PDA

View Full Version : Chuyện trẻ con, chuyện người lớn



TAM73F
06-23-2010, 12:40 PM
Tác Giả : Nguyễn Dư

Chuyện trẻ con

Nhớ lúc còn nhỏ, bọn trẻ tụi tôi hay bị người lớn la mắng: Đồ con nít, đi chỗ khác chơi, chuyện người lớn biết gì mà xía vào. Hoặc trong những trường hợp khác, lời lẽ tế nhị hơn: Các cháu còn trẻ, hãy lo cố gắng mà học hành để khỏi phụ lòng công lao cha mẹ, chuyện đại sự "chính chị chính em" của người lớn đừng xía vào mà khổ thân... Nghe những lời huấn từ của người lớn, bọn trẻ tụi tôi cũng "máu" lắm nhưng không dám cãi lại, sợ bị ăn bạt tai, đành im lặng mà bỏ đi.

Mới đây, trên diễn đàn Online có một ông tự xưng là có bằng cấp đại học (không biết của Việt Nam hay của nước ngoài) cũng khuyên các cháu học sinh những lời tương tự, làm tôi nhớ trường hợp của bọn tôi thời đó cách nay non nửa thế kỷ.

Ba thập niên sống lưu lạc ở xứ người, khái niệm về cách giáo dục ở trong nước, tôi cũng quên mất. Nhờ có người mang bằng cấp đại học nhắc lại tôi mới nhớ. Bởi vậy mới nghiệm ra thêm rằng văn hóa Đông và Tây có nhiều điểm khác nhau lắm.


"Cả vú lấp miệng em"

Người Tây Phương họ rất chú trọng đến trẻ con. Họ không trấn áp, áp đặt, nói gạt, "khỏa vú lấp miệng em" để cho người lớn được yên thân, rảnh "nợ" tự tung, tự tác. Trong giáo dục, họ tập cho trẻ con không được nói dối bằng cách là không bao giờ nói dối trẻ con. Ở những lớp dạy trẻ, họ để cho trẻ con leo trèo, chơi đồ chơi quăng ngổn ngang, thoải mái. Cô giáo chỉ việc ngậm miệng đi dọn dẹp và canh chừng trong những trường hợp nguy hiểm. Bắt đầu có chút hiểu biết, họ tâp cho trẻ con ngăn nắp, tự quản. Năm cuối nhà trẻ, trước khi vào lớp một, nhà trường xin cử một tổ bác sĩ trực thuộc cơ sở y tế vùng xuống kiểm tra coi học sinh có những năng khiếu, khả năng hiểu biết tới đâu và có những tật bẩm sinh -dầu nhỏ nhặt- nào không, để định liệu, đưa vào hồ sơ hoặc nếu cần thiết thì xếp vào những những nhóm riêng. Đến gần tuổi vị thành niên, những người có trách nhiệm giáo dục hoặc cha mẹ để cho lớp trẻ phát biểu cảm tưởng tự nhiên, tranh luận tới nơi tới chốn để tìm ra đường hướng mà lèo lái, dạy dỗ. Cái tiền lệ về dân chủ được ý thức từ đó.

Người ta không dám nói dối trẻ con chứ đừng nói chi với người lớn. Nói dối là một cái tội. Không ai phát hiện được thì cũng là cái tội đối với lương tâm. Tôi nhớ có đọc đâu đó một câu: "Có thể nói dối nhiều người một lần nhưng không thể nói dối nhiều lần với một người".


Chuyện người lớn

Hồi ông chủ tịch nước Việt Nam qua xứ Cờ Hoa, ông tuyên bố miễn visa cho người Việt hải ngoại. Nghe ông tuyên bố mà tôi cứ tưởng ông giỡn chơi! Ai dè ông nói thiệt! Nhưng có lúc tưởng ông nói thiệt thì lại là giỡn chơi! Chuyện nó là như vầy: Thấy người Việt biểu tình, ông nói: Định xuống bắt tay với họ để cùng nhau thông cảm và chia sẻ... Nghe "khúc ruột ngàn dặm" tuyên bố mà quặn đau trong lòng muốn... đứt ruột luôn! Nghĩ dại, nếu ông lúc đó nói thiệt và làm thiệt thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra! Nghĩ tới đó thôi, tôi không dám nghĩ thêm nữa!

Cách nay cũng chưa lâu, ở trong nước, nghe nói có ông cũng làm lớn lắm, hình như là nắm đầu một bộ thì phải, tuyên bố là sẽ cho tự do báo chí nhưng với điều kiện là phải đi lề bên phải. Ông đem luật giao thông ra để ví, để làm mẫu mực cho tự do báo chí, tự do ngôn luận! :smile1:
Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi thì người ta không thể so sánh như vậy được! Bởi vì báo chí và ngôn luận thuộc về tư tưởng, có suy nghĩ mới viết và mới luận được chứ, mà tư tưởng thì là đa chiều. Suy nghĩ là như vậy thôi, nhưng không dám đem ra tranh luận với ông. Thứ nhứt là chức vụ ông lớn quá; thứ hai là sợ ông nói: Việt Nam có luật riêng của Việt Nam, không biết thì đừng xía vào, không tin hãy đi ra ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, ngã bảy mà xem, ở đó giao thông đa chiều, loạn xạ, ai muốn chạy sao thì tùy.

Các ông lớn, có chức phận, có quyền quyết định ở Việt Nam cứ chạy lòng vòng rồi trở về điểm xuất phát. Đến chừng nào người dân chịu hết nổi, ngất ngư -giống như trường hợp quản lý kinh tế trước đây- thì mới sáng mắt, mạnh dạn sửa sai, mở cửa. Nhưng cái khổ là nghèo đói người ta còn dễ nhìn thấy, dễ nhận ra; còn về giáo dục, tư tưởng, đạo đức rất là trừu tượng, mông lung phải mất nhiều thế hệ mới phát hiện.

Chờ đến chừng nào các ông thấy sai lầm trong việc quản lý tư tưởng đối với người dân; các ông cho sửa sai, mở cửa, đổi mới thì lúc đó chắc Việt Nam sẽ là bá chủ toàn cầu... bởi vì các quốc gia trên thế giới đều lên cung trăng sống hết.