PDA

View Full Version : Sàigon hay hồ chí minh !!!



TAM73F
12-12-2009, 12:40 AM
Sàigon hay hồ chí minh !!!


Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi
- Bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không ?
Bé trả lời :
- Con nộp bài cô giáo trả lại . Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm .
.
- Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ ?
- Thì con viết thế này này ...

Bà mẹ cầm tờ giấy đọc :

" Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng, bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như
trút nước xuống Sài Gòn . Người Sài Gòn hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên
nhà dọc . . . ."

- Có gì sai hở con ?
- Ngay cả mẹ không biết sai gì ư ?
- Sai gì nào ?
-Thì đấy ... Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài Gòn là Hồ Chí Minh .
- Mẹ tưởng gì . Chỉ đơn giản vậy thôi à . Thì con cứ sửa lại cho đúng .

Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại
...
Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp khoe cô giáo bài viết đã được sửa
. Cô giáo cầm đọc . Càng đọc, sắc mặt cô càng tím tái
...
" Chiều nay, bầu trời Hồ Chí Minh đang nắng, bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa
như trút nước xuống Hồ Chí Minh . Người Hồ Chí Minh hối hả tìm chổ trú mưa dưới
những mái hiên nhà dọc hai bên đường .....

Chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh bị ngập nước . Bộ mặt Hồ Chí Minh bây giờ trông
thật thảm .
Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngỏ ngách Hồ Chí Minh . Du khách nhìn Hồ Chí Minh mà ngao ngán

Em ngồi nhìn Hồ Chí Minh mưa mà thấy chán . Vì không phải như mọi người thường nói " Sau cơn mưa trời lại sáng " Với Hồ Chí Minh, sau cơn mưa thường cúp điện . Cho nên Hồ Chí Minh tối thui tối thủi . Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Chi Minh đêm nay, đêm cuối tuần .

Tội nghiệp du khách đến chơi Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi
đâu được,
Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì Hồ Chí Minh có đủ các món ăn chơi của ba miền
gộp lại .

Em không thích Hồ Chí Minh nhưng em phải sống với Hồ Chí Minh vì mẹ em đã sống với Hồ Chí Minh mấy mươi năm nay . Mẹ bảo không thể bỏ đi vì Hồ Chí Minh là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ .

Chiều nay, Hồ Chí Minh mưa to, em vẫn ngồi nhìn Hồ Chí Minh chẳng biết chơi gì ngoài
hy vọng Hồ Chí Minh đừng mưa nữa .

Nguyen Hoang Tan
12-12-2009, 06:43 PM
"Bác" đã bị phơi khô ở mã lạng Ba Đình . Mãi bây giờ Bác Tâm nhà mình vẫn còn chọc quê hoài nghe...

Thùy Dương
12-14-2009, 06:44 PM
http://hoiquanphidung.com/user-upload/img/HQPD_1260816222.jpg

TAM73F
12-15-2009, 12:28 AM
Chuyện kể có anh nông dân sau khi lên chơi Hồ Chí Minh, khi trở về quê bạn bè xúm lại hỏi thăm :
- Mày đi chơi Hồ Chí Minh đã không? Hồ Chí Minh có gì đặc biệt không ?

Anh nhà quê đi chơi Hồ Chí Minh, vì là người nhà quê mộc mạc, anh bị dân chợ búa Hồ Chí Minh lừa mấy cú không còn ra gì. Sau khi văng tục, anh lắc đầu chán nản trả lời một thôi một hồi :

- Hồ Chí Minh dơ dáy bẩn thỉu, du đãng Hồ Chí Minh giết người cướp của không biết gớm tay, trời chạng vạng tối đĩ điếm Hồ Chí Minh đứng đầy đường. thanh niên Hồ Chí Minh tụ tập ăn nhậu, hút chích khắp Hồ Chí Minh, đi chơi Hồ Chí Minh tao thà ra chơi …. Đầu hè sướng hơn.. . " HIC !

Ôi ! cái sự quê mùa, vô lý ,nực cười khi gọi Sài Gòn bằng cái tên bị cs áp đặt như hiện thời là như thế !

Vậy csvn hãy ngưng ngay cái việc làm vô lý, quê mùa cùng cực kia đi, hãy trả lại tên Sài Gòn cho Sài Gòn. Mọi người trong chúng ta, hãy tẩy chay cáí tên ‘Thành Phố Hồ Chí Minh’ ( viết thường đấy nhá ) kia đi.

Hãy gọi SÀI GÒN là SÀI GÒN, hết sức giản dị vì SÀI GÒN MÃI LUÔN LÀ SÀI GÒN

2. DÂN MIỀN NAM ĐI SÀI GÒN NÓI VỚI NHAU:

CÒN BÂY GIỜ PHẢI NÓI THẾ NÀY:
- Đem tiền cẩn thận coi chừng cướp sài gòn đó !
- Đem tiền cẩn thận coi chừng cướp Hồ Chí Minh đó !
- Ối trời ! nó là thứ đĩ điếm sài gòn đó !
- Ối trời ! nó là thứ đĩ điếm Hồ Chí Minh đó !
- Ôi ,nó là thằng lừa đảo sài gòn đó !
- Ôi ,nó là thằng lừa đảo Hồ Chí Minh đó !
- Ối ! Khu đó toàn ăn mày sài gòn không à !
- Ối ! Khu đó toàn ăn mày Hồ Chí Minh không à !

3. Đấy là chưa kể :

- Sở thú sài gòn .........đổi thành............ Sở thú Hồ Chí Minh
- Nhà tù sài gòn ........ đổi thành ............nhà tù Hồ Chí Minh

Các nơi vệ sinh công cộng trước đây ghi là :
WC sàigòn ..thì nay cũng rất lịch sự ......đổi thành ........WC Hồ Chí Minh

CÁC MÓN ĂN SAU ĐÂY PHẢI BỎ 2 CHỮ SÀI GÒN ĐI THÌ ĐỌC LÀ :
Quán ăn có giả cầy Hồ Chí Minh nè
Có lẩu dê Hồ Chí Minh nè
Có mộc tồn Hồ Chí Minh nè
Có cầy tơ Hồ Chí Minh nè
Có thịt chó Hồ Chí Minh nè

Trước đây có cô gái quê lên sài gòn bị gạt tình sao đó, má cô biết được giận dữ chửi cái thằng sg đó:
- THỨ ĐỒ CHÓ MÁ SÀI GÒN ______ Thì nay má phải chửi là _____ THỨ ĐỒ CHÓ MÁ HỒ CHÍ MINH

4. Hình như trong Hệ Điều Hành Linux lúc vào chỉnh múi giờ, nó toàn gọi là múi giờ Sài Gòn.
Với lại lâu lâu thầy rao :" Bánh mì Sài Gòn 2.000 một ổ "

Thùy Dương
12-15-2009, 01:12 PM
Không lẻ người ta chợt nhận ra ... đã đến lúc cần lấy đi cái tên TP HCM , âm điệu luộm thuộm ngược tai
kỷ niệm một thời tang tóc chia ly để trả lại Cesar những gì thuộc về Cesar ? Trả lại cũng đúng , vì sau 34 năm
người ta vẩn chưa bôi đi được 2 chữ Sài gòn . Mà giữ làm gì khi phần đông ... tay viết tp hcm mà miệng vẩn
đọc là Saigon ?
Trả lại thì trả ! Trả được cái tên chứ trả lại được gì dáng dấp mỹ miều của cô gái Saigon sau 34 năm đầu đội
nón cối , chân mang dép râu , mắt đã thẫm xanh màu đô la ?
Trả tên , trả thân trả xác nhưng không bao giờ trả lại được một linh hồn cả !!

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Sàigòn , một thời để nhớ
--------------------------------------------------------------------------


“Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc,
lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm...” về những buổi chiều đi dạo trên phố Bonard, con đường Lê Lợi
xôn xao xiêm áo, nơi hội tụ của những trai thanh gái lịch đất Sài thành, Hòn Ngọc của Viễn Ðông, một
thời vui nhộn, một thời huyên náo.Trong lòng những người đã từng đi dạo qua đây một thời trẻ trung
vẫn đầy ắp những kỷ niệm ấm áp ngọt ngào.

Ngày xưa ấy có lẽ Sài gòn không có nơi nào vui chơi hấp dẫn hơn phố Bonard hay sao mà bọn choai
choai từ khắp nơi cứ đổ về con đường trung tâm này chỉ để ngắm nhau và khoe quần khoe áo, nhất là
vào những chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật. Khúc đường cũng chỉ ngắn thôi, bắt đầu từ chợ Bến Thành,
hướng về trụ sở Quốc Hội cũ nay là Nhà Hát Thành Phố, cứ chọn đi bên lề bên trái là đông vui nhất vì
bọn trẻ toàn đi trên quãng đường này còn bên kia chỉ những người có việc mới vội đi qua vì nắng chiều
bên đó gay gắt và không vui mắt bằng bên này. Trên đoạn đường này việc buôn bán có vẻ sầm uất,
đủ các mặt hàng như quần áo, giầy dép, ví da, túi xách, dây nịt, các loại lịch, tranh ảnh nhưng đáng chú
ý là nhà sách Khai Trí, hàng kem Bạch Ðằng ở góc Pasteur, hàng nước mía Viễn Ðông ở bên kia đường
và hàng thịt phá lấu cũng ở cạnh nước mía Viễn Ðông là các cô cậu chiếu cố nhiều nhất.
Bọn trẻ lúc đó làm gì có tiền vào ngồi những nơi sang trọng như Brodard, La Pagode bên Catinat, trong
túi chỉ có mấy đồng bạc nên sau khi đi tới đi lui khát bỏng cả cổ chỉ có thể rủ nhau uống ly nước mía $2
hoặc mua vài đồng thịt phá lấu xâu trong cái que tăm vừa đi vừa ăn. Sang hơn thì vào kem Bạch Ðằng
ngồi ngắm giai nhân tài tử đi qua đi lại cũng chỉ mất khoảng $10. Thú vị là dân đi dạo đều ăn mặc đẹp đẽ
lịch sự.
Các cô hầu hết đều mặc áo dài muôn màu muôn sắc và muôn kiểu dáng. Sau này tôi còn đọc được là
nhiều nữ sinh đã tự vẽ áo dài cho mình đi dạo phố khiến thiên hạ trầm trồ vì vừa lạ vừa đẹp. Hơn nữa là
họ không đi một mình mà đi hàng đàn, mặt mày tươi vui, ríu rít như đàn bướm rực rỡ. Từ khi kiểu cổ áo
dài Ngô đình Nhu ra đời thì áo dài cũng đột phá sang một giai đoạn mới với rất nhiều kiểu dáng lạ, lúc đầu
vạt áo dài gần tới chân, sau đó ngắn dần có lúc chỉ dài hơn cái áo bà ba vài chục phân, cỡ ngang đầu gối.
Tay áo lúc thon nhỏ, lúc loe ra, lúc ngắn lại, lúc dài che nửa bàn tay. Thân áo thì ngoài nhiều màu sắc ra
còn in hình hoa lá hoặc sọc đủ loại.
Cuối cùng là các kiểu áo vẽ có thể do các họa sĩ được đặt hàng hoặc do chính chủ nhân của cái áo tự
thiết kế. Cái quần dài của các cô cũng có những bứt phá không tiền khoáng hậu. Lúc đầu quần bó ống,
quần ống loe rồi nó cứ dần dần rộng thêm ra từ mông xuống ống quần đến nỗi thoạt nhìn không biết cô
đó mặc quần hay mặc váy. Ăn mặc như vậy thường bị các vị phụ mẫu cấm đoán. Thời đó báo chí có kể
việc một ông bố bắt gặp cô con gái mặc quần maxi ngoài phố đã lấy kéo xẻ một đường dài từ ống quần
lên tới gần mông ! Còn lai quần lúc đầu được may lại cẩn thận sau đó người ta chỉ hơ lửa cho hết tưa vải !
Cái lai quần hơ lửa nhìn mềm mại và có nét duyên dáng riêng.
Bọn con trai cũng từng đàn ra phố “rửa mắt” nói nói cười cười, ngó ngang ngó ngửa. Thời đó chưa ai
biết đến cái khẩu trang là gì nên người thực việc thực là hiển nhiên, không cần phải khám phá như bây giờ.
Quần tây nam tuy ít kiểu cách nhưng lúc lưng cao, lúc lưng thấp,lúc ống nhỏ, lúc ống loe, lúc ống suông
với áo sơ mi là chính. Có một số người mặc áo bỏ ngoài quần vẽ hình chim cò rất vui mắt và trẻ trung, họ
thường là các sĩ quan trẻ đi tu nghiệp nước ngoài về .Thấy hay, một số người cũng bắt chước.
Về sau còn có áo thung Montagut là hàng cao cấp cũng được nhiều người ái mộ. Dạo phố Bonard thực ra
chỉ là đi lên đi xuống trên một đoạn đường, không phải để mua sắm gì mà chỉ cốt để ngắm thiên hạ đi lên đi
xuống; nhưng hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác và thậm chí hết năm này đến
năm khác các bạn trẻ cũng không chán, mỗi lần đi họ cũng vẫn tìm được niềm vui mới và những điều mới lạ,
thích thú. Trong những nhóm đi dạo thường có tiếng sầm xì: con nhỏ đó là dân Văn khoa, anh kia là dân
Dược v.v... Phải chăng họ đã ghiền cái không khí, ở đó họ được gặp những khuôn mặt vui tươi,cái sinh hoạt
náo nhiệt và mong tìm gặp được bóng dáng hạnh phúc của đời mình trong số những người cùng đi dạo
như thế. Vì vậy chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật phố Bonard lúc nào cũng tưng bừng náo nhiệt, hầu hết là đám
thanh niên nam nữ, giới sinh viên, các quân nhân về phép. Nơi đó chính là một vườn hoa xuân và con người
là những đóa hoa tươi thắm.

.... Hôm nay sau mấy chục năm tôi lại có dịp đi dạo trên hè phố Lê Lợi chiều Chủ Nhật,
con đường xưa còn cất giữ nhiều kỷ niệm ngọt ngào không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều người nữa.
Cũng đoạn đường cũ nay đã thay đổi khá nhiều, nhà cửa nhiều chỗ khang trang hơn. Nhà sách Khai Trí nay là
FAHASA (cơ quan phát hành sách của nhà nước), không còn đông đảo người vào xem như xưa.
Kem Bạch Ðằng xây lại, lúc tôi đi qua khá thưa thớt: có mấy người trẻ nước ngoài xen với vài cô cậu người
Việt. Nước mía Viễn Ðông và hàng Phá Lấu không còn lại dấu vết gì. Tôi không tìm thấy tà áo dài nào tha thướt
trên đường, trừ mấy cô bán hàng bị bắt buộc mặc đồng phục, lượng người đi dạo rất lưa thưa và phần lớn là
người nước ngoài. Những nam thanh nữ tú giống ngày xưa giờ chẳng thấy bóng dáng một ai :

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo !
(Bà Huyện Thanh Quan)

Ngày xưa đi giữa đám đông là hòa mình vào đám đông, ngày nay tôi lạc lõng giữa những du khách nước ngoài
như đến một vùng xa lạ. Chợt có một bà người nước ngoài hỏi thăm nơi đến một siêu thị, tôi cũng ngỡ ngàng
chẳng biết nó ở đâu mà chỉ. Các cửa hàng chỉ thấy những người ngoại quốc ra vào và có lẽ các chủ nhân cũng
chỉ mong như thế. Khách hàng thuộc nhiều quốc tịch và màu da mà không còn có từng đàn cậu trai, cô gái trẻ
trung vui tươi dắt nhau trên phố, như ngày xưa, từ các trường đại học Việt Nam trong thành phố mà con số
hiện nay rất đông đảo. Không biết giờ này họ đang làm gì hoặc vui chơi ở những chỗ nào ?

Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Vũ Ðình Liên)

Ði mãi, tôi cũng rẽ sang khu thương xá TAX, bây giờ xây lại rất Tây, sang trọng, nhưng khách hàng lưa thưa
ít người ngoại quốc và lẻ tẻ vài cặp người Việt. Ở đây tôi có cảm giác mình đang shopping ở một nơi nào không
phải Việt Nam. Có người bảo không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Dòng thời gian trôi đi đã xấp xỉ trên
dưới bốn mươi năm, biết bao biến cố đã xảy ra, tinh thần và cả thể xác con người đã thay đổi quá nhiều, trai thanh
gái lịch ngày xưa giờ chỉ còn là những cụ già nhăn nheo, lọm khọm phiêu bạt khắp nơi trên trái đất. Những ai muốn
tìm lại cảm giác của quá khứ trên con đường này chỉ họa may còn thấy trong giấc mơ .....

Chu Trinh 15-12-2008