PDA

View Full Version : Vệ tinh VINASAT-1 Việt Nam



chimtroi
03-14-2008, 01:28 AM
Việt Nam ráo riết bán dịch vụ của vệ tinh VINASAT-1
Monday, March 10, 2008

http://www.canhbang.com/hoiquanphidung/Pictures/vetinhvn.jpg

Mô hình của vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam trên không gian. (Hình: VietnamNet)
HÀ NỘI, (NV) - Dù đến ngày 12 tháng 4 năm 2008, vệ tinh đầu tiên của CS Việt Nam mang tên VINASAT-1 mới được phóng vào quỹ đạo từ trung tâm Kourou ở French Guiana (Nam Mỹ) nhưng trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ráo riết bán các dịch vụ của vệ tinh này.

Vệ tinh VINASAT-1 là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam do Tập Ðoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) làm chủ, được chế tạo bởi hãng Lockheed Martin Corporation (Hoa Kỳ) sẽ phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Ariane 5 của hãng Arianespace (Pháp). Tổng chi phí cho dự án này trên 200 triệu đô la.

Tờ Tiền Phong hôm 10 tháng 3, dẫn lời ông Nguyễn Quang Hùng, phó giám đốc Trung Tâm Thông Tin, Công Ty Viễn Thông Quốc Tế (VTI), đơn vị được Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) giao quản lý và khai thác vệ tinh, cho biết, công ty này đang ráo riết tiếp cận thị trường và khách hàng, đưa ra các chính sách ưu đãi để lôi kéo khách hàng quay về và đảm bảo họ thực sự cảm thấy lợi ích trong việc sử dụng vệ tinh VINASAT chứ không phải là một sự cưỡng ép.

Việc đàm phán, theo ông Hùng, đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Tất cả các khách hàng lớn trong nước đều cam kết sẽ quay về sử dụng vệ tinh VINASAT. Một số cam kết dùng ngay, một số đang dùng vệ tinh nước ngoài thì phải chờ hết hợp đồng mới có thể quay về sử dụng vệ tinh của Việt Nam.

Theo lời ông Hùng: “Nếu không tính đến VNPT, VTI cũng là khách hàng của chính mình, thì Ðài Tiếng Nói Việt Nam, Ðài Truyền Hình Việt Nam, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng sẽ là những khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ vệ tinh VINASAT”.

Trong đó, Ðài Tiếng Nói Việt Nam và Ðài Truyền Hình Việt Nam hiện đang sử dụng vệ tinh nước ngoài, hai đơn vị còn lại thì lần đầu sử dụng và đang xây dựng mạng lưới để có thể sử dụng được băng tần.

Cơ quan kể trên cho biết đã nhận được cam kết mua dịch vụ của 16 đơn vị trong nước và 5 công ty nước ngoài đóng tại Thái Lan, Malaysia, Pháp...

Riêng quân đội và công an, theo lời ông Hùng, mỗi cơ quan này đã được nhà nước Việt Nam cung cấp cho khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 32.5 triệu đô la) để thuê dịch vụ của vệ tinh VINASAT 1.

Vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam là vệ tinh địa tĩnh nên sẽ được phóng lên độ cao 36,000 mét so với trái đất. Nhìn từ trái đất, vệ tinh địa tĩnh đứng yên một chỗ. Hiện nay Việt Nam đã xây dựng 2 trạm điều khiển, một ở huyện Quế Dương, tỉnh Hà Tây (miền Bắc Việt Nam) và một ở Bình Dương (miền Nam Việt Nam), có nhiệm vụ giữ cho vệ tinh đứng tĩnh trên quỹ đạo so với mặt đất.

Theo giới chức Việt Nam, VINASAT 1 là vệ tinh thương mại, có 20 bộ phát đáp và phục vụ được khoảng 10,000 băng tần điện thoại, truyền dữ liệu, Internet hoặc 80-120 băng tần truyền hình trên băng tần C và Ku. VINASAT 1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc đảm bảo chất lượng cao và ổn định cho dân chúng cả nước, trong đó đáng chú ý là hỗ trợ, phục vụ cho thông tin phòng chống và ứng cứu khi xảy ra bão lũ, thiên tai...

Về kinh tế, việc Việt Nam có vệ tinh riêng cũng tiết kiệm khá nhiều chi phí so với đi thuê vệ tinh của các nước. Tính đến năm 1997, Việt Nam đã phải thuê 2,024 băng tần thông tin vệ tinh đi quốc tế và hàng loạt mạng thông tin vệ tinh nội địa với tổng chi phí thuê mướn vệ tinh đến hơn 8 triệu đô la/năm.

Nếu tính tới nhu cầu của tất cả các bộ ngành của Việt Nam trong những năm tới thì số tiền phải chi cho việc thuê băng tần vệ tinh sẽ lớn hơn nhiều. Trong khi đó, với vệ tinh riêng chi phí sẽ thấp hơn.

Việt Nam dự tính phải khai thác trong vòng 10 năm mới có thể hoàn vốn được vệ tinh trị giá 200 triệu đô la này.

Giới chức Việt Nam cũng thừa nhận có rất nhiều khó khăn nào trong việc khai thác vệ tinh VINASAT: “Khó khăn ở chỗ người có kinh nghiệm về lĩnh vực này của Việt Nam không nhiều; đây là lần đầu tiên tham gia thị trường dịch vụ vệ tinh nên còn nhiều bỡ ngỡ; tính chất nền kinh tế Việt Nam nhỏ nên nhu cầu sử dụng dịch vụ tín hiệu vệ tinh chưa nhiều. Ngoài ra còn một khó khăn nữa là Việt Nam đã muộn hơn so với các nhà khai thác khác từ 15-20 năm”.

Theo kế hoạch, một nhóm viên chức Việt Nam sẽ có mặt tại trung tâm phóng vệ tinh Kourou vào ngày 12 tháng 4 khi vệ tinh VINASAT-1 được phóng lên để chứng kiến là chính.

(nguồn http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=75163&z=2)