PDA

View Full Version : Thư gửi bạn ta .



loibangTQLC
12-11-2009, 04:42 PM
Ngày 7 tháng 12 năm 2009

Bạn ta,

Một người bạn gọi cho tôi quá nửa đêm hôm qua hỏi tôi đã đọc bài viết của một người vừa từ Mỹ về Việt Nam tham dự cuộc hội nghị do nhà nước tổ chức chưa, và hỏi tôi rằng có từ ngữ gì đúng nhất để gọi những người như ông ta không.

Tôi trả lời là có đọc và nghĩ là có một danh từ mà từ nhiều năm nay, nhiều người quả quyết là của Vladimir Lenin có thể dùng để gọi những người như tác giả bài viết ấy. Nhưng cả những người đọc Lenin rất kỹ cũng không thấy Lenin dùng những chữ ấy trong bất cứ một bài viết hay một cuốn sách nào của ông ta.

Useful idiots, hay useful idiots of the West, là danh từ được dùng để gọi những thành phần ở các nước Tây phương, có cảm tình với Liên Bang Sô Viết nhưng vẫn bị phe Cộng sản khinh bỉ.

Useful idiots, những kẻ xuẩn động hữu ích. Trong số những người từng bị coi là hạng người này có Jean Paul Sartre, Langston Hughes, George Bernard Shaw… và nhiều nhiều nữa. Langston Hughes sang hẳn bên Nga sống, rồi sau cũng thất vọng, lại trở về để chết ở Hoa kỳ. George Bernard Shaw rất có cảm tình với chủ nghĩa Cộng sản của Lenin và Stalin nhưng cuối cùng cũng tỉnh mộng. Jean Paul Sartre thì tiếp tục mơ mộng cho đến cuối đời.

Đọc bài viết của ông Việt kiều này, tôi thấy tức cười hơn là bực mình ông ta như một số người.

Bài viết của ông kể lại chuyến về Việt Nam mới đây. Không cần phải đọc kỹ, người ta vẫn thấy ra những điều ông vừa nói ra lại bị ngay những điều ông viết gần đó chửi cha lên.

Toàn bài viết là những lời xưng tụng nước Việt Nam của những người Cộng Sản, các nhân sự, các anh công an đi theo sát ông ta, nhà cửa, đường xá… thỉnh thoảng ông lại lôi vài ba câu triết lý không dính dáng gì tới những chuyện ông ta làm, những điều ông ta viết và nói cũng như những chuyện chung quanh ông ta.

Tôi thất vọng về bài viết của ông ta. Bài viết không thuyết phục được bao nhiêu người, để lại nhiều sơ hở, lý luận trẻ con, cố tình bỏ đi những điều đáng nói, cần phải nói.

Tôi rất kinh ngạc khi ông lớn tiếng ca ngợi cái chế độ đang càng ngày càng nhận chìm dân tộc và đất nước Việt Nam xuống bùn đen làm cho đất nước và người dân đang bị những nước một thời thua kém Việt Nam vượt lên trên.

Nhưng kinh ngạc hơn là những chi tiết chính ông tiết lộ. Ông cho biết đã nhiều lần về Việt Nam và lần nào bước chân vào phi trường Tân Sơn Nhất, ông cũng luôn mang một nỗi sợ hãi thầm kín.

Đó là nguyên văn trích trong bài viết của ông, là điều chính ông thú nhận. Ông sợ bị công an mời làm việc. Ông sợ bị trục xuất.

Nếu chưa bao giờ về Việt Nam mà ông nơm nớp lo sợ thì người ta có thể hiểu được. Nhưng ông cho biết đã nhiều lần về, thế mà lần nào xuống phi trường ông cũng sợ hãi. Đáng lý ra thì sau lần về đầu tiên không bị trục xuất, không bị gọi lên làm việc, ông phải có thái độ khác, đó là không còn sợ nữa mới phải. Nhưng về nhiều lần, mà lần nào cũng sợ bị trục xuất, lần nào cũng sợ bị gọi lên làm việc. Như thế là thế nào? Cái chế độ đó hung hiểm như vậy sao? Cái chế độ đó phản phúc, lừa lọc đến thế sao? Không thì tại sao đã về trót lọt một lần, hai lần, ba lần mà vẫn tiếp tục phải lo sợ nơm nớp như thế?

Nếu đã không bị trục xuất, không bị mời làm việc thì phải bình tĩnh lại, phải xét lại toàn bộ vấn đề, phải dẹp đi những nghi ngờ, phải xóa đi những điều nghĩ xấu về chế độ, về đất nước, phải bỏ hết những điều đó từ ngay sau vài ba chuyến mới phải chứ. Đằng này suốt trong những lần về sau đó, nhiều lần, lần nào cũng vẫn lo sợ nơm nớp thì cái chế độ ấy hung hiểm thật. Nó có thể đớp ông bất cứ lúc nào không biết.

Ông hiểu điều đó. Ông vẫn là kẻ đứng ngoài trong hai mươi năm qua, trong những lần về Việt Nam. Ông, và đây là nguyên văn trong bài viết của ông, như là một đứa con ghẻ trên chính quê hương mình.

Con ruột được thương yêu, nâng niu, chiều chuộng. Con ghẻ thường bị đối xử không mấy tử tế nếu không nói là bị ngược đãi. Như cô Tấm bị mẹ ghẻ hành hạ. Như anh chàng Lực trong Cây Tre Trăm Đốt, bị bóc lột tối đa. Con ghẻ thì bị đối xử như thế đấy.

Ông về nước nhiều lần, lần nào cũng lo sợ nơm nớp và bao giờ cũng thấy mình là đứa con ghẻ trên chính quê hương.

Về Việt Nam lần này, ở phi trường ông được hướng dẫn cho vào lối đi dành cho đại biểu về tham dự đại hội nên sổ thông hành của ông được đóng dấu ngay lập tức, ông lại còn được nhân viên chào nghiêm chỉnh với nụ cười. Ông viết tiếp là ở đâu ông cũng thấy những nụ cười, những lời chào hỏi trân trọng.

Nhưng xin hỏi ông là ông có thấy một người Đại Hàn nào sống ở Mỹ, về thăm quê hương bị đối xử như con ghẻ không? Bao nhiều người Đài Loan về Đài Bắc có cái cảm tưởng kinh khủng như thế? Những người Ấn độ, Pakistan ở Mỹ, ở Anh về thăm nhà có thấy họ là con ghẻ trên quê hương của họ không?

Chắc là không.

Cuối bài viết, ông lại tiết lộ những điều ghê khiếp khác. Ông viết là ngày 24 tháng 11 trên chuyến bay mà ông gọi là "đi" California, ông không còn sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản nữa.

Vậy thì trước đây ông sợ những thứ ấy lắm sao? Có đứa con nào về thăm cha mẹ lại nơm nớp như thế không?

Chắc không, vì đứa con về nhà thì nó biết cha mẹ, anh em nó sẽ vui mừng đón nó. Xưa kia, những người Việt Nam khi về nước, dẫu trong lúc chiến tranh còn vô cùng khốc liệt, Mỹ Diệm, Thiệu Kỳ còn vô cùng "ác ôn", cũng không ai có những lo sợ như ông bao giờ. Không ai lo bị trục xuất, lo bị gọi lên làm việc, sợ hãi đủ mọi thứ.

Bây giờ, đề nghị ông làm một chuyện dễ thôi. Ông thử về Việt Nam lần nữa đi, nhưng về như các Việt kiều khác xem cách đón ông ở phi trương sẽ như thế nào. Cứ về để xem viên sĩ quan cấp tá có còn đón ông thân mật vui vẻ không. Về coi có còn được chào nghiêm chỉnh với nụ cười không.

Ông viết trong một đoạn khác rằng ngôn ngữ khẩu hiệu trong nước đã nhẹ nhàng đi, cũng vẫn chữ của ông đó. Chữ Đảng, ông cho biết được nghe rất ít, những anh công an cũng luôn nở nụ cười , bắt tay.

Tất cả với ông đều là những chuyện lạ, ông không thấy trong những lần về nước trước đây. Như vậy, những lần trước, ngôn ngữ không nhẹ nhàng, Đảng được lôi ra nhiều hơn, các anh công an chính trị không cười, không bắt tay.

Vậy thì ông nơm nớp lo sợ là phải.

Ngay ở một câu sau đó, ông viết "như các cô chiêu đãi viên hàng không Việt Nam vẫn cố cười dù là rất không muốn."

Như thế la thế nào? Cười phải được lệnh. Không muốn cười, được lệnh là phải cười như các cô chiêu đãi viên.

Vậy thi cảnh ở phi trường, cái dấu đóng nhanh vào cuốn sổ thông hành, những trân trọng, thân mật vui vẻ đều là giả hết đấy ông ạ. Về với tư cách Việt kiều thì như thế nào, ông đã biết trong những chuyến đi trước.

Bây giờ nói qua chuyện khác. Ông cho biết được đưa đi đây đó bằng xe của nhà nước. Vì thế, ông đã không thấy cảnh biểu tình ở khu Thái Hà, ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng của người dân, ông không thấy cảnh hòa thượng Quảng Độ bị xúc phạm, linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa, những đồng nghiệp của ông, các luật sư Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định , Lê Trần Luật … bị truy tố chỉ vì họ muốn đòi tự do, dân chủ cho người dân. Ông là luật sư, ông nghĩ thế nào về việc chỉ cần mặc cái áo có hàng chữ Hoàng Sa Trường Sa cũng bị bắt về đồn công an?

Tại các cuộc họp, ông có thấy ai, hay chính ông dám nêu vấn đề bôxít, vấn đề ngư dân Việt Nam bị tầu lạ tấn công, hiếp đáp ngay trong lãnh hải của Việt Nam không? Ông có dám hỏi về cái lưỡi bò Trung quốc quét xuống gần đất nước chúng ta không?

Chứ nhẩy lên sân khấu hò hét Việt Nam! Hồ Chí Minh thì làm được cái con mẹ gì!

Ông ngồi trên xe, ở khách sạn làm sao thấy được cảnh đất nước tan hoang vì một bọn chó má, hèn nhát chỉ biết bắt nạt dân trong khi khúm núm trước ngoại bang, để ngay những chiếc tầu khốn nạn đâm vào tầu của ngư dân Việt Nam cũng chỉ mơ hồ nói là "tầu lạ" vì sợ phạm húy.

Ở một đoạn, ông đặt ra một câu hỏi cho chính ông: "Tôi tự hỏi mình có làm được như thế không?" Làm được như thế là về nước phục vụ không lương như một giáo sư kiến trúc gốc Việt ở Pháp (mà ông kể) đã làm trong suốt nhiều năm qua.

Ông không trả lời câu hỏi của chính ông. Ngay sau câu hỏi đó, ông "thầm vui mừng và hãnh diện vì trong hàng ngũ nhà giáo gốc Việt ở hải ngoại đang có nhiều anh chị em về Việt Nam âm thầm làm việc, đóng góp như vậy".

Ông chỉ dám "thầm" vui thôi. Vì ông không dám nói là ông sẽ về. Làm sao ông có thể nhẩy cẫng lên, hét ầm là ông vui quá vì thấy có người về nước làm việc không lương mà ông không làm? Ông hô hoán lên là vui mừng trong khi ông không nói gì về chuyện về nước thì kỳ lắm.

Ông thấy những người về nước làm việc không công thì ông hãnh diện.

Tại sao ông hãnh diện? Ông không có lý do gì để hãnh diện cả. Giả như những người về nước làm việc là anh, em của ông, là con của ông, nhờ được ông dậy dỗ về quê hương đất nước nên đã bỏ nước Mỹ, nước Pháp về giúp Việt Nam thì ông hãnh diện một chút cũng không sao. Nhưng những người đó dính dáng gì đến ông mà ông hãnh diện.

Ông chỉ có thể hãnh diện, vợ con ông chỉ có thể hãnh diện nếu ông quyết định "đi" Hoa kỳ đóng cửa văn phòng luật của ông, bồng bế vợ con về nước ,mở văn phòng luật làm ăn, dùng hết thù lao để xây dựng đất nước.

Bây giờ ông nên về. Đất nước đẹp như thế mà cứ ở Mỹ thì coi sao tiện. Bây giờ về nuớc là đúng. Không còn phải cầm súng bắn vào anh em đồng bào nữa.

Ông nên về nước là hơn. Đất nước, cán bộ, chiêu đãi viên hàng không cười với ông như thế thì vui kể gì. Không về làm những người ấy không cười nữa, tiếp tục hung ác trở lại, ậm ọe, hoạnh họe ở phi trường , lại làm nhiều người Việt về nước bị đối xử như con ghẻ, lại còn đòi hối lộ mới đóng dấu cho vào rồi gọi lên làm việc thì buồn cho thân phận đất nước quá.

Ông về coi hòa thượng Quảng Độ, linh mục Lý sắp ra tù để đi chơi với Hà Sĩ Phu, tổ chức sinh nhật cho Trần Khải Thanh Thủy, kiếm chồng cho luật sư Lê thị Công Nhân, dọn dẹp đất nước lại để phụ nữ khỏi phải mang thân đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài.

Có được những việc thì có hét Việt Nam! Hồ Chí Minh! thì cũng được.

Trở lại những chữ useful idiots thì dẫu cho đó không phải là những tiếng của Lenin nghĩ ra thì những chữ ấy vẫn đã có sẵn, lôi ra dùng vẫn rất có lý vậy.