PDA

View Full Version : Từ nợ nần hy lạp đến khủng hỏang đồng euro



TAM73F
05-27-2010, 01:39 PM
Việc giúp tiền trả nợ, hay bảo đảm trả nợ hoặc thậm chí mua lại món nợ thì không khó khăn thực hiện nếu có những người giầu sẵn sàng làm chuyện đó. Đây là trường hợp giải quyết tình trạng nợ nần của Hy Lạp.

Nhưng Khủng hỏang của Liên Aâu đi dần sang những vấn đề chiều sâu như lý do tạo thành nợ nần các Quốc gia và giải quyết việc tụt dốc quá nặng nề của đồng Euro. Người ta đặt ra vấn đề tái tổ chức Cơ Cấu của khối nước vùng Euro, thậm chí phải đi tới một Liên Bang Ngân sách Liên Aâu và các nước chấp nhận đồng Euro độc nhất.

Tóm tắt những diễn biến

cứu khủng hỏang trong mấy tuần qua

1) Đe dọa vỡ nợ Hy Lạp và chương trình cứu vớt Euro.110 tỉ

Ngày 22.04.2010, cơ quan thống kê Âu Châu là Eurostat công bố Nợ nần Tối thượng quốc gia của Hy Lạp nay đã tới gần 14% PIB/GDP.

Ngày 28.04.2010, thẩm định của S&P Hy-Lạp từ cấp BBB+ xuống cấp BB+. Ngày 29.04.2010: Thị trường Athenes Hy Lap xuống -6%.

Liên âu quyết định cấp bách Euro.110 tỉ để cứu Hy Lạp. Nhưng các Thị trường Aâu châu, Á châu và Hoa kỳ phản ứng ngược lại, nghĩa là tụt dốc

2) Lo sợ vỡ nợ lan rộng sang Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: chương trình Euro.750 tỉ

Cũng ngày 28.04.2010, thẩm định của S&P về khả năng hòan nợ được công bố: Bồ Đào Nha từ A xuống A- và Tây Ban Nha từ AA+ xuống AA.

Giới đầu tư không phải chỉ lo sợ tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp mà còn lo ngại bệnh này truyền nhiễm sang các nước trong vùng Địa Trung Hải như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

Do đó phản ứng xuống dốc của các Thị trường Chứng khóan rất rõ rệt trong ngày 29.04.2010: Thị trường Madrid Tây Ban Nha xuống -4.19%, Lisbonne Bồ Đào Nha xuống -5.36%. Đồng Euro tụt dốc đối với Đo-la chỉ còn Euro.1.30

Tình trạng Khủng hỏang trở thành trầm trọng. Thứ Sáu 07.05.2010 cuộc Họp Thượng Đỉnh tại Bruxelles, rồi tiếp theo hai ngày Họp 08-09.05.2010 cuối tuần của những Bộ trưởng Tài chánh. Một chương trình cứu vớt Euro.750 tỉ đã được quyết định



Sáng thứ Hai 10.05.2010, các Thị trường chứng khóan khắp thế giới phản ứng theo chiều lên khá mạnh. Đồng Euro đối với Đo-la vẫn tiếp tục theo chiều xuống.



Nhưng từ ngày hôm sau 11.05.2010, nhất là thứ Sáu 14.05.2010 cho đến nay, các Thị trường Chứng khóan khắp Thế giới tiếp tục tụt dốc.



Đồng Euro chỉ còn 1.21 Đo-la. Bà Angela MERKEL hôm qua 19.05.2010, trước Quốc Hội đã tuyên bố các nước thuộc vùng Euro đang gặp nguy hiểm. Từ tình trạng đe dọa vỡ nợ Hy Lạp, Liên Aâu chuyển sang tình trạng Khủng Hỏang đồng Euro.



Các chuyên gia Tài chánh và các nhà Kinh tế đi vào những phân tích các lý do căn bản cho cuộc Khủng hỏang Euro.



Đồng Euro đã đi quá nhanh trong tình trạng

khác biệt quá xa về Kinh tế giữa các nước Hội viên



Người ta nhận thấy ba khối rõ rệt cho vùng Euro:



* Các nước Euro phía Bắc mà đại diện là Đức. Những nước này có nền Kỹ nghệ cấp cao và rất vũng chắc về Ngân sách.



* Các nước Euro phía Nam (vùng Địa Trung Hải): Kinh tế nặng về Nông nghiệp và Du lịch. Ngân sách nợ nần trầm trọng.



* Một số nước thuộc vùng Đông Aâu còn nghèo nàn.



Với những thành viên cấu thành vùng Euro như vậy, thì không phải chấp nhận một đồng tiền duy nhất là đủ, mà phải nghĩ đến Cơ Cấu Tổ chức của vùng dựa trên các khác biệt nội tại của các Thành viên. Khi nói đến Cơ Cấu Tổ chức của Nhóm, thì phải nghĩ đến cơ quan điều hành và kiểm sóat chung cho các Quốc gia hội viên.



Oâng Paul VOLCKER, cố vấn Kinh tế của TT.OBAMA, đã dám nói đến chữ tan rã của khối Euro và nhấn mạnh rằng nếu tái tổ chức Cơ cấu, thì phải nghĩ đến cơ quan kiểm sóat các quốc gia. Có thể tiến tới một Liên Bang Ngân sách.



Bà Angela MERKEL nhấn mạnh đến khía cạnh các Quốc gia phải có nghiêm khắc và vững chắc về Ngân sách. Sự đòan kết đòi hỏi sự vững chắc của từng thành viên.



Nhà Bình Luận chính của Tờ Financial Times, Oâng Martin WOLF, nhấn mạnh đến khía cạnh tiến tới một hệ thống Thuế khóa gần với nhau giữa các nước Hội viên. Chính hệ thống Thuế khóa này bảo đảm sự kiểm sóat Ngân sách các Quốc gia.





Thắt lưng buộc bụng để giảm thiểu

Nợ nần Quốc gia và hậu quả nào cho Kinh tế



Khi Qũy Tiền Tệ Quốc tế (IMF/FMI) can thiệp vào việc cứu nợ của Hy Lạp, thì Tổ chức này đòi buộc Hy Lạp phải có một Chương trình thắt lưng buộc bụng về chi tiêu và tìm cách tăng thu nhập. Chương trình giảm chi, tăng thu có mục đích rút nhỏ lại mức độ nợ của Nhà nước xuống 3% của Tổng sản lượng.



Không những chỉ Hy Lạp, mà một số nước khác như Pháp, Ý, nhất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang thiết lập những Chương trình giàm chi và tăng thu. Các nước này tự thấy tình trạng nguy hiểm của nợ nần có thể dẫn đến Khủng hỏang.



Liên Aâu gồm những nước theo Thể chế Dân chủ. Một số những nhà đầu tư ngờ vực về việc thực hiện những Chương trình này đối với Dân. Chính sự ngờ vực này làm cho Thị trường Chứng khóa tiếp tục tụt dốc.



Đó là những Chương trình hữu ích đứng về mặt cân bằng Ngân sách. Nhưng đối với một số Nhà Kinh tế, những Chương trình giảm chi như vậy có thể đưa đến hậu quả là làm giảm đà phát triển Kinh tế. Nếu các Chương trình Kích động Kinh tế đặt việc Chi tiêu làm Kích động cho sản xuất, thì Chương trình giảm chi của mỗi nước hiện nay đi ngược lại chủ trương kích động Kinh tế. Mà khi Kinh tế không tăng trưởng, thì Nhà Nước cũng khó lòng tăng Thu như dự định. Chúng ta dễ đi vào vòng luẩn quẩn.





Đồng Euro tụt dốc và

Aûnh hưởng tiền tệ trên Thương mại



Theo nguyên tắc, một đồng tiền mạnh khi có nền Kinh tế vững chắc bảo đảm cho tiền tệ. Khi tiền tệ được định nghĩa dựa trên tương đương hàng hóa (Pouvoir d’achat), thì đương nhiên Kinh tế bảo đảm cho Tiền tệ.



Tỉ dụ nếu đồng Euro là tiền riêng của nước Đức, thì đồng Euro không thể nào xuống dốc được vì có nền Kinh tế vững chắc của Đức bảo đảm.



Nhưng đồng Euro là đồng tiền duy nhất cho 16 nước Hội viên, trong đó, một số những nước có nền Kinh tế bấp bênh làm cho đồng Euro bị giảm giá xuống.



Theo một số Chuyên gia về Tiền tệ, thì đồng Euro trước đây đứng ở vị trí quá cao làm thiệt hại cho tính cạnh tranh của Hàng hóa Liên Aâu sánh với các nước khác như Mỹ và Trung quốc.



Việc tụt dốc của đồng Euro có hai lý do chính:



* Sự giảm giá tự nhiên của đồng Euro theo nguyên tắc bảo đảm Kinh tế mà chúng tôi nói trên đây.



* Những nhà buôn bán Tiền tệ có những lo sợ đối tình trạng Nợ nần và Kinh tế yếu dần của Liên Aâu, nên muốn bán đồng Euro để mua Đo-la hay những Tiền khác. Vì vậy, ở Thị trường Tiền tệ, lượng Cung Euro tăng mạnh, nên đồng Euro xuống gia. Ngân Hàng Trung quốc giữ dự trữ Euro đến Euro.1’200 tỉ. Trong những ngày vừa rồi, họ bán ra Thị trường Tiền tệ một phần.



Theo một số chuyên viên Kinh tế, thì việc tụt dốc Euro mang hậu quả tốt cho Thương mại của những nước thuộc vùng Euro. Nếu Trung quốc chủ trương giữ Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp đối với Đo-la để hỗ trợ cho xuất cảng của họ, thì đồng Euro hạ giá tự nhiên cũng tạo điều kiện tốt cho cạnh tranh hàng hóa xuất cảng của vùng Euro.



Đài Truyền hình TF1 của Pháp tối qua, 19.05.2010, đã bình luận về cái lợi cho việc xuất cảng hàng hóa. Nếu đồng Euro xuống giá, nó còn tạo thêm cái lợi nữa là giảm thiểu việc nhập cảng hàng hóa từ các nước khác. Đây là việc giảm chi tự nhiên.





Tầm ảnh hưởng nào của Khủng hỏang Liên Aâu

cho Hoa kỳ và Trung quốc



1) Đối với Hoa kỳ



Liên Aâu là Khách hàng chính sánh với những vùng Kinh tế khác. Nếu Liên Aâu khủng hỏang, giảm mãi lực tiêu thụ, thì Hoa kỳ cũng giảm xuất cảng sang Liên Aâu. Sau Thế chiến Thứ Hai, Hoa kỳ cũng buộc phải tái thiết Aâu châu với Chương trình Marshall USD.173 tỉ. Đứng về mặt Thương mại, đây cũng là chương trình làm tăng mãi lực tiêu thụ Aâu châu để Aâu châu mua hàng của Hoa kỳ.



Ngày nay, Hoa kỳ không muốn khách hàng chính của mình là Liên Aâu giảm mãi lực vì Khủng hỏang.



Đứng về khía cạnh Tiền tệ, thì nếu đồng Euro giảm thấp và đồng Đo-la tăng giá cao, thì đây cũng gây khó khăn cho Liên Aâu nhập hàng hóa từ Hoa kỳ. Đồng thời với đồng Euro giảm, hàng hóa Liên Aâu lại trở thành cạnh tranh với chính hàng hóa Hoa kỳ tại những kh vực Kinh tế khác như Nam Mỹ, Phi châu, Trung Đông, Á châu.



Đây là những lý do mà TT.OBAMA điện thọai cho Bà Angela MERKEL nhấn mạnh đến việc phải cứu Khủng hỏang Hy Lạp và vùng Euro. Đó là quyền lợi Kinh tế, Thương mại, chứ không hẳn là tình thương.



2) Đối với Trung quốc



Liên Aâu cũng là khách hàng tiêu thụ quan trọng của Trung quốc. Cái ảnh hưởng trực tiếp của Khủng hỏa Liên Aâu là vào thẳng việc sản xuất hàng hóa tại Trung quốc. Khủng hỏang Liên Aâu sẽ làm giảm việc đặt mua hàng từ Trung quốc, đồng thời một số Công ty từ Aâu châu tổ chức sản xuất tại Trung quốc cũng giảm thiểu họat động.



Về mặt Tiền tệ, Liên Aâu cũng như Hoa kỳ đã phải mang hậu quả của việc Trung quốc giữ tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp để hỗ trợ cạnh tranh xuất cảng, thì ngày nay, với đồng Euro giảm giá tự nhiên, hàng hóa xuất cảng từ vùng Euro tăng thêm tính cách cạnh tranh đối với hàng Trung quốc.





Những bài báo Thời sự tài liệu



* The Wall Street Journal 19.05.2010, trang 4:

POLITICIANS FACE ANGRY GREEKS

* Le Monde 19.05.2010, trang 8:

ANGELA MERKEL RAPPELLE LES REGLES DU JEU DE L’EAURO

* Financial Times 18.05.2010, trang 1:

ECB BUYS EURO.16BN OF EUROZONE BONDS

* The Wall Street Journal 18.05.2010, trang 5:

ECB BUY BACK BONDS

* Le Monde 18.05.2010, trang 17:

L’UNION MONETAIRE N’INSPIRE PLUS CONFIANCE, LA CHUTE DE L’EURO S’ACCELERE.

* Tribune de Geneve 18.05.2010, trang 3:

L’EURO CHUTE. LA SUISSE TIRE LA SONNETTE D’ALARME

* Le Monde 17.05.2010, trang 1:

LA CRISE DE LA DETTE ET LES DOUTES SUR L’AVENIR DE L’EURO AFFOLENT LES MARCHES.

* Le Figaro 17.05.2010, trang 25:

L’EUROGROUPE ESPERE ENRAYER LA CHUTE DE L’EURO

* Financial Times 17.05.2010, trang 1:

GERMAN PUSH OVER EUROZONE DEFICITS





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 20.05.2010