PDA

View Full Version : Chú Tư Cầu - Truyện đọc



chimtroi
03-26-2010, 03:21 PM
Chú Tư Cầu

Quý NT và quý bạn đã từng say sưa theo dõi truyện dài "Chú Tư Cầu" của nhà văn nổi tiếng Lê Xuyên do bạn PS Khóa 72G gởi lên HQPD trong thời gian qua với sự đồng ý và giúp đở của NT Anh Phương Trần văn Ngà (nhà sách Tiếng Vang).
Phần truyện đọc dưới đây do Hệ Thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (http://www.vietnamradio.com/) phát đi qua các các giọng đọc Nam Anh, Kiều Loan, Chân Như. Xin dành cho các bạn yêu thích Chú Tư Cầu và Co. nhưng mắt hơi kém hay đang bận rộn...


<iframe src="https://hoiquanphidung.com/playlist/deploy/ChuTuCau.html" scroll="no" border="no" height="770" width="450"></iframe>

chimtroi
04-17-2010, 01:27 PM
1. Tư Cầu và Phấn yêu nhau trong chòi vịt
2. Quan hệ tình cảm giữa Tư Cầu và Phấn
3. Tư cầu xin phép Tía và Má để cưới cô Phấn
4. Phấn xin phép Má để lấy Tư Cầu. Má Phấn chết
5. Đám tang Má Phấn. Tư Cầu và Phấn bỏ nhà trốn đi Sài Gòn
6. Trên đường đi Cần Thơ gặp chú Ba Trà Ôn
7. Chú Ba Trà Ôn dụ dỗ Phấn. Phấn bỏ rơi Tư Cầu đi theo.
8. Tư Cầu đi lộn tàu lên Nam Vang, dọc đường gặp Chú Bày giúp đở.
9. Cuộc sống Tư Cấu tại Nam Vang, gặp Năm Bò Bía và con Ba Xá Xị, trở thành tay anh chị Nam Vang
10. Cuộc sống tình cảm cùa Tư Cầu với Ba xá Xị ở Nam Vang. Tư Cầu muốn trở lại Trà Ôn
11. Cuộc sống cúa Tư Cầu (TC) và cô Ba ở Nam Vang. Tư Cầu chuấn bị về xứ.
12. Tư Cấu trở về quê gặp lại gia đình.
13. Tư Cầu cưới vợ.
14. Cuộc sống gia đình của TC với con Thơm. Chiến tranh Pháp Nhật bùng nổ, Việt Minh nổi dậy trong vùng.
15. Phấn về quê tỵ nạn, gặp lại Tư Cầu
16. Phấn và TC gặp nhau.
17. Miên dậy, gia đình bên vợ TC bị giết chết. Vợ về quê bị Miên bắt và giết chết.
18. Kháng chiến chống Pháp trong vùng. Làng TC tổ chức đánh làng Miên trả đũa. Tư Cầu tham gia kháng chiến, bị Pháp bắt chở về Sài Gòn.
19. Tư Cầu bị giam ở Phú Lâm, gặp lại cô Ba Nam Vang làm vợ cùa chúa ngục.
20. Cuộc sống của TC trong trại giam và quan hệ với cô Ba.
21: Tư Cầu (TC) theo du kích chống Tây bị bắt và nhốt ở Căng Chợ Lớn. Tại đây TC gặp lại cô Ba Nam Vang nay là vợ của quan hai cai tù. Nhân dịp đi mua cây cho nhả Tù, TC gặp lại Phấn.
22 &23: cuộc sống của TC trong nhà tù và quan hệ với cô Ba Xá Lỵ.
24: Nhắc lại việc TC và Phấn bỏ làng trốn rach Chiếc để trốn đi lên Cần Thơ và sau đó chia tay.
25: Cuộc gặp gỡ của cô Ba và Phấn. Cả hai lo tính chuyện vuột ngục cho TC vì Pháp sắp đem tù nhân đi ra Côn Đảo.
26:TC vượt ngục trốn về sống tạm với Phấn ở Chợ Lớn.
27: cuộc sống TC với Phấn ở Chợ Lớn, chuẩn bị trở về quê.
28: TC trở về quê, gia đình ly tán vì chiến tranh, chỉ con người anh là Ba Kiên theo Việt minh ở lại trong vùng.
29: TC theo việt Minh chì huy một trung đội du kích chống Pháp. Trong một trận phục kích, đơn vị TC giết chết tên quan hai Pháp và gặp lại cô Ba Nam Vang.
30: TC tha cho cô Ba đi nhưng bị tên chính ủy vc đuổi giết, TC đành bắn chết cô Ba để khỏi lọt vào tay tên Chính Ủy. Sau đó Phấn từ Sài Gòn về quê gặp lại TC, hai người hò hẹn lại bị tên chính ùy đuổi giết, TC bắn hắn bị thuơng và cùng Phấn bỏ trốn khỏi vùng.
31: Tư Cầu lên Châu Đốc tìm lại Chú Bảy lúc gặp ở Nam Vang để nương náu.
32: Từ cầu cưới cô Thắm, con chú Bảy làm vợ, gặp lại anh Phó đội của Việt Minh trước kia ở quê Rạch Chiếc. Tư Cầu theo Việt Minh chống Pháp.
33: Cái chết của Tư Cầu, vợ TC sanh con.

lytamhoan
02-02-2012, 12:20 AM
lytamhoan đã được đọc truyện này lâu lắm rồi, và phải công nhận, đây là một "tuyệt tác văn chương" của Việt Nam. Tác giả không những diễn tả đời sống dân quê Việt Nam một cách tài tình mà còn "lột trần" được tư tưởng người dân quê Việt Nam nữa. Chỉ có 1 điều lytamhoan tiếc là tại sao tác giả lại để cho Mai Thảo viết lời tựa? Mai Thảo là văn sĩ ảnh hưởng Tây học, chỉ đem văn học của Tây ra làm tiêu chuẩn nên luôn có những nhận xét khắt khe về những tác phẩm của các văn sĩ Việt Nam (theo Mai Thảo thì không tác phẩm nào của Việt Nam có trình độ quốc tế). Nhưng nói cho cùng, đó chỉ là nhận xét riêng của cá nhân Mai Thảo. Mai Thảo không đại diện cho làng văn Việt Nam, lại càng không phải "chủ nhân làng văn" Việt Nam.
"Chú Tư Cầu" của Lê Xuyên xứng đáng được gọi là "tài tử thư" của Việt Nam, một báu vật vô giá của kho tàng văn chương Việt Nam.