PDA

View Full Version : Sơ Lược Về Tiểu Sử Và Nhiệm Vụ Các Phi Đoàn Tản Thương Trực Thăng



SVSQKQ
05-07-2020, 05:16 AM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1588828115-ct1.png M9CiHeVZPh0

Từ năm 1972, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) bắt đầu lớn mạnh và phát triển.
BTLKQ đã ký quyết định thành lập 2 Phi đoàn Tản thương cho 6 Sư Đoàn KQ, chia ra làm nhiều PHI
ĐỘI, đồn trú tại các căn cứ của KQ-QLVNCH.
Sư Đoàn 1, SĐ2 và SĐ6KQ thành lập Phi đoàn Tản thương 257 và chia làm nhiều phi đội. Mỗi phi đội
trực thuộc 1 Không Đoàn Chiến thuật và đồn trú trong 1 căn cứ của KQ, từ Đà Nẵng về tới Phan Rang. Có
danh hiệu là Cứu Tinh. Mỗi phi đội được quyền lựa chọn “call sign” riêng.
SĐ3KQ, SĐ4KQ và SĐ5KQ thành lập Phi đoàn Tản thương 259 gồm 9 phi đội: A, B, C, D, E, F, G, H, I.
Mỗi phi đội có quân số và cấp số phi cơ ngang bằng 1/2 Phi đoàn. Có BCH và văn thư hành chánh, tiếp liệu
riêng như 1 phi đoàn. Phi đội của phi đoàn không có cấp số hành chánh như Phi đội Tản thương, mà chỉ
thành lập bằng khẩu lệnh thôi. Phi đoàn trưởng mang cấp bậc Trung tá.
Mỗi Không đoàn có 1 Phi đội Tản thương. Vì thế mới có cấp số Phi đội Tản thương riêng. Chỉ huy Phi
đội Tản thương phải là cấp bậc Thiếu tá thực thụ.
Phi đội Tản thương luôn luôn bay một mình (always bay Solo) ngày cũng như đêm, phi vụ lệnh 24/24, và
tất cả các Hoa tiêu đều có bằng Trưởng Phi Cơ và phải có kinh nghiệm bay đêm. Trong khi Phi đội trưởng
của phi đoàn slick chỉ đòi hỏi cấp bậc Trung úy, miễn là có nhiều kinh nghiệm bay hành quân, có khả năng
bay Lead dẫn hợp đoàn bay đổ quân, và có khả năng bay C&C do Phi đoàn trưởng và trưởng Phòng Hành
Quân cắt cử.
Phi đội Tản thương 259H & 259I tuy khác Không Đoàn, khác văn thư, nhưng cùng đóng chung trong
CC40CTKQ, phi trường Cần Thơ. Nên Chuẩn tướng Nguyễn Huy Ánh quyết định cho phi vụ lệnh chung,
mọi dịch vụ hoạt động đều chung, nhưng trên giấy tờ và quân số khác nhau. Vẫn có 2 vị Chỉ Huy Trưởng
riêng rẽ. NVPH [Nhân viên Phi hành] làm việc chung cắt bay chung.
Huy hiệu Phi đội


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1588828467-ct7.png

SVSQKQ
05-10-2020, 07:12 PM
Cám Ơn phi hành đoàn cứu thương trực thăng và C-130 của quân đội Hoa Kỳ.
6O7EGPDEL7c

SVSQKQ
05-17-2020, 08:32 PM
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589747431-67715133_10212525972338278_7930383458222735360_n.j pg
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589747483-67646204_10212525972658286_5937909444837900288_n.j pg

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589747516-88237729_1063950740638843_4205626641893818368_o.jp g C0VWCqZDuNA

Nguyen Huu Thien
05-17-2020, 09:31 PM
Nguồn gốc của chữ DUSTOFF
Trích “Bay với hoa tiêu Việt Nam - David Freeman”, Nguyễn Hữu Thiện (chuyên mục Truyện VNAF, HQPD)

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589751572-91vB1LCqDrL._AC_SL1500_.jpg

Đôi dòng về tác giả:

David Freeman không phải một tên tuổi xa lạ với các “Hồng Điểu” 259H ở Căn Cứ 40 Chiến Thuật ngày ấy; và theo lời Hồng Điểu Jo Vĩnh (Adelaide, Australia), sau năm 1975, đôi bên đã có dịp tái ngộ ở Hoa Kỳ.

David Freeman nguyên là một hoa tiêu trực thăng Lục Quân Hoa Kỳ, phục vụ tại biệt đội cứu thương 57th Med Detachment trong 2 năm 1971, 1972 tại Việt Nam. Sau khi biệt đội được đưa về Fort Bragg, North Carolina, Hoa Kỳ, vào tháng 3 năm 1973, David Freeman trở thành huấn luyện viên trực thăng UH-1 của đơn vị.


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589752120-David Freeman.jpg
David Freeman tại Bình Thủy (1972)

Ngoài kinh nghiệm bay bổng, David Freeman còn có tài cầm bút. Trong số những cuốn sách của ông viết về chiến tranh Việt Nam, có cuốn Mekong Rescue rất ăn khách, xuất bản năm 2010, kể về cuộc giải cứu Steve Cooper, một phi công OV-10 Bronco của Hải Quân Hoa Kỳ bị Việt Cộng bắn hạ và bắt giữ trong rừng già U Minh.


https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589752107-mekong rescue.jpg

David Freeman có một bút pháp rất mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần dí dỏm, đôi lúc khôi hài. Độc giả có thể đọc những bài viết của ông trên website của 57th Med Detachment trên Internet.

57th Med Detachment là biệt đội cứu thương đầu tiên của Lục Quân Hoa Kỳ (trong tổng số 6 biệt đội) phục vụ tại Việt Nam, tới Nha Trang ngày 26/4/1962. Tháng 1/1963, Biệt đội về đồn trú tại Căn cứ Sóc Trăng, yểm trợ cho các đơn vị Hoa Kỳ và QLVNCH tại Vùng 3 và Vùng 4 chiến thuật. Sau khi được trang bị loại trực thăng phản lực UH-1B, Biệt đội còn đưa 3 chiếc tới Pleiku để yểm trợ Vùng 2 chiến thuật.

57th Med Detachment có biệt hiệu “The Original Dustoff” vì họ là đơn vị trực thăng cứu thương đầu tiên sử dụng chữ “Dustoff” làm danh hiệu vô tuyến.

Nguồn gốc của chữ “Dustoff” là khẩu hiệu “Dedicated Unhesistating Service To Our Fighting Forces” (Hết lòng phục vụ lực lượng chiến đấu của chúng ta) của ngành cứu thương phi hành (aeromedical evacuation) trong Quân Đội Hoa Kỳ, viết tắt là DUSTOFF.

https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2019/1589750882-57th-Medical-Detachment-The-Original-Dustoff.jpg
Phù hiệu 57th Med Detachment