khongquan2
05-07-2019, 05:33 PM
Phi Đoàn 532 (Gấu Đen)
Huy Sơn
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2018/1557250041-canhbay.PNG
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2018/1557250385-vnafa374313_bw.jpg
Để đáp ứng nhu cầu chiến trường và sự hiện đại hoá của quân đội VNCH, phi đoàn 532 (A-37), danh hiệu Gấu Đen đã được thành lập vào đầu năm 1972. Phi đoàn trực thuộc không đoàn 82 chiến thuật, thuộc sư đoàn VI Không Quân, đồn trú tại căn cứ Không Quân Phù Cát.
Chim đầu đàn của phi đoàn là Trung tá Lê Trai, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân thuyên chuyển từ phi đoàn 528 ở Đà Nẵng, phi đoàn phó là Trung tá Lê Tuấn Đạt, sau này là phi đoàn trưởng, anh là cựu phi công của phi đoàn 524 (Nha Trang), vừa hồi hương ở chức vụ Sĩ quan liên lạc tại trường bay A-37, England AFB., Sĩ quan hành quân là Thiếu tá Nguyễn Thiện Ân, sau này là phi đoàn phó, anh là cựu phi công của phi đoàn 520 (Cần Thơ), vừa hồi hương ở chức vụ Sĩ quan liên lạc tại trường bay T-37, Sheppard AFB., và Thiếu tá phi đoàn phó Nguyễn Kim Năm, anh được bổ nhiệm từ phi đoàn 516 (Đà Nẵng). Còn lại các anh em khác đã được Bộ Tư Lệnh thuyên chuyển về từ các phi đoàn 520 & 526 (Cần Thơ), 524 (Nha Trang) và phi đoàn 516 & 528 (Đà Nẵng). Hầu hết anh em chúng tôi khi mới đặt chân đến căn cứ Phù Cát đều được Đại tá Nguyễn Hồng Tuyền, căn cứ trưởng thân chinh ra đón, anh tiếp đãi và giúp đỡ chúng tôi rất chân tình của một người đàn anh Khu Trục.
Mặc dầu là một phi đoàn tân lập, sinh sau đẻ muộn, nhưng nhờ vào các bậc đàn anh đầy kinh nghiệm bay bổng đã lèo lái và hướng dẫn đàn em mau chóng trở thành những phi công Tác Chiến, yểm trợ hữu hiệu cho quân bạn trên một vùng trời rộng lớn, phía Nam ra tới quận Đức Lập, phia Tây ra tới vùng Tam Biên (Lào-Việt-Cam) và phía Bắc ra tới thung lũng Thượng Đức. Ngoài những phi vụ yểm trợ hàng ngày cho quân đoàn, phi đoàn còn có bổn phận bảo vệ và phá tan những đợt Việt Cộng tấn công cố chiếm căn cứ.
Có lần sư đoàn ba Sao Vàng xua quân chiếm được ngọn đồi, cách phi trường chỉ có 3 cây số về hướng Tây. Đại tá căn cứ trưởng đã thân chinh chỉ huy và ra lệnh cho anh em Gấu Đen dội bom trên đầu địch, kết quả cả một đại đội Việt Cộng bị tan xác và quân ta đã thâu lượm được rất nhiều vũ khí.
Là người phi công Khu Trục ai cũng có ba nỗi niềm, nỗi vui mừng, nỗi lo âu và nỗi buồn. Nỗi vui mừng được bay bổng, nhào lộn trong bầu trời xanh và được quân bạn khen cho những lần yểm trợ hữu hiệu. Nỗi lo âu mỗi khi có một người bạn phải nhẩy dù và nỗi buồn khi hay tin có một cánh chim bay đi rồi chẳng hề trở lại.
Vào một buổi sáng phi tuần chúng tôi được điều động đánh ở quận Đập Đá cách chỗ chúng tôi đồn trú về hướng Nam, khoảng vài dặm chim bay. Máy bay của tôi được trang bị bốn bó rocket (18 trái mỗi bó), Trung uý Huệ bay chiếc số hai, được trang bị bốn trái bom nổ 500 cân Anh. Đập Đá là địa điểm rất quen thuộc với chúng tôi, vì mỗi lần có dịp đi Qui Nhơn bằng đường bộ, chúng tôi đều phải đi ngang qua đây. Sau khi nhận diện mục tiêu, tôi liên lạc chiếc số hai thả bom vào ngôi biệt thự lớn, nằm lẻ lỏi một mình ở giữ cánh đồng về phía Đông của Quốc Lộ 1, chạy từ Bắc xuống Nam. Chúng tôi được phi công Quan Sát cho biết đây là bộ chi huy của địch, chúng đang tụ tập đông đảo ở trong đó. Còn tôi thì bắn rocket ngay vào trung tâm quận lỵ, vì nơi đây đã tràn ngập quân Cộng Sản. Từng trái bom một đã rơi đúng ngay trên nóc cao ốc nơi mục tiêu và mỗi bó rocket đã nổ, giúp quân ta chiến thắng, xua đuổi được quân địch ra khỏi quận Đập Đá ngay buồi chiều hôm đó. Khi trở về căn cứ chúng tôi được chứng kiến lại trận đánh, được chiếu trên màn ảnh truyền hình của thị xã Qui Nhơn.
Một phi vụ khác được H.Q.C.Q. điều động đánh xe tăng ở tọa độ về hứơng Tây, cách phi trường Phù Cát khoảng 20 dặm. Máy bay của tôi và Trung úy Sanh (532) được trang bị bốn bó rocket chống xe tăng. Khi bay đến địa điểm và nhận diện được những con cua sắt đang bò lổm ngổm tìm đường chạy trốn, tôi liên lạc với Trung uý Sanh (532) là sẽ đánh low angle, từng pass một cho chính xác. Chúng tôi đang hào hứng khi thấy những chiếc xe tăng bị trúng rocket cháy bừng bừng ở dưới đất, thì bất chợt tôi không còn nghe động tĩnh của chiếc số hai ở vòng đánh chót. Tôi liền hỏi viên phi công Quan Sát, xem anh có thấy gì không và anh trả lời là chỉ thấy một đám cháy, ở khoảng hai dặm về phía Nam của target. Tôi hỏi tiếp, anh có thấy dù mở không, anh trả lời không. Liền sau đó tôi thấy sáu đốm sáng của súng Flair bắn lên. Tôi bật ngay qua tần số khẩn cấp, báo cáo tọa độ chiếc số hai phi tuần của tôi bị bắn rơi và xin cấp cứu. Tôi được H.Q.Q.C.cho biết là hiện tại đang có hai phi hành đòan Trực Thăng có mặt trên không, cách đó khoảng 30 dặm và họ sẽ đến cứu liền. Tôi cho tốc độ máy bay, bay chậm lại để tiết kiệm săng, hầu tôi có thể chờ hai phi hành đoàn Trực Thăng đến, để chỉ điểm. Kết quả là Trung uý Sanh (532) đã được phi hành đoàn Trực Thăng cứu và chở về phi trường Pleiku trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Vào một buổi trưa tôi đang ngủ trong phòng dưỡng sức trực bay bỗng anh sĩ quân trực lay tôi dạy, nói rằng thiếu uý Yến, bạn cùng phòng với tôi, đã bị bắn rơi tại ngọn đồi Chu Pao, anh đã không kịp nhảy dù, thân xác của anh đã tan ra muôn mảnh, anh đã hy sinh cho Tổ Quốc khi tuổi mới khoảng ngoài hai mươi, cái tuổi có tràn đầy sự sống và nhiều ước mơ. Tôi cũng nhớ lại câu chuyện buồn về Thiếu uý Phạm Vàng của phi đoàn chúng tôi. Anh là con một và vì cha mẹ anh hiếm muộn nên đã đặt tên cho anh là "Vàng". Vào một buổi sáng, trời ở phi trường Phù Cát hơi ẩm ướt, chỉ có vài đám mây lác đác phủ chung quanh những ngọn đồi, nhìn từ xa trông rất nên thơ. Tôi đang đứng trước phi đoàn, hít thở không khí trong lành để sửa soạn cho một ngày trực bay hành quân. Tôi thấy Thiếu uý Vàng vội vã đẩy và dựng chiếc xe Honda 90 cũ (chiếc xe Honda của một hoa tiêu Hoa Kỳ để lại khi anh hồi hương), đã bị tắt máy ở dọc đường. Anh ta vội vã vào phòng dù để bay phi vụ đầu tiên trong ngày. Vào khoảng 45 phút trôi qua, bỗng tôi nghe một tiếng nổ từ xa vọng lại. Linh tính báo cho tôi biết, có một điều gì chẳng lành, tôi liền gọi điện thoại hỏi H.Q.C.Q. và được biết chiếc số hai của phi tuần Gấu Đen mới bị nạn, máy bay đâm xuống ruộng khi trở về đáp. Chắc anh Vàng đã bị rơi vào tình trạng không nhận được phương hướng (vertigo) khi bay trên phi trường, có những đám mây đen kịt, bỗng chốc từ ngoài biển kéo về.
Suốt trong thời gian 3 năm, phi đoàn 532 chung sức cùng các phi đoàn bạn, bảo vệ vùng trời của Sư Đoàn VI Không Quân, anh em chúng tôi chỉ mất hai phi công và một phi công phải nhảy dù. Đây cũng là một sự may mắn lớn, nhờ phi đoàn có những vị chỉ huy mát tay.
Thấm thoát đã hơn bốn mươi năm trôi qua, ngày mà chúng tôi phải bắt buộc cưởi bỏ chiếc áo nhà binh, giã từ quân đội, nhưng lòng chúng tôi vẫn luôn nhớ đến cái thủa trai tráng, sống và cùng chiến đấu bên nhau với một ước mơ đất nước sớm thanh bình, để chúng tôi những người phi công yêu mây trời, được tha hồ nhào lộn trên bầu trời cao.
Huy Sơn
Huy Sơn
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2018/1557250041-canhbay.PNG
https://hoiquanphidung.com/uploadpics/pics2018/1557250385-vnafa374313_bw.jpg
Để đáp ứng nhu cầu chiến trường và sự hiện đại hoá của quân đội VNCH, phi đoàn 532 (A-37), danh hiệu Gấu Đen đã được thành lập vào đầu năm 1972. Phi đoàn trực thuộc không đoàn 82 chiến thuật, thuộc sư đoàn VI Không Quân, đồn trú tại căn cứ Không Quân Phù Cát.
Chim đầu đàn của phi đoàn là Trung tá Lê Trai, anh được Bộ Tư Lệnh Không Quân thuyên chuyển từ phi đoàn 528 ở Đà Nẵng, phi đoàn phó là Trung tá Lê Tuấn Đạt, sau này là phi đoàn trưởng, anh là cựu phi công của phi đoàn 524 (Nha Trang), vừa hồi hương ở chức vụ Sĩ quan liên lạc tại trường bay A-37, England AFB., Sĩ quan hành quân là Thiếu tá Nguyễn Thiện Ân, sau này là phi đoàn phó, anh là cựu phi công của phi đoàn 520 (Cần Thơ), vừa hồi hương ở chức vụ Sĩ quan liên lạc tại trường bay T-37, Sheppard AFB., và Thiếu tá phi đoàn phó Nguyễn Kim Năm, anh được bổ nhiệm từ phi đoàn 516 (Đà Nẵng). Còn lại các anh em khác đã được Bộ Tư Lệnh thuyên chuyển về từ các phi đoàn 520 & 526 (Cần Thơ), 524 (Nha Trang) và phi đoàn 516 & 528 (Đà Nẵng). Hầu hết anh em chúng tôi khi mới đặt chân đến căn cứ Phù Cát đều được Đại tá Nguyễn Hồng Tuyền, căn cứ trưởng thân chinh ra đón, anh tiếp đãi và giúp đỡ chúng tôi rất chân tình của một người đàn anh Khu Trục.
Mặc dầu là một phi đoàn tân lập, sinh sau đẻ muộn, nhưng nhờ vào các bậc đàn anh đầy kinh nghiệm bay bổng đã lèo lái và hướng dẫn đàn em mau chóng trở thành những phi công Tác Chiến, yểm trợ hữu hiệu cho quân bạn trên một vùng trời rộng lớn, phía Nam ra tới quận Đức Lập, phia Tây ra tới vùng Tam Biên (Lào-Việt-Cam) và phía Bắc ra tới thung lũng Thượng Đức. Ngoài những phi vụ yểm trợ hàng ngày cho quân đoàn, phi đoàn còn có bổn phận bảo vệ và phá tan những đợt Việt Cộng tấn công cố chiếm căn cứ.
Có lần sư đoàn ba Sao Vàng xua quân chiếm được ngọn đồi, cách phi trường chỉ có 3 cây số về hướng Tây. Đại tá căn cứ trưởng đã thân chinh chỉ huy và ra lệnh cho anh em Gấu Đen dội bom trên đầu địch, kết quả cả một đại đội Việt Cộng bị tan xác và quân ta đã thâu lượm được rất nhiều vũ khí.
Là người phi công Khu Trục ai cũng có ba nỗi niềm, nỗi vui mừng, nỗi lo âu và nỗi buồn. Nỗi vui mừng được bay bổng, nhào lộn trong bầu trời xanh và được quân bạn khen cho những lần yểm trợ hữu hiệu. Nỗi lo âu mỗi khi có một người bạn phải nhẩy dù và nỗi buồn khi hay tin có một cánh chim bay đi rồi chẳng hề trở lại.
Vào một buổi sáng phi tuần chúng tôi được điều động đánh ở quận Đập Đá cách chỗ chúng tôi đồn trú về hướng Nam, khoảng vài dặm chim bay. Máy bay của tôi được trang bị bốn bó rocket (18 trái mỗi bó), Trung uý Huệ bay chiếc số hai, được trang bị bốn trái bom nổ 500 cân Anh. Đập Đá là địa điểm rất quen thuộc với chúng tôi, vì mỗi lần có dịp đi Qui Nhơn bằng đường bộ, chúng tôi đều phải đi ngang qua đây. Sau khi nhận diện mục tiêu, tôi liên lạc chiếc số hai thả bom vào ngôi biệt thự lớn, nằm lẻ lỏi một mình ở giữ cánh đồng về phía Đông của Quốc Lộ 1, chạy từ Bắc xuống Nam. Chúng tôi được phi công Quan Sát cho biết đây là bộ chi huy của địch, chúng đang tụ tập đông đảo ở trong đó. Còn tôi thì bắn rocket ngay vào trung tâm quận lỵ, vì nơi đây đã tràn ngập quân Cộng Sản. Từng trái bom một đã rơi đúng ngay trên nóc cao ốc nơi mục tiêu và mỗi bó rocket đã nổ, giúp quân ta chiến thắng, xua đuổi được quân địch ra khỏi quận Đập Đá ngay buồi chiều hôm đó. Khi trở về căn cứ chúng tôi được chứng kiến lại trận đánh, được chiếu trên màn ảnh truyền hình của thị xã Qui Nhơn.
Một phi vụ khác được H.Q.C.Q. điều động đánh xe tăng ở tọa độ về hứơng Tây, cách phi trường Phù Cát khoảng 20 dặm. Máy bay của tôi và Trung úy Sanh (532) được trang bị bốn bó rocket chống xe tăng. Khi bay đến địa điểm và nhận diện được những con cua sắt đang bò lổm ngổm tìm đường chạy trốn, tôi liên lạc với Trung uý Sanh (532) là sẽ đánh low angle, từng pass một cho chính xác. Chúng tôi đang hào hứng khi thấy những chiếc xe tăng bị trúng rocket cháy bừng bừng ở dưới đất, thì bất chợt tôi không còn nghe động tĩnh của chiếc số hai ở vòng đánh chót. Tôi liền hỏi viên phi công Quan Sát, xem anh có thấy gì không và anh trả lời là chỉ thấy một đám cháy, ở khoảng hai dặm về phía Nam của target. Tôi hỏi tiếp, anh có thấy dù mở không, anh trả lời không. Liền sau đó tôi thấy sáu đốm sáng của súng Flair bắn lên. Tôi bật ngay qua tần số khẩn cấp, báo cáo tọa độ chiếc số hai phi tuần của tôi bị bắn rơi và xin cấp cứu. Tôi được H.Q.Q.C.cho biết là hiện tại đang có hai phi hành đòan Trực Thăng có mặt trên không, cách đó khoảng 30 dặm và họ sẽ đến cứu liền. Tôi cho tốc độ máy bay, bay chậm lại để tiết kiệm săng, hầu tôi có thể chờ hai phi hành đoàn Trực Thăng đến, để chỉ điểm. Kết quả là Trung uý Sanh (532) đã được phi hành đoàn Trực Thăng cứu và chở về phi trường Pleiku trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Vào một buổi trưa tôi đang ngủ trong phòng dưỡng sức trực bay bỗng anh sĩ quân trực lay tôi dạy, nói rằng thiếu uý Yến, bạn cùng phòng với tôi, đã bị bắn rơi tại ngọn đồi Chu Pao, anh đã không kịp nhảy dù, thân xác của anh đã tan ra muôn mảnh, anh đã hy sinh cho Tổ Quốc khi tuổi mới khoảng ngoài hai mươi, cái tuổi có tràn đầy sự sống và nhiều ước mơ. Tôi cũng nhớ lại câu chuyện buồn về Thiếu uý Phạm Vàng của phi đoàn chúng tôi. Anh là con một và vì cha mẹ anh hiếm muộn nên đã đặt tên cho anh là "Vàng". Vào một buổi sáng, trời ở phi trường Phù Cát hơi ẩm ướt, chỉ có vài đám mây lác đác phủ chung quanh những ngọn đồi, nhìn từ xa trông rất nên thơ. Tôi đang đứng trước phi đoàn, hít thở không khí trong lành để sửa soạn cho một ngày trực bay hành quân. Tôi thấy Thiếu uý Vàng vội vã đẩy và dựng chiếc xe Honda 90 cũ (chiếc xe Honda của một hoa tiêu Hoa Kỳ để lại khi anh hồi hương), đã bị tắt máy ở dọc đường. Anh ta vội vã vào phòng dù để bay phi vụ đầu tiên trong ngày. Vào khoảng 45 phút trôi qua, bỗng tôi nghe một tiếng nổ từ xa vọng lại. Linh tính báo cho tôi biết, có một điều gì chẳng lành, tôi liền gọi điện thoại hỏi H.Q.C.Q. và được biết chiếc số hai của phi tuần Gấu Đen mới bị nạn, máy bay đâm xuống ruộng khi trở về đáp. Chắc anh Vàng đã bị rơi vào tình trạng không nhận được phương hướng (vertigo) khi bay trên phi trường, có những đám mây đen kịt, bỗng chốc từ ngoài biển kéo về.
Suốt trong thời gian 3 năm, phi đoàn 532 chung sức cùng các phi đoàn bạn, bảo vệ vùng trời của Sư Đoàn VI Không Quân, anh em chúng tôi chỉ mất hai phi công và một phi công phải nhảy dù. Đây cũng là một sự may mắn lớn, nhờ phi đoàn có những vị chỉ huy mát tay.
Thấm thoát đã hơn bốn mươi năm trôi qua, ngày mà chúng tôi phải bắt buộc cưởi bỏ chiếc áo nhà binh, giã từ quân đội, nhưng lòng chúng tôi vẫn luôn nhớ đến cái thủa trai tráng, sống và cùng chiến đấu bên nhau với một ước mơ đất nước sớm thanh bình, để chúng tôi những người phi công yêu mây trời, được tha hồ nhào lộn trên bầu trời cao.
Huy Sơn