỳ đã đơn thương độc mã, né tránh những vùng có lửa đạn, dựa vào những chướng ngại vật thiêng liêng như muốn bảo vệ cho con tàu, những rừng cây nguyên thủy, với những cây cao vời-vợi không có dấu tích sinh hoạt của con người, thì làm gì dám bay ngang những đồi trọc dưới cả ngàn con mắt quan sát mênh-mông của địch; rừng núi vách đá ‘thiêng liêng’ vẫn là những bức chấn an-toàn cho con người đi làm việc thiện. Chiếc Trực-thăng hiền từ như Mẹ đi tìm Con, nhưng đã lạc mất giữa bãi tha-ma ngập đầy pháo địch, 2 chiếc Slick của PĐ.233 đây rồi, không thấy một ai ló dạng, có phải đây là một ‘Cứ-điểm Ma?’ mà pháo thì tứ phía cứ dồn-dập liên hồi khi nghe tiếng trực thăng bay đến, nã xuống một tiền đồn, rải-rác, ngỗn-ngang chung quanh vài chiếc Trực-thăng lớn nhỏ đủ cỡ… rơi rụng! Một trái pháo rơi nổ cạnh con tàu, làm rung động và lung-lay cả người và vật, có nên ở lại hay không, và ở đây để làm gì? Không thấy ai chạy ra vì pháo địch vùi dập khiếp đảm khắp nơi! Phải tránh xa nơi đây trước đã để khỏi bị trúng tạc đạn của trăm ngàn mảnh đạn chạm nổ vung vãi? Thôi đành cất cánh trở về đám rừng già trước mặt, rồi liên-lạc với quân bạn sau, Làm một vòng chờ trên đám rừng không có dấu vết sinh hoạt của loài người vẫn an-toàn hơn chòi mặt ra đây nơi đồi xanh trống-trải! “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” Lên cao độ là bị phòng không tứ phía chụm lại bắn rụng tả tơi ngay! Trung úy Ðạt vì thiếu kinh nghiệm nên phải lãnh hậu quả thê thảm như vậy. Bằng mọi giá Đại-úy Kỳ liên-lạc với BCH Trung-đoàn-3 và xin được nói chuyện trực tiếp với Phi hành đoàn để xác định rõ vị trí. Pháo hạng nặng của BV trên đồi trọc cao nhìn xuống, cứ thấy Trực-thăng đáp là chúng tha hồ nã pháo. Sau khi liên-lạc được với Tr/úy Đạt và nắm vững chi tiết nơi đoàn viên đang sẵn-sàng chờ đợi tại bunker nào. Kỳ mon-men lướt trên các ngọn cây trở về lại căn-cứ coi như đã hóa giải các ổ phòng không với lối bay gián điệp biệt kích nầy, dĩ nhiên phải chịu chơi với hàng loạt tràng bắp rang AK 47, nhưng bay cách nầy thì đạn AK làm sao tới được. Tốc độ vẫn lướt nhanh, nhưng khi cần làm ‘quick-stop’ thì con tàu như con ngựa không còn bất kham, dừng lại một cách ngoan-ngoãn: Con tàu Hover sát ‘bunker’ trên giao thông hào. Phi hành đoàn rất trật tự, bình tĩnh đưa 4 thương binh lên trước, rồi 4 người còn lại lên sau. Tuy nhiên những hành động phóng lên tàu nhanh như Sóc. Chưa đầy một phút, nhưng không biết từ đâu đã thấy có 5 anh binh-sĩ trốn chạy lên tàu tự bao giờ; Chiếc tàu đơn côi đến tội nghiệp, cất cánh trước những cột khói đứng thẳng của đạn pháo 152 ly, 130 ly, con tàu với trọng lượng quá tải, nhưng lại phải chịu chấp nhận thêm cảnh gió xuôi chúi mũi hụp sâu xuống thung lũng để lấy tốc lực, mau lướt qua khoảng trống, hầu bám vào đám rừng già cứu mạng. Không còn nghe tiếng A.K như pháo Tết nữa, những cột khói thẳng đứng trước mặt, không còn ám ảnh đe dọa mạng sống con người nữa. “Cám ơn Thượng Đế đã cứu thoát chết cho hai phi hành đoàn lâm nạn như một định mệnh an bày” trong tích-tắc chiếc tàu nặng trĩu đang lướt nhanh trên các lùm cây, ẩn hiện trên cạnh sườn núi hướng về Đông Bắc, trong chốc lát đã đến được vùng đất an toàn, Lao-Bảo… Khe-Sanh. Biết bao Linh-hồn tìm sống trong cõi chết; Thật! “Họ về từ tử địa đó”

Khi trang bị xong hỏa lực, chúng tôi lại hấp tấp cất cánh về hướng Hồng-Hà 2, trong tần số hành quân TOC tôi nghe tiếng Kỳ đã đến Lao-Bảo, nhìn về hướng 11 giờ trên cao, chúng tôi biết chiếc UH 1 của Kỳ đã vượt qua trên đầu chúng tôi. Tôi lẩm bẩm: “Phi Công Liên Ðoàn 51 Tác Chiến đều là anh hùng từ chiến trận Cambodia cho đến Lào, tất cả đều là như vậy cả… thật hãnh diện cho tôi!” Nhưng có ai biết được những hành động hy-sinh can trường vì đồng đội, nhớ đến chuyện nầy, tôi hoàn toàn thông-cảm cho sự mắng-nhiết của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên trên báo: “Ngay đến những phi vụ kiêu hùng của các đàn em mình đáng được ghi chép trong quân sử … mà con chim đầu đàn miệng cứ ngậm câm như Hến!” Thật tình không hiểu sao tôi có thành kiến không ưa gì các ký giả chiến trường! Chả lẽ nhà báo nào cũng nói láo ăn tiền?

Queenbee-1
(còn-tiếp)

vinhtruong
12-11-2010, 01:37 AM
Mặt trời cũng đã xuống dần, trên không gian vắng tanh chỉ còn lại có hai chúng tôi. Hai chiếc Trực-thăng võ-trang hùng dũng với nặng trĩu hỏa lực, đang rà sát trên những ngọn cây bằng con đường bay ‘Mới’. Chu-vi vùng hành quân chưa đầy 150 cây số vuông; tính đến ngày hôm nay, nếu vẽ hình lên bầu trời nầy thì chúng tôi đã bay qua đây như đan một chiếc Thúng, tôi không dại gì hướng dẫn anh em qua lại nơi cái ‘cổ-chai’ Coroc, vì mỗi chuyến bay đều phải đổi hướng khác nhau. Đến nay, dưới con mắt của chúng tôi, tình hình Bạn và Địch thế nào đều rõ. Những ổ pháo phòng không cũng như diện địa đều trang bị khác nhau ở chỗ ngụy trang. Những giàn Hỏa tiễn 122 ly, đặt san-sát cạnh nhau trên một mặt phẳng gần suối, ngay tại Căn-cứ Hậu-cần nằm về phía Tây vùng Phi quân sự. Khi cần bắn vào 3 trái Đồi của các Căn-cứ Hỏa- lực VNCH (Ðồi 31, Ðồi 30, Cứ điểm Ðống Ða) chúng chỉ đem ra cách đó không xa, tính tọa độ và phương hướng là khai hỏa ngay, tuy không mấy chính xác, nhưng số lượng và tiếng nổ kinh hoàng làm giao động mạnh đến tinh-thần Binh-sĩ. Các thiết vận xa PT.76 là khắc tinh của Trực thăng, chúng ngụy trang rất khéo bằng những cành cây có nhiều lá phủ lên, ổ Đại-liên phòng không 14,5 ly cũng như đại bác 23ly rất nguy hiểm, được quấn tròn nơi nòng súng bằng những dây rừng của cây tầm gởi xum-xuê đầy lá. Thật khó mà phát hiện được, chúng chỉ có rình mò bắt bẫy những chiếc Trực thăng của Mỹ non dại với chiến trường chớ đừng hòng che mắt các Phi công Trực thăng võ trang VN. Nhưng có một điều rất dở và lộ liễu nhất là chúng không chịu cho người xóa đi những dấu xe mắc-xích ở phía sau, nên bi phát hiện rõ còn đỏ tươi nằm song-song dọc lên lưng chừng đồi. Đối với những phi-công điên tiết như chúng tôi thì chúng là những con Cá nằm trên thớt khó chạy thoát và số phận cũng dễ bị bắn hạ như con nai-chà chạy có mau cách mấy cũng không thoát khỏi những trái rockets chống Tăng mà các Top Gun 213 đã quá nhiều kinh nghiệm bắn bằng phản xạ không cần dùng gunsight.

Mặt trời đã đi sâu vào hướng Tây để lại vũ trụ một màu sương lam mờ ảo, bãng-lãng không một gợn mây. Đã đến trên vùng hành quân mà quân ta bị thất lạc gồm có TĐ2 Dù, phía sau là một thành phần của TĐ39BĐQ thất lạc xuất phát từ Đồi-30, xa về phía tây cũng một thành phần TĐ3 Dù thất lạc mong ước nhập chung với đại lực lượng LĐ2 Dù cùng hai Đại-đội Trinh sát Dù. Giờ đây, có nghĩa dưới bụng là quân Dù đang muốn băng qua con suối mà bị sơn-pháo 85 bắn trực xạ xuống rất hiệu quả; có một điều thật quan trọng, là khi Tôi lấy trục xạ kích về mục tiêu nằm bên hướng Tây trên sườn đồi, thì những cặp mắt nơi mục tiêu bị lóa mờ không thấy chúng tôi; nhưng ổ phòng không phía sau lưng chúng tôi lại thấy rõ chúng tôi mồn-một và dĩ nhiên, đội phòng không 3 góc yểm trợ tương quan sẽ không tha-thứ cho con mồi đang hiện rõ trước mặt chúng. Dưới ánh nắng xế chiều, mục tiêu càng hiện rõ bao nhiêu thì các xạ thủ phòng không ở phía sau đều nhìn rõ chúng tôi bấy nhiêu.

“2 đây 1 …tôi bắt đầu tách ra đi vào mục tiêu…chờ khi tôi báo cáo vào trục”
“1…đây 2 nhận hiểu...?”

Tôi tách ra lấy cao độ bay về hướng Bắc, ẩn hiện qua những vách núi đá thẳng đứng trên rặng Coroc, rồi trên những đám rừng già nguyên thủy. Vẫn tiếp tục rà bò lên ngọn núi cao trước mặt, quyết giữ cao độ bay dọc theo đường đỉnh để tránh sự phát hiện và khóa ngàm hoạt động của phòng không, thời gian kéo dài có hơi lâu nhưng lại chắc ăn hơn. Tôi đang ở 3200 bộ, với cao độ nầy thì 70,000 mũi tên mới có hiệu quả. Mục tiêu hiện rõ lưng chừng núi. Trong cơn gió lốc xoáy tròn trên cao điểm núi rừng, con tàu như con Ó đang đưa móng vuốt ra và sà xuống để bắt mồi. Chiếc Trực thăng nặng trĩu hỏa-lực đang nhào thẳng đứng xuống vun-vút, rồi nghiêng mình quẹo gắt qua phải, mục tiêu hiện rõ trước mắt, sâu thẳm về phía dưới, Tôi đang cắm đầu con tàu thẳng đứng xuống mục tiêu.

“2…1 đang vào trục…”

Những cụm khói đỏ hồng đang phun ra sau đuôi… liên tiếp dựng đứng từng khoảng cách, những vệt khói màu hồng-đỏ rải đều từ trên xuống cho đến mục tiêu, đang chụp vào đôi mắt ‘cú vọ’ của Phi hành đoàn chiếc Gun-2. 14 trái Hỏa tiển đã giải tỏa, Tôi quẹo thật gắt bên phải, như chấm cánh đứng một chỗ, lúc nầy 2 xạ-thủ đang gồng mình bóp cò cho ra 4,000 viên một phút, rải xuống trên cái hầm miệng ếch màu đất đỏ còn tươi. Nhưng có một điều rất lạ, là không nghe tiếng súng chống trả, dường như chỉ có một mình tôi độc diễn? Dù chỉ là có một tiếng nổ nhỏ A.K! Chúng chạy núp trong hang? Không sao, người anh em phía bên kia phải chịu một trận đòn bằng 38 trái Hỏa-tiễn hủy diệt!

“Một… ra khỏi trục…rất yên tịnh, không có chống trả… cố gắng thảy lỗ cho trúng… 1 đang tiếp tục cover với 12.000 viên 7,62ly”.

Cảm thấy không có sự đe dọa nào, tôi buông thả bay về vị trí quân TĐ/2/Dù, nhưng phải giữ trên 2,500 bộ để khỏi phải đụng vào chiếc thứ 2 sau khi xong tác xạ. Nhìn về mục tiêu, tôi khoan-khoái nhìn Song-Chùy 2 tác xạ vô cùng ngoạn mục, hầu như 2/3 Hỏa lực đều vào mục tiêu. Tôi giao tay lái lại cho học trò, móc một điếu thuốc duy nhất còn lại nơi túi cánh tay, rỉ-rả quên đi… “Lại qua thêm một ngày không dài mà quá ngắn”.

Người chỉ huy Tiểu-đoàn-2 Dù rối-rít cám ơn trong vô tuyến. Chúng tôi bay trở về với niềm hân-hoan “các con cái Dù sẽ đoàn tụ để tạo nên sức mạnh” vì ổ sơn pháo 85 ly chắc chắn đã bị hủy diệt. Tổng họp lại tình hình tại chiến trường, quả thật lực-lượng hai bên quá cách xa. Với 60,000 quân của hơn 5 Sư-đoàn cùng 2 Trung đoàn biệt lập thiện chiến BV, dù rằng họ chia ra thành nhiều Trung-đoàn cơ-động để tổng hợp xung trận, trong khi phía VNCH có 18 Tiểu-đoàn cơ động tác chiến và 10 Pháo-đội, pháo 155 ly và 105 ly, nhưng phải được tiếp tế đạn dược duy nhất bằng sự tùy thuộc vào phương tiện trực-thăng, nếu Phi công Mỹ không lạnh cẳng, không dở chứng cũng không cung cấp đủ, mà nước là nhu cầu cấp-thiết. Trong lúc tại diện địa, Quân BV có 67,000 tấn đạn dược đã có sẵn, với 3 Tiểu-đoàn chiến xa T.54 và PT.76 thuộc Tr-đoàn 202. Trong khi quân lực VNCH không có súng chống chiến xa, mà phải dùng súng B.40 cướp được của địch để tự cầm cự. Có phải đạo diễn vở bi kịch nầy do soạn giả Donald Rumsfeld qua sự ủy nhiệm người đại diện là Henry Kissinger được cả Hội Đồng An Ninh Quốc-Gia (NSC) cùng đồng thanh tán đồng để hủy diệt một Quân-đội mà đã từng là chiến-sĩ Đồng Minh cùng một chiến hào chống Cộng-Sản. Tại sao Mỹ lại giúp quân CSBV có chuẩn bị từ năm tháng trước để giăng cái bẫy lớn thế nầy cho Quân-lực VNCH đi vào tròng? Chỉ vì đơn giản SCP muốn thi hành thế chiến lược “bênh kẻ mạnh” để thủ lợi. Cuộc chiến nầy sẽ không bao giờ có xảy ra nếu TT Kennedy hoặc TT Johnson cùng Bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy không bị tiêu diệt bởi Bones/WIB “Trục Ma Đầu-lâu Xương người” cấu kết với Liên-Xô để tiêu dùng những chiến cụ lỗi thời và phát triển những loại mới cho tham vọng quyền lợi của chúng, như hồi thế chiến-2 đã bị Thủ tướng Winston Churchill lên án một sự cấu kết giữa WIB và Ðức quốc xã là thiếu đạo đức và phản bội đồng minh, nhưng WIB đếch cần nghe ai. Quyền lợi, chỉ quyền lợi xác định thế liên minh mà miền nam thì không có gì quý cho Mỹ! Nơi đây một thùng rác lộ thiên nơi rừng sâu núi thẳm để xả những hàng tiêu dùng giết người của các cường quốc!

Khi chuẩn bị kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 nhằm đánh vào Hạ Lào để cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân, tin tình báo [nhóm phản chiến WIB Bones cố tình lừa gạt] cho biết Cộng quân không có chiến xa tại vùng hành quân. Do đó, những chiến xa thuộc LÐ1/TK vào Hạ Lào coi như không có đối thủ, nhưng khi nhập vùng hành quân, ngoài địa thế xa lạ, khó khăn, chỉ sau vài cuộc đụng độ, thực tế đã cho thấy trái ngược hẳn với dự đoán. Cộng quân chẳng những có cả một Trung Ðoàn Thiết Giáp mang bí số 202, mà còn có cả chiến xa hạng trung loại T-54 với thiết giáp dầy hơn và đại bác 100 ly có hỏa lực trội hơn chiến xa hạng nhẹ M-41 chỉ được trang bị đại bác 76 ly của QLVNCH. Theo tài liệu Cộng quân, bí số 202 bắt nguồn từ khi mới thành lập Trung Ðoàn thiết giáp đầu tiên này của Cộng quân gồm có 202 người được huấn luyện tại Nga Sô và Trung Cộng. Quân BV có cả một Trung Ðoàn 202 chiến xa tại Hạ Lào là một sự thật hiển nhiên ai cũng công nhận, nhất là sau các trận đánh tại CCHL 31 và CCHL 30 do quân LÐ3 Dù trấn giữ. Nhưng việc Cộng quân có chiến xa hạng trung loại T-54 hay không lại có nhiều người đặt thành nghi vấn. Nhưng đối với Top-Gun 213 thì hiểu rõ chúng chỉ là những tên khổng lồ có đôi chân đất sét, mà lại lún bùn bao quanh; sự thật chúng chỉ bị giam hãm quanh quẩn di chuyển trên những mặt đường tương đối bằng phẳng như dọc theo đường-9, thường vào các ngả băng qua đường 9, đường 92, 92B, 914, 913, 922… và lại dựa dẫm vào các PT-76 dễ càn bướng trên mọi thế đất. Nhưng chúng cũng chỉ tung-hoành bên triền Tây của các dãy núi vì sợ bắt chợt 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn qua hên xui như chim mổ lỡ trúng thì nguy, cũng kẹt, và "Thật ra, trong Trận Hạ Lào, Cộng Sản Bắc Việt chỉ sử dụng loại thiết xa PT-76, ngang bằng với chiến xa M-41 của ta là cũng phiền cho ta lắm rồi" vì M-41 làm sao leo núi? Nên nhớ một điều vũ khi của ta yếu hơn địch, AK=Guarant-1; T-54=M-41: 100ly=76ly; Mig-21=T-38) VNCH thua là phải luật!

Thiết giáp đụng trận vùng tây bắc Aluối.
Sáng ngày 3 tháng 3, tại phòng họp Tiền-phương Quân-đoàn, là một Bunker đào sâu dưới đất rất kiên-cố, bao bọc bởi không biết bao nhiêu lớp bao Cát, cũng như thường lệ chỉ có duy nhất 3 Tướng thường xuyên có mặt là: Sutherland, Lãm và Phú. Buổi họp nầy có vẻ quan trọng vì Phi-công Trực-thăng Mỹ bắt đầu “lạnh-cẳng” bởi số phi cơ trúng đạn cũng như bị bắn rơi rất nhiều. Buổi thuyết trình hôm nay coi như số Trực thăng khả dụng cho cuộc hành quân đã tuột dốc đáng kể và hầu như tê-liệt, nếu không muốn dùng danh từ đình-động. Trên nguyên tắc, số Trực-thăng khả dụng phải được ít nhất là 80% nhưng ngày hôm nay chỉ có 25% là khả dụng.

Bây giờ phải làm sao đây!? Lực-lượng chiếm đóng Hạ-Lào rất cần Nước, Đạn dược, nhiên liệu và đạn súng nhỏ, nhưng dù có cung cấp tối đa cũng không làm sao đối chọi với 67,000 tấn đạn dược đã có sẵn-sàng nằm tại Hậu-cần bên Lào cho Lính BV. Còn Quân-lực VNCH, phương tiện yểm trợ duy nhất là Trực-thăng xem như chẳng bao giờ đủ dù được yểm trợ 100%. Bấy nhiêu cũng hiểu rằng một sự phản bội không thể tha thứ được, một cái bẫy khốn nạn nhứt cho QLVNCH tại chiến trường nầy!? “Chiến sĩ anh hùng với Ðồng-minh phản bội!” Nên hiểu rằng dù quân lực VNCH được yểm trợ 100% phi vụ cũng không cung ứng đủ, đặc biệt là nước uống cho các căn cứ hoả lực nằm trên cao như ốc-đảo của một mùa nóng bức bên đất Lào.

Tôi được lệnh rời phòng họp trở về BCH Tiền-phương Dù gấp, vì rằng Trực-thăng Võ trang của Phi đoàn 213 là trực-tiếp túc trực yểm trợ tác xạ cho Dù. Nhưng hôm nay đã 10 giờ sáng rồi mà sương mù vẫn chưa chịu tan, thêm vào đó Bom đạn đã rền vang không dứt trong mấy ngày vừa qua, khói và hơi nóng càng tăng thêm ẩm độ, a tòng kéo dài sương mù để che-chở cho đối phương tha hồ pháo kích vào quân bạn với một kho đạn dược dường như vô tận. Bắc-Việt sẵn có vô số Đạn pháo bên cạnh nên đã lạm dụng trận địa pháo, mà giã liên tục để khỏi bị Quân-lực VNCH sẽ vào đây phá hủy sau đó, trong khi Trực thăng Hoa Kỳ từ chối bay vào những Căn cứ hoả lực đang bị CSBV vây hãm bằng trận địa pháo cường tập khi nghe tiếng trực thăng bay đến.

Tuần vừa qua, Đại-tá Sam Cockerham, Chỉ huy Lữ đoàn 1 Không kỵ, sau buổi họp có gặp Tôi và cho biết: Ban vũ khí của họ sẵn-sàng giúp Không-quân VN trang bị Hỏa tiễn chống biển người, tại các bãi đáp đổ Xăng cho Trực-thăng ở vùng Khe-Sanh. Nghe nói đến Hỏa tiễn chống biển người làm cho tôi điên tiết lên vì nhớ lại: bị dân cư nuôi Vịt ở Quận Phú Thứ, Phú-Bài, căm ghét Phi công Trực-thăng VN. Vì dân cho rằng chúng tôi đã bắn chỉ có 2 trái Hỏa tiễn nầy mà tiêu diệt cả ngàn con Vịt của dân. Sự thật là mấy thằng Phi công Mỹ trời đánh nó thử sự hiệu quả của 9,000 mũi tên qua 2 trái hoả tiễn phóng lao xuống một bầy Vịt. Quả thật một con Vịt phải trúng ít nhất là 3 cây Đinh, màu đen xì của thép, dài khoảng 4 phân, ở sau đuôi có xòe ra 4 cánh như mũi tên của Phi-lao.

Trong khi chờ đợi cho sương mù tan, Tôi thuyết trình cho các Phi hành đoàn Trực-thăng Võ trang: “Vì bị PT-76 bắn rớt, nên Tôi phải trang bị 38 trái Rockets và bớt lại còn 6.000 viên Đạn 7 ly 62 để phục hận, nhưng mấy ngày qua lại không gặp chúng để phục thù, nên hôm nay tôi đổi chiến thuật!”. Sự thật trang bị như thế khó xoay xở và tốc lực giảm đi đáng kể, đôi khi chiếc thứ 2 hoặc chiếc thứ 3 có thể chồm lên cánh quạt, làm trục tác xạ rất khó prep. Bây giờ trở đi, Tôi có liên lạc với Đại-tá Sam. Cockerham và được Ông chỉ thị cho Ban vũ khí, Lữ đoàn 1 Không kỵ giúp đỡ trang bị cho chúng tôi sau khi đổ Xăng gồm có 14 trái Hỏa tiễn như sau: 6 trái đầu bắn ra là để phủ đầu đối phương, hay nói cách khác là làm cho đối phương bất khiển dụng (disable) kế đó là 4 trái Hỏa-tiễn 17.lbs chạm nổ để tiêu diệt đối phương, sau hết là 4 trái Hỏa tiễn chống Chiến xa. Dù sao đi nữa với kinh nghiệm yểm trợ chiến trường, 12,000 viên Đạn của 2 Mini-Gun 6 nòng vẫn hiệu quả hơn nhiều, cũng như thường lệ, chúng tôi phải dành Hỏa lực để yểm trợ và đưa cũng như đón các Trực thăng tản thương và tiếp tế từ điểm hẹn Lao-Bảo, trên Quốc-Lộ 9, trên bản đồ đúng vào hướng Nam của ngọn Núi Vôi Co-Róc! Các anh Lead-Gun nên bay thấp qua các thung-lũng, nhưng đặc biệt, phải ôm sát sườn phía Đông sẽ không có Lính CSBV, phải để ý nhất là những Đồi-núi thoai-thoải có dấu xe-xích hầu hết xuất hiện ở phía sườn Tây của dãy núi.

Sương mù đã bắt đầu tan dần, tuy nhiên những vùng cạnh sườn Núi vẫn còn những đám mây Stratus lờ mờ như còn luyến tiếc núi rừng chưa chịu buông tha để chúng tôi cất cánh sớm hơn yểm trợ cho Dù. Hôm nay dựa vào thời tiết sương mù, các chú Vẹm tha hồ dung rủi chả sợ phi cơ oanh kích, Tôi hướng dẫn 2 chiếc, cất cánh sớm nhất, Trung-úy Châu sẽ tiếp nối bao vùng, sau khi chúng tôi bay hết nhiên liệu về đổ xăng. Cũng chả bao giờ chừa cái tật bay sát liếm ngọn cây, ỷ dựa vào sự hiểu biết, thuộc làu vùng nầy như cháo nên bay như vậy không sợ lạc. Trong khi Phi-công Hoa-kỳ bị bắn rơi như rạ, vì bay cao làm mồi cho đủ loại phòng không. Rải rác ở vùng dưới đây cũng có hàng chục chiếc bị bắn rơi dưới tầm mắt của tôi [theo tin tức từ MACV/SOG thì sự thiệt hại của Sư đoàn Không kỵ Mỹ là 219 chết và 38 MIA]. Xạ thủ Đức vừa chỉ điểm cho tôi biết VC đang di chuyển bên cạnh sườn Đồi, hướng 2 giờ, góc độ mấp mé nằm ngang ở đầu cánh quạt chính. Nhưng chưa cần thiết để tiêu diệt chúng, thì cũng vừa đúng lúc tôi thấy 2 anh lính BV đang khiêng tòn-ten ở giữa cái Chảo lớn chưa từng thấy, hình thù giống như cái nón Sắt của Quân-đội Hoàng-Gia Anh hiện rõ nơi tầm cánh quạt. Mãi đến sau nầy khi ở Tù tôi mới biết là cái Chảo để nấu Cơm. Thật vậy những chiến lợi phẩm do Trực thăng chở về, Phòng Tổng Tham-Mưu cũng không biết là cái gì, ngay đến bánh-xe đạp Thồ, xe-thùng Cải-tiến mà họ cứ tưởng là bánh xe Xích-lô đi du lịch trong Rừng?

Chúng tôi bay thoáng qua rất nhanh, nhưng mãi đến ngày hôm nay, cái lỗ Mũi nhiều kinh nghiệm ngửi mùi xác chết của chúng tôi đang mới phát hiện có người chết ở vùng nầy, nhưng lại không thấy có dấu Bom B.52 quanh quẩn đâu đó. Có lẽ hậu quả do EC.130B cường tập tuần trước xuống một lực hùng mạnh có chiến xa yễm trợ thuộc Quân đoàn/B-70. Còn như suốt cả mấy tuần nay B.52 thả tới tấp liên tục ngày nầy qua ngày nọ, đặc biệt bên cánh sườn Nam của Quốc Lộ 9, nhưng khi bay ngang chúng tôi chỉ ngửi được mùi khét của các đám cháy, lố nhố như đan rổ bằng những hố Bom. Ngay đến vào những buổi sáng tinh mơ, chúng tôi bay ngang những vùng trải thảm B.52, vẫn nghe mùi gió rừng thoang thoảng trong lành, lùa vào mát lạnh làn da. Có chết chăng là vài anh Lính chậm chạp thuộc Trung-đoàn của Đại-tá Điềm chịu trận; Có phải vài dăm ba người nên không gây ảnh hưởng nhiều mùi hôi thúi!

(còn tiếp)

vinhtruong
12-18-2010, 02:27 PM
Dù rằng địa thế Đồi-30 rất thuận lợi cho việc phòng thủ, nó nằm trên cao độ 2210 bộ, cách mặt biển, như chiếc chòi canh thẳng đứng từ 3 hướng, duy chỉ có hướng đông bắc mới là đường tiến sát duy nhứt cho quân BV tiến công. Đó là lý do biết bao cuộc tấn kích đều bị đẩy lui, quân BV chết không biết bao nhiêu mà kể, do sự chiến đấu kiêu hùng cũa TĐ/2 Dù và một thành phần của TĐ/39 BĐQ trấn giữ. Phải thành thật mà nói cũng nhờ sự phối hợp ngoạn mục giữa Trung-tá Thạch Chiến Đoàn Trưởng Dù và Spectra AC-130B nên quân BV khó mà lấy thịt đè người. Vì thế từ 4:30 sáng rạng ngày 28/1/1971 cho đến 9:00 sáng, quân BV ngưng hẳn hoàn toàn không có tiếng súng để tái phối trí cho một cuộc tập-trung tấn công dứt điểm. Đây cũng là một cơ hội bằng vàng nếu không bị ràng buộc bởi điều giao ước ROE là dùng B-52 hủy diệt hoàn toàn lực lượng Quân đoàn 70B nầy. Bấy nhiêu đó cũng thể hiện cho chúng ta biết rõ trò chơi chiến tranh của trục Ma/Quỷ để tiêu hủy chiến cụ tại thùng rác lộ- thiên nầy!

Bên cạnh đó là mục tiêu chiến lược của phản gián Mỹ là theo phương châm “Everything worked but not worked enough” Có nghĩa không có bên nào thắng bên nào, mà chỉ để tiêu hao vật cụ chiến tranh và hủy diệt các sĩ quan tài ba trung gian (sĩ quan cấp úy và tá, nhưng đối với cá nhân tôi là phải cộng thêm những HSQ Xạ-thủ tài giỏi của Gunship, tôi muốn lặp lại lời của tướng Nã Phá Luân “Les sous officers font l’armée.” Những HSQ nầy mới là kẻ đáng kể trong trận chiến. Tôi thường nói: “Muốn bảo vệ mạng sống phải đào sâu từ cái chết!”. Sợ Ma thì Ma mới bắt, anh em phải nắm chắc thế thượng-phong bay với chiêu-thức, bươi móc trên tàng cây, bụi rậm, xạ-thủ dùng 12 con mắt như cú-vọ, ráo đảo để bấm nút hủy-diệt những nguy cơ đe-doạ trước khi nó xảy ra) để khi bàn giao Saigon cho Hà-Nội không có tắm máu mà Saigon không thành đống gạch vụn qua điều lệ trò chơi giao ước ROE.

Thêm vào mưu đồ phỉnh gạt dư luận bất lợi cho cuộc chiến tự vệ của nhân dân miền nam, Siêu thế lực nầy lại thuê mướn Truyền thông Văn hoá để bóp méo sự thật cho ý-đồ mục đích hoàn thành định kiến-1. Quá khứ ghi lại hoàn toàn sai sự thật: Dưới đây là câu chuyện mà tôi chắc chắn rằng không có chinh xác hay nói cách khác hoàn toàn đúng đắn, trái lại những gì như tôi đã minh xác nêu dưới đây với đầy đủ chứng cớ, tài liệu hình ảnh và thêm chi tiết hình ảnh nơi Cánh-Thép, mục Lam Sơn 719 (Tôi như người lính canh gác ngồi trên chòi canh kiểm soát bao vùng hành quân, bằng vị thế ngồi trên chiếc Gunship, bay theo chiến-thuật bới móc trên tàng cây bụi rậm bằng chiêu thức “Cạ-Càng lướt thoáng trên ngọn cây”.

Nhà báo Richard Pyle cũng có cùng tâm trạng, khi máy bay cất bổng lên và anh chong mắt nhìn xuống triền dốc thẳng đứng cắm ngập vào con suối róc rách qua kẽ đá, và vào những tàng cây rừng vươn lên chọc thủng không gian như các ngọn tháp giáo đường. Giã từ Hạ Lào, ký giả Pyle đã tự tìm thấy quá dễ dàng để hiểu vì sao người Thượng du nuớc Lào tin tưởng hồn thiêng cư ngụ ở những nơi kỳ bí như thế; Chúng ta, người của thế giới văn minh tây-phương liệu có thể nói khác đi không? Về phía người ngoại quốc, câu chuyện kể như đã kết thúc, nhưng giữa cộng đồng người Việt Nam, nghi vấn về ngày máy bay lâm nạn vẫn còn chưa thống nhất với nhau (Xin xem thêm tài liệu nơi Cánh Thép www.canhthep.com) Trong khi ký giả Richard Pyle, Trưởng văn phòng Sài Gòn của thông tấn xã AP, ghi nhận cú điện thoại của nhiếp ảnh viên Michael Putzel từ Căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh) gọi về tối 10-2-1971 để viết và gởi bản tin viễn ký về New York, một phóng viên đẳng cấp quốc tế khác đã bác bỏ ngày tháng lịch sử nầy, người ấy là nhiếp ảnh gia Nick Út. Ông Nick Út là nhân viên dưới quyền của Richard Pyle, nhưng vì ông là người từng đoạt giải Pulitzer về tấm ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng trên Quốc Lộ 1 ở Trảng Bàng sau khi bị bom napalm, nên lời nói của ông dễ dẫn dụ người nghe hơn, mà không cần phối kiểm. Ngày 9-4-2010 vừa qua, trong chương trình trả lời phỏng vấn của ký giả Hoài Hương của hãng tin Vietnamnet bên Hà Nội, ông Nick Út đã tuyên bố: “Có một phóng viên của AP người Pháp tên Henri Huet, sinh tại Đà Lạt (mẹ người VN) một phóng viên nổi tiếng, yêu quý tôi, thấy tôi nhỏ bé nên cho cái tên biệt danh ‘Nick’- bé nhỏ. Cuối năm 1969, trong một kỳ nghỉ ở Hồng Kông, tôi đã nhường suất của mình cho Huet, ai dè đó là chuyến bay định mệnh, máy bay bị nổ ngay khi chưa ra khỏi không phận VN (cái nầy trật đã qua biên giới 3 CS) Tôi đã lấy cái nickname – ‘bé nhỏ’ đó làm tên của mình từ khi ấy để kỷ niệm về người bạn. Và đó là một cái ‘nick’ rất hên với sự nghiệp của tôi.” (sic) (Như thế là ông Richard Pyle, thượng cấp của Nick Út đã viết sai những 2 năm)

Trong một cuộc phỏng vấn khác của đài Á Châu Tự Do trước đó 48 ngày, ông Nick Út đã bật mí một ngày tháng khác: “Tôi có người bạn làm chung trong AP thấy tên này khó kêu nên anh ấy đặt cho tôi là Nick Út. Sau đó năm 1970 anh này theo cuộc hành quân tiến qua Lào thì tụi này đi chung công tác ngày đầu tiên qua biên giới. Sau đó anh bay vào Sài Gòn bằng C130 và không may máy bay này bị bắn rơi trong đó có 5 nhà nhiếp ảnh. Anh là một người bạn rất thân, ngày anh ấy chết đã để lại cho tôi cái tên kỷ niệm này.” (sic). Nếu Quân lực VNCH tiến qua Lào vào năm 1970 như ông Nick Út kể với anh Mặc Lâm vào ngày 20-2-2010, thì ông Richard Pyle vẫn viết (sai tới 1 năm). Ngược với Nick Út, tác giả Keith Nolan kể giống như lời Richard Pyle: “Vào lúc mọi sắp xếp đã xong, lúc 7:20 tối 6-2-1971, một máy bay phóng pháo xuất phát từ hàng không mẫu hạm USS Ranger đã tấn công một mục tiêu di động trên Quốc Lộ 9, ném bom lầm vào quân bạn và gây tử thương cho 6 binh sĩ VNCH, cộng thêm 51 người bị thương, và một thiết vận xa bị thiêu hủy. Đây là những tổn thất nhân mạng đầu tiên của cuộc hành quân Lam Sơn 719; Bốn ngày sau, người phóng viên đã tỏ ra hết sức can trường trong vụ ném bom lầm, anh Larry Burrows, trèo lên một trực thăng của VNCH để làm phóng sự chiến trường Lào. Chiếc máy bay đã bị bắn rơi, thi thể anh không bao giờ được tìm thấy nữa.” (Into Laos, NXB Dell, tháng 2-1988, trg 113. Trong khi đó, tướng tư lệnh hành quân Hoàng Xuân Lãm nói khác đi một ngày. “Sang ngày thứ nhì, mồng 9-2-1971, thời tiết bỗng trở nên ảm đạm… Ngay sau khi trực thăng của tướng Lãm vừa đáp xuống thì hai trực thăng theo sau, còn cách chiếc đi trước khoảng 2 cây số, đã bị đại bác phòng không 37 mm của đối phương bắn rớt. Hai trực thăng nầy chở các sĩ quan trưởng phòng 3, trưởng phòng 4 Quân đoàn và toán phóng viên ngoại quốc xin tháp tùng. (Trật cả ngày và diễn tiến phi vụ).

Sau khi mở cuộc hành quân tiếp cứu phi hành đoàn và hành khách trên 2 trực thăng lâm nạn không có kết quả, tướng Lãm rất băn khoăn về tình trạng của tấm bản đồ hành quân Lam Sơn 719, do đại tá trưởng phòng 3 Quân đoàn đem theo, vì nếu tấm bản đồ này không bị thiêu hủy mà lại lọt vào tay địch thì rất nguy hiểm, nhưng ông đã quyết định giữ bí mật vụ nầy và tìm cách giải quyết sau.” Thép và Máu, tác giả Hà Mai Việt tự xuất bản năm 2005, trg 60, 61 (đọc giã đã chứng kiến ngay đến thẽ bài cũng như máy ảnh mà còn cháy queo thì tấm bản đồ làm sao còn nguyên được?) Về chuyện tấm bản đồ hành quân lọt vào tay đối phương và ngày tháng máy bay bị bắn rơi, ở phần ghi chú, ông Hà Mai Việt thêm, “Hai trực thăng của bộ tư lệnh Quân đoàn-I bị phòng không BV bắn hạ và Hà Nội đã lấy được tấm bản đồ mật về cuộc hành quân LS 719 do đại tá trưởng Phòng 3 Hành quân Quân đoàn mang theo… Theo các sử gia HK ghi lại thì ngày 10-2-1971… Nhưng theo trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh chiến trường, kể với soạn giả [H.M.Việt] thì đó là ngày 9-2-1971, ngày thứ nhì hành quân vượt biên. Sau nhiều lần hỏi lại, trung tướng Lãm khẳng định: ngày 9-2 là đúng, chứ không phải ngày 10-2-1971.” (Sách đã dẫn, trg 87, tướng Lãm lầm-lẫn giữa ngày bị máy bay Mỹ thả lầm với ngày 2 trực thăng VN rơi) Phóng viên nước ngoài chỉ đứng, ngồi tại Khe Sanh để đoán mò phóng-tác theo thị hiếu cũa người đọc.

Tuy nhiên, người viết bài nầy căn cứ vào “Tờ Tường Trình Ủy Khúc” của Sư Đoàn 1 Không Quân, KBC 3198, (do Liên-đoàn-trưởng, Trung Tá Trương Văn Vinh báo cáo từ nhựt ký điều hành của đơn vị) ký ngày 11-5-1971, và vào “Tuyên Cáo Ước Đoán Biệt Tăm” [MIA] của Bộ Quốc Phòng, do Tướng Nguyễn Văn Vỹ ký ngày 17-7-1971. Cả hai tài liệu nầy Thời Báo đang có phó bản trong tay, đều ghi rõ phi hành đoàn do Thiếu úy Tạ Hòa làm hoa tiêu chính đã bị bắn rơi ở tọa độ XD 565.520 vào ngày 10-2-1971 trên lãnh thổ Lào.

Nếu chúng ta đặt để đây là Căn cứ Hoả lực, Đồi-30 nhưng tất cả pháo 155 và 105 ly đều bị tê liệt bởi pháo 152ly xuyên phá thì TĐ/2 Dù ở đây để làm gì? Chúng ta đang bị đặt để vào vị thế cái bẫy trận địa pháo cho quân BV tha hồ mà triệt tiêu vào binh-chủng thiện chiến như Dù mà phải đóng trụ trên một ốc-đảo để chịu trận như thế nầy, thật là một điều quá tức tối phải không các bạn? Ai tổ chức cuộc hành quân Lam Sơn 719 và NSC quyết định ngày 28/1/1971! Câu trả lời là Pentagon mà tướng Haig là giám sát điều hành!

Pháo binh bất khả dụng, TĐ/2 được lịnh rút bỏ căn cứ và phải yểm trợ cho các chiến sĩ pháo đội về một nơi an-toàn để được trực thăng Mỹ bốc về tái võ trang súng mới dưới sự yểm trợ của gunship 213. Hai chiếc gunship đã đến vùng hành quân của Tiểu-đoàn-2/LÐ2/Dù, phối hợp với một thành phần thất lạc cũa TĐ/39/BĐQ đang di hành đoạn hậu bảo vệ cho các chiến hữu Pháo binh đang di chuyển về đường 9, vì các khẩu pháo đã bị đại bác xuyên phá 152 ly tối tân của Liên Xô làm tê liệt, họ đang bung ra vòng đai lục soát, họ rất mừng sau khi chúng tôi diệt chốt 85ly sơn pháo, và hiện đang đến tiếp tục yểm trợ trên đầu họ. Ngày hôm nay họ cho nhiều mục tiêu quá. Nhưng không sao, hôm nay tôi nhân cơ hội hành quân phối hợp huấn luyện cho Pilot trở thành Trưởng Phi cơ Trực thăng Võ trang, đồng thời tìm cách hướng dẫn một thành phần của TĐ/3 Dù thất lạc đang cố tình tiến về Đồi-30 vừa bị LĐ/2 TĐ/2 Dù rút bỏ. Tôi đang cố gắng hướng dẫn đơn vị thất lạc nầy cùng xáp nhập với hai đại đội trinh sát Dù gần, tiện lợi hơn và đặc biệt hai đai đội thuộc TĐ/8 Dù được đại tá Jame Vaught chăm sóc rất kỹ, quân BV khó mà hủy diệt nổi hai đại đội trinh sát Dù nầy, hiện giờ hai đại đội Trinh-sát như đứa con cưng của Đại tá Vaught, ông có quyền điều-động thẳng, tức thời B-52 từ Utapao, Thái Lan, vì đã nhiều lần đơn vị trinh-sát nầy luôn chạm với một lực lượng rất mạnh cũa các đơn vị thuộc sư đoàn 320 và 304B, dưới sự chứng kiến của tôi vì bị nhiều lần FAC/OV-10 đuổi ra khỏi vùng cho Arc-Light B-52 trải thảm.

Tôi đang hướng dẫn lực lượng TĐ/2 Dù di chuyển ra khỏi thung lũng theo dọc con suối đến một nơi tương đối an toàn để trực thăng Mỹ xuống chỉ bốc đơn vị pháo binh về Khe Sanh để tái trang bị súng mới mà thôi. Trong cái dở nó có cái hay, khi bắt đầu vào trục xạ kích, anh Học trò, vô tình muốn bấm Micro nói chuyện với tôi, ai nhè, có lẽ vì quá căng thẳng nên thay vì bấm nút Micro, thì lại bấm nhầm nút khai hỏa mà bóp cò, vào khoảng vài giây sau 2 trái Hỏa tiễn bất dẫn dầu, nên lửa và khói bay lên nghi ngút. Tiểu đoàn-2 Dù ở dưới đất cứ cho là chúng tôi thấy mục tiêu nên oanh kích hiệu quả, Anh em Dù đang chửi thề với Lính BV về kết quả nầy, thì được chúng đáp lại: “Địt Mẹ các Ông sẽ tắt vòi thì tắt-tịt ngay”. Đúng như vậy, đám cháy chỉ hoành hành được 10 phút thì tắt lịm, làm tôi ngạc nhiên trong khi Lữ đoàn/1/Dù pháo kích vào kho xăng trên đường 92 nhầm phía bắc của căn cứ hỏa lực Aluối thì lửa cháy 2 ngày chưa tắt kèm thêm nhiều tiếng nổ phụ rời-rạc! Ðâu đâu cũng là dầu xăng dành cho chiến-xa và vận tải Molotova!

Trong cuộc chiến Hạ-Lào, cả hai bên đôi lúc đã thông cảm tự thỏa hiệp qua mặt cấp chỉ huy: “Địt Mẹ! chúng mình ngưng pháo một tí để ăn Cơm nhé! Nghe trận địa pháo mãi như thế nầy căng quá… Căng quá” Quả thật hai bên đều câm tiếng súng, để ăn trưa làm ngạc nhiên quá sức tưởng tượng của cấp chỉ huy đôi bên.

Xa xa nhìn về phía Hồng-Hà-2, khói lửa đã bùng lên trên màu xanh thẩm của núi rừng, B.52 đang trải thảm, khói của hàng trăm quả Bom còn đang ngùn-ngụt bốc lên từng cụm, như một dề nấm Rơm đang vươn rộ lên nở búp.

Xa về phía tây, một lực lượng khá hung hậu của Sư đoàn 308, có chiến xa T-54 yểm trợ, lại mở cuộc tấn công qui mô lần thứ ba. Lần này, chúng huy động phối hợp cả một Trung Ðoàn Bộ Binh thuộc SĐ-320 với chiến xa yểm trợ vây gọn 2 toán Thiết Giáp c ũa Chi-đoàn 11 và 17 vào giữa rồi bắn xối xả bằng đủ loại súng, từ 100, 76ly, đặc biệt 14,5ly rất lợi hại. Tuy bị vậy hãm trong nhiều ngày không được tiếp tế đầy đủ, lực lượng càng lúc càng yếu với hàng trăm người chết và bị thương không được di tản, các chiến sĩ VNCH vẫn anh dũng chiến đấu. Có thêm 10 thiết vận xa bị phá hủy, nhưng nhờ sự gan dạ của thiên thần mũ đỏ thuộc TĐ/8 Dù chống đở. Hai phi vụ trực thăng tiếp tế và tản thương phải hủy bỏ vì hỏa lực phòng không quá dữ dội của địch quân. Trận đánh tiếp diễn, tình thế nguy kịch, nhưng thượng cấp vẫn không có lệnh nào rõ rệt. Tướng Lãm lúc đó lại đang họp với Tướng Sutherland tại BTL/QÐ XXIV Hoa Kỳ nên không có ai quyết định; May mắn, các Cố Vấn Thiết Giáp tại Khe Sanh liên lạc được với Trung Tá Vallejo là cố vấn trưởng Không quân tại QÐI qua sự duyệt xét của đại-tá đầy quyền năng Jame-Vaught, ông là người của Pentagon, đại diện tướng Haig ứng sử ngay chiến trận vì sự ương ngạnh của TT Thiệu có lý do rút quân về biên giới ở giai đoạn-3, thay vì phải tấn kích vào mục tiêu Hậu-cần 604 - Chỉ 5 phút sau đó, 6 pháo đài bay B-52 từ Utapao, Thai-Lan được điều động tới để yểm trợ giải-toả áp lực cho toán Thiết Giáp đang bị vây hãm nguy ngập. Vì trong tình trạng khẩn cấp, phi vụ B-52 Arc Light này đặc biệt được dùng như những phi vụ chiến thuật yểm trợ tiếp cận (air-ground closed support) Đây là điều bắt đầu vi phạm ROE. Từng thảm bom rơi chính xác quanh vị trí phòng thủ của toán Thiết Giáp, chỉ cách vài trăm thước, chận đứng được những cuộc tấn công. Bạn thử hình dung có bao nhiêu quân BV cũa sư-đoàn 304 bị tàn sát? Ðồi núi và cây rừng tan rã như trong một cơn địa chấn khủng khiếp, sát hại hàng tiểu đoàn Cộng quân thuộc trung đoàn 9/304B buộc họ phải rút lui. Sau khi cuộc tấn công thứ ba của Cộng quân bị bẻ gẫy, toán Thiết Giáp và TĐ-1 Dù củng cố lại lực lượng, vượt vòng vây tới được một địa điểm thuận lợi hơn để trực thăng có thể tiếp tế và tản thương. Về phía Cộng quân, sau những thảm bại liên tiếp bởi Arc Light B-52 cũng không còn đủ sức mạnh để tiếp tục tấn công, toán Thiết Giáp rút từ hướng bắc sau đó di chuyển an toàn về lại hướng nam A Lưới trên lộ 92.

Tổng kết, trong khi thi hành nhiệm vụ khó khăn tiếp cứu Đồi-31 từ ngày 25 tháng 2 cho tới ngày 3 tháng 3, lực lượng tăng viện gồm 2 Chi Ðoàn Thiết Giáp 17, và 11, 2 Ðại Ðội trinh sát thuộc TÐ/8 Dù và thành phần còn lại của TÐ-3 Dù đã chạm địch nhiếu lần. Tổng cộng tổn thất, theo báo cáo chính thức, gồm 30 xe thiết giáp đủ loại bị phá hủy, 27 tử thương, khoảng 200 bị thương và một số mất tích. Phía Cộng quân ghi nhận 6 chiến xa T-54, 16 PT-76, 2 xe vận tải Molotova bị phá hủy, trên 1,000 địch quân chết, 2 bị bắt sống và 300 vũ khí đủ loại bị tịch thâu. Cung từ của tù binh cho biết lực lượng Cộng quân thuộc Trung Ðoàn 24B và 36 của SÐ 308 cùng với một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202 đã tham dự các trận đánh. Trung Ðoàn 24B là đơn vị đã tham dự các trận đánh tại đồi 31 trước đây và Trung Ðoàn 36 là đơn vị án ngữ mặt Nam chận lực lượng tăng viện cũa TĐ-8 Dù và thiết giáp. Như vậy, ngoài một số lớn chiến xa đủ loại bị phá hủy, Cộng quân còn tổn- thất chừng phân nửa quân số trong các trận đụng độ với Thiết Giáp VNCH tại vùng Đồi-31. Nhưng quân BV có Trung Tâm Huấn Luyện tại đây nên được bổ sung quân số tức khắc, trái lại quân lực VNCH thì không.

(Còn tiếp)

vinhtruong
12-25-2010, 03:20 PM
Theo ý đồ của Pentagon, chiến trận sắp qua giai đoạn đẫm-máu, hủy diệt cả hai đối lực để chuẩn-bị cho sự hoàn thành định-kiến-1 (axiom-1) nên chủ trương của Tham mưu trưởng Washington Special Acting Group, Donald Rumsfeld là đặt tên các Landing Zones bằng danh tánh các tài tử nổi tiếng gợi cảm để làm dịu lại cường độ khốc liệt cho giai đoạn 3 [Search & Destroy] “tấn kích và khai thác” chiến trường tại Cargo-604: Nơi đó mới đúng là “mục-tiêu” của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 nầy.

Ngay khi phát hiện các tên LZ quỷ-quái nầy, TT Thiệu nhớ đến ba tháng vừa qua cô đào Ciné Jane Fonda đã nói những gì bất lợi cho cuộc chiến chống cộng-sản tại đại học Michigan dưới sự hiện diện của 2000 sinh viên. Còn người dân thường làm sao biết được, người chính khách trẻ Donald Rumsfeld nầy đang áp dụng công cụ số MỘT là “Truyền thông Văn Hoá” để dựng lên hai tài tử Phản-gián Jane Fonda và Phản-chiến Trung-úy John F Kerry, họ được thoa son trét phấn bằng ba Chiến thương Bội tinh LÈO, nhưng qua sự tiết lộ với công chúng bởi TNS Bob Dole: “Kerry không nằm nhà thương, không bị thẹo mà chỉ dán băng First Band Aid mà thôi”. Mục đích của Rumsfeld là quảng cáo làm tuồng rùm beng cho hai nhân vật nầy với công luận quần chúng trên vô tuyến truyền hình, để lấy lòng tin và sẽ đột nhập bí mật vào Hà Nội chỉ vẽ chuyện đấu đá với phái đoàn Mỹ và VNCH tại Hoà đàm Paris cho phù hợp với mưu đồ của siêu chính phủ [permanent government]

TT Thiệu bèn thử đề-nghị: nếu Pentagon gởi một Sư-đoàn Mỹ cùng tham dự thì quân lực VNCH sẽ ở lại Lào, còn như không chúng tôi rút về sau khi dẫm chân xuống Tchepone chụp ảnh làm bằng, coi như mục tiêu “chiến-thuật” đã xong, còn muốn kéo dài ra thành “chiến-lược” thì tùy Pentagon. Tướng Haig tức muốn ói máu nhưng chẳng làm gì được TT Thiệu vì cần bảo vệ sự ổn định chính-trị để Mỹ tiếp tục rút quân theo ý kiến sắc bén của Đại-sứ lâu năm nhứt là Bunker.

Vì nhiều trở ngại trên đường bộ tiến đến Tchepone, nên Phòng Hành Quân Chiến Cuộc ở Pentagon, Tướng Haig quyết định dùng Trực-thăng để đổ bộ xuống Tchepone đúng theo lộ-đồ của cuộc hành quân đã quyết định ngày 18/1/71 của NSC [HÐANQG] Ở vùng hạ Lào, đặc biệt trong cuộc hành quân nầy có một tướng lãnh Mỹ duy nhứt là tướng Sid Berry, Tư lệnh phó Sư đoàn 101 Không kỵ mà chiếc càng trực thăng của ông đều ghé xuống hầu hết các LZ trên. Tôi rất phục và thông cảm cho sự tiên phuông dấn thân của tướng Berry, chỉ muốn phục hồi niềm kiêu hãnh của Không Kỵ sau một thời gian phi-công ‘lạnh cẳng’ vì bị bắn rơi rụng quá nhiều.

Bắt đầu từ ngày 3/March/71, một Tiểu-đoàn của Sư-đoàn-1 sẽ được đổ xuống cứ điểm LOLO, [Lolobrigida] một trong những Căn-cứ Hỏa-lực quan trọng, xa về hướng Tây gần Tchepone; Cuộc đổ bộ nầy đã phải chạm với một lực-lượng phòng không vô cùng hùng-hậu làm tiêu hủy tại trận địa 7 chiếc UH.1 và hư hại trầm trọng nhiều chiếc khác; Nhưng Bộ binh được thả xuống bãi đáp an-toàn. Để tăng cường thêm, 2 ngày nữa sẽ có Trực thăng vận vào thêm 2 Tiểu-đoàn Bộ binh cùng với Pháo-đội 155 ly và tiếp liệu; Căn-cứ Hỏa lực LOLO nầy phải được cũng cố để yểm trợ cho quân bạn tiến chiến Tchepone.

Ngày 4/March/71, một Tiểu-đoàn Bộ binh sẽ được Trực-thăng vận vào Căn-cứ Hỏa-lực phối hợp LIZ, [Liz Taylor] đi xa thêm về hướng Tây và rút gọn khoảng cách gần Tchepone hơn, dĩ nhiên cuộc đổ quân nầy cũng đang đụng độ với một lực-lượng khá mạnh của đối phương không khác gì ngày hôm trước.

Ngày 5/March/71, thêm 2 Tiểu-đoàn Bộ binh được Trực-thăng vận vào phía Tây của LIZ để thành lập Cứ-điểm SOPHIA [Sophia-Lorren] và kế tiếp là Cứ-điểm HOPE [Bob-Hope] (Cứ điểm nầy đáng lẽ là Đồi-32 do một Lữ-đoàn Dù trấn đóng, nhưng vì Trung-úy phản chiến John F Kerry đã tiết lộ phóng đồ hành quân cho phía BV biết, nên bị vị Tư-lệnh tối cao quân lực VNCH là TT Thiệu quyết định hủy bỏ, việc làm sơ khởi nầy cũng đã làm cho tướng Haig tức muốn ói mật vì TT Thiệu dám sửa đổi đặc lệnh hành theo như phóng đồ đã ấn định từ Pentagon, dù rằng Haig phải qua lại Nam VN và Cambodia ba lần để ban chỉ thị cho các vị Tư lịnh Mỹ 4 sao với sự tự tin là tổng thống Thiệu sẽ tuân hành răm-rắp cũng như thành viên OSS-1945, Võ Nguyên Giáp chịu đánh trận xa mà không đánh trận gần Khe-Sanh) Nhưng sự thật TT Thiệu ương-ngạnh, đã đếch sợ tướng Haig làm vô cùng ngạc nhiên đối với tướng tá của Ngũ giác đài, vin vào sự kiện nầy báo chí Mỹ chê trách TT Johnson không hoàn thành nhiệm vụ Tổng tư lệnh quân đội của mình và khen TT Thiệu còn giữ được phẩm chất cũa người lãnh đạo một nước nhỏ.

Đặc biệt, ngày 6/March/71, hai Tiểu-đoàn của Sư-đoàn-1 được Trực-thăng vận xuống vùng phụ cận Tchepone hay đúng hơn là gần trung tâm đầu não hậu-cần của Căn-cứ 604; Đây mới chính là mục tiêu của cuộc hành quân Lam-Sơn 719, nhưng TT Thiệu ra lệnh vừa chạm xuống để chụp hình và rút về ngay, coi như hoàn thành mục tiêu chiến-thuật, có nghĩa là hủy bỏ hành quân lùng và diệt địch cũng như phá hủy những cơ sở hậu cần của Căn Cứ 604 vào giai đoạn-3 của cuộc hành quân. Hay nói trắng ra TT Thiệu hủy bỏ giai đoạn-3 của cuộc hành quân là “khai thác chiến trường” mà Tướng Haig/NSC đã vạch ra ngày 18/1/71.

Một đoàn Trực-thăng 276 chiếc che khắp bầu trời vùng Khe-Sanh, Tchepone chuyển tất cả quân còn lại tại Khe-Sanh gồm BĐQ, vào Cứ điểm HOPE, phải bay 3 lượt như vậy mới đủ gồm trên 800 chuyến, nhưng không bị trúng đạn dù chỉ độc nhứt một viên đạn A.K… tại sao? Có phải nhờ B.52 đã vi phạm luật ROE (Rules Of Engagement) dùng yểm trợ tiếp cận (air ground closed support) vì trong suốt cuộc hành quân Trực-thăng vận dài nhất và số Phi cơ nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh mà không bị một thiệt hại nào, duy chỉ có một chiếc UH.1 bị hư máy khi làm cận tiến trên bãi đáp HOPE? Đại-Tá Cockerham khoác-lác nói rằng: Chúng tôi bay trong đường hầm trên không, như được che chở bằng bức tường sắt để tránh những phòng không bắn trực-chỉ cũng như những đạn pháo cầu-vòng… bay qua từng chặng, thay đổi hướng bay theo như kế hoạch đã nghiên cứu tỉ-mỉ trước đó…”! (Làm sao ai hiểu được phải có một vị tướng Không Quân phải chịu cảnh “tế thần” vì vi phạm ROE, từ 4 sao lột xuống còn 2 sao để làm vừa lòng phía Liên Xô, (vì bị trên 600 ỗ phòng không AAA làm thiệt hại) buộc phãi đỗi chiến dịch oanh-tạc của B-52 từ Rolling Thunder qua Linebacker tiêu diệt vô số kể quân BV kể luôn nguyên một sư đoàn-2 Sao Vàng chưa kịp đụng trận đã bị xoá tên.

“Trận chiến VN thật ngộ-nghĩnh người ngay mắc nạn còn người ác như Jane Fonda thì được con nít Obama vinh danh: Lịch sử Hoa Kỳ sẽ ghi nhận hội-chứng nầy “This is for all the kids born in the 70's whose do not remember, and didn't have to bear the burden that our fathers, mothers and older Brothers and sisters had to bear. Jane Fonda is being honored as one of the '100 Women of the Century” Rồi chính đứa con nít Obama nầy lại được lệnh của một thế lực trong bóng tối buộc phải phục hồi danh-dự lại 4 sao cho vị tướng bị tế-thần nầy [Đại tướng John Daniel Lavelle] nhưng tướng Lavelle đếch cần vì người đang ở trên thiên đàng nhìn những người xấu đang loi-nhoi dưới thế!

Lúc quân lực VNCH đã rút ra khỏi lãnh thổ Lào, trái bom BLU-82s và BLU-82AL được thả vào sáng ngày 6 tháng April/1971 để Đại đội Hắc Báo vào cứu 7 đoàn viên UH1-H bị bắn rớt, giữa rừng già nguyên thủy, cách xa đoàn viên Mỹ hơn 1 cây số an toàn và đang ngồi dưới hầm kiên cố của Sư Đoàn 2 Sao Vàng BV đào sẵn, (Sự kiện nầy phải trả lại tính trung thực cho quân-sử, báo cáo của đại-đội Hắc Báo: Black Panther đã giết quá nhiều lính BV, nhưng thực tế đều do phi cơ Mỹ không tập, đại đội HB đã bước qua biết bao xác chết sình-thối. Khi được hỏi về ĐĐ Hắc Báo ... Tướng ABRAMS có nhận xét: “They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick”) đang hồi hợp chờ đợi trong khi ở trên đầu air cover gunship Spectra AC-130B bao vùng bằng đủ cỡ đại bác tối tân bắn bằng hồng ngoại tuyến, [nơi Cánh Thép hình 4 và 5 Aug 24, 2009, 00:40] Một người trong 7 nhân viên phi hành được cấp cứu phải buộc miệng: “Sư Ðoàn 2 Sao Vàng đào hầm vững chắc như vậy sao không núp!?”

Căn cứ theo tài liệu hình ảnh trao đổi giữa CIA và KGB: Riêng hình 3 là BLU.82AL được thả trên đỉnh đồi trọc cho radiation có nhiều ảnh hưởng hiệu quả lan ra xa, theo bản đồ hành quân của Pentagon mục tiêu là: CCHL-2, giai đoạn-3 dành cho Bom BLU.82AL. Phi cơ trang bị đặc biệt, MC-130 chỉ có thể thả từng trái một Bomb BLU-82s vì kẹt hệ thống cây kích hoả cũng như trọng lượng conventional bom nặng hơn its atomic-13 BLU.82AL nên MC.130 có thể mang một lần 2 trái AL (hình 1 và 2 nơi Website Cánh Thép)

Gần 40 năm sau khi từ trần, một tướng lãnh không quân Mỹ bị cáo buộc oan sai về tội oanh kích miền Bắc không có lệnh, đã được bạch hóa: Bộ Quốc phòng Mỹ vừa rồi loan báo là một Ủy ban duyệt xét của bộ đã xóa bỏ những cáo buộc cho rằng Đại tướng John Daniel Lavelle lúc bấy giờ đã ra lệnh oanh tạc Bắc Việt mà không được phép và sau đó giả mạo hồ sơ để che-dấu việc này? Xin hỏi điều tra tham mưu trướng Donald Rumsfeld của cái gọi là WSAG (Washington Special Acting Group) và Richard Helms trưởng CIA, tác giả vụ Watergate và buộc thả Bomb lại vào mùa Giáng Sinh-72, báo hại công cụ cái loa, Kissinger mới tuyên bố “Peace is at hand” tháng rồi, bây giờ phải nói với Thọ sao đây?! Vì thật ra cả 2 đều là cái loa để phát thanh chớ chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó bấy lâu nay người Việt bỏ ra quá nhiều bút mực cùng oán hờn trên đầu kẻ học giỏi được thuê mướn để thực thi chính sách, mà không biết chánh phạm là ai?! Chiến tranh lạnh qua ý thức hệ “Căm Thù Giai Cấp” và “Căm Thù Cộng Sản” quả thật anh em ruột thịt không có căm thù thì làm gì có chuyện thề không đội trời chung đi đến chém giết nhau đến chỗ tận tuyệt!

Để xoa dịu Liên Xô về việc tự động đổi chiến dịch oanh tạc từ Rolling Thunder qua Linebacker, dùng B-52 Arc-Light tiêu diệt quân BV; Thừa dịp cuộc oanh kích vào đầu năm 1972, Đại tướng Lavelle bị giáng hai cấp xuống Thiếu tướng và bị cách chức liền tức thời; Tuy nhiên, gần bốn thập niên sau, Ngũ Giác Đài công bố tin tức cho thấy chính cựu Tổng thống Richard Nixon đã cho phép oanh tạc miền Bắc chứ không phải Đại tướng Lavelle (Ðiều dễ hiểu TT Nixon mà còn bị Permanent Government hất ra khỏi chiếc ghế quyền lực để vô hiệu hoá các bức thư riêng tư giữa 2 tổng thống Thiệu/Nixon cho mưu cầu đi đúng trên trục-lộ siêu chiến lược Eurasian 1920-2020. Cái thế lực ghê gớm nầy chũ trương phải đảo lộn các chân lý để nắm phần phỉnh gạt tinh vi thế gian như: Da màu thắng da trắng; Nghèo thắng giàu, Vô danh tiểu tốt thắng nổi tiếng nơi chính trường; Tiểu bang nhỏ thắng tiểu bang lớn; Chưa bao giờ ở nhà trắng được vào nhà trắng; Thiếu niên Thượng nghị sĩ thắng thâm niên TNS, mục đích cho thế giới hiểu rằng nước Mỹ có 1000 lần dân chủ để hù-doạ, đấu-đá sau nầy với TQ? (Nhưng bằng mọi giá phãi giữ lại BTQP Robert Gate cho sự an toàn nước Mỹ) Vì đã tới chu-kỳ suy-thoái do chính đảng Cộng Hoà cố tình gây ra, nên tạm thời dành 4 năm cho TT Da màu lên hốt Vỏ Ốc sau một thời gian dài Cộng Hoà ăn Ốc bả vỏ. Nhưng sự thật nước Mỹ lãnh đạo bởi một Nhóm siêu Mafia, tổng thống chỉ là một quản lý tổng quát (general manager) và cứ tuần tự tiếp nối những việc do người tiền nhiệm để lại, chỉ có ông chủ thật sự là Tập-đoàn Tư-bản thống trị mà thôi.

Ngũ Giác Đài cũng cho biết không có chứng cứ gì cho thấy tướng Lavelle (qua đời vào năm 1979) đã giả mạo bất cứ hồ sơ nào. Cũng vào những tháng vừa qua, Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng Thống Barack Obama đề nghị khôi-phục cấp bậc Ðại tướng 4 sao cho tướng Lavelle cũng do lệnh của Permanent Government, chớ Obama biết cái đếch gì về chiến tranh VN. Kết luận, USAF sẽ đưa ra quyết định chung cuộc. Ngũ Giác Đài nói là tin tức mới về tướng Lavelle được rút ra từ những hồ-sơ đã được giải mật, trong đó có băng ghi âm về những cuộc nói chuyện của Tổng thống Nixon tại Tòa Bạch Ốc khi ông còn tại chức; Đây là những băng ghi âm do chính P.G ra lệnh thực hiện. (Xin đừng nghe những gì Permanent Government ngụy tạo ra nhứt là hồ sơ “mật” được gọi là ghi âm, chúng ta phải nghiên cứu, đúc kết qua nhiều sự kiện có thật, rồi liên hệ với thực tế với nhiều data) Trước khi chết Prescott Bush đã giao cho người nô bộc đáng tin cậy là Donald Rumsfeld phải tìm mọi cách để con cháu của ông phải được ghi danh vào danh sách tổng-thống Hoa Kỳ (Cả hai Bush-Cha và Con đều là tổng thống trong khi Bush ông-nội đã xuống 9 tầng địa ngục 1972).

(Truy tìm chi-tiết nơi www.DonaldRumfeld.com) để biết: August 10, 2007, “The Case For Trying Rumsfeld As A War Criminal”, Rumsfeld là người chính khách trẻ duy nhứt dám tuyên bố: “Miền nam bù nhìn, miền bắc yêu nước” ông lột lon Tướng Lavelle, gắn 4 sao cho Tướng Al.Haig để thay mặt Kissinger đấu đá với 3 sao N.V. Thiệu, lấy chiếc ghế ngoại giao của Roger để cho Kissinger rộng quyền nói chuyện với Hà Nội, tạo dựng giải hoà bình Nobel để thưởng Kissinger hoàn thành axiom-1, trong khi ra lịnh cho Mafia L. Ð.Thọ không được nhận giải Nobel mà phải cưỡng chiếm miền nam để hoàn thành định kiến-1 (axiom-1, There was never a legitimate non-communist government in Saigon) Rumsfeld là soạn giả tấn bi thảm kịch về VN và Iraq, thế cho nên, Ed Kennedy nói cuộc chiến Iraq và VN giống nhau về sự tàn phá và giống nhau về sự tái thiết theo đúng học thuyết kinh tế gia người Anh Malthus. Ðể búa-rìu thế giới không chê trách mà thương hại nước Mỹ là thua trận rút quân, nhưng điều quan trọng nhứt là Ðôla Xanh bỏ túi, và Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số MỘT bỏ xa các nước. Thế nên mọi việc rối rắm tại VN, Bố-già George H W Bush khoán trắng cho Rumsfeld muốn làm gì thì làm; Gia dình Bush chỉ dành thời gian ở Trung Quốc để lo quyền lợi sống còn của giòng họ Bush là (1) nắm chắc giá nhân công rẻ mạt; (2) độc quyền kiểm soát các tài nguyên trên thế giới; (3) nắm vững thương trường bằng giá đồng đôla Xanh là căn bản (như VN, phải xài đôla Ðỏ, qua một chuỗi dài chu-kỳ từ ăn cướp của dân, tiền viện trợ, hoặc Việt kiều gởi về đầu tư, (trong khi Cuba không được đặc ân nầy) … nhưng gởi qua Mỹ phải là đôla Xanh qua trương mục, tính dụng, bất động sản … Theo sách lược trên lộ-đồ, sau khi bị lật đổ, tiền ăn cắp nầy sẽ được Mỹ lấy lại trả cho người dân bằng hàng tiêu dùng. Vì ngửi được sự kiện nầy… nên con ông cháu cha tha hồ mà phung-phí rửa tiền, Việt kiều về VN đã thấy lé mắt trong những ngày gần đây …

(Còn tiếp)

vinhtruong
12-27-2010, 06:42 PM
Giả thuyết Tướng Đỗ Cao Trí còn sống và chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719)

-Tiếng sấm rền rung-rinh sóng-sánh trên nóc mùng, báo hiệu cho tôi biết người anh em phía bên kia đang bị tàn sát một cách dã–man oan-uổng. Nằm yên trên ghế bố quân đội tại BCH Tiền Phương Dù, tôi buộc phải nghe tiếng Bom nổ từng hồi như thế suốt đêm; làm sao tôi chợp mắt dược dưới tăng lều mờ ảo của ngọn đèn vàng 60W không đủ sáng, đang uất ức vì là chứng nhân sự dã man cuồng-sát của Linebacker, Arc-Light standby trên bầu trời suốt đêm nay, đúng là đêm 5/March/71, rạng ngày 6/3 nhiều đợt B-52 tuần-tự với hoả lực gấp đôi từ Utapao trải thảm trên các điểm pháo cầu vòng của CSBV, khác hẳn B-52 cất cánh tại Guam, tiếng sấm rền ngắn hơn 20 giây. Thường vào đêm, Sư Ðoàn 2 Sao Vàng, họ hay ra khỏi hầm, nằm ngoài trời để lấy dưỡng-khí; Sư đoàn nầy chưa bao giờ nghe tiếng đụng trận với quân lực VNCH mà phải chịu chết oan!

-Sáng ngày 6/3/1971 [như hình Bomho post bên Cánh-Thép] Quả bom đã rơi xuống toạ độ phía Tây của LZ Sophia vào bờ nam con sông Xê-Pon vài Cây số về Nam Tây Nam, Hậu-cần 604, chúng ta thấy trái Bom không có dùng fuse dài chạm kích nổ nên có lỗ hỏa diệm sơn trên chóp đồi, dĩ nhiên Bom nầy không làm bãi đáp trực thăng, đây là đồi trọc chứng minh Bom BLU-82AL đã cuồng sát xoá sổ hoàn toàn quân số BV/Sư Ðoàn 2 Sao-Vàng đang nằm sâu dưới hầm, cùng các công sự phòng thủ thuộc Căn Cứ Hậu cần 604 đang chờ phục kích quân Lực VNCH sẽ vào bẫy, nhưng việc đó không xẩy ra, nhờ TT Thiệu cho rút về biên giới, cương quyết không thi hành mục tiêu chiến lược cũa Mỹ khai thác chiến trường “search and destroy”.


http://img43.imageshack.us/img43/1772/lamson719.jpg
Giả thuyết Tướng Đỗ Cao Trí còn sống và chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719: Không có bằng chứng nào cho rằng chiếc Trực thăng chở Tướng Trí bị phá hoại rớt nổ khi vừa mới cất cánh: Phái đoàn điều tra Mỹ-Việt phối hợp cho rằng Phi cơ bị trục trặc trong bộ phận máy, nhưng có bằng chứng, cho mãi đến ngày 30/4/1975, các Không-Đoàn trực thăng khắp 4 Vùng Chiến Thuật chưa bao giờ xãy ra trường hợp tương tự như vậy. Cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quân lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tai Tay Ninh, Tướng Lãm vì vậy vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra nhiều nghi vấn… Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diễn cái trò hủy diệt mau chóng các kho tàng trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thảm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không để cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu lẻ-loi mà giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi, không được đụng đến Highway Harriman nhưng khi Westmoreland nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra, năm 68, (đường 9) Theo giả-thuyết:

Giả-thuyết: Chiều tối ngày 25/Febuary, Phi đội 219, Trực thăng H.34 bất thần thả 2 Toán thám-sát vào 2 điểm cao về phía Tây của Đồi-31 một Toán và một Toán ở điểm cao vùng HOPE: Hai Tiểu-đoàn BĐQ 21 và 39 đang túc trực án-ngữ tại Căn-cứ Hỏa-lực Aluối được lệnh chia thành nhiều Trung-đội để nhổ các Chốt pháo diện địa như 152, 130, 100, và 85 ly; Những khẩu pháo nầy tầm hiệu quả của nó đều trên 45,000 bộ (feets) cho nên rất nguy hiểm cho quân bạn trong cuộc tiến quân từ Aluối vào Tchepone suôi xuống phía nam 604.

Trong hai ngày 25, 26 nầy, từ cao điểm, 4 Toán thám sát ‘Hắc-Báo’, (Nều Tướng Abrams không thuận vì đại đội Hắc Báo chỉ dành riêng cho việc Rescue phi hành đoàn Mỹ, thi lấy TĐ/37/BĐQ chia ra nhiều toán thám-sát, mỗi Toán gồm 6 chiến binh) đã xác định một số tọa độ và chỉ dẫn ‘Chốt Trọng Pháo’ dấu kín trong đường hầm, và đã bị phát hiện bởi từng toán thám sát. Tuần tự, từ Đông sang Tây theo thứ tự mà phá diệt chốt. Người Chỉ huy trực thăng sẽ phối hợp với các Trung đội xung kích của BĐQ, nếu tình hình căng thẳng vì số khẩu pháo cũng như binh lính BV yểm trợ quá đông cho Bộ-chỉ-huy Trung-đoàn Pháo, thì dùng FAC (forward Air Control) có người Việt trên phi cơ quan sát OV-10 Bronco, để dùng Không quân chiến thuật san bằng. Giống như Tướng Đống không nên quá tin tưởng và dựa vào Mỹ để xử dụng B.52. Trên Trực-thăng võ-trang có chở theo một Sĩ-quan ‘điều hợp’ pháo binh để phối hợp yểm trợ cho Toán Thám-sát, 6 người đang ở trên các cao điểm hướng dẫn các khẩu pháo 155 ly từ Cứ điểm Aluối tác xạ vào cứ điểm pháo đội của Bắc Việt.

Sáng tinh sương ngày 27/Febuary, từ Căn cứ hoả lực Aluối, chiếc M.113 đầu tiên hướng dẫn cuộc tiến quân về Tchepone có Tướng Đỗ Cao Trí (người Mỹ cho là George Patton VN), đầu đội nón lưỡi trai, ngay giữa điểm 3 ngôi sao trắng toát đang vẫy tay thẳng tiến về trước. Nổ lực chính vẫn là Lữ-đoàn-1 Đặc nhiệm, Sư-đoàn 1BB bên sườn Nam của quốc lộ 9, Sư-đoàn TQLC bên sườn Bắc của quốc lộ 9; Bất cứ mũi dùi tiến công nào khi chạm địch, dừng lại ngay tại chỗ phòng thủ chống cự, trong khi các đơn vị khác phải mở mũi dùi tấn công cực mạnh ngang hông địch. Vào xế chiều ngày 27, Quân BV bắt đầu pháo lai rai vào Nổ lực chính, mong trì hoãn bước tiến của quân VNCH. Tướng Trí phải về Bộ-Tư-Lệnh Tiền Phương, Khe-Sanh để chi huy tổng quát; Dự định ngày 1/March sẽ đến Tchepone; Ngay ngày hôm sau, một cuộc hợp quan trọng cho cuộc tiến quân vào Tchepone và phá tan Căn-cứ Hậu-cần 604 cũng như các ‘Binh trạm’. Cuộc họp rất trang trọng với sự có mặt đầy đủ của các Đơn-vị-Trưởng. Người ta thấy sự có mặt của Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC; Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù (hai Tướng nầy không bao giờ có mặt trong cuộc họp, lúc Tướng Lãm là Tư Lệnh chiến trường).

Chiều ngày 28/Febuary, Phi đội 219 tiếp tục thả thêm 2 Toán thám-sát trên cao điểm phía Tây của HOPE và một Toán trên cao điểm của phía Tây cực Bắc Tchepone nhìn xuống đầu sông Sêsamou chạy dài xuống ngã ba cùng nối liền sông Xê-Pon; Trực thăng võ trang 213 yểm trợ cho 5 Slicks sẽ chuyển các Trung đội xung kích thả xuống từ cao-điểm phía Bắc của mỗi “chốt kiềng pháo” (Kinh nghiệm phá chốt rất dễ như hồi giải tỏa Đèo Mang Giang ở giữa Pleiku và An-Khê: Từ trên cao chỉ cần 1 Tiểu đội tiến xuống thì địch không có đường chạy và chỉ ở tại chỗ, đầu hàng hoặc chết) Trung đội xung kích sẽ được Trực thăng võ trang bay vòng vòng, lấy điểm Chốt khẩu pháo CSBV làm trọng tâm, và cứ từ từ yểm trợ chơi 2,000 viên 1 phút, trong khi đó BĐQ sẽ dùng phóng lựu M.79 và lựu đạn xung phong. Pháo thủ làm sao đối đầu nỗi với BĐQ thiện chiến ? Cái thất lợi của đối phương là tất cả các họng súng đều hướng về phía Nam chĩa xuống dưới quốc lộ 9 để bắn phủ đầu Quân Lực VNCH nên phần phía sau ở hướng Bắc, có nghĩa là nhược điểm khó kháng cự khi phải ngoái cổ lại để phòng thủ thì không có điểm tựa vững chắc và trong vị thế đất hạ phong nên dễ bị lựu đạn tiêu diệt. Nhưng có một điều rất thất lợi cho Quân Lực VNCH là Mỹ đã thả lỏng nếu không muốn nói là khuyến khích, hàng ngàn chuyến-xe Molotova như kiến, nối đuôi chạy vào Nam mà Mỹ vẫn làm lơ, không cho B.52 phá hủy, hay là có điều giao ước mật (ROE) nào chăng? Để đổi lại, có thêm một điều thật lạ là phi cơ chiến thuật không bị Sam bắn hạ và ngay đến Hoả tiễn tầm nhiệt cầm-tay S.A 7 cũng không thấy; Nhưng bù lại, quân BV đem vào đây đến 6 Trung Đoàn phòng không đạn nổ thông thường trên 600 khẫu (Liên Xô buộc phải phế thải những thứ lỗi thời nầy tại vùng sơn lâm hiểm hóc) Đoàn 559 chịu trách nhiệm bảo quản cất giữ rải rác trên hành lang, tại các ‘Binh-Trạm’ dọc theo đường Mòn. Đến giữa tháng January/1971 Họ đã sẵn sàng thừa đủ số đạn phòng không nầy (đây tôi chưa nói qua 8 Trung Đoàn Pháo hạng nặng diện địa). Với tất cả 36,000 tấn thì dư sức để cung cấp cho 60,000 quân chiến đấu trong vòng 4 đến 5 tháng (Tài liệu phía Hà Nội).
B.52 có 4 mục tiêu ‘stand-by’dự trù trong kế hoạch để oanh kích (nếu Bắc Việt bất thần nổi chứng) nhưng chưa được lệnh CIA cho thi hành, gồm 9 boxes (một box 3 chiếc, chỉ cần một trái Bom nổ trúng là toàn kho đạn đều bị tiêu-hủy tan như xác pháo) mỗi một mục tiêu được mô tả là 2 cây số vuông, đó là: (1)- Đèo Mụ Giạ, (2)- Đèo Ban Karai, (3)- Đèo Ban-Raving và (4) là ở ngay phía Tây vùng Phi Quân Sự, trên Đường Mòn Hồ, cách phía Nam Đồi 30 vài cây số. 4 mục tiêu trên là sẵn-sàng cung ứng số lớn chiến cụ cho sự thành lập trước đó một năm, vào tháng October/1970 Mặt Trận 70B sẽ điều động 4 Sư-đoàn hầu tấn kích 2 tỉnh cực Bắc của VNCH (Quảng Trị và Thừa Thiên) Đoàn xe Molotova, tiếp tục chuyên chở số đạn dược xuôi về Nam với số lượng hàng ngàn tấn, Họ di chuyển suốt trong đêm tối mờ mờ không vặn đèn pha sợ Phi cơ trông thấy… cuối cùng đến một điểm, rồi ở đó lẫn trốn. Bỏ chiến cụ xuống sang qua xe khác và tiếp tục xuôi về Nam, núp dưới lùm cây của một đám rừng già nguyên thủy. Nhưng họ đâu hiểu rằng với khoa học kỹ thuật tinh-vi, Hoa Kỳ đã thấy rõ mồn-một những hoạt cảnh đó; Nhưng vì lý do bảo tồn “điều-lệ” trò chơi nên cứ để cho họ tiếp tục hoàn thành con đường tiếp liệu, chuyển xuống các Binh Trạm dọc theo hành lang của con đường Mòn, trong đó phải kể Đại tá nhị-trùng Bùi-Tín báo cáo hoàn thành chiến-cụ cất dấu trên hành lang Đường 559 trước ngày khai diễn cuộc hành quân (18/1/1971).

Ngày 14/December/1970 CIA công bố một bản tường trình về nghiên cứu với DIA, NSA và Văn phòng tin tức tình báo, nghiên cứu: Một lực lượng Bộ binh đáng kể, đang quy tụ gồm có Chiến xa và các pháo đội thành hình tại Nam Lào và nhiều đơn vị mới xuất hiện chung quanh vùng phụ cận Tchepone. Nơi đây, một lực lượng phòng không (AAA) dữ dội đang rải đều khắp mọi nơi, nhưng đáng kể nhất là vùng Tchepone; Họ dựa vào núi cao và rừng rậm để ẩn náu; Tìm kiếm một nơi để làm bãi đáp rất khó và dễ bị thảm hại… Không quân ta yểm trợ cho quân bạn rất khó khăn và nhiều trở ngại vì thời tiết sương mù tan rất trễ!

Trong khi đó bên phía Mỹ cũng có rắc rối với Quốc-Hội do tu chánh án Cooper-Church về sự cắt ngân khoản, như 30,000 phi vụ nay chỉ còn có 14,000 phi vụ. Cái Nhóm gọi là “ăn-sáng” nầy thiết kế theo ý đồ của W.A.Harriman và George H.W.Bush trong sách-lược bênh kẻ mạnh (on strong man side) Có nghĩa là từ giờ phút nầy, Tôi tự đặt cho nó cái tên ‘Xa lộ không đèn William Averell Harriman’ thay vì là Đường Mòn Hồ Chí Minh. Và B.52 chỉ có nhiệm vụ phát hoang cho Xa-Lộ (demolition) vào những vùng khó khăn núi đá hiểm trở nhất, chớ để cho BV làm thì chừng nào mới xong (CIA đã có hình do chính tôi bay trên 50 thước 1964, chụp một nhóm người làm đường bằng 2 tay cầm cái ‘Sọt’ đan bằng Tre Nứa, xúc đất đá tạp nhạp đổ lên mặt bằng, bên cạnh, những người khác cầm cuốc chim xẻn xúc, rồi dùng xe hũ-lô hồi đời lý-toét để cán lên làm mặt phẳng, thì biết chừng nào mới xong cho kịp chiếm Miền Nam, “không thể đình trệ trong kế hoạch, một điểm mốc lộ trình về thời gian rất quan trọng của một giai đoạn trong sách lược, mà cái Nhóm Dân Sự đó đã thiết kế rất tỉ mỉ qua máy tính điện tử. Thế nên có sự đồng ý của phản tình báo Mỹ, cho nên các nước Cộng Sản ra sức phụ giúp, nên chẳng bao lâu Đường 559 thành xa lộ 2 chiều, có đoạn có thể chạy được 40 cs/giờ.

Mãi đến chiều ngày 4/March, Nổ lực chính của Lữ-đoàn-1 Đặc Nhiệm mới dẫm chân lên trên phần đất Tchepone, sau gần một tuần lể nhúc-nhích, 2 Tiểu-đoàn 39 và 21 BĐQ nhổ hết các ổ trọng Pháo 152 ly và 130 ly dọc dài theo trên triền núi hướng Bắc của quốc lộ 9. Đôi khi phải dùng nguyên một Tiểu-đoàn 37 BĐQ mới nhổ được dàn trọng pháo 152, phối hợp với các Trung Đội chuyên môn nhổ ‘Chốt Pháo’ của Tiểu-đoàn 21 BĐQ; Với 2 ngày đêm chiến đấu ác liệt đối đầu một Trung-đoàn của Sư-đoàn Thép 320 quyết tử để bảo vệ Bộ-Chỉ-Huy của Trung-đoàn Pháo hạng nặng. Vì trời sương mù kéo dài quá lâu, Tôi xin TOC chia ra hai đợt oanh tạc gồm 16 Phi cơ A.37, qua đoản lệnh hành quân (Frag order) thả Bom trên cao độ 30,000 bộ qua hệ thống BOBS (Beacon Only Bombing System) Hệ thống nầy vận hành theo nguyên tắc định hướng bằng vô tuyến đăng (radio beacon) để hướng dẫn Phi cơ A.37 đến vùng oanh kích. Mục tiêu là từ Bắc xuống Nam, dọc theo bên trái bờ sông Sêsamou, nơi Sư-đoàn Thép 320 đang đóng chốt, với ý đồ dồn-ép quân VNCH từ phía Bắc xuống đến phía Nam thì đụng phải Sư-đoàn-2 Sao Vàng của BV đã chuẩn bị phục kích chờ đợi từ lâu trong cũng như dưới công sự phòng thủ rất kiên cố.

Ngày 3/March 2 Lữ-đoàn Dù được Trực thăng vận xuống hiệp lực cùng Tiểu-đoàn 39 BĐQ, càn quét tàn dư của Sư-đoàn 320, ngay sau khi B.52 dội bom dọc theo 2 bên bờ sông Sêsamou. Nổ lực chính đang được tăng viện thêm 2 Lữ-đoàn Dù, chuyển hướng về Nam, rời quốc lộ 9 băng sông Xê-Pon, qua lộ 913 rồi nhập vào hương lộ 914 và tiến về Căn Cứ Hậu-cần 604 của CSBV.

Bắt đầu thay đổi thế tiến công, Liên-đoàn I BĐQ bảo vệ Căn-cứ Hỏa-lực then chốt LOLO, bốn Pháo đội mạnh nhất 155 ly, do Hoa kỳ mới bàn giao tại Khe Sanh. Ở đây sẽ yểm trợ cho cuộc càn quét Căn-cứ 604. Sư-đoàn 1 BB có trách nhiệm thiêu hủy kho tàng 604, Lữ-đoàn 1 Đặc-nhiệm, mũi dùi nỗ lực chính trên trục tiến-sát, Sư-đoàn Dù yểm trợ sườn phải; Nguyên Sư-đoàn Thủy-Quân-Lục-Chiến tiến nhanh về hướng Đông làm nút chận trên hương lộ 922; Vì có tin mật báo 9 Trung-đoàn BV thuộc sư đoàn 304, 308 cùng 1 Trung-đoàn chiến xa đang bôn tập trên đường 922, từ hướng Bắc quốc lộ 9 đổ xuống; chắc chắn sẽ có một trận thư hùng tại đây, nhưng có một điều vô cùng thất lợi là TQLC không có súng chống chiến xa, phải dùng B.40 hoặc B.41 chiếm được để tự bảo vệ.

Và đây, mới đúng theo kế hoạch của cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC) Hoa Kỳ ngày 18/January/1971, là hủy diệt 2 đối địch sừng sỏ nhất của 2 Miền, để về sau bàn giao miền Nam cho Hà-Nội theo mật kế Pennsylvania thì chỉ có rỉ máu thay vì tắm máu, và cũng là thiêu hủy tại chỗ các chiến cụ, trọng pháo, chiến xa, thiết vận xa, trực thăng mà Liên Xô với Mỹ đã đồng thuận giao ước trong trò chơi chiến tranh giữa hai đấu pháp CIP và NLF.
- Ngày 26/March: -Sư-đoàn Dù đụng độ với Sư-đoàn 304 và 308, B.52 can thiệp sau khi 2 bên đánh giáp lá cà cận chiến, sự thiệt hại rất đáng kể cho cả hai bên vì bị B.52 cày xới do lời yêu cầu của cấp chĩ huy của Dù đại tá Lưỡng
-Sư-đoàn-1 và Lữ đoàn-1 Ðặc nhiệm đụng với Sư Đoàn 2 Sao vàng và 2 Trung Đoàn Biệt Lập BV 278 và 27, sự thiệt hại của 2 bên cũng xem như rất trầm trọng vì B.52 thả vùi trên đầu cả 2 bên lâm chiến theo lời yêu cầu của đơn vị Sư đoàn-1 diện địa và Thiết kỵ đại tá Điềm, Luật. Phía VNCH thiệt hại trầm trọng vì B-52 trải thảm, trong khi CSBV nhờ vào những vị trí phòng thủ kiên cố trong hang núi.
-Sư-đoàn TQLC đụng độ với Trung-đoàn chiến xa của BV trên tuyến phía Đông, cạnh hương lộ 922 cùng với 7 Trung-đoàn thuộc 2 Sư-đoàn CSBV, 324B, 325 vây kín. Sư-đoàn TQLC bị thiệt hại nặng nề vì không có vũ khí chống chiến xa T.54; Sau cùng Sư-đoàn TQLC, Lữ đoàn trưởng 258, 147 buộc phải gọi Pháo binh bạn cũng như B.52 thả Bom ngay trên đầu để mong tìm hướng thoát ra khỏi vòng vây.

(Vũ khí QLVNCH luôn luôn dưới cơ quân BV, mãi đến mùa Hè Ðỏ Lửa-72, khi Trung tướng Ngô Quang Trưởng ra nắm Quân đoàn-1 để tái chiếm Quảng-Trị thì một câu chuyện đau lòng khi tôi phát hiện được lời nói của Tướng Abrams mà nhiều ký giả cho rằng tài ba trong tác phẩm “A Better War” ở mục Easter-Offensive… Vì dịch tiếng Anh loạng-quoạng nên tôi trích nguyên văn lời Tướng Abrams cho các đọc giả dễ hiễu: “I gave twenty to the Marine and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll consider it.” Ðó là vũ khí chống chiến xa TOW đầu tiên mà Hoa kỳ sẽ giao cho quân lực VNCH; WIB với mưu-đồ để cho phía Hà-Nội ở vị thế thượng phong, cũng như hồi Tết Mậu thân để cho quân lực VNCH tắm dưới mưa đạn AK của CSBV, trong khi quân bạn bắn M-1 từng viên)

Cuối cùng ngày 27/April, Tướng Đổ Cao Trí, quyết định xử dụng Sư-đoàn 2 BB tham dự vào chiến trận, nhưng không phải để chiến đấu, mà để bảo vệ đường rút về biên giới của các cánh quân bị thất lạc. Đối với Tướng Trí, ông không bao giờ lấy trục tấn kích và lui binh cùng một trục lộ, có nghĩa là tiến thối trên đường độc đạo; Sư-đoàn 2 BB được Trực thăng vận xuống án ngữ và bảo vệ cho các Tàn quân lẻ tẻ rút về biên giới Lào-Việt, Trách nhiệm Sư-đoàn-2 là bảo vệ an ninh dọc theo hai bên bìa rừng từ Hương lộ 548 qua phía Tây của Lào nối liền Hương lộ 922.

Giả thuyết về sự thiệt hại của hai bên:
- Bắc Việt: 37,000 người (thay vì 19,360) Chiến xa 120 (94)
- VNCH 9,000 người (thay vì 1,118) Chiến xa 183 (94) phần nhiều bị B.52 thiêu hủy và hết xăng dọc đường vì Nhóm tham mưu Dân Sự WSAG không cho phép yểm trợ tiếp tế xăng
- Phi Hành Đoàn Mỹ (Theo tài liệu MACV-SOG là 219 chết và 38 mất tích) nhưng trong giả thuyết nầy sẽ giảm rất nhiều, bù lại Liên Đoàn 51 Tác Chiến thế vào. Phi hành đoàn VN sẽ thay vào đó một số lớn như hầu hết là Phi hành đoàn Trực thăng võ trang đều phải bị hy-sinh trong đó có người viết!?

Theo như Giả thuyết nầy, có nghĩa là đúng ý-đồ của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ thì sự thiệt hại gấp 7 hoặc 8 lần của Quân Lực VNCH so với chỉ thị ‘rút-lui’của Vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực (TT Thiệu) thì đọc giả nghĩ sao? Xin đọc giả xem lại suy gẫm diễn tiến cuộc hành quân nầy rồi hãy phán đoán TT Thiệu đúng hay sai mà đã có một số ít công kích! Riêng tất cả nhân viên phi hành của LÐ51TC vẫn luôn can trường xả thân vì “Tổ-quốc” “Danh-dự” và “Trách nhiệm” cùng đi đôi với niềm kiêu hãnh của Liên Phi Ðoàn là “Không bỏ anh em không bỏ bạn bè dù bất cứ hoàn cảnh hiểm nguy nào!”


(Còn tiếp)

vinhtruong
01-01-2011, 04:07 PM
Bất ngờ hành quân lui binh: Tóm lại, Trung tâm Hành quân Chiến cuộc của Tướng Haig, Pentagon cho phép quân đội Mỹ và VNCH tấn công khắp mọi nơi quân BV có mặt, nhưng chỉ để ‘vui-chơi’ trong thao dợt huấn-luyện quân sự cho có tiếng vang chính-trị chớ không phải để hủy diệt hoàn toàn theo như kim chỉ nam của CIA: “Everything worked but nothing worked enough” Để đi đến kết luận, vì những điều lệ [ROE] trò chơi nầy do một Nhóm học giả kiệt xuất của Harriman điều nghiên rất kỹ trước đó khá lâu trong chương trình “Aid to Russia 1941-1946 Plan” sẽ chia 2 quốc gia Đức, Triều-Tiên, Việt-Nam (tạm thời rồi thống nhứt sau đó. Đức và Triều Tiên thống nhứt trong vòng tay của Mỹ vì còn lính Mỹ ở đó, còn VN thống nhứt trong sự cưỡng chiếm từ phía Hà Nội, vì Saigon đuổi Mỹ: “Khách bị chủ nhà đuổi?!”) Nên Bốn đời Tổng Thống có dính líu chiến tranh Việt Nam cũng không hiểu mục-tiêu của chính sách là gì, huống hồ các Tướng lãnh đã tham chiến tại Việt Nam và Iraq; Làm gì họ hiểu nổi thế Siêu Chiến Lược “Eurasian Great Game” (1920-2020) của Trùm Đảng-Hội ‘Skull and Bones’ người Thủ-lãnh của Sáu người bạn nắm vận mệnh thế giới “The Wise-Men”: Six Friends and the World They Made (Cuốn sách nầy chỉ được cho ra khi Harriman nằm xuống dưới 9 tầng hỏa-ngục là năm 1986, danh tánh 6 người lãnh đạo thế giới nầy có trong tác phẩm “The New Legion”, Library of Congress, Copyright 2010 Vinh Truong http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, p. 3/7, 22/1/2006)

Trong Bốn đời Tổng thống, chỉ có TT Nixon là bị kèm kẹp chặt chẽ nhất, dù rằng không còn con đường nào khác hơn là tiếp tục rút quân [xem hình Lam Sơn 719, trang 1, Volume-II thì rõ] cả bộ tham mưu tại Tòa Bạch Ốc ai ai cũng biết Kissinger được chỉ thị nói xấu Nixon trong suốt mùa tranh cử 1968, nhưng dù ông hay ai làm Tổng thống cũng phải nhận Kissinger làm cố vấn đó là điều bắt buộc của P.G, Siêu Chính Phủ để điều hành chính sách đúng trục lộ đồ chiến lược toàn cầu Eurasian. [Kissinger chỉ là một khoa bảng tài giỏi về khoa chính trị học nên được Harriman tuyển mộ thuê mướn] Rút kinh nghiệm, hồi đời Kennedy và Johnson; Dù rằng họ bủa vây Kennedy như một con cua có tám cái càng đều là Đảng viên của Skull and Bones (thành viên Hội đồng Kỹ nghệ Quốc phòng gọi là War Industries Board) đặc biệt hai cái càng lớn nầy nắm giữ là hai anh em, một ở chức vụ cố vấn Tổng thống là Skull and Bones-40 (ám-số), Mc George Bundy; còn ở Bộ ngoại giao là Skull and Bones-39, William P.Bundy. Nhưng không áp lực được Kennedy qua công điện gởi cho Cabot Lodge ngày 30/10/1963 yêu cầu ngưng hoặc trì hoãn cuộc đảo chánh TT Diệm tức khắc; sau đó đến phiên TT Johnson gởi công điện cho phép quân đội VNCH được săn đuổi quân đội BV ra khỏi biên giới Việt/Miên/Lào là hữu lý và chính đáng, nhưng bị Nhóm Skull and Bones không cho phép. Vì thế chúng ta cũng dễ hiểu tại sao bằng mọi giá W.A.Harriman phải bảo vệ đường mòn HCM hay xa-lộ Harriman (theo sự nhận thức của tôi) có Liên Xô góp phần lo thiết bị ống dẫn dầu song song theo nó để làm gì?

TT Thiệu với cái giá phải trả cho sự ương ngạnh chống đối Pentagon.
Với Quân-lực nầy, Tổng Thống Thiệu cũng như các Tướng Tá chúng ta đều đồng có một quan niệm, là bảo vệ tối đa sanh-mạng cho anh em binh-sĩ, và tiết kiệm tối đa xương máu của chiến binh mình. Để chứng minh điều nầy, có bao giờ chúng ta nghe Quân-Lực VNCH dùng chiến thuật biển người để chống Cộng không! Dùng thuốc kích thích, hoặc là xiềng chân vào tay-lái của chiến xa không, trong khi Cộng-Sản như một tôn-giáo cuồng tín, tử vì Đảng (Mafia của Lê Đức Thọ).

Cái đỉnh cao trí tuệ của siêu chính phủ sau hậu trường Mỹ (Donald Rumsfeld) có chịu thua sự ngang-ngược của TT Thiệu khi làm bể kế hoạch chiến-lược trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 nầy qua sự cho 2 Tiểu đoàn của SÐ/1/BB (6/3/1971) nhảy xuống Tchepone “đái một bãi rồi về?” Có nghĩa là đếch thi hành giai đoạn-3 khai thác chiến trận! Để dạy một bài học thâm-hiểm và đồng thời cũng vì phải giữ tình hình thật yên tịnh để Mỹ tiếp tục rút quân, nên Richard Helms, người hậu vệ [linebacker] của trận đấu “Pennsylvania” phải hoạch định một phương án “Rã ngũ quân lực VNCH” bằng sẽ đẻ ra một chước quỷ cho “một cuộc chạy tán loạn của quân dân miền Nam và Cộng Sản sẽ trả thù” Thật đau lòng cho quân-dân miền nam, một nước nhược tiểu!

Ðầu năm 1975, để phục hận, Họ, bộ tam sên: Kissinger, Haig, và Helms đứng trong bóng tối áp lực TT Thiệu phải đích thân do chính bàn tay của mình tự bẻ gãy từng chiếc của bó đũa [quân lực VNCH] bằng cách phân tán lực lượng, rút bỏ vùng-1 và 2 vì hỏa lực, cơ-phận, nhiên liệu, không được thi hành phương thức một đổi một [Project Enhance] do hiệp định Paris cho phép mà còn làm bộ thả Bom lầm vào các bồn xăng ngay trong phi trường để hạn chế tối đa sự hoạt động quân sự của miền Nam… đang cạn dần và phải bẻ nhỏ từng mảnh 2 Sư-đoàn tổng trừ bị lợi hại nhất mà Lê Ðưc Thọ rất khiếp đảm, nên Thọ khẩn thiết yêu cầu Kissinger nếu Mỹ muốn Hà-Nội chiếm miền Nam đúng theo lộ-trình, theo sự thỉnh cầu về điểm mốc thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh…

Richard Helms phải làm theo sự chủ đạo của Donald Rumsfeld liền tức khắc qua khai thác sự sợ hãi làm đảo chánh của TT Thiệu để áp lực TT Thiệu ra lệnh rút về chỉ một Lữ-đoàn Dù thôi cùng Quân đoàn-3, vừa đủ thời gian tạm thời trấn giữ cái cổng chính của sân vận-động, hầu trực thăng Mỹ sẽ cứu người Mỹ và những tai to mặt lớn trốn chạy ra nước ngoài (cấp tướng trở lên). Thế là bình luận, báo chí trên thế giới cứ chĩa mũi dùi tấn công chỉ một mình tội lỗi do Tổng thống Thiệu gây ra mà thôi. Thế nên một số ký giả được đặt hàng, cũng như người Việt kém hiểu biết đã vội vả trút lên đầu TT Thiệu mọi tội lỗi mà chính TT Thiệu cũng bị hăm doạ phải ngậm tăm đem xuống tuyền đài.

Dù rằng TT Thiệu đã thỏa mãn tất cả những điều kiện do phía Polgar, Trưởng CIA yêu cầu nhưng ngặt nỗi những bức thư mật ‘riêng-tư’ giữa TT Nixon và Thiệu vẫn còn nằm trơ-trơ trong tay TT Thiệu. Chuyện khó là tạo ra vụ Watergate để hất chiếc ghế quyền lực của Nixon, việc đó đã mưu thành tốt đẹp do tham mưu trưởng Donald Rumsfeld có chỉ thị cho R.Helms soạn thảo và Kissinger trực tiếp đièu hành ngay từ ngày TT Nixon qua TQ 1972.

Tại sao Nixon không dùng đặc quyền theo hiến định để tự ân xá mình? Còn Thái-tử George W Bush dù bị sự ủng hộ thấp nhứt trong lịch sử TT Hoa kỳ (23%) còn mang thêm trọng tội lừa dối Quốc hội về Power Act, quyền khai chiến và dân Mỹ về vũ khí giết người hàng loạt WMD nhưng vẫn phây phây ngồi cho đến mãn nhiệm kỳ, chưa kể trong lịch sử ứng cử mà phải đợi 36 ngày sau Tối Cao Pháp Viện mới xác định là đủ điều kiện để làm tổng thống? Ðộc giả yên tâm! 2 sự kiện kinh-dị nầy sẽ phải đợi một thời gian coi cho được [Decent Interval] rồi các sử gia buộc sẽ phơi bày ra ánh sáng để trả lại tính trung thực cho lịch sử như những vụ ám sát hai anh em Kennedy nhưng phải đợi một thời gian hữu lý. Như vậy chúng ta cũng có khái-niệm rằng:

Hãy tự hỏi… Hoa Kỳ có tự do về thông tin tư tưởng! Câu trả lời là không!
A) - Xin trân trọng giới thiệu tài liệu về một cuốn phim đã bị siêu chính phủ HK dấu kín suốt 37 năm qua.

* Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ (Vừa rồi Kissinger thú thật mất miền nam là do Mỹ và thêm một thời gian hữu lý (decent interval) nữa SCP sẽ tiết lộ HCM đáng được kính phục không phải vì sự chiến thắng mà vì sư lừa bịp cũa Mỹ.

* Người viết đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube - Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn: click Phim Việt Nam)
==> http://www.youtube. com/results? search_query= vietnam+vietnam+ john+ford&search_type=&aq=5; Phim Vietnam! Vietnam được công bố sau 37 năm bị dấu kín !!!

Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam, Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973) ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon. Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency) trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam” Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

B) - Cuốn sách trước đó do đồng 2 tác-giả Evan-Thomas và Walter Isaacson đã công phu nghiên cứu tỉ-mỉ, nhưng cũng bị chận lại, phải đợi thủ-lãnh W-A- Harriman nằm xuống ngày 26/7/1986 mới được phép xuất bản vào năm ông chết (1986) Ðó là cuốn sách tên “The Wise Men”: Six Friends and the World They Made. Dĩ nhiên đúng vào mốc thời điểm mục tiêu như mới đây họ đã bạch hóa sự việc, mưu-đồ của trục Ma Quỷ nầy, bằng chỉ phổ biến tài liệu dính dấp với Liên Xô và Trung Cộng. Nhưng với Mỹ thì hoàn toàn dấu nhẹm, không đá động tới danh tánh tên tuổi những tội phạm chiến tranh thứ gộc, gây ra cảnh bể dâu cho nhân loại. Nhờ dựa vào được Center for the Study of Intelligence giải mật cho ra công chúng trong dạng một quyển sách (Center for the Study of Intelligence là nhà in riêng của CIA) Theo lời giới thiệu trong sách, quyển CIA and the Generals (CIA & Generals) được hoàn tất tháng 10-1998; và CIA and the House of Ngo (CIA & Ngo) viết xong tháng 6-2000. Hai quyển này được đưa lên web site của Center for the Study of Intelligence vào đầu tháng 3-2009, với dấu mộc ghi “APPROVED FOR RELEASE DATE 19-Feb-2009.”(Được phép đưa ra Công cộng, ngày 19 tháng 2-2009).

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) ban biên tập của CIA cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về mối liên hệ giữa CIA và Việt Nam Trong nhiều năm qua, CIA - theo luật bắt buộc- đã giải mật nhiều tài liệu quan trọng, thí dụ như hơn 1.000 trang phân tích và ước lượng về chiến tranh Việt Nam (Estimative Products on Vietnam, 1948-1975, National Intelligence Council, 2005)

C) - Vì vậy, sau 20 năm nghiên cứu trong thư-viện, tôi cho ra 2 Volume tác-phẩm “The New Legion” - lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc loại ‘sử-kể’ (narrative history) có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, tham dự hầu hết các cuộc hành quân từ Cambodia, qua Lào cùng bay xa đến vĩ tuyến 18, kể cả phía tây dãy Trường sơn cùng các hải đảo Biển Đông, vì là một phi công gián điệp được cơ quan SEAL và Delta Force trắc nghiệm và tuyẩn chọn.. Ðọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả, đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc loại nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những văn-thư như tờ ‘tường-trình’ do nhân viên báo cáo về để “kính-tường” Để rồi sau cùng 2 tác-phẩm nầy cũng chui ra được ấn-bản tại Canada, 2010.

Cũng ngày hôm nay, Tướng Abrams gặp Tướng Viên để ôn lại tình hình địch, Abrams nói: “Đây mới đúng là lúc chúng ta đem lại một sự thắng lợi trong cuộc chiến quyết định nầy… mọi diễn tiến đều xảy ra tốt đẹp, và có lợi cho ta, Chúng ta phải tiến quân, kể cả trên trục đường 914; Tôi muốn được xử dụng thêm Sư-đoàn 2 BB hiện đang trấn đóng tại Chu-Lai vào cuộc chiến nầy... đại-tướng nghĩ sao?”

Sau một giây lát suy tư, tướng Viên đáp: “Về mặt Quân-sự, chính-trị và tâm-lý, tôi nghĩ là Tổng Thống Thiệu có thể chấp nhận, vì chúng ta không còn lực-lượng nào hơn, Tôi nghĩ phải thêm vài tháng dài chiến đấu cam-go…để tôi trình lại với TT Thiệu coi xem sao!”

Ngay vào lúc nầy, tại Bộ-tư-lệnh Quân-đoàn 24 có báo cáo cho Tướng Abrams hay: là Tướng Lãm cho biết theo lệnh của TT Thiệu, một vài đơn vị nhỏ Quân-lực VNCH sẽ đặt chân trên Tchepone như vậy coi như hoàn thành mục tiêu chiến thuật và chuẩn bị rút quân về. Trong khi đó có tin các Tướng-lãnh VN cũng cho rằng mục tiêu đã hoàn tất, trên phương diện chiến thuật, bây giờ nên soạn thảo cuộc hành quân lui binh.

Nhưng phía Mỹ thì cho rằng: cuộc hành quân mới qua giai đoạn-3, khai thác chiến thắng và tiêu hủy kho-tàng đạn-dược vì không còn cơ hội nào bằng lúc nầy, phải tiêu hủy 100% Căn-cứ Hậu-cần 604 nầy. Đây là một sự xung đột trầm trọng và gây-cấn giữa TT Thiệu và Pentagon (Tướng Haig) thay vì quân lực VNCH phải chiến đấu đến cuối tháng April/71 theo đúng như kế hoặc của Hội Ðồng An Ninh (NSC) đã hợp, đi đến quyết-định ngày 18/1/1971. Mà sự thật kho tàng 604 chỉ còn một số ít chiến cụ vừa đủ cho Sư Ðoàn 2 Sao Vàng phục kích chờ đợi đễ cầm cự, còn phần lớn quân-cụ, đạn-dược đã được bãi đậu xe Molotova khả dụng Số-1 di chuyển xa vào Nam trước đó; Thế nên B-52/SAC chỉ được lệnh trải thảm trên Bãi-2 với trên 100 chiếc nằm ụ chờ sửa chữa mà thôi.

Trong lúc các cánh quân khác dùng cả đường bộ lẫn trực thăng để lui quân, những chiến xa và xe cộ của LĐ1/TK chỉ có một đường duy nhất để trở về Việt Nam: đó là đường số 9. Dĩ nhiên tướng Giáp cứ in trí trong đầu qua Phạm Xuân Ẩn, quân VNCH sẽ tấn kích vào mục tiêu 604, Giáp cứ tưởng thân-phận VNCH cũng giống y chang là công cụ gián tiếp như Hà Nội, nên không điều quân kịp một lực hùng hậu để làm nút chốt chận đánh quân lực VNCH khi bất thần rút lui. Sau một thời gian, tướng Giáp mới phát hiện việc từ bỏ mục tiêu 604 của TT Thiệu, nên họ bôn tẩu về lại đường 9 để chờ phục kích. Cuộc lui quân của LĐ1/TK khá nhanh vì nhiều lý do, được mô tả là không được suông sẻ như ý muốn; Theo lời Đại Tá Battreal cũng phù hợp với sự theo dõi của tôi từ trên đầu quân bạn trên, gunship và C&C. Hoạt động của cánh quân nỗ lực chính này kém hiệu quả vì Đại Tá Luật nhận được nhiều chỉ thị khác nhau, đôi khi còn trái ngược từ SÐ/Dù cũng như từ BTL Hành Quân tại Hàm Nghi. Đại Tá Battreal viết trong phúc trình hậu hành quân như sau: Sự đụng độ quyết liệt giữa Tướng Haig 4 sao và TT Thiệu, 3 sao vào ngày tướng 4 sao giã-định, Haig qua Quân đoàn 24 “Lúc thì có lệnh phải tiến sâu hơn về phía Tchépone, khi thì lại bảo hãy cố thủ tại A Lưới, sự việc nầy lập lại những công điện “gà-mờ” với chủ đích từ tướng Haig, Pentagon hồi năm qua ở chiến trường Cambodia 1970. Có khi nhận được lệnh phải bung ra khỏi A Lưới càng xa càng tốt, trong khi lệnh khác lại không cho phép vượt qua tọa độ XYZ nào đó. Kết quả là hoang mang, ngộ nhận vì mọi nguyên tắc hành quân cũng như thống nhất quyền chỉ huy đều bị vi phạm theo ý đồ cố buông lỏng của Pentagon, các động thái nầy y chang hồi Mc Namara làm BTQP (permanent government không muốn quân Việt/Mỹ thống nhứt hành động mà phải e-dè, trì-trệ trong khi điều động hạnh quân) Ngoài ra còn có tin đồn rằng sau khi thấy quân VNCH bị vào cái bẫy ‘trận địa pháo, thiệt hại khá nặng, chính Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh thâu hẹp vùng hành quân, chỉ vào sâu trong Hạ Lào tới Bản Đông là Aloui thay-vì Tchépone xa hơn chừng 20 cây số về hướng Tây và băng sông Xê-Pon xuống Cargo-604.

Trên đường rút quân, vì sự hục hặc do Mỹ vi phạm điều lệ trò chơi chiến tranh, tướng Giáp phải trả giá quá nặng bằng sự tàn sát của B-52 trong đó đáng kể là xoá sổ nguyên một Sư-đoàn 2 Sao vàng đang cố thủ chờ phục kích quân VNCH dưới các công sự phòng thủ rất kiên cố. Đó là lý do chúng ta không nghe sư-đoàn 2 Sao Vàng đụng trận mà lại bị khơi khơi tiêu diệt, còn phía Hà Nội ngậm câm như Hến, vì thật ra Hà Nội chỉ là tay sai gián tiếp của Mỹ qua Mafia Lê Đức Thọ mà thôi.

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-12-2011, 01:46 PM
“Mỹ đem con bỏ chợ” - Hậu quả sự ương ngạnh của TT Thiệu, tướng Haig ra lệnh quân Mỹ rút dần về Đồng Hà, Quảng Trị, L Đ/51/TC bây giờ bị dồn trách nhiệm về cho cuộc rút lui nầy bởi lẽ TTVT/213 yểm trợ cho Dù mà Dù đang tùng thiết bảo vệ cho Thiết giáp theo đúng đặc lệnh hành quân lui binh, hiện tại dưới đây là TĐ/7 và TĐ/8 Dù đang cùng Thiết giáp rút về biên giới Lao/Việt.

B-52 đổi chiến thuật từ Rolling Thunder qua Linebacker, Mỹ chơi không đẹp, nói theo luật giang hồ là ăn gian lận, trong khi tướng Giáp biết điều nghiêm chỉnh áp dụng điều-lệ trò chơi ROE thì Mỹ vi phạm có lý do bởi số trực thăng bị bắn rơi quá-xá nhiều hơn dự đoán trong thiết kế, đưa đến cảnh phi-công Mỹ lạnh cẳng, phi vụ giảm xuống còn 25% (theo báo cáo bằng biên bản cho tướng Abrams) làm cho Phó tổng thống Trần Văn Hương phải sướt mướt trên vô tuyến truyền hình nói “Mỹ đem con bỏ chợ”.

Một số trực thăng được biệt phái cho SĐ/Dù để bao vùng và phát hiện những ổ phục kích, Tướng Sutherland, TL/QĐ/XXIV của Hoa Kỳ muốn xử dụng thêm một Đại Đội chiến xa M-578 để kéo những xe thiết giáp bất khiển dụng hiện nằm tại A Lưới về. (Rõ ràng tướng Sutherland cũng không biết “ý-đồ chiến-lược” cũa Siêu chính phủ muốn bỏ thùng rác một mớ quân dụng cũ-xì ở bên Lào coi như đã kết toán sổ-sách (của dự án “Aid to Russia 1941-46 Plan” củ và renewed) gồm cả xe cộ, trực thăng, súng đạn cùng phía LX và TQ).

Riêng Đại Tá Battreall thì hiểu biết hơn, nên trả lời rằng trong tình thế hiện tại, việc kéo theo những chiến xa bị hư hại này rất nguy hiểm, vì đoạn đường từ A Lưới về tới biên giới rất khó di chuyển, lại đầy những ổ phục kích cùa địch quân “hầu như không thể nào vượt qua nổi”. Nhưng sự thật mục-tiêu cuộc hành quân nầy là TIêU-HỦY người và vật liệu để chuẩn bị kết thúc cuộc chiến? Các nhân chứng cho biết Tướng Sutherland rất lấy làm ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời cầm quân, ông được nghe báo cáo về những khó khăn mới lạ này, dĩ nhiên là quá khả năng của Sutherland.

Cuối cùng, mặc dầu có nhiều ý kiến khác biệt, khi rời A Lưới, Đại Tá Luật cũng đã quyết định kéo theo những chiến xa bị hư hỏng, trong khi Pentagon muốn bỏ lại như đống sắt vụn theo thiết kế tuần-tự rải rác trên đường lui binh, rồi đây trực thăng cũng không có cơ phận, cũng thành đống sắt vụn trong kế hoạch Việt Nam Hoá Chiến Tranh...

Ngoài ra nếu phía Hà Nội cắt cử các cán bộ pháo-thủ vào phi trường không chính xác mà không tiêu hủy được nhiều phi cơ cũng phải bị hạ tầng công tác hay bị thay thế. Thí dụ, nếu số trực thăng không bị 122ly phá hủy khi pháo vào phi trường, còn lại quá nhiều, Mỹ phải tốn nhiều công-của đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật cho KQVN và thành lập nhiều phi đoàn quá tốn kém; KGB lại bị CIA bấm đít, phải gởi các pháo thủ hoả tiễn 122 ly tài giỏi để giúp Mỹ tiêu hủy càng nhiều càng tốt số trực thăng vì theo nguyên tắc làm ăn của WIB, chúng không thể đem về lại Mỹ, nếu có đáp xuống mẫu hạm cũng phải xô xuống biễn vì đã kết toán rồi. Sau cùng Mỹ vẫn phải tăng lên 28 phi-đoàn cho KQVN và huấn luyện tại VN cho đỡ tốn rồi sẽ trở thành đống sắt vụn vì thiếu cơ-phận theo dự mưu tính trước trong thiết đồ.

Khi vừa cất cánh, các trực thăng tăng phái Mỹ/Việt để bao vùng và thám sát lại được điều động rời vùng để yểm trợ cho các toán quân Dù lúc đó cũng đang rút về biên giới. Vì vậy, các chiến xa phải di chuyển đơn độc trên đoạn đường quanh co là do sáng kiến quyết định của đại-tá Nguyễn Trọng Luật vì không còn sự chọn lựa nào khác. Toán chiến xa di chuyển trên đường quá chật hẹp mà không được yểm trợ cạnh sườn hay trực thăng võ trang VN quá it không đủ tiềm sát để phát hiện những ổ phục kích, vì chỉ có lực lượng Dù mới có quyền điều động Gunship VN.

Sau khi tướng Haig cho lệnh rút quân Mỹ về Quảng Trị, TTVT bây giờ bị dồn trách nhiệm về cho cuộc rút lui nầy bởi lẽ TTVT/213 yểm trợ cho Dù mà Dù đang tùng thiết bảo vệ cho Thiết giáp theo đúng đặc lệnh hành quân.

Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua một con suối nhỏ. Cộng quân từ triền đồi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 quân xa chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối. Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được. Với kinh nghiệm chiến trường và địa thế dưới đây, tôi đoán chắc rằng nơi nầy là vùng tử điạ cho thiết xa. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch, trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ không có TTVT/213 yểm trợ vì phải về Khe Sanh tái võ trang hỏa lực và nhiên liệu.

Khi TTVT trở lại bao vùng thì quân BV bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 Thiết vận xa và toàn thể 18 xe chở đồ tiếp liệu bị hư hại bắt buộc phải bỏ lại. LĐ1/TK sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng vì địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn. Sau đó, không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích, Cộng quân leo lên các chiến xa bị hư hại của QLVNCH dùng súng trên xe bắn lên máy bay. Cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.

Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những “lủng củng nội bộ” giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đã có trước đây ở dưới chân Đồi-31, nay càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biết bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ trình để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước; Theo cuốn sách ‘Trận Hạ Lào” của tác giả Phạm Huấn Đại Tá Lê Quang Lưỡng, người chỉ huy LĐ 1/Dù sau này cho biết: “LĐ1/Dù được đặt dưới quyền chỉ huy của vị TL/CĐ1/ĐN: “Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó” [câu nầy Dù muốn giao banh cho Thiết-kỵ, nhưng sau cùng TT Thiệu bênh Dù đành để cho ĐT Luật làm tỉnh trưởng, lập lại câu nói TT Diệm “Luật như chiếc chén Kiểu nếu đem ra xài mãi sẽ bị vỡ, nên phải để chưng trong tủ kiến” Nhưng rất tiếc Đại Tá Luật đã không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn cho phép của một vị Tư Lệnh đặc nhiệm khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền. Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đã ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy.

Vì những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy, phải mất tới 2 ngày những chiến xa và các TĐ/7 và T Đ/8 Dù [chúng tôi quen làm việc với 2 Đ.Đ Trinh sát Dù thuộc TĐ/8] tùng thiết mới từ A Lưới về được đến CCHL Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số vào ngày 20 tháng 3. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho lực lượng riêng của họ, do đó LĐ1/TK lại gặp thêm trở ngại vì thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới. Lúc nầy một nhúm TTVT nhỏ nhoi của P Đ/213 phải bao vùng không thể liên tục được, tôi rất bức xúc lo-lắng nhiệm vụ yểm trợ sẽ không đủ tròn vẹn.

Tuy nhiên, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào; Nhưng khoảng 5 cây số còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với các chiến xa của LĐ 1/TK trong nhãn quan của tôi, vì đại lực lượng BV thuộc 70B đã bôn tập về ngay tuyến cuối của đoạn đường lui binh làm chốt chận để mong tiêu diệt đoàn chiến xa của quân bạn. Khi về gần đến biên giới, đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa; Đại Tá Luật lập tức yêu cầu không trợ Mỹ nhưng không còn nữa mà phải đốc thúc Dù chỉ-thị cho TTVT/213 yểm trợ tiếp cận trước mũi tiến công.

May thay, còn lại Đại đội Gunship Cobra Mỹ thường gặp chúng tôi vào buổi ăn sáng tại Mess/Tentshelter. Chúng tôi đang trên đường về tái trang bị hoả lực, 6 chiếc gunships chia ra làm mỗi phi-đội 3 chiếc, [1st Army Aviation] đại úy phi công Farrell thuộc ĐĐ C/7/17, Lữ-đoàn-1 Không-kỵ Hoa Kỳ [đang nghỉ mệt chờ đến phiên trực, tạm ở trong lều tạm trú tại phi trường Khe Sanh; Farrell vội leo lên chiếc trực thăng võ trang Cobra cùng với một viên phi công khác. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang liền cất cánh lao vào vùng rừng núi Hạ Lào. Vừa qua khỏi biên giới không xa, họ đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang vị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình móng ngựa; Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp trông giống một chiếc túi; Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn có một (trung tá Ngọc Dù?) sĩ quan chiến đoàn Dù theo thiết giáp dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang vào trận.

Chúng tôi yểm trợ chiến xa, trên đường tiếp nối với Cobra bao vùng, địa thế nơi đây khác ở phiá bắc Aluối trên đường 92 bằng phẳng rừng cây cao. Có dãy đồi hình móng ngựa dễ phục kích làm cho quân bạn cảm thấy không an-toàn khi đoàn quân nóng lòng rút về khe Sanh; Trong khi đó, toán thiết giáp của LĐI/TK đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội; Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy. Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe. Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường [tôi nghĩ ĐT Luật ám ảnh 2 trung đoàn của SĐ 36/324B và 9/304 làm nút CHỐT CHẬN] Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp. Nhưng theo tài liệu Hoa Kỳ, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác, SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Tây Nam để tránh các ổ phục kích. Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn dưới sự yểm trợ hữu hiệu của TTVT/213 mà chính tôi đã hứa cố gắng hết mình để bảo vệ cho Dù với tướng Đống tại căn cứ Fuller, (ngày 6/2/71) như chúng tôi đã thể hiện sự dũng cảm tại đồn điền Chup, Cambodia 1970.

Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng theo tôi nghĩ là sai đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càn gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún. Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng, xe-cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu được nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 được an toàn dưới sự bao che của TTVT/213 vì chúng tôi có thể đoán trước và chận ngừng đoàn xe lại. Những chặn đường dể bị phục kích, như khúc cong, đoạn đường hẹp ẩn hiện giữa rừng già, băng ngang con suối cạn, hoặc đang lên dốc ở đoạn đường cong-quẹo, cạnh ngọn đồi trọc nhìn xuống… Trước cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được.

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-13-2011, 09:07 PM
Lời tâm-sự của người viết về trận chiến Lam Sơn 719: Nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam. Thật là tàn nhẫn khi chúng ta quên lãng những đồng đội của mình đã hy sinh cho chính nghĩa tự do nơi vùng rừng núi thâm u Hạ Lào. Làm sao để họ sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian?

Trước đây khá lâu, tôi đã viết loạt bài về cuộc hành quân Lam Sơn 719 xảy ra tại Hạ Lào hay Nam Lào vào năm 1971. Loạt bài này, đã có trong Đặc San Không Quân từ 2009-2014, chia thành khoảng 20 tiết mục đặt nặng về hoạt động của LĐ/51/TC nói riêng và quân lực VNCH nói chung, mỗi mục nói về một giai đoạn của chiến dịch quan trọng này. Vì tôi được vinh dự trực tiếp tham chiến tại Hạ Lào nên bài viết chỉ căn cứ vào các tài liệu thâu thập do chính mắt và sự hiểu biết của tôi, đương nhiên kém chính xác về bao vùng khắp chiến trận trải rộng và vô cùng sôi động nầy, phải chấp nhận có thiếu sót so với những điều mắt thấy tai nghe bao quát cuộc hành quân, tuy là nhân chứng có mặt tại chiến trận. Tuy nhiên, cũng rất có thể vì vậy mà bài tường thuật lại có phần khách quan và thú-vị hơn, vì đối với một cuộc hành quân lớn và phức tạp như trận Hạ Lào, một cá nhân dù có mặt tại trận địa cũng rất khó nắm vững được toàn bộ chi tiết các biến cố trên chiến trường.

Về đơn-vị trực thăng vùng hoả tuyến, đối với những ai quan tâm đến 2 PHÐ đi không ai tìm xác rơi tại Hạ-Lào, Chúng ta chỉ nên cung cấp những tin tức chính xác để người nhà khỏi bị đau khổ thêm một lần nữa, vì ngoài sự mong chờ và hy vọng của họ, đồng thời chúng ta cũng thông cảm vì sự quên đi trên tấm bảng-đồng không có tên PHÐ của Phi-Ðoàn/233, tuy mới tân lập nhưng phi hành đoàn chiến đấu thật vô cùng anh dũng dưới sự ngạc nhiên của dân bay bạn thuộc Lữ-đoàn không kỵ của đại tá Cockerham, thuộc Sư-đoàn 101 Không vận.

Nhưng tiếc thay, quá khứ ghi lại hoàn toàn sai: Dưới đây là câu chuyện mà tôi chắc chắn rằng không có chinh xác hay nói cách khác hoàn toàn sai sự thật, trái lại những gì như tôi đã minh xác nêu ra dưới đây với đầy đũ chứng cớ, tài liệu và thêm chi tiết hình ảnh trên Cánh-Thép, mục Lam Sơn 719 Tôi như người lính canh gác ngồi trên chòi canh kiểm soát bao vùng hành quân, bằng vị thế ngồi trên chiếc Gunship, bay theo chiến-thuật Biệt-Kích “Cạ-Càng lướt thoáng trên ngọn cây”.

Về chuyện tấm bản đồ hành quân lọt vào tay đối phương và ngày tháng máy bay bị bắn rơi, ở phần ghi chú, ông Hà Mai Việt thêm, “Hai trực thăng của bộ tư lệnh Quân đoàn I bị phòng không BV bắn hạ và Hà Nội đã lấy được tấm bản đồ mật về cuộc hành quân LS 719 do đại tá trưởng Phòng 3 Hành quân Quân đoàn mang theo… Theo các sử gia HK ghi lại thì ngày 10-2-1971… Nhưng theo trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh chiến trường, kể với soạn giả [HMV] thì đó là ngày 9-2-1971, ngày thứ nhì hành quân vượt biên. Sau nhiều lần hỏi lại, trung tướng Lãm khẳng định: ngày 9-2 là đúng, chứ không phải ngày 10-2-1971.” (Sách đã dẫn, trg 87, tướng Lãm lầm-lẫn giữa ngày bị máy bay Mỹ thả lầm với ngày 2 trực thăng VN rơi, tôi xác quyết ngày các sử gia Hoa Kỳ cho là hoàn toàn đúng theo nhựt ký hành quân, vì ngày 10-2-1971 là ngày tang đau buồn của LĐ/51/TC).

Tuy nhiên, người viết bài nầy căn cứ vào “Tờ Tường Trình Ủy Khúc” của Sư Đoàn 1 Không Quân, KBC 3198 (do chính tôi báo cáo từ nhựt ký điều hành của đơn vị đến đơn vị gốc Đà-Nẵng) ký ngày 11-5-1971, và vào “Tuyên Cáo Ước Đoán Biệt Tăm”(MIA) của Bộ Quốc Phòng, do Tướng Nguyễn Văn Vỹ ký ngày 17-7-1971. Cả hai tài liệu nầy Thời Báo đang có phó bản trong tay, đều ghi rõ phi hành đoàn do Thiếu úy Tạ Hòa làm Hoa-tiêu-chính đã bị bắn rơi ở tọa độ XD 565.520 vào trưa ngày 10-2-1971 trên lãnh thổ Lào, nhưng lại không có toạ độ của chiếc Huey/233 rơi kế đó không phát hoả.

Vào ngày thứ Năm 3-4-2008, hài cốt tập thể của 11 người trên chuyến bay định mệnh nầy đã được mai táng chung tại Nhà Bảo tàng Báo chí (Newseum) ở thủ đô Washington DC. Vì Newseum chỉ dành riêng cho ký giả tử nạn khi làm nhiệm vụ, trong khi số hài cốt thu hồi về từ cao-điểm 2062 feet bất khả phân ly, nên danh sách Phi hành đoàn Việt Nam và tên tuổi Phóng viên quân đội Từ Vũ, cũng như của Đại tá Cao-Khắc-Nhật và Trung tá Phạm-Vi không được ghi bên trong nhà bảo tàng. Hiện ký giả Richard Pyle đang vận động để yêu cầu Nhà Bảo tàng cho phép đặt một tấm bảng-đồng trong sân bảo tàng để giúp khách tham quan biết rõ sự tích. Ngoài ra, thân nhân của cố Đại tá Cao Khắc Nhật từ vùng kinh tế mới Việt Nam đang được thân nhân cố Trung Tá Phạm Vi lập thủ tục để có mặt tại Newseum vào sáng 10-8-2010, để được chính ông Richard Pyle hướng dẫn vào thăm hài cốt người thân của mình lần đầu tiên, kể từ ngày máy bay lâm nạn đúng 39 năm rưỡi trước “Chỉ một nhúm đất mà thôi!” Việc nầy chỉ có một nhúm người Việt ngồi backseater trên Bronco OV-10 là nhân chứng và 8 NVPH chờ đợi Ðại úy Trần Duy Kỳ đơn thân độc mã bay vào lửa đạn để cứu đồng đội (T.U Ðạt và Thiếu-úy Phúc đang ngồi chờ cấp cứu trong Bunker CCHL Hồng Hà-2 là nhân chứng). Các phi-cơ bị bắn rớt tại Hạ Lào đều phải phi-tang bằng loại Bom đặc biệt vô tuyến điều khiển (laser-smart) do F.4 Panthom từ Thái Lan qua phá hủy dù rằng chiếc UH1 của T.U Ðạt cháy ngút-ngàn bằng cột khói đen lên cao ngất trời xanh, nhưng vẫn bị F-4 bay đến thả Bom phi tang dấu-vết theo như SOP.

Ðó là lý do tại sao phái-đoàn tìm kiếm MIA phải đem một nhúm đất về làm lễ. Một điều lạ nữa là tấm thẻ-bài (do anh sirlonelyhung post ở trên Cánh Thép) cũng như máy chụp ảnh của phóng viên chiến trường Huet mà còn bị cháy queo thì xương-xõ đâu mà còn, thế nên chỉ vì lý do làm rạng rỡ các Phóng viên và PHĐ lâm nạn là mục tiêu chính-trị, cho nên họ pha-chế ra cho nghe có hữu-lý nhưng đối với dân bay chúng ta là một sự ngụy-tạo rất “dễ thương” xin miễn phê bình xa hơn mà nên thông cảm cho chính sách mưu đồ lừa dối của Hoa Kỳ trong cuộc chiến, các bạn nên đau lòng vì người đồng chủng của mình đã bị cuồng sát bằng Bom BLU 82AL và B-52, Mỹ đã bỏ điều lệ giao ước trò chơi chiến tranh ROE (Rule Of Engagement) từ Rolling Thunder qua Linebacker, chỉ vì TT Thiệu ương-ngạnh cho lệnh rút quân bỏ qua giai đoạn khai thác chiến trường (deployment) tàn sát quân BV mà phía Hà Nội cũng không dám tiết lộ con số tàn sát ghê gớm, dã man nhứt trong lịch sử chiến tranh, (xem Cánh Thép mục Lam Sơn 719, Reply Mar 31, 2010 08: 02; Mar 29 2010 23: 35 và 23: 36) Phi hành đoàn Gunship chúng tôi phải ngửi mùi xác chết như thế nào nhiều khi muốn xỉu, qua lời Tướng Abram nói về đại đội Hắc Báo: (Black Panther)

“They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick … Chúng tôi bay cạ-càng trên ngọn cây hàng ngày như vậy, chắc ai là dân bay trực thăng cũng đồng cảm giác như chúng tôi muốn ói mửa như thế nào? (theo kinh nghiệm chỉ có duy nhứt dầu phọng mới khử được mùi sình trong khi giòi bọ có thể chui vào cổ áo nomex).

Họ làm sao biết được số phi cơ khi tất cả chỉ còn là lớp tro tàn? Họ lấy trong sổ kỹ thuật của KQVN và số phi cơ, và vì họ không biết rõ ràng như chúng ta nên tóm gọn TPC/PÐ/213, Tạ Hoà và HTC/PĐ/ 233 bay team là Hải và Tín đâm đầu xuống cùng chung một tọa độ. Với con mắt chúng ta thì không thể chấp nhận cho việc nầy là hữu lý. Nhưng chúng ta đâu có quan trọng bằng hệ thống tuyên truyền mạnh nhứt của chính sách Mỹ hơn cả công cụ CIA, FBI? Nó là nhân tố chính để khai tử miền nam đúng theo kế sách “Axiom-1” - Vì ôm-ấp một tham vọng phải trả lại tính trung thực cho lịch-sử, tôi muốn xác định 100% cuộc hành quân nầy là chứng tích hoàn toàn trung thực hoà hợp với tác phẩm “Vietnam War”: The New Legion, tạm hoàn hảo của tôi để quân sữ đúc kết lại được nhiều đối chứng xác thực, nhưng than ôi! nhứt là còn sót lại chữ “Stationed Satellite” mà tôi biết nhiều anh em chưa hiểu, nhờ Trung tá Robert F Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ2/ Sư Ðoàn 101 Không Kỵ giải nghĩa nhưng ông đã chết vì bệnh ung thư sau khi lên được cấp tướng 2 sao. Như những ghi nhận dưới đây: “Sorry to inform you that Bob Molinelli passed away more than 25 years ago. More information is available at this link http://www.flyarmy.org/DAT/datM/G61709.HTM Thanks for your interest. Army Aviation Association of America. 755 Main Street Suite 4D Monroe, CT 06468-2830; Phone: (203) 268-245. Fax: (203) 268-5870

Sau này, cùng với tài liệu giải mật (de-classified) các hồ sơ chiến tranh của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, một số tài liệu quan trọng liên quan tới cuộc hành quân Lam Sơn 719 như phúc trình hành quân, báo cáo hậu hành quân (After Action Reports) và các cuộc phỏng vấn nhân chứng (Oral Reports) v.v... được phổ biến rộng rãi nên những chi tiết được đầy đủ hơn. Ngoài ra, những hiệp hội Cựu Chiến Binh và các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến tại Hạ Lào cũng cung cấp nhiều tin tức mắt thấy tai nghe giá trị với tư cách nhân chứng. Một điều nữa khiến những sự thật về cuộc hành quân Lam Sơn 719 được thêm sáng tỏ vì một số các cựu quân nhân QLVNCH trực tiếp tham chiến đã bắt đầu viết hay kể lại về cuộc hành quân này.

Mặc dầu vậy, cũng như những chi tiết khác về chiến tranh Việt Nam, phần lớn các tài liệu về cuộc hành quân Lam Sơn 719 hiện có đều do các phóng viên và "cố vấn" Hoa Kỳ cung cấp và nhứt là thế lực trong bóng tối muốn che lấp những việc làm bất lợi trong cuộc chiến nầy theo ý đồ phản chiến, nên đôi khi kém trung thực, bị bóp méo, nếu không muốn nói là thiếu thiện cảm và nhiều thành kiến bất lợi đối với QLVNCH. Ðiều này cũng dễ hiểu vì một khi Hoa Kỳ đã muốn giải kết để rút chân ra khỏi Việt Nam, họ cần tìm lý do để bào chữa cho sự thất bại của chính họ bằng cách đổ lỗi cho QLVNCH đã không chịu tự mình chiến đấu và lệ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.

Hơn nữa, trong cuộc hành quân tại Hạ Lào, các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ, ngay cả các cố vấn, cũng không được trực tiếp tham chiến vì bị đạo luật Cooper-Church 1970, ngăn cấm nên chi tiết về các trận đánh trên đất Lào do người Mỹ cung cấp lại càng sai lạc và khó tin cậy; Cho đến nay, tôi đã nghiên cứu thu thập thêm được rất nhiều tài liệu, hình ảnh mới, hiếm có chưa từng được phổ biến liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ngoài ra, tôi còn được dịp trực tiếp chuyện với một số cựu quân nhân QLVNCH đã từng có mặt tại Hạ Lào, cũng như các phi công trực thăng Hoa Kỳ tham chiến nên đã thâu thập được nhiều chi tiết mới cùng tài liệu "sống" như video tapes, audio tapes, bản đồ hành quân v.v... Có thể nói số lượng tài liệu hiện có nhiều hơn hồi trước gấp bội phần.

Vì vậy, trên diển đàn Hội Quán Phi Dũng nầy, căn cứ vào những dữ kiện mới thu thập được, tôi đang viết lại bằng tiếng Anh về cuộc hành quân Lam Sơn 719 từ đầu để loạt bài được trung thực và gần với sự thật hơn. Tuy nhiên, tài liệu dù có nhiều đến đâu cũng không thể ghi chép chính xác được một biến cố quan trọng, phức tạp và có tầm ảnh hưởng sâu rộng như cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã diễn ra cách đây bốn thập niên. Muốn cho ra một cuốn sách như là một tập tài liệu tương đối đầy đủ về trận Hạ Lào, thiết tưởng cần sự đồng lao cộng tác và góp sức của nhiều người quan tâm, để sự thật không bị mai một với thời gian.

Thiết tưởng, muốn ghi chép trung thực về một biến cố quân sự xảy ra trong quá khứ, tôi cần căn cứ cả vào tài liệu lẫn lời tường thuật của các nhân chứng tham dự, phần tài liệu như lệnh hành quân, phóng đồ phối trí lực lượng, nhật ký và phúc trình hành quân v.v... sẽ cho chúng ta biết các chi tiết về chiến lược, chiến thuật, đơn vị tham chiến, kế hoạch điều quân và ngày giờ, địa điểm của các biến cố hay trận đụng độ. Nhưng đây phần lớn mới chỉ là các dự đoán, dữ kiện trên giấy tờ, nhiều khi khác xa với sự thực xảy ra trên trận địa, cũng vì lý do này, Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng độ với địch quân". Ngược lại, các nhân chứng tham dự tuy có mặt tại chiến địa, có thể biết nhiều "chuyện" không ghi trong các bản báo cáo hay phúc trình, nhưng chưa chắc còn nhớ được những diễn tiến nếu không được các tài liệu trên giấy tờ gợi ý, nhất là những biến cố phức tạp xảy ra đã lâu như trận Hạ Lào. Do đó, cả phần tài liệu tham khảo lẫn lời tường thuật của các nhân chứng đều cần thiết, quan trọng và bổ túc cho nhau liên hệ với thực tế.

Vì những lý do trên, tuy không phải là một sử gia hay chiến lược gia, tôi cũng mạo muội viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả, những người "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có một tập tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình. Ngoài ra, đây cũng có thể là một "ÐÀI TƯỞNG NIỆM” tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm u Hạ Lào sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNC tồn tại mãi với thời gian.

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-23-2011, 12:56 PM
Phía MACV lượng giá, Quân-lực VNCH tấn công vào Tchepone làm cho quân BV lúng túng phản ứng chậm chạp, vì lý do quân BV bị thiệt hại quá trầm trọng, trong khi Quân-lực VNCH tiến rất nhanh mà đại bộ phận lực-lượng BV đang kẹt tại đường 9 vào khoảng 5 cây số phía Tây/Nam Aluối, chuẩn bị đào hầm hố cho một cuộc phục kích xa luân chiến. Cuối cùng ông Robert-Thompson đến thăm bất thần cũng được MACV báo cáo: Phải đợi ít nhất 10 ngày nữa, quân BV mới có khả năng chỉnh đốn hàng-ngũ để phản công lại quân VNCH vì bị B-52 Arc Light cường tập bảo vệ chung quanh quân bạn 300 đến 500 thước, tôi tự cho rằng “Yểm trợ tiếp cận” (Air ground closed support)

Quân BV vẫn tin-tưởng rằng: dù không đuổi-theo kịp nhưng quân VNCH phải chấp nhận một cuộc đụng độ sơ khởi bằng một Sư-đoàn rất thiện chiến đang chốt kiềng chận đứng bước tiến, và sẵn-sàng phục kích chiến đẫm máu. Đó là Sư-đoàn 2 Sao Vàng của BV đang án ngữ tại Căn-cứ Hậu-cần 604; Có lẽ cũng vài ngày nữa, khi nỗ lực chính của Quân-lực VNCH, từ Tchepone chuyển về hướng Nam bỏ ngang quốc lộ 9 để tiến về đường 914 thì một trận chiến khốc liệt nhất sẽ xảy ra tại đây. Trong khi đó thì Tổng lực Quân CSBV sẽ cố bôn-tập trên đường 92 tiến xuống phía Nam để sẽ giao tranh ác liệt với toàn lực của Quân-Lực VNCH; Chắc chắn cuộc giao tranh đẫm máu sẽ xảy ra. Và nơi đây mới đúng là mục tiêu cho hai đối chủ lực quân mạnh nhứt, phải tràn ngập đánh tiếp-cận giáp lá cà và nhân cơ hội thời điểm nầy, B-52 chiến thuật từ Utapao và B-52 chiến lược từ Guam sẽ tha hồ triệt tiêu hai đối lực nồng cốt nầy trong mục tiêu hoàn thành định kiến-1 (Axiom-1) Hai chủ lực quân nầy sẽ phải bị hủy diệt, nhưng đó lại là mục đích tiết kiệm xương máu để kết thúc chiến cuộc Việt Nam.

Sự ra lệnh rút lui đột ngột của TT Thiệu làm Tướng Giáp bể kế hoạch tấn kích quân VNCH tại căn cứ hậu cần 604, nằm trên đường 924 xuôi theo dòng sông Xebiang Hiang , một lực lượng CSBV mạnh nhứt đã lỡ bôn tập về Ðông Nam Tchepone, nên đã mất đà muốn trở lại làm các chốt chận cấp Trung đoàn trên đường 9 cũng đã quá trễ, theo kế hoạch ước mong tiêu diệt hoàn toàn quân lực VNCH trên đường rút lui về Khe Sanh. Nhưng việc đó không xảy ra vì đã quá muộn màng mà không có phương tiện di động nhanh bằng trực thăng để tạo thành các chốt chận cấp Trung đoàn; Đồng thời không quân chiến thuật đả oanh tạc các xe molotova chở đạn dược cho lính BV trên đường 92B và 922 làm thiệt hại đáng kể các trung đoàn 29/324B và 36/308.

Ngày 9/March, kể cả hai Tướng Viên và Lãm đề nghị với TT Thiệu nên chấm dứt cuộc hành quân phiêu lưu quá lâu nầy đi, càng sớm càng tốt. “Đã đến lúc chúng ta nên rút ra khỏi chỗ nầy” Để kết thúc, TT Thiệu quyết định cho lệnh rút khỏi Tchepone liền tức khắc, không có chần chờ, bởi lẽ đã hoàn thành mục tiêu “chiến-thuật” là đặt dấu chân lên trên mảnh đất đó (cho phóng viên báo chí nhảy xuống chụp hình tại Tchepone, nhưng không thấy phóng viên Phạm Xuân Ẩn xuống đó, vì Ẩn rất tinh ranh, ở Ấp-Bắc rất an toàn khi đáp xuống, còn ở Hạ Lào chỉ có bốn phóng viên ngoại quốc thiếu hiểu biết nên mới bị phòng không bắn tan xác trên không) TT Thiệu bèn ra lệnh cho Tướng Lãm: “Cho một đơn vị nhỏ của Sư Đoàn I… xuống đái một bãi rồi về!” ngay sau khi TT Thiệu phát hiện các LZ ở giai đoạn-2 đều đặt tên các tài tử Cinê: Sophia Lorren, Liz Taylor, Lolobrigida, và Bob-Hope… Câu nói trên đã làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Tướng Alexander Haig và những gì tam-trùng Phạm Xuân Ẩn đã giải bày cho Tướng Giáp đều bị đảo ngược, làm điên đầu viên tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Nhưng TT Thiệu vẫn được yên lành, vì là thời điểm tình hình chính trị miền Nam cần phải được ổn-định để quân Mỹ tiếp-tục rút về nước theo lịch trình nhu cầu hành khách cho các chuyến bay đã booked trước [air passager] Tướng Abrams khi nghe được tin tức nầy, thì điên người lên, bèn đề nghị với TT Thiệu, thay vì không những không rút quân, mà phải tăng quân thêm Sư-đoàn 2 BB hiện đang trấn đóng tại Chu-Lai vào chiến trận.

TT Thiệu liền từ chối, tuy nhiên, chỉ một điều kiện duy nhất là nếu phía Mỹ chỉ cần gởi vào tham chiến với một Sư-đoàn bên cạnh Quân-lực VNCH thì chúng tôi sẽ chiến đấu đến khi nào phía Mỹ cho là hoàn thành cuộc hành quân rồi cùng rút về; Dĩ nhiên cả hai ông Thiệu và Abrams đều hiểu những đề nghị đó sẽ bị cấm cản bởi hành pháp của Hoa-Kỳ đang cho lệnh tiếp tục rút quân, dù rằng “danh chưa chánh ngôn chưa thuận” theo như cái tổng đài Kissinger người truyền lệnh [nhưng với “Nhóm ăn sáng” WSAG mới là đầu não, sẽ bày ra quyết-định Hiệp định hoà binh Paris 1973 để hợp thức hóa “danh chánh ngôn thuận” việc rút lui sau] Tuy nhiên, Tướng Viên cũng tỏ bày cho Abrams biết bằng một ngôn từ chính-trị không là Tướng lãnh: “TT Thiệu không muốn phiêu lưu kéo dài cuộc chiến, với lý do đơn giản, vì các đơn vị tham chiến chưa chuẩn bị thế chiến-lược lâu dài tại một nơi xa lạ!”

Suốt thời gian thăm viếng VN của Tướng Haig, ông không muốn tiết lộ những lủng củng trong nội bộ về cuộc hành quân qua biên giới của QLVNCH 1970 và sự đụng chạm trầm trọng giữa Nixon và Siêu Chánh Phủ. Tại Bộ-tư-lệnh tiền phương Quân Đoàn 24, ngày 18/March, Tướng Haig nói với Tướng Surtheland rằng: “Hoa Thịnh Đốn muốn thấy Quân-Lực VNCH phải tiếp tục ở lại tại Lào cho đến hết tháng April!” Ðối TT Thiệu câu nói “trật-thượng” nầy sẽ rơi vào bãi sa mạc.

Đương nhiên việc rút quân VNCH về lại là chắc chắn Tướng Abrams không vui tý nào, bằng cách nầy hay cách khác Abrams cố thuyết phục TT Thiệu coi xem sao; Abrams nói: “Tôi rất tin-tưởng và càng cũng cố niềm tin hơn, Quân đội của tổng thống ở đó và cũng chỉ nơi đó sẽ đem lại cuộc chiến thắng cuối cùng cho cuộc chiến” và Abrams tiếp-tục. “Đây là dịp may bằng vàng, tuy có chiến đấu cam go… nhưng đừng nên bỏ lỡ dịp may đó!” Kẻ thù đã chịu chấp nhận cuộc chơi nầy, tại sao lại bỏ cuộc và đây là cuộc chiến sẽ ghi vào quân-sử (dĩ nhiên sẽ ghi vào Viện Văn-khố của Quốc-gia Hoa Kỳ như hình ảnh hồ sơ mật và cái tên cuộc hành quân ở trang đầu)
Abrams tiếp: “Khi chúng ta cần dồn hết hỏa lực trên đầu địch, thì CSBV không thể nào tránh khỏi sự đau thương, bầm dập ngay; chứng cớ một phân nửa chiến xa đã bị hủy diệt, phân nửa súng phòng không đã bị tiêu hủy và 10 trong số 30 Tiểu đoàn đã bị loại ra khỏi vòng chiến (trong sự tiên liệu của trục Ma-Quỷ) Nhưng sự thiệt hại của phía VNCH cũng không ít: 1,118 đã đền nợ nước, 4,000 bị thương và 209 người bị ghi là mất tích cùng với vô số chiến cụ bị hủy diệt cũng như bị bắt buộc phải bỏ lại trên đoạn đường rút lui cho B-52 thiêu hủy.

-Về phía phi hành đoàn Không-kỵ và Trực thăng VN: Riêng các đơn-vị phi hành của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến chúng tôi có: 10 chết [PÐ-213: 4, PÐ-233: 4, PÐ-219: 2] 11 bị thương và 4 bị ghi là mất tích (MIA)
-Không-kỵ Hoa-kỳ có: 215 người chết và 38 MIA người bị ghi là mất tích, 109 phi cơ bị bắn hạ nghe thấy mà chóng mặt (thể theo nguồn tin của MACV-SOG)

Tướng Weyand, người phụ tá cho Abrams cũng dẫn giải rằng: Tại Tchepone, Sư-đoàn Không-kỵ đã có mặt trên vùng trời đó hơn cả chục ngày trước khi lực lượng VNCH bước chân tới, dĩ nhiên vì phòng không dầy đặt B.52 từ Căn-cứ Utapao phải can thiệp tích cực hủy diệt phòng không từ trên cao 25,000 bộ và những kho tiếp liệu mà Bộ binh VNCH chưa dẫm chân đến. Đó là những tin tức xác thực từ những phi vụ không thám điện tử U-2 cũng như do các vị chỉ huy diện địa ngoài mật trận. Thế nên để đi đến kết luận, Weyand tiếp: “Theo sự hiểu biết của tôi, cơ sở hậu cần của địch đã bị hủy diệt ở mức độ đáng kể, cũng như chúng ta đã thành công ở Cambodia năm 1970”.

Ngày 18/March, Quân BắcViệt của Mặt trận B.70 tình cờ phát hiện quân lực VNCH lui binh trên con đường thất-thế độc-đạo thuộc đường 9 Nam Lào, thay vì tam-trùng Ẩn cho rằng đụng độ cuối cùng tại căn cứ hậu cần 604. Quân CSBV liền bôn-tập khẩn cấp từ các địa điểm áng-ngử phục kích quân lực VNCH ở quanh vùng phụ cận Căn cứ 604, trở lui về trục Ðông-Bắc, tạo thành những chốt kiềng cấp Trung-đoàn để chận quân lực VNCH lui về Khe Sanh. Một cuộc phục kích từng ‘Chốt’chận với cấp Trung-đoàn, nhỏ nhất là cấp Tiểu-đoàn, quyết tâm tiêu diệt trọn ổ, hay tiêu diệt từng cánh quân riêng rẽ; Đồng thời, Chính ủy các Sư-đoàn tuyên truyền trong bộ-đội chúng qua sự bảo đảm của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là: “Quân lính Miền Nam sẽ nổi loạn vì phải đội lên đầu hàng ngàn trái pháo đạn đủ loại, không nghe lời cấp chỉ huy và tự ý chạy trốn về biên giới. Và quân đội Miền Nam sẽ bị thất bại thảm hại” Võ Nguyên Giáp đã được Nhóm phản chiến của Jane Fonda và John F Kerry cho biết trước và ‘mớm’ cho Tướng Giáp dụ-khị tuyên bố rằng: Nếu quân lực VNCH chiếm được Tchepone, có nghĩa là Căn cứ 604, thì được xem như QLVNCH toàn thắng! Qua sự giảng-giải rõ ràng bằng tiếng Việt của Phạm Xuân Ẩn. Vì quân BV, Sư-đoàn-2 Sao vàng đã chuẩn bị sẵn sàng từ lâu, đào các hầm hố và công sự rất kiên cố để phục kích QLVNCH ngay tại đó, nhưng không ngờ TT Thiệu đã dám làm bể kế hoạch chiến lược của trục Ma-Quỷ nầy.

Trong khi 42 ngày đêm chiến đấu, quân VNCH vẫn giữ vị thế thượng phong với 37 mạng người đổi lấy 245 theo thống kê toán học, còn 85 mạng đổi lấy 600. Phần nhiều bị hủy diệt bằng hỏa lực của phi cơ trút lên đầu CSBV hàng chục ngàn tấn Bom; Với 1,280 phi xuất B.52 chỉ trong vòng có 30 ngày; Nhưng Tướng Viên thì cho rằng, cuộc hành quân nầy, Không-kỵ Hoa-kỳ chưa đáp ứng yêu cầu, Ông cho đó là nguyên nhân thời tiết sương mù tan quá trễ và Trực thăng không cung ứng đủ nhu cầu tiếp đạn dù được 100% yễm trợ, trong khi Bộ-đội BV đã có sẳn tại chỗ trên 30,000 tấn đạn đủ loại pháo, và nhất là các xe nước tiếp tế cho các Đồi cao không đủ, binh lính đã chịu cảnh nóng và khát đang xảy ra triền miên bên Lào làm giao động tinh thần binh sỉ không ít, ngoài ra không đủ ấm trong đêm tối. Nhưng MACV cho rằng lời phàn nàn của Tướng Viên nếu đúng thì nên hình dung cả 600 chiếc UH.I và 55 chiếc Chinook, chả lẽ như thế không đủ sao, cho dù chỉ có 18 Tiểu-đoàn xung trận? Mà tính sơ sơ thì không đủ thật, thí dụ: Mỗi ngày 40 Chinooks khả dụng hành quân (aircrafts in commission) xem như được 80%. Mỗi chiếc Chinook chỉ móc được dưới bụng trên 2 tấn và chỉ dùng tất cả cho mốc đạn pháo binh không thôi cũng chưa đủ cung cấp cho 10 Pháo đội, mỗi ngày bay ít nhất từ 5 cho đến 8 tiếng. Như vậy về đạn súng lớn cũng chưa đủ, còn nói chi đến đạn súng nhỏ cho các đơn-vị tác chiến như nước uống và xăng cho Lữ-đoàn-1 Đặc-nhiệm. Rumsfeld tham mưu trưởng “Nhóm ăn sáng” [nhóm theo dỏi tin tức hàng giờ và chỉ có quyết định vào giờ chót, thí dụ như chiến dịch oanh tạc Hà Nội Linebacker-2 chẳng hạn, còn Lam Sơn 719 từ Rolling Thunder qua Linebacker để cân bằng lực lượng đôi bên mà Tướng Abrams đòi hỏi B-52 phải can thiệp bằng yểm trợ tiếp cận [Air Ground Closed support] để bảo vệ an toàn cho 3 lược đổ quân đến vùng phụ cận Tchepone gồm 800 chuyến] Chủ tâm của SCP là muốn hủy diệt quân lực VNCH tại vùng sơn khê kho tàng 604 nơi rừng thiêng núi thẳm nầy hầu khi kết liễu định kiến-1 được ít đổ máu hơn.

Một vị Tướng Mỹ độc nhất xung trận trên bầu trời Tchepone, đó là Tướng Sid Berry, tư-lệnh phó SĐ/101 thì cảm nghĩ rằng: “Ngay đến giữa buổi trưa oi-ả ở vùng Hạ-Lào, mặt trời cũng phải nhường bước cho một lớp sương khói của súng đạn thật dầy như một lớp bụi bao quanh vũ-trụ che mắt mọi người kể cả các Phi công bay ngang trên đó để tìm-kiếm vị trí quân bạn. Tính đến ngày 24/March, Không quân Chiến thuật đã bay hơn 8,000 phi vụ oanh kích, hầu như mỗi ngày trung bình 150 phi xuất. Coi như mỗi 10 phút một phi vụ suốt trong 24/24 tiếng đồng hồ; Cứ mỗi đêm, suốt đêm, 3 chiếc Phi cơ điều không tiền tuyến, 3 chiếc thả trái sáng hỏa châu và 3 chiếc AC 130B yểm trợ hoả lực, luôn luôn túc trực bao vùng. một chiếc cho quân Dù, một chiếc cho BĐQ và một chiếc cho SĐ1BB; Ngay đến về Không-vận Chiến thuật, lúc cao-điểm, tại Phi trường Khe Sanh, cứ trung bình 8 phút là 1 vận tải cơ C.130 đáp xuống đổ tiếp liệu.

Đại Tá Ray Battreall, người Sỉ-quan tham mưu nhiệt thành nhất của Quân-đoàn-1, Tiền Phương (Khe-Sanh) và không có cuộc họp nào tại đây mà ông cũng như Tướng Phú vắng mặt. Battreall có con mắt kinh nghiệm nhận xét: trong chiến cuộc nầy, quân đội cấp dưới phải nói trắng ra rằng, có kỷ luật và rất thiện chiến, duy cấp chỉ huy của họ thì thiếu khả năng lãnh đạo (Tướng lãnh và Tham mưu) Cuối cùng Battreall nhận xét về sự chạm trán và thử thách của Tướng Lãm và các Tướng dưới quyền ông, Tướng Lãm là Tướng về phe nhóm chính trị hơn là chiến đấu, Lãm chỉ huy 2 Sư-đoàn lại cách nhau bởi ngọn đèo Hải Vân. Bộ Tư Lệnh của Lãm lại chưa bao giờ thiết kế hành quân, điều động chiến đấu phối hợp với những Sư-đoàn và đơn vị biệt lập với nhau; Lãm lại theo các Tướng tiền nhiệm cứng ngắt hoá vấn đề lãnh đạo, chỉ huy thiếu linh hoạt, ứng xử không thích nghi với tình thế của chiến trận, nặng về lệnh lạc trên giấy tờ hơn thực tế ngoài mặt trận, không cách mạng hóa chiến thuật (up-date) trên đà mỗi ngày mỗi đổi mới. Tóm lại, Tướng Lãm trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã chứng tỏ thiếu khả năng hoàn thành mục tiêu do thượng cấp giao phó, thiếu phấn đấu linh hoạt trong thử thách. Thường xuyên núp ở thành phố lớn như Đà-Nẳng, chỉ để lại Bộ tham mưu nhẹ nơi Khe Sanh; Thế nên Tướng Lãm điều binh trên phương diện giấy tờ qua các công điện nhưng chẳng biết thực tế nơi chiến trận ra sao, nhiều khi không hiểu sự phối hợp giữa Quân-đoàn và các Đơn-vị trực thuộc như thế nào. Cuối cùng Lãm đã làm tiêu hao Lữ-đoàn-1 Thiết-kỵ để cho đại tá Nguyễn Trọng Luật tiến thối lưỡng-nan; khi phải tùng thiết với quân Dù, cả 2 quân chủng nầy cũng không hiểu nhiệm vụ mình phải làm những gì; Ai chỉ huy ai! Giữa một Tiểu đoàn Dù và một Chi-đoàn thiết vận xa, Ai chỉ huy ai; Hay ngược lại, 2 Tiểu-đoàn Dù với một Thiết-đoàn thì sao!? Như đã xảy ra gần dưới chân Đồi-31 ngày 22/2/71.

Các Lữ-đoàn Dù và TQLC rất thiện chiến, không chê được chỗ nào, nhưng lại chưa có kinh nghiệm hành quân chung ở cấp Sư-đoàn. Thế nên vị Tư-lệnh Sư-đoàn và Bộ tham mưu hoàn toàn chưa bao giờ có kế hoạch chiến đấu cho toàn bộ phận một Sư-đoàn; Các Tướng lãnh khác thâm niên hơn, xem thường và không hợp tác với Lãm cũng là một điều không thể chê trách được. Cho nên cuộc hành quân nầy, Lãm xem như không có quân và trách nhiệm ở cạnh sườn phía Bắc của Quốc lộ 9, mà chỉ biết duy nhất có Sư-đoàn 1 BB trực thuộc, trung thành và cứ như thế mà tiến lên từ Đông sang Tây, miễn sao đến Tchepone chiếm xong mục tiêu là được.

Vài ngày sau đó, Phi công của Lữ-đoàn Không-kỵ mô tả rằng, họ phải bay trong một vùng trời bảo lửa với đủ loại phòng không và từ chối không chịu dấn thân thêm nữa vào những chuyến bay trên bầu trời Tchepone. Tướng Lãm, sau một lúc đắn đo rồi phản ứng: “Không được, chúng ta có B.52, chúng ta phải tận dụng tối đa… xong chúng ta sẽ đổ quân. Đây là lệnh phải thi hành thôi” Trong khi các Phi công Mỹ cho biết, thấy nhiều cụm khói chung quanh các điểm cao, phụ họa với vài thước đất bụi mù mịt, chỉ dấu cho biết các ổ phòng không đang được che dấu dưới hầm sâu và chỉ đem ra bắn khi cần thiết. (Vì Hà-Nội đã chuẩn bị từ lâu qua cơ quan phản tình báo hay qua danh nghĩa Nhóm phản chiến John F Kerry đã tiết lộ phóng đồ hành quân cho Võ Nguyên Giáp) Chính mắt tôi đã trông thấy, một đoàn Trực thăng gồm 2 Gunship Cobra và 2 Chinook CH.47 đang vào vùng trên độ cao trước mặt tôi, và từ dưới cạnh sườn đồi, từng cụm khói toả ra chỉ dấu ‘đạn đi’. Liền tức khắc 2 chiếc Gunships vào đội hình nhào xuống ‘prep’vào vị trí vừa nổ súng; Thình lình một chiếc Chinook trúng đạn bốc khói, chiếc còn lại lên cao độ để sẳn sàng bay yểm trợ chiếc trúng đạn. Phi cơ quan sát OV.10 Bronco bay tới ngay tức khắc vần vũ tìm kiếm ổ phòng không. Chiếc Chinook trúng đạn không rớt ngay mà vẫn cố gắng bay thêm được vài dặm nữa rồi mới rớt trên một triền đồi, lăn nhiều vòng, rồi cuối cùng được một thế đất khá bằng phẳng chận lại.

Tướng Lãm vẫn duy trì ý định dùng tối đa Hỏa lực B.52, Lãm muốn rằng khi Sư-đoàn 1, đứa con ruột của ông đổ xuống sẽ không bị một sự kháng cự nào của địch, và người cũng như vũ khí của địch phải được quét sạch. Đó là một sự dứt khoát mà Lãm cho rằng, một quyết định can đảm? Battreall tiếp: Người Mỹ chỉ bó tay mà không có một ý kiến nào? Dù sao cũng khen Tướng Lãm rất khôn ngoan ở điểm nầy, kết quả Tướng Abrams đành phải ra lệnh để bảo vệ Sư-đoàn Không-kỵ; Khi cuộc chiến xảy ra ác liệt ở quanh vùng phụ cận Tchepone. B.52 phải đổi chiến thuật từ “răn-đe” (interdiction) qua yểm trợ tiếp cận (air ground closed support) cho quân bạn và nhất là các vận tải cơ Gunship AC.130B, Spectra cùng phối hợp với B.52 chiến thuật nằm ngay tại Căn-cứ Utapao bay qua tiêu diệt một số lớn xe molotova đang chuyên chở số đạn pháo có sẳn từ điểm ‘nguội’ căn-cứ 611’ qua điểm ‘nóng’ cố làm giảm bớt cường độ phòng-không cổ điển của Bắc Việt.

Trước khi xuất phát cuộc hành quân Lam Sơn 719, tháng January/1971, Kissinger đã hỏi CIA ước tính thật chính xác về khả năng quân đội Miền Nam khi tiến chiếm Tchepone, thì phản ứng của quân đội BV sẽ ra như thế nào? Dù rằng chúng ta sẽ yểm trợ tối đa cho họ, tuy nhiên quân đội ta sẽ không tham gia cuộc chiến! Sau đó, Tướng Bruce Palmer đánh giá bằng bút tích: “về điểm nầy, thật vô cùng chính xác, quân BV phản ứng vô cùng mãnh liệt!” Và cũng đúng vào ngày họp ở Paris, thứ 100 (21/January/1971).

(Còn tiếp)

vinhtruong
01-29-2011, 02:03 PM
Cuộc rút lui hỗn loạn: Theo sự hướng dẫn của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn, tướng Giáp điều binh chia Binh đoàn 70B thành 18 trung đoàn cơ-động chưa kề 2 trung đoàn biệt lập 27 và 278, vây quanh phục kích Cứ điểm hậu cần 604, trong vị thế xa luân chiến. Trọng điểm xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu bên tả ngạn dòng sông Xebiang Hiang; Nhưng bất thình lình TT Thiệu ra lệnh hành quân lui binh về lại biên giới làm đảo lộn thế trận đồ. Trên C&C tôi cùng tham mưu tiền phương Dù liên lạc với LĐ/1/ĐN qua trung tá Dung thuyết phục chuẩn bị cuộc rút lui càng nhanh càng bớt đi sự đụng độ với các Chốt chận cấp trung đoàn sẽ gây thiệt hại không kể siết cho quân bạn. Tuy nhiên theo sự suy đoán của tham mưu hỗn hợp chúng tôi trên không nhìn xuống. Khi tướng Giáp phát hiện QLVNCH rút lui bất thình lình, Giáp sẽ bôn tập điều quân làm nút chận trên đường-9 vào đoạn cuối gần biên giới Lào/Việt; Quân lực VNCH sẽ phải quyết tử với các trung đoàn thuộc hai sư đoàn 308 và 324B, cùng chiến xa và thiết xa sẽ chuyển quân bôn tập từ đường 92B, đường 1032B nhập cùng một số chiến xa cuối đường 924 đã vừa áp đảo CCHL Hồng Hà-2 làm mũi tấn kích bắc nam trên tuyến đường 9 gấn biên giới.

Ngày 20/March, Không yểm Hoa Kỳ tích cực cùng với trực thăng yểm trợ tối đa cho quân bạn cà ngàn phi vụ, trong đó phải kể 11 phi xuất B-52 Arc Light và 27 phi xuất không-hải quân chiến thuật từ Đệ Thất Hạm Đội thả gần 1000 tấn Bom yểm trợ. Vào khoảng trưa, Tiểu đoàn 3/2/SĐ1 được trực thăng vận bóc khỏi Căn Cứ phía tây Sophia về lại Khe Sanh trên 40 Hueys thì có 28 bị trúng đạn; Vì thế cho nên cuộc bốc quân kế tiếp cho Tiểu đoàn 4/2 bị hủy bỏ khi đang chuẩn bị đáp thì chiếc đầu tiên bị nổ tung trên không khi gần chạm xuống đất.

Buổi chiều chạng vạng buông xuống, quân BV không dám bắn lên phi cơ sợ bị lộ, thừa thế 42 khẩu pháo của Mỹ ở Khe Sanh bắn tiền oanh kích bãi đáp, phụ hoạ cùng pháo binh CCHL Alpha, trong lúc trực thăng vào bốc Tiểu đoàn-2 và TĐ-7 Dù về lại Khe Sanh. Chương trình dự trù chọn ngày mai 21/March sẽ bốc Tiểu đoàn-2 và 4/2/SĐ1 cùng với ban tham mưu Trung Đoàn-2 và Pháo đội cùng Tiểu đoàn-1 và 3/SĐ1BB từ CCHL Delta-1, tuy nhiên họ phải tìm một LZ nào tương đối an toàn để cho trực thăng bóc về theo lệnh tướng Phú buộc vị Trung đoàn trưởng TĐ-2 trách nhiệm chọn bãi đáp.

Đồng thời trong khi đó Lữ đoàn 1 Đặc nhiệm được tăng cường tùng thiết bởi Tiểu đoàn-7 và 8 Dù phải di chuyển từ vùng trách nhiệm ranh giới Alpha bằng cách di chuyển suốt đêm dưới sự yểm trợ của Pháo đội Alpha và Bravo trên trục đường 9. Đến nửa đêm thì bị quân BV thuộc một thành phần của Trung-đoàn 36/SĐ/308 nhưng lại bị Tiểu đoàn-8 Dù oanh liệt phản kích gây thiệt hại nhờ Thiết đoàn 11 bắn xuyên hông buộc chúng chém-vè vô rừng sâu, trong khi trên không AC-130B yểm trợ vô cùng ngoạn mục và chính xác.

Tại CCHL Delta, Lữ đoàn 147 TQLC cùng ngày, toán đặc công BV đào hầm xâm nhập để phá hầm đạn nhỏ dự trữ của Lữ đoàn dành cho suốt cuộc hành quân, gây ra nhiều khó khăn phòng thủ của TQLC.

Ngày 21 March, trong đêm tối xuất hiện một trung đoàn BV chốt chận ở phía tây nơi Tiểu đoàn-2 và 4/2/SĐ1 chỉ cách 2 cây số ở hướng đông CCHL Sophia/đông, Trung đoàn 36/BV nầy quyết tâm tiểu diệt 2 Tiểu đoàn 2 và 4/2/SĐ1 nhưng bị AC-130B tàn sát bằng đại bác đủ loại bắn bằng hồng ngoại tuyến phối hợp cùng 2 tiểu đoàn bạn chống trả quyết liệt. Kết quả vào buổi sáng đếm được: 245 chết, đếm được 52 B-40 và 41, 7 súng đại liên, 7 súng cối từ 60, 82, 120 ly, 8 súng phun lữa, 9 12.7 ly và 65 AK-47. Phía SĐ/1 37 chết, 58 bị thương và 15 mất tích; Chiến thắng nầy làm bãi đáp được bảo đãm an toàn, nên tất cả đại bộ phận của SĐ-1 được trực thăng bốc về Khe Sanh an toàn trước khi mặt trời lặn. Đồng thời tại CCHL Alpha, BCH của Lữ đoàn-1 Dù, Tiểu đoàn-5 và Pháo đội Dù được bóc về phía nam, bỏ lại Căn cứ Alpha và Delta-1 như hình thức cuốn chiếu tại 5 cây số gần biên giới Lào/Việt.

Coi như tình hình SĐ-1 và SĐ Dù được an-bài giải quyết, riêng khu vực TQLC đảm nhiệm thì chưa mấy sáng sủa vì sự áp lực nặng nề của 2 trung đoàn BV/70B. Trung đoàn 803 và trung đoàn 29/324B/70B đang quyết tâm tiêu diệt CCHL Delta; Chúng phát khởi tấn công vào tờ mờ sáng ngày 21/March bằng đại bác cầu vòng và đủ loại cỡ súng cối kể cả súng sơn pháo, súng gỡ ra từ chiến xa 14,5 ly trực xạ vào quân bạn vô cùng hiệu quả. Lúc nầy phải kể 42 khẩu pháo của Mỹ nhứt là Long Tom 175 ly, từ Khe Sanh yểm trợ từng tràng chùm đạn đạo bao phủ trên đầu 2 trung đoàn BV, cùng lúc 13 phi xuất hải quân chiến thuật, thêm vào Arc Light B-52 standby được điều động đến quyết bảo vệ TQLC (không ảnh báo cáo chỉ riêng B-52 đã loại ra khỏi vòng chiến đấu hơn một tiểu đoàn BV) Dù được yểm trợ hiệu quả như thế, TQLC phải bị hy sinh 85 chết, 238 bị thương. Sau đó Lữ đoàn 147 và Tiểu đoàn-7 TQLC không còn đạn dược để chiến đấu, 7 chiếc hueys của Mỹ và 4 hueys của LĐ/51/TC cố gắng chui vào lửa đạn để tiếp tế đạn nhỏ, nước uống đồng thời tản thương. Nhưng cuối cuộc hành quân yểm trợ ngắn-ngủi cho Lữ đoàn 147, Hoa Kỳ đã bị bắn rớt 8 hueys còn KQVN có 2 hueys trúng đạn lết về tới Khe Sanh an toàn...

Điều rất lạ, phía BV tìm cách phá hoại sự liên lạc vô tuyến giữa quân bạn, luôn luôn bị đứt khoảng không nghe qua âm thanh xen vào phá vỡ; Vài tần số không liên lạc được, chứng tỏ phía Liên Xô đang phát triển và thí nghiệm về khoa học vô tuyến dùng chiến trường để xác định khả năng ứng dụng, nhiều lúc họ chen vào phá bĩnh bằng những giọng nhà quê, câu chửi thế tục tĩu quấy rối không cho quân bạn liên lạc, buộc bên phía ta chửi lại ôm xòm trong vô tuyến. Trong khi đó thì phía BV lại quyết tâm tấn kích tiêu diệt để phục hận vì bị phi pháo tàn sát chết không biết bao nhiêu mà kể. Để trả đũa các vô tuyến viên của ta cũng phá vào tần số khi chúng toan tấn kích vào TQLC, thật là lạ-lùng vô tuyên viên TQLC nghe được tiếng nữ ra lệnh tấn kích vào quân ta.

Tuy nhiên bên phía ta không có ám số mật lệnh truyền tin mà thường chỉ che dấu các địa điểm và danh hiệu đơn vi, vấn đề nầy phải khen bên BV có kỹ cương cơ mật trong vấn đề vô tuyến, như thí dụ phía VNCH dám chửi tổng thống mà phía BV không dám xúc phạm đến cụ Hồ.

Để trả đũa Hoa Kỳ vi phạm luật trò chơi chiến tranh (Rule Of Engagement) dùng B-52 tàn sát quân BV bằng đổi chiến dịch dội Bom từ Rolling Thunder qua Linebacker, có nghĩa chỉ dội Bom theo chiến dịch “Tiếng Sấm Rền” nghe vui tai chớ không được tàn sát. Hậu quả: Sáng sớm hôm sau, ngày 21/March, Căn Cứ nhiên liệu Vandergrift bị đặc công BV đột nhập phá hủy 10.000 gallons JP-4 để trả đũa Mỹ vi phạm ROE.

Dọc theo đường-9, gần CCHL Bravo, Thiết đoàn 11 và Tiểu đoàn-8 Dù bị một lực lượng quân đoàn 70B quyết tử chiến, gây nên sự thiệt hại cho quân bạn gần 100 chết, phá hủy 4 chiến xa M-41 và 13 M-113. Chiến trận nầy làm hư hại một số lớn xe cộ gây trở ngại trong việc lui quân về Khe Sanh. Trong suốt ngày nay, không quân chiến thuật và chiến lược phải ra sức đạt mức yểm trợ cao hơn dự trù cho cuộc rút lui của các đại bộ phận, tiêu diệt một số lớn phòng không 37 ly, 18 chiến xa T-54 và PT-76 toan nuốt chửng quân bạn đang rút lui.

Suốt đêm 21/ March, Lữ đoàn 1 đặc nhiệm có Tiểu đoàn-1 và 8 Dù tùng thiết, di chuyển về biên giới hướng đông xuyên qua rừng già rồi xuống dốc toan qua con sông cạn Xepon. Dưới sự yểm trợ của trực thăng võ trang PĐ-213, Đoàn xa hơn 100 chiếc dong rủi trên đường-9 không bị một sự kháng cự đáng kể nào dưới sự bắn rockets dò dẫm trước 100 thước vào những điểm khả nghi bị phục kích: như bụi Tre gai, các bụi rậm, các nơi có vết đất đỏ còn tươi để đào hầm phục kích, dọc theo cạnh sườn đồi trọc từ trên bắn xuống…bằng cặp mắt kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ phần nhiều từ bộ binh sang Không quân. Đoàn quân xa thận trọng tiếp tục di chuyển chậm lại rồi mau dần theo sự hướng dẫn của gunship/213 cùng với trung tá Ngọc chiến đoàn Dù, cho đến trưa hôm sau sẽ đến bờ sông; Khi đến một cây số đông/nam bờ sông đoàn xe dừng lại mở rộng vòng đai phòng thủ.

Toán tham mưu tiền phương Dù bay trên C&C tìm phương cách và địa điểm thuận lợi để vượt sông Xêpon. Ai biết được sự xuất hiện bất thần của đại tá Jame Vaught từ Pentagon là cứu tinh cho cuộc hành quân lui binh vượt qua nhiều khó khăn không thể vượt qua được, nhưng khi Vaught lên tướng và chuẩn tướng Phạm Văn Phú từ Tư lệnh SĐ1/BB lên Tư lệnh QĐ-2 thì khốn nạn thay tướng Phú hỏi ý kiến về cuộc rút lui trên quốc lộ-7 thì tướng Vaught giữ im lặng tuyệt đối không cho một ý kiến nào dù chỉ có đôi bạn Việt/Mỹ ở trong văn phòng? Hậu quả ra sao thì chúng ta đều biết!

Để rồi toán tham mưu tiền phương Dù tìm ra được địa điểm cạn của sông Xepon băng qua sông cách phía nam đường-9 một cây số, Tướng Đống cùng đại tá Vaught cho lệnh vượt sông càng sớm càng tốt. Thế là SĐ/101 Không-vận chuẩn bị cho Trực thăng CH-54 Skycrane móc ngay Bulldozers D-2 và thiết bị đào xới cho đoàn xe băng sông cách một cây số phía nam. Trong mùa Xuân con sông tuy cạn hơn, nhưng nước chảy rất nhanh-siết còn bờ sông thì dựng đứng sâu hoắc, có nơi cao tới mười thước thẳng đứng. Thế nên tìm một nơi để vượt qua vô cùng khó khăn và mất quá nhiều thì giờ, trong khi đó tiểu-đoàn-9 Dù vừa vượt sông để giữ an ninh bên bờ sông phía đông bên kia. Đến xế trưa, hai chiếc Bulldozers D-2 và trang cụ nặng được trực thăng Skycrane CH-54 móc thả xuống bờ sông phía tây bên nầy và ra tay xúc tiến ngay. Cuối cùng đoàn quân xa vượt sông trong đêm tối.

Sáng sớm hôm sau, quan sát cơ FAC/Bronco/OV/10 phát hiện 20 PT-76 và T-34 thuộc trung đoàn 202 Chiến xa đang từ hướng tây đường-9 khoảng 8 cây số đuổi theo sau lưng. FAC đang gọi không/hải quân chiến thuật đến can thiệp. Chiếc T-54 dẩn đầu đã bị trúng Bom pass đầu tiên nổ và phát hoả. Phòng không 37ly của BV trên sườn đồi bắn trà quyết liệt đã bắn rơi một Super Sabre F-100 viên phi công nhảy dù và được cứu thoát, thêm hai phi tuần được điều động tới phá hủy thêm vài chiến xa đi giữa; Liền sau đó 42 khẩu trọng pháo dồn dập hủy diệt đoàn chiến xa nầy bị loại ra khỏi vòng chiến.

Nhưng tôi không biết tại sao đại tá Luật lại bỏ đường 9 để băng rừng trong khi chỉ còn lại có 5 cây số ngắn ngủi từ đây cho tới biên giới Lào/Việt. Đại tá Luật không thế nào giảng giải được một cách hợp lý trong những giảng đường đại học quân sự về lý thuyết hợp đồng binh chủng trong việc phối hợp hành quân liên quân mà tôi đã có hứa với tướng Đống tại căn cứ Fuller trước khi khai diễn cuộc hành quân, là cố gắng yểm trợ hỏa lực cùng chết sống với Dù.

Đại tá Luật bị ám ảnh vì cung từ của tù binh BV, và nghi ngờ trên dọc đường-9 phải chịu một thảm kịch bị các trung đoàn BV chốt chận phục kích và trải qua một bãi Mìn kéo dài trên 5 cây số đến biên giới? Vì binh pháp nhà trường dạy rằng cấm ngặt chiến xa tiến thối trên độc đạo là tử lộ!

Ngày 22 tháng 3, Nhờ có Đại tá James Vaught từ Pentagon mới đến với danh nghĩa cố vấn cho Dù, nên mới có trực thăng đang phải chuyển nhiều phuy xăng qua biên giới để tiếp thế cho đoàn thiết giáp; Một chiếc xe ủi đất D-2 nhỏ cũng được trực thăng Skycrane CH-54 thả xuống để dọn đường tại khu bờ sông Xê-pon nơi đoàn chiến xa dự trù băng qua. Sự kiện tận tình giúp đở nầy đã làm cho Chuẩn tướng Phạm Văn Phú đặt hết niềm tin nơi đại tá Vaught, nhưng đến khi sắp mất miền nam, thì tướng Vaught qua lại gặp Thiếu tướng Phú hỏi han ý kiến về rút quân đường 7 thì tướng Vaught không tiết lộ một tí gì về hậu quả cuộc rút lui, dù rằng trong phòng chỉ có hai người bạn mà thôi; thế mới đau đầu cho tình nghĩa đồng minh Mỹ/Việt.

Ngày 23/March, lúc 8 giờ sáng, Trực thăng vỏ trang 213 buộc vào thử thách thế trận mới trên đường rút lui: Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 GMC chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối. Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được, lợi dụng thế đất nầy làm nơi phục kích. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch, trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ; Khi địch quân bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 M-113 và toàn thể 18 GMC chở đồ tiếp liệu bị hư hại nặng bắt buộc phải bỏ lại. LĐ1/TK sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng vì địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn; Sau đó, OV-10 không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích quân BV leo lên các chiến xa bị hư hại của QLVNCH ở phía trước, dùng súng trên xe bắn lên máy bay; cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.

Trực thăng võ trang tiếp tục hộ tống đoàn xe trong tầm súng đại pháo 130, 152ly của BV thỉnh thoảng chụp xuống. Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những “lủng củng nội bộ” giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đã có trước đây nơi Ðồi-31, giờ nầy càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biềt bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ trình để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước; Sự lủng củng nầy theo sư nhận xét của tôi là Ðại-tá Lưỡng giao banh cho Ðại tá Luật bằng câu “Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó” Nhưng rất tiếc Đại Tá Luật đã không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn như một vị Tư Lệnh khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền” Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đã ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy. Kết quả, Ðại tá Luật được TT Thiệu đem về giao chức hành chánh…xem như Ðại-tá Luật là một chén kiểu quý giá không nên xài mãi có ngày sẽ bị bể mà chỉ nên để chưng-diện trong tủ kín cho mọi người chiêm ngưỡng.

Sáng ngày 23/ March tại hậu cứ Khe Sanh vẫn đang truy quét đặc công BV đã đột nhập trong đêm, một bộ phận Lữ đoàn-1 Đặc nhiệm đang vượt qua sông Xepon mong mau mau xáp nhập với Lữ đoàn-1 Cơ giới thuộc SĐ5/Hoa Kỳ. Đoàn xe kéo theo nhau lê thê về để lại 98 chiếc trong đó gồm 22 chiến xa M-41 và 54 thiết vận xa M-113. Không ảnh chụp được cho thấy Lữ đoàn-1 ĐN để lại rải rác trên đường rút lui gồm 21 chiến xa, 26 M-113, 13 Bulldozers, 2 ủi đất, 15 xe nhà ngủ đêm và nên FAC điều động các phi tuần chiến thuật đến phá hủy vì không muốn quân BV xử dụng. Trong đó quân BV trả đũa bằng 4 đợt pháo kích bằng hoả tiển 122 ly suốt đêm qua đã gây thiệt hại đáng kể về phía Hoa Kỳ.

Trong khi nơi khác, gần biên giới CCHL Delta, cuộc thả dù tiếp tế bằng C-130 bị lạc vào tay địch với đạn dược loại nhỏ rất cần cho Lữ-đoàn 147 TQLC, vì đại bộ gần quân đoàn 70B, khoảng 3000 quân BV thuộc trung đoàn 29 và 803 đang tấn công quyết tử xung quanh vòng đai phòng thủ của TQLC. Đến xế trưa chúng quyết tử tấn công tiếp cận để tránh B-52; Lần nầy như mảnh hổ chúng phóng lửa vào TQLC bằng 10 thiết xa phun lửa; Lữ đoàn 147 chống trả quyết liệt tiêu diệt ngay hai chiếc đầu tiên toan vượt vòng đai, chiếc thứ ba nổ tung bởi mìn chống chiến xa của quân bạn gài sẵn và chiếc thứ tư bị F-100 phá hủy bằng bom snack eye. Sáu chiếc còn lại điên cuồng xung phong vào BCH, Dĩ nhiên BCH Lữ đoàn phải thoát ra ngoài để chống cự với sắt thép.

Liền tức thì đội hình phòng thủ của TQLC phải dàn ra: Tiểu đoàn-2 và 4 phải bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn-7 mở đường máu đâm thủng quân địch để vượt thoát xa lánh mục tiêu bị đâm thủng, và trên đường tiến sát về hướng CCHL Hotel do Lữ đoàn 258 trấn giữ. Viên chỉ huy BV cũng khá tinh ranh đã cho một đơn vị thiện chiến thuộc trung đoàn 29 nút chận đường rút lui của Lữ đoàn 147 về CCHL Hotel.

Quả nhiên, T-54 và bộ binh thuộc trung đoàn 29 đã đào công sự sẵn sàng quyết tử với TQLC, vào sáng sớm hôm sau cuộc đụng trận đẫm máu xảy ra: Dù rằng các vị tiểu đoàn trưởng 147/TQLC đều bị thương, nhưng cuối cùng vẫn sáng suốt đưa con em về đến Lữ đoàn 258/TQLC, CCHL Hotel. Rất cảm động về tình đồng đội, họ dìu nhau cho đến điểm an toàn Hotel với số bị thương khá nhiều, gần 230 thương binh được khẩn cấp tải thương về Khe Sanh trước khi mặt trời lặn. Trực thăng Mỹ đã hoàn tất bốc hết Lữ đoàn 147 về Hàm Nghi, gồm TĐ-2, TĐ-7, và TĐ-4. Số bị thất lạc sơ khởi là 134, nhưng lần lượt các anh về lại với đơn vị, chỉ còn lại chính thức là 37 mất tích.

Trận đánh tại CCHL Delta đã tiêu diệt được trên 2000 quân BV, coi như hai trung đoàn 803 và 29 bị loại khỏi vòng chiến.

(Còn tiếp)

vinhtruong
02-05-2011, 02:08 PM
Người viết cũng nên nhắc lại nguồn gốc của sự lủng củng Việt/Mỹ: Vào trưa ngày 19, March, TT Thiệu thông báo cho đại sứ Bunker và tướng Abrams rằng: “Tôi phải ra lệnh cho quân lực VNCH rút về biên giới ngay sau khi mục tiêu chiến thuật đã hoàn tất… vì lẽ chúng tôi chưa sẵn sàng cho mục tiêu chiến lược… nếu Hoa Kỳ cùng gởi một sư-đoàn hành quân với chúng tôi thì chúng tôi cùng ở lại cho đến khi hoàn thành mục tiêu chiến lược” [TT Thiệu thừa hiểu rất rõ làm sao Hoa Kỳ mà ngưng sự rút quân theo như định-kiến-3 đã minh định trước khi quân tác chiến Mỹ qua VN bằng axiom-3: “The US could not have won the war under any circumstances” - Trích một đoạn nhỏ trong sách THE NEW LEGION, Volume- II của VINH TRUONG: During a visit to Vietnam, General Haig had strewn a certain amount of Chaos in his Wake: At forward XXIV Corps on 18 March General Haig told General Sutherland that “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,” The following day he visited II Field Force and told General Commander there “his tentative conclusion is that the time has come for an orderly close-out of the ground operations in Laos.” Both field commanders dutifully reported these Haig observation to Abrams, who must have been somewhat bemused. I thought all U.S generals were totally bemused by all the activity around them due to operation’s objective that was blow-out and kill all two crucial-opponents for Hanoi regime taking over Saigon be not a real blood-bath and Saigon not a “Pebble-Capital”]
Tuy nhiên TT Thiệu tiếp: trước khi rút về chúng tôi sẽ hủy diệt kho hậu cần 611 tại Mường Nồng, còn hậu cần 604 chúng tôi để cho Không quân Chiến lược (SAC) đảm nhiệm. TT Thiệu quyết định phải rút quân trong khoảng thời gian ngắn nhứt, càng sớm càng tốt.
Nhưng trên thực tế vì bất lợi “tấn thối trên độc đạo” Vì sợ cuộc rút lui bị lộ nên các tướng lãnh đồng nhứt vận dụng cuộc lui binh càng nhanh càng đỡ thiệt hại vì các chốt chận cấp trung đoàn BV phục kích đang đuổi theo ráo riết. TTVT/213 yểm trợ cuộc rút lui nên phối hợp hướng dẫn cách nào được an toàn, lúc rút nhanh, lúc phải dừng lại chậm chạp để gỡ những điểm nghi ngờ phục kích ở phía trước, nhứt là những eo gắt, cạnh sườn đồi trọc có thế dùng B-40 thụt xuống, những rừng Tre Gai chằng chịt, khi băng qua con suối cạn, hay lên dốc quẹo gắt, vì số trực thăng quá ít nên tôi dùng chiếc gunship lead làm C&C để khi đụng trận chúng tôi có 3 gunship mới mong làm vòng tròn yểm trợ liên hoàn phủ kín cho nhau.
Theo kế hoạch của tướng Lãm, cuộc rút lui đã hoàn thành sớm hơn dự trù, với con mắt C&C quả là một cuộc rút lui hỗn loạn, nhưng ít ra sự thiệt hại như vậy là đáng mừng hơn cuộc rút lui càng trễ thì sự thiệt hại càng tăng dần. Ngày 25, March 1971 hầu hết các đại đơn vị đã rời khỏi đất Lào, chỉ trừ hai Toán thám sát TQLC còn ở lại trên phần đất Lào vào cao điểm núi Co Roc để gìn giữ an ninh cho cứ điểm Hàm Nghi bắt đầu cuốn chiếu về Đồng Hà.
Cuộc rút lui do đơn vị Mỹ chịu trách nhiệm yểm trợ theo đặc lệnh hành quân, sư-đoàn 101 phối hợp với Lữ đoàn-5 Cơ-giới yểm trợ cuộc rút lui dọc theo đường-9 đến Đồng Hà. Còn từ biên giới Lào/Việt TQLC chịu trách nhiệm cùng với LĐ/1/BĐQ ở tây bắc biên giới.
Dù rằng trên thực tế không có đơn vị đáng kể nào ở bên Lào, BCH quân đoàn-1 về đóng tại Đồng Hà và họ tự cho rằng cuộc hành quân được hoàn thành mỹ mãn? Nhưng báo chí nước ngoài cho rằng cuộc hành quân bị dang-dở do cuộc xung đột giữa Mỹ/Việt? Các phóng viên báo chí gởi lên vài chiếc hình thương binh VNCH, Trực thăng hối hả móc các khẩu pháo 155, 105 về hậu cứ… với những tin bất lợi nói xấu QLVNCH do thành kiến, đặt hàng, hoặc cho rằng sốt dẽo có lẫn ẩn ý chính trị cho mục tiêu quân Mỹ sẽ rút lui trong danh dự vì quân lực VNCH bỏ mất cơ hội phá hủy hậu cần địch trước mùa mưa. Nhưng làm sao ai biết đại-tá nhị trùng Bùi-Tín đã báo cáo các tiếp liệu chuyển vào nam tất cà dấu kín sẵn sàng trên hành lang mà bãi đậu xe số-1 (toàn xe molotova LX và TQ khả dụng) đã hoàn thành. Riêng bãi đậu xe số-2 thì bị B-52 nên phá hủy, nhưng thật ra xe nằm chờ sửa chữa (đây cũng trong thế sách lược tiêu hủy hàng tiêu dùng phế thải theo dự mưu của trục ma quỷ).
Thế là B-52 điên cuồng hủy diệt suốt đêm 28 March rạng ngày 29 căn cứ 611 đến ngày 31 March thì căn cứ hậu cần 604.
Vào sáng sớm 24, March, sự ương ngạnh của TT Thiệu làm cho tướng Giáp bối rối bể kế hoạch phục kích tại CC hậu cần/604. Bất chợt tướng Giáp ra lệnh cho tất cả đơn vị BV phải bôn tập càng nhanh càng tốt để chận đánh quân lực VNCH đang trên đường rút lui, đồng thời qua Phạm Xuân Ẩn, Giáp cự nự với Trung úy phản chiến John F Kerry hứa Lèo cho tin QLVNCH sẽ tiến chiếm Cargo-604 mà đợi hoài không thấy.
Trên đường-9, đúng 10 giờ sáng, ngày 24/March lấy đà bôn tập do lệnh khẩn cấp của tướng Giáp, nhiều chiến xa T-34, T-54, PT-76 chở đầy lính BV bương bã chạy trối chết rượt theo. Gunship/213 không phải phương tiện tiêu diệt chúng mà chi có yểm trợ đoàn xe mà thôi, chỉ ra tay khi chúng thật sự cản đường khiêu khích, trên chiếc C&C, tôi báo cáo về Hàm Nghi có 5 địa điểm xuất hiện chiến xa địch rất gần biên giới, đồng thời FAC có backseater người Việt được chúng tôi cho biết để phối hợp hoả lực tiêu diệt chúng. Liền tức thì phi cơ chiến thuật từ Đệ Thất Hạm đội được điều động tới với hai phi tuần Skyhaw/A-4 hậu quả tiêu hủy hoàn toàn 10 chiếc không kể những chiếc bị đức xích vì Gunship Cobra truy kích.
Hiện giờ Lữ đoàn 258 đang sắp bị tấn kích, nên họ chuẩn bị rất cẩn thận về mìn chống chiến xa cũng như bố phòng; Nhưng cấp trên lại không muốn lập lại cảnh đẫm máu tại CCHL Delta ngày hôm qua, nên vị Tư lệnh hành quân tướng Lãm ra lệnh trực thăng Air Cavalry bóc LĐ-258 ra khỏi CCHL Hotel. Liền tức thì trưa hôm đó, CH-47 Chinook vào móc 6/105 ly và 4/155 ly Howitzers về lại LangVei thay vì Khe Sanh và tất cả thành phần LĐ/258 còn lại để thành lập CCHL để yểm trợ cuộc rút lui vì đại bộ phận Mỹ đã rút về Đồng Hà theo lệnh của tướng Haig bất mản quân lực VNCH không chịu ở lại đất Lào cho đến đầu tháng 5. Cùng ngày nầy, trung đoàn-2/SĐ1BB đang dàn quân bảo vệ an ninh cho Hậu cứ Hàm Nghi.
Trung đoàn 54 bộ binh từ Huế được lệnh vào Khe Sanh để thay thế trung đoàn-2 dưỡng quân, đồng thời trung đoàn-5/SĐ2BB được lần lượt thay chỗ các đơn vị Mỹ từ phần lãnh thổ phía Tây Quảng Trị bắt đầu ngày 25, March lệnh của tướng Lãm, vì có sự hục hặc giữa Mỹ/Việt qua sự ương ngạnh của TT Thiệu rút quân về sớm hơn dự trù của Pentagon. Trong khi đó sư đoàn TQLC bị buộc phải đưa hai đơn vị thám sát tới núi Co-Roc chiếm cao điểm để khống chế và tự bảo đảm an ninh cho hậu cứ Khe Sanh và sẽ được bốc về vào ngày hôm sau.

TTVT/213 vì những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy: Con chim đầu đàn bị PT-76 bắn hạ, PHÐ bị xây xát vì flexiglass, Tư lệnh SÐ1KQ cho Ðại úy Trần Duy Kỳ thế nhưng tôi bướng bỉnh không chịu về R&R… để rồi phải mất tới 2 ngày, những chiến xa và các TĐ/7 và 8 Dù tùng thiết mới từ A Lưới về được đến CCHL Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số vào ngày 20 March. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà vì TT Thiệu phá bĩnh kế hoạch đã quyết định 18/1/1971 của Tướng Haig, NSC, Pentagon. Ðó là lý do Tướng Haig bất mãn nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho riêng lực lượng của họ mà thôi, do đó LĐ1/TK lại gặp thêm trở ngại vì thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới.
Hành động can đảm nầy của TT Thiệu khiến nhiều báo chí Mỹ ca ngợi TT Thiệu còn có quyền định đoạt chuyện nội bộ của nước mình, trong khi TT Johnson đáng ghét, không làm được chức trách Tổng tư lệnh tối cao quân đội như là sự đề nghị hữu lý theo hệ thống quân giai: Như năm 1968, Tư lệnh chiến trường Westmoreland đề nghị lên Tổng tham mưu trưởng Liên quân chỉ cho quân lực VNCH được phép hợp lý đánh đuổi quân thù ra khỏi biên giới Lào/Việt mà có được với người Số-3 trong vị thế ở Bộ Ngoại giao là William Averell Harriman, vì Harriman là thủ lãnh của War Industries Board. TT Johnson vì liêm sĩ và không dẹp nổi bọn WIB nầy, nên đành tuyên bố trên TV quyết định sẽ không tái ứng cử kỳ 2, một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử Hoa Kỳ; Cũng vào lúc Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy bị ám sát y chang người anh TT Kennedy; Ðệ nhứt phu nhân Johnson quá sợ hãi bèn chêm thêm một câu “dù ai đó có tha thiết đề nghị!” Sự thật 1964 TT Johnson đã ký OK (chỉ riêng cho Biệt Kích Dù được đuổi quân BV ra khỏi biên giới Việt/Miên/Lào mà có được đâu? (VNCH đâu có chủ quyền) nhưng Harriman không khán ký [xem trong sách The New Legion để rỏ thêm] thì làm gì có cuộc Hành Quân Lam Son 719 nầy! Tại sao người anh em phía bên kia có cơ hội hoà hợp hòa giải dân tộc mà đổi lại trả thù đày-ải chúng tôi, không chịu hiểu được chúng ta đều là tay sai của ngoại nhân?

Bộ chỉ huy Lữ-đoàn-1-Đặc-nhiệm ra lệnh cho các Chi-đoàn, Thiết-đoàn án ngữ ở hướng Tây và Bắc rút ra đường 9 họp với Lữ-đoàn cùng lui binh về biên giới. Khi các đơn vị Tăng phái đến quốc lộ 9 thì Lữ-đoàn đã rời gót ngọc (dây-xích) tự bao giờ, để mấy thằng con Ghẻ biệt lạc lối phải mò nối đuôi nhau về lại biên giới. Toán chiến xa đi đầu đụng phải một ‘Chốt kiềng’ chận đánh gây cho Thiết-đoàn trưởng và Phó bị thương, xe chỉ huy bị bắn cháy. Số thiết xa còn lại chạy về hiệp lực với Thiết-đoàn 17 Kỵ-binh; Và được lệnh cố thủ tại chỗ; Đến 8 giờ tối đêm đó thì bị quân BV tiến đánh; địch có thiết vận xa PT.76 yểm trợ. Phía bên ta nhờ có chiến xa M.41 nên đã bắn cháy được 2 chiếc PT.76; Thế là suốt đêm Phi cơ vận tải AC.130B Spectra thả Hỏa châu soi sáng cho quân bạn, trong khi quân BV thuộc trung đoàn 64/SĐ/320 vẫn tiếp tục tấn công vào nhiều đợt, nhưng bị súng tự động của hai Chi đoàn bắn càn quét yểm trợ liên-hoàn, địch không làm cách nào tiến được gần quân ta, trong khi địch quân cố gắng bám sát để khỏi bị Phi cơ AC-130B oanh kích. Đến 7 giờ sáng, xác địch thuộc trung đoàn 64 nằm ngỗn ngang đến nỗi bên ta không ngờ được và số còn lại rút lui vào rừng già, để tránh bị oanh kích. Rất không may cho lính CSBV vì sáng hôm nay trời lại tốt không có sương mù, nhưng Phi cơ vẫn oanh kích điều chi để quân bạn rút lui. Hai Chi-đoàn lại kéo nhau chạy qua Căn-cứ Ma Aluối bằng đội hình chân vẹt tiến lần để có thể yểm trợ lẫn nhau khi đụng trận; May quá, 2 Chi đoàn nầy gặp Thiết-đoàn 11 Kỵ-binh. Trong chiến trận vẫn còn lịch-sự, Thiết đoàn cho 2 Chi đoàn giữ mặt hậu, Đại-tá Nguyễn Trọng Luật ở trong Thiết-đoàn nầy cho biết tình hình: Phía trước là Thiết-đoàn 17 đang đụng độ rất dữ-dội, chưa mở đường máu được, còn kẹt tại chỗ. Thế là 2 Chi đoàn tăng phái phải chòi lên phụ lực với Thiết-đoàn 17 để mở đường máu.
Địch đã sẵn sàng đào hầm Ếch bố trí ở hai bên đường, hể thấy chiến xa là chúng bắn B.40 xuống ngay. Còn như lực lượng ta quá mạnh, thì chúng cho trận địa pháo vùi dập không chút thương tiếc. Bất chợt, một chiếc M.113 từ phía giữa tiến ra ngoài chạy thật nhanh về phía trước, vượt qua Thiết-đoàn 11, rồi Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 1, rồi qua mặt luôn Thiết đoàn 17. Chiếc M.113 như con Bò điên tiết, cho nổ tất cả những Hỏa lực có được trong xe, kể cả lựu đạn tung ra hai bên vệ đường với tốc lực gần 40 cây số một giờ do tài xế nhấn lút ga. Gần 30 phút sau, con Cua sắt điên tiết nầy bắt tay được vớí Toán lẻ của Thiết Đoàn 17. Nhưng lui về phía sau, khi Thiết đoàn 11 đến đó thì bị quân BV cắt đứt gọn một nữa, chúng làm thiệt hại tiêu hủy gần một Chi-đoàn,
Rốt cuộc, bỏ của chạy lấy người, bây giờ, chặng kế tiếp từ Cứ-điểm Bravo, Thiết đoàn 17 dẫn đầu, đến Bộ chi huy Lữ-đoàn, rồi Thiết đoàn 11 và cuối cùng là Thiết-đoàn 7 giữ mặt hậu. Đoàn chiến xa nầy cuối cùng về đến Cứ điểm Alpha cách biên giới Lào-Việt 16 cây số. Khi đến nơi, mọi người ai cũng chờ đợi để cùng lui binh. Số người càng tăng, trách nhiệm của Đại Tá Luật càng nhiều. Ông chỉ định, Thiết Đoàn 11 lên dẫn đầu, vừa di chuyển nhịp nhàng chưa đầy 3 cây số, thì bị chốt-kiềng có quân CSBV xung phong liều chết vào trận mạc. Chi-đội đi đầu của Thiết đoàn 11 bắt sống được mấy tên lính BV, trong đó có một Sỉ quan. Hắn cho biết từ đây về đến Làng-Vei có cả 2 Trung-đoàn CSBV thuộc Quân-đoàn 70B chốt chận để tiêu diệt trọn gói Quân VNCH trên đường rút chạy? (Đây cũng là mầm móng làm cho đại tá Luật muốn băng rừng để khỏi phải cỡi lên Mìn bẫy?) Chẳng bao lâu đoàn-xe buộc phải ra khỏi chỗ nầy liền sau khi quan sát cơ Bronco-OV/10 ra lệnh rời vùng để khỏi bị B.52 trải thảm.
Đại-tá Luật cho lệnh bỏ lại tất cả xe chạy bằng bánh để nghi-binh. Đúng 11giờ đêm, Đoàn xe có bánh làm một vòng hình bán nguyệt, nổ máy và bật đèn sáng trưng rọi về 3 hướng để đánh lạc hướng địch, vì quân bạn đoán biết tiền-sát viên CSBV từ trên những cao điểm nhìn xuống: Tất cả đèn pha rọi về hướng Bắc, Tây, Nam chỉ dành bóng đêm về hướng Đông để thiết-xa rút lui. Người chỉ huy tùng thiết mũi-nhọn của Dù là Trung-tá Ngọc đi đầu để lấy phương giác; Họ di chuyển ban đêm bằng hồng ngoại tuyến, cứ theo phương giác do Trung-tá Ngọc dẫn đường mà nối đuôi nhau di chuyển về hướng Đông. Đến 5 giờ sáng thì đoàn xe đã mò mẫm đi được 10 cây số. Lúc bấy giờ mọi người đang yên lòng vì tai nghe tiếng nổ liên hồi của B.52 Chiến-lược cất cánh từ Đảo Guam, 3 đợt gồm 9 chiếc đến san bằng ngay chỗ đoàn xe có bánh, mà Lữ đoàn vừa rời từ tối hôm qua, lúc 11 giờ đêm. Phi vụ nầy lại lập lại ngày khai diễn B-52 tiêu-hủy chiến cụ tại chỗ cuộc hành quân, Không-quân Chiến-lược tiêu hủy “Bến đậu số 2” có nhiều Molotova bất khiển dụng, như vậy theo WIB là tiêu thụ cho hết hàng tiêu dùng đã làm ra hồi Ðệ II thế chiến kể cả phía Liên Xô và Mỹ, bằng dollar và 70% nguyên liệu xuất khẩu từ Mỹ qua viện trợ “Aid to Russia Plan renewed”.
Đoàn xe vẫn tiếp tục trên đường tiến về biên giới. Đúng 11 giờ trưa thì vừa đến bờ sông Xe-Pon tuy dốc có đứng nhưng lại quá cạn vào thời-điểm mùa xuân nầy; Chẳng bao lâu, Trực thăng Mỹ câu đến cho 2 chiếc D4 để san bằng bờ sông; (Chuyện nầy không thể lập lại như lúc Chuẩn tướng Phạm Văn Phú còn là Tư-lệnh Sư-đoàn-1 và khi trở nên Tư lệnh Quân-đoàn-2 thì bị Mỹ hứa “Lèo” không cho những chiếc D4 để giúp khai thông Quốc lộ-7 Cheo-Reo, Phú Bổn mà cố tình để cho quân dân Miền Nam bị vùi dập bởi các Sư đoàn của Tướng Văn Tiến Dũng trong kế hoạch “Rã ngũ quân lực VNCH.” - Sau khoảng 2 giờ hỏa tốc, cố gắng làm được con đường thoai thoải dốc.Thế là toàn bộ lần lượt vượt qua; Đúng 11 giờ đêm thì đoàn-xe qua hết được bên nầy sông, Họ tiếp tục di chuyển suốt đêm trên đường về Lao-Bảo.

(Còn tiếp)

vinhtruong
02-20-2011, 01:20 PM
(Nhờ có youtube, tài liệu, hình ảnh, tờ tường trình … nên bài viết nầy mới có “tính thuyết phục”, vì tôi rất thích viết THẬT, viết THẲNG, viết có SÁCH mách có CHỨNG. Thí dụ ai mà tin được trực thăng có thể thả trái Bom 15.000 pds? Xem Cánh-Thép “Chuyện đời Lính” Trực Thăng Sikorsky CH-54 sẽ rõ)

TẠI SAO CUỘC RÚT LUI HỖN LOẠN CỦA LĐ1ĐN??? Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng trận với địch quân". Và “theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh nếu bị đụng-độ thật khó mà hoàn thành nhất”
Với một nhúm Trực thăng võ trang của Phi-đội/213 chỉ có yểm trợ cho Dù thôi, bây giờ phải cán-đáng thêm công việc yểm trợ cuộc hành quân lui binh bay dưới sự đe doạ thường xuyên của Pháo binh BV bắn chụp xuống, tệ hại nhứt là pháo 152ly tối tân nhứt của LX vào thời đó, và Cối 120ly, khi chạm nổ văng ra vô số mảnh vụn, cũng là khắc-tinh đối với trực thăng bay thấp. Chúng tôi đặt trọng tâm cover về Khe Sanh càng nhanh càng tốt, đúng theo ý của quý vị tư-lệnh, để BV không kịp đuổi theo. Chúng tôi yểm trợ bắn xuyên phá trước mặt đoàn convoy từ 100 đến 150 thước vào những bụi Tre gai đáng nghi và bất chấp pháo binh BV rà đuổi theo sát nút. Tuy rằng, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào, nhưng khoảng 5 cây số còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với sự nhận định chiến-tình của riêng tôi, vì thế nào tướng Võ Nguyên Giáp hoặc Phạm Xuân Ẩn cũng phát hiện và cho lệnh phục kích chận đường rút lui.

Các chiến xa của LĐ1/TK, khi về gần đến biên giới khoảng 9 cây số, quả thật đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa, lúc nầy chúng tôi cùng TTVT Cobra phối hợp yểm trợ cuộc lui binh. - Mỗi buổi sáng hợp hành quân, tôi luôn gặp Ðại tá Cockerham Tư lệnh Lữ-đoàn 1 Không Kỵ. Chúng tôi thường ăn sáng tại Mess-Tents và thường gặp phi công thuộc Ðại đội C7/17/1 Air-Cacalry/Cobra để bàn [briefing] chuyện phân phối phi vụ yểm trợ hoả lực trong ngày.
Trên đường về, ba gunship chúng tôi đang đổ xăng và tái trang bị hỏa lực để tiếp tục công tác ngay. Vì bay cả ngày, đêm không ngủ được, tiếng đại bác yểm trợ cứ luân hồi tác xạ, nên tôi chỉ bay copilot ngồi bên trái vào vị trí chiếc Prep-2 hoặc Prep-3.
Trên đường bay đến tiếp nối yểm trợ hoả lực thay thế AH-1G Cobra air cover cho LÐ1ÐN - Lúc nầy, Ðại úy phi công Farrell thuộc Ðại-đội C7/17 Không Kỵ đang hùng dũng oanh kích quân BV. Chiếc trực thăng võ trang Cobra cùng với một viên phi công Warrant Officer gan dạ khác. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang Cobra đang lao vào vùng rừng núi Hạ Lào, luôn luôn trên cao tầm mắt của chúng tôi. Vì tôi thề rằng trong suốt cuộc hành quân sẽ chỉ bay cạ-càng trên ngọn cây và phóng ủi thẳng chào đón chiến xa địch với 24.000/viên phút minigun trước mũi 75 thước, áp đảo bắn phủ đầu hủy diệt xạ-thủ trên pháo tháp trước khi địch phản ứng (neutralization) và sau đó sẽ nện rockets sau. Với cao độ rà sát nầy, cũng hạn chế tầm hoạt động của phòng không địch không dễ dàng phát hiện chúng tôi, hay nếu phát hiện cũng bị triệt tiêu bởi hoả lực cũa 6 pháo tháp minigun cường tập trên đầu chúng trước khi phản ứng. Dù rằng trong trò chơi trận chiến nầy quân BV bị cấm không được dùng hỏa tiễn cầm tay tìm-nhiệt như SA7 nơi đây, nhưng thí dụ chúng có dùng thì cũng chi vô dụng với cao độ thật thấp nầy, hoả tiễn cầm tay cũng cần có cao độ và khoảng cách thì nó mới phát triển vận tốc có hiệu quả phóng nhanh vào ống thoát exhaust. Để đi đến kết luận, chỉ có lối bay “kinh-dị” nầy mới đem lại sự sống còn cho phi hành đoàn TTVT - Sau 45 ngày không có nhân viên phi hành TTVT nào bị hy sinh, theo tôi nghĩ: “cũng chỉ là hên xui vì đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!”
Phi công Hoa Kỳ cũng thừa hiểu nơi đây chỉ có 6 trung đoàn phòng không AAA, gần 900 súng cổ điển, nhỏ nhứt là 12,7ly đến 85ly gọi là sơn-pháo, có nghĩa là loại chạm nổ, nhưng còn như phi cơ đi vào vùng Oscar Eight hay được gọi là Bộ Chỉ Huy tiền phương Đoàn 559 của tướng Vỏ-Bam NVA là tư-lệnh, cách đây 40 dậm về hướng đông nam, dưới chân núi Tam Bôi thì biết ngay vùng hoạt động của SAM enveloped zone như thế nào? Nơi đây không biết bao nhiêu phi cơ chiến thuật kể cả AC-130B cũng bị bắn hạ rải rác xung quanh ấy, dĩ nhiên theo điều lệ trò chơi ROE là vùng cấm bay. Và từ đây đi về hướng bắc trên hành lang đường mòn HCM, dưới các chân Đèo, Ban Karai, Ban Ravan, và Mụ Giạ là vùng cấm phi cơ Mỹ bay qua và nếu lỡ bị ở dưới đất bắn lên cũng phải co giò phóng chạy, không được quyền trả đũa kể cả đường 7 từ Ban Ban đến biên giới Lào, và con Đèo Lập-Cập cũng không được đụng đến.
Trên FAC, OV-10 có lần người Việt ngồi ghế sau phát hiện đoàn xe Molotova đang qua cây cầu nổi bằng lót đá tảng, (một sư đoàn đi qua chỉ cần một người một tảng đá thì thành chiếc cầu đá chìm-nổi ngay) bèn ra lệnh cho phi công quan sát xuống thấp xác định vị trí và gọi phi cơ chiến thuật đến oanh kích. Khi đoàn xe nghe thấy phi cơ quan sát bay đến, khôn hồn chạy xích lại gần nhau tắt máy đúng theo ROE. Phi công FAC Mỹ trên chiếc Bronco OV-10 lắc đầu không thi hành, thì quan sát viên Việt chỉ biết thở dài, âm thầm lắc đầu chớ biết nói gì đây! Sự thật đoàn quân xa BV chỉ có được quyền di chuyển ban đêm với đèn Dim-light theo đúng luật giang hồ ROE còn ban ngày thì núp dưới rừng cây mà ngủ, nhưng ngày đó là ban ngày, và được ngoại lệ là vì đoàn xe đang lỡ phải qua cầu nổi hay chìm thì O.K.

Vừa qua khỏi biên giới không xa, Đại-úy Farrell đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình chiếc móng ngựa. Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp âm u trông giống miệng rắn Hổ đang hả to ma quái. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, để lại phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn Chiến-đoàn trưởng Dù, trung tá Ngọc dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang Cobra vào trận. Từ trên không, Đại-úy Farrell nhìn thấy rõ một toán quân BV thuộc trung đoàn 36/308 ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 thổi xả xuống đoàn xe. Chúng tôi vừa tới nhìn thấy những làn khói trắng từ đuôi đạn tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác, xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp bạn bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa M-41 không còn kiểm soát được quay qua quay lại như đầu Lân trong đám lửa khói và đạn nổ.
Tôi không khỏi ngạc nhiên thầm nhủ: “Trời! Với tầm mắt điên-tiết hiếu chiến của tôi hằng ngày, cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh thời thế chiến-2” Chiếc Cobra của phi công Lead Lancaster nhào xuống trước [Tổ chức Army Aviation, phi công chuyên nghiệp là Warrant Officer nhiều gạch Đen là nhiều giờ bay làm lead khi xung trận] Đại úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên, phóng lựu và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí phòng không 12 ly 7 của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Chúng tôi dễ dàng nhìn thấy tràng đạn lửa từ dưới đất bắn lên; Ðây là thế bắn mà Tam-trùng phóng viên nhà báo, Phạm Xuân Ẩn đã nói và thách thức sự hiểu biết của tôi trên [khi quá giang] chiếc C-119; Trong thế liên hoàn ba góc hỏa lực của tam giác cân mà lúc phi cơ xạ kích đang kéo đầu lên sau khi nhủi xuống xạ kích. (Thật là điều quái lạ nhưng đây là sự thật phản tình báo Mỹ đã lý-giải cho các xạ thủ phòng không BV bắn lên phi cơ, thì dụ như cầu Hàm Rồng, được một pháo đội 3 góc tam giác cân, yểm trợ liên hoàn. Khi phi cơ tiềm kích đâm đầu xuống góc nào, thì pháo thủ nơi đây nằm ẩn kín dưới công sự phòng thủ, còn hai góc kia tiếp tục bắn lên phi cơ. Còn góc nầy chờ phi cơ ngóc đầu lên là đứng dậy bắn theo xối-xả ngay. Có như vậy cuộc tranh tài càng lâu thì phi cơ có phần chắc sẽ bị bắn rơi; Thế là có khách hàng (costumer) mua dùm hàng tiêu dùng ế-ẩm lâu quá chưa ai mua, đối với WIB vũ khí sản xuất phải được tiêu dùng, cũng như CIA giúp BV chơi trò chơi “Cút-bắt” rẻ tiền, nhưng tăng sự cao ngạo cho BV để quyết tâm chiếm miền nam, trong chiến dịch Loky của Biệt hải, dùng PT Nasty bắt người dân ở ngoài bắc đem vào Cù lao Ré, Quảng Ngãi cho ăn uống vỗ béo cho mập rồi thả về. Dĩ nhiên trong cái thế giới ai ai cũng ốm teo mà có người xuất hiện mập mạp hồng hào thì bị Công an đưa vào cải tạo tư tưởng là chuyện rẻ tiền nhưng lại có ảnh hưởng về tâm lý. Và đây lời phàn nàn của đại tá xếp sòng SOG, Jack Singlaub: “We would spend our time feeding them well, fattening them up, give them very high-colories foods. So when they went back, they were healthier and certainly had more poundage, Hanoi easy identified them by physical healthy, and put them in the reeducation cam.
Trên không các toán Gián điệp Biệt kích cũng vậy, William Colby thả thì Russell Flynn Miller chỉ toạ độ để lính BV vây bắt, vì đây là trò chơi chiến tranh, chỉ đơn giản là thế, vũ khí làm ra phải có nơi tiêu xài cho toàn cõi ba nước Đông Dương).

Những lằn đạn lửa chỉ đỏ rực đuổi theo đường bay sát hai chiếc Cobra, gần đến nỗi tôi tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Farrell vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công Lancaster về ba họng súng phòng không nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới mà chúng tôi đang theo dõi và thấy rõ lằn đạn bay lên.
Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực salvo vào các ổ phòng không. Sau ba vòng oanh kích, chỉ còn lại một ổ phòng không cạnh sườn đồi hoạt động, Trực thăng của Đại úy Farrell cũng đã bắn hết các hỏa tiễn mang theo nên thông báo cho chiếc Lead-Cobra dẫn đầu biết cần về Khe Sanh để tái vũ trang và bàn giao lại cho chúng tôi. Nhưng phi công Lead Lancaster cho biết anh cũng chỉ còn vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ phòng không cuối cùng, Đại úy Farrell trên cương vị chỉ huy, cố thuyết phục Lancaster đừng làm như vậy vì oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc Lead trực thăng kia vẫn ngoan cố lao xuống mục tiêu.
Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn phòng không bắn trúng vào chiếc Cobra, Lancaster thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Đại-úy Farrell yểm trợ cho anh đáp emergency landing. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng liều lĩnh của Lancaster bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một bãi cỏ tranh khá rậm. Phi công Lancaster vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng vì cánh quạt đuôi đã bị hư hại nặng nên mât thăng bằng, rung chuyển tăng dần high frequency dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xoáy tròn xuống đất trước mắt chúng tôi. Khi phi cơ tản thương Dusk stuff tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ tìm thấy xác hai viên phi công đã chết vì bị gãy cổ khi trực thăng rơi counter clockwise xuống đất.
Nhờ vào kinh nghiệm chứng kiến và địa hình trước mặt, nãy giờ chúng tôi bay vòng chờ khuất tầm quan sát của địch, ở sau đồi trọc và trên đám rừng cây, trên đầu quân bạn. Tôi chưa chắc đã ngán họ, nhưng mục tiêu chính là làm cách nào cho đoàn quân xa được an toàn rút lẹ về Khe Sanh để khỏi bị các “Chốt-chận” cấp Tiểu đoàn hay tệ hại hơn là cấp trung đoàn, vì theo tin tù binh chúng có hai trung đoàn 29 và 812 của sư-đoàn 324B toan làm chốt chận và quyết tử với quân bạn có chiến xa yểm trợ.
T-54 đối với chúng tôi như là những người khổng lồ với đôi chân đất sét chậm chạp đáng thương hại, nhưng đối với quân bạn là một trở ngại chính; Khi phát hiện chiến xa địch, chúng tôi vào hợp đoàn tác chiến 75 thước bay phóng thẳng đến ngay chúng với đội hình nấc thang trái (left echelon) Chúng tôi sẽ dùng 6 pháo đài miniguns xử dụng 24.000 viên/phút áp đảo các đối thủ trước mũi phải chui rúc xuống pháo tháp chiến xa hay hầm hố nếu muốn sống, kế tiếp từng chiếc một lên cao độ để tiềm-kích trong khi sáu pháo tháp di động minigun bao phủ trận địa, tiếp tục bắn phủ đầu yểm trợ liên hoàn (Sự thật ngày nay nhờ Youtube, các bạn có cơ hội nhìn sự vận hành của Minigun và có thể hình-dung 6 bầu lửa di động với cao độ view of bird, hiệu quả kinh hoàng như thế nào, đã gây thiệt hại cho trung đoàn 64 thuộc sư đoàn Thép 320 tan-rả. Tàn quân phải phân tán bôn tập về hướng Đồi-31, bỏ lại trách nhiệm tùng thiết lẻ-loi cho T-54 khệnh khạng nằm yên dưới lùm Tre gai chịu trận, tàn quân chạy về hội nhập cùng trung đoàn 24B dưới chân đồi để chống lại với hai đại đội trinh sát/TĐ/8 Dù, cùng hai chi đoàn 17 và 11 chiến xa, trong khi các chiến xa bạn không bị trầy trụa lớp sắt nào vào trưa 23/2/1971 (Tôi nghĩ sẽ có bạn nào trong ba đơn vị nầy còn sống và là chứng nhân hành động anh hùng của Top-gun, Trung-úy Trần Lê Tiến ra tay bảo vệ quân bạn một cách hiệu quả?)

Bây giờ đội hình tác chiến của Phi đội 213 có nhiều thay đổi về mặt chiến thuật, hoàn toàn không còn ngụy hóa âm thanh như những lần yểm trợ cho Ðại đội trinh sát tiểu-đoàn/8 Dù; Ba chiếc sẽ bắt đầu khai hoả khi còn cách mục tiêu 15 giây bằng một trận mưa đạn cuồng sát trước mũi phi cơ 75 thước, dí đầu địch núp kín trong pháo tháp, nếu ngoan cố chống trả thì sẽ bị ngã gục trước khi thấy chúng tôi thoáng qua trên đầu chúng.
Dùng chiến thuật 90 độ ngược lại đoàn xe, đội hình tác chiến luân phiên yểm trợ che kín, 3 chiếc hình than bên trái [Left-Echelon] Trung úy Tiến Lead, tôi Prep-2 và Trung úy Lưu Prep-3; Chúng tôi dùng chiến thuật “độn rừng” núp sau sườn đồi móng ngựa. Khi vừa ló dạng khỏi sườn đồi, Lead Tiến ra lệnh đồng loạt tác xạ, nhưng không quên nhắn nhủ PHĐ kéo cao cổ áo Nomex để khỏi bị phỏng, kéo kiến helmet che mắt, và check lại belt safety, chicken-plate. Các xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tít, một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên phút xuống rừng Tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi là các hầm hố quân BV đang phục kích theo như con mắt cú-vọ kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ mà tôi nhớ lại lời nói của Nã Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan phi-hành nầy mới là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xổng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh, không ảnh hưởng over charge control boxes. Khi chúng tôi trên đầu quân BV 50 thước, thật là điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn, như khi tôi yểm trợ cho tiểu-đoàn-6 Dù ở sườn Tây Đồi-31, trưa ngày 23/2/1971.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bão của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Quân BV nầy thuộc trung đoàn 812/324B có kinh nghiệm sau khi học tập kinh qua chiến trận trên đường 92 bắc Aluối, trung đoàn 64/320 bị thiệt hại trầm trọng như thế nào? vì mưa đạn minigun, tàn quân của trung đoàn 64 nầy phải chạy vế hướng bắc để hội nhập cùng trung đoàn 24B hầu chống lại với quân bạn dưới chân Đồi-31, và giờ đây họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay xẹt qua trên đầu chúng.
Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của Tiến quẹo gắt qua Phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua Trái lead 4 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa bạn vì quân BV vẫn còn ở trong đó và dùng súng cơ hữu bắn vào quân bạn. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẫn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên? Thật là khó tin trong chiến trận tàn khốc nầy! Có một trường phái cho rằng, sở dĩ không có tiếng súng chống trả vì hai chiếc Cobra Mỹ đã hủy diệt mấy ổ phòng không 12,7 ly loại ra khỏi vòng chiến đấu, nhưng có một trường phái khác thì cho rằng, quân BV có lệnh “Cá Gầy thì bắn cá Béo thì chém-vè” vì cá mập có xạ thủ với đôi mắt Cú ráo-đảo nhìn từ 75 thước như sáu cái pháo tháp mưa xuống những nơi nào là mối đe doạ từ Lính BV, buộc chúng phải núp xuống hầm theo tự động phản xạ tự nhiên, chờ cơ hội sẽ bắn trả hay là bị hủy diệt? Cá mập luôn luôn đứng thế thượng phong, các xạ-thủ có khả năng chủ-động tiêu diệt trước những mầm móng có thể làm nguy hại trước khi địch thủ ra tay?

Tôi cho lệnh tất cả chiến xa kể cả bạn và địch nằm lẫn lộn phía trước đoàn quân xa đều phải tiêu diệt, Tiều đoàn 8/Dù cho lệnh như vậy; Chiếc Lead bắn hết rockets xuống làm trail cho chiếc 3; Tôi lấy cao độ và tiếp tục phá hủy các chiến xa còn lại, trong khi luôn luôn 6 khẩu minigun vẫn tiếp tục cover 3000 viên phút; Nhưng có lẽ vì quá mệt mỏi, nên những chiếc rockets của tôi bắn ra đều gởi thiên gởi địa hết chỉ dựa-dẫm nhờ vào sự kinh nghiệm của các xạ thủ gunship cường kích. Tôi bảo đảm đoàn convoy nên mau tiếp tục di chuyển với phần hoả lực còn lại của chúng tôi; Trong khi đó, đoàn thiết giáp của LĐI/TK đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội để lui về biên giới.
Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Tôi điên tiết, liền vặn qua UHF 233.7 “Stop held it Charlie… Mother fucker you pissed Goddamn wrong spot…” Tôi tiếp tục nổi nóng gọi thẳng …”Goddamn A-6 Intruder …Navy … the A-6 Navy Intruder stop your fucking bomb now… now …now” Thật tội nghiệp cho tiểu đoàn-8 Dù xui-xẻo, lúc vào cũng như lúc ra trên đường 9 nầy đều bị nạn!
Chiếc A-6 Intruder vẫn còn rán chơi một pass nữa mới chịu ngừng rồi bay ra biển. Làm sao tôi không điên tiết cho được, cũng trục lộ nầy, cũng Tiểu đoàn-8 Dù nầy trong những ngày đầu, chiều 9/2/1971 Skyspot đã “cố tình thúc đít” quân bạn bằng Bôm Bi CBU-24, và bây giờ lại “Vô tình thả lạc” làm chết và bị thương một số cũng Dù và Thiết Giáp trong đó có Tiểu đoàn Phó TÐ-8, con người hùng lỗi lạc nầy chưa kịp nhập trận thì đã bị thương. Hai đại đội Trinh Sát TÐ-8 Dù xuất sắc đã chiến đấu cùng chúng tôi như môi với răng. Tiểu đội mũi nhọn tiên phuông phải choàng panel Vàng-Cam nơi lưng kẹp vào nón sắt để chúng tôi cover từ 100 thước, trước các bụi Tre gai thường có hầm trú ẩn trên đường tiến sát (rất dễ phát hiện vì địch sơ ý không chịu phi tang phần đất đỏ tươi nằm cạnh hầm trú ẩn) thỉnh thoảng nơi bụi Tre lại có một tiếng nổ phụ làm kinh hoàng tiểu đội xung kích.
Lỗi thả bom lầm nầy do FAC Mỹ Việt thiếu phối hợp. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy. Đoàn xe tiếp tục dung rủi dưới hỏa lực còn lại của chúng tôi trong khi chờ Cobra Mỹ đến thay phiên.

(Còn tiếp)
Quyết định băng rừng của Đại-tá Nguyễn Trọng Luật …

vinhtruong
02-26-2011, 01:25 PM
Tôi đã tìm ra một chân lý đơn giản để bảo vệ đàn em: “Ai dám cầm súng đứng chống cự, khi ở đàng xa nghe tiếng 6 bầu lửa minigun gầm thét như vũ bão từ trên ngọn cây vút tới mà không chịu kiếm nơi ẩn núp, tôi sẽ chịu đầu-hàng vô điều kiện vĩ nhân anh hùng nầy”. Đây cũng là chiến thuật yểm trợ hoả lực của Gunship/KQVN được ghi rõ trong Học Viện Quân Sự Army Aviation, mà tôi là tác giả defriefing cùng đại-tá Cockerham, trung tá Molinelli, và đại-úy Farrell. Câu trả lời là sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt, không một nhân viên phi hành gunship nào bi thiệt mạng!
Vừa qua, về chính trị phải nói cho dễ nghe là để cải bổ Trực thăng bị bỏ lại VN, cũng như Mỹ trong khi tháo chạy khỏi miền nam lỡ bỏ quên sau lưng vài ngòi nổ (warhead) CBU-55, chỉ đơn giản như vậy thôi, nay, căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg trích từ lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1,3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích cũng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước. Hoa Kỳ, với danh nghĩa viện trợ bộ phận rời (spare-parts, nhưng VN đã tháo gỡ bán ve-chai và mục nát hết rồi) sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH-1H tồn kho (spared-stock Natioal Guard tại Mỹ và Nhựt, vì trước sau Mỹ cũng sẽ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nhựt sẽ bàn giao cho VN xài đỡ trước cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ xét sau. Đồng thời VN sẽ dùng HQ-801 và HQ 802 bỏ lại trên deck có chỗ cho 2 chiếc gunship standby để tuần tra biển-đảo.

Trở về LS-719, tưởng người viết cũng nên nhắc sơ về mùa Hè Đỏ Lửa-72: Đại-tá Nguyễn-Trọng-Luật, chỉ huy Lữ-Đoàn 1 Thiết kỵ phải ra lệnh rút 1 Thiết-đoàn mà không cần đợi lệnh trên, để bảo toàn Lực-lượng cũng như thông báo cho đơn-vị bạn (Lệnh ngầm của Mỹ khuyên nên rút lui vì muốn giữ mạng sống và danh dự cho Đại-tá Luật như Đại-tá đã lăn-lóc năm vừa qua tại chiến trận Hạ Lào năm 1971, một George Patton VN, người Mỹ rất kính trọng sự hy sinh và bị tai tiếng hàm oan trong chiến trận năm vừa qua của vị đại tá nầy khác hẳn với trường hợp của chuẩn tướng Vũ Văn Giai bị trực thăng Mỹ bốc ra khỏi vị trí hành quân, mà TT Thiệu rất tức giận cho rằng ‘politic sabotage’ do Mỹ dàn dựng để đẹp lòng phía Hà-Nội) Thế nên, quân BV và Chiến xa T.54 mới xuyên thủng phòng tuyến quân bạn.

Trong những trường Đại học quân sự thường được giảng viên giải nghĩa rằng: “Theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh và theo tôi như bị giựt ngược kiểu nầy, và đang buộc phải đụng trận thật khó mà chu toàn cho được” Tôi tự đi đến kết luận phải rút càng nhanh càng chịu ít thiệt hại. Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe, Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp. Nhưng vì lý do gì đại tá Luật không cùng di chuyển trên đường-9?
Nhưng theo tôi, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác giữa sự lủng củng của Dù và Thiết giáp. SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Đông Nam tương đối bằng phẳng để tránh các ổ phục kích. Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn. Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất-đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún; Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu liên hoàn được cho nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 dưới sự yểm trợ đáng tin cậy của PÐ-213 như Tướng Ðống đã đặt hết niềm tin khi bắt tay tôi trước khi xung trận tại cứ điểm Fuller, Ðông Hà… Cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được.
Trong những ngày đầu của cuộc hành quân, gunship chúng tôi yểm trợ rất hiệu quả cho Dù và Thiết ky trên đường 92 tiến về hướng bắc Đồi-31. Thiết-đoàn 11 Kỵ-binh thuộc Lữ-đoàn 1 đã oanh liệt tiêu diệt 6 T.54 và 16 PT.76 vậy mà không bị một sự thiệt hại nào: Đại tá Jame Vaught (Dù) và Battreall (Thiết Giáp) đặt nghi vấn, một cuộc chiến xa trận khốc liệt như vậy mà chiến xa VNCH không bị một sự thiệt hại nào? điều nầy để độc giả suy gẫm? và cũng thật đau lòng các chiến sĩ LĐ/51/TC hy sinh có, bị thương có, mất tích có, trong trận chiến nầy mà trong các tài liệu youtube không nói tí gì về họ! và cũng vì tôn thờ các chiến hữu đã hy sinh, tôi vô cùng uất hận phải viết ra sự thật, để được phân minh, trong khi các ký giả chỉ đứng tại Khe Sanh vẽ vời chế biến xa sự thật.
Trái lại, khi rút lui thật thê thảm, hỗn quân hỗn quan. Trong những trường Đại học quân sự thường được giảng viên giải nghĩa rằng: “theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh nếu đang đụng trận thật khó mà hoàn thành nhất” Thiết vận xa, xuất quân có 162 chiếc, giờ còn lại 64 chiếc; còn chiến xa xuất trận 62 chiếc về tới được biên giới 25 chiếc [Cố-vấn Mỹ được mật lệnh phải theo dõi báo cáo số chiến cụ trở về tại biên giới] Nhưng nếu bị thua vì đụng trận thì không nói làm gì, đây là vì bị cấp bức theo mật lệnh rút về Biên giới trên con đường độc đạo, đi ngược lại với chiến pháp quân sự, rồi bị chốt chận, hư máy và hết xăng dọc đường. Vã lại đường quốc lộ 9 là của thời Pháp thuộc làm ra rất chật hẹp chả được tu bổ bao giờ, thời tiết mưa dầm xoáy mòn từng lỗ nứt sâu xuống vài tấc, qua những khu rừng rậm rạp, độc đạo, núi non lại trùng điệp hiểm trở rất khó cho chiến xa khi đụng trận, bị hạn chế triển khai Hỏa lực yểm trợ tương quan lẫn nhau. Con đường lại quanh co theo triền đồi núi, dễ bị phục kích hai bên cạnh sườn. Trên cao nhìn xuống tôi có thể đoán được nơi nào có thể bị phục kích, chỉ cần một ‘Chốt kiềng’ nhỏ cũng đủ chận đường để cho CSBV tha hồ dập pháo, vì đây là mảnh đất rất quen thuộc, CSBV đã có chuẩn bị từ trước với một số đạn khổng lồ dư thừa cho cuộc chiến kéo dài đến 4, 5 tháng. Nhiệm vụ của tôi vừa là C&C vừa là quan sát cơ phối hợp FAC có người Việt backseat để điều không tiền tuyến. Quân VNCH đã bị người bạn đồng minh đâm sau lưng bằng cái bẫy “trận địa pháo” của tướng Võ Nguyên Giáp đã chuẫn bị kỹ lưỡng từ ngày thành lập 70B.
Từ Căn-cứ Hoả-lực Aluối lui về biên giới không bao xa, cách khoảng về phía Bắc trên ngọn đồi nhỏ là Thiết-đoàn 7 Kỵ-binh và cách đó vài cây số có Chi-đoàn 1 Chiến xa, dài qua hướng Tây lại thêm Chi-đoàn 2 thiết kỵ. Nói tóm lại, Bộ chỉ huy Lữ-đoàn 1 Đặc-nhiệm của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật được bao che bằng bức tường thành bởi những con Cua sắt bao chung quanh..
Lữ-đoàn-3 Dù tại Đồi-31, toàn bộ chỉ huy bị bắt sống và chết, đặc biệt, các chiến sĩ Tiểu-đoàn 3 Dù-trừ khoảng 300 tay súng, trách nhiệm bảo vệ Căn-cứ đã tử thủ đến hơi thở cuối cùng nơi chiến địa tàn khốc nầy, có ai tưởng nhớ đến những oan hồn đang vất vưởng trên bụi cây, đồi núi, trong đó có 2 nhân viên phi hành PĐ 219 thuộc LÐ51TC? Trên đường tiến chiếm Tchepone, 9 Tiểu-đoàn Dù thì đã có 5 Tiểu-đoàn trưởng tử nạn hoặc trọng thương (theo dự mưu của tham mưu trưởng WSAG, Donald Rumsfeld, phải tiêu diệt các Sĩ quan nồng cốt nầy để không còn Cán-bộ hầu tái phối trí lại binh chủng Dù, và năm sau 1972 sẽ tiêu diệt các sư đoàn thiện chiến của BV để rút ngắn cuộc chiến) Những binh sĩ thiện chiến nhất của quân lực VNCH phải bị giao động kinh hoàng ngay trung tâm chứa đựng 36,000 tấn đạn cầu vòng đủ loại, làm sao họ đội nổi trên đầu với số đạn khổng lồ nầy? Các Trực thăng tải thương đã phải chịu những “cớ sự” như thế, là vì mạng sống của các chiến hữu, trong khi Không kỵ Mỹ từ chối bay vào các căn cứ hỏa lực vì bị bẫy trận địa pháo của BV đã điều chỉnh sẳn.
Khi bấn loạn thần kinh, chính ai khỏe mạnh mới là kẻ được quyền lên trước và nếu cần họ bám víu nơi nào trên Trực thăng để tránh khỏi vùng tử địa, như tìm cách phóng lên Trực thăng hay bám vào càng đáp để được thoát thân. Không ai chối cãi họ đã chiến đấu rất dũng cảm trên những ngọn Đồi 30, 31, CCHL Hồng Hà-2, LZ South, North… nhưng không ai bắt họ đừng kinh hoàng khi phải chịu 17 ngày đêm liên tục với vài chục ngàn tạc đạn đủ loại vùi dập trên cứ địa. Tôi không trách họ mà chỉ trách Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ [NSC] đã bày ra cái “Bẫy” trận địa pháo nầy… rồi mời báo chí phản chiến đến quay phim tại Khe Sanh với dự mưu vô cùng hiểm độc (axiom-1) Cứ nhìn lại hình ảnh giải mật thì rõ, có phải người cười tươi nhất là Richard Helms, Trưởng tình báo và người kế là Kissinger cùng tướng Haig soạn giả vở ‘bi kịch Lam Sơn 719 nầy không? Henry A. Kissinger trong hồi ký White House Years, nói về nguồn gốc đưa đến kế hoạch HQLS719 như sau: “Sự thành công thì có nhiều người cha. Nhưng thất bại là đứa con không người nhận.” Ý ông Cố vấn An ninh Quốc gia muốn nói là, không ai trong chính phủ Nixon nhận là cha đẻ của kế hoạch HQLS719. Nhưng nhiều tài liệu cho thấy Kissinger có tham dự và đốc thúc việc thực hiện HQLS719 (hình trang 76 “The New.Legion” TT Nixon bị vây xung quanh bằng những thành viên WIB)

Trong cuộc phỏng vấn của Đài BBC trước đây: “Ông (Kissinger) nói rằng tấn thảm kịch của 35 năm trước, nay cuối cùng cũng đã ở phía sau, Ông có thực sự nghĩ như thế không!?” Có nhiều người nghĩ rằng, những thảm kịch nầy sẽ không bao giờ có thể bị ‘lãng quên’ và chính ông cũng trực tiếp gây ra một số trong những thảm kịch đó? Kissinger nổi cáu, nhưng không đỏ mặt, vì già rồi, mặt mày nhăn nheo, đâu còn máu nữa mà đỏ, nên đành để gương mặt xanh dờn rặn ra: “Nầy nhé! Ðây là loại câu hỏi của BBC mà tôi sẽ không trả lời! Đây là một chủ đề quá quan trọng cho những câu hỏi tự cao tự đại, những câu hỏi về cơ bản là thiếu hiểu biết sự phức tạp của vấn đề! (Vì sự thật Kissinger chỉ là người được W A Harriman tuyển mướn nhờ học lực ưu hạng chuyên môn mà làm việc đó theo lệnh Permanent Government thôi)
Nếu Bà có câu hỏi khác, tôi sẽ trả lời, nếu không chúng ta kết thúc ở đây” (Theo lệnh PG, Kissinger là thủ phạm mua chuộc Đài BBC phát tin ngầm ý cho kế hoạch ‘rã-ngủ’ Quân-lực VNCH, bởi Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld, những tin tức gây bấn loạn kinh hoàng (panic) quân dân Miền Nam, những Tỉnh chưa mất thì nói đã rơi vào tay lính BV, như Ba Mê Thuộc, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang…dĩ nhiên là có nhiều thành phố bỏ trống khi quân BV không kịp có mặt để tiếp thu, có phải vậy không? Đó là kế hoạch dự trù rất tinh-vi của CIA do Richard Helms có thiết kế tỉ mỉ trước… sẽ xãy ra liền sau khi hoàn tất vụ Watergate: Như thể hiện qua một tài liệu mật của CIA: “sẽ có một cuộc chạy trốn trong hỗn loạn ra khỏi Việt Nam, và Cộng Sản khủng bố… trả thù!).

Về thiệt hại của phía BV cũng khá nặng nề, 16 trong 33 Tiểu Đoàn cơ động bị tiêu diệt, gồm 19.360 người, 110 chiến xa bị tiêu hủy và 3,500 người bị thiệt mạng trong số 12.000 dân công khuân vác hậu cần. Nhưng có nguồn tin khác cho là: có ít nhất có 75 chiến xa trong 110 chiến xa được xem là hủy diệt hoàn toàn. Nguồn tin tình báo Hoa-kỳ cho rằng: hơn 13.000 người tử nạn cho cuộc phòng thủ bảo vệ các kho tàng, cùng với một số lớn chiến xa, đồ tiếp liệu và quân dụng chiến cụ, trên 2.000 dân công vác đạn hoặc đoàn viên phục vụ cho các Pháo-đội bị chết.
Nhận xét của Tướng Abrams khi cuộc hành quân chấm dứt: “đây là cuộc chiến lớn nhất trong thời đại nầy!” Kết quả cuộc hành quân làm cho địch giảm thiểu đáng kể những hoạt động toan tính chống Miền Nam, mức độ thâm nhập người và chiến cụ giảm thấy rõ, những trung tâm Hậu-cần gồm nhiều Binh trạm đã bị thiêu hủy, phải cần một thời gian khá lâu mới mong phục hồi lại được. Sau cùng Tướng Abrams đi đến kết luận: “Tôi bắt đầu có niềm tự tin về sự chiến thắng của cuộc hành quân nầy, với số tử vong của địch đáng kể!” Đây là câu nói đánh giá về tình hình địch trong buổi họp giữa tháng August/ 1971, nhưng mục tiêu của Permanent Government là tiêu-hủy hai nổ lực chính của hai miền và vũ khí lổi thời cùng quân dụng trước khi kết thúc axiom-1 mà PG cho rằng để tiết kiệm máu xương cũng như PG đã thả hai trái Bom nguyên tử trên đất Nhựt để rút ngắn cuộc chiến

Vào ngày 25/March/71, Tướng Hinh ghi nhận: “hầu hết các lực lượng tham chiến đã bắt đầu chuẩn bị rời khỏi Hạ Lào, một dịp may tốt nhất đã trôi qua và không bao giờ trở lại. Mục tiêu phá hủy Căn-cứ Hậu-cần 604 trước mùa mưa dầm gió Bấc chưa hoàn tất; Thế thì, xem như mục tiêu nầy đã bỏ sau lưng! Ðây củng là một quyết định thật can đảm mà Báo chí Mỹ khen ngợi có tính chọc quê Tổng thống Johnson, vì Johnson đang bị bủa vây bởi áp lực của Ðảng-hội Skull and Bones, nhưng có ai biết được rằng P.G cần tình hình Miền Nam ổn định để rút lui bằng hình thức chưa danh chính ngôn thuận (nhưng sẽ hợp thức hoá bằng Hiệp định Paris 27/1/1973) nên Tổng-thống Thiệu mới được yên lành ngồi trên chiếc ghế quyền lực để duy trì tình hình chính trị thật ổn định.

Chiếc chiến xa đầu tiên của LĐ1/TK vượt qua một khúc sông Xê-pon cạn gần biên giới, về tới phần đất Việt Nam; Nhiều quân Dù ngồi trên chiến xa vẫy tay chào các chiến binh Hoa Kỳ đang giữ an ninh trục lộ số 9 gần Lao Bảo. Vào khoảng nửa đêm, pháo binh và phi công Hoa Kỳ được gọi tới để bắn chận một đoàn thiết giáp địch đang đuổi theo phía sau.
Rạng sáng hôm sau, Đại Tá Luật và đoàn thiết giáp LĐ1/TK vượt qua sông về tới Việt Nam. Đại Tá Battreall lúc đó đang bay trực thăng chỉ huy theo dõi cuộc lui quân đã cảm thấy rất hãnh diện và khâm phục trước cảnh tượng đoàn xe và các chiến sĩ Mũ Đen dạn dày sương gió vừa trở về từ Hạ Lào. Ông nhận xét nếu các chiến binh VNCH hèn nhát hay hoảng sợ khi đối diện địch quân như báo chí Hoa Kỳ đăng tải, chắc chắn đoàn xe đã bị bỏ lại khi hết nhiên liệu giữa đường. Đằng này, các chiến xa đã trật tự xếp hàng chờ tới phiên được tiếp tế; Khi đoàn xe vượt sông, Đại Tá Battreall còn trông thấy rõ ràng chiếc xe ủi đất nhỏ đang kiên nhẫn san bằng bờ sông phía Đông trong khi những chiến xa và thiết vận xa cuối cùng bắt đầu sang sông từ bờ Tây. Xa xa, khoảng 8 cây số phía sau đoàn xe, hai chiếc phản lực cơ F-4 Phantom đang gầm thét nhào xuống thả bom vào toán chiến xa của Cộng quân truy kích. Nhiều xác chiến xa T-54 bị phi cơ oanh kích cháy nám đen nằm rải rác trên đường số 9 gần biên giới trong phần đất Lào
Sau cùng, Đại Tá Battreall và BCH/TG cũng hội ngộ được với các chiến sĩ Mũ Đen vừa về từ Hạ Lào ngay tại bãi đất trống gần nhà tù Lao Bảo cũ, nơi đặt pháo binh cơ giới Hoa Kỳ trước đây giờ đã rút. Lúc đó các chiến sĩ Dù tùng thiết đang xuống xe, còn Đại Tá Luật đứng cạnh lùm cây ven đường điều động các chiến xa lên đường từ Lao Bảo về CCHK Kilo giữa Khe Sanh và Cam Lộ. Tuy chỉ cách biên giới Lào không đầy một tầm súng nhỏ, nhưng các chiến sĩ Mũ Đen dường như coi thường nguy hiểm. Những cố vấn thiết giáp Hoa Kỳ vội vã tìm gặp các đơn vị trưởng liên hệ. Đại Tá Battreall cũng tìm gặp Đại Tá Luật và sau này kể lại: “Mọi người tỏ ra vui vẻ và nhẹ nhỏm thấy rõ khi đã trở vế “nhà”. Mọi người nhìn thấy cảm động, chiến sĩ Dù và Thiết Giáp siết tay, gọi tên, vỗ vai và ôm chầm lấy nhau, rất cảm động khi thấy họ vẫy tay từ giã. Tuyệt đối không hề có dấu hiệu thù oán nào, sau khi có quá nhiều hục hẵn trong lúc cùng chiến đấu; Dường như mọi người đều nghĩ tới việc sẽ được tiếp đón như những vị anh hùng khi về tới Khe Sanh?” Thật chua xót cho các chiến sĩ anh hùng của chúng ta!
Riêng Đại Tá Luật, có lẽ cũng nghĩ như vậy, bình thản và hân hoan trong bộ chiến phục đầy bụi đỏ, ông dường như rất hãnh diện về những thành quả, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian tại Hạ Lào. Tổng cộng, đoàn xe trở về gồm 22 chiến xa M-41, 54 thiết vận xa và 22 quân xa đủ loại khác. Số xe thiết giáp hư hại bị bỏ lại bên Lào gồm 21 chiến xa M-41, 26 thiết vận xa, 2 xe làm đường và 51 quân xa đủ loại. Như vậy, coi như LĐ 1/TK bị thiệt hại chừng phân nửa số xe tham chiến.

(Còn tiếp)
Chỉ còn Đại Đội Hắc Báo chiến đấu trên đất Lào

vinhtruong
03-05-2011, 10:52 PM
Đại Đội Hắc Báo chiến đấu đơn-độc trên đất Lào, vì TT Thiệu ương ngạnh không chấp hành chỉ thị của Pentagon (tướng Haig) là vào phá hủy mục tiêu hậu cần 604, nên tướng Abrams phải dùng đến đơn vị Hắc-Báo cơ hữu đặt dưới quyền của Mỹ là chỉ rescue đoàn viên phi hành vào nhiệm vụ “Lực Lượng phản ứng nhanh” (Rapid deployment Force).

Quân lực VNCH đã hoàn toàn rút khỏi, không còn trên phần đất Lào, bắt đầu từ ngày 28 đến 29 March 1971 Nhiều đợt B-52 trải thảm liên tục tàn phá những kho tiếp liệu hậu cần của quân BV thay cho nỗ lực chính của quân lực VNCH đáng lẽ phải vào đây phá hủy; Nhưng không tài nào tiêu diệt được các ổ phòng không cổ điển chạm nổ AAA của 6 trung đoàn phòng không BV; Phi cơ trinh sát OV-10 được điều động bay đến để quan sát kết quả oanh tạc ra sao, nhưng vẫn bị ở dưới đất bắn lên xối xả. Phi cơ FAC nhìn xuống qua lớp sương mờ mờ ảo ảo cũng không thấy gì ngoài một màn sương khói phủ lên trên ấy, Quan sát viên trên OV-10 cho rằng các ổ phòng không được che dấu kín đáo trong các khe đá núi Vôi, chỉ được kéo ra khi tác xạ, hoặc xạ thủ của các ổ phòng không đều bị khóa chân vào khẩu pháo?

Thế là Pentagon chỉ thị tiếp tục oanh tạc trên các điểm phòng không mà FAC nghi ngờ, khi phát hiện phối hợp với phi cơ B-52 Arc Light chiến lược Strategic Air Command và phi cơ chiến thuật cho đến ngày 31, March là ngày quan trọng phải thả toán quan sát Black Panther xuống để xác định khai thác địch tình.

Sáng sớm tinh sương sau nhiều đợt B-52 cùng 22 phi xuất chiến thuật trải thảm xuống 40 cây số đông nam Lang Vei đến 11:30, FAC trên OV-10 vẫn phát hiện phòng không cổ điển từ dưới đất vẫn liên tục bắn lên ba giây một viên đạn lửa. Nên đến 12: 10 thình lình xuất hiện một chiếc vận tải cơ Master Cargo-130 bay đến thả trái Bom BLU-82s, 15.000 pds làm bãi đáp, liền sau đó 12: 30 Đại đội Hắc Báo được phi đội trực thăng 2/17 Air Calvary Squadron thả xuống an toàn, dĩ nhiên không một phát súng nào bắn trả.

Liền sau đó đại đội Hắc Báo khai thác ngay bãi đáp phát hiện 85 quân chính qui và 18 vũ khí cộng đồng gãy nát vung vãi khắp nơi, quan sát cơ OV-10 vẫn bị phòng không cách bãi đáp vài cây số bắn lên dữ dội. Vì TT Thiệu thọc gậy bánh xe nên tướng Haig, cho ra đặc lệnh hành quân, nhiệm vụ của Hắc Báo trở thành lực lượng phản ứng nhanh (Rapid Deployment Force) tiến quân lục soát thành quả oanh tạc của B-52, đó là lý do đại đội Hắc Báo dẫm lên xác chết quân BV và bị nôn mửa khi lục soát chiến trường (Tướng ABRAMS có nhận xét: If there’s a professional outfit in this country, it’s the Hac Bao Company [reconnaissance company of the 1st ARVN Division]. They’re first-class soldiers. Every man in it’s been picked by the division commander himself, and that’ been going on for about five years. They come out of Laos saying the stench of dead bodies is so bad the soldiers can‘t stand it—they get sick. And we believe the Hac Bao Company—they’re proven it so many times. Recently we had a helicopter shot down with seven Americans on board. We put the Hac Bao Company in to rescue them. It took them two days, during which they killed 67 enemies and got those seven Americans out. It’s a little military unit that’s first class).

Hắc Báo di chuyển suốt đêm 31, March 1971 phát hiện nghe tiếng xe Molotova di chuyển về hướng nam, AC-130B được điều tới tiêu diệt bằng đại bác tầm nhiệt tiêu hủy 5 chiếc. Sáng hôm sau Hắc Báo tìm ra nhiều ụ kho xăng dầu, và vô số hầm trú ẩn xuyên núi, các Láng trại đủ loại từ nhỏ đến gian dài, toàn làm bằng Tre Nứa, các mái nhà đều lợp bằng Tre Nứa đập dập đan lát với nhau, bao bọc bởi các vườn rau tạp nhạp ngụy trang đủ loại với khoai Mì khoai Lang, cùng rải rác đó đây vài xe xích nằm-ụ.

- Trưa ngày 1, April 1971 phi đội 2/17 Air Calvary Squadron lại trở lại đón đại đội Hắc Báo về Huế, trong khi tổng thống Thiệu đáp xuống BCH tiền phương Quân Đoàn-1, Đồng Hà chào đón đoàn quân chiến thắng từ Hạ Lào trở về trước sự bao vây của báo chí nước ngoài. TT Thiệu tuyên bố “đây là cuộc hành quân đem nhiều thắng lợi cho VNCH vì CS không còn tiếp liệu để chiến đấu chống miền nam, chúng có thể hồi phục sau một thời gian khá lâu sau đó”.
Trong khi đó cuộc rút lui từ Khe Sanh về Đồng Hà vẫn tiếp diển, và sau khi TT Thiệu trở về Saigon thì Sư Đoàn Dù cũng nối gót theo sau
- Ngày 2, April tiểu đoàn pháo 8/4 đơn vị pháo sau cùng rời Khe Sanh.
- Đêm 4, April toàn thể Sư đoàn TQLC về tập trung phía tây Quảng Trị và Đơn vị hậu cần Việt/Mỹ tại Vandergrift và Khe Sanh giãi tán thành lập lại tại một nơi khác ở tây nam Quảng Trị.
- Ngày 5, April Thiết đoàn 4 và Tiểu đoàn 77 BĐQ là đơn vị sau cùng rời Khe Sanh về Đồng Hà
- Ngày 6, April (lại một lần nữa) đại đội Hắc Báo phải mạo hiểm nhảy sâu vào sau lưng quân BV, 22 cây số đông nam Lang Vei, chỉ cần lục soát trong vòng 7 tiếng, vào lúc 10:00 sáng sau một trái Bom 15.000pds và được lệnh lục soát và sẽ rút về trong ngày vào lúc 17:00 sau khi đã phát hiện 15 xác chết tại chỗ với 19 súng cộng đồng kế bên một kho vũ khí nhưng phải tiến chiếm các mục tiêu khác và tìm thấy vô số quân dụng, thuốc men hầm hố cùng doanh trại, dường như quân BV vừa di chuyển vào phía nam thung lũng Ashau, sau khi đại đội đã phát hiện 3 ổ phòng không 37 và 57 ly bị phi cơ chiến thuật phá hủy, không khí yên lặng với mùi xác chết sình ươn đến khó thở.
- Trước 17:00 ngày 6, April 1971, hai đơn vị Việt Mỹ sau cùng rời Khe Sanh là Tiểu đoàn-1 và 11 đặc nhiệm (task-force) của Mỹ được trực thăng Mỹ bốc về đông nam Quảng Trị cùng trung đoàn 5 và trung đoàn 54 về Cam Lộ, nơi đây họ được xe GMC chở về lại đơn vị gốc. Như vậy xem như chấm dứt cuộc hành quân Lam Sơn 719.

Cuộc hành quân rút ngắn hơn dự trù, thay vì phải chấm dứt vào đầu tháng 5, 1971, lý do TT Thiệu thách thức nếu Hoa Kỳ chịu chơi ra lịnh cho Sư-đoàn-23 Mỹ cùng hành quân tăng cường với Sư-đoàn-2 của VN, thì sẽ OK cho đến khi nào Hoa Kỳ không muốn chơi nữa thì cùng rút về. Tướng Haig tức đến tím gan ói mật nhưng không làm gì được TT Thiệu vì nước Mỹ cần tình hình chính trị phải tuyệt đối yên tịnh để Mỹ rút quân theo đúng lịch trình hành khách đi máy bay đã đăng ký (Booked trước) cho cuộc du lịch thao dượt chiến trường tại Việt Nam. Các ly, dĩa, muổng nĩa đều bỏ lại nơi Pinic thao trường là dụng cụ chiến tranh, nhưng lại phải đặt cho một cái tên có vẻ chính trị là VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH rồi sẽ thành đống sắt vụn vì sau thời gian thiếu cơ phận rời để thay thế.

(Còn tiếp)

Chạm trán giữa Thiết giáp Mỹ/Việt rồi đến Biệt đội trực thăng VN

vinhtruong
03-13-2011, 06:16 PM
Chạm trán giữa Thiết giáp Mỹ/Việt rồi đến Biệt đội trực thăng:
Trên đường di chuyển về Khe Sanh, toán thiết giáp gặp một Chi đội chiến xa Hoa Kỳ thuộc LĐ1/77 Thiết Giáp. Một Đại Úy Hoa Kỳ còn rất trẻ đứng trên chiến xa dẫn đầu chỉ trỏ vào toán thiết giáp Việt Nam, miệng la lối om-xòm: ‘Ê, bọn cà chớn, tránh đường cho tụi này đi”. Cũng may, Đại Tá Battreall lúc đó đang di chuyển chung cùng với các chiến xa Việt Nam, Ông liền nhảy xuống xe rồi leo lên chiếc chiến xa Hoa Kỳ dẫn đầu. Ông nhìn thẳng vào mặt viên Đại Úy trẻ, gằn giọng: “Này Đại Úy, anh đang la lối trước mặt vị CHT/LĐ1/TK. Ông ta đã ở Hạ Lào trong 6 tuần lễ, còn đại-úy chưa từng ở đó lấy một ngày. Ðại úy hãy im miệng lại”! Viên Đại Úy Hoa Kỳ ngẩn ngơ trong giây lát với sắc mặt sợ hãi; Chỉ trong vòng vài phút, đoàn chiến xa Việt Nam lại lên đường, trong khi các chiến xa Hoa Kỳ dạt qua hai bên tránh đường, nhưng những GIs khác không biết gì cả, nên vẫn còn bực tức la ó om xòm, chửi bới vào phía đoàn xe Việt Nam.

Thật tình mà nói, khi di chuyển được một đoạn ngắn đoàn thiết giáp lại bị đạn bắn ra từ hai bên đường… quân BV chăng? Những chiến xa Việt Nam bình tĩnh khai triển đội hình và chiến thuật chống phục kích bằng cách tăng tốc độ, đồng thời dùng đại liên và đại bác 76 ly bắn trả lại hai bên đường. Khi đoàn xe vượt qua đoạn đường bị bắn an toàn, Đại Tá Luật ra lệnh ngưng bắn rồi ngừng chiếc xe chỉ huy lại bên đường để có thể nhìn rõ đoàn xe đang di chuyển. Ông vừa vẫy tay chào những chiến xa đi qua, miệng vừa la lớn: ‘Tốt lắm, các anh khiến tôi rất hãnh diện”! Còn chiếc xe ủi đất D-2 nhỏ đã xẻ đường cho các chiến xa sang sông Xepon hôm trước vẫn lẽo đẽo đi theo; viên Trung Sĩ tài xế vẫy tay lại. Đại Tá Battreall chứng kiến cảnh tượng này lấy làm ngạc nhiên: ông tưởng sau khi hoàn tất công tác nguy hiểm giúp đoàn xe sang sông, người tài xế đã bỏ chiếc xe ủi đất để leo lên một chiến xa khác cho an toàn hơn. Đại Tá Luật cũng rất khâm phục, ông ra lệnh cho một sĩ quan trong bộ tham mưu lấy họ tên, quân số của tài xế xe ủi đất để đề-nghị ân thưởng huy chương.

Đoàn xe về tới CCHL Kilo an-toàn. Sau này, Đại Tá Battreall tìm ra cuộc chạm súng ngắn ngủi trong cuộc di chuyển vừa qua là “bắn lầm" với một đơn vị thiết giáp Hoa Kỳ? Những điều nầy phía Mỹ cũng dấu kín như Mèo dấu Cứt, vì sợ ảnh hưởng đến đổ dầu thêm cho bọn phản chiến ở Mỹ đang biểu tình rầm rộ; Trong một cuộc hành quân qui mô với nhiều đơn vị tham chiến, ngôn ngữ lại bất đồng, việc phối hợp chắc chắn không được chu đáo và có nhiều ngộ nhận vì nghe loáng thoáng tin báo- chí nói xấu QLVNCH với dụng ý chính trị một chiều làm cho đon vị thiết giáp bạn bị xúc phạm danh dự của binh chủng nên tỏ thái độ… chúng ta nên cảm thông ở vùng oi ả nóng bức nhạy cảm cho tâm linh?

Trường hợp xung đột đã cũng xảy ra cùng với đơn vị cà-chớn LĐ/1/77 Thiết giáp Mỹ nầy, cùng với Biệt đội Trực thăng Việt Nam tại phi trường Ái-Tử: Vào một buổi trưa oi bức, đoàn trực thăng chúng tôi sau khi thi hành công tác trở về, dĩ nhiên khi đáp tạo thành những cụm bụi cát đỏ tung toé mù mịch vào giờ ăn của Toán thiết giáp Mỹ phòng vệ hậu cứ phi trường. Họ nổi nóng chạy đến chửi bới um xùm làm Thiếu úy D nổi nóng chạy đến dạy chúng một bài học, dùng võ thuật Judo đai đen để hạ một anh GIs da màu ồn ào hổn láo nhứt trong bọn. Nhưng thật nhục, thiếu-úy D nhỏ con nên bị thằng GIs nầy nắm ngay cổ áo bay trước khi thiếu úy D xấn lại gần cận chiến, rồi tên GIs nầy quay như con Dế quăng xuống bờ cỏ; Khi anh em sách súng ào ra bắn chỉ thiên chạy lại cứu bồ, thì mấy tên GIs nhảy lên một chiếc xe bánh xích chạy trốn lên đồi.

Một buổi trưa nắng thiêu đốt như vậy, tôi vừa từ Khe Sanh về đáp xuống thăm Biệt đội với mồ hôi nhuể nhoải, nghe được đầu đuôi câu chuyện khi tuổi trẻ bồng bột vì đàn em bị làm nhục, nên tôi tức khí nổi điên: “Lưu… Đ.M cất cánh bắn chết mẹ nó cho tui!” Trung-úy Lưu, hiện thân từ BĐQ qua KQ, nên nổi máu anh hùng còn hơn tôi, chạy ra quay máy gunship rượt theo cho chúng một bài học.

Tự nhiên tôi giựt mình nguội lại một cách lạ lùng, và chậm rãi nhắn nhủ trung úy Lưu cẩn thận “nhớ bắn rocket chận đầu cảnh cáo thôi nhé, bắt nó xin lỗi thôi, đừng bắn hũy diệt thì nhiều rắc rối lắm nghe chưa Luu” Hắn mau mắn quay máy cất cánh lên, thấy chiếc xe xích đang chạy lên đồi đất đỏ, liền chúi xuống vào trục xạ kích, bấm hỏa lực… 2 trái rocket hai bên phụt ra trúng vào giữa mặt đường đất đỏ cách mũi chiếc M-113 khoảng 100 thước. Chiếc M-113 điếng hồn biết không chạy thoát, nên ngừng lại; Một anh GIs cởi chiếc áo thun trắng buộc vào đầu súng M-18 dơ cao quơ qua quơ lại như muốn ám chỉ Sorry, Big sorry. Lưu trở về đáp sau khi bay xạt trên đầu chúng lắc cánh với cử chỉ hài lòng bỏ qua.

Về lại Đà Nẳng, sáng hôm sau, trong buổi hợp sáng thường lệ, Trung-tá Tư lệnh Không Đoàn-41 bảo tôi sẽ gặp Đại-tá Cố vấn trưởng Surrat ở ngoài sân cờ trước BTL. Sau khi họp xong tôi bước ra sân banh trước mặt sân cờ gặp ngay Đại tá Surrat, ông cười vui-vẻ và bên cạnh, Trung tá Mỹ gương mặt già giặn đứng đắn, cố vấn Phòng-5 Quân đoàn; Vừa thấy tôi là ông chửi thề một loạt tỏ vẻ dân chịu-chơi miền Texas cười xoà với tình thân thiện chiến hữu, nhưng thật điều quái lạ, cố vấn Chiến tranh chánh trị phải trang nghiêm mới đúng, chớ gì mà chửi thề loạn xạ?

Ông bô-bô rổn-rảng vừa bắt tay tôi: “Thiếu-tá chắc cũng hiểu tình hình ở bên MỸ hiện nay đang có phong trào xuống đường, goddamn hell… biểu tình phản chiến rần rộ khắp nước” Nếu sự đụng độ giữa quân đội Mỹ/Việt xảy ra như vừa qua thì thật vô cùng bất lợi cho chúng ta … Thiếu-tá nghĩ sao”
Ông tiếp “Tôi đề nghị nếu có nhà báo nào vào đây hỏi lôi thôi cớ sự, xin thiếu tá nói không có… còn bên tôi thì tôi cũng nói như vậy”
Dĩ nhiên những lời Trung tá Mỹ nầy nói rất đúng nên tôi đồng ý ngay
Xong xuôi, Ông chửi thề: “Goddamn hell phải kỷ luật chúng nó, Thiếu-tá nghĩ sao?”
Tuy tôi có nhỏ tuổi hơn ông, nhưng tôi cũng đối đáp theo luật giang hồ chịu chơi chửi thề như ông:
“There’s no need to be so goddamn rude! đuổi nhóm GIs nầy về Mỹ liền tức khắc, (ý tôi muốn giúp họ khỏi phải tác chiến và về với gia đình) và đồng thời tôi cảnh báo cho Trung tá biết, trưa ngày 12, Thursday tuần vừa qua, trực thăng Cobra của ông đã làm mất cảm tình với người dân Việt… vì tuần rồi trực thăng Cobra của trung tá đã bắn rockets chống biển người xuống đồng ruộng quận Phú Thứ, chỉ 2 trái rockets mà một con Vịt bị ghim từ 3, đến 4 chiếc đinh (dài 4 phân, sắt thép đen xì như một phi tiêu với 4 cạnh đuôi thăng bằng xoè ra phía sau).
Ông trung tá Mỹ phản hồi: “Còn phía pilot gunship của Thiếu tá bắn chận đầu hù doạ chúng tôi thì… biện pháp ra sao?”
Tôi mau mắn trả lời: “Chính tôi ra lệnh cho họ làm, nếu trung tá không hài lòng xin trung tá cứ bảo Tư lệnh Không Đoàn 41 kỷ luật tôi, vì tôi mới chính là người ra lịnh đó”

Sau khi LĐ1/TK vế tới phần đất Việt Nam, Đại Tá Luật tham dự một buổi thuyết trình hành quân tại bản doanh tiền phương của Tướng Lãm; Nghe nói trong buổi thuyết trình này, các sĩ quan tham mưu QĐ-I và Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ của tướng Sutherland có ý chỉ trích nặng nề về lỗi lầm điều quân của Đại Tá Luật, cho rằng ông là nguyên nhân chính đã khiến lực lượng thiết giáp bị thiệt hại trầm trọng và không đạt được thành quả mong muốn tức là đánh vào Tchépone tại Hạ Lào. Có người còn đi xa hơn, kết tội Đại Tá Luật thiếu khả năng chỉ huy và thiếu tích cực; Những lời chỉ trích này đã khiến Đại Tá Battreall rất bất bình; Theo ý kiến của ông, “Đại Tá Luật đã bị trở thành một con dê tế thần, những sai lầm nếu có là những sơ sót của Tư lệnh hành quân Quân đoàn thiếu phối hợp với SĐ/Dù là đại đơn vị toàn quyền điều động thiết giáp về lảnh đạo chi huy tại Bộ tư lệnh Hàm Nghi, còn Đại Tá Luật là một cấp chỉ huy quả cảm và trầm tĩnh theo nhận xét của riêng tôi!”.
Riêng nhận xét của người viết, Đại tá Luật sợ phải vượt qua một đoạn đường 4 cây số dẩy đầy trên lớp Mìn chồng chiến xa và còn bị 2 trung đoàn/70B chận đường phục kích. Có lẽ chính SĐ/Dù đã không tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa thiếp giáp và quân Dù vì thiếu phối hợp, khiến LĐ/1/TK bị thiệt hại đáng kể vì không được yểm trợ và điều động đúng lúc và đúng mức. Trong khi không yểm Mỹ không còn yểm trợ cho quân bạn, nhưng đau lòng thay đây lại là mục-tiêu của Pentagon muốn hủy bỏ chiến cụ lỗi thời tại thùng rác lộ thiên rừng rú nầy, đó là mục tiêu mà Pentagon (tướng Haig) có kế hoạch hủy diệt tất cả chiến cụ lỗi thời theo lệnh của Donald Rumsfeld tham mưu trưởng Washington Special Action Group. Nếu đúng như người viết phán đoán thì đại tá Luật được ngầm ân-thưởng cũng như John Paul Vann xa lầy tại trận Áp Bắc 1963; Ðó cũng là lý do đại -tá Luật được ngầm ý của CIA rút bỏ trận địa mùa hè-72 mà không bị thiệt hại. Căn cứ vào cuộc họp nầy. Tổng thống Thiệu đề cử đại tá làm Tỉnh trưởng Ban Mê Thuộc, coi nhu đơn vị hành chánh không tác chiến, vì cho rằng đại tá như một bảo vật không nên đem ra xài mà có ngày sẽ bị bể-vỡ mà nên giữ vào lòng kính để thế nhân chiêm ngưỡng?
Trong trường hợp CCHL 31 bị thất thủ, Đại Tá Battreall cũng cho rằng không phải lỗi của Thiết Giáp đã không tăng viện kịp thời, nhưng vì Đại Tá Luật nhận được những mệnh lệnh trái ngược từ Tướng Đống, còn Tướng Lãm thì đặt nhẹ trách nhiệm luôn luôn nằm tại Quân đoàn không có lính tại Đà Nẵng.
Người viết phân tích trận đánh, người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù và TQLC mà quên nhắc nhở đến đơn-vị nhỏ như tiểu-đoàn/BÐQ và Ðại đội Hắc Báo [Black Panther] của Sư Ðoàn-1BB cũng như một nhúm Phi-đội Trực Thăng Vỏ Trang hùng dũng của PĐ-213. Nhưng đối với Trung Tướng Dư Quốc Đống và 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác hẵn: Tướng Westmoreland, khi ông cần phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh, Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ giữ vững vòng đai căn cứ, là đủ bảo đảm sự yên tâm cho Mỹ trấn giữ cứ điểm Khe Sanh nầy. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1 Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ bảo đảm cấp cứu phi hành đoàn Mỹ lâm nạn, còn riêng tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Dù thì tin vào TTVT Phi Đoàn 213 hơn dựa vào Mỹ, qua kinh nghiệm yểm trợ gan lì của PĐ/213 nơi chiến trường Đồn-điền Chup, Cambodia năm vừa qua (1970).
Vì trách nhiệm quá nặng nề tướng Abrams nắm giữ đại đội Hắc Báo là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. Hay tin xấu, Tướng (4 sao nhậm chức, nhưng tôi thì cho là sau khi nghiên cứu) được gắn 4 sao vì trách nhiệm chính trị phải ra chỉ thị cho tướng Abrams và tướng Tư lệnh Đệ Thất hạm đội cũng như Đệ Thất Không Lực, chớ có đánh đấm gì đâu, ngay đến chức Tư lệnh Sư đoàn, Haig cũng chưa có đảm nhận vì không đủ khả năng.
Alexander Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Thiết Giáp Sutherland, ra lệnh “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April” buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành lực-lượng phản ứng nhanh [Rapid Deployment Force] cũng như khi tình hình cực kỳ nguy hiểm, Trực thăng LĐ51TC phải đảm trách phi vụ thay cho phía Mỹ đang lo việc cấp cứu đoàn viên phi hành Mỹ bị nạn mà thôi. Khi có phi cơ nào bị lâm nạn thì Mỹ hoàn toàn không đếm xỉa đến cuộc hành quân điều nầy các sĩ quan chỉ huy đều ghi nhận, chúng tôi đã chứng kiến sự kiện nầy hầu như hàng ngày đã xảy ra. Ngoài ra, họ còn từ chối tiếp tế tải thương những căn cứ bạn bị vây hãm như Hồng Hà 2, Đồi 30, 31… LZ North, South BDQ khi tản thương … Tôi phải can đảm ra lịnh dù có thể bị kỷ luật là không cho phép trực thăng đáp đụng đất, hover hổng mặt đất để tải thương hay tiếp tế, nguy hiểm nhứt là Gunship 213 phải air cover cho một đại đội thuộc Tiểu-đoàn 39/BĐQ thất lạc đang rút lui về hội nhập với Đồi-30, nhờ vậy mà đại đội nầy đã chiến đấu oanh liệt bên cạnh với TĐ-2 Dù cho nên quân BV chả làm gì được khi tấn kích nơi Ðồi-30. Sau cùng, TĐ-2 Dù có lệnh rút bỏ vì áp lực quá nặng của nhiều trung đoàn BV trong khi các khẩu pháo 105 và 155 bất khiển dụng vì trọng pháo xuyên phá 152 ly tối tân nhứt của LX vào thời đó. TÐ-2 Dù có trách nhiệm bảo vệ nhân viên Pháo đội ra đến vùng an-toàn để trực thăng Mỹ bốc về Khe Sanh tái trang bị súng khác và nhập trận ngay.

(Tiếp theo)

Nhận định căn nguyên trận chiến Lam Sơn 719

vinhtruong
04-02-2011, 11:24 PM
Nhận định căn nguyên trận chiến Lam Sơn 719
“Sự thành công thì có nhiều người cha, nhưng thất bại là đứa con không người nhận” Ý ông Cố vấn An ninh Quốc gia, Tiến sĩ Henry Kissinger muốn nói là, không ai trong chính phủ Nixon nhận là cha đẻ của kế hoạch HQLS719. Nhưng nhiều tài liệu cho thấy Kissinger có tham dự và đốc thúc việc thực hiện HQLS719 (hình trang 76 “The New.Legion” TT Nixon bị vây xung quanh bằng những thành viên WIB, để đi đến kết luận, tổng thống Mỹ TTLQÐ theo hiến pháp quyết định cuộc hành quân xa gần nửa trái đất mà phía Việt Nam chẳng có quyền hạn gì cả, là chính phủ bù nhìn chứ gì? Ðó là cái đau đớn của miền nam mà viên Tham mưu trưởng cho kế hoạch hành quân độc hại nầy là Donald Rumsfeld, hắn ta còn chua ra một câu mất dạy “Miền Nam bù nhìn, Miền Bắc yêu nước)

Chiến trận Lam Sơn 719 nầy có tầm vóc ngang với cuộc đổ quân ở Normandy trong Ðệ 2 Thế chiến, và Inchon trong cuộc chiến Triều Tiên. Chỉ khác ở chỗ, Lam Sơn thì đổ bộ bằng trực thăng, còn Inchon và Normandy thì đỗ bộ bằng tàu; Nhưng có một điều chắc chắn là do sự chỉ đạo của WIB, Hội đồng Kỹ nghệ Chiến tranh do Thủ lãnh Harriman và Phụ tá Ðảng hội Skull và Bones là Prescott Bush (ông nội của Tổng thống thứ 43) Mục tiêu WIB (War Industries Board) của ba cuộc hành quân nầy là hủy bỏ các chiến cụ lỗi thời để sản xuất ra chiến cụ mới. Mà phương tiện chuyển vận bằng trực thăng nên phải hy sinh một số lớn đoàn viên phi hành Bộ binh, ưu tú của binh chủng Army Aviation, nhưng bọn WIB đếch cần chỉ cần đạt được mục tiêu có nhiều dollar bỏ túi, không ảnh hưởng đến vi phạm Patriot-Act mà còn nâng vị thế nước Mỹ lên tới đỉnh cao chót vót.

Phần nầy, người viết dành riêng cho người anh em phía bên kia: không phải trận đánh nầy là sự thành công hay thất bại như Kissinger đã ghi trong bút ký mà là một tội ác chiến tranh vô cùng tàn độc cho hai anh em một nhà chém giết nhau tận tuyệt bằng vũ khí nước ngoài không chút thương tiếc, mà phía Hà Nội đã chịu quá nhiều thiệt hại mà bên nào cũng ngu xuẩn cho là mình thắng trận. Mà đối với lịch sư là hai bên thua một cách nhục nhã trong lịch sử đau xót của Viêt Nam- Dưới đây tôi chỉ nêu lên những thiệt hại bên phía BV để các quân sử gia căn cứ vào những dữ-kiến data mà viết lại cho có ngọn ngành, dĩ nhiên phối kiểm giữa phóng viên chiến trường quân đội nhân dân và những ghi bút phụ thêm của tôi bút ghi nhựt ký đơn-vị thuộc KBC 3198 SÐ/1/KQ, rồi sau nầy viết lại cho trung thực lịch sử trận đánh nầy về sự thiệt hại của quân đội BV:
Tháng 10/ 1970 Tướng Giáp được lệnh của trục KGB/CIA phải thành lập Quân-đoàn 70B và quan trọng nhứt là thành lập Trung Tâm Huấn Luyện quân sự cho tân binh để sẽ thay Lính tại chiến trường cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 (danh từ nầy theo CIA là vinh danh quân BV như nhắc lại lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê-Lợi để chiếm miền nam) tạii đường 92 nối liền với đường 9 nam Lào. Khi TÐ/1 Dù tấn kích Lính mới tò-te phải sơ tán vào rừng chờ lịnh.
-Ngày 18, 19/2/1971: Trận đánh tại LZ North và South với 2 TÐ/39 và 21, trung-đoàn 102/308, dù vũ khí tối tân nhưng chịu thiệt hại trầm trọng và trung- đoàn 36/308 cũng chịu một sự tổn thất đáng kể, chúng phải rút vế tây nam băng qua đường 9 để được bổ xung quân số cho kip trận đánh nối tiếp. Khắc-tinh của 2 trung đoàn nầy là bị AC-130B oanh kich ác liệt và chính xác bằng hồng ngoại tuyến điện tử vô cùng hiệu quả, nhờ vậy mà tàn dư của 2 TÐ/BDQ mới về được nơi an toàn để bốc về Khe Sanh, QLVNCH không có lính thay tại mặt trận như phía BV.
- Trận phục kích thiết giáp VNCH trên đường tiến đến tiếp viện Ðồi-31: đoàn chiến xa của 2 Chi đoàn 17, và 11 thoát khỏi bị phục kích trên đường 92 bắc Aluối, nhờ đã bị gunship PÐ/213 phát hiện trước, vì thế trận nầy 2 Chi đoàn chưa kịp đụng trận thi gunship 213 trên trục yểm trợ TÐ 8 Dù trên đường tiến sát về hướng Ðồi-31 đã phát hiện trước mặt dưới lùm cây Tre gai lố nhố xám xịt như bầy Voi rừng nằm ủ rủ dưới cạnh hai mép đường. Thấy được người khổng lồ với đôi chân đất sét mà xung quanh là rừng núi vây chặt chạy đâu cho thoát; Tôi gọi điều động gấp thêm 2 chiếc gun nữa là 4 gun chơi một trận cho đã - Trung úy Trần Lê Tiến trên đường bay đến A-luối, trang bị Pod hoả tiển 19 trái chống Tăng lên nhổ chốt phục kích. Trận nầy gunship 213 lần đầu tiên tiêu diệt một số chiến xa với 152 hoả tiển chống Tăng, làm tê liệt ổ phục kích dưới con mắt tôi là một bãi tha ma không lay động va dật dờ vài đám khói ngấm ngầm thoáng lên, và 8 khẩu minigun cư như thế mà quét sạch không để trống một khoảng nào. Những binh lính BV tùng thiết cho trung đoàn chiến xa 202, bị tiêu diệt hầu như xoá sổ trung đoàn 64/320 SÐ Thép, tàn quân không còn bao nhiêu phải chạy trối chết về hướng bắc của Ðồi-31, sừng-sỏ nhứt thổ địa vùng nầy cũng te tua phải bị xoá sổ đặt tên khác là trung-đoàn 24B, phải rửa hận khi trung-đoàn nầy quyết lấy máu tiên phuông đánh chiếm Ðồi-31 mà họ đã được phục thù bắt được đại tá Thọ vào lúc 5 giờ chiếu ngày 23/2/1971 . Tưởng cũng nên nhắc lại phía bên VNCH có sự thắc mắc trận đụng độ chiến xa với chiến xa lớn nhứt mà phía VNCH chiến xa không bị trầy trụa gì cả? Thêm vào phía Mỹ thì có nhiều thắc mắc? Ðể khỏi mất lòng tin của độc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war!” Ðó là lý do tướng Sutherland Thiết Giáp và Ðại tá Battreall đặt nhiều nghi vấn về trận chiấn thắng nầy?
-Sau khi Ðồi-31 thất thủ B-52 đổi qua chiến thuật Linebacker gọi là yểm trợ tiếp cận quân bạn cách 400 thước, B-52 Arc Light đã tiêu diệt trung đoàn 29/324B để bảo vệ Thiết Giáp và tùng thiết Dù trong khi bị bao vây bởi trung đoàn nầy xa luân chiến cùng với trung đoàn 803/324B.
- Trên đường rút lui đại liên 50 của thiết giáp cũng đã yễm trợ liên hoàn một cách ngoạn mục khi bi tấn công, đã chống trả trong đêm tối khi ở vị trí phòng thu đêm trên đường 9, lại bị trung đoàn 812/324B tấn kich, nhờ AC-130B cùng thiết giáp đã làm cho trung đoàn nầy thiệt hại nặng phải rút vào rừng, vào sáng sớm lại bị FAC tiếp tục hướng dẫn phi cơ chiến thuật tìm kích thêm lần nữa, theo dõi oanh tạc tiếp theo tất cả lực lượng BV chạy sâu vào rừng.
-Riêng trung đoàn 803/324B toan lấy thịt đè người bị TQLC chống trả và phi cơ can thiệp mạnh trước khi bóc TQLC về Khe Sanh, tất cả đều bị thiệt hại trầm trọng.
Nói tóm lại trận Hạ Lào quân BV đã bị thiệt hại trên 30.000 sinh mạng trong đó phải kể dân phu khuân vác, và đứng trên tình cảm dân tộc, nếu sau nầy khi VN phải đương đầu với TQ. Gunship VN cải biến cứ bay một hợp đoàn hình nất thang trái 5 giây, rà sát mặt đất tới ngay mục tiêu, khi trên mục tiêu, chiếc Lead của 4 gun lấy tí cao độ mà thay phiên tiêu diệt chiến xa trong khi 3 chiếc còn lại dùng minigun khống chế không cho phép một súng cá nhân nào được phép chống trả như: Căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg trích lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1, 3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích củng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước. Hoa Kỳ sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH1-H tồn kho (spared-stock Natioal Guard US và tại Nhựt, vì khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nhựt sẽ bàn giao cho VN xài tạm cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ xét sau. Ðó cũng là lý do những ngày gần đây, học trò VN mới dám hỗn-láo với quan thầy TQ là vậy? tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng rất hiệu quả như:
- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tiềm kích
- (2) Nắm trước thế thượng phong khống-chế đối thủ và tránh được tầm hiệu-quả của phòng không, kể cả vũ-khí cầm tay tầm nhiệt SA-7 với cao độ rà sát trên ngọn cây.
- (3) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,
- (4) Nhiều minigun có xạ thủ tác xạ bao vùng là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy.
- (5) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngác không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, tiêu diệt trước khi địch phản ứng.
- (6) Có nhiều con mắt Cú-vọ của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ sót những con mồi đang nằm trong tầm mắt không giới hạn gốc độ xạ trường.

Dĩ nhiên Permanent Government, vì chuyên trách nên phải để cho CIA nghiên cứu lịch sử Việt Nam rất tỉ mỉ hơn một người VN bình thường; Lịch sử Lam Sơn Khỡi Nghĩa đả gợi cho CIA đặt cho cái tên có y nghia chinh tri cuộc hành quân để lưu giữ tại Viện Văn Khố Hoa Kỳ thêm ý nghĩa. Vì quyền lợi phải khuấy động lại chiến tranh lần thứ hai, nhưng phải trả lại danh dư cho HCM bằng cách đặt tên đường mòn HCM, Chiến dịch HCM, thành phố HCM, dựng lên bức tường thép để công cụ Mafia Lê Ðức Thọ ẩn núp mà bảo vệ quyền lợi chiến lược cho Mỹ qua một “chu kỳ” thật dài cướp của cải, tài sản, đất đai người dân bỏ vào trương mục, rồi để cho Mỹ lấy lại trả cho người dân sau khi họ bị lật đổ. Sau cùng WIB ghi danh HCM vào danh sách danh nhân thế giới cho mục tiêu chính trị.
Trong những năm gần đây, mộng bành trướng của Trung-Quốc toan nuốt trửng những quần-đảo (Trường-Sa) Tiến sĩ Mohamide, một Sử-gia nổi tiếng của Mã-Lai, trong một buổi hội luận về “Lịch-sữ và cuộc tranh chấp các quần-đảo ở biển Đông” Ông đã tuyên bố: Những nước Đông-Nam Á cần phải thấy rõ và cám ơn VN, về lịch-sử rõ-ràng rằng: Chiến thắng của VN năm 1428 do cuộc Lam-Sơn khởi nghĩa, VN đã chận được làn sóng bành trướng của Trung-Quốc xuống các nước Đông-Nam Á” (đó cũng là lý do CIA đặt tên cho cuộc hành quân nầy là Lam-Sơn 719 để cảnh cáo Trung Quốc, dau muc tieu la hủy diệt người và vật tại vùng rừng núi kín đáo nay) Hội nghị an-ninh vùng biển kể trên, do Viện quốc-tế nghiên cứu Chiến-lược đứng ra tổ chức (The international Institute of Strategic Studies) Và cuộc chiến VN vừa qua đã không những chận đứng được họa Cộng-Sản tràn xuống mà còn làm cho các nước nầy được có cơ hội phồn vinh thêm, có ai hiểu được Nhóm học giả tài ba của Harriman đã nghiên cứu tỉ mỉ về biến cố lịch sử nầy để dùng Việt Nam là chiến tuyến đối đầu với Trung Cộng.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam-Sơn, Nguyễn Trãi đã thuyết giảng: “Đem Đại-nghĩa thắng Hung-tàn, lấy Chí-nhân thay Cường-bạo, lấy Hiếu-hoà kết liễu Chiến-tranh” Nhóm Dân-sự tham mưu, có người đặc trách nghiên cứu ‘Bình-Ngô Đại-Cáo’ ‘Ức Trai thi tập Nguyễn-Trãi toàn tập, Q.1 trang 131 (1418-1428). Trong thế kỷ thứ 13, VN đại thắng quân Mông-Cổ 3 lần; Tháng 5 Ất Dậu năm 1285, quân Đại-Việt đánh tan được binh đoàn của Đại Tướng Toa-Đô, chém đầu y đem dâng lên vua Trần Nhân Tôn, vua động lòng thương, cởi áo bào đang mặc phủ lên đầu Toa Đô, tên Tướng cực kỳ ác độc, vua sai quân gởi thủ-cấp đem chôn (chương Q, VII tr, 41).

Suốt cuộc thăm viếng nghiên cứu vào cuối tháng April/1971 của Bộ Trưởng Lục Quân, Stanley Resor, ông cho biết cuộc viếng thăm nầy như báo động sự cúp viện trợ sẽ không tránh khỏi cho Nam VN và lần lần Miền Nam sẽ hết đạn dược nhưng còn lại thứ Vũ khí vô dụng, đó là sự thăm dò qua Quốc Hội Hoa-Kỳ. Nói tóm lại sự sụp đổ của Chính-phủ Miền-Nam chỉ còn là năm tháng!. Đúng theo cái mốc lộ trình của một sách lược mà Nhóm Dân Sụ đã có ghi trong chương trình thiết kế. Sau ngày 27/January/1973, Miền Nam đã thiếu Đạn, thiếu Xăng, mà thỉnh-thoảng những chiếc Skyhaws A.4, từ ngoài biển bay vào gọi là thả lầm những bồn Xăng của Quân Lực VNCH, ngay tại phi trường Đà-Nẵng? (cái nầy CIA làm ăn dở.., quá lộ liễu.., nên thừa lúc VC pháo kích vào phi trường thì thả luôn một lượt cho tiện và dễ coi hơn! điểm nầy SCP đã cấu kết với Liên Xô trước khi bức tử miền Nam cho được êm ái, có nghĩa là hết xăng hết đạn, hết phụ tùng cho phi cơ và cơ giới).
Nguyên nhân nào, cái “Nhóm ăn-sáng” [George H.W.Bush, Donald Rumsfeld, Dick Cheney, Helms…] đó lại gợi ý cho soạn giả Kissinger chọn đề tài cho vở bi-kịch nầy là Lam Sơn 719, để dễ ghi nhớ và lưu trữ hồ sơ trong ‘Văn-Khố’! Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 71, trên đường 9 Nam Lào. Và cũng chính cái Nhóm nầy đã dùng phương tiện truyền thông Văn-Hóa nhúng sâu vào Tổ chức Văn-hóa Giáo-dục Khoa-học LHQ- UNESCO để tôn phong Nguyễn-Trãi là hàng Danh-Nhân thế giới cho mục đích sâu xa về cuộc khởi nghĩa Lam-Sơn; Vì đây là mục tiêu chính trị cốt nhắn nhủ Trung Quốc đừng có mưu đồ thôn tính Viet Nam sau nầy khi Mỹ rút lui chiến thuật về Hawaii.
War Industries Board muốn gì ở VN trong thế kỷ 21? Nếu không nắm được VN là một lỗ hổng chiến lược! Quyền lợi dầu khí dưới thềm lục địa kể như tan biến. Cái nhóm ăn-sáng thiết kế ra ROE (Rules Of Engagement) bên cạnh đó lại có thêm một Nhóm Sĩ-quan trẻ C&C (Command& Control) để theo dõi diễn tiến cuộc hành quân 719 nầy dưới quyền giám sát của Tướng Alexander Haig, nó cũng là một thành phần phụ của Bộ Tham-Mưu Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia cho ra những điều kiện giao ước chiến tranh, nghe thấy rất buồn cười, nhưng không phải vậy mà là như vậy. Lấy thí dụ: Một chiếc Mig 21 bay trên không phận mà không có hành động khiêu khích thì Mỹ không được quyền dùng hỏa-lực để tiêu diệt? Có nghĩa là phải bay gần tới, và dỡ cánh nó lên xem có trang bị hỏa-lực gì không, rồi mới có phản ứng? Nhìn theo thế Chiến-lược toàn cầu của chuỗi dài Siêu Chiến-lược, thì Lam-Sơn 719 chỉ mới là chớm nở, phải đợi khá lâu mới đến phần kết thúc, phải là Dân Chủ hoá VN, thì 58,000 Binh-sĩ Mỹ bỏ mình nơi đó mới có ý nghĩa, nước Mỹ mới có lý lẽ thoát ra khỏi “Hội Chứng VN”. Vì đây là vết chấn-thương vẫn còn tồn tại mãi trong dân chúng Hoa-Kỳ và họ rất mong có ngày được xoa dịu chớ không dám mơ ước lành hẳn! Trong thập niên năm 1960, nhờ khoa-học kỹ-thuật cao, mà Hoa-Kỳ đã bỏ công dò tìm dưới lòng biển của Thềm lục-địa VN có Dầu-hỏa, rồi lẳng-lặng đóng nút lại rút về; Chả lẽ Con Ó làm tổ sẵn cho Le-Le hoặc Vịt Trời đến đẻ Trứng nơi đó? bằng mọi giá nơi ổ Ó thì phải nở ra Ó-Con như ExxonMobil chẳng hạn? Những ngày vừa qua chúng ta đã chứng kiến thấy rõ VN trở nên hỗn láo với sư phụ nhờ có đại sư phụ ở sau lưng.

Thế thì cái Nhóm Dân-sự tham mưu nầy ở đâu mà ra, thành lập lúc nào, cho mục tiêu gì!? Những nhân vật được William A.Harriman lựa chọn trong Nhóm người nầy đều là những thiên tài kiệt xuất, họ là những viên-ngọc quý nên được bảo vệ và dấu kín cho cơ mật Quốc-gia, còn như Henry Kissinger và Bà Condoleezza-Rice là những gương mặt ‘nổi’ cần hiện diện để thi hành như là ‘con-thoi’ hay để ‘đi đêm’. Họ là những chuyên viên khoa-bảng ưu hạng được thuê mướn để làm công trình mà Siêu Chánh Phủ cần chuyên môn như họ, muốn hai vị nầy keo sơn với nhiệm vụ: SCP chia phần như Kissinger là thành-viên trong hội đồng cố-vấn Ngân hàng BNL/Atlanta, còn Condoleezza-Rice là thành viên trong hội đồng cố-vấn xăng dầu Chevron, một công ty Tenghiz-Chevroil đang khai thác tại Kazakhstan. Dĩ nhiên hai thành viên nầy được hoàn toàn tín nhiệm và khoán trắng cho một sách lược, để họ trở nên con người đầy quyền năng (powerman, powerwoman) xử dụng các kỹ năng Chính-Trị. Họ đều giống nhau ở một điểm, trước khi ra làm Bộ-trưởng Ngoại-giao, họ đều nằm trong thành viên NSC (National Security Council) để am tường kế hoạch và chính sách, cũng như các vị đại sứ Mỹ và tổng lãnh sự ở VN phải làm việc tại TQ một thời gian rồi mới dám nhận chức vụ tại đây.
Khi ra làm Ngoại-Giao là đích thân điều hành với đầy đủ quyền năng, như kế hoạch rút quân tại VN hoặc Iraq chẳng hạn; Kissinger từng lấn áp TT Richard Nixon như thế nào thì có lẽ Bà Rice nầy sẽ làm như vậy khi thường xuyên xuất hiện như là ‘khuôn mặt của nước Mỹ’ tại diễn đàn Quốc-Tế.
Chúng ta hãy hồi tưởng lại cách đây 40 năm, vào những năm 70 thế kỷ trước, khi chiếc Air-Force One hạ cánh xuống nơi đâu, thì người xuất hiện đầu tiên là Ngoại-Trưởng Henry Kissinger, Quốc-Gia chờ đón tại Phi-trường, khi thấy cửa máy bay mở ra và có người ló dạng là vỗ tay hoan-hô ầm-ỷ. Một hồi sau, TT Richard Nixon mới bước ra; Lúc đó, người ta mải-miết quay ra hỏi nhau: “Cái ông đi sau ngài Kissinger là ai vậy?” [George H.W.Bush có dòng máu “tình-báo” di truyền 4 đời, nên ông núp rất kín đáo sau hậu trường chính trị, cho tới giờ nầy cũng chưa ai biết Bush-Cha là người nắm chính sách Hoa-kỳ từ 1960 cho đến 2008, khác với Harriman bởi lẽ 2 cuộc chiến VN và Iraq đã gây thảm họa quá đau thương cho người dân bản xứ, nên họ không dại gì xuất đầu lộ diện, bù lại thế hệ Harriman khi quân Mỹ rút lui vẫn để lại quân bộ chiến làm hậu cứ như tại Tây Ðức và Triều Tiên].
Sở dĩ có những gương mặt được cẩn thận trang điểm đánh bóng nổi lên sau nầy, là để đại diện cho quyền lợi của Nhóm Đại Tư-Bản. Nhưng trước đó, không có những sự kiện như vậy xảy ra. Tại sao!? Lấy cái mốc là từ năm 1969, khi ứng-cử-viên TT Richard Nixon ra tranh cử và cũng là năm mà ‘nhân vật quan trọng’ William Averell Harriman quyết định chịu từ giã chính trường (ông muốn được nghỉ-ngơi vì cũng đã 78 tuổi rồi? hay ví quá quê-dạng bởi lời tuyên bố của TT Johnson cho rằng Harriman có dính-dấp đến cái chết của TT Diệm? điều nầy mãi đến 2005 mới xác nhận qua sách sử CIA, chính Harriman mới thật là thủ phạm giết anh em Diệm Nhu). Nhưng trước đó, ông là người đẻ ra Chính sách, ông là tiêu biểu cho giai cấp thống lãnh nước Mỹ. Ông là Đại Tư-Bản. Tổng-Thống nào cũng bị ông làm áp-lực, Tướng Lãnh, Bộ-Trưởng không theo chủ trương của ông đều bị giải nhiệm. Có ông rồi thì cần gì trang điểm làm nổi những Khoa-Bảng như Kissinger, Rice (Khi ông rời khỏi chính trường mới xảy ra hiện tượng Kissinger, Rice …)

(Còn tiếp)

vinhtruong
04-07-2011, 08:56 PM
Song Chùy Gunship đi vào huyền thoại

Phóng đồ trên đây là sự thiệt hại do 3 cuộc đụng độ giữa chiến xa BV và chiên xa QLVNCH: ngày 26/Feb/71; ngày 27/Feb/71, và ác liệt nhứt là ngày 1/March/71 ngay dưới chân Ðồi-31.

Nhưng trước đó, ngày 24/Feb/1971, như trận chiến được mô tả dưới đây, 2 Chi đoàn 17 và 11 không hề hấn gì, và được mục kích cuộc chiến phía trước mặt xảy ra giữa một đơn vị chiến xa trung đoàn 202 và gunship/213 cùng 2 đại đội Trinh sát thuộc Tiểu đoàn 8 Dù. Vì là sự phát hiện bất ngờ nên tôi tự cho nó là cuộc “tao ngộ chiến”

Xe trưa ngày 24/Feb/1971, đây là cuộc đụng trận đầu tiên cách Ðồi-31 năm cây số về hướng nam, giữa Phi-đội gunship/213 với một thành phần chiến xa thuộc Trung đoàn 202 CXBV, tất cả binh lính BV tùng thiết cùng xạ thủ, tài xế còn sống đều bỏ chạy ra khỏi vùng mưa bão của 32.000 viên đạn/phút, để lại nhiều PT -76 còn nguyên vẹn, và xạ thủ cũng như tài xế nằm chết trong xe (tướng Lãm liền gởi về tặng TT Thiệu một PT-76 còn nguyên vẹn).
Quân đoàn 70B cho lịnh giàn trận phục kích lớn nhứt của cuộc hành quân, với mong tiêu diệt trọn gói thiết-giáp và chiến xa của VNCH trên đường tiến đến tiếp viện Ðồi-31, đoàn chiến xa của 2 Chi đoàn 17, và 11 thoát khỏi bị phục kích trên đường 92 bắc Aluối, nhờ đã được gunship PÐ/213 phát hiện trước, vì thế trận nầy 2 Chi đoàn chưa kịp đụng trận thi gunship 213 trên trục yểm trợ TÐ 8 Dù trên đường tiến sát về hướng Ðồi-31 đã phát hiện trước mặt dưới lùm cây Tre gai lố nhố xám xịt như bầy Voi rừng nằm ủ rủ dưới cạnh hai mép đường. Thấy được người khổng lồ với đôi chân đất sét mà xung quanh là rừng núi vây chặt chạy đâu cho thoát. Tôi gọi điều động gấp thêm 2 chiếc gun nữa là 4 gun chơi một trận cho đã - Trung úy Trần Lê Tiến trên đường bay đến A-luối, trang bị Pod hoả tiễn 19 trái chống Tăng lên nhổ chốt phục kích. Trận nầy gunship 213 lần đầu tiên tiêu diệt một số chiến xa với 152 hoả tiễn chống Tăng, làm tê liệt ổ phục kích dưới con mắt tôi là một bãi tha ma không lay động và dật dờ trên đó vài đám khói ngấm ngầm thoáng lên, và 8 khẩu minigun cư như thế mà quét sạch không để trống một khoảng nào, có một điều thật lạ là không có một sự chống cự nào dù là lẻ tẻ?
Với cao độ 75 thước tôi quan-sát kỷ mới phát hiện trận đồ: Tất cả 152 hoả tiễn chỉ có tiêu diệt duy nhứt 6 chiếc T-54 nằm ép hai bên đường phục kích, mục tiêu nhỏ hơn cái sân đá banh, nếu như không nhờ có 8 khẩu minigun thì chúng tôi sẽ bị hai trung đoàn tùng-thiết triệt hạ ngay tức khắc. Lúc nầy tôi mới sực nhớ ra, sau khi dặn dò anh em check lại dây nịt lưng, kéo kiếng che mắt, kéo cao cổ áo Nomex, và chỉnh lại chicken plate; Tôi sẽ cho lịnh bắn trước 10 giây vào mục tiêu … nhưng tôi lấy làm lạ là tôi chưa ra lệnh là anh em xạ thủ đã chơi trước vài giây, bây giờ tôi mới hiểu được tất cả xạ thủ đã phát hiện một số lớn PT-76 đang dàn trận hai bên đường chĩa đại liên 14, 5 ly và 23 ly mong tiêu diệt đoạn khúc đuôi tùng thiết bởi TÐ-8 Dù, chúng quyết tâm dùng 16 PT-76 càng dây xích lên quân Dù. Nhưng chúng lại có nhiều sơ hở để cho xạ thủ phát hiện trước: để máy nổ có khói bung toả lên trời, sau lưng lòi ra hai đường song song với đất màu vàng nghệ còn tươi rói, dù rằng phải mắc công ngụy trang bằng cành lá giây leo vào nòng súng. Còn bộ binh phục kích thì để lồ-lộ các hầm lộ thiên B-40 nhưng lại không chịu ngụy trang đất đỏ xung quanh miệng hầm.
Dù có tài đức thế nào, làm sao tôi có thể hiểu được trung đoàn 64 tùng thiết cho T-54 là bịt đàng đầu và trung đoàn 24 tùng thiết cho 16 chiếc PT-76 với âm mưu khi T-54 khai hoả với quân bạn là 16 chiếc PT-76 sẽ bịt đàng sau đuôi cách đó gần một cây số, với quyết tâm tiêu diệt trọn gói TÐ/8 Dù và hai Chi đoàn chiến xa 17, và 11. Cũng may trên trục oanh kích dọc hai bên đường từ nam lên bắc, bằng 8 minigun quét sạch, trong vài giây phút đầu tiên, chúng tôi đã loại ra tất cả súng cá nhân trong sự may mắn. Những binh lính BV tùng thiết cho trung- đoàn chiến xa 202, bị tiêu diệt hầu như xoá sổ trung đoàn 64/320 SÐ Thép nổi danh, tàn quân không còn bao nhiêu phải chạy trối chết về hướng bắc của Ðồi-31, chúng chạy ra càng nhanh trối chết, khỏi vùng mưa đạn oanh kích khủng khiếp chung quanh chiến xa T-54 và PT-76 mới mong sống sót và bỏ lại một số PT-76 còn nguyên vẹn vì 8 minigun với vận tốc 32.000 viên/phút, đặc biệt trung đoàn 24/304, sừng-sỏ nhứt thổ-địa vùng nầy cũng te tua phải bị xoá sổ, và đặt tên khác là trung-đoàn 24B mới biên chế, đơn vị nầy phải rửa hận khi trung-đoàn 24B nầy quyết lấy máu tiên phuông đánh chiếm Ðồi-31 mà họ đã được phục thù bắt được đại tá Thọ cùng BCH Lữ đoàn/3 Dù, vào lúc 5 giờ chiếu ngày 25/2/1971.
Tưởng cũng nên nhắc lại phía bên VNCH có sự thắc mắc trận đụng độ chiến xa với chiến xa lớn như vậy mà phía VNCH chiến xa không bị trầy trụa gì cả? thêm vào phía Mỹ thì có nhiều thắc mắc? Ðể khỏi mất lòng tin của độc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war!” Ðó là lý do tướng Sutherland Thiết Giáp và Ðại tá Battreall đặt nhiều nghi vấn về trận chiến thắng nầy? (Early ở đây muốn ám chỉ cuộc đụng độ đầu tiên ngày 24/Feb/1971).

Nói tóm lại trận Hạ Lào quân BV đã bị thiệt hại trên 30.000 sinh mạng trong đó phải kể dân phu khuân vác, và đứng trên tình cảm dân tộc, người viết dành riêng cho người anh em phía bên kia: không phải trận đánh nầy là sự thành công hay thất bại như Kissinger đả ghi trong bút ký mà là một tội ác chiến tranh vô cùng tàn độc cho hai anh em một nhà chém giết nhau tận tuyệt bằng vũ khí nước ngoài không chút thương tiếc, mà phía Hà Nội đã chịu quá nhiều thiệt hại mà bên nào cũng ngu xuẩn cho là mình thắng trận. Mà đối với lịch sư là hai bên thua một cách nhục nhã trong lịch sử đau xót của Viêt Nam, nếu sau nầy khi VN phải đương đầu với TQ; Gunship VN cải biến cứ bay một hợp đoàn hình nất thang trái 5 giây, rà sát mặt đất tới ngay mục tiêu, khi trên mục tiêu, chiếc Lead của 4 gun lấy tí cao độ mà thay phiên tiêu diệt chiến xa trong khi 3 chiếc còn lại dùng minigun không chế không cho phép một súng cá nhân nào được phép chống trả như: Căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg trích lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1, 3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích cũng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước. Hoa Kỳ sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH1-H tồn kho (spared-stock Natioal Guard US và tại Nhựt, vì khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nhựt sẽ bàn giao cho VN xài tạm cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ xét sau. Ðó cũng là lý do những ngày gần đây, học trò VN mới dám hỗn-láo với quan thầy TQ là vậy? tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng rất hiệu quả như:
- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trường Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tìm kích.
- (2) Nắm trước thế thượng phong khống-chế đối thủ và tránh được tầm hiệu-quả của phòng không, kể cả vũ-khí cầm tay tầm nhiệt SA-7 với cao độ rà sát trên ngọn cây.
- (3) Phát hiện địch trước và tác xạ phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người.
- (4) Nhiều minigun có xạ thủ tác xạ bao vùng là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy.
- (5) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngác không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, tiêu diệt trước khi địch phản ứng.
- (6) Có nhiều con mắt Cú-vọ của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ xót những con mồi đang nằm trong tầm mắt không giới hạn gốc độ xạ trường.

NÊN TÌM HIỂU TIỂU-SỬ NHÂN VẬT W -A -HARRIMAN
Nói theo lời mộc-mạc của dân Miền-Nam, thế thì ông William Averell Harriman là ai mà “thấy ghê” vậy? Là người của giai-cấp thống lãnh nước Mỹ, người đặt đẻ ra chính sách, đường lối chủ trương sách-lược của Mỹ, mà ông là tiêu-biểu (Tôi xin lập lại một lần nữa, trong tác phẩm nầy, một đoạn của bình luận gia danh tiếng Gore-Vidal…”Tất cả mọi kế hoạch hay chương trình được đưa ra, trên hình thức coi như là chính sách Quốc-Gia, nhưng trong thực tế là để phục vụ quyền lợi của giới Đại-Tư-Bản, American First”) Harriman đã từng áp lực Tổng-Thống Truman phải triệu hồi và giải nhiệm Đại-Tướng Mac Arthur liền tức khắc. Dĩ nhiên, TT Truman phải ít nhiều do dự rồi cũng phải giải nhiệm một Tướng tài ba mà nhân dân Mỹ yêu thương cũng như các nước ở dọc Thái Bình Dương quý mến. Tại sao? Theo sách lược Eurasia, thế kỷ 20 bạo hành thế kỷ 21 hòa giải trên bàn mổ LHQ buộc tạo thành trật tự thế giới mà Harriman cho là New World, vì thế phải cách chức tướng Mc Arthur để đưa TQ vào LHQ, còn VN phải cách chức tướng Westmoreland để thống nhứt VN cho quyền lợi Mỹ.
Harriman lý giải cho rằng cuộc đổ quân Mỹ trên bờ biển Inchon thành công là do Nhóm Tham-Mưu Dân-Sự của ông thiết kế chớ không phải do tài của các tướng-tá, cũng như ông muốn Võ Nguyên Giáp trở nên nổi tiếng vì nhu cầu chiến lược cuộc chiến VN như một công cụ gián tiếp cho quyền lợi Mỹ, vì thế sau khi bi oanh tạc 11 ngày đêm Hà Nội tuyên bố đầu hàng Mỹ đâu có chịu vì theo lịch trình Hà Nội được chỉ định “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ dưới đất và trên không” chứ sự thật Giáp thiếu căn bản quân sự, điều dễ hiểu: chả lẽ tất cả sĩ quan BV đều là thiên tài hết? Trong khi không tốt nghiệp trường ốc đại học quân sự nào?
Đứng trên phương diện quân-sự thuần túy, bỏ qua chính-lược, ngay đến những người lính Hải-Quân bình thường cũng không dám chọn Inchon làm bãi đổ quân; Vì nơi đây toàn là San-hô và đá ngầm, tàu đổ bộ chỉ có đi vào mà không đi ra vì San-hô và đá ngầm sẽ đánh, cắt thủng và chìm tàu; Với tư-tưởng và gốc nhìn của con mắt Đại Tư-Bản, Harriman cần đổ quân an-toàn và lấy yếu tố bất ngờ mà địch quân không thể tưởng-tượng được để bảo vệ 100% cho sinh mạng các Binh-sĩ và nơi đây cũng là cái ‘thùng rác’ để hủy bỏ các tàu nầy, vì quân đội Mỹ sẽ phải trang bị trong tương-lai loại tàu tối tân hơn. Còn hành quân LS 719 phải tiêu hủy nhiều trực thăng với gần 800 khẩu phòng không cổ điển, cả hai đều phải hủy bỏ tại thùng rác lộ thiên nầy bắng tính dụng của Mỹ cho kế hoạch “Aid to Russia 1941-1946 Plan renewed” dĩ nhiên phải chấp nhận sự hy sinh nhiều đoàn viên phi hành Army Aviation cho cuộc chiến.
Cuộc đổ quân tại Inchon cũng không khác gì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy, chỉ khác ở chỗ là, Inchon bảo vệ sinh mạng con người Mỹ, còn Lam Sơn 719 tiêu diệt con người bản xứ. Duy có một điều giống nhau là, Tư-Bản sản xuất ra các loại vũ-khí mới và hủy bỏ những chiến cụ lỗi thời tại nơi hành-quân và có sự cấu kết, đồng lõa của Liên-Xô cùng phế thải tại vùng núi-non hiểm-trở đó, những chiến cụ dư thừa, lỗi thời từ Thế chiến thứ 2. Trước khi từ giả chính trường, Harriman lại áp-lực Hành-Pháp cách chức Tướng Westmoreland và triệu hồi về Mỹ giống như Tướng Mac Arthur; Lý do đã công khai xác nhận trong một buổi họp ở Thượng-Viện. “Lực-lượng Đồng-Minh nên đánh qua Nam-Lào, để cắt đứt đường “Xa lộ Harriman” [mòn Hồ] phá tất cả ống dẫn dầu và hệ thống tồn trữ vũ-khí của CS” Cũng như Tướng háo thắng Mac Arthur, ngày 5/April/1951 gởi thơ cho Dân-Biểu Joseph Martin, lãnh-đạo dân tộc thiểu số; Xin được phong tỏa dọc bờ biển Trung-Quốc và tấn công những Căn-Cứ ở Mãn-Châu (Manchuria) có sự hiệp lực với Quân-Đội Trung-Hoa Quốc-Gia ở Đài-Loan; Vì trước đó Tướng Arthur có xin phép TT Truman để đánh Trung-Quốc dựa vào độc quyền Bom nguyên-tử, nhưng TT Truman bị sức ép của W A Harriman nên từ chối cho là quá nguy-hiểm, (Dĩ nhiên tướng Arthur làm sao hiểu nổi Harriman muốn đặt TQ vào ngồi ghế hội-viên LHQ, nên phải bỏ rơi THQG và VNCH, đem Hạm đội 7 vào gần Đài Loan là chận Mao làm ẩu chiếm ĐL chớ không phải làm thịt Mao) Tướng Arthur lại qua mặt TT Truman bằng cách viết thư cho Toà Lập-Pháp với mong muốn Quốc-Hội sẽ chấp thuận. Kết cuộc, Tướng Mac Arthur bị giải nhiệm vì lý do mà TT Truman cho rằng: “không được quyền phát ngôn về chính sách Quốc-Gia” (Unauthorized Policy Statements) giấy chứng-từ giải nhiệm Tướng Arthur do Harriman soạn thảo văn thư để cho TT Truman ký khán.
Tưởng cũng nên biết qua tiểu-sử của W.A.Harriman: Ông sanh vào ngày 15/Nov/1891 tại New-York. Là một chính khách gây nhiều ảnh-hưởng lôi cuốn người khác theo mình, là một Cố-vấn lỗi-lạc, kiệt xuất trong ngành ngoại-giao và đặc biệt là thủ-phạm số ‘Một’ trong mưu đồ giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa Việt-Nam. Tốt nghiệp Đại-học Yale 1913, ông hưởng một gia tài kếch xù của người cha là E.H.Harriman, người có nhiều thế lực trong ngành Hỏa-Xa, năm 1916 cai quản thêm một xưởng đóng tàu. Từ năm 1917 đến năm 1925 là đầu nậu của một Công-ty thương thuyền, Harriman cai quản một đội thương thuyền lớn nhất Thế-giới. Ông mới thật sự là giai cấp Đại Tư-Bản, giai cấp thống lãnh nước Mỹ
Năm 1930, Harriman bỏ cuộc hưởng giàu sang ra chính trường để dấn thân bảo vệ quyền lợi cho giới Đại Tư-bản? Hay ông là người Ái-quốc dấn thân để bảo vệ Tổ-Quốc khỏi rơi vào tay Chủ Nghĩa Cộng-Sản? Cả 2 trên đều đúng, bằng chứng, tới giờ nầy nước Mỹ vẫn là Đệ-Nhất Anh-hùng trong thiên hạ; Thoạt đầu, ông phục vụ trong ngành Hành-Pháp của Tổng-Thống Franklin Roosevelt với chức vụ rất khiêm nhường trong Bộ phục hồi Quốc-Gia (National Recovery Administration) Cố-vấn Hội-đồng thương mãi kiêm quản-lý sản-xuất, kiêm ngành vật-liệu thô (raw materials) Sau một thời gian học hỏi lấy đà, Harriman được Roosevelt chọn làm sứ-thần đặc-biệt, phối hợp trung gian hợp-đồng mua bán giữa Liên-Xô và Anh-Quốc (1941-1943) và năm 1943 ông muốn được bổ nhiệm làm Đại-Sứ tại Moscow cho sách lược chia đôi hai quốc-gia Đức, Triều Tiên và Việt Nam được trôi chảy theo đúng trục lộ trình do nhóm tham mưu của Harriman thiết kế.
Trong suốt thời gian làm Đại-Sứ 1943-1946, Harriman được người Nga kính mến vì đã đem rất nhiều phúc lợi cho họ, mục tiêu của Harriman là nhắm vào giai cấp sản xuất [công nông] của Liên Xô, tại sao chủ nghĩa Cộng sản đối xử con người như Bầy-Ong, Bầy Kiến? Harriman tin vào chế độ dân chủ, bởi vì dân chủ đã mở rộng để tiếp nhận tất cả năng lực của con người, hãy xây dựng thế giới thành nơi an toàn cho nền dân chủ! Ngược lại, Harriman cũng không muốn người Nga và Âu-Châu sẽ đổ máu vì chiến tranh cứ liên tục xảy ra trên Lục-địa nầy; cũng như theo ông đang xảy ra Đại chiến-2 và từ đó trong tâm ông đã nẩy ra tư-tưởng đổi vùng bạo-loạn hay nói trắng ra là “đổi màu da trên xác chết” được gọi là hoạ da vàng, mà mãi đến sau nầy (năm 1964) Giáo Sư Francois Xavier Winters mới cho rằng cuộc chiến Việt-Nam là một cuộc chiến thế mạng (surrogate) “một cuộc tế thần, lấy da Vàng thế vào chỗ da Trắng!” được thể hiện qua tình cảm với một nước [Nga] bị nhiều lần ngoại bang xâm chiếm (Pháp, Đức, Nguyên-Mông). Harriman là tác giả của hai Tác-phẩm: Peace with Russia (1959) và American and Russia in a Changing World (1971) Đọc xong 2 cuốn nầy, và phối kiểm với ROE (Rules Of Engagement) trong cuộc chiến VN, người ta có cảm tưởng Ông như một người ‘Nga-kiều’ yêu nước, nhưng thật sự không phải vậy mà ông muốn cải biến chế độ Cộng Sản thành Siêu Cộng Sản toàn vẹn như nước Mỹ sau nầy, và chỉ có Liên Xô trong ngôi vị số-2 cho mục tiêu giải trừ hoạ Da-Vàng đang là nguy cơ hâm doạ nhân loại.
Đến thời Tổng-Thống Harry S Truman, Ông phục vụ với chức vụ Bộ-trưởng Thương-mại (1946-1948) Giám-đốc chương trình Marshall, tái thiết Âu-Châu (1948-1950) Người Đại diện của Hoa-kỳ trong Minh-Ước Bắc Đại Tây-Dương (NATO) và cũng là Ủy-viên nghiên cứu phòng thủ Tây-Âu (1951) Trong thời gian nầy, Harriman xử dụng William E Colby một nhân viên tầm thường của Tòa Đại-Sứ Hoa-Kỳ ở Stockholm và Rome để điều hành thuê mướn những dịch-vụ loại trừ phe Tả cũng như Cộng-Sản trong những nước Tây-Âu bằng công-cụ vô cùng hữu-hiệu là Mafia, thế nên Harriman rất có kinh-nghiệm khống-chế bộ máy Hành-Pháp của các vị Tổng-Thống nước Mỹ sau nầy. Nếu ta nhìn cho kỹ thì quả thật nước Mỹ lãnh đạo bằng một Ðảng siêu Mafia Skull and Bones, tất cả đều tốt nghiệp từ lò luyện thép: Ðại học Yale và Havard chỉ là công cụ chuyên viên cho Yale.

(còn tiếp)

vinhtruong
04-15-2011, 06:33 PM
Năm 1950, Khi chiến tranh Triều-Tiên bắt đầu, sáng lòe trong tâm tưởng của ông, đã đến lúc ông phải thực thi những gì mà ông hằng đeo đuổi. Harriman tức tốc bay về gặp TT Truman, xin ở ngay tại văn phòng điều hành (Executive Office Building) bên cạnh TT Truman như là một người phụ-tá về những dịch-vụ An-Ninh Quốc-Gia. Ông đề nghị TT Truman cho ông tháp tùng với Trung-Tướng Matthew Ridway đến Tokyo gặp Tướng Mc.Arthur, mục đích chuyến đi nầy là căn dặn Tướng MacArthur đừng có gây hấn với Trung-Quốc cũng như xúi bẩy Đài-Loan ăn phần vào và Ông cũng bảo-đảm cho Mc Athur đổ bộ vào Inchon mà không sợ bị Liên-Xô can thiệp vì Liên Xô là bầu-bạn gắn bó ngầm của Mỹ qua tiền viện trợ giúp-đỡ tín dụng của công ty Harriman Co. Aid to Russia 1941-1946 Plan.

Quả thật sự hoài nghi của Harriman thành sự thật, nên ông buộc lòng phải ép TT Truman giải nhiệm cả hai ông, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Louis.A.Johnson và Tướng McArthur; Harriman đề nghị vị Tướng tay chân của ông lên thay thế Bộ-Trưởng Quốc-Phòng là Tướng Bộ-Binh, George C. Marshall. Harriman thay mặt cả Truman soạn thảo công lệnh, Tướng-lãnh không được tuyên bố vung-vít về Sách-lược Quốc-Gia nữa, rút ra từ sự giải nhiệm Tướng Arthur. Trong năm nầy (1950) Ông tuyển chọn những tài hoa kiệt xuất của Hoa-Kỳ vào làm việc tại một Viện Nghiên-Cứu đặc biệt mà phần trên tôi có giải thích chưa rõ đó là Nhóm Tham-Mưu Dân-Sự, gồm nhiều học giả nghiên cứu khác nhau và đây là ‘những hoàn-ngọc ẩn của nước Mỹ được hoàn toàn dấu kín cho cơ mật quốc gia.

Một học giả sáng chói trong Nhóm nghiên cứu nầy cho biết: Chắc-chắn sẽ xảy ra cuộc chiến tranh Nguyên-tử ở Âu-Châu, hậu quả sẽ tàn phá Bắc bán-cầu, bao gồm Âu-Châu, Mỹ, Canada. Học-giả nầy đề nghị nên đổi trục chiến tranh qua Á-Châu và cũng để giải tỏa sự thăng bằng nạn nhân mãn cho thế-giới “Họa Da Vàng,” Đó là nguyên nhân thảm trạng chiến tranh Việt Nam phải xảy thay vì theo trào lưu tiến hoá của phong trào giải trừ chế độ thực dân (decolonalism) mà hơn 60 nước trên thế giới đã tìm sự độc lập cho dân tộc mình trước 1960. Thế thì xuất phát tại nơi nào ở Châu-Á: Tất cả những loài động vật trên trái đất đều có khởi nguyên của nó, có đường Hươu-Nai chạy, loài Kiến biết trước trời giông bão, cũng có đường bầy Voi qua lại (La Piste des Elephants) cho đến hang động sau cùng gởi nắm xương tàn của chúng, vì chúng có linh-tính biết trước ngày chết. Còn loài người thì có con đường gây ra bạo hành do cơ trời “thiên-hạ đại loạn” Từ Đại-Đế La-Mã, đến Nã-Phá-Luân, đến Hốt Tất-Liệt (Khoubilai) cho đến Đức-Quốc-Xã, Quân phiệt Nhựt… cái trục ‘bạo-loạn’ đó vẫn là từ Âu sang Á, sang Nga, Ba-Tư, Đông-Âu, Nam-Âu, Ai-Cập, tràn qua Thổ-Nhĩ-Kỳ (turkey) Iraq, Iran, Ấn-Độ…phía Đông Tân-Cương, Tây-Tạng, Nội-Mông, Mãn-Châu, Cao-Ly, bao trùm cả Trung-quốc nhưng khi đến Việt-Nam thì bị khựng lại; như quân Nguyên-Mông đã 3 lần dừng bước tại Việt Nam vì thua trận phải chạy về Xứ. Kết quả, Harriman chọn Triều Tiên làm “diện” phát khởi còn Việt Nam làm “điểm” tận cùng ở Á-Châu, là cái trục dứt điểm chuyển hướng từ bên trời Tây hướng về trời Đông, lấy Đông-Dương làm nơi chạm tuyến sau cùng (Jet-stream front).

Giáo-sư Sử-địa, William A.Withington tại Đại-Học Kentucky thì cho rằng: qua Lịch-sử, người dân ở các nước Á-Châu, nhất là Vùng Đông Nam-Á không thích sự đô hộ của người da trắng, dù rằng chủ nghĩa thực dân không còn nữa, muốn lấy lòng họ nên để cho người cùng màu da hay may ra chế độ CS dầy xéo lên đất họ một thời gian lâu mau tùy trình độ dân chúng giác ngộ. Theo như ý đồ của Harriman, nên dựa vào chiến thắng Điện-Biên-Phủ để tạo cho phe Cộng-Sản một uy tín rất cao đẹp, lần đầu tiên một Nhóm Du-kích Á-châu đã đánh bại một đạo quân của một cường quốc Âu-Châu, rồi trở thành mô hình gương mẫu cho các phong trào giải phóng dân tộc khác, gồm gần 60 Nước trên toàn thế giới, như ở Bắc-Phi, Nam-Dương, Phi-Luật-Tân, Mã-Lai, Phi-Châu, Trung Nam-Mỹ, và Trung-Đông.. Phía Thế-Giới Tự-Do bị đẩy vào vị thế phòng thủ; Làm thế nào để phục hồi chính nghĩa, kéo họ về với Mỹ...? Sau một thời gian kinh qua thế sự, dù Hồ-Chí-Minh đã bị dụ-dỗ để trở thành Đồng-Minh của Mỹ cũng phải chờ thêm một thời gian trắc nghiệm coi cho được; Vì “Freedom is not for Free!” nên để Việt Nam phải trả một cái giá cho sự Tự do của Họ như tại đất nước Mỹ lịch sử đã chứng minh qua Concord. Dù rằng, theo tin từ tình báo Quân-Đội OSS, nhóm Hồ là một tổ-chức có kỷ-luật vững chắc, chấp nhận gian nguy chiến đấu chống Nhật và giúp Mỹ tìm cứu khi Phi-công bị nhảy dù xuống vùng của họ. Hành-Pháp Mỹ thời TT Truman bị Harriman ép buộc phải từ khước lời thỉnh cầu của Cụ Hồ, tháng 8 và 9 năm 1945 qua 8 bức thư xin Mỹ bảo đảm độc lập như Phi Luật Tân như bảo đảm Hiến pháp VN giống y chang như Mỹ, trong khi HCM đang kiểm soát Hà-Nội, va đặt hoàn toàn niềm tin tuyệt đối vào Mỹ.

Hồ-Chí-Minh cầu khẩn qua trung gian của văn phòng “Cơ-quan Chiến-lược”Hoa-kỳ, đã gởi yêu cầu lên TT Truman xin cho Việt-Nam được hưởng quy chế như Phi-Luật-Tân để được bảo hộ trong thời gian giành độc-lập; Từ tháng 10/1945 cho đến tháng 2/1946, Hồ đã viết cho TT Truman ít nhất 8 văn-thư, chính thức kêu gọi Hoa-kỳ và Liên-Hiệp-Quốc can thiệp để ngăn chận chính sách thuộc địa của Pháp cho thích hợp theo trào lưu hiện tại, nhưng … cứ cho rằng nghiệp quả thiên định cho dân Việt như sách lược “vòng Kim-Cô” của Harriman áp đặt lên trên đầu dân tộc VN.


Tổng-Thống tiền nhiệm Franklin D. Roosevelt cũng được Harriam thuyết phục: “Hoa-Kỳ chủ-trương không để cho Pháp trở lại Đông-Dương và đề nghị đặt Việt-Nam dưới quyền quản-trị tạm thời của Liên-Hiệp-Quốc”. Điều quan trọng ở đây là theo ý-đồ toan tính của Harriman, khi Liên-Xô và Trung-Quốc cùng nhau công nhận Hồ-Chí-Minh vào tháng 1/1950, thì cũng đúng vào lúc mà William Averell Harriman cảm thấy phải thật sự dấn thân nhảy vào chính-trường để bảo-đảm sự phồn vinh cho quyền lợi nước Mỹ [đây tôi muốn nói có phần nguồn dầu khí ở thềm lục địa VN qua sự phát hiện của Vệ-tinh tình báo spy satellite]. Liền sau đó ông tuyển mộ những nhân tài học giả kiệt xuất để nghiên cứu giúp ông trong vấn đề chiến thắng ý-thức-hệ Cộng-Sản trong chiến tranh lạnh (Cold War). Harriman coi trọng Nhóm Học-Giả Dân-Sự nầy là bộ óc của nước Mỹ. Tôn chỉ, nên dùng một ‘đấu pháp’ tuy nhẹ nhàng với Liên-Xô nhưng phải chiến thắng đối thủ qua môn võ-thuật, dùng sức mạnh tối đa của địch để tạo thành sức mạnh của ta ‘trong cái thế bên kẻ mạnh’ (strong-man) mà chúng ta cần sẽ phải áp dụng tại Đông-Dương: Hãy tạm bỏ qua thuyết Domino của Eisenhower. Ðó là lý do sâu-xa mà Harriman không muốn Hoa-kỳ ký tên vào Hiệp định Genève-1954 chia 2 miền Nam và Bắc! Ranh mãnh trong vấn đề hiệp định Geneve nầy để vỗ ngực chỉ có Hoa Kỳ là muốn Việt Nam được thống nhứt cho thế chiến lược toàn cầu của Mỹ với thâm ý xô đẩy VN vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn cho mưu đồ quyền lợi của thế lực trong hội đồng kỹ nghệ quốc phòng Nhưng rốt cuộc cũng vào quĩ đạo của Mỹ tuy được độc lập thống nhứt duới cái dù của Mỹ, và phải trả một cái giá quá đắt? Vì freedom is not for free.


(con tiep)

vinhtruong
05-01-2011, 01:17 AM
William Averell Harriman (1891-1986) kiến trúc sư cuộc chiến VN

Trong những nhân vật sừng-sỏ trên đây, chỉ có W.A. Harriman là người có nhiều tham vọng, nhưng thật ra ông cũng là một thiên tài “giấu-mặt” làm nên lịch-sử Hoa-kỳ. Theo cá nhân tôi nghĩ đem so với Quân sư Gia-Cát-Lượng để đánh giá thì Harriman quả thật xứng đáng là một “Đại-đế giấu mặt” không những trong nước Mỹ mà cả thế giới; báo chí thời đó cũng như hai văn hào Walter Isaacson và Evan Thomas mô tả Harriman là người lãnh đạo trong Nhóm “Sáu người thông-thái” nắm vận mệnh thế giới. Riêng Harriman biết xử dụng đồng tiền của người Cha để lại và mở kinh doanh ngân hàng W.A.Harriman and Company rồi trở nên Tổng Giám-Đốc đội thương thuyền lớn nhất thời đó, năm (1917-1925). Sự thành công theo phóng đồ thẳng đứng của ông làm “thôi miên” giòng họ Bushes, trong đó có George Herbert Walker, là tiền bối bốn đời của TT Bush-Con, Tổng-thống thứ 43 của Hoa-kỳ và ông Prescott Bush là cha của George H.W. Bush, Tổng-thống thứ 41 của Hoa-kỳ. Thật cũng là điều lạ, ở trên đời nầy ít ai chịu thuần phục một kẻ nhỏ hơn mình 16 tuổi như so sánh Harriman với Walker, ấy thế mà cả hai ông Bushes nầy đã thích-thú học-hỏi, tự-nguyện làm thành viên trong thương nghiệp mà người Chủ là Harriman; Chẳng bao lâu từ một người đại-lý buôn bán vỏ xe khiêm-nhường, Ông nội Bush con là Prescott Bush đã trở nên nhà triệu phú, với số tiền chuyên ngân từ Fritz Thyssen (Đức).

Harriman, tuổi vừa tròn 27 và mới tốt nghiệp 4 năm Đại-Học Yale; Năm 1917, lợi dụng trong thời chiến áp-lực chính quyền phải ký hợp đồng vào sự nghiệp đóng tàu hàng-hải dù cha Ông nổi tiếng là ông Vua về sở hỏa-xa. Harriman đóng tàu thành công trong thời chiến, chẳng bao lâu Harriman trở nên ông Vua về đội thương thuyền hàng hải lớn nhất vào thời đó, được củng cố phát triển qua danh xưng United American Lines, ông đặt vào trọng tâm tham vọng lợi nhuận qua hợp đồng với nước Đức bằng đường hàng-hải Hamburg-American Trong khi hơn nửa thế kỷ, người ta đều nghe danh ngân hàng tín dụng thương mại Quốc-tế BCCI (Bank of Credit and Commerce International) do sư tổ dòng họ Bush, George Herbert Walker sáng lập truyền lại cho cả dòng họ Bush sau nầy.

Trong Đảng Công-Ty, đáng kể là nhánh Cộng-Hòa có dòng-tộc Rockerfeller và Stillman, nhưng tất cả không ai chịu dấn thân ra làm chính khách để bảo vệ quyền lợi Công-ty, mặc dù phần đông, bản chất của họ phát xuất từ Đảng Cộng-Hòa. Đứng trên góc cạnh nước Mỹ, Harriman là một thương gia giàu có, một chiến lược gia có tầm cỡ quốc tế, một chính trị gia có tầm nhìn sâu-sắc, một chính khách lỗi-lạc, một nhà ái-quốc hiếm có, một đảng viên Dân-chủ đúng nghĩa để lo cho quyền lợi của tất cả Tập đoàn Tư bản không phân biệt lớn nhỏ, chịu dấn thân xa rời sự hưởng thụ giàu sang, hy-sinh và tận-tụy cho sự hùng-mạnh của đất nước Hoa-Kỳ. Yêu nước là yêu Tư-bản Chủ-nghĩa, vì Hoa-kỳ là tiêu biểu.

Khi Cách Mạng Nga thành lập chính quyền (năm 1917) và thành phần Tư-sản bị đày ải cho đến chết tại vùng đông lạnh Tây-Bá-Lợi-Á (Siberia) Harriman nhìn xa hơn vào lá cờ ‘Búa-Liềm’ ông đã đặt nhiều quan tâm đến giai cấp Công-nhân là chính, ông không sợ những giáo điều của Lenine sẽ đi vào thực tế như: “Trước hết, chúng ta sẽ chiếm Đông-Âu, rồi nắm lấy khối quần chúng khổng lồ ở Á-Châu, sau đó bao vây Hoa-kỳ và thành lũy cuối cùng của Chủ-nghĩa Tư-bản. Chúng ta khỏi phải đánh đấm chi cả, Hoa-kỳ cũng sẽ phải rơi vào tay chúng ta như một trái cây đã chín rục. Vì thế đã là người Cộng-Sản phải đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù là giai cấp Tư-Sản” và ‘Chính sách cải tạo’ là kỹ thuật đánh lừa người Tù “luôn luôn làm cho chúng có ý hy-vọng được tự-do, chuyển trại thường xuyên để nuôi dưỡng hy-vọng giả tạo đó, cuối cùng chúng gặp nhau và chết ở Siberia còn ở Mỹ là Alaska.

Harriman không căm ghét người Nga mà trái lại Ông rất có cảm tình với người Nga qua nỗi lòng của Ông, lồng vào hai tác phẩm “Peace with Russia” 1959 (hòa bình với Liên-Xô) và “America and Russia in a Changing World” 1971 (Hoa-Kỳ và Liên-Xô cùng thay đổi cục diện thế-giới) Một tư-tưởng vĩ-đại đang nẩy sinh trong khối óc của ông, người Công-nhân và Nông dân là nguồn nhân lực “sản xuất”, xứng đáng được hưởng những của cải do họ làm ra, nổi bật hơn, là tại sao không để cho họ chia phần làm chủ (Profit Sharing) ông vẽ ra một thế-giới phồn thịnh do người công-nhân sản xuất ra của-cải và chỉ có vài người bỏ vốn đầu tư thì chính họ mới là người lãnh-đạo, vì trên thực-tế “người nào chi tiền người đó chỉ-huy” (như trong chiến-tranh Việt-Nam, có lần Tướng O’Daniel nói toạc ra ‘ai chi tiền người đó chỉ-huy) Sự bỏ vốn đầu tư ở Liên-Xô không ngoài mục đích trên và sau nầy là Trung-Quốc; Đây là hình thức cũng như chân lý thực tế nắm chắc giai cấp thợ thuyền một cách tinh-vi với giá rẻ mạt, nhưng căn cứ trên sự hài lòng tự nguyện, thay vì đối xử với Họ như bầy Ong bầy Kiến, Harriman mãnh liệt tin tưởng phải xây dựng thế giới thành nơi an-toàn cho nền dân chủ, bởi vì chế độ Dân chủ sẽ mở rộng để tiếp nhận tất cả năng lực của con người.

Thật vậy, khi cướp được chính quyền vào năm 1917, hăng say trong chiến thắng, Lenine thường chủ quan với đề tài: Cộng-sản, Tư-bản, ai thắng ai?” Và càng đi xa hơn bằng cách tuyên bố: “Tụi Tư bản, nó vừa ngu và vừa tham. Tham và ngu đến nổi, nó biết người ta mua dây thòng lọng để treo cổ chúng nó, thế mà chúng nó vẫn sản xuất và bán cho người ta” Từ đó đến nay đã gần 100 năm, và nếu chúng ta lấy mốc điểm thời gian 160 năm khi Karl Marx (1818-1883) viết tuyên ngôn thư Ðảng Cộng sản, suy ngẫm những biến cố lịch sử đã xảy ra: Chúng ta thấy nó hoàn toàn trái ngược lời tiên tri của Marx và Lenine. Marx tiên tri là Tư bản dãy chết, cách mạng tất yếu sẽ xảy ra tại những nước Tư bản, Lenine tiên đoán Cộng sản sẽ treo cổ Tư-bản; Nhưng Tư bản không dãy chết, không bị Cộng sản treo cổ, mà ngược lại, câu nói của Marx trở thành: Cộng sản dãy chết. Cách mạng tất yếu sẽ xẩy ra tại các nước Cộng sản “Và câu nói của Lenine cũng trở thành: “Tụi Cộng sản nó vừa ngu và vừa tham. Tham và ngu đến nổi, nó biết người ta bán Coca Cola, Mac Donald, quần Jeans, hàng hóa cho nó, để dụ nó vào sập-bẫy, để bóp cổ nó chết, nhưng nó vẩn cứ mua!” W.A Harriman quả thật là một chiến-lược gia thiên tài, nếu chúng ta nghiên cứu chiến lược “Eurasian” của Skull and Bones đánh sập các nước Liên Xô và Ðông âu, thì chúng ta thấy họ đến với các nước nầy đầu tiên bằng những bang giao kinh tế, thương mại, đến với Coca Cola, Mac Donald, sau đó từ từ biến kinh tế quốc doanh thành kinh tế tư doanh, với tuyệt chiêu là “tối-huệ-quốc” làm cho xã hội dân sự các nước nầy mỗi ngày một trở nên mạnh; dĩ nhiên Ðảng và nhà nước CS mỗi ngày một yếu đi, đến lúc không thể cưỡng lại được, thì chế độ sụp đổ. Lẽ tất nhiên sự sụp đổ của Liên Xô và Ðông âu còn nhiều lý do qua sự nối-tiếp điều hành kiệt xuất của giòng họ Bush: Chiến tranh Tình-báo Phản-gián là một cú đấm sau cùng của loài Ma Ðầu-lâu Skull and Bones, vì đi với Ma phải mặc “Áo-Giấy” là vậy, cho nên Harriman không ngại ngùng khi sáng lập ra Ðảng Ðầu-lâu Xương-người. [Skull and Bones]

Ngày hôm nay, Hoa kỳ cố gắng đưa-đẩy Việt Nam vào Tổ chức Thương Mại Quốc-tế (WTO) theo lộ-đồ, giúp VN trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ, rồi có Vệ-tinh riêng để bảo vệ lãnh thổ (Hoa-kỳ đã hủy diệt những thám thính cơ bí-mật với âm mưu tìm kiếm hơi đốt cũng như dầu hỏa trên thềm lục địa VN, [kẻ lén lút dọ thám tìm mỏ, nhưng có người âm thầm triệt hạ cho biết tay mãnh vung rớt trên đảo Phú Quốc]. Kẻ bành trướng không chịu hiểu: “Cái ổ con Ó-Mẹ làm ra không thể Le-Le hay Vịt trời-Con nở ra nơi đó!”) Tình báo Hoa-kỳ theo lộ trình sơ khởi về phát họa những chiến thuật ngắn hạn, nằm trong một chiến lược dài hạn, đó là thay thế mô hình tổ chức xã hội độc đoán, độc tài CS, bằng mô-hình tổ chức xã hội Dân chủ, Tự do và kinh tế thị trường. Hoa kỳ tiên đoán theo lộ-đồ: Chế độ Cộng sản chỉ sụp đổ dưới Ba sức ép:

- (1) Nhất là giới trí thức, sĩ phu, sinh viên, học sinh sẽ phải can đãm đứng lên đấu tranh càng ngày càng đông hơn, đấu tranh cho quyền sống và quyền làm người.
- (2) Sức ép đến từ quốc-tế, đến từ hành động của Cộng đồng người Việt hải ngoại
- (3) Sức ép đến từ sự rạn nứt, (đây là tuyệt chiêu của CIA) chia rẻ trong Ðảng Cộng sản qua tố cáo chỉ mặt các quan chức tham nhũng.

Dưới thời Cách-Mạng Nga thành lập chính quyền năm 1917 bởi Aleksandr Kerensky, đảng Công-ty nầy cho mượn ngay tín-dụng số tiền là 325 triệu dollars để mua các vật liệu làm chiến-cụ, dĩ nhiên vật liệu nầy phải từ Hoa-Kỳ chuyển qua Liên-Xô. Mặt khác Harriman với con mắt nhìn xa thấy rộng, đang dòm ngó nguồn tài nguyên ‘dầu khí’ và mỏ ‘manganese’ để luyện thành hợp kim ‘alloy’ làm vũ-khí, nhất là các túi dầu chạy dài dọc theo các nước Cộng-Hòa Trung-Á đang nằm sâu dưới lớp Tuyết dày đặc mà chỉ có Hoa-kỳ mới có đủ khoa-học và kỹ-thuật để khai thác. Một tư-tưởng kinh-dị về “Eurasian Great Game” đang thoáng in sâu trong óc của Harriman từ dạo đó (1920) Đây là một kế hoạch chiến lược dài lê thê đến hàng thế kỷ mà một đời người không đủ thời gian đảm trách.

Harriman chụp lấy cơ hội nhảy vào chính-trường, Thủ-tướng Anh, là Winston Churchill và Chủ-Tịch Liên-Xô, Stalin biết mọi việc ở Mỹ qua Harriman; Trong suốt thời gian Đệ II thế chiến, Harriman là người trao mật tin giữa London và Moscov, ông chọn con số cho gọn trong hồ-sơ phối hợp giữa hai bên là 322 (his diplomatic case the numerals 322) cho tiện giữ bí mật. Dù rằng cuộc đời thương-mại đang quá thành công trong việc làm ăn với hai chính quyền đang xung đột với nhau là Đức và Liên-Xô. Bên cạnh đó Công-ty Remington-Arms của Rockerfeller lại buôn lậu bí mật vũ-khí từ Hoa-kỳ bán cho Đức qua ngã Holland vào đầu năm 1930; Đối với Tập-đoàn Tư-bản nầy chỉ biết có quyền lợi qua đồng Dollar, không có bạn mà cũng không có thù, chỉ có quyền lợi quyết định sự liên-minh.

Harriman bỏ ngành Hỏa-xa qua ngành đóng tàu chiến và trở nên Đại-đế ngoài nước Mỹ, (Overseas-Empire) Theo như báo chí Saint-Louis thời đó mô tả, khi con người quá thành công về tiền-tài thì người ta lại muốn bước vào đài danh-vọng, Harriman biết chuẩn bị cho mình rất chu đáo để trở nên một nguyên thủ Quốc-gia Hoa-kỳ. Nhưng Chúa lại không chìu lòng người, hai lần ra ứng-cử đều bị thất bại, năm 1952 và năm 1956; Mặc dù đã chuẩn bị sẳn-sàng lấy đà lên chức cuối cùng làm Thống-đốc của một tiểu bang lớn nhất nước Mỹ, là New-York.

Năm 1962, Tổng-thống Diệm được sự mách nước của vị Đại-sứ khả ái Frederick Nolting, nên đã đề cử ông Cố-vấn Ngô-Đình-Nhu qua Genève để gặp Phù-thủy Harriman và thuyết phục Harriman đừng ký vào hiệp định Trung-Lập Lào, vì biết chắc rằng Hà-Nội sẽ vi phạm và lợi dụng phần đất Lào để lấn chiếm Miền-Nam. Theo chương trình thì Harriman chỉ tiếp ông Nhu có 30 phút, nhưng cuộc bàn thảo kéo dài đến 3 tiếng; Khi Harriman tiễn chân ông Nhu ra về, ông Bộ-trưởng Cao Xuân Vỹ nhận thấy vẻ mặt hai người hầm-hầm như bực tức một điều gì. Khi Cụ Nhu gặp ông Vỹ, Cụ Nhu bèn xả ra cho nhẹ người: “cái thằng Cha nầy không biết gì cả”. Làm sao Cụ Nhu biết được thế siêu chiến lược của Harriman về Eurasian! Định kiến Axiom-1 biến con đường mòn HCM thành Xa-lộ Harriman có ống dân dầu chạy song song theo nó do LX chịu thiết bị?

Đây là sự suy diễn có tính cách riêng tư của người viết: Một ông già 71 tuổi, đầy mưu-mô và bản-lãnh, kiên-nhẫn để cho cậu nhỏ [Cố vấn Nhu] đáng con mình hằn-học, chẳng lẽ Harriman nói toạc ra rằng: vì quyền lợi của Liên-Xô và Mỹ đã đồng thuận dùng Đông-Dương làm nơi thí nghiệm vũ khí mới vừa chế tạo và giải tỏa số Bom đạn thặng dư sau thế chiến-2, bằng cái trò chơi chiến tranh lấy danh từ hào nhoáng, về phía Liên-Xô “chiến tranh giải phóng” (NLF) và huê dạng về phía Hoa-Kỳ như “kế hoạch chống nổi dậy” (CIP) Đối với Harriman và Nhóm tham-mưu Học-giả kiệt xuất của ông sẽ không có Đại chiến thứ-3 mà chỉ có cuộc chiến khu-vực, lấy Triều-Tiên và Đông-Dương làm chiến tuyến thuộc Màn-2 của Eurasian Great Game. Trận Triều-Tiên vì quyền lợi tức thời nên để lại 50.000 quân, còn Đông-Dương vì quyền lợi tiềm-tàng để thành lập một nước VNCH lớn hơn, và sẽ thắt chặt hơn nửa thế kỷ sau đó 1995; Cái thâm-thúy là dùng khuôn viên các trường Đại-học để lý-giải hậu quả nơi chiến trường tại Việt Nam qua ba đáp sổ dưới đây:

(1) Axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon
(2) Axiom-2: The US had no legitimate reason to be involved in Vietnamese affaires
(3) Axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances

Cùng với 3 định-đề (axioms) đã được bàn luận sâu rộng tại các Đại-Học về cuộc chiến VN trong giai đoạn năm 1960-1971 như Kenneth E. Sharpe trong “The Post Vietnam Formula Under Siege” và “Political Science Quarterly” đây là thời kỳ giải kết của Mỹ. Cái nhóm Tham-mưu nầy đã có chủ trương đưa Trung-Cộng gia nhập vào Liên-Hiệp-Quốc, nên buộc phải giải nhiệm Tướng Mc Arthur trong cuộc chiến Triều-Tiên và bức tử Miền Nam thuộc VNCH. Chiến-lược giải kết nầy đã tạo nên một tầm vóc Quốc-Tế dù kết quả có bị mang tiếng nhất thời “con Cọp giấy”, “người khổng-Lồ với đôi chân đất sét” và đưa nước Mỹ vào thời kỳ suy thoái. Nhưng tập đoàn Tư-bản cho là thời kỳ nghỉ-ngơi sau khi hoàn-tất một công trình (Inventory năm 1973-1980). Còn Nhóm Học-giả Tham-mưu thì cho rằng, trò chơi cử-tạ để phô trương bắp thịt của Hoa-kỳ đã xong, bây giờ tới phiên người Nga phải trả giá về sự cho ra đời Chủ-nghĩa Cộng-sản khắp Năm châu, bằng cách đặt Liên-Xô vào vị trí của Hoa-kỳ, như quân-đội Nga tiến vào Afghanistan. Ngoài ra Hoa-kỳ cũng phong tỏa kinh-tế các nước chư-hầu của Liên-Xô, buộc Liên-Xô phải tăng cường viện trợ kinh-tế cho họ. Mặt khác Hoa-kỳ cũng gây rối khắp nơi, làm cho Liên-Xô phải quân viện hay chính thức tham chiến để lộ bộ mặt thực dân Đỏ. Để kết cuộc qua đó mà người dân trong khối Cộng-Sản mới có cơ-hội sáng mắt, so-sánh giữa hai thể chế “Dân-chủ Tư-bản” và “Dân-chủ Cộng-sản” ai thắng ai? Một cuộc bỏ phiếu bằng chân! Một cuộc chiến thắng thầm lặng với thủ đoạn Thần sầu Quỹ khóc, nhưng không dám nói ra, sợ lương-tri nhân loại nguyền rủa, vì gieo rắc tai-ương cho các nước nhược tiểu; Cái danh xưng nổi lên cho là thất bại thảm hại của Hoa-kỳ để làm mờ đi cái “mục-tiêu” chủ yếu là đồng Dollar hốt vào qua kỷ nghệ sản-xuất chiến tranh, và nước Mỹ vẫn là Đệ Nhứt siêu cường không nước nào địch nổi.

Sau cuộc chiến khá dài tại Việt Nam, nhưng họ không dám tuyên bố đó là một chiến thắng thầm lặng (Quiet-Victory) biết bao thảm họa cho người dân của ba nước Đông Dương, vì Họ không dám nhận những danh từ không tốt đẹp gì dù đã làm phong phú hoá trong tự điển Anh Ngữ như, “Bỏ phiếu bằng chân” (voted with theirs feet) “Cánh Đồng Chết” (Killing field) “Thuyền Nhân” (Boat People) “Học Tập Cải Tạo” (Reeducation-Camp) “Vùng Kinh Tế Mới” (New Economical Zone)..

12 năm sau, và cũng đã đến lúc kết thúc mật-kế Pennsylvania giao Miền-Nam cho Hà-Nội Năm 1974 đệ tử ruột của Harriman là William H.Sullivan cựu Đại-sứ Lào và đương kiêm thứ trưởng Ngoại-Giao cho Kissinger đã phán một câu rất mất dạy về quan điểm Hoa-kỳ lúc ấy:
“Chúng tôi hy vọng rằng, Đông-Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối, và nó xứng đáng như vậy”

Thật tôi nghiệp cho các nước nhược tiểu, phù-thủy Harriman đâu cần biết Đông-Dương là gì, ông chỉ coi đó như là một vùng hoang dã chỉ xứng đáng là nơi để thí nghiệm vũ-khí như chúng ta thường cho là “vùng oanh kích tự-do” Dĩ nhiên Tổng-thống Diệm dễ gì để cho đất nước mình trở thành lò luyện thép. Phù-thủy Harriman đích thực trở nên thủ phạm số một đã giật sập nền Đệ I Cộng-Hòa và ra lệnh giết chết hai anh em TT Diệm, Miền Nam trở thành chính phủ bù nhìn từ đấy!

Ấy thế mà ngày sinh nhứt thứ 90 của W A Harriman, người em út cuối cùng của dòng họ Kennedy còn sống là Edward Kennedy lại tuyên bố: “Nếu không có Ngài nước Mỹ và loài người không thể sống trong một trật tự thế giới [The New World] như thế kỷ-21 nầy

Hết

KQ: TRUONG VAN VINH: Email vtruong2602@yahoo.com

vinhtruong
09-25-2013, 06:01 PM
• Đúc kết cuộc Hành quân Lam Sơn 719 với những hình ảnh tài liệu giải mật mới nhứt. Các chiến hửu hay xem các hầm chìm, hầm nổi mà trung úy phản chiến John F Kerry trao phóng đồi hành quân cho tướng Võ Nguyên Giáp, thành viên OSS 1945 để đào hầm chìm, nổi chung quanh các Căn cứ Hoả lực/VNCH (hầm kho quân trang cho lính mới thay quân tại chiến địa) để thấy rỏ âm mưu của Secret Society muốn hủy diệt “cuộc VN hoá chiến tranh", đem chiến thắng cho Hà Nội)
• Các chiến hửu hảy click vào Link dưới đây:


Hồ Chí Minh Trail: Video Hành Quân Lam Sơn 719 Hạ Lào 27 ...

hcmtrail.blogspot.com/2012/12/video-hanh-quan-lam-son-719-ha-lao...

vinhtruong
11-22-2013, 05:59 PM
Nhớ lại những năm tháng "Ma Mới" chập chửng bước vào Cánh Thép:
Biết thân phận là Ma mới đang ngơ ngát chập chửng những bước lang thang vào ngưởng cửa Cánh Thép với bài "Tôi nhìn Đồi 31 thất thủ" như có điềm không lành vì chử thất thủ chăng? Nên được khá nhiều đọc giả chiếu cố thì có ngay một Nhóm "Ma Củ" sẳn sàng chiếu cố "phang vào" vài chiêu khen "xủ quẻ" là chuyện Tề Thiên Đại Thánh, "Phong thần", phép lạ "Hô giáng Hô thâu", Pha chế nghe nực Gà quá ...! Ôi biết bao là ê-chề!
Biết làm sao bây giờ đành ngậm tâm không nói ú-ớ được ... phải "ngọng" vì chứng liệu đâu? chứng cớ đâu! phim ảnh đâu! Người viết cứ tưởng bở thao thao bất tuyệt, vì cứ tưởng mình chứng kiến bằng mắt thịt là người ta tin mình liền!
Đây là cuộc phục kích chiến xa lớn nhứt tại Đông-Dương, mà cũng là trong cuộc chiến cũng lớn nhứt là hành quân Lam Sơn 719. Nhưng trong tôi hé lên một niềm tin mảnh liệt, rồi yên tâm như tôi hồi tưởng lại khi mình còn ở Project Delta Force, đã từng nhìn những thước phim cực kỳ bí mật "không ảnh chụp sâu dưới thềm lục địa" và tin tưởng sẽ có 1 ngày secret spy satellite sẽ tiết lộ trên Internet.
Quả thật thời buổi siêu vi tính, chúng ta đang thấy phổ biến nhan nhản trên YouTube, Internet những phim ảnh về U-2 chụp quay phim Liên Xô bí mật chuyển hoả tiển vào Cuba 1961; TT Johnson ngồi tại Washington xem phim chiến trận đang diển tại Khe Sanh 1968, mới đây chúng ta xem Videos cuộc hành quân LS/719/1971, các cuộc Dog fight giữa MIG và AD-6, F-4 đánh nhau trên bầu trời Hà Nội 1972 ... Niềm tin càng vững chắc khi đã có thật như các chiến hửu đã xem trên diển đàn nầy nhiều tài liệu vừa giải mật, là có thể thấy và rờ được chứng liệu tin tức, nên tôi mới bình tỉnh nhắc lại bài viết những trận đánh có căn-cơ
Hồi ký chiến trường luôn luôn toát lên sự thật rất cần thiết cho cuộc chiến, khác hẳn với các tác giả phóng sự chiến trường kể lại qua người khác, (cố vấn Mỹ không được qua Lào theo đơn vị) nhưng nếu kèm theo video chứng liệu thì quá tốt, và lý giải theo thị hiếu của độc giả tùy theo hoàn cảnh thời sự thương ghét. Vì chiến sử được viết do chính mình tham dự rất quý hiếm. Chúng ta đi chiến đấu ngày xưa không hề biết những chiến trận nơi khác. Bây giờ chúng ta được đọc những trận chiến do chiến hữu của mình viết cho thấy quân lực VNCH mình nhiều anh hùng quá.
Những chiến sĩ đã sống kiêu hùng đã chiến đấu anh dũng và gần 300.000 chiến sĩ đã đền nợ núi sông cho chúng ta được sống.
"Cho nên viết chiến sử hoặc đơn giản hơn là viết những trận đánh mà mình tham dự cũng là để trả nợ những chiến hữu đã hy sinh cho mình được sống!!!???"
Và cũng nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, mặc dầu vậy, cũng như những chi tiết khác về chiến tranh Việt Nam, phần lớn các tài liệu về cuộc hành quân “khó hiểu” như Lam Sơn 719 đã có thời do các phóng viên và cố vấn Hoa Kỳ cung cấp và nhứt là thế lực trong bóng tối (Secret Society) muốn che lấp những việc làm bất lợi trong cuộc chiến nầy theo ý đồ phản chiến, nên đôi khi kém trung thực, bị bóp méo, nếu không muốn nói là thiếu thiện cảm và nhiều thành kiến bất lợi đối với QLVNCH. Ðiều này cũng dễ hiểu vì một khi kiến trúc sư Harriman đã muốn giải kết để rút chân ra khỏi Việt Nam (axiom-3), họ cần tìm lý do để bào chữa cho sự rút lui trong danh dự do chính họ bằng cách đổ lỗi cho QLVNCH đã không chịu tự mình chiến đấu và lệ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.
Còn như Không Quân VN tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 rất hào hùng và sự thiệt hại quá khiêm nhường so với Mỹ, thì Secret Society muốn dấu nhẹm; ngay đến cây viết được "đặt hàng", tướng Nguyễn Duy Hinh cũng chả có một chử nào về VNAF để cho Mỹ lưu giử vào hồ sơ Văn Khố Archives? Thật nhục! Nếu tôi không viết ra thì sự thật về quân sử sẽ bị thời gian chối bỏ. Nhưng may thay nhờ vào tác giả là chứng nhân trong cuộc chiến từ Cambodia, Hạ Lào, vùng rừng núi ngoài vỉ tuyến và hoả tuyến. Cuộc chiến đã được viết lại rỏ ràng căn cơ như được phổ biến khắp 5 châu vì giá trị thực chất về cuộc chiến. tác phẫm "The New Legion" đã được phổ biến rộng khắp như dưới đây:

- www.amazon.co.jp › 洋書 › History › Military - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo - Vietnam War (The New Legion) [ペーパーバック]. Vinh Truong (著) ... Vinh-Van-Truong was recruited by U.S. Special Forces in Project Delta 1964-65 and ...

- Vietnam War (The New Legion): アマゾントップ:洋書 www.amazon.co.jp › History › MilitaryCached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
アマゾントップ: Vietnam War (The New Legion) ... Vinh-Van-Truong was recruited by U.S. Special Forces in Project Delta 1964-65 and graduated from the U.S. Air University 1967-68...

- Truong, Vinh Van - Libri.de - Bücher, Hörbücher & mehr - GRATIS ... http://www.libri.de/.../quickSearch?...+Vinh...Cached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Vietnam War: The New Legion Vol. 2. Truong Vinh Truong, Vinh Van Truong Vietnam War: The New Legion Vol. 2 Lieferbar innerhalb von zwei Wochen Gebundene ...

- Libri Inglesi Vinh Van Truong - Libreria Universitaria http://www.libreriauniversitaria.it/...nh+va...Cached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Vinh Van Truong Libri Inglesi. Acquista Libri Inglesi Vinh Van Truong su Libreria ... Vietnam War: The New Legion Vol. 2 di Truong Vinh Truong, Vinh Van ...

- www.bookplus.fi/kirjat/truong,_vinh_van/Cached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Nimeke, Päivämäärä, Hinta. Book, Vietnam War: The New Legion Vol. 2 - Truong Vinh Truong (Kovakantinen). 2010-03-17, € 29.95, Osta ...

- Vinh Van Truong w amaZonka.pl http://www.amazonka.pl/autor/vinh-va...ng.bhtmlCached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Vinh Van Truong w Amazonka.pl. Dostępne tytuły to m.in.: Vietnam War: The New Legion Vol. 2. Najlepsze ceny, wysyłka 24 h

- Truong Vinh Truong, Vinh Van Truong - Libri.de - Bücher, Hörbücher ... http://www.libri.de/.../quickSearch?...Vinh%...Cached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Vietnam War: The New Legion Vol. 2. Truong Vinh Truong, Vinh Van Truong Vietnam War: The New Legion Vol. 2 Lieferbar innerhalb von zwei Wochen Gebundene ...

- Truong Vinh Truong w amaZonka.pl http://www.amazonka.pl/autor/truong-...ng.bhtmlCached - Translate this page
You +1'd this publicly. Undo
Vietnam War: The New Legion Vol. 2 - Truong Vinh Truong, Vinh Van Truong. Trafford Publishing, okładka twarda. Wysyłamy w 21 dni. Cena:129,50 zł ...

- Vì những lý do trên, tuy không phải là một sử gia hay chiến lược gia, tôi cũng mạo muội viết về cuộc hành quân quái-đản Lam Sơn 719. Quái đản vì mục tiêu vào phá hủy depot 604, nhưng chiến cụ đã dược Hà Nội chuyển hết dấu kín dọc hành lang đường 559 rồi, trong khi đúng thời điểm và địa điểm mà tướng Westmoreland xin quốc hội đem quân chốt chận ngay yết hầu thì bị triều hồi về xứ gấp, gấp. (sự kiện nầy nên hỏi Bùi-Tín thông báo cho phóng viên báo chí Phạm Xuân Ẩn như thế nào? ... mà chỉ có một chử "DONE", Bonesmen gạc cã thế giới trong hoả mù chớ nói chi VNCH.
Căn cứ vào tài liệu tức là tạm thời hoàn tất phần giấy tờ. Phần tường thuật "sống" vô cùng quan trọng của những nhân chứng rất mong sẽ được những bậc thức giả như Bùi Đức Lạc, Hà Mai Việt, Vĩnh Hiếu ... chẳng hạn, những người dấn thân "trong cuộc, biết chuyện", nhất là những quân nhân QLVNCH đã dự trận Hạ Lào sẽ tích cực đóng góp để những thiếu sót hay sai lạc có thể được bổ khuyết đính chính trước khi quá trễ. Ðược như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có những tác phẩm về tài liệu khả dĩ trung thực, đủ để thế hệ mai sau tham khảo khi muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của cha ông mình.
Ngoài ra, phải trả lại tính trung thực cho quân-sữ, tác-phẩm cũng có thể là một "Ðài Tưởng Niệm" tinh thần khiến các bạn đồng đội đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi thâm-u Hạ Lào sẽ không bị lãng quên và một trang sử hào hùng của QLVNCH tồn tại mãi với thời gian.
Riêng tôi được cái may mắn viết lên những đường bay thật sống động của mình thể hiện như tác giả Vĩnh Hiếu đã từng tả cảnh qua những chi tiếc dễ hiểu và thấy được. Tại sao? Là người đơn vị trưởng tiền phương tại BCH/Hàm Nghi, Khe Sanh (Liên đoàn trưởng 51 Tác chiến) mà phải dấn thân đi bay chiến đấu như một chiến sĩ phi-hành bình thương thì chả ai mà chịu tin? (sao không chỉ tay 5 ngón) mà đích thân cầm chiếc gunship để bảo vệ con em mình trong những phi vụ tản thương và tiếp tế nước uống, đạn nhỏ, để đến nổi bị PT-76 bắn rớt bằng đại liên 14,5 ly, nhưng may được chiếc Leadgun cứu thoát nạn. Nhứt là nói tốt khoe-khoang về mình là người duy nhứt bẻ gãy một cuộc phục kích chiến xa lớn nhứt tại chiến trường Hạ Lào… thì làm sao độc giả có thể tin nổi nhưng đây là sự thật nè trời? không phải vì cá nhân mà vì một phi đội TTVT/Song Chùy hùng dũng khi ra trận quyết bảo vệ quân bạn mà hy sinh sự an toàn tối thiểu cho chính phi hành đoàn. Nhưng sự thật phải có phim ảnh, sách vở chứng liệu chớ!
Nhưng may mắn thay cho nhân loại đang ở vào thời vi-tính hiện-đại nên tôi mới dám nói lên sự thật do mình đã, sẽ phát hiện trên YouTube. Dưới đây là vài cái Links có dính dấp vào sự kiện mà tôi đã nêu ra trong bài viết. (Nhưng khi các chiến hửu thấy Gunship Song Chùy hạ T-54 và PT-76 thì okay, nhưng có bạn lại hỏi ngược lại thêm tại sao Song Chùy lại chơi cả luôn M-41 và M-113 của mình ... có phải lộn mục tiêu hay Song Chùy-Lead bị dây thần kinh chạm? (Tôi xin giải bài trong bài kế tiếp)

THAM VỌNG SẼ ĐƯỢC LÝ GIẢI QUA CHỨNG CỚ, SÁCH VỞ, TÀI LIỆU, VIDEOS

- YouTube; Commander: Bùi Đức Lạc ... Cơn Uất Hạ Lào, Lam Son 719 one document from a commander who was on the battle field from start to end, ...
www.youtube.com/watch?v=iQItBSNvm6s - Cached
Play Video : Video nầy, bạn thấy gunship Song Chùy oanh kích chiến xa PT-76 kể cả M-113, M-41 của QLVNCH, tại sao?

- Sinh Hoạt QLVNCH: John Kerry was a war hero, but for which ...
Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ... From: Vinh Truong <vtruong2602@yahoo.com> Sent: Friday, ... vnchtoday.blogspot.com/2013/04/john-kerry-was-war-hero...

- The Kennedy Assassination – Harriman connection » Titania ...
The Kennedy Assassination – Harriman connection Bureaucracy Defined. The Bureaucracy is defined as the systematic elimination, destruction, or avoidance of ...
http://www.titanians.org/kennedy-ass...man-connection

Trận phục kích thiết giáp VNCH trên đường tiến đến tiếp viện Ðồi-31: đoàn chiến xa của 2 Chi đoàn 17, và 11 thoát khỏi bị phục kích trên đường 92 bắc Aluối, nhờ đã được Gunship Song-Chùy phát hiện trước, vì thế trận nầy 2 Chi đoàn chưa kịp đụng trận thi Song Chùy 213 trên trục yểm trợ TÐ 8 Dù tùng thiết trên đường tiến sát về hướng Ðồi-31 đã phát hiện trước mặt dưới lùm cây Tre gai lố nhố xám xịt như bầy Voi rừng nằm ủ rủ dưới cạnh hai mép đường.
Thấy được người khổng lồ với đôi chân đất sét mà xung quanh là rừng núi vây chặt chạy đâu cho thoát. Tôi gọi điều động gấp thêm 2 chiếc gun nữa là 4 gun chơi một trận cho đã - Trung úy Trần Lê Tiến trên đường bay đến A-luối, trang bị Pod hoả tiển 19 trái chống Tăng lên nhổ chốt phục kích.
Trận nầy gunship 213 lần đầu tiên tiêu diệt một số chiến xa, và làm đứt xích một số khác, với khoảng 148 hoả tiển chống Tăng, được Ban đạn dược của Lử Đoàn 1 Không Kỵ (Arms loading by Air 1st Calvalier Brigadier, Conex dành riêng cho Cobra và gunship-VNAF), làm tê liệt ổ phục kích dưới con mắt tôi hiện tại là một bãi tha ma không lay động và dật dờ vài đám khói ngấm ngầm thoáng lên, và 8 khẩu minigun cư như thế mà quét sạch không để trống một khoảng nào.
Những binh lính BV tùng thiết cho trung đoàn chiến xa 202, bị tiêu diệt hầu như xoá sổ trung đoàn 64/320 SÐ Thép, tàn quân không còn bao nhiêu phải chạy trối chết về hướng bắc của Ðồi-31. Trung đoàn 24 sừng-sỏ nhứt thổ địa vùng nầy cũng te tua phải bị xoá sổ đặt tên khác là trung-đoàn 24B mới, với bổ xung quân số có sẳn tại trung tâm huấn luyện Aloui.
Phải rửa hận khi trung-đoàn 24B nầy quyết lấy máu tiên phuông đánh chiếm Ðồi-31 mà họ đã được phục thù bắt được đại tá Thọ vào lúc 5 giờ chiếu ngày 23/2/1971 .
Tưởng cũng nên nhắc lại phía bên VNCH có sự thắc mắc trận đụng độ chiến xa với chiến xa lớn nhứt mà phía VNCH chiến xa không bị trầy trụa gì cả? Thêm vào phía Mỹ thì có nhiều thắc mắc? Ðể khỏi mất lòng tin của độc giả, người viết xin mời chiến hửu vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26:
“Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war!”
Ðó là lý do tướng Sutherland Thiết Giáp và Ðại tá Battreall cố-vấn tham mưu tiền- phương đặt nhiều nghi vấn về trận chiến thắng nầy?

-Sau khi Ðồi-31 thất thủ B-52 đổi qua chiến thuật Linebacker thay vì rolling thunder gọi là yểm trợ tiếp cận quân bạn cách 400 thước, B-52 Arc Light đã tiêu diệt trung đoàn 29/324B để bảo vệ Thiết Giáp và tùng thiết Dù trong khi bị bao vây bởi trung đoàn nầy xa luân chiến cùng với trung đoàn 803/324B. Gây hệ lụy Bonesmen đã lột chức đại tướng Lavelle Tư lịnh Đệ 7 Không Lực xuống còn thiếu tướng và giải ngủ gấp vì vi-phạm ROE của điều lệ trò chơi chiến tranh CIP/NLF (cậu bé Obama sẽ phục hồi danh-dự 4 sao lại cho tướng Lavelle theo chúc từ của secrets of the Tomb dù ông Lavelle không còn trên mặt đất)

- Trên đường rút lui đại liên 50 của thiết giáp cũng đã yễm trợ liên hoàn một cách ngoạn mục khi bi tấn công, đã chống trả trong đêm tối khi ở vị trí phòng thu đêm trên đường 9, lại bị trung đoàn 812/324B tấn kich, nhờ AC-130B cùng thiết giáp đã làm cho trung đoàn nầy thiệt hại nặng phải rút vào rừng, vào sáng sớm lại bị FAC tiếp tục hướng dẫn phi cơ chiến thuật tìm kích thêm lần nữa, theo dõi oanh tạc tiếp theo tất cả lực lượng BV chạy sâu vào rừng.

-Riêng trung đoàn 803/324B toan lấy thịt đè người bị TQLC chống trả và phi cơ can thiệp mạnh trước khi bóc TQLC về Khe Sanh, tất cả đều bị thiệt hại trầm trọng.
Nói tóm lại trận Hạ Lào quân BV đã bị thiệt hại trên 30.000 sinh mạng trong đó phải kể dân phu khuân vác.
Đứng trên tình cảm dân tộc, nếu sau nầy khi VN phải đương đầu với TQ. Gunship VN cải biến cứ bay một hợp đoàn hình nất thang trái 5 giây, rà sát mặt đất tới ngay mục tiêu, khi trên mục tiêu, chiếc Lead của 4 gun lấy tí cao độ mà thay phiên bao vòng tròn tiêu diệt chiến xa trong khi 3 chiếc còn lại dùng minigun khống chế không cho phép một súng cá nhân nào được phép chống trả như: Căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg trích lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1, 3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích củng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước.
Trước khí xóa bỏ bán vũ khí sát thương cho VN, Hoa Kỳ sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH1-H tồn kho bằng hình thức từng cơ phận (spared-stock Natioal Guard US và tại Nhựt, vì khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nhựt sẽ bàn giao cho VN xài tạm cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ xét sau. Ðó cũng là lý do những ngày gần đây, học trò VN mới dám hỗn-láo với quan thầy TQ là vậy? tuy rằng gunship KQVN chậm hơn, hoả lực có ít hơn nhưng rất hiệu quả như để đuổi đoàn tàu đánh cá trá hình của TQ chạy như đàn Vịt, còn trên đất liền:

- (1) Nhanh chóng áp đảo địch quân không thể ngóc đầu lên để chống cự, tại chiến trườn0g Lam Sơn 719, trong khi AH-1G Cobra phải làm vòng phi đạo tiềm kích, quân BV có thì giờ ẩn núp để chống lại

- (2) Nắm trước thế thượng phong khống-chế đối thủ và tránh được tầm hiệu-quả của phòng không, kể cả vũ-khí cầm tay tầm nhiệt SA-7 với cao độ rà sát trên ngọn cây. SA-7 cần cao độ khoản cách để có tốc lực thăng bằng mới đuổi tìm nhiệt được

- (3) Phát hiện địch trước nhờ vào xạ thủ bắn phủ đầu trước buộc địch phải kiếm nơi trú ẩn theo phản ứng tự nhiên của con người,

- (4) Nhiều minigun có xạ thủ tác xạ bao vùng là một khắc tinh khống-chế dí-đầu đối thủ trên các thiết xa PT-76 phải nằm rạp xuống, chỉ cần một chiếc gunship lấy tí cao độ bắn rockets chống tăng để hủy diệt dễ hơn bắn một con Nai đang chạy. Đặc biệt tại Khe Sanh, Ban yểm trợ lấp ráp hoả lực sẽ do Không Kỵ Mỹ giúp trang bị cùng Cobra

- (5) Chướng ngại vật thiên-nhiên như đồi núi, ngách đá, trên tàng cây (độn rừng) và cao độ rà sát áp đảo, ngụy hóa âm thanh làm cho địch ngơ ngác không biết sát-thủ từ hướng nào bay đến từ trên ngọn cây, tiêu diệt trước khi địch phản ứng.

- (6) Có nhiều con mắt Cú-vọ của các xạ-thủ đầy kinh nghiệm chiến trận không thể bỏ sót những con mồi đang nằm trong tầm mắt không giới hạn gốc độ xạ trường.-

vinhtruong
11-26-2013, 06:21 PM
Làm sao TT Thiệu và người Việt hiểu nổi cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy không phải mục tiêu mà cả thế giới đều bị phĩnh gạt cho rằng: "Cắt đường mòn HCM bằng phá hủy các kho hậu cần của BV". Nếu thật vậy sao Bonesmen không cho phép tướng Westmoreland mở cuộc hành quân sớm hơn, đúng lúc, đúng chổ, đúng năm mà lại triệu hồi Westmoreland về Mỹ gấp gấp, dù tướng Westmoreland đã trình xin phép quốc hội? Và công cụ thành viên OSS/1945, tướng Võ Nguyên Giáp duy nhứt trung thành với đảng OSS, chọn "đánh trận xa mà không đánh trận gần"; Tchepone là nơi chiến trận ... sao không Trường Sơn Đông hay ngay căn cứ Mỹ tại Khe Sanh, vừa gần vừa dễ điều binh, vừa chắc ăn như bắp?
"Chỉ đơn giản là chúc từ chỉ thị của "Secrets of the Tomb" cho nữa thế kĩ tới phục hồi kinh tế qua Khối TPP, và đúng thời điểm trù dập TQ sau 40 năm nâng lên số-2, bây giờ tới Ấn Độ, nhưng phải đem Hạm đội qua canh chừng Biễn Đông với sự "chơi trội" cho hạ thủy chiếc HKMH made in Ấn Độ nhưng ruột là kỹ thuật Mỹ, lập lại thời bình phục hưng kinh tế tại Mỹ do sáng kiến Harriman chiến lược điều hợp kinh tế bằng phương tiện "Xa-lộ Liên Bang", với 12 thành viên mà Mỹ là ông Bầu, xa lộ IIH (IndoChina International Highway), 6 lanes nầy là động mạch lớn nhứt gần trái tim hơn!!!! Như Link dưới đây trong 2 tác phẫm "The New Legion" :
- [Vietnam War by Vinh Truong | 9781426927447 | Paperback ... By the end of the First Indochina War, the Truong- Son Trail had been well ... there will a new Inter-Indochinese-Highway for ... [Indochina International Highway] ... www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/...
.... Vietnam's founding father Ho Chi Minh, or "Uncle Ho" as his admirers call him, never lived to see the victory of communist North Vietnam over the South, or the renaming of Saigon, now Ho Chi Minh City. Now the legendary wartime trail that bore his name - the secret, ever shifting network of jungle paths and tunnels that helped defeat the South - is to become the Ho Chi Minh Highway, a six-lane, 1000-mile road linking north to south)

Một đơn vị Sư đoàn 1 BB "Nhảy xuống đái một bãi .. rồi rút về" Đây là lời ra lịnh của TT Thiệu cho tướng Lãm, Tư lịnh hành quân Lam Sơn 719, dù rằng tướng Alexander Haig có lời cảnh báo: "Hoa Thạnh Đốn muốn thấy QLVNCH phải ở lại Lào cho đến cuối thàng Tư". Có nghĩa quân lực VNCH phải giao chiến tại lò nướng "sát sinh" 604, có sư đoàn-2 sao vàng đang chờ đợi dưới công sự phòng thủ nằm sâu dưới đất theo lịnh của Vỏ Nguyên Giáp qua lời xúi bẩy của trung úy phản chiến John Kerry, hai đối lực phải ăn thua đủ nơi ló sát sanh 604.
Quân BV quyết tiêu diệt QLVNCH để bẻ gảy chương trình "Việt Nam Hoá Chiến Tranh" vì nơi đây họ đã giăng bẩy phục kích theo phóng đồ hành quân do Kerry bí mật trao cho tướng Giáp chuẩn bị đào công sự vững chắc sâu dưới đất để xa luân chiến bởi hàng chục trung đoàn bao vây vòng ngoài, khẩu hiệu "hàng sống chống chết". Mong bắt được chiến lợi phẩm 10.000 quân VNCH chở về bắc bằng liên công ty xe đò Mỹ/Xô (Ford/Gorkey) trên đường mòn HCM có trang bị ống dẩn dầu đi song song theo nó.
Nơi lò 604, khi buộc phải đánh giáp lá cà cận chiến, thì cả chục trung đoàn BV, có 3 tiểu đoàn chiến xa thuộc trung đoàn 202 yễm trợ xong phong dứt điểm, sẽ bao vây tiêu diệt nổ lực chính của VNCH để đến nổi hết đạn đầu hàng (theo ước tính sẽ chở về bắc như chiến lợi phẩm nhắc lại ĐBP 1954 bắt tù binh Pháp và đồng thời Hoa Kỳ "xuống thang" rút về thêm 60.000 quân. Nhưng việc đó không xảy ra là lý do chắc các bạn cũng hiểu rồi, viết nói mãi không hay (dưới đây trích 1 đoạn văn trong "The New Legion", Vol-2)
During a visit to Vietnam, General Haig had strewn a certain amount of Chaos in his Wake: At forward XXIV Corps on 18 March General Haig told General Sutherland that “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,” The following day he visited II Field Force and told General Commander there “his tentative conclusion is that the time has come for an orderly close-out of the ground operations in Laos.”
Sau khi tướng Haig rầy rà tướng Abrams vì TT Thiệu dở chứng ươn ngạnh, rồi Haig quyết định giảm tối đa không yểm hoả lực cho QLVNCH trên đường rút lui rất bất lợi là độc đạo và đường rất hẹp cheo leo nơi cạnh sườn đồi với nhiều vực thẩm khó mà chịu đựng nổi một cuộc phục kích "chốt chận"dù cấp trung đội.

Lý do TT Nguyễn Văn Thiệu cho lịnh rút
Tướng tổng tư lịnh Nguyễn Văn Thiệu khi phát hiện giai đoạn 3 hiện lộ ra các LZ như tên tài tử ciné, nhưng với Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld thì là cho nó nhẹ nhàng không khí bớt căng thẳng: LZ: Liz (taylor) Sophia (lorren) LoLo (Brigida) Hope (Bob) là tên các tài tử mà TT Thiệu nhớ tới cách đây 3 tháng, cô đào Jane Fonda đã huyênh hoang tuyên bố trước 2.000 sinh viên đại học Michigan: "If you understood what communism was, you would hope, you would pray on your knees that we would some day become communist."
(Nếu các bạn hiểu được CS, bạn sẽ quỳ xuống cầu nguyện nước Mỹ sẽ trở nên siêu cộng sản vào một tương lai) [Fonda. On Nov. 21, 1970 she told a University of Michigan audience of some 2,000 students, nktvn.tripod.com/jonedoc.htm ]
Hành động can đảm nầy của TT Thiệu khiến nhiều báo chí Mỹ ca ngợi TT Thiệu còn có quyền định đoạt chuyện nội bộ của nước mình, trong khi TT Johnson đáng ghét, không làm được chức trách Tổng tư lệnh tối cao quân đội như là sự đề nghị hữu lý theo hệ thống quân giai: Như năm 1968, Tư lệnh chiến trường Westmoreland đề nghị lên Tổng tham mưu trưởng Liên quân chỉ cho quân lực VNCH được phép hợp lý đánh đuổi quân thù ra khỏi biên giới Lào/Việt mà có được với người Số-3 trong vị thế ở Bộ Ngoại giao là William Averell Harriman, vì Harriman là thủ lãnh của War Industries Board.
”Sự thật 1964 TT Johnson đã ký OK (chỉ riêng cho Biệt Kích Dù được đuổi quân BV ra khỏi biên giới Việt/Miên/Lào mà có được đâu, vì Harriman không khán ký? (VNCH đã không có chủ quyền mà TT Johnson lại không có quyền là tổng tư lịnh như TT Thiệu) Nhưng Harriman không khán ký [xem trong sách The New Legion để rỏ thêm] thì làm gì có cuộc Hành Quân Lam Son 719 nầy! và nếu đến TT Nixon có quyền mà TT Nixon không ký lịnh hành quân Lam S ơn 719 có được không? Tại sao người anh em phía bên kia có cơ hội hoà hợp hòa giải dân tộc mà đổi lại trả thù đày-ải chúng tôi, không chịu hiểu được chúng ta đều là tay sai của ngoại nhân?

Thiết tưởng tôi cũng nên nhắc lại nguồn gốc của sự lủng củng Việt/Mỹ: Vào trưa ngày 19/March/1971, TT Thiệu thông báo cho đại sứ Bunker và tướng Abrams rằng:
“Tôi phải ra lệnh cho quân lực VNCH rút về biên giới ngay sau khi mục tiêu "chiến- thuật" đã hoàn tất… vì lẽ chúng tôi chưa sẵn sàng cho mục tiêu "chiến lược". đây cũng là hình thức TT Thiệu chơi chử… nếu Hoa Kỳ cùng gởi một sư-đoàn hành quân với chúng tôi thì chúng tôi cùng ở lại cho đến khi hoàn thành mục tiêu chiến lược” [TT Thiệu và tướng Abrams thừa hiểu rất rõ làm sao Hoa Kỳ mà ngưng sự rút quân theo như định-kiến-3 đã minh định trước khi quân tác chiến Mỹ qua VN bằng axiom-3: “The US could not have won the war under any circumstances” để "rút lui danh-dự" sau khi trả đủa xong
Thế nên, TT Johnson vì liêm sĩ và không dẹp nổi bọn WIB nầy, nên đành phải tuyên bố trên TV quyết định sẽ không tái ứng cử kỳ 2, một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử Hoa Kỳ. Hơn nữa Harriman cùng George H W Bush cho đàn em hù doạ cuộc đi săn của TT Johnson hụt chết. Một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử Hoa Kỳ; Cũng vào lúc Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy bị ám sát y chang người anh TT Kennedy; Ðệ nhứt phu nhân Johnson quá sợ hãi bèn chêm thêm một câu “dù ai đó có tha thiết đề nghị!
Theo mưu đồ của Bonesmen, chiến trận sắp qua giai đoạn đẫm-máu, hủy diệt cả hai đối lực để chuẩn-bị cho sự hoàn thành định-kiến-1 (axiom-1) giao cho Hà Nội thống nhứt ít tốn kém hơn để Saigon, nên chủ trương của Tham mưu trưởng Washington Special Acting Group, Donald Rumsfeld là đặt tên các Landing Zones bằng danh tánh các tài tử nổi tiếng gợi cảm để làm dịu lại cường độ khốc liệt cho giai đoạn 3 [Search & Destroy Depot 604] “tấn kích và khai thác” chiến trường tại Cargo-604: Nơi đó mới đúng là mục-tiêu "Lò Nướng Quân" của chủ lực 2 miền mà cuộc hành quân Lam-Sơn 719 đặt ra, để khi bàn giao Saigon cho Hà Nội thống nhứt không có tắm máu và Saigòn không thành đống gạch vụn vì cường lực và hoả lực bị khống chế.

Sự ra lệnh rút lui đột ngột của TT Thiệu làm Tướng Giáp bể kế hoặch tấn kích quân VNCH tại căn cứ hậu cần 604, nằm trên đường 924 xuôi theo dòng sông Xebiang Hiang , một lực lượng CSBV mạnh nhứt đã lỡ bôn tập về Ðông Nam Tchepone để xa luân chiến tại đây, nên đã mất đà muốn trở lại làm các chốt chận cấp Trung đoàn trên đường 9 cũng đã quá trễ, theo kế hoạch ước mong tiêu diệt hoàn toàn quân lực VNCH trên đường rút lui về Khe Sanh đã không còn kịp nữa. Nhưng việc đó không xảy ra vì đã quá muộn màng mà không có phương tiện di động nhanh bằng trực thăng để tạo thành các chốt chận cấp Trung đoàn; Đồng thời không quân chiến thuật đả oanh tạc các xe molotova chở đạn dược cho lính BV trên đường 92B và 922 làm thiệt hại đáng kể các trung đoàn 29/324B và 36/308.
“Đã đến lúc chúng ta nên rút ra khỏi chỗ nầy” Để kết thúc, TT Thiệu quyết định cho lệnh rút khỏi Tchepone liền tức khắc, không có chần chờ, bởi lẽ đã hoàn thành mục tiêu “chiến-thuật” là đặt dấu chân lên trên mảnh đất đó (cho phóng viên báo chí nhảy xuống chụp hình tại Tchepone, nhưng không thấy phóng viên Phạm Xuân Ẩn xuống đó, vì Ẩn rất tinh ranh, ở Ấp-Bắc rất an toàn khi đáp xuống, còn ở Hạ Lào chỉ có bốn phóng viên ngoại quốc thiếu hiểu biết nên mới bị phòng không bắn tan xác trên không)
Theo sự đồng thuận của trục ma quỷ CIA/KGB thì nơi đây là vùng rừng núi khu lộ thiên dành để LX xả rác vũ khí lổi thời gôm trên 600 ổ phòng không đủ loại thuộc chạm nổ AAA và các chiến xa T-54, PT-76 ... Credit Card: Aid to Russia, 1941-1946; strategy, diplomacy, the origins of ... Get this from a library! Aid to Russia, 1941-1946; strategy, diplomacy, the origins of the cold war. [George C Herring] www.worldcat.org/title/aid-to-russia-1941-1946-strategy...

Cuộc rút lui hỗn loạn:
Tại sao cuộc rút lui của LĐ/1/ĐN bị hổn loạn? Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng trận với địch quân". Và “theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh nếu bị đụng-độ thật khó mà hoàn thành được tốt đẹp, nhưng đứng trên phương diện khách quan QLVNCH rút lui nhanh và hoàn thành thật đáng khen dù có lũng cũng đôi chút về lãnh đạo chỉ huy giữa Dù và Thiết Giáp
Hệ quả, sau khi tướng Haig rầy rà tướng Abrams vì TT Thiệu dở chứng ươn ngạnh kh ông nghe lời Mỹ, rồi tướng Haig quyết định giảm tối đa không yểm hoả lực cho QLVNCH trên đường rút lui rất bất lợi là độc đạo và đường rất hẹp cheo leo nơi cạnh sườn với nhiều vực thẩm khó mà chịu đựng nổi một cuộc phục kích "chốt chận"
Sự hướng dẫn theo phóng đồ hành quân của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn, tướng Giáp điều binh chia Binh đoàn 70B thành 18 trung đoàn cơ-động chưa kề 2 trung đoàn biệt lập 27 và 278, vây quanh phục kích Cứ điểm hậu cần 604, trong vị thế xa luân chiến. Trọng điểm xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu bên tả ngạn dòng sông Xebiang Hiang; Nhưng bất thình lình TT Thiệu ra lệnh hành quân lui binh về lại biên giới làm đảo lộn thế trận đồ.
Trên C&C tôi cùng s ĩ quan tham mưu tiền phương Dù liên lạc với LĐ/1/ĐN qua trung tá Dung thuyết phục chuẩn bị cuộc rút lui càng nhanh càng bớt đi sự đụng độ với các Chốt chận cấp trung đoàn sẽ gây thiệt hại không kể siết cho quân bạn. Tuy nhiên theo sự suy đoán của tham mưu hỗn hợp chúng tôi trên không nhìn xuống. Khi tướng Giáp phát hiện QLVNCH rút lui bất thình lình, Giáp sẽ bôn tập điều quân làm nút chận trên đường-9 vào đoạn cuối gần biên giới Lào/Việt; Quân lực VNCH sẽ phải quyết tử với các trung đoàn thuộc hai sư đoàn 308 và 324B, cùng chiến xa và thiết xa sẽ chuyển quân bôn tập từ đường 92B, đường 1032B nhập cùng một số chiến xa cuối đường 924 đã vừa áp đảo hụt CCHL Hồng Hà-2 làm mũi tấn kích bắc nam trên tuyến đường 9 gấn biên giới
Sự ra lệnh rút lui đột ngột của TT Thiệu làm Tướng Giáp bể kế hoạch tấn kích quân VNCH tại căn cứ hậu cần 604, nằm trên đường 924 xuôi theo dòng sông Xebiang Hiang , một lực lượng CSBV mạnh nhứt đã lỡ bôn tập về Ðông Nam Tchepone, nên đã mất đà muốn trở lại làm các chốt chận cấp Trung đoàn trên đường 9 cũng đã quá trễ, theo kế hoạch ước mong tiêu diệt hoàn toàn quân lực VNCH trên đường rút lui về Khe Sanh. Nhưng việc đó không xảy ra vì đã quá muộn màng mà không có phương tiện di động nhanh bằng trực thăng để tạo thành các chốt chận cấp Trung đoàn; Đồng thời không quân chiến thuật đả oanh tạc các xe molotova chở đạn dược cho lính BV trên đường 92B và 922 làm thiệt hại đáng kể các trung đoàn 29/324B và 36/308.

“Đã đến lúc chúng ta nên rút ra khỏi chỗ nầy” Để kết thúc, TT Thiệu quyết định cho lệnh rút khỏi Tchepone liền tức khắc, không có chần chờ, bởi lẽ đã hoàn thành mục tiêu “chiến-thuật” là đặt dấu chân lên trên mảnh đất đó (cho phóng viên báo chí nhảy xuống chụp hình tại Tchepone, nhưng không thấy phóng viên Phạm Xuân Ẩn xuống đó, vì Ẩn rất tinh ranh, ở Ấp-Bắc rất an toàn khi đáp xuống, còn ở Hạ Lào chỉ có bốn phóng viên ngoại quốc thiếu hiểu biết nên mới bị phòng không bắn tan xác trên không) TT Thiệu bèn ra lệnh cho Tướng Lãm: “Cho một đơn vị nhỏ của Sư Đoàn I… xuống đái một bãi rồi về!” ngay sau khi TT Thiệu phát hiện các LZ ở giai đoạn-2 đều đặt tên các tài tử Cinê: Sophia Lorren, Liz Taylor, Lolobrigida, và Bob-Hope… Câu nói trên đã làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Tướng Alexander Haig và những gì tam-trùng Phạm Xuân Ẩn đã giải bày cho Tướng Giáp đều bị đảo ngược, làm điên đầu viên tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Nhưng TT Thiệu vẫn được yên lành, vì là thời điểm tình hình chính trị miền Nam cần phải được ổn-định để quân Mỹ tiếp-tục rút về nước theo lịch trình nhu cầu hành khách cho các chuyến bay đã booked trước [air passager] Tướng Abrams khi nghe được tin tức nầy, thì điên người lên, bèn đề nghị với TT Thiệu, thay vì không những không rút quân, mà phải tăng quân thêm Sư-đoàn 2 BB hiện đang trấn đóng tại Chu-Lai vào chiến trận.
TT Thiệu liền từ chối, tuy nhiên, chỉ một điều kiện duy nhất là nếu phía Mỹ chỉ cần gởi vào tham chiến với một Sư-đoàn bên cạnh Quân-lực VNCH thì chúng tôi sẽ chiến đấu đến khi nào phía Mỹ cho là hoàn thành cuộc hành quân rồi cùng rút về

Cuộc rút lui hỗn loạn: Theo sự hướng dẫn của tam-trùng Phạm Xuân Ẩn, tướng Giáp điều binh chia Binh đoàn 70B thành 18 trung đoàn cơ-động chưa kề 2 trung đoàn biệt lập 27 và 278, vây quanh phục kích Cứ điểm hậu cần 604, trong vị thế xa luân chiến. Trọng điểm xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu bên tả ngạn dòng sông Xebiang Hiang; Nhưng bất thình lình TT Thiệu ra lệnh hành quân lui binh về lại biên giới làm đảo lộn thế trận đồ. Trên C&C tôi cùng tham mưu tiền phương Dù liên lạc với LĐ/1/ĐN qua trung tá Dung thuyết phục chuẩn bị cuộc rút lui càng nhanh càng bớt đi sự đụng độ với các Chốt chận cấp trung đoàn sẽ gây thiệt hại không kể siết cho quân bạn. Tuy nhiên theo sự suy đoán của tham mưu hỗn hợp chúng tôi trên không nhìn xuống. Khi tướng Giáp phát hiện QLVNCH rút lui bất thình lình, Giáp sẽ bôn tập điều quân làm nút chận trên đường-9 vào đoạn cuối gần biên giới Lào/Việt; Quân lực VNCH sẽ phải quyết tử với các trung đoàn thuộc hai sư đoàn 308 và 324B, cùng chiến xa và thiết xa sẽ chuyển quân bôn tập từ đường 92B, đường 1032B nhập cùng một số chiến xa cuối đường 924 đã vừa áp đảo CCHL Hồng Hà-2 làm mũi tấn kích bắc nam trên tuyến đường 9 gấn biên giới.

Vào khoảng trưa, Tiểu đoàn 3/2/SĐ1 được trực thăng vận bóc khỏi Căn Cứ phía tây Sophia về lại Khe Sanh trên 40 Hueys thì có 28 bị trúng đạn; Vì thế cho nên cuộc bốc quân kế tiếp cho Tiểu đoàn 4/2 bị hủy bỏ khi đang chuẩn bị đáp thì chiếc đầu tiên bị nổ tung trên không khi gần chạm xuống đất.

Buổi chiều chạng vạng buông xuống, quân BV không dám bắn lên phi cơ sợ bị lộ, thừa thế 42 khẩu pháo của Mỹ ở Khe Sanh bắn tiền oanh kích bãi đáp, phụ hoạ cùng pháo binh CCHL Alpha, trong lúc trực thăng vào bốc Tiểu đoàn-2 và TĐ-7 Dù về lại Khe Sanh. Chương trình dự trù chọn ngày mai 21/March sẽ bốc Tiểu đoàn-2 và 4/2/SĐ1 cùng với ban tham mưu Trung Đoàn-2 và Pháo đội cùng Tiểu đoàn-1 và 3/SĐ1BB từ CCHL Delta-1, tuy nhiên họ phải tìm một LZ nào tương đối an toàn để cho trực thăng bóc về theo lệnh tướng Phú, (vì các LZ đều trong tầm "trận địa pháo" đã chấm sẳn toạ độ buộc vị Trung đoàn trưởng TĐ-2 trách nhiệm chọn bãi đáp.
Đồng thời trong khi đó Lữ đoàn 1 Đặc nhiệm được tăng cường tùng thiết bởi Tiểu đoàn-7 và 8 Dù phải di chuyển từ vùng trách nhiệm ranh giới Alpha bằng cách di chuyển suốt đêm dưới sự yểm trợ của Pháo đội Alpha và Bravo trên trục đường 9. Đến nửa đêm thì bị quân BV thuộc một thành phần của Trung-đoàn 36/SĐ/308 nhưng lại bị Tiểu đoàn-8 Dù oanh liệt phản kích gây thiệt hại nhờ Thiết đoàn 11 bắn xuyên hông buộc chúng chém-vè vô rừng sâu, trong khi trên không AC-130B yểm trợ vô cùng ngoạn mục và chính xác.
Tại CCHL Delta, Lữ đoàn 147 TQLC cùng ngày, toán đặc công BV đào hầm xâm nhập để phá hầm đạn nhỏ dự trữ của Lữ đoàn dành cho suốt cuộc hành quân, gây ra nhiều khó khăn phòng thủ của TQLC.
Ngày 21 March, trong đêm tối xuất hiện một trung đoàn BV chốt chận ở phía tây nơi Tiểu đoàn-2 và 4/2/SĐ1 chỉ cách 2 cây số ở hướng đông CCHL Sophia/đông, Trung đoàn 36/BV nầy quyết tâm tiểu diệt 2 Tiểu đoàn 2 và 4/2/SĐ1 nhưng bị AC-130B tàn sát bằng đại bác đủ loại bắn bằng hồng ngoại tuyến phối hợp cùng 2 tiểu đoàn bạn chống trả quyết liệt. Kết quả vào buổi sáng đếm được: 245 chết, đếm được 52 B-40 và 41, 7 súng đại liên, 7 súng cối từ 60, 82, 120 ly, 8 súng phun lữa, 9 12.7 ly và 65 AK-47. Phía SĐ/1 37 chết, 58 bị thương và 15 mất tích; Chiến thắng nầy làm bãi đáp được bảo đãm an toàn, nên tất cả đại bộ phận của SĐ-1 được trực thăng bốc về Khe Sanh an toàn trước khi mặt trời lặn. Đồng thời tại CCHL Alpha, BCH của Lữ đoàn-1 Dù, Tiểu đoàn-5 và Pháo đội Dù được bóc về phía nam, bỏ lại Căn cứ Alpha và Delta-1 như hình thức cuốn chiếu tại 5 cây số gần biên giới Lào/Việt.

Coi như tình hình SĐ-1 và SĐ Dù được an-bài giải quyết, riêng khu vực TQLC đảm nhiệm thì chưa mấy sáng sủa vì sự áp lực nặng nề của 2 trung đoàn BV/70B. Trung đoàn 803 và trung đoàn 29/324B/70B đang quyết tâm tiêu diệt CCHL Delta; Chúng phát khởi tấn công vào tờ mờ sáng ngày 21/March bằng đại bác cầu vòng và đủ loại cỡ súng cối kể cả súng sơn pháo, súng gỡ ra từ chiến xa 14,5 ly trực xạ vào quân bạn vô cùng hiệu quả. Lúc nầy phải kể 42 khẩu pháo của Mỹ nhứt là Long Tom 175 ly, từ Khe Sanh yểm trợ từng tràng chùm đạn đạo bao phủ trên đầu 2 trung đoàn BV, cùng lúc 13 phi xuất hải quân chiến thuật, thêm vào Arc Light B-52 standby được điều động đến quyết bảo vệ TQLC (không ảnh báo cáo chỉ riêng B-52 đã loại ra khỏi vòng chiến đấu hơn một tiểu đoàn BV) Dù được yểm trợ hiệu quả như thế, TQLC phải bị hy sinh 85 chết, 238 bị thương. Sau đó Lữ đoàn 147 và Tiểu đoàn-7 TQLC không còn đạn dược để chiến đấu, 7 chiếc hueys của Mỹ và 4 hueys của LĐ/51/TC cố gắng chui vào lửa đạn để tiếp tế đạn nhỏ, nước uống đồng thời tản thương. Nhưng cuối cuộc hành quân yểm trợ ngắn-ngủi cho Lữ đoàn 147, Hoa Kỳ đã bị bắn rớt 8 hueys còn KQVN có 2 gunship Song Chùy trúng đạn lết về tới Khe Sanh an toàn...

Điều rất lạ, phía BV tìm cách phá hoại sự liên lạc vô tuyến giữa quân bạn, luôn luôn bị đứt khoảng không nghe qua âm thanh xen vào phá vỡ; Vài tần số không liên lạc được, chứng tỏ phía Liên Xô đang phát triển hệ thống phá nhiểu loạn luông sóng và thí nghiệm về khoa học vô tuyến dùng chiến trường để xác định khả năng ứng dụng, nhiều lúc họ chen vào phá bĩnh bằng những giọng nhà quê, câu chửi thế tục tĩu quấy rối không cho quân bạn liên lạc, buộc bên phía ta chửi lại ôm xòm trong vô tuyến. Trong khi đó thì phía BV lại quyết tâm tấn kích tiêu diệt để phục hận vì bị phi pháo tàn sát chết không biết bao nhiêu mà kể. Để trả đũa các vô tuyến viên của ta cũng phá vào tần số khi chúng toan tấn kích vào TQLC, thật là lạ-lùng vô tuyên viên TQLC nghe được tiếng nữ ra lệnh tấn kích vào quân ta

- Đại tá Luật bị ám ảnh vì cung từ của tù binh BV, và nghi ngờ trên dọc đường-9 phải chịu một thảm kịch bị các trung đoàn BV chốt chận phục kích và trải qua một bãi Mìn kéo dài trên 5 cây số đến biên giới? Vì binh pháp nhà trường dạy rằng cấm ngặt chiến xa tiến thối trên độc đạo là tử lộ!

Ngày 23/March, lúc 8 giờ sáng, gunship Song Chùy buộc vào thử thách thế trận mới trên đường rút lui. Hậu quả sự thất vọng của tướng Haig vì TT Thiệu không chịu khai thác chiến tr ường tại "lò nướng 604" nên tướng Haig nổi giận cúp hết không yểm trong cuộc rút lui mà chỉ để dành hoả lực cho quân lực Mỹ mà thôi. Thế là gunship Song Chùy phải cùng phối hợp với Đại-đội Cobra mà thay phiên yễm trợ hoả lực tiếp cận cho cuộc hành quân lui binh, trang bị hoả lực Ban vũ khí của Lử đoàn 1 Không Kỵ do đại tá Sam Cockerham chỉ huy rất sốt sắn giúp VNAF

- [Operation lam son 719 - Page 3 - Hội Quán Phi Dũng - The ... Colonel Sam Cockerham told me let try the new ... when fierce fighting erupted in the Lam Son 719 area ... we were engaged by numerous enemy small arms and anti ...
hoiquanphidung.com/...4445-Operation-lam-son-719/page3 ]

- Lam Son 719 Operation - VNAF MAMN You may read some articles on Lam Son 719 or hear about its controversial hindsight. The following story is just a small part of that major military operation
vnafmamn.com/lamson_719.html - Cached

- Lam Son 719 1971 - Vietnamese and American Veterans of the ...OPERATION LAM SON 719 IN 1971 . Colonel Hoang Tich Thong . I. Background landscape . In 1968, The National Front For the Liberation of the South (NFL), and the North ...www.vietamericanvets.com/Page-Records-LamSon719_1971.htm - Cached

- Lam Sơn 719 - Hạ Lào 1971 Unthinkable Valor - Download Video Download Lam Sơn 719 - Hạ Lào 1971 Unthinkable Valor MP4 video for free , Travel, My Father's 夙清高 Love no matter what All and so much more Precious cares ...video.ketnooi.com/video/iQItBSNvm6s/lam-son-719-ha-lao...

(còn tiếp)

vinhtruong
12-02-2013, 08:04 PM
Ngày 23/March, lúc 8 giờ sáng, Liên Đoàn 51 Tác chiến bắt đầu buộc vào cuộc thử thách thế trận mới trên đường rút lui vì tướng Haig ra lịnh cúp không yểm cho QLVNCH, lý do: TT Thiệu ương ngạnh bỏ dở mục tiêu Depot 604 mà mục đích Bonesmen là chứng minh Việt Nam Hoá Chiến Tranh là hoàn toàn thất bại để Mỹ thực thi axiom-3 rút lui trong danh dự sau khi kiếm cớ trả đũa 1964.

Hậu quả sự thất vọng của tướng Haig vì TT Thiệu không chịu khai thác chiến trường tại "lò nướng 604" nên tướng Haig nổi giận cúp hết không yểm trong cuộc rút lui mà chỉ để dành hoả lực cho quân lực Mỹ mà thôi.

Thế là gunship Song Chùy phải cùng phối hợp với Phi-đội Gun-Cobra thuộc 3rd Squadron, 5st Calvary, mà thay phiên yểm trợ hoả lực tiếp cận cho cuộc hành quân lui binh của LĐ1ĐN. Gunship Song Chùy được Air Calvary giúp đỡ trang bị hoả lực do Ban vũ khí của Lữ đoàn 1 Không Kỵ tùy theo tính cách yểm trợ hỏa lực khác nhau nhưng cùng chung với Cobra, khi chống tăng, khi chóng biển người, khi phả hủy hầm B-41 ...

- Lam Son 719 - YouTube
www.youtube.com/watch?v=s-3grUqtERI‎
Mar 7, 2012 - Loading... 1:12:52. Watch Later Alice In Chains - MTV Unplugged ... Hanh Quan Lam Son 719 Ha Lao 1971by vbstvcanada44,871 views • 8:43
More results for arms loading for lam son 719

- Vietnam War Black Knights, B Troop 3/5 Cav Lam Son 719 Khe ...
► 7:57► 7:57
www.youtube.com/watch?v=i3LgJjyTGZU‎
Jun 28, 2011 - Uploaded by buffa1o1
Pictures of the time I spent with Brothers In Arms with 2nd Plt. B Troop 3/5 Cav 9th Inf. "Black Knights ..

Vừa mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 GMC chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối. Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được, Tướng Giáp lợi dụng thế đất nầy làm nơi phục kích. Một số quân Dù ít ỏi tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa cận chiến với biển người qua nhiều đợt xung phong.

Trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ; Khi địch quân bị đẩy lui nhờ Cobra 3rd Squadron. Tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 M-113 và toàn thể 18 GMC chở đồ tiếp liệu bị hư hại nặng bắt buộc phải bỏ lại.

Chúng tôi vừa trở lại bao vùng thế Cobra bay về trang bị hoả lực thì được Tiểu đoàn 8 Dù tùng thiết báo cáo quân bạn đang bị phục kích cần được yễm trợ tiếp cận. Sau khi quây lại vào trục thì bị súng trên chiến xa M-41 và M-113 bắn lên dữ dội, trung tá Dung thuộc Lử Đoàn 1 Đặc Nhiệm cho biết gunship tự do tiêu diệt chiến xa bạn ngay địa điểm bị phục kích (như các chiến hửu đã thấy trên Video, quân bạn bị lính BV bắt sống) đồng thời quân bạn cho biết, trên M-113 có lẽ bị quân BV bắt sống và đang lấy súng trên chiến xa để bắn lên phi cơ trong khi Cobra không thể phát hiện.

Viễn tượng tôi đoán trước vùng có thể bị phục kích đã thành hiện thực. Vì thế địa hình nơi đây rất dễ dàng cho chúng tôi tiêu diệt mục tiều nhờ vào sườn đối che chở trục oanh kích bao phủ cho một vùng bảo lửa mưa đạn và rocket chống tăng. Từ xa ngoài tầm hoả lực đại liên14,5 ly (Cobra bàn giao gọi là đại-liên 51 bắn rất dòn tan) tôi chọn chướng ngại vật trục núp ẩn khuất phía bên kia của sườn đồi, khi vừa vượt trên đỉnh đối, khi mục tiêu vừa ló dạng trong tằm bắn, là bắt đầu khai hoả mưa xuống 16.000 viên/phút bao phủ mục tiêu. Trên pháo tháp M-113, quân BV chưa kịp bắn trả đã bị 4 Minigun tiêu diệt. Không có chiến xa nào bắn lên mà nằm yên bất động. Có phải Cobra đã vừa tiêu diệt chúng? 2 gunship Song Chùy cứ xuây vòng tròn như 2 chòi canh di động trên không rải xuống như mưa, không bỏ tróng 1 chỗ nào.

Ngồi bên trái copilot, tôi cầm cần lái bay sát mặt đất quan sát cho chắc ăn, Cobra đã thanh toán các chiến xa M-41, còn vài chiếc M-113 đang chia đội hính bắn lên Song-Chùy, thì đã bị chúng tôi diệt chúng trước khi bắn trả; xác lính BV nằm trên xe M-113 hay bay văng xuống xung quanh PT-76 cùng như M-113. (có lẽ PT-76 leo đồi được núp dưới bóng cây nên Cobra không thấy khi làm vòng phi đạo attack) Phi hành đoàn thấy rỏ mồn một trong con mắt thịt. Các hầm nổi B-41 và các hầm chìm phục kích đều có xác người trước miệng hầm, nằm vung vải trước miệng cửa hầm quá nhỏ, vì không kịp chạy chui xuống hầm.

Chuyện giết người làm tôi bị ám ảnh mải không ngủ được. Phi công khu trục giết người sao sạch sẽ quá, không thấy gì cả, chúng tôi giết người thật dã man rừng rú? nhứt là những ổ súng cộng đồng. Xạ thủ dễ nhận vì lính BV sơ hở không kịp xoá bỏ những khối đất đỏ vòng cung còn tươi rói, như ông gunship ơi chúng tôi đang ở bụi nầy!

Cùng sáng ngày 23/ March nầy, tại hậu cứ Khe Sanh vẫn đang truy quét đặc công BV đã đột nhập trong đêm, một bộ phận Lữ đoàn-1 Đặc nhiệm đang vượt qua sông Xepon mong mau mau xáp nhập với Lữ đoàn-1 Cơ giới thuộc SĐ5/Hoa Kỳ. Đoàn xe kéo theo nhau lê thê về để lại 98 chiếc trong đó gồm 22 chiến xa M-41 và 54 thiết vận xa M-113. Không ảnh chụp được cho thấy Lữ đoàn-1 ĐN để lại rải rác trên đường rút lui gồm 21 chiến xa, 26 M-113, 13 Bulldozers, 2 ủi đất, 15 xe nhà ngủ đêm và nên FAC điều động các phi tuần chiến thuật đến phá hủy vì không muốn quân BV xử dụng. Trong đó quân BV trả đũa bằng 4 đợt pháo kích bằng hoả tiễn 122 ly suốt đêm qua đã gây thiệt hại đáng kể về phía Hoa Kỳ.

Trong khi nơi khác, gần biên giới CCHL Delta, cuộc thả dù tiếp tế bằng C-130 bị lạc vào tay địch với đạn dược loại nhỏ rất cần cho Lữ-đoàn 147 TQLC, vì đại bộ gần quân đoàn 70B, khoảng 3000 quân BV thuộc trung đoàn 29 và 803 đang tấn công quyết tử xung quanh vòng đai phòng thủ của TQLC. Đến xế trưa chúng quyết tử tấn công tiếp cận để tránh B-52; Lần nầy như mảnh hổ chúng phóng lửa vào TQLC bằng 10 thiết xa phun lửa; Lữ đoàn 147 chống trả quyết liệt tiêu diệt ngay hai chiếc đầu tiên toan vượt vòng đai, chiếc thứ ba nổ tung bởi mìn chống chiến xa của quân bạn gài sẵn và chiếc thứ tư bị F-100 phá hủy bằng bom snack eye. Sáu chiếc còn lại điên cuồng xung phong vào BCH, Dĩ nhiên BCH Lữ đoàn phải thoát ra ngoài để chống cự với sắt thép.

Liền tức thì đội hình phòng thủ của TQLC phải dàn ra: Tiểu đoàn-2 và 4 phải bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn-7 mở đường máu đâm thủng quân địch để vượt thoát xa lánh mục tiêu bị đâm thủng, và trên đường tiến sát về hướng CCHL Hotel do Lữ đoàn 258 trấn giữ. Viên chỉ huy BV cũng khá tinh ranh đã cho một đơn vị thiện chiến thuộc trung đoàn 29 nút chận đường rút lui của Lữ đoàn 147 về CCHL Hotel.

Quả nhiên, T-54 và bộ binh thuộc trung đoàn 29 đã đào công sự sẵn sàng quyết tử với TQLC, vào sáng sớm hôm sau cuộc đụng trận đẫm máu xảy ra: Dù rằng các vị tiểu đoàn trưởng 147/TQLC đều bị thương, nhưng cuối cùng vẫn sáng suốt đưa con em về đến Lữ đoàn 258/TQLC, CCHL Hotel. Rất cảm động về tình đồng đội, họ dìu nhau cho đến điểm an toàn Hotel với số bị thương khá nhiều, gần 230 thương binh được khẩn cấp tải thương về Khe Sanh trước khi mặt trời lặn. Trực thăng Mỹ đã hoàn tất bốc hết Lữ đoàn 147 về Hàm Nghi, gồm TĐ-2, TĐ-7, và TĐ-4. Số bị thất lạc sơ khởi là 134, nhưng lần lượt các anh về lại với đơn vị, chỉ còn lại chính thức là 37 mất tích.

Trận đánh tại CCHL Delta đã tiêu diệt được trên 2000 quân BV, coi như hai trung đoàn 803 và 29 bị loại khỏi vòng chiến.

Tôi phối hợp với trung tá Dung/LĐ1ĐN và trung tá Ngọc Dù (tiểu đoàn 7 và 8) là càng rút nhanh càng sớm càng tốt, chúng tôi sẽ bảo đãm hoả lực trước mặt đường tiến sát 75 thước, vì khi trung úy phản chiến John F Kerry cho tướng Giáp biết sẽ cho lịnh quân BV bôn tập về làm chốt chận trên đường độc đạo rút lui thì sự thiệt hại sẽ đem lại phần chắc cho QLVNCH (có nghĩa là quân bạn như nguyên 1 Lử đoàn 2 Dù sẽ không đủ khả năng để tiếp tục xuống vùng 2 trấn giữ Kontum)


BẰNG CHỨNG SỰ PHẢN BỘI CỦA JOHN-F-KERRY

- snopes.com: General Vo Nguyen Giap on the Vietnam War
www.snopes.com › Home › Questionable Quotes‎
Did Vietnamese general Vo Nguyen Giap's memoirs pin U.S. defeat in ... Army had to say about John Kerry in his 1985 memoir "How We Won The War". ... America would help us to achieve a victory we knew we could not win on the battlefield.

- Operation lam son 719 - Hội Quán Phi Dũng
hoiquanphidung.com › ... › Văn Nghệ › Văn đàn ngọai ngữ‎
Nov 30, 2010 - 6 posts - ‎1 author
(You may read some articles on Operation Lam Son 719 or hear about its .... with call-sign Hill-32, but Lieutenant John F Kerry of antiwar movement had .... With the assistance of Pathet Lao guerrillas, the estimated 50,000 troops of ..... Late General Vo-Nguyen Giap [engaged OSS 1945] plotted first against ...

- actualenemy
www.9thinfantrydivision.com/html/actualenemy.htm‎
Lieutenant John F. Kerry - U.S. Navy - America's 2nd most famous anti-war protestor. ... General Vo Nguyen Giap - North Vietnam's most famous military leader.
More results for john f kerry assist general vo nguyen giap at lam son 719 operation

- Headlines for October 07, 2013 | Democracy Now!
www.democracynow.org/2013/10/7/headlines‎
Oct 7, 2013 - An unnamed U.S. official said the operation came in response to the deadly attack ... government was aware of the operation and provided assistance. ... Speaking during a visit to Indonesia, Secretary of State John Kerry said ... Our son is four years old... Vietnamese General Vo Nguyen Giap Dead at 10.
More results for john f kerry assist general vo nguyen giap at lam son 719 operation.

- Vo Nguyen Giap, who drove both the French and ... - The Economist
www.economist.com/news/...vo-nguyen-giap-who.../comments?...‎
Oct 12, 2013 - General Giap. Vo Nguyen Giap, who drove both the French and the Americans out of Vietnam, ... Did he exercise direct command over operations?... In 1971, in the final day of hearing on "U.S. Assistance Programs in Vietnam",... Most of the people in John Kerry's U.S. Naval unit denounced him as the...
More results for

(còn tiếp)

vinhtruong
12-04-2013, 04:51 AM
Tác giả rút ra một đoạn (excerpt) nói về John F Kerry "Kẻ phản bội đồng đội" Từ bài post trên HQPD, mục "Văn đàn ngoại ngữ" tác giả nói toạt mống heo về nhân vật huyền thoại John F Kerry, hậu quả sau đó có nhiều trang Webs từ diển đàn Mỹ làm sáng tỏ thêm trên YouTube, như cho ra nhiều links như dưới đây:

1. John Kerry was a war hero, but for which side?
( theothermccain.com/2011/07/26/war-hero-who-attested-to-john-kerrys... ) by Vinh ... Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ...
hoiquanphidung.com/showthread.php?9898-John-Kerry-was-a... - Cached

- [Operation lam son 719 - Page 3 - Hội Quán Phi Dũng - The ... Colonel Sam Cockerham told me let try the new ... when fierce fighting erupted in the Lam Son 719 area ... we were engaged by numerous enemy small arms and anti ...
2. hoiquanphidung.com/...4445-Operation-lam-son-719/page3 ]

3. - Lam Son 719 Operation - VNAF MAMN You may read some articles on Lam Son 719 or hear about its controversial hindsight. The following story is just a small part of that major military operation
vnafmamn.com/lamson_719.html - Cached

4. - Lam Son 719 1971 - Vietnamese and American Veterans of the ...OPERATION LAM SON 719 IN 1971 . Colonel Hoang Tich Thong . I. Background landscape . In 1968, The National Front For the Liberation of the South (NFL), and the North ...www.vietamericanvets.com/Page-Records-LamSon719_1971.htm - Cached

5. - Lam Sơn 719 - Hạ Lào 1971 Unthinkable Valor - Download Video Download Lam Sơn 719 - Hạ Lào 1971 Unthinkable Valor MP4 video for free , Travel, My Father's 夙清高 Love no matter what All and so much more Precious cares ...video.ketnooi.com/video/iQItBSNvm6s/lam-son-719-ha-lao...

6. Operation lam son 719 - Hội Quán Phi Dũnghoiquanphidung.com › ... › Văn Nghệ › Văn đàn ngọai ngữ‎ Nov 30, 2010 - 6 posts - ‎1 author (You may read some articles on Operation Lam Son 719 or hear about its .... with call-sign Hill-32, but Lieutenant John F Kerry of antiwar movement had .... With the assistance of Pathet Lao guerrillas, the estimated 50,000 troops of ..... Late General Vo-Nguyen Giap [engaged OSS 1945] plotted first against

7. Sinh Hoạt QLVNCH: John Kerry was a war hero, but for which ...
Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ... From: Vinh Truong <vtruong2602@yahoo.com> Sent: Friday, ..
vnchtoday.blogspot.com/2013/04/john-kerry-was-war-hero... - Cached

8. VIETNAM WAR - Scribd
The author discusses the three Axioms in the dominant interpretation of the U.S.-Vietnam War that were ... Books. Biography Business ... Vinh Truong. Ratings ...
www.scribd.com/doc/94394683 - Cached
More results from scribd.com »
9. An Vinh | Peace and Freedom
Posts about An Vinh written by johnib. ... clearly showing that Hoang Sa and Truong Sa lay outside China’s borders. ... John Kerry (1) John Lehman (1) John McCain (1)
johnib.wordpress.com/tag/an-vinh - Cached

10. John Kerry, he of many two-sided faces
About John Kerry: A brief account of John Kerry is included because of his Presidential campaign, during which Kerry's claims to have been a hero of the Vietnam war ...
www.koreanwaronline.com/history/Kerry.htm - Cached

11. VIETNAM WAR - Scribd
VIETNAM WAR - Ebook download as PDF File (.pdf) or read book online. The author discusses the three Axioms in the dominant interpretation of the U.S.-Vietnam War that ...
www.scribd.com/doc/94394800/VIETNAM-WAR

1. Oliver North, John Kerry and Gen.Vo Nguyen Giap: Birth of an ...
The claim that Gen.Vo Nguyen Giap said that if it weren't for organizations like Kerry's Vietnam Veterans Against the War, Hanoi would have surrendered to the U.S ...
www.phillyimc.org/es/node/39682 - Cached

2. Hoax or Reality? Gen. Giap: Kerry's Group Helped Hanoi Defeat ...
Mr. Tin further advised that General Vo Nguyen Giap ... victory to the U.S. media and protestors like Jane Fonda and John Kerry. According to Giap, ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1120059/posts - Cached

3. KERRY ' S KEY VOTES - John F. Kerry: Vietnam War Hero
As mentioned by Ollie North and reported on newsmax, North Vietnamese General Vo Nguyen Giap credited John Kerry's Vietnam Veterans Against the War to a ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1076280/posts - Cached

4. Viet Nam U S Relations History - My-3-Sons
General Vo Nguyen Giap . President John F. Kennedy . President Lyndon Johnson . General William Westmoreland ... Senators John Kerry (D, Mass) and John McCain ...
www.my-3-sons.com/vietnam/vietnam.htm - Cached

5. Vo Nguyen Giap - Biography of Vietnamese General Vo Nguyen ...
A prominent Vietnamese general and statesman, Vo Nguyen Giap led the Viet Minh during the First Indochina War against France and masterminded the capture of Dien Bien ...
militaryhistory.about.com/od/army/p/giap.htm - Cached

6. October diplomacy in spotlight - News VietNamNet
... and US Secretary of State John Kerry. ... ground-breaking ceremony of the Nghi Son refinery ... tributes to legendary Vietnamese general Vo Nguyen Giap. ...
english.vietnamnet.vn/fms/government/88432/october... - Cached

7. General Vo Nguyen Giap dies aged 102 - RightNation.US
BBC News (excerpt) 'Vo Nguyen Giap, the Vietnamese general who masterminded victories against France and the US, has died aged 102. His defea...
www.rightnation.us/forums/index.php?showtopic=194800 - Cached

8. actualenemy - 9 t h I n f a n t r y D i v i s i o n . c o m
Lieutenant John F. Kerry - U.S. Navy ... General Vo Nguyen Giap - North Vietnam's most famous military leader. By Carl Limbacher and NewsMax.com Staff - May 1, 2004.
www.9thinfantrydivision.com/html/actualenemy.htm

1. -KERRY ' S KEY VOTES - John F. Kerry: Vietnam War Hero
As mentioned by Ollie North and reported on newsmax, North Vietnamese General Vo Nguyen Giap credited John Kerry's Vietnam Veterans Against the War to a ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1076280/posts - Cached

2. Oliver North, John Kerry and Gen.Vo Nguyen Giap: Birth of an ...
The claim that Gen.Vo Nguyen Giap said that if it weren't for organizations like Kerry's Vietnam Veterans Against the War, Hanoi would have surrendered to the U.S ...
www.phillyimc.org/es/node/39682 - Cached
3.
4. Hoax or Reality? Gen. Giap: Kerry's Group Helped Hanoi Defeat ...
After the war, General Vo Nguyen Giap ... and protestors like Jane Fonda and John Kerry. According to Giap, ... won the war on the battlefield but lost ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1120059/posts - Cached

TonyRogers.com | Gen. Giap: Kerry's Group Helped Hanoi Defeat ...
Gen. Giap: Kerry's Group Helped Hanoi Defeat U.S. February 10, 2004: The North Vietnamese general in charge of the military ...
www.tonyrogers.com/news/kerry_helped_hanoi_win.htm - Cached
5.
6. Prosecute Kerry
A photograph of Senator John F. Kerry receiving an award for special contributions to the ... General Vo Nguyen Giap, in his 1985 memoir of the war. Giap wrote ...
johnkerry-08.com/war/award.php -

PS: Các link trên dành cho các bạn cần nghiên cứu thêm cho rỏ sự thật về cuộc chiến mà tôi chắc chắn nhiều bạn chưa hiểu rỏ đúng nghĩa thực chất cuộc chiến nầy.


(còn tiếp)

vinhtruong
12-11-2013, 11:12 PM
TẠI SAO CUỘC RÚT LUI HỖN LOẠN CỦA LĐ1ĐN?!
Thống Chế người Ðức Helmuth von Moltke đã nói: “Mọi kế hoạch hành quân trên giấy tờ đều trở thành vô dụng khi bắt đầu đụng trận với địch quân". Và “theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh nếu bị đụng-độ thật khó mà hoàn thành nhất”

1. [ZPU-4 14.5mm Anti-Aircraft Artillery - YouTube
The ZPU-4 is a towed quadruple barreled anti-aircraft gun based on the Soviet KPV 14. 5 mm machine gun. It entered service with the Soviet Union in 1949 and ...
www.youtube.com/watch?v=8SDUlLbKTfM - Cached
.Play Video

Với một nhúm Trực thăng võ trang của Phi-đội/213 chỉ có yểm trợ cho Dù thôi, bây giờ phải cán-đáng thêm công việc yểm trợ cuộc hành quân lui binh bay dưới sự đe doạ thường xuyên của Pháo binh BV bắn chụp xuống chận đầu cuộc rút quân, tệ hại nhứt là pháo 152ly tối tân của LX vào thời đó, và Cối 120ly, khi chạm nổ văng ra vô số mảnh vụn, cũng là "khắc-tinh" đối với trực thăng bay thấp. Nhưng chúng tôi vẩn cứ ở trên đầu quân bạn trong khi pháo BV cứ liên hồi bắn chận hên xui như chim mổ, dù vậy chúng tôi vẩn phải chui vào nhửng cột khói cầu-âu của pháo binh cùng dàn rockets salvo 122 ly BV theo sát chân quân bạn.
Chúng tôi đặt trọng tâm cover về Khe Sanh càng nhanh càng tốt, đúng theo ý của quý vị tư-lệnh, để BV không kịp đuổi theo, bằng yểm trợ bắn xuyên phá trước mặt đoàn convoy từ 100 đến 150 thước vào những bụi Tre gai đáng nghi và bất chấp pháo binh BV rà đuổi theo sát nút.
Tuy rằng, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào, nhưng khoảng 5 cây số còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với sự nhận định chiến-tình của riêng tôi, vì thế nào tướng Võ Nguyên Giáp hoặc Phạm Xuân Ẩn hay John F Kerry cũng sẽ phát hiện và cho lệnh phục kích chận đường rút lui. Bonesmen cần tiêu hủy chiến-cụ nơi "thùng rác lộ thiên" nầy!!!!

Các chiến xa của LĐ1/TK, khi về gần đến biên giới khoảng 9 cây số, quả thật đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa, lúc nầy chúng tôi cùng GunCobra phối hợp yểm trợ cuộc lui binh. - Mỗi buổi sáng hợp hành quân, tôi luôn gặp Ðại tá Cockerham Tư lệnh Lữ-đoàn 1 Không Kỵ. Chúng tôi thường ăn sáng tại Mess-Tent và thường gặp phi công thuộc Ðại đội C7/17/1 Air-Cavalry/Cobra để bàn chuyện phân phối phi vụ yểm trợ hoả lực trong ngày. ¬¬¬

Trên đường về, ba gunship chúng tôi đang đổ xăng và tái trang bị hỏa lực để tiếp tục công tác ngay. Vì bay cả ngày, đêm không ngủ được, tiếng đại bác yểm trợ cứ luân hồi tác xạ, nên tôi chỉ bay copilot ngồi bên trái vào vị trí chiếc Prep-2 hoặc Prep-3.
Trên đường bay đến tiếp nối yểm trợ hoả lực thay thế AH-1G Cobra air cover cho LÐ1ÐN - Lúc nầy, Ðại úy phi công Farrell phi tuần trưởng thuộc Ðại-đội C7/17 Không Kỵ đang hùng dũng oanh kích quân BV cùng với WO1 Lancaster. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Trung úy TPC John Clark Hunter TPC và WO1 Carl Naca, jr, HTP, điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang Cobra đang lao vào vùng rừng núi Hạ Lào, luôn luôn trên cao tầm mắt của chúng tôi. Vì tôi thề rằng trong suốt cuộc hành quân sẽ chỉ bay cạ-càng trên ngọn cây và phóng ủi thẳng vào mục tiêu bằng phun hàng rào tuyến lửa, chào đón chiến xa địch với 24.000/viên phút minigun trước mũi 75 thước, áp đảo bắn phủ đầu hủy diệt xạ-thủ trên pháo tháp trước khi địch phản ứng (neutralization) và sau đó sẽ nện rockets sau.
Với cao độ rà sát nầy, cũng hạn chế tầm hoạt động của phòng không địch không dễ dàng phát hiện chúng tôi, hay nếu phát hiện cũng bị triệt tiêu bởi hoả lực cũa 6 nòng pháo tháp minigun cường tập trên đầu chúng trước khi phản ứng. Dù rằng trong trò chơi trận chiến nầy quân BV bị cấm ROE, không được dùng hỏa tiễn cầm tay tìm-nhiệt như SA7 nơi đây, nhưng thí dụ chúng có dùng thì cũng chi vô dụng với cao độ thật thấp nầy, hoả tiễn cầm tay SA-7 cũng cần có cao độ và khoảng cách thì nó mới phát triển vận tốc có hiệu quả phóng nhanh vào ống thoát exhaust.
Để đi đến kết luận, chỉ có lối bay “kinh-dị” nầy mới đem lại sự sống còn cho phi hành đoàn Song Chùy - Cho đến khi chấm dứt cuộc hành quân, không có nhân viên phi hành gunship Song Chùy nào bị hy sinh, theo tôi nghĩ: “cũng chỉ là hên xui vì đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!”
Phi công Hoa Kỳ cũng thừa hiểu nơi đây chỉ có 6 trung đoàn phòng không AAA, gần 700 súng cổ điển, nhỏ nhứt là 12,7ly, 14,5ly, 23ly, 37ly, 57ly, đến 85ly và 100ly sơn pháo bắn thẳng trên 10 cây số. Gọi là sơn-pháo, có nghĩa là loại chạm nổ để cầm chưn quân bạn ở trên các ốc đảo CCHL rồi dùng biển người xung phong bắt sống với câu "Hàng sống chống chết", nhưng còn như phi cơ đi vào vùng Oscar Eight hay được gọi là Bộ Chỉ Huy tiền phương Đoàn 559, Mỹ gọi là Oscar-Eight của tướng Vỏ-Bam NVA là tư-lệnh, cách đây 40 dậm về hướng đông nam, dưới chân núi Tam Bôi thì biết ngay vùng hoạt động của SAM enveloped zone nguy hiểm như thế nào? Nơi đây không biết bao nhiêu phi cơ chiến thuật kể cả AC-130B cũng bị bắn hạ rải rác xung quanh ấy, nhưng đặc biệt không hạ nổi H-34 Queenbee-1,

- [ Vinh Truong: Queenbee-One thả Toán Strata / Phi công ...
nktvinhtruong.blogspot.com/2011/07/queenbee-one-tha-toan... Cached
Queenbee-One thả Toán Strata / Phi công ... phía Bắc vùng phi-quân ... “Queenbee-1 razing a flight of HCM Trail”)-Phi-cơ dọ thám RF ... ]

Dĩ nhiên theo điều lệ trò chơi ROE là vùng cấm bay. Và từ đây đi về hướng bắc trên hành lang đường mòn HCM, dưới các chân Đèo, Ban Karai, Ban Ravan, và Mụ Giạ là vùng cấm phi cơ Mỹ bay qua và nếu lỡ bị ở dưới đất bắn lên cũng phải co giò phóng chạy, không được quyền trả đũa kể cả đường 7 từ Ban Ban đến biên giới Lào, và con Đèo Lập-Cập cũng không được đụng đến.

Trên FAC, OV-10 có lần người Việt ngồi ghế sau phát hiện đoàn xe Molotova đang qua cây cầu nổi bằng lót đá tảng, (một trung đoàn đi qua chỉ cần một người một tảng đá thì thành chiếc cầu đá chìm-nổi ngay) bèn ra lệnh cho phi công quan sát xuống thấp xác định vị trí và gọi phi cơ chiến thuật đến oanh kích. Khi đoàn xe nghe thấy phi cơ quan sát bay đến, khôn hồn chạy xích lại gần nhau tắt máy đúng theo ROE. Phi công FAC Mỹ trên chiếc Bronco OV-10 lắc đầu không thi hành, thì quan sát viên Việt chỉ biết thở dài, âm thầm lắc đầu chớ biết nói gì đây! Sự thật đoàn quân xa BV chỉ có được quyền di chuyển ban đêm với đèn Dim-light theo đúng luật giang hồ ROE còn ban ngày thì núp dưới rừng cây mà ngủ, nhưng ngày đó là ban ngày, và được ngoại lệ là vì đoàn xe đang lỡ phải qua cầu nổi hay chìm thì phi cơ chiến thuật Mỹ không được oanh kích

Vừa qua khỏi biên giới không xa, Đại-úy Farrell đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình chiếc móng ngựa. Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp âm u trông giống miệng rắn Hổ đang hả to ma quái. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, để lại phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn Chiến-đoàn trưởng Dù, trung tá Ngọc dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang Cobra vào trận. Từ trên không, Đại-úy Farrell nhìn thấy rõ một toán quân BV thuộc trung đoàn 36/308 ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 thổi xả xuống đoàn xe. Chúng tôi vừa tới nhìn thấy những làn khói trắng từ đuôi đạn rocket tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác, vì lính BV chiếm được chiến xa bạn bắn lên phi cơ; xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp bạn bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa M-41 không còn kiểm soát được quay qua quay lại như đầu Lân trong đám lửa khói và đạn nổ.
Tôi không khỏi ngạc nhiên thầm nhủ: “Trời! Với tầm mắt điên-tiết hiếu chiến của tôi hằng ngày, cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh thời thế chiến-2” Chiếc Cobra của phi công Lead phi công Trung úy TPC John Clark Hunter TPC và WO1 Carl Naca, jr, HTP nhào xuống trước. Đại úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên, phóng lựu và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí phòng không 14, 5 ly của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Chúng tôi dễ dàng nhìn thấy tràng đạn lửa từ dưới đất bắn lên;

- **** Ðây là thế bắn mà Tam-trùng phóng viên nhà báo, Phạm Xuân Ẩn đã nói và thách thức sự hiểu biết của tôi trên [khi quá giang, lúc ấy tôi chỉ biết Ẩn là phóng viên UPI và Time, sau nầy tôi mới hiểu ra là tam trùng, vậy mà giờ chót giúp kẻ thù bác sĩ Trần Kim Tuyến vào toà đại sứ để trốn] chiếc C-119; Trong thế liên hoàn ba góc hỏa lực của tam giác cân mà lúc phi cơ xạ kích đang kéo đầu lên sau khi nhủi xuống xạ kích. (Thật là điều quái lạ nhưng đây là sự thật phản tình báo Mỹ đã lý-giải cho các xạ thủ phòng không BV bắn lên phi cơ, thì dụ như cầu Hàm Rồng, được một pháo đội 3 góc tam giác cân, yểm trợ liên hoàn. Khi phi cơ tiềm kích đâm đầu xuống góc nào, thì pháo thủ nơi đây nằm ẩn kín dưới công sự phòng thủ, còn hai góc kia tiếp tục bắn lên phi cơ. Còn góc nầy chờ phi cơ ngóc đầu lên là đứng dậy bắn theo xối-xả ngay. Có như vậy cuộc tranh tài càng lâu thì phi cơ có phần chắc sẽ bị bắn rơi; Thế là có khách hàng (costumer tiêu xài vũ khí) mua dùm hàng tiêu dùng ế-ẩm lâu quá chưa ai mua, đối với WIB vũ khí sản xuất phải được tiêu dùng, cũng như CIA giúp BV chơi trò chơi “Cút-bắt” rẻ tiền, nhưng tăng sự cao ngạo cho BV để quyết tâm chiếm miền nam, trong chiến dịch Loky của Biệt hải, dùng PT Nasty bắt người dân ở ngoài bắc đem vào Cù lao Ré, Quảng Ngãi cho ăn uống vỗ béo cho mập rồi thả về. Dĩ nhiên trong cái thế giới ai ai cũng ốm teo mà có người xuất hiện mập mạp hồng hào thì bị Công an đưa vào cải tạo tư tưởng là chuyện rẻ tiền nhưng lại có ảnh hưởng về tâm lý. Và đây lời phàn nàn của đại tá xếp sòng SOG, Jack Singlaub: “We would spend our time feeding them well, fattening them up, give them very high-colories foods. So when they went back, they were healthier and certainly had more poundage, Hanoi easy identified them by physical healthy, and put them in the reeducation cam".
Trên không các toán Gián điệp Biệt kích cũng vậy, William Colby thả thì Russell Flynn Miller nghe lịnh trực tiếp trùm CIA Richard Helms chỉ toạ độ để lính BV vây bắt, vì đây là trò chơi chiến tranh, chỉ đơn giản là thế, vũ khí làm ra phải có nơi tiêu xài cho toàn cõi ba nước Đông Dương).

Những lằn đạn lửa chỉ đỏ rực đuổi theo đường bay sát hai chiếc Cobra, gần đến nỗi tôi tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Farrell vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công phi công Trung úy TPC John Clark Hunter TPC và WO1 Carl Naca, jr, HTP về ba họng súng phòng không yễm trợ liên hoàn nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới mà chúng tôi đang theo dõi và thấy rõ lằn đạn lửa bay lên.
Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực salvo vào các ổ phòng không. Sau ba vòng oanh kích, chỉ còn lại một ổ phòng không cạnh sườn đồi hoạt động, Trực thăng của Đại úy Farrell cũng đã bắn hết các hỏa tiễn mang theo nên thông báo cho chiếc Lead-Cobra dẫn đầu biết cần về Khe Sanh để tái vũ trang và bàn giao lại cho chúng tôi. Nhưng phi công Lead John Clark Hunter cho biết anh cũng chỉ còn vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ phòng không cuối cùng, Đại úy Farrell trên cương vị chỉ huy, cố thuyết phục Carl Naca và Clark Hunter đừng làm như vậy vì oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc Lead trực thăng kia vẫn ngoan cố lao xuống mục tiêu.
Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn phòng không bắn trúng vào chiếc Cobra, Carl Naca, Copilot Clark Hunter thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Đại-úy Farrell yểm trợ cho anh đáp emergency landing. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng liều lĩnh của Lancaster bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một bãi cỏ tranh khá rậm. Phi công Carl Naca vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng vì cánh quạt đuôi đã bị hư hại nặng nên mât thăng bằng, rung chuyển tăng dần high frequency dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xoáy tròn xuống đất trước mắt chúng tôi. Khi phi cơ tản thương Dusk stuff tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ tìm thấy xác hai viên phi công đã chết vì bị gãy cổ khi trực thăng rơi counter clockwise xuống đất.

- [TogetherWeServed - WO1 Carl Jr. Nacca
He was shot down and killed with John Hunter during Lam Son 719, ... then crashed and burned. ... AC 1LT HUNTER JOHN CLARK KIA P WO1 NACCA CARL JR.
army.togetherweserved.com/army/...type=Person&ID=62038 ]

Nhờ vào kinh nghiệm chứng kiến và địa hình trước mặt, nãy giờ chúng tôi bay vòng chờ khuất tầm quan sát của địch, ở sau đồi trọc và trên đám rừng cây, trên đầu quân bạn. Tôi chưa chắc đã ngán họ, nhưng mục tiêu chính là làm cách nào cho đoàn quân xa được an toàn rút lẹ về Khe Sanh để khỏi bị các “Chốt-chận” cấp Tiểu đoàn hay tệ hại hơn là cấp trung đoàn, vì theo tin tù binh chúng có hai trung đoàn 29 và 812 của sư-đoàn 324B toan làm chốt chận và quyết tử với quân bạn có chiến xa yểm trợ.
T-54 đối với chúng tôi như là những người khổng lồ với đôi chân đất sét chậm chạp đáng thương hại, nhưng đối với quân bạn là một trở ngại chính; Khi phát hiện chiến xa địch, chúng tôi vào hợp đoàn tác chiến 75 thước bay phóng thẳng đến ngay chúng với đội hình nấc thang trái (left echelon) Chúng tôi sẽ dùng 6 pháo đài miniguns xử dụng 24.000 viên/phút áp đảo các đối thủ trước mũi phải chui rúc xuống pháo tháp chiến xa hay hầm hố nếu muốn sống, kế tiếp từng chiếc một lên cao độ để tiềm-kích trong khi sáu pháo tháp di động minigun bao phủ trận địa, tiếp tục bắn phủ đầu yểm trợ liên hoàn (Sự thật ngày nay nhờ Youtube, các bạn có cơ hội nhìn sự vận hành của Minigun và có thể hình-dung 6 bầu lửa di động với cao độ view of bird, hiệu quả kinh hoàng như thế nào, đã gây thiệt hại cho trung đoàn 64 thuộc sư đoàn Thép 320 tan-rả. Tàn quân phải phân tán bôn tập về hướng Đồi-31, bỏ lại trách nhiệm tùng thiết lẻ-loi cho T-54 khệnh khạng nằm yên dưới lùm Tre gai chịu trận, tàn quân chạy về hội nhập cùng trung đoàn 24B dưới chân đồi để chống lại với hai đại đội trinh sát/TĐ/8 Dù, cùng hai chi đoàn 17 và 11 chiến xa, trong khi các chiến xa bạn không bị trầy trụa lớp sắt nào vào trưa 23/2/1971 (Tôi nghĩ sẽ có bạn nào trong ba đơn vị nầy còn sống và là chứng nhân hành động anh hùng của Top-gun, Trung-úy Trần Lê Tiến ra tay bảo vệ quân bạn một cách hiệu quả?)
Cái ưu thế của gunship UH-1H là có 8 con mắt và cường tập bằng mưa đạn minigun phủ đầu địch buộc chúng phải tìm nơi trú ẩn vì tầm bắn đủ mọi hướng từ trước ra sau, trong khi Cobra bắn vị thế cố định. Cobra phải làm vòng phi đạo tác chiến với cao độ. Gunship tác xạ bất cứ cao độ nào nên áp đảo địch thủ trước đưa địch vào thế bị động. Nhiều cặp mắt dễ phát hiện trước những hầm ếch dành súng cộng đồng đất còn đỏ tươi hiện rỏ trên rừng xanh của lá, hai dấu xe xích của chiến xa đập vào mắt của đoàn viên 4 người, đôi khi thêm một sỉ quan điều chỉnh pháo binh tùng tháp. Mà Cobra bị gò bó thiếu điều kiện quan sát bao vùng.

Bây giờ đội hình tác chiến của Phi đội 213 có nhiều thay đổi về mặt chiến thuật, hoàn toàn không còn ngụy hóa âm thanh như những lần yểm trợ cho Ðại đội trinh sát tiểu-đoàn/8 Dù; Ba chiếc sẽ bắt đầu khai hoả khi còn cách mục tiêu 15 giây bằng một trận mưa đạn cuồng sát trước mũi phi cơ 75 thước, dí đầu địch núp kín trong pháo tháp, nếu ngoan cố chống trả thì sẽ bị ngã gục trước khi thấy chúng tôi thoáng qua trên đầu chúng.
Dùng chiến thuật 90 độ ngược lại đoàn xe, đội hình tác chiến luân phiên yểm trợ che kín, 3 chiếc hình than bên trái [Left-Echelon] Trung úy Tiến Lead, tôi Prep-2 và Trung úy Lưu Prep-3; Chúng tôi dùng chiến thuật “độn rừng” núp sau sườn đồi móng ngựa. Khi vừa ló dạng khỏi sườn đồi, Lead Tiến ra lệnh đồng loạt tác xạ, nhưng không quên nhắn nhủ PHĐ kéo cao cổ áo Nomex để khỏi bị phỏng, kéo kiến helmet che mắt, và check lại belt safety, chicken-plate. Các xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tít, một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên phút [ Các bạn đã xem videos trên diển đàn nầy] xuống rừng Tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi là các hầm hố quân BV đang phục kích theo như con mắt cú-vọ kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ mà tôi nhớ lại lời nói của Nã Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan phi-hành nầy mới là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xổng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh, không ảnh hưởng over charge control boxes. Khi chúng tôi trên đầu quân BV 50 thước, thật là điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn, như khi tôi yểm trợ cho tiểu-đoàn-6 Dù ở sườn Tây Đồi-31, trưa ngày 23/2/1971 thế cho Top gun Hoàng Ngọc Châu bị trúng thương nặng, copilot đem phi cơ về Khe sanh

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bão của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Quân BV nầy thuộc trung đoàn 812/324B có kinh nghiệm sau khi học tập kinh qua chiến trận trên đường 92 bắc Aluối, trung đoàn 64/320 bị thiệt hại trầm trọng như thế nào? vì mưa đạn minigun, tàn quân của trung đoàn 64 nầy phải chạy vế hướng bắc để hội nhập cùng trung đoàn 24B hầu chống lại với quân bạn dưới chân Đồi-31, và giờ đây họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay xẹt qua trên đầu chúng.
Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của Tiến quẹo gắt qua Phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua Trái lead 4 minigun như các chòi canh di động, bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa bạn vì quân BV vẫn còn ở trong đó và dùng súng cơ hữu bắn vào quân bạn. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẫn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên? Thật là khó tin trong chiến trận tàn khốc nầy! Có một trường phái cho rằng, sở dĩ không có tiếng súng chống trả vì hai chiếc Cobra Mỹ đã hủy diệt mấy ổ phòng không 14,5 ly loại ra khỏi vòng chiến đấu, nhưng có một trường phái khác thì cho rằng, quân BV có lệnh “Cá Gầy thì bắn cá Béo thì chém-vè” vì cá mập có xạ thủ với đôi mắt Cú ráo-đảo nhìn từ 75 thước như sáu cái pháo tháp mưa xuống những nơi nào là mối đe doạ từ Lính BV, buộc chúng phải núp xuống hầm theo tự động phản xạ tự nhiên, chờ cơ hội sẽ bắn trả hay là bị hủy diệt? Cá mập luôn luôn đứng thế thượng phong, các xạ-thủ có khả năng chủ-động tiêu diệt trước những mầm móng có thể làm nguy hại trước khi địch thủ ra tay với nhiều gốc độ khác nhau?

Tôi cho lệnh tất cả chiến xa kể cả bạn và địch nằm lẫn lộn phía trước đoàn quân xa đều phải tiêu diệt, Tiều đoàn 8/Dù cho lệnh như vậy; Chiếc Lead bắn hết rockets xuống làm trail cho chiếc 3; Tôi lấy cao độ và tiếp tục phá hủy các chiến xa còn lại, trong khi luôn luôn 6 khẩu minigun vẫn tiếp tục cover 3000 viên phút; Nhưng có lẽ vì quá mệt mỏi, nên những trái rockets của tôi bắn ra đều gởi thiên gởi địa hết chỉ dựa-dẫm nhờ vào sự kinh nghiệm của các xạ thủ gunship cường kích. Tôi bảo đảm đoàn convoy nên mau tiếp tục di chuyển với phần hoả lực còn lại của chúng tôi; Trong khi đó, đoàn thiết giáp của LĐI/TK đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội để lui về biên giới.
Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Tôi điên tiết, liền vặn qua tần số "Guard" UHF 233.7 “Stop held it Charlie… Mother fucker you pissed Goddamn wrong spot…” Tôi tiếp tục nổi nóng gọi thẳng …”Goddamn A-6 Intruder …Navy … the A-6 Navy Intruder stop your fucking bomb now… now …now” Thật tội nghiệp cho tiểu đoàn-8 Dù xui-xẻo, lúc vào cũng như lúc ra trên đường 9 nầy đều bị nạn!
Chiếc A-6 Intruder vẫn còn rán chơi một pass nữa mới chịu ngừng rồi bay ra biển. Làm sao tôi không điên tiết cho được, cũng trục lộ nầy, cũng Tiểu đoàn-8 Dù nầy trong những ngày đầu, chiều 9/2/1971 Skyspot đã “cố tình thúc đít” quân bạn bằng Bôm Bi CBU-24, và bây giờ lại “Vô tình thả lạc” làm chết và bị thương một số cũng Dù và Thiết Giáp trong đó có Tiểu đoàn Phó TÐ-8, con người hùng lỗi lạc nầy chưa kịp nhập trận thì đã bị thương khi trên đường tiến sát vào Aluoi. Hai đại đội Trinh Sát TÐ-8 Dù xuất sắc đã chiến đấu cùng chúng tôi như môi với răng. Tiểu đội mũi nhọn tiên phuông phải choàng panel Vàng-Cam nơi lưng kẹp vào nón sắt để chúng tôi cover từ 100 thước, trước các bụi Tre gai thường có hầm trú ẩn trên đường tiến sát (rất dễ phát hiện vì địch sơ ý không chịu phi tang phần đất đỏ tươi nằm cạnh hầm trú ẩn) thỉnh thoảng nơi bụi Tre lại có một tiếng nổ phụ làm kinh hoàng tiểu đội xung kích.
Lỗi thả bom lầm nầy do FAC Mỹ Việt thiếu phối hợp. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy. Đoàn xe tiếp tục dung rủi dưới hỏa lực còn lại của chúng tôi trong khi chờ Cobra Mỹ đến thay phiên.

- Tôi đã tìm ra một chân lý đơn giản để bảo vệ đàn em: “Ai dám cầm súng đứng chống cự, khi ở đàng xa nghe tiếng 6 bầu lửa minigun gầm thét như vũ bão từ trên ngọn cây vút tới mà không chịu kiếm nơi ẩn núp, tôi sẽ chịu đầu-hàng vô điều kiện vĩ nhân anh hùng nầy”. Đây cũng là chiến thuật yểm trợ hoả lực của Gunship/KQVN được ghi rõ trong Học Viện Quân Sự Army Aviation, mà tôi là tác giả defriefing cùng đại-tá Cockerham, trung tá Molinelli, và đại-úy Farrell. Câu trả lời là sau 42 ngày chiến đấu quyết liệt, không một nhân viên phi hành gunship Song Chùy nào bi thiệt mạng!

[B]
Nguồn tài liệu tham khảo:

- Vietnam War by Vinh Truong | 9781426927447 | Paperback ...
www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/... Cached
There are many reasons why the author decided to write this book, The New Legion. ... Lam Son 719 was the largest air mobile operation of the war ...

- Lam Sơn 719 - Duy Hinh Nguyễn, Center of Military History ...
books.google.com/books/about/Lam_Sơn_719.html?id... Cached
New! Get Textbooks on ... From inside the book . ... the free encyclopedia Operation Lam Son 719 (Vietnamese: Chiến dịch Lam Sơn 719 or Chiến dịch đường ...
.
- John Kerry was a war hero, but for which side?
( theothermccain.com/2011/07/26/war-hero-who-attested-to-john-kerrys... ) by Vinh ... Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ...
hoiquanphidung.com/showthread.php?9898-John-Kerry-was-a... - Cached

- John Kerry, he of many two-sided faces
About John Kerry: A brief account of John Kerry is included because of his Presidential campaign, during which Kerry's claims to have been a hero of the Vietnam war ...
www.koreanwaronline.com/history/Kerry.htm - Cached

- Sinh Hoạt QLVNCH: John Kerry was a war hero, but for which ...
Kết quả bài : John Kerry was a war hero but which side? 14,400,000 results ... From: Vinh Truong <vtruong2602@yahoo.com> Sent: Friday, ...
vnchtoday.blogspot.com/2013/04/john-kerry-was-war-hero... - Cached

- BookDaily.com - Vietnam War: The New Legion Vol. 2 by Vinh Truong
pg2.arcamax.com:2004/book/2151052/vietnam-war-the-new... Cached
By Vinh Truong. Publisher Trafford Publishing. ... Lam Son 719 was the largest air mobile operation of the war - but also one doomed to failure right from the start.

- Operation lam son 719 - Page 6 - Hội Quán Phi Dũng - The ...
hoiquanphidung.com/...4445-Operation-lam-son-719/page6 Cached
The Khe-Sanh engraved in US military history, map for Operation Lam-Son 719; ... Vinh Truong, VNAF 51st Tactical Combat Group Commander) Trang 6/6 đầu ...

- John Kerry was a war hero, but for which side?
hoiquanphidung.com/printthread.php?t=9898&pp=6&page=1 Cached
by Vinh Truong ‘War Hero’ Who ... but a simple surrogate totalitarian as Democrat William A Harriman. Lam Son 719 was the largest air mobile operation of the war ...

- Oliver North, John Kerry and Gen.Vo Nguyen Giap: Birth of an ...
The claim that Gen.Vo Nguyen Giap said that if it weren't for organizations like Kerry's Vietnam Veterans Against the War, Hanoi would have surrendered to the U.S ...
www.phillyimc.org/es/node/39682 - Cached

- Hoax or Reality? Gen. Giap: Kerry's Group Helped Hanoi Defeat ...
Mr. Tin further advised that General Vo Nguyen Giap ... victory to the U.S. media and protestors like Jane Fonda and John Kerry. According to Giap, ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1120059/posts - Cached

- KERRY ' S KEY VOTES - John F. Kerry: Vietnam War Hero
As mentioned by Ollie North and reported on newsmax, North Vietnamese General Vo Nguyen Giap credited John Kerry's Vietnam Veterans Against the War to a ...
www.freerepublic.com/focus/f-news/1076280/posts - Quật-Mồ cuộc H.Q LAM-SƠN-719
hoiquanphidung.com/...Quật-Mồ-cuộc-H-Q-LAM-SƠN-719 Cached
Sách “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: ... tài liệu và thêm chi tiết hình ảnh trên Cánh-Thép, mục Lam Sơn 719. ... vnafmamn.com/lamson_719.html Cached
You may read some articles on Lam Son 719 or hear about its controversial hindsight. The following story is just a small part of that major military operation.

- “Lam Sơn 719 và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến” [Lưu ...
hoiquanphidung.com/archive/index.php/t-4299.html Cached
Tôi không thể nào không kể lại chiến công của LÐ1BÐQ trong trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng ...
hoiquanphidung.com/...Mồ-cuộc-H-Q-LAM-SƠN-719/page2 Cached
... và 1 Lính BV chết Cánh Thép mục LAM SƠN-719) Xin cám ơn PS khoá 72G vinhtruong (07-14-2012) 10-10 ... MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, ...

- “Lam Sơn 719 và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến”
hoiquanphidung.com/...“Lam-Sơn-719-và-Liên-Ðoàn-51... Cached
Hội Quán Phi Dũng kính chào Quý Niên ... ung dung ngồi trên trực thăng H-21 bước ... “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG ...

- Vinh Truong's Blog: Hành Quân Lam Sơn 719 –TÐ/39/BÐQ
vinhtruongblog.blogspot.com/...quan-lam-son-719-t39bq.html Cached
Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân ... MỤC: Lam Son 719, TRANG ... bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để ...

- BookDaily.com - Vietnam War: The New Legion Vol. 2 by Vinh Truong
pg2.arcamax.com:2004/book/2151052/...the-new-legion-vol-2 Cached
Find Vietnam War: The New Legion Vol. 2 by Vinh Truong and thousands of other book samples only on BookDaily.com

- Cuộc hành quân Hạ Lào - Lam Sơn 719 [ hình ảnh ...
forum4.aimoo.com/...VNCH/Cu-c-h-nh-qu-n-H-L-o-Lam-S-n-719... Cached
Cuộc hành quân Hạ Lào - Lam Sơn 719 [ hình ảnh ] Lam Sơn 719 (01) Lam Sơn 719 (02) Lam Sơn 719 (03) Lam Sơn 719 (04) Lam Sơn 719 (05) Lam Sơn ...

vinhtruong
05-29-2015, 03:16 PM
A) Góc nhìn của một chứng nhân của chiến sĩ Không Quân:
-Phần Anh ngữ dành cho hậu duệ.
-Phần Việt ngữ dành cho chiến hửu quê nhà

B) Ở đây, tác giả chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn tổng quát (bird's-eye view) như ngồi trên một chòi canh di động của một nhân viên phi hành bình thường trên chiếc gunship Song Chùy.
Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển “Trận Hạ Lào năm 1971″, rồi nhà văn nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại uý đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ đoàn 3 nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển “Ðôi mắt người Tù Binh”, anh Nguyễn Văn Long, thiếu uý sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ở Úc Châu, và “Cơn Uất Hạ Lào” Mũ Ðỏ Bùi Ðức Lạc ... and “Vietnam War” by Vinh Truong | 9781426926662 | Paperback ...
www.barnesandnoble.com/w/vietnam-war-vinh-truong/1022002192?ean=...
Copyright © 2010 Vinh Truong All right ... and CIA for instant Operation Lam Son 719 ... Excerpted from VIETNAM-WAR by Vinh Van Truong Copyright © 2010 by Vinh ...

C) Chúng ta hảy cùng nghe “tâm sự” của người lính bắc việt khi đọc xong bài viết này mà ngừng ngay sự chữi bới quá thô tục trên diển đàn nhứt là VOA, BBC dù USIA (United States Information Agency) vẩn không cho post video “Hà Nội xin đầu hàng vô điều kiện” … có nghĩa sự phĩnh gạc của Skull & Bones 322 vẩn còn muốn duy trì sự ám ảnh trong đầu óc của những kẻ khờ-khạo … cho đến 2023 xuất hiện Logo qua bài: “LOGO nầy sẽ xuất hiện năm 2023” - Started by vinhtruong, 01-16-2011, 03:12 PM … mới chịu cho post giải mật!

Trang A Pao | July 20th, 2011 at 9:37 am

Tôi là một người lính cộng sản, 40 năm trước, đứng bên kia chiến tuyến của các anh, tôi còn quá dại khờ để hiểu ra một điều rằng chúng ta chỉ là nạn nhân của sự khác biệt giữa 02 ý thức hệ, Cộng sản và Dân chủ, cớ sao chỉ vì sự khác biệt này lại có thể đẩy cả triệu người con Việt Nam lao vào đâm chém bắn giết lẫn nhau, cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này hỏi ai là người hưởng lợi, chắc không phải là anh, cũng không phải là tôi. Chúng ta đâu có thù hận gì nhau mà để hàng triệu bà mẹ của chúng ta phải bạc trắng mái đầu vì sao thương nhớ những đứa con thân yêu của mẹ ra đi không bao giờ trở về.
Chiến tranh đã qua rồi, 40 năm qua tôi luôn đau đớn trong nỗi ân hận dày vò vì ngô nghê nông nổi của tuổi 20. Nỗi dày vò của kẻ được coi là chiến thắng. Có vẻ vang gì đâu khi chiến thắng người thân của mình, có dũng cảm gì đâu khi giết chết những người thân của mình mà lân hồi nay mới ngộ ra. thực chất là giữa chúng ta không có hận thù mà chỉ là sự khác biệt tại sao không thể cùng tồn tại trong sự khác biệt đó, thời gian sẽ chứng minh ai đúng ai sai. Có lẽ mấy triệu sinh linh của các anh, của chúng tôi và sự đau khổ tột cùng của những bà mẹ chúng ta chỉ là cái giá của những tham vọng, những toan tính bá quyền. Chính bá quyền đã làm máu của anh, của tôi, của chúng ta đổ xuống và chính bá quyền đã đẩy anh và tôi đến miệng hố hận thù, chính bá quyền đã làm cho Việt Nam của chúng ta đến ngày nay còn nghèo, mẹ của chúng ta vẫn khổ.
Tôi mong rằng chúng ta hảy cùng nhau gác lại quá khứ và giáo dục thế hệ con cháu chúng ta tính nhân văn, lòng vị tha, nhân hậu, hãy tập cho chúng biết buông bỏ thế hệ chúng ta đổ máu nhiều rồi. Mẹ chúng mình đã hết nước mắt khóc con rồi… Chỉ mong chúng ta hãy yêu thương nhau.