PDA

View Full Version : Nhận xét và Tâm tình gửi anh Bằng Phong Đặng văn Âu



NGHICH_NHI
09-30-2009, 10:14 PM
(Bài nầy post trên 2 websites Cánh Thép và Hội Quán Phi Dũng )

Nhận xét và Tâm tình gửi anh Bằng Phong
Đặng văn Âu

Chào anh Âu,

Xin nói ngay, tôi và anh có thể chưa gặp và không biết nhau, nên giữa chúng ta không hề có một sự xung đột nào từ trước, do đó những gì chứa đựng trong bài viết nầy là hoàn toàn phản ảnh nhận xét thẳng thắng của cá nhân, đồng thời cũng vì cái tình Không Quân nên tôi mạnh dạn tỏ đôi lời tâm tình với anh, người cùng một Quân chủng Không Quân.
Vài tháng qua tôi có đọc mấy emails anh gửi qua lại với ông Vũ Tất Văn, nội dung đề cập tới ông Vũ Văn Ước, và ông Nguyễn Cao Kỳ… những thư ấy được chuyển đăng đầy đủ trên Cánh Thép và vài bài viết của anh qua email được bạn bè chuyển cho đọc. Thời gian ấy, tôi bận nhiều việc và muốn để dư luận độc giả KQ cũng như mọi lời lẽ, lý luận của các phía lắng dịu xuống ; bây giờ tôi góp lời cũng không muộn.

Thưa anh Âu! Thực tình mà nói khi đọc bức thư của ông Đại tá Vũ Văn Ước gửi cho anh mà gọi anh là Đặng Kỳ Âu, thì tôi thấy ngay là “không ổn” rồi! Dĩ nhiên, ai cũng hiểu cái thâm ý và lối chơi chữ của ông Ước khi xử dụng chữ Kỳ ở trong đó hết. Nhưng tôi thấy mang cái bút hiệu hoặc tên của người ta ra mà sữa hoặc thêm thắt để dè bỉu, cười cợt là không nên; thay vì phải là những lập luận hay lý lẽ sâu sắc, ngay thẳng thì hay biết mấy! Nếu ông Đ/t Ước nghĩ lại cương vị xưa và tuổi đời của ông, thì đáng lẽ ra không nên bắt cái thang để cho anh leo lên mà…“quạt” ông tới tấp như vậy!

Mà cũng buồn cưòi anh Âu ạ! Trước đây anh đã gọi một anh có bút danh là Chim Cánh Cụt bằng anh Cút (với ý là khinh khi xô đuổi, cút đi!), thì vài ngày sau bị một anh khác chơi lại với bài viết “Nói chuyện với Đ... ÂU gối” (chữ ĐÂu viết rời ra của chữ tắt họ Đặng với tên Âu). Rồi đến nay bị ông Ước cho anh một chữ lót nữa. Thôi thì trên đời có qua có lại mà, phải không anh. Đúng là quả báo nhản tiền!
Thôi, tôi không muốn và không dám bàn thêm về bức thư của ông Ước nữa!

Quay lại bức thư của anh nói về ông Ước thì tôi thấy anh xài hết “power” rồi đấy; còn nói theo bom đạn thì coi như anh “Salvo”, có bao nhiêu chơi hết một phát! Đúng quá đi chớ. Nầy nhé, anh đem tuốt tuột ra chuyện cá nhân, riêng tư của ông Ước nào là học rớt Cao Đẳng Quốc Phòng, nào là bồ bịch, tình ái… v.v…
Tôi thấy anh nói có một sĩ quan trẻ nào đó viết lời thô tục, nhớp nhúa chửi tướng Kỳ trên Internet ; đến nỗi chỉ có một mình Ông Vũ Tất Văn minh danh lên tiếng dạy dỗ người sĩ quan trẻ phải biết lễ độ, còn ngoài ra tất cả đều im lặng…
Tôi chưa được đọc bài viết của người sĩ quan trẻ ấy nên không biết ông ta dùng từ ngữ, hay lời văn như thế nào mà anh cho là chửi; chứ xuyên qua bài viết của anh về ông Vũ Văn Ước thì sao đây??? Theo tôi thì chỉ bi nhiêu đó người ta… “vuốt mặt” cũng không kịp nữa đó anh ạ! Chứ chẳng lẽ đợi thấy gọi tên Đỗ Mười (Đ… M) ra mới gọi là chửi hay sao!??

Đến nỗi có một KQ nào đó gửi mail cho anh còn phải kêu lên:
Âu ơi thương Ước với cùng
Một cao, một thấp nhưng chung một phường!
Nghe qua cái “khẩu khí” của hai câu trên, tôi cho ông nầy chắc là một Niên Trưởng trong KQ đây, thật là đáo để và cũng hóm hỉnh gớm khi ông dùng chữ “Phường” ở trên; so với tiếng địa phương trong Nam cũng như chữ… “cái ngữ” đó, “cái thứ” đó vậy mà… Tôi ngồi tủm tỉm mà cười ruồi thôi chứ tôi không dám bàn vô ra gì hết; vì nhớ câu “kẻ đốt nhà không ghét mà ghét cái thằng huýt gió” (huýt sáo) đó anh ơi!

Nhận xét : Tôi đã đọc một số (không phải tất cả) bài viết cũng như E-mail của anh Đặng Văn Âu rải rác đó đây từ trước đến nay, tôi và hầu hết mọi người đều nhận xét là anh hoàn toàn ủng hộ, cổ vỏ và đề cao ông Nguyễn Cao Kỳ về đường lối và cách hành xử của ông trong mấy năm qua! Anh chẳng những tìm mọi cách để chống chế và biện hộ về những cáo buộc của dư luận quần chúng đối với ông Kỳ; mà anh còn mạt sát họ là kẻ “đầu đường xó chợ” cũng như ông Kỳ ám chỉ những người chống đối là một lũ phản quốc vậy mà! Ngoài ra anh cũng ráng lục lọi tìm tòi trưng ra một vài việc làm xa xưa lúc ông Kỳ còn tại chức để minh chứng về con người của Nguyễn Cao Kỳ; mà theo tôi cho là không có gì nổi bật sáng giá cho lắm! Thôi thì mỗi người có một nhận thức và quan điểm, mình không ép nhau làm gì! Dù muốn giữ im lặng, nhưng để phản ảnh lại cho anh biết, tôi phải nói ra một điều mà ai cũng lắc đầu ngao ngán về những lời thiếu lịch sự nếu không nói là xấc láo mà anh đã “phang” cho bất kỳ ai chống lại ông Kỳ.

Tôi không là nhà văn nhà báo nên cách viết có thể chưa được suông sẻ, mạch lạc. Nhưng cái tâm trong sáng, tấm lòng chân thành với nhận xét ngay thẳng bộc trực, nên không ngại ngần nói ra, mà hễ nhớ điểm nào trong những bài viết của anh, là tôi nói ngay điểm đó, chứ không sắp xếp lớp lang theo thứ tự thời gian, sự việc… Xin nói trước. Và đây là một số điểm đáng nói:

- 1) Mới nhất đây là E-mail anh gửi cho ông Vũ Tất Văn có đoạn:
Tôi mãi nhớ anh An câu nói của anh với tôi: rằng “Anh luôn luôn nhớ ơn Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã đến tận nơi anh gặp tai nạn phi cơ, đưa anh vào Bệnh viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ, rồi sau đó gửi sang Mỹ để cứu sống. Nay mỗi lần anh tạt quả banh Tennis là anh nhớ đến Tướng Kỳ” làm tôi cảm động vô cùng. Tôi kính mến anh là vì anh là con người biết trọng ân nghĩa.. Tôi khinh đứa vong ân bạc nghĩa, lại buông lời gièm pha vì không có đủ tầm hiểu biết để hiểu việc làm của một vị lãnh đạo quốc gia. Ông Vũ Văn Ước là một trong những hạng người đó. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng là hạng người đó.
Đứa vong ân bạc nghĩa, lại buông lời gièm pha… theo lời của anh; hai đứa đó là ông Ước và ông Nguyễn Xuân Vinh?!
Về ông Ước có thọ ân nghĩa gì của ông Kỳ ban phát không thì tôi không biết.
Nhưng còn ông Vinh lúc làm Tư Lệnh Không Quân, thì ông Kỳ chỉ là một Sĩ Quan dưới quyền, chắc chắn ông Kỳ không thể phân phát bổng lộc gì cho ông Vinh được! Đến khi đảo chánh ông Ngô Đình Diệm, nhờ thế lực Không Quân, Ông Kỳ “phất” lên... thì lúc ấy ông Vinh đã ở ngoại quốc từ lâu rồi, như vậy ông Kỳ có ban ân, thí phước gì cho ông Vinh không, mà bây giờ ông bị anh gán cho là “hạng người vong ân bạc nghĩa”?
Tôi muốn anh xác nhận lại có đúng vậy không, hay sẵn tay “phang” ông Ước, thì tiện tay anh “ phang” ông Vinh luôn một thể?

- 2) Còn câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì CS làm” anh cho là có tánh cách tiêu cực, đừng nên lấy câu đó để tự “che chắn” (cover) rồi không dám làm gì cả!
Tôi không bình phẩm về cá nhân ông Thiệu mà chỉ nói về câu nói trên thôi. Lúc vận nước suy tàn, tình cảnh hỗn mang thì bất cứ câu nói nào của Tổng Thống Thiệu cũng bị kẻ vô ý thức và bọn báo chí tay sai Cộng Sản gièm pha, xuyên tạc, nhạo báng hết: nào là “chống Cộng đến chiều”, hở ra là châm biếm “4 Không”… v.v… Riêng câu nói trên đến nay, ai cũng công nhận đó là một nhận xét sâu sắc và xác đáng như là một chân lý nói về Cộng Sản. Mọi người công nhận đó là một câu nói “để đời” của ông Thiệu. Một lời cảnh giác ngắn gọn, rõ ràng dễ thấy, dễ hiểu minh chứng hơn vạn trang sách tuyên truyền chống Cộng. Câu nói của chú Hồ chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập , tự do ” có vẽ trừu tượng, sách vở mà được bọn Cộng nâng niu, treo dán tùm lum; nếu đem so sánh với câu của ông Thiệu nó thua xa về sự thực tế vừa chính xác, vừa dễ hiểu lại hay!
Tôi mới thấy anh là người đầu tiên có nhận thức khác lạ và xa gần chê bai câu nói của ông Thiệu. À ! thì ra chẳng qua là để anh đưa ra câu nói “If we can not beat them, we better join them” trong một E-mail trực tiếp đề nghị anh em của ông Nguyễn Ngọc Linh về nước giúp chỉ dạy VC về mặt truyền thông… v.v…, còn thực chất gián tiếp ám chỉ cho sự “trở về” của ông Kỳ, để bào chửa và biện hộ cho hành động ấy.
Câu trên tôi dịch ra tiếng Việt là: “Nếu chúng ta không thể đánh (bại) chúng, thì tốt hơn là nên nhập theo chúng”. Hay hiểu và nói nôm na là: “Chống không được thì theo”.
Không biết câu nói trên do một danh nhân Âu Mỹ nào nói ra hay là một loại “ranh ngôn” mà được anh trưng dẫn? Hay dở, trúng trật đâu chưa thấy; nhưng suy gẫm thì có ít điều đáng nói như sau:

__ Trường hợp của anh Âu... Tôi nhận xét có sự mâu thuẩn trong trường hợp của anh. Dẫn chứng:
Trong một số bài viết anh có nêu anh Đặng văn (?) Việt (anh em thúc bá với anh Âu), cựu Trung Đoàn Trưởng, nổi danh là con Hùm Xám thời đánh Tây, bố hay ông của anh Việt là một điền chủ cũng bị VC bức hại. Vì lý lịch nên cuộc đời binh nghiệp của anh Việt cũng không lên nổi; dù công trạng, tài giỏi có thừa…
Và thêm nữa, bố của nhà toán học, Tiến sĩ Phan đình Diệu cũng bị chế độ Hồ Chí Minh bức hại tương tự… Anh Âu đã kể hai trường hợp trên, để cho mọi người thấy bọn lãnh đạo bất nhân của một chế độ CS gian ác; lồng vào đó anh có vẻ chê trách hai ông Đặng v Việt và ông Phan đ Diệu sao còn lòng dạ nào mà lại hợp tác với cái chánh quyền như thế, sao không từ bỏ hoặc… từ quan?

Ô hay! Tại sao anh Âu lại quên, không đem câu trên “Chống không được thì theo” ra mà ứng dụng vào ông Việt và ông Diệu đi?? Biện minh cho hoàn cảnh xã hội và gia đình…; hai ông đang sống trong cái thế kẹt chẳng đặng đừng mà! Như thế phải dễ nghe hơn không!
Điều tôi muốn nêu trường hợp trên ra đây để hỏi tại sao ý nghĩ của anh Âu khi vầy khi khác? và lập trường của anh có tiền hậu bất nhất không ??!!

__ Câu anh nêu ra, sau khi bọn VC tung ra Nghị Quyết 36 đối với người Việt hải ngoại. Tôi tin chắc Cán Bộ tuyên vận của VC thèm nói ra câu nói đó lắm, mà chúng còn khôn biết rằng: lỡ nói ra câu đáng giá “ba xu” chẳng những không ai thèm nghe mà còn bị chửi vào mặt nữa đó.
Còn giả sử bọn chúng tình cờ đọc được lời và ý của anh như vậy thì bọn chúng mừng hết biết, bởi lẽ kẻ cựu thù còn nói thế thì có giá hơn chính cửa miệng chúng thốt ra lời kêu gọi khuyến dụ chứ. Biết đâu chừng chúng sẽ có quà thưởng cho anh và vinh danh anh là một Việt kiều yêu nước đấy nghe! Chờ xem!

__ Thời ông Kỳ hưng thịnh, môn giải trí mà ông thích là Đá Gà, mà là Gà Nòi chứ không phải Gà Đòn. Gà Nòi thường là đá dù cho thương tích khắp mình đến gục chết thôi chứ ít khi chạy lắm. Ông Kỳ thích chọi gà, hẳn là có sự tương đồng và “chịu” cái tánh bất khuất của gà nòi lắm, “anh hùng tử chớ khí hùng nào tử” mà! Năm khi mười hoạ cũng có con mới vào đá vài phát là chạy re, miệng la “cót...cót”, người ta gọi đồ Gà… Rót. Nếu ông Kỳ thấy chẳng những nó đã chạy thôi, mà còn quay lại sau đuôi con kia mơn trớn làm quen, phục tùng thì không biết ông đặt tên con gà đó là gì đây? Bàn dân thiên hạ thế nào cũng liên tưởng đến cảnh nầy và không biết miệng lưỡi của thế gian buông lời ví von , mai mỉa gì không ?!

___ Còn một xí nữa là quên hỏi anh Âu: Khi anh đem câu nói trên gửi cho ông Nguyễn Ngọc Linh, anh có được ông Linh hồi đáp với sự đồng tình hay đưa ra cao kiến gì không? Và những người có tiếng tăm mà anh có giao tình như Hà Sĩ Phu, nhà địa chất Nguyễn Thanh Giang… v.v... nghĩ sao, đồng thời họ có ý kiến thế nào với sự “quay về” của ông Kỳ??
Riêng tôi nhớ lại thời gian đi tù “cải tạo”, những tên nào có ý tưởng như vậy, chắc chắn là những thằng ăng ten 100% đó anh ạ!

3) Một điểm nữa là bài viết “Tan tác một đàn chim” của Ý Yên mà anh nhiều lần đề cập với hậu ý tán thưởng. Tôi đã đọc qua bài ấy, giọng văn thấy ngờ ngợ… Xét về nội dung thì Ý Yên nào đó, dùng một số từ ngữ đã sai, mà lập luận cũng chẳng có gì! Chỉ vu khống, chê bai KQ vì thấy hầu hết quân nhân KQ chống đối, phỉ báng con chim Nguyễn Cao Kỳ, hắn bèn mở mồm cho là đàn chim… “tan tác”!
Bài viết ấy có đáng giá gì đâu ngoài việc tìm cách, tìm lời biện bạch và ủng hộ ông Kỳ thôi. Có được một người như vậy làm anh hài lòng, mà anh không hề thấy những cái “Bậy” tai hại trong bài ấy sao anh Âu?? Tôi tạm nêu 2 điểm dưới đây:

-- a) Đàn chim KQ đã có ông Tư Lệnh khác, không phải là ông Kỳ. Tức là đã có con chim đầu đàn khác, ngay từ khi Ông Kỳ đã trở thành Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống của VNCH! Vì vậy bất cứ việc làm nào của ông Kỳ trên cương vị đó đều có ảnh hưởng đến tất cả Dân và Quân của miền Nam hết. Ý Yên có phải là dân quân của miền Nam không?? Vì thế Ý Yên không thể tách riêng mình ra như kẻ bàng quan, không thuộc quyền của ông Kỳ để to mồm bôi bẩn tập thể KQ! Ý Yên chẳng những cố tình hạ thấp cái cấp chức của ông Kỳ xuống, mà còn lộ ra hắn là con người không lương thiện, hèn nhát và láu cá vặt!

-- b) Đoạn cuối trong bài viết nầy, Ý Yên muốn thuyết phục và gây niềm tin nơi mọi người nên hé lộ sự “quay về” của ông Kỳ là có sự đồng ý của Mỹ, được Mỹ bật đèn xanh… Đó là kiểu ăn nói thiếu khôn ngoan nếu không nói là ngu xuẩn! Vậy là chẳng khác nào Ý Yên xác nhận những lời cáo buộc của VC trước kia rằng giới lãnh đạo miền Nam là tay sai của MỸ và Nguyễn Cao Kỳ là con cờ của Mỹ là đúng? làm gì cũng là do Mỹ sai khiến hoặc được Mỹ gật đầu đồng ý mới được hay sao?!

Tâm tình : Anh Âu ạ! Tôi thật lòng bày tỏ lời chân tình dưới đây mà tôi coi như lời tâm tình cùng anh, mong anh bình tâm suy nghĩ với tấm lòng rộng mở…
Bấy lâu nay, hễ mỗi lần anh viết bài nào có dính líu đến Ông Nguyễn Cao Kỳ đều bị dư luận chống đối, càng về sau nầy thì thiên hạ giữ im lặng không phải họ đồng tình với anh, mà vì họ không thèm để ý, bàn tán đến việc chẳng ra gì nữa!

Có một điều mà tôi mãi suy nghĩ và tự hỏi mà tìm chưa ra câu trả lời:
Đó là lúc xưa, nhiều người hẳn nghe qua câu “thiệu” trong KQ: nhất L, nhì PH, tam A, tứ H.. để ám chỉ đàn em thân cận và ủng hộ ông Kỳ hết mình lúc ông đang hưng thời và một số anh phi công được đặc ân sang bay Air Vietnam nữa! Thử hỏi mấy ông kể trên và cả mấy ông Sư đoàn Trưởng/Sư đoàn Phó KQ có ý kiến hay bình phẩm khi nghe Ông Kỳ về nước để “chỉ dạy, cố vấn” cho VC không?? Hay tất cả đều “thủ khẩu như bình”?!
Đừng vội cho thế thái nhân tình bạc như vôi đâu anh ạ, mà tôi thông cảm với họ vì dù mang ân nặng, tình sâu đi nữa mà bây giờ thấy sự “quây về” của ông Kỳ, họ cũng không biết mở miệng làm sao để bênh vực đây. Nếu anh cho là không phải vậy, thì lúc nào hưởn (quởn) anh nên nhắc nhở, bày vẻ cho họ theo anh mà lên tiếng, thay vì một mình anh lo tả xung hữu đột chống đỡ búa rìu dư luận và chửi bới những người ngay thẳng khác!
Còn như ông Tướng Nguyễn ngọc Loan, người được coi là rất thân tín với ông Kỳ đã nói gì anh có nghe, có biết không?? Anh có vẻ biết nhiều chuyện bí mật cung đình, mong anh kể cho anh em biết với!

Tôi thấy sẽ mất thời gian vô ích khi tranh cãi, phân tích và khen chê những việc làm của ông Kỳ lúc đương quyền, mà chỉ nói đến việc làm gần đây thôi.
Theo như anh đã viết hành động “quay về” của ông Kỳ với mục đích tóm gọn như sau:
1) lo nghĩa trang quân đội Biên Hoà.
2) chia xẻ kinh nghiệm và nói về Mỹ để khuyến khích VC nên kết thân bắt tay với Mỹ.
3)Vạch rõ cái hoạ phương bắc, Trung Cộng!
Nếu quả thật đó là mục đích của Ông Kỳ thì chứng tỏ ông Kỳ chưa biết gì về VC cả, đã không hiểu mà lại đánh giá thấp kẻ đã đánh bại mình mới là trò cười!

_ ** Về nghĩa trang Biên Hoà.! Ai cần ông phải quan tâm đề cập tới?? Các hồn ma tử sĩ kêu gào chăng?? Hay ông lo sợ giùm cho bọn VC bị dân chúng kêu ca nguyền rủa, ta thán thấu trời xanh về cách cư xử bất nhân của chúng? Ông sợ thế giới càng ngày càng thấy rõ bộ mặt ghê tởm VC à?? Ông có lòng nghĩ đến các chiến hữu, quân sĩ dưới quyền thuở xưa chăng?? Cảm động và cao cả thay! Thế sao tôi chưa hề nghe ông mở miệng một lời nào cho những người còn sống: những tù nhân “cải tạo”, những đồng bào vượt biên… hết vậy??
Vụ nghĩa trang ngày nay đến đâu rồi?? Có ai biết tương lai cái nghĩa trang ấy ra sao, khi Quân khu 7 giao lại cho Tỉnh Bình Dương cai quản không?? Chưa chi mà lúc mới nghe nghĩa trang được trao trả… là anh Âu vội vàng cho đó là công trạng của ông Kỳ và anh có lời xỉa xói, châm biếm ông Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Tập thể chiến sĩ hải ngoại, xa gần bóng gió nói ông Vinh dám tự nhận và tranh công lắm!

**Nói về liêm sỉ. Dù hèn cũng thể, ông Kỳ bề nào cũng là Thủ Tướng và Phó Tổng Thống của miền Nam, khi về nước dù bên ngoài không được ai mời đi nữa, nhưng bên trong chắc chắn là có sự đồng ý của chính quyền VC, thì ít ra cũng được một tay trong Bộ chính trị tiếp đón mới là phải lẽ, đằng nầy chỉ được một tên ngang hàng Đô Trưởng gặp gỡ, sắp xếp cho họp báo, như thế có hãnh diện chi mà vênh váo, ăn nói nhố nhăng… để phải cải chính tới lui?
Nhưng đáng nói nhất là cái clip Video, dịp Nguyễn Minh Triết qua Mỹ vài năm trước đây (được post trên CT) Tôi thấy ông Kỳ ngồi chung bàn và cụng ly với đám tà lọt của Triết, trong đó có màn ông Kỳ cạn ly 100% và úp ly xuống để khoe là không còn giọt rượu nào với tên ngồi kế bên, nhưng trơ trẽn thay, tên nầy không để ý, chả thèm nhìn… Nguyễn Cao Kỳ tự hạ mình, hoà đồng với đám tay chân của Triết! Lại còn nói năng chả ra thể thống gì để trả lời ai đó.! Khiến tôi quá ngượng ngùng xấu hổ và trở nên phẫn nộ cái ông cựu Phó Tổng Thống nầy; tôi phải bặm môi lại, ráng kềm lòng để khỏi phải buông tiếng chửi thề!
Chắc anh ÂU có xem cái clip nầy, vậy xin anh cho biết ý kiến trung thực, thẳng thắn của anh đi ???
Có kẻ trân tráo ra cái điều thâm trầm hiểu biết, cho rằng:
- Ô! Đó chẳng qua là hành vi của Việt Vương Câu Tiễn mà!
- Xin lỗi à! Câu Tiển vẫn còn giữ vai vế, được bề tôi Phạm Lãi theo hầu; “nếm cứt” kẻ ngang hàng với mình là vua Ngô Phù Sai, chứ chẳng phải đụng cứt ai cũng nếm đâu!!
Nhưng mà thôi anh Âu à. Nói hoài biết bao giờ mới hết chuyện đây…!
Mấy lúc gần đây nghe và thấy tình cảnh của ông Kỳ nên tâm trạng của tôi có thay đổi chuyển từ oán trách sang thương hại nhiều hơn anh ạ.
Nghiệm đến lẽ huyền vi thịnh suy ở đời, nếu tin theo Phong Thuỷ Địa Lý; tôi cho rằng mồ mả ông bà, cha mẹ gì của ông được táng vào chỗ tốt, nên ông đã hưởng được một giai đoạn mấy năm phất lên như diều gặp gió. Bây giờ hết hồi kết phát, đã đến lúc lụi tàn rồi… Còn nếu nói theo khoa Tử Vi Đẩu Số, thì có lẽ ông có sao Tử vi thủ mạng, miếu địa ở Ngọ (ngon hơn Thái Dương cư Ngọ), lại đắc cách Tử Phủ Vủ Tướng nhưng đó là cái Đại Hạn 10 năm ông được hưởng. Bây giờ đã hết hạn ấy rồi… (tôi chỉ nói cái lý cho vui thôi, chứ tôi không có lá số của ông Kỳ đâu nhé)… Nhận ra như thế để đừng có vùng vẫy làm chi mà mang thêm tai tiếng, thị phi; càng nặng nghiệp chướng...

Anh Âu ạ! Mọi lời lẽ thẳng thắn trên là thực lòng gửi đến anh như lời tâm tình không mang ác ý nào cả, hy vọng anh đọc với tấm lòng rộng mở …Và để kết thúc tôi xin đưa ra 2 đề nghị cụ thể:

1) Phần anh Âu. Tôi nói ngay mà không ngại là từ nay anh đừng nên viết đề tài nào có dính líu đến ông Kỳ hết, vì không ai tin, chả thuyết phục được ai cả; chỉ mang lại lời đàm tiếu, khuyấy động lại dư luận vốn đã bất lợi cho anh và ông Kỳ mà thôi. Chả ích gì!!!

2) Về ông Kỳ. Anh là người thân cận với ông Kỳ, là một kẻ sĩ thức thời anh hãy gạn đục khơi trong; trình bày lời hơn lẽ thiệt để ông Kỳ nhận ra mọi mặt... Nếu thực sự cái tâm của ông Kỳ trong sáng, hành động của ông Kỳ là cao cả, một tấm lòng vì nước vì dân thì sau mấy năm đem miệng lưỡi Tô Tần khuyến dụ và cố vấn cho VC không thành. Đến nay hẳn Ông thấy rõ: vẫn không hoán cãi được bọn VC, bọn chúng vẫn tàn ác, phi nhân với đồng bào và quan trọng nhất là thần phục đi dần đến bán nước cho Trung Quốc. Đã muộn lắm rồi, ông ngần ngại gì, chờ gì mà không chịu mời gọi dân chúng, cựu chiến sĩ hải ngoại, truyền thông báo chí… đến cho ông gặp gỡ, để ông phơi trần việc làm của ông từ trước đến nay. Một lời cho rõ trắng đen! Một lời mà xoá bỏ được sự cáo buộc, lời kết án gian tà! Một lời mà trở về lòng dân tộc, được sự yêu thương, quý mến của đồng bào! Còn gì hơn!? Tại sao không làm???

NGHỊCH_NHĨ (Sept,30,2009)

loibangTQLC
10-01-2009, 12:44 AM
Rất cám ơn và cảm phục những lý luận sâu sắc và chí lý của NT Nghịch Nhĩ . Đọc đi rồi đọc lại thấy " đã " quá , đúng là danh hiệu TRUNG NGÔN NGHỊCH NHĨ không lầm vào đâu được . Phục tài NT lắm .

HaiAu50
10-02-2009, 06:17 PM
Trích:

"...Anh là người thân cận với ông Kỳ, là một kẻ sĩ thức thời anh hãy gạn đục khơi trong; trình bày lời hơn lẽ thiệt để ông Kỳ nhận ra mọi mặt... Nếu thực sự cái tâm của ông Kỳ trong sáng, hành động của ông Kỳ là cao cả, một tấm lòng vì nước vì dân thì sau mấy năm đem miệng lưỡi Tô Tần khuyến dụ và cố vấn cho VC không thành. Đến nay hẳn Ông thấy rõ: vẫn không hoán cãi được bọn VC, bọn chúng vẫn tàn ác, phi nhân với đồng bào và quan trọng nhất là thần phục đi dần đến bán nước cho Trung Quốc. Đã muộn lắm rồi, ông ngần ngại gì, chờ gì mà không chịu mời gọi dân chúng, cựu chiến sĩ hải ngoại, truyền thông báo chí… đến cho ông gặp gỡ, để ông phơi trần việc làm của ông từ trước đến nay. Một lời cho rõ trắng đen! Một lời mà xoá bỏ được sự cáo buộc, lời kết án gian tà! Một lời mà trở về lòng dân tộc, được sự yêu thương, quý mến của đồng bào! Còn gì hơn!? Tại sao không làm???..."

...tại sao không làm???...

ô NCK bây giờ chỉ được nói và làm những gì "trung ương" cho phép mà thôi, hơn nữa vợ mới,vợ cũ và con gái của ông ta đều có cơ sở làm ăn ở VN...ông ta đâu có ngu gì nói những điều làm phật lòng "trung ương".

kienmai
10-03-2009, 05:43 PM
Hom nay co doc bai nhan xet va tam tinh goi anh Bang Phong Dang van Au . Rieng ca nhan toi chi la dan em KQ thoi ,co nhan xet la cac anh da biet nguoi nao lam bay thi noi len cho moi nguoi deu biet va neu dich danh ke do ,cho doi ho xuong lo roi thi ho dau co nhuc . Theo y kien toi thi tat ca nhung nguoi co quyen luc truoc 1975 khong may nguoi tot het ,chi la bon be phai hen nhac va tron chay bo lai sau lung mac ai song chet ra sao .Bay gio lai con benh vuc cho nhau . Mong rang cac anh hay thanh that noi ra nhung su that truoc khi cac anh chet

NGHICH_NHI
10-04-2009, 01:23 AM
Chi tiết nhỏ nhưng cần nói lại cho ĐÚNG :
Trong bài viết của anh Âu có nói ông Đ/T Ước học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng .....Nhưng theo tôi nhớ là không phải , mà ĐÚNG ra khóa ấy gọi là Khóa Tham Mưu Cao Cấp học tại Đà Lạt . Tôi có nhớ học viên gồm có những vị sau đây Đ/tá Ước , Đ/t Nguyễn huy Ánh (KĐT74) , Đ/t Chức (Công hay Pháo binh ??)C/tướng Hạnh .....Sau nầy khóa học TMCC dọn về Long Bình .....Vậy là không phải CĐQP mà là Tham Mưu Cao Cấp . Xin nói lại cho đúng .. N_N

72f219longma
10-13-2009, 11:03 PM
Nguyễn cao Kỳ dành nhiều thì giờ ăn nhậu và chào mừng chủ tịch CS Nguyễn minh Triết mà chưa bao giờ thấy ông ta có thì giờ để chào đón các cựu chiến sĩ QLVNCH đã qua đây theo viện H/O . Thật nhục nhã ...

<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/Ysxl2Fzdz9M&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/Ysxl2Fzdz9M&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>


<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/B1XrTTztk7o&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/B1XrTTztk7o&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>

HaiAu50
10-23-2009, 05:01 PM
Văn tế TƯỚNG QUÂN

Bà Đồ

Ông hỡi ! ông ơi !
Đất Cờ Hoa ngày đông tháng giá
Nghe tin ông lòng dạ bồi hồi
Tưởng ông về nước ông "chơi"
Nào ngờ ông "ợ" những lời bất lương
Dân Việt khắp bốn phương tỵ nạn
Lòng căm hờn oán thán triền miên
Tôi đành mượn bút mượn nghiên
Tiễn đưa ông sớm về miền "âm cung"

Được tin ông hàng giặc
Mụ Đồ tôi trợn mắt nghiến răng
Dậm chân, xắn váy than rằng
Ôi! Lãnh tụ sao nói nhăng nói cuội
Thôi! Đây là lần cuối
Ông không còn sống với chúng tôi
Ngẫm ra ông đã chết rồi !!!
"Đồ" tôi mới có đôi lời khóc ông :
Nhớ ông xưa :

Con cầu tự, thánh phò, thần trợ, công tử nhà quan, mang cung cách đàng hoàng trong lầu son gác tiá.

Mà ông nay:

Già sanh tật, ma hành, quỷ ám, phụ mẫu chi dân, sao hành sử bất lương như xó chợ đầu đường.

Đất nước tang thương,
Dân tình đói khổ,
Không một lời san sẻ nỗi đau.
Lương tâm ông để ở đâu?
Mà nay ông nỡ van cầu kẻ gian?
Con người ông thuở trước:

Yêu nước không bằng canh mạt chược.
Thương dân hẳn kém độ đá gà

Tiếng ông còn văng vẳng vang xa

Lúc lên voi, ông chính chị, chính em, hươu hươu, vượn vượn, chẳng ai hiểu điều ông muốn nói.

Khi xuống chó, ông tuyên bố, tuyên mẹ, vung vung, vít vít, rõ lòng còn ham hố lợi danh.

Ôi! Nhất Tướng công thành, bao nhiêu xương trắng .
Ông đang tâm bán đứng linh hồn
Chút hư danh làm ông mờ mắt
Miếng bánh vẽ khiến dạ u mê
Đâu còn những cảnh như "xi nê":

Ông mặc đồ bay đen, thắt "phu la" đỏ, ầm ầm bay bổng trên cao, anh dũng lao vào đất địch, bao nữ sinh trong trắng thơ ngây, nhìn ông như thần tượng.

Chỉ thấy thấp thoáng một đoạn tuồng:

Ông diện "com lê" xám, chơi "cà vạt" hoa, âm thầm lê bước dưới đường, nhục nhã trở về hàng giặc, mụ nặc nô giang hồ tứ chiếng, ngó ông tựa ăn mày.

Ới ông ơi là ông ơi !

Dù một lần thất trận lưu vong, nhưng ông đã có thời mang danh lãnh tụ .
Sao đành bỏ lý tưởng tự do, chiến hữu, đồng bào, để thành kẻ thất phu?

Thật ra ông cũng có công to
Làm tục ngữ, ca dao sáng tỏ
Trọn nghĩa câu "tin bợm mất bò"
"Tin bạn mất vợ nằm co một mình"
Ông nghĩ sao ?

Bậc hiền tài trên thế giới biết bao người, ông chẳng ghé thăm, học hỏi tìm đường cứu nước, cho rõ câu đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu .

Bọn gian manh trong nước Việt chỉ mấy tên, ông cố xin về, xum xoe hết lời nịnh hót, đúng là phường mã đi tầm mã, ngưu đến tầm ngưu.

Việc ông làm :
Xấu Mẹ, nhục Cha, tủi Thầy, hổ Bạn .
Sông hận, Núi căm, Biển hờn, Rừng oán
Anh hùng, liệt nữ, hổ thẹn gục đầu
Tử sĩ, thương binh, ngậm ngùi rơi lệ .
Ông ơi ! ông sống nữa làm chi !
Chẳng xứng câu "hàng thần lơ láo"
Chỉ là phường "sớm đánh, tối đầu"
Quốc gia, Tự do ông đà bội phản
Cộng sản, Độc tài nó chửa dung ông
Tuổi ông gần đất xa trời
Nay mai cũng sẽ lìa đời ra đi
..................................
Ông chết đi lấy gì ... mà phủ!!
Ô hô ! ai tai !

Bà Đồ

NGHICH_NHI
11-04-2009, 12:11 AM
Bài văn tế hay !
Tôi đọc đôi ba lần bài văn tế của Bà Đồ . Thật trào lộng mà cay cay và ý nhị vô cùng .
Hẳn Bà Đồ là một thi sĩ cừ khôi ! Xin kính phục văn tài ! . Cám ơn HaiAu50 đã post. N_N

Tinh Hoai Huong
11-04-2009, 03:17 PM
Chân thành cám ơn quý anh đã cho tôi thấy & đọc những bài viết nầy

HaiAu50
11-09-2009, 04:47 PM
Thưa anh N N,

Đầu bài anh có nói bài này sẽ được đăng trên website CT nữa, nhưng tôi có vào tìm và không thấy, hay là nhóm chủ trương CT thuộc băng "cho nước gà" cho ông NCK ngày xưa...???

NGHICH_NHI
11-12-2009, 04:34 AM
Cùng Anh HaiAu50 .
Anh có hỏi thì tôi xin thưa .Bài viết nầy tôi có post một lượt trên CT nữa . Nhưng nó chỉ xuất hiện trên CT được khoảng 20giờ đồng hồ , rồi bị gở xuống !Đồng thời cái Nick của tôi bị banned 4,5ngày tiếp theo . Lý do : Tôi không rõ .!Còn nếu xét theo Nội Quy CT thì ai kết luận đúng sai gì cũng được ! Hơn nữa đây là trang web tư , nên tùy quyền Trang chủ !
Ngoài ra No Idea ! . Thân chào . N_N

TAM73F
12-14-2009, 04:40 PM
T Â M T Ì N H T R A O N H A U
Gởi Bằng Phong Đặng văn Âu



Nhân đọc bài Tâm Tình Trao Nhau của ông Nghịch Nhĩ viết do một người bạn tù trao cho tôi, đọc xong thì tôi cũng rất tâm đắc về những tâm tình mà tác giả đã gởi tới anh. Nhưng cũng rất bất mãn về những lời lẽ mà anh gọi là "phản biện" để mạt sát và xỉ vả mọi người, nhất là Attachments anh đã dùng những lời lẽ mất giậy, những ngôn từ của kẻ đứng đầu đường xó chợ để mắng chửi một vị cựu TLKQ lão thành. Tôi nhớ có một lần anh đã viết một lá thư thách thức ông NXV nội dung như sau : "Nếu ông ra quyết định loại bỏ ông Kỳ ra khỏi hàng ngũ KQ thì tôi sẽ viết bài tố cáo và bêu xấu ông". Vì đại nghĩa không thể chấp nhận một tên hèn đã phản bội chính nghĩa Quốc Gia dân tộc, bất chấp lời đe dọa, ông NXV đã ra tuyên cáo loại bỏ NCK ra khỏi hàng ngũ KQ, thế là sau đó anh đã viết nhiều bài xỉ vả ông NXV cả ông HHH nữa , như vậy càng làm cho mọi người thấy rằng anh chửi hai vị cựu TLKQ là do lòng oán thù cá nhân, anh hèn hạ đã đem những chuyện đời tư của họ làm trò cười , ngõ hầu đánh lạc hướng dư luận quần chúng đang chỉa mũi dùi vào NCK .Cái hỗn láo mất giậy của anh là ở chỗ anh đã vơ đũa cả nắm, bất cứ ai có ý lời nghịch với anh là anh đều mạt sát họ thậm tệ bằng những lời thô tục, anh không cần biết họ là ai cả,không cần biết họ tuổi tác ra sao, lập trường chính trị như thế nào, họ có chống cộng hay không? Có coi VC là kẻ thù không đội trời chung hay không ? Đó là những điều quan trọng hàng đầu trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay. Đã có nhiều người gởi thư và bài viết để khuyên bảo anh, kêu gọi anh hãy sáng suốt phân biệt đâu là công đâu là tư ? đâu là chánh đâu là tà, để anh mau quay về với cộng đồng Quốc Gia dân tộc,cùng nhau chống cộng sản. Nhưng đều bị anh từ chối bằng những lời không mấy tốt đẹp. Tôi có cảm tưởng là anh đang thi hành một "đơn đặt hàng" của tụi nằm vùng VC luôn luôn làm xáo trộn cộng đồng, chửi người này bới móc người kia, tung hỏa mù không biết đâu là thật, đâu là giả . Sự gian xảo đó cùng những cao ngạo rằng anh có đầy đủ "trí tuệ", "chất xám"," tri thức". Văn thơ của anh có hay thì cũng chỉ bằng những tên "văn nô" Trịnh công Sơn, hay Phạm Duy là cùng. Chắc anh cũng không được biết rằng chính tụi VC đã giết tên chó săn họ Trịnh sau ngày mất nước, sau khi đã lợi dụng hết tài sức của nó trong công cuộc "ru ngủ" dân miền Nam . Cái lối "vắt chanh bỏ vỏ" của bọn VC vẫn còn có nhiều tên ngu ngốc mắc lợm, thử nhìn lại lịch sử hẳn thấy rõ, gần đây nhất là bọn MTGPMN, phần lớn bọn này là những tên bất tài bị chính quyền VNCH loại bỏ, nên tụi nó đã sa vào bẫy của VC, thành lập một mặt trận để chống lại dân miền Nam, nhưng sau này khi phỉnh gạt chiếm được miền Nam rồi chỉ đúng một năm sau là tụi MTGPMN này bị đuổi về vườn hết cả. Lừa gạt dân chúng miền Bắc hãy hy sinh của cải và sinh mạng để "giải phóng" dân miền Nam đang bị "kềm kẹp" trong giầu sang, hạnh phúc của "Mỹ Ngụy". Thêm nữa tụi đê tiện VC còn rêu rao "khúc ruột ngàn dậm" hãy mau về VN để cứu đói nữa, làm cho nhiều người thi nhau đem của cải về "đầu tư" "làm ăn" với VC, rồi kêu gọi người Việt về mua nhà, đất V...V... Cũng chỉ có vài năm sau , có khi là vài tháng, hoặc là họ đã phải bỏ của chạy lấy người, có người còn bị nhốt tù một thời gian rồi mới bị tống ra khỏi nước VN. Những thủ đoạn đê hèn này đã được sử dụng trong khắp các trại tù CS trước đây, và hiện nay ở hải ngoại chúng đã tô vẽ, đổ hết nhân lực và tài lực vào cái gọi là nghị quyết 36 khốn nạn của chúng hầu vơ vét những "bơ thừa sữa cặn" của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS . Thường thì tụi VC đã thành công trong công việc tìm kiếm những tên "chó săn" hay" bợ đít" hay "gia nô" để chúng dễ bề tiếp tục lừa gạt dân chúng, đối tượng là những tên hèn hạ, bất tài không có công ăn việc làm, chuyên đi ăn bám, lấy việc gạt gẫm người khác làm kế sinh nhai . Trong tù thì đối tượng của VC là những tên hèn nhát "trên bợ dưới đạp", bất tài, hay ăn, tham sống sợ chết, lánh nặng tìm nhẹ mà còn ham được "thăm nuôi" để "ngủ" với vợ nữa chứ.
Mới đầu thì chỉ được "ở" với vợ có 12 giờ thôi, sau phải làm "chó" cho tốt hơn thì sẽ được "ngủ" với vợ mình 24 giờ . Tụi "chó" thấy hấp dẫn quá nên cần phải " đâm sau lưng chiến sĩ " mạnh hơn nữa thì mới được "chủ" "chiếu cố" cho 48 giờ . Dần dần tụi "chó" "đâm thẳng trước mặt chiến sĩ" chứ không cần phải "đâm sau lưng" như trước kia nữa . Có đứa làm "chó" cho trưởng trại tù nên được ở "ngoài" riêng một cõi không bị khóa cửa còn được đi lại tự do, vợ lên thăm bất cứ giờ nào cũng được và ở lại bao lâu cũng không cần phải "xin phép" Có đứa "chó" còn độc địa hơn nữa , tưởng mình được thăng cấp chức "chỉ huy" như thời còn ở trong QLVN đã vô liêm sỉ đến nỗi tình nguyện làm "gia nô" , làm tên sai vặt cho VC được gọi là "Sĩ quan trật tự ", công việc mới đầu chỉ đi mở khóa hoặc đóng cửa các nhà giam của các anh em tù , sau này trở mặt còn đánh đập xỉ vả các anh em tù nữa . Bởi thế mới xẩy ra vụ biểu tình, đốt trại ở trại tù Hàm Tân, vụ các anh em tù bầy mưu đánh giết 2 tên "cai tù" làm "chó" cho VC ở trại Xuân Lộc Z30A hồi năm 1980, may mắn cho chúng nó không bị giết mà chỉ bị đánh gẫy chân và bể đầu mà thôi, sau này khi được thả về 2 đứa "chó" đó còn bị anh em "bề" hội đồng thêm một hai trận nữa thì phải . Cái thâm độc của tụi khốn nạn VC ở chỗ là luôn luôn tung hỏa mù, tạo cho mọi người nghi ngờ lẫn nhau, gây chia rẽ để dễ bề cai trị, nhưng chỉ có những đứa ngu muội mới bị thôi, nhiều tên đã tình nguyện bán rẻ lương tâm vốn đã tồi tệ, bán rẻ dĩ vãng "hào hùng" trước đây hoàn toàn nhờ vào miệng lưỡi nịnh nọt, nhờ vào cặp đầu gối và cái lưng cong bẻ gập xuống mỗi khi có "chủ" hỏi tới ; để sẵn sàng làm "chó săn" cho tụi VC khốn nạn. Cái đểu cáng và mất giậy nhất của bọn VC là "chính sách vắt chanh bỏ vỏ" có những tên làm "chó săn" một thời gian cho nó, xong việc là nó làm bộ như là vô tình thư rơi, gián tiếp báo cho anh em tù biết, để mượn tay chính những người tù thanh toán tên "chó săn" xuẩn động đó . Những ai đã từng ở tù trong các trại Xuân Lộc Z30A, Z30B, Z30C đều chứng giám hoặc biết về vụ một tên "chó săn" bị đóng một cái đinh dài 12cm vào đỉnh đầu trong đêm tối lúc mọi người đang yên giấc ngủ. Lần khác có một tên "chó săn" bị xô vào chảo nước đang sôi sùng sục trong một buổi trưa hè nóng bức, những tên này đã do ai giết ? Câu trả lời của những người tù chúng tôi là : "Chính bọn VC đã trực tiếp hoặc gián tiếp giết họ"... Tất cả những sự việc này có thể tham khảo cùng hai vị cựu Đại tá Đặng - v - Hậu và Đại tá Nguyễn - v - Chín, một thời đã từng nổi tiếng trong tù, hiện đang cư ngụ tại thủ đô Washington D.C. thì sẽ rõ ngọn ngành.
Ngoài ra anh còn hàm hồ đòi: "Ông Kỳ và tao sẵn sàng tranh luận công khai trước quần chúng chứ đâu hèn hạ lẩn tránh" , mất giậy hơn nữa là "người nào muốn tìm hiểu sự kiện, hãy nhã nhặn nêu thắc mắc, thì tao sẽ giải thích ngọn ngành". Cao ngạo trong sự ngu dốt lại còn tự cho mình là "vì thế tao minh danh đứng giữa trời mà múa kiếm giống như hiệp sĩ ... " tự cho mình là "Quan Ngự Sử Áo Liền Quần" nào là " Đồ Thâm" , Anh nên đổi là " Đồ Tồi " thì đúng với con người của anh hơn, Với một con người bất xứng, vô tài như anh mà còn đòi làm quan sử án ai chứ ?! Nếu anh còn một chút liêm sỉ thì anh hãy sử cái tội phản phúc của anh và của NCK thì tốt hơn. Và tôi cũng cho anh biết là không có một ai ngu ngốc như anh mà bỏ một chút thời giờ dù rảnh rỗi
để mà tranh cãi hoặc "tìm hiểu sự kiện" . Thứ nhất là con người của anh hoàn toàn không đủ tư cách và trình độ ngồi ngang hàng với bất kể những ai có tinh thần chống cộng, thân phận anh chỉ là người "ăn theo" kẻ khác .
Còn tranh luận về vấn đề gì ? về NCK ?Tất cả những cái tồi tệ, dơ bẩn đó đã được phơi bầy qua tất cả các báo chí trong và ngoài nước, đã được mỉa mai qua cả thơ và nhạc trào phúng. Nhà báo Bùi bảoTrúc trong một bài đã viết về NCK đại ý như sau :"hãy coi nó như cục "C" ở trong bàn cầu, chỉ cần "xả" nó đi là xong". Một tên chó chết VC đã tuyên bố một câu thật là mất giậy, và câu này được đăng trên báo tuổi trẻ ở Saigon nội dung tương tự như sau: " Tên NCK hèn hạ quay đầu về đầu thú với "cách mạng" đã làm cho cuộc "chiến thắng mùa xuân" năm 1975 mất bớt ý nghĩa "hào hùng" của nó chỉ vì có một tên chỉ huy tồi tệ và hèn nhát , chưa đánh đã bỏ chạy rồi " . Anh Âu ạ , anh có cảm thấy nhục nhã về câu nói mất giậy đó không ? Anh là cái "chó" gì của NCK
mà anh đã dùng câu "ông Kỳ và tao" ? hay anh đã làm "bí thư" hay làm "phó" cho NCK ? hay là sau này nếu "gặp thời" sẽ được " tiến cử " qua lái máy bay cho Air VN ?. Không đâu anh Âu ạ , thời đó đã qua rồi , anh phải thực tế một chút chứ, anh đã tự nhận mình đã là người Mỹ rồi , nếu thấy mình kém cỏi, bất tài thì xin làm "cu ly" cũng có thể tậu được nhà, còn dư tiền để nuôi vợ con nữa, và còn có thể có dư tiền để đi "bủa lẻ" với "bồ nhí" như anh đã từng làm đó mà . Chứ đừng có đi làm chuyện "ruồi bu", "bợ đít" cho kẻ khác sẽ không có tương lai đâu, mà còn bị "chủ" nó khinh bỉ , và bạn bè chê cười, thậm chí họ còn "chửi hội đồng" nữa là khác !...
Theo tài liệu của CIA đã được giải mã tiết lộ :" Đường giây của CIA báo cáo rằng Kỳ nói : Kỳ có thể bỏ trốn ra Hà Nội . Tổng hành dinh CIA ở Langley yêu cầu CIA Sài Gòn tích cực điều tra xem sự thật Kỳ đang suy tính gì ? CIA Sài Gòn đánh giá Kỳ là một người tầm thường , không có tham vọng chánh trị . Ông ta chỉ là người ưa nổi tiếng cho rằng mình có tư thế tạo ra người lãnh đạo "King Maker". Cũng theo CIA, ông Kỳ đôi khi hành động bốc đồng vô trách nhiệm, thiếu thông minh và không làm người khác kính nể " .
Một đoạn khác CIA có thêm nhận xét về NCK như sau: " Kỳ có khả năng lôi kéo người khác theo mình, nhưng không có kinh nghiệm hành chánh và thích làm chuyện giật gân nguy hiểm . Kỳ thích uống rượu , đánh bạc và ve gái , lại hay ỉ vào sức mạnh của lực lượng KQ do ông ta chỉ huy, đã can thiệp vào vụ đảo chánh của nhóm Sĩ quan Công giáo miền Nam và Đại Việt cùng chuẩn tướng Nguyễn văn Thiệu chuyển quân về Sài Gòn đảo chánh tướng Khánh ".
Còn riêng tôi sẽ cho anh biết thêm một vài cái tồi tệ khác của NCK nữa . Anh còn nhớ lần đầu tiên KLVNCH ra Bắc đánh bom ở hòn Cọp, Vinh ? Khi đoàn máy bay trở về đáp tại phi trường DNG chỉ một mình NCK được chụp hình và được đăng trên trang nhất của báo Chính Luận . Hình chụp lúc NCK đang leo xuống máy bay AD5, đầu hơi nghiêng và nhìn về phía sau, thấy rõ mặt và bộ râu kẽm, đầu còn đội helmet, mang kiến mát mầu đen, và mặc áo bay đen để lòi ra vai trái bị xé rách một mảng khá lớn, với tay áo rách này NCK đã khoác lác nói láo với phóng viên là đã bị đạn phòng không của VC bắn trúng, may mà chỉ bị xượt làm rách chút áo thôi, Lời nói này đã được đăng trên báo cùng với hình ảnh nữa. Chỉ có những người phi công đã từng đối diện với kẻ thù VC thì mới biết NCK đã "nổ" quá trớn, hắn ta làm sao mà lái được phi cơ AD6 ? ngồi trên AD5 chỉ giống như "tháp tùng tử" mà thôi , một khi bị đạn phòng không của VC thì "bộ râu kẽm" kia đâu còn chỗ mà gắn lên nữa ! Rồi sau đó một buổi lễ "tự" vinh danh và quàng vòng hoa ở clb Lê văn Lộc ăn nhậu và nhẩy đầm, NCK lên giọng: "xúi trẻ con ăn cứt gà" như sau:" Không gian thì vô tận nhưng nhỏ hẹp đối với bàn tay người phi công... Thời xưa các chiến binh đã dùng da ngựa bọc thây, ngày nay người phi công lấy máy bay làm quan tài ..." Lời nói đầy lếu láo này đã làm hăng máu rất nhiều người, họ đã chết cho đất nước, nhưng kẻ được hưởng những hy sinh cao quý đó là NCK . Ông ta lên được những địa vị lớn trước kia là hoàn toàn nhờ vào tất cả những công sức và những
hy sinh, những mất mát to lớn của mọi người trong binh chủng KQ. Đã vậy NCK còn sinh ra đổ đốn, vô kỷ luật sai đàn em lái AD 5 chở ông ta bay lượn chung quanh phi cơ Air VN có người " đẹp " đang làm tiếp viên hàng không , phi cơ nhào lộn qua lại, có khi chui dưới đít nữa làm cho bao hành khách nhốn nháo lo sợ, người phi công trưởng Air VN đã phải yêu cầu cô nữ tiếp viên ra đứng ở cửa sổ lấy tay vẫy vẫy, thậm chí còn "hôn gió" nữa thì NCK mới chịu bỏ đi . (mục này) đã được chính NCK tự thú trong cuốn sách nhờ người khác viết hộ, có cái tên là "Con cầu tự" mà có người nhạo báng sửa thành "Đứa con hư". Sau khi đã chinh phục được rồi bèn "lấy điểm" thêm bằng cách chiếm hữu 2 chiếc phi cơ Cessna nhỏ có hai động cơ làm của riêng, và còn cho sơn lên phi cơ chữ Triệu Minh, chiếc kia chữ Vô Kỵ , hai chiếc phi cơ này cũng chỉ bay được một hai lần rồi lại bỏ xó, đã tốn kém tiền và công sức nhiều của ngân sách KQ, mà người khác lái chứ NCK đâu có lái được loại này, nham nhở hơn nữa là Vô Kỵ đã cùng với Triệu Minh mặc áo bay đen đi "kinh lý" , trước mặt dân chúng và đủ mặt văn võ bá quan đã rút súng P. 38 ra quay quay giống như Cowboy miền viễn tây Hoa Kỳ . Sau khi trốn chạy qua tới đất Mỹ rồi thì còn làm nhiều"trò khỉ" nữa, những trò này ai cũng đều biết cả nên tôi miễn bàn tới. Rồi anh còn mắng chửi ông HHH và một số người khác nữa là đồ vô ơn, và còn kể công ơn của NCK đã từng giúp đỡ nhiều người qua lái máy bay Air VN mà không lấy một đồng nào của họ cả , tôi không thấy anh đề cập đến NCK đã từng giúp các con của tên "nhạc sĩ cầu tiêu" trốn lính, "làm lính ma linh kiểng" của binh chủng KQ, đã có ăn đồng nào của nó chưa? hay là nó đã " vô ơn" hoặc đã "trả ơn" chưa ? Nói cho cùng cái ơn nghĩa đó cũng chỉ là việc cá nhân , ai vay thì người đó phải trả . Và thực ra thì NCK làm những việc gọi là "gia ơn" đó cũng chỉ là những sự "đổi chác qua lại" mà thôi , hay nói khác đi là NCK đã lạm dụng quyền thế , chức vụ để "ban ơn" cho kẻ khác hầu cũng là để "đầu tư" cho cái "sự nghiệp" trong tương lai của ông ta mà thôi . Cái lối bôi bẩn người này để " bốc thơm " cho NCK nay đã không còn ăn khách nữa đâu anh Âu ạ .
Tên "Lãnh tụ Ma Cô" của tụi VC là tên bù nhìn Nguyễn Minh Triết, hồi năm 1966 nó đã nộp đơn xin gia nhập khóa 3 Biên Tập Viên Cảnh Sát VNCH với văn bằng Tú Tài giả mạo, được vài tháng sau bị An Ninh Quân Đội điều tra, và phát giác tên Triết này được VC gài vào Cảnh Sát Quốc Gia. Khi ANQĐ kêu lên trình diện để bắt thì nó được thông báo trước nên nó đã trốn thoát vào bưng... Thử hỏi xem ai đã báo tin cho tên Triết này biết trước để trốn thoát ? Thời đó NCK làm Chủ Tịch UBHPTU, và tướng Loan làm tư lệnh CSQG. Cho nên NCK về đầu thú "lũ khỉ" và được tên "ma cô" ân cần tiếp đãi như một tên "Gia Nô" cũng không lấy gì làm lạ cả .
Chính NCK và chính anh ĐVÂ mới là người VÔ ƠN, không những thế anh và NCK còn là người Hèn Nhát, mang tội Đào Ngũ , trốn chạy khi chưa thấy địch quân mà đã bỏ hàng ngũ rồi , " Nuôi quân ba năm sử dụng một giờ "... Anh được lên tới chức vụ Trung tá CHT phi đoàn để làm gì ? Đã hưởng bao nhiêu quyền lợi, ân huệ của dân miền Nam VN ? Thế mà khi đất nước lâm nguy anh đã dùng quyền thế, chức vụ để đánh cắp phi cơ cùng với vợ con trốn ra nước ngoài, anh đâu có biết rằng anh đi thoát được là do những ai đã cản đường, hoặc làm chậm trễ sự tiến công của VC ? Đó là những người anh hùng bất tử Trần văn Hiền, Trương Phùng, trước đó nữa là người hùng Nguyễn văn Của đã thả một trái CBU khổng lồ đã hóa kiếp hơn vài ba ngàn tên VC ở mặt trận Long Khánh ,và anh Công đã gẫy cánh ở mặt trận Phan Rang sau khi đã diệt được một số lớn VC, Lý Tống cũng đã góp sức trong việc ngăn chận và truy kích VC ở Phan Rang và đã bị bắn rơi, rồi bị bắt làm tù binh. Vào giờ Saigon đang hấp hối, đã có biết bao chiến sĩ thuộc mọi binh chủng cầm súng chiến đấu ngay tại các đường phố Saigon, cho đến khi tên TT "vài ngày" vì vừa ngu muội vừa hám danh đã tuyên bố "Đầu hàng", thì các chiến sĩ đó một số cởi bỏ quân phục về nhà, một số đã nối vòng tay lại cùng ôm những trái lựu đạn để tự tử tập thể . Nỗi uất hận cao ngút trời của hàng triệu người tù, những oán hờn của hàng triệu cô nhi tử sĩ đến bao giờ mới được hóa giải đây ? Cái vô ơn khốn nạn của anh là ở chỗ đó, mà anh còn vu cáo cho người khác nữa .
Tuyên bố "tử thủ", nhưng rồi mắt trước mắt sau chơi trò "tẩu thoát" , rồi nay lại quay về đầu thú với kẻ thù , đó là những tội vô ơn phản bội khốn nạn tồi tệ nhất của NCK. Đã như vậy anh còn tối tăm hỗ trợ bênh vực ông ta với lời lẽ ngu xuẩn như sau: "Hà cớ gì mà tao phải nịnh bợ ông ta ? chẳng qua, tao có cùng nỗi lo sợ Việt Nam biến thành Giao Chỉ Quận nên mới đồng ý với cuộc hành trình của ông ta ..." Nhưng nay thấy NCK về VN chẳng kiếm được đồng nào cả , và cũng chẳng làm được cơm cháo gì nên anh bèn nói lời vuốt đuôi, bào chữa hay anh lại tính chơi trò phản chủ : "Việc thành hay bại là do thiên định, chứ chẳng có ai tài cáng gì để mà có thể cứu Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay". Rồi lại đem lời "nói dối như Vẹm" của tên VC chó chết PTD để mà minh chứng cho NCK là "không tin cộng sản". Anh còn hỗn láo lớn tiếng:" Sở dĩ tao lên tiếng vì bọn chống Cộng bằng mồm, suốt 34 năm qua chẳng làm được gì mà chỉ biết chửi người khác bằng luận điệu vu khống một cách khốn nạn ".
Anh đã đụng chạm đến nhiều người rồi đó nhé , thế thì anh và NCK đã chống Cộng bằng gì ? Chắc là bằng cặp đầu gối hay cái lưng cong ? hay là chống Cộng bằng Lưỡi, bằng Môi ? Mỹ nó thường gọi là "Kiss Ass Hole". "Hiệp sĩ" và "Vô Kỵ" đâu có những hành động ti tiện hèn hạ trốn chạy như anh và NCK đã làm. Nếu có chăng thì anh chỉ có thể múa "chân tay" giữa "chợ trời" ở những thành phố DNG ,QNH, NTG và Tuy-Hòa kiếm mua từng chai rượu và từng cây thuốc lá Mỹ, lạm dụng phương tiện phi cơ Quân Sự chở về Saigon đem ra ngã tư Bẩy Hiền bỏ mối kiếm ít tiền theo giá cả chênh lệch . Thế mà anh tự cho mình là: "Tao làm việc này công khai quang minh chính đại, vì lương tâm trong sáng nên chẳng sợ sệt gì ai cả".
Trong bài Dấu Tuyết Năm Xưa "Dương Văn Minh: Hèn hạ và phản trắc". Đầu thu năm 2009, ông Nguyễn -v- Chức có viết: "Nói đến Dương văn Minh là nói đến cái "Cái hèn hạ , và cái phản bội gia truyền" của ông ta .
Lịch sử còn đó, vụ giết Ba Cụt , vụ giết tổng thống Ngô Đình Diệm, vụ trao miền Nam cho cộng sản Bắc Việt " Thế thì mỗi lần nói đến NCK thì người ta sẽ nói đến cái gì !?, nếu không phải toàn là những cái xấu xa ti tiện nhất , thì cũng là : " Tên phản bội hèn nhát, coi miếng "ăn" to hơn "cái mả bố", "Ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS" và còn nhiều ... nhiều nữa... Đây cũng là những điều tủi hổ nhất của tất cả các anh em trong binh chủng KQ đã có "hai tên vô lại" đứng chung cùng một binh chủng, cùng một chiến tuyến, mà mãi đến ngày nay mới hiện ra nguyên hình loài cẩu tặc. Còn anh nữa ? chắc anh cũng có đủ "trí tuệ" để tự "vinh danh" cho mình một cái tên?
Giọng điệu đầy hoang tưởng khoác lác; " Tao chẳng cần phải ăn thua đủ với ai . Tao chỉ có một ước mơ duy nhất là VN có tự do... Hơn nữa tuổi đã quá già ... cả một đời binh nghiệp sống hiên ngang, không lụy phiền anh em bà con quyền cao chức trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Nguyễn văn Thiệu mà nay lại khuất thân đi phò ai làm gì cho hèn con người ra ? Chẳng phải khoe với mày, tao là loại COCC mà chẳng bao giờ cậy thế cả ." Anh có cậy thế hay không thì mọi người đã rõ, tuổi anh đã già mà còn đi phò một tên tuổi còn cao hơn anh nữa, với tuổi này chỉ còn có nước về nhà "đuổi gà" hay "giặt quần" cho vợ thì tốt hơn. Đời binh nghiệp của anh có đáng là bao ? đánh cắp phi cơ trốn chạy VC còn ở rất xa mà gọi là sống hiên ngang à ? Anh em bà con làm đến chức vụ gì mà gọi là cao ? Ngoài cái lối khoe khoang khoác lác đó anh còn có một cái xuẩn ngốc tồi tệ hơn cả là anh đã tự nhận anh là "loại COCC". Anh ngu đến nỗi là anh đã không nhận ra cái danh từ đó là xấu xa , đê tiện . Cái danh xưng này mỗi lần được xướng lên là mọi người bật lên tiếng chửi thề thô tục để nguyền rủa nó, nguyền rủa cả cha ông giòng họ nó nữa, và cũng chẳng có một ai sợ sệt nó cả .
Nhà văn Đinh-Lâm-Thanh , trong nguyệt san KBC Hải Ngoại , số 44 xuất bản tháng 9 năm 2009 đã viết như sau (trích nguyên văn) : "Phải nói rằng đa số thành phần con ông cháu cha dưới thời nào thì cũng là cặn bã của xã hội . Nhưng dưới chế độ cộng sản thì chúng còn tồi tệ gấp trăm lần so với hàng ngũ con ông cháu cha của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước kia ". Tôi rất thán phục tác giả đã dùng chữ "Cặn bã" thật là chính xác rất xúc tích, đã lột được hết cái tính " hèn hạ " " mất giậy " "sống bám" vào những "ô dù" vốn đã là loài "sâu bọ lên làm người", loại người phản phúc,đâm sau lưng chiến sĩ , bây giờ mới lòi mặt chó ra là loại "Ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản" .
Còn đối với dân gian thì có một cái nhìn khác đối với loại COCC này . Nếu ta đem phân chữ này ra làm hai , thì ta sẽ có hai chữ : chữ COC và chữ C . Chữ COC là chữ "CÓC" , còn chữ C là chữ viết tắt của chữ : CÙI , hay chữ CHÓ , hoặc tệ hơn nữa là chữ CHẾT. Cóc CÙI để chỉ loại cóc dơ bẩn đã sẵn có, mà còn thêm cái bệnh dễ lây lan như cùi , hủi . Cóc CHÓ là loại cóc có thế ngồi giống như con chó đang chực xin ăn vậy, thực phẩm của chó là gì chắc mọi người cũng đã biết, thêm nữa con chó là loài vật trung thành, nó không cần biết chủ nó tốt hay xấu,giầu hay nghèo, có mất giậy hay không, có phản bội hay không, một mực nó sống chết với chủ , đến khi chủ nó bị "mắc gió" chết đi , thì nó ra nằm ngoài mộ chủ nhịn ăn cho đến chết . Vì thế mà người ta thích nuôi chó hơn là nuôi người làm "chó săn" . Tệ hơn cả là Cóc CHẾT , nó tỏa ra đầy không khí mùi hôi thối nồng nặc,miệng phun ra đầy xú uế . Cóc như đã trình bầy là có 3 loại kể trên, nhưng đặc điểm chung của loài CÓC là : Hình thù xấu xí , da thì sần sùi thường tiết ra một chất nhờn hôi hám và cay độc mỗi khi gặp địch thủ hoặc dùng để tự vệ hay để bắt mồi . Đặc tính thứ hai của loài CÓC là thích ăn cứt người . Điều này tôi nói rất đứng đắn và được dẫn chứng bằng kinh nghiệm xương máu của tôi. Hồi tôi bị tụi VC khốn nạn giam tôi vào xà lim, hai chân bị cùm bằng hai miếng gỗ ghép sát vào nhau, chỉ chừa hai cái lỗ nhỏ vừa đủ để lọt hai cổ chân, hai miếng gỗ này được khóa lại bằng một cái khóa rất chắc, hai tay bị còng bằng cái còng số 8, làm bằng sắt thô đầy mối hàn không được mài vuốt cho êm, cái còng này đã cà vào cổ tay tôi làm trầy, rách và mưng mủ làm độc. Trong suốt 90 ngày đêm bị cùm, còng. VC chỉ cho tôi ăn 2 lưng chén bắp luộc mỗi ngày, không một hạt muối, không một thứ gì khác cả ngoài bắp luộc, hàng ngày mỗi lần đi thăm "lăng thằng chó đẻ HCM" là tôi chỉ cần nhích nghiêng nhẹ cái mông một chút là có thể "giải quyết được cái nợ đời" vào ngay mặt thằng cáo Hồ .
Sáng hôm sau thức dậy nhìn xuống dưới đất thấy "công trình" của tôi đã biến mất , mới đầu tôi cứ tưởng hồn thằng HCM đang đói rách dưới địa ngục mà về đây đớp sạch cả , ngay hôm đó tôi đã thức trắng đêm để rình xem sao , khoảng nửa khuya thì thấy có một chú Cóc ra " làm " sạch sẽ . Tối hôm sau nữa thì chú Cóc đã rủ cả vợ và con ra cùng nhau giúp tôi làm vệ sinh sạch sẽ , nhờ vậy mà cái xà lim của tôi nằm cũng bớt được mùi hôi nồng nặc . Sau này mỗi buổi sáng đi thăm "lăng Ba Đình" là mỗi lần tôi đều thầm cảm ơn gia đình chú Cóc .
Cho đến nay thì cả nước Việt Nam nồng nặc mùi hôi thối của cái xác ướp khô của tên cáo HỒ, phải cần đến cả hàng triệu chú Cóc và gia đình thì may ra mới dẹp hết được mùi xú uế nồng nặc hôi thối này .
Vậy thì anh Âu thử nghĩ xem anh giống loại Cóc nào nhất ? Nhiều khi cao hứng, tham lam thêm sẵn tính tự cao tự đại, anh lại phát ngôn lớn lên rằng: "Tao giống cả ba !". Nhưng riêng nhận xét của tôi thì anh rất giống con "Cóc chết" hơn cả, là vì mỗi khi có người nào đó có nghịch ý với anh về NCK là anh chửi họ vung tà vít làm như là anh bị "chạm nọc", miệng xùi bọt mép phun ra những lời đầy xú uế thấy mà ghê tởm muốn ói mửa .
Nói thì nói là vậy thôi ,mong anh cũng đừng vội nóng giận làm chi , vì một khi nóng giận thì con người trở nên tối dạ và mất khôn, dễ làm chuyện sằng bậy lại để cho chúng chửi thêm nữa. Giữa cá nhân anh và tôi chẳng có gì xích mích, hay oán thù riêng tư gì cả, chẳng qua chỉ vì lập trường chính trị có khác nhau nên tôi mới viết lá thư này gởi tới anh, lời lẽ không được tốt đẹp cho lắm và có thể anh cho tôi là kẻ tồi tệ và dùng toàn những lời của kẻ đứng đầu đường xó chợ. Trái lại tôi lại có lý của riêng tôi là: Với những người như anh và NCK tôi phải dùng những lời lẽ như vậy thì may ra anh mới hiểu, mới nhận chân được cái thực tế phũ phàng của con người anh hiện giờ là một ông già 70 và 80 tuổi, có một thân hình tồi tệ mang một cái đầu "bình vôi" chỉ có đầy những chất dơ bẩn, nên nẩy sinh ra những "tư tưởng mới hèn hạ, gia nô" của loại người phản phúc tráo trở. Đã vậy cả hai lúc nào cũng khoe khoang là đã lái được tới 4 loại phi cơ, đã tốt nghiệp ở đâu đó, chắc anh đã biết rằng tất cả những loại phi cơ đó nay đã bị phế thải hết rồi ? đã bị bỏ vào bảo tàng viện, hay là sọt rác !.
Số phận của anh và của NCK cũng phải chịu chung một số phận với chúng mà thôi .
Vì thế anh đừng bao giờ đem những điều đó mà khoe với con cháu, đừng khoe với các người trẻ, nhất là đừng khoe với thế hệ thứ hai nhé, tụi nó sẽ cười cho thúi mũi ra đó. Bây giờ một cô gái VN đã lái được cả chiến đấu cơ phản lực nữa, và còn rất nhiều người tài giỏi trong mọi lãnh vực kia, cái vốn quý giá này đã làm cho tụi VC thèm rỏ dãi . Cho nên NCK khi về đầu thú với "lũ khỉ" đã lếu láo tuyên bố đại khái như sau: Chúng tôi có cả 1 kho tàng "chất xám"... hầu mong đó là một món quà (của người phước ta) đầu tay dâng cho chủ .
Sau khi anh đã nhận thấy được con người thực của anh rồi, để từ đó anh bớt hung hăng táo tợn, đừng chạy theo cái tham vọng tồi tệ phản phúc, đừng chạy theo bợ đít kẻ xấu, và nhất là đừng bao giờ "đánh bóng" hay "tôn thờ" kẻ còn đang sống, một khi tham vọng đê hèn của nó nổi lên là nó sẽ làm bậy, sẽ "mửa ra" những lời thối tha khó ngửi như tên NCK vậy, làm cho anh xấu mặt lây và còn bị "chửi" lây như hiện nay vậy đó .
Và cũng từ đó anh thấu hiểu được đâu là chánh nghĩa, mà quay về với cộng đồng dân tộc cùng chung sức đấu tranh diệt bọn cộng phỉ gian manh, dối trá đang hà hiếp 80 triệu dân lành, biến họ thành nô lệ cho chúng. Biến thanh niên, thanh nữ làm nô lệ lao động, tình dục cho khắp các nước trên thế giới hiện nay .
Cả một tập đoàn Việt cộng ngu dốt, ba đời tụi nó xuất thân từ lũ bần cố nông bẩn thỉu, tham lam, quỷ quyệt, dối trá. Chúng còn đang tâm phá rối cộng đồng, lôi kéo những kẻ hám lợi danh và tiền bạc, những kẻ vô liêm sỉ bất nhân, vô đạo đức như những tên "Vịt kiều yêu VC", những tên đón gió trở cờ, những tên phản bội dân tộc những tên hèn hạ điển hình là tên NCK. Chưa thấy quan tài thì chúng chưa thấy đau thương, chưa đổ lệ, nên chúng chưa biết hận thù CS ra sao cả . Khi vợ con chúng bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp và "Bề hội đồng", hoặc bị giết chết xác vất ngoài biển cả. Gia đình chúng phải bị cướp nhà và bị đầy đi vùng "kinh tế mới" hoặc bị đầy đi làm "thủy lợi" không công. Con cái chúng phải bị đầy đi làm lính đánh nhau ở Căm Bốt hoặc bị bỏ xác ngoài mặt trận, hoặc bị cụt chân què tay. Hoặc bị đầy đi làm nô lệ tình dục và nô lệ lao động ở khắp các nước trên thế giới . Hoặc chính chúng phải bị nhốt vào các trại tù của CS thì chúng mới biết hận thù CS như thế nào , mới sáng mắt chó ra để thấy được cái gian manh, cái quỷ quyệt và những cái khốn nạn nhất của bè lũ quỷ đỏ ra sao.
Nay thì chúng cũng chỉ vì miếng ăn bẩn thỉu, vì một chút danh hão, hay vì một quyền lợi nhỏ mọn chúng đã bán rẻ lương tâm, bán rẻ đạo đức (vốn đã hẹp hòi, ti tiện, bẩn thỉu) đang tâm làm tay sai, làm nô lệ cho bè lũ "mặt người dạ thú" , tiếp tay với chúng để hà hiếp dân lành, để chúng dễ bề làm nô lệ cho ngoại bang hầu che lấp những tội lỗi tầy trời của chúng, và để chúng thực hiện mưu đồ đê hèn cái gọi là nghị quyết 36 khốn nạn.
Hơn nữa chúng còn hèn hạ, khuất nhục trước kẻ thù truyền kiếp, đang tâm rước ngoại bang vào dầy xéo mồ mả cha ông của chúng, chúng còn dâng đất, dâng biển cho lũ Tầu "phù" phương Bắc chó má và đê tiện đầy tham vọng bành trướng và bá quyền .
Ngày tàn của bè lũ quỷ Đỏ Việt Cộng không còn bao lâu nữa, hãy chờ xem ...





Nhã Tráng
Một chiến sĩ KQ thuộc Không Đoàn Biên Trấn .

loidieu04
01-10-2010, 02:30 PM
Ôi thôi nói gì CT hể đụng một cái là Moderate , tui chịu thua luôn nên moi rủ cả đám bên CT qua đây nhiều lắm

TAM73F
01-11-2010, 11:35 PM
nói thật thì mất lòng , nhưng phải nói !!! mấy lúc sao này , Diển Đàn CT
bắt đầu tao lao và có đám Việt Cộng con vào ....Admin thì để yên , còn Anh Em
Không Quân VNCH loại xịn thì hở một chút là bị deleted bài , Tôi củng chán cho
nên ra đi giửa ngậm ngùi !!! NT Lôi Điểu nói đúng đó .
TAM73F

Nguyen Hoang Tan
02-20-2010, 08:55 AM
Tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương của CT việc không nên viết bất cứ gì có liên quan đến chuyện xấu tốt của cấp chỉ huy trước
Chuyện xấu tốt của Ông Kỳ hãy để lịch sử phê phán .
NHT

TAM73F
02-26-2010, 09:03 AM
Tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương của CT việc không nên viết bất cứ gì có liên quan đến chuyện xấu tốt của cấp chỉ huy trước
Chuyện xấu tốt của Ông Kỳ hãy để lịch sử phê phán .
NHT

Phỏng vấn do Nguyệt Quế thực hiện
(Trích báo Người Viễn Xứ)
23/11/2004 (GMT+7)


Gặp Gỡ Ông Nguyễn Cao Kỳ !!!

Nhân chuyến về thăm quê hương lần thứ hai của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày đầu tháng 11 vừa qua, phóng viên Người Viễn Xứ đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi xoay quanh tâm tư, tình cảm của ông đối với đất nước.

Chào ông, mục đích của chuyến về thăm Việt Nam lần này của ông là gì, thưa ông?

Lần này tôi về Việt Nam có hai lý do. Do lần về nước trước đây tôi chưa có dịp thăm hết quê hương. Lần này tôi tiếp tục dự định của mình. Đồng thời, tôi muốn thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở Việt Nam. Chuyến về thăm quê hương lần này, tôi có mời hai nhà đầu tư người Mỹ cùng về. Đó là chuyên viên kiến trúc sân golf. Ông này là một trong “tứ đại gia” về xây cất sân golf ở nước Mỹ. Và vị khách thứ hai là chuyên gia xây cất những khách sạn nổi tiếng ở Mỹ. Đây là dịp để tôi có thể giới thiệu đất nước mình cho người nước ngoài biết đến. Họ rất chú trọng đến du lịch Việt Nam. Theo tôi biết, xu thế làm du lịch hiện nay, thì các khu du lịch phải hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… mà bên cạnh đó còn cần phải chú trọng đến sân golf và các loại hình dịch vụ khác nhằm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi đã gặp một số vị ở các Tổng Công ty xây dựng trong nước, tôi thấy nơi nào cũng mở mang xây dựng đẹp hơn, khang trang hơn rất nhiều, nếu tôi đóng góp được gì thì tôi sẽ đóng góp. Phú Quốc không chỉ là cảnh quan đẹp hiếm hoi của đất nước mà còn là nơi có thể phát triển du lịch có tầm quốc tế. Theo ý kiến của cá nhân tôi, Chính phủ nên có chương trình phát triển Phú Quốc để có thể biến Phú Quốc không chỉ là Trung tâm du lịch mà còn là Trung tâm Tài chính quốc tế. Tôi quen nhiều người ở nước ngoài nên muốn giới thiệu họ với Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng kêu gọi một số nhà doanh nghiệp nước ngoài mà tôi quen biết đầu tư vào Việt Nam.

Thái độ của cộng đồng người Việt tại Mỹ thế nào, khi biết ông về thăm quê hương lần này?

Sự phản ứng mạnh mẽ của một số người trước khi tôi về Việt Nam của chuyến thăm lần trước và trong lúc tôi đang ở thăm Việt Nam. Thậm chí, họ còn tham gia biểu tình. Khi tôi về lại bên Mỹ thì không hề có sự phản ứng nào nữa. Để giải thích hiện tượng đó, tôi nghĩ rằng trước khi tôi đi, hoặc khi tôi còn đang ở Việt Nam, một số người ở hải ngoại không biết tôi về VN làm gì, tôi nói gì và tôi đi đứng làm sao, tôi gặp những ai… vì thế họ phải “đánh phủ đầu” trước. Họ chưa biết chuyện gì, họ đã biểu tình và viết những chuyện không đúng sự thật. Phần lớn họ viết những chuyện gán ghép với những việc tôi không làm và tôi không nói nhằm mục đích thông tin sai lệch. Sau khi tôi về VN, tôi làm gì, nói gì, đều công khai cả, báo chí trong nước và quốc tế đều đăng hết. Mọi chuyện đã rõ ràng rồi, họ mới thấy chuyến đi của tôi thật sự là muốn về thăm quê hương, đất nước. Nếu như không có lợi nhiều, thì chắc chắn cũng không có gì hại cả. Đa số những người trầm lặng, bình thường nhưng tử tế thì họ cũng nhìn thấy tôi chẳng làm điều gì sai quấy. Và khi họ đã thấy rõ như vậy thì không có lý do gì để làm ồn ào, đi đến cực đoan chống đối.

Có những người chống đối việc tôi về nước, nhưng tôi biết họ cũng đã về quê hương nhiều lần. Ngay cả những anh em cựu quân nhân trong quân đội trước đây cũng thế, họ cũng đã về quê hương và khi gặp tôi họ đều kể rằng: “Bây giờ về quê hương thích lắm, ông à. Gần như bây giờ hàng năm, cứ mỗi lần nghỉ hè, có rất nhiều người về Việt Nam đấy”.

Phải nhìn nhận một yếu tố là mười mấy năm nay, số Việt kiều về thăm quê hương ngày càng đông, có những người cũng đã về nước đầu tư. Số tiền ở hải ngoại gửi về quê hương giúp đỡ người thân, đầu tư làm ăn mỗi năm cũng đã tăng lên đến 4 – 5 tỷ đồng. Tất cả những người đó có khi họ còn hiểu chuyện đất nước hơn tôi nữa đấy chứ.

Dựa trên những chuyện đó, chúng ta sẽ hiểu rằng người Việt ở hải ngoại đã nghĩ gì? Còn nếu như chỉ lấy hiện tượng một hai ông Việt kiều hay một hai nhóm ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp… lên tiếng chống đối, hay chửi bới mà nói đó là ý kiến của người Việt ở hải ngoại thì tôi nghĩ là không đúng.

Tôi đã từng trao đổi với các vị lãnh đạo trong nước. Những người có trách nhiệm với đất nước cũng hiểu, sớm muộn gì thì đất nước chúng ta cũng sẽ hòa nhập với quốc tế, hòa nhịp với sự tiến triển của nhân loại. Hơn nữa chúng ta cũng thấy rằng cả thế giới thay đổi. Tất cả đều hiểu, đất nước chúng ta cũng phải hòa nhập quốc tế. Đất nước một khi đã thịnh vượng, người dân được cơm no áo ấm, thì phải nhìn nhận thực tế là xã hội đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, Việt kiều cũng phải thay đổi quan điểm của mình.

Điều gì đã khiến ông suy nghĩ như vậy?

Tại sao tôi phải giấu tâm tư của tôi. Hơn nữa, tôi biết chắc rằng một cái tâm hướng về đất nước cũng như ánh mặt trời soi rọi bóng đêm, làm sao bóng đêm có thể che ánh nắng mặt trời được. Tôi có thể nói lại cái thời chiến chia đôi đất nước. Tôi không bao giờ muốn đất nước chia đôi. Đất nước và dân tộc ta phải nói là đã trải qua thời kỳ quốc nạn bị những thế lực bên ngoài cạnh tranh chia rẽ đất nước chúng ta. Trên phương diện lịch sử, có một người dân VN yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước làm đôi, làm ba, làm bốn không? Trên phương diện con người, có ai muốn rằng người VN muốn chém giết lẫn nhau không? Khi nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng, người dân Việt luôn luôn muốn có một Việt Nam thống nhất.

Và bây giờ khi đã chấm dứt sự phân chia Nam Bắc rồi, chấm dứt sự tương tàn rồi, nếu còn lại cái gì thì chỉ còn hướng về tương lai thôi. Một số Việt kiều ở hải ngoại cứ nói những hận thù dĩ vãng. Sự hận thù đó sẽ kéo dài đến bao giờ? Chúng ta phải nhìn nhận rằng, sớm muộn rồi thì sự hận thù cũng sẽ chấm dứt. Tại sao mình không chứng tỏ là mình có trí tuệ và biết yêu nước. Tại sao cứ nói mãi sự hận thù để rồi đến một ngày nào đó mang xuống tuyền đài và biết chắc rằng sự hận thù giữa người cùng dân tộc sẽ không còn nữa. Tôi nghĩ, trước sau gì người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài cũng sẽ bắt tay với nhau thôi.

Ông thấy Việt Nam hiện nay thế nào, trong chuyến thăm lần này, thưa ông?

Tôi đã từng là phi công, nên tôi nhìn đất nước từ trên cao rất rõ. Trước 1975, khi bay trên cao tôi nhìn thấy khắp nơi lồi lõm những hố bom cày xới, đó là bộ mặt của sự chết chóc. Còn bây giờ tôi thấy những xa lộ, đường cao tốc, tỉnh lộ rộng lớn, những con đường nối liền ở nơi này và nơi kia. Nhiều nhà cao tầng đua nhau mọc lên, nhìn rất thích mắt.

Khoảng cách giữa các quốc gia ngày nay ngày càng thu nhỏ. Tôi không biết ngày xưa ai đã chủ trương “thế giới đại đồng”, ngày hôm nay đã là “làng toàn cầu hóa”, là sự phát triển kinh tế. Ở thế kỷ XXI này theo tôi, sẽ chủ yếu là phát triển kinh tế, đem lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Việt Nam chúng ta cũng sẽ phải đi vào con đường đó, tất nhiên VN đi sau họ thiếu cả tiền bạc, chất xám thì phải gặp khó khăn. Tôi đã từng trả lời một ông nhà báo Việt kiều ở đài BBC, ông ấy hỏi tôi ”Ông lạc quan hay bi quan?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi lạc quan chứ, khi nhìn về tương lai đất nước của mình mà anh bi quan thì anh nghĩ đến chuyện đất nước này trở thành một “Giao Chỉ quận” nữa à?”. Nói như thế cho dù ở giai đoạn khó khăn nào thì rồi đến lúc chúng ta cũng phải ngang vai với những “con rồng” ở Á Châu.

Thời gian vừa qua ông đã có dịp đi nhiều nơi trong nước, chắc là ông cũng có đôi điều nhận xét về thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam?

Thế mạnh kinh tế của Việt Nam đó là du lịch. Việt Nam có hơn 1.000 cây số bờ biển trải dài từ Nam đến Bắc. Nơi nào Việt Nam có bờ biển là nơi đó có thể là điểm phát triển du lịch quốc tế. Ở miền Bắc có Hạ Long, Tuần Châu… chúng ta sẽ thu hút du khách từ các nước láng giềng: Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Ở phía Nam, thu hút được các nước lân cận như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan. Ở miền Trung có thể thu hút nhiều nước khác đến và thu hút ở cả hai miền Nam Bắc. Chúng ta có cả hàng trăm khu du lịch. Vì vậy, lần này, tôi ra Bắc để thăm đảo Tuần Châu và vịnh Hạ Long – khu du lịch quốc tế của Việt Nam và cũng là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

Một phần nữa, tôi muốn làm sao giới thiệu, thuyết phục những doanh nhân tầm cỡ ở bên ngoài họ chấp nhận đầu tư trong nước để tiếp tay trong việc chấn hưng kinh tế đất nước. Lần này có mấy người bạn Mỹ cùng về, tôi chú trọng đến ngành du lịch. Theo kinh nghiệm của các nước, ở nước ngoài khi họ mới mở mang, ngành du lịch là ngành bỏ ít vốn nhưng thu lại tiền mặt rất lớn. Bên cạnh đó, nếu mình mở mang du lịch hấp dẫn thì cũng là dịp giới thiệu đất nước mình, cho người ta biết tới.

Có thông tin cho rằng: Chị Nguyễn Cao Kỳ Duyên - ái nữ của ông được Hãng phim Việt kiều mời tham gia đóng phim tại Việt Nam?

Trước hết, tôi bảo bây giờ những đứa như Kỳ Duyên đã “đủ lông, đủ cánh” thì nó cứ muốn làm những gì nó thích. Nó không muốn làm luật sư mà muốn làm diễn viên thì tại sao không? Ngay mới đây thôi cũng có nhóm làm phim trong nước đặt vấn đề làm phim về cuộc đời của tôi. Để xem như thế nào, tùy theo khả năng của đạo diễn thực hiện bộ phim đó ra sao, nếu làm phim chững chạc cũng có thể thành công trên phương diện tài chính. Tôi biết được rằng cuộc đời tôi cũng có nhiều người chưa hiểu hoặc hiểu lầm, nếu bây giờ có một ông đạo diễn nào hiểu về cuộc đời tôi và làm phim thì tôi sẵn lòng thôi. Diễn viên Hongkong Lữ Lương Vỹ đã đặt vấn đề với tôi: “Nếu có ai làm phim về ông và tôi được đóng vai của ông thì tôi rất hân hạnh”. Lữ Lương Vỹ là người gốc Chợ Lớn, rất nổi tiếng ở HongKong

Chắc là việc tham gia vào bộ phim ấy của chị Kỳ Duyên nhận được sự hoan nghênh của bà con Việt kiều tại Mỹ?

Cũng có những phản ứng khác nhau - người ủng hộ kẻ phản đối… Mới đầu tôi cũng coi sự phản đối đó là nặng, nhưng bây giờ thì thấy rất buồn cười.

Những chuyện chống đối của họ không có chính nghĩa đâu, có gì mà chúng ta phải sợ họ. Cứ tin tôi đi, nếu vậy tôi cứ bảo Kỳ Duyên đóng phim đi và không có người nào dám chống lại đâu. Miễn sao nội dung phim hay, Kỳ Duyên diễn tốt, người ta đi xem đông là được. Những chuyện như thế mà chống đối, nhất là đối với lĩnh vực nghệ thuật thì còn gì gọi là tự do ở một quốc gia như nước Mỹ nữa. Sự chống đối đó là gì? Nó đã trở thành trò chơi tiền sử rồi. Ở một quốc gia lúc nào cũng vỗ ngực xưng mình chiến đấu cho tự do, mà lại đi cấm những người khác không được tự do thì họ là gì? Họ còn độc tài hơn những gì họ chống đối. Nếu Kỳ Duyên sợ chuyện đó, thì khi tôi về tôi sẽ bảo “con cứ làm đi, đừng sợ gì cả và phải nhập vai sao cho thật tốt”.

Ngay bây giờ nếu Kỳ Duyên có được mời đóng vai nữ cán bộ cộng sản thời trước 1975 mà đóng cho thật hay thì tôi cũng sẽ OK. Người nghệ sĩ đóng phim tại sao chỉ đóng mỗi vai công chúa? Nghệ thuật mà còn chưa hiểu vấn đề tự do của nghệ thuật, thì còn nói chuyện chính trị lăng nhăng làm gì. Điều quan trọng là chất lượng bộ phim đó sẽ như thế nào, vốn đầu tư cho bộ phim và phương tiện làm phim ra sao?

Ở nước ngoài cũng khá lâu, chắc là ông hiểu nhiều về người Việt Nam sống xa xứ, cụ thể là bà con ở Mỹ?

Tôi nghĩ rằng, Việt kiều đã trở thành công dân của một đất nước xa lạ, thì dù có yêu nước cũng không thể xem như người Việt trong nước được. Bởi vì họ đã sống trong một môi trường khác hẳn với người Việt trong nước, được hưởng nền giáo dục khác. Thực tế cuộc sống ở Mỹ hiện nay, một Bác sĩ phần lớn ở nhà một triệu, hai triệu USD trở lên, nhưng không phải trả bằng tiền mặt. Tôi vẫn gọi đó là những anh gác-dan bởi vì họ phải trả đến 30 năm mới hết nợ tiền mua nhà. Một ngày nào đó bị mất việc làm mà không đủ tiền trả thì mọi thứ bị lấy lại hết.

Đối với người Việt ở hải ngoại, làm sao Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được đường lối phát triển kinh tế trong nước hiện nay là đúng. Để tùy từng người có thể đóng góp xây dựng. Về chính trị, nếu bớt đi sự chống đối của người Việt ở hải ngoại thì sẽ tốt đẹp hơn thôi. Điều đó, chính những người thuộc chính quyền Mỹ đã từng nói với tôi trước đây: “Làm sao ông có thể giúp chúng tôi, để họ (Việt kiều) bớt đi sự chống đối ồn ào, để chúng tôi có thể được yên ổn, suông sẻ trong việc điều hành và cũng nhằm giúp chính quyền Mỹ có thể sớm giao thương bắt tay với Việt Nam”.

Ông có nghĩ rằng một ngày nào đó, ông sẽ về ở hẳn tại Việt Nam không, thưa ông?

Tôi nghĩ sắp tới, những Việt kiều có nhiều định kiến cũng sẽ về Việt Nam. Sau chuyến về Việt Nam của tôi lần trước, có nhiều anh em đã nói với tôi: Nếu ông về như vậy thì một ngày nào đó chúng tôi cũng sẽ về Việt Nam. Nói thật, các cụ già bên Mỹ khổ lắm. Khi về già, các cụ phải vô viện dưỡng lão. Thật ra, không phải con cái bất hiếu với mình, nhưng chúng nó có cuộc sống riêng của nó. Không thể nào như ở Việt Nam, bà con anh em, chòm xóm có thể quan tâm đến nhau. Khi nhiều Việt kiều nghe nói tôi sẽ về, họ vẫn chưa tin. Nhưng họ nói nếu tôi về sống ở Việt Nam thì họ cũng sẽ về.

Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được về sống ở Việt Nam, tại sao không? Ở đâu trên đất nước Việt Nam, tôi cũng đều có cảm tưởng là quê hương của tôi cả. Tôi đã từng tâm sự với mấy anh em ở Việt Nam: một ngày nào có được đường xe lửa thật sự cao tốc như Nhật, như Pháp chạy tốc độ cao mấy trăm cây số giờ thì rất là sung sướng. Tôi hết sức lạc quan và tin tưởng, nhất là khi gặp những anh em trong nước có trách nhiệm trong việc mở mang phát triển kinh tế đất nước, với sự hiểu biết, trí tuệ như vậy thì kinh tế của đất nước trong tương lai sẽ phát triển.

Xin cảm ơn ông.

TAM73F
02-26-2010, 09:34 AM
Phỏng vấn do Nguyệt Quế thực hiện
(Trích báo Người Viễn Xứ)
23/11/2004 (GMT+7)


Gặp Gỡ Ông Nguyễn Cao Kỳ !!!

Nhân chuyến về thăm quê hương lần thứ hai của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày đầu tháng 11 vừa qua, phóng viên Người Viễn Xứ đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi xoay quanh tâm tư, tình cảm của ông đối với đất nước.

Chào ông, mục đích của chuyến về thăm Việt Nam lần này của ông là gì, thưa ông?

Lần này tôi về Việt Nam có hai lý do. Do lần về nước trước đây tôi chưa có dịp thăm hết quê hương. Lần này tôi tiếp tục dự định của mình. Đồng thời, tôi muốn thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở Việt Nam. Chuyến về thăm quê hương lần này, tôi có mời hai nhà đầu tư người Mỹ cùng về. Đó là chuyên viên kiến trúc sân golf. Ông này là một trong “tứ đại gia” về xây cất sân golf ở nước Mỹ. Và vị khách thứ hai là chuyên gia xây cất những khách sạn nổi tiếng ở Mỹ. Đây là dịp để tôi có thể giới thiệu đất nước mình cho người nước ngoài biết đến. Họ rất chú trọng đến du lịch Việt Nam. Theo tôi biết, xu thế làm du lịch hiện nay, thì các khu du lịch phải hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… mà bên cạnh đó còn cần phải chú trọng đến sân golf và các loại hình dịch vụ khác nhằm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi đã gặp một số vị ở các Tổng Công ty xây dựng trong nước, tôi thấy nơi nào cũng mở mang xây dựng đẹp hơn, khang trang hơn rất nhiều, nếu tôi đóng góp được gì thì tôi sẽ đóng góp. Phú Quốc không chỉ là cảnh quan đẹp hiếm hoi của đất nước mà còn là nơi có thể phát triển du lịch có tầm quốc tế. Theo ý kiến của cá nhân tôi, Chính phủ nên có chương trình phát triển Phú Quốc để có thể biến Phú Quốc không chỉ là Trung tâm du lịch mà còn là Trung tâm Tài chính quốc tế. Tôi quen nhiều người ở nước ngoài nên muốn giới thiệu họ với Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng kêu gọi một số nhà doanh nghiệp nước ngoài mà tôi quen biết đầu tư vào Việt Nam.

Thái độ của cộng đồng người Việt tại Mỹ thế nào, khi biết ông về thăm quê hương lần này?

Sự phản ứng mạnh mẽ của một số người trước khi tôi về Việt Nam của chuyến thăm lần trước và trong lúc tôi đang ở thăm Việt Nam. Thậm chí, họ còn tham gia biểu tình. Khi tôi về lại bên Mỹ thì không hề có sự phản ứng nào nữa. Để giải thích hiện tượng đó, tôi nghĩ rằng trước khi tôi đi, hoặc khi tôi còn đang ở Việt Nam, một số người ở hải ngoại không biết tôi về VN làm gì, tôi nói gì và tôi đi đứng làm sao, tôi gặp những ai… vì thế họ phải “đánh phủ đầu” trước. Họ chưa biết chuyện gì, họ đã biểu tình và viết những chuyện không đúng sự thật. Phần lớn họ viết những chuyện gán ghép với những việc tôi không làm và tôi không nói nhằm mục đích thông tin sai lệch. Sau khi tôi về VN, tôi làm gì, nói gì, đều công khai cả, báo chí trong nước và quốc tế đều đăng hết. Mọi chuyện đã rõ ràng rồi, họ mới thấy chuyến đi của tôi thật sự là muốn về thăm quê hương, đất nước. Nếu như không có lợi nhiều, thì chắc chắn cũng không có gì hại cả. Đa số những người trầm lặng, bình thường nhưng tử tế thì họ cũng nhìn thấy tôi chẳng làm điều gì sai quấy. Và khi họ đã thấy rõ như vậy thì không có lý do gì để làm ồn ào, đi đến cực đoan chống đối.

Có những người chống đối việc tôi về nước, nhưng tôi biết họ cũng đã về quê hương nhiều lần. Ngay cả những anh em cựu quân nhân trong quân đội trước đây cũng thế, họ cũng đã về quê hương và khi gặp tôi họ đều kể rằng: “Bây giờ về quê hương thích lắm, ông à. Gần như bây giờ hàng năm, cứ mỗi lần nghỉ hè, có rất nhiều người về Việt Nam đấy”.

Phải nhìn nhận một yếu tố là mười mấy năm nay, số Việt kiều về thăm quê hương ngày càng đông, có những người cũng đã về nước đầu tư. Số tiền ở hải ngoại gửi về quê hương giúp đỡ người thân, đầu tư làm ăn mỗi năm cũng đã tăng lên đến 4 – 5 tỷ đồng. Tất cả những người đó có khi họ còn hiểu chuyện đất nước hơn tôi nữa đấy chứ.

Dựa trên những chuyện đó, chúng ta sẽ hiểu rằng người Việt ở hải ngoại đã nghĩ gì? Còn nếu như chỉ lấy hiện tượng một hai ông Việt kiều hay một hai nhóm ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp… lên tiếng chống đối, hay chửi bới mà nói đó là ý kiến của người Việt ở hải ngoại thì tôi nghĩ là không đúng.

Tôi đã từng trao đổi với các vị lãnh đạo trong nước. Những người có trách nhiệm với đất nước cũng hiểu, sớm muộn gì thì đất nước chúng ta cũng sẽ hòa nhập với quốc tế, hòa nhịp với sự tiến triển của nhân loại. Hơn nữa chúng ta cũng thấy rằng cả thế giới thay đổi. Tất cả đều hiểu, đất nước chúng ta cũng phải hòa nhập quốc tế. Đất nước một khi đã thịnh vượng, người dân được cơm no áo ấm, thì phải nhìn nhận thực tế là xã hội đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, Việt kiều cũng phải thay đổi quan điểm của mình.

Điều gì đã khiến ông suy nghĩ như vậy?

Tại sao tôi phải giấu tâm tư của tôi. Hơn nữa, tôi biết chắc rằng một cái tâm hướng về đất nước cũng như ánh mặt trời soi rọi bóng đêm, làm sao bóng đêm có thể che ánh nắng mặt trời được. Tôi có thể nói lại cái thời chiến chia đôi đất nước. Tôi không bao giờ muốn đất nước chia đôi. Đất nước và dân tộc ta phải nói là đã trải qua thời kỳ quốc nạn bị những thế lực bên ngoài cạnh tranh chia rẽ đất nước chúng ta. Trên phương diện lịch sử, có một người dân VN yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước làm đôi, làm ba, làm bốn không? Trên phương diện con người, có ai muốn rằng người VN muốn chém giết lẫn nhau không? Khi nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng, người dân Việt luôn luôn muốn có một Việt Nam thống nhất.

Và bây giờ khi đã chấm dứt sự phân chia Nam Bắc rồi, chấm dứt sự tương tàn rồi, nếu còn lại cái gì thì chỉ còn hướng về tương lai thôi. Một số Việt kiều ở hải ngoại cứ nói những hận thù dĩ vãng. Sự hận thù đó sẽ kéo dài đến bao giờ? Chúng ta phải nhìn nhận rằng, sớm muộn rồi thì sự hận thù cũng sẽ chấm dứt. Tại sao mình không chứng tỏ là mình có trí tuệ và biết yêu nước. Tại sao cứ nói mãi sự hận thù để rồi đến một ngày nào đó mang xuống tuyền đài và biết chắc rằng sự hận thù giữa người cùng dân tộc sẽ không còn nữa. Tôi nghĩ, trước sau gì người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài cũng sẽ bắt tay với nhau thôi.

Ông thấy Việt Nam hiện nay thế nào, trong chuyến thăm lần này, thưa ông?

Tôi đã từng là phi công, nên tôi nhìn đất nước từ trên cao rất rõ. Trước 1975, khi bay trên cao tôi nhìn thấy khắp nơi lồi lõm những hố bom cày xới, đó là bộ mặt của sự chết chóc. Còn bây giờ tôi thấy những xa lộ, đường cao tốc, tỉnh lộ rộng lớn, những con đường nối liền ở nơi này và nơi kia. Nhiều nhà cao tầng đua nhau mọc lên, nhìn rất thích mắt.

Khoảng cách giữa các quốc gia ngày nay ngày càng thu nhỏ. Tôi không biết ngày xưa ai đã chủ trương “thế giới đại đồng”, ngày hôm nay đã là “làng toàn cầu hóa”, là sự phát triển kinh tế. Ở thế kỷ XXI này theo tôi, sẽ chủ yếu là phát triển kinh tế, đem lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Việt Nam chúng ta cũng sẽ phải đi vào con đường đó, tất nhiên VN đi sau họ thiếu cả tiền bạc, chất xám thì phải gặp khó khăn. Tôi đã từng trả lời một ông nhà báo Việt kiều ở đài BBC, ông ấy hỏi tôi ”Ông lạc quan hay bi quan?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi lạc quan chứ, khi nhìn về tương lai đất nước của mình mà anh bi quan thì anh nghĩ đến chuyện đất nước này trở thành một “Giao Chỉ quận” nữa à?”. Nói như thế cho dù ở giai đoạn khó khăn nào thì rồi đến lúc chúng ta cũng phải ngang vai với những “con rồng” ở Á Châu.

Thời gian vừa qua ông đã có dịp đi nhiều nơi trong nước, chắc là ông cũng có đôi điều nhận xét về thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam?

Thế mạnh kinh tế của Việt Nam đó là du lịch. Việt Nam có hơn 1.000 cây số bờ biển trải dài từ Nam đến Bắc. Nơi nào Việt Nam có bờ biển là nơi đó có thể là điểm phát triển du lịch quốc tế. Ở miền Bắc có Hạ Long, Tuần Châu… chúng ta sẽ thu hút du khách từ các nước láng giềng: Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Ở phía Nam, thu hút được các nước lân cận như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan. Ở miền Trung có thể thu hút nhiều nước khác đến và thu hút ở cả hai miền Nam Bắc. Chúng ta có cả hàng trăm khu du lịch. Vì vậy, lần này, tôi ra Bắc để thăm đảo Tuần Châu và vịnh Hạ Long – khu du lịch quốc tế của Việt Nam và cũng là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

Một phần nữa, tôi muốn làm sao giới thiệu, thuyết phục những doanh nhân tầm cỡ ở bên ngoài họ chấp nhận đầu tư trong nước để tiếp tay trong việc chấn hưng kinh tế đất nước. Lần này có mấy người bạn Mỹ cùng về, tôi chú trọng đến ngành du lịch. Theo kinh nghiệm của các nước, ở nước ngoài khi họ mới mở mang, ngành du lịch là ngành bỏ ít vốn nhưng thu lại tiền mặt rất lớn. Bên cạnh đó, nếu mình mở mang du lịch hấp dẫn thì cũng là dịp giới thiệu đất nước mình, cho người ta biết tới.

Có thông tin cho rằng: Chị Nguyễn Cao Kỳ Duyên - ái nữ của ông được Hãng phim Việt kiều mời tham gia đóng phim tại Việt Nam?

Trước hết, tôi bảo bây giờ những đứa như Kỳ Duyên đã “đủ lông, đủ cánh” thì nó cứ muốn làm những gì nó thích. Nó không muốn làm luật sư mà muốn làm diễn viên thì tại sao không? Ngay mới đây thôi cũng có nhóm làm phim trong nước đặt vấn đề làm phim về cuộc đời của tôi. Để xem như thế nào, tùy theo khả năng của đạo diễn thực hiện bộ phim đó ra sao, nếu làm phim chững chạc cũng có thể thành công trên phương diện tài chính. Tôi biết được rằng cuộc đời tôi cũng có nhiều người chưa hiểu hoặc hiểu lầm, nếu bây giờ có một ông đạo diễn nào hiểu về cuộc đời tôi và làm phim thì tôi sẵn lòng thôi. Diễn viên Hongkong Lữ Lương Vỹ đã đặt vấn đề với tôi: “Nếu có ai làm phim về ông và tôi được đóng vai của ông thì tôi rất hân hạnh”. Lữ Lương Vỹ là người gốc Chợ Lớn, rất nổi tiếng ở HongKong

Chắc là việc tham gia vào bộ phim ấy của chị Kỳ Duyên nhận được sự hoan nghênh của bà con Việt kiều tại Mỹ?

Cũng có những phản ứng khác nhau - người ủng hộ kẻ phản đối… Mới đầu tôi cũng coi sự phản đối đó là nặng, nhưng bây giờ thì thấy rất buồn cười.

Những chuyện chống đối của họ không có chính nghĩa đâu, có gì mà chúng ta phải sợ họ. Cứ tin tôi đi, nếu vậy tôi cứ bảo Kỳ Duyên đóng phim đi và không có người nào dám chống lại đâu. Miễn sao nội dung phim hay, Kỳ Duyên diễn tốt, người ta đi xem đông là được. Những chuyện như thế mà chống đối, nhất là đối với lĩnh vực nghệ thuật thì còn gì gọi là tự do ở một quốc gia như nước Mỹ nữa. Sự chống đối đó là gì? Nó đã trở thành trò chơi tiền sử rồi. Ở một quốc gia lúc nào cũng vỗ ngực xưng mình chiến đấu cho tự do, mà lại đi cấm những người khác không được tự do thì họ là gì? Họ còn độc tài hơn những gì họ chống đối. Nếu Kỳ Duyên sợ chuyện đó, thì khi tôi về tôi sẽ bảo “con cứ làm đi, đừng sợ gì cả và phải nhập vai sao cho thật tốt”.

Ngay bây giờ nếu Kỳ Duyên có được mời đóng vai nữ cán bộ cộng sản thời trước 1975 mà đóng cho thật hay thì tôi cũng sẽ OK. Người nghệ sĩ đóng phim tại sao chỉ đóng mỗi vai công chúa? Nghệ thuật mà còn chưa hiểu vấn đề tự do của nghệ thuật, thì còn nói chuyện chính trị lăng nhăng làm gì. Điều quan trọng là chất lượng bộ phim đó sẽ như thế nào, vốn đầu tư cho bộ phim và phương tiện làm phim ra sao?

Ở nước ngoài cũng khá lâu, chắc là ông hiểu nhiều về người Việt Nam sống xa xứ, cụ thể là bà con ở Mỹ?

Tôi nghĩ rằng, Việt kiều đã trở thành công dân của một đất nước xa lạ, thì dù có yêu nước cũng không thể xem như người Việt trong nước được. Bởi vì họ đã sống trong một môi trường khác hẳn với người Việt trong nước, được hưởng nền giáo dục khác. Thực tế cuộc sống ở Mỹ hiện nay, một Bác sĩ phần lớn ở nhà một triệu, hai triệu USD trở lên, nhưng không phải trả bằng tiền mặt. Tôi vẫn gọi đó là những anh gác-dan bởi vì họ phải trả đến 30 năm mới hết nợ tiền mua nhà. Một ngày nào đó bị mất việc làm mà không đủ tiền trả thì mọi thứ bị lấy lại hết.

Đối với người Việt ở hải ngoại, làm sao Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được đường lối phát triển kinh tế trong nước hiện nay là đúng. Để tùy từng người có thể đóng góp xây dựng. Về chính trị, nếu bớt đi sự chống đối của người Việt ở hải ngoại thì sẽ tốt đẹp hơn thôi. Điều đó, chính những người thuộc chính quyền Mỹ đã từng nói với tôi trước đây: “Làm sao ông có thể giúp chúng tôi, để họ (Việt kiều) bớt đi sự chống đối ồn ào, để chúng tôi có thể được yên ổn, suông sẻ trong việc điều hành và cũng nhằm giúp chính quyền Mỹ có thể sớm giao thương bắt tay với Việt Nam”.

Ông có nghĩ rằng một ngày nào đó, ông sẽ về ở hẳn tại Việt Nam không, thưa ông?

Tôi nghĩ sắp tới, những Việt kiều có nhiều định kiến cũng sẽ về Việt Nam. Sau chuyến về Việt Nam của tôi lần trước, có nhiều anh em đã nói với tôi: Nếu ông về như vậy thì một ngày nào đó chúng tôi cũng sẽ về Việt Nam. Nói thật, các cụ già bên Mỹ khổ lắm. Khi về già, các cụ phải vô viện dưỡng lão. Thật ra, không phải con cái bất hiếu với mình, nhưng chúng nó có cuộc sống riêng của nó. Không thể nào như ở Việt Nam, bà con anh em, chòm xóm có thể quan tâm đến nhau. Khi nhiều Việt kiều nghe nói tôi sẽ về, họ vẫn chưa tin. Nhưng họ nói nếu tôi về sống ở Việt Nam thì họ cũng sẽ về.

Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được về sống ở Việt Nam, tại sao không? Ở đâu trên đất nước Việt Nam, tôi cũng đều có cảm tưởng là quê hương của tôi cả. Tôi đã từng tâm sự với mấy anh em ở Việt Nam: một ngày nào có được đường xe lửa thật sự cao tốc như Nhật, như Pháp chạy tốc độ cao mấy trăm cây số giờ thì rất là sung sướng. Tôi hết sức lạc quan và tin tưởng, nhất là khi gặp những anh em trong nước có trách nhiệm trong việc mở mang phát triển kinh tế đất nước, với sự hiểu biết, trí tuệ như vậy thì kinh tế của đất nước trong tương lai sẽ phát triển.

Xin cảm ơn ông.






Nguyễn Cao Kỳ

Phỏng vấn của Việt Weekly ngày 3 tháng 2, 2006

Ô Quan Hạ

Việt Weekly: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu thủ tướng và cựu phó tổng thống miền Nam Việt Nam, khi quyết định trở về Việt Nam vào hai năm trước, đã bị báo chí hải ngoại và các đoàn thể chính trị phê bình nặng nề. Ông là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng ông phản bội đồng đội. Có người nghĩ rằng ông được Mỹ bật đèn xanh. Trong hai năm qua, ít ai biết về những sinh hoạt của ông. Được biết, điều kiện sinh sống của ông tại Việt Nam khá đầy đủ. Ông sống tại khách sạn Sheraton ở Sài Gòn, có thầy thuốc riêng, có vệ sĩ giữ an ninh và nhân viên bộ ngoại giao thăm hỏi thường xuyên. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã đi và tiếp xúc nhiều với các nhân vật chính quyền và dân chúng từ Nam chí Bắc. Là người từng lãnh đạo quốc gia, cái nhìn và đánh giá của ông về hiện thực xã hội Việt Nam hôm nay, là những tiết lộ vô cùng quý giá. Nhân dịp ông trở lại California, mặc dù không muốn tiếp xúc với báo chí, nhưng ông đã dành cho Việt Weekly một cuộc phỏng vấn riêng vào chiều thứ Sáu ngày 3 tháng 2 năm 2006. Sau đây là nguyên văn buổi nói chuyện.

VW: Theo sự nhận xét của ông, hiện nay giới lãnh đạo ở Việt Nam đang chọn theo khuynh hướng thân Trung Quốc, thân Mỹ, một hướng riêng, hay họ mất phương hướng?

NCK: Với cái nhìn và suy nghĩ của tôi, thật ra từ khi họ đổi mới theo kinh tế thị trường, mình cũng hiểu ngay đó là con đường đi theo, giống như Trung Quốc bây giờ. Tức là đi theo một nền kinh tế tự do, kinh tế tư bản, theo đường hướng của người Mỹ. Nhưng mà tất nhiên, với một dĩ vãng, họ cũng có những giằng co. Lúc trước, còn có Nga, bây giờ thì chỉ còn có Tàu với Mỹ thôi. Nhưng mà theo tôi, có lẽ, họ ngả theo con đường của người da trắng, tức là con đường của người Mỹ. Nếu có phe nào đi theo Trung Quốc, chống lại khuynh hướng đó, chắc là không có nhiều. Còn nếu có những người nào chưa tin có thể làm đồng minh hay bạn với Mỹ, tôi nghĩ không phải vì họ thích ngả theo Tàu, mà thật sự tại vì, họ chưa tin được người Mỹ.

VW: Có phải bởi vì kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, họ đã chứng kiến người Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam?



Thủ tướng Kỳ nói chuyện với “anh em” ở Gio Linh, 28/3/1967 — Ảnh: Robert Kersey, Stars and Stripes


--------------------------------------------------------------------------------


NCK: Một phần, nhưng mà chính là vì họ chưa hiểu rõ người Mỹ. Nhìn vào kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, họ vẫn sợ — ông Mỹ, bạn ngày hôm nay, ngày mai, ổng lại bỏ rơi. Thật ra trong lúc nói chuyện với những anh em, tôi cũng giải thích với họ rất nhiều về người Mỹ.

VW: Ông nói chuyện với những người thuộc thành phần lãnh đạo, có phải ở những chức vụ cao cấp nhất hay không và trao đổi những đề tài gì?

NCK: Trong hai năm, tôi cũng gặp nhiều người lắm. Có thể nói, gặp tôi, họ nghĩ rằng tôi là một trong những người miền Nam hiếm có, mà có thể nói là hiểu và quen thuộc với nước Mỹ và người Mỹ. Những gì mình biết về người Mỹ, nhất là những kinh nghiệm dĩ vãng, và 30 năm sống ở Mỹ, là những kinh nghiệm rất quý báu để giúp họ hiểu biết người Mỹ và nước Mỹ nhiều hơn.

VW: Trong những trao đổi với họ về nước Mỹ, câu hỏi nào của họ nói lên quan tâm lớn nhất của họ về mối quan hệ với nước Mỹ?

NCK: Chính là họ hỏi “liệu mình có tin được người Mỹ hay không?”

VW: Ông trả lời ra sao !

NCK: Tôi trả lời rằng, ngay bây giờ các anh hỏi vậy, nhưng phía người Mỹ hỏi rằng “liệu có tin được Việt Nam hay không?” Họ nói rằng các anh muốn thân thiện với chúng tôi, nhưng sao trên TV, khẩu hiệu, cứ hô hào “đánh Tây, đuổi Mỹ.” Hay là những chuyện như biểu tình ủng hộ Iraq, chống xâm lược Mỹ chẳng hạn. Thành ra, tôi nói với phía bên Việt Nam rằng, khi mà các anh đặt câu hỏi, cả hai bên đều hỏi. Bên Việt Nam nói là, “Mỹ làm sao mà tin được. Nó thân mật, nhưng rồi lâu lâu lại có report (bản báo cáo) bên bộ ngoại giao, rằng Việt Nam vẫn còn vi phạm nhân quyền.” Đối với tôi, tôi nói rằng, việc đầu tiên là anh có tin họ trước hay không đã. Tại vì đừng quên rằng họ là một cường quốc, mình là tiểu quốc. Mình cần họ, chứ họ không cần mình đâu. Và theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi với người Mỹ, mình cứ thật tin họ trước đi. Tin theo đường hợp tác đàng hoàng tử tế đó, tôi nghĩ họ sẽ có phản ứng tin cậy lại với mình. Tôi có nói với họ rất nhiều về tinh thần mã thượng cao bồi của miền Viễn Tây trong thời lập quốc của họ. Và họ đã chứng minh qua bao nhiêu các trận chiến rồi. Những kẻ thù ghê gớm của họ là Nhật, là Đức, mà sau khi chiến thắng, họ lại giúp và xây dựng. Điểm thứ nhì, tôi bảo đảm với họ là nước Mỹ không phải là một đế quốc, theo kiểu Anh với Pháp, của thế kỷ 19 đi lấy thuộc địa đâu. Tôi nói với họ là “tin được.”

VW: Ông có đo lường được sự phản ứng của những người bên phía Việt Nam ra sao trước những điều ông thuyết phục họ hay không?

NCK: Sau này, có nhiều chuyện họ làm, khiến cho tôi nghĩ rằng họ cũng có nghe theo. Nói tóm lại, thật sự, nó khởi đi là vì họ không hiểu người Mỹ.

VW: Những dấu hiệu cụ thể nào cho ông thấy là họ đã bắt đầu gởi đi những tín hiệu tin cậy đến với người Mỹ?

NCK: Ví dụ như gần đây, chúng ta thấy họ thả rất nhiều những người tranh đấu.

VW: Ví dụ như trường hợp để ông Hoàng Minh Chính đi qua Mỹ chữa bệnh?

NCK: Trước đó nữa, ông cha Lý, rồi bao nhiêu người. Có thể nói, những chuyện đó nó xảy ra từ hai năm nay, có nghĩa là từ khi tôi về nước.

VW: Giả dụ Việt Nam tin Mỹ, đi theo Mỹ, bên phía Mỹ có đòi hỏi Việt Nam đi theo thể chế dân chủ, đa đảng hay không? Và nếu người Mỹ có đòi hỏi như vậy, Việt Nam liệu có thể thỏa mãn được những yêu cầu đó hay không?


NCK: Theo tôi hiểu, nếu nói đó là một điều kiện ắt có và đủ của Mỹ đặt ra cho Việt Nam, tôi nghĩ là chưa phải. Bằng cớ là gần đây, một cách công khai, ông tổng thống Bush không sắp Việt Nam vào những nước đòi hỏi phải có dân chủ với nhân quyền. Thứ nhì, với những kinh nghiệm dĩ vãng, người Mỹ nói như vậy thôi, chứ không phải là điều kiện nhất định phải có, để mà có quan hệ giúp đỡ hay thân thiện với nước Mỹ. Trong lịch sử cận đại, chúng ta thấy chính quyền Mỹ rất nhiều lần ủng hộ những chế độ độc tài như ông Marcos, Suharto, Shar ở Iran, Phác Chính Hy (2), quân đội ở Thái. Thành ra, mình phải hiểu tất cả những gì họ nói ra là trong một thời điểm nào đó thôi. Là những yếu tố dùng để mặc cả hoặc áp lực. Mà không cứ phải áp lực tới 100%, chỉ tới một mực độ thấy đứng được thì thôi. Và có thể những áp lực đó lại quay lại trong vòng 3, 4 tháng, 5, 6 tháng nữa. Đó là kinh nghiệm mà tôi nói với những anh em ở trong nước, đừng có giật mình, đừng có giãy nẩy khi mà người Mỹ đặt một vấn đề nào đó. Mình cứ giải quyết đi, nó sẽ yên. Phải hiểu rằng chính trị ở Mỹ là rất nhiều những nhóm áp lực, chứ không phải chỉ có tổng thống. Còn có đảng Cộng hòa, Dân chủ, rồi ngay cả trong đảng, cũng có ông này, ông kia, của một thời gian nào đó, đặt ra những vấn đề. Nhưng mà nếu mình biết, giải quyết ngay cho họ trong khoảnh khắc đó thôi. Dựa trên những hành động và những lời nói công khai của Mỹ, tôi thấy họ chưa có dấu hiệu cho thấy họ đòi hỏi bắt buộc phải đa đảng, phải thế này, phải thế nọ.

VW: Vì sự không đòi hỏi ngay của Mỹ về vấn đề dân chủ này, phía Việt Nam có thể yên tâm hơn trong việc chơi với Mỹ, nhưng về lâu về dài, họ có biết là họ muốn một đi theo một cấu trúc chính trị nào hay không? Hay là họ không biết, họ chỉ biết bây giờ chơi với Mỹ trước đã, rồi tương lai cấu trúc chính trị sẽ tính sau?

NCK: Họ biết chứ. Vì nói thật ra, trong những lúc nói chuyện với họ, tôi cũng có đặt những vấn đề tương lai. Tôi có thể nói rằng những người, xin lỗi, không thể nói rằng họ ngu hơn mình đâu. Họ cũng có trí tuệ, họ cũng biết chứ. Thành ra người Mỹ cũng nhìn thấy viễn tượng đó. Họ cũng nhìn thấy viễn tượng đó. Và tôi cũng nhìn thấy. Bởi vì đó là những diễn biến bắt buộc thôi.

VW: Tức là nếu đi theo kinh tế thị trường, rồi …



================================================== ====

Sẽ ở lại với anh em chiến đấu đến cùng, “Vì vậy, hãy quên đi việc đầu hàng hay di tản” (chiều Thứ Sáu ngày 25/4/1975, Giáo xứ Tân Chí Linh - Ngã Ba Ông Tạ) — Bốn ngày sau, trên USS Midway, cạnh Thiếu úy Ken Prater (chiều 29/4/1975) - Ảnh: Hải Quân Hoa Kỳ (3)

================================================== =====


NCK: Quay trở lại lúc đầu, mấy năm trước tôi nói, có một vài ông ở đây chống đối, nói rằng, phải thay đổi chính trị, rồi mới có thể thay đổi kinh tế. Tôi quan niệm khác, cứ kinh tế trước, làm cho người dân no ấm, có học, có hành, tạo ra một tầng lớp trung lưu, tự mình đảm nhận lấy cuộc sống của mình, tự nhiên xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nói kinh tế, nhất là vào lúc sắp sửa đi vào cộng đồng quốc tế, anh phải chơi theo luật lệ kinh tế chứ gì nữa. Như vậy, khởi đi là anh đã có pháp trị rồi. Và căn bản của dân chủ là gì? Là pháp trị chứ gì nữa. Đã có pháp trị trong lãnh vực kinh tế, rồi từ đó sẽ lấn sang các lãnh vực khác. Chưa kể là mình nhìn thấy những nước chung quanh, rất gần, rất cận đại đấy. Tại sao mình không nhìn thấy rõ như vậy? Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, khởi đi là những nền độc tài quân phiệt, độc đảng, nhưng khi nền kinh tế của họ thịnh vượng, có được lớp trung lưu có ăn có học rồi, mặc nhiên nó sẽ đòi hỏi tới sự tự lực và tự chủ của họ chứ. Rồi sẽ đi tới một nền dân chủ thôi. Những người cầm quyền cộng sản, trong khi nói chuyện, tôi cũng nói vấn đề đó, và có thể nói rằng, họ không có gì chống lại điều đó, vì họ hiểu là nó phải như vậy. Đến nỗi, tôi nói tới chuyện các ông đổi mới bây giờ, đã đi đến một “point of no return,” không quay trở lại được nữa rồi. Nếu quay trở lại là sẽ bị lật đổ ngay. Nói như vậy để anh thấy rằng khi tôi gặp những người có trách nhiệm đàng hoàng, tôi rất chân thành với họ. Và bây giờ họ hiểu, vì tôi không bao giờ đặt vấn đề lật đổ hết. Tôi nói thẳng với họ, trong mười năm tới, tôi không nhìn thấy một lực lượng chính trị trong hay ngoài nước nào có thể lật đổ đảng cầm quyền của các ông ấy. “Cho nên việc làm được đúng hay sai cho đất nước là trách nhiệm của các anh đó thôi, chứ đừng có đổ cho những cái gọi là phản động gì cả.” Và có nghĩa rằng, nếu các ông làm đúng, các ông cứ ngồi, quần chúng không bao giờ đặt vấn đề thay đổi các ông. Trở lại các việc anh hỏi tôi, họ có hiểu không, tôi nghĩ họ hiểu chứ. Nhưng mà tất nhiên, cũng như tôi đã từng nói trước đây, chứ không phải đến bây giờ tôi mới nói, trong sự thay đổi của Việt Nam từ thể chế này sang một thể chế khác, từ đường hướng này sang đường hướng khác, chúng ta phải luôn luôn cho, tôi gọi là thời gian chuyển tiếp “transition.” Chúng ta không thể đợi một sự thay đổi, nay ngày này, sáng ngày mai có sự thay đổi. Chúng ta cũng đừng chờ đợi có sự nổi dậy của quần chúng. Chúng ta cũng đừng chờ đợi có lực lượng nào có thể lật đổ đảng đang cầm quyền. Tôi không nhìn thấy.

VW: Phía Việt Nam, nhìn về cộng đồng người Việt tại hải ngoại như thế nào? Họ có những kế hoạch gì, những toan tính gì?

NCK: Họ biết rất rõ về cộng đồng Việt Nam. Bởi vì họ nhìn thấy rất rõ. Ngay cả những ông hoạt động chính trị bên này, ngay cả những ông đi hàng hai, hàng ba, họ biết hết.

VW: Hàng hai, hàng ba, có nghĩa là sao?

NCK: Tức là những người vẫn nói chống cộng, chửi cộng sản, nhưng đằng sau vẫn đi theo với họ.

VW: Những người như vậy có đông không?

NCK: Chuyện đó tôi không muốn nói, nhưng bảo đảm với anh là những chuyện như vậy, họ biết hết. Thành ra những chuyện chống đối họ coi thường lắm. Nhưng mà vì vậy họ đánh giá rất cao rằng đa số majority người Việt Nam tại hải ngoại, bây giờ không có đặt vấn đề Cộng-Quốc gì nữa, mà họ chỉ muốn nhìn thấy bên trong có sự thay đổi, và họ cũng muốn đóng góp vào sự thay đổi đó. Một phần là vì thương đất nước, một phần nữa là vì tự cá nhân mỗi người, họ thấy chuyện cho về, rồi làm ăn, đóng góp, nó có lợi.

VW: Bên Việt Nam có đề ra kế sách gì để đối phó với cộng đồng hải ngoại hay không?

NCK: Tôi thấy có chứ. Họ làm rất nhiều. Một ví dụ gần đây tôi mới nghe là ông Vũ Mão, phó chủ tịch Quốc Hội. Cũng là một ý kiến ổng nêu ra trong một buổi họp của quốc hội là để một quota (số lượng ấn định) cho những đại biểu của hải ngoại. Tất nhiên, như anh cũng đã biết, trong thể chế đó, một người ở cương vị đó, không phải tự nhiên, như mấy ông ngoài Bônsa, muốn nói gì thì nói đâu. Những khi họ nói như vậy là cũng đã có những sự bàn tính rồi. Như vậy chúng ta thấy những ý kiến đó nó được nhen nhúm, và cũng có thể thực hiện được. Và như vậy, đó cũng là một ý kiến mà ngay từ buổi đầu về nước, tôi cũng đã đề nghị như vậy. Phải nói rằng họ rất quan tâm đến người hải ngoại. Bởi vì họ biết rằng, số tiền cả bao nhiêu tỉ này. Rồi sự hiểu biết, không những về chuyện chất xám, học hành, nhưng về cả những chuyện làm ăn buôn bán. Hay cả những chuyện xuất cảng của Việt Nam, họ đang cần “đầu ra,” mà họ chưa có những chuyện đó. Họ chưa có tổ chức, và chưa có nhân sự hiểu biết về chuyện đó. Thành ra họ rất cần những người ở hải ngoại. Về chuyện của ông Vũ Mão nói, ngay buổi đầu, có một lúc, tôi đã nói thẳng, “Ê, nghị quyết 36, 37 của các ông đó, không ăn thua gì, chẳng ai đọc. Mà cũng chỉ giấy tờ thôi, không ai tin được. Bây giờ thật sự muốn cho người hải ngoại tin được rằng đất nước, chính quyền mời mọc hay ve vãn họ, phải có những hành động tử tế.” Tỷ dụ như về, đừng có làm khó khăn, cười, vui vẻ, đại khái những chuyện như thế. Hoặc là, bây giờ này nhé, ngay ở Quốc hội, cho mời tiếng nói của hải ngoại, mời chừng 50, 60 anh em, mà chọn những người thật sự… Và cứ đưa tên lên, là mọi người biết đây là những người ở hải ngoại về đây này. Một hành động như vậy, tự nhiên cho thấy là chính quyền muốn hòa giải, hợp tác và có những người ở hải ngoại đại diện ngay ở Quốc hội để có tiếng nói.

VW: Đề nghị của ông Vũ Mão có tính cách chính thức chưa, hay chỉ là một gợi ý chưa được phê chuẩn?

NCK: Theo tôi hiểu, trong khi họp Quốc hội, ổng đưa ý kiến ra. Rồi cũng có những ông như sử gia Dương Trung Quốc gì, cũng nói “ờ, ý kiến hay, phải nghiên cứu” (cười.) Thế nhưng mà, như tôi đã nói lúc nãy, một người ở cương vị của ông Mão, khi nói như vậy, không phải là nói chơi, nói đùa đâu. Cũng đã có sự bàn bạc rồi. Thành ra, tôi nghĩ, có thể sẽ đi đến chuyện đó. Mà nếu quả là như vậy, đó là một chuyện rất tốt đẹp. Tiếng nói tại hải ngoại sẽ chính thức ở tại bàn họp.

VW: Như vậy có phải là một manh nha của một tình trạng đa nguyên hay không?

NCK: Voila (đúng vậy, cười.) Vì vậy hồi nãy, anh hỏi tôi người Mỹ có đặt vấn đề đa nguyên hay không. Họ không đặt, nhưng chỉ là vấn đề sớm muộn, hiểu không? Một hình thể dân chủ nào đó nó phải đi tới Việt Nam, mà tôi nói thẳng là, không thể trốn chạy được. Nhưng mà nói đa nguyên, riêng cá nhân tôi, tôi nói thẳng, 10 đảng, hay 3, 4 đảng, là tôi cũng chống nữa.

VW: Ông không muốn đa đản !!!


NCK: Hai đảng thôi! Mình nhìn ngay nước Mỹ, hay nước Anh cũng vậy, hai đảng thôi. Một nước nhỏ như mình chẳng hạn, nhiều đảng để làm gì. Và nhất là tôi đã có kinh nghiệm, khi mà ở hàng của chúng ta, nó đã nát bấy rồi. Thành ra chữ đa nguyên, tôi không thích dùng chữ đó. Có lưỡng đảng, một đảng cầm quyền và một đảng đối lập “opposition.” Đấy, như ở Mỹ, đảng Dân chủ với Cộng hòa, rất là xây dựng. Hơn nữa nếu bây giờ mà mình nhìn thấy những sinh hoạt mới đây ở Quốc hội Việt Nam, những tiếng nói của những người dân biểu, nếu anh em theo dõi, tôi đặc biệt ở đó, tôi theo dõi kỹ, tôi xem cả TV, đọc báo hàng ngày, và tôi gặp cả những người dân biểu đó, tôi thấy họ đã bắt đầu nói lên tiếng nói người dân của họ đại diện rồi đấy. Họ rất là to tiếng, nói lên những bậy bạ, chất vấn thủ tướng, chất vấn bộ trưởng.

VW: Nhưng mà nhiều người cho rằng Quốc hội của Việt Nam từ trước tới giờ, cũng không có quyền hành gì nhiều.

NCK: Đồng ý, nhưng mà nếu anh theo dõi sẽ thấy, bây giờ, ngay cả những báo chí trong đó, từ nhỏ, tới lớn, khi họ phanh phui một điều gì đó, ngay ngày hôm sau đã có phản ứng của chính quyền rồi.

VW: Phản ứng tích cực hay lại tiêu cực như cách chức chủ bút, phóng viên?

NCK: Phản ứng là “ờ chỗ đó sai, tôi sẽ sửa sai.” Sửa sai ngay đấy chứ. Chưa kể là gần đây, chỉ trong mấy tháng vừa rồi, báo chí khui những vụ thật lớn, toàn là những thứ đảng viên to lớn, có tiền bạc mà bị khui. Từ vụ bóng đá mới đây nhất, rồi tới vụ điện tử, điện lực, rồi tới vụ dầu khí, vụ giao thông, vận tải. Chúng ta phải cho họ một lời khen, appreciation, thật sự là họ nói, và họ đang làm đấy.

VW: Những đề nghị đưa ra từ Quốc hội thường được cứu xét hay không, hay cho bị “chìm xuồng”?

NCK: Nó vẫn có cả hai. Có những vấn đề, họ gọi là “bức xúc” của quần chúng hay của thời thế, và khi họ có được sự nhất trí rồi đấy, họ làm lẹ lắm. Còn có những vấn đề mà ông này đưa lên, có thể là ông thủ tướng, có thể là ông Quốc hội, rồi sau đó, họ mới ngồi lại với trung ương, lung tung (cười.) Họ phải họp nhau, bàn cãi, nhất trí lắm, họ mới dám làm. Có những vấn đề, đối với họ không phải là gấp rút lắm đó, họ cứ tà tà, lâu lắm mới ra. Nhưng riêng vấn đề mà cho các đại biểu ở hải ngoại về, có thể nó sẽ lẹ lắm, bởi vì đối với họ là một vấn đề gấp rút đấy.

VW: Sự bất hợp tác của cộng đồng hải ngoại đối với Việt Nam có làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam hay không?

NCK: Anh cứ nói cộng đồng Việt Nam, vậy chứ ai đại diện cộng đồng Việt Nam? Ai có tiếng nói có thể là trì trệ cả Việt Nam? Trong khi đó, có cả hàng trăm ngàn người, và hàng 5, 6 tỉ đô la về Việt Nam, nó làm tăng kinh tế Việt Nam. Có những anh em trong đó, họ thú thật rằng là trong 6, 7 năm trước, nếu không có tiền của đồng bào gởi về, là họ mệt lắm.

VW: Sự thú nhận đó, đến từ những nhân vật cấp cao trong chính quyền?

NCK: Họ nhìn thấy chứ.

VW: Sự thú nhận đó và nhu cầu cần đầu ra chưa được khai mở, cho nên họ đi đến động tác là cho đại biểu hải ngoại đại diện trong Quốc hội, tức là họ vẫn còn mong đợi một sự cộng tác nào đó từ cộng đồng hải ngoại, nhiều hơn mực độ đã sẵn có?

NCK: Đúng, đúng. Thực ra, hai chuyện này, đầu ra buôn bán là một chuyện khác nữa. Chuyện đó, thực ra, tôi không có nói chuyện với họ. Tất nhiên, gặp nhau, cũng hỏi thăm có chuyện gì. Trong hai năm, có thể nói là tôi đã đi hết nước, từ Nam cho tới Bắc.

VW: Bao nhiêu địa điểm?

NCK: Tỉnh nào, quận lỵ nào, tôi cũng đi hết.

VW: Ông đi “thăm dân cho biết sự tình,” hay đi với một tính cách nào khác?

NCK: Tôi đi, tôi gặp chính quyền địa phương, và cả thăm dân nữa. Mỗi lần tôi đi tới là, tất nhiên, được tổ chức đàng hoàng, chứ không phải … Anh em địa phương đều tiếp đãi tôi hết, và họ ngồi, họ trình bày cho tôi nghe. Họ mở mang về giáo dục, về cái này, cái nọ, họ thiếu gì, và họ mong đợi người hải ngoại giúp đỡ được gì.

VW: Vai trò của ông là gì của nước Việt Nam? Cố vấn hay là…

NCK: Tôi chả là vai trò gì cả. Đó là một chuyện rất lạ lùng.

VW: Nhưng mà mỗi lần đi đến nơi, là chính quyền họ dàn xếp để ông viếng thăm?

NCK: Tất nhiên. Có rất nhiều trường hợp là tự các anh em địa phương, họ qua người này, người kia, qua chính quyền, họ mời tôi tới. Họ nghĩ rằng tôi là người mang cái cầu hải ngoại tới. Nó giản dị vậy thôi. Phần lớn cũng chẳng có ai nói chính trị, chính em gì cả, họ nói “chúng tôi muốn phát triển.” Tất nhiên trong chuyện đó, có thể nói 100% là họ đồng ý cần có sự thay đổi.

VW: Họ là ai?

NCK: Cán bộ từ địa phương.

VW: Tại sao họ nói như vậy, họ không sợ bị khiển trách dẫn đến việc mất quyền hành hay sao?

NCK: Theo tôi biết, chuyện đó, gần như là tất cả, từ trung ương đến địa phương của đảng cầm quyền đều nhìn thấy nhu cầu phải thay đổi để đi đúng với đà tiến của thế giới và của các nước. Vì vậy, như lúc đầu tôi đã nói đó, họ không ngu hơn chúng ta đâu, họ cũng có chất xám.

VW: Nếu nói vậy, có phải họ cũng chia sẻ những ao ước thay đổi của cộng đồng hải ngoại hay không?

NCK: Tất cả vấn đề là tùy theo cách chúng ta express trình bày ao ước đó. Tôi cũng express tất cả những ao ước của hải ngoại chứ. Tức là gì, một đời sống dân chủ, trong sạch, nhất là vấn đề đừng tham nhũng. Đi đâu tôi cũng nói như thế, từ ông lớn cho đến ông nhỏ ở địa phương. Tôi có thể nói rằng, tôi được sự đồng tình của tất cả cán bộ từ già tới trẻ, bởi vì họ hiểu rằng khi tôi nói chuyện với họ là bằng tâm thành của tôi. Và họ tự nhìn thấy họ có vấn đề đó. Chúng ta đã thấy từ ông tổng bí thư, rồi ông chủ tịch nước, rồi ông thủ tướng, công khai nói chuyện, tham nhũng là vấn đề, là quốc nạn. Thế thì bây giờ họ cần chúng ta đóng góp vào, hay ý kiến vào để giải quyết. Chứ đừng có như một số ở đây, cứ coi họ là kẻ thù, rồi mang ra chửi bới, tất nhiên không bao giờ, nếu tôi là người cầm quyền, tôi cũng không chấp nhận lối gọi là chống đối đó.

VW: Nếu Việt Nam hiểu cộng đồng hải ngoại như ông đã nói, họ có nghĩ rằng đa số người Việt tại hải ngoại muốn thấy một nước Việt Nam dân chủ phú cường hay không?

NCK: Vì vậy cho nên gần đây, như tôi đã nói, họ có những hành động tử tế với người hải ngoại. Đồng ý không. Những tòa đại sứ, lãnh sự của họ, đã bắt đầu đi ra ngoài, tổ chức, mời người này, người nọ. Vấn đề, chỉ còn có một thiểu số ở đây cứ quá khích, cứ ngăn chặn chuyện đó.

VW: Nếu quả là thiểu số, trong một xã hội tự do, thiểu số đó cũng đâu có ảnh hưởng gì lắm, phải không?

NCK: Thì vậy. Như hồi nãy tôi đã nói, họ biết hết, và vì vậy họ không có để ý đến thiểu số đó. Nhưng mà họ rất quan tâm đến hải ngoại, khi mà mình nhìn hải ngoại là đa số. Đa số là hiểu vấn đề, sẵn sàng nói chuyện, sẵn sàng hợp tác.

VW: Hiện giờ bao nhiêu phần trăm thời gian, ông ở Việt Nam?

NCK: Cũng tùy, như chuyến vừa rồi không định, mà rồi ở lại đến 6 tháng.

VW: Nhiều người nói rằng ông là người của Mỹ gởi gấm qua Việt Nam để…

NCK: Chuyện của ai, hay những chuyện lớn hơn nữa, tôi cũng không nên bàn đến chuyện đó. (cười) Nhưng có một điều các anh nhìn thấy, là khi tôi về Việt Nam cho đến nay đã được 2 năm, cá nhân tôi rất là vui.

VW: Vui vì ông có khả năng ảnh hưởng chính quyền Việt Nam?

NCK: À, mình về, chính quyền… nhất là quần chúng. Từ Nam tới Bắc, ở đâu tôi cũng gặp, từ ông già, bà cả, tới trẻ, họ coi chuyện tôi về là một dấu hiệu gì đáng mừng. Có những ông già, bà cả miền Tây, hỏi con cái, “Có thật ông Kỳ về Sài gòn không?” Tụi nó bảo “đúng đấy,” ổng òa lên khóc. Hỏi tại sao lại khóc, ổng bảo “Ít nhất chính quyền này nó mời ông Kỳ về, tức là có những dấu hiệu tốt cho tương lai.”

VW: Tức là ông đại diện cho người của miền Nam cũ?

NCK: Thì đấy, nhưng mà chuyện lạ là cả miền Bắc, họ nhận tôi như là người quê hương. Thế mới hay chứ.

VW: Ông lý giải chuyện người miền Bắc khắng khít với ông bắt nguồn từ đâu?

NCK: Tôi không hiểu. Nhưng mà trong lúc tôi gặp người trẻ, người già, nói chuyện, không hiểu tại sao trong cuộc chiến, con người tôi đã được thêu dệt do chính họ, thành một huyền thoại.

VW: Huyền thoại như thế nào?

NCK: Huyền thoại là những chuyện tôi đánh ra Bắc nọ, kia, nó không còn là chuyện hận thù nữa, mà là chuyện hành động của một người lính can đảm, anh hùng như họ. Ở Hà nội, tôi vào nhà sách mua, có những ông chủ bà chủ chào tôi, “Ô, ông phó tổng thống Việt Nam.” Ở các tỉnh miền Bắc, người nào cũng mời, “Ôi, thôi, dưỡng già rồi, về đây ở, quê ở đây mà.” Có thể nói là tôi rất vui trong 2 năm vừa rồi, bởi vì ít nhất cuối cuộc đời, tôi thấy quần chúng, và cả những người gọi là thù nghịch với mình, họ nhìn thấy mình không phải là một người xấu.

VW: Có phải bất cứ lúc nào, ông cũng có thể bốc phôn lên nói chuyện được với những người chức vụ cao cấp nhất Việt Nam về một vấn đề gì hay không?

NCK: Nó không đến nỗi như vậy. Nhưng mà tôi có thể gặp, nếu có những chuyện quan trọng.

VW: Ông có nghĩ là trong tương lai trở thành một người đứng đầu một đảng đối lập ở Việt Nam hay không?

NCK: Tôi lớn tuổi quá. (cười) Nhưng mà nếu tôi lúc đó còn mạnh khỏe, tôi cũng có thể là một cây cầu nối liên lạc, để mà giúp đỡ, hoặc cho ý kiến, nếu người nào bên trong họ chấp nhận là tới một lúc cần phải có opposition (đối lập.) Nếu họ cần, tôi có thể giúp đỡ được, để dàn xếp, để xếp đặt thôi, chứ còn chính tôi trực tiếp dính vào, anh biết là ở tuổi này, chuyện đó không hợp với mình nữa. Với lại, thời tuổi trẻ, tôi đã không dính vào chính trị, không lập đảng, không lẽ bây giờ, tự nhiên, lại dính vào.

VW: Có vẻ ông là một người Việt Nam khả dĩ có thể chấp nhận để đứng ra làm một vai trò như vậy?

NCK: Có thể. Nhưng mà tôi nghĩ là nếu tôi giới thiệu, hay dàn xếp, tôi nghĩ rằng họ tin tôi chứ. Nếu tôi có thể giới thiệu các anh hải ngoại, đàng hoàng và có thể trở thành opposition (đối lập) đứng đắn, có thể rằng lời giới thiệu của tôi họ sẽ nghe. Nhưng mà tôi bảo đảm với anh, và có thể có một số nào họ muốn tôi làm việc đó (chính trị,) nhưng mà như tôi đã nói, tôi không phải là con người để làm chuyện đó.

VW: Về Việt Nam trong hai năm qua, có phải là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với ông?

NCK: Nó cũng không mới mẻ, bởi vì sau khi ở đó rồi, tôi nhìn thấy những gì đang xảy ra trong xã hội Việt Nam, có rất nhiều vấn đề tương tự như lúc năm 1965 ở miền Nam Việt Nam, khi tôi lên làm thủ tướng. Cũng có vấn đề tham nhũng, bây giờ còn khốn nạn hơn nữa. Có vấn đề những người Tây nguyên, người Thượng. Cũng có vấn đề tôn giáo. Cũng có vấn đề đánh nhau, đối Mỹ, đối ngoại. Y hệt như vậy.

VW: Vậy những kinh nghiệm chính quyền của ông ở miền Nam đã là một kinh nghiệm quý giá cho chính quyền hiện tại?

NCK: Chẳng hạn như vấn đề Tây nguyên, tôi đã đóng góp rất nhiều những kinh nghiệm của tôi. Vấn đề đối với tôn giáo. Vấn đề đối với những ông gọi là chính trị activists (hoạt động chính trị.)

VW: Ông có thể cho biết một vài chi tiết là đã đóng góp ý kiến như thế nào?

NCK: Tôi thảo luận rất nhiều với họ.

VW: Sự khác biệt giữa khuynh hướng giải quyết vấn đề của ông và của họ như thế nào, làm sao để họ chấp nhận khuynh hướng của ông?

NCK: Nói đúng ra, họ vẫn quan trọng hóa quá, cá nhân này, cá nhân nọ. Nhưng đấy cũng là lối chết sống của đảng. Tức là ông hắt hơi mà không đúng một cái, cũng là có vấn đề rồi đấy. Hay là bất cứ cái gì cũng có thể làm cản trở cho đảng. Hay là hệ thống công an lấy điểm. Những cái đó, tôi nói với họ. Ví dụ như trường hợp những người activists, chống đối, bây giờ, cả nước chỉ có 9, 10 người. Đây là lời tôi nói thẳng với họ, nếu là tôi, tôi cứ cho 10 ông muốn nói gì thì nói. Nhưng mà tất nhiên, trước đó, tôi cũng sẽ bỏ thì giờ, mời họ từng người một, nói chuyện phải trái. “Ông muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, tôi cũng muốn làm chuyện đó, tại sao không ngồi lại, anh em bàn cãi đi. Còn nếu không, anh muốn làm gì thì làm đi,” bởi vì tôi không nghĩ rằng một hay 10 người đó có thể làm một điều gì đó đe dọa chính quyền của anh đâu. Tôi còn nói thêm điều này nữa, nếu thật sự tôi là người cầm quyền, và người nào hay một phe nhóm nào, thật sự có thể làm nguy hại đến tôi, tôi không quản chế, không bắt bớ lăng nhăng đâu, tôi sẽ triệt luôn. Còn bây giờ cứ quản chế, với cắt điện thoại, tôi dùng chữ là một chuyện “không ra gì” mà bây giờ tạo thành một mụn nhọt, cancer. Anh không được lợi gì cả, mà anh mất đi rất nhiều dư luận thế giới. Khi anh làm chính trị, anh thấy người đối thủ định giết anh thật, mà anh nhìn thấy đó là một mối đe dọa, vì sự sinh tồn… Cũng như hồi đó, đối với ông Thích Trí Quang của Phật giáo, lúc đầu, tôi nói chuyện rất tử tế, nhưng khi mình thấy họ không chấp nhận chuyện đó, và chủ trương chính của họ là lật đổ mình, trong trò chơi đó, anh phải lật đổ người ta trước thôi. Đó là bình thường thôi. Còn làm những chuyện dấm dớ, nhỏ nhỏ, như ra đường, giữ họ lại, không cho họ đi. Như chuyện của ông Thích Huyền Quang, hay Thích Quảng Độ, họ cũng đã 80, 90 tuổi rồi, bây giờ có để tự do, các ông cũng không đi được mấy cây số đâu. Vậy quản chế mấy ông ở nhà làm gì? Ổng muốn đi đâu, kệ ổng, cứ cho đi đi. Nói tóm lại, trong câu chuyện, tôi nói với họ là “các anh làm những chuyện không cần thiết.”

VW: Và họ đã nghe theo lời của ông?

NCK: Tôi không biết họ có nghe hay không. Tôi chỉ là một người bạn hữu. Họ muốn nghe thì tôi nói. Còn họ nghe, họ làm hay không là chuyện của họ.

VW: Ông có cảm giác, phía chính quyền Việt Nam đối xử với ông như một người bạn, hay là một người họ chỉ dùng để khai thác thôi?

NCK: Nói thật ra, họ khai thác cái gì? Họ khai thác kiến thức, kinh nghiệm của tôi?

VW: Đúng vậy.

NCK: Dùng chữ khai thác là hơi quá. Nhưng mà ừ, họ cũng nhìn thấy là tôi có những cái có thể cho họ được.

VW: Đảng cộng sản Việt Nam rất chặt chẽ trong vấn đề biên giới thù, bạn, phe ta, phe địch, ít nhất là trong thời gian chiến tranh, vậy bây giờ, họ vẫn giữ biên giới đó một cách chặt chẽ, hay là đã phai nhạt?

NCK: Tất nhiên, lúc nào chẳng có việc ông này, ông kia, ở xa, không hiểu, rồi đặt vấn đề. Nhưng mà nói chung, việc tôi về, tôi nói, tôi ăn gì, họ cũng biết hết. Mà các anh biết tính tôi rồi, tôi ngồi đâu, tôi nghĩ gì, tôi nói đó. Tôi nhìn gì, tôi nói đó. Dù ông đó là ông nào đi nữa, tôi nói bất cứ lúc nào. Có thể nói, sau hai năm trời, họ biết rõ con người của tôi rồi, thứ nhất là, rất thẳng thắn. Họ đều nhận thế, có người nói, “Ôi, người ta cứ bảo chính quyền mua chuộc ông Kỳ, để ông ta nói một vài điều tốt đẹp cho chính quyền. Tụi tôi nói, “Ối, ông Kỳ, ai mà mua ổng được. Ổng muốn nói gì, ổng nói.” Đại khái như vậy, đó là chuyện thẳng thắn của tôi. Quan trọng nhất, là trong xã hội tham nhũng, tôi là người trong sạch.

VW: Họ có sợ ông trở thành thành phần nguy hiểm, khi ông được sự ủng hộ của quần chúng, ông có triển vọng trở thành lãnh tụ mới thay thế họ?

NCK: Không. Không có. Đấy về điểm đấy, họ biết tôi không có ý định gì cả. Như tôi nói, ở tuổi này, tôi chỉ muốn giúp đỡ, đem những người ngoại quốc đến đầu tư. Có chuyện gì, anh em bàn thôi. Bởi vì, họ cũng đã biết chuyện năm 60, 70 gì đó, ghế tổng thống, mà tôi còn cho ông Thiệu. Bây giờ, ở tuổi này, tôi ham cái gì? Chính là họ biết rõ con người của tôi. Họ nghiên cứu lắm, chứ không phải tự nhiên. Họ hiểu rằng tôi chỉ thật sự vì đất nước thôi. Những cái phải của họ, tôi bảo tiếp tục đi. Những cái trái của họ, tôi cũng bảo phải sửa đi.

VW: Điều phải lớn nhất của họ là gì?

NCK: Thật sự, lớn nhất, cũng chưa thấy có gì lớn nhất cả. Cái phải của họ là bây giờ họ nhìn nhận rất nhiều cái họ sai. Và đối với tôi, một người có trách nhiệm ở cương vị lãnh đạo, đó là một điều tôi vui nhất. Sợ nhất là thằng bậy, mà nó không biết là nó bậy, nó vẫn nói tôi là superman, nó tiếp tục làm bậy. Nhưng một khi anh cầm quyền mà đã xác nhận là “tôi có bậy,” người nào đã xác nhận là có bậy, họ sẽ tìm thuốc chữa thôi. Nhiều anh em, nhiều người chỉ trích, cứ nói là, “Ơ, ơ, cứ nói mà không làm.” Nhưng mà thật ra, trong vấn đề, trong sạch hóa cán bộ, và hệ thống tổ chức hành chánh, khó lắm. Chưa kể là đấy, vấn đề tham nhũng chằng chịt, phe phái. Chuyện “ăn tiền” nó trở thành như “rule (qui luật)” của xã hội.

VW: Và chuyện đó có làm trì trệ quốc gia không?

NCK: Trì trệ rất nhiều. Ví dụ như mới đây, lấy chuyện một anh cá độ bóng đá, một thằng chỉ có gọi là chủ tịch một công ty xây cất làm đường, mà cá độ đến cả triệu bạc. Tức là nó phải đánh cắp cả trăm triệu chứ. Mình thấy, họ cũng đã bắt đầu khui những chuyện như vậy. Họ cũng ý thức được, đó là “bức xúc” lắm rồi, nhất là quần chúng không chấp nhận được.

VW: Đối với một hệ thống xã hội mà tham nhũng tràn lan, và nếu phải giành giựt giữa đồng tiền với trong sạch hóa vì một tương lai đất nước, đa số, người ta có thể dễ dàng sa lầy vào khuynh hướng tư lợi, vậy, đối với xã hội tràn ngập những điều như vậy, làm sao, sức mạnh của đúng đắn có thể thắng được?

NCK: Đó là vấn đề mà đối với cái nhìn của tôi. nặng nề nhất và khó khăn nhất.

VW: Ông có nghĩ rằng Việt Nam có khả năng vượt qua khó khăn này?

NCK: Thật ra, họ cũng có hỏi ý kiến tôi về vấn đề này. Vấn đề ăn tiền, chia chác bè cánh, loang ra ở tất cả mọi lãnh vực từ nhỏ tới lớn. Có một điều lạ lắm, có những người, nhất là những người trẻ, gặp tôi thổ lộ rằng “có chức vụ, ăn tiền dễ lắm. Cháu phải ăn, phải chia cho những ông này, ông nọ. Mà cháu không ăn như tụi kia, cháu không có chỗ ngồi, chỗ đứng. Nhưng mà lâu lâu, thỉnh thoảng, cháu nghĩ, cháu thấy chuyện đó là không phải.” Nó có hy vọng. Bây giờ, phần lớn cũng thấy là đã quá già, như là một lực cản cho cả xã hội, quần chúng. Bây giờ, thế hệ này cho đến thế hệ kia, sống trong chuyện lươn lẹo, ăn cắp này kia. Nếu muốn thoát ra, bây giờ phải làm sao? Có anh nào, cơ cấu nào đủ trong sạch để mà diệt mấy anh kia không, nói theo kiểu ông Trần Văn Hương lúc trước “nếu diệt hết tham nhũng ai làm việc?” Trong lúc ngồi bàn, tôi có cho ý kiến như thế này. Bây giờ việc đầu tiên là có luật của Quốc hội ra đàng hoàng và đảng chấp nhận, “đại ân xá” hết. Tức là kể từ ngày ký trở về những năm trước, không có hỏi han. Anh nào đã ăn cắp được bao nhiêu, cho mày giữ đi. Tức là xóa bỏ hết, xóa bàn cờ làm lại. Nhưng mà kể từ ngày đấy trở đi, sẽ có những luật lệ như tôi đã từng làm, là lập ra tòa án đặc biệt, độc lập, để xử tham nhũng. Bất cứ thằng nào mà dính vào đó là nắm bắt hết. Chỉ có một cách đó. Tại vì anh biết là một khi tất cả đã đều dính vào rồi, chưa kể là con người có thể bỏ lý tưởng, bỏ chính trị, nhưng tiền bạc, nồi cơm, phải giữ tới cùng, rồi đâm chém, giết chết lẫn nhau. Trong thực tế, họ không có người nào đủ sạch sẽ, đủ uy tín.

VW: Ý kiến của ông về vấn đề này có được họ hưởng ứng hay không?

NCK: Cũng có một vài anh em họ nói, “Đúng, nhưng mà dân chúng không chịu, nói đã ăn cắp tiền, phải trả lại tiền, phải bị trừng phạt.” Tôi bảo, “Bình thường là như vậy, nhưng mà xứ mình, tình trạng đặc biệt quá đi. Còn nếu không có cách nào, anh nói thử cho tôi nghe.” Anh bảo chuyện của tôi nói như vậy là không được thế này, thế kia, chứ anh cứ ngoài miệng nói diệt tham nhũng, mà chính anh đây, mồm anh nói, mà anh cũng là thằng tham nhũng thấy mẹ người ta. Tôi hỏi như vậy, anh ta im ngay. Bởi vì cũng có những anh trong đó, bây giờ là chưa ăn được đủ. Trâu buộc ghét trâu ăn, nổi lên chống tham nhũng thôi, chứ có sạch gì đâu. Chính vì điểm đó mà có thể họ có sự “respect” kính phục tôi, vì họ xác nhận tôi là một người rất sạch trong khi cầm quyền.

VW: Làm sao tòa không tham nhũng?

NCK: Nếu nói thế thì vô cùng, ông Bao Công cũng tham nhũng. Luật lệ nước Mỹ cũng vậy thôi. Thứ nhất là phải independent (độc lập), và thứ nhì, tôi đề nghị, ông quan tòa đó phải do dân bầu lên, trong một năm, hai năm cho tòa án đặc biệt. Và đó cũng là điểm khởi đầu cho “check and balance (phân quyền và giám sát lẫn nhau).” Một khi kinh tế phát triển, tư pháp phát triển, anh có toàn quyền xử tham nhũng. Nhưng mà người dân cũng được quyền sau một, hai năm đuổi anh xuống. Hoặc là cũng có một điều kiện nếu chính anh (quan tòa) là tham nhũng, anh sẽ bị (trừng phạt) gì? Đại khái như vậy. Vì khi có luật đại xá hết, amnesty, total, ghê gớm lắm nhé. Mà một khi đã làm được điều đó, tại sao không làm được những việc như đặt ra những luật lệ cho rõ ràng, và có một cơ quan độc lập để xét xử tham nhũng. Nhưng mà, tôi bảo đảm, nếu làm được điều đó, trên vấn đề tâm lý thôi, những cậu cả nào đã ăn rồi, sướng quá rồi, những cậu đó phải đi về thôi. Về đi, không chia phiếu gì cả, gọi là “hạ cánh an toàn,” về hưu rồi, để cho một thế hệ mới… Còn nếu không, vấn đề tham nhũng, không có lối thoát.

VW: Có những người cán bộ, lương thấp, nếu họ không tham nhũng, họ không đủ sống, làm sao để giải quyết tình trạng đó?

NCK: Hoàn toàn đồng ý. Vì vậy, như đã thấy, lúc tôi mới lên (thủ tướng,) việc đầu tiên là tôi tăng lương và đồ ăn, đồ uống cho cảnh sát và quân đội. Thế nhưng không phải như vậy. Nước nào cũng vậy, nếu mà nói phải cho đủ, bao nhiêu là đủ? Tham nhũng là tham nhũng. Mà khởi đi là từ trên. Có thế thôi. Với xã hội Việt Nam, với hệ thống tổ chức đảng… Ba tổ chức chính quyền, một là ông tỉnh ủy, tức là ông đảng, rồi ông chủ tịch ủy ban nhân dân, tức là ông chính phủ, rồi còn ông mặt trận tổ quốc nữa, tức là ông đoàn thể nhân dân. Thành nó dằng co, và anh nào cũng có thể xen miệng vào cả. Thành ông thủ tướng nhiều lần cũng than, nói, ông quận trưởng, ông tỉnh trưởng có làm bậy, tôi cũng chẳng được quyền gì để cách chức nó được, là bởi vì, ông đảng không bằng lòng, ông thủ tướng không thể cách chức được. Thành ra, ở những hệ thống không rõ ràng, hệ thống này đúng khi còn là một đảng bí mật, để thằng nọ kiểm soát thằng kia. Nhưng khi anh đã trở thành đảng cầm quyền rồi, anh phải có một hệ thống duy nhất để cai trị đất nước. Đó là những vấn đề tôi đã bàn cãi và cho họ ý kiến.

VW: Họ có thấy bế tắc đó, và có nỗ lực để giải quyết hay không?

NCK: Tất cả từ lớn tới nhỏ, Nam, Trung, Bắc tất cả đều nhận với tôi là có sự bế tắc, chứ không phải không thấy đâu nhé. Nhưng mà những tư duy, dĩ vãng, thứ nhì nữa là, những người cầm đầu lớn tuổi quá. Chuyện này, 13 năm trước, tôi đã nói trên San Jose, đảng Cộng sản Việt Nam sau khi sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa, họ bắt buộc phải thay đổi. Nhưng mà cái khó của họ là thay đổi để mà xã hội tiến bộ lên, họ có chỗ đứng hay không. Đó là tình trạng kéo co của một số người già (lãnh đạo) ở đây. Trong vấn đề ngoại giao, cũng chỉ là một sự kéo co của những ông đã gần hết đời rồi, mà vẫn muốn… Đó là một vấn đề bức xúc mà cả những người trẻ trong đảng của họ cũng nhìn thấy. Tôi gặp bất cứ người trẻ nào trong đảng của họ, trở lên, đều nói vậy cả. Không chấp nhận đảng kiểu như thế. Vậy tôi hỏi, “Các anh trẻ, tại sao không làm gì?” Họ bảo, “Vẫn còn mấy ông già cản. Ngày nào các ổng đi hết đi, tụi em, hay tụi cháu mới có thể …” Đó là điều tôi xác nhận quần chúng và những người trẻ là 100% như thế, ngay cả những người trẻ trong đảng cộng sản cũng tới 95%. Họ muốn mấy ông già về đi, và họ muốn thay đổi.

VW: Trong một xã hội tham nhũng dày đặc như vậy, trong giới trẻ mà ông tiếp xúc, ông có thấy những viên ngọc lấp lánh nào đó có khả năng lãnh đạo đất nước hay không?

NCK: Chưa thấy. Có thể là tại tôi chưa tiếp xúc đầy đủ. Có thể là tôi cũng chỉ mới về Việt Nam có hai năm thôi. Có thể tôi vẫn là người ngoại đạo, dầu sao, tôi cũng không phải là người đảng viên của đảng cộng sản, mà họ tin tưởng. Nhưng mà có những cái tôi đã gặp và tôi thấy rằng là tuổi trẻ, nói thẳng với tôi, và nói to lớn ở chỗ hàng cơm, không có gì giấu giếm cả. Có thể nói sự bức xúc là làm sao cho những người trong đảng đã có tiền bạc, một lối thoát an toàn, thế thôi. Chỉ có vấn đề đó thôi, bởi vì họ rất sợ, một khi xuống rồi, phe kia, phe nọ đánh đấm lẫn nhau. In facts (thực tế mà nói), chúng ta đã thấy các phe phái đã bắt đầu xuất hiện, đánh nhau một cách khá nặng nề rồi đấy.

VW: Nếu hiện tình bên trong như vậy, họ đâu có khả năng khống chế cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại?

NCK: Không chế gì?

VW: Có những người ở ngoài này lo sợ …

NCK: Lo sợ cái gì? Những người nào? Anh có lo sợ không?

VW: Nhiều người họ sợ, ví dụ như treo cờ đỏ sao vàng …

NCK (to tiếng): Nhiều người nào? Toàn mấy ông làm chính trị, cứ nói, cứ đặt vấn đề, để có cớ đứng ra, “Tôi là ông này, ông nọ,” đấu tranh lăng nhăng. Khống chế cái gì! Bây giờ cách xa cả trăm ngàn dặm, mình có đời sống đàng hoàng, có tự do này, khống chế gì. Hmm. Chẳng lẽ họ bắt mình đi theo cộng sản à? Chẳng lẽ, đem chủ nghĩa Mác-Lênin ra dạy con cháu chúng ta à?… Nói lăng nhăng! Rồi những chiến dịch “bông hồng đen, bông hồng đỏ,” bông hồng mẹ gì mấy ca sĩ ở trong đó, ra ngoài này, tụi nó hát có tiền, nó hát hay, người ta mua vé. Cái gì mà văn hóa vận,… văn cái gì? Hả? Ở trong đó, bây giờ, tụi trẻ nó đi theo mình không hết,… vận cái gì? Nói lăng nhăng! Không lý bây giờ họ thuyết phục con cái mình vào trong đó, mặc quần xà lỏn, hát bài “Anh hùng Rừng Sắt” à? Nói chuyện lăng nhăng!

VW: Cũng có những chuyện trái ngược về phía chính quyền Việt Nam, như một mặt kêu gọi sát gần lại với cộng đồng hải ngoại, một mặt lại làm những hành động có tính cách gây hấn với cộng đồng hải ngoại, như việc dẹp bia tưởng niệm thuyền nhân ở Mã Lai, hay là việc, ông thứ trưởng thương mại của Việt Nam sang Mỹ nói chuyện làm ăn, đương không, mở đầu phát biểu, nói rằng đừng có treo cờ vàng ba sọc đỏ, ông giải thích những chuyện đó như thế nào?

NCK: Có nhiều chuyện không thể hiểu được, bởi vì có nhiều người của họ, sự hiểu biết bên ngoài không có mấy. Và rồi những tư duy, giáo điều của họ cứng ngắc. Mà nếu không nói thì sợ, đảng nó phê bình. Có nhiều lý do lắm. Nhưng mà tôi cũng có nói với họ, ở xứ Mỹ tự do, các anh muốn treo cờ gì, cứ treo. Thành ra chuyện mình làm và phản ứng của họ không có gì quan trọng.

VW: Ông có ủng hộ việc treo cờ vàng ba sọc đỏ hay không?

NCK: Ở xứ này, muốn làm gì cứ làm. Không ăn thua gì hết. Tại sao mình lại đặt vấn đề đó. Tôi nói là các anh phải thông cảm tại sao những người ở hải ngoại họ muốn điều đó. Anh đang là ngoại giao giữa nước này với nước nọ, giao thiệp với nước Mỹ, chứ anh đâu có quan hệ với Little Saigon. Trên phương diện tổ chức, anh quan trọng hóa điều đó để làm gì? Bây giờ ở Texas vẫn còn treo cờ của Confederate (phe miền Nam bị thua trong thời nội chiến Mỹ), có sao đâu. Họ không hiểu đâu. Sự hiểu biết của một số người của họ về thế giới bên ngoài rất hạn hẹp.

VW: Còn đối với chuyện tù cải tạo hay đào xới nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, họ có một thái độ nhận lỗi, hòa giải nào không?

NCK: Đó cũng là một vấn đề mà tôi nói thẳng với họ, “Đó là một lỗi lầm lớn nhất của mấy ông, rằng, các ông đã thống nhất được xứ sở, mà các ông đã không thống nhất được dân tộc.” Tôi nói rất công khai, “Đó là một lỗi lầm lớn lắm đấy.” Tất nhiên, bản chất của họ, bề mặt, biết lỗi đấy, nhưng mà cứ né cả. Nhưng mà tôi nghĩ rằng họ cũng nhìn thấy đấy. Nhất là những tuổi trẻ miền Bắc.

VW: Tuổi trẻ miền Bắc khác tuổi trẻ miền Nam?

NCK: Từ xưa giờ vẫn vậy. Miền Nam, có chống gì, chống âm thầm, vẫn đi ăn nhậu. Còn miền Bắc, một khi nó kình, nó chống rồi thì…

VW: Ông có tiên tri, hay nhìn thấy một thay đổi gì lớn trong đại hội đảng lần thứ 10 sắp tới đây của đảng cộng sản Việt Nam hay không?

NCK: Quan trọng là họ đang đứng trước một ngã rẽ, mà họ không tìm ra người để trụ trì. Lúc trước, chủ trương của họ là “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách.” Cá nhân của họ lúc đó là ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn, ông này, ông nọ. Còn bây giờ, vấn đề “bức xúc,” dùng chữ của họ, là “tập thể chỉ huy, và tập thể phụ trách.”

VW: Có nghĩa là không ai chịu trách nhiệm cả?

NCK: Họ gặp khó khăn lắm.

VW: Vậy đại hội đảng này có thể gặp nhiều bế tắc?

NCK: Nhưng mà tất nhiên, có gặp bế tắc họ cũng sẽ tìm được giải pháp. Tôi nghĩ rằng, vấn đề trong năm tới, họ đã nói rồi, và tôi ở đó cũng nhìn thấy, những vấn đề opposition, chính trị, chống đối, họ cũng sẽ nhẹ nhàng thôi. Nhưng mà tôi nghĩ vấn đề họ sẽ chú trọng là vấn đề luật lệ, thứ nhì là vấn đề diệt tham nhũng. Tức là đưa vào những cán bộ gọi là tương đối trẻ, có khả năng, và chưa bị tham nhũng. Qua những chuyện lần đầu tiên, họ đánh vào những người tham nhũng cấp lớn, tôi nghĩ là trong những bộ phận của họ, có thể trong công an, có thể trong chính trị bộ, cũng có một hay hai phần tử nào đó, có lương tâm trong sạch, họ muốn làm điều này. Bởi vì, ở trong đó, tôi biết, những cậu cả, như cậu cả cá độ đá bóng, cả mấy triệu đô, phải có thế lực lắm, mới ngồi được vào chức vụ đó. Mà khi những anh đó đã bị khui, không phải là chuyện nhỏ đâu nhé. Khi mà chuyện lớn, là đụng tới ông lớn rồi. Như vậy, chứng tỏ là trong bộ phận đảng ở trung ương, hay là ở một chỗ nào đó, có những nhóm người, chưa bị corrupted (tham nhũng), vẫn còn một tấm lòng. Tôi là người đã từng cầm quyền, tôi biết, khi đã khui một chuyện lớn rồi, không phải ai cũng làm được đâu. Và phải có thế lực lắm. Đó là những dấu hiệu làm cho tôi vui. Bởi vì, đó là những bước đầu. Tôi nghĩ rằng trong nhiệm kỳ sắp tới của đảng bộ họ, có lẽ là vấn đề tham nhũng sẽ khó khăn hơn. Họ sẽ đưa cao ưu tiên và làm mạnh hơn. Một mặt khác, đấy là sửa đổi luật định kinh tế để hấp dẫn đầu tư. Chỉ cần trên hai lãnh vực đó, nhất là vấn đề diệt tham nhũng, để hữu hiệu hóa bộ máy cai trị, tiền đồ của đất nước có những dấu hiệu cho mình có những hy vọng.

VW: Ông là một người bây giờ có dịp tiếp cận một cách rất gần gũi với những người có thể gọi là kẻ thù trong thời gian chiến tranh, ông có nhận ra những điều gì mới mẻ gây ngạc nhiên cho ông, về họ hay không? Hay tất cả những điều về họ đều đã nằm trong tầm dự đoán của ông?

NCK: Tôi có thể nói là cũng nằm trong tầm dự đoán. Bởi vì ngay cả khi nằm trong cuộc chiến, tôi đối với họ, tôi nghĩ họ cũng là người như tôi. Cũng là những người yêu nước. Nhất là đối với quân đội, tôi nghĩ tôi là người lính can đảm, họ cũng là những người lính can đảm. Thành ra tôi không có ngỡ ngàng. Trong 2, 3 năm vừa rồi, tôi gặp đủ thành phần, từ công an rồi là… có thể nói, có những người lúc trước, họ nói tôi thả biệt kích (ra Bắc) bị họ bắt. Bây giờ, như là anh em. Mà thật, chứ không phải là ngồi với nhau giả dối, mua chuộc. Tôi không có gì để họ mua chuộc.

VW: Tình anh em đó bắt nguồn từ đâu? Từ việc cùng tham gia trong cuộc chiến?

NCK: Đúng rồi. Sau cuộc chiến tranh, tôi có nói về cái nhìn của tôi về cuộc chiến. Lúc đầu, hơi khựng, nhưng bây giờ, nhất là tuổi trẻ chấp nhận, tức là đây không phải là cuộc chiến giải phóng gì cả. Các anh cứ nhìn đi, Bắc Nam, một thằng là “tiền phong,” một thằng là “tiền đồn.” Mình thân phận nhược tiểu, đâu có quyết định được gì cho thân phận của mình. Từ chuyện chia đôi đất nước, Geneve, cũng mấy thằng cường quốc nó chia mình. Rồi thằng tiên phong chủ nghĩa, là thằng Nga, thằng Tàu, nó đưa súng, đi vào đánh miền Nam đi. Rồi miền Nam là tiền đồn, là ông Mỹ, ông Tây, đưa súng vào giữ miền Nam đi. Thành ra, phải nhìn thấy đây là một cuộc chiến bất hạnh của dân tộc, một cuộc nội chiến. Bây giờ, xong rồi, thôi quên đi, đừng có nhắc lại dĩ vãng, cứ nói “đánh Tây, đuổi Mỹ, giải phóng” cái gì.

VW: Ông có nói những điều đó với những nhân vật cao cấp hay không?

NCK: Từ ông lớn cho tới ông nhỏ. Nhất là tuổi trẻ.

VW: Phản ứng của họ ra sao?

NCK: Tất nhiên là họ ngồi im thôi. Khi tôi nói những chuyện đó, ít khi họ cãi lắm.

VW: Họ không cãi vì đúng, hay vì họ nhường nhịn ông?

NCK: Có lẽ tại đúng, bởi vì, ít khi tôi nói chuyện bậy bạ lắm. Tôi hỏi, tôi nói có đúng không, còn nếu không đúng, các anh chỉ cho tôi sai ở chỗ nào. Về chuyện thống nhất, tôi nói đó là nhiệm vụ lịch sử của bất cứ người công dân Việt Nam nào. Tôi ở miền Nam, tôi đã định Bắc tiến để thống nhất xứ sở. Mà vì lý do này, lý do nọ, tôi không làm được điều đó. Và các anh miền Bắc đã làm được cuộc Nam tiến và thống nhất được xứ sở, riêng vấn đề đó, tôi xin ngả mũ chào thua. Đó là những lý luận của tôi, rất rõ ràng. Ngày hôm nay ngồi lại, hướng về tương lai, có thế thôi. Cứ quay về dĩ vãng để làm gì, chưa kể cứ nói hận thù. Hận gì? Thằng Nga, thằng Mỹ, thằng Nhật, còn không hận thù nhau suốt đời, huống chi hai người cùng một dân tộc. Chưa kể là đời con, đời cháu của mình, có hận thù nữa đâu. Bây giờ, chỉ còn một số già sắp chết, mà cứ nói hận thù, mang xuống tuyền đài để làm gì? Nếu mình biết rằng, sự hận thù rồi cũng sẽ hết thôi, tại sao, chúng ta là những người còn sống, còn trách nhiệm, còn tiếng nói người ta nghe, tại sao không bắt đầu chuyện bỏ hận thù ngay từ bây giờ, mà phải đợi tới 10 năm nữa, rồi tự nó cũng xảy ra. Tôi chỉ nghĩ giản dị vậy thôi. Ông nào cũng nghĩ là ổng đúng, nói rằng, bỏ hận thù là đi theo cộng sản. Toàn là một lũ vô học. Vì vậy, tôi không muốn gặp báo chí, hay các anh chính trị ở đây, cứ ai không đồng ý với mình thôi, là lập tức phản quốc, là theo cộng sản, đủ các thứ. Chuyện đó là chuyện bậy nhất. Nhất là anh chỉ có 5, 7 thằng, hay cho anh là 10.000 thằng đi nữa, anh vỗ ngực, anh nhân danh dân tộc, trong khi hải ngoại cả 5, 6 triệu người. Cũng như cứ nói đây là thủ đô tỵ nạn, sau mấy chục năm rồi, còn tỵ nạn gì nữa. Khi trở thành một công dân, tại sao anh không xây dựng một cuộc sống mới đi. Tại sao không là như cộng đồng người Hoa, người Do Thái đi. Mình làm đầu cầu để xây dựng đất nước. Chưa kể, là những anh đó to mồm, chứ sức gì mà lật đổ ai, sức gì mà đánh đấm.

VW: Một điều người miền Nam có thể không hiểu được, là quan hệ của những người miền Bắc với Trung Quốc như thế nào, và hiện giờ như thế nào? Trong quan hệ tam giác giữa Việt Nam-Trung Quốc-Mỹ, người miền Nam không tiên đoán được quan hệ thật sự giữa Việt Nam-Trung quốc như thế nào?

NCK: Nó vẫn là ngàn đời. Mình là kẻ yếu, đứng giữa hai kẻ mạnh. Dùng chữ “đu dây” cũng không đúng hẳn. Các cụ nói “họ hàng xa, mà láng giềng gần.” Bây giờ, Mỹ là anh em của mình ở xa, Trung Quốc vẫn là láng giềng gần. Thành ra luôn luôn, nhìn lịch sử, là vấn đề của mình, chứ không thể nói, không là vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn thấy, không phải như quá khứ 500 năm trước, chúng ta chỉ có ông Lê Lợi với ông Nguyễn Trãi, vào trong rừng để đối đầu với Trung Quốc. Thế giới ngày hôm nay toàn cầu hóa rồi. Tôi khẳng định là luôn luôn chúng ta có vấn đề với Trung Quốc, nhưng mà trong tương lai, chúng ta không còn cô đơn, anh muốn bắt nạt tôi lúc nào cũng được, muốn làm gì tôi anh làm. Không phải chỉ có Mỹ, mà chúng ta sẽ dựa vào tổ chức toàn cầu, hoặc là toàn vùng, để bảo vệ không những cho riêng chúng ta, mà cả những nước còn yếu như Lào và Cao Miên nữa. Phải nhìn ra đó là một thay đổi của thế giới, để mình yên tâm hơn. Vậy mình phải đi tìm những điểm tựa, không phải của người Mỹ, mà trong toàn cầu. Còn nếu bây giờ cứ suy nghĩ theo dĩ vãng, cứ mường tượng lại cuộc chiến tranh Việt Nam, giữa Tàu với Mỹ, mình sẽ bị mắc kẹt. Nếu mà người lãnh đạo nhìn thấy được thế giới sẽ đi đến chỗ nào trong 5, 7 năm, chúng ta không đặt vấn đề sợ Tàu, hay sợ Mỹ. Chính là hãy sợ chính mình đi đã.

VW: Còn Nga thì sao?

NCK: Nga ở xa, lo chuyện của nó không thôi cũng đã rối bời rồi. Tôi nói về toàn vùng, dựa vào vùng Á châu. Rồi sau tới toàn cầu. Không còn chỉ một áp lực, hay hai áp lực của một anh này hay anh kia nữa.

VW: Đông Nam Á hay Đài Loan có liên kết với Việt Nam để liên minh thành thế lực đối kháng với Trung Quốc, hay là họ cũng còn nghi ngờ Việt Nam?

NCK: Họ kết nạp chớ. Bây giờ, tôi thấy tư thế của Việt Nam càng ngày, càng được nâng cao lên. Năm nay, APEC, sẽ họp tại Việt Nam. Và các nước Đông Nam Á, như Mã Lai, Indonesia, họ nhìn mình là nước nằm cạnh ngay anh Tàu. Với kinh nghiệm, với khả năng, mình là nước có thể duy nhất rào cản sức mạnh Nam tiến của nước Tàu. Khi tôi nói toàn vùng, đừng quên là ngoài Mỹ ra, còn nhiều nước khác nữa như là Nhật. Họ đang làm rất nhiều chuyện giúp đỡ Việt Nam. Hiện giờ như chúng ta thấy Nhật gặp rất nhiều khó khăn với Bắc Hàn và Trung Quốc, cũng vì dĩ vãng.

VW: Đài Loan sẽ theo Trung Quốc uy hiếp Việt Nam hay sẽ theo Việt Nam đối kháng với Trung Quốc?

NCK: Đài Loan lo chuyện với Tàu còn chưa xong. Đài Loan, hoàn toàn là dân chạp-phô, như anh Singapore. Làm ăn thôi.

VW: Vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, ông có nghe giới lãnh đạo Việt Nam có một lời trình bày hay giải thích nào với ông không?

NCK: Nói thật, vấn đề đó tôi cũng chưa chạm tới. Tôi cũng mới hai năm, tôi nhẹ nhàng với những vấn đề chính trước đã. Vấn đề đó, nếu bây giờ tôi tìm hiểu, tôi cũng chẳng có thể làm được gì cả. Đâu có thể tôi tìm hiểu xong, rồi tôi đi vận động thay đổi những điều đó. Thế nhưng ở trên lãnh vực tư duy và kinh tế, tôi chú trọng tới, để xem là tiếng nói của mình, hay kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ họ được gì hay không.
VW: Là một người gắn bó vào vận mạng và lịch sử Việt Nam gần như suốt cả một đời, ông nhận xét gì về đất nước, con người Việt Nam, hay một lời khuyên quý giá cho dân tộc Việt Nam, cho những người lãnh đạo đi sau?

NCK: Có lẽ một nét chính của dân tộc mình là sự chia rẽ. Nhất là ở hải ngoại. Có thể là tuổi trẻ bây giờ được ăn học ở Mỹ, sống trong môi trường Mỹ, nó khác. Nhưng mà những ông đi sang từ năm 1975, xưng hùng, xưng bá, người nọ kèn cựa người kia, không bao giờ chấp nhận một người nào đó đứng ra hòa hợp, dẫn dắt. Trong nước, tất nhiên, bớt đi, nhưng mà, như người Âu châu nói “Quyền hành corrupt (hủy hoại) con người.” Quyền hành càng absolute (tuyệt đối) bao nhiêu, càng corrupt con người tệ hại bấy nhiêu. Tôi có cảm tưởng rằng, đảng đang cầm quyền đang bị corrupt, bởi vì power (quyền lực).

VW: Ông có lạc quan về tương lai của đất nước Việt Nam hay không?

NCK: Đài BBC có hỏi tôi có lạc quan về Việt Nam, với tất cả những bức xúc hiện tại, tôi luôn luôn lạc quan. Bởi vì khi anh nhìn vào tương lai của một dân tộc, một đất nước, anh không thể nào nói là anh bi quan cả. Nói như vậy, trong trường hợp Việt Nam, mình chấp nhận một ngày nào đó, Việt Nam trở thành một Giao chỉ quận, với một ông Thái thú Tô Định. Thành ra, với tất cả những khó khăn hiện có, vẫn phải vượt qua. Và tôi nói thẳng với người đang cầm quyền, nếu các anh cứ tiếp tục bê bối, láo lếu, sẽ không ngồi mãi được đâu. Tôi nói rất rõ. Cũng như tôi đang lái xe ở Hà Nội, đài BBC gọi phỏng vấn, hỏi, “Ông có theo chủ nghĩa cộng sản không?” Tôi bảo, “Không, tôi xác định với các anh là tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.” Và điều đó, cả nước đều thấy là đường hướng của Mác Lê là lỗi thời rồi. Một ngày nào đó, các anh thấy họ đổi tên, đổi tuổi, cũng không phải lạ lùng gì lắm đâu.

VW: Đổi tên gì?

NCK: Tên đảng.


Re:KỲ !
2006-02-11 00:37:41

Nguyen Cu
USA.

Kỳ !

Mẹ cha đặt tên ông là: Kỳ!
Đúng vào tâm trạng kẻ ngu si.
Ông bảo Tướng Thi là thối mũi,
Mồm ông bây giờ thối hơn chi ! ! ?

Xưa thuở cầm quyền chỉ đá gà,
Nói năng vung vít, mép ba hoa.
Hô hào Bắc tiến, diệt Hồ Cộng,
Để hưởng cơm tiền của Quốc gia.

Giờ thứ hai lăm ông vẫn la:
"Quyết tâm ở lại giữ gìn nhà,
Saigòn biến thể Stalingrade"
Co cẳng, dứt lời chạy thật xa.

Trở cờ, đón gió, ông nâng bi,
Làm thân Hàn Tín, bọn Hồ ly.
Bã mía theo voi, chường mặt chuột,
Tông môn xấu hổ, đời khinh khi !

MINHTRI
03-01-2010, 09:01 PM
Cùng Nguyen hoang Tan.
Trước đây có vài bạn cũng cùng quan điểm với bạn , nhưng số đó đếm chưa đầy một bàn tay . Tôi cho đó là một thái đô buông xuôi, tránh né , không dám nhìn sự thật hoặc ủng hộ ngầm mà không dám nói ra, sợ bị "dzủa" mà thôi .! . Lịch sữ là gì nếu họ không căn cứ và góp nhặt những dư luận và phản ứng hiện tại thêm vào đó những nhận xét khách quan ???Nếu nói theo kiểu bạn thì chúng ta đừng chửi hay đả đão CS làm gì , hãy để cho lịch sữ soi xét , những tên mới đây trở cờ về hùa và tung hô với bọn VC như ls Nguyễn hưũu Liêm ..và đồng bọn ..v.v.. cũng hãy để lịch sử soi xét à ?? Thôi thì bạn cứ giử quan điểm của bạn . Tôi thì hắc , bạch phải phân minh đó bạn ạ !!